SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------
TRẦN VĂN AN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------
TRẦN VĂN AN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 21.14.01.51
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THẾ ÂN
HÀ NỘI - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả thực hiện Luận văn
Trần Văn An
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
Khoa Môi trường, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tạo
mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thế Ân đã trực tiếp, chỉ bảo tận
tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Trung Tâm Nghiên cứu và
Chuyển giao Công nghệ Môi trường Hội bảo vệ Thiên nhiên Việt nam, trung tâm
quan trăc môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên
Du cùng các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Văn An
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN -------------------------------------------------------------------- i
LỜI CẢM ƠN------------------------------------------------------------------------ ii
MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------iii
DANH MỤC VIẾT TẮT-----------------------------------------------------------vi
DANH MỤC BẢNG ---------------------------------------------------------------vii
DANH MỤC BIỂU ĐỐ ---------------------------------------------------------- viii
MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------1
1. Tính cấp thiết của đề tài-------------------------------------------------------1
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu---------------------------------------------1
2.1. Mục đích----------------------------------------------------------------------1
2.2. Yêu Cầu ----------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU -----------------------------------------3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài---------------------------------------------------3
1.2. Tổng quan về chất lượng nước --------------------------------------------4
1.2.1. Khái niệm về nước--------------------------------------------------------4
1.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước -----------------------------------4
1.2.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước---------------------------------- 13
1.3. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam ---- 17
1.3.1. Hiện Trạng chất lượng nước sông trên thế giới --------------------- 17
1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam----------------------- 21
1.4. Giới thiệu khái quát về sông Đuống ------------------------------------ 23
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------ 23
1.4.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội------------------------------------------ 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU------ 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu--------------------------------------- 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------- 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu----------------------------------------------------- 26
iv
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu--------------------------------------- 26
2.3. Nội dung nghiên cứu------------------------------------------------------- 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------- 26
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp-------------------------------- 26
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu -------------------------------------------------- 27
2.4.3. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước ------------------ 28
2.4.4. Phương pháp quan trắc ------------------------------------------------- 28
2.4.5. Phương pháp so sánh đánh giá ---------------------------------------- 29
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu -------------------------------------------- 29
2.4.7. Phương pháp dự báo chất lượng môi trường nước ----------------- 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-------------------------------------- 32
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du và khu vực
nghiên cứu sông Đuống--------------------------------------------------------- 32
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên------------------------------------------------------- 32
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tiên Du---------------------------- 35
3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông đuống đoạn chảy qua huyện Tiên
Du----------------------------------------------------------------------------------- 41
3.2.1. Chất lượng nước Sông Đuống tại các vị trí quan trắc----------------- 41
3.2.2. Chất lượng nước Sông Đuống qua thời gian quan trắc --------------- 48
3.3. Diễn biến chất lượng nước sông Đuống đoạn chảy qua huyện Tiên
Du giai đoạn 2011 - 2013 ------------------------------------------------------- 55
3.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Đuống - 57
3.4.1. Nguyên nhân trực tiếp-------------------------------------------------- 57
3.4.2. Nguyên nhân gián tiếp-------------------------------------------------- 59
3.5. Dự báo thải lượng chất thải rắn và nước thải có khả năng gây ô nhiễm
nước mặt sông Đuống
3.5.1. Dự báo ô nhiễm cho từng lĩnh vực hoạt động riêng biệt
3.5.2. Dự báo ô nhiễm trên toàn khu vực nghiên cứu
3.6. Các giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng nước sông Đuống
đoạn chảy qua huyện Tiên Du ------------------------------------------------ 65
v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ------------------------------------------------------- 71
1. KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------- 71
2. ĐỀ NGHỊ----------------------------------------------------------------------- 71
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
CCN : Cụm công nghiệp
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
KCN : Khu công nghiệp
LVS : Lưu vực sông
NTSH : Nước thải sinh hoạt
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCMT : Tổng cục Môi trường
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
UBBVMT : Ủy ban Bảo vệ môi trường
UBND : Ủy ban Nhân dân
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
DBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
HN : Hà Nội
Ký hiệu:
PH : chỉ số xác định tính chất axit và bazơ trong nước
BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa
DO : Nhu cầu oxi hóa học
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Vị trí và tọa độ lấy mẫu 27
Bảng 2.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước 28
Bảng 2.3. Thông tin về trang thiết bị và phương pháp phân tích. 29
Bảng 3.1. Bảng giá trị trung bình kết quả đợt I quan trắc tại các điểm trên
Sông Đuống 41
Bảng 3.2. Giá trị trung bình kết quả quan trắc Sông Đuống theo thời gian 48
Bảng 3.3. Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp trên khu vực nghiên cứu 58
Bảng 3.4. Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp 58
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỐ
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu 33
Hình 3.2: Sơ đồ và vị trí lấy mẫu 41
Biểu đồ 3.1. Giá trị pH của nước Sông Đuống tại các vị trí quan trắc 42
Biểu đồ 3.2. Giá trị DO của Sông Đuống tại các vị trí quan trắc. 43
Biểu đồ 3.3. Giá trị BOD của Sông Đuống tại các vị trí quan trắc. 44
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí quan trắc. 45
Biểu đồ 3.5. Giá trị Coliform của Sông Đuống tại các vị trí quan trắc. 47
Hình 3.6. Giá trị pH của Sông Đuống theo thời điểm 49
Hình 3.7. Giá trị DO của Sông Đuống tại các thời điểm quan trắc 50
Hình 3.8. Giá trị BOD của Sông Đuống tại các thời điểm quan trắc 51
Hình 3.9. Giá trị TSS của Sông Đuống tại các thời điểm 53
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các thời điểm 54
Biểu đồ 3.12. Diễn biến nồng độ DO trên sông Đuống sau điểm tiếp nhận nước
thải thuộc sông Đuống Cầu Hồ đoạn chảy qua huyện Tiên Du trong các năm
2011-2013 56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa, con người đã khai thác và sử dụng nguồn nước mặt để đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và văn hoá-xã hội trên thế
giới thì nước mặt càng trở nên quan trọng với toàn nhân loại. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt
là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng
như toàn bộ sự sống trên trái đất. Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông dày đặc và nhiều
LVS rộng lớn. Không chỉ là nguồn nước cho cuộc sống, sông Việt Nam còn là chiếc nôi
văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết tất cả các con sông ở Việt Nam đang
kêu cứu, nhất là những con sông phải hứng chịu nhiều nước thải từ các khu đô thị, khu
công nghiệp, làng nghề, khu dân cư… Những nguồn tác động này đã khiến cho 9 LVS lớn
với diện tích khoảng 10.000 km2
của nước ta bị ô nhiễm ở mức báo động.
Huyện Tiên Du đã và đang trên con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá, quá
trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Nguồn nước dồi dào của sông Đuống chảy qua
huyện đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong cuộc sống của người dân. Tuy
nhiên, chính các hoạt động sinh hoạt và sản xuất đã và đang gây ra ô nhiễm nguồn nước
sông. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên và tìm hiểu những nguyên
nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước để có các biện pháp quản lý, xử lý kịp thời là hết sức cần
thiết. Trước yêu cầu này, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng
nước mặt Sông Đuống, đoạn chảy qua huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Đánh giá Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Đuống, đoạn chảy qua huyện Tiên
Du và xác định những nguyên nhân gây ô nhiễm để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản
lý tốt hơn chất lượng nước sông, góp phần đảm bảo an toàn nguồn tài nguyên nước mặt
của huyện Tiên Du.
2.2. Yêu Cầu
- Đánh giá Hiện trạng chất lượng nước mặt Sông Đuống, đoạn chảy qua huyện
2
Tiên Du.
- Phân tích được những nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước sông.
- Đề xuất được một số giải pháp khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng nguồn
nước mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Khái quát chung
Sông Đuống là con sông quan trọng nối hệ thống sông Hồng với hệ thống sông Thái
Bình. Sông Đuống có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như
về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sông cung cấp
nước cho sinh hoạt và công nghiệp, cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ giao
thông, khai thác cát lòng sông…
Khu vực sông Đuống có quá trình phát triển kinh tế năng động, với nhiều ngành
nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất hiện nay trong nước. Tuy nhiên cùng với
tốc độ phát triển nhanh về kinh tế thì các vấn đề về môi trường cũng đã nảy sinh. Những
kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chất lượng nước sông Đuống đã bị suy giảm, nhiều
nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công
nghiệp và các làng nghề.
Đoạn trung lưu sông Đuống chảy qua huyện Tiên Du là khu vực có mức độ phát
triển kinh tế tương đối cao. Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các
hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng nước của đoạn này đã
suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu
chuẩn chất lượng nguồn loại A (QCVN 08 -2008). Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt
nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa cạn, khi nước ở thượng nguồn ít.
Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền vẫn chưa tìm ra giải pháp đồng bộ để cứu
sông. Tình trạng ô nhiễm và suy thoái khả năng tiếp nhận của dòng sông đã đến mức
báo động, trong khi dự báo tác động môi trường của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Do đó việc đánh giá Hiện trạng chất
lượng nước mặt Sông Đuống, đoạn chảy qua huyện Tiên Du sẽ phần nào xác định được
mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong nước mặt Sông Đuống đoạn chảy qua huyện
Tiên Du, từ đó xây dựng các chương trình, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt huyện Tiên Du.
4
1.2. Tổng quan về chất lượng nước
1.2.1. Khái niệm về nước
Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O. Với
các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của
khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời
sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên
Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
1.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước
1.2.2.1 Các ion vô cơ hòa tan:
Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển.
Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO4
2-, PO4
3-, Na+, K+. Trong
nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao
như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...
a.Các chất dinh dưỡng (N, P)
Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích
hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất
dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản
xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên.
* Amoni và amoniac (NH4
+, NH3): nước mặt thường chỉ chứa một lượng nhỏ
(dưới 0,05 mg/L) ion amoni (trong nước có môi trường axít) hoặc amoniac (trong
nước có môi trường kiềm). Nồng độ amoni trong nước ngầm thường cao hơn nhiều so
với nước mặt. Nồng độ amoni trong nước thải đô thị hoặc nước thải công nghiệp chế
biến thực phẩm thường rất cao, có lúc lên đến 100 mg/L. Tiêu chuẩn Môi trường Việt
Nam về nước mặt (TCVN 5942-1995) quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc
amoniac) trong nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,05 mg/L (tính theo N)
hoặc 1,0 mg/L cho các mục đích sử dụng khác.
* Nitrat (NO3
-): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có
trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường nhỏ
hơn 5 mg/L. Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khu
5
nông nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng
đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Trẻ em uống nước chứa nhiều
nitrat có thể bị mắc hội chứng methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”). TCVN
5942-1995 quy định nồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục
đích sinh hoạt là 10 mg/L (tính theo N) hoặc 15mg/L cho các mục đích sử dụng khác.
* Photphat (PO4
3-): cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần cho sự phát
triển của thực vật thủy sinh. Nồng độ photphat trong các nguồn nước không ô nhiễm
thường nhỏ hơn 0,01 mg/L. Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công
nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng độ
photphat đến 0,5 mg/L. Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người,
nhiều tiêu chuẩn chất lượng nước không quy định nồng độ tối đa cho photphat. Mặc dù
không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng
với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì
dưỡng).
Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức ³ 0,01 mg/l
(tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng
nguồn nước. Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “được nuôi
dưỡng tốt”. Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của
tảo. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi
thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra
những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy
ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều
ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong. Sau một
thời gian, do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và
phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ. Lúc
đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở
nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Dần
dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật
thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.
6
b.Sulfat (SO4
2-):
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ
sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric
có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây
trồng.
c.Clorua (Cl-):
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết hợp với các
ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả
năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng
bê tông,... Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có
thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.
d.Các kim loại nặng:
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết các
kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác.
* Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,
hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do
khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết
nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì
hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá.
* Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp
(thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân
được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ
thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở
dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy
ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Vào thập niên 50, 60, ô nhiễm thủy
ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải sản. Hơn 1000
người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt trong vịnh
này. Đây là một trong các sự cố môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại.
* Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự
7
nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...).
Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO3
3-), asenat (AsO4
3-) hoặc
asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng
chuyển hóa sinh học asen vô cơ).
Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác
và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc tính của các
dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.
1.2.2.2. Các chất hữu cơ
a. Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi)
Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước
thải đô thị , nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ
sinh học. Trong nước thải sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ
bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến
nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước,
dẫn đến chết tôm cá.
b. Các chất hữu cơ bền vững
Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vật
phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong
môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả năng tích luỹ sinh học,
nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người. Cácchất
polychlorophenol(PCPs), polychlorobiphenyl(PCBs: polychlorinated biphenyls), các
hydrocacbon đa vòng ngưng tụ(PAHs: polycyclic aromatic hydrocacbons), các hợp chất
dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền vững. Các chất này thường có trong nước
thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
kích thoích sinh trưởng…). Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm
nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường.
* Nhóm hợp chất phenol
Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công
nghiệp (lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…).Các hợp chất này làm cho nước có
8
mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol
có khả năng gây ung thư (carcinogens). TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của
các hợp chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,001 mg/l.
*Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) hữu cơ.
Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại HCBVTV đang được sản
xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ. Trong số đó phần lớn là các
hợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các nhóm:
• Photpho hữu cơ
• Clo hữu cơ
• Cacbamat
• Phenoxyaxetic
• Pyrethroid
Hầu hết các chất này có độ tính cao đối với con người và động vật. Nhiều nhất
trong số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ, bị phân huỷ rất chậm trong môi trường, có khả
năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con người. Nhiều trong số các HCBVTV là tác nhân
gây ung thư. TCVN 5942-1995 quy định nồmg độ tối đa cho phép của tổng các
HCBVTV trong nước bề mặt là 0,15 mg/l, riêng với DDT là 0,01 mg/l.
* Nhóm hợp chất dioxin.
Nhóm dioxin là hai nhóm hợp chất tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất các hợp
chất clo hoá. Dioxin cũng được tạo thành khi đốt cháy các hợp chất clo hoá ở nhiệt độ thấp
(dưới 1000o C). Hai nhóm hóa chất này là polychlorinateddibenzo-p-dioxins(PCDDs) và
polychlorinated dibenzofurans (PCDFs).
* Nhóm hợp chất polychlorinated biphenyl(PCBs).
PCB là nhóm hợp chất có từ 1 đến 10 nguyên tử clo gắn vào các vị trí khác nhau
của phân tử phenyl. Có thể có đến 209 hợp chất thuộc loại này. Công nghiệp thường
sản xuất được các hỗn hợp chứa nhiều loại PCB khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện,
trong đó thông thường có một ít tạp chất dioxin. PCBs bền hoá học và cách điện tốt, nên
được dùng làm dầu biến thế và tụ điện, ngoài ra chúng còn được dùng làm dầu bôi trơn,
dầu thuỷ lực, tác nhân truyền nhiệt…Đến khoảng thập niên 1960 người ta đã phát hiện
ra nguy cơ gây ô nhiễm PCBs từ các nghành công nghiệp. PCBs lúc đó đã có mặt gần
9
như khắp nơi, đặc biệt là nguy cơ tích luỹ PCBs trong mô mỡ động vật. Trong mô mỡ
của nhiều loại động vật có vú ở biển có chứa nồng độ PCBs lớn gấp 10 triệu lần PCBs
trong nước. Những năm cuối thập niên 1970, việc sản xuất PCBs bắt đầu bị đình chỉ ở
hầu hết các nước. PCBs có thể làm giảm khă năng sinh sản, giảm khả năng học tập của
trẻ em; chúng cũng có thể là tác nhân gây ung thư. Tuy vậy, cũng như các dioxin,
bằng chứng về tác hại của PCBs cũng chưa rõ lắm, do nồng độ của chúng trong môi
trường thường rất nhỏ và tác hại lại có xu hướng diễn ra sau một thời gian đủ dài.
* Nhóm hợp chất hidrocacbon đa vòng ngưng tụ (polynuclear aromatic
hidrocacbon PAHs)
Các hợp chất PAH thường chứa hai hay nhiều vòng thơm. PAH là sản phẩm phụ
của các quá trình cháy khômg hoàn toàn như: cháy rừng, cháy thảo nguyên, núi lửa phun
trào (quá trình tự nhiên); động cơ xe máy, lò nung than cốc, sản xuất nhựa asphalt, sản
xuất thuốc lá, nướng thịt…(quá trình nhân tạo). Các PAH thường gây hại khi tiếp xúc với
liều lượng nhỏ trong một thời gian dài, nhưng không gây hại đáng kể nếu dùng một
lượng lớn trong một lần. Trong số các hợp chất PAH có 8 hợp chất được xem là tác
nhân gây ung thư. Thông thường thực phẩm hằng ngày là nguồn đưa PAHs chính vào
cơ thể người(95%), thuốc lá, rau không rửa sạch, ngũ cốc chưa được tinh chế, thịt cá
xông khói là các nguồn đưa một lượng đáng kể PAHs vào cơ thể.
1.2.2.3. Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ.
Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thô có chứa hàng ngàn các phân tử
khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26. Trong dầu
thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại. Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế
(dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs,
PCBs,…Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường
nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà
phụ thuộc vào loại dầu mỡ. Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu mỡ.
Các loại động thực vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp,
quang hợp và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với
dầu mỡ, do đó trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại phát triển mạnh. Giao
10
thông thủy, khai thác và đặc biệt vận chuyển dầu thô là nguồn gây ô nhiễm dầu mỡ
chủ yếu đối với môi trường nước.
1.2.2.4. Các chất có màu
Nước nguyên chất không có màu, nhưng nước trong tự nhiên thường có màu do
các chất có mặt trong nước như:
- Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo hoặc dạng
hòa tan, các chất thải công nghiệp.
- Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…)
Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan hoặc chất keo có trong nước. Màu
biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra. Ngoài các tác hại có thể có
của các chất gây màu trong nước, nước có màu còn được xem là không đạt tiêu chuẩn
về mặt cảm quan, gây trở ngại cho nhiều mục đích khác nhau.
1.2.2.5. Các chất gây mùi vị
Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước. Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sức
khỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái như:
- Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp.
- Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật.
- Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ.
Cũng như các chất gây màu, các chất gây mùi vị có thể gây hại cho đời sống động
thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm quan. Tuy nhiên một số khoáng
chất có mặt trong nước tạo ra vị nước tự nhiên, không thể thiếu được trong nước uống
sạch, do chúng là nguồn cung cấp các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Khi
hàm lượng các chất khoáng này thấp hoặc không có, nước uống sẽ trở nên rất nhạt nhẽo.
1.2.2.6. Các vi sinh vật gây bệnh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng
nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh
vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh,
phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài
trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, virút,
động vật đơn bào, giun sán.
11
a. Vi khuẩn
Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào, nhưng chưa có cấu trúc
nhân phức tạp, thuộc nhóm prokaryotes và thường không màu. Vi khuẩn là dạng sống
thấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên sinh chất từ môi trường xung quanh. Vi
khuẩn thường có dạng que (bacilli), dạng hình cầu (cocci) và dạng hình phẩy (spirilla,
vibrios, spirochetes). Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về
đường ruột, như dịch tả (cholera, do vi khuẩn Vibrio comma), bệnh thương hàn (typhoid,
do vi khuẩn Salmonella typhosa),…
b. Vi rút
Vi rút là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước rất bé, có thể chui
qua được màng lọc vi khuẩn. Cho đến nay, vi rút là cấu trúc sinh học nhỏ nhất được biết
đến, chỉ có thể thấy được vi rút qua kính hiển vi điện tử. Vi rút có mang đầy đủ thông
tin về gen cần thiết giúp cho quá trình sinh sản và những vật ký sinh cần phải sống bám
vào tế bào sinh vật chủ (từ vi khuẩn đến tế bào động vật, thực vật). Ví rút có trong
nước có thể gây các bệnh có liện quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tuỷ
xám, viêm gan,… Thông thường khử trùng bằng các quá trình khác nhau trong giai đoạn
xử lý nước có thể diệt được vi rút. Nhưng hiệu quả cụ thể của quá trình khử trùng chưa
được đánh giá đúng mức đối với virút, do kích thước vi rút quá nhỏ và chưa có phương
pháp kiểm tra nhanh để phân tích.
c. Động vật đơn bào
Động vật đơn bào là dạng động vật sống nhỏ nhất, cơ thể có cấu tạo đơn bào
nhưng có chức năng hoạt động phức tạp hơn vi khuẩn và vi rút. Động vật đơn bào có
thể sống độc lập hoặc ký sinh, có thể thuộc loại gây bệnh hoặc không, có loại kích
thước rất nhỏ, nhưng cũng có loại kích thước lớn nhìn thấy được. Các loài động vật
đơn bào dễ dàng thích nghi với điều kiện bên ngoài nên chúng tồn tại rất phổ biến trong
tự nhiên, nhưng chỉ có mật số ít thuộc loại sinh vật gây bệnh. Trong điều kiện môi
trường không thuận lợi, các loài động vật đơn bào thường tạo lớp vỏ kén bao bọc
(cyst), rất khó tiêu diệt trong quá trình khử trùng. Vì vậy, thông thường trong quá trình
xử lý nước sinh hoạt cần có công đoạn lọc để loại bỏ các động vật đơn bào ở dạng kén
này.
12
d. Giun sán
Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều động vật
chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của người và động vật
là nguồn đưa giun sán vào nước. Nước là môi trường vận chuyển giun sán quan trọng.
Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả. Người
thường tiếp xúc với các loại nước chưa xử lý có thể có nguy cơ nhiễm giun sán.
1.2.2.7. Các sinh vật chỉ thị cho sinh vật gây bệnh
Việc phân tích nước để phát hiện toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh thường rất mất
thời gian và công sức. Thông thường, người ta chỉ thực hiện một phép kiểm nghiệm
cụ thể nào đó để xác định sự có mặt của một vi sinh vật gây bệnh xác định khi có lý do
để nghi ngờ về sự có mặt của chúng trong nguồn nước. Khi cần kiểm tra thường kỳ chất
lượng nước, người ta sử dụng các vi sinh vật chỉ thị. Các sinh vật chỉ thị là là các sinh vật
mà sự hiện diện của chúng biểu thị cho thấy nước đang bị ô nhiễm các sinh vật gây
bệnh, đồng thời phản ánh sơ bộ bản chất và mức độ ô nhiễm.
Một số sinh vật chỉ thị lý tưởng phải thoả mãn các điểm sau:
- Có thể sử dung cho tất cả các loại nước.
- Luôn luôn có mặt khi có sinh vật gây bệnh.
- Luôn luôn không có mặt khi không có sinh vật gây bệnh.
- Có thể xác định được dễ dàng thông qua các phương pháp kiểm nghiệm, không bị
ảnh hưởng cản trở do sự có mặt của các sinh vật khác trong nước.
- Không phải là sinh vật gây bệnh, do đó không có hại cho kiểm nghiệm viên.
Trong thực tế, hầu như không thể tìm được sinh vật chỉ thị nào hội đủ các điều kiện
nêu trên. Hầu hết các sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thường xuất phát từ nguồn
gốc phân người và động vật. Do đó, bất kỳ sinh vật nào có mặt trong đường ruột của
người và động vật và thoả mãn các điều kiện nêu trên đều có thể dùng làm sinh vật chỉ
thị. Tổng coliforms (total coliforms), fecal coliforms, fecal streptococci, và clostridium
perfringens, thường là các sinh vật chỉ thị được dùng để phát hiện sự ô nhiễm phân của
nước. Trong số đó, nhóm tổng coliform (total coliformsgroup) bao gồm Escherichia coli
(E.coli), Enterobacter aerogenes, Citrobacter fruendii,… thường dược sử dụng nhất. Total
coliforms thường được dùng để đánh giá khả năng bị ô nhiễm phân của nước uống. Fecal
13
coliforms được dùng với các loại nước sông suối bị ô nhiễm, nước cống, nước hồ bơi,…
Ở các vùng ôn đới E.coli là loại chiếm ưu thế trong đường ruột con người, trong lúc
đó ở nước vùng nhiệt đới E.coli không phải là loại vi khuẩn chủ yếu trong ruột con
người. Vì vây, total coliform là test thường dùng để phát hiện khả năng ô nhiễm phân
của nướcở vùng này. Fecal streptococci, cũng là loại vi khuẩn đường ruột, nhưng có
nhiều trong động vật hơn ở con người. Do đó, tỷ số của Fecal coliforms và Fecal
streptococci (FC/FS) có thể cho biết nước đang bị ô nhiễm phân người hay phân động
vật. Khi tỷ số này nhỏ hơn 0.7 thì nước được xem là bị ô nhiễm phân động vật. Sinh vật
(vi khuẩn) chỉ thị thường được xác định bằng 2 cách: phương pháp lọc màng (membrane
filter, hay còn gọi là phương pháp MF, kết quả biểu diễn bằng số vi khuẩn/100 ml) và
phương pháp MPN (Most Probale Number, hay còn gọi là phương pháp lên men ống
nghiệm, kết quả biểu diễn bằng số MPN/100 ml).
1.2.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước
1.2.3.1. Ô nhiễm sinh học
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh
hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu
là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có
chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, sữa, g, giấy, lò
sát sinh...
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành
vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng,
viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch
tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ
thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn
mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu
mầm yếm khí trong 1cm3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh (Furon, 1962).
Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố
500.000 dân. Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều
có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân
hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và
14
mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa
methyl của nó là skatol. Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5 ( nhu cầu O2 sinh
học trong 5 ngày đầu tiên). Thí dụ ở Paris BOD5 là 70g/người/ngày. Tiêu chuẩn nước
uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới 5mg/l, nồng độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l,
chứa dưới 50 mầm coliform/cm3 và không có chất nào độc cả. Tiêu chuẩn của các quốc
gia khác cũng tương tự.
1.2.3.2. Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất
thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc
cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công
nghiệp. Nhiễm độc chì (Saturnisne): Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và
các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy
sinh.Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh
Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây
nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động
vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại.
Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất
lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được
khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước
ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
1.2.3.3. Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp:
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa...
a) Hydrocarbons (CxHy)
Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen. Vài
CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ
và áp suất bình thường. Tuy nhiên, đại đa số CxHy là lỏng và rắn. Chúng ít tan trong
nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et al.,1996]. Chúng là
15
một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm
trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Ðôi khi cá bắt được không thể
ăn được vì có mùi dầu lửa.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận
chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được
chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 -0,3% được
ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các
tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 -
1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989).
Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một
tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên
mặt (Furon, 1962). Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải
của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng
dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị
nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa
thải ra vùng bờ biển.
b) Chất tẩy rửa: bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực
(polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-
ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène
benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông natri
và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan
thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni).
c) Nông dược (Pesticides)
Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ pesticides
là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất
diệt hoạ.
Người ta phân biệt:
* Thuốc sát trùng (insecticides).
16
* Thuốc diệt nấm (fongicides).
* Thuốc diệt cỏ (herbicides).
* Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides).
* Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides).
Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân
gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược
trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển.
Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu
không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà máy sản xuất thuốc
diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm
nguồn nước.
Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie, bởi
hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản xuất từ đầu năm
1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000 km2 (Mc Gregor,
1976), làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua. Sử dụng nông
dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và
sinh vật cũng rất đáng kể.
1.2.3.4. Ô nhiễm vật lý:
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức
làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi
khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục
của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm
giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải
công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro
sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur,
cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn
bào làm nước có mùi tanh của cá.
17
1.3. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Hiện Trạng chất lượng nước sông trên thế giới
Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con sông đã được đề
cập tới nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số
500 dòng sông lớn nhất thế giới đã trở nên cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng nước
của các con sông lớn trên thế giới đang giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống
của con người, loài vật và tương lai của trái đất. Có tới 20 con sông lớn nhất thế giới đang
bị các con đập ngăn chặn dẫn đến hậu quả là 1/5 chủng loại cá đang trên bờ tuyệt chủng.
Sông Jordan (bang Utah, Mỹ) và sông Rio Grande (biên giới Mỹ -Mexico) được xem là
con sông cạn nhất so với chiều dài của nó.
Theo Công trình nghiên cứu của Alexandra Evans et al. (2012) cho thấy sông ở
châu Á bị ô nhiễm nặng chất thải sinh hoạt. Nhiều con sông trong khu vực chứa tới 3 lần
lượng vi khuẩn có nguồn gốc từ chất thải của con người so với mức trung bình của thế giới
(đo theo lượng vi khuẩn coli hoặc FC). Ô nhiễm do nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp
trong khu tăng 62% trong giai đoạn1990-2002 và lượng phân bón khoáng sản tiêu thụ tăng
15%. Mức độ rất cao các chất dinh dưỡng được tìm thấy ở 50% các con sông trong khu vực
và mức độ vừa phải trong 25% các con sông khác. Mức độ dinh dưỡng cao gây ra hiện
tượng phú dưỡng, bao gồm sự sinh sôi mạnh của tảo gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh
thái nước ngọt. Thuốc trừ sâu là một vấn đề khác trong khu vực. Ví dụ như ở Ấn Độ, việc
sử dụng thuốc trừ sâu tăng 750% từ giữa những năm 1900 cho đến ngày nay và thậm chí
những loại thuốc trừ sâu đã bị cấm vẫn được phát hiện ở sông Hằng vượt quá khuyến nghị
quốc tế. Ở Trung Á, việc sử dụng lượng nhỏ thuốc trừ sâu nhập khẩu không đúng qui định
đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng. Về phía nam của khu vực, tại Sri Lanka việc xử lý thuốc
trừ sâu chưa sử dụng, rửa thiết bị và điều kiện kho chứa kém được xác định là yếu tố góp
phần ô nhiễm nước mặt. Ô nhiễm do công nghiệp: Các nền kinh tế nông nghiệp truyền
thống Châu Á đang tìm cách để chuyển đổi thành những nền kinh tế công nghiệp. Việc
chuyển đổi này gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là trong
trường hợp gây ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm công nghiệp, được chỉ định bởi BOD (nhu cầu
ôxi sinh hóa), cao nhất là ở một số các nước Trung Á và Đông Bắc Á, tiếp sau là các nước
Nam Á. Các nguồn ô nhiễm chính là từ các ngành công nghiệp sản xuất kim loại, giấy và
18
bột giấy, dệt may, thực phẩm và đồ uống. Ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng là một
đóng góp đáng kể đối với hiện tượng ô nhiễm này
Theo CSIR (2010), một quan điểm về nước ở Nam Phi năm 2010 lập luận rằng điều
kiện khí hậu của phía nam Châu Phi, kết hợp với các yếu tố khác nhau, dẫn đến thay đổi
lớn về quy mô đối với hệ sinh thái thủy sinh và hiện tượng phú dưỡng của các con sông và
hồ chứa nước. Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tài nguyên nước là: việc xả thải
nước thải chưa qua xử lý và đã xử lý; tải lượng chất dinh dưỡng quá mức từ các dòng chảy
từ nông nghiệp; điều chỉnh chế độ dòng chảy sông; và thay đổi sử dụng đất và mô hình sử
dụng đất. Trong hầu hết các hồ chứa phú dưỡng và các con sông ở Nam Phi chiếm ưu thế
là thực vật phù du thường là Microcystis cyanobacteria và Anabaena. Sự tăng trưởng quá
mức của cyanobacteria độc ("tảo xanh") dẫn đến các vấn đề trong thanh lọc nước do sự
hiện diện của các chất chuyển hóa độc hại và mùi vị và các hợp chất gây mùi. Bởi vì các
chất dinh dưỡng có mặt trong nước thải, vấn đề được nhấn mạnh bất cứ nơi nào có sự tập
trung của con người và động vật. Vi sinh vật trong nước đại diện cho một trong những yếu
tố chính quyết định sự phù hợp để sử dụng. Việc định cư của con người, sự thiếu vệ sinh và
thói quen đổ thải, nước mưa và nước thải tràn là những nguồn thải chính làm suy giảm chất
lượng vi sinh vật trong nước ở Nam Phi. Sự lây lan của các căn bệnh như
cryptosporidiosis, kiết lỵ, dịch tả và thương hàn là do việc sử dụng nước bị ô nhiễm bởi
vấn đề phân. Vi sinh vật có nguồn gốc từ phân cũng có thể lưu lại trên trái cây và các loại
cây trồng thông qua ô nhiễm bề mặt và chất lượng nước uống, trong các khu vực ven đô thị
và nông thôn. Một số các khu vực có rủi ro cao nhất về sức khỏe do nước bề mặt nhiễm
phân là các thị trấn và khu vực xung quanh: Klein Letaba, sông Elands (Mpumalanga);
Kokstad, Newcastle, Dundee, Ulundi Esigodini, sông Nsikazi; Matsulu và Ngnodini
(KwaZulu-Natal); Tolwane, Makapanstad, Mafkeng (Tây Bắc); Matatiele, Maclear, Port St
Johns, sông Buffels (Eastern Cape); Phuthaditjhaba (Free State); Pholokwane,
Lebowakgomo (Limpopo) và Garankuwa, Tshwane, và Olifants, Elands và sông Apies
(Gauteng).
Công trình nghiên cứu của Abu-Zeid và Abdel-Meguid (2009) cho thấy ở Bắc Phi
suy thoái môi trường là một vấn đề nghiêm trọng. Ô nhiễm nước trong khu vực kết quả từ
đô thị hóa và tác động liên quan của nó, và mở rộng công trình thủy lợi đó là kết hợp với
19
quản lý kém và thiếu hệ thống thoát nước thích hợp vào nông nghiệp. Nguồn nước bị ô
nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực là chủ yếu từ một hoặc kết hợp của những điều sau
đây: Xử lý chất thải không đầy đủ và xả nước thải chưa qua xử lý và vững chắc chất thải ra
cống rãnh, kênh rạch, và các cơ quan nước mặt; Thực hành vệ sinh kém dẫn đến sự thẩm
thấu của thành phố không được điều trị nước thải từ bể tự hoại kém duy trì, và các chất thải
khác mà xử lý thấm vào nước ngầm; Nước biển xâm nhập vào tầng nước ngầm ven biển do
khai thác quá mức nước ngầm; Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, xả vào mạng lưới
thoát nước thành phố, trực tiếp vào mặt và nước ngầm; Rò rỉ từ các bãi chôn lấp unproperly
thiết kế nơi chất thải rắn là bán phá giá; Rò rỉ và dòng chảy của hoá chất nông nghiệp như
phân bón và không thuốc trừ sâu phân hủy sinh học.
Theo EPA (2013) chỉ ra rằng ở Hoa Kỳ năm 2008-2009 vấn đề hàng đầu của chất
lượng nước sông và suối là ô nhiễm chất dinh dưỡng và suy thoái môi trường sống: 40%
sông của quốc gia và suối có hàm lượng phốt pho cao, 27% có hàm lượng nitơ cao. Ô
nhiễm photpho và nitơ từ phân bón dư thừa, nước thải và các nguồn khác, và có thể gây tảo
phát triển mạnh, nồng độ oxy thấp , và nhiều vấn đề khác. Thảm thực vật nghèo và mức độ
tác động cao của con người gần khu vực bờ sông và suối cũng là hiện tượng phổ biến rộng
rãi . Những điều kiện môi trường sống làm cho sông suối dễ bị lũ lụt, góp phâ gây xói mòn
và cho phép nhiều chất ô nhiễm thâm nhập vào nguồn nước. Báo cáo chỉ ra rằng 15% sông
suối có mức độ vượt quá trầm tích ở đáy sông, nó có thể dập tắt môi trường sống , nơi có
nhiều sinh vật dưới nước sống hoặc sinh sản. Trầm tích dư thừa được phát hiện có tác động
đáng kể đến điều kiện sinh học.
Liên Hợp Quốc đưa ra báo cáo chính thức để báo cáo các chính phủ về tốc độ xuống
cấp đáng báo động của các dòng sông, ao hồ, và các hệ thống cung cấp khác. Một báo cáo
khác cho biết toàn thế giới có khoảng 1,1 tỷ người thiếu nước sạch để dùng, trung bình 5
người có 1 người không có nước sạch để dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại dịch
bệnh làm 3,1 triệu người chết vào năm 2002. Trước tình hình nguy kịch của hệ thống sông
ngòi trên thế giới, LHQ chọn ngày 14/3 là ngày thế giới hành động đề tập trung sự chú ý của
toàn cầu tới những dòng sông.
Quỹ Quốc tế về thiên nhiên – WWF (2007) cho biết 5 dòng sông đang phục vụ cho
khoảng 870 triệu người ở châu Á hiện nằm trong số 10 dòng sông bị đe dọa nhiều nhất trên
20
thế giới. Theo WWF, những con sông nói trên - gồm sông Trường Giang (Trung Quốc),
sông Salween (chảy qua Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan), sông Indus (Pakistan), sông
Hằng (Ấn Độ) và sông Mê Kông - đang phải chịu những mối đe dọa nghiêm trọng khác
nhau.Cụ thể là việc đánh bắt cá quá nhiều hiện là mối đe dọa chính đối với sông Mê Kông,
trong khi sông Trường Giang đối mặt với tình trạng ô nhiễm. Mối đe dọa của 3 con sông
còn lại đến từ những con đập và các dự án cơ sở hạ tầng.
Những con sông còn lại nằm trong danh sách của WWF là sông Rio Grande/Rio
Bravo và sông La Plata ở châu Mỹ La tinh, sông Danube ở Trung Âu, sông Nile-Lake
Victoria ở châu Phi và sông Murray-Darling ở Úc. WWF cho biết các mối đe dọa nhằm
vào những lưu vực sông trên thế giới rất đa dạng và có liên hệ với nhau, cần đến những
chính sách tổng thể hơn là những nỗ lực chỉ nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để rồi cuối
cùng lại gây tác dụng ngược. Chẳng hạn như, theo WWF, khi các chính phủ lo lắng về
nguy cơ thiếu nước do sự thay đổi khí hậu gây ra, họ đã cho xây đập để lưu trữ nhiều nước
hơn. Nhưng việc làm này có thể khiến các dòng sông mất nhiều nước hơn, từ đó làm nảy
sinh nhiều vấn đề về sinh thái. Ngoài ra, nhiều chính phủ cũng tập trung xây dựng các nhà
máy thủy điện vốn được xem như một nguồn năng lượng sạch. Khi đó, số lượng đập nước
sẽ nhiều hơn, đe dọa đến các dòng nước và nguồn thủy sản. Theo WWF, nếu không có
những giải pháp hiệu quả, các mối đe dọa trên có thể khiến hàng ngàn loài cá biến mất và
gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Hiện tại, sông Trường Giang ở Trung Quốc, do hậu quả của hàng chục năm công
nghiệp hóa, xây dựng đập thủy điện, trở thành một trong những dòng sông ô nhiễm nhất
trên thế giới. Trong khi đó, tình trạng khai thác cát quá mức lại đang diễn ra ở sông
Mekong. Nước của rất nhiều con sông như sông Ấn, sông Hằng ở châu Á, sông Nile ở châu
Phi hiện giờ không thể chảy ra tới biển được nữa. Các con đập lớn đã hủy hoại môi trường
sống và cắt dòng sông ra khỏi lưu vực chảy quen thuộc. Tình trạng khí hậu thay đổi cũng
có thể ảnh hưởng tới qui luật đã có hàng ngàn năm nay của các dòng sông. Việc các con
sông khô hạn có thể ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước ngọt và đời sống của các loài thủy
sinh cùng hàng triệu người ở vùng hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng. Lượng cá ở các sông ngòi,
nguồn cung cấp protein và dinh dưỡng cho hàng trăm ngàn cộng đồng trên khắp thế giới
hiện cũng bị đe dọa bởi thảm họa này. WWF kêu gọi các chính phủ nhanh chóng có biện
21
pháp quản lý tốt hơn các nguồn nước chung để giảm thiểu các thiệt hại của tình trạng này.
Do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ dẫn đến việc
các lưu vực sông lớn phải chứa đựng một lượng lớn chất thải của các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ chưa được xử lý triệt để thải ra. Như ở Trung Quốc, nhiều năm gần
đây ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy sự không bền vững trong sự dụng TNN và các hệ
sinh thái trong lưu vực. Có khoảng 62,6 tỷ tấn nước thải đổ ra các dòng sông mỗi năm –
riêng sông Yangtze nhận 22 tỷ tấn, sông Hoàng Hà nhận 3,9 tỷ tấn trong đó có (62 % nước
thải công nghiệp, 36% trong số đó chưa xử lý).
Các dạng nước ô nhiễm thường gặp trên thế giới là ô nhiễm do dinh dưỡng, ô nhiễm
hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm sông do KLN và các hóa chất độc hại khác.
Trong đó ô nhiễm dinh dưỡng (nito, photpho, silic, cacbon) đang là mối quan tâm lơn của
con người. Hàm lượng cao của các chất này đã gây nên hiện tượng phú dưỡng trong các
dòng sông chảy chậm, ở hồ và biển. Sự dư thừa chất dinh dưỡng đến làm xuất hiện một số
loài tảo làm cho nước ở một số biển và con sông bị biến màu. Ngoài ra, sự phân hủy kỉ khí
đã sinh ra các chất độc như: H2S, NH3, … cộng thêm mùi hôi thối đã làm cho các con sông
trở thành sông chết. Tóm lại với tình hình ngày càng phát triển và hiện đại hóa công nghiệp
trên thế giới, vấn đề ôm nhiễm môi trường đang ngày càng báo động nếu không có biện
pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế, bảo vệ môi trường nói chung và các dòng sông nói riêng
thì.
1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các con sông có chiều dài 10
km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông, trong đó, 13 hệ thống
sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2
. Lưu vực của 13 hệ thống sông lớn chiếm
hơn 80% diện tích lãnh thổ, 10 trong số 13 sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9
hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã,
sông Cả - La, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long chiếm tới gần 93%
tổng diện tích lưu vực sông toàn quốc và gần xấp xỉ 80% diện tích quốc gia.
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu công
nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế trên toàn quốc. Vấn đề chất
thải là một nan đề của phát triển đối với những quốc gia còn đang phát triển, và chất thải
22
lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì
chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử lý. Qua thời gian, nguy
cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô nhiễm
trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường độ kinh khủng và không còn phương cách
nào cứu chữa được nữa.
Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn
nước ở hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm. Nhiều
dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rửa, và nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt
gia đình thì nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơi không thể dùng
những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề cập đến có thể được chia ra từng khu
vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát triển của từng nơi một. Đó là :
+ Lưu vực hệ thống sông Hồng
+ Lưu vực hệ thống sông Thái Bình
+ Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương
+ Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội, Hà Nam,
Nam Ðịnh, và Ninh Bình.
+ Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc Ðắc
Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TPHCM, Bà Rịa - Vũng
Tàu,Ninh Thuận, và Bình Thuận.
+ Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL.
+ Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Phân lưu Sông Đuống là dòng sông lớn nhánh sông Hồng với chiều dài 68 km, nối
liền sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu – xã Xuân Canh huyện Đông
Anh thành phố Hà Nội tại địa giới hành chính giữa huyện Đông Anh và quận Long Biên
của thành phố Hà Nội và điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc xã Trung Kênh, huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh. Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và
các tỉnh ở phía bắc Việt Nam.
Về tổng thể sông Đuống chảy theo hương Tây-Đông. Nó là một phân lưu của sông
Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ
23
khi sông Hồng có lũ mới tràn qua được. từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành
một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So với lượng lũ
của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30%. Theo Bách khoa toàn thư Việt
Nam, tại Thượng Cát, lưu lượng nước trung bình nhiều năm 880 m³/s, còn theo website tỉnh
Bắc Ninh thì lưu lượng trung bình đạt khoảng 1.000 m³/s. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất 9.000
m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971). Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km. Mực nước cao nhất
tại bến Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m, cao hơn so với mặt ruộng là 3–4 m. Sông Đuống
có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
1.4. Giới thiệu khái quát về sông Đuống
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Đặc điểm địa hình
Sông Đuống là dòng sông lớn nhánh sông Hồng với chiều dài 68 km, nối liền sông
Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu – xã Xuân Canh huyện Đông Anh
thành phố Hà Nội tại đại giới hành chính giữa huyện Đông Anh và quận Long Biên của
thành phố Hà Nội và điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh. Về tổng thể sông Đuống chảy theo hương Tây-Đông. Nó là một phân lưu của
sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao
nên chỉ khi sông Hồng có lũ mới tràn qua được. từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để
trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So
với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30%.
1.4.1.2. Địa chất
Đặc điểm địa chất phân lưu sông Đuống tương đối đồng nhất do là nhánh của sông
Hồng và nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên phân lưu sông Đuống
mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm
trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề
dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu
trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.
1.4.1.3 Về khí hậu, thủy văn
24
Phân lưu sông Đuống nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều,
chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các
năm, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố
không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa
cả năm.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa
Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến
tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào.
Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp
nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số
giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40
C -
29,90
C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230
C, mùa lạnh nhiệt độ
trung bình <200
C.
Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí
lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng
12).
Nhìn chung phân lưu sông Đuống có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với
nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có
thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú
ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không
đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối
với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp
trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.
Chế độ thủy văn của sông Đuống có mực nước các sông đều chịu ảnh hưởng của
thủy triều tuy mức độ khác nhau (ở cửa sông rất mạnh và giảm dần vào nội địa, mức độ
ảnh hưởng theo thời gian). Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc bộ là nhật triều, tức là mỗi ngày
có một lần nước dâng cao lên tới mức cao nhất gọi là đỉnh triều và một lần xuống thấp nhất
gọi là chân triều. Trong một tháng có hai kỳ triều (một kỳ triều cao và một kỳ triều kém
hơn, mỗi kỳ khoảng 13,5 ngày) độ chênh chân đỉnh khoảng 2,5 ÷ 2m; Nối tiếp giữa hai kỳ
25
triều là một số ngày nước ròng với độ chênh chân đỉnh chỉ khoảng 0,2 ÷ 0,3m. Mực nước
biển trung bình của các tháng IX đến tháng XII thường cao hơn mực nước trung bình năm
và thấp hơn vào các tháng còn lại. Mực nước cao nhất tại Cầu Hồ là 2,66m (tháng 10 năm
1955 khi xảy ra bão) và mực nước thấp nhất là -1,62m (tháng 1 năm 1969); biên độ triều
lớn nhất 3,94m.
1.4.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội
1.4.2.1 Vai trò của sông Đuống đối với đời sống kinh tế - xã hội trong phân lưu
Phân lưu sông Đuống là một trong phân lưu sông lớn của sông Hồng. Sông Đuống
đã làm nên nét văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và thành phố Hà Nội
cũng như tỉnh Bắc Ninh nói riêng, là con sông quan trọng trong hệ thống sông nối sông
Hồng với Thái Bình và là huyết mạch giao thông đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa
các địa phương đặc biệt là khu kinh tế cảng Hà Nội và Hải Phòng. Sông Đuống có vị trí địa
lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế-xã
hội của các tỉnh trong phân lưu của nó. Phân lưu vực sông Đuống hằng năm cung cấp hàng
trăm triệu mét khối nước để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân và có
chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực…
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại Thượng Cát lưu lượng nước trung bình
nhiều năm 880 m³/s, còn theo website tỉnh Bắc Ninh thì lưu lượng trung bình đạt khoảng
1.000 m³/s. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất 9.000 m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971). Đoạn chảy
qua Bắc Ninh dài 42 km. Mực nước cao nhất tại bến Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m,
cao hơn so với mặt ruộng là 3–4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa
trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng. Hầu
hết phân lưu sông Đuống đều có độ dốc <30
. Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra
biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.
26
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước mặt sông Đuống.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tiến hành tại đoạn sông chảy qua địa phận huyện Tiên Du
- Nghiên cứu tiến hành đánh giá các chỉ tiêu quan trắc ô nhiễm nước cơ bản, bao
gồm: pH, DO, BOD5, TSS, Colifom.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian triển khai đề tài này từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014.
Các mẫu quan trắc được lấy trên sông Đuống, đoạn chảy qua địa phận huyện Tiên
Du. Quá trình phân tích mẫu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ môi trường, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài có các nội dung nghiên cứu sau:
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du.
- Đánh giá Hiện trạng chất lượng nước Sông Đuống đoạn chảy qua huyện Tiên Du.
- Diễn biến chất lượng nước sông Đuống trên địa bàn nghiên cứu từ 2010 – 2013.
- Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Đuống.
- Dự báo chất lượng nước sông Đuống đến 2020
- Đề xuất biện pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng sông Đuống.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Phương pháp này được sự dụng nhằm thu thập các tài liệu, số liệu, các báo cáo
tổng hợp và báo cáo chuyên ngành từ những cơ quan chức năng .
Các thông tin về điều kiện tự nhiên, đặc điểm dòng chảy, đặc điểm kinh tế xã hội,
27
sự phát triển của các ngành Nông – Lâm – Công nghiệp, dịch vụ của tỉnh được thu thập từ
kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Báo cáo hiện trạng trạng
môi trường tỉnh các năm 2011, 2012, 2013 được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi
trường, Phòng quan trắc Môi trường của Tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, trong quá trình thực
hiện khóa luận tôi đã thu thập các báo cáo, các bản đồ, sách, thông tin trên mạng Internet
có liên quan đến đề tài.
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu
* Vị trí và thời gian lấy mẫu:
Vị trí lấy mẫu được được lựa chọn dựa theo địa hình và đặc điểm phân bố của các
nguồn gây ô nhiễm dọc theo đoạn sông. Chi tiết về các điểm lấy mẫu được thể hiện ở
bảng 2.1.
Bảng 2.1: Vị trí và tọa độ lấy mẫu
STT Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu
Kinh độ Vĩ độ
1 Khu vực thôn Đinh xã Đại Đồng 106.008867 21.072691
2 Khu vực Đò Tri Phương 106.029252 21.073292
3 Khu vực Thôn Dền – xã cảnh Hưng 106.047478 21.076106
4 Xóm ngoài – giáp đê Cầu Hồ xã Minh Đạo 106.065086 21.084264
5 Khu vực Phà Hồ 106.087187 21.071690
6 Khu vực Cầu Hồ 106.093667 21.071770
Thời gian lấy mẫu được thực hiện theo 6 đợt:
- Đợt 1: Tháng 10/2013
- Đợt 2: Tháng 12/2013
- Đợt 3: Tháng 02/2014
- Đợt 4: Tháng 04/2014
- Đợt 5: Tháng 06/2014
- Đợt 6: Tháng 08/2014
28
*Phương pháp lấy mẫu:
Việc lấy mẫu được tuân thủ theo TCVN 6663-6:2008 về chất lượng nước – lấy mẫu
nước.
Các mẫu nước được lấy ở các điểm lấy mẫu trong trạng thái tự nhiên, không khuấy
trộn. Lấy mẫu đơn và lấy ở độ sâu cách mặt nước 30 – 50 cm.
2.4.3. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước
Tất cả các mẫu nước sau khi lấy được bảo quản tức thời trong thùng đá (nhiệt độ
khoảng 4o
C) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm (PTN). Tại PTN, các
dụng cụ chứa mẫu được lưu trong tủ lạnh cho đến khi phân tích. Bảo quản mẫu và vận
chuyển mẫu về phòng thí nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng TCVN 6663-
3:2008 về chất lượng nước – lấy mẫu nước (Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu).
Quy định về bảo quản mẫu nước và phương pháp phân tích đối với các chỉ tiêu khác nhau
được nêu trong bảng sau:
Bảng 2.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước
TT Thông số
quan trắc
Dụng cụ
chứa mẫu
Điều kiện
bảo quản
Thời gian
bảo quản
1 BOD5 Chai nhựa Bảo quản lạnh 24 h
2 DO Chai nhựa Bảo quản lạnh 24 h
3 TSS Chai nhựa Bảo quản lạnh. 24 h
4 Coliform Chai thủy tinh Bảo quản lạnh 24 h
2.4.4. Phương pháp quan trắc
2.4.4.1. Phương pháp quan trắc ngoài thực địa
Các thông số: pH, Nhiệt độ, Độ đục, Độ dẫn điện, DO được đo ngay tại chỗ bằng
thiết bị đo nhanh xách tay hiệu Model U22XD-2M, hãng Horiba - Nhật Bản. Phương
pháp đo được tiến hành bằng cách nhúng trực tiếp các điện cực xuống nước, đợi ổn định,
đọc các trị số đo tương ứng từ màn hình của máy và ghi vào phiếu nhật ký lấy mẫu.
2.4.4.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
29
Các mẫu nước được phân tích tại phòng thí nghiệm môi trường của Trung tâm
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ môi trường – Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam. Những thống số phân tích được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 2.3. Thông tin về trang thiết bị và phương pháp phân tích.
STT Thông
số
Phương pháp
phân tích
Thiết bị phân tích
1 TSS SMEWW 2540D Cân phân tích 05 số, hệ thống lọc chân không, tủ
sấy, Decicator
2 BOD5 SMEWW 5220C Hệ phá mẫu gia nhiệt điều khiển WTW
3 DO SMEWW 5210.B Tủ ủ, máy đo DO chuyên dụng
4 Coliform SMEWW 9222 B Tủ ấm
2.4.5. Phương pháp so sánh đánh giá
Các thông số quan trắc và phân tích của nguồn nước mặt được so sánh với quy
chuẩn môi trường QCVN08:2008.
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập, số liệu điều tra được xử lý bằng Excel, sử dụng những hàm phân
tích thống kê mô tả đơn giản.
2.4.7. Phương pháp dự báo chất lượng môi trường nước
Chất lượng nước sông được dự báo dựa theo mức độ phát thải của các nguồn công
nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), làng nghề, y tế và sinh hoạt trên địa bàn
nghiên cứu. Phương pháp tính toán cho từng nguồn thải được thực hiện như sau:
* Thải lượng ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và làng nghề:
Áp dụng phương pháp dự báo của WHO (1995) theo các đơn vị sản phẩm công
nghiệp ej (kg chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm) để tính thải lượng từng tác nhân ô nhiễm (Lj)
trong từng ngành công nghiệp. Đồng thời có thể dự báo bằng phương pháp phân tích mẫu
thực (kết quả phân tích trung bình nhiều nhà máy cùng loại hình sản xuất) kết hợp đo đạc
lưu lượng nước thải ở hiện tại và kế hoạch sản xuất trong tương lai ta có thể xác định chính
xác thải lượng hiện tại và dự báo tương đối chính xác thải lượng trong tương lai.
* Ước tính thải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt:
30
Phương phát tính toán lưu lượng và chất lượng nước thải dựa các hệ số ô nhiễm của
WHO (1995). Chi tiết được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Hệ số ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt của con người
Stt Thông số Đơn vị Hệ số ô nhiễm
1 BOD g/người/ngày 45-54
2 COD g/người/ngày 1,6-1,9 BOD
3 Chất lơ lửng g/người/ngày 60-90
4 Lượng nước sinh hoạt Lít/người/ngày 200
5 Chất thải rắn sinh hoạt Kg/người/ngày 0,5
6 Chất thải rắn bệnh viện Kg/giường/ngày đêm 2,5
(Nguồn: WHO, 1995)
- Lưu lượng nước thải được đưa vào cống rãnh, sông hồ được tính trung bình là 80%
lưu lượng nước cấp (WHO, 1995).
* Thải lượng ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: được tính dựa trên chỉ số phát thải do
WHO (1995) đề xuất cho các loại hình canh tác trên toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp
của địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như sau:
+ Ước tính lượng nước hồi quy từ trồng trọt:
Q = HSQ × S
Trong đó: Q: lượng nước hồi quy (m3
/ngày)
HSQ: Hệ số định mức lượng nước hồi quy (m3
/ha/ngày)
S: diện tích đất trồng (ha)
+ Tải lượng ô nhiễm:
Ej = F × DMTj
Trong đó: Ej: tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
DTMj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (kg/ha/ngày)
F: diện tích trồng trọt (ha)
Bảng 2.5: Định mức tải lượng ô nhiễm trong trồng trọt
Stt Thông số
Định mức tải lượng
(kg/ha/ngày)
1 Tổng N 0,12
2 Tổng P 0,02
31
3 COD 7,95
4 BOD5 4,19
(Nguồn: WHO, 1995)
* Thải lượng ô nhiễm từ chăn nuôi và y tế: Tải lượng các chất ô nhiễm cho các hoạt động
này cũng áp dụng cách tính toán của WHO (1995) với nguyên tắc sử dụng định mức tải
lượng áp dụng trên đầu gia súc. Trong trước hợp tính toán lượng ô nhiễm của bệnh viện thì
áp dụng theo đặc điểm chuyên khoa và số bệnh nhận tại các cơ sở y tế.
32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du và khu vực nghiên cứu sông
Đuống
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía
Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ
200
05’30’’ đến 210
11’00’’ độ vĩ Bắc và từ 1050
58’15’’ đến 1060
06’30’’ độ kinh Đông.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành
chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị
trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã
Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt
Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc
trước khi điều chỉnh địa giới.
- Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ.
- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.
- Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy
qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế
mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn
chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống
cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa
Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như:
Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
33
Hình 3.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hình 3.1 :Bản đồ hành chính huyện Tiên Du
Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai
cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với
nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch
vụ.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất
3.1.1.2.1. Địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng
phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30
(trừ một số đồi núi thấp như: đồi
Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-
120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có
xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so
với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy
lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao,
phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
34
3.1.1.2.2. Địa chất
Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt
trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang
tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc
mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.
3.1.1.2.3 Về khí hậu, thủy văn
Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm,
lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố không
đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa
Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến
tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào.
Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp
nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số
giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40
C -
29,90
C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230
C, mùa lạnh nhiệt độ
trung bình <200
C.
Hằng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa
Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến
tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào
Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp
nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số
giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40
C -
29,90
C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230
C, mùa lạnh nhiệt độ
trung bình <200
C.
Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí
lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng
35
12).
Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây
trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều
cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện
tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các
mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất
là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó
khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tiên Du
3.1.2.1. Đơn vị hành chính và dân số
Toàn huyện Tiên Du năm 2012 có 187.400 nhân khẩu chiếm 24,87% dân số tỉnh
Bắc Ninh. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2011 là 1.543 người/km2
, cao gấp
4,71 lần so với mật độ chung của tỉnh là 1251 người/km2
.
Nhìn chung, huyện Tiên Du là huyện đang phát triển nhanh nhưng quy mô và mật
độ dân số vẫn ổn định không có sự biến động quá lớn bình quân năm 2010 - 2012 tăng
0,6% nhìn chung tình hình kế hoạch hóa gia đình rất tốt, sự gia tăng dân số không đáng kể.
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị sản xuất của toàn huyện tăng đáng kể qua 3 năm cụ thể năm 2010 là
685,8840 tỷ đồng trong đó công nghiệp -xây dựng chiếm 72%, dịch vụ chiếm 25%, ngành
nông nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 3%. Năm 2011 so với năm 2010 thì tổng giá trị sản
xuất tăng 12,76% nhưng về cơ cấu có sự thay đổi ngành nông nghiệp, thủy sản giảm 2,7%
tăng ngành dịch vụ 25,4%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 24% trong đó tăng đều của 3
ngành nhưng cơ cấu ngành dịch vụ tăng chiếm 27%. Nhìn chung giai đoạn 2010-2012 tổng
giá trị sản xuất bình quân tăng 18,07% trong đó ngành dịch vụ tăng gần 22%, ngành công
nghiệp - xây dựng tăng 17%, ngành nông nghiệp, thủy sản tăng gần 11%.
3.1.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
A. Các nguồn tài nguyên:
I. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên
bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của huyện và sau khi có sự điều chỉnh lại địa giới hành chính thì đất
Tải bản FULL (84 trang): https://bit.ly/3gbS2kk
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

More Related Content

What's hot

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...luanvantrust
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...nataliej4
 
Giao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoGiao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoHuytraining
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
 
Giao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoGiao Trinh Mapinfo
Giao Trinh Mapinfo
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ TâyLuận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAYLuận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
 
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAYLuận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...
Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...
Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...nataliej4
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh (20)

Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nướcLuận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAYLuận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
 
Khai thác tối đa nhà máy nước ngầm bằng thay thế nguồn nước mặt
Khai thác tối đa nhà máy nước ngầm bằng thay thế nguồn nước mặtKhai thác tối đa nhà máy nước ngầm bằng thay thế nguồn nước mặt
Khai thác tối đa nhà máy nước ngầm bằng thay thế nguồn nước mặt
 
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nướcLuận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
 
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái NguyênLuận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
 
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái NguyênLuận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Tổng hợp chất màu vàng CaCrxMo1-xO4 sử dụng cho gốm sứ
Luận văn: Tổng hợp chất màu vàng CaCrxMo1-xO4 sử dụng cho gốm sứLuận văn: Tổng hợp chất màu vàng CaCrxMo1-xO4 sử dụng cho gốm sứ
Luận văn: Tổng hợp chất màu vàng CaCrxMo1-xO4 sử dụng cho gốm sứ
 
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAYLuận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
 
Luận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế
Luận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tếLuận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế
Luận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế
 
Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...
Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...
Xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý – sinh học - Gửi miễn...
 
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp hóa lý –...
 
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậuLuận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khíĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Sông Đuống Đoạn Chảy Qua Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------- TRẦN VĂN AN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------- TRẦN VĂN AN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : 21.14.01.51 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THẾ ÂN HÀ NỘI - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả thực hiện Luận văn Trần Văn An
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thế Ân đã trực tiếp, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Trung Tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Hội bảo vệ Thiên nhiên Việt nam, trung tâm quan trăc môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du cùng các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Trần Văn An
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN -------------------------------------------------------------------- i LỜI CẢM ƠN------------------------------------------------------------------------ ii MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------iii DANH MỤC VIẾT TẮT-----------------------------------------------------------vi DANH MỤC BẢNG ---------------------------------------------------------------vii DANH MỤC BIỂU ĐỐ ---------------------------------------------------------- viii MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------1 1. Tính cấp thiết của đề tài-------------------------------------------------------1 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu---------------------------------------------1 2.1. Mục đích----------------------------------------------------------------------1 2.2. Yêu Cầu ----------------------------------------------------------------------1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU -----------------------------------------3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài---------------------------------------------------3 1.2. Tổng quan về chất lượng nước --------------------------------------------4 1.2.1. Khái niệm về nước--------------------------------------------------------4 1.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước -----------------------------------4 1.2.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước---------------------------------- 13 1.3. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam ---- 17 1.3.1. Hiện Trạng chất lượng nước sông trên thế giới --------------------- 17 1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam----------------------- 21 1.4. Giới thiệu khái quát về sông Đuống ------------------------------------ 23 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------ 23 1.4.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội------------------------------------------ 25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU------ 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu--------------------------------------- 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------- 26 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu----------------------------------------------------- 26
  • 6. iv 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu--------------------------------------- 26 2.3. Nội dung nghiên cứu------------------------------------------------------- 26 2.4. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------- 26 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp-------------------------------- 26 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu -------------------------------------------------- 27 2.4.3. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước ------------------ 28 2.4.4. Phương pháp quan trắc ------------------------------------------------- 28 2.4.5. Phương pháp so sánh đánh giá ---------------------------------------- 29 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu -------------------------------------------- 29 2.4.7. Phương pháp dự báo chất lượng môi trường nước ----------------- 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-------------------------------------- 32 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du và khu vực nghiên cứu sông Đuống--------------------------------------------------------- 32 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên------------------------------------------------------- 32 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tiên Du---------------------------- 35 3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông đuống đoạn chảy qua huyện Tiên Du----------------------------------------------------------------------------------- 41 3.2.1. Chất lượng nước Sông Đuống tại các vị trí quan trắc----------------- 41 3.2.2. Chất lượng nước Sông Đuống qua thời gian quan trắc --------------- 48 3.3. Diễn biến chất lượng nước sông Đuống đoạn chảy qua huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2013 ------------------------------------------------------- 55 3.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Đuống - 57 3.4.1. Nguyên nhân trực tiếp-------------------------------------------------- 57 3.4.2. Nguyên nhân gián tiếp-------------------------------------------------- 59 3.5. Dự báo thải lượng chất thải rắn và nước thải có khả năng gây ô nhiễm nước mặt sông Đuống 3.5.1. Dự báo ô nhiễm cho từng lĩnh vực hoạt động riêng biệt 3.5.2. Dự báo ô nhiễm trên toàn khu vực nghiên cứu 3.6. Các giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng nước sông Đuống đoạn chảy qua huyện Tiên Du ------------------------------------------------ 65
  • 7. v KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ------------------------------------------------------- 71 1. KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------- 71 2. ĐỀ NGHỊ----------------------------------------------------------------------- 71
  • 8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt KCN : Khu công nghiệp LVS : Lưu vực sông NTSH : Nước thải sinh hoạt QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCMT : Tổng cục Môi trường TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBBVMT : Ủy ban Bảo vệ môi trường UBND : Ủy ban Nhân dân WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh HN : Hà Nội Ký hiệu: PH : chỉ số xác định tính chất axit và bazơ trong nước BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa DO : Nhu cầu oxi hóa học TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1: Vị trí và tọa độ lấy mẫu 27 Bảng 2.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước 28 Bảng 2.3. Thông tin về trang thiết bị và phương pháp phân tích. 29 Bảng 3.1. Bảng giá trị trung bình kết quả đợt I quan trắc tại các điểm trên Sông Đuống 41 Bảng 3.2. Giá trị trung bình kết quả quan trắc Sông Đuống theo thời gian 48 Bảng 3.3. Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp trên khu vực nghiên cứu 58 Bảng 3.4. Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp 58
  • 10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỐ Trang Hình 3.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu 33 Hình 3.2: Sơ đồ và vị trí lấy mẫu 41 Biểu đồ 3.1. Giá trị pH của nước Sông Đuống tại các vị trí quan trắc 42 Biểu đồ 3.2. Giá trị DO của Sông Đuống tại các vị trí quan trắc. 43 Biểu đồ 3.3. Giá trị BOD của Sông Đuống tại các vị trí quan trắc. 44 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí quan trắc. 45 Biểu đồ 3.5. Giá trị Coliform của Sông Đuống tại các vị trí quan trắc. 47 Hình 3.6. Giá trị pH của Sông Đuống theo thời điểm 49 Hình 3.7. Giá trị DO của Sông Đuống tại các thời điểm quan trắc 50 Hình 3.8. Giá trị BOD của Sông Đuống tại các thời điểm quan trắc 51 Hình 3.9. Giá trị TSS của Sông Đuống tại các thời điểm 53 Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các thời điểm 54 Biểu đồ 3.12. Diễn biến nồng độ DO trên sông Đuống sau điểm tiếp nhận nước thải thuộc sông Đuống Cầu Hồ đoạn chảy qua huyện Tiên Du trong các năm 2011-2013 56
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa, con người đã khai thác và sử dụng nguồn nước mặt để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và văn hoá-xã hội trên thế giới thì nước mặt càng trở nên quan trọng với toàn nhân loại. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông dày đặc và nhiều LVS rộng lớn. Không chỉ là nguồn nước cho cuộc sống, sông Việt Nam còn là chiếc nôi văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết tất cả các con sông ở Việt Nam đang kêu cứu, nhất là những con sông phải hứng chịu nhiều nước thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, khu dân cư… Những nguồn tác động này đã khiến cho 9 LVS lớn với diện tích khoảng 10.000 km2 của nước ta bị ô nhiễm ở mức báo động. Huyện Tiên Du đã và đang trên con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Nguồn nước dồi dào của sông Đuống chảy qua huyện đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, chính các hoạt động sinh hoạt và sản xuất đã và đang gây ra ô nhiễm nguồn nước sông. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước để có các biện pháp quản lý, xử lý kịp thời là hết sức cần thiết. Trước yêu cầu này, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt Sông Đuống, đoạn chảy qua huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ”. 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Đánh giá Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Đuống, đoạn chảy qua huyện Tiên Du và xác định những nguyên nhân gây ô nhiễm để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn chất lượng nước sông, góp phần đảm bảo an toàn nguồn tài nguyên nước mặt của huyện Tiên Du. 2.2. Yêu Cầu - Đánh giá Hiện trạng chất lượng nước mặt Sông Đuống, đoạn chảy qua huyện
  • 12. 2 Tiên Du. - Phân tích được những nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước sông. - Đề xuất được một số giải pháp khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng nguồn nước mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu.
  • 13. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Khái quát chung Sông Đuống là con sông quan trọng nối hệ thống sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Sông Đuống có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sông cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ giao thông, khai thác cát lòng sông… Khu vực sông Đuống có quá trình phát triển kinh tế năng động, với nhiều ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất hiện nay trong nước. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế thì các vấn đề về môi trường cũng đã nảy sinh. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chất lượng nước sông Đuống đã bị suy giảm, nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề. Đoạn trung lưu sông Đuống chảy qua huyện Tiên Du là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao. Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng nước của đoạn này đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (QCVN 08 -2008). Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa cạn, khi nước ở thượng nguồn ít. Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền vẫn chưa tìm ra giải pháp đồng bộ để cứu sông. Tình trạng ô nhiễm và suy thoái khả năng tiếp nhận của dòng sông đã đến mức báo động, trong khi dự báo tác động môi trường của quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Do đó việc đánh giá Hiện trạng chất lượng nước mặt Sông Đuống, đoạn chảy qua huyện Tiên Du sẽ phần nào xác định được mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong nước mặt Sông Đuống đoạn chảy qua huyện Tiên Du, từ đó xây dựng các chương trình, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt huyện Tiên Du.
  • 14. 4 1.2. Tổng quan về chất lượng nước 1.2.1. Khái niệm về nước Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. 1.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước 1.2.2.1 Các ion vô cơ hòa tan: Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển. Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO4 2-, PO4 3-, Na+, K+. Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F... a.Các chất dinh dưỡng (N, P) Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. * Amoni và amoniac (NH4 +, NH3): nước mặt thường chỉ chứa một lượng nhỏ (dưới 0,05 mg/L) ion amoni (trong nước có môi trường axít) hoặc amoniac (trong nước có môi trường kiềm). Nồng độ amoni trong nước ngầm thường cao hơn nhiều so với nước mặt. Nồng độ amoni trong nước thải đô thị hoặc nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm thường rất cao, có lúc lên đến 100 mg/L. Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam về nước mặt (TCVN 5942-1995) quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac) trong nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,05 mg/L (tính theo N) hoặc 1,0 mg/L cho các mục đích sử dụng khác. * Nitrat (NO3 -): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường nhỏ hơn 5 mg/L. Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khu
  • 15. 5 nông nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Trẻ em uống nước chứa nhiều nitrat có thể bị mắc hội chứng methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”). TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục đích sinh hoạt là 10 mg/L (tính theo N) hoặc 15mg/L cho các mục đích sử dụng khác. * Photphat (PO4 3-): cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Nồng độ photphat trong các nguồn nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/L. Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng độ photphat đến 0,5 mg/L. Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhiều tiêu chuẩn chất lượng nước không quy định nồng độ tối đa cho photphat. Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng). Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức ³ 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “được nuôi dưỡng tốt”. Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian, do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ. Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.
  • 16. 6 b.Sulfat (SO4 2-): Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng. c.Clorua (Cl-): Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,... Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt. d.Các kim loại nặng: Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác. * Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá. * Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Vào thập niên 50, 60, ô nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải sản. Hơn 1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt trong vịnh này. Đây là một trong các sự cố môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại. * Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự
  • 17. 7 nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...). Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO3 3-), asenat (AsO4 3-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ. 1.2.2.2. Các chất hữu cơ a. Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi) Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị , nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thải sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá. b. Các chất hữu cơ bền vững Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người. Cácchất polychlorophenol(PCPs), polychlorobiphenyl(PCBs: polychlorinated biphenyls), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ(PAHs: polycyclic aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền vững. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thoích sinh trưởng…). Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường. * Nhóm hợp chất phenol Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp (lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…).Các hợp chất này làm cho nước có
  • 18. 8 mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư (carcinogens). TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của các hợp chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,001 mg/l. *Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) hữu cơ. Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại HCBVTV đang được sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ. Trong số đó phần lớn là các hợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các nhóm: • Photpho hữu cơ • Clo hữu cơ • Cacbamat • Phenoxyaxetic • Pyrethroid Hầu hết các chất này có độ tính cao đối với con người và động vật. Nhiều nhất trong số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ, bị phân huỷ rất chậm trong môi trường, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con người. Nhiều trong số các HCBVTV là tác nhân gây ung thư. TCVN 5942-1995 quy định nồmg độ tối đa cho phép của tổng các HCBVTV trong nước bề mặt là 0,15 mg/l, riêng với DDT là 0,01 mg/l. * Nhóm hợp chất dioxin. Nhóm dioxin là hai nhóm hợp chất tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất các hợp chất clo hoá. Dioxin cũng được tạo thành khi đốt cháy các hợp chất clo hoá ở nhiệt độ thấp (dưới 1000o C). Hai nhóm hóa chất này là polychlorinateddibenzo-p-dioxins(PCDDs) và polychlorinated dibenzofurans (PCDFs). * Nhóm hợp chất polychlorinated biphenyl(PCBs). PCB là nhóm hợp chất có từ 1 đến 10 nguyên tử clo gắn vào các vị trí khác nhau của phân tử phenyl. Có thể có đến 209 hợp chất thuộc loại này. Công nghiệp thường sản xuất được các hỗn hợp chứa nhiều loại PCB khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, trong đó thông thường có một ít tạp chất dioxin. PCBs bền hoá học và cách điện tốt, nên được dùng làm dầu biến thế và tụ điện, ngoài ra chúng còn được dùng làm dầu bôi trơn, dầu thuỷ lực, tác nhân truyền nhiệt…Đến khoảng thập niên 1960 người ta đã phát hiện ra nguy cơ gây ô nhiễm PCBs từ các nghành công nghiệp. PCBs lúc đó đã có mặt gần
  • 19. 9 như khắp nơi, đặc biệt là nguy cơ tích luỹ PCBs trong mô mỡ động vật. Trong mô mỡ của nhiều loại động vật có vú ở biển có chứa nồng độ PCBs lớn gấp 10 triệu lần PCBs trong nước. Những năm cuối thập niên 1970, việc sản xuất PCBs bắt đầu bị đình chỉ ở hầu hết các nước. PCBs có thể làm giảm khă năng sinh sản, giảm khả năng học tập của trẻ em; chúng cũng có thể là tác nhân gây ung thư. Tuy vậy, cũng như các dioxin, bằng chứng về tác hại của PCBs cũng chưa rõ lắm, do nồng độ của chúng trong môi trường thường rất nhỏ và tác hại lại có xu hướng diễn ra sau một thời gian đủ dài. * Nhóm hợp chất hidrocacbon đa vòng ngưng tụ (polynuclear aromatic hidrocacbon PAHs) Các hợp chất PAH thường chứa hai hay nhiều vòng thơm. PAH là sản phẩm phụ của các quá trình cháy khômg hoàn toàn như: cháy rừng, cháy thảo nguyên, núi lửa phun trào (quá trình tự nhiên); động cơ xe máy, lò nung than cốc, sản xuất nhựa asphalt, sản xuất thuốc lá, nướng thịt…(quá trình nhân tạo). Các PAH thường gây hại khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài, nhưng không gây hại đáng kể nếu dùng một lượng lớn trong một lần. Trong số các hợp chất PAH có 8 hợp chất được xem là tác nhân gây ung thư. Thông thường thực phẩm hằng ngày là nguồn đưa PAHs chính vào cơ thể người(95%), thuốc lá, rau không rửa sạch, ngũ cốc chưa được tinh chế, thịt cá xông khói là các nguồn đưa một lượng đáng kể PAHs vào cơ thể. 1.2.2.3. Dầu mỡ Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thô có chứa hàng ngàn các phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26. Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại. Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs, PCBs,…Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ. Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu mỡ. Các loại động thực vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với dầu mỡ, do đó trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại phát triển mạnh. Giao
  • 20. 10 thông thủy, khai thác và đặc biệt vận chuyển dầu thô là nguồn gây ô nhiễm dầu mỡ chủ yếu đối với môi trường nước. 1.2.2.4. Các chất có màu Nước nguyên chất không có màu, nhưng nước trong tự nhiên thường có màu do các chất có mặt trong nước như: - Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan, các chất thải công nghiệp. - Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…) Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan hoặc chất keo có trong nước. Màu biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra. Ngoài các tác hại có thể có của các chất gây màu trong nước, nước có màu còn được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan, gây trở ngại cho nhiều mục đích khác nhau. 1.2.2.5. Các chất gây mùi vị Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước. Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sức khỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái như: - Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp. - Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật. - Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ. Cũng như các chất gây màu, các chất gây mùi vị có thể gây hại cho đời sống động thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm quan. Tuy nhiên một số khoáng chất có mặt trong nước tạo ra vị nước tự nhiên, không thể thiếu được trong nước uống sạch, do chúng là nguồn cung cấp các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Khi hàm lượng các chất khoáng này thấp hoặc không có, nước uống sẽ trở nên rất nhạt nhẽo. 1.2.2.6. Các vi sinh vật gây bệnh Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán.
  • 21. 11 a. Vi khuẩn Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào, nhưng chưa có cấu trúc nhân phức tạp, thuộc nhóm prokaryotes và thường không màu. Vi khuẩn là dạng sống thấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên sinh chất từ môi trường xung quanh. Vi khuẩn thường có dạng que (bacilli), dạng hình cầu (cocci) và dạng hình phẩy (spirilla, vibrios, spirochetes). Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả (cholera, do vi khuẩn Vibrio comma), bệnh thương hàn (typhoid, do vi khuẩn Salmonella typhosa),… b. Vi rút Vi rút là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước rất bé, có thể chui qua được màng lọc vi khuẩn. Cho đến nay, vi rút là cấu trúc sinh học nhỏ nhất được biết đến, chỉ có thể thấy được vi rút qua kính hiển vi điện tử. Vi rút có mang đầy đủ thông tin về gen cần thiết giúp cho quá trình sinh sản và những vật ký sinh cần phải sống bám vào tế bào sinh vật chủ (từ vi khuẩn đến tế bào động vật, thực vật). Ví rút có trong nước có thể gây các bệnh có liện quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tuỷ xám, viêm gan,… Thông thường khử trùng bằng các quá trình khác nhau trong giai đoạn xử lý nước có thể diệt được vi rút. Nhưng hiệu quả cụ thể của quá trình khử trùng chưa được đánh giá đúng mức đối với virút, do kích thước vi rút quá nhỏ và chưa có phương pháp kiểm tra nhanh để phân tích. c. Động vật đơn bào Động vật đơn bào là dạng động vật sống nhỏ nhất, cơ thể có cấu tạo đơn bào nhưng có chức năng hoạt động phức tạp hơn vi khuẩn và vi rút. Động vật đơn bào có thể sống độc lập hoặc ký sinh, có thể thuộc loại gây bệnh hoặc không, có loại kích thước rất nhỏ, nhưng cũng có loại kích thước lớn nhìn thấy được. Các loài động vật đơn bào dễ dàng thích nghi với điều kiện bên ngoài nên chúng tồn tại rất phổ biến trong tự nhiên, nhưng chỉ có mật số ít thuộc loại sinh vật gây bệnh. Trong điều kiện môi trường không thuận lợi, các loài động vật đơn bào thường tạo lớp vỏ kén bao bọc (cyst), rất khó tiêu diệt trong quá trình khử trùng. Vì vậy, thông thường trong quá trình xử lý nước sinh hoạt cần có công đoạn lọc để loại bỏ các động vật đơn bào ở dạng kén này.
  • 22. 12 d. Giun sán Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Nước là môi trường vận chuyển giun sán quan trọng. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả. Người thường tiếp xúc với các loại nước chưa xử lý có thể có nguy cơ nhiễm giun sán. 1.2.2.7. Các sinh vật chỉ thị cho sinh vật gây bệnh Việc phân tích nước để phát hiện toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh thường rất mất thời gian và công sức. Thông thường, người ta chỉ thực hiện một phép kiểm nghiệm cụ thể nào đó để xác định sự có mặt của một vi sinh vật gây bệnh xác định khi có lý do để nghi ngờ về sự có mặt của chúng trong nguồn nước. Khi cần kiểm tra thường kỳ chất lượng nước, người ta sử dụng các vi sinh vật chỉ thị. Các sinh vật chỉ thị là là các sinh vật mà sự hiện diện của chúng biểu thị cho thấy nước đang bị ô nhiễm các sinh vật gây bệnh, đồng thời phản ánh sơ bộ bản chất và mức độ ô nhiễm. Một số sinh vật chỉ thị lý tưởng phải thoả mãn các điểm sau: - Có thể sử dung cho tất cả các loại nước. - Luôn luôn có mặt khi có sinh vật gây bệnh. - Luôn luôn không có mặt khi không có sinh vật gây bệnh. - Có thể xác định được dễ dàng thông qua các phương pháp kiểm nghiệm, không bị ảnh hưởng cản trở do sự có mặt của các sinh vật khác trong nước. - Không phải là sinh vật gây bệnh, do đó không có hại cho kiểm nghiệm viên. Trong thực tế, hầu như không thể tìm được sinh vật chỉ thị nào hội đủ các điều kiện nêu trên. Hầu hết các sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thường xuất phát từ nguồn gốc phân người và động vật. Do đó, bất kỳ sinh vật nào có mặt trong đường ruột của người và động vật và thoả mãn các điều kiện nêu trên đều có thể dùng làm sinh vật chỉ thị. Tổng coliforms (total coliforms), fecal coliforms, fecal streptococci, và clostridium perfringens, thường là các sinh vật chỉ thị được dùng để phát hiện sự ô nhiễm phân của nước. Trong số đó, nhóm tổng coliform (total coliformsgroup) bao gồm Escherichia coli (E.coli), Enterobacter aerogenes, Citrobacter fruendii,… thường dược sử dụng nhất. Total coliforms thường được dùng để đánh giá khả năng bị ô nhiễm phân của nước uống. Fecal
  • 23. 13 coliforms được dùng với các loại nước sông suối bị ô nhiễm, nước cống, nước hồ bơi,… Ở các vùng ôn đới E.coli là loại chiếm ưu thế trong đường ruột con người, trong lúc đó ở nước vùng nhiệt đới E.coli không phải là loại vi khuẩn chủ yếu trong ruột con người. Vì vây, total coliform là test thường dùng để phát hiện khả năng ô nhiễm phân của nướcở vùng này. Fecal streptococci, cũng là loại vi khuẩn đường ruột, nhưng có nhiều trong động vật hơn ở con người. Do đó, tỷ số của Fecal coliforms và Fecal streptococci (FC/FS) có thể cho biết nước đang bị ô nhiễm phân người hay phân động vật. Khi tỷ số này nhỏ hơn 0.7 thì nước được xem là bị ô nhiễm phân động vật. Sinh vật (vi khuẩn) chỉ thị thường được xác định bằng 2 cách: phương pháp lọc màng (membrane filter, hay còn gọi là phương pháp MF, kết quả biểu diễn bằng số vi khuẩn/100 ml) và phương pháp MPN (Most Probale Number, hay còn gọi là phương pháp lên men ống nghiệm, kết quả biểu diễn bằng số MPN/100 ml). 1.2.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước 1.2.3.1. Ô nhiễm sinh học Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, sữa, g, giấy, lò sát sinh... Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong 1cm3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh (Furon, 1962). Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố 500.000 dân. Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và
  • 24. 14 mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol. Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5 ( nhu cầu O2 sinh học trong 5 ngày đầu tiên). Thí dụ ở Paris BOD5 là 70g/người/ngày. Tiêu chuẩn nước uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới 5mg/l, nồng độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l, chứa dưới 50 mầm coliform/cm3 và không có chất nào độc cả. Tiêu chuẩn của các quốc gia khác cũng tương tự. 1.2.3.2. Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp. Nhiễm độc chì (Saturnisne): Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. 1.2.3.3. Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa... a) Hydrocarbons (CxHy) Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen. Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường. Tuy nhiên, đại đa số CxHy là lỏng và rắn. Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et al.,1996]. Chúng là
  • 25. 15 một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Ðôi khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 -0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989). Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon, 1962). Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển. b) Chất tẩy rửa: bột giặt tổng hợp và xà bông Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non- ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni). c) Nông dược (Pesticides) Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ. Người ta phân biệt: * Thuốc sát trùng (insecticides).
  • 26. 16 * Thuốc diệt nấm (fongicides). * Thuốc diệt cỏ (herbicides). * Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides). * Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides). Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển. Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà máy sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000 km2 (Mc Gregor, 1976), làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua. Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể. 1.2.3.4. Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.
  • 27. 17 1.3. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Hiện Trạng chất lượng nước sông trên thế giới Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con sông đã được đề cập tới nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất thế giới đã trở nên cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng nước của các con sông lớn trên thế giới đang giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, loài vật và tương lai của trái đất. Có tới 20 con sông lớn nhất thế giới đang bị các con đập ngăn chặn dẫn đến hậu quả là 1/5 chủng loại cá đang trên bờ tuyệt chủng. Sông Jordan (bang Utah, Mỹ) và sông Rio Grande (biên giới Mỹ -Mexico) được xem là con sông cạn nhất so với chiều dài của nó. Theo Công trình nghiên cứu của Alexandra Evans et al. (2012) cho thấy sông ở châu Á bị ô nhiễm nặng chất thải sinh hoạt. Nhiều con sông trong khu vực chứa tới 3 lần lượng vi khuẩn có nguồn gốc từ chất thải của con người so với mức trung bình của thế giới (đo theo lượng vi khuẩn coli hoặc FC). Ô nhiễm do nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp trong khu tăng 62% trong giai đoạn1990-2002 và lượng phân bón khoáng sản tiêu thụ tăng 15%. Mức độ rất cao các chất dinh dưỡng được tìm thấy ở 50% các con sông trong khu vực và mức độ vừa phải trong 25% các con sông khác. Mức độ dinh dưỡng cao gây ra hiện tượng phú dưỡng, bao gồm sự sinh sôi mạnh của tảo gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước ngọt. Thuốc trừ sâu là một vấn đề khác trong khu vực. Ví dụ như ở Ấn Độ, việc sử dụng thuốc trừ sâu tăng 750% từ giữa những năm 1900 cho đến ngày nay và thậm chí những loại thuốc trừ sâu đã bị cấm vẫn được phát hiện ở sông Hằng vượt quá khuyến nghị quốc tế. Ở Trung Á, việc sử dụng lượng nhỏ thuốc trừ sâu nhập khẩu không đúng qui định đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng. Về phía nam của khu vực, tại Sri Lanka việc xử lý thuốc trừ sâu chưa sử dụng, rửa thiết bị và điều kiện kho chứa kém được xác định là yếu tố góp phần ô nhiễm nước mặt. Ô nhiễm do công nghiệp: Các nền kinh tế nông nghiệp truyền thống Châu Á đang tìm cách để chuyển đổi thành những nền kinh tế công nghiệp. Việc chuyển đổi này gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là trong trường hợp gây ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm công nghiệp, được chỉ định bởi BOD (nhu cầu ôxi sinh hóa), cao nhất là ở một số các nước Trung Á và Đông Bắc Á, tiếp sau là các nước Nam Á. Các nguồn ô nhiễm chính là từ các ngành công nghiệp sản xuất kim loại, giấy và
  • 28. 18 bột giấy, dệt may, thực phẩm và đồ uống. Ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng là một đóng góp đáng kể đối với hiện tượng ô nhiễm này Theo CSIR (2010), một quan điểm về nước ở Nam Phi năm 2010 lập luận rằng điều kiện khí hậu của phía nam Châu Phi, kết hợp với các yếu tố khác nhau, dẫn đến thay đổi lớn về quy mô đối với hệ sinh thái thủy sinh và hiện tượng phú dưỡng của các con sông và hồ chứa nước. Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tài nguyên nước là: việc xả thải nước thải chưa qua xử lý và đã xử lý; tải lượng chất dinh dưỡng quá mức từ các dòng chảy từ nông nghiệp; điều chỉnh chế độ dòng chảy sông; và thay đổi sử dụng đất và mô hình sử dụng đất. Trong hầu hết các hồ chứa phú dưỡng và các con sông ở Nam Phi chiếm ưu thế là thực vật phù du thường là Microcystis cyanobacteria và Anabaena. Sự tăng trưởng quá mức của cyanobacteria độc ("tảo xanh") dẫn đến các vấn đề trong thanh lọc nước do sự hiện diện của các chất chuyển hóa độc hại và mùi vị và các hợp chất gây mùi. Bởi vì các chất dinh dưỡng có mặt trong nước thải, vấn đề được nhấn mạnh bất cứ nơi nào có sự tập trung của con người và động vật. Vi sinh vật trong nước đại diện cho một trong những yếu tố chính quyết định sự phù hợp để sử dụng. Việc định cư của con người, sự thiếu vệ sinh và thói quen đổ thải, nước mưa và nước thải tràn là những nguồn thải chính làm suy giảm chất lượng vi sinh vật trong nước ở Nam Phi. Sự lây lan của các căn bệnh như cryptosporidiosis, kiết lỵ, dịch tả và thương hàn là do việc sử dụng nước bị ô nhiễm bởi vấn đề phân. Vi sinh vật có nguồn gốc từ phân cũng có thể lưu lại trên trái cây và các loại cây trồng thông qua ô nhiễm bề mặt và chất lượng nước uống, trong các khu vực ven đô thị và nông thôn. Một số các khu vực có rủi ro cao nhất về sức khỏe do nước bề mặt nhiễm phân là các thị trấn và khu vực xung quanh: Klein Letaba, sông Elands (Mpumalanga); Kokstad, Newcastle, Dundee, Ulundi Esigodini, sông Nsikazi; Matsulu và Ngnodini (KwaZulu-Natal); Tolwane, Makapanstad, Mafkeng (Tây Bắc); Matatiele, Maclear, Port St Johns, sông Buffels (Eastern Cape); Phuthaditjhaba (Free State); Pholokwane, Lebowakgomo (Limpopo) và Garankuwa, Tshwane, và Olifants, Elands và sông Apies (Gauteng). Công trình nghiên cứu của Abu-Zeid và Abdel-Meguid (2009) cho thấy ở Bắc Phi suy thoái môi trường là một vấn đề nghiêm trọng. Ô nhiễm nước trong khu vực kết quả từ đô thị hóa và tác động liên quan của nó, và mở rộng công trình thủy lợi đó là kết hợp với
  • 29. 19 quản lý kém và thiếu hệ thống thoát nước thích hợp vào nông nghiệp. Nguồn nước bị ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực là chủ yếu từ một hoặc kết hợp của những điều sau đây: Xử lý chất thải không đầy đủ và xả nước thải chưa qua xử lý và vững chắc chất thải ra cống rãnh, kênh rạch, và các cơ quan nước mặt; Thực hành vệ sinh kém dẫn đến sự thẩm thấu của thành phố không được điều trị nước thải từ bể tự hoại kém duy trì, và các chất thải khác mà xử lý thấm vào nước ngầm; Nước biển xâm nhập vào tầng nước ngầm ven biển do khai thác quá mức nước ngầm; Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, xả vào mạng lưới thoát nước thành phố, trực tiếp vào mặt và nước ngầm; Rò rỉ từ các bãi chôn lấp unproperly thiết kế nơi chất thải rắn là bán phá giá; Rò rỉ và dòng chảy của hoá chất nông nghiệp như phân bón và không thuốc trừ sâu phân hủy sinh học. Theo EPA (2013) chỉ ra rằng ở Hoa Kỳ năm 2008-2009 vấn đề hàng đầu của chất lượng nước sông và suối là ô nhiễm chất dinh dưỡng và suy thoái môi trường sống: 40% sông của quốc gia và suối có hàm lượng phốt pho cao, 27% có hàm lượng nitơ cao. Ô nhiễm photpho và nitơ từ phân bón dư thừa, nước thải và các nguồn khác, và có thể gây tảo phát triển mạnh, nồng độ oxy thấp , và nhiều vấn đề khác. Thảm thực vật nghèo và mức độ tác động cao của con người gần khu vực bờ sông và suối cũng là hiện tượng phổ biến rộng rãi . Những điều kiện môi trường sống làm cho sông suối dễ bị lũ lụt, góp phâ gây xói mòn và cho phép nhiều chất ô nhiễm thâm nhập vào nguồn nước. Báo cáo chỉ ra rằng 15% sông suối có mức độ vượt quá trầm tích ở đáy sông, nó có thể dập tắt môi trường sống , nơi có nhiều sinh vật dưới nước sống hoặc sinh sản. Trầm tích dư thừa được phát hiện có tác động đáng kể đến điều kiện sinh học. Liên Hợp Quốc đưa ra báo cáo chính thức để báo cáo các chính phủ về tốc độ xuống cấp đáng báo động của các dòng sông, ao hồ, và các hệ thống cung cấp khác. Một báo cáo khác cho biết toàn thế giới có khoảng 1,1 tỷ người thiếu nước sạch để dùng, trung bình 5 người có 1 người không có nước sạch để dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại dịch bệnh làm 3,1 triệu người chết vào năm 2002. Trước tình hình nguy kịch của hệ thống sông ngòi trên thế giới, LHQ chọn ngày 14/3 là ngày thế giới hành động đề tập trung sự chú ý của toàn cầu tới những dòng sông. Quỹ Quốc tế về thiên nhiên – WWF (2007) cho biết 5 dòng sông đang phục vụ cho khoảng 870 triệu người ở châu Á hiện nằm trong số 10 dòng sông bị đe dọa nhiều nhất trên
  • 30. 20 thế giới. Theo WWF, những con sông nói trên - gồm sông Trường Giang (Trung Quốc), sông Salween (chảy qua Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan), sông Indus (Pakistan), sông Hằng (Ấn Độ) và sông Mê Kông - đang phải chịu những mối đe dọa nghiêm trọng khác nhau.Cụ thể là việc đánh bắt cá quá nhiều hiện là mối đe dọa chính đối với sông Mê Kông, trong khi sông Trường Giang đối mặt với tình trạng ô nhiễm. Mối đe dọa của 3 con sông còn lại đến từ những con đập và các dự án cơ sở hạ tầng. Những con sông còn lại nằm trong danh sách của WWF là sông Rio Grande/Rio Bravo và sông La Plata ở châu Mỹ La tinh, sông Danube ở Trung Âu, sông Nile-Lake Victoria ở châu Phi và sông Murray-Darling ở Úc. WWF cho biết các mối đe dọa nhằm vào những lưu vực sông trên thế giới rất đa dạng và có liên hệ với nhau, cần đến những chính sách tổng thể hơn là những nỗ lực chỉ nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để rồi cuối cùng lại gây tác dụng ngược. Chẳng hạn như, theo WWF, khi các chính phủ lo lắng về nguy cơ thiếu nước do sự thay đổi khí hậu gây ra, họ đã cho xây đập để lưu trữ nhiều nước hơn. Nhưng việc làm này có thể khiến các dòng sông mất nhiều nước hơn, từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề về sinh thái. Ngoài ra, nhiều chính phủ cũng tập trung xây dựng các nhà máy thủy điện vốn được xem như một nguồn năng lượng sạch. Khi đó, số lượng đập nước sẽ nhiều hơn, đe dọa đến các dòng nước và nguồn thủy sản. Theo WWF, nếu không có những giải pháp hiệu quả, các mối đe dọa trên có thể khiến hàng ngàn loài cá biến mất và gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Hiện tại, sông Trường Giang ở Trung Quốc, do hậu quả của hàng chục năm công nghiệp hóa, xây dựng đập thủy điện, trở thành một trong những dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới. Trong khi đó, tình trạng khai thác cát quá mức lại đang diễn ra ở sông Mekong. Nước của rất nhiều con sông như sông Ấn, sông Hằng ở châu Á, sông Nile ở châu Phi hiện giờ không thể chảy ra tới biển được nữa. Các con đập lớn đã hủy hoại môi trường sống và cắt dòng sông ra khỏi lưu vực chảy quen thuộc. Tình trạng khí hậu thay đổi cũng có thể ảnh hưởng tới qui luật đã có hàng ngàn năm nay của các dòng sông. Việc các con sông khô hạn có thể ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước ngọt và đời sống của các loài thủy sinh cùng hàng triệu người ở vùng hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng. Lượng cá ở các sông ngòi, nguồn cung cấp protein và dinh dưỡng cho hàng trăm ngàn cộng đồng trên khắp thế giới hiện cũng bị đe dọa bởi thảm họa này. WWF kêu gọi các chính phủ nhanh chóng có biện
  • 31. 21 pháp quản lý tốt hơn các nguồn nước chung để giảm thiểu các thiệt hại của tình trạng này. Do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ dẫn đến việc các lưu vực sông lớn phải chứa đựng một lượng lớn chất thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chưa được xử lý triệt để thải ra. Như ở Trung Quốc, nhiều năm gần đây ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy sự không bền vững trong sự dụng TNN và các hệ sinh thái trong lưu vực. Có khoảng 62,6 tỷ tấn nước thải đổ ra các dòng sông mỗi năm – riêng sông Yangtze nhận 22 tỷ tấn, sông Hoàng Hà nhận 3,9 tỷ tấn trong đó có (62 % nước thải công nghiệp, 36% trong số đó chưa xử lý). Các dạng nước ô nhiễm thường gặp trên thế giới là ô nhiễm do dinh dưỡng, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm sông do KLN và các hóa chất độc hại khác. Trong đó ô nhiễm dinh dưỡng (nito, photpho, silic, cacbon) đang là mối quan tâm lơn của con người. Hàm lượng cao của các chất này đã gây nên hiện tượng phú dưỡng trong các dòng sông chảy chậm, ở hồ và biển. Sự dư thừa chất dinh dưỡng đến làm xuất hiện một số loài tảo làm cho nước ở một số biển và con sông bị biến màu. Ngoài ra, sự phân hủy kỉ khí đã sinh ra các chất độc như: H2S, NH3, … cộng thêm mùi hôi thối đã làm cho các con sông trở thành sông chết. Tóm lại với tình hình ngày càng phát triển và hiện đại hóa công nghiệp trên thế giới, vấn đề ôm nhiễm môi trường đang ngày càng báo động nếu không có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế, bảo vệ môi trường nói chung và các dòng sông nói riêng thì. 1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các con sông có chiều dài 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông, trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2 . Lưu vực của 13 hệ thống sông lớn chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ, 10 trong số 13 sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả - La, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu vực sông toàn quốc và gần xấp xỉ 80% diện tích quốc gia. Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế trên toàn quốc. Vấn đề chất thải là một nan đề của phát triển đối với những quốc gia còn đang phát triển, và chất thải
  • 32. 22 lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử lý. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa. Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn nước ở hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm. Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rửa, và nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt gia đình thì nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề cập đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát triển của từng nơi một. Đó là : + Lưu vực hệ thống sông Hồng + Lưu vực hệ thống sông Thái Bình + Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương + Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình. + Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu,Ninh Thuận, và Bình Thuận. + Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL. + Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Phân lưu Sông Đuống là dòng sông lớn nhánh sông Hồng với chiều dài 68 km, nối liền sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu – xã Xuân Canh huyện Đông Anh thành phố Hà Nội tại địa giới hành chính giữa huyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội và điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam. Về tổng thể sông Đuống chảy theo hương Tây-Đông. Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ
  • 33. 23 khi sông Hồng có lũ mới tràn qua được. từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30%. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại Thượng Cát, lưu lượng nước trung bình nhiều năm 880 m³/s, còn theo website tỉnh Bắc Ninh thì lưu lượng trung bình đạt khoảng 1.000 m³/s. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất 9.000 m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971). Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km. Mực nước cao nhất tại bến Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m, cao hơn so với mặt ruộng là 3–4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa. 1.4. Giới thiệu khái quát về sông Đuống 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 1.4.1.1. Đặc điểm địa hình Sông Đuống là dòng sông lớn nhánh sông Hồng với chiều dài 68 km, nối liền sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu – xã Xuân Canh huyện Đông Anh thành phố Hà Nội tại đại giới hành chính giữa huyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội và điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Về tổng thể sông Đuống chảy theo hương Tây-Đông. Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ mới tràn qua được. từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30%. 1.4.1.2. Địa chất Đặc điểm địa chất phân lưu sông Đuống tương đối đồng nhất do là nhánh của sông Hồng và nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên phân lưu sông Đuống mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc. 1.4.1.3 Về khí hậu, thủy văn
  • 34. 24 Phân lưu sông Đuống nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào. Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40 C - 29,90 C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230 C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình <200 C. Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng 12). Nhìn chung phân lưu sông Đuống có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích. Chế độ thủy văn của sông Đuống có mực nước các sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều tuy mức độ khác nhau (ở cửa sông rất mạnh và giảm dần vào nội địa, mức độ ảnh hưởng theo thời gian). Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc bộ là nhật triều, tức là mỗi ngày có một lần nước dâng cao lên tới mức cao nhất gọi là đỉnh triều và một lần xuống thấp nhất gọi là chân triều. Trong một tháng có hai kỳ triều (một kỳ triều cao và một kỳ triều kém hơn, mỗi kỳ khoảng 13,5 ngày) độ chênh chân đỉnh khoảng 2,5 ÷ 2m; Nối tiếp giữa hai kỳ
  • 35. 25 triều là một số ngày nước ròng với độ chênh chân đỉnh chỉ khoảng 0,2 ÷ 0,3m. Mực nước biển trung bình của các tháng IX đến tháng XII thường cao hơn mực nước trung bình năm và thấp hơn vào các tháng còn lại. Mực nước cao nhất tại Cầu Hồ là 2,66m (tháng 10 năm 1955 khi xảy ra bão) và mực nước thấp nhất là -1,62m (tháng 1 năm 1969); biên độ triều lớn nhất 3,94m. 1.4.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội 1.4.2.1 Vai trò của sông Đuống đối với đời sống kinh tế - xã hội trong phân lưu Phân lưu sông Đuống là một trong phân lưu sông lớn của sông Hồng. Sông Đuống đã làm nên nét văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và thành phố Hà Nội cũng như tỉnh Bắc Ninh nói riêng, là con sông quan trọng trong hệ thống sông nối sông Hồng với Thái Bình và là huyết mạch giao thông đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa các địa phương đặc biệt là khu kinh tế cảng Hà Nội và Hải Phòng. Sông Đuống có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong phân lưu của nó. Phân lưu vực sông Đuống hằng năm cung cấp hàng trăm triệu mét khối nước để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực… Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại Thượng Cát lưu lượng nước trung bình nhiều năm 880 m³/s, còn theo website tỉnh Bắc Ninh thì lưu lượng trung bình đạt khoảng 1.000 m³/s. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất 9.000 m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971). Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km. Mực nước cao nhất tại bến Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m, cao hơn so với mặt ruộng là 3–4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa. Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng. Hầu hết phân lưu sông Đuống đều có độ dốc <30 . Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.
  • 36. 26 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng nước mặt sông Đuống. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ tiến hành tại đoạn sông chảy qua địa phận huyện Tiên Du - Nghiên cứu tiến hành đánh giá các chỉ tiêu quan trắc ô nhiễm nước cơ bản, bao gồm: pH, DO, BOD5, TSS, Colifom. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian triển khai đề tài này từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014. Các mẫu quan trắc được lấy trên sông Đuống, đoạn chảy qua địa phận huyện Tiên Du. Quá trình phân tích mẫu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ môi trường, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 2.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài có các nội dung nghiên cứu sau: - Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du. - Đánh giá Hiện trạng chất lượng nước Sông Đuống đoạn chảy qua huyện Tiên Du. - Diễn biến chất lượng nước sông Đuống trên địa bàn nghiên cứu từ 2010 – 2013. - Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Đuống. - Dự báo chất lượng nước sông Đuống đến 2020 - Đề xuất biện pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng sông Đuống. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Phương pháp này được sự dụng nhằm thu thập các tài liệu, số liệu, các báo cáo tổng hợp và báo cáo chuyên ngành từ những cơ quan chức năng . Các thông tin về điều kiện tự nhiên, đặc điểm dòng chảy, đặc điểm kinh tế xã hội,
  • 37. 27 sự phát triển của các ngành Nông – Lâm – Công nghiệp, dịch vụ của tỉnh được thu thập từ kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Báo cáo hiện trạng trạng môi trường tỉnh các năm 2011, 2012, 2013 được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng quan trắc Môi trường của Tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã thu thập các báo cáo, các bản đồ, sách, thông tin trên mạng Internet có liên quan đến đề tài. 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu * Vị trí và thời gian lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu được được lựa chọn dựa theo địa hình và đặc điểm phân bố của các nguồn gây ô nhiễm dọc theo đoạn sông. Chi tiết về các điểm lấy mẫu được thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Vị trí và tọa độ lấy mẫu STT Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu Kinh độ Vĩ độ 1 Khu vực thôn Đinh xã Đại Đồng 106.008867 21.072691 2 Khu vực Đò Tri Phương 106.029252 21.073292 3 Khu vực Thôn Dền – xã cảnh Hưng 106.047478 21.076106 4 Xóm ngoài – giáp đê Cầu Hồ xã Minh Đạo 106.065086 21.084264 5 Khu vực Phà Hồ 106.087187 21.071690 6 Khu vực Cầu Hồ 106.093667 21.071770 Thời gian lấy mẫu được thực hiện theo 6 đợt: - Đợt 1: Tháng 10/2013 - Đợt 2: Tháng 12/2013 - Đợt 3: Tháng 02/2014 - Đợt 4: Tháng 04/2014 - Đợt 5: Tháng 06/2014 - Đợt 6: Tháng 08/2014
  • 38. 28 *Phương pháp lấy mẫu: Việc lấy mẫu được tuân thủ theo TCVN 6663-6:2008 về chất lượng nước – lấy mẫu nước. Các mẫu nước được lấy ở các điểm lấy mẫu trong trạng thái tự nhiên, không khuấy trộn. Lấy mẫu đơn và lấy ở độ sâu cách mặt nước 30 – 50 cm. 2.4.3. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước Tất cả các mẫu nước sau khi lấy được bảo quản tức thời trong thùng đá (nhiệt độ khoảng 4o C) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm (PTN). Tại PTN, các dụng cụ chứa mẫu được lưu trong tủ lạnh cho đến khi phân tích. Bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng TCVN 6663- 3:2008 về chất lượng nước – lấy mẫu nước (Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu). Quy định về bảo quản mẫu nước và phương pháp phân tích đối với các chỉ tiêu khác nhau được nêu trong bảng sau: Bảng 2.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước TT Thông số quan trắc Dụng cụ chứa mẫu Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản 1 BOD5 Chai nhựa Bảo quản lạnh 24 h 2 DO Chai nhựa Bảo quản lạnh 24 h 3 TSS Chai nhựa Bảo quản lạnh. 24 h 4 Coliform Chai thủy tinh Bảo quản lạnh 24 h 2.4.4. Phương pháp quan trắc 2.4.4.1. Phương pháp quan trắc ngoài thực địa Các thông số: pH, Nhiệt độ, Độ đục, Độ dẫn điện, DO được đo ngay tại chỗ bằng thiết bị đo nhanh xách tay hiệu Model U22XD-2M, hãng Horiba - Nhật Bản. Phương pháp đo được tiến hành bằng cách nhúng trực tiếp các điện cực xuống nước, đợi ổn định, đọc các trị số đo tương ứng từ màn hình của máy và ghi vào phiếu nhật ký lấy mẫu. 2.4.4.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
  • 39. 29 Các mẫu nước được phân tích tại phòng thí nghiệm môi trường của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ môi trường – Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Những thống số phân tích được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 2.3. Thông tin về trang thiết bị và phương pháp phân tích. STT Thông số Phương pháp phân tích Thiết bị phân tích 1 TSS SMEWW 2540D Cân phân tích 05 số, hệ thống lọc chân không, tủ sấy, Decicator 2 BOD5 SMEWW 5220C Hệ phá mẫu gia nhiệt điều khiển WTW 3 DO SMEWW 5210.B Tủ ủ, máy đo DO chuyên dụng 4 Coliform SMEWW 9222 B Tủ ấm 2.4.5. Phương pháp so sánh đánh giá Các thông số quan trắc và phân tích của nguồn nước mặt được so sánh với quy chuẩn môi trường QCVN08:2008. 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập, số liệu điều tra được xử lý bằng Excel, sử dụng những hàm phân tích thống kê mô tả đơn giản. 2.4.7. Phương pháp dự báo chất lượng môi trường nước Chất lượng nước sông được dự báo dựa theo mức độ phát thải của các nguồn công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), làng nghề, y tế và sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp tính toán cho từng nguồn thải được thực hiện như sau: * Thải lượng ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và làng nghề: Áp dụng phương pháp dự báo của WHO (1995) theo các đơn vị sản phẩm công nghiệp ej (kg chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm) để tính thải lượng từng tác nhân ô nhiễm (Lj) trong từng ngành công nghiệp. Đồng thời có thể dự báo bằng phương pháp phân tích mẫu thực (kết quả phân tích trung bình nhiều nhà máy cùng loại hình sản xuất) kết hợp đo đạc lưu lượng nước thải ở hiện tại và kế hoạch sản xuất trong tương lai ta có thể xác định chính xác thải lượng hiện tại và dự báo tương đối chính xác thải lượng trong tương lai. * Ước tính thải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt:
  • 40. 30 Phương phát tính toán lưu lượng và chất lượng nước thải dựa các hệ số ô nhiễm của WHO (1995). Chi tiết được trình bày trong bảng 2.4. Bảng 2.4: Hệ số ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt của con người Stt Thông số Đơn vị Hệ số ô nhiễm 1 BOD g/người/ngày 45-54 2 COD g/người/ngày 1,6-1,9 BOD 3 Chất lơ lửng g/người/ngày 60-90 4 Lượng nước sinh hoạt Lít/người/ngày 200 5 Chất thải rắn sinh hoạt Kg/người/ngày 0,5 6 Chất thải rắn bệnh viện Kg/giường/ngày đêm 2,5 (Nguồn: WHO, 1995) - Lưu lượng nước thải được đưa vào cống rãnh, sông hồ được tính trung bình là 80% lưu lượng nước cấp (WHO, 1995). * Thải lượng ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: được tính dựa trên chỉ số phát thải do WHO (1995) đề xuất cho các loại hình canh tác trên toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như sau: + Ước tính lượng nước hồi quy từ trồng trọt: Q = HSQ × S Trong đó: Q: lượng nước hồi quy (m3 /ngày) HSQ: Hệ số định mức lượng nước hồi quy (m3 /ha/ngày) S: diện tích đất trồng (ha) + Tải lượng ô nhiễm: Ej = F × DMTj Trong đó: Ej: tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) DTMj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (kg/ha/ngày) F: diện tích trồng trọt (ha) Bảng 2.5: Định mức tải lượng ô nhiễm trong trồng trọt Stt Thông số Định mức tải lượng (kg/ha/ngày) 1 Tổng N 0,12 2 Tổng P 0,02
  • 41. 31 3 COD 7,95 4 BOD5 4,19 (Nguồn: WHO, 1995) * Thải lượng ô nhiễm từ chăn nuôi và y tế: Tải lượng các chất ô nhiễm cho các hoạt động này cũng áp dụng cách tính toán của WHO (1995) với nguyên tắc sử dụng định mức tải lượng áp dụng trên đầu gia súc. Trong trước hợp tính toán lượng ô nhiễm của bệnh viện thì áp dụng theo đặc điểm chuyên khoa và số bệnh nhận tại các cơ sở y tế.
  • 42. 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du và khu vực nghiên cứu sông Đuống 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 200 05’30’’ đến 210 11’00’’ độ vĩ Bắc và từ 1050 58’15’’ đến 1060 06’30’’ độ kinh Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới. - Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành. - Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. - Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm. Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
  • 43. 33 Hình 3.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu Hình 3.1 :Bản đồ hành chính huyện Tiên Du Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất 3.1.1.2.1. Địa hình Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20- 120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển. Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
  • 44. 34 3.1.1.2.2. Địa chất Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc. 3.1.1.2.3 Về khí hậu, thủy văn Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào. Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40 C - 29,90 C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230 C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình <200 C. Hằng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40 C - 29,90 C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230 C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình <200 C. Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng
  • 45. 35 12). Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tiên Du 3.1.2.1. Đơn vị hành chính và dân số Toàn huyện Tiên Du năm 2012 có 187.400 nhân khẩu chiếm 24,87% dân số tỉnh Bắc Ninh. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2011 là 1.543 người/km2 , cao gấp 4,71 lần so với mật độ chung của tỉnh là 1251 người/km2 . Nhìn chung, huyện Tiên Du là huyện đang phát triển nhanh nhưng quy mô và mật độ dân số vẫn ổn định không có sự biến động quá lớn bình quân năm 2010 - 2012 tăng 0,6% nhìn chung tình hình kế hoạch hóa gia đình rất tốt, sự gia tăng dân số không đáng kể. 3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế Tổng giá trị sản xuất của toàn huyện tăng đáng kể qua 3 năm cụ thể năm 2010 là 685,8840 tỷ đồng trong đó công nghiệp -xây dựng chiếm 72%, dịch vụ chiếm 25%, ngành nông nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 3%. Năm 2011 so với năm 2010 thì tổng giá trị sản xuất tăng 12,76% nhưng về cơ cấu có sự thay đổi ngành nông nghiệp, thủy sản giảm 2,7% tăng ngành dịch vụ 25,4%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 24% trong đó tăng đều của 3 ngành nhưng cơ cấu ngành dịch vụ tăng chiếm 27%. Nhìn chung giai đoạn 2010-2012 tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 18,07% trong đó ngành dịch vụ tăng gần 22%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17%, ngành nông nghiệp, thủy sản tăng gần 11%. 3.1.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai A. Các nguồn tài nguyên: I. Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của huyện và sau khi có sự điều chỉnh lại địa giới hành chính thì đất Tải bản FULL (84 trang): https://bit.ly/3gbS2kk Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net