SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ THU QUÝ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU HẠN MỚI TRỒNG TẠI XÃ PHÚ DIÊN,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
Mã số: 60 42 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRẦN VĂN MINH
Huế, năm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
............Ω............
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
Họ tên tác giả
Lê Thị Thu Qúy
ii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình về nhiều mặt. Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy
tôi trong suốt khóa học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại
học Sư phạm Huế, phòng Đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Trần Văn Minh, người đã chỉ dẫn tận tình
và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, người thân và tất cả bạn bè, tập thể lớp Cao
học Thực vật K23 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực và cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản
thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiên của quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 9 năm 2016
Học viên
Lê Thị Thu Qúy
iii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .................................................................................................................... i
Lời cam đoan....................................................................................................................ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................................iii
Mục lục............................................................................................................................. 1
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ 4
Danh mục các bảng .......................................................................................................... 5
Danh mục các hình........................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 7
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 9
2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................................... 9
2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 9
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 9
3.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................... 9
3.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 10
1.1.1. Vài nét sơ lược về cây lúa .................................................................................... 10
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lúa............................................................................. 12
1.1.3. Khái niệm về lúa chịu hạn và ảnh hưởng của hạn đến thực vật........................... 15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 16
1.2.1. Giá trị của lúa gạo ................................................................................................ 16
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo..........................................................................16
1.2.1.2. Giá trị sử dụng của lúa gạo................................................................................17
1.2.1.3. Giá trị kinh tế của lúa gạo .................................................................................18
1.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới ........................ 20
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn trên thế giới .........................................20
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới.....................................21
1.2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam....................... 24
1.2.3.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam........................................24
1.2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam ...................................26
1.2.4. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế ............ 27
1.2.4.1. Tình hình sản xuất lúa tại Thừa Thiên Huế.......................................................27
1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế.........................29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 31
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................. 32
2.3.2. Điều kiện thí nghiệm............................................................................................ 33
2.3.2.1. Quy trình kỹ thuật, chăm sóc trong thí nghiệm.................................................33
2.3.2.2. Điều kiện khí hậu thời tiết trong quá trình thí nghiệm......................................34
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.................................................................. 37
2.3.3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn...................................... 37
2.3.3.2. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm...........................38
2.3.3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm ..................................................38
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.3.3.4. Các chỉ tiêu hình thái đặc trưng liên quan đến hạn...........................................39
2.3.3.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..................................40
2.3.3.6. Chỉ tiêu về phẩm chất........................................................................................40
2.3.3.7. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu.................................................................43
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu..................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................... 48
3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG LÚA ....... 48
3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa......................................... 48
3.1.2. Sự tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ...................................... 51
3.1.3. Đánh giá động thái và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm............ 55
3.1.3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ............................................55
3.1.3.2. Đánh giá khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm..............................57
3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG LÚA............ 59
3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG LÚA................... 61
3.3.1. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa.................................................... 61
3.3.2. Đánh giá khả năng chống đổ và tình hình sâu bệnh của các giống lúa................ 62
3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CÂU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÁC GIỐNG LÚA......................................................................................................... 64
3.5. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CỦA CÁC GIỐNG LÚA........................................... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 72
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1....................................................................................................................P1
PHỤ LỤC 2....................................................................................................................P3
PHỤ LỤC 3....................................................................................................................P9
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt
Đ/C
NSLT
Chữ viết đầy đủ
Đối chứng
Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc........................... 16
Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm.................................... 18
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm 2005 -
2014................................................................................................................................ 24
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế 2005 – 2014............. 27
Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân tại Thừa Thiên Huế 2015-
2016............................................................................................................................................. 35
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm ................ 49
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................................ 52
Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ......................................... 55
Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ......................................... 57
Bảng 3.5. Đặc điểm về hình thái của các giống lúa thí nghiệm ..................................... 59
Bảng 3.6. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa thí nghiệm ............................... 61
Bảng 3.7. Khả năng chống đổ và sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm ......... 62
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm . 64
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm ............. 67
Bảng 3.10. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo của các giống lúa thí nghiệm ................ 69
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Động thái tăng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm................................ 53
Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ........................................ 56
Hình 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm......................................... 58
Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm ..... 65
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực có từ rất lâu trên thế giới. Trải
qua hàng ngàn năm, đến nay cây lúa đã trở thành nguồn lương thực chính của 1/2 dân
số trên thế giới. Nó cung cấp 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại.
Trên thế giới, cây lúa được xếp vào vị trí thứ 2 sau cây lúa mì về diện tích và sản
lượng. Ở châu Á, lúa gạo được coi là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích
135 triệu ha trong tổng số 148,4 triệu ha của thế giới [3].
Ở Việt Nam, lúa được xem là cây lương thực chủ đạo và nguồn thu nhập chính
của hơn 70% dân số Việt Nam. Diện tích canh tác lúa khoảng 4,36 triệu ha, trong đó có
2,2 triệu ha là đất thâm canh, chủ động tưới tiêu nước; còn lại hơn 2,1 triệu ha là đất
canh tác lúa trong điều kiện khó khăn. Trong 2,1 triệu ha có khoảng 0,5 triệu ha lúa
cạn, khoảng 0,8 triệu ha nếu mưa to và tập trung hay bị ngập úng và còn lại khoảng 0,8
triệu ha là đất bấp bênh nước [14].
Tuy nhiên những năm gần đây biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm chung của
các nước trên thế giới. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm tăng, đồng thời làm thay
đổi tần suất và cường độ của các hiện tượng bất lợi như: Bão, mưa lớn, hạn
hán,....Trong 50 năm gần đây, Việt Nam là một trong 5 quốc gia của Châu Á chịu ảnh
hưởng nặng nề và thiệt hại đáng kể về tài sản do biến đổi khí hậu gây ra.
Trong đó hạn hán là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất lúa gạo đặc biệt ảnh hưởng lớn
đối với các vùng canh tác nhờ nước trời hay khó khăn về nước tưới.
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ lên tự nhiên, con
người Việt Nam nói chung cũng như Thừa Thiên Huế nói riêng. Ở Thừa Thiên Huế
tình hình hạn hán trong 10 năm qua diễn ra rất thường xuyên, với tần suất và cường độ
mạnh. Tuy nhiên, trong 3 - 5 năm trở lại đây hạn hán có xu hướng giảm về tần suất
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xuất hiện nhưng cường độ của nó lại tăng cao và thất thường không đoán trước được.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất canh tác hơn 500.000 hecta. Trong thời gian tới,
những dự báo biến đổi khí hậu, nguồn nước tưới trong nông nghiệp có thể giảm đi,
diện tích đất cạn hoặc thiếu nước có thể tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển
các giống lúa cho vùng khô hạn, thiếu nước là hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo
an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo cho người nông dân ở những vùng có điều
kiện khó khăn.
Hiện nay bên cạnh các giống lúa địa phương, các giống lúa chịu hạn cải tiến còn
rất ít về số lượng và chủng loại, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất hiện nay của
người dân. Vì vậy việc nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa chịu hạn mới là rất cần
thiết hiện nay, nhằm bổ sung các giống lúa chịu hạn cho năng suất và phẩm chất tốt đặc
biệt giúp ích lớn cho những vùng đất cạn nhờ nước trời hoặc các vùng sinh thái có điều
kiện khó khăn, lượng mưa phân bố không đồng đều [2].
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, nhằm khai thác tiềm năng cho những
vùng đất khó khăn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giúp bà con nông
dân giảm bớt những khó khăn trong sản xuất lúa, cung cấp nguồn giống lúa tại chỗ và
các hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng quy trình canh tác thích hợp với điều kiện khó khăn về
nước tưới…
Vì vậy tôi xin chọn đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm
chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế".
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá các đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất của một số giống lúa
chịu hạn mới nhằm xác định giống có khả năng chịu hạn tốt, cho năng suất cao và
phẩm chất tốt.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Tuyển chọn 1 - 2 giống lúa chịu hạn có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với
điều kiện khó khăn về nước tưới tại địa phương.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá, tuyển chọn và ứng dụng các giống
lúa chịu hạn.
Làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo các giống lúa chịu hạn thích hợp với
điều kiện sinh thái ở Xã Phú Diên, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được các giống lúa chịu hạn phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của
vùng đất canh tác lúa ở xã Phú Diên.
Khuyến cáo cho nông dân sản xuất các giống lúa chịu hạn cho năng suất cao ở
những vùng canh tác khó khăn, nhằm góp phần nâng cao sản lượng lúa của huyện và
tỉnh.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vài nét sơ lược về cây lúa
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời nhất.
Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Người ta cho rằng
tổ tiên của chi lúa Oryza là một loại cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách
đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục
địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được
thuần hóa là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima ). Có ý kiến
cho rằng cây lúa được hình thành đầu tiên ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Myanmar, Thái
Lan, Nam Trung Quốc, Việt Nam.
Tổ tiên của lúa châu Á (O. Sativa) là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza
rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với O.
sativa thứ Indica ở phía Ấn Độ và O. sativa thứ Japonica ở phía Trung Quốc. Hiện nay
đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. Nhiều
giả thuyết khác nhau về nơi đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần hóa giống lúa
này.
Ngày nay, lúa được trồng nhiều ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại
Dương. Tính toán sản lượng cho thấy Châu Á không chỉ là quê hương của Oryza sativa
mà là nơi trồng lúa chính trên thế giới. Các giống lúa Indica được phổ biến rộng ở
vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống Japonica thích nghi với điều kiện lạnh hơn nên
được trồng phổ biến ở miền Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài
Loan.
Nguồn gốc của cây lúa trồng hiện nay xuất phát từ cây lúa dại (Oryza fatua). Trải
qua quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo lâu dài hàng nghìn năm mà hình
thành nên.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lúa trồng hiện nay thuộc họ Hòa Thảo (Graminae), chi Oryza. Trong chi có
nhiều loài khác nhau. Năm 1960, Erygin chia ra 23 loài, Grist lại cho là 25 loài. Đến
năm 1963, tại hội nghị Di truyền học tế bào về lúa họp tại Viện lúa quốc tế IRRI xác
định có 19 loài. Trong đó Oryza sativa L. và Oryza glaberrima là hai loài được trồng
nhiều, nhưng phổ biến nhất là Oryza sativa còn Oryza glaberrima chỉ được trồng ở
một số nước Tây Phi.
Tùy theo các chỉ tiêu đặt ra, người ta có nhiều cách phân loại khác nhau:
- Dựa vào đặc tính của đất đai và khí hậu (IRRI, 1984), vào đầu cuộc Cách Mạng
Xanh các chuyên gia lúa gạo trên thế giới đã chia thành:
+ Lúa rẫy: là giống lúa chịu hạn tốt, canh tác chủ yếu dựa vào nước mưa.
+ Lúa tưới tiêu: trồng ở vùng có nhiệt độ thích hợp hoặc nhiệt độ thấp.
+ Lúa ruộng nước trời: lúa ruộng cạn (5 - 25 cm), sâu vừa (25 - 50 cm), thường
bị hạn hoặc bị ngập nước.
+ Lúa thủy triều: lúa nước ngọt, mặn phèn và than bùn.
+ Lúa nước sâu: ruộng cạn (25 - 50 cm), sâu (50 - 100 cm), thật sâu (>100 cm).
- Dựa vào thời gian sinh trưởng, cây lúa được chia làm 4 loại:
+ Lúa rất sớm: <100 ngày
+ Lúa sớm: 101- 120 ngày
+ Lúa lỡ: 121- 140 ngày
+ Lúa muộn: >140 ngày
Tuy nhiên, sự phân loại trên chỉ có tính tương đối mà thôi, vì nếu bị ảnh hưởng
của nhiệt độ, một số giống lúa sớm có thể trở thành lỡ hoặc muộn. Các giống lúa trồng
ở miền Nam có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng khi gieo trồng trong vụ Đông Xuân ở
miền Bắc thì có thời gian sinh trưởng dài. Cùng một giống nhưng gieo vào thời vụ
khác nhau cũng có thời gian sinh trưởng khác nhau. Ngoài ra một số giống có cảm
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quang mạnh khi gieo trồng vào bất cứ thời gian nào trong năm cũng chỉ trổ bông vào
lúc ngày ngắn.
- Dựa vào đặc điểm sinh thái và địa lí, loài Oryza sativa L. được chia thành 3
nhóm: Indica, Japonica và Javanica (hay Japonica nhiệt đới).
+ Nhóm Indica: Thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thân cao,
dễ đổ ngã, nhiều chồi, lá ít xanh và cong, kháng sâu bệnh tốt, hạt gạo dài hoặc trung
bình, nhiều tinh bột.
+ Nhóm Japonica: Thân ngắn, chống đổ ngã, lá xanh đậm, thẳng đứng, hạt gạo
thường tròn, ngắn hoặc trung bình. Khi nấu lên dẻo, có năng suất cao, thường được
trồng ở vùng ôn đới hoặc những nơi có độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển.
+ Nhóm Javanica: Có lá rộng với nhiều lông và ít chồi, thân cứng, chắc và ít cảm
quang, hạt lúa thường có râu, thường được trồng nhiều ở Indonesia.
Ngoài ra, còn có loại lúa Oryza glaberrima được trồng ở Tây Phi cách đây 3500
năm, có thân cao như Indica, gié lúa thẳng, có ít hoặc không có nhánh phụ. Hạt lúa
không có lông trên vỏ trấu và gạo đỏ. Loại lúa này nhiều sâu bệnh và chịu được hạn,
nhưng năng suất kém hơn những loại lúa trên.
- Dựa vào kiểu gen và kiểu hình người ta phân lúa thành 6 nhóm sau đây:
+ Nhóm I: là loài Indica điển hình, phân bố trên toàn thế giới.
+ Nhóm II: Các loài ngắn ngày, chịu hạn, lúa vùng cao ở tiểu lục địa Ấn Độ.
+ Nhóm III và IV: gồm loại lúa ngập nước Ấn Độ và Bangladesh.
+ Nhóm V: gồm loại lúa thơm có ở tiểu lục địa Ấn Độ như Basmati 370.
+ Nhóm VI: Bao gồm các loại Japonica và Javanica điển hình.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lúa
Lúa là cây thân thảo sinh sống hàng năm. Thời gian sinh trưởng của các giống dài
ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60- 250 ngày tùy theo giống ngắn ngày hay dài
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ngày, vụ lúa chiêm hay mùa, cấy sớm hay muộn. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của
cây lúa bắt đầu từ hạt và cây lúa cũng kết thúc một chu kỳ của nó khi tạo ra hạt mới.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa có thể được chia làm hai giai đoạn: Giai
đoạn sinh trưởng được tính từ thời kỳ mạ đến đẻ nhánh; Giai đoạn sinh thực tính từ
thời kỳ làm đốt đến hạt chín.
Các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất…) thường xuyên ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của cây lúa, trong đó nhiệt độ có tác dụng quyết định. Ở mỗi giai
đoạn sinh trưởng, cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ thích hợp nhất là 280
C -
320
C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 130
C. Nhiệt độ tối thích cho nảy mầm là 200
C -
350
C, ra rễ là 250
C - 280
C, vươn lá 310
C. Ánh sáng tác động tới cây lúa thông qua cường
độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Quang hợp của lúa được tiến hành thuận lợi ở 250 –
400 cal/ cm2
/ ngày. Cường độ ánh sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, kết
hạt ở lúa. Dựa vào phản ứng quang chu kỳ người ta chia cây lúa làm 3 loại: loại phản ứng
với ánh sáng ngày dài, yêu cầu thời gian chiếu sáng trên 13 giờ/ ngày; loại phản ứng với
ánh sáng ngày ngắn, yêu cầu thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ ngày; loại phản ứng trung
tính có thể ra hoa trong bất cứ điều kiện ngày ngắn hay ngày dài.
Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác, để tạo ra 1g chất khô cây lúa cần
628g nước. Lượng nước cần thiết cho cây lúa trung bình 6 – 7mm/ ngày trong mùa
mưa, 8 – 9mm/ ngày trong mùa khô. Đất trồng lúa tốt nhất là đất thịt, trung tính đến
sét có hàm lượng N, P, K tổng số cao; pH = 4,5- 7,0, độ mặn nhỏ hơn 0,5% tổng số
muối tan.
+ Theo Goutchin để tạo ra một đơn vị thân lá, lúa cần 400 – 450 đơn vị nước, để
tạo ra một đơn vị hạt lúa cần 300 – 350 đơn vị nước. Để tạo ra một gam chất khô cây
lúa cần 628 gam nước trong khi cây ngô chỉ cần 349 gam nước [12].
+ Thời kỳ mạ: Giai đoạn nảy mầm, rễ phát triển được là nhờ vào chất dinh dưỡng
phân giải từ phôi nhũ, ở giai đoạn này cần giữ đủ ẩm, tránh để ruộng ngập trong thời
gian dài, nhưng cũng không để khô hạn, giúp hạt thóc, mầm, rễ mạ có đủ nước, đủ oxy
để hạt phân giải từ từ, cung cấp chất dinh dưỡng cho mầm rễ phát triển.
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Khi mạ chuyển sang giai đoạn sống nhờ dinh dưỡng hút từ đất thì căn cứ vào sự
sinh trưởng của mạ để có chế độ nước hợp lý. Nếu mạ quá xấu vàng, còi cọc thì giữ
ấm. Nếu mạ quá tốt thì rút cạn nước, phơi khô ruộng.
+ Thời kỳ cấy – đẻ nhánh: Đây là thời kỳ quyết định số bông trên một đơn vị diện
tích. Mức ngập khác nhau trong thời kỳ này có ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh. Kết
quả nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp I cho thấy: Mức nước tốt nhất trong
thời kỳ này cho lúa đẻ nhánh hữu hiệu cao là 5 – 10cm. Không có lớp nước hoặc nước
ngập quá sâu đều làm hạn chế đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu.
+ Thời kỳ cuối đẻ nhánh đến phân hóa đòng: Trong những năm gần đây, ở Trung
Quốc, Nhật Bản và nước ta, một số tác giả chú ý đến vấn đề sử dụng nước để điều
khiển sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Các tác giả cho rằng việc rút nước phơi ruộng
giai đoạn cuối đẻ nhánh và trước phân hóa đòng lúa sẽ không đổ và cho năng suất cao
hơn [13].
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần
thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển cây lúa bao gồm: Đạm
(N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, bo, silic, lưu huỳnh và
cacbon, ô-xy, hiđrô,... Tất cả các chất trên đây (trừ cacbon, ôxy, hiđrô) phân bón đều
có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần nhưng 3 chất
dinh dưỡng cây lúa cần với lượng lớn nhất là: Đạm, lân và kali là những chất cần thiết
cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa
cần với lượng ít và hầu như đã có sẵn trong đất, nếu thiếu thì tùy theo điều kiện cụ thể
mà bổ sung [20]. Để tạo 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7 - 0,9 kg P2O5; 3,2 kg K2O và 2 kg Si.
Vì vậy để đạt năng suất 6 - 7 tấn/ha/vụ cần bón cho lúa số lượng như sau: 8 - 10 tấn
phân chuồng, 100 - 120 kg N/ha, 100 - 120 kg P2O5/ha, 30 - 60 kg K2O/ha. Ở đất phù
sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn
nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ha [24]. Các yếu tố dinh dưỡng trong
phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác
nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì cây việc bón phân, bổ sung
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dinh dưỡng cho cây lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân
hợp lý cho từng giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều
kiện đất đai, khí hậu… cụ thể [21].
1.1.3. Khái niệm về lúa chịu hạn và ảnh hưởng của hạn đến thực vật
Lúa chịu hạn là giống lúa có khả năng duy trì sự phát triển và cho năng suất tương
đối ổn định trong điều kiện khô hạn được gọi là lúa chịu hạn và khả năng của thực vật có
thể giảm thiểu mức độ tổn thương do thiếu hụt nước gây ra gọi là tính chịu hạn [24].
Tuy nhiên khó có thể xác định được thế nào là một trạng thái hạn đặc trưng vì
mức độ khô hạn do môi trường gây nên khác nhau theo từng mùa, từng năm, từng vùng
địa lý và không thể dự đoán trước được. Theo Dure và cs., 1989 khi thực vật được
nghiên cứu trong mối liên quan hữu cơ với môi trường xung quanh gồm đất và khí
quyển và được mô tả dưới dạng một bể nước về sự cân bằng nước: "Hạn là sự mất cân
bằng nước của thực vật thể hiện trong sự liên quan hữu cơ giữa đất - thực vật - khí
quyển".
Nguyễn Đức Ngữ (2002) đã định nghĩa: “Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu
hụt nghiêm trọng, kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng
nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước
trong các tầng chứa nước dưới đất, gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát dục của
cây trồng, làm mùa màng thất bát, môi trường suy thoái, gây ra đói nghèo và dịch
bệnh” [23].
Mỗi cây trồng có một giới hạn nhất định đối với các nhân tố sinh thái của môi
trường như hạn, nóng, lạnh, mặn, vv... Nếu ở ngoài giới hạn đó có thể gây hại cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây, giảm năng suất sinh học [27].
Hạn đối với thực vật là khái niệm dùng để chỉ sự thiếu hụt nước do môi trường
gây nên trong suốt cả quá trình hay trong từng giai đoạn, làm ảnh hưởng đến sinh
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trưởng và phát triển của cây. Mức độ tổn thương của cây trồng do khô hạn gây ra có
nhiều mức khác nhau như chết, chậm phát triển hay phát triển tương đối bình thường.
Hạn dẫn đến một số biến đổi trong mô và tế bào như làm biến tính và kết tủa
protein, làm tăng độ lỏng của lipit màng, mở xoắn các axit nucleic. Hạn cũng phá hoại
hệ thống quang hóa II trên màng thylacoid. Ảnh hưởng của hạn trước hết là gây ra sự
mất nước của tế bào và mô. Thiếu nước nhẹ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng,
thiếu nước nặng gây biến đổi hệ keo nguyên sinh chất, già hóa tế bào, làm cho cây bị
héo. Cuối cùng hệ nguyên sinh chất bị đứt vỡ cơ học dẫn đến tế bào và mô bị tổn
thương và chết. Hạn là nguyên nhân chính của sự mất mùa và làm giảm năng suất gieo
trồng [5]. Phản ứng của cây đối với hạn là sự đóng khí khổng, giảm tỷ lệ thoát hơi
nước của mô, giảm quang hợp và làm tăng tích lũy axit abxisic (ABA), proline,
manitol, sorbitol, sự cấu thành nhóm ascobat, glutathione, α-tocopherol,... và sự tổng
hợp protein mới [2].
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Giá trị của lúa gạo
1.2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo.
Gạo là nguồn lương thực chính và cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ
hàng ngày của tất cả con người trên thế giới. Gạo là thực phẩm chứa nhiều thành phần
dinh dưỡng quan trọng đến sự phát triển và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc
Chỉ tiêu
Lúa Mì Bắp
Cao
Gạo lức
lương
(Tính trên trọng lượng khô)
Protein (%) 12,2 11,4 9,6 8,5
Chất béo (%) 2,2 5,7 4,5 2,6
Chất đường bột (%) 81,1 74,0 67,4 74,8
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chất xơ (%) 1,2 2,3 4,8 0,9
Tro (%) 1,6 1,6 3,0 1,6
Năng lượng (cal/100g) 436 461 447 447
Thiamin (B1) (mg/100g) 0,52 0,37 0,38 0,34
Riboflavin (B2) (mg/100g) 0,12 0,12 0,15 0,05
Niacin (B3) (mg/100g) 4,3 2,2 3,9 4,7
Fe (mg/100g) 5 4 10 3
Zn (mg/100g) 3 3 2 2
Lysine (g/16gN) 2,3 2,5 2,7 3,6
Threonine (g/16gN) 2,8 3,2 3,3 3,6
Methionine + cystine (g/16gN) 3,6 3,9 2,8 3,9
Tryptophan (g/16gN) 1,0 0,6 1,0 1,1
(Nguồn: McCanco và Widdowson, 1960: Khan và Eggum, 1978 và Eggum 1979)
Trước khi chế biến thành gạo, vỏ gạo chiếm khoảng 20%, cám chiếm 5% gồm
pericarp, testa, outer endosperm, aleurone layer và mầm chiếm 3%, phần còn lại là gạo
khoảng 72%.
Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào
trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột. Cám hay lớp vỏ
ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất bổ dưỡng của
lúa, chứa nhiều protein, chất béo, khoáng chất, vitamin và đặt biệt là các vitamin nhóm
B [7].
1.2.1.2. Giá trị sử dụng của lúa gạo
Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ, Gạo còn dùng để cất rượu, cồn, Người ta không thể nào
kể hết công dụng của nó.
Tất cả các bộ phận của cây lúa như thân lá, hạt và các sản phẩm phụ như trấu,
tấm, cám,… đều được con người sử dụng cho các mục đích khác nhau:
Rơm rạ được dùng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón để tăng cường mùn
hữu cơ cho đất, trồng các loại nấm ăn và dược liệu.Vỏ trấu được sử dụng nhiều trong
sản xuất năng lượng như nhiệt điện, ga, giá thể cây trồng, ...[4].
Gạo, tấm và cám vừa là thức ăn cho người, gia súc, gia cầm. Cám hay đúng hơn
là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin,
nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị
bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy
dầu ăn Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật
liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic [9].
Ngoài ra còn dùng để sản xuất tinh dầu cám, dược phẩm, bia rượu, bánh kẹo,
mạch nha, mỹ phẩm, …
1.2.1.3. Giá trị kinh tế của lúa gạo
Lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó không
chỉ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà còn mang lại đời sống ấm no hơn cho
người dân. Từ một nước thiếu lương thực, trong những năm gần đây Việt Nam liên tục
đứng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo của thế giới, góp phần đảm bảo an ninh lương thực
toàn cầu.
Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm
Năm Sản lượng (triệu tấn)
2005 5,25
2006 4,64
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2007 4,56
2008 4,68
2009 6,00
2010 6,89
2011 7,12
2012 8,05
2013 6,58
2014 5,96
2015 6,57
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Qua bảng 1.2 cho thấy sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta có nhiều biến động
và có xu hướng tăng dần. Đáng kể nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, sản
lượng xuất khẩu gạo đã liên tục tăng từ 4,68 triệu tấn lên 8,05 triệu tấn (tăng 41,86%).
Giá trị xuất khẩu gạo nhìn chung cũng tăng dần nhưng lại không cùng tỷ lệ thuận với
việc tăng sản lượng gạo xuất khẩu qua các năm. Cụ thể, sản lượng gạo xuất khẩu năm
2009 tăng 1,32 triệu tấn so với năm 2008 nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm 226 triệu
USD. Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2010 tăng 0,89 triệu tấn so với năm 2009 và đã
mang về 813 triệu USD. Giá trị xuất khẩu gạo năm 2012 cao hơn 1,2% so với năm
2011. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 sản lượng xuất khẩu gạo có xu hướng
giảm 1.48 triệu tấn so với năm 2012. Năm 2015, xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó
về thị trường trong thời gian đầu năm, nhưng đến cuối năm, lượng gạo xuất khẩu của
Việt Nam vẫn đạt 6,568 triệu tấn với giá trị là 2,68 tỉ USD, tăng 4% về lượng nhưng
giảm 4% về giá trị so với năm 2014. Nguyên ngân là do giá bán trung bình chưa đến
408 USD/tấn, giảm gần 34 USD/tấn so với năm 2014.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn trên thế giới
Lúa gạo là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên thế giới, được trồng ở
nhiều vùng khí hậu khác nhau để nuôi sống con người. Nó là cây lương thực quan
trọng trong bữa ăn hằng ngày của hàng tỷ người trên trái đất ở Châu Á, Châu Phi và
Mỹ Latinh thuộc các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tổng sản lượng và diện tích đứng
sau lúa mì và nhiều cây cốc khác.
Việc thuần hóa lúa Oryza sativa xảy ra cách đây khoảng 10.000 năm ở các thung
lũng ven sông thuộc miền Nam, Đông Nam Á và Trung Quốc. Di tích cây lúa được tìm
thấy ở Trung Quốc có niên đại khoảng 3000 năm trước Công Nguyên. Từ Trung Quốc,
cây lúa được đưa vào miền Nam Nhật Bản vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên và
mãi đến thế kỷ thứ XVIII nó mới được đưa ra phía Bắc Nhật Bản. Người Bồ Đào Nha
đưa cây lúa vào trồng ở Brazil, người Tây Ban Nha đưa lúa vào trồng ở miền Trung và
một số vùng Nam Mỹ .
Cây lúa được trồng ở vùng sông James, Virginia, Hoa Kỳ khoảng năm 1646, đến
năm 1685 nó được trồng lần đầu tiên ở vùng thuộc địa Nam Carolina. Giống lúa
“Carolina Goal” được đưa vào miền Nam Carolina, trong một cơn bão bắt buộc một
chuyến tàu của Anh khởi hành từ Madagasca phải tìm nơi ẩn náu ở Chalesson. Trước
khi rời cảng, người thuyền trưởng đã đưa cho cư dân vùng này khoảng 5kg giống lúa
và khởi đầu cho nghề trồng lúa ở Carolina. Năm 1718 lúa được đưa vào trồng ở
Louisiana nhưng đến năm 1887 cây lúa mới được coi trọng. Sản xuất hàng hóa ở thung
lũng Sacramento, Calfornia bắt đầu vào năm 1912 .
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế thì hiện nay trên thế giới có
khoảng 114 nước trồng lúa, được phân bố từ 53 độ vĩ Bắc đến 35 độ vĩ Nam. Trong đó
vùng phân bố chủ yếu là Châu Á từ 30 vĩ độ Bắc đến 10 độ vĩ Nam, sản xuất khoảng
90% tổng sản lượng và Châu Á cũng là khu vực tiêu thụ khoảng 90% sản lượng gạo
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sản xuất toàn khu vực. Các nước Châu Phi, Châu Mỹ Latinh chưa cung cấp đủ lương
thực trong nước nên tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra hằng năm.
Theo công bố của IRRI, IRAT và WADAR (1997). Tổng diện tích lúa cạn trên
thế giới là 18.960 triệu ha. Tuy diện tích không nhiều nhưng rất quan trọng và không
thể thiếu được, vì nó cung cấp lương thực tại chỗ cho những vùng dân cư rất khó khăn.
Năng suất lúa cạn chỉ đạt bình quân dưới 1 tấn/ha. Tuy nhiên ở châu Mỹ La Tinh năng
suất có thể đạt 2,5 tấn/ha.
Diện tích trồng lúa cạn phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở châu Á, châu
Mỹ La Tinh và châu Phi. Trong đó, Châu Á tập trung chính ở các nước như Ấn Độ,
Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Indonesia, Năng suất đạt 1 – 2 tấn/ha. Gieo trồng chủ
yếu là giống địa phương. Châu Phi: Lúa cạn chiếm 2,5 triệu ha. Lúa nước trời 1,27
triệu ha.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới
Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao của thế giới, ngoài việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như việc nghiên cứu lai tạo, chọn lọc để tạo ra các
giống lúa mới có năng suất cao, ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính,
với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, thích ứng với các vùng sinh thái khác nhau nhằm thay
thế dần các giống cũ thoái hóa là một vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới đặc
biệt quan tâm.
Quá trình nghiên cứu và phát triển cây lúa trên thế giới có thể chia làm 3 giai
đoạn chính:
Giai đoạn 1960 – 1970
Giai đoạn này thế giới đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, bài toán
đặt ra cho các nhà nghiên cứu là giải quyết vấn đề lương thực cho người dân trên phạm
vi toàn cầu, vì vậy trọng tâm giai đoạn này là chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, lịch
sử đánh dấu thành công bằng cuộc “Cách mạng xanh” trong sản xuất nông nghiệp ở giai
đoạn này. Năm 1966, Viện lúa quốc tế IRRI cho ra đời giống lúa IR8, là kết quả tạp
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giao giữa giống thấp cây lùn của Đài Loan Deo-geo-Wogen và giống lúa cao cây Peta
của Indonesia. Giống lúa IR8 được tuyên truyền là giống lúa “thần kỳ” vì có cây thấp,
dáng khỏe, chịu phân, không phản ứng ánh sáng và chống chịu sâu bệnh cao hơn các
giống lúa lùn Đài Loan như TN1, đặc biệt cho năng suất cao ở vùng nhiệt đới, đạt 50 –
60 tạ/ha trong mùa mưa và 70 – 90 tạ/ha trong mùa khô. IR8 sau đó được nhập vào Ấn
Độ, đưa cuộc “Cách mạng xanh” phát triển mạnh hơn vì diện tích lúa ở Ấn Độ rất lớn .
Giai đoạn 1971- 1980
Giai đoạn này vẫn tập trung chú trọng nghiên cứu đến các giống lúa cho năng
suất cao để tiếp tục giải quyết vấn đề an ninh lương thực trên thế giới. Bên cạnh đó, các
nhà nghiên cứu cũng đã chú ý đến công tác nghiên cứu các giống có khả năng chống
chịu sâu hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Kết quả của giai đoạn này là cho ra đời các
giống lúa như: IR22, IR38, IR42,… những giống lúa này cho năng suất cao, ổn định,
chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, cho đến nay vẫn được trồng phổ biến tại nhiều
vùng sản xuất.
Giai đoạn 1980 đến nay
Nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao vẫn là tiêu chí đầu tiên nhằm tiếp
tục giải quyết vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Cho đến
năm 1988, viện lúa quốc tế đã phổ biến các giống IR đến IR74, các nước cũng đã lai
tạo ra 178 giống mới có thành phần di truyền từ IR và thích hợp với mỗi địa phương.
IR8 và các giống IR khác, cùng các giống tạo ra từ tạp giao với IR với một số giống địa
phương là một loại giống lúa mới thấp cây thay thế cho các giống lúa cao cây ở Nam Á
và Đông Nam Á trong cuộc cách mạng xanh được thực hiện ở nhiều nước. Cách mạng
xanh với lúa không chỉ có thay thế giống mới, mà còn đi kèm với cả một hệ thống kỹ
thuật trồng lúa mới: Phát triển tưới nước, dùng phân hóa học, thuốc trừ cỏ, sâu bệnh,
… cho đến năm 1990, sản lượng thóc ở các vùng áp dụng cách mạng xanh đã tăng gần
gấp đôi so với trước, gần kịp tốc độ phát triển dân số ở vùng này .
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ngoài ra, trong công tác nghiên cứu giống lúa, bên cạnh các phương pháp lai tạo
giống cổ truyền, các nhà chọn tạo giống đang tập trung vào hướng ứng dụng công nghệ
sinh học, gây đột biến gen, tạo ra giống biến dị có lợi theo yêu cầu sản xuất hiện tại,
không những tập trung vào các giống năng suất cao mà còn chú trọng đến các giống
lúa chất lượng cao. Những giống lúa chất lượng tốt được ra đời như: IR64, Jasmine 85,
MTL250, MTL384, MTL233,…
Hạn hán là nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa trên thế giới, đặc biệt ở
Thái Lan là nước có vị trí địa lý rất gần và điều kiện canh tác tương đồng với Việt
Nam. Các nghiên cứu về cải tạo nguồn gen chịu hạn cho cây lúa ở đây tập trung vào
các vấn đề ảnh hưởng đến năng suất lúa như: Chọn tạo các nguồn gen có khả năng chịu
hạn cho những vùng đất thiếu nước mà ở đó năng suất lúa có thể bị giảm tới 50%;
Chọn tạo các giống lúa có các đặc điểm thích hợp với việc tránh hạn và chịu hạn như
tăng khả năng giữ nước của lá, khả năng hình thành hạt trong điều kiện khô hạn, khả
năng trỗ muộn để tránh hạn và các kiểu hình thích nghi với điều kiện hạn ở các giai
đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa… Quá trình nghiên cứu tại Thái Lan trong thời
gian qua đã chọn lọc và lai tạo ra được các dòng, giống lúa có khả năng thích ứng với
điều kiện khô hạn như: IR68586-F2-CA31,IR68586-F2-CA43,IR68586-F2-
CA54,IR68586-F2-CA109,IR68586-F2-CA109, KDML 105, RD6…
Tại Trung Quốc và Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) các nhà khoa học tập
trung vào nghiên cứu các nguồn gen liên quan đến các đặc tính chống chịu hạn như: Các
dòng tái tổ hợp RIL (Recombinance Inbreed Line) được tạo ra từ các cặp bố mẹ CO39
(Indica) x Moroberekan (Japonica) được dùng để xác định các vị trí QTL (Quantitative
Trait Loci) liên quan tới khả năng đâm xuyên của rễ, chiều dài rễ và đường kính rễ (Ray và
cs, 1996). Quần thể đơn bội kép (ĐH) tạo ra từ cặp bố mẹ IR64 (Indica) x Azucena
(Japonica) được sử dụng để nghiên cứu các đặc điểm hình thái liên quan tới khả năng chịu
hạn (Zheng và cs, 1999). Quần thể RIL được tạo ra từ cặp lai giữa hai dòng Indica
IR58821 và IR52561 (Ali, 1999) được sử dụng để nghiên cứu các đặc tính của rễ liên quan
tới tính chịu hạn. Bên cạnh đó còn có các kết quả nghiên cứu về đường kính rễ, số
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lượng rễ, khối lượng khô của rễ… giữa tổ hợp RIL của Bala x Azucena (Price và cs,
2002); giữa IR1552 x Azucena (Zheng và cs, 2003); giữa Zhengshan97 x Minghui63
(Lian và cs, 2005)… Các kết quả nghiên cứu này đều rất hữu ích cho việc ứng dụng kỹ
thuật MAS (Marker Assistance Selection) trong chọn tạo giống lúa chống chịu hạn.
Trong năm 2008, trên tạp chí “Rice Today”, Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho biết
họ đã lai tạo ra giống lúa mới thế hệ đầu tiên có tên Aeorobic rice có thể sinh trưởng ở
các vùng đất khô như các giống ngô, thay vì các cánh đồng ngập nước như truyền
thống. Một số dòng thuộc giống lúa mới này đã được trồng thử nghiệm tại những khu
vực thường bị hạn hán ở miền nam châu Á.
Vào tháng 5 năm 2009, tại hội nghị thường niên của Chương trình nghiên cứu và
phát triển lúa cho vùng khó khăn (CURE), TS David Johson – Điều phối trưởng
chương trình cho biết: Đã nghiên cứu và xác định được một số giống có năng suất cao,
ổn định, chịu hạn tốt, cao hơn 2 lần so với đối chứng, ví dụ: IR 74371-70-11, IR
55419,… đã và đang đưa vào sản xuất.
1.2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam
1.2.3.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam qua các
năm 2005 - 2014
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2005 7.329.200,0 48,9 35.832.900,0
2006 7.324.800,0 48,9 35.849.500,0
2007 7.207.400,0 49,9 35.942.700,0
2008 7.400.200,0 52,3 38.729.800,0
2009 7.437.200,0 52,4 38.950.200,0
2010 7.489.400,0 53,4 40.005.600,0
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2011 7.655.440,0 55,4 42.398.345,7
2012 7.753.163,0 56,3 43.661.569,6
2013 7.902.808,0 55,7 44.039.291,3
2014 7.816.476,0 57,5 44.974.206,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Tính đến năm 1939, ở Việt Nam có 2.450.000 ha, sản xuất được 2.047.000 tấn
thóc, năng suất trung bình cả 2 miền xấp xỉ 13 tạ/ha. Sau chiến tranh thế giới thứ hai,
sản xuất lúa tại miền Bắc chủ yếu để tiêu thụ nội địa, ở miền Nam tiếp tục xuất khẩu
nhưng không đáng kể.
Bình quân năng suất lúa theo từng giai đoạn 5 năm ở Việt Nam tăng rất nhanh từ
sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Trước năm 1975 năng suất lúa chỉ đạt khoảng
1,83 tấn/ha. Sau năm 1975 nhờ độc lập và thống nhất đất nước, những thay đổi về
chính sách của nhà nước đã giúp nông dân đầu tư nhiều hơn vào sản xuất lúa gạo, năng
suất lúa gạo tăng hằng năm. Giai đoạn 1979- 1984 năng suất lúa đạt hơn 2 tấn/ha, đến
giai đoạn 1990- 1994 năng suất đạt tấn/ha. Năng suất lúa liên tục tăng và đạt gần 4
tấn/ha trong giai đoạn 1995- 1999. Giai đoạn 2000- 2004 năng suất lúa bình quân đạt
4,5 tấn/ha.
Từ năm 2005 - 2010, ở Việt Nam diện tích gieo, cấy lúa tăng từ 7.329.200 -
7.489.400 ha, sản lượng lúa cũng tăng, sản lượng lúa năm 2010 tăng 4.172.700 tấn so
với năm 2005, năng suất cũng tăng từ 48,9 - 53,4 tạ/ha.
Từ năm 2011- 2013, diện tích sản suất lúa cũng tăng, năm 2013 có diện tích là
7.902.808 ha, năng suất 55,7 tạ/ha, sản lượng tăng lên đến 44.039.291,3 tấn.
Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa giảm 86.332 ha để chuyển sang trồng một số
cây hàng năm khác nhưng năng suất tăng 1,8 tạ/ha và sản lượng cũng tăng 935.914,7
so với năm 2013.
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam
Rất nhiều các giống lúa chịu hạn đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu
và chọn tạo ra trong nhiều thập kỷ qua. Người đi đầu trong công tác chọn tạo các giống
lúa phục vụ vùng khô hạn là cố GS. TS. Vũ Tuyên Hoàng cùng các cộng sự là Trần
Nguyên Tháp, Trương Văn Kính, Phạm Hữu Chiến...và đã giới thiệu cho sản xuất các
giống lúa chịu hạn như CH133, CH135, CH5, CH7 từ những năm 1995-1998. Những
giống này có thờ gian sinh trưởng từ 115 – 130 ngày, khả năng chịu hạn và phục hồi
sau hạn tốt.
Lê Thị Bích Thủy và cộng sự (2004) đã nghiên cứu phát triển chỉ thị STS trong
chọn tạo giống lúa chịu hạn .
Vũ Thị Bích Hạnh và Vũ Văn Liết (2005) đã nghiên cứu và đánh giá hơn 20
giống lúa chịu hạn trong điều kiện môi trường đủ nước và canh tác nhờ nước trời bao
gồm cả các giống lúa cổ truyền địa phương như Khẩu Dọn, Khẩu Lặc, Khẩu Lệp
Trọng, Khấu Tế Lâu, Khẩu Lanh, Khẩu Lương...
Các nghiên cứu về chọn giống lúa cạn và đưa các giống lúa này vào sản xuất của
Lê Minh Triết và Cao Xuân Tài; nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hinh và Trương Văn
Kính về giống lúa chịu hạn CH 208 năm 2005; các nghiên cứu về giống lúa chịu hạn
LC931 và CH5 của Lê Thị Mỹ Hảo và cộng sự (năm 2007) cũng nằm trong số các
nghiên cứu về loại cây trồng quan trọng này.
Thời gian gần đây, Viện cây lương thực và Cây thực phẩm vẫn tiếp tục đẩy mạnh
công tác nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu hạn và cho ra giống lúa chịu hạn mới
đã được công nhận là giống được phép sản xuất thử nghiệm là CH207, đồng thời còn
đưa ra một số dòng, giống triển vọng đang được tiến hành thử nghiệm và cho kết quả
tương đối khả quan như CH208, CH209, CH210, CH16, CH6,…
Cho đến nay công tác nghiên cứu về giống lúa chịu hạn cũng đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Tuy nhiên so với nhu cầu của sản xuất là phải nhanh chóng chọn tạo
ra các giống thích ứng với từng vùng địa lý địa phương thì các kết quả nghiên cứu trên
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
còn rất khiêm tốn. Bởi vậy cần đẩy mạnh việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa
mới có khả năng chịu hạn để không ngừng khai thác tiềm năng của các vùng đất khô
cằn nhằm khắc phục hoặc giảm thiếu những tác động xấu do hiệu ứng biến đổi khí hậu
gây ra.
1.2.4. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế
1.2.4.1. Tình hình sản xuất lúa tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Điểm cực Bắc:
16°44'30 vĩ Bắc và 107°23'48 kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện
Phong Điền, giáp tỉnh Quảng Trị. Điểm cực Nam: 15°59'30 vĩ Bắc và 107°41'52 kinh
Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông giáp Biển Đông. Điểm
cực Tây: 16°22'45 vĩ Bắc và 107°00'56 kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện
A Lưới, giáp dãy Trường Sơn, Lào. Điểm cực Đông: 16°13'18 vĩ Bắc và 108°12'57
kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, giáp Đà
Nẵng. Tổng diện tích đất tự nhiên là 5.033,2 km2
, dân số vào khoảng 1.123.800 người
(2013) 36 .
Diện tích lúa gieo trồng năm 2014 là 53,7 nghìn ha, tăng 58,3 ha so với năm 2013
50 . Năng suất lúa bình quân cả năm đạt trên 59 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2013,
là năm có năng suất cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng lúa ngày càng tăng, từ 235,0
nghìn tấn năm 2005 đã tăng đến 317,0 nghìn tấn năm 2014. Bước đột phá của Thừa
Thiên Huế là giống lúa, từ 12% giống lúa xác nhận được đưa vào gieo cấy từ năm
2000, nay đã tăng lên gần 97% trên toàn bộ diện tích; năng suất lúa bình quân tăng
tương ứng từ 38,3tạ/ha lên 59,03 tạ/ha năm 2014 (bảng 1.4). Công tác nghiên cứu,
chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp được quan tâm.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế 2005 – 2014
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
( nghìn tấn)
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2005 50,5 46,5 235,0
2006 50,3 50,2 252,6
2007 50,9 51,6 259,6
2008 53,1 54,0 274,8
2009 53,1 53,2 282,6
2010 53,7 53,1 285,2
2011 53,5 55,9 299,1
2012 53,8 55,6 299,0
2013 53,7 53,1 284,8
2014 53,7 59,0 317,0
( Nguồn: Tổng cục thống kê Thừa Thiên Huế)
Các vùng trọng điểm sản xuất lúa của Thừa Thiên Huế như thị xã Hương Thủy,
huyện Quảng Điền, Phú Vang, cơ cấu giống lúa xoay quanh trục giống Khang Dân và
các giống TH5, NN4B, 13/2, Xi23, X21... có năng suất và sản lượng khá cao.
Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành công trong việc đưa giống lúa DT39,
có thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày, vào sản xuất tại nhiều địa phương, năng suất
cá biệt có địa phương đạt 64-68 tạ/ha trong vụ Đông Xuân, và đạt trên 58 tạ/ha trong
vụ Hè Thu 39 , nhiều giống lúa mới đưa vào sản xuất thử cũng đạt năng suất, chất
lượng khá cao trong đó một số giống nổi trội như: XT27, HN6, DT39, HC4...
Năm 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đẩy mạnh thực hiện đề án, kế hoạch tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, trên cơ sở tăng giá trị sản
lượng trên đơn vị diện tích. Tỉnh phấn đấu sản lượng lúa chất lượng cao đạt 7-8 vạn
tấn, vừa tăng hiệu quả sản xuất đồng thời tăng thu nhập cho nông dân. Trước mắt, tỉnh
tập trung cho vụ sản xuất Đông Xuân 2014- 2015 đúng khung lịch thời vụ. Tỉnh phấn
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đấu đưa tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt ít nhất 2%/năm, phấn đấu chiếm tỷ trọng
5-6% GDP toàn tỉnh; ổn định diện tích gieo trồng lúa trên 50.000 ha; tỷ lệ cơ giới hoá
khâu làm đất, khâu vận chuyển đạt trên 90%, khâu thu hoạch lúa đạt trên 80% .
Tính đến ngày 15/01/2015 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân
ước đạt 13.604 ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích lúa 10.575
ha, chiếm 77,7% tổng diện tích gieo trồng.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016, về trồng trọt: Duy trì diện tích gieo trồng
cả năm trên 90.000 ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 55.700 ha, diện tích
lúa cả năm khoảng 54.000 ha.
1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế
Để đạt được năng suất ngày càng cao hơn nữa, ngoài các biện pháp kỹ thuật thâm
canh cho cây lúa, việc sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt,
thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi nhằm thay thế các giống đã bị thoái hóa,
nhiễm sâu bệnh là con đường tất yếu. Để đạt được điều đó, công tác nghiên cứu, khảo
nghiệm các tập đoàn giống mới đã được các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, chuyển
giao trên địa bàn tỉnh được thực hiện hàng năm.
TS. Trương Thị Bích Phượng – Trường Đại học Khoa học Huế (2004, 2006) đã
chọn tạo ra 3 dòng LH1, LH2, LH3 chịu hạn từ giống 212 bằng phương pháp nuôi cấy
callus và đã phân lập gen chống chịu hạn từ 3 dòng lúa này thích nghi với điều kiện
stress nước chọn lọc trong nuôi cấy invitro [18]. PGS.TS. Trần Thị Lệ - Trường Đại
học Nông Lâm Huế (2007) áp dụng phương pháp đột biến và phương pháp lai để tạo
vật liệu khởi đầu, từ đó chọn lọc ra các giống lúa C73 và C105 có năng suất cao, chống
chịu tốt, phẩm chất tốt [9].
Mỗi loài cây trồng có một giới hạn nhất định đối với các nhân tố sinh thái của
môi trường như: nhiệt độ (nóng, lạnh), nước, phèn, độ mặn Nếu ở ngoài giới hạn đó,
thì các nhân tố sinh thái này có thể gây hại, cản trở cho sự sinh trưởng và phát triển của
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cây dẫn đến giảm năng suất sinh học [19].
Trong những nhân tố sinh thái của môi trường thì nước là một nhân tố giới hạn
quan trọng của cây trồng, là sản phẩm khởi đầu, trung gian và cuối cùng của các quá
trình chuyển hoá sinh hoá diễn ra trong cơ thể thực vật. Nước là môi trường để các
phản ứng trao đổi chất diễn ra, như vậy nước có ý nghĩa sinh thái và sinh lý quyết định
đời sống của thực vật. Thiếu nước trước tiên ảnh hưởng đến sự cân bằng nước của cây,
từ đó ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng
do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. Mức độ tổn thương của
cây trồng do thiếu nước gây ra có nhiều mức độ khác nhau như: Chết, chậm phát triển
hay phát triển tương đối bình thường. Những cây có khả năng duy trì sự phát triển và
cho năng suất tương đối ổn định trong điều kiện khô hạn gọi là cây chịu hạn. Khả năng
của thực vật có thể giảm thiểu mức độ tổn thương do thiếu hụt nước gây ra gọi là tính
chịu hạn.
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các giống lúa có khả năng chịu hạn thu nhập được từ Viện nghiên cứu lúa Quốc
tế IRRI và dùng giống lúa X21 làm đối chứng.
Danh sách các giống lúa thí nghiệm
STT Tên giống Nguồn gốc
1 IRCH 6 Nhập nội từ IRRI
2 IRCH 12 Nhập nội từ IRRI
3 IRCH 15 Nhập nội từ IRRI
4 IRCH 20 Nhập nội từ IRRI
5 IRCH 23 Nhập nội từ IRRI
6 X21 (đối chứng) Trồng phổ biến ở Thừa Thiên Huế
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá về sinh trưởng, phát triển của các giống lúa.
- Đánh giá một số chỉ tiêu hình thái của các giống lúa.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các giống lúa.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa.
- Đánh giá phẩm chất của các giống lúa.
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc
lại, diện tích mỗi ô 10m2
.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Băng bảo vệ
Băng Băng
1a 3a 4a 2a 5a 6a
bảo vệ bảo vệ
3b 2b 6a 4b 1b 5b
4c 5c 1c 2c 6c 3c
Băng bảo vệ
Ghi chú: 1, 2, 3, 4, 5, 6 là các công thức; a,b,c là các lần nhắc lại
Trong đó: Công thức 1: IRCH 6, 2:IRCH 12, 3: IRCH15, 4: IRCH 20, 5: IRCH 23,
6:X21( đối chứng)
Tổng số ô thí nghiệm : 6 x 3 = 18 ô.
Diện tích một ô thí nghiệm : 10 m2
Diện tích bảo vệ : 50 m2
Diện tích ruộng thí nghiệm : 230 m2
Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10cm và giữa các lần nhắc là
30cm.
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016 tại xã Phú Diên,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.3.2. Điều kiện thí nghiệm
2.3.2.1. Quy trình kỹ thuật, chăm sóc trong thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí, chăm sócvà theo dõi theo đúng quy định chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của các giống lúa. QCVN 01-55:
2011/BNNPTNT và IRRI (hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa, 1996) [29],
[10].
- Thời vụ: Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông - Xuân năm 2015- 2016.
- Ngày ủ giống: 12/2015
- Ngày cấy: 05/01/2016
- Mật độ cấy: Cấy 1 dảnh, mỗi ô thí nghiệm 10 hàng (theo chiều dài ô thí nghiệm)
cách nhau 20 cm.
- Ngâm hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước muối 15% khoảng 10 phút để loại
bỏ hạt lép, lửng và xả lại bằng nước sạch. Sau đó ngâm hạt giống trong môi trường
nước sạch 2 sôi 3 lạnh trong 24 giờ.
- Ủ hạt giống: Rửa sạch mùi chua, chất nhờn của hạt trước khi đem ủ. Dùng vải
màn buộc từng giống có ghi tên. Dùng đệm, vải đậy đống ủ.
- Làm mạ: Làm mạ trên đất sạch trong từng đĩa nhựa.
- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại, nhuyễn bùn, san phẳng
mặt ruộng, đảm bảo nước trong ruộng, cắm cọc, dăng dây, chia ô trước khi cấy.
- Làm cỏ: Khi lúa được 2 - 3 lá. Kết hợp bón phân và làm cỏ 2 đợt, đợt 1 nhằm
tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm và đợt 2 trước thời kỳ đẻ nhánh tối đa.
- Quy trình bón phân:
* Dạng phân sử dụng: + Phân chuồng hoai mục
+ Phân đạm: Urê (46%)
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Phân lân: Lân supe (16,5% P2O5)
+ Phân Kali: Kali Clorua (60% K2O)
+ Phân NPK: Hàm lượng 16:16:8
* Liều lượng:10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O.
* Cách bón phân:
- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân
- Bón thúc:
+ Lần 1: Sau cấy 10 ngày bón 40% N + 50% K2O
+ Lần 2: Sau cấy 20 ngày bón 30% N
+ Lần 3: Bón đón đòng bón 30% N + 50% K2O
- Chăm sóc: Đặc điểm chung ở vùng đất canh tác ruộng lúa tại xã Phú Diên là đa
số không tưới tiêu nước chủ động mà chủ yếu phụ thuộc vào nước trời là chính, các hệ
thống thủy lợi không đầy đủ nên việc tưới nước còn gặp nhiều hạn chế. Do vậy có thể
làm giảm sản lượng lúa địa phương. Dặm tỉa nên tiến hành khi lúa chuẩn bị đẻ nhánh.
Khi lúa đẻ rộ mới dặm, tỉa sẽ làm chột và mất một số dảnh gốc, nếu dặm tỉa muộn hơn
vừa tạo cho khóm lúa sinh trưởng chậm lại, tỷ lệ dảnh hữu hiệu thấp và tạo cho ruộng
lúa phát triển không đều.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, điều tra tình hình sâu bệnh hại trên
ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch khi có khoảng 85% số hạt/bông đã chín. Thu riêng từng ô và phơi
riêng đến khi độ ẩm đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô).
2.3.2.2. Điều kiện khí hậu thời tiết trong quá trình thí nghiệm
Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và
đối với sản xuất cây lúa nói riêng. Nó quyết định đến việc bố trí thời vụ gieo trồng và
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cơ cấu bộ giống lúa thích hợp với mỗi thời vụ, kỹ thuật canh tác; tác động mạnh mẽ
đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa nên sẽ quyết định đến năng suất và sản
lượng của cây lúa. Vì vậy, việc theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu để giúp chúng ta dự
kiến và xác định được khung thời vụ hợp lý cho việc chăm sóc cây lúa . Chính vì vậy
tôi tiến hành tìm hiểu điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân (2015 – 2016).
Diễn biến của khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân (2015-2016) ở tỉnh Thừa Thiên
Huế được thể hiện qua Bảng 2.1
Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2015 – 2016
tại Thừa Thiên Huế
Thán Nhiệt độ (0
C) Mưa Độ ẩm không Số Lượng
g khí (%) giờ nước
nắng bốc
To
TB To
To
min Số Lượng UTB Umin
max ngày mưa hơi
(mm) (mm)
1 20,9 23,9 18,8 19 124,1 93 66 49 22,7
2 18,3 22,1 15,6 18 86,4 91 38 61 34,4
3 22,4 26,8 19,5 25 24,8 91 57 121 42,1
4 27,3 34,2 23,6 7 26,2 86 43 142 78,3
1- 29,5 36,6 24,8 2 3,5 78 52 89 39,4
10/5
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế)
Ghi chú: TB:Trung bình; Max: Cao nhất; Min: Thấp nhất.
Tháng 01/2016: Trong tháng này nhiệt độ dao động từ 18,8o
C - 23,9o
C, trung
bình 20,9o
C, độ ẩm trung bình 93%, số giờ nắng 49, có 19 ngày mưa, lượng mưa 124,1
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mm. Với nhiệt độ thấp này, đã ảnh hưởng một phần đến giai đoạn cây lúa bắt đầu bén
rễ hồi xanh và đẻ nhánh .
Tháng 2/2016: Đây là thời kì cây lúa đẻ nhánh mạnh. Tuy nhiên vào các ngày 25-
27 ở Thừa Thiên Huế có nhiệt độ thấp 16o
C. Nhiệt độ cao nhất 22,1o
C, thấp nhất
15,6o
C, nhiệt độ trung bình 18,3o
C, độ ẩm trung bình 91%, có 18 ngày mưa, lượng
mưa 86,4 mm, số giờ nắng 61. Với nhiệt độ thấp đã ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh
của các giống lúa thí nghiệm. Làm cho cây lúa đẻ nhánh chậm hơn so với sinh lý bình
thường.
Tháng 3/2016: Thừa Thiên Huế vào thời kỳ đầu và giữa chịu ảnh hưởng chủ yếu
rìa nam rãnh thấp nối với vùng thấp nóng phía tây và không khí lạnh tăng cường yếu.
Nhiệt độ thấp nhất 19,5o
C, cao nhất 26,8o
C, trung bình 22,1 o
C, ẩm độ trung bình
91%, có 24,8 ngày mưa với lượng mưa 24,8 mm, số giờ nắng 121 giờ. Tuy nhiệt độ ấm
hơn và có lượng mưa thấp nên ảnh hưởng đến quá trình làm đòng và trổ bông của các
giống lúa thí nghiệm.
Tháng 4/2015: Thừa Thiên Huế vào các ngày 13 - 14/4 xuất hiện nắng nóng, gay
gắt trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất lên đến 39 - 40o
C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất
23,6o
C, cao nhất 34,2o
C, nhiệt độ trung bình 27,3 o
C, độ ẩm 86%, có 7 ngày mưa,
lượng mưa 26,2 mm, số giờ nắng 142 giờ. Thời tiết tháng 4 khá thuận lợi cho quá trình
trổ bông và lúa vào giai đoạn chín.
Trong 10 ngày đầu tháng 5/2015: Thừa Thiên Huế chủ yếu chịu ảnh hưởng của
rìa đông nam áp thấp nóng phía tây với gió tây nam hoạt động trung bình và sau đó bị
nén yếu nên có mưa rào và dông rải rác, nhiệt độ thấp nhất 24,8 o
C, cao nhất 36,6 o
C,
trung bình 29,5o
C, có 2 ngày mưa, lượng mưa 3,5 mm, độ ẩm 78%, số giờ nắng 89.
Thời tiết 10 ngày đầu tháng 5 thuận lợi cho lúa vào giai đoạn chín.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết trong vụ Đông Xuân 2015-2016 tại Thừa Thiên Huế
chưa được thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm. Vào
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giai đoạn cây đẻ nhánh thì gặp nhiệt độ thấp kéo dài (15,6o
C). Do đó ảnh hưởng một
phần đến năng suất thu hoạch.
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm,
trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng được đo
đếm trên mẫu hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các chỉ
tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Mỗi ô thí
nghiệm theo dõi 10 cây, 30 cây/ 3 lần nhắc lại. Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo
mẫu mô tả, đánh giá cây lúa (IRRI, 1980) và Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cây lúa của
(IRRI, 1996).
Theo hướng dẫn của IRRI (1996), quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia
thành 9 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nảy mầm Giai đoạn 4: Vươn lóng Giai đoạn 7: Chín sữa
Giai đoạn 2: Mạ Giai đoạn 5: Làm đòng Giai đoạn 8: Vào chắc
Giai đoạn 3: Ðẻ nhánh Giai đoạn 6: Trỗ bông Giai đoạn 9: Chín
2.3.3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn (ngày)
Tính số ngày từ khi gieo đến các thời kỳ:
- Ngày bắt đầu đẻ nhánh (10% số cây có nhánh)
- Ngày đẻ nhánh rộ (trên 50% số cây đẻ)
- Ngày kết thúc đẻ nhánh (trên 80% số cây đẻ)
- Ngày bắt đầu trổ (10% số cây trổ)
- Ngày trổ hoàn toàn (80% số cây trổ)
- Ngày chín hoàn toàn (85% số hạt trên bông chín) vỏ hạt chuyển từ màu vàng
sang nhạt dần, mày trấu khô đi.
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến khi có 85% đến
90% số hạt trên bông chín.
2.3.3.2. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm
Các chỉ tiêu được theo dõi trên 10 cây định trước ở mỗi ô.
- Dạng thân: Gọn, xòe, xèo trung bình
- Chiều cao cây (cm):
+ Động thái tăng trưởng chiều cao: Bắt đầu theo dõi sau khi gieo 20 ngày,
chiều cao cây được tính từ mặt đất lên đến mút lá cao nhất. Đồng thời đếm số nhánh và
số lá qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển theo định kỳ 7 ngày/ lần.
+ Đo chiều cao của cây đến khi lúa đạt chiều cao cuối cùng. Đánh dấu 10 cây
theo dõi/ô.
- Chiều dài bông (cm): Đo từ cổ bông đến đỉnh bông (đo 10 bông/ô)
- Độ thoát cổ bông (điểm): Quan sát toàn bộ các cây trên mỗi ô.
+ Điểm 1: Thoát tốt
+ Điểm 3: Thoát trung bình
+ Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông
+ Điểm 7: Thoát một phần
+ Điểm 9: Không thoát được
- Độ rụng hạt: Quan sát vào lúc lúa chín hoàn toàn. Số bông mẫu là 10. Một tay
giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng, đánh giá theo thang
điểm 1-9.
+ Điểm 1: Khó rụng (< 10% số hạt rụng)
+ Điểm 5: Trung bình (10% -50% số hạt rụng)
+ Điểm 9: Dễ rụng (>50% số hạt rụng)
2.3.3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm
- Số nhánh tối đa: Đếm tổng số nhánh hiện có trên khóm sau khi kết thúc đẻ nhánh.
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh có ít nhất 10 hạt chắc trên bông.
- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%): (Số nhánh hữu hiệu / Số nhánh tối đa) x 100
2.3.3.4. Các chỉ tiêu hình thái đặc trưng liên quan đến hạn
- Độ cuốn lá: Mức độ cuốn lá cho điểm theo thang điểm IRRI: Quan sát toàn bộ ô thí
nghiệm.
Điểm cuốn lá trong các giai đoạn sinh trưởng
Điểm Triệu chứng
0 Các lá khỏe mạnh
1 Lá bắt đầu cuốn (shallow)
3 Lá cuốn sâu dạng chữ V (deep V-shape)
5 Lá cuộn lại (U-shape)
7 Lá cuộn 2 mép chạm nhau (0-shape)
9 Các lá cuốn chặt (V-shape)
- Độ tàn lá (điểm): Quan sát sự chuyển màu của lá (Theo dõi ở giai đoạn chín)
+ Điểm 1: Muộn: Lá giữ màu xanh tự nhiên
+ Điểm 5: Trung bình: Các lá trên cây chuyển sang vàng
+ Điểm 9: Sớm: Tất cả các lá trên cây chuyển vàng hoặc chết
- Độ khô lá: Quan sát trong thời kỳ dinh dưỡng
+ Điểm 0: Không có triệu chứng
+ Điểm 1: Đầu lá hơi bị khô
+ Điểm 3: Đấu lá bị khô tới 1/4 chiều dài của hẩu hết các lá
+ Điểm 5: 1/4 - 1/2 của các lá bị khô hoàn toàn
+ Điểm 7: hơn 2/3 của tất cả các lá bị khô hoàn toàn.
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Điểm 9: Tất cả các cây bị chết rõ rết
2.3.3.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số bông/m2
: Đếm số bông trên một m2
trên mỗi ô.
- Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt có trên bông (10 cây mẫu/ô), tính trung bình.
- Số hạt chắc/bông: Mỗi ô thí nghiệm lấy 10 bông. Sau đó tách thóc ra khỏi bông,
loại bỏ lép lửng và đếm số hạt chắc, rồi lấy giá trị trung bình tính số hạt chắc/bông.
- Tỷ lệ hạt lép/bông (%): Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông.
- Khối lượng 1000 hạt (P1000): Cân 8 mẫu (cho riêng mỗi giống) 100 hạt ở độ
ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy
Số bông/ m2
x Số hạt chắc/bông x P1000 - Năng suất lý thuyết
(tạ/ha)= ----------------------------------------------
104
- Năng suất thực thu: Thu riêng từng ô và phơi đến khi độ ẩm hạt đạt 14%, cân
khối lượng (kg/ô) của 3 lần nhắc lại, quạt sạch đem cân lấy trung bình, đơn vị kg/ô,
quy ra năng suất tạ/ha.
2.3.3.6. Chỉ tiêu về phẩm chất
- Dạng hạt: phân loại theo 10/TCN 554-2002
+ Tròn : < 1,5
+ Bán tròn : 1,5 - 1,99
+ Bán thon: 2,0 - 2,99
+ Thon: 2,5 - 2,99
+ Thon dài: >3,0
- Chiều dài và chiều rộng hạt gạo (mm): Lấy mẫu 10 hạt gạo còn nguyên vẹn của
mỗi giống, dùng thước kẹp palme để đo, rồi lấy giá trị trung bình
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chiều dài (D) Chiều rộng (R)
Rất ngắn: < 4,50mm Hẹp: < 2,5mm
Ngắn: 4,51 - 5,50 mm. Trung bình: 2,5 – 3,0mm
Trung bình: 5,51- 6,50 mm. Rộng: > 3,0mm
Dài: 6,51-7,50 mm.
Rất dài: > 7,50 mm
- Độ mềm: Nhận biết khi miết bằng tay và trong khi nhai.
+ Điểm 1: Rất cứng
+ Điểm 2: Cứng
+ Điểm 3:Hơi mềm
+ Điểm 4: Mềm
+ Điểm 5: Rất mềm
- Độ bạc bụng: Phân loại theo 10 TCN 554-2002: Lấy mẫu hạt gạo nguyên, đếm
số hạt bạc bụng để tính (bẻ đôi hạt), cho theo thang điểm từ 1 đến 9 điểm.
+ Điểm 1: Không có hoặc có 1 đốm bạc bụng rất nhỏ (5%).
+ Điểm 3: Độ bạc bụng nhỏ (5 - 10%)
+ Điểm 5: Độ bạc bụng trung bình (11 - 20%)
+ Điểm 7: Độ bạc bụng rộng (21 - 40%)
+ Điểm 9: Độ bạc bụng rất rộng (>40%).
- Hàm lượng amylose:
Các bước tiến hành:
+ Hạt ngô được sấy khô và nghiền mịn trong cối sứ.
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Cân 10 mg mẫu cho vào ống nhiệm 50 ml, bổ sung thêm 4 ml
Dimethylsulfoxide 90%. Trộn đều rồi ủ ở 85O
C trong 15 phút để hòa tan hết amylose,
để nguội ở nhiệt độ phòng.
+ Chỉnh thể tích đến 12,5 ml bằng nước cất 2 lần.
+ Hút 1 ml chuyển qua bình tam giác 250 ml. Bổ sung thêm 40 ml nước cất 2
lần và lắc đều bằng tay. Sau đó bổ sung tiếp 5 ml dung dịch KI+I2 (0,0065 M
KI/0,0025 M I2).
+ Lắc đều bằng tay. Phát triển màu trong 15 phút ở nhiệt độ phòng.
+ Hút 1 ml đem đo ở bước sóng 600 nm.
+ Mẫu trắng được tiến hành song song nhưng không có hòa tan mẫu.
+ Đường chuẩn amylose được tiến hành như trên với các thang nồng độ từ 10
đến 100 %.
+ Hàm lượng amylose mẫu được tính theo đường chuẩn.
Phân loại hàm lượng amylose (%):05/2004/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
Hàm lượng amylose (% ck) Phân loại
< 15% Rất thấp
15 - 22% Thấp
22,1 - 25% Trung bình
25,1 - 28% Cao
> 28,1% Rất cao
- Hàm lượng protein: hòa tan tổng số theo phương pháp Bradford
Các bước tiến hành:
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Hạt lúa được sấy khô, sau đó được nghiền mịn thành bột trong cối sứ.
+ Cân 10 mg bột, bổ sung 1 mL đệm Gabriel và Ellingboe (1982) (50 mM
Tris/HCl; 0,5 mM MgCl2; 1 mM Na2-EDTA; 2% SDS; 50 mM dithiothreiton; pH 7,8),
trộn đều mẫu và ủ qua đêm ở 4o
C.
+ Ly tâm mẫu 15.000 vòng/phút trong 15 phút ở 4o
C, thu hồi dịch nổi.
+ Hút 20 µl dịch nổi bổ sung thêm 1000 µl thuốc nhuộm, trộn đều rồi đem đo
độ hấp thụ quang (OD) ở bước sóng 595 nm trên máy quang phổ SmartSpec3000 của
hãng BioRad. Mẫu trắng là đệm Gabriel và Ellingboe.
+ Hàm lượng protein được tính dựa trên đường chuẩn albumin huyết thanh bò
(Bovin serum albumin - BioRad) với thang nồng độ từ 0,2 đến 1,4 mg/ml
Phân loại hàm lượng protein được tính dựa trên đường chuẩn
Hàm lượng protein (% ck) Phân loại
< 7 % Thấp
7–9% Trung bình
9-10% Cao
>10% Rất cao
2.3.3.7. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu
Điều tra 10 điểm, lấy mẫu điều tra theo đường chéo. Đối với sâu điều tra khung
20 x 25 cm, với bệnh hại thân điều tra 10 dảnh/điểm, bệnh hại lá điều tra toàn bộ số lá
của 5 dảnh/điểm, bệnh hại cổ bông điều tra 100 bông/điểm.
- Bệnh hại:
+ Đạo ôn hại lá: (quan sát vào giai đoạn cây con đến đẻ nhánh)
Thang
điểm
Biểu hiện
43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
0 Không có vết bệnh
1
Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản
sinh bào tử
2
Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ
rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh
3 Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên
4
Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện
tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá
5 Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá
6 Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá
7 Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá
8 Vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá
9 Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá
+ Đạo ôn cổ bông: (quan sát vào giai đoạn lúa vào chắc)
Thang
Biểu hiện
điểm
0 Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông
1 Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2
3 Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông
5 Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông
44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30%
7
hạt chắc
Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc
9
phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%
+ Bệnh khô vằn: (theo dõi vào giai đoạn lúa chín sữa đến vào chắc). Quan sát
độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây).
Thang điểm Biểu hiện
0 Không có triệu chứng
1 Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây
3 20-30%
5 31-45%
7 46-65%
9 > 65%
+ Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae): Quan sát diện tích vết
bệnh trên lá vào giai đoạn cây con, làm đòng và chín.
Thang điểm Biểu hiện
0 Không có vết bệnh
1 < 4% diện tích vết bệnh trên lá
3 4-10%
5 11-25%
7 26-75%
9 > 76%
45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Sâu hại:
+ Sâu đục thân: (Theo dõi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng và vào
chắc đến chín) Có nhiều đối tượng gây hại, tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu
hại.
Thang điểm Biểu hiện
0 Không bị hại
1 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc
3 11-20%
5 21-30%
7 31-50%
9 > 51%
+Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis): (Theo dõi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến
chín). Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống vào giai đoạn
lúa đẻ nhánh và chín hoàn toàn.
Thang điểm Biểu hiện
0 Không bị hại
1 1-10% cây bị hại
3 11-20%
5 21-35%
7 36-51%
9 > 51%
+ Rầy nâu. (Ninaparvata lugens): Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết vào
giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín hoàn toàn
46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thang điểm Biểu hiện (Triệu chứng)
0 Không bị hại
1 Hơi biến vàng trên một số cây
3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”
5
Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy,
cây còn lại lùn nặng
7 Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng
9 Tất cả cây bị chết
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu
- Số liệu được xử lí bằng Excel 2013
- Số liệu được xử bằng phần mềm Statistix 10.0
47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

More Related Content

Similar to Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (10)

Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
 
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
 
Ứng dụng thuật toán Burrows – Wheeler Transform trong quá trình giải mã hệ ge...
Ứng dụng thuật toán Burrows – Wheeler Transform trong quá trình giải mã hệ ge...Ứng dụng thuật toán Burrows – Wheeler Transform trong quá trình giải mã hệ ge...
Ứng dụng thuật toán Burrows – Wheeler Transform trong quá trình giải mã hệ ge...
 
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
 
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
 
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
Nghiên cứu phân loại chi Dọt sành – Pavetta L. (họ Cà phê Rubiaceae Juss.) ở ...
 
Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà ...
Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà ...Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà ...
Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà ...
 
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 
Nghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.doc
Nghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.docNghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.doc
Nghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.doc
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ THU QUÝ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU HẠN MỚI TRỒNG TẠI XÃ PHÚ DIÊN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC Mã số: 60 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN VĂN MINH Huế, năm
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN ............Ω............ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ tên tác giả Lê Thị Thu Qúy ii
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt. Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Huế, phòng Đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Trần Văn Minh, người đã chỉ dẫn tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, người thân và tất cả bạn bè, tập thể lớp Cao học Thực vật K23 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Mặc dù đã có nhiều nổ lực và cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiên của quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Huế, tháng 9 năm 2016 Học viên Lê Thị Thu Qúy iii
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .................................................................................................................... i Lời cam đoan....................................................................................................................ii Lời cảm ơn ......................................................................................................................iii Mục lục............................................................................................................................. 1 Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ 4 Danh mục các bảng .......................................................................................................... 5 Danh mục các hình........................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 7 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 9 2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................................... 9 2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 9 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 9 3.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................... 9 3.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 10 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 10 1.1.1. Vài nét sơ lược về cây lúa .................................................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lúa............................................................................. 12 1.1.3. Khái niệm về lúa chịu hạn và ảnh hưởng của hạn đến thực vật........................... 15 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 16 1.2.1. Giá trị của lúa gạo ................................................................................................ 16 1
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo..........................................................................16 1.2.1.2. Giá trị sử dụng của lúa gạo................................................................................17 1.2.1.3. Giá trị kinh tế của lúa gạo .................................................................................18 1.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới ........................ 20 1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn trên thế giới .........................................20 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới.....................................21 1.2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam....................... 24 1.2.3.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam........................................24 1.2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam ...................................26 1.2.4. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế ............ 27 1.2.4.1. Tình hình sản xuất lúa tại Thừa Thiên Huế.......................................................27 1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế.........................29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 31 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 31 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 32 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................. 32 2.3.2. Điều kiện thí nghiệm............................................................................................ 33 2.3.2.1. Quy trình kỹ thuật, chăm sóc trong thí nghiệm.................................................33 2.3.2.2. Điều kiện khí hậu thời tiết trong quá trình thí nghiệm......................................34 2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.................................................................. 37 2.3.3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn...................................... 37 2.3.3.2. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm...........................38 2.3.3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm ..................................................38 2
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.3.3.4. Các chỉ tiêu hình thái đặc trưng liên quan đến hạn...........................................39 2.3.3.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..................................40 2.3.3.6. Chỉ tiêu về phẩm chất........................................................................................40 2.3.3.7. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu.................................................................43 2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu..................................................................................... 47 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................... 48 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG LÚA ....... 48 3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa......................................... 48 3.1.2. Sự tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ...................................... 51 3.1.3. Đánh giá động thái và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm............ 55 3.1.3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ............................................55 3.1.3.2. Đánh giá khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm..............................57 3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG LÚA............ 59 3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG LÚA................... 61 3.3.1. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa.................................................... 61 3.3.2. Đánh giá khả năng chống đổ và tình hình sâu bệnh của các giống lúa................ 62 3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CÂU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG LÚA......................................................................................................... 64 3.5. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CỦA CÁC GIỐNG LÚA........................................... 67 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 72 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1....................................................................................................................P1 PHỤ LỤC 2....................................................................................................................P3 PHỤ LỤC 3....................................................................................................................P9 3
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Đ/C NSLT Chữ viết đầy đủ Đối chứng Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu 4
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc........................... 16 Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm.................................... 18 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm 2005 - 2014................................................................................................................................ 24 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế 2005 – 2014............. 27 Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân tại Thừa Thiên Huế 2015- 2016............................................................................................................................................. 35 Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm ................ 49 Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................................ 52 Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ......................................... 55 Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ......................................... 57 Bảng 3.5. Đặc điểm về hình thái của các giống lúa thí nghiệm ..................................... 59 Bảng 3.6. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa thí nghiệm ............................... 61 Bảng 3.7. Khả năng chống đổ và sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm ......... 62 Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm . 64 Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm ............. 67 Bảng 3.10. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo của các giống lúa thí nghiệm ................ 69 5
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Động thái tăng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm................................ 53 Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ........................................ 56 Hình 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm......................................... 58 Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm ..... 65 6
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực có từ rất lâu trên thế giới. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay cây lúa đã trở thành nguồn lương thực chính của 1/2 dân số trên thế giới. Nó cung cấp 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại. Trên thế giới, cây lúa được xếp vào vị trí thứ 2 sau cây lúa mì về diện tích và sản lượng. Ở châu Á, lúa gạo được coi là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích 135 triệu ha trong tổng số 148,4 triệu ha của thế giới [3]. Ở Việt Nam, lúa được xem là cây lương thực chủ đạo và nguồn thu nhập chính của hơn 70% dân số Việt Nam. Diện tích canh tác lúa khoảng 4,36 triệu ha, trong đó có 2,2 triệu ha là đất thâm canh, chủ động tưới tiêu nước; còn lại hơn 2,1 triệu ha là đất canh tác lúa trong điều kiện khó khăn. Trong 2,1 triệu ha có khoảng 0,5 triệu ha lúa cạn, khoảng 0,8 triệu ha nếu mưa to và tập trung hay bị ngập úng và còn lại khoảng 0,8 triệu ha là đất bấp bênh nước [14]. Tuy nhiên những năm gần đây biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm chung của các nước trên thế giới. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm tăng, đồng thời làm thay đổi tần suất và cường độ của các hiện tượng bất lợi như: Bão, mưa lớn, hạn hán,....Trong 50 năm gần đây, Việt Nam là một trong 5 quốc gia của Châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề và thiệt hại đáng kể về tài sản do biến đổi khí hậu gây ra. Trong đó hạn hán là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất lúa gạo đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với các vùng canh tác nhờ nước trời hay khó khăn về nước tưới. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ lên tự nhiên, con người Việt Nam nói chung cũng như Thừa Thiên Huế nói riêng. Ở Thừa Thiên Huế tình hình hạn hán trong 10 năm qua diễn ra rất thường xuyên, với tần suất và cường độ mạnh. Tuy nhiên, trong 3 - 5 năm trở lại đây hạn hán có xu hướng giảm về tần suất 7
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xuất hiện nhưng cường độ của nó lại tăng cao và thất thường không đoán trước được. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất canh tác hơn 500.000 hecta. Trong thời gian tới, những dự báo biến đổi khí hậu, nguồn nước tưới trong nông nghiệp có thể giảm đi, diện tích đất cạn hoặc thiếu nước có thể tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa cho vùng khô hạn, thiếu nước là hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo cho người nông dân ở những vùng có điều kiện khó khăn. Hiện nay bên cạnh các giống lúa địa phương, các giống lúa chịu hạn cải tiến còn rất ít về số lượng và chủng loại, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất hiện nay của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa chịu hạn mới là rất cần thiết hiện nay, nhằm bổ sung các giống lúa chịu hạn cho năng suất và phẩm chất tốt đặc biệt giúp ích lớn cho những vùng đất cạn nhờ nước trời hoặc các vùng sinh thái có điều kiện khó khăn, lượng mưa phân bố không đồng đều [2]. Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, nhằm khai thác tiềm năng cho những vùng đất khó khăn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giúp bà con nông dân giảm bớt những khó khăn trong sản xuất lúa, cung cấp nguồn giống lúa tại chỗ và các hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng quy trình canh tác thích hợp với điều kiện khó khăn về nước tưới… Vì vậy tôi xin chọn đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạn mới trồng tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế". 8
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá các đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất của một số giống lúa chịu hạn mới nhằm xác định giống có khả năng chịu hạn tốt, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. 2.2 Mục tiêu cụ thể Tuyển chọn 1 - 2 giống lúa chịu hạn có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện khó khăn về nước tưới tại địa phương. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá, tuyển chọn và ứng dụng các giống lúa chịu hạn. Làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo các giống lúa chịu hạn thích hợp với điều kiện sinh thái ở Xã Phú Diên, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định được các giống lúa chịu hạn phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của vùng đất canh tác lúa ở xã Phú Diên. Khuyến cáo cho nông dân sản xuất các giống lúa chịu hạn cho năng suất cao ở những vùng canh tác khó khăn, nhằm góp phần nâng cao sản lượng lúa của huyện và tỉnh. 9
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Vài nét sơ lược về cây lúa Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời nhất. Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loại cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được thuần hóa là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima ). Có ý kiến cho rằng cây lúa được hình thành đầu tiên ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Việt Nam. Tổ tiên của lúa châu Á (O. Sativa) là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với O. sativa thứ Indica ở phía Ấn Độ và O. sativa thứ Japonica ở phía Trung Quốc. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. Nhiều giả thuyết khác nhau về nơi đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần hóa giống lúa này. Ngày nay, lúa được trồng nhiều ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Tính toán sản lượng cho thấy Châu Á không chỉ là quê hương của Oryza sativa mà là nơi trồng lúa chính trên thế giới. Các giống lúa Indica được phổ biến rộng ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống Japonica thích nghi với điều kiện lạnh hơn nên được trồng phổ biến ở miền Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan. Nguồn gốc của cây lúa trồng hiện nay xuất phát từ cây lúa dại (Oryza fatua). Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo lâu dài hàng nghìn năm mà hình thành nên. 10
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lúa trồng hiện nay thuộc họ Hòa Thảo (Graminae), chi Oryza. Trong chi có nhiều loài khác nhau. Năm 1960, Erygin chia ra 23 loài, Grist lại cho là 25 loài. Đến năm 1963, tại hội nghị Di truyền học tế bào về lúa họp tại Viện lúa quốc tế IRRI xác định có 19 loài. Trong đó Oryza sativa L. và Oryza glaberrima là hai loài được trồng nhiều, nhưng phổ biến nhất là Oryza sativa còn Oryza glaberrima chỉ được trồng ở một số nước Tây Phi. Tùy theo các chỉ tiêu đặt ra, người ta có nhiều cách phân loại khác nhau: - Dựa vào đặc tính của đất đai và khí hậu (IRRI, 1984), vào đầu cuộc Cách Mạng Xanh các chuyên gia lúa gạo trên thế giới đã chia thành: + Lúa rẫy: là giống lúa chịu hạn tốt, canh tác chủ yếu dựa vào nước mưa. + Lúa tưới tiêu: trồng ở vùng có nhiệt độ thích hợp hoặc nhiệt độ thấp. + Lúa ruộng nước trời: lúa ruộng cạn (5 - 25 cm), sâu vừa (25 - 50 cm), thường bị hạn hoặc bị ngập nước. + Lúa thủy triều: lúa nước ngọt, mặn phèn và than bùn. + Lúa nước sâu: ruộng cạn (25 - 50 cm), sâu (50 - 100 cm), thật sâu (>100 cm). - Dựa vào thời gian sinh trưởng, cây lúa được chia làm 4 loại: + Lúa rất sớm: <100 ngày + Lúa sớm: 101- 120 ngày + Lúa lỡ: 121- 140 ngày + Lúa muộn: >140 ngày Tuy nhiên, sự phân loại trên chỉ có tính tương đối mà thôi, vì nếu bị ảnh hưởng của nhiệt độ, một số giống lúa sớm có thể trở thành lỡ hoặc muộn. Các giống lúa trồng ở miền Nam có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng khi gieo trồng trong vụ Đông Xuân ở miền Bắc thì có thời gian sinh trưởng dài. Cùng một giống nhưng gieo vào thời vụ khác nhau cũng có thời gian sinh trưởng khác nhau. Ngoài ra một số giống có cảm 11
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quang mạnh khi gieo trồng vào bất cứ thời gian nào trong năm cũng chỉ trổ bông vào lúc ngày ngắn. - Dựa vào đặc điểm sinh thái và địa lí, loài Oryza sativa L. được chia thành 3 nhóm: Indica, Japonica và Javanica (hay Japonica nhiệt đới). + Nhóm Indica: Thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thân cao, dễ đổ ngã, nhiều chồi, lá ít xanh và cong, kháng sâu bệnh tốt, hạt gạo dài hoặc trung bình, nhiều tinh bột. + Nhóm Japonica: Thân ngắn, chống đổ ngã, lá xanh đậm, thẳng đứng, hạt gạo thường tròn, ngắn hoặc trung bình. Khi nấu lên dẻo, có năng suất cao, thường được trồng ở vùng ôn đới hoặc những nơi có độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. + Nhóm Javanica: Có lá rộng với nhiều lông và ít chồi, thân cứng, chắc và ít cảm quang, hạt lúa thường có râu, thường được trồng nhiều ở Indonesia. Ngoài ra, còn có loại lúa Oryza glaberrima được trồng ở Tây Phi cách đây 3500 năm, có thân cao như Indica, gié lúa thẳng, có ít hoặc không có nhánh phụ. Hạt lúa không có lông trên vỏ trấu và gạo đỏ. Loại lúa này nhiều sâu bệnh và chịu được hạn, nhưng năng suất kém hơn những loại lúa trên. - Dựa vào kiểu gen và kiểu hình người ta phân lúa thành 6 nhóm sau đây: + Nhóm I: là loài Indica điển hình, phân bố trên toàn thế giới. + Nhóm II: Các loài ngắn ngày, chịu hạn, lúa vùng cao ở tiểu lục địa Ấn Độ. + Nhóm III và IV: gồm loại lúa ngập nước Ấn Độ và Bangladesh. + Nhóm V: gồm loại lúa thơm có ở tiểu lục địa Ấn Độ như Basmati 370. + Nhóm VI: Bao gồm các loại Japonica và Javanica điển hình. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lúa Lúa là cây thân thảo sinh sống hàng năm. Thời gian sinh trưởng của các giống dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60- 250 ngày tùy theo giống ngắn ngày hay dài 12
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ngày, vụ lúa chiêm hay mùa, cấy sớm hay muộn. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa bắt đầu từ hạt và cây lúa cũng kết thúc một chu kỳ của nó khi tạo ra hạt mới. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa có thể được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng được tính từ thời kỳ mạ đến đẻ nhánh; Giai đoạn sinh thực tính từ thời kỳ làm đốt đến hạt chín. Các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất…) thường xuyên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, trong đó nhiệt độ có tác dụng quyết định. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ thích hợp nhất là 280 C - 320 C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 130 C. Nhiệt độ tối thích cho nảy mầm là 200 C - 350 C, ra rễ là 250 C - 280 C, vươn lá 310 C. Ánh sáng tác động tới cây lúa thông qua cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Quang hợp của lúa được tiến hành thuận lợi ở 250 – 400 cal/ cm2 / ngày. Cường độ ánh sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, kết hạt ở lúa. Dựa vào phản ứng quang chu kỳ người ta chia cây lúa làm 3 loại: loại phản ứng với ánh sáng ngày dài, yêu cầu thời gian chiếu sáng trên 13 giờ/ ngày; loại phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, yêu cầu thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ ngày; loại phản ứng trung tính có thể ra hoa trong bất cứ điều kiện ngày ngắn hay ngày dài. Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác, để tạo ra 1g chất khô cây lúa cần 628g nước. Lượng nước cần thiết cho cây lúa trung bình 6 – 7mm/ ngày trong mùa mưa, 8 – 9mm/ ngày trong mùa khô. Đất trồng lúa tốt nhất là đất thịt, trung tính đến sét có hàm lượng N, P, K tổng số cao; pH = 4,5- 7,0, độ mặn nhỏ hơn 0,5% tổng số muối tan. + Theo Goutchin để tạo ra một đơn vị thân lá, lúa cần 400 – 450 đơn vị nước, để tạo ra một đơn vị hạt lúa cần 300 – 350 đơn vị nước. Để tạo ra một gam chất khô cây lúa cần 628 gam nước trong khi cây ngô chỉ cần 349 gam nước [12]. + Thời kỳ mạ: Giai đoạn nảy mầm, rễ phát triển được là nhờ vào chất dinh dưỡng phân giải từ phôi nhũ, ở giai đoạn này cần giữ đủ ẩm, tránh để ruộng ngập trong thời gian dài, nhưng cũng không để khô hạn, giúp hạt thóc, mầm, rễ mạ có đủ nước, đủ oxy để hạt phân giải từ từ, cung cấp chất dinh dưỡng cho mầm rễ phát triển. 13
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Khi mạ chuyển sang giai đoạn sống nhờ dinh dưỡng hút từ đất thì căn cứ vào sự sinh trưởng của mạ để có chế độ nước hợp lý. Nếu mạ quá xấu vàng, còi cọc thì giữ ấm. Nếu mạ quá tốt thì rút cạn nước, phơi khô ruộng. + Thời kỳ cấy – đẻ nhánh: Đây là thời kỳ quyết định số bông trên một đơn vị diện tích. Mức ngập khác nhau trong thời kỳ này có ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh. Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp I cho thấy: Mức nước tốt nhất trong thời kỳ này cho lúa đẻ nhánh hữu hiệu cao là 5 – 10cm. Không có lớp nước hoặc nước ngập quá sâu đều làm hạn chế đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu. + Thời kỳ cuối đẻ nhánh đến phân hóa đòng: Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc, Nhật Bản và nước ta, một số tác giả chú ý đến vấn đề sử dụng nước để điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Các tác giả cho rằng việc rút nước phơi ruộng giai đoạn cuối đẻ nhánh và trước phân hóa đòng lúa sẽ không đổ và cho năng suất cao hơn [13]. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển cây lúa bao gồm: Đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, bo, silic, lưu huỳnh và cacbon, ô-xy, hiđrô,... Tất cả các chất trên đây (trừ cacbon, ôxy, hiđrô) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần nhưng 3 chất dinh dưỡng cây lúa cần với lượng lớn nhất là: Đạm, lân và kali là những chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng ít và hầu như đã có sẵn trong đất, nếu thiếu thì tùy theo điều kiện cụ thể mà bổ sung [20]. Để tạo 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7 - 0,9 kg P2O5; 3,2 kg K2O và 2 kg Si. Vì vậy để đạt năng suất 6 - 7 tấn/ha/vụ cần bón cho lúa số lượng như sau: 8 - 10 tấn phân chuồng, 100 - 120 kg N/ha, 100 - 120 kg P2O5/ha, 30 - 60 kg K2O/ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ha [24]. Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì cây việc bón phân, bổ sung 14
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dinh dưỡng cho cây lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu… cụ thể [21]. 1.1.3. Khái niệm về lúa chịu hạn và ảnh hưởng của hạn đến thực vật Lúa chịu hạn là giống lúa có khả năng duy trì sự phát triển và cho năng suất tương đối ổn định trong điều kiện khô hạn được gọi là lúa chịu hạn và khả năng của thực vật có thể giảm thiểu mức độ tổn thương do thiếu hụt nước gây ra gọi là tính chịu hạn [24]. Tuy nhiên khó có thể xác định được thế nào là một trạng thái hạn đặc trưng vì mức độ khô hạn do môi trường gây nên khác nhau theo từng mùa, từng năm, từng vùng địa lý và không thể dự đoán trước được. Theo Dure và cs., 1989 khi thực vật được nghiên cứu trong mối liên quan hữu cơ với môi trường xung quanh gồm đất và khí quyển và được mô tả dưới dạng một bể nước về sự cân bằng nước: "Hạn là sự mất cân bằng nước của thực vật thể hiện trong sự liên quan hữu cơ giữa đất - thực vật - khí quyển". Nguyễn Đức Ngữ (2002) đã định nghĩa: “Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất, gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát dục của cây trồng, làm mùa màng thất bát, môi trường suy thoái, gây ra đói nghèo và dịch bệnh” [23]. Mỗi cây trồng có một giới hạn nhất định đối với các nhân tố sinh thái của môi trường như hạn, nóng, lạnh, mặn, vv... Nếu ở ngoài giới hạn đó có thể gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, giảm năng suất sinh học [27]. Hạn đối với thực vật là khái niệm dùng để chỉ sự thiếu hụt nước do môi trường gây nên trong suốt cả quá trình hay trong từng giai đoạn, làm ảnh hưởng đến sinh 15
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trưởng và phát triển của cây. Mức độ tổn thương của cây trồng do khô hạn gây ra có nhiều mức khác nhau như chết, chậm phát triển hay phát triển tương đối bình thường. Hạn dẫn đến một số biến đổi trong mô và tế bào như làm biến tính và kết tủa protein, làm tăng độ lỏng của lipit màng, mở xoắn các axit nucleic. Hạn cũng phá hoại hệ thống quang hóa II trên màng thylacoid. Ảnh hưởng của hạn trước hết là gây ra sự mất nước của tế bào và mô. Thiếu nước nhẹ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, thiếu nước nặng gây biến đổi hệ keo nguyên sinh chất, già hóa tế bào, làm cho cây bị héo. Cuối cùng hệ nguyên sinh chất bị đứt vỡ cơ học dẫn đến tế bào và mô bị tổn thương và chết. Hạn là nguyên nhân chính của sự mất mùa và làm giảm năng suất gieo trồng [5]. Phản ứng của cây đối với hạn là sự đóng khí khổng, giảm tỷ lệ thoát hơi nước của mô, giảm quang hợp và làm tăng tích lũy axit abxisic (ABA), proline, manitol, sorbitol, sự cấu thành nhóm ascobat, glutathione, α-tocopherol,... và sự tổng hợp protein mới [2]. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Giá trị của lúa gạo 1.2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo. Gạo là nguồn lương thực chính và cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của tất cả con người trên thế giới. Gạo là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng đến sự phát triển và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc Chỉ tiêu Lúa Mì Bắp Cao Gạo lức lương (Tính trên trọng lượng khô) Protein (%) 12,2 11,4 9,6 8,5 Chất béo (%) 2,2 5,7 4,5 2,6 Chất đường bột (%) 81,1 74,0 67,4 74,8 16
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chất xơ (%) 1,2 2,3 4,8 0,9 Tro (%) 1,6 1,6 3,0 1,6 Năng lượng (cal/100g) 436 461 447 447 Thiamin (B1) (mg/100g) 0,52 0,37 0,38 0,34 Riboflavin (B2) (mg/100g) 0,12 0,12 0,15 0,05 Niacin (B3) (mg/100g) 4,3 2,2 3,9 4,7 Fe (mg/100g) 5 4 10 3 Zn (mg/100g) 3 3 2 2 Lysine (g/16gN) 2,3 2,5 2,7 3,6 Threonine (g/16gN) 2,8 3,2 3,3 3,6 Methionine + cystine (g/16gN) 3,6 3,9 2,8 3,9 Tryptophan (g/16gN) 1,0 0,6 1,0 1,1 (Nguồn: McCanco và Widdowson, 1960: Khan và Eggum, 1978 và Eggum 1979) Trước khi chế biến thành gạo, vỏ gạo chiếm khoảng 20%, cám chiếm 5% gồm pericarp, testa, outer endosperm, aleurone layer và mầm chiếm 3%, phần còn lại là gạo khoảng 72%. Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột. Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất bổ dưỡng của lúa, chứa nhiều protein, chất béo, khoáng chất, vitamin và đặt biệt là các vitamin nhóm B [7]. 1.2.1.2. Giá trị sử dụng của lúa gạo Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi 17
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ, Gạo còn dùng để cất rượu, cồn, Người ta không thể nào kể hết công dụng của nó. Tất cả các bộ phận của cây lúa như thân lá, hạt và các sản phẩm phụ như trấu, tấm, cám,… đều được con người sử dụng cho các mục đích khác nhau: Rơm rạ được dùng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón để tăng cường mùn hữu cơ cho đất, trồng các loại nấm ăn và dược liệu.Vỏ trấu được sử dụng nhiều trong sản xuất năng lượng như nhiệt điện, ga, giá thể cây trồng, ...[4]. Gạo, tấm và cám vừa là thức ăn cho người, gia súc, gia cầm. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic [9]. Ngoài ra còn dùng để sản xuất tinh dầu cám, dược phẩm, bia rượu, bánh kẹo, mạch nha, mỹ phẩm, … 1.2.1.3. Giá trị kinh tế của lúa gạo Lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó không chỉ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà còn mang lại đời sống ấm no hơn cho người dân. Từ một nước thiếu lương thực, trong những năm gần đây Việt Nam liên tục đứng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo của thế giới, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm Năm Sản lượng (triệu tấn) 2005 5,25 2006 4,64 18
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2007 4,56 2008 4,68 2009 6,00 2010 6,89 2011 7,12 2012 8,05 2013 6,58 2014 5,96 2015 6,57 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Qua bảng 1.2 cho thấy sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta có nhiều biến động và có xu hướng tăng dần. Đáng kể nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, sản lượng xuất khẩu gạo đã liên tục tăng từ 4,68 triệu tấn lên 8,05 triệu tấn (tăng 41,86%). Giá trị xuất khẩu gạo nhìn chung cũng tăng dần nhưng lại không cùng tỷ lệ thuận với việc tăng sản lượng gạo xuất khẩu qua các năm. Cụ thể, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2009 tăng 1,32 triệu tấn so với năm 2008 nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm 226 triệu USD. Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2010 tăng 0,89 triệu tấn so với năm 2009 và đã mang về 813 triệu USD. Giá trị xuất khẩu gạo năm 2012 cao hơn 1,2% so với năm 2011. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 sản lượng xuất khẩu gạo có xu hướng giảm 1.48 triệu tấn so với năm 2012. Năm 2015, xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó về thị trường trong thời gian đầu năm, nhưng đến cuối năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 6,568 triệu tấn với giá trị là 2,68 tỉ USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014. Nguyên ngân là do giá bán trung bình chưa đến 408 USD/tấn, giảm gần 34 USD/tấn so với năm 2014. 19
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới 1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn trên thế giới Lúa gạo là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên thế giới, được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau để nuôi sống con người. Nó là cây lương thực quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của hàng tỷ người trên trái đất ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh thuộc các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tổng sản lượng và diện tích đứng sau lúa mì và nhiều cây cốc khác. Việc thuần hóa lúa Oryza sativa xảy ra cách đây khoảng 10.000 năm ở các thung lũng ven sông thuộc miền Nam, Đông Nam Á và Trung Quốc. Di tích cây lúa được tìm thấy ở Trung Quốc có niên đại khoảng 3000 năm trước Công Nguyên. Từ Trung Quốc, cây lúa được đưa vào miền Nam Nhật Bản vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên và mãi đến thế kỷ thứ XVIII nó mới được đưa ra phía Bắc Nhật Bản. Người Bồ Đào Nha đưa cây lúa vào trồng ở Brazil, người Tây Ban Nha đưa lúa vào trồng ở miền Trung và một số vùng Nam Mỹ . Cây lúa được trồng ở vùng sông James, Virginia, Hoa Kỳ khoảng năm 1646, đến năm 1685 nó được trồng lần đầu tiên ở vùng thuộc địa Nam Carolina. Giống lúa “Carolina Goal” được đưa vào miền Nam Carolina, trong một cơn bão bắt buộc một chuyến tàu của Anh khởi hành từ Madagasca phải tìm nơi ẩn náu ở Chalesson. Trước khi rời cảng, người thuyền trưởng đã đưa cho cư dân vùng này khoảng 5kg giống lúa và khởi đầu cho nghề trồng lúa ở Carolina. Năm 1718 lúa được đưa vào trồng ở Louisiana nhưng đến năm 1887 cây lúa mới được coi trọng. Sản xuất hàng hóa ở thung lũng Sacramento, Calfornia bắt đầu vào năm 1912 . Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế thì hiện nay trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa, được phân bố từ 53 độ vĩ Bắc đến 35 độ vĩ Nam. Trong đó vùng phân bố chủ yếu là Châu Á từ 30 vĩ độ Bắc đến 10 độ vĩ Nam, sản xuất khoảng 90% tổng sản lượng và Châu Á cũng là khu vực tiêu thụ khoảng 90% sản lượng gạo 20
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sản xuất toàn khu vực. Các nước Châu Phi, Châu Mỹ Latinh chưa cung cấp đủ lương thực trong nước nên tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra hằng năm. Theo công bố của IRRI, IRAT và WADAR (1997). Tổng diện tích lúa cạn trên thế giới là 18.960 triệu ha. Tuy diện tích không nhiều nhưng rất quan trọng và không thể thiếu được, vì nó cung cấp lương thực tại chỗ cho những vùng dân cư rất khó khăn. Năng suất lúa cạn chỉ đạt bình quân dưới 1 tấn/ha. Tuy nhiên ở châu Mỹ La Tinh năng suất có thể đạt 2,5 tấn/ha. Diện tích trồng lúa cạn phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Mỹ La Tinh và châu Phi. Trong đó, Châu Á tập trung chính ở các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Indonesia, Năng suất đạt 1 – 2 tấn/ha. Gieo trồng chủ yếu là giống địa phương. Châu Phi: Lúa cạn chiếm 2,5 triệu ha. Lúa nước trời 1,27 triệu ha. 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn trên thế giới Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao của thế giới, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như việc nghiên cứu lai tạo, chọn lọc để tạo ra các giống lúa mới có năng suất cao, ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính, với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, thích ứng với các vùng sinh thái khác nhau nhằm thay thế dần các giống cũ thoái hóa là một vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Quá trình nghiên cứu và phát triển cây lúa trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1960 – 1970 Giai đoạn này thế giới đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, bài toán đặt ra cho các nhà nghiên cứu là giải quyết vấn đề lương thực cho người dân trên phạm vi toàn cầu, vì vậy trọng tâm giai đoạn này là chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, lịch sử đánh dấu thành công bằng cuộc “Cách mạng xanh” trong sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn này. Năm 1966, Viện lúa quốc tế IRRI cho ra đời giống lúa IR8, là kết quả tạp 21
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giao giữa giống thấp cây lùn của Đài Loan Deo-geo-Wogen và giống lúa cao cây Peta của Indonesia. Giống lúa IR8 được tuyên truyền là giống lúa “thần kỳ” vì có cây thấp, dáng khỏe, chịu phân, không phản ứng ánh sáng và chống chịu sâu bệnh cao hơn các giống lúa lùn Đài Loan như TN1, đặc biệt cho năng suất cao ở vùng nhiệt đới, đạt 50 – 60 tạ/ha trong mùa mưa và 70 – 90 tạ/ha trong mùa khô. IR8 sau đó được nhập vào Ấn Độ, đưa cuộc “Cách mạng xanh” phát triển mạnh hơn vì diện tích lúa ở Ấn Độ rất lớn . Giai đoạn 1971- 1980 Giai đoạn này vẫn tập trung chú trọng nghiên cứu đến các giống lúa cho năng suất cao để tiếp tục giải quyết vấn đề an ninh lương thực trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý đến công tác nghiên cứu các giống có khả năng chống chịu sâu hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Kết quả của giai đoạn này là cho ra đời các giống lúa như: IR22, IR38, IR42,… những giống lúa này cho năng suất cao, ổn định, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, cho đến nay vẫn được trồng phổ biến tại nhiều vùng sản xuất. Giai đoạn 1980 đến nay Nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao vẫn là tiêu chí đầu tiên nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Cho đến năm 1988, viện lúa quốc tế đã phổ biến các giống IR đến IR74, các nước cũng đã lai tạo ra 178 giống mới có thành phần di truyền từ IR và thích hợp với mỗi địa phương. IR8 và các giống IR khác, cùng các giống tạo ra từ tạp giao với IR với một số giống địa phương là một loại giống lúa mới thấp cây thay thế cho các giống lúa cao cây ở Nam Á và Đông Nam Á trong cuộc cách mạng xanh được thực hiện ở nhiều nước. Cách mạng xanh với lúa không chỉ có thay thế giống mới, mà còn đi kèm với cả một hệ thống kỹ thuật trồng lúa mới: Phát triển tưới nước, dùng phân hóa học, thuốc trừ cỏ, sâu bệnh, … cho đến năm 1990, sản lượng thóc ở các vùng áp dụng cách mạng xanh đã tăng gần gấp đôi so với trước, gần kịp tốc độ phát triển dân số ở vùng này . 22
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ngoài ra, trong công tác nghiên cứu giống lúa, bên cạnh các phương pháp lai tạo giống cổ truyền, các nhà chọn tạo giống đang tập trung vào hướng ứng dụng công nghệ sinh học, gây đột biến gen, tạo ra giống biến dị có lợi theo yêu cầu sản xuất hiện tại, không những tập trung vào các giống năng suất cao mà còn chú trọng đến các giống lúa chất lượng cao. Những giống lúa chất lượng tốt được ra đời như: IR64, Jasmine 85, MTL250, MTL384, MTL233,… Hạn hán là nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa trên thế giới, đặc biệt ở Thái Lan là nước có vị trí địa lý rất gần và điều kiện canh tác tương đồng với Việt Nam. Các nghiên cứu về cải tạo nguồn gen chịu hạn cho cây lúa ở đây tập trung vào các vấn đề ảnh hưởng đến năng suất lúa như: Chọn tạo các nguồn gen có khả năng chịu hạn cho những vùng đất thiếu nước mà ở đó năng suất lúa có thể bị giảm tới 50%; Chọn tạo các giống lúa có các đặc điểm thích hợp với việc tránh hạn và chịu hạn như tăng khả năng giữ nước của lá, khả năng hình thành hạt trong điều kiện khô hạn, khả năng trỗ muộn để tránh hạn và các kiểu hình thích nghi với điều kiện hạn ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa… Quá trình nghiên cứu tại Thái Lan trong thời gian qua đã chọn lọc và lai tạo ra được các dòng, giống lúa có khả năng thích ứng với điều kiện khô hạn như: IR68586-F2-CA31,IR68586-F2-CA43,IR68586-F2- CA54,IR68586-F2-CA109,IR68586-F2-CA109, KDML 105, RD6… Tại Trung Quốc và Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu các nguồn gen liên quan đến các đặc tính chống chịu hạn như: Các dòng tái tổ hợp RIL (Recombinance Inbreed Line) được tạo ra từ các cặp bố mẹ CO39 (Indica) x Moroberekan (Japonica) được dùng để xác định các vị trí QTL (Quantitative Trait Loci) liên quan tới khả năng đâm xuyên của rễ, chiều dài rễ và đường kính rễ (Ray và cs, 1996). Quần thể đơn bội kép (ĐH) tạo ra từ cặp bố mẹ IR64 (Indica) x Azucena (Japonica) được sử dụng để nghiên cứu các đặc điểm hình thái liên quan tới khả năng chịu hạn (Zheng và cs, 1999). Quần thể RIL được tạo ra từ cặp lai giữa hai dòng Indica IR58821 và IR52561 (Ali, 1999) được sử dụng để nghiên cứu các đặc tính của rễ liên quan tới tính chịu hạn. Bên cạnh đó còn có các kết quả nghiên cứu về đường kính rễ, số 23
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lượng rễ, khối lượng khô của rễ… giữa tổ hợp RIL của Bala x Azucena (Price và cs, 2002); giữa IR1552 x Azucena (Zheng và cs, 2003); giữa Zhengshan97 x Minghui63 (Lian và cs, 2005)… Các kết quả nghiên cứu này đều rất hữu ích cho việc ứng dụng kỹ thuật MAS (Marker Assistance Selection) trong chọn tạo giống lúa chống chịu hạn. Trong năm 2008, trên tạp chí “Rice Today”, Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho biết họ đã lai tạo ra giống lúa mới thế hệ đầu tiên có tên Aeorobic rice có thể sinh trưởng ở các vùng đất khô như các giống ngô, thay vì các cánh đồng ngập nước như truyền thống. Một số dòng thuộc giống lúa mới này đã được trồng thử nghiệm tại những khu vực thường bị hạn hán ở miền nam châu Á. Vào tháng 5 năm 2009, tại hội nghị thường niên của Chương trình nghiên cứu và phát triển lúa cho vùng khó khăn (CURE), TS David Johson – Điều phối trưởng chương trình cho biết: Đã nghiên cứu và xác định được một số giống có năng suất cao, ổn định, chịu hạn tốt, cao hơn 2 lần so với đối chứng, ví dụ: IR 74371-70-11, IR 55419,… đã và đang đưa vào sản xuất. 1.2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam 1.2.3.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm 2005 - 2014 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2005 7.329.200,0 48,9 35.832.900,0 2006 7.324.800,0 48,9 35.849.500,0 2007 7.207.400,0 49,9 35.942.700,0 2008 7.400.200,0 52,3 38.729.800,0 2009 7.437.200,0 52,4 38.950.200,0 2010 7.489.400,0 53,4 40.005.600,0 24
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2011 7.655.440,0 55,4 42.398.345,7 2012 7.753.163,0 56,3 43.661.569,6 2013 7.902.808,0 55,7 44.039.291,3 2014 7.816.476,0 57,5 44.974.206,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Tính đến năm 1939, ở Việt Nam có 2.450.000 ha, sản xuất được 2.047.000 tấn thóc, năng suất trung bình cả 2 miền xấp xỉ 13 tạ/ha. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất lúa tại miền Bắc chủ yếu để tiêu thụ nội địa, ở miền Nam tiếp tục xuất khẩu nhưng không đáng kể. Bình quân năng suất lúa theo từng giai đoạn 5 năm ở Việt Nam tăng rất nhanh từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Trước năm 1975 năng suất lúa chỉ đạt khoảng 1,83 tấn/ha. Sau năm 1975 nhờ độc lập và thống nhất đất nước, những thay đổi về chính sách của nhà nước đã giúp nông dân đầu tư nhiều hơn vào sản xuất lúa gạo, năng suất lúa gạo tăng hằng năm. Giai đoạn 1979- 1984 năng suất lúa đạt hơn 2 tấn/ha, đến giai đoạn 1990- 1994 năng suất đạt tấn/ha. Năng suất lúa liên tục tăng và đạt gần 4 tấn/ha trong giai đoạn 1995- 1999. Giai đoạn 2000- 2004 năng suất lúa bình quân đạt 4,5 tấn/ha. Từ năm 2005 - 2010, ở Việt Nam diện tích gieo, cấy lúa tăng từ 7.329.200 - 7.489.400 ha, sản lượng lúa cũng tăng, sản lượng lúa năm 2010 tăng 4.172.700 tấn so với năm 2005, năng suất cũng tăng từ 48,9 - 53,4 tạ/ha. Từ năm 2011- 2013, diện tích sản suất lúa cũng tăng, năm 2013 có diện tích là 7.902.808 ha, năng suất 55,7 tạ/ha, sản lượng tăng lên đến 44.039.291,3 tấn. Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa giảm 86.332 ha để chuyển sang trồng một số cây hàng năm khác nhưng năng suất tăng 1,8 tạ/ha và sản lượng cũng tăng 935.914,7 so với năm 2013. 25
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Việt Nam Rất nhiều các giống lúa chịu hạn đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và chọn tạo ra trong nhiều thập kỷ qua. Người đi đầu trong công tác chọn tạo các giống lúa phục vụ vùng khô hạn là cố GS. TS. Vũ Tuyên Hoàng cùng các cộng sự là Trần Nguyên Tháp, Trương Văn Kính, Phạm Hữu Chiến...và đã giới thiệu cho sản xuất các giống lúa chịu hạn như CH133, CH135, CH5, CH7 từ những năm 1995-1998. Những giống này có thờ gian sinh trưởng từ 115 – 130 ngày, khả năng chịu hạn và phục hồi sau hạn tốt. Lê Thị Bích Thủy và cộng sự (2004) đã nghiên cứu phát triển chỉ thị STS trong chọn tạo giống lúa chịu hạn . Vũ Thị Bích Hạnh và Vũ Văn Liết (2005) đã nghiên cứu và đánh giá hơn 20 giống lúa chịu hạn trong điều kiện môi trường đủ nước và canh tác nhờ nước trời bao gồm cả các giống lúa cổ truyền địa phương như Khẩu Dọn, Khẩu Lặc, Khẩu Lệp Trọng, Khấu Tế Lâu, Khẩu Lanh, Khẩu Lương... Các nghiên cứu về chọn giống lúa cạn và đưa các giống lúa này vào sản xuất của Lê Minh Triết và Cao Xuân Tài; nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hinh và Trương Văn Kính về giống lúa chịu hạn CH 208 năm 2005; các nghiên cứu về giống lúa chịu hạn LC931 và CH5 của Lê Thị Mỹ Hảo và cộng sự (năm 2007) cũng nằm trong số các nghiên cứu về loại cây trồng quan trọng này. Thời gian gần đây, Viện cây lương thực và Cây thực phẩm vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu hạn và cho ra giống lúa chịu hạn mới đã được công nhận là giống được phép sản xuất thử nghiệm là CH207, đồng thời còn đưa ra một số dòng, giống triển vọng đang được tiến hành thử nghiệm và cho kết quả tương đối khả quan như CH208, CH209, CH210, CH16, CH6,… Cho đến nay công tác nghiên cứu về giống lúa chịu hạn cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên so với nhu cầu của sản xuất là phải nhanh chóng chọn tạo ra các giống thích ứng với từng vùng địa lý địa phương thì các kết quả nghiên cứu trên 26
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 còn rất khiêm tốn. Bởi vậy cần đẩy mạnh việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa mới có khả năng chịu hạn để không ngừng khai thác tiềm năng của các vùng đất khô cằn nhằm khắc phục hoặc giảm thiếu những tác động xấu do hiệu ứng biến đổi khí hậu gây ra. 1.2.4. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế 1.2.4.1. Tình hình sản xuất lúa tại Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Điểm cực Bắc: 16°44'30 vĩ Bắc và 107°23'48 kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền, giáp tỉnh Quảng Trị. Điểm cực Nam: 15°59'30 vĩ Bắc và 107°41'52 kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông giáp Biển Đông. Điểm cực Tây: 16°22'45 vĩ Bắc và 107°00'56 kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, giáp dãy Trường Sơn, Lào. Điểm cực Đông: 16°13'18 vĩ Bắc và 108°12'57 kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, giáp Đà Nẵng. Tổng diện tích đất tự nhiên là 5.033,2 km2 , dân số vào khoảng 1.123.800 người (2013) 36 . Diện tích lúa gieo trồng năm 2014 là 53,7 nghìn ha, tăng 58,3 ha so với năm 2013 50 . Năng suất lúa bình quân cả năm đạt trên 59 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2013, là năm có năng suất cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng lúa ngày càng tăng, từ 235,0 nghìn tấn năm 2005 đã tăng đến 317,0 nghìn tấn năm 2014. Bước đột phá của Thừa Thiên Huế là giống lúa, từ 12% giống lúa xác nhận được đưa vào gieo cấy từ năm 2000, nay đã tăng lên gần 97% trên toàn bộ diện tích; năng suất lúa bình quân tăng tương ứng từ 38,3tạ/ha lên 59,03 tạ/ha năm 2014 (bảng 1.4). Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp được quan tâm. Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế 2005 – 2014 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng ( nghìn tấn) 27
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2005 50,5 46,5 235,0 2006 50,3 50,2 252,6 2007 50,9 51,6 259,6 2008 53,1 54,0 274,8 2009 53,1 53,2 282,6 2010 53,7 53,1 285,2 2011 53,5 55,9 299,1 2012 53,8 55,6 299,0 2013 53,7 53,1 284,8 2014 53,7 59,0 317,0 ( Nguồn: Tổng cục thống kê Thừa Thiên Huế) Các vùng trọng điểm sản xuất lúa của Thừa Thiên Huế như thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền, Phú Vang, cơ cấu giống lúa xoay quanh trục giống Khang Dân và các giống TH5, NN4B, 13/2, Xi23, X21... có năng suất và sản lượng khá cao. Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành công trong việc đưa giống lúa DT39, có thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày, vào sản xuất tại nhiều địa phương, năng suất cá biệt có địa phương đạt 64-68 tạ/ha trong vụ Đông Xuân, và đạt trên 58 tạ/ha trong vụ Hè Thu 39 , nhiều giống lúa mới đưa vào sản xuất thử cũng đạt năng suất, chất lượng khá cao trong đó một số giống nổi trội như: XT27, HN6, DT39, HC4... Năm 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đẩy mạnh thực hiện đề án, kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, trên cơ sở tăng giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích. Tỉnh phấn đấu sản lượng lúa chất lượng cao đạt 7-8 vạn tấn, vừa tăng hiệu quả sản xuất đồng thời tăng thu nhập cho nông dân. Trước mắt, tỉnh tập trung cho vụ sản xuất Đông Xuân 2014- 2015 đúng khung lịch thời vụ. Tỉnh phấn 28
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đấu đưa tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt ít nhất 2%/năm, phấn đấu chiếm tỷ trọng 5-6% GDP toàn tỉnh; ổn định diện tích gieo trồng lúa trên 50.000 ha; tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất, khâu vận chuyển đạt trên 90%, khâu thu hoạch lúa đạt trên 80% . Tính đến ngày 15/01/2015 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân ước đạt 13.604 ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích lúa 10.575 ha, chiếm 77,7% tổng diện tích gieo trồng. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016, về trồng trọt: Duy trì diện tích gieo trồng cả năm trên 90.000 ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 55.700 ha, diện tích lúa cả năm khoảng 54.000 ha. 1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu lúa và lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế Để đạt được năng suất ngày càng cao hơn nữa, ngoài các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho cây lúa, việc sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi nhằm thay thế các giống đã bị thoái hóa, nhiễm sâu bệnh là con đường tất yếu. Để đạt được điều đó, công tác nghiên cứu, khảo nghiệm các tập đoàn giống mới đã được các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, chuyển giao trên địa bàn tỉnh được thực hiện hàng năm. TS. Trương Thị Bích Phượng – Trường Đại học Khoa học Huế (2004, 2006) đã chọn tạo ra 3 dòng LH1, LH2, LH3 chịu hạn từ giống 212 bằng phương pháp nuôi cấy callus và đã phân lập gen chống chịu hạn từ 3 dòng lúa này thích nghi với điều kiện stress nước chọn lọc trong nuôi cấy invitro [18]. PGS.TS. Trần Thị Lệ - Trường Đại học Nông Lâm Huế (2007) áp dụng phương pháp đột biến và phương pháp lai để tạo vật liệu khởi đầu, từ đó chọn lọc ra các giống lúa C73 và C105 có năng suất cao, chống chịu tốt, phẩm chất tốt [9]. Mỗi loài cây trồng có một giới hạn nhất định đối với các nhân tố sinh thái của môi trường như: nhiệt độ (nóng, lạnh), nước, phèn, độ mặn Nếu ở ngoài giới hạn đó, thì các nhân tố sinh thái này có thể gây hại, cản trở cho sự sinh trưởng và phát triển của 29
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cây dẫn đến giảm năng suất sinh học [19]. Trong những nhân tố sinh thái của môi trường thì nước là một nhân tố giới hạn quan trọng của cây trồng, là sản phẩm khởi đầu, trung gian và cuối cùng của các quá trình chuyển hoá sinh hoá diễn ra trong cơ thể thực vật. Nước là môi trường để các phản ứng trao đổi chất diễn ra, như vậy nước có ý nghĩa sinh thái và sinh lý quyết định đời sống của thực vật. Thiếu nước trước tiên ảnh hưởng đến sự cân bằng nước của cây, từ đó ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. Mức độ tổn thương của cây trồng do thiếu nước gây ra có nhiều mức độ khác nhau như: Chết, chậm phát triển hay phát triển tương đối bình thường. Những cây có khả năng duy trì sự phát triển và cho năng suất tương đối ổn định trong điều kiện khô hạn gọi là cây chịu hạn. Khả năng của thực vật có thể giảm thiểu mức độ tổn thương do thiếu hụt nước gây ra gọi là tính chịu hạn. 30
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các giống lúa có khả năng chịu hạn thu nhập được từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI và dùng giống lúa X21 làm đối chứng. Danh sách các giống lúa thí nghiệm STT Tên giống Nguồn gốc 1 IRCH 6 Nhập nội từ IRRI 2 IRCH 12 Nhập nội từ IRRI 3 IRCH 15 Nhập nội từ IRRI 4 IRCH 20 Nhập nội từ IRRI 5 IRCH 23 Nhập nội từ IRRI 6 X21 (đối chứng) Trồng phổ biến ở Thừa Thiên Huế 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá về sinh trưởng, phát triển của các giống lúa. - Đánh giá một số chỉ tiêu hình thái của các giống lúa. - Đánh giá khả năng chống chịu của các giống lúa. - Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa. - Đánh giá phẩm chất của các giống lúa. 31
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô 10m2 . Sơ đồ bố trí thí nghiệm Băng bảo vệ Băng Băng 1a 3a 4a 2a 5a 6a bảo vệ bảo vệ 3b 2b 6a 4b 1b 5b 4c 5c 1c 2c 6c 3c Băng bảo vệ Ghi chú: 1, 2, 3, 4, 5, 6 là các công thức; a,b,c là các lần nhắc lại Trong đó: Công thức 1: IRCH 6, 2:IRCH 12, 3: IRCH15, 4: IRCH 20, 5: IRCH 23, 6:X21( đối chứng) Tổng số ô thí nghiệm : 6 x 3 = 18 ô. Diện tích một ô thí nghiệm : 10 m2 Diện tích bảo vệ : 50 m2 Diện tích ruộng thí nghiệm : 230 m2 Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10cm và giữa các lần nhắc là 30cm. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016 tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 32
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.3.2. Điều kiện thí nghiệm 2.3.2.1. Quy trình kỹ thuật, chăm sóc trong thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí, chăm sócvà theo dõi theo đúng quy định chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của các giống lúa. QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT và IRRI (hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa, 1996) [29], [10]. - Thời vụ: Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông - Xuân năm 2015- 2016. - Ngày ủ giống: 12/2015 - Ngày cấy: 05/01/2016 - Mật độ cấy: Cấy 1 dảnh, mỗi ô thí nghiệm 10 hàng (theo chiều dài ô thí nghiệm) cách nhau 20 cm. - Ngâm hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước muối 15% khoảng 10 phút để loại bỏ hạt lép, lửng và xả lại bằng nước sạch. Sau đó ngâm hạt giống trong môi trường nước sạch 2 sôi 3 lạnh trong 24 giờ. - Ủ hạt giống: Rửa sạch mùi chua, chất nhờn của hạt trước khi đem ủ. Dùng vải màn buộc từng giống có ghi tên. Dùng đệm, vải đậy đống ủ. - Làm mạ: Làm mạ trên đất sạch trong từng đĩa nhựa. - Làm đất: Đất được cày bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại, nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng, đảm bảo nước trong ruộng, cắm cọc, dăng dây, chia ô trước khi cấy. - Làm cỏ: Khi lúa được 2 - 3 lá. Kết hợp bón phân và làm cỏ 2 đợt, đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm và đợt 2 trước thời kỳ đẻ nhánh tối đa. - Quy trình bón phân: * Dạng phân sử dụng: + Phân chuồng hoai mục + Phân đạm: Urê (46%) 33
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Phân lân: Lân supe (16,5% P2O5) + Phân Kali: Kali Clorua (60% K2O) + Phân NPK: Hàm lượng 16:16:8 * Liều lượng:10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O. * Cách bón phân: - Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân - Bón thúc: + Lần 1: Sau cấy 10 ngày bón 40% N + 50% K2O + Lần 2: Sau cấy 20 ngày bón 30% N + Lần 3: Bón đón đòng bón 30% N + 50% K2O - Chăm sóc: Đặc điểm chung ở vùng đất canh tác ruộng lúa tại xã Phú Diên là đa số không tưới tiêu nước chủ động mà chủ yếu phụ thuộc vào nước trời là chính, các hệ thống thủy lợi không đầy đủ nên việc tưới nước còn gặp nhiều hạn chế. Do vậy có thể làm giảm sản lượng lúa địa phương. Dặm tỉa nên tiến hành khi lúa chuẩn bị đẻ nhánh. Khi lúa đẻ rộ mới dặm, tỉa sẽ làm chột và mất một số dảnh gốc, nếu dặm tỉa muộn hơn vừa tạo cho khóm lúa sinh trưởng chậm lại, tỷ lệ dảnh hữu hiệu thấp và tạo cho ruộng lúa phát triển không đều. - Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, điều tra tình hình sâu bệnh hại trên ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. - Thu hoạch khi có khoảng 85% số hạt/bông đã chín. Thu riêng từng ô và phơi riêng đến khi độ ẩm đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô). 2.3.2.2. Điều kiện khí hậu thời tiết trong quá trình thí nghiệm Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất cây lúa nói riêng. Nó quyết định đến việc bố trí thời vụ gieo trồng và 34
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cơ cấu bộ giống lúa thích hợp với mỗi thời vụ, kỹ thuật canh tác; tác động mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa nên sẽ quyết định đến năng suất và sản lượng của cây lúa. Vì vậy, việc theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu để giúp chúng ta dự kiến và xác định được khung thời vụ hợp lý cho việc chăm sóc cây lúa . Chính vì vậy tôi tiến hành tìm hiểu điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân (2015 – 2016). Diễn biến của khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân (2015-2016) ở tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua Bảng 2.1 Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Thừa Thiên Huế Thán Nhiệt độ (0 C) Mưa Độ ẩm không Số Lượng g khí (%) giờ nước nắng bốc To TB To To min Số Lượng UTB Umin max ngày mưa hơi (mm) (mm) 1 20,9 23,9 18,8 19 124,1 93 66 49 22,7 2 18,3 22,1 15,6 18 86,4 91 38 61 34,4 3 22,4 26,8 19,5 25 24,8 91 57 121 42,1 4 27,3 34,2 23,6 7 26,2 86 43 142 78,3 1- 29,5 36,6 24,8 2 3,5 78 52 89 39,4 10/5 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế) Ghi chú: TB:Trung bình; Max: Cao nhất; Min: Thấp nhất. Tháng 01/2016: Trong tháng này nhiệt độ dao động từ 18,8o C - 23,9o C, trung bình 20,9o C, độ ẩm trung bình 93%, số giờ nắng 49, có 19 ngày mưa, lượng mưa 124,1 35
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mm. Với nhiệt độ thấp này, đã ảnh hưởng một phần đến giai đoạn cây lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh . Tháng 2/2016: Đây là thời kì cây lúa đẻ nhánh mạnh. Tuy nhiên vào các ngày 25- 27 ở Thừa Thiên Huế có nhiệt độ thấp 16o C. Nhiệt độ cao nhất 22,1o C, thấp nhất 15,6o C, nhiệt độ trung bình 18,3o C, độ ẩm trung bình 91%, có 18 ngày mưa, lượng mưa 86,4 mm, số giờ nắng 61. Với nhiệt độ thấp đã ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm. Làm cho cây lúa đẻ nhánh chậm hơn so với sinh lý bình thường. Tháng 3/2016: Thừa Thiên Huế vào thời kỳ đầu và giữa chịu ảnh hưởng chủ yếu rìa nam rãnh thấp nối với vùng thấp nóng phía tây và không khí lạnh tăng cường yếu. Nhiệt độ thấp nhất 19,5o C, cao nhất 26,8o C, trung bình 22,1 o C, ẩm độ trung bình 91%, có 24,8 ngày mưa với lượng mưa 24,8 mm, số giờ nắng 121 giờ. Tuy nhiệt độ ấm hơn và có lượng mưa thấp nên ảnh hưởng đến quá trình làm đòng và trổ bông của các giống lúa thí nghiệm. Tháng 4/2015: Thừa Thiên Huế vào các ngày 13 - 14/4 xuất hiện nắng nóng, gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất lên đến 39 - 40o C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 23,6o C, cao nhất 34,2o C, nhiệt độ trung bình 27,3 o C, độ ẩm 86%, có 7 ngày mưa, lượng mưa 26,2 mm, số giờ nắng 142 giờ. Thời tiết tháng 4 khá thuận lợi cho quá trình trổ bông và lúa vào giai đoạn chín. Trong 10 ngày đầu tháng 5/2015: Thừa Thiên Huế chủ yếu chịu ảnh hưởng của rìa đông nam áp thấp nóng phía tây với gió tây nam hoạt động trung bình và sau đó bị nén yếu nên có mưa rào và dông rải rác, nhiệt độ thấp nhất 24,8 o C, cao nhất 36,6 o C, trung bình 29,5o C, có 2 ngày mưa, lượng mưa 3,5 mm, độ ẩm 78%, số giờ nắng 89. Thời tiết 10 ngày đầu tháng 5 thuận lợi cho lúa vào giai đoạn chín. Nhìn chung, khí hậu thời tiết trong vụ Đông Xuân 2015-2016 tại Thừa Thiên Huế chưa được thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm. Vào 36
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giai đoạn cây đẻ nhánh thì gặp nhiệt độ thấp kéo dài (15,6o C). Do đó ảnh hưởng một phần đến năng suất thu hoạch. 2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên mẫu hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây, 30 cây/ 3 lần nhắc lại. Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo mẫu mô tả, đánh giá cây lúa (IRRI, 1980) và Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cây lúa của (IRRI, 1996). Theo hướng dẫn của IRRI (1996), quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia thành 9 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Nảy mầm Giai đoạn 4: Vươn lóng Giai đoạn 7: Chín sữa Giai đoạn 2: Mạ Giai đoạn 5: Làm đòng Giai đoạn 8: Vào chắc Giai đoạn 3: Ðẻ nhánh Giai đoạn 6: Trỗ bông Giai đoạn 9: Chín 2.3.3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn (ngày) Tính số ngày từ khi gieo đến các thời kỳ: - Ngày bắt đầu đẻ nhánh (10% số cây có nhánh) - Ngày đẻ nhánh rộ (trên 50% số cây đẻ) - Ngày kết thúc đẻ nhánh (trên 80% số cây đẻ) - Ngày bắt đầu trổ (10% số cây trổ) - Ngày trổ hoàn toàn (80% số cây trổ) - Ngày chín hoàn toàn (85% số hạt trên bông chín) vỏ hạt chuyển từ màu vàng sang nhạt dần, mày trấu khô đi. 37
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến khi có 85% đến 90% số hạt trên bông chín. 2.3.3.2. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm Các chỉ tiêu được theo dõi trên 10 cây định trước ở mỗi ô. - Dạng thân: Gọn, xòe, xèo trung bình - Chiều cao cây (cm): + Động thái tăng trưởng chiều cao: Bắt đầu theo dõi sau khi gieo 20 ngày, chiều cao cây được tính từ mặt đất lên đến mút lá cao nhất. Đồng thời đếm số nhánh và số lá qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển theo định kỳ 7 ngày/ lần. + Đo chiều cao của cây đến khi lúa đạt chiều cao cuối cùng. Đánh dấu 10 cây theo dõi/ô. - Chiều dài bông (cm): Đo từ cổ bông đến đỉnh bông (đo 10 bông/ô) - Độ thoát cổ bông (điểm): Quan sát toàn bộ các cây trên mỗi ô. + Điểm 1: Thoát tốt + Điểm 3: Thoát trung bình + Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông + Điểm 7: Thoát một phần + Điểm 9: Không thoát được - Độ rụng hạt: Quan sát vào lúc lúa chín hoàn toàn. Số bông mẫu là 10. Một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng, đánh giá theo thang điểm 1-9. + Điểm 1: Khó rụng (< 10% số hạt rụng) + Điểm 5: Trung bình (10% -50% số hạt rụng) + Điểm 9: Dễ rụng (>50% số hạt rụng) 2.3.3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm - Số nhánh tối đa: Đếm tổng số nhánh hiện có trên khóm sau khi kết thúc đẻ nhánh. 38
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh có ít nhất 10 hạt chắc trên bông. - Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%): (Số nhánh hữu hiệu / Số nhánh tối đa) x 100 2.3.3.4. Các chỉ tiêu hình thái đặc trưng liên quan đến hạn - Độ cuốn lá: Mức độ cuốn lá cho điểm theo thang điểm IRRI: Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm. Điểm cuốn lá trong các giai đoạn sinh trưởng Điểm Triệu chứng 0 Các lá khỏe mạnh 1 Lá bắt đầu cuốn (shallow) 3 Lá cuốn sâu dạng chữ V (deep V-shape) 5 Lá cuộn lại (U-shape) 7 Lá cuộn 2 mép chạm nhau (0-shape) 9 Các lá cuốn chặt (V-shape) - Độ tàn lá (điểm): Quan sát sự chuyển màu của lá (Theo dõi ở giai đoạn chín) + Điểm 1: Muộn: Lá giữ màu xanh tự nhiên + Điểm 5: Trung bình: Các lá trên cây chuyển sang vàng + Điểm 9: Sớm: Tất cả các lá trên cây chuyển vàng hoặc chết - Độ khô lá: Quan sát trong thời kỳ dinh dưỡng + Điểm 0: Không có triệu chứng + Điểm 1: Đầu lá hơi bị khô + Điểm 3: Đấu lá bị khô tới 1/4 chiều dài của hẩu hết các lá + Điểm 5: 1/4 - 1/2 của các lá bị khô hoàn toàn + Điểm 7: hơn 2/3 của tất cả các lá bị khô hoàn toàn. 39
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Điểm 9: Tất cả các cây bị chết rõ rết 2.3.3.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Số bông/m2 : Đếm số bông trên một m2 trên mỗi ô. - Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt có trên bông (10 cây mẫu/ô), tính trung bình. - Số hạt chắc/bông: Mỗi ô thí nghiệm lấy 10 bông. Sau đó tách thóc ra khỏi bông, loại bỏ lép lửng và đếm số hạt chắc, rồi lấy giá trị trung bình tính số hạt chắc/bông. - Tỷ lệ hạt lép/bông (%): Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông. - Khối lượng 1000 hạt (P1000): Cân 8 mẫu (cho riêng mỗi giống) 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy Số bông/ m2 x Số hạt chắc/bông x P1000 - Năng suất lý thuyết (tạ/ha)= ---------------------------------------------- 104 - Năng suất thực thu: Thu riêng từng ô và phơi đến khi độ ẩm hạt đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô) của 3 lần nhắc lại, quạt sạch đem cân lấy trung bình, đơn vị kg/ô, quy ra năng suất tạ/ha. 2.3.3.6. Chỉ tiêu về phẩm chất - Dạng hạt: phân loại theo 10/TCN 554-2002 + Tròn : < 1,5 + Bán tròn : 1,5 - 1,99 + Bán thon: 2,0 - 2,99 + Thon: 2,5 - 2,99 + Thon dài: >3,0 - Chiều dài và chiều rộng hạt gạo (mm): Lấy mẫu 10 hạt gạo còn nguyên vẹn của mỗi giống, dùng thước kẹp palme để đo, rồi lấy giá trị trung bình 40
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chiều dài (D) Chiều rộng (R) Rất ngắn: < 4,50mm Hẹp: < 2,5mm Ngắn: 4,51 - 5,50 mm. Trung bình: 2,5 – 3,0mm Trung bình: 5,51- 6,50 mm. Rộng: > 3,0mm Dài: 6,51-7,50 mm. Rất dài: > 7,50 mm - Độ mềm: Nhận biết khi miết bằng tay và trong khi nhai. + Điểm 1: Rất cứng + Điểm 2: Cứng + Điểm 3:Hơi mềm + Điểm 4: Mềm + Điểm 5: Rất mềm - Độ bạc bụng: Phân loại theo 10 TCN 554-2002: Lấy mẫu hạt gạo nguyên, đếm số hạt bạc bụng để tính (bẻ đôi hạt), cho theo thang điểm từ 1 đến 9 điểm. + Điểm 1: Không có hoặc có 1 đốm bạc bụng rất nhỏ (5%). + Điểm 3: Độ bạc bụng nhỏ (5 - 10%) + Điểm 5: Độ bạc bụng trung bình (11 - 20%) + Điểm 7: Độ bạc bụng rộng (21 - 40%) + Điểm 9: Độ bạc bụng rất rộng (>40%). - Hàm lượng amylose: Các bước tiến hành: + Hạt ngô được sấy khô và nghiền mịn trong cối sứ. 41
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Cân 10 mg mẫu cho vào ống nhiệm 50 ml, bổ sung thêm 4 ml Dimethylsulfoxide 90%. Trộn đều rồi ủ ở 85O C trong 15 phút để hòa tan hết amylose, để nguội ở nhiệt độ phòng. + Chỉnh thể tích đến 12,5 ml bằng nước cất 2 lần. + Hút 1 ml chuyển qua bình tam giác 250 ml. Bổ sung thêm 40 ml nước cất 2 lần và lắc đều bằng tay. Sau đó bổ sung tiếp 5 ml dung dịch KI+I2 (0,0065 M KI/0,0025 M I2). + Lắc đều bằng tay. Phát triển màu trong 15 phút ở nhiệt độ phòng. + Hút 1 ml đem đo ở bước sóng 600 nm. + Mẫu trắng được tiến hành song song nhưng không có hòa tan mẫu. + Đường chuẩn amylose được tiến hành như trên với các thang nồng độ từ 10 đến 100 %. + Hàm lượng amylose mẫu được tính theo đường chuẩn. Phân loại hàm lượng amylose (%):05/2004/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hàm lượng amylose (% ck) Phân loại < 15% Rất thấp 15 - 22% Thấp 22,1 - 25% Trung bình 25,1 - 28% Cao > 28,1% Rất cao - Hàm lượng protein: hòa tan tổng số theo phương pháp Bradford Các bước tiến hành: 42
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Hạt lúa được sấy khô, sau đó được nghiền mịn thành bột trong cối sứ. + Cân 10 mg bột, bổ sung 1 mL đệm Gabriel và Ellingboe (1982) (50 mM Tris/HCl; 0,5 mM MgCl2; 1 mM Na2-EDTA; 2% SDS; 50 mM dithiothreiton; pH 7,8), trộn đều mẫu và ủ qua đêm ở 4o C. + Ly tâm mẫu 15.000 vòng/phút trong 15 phút ở 4o C, thu hồi dịch nổi. + Hút 20 µl dịch nổi bổ sung thêm 1000 µl thuốc nhuộm, trộn đều rồi đem đo độ hấp thụ quang (OD) ở bước sóng 595 nm trên máy quang phổ SmartSpec3000 của hãng BioRad. Mẫu trắng là đệm Gabriel và Ellingboe. + Hàm lượng protein được tính dựa trên đường chuẩn albumin huyết thanh bò (Bovin serum albumin - BioRad) với thang nồng độ từ 0,2 đến 1,4 mg/ml Phân loại hàm lượng protein được tính dựa trên đường chuẩn Hàm lượng protein (% ck) Phân loại < 7 % Thấp 7–9% Trung bình 9-10% Cao >10% Rất cao 2.3.3.7. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu Điều tra 10 điểm, lấy mẫu điều tra theo đường chéo. Đối với sâu điều tra khung 20 x 25 cm, với bệnh hại thân điều tra 10 dảnh/điểm, bệnh hại lá điều tra toàn bộ số lá của 5 dảnh/điểm, bệnh hại cổ bông điều tra 100 bông/điểm. - Bệnh hại: + Đạo ôn hại lá: (quan sát vào giai đoạn cây con đến đẻ nhánh) Thang điểm Biểu hiện 43
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 0 Không có vết bệnh 1 Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử 2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh 3 Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên 4 Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá 5 Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá 6 Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá 7 Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá 8 Vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá 9 Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá + Đạo ôn cổ bông: (quan sát vào giai đoạn lúa vào chắc) Thang Biểu hiện điểm 0 Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông 1 Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2 3 Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông 5 Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông 44
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% 7 hạt chắc Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc 9 phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30% + Bệnh khô vằn: (theo dõi vào giai đoạn lúa chín sữa đến vào chắc). Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây). Thang điểm Biểu hiện 0 Không có triệu chứng 1 Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây 3 20-30% 5 31-45% 7 46-65% 9 > 65% + Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae): Quan sát diện tích vết bệnh trên lá vào giai đoạn cây con, làm đòng và chín. Thang điểm Biểu hiện 0 Không có vết bệnh 1 < 4% diện tích vết bệnh trên lá 3 4-10% 5 11-25% 7 26-75% 9 > 76% 45
  • 49. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Sâu hại: + Sâu đục thân: (Theo dõi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng và vào chắc đến chín) Có nhiều đối tượng gây hại, tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu hại. Thang điểm Biểu hiện 0 Không bị hại 1 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc 3 11-20% 5 21-30% 7 31-50% 9 > 51% +Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis): (Theo dõi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến chín). Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín hoàn toàn. Thang điểm Biểu hiện 0 Không bị hại 1 1-10% cây bị hại 3 11-20% 5 21-35% 7 36-51% 9 > 51% + Rầy nâu. (Ninaparvata lugens): Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín hoàn toàn 46
  • 50. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thang điểm Biểu hiện (Triệu chứng) 0 Không bị hại 1 Hơi biến vàng trên một số cây 3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy” 5 Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng 7 Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng 9 Tất cả cây bị chết 2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu - Số liệu được xử lí bằng Excel 2013 - Số liệu được xử bằng phần mềm Statistix 10.0 47
  • 51. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN