SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ TRANG
TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA NÓ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội – 2015
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ TRANG
TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA NÓ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bình Yên
Hà Nội – 2015
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành, giữ, xây dựng và bảo vệ độc
lập dân tộc. Tư tưởng chủ đạo của dân tộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước. Sự
hình thành và phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam đi đôi với sự hình thành
và phát triển của quốc gia dân tộc. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dân tộc
Việt Nam đã chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là tình
cảm đơn thuần đối với non sông, đất nước mà còn là hệ thống tiêu chuẩn để nhận
định đúng - sai, tốt - xấu; là kim chỉ nam cho hành động của mọi thành viên, gia
đình, dòng tộc và dân tộc trong mọi giai đoạn lịch sử. Lòng yêu nước của dân tộc
Việt Nam bao giờ cũng gắn với hành động vì đất nước, vì sự phát triển và phồn
vinh của dân tộc; không chỉ thể hiện trong các cuộc chống quân xâm lược, mà còn
thể hiện trong lao động sản xuất xây dựng quê hương; trong việc tìm ra những
phương hướng, những bước đi mới làm cho đất nước phát triển mà đỉnh cao là
những tư tưởng, hành động canh tân, cải cách.
Tư tưởng canh tân, cải cách tìm đường phát triển đất nước có một vị trí hết
sức đặc biệt và đó cũng là một biểu hiện đặc biệt của tinh thần yêu nước Việt
Nam. Trên đường phát triển của dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những tư
tưởng, những cuộc cải cách do Nhà nước chủ trương hoặc cá nhân đề xướng như
cải cách của Khúc Hạo ở thế kỷ thứ X, của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ
XV, của Lê Thánh Tông vào nửa cuối thế kỷ XV, của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn
Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là công cuộc
đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo diễn ra từ những
năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện
chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Trong số những tư tưởng cải cách trước đây, tư
tưởng cải cách của Hồ Quý Ly có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam thời kỳ
4
trung đại, mở đầu cho bước phát triển mới của Nhà nước trung ương tập quyền và
sau đó được hoàn thiện dưới triều Lê Thánh Tông.
Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ
XV, đúng vào lúc lịch sử nước ta đứng trước ba đòi hỏi lớn: Một là phải loại bỏ
vai trò của quý tộc Trần đã suy thoái trên vũ đài chính trị và tư tưởng; hai là, mở
đường cho đất nước tiến lên theo một hướng mới hơn, tiến bộ hơn; ba là, xây dựng
lực lượng chống lại âm mưu xâm lược của nhà Minh.
Tư tưởng và công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã tấn công mạnh mẽ vào
toàn bộ cở sở chính trị, kinh tế, xã hội đang trong khủng hoảng của nhà Trần.
Song, chừng ấy là chưa đủ đáp ứng yêu cầu của lịch sử, cải cách thất bại. Nguyên
nhân là ở chỗ: Tư tưởng, cách thức tiến hành cải cách của Hồ Quý Ly có những
điểm chưa hợp lý; công cuộc cải cách mới diễn ra trong một khoảng thời gian
ngắn thì đất nước phải chịu cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động nên
chưa có được những thành tựu cần thiết minh chứng cho sự tiến bộ của mình;
những hạn chế của cải cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc triều Hồ
đã không thể tập hợp, huy động được sức mạnh, trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp
chống giặc Minh xâm lược.
Mặc dù tư tưởng cải cách của ông có những hạn chế, sai lầm, công cuộc cải
cách do ông lãnh đạo không thành công nhưng chúng có vai trò đặc biệt, mở đầu
cho một giai đoạn mới trong đó dân tộc ta không ngừng tìm tòi đổi mới để phát
triển. Nhiều tư tưởng cải cách do Hồ Quý Ly nêu ra nhưng chưa được thực hiện
trong thời đại của mình thì đã được nhà Lê sơ cơ bản hoàn thành trong thời gian
sau đó không lâu. Những bài học lịch sử quý báu đúc kết từ chính sự thành bại
trong cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều còn giúp cho các thế hệ người Việt Nam
hiện nay có thêm những điều kiện để nhận thức, đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất
nước đồng thời tránh được những vấp váp, sai lầm mà tiền nhân mắc phải. Do vậy,
5
việc quay lại nghiên cứu tư tưởng Hồ Quý Ly có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc, không chỉ nâng cao hiểu biết về tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly cùng như lịch
sử tư tưởng Việt Nam mà còn góp phần nâng cao nhận thức về đường lối đổi mới
đất nước của Đảng ta hiện nay, gợi mở cho chúng ta con đường phát triển để đưa
đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Từ những lý do đó, tôi chọn đề
tài “Tƣ tƣởng cải cách của Hồ Quý Ly và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài
luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly cùng thân thế, sự nghiệp của ông đã và
đang là đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau;
vấn đề này được chú trọng hơn trong quá trình đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo
của Đảng ta. Tính từ năm 1945 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề
tài này, tiêu biểu là những công trình sau đây:
“Chính trị Hồ Quý Ly” của Chu Thiên, NXB Đại La, Hà Nội, 1945. Điểm
nổi bật của công trình này là sau khi phân tích tư tưởng và hoạt động chính trị của
Hồ Quý Ly, Chu Thiên đã đi đến kết luận rằng công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
là không hiệu quả, không có ảnh hưởng trực tiếp và lớn lao gì trong quần chúng;
Hồ Quý Ly là nhà cải cách chính trị không tròn phận sự.
Trong chuyên khảo “Hồ Quý Ly – Mạc Đăng Dung” của Lê Văn Hòe, do
Quốc học thư xã Hà Nội xuất bản vào năm 1952, đã khảo cứu những nguyên nhân
đi đến thất bại của Hồ Quý Ly trong cải cách và trong kháng chiến chống quân
xâm lược Minh. Tác giả nhận định: “Hồ Quý Ly là một nhà chính trị quá ư cấp
tiến, nên hóa vô chính trị. Thật vậy, bắt dân phải nộp vàng, bạc thật vào kho nhà
vua, phát hành giấy bạc buộc dân tiêu, buộc dân khai tên vào sổ hộ tịch, buộc dân
nêu tên họ và diện tích từng thửa ruộng, những việc đó đều là những việc mới mẻ,
6
văn minh thật đấy, nhưng xét theo tình trạng nước nhà thời bấy giờ thì những việc
đó sao khỏi quá trớn, không sát với tình trạng xã hội” [12, tr.135].
Trong cuốn “Việt Nam sử lược”, Quyển 1, Bộ Giáo dục xuất bản, Sài Gòn,
1971, ở chương XI: Nhà Hồ, tác giả Trần Trọng Kim cho rằng: “Công việc của Hồ
Quý Ly làm thì không phải một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có
tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp cho nhà Trần cho có thủy có chung thì dẫu
giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ cướp được nước Nam,
mà mình lại được tiếng thơm đề lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến
hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền cướp nước. Bởi thế làm sự
thoán đoạt và nhà Minh mới có cớ sang đánh lấy nước An Nam, cái tội làm mất
nước ai gánh vác cho Quý Ly” [14, tr.197].
Nhìn chung, các công trình trên do hạn chế lịch sử và lập trường giai cấp
nên cách nhìn nhận, đánh giá Hồ Quý Ly còn phiến diện, không thấy được hoặc
không đánh giá được một cách đầy đủ giá trị tư tưởng cải cách cũng như vai trò
tích cực của ông đối với đất nước trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Khác với các công trình đã nêu trên, tác giả Quốc Ấn (1974) trong cuốn
“Hồ Quý Ly, nhân vật lỗi lạc nhất thời đại từ Đông sang Tây, tác giả xuất bản, in
tại Tân Sanh ấn quán, Sài Gòn đã có cách tiếp cận khác: Tác giả đánh giá rất cao
những tư tưởng và nội dung cải cách của Hồ Quý Ly; xem ông là một nhà chính trị
có tư tưởng cải cách tiến bộ, táo bạo; đặc biệt tác giả đánh giá Hồ Quý Ly là nhân
vật lỗi lạc nhất thời đại.
Sang thập niên 90 của thế kỷ XX xuất hiện thêm một số sách chuyên khảo
về Hồ Quý Ly như: “Cải cách Hồ Quý Ly” của Phan Đăng Thanh, Trương Thị
Hoà (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Các tác giả đã chỉ ra vị trí nổi bật
của nhà Hồ trong dòng lịch sử văn học Việt Nam “Nhà Hồ chỉ tồn tại được có hơn
7 năm nhưng đã tích tụ và hình thành được bao nhiêu kinh nghiệm trị nước trọng
7
đại, cải cách Hồ Quý Ly đã mở ra một bước phát triển mới trong lịch sử chính trị
Việt Nam, có thề đó là tiền đề của công cuộc kháng chiến và cải cách thành công
của Bình Định vương Lê Lợi và nhà Lê cuối thế kỷ XV” [35, tr.214].
“Hồ Quý Ly” của Nguyễn Danh Phiệt (1997) (Viện sử học và Nxb. Văn
hoá Thông tin, Hà Nội) đã đánh giá rằng, bên cạnh những mặt hạn chế của con
người Hồ Quý Ly, thì ông là “một nhân vật lịch sử có tầm cỡ”, “một nhân cách
đặc biệt”, “một gương mặt cải cách lớn” song cũng là một chiếc “âu vàng bị
khuyết mẻ”.
Các công trình nêu trên đã đề cao nội dung tư tưởng cải cách của Hồ
Quý Ly, khẳng định mặt tích cực, tiến bộ trong những cải cách đồng thời cũng nêu
lên những hạn chế của nó. Đáng chú là: Mối quan hệ giữa công cuộc cải cách
nhằm giải quyết những yêu cầu phát triển của xã hội và cuộc kháng chiến chống
quân Minh xâm lược, bảo vệ đất nước được các tác giả quan tâm nhiều hơn. Với
tinh thần khách quan, khoa học, các tác giả trên đã cho rằng, không thể đơn thuần
quy nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly
lãnh đạo vào những sai lầm trong cải cách của ông để rồi từ đó phủ nhận mặt tích
cực, tiến bộ của cải cách.
Bên cạnh những sách chuyên khảo, những bài viết vừa kể trên, trong các
bộ giáo khoa, giáo trình lịch sử đã có những chương bàn về vấn đề Hồ Quý Ly:
Năm 1976, cuốn “Lịch sử Việt Nam” quyển 1, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, của
Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh [30, tr.337] đã có một chương nói về
chính sách cải cách, hạn điền, hạn nô của Hồ Quý Ly. Các cuốn: “Lịch sử Việt
Nam” của Đào Duy Anh (1958), (NXB Văn Hoá, Hà Nội), [1]; các giáo trình về
lịch sử Việt Nam thời phong kiến được viết bởi các nhà sử học như: Phan Huy Lê
và Phan Đại Doãn (1997) với cuốn “Khởi nghĩa Lam Sơn”, (Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội); Trương Hữu Quýnh (1982) với cuốn “Chế độ sở hữu ruộng đất ở
8
Việt Nam thế kỷ XI – XVIII”, tập 1, (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội); Hà Văn Tấn
và Trần Quốc Vượng (1968) với “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, tập 1
(Nxb. Giáo dục, Hà Nội); Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn (1993) với cuốn
“Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858”, tập 1 (Trường Đại học sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh), trong chương III có đánh giá về Hồ Quý Ly và công cuộc cải
cách của ông: “Hồ Quý Ly là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử, với nhiều tài trí
và có khả năng làm những việc táo bạo. Một số chính sách cải cách cũng như thái
độ chống giặc đến cùng chứng tỏ Hồ Quý Ly có tinh thần thực tiễn và có ý thức
dân tộc. Tuy nhiên, trước sau Quý Ly vẫn là người của tầng lớp quý tộc và đã thực
hiện những chính sách mà mục tiêu của chúng trước hết vì quyền lợi của tầng lớp
này. Do đó nếu như một số chủ trương cải cách về văn hóa, giáo dục của Hồ Quý
Ly có những yếu tố tích cực, thì một số chính sách kinh tế lại chủ yếu quyết định
quyền lợi kinh tế của một tầng lớp này hay tầng lớp khác… Quý Ly chưa đáp ứng
được yêu cầu xã hội lúc bấy giờ. Dẫu có nhiều mưu trí và mạnh bạo trong cải
cách, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly vẫn bị cô lập trước nhân dân,
cuối cùng thất bại thảm hại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh” [25,
tr.152].
Hồ Quý Ly và tư tưởng cải cách của ông cũng đã được một số học giả
nước ngoài quan tâm nghiên cứu: John K.Whitmore (1985) với “Viet Nam, Ho
Quy Ly and the Ming (1371–1421)”, (Yale Southeast Asia Studies) đã đề cập đến
tư tưởng cải cách của ông. Nhà sử học Nga A, B. Pôliacốp với “Sự phục hưng của
nước Đại Việt thế kỷ X đến thế kỷ XIV”, đã nhận xét rằng: “Mặc dù về nguyên
tắc, sự phát triển của tư hữu ruộng đất mà Hồ Quý Ly đã chống lại là một biểu
hiện tiến bộ, kích thích các quan hệ hàng hóa, tiền tệ mở rộng, nhưng ở giai đoạn
đầu điều đó có thể dẫn đến tình trạng cát cứ phong kiến trên lãnh thổ quốc gia nhỏ
bé này. Trong điều kiện phải tồn tại bên cạnh một đế quốc hùng mạnh ở phía Bắc
9
và các quốc gia láng giềng hiếu chiến (Chămpa, Ăngkor…), tình trạnh cát cứ
phong kiến có thể là nguyên nhân đưa đất nước này vào ách nô dịch mới, trong
một thời gian dài” [3, tr.279]. Tuy cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả 3 tác giả trên
đều muốn vạch ra mối quan hệ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối triều
Trần với những cố gắng giải quyết bằng những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
và khuynh hướng phát triển của triều Lê sau đó.
Tóm lại, về Hồ Quý Ly và tư tưởng cải cách của ông đã và đang được nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, song chủ yếu là bình diện sử học, luật học,
văn học, chính trị học; chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào được thực
hiện dưới góc độ triết học. Các công trình trên đã đưa lại không chỉ nhiều tri thức
quý báu mà còn cả phương pháp tiếp cận về Hồ Quý Ly đồng thời tiếp tục gợi mở
những suy nghĩ, hướng tiếp cận mới về vấn đề phức tạp này. Do vậy, có thể khẳng
định rằng, việc nghiên cứu để làm rõ thêm về tư tưởng và hoạt động cải cách của
Hồ Quý Ly để từ đó rút ra những giá trị lịch sử, những bài học kinh nghiệm cần
thiết cho ngày nay trên bình diện triết học vẫn là nhiệm vụ khoa học có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu
Làm rõ những nội dung tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly; xác định những
giá trị, ý nghĩa lịch sử, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo
trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng của tư
tưởng cải cách Hồ Quý Ly.
Thứ hai, làm rõ nội dung tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.
10
Thứ ba, đánh giá ý nghĩa lịch sử của cải cách Hồ Quý Ly và rút ra những
bài học kinh nghiệm cần thiết.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly
trong khoảng từ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, khi mà xã hội lúc bấy giờ Nhà
Trần lâm vào khủng hoảng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng một cách sâu
sắc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên bình diện triết học, luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng cải cách
của Hồ Quý Ly trong 30 năm tham chính của ông, bắt đầu từ năm 1370 -1400.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên
cứu lịch sử, tư tưởng, văn hóa đồng thời kế thừa những kết quả đã đạt được của
các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; vận dụng tổng hợp các nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể…
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nhận thức như: lịch sử và
logic, phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh…
11
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung, giá trị và hạn chế trong tư tưởng
cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa lịch sử của các tư tưởng đó.
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm những tư liệu có ích phục vụ cho
công tác nghiên cứu về tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, đồng thời trên cơ sở rút
ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Trên bình diện triết học, luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ nội
dung, giá trị lịch sử của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly, rút ra những bài học kinh
nghiệm và ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy, học tập một số chuyên đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử Việt
Nam, về Hồ Quý Ly...
- Luận văn còn đi đến khẳng định: để đất nước phát triển, trở nên cường
thịnh thì vấn đề cải cách, đổi mới luôn là yêu cầu khách quan, nhiều khi có tính
chất sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc hay rộng hơn là mỗi thời đại. Mỗi thời kỳ
do điều kiện lịch sử khác nhau mà nội dung, phương pháp, tính chất và yêu cầu cải
cách khác nhau. Song sự thắng lợi của cách mạng hôm nay bao giờ cũng là kết quả
của quá trình đúc kết kinh nghiệm và phát huy, phát triển những giá trị lịch sử
trước đó. Nghiên cứu tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly tạo cơ sở khoa học cho việc
“gạn đục khơi trong” những mặt tích cực và hạn chế của nó sẽ ít nhiều góp thêm
nguồn tư liệu để đánh giá đúng được vị trí, giá trị của tư tưởng này đồng thời cũng
là cơ sở cho việc tổng kết thực tiễn để tiến hành đưa công cuộc đổi mới ở nước ta
đi vào chiều sâu.
12
8. Kết cấu của luận văn
Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đã nêu, luận văn được kết cấu gồm:
Phần mở đầu, 2 chương, 5 tiết, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
13
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN
TRONG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
1.1. Điều kiện xuất hiện tƣ tƣởng cải cách của Hồ Quý Ly
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa – tư tưởng cho sự xuất hiện tư tưởng
cải cách của Hồ Quý Ly
Về kinh tế
Sau kháng chiến chống Nguyên, quý tộc địa chủ triều Trần đã chiếm lại
ruộng đất, đẩy nông dân gia nô vào chỗ phụ thuộc và bị bóc lột nặng nề. Dân
nghèo phải bán ruộng, bán con làm nô tỳ. Nạn cướp ruộng đất phát triển. Kiện
tụng về ruộng đất ngày càng nhiều. Số địa chủ tăng lên trong lúc nông dân nghèo
đói lang thang khắp nơi. Đời sống sa đọa của giai cấp thống trị mà đại biểu là tập
đoàn quý tộc Trần làm cho tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội cuối thế kỷ XIV
thêm sâu sắc.
Trong các làng xã, số địa chủ tư hữu ngày càng tăng do việc mua, cướp
ruộng của dân, trở thành một lực lượng có thế lực kinh tế trong xã hội. Ruộng đất
tập trung vào tay quý tộc, địa chủ làm cho sản xuất của nông dân tự do bị đe dọa,
một số lớn nông dân bị nô lệ hóa, một số khác bị đẩy ra khỏi quê hương, sống
cuộc đời lưu vong.
Do bị áp bức bóc lột, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn lại bị hạn hán nên
nạn mất mùa đói kém gần như xảy ra thường xuyên trong suốt thế kỷ XIV, nhất là
những năm 1290, 1321, 1344, 1357, 1392.
Vào thời điểm này ngoại thương cũng phát triển một bước: thông qua
đường biển, thương nhân nước ngoài vào nước ta mua chủ yếu sản vật là ngọc trai.
Điều này càng bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu phát triển của kinh tế
14
hàng hóa đang diễn ra theo quy luật của nó với một bên phong kiến nhà Trần quan
liêu, trì trệ, ăn chơi sa đọa.
Kinh tế luôn là nền móng cho sự tồn tại, phát triển của xã hội vì vậy khi nền
kinh tế bị khủng hoảng, khi mâu thuẫn trong kinh tế gay gắt thì tất yếu dẫn đến
những khủng hoảng, mâu thuẫn trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng.
Cơ cấu kinh tế - xã hội phong kiến Việt Nam được xây dựng và củng cố từ
Lý sang Trần nhưng đến cuối Trần đã bộc lộ những mâu thuẫn nội tại đòi hỏi phải
nhận thức và giải quyết. Đó là:
- Bao trùm là mâu thuẫn giữa kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã phát triển đến
chừng mực nhất định trong thời “thịnh Trần” với tình trạng nền kinh tế còn bảo
lưu phương thức sản xuất châu Á có tính đặc thù Việt Nam là chế độ nô lệ gia
đình (gia nô, nô tì), chế độ điền trang thái ấp của quý tộc và bảo tồn ruộng đất
công hữu.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu tư hữu hóa ruộng đất đã được Nhà nước triều
Trần thừa nhận từ đầu thế kỷ XIII (khi nhà Trần cho phép bán ruộng công thành
ruộng tư) với chế độ công hữu về đất đai vẫn được bảo tồn nghiêm ngặt.
- Mâu thuẫn giữa sự chiếm hữu lớn về đất đai và sức lao động nô lệ gia
đình (gia nô, nô tì của phong kiến quý tộc nhà Trần) với sở hữu vừa và nhỏ của địa
chủ bình dân và địa chủ quan liêu mới phát triển.
Các mâu thuẫn nói trên bộc lộ qua nhiều hình thức, phương diện của đời
sống xã hội cụ thể. Để có thể nhận thức được các mâu thuẫn đó một cách đầy đủ
cần có sự phân tích toàn diện các mặt khác của đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Về chính trị - xã hội
Sự phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất tất yếu dẫn đến những
biến động về kết cấu giai cấp trong xã hội. Trước hết trong nội bộ của giai cấp
15
thống trị đã phân hóa thành hai tầng lớp. Tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần và
tầng lớp địa chủ quan liêu. Hai tầng lớp này có sự khác nhau về kinh tế và địa vị
xã hội. Nếu như trước đây, giai cấp thống trị quản lý Nhà nước bao gồm các tầng
lớp quý tộc, công thần, quan liêu, cao tăng và giữa các tầng lớp này chưa có sự
phân biệt rõ ràng, những chức vụ cao trong bộ máy Nhà nước không chỉ có quý
tộc, công thần nắm giữ, mà nhiều trọng trách khác còn do cao tăng đảm nhiệm. Sử
cũ cho biết, năm 971 “Mới định ra giai phẩm cho các quan văn võ và tăng đạo cho
Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm
Thập đạo tướng quân, cho tăng thống Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Đại Sư,
cho Trương Ma Ni làm Tăng lục Đạo sĩ, Đặng Quyền Quang làm Sùng chân uy
nghi” [9, tr.155]. Song, sang cuối thế kỷ XIII, kết cấu nội bộ giai cấp thống trị đã
có sự phân chia rõ ràng. Tầng lớp quý tộc tôn thất nắm giữ chức vụ cao nhất trong
triều đình, có ruộng, có điền trang, có số nô tỳ lên tới hàng nghìn người. Trong khi
đó tầng lớp địa chủ quan liêu đóng vai trò thừa hành trong bộ máy quản lý Nhà
nước, tầng lớp này bao gồm các nho sĩ và quan lại không thuộc dòng họ nhà Trần,
họ không được phong cấp đất đai, không có nô tỳ. Do vậy, trong xã hội lúc này
xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần có đặc quyền
đặc lợi, chủ nhân của các đại điền trang và tầng lớp địa chủ quan liêu nắm công
việc quản lý hành chính Nhà nước, nhưng không có điền trang, nô tỳ.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc địa chủ với giai cấp nông dân, nô
tỳ.
Trong hai mâu thuẫn trên, thì mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn chủ yếu. Vào
nửa cuối đời nhà Trần, mâu thuẫn này càng trở nên gay gắt hơn khi bọn vương
hầu, quý tộc tìm đủ mánh khóe để áp bức, bóc lột nhân dân. Trong nội bộ triều
16
đình nhà Trần lúc bấy giờ, các vua Trần bắt đầu chỉ lo sống xa hoa, hưởng lạc mà
ít quan tâm đến công tác đê điều, chống thiên tai, địch họa.
Đến đời Trần Dụ Tông, tính chất xa hoa, trụy lạc của giai cấp thống trị nhà
Trần đã đạt tới mức cao độ. Bọn quý tộc ăn chơi phóng đãng, ngày đêm yến tiệc,
ca xướng. Trong triều, bọn gian thần hoành hành. Chu Văn An, một nhà Nho
cương trực đã dâng sớ xin chém bảy tên gian thần mà đương thời gọi là thất trảm
sớ. Đề nghị của ông không được chấp thuận, ông liền từ quan về quê dạy học.
Bên cạnh đó tình trạng mất mùa, đói kém xảy ra liên miên do lụt lớn, vỡ đê,
hạn hán càng làm cho sản xuất bị đình trệ. Lại thêm ruộng đất ngày càng tập trung
vào tay vương hầu, quý tộc nhà Trần làm cho nông dân không còn đất sản xuất.
Cuộc sống của người nông dân bị đe dọa, tình trạng nông dân bị nông nô hóa ngày
càng mạnh, một số trở thành lưu vong chạy vào các điền trang “làm nô cho các thế
gia” khiến cho số lượng nông nô, nô tỳ vào cuối đời nhà Trần tăng lên đáng kể.
Để bảo vệ quyền sống của mình, quần chúng nhân dân với đông đảo nông
nô, nô tỳ đã đứng dậy chống lại giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến. Hành động
đầu tiên là họ bỏ trốn khỏi điền trang thái ấp. Nhưng dù thoát khỏi điền trang thái
ấp, họ cũng không được giải phóng mà còn bị chính quyền lùng bắt và trừng phạt
nặng nề bằng hình thức thích chữ lên trán. Từ đó, họ tiến hành hình thức đấu tranh
cao hơn là bạo động. Những người nông dân, nông nô, nô tỳ nghèo khổ đã tự vũ
trang thành các đội quân khởi nghĩa. Từ giữa thế kỷ XIV, phong trào bạo động của
nô tỳ và nông dân bắt đầu bùng nổ khắp nơi, những cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ
(ở Kim Thành, Kinh Môn, Hải Dương ngày nay), của Tề (cháu ngoại của Hưng
Đạo Đại vương) ở vùng Lạng Giang, và Nam Sách (Hải Dương), của nhà sư Phạm
Sư Ôn… liên tục nổ ra vào các năm 1343, 1351, 1378, 1389, 1399…
Phong trào đấu tranh của nông dân, nông nô, nô tỳ cuối đời nhà Trần kéo
dài hơn nửa thế kỷ nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại. Những cuộc
17
nổi dậy này đều có tính chất tự phát, không đươc tổ chức một cách chặt chẽ. Tuy
vậy, những cuộc nổi dậy đó đã giáng những đòn chí mạng vào chế độ đại điền
trang thái ấp, chế độ nông nô, nô tỳ đồng thời là minh chứng cho tình trạng nguy
biến của Nhà nước và chế độ phong kiến nhà Trần.
Từ giữa thế kỷ XIV, nhà Trần đã lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
Chính quyền nhà Trần suy yếu trầm trọng, không còn khả năng kiểm soát đối với
đất nước. Đặc biệt là từ cuối thế kỷ XIV, nhà Minh sau khi giành được quyền,
thiết lập một nền độc lập và thống nhất trên toàn lãnh thổ Trung Hoa thì cũng bắt
đầu xúc tiến việc xâm lược Việt Nam.
Những thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài đất nước càng tăng lên đối với
triều Trần và truyền thống chính trị của nó. Mô hình Nhà nước quân chủ quý tộc -
với hệ thống chính trị tương đối lỏng lẻo mà quyền lực thuộc về các thân vuơng
quý tộc, tôn thất dựa trên cơ sở kinh tế đại điền trang không còn phù hợp nữa, trái
lại đang là vật cản của sự phát triển xã hội.
Như vậy có thể thấy rằng, từ kinh tế cho đến chế độ chính trị, xã hội nhà
Trần lúc này đã lâm vào khủng hoảng hết sức gay gắt; lịch sử đòi hỏi phải nhận
thức và giải quyết thực trạng đó để đất nước có thể tiếp tục phát triển nhưng lịch
sử đồng thời cũng đã tạo ra những điều kiện khách quan để tầng lớp sỹ phu, quan
lại triều Trần, trong đó tiêu biểu là Hồ Quý Ly, có thể nhận thức, đưa ra đường
hướng cải biến, khắc phục tình trạng khủng hoảng nói trên.
Về văn hóa – tư tưởng
Bên cạnh những điều kiện về kinh tế - xã hội, tư tưởng cải cách của Hồ
Quý Ly còn chịu những ảnh hưởng nhất định từ hệ tư tưởng phong kiến và truyền
thống văn hóa vốn có của dân tộc. Tư tưởng phong kiến Việt Nam là kết quả của
18
sự kết hợp giữa tư tưởng truyền thống bản địa của người Việt với các hệ tư tưởng,
tôn giáo lớn từ bên ngoài vào mà chủ yếu là Nho, Phật, Lão [44, tr.34].
Phật giáo du nhập vào phía nam nước ta chủ yếu là đi theo các thương buôn
người Ấn Độ và du nhập vào phía bắc chủ yếu theo đội quân xâm lược, thống trị
phương Bắc. Trải qua hơn chục thế kỷ, Phật giáo đã có những đóng góp lớn vào
việc thống nhất nhân tâm, tạo điều kiện cho Nhà nước quân chủ phát triển, có ảnh
hưởng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống dân tộc. Nhưng giáo lý Phật
giáo là duy tâm chủ quan, thần bí, không hướng con người vào việc nhận thức, đấu
tranh giải quyết những mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực mà chủ yếu hướng con
người vào cuộc sống ở thế giới bên kia theo luân hồi, quả báo. Đến giữa thế kỷ
XIV trở đi Phật giáo càng trở nên kém hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề
chính trị, xã hội cuối thời Trần. Từ đây đạo Phật sa sút để nhường địa vị thống trị
ý thức hệ cho Nho giáo.
Nho giáo là một học thuyết triết học chính trị xã hội, xuất hiện vào thế kỷ
VI đến V trước công nguyên ở Trung Quốc. Trải qua những thăng trầm của lịch
sử, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng của nhiều đại phong kiến Trung Quốc và
một số nước khác, trong đó có Việt Nam. Nho giáo vào nước ta theo dấu chân
quân xâm lược phương Bắc. Trong suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc và gần một
thế kỷ sau ngày nước ta giành được độc lập tự chủ, Nho giáo vẫn chưa có vai trò
gì đáng kể trong xã hội Việt Nam. Thời Lý - Trần, nhất cuối thời Trần, Nho giáo
phát triển mạnh mẽ và ngày càng có vị thế tốt hơn trong xã hội. Do nước Đại Nam
lúc này chế độ phong kiến phát triển đòi hỏi không ngừng củng cố chế độ quân
chủ tập quyền cho nên các triều đại đã có chủ trương đưa ra các chính sách cụ thể,
nhằm phát triển Nho giáo, đề cao Khổng Tử và tổ chức học tập, thi cử, tuyển dụng
nhân tài, quan lại từ tầng lớp nho sĩ. Lúc này trong xã hội đã tồn tại một bộ phận
quan lại có học vấn cao chủ yếu qua thi cử bằng Nho giáo. Lý Thánh Tông (1054 -
19
1072) cho thành lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long vào năm 1070 để thờ Chu
Công - Khổng Tử và 72 người hiền.
Trong khi Nho giáo đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ tư
tưởng phong kiến Việt Nam thì Phật giáo lại luôn bị các nhà nho chỉ trích. Tầng
lớp địa chủ quan liêu – nho sĩ bắt đầu lên tiếng phê phán, bài bác một cách công
khai hệ tư tưởng của tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần - hệ tư tưởng Phật giáo.
Trong đó, Lê Văn Hưu, một sử gia đời Trần đã phê phán vua Thần Tông về việc
vào năm 1128, sau khi Lý Công Bình dẹp được quân Chân Lạp đến cướp phá châu
Nghệ An, nhà vua ngự đến các các chùa quán trong thành Thăng Long để tạ ơn
Phật đã giúp ngầm cho Công Bình đánh được người Chân Lạp. Lê Văn Hưu bàn
rằng: “Kể ra sự trù tính ở trong màn trướng, quyết định được sự thắng ở ngoài
nghìn dặm, đó là công của người tướng giỏi cầm quân chiến thắng. Thái phó Lý
Công Bình phá được quân Chân Lạp cướp châu Nghệ An, sai người báo tin thắng
trận, Thần Tông đáng lẽ phải cáo thắng trận ở Thái Miếu, bàn công ở triều đường
để thưởng cho bọn Công Bình về công đánh giặc mới là phải; nay lại quy công
cho đạo Phật, đến các chùa quán mà lễ tạ, như thế không phải là ủy lạo kẻ có công,
cổ lệ khí quân lính” [9, tr.262] .
Trương Hán Siêu, một học giả uyên thâm Nho giáo đời nhà Trần đã phê
phán gay gắt Phật giáo ngay cả khi viết văn bia cho chùa Khai Nghiêm ở Bắc
Giang như sau: “Chùa bỏ rồi lại dựng, đã chẳng phải ý muốn của ta. Dựng bia rồi
khắc chữ, ta biết nói gì? Hiện nay thánh triều muốn truyền phong hóa nhà vua, để
chữa phong tục đồi bại, dị đoan đáng truất bỏ, thánh đạo nên phục hưng. Làm kẻ sĩ
đại phu, không phải đạo Nghiêu Thuấn không bày tỏ, không phải đạo Khổng
Mạnh không trước thuật, thế mà cứ bo bo lải nhải chuyện Phật, ta định lừa ai?” [9,
tr.156].
20
Bên cạnh Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, nho thần Lê Quát đã lên tiếng
công kích gay gắt: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được
người tin theo sâu bền như thế! Trên từ Vương công, dưới đến dân thường, hễ bố
thí vào việc nhà Phật, dù đến hết tiền của cũng không xẻn tiếc. Ví ngày nay gửi
gắm vào tháp chùa thì trong lòng sung sướng như nắm được khoán ước để lấy sự
báo ứng ngày sau. Cho nên trong tự kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho đến thôn
cùng ngõ hẻm, không phải ra lệnh mà tuân theo, không phải bắt thề mà giữ đúng.
Chỗ nào có người ở, tất có chùa Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đi rồi sửa lại, lâu
đài chuông trống chiếm đến nửa phần so với dân cư. Đạo Phật thịnh rất dễ mà
được rất mực tôn sùng” [9, tr.178].
Sự bài bác, phê phán Phật giáo của các Nho thần không chỉ đơn thuần trên
phương diện tôn giáo mà sâu xa hơn là bác bỏ hệ tư tưởng và thể chế tổ chức xã
hội của tập đoàn quý tộc nhà Trần. Mục đích của phê phán này là đánh vào chỗ
dựa tư tưởng của tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần. Nhà Trần cũng đã phản ứng
quyết liệt trước sự lấn lướt của Nho giáo cùng đội ngũ nho sỹ lúc bấy giờ. Vua
Nghệ Tông từng nói: “Triều trước dựng nước có luật pháp, chế độ riêng, không
theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Bắc nước nào làm chủ nước đó, không phải
bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị, bọn học trò mặt trắng được dùng, không
hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục
phương Bắc cả, như về y phục, âm nhạc thật không kể xiết” [9, tr.151].
Cuộc đấu tranh giữa quý tộc Trần và tầng lớp quan liêu - nho sĩ trong đường
lối trị nước đã diễn ra thành cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng bảo thủ vả cải
cách. Xu hướng cải cách muốn dựa vào mô hình Đường, Tống để thay đổi thể chế
chính trị Nhà nước Trần theo hướng quân chủ quan liêu nho giáo, điều mà các nho
sĩ tâm đắc qua kinh điển nho giáo. Còn xu hướng bảo thủ của tầng lớp quý tộc
Trần chống lại cải cách nhưng lại được ngụy trang bởi ý thức truyền thống và tinh
21
thần độc lập. Đây chính là sự khủng hoảng về tư tưởng dẫn chế độ nhà Trần đến
chỗ bế tắc, sụp đổ. Đúng thời điểm này thì Hồ Quý Ly được xem như là một người
“Trung hòa” trong mâu thuẫn giữa quý tộc nhà Trần và phong kiến quan liêu, bởi
vì ông vừa có vị trí cao trong hàng ngũ quý tộc lại vừa có vị trí cao trong hàng ngũ
phong kiến quan liêu.
Trong lúc đất nước đang cần người kiêm văn võ để trong thì được “bọn học
trò mặt trắng” kính nể, ngoài thì có khả năng khống chế nạn ngoại xâm thì chỉ có
Hồ Quý Ly là người duy nhất trong đám quần thần có thể đáp ứng được yêu cầu
đó. Yêu cầu lịch sử lúc này là cứu nước, cứu dân, chứ không phải là duy trì hay
khôi phục những dòng họ đã có công với nước. Nếu cứu nước phải chống ngoại
xâm, thì cứu dân phải giải quyết khủng hoảng xã hội mà Hồ Quý Ly đã thể
nghiệm bằng những cải cách bước đầu. Để rồi cho đến năm 1400 một cuộc cải
cách táo bạo và triệt để lật đổ nhà Trần thay thế bằng nhà Hồ với sự ra đời của
Nhà nước Đại Ngu được thực hiện, một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đã để lại ý nghĩa to lớn cho đến ngày nay.
1.1.2. Khái quát về thân thế và sự nghiệp của Hồ Quý Ly
Khái quát về thân thế của Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly (1336-1407) là cháu đời thứ 16 của Hồ Hưng Dật. Ông tổ bốn
đời của Hồ Quý Ly là Hồ Liêm. Hồ Liêm là con nuôi của Lê Huấn, Tuyên phủ sứ
Thanh Hoá nên đổi họ thành Lê Liêm; từ đó con cháu của ông đều mang họ Lê.
Sau này, khi đã thành đạt, hướng về tổ tông, Lê Quý Ly lấy lại họ Hồ là Hồ Quý
Ly.
Thế phổ nhà Trần cho thấy địa vị thích thuộc của Hồ Quý Ly với các vua
Trần hết sức gần gũi và đó là điều kiện hết sức thuận lợi để để ông phát huy tài
năng trên “quan trường hoạn lộ”. Quý Ly có hai bà cô đều được vua Trần Minh
22
Tông tuyển vào cung. Một người (bà Hoàng phi Minh Từ), lấy vua Trần Minh
Tông sinh ra vua Trần Nghệ Tông và một bà nữa (Hoàng phi Đôn Từ), cũng lấy
vua Trần Minh Tông, sinh ra vua Trần Duệ Tông [6, tr.155]. Nhờ có tài năng và
họ ngoại thân tín, Quý Ly được vua Nghệ Tông gả em gái là công chúa Huy Ninh
và cho giữ chức Tể tướng. Về sau, con gái trưởng của Quý Ly trở thành vợ vua
Trần Thuận Tông.
Khi người cô của Quý Ly (bà Minh Từ) sinh ra vua Nghệ Tông, cũng là mẹ
sinh của vua Hiến Tông [9, tr.117] thì quan hệ giữa vua và Quý Ly lúc này chưa
thân thiết lắm, Quý Ly cũng chưa nắm chức vụ của triều đình. Đến năm 1371,
cuộc đời, sự nghiệp của Quý Ly có sự thay đổi lớn: Đang giữ chức Khu mật viện
đại sứ trong triều ông được vua Nghệ Tông gả em gái là Huy Ninh công chúa cho.
Huy Ninh vốn là vợ của tôn thất Trần Nhân Vinh, lúc đó đang góa chồng. Quý Ly
từ vị trí người em bà con cô cậu của vua đã trở thành em rể của vua Nghệ Tông.
Sau đó, khi người em gái họ, con người chú của Quý Ly, trở thành vợ của
vua Duệ Tông, tức Gia Từ Hoàng Hậu thì Quý Ly vừa là em cô cậu, vừa là em rể
của vua Duệ Tông, vừa là anh họ của vợ vua Duệ Tông, tức là cậu họ của vua Phế
Đế sau đó (vua Phế Đế là con của vua Duệ Tông và Gia Từ Hoàng Hậu).
Đối với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, Quý Ly là em cô cậu, là em rể và
sau là sui gia. Sau khi vua Trần Phế Đế bị truất rồi, con của Thượng hoàng Nghệ
Tông là Trần Ngung được đưa lên làm vua (tức Trần Thuận Tông), thì Quý Ly
liền gả ngay con gái lớn của mình cho vua Thuận Tông, được Thuận Tông lập làm
Hoàng hậu. Sau đó Quý Ly là ông ngoại của vua Trần Thiếu Đế, vị ấu quân cuối
cùng của nhà Trần [8, tr.117].
Đối với hai vua cuối nhà Trần, với tư cách là Phụ chính, lại là cha vợ của
vua Thuận Tông và sau cùng là ông ngoại của vua Thiếu Đế, Quý Ly có điều kiện
thuận lợi để chuyên quyền và giành lấy ngôi vua khi nhà Trần suy yếu.
23
Con đường làm quan và hoạt động chủ yếu của Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly bắt đầu có mặt và hoạt động chính trị ở vương triều Trần từ năm
1370, đầu đời vua Trần Nghệ Tông, với cái tên Lê Quý Ly. Ông tham chính dưới
triều của năm đời vua cuối nhà Trần: Trần Nghệ Tông (1370 - 1372), Trần Duệ
Tông (1372 - 1377), Trần Phế Đế (1377 - 1388), Trần Thuận Tông ( 1388 - 1398)
và Trần Thiếu Đế (1398 - 1400).
Năm 1370, Quý Ly bước vào quan lộ với vai trò Chi hậu tứ cục Chánh
chưởng, một chức quan võ coi quân cận vệ mà thường chỉ có những người tôn thất
mới được giao giữ. Vì cô của Quý Ly (bà Minh Từ) là mẹ đẻ của vua Nghệ Tông,
nên ngay từ khi mới lên ngôi (tháng 11 năm Canh Tuất – 1370), vua Nghệ Tông
đã giành nhiều cảm tình và rất tín nhiệm Quý Ly.
Chưa đầy một năm sau, tháng 5 năm Tân Hợi (1371), Quý Ly được vua
Nghệ Tông thăng chức cho làm Khu mật viện Đại sứ. Tháng 8 năm ấy, Quý Ly
được cử đi vỗ yên dân miền biên giới Nghệ An và tháng 9 được gia phong Trung
tuyên quốc Thượng hầu.
Đến khi vua Nghệ Tông nhường ngôi cho người em khác mẹ là Thái tử
Trần Kính, tức vua Trần Duệ Tông (tháng 11 năm Nhâm Tý – 1372), thì Quý Ly
cũng được tiếp tục tin dùng. Vì vua Duệ Tông lại cũng là con đẻ của một bà cô
khác của Quý Ly (bà Đôn Từ).
Tháng Giêng năm Ất Mão (1375), Khu mật viện đại sứ Lê Quý Ly được
vua Duệ Tông cử kiêm chức tham mưu quân sự. Với vai trò này, Quý Ly có toàn
quyền định đoạt việc quân, sắp xếp các thứ vị võ quan và chỉ huy từ các tôn thất
trở xuống.
Bốn năm sau, tháng 2 năm Kỷ Mùi (1379), vào đời Đế Hiện – con vua Duệ
Tông (tức Trần Phế Đế), Quý Ly được thăng chức Tiểu tư không kiêm hành Khu
24
mật đại sứ. Trong trận chiến chống quân Chiêm do Chế Bồng Nga cầm đầu tấn
công vào Thanh Hóa, Lê Quý Ly được giao chỉ huy quân thủy. Nhờ Quý Ly quyết
giữ nghiêm quân kỷ chiến đấu, Chiêm vương Chế Bồng Nga phải thua chạy. Từ
trận này, Quý Ly được giao lãnh chức Nguyên Nhung hành Hải Tây đô thống chế.
Hải Tây là vùng đất chạy suốt từ Thanh Hóa trở vào đến Thuận Hóa.
Trong thực tế, suốt các đời vua Duệ Tông, Phế Đế đến đời vua Thuận Tông,
Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông vẫn nắm triều chính trong tay. Nhân vật Lê
Quý Ly được liên tục thăng quan tiến chức một cách nhanh chóng và bắt đầu nổi
bật như một ngôi sao trên chính trường nhà Trần kể từ khi ông được Thượng
hoàng Nghệ Tông ban cho chức Đồng bình chương sự, chức đại thần xếp vào hàng
tể tướng (tướng quốc) của triều đình (tháng 3 năm Đinh Mão - 1387). Cùng với
việc cho thăng chức Đồng bình chương sự, Thượng hoàng còn ban cho Quý Ly
một thanh gươm và một lá cờ đề 8 chữ “Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức” (văn
võ song toàn, vua tôi một dạ).
Trong lúc Quý Ly ngày càng được Thượng hoàng Nghệ Tông tin dùng, mọi
việc chính sự lại nằm trong tay của Thượng hoàng mà thực sự là theo sự sắp xếp,
bày vẽ của Lê Quý Ly, nên vua Đế Hiện bất mãn. Vua bàn cùng Thái úy Trang
Định vương Ngạc (con của Thượng hoàng Nghệ Tông) để tìm cách loại trừ Quý
Ly: “Thượng hoàng tin yêu ngoại thích là Hồ Quý Ly, cho hắn mặc sức làm gì thì
làm, nếu không lo trước đi sau sẽ rất khó chế ngự” [9, tr.173]. Biết được mưu của
Đế Hiện, Quý Ly bèn bàn kế với những người tâm phúc là Nguyễn Đa Phương và
Phạm Cự Luận, tâu với Nghệ Tông rằng: “Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ
thấy bán cháu để nuôi con” [9, tr.174], rồi Quý Ly bí mật tâu với Thượng hoàng
Nghệ Tông phế bỏ Đế Hiện, lập con của Thượng hoàng lên làm vua. Nghe theo lời
Quý Ly, ngày mồng 6 tháng Chạp năm Mậu Thìn (tức 3-1-1389), Thượng hoàng
cho gọi vua tới bàn việc, rồi sai bắt giam Đế Hiện với chiếu rằng: “Trước đây, Duệ
25
Tông đi tuần phương Nam không trở về, lấy con đích để nối ngôi, đó là đạo từ
xưa. Nhưng từ khi quan gia lên ngôi đến nay, lòng dạ trẻ con, giữ đức không
thường, gần gũi bọn tiểu nhân, nghe lời Lê Á Phu, Lê Dữ Nghị gièm pha vu hãm
công thần, làm lung lay xã tắc, phải giáng làm Linh Đức Đại vương. Song quốc
gia không thể không có chủ, ngôi báu không thể bỏ trống lâu, nên hãy đón Chiêu
Định vào nối đại thống. Bá cáo trong ngoài để mọi người đều biết” [9, tr.174-175].
Sau đó Thượng hoàng sai đưa vua Đế Hiện xuống phủ Thái Dương thắt cổ cho
chết.
Triệt hạ xong vua Đế Hiện cùng vây cánh của vua, nghe theo lời Quý Ly,
Thượng hoàng Nghệ Tông lập con út của mình là Chiêu Định vương Trần Ngung
lên làm vua, tức Trần Thuận Tông. Ngày 27 tháng Chạp năm Mậu Thìn (tức 24-1-
1389), vua Thuận Tông lên ngôi. Việc nước vẫn ở trong tay Thượng hoàng Nghệ
Tông và quyền thần Lê Quý Ly, nằm trong sự sắp xếp của Quý Ly.
Tháng 10 năm Kỷ Tỵ (1390), giặc Chiêm cướp phá Thanh Hóa, Thượng
hoàng sai Quý Ly đem quân chống giữ. Trúng kế của giặc, quân Việt đại bại,
nhiều tướng bị bắt và chết trận. Quý Ly bỏ trốn về triều xin viện binh nhưng
Thượng hoàng không cho, từ đó Quý Ly “xin thôi cầm quân, không đi đánh nữa”
[9, 178].
Bấy giờ trong triều nhen nhóm nhiều âm mưu nhằm diệt trừ Quý Ly. Vào
năm Quang Thái thứ 5 (1392) đời Thuận Tông, tông thất Trần Nhật Chương mưu
giết Hồ Quý Ly, vua Nghệ Tông cho là có lòng khác, giết Nhật Chương. Thượng
hoàng ngày càng tỏ ra tin dùng Quý Ly hơn. Theo “Chiếu cầu lời nói thẳng”,
tháng 4 năm Nhâm Thân (1392), Bùi Mộng Hoa dâng thư chỉ trích Quý Ly: “Thần
nghe trẻ con có câu hát rằng: “Thâm hiểm thay Thái sư họ Lê”, xem thế, Quý Ly
nhất định có ý dòm ngôi báu” [9, tr.183], Thượng hoàng lại đưa thư ấy cho Quý
Ly xem… Để củng cố vị trí, tăng cường vây cánh cho mình, Quý Ly tìm cách đưa
26
người tâm phúc và dòng dõi họ mình vào giữ những cương vị chủ chốt trong triều
như: Nguyễn Đa Phương và Phạm Cự Luận. Lúc này Thượng hoàng đã thấy rõ thế
lực của Quý Ly có ảnh hưởng đến sự tồn tại ngôi báu của nhà Trần nhưng đã
không còn kịp nữa… Mùa hạ, tháng 4 năm Giáp Tuất (1394), sau buổi hội thề ở
đền Đồng Cổ, Thượng hoàng vời Quý Ly vào cung nói rằng: “Bình Chương là họ
thân thích của nhà vua, mọi việc nước nhà đều giao cho khanh cả. Nay thế nước
suy yếu, Trẫm thì già nua. Sau khi Trẫm chết, Quan gia nếu giúp được thì giúp,
nếu hèn kém, ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua” [9, tr.187]. Tháng 11
năm Giáp Tuất (1394), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất.
Sang năm 1395, Quý Ly lên làm Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương
quân quốc trọng sư, Tuyên trung vệ quốc Đại Vương. Đến đây, Quý Ly đã giữ
chức tột đỉnh trong triều, đeo lần phù vàng. Tháng 4, Quý Ly vào ở nhà bên Hữu
trung thư sảnh và ngự sử đài, gọi là Họa Lư (là nhà ở của đại thần thân cận vua).
Quyền uy của Quý Ly ngày càng thêm rộng, khuynh loát cả triều đình. “Vua chỉ
ngồi giữ ngôi không, việc nước trong tay quyền thần” [9, tr.177]. Năm Bính Tý
(1396), Quý Ly ép vua Thuận Tông dời đô về Thanh Hóa (Tây Đô) rồi lập mưu
cho đạo sĩ Nguyễn Khánh xui vua đi tu. Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thái
tử An mới 3 tuổi rồi lên núi tu tiên. Sau đó Thuận Tông cũng bị Quý Ly sai người
giết chết (1399).
Từ năm 1398, Hoàng thái tử An đã lên ngôi ở cung Bảo Thanh, ngự điện ở
kinh đô mới. Quý Ly tự xưng là Khâm đức Hưng liệt Đại vương. Văn bản triều
đình ghi là: “Trung thư Thượng thư sảnh phụng nhiếp chính cai giáo Hoàng đế
thánh chỉ”.
Tháng 6 năm Kỷ Mão (1399), Lê Quý Ly tự xưng là Quốc tổ Chương
hoàng, mặc áo màu bồ hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào theo lệ thiên tử, dùng 12
chiếc lọng vàng… Con của Quý Ly là Hán Thương xưng là Nhiếp Thái phó, ở bên
27
hữu điện Hoàng Nguyên. Con trưởng là Lê Nguyên Trừng làm Tư đồ. Văn bản
triều đình ghi là: “Phụng nhiếp chính Quốc tổ Chương hoàng”.
Tháng Giêng năm Canh Thìn (1400), Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự xưng
là Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, tiếp đó truyền ngôi cho con là Hồ Hán
Thương, tự xưng là Thái thượng hoàng, chính thức lập ra triều nhà Hồ.
Như vậy, từ một chức quan võ nhỏ, suốt gần 30 năm dưới sự sủng ái, trọng
dụng của Thượng hoàng Nghệ Tông và các vua Trần mạt, Hồ Quý Ly đã bước lên
hàng đại thần, đứng đầu bá quan văn võ, được ban tước Hầu, tước Vương. Mặc dù
gặp phải nhiều trở lực chống đối nhằm loại trừ ông nhưng cuối cùng Quý Ly đã
vượt qua, xây dựng lên vương triều Hồ. Điểm đáng chú ý ở đây là: Hồ Quý Ly
tham gia chính trường nhà Trần đúng vào thời điểm vương triều Trần đang lâm
vào cảnh suy thoái toàn diện: Xã hội mất dần thế ổn định; giai cấp thống trị suy
đồi, ưu du hưởng lạc, chuyển sang vun vén cá nhân, ít quan tâm đến triều chính;
nông dân thì khởi nghĩa khắp nơi đòi thay đổi thân phận, địa chủ quan liêu mâu
thuẫn với tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần, quân Chiêm Thành liên tục tấn công,
nguy cơ xâm lược từ phương Bắc đang đến gần. Những đặc điểm đó đã một trong
những nhân tố quan trọng thúc đẩy Hồ Quý Ly phải vươn lên thực hiện cải cách
và vị thế chính trị của ông đưa lại cho ông phương pháp cải cách có tính chất đặc
biệt mà không có ai có thể có được.
1.2. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng cải cách của Hồ Quý Ly
1.2.1. Tư tưởng cải cách về chính trị, hành chính
Tăng cường sức mạnh Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
Cơ chế chính trị lý tưởng mà Hồ Quý Ly muốn xây dựng cũng là cơ chế
truyền thống đã trải qua các triều đại Lý – Trần vì thế những cải cách của ông trên
lĩnh vực này không nhiều, thực chất là những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường
Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Đáng chú ý là những nội dung sau:
28
Về quốc hiệu và thiết chế chính trị: Hồ Quý Ly đổi tên nước thành Đại Ngu
với tham vọng xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị như thời Nghiêu Thuấn của
Trung Quốc xưa. Nước Đại Ngu của vương triều Hồ chọn Tây Đô (Thanh Hóa)
làm kinh đô. Thiết chế chính trị mới được xây dựng đứng đầu cũng là vua, vua
cũng được gọi là Quan gia như nhà Trần. Vua là trung tâm quyền lực chính trị,
nắm quyền hành tập trung tối thượng.
Một phần mô phỏng theo cách thức của nhà Trần, phần vì muốn làm giảm
bớt sự chống đối của bộ phận quan lại trung thành với nhà Trần và sự lên án của
dư luận xã hội đối với việc “thoán ngôi đoạt vị”, cho nên, làm vua chưa đầy một
năm thì Quý Ly đã nhường ngôi cho con là Hán Thương để giữ vai trò Thái
thượng hoàng, cùng coi chính sự.
Về bộ máy Nhà nước ở trung ương: Ban đầu, để chi phối triều đình cuối đời
Trần, là một đại thần ngoại thích có thế lực bậc nhất, Quý Ly không chủ trương
cải tổ toàn diện bộ máy Nhà nước mà tìm cách thay thế dần những quan chức cao
cấp của nhà Trần bằng những người thân tín của mình. Đến khi giành được ngôi
vua, nhà Hồ vẫn duy trì cách tổ chức bộ máy triều đình của nhà Trần nhưng đã có
những thay đổi.
Giống như thời Trần, bên cạnh các bộ và các cơ quan chuyên môn: quán,
các, sảnh (Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh…), cục (Nội thư hỏa cục, Chi hậu
cục…), đài (Ngự sử đài…), viện (Quốc sử viện, Thái y viện…), nhà Hồ đặt thêm
một số cơ quan mới như: Phong quốc giám, Quảng Tế Thư… Điểm mới nổi bật là
Quảng Tế Thư - cơ quan trông coi việc y tế, chữa bệnh cho nhân dân, được Hồ
Quý Ly lập ra từ năm 1403, bổ phương sĩ Nguyễn Đại Năng làm chức “Quảng tế
tự thừa” [28, tr.733]. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta xuất hiện một
cơ quan y tế Nhà nước có chức năng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
29
Về hệ thống quan chế và tuyển dụng quan lại: Năm 1401, Hồ Hán Thương
cho định lại quan chế. Sách sử cũ không ghi rõ hệ thống quan chế nhà Hồ, chỉ
được biết tổng quát là nhà Hồ đặt quan cũng theo chế độ nhà Trần. Các quan chức
triều Trần có Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu
phó, Thiếu bảo) và Tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không), là những chức đại thần văn
võ, chức Tướng quốc có Tả, Hữu bộc xạ, Thị lang, Lang trung, Giám nghị đại phu,
Viên ngoại, Ngự sử đại phu, Hành Khiển… Ban võ có những chức: Thượng tướng
quân, Đô tướng quân, Thủy quân Đô tướng, Bộ quân Đô tướng, Đồng đô tướng…
Để đáp ứng yêu cầu cải tiến bộ máy Nhà nước trung ương, nhà Hồ đã đặt
thêm một số quan chức mới. Phan Huy Chú chép trong “Lịch triều hiến chương
loại chí” rằng: “Nhà nhuận Hồ đặt quan cũng theo chế độ nhà Trần, chỉ thêm chức
Đăng văn triều chính. Lại đặt thêm Phong quốc giám (có chức quản cán), Đại lý tự
(có chức phán chính), Quảng tế thự (có Thừa thuộc), Hương đình quan có hai viên
chánh phó, sau bớt đi một viên), đó đều là tạp chức làm việc” [6, tr.446].
Về tuyển dụng quan lại, Hồ Quý Ly chú trọng tuyển chọn nhân tài, chủ yếu
thông qua các kỳ thi (xem thêm trong phần cải cách về giáo dục). Ngoài cách
tuyển chọn nhân tài bổ dụng qua các kỳ thi (khoa cử) từ năm 1397, Hồ Quý Ly
muốn thực hiện thêm hình thức đề cử (tiến cử hay tuyển cử): “Hằng năm, cứ đến
cuối năm, lựa chọn người nào vào hạng ưu tú tiến cống vào triều, Trẫm sẽ thân
hành thi lại rồi cất nhắc bổ dụng” [28, tr.670].
Về triều nghi, phẩm phục: Sau khi Thượng hoàng Nghệ Tông mất (tháng 12
măm Giáp Tuất – 1394), theo ý của Phụ chính cai giáo hoàng đế Lê Quý Ly, tháng
6 năm Ất Hợi (1395), vua Trần quy định cấm các quan không được dùng áo thụng
tay, chỉ cho phép dùng áo hẹp tay [8, tr.188]. Cuộc cải cách triệt để nhất đối với
những trang phục của các quan triều được thực hiện vào tháng 6 năm sau (Bính Tý
- 1396). Theo đề nghị của Thiếu bảo Vương Nhữ Chu, kiểu áo của các quan võ
30
được định lại như sau: Quan nhất phẩm áo màu tía, nhị phẩm màu đỏ thẫm, tam
phẩm màu hồng nhạt; tứ phẩm màu xanh lục; ngũ phẩm, lục phẩm, thất phẩm màu
xanh biếc; bát phẩm, cửu phẩm màu xanh. Duy nội thị thì dùng quần hai ống,
không dùng xiêm. Người không có phẩm hàm là hạng hoàng nô thì dùng màu
trắng. Về kiểu mũ thì “Các tụng quan chức tước tước từ lục phẩm trở lên dùng mũ
Cao Sơn; chánh lục phẩm được thắt đai, đi hia. Về sắc mũ, chánh thì sắc đen, tòng
thì sắc xanh. Người tôn thất thì đội mũ Phương Thắng màu đen. Võ quan tước lục
phẩm đội mũ Chiết Xung; tước cao mà không có chức thì thắt đai, đội mũ Giác
Đính, từ Thất Phẩm trở xuống đội mũ Thái Cổ; tòng thất phẩm đội mũ Toàn Hoa.
Vương hầu đội mũ Viễn Du, ngự sử đài đội mũ Khước Phi” [9, tr.189].
Về cải cách hành chính địa phương và cơ sở: Hồ Quý Ly và triều Hồ đã có
những cải cách nhất định nhằm khắc phục tình trạng trì trệ, tham nhũng trong hệ
thống hành chính địa phương và cơ sở, giúp tăng cường tính thống nhất và củng
cố quyền lực của Nhà nước tập quyền trung ương.
Những thay đổi về phân cấp hành chính: Các cấp hành chính địa phương
đầu nhà Trần gồm có: lộ, phủ, châu, liên xã, xã. Xã là cấp cơ sở. Đến năm 1397,
đời Thuận Tông, dưới sự quyền chính của Quý Ly, cấp liên xã được bãi bỏ, thay
bằng huyện. Huyện coi nhiều xã. Đồng thời một số châu được nâng lên làm lộ,
một số lộ, phủ đổi làm trấn. Tháng 4 năm Đinh Sửu (1397), Thanh Hóa được đổi
thành trấn Thanh Đô, lộ Quốc Oai thành trấn Quảng Oai, lộ Đà Giang thành trấn
Thiên Hưng, lộ Nghệ An thành trấn Lâm An, lộ Trường Yên thành trấn Thiên
Quan lộ, lộ Diễn Châu thành trấn Vọng Giang, phủ Lạng Sơn thành trấn Lạng
Sơn, phủ Tân Bình làm trấn Tây Bình. Dưới thời nhà Hồ (1400–1407), xã vẫn là
cấp cơ sở trong hệ thống phân cấp hành chính địa phương.
Những thay đổi về quan chế địa phương: Năm 1397, theo chủ trương của
Quý Ly, Nhà Trần định quy chế quan lại trấn nhậm tương ứng với các cấp hành
31
chính địa phương. Các lộ (trấn) đặt chức An phủ sứ và An phủ phó sứ. Các phủ
đặt chức trấn phủ sứ và Trấn phủ phó sứ. Cấp châu đặt chức Thông phán và Thiêm
phán. Cấp huyện đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ… Bên cạnh đó, lại đặt thêm các
chức Đô đốc (phủ), Độ hộ (phủ), Đô thống (phủ) ở cấp lộ; Tổng quản, Thái thú ở
cấp phủ để trông coi công việc, đồng thời cử các đại thần của triều đình kiêm giữ
các chức ấy. Cụ thể như bổ dụng phó tướng Lê Hán Thương phụ trách phủ đô hộ ở
lộ Đông Đô; Thái bảo Trần Hàng phụ trách phụ trách phủ Đô thống ở lộ Bắc
Giang, Trần Nguyên Trữ phụ trách phủ Đô thống ở lộ Tam Giang, Thiếu bảo
Vương Nhữ Chu coi giữ công việc quân dân (tổng quản) ở lộ Thiên Trường phủ,
Hành khiển Hà Đức Lâm làm Thái thú ở Tân An phủ lộ…
Đối với viên quan làm việc ở cơ sở, tháng 4 năm Đinh Sửu (1397), ở cấp xã
bãi bỏ các chức Đại tư xã, Tiểu tư xã, Đại toát là các chức quan có phẩm trật của
triều đình phái đến phụ trách các xã, được lập ra dưới thời nhà Trần, đồng thời vẫn
giữ các chức Quản giáp như quy chế cũ [9, tr.191]. Về việc này, Phan Huy Chú
viết: “Đầu nhà Trần, Thái Tông bắt đầu đặt các chức Đại tư xã, Tiểu tư xã, cùng
với Xã trường, Xã giám đều là quan, giữ việc làm hộ tịch, chức vụ cũng xem là
quan trọng. Các đời sau noi theo không đổi. Đến Thuận Tông, trong đời Quang
Thái, mới bãi chức xã quan” [6, tr.479].
Biện pháp cải cách tổ chức và nhân sự nói trên thể hiện khuynh hướng trung
ương tập quyền rõ rệt trong việc tổ chức và điều hành bộ máy quyền lực thống
nhất cả nước. Những người thực sự nắm quyền hành ở các địa phương chủ yếu là
các quan chức của triều đình, thuộc phe cánh của Hồ Quý Ly bố trí về.
Củng cố chế độ quân chủ pháp trị thông qua cải cách pháp luật
Công cụ pháp luật được Hồ Quý Ly và nhà Hồ quan tâm đặc biệt, sử dụng
để kiện toàn bộ máy Nhà nước, phục vụ mục tiêu tăng cường quyền lực trung
ương trong mọi lĩnh vực quản lý xã hội. Việc quan tâm củng cố chế độ pháp trị
32
trước hết thể hiện thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật mới
vào cuối đời Trần (thực chất là do Hồ Quý Ly khởi xướng và thực hiện) và trong 7
năm cầm quyền của nhà Hồ. Các văn bản pháp luật đó là sự cụ thể hóa, pháp chế
hóa đường lối đổi mới của Hồ Quý Ly, có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả
nước.
Các văn bản ban hành dưới thời vua Trần Thuận Tông (lúc này Quý Ly làm
Phụ chính Thái sư kiêm chức Phụ chính Cai giáo hoàng đế tức thầy dạy của vua):
- Chiếu tháng giêng năm Bính Tý (1396) ban hành cải cách chính sách tôn
giáo.
- Chiếu tháng tư năm Bính Tý (1396) ban hành chủ trương phát hành tiền giấy.
- Chiếu tháng tư năm Bính Tý (1396) cải cách thi cử.
- Chiếu tháng sáu năm Bính Tý (1396) quy định y phục làm việc của các quan
văn, võ.
- Chiếu tháng tư năm Đinh Sửu (1397) cải cách hành chính địa phương.
- Chiếu tháng năm năm Đinh Sửu (1397) cải cách giáo dục địa phương.
- Chiếu tháng sáu năm Đinh Sửu (1397) cải cách hạn điền.
- Chiếu tháng ba năm Mậu Dần (1398) về việc thống kê đất đai, lập sổ bộ điền
thổ.
Thời vua Trần Thiếu Đế (lúc này Quý Ly làm Quốc tổ Chương Hoàng) có
các lệnh được ban ra như:
- Lệnh năm Kỷ Mão (1399) về việc an ninh trật tự.
- Lệnh tháng chín năm Kỷ Mão (1399) về việc xử lý kẻ trộm măng tre vòng
thành Tây Đô.
Dưới đời nhà Hồ (lúc này Hồ Quý Ly lên ngôi hoàng đế, sau đó lên làm thái
thượng hoàng) có những sắc lệnh được ban bố như:
33
- Lệnh tháng Chạp năm Canh Thìn (1400) về việc thu thuế thuyền buôn.
- Lệnh tháng tư năm Tân Tỵ (1401) lập sổ hộ tịch cả nước.
- Chiếu năm Tân Tỵ (1401) lập phép hạn nô.
- Quy định cuối năm Tân Tỵ (1401) về quan chế và hình luật.
- Quy định tháng tám năm Nhâm Ngọ (1402) về nghi thức lễ tế Giao.
- Quy định tháng tám năm Nhâm Ngọ (1402) thay đổi thuế tô,thuế dung.
- Quy định năm Quý Mùi (1403) về dụng cụ đo lường.
- Quy định năm Quý Mùi (1403) về xử phạt vì không dùng tiền giấy, đầu cơ,
nâng giá.
- Quy định năm Giáp Thân (1404) về cách thức thi chọn nhân tài.
- Quy định năm Giáp Thân (1404) về hia, áo của quan dân.
- Chiếu tháng sáu năm Ất Dậu (1405) cầu lời nói thẳng.
- Chiếu tháng chin năm Ất Dậu (1405) quy định tổ chức quân đội.
- Chiếu năm Ất Dậu (1405) cấm nấu rượu.
Trong thời gian trị vì ngắn ngủi, chỉ có 7 năm, vương triều Hồ phải luôn đối
phó với bao việc cấp thời, cho nên rất dễ hiểu khi nhà Hồ không xây dựng được
một bộ luật hoàn chỉnh nào như các thời Lý, Trần trước đó cũng như nhà Lê, nhà
Nguyễn ở giai đoạn sau. Song điều đó cũng cho thấy nhà Hồ quan tâm coi trọng
việc tăng cường pháp chế đến mức nào. Điều này còn thể hiện ở chỗ nhà Hồ đã
dùng mọi biện pháp nghiêm khắc, có khi đến tàn bạo, để bảo đảm cho pháp luật
được nghiêm chỉnh thực hiện.
Nếu như pháp luật triều Lý còn mang nhiều tính khoan dung, pháp luật triều
Trần tuy đã đượm vẻ khắt khe, nghiêm ngặt hơn song sự nghiêm khắc ấy để quản
lý một xã hội tương đối thái bình, ổn định thì đến triều Hồ, pháp luật đã trở thành
công cụ quan trọng bậc nhất để vãn hồi an ninh trật tự xã hội, củng cố quốc phòng,
trấn áp những mầm mống, hiện tượng phá hoại từ nhiều phía, đồng thời phục vụ
34
đắc lực công cuộc cải cách toàn diện đang gặp vô số trở lực và chống đối quyết
liệt. Chính vì vậy, cùng với việc kế thừa chế độ hình phạt của nhà Lý, nhà Trần,
trong một số trường hợp cụ thể, hình phạt do Hồ Quý Ly và nhà Hồ đề ra mang
tính chất nghiêm khắc, nặng nề hơn các thời đại trước rất nhiều. Ai tàng trữ, lén lút
tiêu dùng tiền đồng bị trị tội như kẻ làm giả tiền giấy, bị xử tử và tịch thu ruộng
đất, tài sản. Dân chúng lấy trộm măng tre cũng bị xử tử [8, tr.198]. Trần Đức Huy
bị xử lăng trì vì có hành vi mang tính chất mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia. Hoặc như trường hợp Trần Thiêm Bình mạo nhận là con cháu của nhà
Trần để cầu viện nhà Minh sau đó cũng bị lăng trì.
Mặc dù không còn tài liệu trực tiếp cho phép xác định một cách đầy đủ các
biện pháp chế tài thời Hồ, song qua sử liệu cũng thấy được một cách tổng quát chế
độ hình phạt được thực hiện dưới quyền của Hồ Quý Ly. Hệ thống đó bao gồm
những biện pháp của ngũ hình như: đồ hình (sau cuộc binh biến ở hội thề Đốn Sơn
1399, con gái gái những người tham gia đều bị bắt làm nô tỳ); lưu hình (năm
1392, Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói Quý Ly về bàn đạo Nho trong sách Minh Đạo
là không phải, liền bị Quý Ly đày đi châu gần)… Đối với tử hình cũng được thực
hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: chém, chôn sống, dìm xuống nước, lăng
trì… Bên cạnh những hình phạt ấy, cũng có những hình thức xử lý khác như: giam
cầm (tháng 7 năm Kỷ Mão – 1399, Quý Ly ra lệnh bắt giam Nguyễn Dụng Phủ vì
đã dâng thư chỉ trích Quý Ly); tịch thu tài sản, biếm tư…
1.2.2. Tư tưởng cải cách về quốc phòng, an ninh
Cải cách quốc phòng, xây dựng quân đội vững mạnh
Hồ Quý Ly là người có tinh thần độc lập, tự cường dân tộc rất cao, mặt
khác nguy cơ xâm lược từ phương Bắc ngày càng đến gần, đe dọa sự tồn vong của
đất nước cho nên ông đã dành nhiều công sức cho việc thay đổi cách thức bố
phòng, tăng cường sức mạnh quân sự, chấn chỉnh kỷ luật quân đội.
35
a. Dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa
Kể từ mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời kinh đô nước Đại
Cồ Việt từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long, trải qua các triều
đại Lý, Trần, đến cuối nhà Trần thì đã gần 4 thế kỷ. Đến năm 1397, Hồ Quý Ly ép
vua Trần Thuận Tông dời đô về An Tôn, Thanh Hóa, lập kinh đô mới, gọi là Tây
Đô (thành nhà Hồ).
Lý do căn bản để Hồ Quý Ly thực hiện dời đô là ở chỗ ông cho rằng An
Tôn là nơi hiểm trở, tốt cho phòng thủ, thuận tiện cho quản lý đất nước. Việc dời
đô là sự thay đổi chiến lược về bố phòng, chuẩn bị đối phó với quân xâm lược
phương Bắc. Song đây cũng là vấn đề phức tạp bậc nhất mà ông phải giải quyết vì
đó không đơn thuần là vấn đề bố phòng mà còn là vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội
nữa, chính vì vậy mà quyết định dời đô của ông, cho đến nay vẫn còn là đề tài của
nhiều tranh luận khoa học.
Ngay từ lúc chuẩn bị đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc dời đô của họ
Hồ. Sử chép, trước khi có quyết định dời đô, triều đình đã bàn bạc nhiều, Hành
khiển Phạm Cự Luận có lời khuyên nên thôi, nhưng Quý Ly nói: “Ý ta đã định từ
trước rồi, ngươi còn muốn nói gì nữa” [9, tr.191]. Lúc ấy Khu mật chủ sự Nguyễn
Nhữ Thuyết cũng dâng thư can rằng: “Ngày xưa nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô
đều gặp chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (tức Thăng Long – TG) có núi Tản Viên, có
sông Lô Nhị (tức sông Hồng – TG), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng, rộng rãi. Từ
xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất làm ấy làm
nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân nhà Nguyên bị giết,
giặc Chiêm phải nộp đầu… Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nước
nhà. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non, cuối nước, hợp với loạn mà
không hợp với trị. Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: “Cốt ở đức
chứ không cốt ở hiểm” [9, tr.19].
36
Qua khảo sát cho thấy, trong việc chuẩn bị phòng vệ đất nước trước ý đồ
xâm lược của phương Bắc ngày càng cấp bách thì vị trí địa lý của Tây Đô có
những điều kiện đáp ứng yêu cầu mang tính chiến lược về mặt quân sự. “Vì
tính chất chiến lược nên giữ lấy Thanh – Nghệ là một điều hoàn toàn đúng của
những nhà quân sự có tài.Thanh Hóa là cái yết hầu. Dùng Thanh Hóa làm bàn
đạp tiến ra có thể lấy được Thăng Ling, lui về có thể giữ được cái thế cầm cự
và có đủ thì giờ chuẩn bị nuôi dưỡng lực lượng. Ở đây ta cũng thấy rõ cái lỗi
lạc của viên tướng Hồ Quý Ly” [ 22, tr.44]. Tây Đô là một vùng trung du lắm
sông nhiều núi. Đặc biệt Tây Đô là nơi “đất chật hẹp, hẻo lánh, cuối nước đầu
non”, được án ngữ bốn mặt bằng bốn quả núi lớn: phía bắc có núi Thổ Tượng,
phía đông có núi Hắc Khuyển, phía tây có núi Ngưu Ngọa và phía nam có núi
Đốn Sơn. Ngoài những bức bình phong như như vậy, Tây Đô còn được che
chắn bởi những dòng sông. Sông Bưởi từ phía đông chảy tới hội tụ với sông
Mã từ phía Tây chảy qua. Nhìn rộng ra mặt Tây và mặt Bắc, Tây Đô là cả một
vùng rừng núi rộng mở của xứ Thanh, địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng
trong nghệ thuật quân sự của nhiều thời đại trong lịch sử” [31, tr.33].
Bản thân Tây Đô cũng đủ tiêu chuẩn một kinh thành phòng ngự thủ hiểm.
“ Những vòng đai phòng ngự tự nhiên ở vòng ngoài bằng đồi, núi, sông, kết
hợp với La thành bằng tre gai ở giữa và vòng trong là con hào vừa rộng vừa sâu
có rải chông, hẳn là những chướng ngại đáng sợ đối với giặc. Đó là chưa kể tới
bản thân tường thành có độ dày bề mặt tới 4 – 5m, chân rộng hàng chục mét
với hai lớp đá và đất, cao tới 5 – 6m” [18, tr.49].
Xem như vậy, ngay từ đầu, việc dời đô đã có nhiều ý kiến và dư luận không
đồng tình, song Quý Ly vẫn nhất quyết dời đô. Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa chính
thức được coi là kinh đô nước ta (Tây Đô) từ đó đến khi vương triều Hồ suy đổ
(1407).
37
b. Chấn chỉnh quân đội, củng cố quốc phòng, chuẩn bị chống giặc ngoại xâm
Được giao phó quyền lực, bản thân Hồ Quý Ly đã phải đối phó với hai yêu
cầu khẩn thiết trước mắt: một mặt đàn áp khống chế các thế lực chống đối trong
nước, tạo điều kiện ổn định để tiến hành cải cách; một mặt tăng cường sức mạnh
Nhà nước để chống lại kẻ thù xâm lược bên ngoài từ cả hai phía Bắc, Nam bảo vệ
độc lập dân tộc. Phát xuất từ yêu cầu đó, Hồ Quý Ly đã nỗ lực bằng mọi cách xây
dựng cho được một quân đội hùng mạnh để trước hết là bảo vệ, làm hậu thuẫn
cho thế lực của bản thân mình và từ đó làm chỗ dựa vững chắc cho các chính sách
đối nội và đối ngoại của vương triều Hồ. Đó là một quá trình mang tính nhất quán
từ khi ông tham chính dưới triều Trần cho đến khi nắm giữ ngôi vua và Thái
thượng hoàng.
Bước vào quan trường được hai năm, từ chức Khu mật viện đại sứ (tháng 5
năm Tân Hợi – 1371) rồi được gia phong Trung tuyên quốc Thượng hầu (tháng 9
năm Tân Hợi – 1371), đến tháng 8 năm Quý Sửu (1373), Quý Ly bắt tay ngay vào
việc cải cách quân sự. Đầu tiên là việc đóng sửa chiến thuyền (tháng 8 năm Quý
Sửu – 1373), rồi bổ sung quân và xếp đặt lại tổ chức quân đội (tháng 8 năm Giáp
Dần – 1374).
Trước kia, quân túc vệ được chia làm quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần,
đến tháng 8 năm Giáp Dần (1374) đặt thêm các quân Uy tiệp, Bảo Tiệp, Long
Dực, Ý Yên, Thiên Trường, Bắc Giang, Điện Hậu, Long Tiệp. Tuyển những dân
đinh khỏe mạnh, phân ra ba hạng sung vào các quân hiệu ấy. Quân túc vệ thì xăm
3 chữ đen lên trán, quân thị về thì xăm trán. Các quân Hoa Ngạch, Tả Ban, Hữu
Ban, và quân Thanh Hóa, Nghệ An, Hóa Châu, Thuận Châu, Lâm Bình đều đặt
quân hiệu riêng, có Đại đội trưởng, Đại đội phó làm tướng hiệu [28, tr.626].
Tháng Giêng năm sau (Ất Mão - 1375), Hồ Quý Ly được thăng làm Tham
mưu quân sự thì vai trò của Hồ Quý Ly đã bắt đầu nổi bật trong giới lãnh đạo quân
38
sự nhà Trần với quyền tuyển bổ quân tướng. Nhờ đó chủ trương của ông được thể
hiện mạnh bạo hơn trong tổ chức quân đội nhà Trần, “Chọn các quan viên biết
luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là người tôn thất, đều cho
làm tướng coi quân” [9, tr.158]. Đây là chủ trương mới trong việc thực hiện sự
bình đẳng trong điều kiện phấn đấu tiến thân của những người trong họ nhà vua và
các quan viên khác. Riêng đối với Hồ Quý Ly, có lẽ đây là cơ hội thuận lợi để ông
có thể đưa người của mình vào các vị trí chỉ huy quân đội, thay dần vai trò của các
tôn thất nhà Trần. Như vậy chỉ sau gần 4 năm xuất hiện trên chính trường, Quý Ly
đã có điều kiện thuận lợi để cải cách quân đội về tổ chức và nhân sự theo ý mình.
Tháng 8 năm ấy (Ất Mão - 1375), Quý Ly bắt tay vào việc cải cách quân
đội một cách cơ bản trên phạm vi rộng rãi hơn: làm sổ quân, thải bớt người già
yếu, lấy người mạnh khỏe bổ sung vào; những người làm thuê ở các hộ, các xá
(tức những người không có tên trong hộ tịch, đi làm thuê, hợp thành các hộ, các
xá) đều phải bổ sung vào quân ngũ. Tháng Giêng và tháng 10 năm Mậu Ngọ
(1378), những người khỏe mạnh, am hiểu võ nghệ được tuyển làm vệ sĩ cai quản
các quân.
Công cuộc cải cách quân đội được thực hiện triệt để khi quyền chỉ huy tối
cao quân đội được chuyển sang tay họ Hồ. Để tránh bất công trong việc tuyển
quân cũng là để tăng cường nguồn nhân lực sung vào quân đội, tháng 4 năm Tân
Tỵ (1401), vua Hồ ra lệnh kiểm tra dân số toàn quốc bằng cách lập lại sổ hộ tịch
trong cả nước, ghi tên hết vào sổ những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, để lấy số đó
làm thực số, làm cơ sở tuyển quân. Khi làm sổ xong, con số những dân đinh từ 15
đến 60 tuổi được phát hiện tăng gấp bội so với trước. Công việc tuyển chọn thuận
lợi, số quân tuyển được này càng nhiều… [9, tr.201].
Năm 1404, đời vua Hán Thương, định lại quân hiệu, chia quân tả và hữu,
dùng tên cầm thú để đặt quân hiệu (như Phượng Hoàng, Kỳ Lân…) chọn các quan
39
văn võ người tôn thất (cùng họ Hồ) để quản lĩnh [28, tr.735]. Tháng 9 năm Ất Dậu
(1405), quy định lại tổ chức biên chế quân. Quân đội chia ra thành nhiều quân.
Mỗi quân gồm nhiều vệ. Có 4 loại binh chủng: cấm quân, đại quân, cấm vệ quân
(vệ quân) và thủy quân. Cấm quân có 20 vệ, gồm 12 vệ quân Nam ban và Bắc ban
và 8 vệ quân điện hậu Đông và Tây. Mỗi vệ có 18 đội; mỗi đội có 18 người. Tổng
cộng số quân trong 12 vệ Nam, Bắc là 4.320 người, trong 8 vệ Đông, Tây là 2.820
người [6, tr.10]. Đại quân là lực lượng chủ lực quân, gồm có cả thảy 30 đội (540
người), trung quân có 20 đội (360 người), Doanh có 15 đội; đoàn có 10 đội. Cấm
vệ quân (vệ quân) phụ trách trong hoàng cung, có 5 đội cấm vệ đô. Tất cả đặt dưới
sự thống lĩnh của một đại tướng quân [28, tr.737].
Tăng cường lực lượng thủy quân là một điểm đáng chú ý trong cải cách
quân đội của Hồ Quý Ly. Cho đến thời nhà Hồ, quân thủy nước ta vẫn chưa tách
hẳn thành một bộ phận độc lập so với quân bộ. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào
địa hình và truyền thống tác chiến cả quân đội nói chung [43, tr.261]. Để tăng
cường và chuyển hóa tổ chức lực lượng thủy quân, năm 1404, Hồ Quý Ly sai
đóng những chiến thuyền lớn theo kiểu mới, gọi là thuyền Cổ Lâu (Cổ Lâu thuyền
tải lương). Tuy tiếng gọi là thuyền chở lương thực nhưng thực chất là thuyền
chiến, đóng bằng sắt, bên trên có đường sàn đi lại, bên dưới hai người chèo một
mái chèo, rất tiện cho việc chiến đấu. Lúc xông trận, một toán quân cứ việc chèo
để tiến, thoái; còn một toán khác chuyên lo chiến đấu.
Về việc phòng ngự trên mặt thủy cũng được tiến hành ráo riết. Ở những cửa
biển và những chỗ hiểm yếu trong sông lớn, vua Hồ sai lấy gỗ đóng cọc để ngăn
tàu bè của giặc.
Hồ Quý Ly rất quan tâm đến việc cải tiến vũ khí. Tháng 6 năm Ất Dậu
(1405), tại Tây Đô (Thanh Hóa), vua Hán Thương cho đặt 4 kho chứa vũ khí và
lập công binh xưởng; không kể là quân hay dân, hễ ai giỏi nghề thì được tuyển
40
nhận vào làm việc chế tạo gươm, súng. Vũ khí trang bị thời kỳ này đã đạt tới một
bước tiến mới về kỹ thuật quân sự. Nhà Hồ đã góp công cải cách quan trọng về
quân sự trong việc chế tạo ra các loại súng và hỏa pháo, đặc biệt là sung thần cơ
(còn gọi là thần cơ sang pháo) – một loại súng bắn đạn có thuốc cháy do người
con trai trưởng của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng chế tạo. Hồ Nguyên Trừng đã
cải tiến những kỹ thuật chế súng sẵn có, sáng tạo ra phương pháp chế súng thần
cơ, phương pháp này được người Trung Quốc học tập và ứng dụng rộng rãi. Đáng
chú ý là vào thời kỳ này, quân đội các nước trên thế giới, quân sĩ vẫn còn sử dụng
vũ khí cá nhân bằng gươm giáo.
Trong các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, quân ta cũng đã thu được khá
nhiều voi chiến, vì vậy trong quân đội nhà Hồ đã có được một bộ phận tượng binh
đáng kể. Thủy binh được trang bị thêm nhiều chiến thuyền lớn, trong đó có loại
thuyền Cổ lâu như nói trên.
Xây dựng hệ thống phòng thủ và chuyển vận phục vụ quốc phòng và kinh tế
là vấn đề được Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng. Trước khi giặc Minh xâm lược
nước ta, Họ Hồ đã chuẩn bị sẵn một hệ thống phòng thủ đất nước. Việc xây thành
Tây Giai (tức Tây Đô) ở mạn rừng núi Thanh Hóa với quy mô rộng lớn nhằm thủ
hiểm và phòng ngự khi Đông Đô (tức Thăng Long) thất thủ. Bên cạnh đó, tháng 9
năm Ất Dậu (1405), nhà Hồ cho xây đắp thành Đa Bang kiên cố ở Cổ Pháp (Sơn
Tây) để che chở cho Thăng Long và cả một hệ thống công trình phòng thủ có quy
mô lớn, dài gần 400km chạy suốt từ núi Tản Viên men theo Sông Đà, sông Hồng,
sông Luộc, đến cửa sông Thái Bình. Đó là một hệ thống chướng ngại vật gồm
những bãi cọc, những xích sắt cùng với các đồn quân tại khắp các cửa sông, cửa
nguồn, quan ải… Nhà Hồ kế thừa những kinh nghiệm xây dựng các trận địa phòng
thủ của tổ tiên các thời trước, có thể nói đối với lịch sử quân sự, đây là thời kỳ xây
dựng được một công trình phòng ngự có quy mô lớn nhất, trên một chính diện
41
rộng, chiều sâu lớn và đồ sộ gấp nhiều lần phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý chống
Tống.
Vì quan tâm củng cố các tuyến phòng thủ nên vua Hồ thường đích thân di
hành đến tận nơi quan sát từng địa thế hiểm yếu, có chuyến đi kéo dài nhiều ngày.
Tháng 7 năm Ất Dậu (1405), Quý Ly và Hán Thương đi tuần tra, xem xét núi sông
và các bến cửa, ở kinh lộ, vì muốn biết khắp nơi, nơi nào hiểm trở, nơi nào bình
thường, mãi đến tháng 8 mới trở về [28, tr.736].
Bên cạnh việc xây dựng các công trình quân sự cũng phải kể đến nỗ lực xây
dựng các trục lộ giao thông, kênh đào. Những công trình này vừa manh tính chất
kinh tế vừa mang tính chất quân sự. Tháng 7 năm Quý Mùi (1403), vua Hán
Thương thân chinh cầm 20 vạn quân thủy bộ đánh tiến đánh Chiêm Thành. Thủy
quân theo sông Lỗi Giang ra biển cả. Đại quân theo đường thiên lý nối từ kinh
thành đến tận Tân Bình, Thuận Hóa, dọc các đường có sẵn các trạm và phố buôn
bán lập từ tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1402).
Lúc thời bình, nhà Hồ đã phòng bị như vậy, đến khi quân Minh bắt đầu xâm
lược nước ta (tháng 4 năm Ất Dậu - 1405) thì biện pháp phòng bị càng được triển
khai quyết liệt hơn: hạ lệnh cho các người có phẩm tước chiêu mộ những kẻ trốn
tránh, phiêu bạ, đặt chức Thiên hộ, Bách hộ để cai quản. Lại sai đóng cọc gỗ ở bờ
phía Nam sông Nhị Hà, từ thành Đa Bang đến Lỗi Giang và từ Lạng Châu đến Trú
Giang, nối tiếp nhau hơn 700 dặm. Ở các sông và cửa biển đều hạ cây xuống để
ngăn cản, đồng thời hạ lệnh cho dân Bắc Giang và Tam Đái tích trữ lương thực,
vượt sông sang dựng nhà cửa ở nơi đất hoang rậm rạp bên bờ phía Nam sông Cái,
để chuẩn bị di cư đến đó.
Tăng cường quân kỷ nghiêm ngặt là biện pháp tăng cường sức mạnh quân
đội. Quý Ly là người rất nghiêm đối với những kẻ vi phạm luật pháp và thượng
42
lệnh. Ai ra trận mà nhút nhát, sợ giặc thì bị chém; vợ con, điền sản cũng bị tịch thu
sung công.
Tháng 2 năm Tân Mùi (1391), Quý Ly nhận thấy đất Hóa Châu tiếp giáp
với Chiêm Thành, nên đem quân đi tuần đất ấy, xét định hàng ngũ quân lính, sửa
sang xây dựng thành hào, rồi sai Hoàng Phụng Thế đem quân đi tuần đến địa giới
Chiêm Thành. Quân Chiêm mai phục để chờ đợi, quân Phụng Thế tan vỡ, Phụng
Thế bị giặc bắt… 30 người Đại đội phó dưới quyền của Phụng Thế đều bị Quý Ly
chém hết [9, tr.182].
Năm 1401, Hồ Tùng đi đánh Chiêm Thành, nghe lời Đinh Đại Trung (tướng
cũ Chiêm Thành tên Chế Đa Biệt) cho quân đội đi đường núi, tách xa hẳn quân
thủy, gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lương thực đến 3 ngày… Khi
quân trở về, Quý Ly buộc tội Tùng vì đi đường hiểm, làm trái mất quân cơ, đáng
lẽ phải hỏi tội chết chém, song vì Tùng có công lao hồi Hán Thương còn ở ngôi
Thái tử, nên được tha tội chết, nhưng phải đày làm lính [28, tr.677].
Nhìn chung, với việc cải cách tổ chức binh bị, tăng cường quân số, xây
dựng lực lượng thủy quân, bộ quân, chế tạo vũ khí, chuẩn bị tuyến phòng ngự và
tăng cường quân kỷ… Họ Hồ đã tạo được dưới tay mình một lực lượng quân sự
hùng hậu. Quân đội của Hồ Quý Ly là một lực lượng quân sự đông đảo nhất, có
quy củ nhất, vũ khí hiện đại nhất từ trước cho đến bấy giờ.
Cải cách quân sự, củng cố quốc phòng là mối ưu tư thường xuyên to lớn
nhất của Hồ Quý Ly. Ông thường nói với các quan: “Làm thế nào có được 100 vạn
quân đề chống giặc Bắc” [9, tr.201]. Có thể nói cải cách quân sự là nỗ lực quan
trọng nhất trong các chính sách quan trọng khác của Hồ Quý Ly và nhà Hồ. Tuy
nhiên, sau cùng. Cũng chính sự thất bại trên lĩnh vực quân sự trước quân xâm lược
nhà Minh đã phá vỡ toàn bộ công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, dẫn đến sụp đổ
nhanh chóng của vương triều Hồ. Sự thất bại ấy không phải vì quân lực yếu hèn
43
mà chính vì trong lòng cuộc cải cách của họ Hồ đã tồn tại một số hạn chế có ý
nghĩa quyết định vận mệnh của cả triều đại.
Về cải cách an ninh
Tăng cường kiểm soát, bảo đảm an ninh chính trị: Quý Ly ra lệnh áp
dụng biện pháp kiểm soát cư trú nghiêm ngặt trong nhân dân, quản lý tạm trú chặt
chẽ những người đi lại, khách vãng lai. “Nhà dân không được chứa người đi
đường ngủ trọ, hễ có người ngủ trọ thì phải báo nhà láng giềng, cùng nhau xét hỏi
giấy tờ, hành lý, lý do đi qua để làm chứng bảo lãnh. Các xã đều đặt điếm tuần,
này đêm điều tra canh giữ” [9, tr.197].
Xây dựng mạng lưới an ninh hành chính:
Để kịp thời ngăn chặn hành vi tiêu cực của quan lại lợi dụng quyền thế thủ
lợi, hà hiếp nhân dân, từ năm 1400, Hồ Qý Ly tổ chức mạng lưới an ninh hành
chính do chính ông trực tiếp điều khiển qua hệ thống Liêm phóng sứ đặt ở các lộ.
Đây là lần đầu tiên ở nước ta xuất hiện tổ chức “công an chìm”, “mật vụ” thường
xuyên nghe ngóng tình hình, theo dõi quan lại và dân tình ở địa phương, để có lẽ
trước hết là nhằm triệt hạ, trừ khử kịp thời những kẻ có mưu định chống đối, phá
hoại công cuộc cải cách do họ Hồ đang tiến hành; đồng thời qua đó kiện toàn bộ
máy hành chính địa phương, nhằm củng cố lại uy tín của Nhà nước đối với nhân
dân.
Trong quan điểm tổ chức mạng lưới an ninh hành chính của Hồ Quý Ly, có
nhiều điều đáng chú ý, đó là: mạng lưới nhân sự được chọn tuyển từ những người
thân cận trung tín mà có thể hòa nhập vào quần chúng nhân dân (như những thuộc
quan làm việc ở tam quán, những chi hậu hội nhân…) và những thanh niên trẻ
tuổi, nhiệt tình, trong sạch (như những nội tẩm học sinh…); mạng lưới ấy do triều
đình trung ương trực tiếp quản lý (cụ thể là nhân sự đều do Quý Ly chọn cử đi và
44
trực tiếp theo dõi, điều khiển); khi nào phát hiện ra những đối tượng cần thanh lọc
thì không bao che mà áp dụng ngay biện pháp xử lý kịp thời, dứt khoát.
Lập lại trật tự xã hội: Cuối đời Trần, tình hình trong nước rối ren, trộm
cướp nổi lên khắp nơi, lộng hành cả ban ngày, xã hội mất ổn định… Từ khi nắm
quyền cai trị, Hồ Quý Ly ra sức tổ chức lùng bắt trộm cướp nên đã hạn chế được
phần nào nạn cướp của, giết người. Biện pháp an ninh đường sông, đường biển
được tăng cường bằng cách đặt sở tuần kiểm ở cửa sông, cửa cảng quan trọng,
tuần tra, lùng bắt trộm cướp, quản lý tàu bè qua lại, giữ gìn miền biển, nơi mà
quân Chiêm Thành hay bất ngờ ập tới cướp phá. Tháng 10 năm Nhâm Thìn
(1392), nhà Hồ đặt các quan cửa sông và tuần thú ở các xứ để xét bắt trộm cướp,
mỗi xứ tùy vị trí xung yếu có thể đặt 3, 4 hay 5 đô, mỗi đô gồm 80 người [28,
tr.659]. Tháng 9 năm Kỷ Mão (1399), đặt sở tuần kiểm ở sông Đại Lại, sai chằng
sai dây chão to ở giữa sông, các thuyền trên sông phải kéo dây theo thứ tự mà đi,
không được tranh nhau đi trước.
Quý Ly cũng áp dụng biện pháp mạnh đối với những kẻ hành nghề mê tín dị
đoan, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Năm 1403, có người phù thủy tên
Trần Đức Huy hành nghề phương thuật, thường ban đêm đánh mõ làm phép kỳ
binh như có muôn nghìn nguời reo hò đánh nhau. Huy lại đi khắp các xã lấy trộm
tên những người đi tuần biên theo sổ quân. Sự việc bị phát giác, tịch thu được tang
vật gồm một quyển sách phương thuật, một con dấu ngụy, một thanh gươm, một
chiếc mõ đồng… Đức Huy bị xử lăng trì, sổ quân ấy bị ném xuống nước tiêu hủy
[9, tr.204-205].
Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547
Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547
Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547
Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547
Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547
Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547

More Related Content

What's hot

Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
mikado3f
 
Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8
Hoa Phượng
 
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến LêLỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
vinhbinh2010
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
thuyettrinh
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Cloud2127
 
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
HiuVVn8
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
Harry Cliff
 

What's hot (20)

B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần VươngB26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
B26 t41 II Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
 
Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến LêLỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
 
Luận án: Căn cứ kháng chiến Khu Sài Gòn – Gia Định (1954-1975) - Gửi miễn phí...
Luận án: Căn cứ kháng chiến Khu Sài Gòn – Gia Định (1954-1975) - Gửi miễn phí...Luận án: Căn cứ kháng chiến Khu Sài Gòn – Gia Định (1954-1975) - Gửi miễn phí...
Luận án: Căn cứ kháng chiến Khu Sài Gòn – Gia Định (1954-1975) - Gửi miễn phí...
 
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Chương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptxChương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptx
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
 
TIỂU LUẬN: “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – ÁNG HÙNG VĂN LẬP QUỐC MANG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ ...
TIỂU LUẬN: “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – ÁNG HÙNG VĂN LẬP QUỐC MANG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ ...TIỂU LUẬN: “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – ÁNG HÙNG VĂN LẬP QUỐC MANG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ ...
TIỂU LUẬN: “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – ÁNG HÙNG VĂN LẬP QUỐC MANG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ ...
 
Tt hcm c4 moi
Tt hcm c4 moiTt hcm c4 moi
Tt hcm c4 moi
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 

Similar to Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547

De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
Giang Cao
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
congatrong82
 
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Man_Ebook
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
mai_mai_yb
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Vũ Thanh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
ngohuusoat
 

Similar to Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547 (20)

Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
 
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
 
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
 
Đường lối buổi 1
Đường lối buổi 1Đường lối buổi 1
Đường lối buổi 1
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nướcLuận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
 
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
 
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
 
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAYBài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
Bài tiểu luận về môn lịch sử Việt Nam, HAY
 
7771
77717771
7771
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 

Tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó 3398547

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TRANG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội – 2015
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TRANG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bình Yên Hà Nội – 2015
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành, giữ, xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc. Tư tưởng chủ đạo của dân tộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam đi đôi với sự hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là tình cảm đơn thuần đối với non sông, đất nước mà còn là hệ thống tiêu chuẩn để nhận định đúng - sai, tốt - xấu; là kim chỉ nam cho hành động của mọi thành viên, gia đình, dòng tộc và dân tộc trong mọi giai đoạn lịch sử. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng gắn với hành động vì đất nước, vì sự phát triển và phồn vinh của dân tộc; không chỉ thể hiện trong các cuộc chống quân xâm lược, mà còn thể hiện trong lao động sản xuất xây dựng quê hương; trong việc tìm ra những phương hướng, những bước đi mới làm cho đất nước phát triển mà đỉnh cao là những tư tưởng, hành động canh tân, cải cách. Tư tưởng canh tân, cải cách tìm đường phát triển đất nước có một vị trí hết sức đặc biệt và đó cũng là một biểu hiện đặc biệt của tinh thần yêu nước Việt Nam. Trên đường phát triển của dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những tư tưởng, những cuộc cải cách do Nhà nước chủ trương hoặc cá nhân đề xướng như cải cách của Khúc Hạo ở thế kỷ thứ X, của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, của Lê Thánh Tông vào nửa cuối thế kỷ XV, của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo diễn ra từ những năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Trong số những tư tưởng cải cách trước đây, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam thời kỳ
  • 4. 4 trung đại, mở đầu cho bước phát triển mới của Nhà nước trung ương tập quyền và sau đó được hoàn thiện dưới triều Lê Thánh Tông. Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đúng vào lúc lịch sử nước ta đứng trước ba đòi hỏi lớn: Một là phải loại bỏ vai trò của quý tộc Trần đã suy thoái trên vũ đài chính trị và tư tưởng; hai là, mở đường cho đất nước tiến lên theo một hướng mới hơn, tiến bộ hơn; ba là, xây dựng lực lượng chống lại âm mưu xâm lược của nhà Minh. Tư tưởng và công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã tấn công mạnh mẽ vào toàn bộ cở sở chính trị, kinh tế, xã hội đang trong khủng hoảng của nhà Trần. Song, chừng ấy là chưa đủ đáp ứng yêu cầu của lịch sử, cải cách thất bại. Nguyên nhân là ở chỗ: Tư tưởng, cách thức tiến hành cải cách của Hồ Quý Ly có những điểm chưa hợp lý; công cuộc cải cách mới diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn thì đất nước phải chịu cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động nên chưa có được những thành tựu cần thiết minh chứng cho sự tiến bộ của mình; những hạn chế của cải cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc triều Hồ đã không thể tập hợp, huy động được sức mạnh, trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp chống giặc Minh xâm lược. Mặc dù tư tưởng cải cách của ông có những hạn chế, sai lầm, công cuộc cải cách do ông lãnh đạo không thành công nhưng chúng có vai trò đặc biệt, mở đầu cho một giai đoạn mới trong đó dân tộc ta không ngừng tìm tòi đổi mới để phát triển. Nhiều tư tưởng cải cách do Hồ Quý Ly nêu ra nhưng chưa được thực hiện trong thời đại của mình thì đã được nhà Lê sơ cơ bản hoàn thành trong thời gian sau đó không lâu. Những bài học lịch sử quý báu đúc kết từ chính sự thành bại trong cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều còn giúp cho các thế hệ người Việt Nam hiện nay có thêm những điều kiện để nhận thức, đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất nước đồng thời tránh được những vấp váp, sai lầm mà tiền nhân mắc phải. Do vậy,
  • 5. 5 việc quay lại nghiên cứu tư tưởng Hồ Quý Ly có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, không chỉ nâng cao hiểu biết về tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly cùng như lịch sử tư tưởng Việt Nam mà còn góp phần nâng cao nhận thức về đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta hiện nay, gợi mở cho chúng ta con đường phát triển để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài “Tƣ tƣởng cải cách của Hồ Quý Ly và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly cùng thân thế, sự nghiệp của ông đã và đang là đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau; vấn đề này được chú trọng hơn trong quá trình đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Tính từ năm 1945 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, tiêu biểu là những công trình sau đây: “Chính trị Hồ Quý Ly” của Chu Thiên, NXB Đại La, Hà Nội, 1945. Điểm nổi bật của công trình này là sau khi phân tích tư tưởng và hoạt động chính trị của Hồ Quý Ly, Chu Thiên đã đi đến kết luận rằng công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly là không hiệu quả, không có ảnh hưởng trực tiếp và lớn lao gì trong quần chúng; Hồ Quý Ly là nhà cải cách chính trị không tròn phận sự. Trong chuyên khảo “Hồ Quý Ly – Mạc Đăng Dung” của Lê Văn Hòe, do Quốc học thư xã Hà Nội xuất bản vào năm 1952, đã khảo cứu những nguyên nhân đi đến thất bại của Hồ Quý Ly trong cải cách và trong kháng chiến chống quân xâm lược Minh. Tác giả nhận định: “Hồ Quý Ly là một nhà chính trị quá ư cấp tiến, nên hóa vô chính trị. Thật vậy, bắt dân phải nộp vàng, bạc thật vào kho nhà vua, phát hành giấy bạc buộc dân tiêu, buộc dân khai tên vào sổ hộ tịch, buộc dân nêu tên họ và diện tích từng thửa ruộng, những việc đó đều là những việc mới mẻ,
  • 6. 6 văn minh thật đấy, nhưng xét theo tình trạng nước nhà thời bấy giờ thì những việc đó sao khỏi quá trớn, không sát với tình trạng xã hội” [12, tr.135]. Trong cuốn “Việt Nam sử lược”, Quyển 1, Bộ Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1971, ở chương XI: Nhà Hồ, tác giả Trần Trọng Kim cho rằng: “Công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp cho nhà Trần cho có thủy có chung thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ cướp được nước Nam, mà mình lại được tiếng thơm đề lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền cướp nước. Bởi thế làm sự thoán đoạt và nhà Minh mới có cớ sang đánh lấy nước An Nam, cái tội làm mất nước ai gánh vác cho Quý Ly” [14, tr.197]. Nhìn chung, các công trình trên do hạn chế lịch sử và lập trường giai cấp nên cách nhìn nhận, đánh giá Hồ Quý Ly còn phiến diện, không thấy được hoặc không đánh giá được một cách đầy đủ giá trị tư tưởng cải cách cũng như vai trò tích cực của ông đối với đất nước trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Khác với các công trình đã nêu trên, tác giả Quốc Ấn (1974) trong cuốn “Hồ Quý Ly, nhân vật lỗi lạc nhất thời đại từ Đông sang Tây, tác giả xuất bản, in tại Tân Sanh ấn quán, Sài Gòn đã có cách tiếp cận khác: Tác giả đánh giá rất cao những tư tưởng và nội dung cải cách của Hồ Quý Ly; xem ông là một nhà chính trị có tư tưởng cải cách tiến bộ, táo bạo; đặc biệt tác giả đánh giá Hồ Quý Ly là nhân vật lỗi lạc nhất thời đại. Sang thập niên 90 của thế kỷ XX xuất hiện thêm một số sách chuyên khảo về Hồ Quý Ly như: “Cải cách Hồ Quý Ly” của Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hoà (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Các tác giả đã chỉ ra vị trí nổi bật của nhà Hồ trong dòng lịch sử văn học Việt Nam “Nhà Hồ chỉ tồn tại được có hơn 7 năm nhưng đã tích tụ và hình thành được bao nhiêu kinh nghiệm trị nước trọng
  • 7. 7 đại, cải cách Hồ Quý Ly đã mở ra một bước phát triển mới trong lịch sử chính trị Việt Nam, có thề đó là tiền đề của công cuộc kháng chiến và cải cách thành công của Bình Định vương Lê Lợi và nhà Lê cuối thế kỷ XV” [35, tr.214]. “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Danh Phiệt (1997) (Viện sử học và Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội) đã đánh giá rằng, bên cạnh những mặt hạn chế của con người Hồ Quý Ly, thì ông là “một nhân vật lịch sử có tầm cỡ”, “một nhân cách đặc biệt”, “một gương mặt cải cách lớn” song cũng là một chiếc “âu vàng bị khuyết mẻ”. Các công trình nêu trên đã đề cao nội dung tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, khẳng định mặt tích cực, tiến bộ trong những cải cách đồng thời cũng nêu lên những hạn chế của nó. Đáng chú là: Mối quan hệ giữa công cuộc cải cách nhằm giải quyết những yêu cầu phát triển của xã hội và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, bảo vệ đất nước được các tác giả quan tâm nhiều hơn. Với tinh thần khách quan, khoa học, các tác giả trên đã cho rằng, không thể đơn thuần quy nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo vào những sai lầm trong cải cách của ông để rồi từ đó phủ nhận mặt tích cực, tiến bộ của cải cách. Bên cạnh những sách chuyên khảo, những bài viết vừa kể trên, trong các bộ giáo khoa, giáo trình lịch sử đã có những chương bàn về vấn đề Hồ Quý Ly: Năm 1976, cuốn “Lịch sử Việt Nam” quyển 1, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, của Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh [30, tr.337] đã có một chương nói về chính sách cải cách, hạn điền, hạn nô của Hồ Quý Ly. Các cuốn: “Lịch sử Việt Nam” của Đào Duy Anh (1958), (NXB Văn Hoá, Hà Nội), [1]; các giáo trình về lịch sử Việt Nam thời phong kiến được viết bởi các nhà sử học như: Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn (1997) với cuốn “Khởi nghĩa Lam Sơn”, (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội); Trương Hữu Quýnh (1982) với cuốn “Chế độ sở hữu ruộng đất ở
  • 8. 8 Việt Nam thế kỷ XI – XVIII”, tập 1, (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội); Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng (1968) với “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, tập 1 (Nxb. Giáo dục, Hà Nội); Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn (1993) với cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858”, tập 1 (Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh), trong chương III có đánh giá về Hồ Quý Ly và công cuộc cải cách của ông: “Hồ Quý Ly là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử, với nhiều tài trí và có khả năng làm những việc táo bạo. Một số chính sách cải cách cũng như thái độ chống giặc đến cùng chứng tỏ Hồ Quý Ly có tinh thần thực tiễn và có ý thức dân tộc. Tuy nhiên, trước sau Quý Ly vẫn là người của tầng lớp quý tộc và đã thực hiện những chính sách mà mục tiêu của chúng trước hết vì quyền lợi của tầng lớp này. Do đó nếu như một số chủ trương cải cách về văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Ly có những yếu tố tích cực, thì một số chính sách kinh tế lại chủ yếu quyết định quyền lợi kinh tế của một tầng lớp này hay tầng lớp khác… Quý Ly chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội lúc bấy giờ. Dẫu có nhiều mưu trí và mạnh bạo trong cải cách, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly vẫn bị cô lập trước nhân dân, cuối cùng thất bại thảm hại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh” [25, tr.152]. Hồ Quý Ly và tư tưởng cải cách của ông cũng đã được một số học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu: John K.Whitmore (1985) với “Viet Nam, Ho Quy Ly and the Ming (1371–1421)”, (Yale Southeast Asia Studies) đã đề cập đến tư tưởng cải cách của ông. Nhà sử học Nga A, B. Pôliacốp với “Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X đến thế kỷ XIV”, đã nhận xét rằng: “Mặc dù về nguyên tắc, sự phát triển của tư hữu ruộng đất mà Hồ Quý Ly đã chống lại là một biểu hiện tiến bộ, kích thích các quan hệ hàng hóa, tiền tệ mở rộng, nhưng ở giai đoạn đầu điều đó có thể dẫn đến tình trạng cát cứ phong kiến trên lãnh thổ quốc gia nhỏ bé này. Trong điều kiện phải tồn tại bên cạnh một đế quốc hùng mạnh ở phía Bắc
  • 9. 9 và các quốc gia láng giềng hiếu chiến (Chămpa, Ăngkor…), tình trạnh cát cứ phong kiến có thể là nguyên nhân đưa đất nước này vào ách nô dịch mới, trong một thời gian dài” [3, tr.279]. Tuy cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả 3 tác giả trên đều muốn vạch ra mối quan hệ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối triều Trần với những cố gắng giải quyết bằng những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly và khuynh hướng phát triển của triều Lê sau đó. Tóm lại, về Hồ Quý Ly và tư tưởng cải cách của ông đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, song chủ yếu là bình diện sử học, luật học, văn học, chính trị học; chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào được thực hiện dưới góc độ triết học. Các công trình trên đã đưa lại không chỉ nhiều tri thức quý báu mà còn cả phương pháp tiếp cận về Hồ Quý Ly đồng thời tiếp tục gợi mở những suy nghĩ, hướng tiếp cận mới về vấn đề phức tạp này. Do vậy, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu để làm rõ thêm về tư tưởng và hoạt động cải cách của Hồ Quý Ly để từ đó rút ra những giá trị lịch sử, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho ngày nay trên bình diện triết học vẫn là nhiệm vụ khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu Làm rõ những nội dung tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly; xác định những giá trị, ý nghĩa lịch sử, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly. Thứ hai, làm rõ nội dung tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.
  • 10. 10 Thứ ba, đánh giá ý nghĩa lịch sử của cải cách Hồ Quý Ly và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly trong khoảng từ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, khi mà xã hội lúc bấy giờ Nhà Trần lâm vào khủng hoảng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng một cách sâu sắc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trên bình diện triết học, luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly trong 30 năm tham chính của ông, bắt đầu từ năm 1370 -1400. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, văn hóa đồng thời kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; vận dụng tổng hợp các nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể… Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nhận thức như: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh…
  • 11. 11 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung, giá trị và hạn chế trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa lịch sử của các tư tưởng đó. - Luận văn góp phần làm phong phú thêm những tư liệu có ích phục vụ cho công tác nghiên cứu về tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, đồng thời trên cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Trên bình diện triết học, luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ nội dung, giá trị lịch sử của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly, rút ra những bài học kinh nghiệm và ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập một số chuyên đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử Việt Nam, về Hồ Quý Ly... - Luận văn còn đi đến khẳng định: để đất nước phát triển, trở nên cường thịnh thì vấn đề cải cách, đổi mới luôn là yêu cầu khách quan, nhiều khi có tính chất sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc hay rộng hơn là mỗi thời đại. Mỗi thời kỳ do điều kiện lịch sử khác nhau mà nội dung, phương pháp, tính chất và yêu cầu cải cách khác nhau. Song sự thắng lợi của cách mạng hôm nay bao giờ cũng là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm và phát huy, phát triển những giá trị lịch sử trước đó. Nghiên cứu tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly tạo cơ sở khoa học cho việc “gạn đục khơi trong” những mặt tích cực và hạn chế của nó sẽ ít nhiều góp thêm nguồn tư liệu để đánh giá đúng được vị trí, giá trị của tư tưởng này đồng thời cũng là cơ sở cho việc tổng kết thực tiễn để tiến hành đưa công cuộc đổi mới ở nước ta đi vào chiều sâu.
  • 12. 12 8. Kết cấu của luận văn Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đã nêu, luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 2 chương, 5 tiết, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
  • 13. 13 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 1.1. Điều kiện xuất hiện tƣ tƣởng cải cách của Hồ Quý Ly 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa – tư tưởng cho sự xuất hiện tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly Về kinh tế Sau kháng chiến chống Nguyên, quý tộc địa chủ triều Trần đã chiếm lại ruộng đất, đẩy nông dân gia nô vào chỗ phụ thuộc và bị bóc lột nặng nề. Dân nghèo phải bán ruộng, bán con làm nô tỳ. Nạn cướp ruộng đất phát triển. Kiện tụng về ruộng đất ngày càng nhiều. Số địa chủ tăng lên trong lúc nông dân nghèo đói lang thang khắp nơi. Đời sống sa đọa của giai cấp thống trị mà đại biểu là tập đoàn quý tộc Trần làm cho tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội cuối thế kỷ XIV thêm sâu sắc. Trong các làng xã, số địa chủ tư hữu ngày càng tăng do việc mua, cướp ruộng của dân, trở thành một lực lượng có thế lực kinh tế trong xã hội. Ruộng đất tập trung vào tay quý tộc, địa chủ làm cho sản xuất của nông dân tự do bị đe dọa, một số lớn nông dân bị nô lệ hóa, một số khác bị đẩy ra khỏi quê hương, sống cuộc đời lưu vong. Do bị áp bức bóc lột, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn lại bị hạn hán nên nạn mất mùa đói kém gần như xảy ra thường xuyên trong suốt thế kỷ XIV, nhất là những năm 1290, 1321, 1344, 1357, 1392. Vào thời điểm này ngoại thương cũng phát triển một bước: thông qua đường biển, thương nhân nước ngoài vào nước ta mua chủ yếu sản vật là ngọc trai. Điều này càng bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu phát triển của kinh tế
  • 14. 14 hàng hóa đang diễn ra theo quy luật của nó với một bên phong kiến nhà Trần quan liêu, trì trệ, ăn chơi sa đọa. Kinh tế luôn là nền móng cho sự tồn tại, phát triển của xã hội vì vậy khi nền kinh tế bị khủng hoảng, khi mâu thuẫn trong kinh tế gay gắt thì tất yếu dẫn đến những khủng hoảng, mâu thuẫn trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng. Cơ cấu kinh tế - xã hội phong kiến Việt Nam được xây dựng và củng cố từ Lý sang Trần nhưng đến cuối Trần đã bộc lộ những mâu thuẫn nội tại đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết. Đó là: - Bao trùm là mâu thuẫn giữa kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã phát triển đến chừng mực nhất định trong thời “thịnh Trần” với tình trạng nền kinh tế còn bảo lưu phương thức sản xuất châu Á có tính đặc thù Việt Nam là chế độ nô lệ gia đình (gia nô, nô tì), chế độ điền trang thái ấp của quý tộc và bảo tồn ruộng đất công hữu. - Mâu thuẫn giữa yêu cầu tư hữu hóa ruộng đất đã được Nhà nước triều Trần thừa nhận từ đầu thế kỷ XIII (khi nhà Trần cho phép bán ruộng công thành ruộng tư) với chế độ công hữu về đất đai vẫn được bảo tồn nghiêm ngặt. - Mâu thuẫn giữa sự chiếm hữu lớn về đất đai và sức lao động nô lệ gia đình (gia nô, nô tì của phong kiến quý tộc nhà Trần) với sở hữu vừa và nhỏ của địa chủ bình dân và địa chủ quan liêu mới phát triển. Các mâu thuẫn nói trên bộc lộ qua nhiều hình thức, phương diện của đời sống xã hội cụ thể. Để có thể nhận thức được các mâu thuẫn đó một cách đầy đủ cần có sự phân tích toàn diện các mặt khác của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Về chính trị - xã hội Sự phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất tất yếu dẫn đến những biến động về kết cấu giai cấp trong xã hội. Trước hết trong nội bộ của giai cấp
  • 15. 15 thống trị đã phân hóa thành hai tầng lớp. Tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần và tầng lớp địa chủ quan liêu. Hai tầng lớp này có sự khác nhau về kinh tế và địa vị xã hội. Nếu như trước đây, giai cấp thống trị quản lý Nhà nước bao gồm các tầng lớp quý tộc, công thần, quan liêu, cao tăng và giữa các tầng lớp này chưa có sự phân biệt rõ ràng, những chức vụ cao trong bộ máy Nhà nước không chỉ có quý tộc, công thần nắm giữ, mà nhiều trọng trách khác còn do cao tăng đảm nhiệm. Sử cũ cho biết, năm 971 “Mới định ra giai phẩm cho các quan văn võ và tăng đạo cho Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, cho tăng thống Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Đại Sư, cho Trương Ma Ni làm Tăng lục Đạo sĩ, Đặng Quyền Quang làm Sùng chân uy nghi” [9, tr.155]. Song, sang cuối thế kỷ XIII, kết cấu nội bộ giai cấp thống trị đã có sự phân chia rõ ràng. Tầng lớp quý tộc tôn thất nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình, có ruộng, có điền trang, có số nô tỳ lên tới hàng nghìn người. Trong khi đó tầng lớp địa chủ quan liêu đóng vai trò thừa hành trong bộ máy quản lý Nhà nước, tầng lớp này bao gồm các nho sĩ và quan lại không thuộc dòng họ nhà Trần, họ không được phong cấp đất đai, không có nô tỳ. Do vậy, trong xã hội lúc này xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản: Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần có đặc quyền đặc lợi, chủ nhân của các đại điền trang và tầng lớp địa chủ quan liêu nắm công việc quản lý hành chính Nhà nước, nhưng không có điền trang, nô tỳ. Thứ hai, mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc địa chủ với giai cấp nông dân, nô tỳ. Trong hai mâu thuẫn trên, thì mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn chủ yếu. Vào nửa cuối đời nhà Trần, mâu thuẫn này càng trở nên gay gắt hơn khi bọn vương hầu, quý tộc tìm đủ mánh khóe để áp bức, bóc lột nhân dân. Trong nội bộ triều
  • 16. 16 đình nhà Trần lúc bấy giờ, các vua Trần bắt đầu chỉ lo sống xa hoa, hưởng lạc mà ít quan tâm đến công tác đê điều, chống thiên tai, địch họa. Đến đời Trần Dụ Tông, tính chất xa hoa, trụy lạc của giai cấp thống trị nhà Trần đã đạt tới mức cao độ. Bọn quý tộc ăn chơi phóng đãng, ngày đêm yến tiệc, ca xướng. Trong triều, bọn gian thần hoành hành. Chu Văn An, một nhà Nho cương trực đã dâng sớ xin chém bảy tên gian thần mà đương thời gọi là thất trảm sớ. Đề nghị của ông không được chấp thuận, ông liền từ quan về quê dạy học. Bên cạnh đó tình trạng mất mùa, đói kém xảy ra liên miên do lụt lớn, vỡ đê, hạn hán càng làm cho sản xuất bị đình trệ. Lại thêm ruộng đất ngày càng tập trung vào tay vương hầu, quý tộc nhà Trần làm cho nông dân không còn đất sản xuất. Cuộc sống của người nông dân bị đe dọa, tình trạng nông dân bị nông nô hóa ngày càng mạnh, một số trở thành lưu vong chạy vào các điền trang “làm nô cho các thế gia” khiến cho số lượng nông nô, nô tỳ vào cuối đời nhà Trần tăng lên đáng kể. Để bảo vệ quyền sống của mình, quần chúng nhân dân với đông đảo nông nô, nô tỳ đã đứng dậy chống lại giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến. Hành động đầu tiên là họ bỏ trốn khỏi điền trang thái ấp. Nhưng dù thoát khỏi điền trang thái ấp, họ cũng không được giải phóng mà còn bị chính quyền lùng bắt và trừng phạt nặng nề bằng hình thức thích chữ lên trán. Từ đó, họ tiến hành hình thức đấu tranh cao hơn là bạo động. Những người nông dân, nông nô, nô tỳ nghèo khổ đã tự vũ trang thành các đội quân khởi nghĩa. Từ giữa thế kỷ XIV, phong trào bạo động của nô tỳ và nông dân bắt đầu bùng nổ khắp nơi, những cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ (ở Kim Thành, Kinh Môn, Hải Dương ngày nay), của Tề (cháu ngoại của Hưng Đạo Đại vương) ở vùng Lạng Giang, và Nam Sách (Hải Dương), của nhà sư Phạm Sư Ôn… liên tục nổ ra vào các năm 1343, 1351, 1378, 1389, 1399… Phong trào đấu tranh của nông dân, nông nô, nô tỳ cuối đời nhà Trần kéo dài hơn nửa thế kỷ nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại. Những cuộc
  • 17. 17 nổi dậy này đều có tính chất tự phát, không đươc tổ chức một cách chặt chẽ. Tuy vậy, những cuộc nổi dậy đó đã giáng những đòn chí mạng vào chế độ đại điền trang thái ấp, chế độ nông nô, nô tỳ đồng thời là minh chứng cho tình trạng nguy biến của Nhà nước và chế độ phong kiến nhà Trần. Từ giữa thế kỷ XIV, nhà Trần đã lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Chính quyền nhà Trần suy yếu trầm trọng, không còn khả năng kiểm soát đối với đất nước. Đặc biệt là từ cuối thế kỷ XIV, nhà Minh sau khi giành được quyền, thiết lập một nền độc lập và thống nhất trên toàn lãnh thổ Trung Hoa thì cũng bắt đầu xúc tiến việc xâm lược Việt Nam. Những thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài đất nước càng tăng lên đối với triều Trần và truyền thống chính trị của nó. Mô hình Nhà nước quân chủ quý tộc - với hệ thống chính trị tương đối lỏng lẻo mà quyền lực thuộc về các thân vuơng quý tộc, tôn thất dựa trên cơ sở kinh tế đại điền trang không còn phù hợp nữa, trái lại đang là vật cản của sự phát triển xã hội. Như vậy có thể thấy rằng, từ kinh tế cho đến chế độ chính trị, xã hội nhà Trần lúc này đã lâm vào khủng hoảng hết sức gay gắt; lịch sử đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết thực trạng đó để đất nước có thể tiếp tục phát triển nhưng lịch sử đồng thời cũng đã tạo ra những điều kiện khách quan để tầng lớp sỹ phu, quan lại triều Trần, trong đó tiêu biểu là Hồ Quý Ly, có thể nhận thức, đưa ra đường hướng cải biến, khắc phục tình trạng khủng hoảng nói trên. Về văn hóa – tư tưởng Bên cạnh những điều kiện về kinh tế - xã hội, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly còn chịu những ảnh hưởng nhất định từ hệ tư tưởng phong kiến và truyền thống văn hóa vốn có của dân tộc. Tư tưởng phong kiến Việt Nam là kết quả của
  • 18. 18 sự kết hợp giữa tư tưởng truyền thống bản địa của người Việt với các hệ tư tưởng, tôn giáo lớn từ bên ngoài vào mà chủ yếu là Nho, Phật, Lão [44, tr.34]. Phật giáo du nhập vào phía nam nước ta chủ yếu là đi theo các thương buôn người Ấn Độ và du nhập vào phía bắc chủ yếu theo đội quân xâm lược, thống trị phương Bắc. Trải qua hơn chục thế kỷ, Phật giáo đã có những đóng góp lớn vào việc thống nhất nhân tâm, tạo điều kiện cho Nhà nước quân chủ phát triển, có ảnh hưởng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống dân tộc. Nhưng giáo lý Phật giáo là duy tâm chủ quan, thần bí, không hướng con người vào việc nhận thức, đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực mà chủ yếu hướng con người vào cuộc sống ở thế giới bên kia theo luân hồi, quả báo. Đến giữa thế kỷ XIV trở đi Phật giáo càng trở nên kém hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội cuối thời Trần. Từ đây đạo Phật sa sút để nhường địa vị thống trị ý thức hệ cho Nho giáo. Nho giáo là một học thuyết triết học chính trị xã hội, xuất hiện vào thế kỷ VI đến V trước công nguyên ở Trung Quốc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng của nhiều đại phong kiến Trung Quốc và một số nước khác, trong đó có Việt Nam. Nho giáo vào nước ta theo dấu chân quân xâm lược phương Bắc. Trong suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc và gần một thế kỷ sau ngày nước ta giành được độc lập tự chủ, Nho giáo vẫn chưa có vai trò gì đáng kể trong xã hội Việt Nam. Thời Lý - Trần, nhất cuối thời Trần, Nho giáo phát triển mạnh mẽ và ngày càng có vị thế tốt hơn trong xã hội. Do nước Đại Nam lúc này chế độ phong kiến phát triển đòi hỏi không ngừng củng cố chế độ quân chủ tập quyền cho nên các triều đại đã có chủ trương đưa ra các chính sách cụ thể, nhằm phát triển Nho giáo, đề cao Khổng Tử và tổ chức học tập, thi cử, tuyển dụng nhân tài, quan lại từ tầng lớp nho sĩ. Lúc này trong xã hội đã tồn tại một bộ phận quan lại có học vấn cao chủ yếu qua thi cử bằng Nho giáo. Lý Thánh Tông (1054 -
  • 19. 19 1072) cho thành lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long vào năm 1070 để thờ Chu Công - Khổng Tử và 72 người hiền. Trong khi Nho giáo đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam thì Phật giáo lại luôn bị các nhà nho chỉ trích. Tầng lớp địa chủ quan liêu – nho sĩ bắt đầu lên tiếng phê phán, bài bác một cách công khai hệ tư tưởng của tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần - hệ tư tưởng Phật giáo. Trong đó, Lê Văn Hưu, một sử gia đời Trần đã phê phán vua Thần Tông về việc vào năm 1128, sau khi Lý Công Bình dẹp được quân Chân Lạp đến cướp phá châu Nghệ An, nhà vua ngự đến các các chùa quán trong thành Thăng Long để tạ ơn Phật đã giúp ngầm cho Công Bình đánh được người Chân Lạp. Lê Văn Hưu bàn rằng: “Kể ra sự trù tính ở trong màn trướng, quyết định được sự thắng ở ngoài nghìn dặm, đó là công của người tướng giỏi cầm quân chiến thắng. Thái phó Lý Công Bình phá được quân Chân Lạp cướp châu Nghệ An, sai người báo tin thắng trận, Thần Tông đáng lẽ phải cáo thắng trận ở Thái Miếu, bàn công ở triều đường để thưởng cho bọn Công Bình về công đánh giặc mới là phải; nay lại quy công cho đạo Phật, đến các chùa quán mà lễ tạ, như thế không phải là ủy lạo kẻ có công, cổ lệ khí quân lính” [9, tr.262] . Trương Hán Siêu, một học giả uyên thâm Nho giáo đời nhà Trần đã phê phán gay gắt Phật giáo ngay cả khi viết văn bia cho chùa Khai Nghiêm ở Bắc Giang như sau: “Chùa bỏ rồi lại dựng, đã chẳng phải ý muốn của ta. Dựng bia rồi khắc chữ, ta biết nói gì? Hiện nay thánh triều muốn truyền phong hóa nhà vua, để chữa phong tục đồi bại, dị đoan đáng truất bỏ, thánh đạo nên phục hưng. Làm kẻ sĩ đại phu, không phải đạo Nghiêu Thuấn không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh không trước thuật, thế mà cứ bo bo lải nhải chuyện Phật, ta định lừa ai?” [9, tr.156].
  • 20. 20 Bên cạnh Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, nho thần Lê Quát đã lên tiếng công kích gay gắt: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người tin theo sâu bền như thế! Trên từ Vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, dù đến hết tiền của cũng không xẻn tiếc. Ví ngày nay gửi gắm vào tháp chùa thì trong lòng sung sướng như nắm được khoán ước để lấy sự báo ứng ngày sau. Cho nên trong tự kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho đến thôn cùng ngõ hẻm, không phải ra lệnh mà tuân theo, không phải bắt thề mà giữ đúng. Chỗ nào có người ở, tất có chùa Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đi rồi sửa lại, lâu đài chuông trống chiếm đến nửa phần so với dân cư. Đạo Phật thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng” [9, tr.178]. Sự bài bác, phê phán Phật giáo của các Nho thần không chỉ đơn thuần trên phương diện tôn giáo mà sâu xa hơn là bác bỏ hệ tư tưởng và thể chế tổ chức xã hội của tập đoàn quý tộc nhà Trần. Mục đích của phê phán này là đánh vào chỗ dựa tư tưởng của tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần. Nhà Trần cũng đã phản ứng quyết liệt trước sự lấn lướt của Nho giáo cùng đội ngũ nho sỹ lúc bấy giờ. Vua Nghệ Tông từng nói: “Triều trước dựng nước có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Bắc nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị, bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc cả, như về y phục, âm nhạc thật không kể xiết” [9, tr.151]. Cuộc đấu tranh giữa quý tộc Trần và tầng lớp quan liêu - nho sĩ trong đường lối trị nước đã diễn ra thành cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng bảo thủ vả cải cách. Xu hướng cải cách muốn dựa vào mô hình Đường, Tống để thay đổi thể chế chính trị Nhà nước Trần theo hướng quân chủ quan liêu nho giáo, điều mà các nho sĩ tâm đắc qua kinh điển nho giáo. Còn xu hướng bảo thủ của tầng lớp quý tộc Trần chống lại cải cách nhưng lại được ngụy trang bởi ý thức truyền thống và tinh
  • 21. 21 thần độc lập. Đây chính là sự khủng hoảng về tư tưởng dẫn chế độ nhà Trần đến chỗ bế tắc, sụp đổ. Đúng thời điểm này thì Hồ Quý Ly được xem như là một người “Trung hòa” trong mâu thuẫn giữa quý tộc nhà Trần và phong kiến quan liêu, bởi vì ông vừa có vị trí cao trong hàng ngũ quý tộc lại vừa có vị trí cao trong hàng ngũ phong kiến quan liêu. Trong lúc đất nước đang cần người kiêm văn võ để trong thì được “bọn học trò mặt trắng” kính nể, ngoài thì có khả năng khống chế nạn ngoại xâm thì chỉ có Hồ Quý Ly là người duy nhất trong đám quần thần có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Yêu cầu lịch sử lúc này là cứu nước, cứu dân, chứ không phải là duy trì hay khôi phục những dòng họ đã có công với nước. Nếu cứu nước phải chống ngoại xâm, thì cứu dân phải giải quyết khủng hoảng xã hội mà Hồ Quý Ly đã thể nghiệm bằng những cải cách bước đầu. Để rồi cho đến năm 1400 một cuộc cải cách táo bạo và triệt để lật đổ nhà Trần thay thế bằng nhà Hồ với sự ra đời của Nhà nước Đại Ngu được thực hiện, một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đã để lại ý nghĩa to lớn cho đến ngày nay. 1.1.2. Khái quát về thân thế và sự nghiệp của Hồ Quý Ly Khái quát về thân thế của Hồ Quý Ly Hồ Quý Ly (1336-1407) là cháu đời thứ 16 của Hồ Hưng Dật. Ông tổ bốn đời của Hồ Quý Ly là Hồ Liêm. Hồ Liêm là con nuôi của Lê Huấn, Tuyên phủ sứ Thanh Hoá nên đổi họ thành Lê Liêm; từ đó con cháu của ông đều mang họ Lê. Sau này, khi đã thành đạt, hướng về tổ tông, Lê Quý Ly lấy lại họ Hồ là Hồ Quý Ly. Thế phổ nhà Trần cho thấy địa vị thích thuộc của Hồ Quý Ly với các vua Trần hết sức gần gũi và đó là điều kiện hết sức thuận lợi để để ông phát huy tài năng trên “quan trường hoạn lộ”. Quý Ly có hai bà cô đều được vua Trần Minh
  • 22. 22 Tông tuyển vào cung. Một người (bà Hoàng phi Minh Từ), lấy vua Trần Minh Tông sinh ra vua Trần Nghệ Tông và một bà nữa (Hoàng phi Đôn Từ), cũng lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra vua Trần Duệ Tông [6, tr.155]. Nhờ có tài năng và họ ngoại thân tín, Quý Ly được vua Nghệ Tông gả em gái là công chúa Huy Ninh và cho giữ chức Tể tướng. Về sau, con gái trưởng của Quý Ly trở thành vợ vua Trần Thuận Tông. Khi người cô của Quý Ly (bà Minh Từ) sinh ra vua Nghệ Tông, cũng là mẹ sinh của vua Hiến Tông [9, tr.117] thì quan hệ giữa vua và Quý Ly lúc này chưa thân thiết lắm, Quý Ly cũng chưa nắm chức vụ của triều đình. Đến năm 1371, cuộc đời, sự nghiệp của Quý Ly có sự thay đổi lớn: Đang giữ chức Khu mật viện đại sứ trong triều ông được vua Nghệ Tông gả em gái là Huy Ninh công chúa cho. Huy Ninh vốn là vợ của tôn thất Trần Nhân Vinh, lúc đó đang góa chồng. Quý Ly từ vị trí người em bà con cô cậu của vua đã trở thành em rể của vua Nghệ Tông. Sau đó, khi người em gái họ, con người chú của Quý Ly, trở thành vợ của vua Duệ Tông, tức Gia Từ Hoàng Hậu thì Quý Ly vừa là em cô cậu, vừa là em rể của vua Duệ Tông, vừa là anh họ của vợ vua Duệ Tông, tức là cậu họ của vua Phế Đế sau đó (vua Phế Đế là con của vua Duệ Tông và Gia Từ Hoàng Hậu). Đối với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, Quý Ly là em cô cậu, là em rể và sau là sui gia. Sau khi vua Trần Phế Đế bị truất rồi, con của Thượng hoàng Nghệ Tông là Trần Ngung được đưa lên làm vua (tức Trần Thuận Tông), thì Quý Ly liền gả ngay con gái lớn của mình cho vua Thuận Tông, được Thuận Tông lập làm Hoàng hậu. Sau đó Quý Ly là ông ngoại của vua Trần Thiếu Đế, vị ấu quân cuối cùng của nhà Trần [8, tr.117]. Đối với hai vua cuối nhà Trần, với tư cách là Phụ chính, lại là cha vợ của vua Thuận Tông và sau cùng là ông ngoại của vua Thiếu Đế, Quý Ly có điều kiện thuận lợi để chuyên quyền và giành lấy ngôi vua khi nhà Trần suy yếu.
  • 23. 23 Con đường làm quan và hoạt động chủ yếu của Hồ Quý Ly Hồ Quý Ly bắt đầu có mặt và hoạt động chính trị ở vương triều Trần từ năm 1370, đầu đời vua Trần Nghệ Tông, với cái tên Lê Quý Ly. Ông tham chính dưới triều của năm đời vua cuối nhà Trần: Trần Nghệ Tông (1370 - 1372), Trần Duệ Tông (1372 - 1377), Trần Phế Đế (1377 - 1388), Trần Thuận Tông ( 1388 - 1398) và Trần Thiếu Đế (1398 - 1400). Năm 1370, Quý Ly bước vào quan lộ với vai trò Chi hậu tứ cục Chánh chưởng, một chức quan võ coi quân cận vệ mà thường chỉ có những người tôn thất mới được giao giữ. Vì cô của Quý Ly (bà Minh Từ) là mẹ đẻ của vua Nghệ Tông, nên ngay từ khi mới lên ngôi (tháng 11 năm Canh Tuất – 1370), vua Nghệ Tông đã giành nhiều cảm tình và rất tín nhiệm Quý Ly. Chưa đầy một năm sau, tháng 5 năm Tân Hợi (1371), Quý Ly được vua Nghệ Tông thăng chức cho làm Khu mật viện Đại sứ. Tháng 8 năm ấy, Quý Ly được cử đi vỗ yên dân miền biên giới Nghệ An và tháng 9 được gia phong Trung tuyên quốc Thượng hầu. Đến khi vua Nghệ Tông nhường ngôi cho người em khác mẹ là Thái tử Trần Kính, tức vua Trần Duệ Tông (tháng 11 năm Nhâm Tý – 1372), thì Quý Ly cũng được tiếp tục tin dùng. Vì vua Duệ Tông lại cũng là con đẻ của một bà cô khác của Quý Ly (bà Đôn Từ). Tháng Giêng năm Ất Mão (1375), Khu mật viện đại sứ Lê Quý Ly được vua Duệ Tông cử kiêm chức tham mưu quân sự. Với vai trò này, Quý Ly có toàn quyền định đoạt việc quân, sắp xếp các thứ vị võ quan và chỉ huy từ các tôn thất trở xuống. Bốn năm sau, tháng 2 năm Kỷ Mùi (1379), vào đời Đế Hiện – con vua Duệ Tông (tức Trần Phế Đế), Quý Ly được thăng chức Tiểu tư không kiêm hành Khu
  • 24. 24 mật đại sứ. Trong trận chiến chống quân Chiêm do Chế Bồng Nga cầm đầu tấn công vào Thanh Hóa, Lê Quý Ly được giao chỉ huy quân thủy. Nhờ Quý Ly quyết giữ nghiêm quân kỷ chiến đấu, Chiêm vương Chế Bồng Nga phải thua chạy. Từ trận này, Quý Ly được giao lãnh chức Nguyên Nhung hành Hải Tây đô thống chế. Hải Tây là vùng đất chạy suốt từ Thanh Hóa trở vào đến Thuận Hóa. Trong thực tế, suốt các đời vua Duệ Tông, Phế Đế đến đời vua Thuận Tông, Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông vẫn nắm triều chính trong tay. Nhân vật Lê Quý Ly được liên tục thăng quan tiến chức một cách nhanh chóng và bắt đầu nổi bật như một ngôi sao trên chính trường nhà Trần kể từ khi ông được Thượng hoàng Nghệ Tông ban cho chức Đồng bình chương sự, chức đại thần xếp vào hàng tể tướng (tướng quốc) của triều đình (tháng 3 năm Đinh Mão - 1387). Cùng với việc cho thăng chức Đồng bình chương sự, Thượng hoàng còn ban cho Quý Ly một thanh gươm và một lá cờ đề 8 chữ “Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức” (văn võ song toàn, vua tôi một dạ). Trong lúc Quý Ly ngày càng được Thượng hoàng Nghệ Tông tin dùng, mọi việc chính sự lại nằm trong tay của Thượng hoàng mà thực sự là theo sự sắp xếp, bày vẽ của Lê Quý Ly, nên vua Đế Hiện bất mãn. Vua bàn cùng Thái úy Trang Định vương Ngạc (con của Thượng hoàng Nghệ Tông) để tìm cách loại trừ Quý Ly: “Thượng hoàng tin yêu ngoại thích là Hồ Quý Ly, cho hắn mặc sức làm gì thì làm, nếu không lo trước đi sau sẽ rất khó chế ngự” [9, tr.173]. Biết được mưu của Đế Hiện, Quý Ly bèn bàn kế với những người tâm phúc là Nguyễn Đa Phương và Phạm Cự Luận, tâu với Nghệ Tông rằng: “Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con” [9, tr.174], rồi Quý Ly bí mật tâu với Thượng hoàng Nghệ Tông phế bỏ Đế Hiện, lập con của Thượng hoàng lên làm vua. Nghe theo lời Quý Ly, ngày mồng 6 tháng Chạp năm Mậu Thìn (tức 3-1-1389), Thượng hoàng cho gọi vua tới bàn việc, rồi sai bắt giam Đế Hiện với chiếu rằng: “Trước đây, Duệ
  • 25. 25 Tông đi tuần phương Nam không trở về, lấy con đích để nối ngôi, đó là đạo từ xưa. Nhưng từ khi quan gia lên ngôi đến nay, lòng dạ trẻ con, giữ đức không thường, gần gũi bọn tiểu nhân, nghe lời Lê Á Phu, Lê Dữ Nghị gièm pha vu hãm công thần, làm lung lay xã tắc, phải giáng làm Linh Đức Đại vương. Song quốc gia không thể không có chủ, ngôi báu không thể bỏ trống lâu, nên hãy đón Chiêu Định vào nối đại thống. Bá cáo trong ngoài để mọi người đều biết” [9, tr.174-175]. Sau đó Thượng hoàng sai đưa vua Đế Hiện xuống phủ Thái Dương thắt cổ cho chết. Triệt hạ xong vua Đế Hiện cùng vây cánh của vua, nghe theo lời Quý Ly, Thượng hoàng Nghệ Tông lập con út của mình là Chiêu Định vương Trần Ngung lên làm vua, tức Trần Thuận Tông. Ngày 27 tháng Chạp năm Mậu Thìn (tức 24-1- 1389), vua Thuận Tông lên ngôi. Việc nước vẫn ở trong tay Thượng hoàng Nghệ Tông và quyền thần Lê Quý Ly, nằm trong sự sắp xếp của Quý Ly. Tháng 10 năm Kỷ Tỵ (1390), giặc Chiêm cướp phá Thanh Hóa, Thượng hoàng sai Quý Ly đem quân chống giữ. Trúng kế của giặc, quân Việt đại bại, nhiều tướng bị bắt và chết trận. Quý Ly bỏ trốn về triều xin viện binh nhưng Thượng hoàng không cho, từ đó Quý Ly “xin thôi cầm quân, không đi đánh nữa” [9, 178]. Bấy giờ trong triều nhen nhóm nhiều âm mưu nhằm diệt trừ Quý Ly. Vào năm Quang Thái thứ 5 (1392) đời Thuận Tông, tông thất Trần Nhật Chương mưu giết Hồ Quý Ly, vua Nghệ Tông cho là có lòng khác, giết Nhật Chương. Thượng hoàng ngày càng tỏ ra tin dùng Quý Ly hơn. Theo “Chiếu cầu lời nói thẳng”, tháng 4 năm Nhâm Thân (1392), Bùi Mộng Hoa dâng thư chỉ trích Quý Ly: “Thần nghe trẻ con có câu hát rằng: “Thâm hiểm thay Thái sư họ Lê”, xem thế, Quý Ly nhất định có ý dòm ngôi báu” [9, tr.183], Thượng hoàng lại đưa thư ấy cho Quý Ly xem… Để củng cố vị trí, tăng cường vây cánh cho mình, Quý Ly tìm cách đưa
  • 26. 26 người tâm phúc và dòng dõi họ mình vào giữ những cương vị chủ chốt trong triều như: Nguyễn Đa Phương và Phạm Cự Luận. Lúc này Thượng hoàng đã thấy rõ thế lực của Quý Ly có ảnh hưởng đến sự tồn tại ngôi báu của nhà Trần nhưng đã không còn kịp nữa… Mùa hạ, tháng 4 năm Giáp Tuất (1394), sau buổi hội thề ở đền Đồng Cổ, Thượng hoàng vời Quý Ly vào cung nói rằng: “Bình Chương là họ thân thích của nhà vua, mọi việc nước nhà đều giao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, Trẫm thì già nua. Sau khi Trẫm chết, Quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém, ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua” [9, tr.187]. Tháng 11 năm Giáp Tuất (1394), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất. Sang năm 1395, Quý Ly lên làm Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sư, Tuyên trung vệ quốc Đại Vương. Đến đây, Quý Ly đã giữ chức tột đỉnh trong triều, đeo lần phù vàng. Tháng 4, Quý Ly vào ở nhà bên Hữu trung thư sảnh và ngự sử đài, gọi là Họa Lư (là nhà ở của đại thần thân cận vua). Quyền uy của Quý Ly ngày càng thêm rộng, khuynh loát cả triều đình. “Vua chỉ ngồi giữ ngôi không, việc nước trong tay quyền thần” [9, tr.177]. Năm Bính Tý (1396), Quý Ly ép vua Thuận Tông dời đô về Thanh Hóa (Tây Đô) rồi lập mưu cho đạo sĩ Nguyễn Khánh xui vua đi tu. Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thái tử An mới 3 tuổi rồi lên núi tu tiên. Sau đó Thuận Tông cũng bị Quý Ly sai người giết chết (1399). Từ năm 1398, Hoàng thái tử An đã lên ngôi ở cung Bảo Thanh, ngự điện ở kinh đô mới. Quý Ly tự xưng là Khâm đức Hưng liệt Đại vương. Văn bản triều đình ghi là: “Trung thư Thượng thư sảnh phụng nhiếp chính cai giáo Hoàng đế thánh chỉ”. Tháng 6 năm Kỷ Mão (1399), Lê Quý Ly tự xưng là Quốc tổ Chương hoàng, mặc áo màu bồ hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào theo lệ thiên tử, dùng 12 chiếc lọng vàng… Con của Quý Ly là Hán Thương xưng là Nhiếp Thái phó, ở bên
  • 27. 27 hữu điện Hoàng Nguyên. Con trưởng là Lê Nguyên Trừng làm Tư đồ. Văn bản triều đình ghi là: “Phụng nhiếp chính Quốc tổ Chương hoàng”. Tháng Giêng năm Canh Thìn (1400), Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự xưng là Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, tiếp đó truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương, tự xưng là Thái thượng hoàng, chính thức lập ra triều nhà Hồ. Như vậy, từ một chức quan võ nhỏ, suốt gần 30 năm dưới sự sủng ái, trọng dụng của Thượng hoàng Nghệ Tông và các vua Trần mạt, Hồ Quý Ly đã bước lên hàng đại thần, đứng đầu bá quan văn võ, được ban tước Hầu, tước Vương. Mặc dù gặp phải nhiều trở lực chống đối nhằm loại trừ ông nhưng cuối cùng Quý Ly đã vượt qua, xây dựng lên vương triều Hồ. Điểm đáng chú ý ở đây là: Hồ Quý Ly tham gia chính trường nhà Trần đúng vào thời điểm vương triều Trần đang lâm vào cảnh suy thoái toàn diện: Xã hội mất dần thế ổn định; giai cấp thống trị suy đồi, ưu du hưởng lạc, chuyển sang vun vén cá nhân, ít quan tâm đến triều chính; nông dân thì khởi nghĩa khắp nơi đòi thay đổi thân phận, địa chủ quan liêu mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần, quân Chiêm Thành liên tục tấn công, nguy cơ xâm lược từ phương Bắc đang đến gần. Những đặc điểm đó đã một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy Hồ Quý Ly phải vươn lên thực hiện cải cách và vị thế chính trị của ông đưa lại cho ông phương pháp cải cách có tính chất đặc biệt mà không có ai có thể có được. 1.2. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng cải cách của Hồ Quý Ly 1.2.1. Tư tưởng cải cách về chính trị, hành chính Tăng cường sức mạnh Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Cơ chế chính trị lý tưởng mà Hồ Quý Ly muốn xây dựng cũng là cơ chế truyền thống đã trải qua các triều đại Lý – Trần vì thế những cải cách của ông trên lĩnh vực này không nhiều, thực chất là những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Đáng chú ý là những nội dung sau:
  • 28. 28 Về quốc hiệu và thiết chế chính trị: Hồ Quý Ly đổi tên nước thành Đại Ngu với tham vọng xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị như thời Nghiêu Thuấn của Trung Quốc xưa. Nước Đại Ngu của vương triều Hồ chọn Tây Đô (Thanh Hóa) làm kinh đô. Thiết chế chính trị mới được xây dựng đứng đầu cũng là vua, vua cũng được gọi là Quan gia như nhà Trần. Vua là trung tâm quyền lực chính trị, nắm quyền hành tập trung tối thượng. Một phần mô phỏng theo cách thức của nhà Trần, phần vì muốn làm giảm bớt sự chống đối của bộ phận quan lại trung thành với nhà Trần và sự lên án của dư luận xã hội đối với việc “thoán ngôi đoạt vị”, cho nên, làm vua chưa đầy một năm thì Quý Ly đã nhường ngôi cho con là Hán Thương để giữ vai trò Thái thượng hoàng, cùng coi chính sự. Về bộ máy Nhà nước ở trung ương: Ban đầu, để chi phối triều đình cuối đời Trần, là một đại thần ngoại thích có thế lực bậc nhất, Quý Ly không chủ trương cải tổ toàn diện bộ máy Nhà nước mà tìm cách thay thế dần những quan chức cao cấp của nhà Trần bằng những người thân tín của mình. Đến khi giành được ngôi vua, nhà Hồ vẫn duy trì cách tổ chức bộ máy triều đình của nhà Trần nhưng đã có những thay đổi. Giống như thời Trần, bên cạnh các bộ và các cơ quan chuyên môn: quán, các, sảnh (Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh…), cục (Nội thư hỏa cục, Chi hậu cục…), đài (Ngự sử đài…), viện (Quốc sử viện, Thái y viện…), nhà Hồ đặt thêm một số cơ quan mới như: Phong quốc giám, Quảng Tế Thư… Điểm mới nổi bật là Quảng Tế Thư - cơ quan trông coi việc y tế, chữa bệnh cho nhân dân, được Hồ Quý Ly lập ra từ năm 1403, bổ phương sĩ Nguyễn Đại Năng làm chức “Quảng tế tự thừa” [28, tr.733]. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta xuất hiện một cơ quan y tế Nhà nước có chức năng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  • 29. 29 Về hệ thống quan chế và tuyển dụng quan lại: Năm 1401, Hồ Hán Thương cho định lại quan chế. Sách sử cũ không ghi rõ hệ thống quan chế nhà Hồ, chỉ được biết tổng quát là nhà Hồ đặt quan cũng theo chế độ nhà Trần. Các quan chức triều Trần có Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) và Tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không), là những chức đại thần văn võ, chức Tướng quốc có Tả, Hữu bộc xạ, Thị lang, Lang trung, Giám nghị đại phu, Viên ngoại, Ngự sử đại phu, Hành Khiển… Ban võ có những chức: Thượng tướng quân, Đô tướng quân, Thủy quân Đô tướng, Bộ quân Đô tướng, Đồng đô tướng… Để đáp ứng yêu cầu cải tiến bộ máy Nhà nước trung ương, nhà Hồ đã đặt thêm một số quan chức mới. Phan Huy Chú chép trong “Lịch triều hiến chương loại chí” rằng: “Nhà nhuận Hồ đặt quan cũng theo chế độ nhà Trần, chỉ thêm chức Đăng văn triều chính. Lại đặt thêm Phong quốc giám (có chức quản cán), Đại lý tự (có chức phán chính), Quảng tế thự (có Thừa thuộc), Hương đình quan có hai viên chánh phó, sau bớt đi một viên), đó đều là tạp chức làm việc” [6, tr.446]. Về tuyển dụng quan lại, Hồ Quý Ly chú trọng tuyển chọn nhân tài, chủ yếu thông qua các kỳ thi (xem thêm trong phần cải cách về giáo dục). Ngoài cách tuyển chọn nhân tài bổ dụng qua các kỳ thi (khoa cử) từ năm 1397, Hồ Quý Ly muốn thực hiện thêm hình thức đề cử (tiến cử hay tuyển cử): “Hằng năm, cứ đến cuối năm, lựa chọn người nào vào hạng ưu tú tiến cống vào triều, Trẫm sẽ thân hành thi lại rồi cất nhắc bổ dụng” [28, tr.670]. Về triều nghi, phẩm phục: Sau khi Thượng hoàng Nghệ Tông mất (tháng 12 măm Giáp Tuất – 1394), theo ý của Phụ chính cai giáo hoàng đế Lê Quý Ly, tháng 6 năm Ất Hợi (1395), vua Trần quy định cấm các quan không được dùng áo thụng tay, chỉ cho phép dùng áo hẹp tay [8, tr.188]. Cuộc cải cách triệt để nhất đối với những trang phục của các quan triều được thực hiện vào tháng 6 năm sau (Bính Tý - 1396). Theo đề nghị của Thiếu bảo Vương Nhữ Chu, kiểu áo của các quan võ
  • 30. 30 được định lại như sau: Quan nhất phẩm áo màu tía, nhị phẩm màu đỏ thẫm, tam phẩm màu hồng nhạt; tứ phẩm màu xanh lục; ngũ phẩm, lục phẩm, thất phẩm màu xanh biếc; bát phẩm, cửu phẩm màu xanh. Duy nội thị thì dùng quần hai ống, không dùng xiêm. Người không có phẩm hàm là hạng hoàng nô thì dùng màu trắng. Về kiểu mũ thì “Các tụng quan chức tước tước từ lục phẩm trở lên dùng mũ Cao Sơn; chánh lục phẩm được thắt đai, đi hia. Về sắc mũ, chánh thì sắc đen, tòng thì sắc xanh. Người tôn thất thì đội mũ Phương Thắng màu đen. Võ quan tước lục phẩm đội mũ Chiết Xung; tước cao mà không có chức thì thắt đai, đội mũ Giác Đính, từ Thất Phẩm trở xuống đội mũ Thái Cổ; tòng thất phẩm đội mũ Toàn Hoa. Vương hầu đội mũ Viễn Du, ngự sử đài đội mũ Khước Phi” [9, tr.189]. Về cải cách hành chính địa phương và cơ sở: Hồ Quý Ly và triều Hồ đã có những cải cách nhất định nhằm khắc phục tình trạng trì trệ, tham nhũng trong hệ thống hành chính địa phương và cơ sở, giúp tăng cường tính thống nhất và củng cố quyền lực của Nhà nước tập quyền trung ương. Những thay đổi về phân cấp hành chính: Các cấp hành chính địa phương đầu nhà Trần gồm có: lộ, phủ, châu, liên xã, xã. Xã là cấp cơ sở. Đến năm 1397, đời Thuận Tông, dưới sự quyền chính của Quý Ly, cấp liên xã được bãi bỏ, thay bằng huyện. Huyện coi nhiều xã. Đồng thời một số châu được nâng lên làm lộ, một số lộ, phủ đổi làm trấn. Tháng 4 năm Đinh Sửu (1397), Thanh Hóa được đổi thành trấn Thanh Đô, lộ Quốc Oai thành trấn Quảng Oai, lộ Đà Giang thành trấn Thiên Hưng, lộ Nghệ An thành trấn Lâm An, lộ Trường Yên thành trấn Thiên Quan lộ, lộ Diễn Châu thành trấn Vọng Giang, phủ Lạng Sơn thành trấn Lạng Sơn, phủ Tân Bình làm trấn Tây Bình. Dưới thời nhà Hồ (1400–1407), xã vẫn là cấp cơ sở trong hệ thống phân cấp hành chính địa phương. Những thay đổi về quan chế địa phương: Năm 1397, theo chủ trương của Quý Ly, Nhà Trần định quy chế quan lại trấn nhậm tương ứng với các cấp hành
  • 31. 31 chính địa phương. Các lộ (trấn) đặt chức An phủ sứ và An phủ phó sứ. Các phủ đặt chức trấn phủ sứ và Trấn phủ phó sứ. Cấp châu đặt chức Thông phán và Thiêm phán. Cấp huyện đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ… Bên cạnh đó, lại đặt thêm các chức Đô đốc (phủ), Độ hộ (phủ), Đô thống (phủ) ở cấp lộ; Tổng quản, Thái thú ở cấp phủ để trông coi công việc, đồng thời cử các đại thần của triều đình kiêm giữ các chức ấy. Cụ thể như bổ dụng phó tướng Lê Hán Thương phụ trách phủ đô hộ ở lộ Đông Đô; Thái bảo Trần Hàng phụ trách phụ trách phủ Đô thống ở lộ Bắc Giang, Trần Nguyên Trữ phụ trách phủ Đô thống ở lộ Tam Giang, Thiếu bảo Vương Nhữ Chu coi giữ công việc quân dân (tổng quản) ở lộ Thiên Trường phủ, Hành khiển Hà Đức Lâm làm Thái thú ở Tân An phủ lộ… Đối với viên quan làm việc ở cơ sở, tháng 4 năm Đinh Sửu (1397), ở cấp xã bãi bỏ các chức Đại tư xã, Tiểu tư xã, Đại toát là các chức quan có phẩm trật của triều đình phái đến phụ trách các xã, được lập ra dưới thời nhà Trần, đồng thời vẫn giữ các chức Quản giáp như quy chế cũ [9, tr.191]. Về việc này, Phan Huy Chú viết: “Đầu nhà Trần, Thái Tông bắt đầu đặt các chức Đại tư xã, Tiểu tư xã, cùng với Xã trường, Xã giám đều là quan, giữ việc làm hộ tịch, chức vụ cũng xem là quan trọng. Các đời sau noi theo không đổi. Đến Thuận Tông, trong đời Quang Thái, mới bãi chức xã quan” [6, tr.479]. Biện pháp cải cách tổ chức và nhân sự nói trên thể hiện khuynh hướng trung ương tập quyền rõ rệt trong việc tổ chức và điều hành bộ máy quyền lực thống nhất cả nước. Những người thực sự nắm quyền hành ở các địa phương chủ yếu là các quan chức của triều đình, thuộc phe cánh của Hồ Quý Ly bố trí về. Củng cố chế độ quân chủ pháp trị thông qua cải cách pháp luật Công cụ pháp luật được Hồ Quý Ly và nhà Hồ quan tâm đặc biệt, sử dụng để kiện toàn bộ máy Nhà nước, phục vụ mục tiêu tăng cường quyền lực trung ương trong mọi lĩnh vực quản lý xã hội. Việc quan tâm củng cố chế độ pháp trị
  • 32. 32 trước hết thể hiện thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật mới vào cuối đời Trần (thực chất là do Hồ Quý Ly khởi xướng và thực hiện) và trong 7 năm cầm quyền của nhà Hồ. Các văn bản pháp luật đó là sự cụ thể hóa, pháp chế hóa đường lối đổi mới của Hồ Quý Ly, có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước. Các văn bản ban hành dưới thời vua Trần Thuận Tông (lúc này Quý Ly làm Phụ chính Thái sư kiêm chức Phụ chính Cai giáo hoàng đế tức thầy dạy của vua): - Chiếu tháng giêng năm Bính Tý (1396) ban hành cải cách chính sách tôn giáo. - Chiếu tháng tư năm Bính Tý (1396) ban hành chủ trương phát hành tiền giấy. - Chiếu tháng tư năm Bính Tý (1396) cải cách thi cử. - Chiếu tháng sáu năm Bính Tý (1396) quy định y phục làm việc của các quan văn, võ. - Chiếu tháng tư năm Đinh Sửu (1397) cải cách hành chính địa phương. - Chiếu tháng năm năm Đinh Sửu (1397) cải cách giáo dục địa phương. - Chiếu tháng sáu năm Đinh Sửu (1397) cải cách hạn điền. - Chiếu tháng ba năm Mậu Dần (1398) về việc thống kê đất đai, lập sổ bộ điền thổ. Thời vua Trần Thiếu Đế (lúc này Quý Ly làm Quốc tổ Chương Hoàng) có các lệnh được ban ra như: - Lệnh năm Kỷ Mão (1399) về việc an ninh trật tự. - Lệnh tháng chín năm Kỷ Mão (1399) về việc xử lý kẻ trộm măng tre vòng thành Tây Đô. Dưới đời nhà Hồ (lúc này Hồ Quý Ly lên ngôi hoàng đế, sau đó lên làm thái thượng hoàng) có những sắc lệnh được ban bố như:
  • 33. 33 - Lệnh tháng Chạp năm Canh Thìn (1400) về việc thu thuế thuyền buôn. - Lệnh tháng tư năm Tân Tỵ (1401) lập sổ hộ tịch cả nước. - Chiếu năm Tân Tỵ (1401) lập phép hạn nô. - Quy định cuối năm Tân Tỵ (1401) về quan chế và hình luật. - Quy định tháng tám năm Nhâm Ngọ (1402) về nghi thức lễ tế Giao. - Quy định tháng tám năm Nhâm Ngọ (1402) thay đổi thuế tô,thuế dung. - Quy định năm Quý Mùi (1403) về dụng cụ đo lường. - Quy định năm Quý Mùi (1403) về xử phạt vì không dùng tiền giấy, đầu cơ, nâng giá. - Quy định năm Giáp Thân (1404) về cách thức thi chọn nhân tài. - Quy định năm Giáp Thân (1404) về hia, áo của quan dân. - Chiếu tháng sáu năm Ất Dậu (1405) cầu lời nói thẳng. - Chiếu tháng chin năm Ất Dậu (1405) quy định tổ chức quân đội. - Chiếu năm Ất Dậu (1405) cấm nấu rượu. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi, chỉ có 7 năm, vương triều Hồ phải luôn đối phó với bao việc cấp thời, cho nên rất dễ hiểu khi nhà Hồ không xây dựng được một bộ luật hoàn chỉnh nào như các thời Lý, Trần trước đó cũng như nhà Lê, nhà Nguyễn ở giai đoạn sau. Song điều đó cũng cho thấy nhà Hồ quan tâm coi trọng việc tăng cường pháp chế đến mức nào. Điều này còn thể hiện ở chỗ nhà Hồ đã dùng mọi biện pháp nghiêm khắc, có khi đến tàn bạo, để bảo đảm cho pháp luật được nghiêm chỉnh thực hiện. Nếu như pháp luật triều Lý còn mang nhiều tính khoan dung, pháp luật triều Trần tuy đã đượm vẻ khắt khe, nghiêm ngặt hơn song sự nghiêm khắc ấy để quản lý một xã hội tương đối thái bình, ổn định thì đến triều Hồ, pháp luật đã trở thành công cụ quan trọng bậc nhất để vãn hồi an ninh trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, trấn áp những mầm mống, hiện tượng phá hoại từ nhiều phía, đồng thời phục vụ
  • 34. 34 đắc lực công cuộc cải cách toàn diện đang gặp vô số trở lực và chống đối quyết liệt. Chính vì vậy, cùng với việc kế thừa chế độ hình phạt của nhà Lý, nhà Trần, trong một số trường hợp cụ thể, hình phạt do Hồ Quý Ly và nhà Hồ đề ra mang tính chất nghiêm khắc, nặng nề hơn các thời đại trước rất nhiều. Ai tàng trữ, lén lút tiêu dùng tiền đồng bị trị tội như kẻ làm giả tiền giấy, bị xử tử và tịch thu ruộng đất, tài sản. Dân chúng lấy trộm măng tre cũng bị xử tử [8, tr.198]. Trần Đức Huy bị xử lăng trì vì có hành vi mang tính chất mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Hoặc như trường hợp Trần Thiêm Bình mạo nhận là con cháu của nhà Trần để cầu viện nhà Minh sau đó cũng bị lăng trì. Mặc dù không còn tài liệu trực tiếp cho phép xác định một cách đầy đủ các biện pháp chế tài thời Hồ, song qua sử liệu cũng thấy được một cách tổng quát chế độ hình phạt được thực hiện dưới quyền của Hồ Quý Ly. Hệ thống đó bao gồm những biện pháp của ngũ hình như: đồ hình (sau cuộc binh biến ở hội thề Đốn Sơn 1399, con gái gái những người tham gia đều bị bắt làm nô tỳ); lưu hình (năm 1392, Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói Quý Ly về bàn đạo Nho trong sách Minh Đạo là không phải, liền bị Quý Ly đày đi châu gần)… Đối với tử hình cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: chém, chôn sống, dìm xuống nước, lăng trì… Bên cạnh những hình phạt ấy, cũng có những hình thức xử lý khác như: giam cầm (tháng 7 năm Kỷ Mão – 1399, Quý Ly ra lệnh bắt giam Nguyễn Dụng Phủ vì đã dâng thư chỉ trích Quý Ly); tịch thu tài sản, biếm tư… 1.2.2. Tư tưởng cải cách về quốc phòng, an ninh Cải cách quốc phòng, xây dựng quân đội vững mạnh Hồ Quý Ly là người có tinh thần độc lập, tự cường dân tộc rất cao, mặt khác nguy cơ xâm lược từ phương Bắc ngày càng đến gần, đe dọa sự tồn vong của đất nước cho nên ông đã dành nhiều công sức cho việc thay đổi cách thức bố phòng, tăng cường sức mạnh quân sự, chấn chỉnh kỷ luật quân đội.
  • 35. 35 a. Dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa Kể từ mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long, trải qua các triều đại Lý, Trần, đến cuối nhà Trần thì đã gần 4 thế kỷ. Đến năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông dời đô về An Tôn, Thanh Hóa, lập kinh đô mới, gọi là Tây Đô (thành nhà Hồ). Lý do căn bản để Hồ Quý Ly thực hiện dời đô là ở chỗ ông cho rằng An Tôn là nơi hiểm trở, tốt cho phòng thủ, thuận tiện cho quản lý đất nước. Việc dời đô là sự thay đổi chiến lược về bố phòng, chuẩn bị đối phó với quân xâm lược phương Bắc. Song đây cũng là vấn đề phức tạp bậc nhất mà ông phải giải quyết vì đó không đơn thuần là vấn đề bố phòng mà còn là vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nữa, chính vì vậy mà quyết định dời đô của ông, cho đến nay vẫn còn là đề tài của nhiều tranh luận khoa học. Ngay từ lúc chuẩn bị đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc dời đô của họ Hồ. Sử chép, trước khi có quyết định dời đô, triều đình đã bàn bạc nhiều, Hành khiển Phạm Cự Luận có lời khuyên nên thôi, nhưng Quý Ly nói: “Ý ta đã định từ trước rồi, ngươi còn muốn nói gì nữa” [9, tr.191]. Lúc ấy Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết cũng dâng thư can rằng: “Ngày xưa nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (tức Thăng Long – TG) có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng – TG), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng, rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất làm ấy làm nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân nhà Nguyên bị giết, giặc Chiêm phải nộp đầu… Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nước nhà. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non, cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị. Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: “Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm” [9, tr.19].
  • 36. 36 Qua khảo sát cho thấy, trong việc chuẩn bị phòng vệ đất nước trước ý đồ xâm lược của phương Bắc ngày càng cấp bách thì vị trí địa lý của Tây Đô có những điều kiện đáp ứng yêu cầu mang tính chiến lược về mặt quân sự. “Vì tính chất chiến lược nên giữ lấy Thanh – Nghệ là một điều hoàn toàn đúng của những nhà quân sự có tài.Thanh Hóa là cái yết hầu. Dùng Thanh Hóa làm bàn đạp tiến ra có thể lấy được Thăng Ling, lui về có thể giữ được cái thế cầm cự và có đủ thì giờ chuẩn bị nuôi dưỡng lực lượng. Ở đây ta cũng thấy rõ cái lỗi lạc của viên tướng Hồ Quý Ly” [ 22, tr.44]. Tây Đô là một vùng trung du lắm sông nhiều núi. Đặc biệt Tây Đô là nơi “đất chật hẹp, hẻo lánh, cuối nước đầu non”, được án ngữ bốn mặt bằng bốn quả núi lớn: phía bắc có núi Thổ Tượng, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía tây có núi Ngưu Ngọa và phía nam có núi Đốn Sơn. Ngoài những bức bình phong như như vậy, Tây Đô còn được che chắn bởi những dòng sông. Sông Bưởi từ phía đông chảy tới hội tụ với sông Mã từ phía Tây chảy qua. Nhìn rộng ra mặt Tây và mặt Bắc, Tây Đô là cả một vùng rừng núi rộng mở của xứ Thanh, địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng trong nghệ thuật quân sự của nhiều thời đại trong lịch sử” [31, tr.33]. Bản thân Tây Đô cũng đủ tiêu chuẩn một kinh thành phòng ngự thủ hiểm. “ Những vòng đai phòng ngự tự nhiên ở vòng ngoài bằng đồi, núi, sông, kết hợp với La thành bằng tre gai ở giữa và vòng trong là con hào vừa rộng vừa sâu có rải chông, hẳn là những chướng ngại đáng sợ đối với giặc. Đó là chưa kể tới bản thân tường thành có độ dày bề mặt tới 4 – 5m, chân rộng hàng chục mét với hai lớp đá và đất, cao tới 5 – 6m” [18, tr.49]. Xem như vậy, ngay từ đầu, việc dời đô đã có nhiều ý kiến và dư luận không đồng tình, song Quý Ly vẫn nhất quyết dời đô. Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa chính thức được coi là kinh đô nước ta (Tây Đô) từ đó đến khi vương triều Hồ suy đổ (1407).
  • 37. 37 b. Chấn chỉnh quân đội, củng cố quốc phòng, chuẩn bị chống giặc ngoại xâm Được giao phó quyền lực, bản thân Hồ Quý Ly đã phải đối phó với hai yêu cầu khẩn thiết trước mắt: một mặt đàn áp khống chế các thế lực chống đối trong nước, tạo điều kiện ổn định để tiến hành cải cách; một mặt tăng cường sức mạnh Nhà nước để chống lại kẻ thù xâm lược bên ngoài từ cả hai phía Bắc, Nam bảo vệ độc lập dân tộc. Phát xuất từ yêu cầu đó, Hồ Quý Ly đã nỗ lực bằng mọi cách xây dựng cho được một quân đội hùng mạnh để trước hết là bảo vệ, làm hậu thuẫn cho thế lực của bản thân mình và từ đó làm chỗ dựa vững chắc cho các chính sách đối nội và đối ngoại của vương triều Hồ. Đó là một quá trình mang tính nhất quán từ khi ông tham chính dưới triều Trần cho đến khi nắm giữ ngôi vua và Thái thượng hoàng. Bước vào quan trường được hai năm, từ chức Khu mật viện đại sứ (tháng 5 năm Tân Hợi – 1371) rồi được gia phong Trung tuyên quốc Thượng hầu (tháng 9 năm Tân Hợi – 1371), đến tháng 8 năm Quý Sửu (1373), Quý Ly bắt tay ngay vào việc cải cách quân sự. Đầu tiên là việc đóng sửa chiến thuyền (tháng 8 năm Quý Sửu – 1373), rồi bổ sung quân và xếp đặt lại tổ chức quân đội (tháng 8 năm Giáp Dần – 1374). Trước kia, quân túc vệ được chia làm quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần, đến tháng 8 năm Giáp Dần (1374) đặt thêm các quân Uy tiệp, Bảo Tiệp, Long Dực, Ý Yên, Thiên Trường, Bắc Giang, Điện Hậu, Long Tiệp. Tuyển những dân đinh khỏe mạnh, phân ra ba hạng sung vào các quân hiệu ấy. Quân túc vệ thì xăm 3 chữ đen lên trán, quân thị về thì xăm trán. Các quân Hoa Ngạch, Tả Ban, Hữu Ban, và quân Thanh Hóa, Nghệ An, Hóa Châu, Thuận Châu, Lâm Bình đều đặt quân hiệu riêng, có Đại đội trưởng, Đại đội phó làm tướng hiệu [28, tr.626]. Tháng Giêng năm sau (Ất Mão - 1375), Hồ Quý Ly được thăng làm Tham mưu quân sự thì vai trò của Hồ Quý Ly đã bắt đầu nổi bật trong giới lãnh đạo quân
  • 38. 38 sự nhà Trần với quyền tuyển bổ quân tướng. Nhờ đó chủ trương của ông được thể hiện mạnh bạo hơn trong tổ chức quân đội nhà Trần, “Chọn các quan viên biết luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là người tôn thất, đều cho làm tướng coi quân” [9, tr.158]. Đây là chủ trương mới trong việc thực hiện sự bình đẳng trong điều kiện phấn đấu tiến thân của những người trong họ nhà vua và các quan viên khác. Riêng đối với Hồ Quý Ly, có lẽ đây là cơ hội thuận lợi để ông có thể đưa người của mình vào các vị trí chỉ huy quân đội, thay dần vai trò của các tôn thất nhà Trần. Như vậy chỉ sau gần 4 năm xuất hiện trên chính trường, Quý Ly đã có điều kiện thuận lợi để cải cách quân đội về tổ chức và nhân sự theo ý mình. Tháng 8 năm ấy (Ất Mão - 1375), Quý Ly bắt tay vào việc cải cách quân đội một cách cơ bản trên phạm vi rộng rãi hơn: làm sổ quân, thải bớt người già yếu, lấy người mạnh khỏe bổ sung vào; những người làm thuê ở các hộ, các xá (tức những người không có tên trong hộ tịch, đi làm thuê, hợp thành các hộ, các xá) đều phải bổ sung vào quân ngũ. Tháng Giêng và tháng 10 năm Mậu Ngọ (1378), những người khỏe mạnh, am hiểu võ nghệ được tuyển làm vệ sĩ cai quản các quân. Công cuộc cải cách quân đội được thực hiện triệt để khi quyền chỉ huy tối cao quân đội được chuyển sang tay họ Hồ. Để tránh bất công trong việc tuyển quân cũng là để tăng cường nguồn nhân lực sung vào quân đội, tháng 4 năm Tân Tỵ (1401), vua Hồ ra lệnh kiểm tra dân số toàn quốc bằng cách lập lại sổ hộ tịch trong cả nước, ghi tên hết vào sổ những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, để lấy số đó làm thực số, làm cơ sở tuyển quân. Khi làm sổ xong, con số những dân đinh từ 15 đến 60 tuổi được phát hiện tăng gấp bội so với trước. Công việc tuyển chọn thuận lợi, số quân tuyển được này càng nhiều… [9, tr.201]. Năm 1404, đời vua Hán Thương, định lại quân hiệu, chia quân tả và hữu, dùng tên cầm thú để đặt quân hiệu (như Phượng Hoàng, Kỳ Lân…) chọn các quan
  • 39. 39 văn võ người tôn thất (cùng họ Hồ) để quản lĩnh [28, tr.735]. Tháng 9 năm Ất Dậu (1405), quy định lại tổ chức biên chế quân. Quân đội chia ra thành nhiều quân. Mỗi quân gồm nhiều vệ. Có 4 loại binh chủng: cấm quân, đại quân, cấm vệ quân (vệ quân) và thủy quân. Cấm quân có 20 vệ, gồm 12 vệ quân Nam ban và Bắc ban và 8 vệ quân điện hậu Đông và Tây. Mỗi vệ có 18 đội; mỗi đội có 18 người. Tổng cộng số quân trong 12 vệ Nam, Bắc là 4.320 người, trong 8 vệ Đông, Tây là 2.820 người [6, tr.10]. Đại quân là lực lượng chủ lực quân, gồm có cả thảy 30 đội (540 người), trung quân có 20 đội (360 người), Doanh có 15 đội; đoàn có 10 đội. Cấm vệ quân (vệ quân) phụ trách trong hoàng cung, có 5 đội cấm vệ đô. Tất cả đặt dưới sự thống lĩnh của một đại tướng quân [28, tr.737]. Tăng cường lực lượng thủy quân là một điểm đáng chú ý trong cải cách quân đội của Hồ Quý Ly. Cho đến thời nhà Hồ, quân thủy nước ta vẫn chưa tách hẳn thành một bộ phận độc lập so với quân bộ. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và truyền thống tác chiến cả quân đội nói chung [43, tr.261]. Để tăng cường và chuyển hóa tổ chức lực lượng thủy quân, năm 1404, Hồ Quý Ly sai đóng những chiến thuyền lớn theo kiểu mới, gọi là thuyền Cổ Lâu (Cổ Lâu thuyền tải lương). Tuy tiếng gọi là thuyền chở lương thực nhưng thực chất là thuyền chiến, đóng bằng sắt, bên trên có đường sàn đi lại, bên dưới hai người chèo một mái chèo, rất tiện cho việc chiến đấu. Lúc xông trận, một toán quân cứ việc chèo để tiến, thoái; còn một toán khác chuyên lo chiến đấu. Về việc phòng ngự trên mặt thủy cũng được tiến hành ráo riết. Ở những cửa biển và những chỗ hiểm yếu trong sông lớn, vua Hồ sai lấy gỗ đóng cọc để ngăn tàu bè của giặc. Hồ Quý Ly rất quan tâm đến việc cải tiến vũ khí. Tháng 6 năm Ất Dậu (1405), tại Tây Đô (Thanh Hóa), vua Hán Thương cho đặt 4 kho chứa vũ khí và lập công binh xưởng; không kể là quân hay dân, hễ ai giỏi nghề thì được tuyển
  • 40. 40 nhận vào làm việc chế tạo gươm, súng. Vũ khí trang bị thời kỳ này đã đạt tới một bước tiến mới về kỹ thuật quân sự. Nhà Hồ đã góp công cải cách quan trọng về quân sự trong việc chế tạo ra các loại súng và hỏa pháo, đặc biệt là sung thần cơ (còn gọi là thần cơ sang pháo) – một loại súng bắn đạn có thuốc cháy do người con trai trưởng của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng chế tạo. Hồ Nguyên Trừng đã cải tiến những kỹ thuật chế súng sẵn có, sáng tạo ra phương pháp chế súng thần cơ, phương pháp này được người Trung Quốc học tập và ứng dụng rộng rãi. Đáng chú ý là vào thời kỳ này, quân đội các nước trên thế giới, quân sĩ vẫn còn sử dụng vũ khí cá nhân bằng gươm giáo. Trong các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, quân ta cũng đã thu được khá nhiều voi chiến, vì vậy trong quân đội nhà Hồ đã có được một bộ phận tượng binh đáng kể. Thủy binh được trang bị thêm nhiều chiến thuyền lớn, trong đó có loại thuyền Cổ lâu như nói trên. Xây dựng hệ thống phòng thủ và chuyển vận phục vụ quốc phòng và kinh tế là vấn đề được Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng. Trước khi giặc Minh xâm lược nước ta, Họ Hồ đã chuẩn bị sẵn một hệ thống phòng thủ đất nước. Việc xây thành Tây Giai (tức Tây Đô) ở mạn rừng núi Thanh Hóa với quy mô rộng lớn nhằm thủ hiểm và phòng ngự khi Đông Đô (tức Thăng Long) thất thủ. Bên cạnh đó, tháng 9 năm Ất Dậu (1405), nhà Hồ cho xây đắp thành Đa Bang kiên cố ở Cổ Pháp (Sơn Tây) để che chở cho Thăng Long và cả một hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 400km chạy suốt từ núi Tản Viên men theo Sông Đà, sông Hồng, sông Luộc, đến cửa sông Thái Bình. Đó là một hệ thống chướng ngại vật gồm những bãi cọc, những xích sắt cùng với các đồn quân tại khắp các cửa sông, cửa nguồn, quan ải… Nhà Hồ kế thừa những kinh nghiệm xây dựng các trận địa phòng thủ của tổ tiên các thời trước, có thể nói đối với lịch sử quân sự, đây là thời kỳ xây dựng được một công trình phòng ngự có quy mô lớn nhất, trên một chính diện
  • 41. 41 rộng, chiều sâu lớn và đồ sộ gấp nhiều lần phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý chống Tống. Vì quan tâm củng cố các tuyến phòng thủ nên vua Hồ thường đích thân di hành đến tận nơi quan sát từng địa thế hiểm yếu, có chuyến đi kéo dài nhiều ngày. Tháng 7 năm Ất Dậu (1405), Quý Ly và Hán Thương đi tuần tra, xem xét núi sông và các bến cửa, ở kinh lộ, vì muốn biết khắp nơi, nơi nào hiểm trở, nơi nào bình thường, mãi đến tháng 8 mới trở về [28, tr.736]. Bên cạnh việc xây dựng các công trình quân sự cũng phải kể đến nỗ lực xây dựng các trục lộ giao thông, kênh đào. Những công trình này vừa manh tính chất kinh tế vừa mang tính chất quân sự. Tháng 7 năm Quý Mùi (1403), vua Hán Thương thân chinh cầm 20 vạn quân thủy bộ đánh tiến đánh Chiêm Thành. Thủy quân theo sông Lỗi Giang ra biển cả. Đại quân theo đường thiên lý nối từ kinh thành đến tận Tân Bình, Thuận Hóa, dọc các đường có sẵn các trạm và phố buôn bán lập từ tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1402). Lúc thời bình, nhà Hồ đã phòng bị như vậy, đến khi quân Minh bắt đầu xâm lược nước ta (tháng 4 năm Ất Dậu - 1405) thì biện pháp phòng bị càng được triển khai quyết liệt hơn: hạ lệnh cho các người có phẩm tước chiêu mộ những kẻ trốn tránh, phiêu bạ, đặt chức Thiên hộ, Bách hộ để cai quản. Lại sai đóng cọc gỗ ở bờ phía Nam sông Nhị Hà, từ thành Đa Bang đến Lỗi Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang, nối tiếp nhau hơn 700 dặm. Ở các sông và cửa biển đều hạ cây xuống để ngăn cản, đồng thời hạ lệnh cho dân Bắc Giang và Tam Đái tích trữ lương thực, vượt sông sang dựng nhà cửa ở nơi đất hoang rậm rạp bên bờ phía Nam sông Cái, để chuẩn bị di cư đến đó. Tăng cường quân kỷ nghiêm ngặt là biện pháp tăng cường sức mạnh quân đội. Quý Ly là người rất nghiêm đối với những kẻ vi phạm luật pháp và thượng
  • 42. 42 lệnh. Ai ra trận mà nhút nhát, sợ giặc thì bị chém; vợ con, điền sản cũng bị tịch thu sung công. Tháng 2 năm Tân Mùi (1391), Quý Ly nhận thấy đất Hóa Châu tiếp giáp với Chiêm Thành, nên đem quân đi tuần đất ấy, xét định hàng ngũ quân lính, sửa sang xây dựng thành hào, rồi sai Hoàng Phụng Thế đem quân đi tuần đến địa giới Chiêm Thành. Quân Chiêm mai phục để chờ đợi, quân Phụng Thế tan vỡ, Phụng Thế bị giặc bắt… 30 người Đại đội phó dưới quyền của Phụng Thế đều bị Quý Ly chém hết [9, tr.182]. Năm 1401, Hồ Tùng đi đánh Chiêm Thành, nghe lời Đinh Đại Trung (tướng cũ Chiêm Thành tên Chế Đa Biệt) cho quân đội đi đường núi, tách xa hẳn quân thủy, gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lương thực đến 3 ngày… Khi quân trở về, Quý Ly buộc tội Tùng vì đi đường hiểm, làm trái mất quân cơ, đáng lẽ phải hỏi tội chết chém, song vì Tùng có công lao hồi Hán Thương còn ở ngôi Thái tử, nên được tha tội chết, nhưng phải đày làm lính [28, tr.677]. Nhìn chung, với việc cải cách tổ chức binh bị, tăng cường quân số, xây dựng lực lượng thủy quân, bộ quân, chế tạo vũ khí, chuẩn bị tuyến phòng ngự và tăng cường quân kỷ… Họ Hồ đã tạo được dưới tay mình một lực lượng quân sự hùng hậu. Quân đội của Hồ Quý Ly là một lực lượng quân sự đông đảo nhất, có quy củ nhất, vũ khí hiện đại nhất từ trước cho đến bấy giờ. Cải cách quân sự, củng cố quốc phòng là mối ưu tư thường xuyên to lớn nhất của Hồ Quý Ly. Ông thường nói với các quan: “Làm thế nào có được 100 vạn quân đề chống giặc Bắc” [9, tr.201]. Có thể nói cải cách quân sự là nỗ lực quan trọng nhất trong các chính sách quan trọng khác của Hồ Quý Ly và nhà Hồ. Tuy nhiên, sau cùng. Cũng chính sự thất bại trên lĩnh vực quân sự trước quân xâm lược nhà Minh đã phá vỡ toàn bộ công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, dẫn đến sụp đổ nhanh chóng của vương triều Hồ. Sự thất bại ấy không phải vì quân lực yếu hèn
  • 43. 43 mà chính vì trong lòng cuộc cải cách của họ Hồ đã tồn tại một số hạn chế có ý nghĩa quyết định vận mệnh của cả triều đại. Về cải cách an ninh Tăng cường kiểm soát, bảo đảm an ninh chính trị: Quý Ly ra lệnh áp dụng biện pháp kiểm soát cư trú nghiêm ngặt trong nhân dân, quản lý tạm trú chặt chẽ những người đi lại, khách vãng lai. “Nhà dân không được chứa người đi đường ngủ trọ, hễ có người ngủ trọ thì phải báo nhà láng giềng, cùng nhau xét hỏi giấy tờ, hành lý, lý do đi qua để làm chứng bảo lãnh. Các xã đều đặt điếm tuần, này đêm điều tra canh giữ” [9, tr.197]. Xây dựng mạng lưới an ninh hành chính: Để kịp thời ngăn chặn hành vi tiêu cực của quan lại lợi dụng quyền thế thủ lợi, hà hiếp nhân dân, từ năm 1400, Hồ Qý Ly tổ chức mạng lưới an ninh hành chính do chính ông trực tiếp điều khiển qua hệ thống Liêm phóng sứ đặt ở các lộ. Đây là lần đầu tiên ở nước ta xuất hiện tổ chức “công an chìm”, “mật vụ” thường xuyên nghe ngóng tình hình, theo dõi quan lại và dân tình ở địa phương, để có lẽ trước hết là nhằm triệt hạ, trừ khử kịp thời những kẻ có mưu định chống đối, phá hoại công cuộc cải cách do họ Hồ đang tiến hành; đồng thời qua đó kiện toàn bộ máy hành chính địa phương, nhằm củng cố lại uy tín của Nhà nước đối với nhân dân. Trong quan điểm tổ chức mạng lưới an ninh hành chính của Hồ Quý Ly, có nhiều điều đáng chú ý, đó là: mạng lưới nhân sự được chọn tuyển từ những người thân cận trung tín mà có thể hòa nhập vào quần chúng nhân dân (như những thuộc quan làm việc ở tam quán, những chi hậu hội nhân…) và những thanh niên trẻ tuổi, nhiệt tình, trong sạch (như những nội tẩm học sinh…); mạng lưới ấy do triều đình trung ương trực tiếp quản lý (cụ thể là nhân sự đều do Quý Ly chọn cử đi và
  • 44. 44 trực tiếp theo dõi, điều khiển); khi nào phát hiện ra những đối tượng cần thanh lọc thì không bao che mà áp dụng ngay biện pháp xử lý kịp thời, dứt khoát. Lập lại trật tự xã hội: Cuối đời Trần, tình hình trong nước rối ren, trộm cướp nổi lên khắp nơi, lộng hành cả ban ngày, xã hội mất ổn định… Từ khi nắm quyền cai trị, Hồ Quý Ly ra sức tổ chức lùng bắt trộm cướp nên đã hạn chế được phần nào nạn cướp của, giết người. Biện pháp an ninh đường sông, đường biển được tăng cường bằng cách đặt sở tuần kiểm ở cửa sông, cửa cảng quan trọng, tuần tra, lùng bắt trộm cướp, quản lý tàu bè qua lại, giữ gìn miền biển, nơi mà quân Chiêm Thành hay bất ngờ ập tới cướp phá. Tháng 10 năm Nhâm Thìn (1392), nhà Hồ đặt các quan cửa sông và tuần thú ở các xứ để xét bắt trộm cướp, mỗi xứ tùy vị trí xung yếu có thể đặt 3, 4 hay 5 đô, mỗi đô gồm 80 người [28, tr.659]. Tháng 9 năm Kỷ Mão (1399), đặt sở tuần kiểm ở sông Đại Lại, sai chằng sai dây chão to ở giữa sông, các thuyền trên sông phải kéo dây theo thứ tự mà đi, không được tranh nhau đi trước. Quý Ly cũng áp dụng biện pháp mạnh đối với những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Năm 1403, có người phù thủy tên Trần Đức Huy hành nghề phương thuật, thường ban đêm đánh mõ làm phép kỳ binh như có muôn nghìn nguời reo hò đánh nhau. Huy lại đi khắp các xã lấy trộm tên những người đi tuần biên theo sổ quân. Sự việc bị phát giác, tịch thu được tang vật gồm một quyển sách phương thuật, một con dấu ngụy, một thanh gươm, một chiếc mõ đồng… Đức Huy bị xử lăng trì, sổ quân ấy bị ném xuống nước tiêu hủy [9, tr.204-205].