SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
ĐẠI HỌC HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ LY NA
CHỦ TRƯƠNG DUY TÂN VỀ KINH TẾ
CỦA CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC TIẾN BỘ
Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2017
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam có
những chuyển biến hết sức to lớn. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp
dưới ngọn cờ Cần Vương kết thúc với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương
Khê. Thực dân Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa, kinh tế - xã hội Việt
Nam bắt đầu có sự chuyển biến. Lịch sử dân tộc lúc này yêu cầu cần phải có
một con đường cứu nước mới.
Đứng trước yêu cầu của lịch sử dân tộc, dưới tác động của tư tưởng dân
chủ tư sản phương Tây và trào lưu “Châu Á thức tỉnh”, các sĩ phu yêu nước
tiến bộ như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn
Can, Trần Quý Cáp, Nguyễn An Khương… đều hướng về phương Tây để tìm
kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Từ đó, một xu hướng cứu nước
mới đã xuất hiện: kết hợp cứu nước với Duy Tân, học tập theo văn minh
phương Tây, cải tạo nước Việt Nam cũ, xây dựng nước Việt Nam mới theo
hình ảnh các nước phương Tây tiến tiến. Để đạt được mục tiêu trên, họ chủ
trương Duy Tân không chỉ trên lĩnh vực chính trị, quân sự, mà còn trên lĩnh
vực văn hóa, giáo dục, kinh tế. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ nhận ra rằng sự lạc
hậu và nghèo nàn của đất nước là một trong những nguyên nhân làm cho dân
tộc ta bị mất nước. Sở dĩ người Pháp có thể đô hộ dân tộc Việt Nam là do họ có
một nền kinh tế mạnh hơn ta. Nhật Bản thoát khởi sự đô hộ của phương Tây,
một trong những yếu tố là nhờ Duy Tân cải cách về kinh tế. Vì vậy, để thoát
khỏi nô lệ và đưa đất nước phát triển lên con đường văn minh tiến bộ, tất yếu
phải Duy Tân cải cách về kinh tế. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng trong công
cuộc đấu tranh cứu nước và phát triển đất nước, là điều kiện để nâng cao dân
trí, chấn dân khí, tạo ra tiềm lực để tiến hành cuộc vận động giải phóng dân tộc
trong hoàn cảnh lịch sử mới. Từ yêu cầu tất yếu này, Duy Tân về kinh tế là một
nội dung hết sức quan trọng của trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỷ XX, là
một trong những vấn đề khoa học được các nhà sử học quan tâm nhưng kết quả
2
nghiên cứu còn chưa phản ánh đầy đủ so với các lĩnh vực nghiên cứu về chính
trị, văn hóa, giáo dục của trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỷ XX.
Để góp phần tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò của các
sĩ phu yêu nước những năm đầu thế kỷ XX đối với hoạt động Duy Tân về kinh
tế, từ đó góp phần đánh giá đầy đủ hơn trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỷ
XX, rút ra những giá trị kế thừa cho công cuộc đổi mới đất nước hiện tại, tôi
chọn đề tài “ Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến
bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Duy Tân về kinh tế ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX là một nội
dung quan trọng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Vấn
đề này được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên
quan đến đề tài:
Hoạt động kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
in trong Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địa, số 4, của tác giả Nguyễn Công
Bình (1955), có đề cập đến hoạt động kinh tế của tư sản Việt Nam trước Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
Lịch sử cận đại Việt Nam (1960), tập 3, Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm,
Nguyễn Văn Sự... Cuốn Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX
đến Cách mạnh tháng Tám (1975), tập 2, của Trần Văn Giàu, có bàn về hệ ý
thức tư sản, các dạng biểu hiện của nó trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề duy
tân về kinh tế.
Thế Nguyên (1988), với cuốn Phan Chu Trinh - một chí sỹ giàu lòng nhiệt
huyết (1872 - 1926), đã trình bày những đóng góp của Phan Chu Trinh về cải
cách kinh tế trong phong trào Duy Tân…
Gần đây, việc nghiên cứu vấn đề Duy Tân về kinh tế đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm hơn như tác phẩm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục của
nhiều tác giả (2008) trình bày có hệ thống về hoạt động giáo dục, hoạt động
3
kinh tế của các chí sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục, trên cơ sở đó đánh giá mối quan
hệ với phong trào Duy Tân.
Trương Thị Thanh Nhàn (2011), Đóng góp của phong trào Duy Tân đầu
thế kỷ XX đối với cách mạng Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, có đề cập đến sự
đóng góp về kinh tế của phong trào này.
Lê Thị Phương (2014), Chủ trương chấn hưng thực nghiệp của các sỹ phu
yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX, khóa luận tốt nghiệp, đã đước đầu trình
bày về chủ trương chấn hưng thực nghiệp của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ
XX và nêu các nhận xét về chủ trương đó, khẳng định những đóng góp và hạn
chế của chủ trương chấn hưng thực nghiệp do các sĩ phu yêu nước đề xướng.
Hồ Thị Thúy Bình (2015), Phan Bội Châu với trào lưu duy tân cải cách ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX, luận văn Thạc sĩ, đã trình bày một cách khái quát về
chủ trương duy tân cải cách của Phan Bội Châu, trong đó có đề cập đến đóng
góp của Phan Bội Châu trên lĩnh vực Duy Tân về kinh tế…
Nguyễn Hữu Lâm (2015), Hoạt động tuyên truyền chấn hưng thực nghiệp
trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, luận văn Thạc sĩ, đã trình bày một
cách khái quát về hoạt động chấn hưng thực nghiệp, nêu rõ nội dung và phương
thức tuyên truyền, đóng góp của hoạt động tuyên truyền chấn hưng thực nghiệp
trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX…
Chương Thâu (1997), trong cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào
cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX, dựng lại bức tranh khá chi tiết về hoạt động
của Đông Kinh Nghĩa Thục, ngoài cải cách về văn hóa còn có chủ trương phát
triển kinh tế.
Công trình Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945)
của Nguyễn Văn Khánh (2002), đã trình bày quá trình hình thành và phát triển
cơ cấu kinh tế thuộc địa ở Việt Nam từ 1884 đến 1945, sự ra đời các tầng lớp,
giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, trong đó kinh tế tư bản
dân tộc gắn liền với giai cấp tư sản Việt Nam. Phạm Văn Chiến ( 2003) trong
tác phẩm lịch sử kinh tế Việt Nam đã khái quát tình hình kinh tế Việt Nam nói
chung và tình hình kinh tế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nguyễn Văn Xuân
4
(2003), Phong trào Duy Tân và tinh thần doanh nghiệp, in trong tạp chí xưa và
nay, số 148, tác giả đã trình bày khái quát về những hoạt động kinh tế mang
yếu tố kinh tế tư bản trong phong trào Duy Tân đồng thời nêu lên những
nguyên nhân làm cho nền kinh tế tư bản Việt Nam không thể phát triển mạnh
vào đầu thế kỷ XX.
Trương Công Huỳnh Kỳ (2016), trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu
cấp cơ sở, Phong trào chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong 30 năm đầu thế
kỷ XX đã trình bày hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trên các vấn
đề bối cảnh lịch sử, thành phần lãnh đạo, mục đích, nội dung, hình thức, diễn
biến của các nhà thực nghiệp tiêu biểu và rút ra tính chất, đặc điểm, kết quả, ý
nghĩa của phong trào chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong 30 năm đầu thế
kỷ XX.
Các kết quả nghiên cứu trên là tài liệu quý có ý nghĩa định hướng giúp cho
bản thân tôi có thể tìm hiểu những nội dung cơ bản để trên cơ sở nền tảng đó
tiến hành phân tích và nhận thức một cách toàn diện hơn về nội dung cũng như
những đóng góp của các sĩ phu yêu nước tiêu biểu đối với Duy Tân về kinh tế
trong những năm đầu thế kỷ XX.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trình bày có hệ thống và đầy đủ hơn chủ
trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ những năm đầu thế
kỷ XX, từ đó rút ra nhận xét về những đóng góp và hạn chế của của các sĩ phu
yêu nước đối với vấn đề Duy Tân nền kinh tế dân tộc trong bối cảnh lịch sử
Việt Nam lúc bấy giờ.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích thì luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
Trình bày bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế của Việt Nam những năm đầu
thế kỷ XX để làm rõ vấn đề Duy Tân cải cách kinh tế là một biện pháp tất yếu
đối với công cuộc cứu nước đầu thế kỷ XX.
5
Phân tích rõ chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến
bộ như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp,
Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lương Khắc Ninh,…
Nhận xét chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ
đầu thế kỷ XX trên các mặt ưu điểm, hạn chế và tác dụng, khẳng định các giá
trị cần kế thừa trong công cuộc đổi mới hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ
XX với các biểu hiện của nó.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: đầu thế kỷ XX.
Về không gian: ở Việt Nam thời Pháp thuộc.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Trong qua trình thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng những
nguồn tư liệu sau:
- Các trước tác của các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu đầu thế kỷ XX.
- Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong và ngoài
nước về hoạt động Duy Tân kinh tế ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX...
- Tài liệu lưu trữ của chính quyền thuộc địa về vấn đề này.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp logic trên cơ sở so sánh và đối chiếu tư liệu, đồng thời sử dụng
các phương pháp khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp... .để
trình bày nội dung luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: luận văn góp phần hệ thống tư liệu về chủ trương Duy
Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, những đóng góp và hạn chế của
6
của các sĩ phu yêu nước đối với việc Duy Tân cải cách về kinh tế ở Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XX.
Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo để
học tập, nghiên cứu và giảng dạy về chủ trương Duy Tân cải cách về kinh tế ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những tiền đề lịch sử của chủ trương Duy Tân về kinh tế ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX
Chương 2: Nội dung chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu
nước tiến bộ đầu thế kỷ XX
Chương 3: Đóng góp và hạn chế của chủ trương Duy Tân về kinh tế do
các sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng đầu thế kỷ XX
7
NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CHỦ TRƯƠNG DUY TÂN VỀ
KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển đất nước
Đến cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam giữa lúc nhân dân đang rên xiết dưới
chính sách cai trị hà khắc của thực dân cũng là lúc sự thất bại nhanh chóng của
phong trào Cần Vương đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc theo
hệ tư thưởng phong kiến ở Việt Nam. Đặc biệt dưới tác động của chính sách
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), làm cho cơ
cấu kinh tế - xã hội nước ta biến đổi sâu sắc, từ một nước phong kiến độc lập
trở thành một nước thuộc địa nữa phong kiến, xã hội phân hóa mạnh ở cả nông
thôn lẫn thành thị. Đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tế què
quặt lạc hậu, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, bần cùng. Trong lúc thực
dân Pháp đang siết chặt ách nô dịch đối với nhân dân ta thì triều đình nhà
Nguyễn với sự bảo thủ, hèn nhát đã bất lực trước vận mệnh đất nước chấp nhận
làm tay sai cho thực dân Pháp. Yêu cầu của lịch sử dân tộc lúc này là tìm ra con
đường cứu nước mới, đúng dắn để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.
Lúc này vấn đề sống còn của dân tộc được đặt lên hàng đầu. Việc đánh
đuổi thực dân Pháp và lật đổ chế độ phong kiến phản động để đưa nhân dân ra
khỏi kiếp đọa đày, đau khổ, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột là điều trăn trở đối với
tất cả những ai có lòng yêu nước, thương dân. Trước ách thống trị tàn bạo của
thực dân Pháp, dân tộc ta không thể sử dụng biện pháp đấu tranh đơn thuần mà
còn phải kết hợp đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Trong đó việc Duy Tân về kinh tế là một việc làm hết sức quan trọng. Với
chính sách thống trị có tính toàn diện và chặt chẽ của thực dân Pháp thì công
cuộc chống Pháp phải có tiềm lực của cả dân tộc, không chỉ bằng sức mạnh
quân sự, chính trị, văn hóa mà kinh tế cũng là yếu tố quyết định, có kinh tế mới
có thể đánh bại được kẻ thù. Trước yêu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh các sĩ
phu yêu nước đã ý thức được con đường cứu nước. Trong quy luật “cường
8
thắng, liệt bại” muốn dân tộc thoát khỏi diệt vong chỉ có cách duy nhất là Duy
Tân về mọi mặt của nền kinh tế “Có thực mới vực được đạo”. Tự cường về nền
kinh tế thì mới có thể đưa đất nước thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa thực
dân. Chính yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra phải kết hợp cứu nước với Duy Tân
về kinh tế, do vậy mà tư tưởng Duy Tân về kinh tế đã ra đời, phong trào Duy
Tân (1903 - 1908) xuất hiện với 3 nội dung cơ bản: khai dân trí, chấn dân khí,
hậu dân sinh. Một trong những nội dung cơ bản của hậu dân sinh xuất hiện
trong tư tưởng Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước những năm đầu thế
kỉ XX.
1.2. Tác động của chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp
Chính sách cai trị của thực dân Pháp Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng
tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu
tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở
Việt Nam. Bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa và bóc lột. Chính sách của toàn
quyền Paul Doumer là triệt để khai thác nhân lực cùng tài nguyên của xứ thuộc
địa này nhằm phục vụ tối đa cho quyền lợi của mẫu quốc, Đông Dương bắt đầu
mang lại những lợi nhuận về kinh tế và tài chính cho Pháp trong khi đó tuyệt
đại đa số người Việt phải chụi cảnh tôi đòi ngay chính trên quê hương của họ.
Chính sách đó được thể hiện trên các lĩnh vực.
Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ
quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia
Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ
một chế độ cai trị riêng. Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân
Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị
đối với nhân dân Việt Nam. Bên cạnh chính sách cai trị độc đoán thực dân
Pháp chúng còn bảo lưu hệ thống chính quyền phong kiến từ cấp tỉnh đến làng
xã. Để giúp cho bộ máy cai trị của chúng thực hiện tốt việc áp bức bóc lột nhân
dân ta, chúng còn tăng cường xây dựng củng cố bộ máy hành chính, quân sự,
cảnh sát, tòa án...để đàn áp lại các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. Thực dân Pháp
9
ra sức để xây dựng một chế độ chính trị độc đoán ở nước ta thực hiện chính
sách chủ yếu “dùng người Việt trị người Việt”. Với dã tâm đó thực dân Pháp
không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét bốc lột và cai trị nhân dân ta dưới
ách áp bức bóc lột làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khốn khó.
Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến
hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây
dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng
phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế
Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới...) Pháp độc quyền về kinh tế
và nhằm thu được lợi nhuận tối đa chính điều đó đã dẫn đến hậu quả là nền
kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu,
thể hiện rõ trên tất cả thành phần của nền kinh tế.
Trong nông nghiệp: tình trạng chiếm ruộng đất của bọn thực dân ngày
càng tăng, “Sau khi chiếm cả Việt Nam, thực dân Pháp tìm cách chiếm đoạt
ruộng đất: bao gồm các vùng đất trống, bải bồi thậm chí các phần ruộng đất
của tư để lập đồn điền. Theo nghị định ngày 5.10.1889 và 15.10.1890 thì bọn
thực dân có quyền xin cấp một lần 500 ha đất đai. Vì thế đã xuất hiện nhiều
đồn điền diên tích lớn. Theo thống kê của thực dân Pháp, tính đến năm 1890
đã có 116 đồn điền của người Âu. Tuy nhiên diện tích đồn điền chủ yếu tập
trung ở các tỉnh Nam Kỳ và các tỉnh Bắc Kỳ. Cho đến năm 1900, tổng diện tích
của người Pháp đã lên tới 322.000 ha, trong đó ở Nam Kỳ có 78.000 ha”. [49,
Tr. 29 - 30]
Việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền của thực dân Pháp đã làm cho
hàng vạn người nông dân Việt Nam bị mất đất và trở thành tá điền cho thực dân
Pháp bóc lột. Với chính sách bóc lột kiểu phong kiến, cùng với sự vơ vét tàn
bạo của thực dân Pháp đã làm cho nền nông nghiệp của Việt Nam ngày càng
què quặt, lạc hậu. Chúng muốn cướp ruộng để đẩy người dân Việt Nam vào
con đường bần hàn nhất và phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.
10
Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Chính quyền thực dân đã
dùng thủ đoạn độc đoán về kinh tế trong tất cả các ngành công nghiệp. Chú
trọng xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu vơ vét tối đa
của chúng. Nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm mạng mẽ, nền công nghiệp phụ
thuộc hoàn toàn vào Pháp, chúng độc quyền thu mua sản phẩm từ công nghiệp,
thủ công nghiệp... nền thủ công nghiệp chịu sự cạnh tranh và chèn ép mạnh mẽ,
nhiều ngành nghề thủ công bị tàn phá bởi không thể cạnh tranh với các mặt
hàng của Pháp, nền thủ công nghiệp truyền thống bị bị phá vỡ...chỉ có một số
ngành sống sót được vì nó cung cấp các mặt hàng xa xỉ cho thực dân Pháp. Tất
cả đều là thủ đoạn của thực dân pháp đối với các ngành công nghiệp, thủ công
nghiệp đều nhằm bốc lột, thu lợi nhuận cho chính quốc và bần cùng hóa nhân
dân ta.
Trên lĩnh vực thương mại và tài chính: chúng thực hiện chế độ đồng hóa
thuế quan làm cho Việt Nam chỉ có thể đặt quan hệ buôn bán với Pháp, chúng
hầu như độc quyền về hàng hóa xuất và nhập ở Việt Nam, chúng miễn thuế cho
hàng Pháp nhưng đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta...bên
cạnh đó thực dân Pháp cho thành lập ngân hàng Đông Dương với quyền lực
trong tay chúng và tiến hành cho vay nặng lãi, độc quyền in giấy bạc, thuế khóa
nặng nề, độc quyền kinh doanh, thu mua rẽ mạt bán ra với giá cắt cổ...với chính
sách sưu cao, thế nặng làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ, kinh tế
thực dân chiếm vị trí thống trị, đứng trước tình hình kinh tế dân tộc như thế các
sĩ phu yêu nước luôn trăn trở và vấn đề đặt ra là phải chấn hưng lại nền kinh tế
đất nước, trên cơ sở phát huy thế mạnh nền kinh tế truyền thống, phát triển kinh
tế hàng hóa, mở các thương hội, nông hội...để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của
người dân, phát triển kinh tế đất nước, tạo ra tiềm lực cho công cuộc cứu nước.
Đây là yêu cầu cấp thiết tạo nền tảng kinh tế vững chắc để tiến tới sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
Về văn hóa - giáo dục, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo
dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu... Chúng tạo điều kiện cho
văn minh phương Tây phát triển ở nước ta, loại bỏ dần chữ Hán và Nho học.
11
Thực dân Pháp mở một số trường học phục vụ chính sách cai trị của nó.
Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương:
“Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị
hành hạ và đầu độc một cách thê thảm...bằng thuốc phiện, bằng rượu...chúng
tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học
tập”. Chúng truyền bá nếp sống phương tây, dùng báo chí làm công cụ tuyên
truyền sách báo phản động...Nhưng các sĩ phu yêu nước ý thức rất rõ bản chất
của bọn chủ nghĩa thực dân, muốn đồng hóa nhân dân ta, các sĩ phu yêu nước
họ đã nhận thức được sức mạnh của tri thức, tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ
với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ và phát triển nền kinh tế đất
nước ngày càng giàu mạnh.
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo
dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường
bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có
sự phân hóa, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân
đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
Giai cấp nông dân: giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn
khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù
đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong
cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.
Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp. Đa số công nhân Việt Nam, trực tiếp xuất thân từ giai
cấp nông dân, nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp
thi hành ở Việt Nam. Vì vậy, giai cấp công nhân có quan hệ trực tiếp và chặt
chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam bị đế quốc, phong
kiến áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam là ra
đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thu
ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhanh chóng trở thành một lực
12
lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc Trung Nam…Giai cấp tư sản Việt
Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp…trong giai cấp tư
sản có một bộ phận kiêm địa chủ.
Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư sản Phảp và tư sản
người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai
cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản Việt Nam không
đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những
người làm nghề tự do…Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan
trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và
dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu
nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến
bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạng
cao và nhạy cảm chính trị, được phong trào cách mạng rầm rộ của công nông
thức tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông và đóng
một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở thành
thị.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp làm thay đổi nhanh chóng
nền kinh tế - xã hội nước ta những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, qua
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã hình thành thêm những lực
lượng mới, làm cho bức tranh xã hội có nhiều nét mới. Dưới sự độc quyền của
tư bản trên lĩnh vực công thương nghiệp và sự cạnh tranh chèn ép khốc liệt của
tư sản ngoại kiều nên tư sản Việt Nam vẫn còn yếu ớt, chưa thể hình thành một
giai cấp độc lập, vì vậy họ chưa thể đóng vai trò chủ đạo trong việc tiếp thu
những luồng ư tưởng mới (tư tưởng dân chủ tư sản) du nhập vào nước ta đầu
thế kỉ XX để phát động phong trào đấu tranh yêu nước. Vai trò này được lịch
sử giao cho các sĩ phu yêu nước, với các sĩ phu yêu nước lúc này muốn cứu
nước không còn con đường nào khác ngoài việc truyền bá tư tưởng và những
hoạt động cụ thể để Duy Tân về kinh tế, muốn thoát khỏi ách thống trị của thực
dân pháp chúng ta phải làm chủ được nền kinh tế, phát triển kinh tế chính là
13
yêu nước, là động lực cứu nước mới được các sĩ phu yêu nước đặt ra và cùng
nhau thực hiện tiêu biểu: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,
Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can Nguyễn Quyền...đây là
những sĩ phu khởi xướng cho phong trào Duy Tân và chấn hưng thực nghiệp.
1.3. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ phương Tây và trào lưu “Châu
Á thức tỉnh”
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
trên toàn thế giới phát triển mạnh mẽ với sự lan rộng của tư tưởng dân chủ tư
sản từ Âu - Mỹ đã đưa Châu Á vào thời kỳ thức tỉnh. Nếu như ở Trung Quốc
và Việt Nam, cuộc cải cách Minh Trị, Duy Tân có những tác động mạnh mẽ để
rồi tạo nên những phong trào đấu tranh, cải cách có tính chất rộng rãi thì ở một
số nước Châu Á khác sự lan tỏa của Minh trị Duy Tân có một mức độ khiêm
tốn hơn do điều kiện lịch sử xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên sự lan tỏa ấy được
đánh dấu rõ ràng hơn sau khi Nhật đánh bại Nga trong cuộc chiến tranh Nga -
Nhật. Sự tác động lan tỏa ấy ở các nước Châu Á không chỉ là mô hình dân chủ
của chế độ xã hội mà còn làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân các nước
trổi dậy một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Nhiều nhà sử học nghiên cứu lịch sử cận
đại Châu Á, khi đề cập đến phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã
viết: Công cuộc Duy Tân thời Minh trị, đặc biệt là cuộc chiến tranh Nga - Nhật
(1904 - 1905) với sự thắng lợi của Nhật Bản đã cổ vũ tinh thần ái quốc của một
số tầng lớp của nhân dân Indonexia. Bên cạnh với thắng lợi của Nhật Bản một
lần nữa cổ vũ tinh thần các sĩ phu yêu nước Việt Nam, họ rất khâm phục người
Nhật Bản, coi Nhật Bản là nước dẫn đầu Châu Á về kinh tế và tiến bộ khoa học
kĩ thuật, tôn sùng Nhật Bản là người anh cả da vàng, coi Nhật Bản là nơi giữ
được tinh thần Phương Đông, với tinh thần đó năm 1904 Phan Bội Châu cùng
những người yêu nước đã lập ra hội Duy Tân, nêu khẩu hiệu đấu tranh là “đánh
đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam” và đưa ra kế hoạch xuất dương du học.
Phan Bội Châu đã dùng cả một mùa hè để gặp gỡ, giao lưu với những nhà cách
mạng Trung Quốc có mặt tại Nhật Bản như Lương Khải Siêu, với những tri
14
thức tiến bộ của Nhật Bản và cả những chính trị gia của Nhật Bản như Đại Ôi
Trọng Tín, Chủ tịch Đảng Tiến bộ, Đại Dưỡng Nghi, Phúc Đảo và Cung Kỳ...
Phan Bội Châu còn tiến hành nghiên cứu Kinh tế và chính trị hiện đại của
Nhật Bản, thảo luận nhiều vấn đề về con đường và tiến trình của cách mạng
Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc ở Việt Nam. Bên cạnh đó sự ảnh hưởng của Tân văn, Tân thư bằng chữ Hán
chuyển tải lý luận của các tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, và tư tưởng của
các nhà Duy Tân Trung Quốc, với sự xâm nhập mạnh mẽ của tư tưởng Tân
văn, Tân thư đã làm thay đổi sâu sắc tư tưởng của các sĩ phu yêu nước ở Việt
Nam. Những kinh nghiệm quý báu mà Nhật Bản để lại không những có một
sức hấp dẫn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, tinh
thần Duy Tân để tự cường vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa về mặt hiện thực
của nó. Hình ảnh Nhật Bản Duy Tân tự cường thoát ra được quỷ đạo thuộc địa
của chủ nghĩa tư bản và hình ảnh một nước Nhật tiên tiến hiện đại chiến thắng
trong cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa Nga - Nhật, những kỳ tích Châu Á đã
in sâu trong tâm trí của cách mạng Việt Nam. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của
thế giới và khu vực, các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã thức tỉnh, với sự ảnh
hưởng không nhỏ của Tân văn, Tân Thư đã trở thành nguồn tri thức mới lạ giúp
các nhà Duy Tân mở mang tầm nhìn hướng đến mục đích cao cả tự chủ, tự
cường để giải phóng dân tộc. Nhật Bản và Trung Quốc đã trở thành những tấm
gương Duy Tân lôi cuốn các sĩ phu yêu nước, tấm gương về sức mạnh dân tộc,
bản lĩnh dân tộc để cho những người theo chủ nghĩa dân tộc, những người canh
cánh bên lòng nỗi đau mất nước học tập và đi theo, tiến lên giải phóng dân tộc
đưa đất nước thoát khỏi nô lệ, đói nghèo...
Ảnh hưởng của phong trào Châu Á thức tỉnh thể hiện rõ trong ý chí quyết
tâm của các sĩ phu yêu nước, muốn đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, nô lệ
thực dân không có con đường nào khác ngoài con đường Duy Tân mà đặc biệt
Duy Tân về kinh tế. Trong cuộc khảo sát tình hình thực tế phát triển của nước
Nhật sau 40 năm cuộc Duy Tân chính thức được tiến hành, từ những bài học
của Nhật Bản các sĩ phu tin rằng Việt Nam sẽ nối gót phát triển theo Nhật sau
15
khi tiến hành Duy Tân “Sau cuộc Duy Tân rồi thì tư cách nội trị, quyền lợi
ngoài giao đều do ta nắm giữ. Sự nghiệp văn minh ngày càng tiến bộ, phạm vi
thế lực ngày càng mở mang. Sau khi Duy Tân rồi dân trí sẽ mở mang, dân khí
sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ.
Nước Nhật Bản bây giờ cũng như nước Việt Nam sau này vậy”. [57, tr.273]
Sự thức tỉnh của Châu Á cùng với phong trào cách mạng tư sản dân chủ ở
Đông Âu, bắt đầu từ cách mạng Nga 1905 tạo thành một cao trào thức tỉnh cả
phương Đông. Cao trào cách mạng này đã làm cho hàng triệu nhân dân bị áp
bức, chìm đắm trong trạng thái đình đốn thời trung cổ đã thức dậy, đòi hỏi một
cuộc đổi mới, đấu tranh để giành quyền tối thiểu cho con người - quyền dân
chủ
Các sĩ phu yêu nước nhận ra rằng: “Muốn mở rộng cuộc vận động cách
mạng phải chấn hưng kinh tế, xuất bản sách báo, lập các đoàn thể để nâng cao
lòng yêu nước căm thù giặc, trình độ văn hóa, trình độ chính trị trong nhân
dân”. [72, Tr 141] Việc thành lập các nông, công, thương học hội cũng là chủ
trương của các sĩ phu theo xu hướng Duy Tân và họ đã tiến hành thành lập các
hội này từ khá sớm, tiêu biểu thành lập công ty Liên thành và trường Dục
Thanh ở Ninh Thuận trong cuộc “Nam du”của ba chí sĩ: Phan Chu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp.
Ở Quảng Nam Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...đã thành lập nhiều
hội thương, hội nông, hội học để hiện thực hóa chủ trương “khai dân trí chấn
dân khí, hậu dân sinh” chủ trương này Phan Chu Trinh khởi xướng.
Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cùng với việc tiếp nhận những
ý tưởng cải cách của các sĩ phu yêu nước mà nội dung cốt lõi là học tập các
nước phương Tây, Nhật Bản để canh tân đất nước làm cho “Phú quốc, cường
binh”, ảnh hưởng của khu vực Đông Á cũng đã có tác động to lớn đến Việt
Nam, đặc biệt Duy Tân của Nhật Bản và cuộc cải cách của Trung Quốc. Tân
Văn, Tân thư được truyền bá mạnh mẽ vào nước ta và được các sĩ phu yêu
nước hồ hởi đón nhận như một luồng gió mới. Theo ghi nhận của Đặng Thai
16
Mai, các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX có thái độ tích cực trong việc tiếp nhận
Tân văn, Tân thư và có vai trò to lớn trong việc chuyển biến nhận thức của họ.
Đối với tầng lớp sĩ phu thì lịch sử cách mạng nước Pháp, lịch sử thống
nhất nước Đức, lịch sử Duy Tân nước Nhật, lịch sử tư tưởng tây Âu...hồi này là
sách gối giường...Tư tưởng Tây Âu, đặc biệt là triết học thế kỉ XVIII nước
Pháp, mở rộng tầm mắt của những con người lâu nay vẫn thừa nhận đạo Khổng
Mạnh làm “nghĩa địa, thiên kinh” mọi người say sưa nghiền ngẩm tác phẩm
Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Phúc Lộc Đắc Nhỉ (Voltaire), Lư
Thoa(Rousseau) theo bản dịch ra chữ Hán của người Trung Quốc.
Báo Thần Chung ra ngày 25.1.1929 một lần nữa xác nhận ảnh hưởng to
lớn của Khang Hữu Vi và Lương Khả Siêu cùng với những trước tác của họ đối
với các sĩ phu yêu nước Tập ẩm băng thất của Lương tiên sinh “đối với các sĩ
phu yêu nước ta chẳng khác chi thuốc hay với người mang bệnh trầm kha”.
Còn Trung Quốc hồn của Lương là “tập sách mười trang mà thay đổi lòng
người như chớp, tập sách nói chuyện nước Tàu mà 20 triệu dân Nam ta phấn
khởi”. [2, tr. 234]
Những nội dung tiến bộ của nó đã làm thay đổi to lớn trong nhận thức của
các sĩ phu yêu nước. Đó cũng là điều kiện để các sĩ phu gần gủi hơn với các tri
thức Tây học, các sĩ phu yêu nước họ đón nhận những lý luận chính trị tư tưởng
triết học và quan điểm đạo đức đó như một thứ vũ khí mới để áp dụng trong
cuộc đấu tranh của mình. Với quy luật “Cường thắng, liệt bại” thì các sĩ phu
yêu nước đã đề ra củ trường Duy Tân kinh tế, văn hóa...tự lực, tự cường đưa
đất nước vươn lên thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân, từ đó tìm ra
được những hướng mới cho phong trào yêu nước, tìm ra những nội lực mới cho
công cuộc giải phóng dân tộc.
Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất các phong trào dân tộc dân
chủ theo hệ tư sản đều thất bại song chúng ta có thể thấy rằng các sĩ phu yêu
nước đã dứt khoát với chủ nghĩa “Tôn quân” phê phán và đã phá nền nho học
và từ bỏ con đường cử nghiệp. Họ hành động với một tư duy độc lập và đầy
sáng tạo, đã dẫn dắt dân tộc qua chặng đường nguy khốn. Họ đã tiến hành
17
chuyển giao thế hệ một cách tốt đẹp để chuẩn bị cho một phong trào dân tộc
rầm rộ hơn, mới mẻ hơn, quyết liệt hơn và phù hợp hơn, đưa nước nhà hòa
nhập sâu hơn vào tình hình thế giới. Họ ý thức rõ sự lỗi thời của thiết chế củ
không còn phù hợp với con đường cứu nước hiện tại đó là những tiền đề hình
thành một khuynh hướng cách mạng mới, khuynh hướng cứu nước mới kết hợp
cứu nước với Duy Tân, phát triển đất nước theo con đường văn minh tư sản.
Như vậy, chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước đầu thế
kỉ XX là một cuộc vận động nhằm mục tiêu cứu nước, xây dựng nền móng dân
chủ, dân quyền ở Việt Nam đồng thời phát triển nền kinh tế Việt Nam theo
gương các nước tiên tiến. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân đánh giá “Có
thể nói phong trào Duy Tân là toàn diện là thực sự Duy Tân theo bóng cờ dân
quyền chứ không phải là vá víu cải lương, hơn thế những nhân vật đã phục vụ
bằng tâm huyết, bằng tinh thần cách mạng để quyết tâm làm mới con người,
làm mới xã hội. Từ đầu thế kỉ đến năm 1945 chưa hề có một phong trào thứ hai
có tính toàn diên và phát triển khắp 3 kỳ như thế”. Trào lưu châu Á thức tỉnh
ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam đặc biệt vấn đề kinh tế học được thể
hiện sâu sắc trong Quốc dân độc bản, một trong những cuốn sách giáo khoa
trọng yếu nhất của trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là một tập sách đầy đặn
nhất, đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nó toát lên khát vọng và tinh
thần Duy Tân toàn diện của các sĩ phu yêu nước. Trong nhiều khía cạnh mà
cuốn sách đề cập tới thì những vấn đề về kinh tế học có một vị trí khá nổi trội.
Trong 79 bài của Quốc dân độc bản thì có tới 24 bài (từ bài 56 đến bài 79) đề
cập trực tiếp đến các vấn đề thuộc về kinh tế học. Vấn đề này được các sĩ phu
tham khảo từ các sách Tân văn, Tân thư và Tân báo (từ Trung Quốc, Nhật
Bản), các sách báo kinh tế của người Pháp, và từ chính các vấn đề kinh tế nổi
cộm đang diễn ra ở Việt Nam lúc đó. Trong các luận điểm về kinh tế mà các
soạn giả nêu ra, họ nêu khá nhiều dẫn chứng từ các nước Âu - Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Các vấn đề về kinh tế học được biên soạn một
cách công phu và có nội dung rất mới lạ và hấp dẫn. Đây chính là nguồn động
viên cũng có niềm tin của các sĩ phu yêu nước vào con đường cách mạng tư
18
sản, kết hợp cứu nước với Duy Tân phát triển theo con đường văn minh tư sản.
Đó là trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỉ XX.
1.4. Sự ra đời của phong trào Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX
Nửa cuối thế kỷ XIX hàng loạt các phong trào cải cách Duy Tân ra đời và
được đánh giá là một thời kỳ rầm rộ nhất, có sức lan rộng mạnh mẽ nhất trong
suốt một giai đoạn lịch sử. Để hiểu được nội dung những cải cách trong giai
đoạn này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về phong trào cải cách Duy Tân
những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt tư tưởng cải cách Duy Tân về kinh tế của
các sĩ phu yêu nước.
Sự hình thành phong trào Duy tân về kinh tế ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX
bắt nguồn từ nhiều nhân tố: do tác động của chính sách thống trị và khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội, ảnh
hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, của trào lưu Châu Á thức tỉnh, yêu cầu của
sự nghiệp giải phóng dân tộc...
Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã ra đời một khuynh hướng cứu nước mới
(trào lưu dân chủ tư sản), đó là đường lối chống chủ nghĩa thực dân nhằm giành
lại độc lập dân tộc, tự chủ và lập ra chính thể quân chủ lập hiến hay cộng hòa
dân chủ, đưa nước nhà phát triển theo mô hình các nước tiên tiến phương Tây.
Tư tưởng dân chủ tư sản đã xuất hiện từ lâu ở các nước Âu - Mĩ, đối với
phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vào đầu thế kỉ XX thì tư tưởng
dân chủ tư sản được xem là cần thiết, tiến bộ và có ý nghĩa của nó. Trong khi
xã hội Việt Nam chưa nảy sinh được một giai cấp tư sản có đầy đủ khả năng để
tiếp thu và thực hành một cuộc cách mạng xã hội tiến bộ thì những sĩ phu yêu
nước là những người tiếp nối trực tiếp phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế
kỉ XIX, đã đứng ra tiếp nhận truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản ở phương Tây
vào nước ta.
Chính vì vậy, vào năm 1903 một số sĩ phu yêu nước như Phan Chu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp... đã đứng ra vận động phong trào Duy Tân
bắt đầu từ Quảng Nam sau đó lan rộng ra cả nước với mục đích “Khai dân trí,
chấn dân khí, hậu dân sinh”.
19
Khai dân trí: mở mang trí não cho dân, bỏ lối học cũ chạy theo khoa cử,
mở trường dạy chữ quốc ngữ và những kiến thức khoa học, tuyên truyền lối
sống văn minh, bài trừ những hủ tục lạc hậu...
Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, làm cho nhân dân giác
ngộ được quyền lợi của mình, kiên quyết dũng cảm đứng lên chống đế quốc và
tay sai, thoát khỏi áp bức của xã hội chuyên chế.
Hậu dân sinh: chăm lo đời sống cho dân, bằng cách phát triển kinh tế đất
nước, chỉ cho dân cách làm ăn như khai khẩn đất hoang, làm vườn, lập hội
buôn, sản xuất hàng hóa...hoạt động Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu
nước thực chất đây là hoạt động chấn hưng thực nghiệp, hưởng ứng phong trào
Duy Tân đổi mới kinh tế, nhằm xây dựng một nền kinh tế tự cường dân tộc,
mang lại khởi sắc cho nền kinh tế dân tộc.
Hưởng ứng phong trào Duy Tân về kinh tế, hoạt động chấn hưng thực
nghiệp đã được các sĩ phu yêu nước phát động và thực hành rộng khắp cả nước.
Các sĩ phu yêu nước chủ trương phải kết hợp cứu nước với Duy Tân, cải
tạo xã hội Việt Nam cũ, xây dựng một nước Việt Nam mới theo hình ảnh của
các nước phương Tây tiên tiến. Để đạt được mục tiêu trên, không chỉ bằng bạo
động mà phải kết hợp với cải cách Duy Tân. Hoạt động chấn hưng thực nghiệp
bắt đầu từ Quảng Nam sau đó lan ra các tỉnh, trở thành phong trào ở Bắc Kì và
Nam Kì từ năm 1907 với sự ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) và
phong trào Minh Tân (1907 - 1908). Hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Nam
Kì dựa trên nền tảng công cuộc Minh Tân đã diễn ra mạnh mẽ sôi nổi gắn liền
với những tên tuổi tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Chánh
Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Thành Út... Cuộc
Minh Tân khởi phát từ năm 1901 đến năm 1907 thì bùng phát thành phong
trào. Nhưng đến năm 1908 thì cuộc Minh Tân suy yếu vì người đứng đầu là
Trần Chánh Chiếu bị bắt giam.
Do có những điều kiện lịch sử khác nhau so với Trung Kì và Bắc Kì nên
phong trào Duy Tân ở Nam Kì có nhiều nét khác so với cả nước. Sự khác biệt
20
đó thể hiện ở tên gọi, ở Nam Kì phong trào Duy Tân mang một tên gọi khác đó
là cuộc Minh Tân; khác biệt ở quy mô, phương thức và thành phần lãnh đạo.
Căn cứ theo quyển Minh Tân tiểu thuyết do Trần Chánh Chiếu biên soạn
thì tên Hội Minh Tân lấy theo chữ trong sách đại học đó là “minh minh đức”
(làm cho sáng đức sáng) và “tác tân dân” (đổi mới cho dân). Từ ý nghĩa đó,
Hội Minh Tân đã đề ra mục đích cụ thể cho phong trào là : “phát triển công
thương nghiệp, mở mang trường học, sửa đổi phong tục là những vấn đề tương
quan nhau để đạt được mục đích sau cùng là đánh đổ ách thống trị của thực
dân Pháp, thành lập chế độ quân chủ lập hiến”. Đây là sự kết nối của phong
trào Đông Du và phong trào Duy Tân, chủ trương cải cách xã hội, chấn hưng
dân trí, bồi dưỡng dân khí và phát triển công thương, cạnh tranh với tư bản
Pháp và tư bản Hoa Kiều nhằm đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho đất
nước, phát triển đất nước theo hình ảnh của các nước phương Tây tiên tiến.
Trên cơ sở này Hội Minh Tân mong giúp người Việt có thể tự mình kinh
doanh cho phù hợp với đà tiến hóa chung của xã hội.
Để thực hiện mục đích trên những người lãnh đạo chủ chốt của Hội Minh
Tân như Trần Chánh Chiếu (1867 - 1919), Nguyễn An Khương (1860 - 1931),
Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947)... đã cho xuất bản hai tờ báo là Nông cổ mín
đàm và Lục tỉnh tân văn để tuyên truyền, vận động nhân dân.
Đến mùa hè năm 1907, Trần Chánh Chiếu sang Hồng Kông (Hương
Cảng) để thăm con là Trần Chánh Tuyết đang du học, sau đó sang Nhật và có
gặp Phan Bội Châu để bàn luận công việc, từ đó về nước tích cực hoạt động
cho phong trào Đông Du và Duy Tân, làm cho cuộc vận động Minh Tân bùng
phát thành phong trào rộng lớn, thu hút đông đảo các thành phần tham gia, góp
vốn kinh doanh vì mục đích phát triển công thương nghiệp dân tộc, đa số là tiểu
điền chủ, hương chức, nông dân, tiểu thương khắp các tỉnh Nam Kì. Các cơ sở
công thương nghiệp từng bước được hình thành với quy mô và hình thức cao
hơn Bắc Kì và Trung Kì.
Vì mục đích cải thiện đời sống của nhân dân, khôi phục và phát triển kinh
tế đất nước dưới thời nô lệ, nhằm tiến lên giải phóng dân tộc, giành lại quyền
21
dân chủ, tự do cho con người, các sĩ phu yêu nước đã tập hợp quần chúng bằng
cách lập ra “hội nông”, “hội thương” để nhằm đi đến mục đích “Dĩ thương
hợp quần” tập hợp quần chúng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ dân tộc.
Các sĩ phu yêu nước trong phong trào Duy Tân quan niệm muốn “khai trí
trợ sinh”, “tự trị” thì phải chú trọng mở mang kinh tế, lập hội thương làm tiền
đề dân sinh, không để dân giàu thì không có có con đường nào đạt đến mục
đích tự trị được, do vậy Duy Tân về kinh tế là một hình thức cứu nước, yêu
nước phải kinh doanh, kinh doanh là bổn phận của những người yêu nước:
“ Khắp thân sĩ ba kỳ Nam Bắc,
Bổng giật mình sực tỉnh cơn mê.
Học thương xoay đủ mọi nghề
Cái hồn ái quốc gọi về cho mau.”
(Nam thiên phong vân ca)
Duy Tân kinh tế vì mục đích cứu nước là một hoạt động yêu nước thể hiện
rõ trên lĩnh vực kinh tế, một con đường cứu nước mới phù hợp văn hóa, văn
minh hiện đại, kinh doanh với mục đích yêu nước phải xây dựng trên danh
nghĩa đồng bào, kinh doanh không vì lợi ích cá nhân, phải mang lại lợi ích cho
toàn thể dân tộc, nền kinh tế vững mạnh là yếu tố thuận lợi, quyết định trên con
đường giải phóng dân tộc, muốn giành được độc lập dân tộc thì yếu tố kinh tế
dân tộc mang tính quyết định.
Các sĩ phu muốn tiến hành một cuộc cải cách về kinh tế, để từ đó tiến
hành làm một cuộc cách mạng chính trị giành lại quyền dân chủ cho con người,
Phan Chu Trinh quan niệm rằng ở trên đời này muốn phong lưu phú quý thì rũ
nhau mà buôn bán, sản xuất nông nghiệp là sẽ có ngày giàu sang. Nhưng “phát
triển kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mà cho
cả sự phồn vinh, thịnh vượng của dân tộc, quốc gia. [82, tr.27] Duy tân về kinh
tế là nhu cầu bức thiết, các sĩ phu vận động khuyến khích nhân dân phát triển
kinh tế bằng khả năng và điều kiện vốn có của mình bên cạnh đó còn phát triển
các “thương hội”, “nông hội”để nhân dân có điều kiện góp vốn làm ăn, mang
lại nguồn lợi nhuận cao, kinh tế phát triển, khi chúng ta giàu mạnh thì chúng ta
22
mới đủ tiềm lực để đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc và canh tân
đất nước để phát triển sự tiến bộ của thế giới.
Với mục đích “phú quốc, cường dân” các các sĩ phu yêu nước họ đi đến
tuyên truyền vận động và dựa vào lòng yêu nước của quần chúng nhân dân để
kêu gọi vận động nhân dân cùng tham đây chính là hoạt động có ý nghĩa quyết
định đối với phong trào giải phóng dân tộc...
Phong trào Duy tân cải cách ở Việt Nam mang màu sắc riêng biệt, đó là
giai cấp lãnh đạo phong trào không phải là những nhà tri thức tư sản Tây học
mà là những sĩ phu yêu nước xuất thân từ nền giáo dục nho học, có tinh thần
yêu nước là tầng lớp nhiệt tình cách mạng, đó là giải nguyên Phan Bội Châu,
Phó bảng Phan Chu Trinh, Tiến sĩ Trần Quý Cáp, tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng,
cử nhân Lương Văn Can, Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền....Có người từng
tham gia lãnh đạo phong trào Cần Vương, có người đi theo thực dân Pháp phục
thiện....trong bối cảnh cả dân tộc đang đắm chìm trong nô lệ của chủ nghĩa thực
dân, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây như một luồng khí mới, giúp
họ vượt qua giới hạn của giai cấp “tháo củi sổ lồng”, “quên ăn, quên ngủ”
vươn lên làm cách mạng. Như chí sĩ Huỳnh Thúc kháng nhận xét: “ Địa ngục
mấy tầng, ngọn triều âu trào vào bốn mặt, đồng nội mịt mù, đêm dài vằng vặc,
bổng đâu gà gáy lên một tiếng, giấc mộng quần chúng thoạt tỉnh giấc...” [22,
Tr.106]. Phát triển kinh tế là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, đó là tư
tưởng hậu dân sinh, tức là phải làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng đầy
đủ, tiến tới văn minh, làm cho mọi người biết phát triển kinh tế, mở mang
ngành nghề, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tư tưởng về kinh tế và làm
kinh tế là tư tưởng hoàn toàn xa lại với tư tưởng của nho sĩ truyền thống nhưng
đối với các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX, tư tưởng kinh tế đã hình
thành và phát triển với nhiều nội dung phong phú. Các sĩ phu cho rằng kinh tế
phát triển là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí.
Chính những yêu cầu của xã hội thời bấy giờ cùng với cuộc sống vô cùng
khó khăn của nhân dân, dưới sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, các sĩ
phu yêu nước tiến bộ họ không thể khoanh tay đứng nhìn mà họ đã dám nhấn
23
thân vào công cuộc cải cách, phát triển kinh tế đất nước dưới nhiều hình thức,
có thể chỉ là tư tưởng nhưng chưa có thời cơ và điều kiện để biến tư tưởng
thành hiện thực song với nhiệt huyết, lòng yêu nước nồng nàn, muốn giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài việc tự chủ nền kinh tế,
kinh tế quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Chủ trương Duy tân về kinh tế ra
đời phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, các sĩ phu yêu nước đã cống
hiến hết sức mình cho dân tộc, với mong muốn giải phóng dân tộc khỏi ách nô
lệ thực dân.
Các sĩ phu yêu nước thời bấy giờ họ mang trong mình lòng yêu nước,
thương nòi. Đứng trước vận mệnh dân tộc đang quằn quại trong ách thống trị
của thực dân, họ sôi sục nhiệt huyết, tìm mọi cách hoạt động để giành độc lập,
tự do. Phong trào Duy tân về kinh tế phát triển rầm rộ đáp ứng lòng mong
muốn của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đang hình thành, vì sự háo
hức, say sưa của các sĩ phu yêu nước đang tìm phương hướng cứu nước mới.
Đó là những tiền đề thiết yếu có lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc trong giai đoạn mới, thúc đẩy sự chuyển biến tư tưởng con người, kích
thích tinh thần dân tộc. Tất cả các hoạt động từ cải cách, Duy Tân...đều nhằm
đi đến đề cao lòng yêu nước, ý thức đoàn kết đánh giặc, tự lực, tự cường, thì
mới có thể chiến thắng được mọi kẻ thù, mang lại đời sống ấm no cho dân tộc.
Có thể nói, Phong trào Duy tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ
ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là một cuộc vận động nhằm mục tiêu cứu nước, xây
dựng nền móng dân chủ, dân quyền ở Việt Nam, đồng thời phát triển kinh tế
Việt Nam theo gương các nước tiên tiến. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Xuân đánh giá: “có thể nói phong trào Duy Tân là toàn diện là thực sự Duy
Tân theo bóng cờ dân quyền, chứ không phải là những vá víu cải lương, hơn
thế những nhân vật đã phục vụ bằng tâm huyết, bằng tinh thần cách mạng để
quyết tâm làm mới con người, làm mới xã hội. Từ đầu thế kỉ đến năm 1945
chưa hề có một phong trào thứ hai có tính toàn diện và phát triển rộng khắp ba
kỳ như thế” [39, tr.9]. Giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp bách do lịch sử đặt ra,
độc lập dân tộc là động lực chính yếu, nó trở thành mệnh lệnh trái tim của
24
người dân Việt Nam nói chung và các sĩ phu yêu nước nói riêng, những người
mà nhân dân đặt vào đó nhiều kỳ vọng, chính sự ra đời phong trào Duy Tân về
kinh tế tạo nên mọi chuyển biến sâu sắc trên mọi bình diện xã hội, tư duy kinh
tế của người dân Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Cạnh tranh được coi là
động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, một phương thức sinh tồn trong một thế
giới mạnh được - yếu thua, một biểu hiện của văn minh. Các cường quốc
phương Tây mạnh vì họ sớm biết cạnh tranh: “Cái sức mạnh cạnh tranh của
các nước phú cường như lửa đang nồng, như than đang nóng, nung đúc lên
những cái lò văn minh rực rỡ mà những cái thói mê lậu hủ bại ở khắp nơi cũng
phải chịu ảnh hưởng ấy mà dần dần tiêu diệt hết”. Đối với tư sản Việt Nam nói
riêng và người dân nói chung cạnh tranh chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ
không gian sinh tồn. Cạnh tranh kinh tế được coi là khâu đột phá bởi vì thế các
sĩ phu yêu nước nhận thấy rõ kinh tế là yếu tố có vai trò quan trọng, muốn giải
phóng dân tộc đòi hỏi phải chấn hưng lại nền kinh tế dân tộc chính yếu tố đó đã
đưa đến sự ra đời của phong trào Duy Tân về kinh tế mà thực chất đó chính là
phong trào của hoạt động chấn hưng thực nghiệp.
25
Tiểu kết chương 1
Có thể nói các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX họ là những người
tiên phong trong cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở nước ta, tấn công mạnh
mẽ vào thành trì lề lối phong kiến đã lỗi thời, đang kìm hãm sự phát triển của
xã hội, tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng, việc thành lập
các công, nông, thương, học hội là chủ trương của các sĩ phu yêu nước theo xu
hướng Duy Tân, cải cách và họ đã tiến hành thành lập các hội này khá sớm.
Trong cuộc khảo sát tình hình thực tế phát triển của nước Nhật, Phan Bội
Châu cũng nhận ra những ưu việt của họ sau gần 40 năm cuộc Duy Tân chính
thức được tiến hành. Từ những bài học của Nhật Bản, Phan Bội Châu tin tưởng
vào một nước Việt Nam mới sẽ nối gót phát triển theo nước Nhật khi tiến hành
công cuộc Duy Tân. “Sau cuộc Duy Tân rồi thì tư cách nội trị, quyền lợi ngoại
giao đều do ta nắm giữ. Sự nghiệp văn minh ngày càng tiến bộ, phạm vi thế lực
ngày càng mở mang. Sau khi Duy Tân rồi đây dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ
lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Nước
Nhật Bản bây giờ cũng như nước Việt Nam sau này vậy”. [56, Tr. 273] Các sĩ
phu yêu nước với mong muốn tạo ra một cuộc dột phá về kinh tế bằng con
đường Duy Tân cải cách về kinh tế nhằm tạo ra những chuyển biến to lớn trong
xã hội Việt Nam, tìm ra những nội lực mới cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Các sĩ phu đã vận động một số nhà buôn, thân hào, nhân sĩ thành lập các hội
công thương của giới làm ăn người Việt nhằm cụ thể hóa những hô hào hợp
quần sản xuất, kinh doanh của những sĩ phu, tư sản, tri thức yêu nước trong
phong trào cải cách kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng trong xã hội Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XX.
Duy Tân về kinh tế vì mục đích cứu nước là một cách yêu nước, đây là
hoạt động vì mục đích cải thiện cuộc sông nhân dân, khôi phục phát triển lại
kinh tế dưới ách áp bức nô lệ, nhằm tiến lên mục tiêu giải phóng dân tộc, tập
hợp quần chúng nhân dân để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của dân tộc. Dưới
tác động của chính sách khai thác thuộc địa, với yêu cầu của sự nghiệp giải
phóng dân tộc, phát triển đất nước, đã dẫn đến sự ra đời của phong trào Duy
26
Tân về kinh tế thực chất đây chính là hoạt động chấn hưng thực nghiệp đầu thế
kỉ XX góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đổi mới tư duy kinh tế, tạo tiền đề
nền kinh tế tư bản dân tộc ra đời, đồng thời thúc đẩy phong trào yêu nước đầu
thế kỉ XX phát triển. Hoạt động Duy Tân về kinh tế có ý nghĩa vô cùng to lớn,
thông qua cuộc vận động này các sĩ phu yêu nước tiến bộ đã tác động mạnh đến
lối sống và tư duy của người dân khơi dậy tinh thần yêu nước, nguyện đứng lên
đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình, tiến lên mục tiêu giải phóng dân tộc.
27
Chương 2: MỤC ĐÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC
DUY TÂN VỀ KINH TẾ CỦA CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC TIẾN BỘ
ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. Khái quát về chủ trương Duy Tân kinh tế do các sĩ phu yêu nước
tiến bộ khởi xướng
2.1.1. Mục đích
Phong trào Duy tân kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XX là hoạt động có mục đích rõ ràng, với lòng yêu nước,
lo đến vận mệnh dân tộc, muốn dân tộc thoát khỏi ách nô lệ, nghèo đói không
có con đường nào khác ngoài việc khôi phục, chấn hưng lại nền kinh tế, tạo ra
đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển toàn diện nền kinh tế đất nước.
Ở Việt Nam trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, nền kinh tế hoàn toàn
phụ thuộc vào chính sách kinh tế của thực dân Pháp. Việt Nam là nước thuộc
địa với nền kinh tế tuy có những yếu tố mới xuất hiện (tư bản chủ nghĩa) nhưng
nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc
hậu. Mặt khác, sau chiến tranh thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành chính sách
khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn, tốc độ đầu tư mạnh, vì thế đã
làm cho nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi lớn. Trong đó, thay đổi lớn
nhất là các nhà tư bản Pháp và Hoa Kiều có thế mạnh về vốn, công nghệ và
kinh nghiệm kinh doanh, các mặt hàng của họ đa dạng, bắt mắt và giá cả rất
cạnh tranh, do đó, họ nắm mọi đặc quyền về kinh tế. chiếm một số lượng khá
lớn thị phần trên đất nước ta. Trong khi đó, giai cấp tư sản Việt Nam đã hình
thành nhưng không có một đặc quyền gì, số lượng nắm giữ các ngành kinh tế
trọng điểm ít ỏi, yếu ớt, khó cạnh tranh với tư bản Pháp. Bên cạnh đó, với
những chính sách thuế khoá mới mà thực dan Pháp đưa ra ngày càngd làm cho
tư sản Việt Nam trở nên khó khăn, không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp.
Tư sản Việt Nam có nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường trong nước: “Đời
bây giờ làm ăn chật hẹp, mà người ngoại quốc đến nước ta ngày càng đông, hễ
nghề của mình hơi thấy sa sút thì họ thừa cơ mà chiếm lấy” [81, tr.1] Vì vậy,
tư sản Việt Nam phát động chấn hưng thực nghiệp nhằm tận dụng những cơ hội
28
thuận lợi để làm giàu và bảo vệ các quyền lợi kinh tế trước sức ép cạnh tranh
gay gắt từ bên ngoài, xem đây như một động lực thúc đẩy toàn diện sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nền tảng quan trọng trong việc hướng đến
độc lập, tự do của dân tộc. Trước hết, tư sản Việt Nam khẳng định rằng phát
triển thực nghiệp là một biện pháp quan trọng giúp cho bản thân được giàu có,
đất nước trở nên phồn thịnh và văn minh, là động lực thúc đẩy các ngành kinh
tế trong nước phát trỉên. Tương lai của dân tộc hoàn toàn phụ thuộc vào thực
nghiệp: “Tính mệnh các dân tộc còn hay mất chỉ trông ở thực nghiệp thịnh hay
suy” [63, tr.1] Do đó, Duy Tân về kinh tế là một trong những việc làm cấp
thiết nhất lúc này. Để chống lại các thế lực chèn ép người Việt kinh doanh,
đồng thời để vực dậy nền kinh tế nước nhà, giai cấp tư sản phát động một
phong trào đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế: “Nước Đại Việt ta không thể nào
tách khỏi phép tiến hoá tự nhiên mà nấp sau cái thành thủ cựu, cứ khăng khăng
coi công thương kĩ nghệ là mạt. Ông nào có lòng nhiệt thành về thời thế bây
giờ nên mau mau ra tòng chinh cuộc chiến tranh kinh tế trên dải đất Việt Nam
này! Người theo kĩ nghệ mở công thương xin chớ có nhãng hai đường ấy” [35,
tr. 112-113].
Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ nhật báo mang tên Khai hoá
nhật báo với tôn chỉ: “Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn
nhau… mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giải bày cùng Chính phủ bảo
hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý
kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm…”. Mục
đích cuối cùng của chấn hưng thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ
suý qua tờ Nhật báo khai hoá cũng cùng mục đích với các nhà Duy Tân yêu
nước lúc bấy giờ. Bạch Thái Bưởi không chỉ là người nêu tấm gương Làm giàu
với hai bàn tay trắng mà còn mong muốn lôi cuốn tất cả người Việt Nam vào
con đường thực nghiệp làm giàu.
Phải Duy Tân về kinh tế bởi kinh tế càng phát triển thì đất nước càng giàu
mạnh. Nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề kinh
tế. Đó là người dân Việt Nam có tinh thần tiết kiệm, chịu thương chịu khó,
29
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nước ta có bốn nghề cơ bản là sĩ,
nông, công và thương. Là một nước chuyên chế chỉ có quan là tôn quý nhất, sĩ
cũng tôn quý nhất vì một ngày kia họ có thể lên quan. Thành kiến trọng sĩ
khinh thương ở nước ta là cố hữu, khó lòng phá bỏ. Các soạn giả phê phán thái
độ ngạo mạn của tầng lớp sĩ trong xã hội: “Phàm những kẻ biết đôi chút từ
chương là đã vênh vang tự cho mình là sĩ, không thèm đứng cùng hàng với
nông, công, thương, họ cho là hèn hạ, gọi là dân buôn, dân thợ, dân thợ, dân
cùng, ngu dốt, thậm chí có kẻ không thèm nói đến vải vóc, thóc gạo nữa!”. Sự
sự khinh thường không hiểu vai trò của công thương là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc kinh tế đất nước kém phát triển.
Không chỉ viết thành sách, các luận điểm kinh tế học còn được thể hiện
dưới dạng thơ ca. Viết dưới dạng thơ ca có lợi thế là dễ đọc, dễ hiểu và dễ
tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân.
Nguyễn Phan Lãng viết bài Thiết tiền ca (bài ca tiền sắt) cho trường Đông
Kinh Nghĩa Thục để cổ động thực nghiệp. Trong Thiết tiền ca Nguyễn Phan
Lãng nhấn mạnh vai trò của tiền bạc, coi đó là máu mủ, và không có tiền thì
không thể có sự no đủ. Ông tố cáo chính sách tiền tệ của thực dân Pháp ở Đông
Dương khi chúng tịch thu tiền bằng bạc của ta để phát hành tiền sắt kém chất
lượng. Ông tha thiết kêu gọi nhân dân mau chóng học nghề tinh thông, học
khoa học kỹ thuật, thông thương để tiến tới văn minh, để bảo tồn nòi giống dân
tộc .
Trước khi xuất dương sang Nhật Bản tham gia phong trào Đông Du của
Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền đã viết “Hợp quần doanh sinh thuyết”,
bài này được giới thiệu trong trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy viết dưới
dạng thơ, khá dài, nhưng nó đã thể hiện khá rõ sự đổi mới tư duy kinh tế của
một trí thức nho học cấp tiến. Trong bài viết này Nguyễn Thượng Hiền đã chỉ
ra rằng kết cấu xã hội tứ dân xưa đã lạc hậu so với thời cuộc, nhất là đối với
tầng lớp sĩ. Ông nêu ra những sản vật mà thiên nhiên ưu đãi cho người
Việt Nam ta. Nhưng chính sự ưu đãi đó làm cho dân ta không muốn bước đi xa,
lười lao động, và đất nước suy yếu. Vì vậy người Việt Nam cần phải đi tìm một
30
lối doanh sinh mới. Để học được nghề kỹ xảo, học được cái khôn thì phải sống
ở thị thành. Để phát triển công thương thì phải hợp quần nhau lại. Mọi người
phải cùng nhau góp vốn vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hợp quần là
con đường làm nên sự nghiệp dân tộc phú cường .
Phan Chu Trinh là một trong những người khởi xướng phong trào Duy
Tân, sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục cũng có những luận điểm kinh tế
rất đáng chú ý. Trong bài Tỉnh hồn quốc ca, một tài liệu quan trọng của trường
Đông Kinh Nghĩa Thục, Phan Chu Trinh nhấn mạnh đến việc cần phải có sự
chung vốn làm ăn. Sở dĩ người ta giàu vì người ta biết đầu tư nhiều vốn để thu
được nhiều lợi, làm ăn có tín nghĩa đàng hoàng, biết cải tiến máy móc để áp
dụng vào sản xuất, và biết sản xuất nhiều hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng ở khắp nơi. Chính vì vậy lợi quyền của đất nước bị người
ngoài thâu tóm hết. Phan Chu Trinh đã mạnh dạn vạch rõ những thói hư tật xấu
trong kinh doanh của người Việt Nam, đó là tính bất nhân bất tín và lừa đảo,
các công ty thành lập chỉ vài ngày là tan vì tính bon chen và thói chấm mút của
nhau, nhà giàu cho vay với giá thắt cổ, tiền của bỏ xó mà không đầu tư, thấy lợi
mà cũng đành bỏ qua để cho người ngoài lấy tiền bạc của dân nước mình. Từ
thực trạng đó, Phan Chu Trinh cho rằng người Việt Nam cần phải đi học lấy
mọi điều văn minh, tất nhiên trong đó có văn minh trong kinh doanh. Ông chỉ
ra điểm mạnh của tư bản nước ngoài, điểm yếu của người Việt Nam cũng chính
là sự chỉ bảo cách thức làm ăn đối với trên con đường chấn hưng và phát triển
nền công thương nước nhà.
Chưa dừng lại ở việc nêu ra các vấn đề lý luận về kinh tế học. Các sĩ phu
yêu nước của trường Đông Kinh Nghĩa Thục muốn vận dụng những luận điểm
kinh tế của mình vào thực tiễn kinh doanh. Tham muốn này nó đã phản ánh
trung thực và sinh động quan điểm giáo dục nhất quán của nhà trường là học
phải đi liền với hành.
Việc những biện pháp tối ưu để có thể bảo tồn nòi giống dân tộc. Chịu ảnh
hưởng sâu sắc của thuyết Đác uyn xã hội, một học thuyết mà giới thực dân lập
luận rằng cạnh tranh là phương thức sinh tồn. Trong cạnh tranh mạnh tất sẽ
31
thắng, yếu tất sẽ bị diệt vong. Thực tế cho thấy người Pháp có một nền kỹ nghệ
và thương mại mạnh hơn người Việt Nam cho nên người Pháp đã đánh bại
người Việt Nam. Để dân tộc không bị tiêu diệt thì người Việt Nam phải tự
mình nỗ lực chấn hưng nền kỹ nghệ và thương mại nước nhà, phải có tinh thần
tranh thương quyết liệt với tư bản nước ngoài, phải có khát vọng và có chí làm
giàu. Khi nào có trong tay một nền kỹ nghệ và thương mại phát triển khi đó dân
mới cường, nước mới thịnh, xã hội mới thực sự văn minh tiến bộ. Rõ ràng tư
tưởng Duy Tân kinh tế của các sĩ phu yêu nước mang nặng màu sắc thực dụng.
Mặc dù trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa sau một thời gian hoạt
động nhưng tư tưởng đổi mới tư duy kinh tế của nhà trường vẫn có những tác
dụng thiết thực về sau. Sau Thế chiến thứ nhất, tư sản Việt Nam phát động
phong trào chấn hưng thực nghiệp họ mới thấy hết được sự cần thiết của kinh tế
học trong thực tiễn kinh doanh. Họ cần đến kinh tế học coi kinh tế học là cẩm
nang làm giàu. Vì vậy, các sách báo đề cập đến các vấn đề kinh tế học ngày
một nhiều hơn và sâu sắc hơn. Ngày nay đất nước chúng ta đang ở vào thời kỳ
đổi mới kinh tế. Phát triển kinh tế được xác định là đòn bẩy để thúc đẩy xã hội
phát triển, để làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh. Nhưng để nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách bền vững nhất thiết
phải có một nền tảng kiến thức về kinh tế học vững chắc. Trường Đông Kinh
Nghĩa Thục đã đặt nền tảng cho môn kinh tế học Việt Nam hiện đại.
Có thể nói Mục đích cuối cùng của việc Duy Tân về kinh tế là cứu dân
tộc, “Nông dân, binh lính, ký lục, cu ly, tất cả đều phải hợp quần, chung sức để
giành độc lập bằng con đường tự do, bình đẳng theo gương Nhật Bản để trở
nên ngang hàng với các dân tộc phú cường”. [4. Tr.77] Hướng tới độc lập dân
tộc, phát triển đất nước theo con đường văn minh tiến bộ, muốn làm được điều
đó các sĩ phu yêu nước ra sức cổ động, hô hào chấn hưng kinh tế bằng cách đưa
vấn đề thực nghiệp vào trong trường học làm nội dung chính trong dạy và học,
tiêu biểu nhất đó là trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Hoạt động Duy Tân về
kinh tế được các sĩ phu truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân với
32
mong muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự cường dân tộc để hướng tới
con đường giải phóng dân tộc.
Duy Tân về kinh tế thực sự là một hướng đi mới không chỉ cho nền kinh
tế mà khi kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển về văn hóa xã hội làm thay
đổi mọi mặt trong đời sống nhân dân, đây là điều kiện làm cho “dân phú, nước
cường”. Với kế hoạch phát triển kinh tế khá cụ thể một lần nữa khẳng định tinh
thần tự chủ, tinh thần yêu nước của các sĩ phu muốn cống hiến hết sực mình
cho quốc gia, dân tộc.
2.1.2. Nội dung
Nội dung của phong trào Duy tân về kinh tế ở Việt Nam sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất tập trung vào các vấn đề cơ bản đó là đánh giá vai trò của thực
nghiệp đối với đất nước, khẳng định vai trò của từng ngành kinh tế; chấn hưng
nội hóa, bài trừ ngoại hoá; thành lập các hội công thương.
Đối với các sĩ phu yêu nước, phát triển kinh tế là điều kiện thuận lợi để
nâng cao dân trí. Đó chính là tư tưởng hậu dân sinh, tức là phải làm cho cuộc
sống của nhân dân ngày càng đầy đủ, tiến tới văn minh, làm cho mọi người biết
phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề, làm cho cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Tư tưởng kinh tế và làm kinh tế đối với các sĩ phu yêu nước trở thành mục
tiêu cứu nước mới, tư tưởng kinh tế đã hình thành và phát triển với nhiều nội
dung phong phú, các sĩ phu cho rằng kinh tế được phát triển thì đời sống nhân
dân được cải thiện đây cũng là điều kiện để nâng cao dân trí, chấn dân khí.
Trước hết, tư sản Việt Nam chỉ trích mạnh mẽ những người có tư tưởng
“trọng quan, khinh thương, coi thường thực học và thực nghiệp”: “Một số
người có tài trí thì không chịu để tâm đến việc khác, chỉ miệt mài vào đường
khoa cử, mong giật được các giải ông nghè, ông cống mà để bước lên địa vị
quyền cao chức trọng… bình sinh biết sướng lấy thân mình đã”. [5, tr. 1]
Chính sự coi thường các nghề nghiệp khác nên hoạt động buôn bán, kinh
doanh lớn đều ở trong tay người nước ngoài. Tiền vàng trong nước bị họ rút
ruột hết chính là nguyên nhân cơ bản làm cho đất nước lạc hậu, nghèo đói, mất
33
nước. Muốn dân giàu nước mạnh thì phải có nhiều tiền và muốn có nhiều tiền
thì phải phát triển công nghệ và thương mại
Để nền thương mại và công nghệ nước nhà phát triển phải xóa bỏ tư
tưởng khoa cử, biết tôn trọng nghề buôn và thương nhân: “Ôi làm một chú lái
tuy cái tiếng không được sang bằng tiếng quan, song nếu chú lái biết lái cái
giỏi thì cái nguồn lợi giàu thịnh của nước tất ở như những tay chú lái cả.” [18,
tr.1]. Mặt khác phải tranh đoạt các quyền lợi kinh tế từ tay người Hoa, phải học
cách buôn bán của Trung Hoa và Âu Mỹ, bởi vì:
“Lúc này đây cuộc thương mãi ở Lục tỉnh, hàng hóa xuất nhập, thổ sản
đều ở trong tay người Trung Hoa, gồm cả đại cuộc. Còn chúng ta người bổn
địa mới phát sinh ra học tập buôn bán, chưa có trọng quyền, cứ mua sỉ bán lẻ,
mua chỗ to đem về bán chỗ nhỏ, chưa có địa vực nào của người bản xứ cầm
quyền, mấy nhà đại thương của người phương Tây, của người Trung Hoa
những là nhà máy, nhà trữ hóa hạng, vật dụng tứ khí cho đến nhà kho, bạc
hãng đều là dụng người thay mặt đứng buôn ra thâu vô cả thảy đều là người
Trung Hoa” [59, tr.1] Muốn kinh doanh thành công, người Việt Nam phải
thành thật trong kinh doanh và có chí buôn bán lớn; mỗi người phải biết phát
huy tài năng kinh doanh trong nghề nghiệp của mình. Lương Khắc Ninh đã nêu
lên đạo đức kinh doanh trên báo Trung Lập.
Trong các ngành cần kinh doanh, đầu tiên phải kể đến nông nghiệp. Đây
là ngành kinh tế truyền thống hàng đầu ở Việt Nam và hiện có vị trí cao nhất
trong nền kinh tế quốc dân lúc bấy giờ. Nông sản chủ yếu là gạo, là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực. Đa số nhân dân sống bằng nghề nông nên đây là ngành sản
xuất căn bản của đất nước. Vì vậy cải cách nông giới được xem là một trong
những bước đi tiên phong trong hoạt động chấn hưng thực nghiệp: “Việc thịnh
vượng trong thiên hạ ví như một cái cây, canh nông là rễ, thương mại là lá.
Nếu rễ đau thì lá rụng, cành rơi mà cây phải chết” [25, tr.1] Thế nhưng trình
độ canh tác nông nghiệp ở Việt Nam lúc này quá lạc hậu. Do đó để có một nền
nông nghiệp hiện đại cần phải hội tụ đủ bốn yếu tố, đó là lao động, tư bản, cơ
khí và hỗ trợ.
34
Phát triển công nghiệp và thương mại được xem là trọng tâm của thực
nghiệp. Nước nào có nền công nghệ phát triển cao thì hàng hoá của họ tiêu thụ
được nhiều. Nó không chỉ thoả mãn nhu cầu hàng hoá người tiêu dùng trong
nước mà còn lưu thông rộng rãi trên các thị trường thế giới. Thực tế này đòi hỏi
các nhà sản xuất Việt nam phải liên tục hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Để
tiến hành thực nghiệp, trong công nghiệp nên tiếp tục đầu tư phát triển ngành
nghề cũ như nghề dệt, may, nhuộm, đồ gốm…đồng thời chú trọng vào các nghề
mới, những nghề có thể mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với nhu cầu của con
người lúc bấy giờ như in ấn, vận tải, sửa chữa cơ khí, phát điện, ngân hàng…
Khoa học chính là chìa khoá cho sự phát triển công nghệ. Nền công
thương Việt Nam chỉ có thể phát triển một cách bền vững khi sở hữu trong tay
một nền khoa học vững vàng: “Nay muốn cho tiền của được dư đủ, phải làm
thế nào cho công nghệ được thịnh vượng, mà muốn cho công nghệ được thịnh
vượng, phải học lấy cách chế tạo cơ khí máy móc, có làm được đồ khéo, chế
được hàng tốt thì mới có thể cạnh tranh với ngoại thương được” [25, tr.1].
Hình thành thái độ của dân chúng đối với hàng nội cũng là một tâm điểm
của chấn hưng thực nghiệp. Phải vận động dân chúng ủng hộ và tiêu dùng hàng
nội hoá, đây là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với các nhà sản xuất trong nước
và với vận mệnh dân tộc: “Muốn chiếm lấy cái địa vị ưu thắng trong đường
kinh tế lại cần thiết phải trọng quốc hoá, khinh hàng ngoại mới được. Quốc
hoá là đồ dùng trong nước tạo ra, ta phải trọng; ta trọng đồ nội hoá tức là
trọng cái vận mạng của nòi giống ta vậy” [25, tr.1]. Để người tiêu dùng có thái
độ tốt với hàng nội hoá thì các nhà công thương phải biết tôn trọng khách hàng
và trọng danh dự bản thân. Nếu để mất danh dự bản thân và uy tín với khách
hàng tất yếu sẽ dẫn đến sự lụn bại. Chữ tín là cơ sở kết nối bền vững mối quan
hệ giữa khách hàng và nhà kinh doanh. Hiểu được như vậy, các nhà tư sản luôn
khuyên nhủ nhau: “Ta nên lấy tín thực làm đầu”
Quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm mang thương hiệu Việt là một chiến
lược kinh doanh thực nghiệp quan trọng bằng các hình thức xuất bản báo chí:
35
“Sự buôn bán cần nhất cái tên hiệu mình, các hoá vật của hãng mình, có
tiếng lan rộng, đi khắp nơi xa gần, đâu đâu cũng biết, ai ai cũng nhớ. Như thế
mới có thể tiêu thụ được nhiều hàng hoá, sự buôn bán mới hòng có cơ chóng
hưng thịnh đựơc… Khi chưa có báo trương, mọi việc hành động của tứ dân
trong nước cứ hình như ở nơi hắc ám, ở đâu biết đấy thì tài nào hưng thịnh
bằng người. Từ khi có báo trương, tạp chí đến giờ, các nhà buôn ta cũng đã
biết lợi dụng vào sự quảng cáo” [60, tr. 1]. Ngoài sử dụng báo chí làm
phương tiện quảng bá, vấn đề tham gia và tổ chức hội chợ thương mại để quảng
bá và tiêu thụ hàng hoá cũng là một yêu cầu của chấn hưng thực nghiệp. Vì đây
là nơi các doanh nhân tim kiếm đối tác, nguồn hàng, thị trường, học hỏi kinh
doanh: “Phàm công việc ở đời có tranh khôn thì mới chóng tấn tới. Cuộc đấu
xảo chính là một cái trường cho hết thảy những nhà công thương nghiệp trong
nước ai cũng vào đó mà lấy óc khôn tranh nhau xem ai hơn ai kém, lấy tài tình
xem ai dở ai hay” [16, tr.1] Để kinh doanh có thể thành công, từ kinh nghiệm
thương trường, tư sản Việt Nam phải đoàn kết, hợp quần để tạo ra sức mạnh
nhằm bảo vệ quyền lợi chung. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rầng tính cộng đồng
là một trong những nhân tố đem lại sự thành công trong kinh doanh của người
Hoa. Vì vậy, thành lập Hội nghề nghiệp là biện pháp để tăng năng lực cạnh
tranh trên thương trường, để đoạt lại quyền lợi kinh tế từ tay tư sản nước ngoài
“Tôi muốn đem các hiệu tôi mà lập ra một hội trách nhiệm tập cổ công ty mà
tôi xin đứng chủ nhiệm… Như thế chẳng bao lâu sẽ có nhiều người biết làm
mọi nghề trong hội thời có thể đoạt lại lợi quyền ở tay người Hoa về được”
[18, tr.1]. Hội sẽ có vai trò giúp các doanh nhân Việt Nam tập trung được
nguồn vốn lớn từ các hội viên để tiến hành kinh doanh quy mô lớn và mới có
thể cạnh tranh được với người nước ngoài: “Ví bằng ta biết trọng cái nghĩa
hợp quần, góp nhỏ lại thành to, người nhà buôn nhỏ hợp lại thành nhà buôn
lớn, như thế mới có thể giữ đựơc giá mua, giá bán, giữ được thanh thế một
nhà đại thương, không thể ai chen cạnh đựơc mà lấn mất quyền lợi” [19, tr.1].
Và để hợp quần có hiệu quả, cần phải từ bỏ vụ lợi, tính toán cá nhân, vì lợi ích
chung của toàn dân tộc: “Ta phải nên cùng nhau tạc chữ đồng tâm, lấy “thần
36
công ích” mà triệt cái “ma tư lợi”, hợp người hợp vốn, mở mang thương tục
cho nhiều, tuy cái thế lực của ta chưa thể doanh thương ngoại quốc ngay đựơc
nhưng cũng khả dĩ thu hồi mối thương lợi trong tay bọn Hoa kiều đã mấy nghìn
năm” [20, tr.1].
Với các quan điểm chấn hưng về kinh tế trên đây của tư sản Việt Nam
khẳng định rằng không chỉ làm giàu cho chính mình mà còn góp phần làm giàu
cho đất nước, gắn lợi ích của bộ phận với cộng đồng trên cơ sở tự cường dân
tộc kết hợp với tiếp thu văn minh tư sản của các nước phương Tây tiên tiến.
Bên cạnh đó các sĩ phu yêu nước đã dùng văn chương để cổ động người
dân trong việc đổi mới và tiến hành chấn hưng thực nghiệp nội dung của những
bài thơ hay những bài ca hò vè đều mang tính cách chuyên đề, đi hẳn vào
những vấn đề thiết yếu trong việc Duy Tân đất nước. Cụ thể khuyên học các
môn khoa học, công nghệ, học kinh doanh, học buôn bán... như bài Phú cải
lương của Nguyễn Thượng Hiền, Bài ca khuyên hợp thương của Trần Quý Cáp:
Đem tâm huyết nhuốm chăng dòng máu đỏ,
Bỏ bạc tiền ra đó để buôn chung
Người có của, kẻ có công,
Xen nhau lại cùng đem lòng nhân ái,
Hiệp bải cát gây nên hòn nôn Thái
Hiệp ngàn dòng nên cát biển Đông...[49, Tr.151]
Các sĩ phu yêu nước họ muốn tiến hành một cuộc Duy Tân về kinh tế với
niềm mong muốn thiết tha là để nhân dân thoát khỏi sự bần hàn khổ cực dưới
ách nô lệ thực dân, thể hiện sự thay đổi trong nhận thức trong cuộc vận động
cứu nước. Các sĩ phu yêu nước thấy rõ tác động to lớn của việc Duy Tân về
kinh tế trong công cuộc phát triển đất nước, cho nên phải có một nền kinh tế
phát triển mạnh thì mới có thể đạt được mục đích “cường quốc”, mới có sức
mạnh nội tại để đi đến con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Kinh doanh,
chính là để phụng sự xã hội. Mục đích của kinh doanh không chỉ đơn thuần thu
lợi nhuận mà kinh doanh còn là tự cường dân tộc, cứu đất nước thoát khỏi
nghèo đói
37
2.1.3. Phương thức tiến hành
Cuộc vận động Duy tân về kinh tế diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất diễn ra trên khắp cả nước với nhiều phương thức.
Gắn liền với tư tưởng cứu nước là phương thức đấu tranh mới, các sĩ phu
yêu nước tiến hành một cuộc vận động Duy Tân, cải cách sâu rộng trên tất cả
các lĩnh vực, nhiều phương thức đấu tranh mới nhằm tạo ra tiềm lực kinh tế,
văn hóa, chính trị, quân sự cho cuộc giải phóng và phát triển đất nước.
Nhờ sự nở rộ của báo chí Việt Nam thời kỳ này mà tư sản Việt đã biến nó
thành diễn đàn công khai để bày tỏ các quan điểm của mình, chống lại chính
sách của nhà cầm quyền, tuyên truyền các tư tưởng tiến bộ và cũng để tranh thủ
sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Thực sự báo chí đã phát huy
được vai trò của mình trong phong trào yêu nước của giai cấp tư sản. Nhiều tờ
báo do tư sản người Việt đứng ra làm chủ được xuất bản như báo Thực nghiệp
dân báo của Nguyễn Hữu Thu, Khai hóa của Bạch Thái Bưởi…Đó đều là
những tờ báo kinh tế, cung cấp các thông tin về nông nghiệp, công nghiệp, kỹ
nghệ, thương mại trong và ngoài nước. Và cũng là diễn đàn để bàn luận về tình
hình kinh tế Việt Nam, bàn cách buôn bán, cổ động thực nghiệp.
Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của giai cấp tư sản Việt Nam vừa đi vào
chiều sâu vừa mở mang về chiều rộng và đạt được một số kết quả đáng kể trên
các mặt: cổ động thực nghiệp, chấn hưng nội hóa bài trừ ngoại hóa, tẩy chay
khách trú, thành lập các hội công thương, chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo,
chống độc quyền thương cảng Sài Gòn…Những hoạt động này diễn ra một
cách công khai và ngày càng lan rộng.
Trong những yếu tố giúp cho đường thực nghiệp, yếu tố vốn và thành lập
hội công thương được các nhà tư sản Việt nhắc đến nhiều nhất. Có vốn mới có
điều kiện để ganh đua với tư bản ngoại kiều; “tiền bạc như huyết mạch của cả
thế giới, không có tiền thì thế giới cũng phải tiêu diệt, chẳng còn đâu là cạnh
tranh, chẳng còn đâu là tiến bộ nữa”. Các nhà thực nghiệp kêu gọi mọi người
đứng ra hùn vốn cùng nhau lập hội buôn, công ty sản xuất. “Các nhà phú gia
điền chủ lắm bạc nhiều tiền nên hùn phần lập công ty, mở nhà máy vừa là để
38
trọng dụng nhân tài có công du học, vừa là để cứu chữa lấy nền kinh tế nước
nhà, lại vừa là mưu lợi riêng cho mình, vì đó mới là một cách dùng tiền hữu ích
hữu lợi” [35, tr.182]. Đáp ứng lời kêu gọi của giai cấp tư sản, một số địa chủ
bỏ vốn ra lập công ty buôn bán, xí nghiệp lớn: Công ty nước mắm Liên Thành
(1907 - 1908), nhà máy điện Long Đức (1929)…
Tiêu biểu nhất trong số các đoàn hội của tư sản Việt Nam là Bắc Kỳ công
thương đồng nghiệp (Hội Trung Bắc Kỳ nông công thương tương tế) ra đời vào
ngày 17/10/1920 theo ý tưởng của một nhà tư sản ở Hà Nội là Nguyễn Huy
Lợi. Ý tưởng này nhanh chóng được nhiều nhà tư sản Việt Nam ủng hộ. Mục
đích của Hội được ghi rõ trong điều lệ: “để gây cái tính hữu ái, cái nghĩa đồng
bào trong bạn đồng nghiệp, để thông tin cho các bạn đồng nghiệp biết những
sự ích lợi có can thiệp đến việc mình làm, để giúp sự ích cho hội viên và tìm
cách làm cho cảnh ngộ các hội viên được thêm khoái lạc, để đỡ đần hội viên
hoặc gia quyến hội viên trong khi biến cố, để trông nom tang lễ cho các hội
viên khi xẩy tới” [3, tr.69]. Chỉ trong một thời gian ngắn, cơ sở của hội đã có
mặt ở khắp cả ba kỳ và trở thành “đoàn thể lớn nhất toàn cõi Đông Dương”
được chính quyền thực dân lẫn vua Nguyễn công nhận. Hội là chỗ dựa vững
chắc, tin cậy cho hoạt động công thương, bảo vệ quyền lợi cho tư sản Việt thời
kỳ này. Tờ Hữu thanh tạp chí là cơ quan ngôn luận của Hội, luôn dành 10 trang
cuối cùng để đăng tải các thông tin hoạt động của Hội, là nơi trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm của hội viên.
Ngoài ra, các nhà tư sản Việt Nam cũng yêu cầu chính quyền thuộc địa
cho phép lập phòng thương mại ở Hà Nội và Hải Phòng nhằm tạo cơ sở pháp lý
bảo vệ các quyền lợi cũng như các hoạt động kinh tế của tư sản Việt Nam.
Các sĩ phu yêu nước đăng bài về các tấm gương làm giàu trên thế giới
trong mục Thế giới thương nghiệp sử của Thực nghiệp dân báo như các nước
Anh, Pháp, Hy Lạp đã làm thế nào để đưa đất nước trở thành những cường
quốc lớn mạnh hay những cá nhân xuất thân bần hàn nhưng nhờ có ý chí, nghị
lực làm giàu mà thoát được cảnh bần hàn, vươn lên trở thành những nhà tư sản
giàu có như bà Delavan (Mỹ), Palissy (Pháp)…Và mục Thực nghiệp tiểu thuyết
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

More Related Content

What's hot

De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2Vinh Xuân
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Lê Xuân
 
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPSo sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPĐào Trần
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvndinhhuongthao
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_namYkazu
 
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnLuận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnHo Quang Thanh
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienkysucongtrinh
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namThích Hô Hấp
 
Giao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triGiao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triphamhatrung
 
Dc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangDc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangautumnlovehn
 
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmNgân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmngochaitranbk
 
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loiTailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loiTrần Đức Anh
 

What's hot (18)

De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 
Chương 1 (1)
Chương 1 (1)Chương 1 (1)
Chương 1 (1)
 
DCSVN
DCSVNDCSVN
DCSVN
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPSo sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
 
Duong loi dang csvn
Duong loi dang csvnDuong loi dang csvn
Duong loi dang csvn
 
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnLuận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộcLuận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
 
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
Giao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triGiao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh tri
 
Dc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangDc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dang
 
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmNgân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
 
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loiTailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
 

Similar to Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Wild Wolf
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt namhanghpu
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - LeninGiáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - LeninVuKirikou
 
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.Digiword Ha Noi
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxCuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxlduc89683
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612Lê Nga
 

Similar to Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (20)

Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAYLuận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XX
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XXLuận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XX
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam thế kỷ XX
 
Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]
 
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đLuận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
 
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
 
Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)
Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)
Luận văn: Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885)
 
Giao an lich su 11
Giao an lich su 11Giao an lich su 11
Giao an lich su 11
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - LeninGiáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx - Lenin
 
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxCuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

  • 1. ĐẠI HỌC HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ LY NA CHỦ TRƯƠNG DUY TÂN VỀ KINH TẾ CỦA CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC TIẾN BỘ Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2017
  • 2. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam có những chuyển biến hết sức to lớn. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương kết thúc với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Thực dân Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa, kinh tế - xã hội Việt Nam bắt đầu có sự chuyển biến. Lịch sử dân tộc lúc này yêu cầu cần phải có một con đường cứu nước mới. Đứng trước yêu cầu của lịch sử dân tộc, dưới tác động của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây và trào lưu “Châu Á thức tỉnh”, các sĩ phu yêu nước tiến bộ như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Trần Quý Cáp, Nguyễn An Khương… đều hướng về phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Từ đó, một xu hướng cứu nước mới đã xuất hiện: kết hợp cứu nước với Duy Tân, học tập theo văn minh phương Tây, cải tạo nước Việt Nam cũ, xây dựng nước Việt Nam mới theo hình ảnh các nước phương Tây tiến tiến. Để đạt được mục tiêu trên, họ chủ trương Duy Tân không chỉ trên lĩnh vực chính trị, quân sự, mà còn trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ nhận ra rằng sự lạc hậu và nghèo nàn của đất nước là một trong những nguyên nhân làm cho dân tộc ta bị mất nước. Sở dĩ người Pháp có thể đô hộ dân tộc Việt Nam là do họ có một nền kinh tế mạnh hơn ta. Nhật Bản thoát khởi sự đô hộ của phương Tây, một trong những yếu tố là nhờ Duy Tân cải cách về kinh tế. Vì vậy, để thoát khỏi nô lệ và đưa đất nước phát triển lên con đường văn minh tiến bộ, tất yếu phải Duy Tân cải cách về kinh tế. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng trong công cuộc đấu tranh cứu nước và phát triển đất nước, là điều kiện để nâng cao dân trí, chấn dân khí, tạo ra tiềm lực để tiến hành cuộc vận động giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới. Từ yêu cầu tất yếu này, Duy Tân về kinh tế là một nội dung hết sức quan trọng của trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỷ XX, là một trong những vấn đề khoa học được các nhà sử học quan tâm nhưng kết quả
  • 3. 2 nghiên cứu còn chưa phản ánh đầy đủ so với các lĩnh vực nghiên cứu về chính trị, văn hóa, giáo dục của trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỷ XX. Để góp phần tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò của các sĩ phu yêu nước những năm đầu thế kỷ XX đối với hoạt động Duy Tân về kinh tế, từ đó góp phần đánh giá đầy đủ hơn trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỷ XX, rút ra những giá trị kế thừa cho công cuộc đổi mới đất nước hiện tại, tôi chọn đề tài “ Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Duy Tân về kinh tế ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX là một nội dung quan trọng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Vấn đề này được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài: Hoạt động kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc in trong Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địa, số 4, của tác giả Nguyễn Công Bình (1955), có đề cập đến hoạt động kinh tế của tư sản Việt Nam trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Lịch sử cận đại Việt Nam (1960), tập 3, Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự... Cuốn Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạnh tháng Tám (1975), tập 2, của Trần Văn Giàu, có bàn về hệ ý thức tư sản, các dạng biểu hiện của nó trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề duy tân về kinh tế. Thế Nguyên (1988), với cuốn Phan Chu Trinh - một chí sỹ giàu lòng nhiệt huyết (1872 - 1926), đã trình bày những đóng góp của Phan Chu Trinh về cải cách kinh tế trong phong trào Duy Tân… Gần đây, việc nghiên cứu vấn đề Duy Tân về kinh tế đã được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn như tác phẩm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục của nhiều tác giả (2008) trình bày có hệ thống về hoạt động giáo dục, hoạt động
  • 4. 3 kinh tế của các chí sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục, trên cơ sở đó đánh giá mối quan hệ với phong trào Duy Tân. Trương Thị Thanh Nhàn (2011), Đóng góp của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX đối với cách mạng Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, có đề cập đến sự đóng góp về kinh tế của phong trào này. Lê Thị Phương (2014), Chủ trương chấn hưng thực nghiệp của các sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX, khóa luận tốt nghiệp, đã đước đầu trình bày về chủ trương chấn hưng thực nghiệp của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX và nêu các nhận xét về chủ trương đó, khẳng định những đóng góp và hạn chế của chủ trương chấn hưng thực nghiệp do các sĩ phu yêu nước đề xướng. Hồ Thị Thúy Bình (2015), Phan Bội Châu với trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, luận văn Thạc sĩ, đã trình bày một cách khái quát về chủ trương duy tân cải cách của Phan Bội Châu, trong đó có đề cập đến đóng góp của Phan Bội Châu trên lĩnh vực Duy Tân về kinh tế… Nguyễn Hữu Lâm (2015), Hoạt động tuyên truyền chấn hưng thực nghiệp trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, luận văn Thạc sĩ, đã trình bày một cách khái quát về hoạt động chấn hưng thực nghiệp, nêu rõ nội dung và phương thức tuyên truyền, đóng góp của hoạt động tuyên truyền chấn hưng thực nghiệp trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX… Chương Thâu (1997), trong cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX, dựng lại bức tranh khá chi tiết về hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục, ngoài cải cách về văn hóa còn có chủ trương phát triển kinh tế. Công trình Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945) của Nguyễn Văn Khánh (2002), đã trình bày quá trình hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế thuộc địa ở Việt Nam từ 1884 đến 1945, sự ra đời các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, trong đó kinh tế tư bản dân tộc gắn liền với giai cấp tư sản Việt Nam. Phạm Văn Chiến ( 2003) trong tác phẩm lịch sử kinh tế Việt Nam đã khái quát tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nguyễn Văn Xuân
  • 5. 4 (2003), Phong trào Duy Tân và tinh thần doanh nghiệp, in trong tạp chí xưa và nay, số 148, tác giả đã trình bày khái quát về những hoạt động kinh tế mang yếu tố kinh tế tư bản trong phong trào Duy Tân đồng thời nêu lên những nguyên nhân làm cho nền kinh tế tư bản Việt Nam không thể phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX. Trương Công Huỳnh Kỳ (2016), trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Phong trào chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX đã trình bày hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trên các vấn đề bối cảnh lịch sử, thành phần lãnh đạo, mục đích, nội dung, hình thức, diễn biến của các nhà thực nghiệp tiêu biểu và rút ra tính chất, đặc điểm, kết quả, ý nghĩa của phong trào chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Các kết quả nghiên cứu trên là tài liệu quý có ý nghĩa định hướng giúp cho bản thân tôi có thể tìm hiểu những nội dung cơ bản để trên cơ sở nền tảng đó tiến hành phân tích và nhận thức một cách toàn diện hơn về nội dung cũng như những đóng góp của các sĩ phu yêu nước tiêu biểu đối với Duy Tân về kinh tế trong những năm đầu thế kỷ XX. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là trình bày có hệ thống và đầy đủ hơn chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ những năm đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra nhận xét về những đóng góp và hạn chế của của các sĩ phu yêu nước đối với vấn đề Duy Tân nền kinh tế dân tộc trong bối cảnh lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. 3.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục đích thì luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: Trình bày bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX để làm rõ vấn đề Duy Tân cải cách kinh tế là một biện pháp tất yếu đối với công cuộc cứu nước đầu thế kỷ XX.
  • 6. 5 Phân tích rõ chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lương Khắc Ninh,… Nhận xét chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX trên các mặt ưu điểm, hạn chế và tác dụng, khẳng định các giá trị cần kế thừa trong công cuộc đổi mới hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX với các biểu hiện của nó. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: đầu thế kỷ XX. Về không gian: ở Việt Nam thời Pháp thuộc. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu Trong qua trình thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng những nguồn tư liệu sau: - Các trước tác của các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu đầu thế kỷ XX. - Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về hoạt động Duy Tân kinh tế ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX... - Tài liệu lưu trữ của chính quyền thuộc địa về vấn đề này. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic trên cơ sở so sánh và đối chiếu tư liệu, đồng thời sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp... .để trình bày nội dung luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Về mặt khoa học: luận văn góp phần hệ thống tư liệu về chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, những đóng góp và hạn chế của
  • 7. 6 của các sĩ phu yêu nước đối với việc Duy Tân cải cách về kinh tế ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo để học tập, nghiên cứu và giảng dạy về chủ trương Duy Tân cải cách về kinh tế ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những tiền đề lịch sử của chủ trương Duy Tân về kinh tế ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Chương 2: Nội dung chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX Chương 3: Đóng góp và hạn chế của chủ trương Duy Tân về kinh tế do các sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng đầu thế kỷ XX
  • 8. 7 NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CHỦ TRƯƠNG DUY TÂN VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1. Yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển đất nước Đến cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam giữa lúc nhân dân đang rên xiết dưới chính sách cai trị hà khắc của thực dân cũng là lúc sự thất bại nhanh chóng của phong trào Cần Vương đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc theo hệ tư thưởng phong kiến ở Việt Nam. Đặc biệt dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội nước ta biến đổi sâu sắc, từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nữa phong kiến, xã hội phân hóa mạnh ở cả nông thôn lẫn thành thị. Đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tế què quặt lạc hậu, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, bần cùng. Trong lúc thực dân Pháp đang siết chặt ách nô dịch đối với nhân dân ta thì triều đình nhà Nguyễn với sự bảo thủ, hèn nhát đã bất lực trước vận mệnh đất nước chấp nhận làm tay sai cho thực dân Pháp. Yêu cầu của lịch sử dân tộc lúc này là tìm ra con đường cứu nước mới, đúng dắn để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. Lúc này vấn đề sống còn của dân tộc được đặt lên hàng đầu. Việc đánh đuổi thực dân Pháp và lật đổ chế độ phong kiến phản động để đưa nhân dân ra khỏi kiếp đọa đày, đau khổ, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột là điều trăn trở đối với tất cả những ai có lòng yêu nước, thương dân. Trước ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, dân tộc ta không thể sử dụng biện pháp đấu tranh đơn thuần mà còn phải kết hợp đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó việc Duy Tân về kinh tế là một việc làm hết sức quan trọng. Với chính sách thống trị có tính toàn diện và chặt chẽ của thực dân Pháp thì công cuộc chống Pháp phải có tiềm lực của cả dân tộc, không chỉ bằng sức mạnh quân sự, chính trị, văn hóa mà kinh tế cũng là yếu tố quyết định, có kinh tế mới có thể đánh bại được kẻ thù. Trước yêu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh các sĩ phu yêu nước đã ý thức được con đường cứu nước. Trong quy luật “cường
  • 9. 8 thắng, liệt bại” muốn dân tộc thoát khỏi diệt vong chỉ có cách duy nhất là Duy Tân về mọi mặt của nền kinh tế “Có thực mới vực được đạo”. Tự cường về nền kinh tế thì mới có thể đưa đất nước thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Chính yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra phải kết hợp cứu nước với Duy Tân về kinh tế, do vậy mà tư tưởng Duy Tân về kinh tế đã ra đời, phong trào Duy Tân (1903 - 1908) xuất hiện với 3 nội dung cơ bản: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Một trong những nội dung cơ bản của hậu dân sinh xuất hiện trong tư tưởng Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước những năm đầu thế kỉ XX. 1.2. Tác động của chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Chính sách cai trị của thực dân Pháp Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam. Bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa và bóc lột. Chính sách của toàn quyền Paul Doumer là triệt để khai thác nhân lực cùng tài nguyên của xứ thuộc địa này nhằm phục vụ tối đa cho quyền lợi của mẫu quốc, Đông Dương bắt đầu mang lại những lợi nhuận về kinh tế và tài chính cho Pháp trong khi đó tuyệt đại đa số người Việt phải chụi cảnh tôi đòi ngay chính trên quê hương của họ. Chính sách đó được thể hiện trên các lĩnh vực. Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam. Bên cạnh chính sách cai trị độc đoán thực dân Pháp chúng còn bảo lưu hệ thống chính quyền phong kiến từ cấp tỉnh đến làng xã. Để giúp cho bộ máy cai trị của chúng thực hiện tốt việc áp bức bóc lột nhân dân ta, chúng còn tăng cường xây dựng củng cố bộ máy hành chính, quân sự, cảnh sát, tòa án...để đàn áp lại các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. Thực dân Pháp
  • 10. 9 ra sức để xây dựng một chế độ chính trị độc đoán ở nước ta thực hiện chính sách chủ yếu “dùng người Việt trị người Việt”. Với dã tâm đó thực dân Pháp không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét bốc lột và cai trị nhân dân ta dưới ách áp bức bóc lột làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khốn khó. Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới...) Pháp độc quyền về kinh tế và nhằm thu được lợi nhuận tối đa chính điều đó đã dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu, thể hiện rõ trên tất cả thành phần của nền kinh tế. Trong nông nghiệp: tình trạng chiếm ruộng đất của bọn thực dân ngày càng tăng, “Sau khi chiếm cả Việt Nam, thực dân Pháp tìm cách chiếm đoạt ruộng đất: bao gồm các vùng đất trống, bải bồi thậm chí các phần ruộng đất của tư để lập đồn điền. Theo nghị định ngày 5.10.1889 và 15.10.1890 thì bọn thực dân có quyền xin cấp một lần 500 ha đất đai. Vì thế đã xuất hiện nhiều đồn điền diên tích lớn. Theo thống kê của thực dân Pháp, tính đến năm 1890 đã có 116 đồn điền của người Âu. Tuy nhiên diện tích đồn điền chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nam Kỳ và các tỉnh Bắc Kỳ. Cho đến năm 1900, tổng diện tích của người Pháp đã lên tới 322.000 ha, trong đó ở Nam Kỳ có 78.000 ha”. [49, Tr. 29 - 30] Việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền của thực dân Pháp đã làm cho hàng vạn người nông dân Việt Nam bị mất đất và trở thành tá điền cho thực dân Pháp bóc lột. Với chính sách bóc lột kiểu phong kiến, cùng với sự vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp đã làm cho nền nông nghiệp của Việt Nam ngày càng què quặt, lạc hậu. Chúng muốn cướp ruộng để đẩy người dân Việt Nam vào con đường bần hàn nhất và phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.
  • 11. 10 Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Chính quyền thực dân đã dùng thủ đoạn độc đoán về kinh tế trong tất cả các ngành công nghiệp. Chú trọng xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu vơ vét tối đa của chúng. Nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm mạng mẽ, nền công nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp, chúng độc quyền thu mua sản phẩm từ công nghiệp, thủ công nghiệp... nền thủ công nghiệp chịu sự cạnh tranh và chèn ép mạnh mẽ, nhiều ngành nghề thủ công bị tàn phá bởi không thể cạnh tranh với các mặt hàng của Pháp, nền thủ công nghiệp truyền thống bị bị phá vỡ...chỉ có một số ngành sống sót được vì nó cung cấp các mặt hàng xa xỉ cho thực dân Pháp. Tất cả đều là thủ đoạn của thực dân pháp đối với các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp đều nhằm bốc lột, thu lợi nhuận cho chính quốc và bần cùng hóa nhân dân ta. Trên lĩnh vực thương mại và tài chính: chúng thực hiện chế độ đồng hóa thuế quan làm cho Việt Nam chỉ có thể đặt quan hệ buôn bán với Pháp, chúng hầu như độc quyền về hàng hóa xuất và nhập ở Việt Nam, chúng miễn thuế cho hàng Pháp nhưng đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta...bên cạnh đó thực dân Pháp cho thành lập ngân hàng Đông Dương với quyền lực trong tay chúng và tiến hành cho vay nặng lãi, độc quyền in giấy bạc, thuế khóa nặng nề, độc quyền kinh doanh, thu mua rẽ mạt bán ra với giá cắt cổ...với chính sách sưu cao, thế nặng làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ, kinh tế thực dân chiếm vị trí thống trị, đứng trước tình hình kinh tế dân tộc như thế các sĩ phu yêu nước luôn trăn trở và vấn đề đặt ra là phải chấn hưng lại nền kinh tế đất nước, trên cơ sở phát huy thế mạnh nền kinh tế truyền thống, phát triển kinh tế hàng hóa, mở các thương hội, nông hội...để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của người dân, phát triển kinh tế đất nước, tạo ra tiềm lực cho công cuộc cứu nước. Đây là yêu cầu cấp thiết tạo nền tảng kinh tế vững chắc để tiến tới sự nghiệp giải phóng dân tộc. Về văn hóa - giáo dục, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu... Chúng tạo điều kiện cho văn minh phương Tây phát triển ở nước ta, loại bỏ dần chữ Hán và Nho học.
  • 12. 11 Thực dân Pháp mở một số trường học phục vụ chính sách cai trị của nó. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm...bằng thuốc phiện, bằng rượu...chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”. Chúng truyền bá nếp sống phương tây, dùng báo chí làm công cụ tuyên truyền sách báo phản động...Nhưng các sĩ phu yêu nước ý thức rất rõ bản chất của bọn chủ nghĩa thực dân, muốn đồng hóa nhân dân ta, các sĩ phu yêu nước họ đã nhận thức được sức mạnh của tri thức, tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ và phát triển nền kinh tế đất nước ngày càng giàu mạnh. Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Giai cấp nông dân: giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Đa số công nhân Việt Nam, trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân, nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam. Vì vậy, giai cấp công nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam là ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhanh chóng trở thành một lực
  • 13. 12 lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc Trung Nam…Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp…trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư sản Phảp và tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do…Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao và nhạy cảm chính trị, được phong trào cách mạng rầm rộ của công nông thức tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở thành thị. Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế - xã hội nước ta những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, qua cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã hình thành thêm những lực lượng mới, làm cho bức tranh xã hội có nhiều nét mới. Dưới sự độc quyền của tư bản trên lĩnh vực công thương nghiệp và sự cạnh tranh chèn ép khốc liệt của tư sản ngoại kiều nên tư sản Việt Nam vẫn còn yếu ớt, chưa thể hình thành một giai cấp độc lập, vì vậy họ chưa thể đóng vai trò chủ đạo trong việc tiếp thu những luồng ư tưởng mới (tư tưởng dân chủ tư sản) du nhập vào nước ta đầu thế kỉ XX để phát động phong trào đấu tranh yêu nước. Vai trò này được lịch sử giao cho các sĩ phu yêu nước, với các sĩ phu yêu nước lúc này muốn cứu nước không còn con đường nào khác ngoài việc truyền bá tư tưởng và những hoạt động cụ thể để Duy Tân về kinh tế, muốn thoát khỏi ách thống trị của thực dân pháp chúng ta phải làm chủ được nền kinh tế, phát triển kinh tế chính là
  • 14. 13 yêu nước, là động lực cứu nước mới được các sĩ phu yêu nước đặt ra và cùng nhau thực hiện tiêu biểu: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can Nguyễn Quyền...đây là những sĩ phu khởi xướng cho phong trào Duy Tân và chấn hưng thực nghiệp. 1.3. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ phương Tây và trào lưu “Châu Á thức tỉnh” Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới phát triển mạnh mẽ với sự lan rộng của tư tưởng dân chủ tư sản từ Âu - Mỹ đã đưa Châu Á vào thời kỳ thức tỉnh. Nếu như ở Trung Quốc và Việt Nam, cuộc cải cách Minh Trị, Duy Tân có những tác động mạnh mẽ để rồi tạo nên những phong trào đấu tranh, cải cách có tính chất rộng rãi thì ở một số nước Châu Á khác sự lan tỏa của Minh trị Duy Tân có một mức độ khiêm tốn hơn do điều kiện lịch sử xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên sự lan tỏa ấy được đánh dấu rõ ràng hơn sau khi Nhật đánh bại Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Sự tác động lan tỏa ấy ở các nước Châu Á không chỉ là mô hình dân chủ của chế độ xã hội mà còn làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân các nước trổi dậy một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Nhiều nhà sử học nghiên cứu lịch sử cận đại Châu Á, khi đề cập đến phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã viết: Công cuộc Duy Tân thời Minh trị, đặc biệt là cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) với sự thắng lợi của Nhật Bản đã cổ vũ tinh thần ái quốc của một số tầng lớp của nhân dân Indonexia. Bên cạnh với thắng lợi của Nhật Bản một lần nữa cổ vũ tinh thần các sĩ phu yêu nước Việt Nam, họ rất khâm phục người Nhật Bản, coi Nhật Bản là nước dẫn đầu Châu Á về kinh tế và tiến bộ khoa học kĩ thuật, tôn sùng Nhật Bản là người anh cả da vàng, coi Nhật Bản là nơi giữ được tinh thần Phương Đông, với tinh thần đó năm 1904 Phan Bội Châu cùng những người yêu nước đã lập ra hội Duy Tân, nêu khẩu hiệu đấu tranh là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam” và đưa ra kế hoạch xuất dương du học. Phan Bội Châu đã dùng cả một mùa hè để gặp gỡ, giao lưu với những nhà cách mạng Trung Quốc có mặt tại Nhật Bản như Lương Khải Siêu, với những tri
  • 15. 14 thức tiến bộ của Nhật Bản và cả những chính trị gia của Nhật Bản như Đại Ôi Trọng Tín, Chủ tịch Đảng Tiến bộ, Đại Dưỡng Nghi, Phúc Đảo và Cung Kỳ... Phan Bội Châu còn tiến hành nghiên cứu Kinh tế và chính trị hiện đại của Nhật Bản, thảo luận nhiều vấn đề về con đường và tiến trình của cách mạng Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam. Bên cạnh đó sự ảnh hưởng của Tân văn, Tân thư bằng chữ Hán chuyển tải lý luận của các tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, và tư tưởng của các nhà Duy Tân Trung Quốc, với sự xâm nhập mạnh mẽ của tư tưởng Tân văn, Tân thư đã làm thay đổi sâu sắc tư tưởng của các sĩ phu yêu nước ở Việt Nam. Những kinh nghiệm quý báu mà Nhật Bản để lại không những có một sức hấp dẫn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, tinh thần Duy Tân để tự cường vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa về mặt hiện thực của nó. Hình ảnh Nhật Bản Duy Tân tự cường thoát ra được quỷ đạo thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và hình ảnh một nước Nhật tiên tiến hiện đại chiến thắng trong cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa Nga - Nhật, những kỳ tích Châu Á đã in sâu trong tâm trí của cách mạng Việt Nam. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của thế giới và khu vực, các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã thức tỉnh, với sự ảnh hưởng không nhỏ của Tân văn, Tân Thư đã trở thành nguồn tri thức mới lạ giúp các nhà Duy Tân mở mang tầm nhìn hướng đến mục đích cao cả tự chủ, tự cường để giải phóng dân tộc. Nhật Bản và Trung Quốc đã trở thành những tấm gương Duy Tân lôi cuốn các sĩ phu yêu nước, tấm gương về sức mạnh dân tộc, bản lĩnh dân tộc để cho những người theo chủ nghĩa dân tộc, những người canh cánh bên lòng nỗi đau mất nước học tập và đi theo, tiến lên giải phóng dân tộc đưa đất nước thoát khỏi nô lệ, đói nghèo... Ảnh hưởng của phong trào Châu Á thức tỉnh thể hiện rõ trong ý chí quyết tâm của các sĩ phu yêu nước, muốn đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, nô lệ thực dân không có con đường nào khác ngoài con đường Duy Tân mà đặc biệt Duy Tân về kinh tế. Trong cuộc khảo sát tình hình thực tế phát triển của nước Nhật sau 40 năm cuộc Duy Tân chính thức được tiến hành, từ những bài học của Nhật Bản các sĩ phu tin rằng Việt Nam sẽ nối gót phát triển theo Nhật sau
  • 16. 15 khi tiến hành Duy Tân “Sau cuộc Duy Tân rồi thì tư cách nội trị, quyền lợi ngoài giao đều do ta nắm giữ. Sự nghiệp văn minh ngày càng tiến bộ, phạm vi thế lực ngày càng mở mang. Sau khi Duy Tân rồi dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Nước Nhật Bản bây giờ cũng như nước Việt Nam sau này vậy”. [57, tr.273] Sự thức tỉnh của Châu Á cùng với phong trào cách mạng tư sản dân chủ ở Đông Âu, bắt đầu từ cách mạng Nga 1905 tạo thành một cao trào thức tỉnh cả phương Đông. Cao trào cách mạng này đã làm cho hàng triệu nhân dân bị áp bức, chìm đắm trong trạng thái đình đốn thời trung cổ đã thức dậy, đòi hỏi một cuộc đổi mới, đấu tranh để giành quyền tối thiểu cho con người - quyền dân chủ Các sĩ phu yêu nước nhận ra rằng: “Muốn mở rộng cuộc vận động cách mạng phải chấn hưng kinh tế, xuất bản sách báo, lập các đoàn thể để nâng cao lòng yêu nước căm thù giặc, trình độ văn hóa, trình độ chính trị trong nhân dân”. [72, Tr 141] Việc thành lập các nông, công, thương học hội cũng là chủ trương của các sĩ phu theo xu hướng Duy Tân và họ đã tiến hành thành lập các hội này từ khá sớm, tiêu biểu thành lập công ty Liên thành và trường Dục Thanh ở Ninh Thuận trong cuộc “Nam du”của ba chí sĩ: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Ở Quảng Nam Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...đã thành lập nhiều hội thương, hội nông, hội học để hiện thực hóa chủ trương “khai dân trí chấn dân khí, hậu dân sinh” chủ trương này Phan Chu Trinh khởi xướng. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cùng với việc tiếp nhận những ý tưởng cải cách của các sĩ phu yêu nước mà nội dung cốt lõi là học tập các nước phương Tây, Nhật Bản để canh tân đất nước làm cho “Phú quốc, cường binh”, ảnh hưởng của khu vực Đông Á cũng đã có tác động to lớn đến Việt Nam, đặc biệt Duy Tân của Nhật Bản và cuộc cải cách của Trung Quốc. Tân Văn, Tân thư được truyền bá mạnh mẽ vào nước ta và được các sĩ phu yêu nước hồ hởi đón nhận như một luồng gió mới. Theo ghi nhận của Đặng Thai
  • 17. 16 Mai, các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX có thái độ tích cực trong việc tiếp nhận Tân văn, Tân thư và có vai trò to lớn trong việc chuyển biến nhận thức của họ. Đối với tầng lớp sĩ phu thì lịch sử cách mạng nước Pháp, lịch sử thống nhất nước Đức, lịch sử Duy Tân nước Nhật, lịch sử tư tưởng tây Âu...hồi này là sách gối giường...Tư tưởng Tây Âu, đặc biệt là triết học thế kỉ XVIII nước Pháp, mở rộng tầm mắt của những con người lâu nay vẫn thừa nhận đạo Khổng Mạnh làm “nghĩa địa, thiên kinh” mọi người say sưa nghiền ngẩm tác phẩm Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Phúc Lộc Đắc Nhỉ (Voltaire), Lư Thoa(Rousseau) theo bản dịch ra chữ Hán của người Trung Quốc. Báo Thần Chung ra ngày 25.1.1929 một lần nữa xác nhận ảnh hưởng to lớn của Khang Hữu Vi và Lương Khả Siêu cùng với những trước tác của họ đối với các sĩ phu yêu nước Tập ẩm băng thất của Lương tiên sinh “đối với các sĩ phu yêu nước ta chẳng khác chi thuốc hay với người mang bệnh trầm kha”. Còn Trung Quốc hồn của Lương là “tập sách mười trang mà thay đổi lòng người như chớp, tập sách nói chuyện nước Tàu mà 20 triệu dân Nam ta phấn khởi”. [2, tr. 234] Những nội dung tiến bộ của nó đã làm thay đổi to lớn trong nhận thức của các sĩ phu yêu nước. Đó cũng là điều kiện để các sĩ phu gần gủi hơn với các tri thức Tây học, các sĩ phu yêu nước họ đón nhận những lý luận chính trị tư tưởng triết học và quan điểm đạo đức đó như một thứ vũ khí mới để áp dụng trong cuộc đấu tranh của mình. Với quy luật “Cường thắng, liệt bại” thì các sĩ phu yêu nước đã đề ra củ trường Duy Tân kinh tế, văn hóa...tự lực, tự cường đưa đất nước vươn lên thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân, từ đó tìm ra được những hướng mới cho phong trào yêu nước, tìm ra những nội lực mới cho công cuộc giải phóng dân tộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất các phong trào dân tộc dân chủ theo hệ tư sản đều thất bại song chúng ta có thể thấy rằng các sĩ phu yêu nước đã dứt khoát với chủ nghĩa “Tôn quân” phê phán và đã phá nền nho học và từ bỏ con đường cử nghiệp. Họ hành động với một tư duy độc lập và đầy sáng tạo, đã dẫn dắt dân tộc qua chặng đường nguy khốn. Họ đã tiến hành
  • 18. 17 chuyển giao thế hệ một cách tốt đẹp để chuẩn bị cho một phong trào dân tộc rầm rộ hơn, mới mẻ hơn, quyết liệt hơn và phù hợp hơn, đưa nước nhà hòa nhập sâu hơn vào tình hình thế giới. Họ ý thức rõ sự lỗi thời của thiết chế củ không còn phù hợp với con đường cứu nước hiện tại đó là những tiền đề hình thành một khuynh hướng cách mạng mới, khuynh hướng cứu nước mới kết hợp cứu nước với Duy Tân, phát triển đất nước theo con đường văn minh tư sản. Như vậy, chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX là một cuộc vận động nhằm mục tiêu cứu nước, xây dựng nền móng dân chủ, dân quyền ở Việt Nam đồng thời phát triển nền kinh tế Việt Nam theo gương các nước tiên tiến. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân đánh giá “Có thể nói phong trào Duy Tân là toàn diện là thực sự Duy Tân theo bóng cờ dân quyền chứ không phải là vá víu cải lương, hơn thế những nhân vật đã phục vụ bằng tâm huyết, bằng tinh thần cách mạng để quyết tâm làm mới con người, làm mới xã hội. Từ đầu thế kỉ đến năm 1945 chưa hề có một phong trào thứ hai có tính toàn diên và phát triển khắp 3 kỳ như thế”. Trào lưu châu Á thức tỉnh ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam đặc biệt vấn đề kinh tế học được thể hiện sâu sắc trong Quốc dân độc bản, một trong những cuốn sách giáo khoa trọng yếu nhất của trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là một tập sách đầy đặn nhất, đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nó toát lên khát vọng và tinh thần Duy Tân toàn diện của các sĩ phu yêu nước. Trong nhiều khía cạnh mà cuốn sách đề cập tới thì những vấn đề về kinh tế học có một vị trí khá nổi trội. Trong 79 bài của Quốc dân độc bản thì có tới 24 bài (từ bài 56 đến bài 79) đề cập trực tiếp đến các vấn đề thuộc về kinh tế học. Vấn đề này được các sĩ phu tham khảo từ các sách Tân văn, Tân thư và Tân báo (từ Trung Quốc, Nhật Bản), các sách báo kinh tế của người Pháp, và từ chính các vấn đề kinh tế nổi cộm đang diễn ra ở Việt Nam lúc đó. Trong các luận điểm về kinh tế mà các soạn giả nêu ra, họ nêu khá nhiều dẫn chứng từ các nước Âu - Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Các vấn đề về kinh tế học được biên soạn một cách công phu và có nội dung rất mới lạ và hấp dẫn. Đây chính là nguồn động viên cũng có niềm tin của các sĩ phu yêu nước vào con đường cách mạng tư
  • 19. 18 sản, kết hợp cứu nước với Duy Tân phát triển theo con đường văn minh tư sản. Đó là trào lưu Duy Tân cải cách đầu thế kỉ XX. 1.4. Sự ra đời của phong trào Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX Nửa cuối thế kỷ XIX hàng loạt các phong trào cải cách Duy Tân ra đời và được đánh giá là một thời kỳ rầm rộ nhất, có sức lan rộng mạnh mẽ nhất trong suốt một giai đoạn lịch sử. Để hiểu được nội dung những cải cách trong giai đoạn này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về phong trào cải cách Duy Tân những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt tư tưởng cải cách Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước. Sự hình thành phong trào Duy tân về kinh tế ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX bắt nguồn từ nhiều nhân tố: do tác động của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, của trào lưu Châu Á thức tỉnh, yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc... Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã ra đời một khuynh hướng cứu nước mới (trào lưu dân chủ tư sản), đó là đường lối chống chủ nghĩa thực dân nhằm giành lại độc lập dân tộc, tự chủ và lập ra chính thể quân chủ lập hiến hay cộng hòa dân chủ, đưa nước nhà phát triển theo mô hình các nước tiên tiến phương Tây. Tư tưởng dân chủ tư sản đã xuất hiện từ lâu ở các nước Âu - Mĩ, đối với phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vào đầu thế kỉ XX thì tư tưởng dân chủ tư sản được xem là cần thiết, tiến bộ và có ý nghĩa của nó. Trong khi xã hội Việt Nam chưa nảy sinh được một giai cấp tư sản có đầy đủ khả năng để tiếp thu và thực hành một cuộc cách mạng xã hội tiến bộ thì những sĩ phu yêu nước là những người tiếp nối trực tiếp phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đã đứng ra tiếp nhận truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản ở phương Tây vào nước ta. Chính vì vậy, vào năm 1903 một số sĩ phu yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp... đã đứng ra vận động phong trào Duy Tân bắt đầu từ Quảng Nam sau đó lan rộng ra cả nước với mục đích “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
  • 20. 19 Khai dân trí: mở mang trí não cho dân, bỏ lối học cũ chạy theo khoa cử, mở trường dạy chữ quốc ngữ và những kiến thức khoa học, tuyên truyền lối sống văn minh, bài trừ những hủ tục lạc hậu... Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, làm cho nhân dân giác ngộ được quyền lợi của mình, kiên quyết dũng cảm đứng lên chống đế quốc và tay sai, thoát khỏi áp bức của xã hội chuyên chế. Hậu dân sinh: chăm lo đời sống cho dân, bằng cách phát triển kinh tế đất nước, chỉ cho dân cách làm ăn như khai khẩn đất hoang, làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng hóa...hoạt động Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước thực chất đây là hoạt động chấn hưng thực nghiệp, hưởng ứng phong trào Duy Tân đổi mới kinh tế, nhằm xây dựng một nền kinh tế tự cường dân tộc, mang lại khởi sắc cho nền kinh tế dân tộc. Hưởng ứng phong trào Duy Tân về kinh tế, hoạt động chấn hưng thực nghiệp đã được các sĩ phu yêu nước phát động và thực hành rộng khắp cả nước. Các sĩ phu yêu nước chủ trương phải kết hợp cứu nước với Duy Tân, cải tạo xã hội Việt Nam cũ, xây dựng một nước Việt Nam mới theo hình ảnh của các nước phương Tây tiên tiến. Để đạt được mục tiêu trên, không chỉ bằng bạo động mà phải kết hợp với cải cách Duy Tân. Hoạt động chấn hưng thực nghiệp bắt đầu từ Quảng Nam sau đó lan ra các tỉnh, trở thành phong trào ở Bắc Kì và Nam Kì từ năm 1907 với sự ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) và phong trào Minh Tân (1907 - 1908). Hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Nam Kì dựa trên nền tảng công cuộc Minh Tân đã diễn ra mạnh mẽ sôi nổi gắn liền với những tên tuổi tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Thành Út... Cuộc Minh Tân khởi phát từ năm 1901 đến năm 1907 thì bùng phát thành phong trào. Nhưng đến năm 1908 thì cuộc Minh Tân suy yếu vì người đứng đầu là Trần Chánh Chiếu bị bắt giam. Do có những điều kiện lịch sử khác nhau so với Trung Kì và Bắc Kì nên phong trào Duy Tân ở Nam Kì có nhiều nét khác so với cả nước. Sự khác biệt
  • 21. 20 đó thể hiện ở tên gọi, ở Nam Kì phong trào Duy Tân mang một tên gọi khác đó là cuộc Minh Tân; khác biệt ở quy mô, phương thức và thành phần lãnh đạo. Căn cứ theo quyển Minh Tân tiểu thuyết do Trần Chánh Chiếu biên soạn thì tên Hội Minh Tân lấy theo chữ trong sách đại học đó là “minh minh đức” (làm cho sáng đức sáng) và “tác tân dân” (đổi mới cho dân). Từ ý nghĩa đó, Hội Minh Tân đã đề ra mục đích cụ thể cho phong trào là : “phát triển công thương nghiệp, mở mang trường học, sửa đổi phong tục là những vấn đề tương quan nhau để đạt được mục đích sau cùng là đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, thành lập chế độ quân chủ lập hiến”. Đây là sự kết nối của phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân, chủ trương cải cách xã hội, chấn hưng dân trí, bồi dưỡng dân khí và phát triển công thương, cạnh tranh với tư bản Pháp và tư bản Hoa Kiều nhằm đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho đất nước, phát triển đất nước theo hình ảnh của các nước phương Tây tiên tiến. Trên cơ sở này Hội Minh Tân mong giúp người Việt có thể tự mình kinh doanh cho phù hợp với đà tiến hóa chung của xã hội. Để thực hiện mục đích trên những người lãnh đạo chủ chốt của Hội Minh Tân như Trần Chánh Chiếu (1867 - 1919), Nguyễn An Khương (1860 - 1931), Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947)... đã cho xuất bản hai tờ báo là Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn để tuyên truyền, vận động nhân dân. Đến mùa hè năm 1907, Trần Chánh Chiếu sang Hồng Kông (Hương Cảng) để thăm con là Trần Chánh Tuyết đang du học, sau đó sang Nhật và có gặp Phan Bội Châu để bàn luận công việc, từ đó về nước tích cực hoạt động cho phong trào Đông Du và Duy Tân, làm cho cuộc vận động Minh Tân bùng phát thành phong trào rộng lớn, thu hút đông đảo các thành phần tham gia, góp vốn kinh doanh vì mục đích phát triển công thương nghiệp dân tộc, đa số là tiểu điền chủ, hương chức, nông dân, tiểu thương khắp các tỉnh Nam Kì. Các cơ sở công thương nghiệp từng bước được hình thành với quy mô và hình thức cao hơn Bắc Kì và Trung Kì. Vì mục đích cải thiện đời sống của nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế đất nước dưới thời nô lệ, nhằm tiến lên giải phóng dân tộc, giành lại quyền
  • 22. 21 dân chủ, tự do cho con người, các sĩ phu yêu nước đã tập hợp quần chúng bằng cách lập ra “hội nông”, “hội thương” để nhằm đi đến mục đích “Dĩ thương hợp quần” tập hợp quần chúng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ dân tộc. Các sĩ phu yêu nước trong phong trào Duy Tân quan niệm muốn “khai trí trợ sinh”, “tự trị” thì phải chú trọng mở mang kinh tế, lập hội thương làm tiền đề dân sinh, không để dân giàu thì không có có con đường nào đạt đến mục đích tự trị được, do vậy Duy Tân về kinh tế là một hình thức cứu nước, yêu nước phải kinh doanh, kinh doanh là bổn phận của những người yêu nước: “ Khắp thân sĩ ba kỳ Nam Bắc, Bổng giật mình sực tỉnh cơn mê. Học thương xoay đủ mọi nghề Cái hồn ái quốc gọi về cho mau.” (Nam thiên phong vân ca) Duy Tân kinh tế vì mục đích cứu nước là một hoạt động yêu nước thể hiện rõ trên lĩnh vực kinh tế, một con đường cứu nước mới phù hợp văn hóa, văn minh hiện đại, kinh doanh với mục đích yêu nước phải xây dựng trên danh nghĩa đồng bào, kinh doanh không vì lợi ích cá nhân, phải mang lại lợi ích cho toàn thể dân tộc, nền kinh tế vững mạnh là yếu tố thuận lợi, quyết định trên con đường giải phóng dân tộc, muốn giành được độc lập dân tộc thì yếu tố kinh tế dân tộc mang tính quyết định. Các sĩ phu muốn tiến hành một cuộc cải cách về kinh tế, để từ đó tiến hành làm một cuộc cách mạng chính trị giành lại quyền dân chủ cho con người, Phan Chu Trinh quan niệm rằng ở trên đời này muốn phong lưu phú quý thì rũ nhau mà buôn bán, sản xuất nông nghiệp là sẽ có ngày giàu sang. Nhưng “phát triển kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mà cho cả sự phồn vinh, thịnh vượng của dân tộc, quốc gia. [82, tr.27] Duy tân về kinh tế là nhu cầu bức thiết, các sĩ phu vận động khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế bằng khả năng và điều kiện vốn có của mình bên cạnh đó còn phát triển các “thương hội”, “nông hội”để nhân dân có điều kiện góp vốn làm ăn, mang lại nguồn lợi nhuận cao, kinh tế phát triển, khi chúng ta giàu mạnh thì chúng ta
  • 23. 22 mới đủ tiềm lực để đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc và canh tân đất nước để phát triển sự tiến bộ của thế giới. Với mục đích “phú quốc, cường dân” các các sĩ phu yêu nước họ đi đến tuyên truyền vận động và dựa vào lòng yêu nước của quần chúng nhân dân để kêu gọi vận động nhân dân cùng tham đây chính là hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với phong trào giải phóng dân tộc... Phong trào Duy tân cải cách ở Việt Nam mang màu sắc riêng biệt, đó là giai cấp lãnh đạo phong trào không phải là những nhà tri thức tư sản Tây học mà là những sĩ phu yêu nước xuất thân từ nền giáo dục nho học, có tinh thần yêu nước là tầng lớp nhiệt tình cách mạng, đó là giải nguyên Phan Bội Châu, Phó bảng Phan Chu Trinh, Tiến sĩ Trần Quý Cáp, tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, cử nhân Lương Văn Can, Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền....Có người từng tham gia lãnh đạo phong trào Cần Vương, có người đi theo thực dân Pháp phục thiện....trong bối cảnh cả dân tộc đang đắm chìm trong nô lệ của chủ nghĩa thực dân, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây như một luồng khí mới, giúp họ vượt qua giới hạn của giai cấp “tháo củi sổ lồng”, “quên ăn, quên ngủ” vươn lên làm cách mạng. Như chí sĩ Huỳnh Thúc kháng nhận xét: “ Địa ngục mấy tầng, ngọn triều âu trào vào bốn mặt, đồng nội mịt mù, đêm dài vằng vặc, bổng đâu gà gáy lên một tiếng, giấc mộng quần chúng thoạt tỉnh giấc...” [22, Tr.106]. Phát triển kinh tế là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, đó là tư tưởng hậu dân sinh, tức là phải làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng đầy đủ, tiến tới văn minh, làm cho mọi người biết phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tư tưởng về kinh tế và làm kinh tế là tư tưởng hoàn toàn xa lại với tư tưởng của nho sĩ truyền thống nhưng đối với các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX, tư tưởng kinh tế đã hình thành và phát triển với nhiều nội dung phong phú. Các sĩ phu cho rằng kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Chính những yêu cầu của xã hội thời bấy giờ cùng với cuộc sống vô cùng khó khăn của nhân dân, dưới sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, các sĩ phu yêu nước tiến bộ họ không thể khoanh tay đứng nhìn mà họ đã dám nhấn
  • 24. 23 thân vào công cuộc cải cách, phát triển kinh tế đất nước dưới nhiều hình thức, có thể chỉ là tư tưởng nhưng chưa có thời cơ và điều kiện để biến tư tưởng thành hiện thực song với nhiệt huyết, lòng yêu nước nồng nàn, muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài việc tự chủ nền kinh tế, kinh tế quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Chủ trương Duy tân về kinh tế ra đời phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, các sĩ phu yêu nước đã cống hiến hết sức mình cho dân tộc, với mong muốn giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân. Các sĩ phu yêu nước thời bấy giờ họ mang trong mình lòng yêu nước, thương nòi. Đứng trước vận mệnh dân tộc đang quằn quại trong ách thống trị của thực dân, họ sôi sục nhiệt huyết, tìm mọi cách hoạt động để giành độc lập, tự do. Phong trào Duy tân về kinh tế phát triển rầm rộ đáp ứng lòng mong muốn của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đang hình thành, vì sự háo hức, say sưa của các sĩ phu yêu nước đang tìm phương hướng cứu nước mới. Đó là những tiền đề thiết yếu có lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong giai đoạn mới, thúc đẩy sự chuyển biến tư tưởng con người, kích thích tinh thần dân tộc. Tất cả các hoạt động từ cải cách, Duy Tân...đều nhằm đi đến đề cao lòng yêu nước, ý thức đoàn kết đánh giặc, tự lực, tự cường, thì mới có thể chiến thắng được mọi kẻ thù, mang lại đời sống ấm no cho dân tộc. Có thể nói, Phong trào Duy tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là một cuộc vận động nhằm mục tiêu cứu nước, xây dựng nền móng dân chủ, dân quyền ở Việt Nam, đồng thời phát triển kinh tế Việt Nam theo gương các nước tiên tiến. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân đánh giá: “có thể nói phong trào Duy Tân là toàn diện là thực sự Duy Tân theo bóng cờ dân quyền, chứ không phải là những vá víu cải lương, hơn thế những nhân vật đã phục vụ bằng tâm huyết, bằng tinh thần cách mạng để quyết tâm làm mới con người, làm mới xã hội. Từ đầu thế kỉ đến năm 1945 chưa hề có một phong trào thứ hai có tính toàn diện và phát triển rộng khắp ba kỳ như thế” [39, tr.9]. Giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp bách do lịch sử đặt ra, độc lập dân tộc là động lực chính yếu, nó trở thành mệnh lệnh trái tim của
  • 25. 24 người dân Việt Nam nói chung và các sĩ phu yêu nước nói riêng, những người mà nhân dân đặt vào đó nhiều kỳ vọng, chính sự ra đời phong trào Duy Tân về kinh tế tạo nên mọi chuyển biến sâu sắc trên mọi bình diện xã hội, tư duy kinh tế của người dân Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Cạnh tranh được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, một phương thức sinh tồn trong một thế giới mạnh được - yếu thua, một biểu hiện của văn minh. Các cường quốc phương Tây mạnh vì họ sớm biết cạnh tranh: “Cái sức mạnh cạnh tranh của các nước phú cường như lửa đang nồng, như than đang nóng, nung đúc lên những cái lò văn minh rực rỡ mà những cái thói mê lậu hủ bại ở khắp nơi cũng phải chịu ảnh hưởng ấy mà dần dần tiêu diệt hết”. Đối với tư sản Việt Nam nói riêng và người dân nói chung cạnh tranh chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ không gian sinh tồn. Cạnh tranh kinh tế được coi là khâu đột phá bởi vì thế các sĩ phu yêu nước nhận thấy rõ kinh tế là yếu tố có vai trò quan trọng, muốn giải phóng dân tộc đòi hỏi phải chấn hưng lại nền kinh tế dân tộc chính yếu tố đó đã đưa đến sự ra đời của phong trào Duy Tân về kinh tế mà thực chất đó chính là phong trào của hoạt động chấn hưng thực nghiệp.
  • 26. 25 Tiểu kết chương 1 Có thể nói các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX họ là những người tiên phong trong cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở nước ta, tấn công mạnh mẽ vào thành trì lề lối phong kiến đã lỗi thời, đang kìm hãm sự phát triển của xã hội, tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng, việc thành lập các công, nông, thương, học hội là chủ trương của các sĩ phu yêu nước theo xu hướng Duy Tân, cải cách và họ đã tiến hành thành lập các hội này khá sớm. Trong cuộc khảo sát tình hình thực tế phát triển của nước Nhật, Phan Bội Châu cũng nhận ra những ưu việt của họ sau gần 40 năm cuộc Duy Tân chính thức được tiến hành. Từ những bài học của Nhật Bản, Phan Bội Châu tin tưởng vào một nước Việt Nam mới sẽ nối gót phát triển theo nước Nhật khi tiến hành công cuộc Duy Tân. “Sau cuộc Duy Tân rồi thì tư cách nội trị, quyền lợi ngoại giao đều do ta nắm giữ. Sự nghiệp văn minh ngày càng tiến bộ, phạm vi thế lực ngày càng mở mang. Sau khi Duy Tân rồi đây dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Nước Nhật Bản bây giờ cũng như nước Việt Nam sau này vậy”. [56, Tr. 273] Các sĩ phu yêu nước với mong muốn tạo ra một cuộc dột phá về kinh tế bằng con đường Duy Tân cải cách về kinh tế nhằm tạo ra những chuyển biến to lớn trong xã hội Việt Nam, tìm ra những nội lực mới cho công cuộc giải phóng dân tộc. Các sĩ phu đã vận động một số nhà buôn, thân hào, nhân sĩ thành lập các hội công thương của giới làm ăn người Việt nhằm cụ thể hóa những hô hào hợp quần sản xuất, kinh doanh của những sĩ phu, tư sản, tri thức yêu nước trong phong trào cải cách kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Duy Tân về kinh tế vì mục đích cứu nước là một cách yêu nước, đây là hoạt động vì mục đích cải thiện cuộc sông nhân dân, khôi phục phát triển lại kinh tế dưới ách áp bức nô lệ, nhằm tiến lên mục tiêu giải phóng dân tộc, tập hợp quần chúng nhân dân để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của dân tộc. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển đất nước, đã dẫn đến sự ra đời của phong trào Duy
  • 27. 26 Tân về kinh tế thực chất đây chính là hoạt động chấn hưng thực nghiệp đầu thế kỉ XX góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đổi mới tư duy kinh tế, tạo tiền đề nền kinh tế tư bản dân tộc ra đời, đồng thời thúc đẩy phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX phát triển. Hoạt động Duy Tân về kinh tế có ý nghĩa vô cùng to lớn, thông qua cuộc vận động này các sĩ phu yêu nước tiến bộ đã tác động mạnh đến lối sống và tư duy của người dân khơi dậy tinh thần yêu nước, nguyện đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình, tiến lên mục tiêu giải phóng dân tộc.
  • 28. 27 Chương 2: MỤC ĐÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC DUY TÂN VỀ KINH TẾ CỦA CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC TIẾN BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX 2.1. Khái quát về chủ trương Duy Tân kinh tế do các sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng 2.1.1. Mục đích Phong trào Duy tân kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là hoạt động có mục đích rõ ràng, với lòng yêu nước, lo đến vận mệnh dân tộc, muốn dân tộc thoát khỏi ách nô lệ, nghèo đói không có con đường nào khác ngoài việc khôi phục, chấn hưng lại nền kinh tế, tạo ra đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển toàn diện nền kinh tế đất nước. Ở Việt Nam trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách kinh tế của thực dân Pháp. Việt Nam là nước thuộc địa với nền kinh tế tuy có những yếu tố mới xuất hiện (tư bản chủ nghĩa) nhưng nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Mặt khác, sau chiến tranh thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn, tốc độ đầu tư mạnh, vì thế đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi lớn. Trong đó, thay đổi lớn nhất là các nhà tư bản Pháp và Hoa Kiều có thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh, các mặt hàng của họ đa dạng, bắt mắt và giá cả rất cạnh tranh, do đó, họ nắm mọi đặc quyền về kinh tế. chiếm một số lượng khá lớn thị phần trên đất nước ta. Trong khi đó, giai cấp tư sản Việt Nam đã hình thành nhưng không có một đặc quyền gì, số lượng nắm giữ các ngành kinh tế trọng điểm ít ỏi, yếu ớt, khó cạnh tranh với tư bản Pháp. Bên cạnh đó, với những chính sách thuế khoá mới mà thực dan Pháp đưa ra ngày càngd làm cho tư sản Việt Nam trở nên khó khăn, không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp. Tư sản Việt Nam có nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường trong nước: “Đời bây giờ làm ăn chật hẹp, mà người ngoại quốc đến nước ta ngày càng đông, hễ nghề của mình hơi thấy sa sút thì họ thừa cơ mà chiếm lấy” [81, tr.1] Vì vậy, tư sản Việt Nam phát động chấn hưng thực nghiệp nhằm tận dụng những cơ hội
  • 29. 28 thuận lợi để làm giàu và bảo vệ các quyền lợi kinh tế trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài, xem đây như một động lực thúc đẩy toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nền tảng quan trọng trong việc hướng đến độc lập, tự do của dân tộc. Trước hết, tư sản Việt Nam khẳng định rằng phát triển thực nghiệp là một biện pháp quan trọng giúp cho bản thân được giàu có, đất nước trở nên phồn thịnh và văn minh, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế trong nước phát trỉên. Tương lai của dân tộc hoàn toàn phụ thuộc vào thực nghiệp: “Tính mệnh các dân tộc còn hay mất chỉ trông ở thực nghiệp thịnh hay suy” [63, tr.1] Do đó, Duy Tân về kinh tế là một trong những việc làm cấp thiết nhất lúc này. Để chống lại các thế lực chèn ép người Việt kinh doanh, đồng thời để vực dậy nền kinh tế nước nhà, giai cấp tư sản phát động một phong trào đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế: “Nước Đại Việt ta không thể nào tách khỏi phép tiến hoá tự nhiên mà nấp sau cái thành thủ cựu, cứ khăng khăng coi công thương kĩ nghệ là mạt. Ông nào có lòng nhiệt thành về thời thế bây giờ nên mau mau ra tòng chinh cuộc chiến tranh kinh tế trên dải đất Việt Nam này! Người theo kĩ nghệ mở công thương xin chớ có nhãng hai đường ấy” [35, tr. 112-113]. Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ nhật báo mang tên Khai hoá nhật báo với tôn chỉ: “Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau… mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giải bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm…”. Mục đích cuối cùng của chấn hưng thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý qua tờ Nhật báo khai hoá cũng cùng mục đích với các nhà Duy Tân yêu nước lúc bấy giờ. Bạch Thái Bưởi không chỉ là người nêu tấm gương Làm giàu với hai bàn tay trắng mà còn mong muốn lôi cuốn tất cả người Việt Nam vào con đường thực nghiệp làm giàu. Phải Duy Tân về kinh tế bởi kinh tế càng phát triển thì đất nước càng giàu mạnh. Nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề kinh tế. Đó là người dân Việt Nam có tinh thần tiết kiệm, chịu thương chịu khó,
  • 30. 29 nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nước ta có bốn nghề cơ bản là sĩ, nông, công và thương. Là một nước chuyên chế chỉ có quan là tôn quý nhất, sĩ cũng tôn quý nhất vì một ngày kia họ có thể lên quan. Thành kiến trọng sĩ khinh thương ở nước ta là cố hữu, khó lòng phá bỏ. Các soạn giả phê phán thái độ ngạo mạn của tầng lớp sĩ trong xã hội: “Phàm những kẻ biết đôi chút từ chương là đã vênh vang tự cho mình là sĩ, không thèm đứng cùng hàng với nông, công, thương, họ cho là hèn hạ, gọi là dân buôn, dân thợ, dân thợ, dân cùng, ngu dốt, thậm chí có kẻ không thèm nói đến vải vóc, thóc gạo nữa!”. Sự sự khinh thường không hiểu vai trò của công thương là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kinh tế đất nước kém phát triển. Không chỉ viết thành sách, các luận điểm kinh tế học còn được thể hiện dưới dạng thơ ca. Viết dưới dạng thơ ca có lợi thế là dễ đọc, dễ hiểu và dễ tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân. Nguyễn Phan Lãng viết bài Thiết tiền ca (bài ca tiền sắt) cho trường Đông Kinh Nghĩa Thục để cổ động thực nghiệp. Trong Thiết tiền ca Nguyễn Phan Lãng nhấn mạnh vai trò của tiền bạc, coi đó là máu mủ, và không có tiền thì không thể có sự no đủ. Ông tố cáo chính sách tiền tệ của thực dân Pháp ở Đông Dương khi chúng tịch thu tiền bằng bạc của ta để phát hành tiền sắt kém chất lượng. Ông tha thiết kêu gọi nhân dân mau chóng học nghề tinh thông, học khoa học kỹ thuật, thông thương để tiến tới văn minh, để bảo tồn nòi giống dân tộc . Trước khi xuất dương sang Nhật Bản tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền đã viết “Hợp quần doanh sinh thuyết”, bài này được giới thiệu trong trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy viết dưới dạng thơ, khá dài, nhưng nó đã thể hiện khá rõ sự đổi mới tư duy kinh tế của một trí thức nho học cấp tiến. Trong bài viết này Nguyễn Thượng Hiền đã chỉ ra rằng kết cấu xã hội tứ dân xưa đã lạc hậu so với thời cuộc, nhất là đối với tầng lớp sĩ. Ông nêu ra những sản vật mà thiên nhiên ưu đãi cho người Việt Nam ta. Nhưng chính sự ưu đãi đó làm cho dân ta không muốn bước đi xa, lười lao động, và đất nước suy yếu. Vì vậy người Việt Nam cần phải đi tìm một
  • 31. 30 lối doanh sinh mới. Để học được nghề kỹ xảo, học được cái khôn thì phải sống ở thị thành. Để phát triển công thương thì phải hợp quần nhau lại. Mọi người phải cùng nhau góp vốn vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hợp quần là con đường làm nên sự nghiệp dân tộc phú cường . Phan Chu Trinh là một trong những người khởi xướng phong trào Duy Tân, sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục cũng có những luận điểm kinh tế rất đáng chú ý. Trong bài Tỉnh hồn quốc ca, một tài liệu quan trọng của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Phan Chu Trinh nhấn mạnh đến việc cần phải có sự chung vốn làm ăn. Sở dĩ người ta giàu vì người ta biết đầu tư nhiều vốn để thu được nhiều lợi, làm ăn có tín nghĩa đàng hoàng, biết cải tiến máy móc để áp dụng vào sản xuất, và biết sản xuất nhiều hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở khắp nơi. Chính vì vậy lợi quyền của đất nước bị người ngoài thâu tóm hết. Phan Chu Trinh đã mạnh dạn vạch rõ những thói hư tật xấu trong kinh doanh của người Việt Nam, đó là tính bất nhân bất tín và lừa đảo, các công ty thành lập chỉ vài ngày là tan vì tính bon chen và thói chấm mút của nhau, nhà giàu cho vay với giá thắt cổ, tiền của bỏ xó mà không đầu tư, thấy lợi mà cũng đành bỏ qua để cho người ngoài lấy tiền bạc của dân nước mình. Từ thực trạng đó, Phan Chu Trinh cho rằng người Việt Nam cần phải đi học lấy mọi điều văn minh, tất nhiên trong đó có văn minh trong kinh doanh. Ông chỉ ra điểm mạnh của tư bản nước ngoài, điểm yếu của người Việt Nam cũng chính là sự chỉ bảo cách thức làm ăn đối với trên con đường chấn hưng và phát triển nền công thương nước nhà. Chưa dừng lại ở việc nêu ra các vấn đề lý luận về kinh tế học. Các sĩ phu yêu nước của trường Đông Kinh Nghĩa Thục muốn vận dụng những luận điểm kinh tế của mình vào thực tiễn kinh doanh. Tham muốn này nó đã phản ánh trung thực và sinh động quan điểm giáo dục nhất quán của nhà trường là học phải đi liền với hành. Việc những biện pháp tối ưu để có thể bảo tồn nòi giống dân tộc. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết Đác uyn xã hội, một học thuyết mà giới thực dân lập luận rằng cạnh tranh là phương thức sinh tồn. Trong cạnh tranh mạnh tất sẽ
  • 32. 31 thắng, yếu tất sẽ bị diệt vong. Thực tế cho thấy người Pháp có một nền kỹ nghệ và thương mại mạnh hơn người Việt Nam cho nên người Pháp đã đánh bại người Việt Nam. Để dân tộc không bị tiêu diệt thì người Việt Nam phải tự mình nỗ lực chấn hưng nền kỹ nghệ và thương mại nước nhà, phải có tinh thần tranh thương quyết liệt với tư bản nước ngoài, phải có khát vọng và có chí làm giàu. Khi nào có trong tay một nền kỹ nghệ và thương mại phát triển khi đó dân mới cường, nước mới thịnh, xã hội mới thực sự văn minh tiến bộ. Rõ ràng tư tưởng Duy Tân kinh tế của các sĩ phu yêu nước mang nặng màu sắc thực dụng. Mặc dù trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa sau một thời gian hoạt động nhưng tư tưởng đổi mới tư duy kinh tế của nhà trường vẫn có những tác dụng thiết thực về sau. Sau Thế chiến thứ nhất, tư sản Việt Nam phát động phong trào chấn hưng thực nghiệp họ mới thấy hết được sự cần thiết của kinh tế học trong thực tiễn kinh doanh. Họ cần đến kinh tế học coi kinh tế học là cẩm nang làm giàu. Vì vậy, các sách báo đề cập đến các vấn đề kinh tế học ngày một nhiều hơn và sâu sắc hơn. Ngày nay đất nước chúng ta đang ở vào thời kỳ đổi mới kinh tế. Phát triển kinh tế được xác định là đòn bẩy để thúc đẩy xã hội phát triển, để làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nhưng để nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách bền vững nhất thiết phải có một nền tảng kiến thức về kinh tế học vững chắc. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã đặt nền tảng cho môn kinh tế học Việt Nam hiện đại. Có thể nói Mục đích cuối cùng của việc Duy Tân về kinh tế là cứu dân tộc, “Nông dân, binh lính, ký lục, cu ly, tất cả đều phải hợp quần, chung sức để giành độc lập bằng con đường tự do, bình đẳng theo gương Nhật Bản để trở nên ngang hàng với các dân tộc phú cường”. [4. Tr.77] Hướng tới độc lập dân tộc, phát triển đất nước theo con đường văn minh tiến bộ, muốn làm được điều đó các sĩ phu yêu nước ra sức cổ động, hô hào chấn hưng kinh tế bằng cách đưa vấn đề thực nghiệp vào trong trường học làm nội dung chính trong dạy và học, tiêu biểu nhất đó là trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Hoạt động Duy Tân về kinh tế được các sĩ phu truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân với
  • 33. 32 mong muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự cường dân tộc để hướng tới con đường giải phóng dân tộc. Duy Tân về kinh tế thực sự là một hướng đi mới không chỉ cho nền kinh tế mà khi kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển về văn hóa xã hội làm thay đổi mọi mặt trong đời sống nhân dân, đây là điều kiện làm cho “dân phú, nước cường”. Với kế hoạch phát triển kinh tế khá cụ thể một lần nữa khẳng định tinh thần tự chủ, tinh thần yêu nước của các sĩ phu muốn cống hiến hết sực mình cho quốc gia, dân tộc. 2.1.2. Nội dung Nội dung của phong trào Duy tân về kinh tế ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tập trung vào các vấn đề cơ bản đó là đánh giá vai trò của thực nghiệp đối với đất nước, khẳng định vai trò của từng ngành kinh tế; chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hoá; thành lập các hội công thương. Đối với các sĩ phu yêu nước, phát triển kinh tế là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí. Đó chính là tư tưởng hậu dân sinh, tức là phải làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng đầy đủ, tiến tới văn minh, làm cho mọi người biết phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề, làm cho cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tư tưởng kinh tế và làm kinh tế đối với các sĩ phu yêu nước trở thành mục tiêu cứu nước mới, tư tưởng kinh tế đã hình thành và phát triển với nhiều nội dung phong phú, các sĩ phu cho rằng kinh tế được phát triển thì đời sống nhân dân được cải thiện đây cũng là điều kiện để nâng cao dân trí, chấn dân khí. Trước hết, tư sản Việt Nam chỉ trích mạnh mẽ những người có tư tưởng “trọng quan, khinh thương, coi thường thực học và thực nghiệp”: “Một số người có tài trí thì không chịu để tâm đến việc khác, chỉ miệt mài vào đường khoa cử, mong giật được các giải ông nghè, ông cống mà để bước lên địa vị quyền cao chức trọng… bình sinh biết sướng lấy thân mình đã”. [5, tr. 1] Chính sự coi thường các nghề nghiệp khác nên hoạt động buôn bán, kinh doanh lớn đều ở trong tay người nước ngoài. Tiền vàng trong nước bị họ rút ruột hết chính là nguyên nhân cơ bản làm cho đất nước lạc hậu, nghèo đói, mất
  • 34. 33 nước. Muốn dân giàu nước mạnh thì phải có nhiều tiền và muốn có nhiều tiền thì phải phát triển công nghệ và thương mại Để nền thương mại và công nghệ nước nhà phát triển phải xóa bỏ tư tưởng khoa cử, biết tôn trọng nghề buôn và thương nhân: “Ôi làm một chú lái tuy cái tiếng không được sang bằng tiếng quan, song nếu chú lái biết lái cái giỏi thì cái nguồn lợi giàu thịnh của nước tất ở như những tay chú lái cả.” [18, tr.1]. Mặt khác phải tranh đoạt các quyền lợi kinh tế từ tay người Hoa, phải học cách buôn bán của Trung Hoa và Âu Mỹ, bởi vì: “Lúc này đây cuộc thương mãi ở Lục tỉnh, hàng hóa xuất nhập, thổ sản đều ở trong tay người Trung Hoa, gồm cả đại cuộc. Còn chúng ta người bổn địa mới phát sinh ra học tập buôn bán, chưa có trọng quyền, cứ mua sỉ bán lẻ, mua chỗ to đem về bán chỗ nhỏ, chưa có địa vực nào của người bản xứ cầm quyền, mấy nhà đại thương của người phương Tây, của người Trung Hoa những là nhà máy, nhà trữ hóa hạng, vật dụng tứ khí cho đến nhà kho, bạc hãng đều là dụng người thay mặt đứng buôn ra thâu vô cả thảy đều là người Trung Hoa” [59, tr.1] Muốn kinh doanh thành công, người Việt Nam phải thành thật trong kinh doanh và có chí buôn bán lớn; mỗi người phải biết phát huy tài năng kinh doanh trong nghề nghiệp của mình. Lương Khắc Ninh đã nêu lên đạo đức kinh doanh trên báo Trung Lập. Trong các ngành cần kinh doanh, đầu tiên phải kể đến nông nghiệp. Đây là ngành kinh tế truyền thống hàng đầu ở Việt Nam và hiện có vị trí cao nhất trong nền kinh tế quốc dân lúc bấy giờ. Nông sản chủ yếu là gạo, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đa số nhân dân sống bằng nghề nông nên đây là ngành sản xuất căn bản của đất nước. Vì vậy cải cách nông giới được xem là một trong những bước đi tiên phong trong hoạt động chấn hưng thực nghiệp: “Việc thịnh vượng trong thiên hạ ví như một cái cây, canh nông là rễ, thương mại là lá. Nếu rễ đau thì lá rụng, cành rơi mà cây phải chết” [25, tr.1] Thế nhưng trình độ canh tác nông nghiệp ở Việt Nam lúc này quá lạc hậu. Do đó để có một nền nông nghiệp hiện đại cần phải hội tụ đủ bốn yếu tố, đó là lao động, tư bản, cơ khí và hỗ trợ.
  • 35. 34 Phát triển công nghiệp và thương mại được xem là trọng tâm của thực nghiệp. Nước nào có nền công nghệ phát triển cao thì hàng hoá của họ tiêu thụ được nhiều. Nó không chỉ thoả mãn nhu cầu hàng hoá người tiêu dùng trong nước mà còn lưu thông rộng rãi trên các thị trường thế giới. Thực tế này đòi hỏi các nhà sản xuất Việt nam phải liên tục hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Để tiến hành thực nghiệp, trong công nghiệp nên tiếp tục đầu tư phát triển ngành nghề cũ như nghề dệt, may, nhuộm, đồ gốm…đồng thời chú trọng vào các nghề mới, những nghề có thể mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với nhu cầu của con người lúc bấy giờ như in ấn, vận tải, sửa chữa cơ khí, phát điện, ngân hàng… Khoa học chính là chìa khoá cho sự phát triển công nghệ. Nền công thương Việt Nam chỉ có thể phát triển một cách bền vững khi sở hữu trong tay một nền khoa học vững vàng: “Nay muốn cho tiền của được dư đủ, phải làm thế nào cho công nghệ được thịnh vượng, mà muốn cho công nghệ được thịnh vượng, phải học lấy cách chế tạo cơ khí máy móc, có làm được đồ khéo, chế được hàng tốt thì mới có thể cạnh tranh với ngoại thương được” [25, tr.1]. Hình thành thái độ của dân chúng đối với hàng nội cũng là một tâm điểm của chấn hưng thực nghiệp. Phải vận động dân chúng ủng hộ và tiêu dùng hàng nội hoá, đây là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với các nhà sản xuất trong nước và với vận mệnh dân tộc: “Muốn chiếm lấy cái địa vị ưu thắng trong đường kinh tế lại cần thiết phải trọng quốc hoá, khinh hàng ngoại mới được. Quốc hoá là đồ dùng trong nước tạo ra, ta phải trọng; ta trọng đồ nội hoá tức là trọng cái vận mạng của nòi giống ta vậy” [25, tr.1]. Để người tiêu dùng có thái độ tốt với hàng nội hoá thì các nhà công thương phải biết tôn trọng khách hàng và trọng danh dự bản thân. Nếu để mất danh dự bản thân và uy tín với khách hàng tất yếu sẽ dẫn đến sự lụn bại. Chữ tín là cơ sở kết nối bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và nhà kinh doanh. Hiểu được như vậy, các nhà tư sản luôn khuyên nhủ nhau: “Ta nên lấy tín thực làm đầu” Quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm mang thương hiệu Việt là một chiến lược kinh doanh thực nghiệp quan trọng bằng các hình thức xuất bản báo chí:
  • 36. 35 “Sự buôn bán cần nhất cái tên hiệu mình, các hoá vật của hãng mình, có tiếng lan rộng, đi khắp nơi xa gần, đâu đâu cũng biết, ai ai cũng nhớ. Như thế mới có thể tiêu thụ được nhiều hàng hoá, sự buôn bán mới hòng có cơ chóng hưng thịnh đựơc… Khi chưa có báo trương, mọi việc hành động của tứ dân trong nước cứ hình như ở nơi hắc ám, ở đâu biết đấy thì tài nào hưng thịnh bằng người. Từ khi có báo trương, tạp chí đến giờ, các nhà buôn ta cũng đã biết lợi dụng vào sự quảng cáo” [60, tr. 1]. Ngoài sử dụng báo chí làm phương tiện quảng bá, vấn đề tham gia và tổ chức hội chợ thương mại để quảng bá và tiêu thụ hàng hoá cũng là một yêu cầu của chấn hưng thực nghiệp. Vì đây là nơi các doanh nhân tim kiếm đối tác, nguồn hàng, thị trường, học hỏi kinh doanh: “Phàm công việc ở đời có tranh khôn thì mới chóng tấn tới. Cuộc đấu xảo chính là một cái trường cho hết thảy những nhà công thương nghiệp trong nước ai cũng vào đó mà lấy óc khôn tranh nhau xem ai hơn ai kém, lấy tài tình xem ai dở ai hay” [16, tr.1] Để kinh doanh có thể thành công, từ kinh nghiệm thương trường, tư sản Việt Nam phải đoàn kết, hợp quần để tạo ra sức mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi chung. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rầng tính cộng đồng là một trong những nhân tố đem lại sự thành công trong kinh doanh của người Hoa. Vì vậy, thành lập Hội nghề nghiệp là biện pháp để tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường, để đoạt lại quyền lợi kinh tế từ tay tư sản nước ngoài “Tôi muốn đem các hiệu tôi mà lập ra một hội trách nhiệm tập cổ công ty mà tôi xin đứng chủ nhiệm… Như thế chẳng bao lâu sẽ có nhiều người biết làm mọi nghề trong hội thời có thể đoạt lại lợi quyền ở tay người Hoa về được” [18, tr.1]. Hội sẽ có vai trò giúp các doanh nhân Việt Nam tập trung được nguồn vốn lớn từ các hội viên để tiến hành kinh doanh quy mô lớn và mới có thể cạnh tranh được với người nước ngoài: “Ví bằng ta biết trọng cái nghĩa hợp quần, góp nhỏ lại thành to, người nhà buôn nhỏ hợp lại thành nhà buôn lớn, như thế mới có thể giữ đựơc giá mua, giá bán, giữ được thanh thế một nhà đại thương, không thể ai chen cạnh đựơc mà lấn mất quyền lợi” [19, tr.1]. Và để hợp quần có hiệu quả, cần phải từ bỏ vụ lợi, tính toán cá nhân, vì lợi ích chung của toàn dân tộc: “Ta phải nên cùng nhau tạc chữ đồng tâm, lấy “thần
  • 37. 36 công ích” mà triệt cái “ma tư lợi”, hợp người hợp vốn, mở mang thương tục cho nhiều, tuy cái thế lực của ta chưa thể doanh thương ngoại quốc ngay đựơc nhưng cũng khả dĩ thu hồi mối thương lợi trong tay bọn Hoa kiều đã mấy nghìn năm” [20, tr.1]. Với các quan điểm chấn hưng về kinh tế trên đây của tư sản Việt Nam khẳng định rằng không chỉ làm giàu cho chính mình mà còn góp phần làm giàu cho đất nước, gắn lợi ích của bộ phận với cộng đồng trên cơ sở tự cường dân tộc kết hợp với tiếp thu văn minh tư sản của các nước phương Tây tiên tiến. Bên cạnh đó các sĩ phu yêu nước đã dùng văn chương để cổ động người dân trong việc đổi mới và tiến hành chấn hưng thực nghiệp nội dung của những bài thơ hay những bài ca hò vè đều mang tính cách chuyên đề, đi hẳn vào những vấn đề thiết yếu trong việc Duy Tân đất nước. Cụ thể khuyên học các môn khoa học, công nghệ, học kinh doanh, học buôn bán... như bài Phú cải lương của Nguyễn Thượng Hiền, Bài ca khuyên hợp thương của Trần Quý Cáp: Đem tâm huyết nhuốm chăng dòng máu đỏ, Bỏ bạc tiền ra đó để buôn chung Người có của, kẻ có công, Xen nhau lại cùng đem lòng nhân ái, Hiệp bải cát gây nên hòn nôn Thái Hiệp ngàn dòng nên cát biển Đông...[49, Tr.151] Các sĩ phu yêu nước họ muốn tiến hành một cuộc Duy Tân về kinh tế với niềm mong muốn thiết tha là để nhân dân thoát khỏi sự bần hàn khổ cực dưới ách nô lệ thực dân, thể hiện sự thay đổi trong nhận thức trong cuộc vận động cứu nước. Các sĩ phu yêu nước thấy rõ tác động to lớn của việc Duy Tân về kinh tế trong công cuộc phát triển đất nước, cho nên phải có một nền kinh tế phát triển mạnh thì mới có thể đạt được mục đích “cường quốc”, mới có sức mạnh nội tại để đi đến con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Kinh doanh, chính là để phụng sự xã hội. Mục đích của kinh doanh không chỉ đơn thuần thu lợi nhuận mà kinh doanh còn là tự cường dân tộc, cứu đất nước thoát khỏi nghèo đói
  • 38. 37 2.1.3. Phương thức tiến hành Cuộc vận động Duy tân về kinh tế diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trên khắp cả nước với nhiều phương thức. Gắn liền với tư tưởng cứu nước là phương thức đấu tranh mới, các sĩ phu yêu nước tiến hành một cuộc vận động Duy Tân, cải cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, nhiều phương thức đấu tranh mới nhằm tạo ra tiềm lực kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự cho cuộc giải phóng và phát triển đất nước. Nhờ sự nở rộ của báo chí Việt Nam thời kỳ này mà tư sản Việt đã biến nó thành diễn đàn công khai để bày tỏ các quan điểm của mình, chống lại chính sách của nhà cầm quyền, tuyên truyền các tư tưởng tiến bộ và cũng để tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Thực sự báo chí đã phát huy được vai trò của mình trong phong trào yêu nước của giai cấp tư sản. Nhiều tờ báo do tư sản người Việt đứng ra làm chủ được xuất bản như báo Thực nghiệp dân báo của Nguyễn Hữu Thu, Khai hóa của Bạch Thái Bưởi…Đó đều là những tờ báo kinh tế, cung cấp các thông tin về nông nghiệp, công nghiệp, kỹ nghệ, thương mại trong và ngoài nước. Và cũng là diễn đàn để bàn luận về tình hình kinh tế Việt Nam, bàn cách buôn bán, cổ động thực nghiệp. Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của giai cấp tư sản Việt Nam vừa đi vào chiều sâu vừa mở mang về chiều rộng và đạt được một số kết quả đáng kể trên các mặt: cổ động thực nghiệp, chấn hưng nội hóa bài trừ ngoại hóa, tẩy chay khách trú, thành lập các hội công thương, chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo, chống độc quyền thương cảng Sài Gòn…Những hoạt động này diễn ra một cách công khai và ngày càng lan rộng. Trong những yếu tố giúp cho đường thực nghiệp, yếu tố vốn và thành lập hội công thương được các nhà tư sản Việt nhắc đến nhiều nhất. Có vốn mới có điều kiện để ganh đua với tư bản ngoại kiều; “tiền bạc như huyết mạch của cả thế giới, không có tiền thì thế giới cũng phải tiêu diệt, chẳng còn đâu là cạnh tranh, chẳng còn đâu là tiến bộ nữa”. Các nhà thực nghiệp kêu gọi mọi người đứng ra hùn vốn cùng nhau lập hội buôn, công ty sản xuất. “Các nhà phú gia điền chủ lắm bạc nhiều tiền nên hùn phần lập công ty, mở nhà máy vừa là để
  • 39. 38 trọng dụng nhân tài có công du học, vừa là để cứu chữa lấy nền kinh tế nước nhà, lại vừa là mưu lợi riêng cho mình, vì đó mới là một cách dùng tiền hữu ích hữu lợi” [35, tr.182]. Đáp ứng lời kêu gọi của giai cấp tư sản, một số địa chủ bỏ vốn ra lập công ty buôn bán, xí nghiệp lớn: Công ty nước mắm Liên Thành (1907 - 1908), nhà máy điện Long Đức (1929)… Tiêu biểu nhất trong số các đoàn hội của tư sản Việt Nam là Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp (Hội Trung Bắc Kỳ nông công thương tương tế) ra đời vào ngày 17/10/1920 theo ý tưởng của một nhà tư sản ở Hà Nội là Nguyễn Huy Lợi. Ý tưởng này nhanh chóng được nhiều nhà tư sản Việt Nam ủng hộ. Mục đích của Hội được ghi rõ trong điều lệ: “để gây cái tính hữu ái, cái nghĩa đồng bào trong bạn đồng nghiệp, để thông tin cho các bạn đồng nghiệp biết những sự ích lợi có can thiệp đến việc mình làm, để giúp sự ích cho hội viên và tìm cách làm cho cảnh ngộ các hội viên được thêm khoái lạc, để đỡ đần hội viên hoặc gia quyến hội viên trong khi biến cố, để trông nom tang lễ cho các hội viên khi xẩy tới” [3, tr.69]. Chỉ trong một thời gian ngắn, cơ sở của hội đã có mặt ở khắp cả ba kỳ và trở thành “đoàn thể lớn nhất toàn cõi Đông Dương” được chính quyền thực dân lẫn vua Nguyễn công nhận. Hội là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho hoạt động công thương, bảo vệ quyền lợi cho tư sản Việt thời kỳ này. Tờ Hữu thanh tạp chí là cơ quan ngôn luận của Hội, luôn dành 10 trang cuối cùng để đăng tải các thông tin hoạt động của Hội, là nơi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của hội viên. Ngoài ra, các nhà tư sản Việt Nam cũng yêu cầu chính quyền thuộc địa cho phép lập phòng thương mại ở Hà Nội và Hải Phòng nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ các quyền lợi cũng như các hoạt động kinh tế của tư sản Việt Nam. Các sĩ phu yêu nước đăng bài về các tấm gương làm giàu trên thế giới trong mục Thế giới thương nghiệp sử của Thực nghiệp dân báo như các nước Anh, Pháp, Hy Lạp đã làm thế nào để đưa đất nước trở thành những cường quốc lớn mạnh hay những cá nhân xuất thân bần hàn nhưng nhờ có ý chí, nghị lực làm giàu mà thoát được cảnh bần hàn, vươn lên trở thành những nhà tư sản giàu có như bà Delavan (Mỹ), Palissy (Pháp)…Và mục Thực nghiệp tiểu thuyết