SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn Hiệu trưởng trường Đại học Lạc Hồng –
tiến sĩ Trần Hành cùng cô phó khoa Đông phương – thạc sĩ Bùi Thị Thu Thủy đã
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khóa luận của tôi bên tiếng Việt
cô Huỳnh Thị Hồng Hạnh và giáo viên hướng dẫn bên tiếng Trung cô Trần Hội
Mẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và chỉnh sửa những sai sót của tôi trong quá
trình làm khóa luận.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn cô Phùng Kim Nga đã cho tôi những ý
kiến và lời khuyên bổ ích, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận, cám
ơn các thầy cô bên ngành tiếng Trung cùng các anh chị trong khoa đã giúp đỡ và
có những đóng góp bổ ích cũng như tạo mọi điều kiện để tôi hoàn tất luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cha mẹ, những người thân trong gia đình đã chỉ dạy
và hướng dẫn tôi phải làm thế nào để đối mặt với khó khăn, động viên tôi làm tốt
bài luận văn của mình.
Sau cùng xin cảm ơn các bạn trong lớp học đã cổ vũ, động viên tôi cố gắng
làm tốt khóa luận của mình.
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, cha mẹ và bạn bè,
nhờ có sự giúp đỡ của họ tôi đã hoàn tất khóa luận của mình.
Chân thành cảm ơn.
Nguyễn Thị Lan Thanh
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Kết Cấu Trang
Phần mở đầu............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................ 2
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 4
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................. 4
5. Kết quả đạt được của đề tài............................................................................. 5
6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài ............................................................. 5
7.Bố cục ............................................................................................................ 6
Chương 1: Khái quát về uyển ngữ ........................................................................ 7
1.1 Khái niệm uyển ngữ ................................................................................ 7
1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của uyển ngữ............................................... 7
1.3 Công dụng của uyển ngữ ...................................................................... 11
1.4 Nguyên tắc vận dụng uyển ngữ và hiệu quả ngữ dụng...................... 14
1.5 Phân loại ................................................................................................. 15
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2: Các chức năng chính của uyển ngữ ................................................. 18
2.1 Chức năng kiêng kị .............................................................................. 18
2.2 Chức năng lịch sự ................................................................................ 23
2.3 Chức năng che đậy ............................................................................... 25
Chương 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt
3.1 Uyển ngữ trong tiếng Hán .................................................................... 30
3.1.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc ...................... 30
3.1.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật
và khiếm khuyết sinh lý ..................................................................... 38
3.1.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính và bài tiết ............. 40
3.1.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến địa vị
và nghề nghiệp cao thấp........................................................................ 41
3.1.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ ......... 42
3.2 Uyển ngữ trong tiếng Việt ..................................................................... 44
3.2.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc ...................... 44
3.2.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật
và khiếm khuyết sinh lý ........................................................................ 45
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan
đến tính và bài tiết.....................................................................................................47
3.2.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan
đến địa vị và nghề nghiệp cao thấp.....................................................................47
3.2.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ 48
3.3 Sự tương đồng và khác biệt của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng
Việt
3.3.1 Sự tương đồng.................................................................................................54
3.3.2 Sự khác biệt......................................................................................................56
Kết luận............................................................................................................................................59
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................61
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc từ thời xưa đựơc mệnh danh là “lễ nghĩa chi bang” (quốc gia
trọng lễ nghĩa). Lễ nghĩa là hạt nhân xuyên suốt trong nền văn hóa Trung Quốc,
người Trung Quốc nói và làm đều trọng chữ “lễ” và “nhã”. Đặc điểm này được thể
hiện rõ trong văn hóa giao tiếp của người Hán, trong giao tiếp con người luôn luôn
đề cập đến mọi mặt trong đời sống xã hội trong đó có những vấn đề tế nhị, không
tiện nói ra nhưng bắt buộc phải đề cập đến.
Khi đề cập những vấn đề này, để tránh làm mất lòng người khác, thể hiện sự
lịch sự, con người thường lựa chọn những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, hàm
súc để thay thế mà vẫn giữ được nội dung chủ yếu được nhắc đến. Những từ ngữ
uyển chuyển, nhẹ nhàng được gọi là uyển ngữ.
Uyển ngữ được sử dụng rộng rãi trong văn hóa giao tiếp của người Hán. Trải
qua những thời kì khác nhau, uyển ngữ cũng có sự khác biệt vì uyển ngữ là ngôn
ngữ xã hội, vì thế xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thì uyển ngữ cũng có
sự thay đổi theo cho phù hợp với thực trạng xã hội. Văn hóa Việt Nam và Trung
Quốc là hai nước anh em, văn hóa có nhiều nét tương đồng, trong giao tiếp người
Việt cũng sử dụng uyển ngữ để thay thế cho những từ không muốn trực tiếp nói
đến…Trong tiếng Việt “uyển ngữ” còn có những tên gọi khác như: “khinh từ”,
“nhã ngữ”, “nói giảm nói tránh”… nhưng nhìn chung dù với tên gọi nào thì bản
chất và công dụng của uyển ngữ vẫn không thay đổi: dùng những từ ngữ uyển
chuyển, nhẹ nhàng để thay thế cho những từ trực tiếp, tế nhị. Đối với những người
học về ngôn ngữ (tiếng Hán) thì cần phải tìm hiểu, nắm vững cách dùng của uyển
ngữ để tránh dẫn đến nhầm lẫn và sai sót trong quá trình giao tiếp cũng như nâng
cao hơn trình độ và sự hiểu biết của mình đối với ngôn ngữ mình đang theo học.
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa cách dùng uyển ngữ của ngôn
ngữ nguồn (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ thứ 2) có tác dụng lớn đối
với người học trong quá trình giao tiếp. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này để
nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về uyển ngữ như:
2.1 Tiếng Hán
- Tác giả THẨM ĐỒNG trong cuốn Những ý kiến về ngữ dụng của uyển
ngữ của Học viện ngoại ngữ Tứ Xuyên, 1998 đã nghiên cứu các loại hình của uyển
ngữ, diễn biến và nguyên tắc vận dụng uyển ngữ. Tác giả cho rằng: “Khi sử
dụng uyển ngữ trên tổng thể phải tuân thủ hai nguyên tắc: nguyên tắc nghe những
lời tốt đẹp, đây chính là mục đích chủ yếu của uyển ngữ; nguyên tắc như gần như
xa.”[9;73]
- Tác giả LƯU QUANG ĐÌNH trong cuốn Sơ lược lý luận của uyển ngữ
trong Hán ngữ hiện đại của Đoàn học thuật học viện Lũng Đông, 2006 đã bước
đầu nghiên cứu uyển ngữ hán ngữ hiện đại. Tác giả cho rằng uyển ngữ Hán ngữ là
một loại hiện tượng văn hóa phong tục tập quán của nhân dân, khởi nguồn của
uyển ngữ xuất phát từ từ ngữ cấm kị,”kị húy”, “cầu nhã” là nền tảng sản sinh ra
uyển ngữ.
- Tác giả THIỆU QUÂN HÀN trong cuốn Nghiên cứu phân loại uyển ngữ,
Đại học sư phạm Tín Dương, 2002 đã nghiên cứu về những phân loại của uyển
ngữ. “Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ tương đối phức tạp, nó đề cập đến
nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, dân tộc, tâm lý, ngữ cảnh, mục đích v.v..”
[15;61]. Tác giả đứng trên góc độ chức năng của xã hội và tâm lý ngữ dụng phân
uyển ngữ thành ba loại: có lợi cho người khác, có lợi cho tất cả mọi người, có lợi
cho mình.
- Tác giả QUÁCH LỆ HOA trong cuốn Phương thức biểu đạt và công năng
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngữ dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp, Học viện sư phạm Yên Sơn,
2000 đã nghiên cứu những công dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp. Tác
giả cho rằng: “Sử dụng uyển ngữ có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ những từ ngữ
đường đột, thất lễ, “trực ngôn bất húy” làm người khác không vui hoặc phản cảm”
[16;47]. Tác giả nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh dựa trên chức năng kiêng
kị, lễ phép và chức năng che giấu của uyển ngữ. Tôi dựa vào phương pháp nghiên
cứu của tác giả để nghiên cứu đề tài của mình.
- Tác giả LÝ ĐÔNG MAI trong cuốn Phân tích một số ngữ dụng của uyển
ngữ, Đoàn học thuật của Trường Cao học chuyên ngành hàng hải Quảng Châu,
2000 viết: “Uyển ngữ có thể nói là ngôn ngữ đã được lễ phép hóa, nó làm cho
những cách nói quá trực tiếp, không đủ tôn kính, khiến người khác không vui sẽ
dễ biểu đạt ra hơn thông qua những cách nói hàm súc, uyển chuyển, làm người
nghe dễ tiếp nhận hơn. Như vậy người nói vừa quan tâm đến thể diện của người
khác vừa bảo vệ thể diện của mình, thể hiện mình là người có giáo dục.”[25;40]
- Tác giả CAO NGỌC PHÂN và TIÊU Á UY trong cuốn Sự phát triển mới
của uyển ngữ, Đàm luận khoa học xã hội, 8/2005 đã nghiên cứu về khởi nguồn,
chủng loại và sự phát triển mới của uyển ngữ. Tác giả viết: “uyển ngữ là những lời
nói dễ nghe, bắt nguồn từ tín ngưỡng Tôn giáo thường được sử dụng trên 6 lĩnh
vực như: uyển xưng về thần thánh, thề nguyền, giới tính, chết chóc, bệnh tật và bài
tiết.”[11;102]
- Tác giả PHÁC KIM PHỤNG trong cuốn Thử phân tích động cơ ngữ dụng
của uyển ngữ, Đoàn học thuật trường Đại học công nghiệp An Huy, 2007 nghiên
cứu uyển ngữ và những hành vi ngôn ngữ gián tiếp, uyển ngữ với những nguyên
tắc “lễ phép”, “hợp tác”. Tác giả viết: “ Uyển ngữ là một loại biện pháp tu từ, biểu
đạt uyển chuyển là một loại biểu đạt lễ phép có hiệu quả.” [13;108]
Đây là những tài liệu cung cấp những lý thuyết, những nền tảng lý luận cơ
bản giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2 Tiếng Việt
- Tác giả Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Phong cách học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1993 có bàn về uyển ngữ, phong cách học của ngôn
ngữ.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 biện pháp và phương tiện tu từ, Nxb
Giáo dục, 1994. Cuốn sách này cho rằng: “Uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ, là hình
ảnh tu từ trong đó người ta thay tên một đối tượng (hoặc một hiện tượng) bằng sự
miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét
đặc biệt của nó.”[4;71]
Trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lý thuyết cơ sở ở các sách, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu về uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, thông qua nguồn ngữ
liệu khảo sát để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, hai
nền văn hóa.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trong giao tiếp luôn khó tránh khỏi những trường hợp chúng ta phải chạm
đến những vấn đề tế nhị, không muốn trực tiếp nói ra, nếu trực tiếp nói ra sẽ làm
mất lòng người khác hoặc làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, làm mất hòa khí
hai bên. Trong những trường hợp này, người ta thường dùng uyển ngữ để biểu đạt.
Sử dụng uyển ngữ làm cho vấn đề trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận hơn nhưng vẫn
giữ được nội dung chủ yếu của vấn đề. Trong những trường hợp khác nhau, ở các
quốc gia khác nhau, cách dùng của uyển ngữ cũng khác nhau. Đề tài khái quát
những tri thức cần thiết về uyển ngữ giúp người học tiếng Hán tránh được những
sai sót trong quá trình giao tiếp, tránh hiểu sai, nhầm lẫn về ý nghĩa trong quá trình
dạy và học ngôn ngữ, nâng cao khả năng sử dụng từ ngữ, khả năng biểu đạt ngôn
ngữ.
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra ( thu thập ngữ liệu bằng cách phỏng vấn, ghi âm, phát
phiếu điều tra xã hội học…)
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp so sánh – đối chiếu (so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa
uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được khảo sát trong từ điển tiếng Hoa và từ điển tiếng Việt, cùng với nguồn
ngữ liệu trên mạng và các tài liệu nghiên cứu có liên quan khác. Nguồn ngữ liệu
thu được là hơn 50
Phạm vi nghiên cứu lá các uyển ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày ở các
lĩnh vực như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, bài tiết, địa vị nghề nghiệp, những điều
cấm kị liên quan đến phụ nữ.
5. Kết quả đạt được của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách khái quát, đưa ra một cái nhìn tổng thể về uyển
ngữ bao gồm: khái niệm, nguồn gốc hình thành và phát triển, phân loại và nguyên
tắc vận dụng. So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt với một số vấn đề cơ
bản như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, khiếm khuyết sinh lý… Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho người học tiếng Hán, cho những ai quan
tâm đến văn hóa giao tiếp của người Hán đặc biệt là cách sử dụng “uyển ngữ”
trong giao tiếp.
6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu những tương quan giữa văn hóa và ngôn ngữ trong các hình thức thể
hiện của uyển ngữ.
So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ vá
văn hóa để có cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về uyển ngữ.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7. Bố cục:
Chương 1: Khái quát về uyển ngữ
Chương 2: Các chứ năng chính của uyển ngữ
Chương 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Khái quát về uyển ngữ
1.1. Khái niệm uyển ngữ
Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về uyển ngữ:
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – 2005) giải nghĩa:
“Uyển ngữ là phương thức nói nhẹ đi thay cho cách nói bị coi là sỗ sàng, làm xúc
phạm, làm khó chịu.” (A;1;1088)
Dictionarie de Linguistique ( Từ điển ngôn ngữ học- Pháp) định nghĩa
“Uyển ngữ là dùng những phương thức uyển chuyển, dịu dàng để diễn đạt
một sự thật hay tư tưởng nào đó nhằm giảm nhẹ đi mức độ thô tục. Uyển ngữ có
thể bao gồm những phản ngữ trong tu từ, có nghĩa là dùng một từ hay một cụm từ
để biểu đạt ý nghĩa tương phản về mặt chữ của chữ (từ) đó”.
Đinh Trọng Lạc cho rằng:
“Uyển ngữ là hình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên gọi một số đối tượng
(hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó hoặc bằng
việc nêu lên những nét đặc biệt của nó. Uyển ngữ tăng cường tính tạo hình cho lời
nói vì nó không chỉ gọi tên đối tượng mà còn miêu tả đối tượng” (99 phương tiện
và biện pháp tu từ Tiếng việt, tr 71).
Theo chúng tôi uyển ngữ là cách sử dụng những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ
nhàng, hàm súc, nhằm nói tránh, nói lảng đi không nói thẳng vào sự thật có thể
làm người nghe cảm thấy khó chịu hay bị tổn thương mà vẫn diễn đạt được nội
dung mình muốn đề cập đến.
Ví dụ: “qua đời” được dùng thay cho “chết” “có
tin vui” được dùng thay cho “có thai” v.v..
1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của uyển ngữ
1.2.1. Nguồn gốc của uyển ngữ
Trung Quốc là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời, trong quá trình phát
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
triển lâu dài của mình đã hình thành nên những học thuyết, những tư tưởng vĩ đại,
trong đó nổi lên một tư tưởng đặc thù đó là thuyết “trung dung”, không nên nói quá
toàn vẹn, quá tuyệt đối, nhưng trong giao tiếp có nhiều vấn đề không thể không đề
cập đến. Vì thế trong giao tiếp con người đã lựa chọn một phương thức biểu đạt
uyển chuyển gọi là uyển ngữ. Uyển ngữ bắt nguồn từ rất nhiều khía cạnh khác
nhau. Nguồn gốc của uyển ngữ bắt nguồn từ những nhu cầu sau:
1.2.1.1 Nhu cầu xã hội
Uyển ngữ chủ yếu bắt nguồn từ sự xuất hiện của những từ ngữ cấm kị, nếu
như không có những từ ngữ cấm kị thì uyển ngữ cũng đánh mất đi sự tồn tại tất
yếu của mình.Con người luôn có tâm lý hướng về điều tốt lành tránh điều xấu,
chính tâm lý này đã hình thành một loại thói quen xã hội, thói quen sợ mang lại tai
họa hoặc vi phạm những qui tắc xã hội. Do đó xuất hiện những từ ngữ, lời nói cấm
kị. Sự xuất hiện của từ cấm kị cũng đem đến nhiều bất tiện trong giao tiếp của con
người, nhiều lúc trong giao tiếp cần phải nhắc đến những sự vật, hiện tượng “cấm
kị’ vì thế uyển ngữ ra đời. Những lúc như thế con người dùng những từ ngữ dễ
nghe để thay thế, những cách nói ẩn dụ để ám thị, những cách biểu đạt uyển
chuyển để đề cập đến, cho rằng như thế sẽ tránh những tai hại do lực lượng siêu
nhiên hoặc những sự vật nguy hiểm nào đó đem đến, con người mong rằng cuộc
sống tương lai sẽ hạnh phúc, tươi đẹp,ước cho ngày sau sẽ cát tường như ý.
Vào thời kì đầu của lịch sử loài người, do sức sản xuất thấp, văn minh xã hội
còn lạc hậu, con người cho rằng những thiên tai và bệnh tật là sự trừng phạt của
trời đối với con người do con người làm những việc không phải với trời đất hoặc
đó là hiện thân của quỷ thần. Vì thế con người trong cuộc sống thường ngày đều
tránh không nhắc đến thần thánh ma quỷ hay tên gọi của họ, khi nhắc đến thì vừa
cung kính vừa sợ hãi. Cùng với sự phát triển của xã hội, với những thời kì lịch sử
khác nhau, sự kiêng kị trong giao tiếp của người dân ở mỗi thời kì cũng có những
chế định riêng. Đặc biệt là vào thời Chiếm hữu nô lệ, nô lệ bị coi là
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một công cụ biết nói, ngôn ngữ cử chỉ đều không được tự do. Do đó trong trường
hợp không thể nói, không muốn nói, không dám nói nhưng bắt buộc phải nói thì
uyển ngữ là “từ thay thế” tốt nhất vừa chỉ rõ đối tượng được nói đến.
Thời phong kiến quy định không được trực tiếp gọi tên các bậc đế vương, tôn
giả, trưởng giả, những người thân. Lúc cần thiết phải gọi tên thì phải dùng một từ
ngữ khác để thay thế. Con cháu đời sau trực tiếp gọi tên tổ tiên mình là bất kính vì
thế phải dùng những từ ngữ thay thế để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên. Vào thời
Xuân thu chiến quốc đã xuất hiện từ “tú tài” nhưng khi Lưu Tú lên ngôi hoàng đế
để tránh kị húy người ta thay từ “tú tài” bằng từ ‘mậu tài”, đồng thời đối với một
số sự vật rất ghét nhắc đến cũng bị cấm. Chính do sự tồn tại của những từ ngữ cấm
kị đã kích thích sự phát triển của uyển ngữ, thúc đẩy sự mở rộng về số lượng của
uyển ngữ. Uyển ngữ thực chất là biến thể của từ ngữ cấm kị.
1.2.1.2 Nhu cầu tâm lý
Trong giao tiếp có những từ ngữ mang tính mẫn cảm, tính châm chọc, lúc
giao tiếp nhất thiết phải nói ra, để nói những từ có thể làm cho người giao tiếp với
mình dễ tiếp nhận, tránh mất hòa khí thì cần dùng những từ tao nhã hàm súc nên
uyển ngữ ra đời. Uyển ngữ ra đời cũng vì con người muốn bảo vệ thể diện cho
nhau. Vấn đề thể diện bất kì quốc gia nào, dân tộc nào cũng có, khác nhau chăng là
cách nhìn không giống nhau, phương pháp vận dụng để bảo vệ thể diện không
giống nhau. Trong giao tiếp có những lúc tránh nói trực tiếp để bảo vệ thể diện cho
mình hoặc cho người khác vì thế uyển ngữ được sử dụng phổ biến.
1.2.1.3 Nhu cầu lễ phép, lịch sự
Trung Quốc là quốc gia trọng lễ nghĩa vì vậy trong tư tưởng truyền thống của
người Trung Quốc, khi nói hoặc làm bất cứ việc gì cũng đều cần một chữ “nhã”.
Tinh thần trọng “nhã” tạo điều kiện cho uyển ngữ ra đời. Những từ ngữ có liên
quan đến giới tính, bài tiết v.v. đều bị coi là thô tục không sạch sẽ vì thế mọi
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
người đều tránh né không muốn trực tiếp nói ra nên sử dụng cách biểu đạt uyển
chuyển để thay thế. Ví dụ bị bệnh gọi là không được khỏe, gầy gọi là thon thả,
mập, béo gọi là đầy đặn, phát tướng v.v. ý nghĩa của những uyển ngữ này giống
với từ gốc nhưng cách diễn đạt giảm nhẹ, che giấu bớt, thay thế những từ ngữ bị
coi là thô tục, làm cho người nghe dễ chịu, dễ chấp nhận, thể hiện sự văn minh của
xã hội.
1.2.2 Sự phát triển của uyển ngữ
Ngôn ngữ là “sản phẩm” của xã hội, lấy sự phát triển của xã hội làm nền tảng
phát triển. Chúng ta đều biết nếu không có sự phát triển của xã hội thì sẽ không
xuất hiện ngôn ngữ và chữ viết. Cùng với sự phát tiến bộ không ngừng và sự thay
đổi chế độ xã hội, có những sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời, và vì vậy những
phương thức tư duy, nhu cầu thẩm mỹ, phong tục tập quán… cũng thay đổi dẫn
đến uyển ngữ cũng có sự thay đổi. Sự phát triển của uyển ngữ được thể hiện ở các
mặt sau:
- Một số uyển ngữ có từ xưa theo sự biến mất của các sự vật hiện tượng
cũng biến mất
Uyển ngữ sớm nhất chính là sản phẩm của từ cấm kị phần nhiều bắt nguồn từ
nhận thức tôn ti và chế độ xã hội cũ, khi chế độ xã hội cũ mất đi thì uyển ngữ nhờ
đó mà tồn tại cũng mất đi.
- Cùng với sự ra đời của những sự vật hiện tượng mới thì uyển ngữ mới
cũng ra đời.
Xã hội không ngừng phát triển các sự vật hiện tượng mới cũng không ngừng ra
đời và uyển ngữ mới cũng xuất hiện cùng với sự ra đời của các sự vật hiện tượng
mới, “kế hoạch hóa gia đình” chính là uyển ngữ mới thay thế cho ý nghĩa thực chất
là “hạn chế sinh đẻ”.
- Một số sự vật hiện tượng bản thân không có sự thay đổi nhưng do nhận
thức của con người thay đổi nên những uyển ngữ tương ứng cũng thay đổi theo.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ví dụ: ngày xưa gọi những người có tứ chi hay hai mắt không hoàn thiện là
“tàn phế” thì mang hàm ý khinh khi công kích, bây giờ gọi là “tàn tật” sẽ nhẹ
nhàng và không làm tổn thương người khác..
- Vì một số nhu cầu giao tiếp đặc thù có sự thay đổi phức tạp nên xuất hiện
một số uyển ngữ có tính tạm thời
Xã hội không ngừng phát triển, trong đời sống hiện thực có một số lượng lớn
sự vật hiện tượng mới xuất hiện, những uyển ngữ đã có không đủ đáp ứng nhu cầu
giao tiếp vì thế uyển ngữ có tính tạm thời ra đời. Phần lớn những uyển ngữ có tính
tạm thời này sẽ cùng với sự thay đổi của thời gian mà bị đào thải, trở
thành uyển ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt, trong đó một số từ
ngữ cố định và một số cụm từ trải qua một thời gian sẽ trở nên cố định. Trên thực
tế không có một uyển ngữ nào vừa mới sinh ra đã trở nên cố định. Tất cả đều phải
trải qua một quá trình từ tạm thời đến cố định
Sự phát triển của uyển ngữ có mối tương quan với sự phát triển và tiến bộ của
xã hội, sự phát triển của xã hội chính là điều kiện căn bản nhất.
1.3 Công dụng của uyển ngữ
Có rất nhiều tác giả cho rằng uyển ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ có mối
quan hệ mật thiết với văn hóa xã hội, trong đời sống thường ngày đặc biệt là trong
giao tiếp ngôn ngữ. Mọi người không thể nghĩ gì nói nấy, cũng không thể muốn
dùng từ nào thì dùng. Trong giao tiếp không thể vấn đề nào cũng có thể nói đến
mà phải cố gắng “tránh” một số vấn đề hoặc một số từ ngữ thông tục, dùng một số
từ ngữ lịch sự, nhẹ nhàng, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của người khác
để thay thế. Rất nhiều uyển ngữ xuất hiện, để “tránh” hoặc che đậy một số sự thật
tàn khốc, tránh né những phiền phức không đáng có, để người nghe tương đối
thoải mái hoặc để thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp.
1.3.1 Tránh những điều kiêng kị, cấm kị
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sự cấm kị trong ngôn ngữ bắt nguồn từ sự nhận thức sai lệch của con người
về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sự vật khách quan. Do đó con người cho rằng
những sự vật, hiện tượng tự nhiên đều có liên quan đến thần thánh, do thần thánh
tạo ra. Vì vậy con người luôn cấm kị, tránh nhắc đến những sự việc ấy.
Thời kì đầu của nền văn minh nhân loại con người đối với quỷ thần đã rất sợ
hãi và mê tín, những lời nói, từ ngữ có liên quan đến quỷ thần đều bị xem là cấm
kị. Con người cho rằng tên của thần chính là hóa thân của thần linh, gọi tên của
thần linh chính là kêu gọi quỷ thần. Vì vậy con người sử dụng những uyển ngữ
thay thế.
Ví dụ: Ở trên thuyền không thể nói đến chữ “chìm”hoặc những từ đồng âm
với chữ “chìm”, trong ngày Tết không thể nói đến những từ không may mắn như
bệnh tật, chết chóc…nếu gặp những vấn đề không thể không nói thì cần phải dùng
phương thức biểu đạt uyển chuyển để thay thế.
Chết chóc, bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý, giới tính, nghèo đói v.v.đều là
những việc con người luôn tránh nói đến một cách trực tiếp, nếu bắt buộc phải đề
cập đến thì sẽ lựa chọn những từ ngữ uyển chuyển hơn để thay thế.
1.3.2 Thể hiện sự lịch sự, lễ phép (lễ nghĩa)
Trong giao tiếp uyển ngữ còn có thể tránh được sự mạo muội, lúc tránh
không khỏi những việc đề cập đến làm người khác không vui, cần lựa chọn những
uyển ngữ thay thế. Việc sử dụng những uyển ngữ phổ biến theo thói quen đã giúp
con người tránh được những phiền toái trong đời sống hàng ngày.
Uyển ngữ giúp che đậy những lời nói làm người khác xấu hổ, khó xử, tránh
được những việc đường đột làm người khác lúng túng, khó chịu.
Ví dụ: Dùng uyển ngữ biểu đạt những hành vi sinh lý của con người, nghề
nghiệp thấp kém để tránh làm người khác tổn thương, khó chịu.
1.3.3 Mang lại cảm giác tích cực
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ ngữ thường thể hiện những sắc thái biểu cảm tích cực hay tiêu cực, có
những từ ngữ chỉ khi vào hoàn cảnh cụ thể mới biểu hiện sắc thái biểu cảm của
mình.
Ví dụ: Mọi người đều kiêng nói đến chết chóc. Sự ra đi của người thân
thường đem đến cho mọi người sự bi thương và đau đớn xót xa. Vì vậy người ta
thường dùng “đã đến thế giới cực lạc rồi” thay cho “chết”. Phụ nữ “gầy ốm” gọi là
“thon thả”, “mập, béo” là “ phát tướng”, “đầy đủ”… Những cách nói này làm cho
người nghe không cảm thấy khó nghe, dễ chấp nhận.
1.3.4 Mang lại sự hài hước, hóm hỉnh
Sử dụng uyển ngữ có thể làm cho ngôn ngữ cuả loài người thêm phong phú,
sinh động, khôi hài hóm hỉnh, đem sự thật tàn khốc vào trong sự hài hước Trong
uyển ngữ cách nói này được sử dụng rất nhiều
Ví dụ: gọi những người đàn ông sợ vợ là “thê quản nghiêm”( bị vợ quản
chặt), gọi những phụ nữ muốn giữ vóc dáng là “cuộc chiến trường kì chống
mập”…
1.3.5 Công dụng che đậy, lừa dối
Sử dụng uyển ngữ thường có tính chất che đậy, lừa dối nhất định, làm mọi
người không thể trong nhất thời nhìn rõ được bản chất bên trong của sự vật, nó làm
cho cái xấu xa ẩn trong cái tốt đẹp, che giấu đi chân tướng của sự việc.
Ví dụ: gọi những người chỉ chơi không làm là “không hoàn thành tốt công
việc”, gọi việc sử dụng của công là sự kết hợp giữa lao động và nhàn rỗi…
1.3.6 Công dụng châm biếm
Uyển ngữ tuy có ý nghĩa uyển chuyển, dịu dàng nhưng trong sự uyển chuyển
có sự thẳng thắng, trong sự dịu dàng có sự cương nghị làm cho uyển ngữ có tính
châm biếm
Ví dụ: gọi rượu là “an hồn dược”( thuốc làm yên ổn tinh thần)…
Uyển ngữ là cách nói hàm súc, ẩn dụ, có tính mơ hồ thay cho cách biểu đạt
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trực tiếp khiến người khác không vui hoặc không đủ sự tôn trọng. Sử dụng uyển
ngữ có thể giảm bớt hoặc loại bỏ một số cách diễn đạt “trực diện không kiêng kị”,
đường đột, thất lễ gây phản cảm. Vì vậy uyển ngữ là một cách diễn đạt quan trọng
trong giao tiếp xã hội cố đạt đến hiệu quả giao tiếp lý tưởng, tạo ra không khí giao
tiếp tốt đẹp, tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể sử dụng uyển
ngữ, phải xem xét đến ngữ cảnh giao tiếp. Không được sử dụng uyển ngữ một
cách thái quá nếu sử dụng thái quá sẽ làm mất đi bản chất của sự việc làm người
nghe không hiểu. Khi sử dụng cần chú ý 2 điểm: ngữ cảnh giao tiếp, xem xét đến
lập trường và quan điểm của mình, không thể chỉ theo đuổi sự biểu đạt uyển
chuyển, hàm súc. Quan trọng nhất là phải biểu đạt chính xác điều mình muốn nói,
có như vậy sử dụng uyển ngữ sẽ có hiệu quả cao.
1.4 Nguyên tắc vận dụng uyển ngữ và hiệu quả ngữ dụng
Theo tác phẩm Những ý kiến về ngữ dụng của uyển ngữ của tác giả Thẩm
Đồng thì tác giả cho rằng nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp giữa người với người
là phải duy trì khoảng cách thích hợp. Phương thức thực hiện chính là duy trì sự
“lễ phép” thích hợp. Sử dụng uyển ngữ, về đại thể, xoay quanh hai nguyên tắc:
nguyên tắc nghe những điều tốt đẹp, đây là mục đích chủ yếu của uyển ngữ;
nguyên tắc “như gần như xa” tức là nghĩa gốc của uyển ngữ cần vừa có quan hệ
với chỉ nghĩa uyển chuyển vừa duy trì khoảng cách nhất định với nó.
Dưới đây là những phương thức hình thành chủ yếu và hiệu quả ngữ dụng mà
tác giả đưa ra:
1.4.1 Vận dụng từ vay mượn
Trong nói và viết có một số từ có thể làm mất đi sự trang trọng, lịch sự.
Người ta thường mượn một số từ vay mượn. Việc mượn dùng từ ngoại lai rộng rãi
tạo nên sự thuận tiện với mọi tầng lớp trong giao tiếp.
Ví dụ: dùng “WC, toilet” để chỉ “nhà vệ sinh”, dùng “die” để chỉ “chết”…
1.4.2 Vận dụng từ trừu tượng
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ là bỏ sự cụ thể tìm đến sự trừu
tượng. Một câu có ý nghĩa rất đơn giản nhưng không dùng những thông thường dễ
hiểu để diễn tả mà dùng những từ trừu tượng mơ hồ, khiến nó thêm tối nghĩa để
đạt đến hiệu quả ngữ dụng .Cách dùng này được sử dụng khi con người muốn
tránh nói ra một từ nào đó mà thay thế bằng từ trừu tượng làm cho người nghe tự
suy đoán ý nghĩa của nó.
Ví dụ: gọi là “buôn hương bán phấn” để thay thế cho “mại dâm”.
1.4.3 Vận dụng sự biểu đạt gián tiếp
Đối với một số từ không dễ công khai nói ra có thể thông qua cách biểu đạt
gián tiếp để ngầm chỉ. Cách thức này có thể giúp nói ra một mặt của sự việc hoặc
đề cập những sự việc có liên quan, thậm chí phủ nhận việc này .Vận dụng uyển
ngữ gián tiếp khiến những người tham gia giao tiếp cũng có thể đạt đến mục đích
vừa dùng từ tự nhiên thuận lợi vừa hiệu quả.
1.4.4 Vận dụng phương thức trần thuật hạ tiêu chuẩn
Uyển ngữ là cách vận dụng những từ ngữ ôn hòa, dễ tiếp nhận để biểu đạt
hiệu quả ngữ dụng. Về mặt logic hàm nghĩa thật sự quan trọng hơn hàm nghĩa mặt
chữ. Uyển ngữ trần thuật hạ tiêu chuẩn có thể làm giảm bớt, che giấu tính chân
thực của sự vật nhằm đạt đến hiệu quả ngữ dụng.
1.4.5 Vận dụng uyển ngữ có cấu trúc tương đối dài
Chữ cái và âm tiết của uyển ngữ nhiều hơn những từ được thay thế, có lúc
dùng nhiều từ chỉ để thay thế một chữ mục đích để che giấu hoặc giảm bớt sự thật
có hiệu quả tốt hơn trực tiếp dùng một từ nói ra .Vận dụng uyển ngữ có cấu trúc
tương đối dài đã trở thành một khuynh hướng, một nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
giúp người nói hướng đến một mục đích ngữ dụng nào đó.
1.5 Phân loại
Phương thức cấu thành uyển ngữ rất đa dạng, loại hình cũng đa dạng. Tiêu
chuẩn phân loại khác nhau thì kết quả phân loại của uyển ngữ cũng khác nhau.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Uyển ngữ được phân thành các loại cơ bản sau:
1.5.1 Phân loại theo phạm vi và đối tượng uyển ngữ đề cập
Cách phân loại này thường dựa vào hành vi giới tính (quan hệ tình dục), thân
thể, bài tiết, bệnh tật ,nghề nghiệp, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội, giáo dục
gồm có những loại sau:
- Uyển ngữ liên quan đến chết chóc
- Uyển ngữ liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý
- Uyển ngữ liên quan đến “tính” và “bài tiết”
- Uyển ngữ liên quan đến lao động sản xuất
- Uyển ngữ liên quan đến những vấn đề kiên kị của phụ nữ.
1.5.2 Phân loại theo công dụng của uyển ngữ
Có thể phân thành ba loại:
- Kiêng kị: tránh những việc không “vui”
- Lễ phép: tránh những việc không “nhã”
- Che đậy: uyển ngữ trong sinh hoạt chính trị
1.5.3 Phân loại theo mục đích
Xuất phát từ quan điểm ngữ dụng học, với mục đích lấy người nói là trung
tâm có các loại:
- Uyển ngữ lợi cho người khác: vì lợi ích của người nói và những người
hoặc tổ chức có quan hệ mật thiết với người nói mà bảo vệ thể diện cho họ
- Uyển ngữ có lợi rộng rãi: để người nghe cảm thấy thuận tai người nói
người nói tỏ ra nho nhã và quan tâm đến thể diện, tôn nghiêm của những người
được đề cập tới
- Uyển ngữ lợi cho bản thân: là những lời nói mà người nói vì lợi ích của
mình, thể diện của mình hoặc vì lợi ích trong đoàn thể mà nói ra, hoặc người nói vì
muốn che đậy chân tướng của sự thật, làm người nghe mơ hồ mà nói ra những lời
không thật lòng
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đây là những lý luận chung về uyển ngữ, nghiên cứu uyển ngữ trên phương
diện tổng thể. Những phương diện đề cập ở trên là những cơ sở lý thuyết về uyển
ngữ. Đương nhiên đây chỉ là những nền tảng lý luận cơ bản, trên thực tế khi
nghiên cứu một vấn đề gì thì việc nắm rõ được những lý luận cơ bản sẽ rất có ít
cho chúng ta khi đi sâu nghiên cứu những vấn đề điển hình nhất của uyển ngữ.
Nắm rõ được khái niệm, nguồn gốc hình thành và phát triển, công dụng và phân
loại của uyển ngữ giúp ta có một kiến thức tổng thể, làm nền tảng để đi sâu tìm
hiểu những khía cạnh điển hình nhất của uyển ngữ, cũng như tầm quan trọng của
uyển ngữ trong đời sống hàng ngày.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2: Các công dụng chính của uyển ngữ.
Trong quá trình phát triển lâu dài, dân tộc Hán đã hình thành nên nền văn hóa
đặc thù của dân tộc mình. Nền văn hóa đó chứa đựng nhiều tư tưởng, nhiều luận
thuyết trong đó nổi bật nhất là tư tưởng “trung dung” lấy thái độ nhã nhặn công
bằng làm nguyên tắc đối nhân xử thế, lời nói không được nói quá rõ ràng (quá sát
với thực tế), cũng không nên quá tuyệt đối. Nhưng trong thực tế cuộc sống có
những việc bắt buộc phải nói ra rõ ràng, như vậy thì lại đi ngược lại với tư tưởng
“trung dung”. Lúc đó vì để phù hợp với tư tưởng “trung dung”, mọi nguời đã sử
dụng một số từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng để diễn đạt những vấn đề mà mình
muốn đề cập đến. Vì thế uyển ngữ xuất hiện, nhưng thực tế những từ ngữ được sử
dụng thì bản thân nó không phải là uyển ngữ, chỉ trong quá trình vận dụng, trong
những hoàn cảnh cụ thể mới trở thành uyển ngữ.Uyển ngữ mang tiêu chí của tâm
lý văn hóa xã hội mới mẻ, đồng thời cũng thể hiện chức năng giao tiếp mạnh mẽ
của mình.
Uyển ngữ là một loại hiện tượng dân tộc tập quán, sự hình thành của uyển
ngữ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự cấu thành xã hội, phương thức sinh
hoạt của dân tộc, đặc trưng tâm lý của dân tộc, quan điểm về giá trị…Từ đó hình
thành nên các chức năng của uyển ngữ như: chức năng kiêng kị, chức năng lịch sự,
chức năng tích cực, chức năng hóm hỉnh, chức năng che đậy, chức năng châm
biếm. Mỗi chức năng đều có những đặc trưng riêng của mình. Trong đó nổi bật
nhất là ba chức năng: kiêng kị, lịch sự, che đậy.
Chương này chỉ đi sâu nghiên cứu ba chức năng nói trên , từ đó tìm hiểu xem
có những loại uyển ngữ nào thuộc phạm vi sử dụng của ba chức năng nói trên.
2.1 Công dụng kiêng kị
Khởi nguồn của uyển ngữ chính là sự xuất hiện của từ cấm kị. Cấm kị là một
hiện tượng văn hóa tồn tại phổ biến giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới,
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cấm kị đã quy phạm nên hành vi ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của con người. Cấm
kị là một hiện tượng ngôn ngữ rất phổ biến, gần như tồn tại ở tất cả các lĩnh vực
trong đời sống hàng ngày.
Khởi nguồn của từ cấm kị là sự biểu đạt sai lầm của con người với tự nhiên
trong quá trình vận dụng ngôn ngữ, ngôn ngữ cấm kị xuất hiện cùng lúc với sự
sùng bái linh vật.
Thời kì chiếm hữu nô lệ, do sức sản xuất, trình độ phát triển, trình độ tri thức
cùng với khả năng nhận thức của con người thấp, con người không thể nhận biết
đâu là hiện tượng tự nhiên, không thể nghiên cứu được bản chất của ngôn ngữ.
Con nguời cho rằng ngôn ngữ cũng giống như các hiện tượng tự nhiên như mưa,
gió, sấm, chớp đều có sức mạnh đặc biệt vượt khỏi tự nhiên.Vả lại con người đối
với quỷ thần vô cùng sợ hãi và mê tín, vì vậy những từ ngữ hay những vấn đề có
liên quan đến quỷ thần đều bị cấm kị. Con người cho rằng tên của quỷ thần chính
là hiện thân của họ, gọi tên của quỷ thần cũng giống như kêu gọi họ đến, do đó bèn
cấm kị hết tất cả các từ ngữ có liên quan đến tên gọi của quỷ thần.
Do sự kiêng kị thần linh nên con người đối với việc thờ cúng, sùng bái thần
linh không dám khinh suất hay bất kính. Ở Trung Quốc, những người theo tín
ngưỡng của Phật giáo và Đạo giáo đều kị “vọng ngữ”. Cái gọi là “vọng ngữ” chính
là nói xằng xiên, nói dối, nói lung tung.
Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử. Đạo
của Mạnh Tử tôn sùng lễ nghĩa, yêu cầu mọi người trong hoạt động giao tiếp xã
hội phải sử dụng ngôn ngữ thích hợp, không được vọng ngữ cũng không được quá
tin đến nỗi không biết điểm dừng. Trong cuộc sống vì để bảo vệ sự bình an, hạnh
phúc trong gia đình, người Trung Quốc còn tin vào thần giữ cửa cho gia đình. Cho
rằng “thần cửa”, “thần tài”, “thần nước”… đều là các vị thần bảo vệ bình an và
hạnh phúc của gia đình. Vì thế mọi người đều mua về dán trước cửa
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hoặc thờ ở trong nhà. Nhưng từ “mua” lại rất kị húy vì thế đổi thành từ “thỉnh”,
tránh xúc phạm đến thần linh.
Ngoài ra, con người còn có tư tưởng tâm lý hướng về cái lợi tránh xa cái hại,
tư tưởng tâm lý này đã hình thành nên một loại thói quen xã hội, do sợ sẽ đem lại
tai họa hoặc do sợ đi ngược lại với một số hình thành xã hội, do đó có một số sự
vật, hiện tượng cần phải kị húy, kiêng kị. Vì thế xuất hiện từ cấm kị.
Nhưng sự xuất hiện của từ cấm kị cũng đem lại cho con người không ít phiền
phức và bất tiện, có lúc trong giao tiếp không thể không nhắc đến những sự vật,
hiện tượng cấm kị. Lúc đó chỉ có thể dùng uyển ngữ để thay thế, sự cấm kị, kiêng
kị này đã loại bỏ được sự khủng hoảng, trở thành chức năng giao tiếp quan trọng
đầu tiên của uyển ngữ - chức năng kiêng kị. Đối với một số họa phúc không thể dự
liệu trước hoặc những họa phúc mờ mờ ảo ảo, con người thường chọn lựa thái độ “
thà tin những gì đã có còn hơn tin những gì không có”. Về mặt này chức năng
kiêng kị đã thể hiện đặc trưng và tác dụng của mình
Trong tiếng Hán, những uyển ngữ có liên quan mật thiết đến từ cấm kị cụ thể
có các loại như: chết chóc, bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý. Những sự việc thuộc
các mặt này đều bị coi là những việc không may mắn, cần phải kiêng kị.
Trong đó việc không may mắn nhất, cần phải kiêng kị nhất chính là “chết
chóc”, bất kì quốc gia nào, bất kì dân tộc nào cũng đều có tâm lý sợ hãi cái chết.
Vì thế “chết chóc” bị con người coi là đề tài cấm kị nhất. Để tránh nhắc đến từ
“chết” con người bèn sử dụng một lượng lớn uyển ngữ để thay thế, dùng những
cách nói khác nhau để diễn đạt cái chết của những người không cùng thân phận,
đẳng cấp, tuổi tác.
Ví dụ: hoàng đế chết gọi là “băng hà”; cha chết gọi là “thất hộ” (mất chỗ
dựa); vợ chết gọi là “đoạn tuyền”; người già chết gọi là “trường thọ”; danh nhân
chết gọi là “tạ thế”, “thệ thế” (từ trần); người bình thường chết gọi là “mất rồi”, “đi
rồi”,”rời khỏi rồi”, “qua đời rồi”, “nhắm mắt an nghỉ rồi”…
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngoài ra, những sự việc có liên quan đến “chết chóc” cũng bị kiêng kị như:
quan tài được gọi là “thọ mộc”, “thọ tài”, “trường sinh mộc”; đồ người chết mặc
gọi là “thọ y”,”trường sinh y”; nơi để xác người chết trong bệnh viện gọi là “thái
bình gian” (phòng thái bình).
Trong văn hóa của người Hán những số cùng âm đọc với chữ “tử” cũng bị
kiêng kị. Ví dụ như số 4, do trong tiếng Hán âm đọc của số 4 là “tứ” cùng âm với
chữ “tử”. Ngoài cách đọc của số 4 đồng âm với chữ “tử” ra thì sở dĩ người Trung
Quốc kị sử dụng số 4 còn vì số 4 trong Kinh Dịch của Trung Quốc là một cung
xấu. Bên cạnh đó trong tiếng Hán cũng tồn tại “ngữ âm cấm kị” đặc thù, người
Trung Quốc không muốn nói đến con số 73 và 84. Vì trong dân gian của họ lưu
truyền rằng: “thất thập tam, bát thập tứ, Diêm vương bất khiếu tự kỉ khứ” có nghĩa
là đến tuổi 73 và 84 Diêm vương không gọi cũng tự đi, vì thế rất nhiều người
Trung Quốc không muốn nói ra tuổi 73 hay 84 cho dù họ có ở tuổi đó hay không,
họ thường nói ít đi một tuổi hoặc nhiều hơn một tuổi vì họ có tâm lý là “ thuyết
hung tức hung, thuyết họa tức họa” (nói đến diều hung ắt điều hung sẽ xảy ra, nói
đến tai họa ắt tai họa sẽ đến).
Nếu “chết chóc” là việc cấm kị nhất của con người thì bệnh tật và khiếm
khuyết sinh lý cũng là những vấn đề không kém phần kiêng kị.Bệnh tật và khiếm
khuyết sinh lý là những đề tài mẫn cảm mà bất kì người nào cũng không muốn
trực tiếp nói ra. Bệnh tật cũng bị xem là việc không may mắn. Con người ai cũng
không mong muốn bản thân bị bệnh tật giày vò, cũng như không muốn mình bị
khiếm khuyết. Bất luận là ai cũng đều hy vọng bản thân mình bình thường “ngũ
quan đoan chính”, không mong muốn bản thân mình bị khiếm khuyết cái gì. Sở dĩ
trong giao tiếp hàng ngày của mình con người luôn cố gắng tránh né không nhắc
đến bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý là vì khi nhắc đến những việc này sẽ cảm thấy
lúng túng, khó xử và khó chịu. Để tránh làm người khác không vui, giảm
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhẹ đi không khí không vui vẻ do bệnh tật đem lại, con người luôn sử dụng cách
nói uyển chuyển, nhẹ nhàng, hàm súc để thay thế.
Trong tiếng Hán tồn tại nhiều uyển ngữ có liên quan đến bệnh tật và khiếm
khuyết sinh lý như nói “khiếm an”, “không khỏe”, “không thoải mái”, “đau đầu sốt
trán”, “ sức khỏe không tốt” để chỉ bệnh tật; dùng từ “bệnh bất trị” để chỉ ung thư;
dùng từ “căn bệnh thế kỉ” để chỉ bệnh AISD; dùng từ “bệnh hoa liễu”, “bệnh
phong lưu” để chỉ những căn bệnh có liên quan đến quan hệ tình dục như “giang
mai”…dùng “sắc thái không tốt” để chỉ “trên mặt có bệnh”; dùng “có hoa”, “có
màu sắc” để chỉ bị thương….
Bên cạnh đó cũng tồn tại một số uyển ngữ có liên quan đến khiếm khuyết
sinh lý của con người (sự mất mát hoặc thiếu đi một số bộ phận hay cơ quan nào
đó). Ví dụ dùng những cách nói như thân thể bất tiện, có khiếm khuyết, tay chân
không linh hoạt, có chút trở ngại về di chuyển để chỉ những người tàn tật; dùng
cách nói có trở ngại về thính giác, thính giác không tốt để chỉ những người bị điếc;
có trở ngại về thị giác; thị giác không tốt để chỉ những người bị mù v.v..
Đối với những vấn đề mẫn cảm như liên quan đến cơ quan thân thể và các
hành vi sinh lý của con người, cũng tồn tại không ít uyển ngữ. Quốc gia nào, dân
tộc nào khi nhắc đến cơ quan thân thể và các hành vi sinh lý của con người cũng
có thái độ tránh né, kiêng kị không muốn đề cập đến. Đặc biệt là cơ quan sinh dục
lại càng kiêng kị hơn. Con người thường không bao giờ đề cập dến vấn đề này ở
nơi công cộng hay trước mặt nhiều người, chỉ đề cập đến khi đó là mối quan hệ
thân thiết hay giữa những người thân trong gia đình (khi có những vấn đề cần trao
đổi về phương diện này) mà thôi.
Mọi người luôn né tránh không muốn nhắc đến những hành vi sinh lý của
mình, mặc dù đó là những hành vi sinh lý tự nhiên nhưng vẫn cảm thấy rất khó mở
miệng. Trong trường hợp không thể không nhắc đến thì mọi người luôn chọn lựa
những từ ngữ, cách nói uyển chuyển để biểu đạt mà vẫn khiến cho đối
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phương hiểu rõ mình muốn nói gì. Mọi người luôn kiêng kị tránh nói đến từ “cái
mông” hay bộ phận sinh dục, họ cho rằng nói đế những từ này là vô cùng thô tục,
không có văn hóa. Bởi vì những từ ngữ này đều có liên quan mật thiết đến hành
vi quan hệ tình dục, rất dễ dàng làm người khác nghĩ đến những việc không chính
đáng. Vì vậy những bộ phận này đều được gọi chung là “phần phía dưới” hoặc là “
cái vật đó”, gọi ruột gan là nội tạng v.v..
2.2 Chức năng lịch sự
Một chức năng giao tiếp khác cũng không kém phần quan trọng của uyển ngữ
chính là chức năng lịch sự. Chức năng lịch sự là chức năng dùng để tránh sự mạo
muội, thất lễ, khiếm nhã trong giao tiếp. Lúc nhất thiết phải nói đến những sự việc
khiến người khác không vui thì lựa chọn những cách nói uyển chuyển, nhã nhặn để
biểu đạt nội dung mình cần nói đến, như vậy sẽ không làm tổn thương đến tình
cảm của người khác, tránh được sự mạo muội, thất lễ.
Con người luôn có tâm lý “tỵ tục cầu nhã” (tránh những điều thô tục tìm đến
những điều nhã nhặn, lịch sự). Trong xã hội, không chút e dè khi nói đến một số
vấn đề như: giới tính, bài tiết, địa vị cao thấp sẽ làm tổn thương đến sự tôn nghiêm,
lòng tự trọng của cá nhân. Nói như thế không những làm tổn thương đến tôn
nghiêm, lòng tự trọng của người nghe mà còn thể hiện người nói thiếu lịch sự,
không có phẩm chất cao. Vì vậy khi đề cập đến những vấn đề thiếu nhã nhặn, lịch
sự mọi người luôn lựa chọn sử dụng uyển ngữ để thay thế. Sử dụng uyển ngữ vừa
có thể bảo vệ được thể diện của người nghe vừa không làm tổn thương đến lòng tự
trọng của họ.
Liên quan đến chức năng lịch sự của uyển ngữ, trong tiếng Hán có những
uyển ngữ như uyển ngữ về hành vi giới tính (quan hệ tình dục), uyển ngữ về bài
tiết, uyển ngữ có liên quan đến địa vị cao thấp trong xã hội cũng như có liên quan
đến nghèo khó và thất nghiệp.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Về phương diện giới tính và bài tiết thì mọi người cho rằng đó là những việc
không sạch sẽ, mỗi lần cần đề cập đến đều cảm thấy rất khó mở miệng. Lúc cần
thiết phải nói ra phải sử dụng những từ uyển chuyển, lịch sự để tránh khó xử, giảm
bớt đi sự thô tục, không nhã nhặn. Ví dụ nói nhà vệ sinh, toilet, WC… để thay thế
cho nhà xí; đại tiện, tiểu tiện để thay thế cho những hành vi sinh lý tự nhiên của
con người. Liên quan đến quan hệ giới tính thì dùng những từ ngữ như động
phòng, lên giường, ngủ, làm tình…để nói đến quan hệ tình dục.
Ngoài ra những việc có liên quan đến hiện tượng sinh lý của phụ nữ, hình thể
của họ cũng không thể trực tiếp nói ra vì đó là những vấn đề vô cùng tế nhị, rất
khó đề cập trực tiếp, nếu nói ra sẽ làm cho người nghe rất khó chịu, không vui. Ví
dụ: dùng cách nói uyển chuyển như “xui xẻo rồi”, “bạn cũ đến thăm”… để chỉ “
thời kì kinh nguyệt” của phụ nữ; nói “bình bình”, “bình thường”, “không được
đẹp” để chỉ những phụ nữ có ngoại hình xấu; dùng từ “thon thả”, “mảnh mai” để
chỉ những người phụ nữ gấy ốm; dùng từ “tròn trịa”, “phát tướng” để chỉ người
mập, béo…
Đối với địa vị, nghề nghiệp cao thấp cũng có một số cách biểu đạt uyển
chuyển vì địa vị, nghề nghiệp là những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Tuy nói rằng
nghề nghiệp không phân cao thấp, sang hèn nhưng một số người lại không thích
trực tiếp nói đến công việc của mình, thường dùng những từ ngữ dễ nghe, đẹp đẽ
để nói về công việc của mình khi cần thiết phải nhắc đến. Dùng những từ ngữ này
để biểu đạt sẽ rất có ích cho việc tạo ra không khí hài hòa trong xã hội. Ví dụ như
nói là “công nhân vệ sinh” để chỉ “lao công quét rác”; nói “bảo mẫu”, “người giúp
việc” để chỉ “người ở”; nói là “nhà tạo mẫu tóc” để thay thế cho “thợ cắt tóc”…
Bên cạnh đó, vấn đề nghèo khó và thất nghiệp cũng là những vấn đề nhạy
cảm của xã hội. Trong xã hội, mỗi người ai cũng mong rằng mình nhận được sự
tôn trọng của người khác, không ai muốn bản thân bị người khác coi thường. Do
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đó khi đề cập đến sự nghèo khó và nạn thất nghiệp thì cần phải thận trọng, nếu trực
tiếp nói ra sẽ làm người khác cảm thấy khó xử, khó chịu. Về mặt này cũng có một
số cách nói uyển chuyển để thay thế. Ví dụ: dùng “viêm màng túi”, “cháy túi” để
chỉ những người không một xu dính túi, vô cùng nghèo khổ; nói “kinh tế gặp khó
khăn”, “nhất thời không có tiền”, “thời vận không tốt” để chỉ những người nghèo;
nói “sống nhờ phúc lợi của xã hội” để chỉ người thất nghiệp; dùng từ “sa thải”,
“giảm biên chế” thay thế cho từ “đuổi việc”….
2.3 Công dụng che đậy
Một công dụng khác cũng không kém phần quan trọng của uyển ngữ chính là
công dụng che đậy, do một nguyên nhân khác của việc sử dụng uyển ngữ là uyển
ngữ có tính mơ hồ, có tính lừa dối và che đậy nhất định. Vì thế uyển ngữ trở thành
công cụ cho giới chính khách hoặc gian thương dùng để che đậy những hiện tượng
xã hội xấu xa như: chân tướng của chiến tranh, khủng hoảng (suy thoái) kinh tế,
phạm tội v.v…
Công dụng che đậy của uyển ngữ không chỉ được sử dụng trong giao tiếp
hàng ngày mà còn được sử dụng trong các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh
tế, giáo dục v.v…
Uyển ngữ sử dụng trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao luôn được các quốc
gia và chính phủ sử dụng như một thủ đoạn văn tự, biến đổi bản chất vốn có của sự
việc. Mục đích chính là biện hộ cho hành động của mình, che đậy hoặc thu nhỏ
thất bại của mình hoặc các chính sách không hợp lòng người.
Trên lĩnh vực quân sự và chính trị, uyển ngữ được sử dụng để che đậy bản
chất của chiến tranh xâm lược, che đậy tội ác chiến tranh. Một số chính trị gia hoặc
chính phủ để tìm một lý do hợp lý cho hành vi của mình, thường cố ý sử dụng
những từ ngữ có tính mơ hồ, thậm chí là có tính lừa dối để biện bác cho những chủ
trương, những chính sách không hợp lòng người.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ví dụ gọi là “bộ quốc phòng” để thay thế cho “bộ phận chiến tranh”, dùng
“ thắng lợi không hoàn mỹ” để chỉ “chiến bại”, dùng cụm từ “tiêu hao kẻ địch”,
“dẹp yên” “sứ mệnh ứng cứu” để thay thế cho “đi xâm lược nước khác” v.v…
Để che đậy cho hành vi tàn bạo của mình, gọi hành vi điên cuồng ném bom
xuống đất nước khác là “hành vi hợp tình hợp lý”, “chi viện trên không”; gọi việc
xâm lược của một quốc gia này với quốc gia khác là “tích cực phòng ngự”; gọi vũ
khí phi hạt nhân là loại vũ khí thông thường; gọi việc xâm lược đất nước khác là
“hành vi mở rộng đất đai”; gọi “tập trận” là “trò chơi”; gọi việc bại trận rút lui là “
điều chỉnh chiến tuyến”; gọi là “tìm kiếm và tiêu diệt kẻ thù” để chỉ hành vi tàn sát
đẫm máu của mình.
Trong lịch sử Việt Nam, Pháp và Mỹ xâm lược Việt Nam cũng sử dụng
không ít uyển ngữ để thay thế. Pháp gọi hành động xâm lược Việt Nam là “đi bảo
hộ”, “đi khai phá văn minh”. Mỹ gọi hành động ném bom oanh tạc xuống đất nước
Việt Nam là hành động hợp tình hợp lý, gọi việc tàn sát những người dân vô tội là
“tiêu diệt kẻ thù”; gọi việc thương vong của những người dân vô tội đó là “thương
tổn kèm theo”( sự thương tổn cần thiết); gọi việc ném bom là “bình
định”; gọi gián điệp là nguồn tin tức v.v…【11;104】
Ở Trung Quốc tháng 5 năm 1999, Mỹ chỉ đạo ném bom tập kích vào Đại sứ
quán Nam Liên Minh đóng ở Trung Quốc, làm chết và làm bị thương rất nhiều
nhân viên trong sứ quán nhưng Mỹ lại gọi sự việc đó là do sự sai sót của tình báo
quân sự và đó là một sự sai lầm mang tính bi kịch.【11;104】
Trong chiến tranh, uyển ngữ được những kẻ xâm lược hoặc những người
thiếu đạo nghĩa sử dụng nhiều nhất, mục đích chính là giảm nhẹ đi hành vi bất
chính vô đạo của mình, hoặc giảm nhẹ đi sự phản đối của mọi người. Thông qua
việc sử dụng uyển ngữ để tô điểm hành vi của mình, hợp lý hóa hành vi tàn bạo
(bá đạo) của mình, khiến cho hành vi phi pháp của mình trở nên hợp pháp.
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trên lĩnh vực ngoại giao, chức năng che đậy của uyển ngữ là vô cùng quan
trọng. Dùng những từ ngữ được mỹ hóa để che đậy một số sự việc không nên đề
câp đến, bảo vệ thể diện của người khác nhất là giữa các quốc gia với nhau, không
để cho mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên không tốt đẹp.
Ví dụ: trước đây sử dụng cụm từ quốc gia nghèo khổ để chỉ những quốc gia
lạc hậu, sau này dùng những cách nói như “quốc gia chưa phát triển”, “quốc gia
kém phát triển” để thay thế; bây giờ lại sử dụng cụm từ “quốc gia đang phát triển”
để thay thế.
Hiện nay xu hướng giao lưu toàn cầu đang ngày càng phổ biến, bất kể là quốc
gia phát triển, quốc gia đang phát triển hay là quốc gia kém phát triển cũng đều
đang tích cực đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để tìm kiếm thị trường. Trong sự hợp
tác giữa các quốc gia, để cho sự hợp tác giữa các nước thành công tốt đẹp, các
nước đều sử dụng uyển ngữ trong giao tiếp. Sử dụng uyển ngữ không chỉ có lợi
cho đất nước của mình mà còn đem lại niềm vui và lợi ích cho nước khác.
Ngoài ra trong các cuộc hội nghị ngoại giao, các vấn đề chính sách nếu như
trực tiếp nói ra mà không che đậy hoặc sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc
sẽ dẫn đến cục diện chính trị mất ổn định, vì vậy sử dụng uyển ngữ là lựa chọn tối
ưu. Vận dụng uyển ngữ vừa có thể thể hiện sự lịch sự vừa có thể tránh được những
xung đột có thể xảy ra.
Ví dụ: lúc thảo luận một vấn đề nào đó, nếu có những lời khó mà diễn đạt ra
được như cần phải bảo vệ bí mật hoặc thể hiện sự tức giận thì thường dùng từ “vô
khả phụng cáo” (không có gì để nói) cho qua chuyện, lúc có sự đối lập về ý kiến
thì dùng cách biểu đạt uyển chuyển là “thật đáng tiếc”, “lấy làm tiếc”.
Liên quan đến lĩnh vực giáo dục cũng tồn tại không ít uyển ngữ, thầy giáo
thường không gọi học sinh của mình là “ngốc”, “đần” bởi vì gọi như thế sẽ làm tổn
thương đến lòng tự trọng của học sinh, lại làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò trở
nên không tốt, căng thẳng. Ví dụ: dùng cách nói “vẫn chưa phát huy hết
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
năng lực của mình” hoặc là “được người khác giúp đỡ sẽ tiến bộ hơn” để thay thế
cho những học sinh “ ngốc”, “đần”, “lười biếng”; dùng cách nói “thành tích bình
thường”, “học theo sức của mình” để chỉ những học sinh có thành tích không tốt;
nói là dựa vào người khác để làm bài thay thế cho việc coppy bài của người khác;
đối với những học sinh thích nói dối thì gọi là “có xu hướng nói quá sự thật” v.v…
Sử dụng những cách nói uyển chuyển này vừa có thể bảo vệ được lòng tự
trọng của học sinh vừa có thể thu hẹp khoảng cách giữa thầy và trò, làm cho không
khí lớp học trở nên hòa hợp hơn, thoải mái hơn, từ đó nêu cao tác dụng của giáo
dục.
Ngoài ra đối với những hành vi phạm tội như trộm cướp, buôn bán chất có
hại (chất độc) đều là những việc làm bị xã hội phê phán, lên án, vì thế những từ
ngữ, cách nói liên quan đến những hành vi này đều mang tính công kích thậm chí
là khinh miệt. Vì vậy mọi người thường luôn né tránh không muốn nhắc đến
những từ ngữ có liên quan đến những vấn đề này. Đặc tính chung của con người là
có sự tha thứ, khoan hồng, do đó mọi người đối với những kẻ phạm tội này vẫn có
sự thông cảm, vẫn muốn bảo vệ lòng tự trọng của họ, muốn cứu vãn và khoan
dung, giúp bọn họ vứt bỏ cái xấu, cái ác để phục thiện, cải tà quy chính. Vì vậy
một số từ được sử dụng có thể giảm nhẹ bớt mức độ công kích hoặc sử dụng
những từ ngữ mơ hồ để nói đến những hành vi bọn họ đã làm, trên một mức độ
nhất định nào đó đã bảo vệ được thể diện của họ. Con người ai cũng có lòng tự
trọng và thể diện. Dù là kẻ xấu nhưng đã là con người thì ai cũng cần được người
khác tôn trọng.
Một số uyển ngữ được sử dụng để chỉ những người phạm tội là: “quân tử
lương thượng” (quân tử trên cầu) để chỉ kẻ trộm; dùng “nam tử đại lộ” để chỉ “kẻ
cướp chặn đường”; dùng cách nói “người vận chuyển” để chỉ những kẻ luôn mua
những vật trộm cắp không rõ xuất xứ; gọi những kẻ nghiện heroin là “anh hùng
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngầm”; gọi những kẻ chuyên mua bán chất độc (ma túy) là “thương nhân kẹo
ngọt” v.v…Đây là những cách nói tránh mang màu sắc châm biếm.
Uyển ngữ có rất nhiều chức năng, mỗi chức năng đều có những đặc trưng
riêng. Trong đó có ba chức năng quan trọng nhất chính là chức năng kiêng kị, chức
năng lịch sự, chức năng che đậy, ba chức năng này được sử dụng nhiều nhất trong
đời sống hàng ngày. Mỗi chức năng lại có những uyển ngữ của riêng mình, nhưng
bất kể là những uyển ngữ thuộc về các chức năng này nhiều hay ít, về cơ bản vẫn
cùng một mục đích là không muốn gặp rắc rối hay làm người khác cảm thấy khó
chịu, không gây xung đột làm mất hòa khí hai bên mà chỉ muốn bảo vệ thể diện
của mình và của người khác, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng
Hán và tiếng Việt
3.1 Uyển ngữ trong tiếng Hán
Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, cũng là một hiện tượng văn hóa, ở bất
kì quốc gia nào, phạm vi sử dụng của uyển ngữ cũng vô cùng rộng lớn, có lịch sử
lâu đời. Trong giao tiếp thường ngày, người Trung Quốc luôn thích dùng những từ
ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, để tránh trường hợp khi nói quá trực tiếp sẽ làm cho
đối phương cảm thấy khó xử, từ đó giữ được thể diện của mình và của người khác
cũng như giữ được mối quan hệ hài hòa giữa người với người.
Vậy thì trong giao tiếp hàng ngày con người để tránh những từ ngữ nào,
những sự vật hiện tượng nào thì dùng uyển ngữ để thay thế và được sử dụng trong
những phạm vi nào? Để giải đáp những vấn đề nêu trên, chương ba này sẽ nghiên
cứu thảo luận uyển ngữ được sử dụng trên các phạm vi như: chết chóc, bệnh tật,
giới tính, bài tiết, lao động sản xuất (công việc, địa vị cao thấp), sinh hoạt của phụ
nữ.
3.1.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc
Bất kì quốc gia nào, dân tộc nào cũng đều sợ hãi cái chết, bởi vì con người
khi đứng trước cái chết đều cảm thấy bất lực, cái chết luôn là nỗi ám anh của con
người. Con người bị những tưởng tượng về cái chết của mình dọa sợ phát khiếp,
con người không thể chịu đựng một sự thật đó là kết thúc cuối cùng của cuộc sống
cũng đồng nghĩa với việc xác thịt và tri giác của con người sẽ biến thành hư
không, không còn tồn tại.
Con người cho rằng nếu trực tiếp nhắc đến chữ chết sẽ đem đến cho bản thân
mình hoặc người thân của mình họa sát thân, vì vậy họ cho rằng chỉ cần không trực
tiếp nói ra chữ chết thì thần chết sẽ không đến tìm họ. Mỗi lần cần nhắc đến những
từ ngữ có liên quan đến chữ chết, mọi người đều rất thận trọng, đều tìm những từ
ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng gần nghĩa với chữ chết để thay thế.
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Do đó dẫn đến sự xuất hiện của uyển ngữ về cái chết.
Chết được uyển chuyển hóa thành một sự khởi đầu mới của cuộc sống, sự
kéo dài của sinh mệnh. Con người có thể dùng những hiện tượng sinh lý, những từ
ngữ có tính mơ hồ hoặc những sự ví von tương tự để chỉ cái chết, cách tốt nhất
chính là dùng một thái độ ung dung, bình thản và những uyển ngữ ngoại lai mang
tâm lý xã hội để chỉ cái chết.
3.1.1.1 Trung Quốc từ xưa đến nay đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn
giáo.
Tôn giáo cho rằng con người chết đi rồi thì linh hồn sẽ rời bỏ thể xác nhưng
vẫn tiếp tục sống, chết chẳng qua là sự tiêu hủy của xác thịt còn linh hồn thì vẫn
sống chỉ là chuyển từ thế giới này sang thế giới khác để sống mà thôi, vì vậy mà
giống nhau. Và tôn giáo có sự ảnh hưởng sâu sắc với văn hóa Trung Quốc chính là
Phật giáo và Đạo giáo.
Phật giáo lấy nghiệp báo luân hồi để giải thích cuộc sống con người, Phật
giáo đề xướng tu hành, để đạt đến cảnh giới“诸德圆满俱足,诸恶寂灭净尽
”(cái đức thì viên mãn tồn tại vững bền còn cái ác thì tiêu diệt cho sạch sẽ).
Trong Phật giáo về cái chết có những uyển ngữ như: “上西天” (sang tây
thiên); “上天” (lên trời); “见佛祖” (đi gặp Phật tổ); “归西” (về tây phương);
“圆寂”(viên tịch); “归真”(quy chân); “坐化”(tọa
hóa);“入寂”(nhập tịch); “升天” (bay lên trời) ; “迁神” (biến thành thần,
phật); “成佛”(thành Phật); “示寂”(thị tịch); “迁形”(thiên
hình);“灭度”(diệt độ); “涅槃”(Niết bàn); “顺世”(thuận
thế);“归寂” (quy tịch); “灭安”(diệt an);“转世”(chuyển thế).
Trong đó nguồn gốc của “归西”(quy tây)là vì chân thân của Phật là ở Tây
phương cực lạc; “坐化”(tọa hóa) biểu thị lúc vị cao tăng viên tịch, trong lòng
trong sạch không chút vướng bận gì, nghiêm trang ngồi trên đài sen thành Phật.
“涅槃”(niết bàn) chính là cảnh giới cao nhất mà Phật giáp hướng đến, chính
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
là rời bỏ luân hồi, quay về miền cực lạc. Phật giáo cho rằng những ý nguyện và
dục vọng về tình cảm và cảm giác của con người chính là nguồn gốc của mọi tai
họa, nếu như tình cảm và cảm giác đều biến mất, đau khổ và tai nạn cũng sẽ vì thế
mà chấm dứt, thì sẽ đạt được đến cảnh giới cao nhất chính là Niết bàn.
Ví dụ: Nếu như một vị trụ trì của một ngôi chùa nào đó chết đi thì không gọi
rằng vị đó chết mà gọi là “圆寂”(viên tịch), “到涅槃去了”(đến được
Niết bàn rồi). Hoặc là một vị hòa thượng nào đó chết đi thì sẽ nói là vị đó đã trở
về với Phật tổ rồi hoặc đã lên trời rồi, về Tây phương rồi v.v…
Bên cạnh đó, Đạo giáo của Trung Quốc chủ trương con người chỉ cần tu thân
dưỡng tính sẽ có thể trường sinh, có thể thành tiên vượt ra khỏi sống và chết, đạt
được cuộc sống vĩnh hằng. Vì thế xuất hiện một số uyển ngữ về cái chết như:
“羽化”(vũ hóa); “登天”(đăng tiên); “升天”(thăng thiên);
“恒化”(hằng hóa); “驾鹤归天” (cưỡi hạc về trời),“化鹤” (hóa hạc);
“驾鹤” (cưỡi hạc); “仙逝”(tiên thệ); “仙游”(tiên du);“成仙”
(thành tiên); “上仙”(thượng tiên); “驾鹤返瑶池” (cưỡi hạc về Dao trì);
“驾鹤仙游” (cưỡi hạc du ngoạn cõi tiên); “骑鹤归西” (cưỡi hạc về tây thiên);
“跨鹤登仙” (cưỡi hạc lên cõi tiên); “乘鹤仙去” (cưỡi hạc về cõi tiên);
“瑶池添座”(Dao trì thiêm tọa), “蓬岛归真”(Bồng đảo quy chân),
“忽返道山” (thoắt đã về đến núi tiên của Đạo giáo). Trong truyền thuyết thì Dao
trì, Bồng lai, Đạo sơn là những nơi thần tiên trú ngụ, cũng chính là cảnh tiên mà
những người tu đạo đều hướng đến, họ cho rằng khi chết sẽ đến được nơi đó v.v…
Ngoài ra Đạo giáo còn cho rằng con người là một phần của tự nhiên, sau khi
chết có thề trở về với tự nhiên, tùy theo vật mà biến hóa, còn chủ trương “thanh tịnh
vô vi” (thanh tịnh không làm gì), đối với cái chết vẫn giữ một thái độ thuận theo tự
nhiên. Theo tư tưởng này cũng tồn tại một số uyển ngữ như: “物化”(vật hóa);
“隐化”(ẩn hóa);“归道仙”(quy đạo tiên); “气散”
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(khí tán);“迁化”(thiên hóa); “遁化”(tuần hóa); “化去”(hóa
khứ); “物故”(vật cố) v.v…
Ví dụ: Trong hồi 17 của tác phẩm <Tân nhi nữ anh hùng truyện> có câu
“không nghĩ lão thái thái người đã cưỡi hạc về trời tôi còn biết nói với ai đây? [18;
15].
Nếu có người nào trong đạo giáo chết thì sẽ gọi người đó đã “tiên thệ” ( chết
biến thành tiên rồi).
3.1.1.2 Tuổi tác, giới tính không giống nhau thì uyển ngữ về cái chết cũng
không giống nhau
Các tên gọi khác nhau đối với chữ “chết” cũng phản ánh những đặc trưng về
tuổi tác. Tuổi tác khác nhau thì uyển ngữ về chết cũng khác nhau.
Người già chết được gọi là: “寿终”(thọ chung)“;寿终正寝”(thọ
chung chính tẩm); “谢世”tạ thế);“辞世”(từ thế) v.v…
Người ở tuổi trung niên chết gọi là “早逝” (mất sớm); người chưa đến 30
tuổi chết gọi là “夭” (chết yểu, chết non); người chưa đầy 20 tuổi chết gọi là “殇”
(chết yểu). Ví dụ:“夭亡”(yểu vong); “夭折”(yểu chiết);“夭没”(yểu
mạc); “夭促”(yểu thúc);“夭昏”(yểu hôn); “夭疾”(yểu tật);
“夭疫”(yểu dịch);“夭丧”(yểu tang);“夭短”(yểu đoạn);
“夭绝”(yểu tuyệt); “夭寿”(yểu thọ); “夭谢”(yểu tạ) v.v… Thiếu
niên chết gọi là “凋谢”(điêu tạ) ; trẻ em chết gọi là “没成人”(chưa thành
người); “杏殇”(hạnh thương) v.v…
Giới tính khác nhau thì những cách gọi về cái chết cũng khác nhau. Ví dụ:
Con trai còn trẻ có tài mà chết gọi là “玉楼受召”(ngọc lầu thụ triệu);
“英年早逝”(anh niên tảo thế); “地下修文”(địa hạ tu văn) có nghĩa là
tiếc thương cho anh tài bạc mệnh; những người con gái trẻ đẹp sắc nước hương
trời chết gọi là “香消玉损”(hương tiêu ngọc tổn); “玉碎珠沉” (ngọc nát
vàng tan); “红消香断”(hồng tiêu hương đoạn) v.v… có nghĩa là tiếc thương
cho
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hồng nhan bạc mệnh sớm phải lìa đời.
Ví dụ: Ông cụ ấy đã “ tạ thế” rồi, “thọ chung” rồi (có nghĩa là đã qua đời
rồi).
Người con trai ấy đã “tảo thế” rồi ( có nghĩa là đã mất sớm rồi).
3.1.1.3 Thân phận không gống nhau thì uyển ngữ về cái chết cũng
khác nhau
Danh nhân chết thì có những cách nói uyển chuyển như “谢世”(tạ thế);
“逝世)(thệ thế),“安眠”(an nghỉ), “永远地睡着了”(yên giấc nghìn
thu)…
Ví dụ trong tác phẩm “Nói chuyện trước mộ Các Mác”của Ân Cách Tư có
viết như sau:
“2g15 phút ngày 14 tháng 3, nhà tư tưởng vĩ đại đương thời đã ngừng suy
nghĩ rồi. Để ông ấy một mình ở trong phòng không quá hai phút nhưng khi chúng
tôi trở lại phòng thì phát hiện ông ấy đã ngủ giấc ngủ an lành trên chiếc ghế An
lạc- Nhưng đó là giấc ngủ nghìn thu rồi.” [31;6]
Ở đây tác giả không nói cụ Các Mác mất mà nói rằng đã ngừng suy nghĩ, đã
ngủ giấc ngủ nghìn thu rồi.
Trong “tuyển tập tản văn hiện đại Trung Quốc”( tập 2) trang 81 có viết:
“Ngày 19, vào lúc nửa đêm, con người yếu đến cực điểm. Khi trời sáng, nhà
văn Lỗ Tấn vẫn giống như ngày thường, làm việc xong rồi, nghỉ ngơi rồi.” [31;5]
Trong câu này tác giả không nói nhà văn Lỗ Tấn đã mất mà nói rằng nhà
văn đã nghỉ ngơi rồi.
Cách nói ngừng suy nghĩ, yên giấc nghìn thu, nghỉ ngơi rồi chính là uyển
ngữ. Dùng những cách nói này không làm cho người đọc cảm thấy khó chịu như
khi dùng chữ chết mà vẫn chuyển tải được nội dung mình muốn nói.
Những người cách mạng, những anh hùng vị quốc vong thân hi sinh vì nghĩa
lớn mất thì có những cách nói uyển chuyển như: “就义”(tựu nghĩa);“献
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
身”(hiến thân);“捐躯”(quyên khu); “牺牲”(hi sinh);“殉国”(chết vì
Tổ quốc); “以身许国” (hiến thân cho Tổ quốc); “殉职”(tuẫn chức);
“阵亡” (chết trong chiến trận);“成仁”(thành nhân); “赴义”(phó nghĩa);
“殉道”(tuẫn đạo);“殉节”(tuẫn tiết);“壮烈牺牲” (hi sinh oanh liệt);
“慷慨就义”(khảng khái tựu nghĩa); “荣光”(quang vinh)…
Ví dụ trong tác phẩm “Cao Sơn thượng hạ đắc hoa hoàn” (tạm dịch là vòng
hoa ở núi Cao Sơn) có viết câu như sau:
“Vẫn nên là tôi đi, tôi nếu như quang vinh rồi thì vẫn còn đứa con 6 tuổi,
nhưng anh thì sao?” [31;5]
Trong câu này tác giả không trực tiếp nói đến từ chết mà nói rằng“荣光了”
(quang vinh rồi).
Những người thân, bạn bè chết thì gọi là “去世” (qua đời); “故世” (cố thế);
“过世” (quá thế); “下世”(hạ thế); “永眠” (ngủ vĩnh viễn); “长眠” (ngủ
mãi mãi); “睡眠” (ngủ);“安眠” (ngủ bình yên); “走了” (đi rồi); “安息”
(ngủ yên, yên nghỉ); “过去” (mất);“病故” (mất vì bệnh); “没了”(không còn);
“老了” (già rồi); “咽了气” (tắt thở);“上路了” (lên đường rồi); “不在了”
(không còn nữa); “不行了”(không xong rồi);“倒下了” (ngã xuống rồi);
“撒手了” (buông tay rồi); “离世了”(rời bỏ thế giới này); “归天” (về trời);
“与世长辞” (mãi mãi giã từ cuộc đời này); “仙逝了”(thành tiên rồi);
“升天了”、“上天了” (lên trời rồi); “离开了” (rời xa rồi).
Ví dụ trong tác phẩm <Hồi ức về mẹ> của tác giả Chu Đức có câu:
“Mẹ đã rời xa chúng tôi. Tôi sẽ mãi không còn gặp được mẹ lần nữa! Nỗi đau
này không có gì bù đắp được.” [31;5]
Tác giả đã dùng cách nói rời xa tôi, không còn gặp được lần nữa để nói đến
việc người mẹ đã chết rồi.
Người bình thường chết thì có những cách nói sau: “完了” (xong rồi, hết
rồi);“断气了” (tắt thở rồi, ngừng thở rồi); “闭眼了” (nhắm mắt rồi); “寻
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
短见” (tự tử); “撂倒了”(phủi tay rồi, ngã xuống rồi); “翘辫子”(cắt bím tóc);
“下户口了” (chuyển hộ khẩu xuống âm phủ); “上八宝山了” (lên núi Bát Bảo
Sơn rồi); “去火葬场了” (đi đến nhà thiêu rồi);“睡最后一觉” (ngủ giấc ngủ sau
cùng); “最后一次呼吸” (lần thở sau cùng); “永别了”(vĩnh biệt).
Đối với người dân Trung Quốc mà nói thì Bát Bảo Sơn là một tượng trưng, là
nơi làm người khác tôn kính ngưỡng mộ bởi vì Đảng viên Trung Quốc hoặc lãnh
đạo của quốc gia sau khi từ trần đều được mai táng ở nghĩa trang cách mạng trên
núi Bát Bảo Sơn. Nguồn gốc của từ “翘辫子” (cắt bím tóc) có từ đời nhà
Thanh, vào thời nhà Thanh việc nam nhi thắt bím tóc là một hiện tượng văn hóa
phổ biến, nam nhân Trung Quốc rất coi trọng bím tóc của mình, nếu như bị cắt
bím tóc cũng đồng nghĩa với việc chết vì vậy cắt bím tóc cũng là một uyển ngữ về
cái chết.
Nói về cái chết của kẻ xấu hoặc kẻ địch thì có những cách nói sau:
“完蛋了” (toi rồi); “吹灯了” (thổi tắt đèn = chết rồi); “见鬼了” (đi gặp
quỷ rồi); “玩完了”(chơi đủ rồi);“仰天了” (ngửa mặt lên trời rồi);
“拔蜡了” (nhổ nến rồi); “吃枪子” (ăn đạn rồi); “见阎王” (đi gặp Diêm
vương rồi); “下地狱” (xuống địa ngục rồi); “蹬腿了” (đạp chân rồi);
“一命鸣叫”(nhất mệnh minh khiếu) v.v…
Dùng trong những trường hợp khác có các uyển ngữ sau: “去见马克思”(đi
gặp cụ Mác); “早晚有这天” (sớm muộn cũng có ngày này);
“心脏停止了跳动” (tim ngừng đập); “流尽最后一次血” (nhỏ giọt máu cuối
cùng); “献出了宝贵的生命” (hiến dâng sinh mệnh quý giá của mình);
“永远离开了我们”(vĩnh viễn rời bỏ chúng ta); “停止了呼吸”(ngừng thở);
“离开了人世” (rời bỏ cõi đời này).
Ngoài ra còn có một số uyển ngữ dùng trong những trường hợp như: cha chết
gọi là “失怙” (mất chỗ dựa); mẹ chết gọi là “失恃” (mất nơi nương tựa); cha
mẹ đều chết gọi là “弃养” (mất đi nơi dưỡng dục); “违养” (xa cách sự
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dưỡng dục); vợ chết gọi là “失俪” (mất đôi mất cặp), “断弦” (đàn đứt dây)
v.v…
Từ xưa đến nay người Trung Quốc thường coi trọng thân phận, cấp bậc địa vị
và nhân cách con người. Đẳng cấp thân phận là chỉ thân phân địa vị trong xã hội
giai cấp, nhân cách thân phận là chỉ phẩm cách và thân phận nghề nghiệp của con
người. Ví dụ: phải xưng hô thế nào với danh nhân, vĩ nhân. Với người bình thường
hoặc người xấu thì nên gọi như thế nào. Những người không cùng thân phận, cấp
bậc thì có những giá trị và lợi ích khác nhau. Địa vị xã hội khác nhau thì quyền lợi
và sự hưởng thụ, tài sản và tiền bạc cũng khác nhau. Do quan niệm coi trọng thân
phận nên mới tồn tại nhiều cách biểu đạt khác nhau về cái chết trong văn hóa
Trung Quốc như vậy.
3.1.1.4 Trên lĩnh vực phong tục tập quán và tập tục tang lễ
Trung Quốc có một tập tục chính là dùng một mảnh vải làm bằng loại tơ rất
mềm và mảnh đặt trên mũi của người lâm chung để kiểm tra xem người đó còn thở
hay không. Nếu như mảnh vải không có động tĩnh nào thì chứng minh rằng người
đó đã thực sự chết rồi, do đó xuất hiện một số uyển ngữ như: “绝气”(tuyệt
khí); “断气”(đoạn khí) ;“气尽”(khí tận) có nghĩa là đã tắt thở.
Dân tộc Hán từ xưa đã thực hiện phong tục thổ táng (chôn cất), vì thế trong
tiếng Hán cũng có một số uyển ngữ nói về cái chết có liên quan đến phong tục này
như: “入地”、“入土为安” (về với đất là niềm vui); “归土”(về với đất);
“归丘” (về mộ); “如黄泉” (xuống hoàng tuyền); “身归泉世” (thân xác
quay về vói thế giới suối vàng); “命归泉路”(sinh mệnh đang trên đường trở về
suối vàng);“命染黄河” (trở về với sông Hoàng Hà) v.v…【21;40】
Từ bốn góc độ trên có thể thấy người Trung Quốc rất sợ cái chết. Vì thế chết
trở thành vấn đề cấm kị nhất của con người. Nếu có lúc cần phải nhắc đến chữ chết
con người luôn luôn cố gắng sử dụng những cách nói uyển chuyển, nhẹ nhàng có
liên quan để thay thế, và cũng rất coi trọng những uyển ngữ này. Thân
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phận, địa vị, đối tượng khác nhau thì uyển ngữ cũng khác nhau. Vì vậy cần chú ý
đến việc sử dụng uyển ngữ trong từng trường hợp, căn cứ vào những ngữ cảnh
khác nhau mà chọn lựa những cách biểu đạt thích hợp, như thế sẽ có thể tránh khỏi
hiểu lầm và sai sót.
3.1.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý
Từ xưa đến nay con người luôn có tâm lý “求吉避凶,求雅避俗” (cầu
điềm may tránh điềm dữ, cầu nhã tránh tục), vì thế con người luôn cố gắng sử
dụng những từ ngữ có tính may mắn, nhã nhặn để thay thế những từ ngữ mang tính
cấm kị, xui xẻo và thô tục, bệnh tật cũng thuộc loại này.
Đứng trên góc độ bản thân mình ta thấy con người đều không muốn mình bị
dày vò bởi bệnh tật, đứng trên góc độ khác ta thấy đối với những người bệnh nếu
ta trực tiếp nói ra bệnh tật của họ mà không chút e dè sẽ làm cho họ cảm thấy tổn
thương và tự ti. Vì thế lúc mọi người nhắc đến bệnh tật thường luôn thích dùng
những cách nói uyển chuyển để thay thế, như vậy có thể giảm bớt đi áp lực tâm lý
và sự tự ti của người bệnh.
Về phương diện này trong tiếng Hán có một số uyển ngữ như:
“欠安”(khiếm an);“难受”(khó chịu); “头痛脑热” (đau đầu nóng
trán); “不治之症” (bệnh bất trị); “气色不好” (sắc mặt không tốt);
“身体不好” (trong người không khỏe) v.v…
Mọi người mỗi lần nhắc đến ung thư; bệnh phổi; Aisd; khiếm khuyết sinh lý;
tàn phế, thì mặt đều biến sắc. Để giảm nhẹ gánh nặng tư tưởng của người bệnh,
nâng cao khả năng chịu đựng của người bệnh; tăng cường lòng tin có thể chiến
thắng bệnh tật của họ, mọi người thường dủng những cách nói tránh né, uyển
chuyển để biểu đạt.
Trong đó ung thư, bệnh phổi, AIDS là những bệnh bất trị (những bệnh không
thể nào trị khỏi). Con người đều rất sợ những căn bệnh này, vì vậy thường
42
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc

More Related Content

What's hot

Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...PinkHandmade
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...nataliej4
 
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾTGIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾTtranhaphuong1909
 

What's hot (20)

Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAYVăn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾTGIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
 
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
 
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAYKính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc

Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...HanaTiti
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...mokoboo56
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...tcoco3199
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...tcoco3199
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc (20)

Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
 
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.docNgữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
 
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
 
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.docGiáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố H...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
 
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docxLuận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
 
Luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAY
Luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAYLuận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAY
Luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAY
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
 
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đLuận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
 
Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.doc
Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.docLuận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.doc
Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.doc
 
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn Hiệu trưởng trường Đại học Lạc Hồng – tiến sĩ Trần Hành cùng cô phó khoa Đông phương – thạc sĩ Bùi Thị Thu Thủy đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khóa luận của tôi bên tiếng Việt cô Huỳnh Thị Hồng Hạnh và giáo viên hướng dẫn bên tiếng Trung cô Trần Hội Mẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và chỉnh sửa những sai sót của tôi trong quá trình làm khóa luận. Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn cô Phùng Kim Nga đã cho tôi những ý kiến và lời khuyên bổ ích, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận, cám ơn các thầy cô bên ngành tiếng Trung cùng các anh chị trong khoa đã giúp đỡ và có những đóng góp bổ ích cũng như tạo mọi điều kiện để tôi hoàn tất luận văn. Xin chân thành cảm ơn cha mẹ, những người thân trong gia đình đã chỉ dạy và hướng dẫn tôi phải làm thế nào để đối mặt với khó khăn, động viên tôi làm tốt bài luận văn của mình. Sau cùng xin cảm ơn các bạn trong lớp học đã cổ vũ, động viên tôi cố gắng làm tốt khóa luận của mình. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, cha mẹ và bạn bè, nhờ có sự giúp đỡ của họ tôi đã hoàn tất khóa luận của mình. Chân thành cảm ơn. Nguyễn Thị Lan Thanh 1
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Kết Cấu Trang Phần mở đầu............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................ 2 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 4 4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................. 4 5. Kết quả đạt được của đề tài............................................................................. 5 6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài ............................................................. 5 7.Bố cục ............................................................................................................ 6 Chương 1: Khái quát về uyển ngữ ........................................................................ 7 1.1 Khái niệm uyển ngữ ................................................................................ 7 1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của uyển ngữ............................................... 7 1.3 Công dụng của uyển ngữ ...................................................................... 11 1.4 Nguyên tắc vận dụng uyển ngữ và hiệu quả ngữ dụng...................... 14 1.5 Phân loại ................................................................................................. 15 2
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2: Các chức năng chính của uyển ngữ ................................................. 18 2.1 Chức năng kiêng kị .............................................................................. 18 2.2 Chức năng lịch sự ................................................................................ 23 2.3 Chức năng che đậy ............................................................................... 25 Chương 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt 3.1 Uyển ngữ trong tiếng Hán .................................................................... 30 3.1.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc ...................... 30 3.1.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý ..................................................................... 38 3.1.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính và bài tiết ............. 40 3.1.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến địa vị và nghề nghiệp cao thấp........................................................................ 41 3.1.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ ......... 42 3.2 Uyển ngữ trong tiếng Việt ..................................................................... 44 3.2.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc ...................... 44 3.2.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý ........................................................................ 45 3
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính và bài tiết.....................................................................................................47 3.2.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến địa vị và nghề nghiệp cao thấp.....................................................................47 3.2.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ 48 3.3 Sự tương đồng và khác biệt của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt 3.3.1 Sự tương đồng.................................................................................................54 3.3.2 Sự khác biệt......................................................................................................56 Kết luận............................................................................................................................................59 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................61 4
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc từ thời xưa đựơc mệnh danh là “lễ nghĩa chi bang” (quốc gia trọng lễ nghĩa). Lễ nghĩa là hạt nhân xuyên suốt trong nền văn hóa Trung Quốc, người Trung Quốc nói và làm đều trọng chữ “lễ” và “nhã”. Đặc điểm này được thể hiện rõ trong văn hóa giao tiếp của người Hán, trong giao tiếp con người luôn luôn đề cập đến mọi mặt trong đời sống xã hội trong đó có những vấn đề tế nhị, không tiện nói ra nhưng bắt buộc phải đề cập đến. Khi đề cập những vấn đề này, để tránh làm mất lòng người khác, thể hiện sự lịch sự, con người thường lựa chọn những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, hàm súc để thay thế mà vẫn giữ được nội dung chủ yếu được nhắc đến. Những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng được gọi là uyển ngữ. Uyển ngữ được sử dụng rộng rãi trong văn hóa giao tiếp của người Hán. Trải qua những thời kì khác nhau, uyển ngữ cũng có sự khác biệt vì uyển ngữ là ngôn ngữ xã hội, vì thế xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thì uyển ngữ cũng có sự thay đổi theo cho phù hợp với thực trạng xã hội. Văn hóa Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em, văn hóa có nhiều nét tương đồng, trong giao tiếp người Việt cũng sử dụng uyển ngữ để thay thế cho những từ không muốn trực tiếp nói đến…Trong tiếng Việt “uyển ngữ” còn có những tên gọi khác như: “khinh từ”, “nhã ngữ”, “nói giảm nói tránh”… nhưng nhìn chung dù với tên gọi nào thì bản chất và công dụng của uyển ngữ vẫn không thay đổi: dùng những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng để thay thế cho những từ trực tiếp, tế nhị. Đối với những người học về ngôn ngữ (tiếng Hán) thì cần phải tìm hiểu, nắm vững cách dùng của uyển ngữ để tránh dẫn đến nhầm lẫn và sai sót trong quá trình giao tiếp cũng như nâng cao hơn trình độ và sự hiểu biết của mình đối với ngôn ngữ mình đang theo học. 5
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa cách dùng uyển ngữ của ngôn ngữ nguồn (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ thứ 2) có tác dụng lớn đối với người học trong quá trình giao tiếp. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về uyển ngữ như: 2.1 Tiếng Hán - Tác giả THẨM ĐỒNG trong cuốn Những ý kiến về ngữ dụng của uyển ngữ của Học viện ngoại ngữ Tứ Xuyên, 1998 đã nghiên cứu các loại hình của uyển ngữ, diễn biến và nguyên tắc vận dụng uyển ngữ. Tác giả cho rằng: “Khi sử dụng uyển ngữ trên tổng thể phải tuân thủ hai nguyên tắc: nguyên tắc nghe những lời tốt đẹp, đây chính là mục đích chủ yếu của uyển ngữ; nguyên tắc như gần như xa.”[9;73] - Tác giả LƯU QUANG ĐÌNH trong cuốn Sơ lược lý luận của uyển ngữ trong Hán ngữ hiện đại của Đoàn học thuật học viện Lũng Đông, 2006 đã bước đầu nghiên cứu uyển ngữ hán ngữ hiện đại. Tác giả cho rằng uyển ngữ Hán ngữ là một loại hiện tượng văn hóa phong tục tập quán của nhân dân, khởi nguồn của uyển ngữ xuất phát từ từ ngữ cấm kị,”kị húy”, “cầu nhã” là nền tảng sản sinh ra uyển ngữ. - Tác giả THIỆU QUÂN HÀN trong cuốn Nghiên cứu phân loại uyển ngữ, Đại học sư phạm Tín Dương, 2002 đã nghiên cứu về những phân loại của uyển ngữ. “Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ tương đối phức tạp, nó đề cập đến nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, dân tộc, tâm lý, ngữ cảnh, mục đích v.v..” [15;61]. Tác giả đứng trên góc độ chức năng của xã hội và tâm lý ngữ dụng phân uyển ngữ thành ba loại: có lợi cho người khác, có lợi cho tất cả mọi người, có lợi cho mình. - Tác giả QUÁCH LỆ HOA trong cuốn Phương thức biểu đạt và công năng 6
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngữ dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp, Học viện sư phạm Yên Sơn, 2000 đã nghiên cứu những công dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp. Tác giả cho rằng: “Sử dụng uyển ngữ có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ những từ ngữ đường đột, thất lễ, “trực ngôn bất húy” làm người khác không vui hoặc phản cảm” [16;47]. Tác giả nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh dựa trên chức năng kiêng kị, lễ phép và chức năng che giấu của uyển ngữ. Tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu của tác giả để nghiên cứu đề tài của mình. - Tác giả LÝ ĐÔNG MAI trong cuốn Phân tích một số ngữ dụng của uyển ngữ, Đoàn học thuật của Trường Cao học chuyên ngành hàng hải Quảng Châu, 2000 viết: “Uyển ngữ có thể nói là ngôn ngữ đã được lễ phép hóa, nó làm cho những cách nói quá trực tiếp, không đủ tôn kính, khiến người khác không vui sẽ dễ biểu đạt ra hơn thông qua những cách nói hàm súc, uyển chuyển, làm người nghe dễ tiếp nhận hơn. Như vậy người nói vừa quan tâm đến thể diện của người khác vừa bảo vệ thể diện của mình, thể hiện mình là người có giáo dục.”[25;40] - Tác giả CAO NGỌC PHÂN và TIÊU Á UY trong cuốn Sự phát triển mới của uyển ngữ, Đàm luận khoa học xã hội, 8/2005 đã nghiên cứu về khởi nguồn, chủng loại và sự phát triển mới của uyển ngữ. Tác giả viết: “uyển ngữ là những lời nói dễ nghe, bắt nguồn từ tín ngưỡng Tôn giáo thường được sử dụng trên 6 lĩnh vực như: uyển xưng về thần thánh, thề nguyền, giới tính, chết chóc, bệnh tật và bài tiết.”[11;102] - Tác giả PHÁC KIM PHỤNG trong cuốn Thử phân tích động cơ ngữ dụng của uyển ngữ, Đoàn học thuật trường Đại học công nghiệp An Huy, 2007 nghiên cứu uyển ngữ và những hành vi ngôn ngữ gián tiếp, uyển ngữ với những nguyên tắc “lễ phép”, “hợp tác”. Tác giả viết: “ Uyển ngữ là một loại biện pháp tu từ, biểu đạt uyển chuyển là một loại biểu đạt lễ phép có hiệu quả.” [13;108] Đây là những tài liệu cung cấp những lý thuyết, những nền tảng lý luận cơ bản giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài. 7
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2 Tiếng Việt - Tác giả Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1993 có bàn về uyển ngữ, phong cách học của ngôn ngữ. - Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 biện pháp và phương tiện tu từ, Nxb Giáo dục, 1994. Cuốn sách này cho rằng: “Uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ, là hình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên một đối tượng (hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét đặc biệt của nó.”[4;71] Trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lý thuyết cơ sở ở các sách, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, thông qua nguồn ngữ liệu khảo sát để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa. 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong giao tiếp luôn khó tránh khỏi những trường hợp chúng ta phải chạm đến những vấn đề tế nhị, không muốn trực tiếp nói ra, nếu trực tiếp nói ra sẽ làm mất lòng người khác hoặc làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, làm mất hòa khí hai bên. Trong những trường hợp này, người ta thường dùng uyển ngữ để biểu đạt. Sử dụng uyển ngữ làm cho vấn đề trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận hơn nhưng vẫn giữ được nội dung chủ yếu của vấn đề. Trong những trường hợp khác nhau, ở các quốc gia khác nhau, cách dùng của uyển ngữ cũng khác nhau. Đề tài khái quát những tri thức cần thiết về uyển ngữ giúp người học tiếng Hán tránh được những sai sót trong quá trình giao tiếp, tránh hiểu sai, nhầm lẫn về ý nghĩa trong quá trình dạy và học ngôn ngữ, nâng cao khả năng sử dụng từ ngữ, khả năng biểu đạt ngôn ngữ. 4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu 8
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra ( thu thập ngữ liệu bằng cách phỏng vấn, ghi âm, phát phiếu điều tra xã hội học…) - Phương pháp miêu tả - Phương pháp phân tích ngôn ngữ - Phương pháp so sánh – đối chiếu (so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt) 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được khảo sát trong từ điển tiếng Hoa và từ điển tiếng Việt, cùng với nguồn ngữ liệu trên mạng và các tài liệu nghiên cứu có liên quan khác. Nguồn ngữ liệu thu được là hơn 50 Phạm vi nghiên cứu lá các uyển ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày ở các lĩnh vực như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, bài tiết, địa vị nghề nghiệp, những điều cấm kị liên quan đến phụ nữ. 5. Kết quả đạt được của đề tài Đề tài nghiên cứu một cách khái quát, đưa ra một cái nhìn tổng thể về uyển ngữ bao gồm: khái niệm, nguồn gốc hình thành và phát triển, phân loại và nguyên tắc vận dụng. So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt với một số vấn đề cơ bản như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, khiếm khuyết sinh lý… Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho người học tiếng Hán, cho những ai quan tâm đến văn hóa giao tiếp của người Hán đặc biệt là cách sử dụng “uyển ngữ” trong giao tiếp. 6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu những tương quan giữa văn hóa và ngôn ngữ trong các hình thức thể hiện của uyển ngữ. So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ vá văn hóa để có cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về uyển ngữ. 9
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7. Bố cục: Chương 1: Khái quát về uyển ngữ Chương 2: Các chứ năng chính của uyển ngữ Chương 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt 10
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Khái quát về uyển ngữ 1.1. Khái niệm uyển ngữ Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về uyển ngữ: Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – 2005) giải nghĩa: “Uyển ngữ là phương thức nói nhẹ đi thay cho cách nói bị coi là sỗ sàng, làm xúc phạm, làm khó chịu.” (A;1;1088) Dictionarie de Linguistique ( Từ điển ngôn ngữ học- Pháp) định nghĩa “Uyển ngữ là dùng những phương thức uyển chuyển, dịu dàng để diễn đạt một sự thật hay tư tưởng nào đó nhằm giảm nhẹ đi mức độ thô tục. Uyển ngữ có thể bao gồm những phản ngữ trong tu từ, có nghĩa là dùng một từ hay một cụm từ để biểu đạt ý nghĩa tương phản về mặt chữ của chữ (từ) đó”. Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Uyển ngữ là hình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên gọi một số đối tượng (hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó hoặc bằng việc nêu lên những nét đặc biệt của nó. Uyển ngữ tăng cường tính tạo hình cho lời nói vì nó không chỉ gọi tên đối tượng mà còn miêu tả đối tượng” (99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng việt, tr 71). Theo chúng tôi uyển ngữ là cách sử dụng những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, hàm súc, nhằm nói tránh, nói lảng đi không nói thẳng vào sự thật có thể làm người nghe cảm thấy khó chịu hay bị tổn thương mà vẫn diễn đạt được nội dung mình muốn đề cập đến. Ví dụ: “qua đời” được dùng thay cho “chết” “có tin vui” được dùng thay cho “có thai” v.v.. 1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của uyển ngữ 1.2.1. Nguồn gốc của uyển ngữ Trung Quốc là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời, trong quá trình phát 11
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 triển lâu dài của mình đã hình thành nên những học thuyết, những tư tưởng vĩ đại, trong đó nổi lên một tư tưởng đặc thù đó là thuyết “trung dung”, không nên nói quá toàn vẹn, quá tuyệt đối, nhưng trong giao tiếp có nhiều vấn đề không thể không đề cập đến. Vì thế trong giao tiếp con người đã lựa chọn một phương thức biểu đạt uyển chuyển gọi là uyển ngữ. Uyển ngữ bắt nguồn từ rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nguồn gốc của uyển ngữ bắt nguồn từ những nhu cầu sau: 1.2.1.1 Nhu cầu xã hội Uyển ngữ chủ yếu bắt nguồn từ sự xuất hiện của những từ ngữ cấm kị, nếu như không có những từ ngữ cấm kị thì uyển ngữ cũng đánh mất đi sự tồn tại tất yếu của mình.Con người luôn có tâm lý hướng về điều tốt lành tránh điều xấu, chính tâm lý này đã hình thành một loại thói quen xã hội, thói quen sợ mang lại tai họa hoặc vi phạm những qui tắc xã hội. Do đó xuất hiện những từ ngữ, lời nói cấm kị. Sự xuất hiện của từ cấm kị cũng đem đến nhiều bất tiện trong giao tiếp của con người, nhiều lúc trong giao tiếp cần phải nhắc đến những sự vật, hiện tượng “cấm kị’ vì thế uyển ngữ ra đời. Những lúc như thế con người dùng những từ ngữ dễ nghe để thay thế, những cách nói ẩn dụ để ám thị, những cách biểu đạt uyển chuyển để đề cập đến, cho rằng như thế sẽ tránh những tai hại do lực lượng siêu nhiên hoặc những sự vật nguy hiểm nào đó đem đến, con người mong rằng cuộc sống tương lai sẽ hạnh phúc, tươi đẹp,ước cho ngày sau sẽ cát tường như ý. Vào thời kì đầu của lịch sử loài người, do sức sản xuất thấp, văn minh xã hội còn lạc hậu, con người cho rằng những thiên tai và bệnh tật là sự trừng phạt của trời đối với con người do con người làm những việc không phải với trời đất hoặc đó là hiện thân của quỷ thần. Vì thế con người trong cuộc sống thường ngày đều tránh không nhắc đến thần thánh ma quỷ hay tên gọi của họ, khi nhắc đến thì vừa cung kính vừa sợ hãi. Cùng với sự phát triển của xã hội, với những thời kì lịch sử khác nhau, sự kiêng kị trong giao tiếp của người dân ở mỗi thời kì cũng có những chế định riêng. Đặc biệt là vào thời Chiếm hữu nô lệ, nô lệ bị coi là 12
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một công cụ biết nói, ngôn ngữ cử chỉ đều không được tự do. Do đó trong trường hợp không thể nói, không muốn nói, không dám nói nhưng bắt buộc phải nói thì uyển ngữ là “từ thay thế” tốt nhất vừa chỉ rõ đối tượng được nói đến. Thời phong kiến quy định không được trực tiếp gọi tên các bậc đế vương, tôn giả, trưởng giả, những người thân. Lúc cần thiết phải gọi tên thì phải dùng một từ ngữ khác để thay thế. Con cháu đời sau trực tiếp gọi tên tổ tiên mình là bất kính vì thế phải dùng những từ ngữ thay thế để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên. Vào thời Xuân thu chiến quốc đã xuất hiện từ “tú tài” nhưng khi Lưu Tú lên ngôi hoàng đế để tránh kị húy người ta thay từ “tú tài” bằng từ ‘mậu tài”, đồng thời đối với một số sự vật rất ghét nhắc đến cũng bị cấm. Chính do sự tồn tại của những từ ngữ cấm kị đã kích thích sự phát triển của uyển ngữ, thúc đẩy sự mở rộng về số lượng của uyển ngữ. Uyển ngữ thực chất là biến thể của từ ngữ cấm kị. 1.2.1.2 Nhu cầu tâm lý Trong giao tiếp có những từ ngữ mang tính mẫn cảm, tính châm chọc, lúc giao tiếp nhất thiết phải nói ra, để nói những từ có thể làm cho người giao tiếp với mình dễ tiếp nhận, tránh mất hòa khí thì cần dùng những từ tao nhã hàm súc nên uyển ngữ ra đời. Uyển ngữ ra đời cũng vì con người muốn bảo vệ thể diện cho nhau. Vấn đề thể diện bất kì quốc gia nào, dân tộc nào cũng có, khác nhau chăng là cách nhìn không giống nhau, phương pháp vận dụng để bảo vệ thể diện không giống nhau. Trong giao tiếp có những lúc tránh nói trực tiếp để bảo vệ thể diện cho mình hoặc cho người khác vì thế uyển ngữ được sử dụng phổ biến. 1.2.1.3 Nhu cầu lễ phép, lịch sự Trung Quốc là quốc gia trọng lễ nghĩa vì vậy trong tư tưởng truyền thống của người Trung Quốc, khi nói hoặc làm bất cứ việc gì cũng đều cần một chữ “nhã”. Tinh thần trọng “nhã” tạo điều kiện cho uyển ngữ ra đời. Những từ ngữ có liên quan đến giới tính, bài tiết v.v. đều bị coi là thô tục không sạch sẽ vì thế mọi 13
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 người đều tránh né không muốn trực tiếp nói ra nên sử dụng cách biểu đạt uyển chuyển để thay thế. Ví dụ bị bệnh gọi là không được khỏe, gầy gọi là thon thả, mập, béo gọi là đầy đặn, phát tướng v.v. ý nghĩa của những uyển ngữ này giống với từ gốc nhưng cách diễn đạt giảm nhẹ, che giấu bớt, thay thế những từ ngữ bị coi là thô tục, làm cho người nghe dễ chịu, dễ chấp nhận, thể hiện sự văn minh của xã hội. 1.2.2 Sự phát triển của uyển ngữ Ngôn ngữ là “sản phẩm” của xã hội, lấy sự phát triển của xã hội làm nền tảng phát triển. Chúng ta đều biết nếu không có sự phát triển của xã hội thì sẽ không xuất hiện ngôn ngữ và chữ viết. Cùng với sự phát tiến bộ không ngừng và sự thay đổi chế độ xã hội, có những sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời, và vì vậy những phương thức tư duy, nhu cầu thẩm mỹ, phong tục tập quán… cũng thay đổi dẫn đến uyển ngữ cũng có sự thay đổi. Sự phát triển của uyển ngữ được thể hiện ở các mặt sau: - Một số uyển ngữ có từ xưa theo sự biến mất của các sự vật hiện tượng cũng biến mất Uyển ngữ sớm nhất chính là sản phẩm của từ cấm kị phần nhiều bắt nguồn từ nhận thức tôn ti và chế độ xã hội cũ, khi chế độ xã hội cũ mất đi thì uyển ngữ nhờ đó mà tồn tại cũng mất đi. - Cùng với sự ra đời của những sự vật hiện tượng mới thì uyển ngữ mới cũng ra đời. Xã hội không ngừng phát triển các sự vật hiện tượng mới cũng không ngừng ra đời và uyển ngữ mới cũng xuất hiện cùng với sự ra đời của các sự vật hiện tượng mới, “kế hoạch hóa gia đình” chính là uyển ngữ mới thay thế cho ý nghĩa thực chất là “hạn chế sinh đẻ”. - Một số sự vật hiện tượng bản thân không có sự thay đổi nhưng do nhận thức của con người thay đổi nên những uyển ngữ tương ứng cũng thay đổi theo. 14
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ví dụ: ngày xưa gọi những người có tứ chi hay hai mắt không hoàn thiện là “tàn phế” thì mang hàm ý khinh khi công kích, bây giờ gọi là “tàn tật” sẽ nhẹ nhàng và không làm tổn thương người khác.. - Vì một số nhu cầu giao tiếp đặc thù có sự thay đổi phức tạp nên xuất hiện một số uyển ngữ có tính tạm thời Xã hội không ngừng phát triển, trong đời sống hiện thực có một số lượng lớn sự vật hiện tượng mới xuất hiện, những uyển ngữ đã có không đủ đáp ứng nhu cầu giao tiếp vì thế uyển ngữ có tính tạm thời ra đời. Phần lớn những uyển ngữ có tính tạm thời này sẽ cùng với sự thay đổi của thời gian mà bị đào thải, trở thành uyển ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt, trong đó một số từ ngữ cố định và một số cụm từ trải qua một thời gian sẽ trở nên cố định. Trên thực tế không có một uyển ngữ nào vừa mới sinh ra đã trở nên cố định. Tất cả đều phải trải qua một quá trình từ tạm thời đến cố định Sự phát triển của uyển ngữ có mối tương quan với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội chính là điều kiện căn bản nhất. 1.3 Công dụng của uyển ngữ Có rất nhiều tác giả cho rằng uyển ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với văn hóa xã hội, trong đời sống thường ngày đặc biệt là trong giao tiếp ngôn ngữ. Mọi người không thể nghĩ gì nói nấy, cũng không thể muốn dùng từ nào thì dùng. Trong giao tiếp không thể vấn đề nào cũng có thể nói đến mà phải cố gắng “tránh” một số vấn đề hoặc một số từ ngữ thông tục, dùng một số từ ngữ lịch sự, nhẹ nhàng, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của người khác để thay thế. Rất nhiều uyển ngữ xuất hiện, để “tránh” hoặc che đậy một số sự thật tàn khốc, tránh né những phiền phức không đáng có, để người nghe tương đối thoải mái hoặc để thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp. 1.3.1 Tránh những điều kiêng kị, cấm kị 15
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sự cấm kị trong ngôn ngữ bắt nguồn từ sự nhận thức sai lệch của con người về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sự vật khách quan. Do đó con người cho rằng những sự vật, hiện tượng tự nhiên đều có liên quan đến thần thánh, do thần thánh tạo ra. Vì vậy con người luôn cấm kị, tránh nhắc đến những sự việc ấy. Thời kì đầu của nền văn minh nhân loại con người đối với quỷ thần đã rất sợ hãi và mê tín, những lời nói, từ ngữ có liên quan đến quỷ thần đều bị xem là cấm kị. Con người cho rằng tên của thần chính là hóa thân của thần linh, gọi tên của thần linh chính là kêu gọi quỷ thần. Vì vậy con người sử dụng những uyển ngữ thay thế. Ví dụ: Ở trên thuyền không thể nói đến chữ “chìm”hoặc những từ đồng âm với chữ “chìm”, trong ngày Tết không thể nói đến những từ không may mắn như bệnh tật, chết chóc…nếu gặp những vấn đề không thể không nói thì cần phải dùng phương thức biểu đạt uyển chuyển để thay thế. Chết chóc, bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý, giới tính, nghèo đói v.v.đều là những việc con người luôn tránh nói đến một cách trực tiếp, nếu bắt buộc phải đề cập đến thì sẽ lựa chọn những từ ngữ uyển chuyển hơn để thay thế. 1.3.2 Thể hiện sự lịch sự, lễ phép (lễ nghĩa) Trong giao tiếp uyển ngữ còn có thể tránh được sự mạo muội, lúc tránh không khỏi những việc đề cập đến làm người khác không vui, cần lựa chọn những uyển ngữ thay thế. Việc sử dụng những uyển ngữ phổ biến theo thói quen đã giúp con người tránh được những phiền toái trong đời sống hàng ngày. Uyển ngữ giúp che đậy những lời nói làm người khác xấu hổ, khó xử, tránh được những việc đường đột làm người khác lúng túng, khó chịu. Ví dụ: Dùng uyển ngữ biểu đạt những hành vi sinh lý của con người, nghề nghiệp thấp kém để tránh làm người khác tổn thương, khó chịu. 1.3.3 Mang lại cảm giác tích cực 16
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ ngữ thường thể hiện những sắc thái biểu cảm tích cực hay tiêu cực, có những từ ngữ chỉ khi vào hoàn cảnh cụ thể mới biểu hiện sắc thái biểu cảm của mình. Ví dụ: Mọi người đều kiêng nói đến chết chóc. Sự ra đi của người thân thường đem đến cho mọi người sự bi thương và đau đớn xót xa. Vì vậy người ta thường dùng “đã đến thế giới cực lạc rồi” thay cho “chết”. Phụ nữ “gầy ốm” gọi là “thon thả”, “mập, béo” là “ phát tướng”, “đầy đủ”… Những cách nói này làm cho người nghe không cảm thấy khó nghe, dễ chấp nhận. 1.3.4 Mang lại sự hài hước, hóm hỉnh Sử dụng uyển ngữ có thể làm cho ngôn ngữ cuả loài người thêm phong phú, sinh động, khôi hài hóm hỉnh, đem sự thật tàn khốc vào trong sự hài hước Trong uyển ngữ cách nói này được sử dụng rất nhiều Ví dụ: gọi những người đàn ông sợ vợ là “thê quản nghiêm”( bị vợ quản chặt), gọi những phụ nữ muốn giữ vóc dáng là “cuộc chiến trường kì chống mập”… 1.3.5 Công dụng che đậy, lừa dối Sử dụng uyển ngữ thường có tính chất che đậy, lừa dối nhất định, làm mọi người không thể trong nhất thời nhìn rõ được bản chất bên trong của sự vật, nó làm cho cái xấu xa ẩn trong cái tốt đẹp, che giấu đi chân tướng của sự việc. Ví dụ: gọi những người chỉ chơi không làm là “không hoàn thành tốt công việc”, gọi việc sử dụng của công là sự kết hợp giữa lao động và nhàn rỗi… 1.3.6 Công dụng châm biếm Uyển ngữ tuy có ý nghĩa uyển chuyển, dịu dàng nhưng trong sự uyển chuyển có sự thẳng thắng, trong sự dịu dàng có sự cương nghị làm cho uyển ngữ có tính châm biếm Ví dụ: gọi rượu là “an hồn dược”( thuốc làm yên ổn tinh thần)… Uyển ngữ là cách nói hàm súc, ẩn dụ, có tính mơ hồ thay cho cách biểu đạt 17
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trực tiếp khiến người khác không vui hoặc không đủ sự tôn trọng. Sử dụng uyển ngữ có thể giảm bớt hoặc loại bỏ một số cách diễn đạt “trực diện không kiêng kị”, đường đột, thất lễ gây phản cảm. Vì vậy uyển ngữ là một cách diễn đạt quan trọng trong giao tiếp xã hội cố đạt đến hiệu quả giao tiếp lý tưởng, tạo ra không khí giao tiếp tốt đẹp, tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể sử dụng uyển ngữ, phải xem xét đến ngữ cảnh giao tiếp. Không được sử dụng uyển ngữ một cách thái quá nếu sử dụng thái quá sẽ làm mất đi bản chất của sự việc làm người nghe không hiểu. Khi sử dụng cần chú ý 2 điểm: ngữ cảnh giao tiếp, xem xét đến lập trường và quan điểm của mình, không thể chỉ theo đuổi sự biểu đạt uyển chuyển, hàm súc. Quan trọng nhất là phải biểu đạt chính xác điều mình muốn nói, có như vậy sử dụng uyển ngữ sẽ có hiệu quả cao. 1.4 Nguyên tắc vận dụng uyển ngữ và hiệu quả ngữ dụng Theo tác phẩm Những ý kiến về ngữ dụng của uyển ngữ của tác giả Thẩm Đồng thì tác giả cho rằng nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp giữa người với người là phải duy trì khoảng cách thích hợp. Phương thức thực hiện chính là duy trì sự “lễ phép” thích hợp. Sử dụng uyển ngữ, về đại thể, xoay quanh hai nguyên tắc: nguyên tắc nghe những điều tốt đẹp, đây là mục đích chủ yếu của uyển ngữ; nguyên tắc “như gần như xa” tức là nghĩa gốc của uyển ngữ cần vừa có quan hệ với chỉ nghĩa uyển chuyển vừa duy trì khoảng cách nhất định với nó. Dưới đây là những phương thức hình thành chủ yếu và hiệu quả ngữ dụng mà tác giả đưa ra: 1.4.1 Vận dụng từ vay mượn Trong nói và viết có một số từ có thể làm mất đi sự trang trọng, lịch sự. Người ta thường mượn một số từ vay mượn. Việc mượn dùng từ ngoại lai rộng rãi tạo nên sự thuận tiện với mọi tầng lớp trong giao tiếp. Ví dụ: dùng “WC, toilet” để chỉ “nhà vệ sinh”, dùng “die” để chỉ “chết”… 1.4.2 Vận dụng từ trừu tượng 18
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ là bỏ sự cụ thể tìm đến sự trừu tượng. Một câu có ý nghĩa rất đơn giản nhưng không dùng những thông thường dễ hiểu để diễn tả mà dùng những từ trừu tượng mơ hồ, khiến nó thêm tối nghĩa để đạt đến hiệu quả ngữ dụng .Cách dùng này được sử dụng khi con người muốn tránh nói ra một từ nào đó mà thay thế bằng từ trừu tượng làm cho người nghe tự suy đoán ý nghĩa của nó. Ví dụ: gọi là “buôn hương bán phấn” để thay thế cho “mại dâm”. 1.4.3 Vận dụng sự biểu đạt gián tiếp Đối với một số từ không dễ công khai nói ra có thể thông qua cách biểu đạt gián tiếp để ngầm chỉ. Cách thức này có thể giúp nói ra một mặt của sự việc hoặc đề cập những sự việc có liên quan, thậm chí phủ nhận việc này .Vận dụng uyển ngữ gián tiếp khiến những người tham gia giao tiếp cũng có thể đạt đến mục đích vừa dùng từ tự nhiên thuận lợi vừa hiệu quả. 1.4.4 Vận dụng phương thức trần thuật hạ tiêu chuẩn Uyển ngữ là cách vận dụng những từ ngữ ôn hòa, dễ tiếp nhận để biểu đạt hiệu quả ngữ dụng. Về mặt logic hàm nghĩa thật sự quan trọng hơn hàm nghĩa mặt chữ. Uyển ngữ trần thuật hạ tiêu chuẩn có thể làm giảm bớt, che giấu tính chân thực của sự vật nhằm đạt đến hiệu quả ngữ dụng. 1.4.5 Vận dụng uyển ngữ có cấu trúc tương đối dài Chữ cái và âm tiết của uyển ngữ nhiều hơn những từ được thay thế, có lúc dùng nhiều từ chỉ để thay thế một chữ mục đích để che giấu hoặc giảm bớt sự thật có hiệu quả tốt hơn trực tiếp dùng một từ nói ra .Vận dụng uyển ngữ có cấu trúc tương đối dài đã trở thành một khuynh hướng, một nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ giúp người nói hướng đến một mục đích ngữ dụng nào đó. 1.5 Phân loại Phương thức cấu thành uyển ngữ rất đa dạng, loại hình cũng đa dạng. Tiêu chuẩn phân loại khác nhau thì kết quả phân loại của uyển ngữ cũng khác nhau. 19
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Uyển ngữ được phân thành các loại cơ bản sau: 1.5.1 Phân loại theo phạm vi và đối tượng uyển ngữ đề cập Cách phân loại này thường dựa vào hành vi giới tính (quan hệ tình dục), thân thể, bài tiết, bệnh tật ,nghề nghiệp, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội, giáo dục gồm có những loại sau: - Uyển ngữ liên quan đến chết chóc - Uyển ngữ liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý - Uyển ngữ liên quan đến “tính” và “bài tiết” - Uyển ngữ liên quan đến lao động sản xuất - Uyển ngữ liên quan đến những vấn đề kiên kị của phụ nữ. 1.5.2 Phân loại theo công dụng của uyển ngữ Có thể phân thành ba loại: - Kiêng kị: tránh những việc không “vui” - Lễ phép: tránh những việc không “nhã” - Che đậy: uyển ngữ trong sinh hoạt chính trị 1.5.3 Phân loại theo mục đích Xuất phát từ quan điểm ngữ dụng học, với mục đích lấy người nói là trung tâm có các loại: - Uyển ngữ lợi cho người khác: vì lợi ích của người nói và những người hoặc tổ chức có quan hệ mật thiết với người nói mà bảo vệ thể diện cho họ - Uyển ngữ có lợi rộng rãi: để người nghe cảm thấy thuận tai người nói người nói tỏ ra nho nhã và quan tâm đến thể diện, tôn nghiêm của những người được đề cập tới - Uyển ngữ lợi cho bản thân: là những lời nói mà người nói vì lợi ích của mình, thể diện của mình hoặc vì lợi ích trong đoàn thể mà nói ra, hoặc người nói vì muốn che đậy chân tướng của sự thật, làm người nghe mơ hồ mà nói ra những lời không thật lòng 20
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đây là những lý luận chung về uyển ngữ, nghiên cứu uyển ngữ trên phương diện tổng thể. Những phương diện đề cập ở trên là những cơ sở lý thuyết về uyển ngữ. Đương nhiên đây chỉ là những nền tảng lý luận cơ bản, trên thực tế khi nghiên cứu một vấn đề gì thì việc nắm rõ được những lý luận cơ bản sẽ rất có ít cho chúng ta khi đi sâu nghiên cứu những vấn đề điển hình nhất của uyển ngữ. Nắm rõ được khái niệm, nguồn gốc hình thành và phát triển, công dụng và phân loại của uyển ngữ giúp ta có một kiến thức tổng thể, làm nền tảng để đi sâu tìm hiểu những khía cạnh điển hình nhất của uyển ngữ, cũng như tầm quan trọng của uyển ngữ trong đời sống hàng ngày. 21
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2: Các công dụng chính của uyển ngữ. Trong quá trình phát triển lâu dài, dân tộc Hán đã hình thành nên nền văn hóa đặc thù của dân tộc mình. Nền văn hóa đó chứa đựng nhiều tư tưởng, nhiều luận thuyết trong đó nổi bật nhất là tư tưởng “trung dung” lấy thái độ nhã nhặn công bằng làm nguyên tắc đối nhân xử thế, lời nói không được nói quá rõ ràng (quá sát với thực tế), cũng không nên quá tuyệt đối. Nhưng trong thực tế cuộc sống có những việc bắt buộc phải nói ra rõ ràng, như vậy thì lại đi ngược lại với tư tưởng “trung dung”. Lúc đó vì để phù hợp với tư tưởng “trung dung”, mọi nguời đã sử dụng một số từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng để diễn đạt những vấn đề mà mình muốn đề cập đến. Vì thế uyển ngữ xuất hiện, nhưng thực tế những từ ngữ được sử dụng thì bản thân nó không phải là uyển ngữ, chỉ trong quá trình vận dụng, trong những hoàn cảnh cụ thể mới trở thành uyển ngữ.Uyển ngữ mang tiêu chí của tâm lý văn hóa xã hội mới mẻ, đồng thời cũng thể hiện chức năng giao tiếp mạnh mẽ của mình. Uyển ngữ là một loại hiện tượng dân tộc tập quán, sự hình thành của uyển ngữ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự cấu thành xã hội, phương thức sinh hoạt của dân tộc, đặc trưng tâm lý của dân tộc, quan điểm về giá trị…Từ đó hình thành nên các chức năng của uyển ngữ như: chức năng kiêng kị, chức năng lịch sự, chức năng tích cực, chức năng hóm hỉnh, chức năng che đậy, chức năng châm biếm. Mỗi chức năng đều có những đặc trưng riêng của mình. Trong đó nổi bật nhất là ba chức năng: kiêng kị, lịch sự, che đậy. Chương này chỉ đi sâu nghiên cứu ba chức năng nói trên , từ đó tìm hiểu xem có những loại uyển ngữ nào thuộc phạm vi sử dụng của ba chức năng nói trên. 2.1 Công dụng kiêng kị Khởi nguồn của uyển ngữ chính là sự xuất hiện của từ cấm kị. Cấm kị là một hiện tượng văn hóa tồn tại phổ biến giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới, 22
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cấm kị đã quy phạm nên hành vi ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của con người. Cấm kị là một hiện tượng ngôn ngữ rất phổ biến, gần như tồn tại ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Khởi nguồn của từ cấm kị là sự biểu đạt sai lầm của con người với tự nhiên trong quá trình vận dụng ngôn ngữ, ngôn ngữ cấm kị xuất hiện cùng lúc với sự sùng bái linh vật. Thời kì chiếm hữu nô lệ, do sức sản xuất, trình độ phát triển, trình độ tri thức cùng với khả năng nhận thức của con người thấp, con người không thể nhận biết đâu là hiện tượng tự nhiên, không thể nghiên cứu được bản chất của ngôn ngữ. Con nguời cho rằng ngôn ngữ cũng giống như các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp đều có sức mạnh đặc biệt vượt khỏi tự nhiên.Vả lại con người đối với quỷ thần vô cùng sợ hãi và mê tín, vì vậy những từ ngữ hay những vấn đề có liên quan đến quỷ thần đều bị cấm kị. Con người cho rằng tên của quỷ thần chính là hiện thân của họ, gọi tên của quỷ thần cũng giống như kêu gọi họ đến, do đó bèn cấm kị hết tất cả các từ ngữ có liên quan đến tên gọi của quỷ thần. Do sự kiêng kị thần linh nên con người đối với việc thờ cúng, sùng bái thần linh không dám khinh suất hay bất kính. Ở Trung Quốc, những người theo tín ngưỡng của Phật giáo và Đạo giáo đều kị “vọng ngữ”. Cái gọi là “vọng ngữ” chính là nói xằng xiên, nói dối, nói lung tung. Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử. Đạo của Mạnh Tử tôn sùng lễ nghĩa, yêu cầu mọi người trong hoạt động giao tiếp xã hội phải sử dụng ngôn ngữ thích hợp, không được vọng ngữ cũng không được quá tin đến nỗi không biết điểm dừng. Trong cuộc sống vì để bảo vệ sự bình an, hạnh phúc trong gia đình, người Trung Quốc còn tin vào thần giữ cửa cho gia đình. Cho rằng “thần cửa”, “thần tài”, “thần nước”… đều là các vị thần bảo vệ bình an và hạnh phúc của gia đình. Vì thế mọi người đều mua về dán trước cửa 23
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hoặc thờ ở trong nhà. Nhưng từ “mua” lại rất kị húy vì thế đổi thành từ “thỉnh”, tránh xúc phạm đến thần linh. Ngoài ra, con người còn có tư tưởng tâm lý hướng về cái lợi tránh xa cái hại, tư tưởng tâm lý này đã hình thành nên một loại thói quen xã hội, do sợ sẽ đem lại tai họa hoặc do sợ đi ngược lại với một số hình thành xã hội, do đó có một số sự vật, hiện tượng cần phải kị húy, kiêng kị. Vì thế xuất hiện từ cấm kị. Nhưng sự xuất hiện của từ cấm kị cũng đem lại cho con người không ít phiền phức và bất tiện, có lúc trong giao tiếp không thể không nhắc đến những sự vật, hiện tượng cấm kị. Lúc đó chỉ có thể dùng uyển ngữ để thay thế, sự cấm kị, kiêng kị này đã loại bỏ được sự khủng hoảng, trở thành chức năng giao tiếp quan trọng đầu tiên của uyển ngữ - chức năng kiêng kị. Đối với một số họa phúc không thể dự liệu trước hoặc những họa phúc mờ mờ ảo ảo, con người thường chọn lựa thái độ “ thà tin những gì đã có còn hơn tin những gì không có”. Về mặt này chức năng kiêng kị đã thể hiện đặc trưng và tác dụng của mình Trong tiếng Hán, những uyển ngữ có liên quan mật thiết đến từ cấm kị cụ thể có các loại như: chết chóc, bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý. Những sự việc thuộc các mặt này đều bị coi là những việc không may mắn, cần phải kiêng kị. Trong đó việc không may mắn nhất, cần phải kiêng kị nhất chính là “chết chóc”, bất kì quốc gia nào, bất kì dân tộc nào cũng đều có tâm lý sợ hãi cái chết. Vì thế “chết chóc” bị con người coi là đề tài cấm kị nhất. Để tránh nhắc đến từ “chết” con người bèn sử dụng một lượng lớn uyển ngữ để thay thế, dùng những cách nói khác nhau để diễn đạt cái chết của những người không cùng thân phận, đẳng cấp, tuổi tác. Ví dụ: hoàng đế chết gọi là “băng hà”; cha chết gọi là “thất hộ” (mất chỗ dựa); vợ chết gọi là “đoạn tuyền”; người già chết gọi là “trường thọ”; danh nhân chết gọi là “tạ thế”, “thệ thế” (từ trần); người bình thường chết gọi là “mất rồi”, “đi rồi”,”rời khỏi rồi”, “qua đời rồi”, “nhắm mắt an nghỉ rồi”… 24
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngoài ra, những sự việc có liên quan đến “chết chóc” cũng bị kiêng kị như: quan tài được gọi là “thọ mộc”, “thọ tài”, “trường sinh mộc”; đồ người chết mặc gọi là “thọ y”,”trường sinh y”; nơi để xác người chết trong bệnh viện gọi là “thái bình gian” (phòng thái bình). Trong văn hóa của người Hán những số cùng âm đọc với chữ “tử” cũng bị kiêng kị. Ví dụ như số 4, do trong tiếng Hán âm đọc của số 4 là “tứ” cùng âm với chữ “tử”. Ngoài cách đọc của số 4 đồng âm với chữ “tử” ra thì sở dĩ người Trung Quốc kị sử dụng số 4 còn vì số 4 trong Kinh Dịch của Trung Quốc là một cung xấu. Bên cạnh đó trong tiếng Hán cũng tồn tại “ngữ âm cấm kị” đặc thù, người Trung Quốc không muốn nói đến con số 73 và 84. Vì trong dân gian của họ lưu truyền rằng: “thất thập tam, bát thập tứ, Diêm vương bất khiếu tự kỉ khứ” có nghĩa là đến tuổi 73 và 84 Diêm vương không gọi cũng tự đi, vì thế rất nhiều người Trung Quốc không muốn nói ra tuổi 73 hay 84 cho dù họ có ở tuổi đó hay không, họ thường nói ít đi một tuổi hoặc nhiều hơn một tuổi vì họ có tâm lý là “ thuyết hung tức hung, thuyết họa tức họa” (nói đến diều hung ắt điều hung sẽ xảy ra, nói đến tai họa ắt tai họa sẽ đến). Nếu “chết chóc” là việc cấm kị nhất của con người thì bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý cũng là những vấn đề không kém phần kiêng kị.Bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý là những đề tài mẫn cảm mà bất kì người nào cũng không muốn trực tiếp nói ra. Bệnh tật cũng bị xem là việc không may mắn. Con người ai cũng không mong muốn bản thân bị bệnh tật giày vò, cũng như không muốn mình bị khiếm khuyết. Bất luận là ai cũng đều hy vọng bản thân mình bình thường “ngũ quan đoan chính”, không mong muốn bản thân mình bị khiếm khuyết cái gì. Sở dĩ trong giao tiếp hàng ngày của mình con người luôn cố gắng tránh né không nhắc đến bệnh tật, khiếm khuyết sinh lý là vì khi nhắc đến những việc này sẽ cảm thấy lúng túng, khó xử và khó chịu. Để tránh làm người khác không vui, giảm 25
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhẹ đi không khí không vui vẻ do bệnh tật đem lại, con người luôn sử dụng cách nói uyển chuyển, nhẹ nhàng, hàm súc để thay thế. Trong tiếng Hán tồn tại nhiều uyển ngữ có liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý như nói “khiếm an”, “không khỏe”, “không thoải mái”, “đau đầu sốt trán”, “ sức khỏe không tốt” để chỉ bệnh tật; dùng từ “bệnh bất trị” để chỉ ung thư; dùng từ “căn bệnh thế kỉ” để chỉ bệnh AISD; dùng từ “bệnh hoa liễu”, “bệnh phong lưu” để chỉ những căn bệnh có liên quan đến quan hệ tình dục như “giang mai”…dùng “sắc thái không tốt” để chỉ “trên mặt có bệnh”; dùng “có hoa”, “có màu sắc” để chỉ bị thương…. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số uyển ngữ có liên quan đến khiếm khuyết sinh lý của con người (sự mất mát hoặc thiếu đi một số bộ phận hay cơ quan nào đó). Ví dụ dùng những cách nói như thân thể bất tiện, có khiếm khuyết, tay chân không linh hoạt, có chút trở ngại về di chuyển để chỉ những người tàn tật; dùng cách nói có trở ngại về thính giác, thính giác không tốt để chỉ những người bị điếc; có trở ngại về thị giác; thị giác không tốt để chỉ những người bị mù v.v.. Đối với những vấn đề mẫn cảm như liên quan đến cơ quan thân thể và các hành vi sinh lý của con người, cũng tồn tại không ít uyển ngữ. Quốc gia nào, dân tộc nào khi nhắc đến cơ quan thân thể và các hành vi sinh lý của con người cũng có thái độ tránh né, kiêng kị không muốn đề cập đến. Đặc biệt là cơ quan sinh dục lại càng kiêng kị hơn. Con người thường không bao giờ đề cập dến vấn đề này ở nơi công cộng hay trước mặt nhiều người, chỉ đề cập đến khi đó là mối quan hệ thân thiết hay giữa những người thân trong gia đình (khi có những vấn đề cần trao đổi về phương diện này) mà thôi. Mọi người luôn né tránh không muốn nhắc đến những hành vi sinh lý của mình, mặc dù đó là những hành vi sinh lý tự nhiên nhưng vẫn cảm thấy rất khó mở miệng. Trong trường hợp không thể không nhắc đến thì mọi người luôn chọn lựa những từ ngữ, cách nói uyển chuyển để biểu đạt mà vẫn khiến cho đối 26
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phương hiểu rõ mình muốn nói gì. Mọi người luôn kiêng kị tránh nói đến từ “cái mông” hay bộ phận sinh dục, họ cho rằng nói đế những từ này là vô cùng thô tục, không có văn hóa. Bởi vì những từ ngữ này đều có liên quan mật thiết đến hành vi quan hệ tình dục, rất dễ dàng làm người khác nghĩ đến những việc không chính đáng. Vì vậy những bộ phận này đều được gọi chung là “phần phía dưới” hoặc là “ cái vật đó”, gọi ruột gan là nội tạng v.v.. 2.2 Chức năng lịch sự Một chức năng giao tiếp khác cũng không kém phần quan trọng của uyển ngữ chính là chức năng lịch sự. Chức năng lịch sự là chức năng dùng để tránh sự mạo muội, thất lễ, khiếm nhã trong giao tiếp. Lúc nhất thiết phải nói đến những sự việc khiến người khác không vui thì lựa chọn những cách nói uyển chuyển, nhã nhặn để biểu đạt nội dung mình cần nói đến, như vậy sẽ không làm tổn thương đến tình cảm của người khác, tránh được sự mạo muội, thất lễ. Con người luôn có tâm lý “tỵ tục cầu nhã” (tránh những điều thô tục tìm đến những điều nhã nhặn, lịch sự). Trong xã hội, không chút e dè khi nói đến một số vấn đề như: giới tính, bài tiết, địa vị cao thấp sẽ làm tổn thương đến sự tôn nghiêm, lòng tự trọng của cá nhân. Nói như thế không những làm tổn thương đến tôn nghiêm, lòng tự trọng của người nghe mà còn thể hiện người nói thiếu lịch sự, không có phẩm chất cao. Vì vậy khi đề cập đến những vấn đề thiếu nhã nhặn, lịch sự mọi người luôn lựa chọn sử dụng uyển ngữ để thay thế. Sử dụng uyển ngữ vừa có thể bảo vệ được thể diện của người nghe vừa không làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ. Liên quan đến chức năng lịch sự của uyển ngữ, trong tiếng Hán có những uyển ngữ như uyển ngữ về hành vi giới tính (quan hệ tình dục), uyển ngữ về bài tiết, uyển ngữ có liên quan đến địa vị cao thấp trong xã hội cũng như có liên quan đến nghèo khó và thất nghiệp. 27
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Về phương diện giới tính và bài tiết thì mọi người cho rằng đó là những việc không sạch sẽ, mỗi lần cần đề cập đến đều cảm thấy rất khó mở miệng. Lúc cần thiết phải nói ra phải sử dụng những từ uyển chuyển, lịch sự để tránh khó xử, giảm bớt đi sự thô tục, không nhã nhặn. Ví dụ nói nhà vệ sinh, toilet, WC… để thay thế cho nhà xí; đại tiện, tiểu tiện để thay thế cho những hành vi sinh lý tự nhiên của con người. Liên quan đến quan hệ giới tính thì dùng những từ ngữ như động phòng, lên giường, ngủ, làm tình…để nói đến quan hệ tình dục. Ngoài ra những việc có liên quan đến hiện tượng sinh lý của phụ nữ, hình thể của họ cũng không thể trực tiếp nói ra vì đó là những vấn đề vô cùng tế nhị, rất khó đề cập trực tiếp, nếu nói ra sẽ làm cho người nghe rất khó chịu, không vui. Ví dụ: dùng cách nói uyển chuyển như “xui xẻo rồi”, “bạn cũ đến thăm”… để chỉ “ thời kì kinh nguyệt” của phụ nữ; nói “bình bình”, “bình thường”, “không được đẹp” để chỉ những phụ nữ có ngoại hình xấu; dùng từ “thon thả”, “mảnh mai” để chỉ những người phụ nữ gấy ốm; dùng từ “tròn trịa”, “phát tướng” để chỉ người mập, béo… Đối với địa vị, nghề nghiệp cao thấp cũng có một số cách biểu đạt uyển chuyển vì địa vị, nghề nghiệp là những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Tuy nói rằng nghề nghiệp không phân cao thấp, sang hèn nhưng một số người lại không thích trực tiếp nói đến công việc của mình, thường dùng những từ ngữ dễ nghe, đẹp đẽ để nói về công việc của mình khi cần thiết phải nhắc đến. Dùng những từ ngữ này để biểu đạt sẽ rất có ích cho việc tạo ra không khí hài hòa trong xã hội. Ví dụ như nói là “công nhân vệ sinh” để chỉ “lao công quét rác”; nói “bảo mẫu”, “người giúp việc” để chỉ “người ở”; nói là “nhà tạo mẫu tóc” để thay thế cho “thợ cắt tóc”… Bên cạnh đó, vấn đề nghèo khó và thất nghiệp cũng là những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Trong xã hội, mỗi người ai cũng mong rằng mình nhận được sự tôn trọng của người khác, không ai muốn bản thân bị người khác coi thường. Do 28
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đó khi đề cập đến sự nghèo khó và nạn thất nghiệp thì cần phải thận trọng, nếu trực tiếp nói ra sẽ làm người khác cảm thấy khó xử, khó chịu. Về mặt này cũng có một số cách nói uyển chuyển để thay thế. Ví dụ: dùng “viêm màng túi”, “cháy túi” để chỉ những người không một xu dính túi, vô cùng nghèo khổ; nói “kinh tế gặp khó khăn”, “nhất thời không có tiền”, “thời vận không tốt” để chỉ những người nghèo; nói “sống nhờ phúc lợi của xã hội” để chỉ người thất nghiệp; dùng từ “sa thải”, “giảm biên chế” thay thế cho từ “đuổi việc”…. 2.3 Công dụng che đậy Một công dụng khác cũng không kém phần quan trọng của uyển ngữ chính là công dụng che đậy, do một nguyên nhân khác của việc sử dụng uyển ngữ là uyển ngữ có tính mơ hồ, có tính lừa dối và che đậy nhất định. Vì thế uyển ngữ trở thành công cụ cho giới chính khách hoặc gian thương dùng để che đậy những hiện tượng xã hội xấu xa như: chân tướng của chiến tranh, khủng hoảng (suy thoái) kinh tế, phạm tội v.v… Công dụng che đậy của uyển ngữ không chỉ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày mà còn được sử dụng trong các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, giáo dục v.v… Uyển ngữ sử dụng trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao luôn được các quốc gia và chính phủ sử dụng như một thủ đoạn văn tự, biến đổi bản chất vốn có của sự việc. Mục đích chính là biện hộ cho hành động của mình, che đậy hoặc thu nhỏ thất bại của mình hoặc các chính sách không hợp lòng người. Trên lĩnh vực quân sự và chính trị, uyển ngữ được sử dụng để che đậy bản chất của chiến tranh xâm lược, che đậy tội ác chiến tranh. Một số chính trị gia hoặc chính phủ để tìm một lý do hợp lý cho hành vi của mình, thường cố ý sử dụng những từ ngữ có tính mơ hồ, thậm chí là có tính lừa dối để biện bác cho những chủ trương, những chính sách không hợp lòng người. 29
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ví dụ gọi là “bộ quốc phòng” để thay thế cho “bộ phận chiến tranh”, dùng “ thắng lợi không hoàn mỹ” để chỉ “chiến bại”, dùng cụm từ “tiêu hao kẻ địch”, “dẹp yên” “sứ mệnh ứng cứu” để thay thế cho “đi xâm lược nước khác” v.v… Để che đậy cho hành vi tàn bạo của mình, gọi hành vi điên cuồng ném bom xuống đất nước khác là “hành vi hợp tình hợp lý”, “chi viện trên không”; gọi việc xâm lược của một quốc gia này với quốc gia khác là “tích cực phòng ngự”; gọi vũ khí phi hạt nhân là loại vũ khí thông thường; gọi việc xâm lược đất nước khác là “hành vi mở rộng đất đai”; gọi “tập trận” là “trò chơi”; gọi việc bại trận rút lui là “ điều chỉnh chiến tuyến”; gọi là “tìm kiếm và tiêu diệt kẻ thù” để chỉ hành vi tàn sát đẫm máu của mình. Trong lịch sử Việt Nam, Pháp và Mỹ xâm lược Việt Nam cũng sử dụng không ít uyển ngữ để thay thế. Pháp gọi hành động xâm lược Việt Nam là “đi bảo hộ”, “đi khai phá văn minh”. Mỹ gọi hành động ném bom oanh tạc xuống đất nước Việt Nam là hành động hợp tình hợp lý, gọi việc tàn sát những người dân vô tội là “tiêu diệt kẻ thù”; gọi việc thương vong của những người dân vô tội đó là “thương tổn kèm theo”( sự thương tổn cần thiết); gọi việc ném bom là “bình định”; gọi gián điệp là nguồn tin tức v.v…【11;104】 Ở Trung Quốc tháng 5 năm 1999, Mỹ chỉ đạo ném bom tập kích vào Đại sứ quán Nam Liên Minh đóng ở Trung Quốc, làm chết và làm bị thương rất nhiều nhân viên trong sứ quán nhưng Mỹ lại gọi sự việc đó là do sự sai sót của tình báo quân sự và đó là một sự sai lầm mang tính bi kịch.【11;104】 Trong chiến tranh, uyển ngữ được những kẻ xâm lược hoặc những người thiếu đạo nghĩa sử dụng nhiều nhất, mục đích chính là giảm nhẹ đi hành vi bất chính vô đạo của mình, hoặc giảm nhẹ đi sự phản đối của mọi người. Thông qua việc sử dụng uyển ngữ để tô điểm hành vi của mình, hợp lý hóa hành vi tàn bạo (bá đạo) của mình, khiến cho hành vi phi pháp của mình trở nên hợp pháp. 30
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trên lĩnh vực ngoại giao, chức năng che đậy của uyển ngữ là vô cùng quan trọng. Dùng những từ ngữ được mỹ hóa để che đậy một số sự việc không nên đề câp đến, bảo vệ thể diện của người khác nhất là giữa các quốc gia với nhau, không để cho mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên không tốt đẹp. Ví dụ: trước đây sử dụng cụm từ quốc gia nghèo khổ để chỉ những quốc gia lạc hậu, sau này dùng những cách nói như “quốc gia chưa phát triển”, “quốc gia kém phát triển” để thay thế; bây giờ lại sử dụng cụm từ “quốc gia đang phát triển” để thay thế. Hiện nay xu hướng giao lưu toàn cầu đang ngày càng phổ biến, bất kể là quốc gia phát triển, quốc gia đang phát triển hay là quốc gia kém phát triển cũng đều đang tích cực đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để tìm kiếm thị trường. Trong sự hợp tác giữa các quốc gia, để cho sự hợp tác giữa các nước thành công tốt đẹp, các nước đều sử dụng uyển ngữ trong giao tiếp. Sử dụng uyển ngữ không chỉ có lợi cho đất nước của mình mà còn đem lại niềm vui và lợi ích cho nước khác. Ngoài ra trong các cuộc hội nghị ngoại giao, các vấn đề chính sách nếu như trực tiếp nói ra mà không che đậy hoặc sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc sẽ dẫn đến cục diện chính trị mất ổn định, vì vậy sử dụng uyển ngữ là lựa chọn tối ưu. Vận dụng uyển ngữ vừa có thể thể hiện sự lịch sự vừa có thể tránh được những xung đột có thể xảy ra. Ví dụ: lúc thảo luận một vấn đề nào đó, nếu có những lời khó mà diễn đạt ra được như cần phải bảo vệ bí mật hoặc thể hiện sự tức giận thì thường dùng từ “vô khả phụng cáo” (không có gì để nói) cho qua chuyện, lúc có sự đối lập về ý kiến thì dùng cách biểu đạt uyển chuyển là “thật đáng tiếc”, “lấy làm tiếc”. Liên quan đến lĩnh vực giáo dục cũng tồn tại không ít uyển ngữ, thầy giáo thường không gọi học sinh của mình là “ngốc”, “đần” bởi vì gọi như thế sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của học sinh, lại làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên không tốt, căng thẳng. Ví dụ: dùng cách nói “vẫn chưa phát huy hết 31
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 năng lực của mình” hoặc là “được người khác giúp đỡ sẽ tiến bộ hơn” để thay thế cho những học sinh “ ngốc”, “đần”, “lười biếng”; dùng cách nói “thành tích bình thường”, “học theo sức của mình” để chỉ những học sinh có thành tích không tốt; nói là dựa vào người khác để làm bài thay thế cho việc coppy bài của người khác; đối với những học sinh thích nói dối thì gọi là “có xu hướng nói quá sự thật” v.v… Sử dụng những cách nói uyển chuyển này vừa có thể bảo vệ được lòng tự trọng của học sinh vừa có thể thu hẹp khoảng cách giữa thầy và trò, làm cho không khí lớp học trở nên hòa hợp hơn, thoải mái hơn, từ đó nêu cao tác dụng của giáo dục. Ngoài ra đối với những hành vi phạm tội như trộm cướp, buôn bán chất có hại (chất độc) đều là những việc làm bị xã hội phê phán, lên án, vì thế những từ ngữ, cách nói liên quan đến những hành vi này đều mang tính công kích thậm chí là khinh miệt. Vì vậy mọi người thường luôn né tránh không muốn nhắc đến những từ ngữ có liên quan đến những vấn đề này. Đặc tính chung của con người là có sự tha thứ, khoan hồng, do đó mọi người đối với những kẻ phạm tội này vẫn có sự thông cảm, vẫn muốn bảo vệ lòng tự trọng của họ, muốn cứu vãn và khoan dung, giúp bọn họ vứt bỏ cái xấu, cái ác để phục thiện, cải tà quy chính. Vì vậy một số từ được sử dụng có thể giảm nhẹ bớt mức độ công kích hoặc sử dụng những từ ngữ mơ hồ để nói đến những hành vi bọn họ đã làm, trên một mức độ nhất định nào đó đã bảo vệ được thể diện của họ. Con người ai cũng có lòng tự trọng và thể diện. Dù là kẻ xấu nhưng đã là con người thì ai cũng cần được người khác tôn trọng. Một số uyển ngữ được sử dụng để chỉ những người phạm tội là: “quân tử lương thượng” (quân tử trên cầu) để chỉ kẻ trộm; dùng “nam tử đại lộ” để chỉ “kẻ cướp chặn đường”; dùng cách nói “người vận chuyển” để chỉ những kẻ luôn mua những vật trộm cắp không rõ xuất xứ; gọi những kẻ nghiện heroin là “anh hùng 32
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngầm”; gọi những kẻ chuyên mua bán chất độc (ma túy) là “thương nhân kẹo ngọt” v.v…Đây là những cách nói tránh mang màu sắc châm biếm. Uyển ngữ có rất nhiều chức năng, mỗi chức năng đều có những đặc trưng riêng. Trong đó có ba chức năng quan trọng nhất chính là chức năng kiêng kị, chức năng lịch sự, chức năng che đậy, ba chức năng này được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày. Mỗi chức năng lại có những uyển ngữ của riêng mình, nhưng bất kể là những uyển ngữ thuộc về các chức năng này nhiều hay ít, về cơ bản vẫn cùng một mục đích là không muốn gặp rắc rối hay làm người khác cảm thấy khó chịu, không gây xung đột làm mất hòa khí hai bên mà chỉ muốn bảo vệ thể diện của mình và của người khác, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. 33
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt 3.1 Uyển ngữ trong tiếng Hán Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, cũng là một hiện tượng văn hóa, ở bất kì quốc gia nào, phạm vi sử dụng của uyển ngữ cũng vô cùng rộng lớn, có lịch sử lâu đời. Trong giao tiếp thường ngày, người Trung Quốc luôn thích dùng những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, để tránh trường hợp khi nói quá trực tiếp sẽ làm cho đối phương cảm thấy khó xử, từ đó giữ được thể diện của mình và của người khác cũng như giữ được mối quan hệ hài hòa giữa người với người. Vậy thì trong giao tiếp hàng ngày con người để tránh những từ ngữ nào, những sự vật hiện tượng nào thì dùng uyển ngữ để thay thế và được sử dụng trong những phạm vi nào? Để giải đáp những vấn đề nêu trên, chương ba này sẽ nghiên cứu thảo luận uyển ngữ được sử dụng trên các phạm vi như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, bài tiết, lao động sản xuất (công việc, địa vị cao thấp), sinh hoạt của phụ nữ. 3.1.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc Bất kì quốc gia nào, dân tộc nào cũng đều sợ hãi cái chết, bởi vì con người khi đứng trước cái chết đều cảm thấy bất lực, cái chết luôn là nỗi ám anh của con người. Con người bị những tưởng tượng về cái chết của mình dọa sợ phát khiếp, con người không thể chịu đựng một sự thật đó là kết thúc cuối cùng của cuộc sống cũng đồng nghĩa với việc xác thịt và tri giác của con người sẽ biến thành hư không, không còn tồn tại. Con người cho rằng nếu trực tiếp nhắc đến chữ chết sẽ đem đến cho bản thân mình hoặc người thân của mình họa sát thân, vì vậy họ cho rằng chỉ cần không trực tiếp nói ra chữ chết thì thần chết sẽ không đến tìm họ. Mỗi lần cần nhắc đến những từ ngữ có liên quan đến chữ chết, mọi người đều rất thận trọng, đều tìm những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng gần nghĩa với chữ chết để thay thế. 34
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Do đó dẫn đến sự xuất hiện của uyển ngữ về cái chết. Chết được uyển chuyển hóa thành một sự khởi đầu mới của cuộc sống, sự kéo dài của sinh mệnh. Con người có thể dùng những hiện tượng sinh lý, những từ ngữ có tính mơ hồ hoặc những sự ví von tương tự để chỉ cái chết, cách tốt nhất chính là dùng một thái độ ung dung, bình thản và những uyển ngữ ngoại lai mang tâm lý xã hội để chỉ cái chết. 3.1.1.1 Trung Quốc từ xưa đến nay đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Tôn giáo cho rằng con người chết đi rồi thì linh hồn sẽ rời bỏ thể xác nhưng vẫn tiếp tục sống, chết chẳng qua là sự tiêu hủy của xác thịt còn linh hồn thì vẫn sống chỉ là chuyển từ thế giới này sang thế giới khác để sống mà thôi, vì vậy mà giống nhau. Và tôn giáo có sự ảnh hưởng sâu sắc với văn hóa Trung Quốc chính là Phật giáo và Đạo giáo. Phật giáo lấy nghiệp báo luân hồi để giải thích cuộc sống con người, Phật giáo đề xướng tu hành, để đạt đến cảnh giới“诸德圆满俱足,诸恶寂灭净尽 ”(cái đức thì viên mãn tồn tại vững bền còn cái ác thì tiêu diệt cho sạch sẽ). Trong Phật giáo về cái chết có những uyển ngữ như: “上西天” (sang tây thiên); “上天” (lên trời); “见佛祖” (đi gặp Phật tổ); “归西” (về tây phương); “圆寂”(viên tịch); “归真”(quy chân); “坐化”(tọa hóa);“入寂”(nhập tịch); “升天” (bay lên trời) ; “迁神” (biến thành thần, phật); “成佛”(thành Phật); “示寂”(thị tịch); “迁形”(thiên hình);“灭度”(diệt độ); “涅槃”(Niết bàn); “顺世”(thuận thế);“归寂” (quy tịch); “灭安”(diệt an);“转世”(chuyển thế). Trong đó nguồn gốc của “归西”(quy tây)là vì chân thân của Phật là ở Tây phương cực lạc; “坐化”(tọa hóa) biểu thị lúc vị cao tăng viên tịch, trong lòng trong sạch không chút vướng bận gì, nghiêm trang ngồi trên đài sen thành Phật. “涅槃”(niết bàn) chính là cảnh giới cao nhất mà Phật giáp hướng đến, chính 35
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 là rời bỏ luân hồi, quay về miền cực lạc. Phật giáo cho rằng những ý nguyện và dục vọng về tình cảm và cảm giác của con người chính là nguồn gốc của mọi tai họa, nếu như tình cảm và cảm giác đều biến mất, đau khổ và tai nạn cũng sẽ vì thế mà chấm dứt, thì sẽ đạt được đến cảnh giới cao nhất chính là Niết bàn. Ví dụ: Nếu như một vị trụ trì của một ngôi chùa nào đó chết đi thì không gọi rằng vị đó chết mà gọi là “圆寂”(viên tịch), “到涅槃去了”(đến được Niết bàn rồi). Hoặc là một vị hòa thượng nào đó chết đi thì sẽ nói là vị đó đã trở về với Phật tổ rồi hoặc đã lên trời rồi, về Tây phương rồi v.v… Bên cạnh đó, Đạo giáo của Trung Quốc chủ trương con người chỉ cần tu thân dưỡng tính sẽ có thể trường sinh, có thể thành tiên vượt ra khỏi sống và chết, đạt được cuộc sống vĩnh hằng. Vì thế xuất hiện một số uyển ngữ về cái chết như: “羽化”(vũ hóa); “登天”(đăng tiên); “升天”(thăng thiên); “恒化”(hằng hóa); “驾鹤归天” (cưỡi hạc về trời),“化鹤” (hóa hạc); “驾鹤” (cưỡi hạc); “仙逝”(tiên thệ); “仙游”(tiên du);“成仙” (thành tiên); “上仙”(thượng tiên); “驾鹤返瑶池” (cưỡi hạc về Dao trì); “驾鹤仙游” (cưỡi hạc du ngoạn cõi tiên); “骑鹤归西” (cưỡi hạc về tây thiên); “跨鹤登仙” (cưỡi hạc lên cõi tiên); “乘鹤仙去” (cưỡi hạc về cõi tiên); “瑶池添座”(Dao trì thiêm tọa), “蓬岛归真”(Bồng đảo quy chân), “忽返道山” (thoắt đã về đến núi tiên của Đạo giáo). Trong truyền thuyết thì Dao trì, Bồng lai, Đạo sơn là những nơi thần tiên trú ngụ, cũng chính là cảnh tiên mà những người tu đạo đều hướng đến, họ cho rằng khi chết sẽ đến được nơi đó v.v… Ngoài ra Đạo giáo còn cho rằng con người là một phần của tự nhiên, sau khi chết có thề trở về với tự nhiên, tùy theo vật mà biến hóa, còn chủ trương “thanh tịnh vô vi” (thanh tịnh không làm gì), đối với cái chết vẫn giữ một thái độ thuận theo tự nhiên. Theo tư tưởng này cũng tồn tại một số uyển ngữ như: “物化”(vật hóa); “隐化”(ẩn hóa);“归道仙”(quy đạo tiên); “气散” 36
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (khí tán);“迁化”(thiên hóa); “遁化”(tuần hóa); “化去”(hóa khứ); “物故”(vật cố) v.v… Ví dụ: Trong hồi 17 của tác phẩm <Tân nhi nữ anh hùng truyện> có câu “không nghĩ lão thái thái người đã cưỡi hạc về trời tôi còn biết nói với ai đây? [18; 15]. Nếu có người nào trong đạo giáo chết thì sẽ gọi người đó đã “tiên thệ” ( chết biến thành tiên rồi). 3.1.1.2 Tuổi tác, giới tính không giống nhau thì uyển ngữ về cái chết cũng không giống nhau Các tên gọi khác nhau đối với chữ “chết” cũng phản ánh những đặc trưng về tuổi tác. Tuổi tác khác nhau thì uyển ngữ về chết cũng khác nhau. Người già chết được gọi là: “寿终”(thọ chung)“;寿终正寝”(thọ chung chính tẩm); “谢世”tạ thế);“辞世”(từ thế) v.v… Người ở tuổi trung niên chết gọi là “早逝” (mất sớm); người chưa đến 30 tuổi chết gọi là “夭” (chết yểu, chết non); người chưa đầy 20 tuổi chết gọi là “殇” (chết yểu). Ví dụ:“夭亡”(yểu vong); “夭折”(yểu chiết);“夭没”(yểu mạc); “夭促”(yểu thúc);“夭昏”(yểu hôn); “夭疾”(yểu tật); “夭疫”(yểu dịch);“夭丧”(yểu tang);“夭短”(yểu đoạn); “夭绝”(yểu tuyệt); “夭寿”(yểu thọ); “夭谢”(yểu tạ) v.v… Thiếu niên chết gọi là “凋谢”(điêu tạ) ; trẻ em chết gọi là “没成人”(chưa thành người); “杏殇”(hạnh thương) v.v… Giới tính khác nhau thì những cách gọi về cái chết cũng khác nhau. Ví dụ: Con trai còn trẻ có tài mà chết gọi là “玉楼受召”(ngọc lầu thụ triệu); “英年早逝”(anh niên tảo thế); “地下修文”(địa hạ tu văn) có nghĩa là tiếc thương cho anh tài bạc mệnh; những người con gái trẻ đẹp sắc nước hương trời chết gọi là “香消玉损”(hương tiêu ngọc tổn); “玉碎珠沉” (ngọc nát vàng tan); “红消香断”(hồng tiêu hương đoạn) v.v… có nghĩa là tiếc thương cho 37
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hồng nhan bạc mệnh sớm phải lìa đời. Ví dụ: Ông cụ ấy đã “ tạ thế” rồi, “thọ chung” rồi (có nghĩa là đã qua đời rồi). Người con trai ấy đã “tảo thế” rồi ( có nghĩa là đã mất sớm rồi). 3.1.1.3 Thân phận không gống nhau thì uyển ngữ về cái chết cũng khác nhau Danh nhân chết thì có những cách nói uyển chuyển như “谢世”(tạ thế); “逝世)(thệ thế),“安眠”(an nghỉ), “永远地睡着了”(yên giấc nghìn thu)… Ví dụ trong tác phẩm “Nói chuyện trước mộ Các Mác”của Ân Cách Tư có viết như sau: “2g15 phút ngày 14 tháng 3, nhà tư tưởng vĩ đại đương thời đã ngừng suy nghĩ rồi. Để ông ấy một mình ở trong phòng không quá hai phút nhưng khi chúng tôi trở lại phòng thì phát hiện ông ấy đã ngủ giấc ngủ an lành trên chiếc ghế An lạc- Nhưng đó là giấc ngủ nghìn thu rồi.” [31;6] Ở đây tác giả không nói cụ Các Mác mất mà nói rằng đã ngừng suy nghĩ, đã ngủ giấc ngủ nghìn thu rồi. Trong “tuyển tập tản văn hiện đại Trung Quốc”( tập 2) trang 81 có viết: “Ngày 19, vào lúc nửa đêm, con người yếu đến cực điểm. Khi trời sáng, nhà văn Lỗ Tấn vẫn giống như ngày thường, làm việc xong rồi, nghỉ ngơi rồi.” [31;5] Trong câu này tác giả không nói nhà văn Lỗ Tấn đã mất mà nói rằng nhà văn đã nghỉ ngơi rồi. Cách nói ngừng suy nghĩ, yên giấc nghìn thu, nghỉ ngơi rồi chính là uyển ngữ. Dùng những cách nói này không làm cho người đọc cảm thấy khó chịu như khi dùng chữ chết mà vẫn chuyển tải được nội dung mình muốn nói. Những người cách mạng, những anh hùng vị quốc vong thân hi sinh vì nghĩa lớn mất thì có những cách nói uyển chuyển như: “就义”(tựu nghĩa);“献 38
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 身”(hiến thân);“捐躯”(quyên khu); “牺牲”(hi sinh);“殉国”(chết vì Tổ quốc); “以身许国” (hiến thân cho Tổ quốc); “殉职”(tuẫn chức); “阵亡” (chết trong chiến trận);“成仁”(thành nhân); “赴义”(phó nghĩa); “殉道”(tuẫn đạo);“殉节”(tuẫn tiết);“壮烈牺牲” (hi sinh oanh liệt); “慷慨就义”(khảng khái tựu nghĩa); “荣光”(quang vinh)… Ví dụ trong tác phẩm “Cao Sơn thượng hạ đắc hoa hoàn” (tạm dịch là vòng hoa ở núi Cao Sơn) có viết câu như sau: “Vẫn nên là tôi đi, tôi nếu như quang vinh rồi thì vẫn còn đứa con 6 tuổi, nhưng anh thì sao?” [31;5] Trong câu này tác giả không trực tiếp nói đến từ chết mà nói rằng“荣光了” (quang vinh rồi). Những người thân, bạn bè chết thì gọi là “去世” (qua đời); “故世” (cố thế); “过世” (quá thế); “下世”(hạ thế); “永眠” (ngủ vĩnh viễn); “长眠” (ngủ mãi mãi); “睡眠” (ngủ);“安眠” (ngủ bình yên); “走了” (đi rồi); “安息” (ngủ yên, yên nghỉ); “过去” (mất);“病故” (mất vì bệnh); “没了”(không còn); “老了” (già rồi); “咽了气” (tắt thở);“上路了” (lên đường rồi); “不在了” (không còn nữa); “不行了”(không xong rồi);“倒下了” (ngã xuống rồi); “撒手了” (buông tay rồi); “离世了”(rời bỏ thế giới này); “归天” (về trời); “与世长辞” (mãi mãi giã từ cuộc đời này); “仙逝了”(thành tiên rồi); “升天了”、“上天了” (lên trời rồi); “离开了” (rời xa rồi). Ví dụ trong tác phẩm <Hồi ức về mẹ> của tác giả Chu Đức có câu: “Mẹ đã rời xa chúng tôi. Tôi sẽ mãi không còn gặp được mẹ lần nữa! Nỗi đau này không có gì bù đắp được.” [31;5] Tác giả đã dùng cách nói rời xa tôi, không còn gặp được lần nữa để nói đến việc người mẹ đã chết rồi. Người bình thường chết thì có những cách nói sau: “完了” (xong rồi, hết rồi);“断气了” (tắt thở rồi, ngừng thở rồi); “闭眼了” (nhắm mắt rồi); “寻 39
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 短见” (tự tử); “撂倒了”(phủi tay rồi, ngã xuống rồi); “翘辫子”(cắt bím tóc); “下户口了” (chuyển hộ khẩu xuống âm phủ); “上八宝山了” (lên núi Bát Bảo Sơn rồi); “去火葬场了” (đi đến nhà thiêu rồi);“睡最后一觉” (ngủ giấc ngủ sau cùng); “最后一次呼吸” (lần thở sau cùng); “永别了”(vĩnh biệt). Đối với người dân Trung Quốc mà nói thì Bát Bảo Sơn là một tượng trưng, là nơi làm người khác tôn kính ngưỡng mộ bởi vì Đảng viên Trung Quốc hoặc lãnh đạo của quốc gia sau khi từ trần đều được mai táng ở nghĩa trang cách mạng trên núi Bát Bảo Sơn. Nguồn gốc của từ “翘辫子” (cắt bím tóc) có từ đời nhà Thanh, vào thời nhà Thanh việc nam nhi thắt bím tóc là một hiện tượng văn hóa phổ biến, nam nhân Trung Quốc rất coi trọng bím tóc của mình, nếu như bị cắt bím tóc cũng đồng nghĩa với việc chết vì vậy cắt bím tóc cũng là một uyển ngữ về cái chết. Nói về cái chết của kẻ xấu hoặc kẻ địch thì có những cách nói sau: “完蛋了” (toi rồi); “吹灯了” (thổi tắt đèn = chết rồi); “见鬼了” (đi gặp quỷ rồi); “玩完了”(chơi đủ rồi);“仰天了” (ngửa mặt lên trời rồi); “拔蜡了” (nhổ nến rồi); “吃枪子” (ăn đạn rồi); “见阎王” (đi gặp Diêm vương rồi); “下地狱” (xuống địa ngục rồi); “蹬腿了” (đạp chân rồi); “一命鸣叫”(nhất mệnh minh khiếu) v.v… Dùng trong những trường hợp khác có các uyển ngữ sau: “去见马克思”(đi gặp cụ Mác); “早晚有这天” (sớm muộn cũng có ngày này); “心脏停止了跳动” (tim ngừng đập); “流尽最后一次血” (nhỏ giọt máu cuối cùng); “献出了宝贵的生命” (hiến dâng sinh mệnh quý giá của mình); “永远离开了我们”(vĩnh viễn rời bỏ chúng ta); “停止了呼吸”(ngừng thở); “离开了人世” (rời bỏ cõi đời này). Ngoài ra còn có một số uyển ngữ dùng trong những trường hợp như: cha chết gọi là “失怙” (mất chỗ dựa); mẹ chết gọi là “失恃” (mất nơi nương tựa); cha mẹ đều chết gọi là “弃养” (mất đi nơi dưỡng dục); “违养” (xa cách sự 40
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dưỡng dục); vợ chết gọi là “失俪” (mất đôi mất cặp), “断弦” (đàn đứt dây) v.v… Từ xưa đến nay người Trung Quốc thường coi trọng thân phận, cấp bậc địa vị và nhân cách con người. Đẳng cấp thân phận là chỉ thân phân địa vị trong xã hội giai cấp, nhân cách thân phận là chỉ phẩm cách và thân phận nghề nghiệp của con người. Ví dụ: phải xưng hô thế nào với danh nhân, vĩ nhân. Với người bình thường hoặc người xấu thì nên gọi như thế nào. Những người không cùng thân phận, cấp bậc thì có những giá trị và lợi ích khác nhau. Địa vị xã hội khác nhau thì quyền lợi và sự hưởng thụ, tài sản và tiền bạc cũng khác nhau. Do quan niệm coi trọng thân phận nên mới tồn tại nhiều cách biểu đạt khác nhau về cái chết trong văn hóa Trung Quốc như vậy. 3.1.1.4 Trên lĩnh vực phong tục tập quán và tập tục tang lễ Trung Quốc có một tập tục chính là dùng một mảnh vải làm bằng loại tơ rất mềm và mảnh đặt trên mũi của người lâm chung để kiểm tra xem người đó còn thở hay không. Nếu như mảnh vải không có động tĩnh nào thì chứng minh rằng người đó đã thực sự chết rồi, do đó xuất hiện một số uyển ngữ như: “绝气”(tuyệt khí); “断气”(đoạn khí) ;“气尽”(khí tận) có nghĩa là đã tắt thở. Dân tộc Hán từ xưa đã thực hiện phong tục thổ táng (chôn cất), vì thế trong tiếng Hán cũng có một số uyển ngữ nói về cái chết có liên quan đến phong tục này như: “入地”、“入土为安” (về với đất là niềm vui); “归土”(về với đất); “归丘” (về mộ); “如黄泉” (xuống hoàng tuyền); “身归泉世” (thân xác quay về vói thế giới suối vàng); “命归泉路”(sinh mệnh đang trên đường trở về suối vàng);“命染黄河” (trở về với sông Hoàng Hà) v.v…【21;40】 Từ bốn góc độ trên có thể thấy người Trung Quốc rất sợ cái chết. Vì thế chết trở thành vấn đề cấm kị nhất của con người. Nếu có lúc cần phải nhắc đến chữ chết con người luôn luôn cố gắng sử dụng những cách nói uyển chuyển, nhẹ nhàng có liên quan để thay thế, và cũng rất coi trọng những uyển ngữ này. Thân 41
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phận, địa vị, đối tượng khác nhau thì uyển ngữ cũng khác nhau. Vì vậy cần chú ý đến việc sử dụng uyển ngữ trong từng trường hợp, căn cứ vào những ngữ cảnh khác nhau mà chọn lựa những cách biểu đạt thích hợp, như thế sẽ có thể tránh khỏi hiểu lầm và sai sót. 3.1.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh lý Từ xưa đến nay con người luôn có tâm lý “求吉避凶,求雅避俗” (cầu điềm may tránh điềm dữ, cầu nhã tránh tục), vì thế con người luôn cố gắng sử dụng những từ ngữ có tính may mắn, nhã nhặn để thay thế những từ ngữ mang tính cấm kị, xui xẻo và thô tục, bệnh tật cũng thuộc loại này. Đứng trên góc độ bản thân mình ta thấy con người đều không muốn mình bị dày vò bởi bệnh tật, đứng trên góc độ khác ta thấy đối với những người bệnh nếu ta trực tiếp nói ra bệnh tật của họ mà không chút e dè sẽ làm cho họ cảm thấy tổn thương và tự ti. Vì thế lúc mọi người nhắc đến bệnh tật thường luôn thích dùng những cách nói uyển chuyển để thay thế, như vậy có thể giảm bớt đi áp lực tâm lý và sự tự ti của người bệnh. Về phương diện này trong tiếng Hán có một số uyển ngữ như: “欠安”(khiếm an);“难受”(khó chịu); “头痛脑热” (đau đầu nóng trán); “不治之症” (bệnh bất trị); “气色不好” (sắc mặt không tốt); “身体不好” (trong người không khỏe) v.v… Mọi người mỗi lần nhắc đến ung thư; bệnh phổi; Aisd; khiếm khuyết sinh lý; tàn phế, thì mặt đều biến sắc. Để giảm nhẹ gánh nặng tư tưởng của người bệnh, nâng cao khả năng chịu đựng của người bệnh; tăng cường lòng tin có thể chiến thắng bệnh tật của họ, mọi người thường dủng những cách nói tránh né, uyển chuyển để biểu đạt. Trong đó ung thư, bệnh phổi, AIDS là những bệnh bất trị (những bệnh không thể nào trị khỏi). Con người đều rất sợ những căn bệnh này, vì vậy thường 42