SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
“Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3”
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt
nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng
cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc tiểu
học có tầm quan trọng đặc biệt, hình thành cho học sinh
phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo
ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu
học đang diễn ra một cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng
rộng rãi cả về lí luận cũng như về mặt thực tiễn. Việc dạy học
theo hướng “tích cực hóa người học” hay hướng “lấy học sinh
làm trung tâm”, tăng cường phương pháp dạy học tổ chức cho
học sinh hoạt động để các em chiếm lĩnh kiến thức bằng hoạt
động học của chính mình là định hướng cơ bản trong đổi mới
phương pháp dạy học của Tiểu học.
Trong các môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vị
trí hết sức quan trọng. Nó cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng
nền tảng kiến thức ban đầu, còn là công cụ giúp cho học sinh
học các môn khác. Đặc biệt là phân môn Tập làm văn là phân
môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở các phân môn: Tập
đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Với mục
tiêu rèn học sinh bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kỹ
năng viết “đoạn văn” là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân
mônTập làm văn lớp 3.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm chúng tôi thấy dạy học
sinh sử dụng từ ngữ, biện pháp so sánh, nhân hoá để viết đoạn
văn là kiểu bài rất khó. Hầu hết các giáo viên điều cho rằng:
“đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kỹ năng của phân
môn Tập làm văn”. Bởi vậy hiệu quả giờ dạy học sinh viết đoạn
văn sinh động, giàu hình ảnh còn rất hạn chế. Một phần người
dạy còn chưa tìm ra quy trình và phương pháp dạy thích hợp.
Hơn nữa việc vận dụng từ ngữ miêu tả và biện pháp tu từ vào
viết đoạn văn còn khá mới lạ và khó đối với học sinh lớp 3. Vì
các em ở lớp 2 mới chỉ viết đoạn văn dưới dạng trả lời câu hỏi
hoặc nói những điều em biết về một đối tượng nào đó mà chưa
đề cập sâu tới việc sử dụng từ ngữ miêu tả cũng như biện pháp
tu từ. Với đối tượng này thì vốn từ ngữ, kỹ năng diễn đạt còn
1
hạn chế. Học sinh chưa hiểu sâu về nghĩa các từ ngữ và bản
chất của câu nên khi viết một đoạn văn các em thường bộc lộ
các yếu điểm về diễn đạt như: từ lặp lại nhiều, câu không rõ
nghĩa, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang
tính chất trả lời câu hỏi. Học sinh thường dập khuôn theo sự
hướng dẫn của giáo viên.
Vì những lý do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3” để góp
phần nâng dần chất lượng học tập làm văn nói riêng và học
Tiếng Việt nói chung trong nhà trường Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện
pháp góp phần vào đổi mới cách dạy học sinh vận dụng kĩ năng
sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ để viết đoạn văn trong phân
môn Tập làm văn lớp 3. Từ cách đổi mới phương pháp dạy của
thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng
tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao
cho lô-gic, cách dùng từ chính xác, hay và biện pháp tu từ so
sánh, nhân hoá khi viết.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung dạy viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 trong
sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
Hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh
giỏi lớp 3.
2
NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 3
I. Cơ sở lí luận
1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3
Hoạt động nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học
thường mang tính trực quan, cụ thể, cảm tính. Ở mỗi lứa tuổi
học sinh lại có đặc điểm và khả năng nhận thức nhất định. Nếu
như các em học sinh ở lứa tuổi lớp 4-5 đã biết dựa trên các dấu
hiệu bản chất, những dấu hiệu chung của sự vật, hiện tượng để
khái quát thành khái niệm, quy luật thì ở lứa tuổi lớp 3 tri giác
của các em còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và
mang tính chủ động. Do vậy, quá trình tri giác thường gắn với
hành động và hoạt động thực tiễn. Muốn tri giác được đặc điểm
sự vật, các em phải làm cái gì đó với sự vật. Ngoài ra những gì
phù hợp với nhu cầu hay những gì GV chỉ dẫn thì quá trình tri
giác của các em mới dễ dàng hơn.
Trong quá trình tri giác, tính xúc cảm của các em được thể
hiện rất rõ. Những tranh ảnh rực rỡ màu sắc được các em tri
giác tốt hơn và cũng gây được sự chú ý hơn. Vì vậy, việc tổ
chức cho HS lớp 3 làm quen với việc sử dụng từ ngữ, biện pháp
tu từ để luyện viết đoạn văn đặc biệt là đoạn văn miêu tả là
hoàn toàn phù hợp.
Để đạt được điều đó, bài tập phải phong phú về nội dung,
đa dạng về kiểu loại và hình thức thể hiện, đủ số lượng để học
sinh luyện tập nhiều lần. Chuyên đề này bên cạnh việc sử dụng
những bài tập trong sách giáo khoa còn tăng cường sử dụng bài
tập trong sách tham khảo cũng như bài tập tự xây dựng để rèn
kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 dựa theo đặc điểm
nhận thức của các em.
2. Đặc điểm trí nhớ, tưởng tượng của học sinh lớp 3
Để học sinh viết được đoạn văn thì yêu cầu quan sát đối
với các em là rất quan trọng. Khả năng quan sát có liên quan
nhiều đến trí nhớ và tưởng tượng của học sinh ở lứa tuổi này.
Đối với HS giai đoạn đầu bậc tiểu học, do quá trình ức chế
của não bộ nên sự tập trung chú ý còn yếu, thiếu bền vững, dễ
bị phân tán; ghi nhớ trực quan- hình tượng phát triển hơn trí
nhớ từ ngữ - logíc. HS lớp 3 hầu như có khuynh hướng ghi nhớ
máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Chính đặc điểm này
có ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của HS.
3
HS lớp 3 học viết đoạn văn chủ yếu là học cách quan sát,
nội dung diễn đạt từ các đoạn văn mẫu. Trên cơ sở lặp lại nhiều
lần, các em thông hiểu mẫu để bước đầu vận dụng vào viết
đoạn văn ngắn.
Mặt khác, các em học sinh lớp 3 đã bắt đầu hình thành
khả năng tưởng tượng tái tạo, biết so sánh các sự vật, phân
biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa hai sự vật, biết ví von
sự vật này với sự vật khác. Do vậy, học cách viết đoạn văn sẽ
giúp trí tưởng tượng của trẻ phát triển hơn. Điều này sẽ giúp
cho việc học sinh tập viết câu văn, đoạn văn thêm sinh động,
giàu hình ảnh.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Những yêu cầu về kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3
Ở lớp 3, học sinh phải viết được một đoạn văn (5 - 7 câu),
nhiều nhất là 10 câu tả ngắn về người thân trong gia đình,
trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ.
Yêu cầu kĩ năng làm văn ở lớp 3 chỉ ở mức đơn giản nhằm
chuẩn bị để lên lớp 4 -5. Ở lớp 4 - 5 các em sẽ được trang bị và
rèn kĩ năng viết văn một cách đầy đủ, hệ thống và bài bản. Do
đó, rèn kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3 nhằm chuẩn bị các kĩ
năng bộ phận và ở mức độ đơn giản, làm tiền đề cho lớp 4-5.
Việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là quá trình giáo
viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người,
vật và cuộc sống xung quang. Điều đó đòi hỏi giáo viên có cách
tổ chức câu, ý sao cho lôgic, cách sử dụng từ chính xác và hay
khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 3 khó
nhận thức được việc sắp xếp ý theo trật tự đúng. Vốn sống của
các em còn hạn chế do đó khi diễn đạt học sinh còn gặp nhiều
khó khăn. Sự sắp xếp câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc
lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgic,… đôi khi các em
còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều…
2. Khảo sát các dạng bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn ở
lớp 3
Lớp 3 là giai đoạn đầu của bậc tiểu học. Nội dung dạy học
viết đoạn văn giai đoạn này tập trung vào việc hình thành
những kĩ năng sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh và nhân
hoá để luyện viết đoạn văn thông qua các bài tập.
2.1. Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý
Kĩ năng quan sát, tìm ý nhằm mục đích luyện tập cho HS
khả năng quan sát, cách quan sát đối tượng để tìm các chi tiết
4
cần thiết cho việc nói, viết một đoạn văn về một đối tượng nào
đó.
STT Yêu cầu và nội dung từng bài tập Trang
1
Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh
đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh,
tranh ảnh cắt từ báo chí,..). Nói
những điều em biết về cảnh đẹp ấy
theo gợi ý dưới đây:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì?
Cảnh đó ở nơi nào?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) đó như
thế nào?
c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì
đẹp?
Tr.102,SGKTV3,
tập 1
2
Quan sát bức tranh dưới đây và cho
biết những người trí thức trong các
bức tranh ấy là ai? Họ đang làm gì?
Tr.30,SGK TV3,
tập 2
3
Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả
lại quan cảnh và hoạt động của
những người tham gia lễ hội.
Tr.64, SGK TV3,
tập 2
2.2. Bài tập rèn kĩ năng diễn đạt (kể ngắn thành đoạn văn)
STT Yêu cầu và nội dung từng bài tập Trang
1
Kể về gia đình em với một người bạn
em mới quen
Tr.28, SGK TV3,
tập 1
2
Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể
lại buổi đầu em đi học.
Tr.52, SGK TV3,
tập 1
3 Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể
về một người hàng xóm mà em quý
mến.
Gợi ý:
a) Người đó tên là gì, bao nhiêu
tuổi?
b) Người đó làm nghề gì?
c) Tình cảm của gia đình em đối
với người hàng xóm như thế
nào?
Tr.68, SGK TV3,
tập 1
5
d) Tình cảm của người hàng xóm
đối với gia đình em như thế
nào?
4
Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7
câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc
người thân của em đối với em.
Tr,74, SGK TV3,
tập 1
5
Hãy nói về quê hương em hoặc nơi
em đang ở theo gợi ý sau:
a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê
hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em với quê hương
như thế nào?
Tr.92, SGKTV3,
tập 1
6
Kể những điều em biết về nông thôn
(hoặc thành thị)
Gợi ý:
a) Nhờ đâu em biết (em biết khi đi
chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể,
…)?
b) Cảnh vật, con người ở nông
thôn (hoặc thành thị) có gì đáng
yêu?
c) Em thích nhất điều gì?
Tr.138,
SGKTV3,tập 1
7
Hãy kể về một người lao động trí óc
mà em biết.
Gợi ý:
a) Người đó là ai? Làm nghề gì?
b) Người đó hàng ngày làm những
việc gì?
c) Người đó làm việc như thế nào?
Tr. 38, SGKTV3,
tập 2
8 Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ
thuật mà em được xem.
Gợi ý:
a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật
gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc,…?
b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở
đâu? Khi nào?
c) Em cùng xem với những ai?
Tr.48, SGKTV3,
tập 2
6
d) Buổi biểu diễn có những tiết
mục nào?
e) Em thích tiết mục nào nhất?
Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.
9
Kể về một ngày hội mà em biết.
Gợi ý:
a) Đó là hội gì?
b) Hội được tổ chức khi nào, ở
đâu?
c) Mọi người đi xem hội như thế
nào?
d) Hội được bắt đầu bằng những
hoạt động gì?
e) Hội có những trò vui gì (chơi cờ,
đấu vật, kéo co, đua thuyền,
ném còn, ca hát, nhảy múa,…).
g) Cảm tưởng của em về ngày hội
đó như thế nào?
Tr.72, SGKTV3,
tập 2
3. Đánh giá hệ thống các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn
văn ở SGKTV3.
Hệ thống các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn ở SGK TV3
chưa phong phú, đa dạng. Hình thức các bài tập chủ yếu là học
sinh tự phải viết một đoạn văn dựa theo gợi ý do vậy không
phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh, các em thường lệ
thuộc vào các đoạn văn mẫu vì vốn từ ngữ của các em còn ít,
không biết cách diễn đạt.
4. Thực tiễn dạy học rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS
giỏi lớp 3
Hiện nay, các trường tiểu học rất chú trọng việc bồi dưỡng
học sinh giỏi. Tuy nhiên, các em phải học rất nhiều môn, phân
môn nên giáo viên dạy bồi dưỡng HS giỏi có rất ít thời gian
dành riêng cho việc bồi dưỡng môn Tiếng Việt. Do đó, để bồi
dưỡng HS giỏi môn Tiếng Việt nói chung và rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho HS nói riêng đòi hỏi GV phải suy nghĩ, tìm tòi, lựa
chọn phương pháp dạy học phù hợp, nội dung bồi dưỡng có hệ
thống. Đây là một việc làm khó, tốn nhiều thời gian và công
sức.
Từ thực tiễn dạy và học rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS
giỏi lớp 3 nói trên, chúng tôi đã nghiên cứu, trao đổi và thống
7
nhất một số biện pháp rèn kĩ năng cho học sinh giỏi viết đoạn
văn ngắn sinh động, giàu hình ảnh.
Chương II: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 3
I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Căn cứ để xây dựng chương trình bồi dưỡng
Muốn hình thành một kĩ năng nào đó cho học sinh phải
thông qua hoạt động luyện tập có ý thức, luyện tập thường
xuyên. Vậy, muốn học sinh có kĩ năng viết được đoạn văn ngắn
sinh động, giàu hình ảnh thì phải có một hệ thống bài tập rèn
cho các em về cách sử dụng từ ngữ chính xác và hay vào đặt
câu; cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá để viết
những câu văn sinh động, giàu hình ảnh và cách liên kết các
câu văn thành đoạn văn. Hệ thống chương trình đó phải được
xây dựng và đưa vào thực tiễn bồi dưỡng theo mức độ từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để kích thích hứng thú học
tập của các em.
2. Chương trình bồi dưỡng rèn kĩ năng viết đoạn văn cho
HS giỏi lớp 3
Chương trình bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở rèn các
kĩ năng đơn lẻ theo mảng sau đó tổng hợp các kĩ năng để rèn kĩ
năng căn bản là viết được đoạn văn ngắn để kể, tả về một đối
tượng cụ thể. Chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng để
rèn các kĩ năng sau:
2.1. Rèn kĩ năng dùng từ ngữ chính xác và hay để viết được câu
văn kể, tả về đối tượng sinh động, giàu hình ảnh.
2.2. Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để viết
những câu văn sinh động, giàu hình ảnh.
2.3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo trình tự đúng.
II. XÂY DỰNG NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THEO CHƯƠNG
TRÌNH
Sau khi đã xây dựng được chương trình bồi dưỡng thì GV
tiến hành xây dựng nội dung bồi dưỡng dựa trên chương trình
đó. GV có thể lựa chọn các bài tập về cách dùng từ ngữ, biện
pháp tu từ trong phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu hoặc sử
dụng các bài tập nâng cao trong các tài liệu tham khảo, cũng có
thể là các bài tập do giáo viên tự thiết kế. Phân loại bài tập về
cách dùng từ ngữ, biện pháp tu từ theo đối tượng kể, tả mà đề
bài yêu cầu. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến
rèn kĩ năng viết đoạn văn theo hai đối tượng: người và cảnh
8
thông qua một hệ thống bài tập mà chúng tôi sưu tầm hoặc tự
thiết kế.
1. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ ngữ chính xác, hay để viết
câu văn
1.1. Loại bài tập mở rộng vốn từ
1.1.1. Dạng bài tập mở rộng vốn từ ngữ kể, tả về người
Loại bài tập này nhằm giúp học sinh phát triển, mở rộng,
hệ thống hóa vốn từ ngữ nói về đặc điểm hình dáng, tính tình,
hoạt động của con người để học sinh có được vốn từ ngữ cần
thiết khi viết đoạn văn kể, tả người.
a. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về ngoại hình của người
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ nói về các đặc điểm bên ngoài của
con người
a. Tuổi tác b. Tầm vóc c. Dáng điệu d.
Cách ăn mặc
Gợi ý:
a. Tuổi tác: khoảng 20 tuổi, xấp xỉ 20 tuổi, độ chừng 20
tuổi, áng chừng 20 tuổi, chưa đầy 20 tuổi, trạc hai mươi tuổi,
trẻ trung, tre trẻ, trẻ măng, non trẻ, non choẹt, búng ra sữa,
già nua, già cả, già dặn, già khọm, già khụ, già cóc đế đại
vương, già yếu, …
b. Tầm vóc:
- béo: béo tốt, béo phệ, béo ú, beo béo, bệ vệ, to lớn, to,
mập mạp, tròn như hột mít, tròn quay, bụ bẫm, mập ú, tròn
trĩnh, múp míp, phốp pháp, tốt tướng, đẫy đà, đậm người,
phương phi, lực lưỡng, cường tráng, …
- gầy: gầy nhẳng, gầy gầy, gầy gò, gầy yếu, gầy nhom,
gầy guộc, mảnh mai, thanh mảnh, mảnh khảnh, mảnh dẻ, ốm
yếu, yếu đuối, xương xương, …
- cao to: cao cao, cao lớn, cao ráo, cao nhòng, cao nghều,
cao lênh khênh, cao lêu nghêu, cao dong dỏng, cao gần một
mét, tầm thước, cân đối, khỏe mạnh, thân hình vạm vỡ, …
- thấp: thâm thấp, thấp bé, nhỏ nhắn, nhỏ xíu, nhỏ bé, be
bé, bé nhỏ, bé hạt tiêu, tí hon, không cao lắm, chiều cao khiêm
tốn, …
c. Dáng điệu:
- nhanh nhẹn, nhanh nhảu, hoạt bát, tháo vát, láu táu, …
- chậm rãi, chậm chạp, từ tốn, khoan thai, thướt tha,
chững chạc, đường hoàng, nghiêm nghị, hùng dũng, oai phong,
9
duyên dáng, yểu điệu, uyển chuyển, uể oải, mệt mỏi, nặng
nhọc, điệu đà, lúng túng, bẽn lẽn, …
d. Cách ăn mặc (trang phục): chỉnh tề, tươm tất, gọn
gàng, kín đáo, sạch sẽ, giản dị, đơn sơ, đơn điệu, trang nhã,
cầu kì, thời trang, sành điệu, …
Bài tập 2: Chỉ ra các bộ phận của con người và các từ ngữ
thường dùng để nói về các bộ phận đó khi kể, tả về ngoại hình
của người.
Gợi ý:
1. Các bộ phận được miêu tả: khuôn măt, đôi mắt, nước
da, mái tóc, mũi, má, miệng, tay
2. Các từ ngữ thường dùng khi miêu tả chi tiết ngoại hình
của người:
- Khuôn mặt: trái xoan, bầu bĩnh, tròn trịa, tròn trĩnh, đầy
đặn, sáng sủa, khôi ngô, tuấn tú, thanh tú, ưa nhìn, chữ điền,
vuông vức, mặt hồng hào, lưỡi cày, xinh xắn, hiền hậu, phúc
hậu, thánh thiện, dễ thương, thơ ngây, khả ái, xinh đẹp, khắc
khổ, hốc hác, phờ phạc, xương xương, mặt tròn xoay, mặt đen
xì, …
- Đôi mắt: to tròn, đen lay láy, sáng quắc, đôi mắt lanh
lợi, đôi mắt thông minh, mắt tinh ranh, mắt lá răm, mắt bồ
câu, mắt một mí, mắt lươn, mắt híp, mắt nâu, mắt long lanh,
sâu hoắm, láo liên, đượm buồn, mắt biết nói, mắt thơ ngây,
mắt gian dảo, mắt ti hí, mắt ốc nhồi, mắt lác, mắt rắn ráo, mắt
phượng, mắt thao láo, mắt trâu, mắt cú vọ, mắt sắc như dao
cau, mắt nheo nheo, mắt hiền như lá lúa, mắt long lanh như
sương mai, mắt dịu dàng, …
- Nước da: trắng, trắng trẻo, trắng hồng, trắng nõn, trắng
mịn, trắng như trứng gà bóc, trắng bệch, nõn nà, hồng hào,
xanh xao, xanh mét, vàng vọt, nhợt nhạt, tai tái, tím ngắt, da
bánh mật, da ngăm đen, da rám nắng, da nhăn nheo, da đen
sạm, da đen bóng, da đen như cột nhà cháy, mềm mại như da
em bé, mịn màng, sần sùi, đồi mồi, chai sạm, …
- Mái tóc: hớt cao, búi cao, cột cao, dài, đuôi gà, thắt bím,
óng ả, đen mượt, đen nhánh, bạc phơ, bạc trắng, tóc hoa râm,
tóc muối tiêu, lốm đốm bạc, tóc pha sương, đỏ như râu tôm,
cháy nắng, hung vàng, mượt mà, thẳng, quăn, xoăn tít, gọn
gàng, cắt cua, xõa ngang lưng, ….
- Mũi: cao, thẳng, dọc dừa, mũi hếch, mũi tẹt, mũi củ
hành, mũi khoằm, mũi nhọn, mũi gãy, mũi quặp (mũi nhòm
mồm), mũi nhỏ, mũi to, mũi thấp, mũi không cao lắm, …
10
- Má: bầu bĩnh, ửng hồng, má phúng phính, bầu bầu, má
bánh đúc, má hóp, má xương xương, má lúm đồng tiền, má
rám, …
- Miệng:
+ miệng nhỏ, nhỏ xíu, be bé xinh xinh, chúm chím, lúc
nào cũng nở nụ cười thật tươi, miệng móm, miệng rộng, miệng
cá trê, …
+ môi: môi trái tim, môi mọng, môi hồng, môi dày, môi
mỏng, môi thâm, môi trề, môi sứt,…
+ răng: trắng đều như hạt bắp, trắng như ngà, trắng
bóng, trắng tinh, trắng ởn, trắng nhởn, trắng muốt, vàng ố,
đều tăm tắp, đen nhánh, răng khểnh, răng xỉn, răng bàn cuốc,
răng vẩu, …
- Tay: tay thuôn dài, tay búp măng, tay dùi đục, tay bụ
bẫm, tay tròn lẳn, tay chắc nịch, tay nải chuối, bàn tay xinh
xắn, bàn tay nhỏ nhắn, thon thon, xinh xinh, gân guốc, gầy
guộc, xương xương, xương xẩu, ram ráp, chai sạm, tay nghệ sĩ,
tay ngắn chùn chùn, tay trắng hồng, …
b. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả tính tình của con
người
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ thường dùng để chỉ đặc điểm về tính
tình của một con người.
M: hiền hậu, ngoan,…
Gợi ý:
- Hiền lành, hiền dịu, hiền hoà (hiền như bụt, hiền như cục
bột, lành như đất),..
- Ôn hoà, lễ phép, nhu mì, trầm tính, chững chạc, nóng
nảy, hấp tấp, tinh nghịch, nghịch ngợm,...
- Thẳng thắn, thẳng thật, thẳng như ruột ngựa, trung thực,
bạo dạn, dối trá, gian xảo,...
- Siêng năng, chăm chỉ, cần cù (chịu thương chịu khó, bán
mặt cho đất bán lưng cho trời), lười biếng, lười nhác,...
- Đoan trang, nghiêm nghị, thận trọng,...
- Vui vẻ, hóm hỉnh, hồn nhiên, vô tư, khoan dung, vị tha,...
Bài tập 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “dịu
dàng”
a. Rộng lượng, tha thứ cho người có lỗi.
b. Siêng năng, chăm chỉ.
c. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói)
Gợi ý:
c. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói)
11
c. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về hoạt động của con
người
Bài tập 1: Tìm từ ngữ thường dùng để nói về giọng nói của
một con người.
M: thì thầm, oang oang,…
Gợi ý:
- Niềm nở, ngọt ngào, nhỏ nhẹ, du dương, trong trẻo,
ngân nga, ấm áp,...
- Thì thầm, thì thào, rủ rỉ, êm êm, khe khẽ, bập bẹ, ngọng
líu ngọng lô, nũng nịu, tíu tít, oang oang, lanh lảnh, rộn rã, vồn
vã, khàn khàn,...
- Hài hước, pha trò, bông đùa, dễ thương, dễ mến, ngọt
như mía lùi, như rót mật vào tai,...
- Nói như sáo, nói như khướu, nói như loa phóng thanh,...
- Gắt gỏng, xì xào, rì rầm, ấp úng, luyên thuyên, huyênh
hoang, lia lịa,...
- Im như thóc, im như tượng,...
Bài tập 2: Tìm từ ngữ miêu tả ánh mắt (cái nhìn) của một
người.
M: Trìu mến, âu yếm,…
Gợi ý:
- Trìu mến, mơ màng, lờ đờ, đăm đăm, đăm chiêu, chăm
chăm, chăm chú, nhìn không chớp mắt, láo liên, tinh nhanh,
ngơ ngác, hằn học, lim dim, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu tâm
can, ánh nhìn như có lửa,...
1.1.2. Dạng bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về cảnh vật
Bài tập mở rộng vốn từ ngữ miêu tả cảnh vật nhằm giúp
học sinh phát triển, mở rộng, hệ thống được vốn từ ngữ miêu tả
đặc điểm của cảnh vật về màu sắc, ánh sáng, âm thanh. Từ đó,
học sinh hiểu và phân biệt được các sắc thái khác nhau của từ
ngữ miêu tả đặc điểm của cảnh vật. Có vốn từ ngữ cần thiết khi
viết đoạn văn nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
a. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ miêu tả màu sắc của cảnh
vật
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ thường dùng để miêu tả màu sắc
của các sự vật dưới đây:
1. Bầu trời 4. Mặt trăng 7. Cây cối
2. Mặt trời 5. Ánh nắng 8. Biển
3. Mây 6. Đồng lúa 9. Dòng sông
12
Gợi ý:
1. bầu trời: xanh như ngọc, màu xanh trứng sáo ngọt
ngọt, xanh thăm thẳm, trong veo, xanh ngắt, xám xịt, đen kịt,
tối đen như mực, vàng thẳm, đỏ ửng, …
2. mây: xám xịt, trắng xốp, trắng như bông, trắng nhạt,…
3. mặt trời: lòng đỏ trứng gà, đỏ quạch, vàng ệch, đỏ ối,
đỏ như lửa, đỏ rực, đỏ chói,…
4. mặt trăng: bàng bạc, ánh sáng vàng dịu, đẫm màu sữa,
óng ánh, vàng thẳm, màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng
lên, bát ngát, trong vắt, mờ ảo, mờ tỏ, …
5. cây cối: xanh biếc, xanh non, xanh um, xanh rờn, xanh
thẫm, …
6. đồng lúa: xanh non mơn mởn, màu vàng tươi, xanh
rờn, vàng xuộm, vàng hoe, …
7. dòng sông: xanh màu ngọc bích (buổi trưa), đỏ ngầu,
xanh da trời, màu hồng (sáng sớm), ánh vàng nhạt (buổi
chiều), hồng nhạt (chiều tà), tím thẫm (buổi tối),…
8. biển: xanh thẳm, xám xịt, đục ngầu, …
9. ánh nắng: vàng óng, vàng rực rỡ, vàng hoe, …
Bài tập 2: Tìm các từ ngữ miêu tả màu sắc của cảnh vật trong
đoạn văn dưới đây:
Khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng đối với em đó là
cả một thế giới hoa với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau. Hoa
mào gà đỏ đậm xen lẫn màu trắng bạc ánh lên trong nắng mai.
Những bông hoa nhài trắng tinh khiết đang tỏa hương thơm
ngào ngạt. Hoa viôlét mảnh mai, dịu dàng khoác lên mình chiếc
áo màu tím nhạt. Hoa thược dược đỏ thắm đang căng mình
uống những giọt sương mai. Những đóa hoa hồng đỏ rực đẹp
lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng, cánh hoa mịn màng như
nhung. Một vài nụ hoa e lệ, khép mình như còn đang ngủ mơ
trong làn gió xuân nhè nhẹ. Mấy chú bướm vàng, bướm nâu
đang rung rung đôi cánh sợ làm thức giấc nàng công chúa trong
thế giới hoa diệu kì. Nhưng nổi bật nhất là màu vàng tươi của
những bông cúc đại đóa đẹp mê hồn. Chúng như làm dịu đi vẻ
rực rỡ của hoa hồng, hoa thược dược… Mặt trời đang chiếu
những tia nắng vàng ấm áp xuống khu vườn, rọi vào những giọt
sương mỏng manh còn đọng lại trên những cánh hoa làm cho
em có cảm giác mình đang bồng bềnh trong một không gian
lung linh, huyền ảo.
(Phạm Thị Huệ)
Gợi ý:
134150900
- đỏ đậm, trắng bạc, trắng tinh khiết, tím nhạt, đỏ thắm,
đỏ rực, vàng nâu, vàng tươi, vàng ấm áp.
b. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả ánh sáng của
cảnh vật
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm về ánh sáng của
cảnh vật.
M: long lanh,…
Gợi ý:
- lóng lánh, sóng sánh, óng ánh, lấp lánh, lập lòe, sáng
lòa, sáng lóa, sáng loáng, sáng chói, nhấp nhánh, chói chang,
vàng óng, vàng chói lọi, úng đỏ, bàng bạc, xám xịt, lờ mờ,
trắng nhợt, mờ đen, nhập nhoạng, sáng mờ, mờ mờ, tối sẫm,
xám đục, mù mịt, mù mờ, mù thẳm, …
Bài tập 2: Chỉ ra các từ ngữ miêu tả ánh sáng có trong đoạn
văn sau:
Cành cây rủ bên bờ hồ không đủ làm giảm đi sự mênh
mông của ánh chiều trên hồ. Ánh mặt trời đã trở nên yếu ớt
trong màu đỏ của ráng chiều. Trên mặt hồ, ánh sáng mặt trời
phản chiếu thành một chiếc cột vàng. Trời chiều Hồ Tây làm
cho làng xóm, cây xanh ở quanh hồ lẫn vào trong mờ ảo. Chiều
Hồ Tây đang mờ dần. Thành phố bắt đầu lên đèn.
Gợi ý:
màu đỏ của ráng chiều, vàng, mờ ảo, mờ dần
c. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả âm thanh của
cảnh vật
Bài tập 1: Chỉ ra từ ngữ mô tả tiếng mưa rơi trong câu văn
dưới đây và tìm thêm các từ ngữ thường dùng để diễn tả tiếng
mưa mà em biết.
“Tiếng mưa sàn sạt như cát bay, chớp mắt đã thấy trắng
xóa”
(Tô Hoài)
Gợi ý:
1. Từ ngữ mô tả tiếng mưa: sàn sạt
2. Các từ ngữ thường dùng để tả tiếng mưa: lộp độp, lộp
bộp, lốp bốp, đồm độp, ồ ồ, xối xả, ồng ộc, rào rào, ào ào, lẹt
đẹt, đèn đẹt, lách tách, róc rách, rả rích, sầm sập, ầm ầm,
bùng bùng, lăn tăn, …
Bài tập 2: Tìm các từ ngữ mô tả tiếng gió thổi mà em biết
14
M: ào ào,…
Gợi ý:
Vi vu, ù ù, rì rào, lao xao, hiu hiu, xào xạc, vù vù, ầm ầm,
vi vút,…
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ chỉ âm thanh của sự vật có trong
đoạn văn sau:
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không
khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong
những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành
phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác
khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên
núi cũng thức dậy gáy le te. Trên mấy cành cây cao cạnh nhà,
ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào
đều đều. Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng
trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng
nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
(Hoàng Hữu Bội)
Gợi ý:
Phành phạch, lanh lảnh, râm ran, le te, ra rả
1.2. Loại bài tập lựa chọn các từ ngữ dùng để kể, tả theo
đối tượng trong câu, đoạn văn.
Kiểu bài tập này rèn cho học sinh kĩ năng lựa chọn và thay
thế từ ngữ kể, tả đặc điểm của các đối tượng trong câu, đoạn
văn khi thấy chưa phù hợp, chưa thoả đáng để dùng từ ngữ kể,
tả đúng và đạt hiệu quả biểu hiện, biểu cảm cao.
Việc lựa chọn, thay thế từ ngữ kể, tả phải đảm bảo đúng
về âm thanh, về nghĩa, về quan hệ với các từ ngữ khác trong
câu, phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản.
1.2.1. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn từ ngữ để kể, tả về người.
Bài tập 1: Em hãy lựa chọn những từ ngữ trong ngoặc
điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:
(Tròn xoe, nhỏ xinh, nhanh nhẹn, hai bông hoa, trắng, trắng
muốt, đều, đều tăm tắp, thon thả, cân đối)
a. Mỗi lần nghe bé bi bô hát, nhìn đôi tay … giơ lên như … em
càng thấy bé đáng yêu làm sao.
b. Em tôi có đôi mắt … như hai hạt nhãn đen láy.
c. Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn
còn khá …
d. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng …, … , trông rất
duyên.
e. Cô Hoa có dáng người …, không mập cũng không gầy.
15
Gợi ý:
a. nhỏ xinh, hai bông hoa
b. tròn xoe
c. nhanh nhẹn
d. trắng (trắng muốt), đều (đều tăm tắp)
e. thon thả/ cân đối
Bài tập 2: Em hãy điền thêm các từ ngữ thích hợp vào chỗ
trống để hoàn thành đoạn văn miêu tả cô giáo dưới đây.
“Cô giáo em có vóc người (1)…, nước da (2) …, mái tóc (3)
… Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt (4) … của cô là đôi mắt.
Đôi mắt cô (5)…
Gợi ý:
1. thon thả, cân đối, thanh mảnh, nhỏ nhắn,…
2. hồng hào, trắng hồng, bánh mật duyên dáng,..
3. dài, đen nhánh, được buộc gọn sau gáy, đen
nhánh như gỗ mun chấm nhẹ bờ vai thon thả, cắt ngắn
gọn gàng, …
4. thanh tú, khả ái, trái xoan, …
5. hiền như lá lúa, long lanh như sương mai, đen
láy dịu dàng lúc nào cũng nhìn em trìu mến, …
Bài tập 3: Tìm từ ngữ thích hợp thay thế cho các từ ngữ in
nghiêng để các câu văn dưới đây sinh động, giàu hình
ảnh.
a. Mặt nó già, đen và răn làm cho hai con mắt nó trắng và
khoằm như mắt vọ.
b. Bé cô đôi mắt đen và nước da rất trắng.
c. Cái dáng gầy, cao và những bước đi vội đầy lo toan ấy
chỉ là của mẹ thôi.
Gợi ý:
a. già cấc, đen thui, răn reo, trắng dã, khoằm khoặm
b. đen tròn (đen láy), trắng hồng
c. gầy gầy, cao cao, vội vã
1.2.2. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ ngữ để nói về cảnh vật.
Bài tập 1: Chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn
điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả
cảnh vật dưới đây.
(vàng tươi, vàng xuộm, trắng xốp, trắng bốp, xanh
ngắt, xanh biếc, lấp lánh, óng ánh, vời vợi, bát ngát,
xanh)
a. Những đám mây … nhởn nhơ bay tựa những đoàn
thuyền khoan thai lướt trên mặt biển.
b. Ánh nắng … chảy ngợp khu vườn nhỏ thân yêu.
16
c. Trưa mùa thu, bầu trời … cao …
d. Buổi sáng, nắng lên, mặt biển … như dát bạc.
e. Nhìn từ xa, công viên trải … một màu … của cây cối.
Gợi ý:
a.trắng xốp
b.vàng tươi
c. xanh ngắt, vời vợi
d.lấp lánh
e.bát ngát, xanh
Bài tập 2: Lựa chọn các từ chỉ màu xanh với các sắc thái
khác nhau trong ngoặc đơn thay thế cho từ in nghiêng để
câu văn miêu tả sinh động, cụ thể.
(xanh thẳm, xanh biêng biếc, xanh um, xanh ngắt)
b. Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh bất tận.
c. Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh.
d. Màu trời xanh như được nhuộm bởi từng chiếc lá cọ.
e. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh.
Gợi ý:
a. Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh um bất tận.
b. Mùa thu, con sông quê tôi nước xanh biêng biếc.
c. Màu trời xanh ngắt như được nhuộm bởi từng chiếc lá
cọ.
d. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh
thẳm.
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ thay thế cho các từ ngữ in
nghiêng để đoạn văn sinh động hơn
“Trời nắng lắm. Tiếng tu hú gần xa kêu. Hoa ngô xơ xác
như cỏ may. Lá ngô héo, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và
chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về”.
Gợi ý:
- chang chang, ran ran, quắt lại
Bài tập 4:
Em hãy viết các câu văn miêu tả với các sắc thái
khác nhau của màu xanh: xanh rờn, xanh biếc, xanh ngắt,
xanh lơ, xanh rì, xanh um, xanh xao,…
Gợi ý:
a. Trước mặt tôi là cánh đồng lúa xanh rờn.
b. Hàng cây xanh biếc chạy dọc hai bên bờ sông.
c. Mùa thu, bầu trời xanh ngắt và cao vời vợi.
d. Tường vôi quét màu xanh lơ.
e. Ven chân tường, cỏ mọc xanh rì.
f. Cây cối mọc xanh um.
17
g. Khuôn mặt cô ấy trông xanh xao, hốc hác.
1.3. Kiểu bài tập phát hiện và sữa chữa lỗi về sử dụng từ
ngữ dùng để kể, tả theo đối tượng.
1.3.1. Dạng bài tập phát hiện, sửa chữa lỗi sử dụng từ ngữ kể,
tả người
Bài tập 1: Câu văn sau có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em hãy tìm
và chữa lại.
“Trong giờ học, chúng tôi như bị thu hút bởi chất giọng
trong veo, ngọt ngào của cô Mai”.
Bài tập 2: Tìm từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại.
a. Ba đã chết trong một lần làm nhiệm vụ tuần tra biên
giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong
cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
b. Kết thúc năm học, lớp chúng tôi đã mua cho nhà trường
một chiếc máy vi tính làm kỉ niệm.
c. Ngày mùng 8 tháng 3, tôi hăm hở mang hết số tiền tiết
kiệm mua cho mẹ bó hoa.
Bài tập 3. Câu văn dưới đây có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em
hãy tìm và chữa lại cho đúng: “Cô giáo em có khuôn mặt ưa
nhìn với làn da thô ráp”.
Bài tập 4: Tìm từ dùng sai trong các cây văn dưới đây và chữa
lại.
a. Mai không chỉ xinh đẹp và cũng rất thông minh.
b. Mỗi sớm mai, khi những tia nắng đầu tiên còn lấp lánh
trên cây lá, em vẫn thấy ngoại cặm cụi ngoài vườn.
c. Năm nay ông em đã ngoài bảy mươi tuổi rồi nên trông
ông vẫn còn rất trẻ trung.
Bài tập 5. Tìm từ dùng sai trong câu văn dưới đây và chữa lại.
“Trông thầy có vẻ nghiêm khắc nhưng khi tiếp xúc thì mới
biết thầy là người cực kì dễ tính và rất thương bọn học sinh”.
Bài tập 6. Chỉ ra lỗi sai trong câu văn dưới đây và chữa lại.
“Em Bi của tôi bụ bẫm, dễ thương như búp bê nên mỗi khi
đi xa về tôi rất thích bế em Bi của tôi”.
Bài tập 7: Tìm lỗi sai trong đoạn văn dưới đây và chữa lại
Chú Nam là bộ đội xuất ngũ. Chú Nam tuy tuổi mới ba
mươi nhưng chú Nam đã có hàng chục tuổi nghề. Dáng người
chú Nam cao lớn, trông chú Nam càng khỏe mạnh trong bộ đồ
xanh công nhân xây dựng. Nước da chú Nam nâu bóng, tay
chân săn chắc. Gương mặt của chú Nam sáng sủa với đôi mắt
đen luôn nhìn thẳng và đôi môi thường nở nụ cười thân thiện.
[24.Tr.171]
18
1.3.2. Dạng bài tập phát hiện, sửa chữa lỗi sử dụng ngôn ngữ
miêu tả cảnh vật
Bài tập 1: Tìm từ dùng sai trong câu văn dưới đây và chữa lại
Trăng mới đầu còn thấp lè tè ngang ngọn tre giờ đã bay
bổng, cánh diều theo gió lượn theo trăng âm u tiếng sáo.
Bài tập 2. Chỉ ra lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại.
a. Tiếng mưa rơi tí tách trên tàu lá chuối.
b. Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ vút lên sau lũy tre.
c. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ vi vu đưa lại thoang
thoảng những hương thơm ngát.
d. Nhờ sự cần mẫn chăm sóc của bà con nông dân, bãi
ngô quê em ngày một xanh thắm.
Bài tập 3. Câu văn sau có chỗ chưa hợp lí. Em hãy tìm và chữa
lại cho đúng.
“Thuyền theo gió cứ từ từ mà vun vút đi ra giữa khoảng
mênh mông”.
Bài tập 4. Chỉ ra lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại.
a. Ai cũng bồi hồi xúc động khi nghe một hồi trống du
dương báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
b. Bao trùm cả công viên là không khí oi ả, dễ chịu của
buổi sáng trong lành.
Bài tập 5: Câu văn sau có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em hãy tìm
và chữa lại.
“Gió thổi càng lúc càng mạnh làm cho cây cối hai bên
đường rung rinh”.
Bài tập 6: Tìm từ dùng sai trong các câu văn dưới đây và chữa
lại.
a. Cứ mỗi chiều về, hoàng hôn buông xuống, em lại được
chiêm ngưỡng vẻ đẹp lắm của trời đất.
b. Cơn mưa đầu mùa đã mang lại cho mọi người một niềm
vui khoan khoái cực kì.
Bài tập 7: Chỉ ra lỗi sai trong câu văn dưới đây và chữa lại cho
đúng.
“Nhìn từ xa, công viên trải bao la, bát ngát một màu xanh
của cây cối”.
Bài tập 8: Tìm lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại.
a. Trường học là nơi chúng em lớn lên và trưởng thành.
b. Mỗi lần về thăm quê, đứng ngắm cánh đồng lúa rộng
mênh mông, bát ngát lòng em lại thấy nao nao.
c. Trong các lùm cây xanh ven đường, những bóng đèn
điện tỏa xuống thứ ánh sáng lấp lánh, nhấp nháy như những vì
sao đêm.
19
2. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân
hoá để viết những câu văn sinh động, giàu hình ảnh.
2.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh,
nhân hoá để viết câu, đoạn văn tả người
Bài tập 1: Hãy lựa chọn một trong số các hình ảnh bên dưới để
thay thế vào chỗ có dấu ba chấm ở trong ngoặc vuông để câu
văn có hình ảnh so sánh.
Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tơi
tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào
đó bước lên.
A. một nông dân
B. một công nhân
C. một gã thợ cày
Gợi ý:
C. một gã thợ cày
Bài tập 2: Em hãy lựa chọn các từ ngữ trong ngoặc điền vào
chỗ trống để câu văn được diễn đạt bằng cách so sánh.
(thon thon, đen láy, bạc trắng, trắng đều, trầm ấm,
tròn to).
a. Những ngón tay ... như những búp măng.
b. Bé mai có đôi mắt ... như hạt nhãn sáng long lanh.
c. Mái tóc của bà ... như cước.
d. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng ... như hạt bắp.
e. Giọng nói của bà ... như giọng bà tiên trong chuyện cổ
tích
Gợi ý:
a. thon thon b. đen láy c. bạc trắng
d. trắng đều e. trầm ấm
Bài tập 3: Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành các câu
văn có hình ảnh so sánh.
a. Cô mặc chiếc áo dài trắng và nụ cười tươi tắn trên môi
khiến cô … như một nàng tiên.
b. Trên vầng trán mẹ … như những giọt sương mai đọng
trên lá.
c. Mỗi khi bé cười, …. như cánh hồng hé nở.
Gợi ý:
a. xinh đẹp b. lấm tấm những giọt mồ hôi c.
đôi vành môi
Bài tập 4: Tìm các hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ
trống để có đoạn văn hoàn chỉnh.
20
Bé Hưng xinh xắn quá! Bé bụ bẫm và trắng trẻo như ….
Má bé hồng hào phinh phính cùng cái mũi tẹt nho nhỏ trông rất
đáng yêu. Đôi mắt tròn xoe, đen láy như …. Nhưng điểm đặc
biệt nhất ở bé là đôi tai nhỏ xíu như …, chẳng hợp với khuôn
mặt to tròn của bé chút nào.(Bài làm của HS)
Gợi ý:
búp bê, như hai hạt nhãn sáng long lanh, tai chuột
Bài tập 5: Em hãy điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để các
câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh.
a. Hai con mắt nó trắng dã và khoằm khoặm như ….
b. Hai má bé ửng đỏ như ….
c. Không biết có phải do tiếp xúc với lửa than nhiều hay
không mà mặt bác thợ rèn đen như …
Gợi ý:
a. mắt vọ b. trái chín c. bồ hóng
Bài tập 6: Điền thêm vế câu vào trước mỗi ý sau đây để tạo
thành các câu văn có hình ảnh so sánh.
a. … như sương mai.
b. … như dòng suối.
c. … như chim non bay về tổ.
Gợi ý:
a. Đôi mắt cô
b. Mái tóc dài xanh mướt
c. Bé chập chững mấy bước rồi xà vào lòng mẹ
Bài tập 7: Lựa chọn các từ ngữ sau thay thế vào các từ ngữ in
nghiêng để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh:
cánh hồng hé nở, những chiếc măng non, giọng bà tiên trong
chuyện cổ tích.
a. Những ngón tay thon như chiếc bút.
b. Giọng bà trầm ấm như tiếng chuông chùa.
c. Mỗi khi bé cười đôi môi như bông hoa xinh tươi.
Gợi ý:
a. những chiếc măng non
b. giọng bà tiên trong chuyện cổ tích
c. cánh hồng hé nở
Bài tập 8: Lựa chọn từ ngữ trong ngoặc và thêm từ so sánh
thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để câu văn có hình ảnh so
sánh.
a. Hai cánh tay gân guốc nổi cuồn cuộn
(như hai cái bơi chèo/ như hai cành củi khô)
b. Ông cụ có mái tóc dày, bạc trắng thật đẹp
( như cước/ như vôi bột)
21
c. Giọng nói của ông sang sảng và vang vọng khắp nơi
(như âm thanh của núi rừng/ như tiếng suối chảy róc
rách)
Gợi ý:
a. Hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo.
b. Ông cụ có mái tóc dày, bạc trắng như cước.
d. Giọng nói của ông sang sảng và vang vọng như âm
thanh của núi rừng.
Bài tập 9: Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp thay
thế cho từ ngữ in nghiêng để các câu văn dưới đây được diễn
đạt theo lối so sánh.
a. Cô có dáng đi uyển chuyển và mềm mại biết bao.
b. Cô giáo em rất hiền.
c. Các bác sĩ rất tốt bụng.
Gợi ý:
a. Cô có dáng đi uyển chuyển và mềm mại như đám mây
trôi bồng bềnh giữa bầu trời.
b. Cô giáo em như người mẹ hiền dạy dỗ em mọi điều
c. Các bác sĩ như người mẹ ân cần chăm sóc bệnh nhân.
Bài tập 10: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp thay thế cho
từ ngữ, hình ảnh in nghiêng để đoạn văn dưới đây sinh động,
giàu hình ảnh.
Cô Mai có mái tóc dài, óng mượt ôm lấy khuôn mặt trái
xoan đầy đặn lúc nào cũng được trang điểm một cách hài hoà.
Đôi mắt cô đen tròn rất đẹp luôn ánh lên cái nhìn trìu mến.
Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất phù hợp với khuôn mặt
của cô. Mỗi khi cô cười để lại hai hàm răng trắng đều tăm tắp.
Giọng cô giảng bài trong trẻo vô cùng khiến chúng tôi như bị
hút vào từng lời của cô.
(Bài làm của HS)
Gợi ý:
Cô Mai có mái tóc dài, óng mượt ôm lấy khuôn mặt trái
xoan đầy đặn lúc nào cũng được trang điểm một cách hài hoà.
Đôi mắt cô đen tròn như hạt nhãn luôn ánh lên cái nhìn trìu
mến. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất phù hợp với khuôn
mặt của cô. Mỗi khi cô cười để lộ hai hàm răng trắng đều như
hạt bắp. Giọng cô giảng bài trong trẻo như tiếng suối reo khiến
chúng tôi luôn bị cuốn hút vào từng lời của cô.
Bài tập 11: Em hãy viết các câu văn miêu tả người có các hình
ảnh được so sánh sau: sao trời, người mẹ hiền, quả gấc chín.
Bài tập 12: Viết hai câu văn miêu tả một người trong đó có sử
dụng biện pháp so sánh.
22
Tải bản FULL (FILE WORD 54 trang):
bit.ly/3jmWiwV
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Bài tập 13: Cho các hình ảnh sau. Sử dụng biện pháp so sánh
đặt câu miêu tả có các hình ảnh đó.
a. Giọng nói
b. Ngón tay
c. Nước da
Bài tập 14: Sử dụng biện pháp so sánh đặt câu có các hình
ảnh sau: cái miệng, đôi mắt, ánh mắt.
Bài tập 15: Viết 2 câu văn miêu tả hoạt động của em bé đang
tập nói, tập đi. Trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.
Bài tập 16: Sử dụng hiện pháp so sánh viết hai câu văn miêu
tả hoạt động của một con người lao động mà em biết.
Bài tập 17: Sử dụng biện pháp so sánh diễn đạt lại các câu sau
cho sinh động, giàu hình ảnh.
a. Bé có gương mặt bầu bĩnh, đôi má hồng hồng rất đáng
yêu.
b. Mỗi khi bé cười đôi vành môi hé mở để lộ mấy cái răng
sữa thật ngộ nghĩnh.
c. Bác sỹ Hải ân cần chăm sóc các bệnh nhân.
Bài tập 18: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt các
câu trong đoạn văn sau cho sinh động, giàu hình ảnh hơn.
Ông nội tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi rồi nhưng trông ông
vẫn còn trẻ trung. Trông ông đẹp và thanh thoát lắm. Mái tóc
và chòm râu đều bạc trắng nhưng da mặt ông vẫn hồng hào và
đặc biệt là đôi mắt ông sáng quắc. Đôi mắt ấy vừa nghiêm nghị
lại vừa trìu mến, bao dung.(Bài làm của HS)
Bài tập 19: Viết đoạn văn miêu tả một người có sử dụng các từ
ngữ, hình ảnh sau: mái tóc đen nhánh như gỗ mun, khuôn mặt
rạng ngời, nụ hoa hé nở.
Bài tập 20: Tìm từ ngữ, hình ảnh so sánh gợi tả dáng dấp của
một người. Viết đoạn văn miêu tả sử dụng các từ ngữ và hình
ảnh đó.
2.2. Dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh,
nhân hoá để viết câu, đoạn văn miêu tả cảnh vật
a) Biện pháp so sánh
Bài tập 1: Em hãy lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh dưới đây điền
vào chỗ trống để các câu văn được diễn đạt bằng cách so sánh:
một chiếc bể lớn, một tấm chăn hoa, vành nón, những trận
mưa vàng, những ngọn lửa xanh
a. Từ trên cao nhìn xuống, hồ sen như ...nổi bật giữa
khung cảnh đồng quê yên ả.
23
Tải bản FULL (FILE WORD 54 trang): bit.ly/3jmWiwV
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
b. Bầu trời như ...vừa được thau rửa sạch sẽ: xanh trong
cao vời vợi.
c. Trên cây cao, lá trút xuống như ... trong cổ tích.
d. Trăng tròn như ...
e. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ...
Bài tập 2: Lựa chọn các hình ảnh thích hợp điền vào chỗ trống
để có đoạn văn hoàn chỉnh: chiếc khăn voan vắt hờ hững trên
sườn đồi, một ngày hội của màu xanh, một thứ lụa xanh màu
ngọc thạch, những hạt mưa bay, cái quạt.
Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt
sương mỏng như .... Rừng hôm nay như ..., màu xanh với
nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây
bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để
chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút
xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và
xanh rờn như ... với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như ... .
Những chiếc lá ngoã non to như ....lọc ánh sáng xanh mờ mờ.
Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc
của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da,
cây đa, cây chùm bao.
(Ngô Quân Miện)
Bài tập 3: Em hãy tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ
trống để các câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh.
a. Những hạt sương đêm còn đọng lại trên lá cỏ non ...
như những hạt ngọc.
b. Sông ... như một người mẹ với đàn con.
c. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao ... như những con
đom đóm nhỏ.
d. Mặt trời ... như những quả cầu lửa nhô lên từ đằng tây.
Bài tập 4: Tìm từ ngữ, hình ảnh so sánh thích hợp điền vào
chỗ trống trong đoạn văn dưới đây.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.
Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất
khúc như .... Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như ..., ngăn khơi
với lộng, nối mặt biển với mây trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa
thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như ....bày chon
von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ
Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng,
lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như ..., lúc uốn quanh chân đảo
như ...
(Thi Sảnh)
24
Bài tập 5: Điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để câu
văn miêu tả có hình ảnh so sánh.
a. Mỗi khi cơn gió thoảng qua, những cánh hoa rơi như ...
b. Những cánh buồm trắng nhấp nhô trên sóng như ...
c. Vạn vật đang im lìm như ...
d. Trên cánh hoa, những hạt sương mai li ti như ...
e. Những làn khói bếp bay lên hoà vào sương mai như ...
Bài tập 6: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để các câu văn
dưới đây được diễn đạt bằng cách so sánh.
a. ... như một tấm thảm xanh rờn.
b. ... như những ánh nến trong xanh.
c. ... như thác đổ.
d. ... là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao.
e. ... như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông.
Bài tập 7: Lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh so sánh trong ngoặc
thay thế cho các từ ngữ, hình ảnh in nghiêng để các câu văn
sau sinh động hơn.
(như những cây nến khổng lồ, như một dải lụa trắng dài
vô tận, như một thác nước chảy nghe tận đằng xa)
a. Một dải mây mềm mại rất đẹp ôm ấp, quấn ngang các
chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.
b. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ sau bỗng ào ào kéo đến
rất mạnh.
c. Những thân cây trám vỏ trắng vươn lên trời cao vút.
Bài tập 8: Em hãy lựa chọn các từ ngữ sau: buông nhẹ, mấp
mô uốn lượn, lững thững thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để
câu văn sinh động hơn.
a. Mặt đường gồ ghề như sóng nước mặt hồ lúc gió nhẹ.
b. Màn sương trắng phủ trên mặt hồ như che trở cho giấc
ngủ yên lành của dòng sông.
c. Nước chảy xuôi dòng.
Bài tập 9: Tìm các từ ngữ, hình ảnh so sánh thay thế cho các
từ ngữ in nghiêng để các câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh
đẹp.
a. Màu xanh của nước biển đậm lắm.
b. Cài hồ cạnh nhà em hình dáng trông thật tròn.
c. Ánh trăng vừa đẹp vừa dịu dàng chứ không gay gắt tí
nào.
Bài tập 10: Em hãy thay các từ in nghiêng dưới đây bằng các
từ ngữ, hình ảnh thích hợp để câu văn được diễn đạt bằng cách
so sánh.
a. Lá cây lay động lấp lánh trông thật đẹp.
25
4150900

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC nataliej4
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2QuangLong Dinh
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnLe Ngoc Quang
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcThyDungTrn11
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn nataliej4
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngChamcham239
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luậnlaptrinhvacxin
 

What's hot (20)

BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Văn Chính Luận Trung Đại Việt Nam Và Trung Quốc – Tiếp B...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Văn Chính Luận Trung Đại Việt Nam Và Trung Quốc – Tiếp B...Khoá Luận Tốt Nghiệp Văn Chính Luận Trung Đại Việt Nam Và Trung Quốc – Tiếp B...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Văn Chính Luận Trung Đại Việt Nam Và Trung Quốc – Tiếp B...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan ChánhHình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
 

Similar to SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3

SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...nataliej4
 
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3jackjohn45
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...TieuNgocLy
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 nataliej4
 
Luận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhPhi Pham
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Đinh Song
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn nataliej4
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập  _Võ Tâm LongAssignment 01 ôn tập  _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm LongVõ Tâm Long
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...HanaTiti
 

Similar to SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 (20)

SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
 
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1
 
Luận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anh
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập  _Võ Tâm LongAssignment 01 ôn tập  _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
 
Hình Thành Kỹ Năng Đọc Và Viết Cho Học Sinh Lớp 1 Dân Tộc Khmer Chậm Biết Đọc...
Hình Thành Kỹ Năng Đọc Và Viết Cho Học Sinh Lớp 1 Dân Tộc Khmer Chậm Biết Đọc...Hình Thành Kỹ Năng Đọc Và Viết Cho Học Sinh Lớp 1 Dân Tộc Khmer Chậm Biết Đọc...
Hình Thành Kỹ Năng Đọc Và Viết Cho Học Sinh Lớp 1 Dân Tộc Khmer Chậm Biết Đọc...
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
 
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng AnhPhương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớinataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Recently uploaded

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3

  • 1. “Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3” MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt, hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông. Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học đang diễn ra một cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi cả về lí luận cũng như về mặt thực tiễn. Việc dạy học theo hướng “tích cực hóa người học” hay hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, tăng cường phương pháp dạy học tổ chức cho học sinh hoạt động để các em chiếm lĩnh kiến thức bằng hoạt động học của chính mình là định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học của Tiểu học. Trong các môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vị trí hết sức quan trọng. Nó cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức ban đầu, còn là công cụ giúp cho học sinh học các môn khác. Đặc biệt là phân môn Tập làm văn là phân môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Với mục tiêu rèn học sinh bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kỹ năng viết “đoạn văn” là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân mônTập làm văn lớp 3. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm chúng tôi thấy dạy học sinh sử dụng từ ngữ, biện pháp so sánh, nhân hoá để viết đoạn văn là kiểu bài rất khó. Hầu hết các giáo viên điều cho rằng: “đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kỹ năng của phân môn Tập làm văn”. Bởi vậy hiệu quả giờ dạy học sinh viết đoạn văn sinh động, giàu hình ảnh còn rất hạn chế. Một phần người dạy còn chưa tìm ra quy trình và phương pháp dạy thích hợp. Hơn nữa việc vận dụng từ ngữ miêu tả và biện pháp tu từ vào viết đoạn văn còn khá mới lạ và khó đối với học sinh lớp 3. Vì các em ở lớp 2 mới chỉ viết đoạn văn dưới dạng trả lời câu hỏi hoặc nói những điều em biết về một đối tượng nào đó mà chưa đề cập sâu tới việc sử dụng từ ngữ miêu tả cũng như biện pháp tu từ. Với đối tượng này thì vốn từ ngữ, kỹ năng diễn đạt còn 1
  • 2. hạn chế. Học sinh chưa hiểu sâu về nghĩa các từ ngữ và bản chất của câu nên khi viết một đoạn văn các em thường bộc lộ các yếu điểm về diễn đạt như: từ lặp lại nhiều, câu không rõ nghĩa, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi. Học sinh thường dập khuôn theo sự hướng dẫn của giáo viên. Vì những lý do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3” để góp phần nâng dần chất lượng học tập làm văn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung trong nhà trường Tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp góp phần vào đổi mới cách dạy học sinh vận dụng kĩ năng sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ để viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 3. Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao cho lô-gic, cách dùng từ chính xác, hay và biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá khi viết. 3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung dạy viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3. 2
  • 3. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 3 I. Cơ sở lí luận 1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3 Hoạt động nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học thường mang tính trực quan, cụ thể, cảm tính. Ở mỗi lứa tuổi học sinh lại có đặc điểm và khả năng nhận thức nhất định. Nếu như các em học sinh ở lứa tuổi lớp 4-5 đã biết dựa trên các dấu hiệu bản chất, những dấu hiệu chung của sự vật, hiện tượng để khái quát thành khái niệm, quy luật thì ở lứa tuổi lớp 3 tri giác của các em còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính chủ động. Do vậy, quá trình tri giác thường gắn với hành động và hoạt động thực tiễn. Muốn tri giác được đặc điểm sự vật, các em phải làm cái gì đó với sự vật. Ngoài ra những gì phù hợp với nhu cầu hay những gì GV chỉ dẫn thì quá trình tri giác của các em mới dễ dàng hơn. Trong quá trình tri giác, tính xúc cảm của các em được thể hiện rất rõ. Những tranh ảnh rực rỡ màu sắc được các em tri giác tốt hơn và cũng gây được sự chú ý hơn. Vì vậy, việc tổ chức cho HS lớp 3 làm quen với việc sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ để luyện viết đoạn văn đặc biệt là đoạn văn miêu tả là hoàn toàn phù hợp. Để đạt được điều đó, bài tập phải phong phú về nội dung, đa dạng về kiểu loại và hình thức thể hiện, đủ số lượng để học sinh luyện tập nhiều lần. Chuyên đề này bên cạnh việc sử dụng những bài tập trong sách giáo khoa còn tăng cường sử dụng bài tập trong sách tham khảo cũng như bài tập tự xây dựng để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 dựa theo đặc điểm nhận thức của các em. 2. Đặc điểm trí nhớ, tưởng tượng của học sinh lớp 3 Để học sinh viết được đoạn văn thì yêu cầu quan sát đối với các em là rất quan trọng. Khả năng quan sát có liên quan nhiều đến trí nhớ và tưởng tượng của học sinh ở lứa tuổi này. Đối với HS giai đoạn đầu bậc tiểu học, do quá trình ức chế của não bộ nên sự tập trung chú ý còn yếu, thiếu bền vững, dễ bị phân tán; ghi nhớ trực quan- hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logíc. HS lớp 3 hầu như có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Chính đặc điểm này có ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của HS. 3
  • 4. HS lớp 3 học viết đoạn văn chủ yếu là học cách quan sát, nội dung diễn đạt từ các đoạn văn mẫu. Trên cơ sở lặp lại nhiều lần, các em thông hiểu mẫu để bước đầu vận dụng vào viết đoạn văn ngắn. Mặt khác, các em học sinh lớp 3 đã bắt đầu hình thành khả năng tưởng tượng tái tạo, biết so sánh các sự vật, phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa hai sự vật, biết ví von sự vật này với sự vật khác. Do vậy, học cách viết đoạn văn sẽ giúp trí tưởng tượng của trẻ phát triển hơn. Điều này sẽ giúp cho việc học sinh tập viết câu văn, đoạn văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. II. Cơ sở thực tiễn 1. Những yêu cầu về kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3 Ở lớp 3, học sinh phải viết được một đoạn văn (5 - 7 câu), nhiều nhất là 10 câu tả ngắn về người thân trong gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ. Yêu cầu kĩ năng làm văn ở lớp 3 chỉ ở mức đơn giản nhằm chuẩn bị để lên lớp 4 -5. Ở lớp 4 - 5 các em sẽ được trang bị và rèn kĩ năng viết văn một cách đầy đủ, hệ thống và bài bản. Do đó, rèn kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3 nhằm chuẩn bị các kĩ năng bộ phận và ở mức độ đơn giản, làm tiền đề cho lớp 4-5. Việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quang. Điều đó đòi hỏi giáo viên có cách tổ chức câu, ý sao cho lôgic, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 3 khó nhận thức được việc sắp xếp ý theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế do đó khi diễn đạt học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Sự sắp xếp câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgic,… đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều… 2. Khảo sát các dạng bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3 Lớp 3 là giai đoạn đầu của bậc tiểu học. Nội dung dạy học viết đoạn văn giai đoạn này tập trung vào việc hình thành những kĩ năng sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá để luyện viết đoạn văn thông qua các bài tập. 2.1. Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý Kĩ năng quan sát, tìm ý nhằm mục đích luyện tập cho HS khả năng quan sát, cách quan sát đối tượng để tìm các chi tiết 4
  • 5. cần thiết cho việc nói, viết một đoạn văn về một đối tượng nào đó. STT Yêu cầu và nội dung từng bài tập Trang 1 Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,..). Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý dưới đây: a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b) Màu sắc của tranh (ảnh) đó như thế nào? c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? Tr.102,SGKTV3, tập 1 2 Quan sát bức tranh dưới đây và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai? Họ đang làm gì? Tr.30,SGK TV3, tập 2 3 Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quan cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Tr.64, SGK TV3, tập 2 2.2. Bài tập rèn kĩ năng diễn đạt (kể ngắn thành đoạn văn) STT Yêu cầu và nội dung từng bài tập Trang 1 Kể về gia đình em với một người bạn em mới quen Tr.28, SGK TV3, tập 1 2 Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học. Tr.52, SGK TV3, tập 1 3 Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý: a) Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? b) Người đó làm nghề gì? c) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? Tr.68, SGK TV3, tập 1 5
  • 6. d) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? 4 Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. Tr,74, SGK TV3, tập 1 5 Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau: a) Quê em ở đâu? b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào? Tr.92, SGKTV3, tập 1 6 Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) Gợi ý: a) Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể, …)? b) Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu? c) Em thích nhất điều gì? Tr.138, SGKTV3,tập 1 7 Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. Gợi ý: a) Người đó là ai? Làm nghề gì? b) Người đó hàng ngày làm những việc gì? c) Người đó làm việc như thế nào? Tr. 38, SGKTV3, tập 2 8 Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Gợi ý: a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc,…? b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào? c) Em cùng xem với những ai? Tr.48, SGKTV3, tập 2 6
  • 7. d) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? e) Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. 9 Kể về một ngày hội mà em biết. Gợi ý: a) Đó là hội gì? b) Hội được tổ chức khi nào, ở đâu? c) Mọi người đi xem hội như thế nào? d) Hội được bắt đầu bằng những hoạt động gì? e) Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,…). g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? Tr.72, SGKTV3, tập 2 3. Đánh giá hệ thống các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn ở SGKTV3. Hệ thống các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn ở SGK TV3 chưa phong phú, đa dạng. Hình thức các bài tập chủ yếu là học sinh tự phải viết một đoạn văn dựa theo gợi ý do vậy không phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh, các em thường lệ thuộc vào các đoạn văn mẫu vì vốn từ ngữ của các em còn ít, không biết cách diễn đạt. 4. Thực tiễn dạy học rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS giỏi lớp 3 Hiện nay, các trường tiểu học rất chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, các em phải học rất nhiều môn, phân môn nên giáo viên dạy bồi dưỡng HS giỏi có rất ít thời gian dành riêng cho việc bồi dưỡng môn Tiếng Việt. Do đó, để bồi dưỡng HS giỏi môn Tiếng Việt nói chung và rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS nói riêng đòi hỏi GV phải suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, nội dung bồi dưỡng có hệ thống. Đây là một việc làm khó, tốn nhiều thời gian và công sức. Từ thực tiễn dạy và học rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS giỏi lớp 3 nói trên, chúng tôi đã nghiên cứu, trao đổi và thống 7
  • 8. nhất một số biện pháp rèn kĩ năng cho học sinh giỏi viết đoạn văn ngắn sinh động, giàu hình ảnh. Chương II: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 3 I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 1. Căn cứ để xây dựng chương trình bồi dưỡng Muốn hình thành một kĩ năng nào đó cho học sinh phải thông qua hoạt động luyện tập có ý thức, luyện tập thường xuyên. Vậy, muốn học sinh có kĩ năng viết được đoạn văn ngắn sinh động, giàu hình ảnh thì phải có một hệ thống bài tập rèn cho các em về cách sử dụng từ ngữ chính xác và hay vào đặt câu; cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá để viết những câu văn sinh động, giàu hình ảnh và cách liên kết các câu văn thành đoạn văn. Hệ thống chương trình đó phải được xây dựng và đưa vào thực tiễn bồi dưỡng theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để kích thích hứng thú học tập của các em. 2. Chương trình bồi dưỡng rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS giỏi lớp 3 Chương trình bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở rèn các kĩ năng đơn lẻ theo mảng sau đó tổng hợp các kĩ năng để rèn kĩ năng căn bản là viết được đoạn văn ngắn để kể, tả về một đối tượng cụ thể. Chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng để rèn các kĩ năng sau: 2.1. Rèn kĩ năng dùng từ ngữ chính xác và hay để viết được câu văn kể, tả về đối tượng sinh động, giàu hình ảnh. 2.2. Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để viết những câu văn sinh động, giàu hình ảnh. 2.3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo trình tự đúng. II. XÂY DỰNG NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THEO CHƯƠNG TRÌNH Sau khi đã xây dựng được chương trình bồi dưỡng thì GV tiến hành xây dựng nội dung bồi dưỡng dựa trên chương trình đó. GV có thể lựa chọn các bài tập về cách dùng từ ngữ, biện pháp tu từ trong phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu hoặc sử dụng các bài tập nâng cao trong các tài liệu tham khảo, cũng có thể là các bài tập do giáo viên tự thiết kế. Phân loại bài tập về cách dùng từ ngữ, biện pháp tu từ theo đối tượng kể, tả mà đề bài yêu cầu. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến rèn kĩ năng viết đoạn văn theo hai đối tượng: người và cảnh 8
  • 9. thông qua một hệ thống bài tập mà chúng tôi sưu tầm hoặc tự thiết kế. 1. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ ngữ chính xác, hay để viết câu văn 1.1. Loại bài tập mở rộng vốn từ 1.1.1. Dạng bài tập mở rộng vốn từ ngữ kể, tả về người Loại bài tập này nhằm giúp học sinh phát triển, mở rộng, hệ thống hóa vốn từ ngữ nói về đặc điểm hình dáng, tính tình, hoạt động của con người để học sinh có được vốn từ ngữ cần thiết khi viết đoạn văn kể, tả người. a. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về ngoại hình của người Bài tập 1: Tìm các từ ngữ nói về các đặc điểm bên ngoài của con người a. Tuổi tác b. Tầm vóc c. Dáng điệu d. Cách ăn mặc Gợi ý: a. Tuổi tác: khoảng 20 tuổi, xấp xỉ 20 tuổi, độ chừng 20 tuổi, áng chừng 20 tuổi, chưa đầy 20 tuổi, trạc hai mươi tuổi, trẻ trung, tre trẻ, trẻ măng, non trẻ, non choẹt, búng ra sữa, già nua, già cả, già dặn, già khọm, già khụ, già cóc đế đại vương, già yếu, … b. Tầm vóc: - béo: béo tốt, béo phệ, béo ú, beo béo, bệ vệ, to lớn, to, mập mạp, tròn như hột mít, tròn quay, bụ bẫm, mập ú, tròn trĩnh, múp míp, phốp pháp, tốt tướng, đẫy đà, đậm người, phương phi, lực lưỡng, cường tráng, … - gầy: gầy nhẳng, gầy gầy, gầy gò, gầy yếu, gầy nhom, gầy guộc, mảnh mai, thanh mảnh, mảnh khảnh, mảnh dẻ, ốm yếu, yếu đuối, xương xương, … - cao to: cao cao, cao lớn, cao ráo, cao nhòng, cao nghều, cao lênh khênh, cao lêu nghêu, cao dong dỏng, cao gần một mét, tầm thước, cân đối, khỏe mạnh, thân hình vạm vỡ, … - thấp: thâm thấp, thấp bé, nhỏ nhắn, nhỏ xíu, nhỏ bé, be bé, bé nhỏ, bé hạt tiêu, tí hon, không cao lắm, chiều cao khiêm tốn, … c. Dáng điệu: - nhanh nhẹn, nhanh nhảu, hoạt bát, tháo vát, láu táu, … - chậm rãi, chậm chạp, từ tốn, khoan thai, thướt tha, chững chạc, đường hoàng, nghiêm nghị, hùng dũng, oai phong, 9
  • 10. duyên dáng, yểu điệu, uyển chuyển, uể oải, mệt mỏi, nặng nhọc, điệu đà, lúng túng, bẽn lẽn, … d. Cách ăn mặc (trang phục): chỉnh tề, tươm tất, gọn gàng, kín đáo, sạch sẽ, giản dị, đơn sơ, đơn điệu, trang nhã, cầu kì, thời trang, sành điệu, … Bài tập 2: Chỉ ra các bộ phận của con người và các từ ngữ thường dùng để nói về các bộ phận đó khi kể, tả về ngoại hình của người. Gợi ý: 1. Các bộ phận được miêu tả: khuôn măt, đôi mắt, nước da, mái tóc, mũi, má, miệng, tay 2. Các từ ngữ thường dùng khi miêu tả chi tiết ngoại hình của người: - Khuôn mặt: trái xoan, bầu bĩnh, tròn trịa, tròn trĩnh, đầy đặn, sáng sủa, khôi ngô, tuấn tú, thanh tú, ưa nhìn, chữ điền, vuông vức, mặt hồng hào, lưỡi cày, xinh xắn, hiền hậu, phúc hậu, thánh thiện, dễ thương, thơ ngây, khả ái, xinh đẹp, khắc khổ, hốc hác, phờ phạc, xương xương, mặt tròn xoay, mặt đen xì, … - Đôi mắt: to tròn, đen lay láy, sáng quắc, đôi mắt lanh lợi, đôi mắt thông minh, mắt tinh ranh, mắt lá răm, mắt bồ câu, mắt một mí, mắt lươn, mắt híp, mắt nâu, mắt long lanh, sâu hoắm, láo liên, đượm buồn, mắt biết nói, mắt thơ ngây, mắt gian dảo, mắt ti hí, mắt ốc nhồi, mắt lác, mắt rắn ráo, mắt phượng, mắt thao láo, mắt trâu, mắt cú vọ, mắt sắc như dao cau, mắt nheo nheo, mắt hiền như lá lúa, mắt long lanh như sương mai, mắt dịu dàng, … - Nước da: trắng, trắng trẻo, trắng hồng, trắng nõn, trắng mịn, trắng như trứng gà bóc, trắng bệch, nõn nà, hồng hào, xanh xao, xanh mét, vàng vọt, nhợt nhạt, tai tái, tím ngắt, da bánh mật, da ngăm đen, da rám nắng, da nhăn nheo, da đen sạm, da đen bóng, da đen như cột nhà cháy, mềm mại như da em bé, mịn màng, sần sùi, đồi mồi, chai sạm, … - Mái tóc: hớt cao, búi cao, cột cao, dài, đuôi gà, thắt bím, óng ả, đen mượt, đen nhánh, bạc phơ, bạc trắng, tóc hoa râm, tóc muối tiêu, lốm đốm bạc, tóc pha sương, đỏ như râu tôm, cháy nắng, hung vàng, mượt mà, thẳng, quăn, xoăn tít, gọn gàng, cắt cua, xõa ngang lưng, …. - Mũi: cao, thẳng, dọc dừa, mũi hếch, mũi tẹt, mũi củ hành, mũi khoằm, mũi nhọn, mũi gãy, mũi quặp (mũi nhòm mồm), mũi nhỏ, mũi to, mũi thấp, mũi không cao lắm, … 10
  • 11. - Má: bầu bĩnh, ửng hồng, má phúng phính, bầu bầu, má bánh đúc, má hóp, má xương xương, má lúm đồng tiền, má rám, … - Miệng: + miệng nhỏ, nhỏ xíu, be bé xinh xinh, chúm chím, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi, miệng móm, miệng rộng, miệng cá trê, … + môi: môi trái tim, môi mọng, môi hồng, môi dày, môi mỏng, môi thâm, môi trề, môi sứt,… + răng: trắng đều như hạt bắp, trắng như ngà, trắng bóng, trắng tinh, trắng ởn, trắng nhởn, trắng muốt, vàng ố, đều tăm tắp, đen nhánh, răng khểnh, răng xỉn, răng bàn cuốc, răng vẩu, … - Tay: tay thuôn dài, tay búp măng, tay dùi đục, tay bụ bẫm, tay tròn lẳn, tay chắc nịch, tay nải chuối, bàn tay xinh xắn, bàn tay nhỏ nhắn, thon thon, xinh xinh, gân guốc, gầy guộc, xương xương, xương xẩu, ram ráp, chai sạm, tay nghệ sĩ, tay ngắn chùn chùn, tay trắng hồng, … b. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả tính tình của con người Bài tập 1: Tìm các từ ngữ thường dùng để chỉ đặc điểm về tính tình của một con người. M: hiền hậu, ngoan,… Gợi ý: - Hiền lành, hiền dịu, hiền hoà (hiền như bụt, hiền như cục bột, lành như đất),.. - Ôn hoà, lễ phép, nhu mì, trầm tính, chững chạc, nóng nảy, hấp tấp, tinh nghịch, nghịch ngợm,... - Thẳng thắn, thẳng thật, thẳng như ruột ngựa, trung thực, bạo dạn, dối trá, gian xảo,... - Siêng năng, chăm chỉ, cần cù (chịu thương chịu khó, bán mặt cho đất bán lưng cho trời), lười biếng, lười nhác,... - Đoan trang, nghiêm nghị, thận trọng,... - Vui vẻ, hóm hỉnh, hồn nhiên, vô tư, khoan dung, vị tha,... Bài tập 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “dịu dàng” a. Rộng lượng, tha thứ cho người có lỗi. b. Siêng năng, chăm chỉ. c. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói) Gợi ý: c. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói) 11
  • 12. c. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về hoạt động của con người Bài tập 1: Tìm từ ngữ thường dùng để nói về giọng nói của một con người. M: thì thầm, oang oang,… Gợi ý: - Niềm nở, ngọt ngào, nhỏ nhẹ, du dương, trong trẻo, ngân nga, ấm áp,... - Thì thầm, thì thào, rủ rỉ, êm êm, khe khẽ, bập bẹ, ngọng líu ngọng lô, nũng nịu, tíu tít, oang oang, lanh lảnh, rộn rã, vồn vã, khàn khàn,... - Hài hước, pha trò, bông đùa, dễ thương, dễ mến, ngọt như mía lùi, như rót mật vào tai,... - Nói như sáo, nói như khướu, nói như loa phóng thanh,... - Gắt gỏng, xì xào, rì rầm, ấp úng, luyên thuyên, huyênh hoang, lia lịa,... - Im như thóc, im như tượng,... Bài tập 2: Tìm từ ngữ miêu tả ánh mắt (cái nhìn) của một người. M: Trìu mến, âu yếm,… Gợi ý: - Trìu mến, mơ màng, lờ đờ, đăm đăm, đăm chiêu, chăm chăm, chăm chú, nhìn không chớp mắt, láo liên, tinh nhanh, ngơ ngác, hằn học, lim dim, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu tâm can, ánh nhìn như có lửa,... 1.1.2. Dạng bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về cảnh vật Bài tập mở rộng vốn từ ngữ miêu tả cảnh vật nhằm giúp học sinh phát triển, mở rộng, hệ thống được vốn từ ngữ miêu tả đặc điểm của cảnh vật về màu sắc, ánh sáng, âm thanh. Từ đó, học sinh hiểu và phân biệt được các sắc thái khác nhau của từ ngữ miêu tả đặc điểm của cảnh vật. Có vốn từ ngữ cần thiết khi viết đoạn văn nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. a. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ miêu tả màu sắc của cảnh vật Bài tập 1: Tìm các từ ngữ thường dùng để miêu tả màu sắc của các sự vật dưới đây: 1. Bầu trời 4. Mặt trăng 7. Cây cối 2. Mặt trời 5. Ánh nắng 8. Biển 3. Mây 6. Đồng lúa 9. Dòng sông 12
  • 13. Gợi ý: 1. bầu trời: xanh như ngọc, màu xanh trứng sáo ngọt ngọt, xanh thăm thẳm, trong veo, xanh ngắt, xám xịt, đen kịt, tối đen như mực, vàng thẳm, đỏ ửng, … 2. mây: xám xịt, trắng xốp, trắng như bông, trắng nhạt,… 3. mặt trời: lòng đỏ trứng gà, đỏ quạch, vàng ệch, đỏ ối, đỏ như lửa, đỏ rực, đỏ chói,… 4. mặt trăng: bàng bạc, ánh sáng vàng dịu, đẫm màu sữa, óng ánh, vàng thẳm, màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, bát ngát, trong vắt, mờ ảo, mờ tỏ, … 5. cây cối: xanh biếc, xanh non, xanh um, xanh rờn, xanh thẫm, … 6. đồng lúa: xanh non mơn mởn, màu vàng tươi, xanh rờn, vàng xuộm, vàng hoe, … 7. dòng sông: xanh màu ngọc bích (buổi trưa), đỏ ngầu, xanh da trời, màu hồng (sáng sớm), ánh vàng nhạt (buổi chiều), hồng nhạt (chiều tà), tím thẫm (buổi tối),… 8. biển: xanh thẳm, xám xịt, đục ngầu, … 9. ánh nắng: vàng óng, vàng rực rỡ, vàng hoe, … Bài tập 2: Tìm các từ ngữ miêu tả màu sắc của cảnh vật trong đoạn văn dưới đây: Khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng đối với em đó là cả một thế giới hoa với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau. Hoa mào gà đỏ đậm xen lẫn màu trắng bạc ánh lên trong nắng mai. Những bông hoa nhài trắng tinh khiết đang tỏa hương thơm ngào ngạt. Hoa viôlét mảnh mai, dịu dàng khoác lên mình chiếc áo màu tím nhạt. Hoa thược dược đỏ thắm đang căng mình uống những giọt sương mai. Những đóa hoa hồng đỏ rực đẹp lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng, cánh hoa mịn màng như nhung. Một vài nụ hoa e lệ, khép mình như còn đang ngủ mơ trong làn gió xuân nhè nhẹ. Mấy chú bướm vàng, bướm nâu đang rung rung đôi cánh sợ làm thức giấc nàng công chúa trong thế giới hoa diệu kì. Nhưng nổi bật nhất là màu vàng tươi của những bông cúc đại đóa đẹp mê hồn. Chúng như làm dịu đi vẻ rực rỡ của hoa hồng, hoa thược dược… Mặt trời đang chiếu những tia nắng vàng ấm áp xuống khu vườn, rọi vào những giọt sương mỏng manh còn đọng lại trên những cánh hoa làm cho em có cảm giác mình đang bồng bềnh trong một không gian lung linh, huyền ảo. (Phạm Thị Huệ) Gợi ý: 134150900
  • 14. - đỏ đậm, trắng bạc, trắng tinh khiết, tím nhạt, đỏ thắm, đỏ rực, vàng nâu, vàng tươi, vàng ấm áp. b. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả ánh sáng của cảnh vật Bài tập 1: Tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm về ánh sáng của cảnh vật. M: long lanh,… Gợi ý: - lóng lánh, sóng sánh, óng ánh, lấp lánh, lập lòe, sáng lòa, sáng lóa, sáng loáng, sáng chói, nhấp nhánh, chói chang, vàng óng, vàng chói lọi, úng đỏ, bàng bạc, xám xịt, lờ mờ, trắng nhợt, mờ đen, nhập nhoạng, sáng mờ, mờ mờ, tối sẫm, xám đục, mù mịt, mù mờ, mù thẳm, … Bài tập 2: Chỉ ra các từ ngữ miêu tả ánh sáng có trong đoạn văn sau: Cành cây rủ bên bờ hồ không đủ làm giảm đi sự mênh mông của ánh chiều trên hồ. Ánh mặt trời đã trở nên yếu ớt trong màu đỏ của ráng chiều. Trên mặt hồ, ánh sáng mặt trời phản chiếu thành một chiếc cột vàng. Trời chiều Hồ Tây làm cho làng xóm, cây xanh ở quanh hồ lẫn vào trong mờ ảo. Chiều Hồ Tây đang mờ dần. Thành phố bắt đầu lên đèn. Gợi ý: màu đỏ của ráng chiều, vàng, mờ ảo, mờ dần c. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả âm thanh của cảnh vật Bài tập 1: Chỉ ra từ ngữ mô tả tiếng mưa rơi trong câu văn dưới đây và tìm thêm các từ ngữ thường dùng để diễn tả tiếng mưa mà em biết. “Tiếng mưa sàn sạt như cát bay, chớp mắt đã thấy trắng xóa” (Tô Hoài) Gợi ý: 1. Từ ngữ mô tả tiếng mưa: sàn sạt 2. Các từ ngữ thường dùng để tả tiếng mưa: lộp độp, lộp bộp, lốp bốp, đồm độp, ồ ồ, xối xả, ồng ộc, rào rào, ào ào, lẹt đẹt, đèn đẹt, lách tách, róc rách, rả rích, sầm sập, ầm ầm, bùng bùng, lăn tăn, … Bài tập 2: Tìm các từ ngữ mô tả tiếng gió thổi mà em biết 14
  • 15. M: ào ào,… Gợi ý: Vi vu, ù ù, rì rào, lao xao, hiu hiu, xào xạc, vù vù, ầm ầm, vi vút,… Bài tập 3: Tìm các từ ngữ chỉ âm thanh của sự vật có trong đoạn văn sau: Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy le te. Trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. (Hoàng Hữu Bội) Gợi ý: Phành phạch, lanh lảnh, râm ran, le te, ra rả 1.2. Loại bài tập lựa chọn các từ ngữ dùng để kể, tả theo đối tượng trong câu, đoạn văn. Kiểu bài tập này rèn cho học sinh kĩ năng lựa chọn và thay thế từ ngữ kể, tả đặc điểm của các đối tượng trong câu, đoạn văn khi thấy chưa phù hợp, chưa thoả đáng để dùng từ ngữ kể, tả đúng và đạt hiệu quả biểu hiện, biểu cảm cao. Việc lựa chọn, thay thế từ ngữ kể, tả phải đảm bảo đúng về âm thanh, về nghĩa, về quan hệ với các từ ngữ khác trong câu, phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản. 1.2.1. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn từ ngữ để kể, tả về người. Bài tập 1: Em hãy lựa chọn những từ ngữ trong ngoặc điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau: (Tròn xoe, nhỏ xinh, nhanh nhẹn, hai bông hoa, trắng, trắng muốt, đều, đều tăm tắp, thon thả, cân đối) a. Mỗi lần nghe bé bi bô hát, nhìn đôi tay … giơ lên như … em càng thấy bé đáng yêu làm sao. b. Em tôi có đôi mắt … như hai hạt nhãn đen láy. c. Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá … d. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng …, … , trông rất duyên. e. Cô Hoa có dáng người …, không mập cũng không gầy. 15
  • 16. Gợi ý: a. nhỏ xinh, hai bông hoa b. tròn xoe c. nhanh nhẹn d. trắng (trắng muốt), đều (đều tăm tắp) e. thon thả/ cân đối Bài tập 2: Em hãy điền thêm các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn miêu tả cô giáo dưới đây. “Cô giáo em có vóc người (1)…, nước da (2) …, mái tóc (3) … Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt (4) … của cô là đôi mắt. Đôi mắt cô (5)… Gợi ý: 1. thon thả, cân đối, thanh mảnh, nhỏ nhắn,… 2. hồng hào, trắng hồng, bánh mật duyên dáng,.. 3. dài, đen nhánh, được buộc gọn sau gáy, đen nhánh như gỗ mun chấm nhẹ bờ vai thon thả, cắt ngắn gọn gàng, … 4. thanh tú, khả ái, trái xoan, … 5. hiền như lá lúa, long lanh như sương mai, đen láy dịu dàng lúc nào cũng nhìn em trìu mến, … Bài tập 3: Tìm từ ngữ thích hợp thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để các câu văn dưới đây sinh động, giàu hình ảnh. a. Mặt nó già, đen và răn làm cho hai con mắt nó trắng và khoằm như mắt vọ. b. Bé cô đôi mắt đen và nước da rất trắng. c. Cái dáng gầy, cao và những bước đi vội đầy lo toan ấy chỉ là của mẹ thôi. Gợi ý: a. già cấc, đen thui, răn reo, trắng dã, khoằm khoặm b. đen tròn (đen láy), trắng hồng c. gầy gầy, cao cao, vội vã 1.2.2. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ ngữ để nói về cảnh vật. Bài tập 1: Chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả cảnh vật dưới đây. (vàng tươi, vàng xuộm, trắng xốp, trắng bốp, xanh ngắt, xanh biếc, lấp lánh, óng ánh, vời vợi, bát ngát, xanh) a. Những đám mây … nhởn nhơ bay tựa những đoàn thuyền khoan thai lướt trên mặt biển. b. Ánh nắng … chảy ngợp khu vườn nhỏ thân yêu. 16
  • 17. c. Trưa mùa thu, bầu trời … cao … d. Buổi sáng, nắng lên, mặt biển … như dát bạc. e. Nhìn từ xa, công viên trải … một màu … của cây cối. Gợi ý: a.trắng xốp b.vàng tươi c. xanh ngắt, vời vợi d.lấp lánh e.bát ngát, xanh Bài tập 2: Lựa chọn các từ chỉ màu xanh với các sắc thái khác nhau trong ngoặc đơn thay thế cho từ in nghiêng để câu văn miêu tả sinh động, cụ thể. (xanh thẳm, xanh biêng biếc, xanh um, xanh ngắt) b. Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh bất tận. c. Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh. d. Màu trời xanh như được nhuộm bởi từng chiếc lá cọ. e. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh. Gợi ý: a. Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh um bất tận. b. Mùa thu, con sông quê tôi nước xanh biêng biếc. c. Màu trời xanh ngắt như được nhuộm bởi từng chiếc lá cọ. d. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh thẳm. Bài tập 3: Tìm các từ ngữ thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để đoạn văn sinh động hơn “Trời nắng lắm. Tiếng tu hú gần xa kêu. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô héo, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về”. Gợi ý: - chang chang, ran ran, quắt lại Bài tập 4: Em hãy viết các câu văn miêu tả với các sắc thái khác nhau của màu xanh: xanh rờn, xanh biếc, xanh ngắt, xanh lơ, xanh rì, xanh um, xanh xao,… Gợi ý: a. Trước mặt tôi là cánh đồng lúa xanh rờn. b. Hàng cây xanh biếc chạy dọc hai bên bờ sông. c. Mùa thu, bầu trời xanh ngắt và cao vời vợi. d. Tường vôi quét màu xanh lơ. e. Ven chân tường, cỏ mọc xanh rì. f. Cây cối mọc xanh um. 17
  • 18. g. Khuôn mặt cô ấy trông xanh xao, hốc hác. 1.3. Kiểu bài tập phát hiện và sữa chữa lỗi về sử dụng từ ngữ dùng để kể, tả theo đối tượng. 1.3.1. Dạng bài tập phát hiện, sửa chữa lỗi sử dụng từ ngữ kể, tả người Bài tập 1: Câu văn sau có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em hãy tìm và chữa lại. “Trong giờ học, chúng tôi như bị thu hút bởi chất giọng trong veo, ngọt ngào của cô Mai”. Bài tập 2: Tìm từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại. a. Ba đã chết trong một lần làm nhiệm vụ tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. b. Kết thúc năm học, lớp chúng tôi đã mua cho nhà trường một chiếc máy vi tính làm kỉ niệm. c. Ngày mùng 8 tháng 3, tôi hăm hở mang hết số tiền tiết kiệm mua cho mẹ bó hoa. Bài tập 3. Câu văn dưới đây có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em hãy tìm và chữa lại cho đúng: “Cô giáo em có khuôn mặt ưa nhìn với làn da thô ráp”. Bài tập 4: Tìm từ dùng sai trong các cây văn dưới đây và chữa lại. a. Mai không chỉ xinh đẹp và cũng rất thông minh. b. Mỗi sớm mai, khi những tia nắng đầu tiên còn lấp lánh trên cây lá, em vẫn thấy ngoại cặm cụi ngoài vườn. c. Năm nay ông em đã ngoài bảy mươi tuổi rồi nên trông ông vẫn còn rất trẻ trung. Bài tập 5. Tìm từ dùng sai trong câu văn dưới đây và chữa lại. “Trông thầy có vẻ nghiêm khắc nhưng khi tiếp xúc thì mới biết thầy là người cực kì dễ tính và rất thương bọn học sinh”. Bài tập 6. Chỉ ra lỗi sai trong câu văn dưới đây và chữa lại. “Em Bi của tôi bụ bẫm, dễ thương như búp bê nên mỗi khi đi xa về tôi rất thích bế em Bi của tôi”. Bài tập 7: Tìm lỗi sai trong đoạn văn dưới đây và chữa lại Chú Nam là bộ đội xuất ngũ. Chú Nam tuy tuổi mới ba mươi nhưng chú Nam đã có hàng chục tuổi nghề. Dáng người chú Nam cao lớn, trông chú Nam càng khỏe mạnh trong bộ đồ xanh công nhân xây dựng. Nước da chú Nam nâu bóng, tay chân săn chắc. Gương mặt của chú Nam sáng sủa với đôi mắt đen luôn nhìn thẳng và đôi môi thường nở nụ cười thân thiện. [24.Tr.171] 18
  • 19. 1.3.2. Dạng bài tập phát hiện, sửa chữa lỗi sử dụng ngôn ngữ miêu tả cảnh vật Bài tập 1: Tìm từ dùng sai trong câu văn dưới đây và chữa lại Trăng mới đầu còn thấp lè tè ngang ngọn tre giờ đã bay bổng, cánh diều theo gió lượn theo trăng âm u tiếng sáo. Bài tập 2. Chỉ ra lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại. a. Tiếng mưa rơi tí tách trên tàu lá chuối. b. Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ vút lên sau lũy tre. c. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ vi vu đưa lại thoang thoảng những hương thơm ngát. d. Nhờ sự cần mẫn chăm sóc của bà con nông dân, bãi ngô quê em ngày một xanh thắm. Bài tập 3. Câu văn sau có chỗ chưa hợp lí. Em hãy tìm và chữa lại cho đúng. “Thuyền theo gió cứ từ từ mà vun vút đi ra giữa khoảng mênh mông”. Bài tập 4. Chỉ ra lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại. a. Ai cũng bồi hồi xúc động khi nghe một hồi trống du dương báo hiệu một năm học mới bắt đầu. b. Bao trùm cả công viên là không khí oi ả, dễ chịu của buổi sáng trong lành. Bài tập 5: Câu văn sau có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em hãy tìm và chữa lại. “Gió thổi càng lúc càng mạnh làm cho cây cối hai bên đường rung rinh”. Bài tập 6: Tìm từ dùng sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại. a. Cứ mỗi chiều về, hoàng hôn buông xuống, em lại được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lắm của trời đất. b. Cơn mưa đầu mùa đã mang lại cho mọi người một niềm vui khoan khoái cực kì. Bài tập 7: Chỉ ra lỗi sai trong câu văn dưới đây và chữa lại cho đúng. “Nhìn từ xa, công viên trải bao la, bát ngát một màu xanh của cây cối”. Bài tập 8: Tìm lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại. a. Trường học là nơi chúng em lớn lên và trưởng thành. b. Mỗi lần về thăm quê, đứng ngắm cánh đồng lúa rộng mênh mông, bát ngát lòng em lại thấy nao nao. c. Trong các lùm cây xanh ven đường, những bóng đèn điện tỏa xuống thứ ánh sáng lấp lánh, nhấp nháy như những vì sao đêm. 19
  • 20. 2. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để viết những câu văn sinh động, giàu hình ảnh. 2.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để viết câu, đoạn văn tả người Bài tập 1: Hãy lựa chọn một trong số các hình ảnh bên dưới để thay thế vào chỗ có dấu ba chấm ở trong ngoặc vuông để câu văn có hình ảnh so sánh. Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tơi tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên. A. một nông dân B. một công nhân C. một gã thợ cày Gợi ý: C. một gã thợ cày Bài tập 2: Em hãy lựa chọn các từ ngữ trong ngoặc điền vào chỗ trống để câu văn được diễn đạt bằng cách so sánh. (thon thon, đen láy, bạc trắng, trắng đều, trầm ấm, tròn to). a. Những ngón tay ... như những búp măng. b. Bé mai có đôi mắt ... như hạt nhãn sáng long lanh. c. Mái tóc của bà ... như cước. d. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng ... như hạt bắp. e. Giọng nói của bà ... như giọng bà tiên trong chuyện cổ tích Gợi ý: a. thon thon b. đen láy c. bạc trắng d. trắng đều e. trầm ấm Bài tập 3: Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành các câu văn có hình ảnh so sánh. a. Cô mặc chiếc áo dài trắng và nụ cười tươi tắn trên môi khiến cô … như một nàng tiên. b. Trên vầng trán mẹ … như những giọt sương mai đọng trên lá. c. Mỗi khi bé cười, …. như cánh hồng hé nở. Gợi ý: a. xinh đẹp b. lấm tấm những giọt mồ hôi c. đôi vành môi Bài tập 4: Tìm các hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn hoàn chỉnh. 20
  • 21. Bé Hưng xinh xắn quá! Bé bụ bẫm và trắng trẻo như …. Má bé hồng hào phinh phính cùng cái mũi tẹt nho nhỏ trông rất đáng yêu. Đôi mắt tròn xoe, đen láy như …. Nhưng điểm đặc biệt nhất ở bé là đôi tai nhỏ xíu như …, chẳng hợp với khuôn mặt to tròn của bé chút nào.(Bài làm của HS) Gợi ý: búp bê, như hai hạt nhãn sáng long lanh, tai chuột Bài tập 5: Em hãy điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để các câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh. a. Hai con mắt nó trắng dã và khoằm khoặm như …. b. Hai má bé ửng đỏ như …. c. Không biết có phải do tiếp xúc với lửa than nhiều hay không mà mặt bác thợ rèn đen như … Gợi ý: a. mắt vọ b. trái chín c. bồ hóng Bài tập 6: Điền thêm vế câu vào trước mỗi ý sau đây để tạo thành các câu văn có hình ảnh so sánh. a. … như sương mai. b. … như dòng suối. c. … như chim non bay về tổ. Gợi ý: a. Đôi mắt cô b. Mái tóc dài xanh mướt c. Bé chập chững mấy bước rồi xà vào lòng mẹ Bài tập 7: Lựa chọn các từ ngữ sau thay thế vào các từ ngữ in nghiêng để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh: cánh hồng hé nở, những chiếc măng non, giọng bà tiên trong chuyện cổ tích. a. Những ngón tay thon như chiếc bút. b. Giọng bà trầm ấm như tiếng chuông chùa. c. Mỗi khi bé cười đôi môi như bông hoa xinh tươi. Gợi ý: a. những chiếc măng non b. giọng bà tiên trong chuyện cổ tích c. cánh hồng hé nở Bài tập 8: Lựa chọn từ ngữ trong ngoặc và thêm từ so sánh thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để câu văn có hình ảnh so sánh. a. Hai cánh tay gân guốc nổi cuồn cuộn (như hai cái bơi chèo/ như hai cành củi khô) b. Ông cụ có mái tóc dày, bạc trắng thật đẹp ( như cước/ như vôi bột) 21
  • 22. c. Giọng nói của ông sang sảng và vang vọng khắp nơi (như âm thanh của núi rừng/ như tiếng suối chảy róc rách) Gợi ý: a. Hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo. b. Ông cụ có mái tóc dày, bạc trắng như cước. d. Giọng nói của ông sang sảng và vang vọng như âm thanh của núi rừng. Bài tập 9: Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp thay thế cho từ ngữ in nghiêng để các câu văn dưới đây được diễn đạt theo lối so sánh. a. Cô có dáng đi uyển chuyển và mềm mại biết bao. b. Cô giáo em rất hiền. c. Các bác sĩ rất tốt bụng. Gợi ý: a. Cô có dáng đi uyển chuyển và mềm mại như đám mây trôi bồng bềnh giữa bầu trời. b. Cô giáo em như người mẹ hiền dạy dỗ em mọi điều c. Các bác sĩ như người mẹ ân cần chăm sóc bệnh nhân. Bài tập 10: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp thay thế cho từ ngữ, hình ảnh in nghiêng để đoạn văn dưới đây sinh động, giàu hình ảnh. Cô Mai có mái tóc dài, óng mượt ôm lấy khuôn mặt trái xoan đầy đặn lúc nào cũng được trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô đen tròn rất đẹp luôn ánh lên cái nhìn trìu mến. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất phù hợp với khuôn mặt của cô. Mỗi khi cô cười để lại hai hàm răng trắng đều tăm tắp. Giọng cô giảng bài trong trẻo vô cùng khiến chúng tôi như bị hút vào từng lời của cô. (Bài làm của HS) Gợi ý: Cô Mai có mái tóc dài, óng mượt ôm lấy khuôn mặt trái xoan đầy đặn lúc nào cũng được trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô đen tròn như hạt nhãn luôn ánh lên cái nhìn trìu mến. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất phù hợp với khuôn mặt của cô. Mỗi khi cô cười để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Giọng cô giảng bài trong trẻo như tiếng suối reo khiến chúng tôi luôn bị cuốn hút vào từng lời của cô. Bài tập 11: Em hãy viết các câu văn miêu tả người có các hình ảnh được so sánh sau: sao trời, người mẹ hiền, quả gấc chín. Bài tập 12: Viết hai câu văn miêu tả một người trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. 22 Tải bản FULL (FILE WORD 54 trang): bit.ly/3jmWiwV Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 23. Bài tập 13: Cho các hình ảnh sau. Sử dụng biện pháp so sánh đặt câu miêu tả có các hình ảnh đó. a. Giọng nói b. Ngón tay c. Nước da Bài tập 14: Sử dụng biện pháp so sánh đặt câu có các hình ảnh sau: cái miệng, đôi mắt, ánh mắt. Bài tập 15: Viết 2 câu văn miêu tả hoạt động của em bé đang tập nói, tập đi. Trong câu có sử dụng biện pháp so sánh. Bài tập 16: Sử dụng hiện pháp so sánh viết hai câu văn miêu tả hoạt động của một con người lao động mà em biết. Bài tập 17: Sử dụng biện pháp so sánh diễn đạt lại các câu sau cho sinh động, giàu hình ảnh. a. Bé có gương mặt bầu bĩnh, đôi má hồng hồng rất đáng yêu. b. Mỗi khi bé cười đôi vành môi hé mở để lộ mấy cái răng sữa thật ngộ nghĩnh. c. Bác sỹ Hải ân cần chăm sóc các bệnh nhân. Bài tập 18: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt các câu trong đoạn văn sau cho sinh động, giàu hình ảnh hơn. Ông nội tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi rồi nhưng trông ông vẫn còn trẻ trung. Trông ông đẹp và thanh thoát lắm. Mái tóc và chòm râu đều bạc trắng nhưng da mặt ông vẫn hồng hào và đặc biệt là đôi mắt ông sáng quắc. Đôi mắt ấy vừa nghiêm nghị lại vừa trìu mến, bao dung.(Bài làm của HS) Bài tập 19: Viết đoạn văn miêu tả một người có sử dụng các từ ngữ, hình ảnh sau: mái tóc đen nhánh như gỗ mun, khuôn mặt rạng ngời, nụ hoa hé nở. Bài tập 20: Tìm từ ngữ, hình ảnh so sánh gợi tả dáng dấp của một người. Viết đoạn văn miêu tả sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đó. 2.2. Dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để viết câu, đoạn văn miêu tả cảnh vật a) Biện pháp so sánh Bài tập 1: Em hãy lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh dưới đây điền vào chỗ trống để các câu văn được diễn đạt bằng cách so sánh: một chiếc bể lớn, một tấm chăn hoa, vành nón, những trận mưa vàng, những ngọn lửa xanh a. Từ trên cao nhìn xuống, hồ sen như ...nổi bật giữa khung cảnh đồng quê yên ả. 23 Tải bản FULL (FILE WORD 54 trang): bit.ly/3jmWiwV Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. b. Bầu trời như ...vừa được thau rửa sạch sẽ: xanh trong cao vời vợi. c. Trên cây cao, lá trút xuống như ... trong cổ tích. d. Trăng tròn như ... e. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ... Bài tập 2: Lựa chọn các hình ảnh thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn hoàn chỉnh: chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi, một ngày hội của màu xanh, một thứ lụa xanh màu ngọc thạch, những hạt mưa bay, cái quạt. Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như .... Rừng hôm nay như ..., màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như ... với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như ... . Những chiếc lá ngoã non to như ....lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao. (Ngô Quân Miện) Bài tập 3: Em hãy tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để các câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh. a. Những hạt sương đêm còn đọng lại trên lá cỏ non ... như những hạt ngọc. b. Sông ... như một người mẹ với đàn con. c. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao ... như những con đom đóm nhỏ. d. Mặt trời ... như những quả cầu lửa nhô lên từ đằng tây. Bài tập 4: Tìm từ ngữ, hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như .... Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như ..., ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với mây trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như ....bày chon von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như ..., lúc uốn quanh chân đảo như ... (Thi Sảnh) 24
  • 25. Bài tập 5: Điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để câu văn miêu tả có hình ảnh so sánh. a. Mỗi khi cơn gió thoảng qua, những cánh hoa rơi như ... b. Những cánh buồm trắng nhấp nhô trên sóng như ... c. Vạn vật đang im lìm như ... d. Trên cánh hoa, những hạt sương mai li ti như ... e. Những làn khói bếp bay lên hoà vào sương mai như ... Bài tập 6: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để các câu văn dưới đây được diễn đạt bằng cách so sánh. a. ... như một tấm thảm xanh rờn. b. ... như những ánh nến trong xanh. c. ... như thác đổ. d. ... là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao. e. ... như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông. Bài tập 7: Lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh so sánh trong ngoặc thay thế cho các từ ngữ, hình ảnh in nghiêng để các câu văn sau sinh động hơn. (như những cây nến khổng lồ, như một dải lụa trắng dài vô tận, như một thác nước chảy nghe tận đằng xa) a. Một dải mây mềm mại rất đẹp ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn. b. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ sau bỗng ào ào kéo đến rất mạnh. c. Những thân cây trám vỏ trắng vươn lên trời cao vút. Bài tập 8: Em hãy lựa chọn các từ ngữ sau: buông nhẹ, mấp mô uốn lượn, lững thững thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để câu văn sinh động hơn. a. Mặt đường gồ ghề như sóng nước mặt hồ lúc gió nhẹ. b. Màn sương trắng phủ trên mặt hồ như che trở cho giấc ngủ yên lành của dòng sông. c. Nước chảy xuôi dòng. Bài tập 9: Tìm các từ ngữ, hình ảnh so sánh thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để các câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh đẹp. a. Màu xanh của nước biển đậm lắm. b. Cài hồ cạnh nhà em hình dáng trông thật tròn. c. Ánh trăng vừa đẹp vừa dịu dàng chứ không gay gắt tí nào. Bài tập 10: Em hãy thay các từ in nghiêng dưới đây bằng các từ ngữ, hình ảnh thích hợp để câu văn được diễn đạt bằng cách so sánh. a. Lá cây lay động lấp lánh trông thật đẹp. 25 4150900