SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Dĩnh
NGỮ NGHĨA CỦA DANH TỪ ĐƠN
VỊ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Dĩnh
NGỮ NGHĨA CỦA DANH TỪ ĐƠN
VỊ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số :662201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRỊNH SÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học và Luận văn này, người viết xin
chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô trong tổ bộ môn
Ngôn ngữ của khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm TP HCM.
Người viết xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Sâm. Thầy đã
dành nhiều thời gian định hướng, hướng dẫn, góp ý giúp người viết hoàn
thành Luận văn.
Ngoài ra, để hoàn thành Luận văn này người viết đã nhận được sự giúp
đỡ quý báu của người thân trong gia đình, quý thầy cô Phòng sau Đại học
trường ĐHSP TPHCM, đồng nghiệp và Ban giám hiệu trường THPT
Nguyễn An Ninh .
Tác giả
Phạm Thị Dĩnh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tài liệu ...........................................9
5. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................10
6. Bố cục của luận văn................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................12
1.1. Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận...................................................12
1.1.1. Khái niệm......................................................................................12
1.1.2. Một số xu hướng chính.................................................................13
1.2. Danh từ đơn vị tiếng việt.....................................................................14
1.2.1. Khái niệm......................................................................................15
1.2.2. Vấn đề thuật ngữ...........................................................................16
1.2.3. Phân loại .......................................................................................21
1.2.4. Danh từ đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ ..........................26
1.2.5. Đặc điểm của danh từ đơn vị........................................................30
1.3. Tiểu kết................................................................................................43
Chương 2. NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM DANH TỪ ĐƠN VỊ ĐỘNG,
THỰC VẬT..................................................................................................44
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cách sử dụng DĐV ..............................44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.1. Phân định các sự vật theo “chiều” không gian.............................45
2.1.2. Những định hướng không gian khi mô tả sự vật..........................45
2.2. Ngữ nghĩa của DĐV động vật.............................................................47
2.2.1. Danh từ đơn vị động vật lâm thời.................................................47
2.2.2. Danh từ đơn vị động vật chính danh ............................................49
2.3. Ngữ nghĩa của DĐV thực vật..............................................................59
2.3.1. Danh từ đơn vị thực vật lâm thời..................................................59
2.3.2. Danh từ đơn vị thực vật chính danh .............................................62
2.4. Một số nhận xét ...................................................................................82
2.5. Một số ẩn dụ từ DĐV tiếng Việt.........................................................87
2.5.1. Ẩn dụ ............................................................................................87
2.5.2. Ẩn dụ của danh từ đơn vị động, thực vật .....................................89
KẾT LUẬN ..................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................98
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DK
DĐV
CL
ĐV
ĐĐ
HT
DND
DHT
DTĐVQU
DT
DN
(*)
±
: danh từ khối
: danh từ đơn vị
: chất liệu
: đơn vị
: đếm được
: hình thức
: danh từ đơn vị trội về nội dung
: danh từ đơn vị trội về hình thức
: danh từ đơn vị qui ước
: danh từ
: danh ngữ
: không được chấp nhận, không đúng với
cách nói của người Việt
: thế đối lập có/không
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bốn tiêu chí [± đơn vị],[±
đếm được], [± hình thức], [± chất liệu]. 23
Bảng 2: Tiêu chí phân biệt giữa DHT và DND ..........................................24
Bảng 3: Bảng phân loại danh từ đơn vị ......................................................25
Bảng 4: Bảng nhiệm vụ của trung tâm danh ngữ theo Nguyễn Tài Cẩn....28
Bảng 5: Cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn .......................................30
Bảng 6: Cấu trúc danh ngữ của Dư Ngọc Ngân .........................................31
Bảng 7: Bảng khảo sát kết quả bầy/đàn trênwww. Google.com.vn ...........53
Bảng 8 : Bảng tham tố nghĩa của danh từ đơn vị động vật chính danh ........58
Bảng 9: Các tham tố nghĩa của danh từ đơn vị thực vật.............................86
Bảng 10: Những cách thức ẩn dụ của danh từ đơn vị động, thực vật ...........92
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiếng Việt, danh từ chiếm một số lượng lớn. Danh từ có nhiều
tiểu loại, mỗi tiểu loại có đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp khác nhau. Trong
số những tiểu loại danh từ thì danh từ đơn vị là vấn đề rất thú vị nhưng cũng
rất phức tạp. Thú vị vì những từ ngữ đó ta thường xuyên sử dụng trong đời
sống, trong giao tiếp nhưng theo phản xạ tự nhiên, nay tìm hiểu được ngữ
nghĩa - ngữ pháp của chúng, nên từ đó ta có cách sử dụng đúng, sử dụng
hay. Phức tạp là bởi vì có quá nhiều quan điểm về danh từ đơn vị, có những
quan điểm đối lập nhau, có những vấn đề không dễ dàng giải quyết. Do xuất
phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau nên vấn đề thuật ngữ về chúng
cũng chưa thống nhất. Mặt khác, trước đây ngôn ngữ học truyền thống khi
nghiên cứu về danh từ đơn vị thường quan tâm đến mặt cú pháp hơn là mặt
ngữ nghĩa và tri nhận.
Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng ngôn ngữ học ra đời vào
những năm 80 của thế kỉ XX với nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con người, nghiên cứu cách con người
nhận thức thế giới qua lăng kính ngôn ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận đã giúp
người viết trả lời những câu hỏi: Vì sao một đơn vị sự vật lại có thể kết hợp
được với nhiều danh từ đơn vị khác nhau? Vì sao chọn dùng danh từ đơn vị
này mà không dùng danh từ đơn vị khác? Cái gì cho phép ta tập hợp danh từ
đơn vị vào những nhóm khác nhau? Từ đó, người viết hiểu được cách thức
mà người Việt dùng các danh từ đơn vị để mô tả các thuộc tính không gian
của vật thể (như: hình dáng, kích cỡ, tư thế) và từ đó xếp loại chúng.
Với hai lí do trên, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài này làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình với hi vọng thông qua góc nhìn
của ngôn ngữ học tri nhận ta có thể suy đoán về một cách thức riêng của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
người Việt trong việc ý niệm hóa, phạm trù hóa, phân loại và mô tả thế giới
khách quan.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tiền tri nhận
Khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, nhà nghiên cứu Việt ngữ nào cũng
dành một phần không nhỏ cho từ loại danh từ. Trong từ loại danh từ, người
ta không quên nhắc tới danh từ đơn vị. Từ trước đến nay, danh từ đơn vị
được gọi bằng những tên gọi khác nhau: tiền danh từ (Phan Khôi), loại tự
(Lê Văn Lý, Trần Trọng Kim, Phạm Tất Đắc), phó danh từ (Nguyễn Kim
Thản), loại từ (Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Phú Phong), danh
từ chỉ loại (Lê Cận, Quang Thiều, Diệp Quang Ban) và danh từ đơn vị
(Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Dư Ngọc Ngân, Nguyễn Thị Ly Kha, Lê
Ni La). Điều này phản ánh sự phức tạp của loại từ này, đồng thời cũng phản
ánh bản chất ngữ nghĩa cú pháp của nó. Đinh Văn Đức cho danh từ đơn vị là
hư từ, là lớp từ công cụ rỗng nghĩa, xuất hiện bên cạnh danh từ để phân loại
danh từ, cá thể hóa danh từ. Lưu Vân Lăng cho rằng danh từ đơn vị nằm
giữa ranh giới hư từ và thực từ, Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban xem
nó là thực từ.
Quan niệm về danh từ đơn vị không hoàn toàn đồng nhất. Có bốn
khuynh hướng nổi bật sau:
2.1.1. Khuynh hướng thứ nhất
Khuynh hướng này không nhắc đến thuật ngữ danh từ đơn vị, xem
những từ như cái, chiếc, con, quyển, ngôi… là loại từ, là một từ loại tồn tại
độc lập bên cạnh những từ loại khác. Khuynh hướng này cho rằng, về bản
chất loại từ là hư từ, chuyên đảm đương chức năng phụ trợ cho danh từ. Loại
từ không có ý nghĩa từ vựng, không có khả năng đứng độc lập và chức năng
của chúng là cá thể hóa danh từ. Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
có thể nhắc đến Phạm Tất Đắc, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Lê Văn Lý,
Nguyễn Kim Thản…
Phạm Tất Đắc, Trần Trọng Kim gọi danh từ đơn vị là loại tự. Cả hai
ông đều định nghĩa “loại tự là tiếng đặt trước một danh tự để chỉ danh tự ấy
thuộc về loại nào”[14, tr26; 25, tr45]. Hai tác giả này chia loại tự thành loại
tự chung (gồm con và cái) và loại tự riêng (vốn là những danh tự dùng để
chỉ một loại, một giống, một hạng như chim bồ câu, chim chích chòe, chim
sáo; người thợ nề, người bù nhìn, người tài xế…). Có thể thấy hai tác giả
này đưa ra danh sách loại từ quá ít ỏi và có những quan niệm nhầm lẫn. Ví
dụ như các từ hoa (sen), hoa (đào), hoa (cúc), cá (thu), cá (rô), cá
(trê)…cũng được hai ông xem là loại tự. Theo Nguyễn Tài Cẩn, những từ
như “hoa sen”, “lá chuối”, “hột dưa” “đều là những từ tổ bình thường, đặt
theo quan hệ chính phụ. Yếu tố đầu bao giờ cũng là một danh từ chỉ sự vật,
còn giữ nguyên nghĩa gốc của chúng, đúng như khi chúng dùng một mình”
[3, tr.194].
Trong tác phẩm “Sơ thảo về ngữ pháp Việt Nam”, Lê Văn Lý cho rằng
từ loại tiếng Việt gồm: tự loại A (danh tự), tự loại B (động tự), tự loại B,
(tĩnh tự), tự loại C1
(ngôi tự), tự loại C2
(số tự), tự loại C3
(phụ tự). Theo đó
ông đưa ra định nghĩa về loại tự như sau: “loại tự là những chứng tự của tự
loại A; chúng cho phép ta nhận định được những tự ngữ nào thuộc tự loại A
và đồng thời chúng cũng xếp những tự ngữ đó vào một loại riêng biệt”. [35,
tr.50]. Ông chia loại tự thành ba tiểu loại: loại tự cho những danh tự chỉ
người, loại tự cho những danh tự chỉ loài vật và loại tự cho những danh tự
chỉ sự vật. Bỏ qua bước xác định tiêu chí nhận diện loại từ, ông liệt kê 171
loại từ và miêu tả cụ thể cách dùng chúng.
Không dùng thuật ngữ loại từ nhưng Nguyễn Kim Thản trong tác phẩm
“Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” cũng tán đồng quan điểm này. Ông cho
rằng những từ như bài, bản, bông, bức, cái, chiếc, con, đứa, tấm…là phó
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
danh từ, luôn đứng phụ cho danh từ, có tác dụng chỉ sự vật riêng lẻ, chỉ đơn
vị tự nhiên, nằm giữa ranh giới hư từ và thực từ. Ông định nghĩa “Phó danh
từ là những từ chỉ đơn vị tự nhiên của sự vật, phục vụ cho danh từ để cá thể
hóa sự vật và có những khả năng kết hợp như danh từ” [47, tr167]. Ông cho
rằng: “công dụng ngữ pháp chủ yếu của phó danh từ là làm công cụ ngữ
pháp để cá thể hóa danh từ, nghĩa là làm một thứ trợ phụ từ. Song, phó danh
từ còn có khả năng thay thế cho danh từ”. Tuy nhiên chính ông cũng thừa
nhận điểm chưa ổn trong quan niệm của mình “Gọi là phó danh từ thì nói
chung có thể được nhưng khi chúng chỉ đơn vị động tác thì lại không đủ, bởi
vì chúng không làm phó cho danh từ nào cả (ví dụ: tát một cái)” [47, tr165]
2.1.2. Khuynh hướng thứ hai
Khuynh hướng này cho rằng danh từ đơn vị và loại từ hoàn toàn khác
nhau. Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này là Lưu Vân Lăng và Nguyễn
Phú Phong. Lưu Vân Lăng cho rằng “Khi đứng trước một danh từ khác, một
số danh từ đơn vị đã mất đi một phần nội dung ngữ nghĩa, chỉ còn lại một
phần có tác dụng xác định chủng loại và đơn vị của danh từ đặt sau, nên
mới chuyển thành loại từ. Như vậy nó không còn là danh từ đơn vị nữa. Do
đó loại từ nhất thiết phải đứng trước danh từ” [32, tr.139]. Danh từ đơn vị,
theo ông, phải vừa có “nội dung” vừa có “hình thức”, đứng ở vị trí trung tâm
danh ngữ, kết hợp với lượng từ, loại từ, chỉ định từ,…đảm nhận chức năng
cú pháp như đề ngữ, bổ ngữ; còn loại từ chỉ là một nhóm nhỏ trong hạn từ,
chuyên làm thành tố phụ cho hạt nhân danh từ. Nó không thể một mình làm
thành tố cú pháp, giữ riêng một chức năng cú pháp, mà chỉ có thể cùng với
danh từ hạt nhân đứng sau đảm nhận chung một chức năng cú pháp nào đó.
Ông đề nghị: đưa loại từ ra khỏi danh từ, coi nó là một loại phụ từ chuyên
hạn định cho hạt nhân danh từ. Vì danh từ đơn vị chủ yếu định lượng còn
loại từ chủ yếu định tính, định loại.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Nguyễn Phú phong cho rằng “loại từ phải được xem như là định từ của
danh từ, một định từ mà chức năng định lượng là chính vì nó bất biến, còn
chức năng gia nghĩa cho danh từ thì phụ, phụ với ý nghĩa là một biến số có
thể đi từ zerô đến “đầy” [41, tr.13]. Dựa vào chức năng định đơn vị của loại
từ, ông quan niệm “những từ nào biểu đạt một khái niệm phân lập có thể
đếm được đều có thể sử dụng làm loại từ” [41, tr.13]
2.1.3. Khuynh hướng thứ ba
Khuynh hướng này thừa nhận thuật ngữ danh từ đơn vị và cho rằng loại
từ là một tiểu loại nằm trong nhóm này.
Trong tác phẩm “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn
Tài Cẩn đã khảo sát rất kĩ danh từ đơn vị. Theo ông, “trong số những danh
từ chung không tổng hợp, trước hết cần phải tách những kiểu như “chiếc,
đứa, con, cây, thước, cân, xu, giờ, miếng, đàn, tá, lần, lượt…thành một tiểu
loại riêng. Đây là tiểu loại danh từ dùng để chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tính
toán” [3, tr.17]. Ông cho rằng loại từ là một tiểu loại của danh từ đơn vị
“Trong danh từ đơn vị, trước hết cần phải kể đến nhóm thường được gọi là
loại từ. Đây là một nhóm không có ý nghĩa từ vựng rõ ràng và chuyên dùng
để phục vụ việc đếm thành từng cá thể, thành từng đơn vị tự nhiên của sự
vật cũng như phục vụ việc phân chia sự vật vào các loại” [3, tr.123]. Loại từ
được ông xếp vào hệ thống công cụ từ để dạng thức hóa danh từ “Nói đến
các công cụ từ dùng để dạng thức hóa danh từ và diễn đạt các phạm trù ngữ
pháp của từ loại này, trước hết phải kể đến nhóm mà ta quen gọi là nhóm
loại từ”. [3, tr.187]
Lê Ni La dùng tiêu chí [± đơn vị] phân chia danh từ tiếng Việt thành
danh từ khối và danh từ đơn vị. Tác giả tiếp tục dùng tiêu chí [± chất liệu] để
phân loại danh từ đơn vị thành hai loại: danh từ đơn vị có tính trội về nội
dung và danh từ đơn vị hình thức thuần túy. Tác giả cho rằng “theo quan
điểm của chúng tôi, những từ vốn quen được gọi là loại từ là một mảng của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
DĐV hình thức thuần túy, chỉ đơn vị các đối tượng tự nhiên (phân biệt với
các đối tượng khác: hành động, thời gian, không gian, trạng thái, quá trình,
tính chất). Vì vậy, cách gọi DĐV tự nhiên trước đây rất thích hợp với loại
từ” [29, tr.73].
2.1.4. Khuynh hướng thứ tư
Khuynh hướng này cho rằng thuật ngữ loại từ không tồn tại, đó chỉ là
một chức năng nghĩa học, xem danh từ đơn vị là một tiểu loại của danh từ.
Tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này gồm Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân
Hạo, Nguyễn Thị Ly Kha…
Nguyễn Tài Cẩn không có sự phân biệt rạch ròi giữa loại từ và danh từ
đơn vị nữa mà gọi chung là danh từ đơn vị “trong tiếng Việt, còn có những
từ chỉ đơn vị qui ước như tấn, tạ, cân, lạng, thước, tấc, lít, đoàn, dãy, mớ,
miếng…chúng không tồn tại riêng rẽ như ở nhiều ngôn ngữ khác mà tồn tại
song song với các từ chỉ đơn vị tự nhiên như anh, ông, con, cái, cuốn,
bức…Trong tiếng Việt, cả hai nhóm đó đều tập hợp lại với nhau, tạo thành
một loại lớn gọi chung là những từ chỉ đơn vị” [4, tr.209]. Theo ông, danh
từ đơn vị là một trong hai thành tố trung tâm của đoản ngữ có danh từ làm
trung tâm “T1 (chỉ danh từ đơn vị) là trung tâm chỉ về đơn vị đo lường; T2
là trung tâm chỉ về sự vật được đem ra kế toán đo lường. T1 nêu chủng loại
khái quát, T2 nêu sự vật cụ thể. T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, T2 là
trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng. Đứng về mặt liên hệ với thực tế mà xét,
T2 có phần quan trọng hơn; nhưng đứng về mặt tìm hiểu quy tắc ngôn ngữ
mà xét thì T1 có phần quan trọng hơn.”
Cao Xuân Hạo là người đã quyết liệt chỉ ra sai lầm của các nhà nghiên
cứu khi sử dụng thuật ngữ “loại từ”. Ông cho rằng “trong lịch sử ngôn ngữ
học, thuật ngữ “loại từ” là sản phẩm của một sự hiểu lầm vĩ đại” [19,
tr.380]. Theo ông, danh từ khối là một thứ khối chưa phân lượng cho nên
thường đi với “loại từ” vốn có tác dụng phân lượng cái khối ấy ra. Thuật ngữ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
“loại từ” lẽ ra dùng cho những danh từ khối như bò, sách thì phải hơn vì
trong danh ngữ con bò, bò là định ngữ cho biết các đơn vị động vật thuộc
chủng loại nào. Ông đưa ra định nghĩa về danh từ đơn vị (count nouns)
“danh từ đơn vị là những danh từ chỉ những hình thức tồn tại của những
thực thể phân lập trong không gian, trong thời gian hay trong một chiều nào
khác được hình dung như giống với không gian, có thể được tri giác tách ra
khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác” [19, tr.392]. Với tiêu chí [± đếm
được], ông đã phân danh từ đơn vị thành hai loại: các danh từ hình thức
thuần túy (205 từ) và danh từ vừa có thuộc tính nội dung vừa có hình thức
tồn tại phân lập (225 từ). (Xem bảng ở phần Phụ lục 2)
Trong luận án tiến sĩ, Nguyễn Thị Ly Kha đã dùng tiêu chí [± đơn vị]
để tăng thêm thế đối lập giữa danh từ đơn vị và danh từ khối. Tác giả cho
rằng “danh từ đơn vị là loại danh từ biểu thị hình thức tồn tại của thực thể
hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân
lập, có kích thước xác định, có thể phân lượng hóa được, dùng để chỉ đơn vị
của thực thể, chuyên đảm đượng chức năng thành tố chính trong cấu trúc
danh ngữ” [23, tr42]. Với tiêu chí [± đơn vị] tác giả đã chia danh từ đơn vị
thành hai loại: danh từ đơn vị có tính trội về hình thức (gồm 405 từ) và danh
từ đơn vị có tính trội về nội dung (gồm 449 từ). (Xem bảng ở phần Phụ lục
3)
Có thể nói, dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tiền tri nhận, các nhà
nghiên cứu có những quan điểm chưa thống nhất và những vấn đề tranh cãi
của danh từ đơn vị xoay quanh địa hạt ngữ pháp.
2.2. Danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận là một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới,
được nhiều nhà Việt ngữ quan tâm. Những đề tài về ngôn ngữ học tri nhận
được đăng tải trên Tạp chí Ngôn ngữ cũng được người đọc tìm tòi học hỏi
nhằm có thêm những hiểu biết sâu sắc cho luận văn. Có thể kể đến “Khảo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
luận ẩn dụ tri nhận” của Trần Văn Cơ [8], “Dòng sông và cuộc đời” (tri nhận
của người Việt về sông nước) của Trịnh Sâm [4], “Ngôn ngữ học tri nhận là
gì?” của Trần Văn Cơ [5], “Cảm nhận và suy nghĩ về tầm nhìn kinh điển
trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận” của Nguyễn Lai [28], “Về
khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận” của Lê Quang Thiêm [50], “Tri nhận
thời gian trong tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân [11]…
Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, danh từ đơn vị càng được
khám phá đầy đủ hơn. Tác phẩm “Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại
cương đến thực tiễn tiếng Việt” của tác giả Lý Toàn Thắng đã có những
chương nghiên cứu sâu sắc về danh từ đơn vị. Tác giả đã đưa ra những cách
mô tả danh từ đơn vị theo đặc trưng “chiều” không gian, những định hướng
không gian khi mô tả sự vật. Theo tác giả, “loại từ ẩn chứa trong nó một
cách nhìn, một cách tri nhận về sự vật ấy” [49, tr.303] và những sự kiện về
nghĩa và cách dùng của các loại từ và các danh từ chỉ đơn vị qui ước cho
phép ta nghĩ đến một cách thức riêng của người Việt trong việc phạm trù hóa
và phân loại các sự vật của thế giới bên ngoài con người. Tác phẩm đã góp
phần lí giải được cách thức mà người Việt sử dụng danh từ đơn vị cho các
sự vật. Những gợi ý của tác giả trong cuốn sách này là tài liệu vô cùng quí
giá cho người viết luận văn.
Những công trình nghiên cứu trên là những cơ sở để nghiên cứu ngữ
nghĩa của danh từ đơn vị trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri
nhận. Dù ở những góc độ và quan điểm khác nhau, song các tài liệu trên là
nguồn tư liệu đáng quí giúp cho người viết tìm hiểu, rút kinh nghiệm, vận
dụng lý thuyết vào nghiên cứu danh từ đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận văn hướng vào đối tượng là danh
từ đơn vị tiếng Việt.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Đây là một phạm trù lớn vì cách mở rộng của ngữ pháp tiếng Việt hiện
đại không chỉ bó hẹp trong cách hiểu loại từ trong các ngôn ngữ Ấn- Âu. Do
vậy, luận văn cần giới hạn đề tài. Cụ thể đối tượng khảo sát của luận văn
gồm hai mảng danh từ đơn vị: danh từ đơn vị dùng cho động vật (gọi tắt là
danh từ đơn vị động vật), theo khảo sát của chúng tôi gồm có 19 đơn vị
chính danh. Và danh từ đơn vị dùng cho thực vật (gọi tắt là danh từ đơn vị
thực vật), chúng tôi đã khảo sát gồm 74 đơn vị.
Khi khảo sát ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong tổ hợp “danh từ đơn vị
+ danh từ thực vật” và “danh từ đơn vị + danh từ động vật”, do nhóm danh
từ đơn vị qui ước dùng cho động, thực vật như kí, cân, yến, mét, tạ, tấn...ít
thể hiện (chứ không phải không thể hiện) sự tri nhận của người Việt nên
luận văn không khảo sát nhóm từ này.
4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tài liệu
Ngoài những phương pháp, thủ pháp thông dụng mà bất kì một công
trình nghiên cứu nào cũng phải vận dụng như sưu tầm, phân loại, trong luận
văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
4.1. Phương pháp hệ thống cấu trúc
Danh từ là một hệ thống từ vựng, danh từ đơn vị là một tiểu hệ thống
nằm trong hệ thống lớn hơn. Danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực
vật cũng là một tiểu hệ thống của danh từ đơn vị. Như vậy, mặc dù mô tả
ngữ nghĩa tri nhận của hai tiểu hệ thống nêu trên nhưng chúng tôi cũng chú
ý đến những đặc điểm về mặt cấu trúc, hình thức, nội dung, đồng thời đặt
chúng vào trong hệ thống.
4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa tri nhận
Luận văn này không đi quá sâu vào chi tiết các nét nghĩa của một danh
từ đơn vị biểu hiện mà thông qua sự hoạt động của chúng trong giao tiếp cố
gắng khái quát thành các ý niệm, các phạm trù, tức là cách thức mà người
Việt tri nhận.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
4.3. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học
Bên cạnh những nhận định có tính chất định tính, luận văn còn chú ý
đến phương pháp thống kê. Tuy con số chưa lớn lắm, nhưng trong phạm vi
mà chúng tôi khảo sát, các số liệu thống kê sẽ là những phương tiện củng cố
cho những phân tích của luận văn.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Về mặt lí luận
Luận văn này không có tham vọng giải quyết những vấn đề phức tạp về
mặt lí thuyết của danh từ đơn vị. Thông qua việc mô tả những danh từ đơn
vị, luận văn góp phần chỉ ra sự khác biệt giữa loại từ trong các ngôn ngữ Ấn
- Âu với danh từ đơn vị trong tiếng Việt, trong đó có danh từ đơn vị động
vật và danh từ đơn vị thực vật
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trong việc mô tả
ngữ nghĩa của các danh từ đơn vị từ các đặc trưng “chiều” không gian. Việc
phân biệt các nét nghĩa giữa các danh từ đơn vị sử dụng cho cùng một đơn vị
sự vật sẽ giúp cho việc sử dụng danh từ đơn vị trong từng hoàn cảnh giao
tiếp trở nên chính xác hơn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập giới thiệu lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài, luận
văn tập trung vào hai chương:
Chương một tập trung làm sáng tỏ cơ sở lí luận của đề tài. Cụ thể gồm
hai phần. Phần thứ nhất giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về Ngôn ngữ
học tri nhận. Phần thứ hai giúp người đọc tìm hiểu về thuật ngữ, phân loại,
đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tiền
tri nhận. Đây sẽ là những cơ sở lí thuyết soi sáng cho những vấn đề cụ thể
trong chương hai.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Chương hai cũng gồm hai phần. Phần thứ nhất miêu tả ngữ nghĩa của
danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật dưới góc nhìn của ngôn
ngữ học tri nhận, các tham tố nghĩa của chúng. Và để giúp người đọc hình
dung một cách rõ ràng về danh từ đơn vị đang miêu tả chúng tôi cũng mạnh
dạn chọn lọc một số hình ảnh, hình minh họa. Phần thứ hai chúng tôi tập
trung vào một số ẩn dụ của danh từ đơn vị nhằm thấy được cách thức, đặc
điểm ẩn dụ của danh từ đơn vị. Từ đó, luận văn góp phần giúp người đọc
thấy rõ hơn đặc điểm tri nhận của người Việt qua danh từ đơn vị.
Phần cuối của luận văn là danh sách tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Phần phụ lục giới thiệu bảng danh sách danh từ đơn vị mà chúng tôi khảo sát
để làm luận văn. Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu thêm ba bảng danh
sách danh từ đơn vị của Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Ly Kha và Lê Ni La.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận
1.1.1. Khái niệm
Những công trình nghiên cứu lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận trên thế
giới rất phong phú. Trong lĩnh vực ứng dụng lý thuyết Ngôn ngữ học tri
nhận vào nghiên cứu Việt ngữ, tác giả Lý Toàn Thắng và Trần Văn Cơ đã có
những đóng góp lớn lao. Những tiền đề lý luận về ngôn ngữ học tri nhận
được trình bày dưới đây đều được tham khảo từ những nghiên cứu của hai
tác giả này.
Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái nghiên cứu ngôn ngữ mới,
xuất hiện từ những năm cuối thập kỉ 60 đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX. Nhưng
thời điểm ra đời của ngôn ngữ học tri nhận thường được tính là năm 1989,
thời điểm các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã quyết định thông qua nghị
quyết thành lập Hội ngôn ngữ học tri nhận và sau đó bắt đầu xuất bản tạp chí
“Cognitive Linguistics”.
Khoa học tri nhận và ngữ pháp tạo sinh của Chomsky chính là đòn bẩy
cho sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận. Cùng với tâm lí học tri nhận, ngôn
ngữ học tri nhận trở thành ngành học trung tâm của khoa học tri nhận.
Vậy “tri nhận” là gì? Thuật ngữ này được dịch ra từ một từ của tiếng
Anh là cognition. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh, do sự hợp lại của hai
từ: cognitio (có nghĩa là nhận thức) và cognitatio (có nghĩa là tư duy, suy
nghĩ). [8, tr.18]. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận Mỹ khi đặt nền móng cho
ngôn ngữ học tri nhận đã dùng thuật ngữ “Cognitive Linguistics”. Tri nhận
chính là quá trình nhận thức, quá trình tư duy của con người, quá trình con
người phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình. Tri nhận, hiểu
theo nghĩa hẹp, là cách thức mà con người nhận thức thế giới, theo nghĩa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
rộng, là toàn bộ tri thức được trải nghiệm, là sự hiểu biết được tích lũy của
một cộng đồng dân tộc hay của một cá nhân.
Tóm lại, có thể nói rằng, ngôn ngữ học tri nhận “đó là một trường phái
mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở
vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng
như cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và
sự tình của thế giới khách quan đó”. [49, tr.13].
1.1.2. Một số xu hướng chính
“Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng trong khoa học về ngôn
ngữ ra đời vào nửa sau thế kỉ XX có đối tượng nghiên cứu đặc thù là mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và các quá trình tư duy của con người (bao gồm trí
tuệ, sự hiểu biết, sự thông hiểu, trí nhớ, ý niệm hóa thế giới,…) trên cơ sở
kinh nghiệm và suy luận logich”. [8, tr53].
Đối tượng cụ thể của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ trong tư cách
là một trong những khả năng tri nhận và một trong những cấu trúc tri nhận
của con người. Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu một cách bao quát và toàn
diện chức năng tri nhận (nhận thức) của ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là sản
phẩm của hoạt động tri nhận vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con
người. Ngôn ngữ là cửa sổ để đi vào thế giới tinh thần của con người, là
phương tiện để đạt đến những bí mật của quá trình tư duy. Có thể nói, “ngôn
ngữ học tri nhận giương cao ngọn cờ “hướng tới con người”. Nó nghiên cứu
ngôn ngữ trong mối quan hệ với con người- con người suy nghĩ, con người
hành động. Đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ tự nhiên của
con người với tư cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức” [8, tr40 -41].
Ngôn ngữ học tri nhận theo nghĩa hẹp được hiểu là ngữ nghĩa học tri
nhận Mỹ và ngữ pháp học tri nhận Mỹ với các tên tuổi như Lakoff G,
Johnson M, Langacker R.W…và một số học giả Châu Âu như Taylor J,
Haiman J…Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ học tri nhận còn nghiên cứu ngữ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
nghĩa học khung, ngữ pháp kết cấu, loại hình học tri nhận, lí thuyết ngữ
nghĩa…
Ngôn ngữ học tri nhận có ba xu hướng tiếp cận nghiên cứu.
(i) Xu hướng thứ nhất quan tâm đến “kinh nghiệm”. Với cách tiếp cận
này, nhà ngôn ngữ học tri nhận sẽ khảo sát những vấn đề như các phạm trù
tri nhận, các sơ đồ hình ảnh, các mô hình điển dạng khi phạm trù hóa các sự
vật, nội dung và cấu trúc tri nhận của các ẩn dụ.
(ii) Xu hướng thứ hai quan tâm đến mức độ “nổi trội” của các cấu trúc
ngôn ngữ, cụ thể là việc các thông tin được lựa chọn và sắp xếp trong câu
như thế nào. Trong cách tiếp cận này, nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm
đến nguyên lí tách biệt “hình” và “nền”.
(iii) Xu hướng thứ ba quan tâm đến mức độ “thu hút sự chú ý” của các
yếu tố và các bình diện khác nhau của một sự tình. Với cách tiếp cận này,
nhà ngôn ngữ học tri nhận tập trung khảo sát khái niệm “khung” tức là một
tập hợp tri thức mà người nói có được về một sự tình nào đó.
Thông qua ngôn ngữ học tri nhận, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thấy
được những khác biệt trong việc ngôn ngữ cấu trúc hóa thế giới, những khác
biệt trong cách nhìn thế giới của ngôn ngữ, những khác biệt về định hướng
không gian… của người bản ngữ. Từ đó chúng ta có thể thấy được cách thức
tri nhận thế giới của dân tộc đó.
1.2. Danh từ đơn vị tiếng việt
Theo ngữ pháp truyền thống, danh từ là từ gọi tên người, nơi chốn hay
sự vật. Ngữ pháp cấu trúc luận cho rằng danh từ là lớp từ có khả năng kết
hợp với yếu tố chỉ lượng, kết hợp với mạo từ và có khả năng đảm nhận vị trí
trung tâm trong cấu trúc danh ngữ. Chú ý tới cả phương diện ngữ nghĩa, khả
năng kết hợp và chức vụ cú pháp, có thể nói, từ góc độ đại cương, danh từ là
từ loại có ý nghĩa phạm trù sự vật, có các phạm trù ngữ pháp giống, số, cách,
thực hiện các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu như chủ ngữ,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
bổ ngữ, định ngữ.
Danh từ tiếng Việt có những đặc điểm sau: Thường làm chủ ngữ,
không độc lập làm vị ngữ, có khả năng độc lập làm thành ngữ đoạn, tham
gia vào thế đối lập đơn vị/khối, có thể kết hợp với số đếm, lượng từ, từ chỉ
định, có thể kết hợp với giới từ làm trạng ngữ.
Dựa vào tiêu chí [± đếm được], Cao Xuân Hạo đã phân từ loại danh từ
thành hai tiểu loại: danh từ khối và danh từ đơn vị. Trên cơ sở thành tựu
nghiên cứu của ngữ pháp truyền thống, một số vấn đề ngữ nghĩa của danh từ
đơn vị, trong đó có danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật, đang
thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học tri nhận.
1.2.1. Khái niệm
DĐV là một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp. Mỗi nhà Việt ngữ khi
nghiên cứu về DĐV đều đưa ra thuật ngữ gọi tên và khái niệm dựa trên
những tiêu chí khác nhau.
Dựa vào chức năng xác định chủng loại, Lê Văn Lý cho rằng “loại tự
là những chứng tự của tự loại A; chúng cho phép ta nhận định được những tự
ngữ nào thuộc tự loại A, và đồng thời chúng cũng xếp những tự ngữ đó vào
một loại riêng biệt nữa [35,tr51]. Đồng tình với Lê Văn Lý, Lưu Vân Lăng
cũng cho rằng “loại từ vốn là DĐV, nhưng khi đặt trước một danh từ khác thì
nghĩa từ vựng của nó ít nhiều bị giảm, chỉ còn tác dụng đơn vị hóa sự vật cho
danh từ đứng sau, đồng thời xác định rõ danh từ này thuộc loại nào. Có thể
định nghĩa loại từ là từ xác định rõ chủng loại và đơn vị cho danh từ đặt ngay
sau nó” [31, tr.17].
Nhờ sự nghiên cứu sâu hơn, bao quát hơn về DĐV, một số nhà Việt
ngữ phát hiện ra bản chất của DĐV là giúp người bản ngữ phân lập các sự
vật trong mối quan hệ với danh từ. Ý nghĩa hình thức của chúng mới là
chính. Trong nhận thức của người bản ngữ, chất liệu là cái rất cần phải có
một hình thức ngôn ngữ chia cắt sự vật tương hợp với việc đo đếm. Lâu dần
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
người Việt tự động đơn vị hóa tất cả những gì biểu đạt bằng danh từ...xuất
phát từ chức năng phân lập thực thể của DĐV, Đinh Văn Đức - Kiều Châu,
khi chỉ ra nguyên nhân xuất hiện của loại từ, đã đưa ra khái niệm “chúng là
những đơn vị hình thức của danh từ, giúp người bản ngữ phân lập các sự vật
trong khi tri nhận chúng” [13,tr138] . Nguyễn Phú Phong thừa nhận “Loại từ
là một tác tử dùng để định đơn vị. Đó là đặc tính bất biến của loại từ, dùng
để định nghĩa của loại từ”. [41, tr13]. Cao Xuân Hạo, sau khi chỉ rõ những
sai lầm của một số nhà Việt ngữ về thuật ngữ “loại từ”, đã đưa ra định nghĩa
“DĐV (count nouns) là những danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các
thực thể phân lập trong không gian, trong thời gian hay trong một chiều nào
khác được hình dung như giống với không gian, có thể được tri giác tách ra
khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác, kể cả các thực thể cùng tên” [19 ,
tr392].
Từ những điều đã trình bày trên, ta có thể đi đến một định nghĩa khái
quát cho DĐV tiếng Việt như sau: “DĐV là loại danh từ biểu thị hình thức
tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như
những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể phân lượng hóa
được, dùng để chỉ đơn vị của thực thể, chuyên đảm đương chức năng thành
tố chính trong cấu trúc danh ngữ” [ 23 , tr42]
Dựa vào đặc tính này, ta có thể nói, những từ nào biểu đạt một khái
niệm phân lập (notion discréte) có thể đếm được (comptable) đều có thể sử
dụng làm DĐV.
1.2.2. Vấn đề thuật ngữ
Trong tiếng Anh, khi đi kèm với danh từ không đếm được, người Anh
sử dụng danh từ đơn vị. Ví dụ: A bar of chocolate (một thanh sôcôla, a cup
of coffee (một ly cà phê), two lumps of sugar (hai viên đường), two loaves
of bread (hai ổ bánh mì), a slice of beef (một lát thịt bò), a bottle of bear
(một chai bia), a litre of bear (một lít bia), some cubes of ice (vài viên đá).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Khi sử dụng với danh từ tập hợp hoặc những vật có cấu tạo từ hai bộ
phận trở lên ghép lại, người Anh cũng sử dụng danh từ đơn vị. Ví dụ: a pair
of glasses (một chiếc kính), a pair of scissors (một cái kéo), a pair of shoes
(một đôi giày), a herd of cattle (một bầy gia súc), a school of fish (một bầy
cá), a crowd of people (một đám đông), a flock of birds (một đàn chim), a
bunch of flowers (một bó hoa) [51]
Trong tiếng Việt, ta thấy một loạt các từ như ngôi (nhà), dãy (tre), đàn
(cừu), buồng (chuối), thanh (gỗ), viên (đá), lá (thư), chiếc (thuyền)…luôn
xuất hiện trước các danh từ chỉ người, động vật, thực vật, vật vô sinh. Các từ
này đã, đang trở thành đối tương nghiên cứu thu hút các nhà Việt ngữ. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu, mỗi tác giả, do xuất phát từ những quan điểm và góc
nhìn khác nhau, đã đưa ra những thuật ngữ khác nhau để gọi tên những từ
ngữ này.
Trương Vĩnh Kí miêu tả hai từ con, cái và gọi chúng là “appellatifs”
(từ gọi chung) [26, tr.22] và những từ như bản, bận, bộ…ông gọi là
“numéraux ou noms numériques” (từ chỉ số hay loại) [26, tr.30]. Có người
gọi chúng là loại - tự (Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm, Phạm
Tất Đắc), loại từ ( Lê Văn Lý, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Ngọc,
Nguyễn Phú Phong…), tiền danh từ (Phan Khôi), phó danh từ (Nguyễn Lân,
Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết), danh từ đơn vị (Nguyễn Tài Cẩn,
Cao Xuân Hạo, Dư Ngọc Ngân, Nguyễn Thị Ly Kha…)
Riêng thuật ngữ loại từ được nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ sử dụng.
Nó thường được quan niệm như một hư từ, “rỗng nghĩa”, một thứ công cụ
ngữ pháp có chức năng phân loại danh từ. Một số nhà nghiên cứu Việt ngữ
không thừa nhận loại từ là một danh từ vì họ cho rằng loại từ rỗng nghĩa và
không có hay ít khả năng xuất hiện độc lập, điều này trái ngược với ngữ
pháp của một danh từ.
Thực ra loại từ không rỗng nghĩa mà chỉ rỗng về phần chất liệu của
nghĩa, còn phần hình thức tồn tại phân lập của nó không thể thiếu vì thiếu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
chúng thì phần còn lại (do danh từ không đếm được (viết tắt là [- ĐĐ] biểu
thị) không thể kết hợp với số từ và rất khó kết hợp với các định ngữ.
Cao Xuân Hạo đã chỉ rõ những quan niệm sai lầm về loại từ. Ông cho
rằng, loại từ là một tên gọi sai lầm của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ
phương Tây “trong lịch sử ngôn ngữ học, thuật ngữ “loại từ” là sản phẩm
của một sự hiểu lầm vĩ đại. Tất cả các nhà ngữ học phương Tây khi lần đầu
tiếp xúc với tiếng Hán và các ngôn ngữ phương Đông khác đều lấy làm lạ
khi thấy trong các thứ tiếng này, trước các danh từ mà họ cứ tưởng là tương
đương hoàn toàn với các danh từ chỉ vật (object nouns) của tiếng họ,thường
đặt những từ không rõ nghĩa và khó lòng dịch ra bằng một từ của tiếng châu
Âu, hình như là để chỉ loại lớn như vô sinh vật, thực vật, động vật, người…
Họ liền đặt cho các từ đó cái tên “classifier” và gọi các tiếng hữu quan là
“classifier languages” (những ngôn ngữ có loại từ) để đối lập với các ngôn
ngữ khác, đặc biệt là tiếng châu Âu” [19, tr.380]
Bên cạnh đó, như đã trích dẫn ví dụ trong tiếng Anh ở trên, ngôn ngữ
nào trên thế giới cũng có loại từ. Hơn nữa, loại từ không phải là một từ loại
mà là “ý nghĩa phân loại”. Mặt khác, phân loại không phải là bản chất của
riêng loại từ, các danh từ khối cũng có chức năng cú pháp là làm định ngữ
chỉ loại. Ví dụ:
Tôm càng xanh/ thẻ/ đất/ sú/ hùm
Bò giống/ thịt/sữa
Heo nái/ rừng/nhà/ thịt
Trong các danh ngữ kể trên, các thành tố thứ hai cũng có tác dụng giúp
chỉ loại.
Ngoài ra, tiêu chí [± độc lập] dùng để khẳng định loại từ không phải là
danh từ không thỏa đáng vì có những danh từ chính danh cũng không độc
lập. Ví dụ:
Không thể nói: Chiếc rất đẹp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Mà phải nói: Chiếc đó rất đẹp
Không thể nói: Nó mua chiếc
Mà phải nói: Nó mua chiếc đó.
Như vậy thái độ ngữ pháp của loại từ và danh từ giống nhau. Trong
ngữ cảnh xác định, loại từ có thể đảm nhận chức năng của một danh từ: làm
chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, tạo ra những danh ngữ như danh từ. Ví dụ:
Hai con gà tôi bán, anh chọn con nào?
Bán cho tôi hai bông
Bức này đẹp quá!
Mặt khác, loại từ không trống nghĩa như ta tưởng. Loại từ vẫn có thể
làm bổ ngữ cho danh từ khối. Ví dụ: tấm lụa/ lụa tấm, viên thuốc/ thuốc viên,
cây kem/ kem cây.
Các danh từ được dùng làm loại từ không phải là không có nghĩa. Nó
biểu hiện cái nghĩa quan trọng nhất là làm cho danh từ có được tư cách danh
từ: nghĩa “vật tính” (tức chỉ biểu hiện hình thức tồn tại phân lập của các thực
thể).
Hơn nữa, nếu loại từ trống nghĩa thì một danh từ khối có thể kết hợp
với nhiều loại từ khác nhau mà nghĩa không đổi. Thực tế sử dụng tiếng Việt
cho thấy không phải như vậy. Người Việt sử dụng nhiều danh từ đơn vị khác
nhau cho cùng một đơn vị sự vật đều có ý nghĩa riêng và lí do của nó. Ví dụ:
quả núi khi núi có hình dáng nổi trội lên (bên cạnh những thuộc tính không
gian khác của nó) là dáng tròn, ngọn núi khi hình dáng nổi trội của nó là
dáng nhọn hoặc hình nón, bức ảnh khi tư thế nổi trội của nó là được treo trên
tường, tấm ảnh khi tư thế nổi trội của nó là đặt nằm ngang trong cuốn sổ lưu
niệm...
Những quan điểm trên đã chứng minh rằng thuật ngữ loại từ không
chính xác, loại từ không phải là hư từ, loại từ không phải là từ dùng để phân
loại danh từ, loại từ chính là danh từ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Danh từ đơn vị xuất phát từ lớp danh từ chỉ chất liệu như nước, rượu,
đường, muối, sắt, đồng, chì, kẽm,… Trong tự nhiên, các chất liệu tồn tại
thành từng khối. Khi phản ánh vào ngôn ngữ, nó vẫn giữ nguyên đặc điểm
này. Do đó, để tính toán, đo lường nó, người ta phải phân chia thành đơn vị
chính xác (ví dụ: kg, yến, tạ, tấn, lít, mét, ...) hoặc không chính xác (ví dụ:
lấy các vật chứa nó, lấy động tác…). Đây chính là nguyên nhân làm danh từ
đơn vị xuất hiện.
Ngôn ngữ nào cũng có danh từ đơn vị. Trong các ngôn ngữ khác, danh
từ đơn vị luôn đi cùng danh từ chỉ chất liệu, nhưng trong tiếng Việt có rất
nhiều danh từ đơn vị đi liền với những danh từ chỉ động thực vật, đồ vật.
Mặt khác, trong tiếng Việt, danh từ chỉ có ý nghĩa chỉ chủng loại, không có
ý nghĩa chỉ đơn vị sự vật. Để đo lường những danh từ chỉ có ý nghĩa chỉ
chủng loại, người Việt phải đưa ra những danh từ đơn vị đặt trước những
danh từ khối đi sau nó. Tác giả Cao Xuân Hạo chỉ rõ rằng “tiếng Việt, trong
đó đơn vị ngữ pháp và từ vựng cơ bản là tiếng (âm tiết - hình vị), lẽ tự nhiên
là thiên về phương thức từ vựng hóa phân tích tính: giao phó cho mỗi tiếng
một trong hai ý nghĩa tương ứng với hai thông số của sự vật theo cách tri
giác tự nhiên (…) Còn trong tiếng Pháp, tiếng Anh, là những thứ tiếng lấy từ
làm đơn vị ngữ pháp và từ vựng cơ bản, trong đó các từ đa hình vị chiếm
một tỉ lệ quan trọng, lẽ tự nhiên là phải thiên về phương thức từ vựng hóa
tổng hợp, trong đó tuyệt đại đa số các danh từ đều vừa biểu hiện hình thức
(vật tính) vừa biểu hiện nội dung(thuộc tính). Hơn nữa nhiều danh từ khối
của các ngôn ngữ này có hai nghĩa, một nghĩa gốc và một nghĩa phái sinh,
tương ứng với với hai cách dùng và hai thái độ ngữ pháp, một như danh từ
khối (viết tắt là DK), một như danh từ đơn vị (viết tắt là DĐV), đến nỗi có
những tác giả tin rằng sự phân biệt giữa DK và DĐV là một sự phân biệt
giữa các kiểu danh ngữ chứ không phải giữa hai loại danh từ” [17, tr.53]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
Từ những phân tích trên, chúng tôi chấp nhận nhận định của tác giả
Cao Xuân Hạo “loại từ không phải là một từ loại, mà là một trong những
chức năng và ý nghĩa có thể có được của danh từ”. Hơn nữa, ngôn ngữ nào
cũng có “classifiers” cho nên cụm từ “classifier languages” (những ngôn
ngữ có loại từ) hoàn toàn vô nghĩa. Không có gì khác nhau giữa các “loại từ”
và các danh từ chỉ đơn vị đo lường, cho nên thuật ngữ “loại từ” không có lý
do tồn tại. Những từ như bức, cái, buồng, khúc, viên, lá,…là những danh từ
chính danh. Nó có đầy đủ đặc điểm ngữ pháp của một danh từ. Về ngữ
nghĩa, những từ nêu trên là kết quả của lát cắt phân chia hiện thực thế giới.
1.2.3. Phân loại
Cho đến nay, vấn đề phân chia danh từ đơn vị tiếng Việt vẫn chưa được
thống nhất. Để phân chia danh từ đơn vị, người ta thường dựa vào tiêu chí
về vị trí, ý nghĩa và chức năng nhưng mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách
nhìn nhận riêng dựa vào sự phân lập chi tiết, cụ thể trên một số bình diện
nào đó. Đó là: dựa vào đặc điểm ý nghĩa cụ thể của từng đơn vị; hoặc dựa
vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các loại từ; hoặc dựa vào khả năng kết hợp
giữa danh từ đơn vị với danh từ; hoặc dựa vào đặc điểm ý nghĩa của các
danh từ…
Nguyễn Kim Thản [47, tr.170] căn cứ vào ý nghĩa và công dụng trong
câu, đã chia phó danh làm hai loại: loại chỉ người và vật thể, và loại chỉ đơn
vị động tác. Loại thứ nhất thường đặt trước danh từ hoặc kết hợp với số từ
những, các và đại từ chỉ định. Loại thứ hai thường đặt sau động từ và kết
hợp với số từ để chỉ số lượng động tác.
Phan Ngọc [38, tr.111] cho rằng loại từ có hai loại: “ loại từ” thực sự
và “loại từ” giả hiệu. “Loại từ” giả hiệu có đặc điểm tích cực nhưng không
có những đặc điểm tiêu cực về mặt ngữ pháp của một “loại từ”, đồng thời
chúng có thể giữ vị trí dành cho “loại từ” tức là đứng trước danh từ. “Loại
từ” giả hiệu rất nhiều. Có hàng trăm từ, bao gồm những từ chỉ người (người,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
anh, em, ông, bà…), chỉ đơn vị (hộp, chai, lọ, bữa, giờ, phút, đồng, xu, …),
chỉ thứ bậc (lớp, hạng, bậc, …). Ví dụ: ông/ ông bạn, nấm/nấm mồ
Lưu Vân Lăng [31, tr.23] dựa vào hình thức kiến trúc và nội dung ngữ
nghĩa của danh ngữ, có thể xác định được nhiều nhóm “loại từ”: chỉ vật: cái,
chiếc, bức, tấm, dãy….; chỉ người: vị, đức, đứa, thằng, tên, bọn…; chỉ động
vật: con, đàn, bầy…; chỉ thực vật: bụi, khóm, đóa…; chỉ chất liệu: cục, hòn,
miếng…; chỉ hiện tượng thiên nhiên: tia, tiếng, trận…; chỉ khái niệm trừu
tượng: sự, cuộc, nỗi, niềm, mối, nền…
Nguyễn Tài Cẩn [4, tr.220] chia ra hai loại: danh từ chuyên dùng chỉ
đơn vị (ví dụ: cái, chiếc, thằng, đứa, cân, tạ, tấc, ly, miếng, cục, đàn, bầy…)
và từ lâm thời chuyển dùng với ý nghĩa đơn vị (ví dụ: lá, cây, cốc, thúng,
xâu, gánh, bó…)
Dư Ngọc Ngân [36, tr.15 – 17] phân chia kĩ hơn, gồm danh từ chỉ đơn
vị qui ước và danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Danh từ chỉ đơn vị qui ước dùng
để tính toán, đo lường được tạo nên do sự thỏa thuận, qui ước trong cộng
đồng người. Gồm: những từ chỉ đơn vị chính xác (phần lớn có tính hệ thống,
tính quốc tế) như lít, thước, mét, tạ, tấn, yến, tá, cặp, …; những từ chỉ đơn vị
không chính xác như dùng vật chứa làm đơn vị (thìa, ly, chén, dĩa, tô, …),
dùng kết quả của động tác làm đơn vị (gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc, nhúm,
…), dùng hình thức được tách rời hoặc phân chia của một chỉnh thể sự vật
làm đơn vị (mẩu, miếng, đoạn, khúc, mảnh, …). Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
dùng để chỉ đơn vị của các chủng loại sự vật, bất động vật. Lớp từ này gồm
nhóm: Nhóm chỉ đơn vị động vật (con, bầy, đàn, …), nhóm chỉ người (vị,
đức, thằng, đứa, ông, bà, anh, chị, …), nhóm chỉ đơn vị bất động vật (cái,
chiếc, bức, tấm, cuốn, căn, cơn, trận, …), nhóm chỉ đơn vị sự vật (khái
niệm) trừu tượng (nền, mối, nỗi,…) và nhóm chỉ đơn vị tập hợp (bầy, đàn,
toán, tốp, bọn, lũ, mớ, đống, chòm, …)
Cao Xuân Hạo là tác giả đầu tiên dùng tiêu chí chất liệu và hình thức
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
(viết tắt là [± CL] và [± HT]) để phân loại danh từ tiếng Việt. Ông đã đồng
nhất tính đếm được và tính đơn vị, do đó, ông coi danh từ đếm được (Viết tắt
là DT [+ ĐĐ]) là danh từ đơn vị (viết tắt là DĐV), đối lập với danh từ khối
(viết tắt là DK), tức danh từ không đếm được (viết tắt là DT [- ĐĐ]) hay
danh từ chất liệu (viết tắt là DT [+ CL]). Ông phân chia danh từ đơn vị thành
hai loại: các danh từ đơn vị có hình thức thuần túy và các danh từ đơn vị có
hai mặt hình thức và nội dung. Các danh từ mà sở biểu chỉ bao gồm hình
thức tồn tại phân lập (tuy có thể kèm theo một vài thuộc tính hình thức khác)
có thể gọi là “danh từ hình thức thuần túy”. Những từ này gồm toàn những
từ đơn có số lượng tương đối hạn chế, 215 từ. Những danh từ mà sở biểu,
ngoài hình thức tồn tại phân lập, còn chứa đựng những thuộc tính nội dung
(chất liệu) tương tự như các danh từ khối. Số lượng các danh từ đơn tiết
thuộc loại này là 225 trong ngôn ngữ thông dụng. [19, tr403 – 404]
Trong luận văn của mình, Lê Ni La đã tiến hành khảo sát mối quan hệ
giữa các tiêu chí: [± đơn vị], [± đếm được], [± hình thức], [± chất liệu]. Kết
hợp sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bốn tiêu chí, Lê Ni La đã đưa ra sơ đồ
sau:
DK ([- ĐV], [+ CL]) DĐV = ([+ ĐV], [+ HT], [+ ĐĐ])
[- ĐĐ] = [- HT] [+ ĐĐ]= [+HT] [+ CL] [- CL]
(DK không đếm (DK đếm (DĐV có tính (DT hình thức
được) được) trội về nội thuần túy)
dung)
Bảng 1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bốn tiêu chí [± đơn
vị],[± đếm được], [± hình thức], [± chất liệu].
Tác giả dùng [± đơn vị] là tiêu chí bậc 1 để phân loại danh từ tiếng Việt
thành danh từ đơn vị và danh từ khối. Còn [± đếm được] và [± chất liệu] là
tiêu chí bậc 2, trong đó, [± đếm được] là thế đối lập của mảng danh từ khối,
còn [± chất liệu] là tiêu chí để phân loại danh từ đơn vị. Đây là tiêu chí giúp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
chúng ta có thể phân biệt hai tiểu loại của danh từ đơn vị: DĐV [+ CL] còn
được gọi là DĐV có tính trội về nội dung (Viết tắt là DND) và DĐV [- CL]
còn gọi là DĐV có tính trội về hình thức (Viết tắt là DHT).
DND và DHT không chỉ khác nhau về ngữ nghĩa mà còn khác nhau về
ngữ pháp. Cụ thể qua bảng sau:
Hai loại DĐV DHT DND
Tự mình làm danh ngữ - +
Kết hợp với giới từ làm trạng ngữ - +
Độc lập làm thành phần câu - +
Làm: - Định ngữ chỉ loại
+/- -
- Định ngữ sở hữu
- +
Kết hợp với:
-
- Nhóm từ: loại, thứ, hạng +
-/+ (nhóm DTĐVQU)
- Một DĐV khác +
Bảng 2: Tiêu chí phân biệt giữa DHT và DND
Về cơ bản, chúng tôi đồng tình với cách phân loại danh từ đơn vị của
Lê Ni La. Tuy nhiên, người viết thấy cần thiết phải đưa thêm vào nhóm danh
từ đơn vị qui ước dùng để tính toán, đo lường những từ chỉ đơn vị không
chính xác như: dùng vật chứa làm đơn vị (thìa, ly, chén, dĩa, tô…), dùng kết
quả của động tác làm đơn vị (gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc, nhúm…).
Có thể nói tiêu chí [± CL] đã giúp chúng ta có cơ sở phân loại nội bộ
danh từ đơn vị một cách triệt để, thỏa đáng. Trên cơ sở tiếp thu kết quả
nghiên cứu của những người đi trước, người viết cho rằng danh từ đơn vị
được phân loại như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
DK Không đếm được Thợ, gà, cau…
Đếm được Học sinh, chiến sĩ…
Chỉ đơn vị là bộ phận của vật Bông, cành, củ, mẩu,
Nội
miếng…
Chỉ đơn vị ngôn ngữ Bài, đoạn, câu từ…
dung
Chỉ đơn vị hành chính xã hội Tỉnh, huyện, lớp…
Chỉ những đơn vị khác Cách, điều, trò, vẽ…
DT có nghĩa chỉ loại Loài, loại, thứ, hạng…
DT chỉ đơn vị thời điểm Khi, tầm…
thời gian mất thời lượng Lúc, hồi, dạo…
chức năng hoặc thời điểm
tính toán thời lượng Chốc, lát, thoáng…
D
DT chỉ đơn vị không gian Bên, bề, phía…
chính xác Mét, tấc, thước, giờ, phút,
Đ
năm, tháng…
V
Hình DT chỉ
ước lượng Dúm, hụm, buổi, phiên,
chút,tí…
thức đơn vị từ chỉ số lượng (biến Đôi, ức, ngàn, trăm…
đo
thể của số từ)
lường
sự vật
dùng vật chứa làm Thìa, ly, chén, dĩa, tô…
đơn vị
dùng kết quả của Gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc,
động tác làm đơn vị nhúm…
DT chỉ đơn vị đối tượng tự Tấm, chiếc, con, cái…
nhiên
DT chỉ đơn vị trạng thái, quá Cái, mối, niềm, nỗi, sự…
trình
Bảng 3: Bảng phân loại danh từ đơn vị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Qua bảng phân loại trên, ta thấy nhóm DĐV động, thực vật sẽ được mô tả
trong Chương hai bao gồm DT chỉ đơn vị đối tượng tự nhiên (cây, chiếc,
con, cái, bầy, đàn…), đơn vị bộ phận của vật (bông, cành, củ, mẩu, miếng,
khoanh, lát, khúc…), dùng vật chứa làm đơn vị (thìa, ly, chén, dĩa, tô…),
dùng kết quả của động tác làm đơn vị (gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc, nhúm…).
Tất cả những DĐV nhóm này đều là từ thuần Việt, chỉ có một âm tiết, có
chức năng chỉ đơn vị tự nhiên, và góp phần mô tả, phân định sự vật thành
từng loại, căn cứ theo một đặc trưng nào đó của sự vật. Những DĐV chỉ đơn
vị là bộ phận của vật như bông, búp, nụ, đài, lá, củ, khoanh, lát, viên...là
những DĐV mang tính trội về nội dung. Còn những DĐV chỉ đơn vị đo
lường sự vật và chỉ đơn vị đối tượng tự nhiên là những DĐVcó tính trội về
hình thức.
1.2.4. Danh từ đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ
1.2.4.1. Quan hệ chính - phụ
Cao Xuân Hạo, Dư Ngọc Ngân, Phan Ngọc, Nguyễn Thị Ly Kha, Lê
Ni La đều cho rằng trong danh ngữ có cấu tạo “danh từ đơn vị + danh từ
khối” thì danh từ đơn vị làm trung tâm của danh ngữ, còn danh từ khối là
định ngữ của danh từ đơn vị.
Cao Xuân Hạo quan niệm danh từ đơn vị có khả năng làm trung tâm
trong tất cả các kiểu danh ngữ với tất cả các loại định ngữ, còn danh từ khối
chỉ có thể làm trung tâm trong những danh ngữ không có danh từ đơn vị,
không có lượng từ và chỉ có thể mang định ngữ là một tiểu cú, định ngữ trực
chỉ, định ngữ sở hữu. Ông viết “trong khi các DN có trung tâm là DT đơn vị
có thể chứa đựng tất cả các loại định ngữ có thể có được (hạn định (phân
loại), trang trí (miêu tả) hay chỉ xuất), các DN có DT khối làm trung tâm chỉ
có thể chứa đựng một số định ngữ hạn định rất hạn chế…chỉ có DN có DT
đơn vị làm trung tâm mới có thể đi với các lượng từ và các kết cấu của
lượng từ”. [19, tr.399]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Phan Ngọc [38, tr.112] cho rằng “loại từ đã là cái chính về ngữ pháp”
còn về ngữ nghĩa thì “loại từ chứa đựng một sự đánh giá chủ quan” của
người nói/viết.
Nguyễn Thị Ly Kha cũng khẳng định “DK luôn có chức năng đặc thù:
làm định ngữ chỉ loại, còn DĐV lại luôn giữ chức năng làm thành tố chính”
[23, tr.38].
Với quan điểm này, các nhà nghiên cứu trên đều cho rằng giữa DĐV và
DK có quan hệ chính - phụ.
1.2.4.2. Quan hệ phụ - chính
Quan điểm này cho rằng trong cấu trúc danh ngữ gồm “danh từ đơn vị
+ danh từ khối” thì danh từ đơn vị là phụ từ phục vụ cho danh từ đứng sau.
Đinh Văn Đức - Kiều Châu [13, tr.135] cho rằng “từ chỉ đơn vị, theo
đó, dùng để phục vụ cho danh từ, không có danh từ thì không có nó, nó chỉ
là một tham tố của danh từ trong danh ngữ. Chỉ có những từ mang ý nghĩa
thực thể (có khả năng tiếp nhận đặc trưng) thì mới trở thành danh từ và làm
trung tâm danh ngữ”. Hai tác giả này nhấn mạnh “Việc lấy một hình thức
phân lập của sự vật để thay thế cho sự vật trong phát ngôn đã cho phép loại
từ có được ý nghĩa thay thế cho danh từ, đại diện cho danh từ. Tuy vậy, ngay
trong trường hợp này, danh từ vẫn là trung tâm của một cấu trúc sâu cả về
kết học và nghĩa học” [13,tr.141].
Nguyễn Kim Thản [47, tr.165] cho rằng phó danh từ chỉ giống danh từ
về đặc điểm ngữ pháp nhưng chúng không có ý nghĩa chân thực như danh từ
nên ông quan niệm trong cấu trúc “phó danh từ + danh từ” thì phó danh từ
“là một phụ loại của danh từ, chuyên phục vụ cho danh từ”.
Những ý kiến trên đều thống nhất rằng DĐV chỉ là thành tố phụ phục
vụ cho DK trong danh ngữ.
1.2.4.3. Quan hệ đẳng lập
Quan hệ đẳng lập ở đây được hiểu là trong danh ngữ có cấu tạo “danh
từ đơn vị + danh từ khối” thì danh từ đơn vị và danh từ khối có quan hệ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
ngang hàng nhau, cả hai đều đóng vai trò trung tâm trong danh ngữ. Quan
điểm này có vẻ dung hòa những quan điểm trái ngược trên. Nguyễn Tài Cẩn
[4, tr.215] quan niệm “trong cả hai loại danh ngữ - loại có trong cả hai loại
danh ngữ - loại có danh từ chỉ đơn vị qui ước và loại có danh từ chỉ đơn vị
tự nhiên đặt trước một danh từ khác, chúng tôi đều nhất luật cho rằng không
phải chỉ có một trung tâm mà là có cả bộ phận trung tâm ghép gồm hai
trung tâm T1(thứ nhất) và T2 (thứ hai)”. Ông cho rằng các danh từ đơn vị
như anh, cuốn…trong tiếng Việt hiện đại vẫn là những danh từ, những từ chỉ
khái niệm sự vật, chứ không phải là công cụ từ, chúng vẫn có khả năng kết
hợp như mọi danh từ khác để tạo ra đoản ngữ và chúng có thể giữ chức vụ
chủ tố, bổ tố, định tố trong câu.
Xuất phát từ ý tưởng trên, ông đã chỉ rõ nhiệm vụ của danh từ đơn vị và
danh từ đi sau chúng trong danh ngữ như sau:
Vị trí
Phần Trung tâm Phần
đầu cuối
T1 T2
Nhiệm - Trung tâm chỉ về - Trung tâm chỉ về sự
vụ đơn vị đo lường. vật được đem ra kế
- Nêu chủng loại khái toán đo lường.
quát. - Nêu sự vật cụ thể.
- Trung tâm về mặt - Trung tâm về mặt ý
ngữ pháp. nghĩa từ vựng.
Các - Dạng đầy đủ: T1 T2, ví dụ: con chim (này)
dạng - Dạng thiếu T1: - T2, ví dụ: - chim (này)
- Dạng thiếu T2: T1 -, ví dụ: con - (này)
Bảng 4: Bảng nhiệm vụ của trung tâm danh ngữ theo Nguyễn Tài Cẩn
Sơ đồ trên cho thấy tác giả quan niệm vị trí của danh từ đơn vị và danh
từ khối đi sau nó trong danh ngữ là ngang hàng nhau.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
1.2.4.4. Những quan điểm khác
Ngoài những quan điểm đã nêu trên, còn có những cách nhìn nhận
khác. Điều này phản ánh sự phức tạp khi xác định mối quan hệ giữa danh từ
đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ.
Lưu Vân Lăng [31, tr.13] có sự phân biệt rạch ròi giữa loại từ và danh
từ đơn vị. Ông quan niệm loại từ là một loại hạn từ “phụ vào cho hạt nhân
danh từ”, “chức năng của một loại phụ cho hạt nhân danh từ đặt sau nó”.
Đối với các tổ hợp như cái chết, sự sống, con quay, quả lắc, ông cho đó là tổ
hợp chính phụ “cái cảm nhận về từ loại danh từ ở các kết quả này là do
thành tố chính đứng trước. Đây là danh từ đơn vị làm hạt nhân danh ngữ,
trong đó các động từ đứng sau là định ngữ”
Hồ Lê [33, tr.99] cũng phân ra hai trường hợp: Thứ nhất, “trong một từ
tổ danh từ không có thuộc ngữ và chỉ định từ (tức là “từ tổ danh từ không
đầy đủ”thì đương nhiên danh từ chỉ đơn vị đối tượng là từ trung tâm”. Ví
dụ: một con trâu. Thứ hai, “trong một từ tổ danh từ có thuộc ngữ hoặc chỉ
định từ, hoặc cả “thuộc ngữ + chỉ định từ” (tức là “từ tổ danh từ đầy đủ”)
thì cả tổ hợp “danh từ chỉ đơn vị đối tượng + danh từ biệt loại” sẽ là trung
tâm của từ tổ”. Ví dụ: một con trâu béo/ con trâu kia/ con trâu cột ở gốc gạo
ấy.
Việc có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về vị trí
của danh từ đơn vị trong danh ngữ càng làm cho vấn đề ngữ pháp của nhóm
từ này trở nên khó khăn khi nghiên cứu.
1.2.4.5. Quan điểm của luận văn
Chúng tôi cho rằng trong danh ngữ “danh từ đơn vị + danh từ khối” thì
danh từ đơn vị là trung tâm của danh ngữ bởi các lí do sau đây:
Thứ nhất, trong trường hợp hai vế tương phản.
Ví dụ: Nghe động ngoài sân, chó trong nhà chạy ra, con thì nhe răng,
con thì gầm gừ, sủa vang cả xóm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Hoặc trong trường hợp được chuẩn bị về ngữ cảnh.
Ví dụ: trong phiên chợ, người ta thường mua bán trao đổi
Tôi mua hai con
Bức này bao nhiêu?
Những ví dụ trên cho thấy, danh từ đơn vị có đầy đủ tính chất của một
danh từ. Nó có thể độc lập làm chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ và có khả năng
kết hợp để tạo ra một danh ngữ.
Thứ hai, quy luật cú pháp tiếng Việt là “chính trước phụ sau”
Thứ ba, kết cấu “danh từ đơn vị + vị từ”, ví dụ: kẻ cướp, đứa bé, tên
trộm, thằng nhóc, nụ hôn, con quay, quả lắc…thường được thừa nhận là
danh ngữ. Nếu chúng ta thừa nhận yếu tố đứng sau là chính thì chúng ta có
các ngữ vị từ. Vì vậy, trong các tổ hợp này, danh từ đơn vị phải là trung tâm,
còn các vị từ theo sau làm định ngữ cho nó.
1.2.5. Đặc điểm của danh từ đơn vị
1.2.5.1. Đặc điểm ngữ pháp
 Vị trí trong danh ngữ
Nguyễn Tài Cẩn đưa ra bức tranh đầy đủ của danh ngữ như sau:
Phần đầu
Phần trung tâm Phần
T1 T2 cuối
Định tố “cái” Trung tâm về Trung tâm về mặt Định
Định tố chỉ số mặt ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng, tố nêu đặc
lượng. nêu chủng loại chỉ về sự vật được trưng của
Định tố chỉ ý khái quát, chỉ đem ra kế toán đo sự vật
nghĩa toàn bộ về đơn vị đo lường, nêu sự vật
Một đoàn sinh viên khoa Văn
Cả sáu cái Con gà ấy
Bảng 5: Cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Tác giả Dư Ngọc Ngân [36, tr.9] đưa ra sơ đồ cấu trúc danh ngữ gồm
hai trung tâm: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ chất liệu, chủng loại sự vật.
Vị trí 3’ 2’ 1’ 0 1 2
D1 D2
Từ chỉ Từ chỉ Từ Danh Danh từ Từ chỉ Từ
tổng thể lượng “cái” từ chỉ chỉ chất đặc chỉ
chỉ đơn liệu chủng trưng định
xuất vị loại sự vật
Ví dụ Tất cả những cái ngôi nhà mới xây ấy
Bảng 6: Cấu trúc danh ngữ của Dư Ngọc Ngân
Từ những sơ đồ của các nhà nghiên cứu trên về danh từ đơn vị, chúng
ta có thể thấy rằng danh từ đơn vị bao giờ cũng đặt trước danh từ khối. Hồ
Lê [33, tr.97] xác nhận “Danh từ đơn vị thường là từ đơn tiết, đứng liền sau
số từ khi cần phải đếm từng đơn vị hoặc những đơn vị của một đối tượng; và
nó có thể thay thế cho từ tổ gồm “nó + danh từ đứng sau nó trong những
ngữ cảnh thích hợp”. Nguyễn Tài Cẩn [3, tr.118, 119] cũng chỉ rõ “Vị trí
điển hình của danh từ đơn vị là vị trí ở giữa số từ và danh từ. (...) Đối với số
từ và những từ chỉ số lượng khác, danh từ chỉ đơn vị bao giờ cũng có khả
năng kết hợp, và kết hợp một cách hoàn toàn dễ dàng, không chút gì bị hạn
chế”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng danh từ đơn vị tiếng Việt luôn đứng
ở vị trí ổn định trước danh từ khối và sau số từ, ngoại trừ trường hợp người
nói muốn nhấn mạnh vào đối tượng đang được nói đến, người nói sẽ đảo
danh từ lên đứng ở vị trí trước số từ, nhưng trong cấu trúc này thì danh từ
đơn vị vẫn luôn đứng sau số từ. Vị trí đứng ngay sát trước danh từ, đứng sau
số từ là vị trí cố hữu của danh từ đơn vị trong tiếng Việt trong danh ngữ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
 Khả năng kết hợp
Bàn về khả năng kết hợp của danh từ đơn vị, có rất nhiều ý kiến. Tuy
nhiên, các tác giả đều thống nhất rằng danh từ đơn vị có thể kết hợp với từ
chỉ số lượng (đứng trước)và danh từ khối (theo sau), kết hợp hạn chế với từ
cùng loại.
Tác giả Dư Ngọc Ngân [36, tr14,15] cho rằng danh từ đơn vị kết hợp
với các từ chỉ lượng, nhất là nhóm từ chỉ số lượng chính xác (số từ). Nói
cách khác đây là những danh từ đếm được. Ví dụ: ba cuốn sách, năm bức
tranh, mười mét vải, cân ngô…Danh từ đơn vị không độc lập làm thành
phần câu mà thường có định ngữ đi kèm theo (có thể là từ chỉ lượng, từ chỉ
sự vật, từ chỉ đặc trưng dùng để miêu tả, xác minh, từ chỉ định). Trong
trường hợp ngoại lệ, khi câu có hai vế tương phản, danh từ đơn vị có thể làm
chủ ngữ. Ví dụ: các con của bà ấy đứa thì đi làm, đứa thì đi học.
Phan Ngọc [38, tr.109] cho rằng: “loại từ” là một danh từ nhưng khác
danh từ ở chỗ khi đứng một mình không được chuẩn bị trước bởi ngữ cảnh
thì nó không làm được cả bốn chức năng chính của danh từ (chủ ngữ, vị ngữ,
tân ngữ, định ngữ)…Trái lại, “loại từ” làm được ba chức năng ngữ pháp mà
danh từ không làm được. Đó là a) thay thế, b) chỉ trỏ, c) cấu tạo những từ
phi cú pháp.
Theo Cao Xuân Hạo [17, tr.38 – 42], danh từ đơn vị có thể làm thành tố
chính trong danh ngữ, làm định ngữ cho danh từ khối và làm bổ ngữ sau một
số vị từ nhất định như tính, đếm, bán...
Hầu hết các nhà Việt ngữ đều đề cập đến đặc điểm ngữ pháp của danh
từ đơn vị, nhưng chúng tôi nhận thấy Nguyễn Thị Ly Kha đã có sự khảo sát
toàn diện và đầy đủ nhất về đặc điểm ngữ pháp của chúng. Những đặc điểm
về ngữ pháp của danh từ đơn vị đều được chúng tôi tiếp thu từ Luận án này.
* Kết hợp với từ cùng tiểu loại
Chỉ có những danh từ đơn vị qui ước mới có khả năng kết hợp với danh
từ đơn vị qui ước khác, còn danh từ đơn vị tự nhiên không có khả năng này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Bởi vì, danh từ qui ước đều có mối quan hệ bộ phận - toàn thể, còn danh từ
đơn vị tự nhiên không có quan hệ này.
Ví dụ:
Những năm tháng tươi đẹp ấy
Những giây phút kì diệu đó
Một số rất ít danh từ đơn vị có nghĩa chỉ loại như loài, loại, thứ, hạng,
kiểu, giống có thể kết hợp với danh từ đơn vị có tính văn hóa, hoặc với danh
từ đơn vị chỉ tổ chức xã hội, như kiểu, xã, loại cân, loại bài, kiểu tỉnh…Điều
này là do danh từ đơn vị đứng sau với tư cách là từ chỉ vật, không chỉ đơn vị.
Danh từ đơn vị chỉ số (chục, trăm, nghìn, vạn, …) có thể kết hợp với
nhau theo quan hệ chính - phụ, theo trật tự đơn vị nhỏ đứng trước. Ví dụ:
chục triệu, hai trăm nghìn, ba nghìn tỉ, … Hoặc cũng có trường hợp, nó có
thể có định ngữ là danh từ đơn vị hoặc tổ hợp “danh từ đơn vị + danh từ
khối”. Ví dụ: ba chục chiếc, một trăm con, hai chục quả xoài, …
* Kết hợp khác từ loại
- Với những yếu tố đứng trước
+ Với lượng từ:
Danh từ đơn vị có thể kết hợp với tất cả các lượng ngữ chỉ số, như:
những, mỗi, từng, các, hai, nửa, cả, hai phần ba, bảy hai phần trăm. Nếu
trước tổ hợp “danh từ đơn vị + danh từ khối” không có lượng từ hoặc có
lượng từ chỉ số đơn thì danh ngữ biểu thị số đơn xác định.
Ví dụ: Tôi xây tòa lâu đài/ bán ngôi nhà/ đào con mương đều chỉ số
đơn vì kết cấu “danh từ đơn vị + danh từ khối” nêu trên có tiền giả định bách
khoa: lâu đài, mương, ngôi nhà đều là những vật lớn nên thường không xây
bán một lúc hai, ba cái.
+Với giới từ
Danh từ đơn vị hầu như không kết hợp với giới từ để làm trạng ngữ (trừ
những danh từ đơn vị có tính nội dung như tỉnh, huyện, bài, …trong ngữ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
cảnh có sự đối ứng với cách dùng theo kiểu liệt kê). Danh từ đơn vị chỉ xuất
hiện sau giới từ với điều kiện sau nó có một định ngữ xác định hoặc hạn
định.
Ví dụ:
Trong bức thư đó anh viết gì?
Trong rừng thường có nhiều cây to.
- Với những yếu tố đứng sau
+Với các từ chỉ định:
Danh từ đơn vị có thể kết hợp với các từ này.
Ví dụ: cái này, chiếc nọ, miếng ấy.
Danh từ đơn vị có nghĩa chỉ cá thể phân lập về hình thức, vì vậy khi
danh từ đơn vị xuất hiện trong danh ngữ có từ chỉ định mà không có yếu tố
đánh dấu số phức ở trước thì nó được xem là số đơn, xác định.
Ví dụ:
Bò này anh mua ở đâu? (chỉ một, hai, ba con…hoặc một loại bò)
Con bò này anh mua ở đâu? (chỉ một con bò)
+ Với từ nghi vấn
Do hàm tính xác định nên trong những câu hỏi ngắn, danh từ đơn vị có
thể kết hợp với từ nghi vấn hàm ý [± xác định]. Ví dụ:
Quyển nào?
Sách gì?
Con gì?
+ Với từ ngữ khác
Chỉ có một số danh từ đơn vị như thứ, loại, hạng mới có khả năng kết
hợp với số thứ tự làm định ngữ chỉ xuất, hoặc một số danh từ chỉ đơn vị xã
hội có thể kết hợp với số đếm làm định ngữ chỉ số hiệu như một kiểu định
danh.
Ví dụ: Thứ tám, quận hai, hạng 11, trung đoàn hai…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
 Khả năng đảm nhận chức vụ cú pháp
* Làm thành phần câu
Danh từ đơn vị có khả năng tự mình làm thành ngữ đoạn và đảm nhận
cương vị chủ ngữ trong câu nếu trong chu cảnh lặp lại “DĐV (x) thì Thuyết
1, DĐV (x) thì Thuyết 2” vì chu cảnh bao hàm sự đối chiếu giữa các đơn vị
((x) được hiểu là yếu tố bị lược bỏ so với câu trước)
Ví dụ:
Thứ thì nấu canh, thứ thì luộc, còn thứ nữa thì
nướng Con thì đứng, con thì nằm
Theo tác giả Dư Ngọc Ngân [36, tr.15], trường hợp câu có hai vế tương
phản thì danh từ đơn vị có thể làm thành phần câu. Ví dụ:
Các con của bà ấy đứa thì đi làm, đứa thì đi học.
Bàn ở đây cái thì cao quá, cái thì thấp quá.
Do chỉ có nghĩa chỉ hình thức tồn tại của vật và do hàm tính [+ xác
định] nên khi làm chủ ngữ, danh từ đơn vị thường yêu cầu buộc phải đánh
dấu [+ xác định].
Ví dụ:
Con này/ rất béo
Quyển kia/ quá cũ
Danh từ đơn vị không có khả năng tự mình trực tiếp làm vị ngữ, đề ngữ
hoặc trạng ngữ trong câu.
* Khả năng làm thành tố trong ngữ
Trong danh ngữ, danh từ đơn vị có thể làm thành tố chính và làm định
ngữ chỉ loại và định ngữ sở hữu (chỉ có danh từ đơn vị chỉ đơn vị hành
chính).
- Làm thành tố chính trong danh ngữ
Do có tính [+ đơn vị] nên danh từ đơn vị có khả năng tự mình làm
trung tâm danh ngữ có cấu tạo “danh từ đơn vị + danh từ khối”.
Ví dụ:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
Bức này anh bán bao nhiêu?
Hai con này bắt được ở đâu?
- Làm định ngữ
Danh từ đơn vị có thể làm định ngữ chỉ loại cho danh từ khối.
Ví dụ: ván tấm, thuốc viên, xà phòng bánh, gỗ súc, nho chùm, pháo
tràng, nhà dãy, củi bó ..
* Trong ngữ vị từ, danh từ đơn vị có khả năng làm bổ ngữ.
Theo Cao Xuân Hạo [17, tr.38] danh từ đơn vị có thể dùng một mình
làm bổ ngữ sau một số vị từ nhất định, như tính, đếm, bán và một số vị từ [+
động] khác, thường kết hợp với thành như vo, bón, vun, tấp, đắp, xếp, dồn,
sắp, ép, mọc, đông, đọng, họp, tập, hợp, xe, xúm, kết, xâu, vỡ, xé, tuôn, chảy,
nhỏ, ứa, cắt, thái, chia, phân, tách, lạng, cán, đứt, rách, ...
Ví dụ:
Bán tranh thì tính bức chứ ai lại tính cân?
Mọc thành hàng thành khóm thành cụm thành lùm
Vo lại thành viên
Tách ra thành khúcthành đoạn
Cắt lát hay Cắt (ra) thành từng lát
Danh từ đơn vị chỉ có thể làm bổ ngữ trong ngữ cảnh yêu cầu thông báo
về hình thức tồn tại của vật. Ví dụ: nhập tỉnh, tách bầy…
Tóm lại danh từ đơn vị tiếng Việt có các đặc điểm ngữ pháp sau:
(i) Thường có vị trí ổn định trước danh từ và sau số từ.
(ii) Thường không độc lập làm danh ngữ
(iii) Có khả năng kết hợp với số từ
(iv) Có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất
(v) Có khả năng mang mọi loại định ngữ
(vi) Không độc lập làm thành phần câu, nhưng nếu được chuẩn bị bởi
ngữ cảnh thì có thể thực hiện các chức năng chính của danh từ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
1.2.5.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
 Trong ngôn ngữ học tiền tri nhận
Một số nhà Việt ngữ cho rằng danh từ đơn vị không có nghĩa. Phan
Ngọc [38, tr.110] cho rằng “danh từ là từ đặc ruột (nom plein), trái lại loại từ
là rỗng ruột ( nom vide). Mọi loại từ đều là rỗng ruột cả”. Nguyễn Kim Thản
[47, tr.164 -168] quan niệm phó danh từ “không có ý nghĩa chân thực như
danh từ”, “là một phụ loại của danh từ, chuyên phục vụ cho danh từ (...) có
công dụng ngữ pháp là làm cho danh từ trở nên chỉ cá thể”
Rất nhiều nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về danh từ đơn vị đều
khẳng định: phần lớn danh từ đơn vị có nghĩa. Allan khẳng định: “nếu “loại
từ” không có nghĩa thì việc sử dụng các “loại từ” khác nhau với cùng một
danh từ sẽ không có ảnh hưởng gì về ngữ nghĩa cả, nhưng thực tế là có,
trong văn cảnh thông thường cũng như trong các cách sử dụng ngôn ngữ thì
các “loại từ” khác nhau được dùng với cùng một danh từ đều nhằm tập trung
vào những đặc điểm khác nhau của đối tượng sở chỉ”. [Dẫn theo 20, tr.10]
Qua tài liệu tham khảo, chúng tôi thấy rằng danh từ đơn vị có thể dùng
để chỉ:
(i) Đại lượng dùng dùng để đo các vật đồng tính, chia cắt chúng ra
thành những phần bằng nhau (ví dụ: sào, dặm, mét, khối, năm, tháng…).
Với nghĩa này, danh từ đơn vị được dùng để đo lường, qua đó mà tính đếm
sự vật.
(ii) Là “vật rời” được xác định (như: cái, con, tấm, đứa…) hoặc là tập
hợp của những vật đó thành một đơn vị (như: bầy, đàn, đống, cụm…). Với
nghĩa này, danh từ đơn vị không dùng để đo lường, mà chỉ dùng để tính
đếm.
(iii) Là thành tố trong một hệ thống tổ chức/chỉnh thể nào đó (như: tỉnh,
xã, trung đội) hoặc là yếu tố làm nên một chỉnh thể (như: bài, từ…), những
loại đơn vị có tính văn hóa.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
38
Trong đó, hai nội dung đầu phản ánh phương thức gọi tên chỉ xét thuần
túy về mặt hình thức của sự vật, nội dung thứ ba biểu thị thực thể trên cả hai
mặt, và tính phân lập về hình thức có thể nổi rõ hơn tính “chất liệu”.
Tương ứng với ba nội dung trên, danh từ đơn vị bao gồm những danh từ:
(i) Chỉ đơn vị qui ước dùng để đo lường như: tấn, mét, giờ hoặc chỉ đơn
vị “rời” như: con, cái, quyển, chiếc…
(ii) Tập hợp đơn vị rồi dùng để “đếm” như: bầy, đàn, mớ, xấp…
(iii) Chỉ vật với tư cách là bộ phận (đơn vị) của một chỉnh thể theo một
cách phân chia nào đó, như: huyện, tỉnh, đoạn, câu…
Theo tác giả Lê Ni La [29, tr.30], tính đơn vị tạo cho danh từ đơn vị ba
đặc trưng nghĩa học:
(i) Thiên về các thuộc tính hình thức của thực thể, ví dụ: tạ, cái, lớp.
(ii) Thực thể có thể phân lượng hóa được do có tính phân lập về hình
thức và hầu hết có kích thước xác định, ví dụ: nửa lạng, ăn cả con, nửa xã bị
bệnh.
(iii) Hàm nghĩa số và hàm tính xác định.
Sự lựa chọn một danh từ đơn vị nào thường được thể hiện một cách rõ
ràng qua ngữ nghĩa. Bên cạnh đó, việc dùng danh từ đơn vị nào còn tùy
thuộc vào người sử dụng, tức là người đó thích sử dụng danh từ đơn vị nào
với dụng ý gì, điều này liên quan đến nghĩa ngữ dụng.
Phan Ngọc [38, tr.112] cho rằng “loại từ” chứa đựng một sự đánh giá
chủ quan mà nếu dùng sai lập tức gây nên phản ứng bất lợi ở người đọc”.
Nguyễn Tài Cẩn [4, tr.224 – 227] đưa ra nhận định: “nói một cách khác
trước danh từ có thể dùng không phải một loại mà hai ba loại từ. Lựa chọn
loại từ ở đây phải căn cứ vào: ý nghĩa của danh từ ở T2 và cách nhìn chủ
quan của người nói…chọn loại từ này hay loại từ nọ ở đây chỉ là nhằm nhấn
mạnh vào một nét riêng biệt nào đó của sự vật để phụ thêm vào vào ý nghĩa
chính”
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc

More Related Content

What's hot

Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...jackjohn45
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcBộ Manucian
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcLe Gioi
 

What's hot (20)

NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt 6811025...
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đLuận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Ngữ âm học
Ngữ âm họcNgữ âm học
Ngữ âm học
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOTLuận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 

Similar to Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc

Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...HanaTiti
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfthuhuynhp1
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...mokoboo56
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...tcoco3199
 

Similar to Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc (20)

Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
 
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
 
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
 
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAY
Luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAYLuận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAY
Luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, HAY
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
 
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
 
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
 
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.docGiáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
 
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng ViệtLuận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
 
Báo Cáo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Mua Căn Hộ Chung Cư Ở Tp.Hcm.docx
Báo Cáo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Mua Căn Hộ Chung Cư Ở Tp.Hcm.docxBáo Cáo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Mua Căn Hộ Chung Cư Ở Tp.Hcm.docx
Báo Cáo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Mua Căn Hộ Chung Cư Ở Tp.Hcm.docx
 
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc bộ cá vượ...
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc bộ cá vượ...Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc bộ cá vượ...
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc bộ cá vượ...
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Dĩnh NGỮ NGHĨA CỦA DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Dĩnh NGỮ NGHĨA CỦA DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số :662201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình Cao học và Luận văn này, người viết xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ của khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm TP HCM. Người viết xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Sâm. Thầy đã dành nhiều thời gian định hướng, hướng dẫn, góp ý giúp người viết hoàn thành Luận văn. Ngoài ra, để hoàn thành Luận văn này người viết đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của người thân trong gia đình, quý thầy cô Phòng sau Đại học trường ĐHSP TPHCM, đồng nghiệp và Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn An Ninh . Tác giả Phạm Thị Dĩnh
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tài liệu ...........................................9 5. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................10 6. Bố cục của luận văn................................................................................10 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................12 1.1. Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận...................................................12 1.1.1. Khái niệm......................................................................................12 1.1.2. Một số xu hướng chính.................................................................13 1.2. Danh từ đơn vị tiếng việt.....................................................................14 1.2.1. Khái niệm......................................................................................15 1.2.2. Vấn đề thuật ngữ...........................................................................16 1.2.3. Phân loại .......................................................................................21 1.2.4. Danh từ đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ ..........................26 1.2.5. Đặc điểm của danh từ đơn vị........................................................30 1.3. Tiểu kết................................................................................................43 Chương 2. NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM DANH TỪ ĐƠN VỊ ĐỘNG, THỰC VẬT..................................................................................................44 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cách sử dụng DĐV ..............................44
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.1. Phân định các sự vật theo “chiều” không gian.............................45 2.1.2. Những định hướng không gian khi mô tả sự vật..........................45 2.2. Ngữ nghĩa của DĐV động vật.............................................................47 2.2.1. Danh từ đơn vị động vật lâm thời.................................................47 2.2.2. Danh từ đơn vị động vật chính danh ............................................49 2.3. Ngữ nghĩa của DĐV thực vật..............................................................59 2.3.1. Danh từ đơn vị thực vật lâm thời..................................................59 2.3.2. Danh từ đơn vị thực vật chính danh .............................................62 2.4. Một số nhận xét ...................................................................................82 2.5. Một số ẩn dụ từ DĐV tiếng Việt.........................................................87 2.5.1. Ẩn dụ ............................................................................................87 2.5.2. Ẩn dụ của danh từ đơn vị động, thực vật .....................................89 KẾT LUẬN ..................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................98 PHỤ LỤC
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DK DĐV CL ĐV ĐĐ HT DND DHT DTĐVQU DT DN (*) ± : danh từ khối : danh từ đơn vị : chất liệu : đơn vị : đếm được : hình thức : danh từ đơn vị trội về nội dung : danh từ đơn vị trội về hình thức : danh từ đơn vị qui ước : danh từ : danh ngữ : không được chấp nhận, không đúng với cách nói của người Việt : thế đối lập có/không
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bốn tiêu chí [± đơn vị],[± đếm được], [± hình thức], [± chất liệu]. 23 Bảng 2: Tiêu chí phân biệt giữa DHT và DND ..........................................24 Bảng 3: Bảng phân loại danh từ đơn vị ......................................................25 Bảng 4: Bảng nhiệm vụ của trung tâm danh ngữ theo Nguyễn Tài Cẩn....28 Bảng 5: Cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn .......................................30 Bảng 6: Cấu trúc danh ngữ của Dư Ngọc Ngân .........................................31 Bảng 7: Bảng khảo sát kết quả bầy/đàn trênwww. Google.com.vn ...........53 Bảng 8 : Bảng tham tố nghĩa của danh từ đơn vị động vật chính danh ........58 Bảng 9: Các tham tố nghĩa của danh từ đơn vị thực vật.............................86 Bảng 10: Những cách thức ẩn dụ của danh từ đơn vị động, thực vật ...........92
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiếng Việt, danh từ chiếm một số lượng lớn. Danh từ có nhiều tiểu loại, mỗi tiểu loại có đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp khác nhau. Trong số những tiểu loại danh từ thì danh từ đơn vị là vấn đề rất thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Thú vị vì những từ ngữ đó ta thường xuyên sử dụng trong đời sống, trong giao tiếp nhưng theo phản xạ tự nhiên, nay tìm hiểu được ngữ nghĩa - ngữ pháp của chúng, nên từ đó ta có cách sử dụng đúng, sử dụng hay. Phức tạp là bởi vì có quá nhiều quan điểm về danh từ đơn vị, có những quan điểm đối lập nhau, có những vấn đề không dễ dàng giải quyết. Do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau nên vấn đề thuật ngữ về chúng cũng chưa thống nhất. Mặt khác, trước đây ngôn ngữ học truyền thống khi nghiên cứu về danh từ đơn vị thường quan tâm đến mặt cú pháp hơn là mặt ngữ nghĩa và tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng ngôn ngữ học ra đời vào những năm 80 của thế kỉ XX với nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con người, nghiên cứu cách con người nhận thức thế giới qua lăng kính ngôn ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận đã giúp người viết trả lời những câu hỏi: Vì sao một đơn vị sự vật lại có thể kết hợp được với nhiều danh từ đơn vị khác nhau? Vì sao chọn dùng danh từ đơn vị này mà không dùng danh từ đơn vị khác? Cái gì cho phép ta tập hợp danh từ đơn vị vào những nhóm khác nhau? Từ đó, người viết hiểu được cách thức mà người Việt dùng các danh từ đơn vị để mô tả các thuộc tính không gian của vật thể (như: hình dáng, kích cỡ, tư thế) và từ đó xếp loại chúng. Với hai lí do trên, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình với hi vọng thông qua góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận ta có thể suy đoán về một cách thức riêng của
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 người Việt trong việc ý niệm hóa, phạm trù hóa, phân loại và mô tả thế giới khách quan. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1 Danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tiền tri nhận Khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, nhà nghiên cứu Việt ngữ nào cũng dành một phần không nhỏ cho từ loại danh từ. Trong từ loại danh từ, người ta không quên nhắc tới danh từ đơn vị. Từ trước đến nay, danh từ đơn vị được gọi bằng những tên gọi khác nhau: tiền danh từ (Phan Khôi), loại tự (Lê Văn Lý, Trần Trọng Kim, Phạm Tất Đắc), phó danh từ (Nguyễn Kim Thản), loại từ (Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Phú Phong), danh từ chỉ loại (Lê Cận, Quang Thiều, Diệp Quang Ban) và danh từ đơn vị (Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Dư Ngọc Ngân, Nguyễn Thị Ly Kha, Lê Ni La). Điều này phản ánh sự phức tạp của loại từ này, đồng thời cũng phản ánh bản chất ngữ nghĩa cú pháp của nó. Đinh Văn Đức cho danh từ đơn vị là hư từ, là lớp từ công cụ rỗng nghĩa, xuất hiện bên cạnh danh từ để phân loại danh từ, cá thể hóa danh từ. Lưu Vân Lăng cho rằng danh từ đơn vị nằm giữa ranh giới hư từ và thực từ, Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban xem nó là thực từ. Quan niệm về danh từ đơn vị không hoàn toàn đồng nhất. Có bốn khuynh hướng nổi bật sau: 2.1.1. Khuynh hướng thứ nhất Khuynh hướng này không nhắc đến thuật ngữ danh từ đơn vị, xem những từ như cái, chiếc, con, quyển, ngôi… là loại từ, là một từ loại tồn tại độc lập bên cạnh những từ loại khác. Khuynh hướng này cho rằng, về bản chất loại từ là hư từ, chuyên đảm đương chức năng phụ trợ cho danh từ. Loại từ không có ý nghĩa từ vựng, không có khả năng đứng độc lập và chức năng của chúng là cá thể hóa danh từ. Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 có thể nhắc đến Phạm Tất Đắc, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Lê Văn Lý, Nguyễn Kim Thản… Phạm Tất Đắc, Trần Trọng Kim gọi danh từ đơn vị là loại tự. Cả hai ông đều định nghĩa “loại tự là tiếng đặt trước một danh tự để chỉ danh tự ấy thuộc về loại nào”[14, tr26; 25, tr45]. Hai tác giả này chia loại tự thành loại tự chung (gồm con và cái) và loại tự riêng (vốn là những danh tự dùng để chỉ một loại, một giống, một hạng như chim bồ câu, chim chích chòe, chim sáo; người thợ nề, người bù nhìn, người tài xế…). Có thể thấy hai tác giả này đưa ra danh sách loại từ quá ít ỏi và có những quan niệm nhầm lẫn. Ví dụ như các từ hoa (sen), hoa (đào), hoa (cúc), cá (thu), cá (rô), cá (trê)…cũng được hai ông xem là loại tự. Theo Nguyễn Tài Cẩn, những từ như “hoa sen”, “lá chuối”, “hột dưa” “đều là những từ tổ bình thường, đặt theo quan hệ chính phụ. Yếu tố đầu bao giờ cũng là một danh từ chỉ sự vật, còn giữ nguyên nghĩa gốc của chúng, đúng như khi chúng dùng một mình” [3, tr.194]. Trong tác phẩm “Sơ thảo về ngữ pháp Việt Nam”, Lê Văn Lý cho rằng từ loại tiếng Việt gồm: tự loại A (danh tự), tự loại B (động tự), tự loại B, (tĩnh tự), tự loại C1 (ngôi tự), tự loại C2 (số tự), tự loại C3 (phụ tự). Theo đó ông đưa ra định nghĩa về loại tự như sau: “loại tự là những chứng tự của tự loại A; chúng cho phép ta nhận định được những tự ngữ nào thuộc tự loại A và đồng thời chúng cũng xếp những tự ngữ đó vào một loại riêng biệt”. [35, tr.50]. Ông chia loại tự thành ba tiểu loại: loại tự cho những danh tự chỉ người, loại tự cho những danh tự chỉ loài vật và loại tự cho những danh tự chỉ sự vật. Bỏ qua bước xác định tiêu chí nhận diện loại từ, ông liệt kê 171 loại từ và miêu tả cụ thể cách dùng chúng. Không dùng thuật ngữ loại từ nhưng Nguyễn Kim Thản trong tác phẩm “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” cũng tán đồng quan điểm này. Ông cho rằng những từ như bài, bản, bông, bức, cái, chiếc, con, đứa, tấm…là phó
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 danh từ, luôn đứng phụ cho danh từ, có tác dụng chỉ sự vật riêng lẻ, chỉ đơn vị tự nhiên, nằm giữa ranh giới hư từ và thực từ. Ông định nghĩa “Phó danh từ là những từ chỉ đơn vị tự nhiên của sự vật, phục vụ cho danh từ để cá thể hóa sự vật và có những khả năng kết hợp như danh từ” [47, tr167]. Ông cho rằng: “công dụng ngữ pháp chủ yếu của phó danh từ là làm công cụ ngữ pháp để cá thể hóa danh từ, nghĩa là làm một thứ trợ phụ từ. Song, phó danh từ còn có khả năng thay thế cho danh từ”. Tuy nhiên chính ông cũng thừa nhận điểm chưa ổn trong quan niệm của mình “Gọi là phó danh từ thì nói chung có thể được nhưng khi chúng chỉ đơn vị động tác thì lại không đủ, bởi vì chúng không làm phó cho danh từ nào cả (ví dụ: tát một cái)” [47, tr165] 2.1.2. Khuynh hướng thứ hai Khuynh hướng này cho rằng danh từ đơn vị và loại từ hoàn toàn khác nhau. Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này là Lưu Vân Lăng và Nguyễn Phú Phong. Lưu Vân Lăng cho rằng “Khi đứng trước một danh từ khác, một số danh từ đơn vị đã mất đi một phần nội dung ngữ nghĩa, chỉ còn lại một phần có tác dụng xác định chủng loại và đơn vị của danh từ đặt sau, nên mới chuyển thành loại từ. Như vậy nó không còn là danh từ đơn vị nữa. Do đó loại từ nhất thiết phải đứng trước danh từ” [32, tr.139]. Danh từ đơn vị, theo ông, phải vừa có “nội dung” vừa có “hình thức”, đứng ở vị trí trung tâm danh ngữ, kết hợp với lượng từ, loại từ, chỉ định từ,…đảm nhận chức năng cú pháp như đề ngữ, bổ ngữ; còn loại từ chỉ là một nhóm nhỏ trong hạn từ, chuyên làm thành tố phụ cho hạt nhân danh từ. Nó không thể một mình làm thành tố cú pháp, giữ riêng một chức năng cú pháp, mà chỉ có thể cùng với danh từ hạt nhân đứng sau đảm nhận chung một chức năng cú pháp nào đó. Ông đề nghị: đưa loại từ ra khỏi danh từ, coi nó là một loại phụ từ chuyên hạn định cho hạt nhân danh từ. Vì danh từ đơn vị chủ yếu định lượng còn loại từ chủ yếu định tính, định loại.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Nguyễn Phú phong cho rằng “loại từ phải được xem như là định từ của danh từ, một định từ mà chức năng định lượng là chính vì nó bất biến, còn chức năng gia nghĩa cho danh từ thì phụ, phụ với ý nghĩa là một biến số có thể đi từ zerô đến “đầy” [41, tr.13]. Dựa vào chức năng định đơn vị của loại từ, ông quan niệm “những từ nào biểu đạt một khái niệm phân lập có thể đếm được đều có thể sử dụng làm loại từ” [41, tr.13] 2.1.3. Khuynh hướng thứ ba Khuynh hướng này thừa nhận thuật ngữ danh từ đơn vị và cho rằng loại từ là một tiểu loại nằm trong nhóm này. Trong tác phẩm “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Tài Cẩn đã khảo sát rất kĩ danh từ đơn vị. Theo ông, “trong số những danh từ chung không tổng hợp, trước hết cần phải tách những kiểu như “chiếc, đứa, con, cây, thước, cân, xu, giờ, miếng, đàn, tá, lần, lượt…thành một tiểu loại riêng. Đây là tiểu loại danh từ dùng để chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tính toán” [3, tr.17]. Ông cho rằng loại từ là một tiểu loại của danh từ đơn vị “Trong danh từ đơn vị, trước hết cần phải kể đến nhóm thường được gọi là loại từ. Đây là một nhóm không có ý nghĩa từ vựng rõ ràng và chuyên dùng để phục vụ việc đếm thành từng cá thể, thành từng đơn vị tự nhiên của sự vật cũng như phục vụ việc phân chia sự vật vào các loại” [3, tr.123]. Loại từ được ông xếp vào hệ thống công cụ từ để dạng thức hóa danh từ “Nói đến các công cụ từ dùng để dạng thức hóa danh từ và diễn đạt các phạm trù ngữ pháp của từ loại này, trước hết phải kể đến nhóm mà ta quen gọi là nhóm loại từ”. [3, tr.187] Lê Ni La dùng tiêu chí [± đơn vị] phân chia danh từ tiếng Việt thành danh từ khối và danh từ đơn vị. Tác giả tiếp tục dùng tiêu chí [± chất liệu] để phân loại danh từ đơn vị thành hai loại: danh từ đơn vị có tính trội về nội dung và danh từ đơn vị hình thức thuần túy. Tác giả cho rằng “theo quan điểm của chúng tôi, những từ vốn quen được gọi là loại từ là một mảng của
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 DĐV hình thức thuần túy, chỉ đơn vị các đối tượng tự nhiên (phân biệt với các đối tượng khác: hành động, thời gian, không gian, trạng thái, quá trình, tính chất). Vì vậy, cách gọi DĐV tự nhiên trước đây rất thích hợp với loại từ” [29, tr.73]. 2.1.4. Khuynh hướng thứ tư Khuynh hướng này cho rằng thuật ngữ loại từ không tồn tại, đó chỉ là một chức năng nghĩa học, xem danh từ đơn vị là một tiểu loại của danh từ. Tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này gồm Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Ly Kha… Nguyễn Tài Cẩn không có sự phân biệt rạch ròi giữa loại từ và danh từ đơn vị nữa mà gọi chung là danh từ đơn vị “trong tiếng Việt, còn có những từ chỉ đơn vị qui ước như tấn, tạ, cân, lạng, thước, tấc, lít, đoàn, dãy, mớ, miếng…chúng không tồn tại riêng rẽ như ở nhiều ngôn ngữ khác mà tồn tại song song với các từ chỉ đơn vị tự nhiên như anh, ông, con, cái, cuốn, bức…Trong tiếng Việt, cả hai nhóm đó đều tập hợp lại với nhau, tạo thành một loại lớn gọi chung là những từ chỉ đơn vị” [4, tr.209]. Theo ông, danh từ đơn vị là một trong hai thành tố trung tâm của đoản ngữ có danh từ làm trung tâm “T1 (chỉ danh từ đơn vị) là trung tâm chỉ về đơn vị đo lường; T2 là trung tâm chỉ về sự vật được đem ra kế toán đo lường. T1 nêu chủng loại khái quát, T2 nêu sự vật cụ thể. T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, T2 là trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng. Đứng về mặt liên hệ với thực tế mà xét, T2 có phần quan trọng hơn; nhưng đứng về mặt tìm hiểu quy tắc ngôn ngữ mà xét thì T1 có phần quan trọng hơn.” Cao Xuân Hạo là người đã quyết liệt chỉ ra sai lầm của các nhà nghiên cứu khi sử dụng thuật ngữ “loại từ”. Ông cho rằng “trong lịch sử ngôn ngữ học, thuật ngữ “loại từ” là sản phẩm của một sự hiểu lầm vĩ đại” [19, tr.380]. Theo ông, danh từ khối là một thứ khối chưa phân lượng cho nên thường đi với “loại từ” vốn có tác dụng phân lượng cái khối ấy ra. Thuật ngữ
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 “loại từ” lẽ ra dùng cho những danh từ khối như bò, sách thì phải hơn vì trong danh ngữ con bò, bò là định ngữ cho biết các đơn vị động vật thuộc chủng loại nào. Ông đưa ra định nghĩa về danh từ đơn vị (count nouns) “danh từ đơn vị là những danh từ chỉ những hình thức tồn tại của những thực thể phân lập trong không gian, trong thời gian hay trong một chiều nào khác được hình dung như giống với không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác” [19, tr.392]. Với tiêu chí [± đếm được], ông đã phân danh từ đơn vị thành hai loại: các danh từ hình thức thuần túy (205 từ) và danh từ vừa có thuộc tính nội dung vừa có hình thức tồn tại phân lập (225 từ). (Xem bảng ở phần Phụ lục 2) Trong luận án tiến sĩ, Nguyễn Thị Ly Kha đã dùng tiêu chí [± đơn vị] để tăng thêm thế đối lập giữa danh từ đơn vị và danh từ khối. Tác giả cho rằng “danh từ đơn vị là loại danh từ biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể phân lượng hóa được, dùng để chỉ đơn vị của thực thể, chuyên đảm đượng chức năng thành tố chính trong cấu trúc danh ngữ” [23, tr42]. Với tiêu chí [± đơn vị] tác giả đã chia danh từ đơn vị thành hai loại: danh từ đơn vị có tính trội về hình thức (gồm 405 từ) và danh từ đơn vị có tính trội về nội dung (gồm 449 từ). (Xem bảng ở phần Phụ lục 3) Có thể nói, dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tiền tri nhận, các nhà nghiên cứu có những quan điểm chưa thống nhất và những vấn đề tranh cãi của danh từ đơn vị xoay quanh địa hạt ngữ pháp. 2.2. Danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tri nhận Ngôn ngữ học tri nhận là một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới, được nhiều nhà Việt ngữ quan tâm. Những đề tài về ngôn ngữ học tri nhận được đăng tải trên Tạp chí Ngôn ngữ cũng được người đọc tìm tòi học hỏi nhằm có thêm những hiểu biết sâu sắc cho luận văn. Có thể kể đến “Khảo
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 luận ẩn dụ tri nhận” của Trần Văn Cơ [8], “Dòng sông và cuộc đời” (tri nhận của người Việt về sông nước) của Trịnh Sâm [4], “Ngôn ngữ học tri nhận là gì?” của Trần Văn Cơ [5], “Cảm nhận và suy nghĩ về tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận” của Nguyễn Lai [28], “Về khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận” của Lê Quang Thiêm [50], “Tri nhận thời gian trong tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân [11]… Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, danh từ đơn vị càng được khám phá đầy đủ hơn. Tác phẩm “Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” của tác giả Lý Toàn Thắng đã có những chương nghiên cứu sâu sắc về danh từ đơn vị. Tác giả đã đưa ra những cách mô tả danh từ đơn vị theo đặc trưng “chiều” không gian, những định hướng không gian khi mô tả sự vật. Theo tác giả, “loại từ ẩn chứa trong nó một cách nhìn, một cách tri nhận về sự vật ấy” [49, tr.303] và những sự kiện về nghĩa và cách dùng của các loại từ và các danh từ chỉ đơn vị qui ước cho phép ta nghĩ đến một cách thức riêng của người Việt trong việc phạm trù hóa và phân loại các sự vật của thế giới bên ngoài con người. Tác phẩm đã góp phần lí giải được cách thức mà người Việt sử dụng danh từ đơn vị cho các sự vật. Những gợi ý của tác giả trong cuốn sách này là tài liệu vô cùng quí giá cho người viết luận văn. Những công trình nghiên cứu trên là những cơ sở để nghiên cứu ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Dù ở những góc độ và quan điểm khác nhau, song các tài liệu trên là nguồn tư liệu đáng quí giúp cho người viết tìm hiểu, rút kinh nghiệm, vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu danh từ đơn vị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận văn hướng vào đối tượng là danh từ đơn vị tiếng Việt.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Đây là một phạm trù lớn vì cách mở rộng của ngữ pháp tiếng Việt hiện đại không chỉ bó hẹp trong cách hiểu loại từ trong các ngôn ngữ Ấn- Âu. Do vậy, luận văn cần giới hạn đề tài. Cụ thể đối tượng khảo sát của luận văn gồm hai mảng danh từ đơn vị: danh từ đơn vị dùng cho động vật (gọi tắt là danh từ đơn vị động vật), theo khảo sát của chúng tôi gồm có 19 đơn vị chính danh. Và danh từ đơn vị dùng cho thực vật (gọi tắt là danh từ đơn vị thực vật), chúng tôi đã khảo sát gồm 74 đơn vị. Khi khảo sát ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong tổ hợp “danh từ đơn vị + danh từ thực vật” và “danh từ đơn vị + danh từ động vật”, do nhóm danh từ đơn vị qui ước dùng cho động, thực vật như kí, cân, yến, mét, tạ, tấn...ít thể hiện (chứ không phải không thể hiện) sự tri nhận của người Việt nên luận văn không khảo sát nhóm từ này. 4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tài liệu Ngoài những phương pháp, thủ pháp thông dụng mà bất kì một công trình nghiên cứu nào cũng phải vận dụng như sưu tầm, phân loại, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 4.1. Phương pháp hệ thống cấu trúc Danh từ là một hệ thống từ vựng, danh từ đơn vị là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn hơn. Danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật cũng là một tiểu hệ thống của danh từ đơn vị. Như vậy, mặc dù mô tả ngữ nghĩa tri nhận của hai tiểu hệ thống nêu trên nhưng chúng tôi cũng chú ý đến những đặc điểm về mặt cấu trúc, hình thức, nội dung, đồng thời đặt chúng vào trong hệ thống. 4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa tri nhận Luận văn này không đi quá sâu vào chi tiết các nét nghĩa của một danh từ đơn vị biểu hiện mà thông qua sự hoạt động của chúng trong giao tiếp cố gắng khái quát thành các ý niệm, các phạm trù, tức là cách thức mà người Việt tri nhận.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 4.3. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học Bên cạnh những nhận định có tính chất định tính, luận văn còn chú ý đến phương pháp thống kê. Tuy con số chưa lớn lắm, nhưng trong phạm vi mà chúng tôi khảo sát, các số liệu thống kê sẽ là những phương tiện củng cố cho những phân tích của luận văn. 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Luận văn này không có tham vọng giải quyết những vấn đề phức tạp về mặt lí thuyết của danh từ đơn vị. Thông qua việc mô tả những danh từ đơn vị, luận văn góp phần chỉ ra sự khác biệt giữa loại từ trong các ngôn ngữ Ấn - Âu với danh từ đơn vị trong tiếng Việt, trong đó có danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật 5.2. Về mặt thực tiễn Luận văn vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trong việc mô tả ngữ nghĩa của các danh từ đơn vị từ các đặc trưng “chiều” không gian. Việc phân biệt các nét nghĩa giữa các danh từ đơn vị sử dụng cho cùng một đơn vị sự vật sẽ giúp cho việc sử dụng danh từ đơn vị trong từng hoàn cảnh giao tiếp trở nên chính xác hơn. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Dẫn nhập giới thiệu lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài, luận văn tập trung vào hai chương: Chương một tập trung làm sáng tỏ cơ sở lí luận của đề tài. Cụ thể gồm hai phần. Phần thứ nhất giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về Ngôn ngữ học tri nhận. Phần thứ hai giúp người đọc tìm hiểu về thuật ngữ, phân loại, đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tiền tri nhận. Đây sẽ là những cơ sở lí thuyết soi sáng cho những vấn đề cụ thể trong chương hai.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Chương hai cũng gồm hai phần. Phần thứ nhất miêu tả ngữ nghĩa của danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, các tham tố nghĩa của chúng. Và để giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng về danh từ đơn vị đang miêu tả chúng tôi cũng mạnh dạn chọn lọc một số hình ảnh, hình minh họa. Phần thứ hai chúng tôi tập trung vào một số ẩn dụ của danh từ đơn vị nhằm thấy được cách thức, đặc điểm ẩn dụ của danh từ đơn vị. Từ đó, luận văn góp phần giúp người đọc thấy rõ hơn đặc điểm tri nhận của người Việt qua danh từ đơn vị. Phần cuối của luận văn là danh sách tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Phần phụ lục giới thiệu bảng danh sách danh từ đơn vị mà chúng tôi khảo sát để làm luận văn. Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu thêm ba bảng danh sách danh từ đơn vị của Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Ly Kha và Lê Ni La.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận 1.1.1. Khái niệm Những công trình nghiên cứu lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới rất phong phú. Trong lĩnh vực ứng dụng lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu Việt ngữ, tác giả Lý Toàn Thắng và Trần Văn Cơ đã có những đóng góp lớn lao. Những tiền đề lý luận về ngôn ngữ học tri nhận được trình bày dưới đây đều được tham khảo từ những nghiên cứu của hai tác giả này. Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái nghiên cứu ngôn ngữ mới, xuất hiện từ những năm cuối thập kỉ 60 đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX. Nhưng thời điểm ra đời của ngôn ngữ học tri nhận thường được tính là năm 1989, thời điểm các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã quyết định thông qua nghị quyết thành lập Hội ngôn ngữ học tri nhận và sau đó bắt đầu xuất bản tạp chí “Cognitive Linguistics”. Khoa học tri nhận và ngữ pháp tạo sinh của Chomsky chính là đòn bẩy cho sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận. Cùng với tâm lí học tri nhận, ngôn ngữ học tri nhận trở thành ngành học trung tâm của khoa học tri nhận. Vậy “tri nhận” là gì? Thuật ngữ này được dịch ra từ một từ của tiếng Anh là cognition. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh, do sự hợp lại của hai từ: cognitio (có nghĩa là nhận thức) và cognitatio (có nghĩa là tư duy, suy nghĩ). [8, tr.18]. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận Mỹ khi đặt nền móng cho ngôn ngữ học tri nhận đã dùng thuật ngữ “Cognitive Linguistics”. Tri nhận chính là quá trình nhận thức, quá trình tư duy của con người, quá trình con người phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình. Tri nhận, hiểu theo nghĩa hẹp, là cách thức mà con người nhận thức thế giới, theo nghĩa
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 rộng, là toàn bộ tri thức được trải nghiệm, là sự hiểu biết được tích lũy của một cộng đồng dân tộc hay của một cá nhân. Tóm lại, có thể nói rằng, ngôn ngữ học tri nhận “đó là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó”. [49, tr.13]. 1.1.2. Một số xu hướng chính “Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng trong khoa học về ngôn ngữ ra đời vào nửa sau thế kỉ XX có đối tượng nghiên cứu đặc thù là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các quá trình tư duy của con người (bao gồm trí tuệ, sự hiểu biết, sự thông hiểu, trí nhớ, ý niệm hóa thế giới,…) trên cơ sở kinh nghiệm và suy luận logich”. [8, tr53]. Đối tượng cụ thể của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ trong tư cách là một trong những khả năng tri nhận và một trong những cấu trúc tri nhận của con người. Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện chức năng tri nhận (nhận thức) của ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của hoạt động tri nhận vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con người. Ngôn ngữ là cửa sổ để đi vào thế giới tinh thần của con người, là phương tiện để đạt đến những bí mật của quá trình tư duy. Có thể nói, “ngôn ngữ học tri nhận giương cao ngọn cờ “hướng tới con người”. Nó nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với con người- con người suy nghĩ, con người hành động. Đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ tự nhiên của con người với tư cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức” [8, tr40 -41]. Ngôn ngữ học tri nhận theo nghĩa hẹp được hiểu là ngữ nghĩa học tri nhận Mỹ và ngữ pháp học tri nhận Mỹ với các tên tuổi như Lakoff G, Johnson M, Langacker R.W…và một số học giả Châu Âu như Taylor J, Haiman J…Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ học tri nhận còn nghiên cứu ngữ
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 nghĩa học khung, ngữ pháp kết cấu, loại hình học tri nhận, lí thuyết ngữ nghĩa… Ngôn ngữ học tri nhận có ba xu hướng tiếp cận nghiên cứu. (i) Xu hướng thứ nhất quan tâm đến “kinh nghiệm”. Với cách tiếp cận này, nhà ngôn ngữ học tri nhận sẽ khảo sát những vấn đề như các phạm trù tri nhận, các sơ đồ hình ảnh, các mô hình điển dạng khi phạm trù hóa các sự vật, nội dung và cấu trúc tri nhận của các ẩn dụ. (ii) Xu hướng thứ hai quan tâm đến mức độ “nổi trội” của các cấu trúc ngôn ngữ, cụ thể là việc các thông tin được lựa chọn và sắp xếp trong câu như thế nào. Trong cách tiếp cận này, nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm đến nguyên lí tách biệt “hình” và “nền”. (iii) Xu hướng thứ ba quan tâm đến mức độ “thu hút sự chú ý” của các yếu tố và các bình diện khác nhau của một sự tình. Với cách tiếp cận này, nhà ngôn ngữ học tri nhận tập trung khảo sát khái niệm “khung” tức là một tập hợp tri thức mà người nói có được về một sự tình nào đó. Thông qua ngôn ngữ học tri nhận, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thấy được những khác biệt trong việc ngôn ngữ cấu trúc hóa thế giới, những khác biệt trong cách nhìn thế giới của ngôn ngữ, những khác biệt về định hướng không gian… của người bản ngữ. Từ đó chúng ta có thể thấy được cách thức tri nhận thế giới của dân tộc đó. 1.2. Danh từ đơn vị tiếng việt Theo ngữ pháp truyền thống, danh từ là từ gọi tên người, nơi chốn hay sự vật. Ngữ pháp cấu trúc luận cho rằng danh từ là lớp từ có khả năng kết hợp với yếu tố chỉ lượng, kết hợp với mạo từ và có khả năng đảm nhận vị trí trung tâm trong cấu trúc danh ngữ. Chú ý tới cả phương diện ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp, có thể nói, từ góc độ đại cương, danh từ là từ loại có ý nghĩa phạm trù sự vật, có các phạm trù ngữ pháp giống, số, cách, thực hiện các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu như chủ ngữ,
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 bổ ngữ, định ngữ. Danh từ tiếng Việt có những đặc điểm sau: Thường làm chủ ngữ, không độc lập làm vị ngữ, có khả năng độc lập làm thành ngữ đoạn, tham gia vào thế đối lập đơn vị/khối, có thể kết hợp với số đếm, lượng từ, từ chỉ định, có thể kết hợp với giới từ làm trạng ngữ. Dựa vào tiêu chí [± đếm được], Cao Xuân Hạo đã phân từ loại danh từ thành hai tiểu loại: danh từ khối và danh từ đơn vị. Trên cơ sở thành tựu nghiên cứu của ngữ pháp truyền thống, một số vấn đề ngữ nghĩa của danh từ đơn vị, trong đó có danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật, đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học tri nhận. 1.2.1. Khái niệm DĐV là một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp. Mỗi nhà Việt ngữ khi nghiên cứu về DĐV đều đưa ra thuật ngữ gọi tên và khái niệm dựa trên những tiêu chí khác nhau. Dựa vào chức năng xác định chủng loại, Lê Văn Lý cho rằng “loại tự là những chứng tự của tự loại A; chúng cho phép ta nhận định được những tự ngữ nào thuộc tự loại A, và đồng thời chúng cũng xếp những tự ngữ đó vào một loại riêng biệt nữa [35,tr51]. Đồng tình với Lê Văn Lý, Lưu Vân Lăng cũng cho rằng “loại từ vốn là DĐV, nhưng khi đặt trước một danh từ khác thì nghĩa từ vựng của nó ít nhiều bị giảm, chỉ còn tác dụng đơn vị hóa sự vật cho danh từ đứng sau, đồng thời xác định rõ danh từ này thuộc loại nào. Có thể định nghĩa loại từ là từ xác định rõ chủng loại và đơn vị cho danh từ đặt ngay sau nó” [31, tr.17]. Nhờ sự nghiên cứu sâu hơn, bao quát hơn về DĐV, một số nhà Việt ngữ phát hiện ra bản chất của DĐV là giúp người bản ngữ phân lập các sự vật trong mối quan hệ với danh từ. Ý nghĩa hình thức của chúng mới là chính. Trong nhận thức của người bản ngữ, chất liệu là cái rất cần phải có một hình thức ngôn ngữ chia cắt sự vật tương hợp với việc đo đếm. Lâu dần
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 người Việt tự động đơn vị hóa tất cả những gì biểu đạt bằng danh từ...xuất phát từ chức năng phân lập thực thể của DĐV, Đinh Văn Đức - Kiều Châu, khi chỉ ra nguyên nhân xuất hiện của loại từ, đã đưa ra khái niệm “chúng là những đơn vị hình thức của danh từ, giúp người bản ngữ phân lập các sự vật trong khi tri nhận chúng” [13,tr138] . Nguyễn Phú Phong thừa nhận “Loại từ là một tác tử dùng để định đơn vị. Đó là đặc tính bất biến của loại từ, dùng để định nghĩa của loại từ”. [41, tr13]. Cao Xuân Hạo, sau khi chỉ rõ những sai lầm của một số nhà Việt ngữ về thuật ngữ “loại từ”, đã đưa ra định nghĩa “DĐV (count nouns) là những danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong không gian, trong thời gian hay trong một chiều nào khác được hình dung như giống với không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác, kể cả các thực thể cùng tên” [19 , tr392]. Từ những điều đã trình bày trên, ta có thể đi đến một định nghĩa khái quát cho DĐV tiếng Việt như sau: “DĐV là loại danh từ biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể phân lượng hóa được, dùng để chỉ đơn vị của thực thể, chuyên đảm đương chức năng thành tố chính trong cấu trúc danh ngữ” [ 23 , tr42] Dựa vào đặc tính này, ta có thể nói, những từ nào biểu đạt một khái niệm phân lập (notion discréte) có thể đếm được (comptable) đều có thể sử dụng làm DĐV. 1.2.2. Vấn đề thuật ngữ Trong tiếng Anh, khi đi kèm với danh từ không đếm được, người Anh sử dụng danh từ đơn vị. Ví dụ: A bar of chocolate (một thanh sôcôla, a cup of coffee (một ly cà phê), two lumps of sugar (hai viên đường), two loaves of bread (hai ổ bánh mì), a slice of beef (một lát thịt bò), a bottle of bear (một chai bia), a litre of bear (một lít bia), some cubes of ice (vài viên đá).
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Khi sử dụng với danh từ tập hợp hoặc những vật có cấu tạo từ hai bộ phận trở lên ghép lại, người Anh cũng sử dụng danh từ đơn vị. Ví dụ: a pair of glasses (một chiếc kính), a pair of scissors (một cái kéo), a pair of shoes (một đôi giày), a herd of cattle (một bầy gia súc), a school of fish (một bầy cá), a crowd of people (một đám đông), a flock of birds (một đàn chim), a bunch of flowers (một bó hoa) [51] Trong tiếng Việt, ta thấy một loạt các từ như ngôi (nhà), dãy (tre), đàn (cừu), buồng (chuối), thanh (gỗ), viên (đá), lá (thư), chiếc (thuyền)…luôn xuất hiện trước các danh từ chỉ người, động vật, thực vật, vật vô sinh. Các từ này đã, đang trở thành đối tương nghiên cứu thu hút các nhà Việt ngữ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, mỗi tác giả, do xuất phát từ những quan điểm và góc nhìn khác nhau, đã đưa ra những thuật ngữ khác nhau để gọi tên những từ ngữ này. Trương Vĩnh Kí miêu tả hai từ con, cái và gọi chúng là “appellatifs” (từ gọi chung) [26, tr.22] và những từ như bản, bận, bộ…ông gọi là “numéraux ou noms numériques” (từ chỉ số hay loại) [26, tr.30]. Có người gọi chúng là loại - tự (Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm, Phạm Tất Đắc), loại từ ( Lê Văn Lý, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Ngọc, Nguyễn Phú Phong…), tiền danh từ (Phan Khôi), phó danh từ (Nguyễn Lân, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết), danh từ đơn vị (Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Dư Ngọc Ngân, Nguyễn Thị Ly Kha…) Riêng thuật ngữ loại từ được nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ sử dụng. Nó thường được quan niệm như một hư từ, “rỗng nghĩa”, một thứ công cụ ngữ pháp có chức năng phân loại danh từ. Một số nhà nghiên cứu Việt ngữ không thừa nhận loại từ là một danh từ vì họ cho rằng loại từ rỗng nghĩa và không có hay ít khả năng xuất hiện độc lập, điều này trái ngược với ngữ pháp của một danh từ. Thực ra loại từ không rỗng nghĩa mà chỉ rỗng về phần chất liệu của nghĩa, còn phần hình thức tồn tại phân lập của nó không thể thiếu vì thiếu
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 chúng thì phần còn lại (do danh từ không đếm được (viết tắt là [- ĐĐ] biểu thị) không thể kết hợp với số từ và rất khó kết hợp với các định ngữ. Cao Xuân Hạo đã chỉ rõ những quan niệm sai lầm về loại từ. Ông cho rằng, loại từ là một tên gọi sai lầm của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ phương Tây “trong lịch sử ngôn ngữ học, thuật ngữ “loại từ” là sản phẩm của một sự hiểu lầm vĩ đại. Tất cả các nhà ngữ học phương Tây khi lần đầu tiếp xúc với tiếng Hán và các ngôn ngữ phương Đông khác đều lấy làm lạ khi thấy trong các thứ tiếng này, trước các danh từ mà họ cứ tưởng là tương đương hoàn toàn với các danh từ chỉ vật (object nouns) của tiếng họ,thường đặt những từ không rõ nghĩa và khó lòng dịch ra bằng một từ của tiếng châu Âu, hình như là để chỉ loại lớn như vô sinh vật, thực vật, động vật, người… Họ liền đặt cho các từ đó cái tên “classifier” và gọi các tiếng hữu quan là “classifier languages” (những ngôn ngữ có loại từ) để đối lập với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng châu Âu” [19, tr.380] Bên cạnh đó, như đã trích dẫn ví dụ trong tiếng Anh ở trên, ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có loại từ. Hơn nữa, loại từ không phải là một từ loại mà là “ý nghĩa phân loại”. Mặt khác, phân loại không phải là bản chất của riêng loại từ, các danh từ khối cũng có chức năng cú pháp là làm định ngữ chỉ loại. Ví dụ: Tôm càng xanh/ thẻ/ đất/ sú/ hùm Bò giống/ thịt/sữa Heo nái/ rừng/nhà/ thịt Trong các danh ngữ kể trên, các thành tố thứ hai cũng có tác dụng giúp chỉ loại. Ngoài ra, tiêu chí [± độc lập] dùng để khẳng định loại từ không phải là danh từ không thỏa đáng vì có những danh từ chính danh cũng không độc lập. Ví dụ: Không thể nói: Chiếc rất đẹp
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Mà phải nói: Chiếc đó rất đẹp Không thể nói: Nó mua chiếc Mà phải nói: Nó mua chiếc đó. Như vậy thái độ ngữ pháp của loại từ và danh từ giống nhau. Trong ngữ cảnh xác định, loại từ có thể đảm nhận chức năng của một danh từ: làm chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, tạo ra những danh ngữ như danh từ. Ví dụ: Hai con gà tôi bán, anh chọn con nào? Bán cho tôi hai bông Bức này đẹp quá! Mặt khác, loại từ không trống nghĩa như ta tưởng. Loại từ vẫn có thể làm bổ ngữ cho danh từ khối. Ví dụ: tấm lụa/ lụa tấm, viên thuốc/ thuốc viên, cây kem/ kem cây. Các danh từ được dùng làm loại từ không phải là không có nghĩa. Nó biểu hiện cái nghĩa quan trọng nhất là làm cho danh từ có được tư cách danh từ: nghĩa “vật tính” (tức chỉ biểu hiện hình thức tồn tại phân lập của các thực thể). Hơn nữa, nếu loại từ trống nghĩa thì một danh từ khối có thể kết hợp với nhiều loại từ khác nhau mà nghĩa không đổi. Thực tế sử dụng tiếng Việt cho thấy không phải như vậy. Người Việt sử dụng nhiều danh từ đơn vị khác nhau cho cùng một đơn vị sự vật đều có ý nghĩa riêng và lí do của nó. Ví dụ: quả núi khi núi có hình dáng nổi trội lên (bên cạnh những thuộc tính không gian khác của nó) là dáng tròn, ngọn núi khi hình dáng nổi trội của nó là dáng nhọn hoặc hình nón, bức ảnh khi tư thế nổi trội của nó là được treo trên tường, tấm ảnh khi tư thế nổi trội của nó là đặt nằm ngang trong cuốn sổ lưu niệm... Những quan điểm trên đã chứng minh rằng thuật ngữ loại từ không chính xác, loại từ không phải là hư từ, loại từ không phải là từ dùng để phân loại danh từ, loại từ chính là danh từ.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Danh từ đơn vị xuất phát từ lớp danh từ chỉ chất liệu như nước, rượu, đường, muối, sắt, đồng, chì, kẽm,… Trong tự nhiên, các chất liệu tồn tại thành từng khối. Khi phản ánh vào ngôn ngữ, nó vẫn giữ nguyên đặc điểm này. Do đó, để tính toán, đo lường nó, người ta phải phân chia thành đơn vị chính xác (ví dụ: kg, yến, tạ, tấn, lít, mét, ...) hoặc không chính xác (ví dụ: lấy các vật chứa nó, lấy động tác…). Đây chính là nguyên nhân làm danh từ đơn vị xuất hiện. Ngôn ngữ nào cũng có danh từ đơn vị. Trong các ngôn ngữ khác, danh từ đơn vị luôn đi cùng danh từ chỉ chất liệu, nhưng trong tiếng Việt có rất nhiều danh từ đơn vị đi liền với những danh từ chỉ động thực vật, đồ vật. Mặt khác, trong tiếng Việt, danh từ chỉ có ý nghĩa chỉ chủng loại, không có ý nghĩa chỉ đơn vị sự vật. Để đo lường những danh từ chỉ có ý nghĩa chỉ chủng loại, người Việt phải đưa ra những danh từ đơn vị đặt trước những danh từ khối đi sau nó. Tác giả Cao Xuân Hạo chỉ rõ rằng “tiếng Việt, trong đó đơn vị ngữ pháp và từ vựng cơ bản là tiếng (âm tiết - hình vị), lẽ tự nhiên là thiên về phương thức từ vựng hóa phân tích tính: giao phó cho mỗi tiếng một trong hai ý nghĩa tương ứng với hai thông số của sự vật theo cách tri giác tự nhiên (…) Còn trong tiếng Pháp, tiếng Anh, là những thứ tiếng lấy từ làm đơn vị ngữ pháp và từ vựng cơ bản, trong đó các từ đa hình vị chiếm một tỉ lệ quan trọng, lẽ tự nhiên là phải thiên về phương thức từ vựng hóa tổng hợp, trong đó tuyệt đại đa số các danh từ đều vừa biểu hiện hình thức (vật tính) vừa biểu hiện nội dung(thuộc tính). Hơn nữa nhiều danh từ khối của các ngôn ngữ này có hai nghĩa, một nghĩa gốc và một nghĩa phái sinh, tương ứng với với hai cách dùng và hai thái độ ngữ pháp, một như danh từ khối (viết tắt là DK), một như danh từ đơn vị (viết tắt là DĐV), đến nỗi có những tác giả tin rằng sự phân biệt giữa DK và DĐV là một sự phân biệt giữa các kiểu danh ngữ chứ không phải giữa hai loại danh từ” [17, tr.53]
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 Từ những phân tích trên, chúng tôi chấp nhận nhận định của tác giả Cao Xuân Hạo “loại từ không phải là một từ loại, mà là một trong những chức năng và ý nghĩa có thể có được của danh từ”. Hơn nữa, ngôn ngữ nào cũng có “classifiers” cho nên cụm từ “classifier languages” (những ngôn ngữ có loại từ) hoàn toàn vô nghĩa. Không có gì khác nhau giữa các “loại từ” và các danh từ chỉ đơn vị đo lường, cho nên thuật ngữ “loại từ” không có lý do tồn tại. Những từ như bức, cái, buồng, khúc, viên, lá,…là những danh từ chính danh. Nó có đầy đủ đặc điểm ngữ pháp của một danh từ. Về ngữ nghĩa, những từ nêu trên là kết quả của lát cắt phân chia hiện thực thế giới. 1.2.3. Phân loại Cho đến nay, vấn đề phân chia danh từ đơn vị tiếng Việt vẫn chưa được thống nhất. Để phân chia danh từ đơn vị, người ta thường dựa vào tiêu chí về vị trí, ý nghĩa và chức năng nhưng mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách nhìn nhận riêng dựa vào sự phân lập chi tiết, cụ thể trên một số bình diện nào đó. Đó là: dựa vào đặc điểm ý nghĩa cụ thể của từng đơn vị; hoặc dựa vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các loại từ; hoặc dựa vào khả năng kết hợp giữa danh từ đơn vị với danh từ; hoặc dựa vào đặc điểm ý nghĩa của các danh từ… Nguyễn Kim Thản [47, tr.170] căn cứ vào ý nghĩa và công dụng trong câu, đã chia phó danh làm hai loại: loại chỉ người và vật thể, và loại chỉ đơn vị động tác. Loại thứ nhất thường đặt trước danh từ hoặc kết hợp với số từ những, các và đại từ chỉ định. Loại thứ hai thường đặt sau động từ và kết hợp với số từ để chỉ số lượng động tác. Phan Ngọc [38, tr.111] cho rằng loại từ có hai loại: “ loại từ” thực sự và “loại từ” giả hiệu. “Loại từ” giả hiệu có đặc điểm tích cực nhưng không có những đặc điểm tiêu cực về mặt ngữ pháp của một “loại từ”, đồng thời chúng có thể giữ vị trí dành cho “loại từ” tức là đứng trước danh từ. “Loại từ” giả hiệu rất nhiều. Có hàng trăm từ, bao gồm những từ chỉ người (người,
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 anh, em, ông, bà…), chỉ đơn vị (hộp, chai, lọ, bữa, giờ, phút, đồng, xu, …), chỉ thứ bậc (lớp, hạng, bậc, …). Ví dụ: ông/ ông bạn, nấm/nấm mồ Lưu Vân Lăng [31, tr.23] dựa vào hình thức kiến trúc và nội dung ngữ nghĩa của danh ngữ, có thể xác định được nhiều nhóm “loại từ”: chỉ vật: cái, chiếc, bức, tấm, dãy….; chỉ người: vị, đức, đứa, thằng, tên, bọn…; chỉ động vật: con, đàn, bầy…; chỉ thực vật: bụi, khóm, đóa…; chỉ chất liệu: cục, hòn, miếng…; chỉ hiện tượng thiên nhiên: tia, tiếng, trận…; chỉ khái niệm trừu tượng: sự, cuộc, nỗi, niềm, mối, nền… Nguyễn Tài Cẩn [4, tr.220] chia ra hai loại: danh từ chuyên dùng chỉ đơn vị (ví dụ: cái, chiếc, thằng, đứa, cân, tạ, tấc, ly, miếng, cục, đàn, bầy…) và từ lâm thời chuyển dùng với ý nghĩa đơn vị (ví dụ: lá, cây, cốc, thúng, xâu, gánh, bó…) Dư Ngọc Ngân [36, tr.15 – 17] phân chia kĩ hơn, gồm danh từ chỉ đơn vị qui ước và danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Danh từ chỉ đơn vị qui ước dùng để tính toán, đo lường được tạo nên do sự thỏa thuận, qui ước trong cộng đồng người. Gồm: những từ chỉ đơn vị chính xác (phần lớn có tính hệ thống, tính quốc tế) như lít, thước, mét, tạ, tấn, yến, tá, cặp, …; những từ chỉ đơn vị không chính xác như dùng vật chứa làm đơn vị (thìa, ly, chén, dĩa, tô, …), dùng kết quả của động tác làm đơn vị (gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc, nhúm, …), dùng hình thức được tách rời hoặc phân chia của một chỉnh thể sự vật làm đơn vị (mẩu, miếng, đoạn, khúc, mảnh, …). Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên dùng để chỉ đơn vị của các chủng loại sự vật, bất động vật. Lớp từ này gồm nhóm: Nhóm chỉ đơn vị động vật (con, bầy, đàn, …), nhóm chỉ người (vị, đức, thằng, đứa, ông, bà, anh, chị, …), nhóm chỉ đơn vị bất động vật (cái, chiếc, bức, tấm, cuốn, căn, cơn, trận, …), nhóm chỉ đơn vị sự vật (khái niệm) trừu tượng (nền, mối, nỗi,…) và nhóm chỉ đơn vị tập hợp (bầy, đàn, toán, tốp, bọn, lũ, mớ, đống, chòm, …) Cao Xuân Hạo là tác giả đầu tiên dùng tiêu chí chất liệu và hình thức
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 (viết tắt là [± CL] và [± HT]) để phân loại danh từ tiếng Việt. Ông đã đồng nhất tính đếm được và tính đơn vị, do đó, ông coi danh từ đếm được (Viết tắt là DT [+ ĐĐ]) là danh từ đơn vị (viết tắt là DĐV), đối lập với danh từ khối (viết tắt là DK), tức danh từ không đếm được (viết tắt là DT [- ĐĐ]) hay danh từ chất liệu (viết tắt là DT [+ CL]). Ông phân chia danh từ đơn vị thành hai loại: các danh từ đơn vị có hình thức thuần túy và các danh từ đơn vị có hai mặt hình thức và nội dung. Các danh từ mà sở biểu chỉ bao gồm hình thức tồn tại phân lập (tuy có thể kèm theo một vài thuộc tính hình thức khác) có thể gọi là “danh từ hình thức thuần túy”. Những từ này gồm toàn những từ đơn có số lượng tương đối hạn chế, 215 từ. Những danh từ mà sở biểu, ngoài hình thức tồn tại phân lập, còn chứa đựng những thuộc tính nội dung (chất liệu) tương tự như các danh từ khối. Số lượng các danh từ đơn tiết thuộc loại này là 225 trong ngôn ngữ thông dụng. [19, tr403 – 404] Trong luận văn của mình, Lê Ni La đã tiến hành khảo sát mối quan hệ giữa các tiêu chí: [± đơn vị], [± đếm được], [± hình thức], [± chất liệu]. Kết hợp sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bốn tiêu chí, Lê Ni La đã đưa ra sơ đồ sau: DK ([- ĐV], [+ CL]) DĐV = ([+ ĐV], [+ HT], [+ ĐĐ]) [- ĐĐ] = [- HT] [+ ĐĐ]= [+HT] [+ CL] [- CL] (DK không đếm (DK đếm (DĐV có tính (DT hình thức được) được) trội về nội thuần túy) dung) Bảng 1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bốn tiêu chí [± đơn vị],[± đếm được], [± hình thức], [± chất liệu]. Tác giả dùng [± đơn vị] là tiêu chí bậc 1 để phân loại danh từ tiếng Việt thành danh từ đơn vị và danh từ khối. Còn [± đếm được] và [± chất liệu] là tiêu chí bậc 2, trong đó, [± đếm được] là thế đối lập của mảng danh từ khối, còn [± chất liệu] là tiêu chí để phân loại danh từ đơn vị. Đây là tiêu chí giúp
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 chúng ta có thể phân biệt hai tiểu loại của danh từ đơn vị: DĐV [+ CL] còn được gọi là DĐV có tính trội về nội dung (Viết tắt là DND) và DĐV [- CL] còn gọi là DĐV có tính trội về hình thức (Viết tắt là DHT). DND và DHT không chỉ khác nhau về ngữ nghĩa mà còn khác nhau về ngữ pháp. Cụ thể qua bảng sau: Hai loại DĐV DHT DND Tự mình làm danh ngữ - + Kết hợp với giới từ làm trạng ngữ - + Độc lập làm thành phần câu - + Làm: - Định ngữ chỉ loại +/- - - Định ngữ sở hữu - + Kết hợp với: - - Nhóm từ: loại, thứ, hạng + -/+ (nhóm DTĐVQU) - Một DĐV khác + Bảng 2: Tiêu chí phân biệt giữa DHT và DND Về cơ bản, chúng tôi đồng tình với cách phân loại danh từ đơn vị của Lê Ni La. Tuy nhiên, người viết thấy cần thiết phải đưa thêm vào nhóm danh từ đơn vị qui ước dùng để tính toán, đo lường những từ chỉ đơn vị không chính xác như: dùng vật chứa làm đơn vị (thìa, ly, chén, dĩa, tô…), dùng kết quả của động tác làm đơn vị (gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc, nhúm…). Có thể nói tiêu chí [± CL] đã giúp chúng ta có cơ sở phân loại nội bộ danh từ đơn vị một cách triệt để, thỏa đáng. Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước, người viết cho rằng danh từ đơn vị được phân loại như sau:
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 DK Không đếm được Thợ, gà, cau… Đếm được Học sinh, chiến sĩ… Chỉ đơn vị là bộ phận của vật Bông, cành, củ, mẩu, Nội miếng… Chỉ đơn vị ngôn ngữ Bài, đoạn, câu từ… dung Chỉ đơn vị hành chính xã hội Tỉnh, huyện, lớp… Chỉ những đơn vị khác Cách, điều, trò, vẽ… DT có nghĩa chỉ loại Loài, loại, thứ, hạng… DT chỉ đơn vị thời điểm Khi, tầm… thời gian mất thời lượng Lúc, hồi, dạo… chức năng hoặc thời điểm tính toán thời lượng Chốc, lát, thoáng… D DT chỉ đơn vị không gian Bên, bề, phía… chính xác Mét, tấc, thước, giờ, phút, Đ năm, tháng… V Hình DT chỉ ước lượng Dúm, hụm, buổi, phiên, chút,tí… thức đơn vị từ chỉ số lượng (biến Đôi, ức, ngàn, trăm… đo thể của số từ) lường sự vật dùng vật chứa làm Thìa, ly, chén, dĩa, tô… đơn vị dùng kết quả của Gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc, động tác làm đơn vị nhúm… DT chỉ đơn vị đối tượng tự Tấm, chiếc, con, cái… nhiên DT chỉ đơn vị trạng thái, quá Cái, mối, niềm, nỗi, sự… trình Bảng 3: Bảng phân loại danh từ đơn vị
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Qua bảng phân loại trên, ta thấy nhóm DĐV động, thực vật sẽ được mô tả trong Chương hai bao gồm DT chỉ đơn vị đối tượng tự nhiên (cây, chiếc, con, cái, bầy, đàn…), đơn vị bộ phận của vật (bông, cành, củ, mẩu, miếng, khoanh, lát, khúc…), dùng vật chứa làm đơn vị (thìa, ly, chén, dĩa, tô…), dùng kết quả của động tác làm đơn vị (gói, xâu, bó, vác, nắm, vốc, nhúm…). Tất cả những DĐV nhóm này đều là từ thuần Việt, chỉ có một âm tiết, có chức năng chỉ đơn vị tự nhiên, và góp phần mô tả, phân định sự vật thành từng loại, căn cứ theo một đặc trưng nào đó của sự vật. Những DĐV chỉ đơn vị là bộ phận của vật như bông, búp, nụ, đài, lá, củ, khoanh, lát, viên...là những DĐV mang tính trội về nội dung. Còn những DĐV chỉ đơn vị đo lường sự vật và chỉ đơn vị đối tượng tự nhiên là những DĐVcó tính trội về hình thức. 1.2.4. Danh từ đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ 1.2.4.1. Quan hệ chính - phụ Cao Xuân Hạo, Dư Ngọc Ngân, Phan Ngọc, Nguyễn Thị Ly Kha, Lê Ni La đều cho rằng trong danh ngữ có cấu tạo “danh từ đơn vị + danh từ khối” thì danh từ đơn vị làm trung tâm của danh ngữ, còn danh từ khối là định ngữ của danh từ đơn vị. Cao Xuân Hạo quan niệm danh từ đơn vị có khả năng làm trung tâm trong tất cả các kiểu danh ngữ với tất cả các loại định ngữ, còn danh từ khối chỉ có thể làm trung tâm trong những danh ngữ không có danh từ đơn vị, không có lượng từ và chỉ có thể mang định ngữ là một tiểu cú, định ngữ trực chỉ, định ngữ sở hữu. Ông viết “trong khi các DN có trung tâm là DT đơn vị có thể chứa đựng tất cả các loại định ngữ có thể có được (hạn định (phân loại), trang trí (miêu tả) hay chỉ xuất), các DN có DT khối làm trung tâm chỉ có thể chứa đựng một số định ngữ hạn định rất hạn chế…chỉ có DN có DT đơn vị làm trung tâm mới có thể đi với các lượng từ và các kết cấu của lượng từ”. [19, tr.399]
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Phan Ngọc [38, tr.112] cho rằng “loại từ đã là cái chính về ngữ pháp” còn về ngữ nghĩa thì “loại từ chứa đựng một sự đánh giá chủ quan” của người nói/viết. Nguyễn Thị Ly Kha cũng khẳng định “DK luôn có chức năng đặc thù: làm định ngữ chỉ loại, còn DĐV lại luôn giữ chức năng làm thành tố chính” [23, tr.38]. Với quan điểm này, các nhà nghiên cứu trên đều cho rằng giữa DĐV và DK có quan hệ chính - phụ. 1.2.4.2. Quan hệ phụ - chính Quan điểm này cho rằng trong cấu trúc danh ngữ gồm “danh từ đơn vị + danh từ khối” thì danh từ đơn vị là phụ từ phục vụ cho danh từ đứng sau. Đinh Văn Đức - Kiều Châu [13, tr.135] cho rằng “từ chỉ đơn vị, theo đó, dùng để phục vụ cho danh từ, không có danh từ thì không có nó, nó chỉ là một tham tố của danh từ trong danh ngữ. Chỉ có những từ mang ý nghĩa thực thể (có khả năng tiếp nhận đặc trưng) thì mới trở thành danh từ và làm trung tâm danh ngữ”. Hai tác giả này nhấn mạnh “Việc lấy một hình thức phân lập của sự vật để thay thế cho sự vật trong phát ngôn đã cho phép loại từ có được ý nghĩa thay thế cho danh từ, đại diện cho danh từ. Tuy vậy, ngay trong trường hợp này, danh từ vẫn là trung tâm của một cấu trúc sâu cả về kết học và nghĩa học” [13,tr.141]. Nguyễn Kim Thản [47, tr.165] cho rằng phó danh từ chỉ giống danh từ về đặc điểm ngữ pháp nhưng chúng không có ý nghĩa chân thực như danh từ nên ông quan niệm trong cấu trúc “phó danh từ + danh từ” thì phó danh từ “là một phụ loại của danh từ, chuyên phục vụ cho danh từ”. Những ý kiến trên đều thống nhất rằng DĐV chỉ là thành tố phụ phục vụ cho DK trong danh ngữ. 1.2.4.3. Quan hệ đẳng lập Quan hệ đẳng lập ở đây được hiểu là trong danh ngữ có cấu tạo “danh từ đơn vị + danh từ khối” thì danh từ đơn vị và danh từ khối có quan hệ
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 ngang hàng nhau, cả hai đều đóng vai trò trung tâm trong danh ngữ. Quan điểm này có vẻ dung hòa những quan điểm trái ngược trên. Nguyễn Tài Cẩn [4, tr.215] quan niệm “trong cả hai loại danh ngữ - loại có trong cả hai loại danh ngữ - loại có danh từ chỉ đơn vị qui ước và loại có danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đặt trước một danh từ khác, chúng tôi đều nhất luật cho rằng không phải chỉ có một trung tâm mà là có cả bộ phận trung tâm ghép gồm hai trung tâm T1(thứ nhất) và T2 (thứ hai)”. Ông cho rằng các danh từ đơn vị như anh, cuốn…trong tiếng Việt hiện đại vẫn là những danh từ, những từ chỉ khái niệm sự vật, chứ không phải là công cụ từ, chúng vẫn có khả năng kết hợp như mọi danh từ khác để tạo ra đoản ngữ và chúng có thể giữ chức vụ chủ tố, bổ tố, định tố trong câu. Xuất phát từ ý tưởng trên, ông đã chỉ rõ nhiệm vụ của danh từ đơn vị và danh từ đi sau chúng trong danh ngữ như sau: Vị trí Phần Trung tâm Phần đầu cuối T1 T2 Nhiệm - Trung tâm chỉ về - Trung tâm chỉ về sự vụ đơn vị đo lường. vật được đem ra kế - Nêu chủng loại khái toán đo lường. quát. - Nêu sự vật cụ thể. - Trung tâm về mặt - Trung tâm về mặt ý ngữ pháp. nghĩa từ vựng. Các - Dạng đầy đủ: T1 T2, ví dụ: con chim (này) dạng - Dạng thiếu T1: - T2, ví dụ: - chim (này) - Dạng thiếu T2: T1 -, ví dụ: con - (này) Bảng 4: Bảng nhiệm vụ của trung tâm danh ngữ theo Nguyễn Tài Cẩn Sơ đồ trên cho thấy tác giả quan niệm vị trí của danh từ đơn vị và danh từ khối đi sau nó trong danh ngữ là ngang hàng nhau.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 1.2.4.4. Những quan điểm khác Ngoài những quan điểm đã nêu trên, còn có những cách nhìn nhận khác. Điều này phản ánh sự phức tạp khi xác định mối quan hệ giữa danh từ đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ. Lưu Vân Lăng [31, tr.13] có sự phân biệt rạch ròi giữa loại từ và danh từ đơn vị. Ông quan niệm loại từ là một loại hạn từ “phụ vào cho hạt nhân danh từ”, “chức năng của một loại phụ cho hạt nhân danh từ đặt sau nó”. Đối với các tổ hợp như cái chết, sự sống, con quay, quả lắc, ông cho đó là tổ hợp chính phụ “cái cảm nhận về từ loại danh từ ở các kết quả này là do thành tố chính đứng trước. Đây là danh từ đơn vị làm hạt nhân danh ngữ, trong đó các động từ đứng sau là định ngữ” Hồ Lê [33, tr.99] cũng phân ra hai trường hợp: Thứ nhất, “trong một từ tổ danh từ không có thuộc ngữ và chỉ định từ (tức là “từ tổ danh từ không đầy đủ”thì đương nhiên danh từ chỉ đơn vị đối tượng là từ trung tâm”. Ví dụ: một con trâu. Thứ hai, “trong một từ tổ danh từ có thuộc ngữ hoặc chỉ định từ, hoặc cả “thuộc ngữ + chỉ định từ” (tức là “từ tổ danh từ đầy đủ”) thì cả tổ hợp “danh từ chỉ đơn vị đối tượng + danh từ biệt loại” sẽ là trung tâm của từ tổ”. Ví dụ: một con trâu béo/ con trâu kia/ con trâu cột ở gốc gạo ấy. Việc có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về vị trí của danh từ đơn vị trong danh ngữ càng làm cho vấn đề ngữ pháp của nhóm từ này trở nên khó khăn khi nghiên cứu. 1.2.4.5. Quan điểm của luận văn Chúng tôi cho rằng trong danh ngữ “danh từ đơn vị + danh từ khối” thì danh từ đơn vị là trung tâm của danh ngữ bởi các lí do sau đây: Thứ nhất, trong trường hợp hai vế tương phản. Ví dụ: Nghe động ngoài sân, chó trong nhà chạy ra, con thì nhe răng, con thì gầm gừ, sủa vang cả xóm.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Hoặc trong trường hợp được chuẩn bị về ngữ cảnh. Ví dụ: trong phiên chợ, người ta thường mua bán trao đổi Tôi mua hai con Bức này bao nhiêu? Những ví dụ trên cho thấy, danh từ đơn vị có đầy đủ tính chất của một danh từ. Nó có thể độc lập làm chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ và có khả năng kết hợp để tạo ra một danh ngữ. Thứ hai, quy luật cú pháp tiếng Việt là “chính trước phụ sau” Thứ ba, kết cấu “danh từ đơn vị + vị từ”, ví dụ: kẻ cướp, đứa bé, tên trộm, thằng nhóc, nụ hôn, con quay, quả lắc…thường được thừa nhận là danh ngữ. Nếu chúng ta thừa nhận yếu tố đứng sau là chính thì chúng ta có các ngữ vị từ. Vì vậy, trong các tổ hợp này, danh từ đơn vị phải là trung tâm, còn các vị từ theo sau làm định ngữ cho nó. 1.2.5. Đặc điểm của danh từ đơn vị 1.2.5.1. Đặc điểm ngữ pháp  Vị trí trong danh ngữ Nguyễn Tài Cẩn đưa ra bức tranh đầy đủ của danh ngữ như sau: Phần đầu Phần trung tâm Phần T1 T2 cuối Định tố “cái” Trung tâm về Trung tâm về mặt Định Định tố chỉ số mặt ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng, tố nêu đặc lượng. nêu chủng loại chỉ về sự vật được trưng của Định tố chỉ ý khái quát, chỉ đem ra kế toán đo sự vật nghĩa toàn bộ về đơn vị đo lường, nêu sự vật Một đoàn sinh viên khoa Văn Cả sáu cái Con gà ấy Bảng 5: Cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Tác giả Dư Ngọc Ngân [36, tr.9] đưa ra sơ đồ cấu trúc danh ngữ gồm hai trung tâm: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ chất liệu, chủng loại sự vật. Vị trí 3’ 2’ 1’ 0 1 2 D1 D2 Từ chỉ Từ chỉ Từ Danh Danh từ Từ chỉ Từ tổng thể lượng “cái” từ chỉ chỉ chất đặc chỉ chỉ đơn liệu chủng trưng định xuất vị loại sự vật Ví dụ Tất cả những cái ngôi nhà mới xây ấy Bảng 6: Cấu trúc danh ngữ của Dư Ngọc Ngân Từ những sơ đồ của các nhà nghiên cứu trên về danh từ đơn vị, chúng ta có thể thấy rằng danh từ đơn vị bao giờ cũng đặt trước danh từ khối. Hồ Lê [33, tr.97] xác nhận “Danh từ đơn vị thường là từ đơn tiết, đứng liền sau số từ khi cần phải đếm từng đơn vị hoặc những đơn vị của một đối tượng; và nó có thể thay thế cho từ tổ gồm “nó + danh từ đứng sau nó trong những ngữ cảnh thích hợp”. Nguyễn Tài Cẩn [3, tr.118, 119] cũng chỉ rõ “Vị trí điển hình của danh từ đơn vị là vị trí ở giữa số từ và danh từ. (...) Đối với số từ và những từ chỉ số lượng khác, danh từ chỉ đơn vị bao giờ cũng có khả năng kết hợp, và kết hợp một cách hoàn toàn dễ dàng, không chút gì bị hạn chế”. Như vậy, có thể khẳng định rằng danh từ đơn vị tiếng Việt luôn đứng ở vị trí ổn định trước danh từ khối và sau số từ, ngoại trừ trường hợp người nói muốn nhấn mạnh vào đối tượng đang được nói đến, người nói sẽ đảo danh từ lên đứng ở vị trí trước số từ, nhưng trong cấu trúc này thì danh từ đơn vị vẫn luôn đứng sau số từ. Vị trí đứng ngay sát trước danh từ, đứng sau số từ là vị trí cố hữu của danh từ đơn vị trong tiếng Việt trong danh ngữ.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32  Khả năng kết hợp Bàn về khả năng kết hợp của danh từ đơn vị, có rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất rằng danh từ đơn vị có thể kết hợp với từ chỉ số lượng (đứng trước)và danh từ khối (theo sau), kết hợp hạn chế với từ cùng loại. Tác giả Dư Ngọc Ngân [36, tr14,15] cho rằng danh từ đơn vị kết hợp với các từ chỉ lượng, nhất là nhóm từ chỉ số lượng chính xác (số từ). Nói cách khác đây là những danh từ đếm được. Ví dụ: ba cuốn sách, năm bức tranh, mười mét vải, cân ngô…Danh từ đơn vị không độc lập làm thành phần câu mà thường có định ngữ đi kèm theo (có thể là từ chỉ lượng, từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc trưng dùng để miêu tả, xác minh, từ chỉ định). Trong trường hợp ngoại lệ, khi câu có hai vế tương phản, danh từ đơn vị có thể làm chủ ngữ. Ví dụ: các con của bà ấy đứa thì đi làm, đứa thì đi học. Phan Ngọc [38, tr.109] cho rằng: “loại từ” là một danh từ nhưng khác danh từ ở chỗ khi đứng một mình không được chuẩn bị trước bởi ngữ cảnh thì nó không làm được cả bốn chức năng chính của danh từ (chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ)…Trái lại, “loại từ” làm được ba chức năng ngữ pháp mà danh từ không làm được. Đó là a) thay thế, b) chỉ trỏ, c) cấu tạo những từ phi cú pháp. Theo Cao Xuân Hạo [17, tr.38 – 42], danh từ đơn vị có thể làm thành tố chính trong danh ngữ, làm định ngữ cho danh từ khối và làm bổ ngữ sau một số vị từ nhất định như tính, đếm, bán... Hầu hết các nhà Việt ngữ đều đề cập đến đặc điểm ngữ pháp của danh từ đơn vị, nhưng chúng tôi nhận thấy Nguyễn Thị Ly Kha đã có sự khảo sát toàn diện và đầy đủ nhất về đặc điểm ngữ pháp của chúng. Những đặc điểm về ngữ pháp của danh từ đơn vị đều được chúng tôi tiếp thu từ Luận án này. * Kết hợp với từ cùng tiểu loại Chỉ có những danh từ đơn vị qui ước mới có khả năng kết hợp với danh từ đơn vị qui ước khác, còn danh từ đơn vị tự nhiên không có khả năng này.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Bởi vì, danh từ qui ước đều có mối quan hệ bộ phận - toàn thể, còn danh từ đơn vị tự nhiên không có quan hệ này. Ví dụ: Những năm tháng tươi đẹp ấy Những giây phút kì diệu đó Một số rất ít danh từ đơn vị có nghĩa chỉ loại như loài, loại, thứ, hạng, kiểu, giống có thể kết hợp với danh từ đơn vị có tính văn hóa, hoặc với danh từ đơn vị chỉ tổ chức xã hội, như kiểu, xã, loại cân, loại bài, kiểu tỉnh…Điều này là do danh từ đơn vị đứng sau với tư cách là từ chỉ vật, không chỉ đơn vị. Danh từ đơn vị chỉ số (chục, trăm, nghìn, vạn, …) có thể kết hợp với nhau theo quan hệ chính - phụ, theo trật tự đơn vị nhỏ đứng trước. Ví dụ: chục triệu, hai trăm nghìn, ba nghìn tỉ, … Hoặc cũng có trường hợp, nó có thể có định ngữ là danh từ đơn vị hoặc tổ hợp “danh từ đơn vị + danh từ khối”. Ví dụ: ba chục chiếc, một trăm con, hai chục quả xoài, … * Kết hợp khác từ loại - Với những yếu tố đứng trước + Với lượng từ: Danh từ đơn vị có thể kết hợp với tất cả các lượng ngữ chỉ số, như: những, mỗi, từng, các, hai, nửa, cả, hai phần ba, bảy hai phần trăm. Nếu trước tổ hợp “danh từ đơn vị + danh từ khối” không có lượng từ hoặc có lượng từ chỉ số đơn thì danh ngữ biểu thị số đơn xác định. Ví dụ: Tôi xây tòa lâu đài/ bán ngôi nhà/ đào con mương đều chỉ số đơn vì kết cấu “danh từ đơn vị + danh từ khối” nêu trên có tiền giả định bách khoa: lâu đài, mương, ngôi nhà đều là những vật lớn nên thường không xây bán một lúc hai, ba cái. +Với giới từ Danh từ đơn vị hầu như không kết hợp với giới từ để làm trạng ngữ (trừ những danh từ đơn vị có tính nội dung như tỉnh, huyện, bài, …trong ngữ
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 cảnh có sự đối ứng với cách dùng theo kiểu liệt kê). Danh từ đơn vị chỉ xuất hiện sau giới từ với điều kiện sau nó có một định ngữ xác định hoặc hạn định. Ví dụ: Trong bức thư đó anh viết gì? Trong rừng thường có nhiều cây to. - Với những yếu tố đứng sau +Với các từ chỉ định: Danh từ đơn vị có thể kết hợp với các từ này. Ví dụ: cái này, chiếc nọ, miếng ấy. Danh từ đơn vị có nghĩa chỉ cá thể phân lập về hình thức, vì vậy khi danh từ đơn vị xuất hiện trong danh ngữ có từ chỉ định mà không có yếu tố đánh dấu số phức ở trước thì nó được xem là số đơn, xác định. Ví dụ: Bò này anh mua ở đâu? (chỉ một, hai, ba con…hoặc một loại bò) Con bò này anh mua ở đâu? (chỉ một con bò) + Với từ nghi vấn Do hàm tính xác định nên trong những câu hỏi ngắn, danh từ đơn vị có thể kết hợp với từ nghi vấn hàm ý [± xác định]. Ví dụ: Quyển nào? Sách gì? Con gì? + Với từ ngữ khác Chỉ có một số danh từ đơn vị như thứ, loại, hạng mới có khả năng kết hợp với số thứ tự làm định ngữ chỉ xuất, hoặc một số danh từ chỉ đơn vị xã hội có thể kết hợp với số đếm làm định ngữ chỉ số hiệu như một kiểu định danh. Ví dụ: Thứ tám, quận hai, hạng 11, trung đoàn hai…
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35  Khả năng đảm nhận chức vụ cú pháp * Làm thành phần câu Danh từ đơn vị có khả năng tự mình làm thành ngữ đoạn và đảm nhận cương vị chủ ngữ trong câu nếu trong chu cảnh lặp lại “DĐV (x) thì Thuyết 1, DĐV (x) thì Thuyết 2” vì chu cảnh bao hàm sự đối chiếu giữa các đơn vị ((x) được hiểu là yếu tố bị lược bỏ so với câu trước) Ví dụ: Thứ thì nấu canh, thứ thì luộc, còn thứ nữa thì nướng Con thì đứng, con thì nằm Theo tác giả Dư Ngọc Ngân [36, tr.15], trường hợp câu có hai vế tương phản thì danh từ đơn vị có thể làm thành phần câu. Ví dụ: Các con của bà ấy đứa thì đi làm, đứa thì đi học. Bàn ở đây cái thì cao quá, cái thì thấp quá. Do chỉ có nghĩa chỉ hình thức tồn tại của vật và do hàm tính [+ xác định] nên khi làm chủ ngữ, danh từ đơn vị thường yêu cầu buộc phải đánh dấu [+ xác định]. Ví dụ: Con này/ rất béo Quyển kia/ quá cũ Danh từ đơn vị không có khả năng tự mình trực tiếp làm vị ngữ, đề ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. * Khả năng làm thành tố trong ngữ Trong danh ngữ, danh từ đơn vị có thể làm thành tố chính và làm định ngữ chỉ loại và định ngữ sở hữu (chỉ có danh từ đơn vị chỉ đơn vị hành chính). - Làm thành tố chính trong danh ngữ Do có tính [+ đơn vị] nên danh từ đơn vị có khả năng tự mình làm trung tâm danh ngữ có cấu tạo “danh từ đơn vị + danh từ khối”. Ví dụ:
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 Bức này anh bán bao nhiêu? Hai con này bắt được ở đâu? - Làm định ngữ Danh từ đơn vị có thể làm định ngữ chỉ loại cho danh từ khối. Ví dụ: ván tấm, thuốc viên, xà phòng bánh, gỗ súc, nho chùm, pháo tràng, nhà dãy, củi bó .. * Trong ngữ vị từ, danh từ đơn vị có khả năng làm bổ ngữ. Theo Cao Xuân Hạo [17, tr.38] danh từ đơn vị có thể dùng một mình làm bổ ngữ sau một số vị từ nhất định, như tính, đếm, bán và một số vị từ [+ động] khác, thường kết hợp với thành như vo, bón, vun, tấp, đắp, xếp, dồn, sắp, ép, mọc, đông, đọng, họp, tập, hợp, xe, xúm, kết, xâu, vỡ, xé, tuôn, chảy, nhỏ, ứa, cắt, thái, chia, phân, tách, lạng, cán, đứt, rách, ... Ví dụ: Bán tranh thì tính bức chứ ai lại tính cân? Mọc thành hàng thành khóm thành cụm thành lùm Vo lại thành viên Tách ra thành khúcthành đoạn Cắt lát hay Cắt (ra) thành từng lát Danh từ đơn vị chỉ có thể làm bổ ngữ trong ngữ cảnh yêu cầu thông báo về hình thức tồn tại của vật. Ví dụ: nhập tỉnh, tách bầy… Tóm lại danh từ đơn vị tiếng Việt có các đặc điểm ngữ pháp sau: (i) Thường có vị trí ổn định trước danh từ và sau số từ. (ii) Thường không độc lập làm danh ngữ (iii) Có khả năng kết hợp với số từ (iv) Có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất (v) Có khả năng mang mọi loại định ngữ (vi) Không độc lập làm thành phần câu, nhưng nếu được chuẩn bị bởi ngữ cảnh thì có thể thực hiện các chức năng chính của danh từ.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 1.2.5.2. Đặc điểm ngữ nghĩa  Trong ngôn ngữ học tiền tri nhận Một số nhà Việt ngữ cho rằng danh từ đơn vị không có nghĩa. Phan Ngọc [38, tr.110] cho rằng “danh từ là từ đặc ruột (nom plein), trái lại loại từ là rỗng ruột ( nom vide). Mọi loại từ đều là rỗng ruột cả”. Nguyễn Kim Thản [47, tr.164 -168] quan niệm phó danh từ “không có ý nghĩa chân thực như danh từ”, “là một phụ loại của danh từ, chuyên phục vụ cho danh từ (...) có công dụng ngữ pháp là làm cho danh từ trở nên chỉ cá thể” Rất nhiều nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về danh từ đơn vị đều khẳng định: phần lớn danh từ đơn vị có nghĩa. Allan khẳng định: “nếu “loại từ” không có nghĩa thì việc sử dụng các “loại từ” khác nhau với cùng một danh từ sẽ không có ảnh hưởng gì về ngữ nghĩa cả, nhưng thực tế là có, trong văn cảnh thông thường cũng như trong các cách sử dụng ngôn ngữ thì các “loại từ” khác nhau được dùng với cùng một danh từ đều nhằm tập trung vào những đặc điểm khác nhau của đối tượng sở chỉ”. [Dẫn theo 20, tr.10] Qua tài liệu tham khảo, chúng tôi thấy rằng danh từ đơn vị có thể dùng để chỉ: (i) Đại lượng dùng dùng để đo các vật đồng tính, chia cắt chúng ra thành những phần bằng nhau (ví dụ: sào, dặm, mét, khối, năm, tháng…). Với nghĩa này, danh từ đơn vị được dùng để đo lường, qua đó mà tính đếm sự vật. (ii) Là “vật rời” được xác định (như: cái, con, tấm, đứa…) hoặc là tập hợp của những vật đó thành một đơn vị (như: bầy, đàn, đống, cụm…). Với nghĩa này, danh từ đơn vị không dùng để đo lường, mà chỉ dùng để tính đếm. (iii) Là thành tố trong một hệ thống tổ chức/chỉnh thể nào đó (như: tỉnh, xã, trung đội) hoặc là yếu tố làm nên một chỉnh thể (như: bài, từ…), những loại đơn vị có tính văn hóa.
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 Trong đó, hai nội dung đầu phản ánh phương thức gọi tên chỉ xét thuần túy về mặt hình thức của sự vật, nội dung thứ ba biểu thị thực thể trên cả hai mặt, và tính phân lập về hình thức có thể nổi rõ hơn tính “chất liệu”. Tương ứng với ba nội dung trên, danh từ đơn vị bao gồm những danh từ: (i) Chỉ đơn vị qui ước dùng để đo lường như: tấn, mét, giờ hoặc chỉ đơn vị “rời” như: con, cái, quyển, chiếc… (ii) Tập hợp đơn vị rồi dùng để “đếm” như: bầy, đàn, mớ, xấp… (iii) Chỉ vật với tư cách là bộ phận (đơn vị) của một chỉnh thể theo một cách phân chia nào đó, như: huyện, tỉnh, đoạn, câu… Theo tác giả Lê Ni La [29, tr.30], tính đơn vị tạo cho danh từ đơn vị ba đặc trưng nghĩa học: (i) Thiên về các thuộc tính hình thức của thực thể, ví dụ: tạ, cái, lớp. (ii) Thực thể có thể phân lượng hóa được do có tính phân lập về hình thức và hầu hết có kích thước xác định, ví dụ: nửa lạng, ăn cả con, nửa xã bị bệnh. (iii) Hàm nghĩa số và hàm tính xác định. Sự lựa chọn một danh từ đơn vị nào thường được thể hiện một cách rõ ràng qua ngữ nghĩa. Bên cạnh đó, việc dùng danh từ đơn vị nào còn tùy thuộc vào người sử dụng, tức là người đó thích sử dụng danh từ đơn vị nào với dụng ý gì, điều này liên quan đến nghĩa ngữ dụng. Phan Ngọc [38, tr.112] cho rằng “loại từ” chứa đựng một sự đánh giá chủ quan mà nếu dùng sai lập tức gây nên phản ứng bất lợi ở người đọc”. Nguyễn Tài Cẩn [4, tr.224 – 227] đưa ra nhận định: “nói một cách khác trước danh từ có thể dùng không phải một loại mà hai ba loại từ. Lựa chọn loại từ ở đây phải căn cứ vào: ý nghĩa của danh từ ở T2 và cách nhìn chủ quan của người nói…chọn loại từ này hay loại từ nọ ở đây chỉ là nhằm nhấn mạnh vào một nét riêng biệt nào đó của sự vật để phụ thêm vào vào ý nghĩa chính”