SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
LÊ THỊ PHƯƠNG THỦY
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN
Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGÔ ANH
Huế
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
LÊ THỊ PHƯƠNG THỦY
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN
Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
Mã số: 60 42 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGÔ ANH
Huế
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn
là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả
Lê Thị Phương Thủy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lời Cảm Ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Ngô Anh đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học – Trường Đại học Sư
phạm Huế và Trường Đại học Khoa học Huế đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cám ơn quý thầy cô khoa Sinh học - Trường Đại học Sư
phạm Huế và Trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình giảng
dạy và chỉ bảo chúng tôi trong suốt khóa học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ba mẹ, anh chị, bạn bè đã động
viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Lê Thị Phương Thủy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 6
1.1. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn trên thế giới ............................................ 6
1.2. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam............................................. 7
1.3. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Thừa Thiên Huế ................................ 10
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...................................................................................... 12
2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 12
2.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, thảm thực vật ..................................................... 14
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 25
4.1. Danh lục nấm lớn huyện quảng điền ............................................................. 25
4.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học của nấm lớn huyện quảng điền ................... 34
4.2.1. Sự đa dạng về thành phần loài nấm lớn huyện Quảng Điền ................... 34
4.2.2. Sự phân bố nấm lớn trong các sinh cảnh chính....................................... 37
4.2.3. Phương thức sống của nấm huyện Quảng Điền ...................................... 40
4.3. Một số đặc điểm khu hệ nấm lớn huyện quảng điền ..................................... 42
4.3.1. So sánh tình đa dạng thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng điền so với
một số vùng khác thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................. 42
4.3.2. Đặc trưng thành phần về loài................................................................... 44
4.3.3. Biến động cấu trúc thành phần loài theo mùa ......................................... 59
4.4. Giá trị tài nguyên nấm lớn huyện quảng điền................................................ 60
4.4.1. Giá trị tài nguyên nấm lớn huyện Quảng Điền ....................................... 60
4.4.2. Các loài quý hiếm, loài có tiềm năng lớn trong công nghệ sinh học và
kinh tế quốc dân................................................................................................. 66
4.4.3. Tình hình sử dụng nấm tại địa phương.................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................... 70
I. Kết luận.............................................................................................................. 70
II. Đề nghị............................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 72
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Am. American
CS Cộng sinh
cs. Cộng sự
DP Dược phẩm
ĐHKHTN Đại học Khoa học tự nhiên
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐTM Điểm thu mẫu
H. Hình
HS Hoại sinh
HSTĐ Hoại sinh trên đất
HSTG Hoại sinh trên gỗ
KS Kí sinh
NĐ Nấm độc
NXB Nhà xuất bản
p. Page
SM Số mẫu
TP Thực phẩm
TT Thứ tự
tr. Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các loại đất theo nguồn gốc phát sinh ..................................... 14
Bảng 2.2. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên ở vùng cát ............................................ 15
Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành .................................................... 34
Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon trong các lớp......................................................... 35
Bảng 4.3. Sự phân bố các taxon trong các bộ .......................................................... 35
Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất................................................................................. 36
Bảng 4.5. Các chi đa dạng nhất................................................................................ 36
Bảng 4.6. Đánh giá tính đa dạng loài của các ngành ............................................... 37
Bảng 4.7. Danh lục các loài nấm cộng sinh ............................................................. 41
Bảng 4.8. Sự đa dạng nấm huyện Quảng Điền với các địa phương khác................ 43
Bảng 4.9. Danh lục loài nấm mới............................................................................. 45
Bảng 4.10. Danh lục các loài nấm thực phẩm.......................................................... 62
Bảng 4.11. Danh lục các loài nấm có thể làm dược liệu.......................................... 64
Bảng 4.12. Danh lục các loài nấm độc..................................................................... 66
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu huyện Quảng Điền............................................ 21
Hình 4.1. Phân bố các loài trong các sinh cảnh. ...................................................... 37
Hình 4.2. Phổ các phương thức sống của nấm......................................................... 40
Hình 4.3. Hình thái ngoài và bào tử Agaricus rubellus (Gill.) Sacc........................ 46
Hình 4.4. Hình thái ngoài và bào tử Amanita spissacea Imai.................................. 47
Hình 4.5. Hình thái ngoài và bào tử Armillaria melica (Vahl) Quél. ...................... 47
Hình 4.6. Hình thái ngoài và bào tử Bovistella longipedicellata Teng.................... 48
Hình 4.7. Hình thái ngoài Clavulina ornatipes (Peck) Corner ................................ 48
Hình 4.8. Hình thái ngoài và bào tử Clitocybe cyathiformis (Bull.) Quél. .............. 49
Hình 4.9. Hình thái ngoài và bào tử Clitocybe sinopica (Fr.) Gill........................... 49
Hình 4.10. Hình thái ngoài và bào tử Collybia umbrina Clem................................ 50
Hình 4.11. Hình thái ngoài Coriolopsis biogilva (Lloyd) Teng............................... 50
Hình 4.12. Hình thái ngoài và bào tử Entoloma murrayi (Berk. & Curt.) Sacc. ..... 51
Hình 4.13. Hình thái ngoài và bào tử Inocybe umbrinella Bres. ............................. 52
Hình 4.14. Hình thái ngoài và bào tử Isaria cicadae Miquel .................................. 52
Hình 4.15. Hình thái ngoài và bào tử Lepiota metulaespora (Berk. & Br.) Sacc.... 53
Hình 4.16. Hình thái ngoài và bào tử Lycoperdon pusillum Batsch ........................ 54
Hình 4.17. Hình thái ngoài và bào tử Naucoria pediales Fr. Quél. ......................... 54
Hình 4.18. Hình thái ngoài và bào tử Pholiota flammans (Batsch) Quél. ............... 55
Hình 4.19. Hình thái ngoài và bào tử Pholiota liquiritiae (Pers.) P. Karst.............. 56
Hình 4.20. Hình thái ngoài và bào tử Steccherinum septentrionale (Fr.) Banker ... 56
Hình 4.21. Hình thái ngoài và bào tử Stemonitis pallida Wing............................... 57
Hình 4.22. Hình thái ngoài và bào tử Tricholomopsis platybylla (Pers. ex Fr.) Sing
.................................................................................................................................. 58
Hình 4.23. Hình thái ngoài và bào tử Tricholoma sordium (Fr.) Quél. ................... 58
Hình 4.24. Biến động thành phần loài theo mùa...................................................... 59
Hình 4.25. Phổ giá trị tài nguyên nấm lớn ............................................................... 61
Hình 4.26. Volvariella volvacea............................................................................... 65
Hình 4.27. Lepiota caerulescens.............................................................................. 65
Hình 4.28. Tình hình sử dụng nấm tại huyện Quảng Điền ...................................... 68
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
Nấm là nhóm lớn thứ hai của các sinh vật trong sinh quyển sau côn trùng, tuy
nhiên số loài nấm được biết đến chỉ chiếm khoảng 5% số loài trên thế giới. Vì vậy,
phần lớn các loài nấm vẫn chưa được biết. Trong số khoảng 70.000 loài được mô tả
có khoảng 14.000 - 15.000 loài tạo quả thể kích thước đầy đủ và cấu trúc phù hợp
để được xem là nấm lớn. Trong số này, khoảng 5.000 loài được xem là có mức độ
khác nhau của tính ăn được, và hơn 2.000 loài từ 31 chi được coi là nấm ăn được.
Nhưng chỉ có 100 trong số họ được trồng thử nghiệm. Hơn nữa, khoảng 1.800 loài
là dược liệu. Số lượng nấm độc là tương đối nhỏ (khoảng 10%), trong số này có
khoảng 30 loài được xem là gây chết người [80].
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện nay con người phải đối mặt với rất nhiều
thách thức, trong đó bao gồm: nguồn cung cấp lương thực, chất lượng lương thực
không đảm bảo và tăng suy thoái môi trường là ba vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến
tương lai hạnh phúc nhân loại. Việc khai thác, sử dụng các giá trị của nấm lớn góp
phần giải quyết những vấn đề trên. Đã từ lâu nấm được đánh giá là nguồn thực
phẩm tương đối rẻ tiền mang lại nguồn protein chất lượng cao, nguồn nguyên liệu
sạch được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Trong nấm chứa các loại vitamin B,
C và D, bao gồm các niacin, riboflavin, thiamine và folate; chứa nhiều khoáng chất
khác nhau bao gồm kali, phốt pho, canxi, magiê, sắt và đồng. Chúng cung cấp
carbohydrate, nhưng ít chất béo và chất xơ, và không chứa tinh bột. Ngoài ra, còn
chứa các axit amin thiết yếu, một số nấm có lợi ích chữa bệnh nhất định, được biết
đến để tăng cường hệ miễn dịch. Theo ước tính có khoảng sáu phần trăm nấm ăn
được biết là có đặc tính chữa bệnh [82]. Một số loài được ứng dụng trong công
nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Ganoderma
lucidum thành phần quan trọng bao gồm β và Hetero-β-glucans có tác dụng chống
ung thư, tăng cường hệ miễn dịch; ling zhi-8 protein chống dị ứng, điều hòa miễn
dịch; axit ganodermic – triterpenes chất chống dị ứng, giảm cholesterol và hạ huyết
áp… [27]; Nấm đông trùng hạ thảo - Isaria cicadae có nhiều chức năng sinh học, do
chứa các chất có hoạt tính sinh học như: myriocin điều trị bệnh đa xơ cứng;
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
adenosine tác dụng có lợi trên hệ thống thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch,
kháng bức xạ và tác dụng chống khối u; cordycepin đã được chế biến thành các loại
thuốc chủ yếu dành cho việc điều trị bệnh bạch cầu, mà đã được thử nghiệm lâm
sàng… [87].
Nấm có thể sản xuất một nhóm các enzyme ngoại bào phức tạp bao gồm:
peroxidaza lignin (LIP), mangan peroxidase (MnP), laccase… có thể đóng một vai
trò quan trọng trong việc khôi phục môi trường, duy trì cân bằng hệ sinh thái [75].
Tùy vào phương thức sống của nấm như hoại sinh, cộng sinh hay cả ký sinh mà
được sử dụng để lọc nước, khôi phục lại rừng, loại bỏ chất thải độc hại và kiểm soát
côn trùng gây hại. Nấm còn có giá trị lớn trong công nghiệp hóa học, cộng nghiệp
thuộc da…
Chính vì thế, về cả hai phương diện khoa học và thực tiễn, việc đẩy mạnh
nghiên cứu nấm đều có ý nghĩa to lớn. Việc đánh giá mức độ đa dạng các loài nấm
lớn của các khu vực cụ thể, là một yêu cầu cơ bản tạo cơ sở khoa học cho công tác
bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên này.
Hiện nay khu hệ nấm lớn Việt Nam nói chung, và tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Trong đó, Quảng Điền là huyện
đồng bằng ven biển, đầm phá nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn diện
tích huyện Quảng Điền thuộc địa bàn thấp trũng, địa hình chia thành 3 vùng chính
gồm: đồng bằng lưu vực sông Bồ, vùng cát nội đồng và vùng ven biển – đầm phá
[62]. Vì vậy, khu hệ nấm ở đây đa dạng về thành phần loài và dạng sống. Tuy
nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây vẫn chưa được nghiên cứu.Việc nghiên
cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, nhằm xác định thành phần loài,
bổ sung cho danh lục khu hệ nấm ở Thừa Thiên Huế cũng như khu hệ nấm ở Việt
Nam; đánh giá tính đa dạng sinh học và giá trị tài nguyên của nấm; xác định các loài
quý hiếm, loài nguy cấp và loài có tiềm năng lớn trong công nghệ sinh học, kinh tế
quốc dân là rất cần thiết, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn gen của những loài
quý hiếm để bảo vệ sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam và thế giới. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế”
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn trên thế giới
Từ lâu nấm đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Con người đã biết sử
dụng nấm làm thực phẩm cách đây 13.000 năm tại dãy Andes, được xác nhận thông
qua hồ sơ khảo cổ học. Cách đây hơn 3.000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng
nấm làm thức ăn. Tại Hy Lạp và La Mã cổ đại, nấm được đánh giá cao và được sử
dụng ở những tầng lớp cao. Người dân trên khắp miền nam châu Phi đã ăn nấm
trong nhiều thế kỷ [80].
Vào thế kỷ IV trước Công Nguyên, hai nhà bác học người Hy Lạp là
Theosphraste và Aristote đã đề cập đến nấm cục (Tuberaceae) và nấm tán
(Agaricaceae) trong tác phẩm của mình. Đến thế kỷ thứ I sau công nguyên nhà tự
nhiên học người La Mã Plini là người đầu tiên phân loại nấm dựa vào hình thái
ngoài và giá trị kinh tế của nấm. Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ thế kỷ IV trước
công nguyên đến thế kỷ XVIII sau công nguyên, con người vẫn hiểu biết chưa nhiều
về nấm. [81]
Thời kỳ nấm học phát triển rực rỡ là cuối thế kỷ XIX với nhiều công trình
của các tác giả: Fries (1821 – 1838), Saccardo (1888), Karseten (1881 – 1889),
Patouillard (1890 – 1928). Từ đó tạo ra hệ thống nấm cơ bản và bước đầu phân loại
nấm dựa vào các đặc điểm hiển vi của nấm.
Vào đầu thế kỷ XX nấm học phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành
khoa học, một trong những ngành mũi nhọn được con người quan tâm rất nhiều.
Nhiều công trình nghiên cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế
giới. Các nhà nấm học đã hình thành một hệ thống phân loại khá ổn định ở Châu
Âu, Bắc Mỹ như hệ thống của Domanski (1960), Jahn (1963); Ryvarden (1976 –
1978)…, đặc biệt một số chi mới được mô tả dựa vào đặc điểm hiển vi.
Trong những năm cuối thế kỷ XX nhiều tiêu chuẩn mới đã được sử dụng
trong phân loại như: phản ứng hóa học, sự phân tính, hệ sợi nấm, kiểu gây mục, đặc
điểm nuôi cấy. Đặc biệt các đặc điểm về thành phần sinh hóa và cấu trúc phân tử
ADN đã được ứng dụng trong phân loại nấm.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hiện nay, trên thế giới có khoảng gần 2000 loài nấm có thể sử dụng làm thực
phẩm trong tổng số 70.000 loài nấm đã được phát hiện, hơn thế nữa trong số này có
tới 200 loài nấm đã được người dân các nước phương đông sử dụng trong y học cổ
truyền để trị bệnh. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 35 loài nấm được nuôi trồng
thương mại, khoảng 20 loài trong số này được nuôi trồng với quy mô công nghiệp
thuộc cả hai nhóm nấm dược phẩm và thực phẩm [80].
Trong nhóm nấm dược phẩm chủ yếu hai loài Linh Chi (Ganoderma
lucidum) và Vân Chi (Trametes versicolor) là được nuôi trồng với quy mô lớn. Nấm
thực phẩm nuôi trồng chủ yếu là nấm mỡ (Agaricus bisporus) khoảng 32%; Nấm
hương (Lentinus endodes), 25,4%; nấm sò (Pleurotus spp.), 14,2%; Mộc nhĩ
(Auricularia spp.), 7,9%; nấm rơm (Volvariella volvacea), 7,9% [82].
Tổng sản lượng nấm trên thế giới năm 1997 là 6.158.400 tấn tương đương
với 14 tỉ USD (Chang, 1999). Sản lượng nấm trên thế giới năm 2002 là 12.250.000
tấn [80]. Như vậy chỉ sau 5 năm sản lượng nấm trên thế giới đã tăng gần gấp đôi,
điều này chứng tỏ thị trường nấm trên Thế giới đang phát triển rất mạnh. Những
quốc gia có ngành sản xuất nấm phát triển hiện nay như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc… đều là những quốc gia có sự đầu tư đúng mức cho các nghiên cứu thực
nghiệm và phát triển công nghệ.
1.2. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân ta đã biết dùng nấm làm thực phẩm và dược
phẩm. Nhà bác học, Lê Quý Đôn (1726 – 1784) đã đánh giá “Linh chi là một sản
vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam” qua tác phẩm “Vân đài loại ngữ” và “Kiến
văn tiểu lục” [36].
Từ trước đến cuối thế kỷ XIX, hầu như không có công trình nghiên cứu về
phân loại nấm. Việc nghiên cứu nấm bắt đầu được tiến hành bởi các nhà khoa học
nước ngoài trong thời kỳ Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu các nhà nấm học
như: Patouillard N., Hariot P., Roger, Petelot, Eberhardt…. Tổng kết khu hệ nấm
Việt Nam từ năm 1890 – 1928 có khoảng 200 loài.
Năm 1953, người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về nấm là Phạm Hoàng Hộ,
trong công trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” [42], ông mô tả tóm tắt 48 chi và 1
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
loài nấm lớn. Từ đây, các công trình nghiên cứu hệ nấm Việt Nam bắt đầu được chú
trọng và nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu giai đoạn từ năm 1954 – 2000, với
tnhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, bước đầu nghiên cứu đánh giá sự đa dạng khu
hệ nấm Việt Nam cũng như mô tả các chi có giá trị tài nguyên và kinh tế cao, một
số công trình tiêu biểu như:
Năm 1994, tại hội nghị Quốc tế về nấm Linh Chi được tổ chức tại Đại Học Y
Khoa Bắc Kinh – Trung Quốc, Phan Huy Dục đã báo cáo “Research and culture of
the mushroom Ganoderma lucidum (Leyss:Fr) Karst. in Vietnam”.
Năm 1996, Trịnh Tam Kiệt và Ngô Anh báo cáo về họ nấm Linh chi
Ganodermataceae Donk ở miền Trung Việt Nam tại hội nghị quốc tế về nấm tại
Nhật Bản với đề tài “Study on the family Ganodermataceae Donk in the Central
Region of Vietnam” [76], với 30 loài Linh chi ở miền Trung Việt Nam, trong đó có
20 loài mới ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ nấm ở miền Trung Việt Nam.
Trịnh Tam Kiệt (1998) công bố đặc điểm khu hệ nấm Việt Nam
“Charakteristika der GroBpilzflora Vietnams”, và danh lục khu hệ nấm Việt Nam
“Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam” với 837 loài nấm ở Việt Nam đã
được công bố và ghi nhận.
Hội nghị Sinh học toàn quốc ở Hà Nội (tháng 12 năm 1999), Ngô Anh báo
cáo “Nghiên cứu họ nấm linh chi (Ganodermataceae) ở Thừa Thiên Huế” gồm 35
loài thuộc 2 chi Ganoderma và Amauroderma, trong đó 10 loài mới ghi nhận cho
khu hệ nấm Việt Nam; Lê Xuân Thám, Trần Hữu Độ và Hoàng Nghĩa Dũng công
bố “Nghiên cứu công nghệ hoá tài nguyên nấm bào ngư, loài mới Pleurotus
blaoensis Thám sp. nov & Antromycopsis blaoensis Thám anam. nov tìm được ở
Bảo Lộc, Lâm Đồng”; Nguyễn Thị Chính, Kiều Thu Vân, Dương Đình Bi và
Nguyễn Thị Đức Hiền báo cáo “Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học và tác dụng
chữa bệnh của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)”.
Năm 2000, tại Hội nghị Sinh học Quốc Gia, những vấn đề cơ bản trong
nghiên cứu sinh học, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe và J. Dorfelt đã công bố
“Những dẫn liệu bổ sung về thành phần loài và hoá các hợp chất tự nhiên của khu
hệ nấm Việt Nam” [46], trong đó các tác giả đã công bố 65 loài mới của khu hệ nấm
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việt Nam và thông báo về các hợp chất tự nhiên được nghiên cứu ở 25 loài nấm
Việt Nam, trong đó hơn 10 cấu trúc mới về các hợp chất tự nhiên ở nấm Việt Nam
đã được xác định cho khoa học. Phan Huy Dục và Nasakazu Hiraide báo cáo “Kết
quả bước đầu điều tra nghiên cứu nấm phá hoại gỗ ở rừng ngập mặn tại lâm - ngư
trường Tam giang 3, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà mau” đã công bố 20 loài.
Hội nghị châu Á (2000) về thực vật dược ở Bangladesh, Trịnh Tam Kiệt,
Ngô Anh, P. Kleinwachter và U. Grafe đã báo cáo về các hợp chất nhóm sterol mới
lạ được chiết từ loài Ganoderma colossum của Việt Nam “New unusual sterol –
type metabolites from a Vietnamese mushroom, Ganoderma colossum” [7].
Hội thảo quốc tế sinh học năm 2001 tại Hà Nội có các báo cáo như: Ngô Anh
với công trình “Sự đa dạng về công dụng của khu hệ nấm ở Thừa Thiên Huế” gồm
326 loài trong 6 nhóm nấm có ích và có hại; Phan Huy Dục báo cáo “Nấm
(Macromyces) ở vườn Quốc Gia Tam Đảo Vĩnh Phúc” công bố 41 loài, 17 họ trong
2 lớp Ascomycetes và Basidiomycetes; Trịnh Tam Kiệt và Henrich Dorfelt báo cáo
“Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và ý nghĩa của hệ thống sinh
thái của chúng” công bố 9 loài mới cho lãnh thổ Việt Nam.
Tổng kết cho đến năm 2001 đã có 1250 loài nấm lớn thuộc khu hệ nấm Việt
Nam được công bố. Từ năm 2001, các công trình nghiên cứu bắt đầu chú trọng
nghiên cứu các hoạt chất trong nấm mang các giá trị lớn về mặt dược liệu cũng như
y học. Tiêu biểu như, Kleinwachter P., Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, Schlegel B.,
Dahse H. M, Hartl A. và U. Grafe đã công bố 7 hoạt chất mới nhóm triterpenoid:
Colossolactones A – G (1-7) được chiết từ loài Ganoderma colossum được thu thập
ở Huế. Năm 2013, Ngô Anh báo cáo “Tác dụng của Linh Chi” tác giả cho biết vai
trò quan trọng của Linh Chi trong điều trị và chữa bệnh.
Công trình tổng kết những kết quả nghiên cứu về nấm ở Việt Nam từ trước cho
đến nay đã được Trịnh Tam Kiệt tổng hợp và công bố trong “Danh lục nấm lớn ở Việt
Nam” (2014), trong đó có 1821 loài nấm lớn đã được ghi nhận ở Việt Nam [51].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về khu hệ nấm, thì việc trồng nấm ở
Việt Nam cũng đang dần được chú trọng không kém. Nấm Linh chi đạt tổng sản
lượng ở Việt Nam khoảng 20 tấn/năm. Nấm bào ngư được nuôi trồng phổ biến dễ
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dàng ở Việt Nam, song thị trường còn quá hạn hẹp, tổng sản lượng hiện nay không
quá 1000 tấn. Nấm mộc nhĩ, hiện chúng ta sản xuất khá ổn định với tổng sản lượng
khoảng 8.000 - 10.000 tấn/năm. Nấm mỡ đã từng được sản xuất ở Việt Nam và xuất
khẩu cách đây 15 - 20 năm, với sản lượng vài trăm tấn/năm [80].
1.3. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Thừa Thiên Huế
Tại Thừa Thiên Huế, các công trình nghiên cứ nấm lớn tiêu biểu như:
Năm 1982, Ngô Anh và Trịnh Tam Kiệt công bố công trình “Góp phần nghiên
cứu khu hệ nấm lớn Bình Trị Thiên”, các tác giả đã xác định được 111 loài [1].
Năm 1996, Ngô Anh và Trịnh Tam Kiệt báo cáo về họ Nấm Linh Chi ở miền
Trung Việt Nam, các tác giả đã nêu danh lục 30 loài nấm Linh Chi, trong đó có 20
loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn miền Trung Việt Nam.
Năm 2009, Trần Thị Thuý với đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài
nấm lớn ở một số di tích lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế” [71]. Kết quả xác định
được 159 loài, 70 chi, 33 họ, 20 bộ, 4 lớp thuộc 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota
và Basidomycota. Trần Hữu Khôi với đề tài: “Nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Kết quả đã xác đinh được 162 loài nấm lớn , 51
chi, 26 họ, 20 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và
Basidomycota.
Năm 2010, nhiều tác giả đã công bố công trình nghiên cứu của mình trong
luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thị Kim Cúc với đề tài “Nghiên cứu đa dạng thành phần
loài và đặc điểm phân bố của nấm lớn khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế” [26], đã xác định được 162 loài nấm lớn thuộc 63 chi, 30 họ, 18
bộ thuộc 2 ngành.
Ở Thừa Thiên Huế năm 2010, Ngô Anh và Trần Thị Thúy trong báo cáo “Đa
dạng các taxon và yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế” công bố
thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế gồm 465 loài, ghi nhận 44 loài mới cho
khu hệ nấm lớn Việt Nam [24].
Năm 2011, Nguyễn Thị Thảo Nguyên, với đề tài “Thành phần loài nấm lớn
ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” [58] tác giả đã xác định được 170 loài trong
đó có 34 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn ở Việt Nam. Võ Bá Định, với đề tài
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“Thành phần loài nấm lớn ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” [35], tác giả
đã xác định 182 loài nấm lớn thuộc 64 chi, 30 họ, 20 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành.
Trương Thị Hiệp Thành, với đề tài “Thành phần loài nấm lớn ở huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế” [66] đã xác định được 178 loài thuộc 74 chi, 34 họ, 21 bộ, 3
lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidomycota.
Năm 2013, Ngô Thị Thuỳ Trang, với đề tài “Nghiên cứu thành phần loài
nấm lớn ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế” [69] đã xác định được 156 loài
thuộc 77 chi, 32 họ, 20 bộ, 3 lớp trong 3 ngành.
Năm 2014, Nguyễn Thị Phượng với đề tài “Nghiên cứu thành phần loài nấm
lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”[61], đã xác đinh được 168 loài
thuộc 73 chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và
Basidomycota.
Ở Thừa Thiên Huế năm 2010, Ngô Anh và Trần Thị Thúy trong báo cáo “Đa
dạng các taxon và yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế” công bố
thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế gồm 465 loài, ghi nhận 44 loài mới cho
khu hệ nấm lớn Việt Nam [24].
Đến năm 2015, dựa vào báo cáo “Đa dạng các taxon và yếu tố địa lý cấu
thành khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế” của Ngô Anh và Trần Thị Thúy (2010) với
các kết quả trong các luận văn cao học đã bảo vệ về nấm ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ
năm 2010 đến nay, chúng tôi đã thống kê được thành phần loài nấm lớn ở Thừa
Thiên Huế hiện nay có 720 loài [24,51].
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nấm lớn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế, nhưng ở huyện Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thì chưa có
công trình nghiên cứu về nấm lớn nào được tiến hành. Vì vậy, việc “Nghiên cứu
thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là yêu
cầu cấp thiết.
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Được giới hạn trong tọa độ địa lý:
160
40/
13//
vĩ độ Bắc
1070
21/
58//
kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền
- Phía Tây giáp thị xã Hương Trà
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Nam giáp thị xã Hương Trà
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 16.304,55 ha gồm 10 xã và 1 thị trấn.
2.1.2. Khí hậu
Quảng Điền là huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang
tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của
khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
* Chế độ nhiệt
Chia hai mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh; nhiệt độ trung bình
năm từ 24 – 250
C.
- Mùa nóng: từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên
khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình của các tháng nóng từ 27 - 290
C, tháng
nóng nhất (tháng 5, 6) có khi tới 38 - 400
C.
- Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ bình quân về mùa lạnh từ 20 - 220
C,
tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) nhiệt độ có khi xuống dưới 180
C.
* Chế độ mưa
Khu vực này có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500 mm,
có nơi lên đến hơn 4.500 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhưng tập trung chủ yếu vào 4 tháng (tháng 9 đến 12), tháng 11 có lượng mưa nhiều
nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85 - 86%.
* Gió bão
Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
- Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ
2 - 3 m/s có khi lên tới 7 - 8 m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô kéo dài.
- Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 - 6
m/s, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng.
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9, 10. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng
trực tiếp của bão, lốc, tố, dông và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió lớn có thể
đạt trên 15 - 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc, 30 - 40 m/s trong bão, lốc.
2.1.3. Thuỷ văn
Hệ thống mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá nhiều và được phân bố
đều gần như trên toàn lãnh thổ. Tất cả đều thuộc nhánh sông Bồ và các hói trầm cát
đổ về.
Sông Bồ chảy vào địa phận huyện Quảng Điền từ xã Quảng Phú, sông chia
làm hai nhánh chính: một nhánh chảy qua xã Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành
rồi nhập vào ngã ba Sình và đổ vào sông Hương về phía Đông; một nhánh khác chia
nhỏ dòng chảy thành nhiều hói như Diên Hồng, Bạch Đằng, An Xuân,… để đổ ra
phá Tam Giang theo hướng Bắc.
Về phía các trầm cát, dòng nước ngầm từ khu vực đồi cát ở phía Tây Bắc tạo
nên những hói trầm cát như Bàu Niên, Nam Giản, Sông Nịu, Thủy Lập,… Hói Bàu
Niên chảy về hạ du theo hai nhánh: nhánh hói Cao Xá chảy về phía Nam đổ vào sông
Bồ qua cầu Kẽm, nhánh hói Phổ Lại chạy theo hướng Đông đổ vào sông Bồ ở hói Ngã
Tư và hói Đồng Lâm. Qua điều tra, huyện Quảng Điền được đánh giá là nơi có nguồn
nước tương đối phong phú, có đều quanh năm và phân bố trên diện rộng, mực nước sâu
từ 1- 4 m. Tuy nhiên, ngoài các xã vùng cát, các xã còn lại nguồn nước ngầm có chất
lượng nước kém phần lớn bị chua, phèn, nhiễm mặn và các chất thải từ khu dân cư, từ
chăn nuôi và các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp. Khu vực tách biệt ở bên kia
phá thuộc hai xã Quảng Ngạn và Quảng Công có các hói trầm
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cát nhỏ chảy về hướng Nam đổ ra phá Tam Giang. Khu vực xã Quảng Thái giáp
huyện Phong Điền có nhận nước từ hói Bến Trâu thuộc dòng nước sông Ô Lâu đổ
vào sông Nịu và các nhánh kênh đào.
2.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, thảm thực vật
Thuộc địa hình đồng bằng duyên hải tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt
đối từ 15m trở xuống, trải dài theo hướng Tây – Bắc – Đông Nam và bị thu hẹp dần.
Đồng bằng Quảng Điền không tạo thành một dải rộng liên tục, mà thỉnh thoảng bị
đứt đoạn, chia thành nhiều đồng bằng nhỏ do sự xuất hiện những trảng cát nội đồng
hoặc những trằm bàu.
Địa hình huyện Quảng Điền phân thành 3 vùng: vùng đồng bằng lưu vực
sông Bồ; vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển. Tổng chiều dài bờ biển
12 km và vùng đầm phá có diện tích 4.414 ha. Đất nông nghiệp 5.996,6 ha, đất lâm
nghiệp 2.368 ha [62].
Đất đai của huyện được hình thành gồm 3 nhóm: đất cát, đất biến đổi do
trồng lúa và đất được bồi hàng năm.
Bảng 2.1. Tổng hợp các loại đất theo nguồn gốc phát sinh [62].
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha)
1 Đất cát C 6.054,70
2 Đất phù sa bồi hàng năm Pb 1.787,70
3 Đất biến đổi do trồng lúa Lp 3.625,30
Tổng diện tích 11.467,70
Ao, hồ, sông, đầm phá 3.421,15
Đất khác 1.405,90
Diện tích tự nhiên 16.294,75
(Nguồn: Báo cáo điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên các huyện)
Thực vật bậc cao có mạch ở vùng cát huyện Quảng Điền đã xác định được
khoảng 300 loài. Tuy thành phần loài không đa dạng như ở các hệ sinh thái rừng
nhiệt đới khác, nhưng thảm thực vật vùng cát ở đây khá đa dạng về sinh cảnh phân
bố, có thể phân thành 10 kiểu thảm thực vật khác nhau trên các vùng cát di động,
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cát khô cố định và cát ẩm. Mỗi kiểu thảm có các quần xã thực vật đặc trưng riêng,
đặc biệt trong số đó là các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh có cấu trúc thành phần
loài tương đối đa dạng và có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng cư dân vùng cát.
Bảng 2.2. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên ở vùng cát [62].
Vùng cát STT Kiểu thảm thực vật
Vùng cát di động 1 Trảng cỏ trên cát di động ven biển
(bao gồm cả vùng
2 Trảng cỏ xen lẫn ít cây bụi trên bãi cát di động
cát bán di động)
3
Rừng nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô bị
tác động mạnh
4
Rừng nhiệt đới thường xanh trên cát bồi tụ ven
Vùng cát cố định trằm nước bị tác động mạnh
5
Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh lá cứng trên
cát khô
6 Trảng cỏ trên cát khô
7
Rừng nhiệt đới thường xanh trên cát ẩm bị tác
động mạnh
Vùng cát ẩm - ngập
8
Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh cây lá rộng
nước thường xuyên
trên cát ẩm
hay định kỳ
9 Trảng cỏ trên cát ẩm
10 Thảm thực vật thủy sinh
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường
2.2.1. Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ
* Phân bố
Vùng đồng bằng phía Nam: bao gồm 6 xã và thị trấn: Thị trấn Sịa, Quảng
Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Vinh, tổng diện
tích tự nhiên toàn vùng là 8.840,06 ha (chiếm 54,25% diện tích toàn huyện), là vùng
đồng bằng chiêm trũng của phá Tam Giang, ruộng đất phần lớn có độ cao
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bình quân từ (- 0,5m) đến (+ 1,0m). Đồng bằng Quảng Điền bị chia cắt bởi nhiều
sông suối, trong vùng có nhiều “lòng chảo” như vùng Quảng An, Quảng Thành,
Quảng Phước, Quảng Thọ, đáy “lòng chảo” có nơi sâu đến (-1,50). Đây là một trong
những cản trở không nhỏ đến việc tổ chức sản xuất và sinh sống của dân cư trong
vùng.
* Đặc điểm vùng đồng bằng
Ðất thường có địa hình bằng phẳng, dễ dàng canh tác và điều tiết nước, thích
hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, là nơi tập trung dân cư đông đúc và có
lịch sử canh tác khá lâu đời, đất được thục hóa qua tác động định hướng của con
người, có độ phì nhiêu thực tế cao. Đặc biệt có hệ thống sông Bồ chảy qua, nên loại
đất thuộc nhóm đất phù sa, đặc biệt là các loại đất phù sa được bồi hàng năm, đất
phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ
vàng, mặc dù có tổng diện tích không lớn, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Những vùng đất này đều là các trọng điểm lúa,
hoặc là những vùng canh tác các loại cây trồng có yêu cầu cao về thổ nhưỡng và có
hiệu quả kinh tế cao như đậu đỗ, rau màu, cây ăn quả và các loại hoa.
* Đặc điểm hệ thực vật
Đặc điểm hệ thực vật vùng này chủ yếu là các cây trồng do người dân sinh
sống trồng, các cây ăn quả như: Mít, Xoài, Cam, Chuối… Bên cạnh đó, các loài
thực vật thân gỗ được trồng như: Tre, Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Sến,
Xoan… Theo thống kê huyện Quảng Điền có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp
10.340,7 ha. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày là 600,3 ha, trong đó diện tích lạc
507,4; Diện tích cây thực phẩm là 881,3 ha, diện tích trồng hoa là 23,7 ha [62].
2.2.2. Vùng cát nội đồng
2.2.2.1 Phân bố
Vùng phía Tây Bắc huyện: gồm 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi với tổng diện
tích tự nhiên là 5.092,38 ha (chiếm 31,25% diện tích toàn huyện), 80% diện tích của
vùng là đồi cát với độ cao từ 4 – 10 m so với mực nước biển. Vùng này đất đai cằn
cổi, nghèo dinh dưỡng.
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.2.2 Đặc điểm đất cát nội đồng
Đất cát nội đồng ở đây có độ phì tự nhiên rất thấp, lượng sét nhỏ hơn 15%,
chủ yếu là cát trắng. Do đó khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém. Vào
mùa mưa nước dễ ngấm sâu vào lòng đất, nhiều nơi ngập úng liên tục, vào mùa khô
đất khô hạn, nóng, lớp đất mặt khô rất nhanh, hấp nhiệt mạnh khiến cho nhiệt độ bề
mặt rất cao. Với những điểm đặc thù đó, đất cát nội đồng rất dễ bị rửa trôi, xói mòn.
2.2.2.3 Đặc điểm khu hệ thực vật
Thảm thực vật điển hình cho vùng này thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh
trên cát bồi tụ ven trằm nước bị tác động mạnh. Đó là các khoảnh rừng nhỏ trên các
sống đất cát được bồi tụ cao ven các trằm nước, tập trung nhiều cây gỗ lớn và có mật
độ che phủ dày với độ tàn che trung bình là 79%. Rừng có cấu trúc gồm 3 tầng:
- Tầng thứ nhất: gồm cây gỗ lớn có chiều cao từ 8-15m, chủ yếu là: Bưởi
bung (Acronychia pedunculata), Mưng (Barringtonia acutangula), Dẻ gai
(Castanopsis sp.), Dẻ cát (Lithocarpus concentricus), Sơn quả to (Gluta
megalocarpa), Xăng mã (Carallia brachiata), Tai chua (Garcinia cowa), Bứa vùng
cát (G. scheferi), Giền đỏ (Xylopia vielana),...;
- Tầng thứ hai: gồm cây bụi xen lẫn với cây gỗ nhỏ và cây tái sinh, chiều cao
từ 2 – 8 m, ưu thế là Quế rành (Cinnamomum burmannii), Cổ ướm (Archidendron
bauchei), Dẻ cát (Lithocarpus concentricus), Bưởi bung (Acronychia pedunculata),
Cơm nguội cọng (Ardisia pseudopedunculosa), Cù đèn (Croton sp.), Sừng trâu
(Tabernaemontae buffalina), Chòi (Planchonella obovata);
- Tầng thứ ba: tầng thảm tươi gồm những thực vật dưới 2m (cây non tái sinh
của cây gỗ và các loài thân thảo). Ưu thế trong tầng thảm tươi là Dẻ gai Castanopsis
sp., Cổ ướm (Archidendron bauchei), Cơm nguội áo (Ardisia villosa), Riềng mép
ngắn (Catimbium breviligulatum), Dứa chót chẻ (Pandanus bipollicaris) và các loài
thuộc họ Cỏ - Poaceae, họ Cói - Cyperaceae và họ hàng Dương xỉ. Thực vật ngoại
tầng thường gặp là Bù dẻ trườn (Uvaria microcarpa), Cát đằng thơm (Thunbergia
fragrans), Tơ xanh (Casssytha filiformis), Dây chìu (Tetracera scandens), Tầm gửi
(Loranthus sp.), Kim cang (Smilax china, S. corbularia subsp. synandra, S.
menispermoides).
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bên cạnh đó, kiểu rừng nhiệt đới thường xanh lá cứng trên đất cát khô bị tác
động mạnh cũng thường gặp ở một số nơi trong vùng cát nội đồng với độ tàn che
trung bình đạt 73%, với cấu trúc gồm 3 tầng. Xen kẻ các khoảng rừng là các trảng
cỏ, trảng cây bụi nhiệt đới.
Ngoài ra, thực vật thân gỗ thường thấy như Thông nhựa (Pinus merkussi),
Tràm hoa vàng (Acacia auriculaeformis), Phi lao (Casuaria equisetifolia), Keo tai
tượng (Acacia mangium), Bạch đàn (Eucalyptus tereticonis)… được người dân
trồng thành các đai rừng phòng hộ ven biển.
2.2.3. Vùng ven biển - đầm phá
* Phân bố
- Vùng phía Bắc phá Tam Giang: gồm 2 xã ven biển Quảng Công, Quảng
Ngạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362,31 ha (chiếm 14,5% diện tích toàn huyện), là
dãi cồn cát phân chia giữa phá Tam Giang và biển Đông, đặc trưng địa hình cồn cát
ven biển Bắc miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Độ cao trung
bình từ 10 – 30 m, đây là vùng nằm tương đối tách biệt với trung tâm huyện lỵ bởi
phá Tam Giang, địa hình thuộc 2 dạng chính:
+ Vùng cát dốc: là đồi cát trắng với độ cao có thể lên đến 15 – 30 m, có độ
nghiêng trên 25o
, có khả năng trồng cây lâm nghiệp.
+ Vùng đất bằng: dải đồng bằng hẹp, độ cao bình quân (+10 m) so với mực
nước biển, bề ngang bình quân 450 m, có khả năng trồng cây lâm nghiệp và xây
dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản với hình thức nuôi cao triều.
* Đặc điểm hệ sinh thái đất
Xét về hệ sinh thái đất người ta chia đất cát biển huyện Quảng Điền thành 2
loại sinh thái đất là: Cồn cát trắng vàng và đất cát ven biển.
- Hệ sinh thái đất cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols)
Đất này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Cát màu vàng có nguồn
gốc biển – gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển các bãi biển. Cát xám
trắng chủ yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò cao. Cát vàng nghệ xuất
lộ trên một vài diện tích nhỏ.
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và
thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ
giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ
lệ cát khô khá cao. Các cồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di động
của chúng đang thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân
hóa về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có
màu xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng;
cation trao đổi chất thấp; dung tích hấp thụ rất thấp nên khả năng giữ nước, giữ
phân kém. Phần lớn diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang. Một số dạng sinh thái
đất cồn cát ven biển được hình thành.
Cồn cát là những vùng bờ biển giàu nguồn cát mịn, đường kính hạt trong
khoảng từ 0,2 đến 2 mm, bị khô khi thủy triều rút, bị sấy nóng do mặt trời. Từ khi
xuất hiện đến khi ổn định, cồn cát không hình thành đơn lẻ mà tạo thành một dãy
cồn song song với mép nước biển như những làn sóng cát. Từ mép nước biển hướng
về đất liền có thể gặp một tập hợp 5 dãy cồn cát với mức độ ổn định tăng dần, đó là
cồn sơ khai, cồn tiền tiêu, cồn màu vàng, cồn màu xám và cồn trưởng thành, tạo
thành một thế hệ cồn cát.
- Hệ sinh thái đất cát biển (Dystric Arenosols)
Nhóm đất này cũng được hình thành do quá trình bồi tích của biển nhưng đã
được khai thác sử dụng từ lâu đời, vì vậy tính chất lý hóa học của đát đã thay đổi
theo chiều hướng có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hình thái phẫu diện đã có sự
phân hóa khá rõ, lớp đất mặt thường trắng hơi xám hoặc xám trắng, có nơi hơi vàng;
các tầng dưới thường chặt, khả năng tích lũy ô xít sắt lớn nên màu sắc thường vàng
hoặc vàng nhạt. Thành phần cơ giới cát đến cát rời - cát pha, nghèo mùn và chất
dinh dưỡng, nhưng so với loại cồn cát trắng vàng thì tỷ lệ hạt sét cao hơn, kết cấu
đất tốt hơn, hàm lượng mùn cao hơn nên khả năng giữ nước, giữ phân tốt hơn nhiều.
Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, có lợi thế về thành phần cơ giới nhẹ,
mực nước ngầm nông, lại thích hợp với nhiều loại cây trồng như: cây công nghiệp
ngắn ngày, cây ăn quả, rau màu, dưa, cà, cây gia vị… nếu chọn được cơ cấu cây
trồng thích hợp chú ý vấn đề thủy lợi, đầu tư thêm phân hữu cơ và các loại phân bón
khác thì có thể thu được hiệu quả kinh tế cao khi sản xuất trên loại đất này.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
* Đặc điểm hệ thực vật
Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô là kiểu thảm thực
vật phổ biến và đặc trưng của vùng cát ven biển. Trảng bao gồm các cây gỗ nhỏ và
cây bụi cao từ 1 – 3 m (ít khi đến 5 m) với độ tàn che không đồng đều (30 - 70%).
Thành phần trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô gồm có:
- Tầng cây bụi và cây gỗ nhỏ: gồm có Xăng mã (Carallia brachiata), Dẻ cát
(Lithocarpus concentricus), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Quế rành (Cinnamomum burmannii),
Dầu đắng (Lindera myrrha), Cơm nguội cọng (Ardisia pseudopedunculosa), Mà ca
(Myrsine linearis), Táu duyên hải (Vatica mangachapoi subsp. obtusifolia), Vè ve
(Cleistanthus concinnus), Cù đèn (Croton sp.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Mành mành
(Phyllanthus fasciculatus), Me lá vảy hến (P. thaii), Chẹo (Engelhardtia sp.), Trâm voi
(Syzygium bullockii), Trâm bù gỗ (S. corticosum), Trâm lá nhỏ (S. tephrodes), Ran
(Memecylon edule), Sầm tán (M. umbellatum), Niệt dó (Wikstroemia indica), Chổi xể
(Baeckea frutescens), Tiểu sim (Rhodamnia dumetorum), Sim (Rhodomyrtus
tomemtosa), Lấu núi (Psychotria montana), Gai xanh (Severinia monophylla), Bách
bệnh (Eurycoma longifolia), Xương rồng khế (Cereus peruvianus), Sừng trâu
(Tabernaemontae buffalina), Trang đỏ (Ixora coccinea), Trang trắng (I. finlaysoniana),
Ô liu nhánh (Olea brachiata)...
- Tầng cỏ: thường gặp các loài dạng hoà thảo như ở trảng cỏ trên cát khô.
Thực vật ngoại tầng gồm các loài gặp ở kiểu rừng NĐTX lá cứng trên cát khô.
Các khoảnh rừng nhỏ nằm ở vùng đầm lầy ngập nước định kỳ, là rừng nhiệt
đới thường xanh trên cát ẩm bị tác động mạnh, có tầng cây gỗ cao 8 - 25 m và độ
tàn che trung bình đạt 86,67%.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài nấm lớn phân bố ở huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế, bao gồm các nấm lớn kí sinh trên thực vật hay hoại sinh trên gỗ,
đất, các giá thể celullose khác, hoặc nấm cộng sinh với thực vật.
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu là các điểm thuộc huyện Quảng Điền bao gồm 9 xã và
1 Thị trấn.
1. Xã Quảng An
2. Xã Quảng Công
3. Xã Quảng Lợi
4. Thị trấn Sịa
5. Xã Quảng Phú
6. Xã Quảng Phước
7. Xã Quảng Thành
8. Xã Quảng Thái
9. Xã Quảng Thọ
10. Xã Quảng Vinh
Hình 3.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu huyện Quảng Điền [62].
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và định loại theo phương pháp
của các tác giả: Trịnh Tam Kiệt (2011), Rolf Singer (1986), G. H. Lincoff (1988), J.
D. Zhao (1989), L. Ryvarden và R. L Gilbertson (1986, 1993).
3.3.1. Phương pháp thu mẫu vật
Thu thập và xử lí mẫu vật theo phương pháp của Trịnh Tam Kiệt (2011),
Rolf Singer (1986), Ryvarden và Gilbertson (1993).
3.3.2. Các dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ ngoài thực địa
Khi thu mẫu ngoài thực địa cần mang theo các dụng cụ để thu mẫu gồm: túi
thu mẫu, nhãn, rìu nhỏ cầm tay, bút chì, sổ ghi chép, dao nhọn, túi giấy, kính lúp
cầm tay, giấy báo và máy ảnh.
- Thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Để tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sử dụng các thiết bị: kính
hiển vi Olympus CH – 40, kính hiễn vi Labomed – USA, kính hiễn vi huỳnh quang
gắn máy ảnh Olympus BX51 – DP12, kính lúp cầm tay và máy ảnh Nikon.
- Hóa chất:
1. Dung dịch Melzer 3. Dung dich KOH
- Iodine: 0,5g -KOH:2–5%
- KI: 1,5g - Nước
- Nước: 20ml. 4. Naphthalene (băng phiến)
2. Fomalin 5. Paradichlorobenzen.
3.3.3. Ghi chép
Khi thu mẫu phải ghi chép các thông tin về loài đang thu thập: tên chi, họ,
giá thể, địa điểm số mẫu, tên người thu mẫu, ngày thu; chú ý ghi thêm một số đặc
điểm dễ mất như màu sắc, vảy, lông ở mặt trên mũ, mùi vị, chất nhầy… của quả thể.
Cần ghi chép các đặc điểm của mẫu tươi và chụp ảnh trước khi sấy khô. Vì quả thể
sống hàng năm của nhiều loài có tỷ lệ nước cao sẽ co rút lại và thay đổi màu sắc khi
khô.
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.3.4. Cách thu mẫu
Đối với các loài nấm lớn có đời sống trên gỗ, trên cây phải dùng dao nhọn
hay rìu để tách chúng ra khỏi giá thể. Khi tách cần phải lấy ra một phần nhỏ giá thể
mà nấm sống, ghi chép kiểu gây mục.
Các quả thể mềm bằng chất thịt như những nấm có dạng tán, dạng dù dùng
giấy báo gói thành phễu. Nấm dạng sò hến, dạng củ thì gói lại bằng giấy báo hay
giấy bản hoặc gói trong túi giấy xi măng.
Những nấm có kích thước nhỏ dễ gãy vỡ nên đựng trong các lọ nhỏ hay
trong hộp nhựa. Không bao giờ dùng túi ni lông để đựng mẫu vì nó không thoát khí
và hơi nước tạo điều kiện cho mốc và vi khuẫn phát triển.
Mỗi mẫu để riêng trong một bao, không bao giờ để nhiều loài trong một bao,
một bao một nhãn riêng.
3.3.5. Phương pháp bảo quản mẫu vật
Xử lý mẫu vật sau khi thực địa về. Mẫu vật được bày trên bàn sau đó tiến
hành mô tả, ghi chép những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra nấm. Mô tả kích
thước, hình dạng màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép mũ, bào thể, cuống nấm,
mô nấm… Những mẫu vật nào dùng để phân tích ngay thì để lại, những mẫu nào
cần bảo quản lâu dài thì tiến hành xử lí để bảo quản.
Nấm được phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời hay sấy khô từ nhiệt độ
60 – 80o
C trong tủ sấy, sau đó ngâm mẫu trong dung dịch HgCl2 5% trong 30 phút
rồi sấy khô, gói cẩn thận, đánh số và sắp xếp vào hộp giấy, hộp gỗ hay thùng kẽm
đựng mẫu đậy kín hoặc mẫu vật được bảo quản lâu dài trong hộp với hóa chất bảo
quản là Paradichlobenzen hoặc Naphalene (băng phiến) để ngăn cản côn trùng và vi
sinh vật làm hư hại mẫu vật.
Đối với nấm quả thể bằng chất thịt, nấm được ngâm trong dung dịch
Formalin 4% hay dung dịch 1/3 cồn, 1/2 formalin và 1/3 glycerin.
3.3.6. Phương pháp phân tích mẫu vật
Mẫu phân tích tốt nhất là các mẫu tươi vừa thành thục mới thu hái. Phân tích
tất cả các đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi; ghi chép những đặc điểm phân tích
được vào phiếu điều tra nấm.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Dùng dao lam cắt thẳng góc ngang qua ống phấn, phiến phấn, lên tiêu bản
trong một giọt nước (đối với mẫu tươi), hay giọt KOH 3% (đối với mẫu khô). Riêng
sợi cứng được làm tiêu bản trong dung dịch Melzer (để tiêu bản có màu nhạt, dễ
quan sát).
Quan sát, mô tả các đặc điểm hình thái ngoài như hình dạng, màu sắc, mô
nấm, bào thể, phiến nấm và cuống nấm. Mô tả các cấu trúc hiển vi như hình dạng,
màu sắc, kích thước đảm, túi, bào tử sợi nấm, liệt bào, lông cứng… mỗi chỉ tiêu
hiển vi phải được đo 10 số đo để có số liệu chính xác khi mô tả.
3.3.7. Phương pháp xác định mẫu vật
Các đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi đã phân tích ở trên được sử dụng
trong quá trình định loại nấm, xác định các taxon từ bậc phân loại ngành, lớp, chi,
bộ, họ, loài. Dùng các khóa phân loại lưỡng phân và các bản đồ mô tả loài các tác
giả trước đã công bố để định loại.
Khi định loại cần phải khách quan, coi trọng những đặc điểm vốn có của loài
đã nghiên cứu, phân tích, tránh chủ quan có ý định từ trước.
Trong quá trình nghiên cứu, mẫu vật được phân tích tại phòng thí nghiệm
Thực vật – Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Huế. Tất cả các mẫu vật sẽ
được chỉnh lí và giám định dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Ngô Anh.
3.3.8. Phương pháp đánh giá số liệu
Để đánh giá mức độ gần gũi giữa các khu hệ nấm với nhau, chúng tôi sử
dụng chỉ số Sorencen (S) (1969).
2C
S =
A + B
Trong đó, C: số loài giống nhau của hai khu hệ; A: số loài khu hệ A; B: số
loài khu hệ B.
Từ chỉ số này, nếu S càng lớn thì mức độ gần gũi giữa hai khu hệ nấm càng
lớn và ngược lại nếu S càng nhỏ chứng tỏ hai khu hệ nấm càng khác xa nhau.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. DANH LỤC NẤM LỚN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
Danh lục nấm được xếp theo hệ thống của Cannon P. F. và Pegler D. N. và
được tổng kết bởi Ainsworth & Bisby’s (1995) trong “Dictionary of the Fungi”
(1995) [74]; Trịnh Tam Kiệt và cs. (2001) trong “Danh lục các loài Thực vật Việt
Nam” [48].
Giới Fungi
Giới phụ Protozoa Fungi
Ngành Myxomycota
Lớp Myxomycetes
Bộ Stemonitales
Họ Stemonitidaceae Fr.
1. Chi Stemonitis Gled.
1. Stemonitis axifera (Bull.) Macbr.
2. Stemonitis pallida Wing.
Bộ Physarales
Họ Physaraceae Chrvall
1. Chi Physarum Pers.
1. Physarum compressum Alb. & Schw.
2. Physarum sp.
Giới phụ Eufungi
Ngành Ascomycota
Lớp Ascomycetes
Bộ Xylariales
Họ Xylariaceae Tul. & C. Tul.
1. Chi Daldinia Ces. & De Not.
1. Daldinia concentrica (Bolt.: Fr.) Ces. & De Not.
2. Chi Hypoxylon Bull.
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1. Hypoxylon rubiginosum (Pers.) Fr.
2. Hypoxylon fuscum (Pers.) Fr.
3. Chi Xylaria Hill ex Schrank
1. Xylaria plebeja Ces.
Lớp Sodariomycetes
Bộ Hypocreales
Họ Cordycipitaceae Kreisel ex G. H. Sung
1. Chi Isaria Pers.
1. Isaria cicadae Miquel
Ngành Basidiomycota
Lớp Basidiomycetes
Lớp phụ Phragmobasidiomycetidae
Bộ Auriculariales
Họ Auriculariaceae Fr.
1. Chi Auricularia Bull. ex Juss.
1. Auricularia auricula (Hook.) Undrew.
2. Auricularia cornea (Fr.) Ehrenb.
3. Auricularia polytricha (Mont.) Sacc.
4. Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow.
Bộ Tremellales
Họ Exidiaceae R.T.Moore
1. Chi Pseudohydnum P. Karst.
1. Pseudohydnum gelatinosum (Scop.: Fr.) P. Karst.
Lớp phụ Holobasidiomycetidae
Bộ Dacryomycetales
Họ Dacryomycetaceae J. Schröt.
1. Chi Calocera (Fr.) Fr.
1. Calocera cornea (Batsch) Fr.
2. Chi Guepiniopsis Pat.
1. Guepiniopsis spathularia (Schw.) Pat.
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bộ Stereales
Họ Steccherinaceae Parmasto
1. Chi Irpex Fr.
1. Irpex flavus Kl.
2. Chi Steccherinum Gray
1. Steccherinum septentrionale (Fr.) Banker
2. Steccherinum ochraceum (Pers.) Gray
3. Chi Stereum Gray
1. Stereum nitidulum Berk.
2. Stereum rameale Schw.
Bộ Thelephorales
Họ Thelephoraceae Chevall.
1. Chi Thelephora Ehrh. ex Willd.
1. Thelephora anthocephala (Bull.) Fr.
2. Thelephora multiparlica Schw.
Bộ Cantharelleles
Họ Cantharellaceae J. Schröt.
1. Chi Cantharellus Fr.
1. Cantharellus carbonarius (Alb. & Schw.) Fr.
Họ Clavulinaceae (Donk) Donk
1. Chi Clavulina J. Schröt.
1. Clavulina ornatipes (Peck) Corner
Bộ Gomphales
Họ Lentaeiaceae Jülich
1. Chi Lantaria Corner
1. Lentaria surculus (Berk.) Corner
Bộ Ganodermatales
Họ Ganodermataceae (Donk) Donk
1. Chi Ganoderma Karst.
1. Ganoderma philippii (Bres. et Henn.) Bres.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2. Ganoderma sichuanense Zhao et Zhang
3. Ganoderma lucidum (W. Curt.: Fr.) P. Karst.
4. Ganoderma limushanense Zhao et Zhang
5. Ganoderma lobatum (Schwein.) G. F. Atk.
6. Ganoderma flexipes Pat.
Bộ Hymenochaetales
Họ Hymenochaetaceae Imazeki & Toki
1. Chi Cyclomyces Kze.
1. Cyclomyces cichoriaceus (Berk.) Pat.
2. Chi Phellinus Quél.
1. Phellinus melleoporus (Mur.) Ryv.
2. Phellinus setulosus (Lloyd) Imaz.
Bộ Poriales
Họ Coriolaceae (Imazeki) Singer
1. Chi Coriolopsis Murr.
1. Coriolopsis biogilva (Lloyd) Teng
2. Chi Gloeophyllum (Karst.) Karst.
1. Gloeophyllum subferrugineum (Berk.) Bond.
3. Chi Gloeoporus Mont.
1. Gloeoporus dichrous (Fr.) Bres.
4. Chi Hexagonia Fr.
1. Hexagonia subtenuis Berk.
5. Chi Hirschioporus
1. Hirschioporus flavus (Kl.) Teng
6. Chi Lenzites acuta Berk.
1. Lenzites tricolor var. daedalea Bourd. & Galz.
7. Chi Nigroporus Murr.
1. Nigroporus aratus (Berk.) Teng
2. Nigroporus pubertalis (Lloyd) Teng
8. Chi Perenniporia Murr.
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1. Perenniporia medulla - panis (Jacq.: Fr.) Donk
2. Perenniporia subacida (Peck) Donk
3. Perenniporia voeltzkowii (Henn.) Ryv.
9. Chi Pycnoporus Karst.
1. Pycnoporus sanguineus (Fr.) Murr.
10. Chi Trametes Fr.
1. Trametes hirsuta (Wulf. : Fr.) Pil.
2. Trametes cervina (Schw.) Bres.
3. Trametes conchifer (schw. : Fr.) Pil.
4. Trametes scabrosa (Pers.) G. H. Cunn.
5. Trametes serialis Fr.
6. Trametes spraguei (Berk. & Curt.) Ryv.
7. Trametes robiniophila Murr.
8. Trametes multicolor (Schaeff.) Jülich
9. Trametes sp.
11. Chi Tyromyces Karst.
1. Tyromyces amygdalinus (Berk. & Rav.) Teng
Họ Grammotheflaceae Julich
1. Chi Grammothele Berk & Curt.
1. Grammothele lineata Berk. & Curt.
Bộ Polyporales
Họ Lentinaceae Jülich
1. Chi Lentinus Fr.
1. Lentinus fulvus Berk.
2. Lentinus subnudus Berk.
3. Lentinus sp.
2. Chi Panus Fr.
1. Panus rudis Fr.
3. Chi Pleurotus (Fr.) Kumm.
1. Pleurotus porrigens (Pers.) Sing.
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2. Pleurotus septicus (Fr.) Quél.
Họ Polyporaceae Fr. ex Corda
1. Chi Microporus P. Beauv.
1. Microporus xanthopus (Fr.) Kunt.
2. Chi Polyporus Fr.
1. Polyporus arcularius Batsch : Fr.
Bộ Schizophyllales
Họ Schizophyllaceae Quél.
1. Chi Schizophyllum Fr.
1. Schizophyllum commune Fr.
Bộ Agaricales
Họ Agaricaceae Chevall.
1. Chi Agaricus L.
1. Agaricus rubellus (Gill.) Sacc.
2. Chi Chlorophyllum Massee
1. Chlorophyllum molypdites (G. Mey.) Mass.
3. Chi Lepiota (Pers.) Gray
1. Lepiota cepaestipes (Sow.) Quél.
2. Lepiota metulaespora (Berk. & Br.) Sacc.
3. Lepiota caerulescens Peck
4. Lepiota holosericea (Fr.) Gill.
5. Lepiota felina (Pers.) Karst.
4. Chi Macrolepiota Sing.
1. Macrolepiota gracilenta (Krombh.) Quél.
2. Macrolepiota rachoses (Vitt.) Sing.
Họ Amanitaceae R. Heim ex Pouzar
1. Chi Amanita Pers.
1. Amanita spissacea Imai
Họ Coprinaceae Gäum
1. Chi Coprinus Pers.
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1. Coprinus micaceus (Bull.) Fr.
2. Coprinus comatus (Muell.) Gray
3. Coprinus atramentarius (Bull. ex Fr.) Fr.
2. Chi Psathyrella (Fr.) Quél.
1. Psathyrella musae (Pat.) Moser
2. Psathyrella crenata (Lasch) Quél.
Họ Entolomataceae Kotl. & Pouzar
1. Chi Entoloma (Fr.) P. Kumm.
1. Entoloma murraii (Berk. & Curt.) Sacc.
2. Entoloma serrulatum (Fr.) Hes.
Họ Pluteaceae Kotl. & Pouzar
1. Chi Pluteus Fr.
1. Pluteus murinus Bres.
2. Pluteus sp.
Họ Strophariaceae Singer & A. H. Sm.
1. Chi Panaeolus (Fr.) Quél.
1. Panaeolus retirugis (Fr.) Gill.
2. Chi Pholiota (Fr.) Kumm.
1. Pholiota apicrea (Fr.) Moser
2. Pholiota flammans (Batsch) Quél.
3. Pholiota johnsoniana (Peck) Atk.
4. Pholiota penetrans (Fr.) Quél.
5. Pholiota rugosa Peek.
6. Pholiota spumosa (Fr.) Karst.
7. Pholiota squarrosa (Mull. ex Fr.) Kum.
8. Pholiota terrigena (Fr.) Karst.
9. Pholiota liquiritiae (Pers.) P. Karst.
Họ Tricholomataceae R. Heim ex Pouzar
1. Chi Armillaria (Fr.) Staude
1. Armillaria granulosa Butsch Kanff.
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2. Armillaria melica (Vahl.) Quél.
3. Armillaria mellea (Vahl.) Quél.
4. Armillaria sp.
2. Chi Clitocybe (Fr.) Staude
1. Clitocybe cyathiformis (Bull.) Quél.
2. Clitocybe tabescens (Scop.) Bres.
3. Clitocybe sinopica (Fr.) Gill.
3. Chi Collybia (Fr.) Staude
1. Collybia umbrina Clem.
4. Chi Marasmius Fr.
1. Marasmius dryophilus (Bull.) Karst.
2. Marasmius plicalulus Pk.
3. Marasmius rotula (Scop. ex Fr.) Fr.
4. Marasmius scorodonius (Fr.) Fr.
5. Marasmius sp.
5. Chi Marasmiellus Murr.
1. Marasmiellus albuscorticis (Secr.) Sing.
6. Chi Melanoleuca Pat.
1. Melanoleuca exscissa (Fr.) Sing.
2. Melanoleuca sp.
7. Chi Tricholoma (Fr.) Staude
1. Tricholoma equestre (L.) Quél.
2. Tricholoma ionides (Bull.) Quél.
3. Tricholoma sordidum (Fr.) Quél.
4. Tricholoma terreum (Schaeff.) Quél.
5. Tricholoma sp.
8. Chi Tricholomopsis Singer
1. Tricholomopsis platyphylla (Pers. ex Fr.) Sing
9. Chi Omphalina Quél.
1. Omphalina sp.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bộ Cortinariales
Họ Cortinariaceae R. Heim ex Pouzar
1. Chi Hebeloma (Fr.) Kumm.
1. Hebeloma versipelle (Fr.) Gill.
2. Hebeloma sp.
2. Chi Inocybe (Fr.) Fr.
1. Inocybe caesariata (Fr.) Karst.
2. Inocybe cookei Bres.
3. Inocybe umbrinella Bres.
4. Inocybe calamistrata (Fr.) Gill.
3. Chi Naucoria (Fr.) Kumm.
1. Naucoria pediales (Fr.) Quél.
2. Naucoria pediades (Fr.) Quél.
3. Naucoria similis Bres.
4. Naucoria sp.
1. Chi Crepidotus (Fr.) Staude
1. Crepidotus herbarum (Peck.) Sacc.
2. Crepidotus fulvotomentosus Peck.
3. Crepidotus malachius (Berk. & Curt.) Sacc.
4. Crepidotus sp.
Bộ Boletales
Họ Boletaceae Chevall.
1. Chi Boletus Fr.
1. Boletus retipes Besk. & Curt.
Họ Strobilomycestaceae Singer & A. H. Sm.
1. Chi Tylopilus P. Karst.
1. Tylopilus felleus (Bull.:Fr.) P. Karst.
Bộ Lycoperdales
Họ Lycoperdaceae Chevall.
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1. Chi Calvatia Fr.
1. Calvatia lilacina (Mont & Berk.) Lloyd
2. Chi Bovista Pers.
1. Bovista plumbea Pers.
2. Bovista sp.
3. Chi Bovistella Morg.
1. Bovistella longipedicellata Teng
4. Chi Lycoperdon Pers.
1. Lycoperdon pusillum Batsch
Bộ Sclerodermatales
Họ Sclerodermataceae Corda
1. Chi Scleroderma Pers.
1. Scleroderma bovista Fr.
2. Scleroderma polyrhizym Pers.
4.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NẤM LỚN HUYỆN
QUẢNG ĐIỀN
4.2.1. Sự đa dạng về thành phần loài nấm lớn huyện Quảng Điền
Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 142 loài thuộc 69 chi,
32 họ, 21 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota.
* Đa dạng về mức độ ngành
Qua bảng danh lục, chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm lớn ở huyện
Quảng Điền rất phong phú và đa dạng. Trong ba ngành thì Basidiomycota chiếm ưu
thế tuyệt đối, gặp 17 bộ, 28 họ, 63 chi và 133 loài chiếm 93,66 % loài đã xác định.
Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành
TT Tên ngành Số lớp Số bộ Số họ Số chi
Số loài
N %
1 Myxomycota 1 2 2 2 4 2,82
2 Ascomycota 2 2 2 4 5 3,52
3 Basidiomycota 1 17 28 63 133 93,66
Tổng 4 21 32 69 142 100
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
* Đa dạng về mức độ lớp
Trong 4 lớp thì lớp Basidiomycetes chiếm ưu thế tuyệt đối, gặp 133 loài,
chiếm 93,66 % loài đã xác định.
Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon trong các lớp
TT Tên lớp Số bộ Số họ Số chi
Số loài
N %
1 Myxomycetes 2 2 2 4 2,82
2 Ascomycetes 1 1 3 4 2,82
3 Sordariomycetes 1 1 1 1 0,70
4 Basidiomycetes 17 28 63 133 93,66
Tổng 21 32 69 142 100
* Đa dạng về mức độ bộ
Trong 21 bộ thì bộ Agaricales chiếm số lượng loài nhiều nhất, gặp 52 loài,
chiếm tổng số 35,92 % tổng số loài đã xác định; Poriales gặp 23 loài, chiếm
16,20%; Cortinariales gặp 14 loài chiếm 9,86 %.
Bảng 4.3. Sự phân bố các taxon trong các bộ
TT Bộ Số họ Số chi Số loài
1 Stemonitales 1 1 2
2 Physarales 1 1 2
3 Xylariales 1 3 4
4 Hypocreales 1 1 1
5 Auriculariales 1 1 4
6 Tremellales 1 1 1
7 Dacryomycetales 1 2 2
8 Stereales 1 3 5
9 Thelephorales 1 1 2
10 Cantharellales 2 2 2
11 Gomphales 1 1 1
12 Ganodermatales 1 1 6
13 Hymenochaetales 1 2 3
14 Poriales 2 12 23
15 Polyporales 2 5 8
16 Schizophyllales 1 1 1
17 Agaricales 7 20 52
18 Cortinariales 2 4 14
19 Boletales 2 2 2
20 Lycoperdales 1 4 5
21 Sclerodermatales 1 1 2
Tổng 32 69 142
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
* Đa dạng về mức độ họ
Sự đa dạng về mức độ họ của các ngành thể hiện qua tỷ lệ số loài trung bình
của mỗi họ. Tính đa dạng ở mức độ họ các các ngành được xắp sếp theo mức độ
sau: Basidiomycota: 4,75 (133 loài/28 họ); Ascomycota: 2,5 (5 loài/2 họ) và
Myxomycota: 2 (4 loài/2 họ), xem bảng 4.6.
Hai họ Coriolaceae, Tricholomataceae là những họ đa dạng nhất trong 32 họ. Trong
đó, Tricholomataceae chiếm ưu thế nhất, với 23 loài chiếm 16,2 % số loài đã xác
định; Coriolaceae gặp 22 loài, chiếm 15,49 %. Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất
TT Họ
Số chi Số loài
N % N %
1 Coriolaceae 11 7,75 22 15,49
2 Tricholomataceae 8 5,63 23 16,20
Tổng 19 13,38 45 31,69
* Đa dạng ở mức độ chi và loài
Sự đa dạng ở mức độ chi của các ngành thể hiện qua tỷ lệ số loài trung bình
của mỗi chi. Tính đa dạng ở mức độ chi cao nhất ở ngành Basidiomycota: 2,11 (133
loài/63 chi); sau đó là ngành Myxomycota: 2,0 (4 loài/2 chi) và Ascomycota: 1,25 (5
loài/4 chi), xem bảng 4.6.
Bảng 4.5. Các chi đa dạng nhất
TT Tên chi Thuộc họ
Số loài
N %
1 Ganoderma Ganodermataceae 6 4,23
2 Lepiota Agaricaceae 5 3,52
3 Marasmius Tricholomataceae 5 3,52
4 Pholiota Strophariaceae 9 6,34
5 Trametes Coriolaceae 9 6,34
6 Tricholoma Tricholomataceae 5 3,52
Tổng 6 chi 5 họ 39 27,47
Trong 69 chi đã nghiên cứu, các chi Trametes và chi Pholiota chiếm ưu thế,
mỗi chi đều gặp 9 loài chiếm 6,34% tổng số loài. Như vậy, 6 chi đa dạng nhất chiếm
27,47% tổng số chi của khu hệ nấm lớn, trong 6 chi đa dạng nhất có 97 loài, chiếm
28,03% tổng số loài của khu hệ nấm lớn ở huyện Quảng Điền.
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đa dạng ở cả mức độ họ thì ngành Basidiomycota là đa dạng nhất, tiếp đến là
ngành Ascomycota, cuối cùng là ngành Myxomycota. Đa dạng ở cả mức độ chi thì
ngành Basidiomycota là đa dạng nhất, tiếp đến là ngành Myxomycota, cuối cùng là
ngành Ascomycota.
Bảng 4.6. Đánh giá tính đa dạng loài của các ngành
Đa dạng mức độ họ Đa dạng mức độ chi
TT Ngành Tỷ lệ số loài Tỷ lệ số loài
trung bình/họ trung bình/chi
1 Myxomycota 2 (4 loài/2 họ) 2 (4 loài/2 chi)
2 Ascomycota 2,5 (5 loài/2 họ) 1,25 (5 loài/4 chi)
3 Basidiomycota 4,75 (133 loài/28 họ) 2,11 (133 loài/63 chi);
4.2.2. Sự phân bố nấm lớn trong các sinh cảnh chính
Qua kết quả nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở Quảng Điền, kết hợp với sự phân
vùng địa lý thỗ nhưỡng, phân vùng khí hậu tự nhiên và hệ thực vật trong các sinh
cảnh khác nhau chúng tôi có thể chia khu hệ nấm lớn ở Quảng Điền thành các hệ
nấm lớn dựa vào sự phân bố của chúng theo các sinh cảnh sau:
1. Các loài nấm lớn mọc ở vùng đồng bằng 0,5 – 1 m
2. Các loài nấm lớn mọc ở vùng cát nội đồng 4 – 10 m
3. Các loài nấm lớn mọc ở vùng đấm phá – ven biển độ cao dưới 10 m, đôi
khi có những cồn cát, núi cao đến 22 m.
80
%
69 %
70
60 54,93 %
50
40
30
20
13,38 %
10
0
Đồng bằng Cát nội đồng Ven biển đầm phá
Hình 4.1. Phân bố các loài trong các sinh cảnh.
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.2.2.1 Vùng đồng bằng
Thành phần loài của hệ nấm vùng đồng bằng phong phú và đa dạng nhất
trong ba sinh cảnh, gặp 98 loài chiếm 69 % tổng số loài. Vùng đồng bằng lưu vực
sông bồ nằm phía nam bao gồm 6 xã, chiếm 54,25 % diện tích toàn huyện. Bên
cạnh đó, hệ thống sông Bồ chảy qua nên đất đai ở đây được bồi đắp lượng phù sa
hàng năm, bổ sung chất dinh dưỡng và hàm lượng mùn cao. Các nhánh sông cùng
với kênh mương nông nghiệp góp phần giảm nhiệt độ, cung cấp độ ẩm giá thể cũng
như độ ẩm không khí của vùng này. Mặt khác đây là vùng dân cư, do hoạt động
canh tác của con người các nguồn giá thể tạo ra như: đất trồng trọt giàu chất hữu cơ,
phân gia sức gia cầm, bãi gỗ và nơi chế biến gỗ, rơm rạ, cỏ rác và nhiều phế thải
cellulose khác; các công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, đền đài, lăng
miếu… Như vậy, với diện tích lớn nhất, cùng với nguồn giá thể phong phú đã tạo
điều kiện cho nấm sinh trưởng và phát triển, tạo thành một hệ nấm phong phú về
thành phần loài nhất trong các sinh cảnh.
Một số loài nấm đặc trưng cho vùng như các loài mới ghi nhận cho khu hệ
Việt Nam: Armillaria melica, Clitocybe cyathiformis, Collybia umbrina có giá trị
thực phẩm. Isaria cicadae là loài ký sinh trên côn trùng, có giá trị dược liệu cao.
Các loài hoại sinh trên cây chuối: Crepidotus malachius, Pleurotus septicus,
Crepidotus fulvotomentosus.
4.2.2.2 Vùng cát nội đồng
Vùng đất cát nội đồng với đặc thù về điều kiện tự nhiên không thuận lợi như
đất có độ phì tự nhiên thấp, lượng đất sét nhỏ hơn 15 %, chủ yếu là đất cát trắng,
giữ nước và chất dinh dưỡng kém, nhiều nơi ngập ứng vào mùa mưa, mùa nóng
nhiệt độ bề mặt cao, dễ bị rửa trôi xói mòn. Tuy nhiên thành phần loài tương đối đa
dạng gồm 78 loài, chiếm 54,93%. Sở dĩ như vậy là do vùng này được sử dụng với
mục đích lâm nghiệm là chủ yếu, rừng phòng hộ, rừng sản xuất được trồng để bảo
vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước. Bên cạnh đó,
nơi đây hội tụ các dòng nước ngầm về phía các trầm cát như Thủy Lập, Bàu Niên…
cùng với kênh mương nông nghiệp tạo nên thảm thực vật đa dạng, độ ẩm giá thể
cũng như độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện cho các loài nấm lớn sinh trưởng
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và phát triển ở các rừng này là chủ yếu. Trong đó, các loài nấm ở vùng này thuộc
nấm ăn và dược liệu khá lớn, gồm 32 loài chiếm 41 %.
Loài phổ biến dễ tìm thấy ở vùng này sau các cơn mưa rào Tricbolomopsis
platyphylla hoại sinh trên đất, có giá trị về thực phẩm. Loài đặc trưng ở vùng này
như: Agaricus rubellus, Bovistella longipedicellata, Clitocybe sinopica là những
loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam, có giá trị về thực phẩm;
Tricholoma terreum là loài đặc trưng có lối sống cộng sinh, mang lại lợi ích về sinh
thái thực vật.
4.2.2.3 Vùng đầm phá – ven biển
Thành phần loài nấm lớn ở vùng đầm phá – ven biển nghèo nàn gặp 19 loài,
chiếm 13,38 %. Các yếu tố sinh thái của vùng đất cát ven biển không phù hợp cho
sự sinh trưởng của đa số loài nấm như: đất cát ven biển có độ phì nhiêu rất thấp,
hàm lượng mùn dưới 1%, đất đai bị nhiễm mặn, phèn cùng với nền nhiệt cao, bốc
hơi nước nhanh. Vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, thường xuyên có gió nóng, cát
bay… cùng với đó là thảm thực vật tương đối đơn điệu chủ yếu là Thông hai lá,
Tràm hoa vàng, Keo tai tượng, Bạch đàn, Dứa Huế, Phi lao dẫn đến thành phần loài
nấm ở đây nghèo nàn nhất trong ba vùng sinh cảnh.
Gồm các loài đặc trưng chỉ có ở vùng ven biển – đầm phá như: Hebeloma
versipelle mọc trên các trảng cỏ dọc vùng đầm phá, có lối sống cộng sinh; Lepiota
cepaestipes là loài nấm tán hoại sinh trên đất cát phủ lớp lá mục; Lentinus fulvus là
loài nấm ăn, hoại sinh trên gỗ mục. Bên cạnh đó, hai loài Pluteus sp. chưa xác định
được, mọc trên đất cát chỉ có ở vùng này. Sau những cơn mưa giông, thường bắt
gặp Boletus retipes là loài chiếm ưu thế, cộng sinh với rễ Tràm hoa vàng.
Ngoài các loài nấm phân bố theo từng sinh cảnh, một số loài phân bố rộng,
gặp ở nhiều sinh cảnh khác nhau như các loài: Ganoderma philippii, Auricularia
polytricha, Daldinia concentrica, Microporus xanthopus, Trametes hirsuta,
Pycnoporus sanguineus, Schizophyllum commune, Guepiniopsis spathularia,
Trametes scabrosa…
Như vậy qua các sinh cảnh sống cho thấy, các sinh cảnh sống khác nhau có
các điều kiện tự nhiên khác nhau, nên sự phân bố của các loài nấm trong sinh cảnh
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cũng khác nhau. Do địa hình mỗi vùng có những đặc điểm riêng lại hình thành nên
những loài nấm đặc trưng cho vùng đó. Ở vùng đồng bằng, hệ thống sông Bồ cùng
với nhiều kênh mương nông nghiệp thường có nhiệt độ thấp, độ ẩm giá thể cũng
như độ ẩm không khí khá cao, nơi có nguồn giá thể phong phú gặp nhiều loài hơn
vùng cát nội đồng và vùng ven biển. Điều đó cho thấy độ ẩm và giá thể là hai nhân
tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của nấm lớn.
4.2.3. Phương thức sống của nấm huyện Quảng Điền
Căn cứ vào phương thức sống của nấm để chia thành 3 nhóm sinh thái:
Nhóm nấm hoại sinh, nhóm nấm cộng sinh và nhóm nấm ký sinh. Trong đó nhóm
nấm hoại sinh chiếm ưu thế nhất, gặp 110 loài, chiếm 77,46% tổng số loài đã xác
định. Nhóm nấm ký sinh gặp 24 loài chiếm 16,9 % và nấm cộng sinh gặp 9 loài
chiếm 6,34%.
Hình 4.2. Phổ các phương thức sống của
nấm 4.2.3.1 Nhóm nấm hoại sinh
Nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế tuyệt đối ở khu hệ nấm huyện Quảng
Điền gặp 110 loài chiếm, 77,46% tổng số loài đã xác định. Gồm các nấm hoại sinh
trên đất, phân hoặc trên gỗ, tre, nứa, rơm, rạ hay các giá thể cellulose khác.
+ Nấm hoại sinh trên đất gồm 42 loài, chiếm 29,57 %, đa dạng về hình thái
và phong phú về thành phần loài đa số thuộc các bộ như: Agaricales, Cortinariales,
Lycoperdales. Nhóm nấm hoại sinh trên đất, đóng vai trò quan trọng chu trình tuần
hoàn vật chất trong tự nhiên. Sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ,
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
các chất cặn bã thực vật thành chất mùn và bùn khoáng. Thường gặp nhiều quả thể chất
thịt thuộc các họ: Agaricaceae, Cortinariaceae, Entolomataceae, Tricholomataceae,
Strophariaceae; một số loài quả thể chất da thuộc họ Thelephoraceae.
Ngoài ra, còn có các loài hoại sinh trên phân gia súc: Panaeolus retirugis,
Pholiota rugosa, Lepiota cepaestipes.
+ Nhóm nấm hoại sinh trên gỗ gồm 68 loài, chiếm 47,89 %, thuộc các bộ như
Dacryomycetales, Ganodermatales, Auriculariales, Tremellales, Hymenochaetales,
Stereales, Poriales, Xylariales. Các loài hoại sinh trên gỗ phổ biến như Microporus
xanthopus, Gloeophyllum subferrugineum, Trametes scabrosa, Nigroporus aratus…
Bên cạnh đó có các loài hoại sinh trên cây chuối: Crepidotus malachius,
Pleurotus septicus, Crepidotus fulvotomentosus… 4.2.3.2 Nhóm nấm cộng sinh
Nhóm nấm cộng sinh ở huyện Quảng Điền gặp 9 loài. Nấm cộng sinh có thể
hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật. Rễ nấm kết hợp chặt chẽ với
rễ cây, có vai trò quan trọng đối với đời sống của cây.
Trong đó, loài mới ghi nhận cho hệ nấm Việt Nam, Amanita spissacea Imai là
Nấm ngoại sinh dưỡng cộng sinh bắt buột với cây thông [81]. Loài Boletus retipes,
Tylopilus felleus, Tricholoma terreum cũng là hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng
cộng sinh bắt buộc với mọc dưới tán cây tràm (Melaleuca leucadendron), cây bạch đàn
(Eucalyptus camaldulensis) phân bố rộng rãi ở các xã Quảng Công, Quảng Ngạn. Nấm
thường hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng cộng sinh với cây rừng, giúp tăng cường
sự vận chuyển yếu tố dinh dưỡng, giúp cây chống lại các bệnh hại rễ, tăng cường sức
đề kháng của cây đối với điệu kiện bất lợi của ngoại cảnh.
Nấm cũng hình thành rễ nấm nội dinh dưỡng cộng sinh với cây rừng, điển
hình ở loài Armillaria mellea cộng sinh với cây lá rộng hoặc cây lá kim.
Bảng 4.7. Danh lục các loài nấm cộng sinh
1. Amanita spissacea Imai 6. Lepiota felina (Pers.) Karst.
2. Armillaria mellea (Vahl) Quél. 7. Panaeolus retirugis (Fr.) Gill.
3. Boletus retipes Besk. & Curt. 8. Tricholoma terreum (Schaeff.) Quél.
4. Cantharellus carbonarius (Alb. & Schw.) Fr. 9. Tylopilus felleus (Bull.:Fr.) P. Karst.
5. Hebeloma versipelle (Fr.) Gill.
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.2.3.3 Nhóm nấm ký sinh
Những nấm sống ký sinh tồn tại trên thực vật và động vật còn sống. Chúng
sử dụng các chất dinh dưỡng từ vật chủ và làm hại vật chủ.
Nấm ký sinh ở huyện Quảng Điền gặp 24 loài, chiếm 16,9%. Các loài này
phần lớn thuộc các nấm ký sinh trên cây, gây bệnh cho thực vật như cây lương thực,
cây công nghiệp, cây gỗ rừng, ảnh hưởng đến đời sống của cây. Xét trên phương
thức sống, có hai nhóm ký sinh đó là kí sinh bắt buộc và kí sinh tùy ý. Các nấm lớn
ký sinh trên cây ở huyện Quảng Điền đều là những loài ký sinh tùy ý, nghĩa là bình
thường sống ký sinh nhưng có thể hoại sinh điển hình như ở loài Ganoderma
philippii, Ganoderma lucidum, Schizophyllum commune, Trametes hirsuta,…
Đặc biệt có loài Isaria cicadae là loài duy nhất ký sinh trên động vật. Isaria
cicadae ký sinh trên ấu trùng ve sầu, ấu trùng dưới lòng đất, bị nhiễm nấm và nấm
bắt đầu phát triển trong vật chủ trước khi ấu trùng trường thành. Khi ấu trùng trưởng
thành bò lên mặt đất lúc này sự tăng sinh của nấm diễn ra mạnh mẽ do nhiệt độ và
độ ẩm được cải thiện. Cuối cùng toàn bộ ấu trùng bị bao bọc bởi các sợi nấm,
ở đầu ấu trùng các sợ nấm sinh trưởng tạo thành quả thể trồi lên mặt đất. Nấm được
tìm thấy ở các xã Quảng Vinh, Quảng Phú.
4.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ NẤM LỚN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 142 loài, thuộc 69 chi,
32 họ, 21 Bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota.
Qua kết quả phân tích thành phần loài của các taxon bậc bộ của khu hệ nấm
huyện Quảng Điền, chúng tôi nhận thấy các loài nấm tán trong hai bộ - Agaricales
và Cortinariales chiếm ưu thế gặp 66 loài chiếm 46,48 % tổng số loài. Để thấy được
sự đặc trưng của khu hệ nấm ở Quảng Điền chúng tôi tiến hành so sánh thành phần
loài nấm lớn ở đây với các huyện khác của Thừa Thiên Huế.
4.3.1. So sánh tình đa dạng thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng điền so với
một số vùng khác thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu hệ nấm chúng
tôi phân tích chỉ số tương đồng Sorensen. Thành phần loài nấm lớn ở Quảng Điền được
so sánh với thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở Thị xã Hương Trà trong
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“Nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trần Hữu
Khôi, 2009) [52]; Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền trong “Nghiên cứu đa dạng
thành phần loài và đặc điểm phân bố của nấm lớn khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2010) [26]; Thị xã Hương Thủy
trong “ Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế” (Ngô Thị Thùy Trang, 2013) [69]; Huyện A Lưới trong “Thành phần loài
nấm lớn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thị Thảo Nguyên, 2010)
[58]; Huyện Nam Đông trong “ Thành phần loài nấm lớn ở huyện Nam Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế” (Võ Bá Định, 2011) [35]; Huyện Phú Lộc trong “Thành phần
loài nấm lớn ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trương Thị Hiệp Thành,
2011) [66]; Huyện Phong Điền trong “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thị Phượng, 2014) [61].
Bảng 4.8. Sự đa dạng nấm huyện Quảng Điền với các địa phương khác
TT Khu vực Số loài của khu Số loài giống Chỉ số
hệ nhau Sorensen
1 Huyện Phong Điền 168 45 0,29
2 Huyện Nam Đông 182 39 0,24
3 Huyện Phú Lộc 178 37 0,23
4 Thị xã Hương Thủy 156 52 0,35
5 Huyện Hương Trà 162 36 0,24
6 Huyện A Lưới 170 34 0,22
Xét về sự tương đồng, khu hệ nấm Quảng Điền tương đồng với Thị Xã
Hương Thủy nhất so với các huyện còn lại, với chỉ số Sorensencao nhất đạt 0,35
(bảng 4.8). Huyện Quảng Điền và Thị xã Hương Thủy đều thuộc vùng khí hậu đồng
bằng gò đồi thấp. Đều có, biên độ nhiệt trung bình năm trên 9o
C, nhiệt độ trung
bình năm trên 24o
C, mùa mưa từ tháng IX – XII, ba tháng mưa lớn nhất IX, X và
XI, tiềm năng ẩm bị hạn chế do thời kỳ thiếu ẩm đến 5 - 6 tháng. Tài nguyên đất có
sự tương đồng gồm: đất phèn, đất phù sa , đất phù sa không được bồi hằng năm, đất
phù sa có tầng loang lổ. Diện tích các rừng lâm nghiệp chiếm trên 80 % diện tích tự
nhiên, phần lớn địa hình đều nằm trong khoảng độ cao < 15m [63]. Với sự tương
43
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

More Related Content

Similar to Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...
Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...
Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (20)

Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
 
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
 
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
 
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
 
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAYLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.docTìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Mứt Vỏ Bưởi.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Mứt Vỏ Bưởi.docxBáo Cáo Tốt Nghiệp Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Mứt Vỏ Bưởi.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Mứt Vỏ Bưởi.docx
 
Khóa luận - Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.doc
Khóa luận - Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.docKhóa luận - Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.doc
Khóa luận - Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.doc
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Luận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng
Luận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căngLuận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng
Luận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng
 
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
 
Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...
Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...
Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn ...
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 
Nghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.doc
Nghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.docNghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.doc
Nghiên cứu tổng hợp, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng nhóm chức hữu cơ.doc
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ LÊ THỊ PHƯƠNG THỦY NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGÔ ANH Huế
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ LÊ THỊ PHƯƠNG THỦY NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC Mã số: 60 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGÔ ANH Huế
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Phương Thủy
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lời Cảm Ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Ngô Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Huế và Trường Đại học Khoa học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Cám ơn quý thầy cô khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Huế và Trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo chúng tôi trong suốt khóa học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ba mẹ, anh chị, bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tác giả Lê Thị Phương Thủy
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 6 1.1. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn trên thế giới ............................................ 6 1.2. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam............................................. 7 1.3. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Thừa Thiên Huế ................................ 10 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...................................................................................... 12 2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 12 2.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, thảm thực vật ..................................................... 14 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 21 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 25 4.1. Danh lục nấm lớn huyện quảng điền ............................................................. 25 4.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học của nấm lớn huyện quảng điền ................... 34 4.2.1. Sự đa dạng về thành phần loài nấm lớn huyện Quảng Điền ................... 34 4.2.2. Sự phân bố nấm lớn trong các sinh cảnh chính....................................... 37 4.2.3. Phương thức sống của nấm huyện Quảng Điền ...................................... 40 4.3. Một số đặc điểm khu hệ nấm lớn huyện quảng điền ..................................... 42 4.3.1. So sánh tình đa dạng thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng điền so với một số vùng khác thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................. 42 4.3.2. Đặc trưng thành phần về loài................................................................... 44 4.3.3. Biến động cấu trúc thành phần loài theo mùa ......................................... 59 4.4. Giá trị tài nguyên nấm lớn huyện quảng điền................................................ 60 4.4.1. Giá trị tài nguyên nấm lớn huyện Quảng Điền ....................................... 60 4.4.2. Các loài quý hiếm, loài có tiềm năng lớn trong công nghệ sinh học và kinh tế quốc dân................................................................................................. 66 4.4.3. Tình hình sử dụng nấm tại địa phương.................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................... 70 I. Kết luận.............................................................................................................. 70 II. Đề nghị............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 72 1
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Am. American CS Cộng sinh cs. Cộng sự DP Dược phẩm ĐHKHTN Đại học Khoa học tự nhiên ĐHSP Đại học Sư phạm ĐTM Điểm thu mẫu H. Hình HS Hoại sinh HSTĐ Hoại sinh trên đất HSTG Hoại sinh trên gỗ KS Kí sinh NĐ Nấm độc NXB Nhà xuất bản p. Page SM Số mẫu TP Thực phẩm TT Thứ tự tr. Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các loại đất theo nguồn gốc phát sinh ..................................... 14 Bảng 2.2. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên ở vùng cát ............................................ 15 Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành .................................................... 34 Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon trong các lớp......................................................... 35 Bảng 4.3. Sự phân bố các taxon trong các bộ .......................................................... 35 Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất................................................................................. 36 Bảng 4.5. Các chi đa dạng nhất................................................................................ 36 Bảng 4.6. Đánh giá tính đa dạng loài của các ngành ............................................... 37 Bảng 4.7. Danh lục các loài nấm cộng sinh ............................................................. 41 Bảng 4.8. Sự đa dạng nấm huyện Quảng Điền với các địa phương khác................ 43 Bảng 4.9. Danh lục loài nấm mới............................................................................. 45 Bảng 4.10. Danh lục các loài nấm thực phẩm.......................................................... 62 Bảng 4.11. Danh lục các loài nấm có thể làm dược liệu.......................................... 64 Bảng 4.12. Danh lục các loài nấm độc..................................................................... 66 2
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu huyện Quảng Điền............................................ 21 Hình 4.1. Phân bố các loài trong các sinh cảnh. ...................................................... 37 Hình 4.2. Phổ các phương thức sống của nấm......................................................... 40 Hình 4.3. Hình thái ngoài và bào tử Agaricus rubellus (Gill.) Sacc........................ 46 Hình 4.4. Hình thái ngoài và bào tử Amanita spissacea Imai.................................. 47 Hình 4.5. Hình thái ngoài và bào tử Armillaria melica (Vahl) Quél. ...................... 47 Hình 4.6. Hình thái ngoài và bào tử Bovistella longipedicellata Teng.................... 48 Hình 4.7. Hình thái ngoài Clavulina ornatipes (Peck) Corner ................................ 48 Hình 4.8. Hình thái ngoài và bào tử Clitocybe cyathiformis (Bull.) Quél. .............. 49 Hình 4.9. Hình thái ngoài và bào tử Clitocybe sinopica (Fr.) Gill........................... 49 Hình 4.10. Hình thái ngoài và bào tử Collybia umbrina Clem................................ 50 Hình 4.11. Hình thái ngoài Coriolopsis biogilva (Lloyd) Teng............................... 50 Hình 4.12. Hình thái ngoài và bào tử Entoloma murrayi (Berk. & Curt.) Sacc. ..... 51 Hình 4.13. Hình thái ngoài và bào tử Inocybe umbrinella Bres. ............................. 52 Hình 4.14. Hình thái ngoài và bào tử Isaria cicadae Miquel .................................. 52 Hình 4.15. Hình thái ngoài và bào tử Lepiota metulaespora (Berk. & Br.) Sacc.... 53 Hình 4.16. Hình thái ngoài và bào tử Lycoperdon pusillum Batsch ........................ 54 Hình 4.17. Hình thái ngoài và bào tử Naucoria pediales Fr. Quél. ......................... 54 Hình 4.18. Hình thái ngoài và bào tử Pholiota flammans (Batsch) Quél. ............... 55 Hình 4.19. Hình thái ngoài và bào tử Pholiota liquiritiae (Pers.) P. Karst.............. 56 Hình 4.20. Hình thái ngoài và bào tử Steccherinum septentrionale (Fr.) Banker ... 56 Hình 4.21. Hình thái ngoài và bào tử Stemonitis pallida Wing............................... 57 Hình 4.22. Hình thái ngoài và bào tử Tricholomopsis platybylla (Pers. ex Fr.) Sing .................................................................................................................................. 58 Hình 4.23. Hình thái ngoài và bào tử Tricholoma sordium (Fr.) Quél. ................... 58 Hình 4.24. Biến động thành phần loài theo mùa...................................................... 59 Hình 4.25. Phổ giá trị tài nguyên nấm lớn ............................................................... 61 Hình 4.26. Volvariella volvacea............................................................................... 65 Hình 4.27. Lepiota caerulescens.............................................................................. 65 Hình 4.28. Tình hình sử dụng nấm tại huyện Quảng Điền ...................................... 68 3
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU Nấm là nhóm lớn thứ hai của các sinh vật trong sinh quyển sau côn trùng, tuy nhiên số loài nấm được biết đến chỉ chiếm khoảng 5% số loài trên thế giới. Vì vậy, phần lớn các loài nấm vẫn chưa được biết. Trong số khoảng 70.000 loài được mô tả có khoảng 14.000 - 15.000 loài tạo quả thể kích thước đầy đủ và cấu trúc phù hợp để được xem là nấm lớn. Trong số này, khoảng 5.000 loài được xem là có mức độ khác nhau của tính ăn được, và hơn 2.000 loài từ 31 chi được coi là nấm ăn được. Nhưng chỉ có 100 trong số họ được trồng thử nghiệm. Hơn nữa, khoảng 1.800 loài là dược liệu. Số lượng nấm độc là tương đối nhỏ (khoảng 10%), trong số này có khoảng 30 loài được xem là gây chết người [80]. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện nay con người phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó bao gồm: nguồn cung cấp lương thực, chất lượng lương thực không đảm bảo và tăng suy thoái môi trường là ba vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến tương lai hạnh phúc nhân loại. Việc khai thác, sử dụng các giá trị của nấm lớn góp phần giải quyết những vấn đề trên. Đã từ lâu nấm được đánh giá là nguồn thực phẩm tương đối rẻ tiền mang lại nguồn protein chất lượng cao, nguồn nguyên liệu sạch được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Trong nấm chứa các loại vitamin B, C và D, bao gồm các niacin, riboflavin, thiamine và folate; chứa nhiều khoáng chất khác nhau bao gồm kali, phốt pho, canxi, magiê, sắt và đồng. Chúng cung cấp carbohydrate, nhưng ít chất béo và chất xơ, và không chứa tinh bột. Ngoài ra, còn chứa các axit amin thiết yếu, một số nấm có lợi ích chữa bệnh nhất định, được biết đến để tăng cường hệ miễn dịch. Theo ước tính có khoảng sáu phần trăm nấm ăn được biết là có đặc tính chữa bệnh [82]. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Ganoderma lucidum thành phần quan trọng bao gồm β và Hetero-β-glucans có tác dụng chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch; ling zhi-8 protein chống dị ứng, điều hòa miễn dịch; axit ganodermic – triterpenes chất chống dị ứng, giảm cholesterol và hạ huyết áp… [27]; Nấm đông trùng hạ thảo - Isaria cicadae có nhiều chức năng sinh học, do chứa các chất có hoạt tính sinh học như: myriocin điều trị bệnh đa xơ cứng; 4
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 adenosine tác dụng có lợi trên hệ thống thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, kháng bức xạ và tác dụng chống khối u; cordycepin đã được chế biến thành các loại thuốc chủ yếu dành cho việc điều trị bệnh bạch cầu, mà đã được thử nghiệm lâm sàng… [87]. Nấm có thể sản xuất một nhóm các enzyme ngoại bào phức tạp bao gồm: peroxidaza lignin (LIP), mangan peroxidase (MnP), laccase… có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục môi trường, duy trì cân bằng hệ sinh thái [75]. Tùy vào phương thức sống của nấm như hoại sinh, cộng sinh hay cả ký sinh mà được sử dụng để lọc nước, khôi phục lại rừng, loại bỏ chất thải độc hại và kiểm soát côn trùng gây hại. Nấm còn có giá trị lớn trong công nghiệp hóa học, cộng nghiệp thuộc da… Chính vì thế, về cả hai phương diện khoa học và thực tiễn, việc đẩy mạnh nghiên cứu nấm đều có ý nghĩa to lớn. Việc đánh giá mức độ đa dạng các loài nấm lớn của các khu vực cụ thể, là một yêu cầu cơ bản tạo cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên này. Hiện nay khu hệ nấm lớn Việt Nam nói chung, và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Trong đó, Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển, đầm phá nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn diện tích huyện Quảng Điền thuộc địa bàn thấp trũng, địa hình chia thành 3 vùng chính gồm: đồng bằng lưu vực sông Bồ, vùng cát nội đồng và vùng ven biển – đầm phá [62]. Vì vậy, khu hệ nấm ở đây đa dạng về thành phần loài và dạng sống. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây vẫn chưa được nghiên cứu.Việc nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, nhằm xác định thành phần loài, bổ sung cho danh lục khu hệ nấm ở Thừa Thiên Huế cũng như khu hệ nấm ở Việt Nam; đánh giá tính đa dạng sinh học và giá trị tài nguyên của nấm; xác định các loài quý hiếm, loài nguy cấp và loài có tiềm năng lớn trong công nghệ sinh học, kinh tế quốc dân là rất cần thiết, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn gen của những loài quý hiếm để bảo vệ sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam và thế giới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” 5
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn trên thế giới Từ lâu nấm đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Con người đã biết sử dụng nấm làm thực phẩm cách đây 13.000 năm tại dãy Andes, được xác nhận thông qua hồ sơ khảo cổ học. Cách đây hơn 3.000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng nấm làm thức ăn. Tại Hy Lạp và La Mã cổ đại, nấm được đánh giá cao và được sử dụng ở những tầng lớp cao. Người dân trên khắp miền nam châu Phi đã ăn nấm trong nhiều thế kỷ [80]. Vào thế kỷ IV trước Công Nguyên, hai nhà bác học người Hy Lạp là Theosphraste và Aristote đã đề cập đến nấm cục (Tuberaceae) và nấm tán (Agaricaceae) trong tác phẩm của mình. Đến thế kỷ thứ I sau công nguyên nhà tự nhiên học người La Mã Plini là người đầu tiên phân loại nấm dựa vào hình thái ngoài và giá trị kinh tế của nấm. Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ thế kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ XVIII sau công nguyên, con người vẫn hiểu biết chưa nhiều về nấm. [81] Thời kỳ nấm học phát triển rực rỡ là cuối thế kỷ XIX với nhiều công trình của các tác giả: Fries (1821 – 1838), Saccardo (1888), Karseten (1881 – 1889), Patouillard (1890 – 1928). Từ đó tạo ra hệ thống nấm cơ bản và bước đầu phân loại nấm dựa vào các đặc điểm hiển vi của nấm. Vào đầu thế kỷ XX nấm học phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành khoa học, một trong những ngành mũi nhọn được con người quan tâm rất nhiều. Nhiều công trình nghiên cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Các nhà nấm học đã hình thành một hệ thống phân loại khá ổn định ở Châu Âu, Bắc Mỹ như hệ thống của Domanski (1960), Jahn (1963); Ryvarden (1976 – 1978)…, đặc biệt một số chi mới được mô tả dựa vào đặc điểm hiển vi. Trong những năm cuối thế kỷ XX nhiều tiêu chuẩn mới đã được sử dụng trong phân loại như: phản ứng hóa học, sự phân tính, hệ sợi nấm, kiểu gây mục, đặc điểm nuôi cấy. Đặc biệt các đặc điểm về thành phần sinh hóa và cấu trúc phân tử ADN đã được ứng dụng trong phân loại nấm. 6
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hiện nay, trên thế giới có khoảng gần 2000 loài nấm có thể sử dụng làm thực phẩm trong tổng số 70.000 loài nấm đã được phát hiện, hơn thế nữa trong số này có tới 200 loài nấm đã được người dân các nước phương đông sử dụng trong y học cổ truyền để trị bệnh. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 35 loài nấm được nuôi trồng thương mại, khoảng 20 loài trong số này được nuôi trồng với quy mô công nghiệp thuộc cả hai nhóm nấm dược phẩm và thực phẩm [80]. Trong nhóm nấm dược phẩm chủ yếu hai loài Linh Chi (Ganoderma lucidum) và Vân Chi (Trametes versicolor) là được nuôi trồng với quy mô lớn. Nấm thực phẩm nuôi trồng chủ yếu là nấm mỡ (Agaricus bisporus) khoảng 32%; Nấm hương (Lentinus endodes), 25,4%; nấm sò (Pleurotus spp.), 14,2%; Mộc nhĩ (Auricularia spp.), 7,9%; nấm rơm (Volvariella volvacea), 7,9% [82]. Tổng sản lượng nấm trên thế giới năm 1997 là 6.158.400 tấn tương đương với 14 tỉ USD (Chang, 1999). Sản lượng nấm trên thế giới năm 2002 là 12.250.000 tấn [80]. Như vậy chỉ sau 5 năm sản lượng nấm trên thế giới đã tăng gần gấp đôi, điều này chứng tỏ thị trường nấm trên Thế giới đang phát triển rất mạnh. Những quốc gia có ngành sản xuất nấm phát triển hiện nay như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều là những quốc gia có sự đầu tư đúng mức cho các nghiên cứu thực nghiệm và phát triển công nghệ. 1.2. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân ta đã biết dùng nấm làm thực phẩm và dược phẩm. Nhà bác học, Lê Quý Đôn (1726 – 1784) đã đánh giá “Linh chi là một sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam” qua tác phẩm “Vân đài loại ngữ” và “Kiến văn tiểu lục” [36]. Từ trước đến cuối thế kỷ XIX, hầu như không có công trình nghiên cứu về phân loại nấm. Việc nghiên cứu nấm bắt đầu được tiến hành bởi các nhà khoa học nước ngoài trong thời kỳ Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu các nhà nấm học như: Patouillard N., Hariot P., Roger, Petelot, Eberhardt…. Tổng kết khu hệ nấm Việt Nam từ năm 1890 – 1928 có khoảng 200 loài. Năm 1953, người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về nấm là Phạm Hoàng Hộ, trong công trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” [42], ông mô tả tóm tắt 48 chi và 1 7
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 loài nấm lớn. Từ đây, các công trình nghiên cứu hệ nấm Việt Nam bắt đầu được chú trọng và nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu giai đoạn từ năm 1954 – 2000, với tnhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, bước đầu nghiên cứu đánh giá sự đa dạng khu hệ nấm Việt Nam cũng như mô tả các chi có giá trị tài nguyên và kinh tế cao, một số công trình tiêu biểu như: Năm 1994, tại hội nghị Quốc tế về nấm Linh Chi được tổ chức tại Đại Học Y Khoa Bắc Kinh – Trung Quốc, Phan Huy Dục đã báo cáo “Research and culture of the mushroom Ganoderma lucidum (Leyss:Fr) Karst. in Vietnam”. Năm 1996, Trịnh Tam Kiệt và Ngô Anh báo cáo về họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở miền Trung Việt Nam tại hội nghị quốc tế về nấm tại Nhật Bản với đề tài “Study on the family Ganodermataceae Donk in the Central Region of Vietnam” [76], với 30 loài Linh chi ở miền Trung Việt Nam, trong đó có 20 loài mới ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ nấm ở miền Trung Việt Nam. Trịnh Tam Kiệt (1998) công bố đặc điểm khu hệ nấm Việt Nam “Charakteristika der GroBpilzflora Vietnams”, và danh lục khu hệ nấm Việt Nam “Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam” với 837 loài nấm ở Việt Nam đã được công bố và ghi nhận. Hội nghị Sinh học toàn quốc ở Hà Nội (tháng 12 năm 1999), Ngô Anh báo cáo “Nghiên cứu họ nấm linh chi (Ganodermataceae) ở Thừa Thiên Huế” gồm 35 loài thuộc 2 chi Ganoderma và Amauroderma, trong đó 10 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam; Lê Xuân Thám, Trần Hữu Độ và Hoàng Nghĩa Dũng công bố “Nghiên cứu công nghệ hoá tài nguyên nấm bào ngư, loài mới Pleurotus blaoensis Thám sp. nov & Antromycopsis blaoensis Thám anam. nov tìm được ở Bảo Lộc, Lâm Đồng”; Nguyễn Thị Chính, Kiều Thu Vân, Dương Đình Bi và Nguyễn Thị Đức Hiền báo cáo “Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học và tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)”. Năm 2000, tại Hội nghị Sinh học Quốc Gia, những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu sinh học, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe và J. Dorfelt đã công bố “Những dẫn liệu bổ sung về thành phần loài và hoá các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm Việt Nam” [46], trong đó các tác giả đã công bố 65 loài mới của khu hệ nấm 8
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việt Nam và thông báo về các hợp chất tự nhiên được nghiên cứu ở 25 loài nấm Việt Nam, trong đó hơn 10 cấu trúc mới về các hợp chất tự nhiên ở nấm Việt Nam đã được xác định cho khoa học. Phan Huy Dục và Nasakazu Hiraide báo cáo “Kết quả bước đầu điều tra nghiên cứu nấm phá hoại gỗ ở rừng ngập mặn tại lâm - ngư trường Tam giang 3, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà mau” đã công bố 20 loài. Hội nghị châu Á (2000) về thực vật dược ở Bangladesh, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, P. Kleinwachter và U. Grafe đã báo cáo về các hợp chất nhóm sterol mới lạ được chiết từ loài Ganoderma colossum của Việt Nam “New unusual sterol – type metabolites from a Vietnamese mushroom, Ganoderma colossum” [7]. Hội thảo quốc tế sinh học năm 2001 tại Hà Nội có các báo cáo như: Ngô Anh với công trình “Sự đa dạng về công dụng của khu hệ nấm ở Thừa Thiên Huế” gồm 326 loài trong 6 nhóm nấm có ích và có hại; Phan Huy Dục báo cáo “Nấm (Macromyces) ở vườn Quốc Gia Tam Đảo Vĩnh Phúc” công bố 41 loài, 17 họ trong 2 lớp Ascomycetes và Basidiomycetes; Trịnh Tam Kiệt và Henrich Dorfelt báo cáo “Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và ý nghĩa của hệ thống sinh thái của chúng” công bố 9 loài mới cho lãnh thổ Việt Nam. Tổng kết cho đến năm 2001 đã có 1250 loài nấm lớn thuộc khu hệ nấm Việt Nam được công bố. Từ năm 2001, các công trình nghiên cứu bắt đầu chú trọng nghiên cứu các hoạt chất trong nấm mang các giá trị lớn về mặt dược liệu cũng như y học. Tiêu biểu như, Kleinwachter P., Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, Schlegel B., Dahse H. M, Hartl A. và U. Grafe đã công bố 7 hoạt chất mới nhóm triterpenoid: Colossolactones A – G (1-7) được chiết từ loài Ganoderma colossum được thu thập ở Huế. Năm 2013, Ngô Anh báo cáo “Tác dụng của Linh Chi” tác giả cho biết vai trò quan trọng của Linh Chi trong điều trị và chữa bệnh. Công trình tổng kết những kết quả nghiên cứu về nấm ở Việt Nam từ trước cho đến nay đã được Trịnh Tam Kiệt tổng hợp và công bố trong “Danh lục nấm lớn ở Việt Nam” (2014), trong đó có 1821 loài nấm lớn đã được ghi nhận ở Việt Nam [51]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về khu hệ nấm, thì việc trồng nấm ở Việt Nam cũng đang dần được chú trọng không kém. Nấm Linh chi đạt tổng sản lượng ở Việt Nam khoảng 20 tấn/năm. Nấm bào ngư được nuôi trồng phổ biến dễ 9
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dàng ở Việt Nam, song thị trường còn quá hạn hẹp, tổng sản lượng hiện nay không quá 1000 tấn. Nấm mộc nhĩ, hiện chúng ta sản xuất khá ổn định với tổng sản lượng khoảng 8.000 - 10.000 tấn/năm. Nấm mỡ đã từng được sản xuất ở Việt Nam và xuất khẩu cách đây 15 - 20 năm, với sản lượng vài trăm tấn/năm [80]. 1.3. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Thừa Thiên Huế Tại Thừa Thiên Huế, các công trình nghiên cứ nấm lớn tiêu biểu như: Năm 1982, Ngô Anh và Trịnh Tam Kiệt công bố công trình “Góp phần nghiên cứu khu hệ nấm lớn Bình Trị Thiên”, các tác giả đã xác định được 111 loài [1]. Năm 1996, Ngô Anh và Trịnh Tam Kiệt báo cáo về họ Nấm Linh Chi ở miền Trung Việt Nam, các tác giả đã nêu danh lục 30 loài nấm Linh Chi, trong đó có 20 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn miền Trung Việt Nam. Năm 2009, Trần Thị Thuý với đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài nấm lớn ở một số di tích lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế” [71]. Kết quả xác định được 159 loài, 70 chi, 33 họ, 20 bộ, 4 lớp thuộc 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidomycota. Trần Hữu Khôi với đề tài: “Nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Kết quả đã xác đinh được 162 loài nấm lớn , 51 chi, 26 họ, 20 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidomycota. Năm 2010, nhiều tác giả đã công bố công trình nghiên cứu của mình trong luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thị Kim Cúc với đề tài “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của nấm lớn khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” [26], đã xác định được 162 loài nấm lớn thuộc 63 chi, 30 họ, 18 bộ thuộc 2 ngành. Ở Thừa Thiên Huế năm 2010, Ngô Anh và Trần Thị Thúy trong báo cáo “Đa dạng các taxon và yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế” công bố thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế gồm 465 loài, ghi nhận 44 loài mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [24]. Năm 2011, Nguyễn Thị Thảo Nguyên, với đề tài “Thành phần loài nấm lớn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” [58] tác giả đã xác định được 170 loài trong đó có 34 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn ở Việt Nam. Võ Bá Định, với đề tài 10
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “Thành phần loài nấm lớn ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” [35], tác giả đã xác định 182 loài nấm lớn thuộc 64 chi, 30 họ, 20 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành. Trương Thị Hiệp Thành, với đề tài “Thành phần loài nấm lớn ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” [66] đã xác định được 178 loài thuộc 74 chi, 34 họ, 21 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidomycota. Năm 2013, Ngô Thị Thuỳ Trang, với đề tài “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế” [69] đã xác định được 156 loài thuộc 77 chi, 32 họ, 20 bộ, 3 lớp trong 3 ngành. Năm 2014, Nguyễn Thị Phượng với đề tài “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”[61], đã xác đinh được 168 loài thuộc 73 chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidomycota. Ở Thừa Thiên Huế năm 2010, Ngô Anh và Trần Thị Thúy trong báo cáo “Đa dạng các taxon và yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế” công bố thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế gồm 465 loài, ghi nhận 44 loài mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [24]. Đến năm 2015, dựa vào báo cáo “Đa dạng các taxon và yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế” của Ngô Anh và Trần Thị Thúy (2010) với các kết quả trong các luận văn cao học đã bảo vệ về nấm ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2010 đến nay, chúng tôi đã thống kê được thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế hiện nay có 720 loài [24,51]. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nấm lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng ở huyện Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thì chưa có công trình nghiên cứu về nấm lớn nào được tiến hành. Vì vậy, việc “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là yêu cầu cấp thiết. 11
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Được giới hạn trong tọa độ địa lý: 160 40/ 13// vĩ độ Bắc 1070 21/ 58// kinh độ Đông - Phía Bắc giáp huyện Phong Điền - Phía Tây giáp thị xã Hương Trà - Phía Đông giáp biển Đông - Phía Nam giáp thị xã Hương Trà Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 16.304,55 ha gồm 10 xã và 1 thị trấn. 2.1.2. Khí hậu Quảng Điền là huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. * Chế độ nhiệt Chia hai mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh; nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 250 C. - Mùa nóng: từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình của các tháng nóng từ 27 - 290 C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) có khi tới 38 - 400 C. - Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ bình quân về mùa lạnh từ 20 - 220 C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) nhiệt độ có khi xuống dưới 180 C. * Chế độ mưa Khu vực này có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500 mm, có nơi lên đến hơn 4.500 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau 12
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhưng tập trung chủ yếu vào 4 tháng (tháng 9 đến 12), tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85 - 86%. * Gió bão Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: - Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3 m/s có khi lên tới 7 - 8 m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô kéo dài. - Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 - 6 m/s, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9, 10. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, tố, dông và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15 - 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc, 30 - 40 m/s trong bão, lốc. 2.1.3. Thuỷ văn Hệ thống mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá nhiều và được phân bố đều gần như trên toàn lãnh thổ. Tất cả đều thuộc nhánh sông Bồ và các hói trầm cát đổ về. Sông Bồ chảy vào địa phận huyện Quảng Điền từ xã Quảng Phú, sông chia làm hai nhánh chính: một nhánh chảy qua xã Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành rồi nhập vào ngã ba Sình và đổ vào sông Hương về phía Đông; một nhánh khác chia nhỏ dòng chảy thành nhiều hói như Diên Hồng, Bạch Đằng, An Xuân,… để đổ ra phá Tam Giang theo hướng Bắc. Về phía các trầm cát, dòng nước ngầm từ khu vực đồi cát ở phía Tây Bắc tạo nên những hói trầm cát như Bàu Niên, Nam Giản, Sông Nịu, Thủy Lập,… Hói Bàu Niên chảy về hạ du theo hai nhánh: nhánh hói Cao Xá chảy về phía Nam đổ vào sông Bồ qua cầu Kẽm, nhánh hói Phổ Lại chạy theo hướng Đông đổ vào sông Bồ ở hói Ngã Tư và hói Đồng Lâm. Qua điều tra, huyện Quảng Điền được đánh giá là nơi có nguồn nước tương đối phong phú, có đều quanh năm và phân bố trên diện rộng, mực nước sâu từ 1- 4 m. Tuy nhiên, ngoài các xã vùng cát, các xã còn lại nguồn nước ngầm có chất lượng nước kém phần lớn bị chua, phèn, nhiễm mặn và các chất thải từ khu dân cư, từ chăn nuôi và các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp. Khu vực tách biệt ở bên kia phá thuộc hai xã Quảng Ngạn và Quảng Công có các hói trầm 13
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cát nhỏ chảy về hướng Nam đổ ra phá Tam Giang. Khu vực xã Quảng Thái giáp huyện Phong Điền có nhận nước từ hói Bến Trâu thuộc dòng nước sông Ô Lâu đổ vào sông Nịu và các nhánh kênh đào. 2.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, thảm thực vật Thuộc địa hình đồng bằng duyên hải tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 15m trở xuống, trải dài theo hướng Tây – Bắc – Đông Nam và bị thu hẹp dần. Đồng bằng Quảng Điền không tạo thành một dải rộng liên tục, mà thỉnh thoảng bị đứt đoạn, chia thành nhiều đồng bằng nhỏ do sự xuất hiện những trảng cát nội đồng hoặc những trằm bàu. Địa hình huyện Quảng Điền phân thành 3 vùng: vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ; vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển. Tổng chiều dài bờ biển 12 km và vùng đầm phá có diện tích 4.414 ha. Đất nông nghiệp 5.996,6 ha, đất lâm nghiệp 2.368 ha [62]. Đất đai của huyện được hình thành gồm 3 nhóm: đất cát, đất biến đổi do trồng lúa và đất được bồi hàng năm. Bảng 2.1. Tổng hợp các loại đất theo nguồn gốc phát sinh [62]. TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) 1 Đất cát C 6.054,70 2 Đất phù sa bồi hàng năm Pb 1.787,70 3 Đất biến đổi do trồng lúa Lp 3.625,30 Tổng diện tích 11.467,70 Ao, hồ, sông, đầm phá 3.421,15 Đất khác 1.405,90 Diện tích tự nhiên 16.294,75 (Nguồn: Báo cáo điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên các huyện) Thực vật bậc cao có mạch ở vùng cát huyện Quảng Điền đã xác định được khoảng 300 loài. Tuy thành phần loài không đa dạng như ở các hệ sinh thái rừng nhiệt đới khác, nhưng thảm thực vật vùng cát ở đây khá đa dạng về sinh cảnh phân bố, có thể phân thành 10 kiểu thảm thực vật khác nhau trên các vùng cát di động, 14
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cát khô cố định và cát ẩm. Mỗi kiểu thảm có các quần xã thực vật đặc trưng riêng, đặc biệt trong số đó là các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh có cấu trúc thành phần loài tương đối đa dạng và có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng cư dân vùng cát. Bảng 2.2. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên ở vùng cát [62]. Vùng cát STT Kiểu thảm thực vật Vùng cát di động 1 Trảng cỏ trên cát di động ven biển (bao gồm cả vùng 2 Trảng cỏ xen lẫn ít cây bụi trên bãi cát di động cát bán di động) 3 Rừng nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô bị tác động mạnh 4 Rừng nhiệt đới thường xanh trên cát bồi tụ ven Vùng cát cố định trằm nước bị tác động mạnh 5 Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô 6 Trảng cỏ trên cát khô 7 Rừng nhiệt đới thường xanh trên cát ẩm bị tác động mạnh Vùng cát ẩm - ngập 8 Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh cây lá rộng nước thường xuyên trên cát ẩm hay định kỳ 9 Trảng cỏ trên cát ẩm 10 Thảm thực vật thủy sinh Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường 2.2.1. Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ * Phân bố Vùng đồng bằng phía Nam: bao gồm 6 xã và thị trấn: Thị trấn Sịa, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Vinh, tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 8.840,06 ha (chiếm 54,25% diện tích toàn huyện), là vùng đồng bằng chiêm trũng của phá Tam Giang, ruộng đất phần lớn có độ cao 15
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bình quân từ (- 0,5m) đến (+ 1,0m). Đồng bằng Quảng Điền bị chia cắt bởi nhiều sông suối, trong vùng có nhiều “lòng chảo” như vùng Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, đáy “lòng chảo” có nơi sâu đến (-1,50). Đây là một trong những cản trở không nhỏ đến việc tổ chức sản xuất và sinh sống của dân cư trong vùng. * Đặc điểm vùng đồng bằng Ðất thường có địa hình bằng phẳng, dễ dàng canh tác và điều tiết nước, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, là nơi tập trung dân cư đông đúc và có lịch sử canh tác khá lâu đời, đất được thục hóa qua tác động định hướng của con người, có độ phì nhiêu thực tế cao. Đặc biệt có hệ thống sông Bồ chảy qua, nên loại đất thuộc nhóm đất phù sa, đặc biệt là các loại đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, mặc dù có tổng diện tích không lớn, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Những vùng đất này đều là các trọng điểm lúa, hoặc là những vùng canh tác các loại cây trồng có yêu cầu cao về thổ nhưỡng và có hiệu quả kinh tế cao như đậu đỗ, rau màu, cây ăn quả và các loại hoa. * Đặc điểm hệ thực vật Đặc điểm hệ thực vật vùng này chủ yếu là các cây trồng do người dân sinh sống trồng, các cây ăn quả như: Mít, Xoài, Cam, Chuối… Bên cạnh đó, các loài thực vật thân gỗ được trồng như: Tre, Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Sến, Xoan… Theo thống kê huyện Quảng Điền có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 10.340,7 ha. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày là 600,3 ha, trong đó diện tích lạc 507,4; Diện tích cây thực phẩm là 881,3 ha, diện tích trồng hoa là 23,7 ha [62]. 2.2.2. Vùng cát nội đồng 2.2.2.1 Phân bố Vùng phía Tây Bắc huyện: gồm 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi với tổng diện tích tự nhiên là 5.092,38 ha (chiếm 31,25% diện tích toàn huyện), 80% diện tích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4 – 10 m so với mực nước biển. Vùng này đất đai cằn cổi, nghèo dinh dưỡng. 16
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.2.2 Đặc điểm đất cát nội đồng Đất cát nội đồng ở đây có độ phì tự nhiên rất thấp, lượng sét nhỏ hơn 15%, chủ yếu là cát trắng. Do đó khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém. Vào mùa mưa nước dễ ngấm sâu vào lòng đất, nhiều nơi ngập úng liên tục, vào mùa khô đất khô hạn, nóng, lớp đất mặt khô rất nhanh, hấp nhiệt mạnh khiến cho nhiệt độ bề mặt rất cao. Với những điểm đặc thù đó, đất cát nội đồng rất dễ bị rửa trôi, xói mòn. 2.2.2.3 Đặc điểm khu hệ thực vật Thảm thực vật điển hình cho vùng này thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên cát bồi tụ ven trằm nước bị tác động mạnh. Đó là các khoảnh rừng nhỏ trên các sống đất cát được bồi tụ cao ven các trằm nước, tập trung nhiều cây gỗ lớn và có mật độ che phủ dày với độ tàn che trung bình là 79%. Rừng có cấu trúc gồm 3 tầng: - Tầng thứ nhất: gồm cây gỗ lớn có chiều cao từ 8-15m, chủ yếu là: Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Mưng (Barringtonia acutangula), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Dẻ cát (Lithocarpus concentricus), Sơn quả to (Gluta megalocarpa), Xăng mã (Carallia brachiata), Tai chua (Garcinia cowa), Bứa vùng cát (G. scheferi), Giền đỏ (Xylopia vielana),...; - Tầng thứ hai: gồm cây bụi xen lẫn với cây gỗ nhỏ và cây tái sinh, chiều cao từ 2 – 8 m, ưu thế là Quế rành (Cinnamomum burmannii), Cổ ướm (Archidendron bauchei), Dẻ cát (Lithocarpus concentricus), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Cơm nguội cọng (Ardisia pseudopedunculosa), Cù đèn (Croton sp.), Sừng trâu (Tabernaemontae buffalina), Chòi (Planchonella obovata); - Tầng thứ ba: tầng thảm tươi gồm những thực vật dưới 2m (cây non tái sinh của cây gỗ và các loài thân thảo). Ưu thế trong tầng thảm tươi là Dẻ gai Castanopsis sp., Cổ ướm (Archidendron bauchei), Cơm nguội áo (Ardisia villosa), Riềng mép ngắn (Catimbium breviligulatum), Dứa chót chẻ (Pandanus bipollicaris) và các loài thuộc họ Cỏ - Poaceae, họ Cói - Cyperaceae và họ hàng Dương xỉ. Thực vật ngoại tầng thường gặp là Bù dẻ trườn (Uvaria microcarpa), Cát đằng thơm (Thunbergia fragrans), Tơ xanh (Casssytha filiformis), Dây chìu (Tetracera scandens), Tầm gửi (Loranthus sp.), Kim cang (Smilax china, S. corbularia subsp. synandra, S. menispermoides). 17
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bên cạnh đó, kiểu rừng nhiệt đới thường xanh lá cứng trên đất cát khô bị tác động mạnh cũng thường gặp ở một số nơi trong vùng cát nội đồng với độ tàn che trung bình đạt 73%, với cấu trúc gồm 3 tầng. Xen kẻ các khoảng rừng là các trảng cỏ, trảng cây bụi nhiệt đới. Ngoài ra, thực vật thân gỗ thường thấy như Thông nhựa (Pinus merkussi), Tràm hoa vàng (Acacia auriculaeformis), Phi lao (Casuaria equisetifolia), Keo tai tượng (Acacia mangium), Bạch đàn (Eucalyptus tereticonis)… được người dân trồng thành các đai rừng phòng hộ ven biển. 2.2.3. Vùng ven biển - đầm phá * Phân bố - Vùng phía Bắc phá Tam Giang: gồm 2 xã ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362,31 ha (chiếm 14,5% diện tích toàn huyện), là dãi cồn cát phân chia giữa phá Tam Giang và biển Đông, đặc trưng địa hình cồn cát ven biển Bắc miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Độ cao trung bình từ 10 – 30 m, đây là vùng nằm tương đối tách biệt với trung tâm huyện lỵ bởi phá Tam Giang, địa hình thuộc 2 dạng chính: + Vùng cát dốc: là đồi cát trắng với độ cao có thể lên đến 15 – 30 m, có độ nghiêng trên 25o , có khả năng trồng cây lâm nghiệp. + Vùng đất bằng: dải đồng bằng hẹp, độ cao bình quân (+10 m) so với mực nước biển, bề ngang bình quân 450 m, có khả năng trồng cây lâm nghiệp và xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản với hình thức nuôi cao triều. * Đặc điểm hệ sinh thái đất Xét về hệ sinh thái đất người ta chia đất cát biển huyện Quảng Điền thành 2 loại sinh thái đất là: Cồn cát trắng vàng và đất cát ven biển. - Hệ sinh thái đất cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols) Đất này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Cát màu vàng có nguồn gốc biển – gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển các bãi biển. Cát xám trắng chủ yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò cao. Cát vàng nghệ xuất lộ trên một vài diện tích nhỏ. 18
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát khô khá cao. Các cồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di động của chúng đang thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cation trao đổi chất thấp; dung tích hấp thụ rất thấp nên khả năng giữ nước, giữ phân kém. Phần lớn diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang. Một số dạng sinh thái đất cồn cát ven biển được hình thành. Cồn cát là những vùng bờ biển giàu nguồn cát mịn, đường kính hạt trong khoảng từ 0,2 đến 2 mm, bị khô khi thủy triều rút, bị sấy nóng do mặt trời. Từ khi xuất hiện đến khi ổn định, cồn cát không hình thành đơn lẻ mà tạo thành một dãy cồn song song với mép nước biển như những làn sóng cát. Từ mép nước biển hướng về đất liền có thể gặp một tập hợp 5 dãy cồn cát với mức độ ổn định tăng dần, đó là cồn sơ khai, cồn tiền tiêu, cồn màu vàng, cồn màu xám và cồn trưởng thành, tạo thành một thế hệ cồn cát. - Hệ sinh thái đất cát biển (Dystric Arenosols) Nhóm đất này cũng được hình thành do quá trình bồi tích của biển nhưng đã được khai thác sử dụng từ lâu đời, vì vậy tính chất lý hóa học của đát đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa khá rõ, lớp đất mặt thường trắng hơi xám hoặc xám trắng, có nơi hơi vàng; các tầng dưới thường chặt, khả năng tích lũy ô xít sắt lớn nên màu sắc thường vàng hoặc vàng nhạt. Thành phần cơ giới cát đến cát rời - cát pha, nghèo mùn và chất dinh dưỡng, nhưng so với loại cồn cát trắng vàng thì tỷ lệ hạt sét cao hơn, kết cấu đất tốt hơn, hàm lượng mùn cao hơn nên khả năng giữ nước, giữ phân tốt hơn nhiều. Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, có lợi thế về thành phần cơ giới nhẹ, mực nước ngầm nông, lại thích hợp với nhiều loại cây trồng như: cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, rau màu, dưa, cà, cây gia vị… nếu chọn được cơ cấu cây trồng thích hợp chú ý vấn đề thủy lợi, đầu tư thêm phân hữu cơ và các loại phân bón khác thì có thể thu được hiệu quả kinh tế cao khi sản xuất trên loại đất này. 19
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 * Đặc điểm hệ thực vật Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô là kiểu thảm thực vật phổ biến và đặc trưng của vùng cát ven biển. Trảng bao gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi cao từ 1 – 3 m (ít khi đến 5 m) với độ tàn che không đồng đều (30 - 70%). Thành phần trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô gồm có: - Tầng cây bụi và cây gỗ nhỏ: gồm có Xăng mã (Carallia brachiata), Dẻ cát (Lithocarpus concentricus), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Quế rành (Cinnamomum burmannii), Dầu đắng (Lindera myrrha), Cơm nguội cọng (Ardisia pseudopedunculosa), Mà ca (Myrsine linearis), Táu duyên hải (Vatica mangachapoi subsp. obtusifolia), Vè ve (Cleistanthus concinnus), Cù đèn (Croton sp.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Mành mành (Phyllanthus fasciculatus), Me lá vảy hến (P. thaii), Chẹo (Engelhardtia sp.), Trâm voi (Syzygium bullockii), Trâm bù gỗ (S. corticosum), Trâm lá nhỏ (S. tephrodes), Ran (Memecylon edule), Sầm tán (M. umbellatum), Niệt dó (Wikstroemia indica), Chổi xể (Baeckea frutescens), Tiểu sim (Rhodamnia dumetorum), Sim (Rhodomyrtus tomemtosa), Lấu núi (Psychotria montana), Gai xanh (Severinia monophylla), Bách bệnh (Eurycoma longifolia), Xương rồng khế (Cereus peruvianus), Sừng trâu (Tabernaemontae buffalina), Trang đỏ (Ixora coccinea), Trang trắng (I. finlaysoniana), Ô liu nhánh (Olea brachiata)... - Tầng cỏ: thường gặp các loài dạng hoà thảo như ở trảng cỏ trên cát khô. Thực vật ngoại tầng gồm các loài gặp ở kiểu rừng NĐTX lá cứng trên cát khô. Các khoảnh rừng nhỏ nằm ở vùng đầm lầy ngập nước định kỳ, là rừng nhiệt đới thường xanh trên cát ẩm bị tác động mạnh, có tầng cây gỗ cao 8 - 25 m và độ tàn che trung bình đạt 86,67%. 20
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài nấm lớn phân bố ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các nấm lớn kí sinh trên thực vật hay hoại sinh trên gỗ, đất, các giá thể celullose khác, hoặc nấm cộng sinh với thực vật. 3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là các điểm thuộc huyện Quảng Điền bao gồm 9 xã và 1 Thị trấn. 1. Xã Quảng An 2. Xã Quảng Công 3. Xã Quảng Lợi 4. Thị trấn Sịa 5. Xã Quảng Phú 6. Xã Quảng Phước 7. Xã Quảng Thành 8. Xã Quảng Thái 9. Xã Quảng Thọ 10. Xã Quảng Vinh Hình 3.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu huyện Quảng Điền [62]. Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016 21
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và định loại theo phương pháp của các tác giả: Trịnh Tam Kiệt (2011), Rolf Singer (1986), G. H. Lincoff (1988), J. D. Zhao (1989), L. Ryvarden và R. L Gilbertson (1986, 1993). 3.3.1. Phương pháp thu mẫu vật Thu thập và xử lí mẫu vật theo phương pháp của Trịnh Tam Kiệt (2011), Rolf Singer (1986), Ryvarden và Gilbertson (1993). 3.3.2. Các dụng cụ và hóa chất - Dụng cụ ngoài thực địa Khi thu mẫu ngoài thực địa cần mang theo các dụng cụ để thu mẫu gồm: túi thu mẫu, nhãn, rìu nhỏ cầm tay, bút chì, sổ ghi chép, dao nhọn, túi giấy, kính lúp cầm tay, giấy báo và máy ảnh. - Thiết bị nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Để tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sử dụng các thiết bị: kính hiển vi Olympus CH – 40, kính hiễn vi Labomed – USA, kính hiễn vi huỳnh quang gắn máy ảnh Olympus BX51 – DP12, kính lúp cầm tay và máy ảnh Nikon. - Hóa chất: 1. Dung dịch Melzer 3. Dung dich KOH - Iodine: 0,5g -KOH:2–5% - KI: 1,5g - Nước - Nước: 20ml. 4. Naphthalene (băng phiến) 2. Fomalin 5. Paradichlorobenzen. 3.3.3. Ghi chép Khi thu mẫu phải ghi chép các thông tin về loài đang thu thập: tên chi, họ, giá thể, địa điểm số mẫu, tên người thu mẫu, ngày thu; chú ý ghi thêm một số đặc điểm dễ mất như màu sắc, vảy, lông ở mặt trên mũ, mùi vị, chất nhầy… của quả thể. Cần ghi chép các đặc điểm của mẫu tươi và chụp ảnh trước khi sấy khô. Vì quả thể sống hàng năm của nhiều loài có tỷ lệ nước cao sẽ co rút lại và thay đổi màu sắc khi khô. 22
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.3.4. Cách thu mẫu Đối với các loài nấm lớn có đời sống trên gỗ, trên cây phải dùng dao nhọn hay rìu để tách chúng ra khỏi giá thể. Khi tách cần phải lấy ra một phần nhỏ giá thể mà nấm sống, ghi chép kiểu gây mục. Các quả thể mềm bằng chất thịt như những nấm có dạng tán, dạng dù dùng giấy báo gói thành phễu. Nấm dạng sò hến, dạng củ thì gói lại bằng giấy báo hay giấy bản hoặc gói trong túi giấy xi măng. Những nấm có kích thước nhỏ dễ gãy vỡ nên đựng trong các lọ nhỏ hay trong hộp nhựa. Không bao giờ dùng túi ni lông để đựng mẫu vì nó không thoát khí và hơi nước tạo điều kiện cho mốc và vi khuẫn phát triển. Mỗi mẫu để riêng trong một bao, không bao giờ để nhiều loài trong một bao, một bao một nhãn riêng. 3.3.5. Phương pháp bảo quản mẫu vật Xử lý mẫu vật sau khi thực địa về. Mẫu vật được bày trên bàn sau đó tiến hành mô tả, ghi chép những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra nấm. Mô tả kích thước, hình dạng màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép mũ, bào thể, cuống nấm, mô nấm… Những mẫu vật nào dùng để phân tích ngay thì để lại, những mẫu nào cần bảo quản lâu dài thì tiến hành xử lí để bảo quản. Nấm được phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời hay sấy khô từ nhiệt độ 60 – 80o C trong tủ sấy, sau đó ngâm mẫu trong dung dịch HgCl2 5% trong 30 phút rồi sấy khô, gói cẩn thận, đánh số và sắp xếp vào hộp giấy, hộp gỗ hay thùng kẽm đựng mẫu đậy kín hoặc mẫu vật được bảo quản lâu dài trong hộp với hóa chất bảo quản là Paradichlobenzen hoặc Naphalene (băng phiến) để ngăn cản côn trùng và vi sinh vật làm hư hại mẫu vật. Đối với nấm quả thể bằng chất thịt, nấm được ngâm trong dung dịch Formalin 4% hay dung dịch 1/3 cồn, 1/2 formalin và 1/3 glycerin. 3.3.6. Phương pháp phân tích mẫu vật Mẫu phân tích tốt nhất là các mẫu tươi vừa thành thục mới thu hái. Phân tích tất cả các đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi; ghi chép những đặc điểm phân tích được vào phiếu điều tra nấm. 23
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Dùng dao lam cắt thẳng góc ngang qua ống phấn, phiến phấn, lên tiêu bản trong một giọt nước (đối với mẫu tươi), hay giọt KOH 3% (đối với mẫu khô). Riêng sợi cứng được làm tiêu bản trong dung dịch Melzer (để tiêu bản có màu nhạt, dễ quan sát). Quan sát, mô tả các đặc điểm hình thái ngoài như hình dạng, màu sắc, mô nấm, bào thể, phiến nấm và cuống nấm. Mô tả các cấu trúc hiển vi như hình dạng, màu sắc, kích thước đảm, túi, bào tử sợi nấm, liệt bào, lông cứng… mỗi chỉ tiêu hiển vi phải được đo 10 số đo để có số liệu chính xác khi mô tả. 3.3.7. Phương pháp xác định mẫu vật Các đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi đã phân tích ở trên được sử dụng trong quá trình định loại nấm, xác định các taxon từ bậc phân loại ngành, lớp, chi, bộ, họ, loài. Dùng các khóa phân loại lưỡng phân và các bản đồ mô tả loài các tác giả trước đã công bố để định loại. Khi định loại cần phải khách quan, coi trọng những đặc điểm vốn có của loài đã nghiên cứu, phân tích, tránh chủ quan có ý định từ trước. Trong quá trình nghiên cứu, mẫu vật được phân tích tại phòng thí nghiệm Thực vật – Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Huế. Tất cả các mẫu vật sẽ được chỉnh lí và giám định dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Ngô Anh. 3.3.8. Phương pháp đánh giá số liệu Để đánh giá mức độ gần gũi giữa các khu hệ nấm với nhau, chúng tôi sử dụng chỉ số Sorencen (S) (1969). 2C S = A + B Trong đó, C: số loài giống nhau của hai khu hệ; A: số loài khu hệ A; B: số loài khu hệ B. Từ chỉ số này, nếu S càng lớn thì mức độ gần gũi giữa hai khu hệ nấm càng lớn và ngược lại nếu S càng nhỏ chứng tỏ hai khu hệ nấm càng khác xa nhau. 24
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. DANH LỤC NẤM LỚN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN Danh lục nấm được xếp theo hệ thống của Cannon P. F. và Pegler D. N. và được tổng kết bởi Ainsworth & Bisby’s (1995) trong “Dictionary of the Fungi” (1995) [74]; Trịnh Tam Kiệt và cs. (2001) trong “Danh lục các loài Thực vật Việt Nam” [48]. Giới Fungi Giới phụ Protozoa Fungi Ngành Myxomycota Lớp Myxomycetes Bộ Stemonitales Họ Stemonitidaceae Fr. 1. Chi Stemonitis Gled. 1. Stemonitis axifera (Bull.) Macbr. 2. Stemonitis pallida Wing. Bộ Physarales Họ Physaraceae Chrvall 1. Chi Physarum Pers. 1. Physarum compressum Alb. & Schw. 2. Physarum sp. Giới phụ Eufungi Ngành Ascomycota Lớp Ascomycetes Bộ Xylariales Họ Xylariaceae Tul. & C. Tul. 1. Chi Daldinia Ces. & De Not. 1. Daldinia concentrica (Bolt.: Fr.) Ces. & De Not. 2. Chi Hypoxylon Bull. 25
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1. Hypoxylon rubiginosum (Pers.) Fr. 2. Hypoxylon fuscum (Pers.) Fr. 3. Chi Xylaria Hill ex Schrank 1. Xylaria plebeja Ces. Lớp Sodariomycetes Bộ Hypocreales Họ Cordycipitaceae Kreisel ex G. H. Sung 1. Chi Isaria Pers. 1. Isaria cicadae Miquel Ngành Basidiomycota Lớp Basidiomycetes Lớp phụ Phragmobasidiomycetidae Bộ Auriculariales Họ Auriculariaceae Fr. 1. Chi Auricularia Bull. ex Juss. 1. Auricularia auricula (Hook.) Undrew. 2. Auricularia cornea (Fr.) Ehrenb. 3. Auricularia polytricha (Mont.) Sacc. 4. Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow. Bộ Tremellales Họ Exidiaceae R.T.Moore 1. Chi Pseudohydnum P. Karst. 1. Pseudohydnum gelatinosum (Scop.: Fr.) P. Karst. Lớp phụ Holobasidiomycetidae Bộ Dacryomycetales Họ Dacryomycetaceae J. Schröt. 1. Chi Calocera (Fr.) Fr. 1. Calocera cornea (Batsch) Fr. 2. Chi Guepiniopsis Pat. 1. Guepiniopsis spathularia (Schw.) Pat. 26
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bộ Stereales Họ Steccherinaceae Parmasto 1. Chi Irpex Fr. 1. Irpex flavus Kl. 2. Chi Steccherinum Gray 1. Steccherinum septentrionale (Fr.) Banker 2. Steccherinum ochraceum (Pers.) Gray 3. Chi Stereum Gray 1. Stereum nitidulum Berk. 2. Stereum rameale Schw. Bộ Thelephorales Họ Thelephoraceae Chevall. 1. Chi Thelephora Ehrh. ex Willd. 1. Thelephora anthocephala (Bull.) Fr. 2. Thelephora multiparlica Schw. Bộ Cantharelleles Họ Cantharellaceae J. Schröt. 1. Chi Cantharellus Fr. 1. Cantharellus carbonarius (Alb. & Schw.) Fr. Họ Clavulinaceae (Donk) Donk 1. Chi Clavulina J. Schröt. 1. Clavulina ornatipes (Peck) Corner Bộ Gomphales Họ Lentaeiaceae Jülich 1. Chi Lantaria Corner 1. Lentaria surculus (Berk.) Corner Bộ Ganodermatales Họ Ganodermataceae (Donk) Donk 1. Chi Ganoderma Karst. 1. Ganoderma philippii (Bres. et Henn.) Bres. 27
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2. Ganoderma sichuanense Zhao et Zhang 3. Ganoderma lucidum (W. Curt.: Fr.) P. Karst. 4. Ganoderma limushanense Zhao et Zhang 5. Ganoderma lobatum (Schwein.) G. F. Atk. 6. Ganoderma flexipes Pat. Bộ Hymenochaetales Họ Hymenochaetaceae Imazeki & Toki 1. Chi Cyclomyces Kze. 1. Cyclomyces cichoriaceus (Berk.) Pat. 2. Chi Phellinus Quél. 1. Phellinus melleoporus (Mur.) Ryv. 2. Phellinus setulosus (Lloyd) Imaz. Bộ Poriales Họ Coriolaceae (Imazeki) Singer 1. Chi Coriolopsis Murr. 1. Coriolopsis biogilva (Lloyd) Teng 2. Chi Gloeophyllum (Karst.) Karst. 1. Gloeophyllum subferrugineum (Berk.) Bond. 3. Chi Gloeoporus Mont. 1. Gloeoporus dichrous (Fr.) Bres. 4. Chi Hexagonia Fr. 1. Hexagonia subtenuis Berk. 5. Chi Hirschioporus 1. Hirschioporus flavus (Kl.) Teng 6. Chi Lenzites acuta Berk. 1. Lenzites tricolor var. daedalea Bourd. & Galz. 7. Chi Nigroporus Murr. 1. Nigroporus aratus (Berk.) Teng 2. Nigroporus pubertalis (Lloyd) Teng 8. Chi Perenniporia Murr. 28
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1. Perenniporia medulla - panis (Jacq.: Fr.) Donk 2. Perenniporia subacida (Peck) Donk 3. Perenniporia voeltzkowii (Henn.) Ryv. 9. Chi Pycnoporus Karst. 1. Pycnoporus sanguineus (Fr.) Murr. 10. Chi Trametes Fr. 1. Trametes hirsuta (Wulf. : Fr.) Pil. 2. Trametes cervina (Schw.) Bres. 3. Trametes conchifer (schw. : Fr.) Pil. 4. Trametes scabrosa (Pers.) G. H. Cunn. 5. Trametes serialis Fr. 6. Trametes spraguei (Berk. & Curt.) Ryv. 7. Trametes robiniophila Murr. 8. Trametes multicolor (Schaeff.) Jülich 9. Trametes sp. 11. Chi Tyromyces Karst. 1. Tyromyces amygdalinus (Berk. & Rav.) Teng Họ Grammotheflaceae Julich 1. Chi Grammothele Berk & Curt. 1. Grammothele lineata Berk. & Curt. Bộ Polyporales Họ Lentinaceae Jülich 1. Chi Lentinus Fr. 1. Lentinus fulvus Berk. 2. Lentinus subnudus Berk. 3. Lentinus sp. 2. Chi Panus Fr. 1. Panus rudis Fr. 3. Chi Pleurotus (Fr.) Kumm. 1. Pleurotus porrigens (Pers.) Sing. 29
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2. Pleurotus septicus (Fr.) Quél. Họ Polyporaceae Fr. ex Corda 1. Chi Microporus P. Beauv. 1. Microporus xanthopus (Fr.) Kunt. 2. Chi Polyporus Fr. 1. Polyporus arcularius Batsch : Fr. Bộ Schizophyllales Họ Schizophyllaceae Quél. 1. Chi Schizophyllum Fr. 1. Schizophyllum commune Fr. Bộ Agaricales Họ Agaricaceae Chevall. 1. Chi Agaricus L. 1. Agaricus rubellus (Gill.) Sacc. 2. Chi Chlorophyllum Massee 1. Chlorophyllum molypdites (G. Mey.) Mass. 3. Chi Lepiota (Pers.) Gray 1. Lepiota cepaestipes (Sow.) Quél. 2. Lepiota metulaespora (Berk. & Br.) Sacc. 3. Lepiota caerulescens Peck 4. Lepiota holosericea (Fr.) Gill. 5. Lepiota felina (Pers.) Karst. 4. Chi Macrolepiota Sing. 1. Macrolepiota gracilenta (Krombh.) Quél. 2. Macrolepiota rachoses (Vitt.) Sing. Họ Amanitaceae R. Heim ex Pouzar 1. Chi Amanita Pers. 1. Amanita spissacea Imai Họ Coprinaceae Gäum 1. Chi Coprinus Pers. 30
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1. Coprinus micaceus (Bull.) Fr. 2. Coprinus comatus (Muell.) Gray 3. Coprinus atramentarius (Bull. ex Fr.) Fr. 2. Chi Psathyrella (Fr.) Quél. 1. Psathyrella musae (Pat.) Moser 2. Psathyrella crenata (Lasch) Quél. Họ Entolomataceae Kotl. & Pouzar 1. Chi Entoloma (Fr.) P. Kumm. 1. Entoloma murraii (Berk. & Curt.) Sacc. 2. Entoloma serrulatum (Fr.) Hes. Họ Pluteaceae Kotl. & Pouzar 1. Chi Pluteus Fr. 1. Pluteus murinus Bres. 2. Pluteus sp. Họ Strophariaceae Singer & A. H. Sm. 1. Chi Panaeolus (Fr.) Quél. 1. Panaeolus retirugis (Fr.) Gill. 2. Chi Pholiota (Fr.) Kumm. 1. Pholiota apicrea (Fr.) Moser 2. Pholiota flammans (Batsch) Quél. 3. Pholiota johnsoniana (Peck) Atk. 4. Pholiota penetrans (Fr.) Quél. 5. Pholiota rugosa Peek. 6. Pholiota spumosa (Fr.) Karst. 7. Pholiota squarrosa (Mull. ex Fr.) Kum. 8. Pholiota terrigena (Fr.) Karst. 9. Pholiota liquiritiae (Pers.) P. Karst. Họ Tricholomataceae R. Heim ex Pouzar 1. Chi Armillaria (Fr.) Staude 1. Armillaria granulosa Butsch Kanff. 31
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2. Armillaria melica (Vahl.) Quél. 3. Armillaria mellea (Vahl.) Quél. 4. Armillaria sp. 2. Chi Clitocybe (Fr.) Staude 1. Clitocybe cyathiformis (Bull.) Quél. 2. Clitocybe tabescens (Scop.) Bres. 3. Clitocybe sinopica (Fr.) Gill. 3. Chi Collybia (Fr.) Staude 1. Collybia umbrina Clem. 4. Chi Marasmius Fr. 1. Marasmius dryophilus (Bull.) Karst. 2. Marasmius plicalulus Pk. 3. Marasmius rotula (Scop. ex Fr.) Fr. 4. Marasmius scorodonius (Fr.) Fr. 5. Marasmius sp. 5. Chi Marasmiellus Murr. 1. Marasmiellus albuscorticis (Secr.) Sing. 6. Chi Melanoleuca Pat. 1. Melanoleuca exscissa (Fr.) Sing. 2. Melanoleuca sp. 7. Chi Tricholoma (Fr.) Staude 1. Tricholoma equestre (L.) Quél. 2. Tricholoma ionides (Bull.) Quél. 3. Tricholoma sordidum (Fr.) Quél. 4. Tricholoma terreum (Schaeff.) Quél. 5. Tricholoma sp. 8. Chi Tricholomopsis Singer 1. Tricholomopsis platyphylla (Pers. ex Fr.) Sing 9. Chi Omphalina Quél. 1. Omphalina sp. 32
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bộ Cortinariales Họ Cortinariaceae R. Heim ex Pouzar 1. Chi Hebeloma (Fr.) Kumm. 1. Hebeloma versipelle (Fr.) Gill. 2. Hebeloma sp. 2. Chi Inocybe (Fr.) Fr. 1. Inocybe caesariata (Fr.) Karst. 2. Inocybe cookei Bres. 3. Inocybe umbrinella Bres. 4. Inocybe calamistrata (Fr.) Gill. 3. Chi Naucoria (Fr.) Kumm. 1. Naucoria pediales (Fr.) Quél. 2. Naucoria pediades (Fr.) Quél. 3. Naucoria similis Bres. 4. Naucoria sp. 1. Chi Crepidotus (Fr.) Staude 1. Crepidotus herbarum (Peck.) Sacc. 2. Crepidotus fulvotomentosus Peck. 3. Crepidotus malachius (Berk. & Curt.) Sacc. 4. Crepidotus sp. Bộ Boletales Họ Boletaceae Chevall. 1. Chi Boletus Fr. 1. Boletus retipes Besk. & Curt. Họ Strobilomycestaceae Singer & A. H. Sm. 1. Chi Tylopilus P. Karst. 1. Tylopilus felleus (Bull.:Fr.) P. Karst. Bộ Lycoperdales Họ Lycoperdaceae Chevall. 33
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1. Chi Calvatia Fr. 1. Calvatia lilacina (Mont & Berk.) Lloyd 2. Chi Bovista Pers. 1. Bovista plumbea Pers. 2. Bovista sp. 3. Chi Bovistella Morg. 1. Bovistella longipedicellata Teng 4. Chi Lycoperdon Pers. 1. Lycoperdon pusillum Batsch Bộ Sclerodermatales Họ Sclerodermataceae Corda 1. Chi Scleroderma Pers. 1. Scleroderma bovista Fr. 2. Scleroderma polyrhizym Pers. 4.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NẤM LỚN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 4.2.1. Sự đa dạng về thành phần loài nấm lớn huyện Quảng Điền Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 142 loài thuộc 69 chi, 32 họ, 21 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. * Đa dạng về mức độ ngành Qua bảng danh lục, chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền rất phong phú và đa dạng. Trong ba ngành thì Basidiomycota chiếm ưu thế tuyệt đối, gặp 17 bộ, 28 họ, 63 chi và 133 loài chiếm 93,66 % loài đã xác định. Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành TT Tên ngành Số lớp Số bộ Số họ Số chi Số loài N % 1 Myxomycota 1 2 2 2 4 2,82 2 Ascomycota 2 2 2 4 5 3,52 3 Basidiomycota 1 17 28 63 133 93,66 Tổng 4 21 32 69 142 100 34
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 * Đa dạng về mức độ lớp Trong 4 lớp thì lớp Basidiomycetes chiếm ưu thế tuyệt đối, gặp 133 loài, chiếm 93,66 % loài đã xác định. Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon trong các lớp TT Tên lớp Số bộ Số họ Số chi Số loài N % 1 Myxomycetes 2 2 2 4 2,82 2 Ascomycetes 1 1 3 4 2,82 3 Sordariomycetes 1 1 1 1 0,70 4 Basidiomycetes 17 28 63 133 93,66 Tổng 21 32 69 142 100 * Đa dạng về mức độ bộ Trong 21 bộ thì bộ Agaricales chiếm số lượng loài nhiều nhất, gặp 52 loài, chiếm tổng số 35,92 % tổng số loài đã xác định; Poriales gặp 23 loài, chiếm 16,20%; Cortinariales gặp 14 loài chiếm 9,86 %. Bảng 4.3. Sự phân bố các taxon trong các bộ TT Bộ Số họ Số chi Số loài 1 Stemonitales 1 1 2 2 Physarales 1 1 2 3 Xylariales 1 3 4 4 Hypocreales 1 1 1 5 Auriculariales 1 1 4 6 Tremellales 1 1 1 7 Dacryomycetales 1 2 2 8 Stereales 1 3 5 9 Thelephorales 1 1 2 10 Cantharellales 2 2 2 11 Gomphales 1 1 1 12 Ganodermatales 1 1 6 13 Hymenochaetales 1 2 3 14 Poriales 2 12 23 15 Polyporales 2 5 8 16 Schizophyllales 1 1 1 17 Agaricales 7 20 52 18 Cortinariales 2 4 14 19 Boletales 2 2 2 20 Lycoperdales 1 4 5 21 Sclerodermatales 1 1 2 Tổng 32 69 142 35
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 * Đa dạng về mức độ họ Sự đa dạng về mức độ họ của các ngành thể hiện qua tỷ lệ số loài trung bình của mỗi họ. Tính đa dạng ở mức độ họ các các ngành được xắp sếp theo mức độ sau: Basidiomycota: 4,75 (133 loài/28 họ); Ascomycota: 2,5 (5 loài/2 họ) và Myxomycota: 2 (4 loài/2 họ), xem bảng 4.6. Hai họ Coriolaceae, Tricholomataceae là những họ đa dạng nhất trong 32 họ. Trong đó, Tricholomataceae chiếm ưu thế nhất, với 23 loài chiếm 16,2 % số loài đã xác định; Coriolaceae gặp 22 loài, chiếm 15,49 %. Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất TT Họ Số chi Số loài N % N % 1 Coriolaceae 11 7,75 22 15,49 2 Tricholomataceae 8 5,63 23 16,20 Tổng 19 13,38 45 31,69 * Đa dạng ở mức độ chi và loài Sự đa dạng ở mức độ chi của các ngành thể hiện qua tỷ lệ số loài trung bình của mỗi chi. Tính đa dạng ở mức độ chi cao nhất ở ngành Basidiomycota: 2,11 (133 loài/63 chi); sau đó là ngành Myxomycota: 2,0 (4 loài/2 chi) và Ascomycota: 1,25 (5 loài/4 chi), xem bảng 4.6. Bảng 4.5. Các chi đa dạng nhất TT Tên chi Thuộc họ Số loài N % 1 Ganoderma Ganodermataceae 6 4,23 2 Lepiota Agaricaceae 5 3,52 3 Marasmius Tricholomataceae 5 3,52 4 Pholiota Strophariaceae 9 6,34 5 Trametes Coriolaceae 9 6,34 6 Tricholoma Tricholomataceae 5 3,52 Tổng 6 chi 5 họ 39 27,47 Trong 69 chi đã nghiên cứu, các chi Trametes và chi Pholiota chiếm ưu thế, mỗi chi đều gặp 9 loài chiếm 6,34% tổng số loài. Như vậy, 6 chi đa dạng nhất chiếm 27,47% tổng số chi của khu hệ nấm lớn, trong 6 chi đa dạng nhất có 97 loài, chiếm 28,03% tổng số loài của khu hệ nấm lớn ở huyện Quảng Điền. 36
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đa dạng ở cả mức độ họ thì ngành Basidiomycota là đa dạng nhất, tiếp đến là ngành Ascomycota, cuối cùng là ngành Myxomycota. Đa dạng ở cả mức độ chi thì ngành Basidiomycota là đa dạng nhất, tiếp đến là ngành Myxomycota, cuối cùng là ngành Ascomycota. Bảng 4.6. Đánh giá tính đa dạng loài của các ngành Đa dạng mức độ họ Đa dạng mức độ chi TT Ngành Tỷ lệ số loài Tỷ lệ số loài trung bình/họ trung bình/chi 1 Myxomycota 2 (4 loài/2 họ) 2 (4 loài/2 chi) 2 Ascomycota 2,5 (5 loài/2 họ) 1,25 (5 loài/4 chi) 3 Basidiomycota 4,75 (133 loài/28 họ) 2,11 (133 loài/63 chi); 4.2.2. Sự phân bố nấm lớn trong các sinh cảnh chính Qua kết quả nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở Quảng Điền, kết hợp với sự phân vùng địa lý thỗ nhưỡng, phân vùng khí hậu tự nhiên và hệ thực vật trong các sinh cảnh khác nhau chúng tôi có thể chia khu hệ nấm lớn ở Quảng Điền thành các hệ nấm lớn dựa vào sự phân bố của chúng theo các sinh cảnh sau: 1. Các loài nấm lớn mọc ở vùng đồng bằng 0,5 – 1 m 2. Các loài nấm lớn mọc ở vùng cát nội đồng 4 – 10 m 3. Các loài nấm lớn mọc ở vùng đấm phá – ven biển độ cao dưới 10 m, đôi khi có những cồn cát, núi cao đến 22 m. 80 % 69 % 70 60 54,93 % 50 40 30 20 13,38 % 10 0 Đồng bằng Cát nội đồng Ven biển đầm phá Hình 4.1. Phân bố các loài trong các sinh cảnh. 37
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.2.2.1 Vùng đồng bằng Thành phần loài của hệ nấm vùng đồng bằng phong phú và đa dạng nhất trong ba sinh cảnh, gặp 98 loài chiếm 69 % tổng số loài. Vùng đồng bằng lưu vực sông bồ nằm phía nam bao gồm 6 xã, chiếm 54,25 % diện tích toàn huyện. Bên cạnh đó, hệ thống sông Bồ chảy qua nên đất đai ở đây được bồi đắp lượng phù sa hàng năm, bổ sung chất dinh dưỡng và hàm lượng mùn cao. Các nhánh sông cùng với kênh mương nông nghiệp góp phần giảm nhiệt độ, cung cấp độ ẩm giá thể cũng như độ ẩm không khí của vùng này. Mặt khác đây là vùng dân cư, do hoạt động canh tác của con người các nguồn giá thể tạo ra như: đất trồng trọt giàu chất hữu cơ, phân gia sức gia cầm, bãi gỗ và nơi chế biến gỗ, rơm rạ, cỏ rác và nhiều phế thải cellulose khác; các công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, đền đài, lăng miếu… Như vậy, với diện tích lớn nhất, cùng với nguồn giá thể phong phú đã tạo điều kiện cho nấm sinh trưởng và phát triển, tạo thành một hệ nấm phong phú về thành phần loài nhất trong các sinh cảnh. Một số loài nấm đặc trưng cho vùng như các loài mới ghi nhận cho khu hệ Việt Nam: Armillaria melica, Clitocybe cyathiformis, Collybia umbrina có giá trị thực phẩm. Isaria cicadae là loài ký sinh trên côn trùng, có giá trị dược liệu cao. Các loài hoại sinh trên cây chuối: Crepidotus malachius, Pleurotus septicus, Crepidotus fulvotomentosus. 4.2.2.2 Vùng cát nội đồng Vùng đất cát nội đồng với đặc thù về điều kiện tự nhiên không thuận lợi như đất có độ phì tự nhiên thấp, lượng đất sét nhỏ hơn 15 %, chủ yếu là đất cát trắng, giữ nước và chất dinh dưỡng kém, nhiều nơi ngập ứng vào mùa mưa, mùa nóng nhiệt độ bề mặt cao, dễ bị rửa trôi xói mòn. Tuy nhiên thành phần loài tương đối đa dạng gồm 78 loài, chiếm 54,93%. Sở dĩ như vậy là do vùng này được sử dụng với mục đích lâm nghiệm là chủ yếu, rừng phòng hộ, rừng sản xuất được trồng để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước. Bên cạnh đó, nơi đây hội tụ các dòng nước ngầm về phía các trầm cát như Thủy Lập, Bàu Niên… cùng với kênh mương nông nghiệp tạo nên thảm thực vật đa dạng, độ ẩm giá thể cũng như độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện cho các loài nấm lớn sinh trưởng 38
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và phát triển ở các rừng này là chủ yếu. Trong đó, các loài nấm ở vùng này thuộc nấm ăn và dược liệu khá lớn, gồm 32 loài chiếm 41 %. Loài phổ biến dễ tìm thấy ở vùng này sau các cơn mưa rào Tricbolomopsis platyphylla hoại sinh trên đất, có giá trị về thực phẩm. Loài đặc trưng ở vùng này như: Agaricus rubellus, Bovistella longipedicellata, Clitocybe sinopica là những loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam, có giá trị về thực phẩm; Tricholoma terreum là loài đặc trưng có lối sống cộng sinh, mang lại lợi ích về sinh thái thực vật. 4.2.2.3 Vùng đầm phá – ven biển Thành phần loài nấm lớn ở vùng đầm phá – ven biển nghèo nàn gặp 19 loài, chiếm 13,38 %. Các yếu tố sinh thái của vùng đất cát ven biển không phù hợp cho sự sinh trưởng của đa số loài nấm như: đất cát ven biển có độ phì nhiêu rất thấp, hàm lượng mùn dưới 1%, đất đai bị nhiễm mặn, phèn cùng với nền nhiệt cao, bốc hơi nước nhanh. Vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, thường xuyên có gió nóng, cát bay… cùng với đó là thảm thực vật tương đối đơn điệu chủ yếu là Thông hai lá, Tràm hoa vàng, Keo tai tượng, Bạch đàn, Dứa Huế, Phi lao dẫn đến thành phần loài nấm ở đây nghèo nàn nhất trong ba vùng sinh cảnh. Gồm các loài đặc trưng chỉ có ở vùng ven biển – đầm phá như: Hebeloma versipelle mọc trên các trảng cỏ dọc vùng đầm phá, có lối sống cộng sinh; Lepiota cepaestipes là loài nấm tán hoại sinh trên đất cát phủ lớp lá mục; Lentinus fulvus là loài nấm ăn, hoại sinh trên gỗ mục. Bên cạnh đó, hai loài Pluteus sp. chưa xác định được, mọc trên đất cát chỉ có ở vùng này. Sau những cơn mưa giông, thường bắt gặp Boletus retipes là loài chiếm ưu thế, cộng sinh với rễ Tràm hoa vàng. Ngoài các loài nấm phân bố theo từng sinh cảnh, một số loài phân bố rộng, gặp ở nhiều sinh cảnh khác nhau như các loài: Ganoderma philippii, Auricularia polytricha, Daldinia concentrica, Microporus xanthopus, Trametes hirsuta, Pycnoporus sanguineus, Schizophyllum commune, Guepiniopsis spathularia, Trametes scabrosa… Như vậy qua các sinh cảnh sống cho thấy, các sinh cảnh sống khác nhau có các điều kiện tự nhiên khác nhau, nên sự phân bố của các loài nấm trong sinh cảnh 39
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cũng khác nhau. Do địa hình mỗi vùng có những đặc điểm riêng lại hình thành nên những loài nấm đặc trưng cho vùng đó. Ở vùng đồng bằng, hệ thống sông Bồ cùng với nhiều kênh mương nông nghiệp thường có nhiệt độ thấp, độ ẩm giá thể cũng như độ ẩm không khí khá cao, nơi có nguồn giá thể phong phú gặp nhiều loài hơn vùng cát nội đồng và vùng ven biển. Điều đó cho thấy độ ẩm và giá thể là hai nhân tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của nấm lớn. 4.2.3. Phương thức sống của nấm huyện Quảng Điền Căn cứ vào phương thức sống của nấm để chia thành 3 nhóm sinh thái: Nhóm nấm hoại sinh, nhóm nấm cộng sinh và nhóm nấm ký sinh. Trong đó nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế nhất, gặp 110 loài, chiếm 77,46% tổng số loài đã xác định. Nhóm nấm ký sinh gặp 24 loài chiếm 16,9 % và nấm cộng sinh gặp 9 loài chiếm 6,34%. Hình 4.2. Phổ các phương thức sống của nấm 4.2.3.1 Nhóm nấm hoại sinh Nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế tuyệt đối ở khu hệ nấm huyện Quảng Điền gặp 110 loài chiếm, 77,46% tổng số loài đã xác định. Gồm các nấm hoại sinh trên đất, phân hoặc trên gỗ, tre, nứa, rơm, rạ hay các giá thể cellulose khác. + Nấm hoại sinh trên đất gồm 42 loài, chiếm 29,57 %, đa dạng về hình thái và phong phú về thành phần loài đa số thuộc các bộ như: Agaricales, Cortinariales, Lycoperdales. Nhóm nấm hoại sinh trên đất, đóng vai trò quan trọng chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ, 40
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 các chất cặn bã thực vật thành chất mùn và bùn khoáng. Thường gặp nhiều quả thể chất thịt thuộc các họ: Agaricaceae, Cortinariaceae, Entolomataceae, Tricholomataceae, Strophariaceae; một số loài quả thể chất da thuộc họ Thelephoraceae. Ngoài ra, còn có các loài hoại sinh trên phân gia súc: Panaeolus retirugis, Pholiota rugosa, Lepiota cepaestipes. + Nhóm nấm hoại sinh trên gỗ gồm 68 loài, chiếm 47,89 %, thuộc các bộ như Dacryomycetales, Ganodermatales, Auriculariales, Tremellales, Hymenochaetales, Stereales, Poriales, Xylariales. Các loài hoại sinh trên gỗ phổ biến như Microporus xanthopus, Gloeophyllum subferrugineum, Trametes scabrosa, Nigroporus aratus… Bên cạnh đó có các loài hoại sinh trên cây chuối: Crepidotus malachius, Pleurotus septicus, Crepidotus fulvotomentosus… 4.2.3.2 Nhóm nấm cộng sinh Nhóm nấm cộng sinh ở huyện Quảng Điền gặp 9 loài. Nấm cộng sinh có thể hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật. Rễ nấm kết hợp chặt chẽ với rễ cây, có vai trò quan trọng đối với đời sống của cây. Trong đó, loài mới ghi nhận cho hệ nấm Việt Nam, Amanita spissacea Imai là Nấm ngoại sinh dưỡng cộng sinh bắt buột với cây thông [81]. Loài Boletus retipes, Tylopilus felleus, Tricholoma terreum cũng là hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng cộng sinh bắt buộc với mọc dưới tán cây tràm (Melaleuca leucadendron), cây bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis) phân bố rộng rãi ở các xã Quảng Công, Quảng Ngạn. Nấm thường hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng cộng sinh với cây rừng, giúp tăng cường sự vận chuyển yếu tố dinh dưỡng, giúp cây chống lại các bệnh hại rễ, tăng cường sức đề kháng của cây đối với điệu kiện bất lợi của ngoại cảnh. Nấm cũng hình thành rễ nấm nội dinh dưỡng cộng sinh với cây rừng, điển hình ở loài Armillaria mellea cộng sinh với cây lá rộng hoặc cây lá kim. Bảng 4.7. Danh lục các loài nấm cộng sinh 1. Amanita spissacea Imai 6. Lepiota felina (Pers.) Karst. 2. Armillaria mellea (Vahl) Quél. 7. Panaeolus retirugis (Fr.) Gill. 3. Boletus retipes Besk. & Curt. 8. Tricholoma terreum (Schaeff.) Quél. 4. Cantharellus carbonarius (Alb. & Schw.) Fr. 9. Tylopilus felleus (Bull.:Fr.) P. Karst. 5. Hebeloma versipelle (Fr.) Gill. 41
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.2.3.3 Nhóm nấm ký sinh Những nấm sống ký sinh tồn tại trên thực vật và động vật còn sống. Chúng sử dụng các chất dinh dưỡng từ vật chủ và làm hại vật chủ. Nấm ký sinh ở huyện Quảng Điền gặp 24 loài, chiếm 16,9%. Các loài này phần lớn thuộc các nấm ký sinh trên cây, gây bệnh cho thực vật như cây lương thực, cây công nghiệp, cây gỗ rừng, ảnh hưởng đến đời sống của cây. Xét trên phương thức sống, có hai nhóm ký sinh đó là kí sinh bắt buộc và kí sinh tùy ý. Các nấm lớn ký sinh trên cây ở huyện Quảng Điền đều là những loài ký sinh tùy ý, nghĩa là bình thường sống ký sinh nhưng có thể hoại sinh điển hình như ở loài Ganoderma philippii, Ganoderma lucidum, Schizophyllum commune, Trametes hirsuta,… Đặc biệt có loài Isaria cicadae là loài duy nhất ký sinh trên động vật. Isaria cicadae ký sinh trên ấu trùng ve sầu, ấu trùng dưới lòng đất, bị nhiễm nấm và nấm bắt đầu phát triển trong vật chủ trước khi ấu trùng trường thành. Khi ấu trùng trưởng thành bò lên mặt đất lúc này sự tăng sinh của nấm diễn ra mạnh mẽ do nhiệt độ và độ ẩm được cải thiện. Cuối cùng toàn bộ ấu trùng bị bao bọc bởi các sợi nấm, ở đầu ấu trùng các sợ nấm sinh trưởng tạo thành quả thể trồi lên mặt đất. Nấm được tìm thấy ở các xã Quảng Vinh, Quảng Phú. 4.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ NẤM LỚN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 142 loài, thuộc 69 chi, 32 họ, 21 Bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Qua kết quả phân tích thành phần loài của các taxon bậc bộ của khu hệ nấm huyện Quảng Điền, chúng tôi nhận thấy các loài nấm tán trong hai bộ - Agaricales và Cortinariales chiếm ưu thế gặp 66 loài chiếm 46,48 % tổng số loài. Để thấy được sự đặc trưng của khu hệ nấm ở Quảng Điền chúng tôi tiến hành so sánh thành phần loài nấm lớn ở đây với các huyện khác của Thừa Thiên Huế. 4.3.1. So sánh tình đa dạng thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng điền so với một số vùng khác thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu hệ nấm chúng tôi phân tích chỉ số tương đồng Sorensen. Thành phần loài nấm lớn ở Quảng Điền được so sánh với thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở Thị xã Hương Trà trong 42
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “Nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trần Hữu Khôi, 2009) [52]; Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền trong “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của nấm lớn khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2010) [26]; Thị xã Hương Thủy trong “ Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Ngô Thị Thùy Trang, 2013) [69]; Huyện A Lưới trong “Thành phần loài nấm lớn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thị Thảo Nguyên, 2010) [58]; Huyện Nam Đông trong “ Thành phần loài nấm lớn ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Võ Bá Định, 2011) [35]; Huyện Phú Lộc trong “Thành phần loài nấm lớn ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trương Thị Hiệp Thành, 2011) [66]; Huyện Phong Điền trong “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thị Phượng, 2014) [61]. Bảng 4.8. Sự đa dạng nấm huyện Quảng Điền với các địa phương khác TT Khu vực Số loài của khu Số loài giống Chỉ số hệ nhau Sorensen 1 Huyện Phong Điền 168 45 0,29 2 Huyện Nam Đông 182 39 0,24 3 Huyện Phú Lộc 178 37 0,23 4 Thị xã Hương Thủy 156 52 0,35 5 Huyện Hương Trà 162 36 0,24 6 Huyện A Lưới 170 34 0,22 Xét về sự tương đồng, khu hệ nấm Quảng Điền tương đồng với Thị Xã Hương Thủy nhất so với các huyện còn lại, với chỉ số Sorensencao nhất đạt 0,35 (bảng 4.8). Huyện Quảng Điền và Thị xã Hương Thủy đều thuộc vùng khí hậu đồng bằng gò đồi thấp. Đều có, biên độ nhiệt trung bình năm trên 9o C, nhiệt độ trung bình năm trên 24o C, mùa mưa từ tháng IX – XII, ba tháng mưa lớn nhất IX, X và XI, tiềm năng ẩm bị hạn chế do thời kỳ thiếu ẩm đến 5 - 6 tháng. Tài nguyên đất có sự tương đồng gồm: đất phèn, đất phù sa , đất phù sa không được bồi hằng năm, đất phù sa có tầng loang lổ. Diện tích các rừng lâm nghiệp chiếm trên 80 % diện tích tự nhiên, phần lớn địa hình đều nằm trong khoảng độ cao < 15m [63]. Với sự tương 43