SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HOÀNG LAN
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUỔI
CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2012
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HOÀNG LAN
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUỔI
CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự
Mã số: 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh Vinh
Hà Nội – 2012
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................3
Chương 1...................................................................................................................................9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM...............................................................................................................9
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS...................................................9
1.1.1. Khái niệm tuổi chịu TNHS........................................................................................9
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS...............................................................10
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu TNHS trong luật hình sự Việt
Nam.....................................................................................................................................12
1.2.1. Cơ sở tâm sinh lý học .............................................................................................12
1.2.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................19
1.2.3. Mối quan hệ giữa tuổi chịu TNHS với năng lực TNHS và với chủ thể của tội phạm 20
1.3. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam......22
1.3.1. Thời kỳ phong kiến .................................................................................................22
1.3.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ
nhất - BLHS năm 1985.....................................................................................................27
1.3.3. Những quy định BLHS năm 1985............................................................................33
1.4. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự và thực tiễn áp dụng ........................................................................................................41
1.4.1. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần chung BLHS năm 1999
........................................................................................................................................41
1.4.2. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần các tội phạm BLHS năm
1999.................................................................................................................................50
Kết luận chương 1....................................................................................................................55
Chương 2.................................................................................................................................57
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA .............................................................................................................................57
2.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do tác động của yếu tố độ tuổi ............65
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua..67
2.2.1. Về cách tính tuổi...................................................................................................67
2.2.2. Về thời điểm tính tuổi............................................................................................69
2.2.3. Căn cứ xác định tuổi .............................................................................................72
2.3. Đánh giá việc áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua ...79
2.3.1. Thuận lợi.................................................................................................................79
2.3.2. Khó khăn.................................................................................................................81
2.3.3. Tác động xã hội của vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua..83
Kết luận chương 2 ..................................................................................................................83
Chương 3.................................................................................................................................84
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TUỔI ........................................................84
CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM..................................84
3.1.2. Xu hướng xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của các nước trên thế
giới. ................................................................................................................................86
3.1.3. Các yếu tố khác tác động đến vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự ...........91
3.2. Các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định của PLHS Việt Nam hiện
hành về tuổi chịu TNHS...................................................................................................92
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam năm 1999 ...................................................92
Xây dựng cơ sở pháp lý phục vụ công tác xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự
........................................................................................................................................98
3
Nâng cao trình độ các bộ công chức làm công tác đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu
và người tiến hành tố tụng........................................................................................... 104
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 110
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Theo các kết quả nghiên cứu và thống kê mới của tội phạm học cho thấy
rằng: tình hình tội phạm ở nước ta trong những năm gần đây có gia tăng về số
lượng, số vụ với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao, cũng như sự xuất
hiện nhiều loại tội phạm mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường và toàn cầu
hóa khu vực và thế giới. Tội phạm xảy ra do các chủ thể trải dài với nhiều biên độ
kéo dài từ thấp đến cao của độ tuổi, nhiều vùng miền khác nhau và ở những người
có trình độ văn hoá khác nhau. Đặc biệt, một vấn đề nóng hổi hiện nay đó là tội
phạm do lứa tuổi chưa thành viên thực hiện (nói cách khác là hiện tượng “trẻ hóa
tội phạm”) trong xã hội ngày một gia tăng, độ tuổi của người thực hiện hành vi
phạm tội ngày càng giảm và ở mức thấp trung bình từ 14 đến 18 tuổi, thậm chí
dưới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) với các hành vi phạm tội manh
động, liều lĩnh, hung bạo và tàn ác, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt nghiêm trọng.
Theo thống kê trong các báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tối
cao cho thấy con số người chưa thành niên bị xét xử trong thời gian qua như sau:
năm 2000 là 3.906 bị cáo, năm 2001 là 3.441 bị cáo, năm 2002 con số này là 3.139
bị cáo, năm 2003 là 3.994 bị cáo, năm 2004 là 2.540 bị cáo, năm 2005 là 4.599 bị
cáo và càng những năm gần đây (2006-2009), con số này càng tăng nhanh hơn. Số
lượng bị cáo chưa thành niên xét xử hàng năm dao động từ 6,5% đến 6,8% trên
tổng số bị cáo. Nếu từ những năm 1990 trở về trước, hành vi phạm tội của người
chưa thành niên thường là những hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng, phạm tội do
hoàn cảnh, không gây ảnh hưởng đến trật tự an xã hội, đến cơ cấu gia đình và
thuần phong mỹ tục của dân tộc, thì những năm 1999 trở lại đây, hành vi phạm tội
của người chưa thành niên thường là rất nghiêm trọng, cướp tài sản, hiếp dâm, giết
người... Ví dụ, năm 1998, Tòa án nhân dân xử 4.022 bị cáo chưa thành niên nhưng
4
có đến 114 bị cáo phạm tội cướp tài sản, 183 bị cáo phạm tội hiếp dâm... và đến
năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 con số này tăng lên gần gấp đôi.
Cũng theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ
Công an), chỉ riêng trong 5 năm (2000-2005) thực hiện Đề án Đấu tranh phòng
chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thuộc
Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000 vụ phạm pháp
hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra; trung bình hàng năm chiếm 1/4 tổng số
vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc. Trong đó đối tượng dưới 14 tuổi chiếm
13%, từ 14 đến 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 đến 18 tuổi chiếm 52%. Từ năm 2005
đến nay, tình hình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao
hơn, cả về mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng
trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8.000 vụ vi phạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm
vị thành niên và năm 2007, 2008 thì trung bình cũng chiếm hơn 8.100 vụ vi phạm
pháp luật. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội.
Ngoài ra, một vấn đề cũng đáng lo ngại là cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở những thành phố lớn, nơi đô thị có điều
kiện kinh tế xã hội phát triển) đã nổi lên tình trạng một số thanh niên, học sinh,
sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụ tập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng
nhóm tội phạm có tổ chức, tổ chức các vụ đánh nhau, cướp giật, giết người, sử
dụng ma tuý hết sức nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận mà các phương tiện thông
tin đại chúng đã thường xuyên đăng tải.
Những con số trên cho thấy tội phạm chưa thành niên diễn biến khá phức
tạp, có nhiều hướng gia tăng và ngày càng nguy hiểm. Đặc biệt, cũng cần chú ý
đến hiện tượng phạm tội ở những người cao tuổi đang tăng dần. Nguyên nhân của
những hiện tượng nêu trên bắt nguồn từ tính chất và đặc biệt của sự phát triển kinh
tế - xã hội và theo đó là các điều kiện tương ứng văn hóa, giáo dục, đạo đức, lối
sống. Về vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta xác định, nước ta là một trong những
nước nghèo trên thế giới, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả
sản xuất kinh doanh còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, sự phân hoá giàu
nghèo ngày càng rõ nét, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo
5
dục, đào tạo y tế còn thấp, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt...
Tội phạm và một số tệ nạn xã hội còn có chiều hướng tăng”1
.
Bên cạnh đó, Việt nam cũng là một nước đang phát triển. Do đó, ngoài tiếp
thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa tinh hoa nhân loại nhiều chiều với
nhiều màu sắc, mở rộng giao lưu với các nền văn minh thế giới trong xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa, bên cạnh đó là sự tồn tại của nền văn hóa truyền thống với
nhiều tư tưởng, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc những cũng không thiếu những
hủ tục phong kiến, lạc hậu. Với sự thay đổi diễn ra trong các quy chuẩn lối sống,
đạo đức, giá trị trực tiếp tác động đến cơ chế hành vi, tạo ra tình thế khi mà trong
cùng một môi trường nhưng đa số thì tuân theo pháp luật, nhưng một số người đã
vi phạm pháp luật và phạm tội.
Cộng hưởng với các vấn đề này còn là sự thiếu ý thức của con người, một
số yếu kém trong giáo dục, đào tạo, sự đua đòi theo nếp sống phương Tây không
lành mạnh, sự sa sút đạo đức con người, sự thiếu vắng tình cảm gia đình, con
người chạy theo sức hút đồng tiền và đặc biệt là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh,
không đủ sức mạnh để hướng con người theo những chuẩn mực và giá trị chung.
Vấn đề trẻ hóa độ tuổi phạm tội cũng như hiện tượng phạm tội ở những
người cao tuổi đặt ra cho nhiều ngành khoa học (tâm lý-xã hội học, luật tố tụng
hình sự… ) đặc biệt là luật hình sự nên chăng có sự điều chỉnh về độ tuổi chịu
TNHS khi độ tuổi của những người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng thấp
hoặc là quá cao so với trước đây. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự
(BLHS) năm 1999 cho thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
(PLHS) về độ tuổi chịu TNHS còn nhiều bất cập, tồn tại và dẫn đến vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng. Công việc xác định tuổi của bị can, bị cáo cũng như người
bị hại còn nhiều khó khăn. Hiện nay, chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn chi tiết
về việc xác định tuổi và áp dụng các quy định về tuổi đối với người phạm tội.
Ngoài ra, trong xã hội thực trạng làm giả giấy tờ, giấy tờ không thống nhất hoặc
không có giấy tờ để xác minh tuổi của người phạm tội ngày càng phổ biến với
nhiều lý do khác nhau, làm cho công tác điều tra, truy tố và xét xử gặp nhiều khó
1
Xem cụ thể hơn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006, tr.63.
6
khăn, đặc biệt đối với những trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên.
Đặc biệt, việc áp dụng tuổi chịu TNHS ở nhiều nơi, ở từng thời kỳ còn chưa thật
thống nhất. Ngoài ra, điều kiện kinh tế mỗi vùng miền ở mỗi thời điểm là khác
nhau, do đó không thể giống nhau. BLHS năm 1999 quy định có phần sơ sài về
tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đồng nhất mọi cá thể ở các điều kiện kinh tế - xã hội
khác nhau trong cùng một độ tuổi, nhất là chủ thể đặc biệt với dấu hiệu độ tuổi chịu
TNHS còn thiếu quy phạm trong Phần chung của Bộ luật hay định nghĩa lập pháp
về tuổi và độ tuổi, về căn cứ xác định tuổi của người phạm tội dẫn đến việc hiểu và
áp dụng chưa thống nhất đòi hỏi cần phải hoàn thiện về mặt lập pháp.
Một vấn đề nữa đó là loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi
chưa được đề cập đến trong Bộ luật. Khía cạnh này chỉ được đề cập đến như một
tình tiết (dấu hiệu) miễn giảm TNHS hoặc hình phạt. Nếu đến một độ tuổi nhất
định con người mới có khả năng nhận thức về điều khiển được hành vi của mình,
thì theo thời gian đến một độ tuổi nhất định, sự già yếu và bệnh tật, sẽ làm giảm đi
trí nhớ, sự minh mẫn, khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi đó. Do đó,
nên chăng việc quy định độ tuổi tối đa phải chịu TNHS (ví dụ như BLHS của Liên
bang Nga có điều chỉnh vấn đề này, không áp dụng hình phạt tử hình đối với
người già từ 65 tuổi trở lên).
Do đó, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề
tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo
Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Về tình hình nghiên cứu, cho tới thời điểm này, chế định tuổi chịu TNHS,
mặc dù là một trong những chế định quan trọng trong BLHS, những vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào đáng kể. Đề tài này chủ yếu được đề cập đến như
một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận, luận văn về tội phạm và cấu thành tội
phạm, chủ thể của tội phạm hay nhân thân người phạm tội, hoặc trong các công
trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội. Các nghiên cứu khoa học
khác cũng rất ít đề cập đến việc nghiên cứu về tuổi hay cách xác định tuổi của con
người trong mối quan hệ với TNHS.
7
Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: 1) Sách
chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự
(Phần chung) của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;
2)Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) của GS.TS. Võ Khánh
Vinh, NXB Công an nhân dân; 3) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 –
Phần chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 của ThS. Đinh Văn Quế; 4) Tội
phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 của GS.TS.
Nguyễn Ngọc Hòa; 5) Luận văn thạc sĩ luật học “Chủ thể của tội phạm theo luật
hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Đăng Doanh, Trường đại học Luật Hà Nội,
1999; v.v…
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan đến tuổi
chịu TNHS, ví dụ như: Nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ; bài về Xác định tuổi của người chưa thành
niên như thế nào cho đúng? của tác giả Lưu Đình Nghĩa; Nhân thân người phạm
tội - Một số vấn đề lý luận cơ bản của GS.TSKH. Lê Văn Cảm; Tiếp tục hoàn
thiện những quy định của BLHS trước yêu cầu mới của đất nước của tác giả Trịnh
Tiến Việt; v.v… đã được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân và Tạp chí Kiểm sát
(tham khảo thêm ở phần danh mục tài liệu tham khảo ở cuối đề cương này).
3. Nhiệm vụ của luận văn
Tuổi chịu TNHS là một trong những dấu hiệu quan trọng thuộc chủ thể của
tội phạm của cấu thành tội phạm và là đặc điểm thiết yếu thuộc về nhân thân
người phạm tội. Nghiên cứu tuổi chịu TNHS có ý nghĩa to lớn trong việc đấu
tranh phòng và chống tội phạm, dựa trên đặc điểm về tâm lý độ tuổi.
Tuổi của người phạm tội là dấu hiệu cho phép xác định tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, ảnh hưởng của độ tuổi đến việc thực hiện tội
phạm, mà nó còn là dấu hiệu mang tính chất pháp lý có ý nghĩa quan trong việc xử
lý người chưa thành niên phạm tội. Tuổi chịu TNHS là vấn đề vô cùng quan trọng
khi người phạm tội là người chưa thành niên, nó liên quan đến vấn đề có TNHS
hay không. Vì vậy, khi nghiên cứu về chế định này, cần phải giải quyết được một
số vấn đề sau:
8
1) Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS
trong sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch
sử có dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm-sinh lý của
con người trong từng thời kỳ để từ đó đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo
cho các nhà làm luật Việt Nam.
2) Đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS, những bất cập,
vướng mắc và phân tích chúng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
3) Đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi
chịu TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện
nay và những dự báo trong tương lai.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với phương pháp nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học
luật hình sự, luật tố tụng hình sự và tội phạm học như: phương pháp so sánh luật
học, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch
sử, phương pháp thống kê hình sự để tổng hợp các tri thức khoa học luật và những
vấn đề cần nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học-thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, là đề tài đề cập
tương đối đầy đủ và tương đối hệ thống đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật
học phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS
trong luật hình sự Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích chế định tuổi chịu TNHS trong sự so
sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa
trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm sinh lý của con người
qua từng thời kỳ. Đồng thời, đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS,
những bất cập, vướng mắc và phân tích chúng qua các vụ án cụ thể. Từ đó, luận
văn đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu
9
TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lập pháp hình sự và thực tiễn
áp dụng.
Luận văn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, hoạch định
chính sách, các nhà tâm lý - xã hội học, các nhà khoa học - thực tiễn, sinh viên,
học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm ba chương chính với nội dung:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
trong hoạt động áp dụng luật hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS
1.1.1. Khái niệm tuổi chịu TNHS
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – NXB Văn hóa thông tin năm 1998 tr.1750 thì
tuổi là: “Năm, dùng làm đơn vị tính thời gian sống của người, là khoảng thời gian
từ khi sinh ra đến thời điểm xác định nào đó”.
Như vậy, tuổi của một người được tính từ khi người đó sinh ra cho đến thời
điểm tính tuổi của người đó. Tuổi được tính theo năm vì đó là quãng thời gian kết
thúc một chu kỳ sinh học của con người phù hợp với sự vận động, phát triển
chung của thế giới kết thúc một vòng quy của trái đất quanh mặt trời.
Trách nhiệm hình sự là “trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu
quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình”[ Từ điển giải thích thuật ngữ
luật học, Nxb. Công an nhân dân 1999 tr.21]
10
Trách nhiệm hình sự chính là dạng trách nhiệm pháp lí bao gồm “nghĩa vụ
phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội,
chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp)
và mang án tích”.
Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định
trong BLHS thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Một trong các yếu tố cấu thành tội
phạm là chủ thể của tội phạm. Hai dấu hiệu quan trọng nhất mà tất cả các chủ thể
đều phải được xác định là tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự. Tuổi chịu trách
nhiệm hình sự là độ tuổi được xác định trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia,
mà chỉ đến độ tuổi đó trở về sau, một người thực hiện hành vi phạm tội mới có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh việc xác định tuổi như là ngưỡng chịu trách nhiệm hình sự, tuổi
cũng là yếu tố để để xác định loại hoặc mức trách nhiệm mà họ phải gánh chịu khi
phạm tội. Chính vì vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là yếu tố không thể thiếu
trong quá trình xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người.
Trên cơ sở phân tích về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như trên, có thể rút ra
định nghĩa về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: Tuổi chịu trách nhiệm hình
sự là độ tuổi được luật hình sự quy định nhằm xác định khi một người phát triển
đến độ tuổi đó mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc loại trách nhiệm,
mức trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do mình gây ra
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS
1.1.2.1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật hình sự quy định
Xét về tính hệ thống, các quy định của ngành luật này trong cùng một hệ
thống có thể sử dụng để phân tích làm sang tỏ nội dung các quy phạm pháp luật
của ngành luật khác. Tuy nhiên, nhiều nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt thì
chung ta cần phải xác định nội dung theo quy định của ngành luật đó. Vấn đề độ
tuổi để xác định tư cách chủ thể là một nội dung có tính chuyên biệt, được xác
định theo từng ngành luật. Mỗi ngành luật có cách xác định khác nhau về dộ tuổi.
Chính vì vậy, về nguyên tắc, khi xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng ta
11
cần căn cứ vào những quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quy định
của các ngành luật khác. Chỉ trong những trường hợp luật hình sự dẫn chiếu sang
quy định của các ngành luật khác thì chúng ta mới sử dụng cách tính tuổi của
ngành luật đó để xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
1.1.2.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi tròn
Mỗi ngành luật đều có cách thức để xác định tuổi của chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật do ngành luật mình điều chỉnh. Đối với chủ thể của tội phạm, luật
hình sự Việt Nam xác định tuổi là theo tuổi tròn. Điều này thể hiện trong các quy
định cụ thể. Tại điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự đều quy định: “người từ đủ 16 tuổi...” và “người từ đủ 14 tuổi”. tuổi tròn ở
đây là ngưỡng để tỉnh tuổi tối thiểu của người phạm tội và tuổi tối đa của người bị
hại trong trường hợp tuổi của người bị hại chi phối tới việc xác định trách nhiệm
hình sự của người phạm tội. Cách tính tuổi tròn được xác định bằng cách lấy ngày
sinh nhật gần nhất của người đó để tính.
Trong một số trường hợp đặc biệt, khi luật hình sự dẫn chiếu sang ngành luật
khác thì chúng ta áp dụng cách tính tuổi của ngành luật đó.
1.1.2.3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm người đó sinh ra đến
thời điển người đó thực hiện hành vi phạm tội
Thời điểm đầu để xác định tuổi của người phạm tội là ngày người đó được
sinh ra. Thời điểm sinh được xác định dựa và các loại giấy tờ có giá trị pháp lý
gắn liền với nhân thân của người đó như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng
minh thư nhân dân, cá loại văn bằng, chứng chỉ.... Nhưng trên thực tế không phải
khi nào chúng ta cũng có các loại giấy tờ trên để xác định tuổi. Trong nhiều trường
hợp, chúng ta không có cơ sở pháp lý vững chắc để xác định ngày sinh của người
phạm tội. Trong những trường hợp này, chúng ta phải xác định ngày sinh của
người phạm tội theo nguyên tắc có lợi cho đương sự.
Thời điểm sau để xác định độ tuổi đó là thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã
hội được thực hiện. có nghĩa là. Hành vi được thực hiện ngày nào thì ngày đó
được sử dụng để tính tuổi của đương sự. Đối với những trường hợp hành vi phạm
tội là hành vi kéo dài hoặc hành vi có tính liên tục mà tuổi của đương sự có tính
chất “giáp ranh” ảnh hướng để việc xác định trách nhiệm hình sự, ta cần xem xét
12
cụ thể để tách hành vi đó ở các độ tuổi khác nhau để xem xét trách nhiệm hình sự
được chính xác.
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu TNHS trong luật
hình sự Việt Nam
1.2.1. Cơ sở tâm sinh lý học
Tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”, tuy nhiên một người chỉ có thể có
năng lực trách nhiệm hình sự khi người đó đạt đến một độ tuổi nhất định, việc quy
định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự dựa trên những căn cứ nhất định, mà trước
tiên là những căn cứ khoa học.
Một người, từ khi sinh ra không thể nhận thức đầy đủ về hành vi của mình,
người đó không thể có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nếu như chưa
đạt đến một sự phát triển nhất định, sự phát triển của trẻ đó đi liền với sự phát triển
về tâm sinh lý.
Dựa trên những quan điểm triết học khác nhau, người ta hiểu về trẻ em cũng
rất khác nhau, Có quan điểm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ”, sự khác nhau
giữa trẻ em và người lớn về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm…) chỉ ở tầm cỡ,
kích thước, chứ không khác nhau về chất. Nhưng ngay từ thể kỷ thứ XVIII J.J
Rútxô (1712-1778) đã nhận xét rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ.
Theo ông, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ và người lớn không phải lúc nào
cũng hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ… vì trẻ em
có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó, sự khác nhau giữa
trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Những nghiên cứu của tâm lý học
duy vật biện chứng đã khẳng định: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ
em là trẻ em, nói vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất
tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội. Việc
nuôi nấng, dạy dỗ nó khải khác với con vật. Để nó tiếp thu được nền văn hóa xã
hội của loài người, đòi hỏi phải nuôi dạy theo kiểu người, trẻ phải được bú sữa mẹ,
được ăn chín, ủ ấm và nhất là cần được âu yếm, thương yêu. Ngay từ khi ra đời
13
đứa trẻ đã có nhu cầu đặc trưng của con người - nhu cầu giao tiếp với người lớn.
Người lớn cần có những hình thức riêng, “ngôn ngữ” riêng để giao tiếp với trẻ.
Quan niệm duy tâm coi sự phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc
giảm đi về số lượng các hiện tượng đang phát triển mà không có sự chuyển biến
về chất lượng. Ví dụ: họ coi sự phát triển tâm lý trẻ em là sự tăng số lượng từ của
trẻ, tăng tốc độ hình thành kỹ xảo, tăng thời gian tập trung chú ý, hay khối lượng
tri thức được giữ lại trong trí nhớ… Sự tăng về số lượng của các hiện tượng tâm lý
có ý nghĩa nhất định trong sự phát triển của trẻ, nhưng không thể giới hạn toàn bộ
sự phát triển tâm lý của trẻ em vào những chỉ số ấy. Từ đó, những người theo quan
niệm này đã nhìn nhận không kém sai lầm về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý.
Quan niệm này xem sự phát triển của mỗi hiện tượng như là một quá trình diễn ra
một cách tự phát. Sự phát triển diễn ra dưới ảnh hưởng của một sức mạnh nào đó
mà người ta không thể điều khiển được, không nhận thức được.
Những quan điểm duy tâm thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất
biến hoặc tiền định, hoặc do tiềm năng sinh vật di truyền, hoặc là ảnh hưởng của
môi trường bất biến. Với quan niệm như vậy thì trong trường hợp nào con em của
tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi cũng đều có trình độ phát triển tâm lý hơn hẳn con
em giai cấp bóc lột (do có yếu tố di truyền tốt hơn hoặc do họ sống trong môi
trường trí tuệ có tổ chức cao hơn). Đồng thời các quan niệm này cũng đánh giá
không đúng vai trò của giáo dục. Họ xem sự phát triển của trẻ em một cách tách
rời và không phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể mà trong đó quá trình tâm lý
đang diễn ra. Họ đã phủ nhận tính tích cực riêng của cá nhân, coi thường những
mâu thuẫn biện chứng được hình thành trong quá trình phát triển tâm lý, coi trẻ là
một thực thể tự nhiên, thụ động, cam chịu ảnh hưởng có tính chất quyết định của
yếu tố sinh vật hoặc môi trường.. không thấy được con người là thực thể xã hội,
tích cực, chủ động trước tự nhiên có thể cải tạo được tự nhiên, xã hội và bản than
để phát triển nhân cách… Vì phủ nhận tính tích cực của trẻ nên không hiểu vì sao
trong những điều kiện cùng một môi trường xã hội lại hình thành nên những nhân
cách khác nhau về nhiều chỉ số, hoặc vì sao có những người giống nhau về thế
giới nội tâm, về nội dung và hình thức hành vi lại được hình thành trong những
môi trường khác nhau.
14
Triết học Mác-Lênin thừa nhận sự phát triển là quá trình biến đổi của sự vật
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình tích lũy dần về số
lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở
cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân các sự vật,
hiện tượng.
Nguyên lí này được vận dụng để xem xét sự phát triển tâm lí trẻ em. Bản
chất của sự phát triển tâm lý trẻ em không phải chỉ là sự tăng hay giảm về số
lượng mà là một quá trình biến đổi về chất trong tâm lý, sự thay đổi về lượng của
các chức năng tâm lí dẫn đến sự thay đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới
một cách nhảy vọt. Sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những những
đặc điểm mới về chất - những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất
định (ví dụ : Trẻ em lên 3 tuổi có nhu cầu tự lập. Thiếu niên có cảm giác mình là
người lớn...)
Như vậy, trong các giai đoạn phát triển khác nhau (sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo,
nhi đồng...) có sự cải biến về chất của các quá trình tâm lý và toàn bộ nhân cách
của trẻ.
Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hoá - xã hội
của loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạt động của
bản thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển.
Trẻ em không tự lớn lên giữa môi trường, nó chỉ lĩnh hội được những kinh
nghiệm xã hội khi có vai trò trung gian của người lớn. Nhờ sự tiếp xúc với người
lớn và hướng dẫn của người người lớn mà những quá trình nhận thức, kỹ năng, kĩ
xảo và cả những nhu cầu xã hội của trẻ được hình thành. Người lớn giúp trẻ em
nắm được ngôn ngữ, phương thức hoạt động…
Có thể nói, sự phát triển tâm lý là một quá trình kế thừa. Bất cứ một mức độ
nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho trình độ sau. Yếu tố tâm lý lúc đầu
ở vị trí thứ yếu, chuẩn bị cho tâm lý sau chuyển sang vị trí chủ yếu.
Sự phát triển của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng, là một quá
trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý.
Quá trình này không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến. Chính hoạt động
của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lí của trẻ được hình thành và
15
phát triển. Đồng thời, các nhà tâm lí duy vật biện chứng cũng thừa nhận rằng, sự
phát triển tâm lí chỉ có thể xảy ra trên nền của một cơ sở vật chất nhất định (cơ thể
trẻ em). Những đặc điểm cơ thể là điều kiện cần thiết, là tiền đề của sự phát triển
tâm lí trẻ em. Sự phát triển tâm lí mỗi người dựa trên những điều kiện riêng của cơ
thể, nhưng những điều kiện này không quyết định trước sự phát triển tâm lí, không
phải là động lực của sự phát triển tâm lí. Sự phát triển tâm lí còn phụ thuộc vào
một tổ hợp những yếu tố khác nữa. Trẻ phải sống và hoạt động trong điều kiện xã
hội tương ứng thì tâm lí của nó mới được phát triển.
Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt của trẻ, căn
cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lí của trẻ và cả sự trưởng thành cơ thể
của trẻ em, người ta chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của
trẻ em:
Giai đoạn trước tuổi học gồm :
Tuổi sơ sinh : thời kì 2 tháng đầu
Tuổi hài nhi : từ 2 - 12 tháng
Tuổi nhà trẻ : từ 1 - 3 năm
Tuổi mẫu giáo : từ 3 - 6 năm
Giai đoạn tuổi học sinh gồm:
Thời kì học sinh tiểu học : từ 6 tuổi - 11 tuổi
Thời kì học sinh trung học cở sở : từ 11 tuổi - 15 tuổi
Thời kì học sinh trung học phổ thông : từ 15 tuổi - 18 tuổi
Mỗi thời kì có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình chuyển từ đứa trẻ
mới sinh sang một nhân cách trưởng thành. Một thời kì phát triển có nét tâm lý
đặc trưng của mình, mà đứa trẻ phải trải qua.Sự chuyển từ thời kì này sang thời kì
khác bao giờ cũng gắng với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới về chất.
Trong các giai đoạn đến trước thời kỳ trung học cơ sở (dưới 11 tuổi)trẻ em
cũng có những bước phát triển nhất định về tâm sinh lý, tuy nhiên trong các giai
đoạn này trẻ vẫn chưa được coi là nhận thức được về mặt hành vi mang tính nguy
hiểm cho xã hội. Đồng thời, các hoạt dộng của họ hầu như bị chi phối và phụ
thuộc chủ yếu vào bố mẹ và những người lớn xung quanh cộng với khả năng điều
khiển hành vi còn nhiều hạn chế nên những hành vi của họ chưa có tính độc lập
16
cao, ý chí của họ chưa điều khiển trực tiếp vào quyết định thực hiện hành vi mà
chủ yếu điều khiển để thực hiện hành vi cho đúng theo yêu cầu của người khác.
Chính những yếu tố trên, cho nên trách nhiệm hình sự không đặt ra với những lứa
tuổi này.
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 12 - 15 tuổi, các em được vào
học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và
tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ
tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau
như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách
dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành)
tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ,
tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người
lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều
kiện sống, hoạt động…của các em.
Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển
các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt
động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt. Những yếu điểm
của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập,
không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt
động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội.
Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng
về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong
đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có
tính độc lập, tự chủ hơn.
Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các
hướng sau:
Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng
còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.
17
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến
những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với thời cuộc xã hội, coi trọng việc giao
tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong
cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn.
Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế
đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự
chủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị
trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng
là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ
thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung
của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành,
chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng
ta có cách đối xử đúng đắn, trong quan hệ pháp luật hình sự đây là một trong
những căn cứ để xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Về mặt sinh lý, sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng
không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất
(tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể
trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Chiều cao của các em tăng
lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm, các em nữ ở độ tuổi
12,13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18,20
tuổi thì sự phát triển chiều cao dừng lại, các em nam ở độ tuổi 14, 16 thì cao đột
biến, vượt các em nữ đến 24,25 tuổi thì dừng lại; Trọng lượng cơ thể hằng năm
tăng từ 2,4 - 6 kg;
Sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là sự phát triển các xương tay, xương
chân rất nhan, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế lứa
tuổi này các em không mập béo mà cao gầy, thiếu cân đối, các em có vẻ long
ngóng hay làm đổ vỡ. Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. Các
em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình, mà cố che giấu nó bằng điệu bộ
không tự nhiên cầu kỳ, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý đến
18
vẻ bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai chế giễu nhẹ nhàng đều có thể gây cho
các em những phản ứng mạnh mẽ, điều này lý giải việc trẻ thực hiện những hành
vi vi phạm pháp luật hình sự một cách bột phát, nhất thời.
Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối, thể tích tim tăng nhanh,
hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên rối
loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu,
chóng mặt và mệt mỏi khi làm việc.
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thường dẫn
đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Do đó, trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến dưới
15 thường dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng. Vì thế, có thể thấy các em thường có
những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động.
Hệ thần kinh của trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi còn chưa có khả năng
chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Do tác động của những kích
thích như thế, thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại xảy ra
tình trạng bị kích động mạnh dẫn đến những hành động không điều khiển hành vi
của mình một cách chuẩn mực. Vì vậy, tất cả những sự tác động từ bên ngoài đến
não bộ đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ trong lứa tuổi này, có thể làm cho các
em ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, có thể cả thực hiện những hành vi vi
phạm pháp luật, không đúng với bản chất của các em.
Một đặc điểm sinh lý cần phải chú ý đến lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục.
Sự phát dục ở lứa tuổi từ 11 đến 15 là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo
quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội.
Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng
13, 14 tuổi, biểu hiện ở thời kỳ này là cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện
những dấu hiệu phụ của giới tính. Thời kỳ phát dục sớm hay muộn cũng như sự
phát triển sinh lý ở các em chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố dân cư và yếu tố khí
hậu. Các em miền Nam thường phát dục sớm hơn các em miền Bắc. Ngoài ra còn
phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt cá nhân, sức khỏe bệnh tật, ăn uống, lao động,
nghỉ ngơi, đời sống tinh thần của các em nữa. Chính vì vậy có những quan điểm
19
cho rằng cần quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo vùng miền, theo địa bàn
nông thôn, thành thị.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm là cơ sở thực tiễn để xác định và
quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ở mỗi quốc gia, cơ cấu các độ tuổi
phạm tội phụ thuộc vào chính sách hình sự và khách thể bảo vệ của luật hình sự. Ở
một mức độ nào đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng mang tính lịch sử. Ở
thời kỳ phong kiến, mặc dù có những quy định về đội tuổi chịu trách nhiệm hình
sự. Nhưng trong đó có những tội danh mà bất kỳ lứa tuổi nào cũng phải chịu đó là
mưu phản, mưu loạn, mưu đại nghịch sẽ bị tu di tam tộc. Điều nay thể hện chính
sách hình sự của các chế độ quân chủ chuyên chế là phải tận diệt mọi mầm họa
cho sự tồn vong của triều đình, bảo vệ các bậc quân vương.
Ở nước ta, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, cũng xuất phát từ chính
sách hình sự và xác định khách thể bảo vệ khác nhau mà tuổi chịu trách nhiệm
hình sự cũng khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ
của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội Nhà nước đã xác định cụ thể
khách thể bảo vệ của luật hình sự. Từ thực tiễn đấu tranh đối với những hành vi
xâm phạm khác thể bảo vệ luật hình sự cho thấy, người từ dưới 14 tuổi thực hiện
hành vi xâm phạm vào quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là rất ít. Hơn nữa,
nghiên cứu những trường hợp khách thể bảo vệ của luật hình sự được những
người ở lứa tuổi này xâm hại cho thấy, việc họ thực hiện hành vi đó phần lớn
mang tính bột phát, và cảm tính vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, mà có thể
rơi vào hoàn cảnh đó, bất kỳ ai ở lứa tuổi đó cũng sẽ thực hiện như vậy. Vì vậy
hành vi nguy hiểm của họ không xuất phát hoàn toàn từ bản chất con người họ.
Hơn nữa nhận thức và tri thức của lứa tuổi này còn rất hạn chế, vì vậy việc trừng
trị họ bằng các chế tài hình sự là chưa cần thiết mà cần có các biện pháp khác để
tiếp tục nuôi dướng giáo dục họ hình thành nhân cách. Từ thực tiễn đó cho nên
20
luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định người dưới 14 tuổi không phải chịu
trách nhiệm hình sự về bất kỳ hành vi nguy hiểm nào do họ gây ra.
Lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là lứa tuổi đã hình thành cơ bàn về nhân
cách, các xử sự của họ đã thể hiện tính độc lập cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi
dưới 14. Tuy nhiên hoạt động của họ vẫn đang nằm dưới sự giám sát của gia đình,
nhà trường và xã hội vì vậy tỉ lệ lứa tuổi này xâm phạm vào các quan hệ được luật
hình sự bảo vệ vẫn còn rất ít. Hoạt động của họ vẫn chứa đựng nhiều yếu tố cảm
tính, trước những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhưng thực tiễn cũng đã cho thấy
một số trường hợp, hành vi của những người ở lứa tuổi này cũng đã gây ra cho xã
hội những thiết hại rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đặc
biệt nghiêm trọng. Vì vậy, trách nhiệm hình sự đối với lứa tuổi này cũng chỉ được
xác định trong những trường hợp nhất định.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng cho thấy những người từ 16
tuổi trở lên là lứa tuổi phổ biến nhất thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm và các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Thực tiễn cũng cho thấy, bắt
đầu từ 16 tuổi trở lên, hầu như các hành động của cá nhân trong quá trình giao tiếp
xã hội đều do họ tự quyết định. Vì vậy pháp luật hình sự nước ta mới xác định từ
lứa tuổi này trở lên họ phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm do họ gây ra.
Cũng trên cơ sở thực tiễn, hiện nay đang có ý kiến cho rằng tỉ lệ người già
phạm tội là rất ít, đặc biệt là các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy luật hình
sự nên quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già phạm tội.
Tóm lại để xác định các vấn đề liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
trong luật hình sự, các nhà làm luật cần phải căn cứ vào cả hai yếu tố là cơ sở tâm
sinh lý học và cơ sở thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.2.3. Mối quan hệ giữa tuổi chịu TNHS với năng lực TNHS và với chủ thể của
tội phạm
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định con
người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực
trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có năng lực trách
nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng
nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hình vi của mình và có khả
21
năng điều khiển được hành vi ấy, tức là khả năng kiềm chế được hành vi nguy
hiểm cho xã hội đã thực hiện và khả năng lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm
cho xã hội.
Con người sống trong xã hội, với cấu tạo sinh học đặc biệt vốn đã có khuynh
hướng hình thành và phát triển năng lực nói trên. Nhưng phải qua quá trình hoạt
động và giáo dục nhất định trong môi trường xã hội, khả năng đó mới trở thành
hiện thực, đây chính là một trong những lý do quy định độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự.
Khi đã trải qua quá trình hoạt động và giáo dục, con người sẽ có khả năng
nhận thức được đòi hỏi tất yếu của xã hội và trên cơ sở nhận thức đó có năng lực
điều khiển được xử sự phù hợp với đòi hỏi tất yếu của xã hội. Nhưng năng lực này
cũng có thể bị hạn chế hoặc bị loại trừ hoàn toàn nếu hoạt động của bộ não bị rối
loạn do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết người có năng lực trách nhiệm hình sự phải
là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển và
hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo của cuộc sống cá nhân đó. Độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị văn hóa xã hội
của từng quốc gia cũng như phụ thuộc vào từng vùng miền trong một quốc gia hay
phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của quốc gia đó ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ngược lại nếu một người chưa đạt đến một độ tuổi nhất định thì không thể coi là
người đó có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự gắn liền
với đặc điểm tâm sinh lý của người thực hiện hành vi, và người thực hiện hành vi
đó chỉ có thể có khả năng nhận thức cũng như điêu khiển hành vi khi đã trải qua
quá trình hoạt động và giáo dục nhất định, hay là phải đạt đến một độ tuổi cụ thể
theo quy định của Pháp luật.
Luật hình sự các quốc gia dựa trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu,
khảo sát tâm lí cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình đã quy định độ
tuổi bắt đầu có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi có năng lực trách
nhiệm hình sự đầy đủ, mức tuổi cụ thể của tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm
22
hình sự và tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ được xác định ở mỗi quốc
gia và có thể ở mỗi thời gian nhất định trong các quốc gia không giống nhau.
- Mối quan hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là con
người cụ thể. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi
thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự. Tội phạm theo luật hình sự
Việt Nam phải có tính có lỗi. Do vậy, chỉ những người có điều kiện để có lỗi khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm và chỉ
đối với những người này việc áp dụng viện pháp trách nhiệm hình sự mới đạt
được mục đích giáo dục, cải tạo.
1.3. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự qua các thời kỳ lịch sử
Việt Nam
1.3.1. Thời kỳ phong kiến
Đặc tính giai cấp của Luật Hình sự được thể hiện rõ nét trong sự hình thành
và phát triển của lịch sử Nhà nước Việt Nam. Sự hình thành Nhà nước trong lịch
sử Việt Nam được bắt đầu từ thời Hùng Vương xây dựng Nhà nước Văn Lang -
Âu Lạc. Cho đến nay, việc xác định thời gian hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu
Lạc chưa được thống nhất, nhưng có thể giới hạn ở thế kỷ III trước công nguyên
đến đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên. Hệ thống Nhà nước trong thời gian
này mang tính chất sơ khai của chế độ Nhà nước nô lệ. Trong xã hội tồn tại tầng
lớp quý tộc bộ lạc và nô lệ. Luật pháp trong thời gian này là một thứ luật tục hay
tập quán chung cho người Lạc Việt.
Từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên đến trước thế kỷ thứ X sau công nguyên,
sau khi An Dương Vương thất bại trong cuộc chiến tranh chống Triệu Đà, Nhà
nước Âu Lạc bị sát nhập vào Việt Nam và trở thành một huyện của các Nhà nước
phong kiến phương Bắc. Trong khoảng thời gian 1000 năm đó, Pháp luật được
thực hiện với người Việt là pháp luật phong kiến đô hộ ở nhiều mức độ khác nhau,
nhưng chủ yếu là pháp luật của nhà Hán giữ vai trò thống trị. Riêng trong các
vùng núi vẫn tồn tại luật tục.
23
Thế kỷ thứ X là thời kỳ xây dựng Nhà nước độc lập bắt đầu từ thời họ Khúc
(Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo), đến thời họ Ngô (Ngô Quyền), họ Đinh (Đinh Bộ
Lĩnh) và tiền Lê (Lê Hoàn) sau khi trải qua cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược nhà Đường, nhà Tống (Trung Quốc). Nhà nước Đại Cồ Việt được hình thành
mang tính chất của một Nhà nước phong kiến, pháp luật hình sự trong thời kỳ này
đã được xây dựng, với hình phạt rất khốc liệt. Nhà Đinh dùng hình phạt bỏ vào
vạc dầu đang sôi trước sân đình hoặc vứt cho hổ ăn đối với người mà nhà Đinh
cho là phạm tội tử hình. Năm 1002, Lê Hoàn định luật lệ hình phạt tử hình bằng
cách thiêu người, tùng xẻo cho chết dần (lăng trì), giam người phạm tội vào nhà tù
dưới nước (thuỷ lạo), bắt trèo cây rồi đốn cho cây đổ, dóc mía trên đầu sư...
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII là khoảng thời gian trị vì đất nước của nhà Lý
(Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ...), Nhà nước Đại Cồ Việt đổi tên thành nước Đại Việt.
Vào năm 1042, Lý Thái Tông ra lệnh cho Quan Trung thư xây dựng cuốn Hình
thư để dân thi hành cho tiện. Trong Bộ luật hình thư, nhà Lý quy định thể lệ chuộc
tội bằng tiền cho những người già phạm tội (trên 70 tuổi), cho trẻ em dưới 15 tuổi,
cho người tàn tật, cho những người thân thích của nhà vua... trừ phạm vào thập ác
tội (10 tội): phản quốc, đại nghịch, giết vua, giết chưa mẹ, nổi loại, phản bội, hung
ác bạo nghịch, không có đạo đức, bất kính, bất hiếu, loạn luân. Như vậy đã có
nhưng quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho những độ tuổi nhất định. Hình
phạt được sử dụng cực kỳ dã man: chặt đầu, chặt chân tay, chôn sống; treo đầu
trên cây tre....
Từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ XV là thời kỳ thống trị đất nước của nhà Trần
(Trần Thái Tông, Trần Dụ Tông...). Nhà Trần đã sử dụng Bộ Hình thư của nhà Lý
để trị vì đất nước. Nhưng đến năm 1244, nhà Trần có xây dựng Bộ Hình thư mới,
trong đó nhà Trần vẫn sử dụng lệ chuộc tiền, nhưng có quy định thêm: mưu phản
thì giết hết thân tộc vì đó là tội lớn nhất; phạm tội trộm thì chặt tay hoặc cho voi
xéo... Cuối thế kỷ XIV nhà Trần trở nên mục rỗng, thối nát. Trong hoàn cảnh đó,
Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lập ra triều Hồ. Mặc dù trong thời gian ngắn ngủi.
Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách táo bạo nhằm cải tổ đất nước, xây dựng pháp luật
trên các lĩnh vực, nghiêm khắc trừng trị những kẻ làm bạc giả, hành nghề mê tín dị
đoan, nấu rượu lậu và cờ bạc.
24
Thế kỷ XV, là thời kỳ nhà Lê, sau chiến thắng của Lê Lợi chống quân xâm
lược nhà Minh, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đó phát triển thành Nhà nước phong
kiến Trung ương tập quyền, huỷ bỏ dần quyền tự trị của công xã, đẩy mạnh quá
trình phong kiến hóa cơ cấu xã hội Việt Nam, phát triển các lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật và các bộ môn khoa học khác (khắc tên tuổi những người đỗ tiến sỹ ở
Văn Miếu). Trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, bắt đầu từ
thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã xây xong Bộ Luật Hồng Đức, thường
được gọi là Bộ Quốc Triều Hình Luật gồm 6 quyển, 13 chương với 722 điều luật.
Bộ Luật Hồng Đức là đỉnh cao trong thành tựu luật pháp của các Nhà nước phong
kiến Việt nam, vì nó là cơ sở cho việc biên soạn những bộ luật trong các chế độ
Nhà nước tiếp theo.
Trong Bộ luật Hồng Đức bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia
đình, tố tụng... và được xây dựng kèm theo các chế tài. Về hình sự: Bộ luật quy
định một số nguyên tắc chung khi áp dụng hình phạt, phân biệt tội phạm do cố ý
với tội phạm do vô ý để tha người lầm lỡ không trị tội nặng, bắt người cố ý không
kể tội nhẹ, xử phạt nặng kẻ chủ mưu, khởi xướng... Phần hình phạt, cho phép
chuộc tội bằng tiền, những vẫn cho áp dụng 5 loại hình phạt chính: xuy (đánh voi),
trượng (đánh gậy), đồ (phạt làm khổ sai), lưu (đày đi nơi xa), tử (chết). Mỗi hình
phạt chia làm nhiều bậc tuỳ thuộc theo tội nặng nhẹ khác nhau mà xử lý. Ngoài ra
còn có hình phạt bổ sung, như: cùm gông, thích chữ vào mặt, phạt tiền, biếu tước,
giáng chức, tịch thu tài sản... Phần tội danh có 10 tội nặng nhất, đó là những tội
xâm phạm vào quyền lực của nhà vua, xâm phạm đến sự thống trị, tồn tại của
quốc gia... thì phạt tử (chết) mà không thể được chuộc bằng tiền. Trong Bộ luật
Hồng Đức chứa đựng nhiều quy định liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự,
cụ thể:
Có nhiều quy định bênh vực quyền lợi trẻ em, người già, về miễn giảm trách
nhiệm hình sự “Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến khi lớn mới phát giác, thị xử tội theo
luật khi còn nhỏ. Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới
được phát giác, thì xử tội theo luật già cả tàn tật. khi ở nơi bị đồ mà già cả tàn tật
thì cũng thế” (Điều 17); từ 15 tuổi trở xuống phạm tội lưu trở xuống thì cho chuộc
25
bằng tiền (Điều 16); từ 10 tuổi trở xuống nếu phạm tội phản nghịch hoặc giết
người đáng xử tội chết thì phải tâu vua quyết định... từ 7 tuổi trở xuống dẫu có bị
tội chết cũng không hành hình (Điều 16); từ 15 tuổi trở xuống thì không được tra
tấn.. từ 10 tuổi trở xuống không được gọi ra làm chứng (Điều 665)
Trách nhiệm hình sự đối với người già cũng được giảm nhẹ hơn so với độ
tuổi khác: “Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người bị
phế tật, phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì
không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác
tật, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu vua để
vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì
không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội chết cũng không
hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bị bắt tội kẻ xui xiểm, nếu ăn trộm có tang
vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi thường. Nếu ai xét ra tình trạng đáng
thương hay tài năng đáng tiếc thì đặc cách cho được khỏi phải thích chữ vào mặt”
(Điều 16). Đối với một số tội phạm cụ thể cũng chia ra tuổi chịu trách nhiệm hình
sự: “Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên, mà ruộng đất của mình để người
trong họ hay người ngoài cày hay ở, đã quá niên hạn mới miễn cưỡng đòi lại, thì
bị xử phạt 80 trượng và mất ruộng đất. Nếu vì chiến tranh hay đi phiêu bạt về thì
không theo luật này” (Điều 387) (Bộ luật Hồng Đức di sản văn hóa pháp lý đặc
sắc của Việt Nam-NXB Tư pháp, tr.199)
Dưới thời các triều Lý, Trần số người xuất gia tu hành trong nước rất nhiều,
điều này ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của nông nghiệp. Để ngăn chặn người
lười nhác mượn cớ tu hành để trốn lao đông, Điều 288 Bộ luật Hồng Đức có quy
định: “Các sư và đạo sĩ tuổi từ 50 trở lên, có có độ điệp (bằng sắc của triều đình
ban cho nhà sư) của quan cấp; nếu không có thì phải tội đồ làm khao đinh. Có độ
điệp riêng thì cũng xử tội thế; có độ điệp rồi mà phạm pháp luật, phải đuổi ra khỏi
chùa, quán, sau khi đã xét xử 10 ngày mà không chịu hoàn tục thì cũng phải tội
trên. Xã quan dung túng, thì phải tội biếm một tư; quan huyện vô tình không xét
ra, thì bị tội trượng hay phạt; quan giám lâm (xã quan địa phương) cùng người trụ
trì ở chùa, quán đều phải biếm một tư. Nếu sư và đạo sỹ phạm tội uống rượu, ăn
mặn, thì phải hoàn tục sung làm quân lính; phạm tội dâm thì xử tội đồ”.
26
Từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVIII là thời kỳ nội chiến, thời kỳ phân
chia cát cứ quản lý Đàng trong, Đàng ngoài và thống nhất đất nước. Từ đầu thế kỷ
thứ XVI, Triều Lê mất dần vai trò lãnh đạo đất nước, các tập đoàn phong kiến
tranh giành quyền lực. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như cuộc khởi nghĩa của Trần
Cao, Mặc Đăng Dung, Trịnh Kiểm, Nguyễn Kim... Nước Đại Việt được chia làm
hai miền: Đàng trong và Đàng ngoài lấy sông Gianh làm giới tuyến. Xung đột
khốc liệt Trịnh - Nguyễn phân tranh đã kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do
ba anh em nhà Nguyễn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) lãnh đạo lập lên
triều đại Tây Sơn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Thời kỳ này, về cơ
bản Bộ Luật Hồng Đức vẫn được sử dụng nhất là phần hình sự, có bổ sung một số
lĩnh vực kinh tế, tài chính...
Sau khi triều đại Tây Sơn suy thoái, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy
hiệu là Gia Long đến năm 1858 (thời điểm thực dân Pháp xâm lược). Trong thời
gian Nguyễn Ánh trị vì đất nước, việc xây dựng pháp luật được quan tâm đặc biệt.
Năm 1815, Bộ Hoàng Triều Luật lệ (thường được gọi là Bộ Luật Gia Long) được
xây dựng trên cơ sở Bộ Luật Hồng Đức và Luật lệ Đại Thanh (Trung Quốc) nhưng
nội dung chủ yếu cuả Bộ Luật này mô phỏng theo Luật lệ của nhà Đại Thanh (Đại
Thanh Luật lệ). Trong Hoàng Triều Luật lệ, phần hình sự được cấu tạo tương tự
như Bộ Luật Hồng Đức, nhưng phần hình phạt được chia theo các khung cụ thể
hơn. Ví dụ, phạt đồ được chia làm 5 bậc với thời gian từ 1 năm 3 năm; phạt lưu
đầy bị đầy đi xa 2.000 đến 3.000 hải lý; tử hình gồm giảo (thắt cổ cho chết), trảm
(chém đầu), lăng trì (tùng xẻo)... Diện trừng trị của Hoàng Triều Luật lệ mở rộng
hơn, đặc biệt là nguyên tắc tập thể chịu hình phạt được áp dụng đối với tội quan
trọng xâm phạm vào lợi ích Nhà nước, lợi ích của nhà vua. Ví dụ: Mưu phản và
mưu đại nghịch thì áp dụng hình phạt chém từ ông, chưa, con trai, cháu trai, anh
em trai của can phạm từ 16 tuổi trở lên. Từ 15 tuổi trở xuống đến mẹ, con gái, vợ,
chị em gái, con dâu... bắt làm nô tì, tài sản bị tịch thu toàn bộ. Năm 1858, thực dân
Pháp xâm lược Việt Nam. Năm 1883, triều đình Huế ký với Pháp bản Hiệp ước
thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của
Pháp. Trong suốt thời gian từ 1858 đến 1945 thực dân Pháp đã thiết lập chính
quyền thuộc địa ở Việt Nam.
27
Đây là thời kỳ, ở nước ta cùng lúc sử dụng hai loại Luật hình. Luật Hình sự
của Pháp áp dụng cho người Pháp và người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam. Luật
Hình sự của Nhà Nguyễn áp dụng cho người bản xứ. Sau khi Nam kỳ trở thành
thuộc địa của Pháp thì ở Nam Kỳ cũng áp dụng Luật Hình sự của Thực dân Pháp,
còn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ áp dụng Bộ Luật Gia Long có bổ sung thêm các tội
phiến loạn, tội chống lại chính phủ bảo hộ Pháp... Thời kỳ này, trong các nhà tù,
thực dân Pháp đã áp dụng chính sách hình sự khủng bố, đàn áp, tra tấn dã man
những lãnh tụ trong các phong trào khởi nghĩa và những người Cộng sản Việt
Nam.
1.3.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến trước pháp điển hóa
lần thứ nhất - BLHS năm 1985
Sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống
pháp luật Việt Nam nói chung từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(2/9/1945). Nó gắn liền với các giai đoạn của cách mạng Việt Nam trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Khi đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những cơ
sở về chính trị, kinh tế, xã hội để thống nhất về mặt luật pháp, trong đó pháp luật
hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong phần chung cũng như
trong các tội phạm cụ thể một cách hoàn thiện nhất.
Trong những ngày đầu mới thành lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vừa từng bước tổ chức xây dựng xã hội
mới. Để ổn định tình hình đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc
phong kiến, với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và
chính thể cộng hòa. (Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 4-1945 tr.35). Đây
là biện pháp mang tính tình thế cấp bách để ổn định tình hình đất nước. Như vậy,
đặc điểm cơ bản của giai đoạn này áp dụng pháp luật của đế quốc và phong kiến
theo tinh thần mới, ở Bắc Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng Hình luật An Nam, ở Trung Kỳ
vẫn áp dụng Hoàng Việt hình luật, ở Nam Kỳ áp dụng Hình luật Pháp tu chính,
các Tòa án đã căn cứ vào chính sách của Đảng và Chính phủ, tinh thần độc lập và
28
dân chủ của Hiến pháp năm 1946 và án lệ để xét xử. Điều luật cũ chỉ được vận
dụng trong khi thật cần thiết với tinh thần của chính sách và đường lối mới.
Do ba vùng Bắc, Trung, Nam áp dụng ba Bộ luật hình sự khác nhau cho nên
việc xử lý tội phạm ở ba vùng cũng không thống nhất. Điều này là không phù hợp
với chính thể cộng hòa, chính vì vậy việc ban hành các văn bản pháp luật là một
đòi hỏi khách quan. Ngày 30/6/1955 Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 19/VHH-HS
yêu cầu Tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, đến năm
1959, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 772/TANDTC ngày 10-7-
1959 về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc phong kiến và từng
bước ban hành các văn bản pháp luật mới. Để thực hiện đường lối mà Đảng ta đề
ra, đến trước năm 1976, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành các
quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
- Sắc lệnh số 97/SL ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong
dân luật: Tại Điều 7 quy định: “Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa
đủ 18 tuổi. Khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha, mẹ, người con cũng có
quyền tự lập” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân
tối cao, Hà Nội 1975, tr.12)
- Nghị định 181/NV-6 ngày 12-6-1951 của Liên Bộ Nội vụ- Tư pháp ấn định
chi tiết về sự thiết lập, tổ chức, kiểm soát trại giam và ban hành Bản quy tắc trại
giam. Điều 9 Nghị định có nêu: “Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên
phân loại như sau và giam riêng:
1. Sơ phạm;
2. Phạm pháp nhiều lần;
3. Phạm nhân dưới 18 tuổi;
4. Phạm nhân trên 55 tuổi;
5. Phạm nhân tàn tật.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa
án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.12)
- Chỉ thị số 46/TH ngày 14-1-1969 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tăng
cường và phát huy hơn nữa tác dụng của công tác Tòa án trong công tác bảo vệ
trật tự trị an, bảo vệ tài sản của Nhà nước và quản lý thị trường ở thành phố Hà
Nội: “Để góp phần giải quyết tốt tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp và trẻ em
29
hư, ngoài biện pháp phối hợp với các đoàn thể thanh niên, với Ủy ban thiếu niên
và nhi đồng và các nhà trường trong công tác giáo dục thanh, thiếu niên, ngành
Tòa án cần phân biệt những trường hợp giao cho gia đình bảo lĩnh, giáo dục hoặc
cho tập trung vào các trường trẻ em hư do cơ quan Công an phụ trách tổ chức theo
Quyết định số 217/TTg/NC ngày 18-12-1967 của Thủ tướng Chính phủ với những
trường hợp cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự xét xử trước Tòa án. Nói
chung, đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi thì không đưa ra Tòa án xét xử; từ 14 tuổi
đến 18 tuổi, nếu trường hợp phạm pháp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm
chước đến tuổi còn non trẻ của chúng; riêng đối với loại từ 14 tuổi đến 16 tuổi, chỉ
nên xét xử trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Về những sự thiệt hại
do hành vi của vị thành niên gây ra thì bố mẹ hoặc người đỡ đầu chúng phải chịu
trách nhiệm bồi thường.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án
nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.13)
Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao thông qua công tác tổng kết hàng năm đã
hướng dẫn cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như hướng dẫn chi tiết về
đường lối xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, hướng dẫn mức hình
phạt áp dụng cho độ tuổi khác nhau, như trong bản Báo cáo tổng kết công tác 4
năm (1965-1968) của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và đường lối xét xử người chưa thành niên phạm tội: “Do
pháp luật còn thiếu và kinh nghiệm của chúng ta còn ít, nên các Tòa án còn lúng
túng, cụ thể là: từ tuổi nào trở lên thì mới coi là có trách nhiệm hình sự? Đối với
các vị thành niên thuộc lứa tuổi được coi là có trách nhiệm hình sự thì phân biệt
các trường hợp cần truy tố với các trường hợp không cần truy tố như thế nào? Khi
lượng hình, chiếu cố tới trình độ hiểu biết về pháp luật còn non kém và sự suy
nghĩ còn thiếu chín chắn, vững vàng của lứa tuổi thanh niên, thiếu niên như thế
nào cho thích hợp?...
Qua các kỳ hội nghị tổng kết hàng năm trước đây và qua một số văn bản
hướng dẫn, Tòa án tối cao đã sơ bộ đề ra chủ trương:
- Về nguyên tắc, từ 14 tuổi tròn trở lên coi là có trách nhiệm về mặt hình sự.
- Nói chung đối với lứa tuổi từ 14 đến 16 thì chỉ nên truy tố, xét xử trong
những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp
30
dâm... Riêng hiếp dâm nói chung vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ nên truy tố,
xét xử trong trường hợp nghiêm trọng.
- Đối với lứa tuổi từ 16 đến 18, nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương đối
nghiêm trọng, nói chung cần xét xử, nhưng so với người lớn, cần xét xử nhẹ hơn.”
(Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội
1975, tr.13,14)
Bên cạnh đó, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn xét xử nhiều năm, Tòa
án nhân dân đưa ra Bản tổng kết công tác các năm và hướng dẫn tuổi chịu trách
nhiệm hình sự cũng như đường lối xét xử: “Cá biệt có nên xét xử về hình sự trẻ
em dưới 14 tuổi phạm tội thực nghiêm trọng hay không ?
Nói chung, hội nghị đều nhất trí rằng không nên xử lý về hình sự các vị thành
niên dưới 14 tuổi dù phạm tội nghiêm trọng. Cũng có một số đại biểu đề nghị cá
biệt nên cho xét xử về hình sự trẻ em trên 13 tuổi và dưới 14 tuổi nếu đã phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án
nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.15)
Bản tổng kết cũng đưa ra kết luận: “Tóm lại, đối với các trẻ em dưới 14 tuổi
phạm tội nghiêm trọng, nhất thiết cần xử lý, nhưng hiện nay chỉ nên đề nghị đưa
vào trường trẻ em hư, đồng thời nên bắt gia đình các em đó phải chịu trách nhiệm
bồi thường về mặt dân sự.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa
án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.16)
Đối với một số tội phạm cụ thể, trong giai đoạn này Tòa án nhân dân tối cao
cũng ra một số hướng dẫn cụ thể có liên quan đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự. Tại Bản tổng kết và hướng dẫn số 329/HS2 ngày 11-2-1967 của Tòa án nhân
dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình
dục có viết: “Riêng đối với các can phạm còn ít tuổi, từ khoảng 14 đến 16, chủ yếu
nên dùng những biện pháp giáo dục như: Giao cho cha, anh, chú, bác bảo lĩnh và
giáo dục, giữ trong các trại giáo dưỡng vị thành niên...; chỉ trong một số ít trường
hợp có tình tiết thực sự nghiêm trọng mới cần xét xử.
Đối với các can phạm trong lứa tuổi từ khoảng 16 đến 18 trừ một số ít trường
hợp có tình tiết ít nghiêm trọng, có thể xử lý bằng các biện pháp giáo dục như trên
nói chung cần xét xử về hình sự; nhưng khi xử, cần chiếu cố thích đáng đến trình
31
độ hiểu biết về pháp luật còn non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo của họ, đến
việc họ chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình mà
xét xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi, nếu các tình tiết phạm pháp khác đều
tương đương(thông thường mức án tối đa đối với các can phạm đó chỉ vào khoảng
½ mức án đối với các can phạm đã lớn tuổi).” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1
(1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.18).
Bản tổng kết số 452/HS2 ngày 10-8-1970 của Tòa án nhân dân tối cao về
thực tiễn xét xử loại tội giết người có nêu ra: “Đến tuổi nào thì có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội giết người? Trong thực tiễn xét xử của ta, nhìn chung,
các can phạm dưới 14 tuổi tròn không bị truy tố xét xử về tội giết người. Cho nên,
cũng như đối với các loại tội phạm nghiêm trọng khác, có thể nói trách nhiệm hình
sự về tội giết người bắt đầu từ 14 tuổi tròn”. (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1
(1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.19) Và trong bản tổng kết
cũng hướng dẫn chi tiết về đường lối xử lý tội danh này: “Mức hình phạt đối với
các can phạm này(từ 14 tuổi đến 16 tuổi) nói chung, chỉ nên từ khoảng 15 năm tù
trở xuống. Đối với các can phạm đã có từ 16 tuổi tròn trở lên, cho đến dưới 18 tuổi
một ít, cũng có thể xử nhẹ hơn một phần so với can phạm đã lớn. Và đối với tất cả
các loại can phạm này, nói chung, không nên áp dụng mức án tử hình.” (Hệ thống
hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975,
tr.19)
Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn này chủ yếu xét xử theo án lệ thông qua
công tác tổng kết và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Thông qua sự hướng
dẫn đó cũng đã thống nhất được một số nội dung liên quan đến xác định độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, đó là từ đủ 14 tuổi tròn trở lên. Tuy nhiên vì là bản tổng kết
công tác nên hiệu lực cũng có những hạn chế nhất định và thực tiễn áp dụng cũng
chưa thống nhất, còn có trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa
đủ 14 tuổi tròn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Ở các tỉnh phía Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn) đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là Bộ hình luật ngày 20 tháng chạp năm
1972. Bộ luật đã quy định cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như chính
sách áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
32
Tại Điều thứ 77 Chương thứ hai (các nguyên nhân miễn trách nhiệm hình sự)
Quyển I (phần Tổng quát) quy định: “Tội phạm không cấu thành, nếu can phạm là vi
thành niên 13 tuổi khi phạm phạm”. Như vậy, có thể nói trong Bộ hình luật đã quy
định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, ngoài ra Bộ luật còn có nhiều quy định liên quan
đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự khác cũng như đường lối xử lý đối với các nhóm
tuổi khác nhau:
Điều thứ 27 quy định: “Đàn ông từ 60 tuổi trở lên và đàn bà bị án khổ sai hay
cầm cố sẽ bị giam trong lao thất nhưng được hưởng một chế độ giam giữ và làm việc
khoan hồng hơn do quy chế lao thất ấn định”;
Điều thứ 56 quy định: “Vị thành niên 13 tuổi phạm pháp có thể bị buộc lưu trú
cho đến năm 21 tuổi tại nhà một người đáng tin cậy, tại một cơ quan từ thiện, giáo
dục, đào luyện nghề nghiệp hay bảo dưỡng thiếu nhi. Tuy nhiên đương sự có thể
được tòa án nguyên thẩm phóng thích trước thời hạn nếu những người hoặc cơ quan
nói trên xác nhận đương sự đã cảm hóa”;
Điều thứ 91 quy định: “Sẽ được hưởng sự khoan miễn, vị thành niên trên 13 tuổi
và dưới 18 tuổi và những người già từ 70 tuổi trở lên”. Có thể thấy rằng đây là một
quy định khá mới mẻ trong lịch sự lập pháp Việt Nam, đó chính là việc quy định
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với những người già từ 70 tuổi trở lên.
Điều thứ 309, 310 quy định về du đãng cũng có quy định: “...Vị thành niên dưới
18 tuổi sẽ không bị phạt giam những tùy từng trường hợp sẽ được giao cho cha mẹ,
người giám hộ, người đáng tin cậy, cơ quan từ thiện, giáo dục, huấn nghệ hay bảo
dưỡng thiếu nhi trong một thời gian tối đa là đến khi bị thành niên được 21 tuổi”.
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để hàn
gắn vết thương chiến tranh, lập lại trật tự xã hội, việc thống nhất pháp luật cũ và
xây dựng pháp luật mới là nhiệm vụ cấp bách. Căn cứ vào Nghị quyết ngày
02/7/1976 của Quốc hội khoá VI, kì họp thứ nhất, Hội đồng Chính phủ đã thu thập
ý kiến của các ngành và đã chủ trương như sau:
“a) Những văn bản pháp luật hiện hành ở hai miền đều được áp dụng chung
trong cả nước vì đều là xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể là:
- Đối với các tỉnh phía Nam: những Sắc luật mới được ban hành cũng như
những văn bản pháp luật khác của Chính phủ cách mạng lâm thời vẫn tiếp tục
33
được áp dụng. Nhưng nếu có điều khoản nào đã được quy định một cách quá tổng
quát, thì có thể và cần thiết phải vận dụng luật lệ đã được thi hành ở miền Bắc.
- Đối với vấn đề nào mà ở miền Nam trước đây chưa có luật lệ mà miền Bắc
đã có, thì vận dụng luật lệ đang được thi hành ở miền Bắc, nhưng phải xem xét
vận dụng vào tình hình, đặc điểm của miền Nam cho phù hợp.
- Đối với các tỉnh phía Bắc: Đối với các vấn đề nào mà miền Bắc chưa có
hoặc tuy đã có nhưng chưa thích hợp mà miền Nam đã có và tiến bộ hơn thì áp
dụng luật lệ ở miền Nam”.
Ngày 06/7/1976, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Bản sơ thảo Chỉ thị số
54-TATC hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất, trong đó có đoạn viết:
“Chủ trương thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước nói trên thể hiện tính
quá độ hiện nay trong thời kì đầu của việc thống nhất đất nước và là một bước
quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này không có điểm gì
mới. Giai đoạn này, các nhà làm luật cũng đã tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm ở Việt Nam, tham khảo Bộ luật Hình sự của các nước trên
thế giới để dự thảo Bộ luật Hình sự năm 1985.
1.3.3. Những quy định BLHS năm 1985
Trong lời nói đầu Bộ luật Hình sự năm 1985 khẳng định: “Bộ luật hình sự
này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám
đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở
nước ta trong mấy chục năm qua và có dự kiến tình hình diễn biễn của tội phạm
trong thời gian tới”. Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời và qua bốn lần sửa đổi, bổ
sung vào các ngày 28/12/1989; 12/8/1991; 22/12/1992; 10/5/1997 là công cụ quan
trọng góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
27/6/1985 là một dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của pháp luật hình
sự Việt Nam. Nó là công cụ quan trọng để đấu tranh phòng chống tội phạm. “Có
thể khẳng định, mang tính hệ thống hóa, pháp điển hóa sâu sắc, Bộ luật Hình sự
1985 ra đời là một thành tựu lớn của trí tuệ lập pháp hình sự nước ta, đã có tác
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự

More Related Content

What's hot

Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà GiangLuận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOTLuận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
 

Similar to Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự

Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự (20)

Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đLuận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đLuận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
 
Hình Phạt Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Theo Pháp Luật Hình Sự Việt ...
Hình Phạt Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Theo Pháp Luật Hình Sự Việt ...Hình Phạt Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Theo Pháp Luật Hình Sự Việt ...
Hình Phạt Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Theo Pháp Luật Hình Sự Việt ...
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội
Pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tộiPháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội
Pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HOÀNG LAN NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012
  • 2. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HOÀNG LAN NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh Vinh Hà Nội – 2012
  • 3. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................................3 Chương 1...................................................................................................................................9 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...............................................................................................................9 1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS...................................................9 1.1.1. Khái niệm tuổi chịu TNHS........................................................................................9 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS...............................................................10 1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam.....................................................................................................................................12 1.2.1. Cơ sở tâm sinh lý học .............................................................................................12 1.2.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................19 1.2.3. Mối quan hệ giữa tuổi chịu TNHS với năng lực TNHS và với chủ thể của tội phạm 20 1.3. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam......22 1.3.1. Thời kỳ phong kiến .................................................................................................22 1.3.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - BLHS năm 1985.....................................................................................................27 1.3.3. Những quy định BLHS năm 1985............................................................................33 1.4. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng ........................................................................................................41 1.4.1. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần chung BLHS năm 1999 ........................................................................................................................................41 1.4.2. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần các tội phạm BLHS năm 1999.................................................................................................................................50 Kết luận chương 1....................................................................................................................55 Chương 2.................................................................................................................................57 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .............................................................................................................................57 2.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do tác động của yếu tố độ tuổi ............65 2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua..67 2.2.1. Về cách tính tuổi...................................................................................................67 2.2.2. Về thời điểm tính tuổi............................................................................................69 2.2.3. Căn cứ xác định tuổi .............................................................................................72 2.3. Đánh giá việc áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua ...79 2.3.1. Thuận lợi.................................................................................................................79 2.3.2. Khó khăn.................................................................................................................81 2.3.3. Tác động xã hội của vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua..83 Kết luận chương 2 ..................................................................................................................83 Chương 3.................................................................................................................................84 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TUỔI ........................................................84 CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM..................................84 3.1.2. Xu hướng xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của các nước trên thế giới. ................................................................................................................................86 3.1.3. Các yếu tố khác tác động đến vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự ...........91 3.2. Các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định của PLHS Việt Nam hiện hành về tuổi chịu TNHS...................................................................................................92 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam năm 1999 ...................................................92 Xây dựng cơ sở pháp lý phục vụ công tác xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự ........................................................................................................................................98
  • 4. 3 Nâng cao trình độ các bộ công chức làm công tác đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu và người tiến hành tố tụng........................................................................................... 104 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 110 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Theo các kết quả nghiên cứu và thống kê mới của tội phạm học cho thấy rằng: tình hình tội phạm ở nước ta trong những năm gần đây có gia tăng về số lượng, số vụ với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao, cũng như sự xuất hiện nhiều loại tội phạm mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa khu vực và thế giới. Tội phạm xảy ra do các chủ thể trải dài với nhiều biên độ kéo dài từ thấp đến cao của độ tuổi, nhiều vùng miền khác nhau và ở những người có trình độ văn hoá khác nhau. Đặc biệt, một vấn đề nóng hổi hiện nay đó là tội phạm do lứa tuổi chưa thành viên thực hiện (nói cách khác là hiện tượng “trẻ hóa tội phạm”) trong xã hội ngày một gia tăng, độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng giảm và ở mức thấp trung bình từ 14 đến 18 tuổi, thậm chí dưới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) với các hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh, hung bạo và tàn ác, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội đặc biệt nghiêm trọng. Theo thống kê trong các báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy con số người chưa thành niên bị xét xử trong thời gian qua như sau: năm 2000 là 3.906 bị cáo, năm 2001 là 3.441 bị cáo, năm 2002 con số này là 3.139 bị cáo, năm 2003 là 3.994 bị cáo, năm 2004 là 2.540 bị cáo, năm 2005 là 4.599 bị cáo và càng những năm gần đây (2006-2009), con số này càng tăng nhanh hơn. Số lượng bị cáo chưa thành niên xét xử hàng năm dao động từ 6,5% đến 6,8% trên tổng số bị cáo. Nếu từ những năm 1990 trở về trước, hành vi phạm tội của người chưa thành niên thường là những hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng, phạm tội do hoàn cảnh, không gây ảnh hưởng đến trật tự an xã hội, đến cơ cấu gia đình và thuần phong mỹ tục của dân tộc, thì những năm 1999 trở lại đây, hành vi phạm tội của người chưa thành niên thường là rất nghiêm trọng, cướp tài sản, hiếp dâm, giết người... Ví dụ, năm 1998, Tòa án nhân dân xử 4.022 bị cáo chưa thành niên nhưng
  • 5. 4 có đến 114 bị cáo phạm tội cướp tài sản, 183 bị cáo phạm tội hiếp dâm... và đến năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 con số này tăng lên gần gấp đôi. Cũng theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ Công an), chỉ riêng trong 5 năm (2000-2005) thực hiện Đề án Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000 vụ phạm pháp hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra; trung bình hàng năm chiếm 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc. Trong đó đối tượng dưới 14 tuổi chiếm 13%, từ 14 đến 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 đến 18 tuổi chiếm 52%. Từ năm 2005 đến nay, tình hình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao hơn, cả về mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8.000 vụ vi phạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên và năm 2007, 2008 thì trung bình cũng chiếm hơn 8.100 vụ vi phạm pháp luật. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Ngoài ra, một vấn đề cũng đáng lo ngại là cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở những thành phố lớn, nơi đô thị có điều kiện kinh tế xã hội phát triển) đã nổi lên tình trạng một số thanh niên, học sinh, sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụ tập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tổ chức các vụ đánh nhau, cướp giật, giết người, sử dụng ma tuý hết sức nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận mà các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đăng tải. Những con số trên cho thấy tội phạm chưa thành niên diễn biến khá phức tạp, có nhiều hướng gia tăng và ngày càng nguy hiểm. Đặc biệt, cũng cần chú ý đến hiện tượng phạm tội ở những người cao tuổi đang tăng dần. Nguyên nhân của những hiện tượng nêu trên bắt nguồn từ tính chất và đặc biệt của sự phát triển kinh tế - xã hội và theo đó là các điều kiện tương ứng văn hóa, giáo dục, đạo đức, lối sống. Về vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta xác định, nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo
  • 6. 5 dục, đào tạo y tế còn thấp, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt... Tội phạm và một số tệ nạn xã hội còn có chiều hướng tăng”1 . Bên cạnh đó, Việt nam cũng là một nước đang phát triển. Do đó, ngoài tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa tinh hoa nhân loại nhiều chiều với nhiều màu sắc, mở rộng giao lưu với các nền văn minh thế giới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, bên cạnh đó là sự tồn tại của nền văn hóa truyền thống với nhiều tư tưởng, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc những cũng không thiếu những hủ tục phong kiến, lạc hậu. Với sự thay đổi diễn ra trong các quy chuẩn lối sống, đạo đức, giá trị trực tiếp tác động đến cơ chế hành vi, tạo ra tình thế khi mà trong cùng một môi trường nhưng đa số thì tuân theo pháp luật, nhưng một số người đã vi phạm pháp luật và phạm tội. Cộng hưởng với các vấn đề này còn là sự thiếu ý thức của con người, một số yếu kém trong giáo dục, đào tạo, sự đua đòi theo nếp sống phương Tây không lành mạnh, sự sa sút đạo đức con người, sự thiếu vắng tình cảm gia đình, con người chạy theo sức hút đồng tiền và đặc biệt là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, không đủ sức mạnh để hướng con người theo những chuẩn mực và giá trị chung. Vấn đề trẻ hóa độ tuổi phạm tội cũng như hiện tượng phạm tội ở những người cao tuổi đặt ra cho nhiều ngành khoa học (tâm lý-xã hội học, luật tố tụng hình sự… ) đặc biệt là luật hình sự nên chăng có sự điều chỉnh về độ tuổi chịu TNHS khi độ tuổi của những người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng thấp hoặc là quá cao so với trước đây. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 cho thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự (PLHS) về độ tuổi chịu TNHS còn nhiều bất cập, tồn tại và dẫn đến vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Công việc xác định tuổi của bị can, bị cáo cũng như người bị hại còn nhiều khó khăn. Hiện nay, chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn chi tiết về việc xác định tuổi và áp dụng các quy định về tuổi đối với người phạm tội. Ngoài ra, trong xã hội thực trạng làm giả giấy tờ, giấy tờ không thống nhất hoặc không có giấy tờ để xác minh tuổi của người phạm tội ngày càng phổ biến với nhiều lý do khác nhau, làm cho công tác điều tra, truy tố và xét xử gặp nhiều khó 1 Xem cụ thể hơn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006, tr.63.
  • 7. 6 khăn, đặc biệt đối với những trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên. Đặc biệt, việc áp dụng tuổi chịu TNHS ở nhiều nơi, ở từng thời kỳ còn chưa thật thống nhất. Ngoài ra, điều kiện kinh tế mỗi vùng miền ở mỗi thời điểm là khác nhau, do đó không thể giống nhau. BLHS năm 1999 quy định có phần sơ sài về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đồng nhất mọi cá thể ở các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau trong cùng một độ tuổi, nhất là chủ thể đặc biệt với dấu hiệu độ tuổi chịu TNHS còn thiếu quy phạm trong Phần chung của Bộ luật hay định nghĩa lập pháp về tuổi và độ tuổi, về căn cứ xác định tuổi của người phạm tội dẫn đến việc hiểu và áp dụng chưa thống nhất đòi hỏi cần phải hoàn thiện về mặt lập pháp. Một vấn đề nữa đó là loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi chưa được đề cập đến trong Bộ luật. Khía cạnh này chỉ được đề cập đến như một tình tiết (dấu hiệu) miễn giảm TNHS hoặc hình phạt. Nếu đến một độ tuổi nhất định con người mới có khả năng nhận thức về điều khiển được hành vi của mình, thì theo thời gian đến một độ tuổi nhất định, sự già yếu và bệnh tật, sẽ làm giảm đi trí nhớ, sự minh mẫn, khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi đó. Do đó, nên chăng việc quy định độ tuổi tối đa phải chịu TNHS (ví dụ như BLHS của Liên bang Nga có điều chỉnh vấn đề này, không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 65 tuổi trở lên). Do đó, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Về tình hình nghiên cứu, cho tới thời điểm này, chế định tuổi chịu TNHS, mặc dù là một trong những chế định quan trọng trong BLHS, những vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng kể. Đề tài này chủ yếu được đề cập đến như một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận, luận văn về tội phạm và cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm hay nhân thân người phạm tội, hoặc trong các công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội. Các nghiên cứu khoa học khác cũng rất ít đề cập đến việc nghiên cứu về tuổi hay cách xác định tuổi của con người trong mối quan hệ với TNHS.
  • 8. 7 Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: 1) Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung) của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2)Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) của GS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB Công an nhân dân; 3) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 – Phần chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 của ThS. Đinh Văn Quế; 4) Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa; 5) Luận văn thạc sĩ luật học “Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Đăng Doanh, Trường đại học Luật Hà Nội, 1999; v.v… Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan đến tuổi chịu TNHS, ví dụ như: Nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ; bài về Xác định tuổi của người chưa thành niên như thế nào cho đúng? của tác giả Lưu Đình Nghĩa; Nhân thân người phạm tội - Một số vấn đề lý luận cơ bản của GS.TSKH. Lê Văn Cảm; Tiếp tục hoàn thiện những quy định của BLHS trước yêu cầu mới của đất nước của tác giả Trịnh Tiến Việt; v.v… đã được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân và Tạp chí Kiểm sát (tham khảo thêm ở phần danh mục tài liệu tham khảo ở cuối đề cương này). 3. Nhiệm vụ của luận văn Tuổi chịu TNHS là một trong những dấu hiệu quan trọng thuộc chủ thể của tội phạm của cấu thành tội phạm và là đặc điểm thiết yếu thuộc về nhân thân người phạm tội. Nghiên cứu tuổi chịu TNHS có ý nghĩa to lớn trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, dựa trên đặc điểm về tâm lý độ tuổi. Tuổi của người phạm tội là dấu hiệu cho phép xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, ảnh hưởng của độ tuổi đến việc thực hiện tội phạm, mà nó còn là dấu hiệu mang tính chất pháp lý có ý nghĩa quan trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Tuổi chịu TNHS là vấn đề vô cùng quan trọng khi người phạm tội là người chưa thành niên, nó liên quan đến vấn đề có TNHS hay không. Vì vậy, khi nghiên cứu về chế định này, cần phải giải quyết được một số vấn đề sau:
  • 9. 8 1) Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS trong sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm-sinh lý của con người trong từng thời kỳ để từ đó đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho các nhà làm luật Việt Nam. 2) Đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS, những bất cập, vướng mắc và phân tích chúng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. 3) Đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và những dự báo trong tương lai. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự và tội phạm học như: phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê hình sự để tổng hợp các tri thức khoa học luật và những vấn đề cần nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học-thực tiễn của luận văn Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, là đề tài đề cập tương đối đầy đủ và tương đối hệ thống đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích chế định tuổi chịu TNHS trong sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm sinh lý của con người qua từng thời kỳ. Đồng thời, đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS, những bất cập, vướng mắc và phân tích chúng qua các vụ án cụ thể. Từ đó, luận văn đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu
  • 10. 9 TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng. Luận văn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, hoạch định chính sách, các nhà tâm lý - xã hội học, các nhà khoa học - thực tiễn, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương chính với nội dung: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong hoạt động áp dụng luật hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS 1.1.1. Khái niệm tuổi chịu TNHS Theo Đại từ điển Tiếng Việt – NXB Văn hóa thông tin năm 1998 tr.1750 thì tuổi là: “Năm, dùng làm đơn vị tính thời gian sống của người, là khoảng thời gian từ khi sinh ra đến thời điểm xác định nào đó”. Như vậy, tuổi của một người được tính từ khi người đó sinh ra cho đến thời điểm tính tuổi của người đó. Tuổi được tính theo năm vì đó là quãng thời gian kết thúc một chu kỳ sinh học của con người phù hợp với sự vận động, phát triển chung của thế giới kết thúc một vòng quy của trái đất quanh mặt trời. Trách nhiệm hình sự là “trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình”[ Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Công an nhân dân 1999 tr.21]
  • 11. 10 Trách nhiệm hình sự chính là dạng trách nhiệm pháp lí bao gồm “nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích”. Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Một trong các yếu tố cấu thành tội phạm là chủ thể của tội phạm. Hai dấu hiệu quan trọng nhất mà tất cả các chủ thể đều phải được xác định là tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi được xác định trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, mà chỉ đến độ tuổi đó trở về sau, một người thực hiện hành vi phạm tội mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh việc xác định tuổi như là ngưỡng chịu trách nhiệm hình sự, tuổi cũng là yếu tố để để xác định loại hoặc mức trách nhiệm mà họ phải gánh chịu khi phạm tội. Chính vì vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người. Trên cơ sở phân tích về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như trên, có thể rút ra định nghĩa về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi được luật hình sự quy định nhằm xác định khi một người phát triển đến độ tuổi đó mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc loại trách nhiệm, mức trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do mình gây ra 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS 1.1.2.1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật hình sự quy định Xét về tính hệ thống, các quy định của ngành luật này trong cùng một hệ thống có thể sử dụng để phân tích làm sang tỏ nội dung các quy phạm pháp luật của ngành luật khác. Tuy nhiên, nhiều nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt thì chung ta cần phải xác định nội dung theo quy định của ngành luật đó. Vấn đề độ tuổi để xác định tư cách chủ thể là một nội dung có tính chuyên biệt, được xác định theo từng ngành luật. Mỗi ngành luật có cách xác định khác nhau về dộ tuổi. Chính vì vậy, về nguyên tắc, khi xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng ta
  • 12. 11 cần căn cứ vào những quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quy định của các ngành luật khác. Chỉ trong những trường hợp luật hình sự dẫn chiếu sang quy định của các ngành luật khác thì chúng ta mới sử dụng cách tính tuổi của ngành luật đó để xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 1.1.2.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi tròn Mỗi ngành luật đều có cách thức để xác định tuổi của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật do ngành luật mình điều chỉnh. Đối với chủ thể của tội phạm, luật hình sự Việt Nam xác định tuổi là theo tuổi tròn. Điều này thể hiện trong các quy định cụ thể. Tại điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều quy định: “người từ đủ 16 tuổi...” và “người từ đủ 14 tuổi”. tuổi tròn ở đây là ngưỡng để tỉnh tuổi tối thiểu của người phạm tội và tuổi tối đa của người bị hại trong trường hợp tuổi của người bị hại chi phối tới việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Cách tính tuổi tròn được xác định bằng cách lấy ngày sinh nhật gần nhất của người đó để tính. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi luật hình sự dẫn chiếu sang ngành luật khác thì chúng ta áp dụng cách tính tuổi của ngành luật đó. 1.1.2.3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm người đó sinh ra đến thời điển người đó thực hiện hành vi phạm tội Thời điểm đầu để xác định tuổi của người phạm tội là ngày người đó được sinh ra. Thời điểm sinh được xác định dựa và các loại giấy tờ có giá trị pháp lý gắn liền với nhân thân của người đó như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, cá loại văn bằng, chứng chỉ.... Nhưng trên thực tế không phải khi nào chúng ta cũng có các loại giấy tờ trên để xác định tuổi. Trong nhiều trường hợp, chúng ta không có cơ sở pháp lý vững chắc để xác định ngày sinh của người phạm tội. Trong những trường hợp này, chúng ta phải xác định ngày sinh của người phạm tội theo nguyên tắc có lợi cho đương sự. Thời điểm sau để xác định độ tuổi đó là thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện. có nghĩa là. Hành vi được thực hiện ngày nào thì ngày đó được sử dụng để tính tuổi của đương sự. Đối với những trường hợp hành vi phạm tội là hành vi kéo dài hoặc hành vi có tính liên tục mà tuổi của đương sự có tính chất “giáp ranh” ảnh hướng để việc xác định trách nhiệm hình sự, ta cần xem xét
  • 13. 12 cụ thể để tách hành vi đó ở các độ tuổi khác nhau để xem xét trách nhiệm hình sự được chính xác. 1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam 1.2.1. Cơ sở tâm sinh lý học Tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”, tuy nhiên một người chỉ có thể có năng lực trách nhiệm hình sự khi người đó đạt đến một độ tuổi nhất định, việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự dựa trên những căn cứ nhất định, mà trước tiên là những căn cứ khoa học. Một người, từ khi sinh ra không thể nhận thức đầy đủ về hành vi của mình, người đó không thể có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nếu như chưa đạt đến một sự phát triển nhất định, sự phát triển của trẻ đó đi liền với sự phát triển về tâm sinh lý. Dựa trên những quan điểm triết học khác nhau, người ta hiểu về trẻ em cũng rất khác nhau, Có quan điểm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ”, sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm…) chỉ ở tầm cỡ, kích thước, chứ không khác nhau về chất. Nhưng ngay từ thể kỷ thứ XVIII J.J Rútxô (1712-1778) đã nhận xét rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ. Theo ông, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ và người lớn không phải lúc nào cũng hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ… vì trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó, sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Những nghiên cứu của tâm lý học duy vật biện chứng đã khẳng định: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là trẻ em, nói vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội. Việc nuôi nấng, dạy dỗ nó khải khác với con vật. Để nó tiếp thu được nền văn hóa xã hội của loài người, đòi hỏi phải nuôi dạy theo kiểu người, trẻ phải được bú sữa mẹ, được ăn chín, ủ ấm và nhất là cần được âu yếm, thương yêu. Ngay từ khi ra đời
  • 14. 13 đứa trẻ đã có nhu cầu đặc trưng của con người - nhu cầu giao tiếp với người lớn. Người lớn cần có những hình thức riêng, “ngôn ngữ” riêng để giao tiếp với trẻ. Quan niệm duy tâm coi sự phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng các hiện tượng đang phát triển mà không có sự chuyển biến về chất lượng. Ví dụ: họ coi sự phát triển tâm lý trẻ em là sự tăng số lượng từ của trẻ, tăng tốc độ hình thành kỹ xảo, tăng thời gian tập trung chú ý, hay khối lượng tri thức được giữ lại trong trí nhớ… Sự tăng về số lượng của các hiện tượng tâm lý có ý nghĩa nhất định trong sự phát triển của trẻ, nhưng không thể giới hạn toàn bộ sự phát triển tâm lý của trẻ em vào những chỉ số ấy. Từ đó, những người theo quan niệm này đã nhìn nhận không kém sai lầm về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý. Quan niệm này xem sự phát triển của mỗi hiện tượng như là một quá trình diễn ra một cách tự phát. Sự phát triển diễn ra dưới ảnh hưởng của một sức mạnh nào đó mà người ta không thể điều khiển được, không nhận thức được. Những quan điểm duy tâm thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất biến hoặc tiền định, hoặc do tiềm năng sinh vật di truyền, hoặc là ảnh hưởng của môi trường bất biến. Với quan niệm như vậy thì trong trường hợp nào con em của tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi cũng đều có trình độ phát triển tâm lý hơn hẳn con em giai cấp bóc lột (do có yếu tố di truyền tốt hơn hoặc do họ sống trong môi trường trí tuệ có tổ chức cao hơn). Đồng thời các quan niệm này cũng đánh giá không đúng vai trò của giáo dục. Họ xem sự phát triển của trẻ em một cách tách rời và không phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể mà trong đó quá trình tâm lý đang diễn ra. Họ đã phủ nhận tính tích cực riêng của cá nhân, coi thường những mâu thuẫn biện chứng được hình thành trong quá trình phát triển tâm lý, coi trẻ là một thực thể tự nhiên, thụ động, cam chịu ảnh hưởng có tính chất quyết định của yếu tố sinh vật hoặc môi trường.. không thấy được con người là thực thể xã hội, tích cực, chủ động trước tự nhiên có thể cải tạo được tự nhiên, xã hội và bản than để phát triển nhân cách… Vì phủ nhận tính tích cực của trẻ nên không hiểu vì sao trong những điều kiện cùng một môi trường xã hội lại hình thành nên những nhân cách khác nhau về nhiều chỉ số, hoặc vì sao có những người giống nhau về thế giới nội tâm, về nội dung và hình thức hành vi lại được hình thành trong những môi trường khác nhau.
  • 15. 14 Triết học Mác-Lênin thừa nhận sự phát triển là quá trình biến đổi của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình tích lũy dần về số lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân các sự vật, hiện tượng. Nguyên lí này được vận dụng để xem xét sự phát triển tâm lí trẻ em. Bản chất của sự phát triển tâm lý trẻ em không phải chỉ là sự tăng hay giảm về số lượng mà là một quá trình biến đổi về chất trong tâm lý, sự thay đổi về lượng của các chức năng tâm lí dẫn đến sự thay đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới một cách nhảy vọt. Sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những những đặc điểm mới về chất - những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định (ví dụ : Trẻ em lên 3 tuổi có nhu cầu tự lập. Thiếu niên có cảm giác mình là người lớn...) Như vậy, trong các giai đoạn phát triển khác nhau (sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng...) có sự cải biến về chất của các quá trình tâm lý và toàn bộ nhân cách của trẻ. Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hoá - xã hội của loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạt động của bản thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển. Trẻ em không tự lớn lên giữa môi trường, nó chỉ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội khi có vai trò trung gian của người lớn. Nhờ sự tiếp xúc với người lớn và hướng dẫn của người người lớn mà những quá trình nhận thức, kỹ năng, kĩ xảo và cả những nhu cầu xã hội của trẻ được hình thành. Người lớn giúp trẻ em nắm được ngôn ngữ, phương thức hoạt động… Có thể nói, sự phát triển tâm lý là một quá trình kế thừa. Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho trình độ sau. Yếu tố tâm lý lúc đầu ở vị trí thứ yếu, chuẩn bị cho tâm lý sau chuyển sang vị trí chủ yếu. Sự phát triển của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng, là một quá trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý. Quá trình này không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến. Chính hoạt động của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lí của trẻ được hình thành và
  • 16. 15 phát triển. Đồng thời, các nhà tâm lí duy vật biện chứng cũng thừa nhận rằng, sự phát triển tâm lí chỉ có thể xảy ra trên nền của một cơ sở vật chất nhất định (cơ thể trẻ em). Những đặc điểm cơ thể là điều kiện cần thiết, là tiền đề của sự phát triển tâm lí trẻ em. Sự phát triển tâm lí mỗi người dựa trên những điều kiện riêng của cơ thể, nhưng những điều kiện này không quyết định trước sự phát triển tâm lí, không phải là động lực của sự phát triển tâm lí. Sự phát triển tâm lí còn phụ thuộc vào một tổ hợp những yếu tố khác nữa. Trẻ phải sống và hoạt động trong điều kiện xã hội tương ứng thì tâm lí của nó mới được phát triển. Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt của trẻ, căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lí của trẻ và cả sự trưởng thành cơ thể của trẻ em, người ta chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ em: Giai đoạn trước tuổi học gồm : Tuổi sơ sinh : thời kì 2 tháng đầu Tuổi hài nhi : từ 2 - 12 tháng Tuổi nhà trẻ : từ 1 - 3 năm Tuổi mẫu giáo : từ 3 - 6 năm Giai đoạn tuổi học sinh gồm: Thời kì học sinh tiểu học : từ 6 tuổi - 11 tuổi Thời kì học sinh trung học cở sở : từ 11 tuổi - 15 tuổi Thời kì học sinh trung học phổ thông : từ 15 tuổi - 18 tuổi Mỗi thời kì có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình chuyển từ đứa trẻ mới sinh sang một nhân cách trưởng thành. Một thời kì phát triển có nét tâm lý đặc trưng của mình, mà đứa trẻ phải trải qua.Sự chuyển từ thời kì này sang thời kì khác bao giờ cũng gắng với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới về chất. Trong các giai đoạn đến trước thời kỳ trung học cơ sở (dưới 11 tuổi)trẻ em cũng có những bước phát triển nhất định về tâm sinh lý, tuy nhiên trong các giai đoạn này trẻ vẫn chưa được coi là nhận thức được về mặt hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, các hoạt dộng của họ hầu như bị chi phối và phụ thuộc chủ yếu vào bố mẹ và những người lớn xung quanh cộng với khả năng điều khiển hành vi còn nhiều hạn chế nên những hành vi của họ chưa có tính độc lập
  • 17. 16 cao, ý chí của họ chưa điều khiển trực tiếp vào quyết định thực hiện hành vi mà chủ yếu điều khiển để thực hiện hành vi cho đúng theo yêu cầu của người khác. Chính những yếu tố trên, cho nên trách nhiệm hình sự không đặt ra với những lứa tuổi này. Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 12 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt. Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội. Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn. Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướng sau: Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.
  • 18. 17 Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với thời cuộc xã hội, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn. Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con. Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn, trong quan hệ pháp luật hình sự đây là một trong những căn cứ để xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Về mặt sinh lý, sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm, các em nữ ở độ tuổi 12,13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18,20 tuổi thì sự phát triển chiều cao dừng lại, các em nam ở độ tuổi 14, 16 thì cao đột biến, vượt các em nữ đến 24,25 tuổi thì dừng lại; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg; Sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là sự phát triển các xương tay, xương chân rất nhan, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế lứa tuổi này các em không mập béo mà cao gầy, thiếu cân đối, các em có vẻ long ngóng hay làm đổ vỡ. Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. Các em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình, mà cố che giấu nó bằng điệu bộ không tự nhiên cầu kỳ, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý đến
  • 19. 18 vẻ bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai chế giễu nhẹ nhàng đều có thể gây cho các em những phản ứng mạnh mẽ, điều này lý giải việc trẻ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hình sự một cách bột phát, nhất thời. Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối, thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt và mệt mỏi khi làm việc. Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Do đó, trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến dưới 15 thường dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng. Vì thế, có thể thấy các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động. Hệ thần kinh của trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Do tác động của những kích thích như thế, thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh dẫn đến những hành động không điều khiển hành vi của mình một cách chuẩn mực. Vì vậy, tất cả những sự tác động từ bên ngoài đến não bộ đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ trong lứa tuổi này, có thể làm cho các em ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, có thể cả thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, không đúng với bản chất của các em. Một đặc điểm sinh lý cần phải chú ý đến lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi từ 11 đến 15 là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng 13, 14 tuổi, biểu hiện ở thời kỳ này là cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính. Thời kỳ phát dục sớm hay muộn cũng như sự phát triển sinh lý ở các em chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố dân cư và yếu tố khí hậu. Các em miền Nam thường phát dục sớm hơn các em miền Bắc. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt cá nhân, sức khỏe bệnh tật, ăn uống, lao động, nghỉ ngơi, đời sống tinh thần của các em nữa. Chính vì vậy có những quan điểm
  • 20. 19 cho rằng cần quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo vùng miền, theo địa bàn nông thôn, thành thị. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm là cơ sở thực tiễn để xác định và quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ở mỗi quốc gia, cơ cấu các độ tuổi phạm tội phụ thuộc vào chính sách hình sự và khách thể bảo vệ của luật hình sự. Ở một mức độ nào đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng mang tính lịch sử. Ở thời kỳ phong kiến, mặc dù có những quy định về đội tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng trong đó có những tội danh mà bất kỳ lứa tuổi nào cũng phải chịu đó là mưu phản, mưu loạn, mưu đại nghịch sẽ bị tu di tam tộc. Điều nay thể hện chính sách hình sự của các chế độ quân chủ chuyên chế là phải tận diệt mọi mầm họa cho sự tồn vong của triều đình, bảo vệ các bậc quân vương. Ở nước ta, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, cũng xuất phát từ chính sách hình sự và xác định khách thể bảo vệ khác nhau mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội Nhà nước đã xác định cụ thể khách thể bảo vệ của luật hình sự. Từ thực tiễn đấu tranh đối với những hành vi xâm phạm khác thể bảo vệ luật hình sự cho thấy, người từ dưới 14 tuổi thực hiện hành vi xâm phạm vào quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là rất ít. Hơn nữa, nghiên cứu những trường hợp khách thể bảo vệ của luật hình sự được những người ở lứa tuổi này xâm hại cho thấy, việc họ thực hiện hành vi đó phần lớn mang tính bột phát, và cảm tính vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, mà có thể rơi vào hoàn cảnh đó, bất kỳ ai ở lứa tuổi đó cũng sẽ thực hiện như vậy. Vì vậy hành vi nguy hiểm của họ không xuất phát hoàn toàn từ bản chất con người họ. Hơn nữa nhận thức và tri thức của lứa tuổi này còn rất hạn chế, vì vậy việc trừng trị họ bằng các chế tài hình sự là chưa cần thiết mà cần có các biện pháp khác để tiếp tục nuôi dướng giáo dục họ hình thành nhân cách. Từ thực tiễn đó cho nên
  • 21. 20 luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về bất kỳ hành vi nguy hiểm nào do họ gây ra. Lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là lứa tuổi đã hình thành cơ bàn về nhân cách, các xử sự của họ đã thể hiện tính độc lập cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi dưới 14. Tuy nhiên hoạt động của họ vẫn đang nằm dưới sự giám sát của gia đình, nhà trường và xã hội vì vậy tỉ lệ lứa tuổi này xâm phạm vào các quan hệ được luật hình sự bảo vệ vẫn còn rất ít. Hoạt động của họ vẫn chứa đựng nhiều yếu tố cảm tính, trước những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhưng thực tiễn cũng đã cho thấy một số trường hợp, hành vi của những người ở lứa tuổi này cũng đã gây ra cho xã hội những thiết hại rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, trách nhiệm hình sự đối với lứa tuổi này cũng chỉ được xác định trong những trường hợp nhất định. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng cho thấy những người từ 16 tuổi trở lên là lứa tuổi phổ biến nhất thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm và các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Thực tiễn cũng cho thấy, bắt đầu từ 16 tuổi trở lên, hầu như các hành động của cá nhân trong quá trình giao tiếp xã hội đều do họ tự quyết định. Vì vậy pháp luật hình sự nước ta mới xác định từ lứa tuổi này trở lên họ phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm do họ gây ra. Cũng trên cơ sở thực tiễn, hiện nay đang có ý kiến cho rằng tỉ lệ người già phạm tội là rất ít, đặc biệt là các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy luật hình sự nên quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già phạm tội. Tóm lại để xác định các vấn đề liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự, các nhà làm luật cần phải căn cứ vào cả hai yếu tố là cơ sở tâm sinh lý học và cơ sở thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. 1.2.3. Mối quan hệ giữa tuổi chịu TNHS với năng lực TNHS và với chủ thể của tội phạm Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hình vi của mình và có khả
  • 22. 21 năng điều khiển được hành vi ấy, tức là khả năng kiềm chế được hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện và khả năng lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội. Con người sống trong xã hội, với cấu tạo sinh học đặc biệt vốn đã có khuynh hướng hình thành và phát triển năng lực nói trên. Nhưng phải qua quá trình hoạt động và giáo dục nhất định trong môi trường xã hội, khả năng đó mới trở thành hiện thực, đây chính là một trong những lý do quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khi đã trải qua quá trình hoạt động và giáo dục, con người sẽ có khả năng nhận thức được đòi hỏi tất yếu của xã hội và trên cơ sở nhận thức đó có năng lực điều khiển được xử sự phù hợp với đòi hỏi tất yếu của xã hội. Nhưng năng lực này cũng có thể bị hạn chế hoặc bị loại trừ hoàn toàn nếu hoạt động của bộ não bị rối loạn do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo của cuộc sống cá nhân đó. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị văn hóa xã hội của từng quốc gia cũng như phụ thuộc vào từng vùng miền trong một quốc gia hay phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của quốc gia đó ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Ngược lại nếu một người chưa đạt đến một độ tuổi nhất định thì không thể coi là người đó có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý của người thực hiện hành vi, và người thực hiện hành vi đó chỉ có thể có khả năng nhận thức cũng như điêu khiển hành vi khi đã trải qua quá trình hoạt động và giáo dục nhất định, hay là phải đạt đến một độ tuổi cụ thể theo quy định của Pháp luật. Luật hình sự các quốc gia dựa trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu, khảo sát tâm lí cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình đã quy định độ tuổi bắt đầu có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, mức tuổi cụ thể của tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm
  • 23. 22 hình sự và tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ được xác định ở mỗi quốc gia và có thể ở mỗi thời gian nhất định trong các quốc gia không giống nhau. - Mối quan hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là con người cụ thể. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự. Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam phải có tính có lỗi. Do vậy, chỉ những người có điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm và chỉ đối với những người này việc áp dụng viện pháp trách nhiệm hình sự mới đạt được mục đích giáo dục, cải tạo. 1.3. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam 1.3.1. Thời kỳ phong kiến Đặc tính giai cấp của Luật Hình sự được thể hiện rõ nét trong sự hình thành và phát triển của lịch sử Nhà nước Việt Nam. Sự hình thành Nhà nước trong lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ thời Hùng Vương xây dựng Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Cho đến nay, việc xác định thời gian hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc chưa được thống nhất, nhưng có thể giới hạn ở thế kỷ III trước công nguyên đến đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên. Hệ thống Nhà nước trong thời gian này mang tính chất sơ khai của chế độ Nhà nước nô lệ. Trong xã hội tồn tại tầng lớp quý tộc bộ lạc và nô lệ. Luật pháp trong thời gian này là một thứ luật tục hay tập quán chung cho người Lạc Việt. Từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên đến trước thế kỷ thứ X sau công nguyên, sau khi An Dương Vương thất bại trong cuộc chiến tranh chống Triệu Đà, Nhà nước Âu Lạc bị sát nhập vào Việt Nam và trở thành một huyện của các Nhà nước phong kiến phương Bắc. Trong khoảng thời gian 1000 năm đó, Pháp luật được thực hiện với người Việt là pháp luật phong kiến đô hộ ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu là pháp luật của nhà Hán giữ vai trò thống trị. Riêng trong các vùng núi vẫn tồn tại luật tục.
  • 24. 23 Thế kỷ thứ X là thời kỳ xây dựng Nhà nước độc lập bắt đầu từ thời họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo), đến thời họ Ngô (Ngô Quyền), họ Đinh (Đinh Bộ Lĩnh) và tiền Lê (Lê Hoàn) sau khi trải qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đường, nhà Tống (Trung Quốc). Nhà nước Đại Cồ Việt được hình thành mang tính chất của một Nhà nước phong kiến, pháp luật hình sự trong thời kỳ này đã được xây dựng, với hình phạt rất khốc liệt. Nhà Đinh dùng hình phạt bỏ vào vạc dầu đang sôi trước sân đình hoặc vứt cho hổ ăn đối với người mà nhà Đinh cho là phạm tội tử hình. Năm 1002, Lê Hoàn định luật lệ hình phạt tử hình bằng cách thiêu người, tùng xẻo cho chết dần (lăng trì), giam người phạm tội vào nhà tù dưới nước (thuỷ lạo), bắt trèo cây rồi đốn cho cây đổ, dóc mía trên đầu sư... Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII là khoảng thời gian trị vì đất nước của nhà Lý (Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ...), Nhà nước Đại Cồ Việt đổi tên thành nước Đại Việt. Vào năm 1042, Lý Thái Tông ra lệnh cho Quan Trung thư xây dựng cuốn Hình thư để dân thi hành cho tiện. Trong Bộ luật hình thư, nhà Lý quy định thể lệ chuộc tội bằng tiền cho những người già phạm tội (trên 70 tuổi), cho trẻ em dưới 15 tuổi, cho người tàn tật, cho những người thân thích của nhà vua... trừ phạm vào thập ác tội (10 tội): phản quốc, đại nghịch, giết vua, giết chưa mẹ, nổi loại, phản bội, hung ác bạo nghịch, không có đạo đức, bất kính, bất hiếu, loạn luân. Như vậy đã có nhưng quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho những độ tuổi nhất định. Hình phạt được sử dụng cực kỳ dã man: chặt đầu, chặt chân tay, chôn sống; treo đầu trên cây tre.... Từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ XV là thời kỳ thống trị đất nước của nhà Trần (Trần Thái Tông, Trần Dụ Tông...). Nhà Trần đã sử dụng Bộ Hình thư của nhà Lý để trị vì đất nước. Nhưng đến năm 1244, nhà Trần có xây dựng Bộ Hình thư mới, trong đó nhà Trần vẫn sử dụng lệ chuộc tiền, nhưng có quy định thêm: mưu phản thì giết hết thân tộc vì đó là tội lớn nhất; phạm tội trộm thì chặt tay hoặc cho voi xéo... Cuối thế kỷ XIV nhà Trần trở nên mục rỗng, thối nát. Trong hoàn cảnh đó, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lập ra triều Hồ. Mặc dù trong thời gian ngắn ngủi. Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách táo bạo nhằm cải tổ đất nước, xây dựng pháp luật trên các lĩnh vực, nghiêm khắc trừng trị những kẻ làm bạc giả, hành nghề mê tín dị đoan, nấu rượu lậu và cờ bạc.
  • 25. 24 Thế kỷ XV, là thời kỳ nhà Lê, sau chiến thắng của Lê Lợi chống quân xâm lược nhà Minh, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đó phát triển thành Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, huỷ bỏ dần quyền tự trị của công xã, đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa cơ cấu xã hội Việt Nam, phát triển các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và các bộ môn khoa học khác (khắc tên tuổi những người đỗ tiến sỹ ở Văn Miếu). Trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã xây xong Bộ Luật Hồng Đức, thường được gọi là Bộ Quốc Triều Hình Luật gồm 6 quyển, 13 chương với 722 điều luật. Bộ Luật Hồng Đức là đỉnh cao trong thành tựu luật pháp của các Nhà nước phong kiến Việt nam, vì nó là cơ sở cho việc biên soạn những bộ luật trong các chế độ Nhà nước tiếp theo. Trong Bộ luật Hồng Đức bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng... và được xây dựng kèm theo các chế tài. Về hình sự: Bộ luật quy định một số nguyên tắc chung khi áp dụng hình phạt, phân biệt tội phạm do cố ý với tội phạm do vô ý để tha người lầm lỡ không trị tội nặng, bắt người cố ý không kể tội nhẹ, xử phạt nặng kẻ chủ mưu, khởi xướng... Phần hình phạt, cho phép chuộc tội bằng tiền, những vẫn cho áp dụng 5 loại hình phạt chính: xuy (đánh voi), trượng (đánh gậy), đồ (phạt làm khổ sai), lưu (đày đi nơi xa), tử (chết). Mỗi hình phạt chia làm nhiều bậc tuỳ thuộc theo tội nặng nhẹ khác nhau mà xử lý. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung, như: cùm gông, thích chữ vào mặt, phạt tiền, biếu tước, giáng chức, tịch thu tài sản... Phần tội danh có 10 tội nặng nhất, đó là những tội xâm phạm vào quyền lực của nhà vua, xâm phạm đến sự thống trị, tồn tại của quốc gia... thì phạt tử (chết) mà không thể được chuộc bằng tiền. Trong Bộ luật Hồng Đức chứa đựng nhiều quy định liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: Có nhiều quy định bênh vực quyền lợi trẻ em, người già, về miễn giảm trách nhiệm hình sự “Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến khi lớn mới phát giác, thị xử tội theo luật khi còn nhỏ. Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới được phát giác, thì xử tội theo luật già cả tàn tật. khi ở nơi bị đồ mà già cả tàn tật thì cũng thế” (Điều 17); từ 15 tuổi trở xuống phạm tội lưu trở xuống thì cho chuộc
  • 26. 25 bằng tiền (Điều 16); từ 10 tuổi trở xuống nếu phạm tội phản nghịch hoặc giết người đáng xử tội chết thì phải tâu vua quyết định... từ 7 tuổi trở xuống dẫu có bị tội chết cũng không hành hình (Điều 16); từ 15 tuổi trở xuống thì không được tra tấn.. từ 10 tuổi trở xuống không được gọi ra làm chứng (Điều 665) Trách nhiệm hình sự đối với người già cũng được giảm nhẹ hơn so với độ tuổi khác: “Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người bị phế tật, phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác tật, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu vua để vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bị bắt tội kẻ xui xiểm, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi thường. Nếu ai xét ra tình trạng đáng thương hay tài năng đáng tiếc thì đặc cách cho được khỏi phải thích chữ vào mặt” (Điều 16). Đối với một số tội phạm cụ thể cũng chia ra tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên, mà ruộng đất của mình để người trong họ hay người ngoài cày hay ở, đã quá niên hạn mới miễn cưỡng đòi lại, thì bị xử phạt 80 trượng và mất ruộng đất. Nếu vì chiến tranh hay đi phiêu bạt về thì không theo luật này” (Điều 387) (Bộ luật Hồng Đức di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam-NXB Tư pháp, tr.199) Dưới thời các triều Lý, Trần số người xuất gia tu hành trong nước rất nhiều, điều này ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của nông nghiệp. Để ngăn chặn người lười nhác mượn cớ tu hành để trốn lao đông, Điều 288 Bộ luật Hồng Đức có quy định: “Các sư và đạo sĩ tuổi từ 50 trở lên, có có độ điệp (bằng sắc của triều đình ban cho nhà sư) của quan cấp; nếu không có thì phải tội đồ làm khao đinh. Có độ điệp riêng thì cũng xử tội thế; có độ điệp rồi mà phạm pháp luật, phải đuổi ra khỏi chùa, quán, sau khi đã xét xử 10 ngày mà không chịu hoàn tục thì cũng phải tội trên. Xã quan dung túng, thì phải tội biếm một tư; quan huyện vô tình không xét ra, thì bị tội trượng hay phạt; quan giám lâm (xã quan địa phương) cùng người trụ trì ở chùa, quán đều phải biếm một tư. Nếu sư và đạo sỹ phạm tội uống rượu, ăn mặn, thì phải hoàn tục sung làm quân lính; phạm tội dâm thì xử tội đồ”.
  • 27. 26 Từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVIII là thời kỳ nội chiến, thời kỳ phân chia cát cứ quản lý Đàng trong, Đàng ngoài và thống nhất đất nước. Từ đầu thế kỷ thứ XVI, Triều Lê mất dần vai trò lãnh đạo đất nước, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như cuộc khởi nghĩa của Trần Cao, Mặc Đăng Dung, Trịnh Kiểm, Nguyễn Kim... Nước Đại Việt được chia làm hai miền: Đàng trong và Đàng ngoài lấy sông Gianh làm giới tuyến. Xung đột khốc liệt Trịnh - Nguyễn phân tranh đã kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em nhà Nguyễn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) lãnh đạo lập lên triều đại Tây Sơn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Thời kỳ này, về cơ bản Bộ Luật Hồng Đức vẫn được sử dụng nhất là phần hình sự, có bổ sung một số lĩnh vực kinh tế, tài chính... Sau khi triều đại Tây Sơn suy thoái, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long đến năm 1858 (thời điểm thực dân Pháp xâm lược). Trong thời gian Nguyễn Ánh trị vì đất nước, việc xây dựng pháp luật được quan tâm đặc biệt. Năm 1815, Bộ Hoàng Triều Luật lệ (thường được gọi là Bộ Luật Gia Long) được xây dựng trên cơ sở Bộ Luật Hồng Đức và Luật lệ Đại Thanh (Trung Quốc) nhưng nội dung chủ yếu cuả Bộ Luật này mô phỏng theo Luật lệ của nhà Đại Thanh (Đại Thanh Luật lệ). Trong Hoàng Triều Luật lệ, phần hình sự được cấu tạo tương tự như Bộ Luật Hồng Đức, nhưng phần hình phạt được chia theo các khung cụ thể hơn. Ví dụ, phạt đồ được chia làm 5 bậc với thời gian từ 1 năm 3 năm; phạt lưu đầy bị đầy đi xa 2.000 đến 3.000 hải lý; tử hình gồm giảo (thắt cổ cho chết), trảm (chém đầu), lăng trì (tùng xẻo)... Diện trừng trị của Hoàng Triều Luật lệ mở rộng hơn, đặc biệt là nguyên tắc tập thể chịu hình phạt được áp dụng đối với tội quan trọng xâm phạm vào lợi ích Nhà nước, lợi ích của nhà vua. Ví dụ: Mưu phản và mưu đại nghịch thì áp dụng hình phạt chém từ ông, chưa, con trai, cháu trai, anh em trai của can phạm từ 16 tuổi trở lên. Từ 15 tuổi trở xuống đến mẹ, con gái, vợ, chị em gái, con dâu... bắt làm nô tì, tài sản bị tịch thu toàn bộ. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Năm 1883, triều đình Huế ký với Pháp bản Hiệp ước thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của Pháp. Trong suốt thời gian từ 1858 đến 1945 thực dân Pháp đã thiết lập chính quyền thuộc địa ở Việt Nam.
  • 28. 27 Đây là thời kỳ, ở nước ta cùng lúc sử dụng hai loại Luật hình. Luật Hình sự của Pháp áp dụng cho người Pháp và người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam. Luật Hình sự của Nhà Nguyễn áp dụng cho người bản xứ. Sau khi Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp thì ở Nam Kỳ cũng áp dụng Luật Hình sự của Thực dân Pháp, còn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ áp dụng Bộ Luật Gia Long có bổ sung thêm các tội phiến loạn, tội chống lại chính phủ bảo hộ Pháp... Thời kỳ này, trong các nhà tù, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách hình sự khủng bố, đàn áp, tra tấn dã man những lãnh tụ trong các phong trào khởi nghĩa và những người Cộng sản Việt Nam. 1.3.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - BLHS năm 1985 Sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945). Nó gắn liền với các giai đoạn của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Khi đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những cơ sở về chính trị, kinh tế, xã hội để thống nhất về mặt luật pháp, trong đó pháp luật hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong phần chung cũng như trong các tội phạm cụ thể một cách hoàn thiện nhất. Trong những ngày đầu mới thành lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vừa từng bước tổ chức xây dựng xã hội mới. Để ổn định tình hình đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến, với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa. (Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 4-1945 tr.35). Đây là biện pháp mang tính tình thế cấp bách để ổn định tình hình đất nước. Như vậy, đặc điểm cơ bản của giai đoạn này áp dụng pháp luật của đế quốc và phong kiến theo tinh thần mới, ở Bắc Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng Hình luật An Nam, ở Trung Kỳ vẫn áp dụng Hoàng Việt hình luật, ở Nam Kỳ áp dụng Hình luật Pháp tu chính, các Tòa án đã căn cứ vào chính sách của Đảng và Chính phủ, tinh thần độc lập và
  • 29. 28 dân chủ của Hiến pháp năm 1946 và án lệ để xét xử. Điều luật cũ chỉ được vận dụng trong khi thật cần thiết với tinh thần của chính sách và đường lối mới. Do ba vùng Bắc, Trung, Nam áp dụng ba Bộ luật hình sự khác nhau cho nên việc xử lý tội phạm ở ba vùng cũng không thống nhất. Điều này là không phù hợp với chính thể cộng hòa, chính vì vậy việc ban hành các văn bản pháp luật là một đòi hỏi khách quan. Ngày 30/6/1955 Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 19/VHH-HS yêu cầu Tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, đến năm 1959, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 772/TANDTC ngày 10-7- 1959 về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc phong kiến và từng bước ban hành các văn bản pháp luật mới. Để thực hiện đường lối mà Đảng ta đề ra, đến trước năm 1976, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành các quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự: - Sắc lệnh số 97/SL ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật: Tại Điều 7 quy định: “Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi. Khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha, mẹ, người con cũng có quyền tự lập” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.12) - Nghị định 181/NV-6 ngày 12-6-1951 của Liên Bộ Nội vụ- Tư pháp ấn định chi tiết về sự thiết lập, tổ chức, kiểm soát trại giam và ban hành Bản quy tắc trại giam. Điều 9 Nghị định có nêu: “Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại như sau và giam riêng: 1. Sơ phạm; 2. Phạm pháp nhiều lần; 3. Phạm nhân dưới 18 tuổi; 4. Phạm nhân trên 55 tuổi; 5. Phạm nhân tàn tật.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.12) - Chỉ thị số 46/TH ngày 14-1-1969 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tăng cường và phát huy hơn nữa tác dụng của công tác Tòa án trong công tác bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ tài sản của Nhà nước và quản lý thị trường ở thành phố Hà Nội: “Để góp phần giải quyết tốt tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp và trẻ em
  • 30. 29 hư, ngoài biện pháp phối hợp với các đoàn thể thanh niên, với Ủy ban thiếu niên và nhi đồng và các nhà trường trong công tác giáo dục thanh, thiếu niên, ngành Tòa án cần phân biệt những trường hợp giao cho gia đình bảo lĩnh, giáo dục hoặc cho tập trung vào các trường trẻ em hư do cơ quan Công an phụ trách tổ chức theo Quyết định số 217/TTg/NC ngày 18-12-1967 của Thủ tướng Chính phủ với những trường hợp cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự xét xử trước Tòa án. Nói chung, đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi thì không đưa ra Tòa án xét xử; từ 14 tuổi đến 18 tuổi, nếu trường hợp phạm pháp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm chước đến tuổi còn non trẻ của chúng; riêng đối với loại từ 14 tuổi đến 16 tuổi, chỉ nên xét xử trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Về những sự thiệt hại do hành vi của vị thành niên gây ra thì bố mẹ hoặc người đỡ đầu chúng phải chịu trách nhiệm bồi thường.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.13) Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao thông qua công tác tổng kết hàng năm đã hướng dẫn cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như hướng dẫn chi tiết về đường lối xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, hướng dẫn mức hình phạt áp dụng cho độ tuổi khác nhau, như trong bản Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965-1968) của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đường lối xét xử người chưa thành niên phạm tội: “Do pháp luật còn thiếu và kinh nghiệm của chúng ta còn ít, nên các Tòa án còn lúng túng, cụ thể là: từ tuổi nào trở lên thì mới coi là có trách nhiệm hình sự? Đối với các vị thành niên thuộc lứa tuổi được coi là có trách nhiệm hình sự thì phân biệt các trường hợp cần truy tố với các trường hợp không cần truy tố như thế nào? Khi lượng hình, chiếu cố tới trình độ hiểu biết về pháp luật còn non kém và sự suy nghĩ còn thiếu chín chắn, vững vàng của lứa tuổi thanh niên, thiếu niên như thế nào cho thích hợp?... Qua các kỳ hội nghị tổng kết hàng năm trước đây và qua một số văn bản hướng dẫn, Tòa án tối cao đã sơ bộ đề ra chủ trương: - Về nguyên tắc, từ 14 tuổi tròn trở lên coi là có trách nhiệm về mặt hình sự. - Nói chung đối với lứa tuổi từ 14 đến 16 thì chỉ nên truy tố, xét xử trong những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp
  • 31. 30 dâm... Riêng hiếp dâm nói chung vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ nên truy tố, xét xử trong trường hợp nghiêm trọng. - Đối với lứa tuổi từ 16 đến 18, nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương đối nghiêm trọng, nói chung cần xét xử, nhưng so với người lớn, cần xét xử nhẹ hơn.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.13,14) Bên cạnh đó, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn xét xử nhiều năm, Tòa án nhân dân đưa ra Bản tổng kết công tác các năm và hướng dẫn tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như đường lối xét xử: “Cá biệt có nên xét xử về hình sự trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội thực nghiêm trọng hay không ? Nói chung, hội nghị đều nhất trí rằng không nên xử lý về hình sự các vị thành niên dưới 14 tuổi dù phạm tội nghiêm trọng. Cũng có một số đại biểu đề nghị cá biệt nên cho xét xử về hình sự trẻ em trên 13 tuổi và dưới 14 tuổi nếu đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.15) Bản tổng kết cũng đưa ra kết luận: “Tóm lại, đối với các trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng, nhất thiết cần xử lý, nhưng hiện nay chỉ nên đề nghị đưa vào trường trẻ em hư, đồng thời nên bắt gia đình các em đó phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.16) Đối với một số tội phạm cụ thể, trong giai đoạn này Tòa án nhân dân tối cao cũng ra một số hướng dẫn cụ thể có liên quan đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tại Bản tổng kết và hướng dẫn số 329/HS2 ngày 11-2-1967 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục có viết: “Riêng đối với các can phạm còn ít tuổi, từ khoảng 14 đến 16, chủ yếu nên dùng những biện pháp giáo dục như: Giao cho cha, anh, chú, bác bảo lĩnh và giáo dục, giữ trong các trại giáo dưỡng vị thành niên...; chỉ trong một số ít trường hợp có tình tiết thực sự nghiêm trọng mới cần xét xử. Đối với các can phạm trong lứa tuổi từ khoảng 16 đến 18 trừ một số ít trường hợp có tình tiết ít nghiêm trọng, có thể xử lý bằng các biện pháp giáo dục như trên nói chung cần xét xử về hình sự; nhưng khi xử, cần chiếu cố thích đáng đến trình
  • 32. 31 độ hiểu biết về pháp luật còn non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo của họ, đến việc họ chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình mà xét xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi, nếu các tình tiết phạm pháp khác đều tương đương(thông thường mức án tối đa đối với các can phạm đó chỉ vào khoảng ½ mức án đối với các can phạm đã lớn tuổi).” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.18). Bản tổng kết số 452/HS2 ngày 10-8-1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người có nêu ra: “Đến tuổi nào thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người? Trong thực tiễn xét xử của ta, nhìn chung, các can phạm dưới 14 tuổi tròn không bị truy tố xét xử về tội giết người. Cho nên, cũng như đối với các loại tội phạm nghiêm trọng khác, có thể nói trách nhiệm hình sự về tội giết người bắt đầu từ 14 tuổi tròn”. (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.19) Và trong bản tổng kết cũng hướng dẫn chi tiết về đường lối xử lý tội danh này: “Mức hình phạt đối với các can phạm này(từ 14 tuổi đến 16 tuổi) nói chung, chỉ nên từ khoảng 15 năm tù trở xuống. Đối với các can phạm đã có từ 16 tuổi tròn trở lên, cho đến dưới 18 tuổi một ít, cũng có thể xử nhẹ hơn một phần so với can phạm đã lớn. Và đối với tất cả các loại can phạm này, nói chung, không nên áp dụng mức án tử hình.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.19) Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn này chủ yếu xét xử theo án lệ thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Thông qua sự hướng dẫn đó cũng đã thống nhất được một số nội dung liên quan đến xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đó là từ đủ 14 tuổi tròn trở lên. Tuy nhiên vì là bản tổng kết công tác nên hiệu lực cũng có những hạn chế nhất định và thực tiễn áp dụng cũng chưa thống nhất, còn có trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa đủ 14 tuổi tròn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Ở các tỉnh phía Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn) đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là Bộ hình luật ngày 20 tháng chạp năm 1972. Bộ luật đã quy định cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như chính sách áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
  • 33. 32 Tại Điều thứ 77 Chương thứ hai (các nguyên nhân miễn trách nhiệm hình sự) Quyển I (phần Tổng quát) quy định: “Tội phạm không cấu thành, nếu can phạm là vi thành niên 13 tuổi khi phạm phạm”. Như vậy, có thể nói trong Bộ hình luật đã quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, ngoài ra Bộ luật còn có nhiều quy định liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự khác cũng như đường lối xử lý đối với các nhóm tuổi khác nhau: Điều thứ 27 quy định: “Đàn ông từ 60 tuổi trở lên và đàn bà bị án khổ sai hay cầm cố sẽ bị giam trong lao thất nhưng được hưởng một chế độ giam giữ và làm việc khoan hồng hơn do quy chế lao thất ấn định”; Điều thứ 56 quy định: “Vị thành niên 13 tuổi phạm pháp có thể bị buộc lưu trú cho đến năm 21 tuổi tại nhà một người đáng tin cậy, tại một cơ quan từ thiện, giáo dục, đào luyện nghề nghiệp hay bảo dưỡng thiếu nhi. Tuy nhiên đương sự có thể được tòa án nguyên thẩm phóng thích trước thời hạn nếu những người hoặc cơ quan nói trên xác nhận đương sự đã cảm hóa”; Điều thứ 91 quy định: “Sẽ được hưởng sự khoan miễn, vị thành niên trên 13 tuổi và dưới 18 tuổi và những người già từ 70 tuổi trở lên”. Có thể thấy rằng đây là một quy định khá mới mẻ trong lịch sự lập pháp Việt Nam, đó chính là việc quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với những người già từ 70 tuổi trở lên. Điều thứ 309, 310 quy định về du đãng cũng có quy định: “...Vị thành niên dưới 18 tuổi sẽ không bị phạt giam những tùy từng trường hợp sẽ được giao cho cha mẹ, người giám hộ, người đáng tin cậy, cơ quan từ thiện, giáo dục, huấn nghệ hay bảo dưỡng thiếu nhi trong một thời gian tối đa là đến khi bị thành niên được 21 tuổi”. Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để hàn gắn vết thương chiến tranh, lập lại trật tự xã hội, việc thống nhất pháp luật cũ và xây dựng pháp luật mới là nhiệm vụ cấp bách. Căn cứ vào Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội khoá VI, kì họp thứ nhất, Hội đồng Chính phủ đã thu thập ý kiến của các ngành và đã chủ trương như sau: “a) Những văn bản pháp luật hiện hành ở hai miền đều được áp dụng chung trong cả nước vì đều là xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể là: - Đối với các tỉnh phía Nam: những Sắc luật mới được ban hành cũng như những văn bản pháp luật khác của Chính phủ cách mạng lâm thời vẫn tiếp tục
  • 34. 33 được áp dụng. Nhưng nếu có điều khoản nào đã được quy định một cách quá tổng quát, thì có thể và cần thiết phải vận dụng luật lệ đã được thi hành ở miền Bắc. - Đối với vấn đề nào mà ở miền Nam trước đây chưa có luật lệ mà miền Bắc đã có, thì vận dụng luật lệ đang được thi hành ở miền Bắc, nhưng phải xem xét vận dụng vào tình hình, đặc điểm của miền Nam cho phù hợp. - Đối với các tỉnh phía Bắc: Đối với các vấn đề nào mà miền Bắc chưa có hoặc tuy đã có nhưng chưa thích hợp mà miền Nam đã có và tiến bộ hơn thì áp dụng luật lệ ở miền Nam”. Ngày 06/7/1976, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Bản sơ thảo Chỉ thị số 54-TATC hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất, trong đó có đoạn viết: “Chủ trương thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước nói trên thể hiện tính quá độ hiện nay trong thời kì đầu của việc thống nhất đất nước và là một bước quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này không có điểm gì mới. Giai đoạn này, các nhà làm luật cũng đã tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở Việt Nam, tham khảo Bộ luật Hình sự của các nước trên thế giới để dự thảo Bộ luật Hình sự năm 1985. 1.3.3. Những quy định BLHS năm 1985 Trong lời nói đầu Bộ luật Hình sự năm 1985 khẳng định: “Bộ luật hình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong mấy chục năm qua và có dự kiến tình hình diễn biễn của tội phạm trong thời gian tới”. Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời và qua bốn lần sửa đổi, bổ sung vào các ngày 28/12/1989; 12/8/1991; 22/12/1992; 10/5/1997 là công cụ quan trọng góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 27/6/1985 là một dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam. Nó là công cụ quan trọng để đấu tranh phòng chống tội phạm. “Có thể khẳng định, mang tính hệ thống hóa, pháp điển hóa sâu sắc, Bộ luật Hình sự 1985 ra đời là một thành tựu lớn của trí tuệ lập pháp hình sự nước ta, đã có tác