SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là phương tiện giáo dục con người nhạy bén nhất, hiệu quả nhất. Ở
đâu có con người và giáo dục thì ở đó không thể thiếu văn học. Học tốt môn Ngữ
văn sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp xã hội, gia đình và bạn bè. Ngữ văn
sẽ giúp con người sống tự lập, tư duy, sáng tạo, có năng lực cảm thụ, có lòng say
mê, nhiệt tình đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Trong những môn học ở nhà trường THCS, môn Ngữ Văn giữ một vai trò rất
quan trọng. Bởi vì đó là môn học bồi dưỡng vốn sống thực tế, vốn tri thức nhiều
mặt cho học sinh. Đặc biệt qua việc giảng dạy phần Tập làm văn giáo dục được ý
thức, tình cảm và thái độ tích cực và kĩ năng sống trong cuộc sống của các em.
Có thể thấy phần Tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn:
Một là tiếp tục học về Thuyết minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này
với các phương thức biều đạt khác (Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận);
hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các
lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố : miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và
người kể chuyện; ba là Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Tuy nhiên, mục
đích, nhiệm vụ chính mà phần Tập làm văn hướng tới là giúp học sinh biết vận
dụng các kiến thức và kĩ năng đã học vào việc tạo lập văn bản, nghĩa là cuối cùng
học sinh phải biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng cơ bản để viết được một
kiểu văn bản nào đó đáp ứng yêu cầu cuộc sống.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi nhận thấy có một vài giải
pháp thích hợp và thiết thực trong việc truyền đạt đầy đủ kiến thức, rèn luyện cụ
thể để giúp học sinh (đặc biệt là học sinh yếu, kém) có kĩ năng viết văn cơ bản và
tốt hơn nữa, có kết quả cao hơn, nhất là chuẩn bị được kiến thức cơ bản để bước
vào THPT. Đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng bộ
môn Ngữ Văn 9 nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
Vì vậy tôi chọn một khía cạnh nhỏ của bộ môn Ngữ văn để nghiên cứu nhằm
mục đích giúp các em học sinh đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập đó là : “
giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các tiết dạy thực hành, phân tích, tìm hiểu, các tiết trả bài viết, tiết
ôn tập Tập làm văn, giáo viên giúp học sinh cảm nhận được đầy đủ nội dung kiến
thức - kĩ năng về các kiểu bài; củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức đã học. Học
sinh hiểu rộng hơn nữa về kiến thức mà hiện trong sách giáo khoa không có. Từ đó
có thể cải thiện chất lượng học tập của học sinh yếu kém và nâng cao kết quả học
sinh khá, giỏi.
1
Vận dụng Công nghệ thông tin nhằm tạo được hứng thú cho học sinh đồng
thời tạo cho các em có một thái độ tích cực, ý thức ham muốn trong giờ học Tập
làm văn. Tự mình có thể trình bày một vấn đề trong cuộc sống hoặc bộc lộ những
tâm tư, tình cảm của bản thân qua một số kiểu bài mà các em đã học. Rèn các kĩ
năng viết đoạn xây dựng đoạn để từ đó học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp
nghiên cứu lí luận như : tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu tham khảo về giảng
dạy Ngữ Văn 9 (SGV, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì II, III…) để phân
tích, đúc rút những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong quá trình dạy-học.
Phương pháp điều tra thực tế : Khảo sát để nắm bắt tình hình học tập và thái độ học
văn của các em, khảo sát để biết được thực chất cách viết, chất lượng bài viết văn
của học sinh.
3. Thời gian, địa điểm :
Trong chương trình Trung học cơ sở, môn Ngữ Văn 9, Tập làm văn trong
Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn : Một là tiếp tục học về Thuyết minh với
yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức biều đạt khác
(Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận; hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự
với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố: miêu
tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể chuyện; ba là Nghị luận xã
hội và nghị luận văn học. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề
cập đến “Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn”.
Thời gian mà tôi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này là trong
năm học 2013 – 2014, tại trường THCS Mạo Khê I, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh; đối tượng là học sinh khối 9.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn :
Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở bậc THCS ? tôi muốn các đồng nghiệp
chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện
pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến
môn học tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế.
Mục đích cuối cùng của người viết sáng kiến này là mỗi giáo viên văn sẽ đào tạo
cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu
có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ.
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận thấy có nhiều học sinh rất lúng
túng khi viết phần mở bài, phần thân bài sơ sài, nhiều học sinh viết “câu cụt, câu
què”, diễn đạt vụng về. Kĩ năng viết bài của học sinh còn chưa tốt.
Việc đổi mới phương pháp dạy học là chủ trương của Đảng và Nhà nước nó
có ý nghĩa lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để đáp ứng yêu
cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục
2
ở các trường phổ thông là một việc làm cấp thiết, đòi hỏi sự tích cực cải tiến các
phương pháp, biện pháp đổi mới trong dạy - học và kiểm tra đánh giá. Có như vậy,
chất lượng bộ môn Ngữ Văn 9 mới dần được cải thiện và nâng cao.
Trong quá trình giảng dạy các tiết Tập làm văn như : Tìm hiểu…, xây dựng
dàn ý…, cách làm bài…hoặc các tiết trả bài viết, ôn tập, luyện tập…, giáo viên cần
chú ý đến đặc điểm của học sinh, phải bảo đảm tính tích cực, tự lực, sáng tạo của
học sinh. Việc thực hiện phải chính xác với nội dung, phương pháp giảng dạy, phải
tìm ra phương pháp cũng như cách truyền đạt sao cho phù hợp với đặc điểm và khả
năng tiếp thu bài của các em.
Trong quá trình giảng dạy cần phát huy tính sáng tạo, kích thích sự say mê
môn học và rèn luyện kĩ năng cảm nhận và viết văn cho học sinh. Qua các tiết kiểm
tra bài viết, các tiết trả bài viết giúp học sinh đúc rút những kinh nghiệm khi viết
bài tập làm văn và cần kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng các phương pháp dạy - học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở lí luận :
Với Văn học nghệ thuật, đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói : “ Văn học
nghệ thuật là một vũ khí vô song”. Với những tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhất là
những thư dụ hàng tướng giặc, nhiều khi được đánh giá có sức mạnh như một đạo
quân mười vạn người. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội, là món ăn
tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm cho tâm hồn tư tưởng tình
cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện của cuộc đời. Văn sẽ giúp
con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương
mọi người và có ích cho mọi người. Đại văn hào Nga Mác Xim Gor ki nói : “ Học
văn là học làm người”. Học sinh học tốt môn Ngữ văn có tác động đến các môn học
khác.
Việc học sinh học tốt môn ngữ văn nói chung và viết tốt bài tập làm văn nói
riêng sẽ giúp các em rất nhiều trong việc hình thành tính cách, bồi dưỡng tinh thần
đoàn kết, lòng nhân ái … Nó giúp các em có tư duy lôgic hơn cũng đồng thời giúp
các em cảm thụ văn chương sâu hơn. Việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn
lớp 9 đòi hỏi người thầy phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều mặt, cả những kiến
thức trong sách và thực tế ở ngoài đời. Nó cũng đòi hỏi sự tâm huyết ở người thầy,
người thầy cần phải kiên trì, tận tâm và cần có các phương pháp linh hoạt cho các
cách hướng dẫn cho từng bài cụ thể.
3
1.2 Cơ sở thực tiễn :
Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 hầu như không
trình bày cụ thể các bố cục dàn ý, dàn bài đại cương của các kiểu bài ( Chỉ có 4 dàn
ý mẫu trong 4 tiết Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống,
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí , Cách làm bài nghị luận về
tác phẩm truyện, Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - SGK NV 9 tập
II), điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập nắm vững
kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu, kém.
Việc tìm và đưa ngữ liệu vào việc viết văn cũng còn nhiều hạn chế. Đó là
hiện nay học sinh ít quan tâm đến việc đọc văn bản, lười biếng hoặc chỉ đọc qua loa
đối phó; một bộ phận học sinh lại quá ỷ lại sách tham khảo, sách bài văn mẫu. Có
thể thấy chỉ cần trên dưới vài chục ngàn là các em có ngay sách bài văn mẫu để làm
“ bảo bối” trong các tiết viết bài tập làm văn, kiểm tra học kì.
Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm
lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Giáo viên khó có thể thực hiện đầy đủ, trọn vẹn việc truyền đạt kiến thức - kĩ
năng cho từng đối tượng học sinh về cách viết bài văn, xây dựng đoạn văn, tách
đoạn văn, liên kết đoạn văn bởi vì thời lượng không cho phép. Ở các tiết Trả bài
viết Tập làm văn, tiết Ôn tập , tiết Luyện nói nhiều khi giáo viên còn hời hợt,
hướng dẫn chưa được cụ thể cho các em xây dựng được bố cục của bài viết.
- Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy Tập làm văn cũng còn hạn
chế, chưa hợp lí… nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú và việc tiếp
thu kiến thức của học sinh.
2. CHƯƠNG II : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng :
Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi thấy :
Về phía giáo viên : một số giáo viên có phương pháp giảng dạy chưa thực sự
phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa
cao. Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực
quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. Một
số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm
xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. Nhiều giáo viên còn rất ngại khi rèn các kĩ năng
viết bài cho học sinh hoặc khi trả bài chỉ nhận xét qua loa, không giúp một cách tận
tình để các em có thể viết tốt các bài văn sau đó.
Đối với học sinh : Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị
tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn. Vì trường nằm trên địa bàn có nhiều tụ điểm vui
chơi như công viên, hồ bơi, siêu thị, các quán điện tử…nên nhiều học sinh bị thu
4
hút vào các trò chơi mà sao nhãng việc học hành. Đời sống văn hóa tinh thần ngày
một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game…ngày càng nhiều
làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học.
Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, kinh tế khó khăn nên các
em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, thời gian học không nhiều. Một số học
sinh có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, người ở với mẹ, người ở với bố, có học sinh ở với
ông bà, nên sự quan tâm của gia đình cho việc học của các em chưa đều, chưa cao.
Ngay khả năng diễn đạt bằng lời nói các em cũng không được gia đình luyện rèn.
Nhiều học sinh lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong SGK, có
một số học sinh rất lười đọc thuộc thơ. Từ những thực trạng trên, tôi đã xây dựng
được một số giải pháp để thúc đẩy tốt hơn việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm
văn.
2.2 Các giải pháp :
a. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học :
Trong quá trình giảng dạy , giáo viên tích hợp giữa tiết dạy Văn bản với tiết
dạy Tập làm văn một cách có hiệu quả bằng việc rèn luyện cảm thụ văn học cho
học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản, cụ thể:
+ Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng
đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ
tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Học sinh có thể thưởng thức giọng
đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Diễn cảm ở đây
hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại
của tâm hồn. Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân
thành, sâu sắc về văn bản. Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn trước hết
không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Chính vì thế,
giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng
tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích
thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật
của văn bản.
+ Đưa các câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng. Trước hết là những câu
hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất chúng là những câu hỏi trắc nghiệm tình
cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác
nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim.
Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể hỏi: Em ấn tượng thế nào về
đoạn thơ ( khổ thơ, câu thơ…trong bài thơ; hay hành động, ngôn ngữ, tích cách
nhân vật… trong truyện)? Hay để bình giá về chi tiết anh thanh niên trong Lặng lẽ
Sa Pa của Nguyễn Thành Long vì “thèm người” nên ngáng gỗ dọc đường không
cho xe đi qua để gặp và trò chuyện cùng những người qua đường, giáo viên có thể
hỏi học sinh: Có thể hiểu thèm người là cảm giác mà ai cũng có khi phải ở hoàn
cảnh một mình hay cô đơn không? Tại sao tác giả không nói anh rất cô đơn, rất
5
muốn gặp ai đó để nói chuyện mà lại nói là “thèm người”? Và các em đã bao giờ
trải qua cảm giác này hay chưa? Em nghĩ gì về anh thanh niên? Những câu hỏi
dạng này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất
nhân vật, dễ đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó. Ngoài ra, giáo
viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Cho nên
thưởng thức văn bản văn học đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình thức tưởng
tượng để làm nổi bật lên bức tranh đời sống trong văn bản thường được gọi là
tưởng tượng tái tạo. Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào văn bản
càng sâu sắc, và người đọc có xu hướng quên đi thế giới thực tại, sống bằng thế
giới tưởng tượng do nhà văn sáng tạo nên. Nhưng tưởng tượng trong cảm thụ văn
học còn có hình thức khác đó chính là sự nhập thân vào nhân vật, làm sống lại trên
chính bản thân mình những cảm xúc nhân vật trải qua.
+ Dùng lời bình: Dùng những lời bình hấp dẫn và đúng chỗ có tác dụng rất lớn
trong việc rèn luyện cảm thụ cho học sinh. Trước hết, nó khiến học sinh có những
ấn tượng sâu sắc khó phai mờ về vẻ đẹp của văn chương. Biện pháp này cho phép
giáo viên phát huy phẩm chất nghệ sĩ của mình; và cũng vì thế kích thích mầm sáng
tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu về tình cảm trong giờ văn. Nhưng tuyệt nhiên
giáo viên không được lạm dụng biện pháp này, bởi nhiệm vụ chính của giáo viên là
tổ chức để học sinh cảm thụ và lĩnh hội giá trị của văn bản chứ không phải là trổ tài
trình diễn để thôi miên học sinh. Do đó, giáo viên chỉ tung ra lời bình khi học sinh
cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác đáng và những lời bình lúc đó có tác dụng hỗ
trợ, tiến tới khắc sâu ấn tượng cho học sinh, tạo nên những khoái cảm thẩm mỹ. Lời
bình vì thế, trước hết phải giàu cảm xúc, là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước
vẻ đẹp của văn bản. Mặt khác, nó phải độc đáo, giáo viên phải chọn cách nói ấn
tượng, ưu tiên tiên những lối diễn đạt giàu hình ảnh nhằm tác động mạnh đến học
sinh. Hơn nữa, giáo viên chọn bình những chi tiết nào là điểm sáng nghệ thuật của
tác phẩm và việc bình giá nó giúp học sinh nắm được thần thái, linh hồn của văn
bản. ở đây, tôi muốn nói đến những lời bình có khả năng đánh thức liên tưởng của
học sinh, nó tựa con đường dẫn học sinh thâm nhập tự nhiên vào thế giới nghệ
thuật văn bản.
b. Luyện tập xây dựng lập luận cho một đoạn văn nghị luận :
Mục đích luyện tập.
- Từ các nội dung đã được chuẩn bị trước, HS biết cách tổ chức thành một lập luận
hoàn chỉnh theo các thao tác lôgíc. Cụ thể là:
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách phân tích.
+ Xây dựng được một lập luận trong đoạn văn theo cách tổng hợp.
+ Xây dựng được một lập luận trong đoạn văn theo cách tổng hợp - phân tích
- tổng hợp (tổng phân hợp)
+ Biết cách chuyển đổi từ kiểu lập luận này sang kiểu lập luận khác theo các
thao tác lôgíc.
6
- Từ nội dung đã được chuẩn bị trước, HS biết cách tổ chức thành môt lập
luận hoàn chỉnh theo các thao tác trình bày. Cụ thể là:
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văntheo cách giải thích.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách chứng minh.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo các bình luận.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách so sánh.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văntheo cách nhân quả.
+ Biết cách chuyển đổi từ kiểu lập luận này sang kiểu lập luận khác theo các
thao tác trình bày.
* Nội dung kiến thức cần nắm vững trước khi luyên tập
1. Các thao tác lôgíc
a. phân tích: Đó là sự phân chia đối tượng thành những bộ phận nhỏ, những
khía cạnh nhỏ để lần lượt khảo sát xem xét.
b. Tổng hợp: Đó là việc hợp các bộ phận nhỏ lại thành cái chung, cái toàn
thể.
c. Tổng phân hợp: Lập luận theo cách tổng phân hợp được hiểu là cách thức
trình bày lập luận theo kiểu tổng hợp, phân tích rồi lại tổng hợp và được hiểu đơn
giản là quy nạp và diễn dịch.
2. Các thao tác trình bày
a. Giải thích: Là làm sáng rõ một vấn đề nào đó để giúp người khác hiểu
một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn.
b. Chứng minh: Là làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng và lí lẽ để người
đọc, người nghe tin vào vấn đề trình bày.
c. Bình luận: Là bày tỏ ý kiến về một vấn đề, đánh giá bản chất, ý nghĩa của
vấn đề, khẳng định tính đúng sai, mở rộng vấn đề giải quyết vấn đề một cách triệt
để và toàn diện.
d. So sánh:
+ Lập luận so sánh bằng cách tương đồng.
+ Lập luận so sánh bằng cách tương phản.
e. Nhân quả: Nhân quả là cách thức lập luận đi từ nguyên nhân đến kết quả,
hoặc đi từ kết quả rồi chỉ ra nguyên nhân hoặc chỉ ra mối quan hệ nhân quả theo
cách liên hoàn.
* BÀI TẬP
(Tuỳ từng đối tượng học sinh mà người dạy linh hoạt ra bài tập cho phù hợp, đạt
được tới đích như phần lí thuyết đã đưa ra. Dưới đây chỉ là một số bài tập ví dụ.)
Luyện xây dựng đoạn văn theo các thao tác lôgíc
Bài 1
Hãy sắp xếp và viết thêm kết luận tường minh để các luận cứ đồng hướng
sau trở thành một lập luận có cách trình bày diễn dịch hoặc quy nạp.
7
(1). Truyện Kiều cũng nói lên lòng xót thương vô hạn của Nguyễn Du đối
với những tầng lớp người bị áp bức, đau khổ.
(2) Nhưng qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mô tả một cách sâu săc xã hội
phong kiến thối nát của thời đại ông, đã tố cáo, phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn
bất công chà đạp lên vận mệnh con người.
(3).Truyện Kiều còn bị hạn chế trong ý thức hệ phong kiến mà biểu hiện tập
trung nhất là tư tưởng định mệnh.
Bài 2
Cho trước kết luận: “Nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến nghệ
thuật sáng tạo ra một thế giới có thật” và các luận cứ:
Trong Truyện Kiều, nhiều con người, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng được
Nguyễn Du thể hiện một cách thành công. Đó là thân hình đồ sộ đẫy đá của Tú Bà;
dáng dấp hào hoa phong nhã của Kim Trọng; cái lẩm nhẩm gật đầu ám muội của
Sở Khanh; cái cười sảng khoái của Từ Hải; bộ mặt đen sì ngơ ngẩn vì tình của Hồ
Tôn Hiến. Hay sự tinh tế của ánh trăng đến những rung cảm sâu thẳm trong lòng
người đều được Nguyễn Du thể hiện chính xác.
Hãy dựa vào đó xây dựng thành lập luận hoàn chỉnh theo kiểu diễn dịch, quy
nạp và tổng – phân - hợp.
Bài tập luyện xây dựng đoạn văn theo các thao tác trình bày
(Mỗi dạng so sánh, giải thích, chứng minh, bình luận, nhân quả tuỳ từng đối
tượng học sinh mà người dạy lựa chọn bài tập phù hợp.)
Bài 1
Sau đây là một cách lập luận tổng phân hợp:
(1) Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta thấy chị Dậu là một phụ nữ
đảm đang tháo vát. (2) Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia
đình, phải đương đầu với thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai
của chúng, (3) Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay
mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn, (4) Hình ảnh chị Dậu hiện
lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của gia đình.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
Có thể biến đổi đoạn văn trên thành đoạn văn lập luận theo cáh diễn dịch
hay quy nạp được không? Hãy trình bày cụ thể cách chuyển đó.
Bài 2
Cho đoạn văn:
(1)Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi, thêm một gáo nước biển
cả không vì thế mà đầy. (2)Người từng trải không vì công nhỏ mà vội mừng, cũng
không vì thất bại mà nản chí.(3) Cho nên ai muốn trưởng thành thì phải khiêm tốn
và bền gan.
8
Triết lí trong lập luận trên có phù hợp với nhiều việc ở đời không?
Hãy tạo một đoạn văn có cách lập luận tương tự để phát biểu quan niệm của
em đối với sự học tập tu dưỡng của bản thân.
c. Xây dựng dàn ý và cách viết đoạn ở mỗi kiểu bài :
- Ở mỗi kiểu bài Tập làm văn, giáo viên cần xây dựng cho học sinh nắm vững yêu
cầu - nội dung của mỗi kiểu bài. Học sinh phải nhớ thật cụ thể bố cục dàn ý đại
cương của mỗi kiểu bài, nhiệm vụ của mỗi phần trong dàn ý là gì, cách làm như thế
nào, dẫn dắt ra làm sao…Có như vậy, khi đứng trước một đề bài Tập làm văn các
em có thể xác định được ngay kiểu bài, yêu cầu, dàn ý để làm tốt bài văn.
Việc xây dựng dàn ý cũng như tìm hiểu yêu cầu của bài Tập làm văn cũng cần
phải được thực hiện đầy đủ, rõ ràng ở các tiết Trả bài viết Tập làm văn, các tiết Ôn
tập Tập làm văn. Chẳng hạn ở tiết 25 : Trả bài viết Tập làm văn số 1 – Văn thuyết
minh ( Ngữ văn 9- Tập I).
Giáo viên nhất thiết cần phải giúp học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1/ Tìm hiểu đề bài ( Phân tích đề)
- Yêu cầu ( thể loại): Thuyết minh. ( Thuyết minh là gì ? Phương pháp nào
cần được vận dụng ?)
- Nội dung: Đề bài yêu cầu thuyết minh về cái gì ?
- Phương hướng, phạm vi tư liệu: Lựa chọn phương pháp thuyết minh, chuẩn
bị tri thức về đối tượng ở những phạm vi nào ...)
2/ Lập dàn ý:
a/ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh( Xuất xứ, tầm quan trọng, lợi
ích…)
b/ Thân bài : Lần lượt trình bày, giới thiệu, giải thích từng bộ phận, khía cạnh,
đặc điểm … của đối tượng.
- Lưu ý vận dụng các yếu tố, cách liên kết đoạn, chuyển đoạn.
c/ Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá…
3/ Nhận xét về cách trình bày: Giáo viên nhận xét về cách viết đoạn văn, liên
kết đoạn văn, cách dùng từ của học sinh.
Thực hiện được những điều này trước khi viết bài Tập làm văn sẽ giúp học
sinh tránh được việc làm lạc đề, lệch đề, thể hiện được đầy đủ nội dung bài viết một
cách đầy đủ, trọn vẹn, súc tích về nội dung và chặt chẽ, mạch lạc về hình thức. Rèn
luyện được kĩ năng viết cũng như thói quen tốt trước khi làm bài viết. Bởi vì có
nhiều em sau khi đọc xong đề bài là ào ào viết chẳng cần phải suy nghĩ gì, rồi nhiều
em học sinh yếu thì lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu cho nên kết quả chắc
chắn sẽ không cao.
Hoặc khi dạy các bài thực hành kĩ năng về cách làm bài văn Nghị luận cũng
vậy, giáo viên cần xây dựng cho các em nhận biết, khắc sâu được dàn ý đại cương
9
Tải bản FULL (file word 22 trang): bit.ly/3qQtHVL
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
của một bài nghị luận. Chẳng hạn ở tiết 120 : Cách làm bài nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích) – SGK NV 9, tập II.
Giáo viên xây dựng cho học sinh cách phân tích đề bài, dàn ý đại cương về kiểu
bài Nghị luận văn học.
1/ Phân tích đề:
- Yêu cầu ( thể loại): Nghị luận văn học
- Nội dung: Đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm nào, đoạn trích nào
- Phương hướng, phạm vi tư liệu: Phân tích, chứng minh hay bình luận về nội
dung giá trị tác phẩm? hoặc về nhân vật ? Phạm vi tư liệu- dẫn chứng như
thế nào ?
2/ Tìm ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu của đề bài để tìm ý ( chú ý vào những từ
ngữ quan trọng trong đề bài)
3/ Lập dàn ý:
a/ Đặt vấn đề:
- Giới thiệu được nội dung vấn đề cần giải quyết.
- Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc nêu đặc điểm của vấn đề ( nhân vật)
b/ Giải quyết vấn đề :
- Lần lượt phân tích, chứng minh từng khía cạnh, từng mặt của vấn đề.
- Nhận xét, đánh giá, thái độ của người viết.
* Lưu ý:Khi viết cần;
+ Vận dụng các yếu tố, các biện pháp nghệ thuật, cách liên kết đoạn, chuyển
đoạn.
+ Khi phân tích tác phẩm truyện cần chú ý : Tình huống truyện, cốt truyện,
nhân vật ( hành động, suy nghĩ, thái độ) và những nét đặc sắc nghệ thuật.
c/ Kết thúc vấn đề:
- Nhận xét khái quát ( hoặc khẳng định) vấn đề đã phân tích, tìm hiểu.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc nêu cảm nghĩ…
Hoặc khi dạy tiết 78,79 : Ôn tập - Tập làm văn ( Ngữ văn 9, tập 1) theo tôi, giáo
viên cần giúp các em chuẩn bị tốt việc nắm vững trọng tâm của đề cương ôn tập,
kiến thức và kĩ năng làm bài tập làm văn .
1/ Tìm hiểu đề bài:
- Yêu cầu (thể loại): Tự sự kết hợp các yếu tố (miêu tả, nghị luận, đối thoại-độc
thoại, ngôi kể…)
- Nội dung: Đề bài tự sự về sự việc gì, tác phẩm nào, đoạn trích nào, hoặc nhân
vật nào của tác phẩm truyện…
-Phương hướng, ngữ liệu làm bài: Xác định những phương thức biểu đạt, các yếu
tố kết hợp, ngôi kể, tư liệu như thế nào ?
2/ Tìm ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu của đề bài để tìm ý (chú ý vào những từ
ngữ quan trọng trong đề bài)
3/ Lập dàn ý:
10
Tải bản FULL (file word 22 trang): bit.ly/3qQtHVL
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
a/ Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật, sự việc mang chủ đề chính.
- Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc nêu đặc điểm của vấn đề ( nhân vật)
b/ Thân bài : Phát triển câu chuyện
- Lần lượt ghi lại những chi tiết, tình tiết của nhân vật (Suy nghĩ, lời nói, cử
chỉ, hành động) xoay quanh chủ đề chính
- Nhận xét, đánh giá, thái độ của người viết.
- Lưu ý:
+ Vận dụng các yếu tố, các biện pháp nghệ thuật, cách liên kết đoạn, chuyển
đoạn.
+ Cần chú ý : Tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật ( hành động, suy nghĩ,
thái độ) và những nét đặc sắc nghệ thuật.
c/ Kết bài:
- Nhận xét khái quát ( hoặc khẳng định) ý nghĩa, chủ đề đề đã kể.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc nêu cảm nghĩ…
- Một điểm nữa là bên cạnh việc xây dựng bố cục dàn ý các kiều bài Tập làm văn,
giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh cách viết đoạn văn, cách triển khai vấn
đề, luận điểm. Ở các tiết dạy về Ôn tập Tập làm văn hoặc Cách làm bài nghị
luận…giáo viên giúp các em xác định được câu chủ đề (câu chứa luận điểm) trong
mỗi đoạn văn, trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hay quy nạp, mỗi đoạn văn
diễn đạt một ý như thế nào…Đồng thời cũng cần chú ý đến các phép liên kết văn
bản thường gặp trong quá trình viết bài Tập làm văn, như: Phép lặp, phép thế, phép
nối…để bài văn được liên kết một cách logic, chặt chẽ hơn. Giáo viên hướng dẫn
học sinh viết các phần Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề và Kết thúc vấn đề ở kiểu bài
Nghị luận.
* Viết phần đặt vấn đề :
Đây phần đến với người đọc đầu tiên, do đó, phần này gây cho người đọc cảm giác,
ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Vì vậy, cần đặt vấn đề gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo ra
hứng thú ở người đọc, gây không khí tâm lí thuận lợi cho việc tiếp xúc các phần
sau. Thông thường, phần đặt vấn đề ( kể cả trực khởi hay lung khởi) có các bộ phận
sau: Gợi mở vào đề: nều xuất xứ, lí do dẫn đến bài viết. Giới thiệu nội dung vấn đề
và trích dẫn vấn đề.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm vững một số cách mở bài cơ bản và đơn
giản nhất để học sinh trung bình, yếu kém có thể làm được, như :
- Bằng cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, sự nghiệp sáng tác rồi đưa vào tác
phẩm định phân tích, chứng minh, giải thích…
Ví dụ: “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn khá thành công của nhà văn
Nguyễn Thành Long viết về những người cán bộ làm việc thầm lặng, có trách
nhiệm với nhiệm vụ và yêu công việc của mình.
Họ đều là những con người đáng yêu mến, quý trọng. Đặc biệt là anh thanh
niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã gây được thiện cảm và ấn
tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc, nhất là thế hệ trẻ.
11
- Đi từ hoàn cảnh sáng tác.
- Từ đề tài, chủ đề của tác phẩm…
* Viết phần giải quyết vấn đề :
Giáo viên hướng dẫn cho các em đến hai cách viết : phân tích và tổng hợp
( Diễn dịch và Quy nạp). Học sinh cần phải chú ý yêu cầu mỗi đề bài, đặc điểm, nội
dung của đề bài mà thực hiện. Tức là phải bám sát đề, chú ý gợi ý của đề, nắm
vững nội dung kiến thức, ngữ liệu mà đề bài yêu cầu thực hiện…Vận dụng các kĩ
năng khái quát, phân tích, tổng hợp (Văn tự sự thì phân tích dựa vào cốt truyện,
tình huống, nhân vật và bút pháp nghệ thuật như thế nào; thơ trữ tình thì phân tích
ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật ra sao…). Giáo viên lưu ý cho các em về
cách chuyển đoạn, dùng câu nối hoặc dùng từ để liên kết đoạn.
* Viết phần kết thúc vấn đề:
Yêu cầu của phần này là :
- Ngắn gọn, súc tích, nghĩa là diễn đạt ý một cách khái quát, cô đọng, gợi cảm
xúc sâu lắng.
- Sát đề: đã mở ra vấn đề gì thì khi kết thúc phải trở lại vấn đề ấy bằng cách nêu
lời giải đáp rõ ràng , dứt khoát.
- Sinh động, hấp dẫn bằng cách làm tăng thêm tính văn chương, ngôn ngữ nhiều
hình ảnh và các biện pháp tu từ.
Có thể viết các loại kết thúc vấn đề: Tóm tắt, khẳng định vấn đề, có thể mở
rộng, nâng cao. Rút ra bài học hay phát biểu cảm nghĩ…
- Đặc biệt là các tiết Trả bài viết , giáo viên nhất thiết cần phải giúp học sinh thực
hiện các yêu cầu sau trong một tiết trả bài viết. Chẳng hạn ở tiết 132: Trả bài viết
Tập làm văn số 6 – Văn nghị luận ( Ngữ văn 9- Tập II).
Soạn: Tuần 28 Tiết 132
Giảng:
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
A. Mục tiêu:
1. Kiến tgức:- Giúp hs nhận ra ưu nhược điểm của hs để các em tự rút kinh nghiệm
cho mình về việc sử dụng từ và cách diễn đạt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm việc độc lập, sáng tạo.
- GD kĩ năng sống : Trao đổi, trình bày về hệ thông luận điểm của bài viết, về
những ưu nhược điểm của các bài.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự sửa chữa, rút kinh nghiệm những nhược điểm của
bản thân.
B. Chuẩn bị: - Giáo án, Bài văn mẫu, đoạn văn mẫu
C. Phương pháp:- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang, phân tích, so sánh, tổng hợp.
D. Tiến trình giờ dạy giáo dục : I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
12
4132471

More Related Content

What's hot

Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Kịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần Bình
Kịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần BìnhKịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần Bình
Kịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần Bìnhtranbinhkb
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đạiCác kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đạiSteve Nguyen
 
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skinTÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skinSương Tuyết
 
Sun group chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523
Sun group   chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523Sun group   chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523
Sun group chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523Linh Vu
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)Hannie Tran
 

What's hot (20)

Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
ĐỒNG CHÍ
ĐỒNG CHÍĐỒNG CHÍ
ĐỒNG CHÍ
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
 
Kịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần Bình
Kịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần BìnhKịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần Bình
Kịch bản phim ngắn: Những ngày Chủ nhật thật khác - Nguyễn Trần Bình
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đạiCác kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
 
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skinTÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
 
Sun group chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523
Sun group   chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523Sun group   chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523
Sun group chien luoc truyen thong noi bo - van hoa xin chao - thaolinh190523
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 

Similar to SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn

Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3jackjohn45
 
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfTên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfNuioKila
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nataliej4
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nataliej4
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...HanaTiti
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...TieuNgocLy
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn nataliej4
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...nataliej4
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...nguyenwendy2
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...anh hieu
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...jackjohn45
 

Similar to SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn (20)

Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
 
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfTên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh ThptKhoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn

  • 1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là phương tiện giáo dục con người nhạy bén nhất, hiệu quả nhất. Ở đâu có con người và giáo dục thì ở đó không thể thiếu văn học. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp xã hội, gia đình và bạn bè. Ngữ văn sẽ giúp con người sống tự lập, tư duy, sáng tạo, có năng lực cảm thụ, có lòng say mê, nhiệt tình đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những môn học ở nhà trường THCS, môn Ngữ Văn giữ một vai trò rất quan trọng. Bởi vì đó là môn học bồi dưỡng vốn sống thực tế, vốn tri thức nhiều mặt cho học sinh. Đặc biệt qua việc giảng dạy phần Tập làm văn giáo dục được ý thức, tình cảm và thái độ tích cực và kĩ năng sống trong cuộc sống của các em. Có thể thấy phần Tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn: Một là tiếp tục học về Thuyết minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức biều đạt khác (Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận); hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố : miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể chuyện; ba là Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Tuy nhiên, mục đích, nhiệm vụ chính mà phần Tập làm văn hướng tới là giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học vào việc tạo lập văn bản, nghĩa là cuối cùng học sinh phải biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng cơ bản để viết được một kiểu văn bản nào đó đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi nhận thấy có một vài giải pháp thích hợp và thiết thực trong việc truyền đạt đầy đủ kiến thức, rèn luyện cụ thể để giúp học sinh (đặc biệt là học sinh yếu, kém) có kĩ năng viết văn cơ bản và tốt hơn nữa, có kết quả cao hơn, nhất là chuẩn bị được kiến thức cơ bản để bước vào THPT. Đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng bộ môn Ngữ Văn 9 nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Vì vậy tôi chọn một khía cạnh nhỏ của bộ môn Ngữ văn để nghiên cứu nhằm mục đích giúp các em học sinh đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập đó là : “ giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua các tiết dạy thực hành, phân tích, tìm hiểu, các tiết trả bài viết, tiết ôn tập Tập làm văn, giáo viên giúp học sinh cảm nhận được đầy đủ nội dung kiến thức - kĩ năng về các kiểu bài; củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức đã học. Học sinh hiểu rộng hơn nữa về kiến thức mà hiện trong sách giáo khoa không có. Từ đó có thể cải thiện chất lượng học tập của học sinh yếu kém và nâng cao kết quả học sinh khá, giỏi. 1
  • 2. Vận dụng Công nghệ thông tin nhằm tạo được hứng thú cho học sinh đồng thời tạo cho các em có một thái độ tích cực, ý thức ham muốn trong giờ học Tập làm văn. Tự mình có thể trình bày một vấn đề trong cuộc sống hoặc bộc lộ những tâm tư, tình cảm của bản thân qua một số kiểu bài mà các em đã học. Rèn các kĩ năng viết đoạn xây dựng đoạn để từ đó học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu lí luận như : tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu tham khảo về giảng dạy Ngữ Văn 9 (SGV, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì II, III…) để phân tích, đúc rút những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong quá trình dạy-học. Phương pháp điều tra thực tế : Khảo sát để nắm bắt tình hình học tập và thái độ học văn của các em, khảo sát để biết được thực chất cách viết, chất lượng bài viết văn của học sinh. 3. Thời gian, địa điểm : Trong chương trình Trung học cơ sở, môn Ngữ Văn 9, Tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn : Một là tiếp tục học về Thuyết minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức biều đạt khác (Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận; hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố: miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể chuyện; ba là Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến “Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn”. Thời gian mà tôi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này là trong năm học 2013 – 2014, tại trường THCS Mạo Khê I, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; đối tượng là học sinh khối 9. 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn : Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở bậc THCS ? tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế. Mục đích cuối cùng của người viết sáng kiến này là mỗi giáo viên văn sẽ đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ. Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận thấy có nhiều học sinh rất lúng túng khi viết phần mở bài, phần thân bài sơ sài, nhiều học sinh viết “câu cụt, câu què”, diễn đạt vụng về. Kĩ năng viết bài của học sinh còn chưa tốt. Việc đổi mới phương pháp dạy học là chủ trương của Đảng và Nhà nước nó có ý nghĩa lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục 2
  • 3. ở các trường phổ thông là một việc làm cấp thiết, đòi hỏi sự tích cực cải tiến các phương pháp, biện pháp đổi mới trong dạy - học và kiểm tra đánh giá. Có như vậy, chất lượng bộ môn Ngữ Văn 9 mới dần được cải thiện và nâng cao. Trong quá trình giảng dạy các tiết Tập làm văn như : Tìm hiểu…, xây dựng dàn ý…, cách làm bài…hoặc các tiết trả bài viết, ôn tập, luyện tập…, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm của học sinh, phải bảo đảm tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện phải chính xác với nội dung, phương pháp giảng dạy, phải tìm ra phương pháp cũng như cách truyền đạt sao cho phù hợp với đặc điểm và khả năng tiếp thu bài của các em. Trong quá trình giảng dạy cần phát huy tính sáng tạo, kích thích sự say mê môn học và rèn luyện kĩ năng cảm nhận và viết văn cho học sinh. Qua các tiết kiểm tra bài viết, các tiết trả bài viết giúp học sinh đúc rút những kinh nghiệm khi viết bài tập làm văn và cần kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng các phương pháp dạy - học. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở lí luận : Với Văn học nghệ thuật, đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói : “ Văn học nghệ thuật là một vũ khí vô song”. Với những tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhất là những thư dụ hàng tướng giặc, nhiều khi được đánh giá có sức mạnh như một đạo quân mười vạn người. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội, là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm cho tâm hồn tư tưởng tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện của cuộc đời. Văn sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và có ích cho mọi người. Đại văn hào Nga Mác Xim Gor ki nói : “ Học văn là học làm người”. Học sinh học tốt môn Ngữ văn có tác động đến các môn học khác. Việc học sinh học tốt môn ngữ văn nói chung và viết tốt bài tập làm văn nói riêng sẽ giúp các em rất nhiều trong việc hình thành tính cách, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái … Nó giúp các em có tư duy lôgic hơn cũng đồng thời giúp các em cảm thụ văn chương sâu hơn. Việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9 đòi hỏi người thầy phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều mặt, cả những kiến thức trong sách và thực tế ở ngoài đời. Nó cũng đòi hỏi sự tâm huyết ở người thầy, người thầy cần phải kiên trì, tận tâm và cần có các phương pháp linh hoạt cho các cách hướng dẫn cho từng bài cụ thể. 3
  • 4. 1.2 Cơ sở thực tiễn : Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 hầu như không trình bày cụ thể các bố cục dàn ý, dàn bài đại cương của các kiểu bài ( Chỉ có 4 dàn ý mẫu trong 4 tiết Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí , Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - SGK NV 9 tập II), điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập nắm vững kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu, kém. Việc tìm và đưa ngữ liệu vào việc viết văn cũng còn nhiều hạn chế. Đó là hiện nay học sinh ít quan tâm đến việc đọc văn bản, lười biếng hoặc chỉ đọc qua loa đối phó; một bộ phận học sinh lại quá ỷ lại sách tham khảo, sách bài văn mẫu. Có thể thấy chỉ cần trên dưới vài chục ngàn là các em có ngay sách bài văn mẫu để làm “ bảo bối” trong các tiết viết bài tập làm văn, kiểm tra học kì. Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau : - Giáo viên khó có thể thực hiện đầy đủ, trọn vẹn việc truyền đạt kiến thức - kĩ năng cho từng đối tượng học sinh về cách viết bài văn, xây dựng đoạn văn, tách đoạn văn, liên kết đoạn văn bởi vì thời lượng không cho phép. Ở các tiết Trả bài viết Tập làm văn, tiết Ôn tập , tiết Luyện nói nhiều khi giáo viên còn hời hợt, hướng dẫn chưa được cụ thể cho các em xây dựng được bố cục của bài viết. - Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy Tập làm văn cũng còn hạn chế, chưa hợp lí… nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú và việc tiếp thu kiến thức của học sinh. 2. CHƯƠNG II : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng : Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi thấy : Về phía giáo viên : một số giáo viên có phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. Nhiều giáo viên còn rất ngại khi rèn các kĩ năng viết bài cho học sinh hoặc khi trả bài chỉ nhận xét qua loa, không giúp một cách tận tình để các em có thể viết tốt các bài văn sau đó. Đối với học sinh : Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn. Vì trường nằm trên địa bàn có nhiều tụ điểm vui chơi như công viên, hồ bơi, siêu thị, các quán điện tử…nên nhiều học sinh bị thu 4
  • 5. hút vào các trò chơi mà sao nhãng việc học hành. Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game…ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học. Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, kinh tế khó khăn nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, thời gian học không nhiều. Một số học sinh có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, người ở với mẹ, người ở với bố, có học sinh ở với ông bà, nên sự quan tâm của gia đình cho việc học của các em chưa đều, chưa cao. Ngay khả năng diễn đạt bằng lời nói các em cũng không được gia đình luyện rèn. Nhiều học sinh lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong SGK, có một số học sinh rất lười đọc thuộc thơ. Từ những thực trạng trên, tôi đã xây dựng được một số giải pháp để thúc đẩy tốt hơn việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn. 2.2 Các giải pháp : a. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học : Trong quá trình giảng dạy , giáo viên tích hợp giữa tiết dạy Văn bản với tiết dạy Tập làm văn một cách có hiệu quả bằng việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản, cụ thể: + Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Học sinh có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn. Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân thành, sâu sắc về văn bản. Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn trước hết không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Chính vì thế, giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của văn bản. + Đưa các câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng. Trước hết là những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất chúng là những câu hỏi trắc nghiệm tình cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim. Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể hỏi: Em ấn tượng thế nào về đoạn thơ ( khổ thơ, câu thơ…trong bài thơ; hay hành động, ngôn ngữ, tích cách nhân vật… trong truyện)? Hay để bình giá về chi tiết anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long vì “thèm người” nên ngáng gỗ dọc đường không cho xe đi qua để gặp và trò chuyện cùng những người qua đường, giáo viên có thể hỏi học sinh: Có thể hiểu thèm người là cảm giác mà ai cũng có khi phải ở hoàn cảnh một mình hay cô đơn không? Tại sao tác giả không nói anh rất cô đơn, rất 5
  • 6. muốn gặp ai đó để nói chuyện mà lại nói là “thèm người”? Và các em đã bao giờ trải qua cảm giác này hay chưa? Em nghĩ gì về anh thanh niên? Những câu hỏi dạng này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất nhân vật, dễ đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó. Ngoài ra, giáo viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Cho nên thưởng thức văn bản văn học đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình thức tưởng tượng để làm nổi bật lên bức tranh đời sống trong văn bản thường được gọi là tưởng tượng tái tạo. Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào văn bản càng sâu sắc, và người đọc có xu hướng quên đi thế giới thực tại, sống bằng thế giới tưởng tượng do nhà văn sáng tạo nên. Nhưng tưởng tượng trong cảm thụ văn học còn có hình thức khác đó chính là sự nhập thân vào nhân vật, làm sống lại trên chính bản thân mình những cảm xúc nhân vật trải qua. + Dùng lời bình: Dùng những lời bình hấp dẫn và đúng chỗ có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cảm thụ cho học sinh. Trước hết, nó khiến học sinh có những ấn tượng sâu sắc khó phai mờ về vẻ đẹp của văn chương. Biện pháp này cho phép giáo viên phát huy phẩm chất nghệ sĩ của mình; và cũng vì thế kích thích mầm sáng tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu về tình cảm trong giờ văn. Nhưng tuyệt nhiên giáo viên không được lạm dụng biện pháp này, bởi nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ chức để học sinh cảm thụ và lĩnh hội giá trị của văn bản chứ không phải là trổ tài trình diễn để thôi miên học sinh. Do đó, giáo viên chỉ tung ra lời bình khi học sinh cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác đáng và những lời bình lúc đó có tác dụng hỗ trợ, tiến tới khắc sâu ấn tượng cho học sinh, tạo nên những khoái cảm thẩm mỹ. Lời bình vì thế, trước hết phải giàu cảm xúc, là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của văn bản. Mặt khác, nó phải độc đáo, giáo viên phải chọn cách nói ấn tượng, ưu tiên tiên những lối diễn đạt giàu hình ảnh nhằm tác động mạnh đến học sinh. Hơn nữa, giáo viên chọn bình những chi tiết nào là điểm sáng nghệ thuật của tác phẩm và việc bình giá nó giúp học sinh nắm được thần thái, linh hồn của văn bản. ở đây, tôi muốn nói đến những lời bình có khả năng đánh thức liên tưởng của học sinh, nó tựa con đường dẫn học sinh thâm nhập tự nhiên vào thế giới nghệ thuật văn bản. b. Luyện tập xây dựng lập luận cho một đoạn văn nghị luận : Mục đích luyện tập. - Từ các nội dung đã được chuẩn bị trước, HS biết cách tổ chức thành một lập luận hoàn chỉnh theo các thao tác lôgíc. Cụ thể là: + Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách phân tích. + Xây dựng được một lập luận trong đoạn văn theo cách tổng hợp. + Xây dựng được một lập luận trong đoạn văn theo cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp (tổng phân hợp) + Biết cách chuyển đổi từ kiểu lập luận này sang kiểu lập luận khác theo các thao tác lôgíc. 6
  • 7. - Từ nội dung đã được chuẩn bị trước, HS biết cách tổ chức thành môt lập luận hoàn chỉnh theo các thao tác trình bày. Cụ thể là: + Xây dựng được lập luận trong đoạn văntheo cách giải thích. + Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách chứng minh. + Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo các bình luận. + Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách so sánh. + Xây dựng được lập luận trong đoạn văntheo cách nhân quả. + Biết cách chuyển đổi từ kiểu lập luận này sang kiểu lập luận khác theo các thao tác trình bày. * Nội dung kiến thức cần nắm vững trước khi luyên tập 1. Các thao tác lôgíc a. phân tích: Đó là sự phân chia đối tượng thành những bộ phận nhỏ, những khía cạnh nhỏ để lần lượt khảo sát xem xét. b. Tổng hợp: Đó là việc hợp các bộ phận nhỏ lại thành cái chung, cái toàn thể. c. Tổng phân hợp: Lập luận theo cách tổng phân hợp được hiểu là cách thức trình bày lập luận theo kiểu tổng hợp, phân tích rồi lại tổng hợp và được hiểu đơn giản là quy nạp và diễn dịch. 2. Các thao tác trình bày a. Giải thích: Là làm sáng rõ một vấn đề nào đó để giúp người khác hiểu một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn. b. Chứng minh: Là làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng và lí lẽ để người đọc, người nghe tin vào vấn đề trình bày. c. Bình luận: Là bày tỏ ý kiến về một vấn đề, đánh giá bản chất, ý nghĩa của vấn đề, khẳng định tính đúng sai, mở rộng vấn đề giải quyết vấn đề một cách triệt để và toàn diện. d. So sánh: + Lập luận so sánh bằng cách tương đồng. + Lập luận so sánh bằng cách tương phản. e. Nhân quả: Nhân quả là cách thức lập luận đi từ nguyên nhân đến kết quả, hoặc đi từ kết quả rồi chỉ ra nguyên nhân hoặc chỉ ra mối quan hệ nhân quả theo cách liên hoàn. * BÀI TẬP (Tuỳ từng đối tượng học sinh mà người dạy linh hoạt ra bài tập cho phù hợp, đạt được tới đích như phần lí thuyết đã đưa ra. Dưới đây chỉ là một số bài tập ví dụ.) Luyện xây dựng đoạn văn theo các thao tác lôgíc Bài 1 Hãy sắp xếp và viết thêm kết luận tường minh để các luận cứ đồng hướng sau trở thành một lập luận có cách trình bày diễn dịch hoặc quy nạp. 7
  • 8. (1). Truyện Kiều cũng nói lên lòng xót thương vô hạn của Nguyễn Du đối với những tầng lớp người bị áp bức, đau khổ. (2) Nhưng qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mô tả một cách sâu săc xã hội phong kiến thối nát của thời đại ông, đã tố cáo, phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn bất công chà đạp lên vận mệnh con người. (3).Truyện Kiều còn bị hạn chế trong ý thức hệ phong kiến mà biểu hiện tập trung nhất là tư tưởng định mệnh. Bài 2 Cho trước kết luận: “Nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới có thật” và các luận cứ: Trong Truyện Kiều, nhiều con người, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng được Nguyễn Du thể hiện một cách thành công. Đó là thân hình đồ sộ đẫy đá của Tú Bà; dáng dấp hào hoa phong nhã của Kim Trọng; cái lẩm nhẩm gật đầu ám muội của Sở Khanh; cái cười sảng khoái của Từ Hải; bộ mặt đen sì ngơ ngẩn vì tình của Hồ Tôn Hiến. Hay sự tinh tế của ánh trăng đến những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đều được Nguyễn Du thể hiện chính xác. Hãy dựa vào đó xây dựng thành lập luận hoàn chỉnh theo kiểu diễn dịch, quy nạp và tổng – phân - hợp. Bài tập luyện xây dựng đoạn văn theo các thao tác trình bày (Mỗi dạng so sánh, giải thích, chứng minh, bình luận, nhân quả tuỳ từng đối tượng học sinh mà người dạy lựa chọn bài tập phù hợp.) Bài 1 Sau đây là một cách lập luận tổng phân hợp: (1) Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta thấy chị Dậu là một phụ nữ đảm đang tháo vát. (2) Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng, (3) Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn, (4) Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của gia đình. (Theo Nguyễn Đăng Mạnh) Có thể biến đổi đoạn văn trên thành đoạn văn lập luận theo cáh diễn dịch hay quy nạp được không? Hãy trình bày cụ thể cách chuyển đó. Bài 2 Cho đoạn văn: (1)Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi, thêm một gáo nước biển cả không vì thế mà đầy. (2)Người từng trải không vì công nhỏ mà vội mừng, cũng không vì thất bại mà nản chí.(3) Cho nên ai muốn trưởng thành thì phải khiêm tốn và bền gan. 8
  • 9. Triết lí trong lập luận trên có phù hợp với nhiều việc ở đời không? Hãy tạo một đoạn văn có cách lập luận tương tự để phát biểu quan niệm của em đối với sự học tập tu dưỡng của bản thân. c. Xây dựng dàn ý và cách viết đoạn ở mỗi kiểu bài : - Ở mỗi kiểu bài Tập làm văn, giáo viên cần xây dựng cho học sinh nắm vững yêu cầu - nội dung của mỗi kiểu bài. Học sinh phải nhớ thật cụ thể bố cục dàn ý đại cương của mỗi kiểu bài, nhiệm vụ của mỗi phần trong dàn ý là gì, cách làm như thế nào, dẫn dắt ra làm sao…Có như vậy, khi đứng trước một đề bài Tập làm văn các em có thể xác định được ngay kiểu bài, yêu cầu, dàn ý để làm tốt bài văn. Việc xây dựng dàn ý cũng như tìm hiểu yêu cầu của bài Tập làm văn cũng cần phải được thực hiện đầy đủ, rõ ràng ở các tiết Trả bài viết Tập làm văn, các tiết Ôn tập Tập làm văn. Chẳng hạn ở tiết 25 : Trả bài viết Tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh ( Ngữ văn 9- Tập I). Giáo viên nhất thiết cần phải giúp học sinh thực hiện các yêu cầu sau: 1/ Tìm hiểu đề bài ( Phân tích đề) - Yêu cầu ( thể loại): Thuyết minh. ( Thuyết minh là gì ? Phương pháp nào cần được vận dụng ?) - Nội dung: Đề bài yêu cầu thuyết minh về cái gì ? - Phương hướng, phạm vi tư liệu: Lựa chọn phương pháp thuyết minh, chuẩn bị tri thức về đối tượng ở những phạm vi nào ...) 2/ Lập dàn ý: a/ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh( Xuất xứ, tầm quan trọng, lợi ích…) b/ Thân bài : Lần lượt trình bày, giới thiệu, giải thích từng bộ phận, khía cạnh, đặc điểm … của đối tượng. - Lưu ý vận dụng các yếu tố, cách liên kết đoạn, chuyển đoạn. c/ Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá… 3/ Nhận xét về cách trình bày: Giáo viên nhận xét về cách viết đoạn văn, liên kết đoạn văn, cách dùng từ của học sinh. Thực hiện được những điều này trước khi viết bài Tập làm văn sẽ giúp học sinh tránh được việc làm lạc đề, lệch đề, thể hiện được đầy đủ nội dung bài viết một cách đầy đủ, trọn vẹn, súc tích về nội dung và chặt chẽ, mạch lạc về hình thức. Rèn luyện được kĩ năng viết cũng như thói quen tốt trước khi làm bài viết. Bởi vì có nhiều em sau khi đọc xong đề bài là ào ào viết chẳng cần phải suy nghĩ gì, rồi nhiều em học sinh yếu thì lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu cho nên kết quả chắc chắn sẽ không cao. Hoặc khi dạy các bài thực hành kĩ năng về cách làm bài văn Nghị luận cũng vậy, giáo viên cần xây dựng cho các em nhận biết, khắc sâu được dàn ý đại cương 9 Tải bản FULL (file word 22 trang): bit.ly/3qQtHVL Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 10. của một bài nghị luận. Chẳng hạn ở tiết 120 : Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – SGK NV 9, tập II. Giáo viên xây dựng cho học sinh cách phân tích đề bài, dàn ý đại cương về kiểu bài Nghị luận văn học. 1/ Phân tích đề: - Yêu cầu ( thể loại): Nghị luận văn học - Nội dung: Đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm nào, đoạn trích nào - Phương hướng, phạm vi tư liệu: Phân tích, chứng minh hay bình luận về nội dung giá trị tác phẩm? hoặc về nhân vật ? Phạm vi tư liệu- dẫn chứng như thế nào ? 2/ Tìm ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu của đề bài để tìm ý ( chú ý vào những từ ngữ quan trọng trong đề bài) 3/ Lập dàn ý: a/ Đặt vấn đề: - Giới thiệu được nội dung vấn đề cần giải quyết. - Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc nêu đặc điểm của vấn đề ( nhân vật) b/ Giải quyết vấn đề : - Lần lượt phân tích, chứng minh từng khía cạnh, từng mặt của vấn đề. - Nhận xét, đánh giá, thái độ của người viết. * Lưu ý:Khi viết cần; + Vận dụng các yếu tố, các biện pháp nghệ thuật, cách liên kết đoạn, chuyển đoạn. + Khi phân tích tác phẩm truyện cần chú ý : Tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật ( hành động, suy nghĩ, thái độ) và những nét đặc sắc nghệ thuật. c/ Kết thúc vấn đề: - Nhận xét khái quát ( hoặc khẳng định) vấn đề đã phân tích, tìm hiểu. - Rút ra bài học cho bản thân hoặc nêu cảm nghĩ… Hoặc khi dạy tiết 78,79 : Ôn tập - Tập làm văn ( Ngữ văn 9, tập 1) theo tôi, giáo viên cần giúp các em chuẩn bị tốt việc nắm vững trọng tâm của đề cương ôn tập, kiến thức và kĩ năng làm bài tập làm văn . 1/ Tìm hiểu đề bài: - Yêu cầu (thể loại): Tự sự kết hợp các yếu tố (miêu tả, nghị luận, đối thoại-độc thoại, ngôi kể…) - Nội dung: Đề bài tự sự về sự việc gì, tác phẩm nào, đoạn trích nào, hoặc nhân vật nào của tác phẩm truyện… -Phương hướng, ngữ liệu làm bài: Xác định những phương thức biểu đạt, các yếu tố kết hợp, ngôi kể, tư liệu như thế nào ? 2/ Tìm ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu của đề bài để tìm ý (chú ý vào những từ ngữ quan trọng trong đề bài) 3/ Lập dàn ý: 10 Tải bản FULL (file word 22 trang): bit.ly/3qQtHVL Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 11. a/ Mở bài: - Giới thiệu nhân vật, sự việc mang chủ đề chính. - Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc nêu đặc điểm của vấn đề ( nhân vật) b/ Thân bài : Phát triển câu chuyện - Lần lượt ghi lại những chi tiết, tình tiết của nhân vật (Suy nghĩ, lời nói, cử chỉ, hành động) xoay quanh chủ đề chính - Nhận xét, đánh giá, thái độ của người viết. - Lưu ý: + Vận dụng các yếu tố, các biện pháp nghệ thuật, cách liên kết đoạn, chuyển đoạn. + Cần chú ý : Tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật ( hành động, suy nghĩ, thái độ) và những nét đặc sắc nghệ thuật. c/ Kết bài: - Nhận xét khái quát ( hoặc khẳng định) ý nghĩa, chủ đề đề đã kể. - Rút ra bài học cho bản thân hoặc nêu cảm nghĩ… - Một điểm nữa là bên cạnh việc xây dựng bố cục dàn ý các kiều bài Tập làm văn, giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh cách viết đoạn văn, cách triển khai vấn đề, luận điểm. Ở các tiết dạy về Ôn tập Tập làm văn hoặc Cách làm bài nghị luận…giáo viên giúp các em xác định được câu chủ đề (câu chứa luận điểm) trong mỗi đoạn văn, trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hay quy nạp, mỗi đoạn văn diễn đạt một ý như thế nào…Đồng thời cũng cần chú ý đến các phép liên kết văn bản thường gặp trong quá trình viết bài Tập làm văn, như: Phép lặp, phép thế, phép nối…để bài văn được liên kết một cách logic, chặt chẽ hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các phần Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề và Kết thúc vấn đề ở kiểu bài Nghị luận. * Viết phần đặt vấn đề : Đây phần đến với người đọc đầu tiên, do đó, phần này gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Vì vậy, cần đặt vấn đề gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo ra hứng thú ở người đọc, gây không khí tâm lí thuận lợi cho việc tiếp xúc các phần sau. Thông thường, phần đặt vấn đề ( kể cả trực khởi hay lung khởi) có các bộ phận sau: Gợi mở vào đề: nều xuất xứ, lí do dẫn đến bài viết. Giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn vấn đề. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm vững một số cách mở bài cơ bản và đơn giản nhất để học sinh trung bình, yếu kém có thể làm được, như : - Bằng cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, sự nghiệp sáng tác rồi đưa vào tác phẩm định phân tích, chứng minh, giải thích… Ví dụ: “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn khá thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những người cán bộ làm việc thầm lặng, có trách nhiệm với nhiệm vụ và yêu công việc của mình. Họ đều là những con người đáng yêu mến, quý trọng. Đặc biệt là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã gây được thiện cảm và ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc, nhất là thế hệ trẻ. 11
  • 12. - Đi từ hoàn cảnh sáng tác. - Từ đề tài, chủ đề của tác phẩm… * Viết phần giải quyết vấn đề : Giáo viên hướng dẫn cho các em đến hai cách viết : phân tích và tổng hợp ( Diễn dịch và Quy nạp). Học sinh cần phải chú ý yêu cầu mỗi đề bài, đặc điểm, nội dung của đề bài mà thực hiện. Tức là phải bám sát đề, chú ý gợi ý của đề, nắm vững nội dung kiến thức, ngữ liệu mà đề bài yêu cầu thực hiện…Vận dụng các kĩ năng khái quát, phân tích, tổng hợp (Văn tự sự thì phân tích dựa vào cốt truyện, tình huống, nhân vật và bút pháp nghệ thuật như thế nào; thơ trữ tình thì phân tích ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật ra sao…). Giáo viên lưu ý cho các em về cách chuyển đoạn, dùng câu nối hoặc dùng từ để liên kết đoạn. * Viết phần kết thúc vấn đề: Yêu cầu của phần này là : - Ngắn gọn, súc tích, nghĩa là diễn đạt ý một cách khái quát, cô đọng, gợi cảm xúc sâu lắng. - Sát đề: đã mở ra vấn đề gì thì khi kết thúc phải trở lại vấn đề ấy bằng cách nêu lời giải đáp rõ ràng , dứt khoát. - Sinh động, hấp dẫn bằng cách làm tăng thêm tính văn chương, ngôn ngữ nhiều hình ảnh và các biện pháp tu từ. Có thể viết các loại kết thúc vấn đề: Tóm tắt, khẳng định vấn đề, có thể mở rộng, nâng cao. Rút ra bài học hay phát biểu cảm nghĩ… - Đặc biệt là các tiết Trả bài viết , giáo viên nhất thiết cần phải giúp học sinh thực hiện các yêu cầu sau trong một tiết trả bài viết. Chẳng hạn ở tiết 132: Trả bài viết Tập làm văn số 6 – Văn nghị luận ( Ngữ văn 9- Tập II). Soạn: Tuần 28 Tiết 132 Giảng: TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6 A. Mục tiêu: 1. Kiến tgức:- Giúp hs nhận ra ưu nhược điểm của hs để các em tự rút kinh nghiệm cho mình về việc sử dụng từ và cách diễn đạt. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm việc độc lập, sáng tạo. - GD kĩ năng sống : Trao đổi, trình bày về hệ thông luận điểm của bài viết, về những ưu nhược điểm của các bài. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự sửa chữa, rút kinh nghiệm những nhược điểm của bản thân. B. Chuẩn bị: - Giáo án, Bài văn mẫu, đoạn văn mẫu C. Phương pháp:- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang, phân tích, so sánh, tổng hợp. D. Tiến trình giờ dạy giáo dục : I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: 12 4132471