SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ DIỆU TÂM
SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH
PHỐ HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thừa Thiên Huế, năm 2016
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ DIỆU TÂM
SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HUẾ
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ HỒNG VÂN
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ii
Thừa Thiên Huế, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Phan Thị Diệu Tâm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iii
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tôi đã hoàn
thành luận văn của mình. Để có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến TS. Đinh Thị Hồng Vân, người giáo viên đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên đã
giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan tâm,
tận tình giúp đỡ của quý thầy cô đang công tác tại khoa Tâm lý giáo dục trường Đại
học sư phạm Huế.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu và các em học sinh của
trường trung học phổ thông Đặng Trần Côn và trung học phổ thông Gia Hội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Xin cảm ơn những người chị thân yêu và những người bạn thân đã dành
nhiều tình cảm, giúp đỡ, động viên tôi trong những ngày học tập và hoàn thành
luận văn.
Lời cảm ơn cuối cùng, cũng là lời cảm ơn đặc biệt nhất, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đặc biệt là bà ngoại, ba mẹ, anh
trai và em gái tôi về sự động viên, giúp đỡ to lớn nhất dành cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Phan Thị Diệu Tâm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục........................................................................................................................1
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt.............................................................................4
Danh mục các bảng biểu .............................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................7
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu............................................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................8
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................8
8. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN
BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGError! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự đồng cảm.......Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.....................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước .....................Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái niệm đồng cảm ..........................................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tiếp cận ở nước ngoài.....................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tiếp cận ở Việt Nam.......................................Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức.............................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Biểu hiện về mặt cảm xúc...............................Error! Bookmark not defined.
1.4. Vai trò của đồng cảm trong quan hệ bạn bè đối với học sinh trung học phổ
thông..........................................................................Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Vai trò của đồng cảm đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúcError! Bookmark not defined
1.4.2. Vai trò của đồng cảm trong việc gia tăng các hành vi tích cực, lòng vị thaError! Bookma
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.2
1.4.3. Vai trò của đồng cảm trong việc giảm thiểu các hành vi tiêu cựcError! Bookmark not d
1.4.4. Vai trò của đồng cảm trong giao tiếp và thiết lập các mối quan hệError! Bookmark not
1.5. Các yểu tố chi phối ảnh hưởng đến sự đồng cảmError! Bookmark not defined.
1.5.1. Yếu tố cá nhân.................................................Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Yếu tố di truyền...............................................Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Yếu tố hệ thần kinh .........................................Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Sự bắt chước....................................................Error! Bookmark not defined.
1.5.5. Môi trường sống.............................................Error! Bookmark not defined.
1.6. Một số yếu tố tâm sinh lý và đặc điểm quan hệ bạn bè của lứa tuổi học sinh
trung học phổ thông ..................................................Error! Bookmark not defined.
1.6.1. Khái quát tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thôngError! Bookmark not define
1.6.2. Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thôngError! Bookmark not define
Tiểu kết chương 1......................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................10
2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ................................................................................10
2.1.1. Trường trung học phổ thông Gia Hội .............................................................10
2.1.2. Tường trung học phổ thông Đặng Trần Côn...................................................11
2.2. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................12
2.2.1. Giai đoạn 1 ......................................................................................................12
2.2.2. Giai đoạn 2 ......................................................................................................13
2.2.3. Giai đoạn 3 ............................................................................................ 37
2.3. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................14
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.....................................................................14
2.3.2. Phương pháp chuyên gia.................................................................................15
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi...............................................................15
2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý ....................................................................17
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu ...........................................................................18
2.3.6. Phương pháp tình huống .................................................................................19
2.3.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp..............................................................19
2.3.8. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................19
Tiểu kết chương 2......................................................................................................21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.3
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM
TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HUẾ.................................................................................................22
3.1. Thực trạng đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông
thành phố Huế ...........................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh
trung học phổ thông thành phố Huế..........................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Biểu hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ
thông thành phố Huế .................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành
phố Huế dưới lát cắt giới tính, khối lớp và trường họcError! Bookmark not defined.
3.2. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và một số hành vi xã hộiError! Book
3.2.1. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và hành vi ủng hộ xã hội
của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.....Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và hành vi ủng hộ xã hội
của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.....Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm và hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ
thông thành phố Huế .................................................Error! Bookmark not defined.
3.3. Các biện pháp gia tăng sự đồng cảm cho học sinh trung học phổ thông thành
phố Huế .....................................................................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3......................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận .................................................................Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị...............................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
THPT Trung học phổ thông
ĐTB Điểm trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Phân bố mẫu nghiên cứu 36
Bảng 3.1
Thống kê mô tả về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế xét trên toàn mẫu
46
Bảng 3.2
Đánh giá chung về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế
49
Bảng 3.3
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học
phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt giới tính
52
Bảng 3.4
Biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ
thông thành phố Huế
56
Bảng 3.5
Hệ số tương quan giữa đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội
của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế
57
Bảng 3.6
Phân tích hồi quy sự tác động của đồng cảm và các thành
phần của nó đến hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung
học phổ thông thành phố Huế
59
Bảng 3.7
Kết quả kiểm định F về sự khác biệt hành vi lủng hộ xã hội
giữa các nhóm điểm đồng cảm
60
Bảng 3.8 Điểm hành vi ủng hộ xã hộicủa trường hợp thứ nhất 61
Bảng 3.9 Điểm hành vi ủng hộ xã hội của trường hợp thứ hai 62
Bảng 3.10
Biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
thành phố Huế
64
Bảng 3.11
Hệ số tương quan giữa đồng cảm và hành vi gây hấn của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế
66
Bảng 3.12
Phân tích hồi quy sự tác động của đồng cảm và các thành
phần của nó đến hành vi gây hấn của học sinh trung học
phổ thông thành phố Huế
67
Bảng 3.13
Kết quả kiểm định F về sự khác biệt hành vi gây hấn giữa
các nhóm điểm đồng cảm
68
Bảng 3.1.4 Điểm hành vi gây hấncủa trường hợp thứ nhất 70
Bảng 3.1.5 Điểm hành vi lệch chuẩn của trường hợp thứ hai 71
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ thể hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt
khối lớp
54
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ thể hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát
cắt trường học
55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ
bao đời nay ông bà ta luôn nhắc nhở con cháu phải biết “thương người như thể
thương thân”. Muốn có được tình yêu thương và lòng nhân ái chúng ta phải biết
quan tâm chăm sóc, lo lắng cho nhau, nhất là khi những người xung quanh gặp khó
khăn hoạn nạn. Hay nói cách khác để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã
hội, mỗi chúng ta cần phải có sự đồng cảm với nhau. Sự đồng cảm (empathy) có vai
trò rất quan trọng trong cuộc sống, đồng cảm tạo ra sự khoan dung, nhân ái, giúp
con người sống thanh thản với sự an lành trong tâm hồn. Đồng cảm góp phần trong
việc hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh nhân ái, làm
cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần
gũi, gắn bó hơn.
Học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi trẻ con
sang tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn các em hình thành các chuẩn mực đạo đức,
xã hội, tình cảm của mình. Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú.
Đặc biệt nó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà
những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.
Ở lứa tuổi này, nhu cầu về tình bạn, tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Các em
có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn: yêu cầu về sự chân thật, lòng vị tha, sự tin
tưởng, tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, hiểu biết lẫn nhau. Trong quan hệ bạn
bè, các em cũng nhạy cảm hơn, không chỉ có xúc cảm chân tình, mà còn có khả
năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác (đồng cảm). Đồng cảm là sự thấu hiểu,
cảm thông, sẻ chia, một lời động viên đúng lúc, một sự chấp nhận không phê phán
là nguồn động viên lớn đối với các em và đồng thời là nguồn động lực để các em
vượt qua thử thách cuộc đời.
Thế nhưng, thực tế hiện nay, bên cạnh những học sinh biết đồng cảm, cảm
thông, quan tâm nhau, luôn luôn nghĩ đến người khác, còn có những học sinh thờ ơ,
lãnh đạm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Việc đánh giá về thực trạng đồng cảm
của học sinh THPT trong quan hệ bạn bè vì thế có một ý nghĩa hết sức quan trọng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.7
trong xã hội Việt Nam hiện đại, đặc biệt khi có quá nhiều vấn nạn nghiêm trọng về
sự vô cảm liên quan đến lứa tuổi này. Trên các phương tiện truyền thông, các hình
ảnh, video thể hiện sự vô cảm khi chứng kiến nỗi đau của bạn bè hay những hành vi
bạo lực ngày càng nhiều. Trong bài viết “Một số yếu tố chi phối bạo lực học đường
nhìn từ góc độ hành vi”, Đỗ Ngọc Khanh (2014) đã chỉ ra rằng có đến 39,9% học
sinh “Không làm gì, chỉ đứng xem” khi bạn thân bị bạo hành. Hành động này đối với
bạn bình thường cùng lớp là 68,3%, bạn cùng trường là 82,8% và người không quen
biết là 89,8%. Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học cho
thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ
sinh đánh nhau, 44,7% ở mức độ rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Hơn 45%
khách thể khảo sát cho rằng hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ là “bình
thường” [9].
Phải chăng giới trẻ hiện nay nói chung và học sinh THPT nói riêng đang thờ
ơ với nỗi đau, mất mát của người khác? Có phải khả năng đồng cảm với người khác
của các em đang có chiều hướng suy giảm? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết
tiến hành các nghiên cứu thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Sự đồng cảm trong quan hệ bạn
bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” đã được tiến hành.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học
sinh THPT, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng khả năng đồng cảm trong quan
hệ bạn bè cho học sinh THPT.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh THPT thành phố Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT
thành phố Huế trên 02 phương diện: nhận thức và cảm xúc.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.8
4.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát tại hai trường THPT: Trường THPT Đặng Trần Côn,
THPT Gia Hội thuộc thành phố Huế.
4.3. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, đề tài giới hạn khảo sát trên 369 học sinh
lớp 10, 11, 12.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Khá nhiều học sinh THPT thành phố hiện nay chưa biết cách đồng cảm với
người khác.
- Sự đồng cảm của học sinh THPT thành phố Huế có quan hệ mật thiết với
các hành vi xã hội.
- Sự đồng cảm của học sinh sẽ được gia tăng nếu như chúng ta đề xuất các
biện pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh
THPT thành phố Huế.
- Tìm hiểu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT
thành phố Huế và mối quan hệ của nó với các hành vi xã hội.
- Đề xuất các biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho
học sinh THPT thành phố Huế.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm phươngpháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận trong tâm lý học sau:
Nghiên cứu này lấy tiếp cận hoạt động làm quan điểm phương pháp luận chính.
Theo tiếp cận này, tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Sự đồng cảm cũng
vậy, được nảy sinh trong hoạt động của học sinh THPT thành phố Huế. Vì vậy,
nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế
cũng không tách rời hoạt động của chính họ. Hoạt động vừa là môi trường tạo ra sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.9
đồng cảm trong quan hệ bạn của học sinh THPT thành phố Huế, vừa là chất xúc tác
để sự đồng cảm trở nên phát triển phong phú hơn, sâu sắc hơn.
- Nguyên tắc hoạt động - nhân cách: Nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ
bạn bè của học sinh THPT không tách rời các hoạt động giao tiếp của học sinh và
các đặc điểm nhân cách của học sinh THPT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp
các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, trắc
nghiệm tâm lý, phỏng vấn sâu, chuyên gia, nghiên cứu trường hợp, tham vấn tâm lý
và phân tích dữ liệu. Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình
bày trong Chương 2.
8. Cấu trúc của đề tài
Nội dung chính của đề tài được thể hiện ở phần mở đầu, ba chương và phần
kết luận, kiến nghị:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè ở học sinh
THPT thành phố Huế
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng về sự đồng cảm trong quan hệ bạn
của học sinh THPT thành phố Huế
Phần kết luận và kiến nghị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.10
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát
2.1.1. Trường trung học phổ thông Gia Hội
Trường THPT Gia Hội đặt tại 80 đường Nguyễn Chí Thanh Phường Phú Hiệp,
Thành Phố Huế, trường được thành lập từ ngày 07/02/1966.
Năm học đầu tiên 1965- 1966, trường mang tên là Trường trung học Gia Hội
với 12 lớp, 450 học sinh và 14 cán bộ, giáo viên, sau đó chuyển thành trường trung
học tổng hợp Gia Hội, đây là một mô hình giáo dục mới với mục tiêu giảng dạy văn
hóa kết hợp dạy kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho học sinh cấp 2- 3.
Năm học 1974- 1975,trường đổi tên thành trường cấp 2-3 Gia Hội, lúc này
trường có 33 lớp với 1692 học sinh.
Năm học 2001- 2002,trường được tách và thành lập trường THCS Phú Hiệp
và THPT Gia Hội, lúc này trường có 36 lớp, 1703 học sinh với 82 cán bộ giáo viên
và hiện nay trường có 43 lớp với 1940 học sinh và 98 cán bộ giáo viên.
Trường đã nhận được cờ thi đua cấp tỉnh, các tổ chức công đoàn, Đoàn trường,
Chữ hội thập đỏ được nhận bằng khen cấp Trung Ương. Những thành tích đó ngoài
sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ thầy trò còn có sự giúp đỡ, động viên rất lớn của
ngành, của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức cá nhân, các cựu học sinh và
phụ huynh học sinh của trường.
Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, mặc dù nhiều lần thay đổi tên gọi, qua
nhiều bước thăng trầm của biến cố lịch sử, song truyền thống thi đua dạy tốt học tốt
của Trường vẫn luôn được các thế hệ nhà trường nối tiếp phát huy, vun đắp với
nhiều thành tích xuất sắc: nhà trường không ngừng lớn mạnh về quy mô và chất
lượng giáo dục; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp THPT và học sinh trúng
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng (tỷ lệ học sinh đỗ tốt
nghiệp nhiều năm liền đạt tốp đầu của tỉnh, từ 98 đến trên 99%, tỷ lệ học sinh thi đỗ
vào các trường Đại học, Cao đẳng trên 50%). Nhiều học sinh thi đạt điểm thủ khoa
trường, thủ khoa ngành với nhiều trường đại học lớn trong nước, nhiều em đã xuất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.11
sắc đạt học sinh giỏi quốc gia. Tỉ lệ giáo viên trình độ trên chuẩn, giáo viên giỏi cấp
tỉnh, cấp ngành không ngừng được bổ sung tăng nhanh, chiếm gần 50% tổng số cán
bộ giáo viên toàn trường. Môi trường học tập xanh sạch đẹp an toàn, thân thiện. Các
điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được đầu tư, nâng cấp hoàn
thiện, hiện đại và đạt chuẩn.
2.1.2. Tường trung học phổ thông Đặng Trần Côn
Trường THPT Đặng Trần Côn được thành lập tháng 8/1996, tại vị trí giáp với
hai đường Đặng Trần Côn và Trần Nguyên Đán thuộc Phường Thuận Hòa, Thành
phố Huế.
Từ năm 1996 đến năm 2000, trường có 2 cấp học (THCS và THPT), từ năm
học 2000-2001 trở đi chỉ còn một cấp học (THPT). Về loại hình trường: Từ năm
học 1996 – 1997 đến năm học 2009-2010 là loại hình trường bán công;từ tháng
7/2010, chuyển thành Trường trung học phổ thông công lập. Đến năm học 2012-
2013, trường có 30 lớp trung học phổ thông với 1270 học sinh.
Sau hơn 16 năm xây dựng và phát triển, trường đạt những thành tích nổi bật:
- Tỉ lệ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm trên 95% cao hơn mặt bằng
chung của tỉnh; năm học 2011-2012 tỉ lệ tốt nghiệp 100%. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào
các trường Đại học, Cao đẳng bình quân hàng năm khoảng 45-50%.
- 13 năm liền có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 3
năm có học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia.
- Có 81 cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó 100% đạt chuẩn đào tạo, 17 cán
bộ giáo viên có trình độ thạc sĩ.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại. Hiện
trường có 19 phòng học (trong đó có 1 phòng thí nghiệm- thực hành vật lý, 1 phòng
thí nghiệm- thực hành hóa sinh, 2 phòng tin học), 1 thư viện đạt chuẩn thư viện
trường học, 1 phòng Đoàn Thanh niên, 1 phòng y tế, 1 khu văn phòng. Trang thiết
bị dạy học, các phương tiện phục vụ khác khá đầy đủ; 100% phòng học được trang
bị phương tiện để ứng dụng công nghệ thông tin.
- 11 năm liền được công nhận là trường tiên tiến, trong đó 10 năm được công
nhận trường tiên tiến xuất sắc - Tập thể lao động xuất sắc. Năm học 2005-2006,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.12
2010-2011 trường được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen; năm học 2008-
2009 và 2009-2010 được ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen về kết quả thi tốt
nghiệp THPT và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chi bộ liên tục đạt danh hiệu trong
sạch vững mạnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 9 năm liền đạt vững
mạnh được Trung ương Đoàn tặng bằng khen, Công Đoàn 9 năm liền vững mạnh
được Liên Đoàn lao động Tỉnh và Công Đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen.
Hàng năm, bình quân trên 95% cán bộ giáo viên nhân viên đạt danh hiệu lao động
tiên tiến, 15 – 20% đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Giai đoạn 1
Xây dựng cơ sở lý luậnnghiên cứu về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế
 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của giai đoạn này là xây dựng cơ sở lý luận cho toàn bộ
quá trình nghiên cứu của luận văn và từ khung lý luận, xác lập quan điểm chủ đạo
của luận văn trong việc nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh
THPT thành phố Huế.
 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các
vấn đề liên quan đến sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT, từ đó
chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình này để tiếp tục tiến hành nghiên
cứu.
- Xác định quan điểm tiếp cận nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè
của học sinh THPT thành phố Huế.
- Xác định các khái niệm công cụ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ
bản liên quan đến đề tài như: Khái niệm đồng cảm, biểu hiện của đồng cảm, vai trò
của đồng cảm, các yếu tố tác động đến sự đồng cảm…
 Phương pháp tiến hành
Để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.13
các tài liệu đã được đăng tải ở các sách báo, tạp chí và trên hệ thống thông tin toàn
cầu internet… bàn về những vấn đề liên quan sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè
của học sinh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã xin ý kiến của chuyên gia về các vấn
đề lý luận.
2.2.2. Giai đoạn 2
Nghiên cứu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh
trung học phổ thông thành phố Huế
 Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT
thành phố Huế, mối quan hệ giữa sự đồng cảm và một số hành vi xã hội và các biện
pháp gia tăng sự đồng cảm cho học sinh THPT thành phố Huế.
 Mẫu nghiên cứu
Bảng 1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu
Các tham số
Trường Tổng
Gia Hội Đặng Trần Côn
Giới
tính
Khối
Giới tính
Nam 63 86 149
Nữ 116 103 219
Khối
10 53 65 118
11 66 64 129
12 60 60 121
Tổng 189 189 368 368
Để mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cao, chúng tôi chỉ lựa chọn những
trường phổ thông trung học bình thường. Đó là 02 trường trong thành phố Huế:
Trường THPT Gia Hội và THPT Đặng Trần Côn. 368 học sinh đã được lựa chọn
một cách ngẫu nhiên từ 02 trường học đó. Đối với học sinh cả hai trường chúng tôi
điều lựa chọn cả 3 khối khối: 10, 11 và 12. Sự phân bố của mẫu nghiên cứu được
trình bày ở Bảng 2.1.
 Nội dung nghiên cứu
Để làm rõ sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố
Huế, những nội dung cơ bản sau được nghiên cứu:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.14
- Thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế.
- Mối quan hệ giữa đồng cảm và một số hành vi xã hội: Mối quan hệ giữa sự
đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội; mối quan hệ giữa sự đồng cảm và hành vi gây hấn.
 Phương pháp tiến hành
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện các nội dung ở giai
đoạn này: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trắc nghiệm tâm lý,
phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu trường hợp,
phương pháp tình huống, phương pháp phân tíchdữliệu.
2.2.3. Giai đoạn 3
Đề xuất biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho học
sinh trung học phổ thông thành phố Huế
 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của sự đồng cảm trong quan
hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế, nghiên cứu đề xuất các biện pháp để
gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành
phố Huế.
 Nội dung nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp pháp để gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè
của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.
 Phương pháp tiến hành
Để triển khai các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn này, các phương pháp
nghiên cứu sau đã được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, chuyên gia,
phỏng vấn sâu…
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Mục đích sử dụng
Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn, xác lập cơ sở để xây dựng bảng
hỏi điều tra và tìm hiểu một số biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ
bạn bè cho học sinh THPT thành phố Huế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.15
 Cách thức tiến hành
Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề sự
đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT; phân tích, tổng hợp và đánh giá
tổng quát các nghiên cứu về vấn đề này, từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế công
cụ nghiên cứu và lấy tư liệu sử dụng trong quá trình phân tích, lý giải, đánh giá kết
quả thu được từ thực tiễn cũng như xây dựng các biện gia tăng sự đồng cảm trong
quan hệ bạn bè cho học sinh THPT.
2.3.2. Phương pháp chuyên gia
 Mục đích sử dụng
Nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm
trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học và những lĩnh vực liên quan đến sự đồng
cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT về các vấn đề nghiên cứu.
 Cách thức tiến hành
Xin ý kiến trực tiếp các chuyên gia về từng vấn đề: Định hướng lựa chọn quan
điểm nghiên cứu; những khái niệm công cụ của luận văn; công cụ nghiên cứu; các
biện pháp gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT.
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
 Mục đích sử dụng
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài, được sử
dụng với mục đích tìm hiểu các vấn đề: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè.
 Cách thức tiến hành
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành thông qua các bước sau:
 Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
 Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi
Để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng bảng hỏi, các nguồn tư liệu sau đã
được sử dụng:
Nguồn thứ nhất là một số trắc nghiệm và bảng hỏi về sự đồng cảm. Trong luận
văn này, chúng tôi đã tham khảo các bảng hỏi đo sự đồng cảm của Davis (1983)
[29], Vosen, Piotrowski vàValkenburg (2015) [58].
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.16
Nguồn thứ hai là ý kiến của các chuyên gia về sự đồng cảm trong quan hệ bạn
bè của học sinh … Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những
định hướng chính cho việc xây dựng nội dung bảng hỏi.
Nguồn thứ ba là các thông tin thu được từ một số học sinh THPT về sự đồng
cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT.
 Xây dựng nội dung bảng hỏi
Tổng hợp tư liệu từ 03 nguồn trên, bảng hỏi đã được hình thành. Nội dung của
bảng hỏi tìm hiểu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT được hình
thành. Bảng hỏi gồm 14 items, nhằm đánh giá sự đồng cảm ở hai khía cạnh: nhận
thức (7items) và cảm xúc (7 items).Các items của bảng hỏi được thiết kế dựa trên sự
tham khảo các bảng hỏi đo sự đồng cảm của Davis (1983) [29], Vosen, Piotrowski
và Valkenburg (2015) [58]. Mỗi item có 5 mức độ tần suất thực hiện cho mỗi mặt
biểu hiện của sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè để các khách thể lựa chọn: không
bao giờ = 1 điểm, gần như không bao giờ = 2 điểm; đôi lúc = 3 điểm; thường xuyên
= 4 điểm; rất thường xuyên = 5 điểm. Với các item nghịch gồm 7, 12, 13, 14 điểm
số được cho đảo nghịch lại: Rất thường xuyên = 1 điểm, thường xuyên = 4 điểm,
đổi lúc = 3 điểm, gần như không bao giờ = 4 điểm, không bao giờ = 5 điểm.
Ngoài ra, bảng hỏi còn tìm hiểu một số thông tin cá nhân về khách thể, bao
gồm những thông tin: giới tính, lớp, trường.
 Bước 2: Khảo sát thử
Mục đích của bước này là xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi và
tiến hành chỉnh sửa những mệnh đề chưa đạt yêu cầu. Đối tượng khảo sát thử là 189
học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn thành phố Huế. Kết quả khảo sát được xử lý
bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 với 02 kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin
cậy bằng cách tính hệ số Alpha của Cronbach và hệ số tương quan giữa từng item
và toàn bộ thang đo để xác định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và độ
hiệu lực về nội dung của từng thang đo. Kết quả phân tích như sau:
- Hệ số Alpha của Cronbach của bảng hỏi đồng cảm là 0,77. Mỗi item trong
bảng hỏi bị xóa đều làm cho độ tin cậy của bảng hỏi bị giảm xuống. Mỗi item đều
có mối tương quan với toàn bộ thang đo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.17
- Ngoài ra, kết quả quan sát sự đồng cảm của học sinh trong quá trình khảo sát
cho thấy học sinh về cơ bản, hiểu hết tất cả những câu hỏi và phương án trả lời.
Kết quả phân tích trên cho thấy việc sử dụng bảng hỏi này để đánh giá có thể
mang lại kết quả chính xác.
 Bước 3: Điều tra chính thức
Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ
của riêng từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành điều tra, điều
tra viên hướng dẫn làm từng câu cụ thể.Với những mệnh đề khách thể không hiểu,
điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ.Trong quá trình khảo sát, điều tra viên
sẽ quan sát, nhắc nhở học sinh điền đầy đủ những thông tin vào bảng hỏi.
2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý
 Mục đích sử dụng
Nhằm tìm hiểu một số yếu tố xã hội và cá nhân tác động đến sự đồng cảm
trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT.
 Các trắc nghiệm sử dụng:
Bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn (Goodman, 1997 [38]; Goodman
và cộng sự, 1998 [39]).
Thang đo này đã được sửa đổi từ những công cụ đánh giá các vấn đề về tâm
lý và hành vi được sử dụng nhiều nhất có tên là Rutter A, dành cho trẻ em và trẻ vị
thành niên và Rutter B, công cụ dành cho phụ huynh và giáo viên. Mặc dù vẫn
tương tự với tài liệu của Rutter, ngôn từ của Bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn
đã được sắp xếp lại để tập trung vào đánh giá điểm mạnh và khó khăn trong hành vi
và cảm xúc của trẻ. Bộ câu hỏi thực tế bao gồm với 5 Thang đo: hành vi được xã
hội ủng hộ, tính hiếu động, những vấn đề về cảm xúc, vấn đề hành vi, và vấn đề bạn
bè. Bộ tài liệu có các thang đo khác nhau dành cho những người chăm sóc, hoặc
giáo viên của trẻ từ 3 đến 16 tuổi, và dành cho thanh thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi.
Những câu hỏi này cũng đã được sử dụng cho trẻ khuyết tật và giáo viên cùng
người chăm sóc trẻ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiểu thang đo hành vi ủng hộ xã hội,
thang đo gồm có 5 item, với 3 mức độ lựa chọn từ “không đúng” đến “rất đúng”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.18
Với hệ số Cronbach's alpha trong nghiên cứu này là 0,72, thang đo hành vi ủng hộ
xã hội có thể đem lại kết quả chính xác.
Thang đo hành vi gây hấn của Buss, A. H. và Perry, M. P. (1992) [25].
Thang đo này được dùng để đánh giá hành vi gây hấn của học sinh. Thang đo
được thiết kế để đánh giá tổng thể về hành vi gây hấn của thanh thiếu niên. Thang
đo này thực sự có ý nghĩa đối với việc đưa ra những chẩn đoán, trị liệu và lựa chon
các biện pháp giáo dục, kế hoạch can thiệp và giám sát, tiến trình nghiên cứu
chuyên môn.
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng tiểu thang đo hành vi gây hấn về mặt thể
chất, bao gồm 9 item, có 5 mức độ trả lời cho từng item: 0 = hoàn toàn không đồng
ý; 1 = không giống một phần; 2 = nửa giống, nửa không; 3 = giống một phần; 4 =
hoàn toàn giống, riêng item 6 thì cho điểm ngược lại. Với hệ số Cronbach's alpha
trong nghiên cứu này là 0,747 thang đo hành vi gây hấn có thể đem lại kết quả
chính xác.
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
 Mục đích sử dụng
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn
những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.
 Nội dung phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn sâu học sinhbao gồm các phần: Đánh giá của bản thân về
sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè; các hành vi ủng hộ xã hội trong quan hệ bạn bè;
các hành vi gây hấn của học sinh, một số thông tin cá nhân.
 Cách thức tiến hành
Khác với việc trả lời bảng hỏi với đa số là những câu hỏi đóng, khách thể
không thể trả lời câu hỏi theo ý muốn chủ quan, trong phỏng vấn trực tiếp với
những câu hỏi mở, khách thể được trả lời khá tự do. Trong quá trình phỏng vấn,
chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để khách thể có
thể trả lời trực tiếp hoặc hồi tưởng lại những trải nghiệm khi rơi vào tình huống
tương tự.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.19
2.3.6. Phương pháp tình huống
 Mục đích sử dụng
Tìm hiểu rõ hơn thực trạng đồng cảm của học sinh THPT trên địa bàn thành
phố Huế. Kết quả này sẽ bổ sung cho những số liệu thu được từ bảng hỏi, trên cơ sở
đó đề xuất biện pháp nhằm gia tăng mức độ đồng cảm cho học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Huế.
 Nội dung câu hỏi tình huống
Nội dung câu hỏi xoay quanh về sự đồng cảm, các câu hỏi tình huống nhằm
đánh giá của bản thân về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè; các hành vi ủng hộ xã
hội trong quan hệ bạn bè.
 Cách tiến hành:
Chúng tôi đưa ra những tình huống khác nhau, mỗi tình huống sẽ có 3 phương
án lựa chọn, mỗi phương án mà học sinh lựa chọn sẽ thể hiện mức độ đồng cảm của
học sinh trong tình huống đó.
2.3.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
 Mục đích sử dụng
Nhằm tìm hiểu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thông
qua một trường hợp điển hình. Kết quả này sẽ minh họa và làm rõ hơn những số
liệu thu được từ bảng hỏi.
 Nội dung nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp để làm rõ vai trò của đồng cảm đối với việc gia tăng
hành vi ủng hộ xã hội và giảm thiểu hành vi gây hấn.
 Cách thức tiến hành
Chúng tôi chọn 2 trường hợp trong một mối quan hệ, một trường hợp có mức
độ đồng cảm cao và một trường hợp có mức độ đồng cảm thấp, trong hai trường
hợp đó chúng tôi sẽ xem xét với điểm đồng cảm cao thì sẽ có hành vi xã hội như thế
nào và ngược lại.
2.3.8. Phương pháp phân tích dữ liệu
 Mục đích sử dụng
Nhằm xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên
cứu trên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.20
 Các phương pháp phân tích dữ liệu
Những bảng hỏi nào bị bỏ sót nhiều sẽ bị loại bỏ trong quá trình xử lý số liệu,
bởi lẽ khi trả lời bảng hỏi này học sinh có thể không trả lời thật với cảm xúc của
mình. Từ tổng số phiếu phát ra là 430 phiếu, chúng tôi đã sàng lọc còn lại 369
phiếu. Đây là những phiếu mà học sinh trả lời đầy đủ và đủ độ tin cậy. Dữ liệu dùng
để phân tích báo cáo trong luận văn chỉ bao gồm 369 phiếu học sinh trả lời thành
thật với chính suy nghĩ và cảm nhận của các em. Số liệu thu được sau khảo sát thực
tế được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 22.0.
 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính
Phương pháp định tính được sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được
từ các câu hỏi trong bảng hỏi, kết quả phỏng vấn sâu.
Những câu hỏi mở trong phiếu cá nhân và những thông tin thu thập được trong
quá trình phỏng vấn sâu được trình bày dưới dạng mô tả và phân tích.
 Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng
 Tạo các biến số
- Biến số đồng cảm
Bảng hỏi đánh giá sự đồng cảm có 14 item, mỗi item có 05 phương án trả lời,
tương ứng với nó là 05 mức điểm: Không bao giờ = 0 điểm, gần như không bao giờ
= 1 điểm, đôi lúc =2 điểm, thường xuyên =3 điểm, rất thường xuyên = 4 điểm. Các
phương án trả lời ở từng item cũng được chuyển sang dưới dạng tần suất biểu hiện,
cụ thể nó được mã hóa và cho điểm như sau: Không bao giờ = 1 điểm, gần như
không bao giờ =2 điểm, đôi lúc = 3 điểm, thường xuyên = 4 điểm, rất thường xuyên
= 5 điểm. Các item 4, 7, 12, 13, 14 được cho điểm ngược lại: Không bao giờ = 5
điểm, gần như không bao giờ = 4 điểm, đôi lúc = 3 điểm, thường xuyên = 2 điểm,
rất thường xuyên = 1. Điểm trung bìnhcủa các biểu hiện càng cao thì thể sự đồng
cảm cao. Điểm trung bình của các biểu hiện đồng cảm càng thấp thì chứng tỏ mức
độ đồng cảm của học sinh thấp
- Biến số hành vi ủng hộ xã hội:
Thang đo hành vi ủng hộ xã hội bao gồm 5 item. Cách tính biến số này như
sau: Cho điểm theo các mức độ; không đúng = 0 điểm; đúng một phần = 1điểm; rất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.21
đúng = 2 điểm; Điểm trung bình của các biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội càng cao
thì chứng tỏ học sinh có hành vi xã hội tích cực và ngược lại
- Biến số hành vi gây hấn:
Các item được cho điểm như sau: hoàn toàn không giống = 0 điểm; không
giống một phần = 1 điểm; nửa giống, nửa không = 2 điểm; giống một phần= 3
điểm; hoàn toàn giống 4 điểm. Đối với item 6 thì cho điểm ngược lại. Tổng điểm
của các item càng lớn chứng tỏ hành vi gây hấn ở học sinh càng cao.
 Các thông số thống kê sử dụng trong phân tích dữ liệu
- Phân tích sử dụng thống kê mô tả: Trong phần này chúng tôi sử dụng các chỉ
số sau: Bảng tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn.
- Phân tích sử dụng thống kê suy luận: Chúng tôi sử dụng các thông số: Phân
tích tương quan nhị biến, phân tích hồi quy tuyến tính đơn, phân tích so sánh.
Tiểu kết chương 2
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn được tổ chức nghiên
cứu theo 03 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về sự
đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT; (2) giai đoạn 2: Nghiên cứu
thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT cách thành phố
Huế; (3) giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ
bạn bè của học sinh THPT. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối
hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, trắc
nghiệm tâm lý, phỏng vấn sâu, chuyên gia, tình huống, phân tích dữ liệu. Ở từng
phương pháp, chúng tôi xác định mục đích, nội dung và cách thức thực hiện cụ thể.
Những dữ liệu thu thập được từ các phương pháp này có thể đảm bảo tính chính
xác, khoa học về kết quả đạt được ở chương 3.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
P.22
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM
TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HUẾ

More Related Content

Similar to Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.doc

Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.doc (20)

Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá n...
 
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
 
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.docHoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.docPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
 
Những Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.doc
Những Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.docNhững Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.doc
Những Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.doc
 
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.docThực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
 
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.docThực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
 
Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...
Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...
Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở...
 
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.doc
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.docCông tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.doc
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.doc
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
 
Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docxHoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
 
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
 
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.docPhát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
 
Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.doc
Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.docGiải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.doc
Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.doc
 
Tìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docx
Tìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docxTìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docx
Tìm hiểu chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân trong Khách sạn Nhật Hạ 3.docx
 
Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...
Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...
Yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc của cán ...
 
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
 
Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docx
Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docxKiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docx
Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.docx
 
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
 
Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docx
Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docxGiải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docx
Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Nam Thịnh.docx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docxGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Long Sơn.docx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docxGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docx
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Joviale.docx
 
Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...
Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...
Xây dựng dự án kinh doanh “cà phê sạch vân long” của công ty vân long thủy t...
 
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đà Nẵng RiverSid...
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docx
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docxHoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docx
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nông sản tại công ty Thái Gia Sơn.docx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Nghiên cứu và Phát triển N...
 
Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...
Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...
Chất lượng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng khách sạn Millennium Boutique Hotel...
 
Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docx
Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docxThực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docx
Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty thiết bị Y Sinh.docx
 
Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...
Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...
Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Blue Sky ...
 
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại VpBank.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại VpBank.docxGiải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại VpBank.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại VpBank.docx
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty du lịch vòng tròn việt giai đ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty du lịch vòng tròn việt giai đ...Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty du lịch vòng tròn việt giai đ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty du lịch vòng tròn việt giai đ...
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ DIỆU TÂM SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ DIỆU TÂM SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ HỒNG VÂN
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ii Thừa Thiên Huế, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Phan Thị Diệu Tâm
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iii LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn của mình. Để có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thị Hồng Vân, người giáo viên đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên đã giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của quý thầy cô đang công tác tại khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm Huế. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu và các em học sinh của trường trung học phổ thông Đặng Trần Côn và trung học phổ thông Gia Hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu. Xin cảm ơn những người chị thân yêu và những người bạn thân đã dành nhiều tình cảm, giúp đỡ, động viên tôi trong những ngày học tập và hoàn thành luận văn. Lời cảm ơn cuối cùng, cũng là lời cảm ơn đặc biệt nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đặc biệt là bà ngoại, ba mẹ, anh trai và em gái tôi về sự động viên, giúp đỡ to lớn nhất dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Huế, tháng 9 năm 2016 Tác giả Phan Thị Diệu Tâm
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.1 MỤC LỤC Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Mục lục........................................................................................................................1 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt.............................................................................4 Danh mục các bảng biểu .............................................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................7 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu............................................................................7 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7 5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................8 6. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................8 7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................8 8. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGError! Bookmark not defined. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự đồng cảm.......Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.....................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước .....................Error! Bookmark not defined. 1.2. Khái niệm đồng cảm ..........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Tiếp cận ở nước ngoài.....................................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Tiếp cận ở Việt Nam.......................................Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức.............................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Biểu hiện về mặt cảm xúc...............................Error! Bookmark not defined. 1.4. Vai trò của đồng cảm trong quan hệ bạn bè đối với học sinh trung học phổ thông..........................................................................Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Vai trò của đồng cảm đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúcError! Bookmark not defined 1.4.2. Vai trò của đồng cảm trong việc gia tăng các hành vi tích cực, lòng vị thaError! Bookma
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.2 1.4.3. Vai trò của đồng cảm trong việc giảm thiểu các hành vi tiêu cựcError! Bookmark not d 1.4.4. Vai trò của đồng cảm trong giao tiếp và thiết lập các mối quan hệError! Bookmark not 1.5. Các yểu tố chi phối ảnh hưởng đến sự đồng cảmError! Bookmark not defined. 1.5.1. Yếu tố cá nhân.................................................Error! Bookmark not defined. 1.5.2. Yếu tố di truyền...............................................Error! Bookmark not defined. 1.5.3. Yếu tố hệ thần kinh .........................................Error! Bookmark not defined. 1.5.4. Sự bắt chước....................................................Error! Bookmark not defined. 1.5.5. Môi trường sống.............................................Error! Bookmark not defined. 1.6. Một số yếu tố tâm sinh lý và đặc điểm quan hệ bạn bè của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ..................................................Error! Bookmark not defined. 1.6.1. Khái quát tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thôngError! Bookmark not define 1.6.2. Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thôngError! Bookmark not define Tiểu kết chương 1......................................................Error! Bookmark not defined. Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................10 2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ................................................................................10 2.1.1. Trường trung học phổ thông Gia Hội .............................................................10 2.1.2. Tường trung học phổ thông Đặng Trần Côn...................................................11 2.2. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................12 2.2.1. Giai đoạn 1 ......................................................................................................12 2.2.2. Giai đoạn 2 ......................................................................................................13 2.2.3. Giai đoạn 3 ............................................................................................ 37 2.3. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................14 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.....................................................................14 2.3.2. Phương pháp chuyên gia.................................................................................15 2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi...............................................................15 2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý ....................................................................17 2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu ...........................................................................18 2.3.6. Phương pháp tình huống .................................................................................19 2.3.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp..............................................................19 2.3.8. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................19 Tiểu kết chương 2......................................................................................................21
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.3 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ.................................................................................................22 3.1. Thực trạng đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế ...........................................................Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế..........................Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Biểu hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế .................................................Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt giới tính, khối lớp và trường họcError! Bookmark not defined. 3.2. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và một số hành vi xã hộiError! Book 3.2.1. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.....Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.....Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm và hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế .................................................Error! Bookmark not defined. 3.3. Các biện pháp gia tăng sự đồng cảm cho học sinh trung học phổ thông thành phố Huế .....................................................................Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3......................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................Error! Bookmark not defined. 1. Kết luận .................................................................Error! Bookmark not defined. 2. Kiến nghị...............................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.5 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân bố mẫu nghiên cứu 36 Bảng 3.1 Thống kê mô tả về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế xét trên toàn mẫu 46 Bảng 3.2 Đánh giá chung về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế 49 Bảng 3.3 Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt giới tính 52 Bảng 3.4 Biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế 56 Bảng 3.5 Hệ số tương quan giữa đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế 57 Bảng 3.6 Phân tích hồi quy sự tác động của đồng cảm và các thành phần của nó đến hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế 59 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định F về sự khác biệt hành vi lủng hộ xã hội giữa các nhóm điểm đồng cảm 60 Bảng 3.8 Điểm hành vi ủng hộ xã hộicủa trường hợp thứ nhất 61 Bảng 3.9 Điểm hành vi ủng hộ xã hội của trường hợp thứ hai 62 Bảng 3.10 Biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế 64 Bảng 3.11 Hệ số tương quan giữa đồng cảm và hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế 66 Bảng 3.12 Phân tích hồi quy sự tác động của đồng cảm và các thành phần của nó đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế 67 Bảng 3.13 Kết quả kiểm định F về sự khác biệt hành vi gây hấn giữa các nhóm điểm đồng cảm 68 Bảng 3.1.4 Điểm hành vi gây hấncủa trường hợp thứ nhất 70 Bảng 3.1.5 Điểm hành vi lệch chuẩn của trường hợp thứ hai 71 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt khối lớp 54 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt trường học 55
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình yêu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ bao đời nay ông bà ta luôn nhắc nhở con cháu phải biết “thương người như thể thương thân”. Muốn có được tình yêu thương và lòng nhân ái chúng ta phải biết quan tâm chăm sóc, lo lắng cho nhau, nhất là khi những người xung quanh gặp khó khăn hoạn nạn. Hay nói cách khác để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, mỗi chúng ta cần phải có sự đồng cảm với nhau. Sự đồng cảm (empathy) có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đồng cảm tạo ra sự khoan dung, nhân ái, giúp con người sống thanh thản với sự an lành trong tâm hồn. Đồng cảm góp phần trong việc hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn. Học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi trẻ con sang tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn các em hình thành các chuẩn mực đạo đức, xã hội, tình cảm của mình. Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú. Đặc biệt nó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mạnh mẽ. Ở lứa tuổi này, nhu cầu về tình bạn, tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn: yêu cầu về sự chân thật, lòng vị tha, sự tin tưởng, tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, hiểu biết lẫn nhau. Trong quan hệ bạn bè, các em cũng nhạy cảm hơn, không chỉ có xúc cảm chân tình, mà còn có khả năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác (đồng cảm). Đồng cảm là sự thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia, một lời động viên đúng lúc, một sự chấp nhận không phê phán là nguồn động viên lớn đối với các em và đồng thời là nguồn động lực để các em vượt qua thử thách cuộc đời. Thế nhưng, thực tế hiện nay, bên cạnh những học sinh biết đồng cảm, cảm thông, quan tâm nhau, luôn luôn nghĩ đến người khác, còn có những học sinh thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Việc đánh giá về thực trạng đồng cảm của học sinh THPT trong quan hệ bạn bè vì thế có một ý nghĩa hết sức quan trọng
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.7 trong xã hội Việt Nam hiện đại, đặc biệt khi có quá nhiều vấn nạn nghiêm trọng về sự vô cảm liên quan đến lứa tuổi này. Trên các phương tiện truyền thông, các hình ảnh, video thể hiện sự vô cảm khi chứng kiến nỗi đau của bạn bè hay những hành vi bạo lực ngày càng nhiều. Trong bài viết “Một số yếu tố chi phối bạo lực học đường nhìn từ góc độ hành vi”, Đỗ Ngọc Khanh (2014) đã chỉ ra rằng có đến 39,9% học sinh “Không làm gì, chỉ đứng xem” khi bạn thân bị bạo hành. Hành động này đối với bạn bình thường cùng lớp là 68,3%, bạn cùng trường là 82,8% và người không quen biết là 89,8%. Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, 44,7% ở mức độ rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Hơn 45% khách thể khảo sát cho rằng hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ là “bình thường” [9]. Phải chăng giới trẻ hiện nay nói chung và học sinh THPT nói riêng đang thờ ơ với nỗi đau, mất mát của người khác? Có phải khả năng đồng cảm với người khác của các em đang có chiều hướng suy giảm? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết tiến hành các nghiên cứu thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” đã được tiến hành. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng khả năng đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho học sinh THPT. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế. 3.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh THPT thành phố Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế trên 02 phương diện: nhận thức và cảm xúc.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.8 4.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát tại hai trường THPT: Trường THPT Đặng Trần Côn, THPT Gia Hội thuộc thành phố Huế. 4.3. Phạm vi về khách thể nghiên cứu Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, đề tài giới hạn khảo sát trên 369 học sinh lớp 10, 11, 12. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Khá nhiều học sinh THPT thành phố hiện nay chưa biết cách đồng cảm với người khác. - Sự đồng cảm của học sinh THPT thành phố Huế có quan hệ mật thiết với các hành vi xã hội. - Sự đồng cảm của học sinh sẽ được gia tăng nếu như chúng ta đề xuất các biện pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế. - Tìm hiểu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế và mối quan hệ của nó với các hành vi xã hội. - Đề xuất các biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho học sinh THPT thành phố Huế. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm phươngpháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận trong tâm lý học sau: Nghiên cứu này lấy tiếp cận hoạt động làm quan điểm phương pháp luận chính. Theo tiếp cận này, tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Sự đồng cảm cũng vậy, được nảy sinh trong hoạt động của học sinh THPT thành phố Huế. Vì vậy, nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế cũng không tách rời hoạt động của chính họ. Hoạt động vừa là môi trường tạo ra sự
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.9 đồng cảm trong quan hệ bạn của học sinh THPT thành phố Huế, vừa là chất xúc tác để sự đồng cảm trở nên phát triển phong phú hơn, sâu sắc hơn. - Nguyên tắc hoạt động - nhân cách: Nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT không tách rời các hoạt động giao tiếp của học sinh và các đặc điểm nhân cách của học sinh THPT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, trắc nghiệm tâm lý, phỏng vấn sâu, chuyên gia, nghiên cứu trường hợp, tham vấn tâm lý và phân tích dữ liệu. Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình bày trong Chương 2. 8. Cấu trúc của đề tài Nội dung chính của đề tài được thể hiện ở phần mở đầu, ba chương và phần kết luận, kiến nghị: Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè ở học sinh THPT thành phố Huế Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng về sự đồng cảm trong quan hệ bạn của học sinh THPT thành phố Huế Phần kết luận và kiến nghị
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.10 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát 2.1.1. Trường trung học phổ thông Gia Hội Trường THPT Gia Hội đặt tại 80 đường Nguyễn Chí Thanh Phường Phú Hiệp, Thành Phố Huế, trường được thành lập từ ngày 07/02/1966. Năm học đầu tiên 1965- 1966, trường mang tên là Trường trung học Gia Hội với 12 lớp, 450 học sinh và 14 cán bộ, giáo viên, sau đó chuyển thành trường trung học tổng hợp Gia Hội, đây là một mô hình giáo dục mới với mục tiêu giảng dạy văn hóa kết hợp dạy kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho học sinh cấp 2- 3. Năm học 1974- 1975,trường đổi tên thành trường cấp 2-3 Gia Hội, lúc này trường có 33 lớp với 1692 học sinh. Năm học 2001- 2002,trường được tách và thành lập trường THCS Phú Hiệp và THPT Gia Hội, lúc này trường có 36 lớp, 1703 học sinh với 82 cán bộ giáo viên và hiện nay trường có 43 lớp với 1940 học sinh và 98 cán bộ giáo viên. Trường đã nhận được cờ thi đua cấp tỉnh, các tổ chức công đoàn, Đoàn trường, Chữ hội thập đỏ được nhận bằng khen cấp Trung Ương. Những thành tích đó ngoài sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ thầy trò còn có sự giúp đỡ, động viên rất lớn của ngành, của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức cá nhân, các cựu học sinh và phụ huynh học sinh của trường. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, mặc dù nhiều lần thay đổi tên gọi, qua nhiều bước thăng trầm của biến cố lịch sử, song truyền thống thi đua dạy tốt học tốt của Trường vẫn luôn được các thế hệ nhà trường nối tiếp phát huy, vun đắp với nhiều thành tích xuất sắc: nhà trường không ngừng lớn mạnh về quy mô và chất lượng giáo dục; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp THPT và học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng (tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp nhiều năm liền đạt tốp đầu của tỉnh, từ 98 đến trên 99%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng trên 50%). Nhiều học sinh thi đạt điểm thủ khoa trường, thủ khoa ngành với nhiều trường đại học lớn trong nước, nhiều em đã xuất
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.11 sắc đạt học sinh giỏi quốc gia. Tỉ lệ giáo viên trình độ trên chuẩn, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp ngành không ngừng được bổ sung tăng nhanh, chiếm gần 50% tổng số cán bộ giáo viên toàn trường. Môi trường học tập xanh sạch đẹp an toàn, thân thiện. Các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện, hiện đại và đạt chuẩn. 2.1.2. Tường trung học phổ thông Đặng Trần Côn Trường THPT Đặng Trần Côn được thành lập tháng 8/1996, tại vị trí giáp với hai đường Đặng Trần Côn và Trần Nguyên Đán thuộc Phường Thuận Hòa, Thành phố Huế. Từ năm 1996 đến năm 2000, trường có 2 cấp học (THCS và THPT), từ năm học 2000-2001 trở đi chỉ còn một cấp học (THPT). Về loại hình trường: Từ năm học 1996 – 1997 đến năm học 2009-2010 là loại hình trường bán công;từ tháng 7/2010, chuyển thành Trường trung học phổ thông công lập. Đến năm học 2012- 2013, trường có 30 lớp trung học phổ thông với 1270 học sinh. Sau hơn 16 năm xây dựng và phát triển, trường đạt những thành tích nổi bật: - Tỉ lệ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm trên 95% cao hơn mặt bằng chung của tỉnh; năm học 2011-2012 tỉ lệ tốt nghiệp 100%. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng bình quân hàng năm khoảng 45-50%. - 13 năm liền có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 3 năm có học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia. - Có 81 cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó 100% đạt chuẩn đào tạo, 17 cán bộ giáo viên có trình độ thạc sĩ. - Cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại. Hiện trường có 19 phòng học (trong đó có 1 phòng thí nghiệm- thực hành vật lý, 1 phòng thí nghiệm- thực hành hóa sinh, 2 phòng tin học), 1 thư viện đạt chuẩn thư viện trường học, 1 phòng Đoàn Thanh niên, 1 phòng y tế, 1 khu văn phòng. Trang thiết bị dạy học, các phương tiện phục vụ khác khá đầy đủ; 100% phòng học được trang bị phương tiện để ứng dụng công nghệ thông tin. - 11 năm liền được công nhận là trường tiên tiến, trong đó 10 năm được công nhận trường tiên tiến xuất sắc - Tập thể lao động xuất sắc. Năm học 2005-2006,
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.12 2010-2011 trường được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen; năm học 2008- 2009 và 2009-2010 được ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen về kết quả thi tốt nghiệp THPT và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chi bộ liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 9 năm liền đạt vững mạnh được Trung ương Đoàn tặng bằng khen, Công Đoàn 9 năm liền vững mạnh được Liên Đoàn lao động Tỉnh và Công Đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen. Hàng năm, bình quân trên 95% cán bộ giáo viên nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 15 – 20% đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp. 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Giai đoạn 1 Xây dựng cơ sở lý luậnnghiên cứu về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế  Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của giai đoạn này là xây dựng cơ sở lý luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn và từ khung lý luận, xác lập quan điểm chủ đạo của luận văn trong việc nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế.  Nội dung nghiên cứu - Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu. - Xác định quan điểm tiếp cận nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế. - Xác định các khái niệm công cụ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như: Khái niệm đồng cảm, biểu hiện của đồng cảm, vai trò của đồng cảm, các yếu tố tác động đến sự đồng cảm…  Phương pháp tiến hành Để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá…
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.13 các tài liệu đã được đăng tải ở các sách báo, tạp chí và trên hệ thống thông tin toàn cầu internet… bàn về những vấn đề liên quan sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã xin ý kiến của chuyên gia về các vấn đề lý luận. 2.2.2. Giai đoạn 2 Nghiên cứu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế  Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế, mối quan hệ giữa sự đồng cảm và một số hành vi xã hội và các biện pháp gia tăng sự đồng cảm cho học sinh THPT thành phố Huế.  Mẫu nghiên cứu Bảng 1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu Các tham số Trường Tổng Gia Hội Đặng Trần Côn Giới tính Khối Giới tính Nam 63 86 149 Nữ 116 103 219 Khối 10 53 65 118 11 66 64 129 12 60 60 121 Tổng 189 189 368 368 Để mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cao, chúng tôi chỉ lựa chọn những trường phổ thông trung học bình thường. Đó là 02 trường trong thành phố Huế: Trường THPT Gia Hội và THPT Đặng Trần Côn. 368 học sinh đã được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ 02 trường học đó. Đối với học sinh cả hai trường chúng tôi điều lựa chọn cả 3 khối khối: 10, 11 và 12. Sự phân bố của mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 2.1.  Nội dung nghiên cứu Để làm rõ sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế, những nội dung cơ bản sau được nghiên cứu:
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.14 - Thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế. - Mối quan hệ giữa đồng cảm và một số hành vi xã hội: Mối quan hệ giữa sự đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội; mối quan hệ giữa sự đồng cảm và hành vi gây hấn.  Phương pháp tiến hành Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện các nội dung ở giai đoạn này: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trắc nghiệm tâm lý, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu trường hợp, phương pháp tình huống, phương pháp phân tíchdữliệu. 2.2.3. Giai đoạn 3 Đề xuất biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho học sinh trung học phổ thông thành phố Huế  Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế, nghiên cứu đề xuất các biện pháp để gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.  Nội dung nghiên cứu - Đề xuất các biện pháp pháp để gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế.  Phương pháp tiến hành Để triển khai các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn này, các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, chuyên gia, phỏng vấn sâu… 2.3. Các phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu  Mục đích sử dụng Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn, xác lập cơ sở để xây dựng bảng hỏi điều tra và tìm hiểu một số biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho học sinh THPT thành phố Huế.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.15  Cách thức tiến hành Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT; phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát các nghiên cứu về vấn đề này, từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu và lấy tư liệu sử dụng trong quá trình phân tích, lý giải, đánh giá kết quả thu được từ thực tiễn cũng như xây dựng các biện gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho học sinh THPT. 2.3.2. Phương pháp chuyên gia  Mục đích sử dụng Nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học và những lĩnh vực liên quan đến sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT về các vấn đề nghiên cứu.  Cách thức tiến hành Xin ý kiến trực tiếp các chuyên gia về từng vấn đề: Định hướng lựa chọn quan điểm nghiên cứu; những khái niệm công cụ của luận văn; công cụ nghiên cứu; các biện pháp gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT. 2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi  Mục đích sử dụng Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài, được sử dụng với mục đích tìm hiểu các vấn đề: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè.  Cách thức tiến hành Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành thông qua các bước sau:  Bước 1: Thiết kế bảng hỏi  Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi Để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng bảng hỏi, các nguồn tư liệu sau đã được sử dụng: Nguồn thứ nhất là một số trắc nghiệm và bảng hỏi về sự đồng cảm. Trong luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các bảng hỏi đo sự đồng cảm của Davis (1983) [29], Vosen, Piotrowski vàValkenburg (2015) [58].
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.16 Nguồn thứ hai là ý kiến của các chuyên gia về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh … Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những định hướng chính cho việc xây dựng nội dung bảng hỏi. Nguồn thứ ba là các thông tin thu được từ một số học sinh THPT về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT.  Xây dựng nội dung bảng hỏi Tổng hợp tư liệu từ 03 nguồn trên, bảng hỏi đã được hình thành. Nội dung của bảng hỏi tìm hiểu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT được hình thành. Bảng hỏi gồm 14 items, nhằm đánh giá sự đồng cảm ở hai khía cạnh: nhận thức (7items) và cảm xúc (7 items).Các items của bảng hỏi được thiết kế dựa trên sự tham khảo các bảng hỏi đo sự đồng cảm của Davis (1983) [29], Vosen, Piotrowski và Valkenburg (2015) [58]. Mỗi item có 5 mức độ tần suất thực hiện cho mỗi mặt biểu hiện của sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè để các khách thể lựa chọn: không bao giờ = 1 điểm, gần như không bao giờ = 2 điểm; đôi lúc = 3 điểm; thường xuyên = 4 điểm; rất thường xuyên = 5 điểm. Với các item nghịch gồm 7, 12, 13, 14 điểm số được cho đảo nghịch lại: Rất thường xuyên = 1 điểm, thường xuyên = 4 điểm, đổi lúc = 3 điểm, gần như không bao giờ = 4 điểm, không bao giờ = 5 điểm. Ngoài ra, bảng hỏi còn tìm hiểu một số thông tin cá nhân về khách thể, bao gồm những thông tin: giới tính, lớp, trường.  Bước 2: Khảo sát thử Mục đích của bước này là xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi và tiến hành chỉnh sửa những mệnh đề chưa đạt yêu cầu. Đối tượng khảo sát thử là 189 học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn thành phố Huế. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 với 02 kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng cách tính hệ số Alpha của Cronbach và hệ số tương quan giữa từng item và toàn bộ thang đo để xác định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và độ hiệu lực về nội dung của từng thang đo. Kết quả phân tích như sau: - Hệ số Alpha của Cronbach của bảng hỏi đồng cảm là 0,77. Mỗi item trong bảng hỏi bị xóa đều làm cho độ tin cậy của bảng hỏi bị giảm xuống. Mỗi item đều có mối tương quan với toàn bộ thang đo.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.17 - Ngoài ra, kết quả quan sát sự đồng cảm của học sinh trong quá trình khảo sát cho thấy học sinh về cơ bản, hiểu hết tất cả những câu hỏi và phương án trả lời. Kết quả phân tích trên cho thấy việc sử dụng bảng hỏi này để đánh giá có thể mang lại kết quả chính xác.  Bước 3: Điều tra chính thức Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ của riêng từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành điều tra, điều tra viên hướng dẫn làm từng câu cụ thể.Với những mệnh đề khách thể không hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ.Trong quá trình khảo sát, điều tra viên sẽ quan sát, nhắc nhở học sinh điền đầy đủ những thông tin vào bảng hỏi. 2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý  Mục đích sử dụng Nhằm tìm hiểu một số yếu tố xã hội và cá nhân tác động đến sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT.  Các trắc nghiệm sử dụng: Bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn (Goodman, 1997 [38]; Goodman và cộng sự, 1998 [39]). Thang đo này đã được sửa đổi từ những công cụ đánh giá các vấn đề về tâm lý và hành vi được sử dụng nhiều nhất có tên là Rutter A, dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên và Rutter B, công cụ dành cho phụ huynh và giáo viên. Mặc dù vẫn tương tự với tài liệu của Rutter, ngôn từ của Bộ câu hỏi về Điểm mạnh và khó khăn đã được sắp xếp lại để tập trung vào đánh giá điểm mạnh và khó khăn trong hành vi và cảm xúc của trẻ. Bộ câu hỏi thực tế bao gồm với 5 Thang đo: hành vi được xã hội ủng hộ, tính hiếu động, những vấn đề về cảm xúc, vấn đề hành vi, và vấn đề bạn bè. Bộ tài liệu có các thang đo khác nhau dành cho những người chăm sóc, hoặc giáo viên của trẻ từ 3 đến 16 tuổi, và dành cho thanh thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi. Những câu hỏi này cũng đã được sử dụng cho trẻ khuyết tật và giáo viên cùng người chăm sóc trẻ. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiểu thang đo hành vi ủng hộ xã hội, thang đo gồm có 5 item, với 3 mức độ lựa chọn từ “không đúng” đến “rất đúng”.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.18 Với hệ số Cronbach's alpha trong nghiên cứu này là 0,72, thang đo hành vi ủng hộ xã hội có thể đem lại kết quả chính xác. Thang đo hành vi gây hấn của Buss, A. H. và Perry, M. P. (1992) [25]. Thang đo này được dùng để đánh giá hành vi gây hấn của học sinh. Thang đo được thiết kế để đánh giá tổng thể về hành vi gây hấn của thanh thiếu niên. Thang đo này thực sự có ý nghĩa đối với việc đưa ra những chẩn đoán, trị liệu và lựa chon các biện pháp giáo dục, kế hoạch can thiệp và giám sát, tiến trình nghiên cứu chuyên môn. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng tiểu thang đo hành vi gây hấn về mặt thể chất, bao gồm 9 item, có 5 mức độ trả lời cho từng item: 0 = hoàn toàn không đồng ý; 1 = không giống một phần; 2 = nửa giống, nửa không; 3 = giống một phần; 4 = hoàn toàn giống, riêng item 6 thì cho điểm ngược lại. Với hệ số Cronbach's alpha trong nghiên cứu này là 0,747 thang đo hành vi gây hấn có thể đem lại kết quả chính xác. 2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu  Mục đích sử dụng Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.  Nội dung phỏng vấn Nội dung phỏng vấn sâu học sinhbao gồm các phần: Đánh giá của bản thân về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè; các hành vi ủng hộ xã hội trong quan hệ bạn bè; các hành vi gây hấn của học sinh, một số thông tin cá nhân.  Cách thức tiến hành Khác với việc trả lời bảng hỏi với đa số là những câu hỏi đóng, khách thể không thể trả lời câu hỏi theo ý muốn chủ quan, trong phỏng vấn trực tiếp với những câu hỏi mở, khách thể được trả lời khá tự do. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để khách thể có thể trả lời trực tiếp hoặc hồi tưởng lại những trải nghiệm khi rơi vào tình huống tương tự.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.19 2.3.6. Phương pháp tình huống  Mục đích sử dụng Tìm hiểu rõ hơn thực trạng đồng cảm của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Huế. Kết quả này sẽ bổ sung cho những số liệu thu được từ bảng hỏi, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nhằm gia tăng mức độ đồng cảm cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Huế.  Nội dung câu hỏi tình huống Nội dung câu hỏi xoay quanh về sự đồng cảm, các câu hỏi tình huống nhằm đánh giá của bản thân về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè; các hành vi ủng hộ xã hội trong quan hệ bạn bè.  Cách tiến hành: Chúng tôi đưa ra những tình huống khác nhau, mỗi tình huống sẽ có 3 phương án lựa chọn, mỗi phương án mà học sinh lựa chọn sẽ thể hiện mức độ đồng cảm của học sinh trong tình huống đó. 2.3.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp  Mục đích sử dụng Nhằm tìm hiểu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thông qua một trường hợp điển hình. Kết quả này sẽ minh họa và làm rõ hơn những số liệu thu được từ bảng hỏi.  Nội dung nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu trường hợp để làm rõ vai trò của đồng cảm đối với việc gia tăng hành vi ủng hộ xã hội và giảm thiểu hành vi gây hấn.  Cách thức tiến hành Chúng tôi chọn 2 trường hợp trong một mối quan hệ, một trường hợp có mức độ đồng cảm cao và một trường hợp có mức độ đồng cảm thấp, trong hai trường hợp đó chúng tôi sẽ xem xét với điểm đồng cảm cao thì sẽ có hành vi xã hội như thế nào và ngược lại. 2.3.8. Phương pháp phân tích dữ liệu  Mục đích sử dụng Nhằm xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu trên.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.20  Các phương pháp phân tích dữ liệu Những bảng hỏi nào bị bỏ sót nhiều sẽ bị loại bỏ trong quá trình xử lý số liệu, bởi lẽ khi trả lời bảng hỏi này học sinh có thể không trả lời thật với cảm xúc của mình. Từ tổng số phiếu phát ra là 430 phiếu, chúng tôi đã sàng lọc còn lại 369 phiếu. Đây là những phiếu mà học sinh trả lời đầy đủ và đủ độ tin cậy. Dữ liệu dùng để phân tích báo cáo trong luận văn chỉ bao gồm 369 phiếu học sinh trả lời thành thật với chính suy nghĩ và cảm nhận của các em. Số liệu thu được sau khảo sát thực tế được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 22.0.  Phương pháp phân tích dữ liệu định tính Phương pháp định tính được sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được từ các câu hỏi trong bảng hỏi, kết quả phỏng vấn sâu. Những câu hỏi mở trong phiếu cá nhân và những thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn sâu được trình bày dưới dạng mô tả và phân tích.  Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng  Tạo các biến số - Biến số đồng cảm Bảng hỏi đánh giá sự đồng cảm có 14 item, mỗi item có 05 phương án trả lời, tương ứng với nó là 05 mức điểm: Không bao giờ = 0 điểm, gần như không bao giờ = 1 điểm, đôi lúc =2 điểm, thường xuyên =3 điểm, rất thường xuyên = 4 điểm. Các phương án trả lời ở từng item cũng được chuyển sang dưới dạng tần suất biểu hiện, cụ thể nó được mã hóa và cho điểm như sau: Không bao giờ = 1 điểm, gần như không bao giờ =2 điểm, đôi lúc = 3 điểm, thường xuyên = 4 điểm, rất thường xuyên = 5 điểm. Các item 4, 7, 12, 13, 14 được cho điểm ngược lại: Không bao giờ = 5 điểm, gần như không bao giờ = 4 điểm, đôi lúc = 3 điểm, thường xuyên = 2 điểm, rất thường xuyên = 1. Điểm trung bìnhcủa các biểu hiện càng cao thì thể sự đồng cảm cao. Điểm trung bình của các biểu hiện đồng cảm càng thấp thì chứng tỏ mức độ đồng cảm của học sinh thấp - Biến số hành vi ủng hộ xã hội: Thang đo hành vi ủng hộ xã hội bao gồm 5 item. Cách tính biến số này như sau: Cho điểm theo các mức độ; không đúng = 0 điểm; đúng một phần = 1điểm; rất
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.21 đúng = 2 điểm; Điểm trung bình của các biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội càng cao thì chứng tỏ học sinh có hành vi xã hội tích cực và ngược lại - Biến số hành vi gây hấn: Các item được cho điểm như sau: hoàn toàn không giống = 0 điểm; không giống một phần = 1 điểm; nửa giống, nửa không = 2 điểm; giống một phần= 3 điểm; hoàn toàn giống 4 điểm. Đối với item 6 thì cho điểm ngược lại. Tổng điểm của các item càng lớn chứng tỏ hành vi gây hấn ở học sinh càng cao.  Các thông số thống kê sử dụng trong phân tích dữ liệu - Phân tích sử dụng thống kê mô tả: Trong phần này chúng tôi sử dụng các chỉ số sau: Bảng tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn. - Phân tích sử dụng thống kê suy luận: Chúng tôi sử dụng các thông số: Phân tích tương quan nhị biến, phân tích hồi quy tuyến tính đơn, phân tích so sánh. Tiểu kết chương 2 Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn được tổ chức nghiên cứu theo 03 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT; (2) giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT cách thành phố Huế; (3) giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, trắc nghiệm tâm lý, phỏng vấn sâu, chuyên gia, tình huống, phân tích dữ liệu. Ở từng phương pháp, chúng tôi xác định mục đích, nội dung và cách thức thực hiện cụ thể. Những dữ liệu thu thập được từ các phương pháp này có thể đảm bảo tính chính xác, khoa học về kết quả đạt được ở chương 3.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com P.22 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ