SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐINH THỊ MINH THÚY
DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU
THEO ĐẶC TRƢNG THI PHÁP THỂ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 601410
HÀ NỘI- 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐINH THỊ MINH THÚY
DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU
THEO ĐẶC TRƢNG THI PHÁP THỂ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Ngữ Văn)
Mã số: 601410
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
HÀ NỘI- 2013
3
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
CT Chương trình
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
SGV Sách giáo viên
SGK Sách giáo khoa
TN Thực nghiệm
THPT Trung học phổ thông
Tr. Trang
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các trích đoạn Truyện Kiềutrong chương trình Ngữ văn………………(trang)
Bảng 1.2. Bảng kết quả điều tra thực trạng tiếp nhận……………………………….
Bảng 2.1. Từ khó trong các trích đoạn Truyện Kiềutrong chương trình Ngữ văn 10
................................................................................................................................................
Bảng 2.2. Diễn biến của Kim Vân Kiều truyện........................................................................
Bảng 2.3. Sự kiện trước và sau các trích đoạn Truyện Kiềutrong chương trình Ngữ văn 10
................................................................................................................................................
Bảng 2.4. Đặc điểm của các nhân vật chính trong các trích đoạn Truyện Kiều trong
chương trình Ngữ văn 10........................................................................................................
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng……………
5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đổ 1.1. Biểu đồ thể hiện thực trạng tiếp nhận các đoạn trích Truyện Kiều theo đặc
trưng thi pháp thể loại của HS lớp 10……………………………………………(TRANG)
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút……………………………..
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 60 phút…………………………………….
6
MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………i
Danh mục các chữ viết tắt…………..………………………………………….….ii
Danh mục các bảng……………………………………………………………….iii
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thi pháp thể loại và thi pháp Truyện Kiều
1.1.2. Khả năng tiếp nhận Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại của học sinh lớp
10 THPT
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vấn đề tích cực hóa hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh THPT
1.2.2. Thực trạng dạy các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10
Chƣơng 2: DẠY ĐỌC HIỂU CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU THEO ĐẶC
TRƢNG THI PHÁP THỂ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
2.1. Những yêu cầu của việc dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi
pháp thể loại
2.1.1. Dạy học văn theo đặc trưng thi pháp thể loại
2.1.2. Những yêu cầu của việc dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi
pháp thể loại
7
2.2. Một số giải pháp dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể
loại
2.2.1. Biện pháp đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều từ đặc trưng ngôn ngữ thể loại
2.2.2. Biện pháp đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp cốt truyện
2.2.3. Biện pháp dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều từ đặc trưng thi pháp nhân vật
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Những vấn đề chung của việc Thực nghiệm dạy học các đoạn trích Truyện Kiều theo
đặc trưng thi pháp thể loại
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm
3.2.1. Tiến trình thực nghiệm
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
8
MỞ ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu
1.1. Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam đã thực sự được chuẩn bị từ
những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau khi ban hành Nghị quyết số
49/2000/QH10, ngày 19/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới này, các nhà giáo dục cũng xác định rõ: Một
trong những trọng tâm của việc đổi mới đó chính là đổi mới phương pháp dạy học với
mục đích tăng cường tính tích cực, chủ động của HS, hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động. Với yêu cầu đổi mới phương pháp, thêm nữa
lại có quá nhiều lựa chọn về phương pháp giảng dạy của các nhà nghiên cứu như Phan
Trọng Luận, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Thị Hồng Hà..., GV đang đứng
trước những khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp và vận
dụng vào công việc dạy học của mình một cách có hiệu quả.
1.2. Văn học là môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ cung
cấp cho HS những kiến thức về văn học, hình thành và phát triển ở HS năng lực tiếp nhận
văn học. Văn học còn đem lại những tri thức phong phú, bổ ích về văn hóa, xã hội, lịch
sử, đời sống nội tâm, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, giáo dục thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh,
góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Cùng với hệ thống các môn học ở
bậc phổ thông, môn Ngữ văn chiếm vị trí, vai trò quan trọng. Muốn đạt hiệu quả giáo dục
cao nhất, việc giảng dạy Ngữ văn phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn,
vừa mang bản chất xã hội, vừa là một hiện tượng thẩm mĩ, hiện tượng nghệ thuật. Nâng
cao chất lượng giảng dạy văn học, nâng cao khả năng tiếp nhận, cảm thụ văn học cho HS,
đổi mới PPDH nhằm tạo hiệu quả giảng dạy cao là việc luôn được người làm công tác
9
giảng dạy Ngữ văn quan tâm. Trong nhà trường Việt Nam, việc dạy các tác phẩm văn
chương theo đặc trưng thi pháp thể loại là một vấn đề đã và đang được chú trọng. Nắm
vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn học mà
còn có khả năng thiết kế có hiệu quả hệ thống hoạt động, thao tác để hướng dẫn học sinh
cách thứ đọc – hiểu tác phẩm, giúp người học có khả năng giải mã những tác phẩm cùng
thể loại.
1.3. Theo tinh thần trên, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn đã hướng tới việc thay
đổi PPDH theo đặc trưng thi pháp thể loại. Trong chương trình, SGK cung cấp cho HS
mỗi thể loại một vài tác phẩm thật tiêu biểu cho thể loại đó (tính mẫu). Yêu cầu đặt ra là
dạy một cách kĩ lưỡng để HS một mặt thấy được vẻ đẹp cụ thể của tác phẩm ấy, mặt khác
giúp HS biết cách đọc, cách phân tích và tiếp nhận một tác phẩm văn học theo thể loại. Từ
đó, các em có thể tự mình đọc, tìm hiểu và khám phá những tác phẩm cùng thể loại. Kết
quả là, HS sẽ không còn lúng túng khi gặp những tác phẩm chưa được học trên lớp, bởi vì
cách tiếp cận những thể loại đó HS đã được học kĩ càng. Chính vì lí do đó mà việc nắm
vững đặc trưng thi pháp thể loại và lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp là yêu
cầu cơ bản đối với người GV dạy văn.
1.4. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, nội dung đã hướng vào dạy học nhiều kiểu tác
phẩm văn học theo các thể loại khác nhau. Riêng phần Văn học trung đại đã cho thấy khá
đầy đủ diện mạo văn học thời kì này. Và lẽ dĩ nhiên, nghiên cứu về văn học giai đoạn này,
không thể không nhắc đến kiệt tác văn học của dân tộc là Truyện Kiều. Tác phẩm này
được đưa vào chương trình không chỉ với tư cách là một vật báu của văn học dân tộc mà
còn giữ vai trò như một ví dụ tiêu biểu nhất về một thể loại văn học nội sinh của dân tộc
là thể loại truyện thơ. Truyện Kiều được trích giảng 4 đoạn trích: Trao duyên, Chí khí anh
hùng (văn bản đọc hiểu chính khóa) và Nỗi thương mình, Thề nguyền (văn bản đọc thêm).
Quan điểm trích giảng các đoạn trích này cũng xuất phát từ quan điểm thi pháp học. Quan
điểm thi pháp học đánh giá tác phẩm dựa trên vấn đề nghệ thuật của đoạn trích ấy. Các
đoạn trích được coi là đỉnh cao của nghệ thuật Truyện Kiều, những tiêu chí khu biệt
Truyện Kiều – Việt Nam với Kim Vân Kiều truyện – Trung Quốc sẽ là đối tượng trích
giảng của phương pháp này.
10
Trước những yêu cầu mới của chương trình Ngữ văn bậc THPT, với hứng thú
giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại và tình yêu với Truyện Kiều,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi
pháp thể loại cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông. Đề tài thực sự là một sự hứng
thú đối với chúng tôi vì nó đã chạm đến vấn đề cốt lõi nhất của việc đổi mới dạy học văn
từ mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương trình đến phương pháp dạy học. Xuất phát từ
những lí do trên đây, chúng tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu đề tài trong tình hình hiện nay
là cần thiết và hữu ích.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thi pháp thể loại
Các tác giả biên soạn tài liệu nghiên cứu về loại thể chia một cách quy ước có ba
loại thể văn học gồm: tự sự, trữ tình, kịch. Một số giáo trình, bài viết vận dụng những
kiến thức cơ bản về loại thể của Aristotes để phát triển thành phương pháp luận giảng dạy
văn học theo loại thể, phân tích ứng dụng các tác phẩm được dạy trong nhà trường phổ
thông. Những công trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc hệ thống, liên kết các vấn
đề lí luận với thực tiễn dạy học văn theo loại thể. Từ đó đề xuất một số hướng phân tích
tác phẩm. Trong Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể, Trần Thanh Đạm viết: “Mỗi tác
phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp,
một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Vì vậy, vấn đề loại thể văn học trong
thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra không những như một vấn đề tri thức mà chủ
yếu còn là một vấn đề phương pháp” [10, tr48]. Tác phẩm này đã giới thiệu nhiều kiến
thức cơ bản về các loại, thể văn học chủ yếu có liên quan đến chương trình cấp III, từ đó
giới thiệu phương pháp vận dụng đặc trưng các loại thể vào việc giảng dạy các tác phẩm
trong chương trình phổ thông. Cuốn sách vừa giải quyết được các vấn đề có tính chất
quan niệm vừa trình bày một số kinh nghiệm vận dụng cụ thể. Nhiều thế hệ thầy cô giáo
vẫn xem cuốn sách như một cẩm nang khi soạn giảng. Trong đó Trần Thanh Đạm, với bài
viết Truyện và giảng dạy truyện đã xác định: “ Truyện là một khái niệm rộng bao gồm các
thể tài chủ yếu thuộc loại hình tự sự... Một tác phẩm tự sự (truyện) tất nhiên cũng giống
như bất kì một tác phẩm nào khác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện, cặn kẽ và đúng
11
hướng. Điều đặc biệt ở tác phẩm truyện là cấu tạo hình tượng tác phẩm dựa vào ba yếu tố:
tình tiết, nhân vật và lời kể. Cho nên khi phân tích cấu tạo hình tượng của truyện, không
thể không lưu tâm đến ba yếu tố đó. Đó cũng là nét phân biệt cấu tạo một tác phẩm truyện
với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận” [11, tr39]. Các tác phẩm Phương
pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà
trường của Phan Trọng Luận, Đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt ở trường
phổ thông của Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn... đã cung cấp cho GV những kiến thức
lí luận và phương pháp giảng dạy văn học cơ bản. Với cuốn Những ngả đường vào văn
học, Hoàng Ngọc Hiến đi từ những khái luận đến việc đọc tác phẩm và phân tích tác
phẩm. Trong đó có những bài viết hữu ích cho việc dạy học tác phẩm văn chương theo
loại thể trong nhà trường như: Bàn góp về phương pháp giảng văn, Một ít lí thuyết về trào
phúng, Mấy vấn đề của tiểu thuyết và đặc trưng của thể loại này, Kí và tiểu luận, Đặc
điểm của truyện ngắn hiện đại,.. Trên cơ sở thi pháp học, tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh
trong cuốn Thi pháp học và vấn đề giảng dạy thi pháp trong nhà trường đã có những
khám phá sâu sắc về việc vận dụng một số thi pháp truyện vào việc giảng dạy truyện.
Trong đó, các bài viết Hai đứa trẻ, Về một hướng tiếp cận tác phẩm Lão Hạc của Nam
Cao có những phát hiện mới mẻ ở bình diện sáng tạo nghệ thuật, có tính chất định hướng
cho việc khai thác vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm truyện được giảng dạy ở trường phổ
thông.
2.2. Về giảng dạy Truyện Kiều, các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trƣng thi pháp
thể loại
Phương pháp giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông là một vấn đề
được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Việc giảng dạy tác phẩm văn học
theo thể loại là một hướng nghiên cứu thu hút được nhiều sự quan tâm song có thể nói đối
với phương pháp giảng dạy Truyện Kiều còn khá nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Trong cuốn
Phương pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên, các nhà nghiên cứu phân chia
phương pháp dạy học theo bốn hướng: phương pháp dạy học tác phẩm văn chương,
phương pháp dạy học văn học sử, phương pháp dạy học môn làm văn, phương pháp dạy
học lí luận văn học. Trong phần phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, các nhà
phương pháp phân chia thành các phương pháp chung như: phương pháp đọc diễn cảm,
12
phương pháp so sánh trong phân tích văn học, phương pháp phân tích nêu vấn đề, phương
pháp gợi mở, phương pháp giảng bình. Có thể coi đây là phương pháp chung trong việc
giảng dạy các thể loại văn học trong đó có truyện, thơ, tiểu thuyết...
Trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương pháp giảng dạy tác
phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại như cuốn Vấn đề giảng dạy văn học theo
loại thể do Trần Thanh Đạm chủ biên, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung
học phổ thông, Tập bài giảng phương pháp dạy học ngữ văn của Khoa Sư phạm, Trường
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương (theo thể loại) của Nguyễn Viết Chữ... tuy có đề cập đến phương pháp giảng dạy
thể loại truyện song mới chỉ là những lí thuyết chung còn khá sơ lược và Truyện Kiều
chưa được quan tâm một cách thích đáng trong việc đề ra phương pháp dạy học theo đặc
trưng thi pháp thể loại.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong sách Đọc văn văn học có bài viết Giảng văn đoạn
trích Truyện Kiều. Trong đó, tác giả chỉ ra hạn chế của việc dạy các trích đoạn Truyện
Kiều theo hướng giảng bình và đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc thay đổi phương pháp
dạy học theo loại thể. Trong bài nghiên cứu có dung lượng tương đối ngắn, tác giả chứng
tỏ khả năng bao quát vấn đề và đặt ra yêu cầu mới cho việc dạy học các trích đoạn Truyện
Kiều, tuy nhiên đó mới chỉ là những hướng đi khái quát.
Phạm Thu Thảo trong khóa luận tốt nghiệp Phương pháp dạy học truyện thơ Nôm
(Đại học Sư phạm Hà Nội) đã trình bày thực trạng giảng dạy truyện thơ Nôm trong đó
tiêu biểu là Truyện Kiều từ đó định ra phương pháp dạy truyện thơ Nôm. Tuy nhiên, trong
khóa luận, phương pháp dạy học truyện thơ Nôm trong đó có Truyện Kiều theo đặc trưng
thi pháp thể loại chỉ là một phương pháp trong nhóm phương pháp tác giả đề ra.
Cùng phương pháp dạy học Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại, luận văn
của chúng tôi sẽ đi từ đặc trưng thi pháp thể loại của tác phẩm để đề ra quy trình dạy đọc
hiểu đồng thời ứng dụng vào giảng dạy trích đoạn trong SGK phổ thông Ngữ văn hiện
hành.
Với phần lịch sử vấn đề trên đây, chúng tôi đã có cái nhìn tổng quát về việc nghiên
cứu và giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và Truyện Kiều nói riêng theo đặc trưng thi
pháp thể loại. Những công trình này sẽ là những tư liệu quý cho chúng tôi nghiên cứu đề
13
tài của mình như một đóng góp vào lịch sử nghiên cứu dạy học Truyện Kiều theo đặc
trưng thi pháp thể loại.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là vận dụng lí luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm
văn chương, về đặc trưng thi pháp thể loại truyện thơ trung đại, đề xuất các phương pháp,
quy trình cụ thể dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 10 THPT theo đặc trưng thi
pháp thể loại nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ, góp
phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của một hướng dạy học đổi mới: Dạy học văn
theo đặc trưng thi pháp thể loại.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Việc giảng dạy thể loại truyện thơ thông qua các đoạn trích
Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 trung học phổ thông Ban Cơ bản; Phan
Trọng Luận (Tổng chủ biên), NXB Giáo dục; 2007 theo đặc trưng thi pháp thể loại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: HS lớp 10, GV dạy Ngữ văn lớp 10 (tại một số trường THPT
tác giả công tác và có điều kiện trao đổi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình) như: THPT Gia Viễn
A, Gia Viễn B, Gia Viễn C, Hoa Lư A, Trần Hưng Đạo, Lương Văn Tụy, Đinh Tiên
Hoàng.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc hiện thực hóa ý tưởng dạy học thể loại truyện thơ thông qua các đoạn trích
Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 theo đặc trưng thi pháp thể loại bên cạnh
thành công vẫn còn nhiều bất cập. Nếu tổ chức hoạt động dạy học truyện thơ cho HS lớp
10 trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về đặc trưng thi pháp thể loại và theo hướng HS là
bạn đọc sáng tạo thì sẽ giúp HS biết đọc – hiểu truyện thơ, hình thành và phát triển ở các
em phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học, giúp các em trở thành những chủ thể tích
cực, sáng tạo trong học tập ngữ văn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là:
14
- Tổng quan những vấn đề lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi
pháp thể loại.
- Vận dụng lí thuyết dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp thể loại vào
dạy các đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10, THPT ở một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tiếp nhận tác phẩm văn học theo đặc trưng
thi pháp thể loại ở HS lớp 10.
- Đề xuất phương pháp, biện pháp cụ thể vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại vào dạy các
đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10.
- Thiết kế các giáo án dạy học các đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10 theo đặc trưng
thi pháp thể loại. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tài liệu lí luận dạy học bộ môn Ngữ văn bậc THPT.
- Nghiên cứu chương trình, SGK Ngữ văn lơp 10 bậc THPT, các tài liệu định hướng đổi
mới về PPDH.
- Nghiên cứu tài liệu lí luận về tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT.
* Phương pháp quan sát, điều tra
- Điều tra thực trạng dạy và học tác phẩm văn chương, cụ thể là các trích đoạn Truyện
Kiều trong nhà trường THPT.
* Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp dạy học
các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại.
8. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận: Khẳng định hướng đổi mới đúng đắn của phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương theo đặc trưng thi pháp thể loại. Đề xuất những phương pháp, biện pháp dạy các
đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho HS lớp 10, THPT.
15
- Về thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10 nhằm tìm hiểu
kết quả hiện thực hóa tinh thần dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại
của SGK Ngữ văn 10.
+ Đánh giá tính khả thi của phương pháp, biện pháp dạy học những trích đoạn Truyện
Kiều, góp phần hoàn thiện mô hình giờ dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể
loại, giúp đồng nghiệp có thêm tư liệu tham khảo soạn giảng, góp phẩn nâng cao chất
lượng dạy học Ngữ văn 10.
9. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
16
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thi pháp thể loại và thi pháp Truyện Kiều
1.1.1.1. Khái niệm thi pháp, thể loại và thi pháp Truyện Kiều từ góc nhìn thể loại
1.1.1.1.1. Khái niệm thi pháp, thể loại
Thi pháp học là bộ môn cổ xưa nhất của ngành nghiên cứu văn học. Thuật ngữ thi
pháp và thi pháp học xuất hiện từ hàng ngàn năm trước nhưng mới được giới nghiên cứu
văn học Việt Nam sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây.
Theo Trần Thanh Đạm, khái niệm thi pháp học xuất hiện đầu tiên với công trình
Nghệ thuật thi ca của Aistole. Thông qua phân tích kịch thơ cổ Hi Lạp, ông đã tổng kết
những nguyên lí tương đối cơ bản và toàn diện về phương pháp sáng tác của các tác giả
thời kì đó. Thuật ngữ poetis được dịch sang tiếng Việt là “thi pháp”, “thi học”, “thi pháp
học”, trong đó chữ thi được hiểu là toàn bộ các hiện tượng văn học nói chung, còn “pháp”
là phép tắc, là phương pháp, là cách thức sáng tạo. Nghệ thuật thi ca của Aistole là bộ
sách đầu tiên trong lịch sử văn học và mĩ học thế giới nghiên cứu sâu chức năng của văn
học nghệ thuật. Trong nền văn hóa phương Tây, thuật ngữ thi pháp học theo Aistole là chỉ
lí luận văn học, đến trung thế kỉ, thuật ngữ này chỉ kĩ nghệ, kĩ xảo sáng tác thơ ca; từ thế
kỉ XIX trở đi, do sự nỗ lực của các nhà hình thức chủ nghĩa, thuật ngữ này được dùng như
lí luận văn học với nghĩa rộng, nó bao gồm sự tổng kết lí luận và nghiên cứu tất cả các thể
tài văn học. Thi pháp học thực sự đã chỉ đạo lại ngành văn học và kĩ thuật tu từ thay thế
nó bằng phê bình mĩ học xuất phát từ sự phân tích hình thức.
Ở phương Đông, nếu hiểu thi pháp như một nghệ thuật thì Văn tâm điêu long của
Lưu Hiệp là công trình thi pháp học sớm nhất bởi nó dạy cho người ta những tinh túy của
phép làm văn. Sau Lưu Hiệp, có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, nhà lí
17
luận của Trung Hoa cổ, trung đại đã cho ra đời những tác phẩm lí giải sâu sắc về mĩ học,
về nghệ thuật văn chương, tiêu biểu là: Thi phẩm của Chung Vinh (thế kỉ VII), Văn tuyển
của Tiêu Thống (thế kỉ VII), Thư gửi Nguyên Chuẩn của Bạch Cư Dị (722 – 486), Tùy
viên thi thoại của Viên Mai (1716 -1797)…
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thi pháp học hiện đại chính thức được dấy
lên, hàng loạt các trường phái thi pháp học hiện đại theo sau xuất hiện. Như vậy, có thể
thấy có rất nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về thi pháp học. Có thể định nghĩa một
cách tổng quát như nhà phê bình văn học Nga V.Girmunxki: “Thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là nghệ thuật” [20, tr.15].
Trần Đình Sử cũng đưa ra nhận định: “Thi pháp học là bộ môn khoa học có nhiệm
vụ đặc thù trong lí luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học. Khi phê bình, phân
tích tác phẩm văn học, nó hướng tới khám phá sự vận động, tiến hóa của các phương
thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật. Khi nghiên cứu lí luận văn học, nó tập trung
khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất của nghệ thuật văn học” [31, tr.45].
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi
pháp, tức hệ thống các phương thức biểu hiện đời sống bằng nghệ thuật trong sáng tác
văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản
nghệ thuật tham gia và sự tạo thành của thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ, chiều sâu
phản ánh của sáng tác nghệ thuật.” [22, tr.1].
GS Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại lại đưa ra quan niệm: “Thi pháp là
phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức thể
hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của tác
phẩm. Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức yêu cầu tác phẩm như một chỉnh thể,
ở đó các yếu tố ngôn từ liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống, để biểu đạt ý
tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh quan… tức là cái đẹp của thế giới, con người. Điểm
xuất phát của thi pháp học là coi tác phẩm văn học là văn bản ngôn từ. Nếu mĩ học là lí
luận của các nghệ thuật thì thi pháp là mĩ học của văn học, là lí luận văn học, vậy thi pháp
học gắn chặt với ngôn ngữ học và mĩ học” [20, tr.43].
18
Từ những điều trên, chúng tôi thống nhất cách hiểu về thi pháp là khoa học nghiên
cứu hệ thống các phương thức biểu hiện đời sống bằng nghệ thuật trong sáng tác văn học
nhằm khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất của nghệ thuật văn học.
Về thể loại văn học, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục do Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau:
“Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại
tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về
cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả
và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy.” [13, tr.68].
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương pháp chiếm
lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có
những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với những
hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người nên tác phẩm văn học bao giờ
cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật,
hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Ví dụ: nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch
với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình với lời thơ, luật thơ… Người
ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về phương thức
miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy. Đó là cơ sở khách quan tồn tại thể loại văn học
và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học.
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững
bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường
xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn vừa cũ, vừa mới, vừa biến
đổi, vừa định hình.
Lí luận văn học dựa vào yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và
thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác phẩm nào
cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình, kịch trong đó mỗi loại bao gồm một số
thể.
19
Bất kì tác phẩm nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định. Đó là sự
thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và
hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn. Thể loại văn học chính là sự phân chia loại
hình tác phẩm theo những căn cứ nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một
loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống.
Từ những điều trên, chúng tôi cùng thống nhất cách hiểu về khái niệm thể loại văn
học như sau: Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn
bản. Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tái hiện đời sống,
hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng.
Từ cách hiểu trên, có thể chia tác phẩm văn học làm ba loại chính: Tự sự, trữ tình
và kịch. Tác phẩm sự sự là loại tác phẩm dùng lời kể tái hiện lại những việc làm biến cố
nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ một
cách hiểu và một thái độ nhất định. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có lời kể, lời miêu tả với
một giọng điệu nhất định; có cốt truyện chính là cái biến cố xảy ra liên tiếp, sau cái này
làm nảy sinh cái kia, xô đẩy nhau tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong
thì truyện kết thúc; có nhân vật và có rất nhiều loại hình thức ngôn ngữ như trần thuật, đối
thoại, độc thoại… Tác phẩm trữ tình là loại tác phẩm qua lời lẽ thể hiện nỗi niềm, tâm
trạng, những ảnh tượng trông thấy mà thể hiện các cảm xúc, tháo độ chủ quan của con
người với thế giới. Tác phẩm kịch là loại tác phẩm qua việc tái hiện những hành động
xung đột kịch để làm tái hiện lên bản chất đời sống và bày tỏ thái độ. Mỗi loại tác phẩm
có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư
tưởng của nhà văn.
1.1.1.1.2. Thi pháp Truyện Kiều từ góc nhìn thể loại
Truyện Nôm là thể loại truyện vừa trung đại, có xu hướng tiểu thuyết hóa, đã
chuẩn bị dần dần những yếu tố quan trọng để xuất hiện Truyện Kiều, một tiểu thuyết bằng
thơ. Truyện Kiều là sản phẩm của văn mạch dân tộc.
Xét về nội dung, Truyện Kiều tiếp tục những vấn đề của ngâm khúc và truyện Nôm
trước đó để thực sự đạt được đỉnh cao của thể loại này. Xét về hình thức, Truyện Kiềuđã
phát triển những nét mới trong thi pháp truyện Nôm và ngâm khúc lên một trình độ cao
20
chưa từng có. Truyện Kiều không chỉ là đỉnh cao của thể loại truyện thơ Nôm mà còn là
kiệt tác văn học dân tộc. Hơn nữa, Truyện Kiều đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ si,
biến văn học trung đại thành văn học nghệ thuật, biến tiếng Việt thành tiếng Việt văn học
đích thực, biến truyện Nôm thành thể loại mang tính hàn lâm hơn.
Theo Trần Đình Sử: “Thi pháp Truyện Kiều là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật
thấm nhuần ý thức chủ thể tác giả. Chỗ khó nhất trong nghiên cứu Truyện Kiều là xác
nhận tính sáng tạo toàn vẹn của nó, một tác phẩm được sáng tác dựa trên một tác phẩm có
sẵn của nhà văn nước ngoài” [31, tr.19]. Như vậy, nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều thực
chất là nghiên cứu văn học so sánh. Những không chỉ đơn thuần là so sánh Truyện Kiều
với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà còn so sánh nó với nhiều hiện
tượng văn hóa, văn học Trung Quốc khác. Mặt khác, Truyện Kiều là sản phẩm của văn
hóa, văn học Việt Nam nên việc so sánh lịch sử trong nội bộ văn học dân tộc cũng rất cần
thiết. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu đặc trưng thi pháp thể loại
Truyện Kiềutrên các phương diện sau:
* Tư tưởng nghệ thuật, mô hình tự sự của Truyện Kiều
Xét chủ đề tác phẩm, chúng ta quan tâm đến cách mở và kết của tác phẩm. Mở đầu
là tài – mệnh: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và kết thúc với sự trăn trở về tâm –
tài: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ta thấy Truyện Kiều không chỉ là câu chuyện về
tài mệnh tương đố mà còn là câu chuyện về chữ tâm, về mối quan hệ giữa tài và tâm.
Mượn cốt truyện của tiểu thuyết tài tử giai nhân, Truyện Kiều có nhiều người tài nhưng
tác giả cũng đề cao chữ tâm, tấm lòng. Chữ tài và chữ tâm là một nguyên tắc ứng xử có
tính phổ quát trong truyện. Tài ở đây là biểu hiện của phẩm chất nhân vật và cá tính đóng
vai trò là cái cớ để nhân vật bị cuốn vào tai vạ cho phù hợp với tư tưởng tài mệnh tương
đố còn chữ tâm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong cốt truyện, thúc đẩy sự kiện phát
triển. Toàn bộ sáng tạo của Nguyễn Du chủ yếu là làm cho chữ tâm của nhân vật chính
được bộc lộ trọn vẹn và sâu sắc. Bên cạnh đó, chữ thân cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc bộc lộ tư tưởng của tác giả. Nhân vật chính luôn có ý thức về thân, về phần cá
nhân riêng tư nhất, thực tại nhất của con người và tác phẩm được xây dựng sao cho nhân
vật tự cảm thấy được cái thân đau đớn, ê chề, nhục nhã của mình. Chữ thân là tư tưởng
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50938
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bảnPhức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bảnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 nataliej4
 

What's hot (20)

Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bảnPhức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
Phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 

Similar to Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông

TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...HanaTiti
 
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfMan_Ebook
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn nataliej4
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữnataliej4
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ nataliej4
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...jackjohn45
 
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...
Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...
Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông (20)

TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
 
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
 
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...
Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...
Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại ở trung học cơ sở bao g...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ MINH THÚY DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU THEO ĐẶC TRƢNG THI PHÁP THỂ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn) Mã số: 601410 HÀ NỘI- 2013
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ MINH THÚY DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU THEO ĐẶC TRƢNG THI PHÁP THỂ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Ngữ Văn) Mã số: 601410 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng HÀ NỘI- 2013
  • 3. 3 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ CT Chương trình GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGV Sách giáo viên SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm THPT Trung học phổ thông Tr. Trang
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các trích đoạn Truyện Kiềutrong chương trình Ngữ văn………………(trang) Bảng 1.2. Bảng kết quả điều tra thực trạng tiếp nhận………………………………. Bảng 2.1. Từ khó trong các trích đoạn Truyện Kiềutrong chương trình Ngữ văn 10 ................................................................................................................................................ Bảng 2.2. Diễn biến của Kim Vân Kiều truyện........................................................................ Bảng 2.3. Sự kiện trước và sau các trích đoạn Truyện Kiềutrong chương trình Ngữ văn 10 ................................................................................................................................................ Bảng 2.4. Đặc điểm của các nhân vật chính trong các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10........................................................................................................ Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng……………
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đổ 1.1. Biểu đồ thể hiện thực trạng tiếp nhận các đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại của HS lớp 10……………………………………………(TRANG) Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút…………………………….. Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 60 phút…………………………………….
  • 6. 6 MỤC LỤC Lời cảm ơn…………………………………………………………………………i Danh mục các chữ viết tắt…………..………………………………………….….ii Danh mục các bảng……………………………………………………………….iii MỞ ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Thi pháp thể loại và thi pháp Truyện Kiều 1.1.2. Khả năng tiếp nhận Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại của học sinh lớp 10 THPT 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Vấn đề tích cực hóa hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh THPT 1.2.2. Thực trạng dạy các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 Chƣơng 2: DẠY ĐỌC HIỂU CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU THEO ĐẶC TRƢNG THI PHÁP THỂ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Những yêu cầu của việc dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại 2.1.1. Dạy học văn theo đặc trưng thi pháp thể loại 2.1.2. Những yêu cầu của việc dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại
  • 7. 7 2.2. Một số giải pháp dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại 2.2.1. Biện pháp đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều từ đặc trưng ngôn ngữ thể loại 2.2.2. Biện pháp đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp cốt truyện 2.2.3. Biện pháp dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều từ đặc trưng thi pháp nhân vật CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Những vấn đề chung của việc Thực nghiệm dạy học các đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 3.1.3. Nội dung thực nghiệm 3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm 3.2.1. Tiến trình thực nghiệm 3.2.2. Kết quả thực nghiệm KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu 1.1. Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam đã thực sự được chuẩn bị từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau khi ban hành Nghị quyết số 49/2000/QH10, ngày 19/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới này, các nhà giáo dục cũng xác định rõ: Một trong những trọng tâm của việc đổi mới đó chính là đổi mới phương pháp dạy học với mục đích tăng cường tính tích cực, chủ động của HS, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Với yêu cầu đổi mới phương pháp, thêm nữa lại có quá nhiều lựa chọn về phương pháp giảng dạy của các nhà nghiên cứu như Phan Trọng Luận, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Thị Hồng Hà..., GV đang đứng trước những khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp và vận dụng vào công việc dạy học của mình một cách có hiệu quả. 1.2. Văn học là môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức về văn học, hình thành và phát triển ở HS năng lực tiếp nhận văn học. Văn học còn đem lại những tri thức phong phú, bổ ích về văn hóa, xã hội, lịch sử, đời sống nội tâm, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, giáo dục thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Cùng với hệ thống các môn học ở bậc phổ thông, môn Ngữ văn chiếm vị trí, vai trò quan trọng. Muốn đạt hiệu quả giáo dục cao nhất, việc giảng dạy Ngữ văn phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, vừa mang bản chất xã hội, vừa là một hiện tượng thẩm mĩ, hiện tượng nghệ thuật. Nâng cao chất lượng giảng dạy văn học, nâng cao khả năng tiếp nhận, cảm thụ văn học cho HS, đổi mới PPDH nhằm tạo hiệu quả giảng dạy cao là việc luôn được người làm công tác
  • 9. 9 giảng dạy Ngữ văn quan tâm. Trong nhà trường Việt Nam, việc dạy các tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp thể loại là một vấn đề đã và đang được chú trọng. Nắm vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn học mà còn có khả năng thiết kế có hiệu quả hệ thống hoạt động, thao tác để hướng dẫn học sinh cách thứ đọc – hiểu tác phẩm, giúp người học có khả năng giải mã những tác phẩm cùng thể loại. 1.3. Theo tinh thần trên, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn đã hướng tới việc thay đổi PPDH theo đặc trưng thi pháp thể loại. Trong chương trình, SGK cung cấp cho HS mỗi thể loại một vài tác phẩm thật tiêu biểu cho thể loại đó (tính mẫu). Yêu cầu đặt ra là dạy một cách kĩ lưỡng để HS một mặt thấy được vẻ đẹp cụ thể của tác phẩm ấy, mặt khác giúp HS biết cách đọc, cách phân tích và tiếp nhận một tác phẩm văn học theo thể loại. Từ đó, các em có thể tự mình đọc, tìm hiểu và khám phá những tác phẩm cùng thể loại. Kết quả là, HS sẽ không còn lúng túng khi gặp những tác phẩm chưa được học trên lớp, bởi vì cách tiếp cận những thể loại đó HS đã được học kĩ càng. Chính vì lí do đó mà việc nắm vững đặc trưng thi pháp thể loại và lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp là yêu cầu cơ bản đối với người GV dạy văn. 1.4. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, nội dung đã hướng vào dạy học nhiều kiểu tác phẩm văn học theo các thể loại khác nhau. Riêng phần Văn học trung đại đã cho thấy khá đầy đủ diện mạo văn học thời kì này. Và lẽ dĩ nhiên, nghiên cứu về văn học giai đoạn này, không thể không nhắc đến kiệt tác văn học của dân tộc là Truyện Kiều. Tác phẩm này được đưa vào chương trình không chỉ với tư cách là một vật báu của văn học dân tộc mà còn giữ vai trò như một ví dụ tiêu biểu nhất về một thể loại văn học nội sinh của dân tộc là thể loại truyện thơ. Truyện Kiều được trích giảng 4 đoạn trích: Trao duyên, Chí khí anh hùng (văn bản đọc hiểu chính khóa) và Nỗi thương mình, Thề nguyền (văn bản đọc thêm). Quan điểm trích giảng các đoạn trích này cũng xuất phát từ quan điểm thi pháp học. Quan điểm thi pháp học đánh giá tác phẩm dựa trên vấn đề nghệ thuật của đoạn trích ấy. Các đoạn trích được coi là đỉnh cao của nghệ thuật Truyện Kiều, những tiêu chí khu biệt Truyện Kiều – Việt Nam với Kim Vân Kiều truyện – Trung Quốc sẽ là đối tượng trích giảng của phương pháp này.
  • 10. 10 Trước những yêu cầu mới của chương trình Ngữ văn bậc THPT, với hứng thú giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại và tình yêu với Truyện Kiều, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông. Đề tài thực sự là một sự hứng thú đối với chúng tôi vì nó đã chạm đến vấn đề cốt lõi nhất của việc đổi mới dạy học văn từ mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương trình đến phương pháp dạy học. Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu đề tài trong tình hình hiện nay là cần thiết và hữu ích. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thi pháp thể loại Các tác giả biên soạn tài liệu nghiên cứu về loại thể chia một cách quy ước có ba loại thể văn học gồm: tự sự, trữ tình, kịch. Một số giáo trình, bài viết vận dụng những kiến thức cơ bản về loại thể của Aristotes để phát triển thành phương pháp luận giảng dạy văn học theo loại thể, phân tích ứng dụng các tác phẩm được dạy trong nhà trường phổ thông. Những công trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc hệ thống, liên kết các vấn đề lí luận với thực tiễn dạy học văn theo loại thể. Từ đó đề xuất một số hướng phân tích tác phẩm. Trong Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể, Trần Thanh Đạm viết: “Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Vì vậy, vấn đề loại thể văn học trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra không những như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là một vấn đề phương pháp” [10, tr48]. Tác phẩm này đã giới thiệu nhiều kiến thức cơ bản về các loại, thể văn học chủ yếu có liên quan đến chương trình cấp III, từ đó giới thiệu phương pháp vận dụng đặc trưng các loại thể vào việc giảng dạy các tác phẩm trong chương trình phổ thông. Cuốn sách vừa giải quyết được các vấn đề có tính chất quan niệm vừa trình bày một số kinh nghiệm vận dụng cụ thể. Nhiều thế hệ thầy cô giáo vẫn xem cuốn sách như một cẩm nang khi soạn giảng. Trong đó Trần Thanh Đạm, với bài viết Truyện và giảng dạy truyện đã xác định: “ Truyện là một khái niệm rộng bao gồm các thể tài chủ yếu thuộc loại hình tự sự... Một tác phẩm tự sự (truyện) tất nhiên cũng giống như bất kì một tác phẩm nào khác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện, cặn kẽ và đúng
  • 11. 11 hướng. Điều đặc biệt ở tác phẩm truyện là cấu tạo hình tượng tác phẩm dựa vào ba yếu tố: tình tiết, nhân vật và lời kể. Cho nên khi phân tích cấu tạo hình tượng của truyện, không thể không lưu tâm đến ba yếu tố đó. Đó cũng là nét phân biệt cấu tạo một tác phẩm truyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận” [11, tr39]. Các tác phẩm Phương pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường của Phan Trọng Luận, Đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt ở trường phổ thông của Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn... đã cung cấp cho GV những kiến thức lí luận và phương pháp giảng dạy văn học cơ bản. Với cuốn Những ngả đường vào văn học, Hoàng Ngọc Hiến đi từ những khái luận đến việc đọc tác phẩm và phân tích tác phẩm. Trong đó có những bài viết hữu ích cho việc dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể trong nhà trường như: Bàn góp về phương pháp giảng văn, Một ít lí thuyết về trào phúng, Mấy vấn đề của tiểu thuyết và đặc trưng của thể loại này, Kí và tiểu luận, Đặc điểm của truyện ngắn hiện đại,.. Trên cơ sở thi pháp học, tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong cuốn Thi pháp học và vấn đề giảng dạy thi pháp trong nhà trường đã có những khám phá sâu sắc về việc vận dụng một số thi pháp truyện vào việc giảng dạy truyện. Trong đó, các bài viết Hai đứa trẻ, Về một hướng tiếp cận tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có những phát hiện mới mẻ ở bình diện sáng tạo nghệ thuật, có tính chất định hướng cho việc khai thác vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm truyện được giảng dạy ở trường phổ thông. 2.2. Về giảng dạy Truyện Kiều, các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trƣng thi pháp thể loại Phương pháp giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông là một vấn đề được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Việc giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại là một hướng nghiên cứu thu hút được nhiều sự quan tâm song có thể nói đối với phương pháp giảng dạy Truyện Kiều còn khá nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Trong cuốn Phương pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên, các nhà nghiên cứu phân chia phương pháp dạy học theo bốn hướng: phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, phương pháp dạy học văn học sử, phương pháp dạy học môn làm văn, phương pháp dạy học lí luận văn học. Trong phần phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, các nhà phương pháp phân chia thành các phương pháp chung như: phương pháp đọc diễn cảm,
  • 12. 12 phương pháp so sánh trong phân tích văn học, phương pháp phân tích nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình. Có thể coi đây là phương pháp chung trong việc giảng dạy các thể loại văn học trong đó có truyện, thơ, tiểu thuyết... Trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại như cuốn Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể do Trần Thanh Đạm chủ biên, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông, Tập bài giảng phương pháp dạy học ngữ văn của Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại) của Nguyễn Viết Chữ... tuy có đề cập đến phương pháp giảng dạy thể loại truyện song mới chỉ là những lí thuyết chung còn khá sơ lược và Truyện Kiều chưa được quan tâm một cách thích đáng trong việc đề ra phương pháp dạy học theo đặc trưng thi pháp thể loại. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong sách Đọc văn văn học có bài viết Giảng văn đoạn trích Truyện Kiều. Trong đó, tác giả chỉ ra hạn chế của việc dạy các trích đoạn Truyện Kiều theo hướng giảng bình và đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc thay đổi phương pháp dạy học theo loại thể. Trong bài nghiên cứu có dung lượng tương đối ngắn, tác giả chứng tỏ khả năng bao quát vấn đề và đặt ra yêu cầu mới cho việc dạy học các trích đoạn Truyện Kiều, tuy nhiên đó mới chỉ là những hướng đi khái quát. Phạm Thu Thảo trong khóa luận tốt nghiệp Phương pháp dạy học truyện thơ Nôm (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã trình bày thực trạng giảng dạy truyện thơ Nôm trong đó tiêu biểu là Truyện Kiều từ đó định ra phương pháp dạy truyện thơ Nôm. Tuy nhiên, trong khóa luận, phương pháp dạy học truyện thơ Nôm trong đó có Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại chỉ là một phương pháp trong nhóm phương pháp tác giả đề ra. Cùng phương pháp dạy học Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại, luận văn của chúng tôi sẽ đi từ đặc trưng thi pháp thể loại của tác phẩm để đề ra quy trình dạy đọc hiểu đồng thời ứng dụng vào giảng dạy trích đoạn trong SGK phổ thông Ngữ văn hiện hành. Với phần lịch sử vấn đề trên đây, chúng tôi đã có cái nhìn tổng quát về việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và Truyện Kiều nói riêng theo đặc trưng thi pháp thể loại. Những công trình này sẽ là những tư liệu quý cho chúng tôi nghiên cứu đề
  • 13. 13 tài của mình như một đóng góp vào lịch sử nghiên cứu dạy học Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn này là vận dụng lí luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương, về đặc trưng thi pháp thể loại truyện thơ trung đại, đề xuất các phương pháp, quy trình cụ thể dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 10 THPT theo đặc trưng thi pháp thể loại nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ, góp phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của một hướng dạy học đổi mới: Dạy học văn theo đặc trưng thi pháp thể loại. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Việc giảng dạy thể loại truyện thơ thông qua các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 trung học phổ thông Ban Cơ bản; Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), NXB Giáo dục; 2007 theo đặc trưng thi pháp thể loại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: HS lớp 10, GV dạy Ngữ văn lớp 10 (tại một số trường THPT tác giả công tác và có điều kiện trao đổi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình) như: THPT Gia Viễn A, Gia Viễn B, Gia Viễn C, Hoa Lư A, Trần Hưng Đạo, Lương Văn Tụy, Đinh Tiên Hoàng. 5. Giả thuyết nghiên cứu Việc hiện thực hóa ý tưởng dạy học thể loại truyện thơ thông qua các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 theo đặc trưng thi pháp thể loại bên cạnh thành công vẫn còn nhiều bất cập. Nếu tổ chức hoạt động dạy học truyện thơ cho HS lớp 10 trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về đặc trưng thi pháp thể loại và theo hướng HS là bạn đọc sáng tạo thì sẽ giúp HS biết đọc – hiểu truyện thơ, hình thành và phát triển ở các em phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học, giúp các em trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo trong học tập ngữ văn. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn là:
  • 14. 14 - Tổng quan những vấn đề lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp thể loại. - Vận dụng lí thuyết dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp thể loại vào dạy các đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10, THPT ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tiếp nhận tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại ở HS lớp 10. - Đề xuất phương pháp, biện pháp cụ thể vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại vào dạy các đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10. - Thiết kế các giáo án dạy học các đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10 theo đặc trưng thi pháp thể loại. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu tài liệu lí luận dạy học bộ môn Ngữ văn bậc THPT. - Nghiên cứu chương trình, SGK Ngữ văn lơp 10 bậc THPT, các tài liệu định hướng đổi mới về PPDH. - Nghiên cứu tài liệu lí luận về tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT. * Phương pháp quan sát, điều tra - Điều tra thực trạng dạy và học tác phẩm văn chương, cụ thể là các trích đoạn Truyện Kiều trong nhà trường THPT. * Phương pháp thực nghiệm - Thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại. 8. Đóng góp của luận văn - Về lí luận: Khẳng định hướng đổi mới đúng đắn của phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp thể loại. Đề xuất những phương pháp, biện pháp dạy các đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho HS lớp 10, THPT.
  • 15. 15 - Về thực tiễn: + Đánh giá thực trạng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều cho HS lớp 10 nhằm tìm hiểu kết quả hiện thực hóa tinh thần dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại của SGK Ngữ văn 10. + Đánh giá tính khả thi của phương pháp, biện pháp dạy học những trích đoạn Truyện Kiều, góp phần hoàn thiện mô hình giờ dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại, giúp đồng nghiệp có thêm tư liệu tham khảo soạn giảng, góp phẩn nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn 10. 9. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
  • 16. 16 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Thi pháp thể loại và thi pháp Truyện Kiều 1.1.1.1. Khái niệm thi pháp, thể loại và thi pháp Truyện Kiều từ góc nhìn thể loại 1.1.1.1.1. Khái niệm thi pháp, thể loại Thi pháp học là bộ môn cổ xưa nhất của ngành nghiên cứu văn học. Thuật ngữ thi pháp và thi pháp học xuất hiện từ hàng ngàn năm trước nhưng mới được giới nghiên cứu văn học Việt Nam sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Theo Trần Thanh Đạm, khái niệm thi pháp học xuất hiện đầu tiên với công trình Nghệ thuật thi ca của Aistole. Thông qua phân tích kịch thơ cổ Hi Lạp, ông đã tổng kết những nguyên lí tương đối cơ bản và toàn diện về phương pháp sáng tác của các tác giả thời kì đó. Thuật ngữ poetis được dịch sang tiếng Việt là “thi pháp”, “thi học”, “thi pháp học”, trong đó chữ thi được hiểu là toàn bộ các hiện tượng văn học nói chung, còn “pháp” là phép tắc, là phương pháp, là cách thức sáng tạo. Nghệ thuật thi ca của Aistole là bộ sách đầu tiên trong lịch sử văn học và mĩ học thế giới nghiên cứu sâu chức năng của văn học nghệ thuật. Trong nền văn hóa phương Tây, thuật ngữ thi pháp học theo Aistole là chỉ lí luận văn học, đến trung thế kỉ, thuật ngữ này chỉ kĩ nghệ, kĩ xảo sáng tác thơ ca; từ thế kỉ XIX trở đi, do sự nỗ lực của các nhà hình thức chủ nghĩa, thuật ngữ này được dùng như lí luận văn học với nghĩa rộng, nó bao gồm sự tổng kết lí luận và nghiên cứu tất cả các thể tài văn học. Thi pháp học thực sự đã chỉ đạo lại ngành văn học và kĩ thuật tu từ thay thế nó bằng phê bình mĩ học xuất phát từ sự phân tích hình thức. Ở phương Đông, nếu hiểu thi pháp như một nghệ thuật thì Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp là công trình thi pháp học sớm nhất bởi nó dạy cho người ta những tinh túy của phép làm văn. Sau Lưu Hiệp, có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, nhà lí
  • 17. 17 luận của Trung Hoa cổ, trung đại đã cho ra đời những tác phẩm lí giải sâu sắc về mĩ học, về nghệ thuật văn chương, tiêu biểu là: Thi phẩm của Chung Vinh (thế kỉ VII), Văn tuyển của Tiêu Thống (thế kỉ VII), Thư gửi Nguyên Chuẩn của Bạch Cư Dị (722 – 486), Tùy viên thi thoại của Viên Mai (1716 -1797)… Đến nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thi pháp học hiện đại chính thức được dấy lên, hàng loạt các trường phái thi pháp học hiện đại theo sau xuất hiện. Như vậy, có thể thấy có rất nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về thi pháp học. Có thể định nghĩa một cách tổng quát như nhà phê bình văn học Nga V.Girmunxki: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là nghệ thuật” [20, tr.15]. Trần Đình Sử cũng đưa ra nhận định: “Thi pháp học là bộ môn khoa học có nhiệm vụ đặc thù trong lí luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học. Khi phê bình, phân tích tác phẩm văn học, nó hướng tới khám phá sự vận động, tiến hóa của các phương thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật. Khi nghiên cứu lí luận văn học, nó tập trung khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất của nghệ thuật văn học” [31, tr.45]. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức biểu hiện đời sống bằng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia và sự tạo thành của thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật.” [22, tr.1]. GS Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại lại đưa ra quan niệm: “Thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của tác phẩm. Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức yêu cầu tác phẩm như một chỉnh thể, ở đó các yếu tố ngôn từ liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống, để biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh quan… tức là cái đẹp của thế giới, con người. Điểm xuất phát của thi pháp học là coi tác phẩm văn học là văn bản ngôn từ. Nếu mĩ học là lí luận của các nghệ thuật thì thi pháp là mĩ học của văn học, là lí luận văn học, vậy thi pháp học gắn chặt với ngôn ngữ học và mĩ học” [20, tr.43].
  • 18. 18 Từ những điều trên, chúng tôi thống nhất cách hiểu về thi pháp là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương thức biểu hiện đời sống bằng nghệ thuật trong sáng tác văn học nhằm khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất của nghệ thuật văn học. Về thể loại văn học, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau: “Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy.” [13, tr.68]. Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người nên tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Ví dụ: nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình với lời thơ, luật thơ… Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy. Đó là cơ sở khách quan tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học. Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn vừa cũ, vừa mới, vừa biến đổi, vừa định hình. Lí luận văn học dựa vào yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình, kịch trong đó mỗi loại bao gồm một số thể.
  • 19. 19 Bất kì tác phẩm nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định. Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn. Thể loại văn học chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống. Từ những điều trên, chúng tôi cùng thống nhất cách hiểu về khái niệm thể loại văn học như sau: Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tái hiện đời sống, hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng. Từ cách hiểu trên, có thể chia tác phẩm văn học làm ba loại chính: Tự sự, trữ tình và kịch. Tác phẩm sự sự là loại tác phẩm dùng lời kể tái hiện lại những việc làm biến cố nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ một cách hiểu và một thái độ nhất định. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có lời kể, lời miêu tả với một giọng điệu nhất định; có cốt truyện chính là cái biến cố xảy ra liên tiếp, sau cái này làm nảy sinh cái kia, xô đẩy nhau tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện kết thúc; có nhân vật và có rất nhiều loại hình thức ngôn ngữ như trần thuật, đối thoại, độc thoại… Tác phẩm trữ tình là loại tác phẩm qua lời lẽ thể hiện nỗi niềm, tâm trạng, những ảnh tượng trông thấy mà thể hiện các cảm xúc, tháo độ chủ quan của con người với thế giới. Tác phẩm kịch là loại tác phẩm qua việc tái hiện những hành động xung đột kịch để làm tái hiện lên bản chất đời sống và bày tỏ thái độ. Mỗi loại tác phẩm có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn. 1.1.1.1.2. Thi pháp Truyện Kiều từ góc nhìn thể loại Truyện Nôm là thể loại truyện vừa trung đại, có xu hướng tiểu thuyết hóa, đã chuẩn bị dần dần những yếu tố quan trọng để xuất hiện Truyện Kiều, một tiểu thuyết bằng thơ. Truyện Kiều là sản phẩm của văn mạch dân tộc. Xét về nội dung, Truyện Kiều tiếp tục những vấn đề của ngâm khúc và truyện Nôm trước đó để thực sự đạt được đỉnh cao của thể loại này. Xét về hình thức, Truyện Kiềuđã phát triển những nét mới trong thi pháp truyện Nôm và ngâm khúc lên một trình độ cao
  • 20. 20 chưa từng có. Truyện Kiều không chỉ là đỉnh cao của thể loại truyện thơ Nôm mà còn là kiệt tác văn học dân tộc. Hơn nữa, Truyện Kiều đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ si, biến văn học trung đại thành văn học nghệ thuật, biến tiếng Việt thành tiếng Việt văn học đích thực, biến truyện Nôm thành thể loại mang tính hàn lâm hơn. Theo Trần Đình Sử: “Thi pháp Truyện Kiều là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể tác giả. Chỗ khó nhất trong nghiên cứu Truyện Kiều là xác nhận tính sáng tạo toàn vẹn của nó, một tác phẩm được sáng tác dựa trên một tác phẩm có sẵn của nhà văn nước ngoài” [31, tr.19]. Như vậy, nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều thực chất là nghiên cứu văn học so sánh. Những không chỉ đơn thuần là so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà còn so sánh nó với nhiều hiện tượng văn hóa, văn học Trung Quốc khác. Mặt khác, Truyện Kiều là sản phẩm của văn hóa, văn học Việt Nam nên việc so sánh lịch sử trong nội bộ văn học dân tộc cũng rất cần thiết. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu đặc trưng thi pháp thể loại Truyện Kiềutrên các phương diện sau: * Tư tưởng nghệ thuật, mô hình tự sự của Truyện Kiều Xét chủ đề tác phẩm, chúng ta quan tâm đến cách mở và kết của tác phẩm. Mở đầu là tài – mệnh: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và kết thúc với sự trăn trở về tâm – tài: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ta thấy Truyện Kiều không chỉ là câu chuyện về tài mệnh tương đố mà còn là câu chuyện về chữ tâm, về mối quan hệ giữa tài và tâm. Mượn cốt truyện của tiểu thuyết tài tử giai nhân, Truyện Kiều có nhiều người tài nhưng tác giả cũng đề cao chữ tâm, tấm lòng. Chữ tài và chữ tâm là một nguyên tắc ứng xử có tính phổ quát trong truyện. Tài ở đây là biểu hiện của phẩm chất nhân vật và cá tính đóng vai trò là cái cớ để nhân vật bị cuốn vào tai vạ cho phù hợp với tư tưởng tài mệnh tương đố còn chữ tâm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong cốt truyện, thúc đẩy sự kiện phát triển. Toàn bộ sáng tạo của Nguyễn Du chủ yếu là làm cho chữ tâm của nhân vật chính được bộc lộ trọn vẹn và sâu sắc. Bên cạnh đó, chữ thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ tư tưởng của tác giả. Nhân vật chính luôn có ý thức về thân, về phần cá nhân riêng tư nhất, thực tại nhất của con người và tác phẩm được xây dựng sao cho nhân vật tự cảm thấy được cái thân đau đớn, ê chề, nhục nhã của mình. Chữ thân là tư tưởng
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50938 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562