SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên - 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số ngành: 60. 850. 103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trường Xuân
Thái Nguyên - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, đầy đủ và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu thực tế tại địa
phương để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô Khoa Tài
nguyên và Môi trường và Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học - Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS. TS. Nguyễn
Trường Xuân, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài và viết luận văn.
Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Tài
nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh
Vĩnh Phúc, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên, cán
bộ địa chính các xã, phường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, các anh chị em
và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần
của gia đình và người thân.
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………..…i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………...…ii
MỤC LỤC …………………………………………………………………...iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………..….viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………...…….x
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...1
1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………..1
2. Mục đích của đề tài ………………………………………………………..2
3. Yêu cầu của đề tài …………………………………………………………3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ……………….……..3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………..4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ………………………………………………..4
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài …………………………………………………5
1.2.1. Các văn bản cấp Trung ương ………………………………..…………5
1.2.2. Các văn bản cấp tỉnh ..............................................................................6
1.3. Khái quát về hồ sơ địa chính …………………………………………….7
1.3.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính …………………………………...7
1.3.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai ……..10
1.4. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính …………………………………...11
1.4.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính ……………………………………11
1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ………………….12
1.5. Cơ sở dữ liệu địa chính của một số nước trên thế giới …………………13
1.5.1. Cơ sở dữ liệu địa chính của Thụy Điển ………………………………14
1.5.2. Cơ sở dữ liệu địa chính của Úc ………………………………………15
1.6. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam ……………….16
iv
1.7. Tổng quan về một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang
áp dụng tại Việt Nam hiện nay ……………………………………………...22
1.7.1. Phần mềm Famis - CaddB ………….………………………………...22
1.7.2. Phần mềm CiLIS ……………………………………………………..22
1.7.3. Phần mềm ViLIS1.0 ………………………………………………….23
1.8. Thực tiễn nghiên cứu ở địa phương …………………………………….24
1.9. Đánh giá tổng quan tài liệu ……………………………………………..25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………....26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………...26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………...26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………..26
2.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………...…………26
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc …………………………………………………………………...26
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên ……………………………………………………………….26
2.2.3. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh
Yên .................................................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................27
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ……………………….27
2.3.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ……………………..……..……28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………….….…………………29
3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu ……………………………………..29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………29
3.1.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………29
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình …………………………………………………..30
v
3.1.1.3. Đặc điểm địa chất khoáng sản ……………………………………...31
3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn ……………………………………...31
3.1.1.5. Tài nguyên đất ……………………………………………………...32
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ………………………………………………33
3.1.2.1. Dân số ………………………………………………………………33
3.1.2.2. Lao động, việc làm …………………………………………………34
3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn …………34
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ………………………………...35
3.1.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế ………………………………36
3.2. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên
cứu …………………………………………………………………………..37
3.2.1. Những yếu tố thuận lợi ……………………………………………….37
3.2.2. Những khó khăn hạn chế ……………………………………………..37
3.3. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên …………………………………....………………………….38
3.3.1. Thực trạng công tác lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên ………………………………………………………...40
3.3.1.1. Thực trạng công tác thành lập bản đồ địa chính ……………………40
3.3.1.2. Thực trạng công tác tổ chức kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất …………………………………………………………...43
3.3.1.3. Thực trạng công tác lập, quản lý và lưu trữ các sổ của hồ sơ địa chính
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ……………………………………………45
3.3.1.4. Tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ……………47
3.3.2. Tình hình tổ chức lực lượng cán bộ chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .......................50
3.3.2.1. Tình hình tổ chức lực lượng cán bộ chuyên môn .............................50
3.3.2.2. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc ..................53
3.3.3. Về quy trình thực hiện tại địa phương .................................................55
vi
3.3.4. Đánh giá chung .....................................................................................58
3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên .............62
3.4.1. Giải pháp về quy trình thực hiện ..........................................................62
3.4.2. Giải pháp về công nghệ ………………………………………………75
3.4.2.1. Giải pháp chuyển đổi hệ tọa độ……………………………………..75
3.4.2.2. Giải pháp về phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ………...75
3.4.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
và phát triển nguồn nhân lực………………………………………………...81
3.4.3.1. Về trụ sở làm việc …………………………………………………..81
3.4.3.2. Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin …………………………...82
3.4.3.3. Về nhân lực thực hiện ……………………………………………....83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………84
1. Kết luận …………………………………………………………………..84
2. Kiến nghị …………………………………………………………………85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….86
PHỤ LỤC …………………………………………………………….……..88
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GCN : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TP : Thành phố
UBND : Uỷ ban nhân dân
VPĐK : Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai của thành phố VĩnhYên
giai đoạn 2005 - 2012 …………………………………………………….…39
Bảng 3.2. Thống kê khối lượng bản đồ 299 và bản đồ địa chính 2002 ……..42
Bảng 3.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến
31/12/2012 ......................................................................................................43
Bảng 3.4. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Vĩnh
Yên đến 31/12/2012 ……………………………………………………...…44
Bảng 3.5. Tình hình quản lý, lưu trữ sổ sách hồ sơ địa chính của thành Phố
Vĩnh Yên lập theo Chỉ thị 299/TTg ……………………………………...….45
Bảng 3.6. Tình hình sổ sách hồ sơ địa chính của thành Phố Vĩnh Yên lập theo
bản đồ địa chính 2002 ………………………………………………...…….46
Bảng 3.7 : Tổng hợp biến động thửa đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên theo
bản đồ địa chính 2002 …………………………………………………...….48
Bảng 3.8. Kết quả chỉnh lý biến động của thành phố Vĩnh Yên năm 2012 và
so sánh với khối lượng còn phải thực hiện ……………………………….....49
Bảng 3.9. Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn các cấp ............................52
Bảng 3.10. Hiện trạng trang thiết bị làm việc của VPĐK tỉnh, thành phố và
cán bộ địa chính xã, phường ...........................................................................54
Bảng 3.11. Mức độ cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên …………………………………...……………………59
Bảng 3.12. Mức độ đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của
thực trạng cơ sở vật chất và nhân lực của các đơn vị ……………………….60
Bảng 3.13. Mức độ phù hợp của quy trình xây dưng cơ sở dữ liệu địa chính
đang áp dụng trên địa bàn thành phố ……………………...………………...61
Bảng 3.14. Mức độ cần thiết của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn
với việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận ………………………...63
Bảng 3.15. Số lượng trường dữ liệu cần phải nhập cho từng nhóm thông tin
thuộc tính đối với mỗi loại hồ sơ thửa đất …………………………………..70
ix
Bảng 3.16. Số lượng trường dữ liệu cần phải nhập cho từng nhóm thông tin
của dữ liệu đặc tả …………………………………..………………………..72
Bảng 3.17. Kết quả điều tra lựa chọn phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính trên địa bàn thành phố ………………………………….…………….81
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình quản lý WALIS …………………………………………16
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên ………………...……….29
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Vĩnh Yên năm 2012 …….………….....36
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ……………….74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở
nước ta, vấn đề quản lý chặt chẽ đất đai đang là yêu cầu cấp thiết nhằm đạt
mục đích là đưa quỹ đất vào sử dụng hợp lí và có hiệu quả, đưa đất đai trở
thành nguồn nội lực, nguồn vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội đất nước. Để Nhà nước quản lý thống nhất được đất đai theo quy
định của pháp luật, có cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của
người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất nhất thiết phải có thông tin về đất đai. Do vậy, việc thiết lập, quản lý
hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại là một yêu cầu tất yếu. Hệ thống hồ sơ địa
chính được thiết lập, cập nhật trong các quá trình điều tra, qua các thời kỳ
khác nhau, bằng các hoạt động khác nhau như đo đạc lập bản đồ địa chính,
đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Hệ thống này chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết về các mặt điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của từng thửa đất. Hệ thống là công cụ
đắc lực của nhà nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà
nước về đất đai.
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ
thống quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương trong cả
nước đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc
lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý,
vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật
biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, nhiều địa phương
còn lại (trong đó có Vĩnh Phúc) việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ
dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng
xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa
2
chính hoàn chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập
nhật biến động thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là
do sự nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay chưa đầy đủ; việc đầu tư
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước
thực hiện chưa phù hợp.
Thành phố Vĩnh Yên là trung kinh tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
của tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua có tốc độ phát triển mạnh mẽ, tốc
độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn
được các cấp chính quyền địa phương quan tâm chú trọng, trong đó việc lập
hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang dần từng bước được
quan tâm xây dựng trong giai đoạn từ 1997 đến nay, góp phần quan trọng
trong công tác quản lý đất đai của thành phố. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống
hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính của thành phố Vĩnh Yên nói chung
vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và
cần phải giải quyết. Mặc dù thành phố đang trong quá trình đô thị hóa mạnh
mẽ, các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, nhưng Vĩnh
Yên vẫn chưa có hệ thống quản lý hồ sơ địa chính chính quy, đồng bộ, cơ sở
dữ liệu địa chính hiện đại gần như chưa có, hệ thống hồ sơ địa chính không có
tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của thành phố trong thời gian qua
gặp rất nhiều khó khăn.
Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên, tác giả đã
đi đến quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng về cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
3
- Căn cứ các tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý đất đai hiện
nay đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Cập nhật đầy đủ các văn bản có liên quan đến quy định về lập hồ sơ địa
chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Xây dựng được mô hình cơ sở dữ liệu địa chính có khả năng đáp ứng
tốt yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
- Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên; căn cứ vào điều kiện nhân lực, trang thiết
bị, trình độ công nghệ để đề ra các giải pháp tối ưu thực hiện công tác xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong tương lai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật,
tiết kiệm chí phí đầu tư.
Luận văn đã đáp ứng được một số nội dung mới để phục vụ công tác
quản lý đất đai mà thực tế địa phương đang đòi hỏi phải giải quyết đó là: xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại, góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu nền quản lý đất đai trong tương lai gần và mở rộng ứng dụng cho các địa
phương khác.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) đã nêu: Trong thời gian qua, Chính phủ đã
chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận theo
Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008; các địa phương đã tập trung chỉ
đạo, đẩy mạnh thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận và
kết quả đạt được trong các năm qua là rất lớn. Tuy nhiên, việc đăng ký, cấp
giấy chứng nhận một số loại đất còn chậm, nhất là đất chuyên dùng và đất ở
đô thị; lượng giấy chứng nhận đã ký chưa trao cho người được cấp ở một số
địa phương còn tồn đọng nhiều; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn
chậm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao; việc cập
nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường
xuyên theo quy định.
Do vậy mà Nhà nước trong những năm qua đã ban hành một số quy
định liên quan đến việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập, quản lý,
chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói chung và cơ sở dữ
liệu địa chính nói riêng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có cơ sở thực hiện các nhiệm
vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
Tuy nhiên, các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính còn những hạn chế như:
- Đây là một lĩnh vực công tác mới, hệ thống văn bản còn chưa thực sự
đồng nhất, có thời điểm chỉ quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính,
5
có thời điểm lại quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Hầu hết các văn bản pháp quy hiện có hầu hết đều tập trung vào quy
định xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và các quy định này chưa mang tính
chất ổn định, thường xuyên có sự thay đổi, chỉnh sửa gây lúng túng cho các
địa phương trong quá trình thực hiện.
- Chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và ý nghĩa
của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về đất đai.
Đứng trước thực tiễn trên cho thấy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách
nhằm thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính có hiệu quả là
nhiệm vụ bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai theo
hướng chuyên nghiệp, chính xác, hiện đại.
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
1.2.1. Các văn bản cấp Trung ương
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên đề cập đến công tác xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính và tại Thông tư này quy định: Khái niệm, thành phần của cơ
sở dữ liệu địa chính, yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lộ
trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước. [1]
- Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về chuẩn dữ liệu địa chính. Trong đó quy
định: Kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính, xây dựng, cập nhật, quản lý và khai
thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính. [3]
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15
tháng 03 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài
chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ
6
chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất [2] (gọi tắt là
VPĐK). Tại Thông tư này quy định:
VPĐK cấp tỉnh có nhiệm vụ: Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính
đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp tỉnh; cấp hồ sơ địa chính cho
VPĐK cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; xây dựng, quản lý
cơ sở dữ liệu địa chính và phát triển hệ thống thông tin đất đai; rà soát việc
nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký
biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
VPĐK cấp huyện có nhiệm vụ: Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ
sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất
trên địa bàn cấp huyện.
- Công văn số 1159/TCQLĐĐ - CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011
của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính. Văn bản này đã hướng dẫn chi tiết một số quy trình xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính. [14]
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đây là
văn bản pháp quy mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.[6]
Tại Thông tư này các quy định về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai, trong đó có công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã đầy đủ, toàn
diện, phù hợp hơn với tình hình thực tế của các địa phương, bao gồm: các quy
định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, quy định về quản lý, khai
thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai.
1.2.2. Các văn bản cấp tỉnh
- Hướng dẫn số 749/TNMT-ĐKĐĐ ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Sở
Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc hướng dẫn quy trình thành lập hồ sơ địa
7
chính và quy định trách nhiệm các cấp trong công tác thành lập hồ sơ địa
chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [10]
- Hướng dẫn số 840/HD-STNMT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Sở Tài
nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc hướng dẫn quy trình kê khai đăng ký, xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [11]
1.3. Khái quát về hồ sơ địa chính
1.3.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách ... chứa
đựng những thông tin cần thiết về đất đai để Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý của mình. Hệ thống tài liệu này được thiết lập trong quá trình đo đạc,
thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính bao gồm: Bản
đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai
và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. [1]
* Bản đồ địa chính
Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên cho quản
lý thì bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính
cung cấp các thông tin không gian đầu tiên của thửa đất như vị trí, hình dạng,
ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, tứ cận,.. Những thông tin này giúp nhà quản
lý hình dung về thửa đất một cách trực quan. Bên cạnh các thông tin không
gian bản đồ địa chính còn cung cấp các thông tin thuộc tính quan trọng của
thửa đất và tài sản gắn liền trên đất như: loại đất, diện tích pháp lý, số hiệu
thửa đất, loại nhà v.v.[1]
* Sổ mục kê đất đai
+ Sổ mục kê đất đai: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn
để ghi về các thửa đất, đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép
kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ
8
mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và
phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. [1]
+ Sổ mục kê gồm các thông tin:
Thửa đất gồm mã số, diện tích, loại đất, giá đất, tài sản gắn liền với đất,
tên người sử dụng đất và các ghi chú về việc đo đạc thửa đất.
Đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình khác theo tuyến
mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn gồm tên công trình và
diện tích trên tờ bản đồ.
Sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến
gồm tên đối tượng và diện tích trên tờ bản đồ.
Sơ đồ thửa đất kèm theo sổ mục kê đất đai
+ Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì
đều phải chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin.
* Sổ địa chính
+ Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi
về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử
dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của
người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng người
sử dụng đất. [1]
+ Sổ địa chính gồm các thông tin:
Tên và địa chỉ người sử dụng đất
Thông tin về thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích
thửa đất phân theo hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung),
mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất, những hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về
đất đai chưa thực hiện, số phát hành và số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
9
+ Sổ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp sau: [1]
Có thay đổi người sử dụng đất, người sử dụng đất được phép đổi tên.
Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính
nơi có đất.
Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.
Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất.
Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Sổ theo dõi biến động đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai được lập cho từng đơn vị xã,
phường, thị trấn, sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong
sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử
dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất. [1]
+ Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:
Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động;
Thời điểm đăng ký biến động;
Số hiệu thửa đất có biến động;
Nội dung biến động về sử dụng đất.
* Bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Là bản lưu hoặc bản sao giấy chứng nhận được cơ quan nhà nước cấp
cho người sử dụng đất để người sử dụng đất có cơ sở pháp lý thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình sử dụng đất.
10
1.3.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai
Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất
đai, điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ
chức thi hành các văn bản đó. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực
tiếp là sổ đăng ký biến động đất đai nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến
động đất đai và xu hướng biến động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thì
nhà quản lý chỉ cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện
trạng sử dụng đất với độ tin cậy rất cao.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất. Quy
hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý sử dụng đất
ở cả cấp vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch không khả thi hiện nay
đang là vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân cho thực trạng này thì có nhiều
nhưng một trong số những nguyên nhân chính là do hệ thống hồ sơ địa chính
không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối với quy
hoạch sử dụng đất chi tiết.
Các cơ quan quản lý đất đai không chỉ có các công tác quản lý Nhà
nước về đất đai mang tính chất định kì như: quy hoạch sử dụng đất, thống kê
kiểm kê đất đai, mà còn có những công việc mang tính thường xuyên như:
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Thực tế có nhiều
trường hợp tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình cá nhân dẫn đến tình trạng
kiện tụng kéo dài và khiếu kiện vượt cấp do phương án giải quyết của chính
quyền không có căn cứ pháp lý rõ ràng và thống nhất. Đây là nguyên nhân
làm cho người tham gia tranh tụng không đồng ý với phương án giải quyết.
11
Để giải quyết dứt điểm tranh chấp liên quan đến đất đai ở cấp cơ sở thì hệ
thống hồ sơ địa chính phải được hoàn thiện đầy đủ và là cơ sở pháp lý vững
chắc cho những quyết định giải quyết tranh chấp.
Hệ thống hồ sơ địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước
và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt
động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các
chủ sử dụng đất: Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người
quản lý và của người sử dụng.
1.4. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính
1.4.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính là nội dung của Bản đồ địa chính, Sổ địa chính,
Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai được lập và quản lý trên máy
tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện. [1]
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu
thuộc tính địa chính.
+ Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có
liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin: [1]
- Vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục
đích sử dụng của các thửa đất;
- Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thủy văn gồm sông, ngòi,
kênh, rạch, suối; hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ
thống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất
chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;
- Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc
giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo
vệ an toàn công trình;
- Điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
12
+ Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ
mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại
Điều 47 của Luật Đất đai bao gồm các thông tin: [1]
- Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
- Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có
ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của
hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu
vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;
- Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin
về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
- Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử
dụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn
liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai;
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những
thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.
1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối
thiểu sau [1]:
+ Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội
dung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy
định của Thông tư 09/2007/TT-BTNMT.
+ Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được:
- Giấy chứng nhận;
- Bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định;
- Sổ mục kê đất đai và sổ địa chính theo mẫu quy định ;
13
- Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp giấy
chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định;
- Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc
một khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau);
+ Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất,
tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm
được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu
thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm
được vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người
sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất;
+ Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm
các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị
trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với
đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của
người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành
và số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận;
+ Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu
đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
1.5. Cơ sở dữ liệu địa chính của một số nước trên thế giới
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay
Việt Nam có điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế
giới, đây là điều kiện thuận tiện để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tại các
quốc gia phát triển trên nhiều lĩnh vực. Quản lý đất đai tại các nước phát triển
và các nước có nền kinh tế phát triển như Thụy Điển, Úc, Trung Quốc ... đã
đạt đến mức độ tương đối hoàn thiện, đây là những mô hình quản lý Việt
14
Nam cần nghiên cứu để tiếp thu các ưu điểm một cách chọn lọc sao cho phù
hợp với tình hình thực tế hiện nay.
1.5.1. Cơ sở dữ liệu địa chính của Thụy Điển
Thụy Điển một nước đã phát triển thuộc vùng Bắc Âu, công nhận quyền
sở hữu đất đai là của người dân nên chỉ cần có một loại giấy chứng nhận
quyền sở hữu bất động sản (gồm: đất, nhà, tài sản gắn liền với đất). Điều này
dẫn đến công tác đăng ký bất động sản và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
bất động sản sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc đăng ký quyền sử dụng đất và
đăng ký quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam. [5]
Bên cạnh đó luật cũng quy định đăng ký bất động sản là bắt buộc và
người mua phải đăng ký quyền sở hữu của mình trong vòng 3 tháng sau khi
mua. Từ thời điểm đó người mua được toàn quyền sở hữu. Quy định này sẽ
giúp tránh được tình trạng có những giao dịch liên quan đến bất động sản mà
nhà quản lý không nắm được, mặt khác cũng giúp đảm bảo được các quyền
lợi hợp pháp của chủ sở hữu. Vấn đề thời hạn đăng ký quyền sử dụng đất và
sở hữu nhà ở Việt Nam hiện nay chưa được quy định trong luật nên vô hình
trung tạo điều kiện cho các giao dịch ngầm diễn ra một cách thoải mái. Điều
này dẫn đến thực trạng: người mua bất động sản cứ mua và cũng không mấy
quan tâm đến việc đăng ký quyền sử dụng của mình.
Thụy Điển xây dựng được ngân hàng dữ liệu đất đai vào năm 1995,
trong ngân hàng này mỗi đơn vị tài sản có các thông tin sau: Khu vực hành
chính nơi có bất động sản, địa chỉ, vị trí trên trích lục bản đồ địa chính, toạ độ
của bất động sản và các công trình xây dựng; Diện tích của bất động sản; Giá
trị tính thuế; Tên, địa chỉ và sổ đăng ký công dân của chủ sở hữu, thông tin về
việc có bất động sản đó khi nào và như thế nào; Sơ đồ công trình xây dựng và
các quy định được áp dụng cho trường hợp cụ thể đó; Số lượng thế chấp;
Thông tin về quyền thông hành địa dịch; Các biện pháp kỹ thuật và chính
thức được thực hiện, số tra cứu đến các bản đồ và các tài liệu lưu trữ khác. [5]
15
Hơn thế nữa nguyên tắc cơ bản của Chính phủ Thụy Điển là tất cả các
thông tin có trong cơ quan Nhà nước (trong đó có cả ngân hàng dữ liệu đất
đai) đều phải được công khai phục vụ cho việc tìm hiểu thông tin miễn phí.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tìm hiểu thông tin về bất động
sản mình muốn mua. [5]
1.5.2. Cơ sở dữ liệu địa chính của Úc
Hệ thống quản lý đất đai của Úc nhìn chung không có sự biến động nhiều
trong suốt quá trình phát triển của đất nước, điều này tạo điều kiện thuận tiện
cho việc kế thừa thành quả của thời kỳ trước và tiếp tục hoàn thiện vào thời kỳ
sau. Hệ thống địa chính của Tây Úc có những ưu điểm sau: Công nhận quyền
sở hữu đất đai của tư nhân và không tách biệt giữa nhà và đất. Khi đã được cấp
giấy chứng nhận thì chủ sở hữu sẽ được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu vĩnh
viễn; Không quy định hạn điền tạo điều kiện cho người sử dụng đất tích tụ đất
đai để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp. [5]
Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc (WALIS) được thiết lập từ năm
1981, đã trở thành hệ thống thông tin đất đai sớm nhất tại Úc sử dụng công
nghệ hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Để xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại và hiệu quả, một số
nguyên tắc chính đã được đề ra khi tiến hành xây dựng hệ thống, bao gồm:
thông tin là tài sản có giá trị; hệ thống phải đáp ứng mục tiêu đề ra và người
khai thác hệ thống trở thành mục tiêu quan tâm; thông tin thu thập một lần, sử
dụng nhiều lần; phải có sự kết hợp thông tin, chia sẻ tài nguyên với giá trị gia
tăng; chi phí duy trì, bảo dưỡng hợp lý, hiệu quả; có đăng ký phân quyền, bảo
mật, duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thông tin. [5]
Với lịch sử gần ba mươi năm, WALIS đã đạt được nhiều thành công
trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý thông tin địa lý cũng như
thông tin đất đai, hỗ trợ tích cực cho cơ chế truy cập thông tin đất đai. Điều
16
này được thể hiện qua mối quan hệ giữa công tác quản lý, lưu trữ thông tin,
thương mại, siêu dữ liệu và phân quyền truy cập thông tin của hệ thống.
Sơ đồ dưới đây mô tả về mô hình quản lý của WALIS và giới thiệu sơ
bộ về các thành phần chính làm nên thành công của WALIS. [5]
Trên cơ sở nghiên cứu những ưu điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu đất
đai tại Thụy Điển và Úc kết hợp với tình hình thực tế của Việt Nam tôi đề
xuất một số điểm đổi mới đối với hệ thống quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu địa
chính của Việt Nam như sau:
Cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu cho cả đất và các bất
động sản gắn liền với đất.
Triển khai cấp giấy chứng nhận cho tất cả các thửa đất trên quy mô
toàn quốc trong thời gian sớm nhất.
Dần dần tăng diện tích hạn điền để đi tới xóa bỏ hoàn toàn tạo tâm lý
yên tâm cho người sử dụng đất.
Nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên quy mô toàn quốc,
trên cơ sở đó tiến đến xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
1.6. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
Hình 1.1. Mô hình quản lý WALIS
17
nhận đã được một số địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai. Điển hình
như Đồng Nai, An Giang, và một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc Hải
Phòng, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh... đã cơ
bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ
yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả, được cập nhật biến động thường
xuyên ở các cấp tỉnh huyện. Bên cạnh đó, phần lớn các địa phương còn lại
(trong đó có Vĩnh Phúc) chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa
chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây
dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh. Việc khai thác sử dụng vì vậy
chưa hiệu quả và cơ sở dữ liệu chưa cập nhật thường xuyên. [14]
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là do nhận thức về cơ sở
dữ liệu hiện nay chưa đầy đủ, việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu ở
các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp. Cụ thể:
* Về nhận thức: Trong 5 năm qua (từ 2008-2012), phần lớn các tỉnh,
thành trong cả nước đều triển khai mạnh việc thực hiện Dự án tổng thể hồ sơ
địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với 201 công trình trên phạm vi
249 huyện, nhiều nhất là các tỉnh: Thanh Hóa (19 huyện), Nghệ An (17
huyện), Bắc Giang (10 huyện), Đắk Lắk (11 huyện), Bình Thuận (8 huyện).
Đến cuối năm 2012, cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với
khoảng 76% diện tích cần đo đạc. Việc cấp giấy chứng nhận cũng đạt kết quả
khả quan, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận ở hầu hết các loại đất đều đạt trên 80%,
trừ đất chuyên dùng (60,5%) và đất ở đô thị (63,5%). Tuy nhiên, so với tiến
độ đo vẽ bản đồ địa chính, tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ
địa chính ở các địa phương còn chậm. Các tỉnh hầu hết đều thực hiện dự án
theo kiểu đo đạc xong toàn bộ diện tích, chú trọng vào những huyện chưa
được đo đạc, huyện miền núi, rồi mới tiến hành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận. Trong khi, muốn có được cơ sở dữ liệu địa chính, dù mỗi tỉnh
18
làm điểm ở một vài huyện, thì phải tập trung thực hiện và hoàn thành dứt
điểm việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính cho các xã,
huyện đã hoàn thành đo vẽ bản đồ. [9]
* Về nguồn lực: Hầu hết các tỉnh đều không cân đối hoặc bố trí đủ kinh
phí. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh bố trí tối thiếu 10% tổng số thu từ
tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp
giấy chứng nhận. Song thực tế tại 40 tỉnh (được Trung ương hỗ trợ kinh phí),
trong các năm qua, chỉ được tỉnh đầu tư khoảng 4% so với tiền sử dụng đất.
Nhiều tỉnh chỉ đầu tư kinh phí cho việc đo đạc, lập bản đồ địa chính và phân
cấp cho huyện, xã tự lo kinh phí thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận là
nguyên nhân cơ bản của tình trạng đo vẽ xong bản đồ mà không thực hiện
được việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính, tiến độ cấp giấy chứng nhận không
tăng, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh đó hệ thống VPĐK - đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trọng là
đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cập nhật biến động, lập hồ sơ địa chính, xây
dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu địa chính - dù đã được thành
lập đầy đủ ở hầu hết các địa phương song thiếu cán bộ chuyên môn, nhất là
cán bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin. Cán bộ địa chính cấp xã thực hiện rất
nhiều công việc song thường các xã chỉ có một cán bộ, nhiều địa phương
không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoặc luân chuyển giữa các xã
.v.v. [9].
* Về quy trình thực hiện: Để giúp các địa phương có các bước thực hiện
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, ngày 21 tháng 9 năm 2011 Tổng
cục quản lý đất đai - Bộ tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số
1159/TCQLĐĐ-CĐKTK hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tại văn
bản này việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được áp dụng theo hai quy
trình sau [14]:
19
Quy trình 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực
hiện đồng bộ việc chỉnh lý, hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính
gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính cho tất cả các thửa đất [14]. Gồm 7 bước:
Bước 1. Thu thập tài liệu:
Bước 2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Bước 3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Bước 4. Xây dựng siêu dữ liệu (metadata)
Bước 5. Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính
Bước 6. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính
Bước 7. Tích hợp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính vào Hệ thống thông
tin đất đai.
Quy trình 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã
thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đã đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận theo bản đồ địa chính [14]. Gồm 7 bước:
Bước 1. Thu thập, đánh giá, tổng hợp tài liệu
Bước 2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Bước 3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Bước 4. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Bước 5. Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính
Bước 6. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính
Bước 7. Tích hợp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính vào Hệ thống thông
tin đất đai.
Việc ban hành Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK, trong đó hướng
dẫn các quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã giúp cho các địa
phương định hướng được các bước thực hiện trong quá trình xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính tại địa phương mình. Tuy nhiên tại hai quy trình này qua
thực tế áp dụng còn bộc lộ một số khó khăn tồn tại đó là:
20
- Các bước đưa ra còn thiếu so với thực tế thực hiện, nên không có đủ
cơ sở để các địa phương tính toán kinh phí phục vụ cho công tác xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính;
- Đối với quy trình 1 quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất
cả các thửa đất phải gắn liền với đo đạc lập mới hoặc chỉnh lý hoàn thiện bản
đồ địa chính, kê khai đăng cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Vì vậy khi áp dụng quy trình này hầu hết các địa phương đều gặp khó
khăn rất lớn tại khâu cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận. Đây là công
tác hết sức nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người
sử dụng đất, quá trình thực hiện công việc qua nhiều công đoạn, nhiều cấp,
nhiều ngành cùng tham gia giải quyết. Vì vậy để một địa phương cấp xã thực
hiện xong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy trình này mất rất
nhiều thời gian, công sức.
- Đối với quy trình 2 thì thực tế rất khó áp dụng, vì hầu hết tại các địa
phương quá trình cấp giấy chứng nhận đều diễn ra trong nhiều năm theo nhu
cầu của người sử dụng đất, và không chỉ được cấp theo bản đồ địa chính mới
đo vẽ mà có thể được cấp theo nhiều loại tài liệu bản đồ khác nhau, theo các
mốc thời gian khác nhau, vì vậy quy trình này chưa điều chỉnh được hết các
trường hợp cấp giấy chứng nhận tại các địa phương.
Để giải quyết một số tồn tại nêu trên, ngày 24 tháng 4 năm 2013 Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định
về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có quy định việc xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính được điều chỉnh và áp dụng theo hai quy trình sau:
Quy trình 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực
hiện đồng bộ việc chỉnh lý, hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính
gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính cho tất cả các thửa đất [6]. Gồm 10 bước:
Bước 1. Công tác chuẩn bị
21
Bước 2. Thu thập tài liệu
Bước 3. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Bước 4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Bước 5. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
Bước 6. Hoàn thiện dữ liệu địa chính
Bước 7. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata
Bước 8. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu
Bước 9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính
Bước 10. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính
Quy trình 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã
thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai. [6]
Bước 1. Công tác chuẩn bị
Bước 2. Thu thập tài liệu
Bước 3. Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có
Bước 4. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Bước 5. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Bước 6. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
Bước 7. Hoàn thiện dữ liệu địa chính
Bước 8. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata
Bước 9. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu
Bước 10. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính.
Bước 11. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính.
Các quy trình quy định tại Thông tư số 04/TT-BTNMT đã cơ bản giải
quyết được tồn tại, vướng mắc của các quy trình quy định tại Công văn số
1159/TCQLĐĐ-CĐKTK đó là: Các bước thực hiện đã được quy định đầy đủ
hơn, phạm vi điều chỉnh của cả hai quy trình đã bao quát được toàn bộ các
trường hợp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
22
Tuy nhiên tại Thông tư này quy định hai quy trình thực hiện, vì vậy vấn
đề đặt ra cho các địa phương đó là cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu trên cơ sở
dữ liệu, tài liệu địa chính hiện có của địa phương để áp dụng một quy trình
thực hiện sao cho phù hợp, hiệu quả.
1.7. Tổng quan về một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay
1.7.1. Phần mềm Famis - CaddB
Là phần mềm được viết chạy đồng bộ cùng Micro Station có khả năng
lưu trữ các thông tin cơ bản của thửa đất như: Số thửa, số tờ bản đồ, tên chủ
sử dụng, địa chỉ thửa đất, loại đất cũ, loại đất mới v.v. Các thông tin Famis
quản lý và các chức năng của Famis đáp ứng được nhu cầu khai thác cơ bản
của thông tin đất đai đồng thời chạy trên nền Micro Station nên rất phù hợp
với việc biên tập quản lý dữ liệu bản đồ. Để quản lý hồ sơ địa chính thì bộ
phần mềm Famis - CaddB còn nhiều hạn chế do khả năng lưu trữ dung lượng
thấp và không được cập nhật theo các thay đổi của pháp luật về quản lý đất
đai hiện hành. [20]
1.7.2. Phần mềm CILIS
CILIS được xây dựng dựa trên nền cơ sở quản trị dữ liệu của Microsoft
Acess và quản lý đồ họa tương thích từ Micro Station, Famis. Tại thời điểm
năm 2005 - 2006 thì đây là lựa chọn số một cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai vì CILIS đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của bộ phần mềm
Famis - CaddB trước đó. Tuy nhiên, tồn tại trong đó rất nhiều lỗi khó khắc
phục trong việc liên kết thông tin, nhập dữ liệu, bộ nhớ dữ liệu hạn chế v.v.
Từ những nhược điểm trên khiến cho CILIS nhanh chóng đặt ra cho các nhà
quản lý ở những vùng kinh tế phát triển, có thị trường bất động sản nóng đang
yêu cầu quản lý chặt chẽ hơn về đất đai và đảm bảo sự phát triển chung của
xã hội phải tìm một phần mềm mới mạnh hơn, thuận tiện hơn trợ giúp quản lý
đất đai. [20]
23
1.7.3. Phần mềm VILIS1.0
VILIS1.0 được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của
hãng ESRI (Mỹ) quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính.
Phần mềm VILIS1.0 được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai
đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa
chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất”, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 về việc thi hành Luật đất đai, Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày
02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02
tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính và hệ
thống các văn bản pháp luật hiện hành.
VILIS1.0 được xây dựng với rất nhiều chức năng đảm bảo giải quyết
trọn vẹn các vấn đề trong công tác quản lý đất đai, tạo sự thống nhất từ trên
xuống dưới ở các cấp quản lý. [20]
Tuy nhiên, cũng như phần mềm CILIS nhược điểm lớn nhất của
VILIS1.0 vẫn là việc quản trị cơ sở dữ liệu vẫn là Microsoft Acess với định
dạng *.mdb khả năng lưu trữ dữ liệu hạn chế khó đáp ứng nhu cầu quản lý rất
nhiều thông tin của đất đai giúp các nhà quản lý đất đai quản lý chặt chẽ và
vạch ra chiến lược sử dụng đất trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Trên đây là một số phần mềm đã được áp dụng trong quá trình quản lý
đất đai nói chung, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nói riêng ở Việt Nam từ
trước đến nay, tuy nhiên các phần mềm này như đã phân tích ở trên có nhiều
hạn chế, chưa đủ điều kiện phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính theo yêu cầu hiện nay. Chính vì vậy, tại Công văn số 106/BTNMT-
CNTT ngày 12 tháng 1 năm 2012 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo
24
danh sách các phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trong công tác xây dựng và
khai thác cơ sở dữ liệu đất đai [4], bao gồm:
- Hệ thống thông tin đất đai và môi trường - ELIS được Cục công nghệ
thông tin và Tổng cục quản lý đất đai phối hợp phát triển trong khuôn khổ
Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực Quản lý
đất đai và môi trường (SEMLA). [4]
- Hệ thống thông tin đất đai VILIS là sản phẩm của đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh” do
Viện nghiên cứu địa chính thực hiện, được Trung tâm Viễn thám quốc gia
tiếp tục phát triển. [4]
- Hệ thống thông tin đất đai TMV.LIS được phát triển bởi Tổng công
ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường qua
quá trình thi công, triển khai thu thập quản lý cơ sở dữ liệu đất đai trong thực
tế của Tổng công ty. [4]
Như vậy hiện nay ở nước ta có đồng thời ba hệ thống phần mềm đủ
điều kiện đáp ứng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, vấn đề đặt ra là
các địa phương căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế để lựa chọn một phần
mềm phù hợp phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương mình.
1.8. Thực tiễn nghiên cứu ở địa phương
Trong những năm qua thành phố Vĩnh Yên đã quan tâm và bước đầu
triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố. Cụ
thể đã triển khai lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho 3
địa phương, trong đó:
- Phường Ngô Quyền triển khai thực hiện năm 2008 với ứng dụng phần
mềm VILIS 1.0 và do VPĐK tỉnh trực tiếp thực hiện. Do khó khăn vướng
mắc nhiều trong khâu cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận cũng như phần mềm
áp dụng còn lỗi, chưa đáp ứng được yêu cầu nên đến nay kết quả vẫn đang
25
dừng tại bước hoàn thiện và trình UBND thành phố phê duyệt hồ sơ cấp lại,
cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
- Phường Đống Đa triển khai năm 2011 và phường Liên Bảo triển khai
năm 2012. Tuy nhiên cũng như các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh nói
chung, phường Ngô Quyền nói riêng, hiện nay kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính của phường Đống Đa và phường Liên Bảo đang ở bước kê khai,
hoàn thiện hồ sơ cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận. Việc áp dụng phần mềm
phục vụ cho việc lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang
được địa phương cân nhắc lựa chọn.
1.9. Đánh giá tổng quan tài liệu
Qua kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa rất lớn cho công tác quản
lý đất đai trong giai đoạn hiện nay, trong đó việc ứng dụng phần mềm công
nghệ thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là hết sức cần
thiết, tuy nhiên cần lựa chọn một phần mềm có đủ điều kiện để áp dụng. Bên
cạnh đó để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần giải quyết
vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay đó là xây dựng một quy trình thực hiện
phù hợp, có tính khả thi.
Dựa trên những căn cứ pháp lý và thực tiễn, tổng quan các tài liệu tham
khảo tác giả nhận thấy đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về thực trạng công tác
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc, tác giả cam đoan chưa có một công trình nghiên cứu nào trùng lặp và
cũng chưa có ai nhận được học vị sau đại học về lĩnh vực nghiên cứu này.
26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DỤNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Vĩnh Yên
- Phạm vi thời gian 2012-2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,
tài nguyên ...
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục
và đào tạo, cơ cấu các ngành kinh tế ...
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên
- Thực trạng công tác lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên
- Tình hình tổ chức lực lượng cán bộ chuyên môn và đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- Quy trình thực hiện tại địa phương
2.2.3. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên
- Giải pháp về quy trình thực hiện.
- Giải pháp về công nghệ.
27
- Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn
nhân lực.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các
nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên
Internet, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và
địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và
xử lý theo yêu cầu đề tài.
Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện
tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính năm 2012 của thành phố Vĩnh Yên trực tiếp từ các phòng, ban, đơn
vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, UBND thành phố
Vĩnh Yên.
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp tại trụ sở làm việc bằng phiếu
điều tra (mẫu chi tiết thể hiện tại phụ lục 01) đã được in sẵn đối với cán bộ
thuộc VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc, VPĐK thành phố Vĩnh Yên và cán bộ địa chính
xã, phường trên địa bàn thành phố.
Phương pháp xây dựng câu hỏi điều tra, phỏng vấn: Trên cơ sở nội
dung nghiên cứu của đề tài để tiến hành xây dựng câu hỏi điều tra.
Nội dung điều tra: thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, đội
ngũ cán bộ của các đơn vị thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính; việc thực hiện nhiệm vụ, sự phù hợp của quy trình thực hiện, ý kiến lựa
chọn phần mềm.
Căn cứ để đưa ra số lượng mẫu điều tra và tiêu chí chọn mẫu: Căn cứ
Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT và thực tế công tác, nhân lực thực hiện
28
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại các địa phương chủ yếu là đội
ngũ cán bộ thuộc VPĐK cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ cán bộ địa chính xã,
phường. Vì vậy tác giả tiến hành điều tra đối với tất cả các cán bộ chuyên
môn đang công tác tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc, VPĐK thành phố Vĩnh Yên và
cán bộ địa chính xã, phường trên địa bàn thành phố. Tổng số phiếu điều tra là
60 phiếu, trong đó VPĐK tỉnh 34 phiếu, VPĐK thành phố 13 phiếu, cán bộ
địa chính xã, phường 13 phiếu.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả phiếu điều tra để đánh giá và đề
xuất các giải pháp tối ưu nhất cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
2.3.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Các thông tin, số liệu về tình hình quản lý đất đai, thực trạng lập hồ sơ
địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thu thập được qua các năm, được
xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích xử lý số liệu,..
phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra
kết luận cần thiết.
29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường và 02 xã. Tổng
diện tích tự nhiên là 5.081,27 ha, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh
Phúc, nằm trong tọa độ địa lý: từ 21o
15’19” đến 21o
22’19” vĩ độ Bắc và
105o
33’54” đến 105o
38’19” kinh độ Đông. [17]
Về ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên;
Phía Tây giáp huyện Tam Dương;
Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;
Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
30
Trung tâm thành phố Vĩnh Yên cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về
hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25
km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách
Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về
phía Đông Nam. [17]
Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là
nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Vĩnh Yên; là cầu nối
giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng
hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải
phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân
(Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến
hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa thành
phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố
lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Vĩnh Yên - Hà Nội - Hải
Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.
Nhìn tổng quan, vị trí địa lý và các điều kiện giao thông thuận tiện và
đang được nâng cấp hiện đại là những thuận lợi không phải nơi nào cũng có,
khiến thành phố Vĩnh Yên thành địa điểm có sức thu hút đầu tư lớn, giao lưu
hàng hóa, thương mại - dịch vụ - du lịch - văn hóa - giáo dục đào tạo phát
triển .v.v. [17]
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên được hình thành trên một vùng đồi thấp, thoải,
cao độ từ 8m đến 30m. Các đồi không liên tục và bị ngăn cách bởi các lũng
đồi, rộng dần về phía Nam và hẹp dần về phía Bắc. Theo hướng Bắc - Nam
của thành phố các đồi cao dần đến chân núi Tam Đảo. Phần phía Nam của
thành phố giáp với Đầm Vạc là một cánh đồng thấp trũng, có cao độ từ 5m
31
đến 8m, thường bị ngập nước. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống
Tây Nam và được chia thành 2 vùng [17]:
- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm các xã, phường
Định Trung, Khai Quang, độ cao trung bình 260 m so với mặt nước biển, với
nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống
phía Tây Nam.
- Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố
gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa
hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có
mặt nước lớn. [17]
3.1.1.3. Đặc điểm địa chất khoáng sản
Các tài liệu điều tra và nghiên cứu địa chất khoáng sản cho biết, thành
phố Vĩnh Yên có rất ít mỏ, điểm quặng và là khu vực nghèo khoáng sản.
Khoáng sản chủ yếu là sét gạch ngói đã và đang được khai thác phục vụ sản
xuất gạch xây dựng nhà ở... Mỏ cao lanh xã Định Trung có trữ lượng khá,
nhưng giàu Al (nhôm) nên chất lượng không cao và cũng khó khai thác. [17]
3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
+ Khí hậu: Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi,
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ,
thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ
nóng và mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 240
C, mùa hè 29-340
C, mùa
đông dưới 180
C, có ngày dưới 100
C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng
6, 7, 8, chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập
úng cục bộ tại một số nơi.
- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ, số giờ nắng giữa các tháng
lại chênh lệch nhau rất nhiều.
32
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các
tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4
đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo
sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, thời tiết của thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm,
lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của
nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với
điều hiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng
và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.
+ Thủy văn: Thành phố Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sông Cà Lồ, sông Phó
Đáy và sông Phan nhưng chỉ có một số con sông nhỏ chảy qua, mật độ sông
ngòi thấp. Thành phố nhiều hồ ao với diện tích trên 460 ha, trong đó Đầm
Vạc trên 200 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng, đồng thời góp
phần tạo cho Vĩnh Yên một cảnh quan đô thị đẹp. [17]
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Đất Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát,
lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Đất đai của thành phố
được hình thành từ 2 nguồn gốc: Đất thuỷ thành và đất địa thành.
Căn cứ vào kết quả phân loại đất dựa vào nguồn gốc phát sinh của đất,
đất đai thành phố được phân chia thành các nhóm chính sau:
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, có diện tích
không lớn, phân bổ chủ yếu ở Thanh Trù, địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ
hơn 40
, đất có thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông
nghiệp, xây dựng thuận lợi.
+ Đất phù sa không được bồi, ngập nước vào mùa mưa: được phân bố ở
địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 4,5 -
33
6,0. Được sử dụng trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phân bố chủ yếu
ở phường Ngô Quyền, Đống Đa. Xây dựng ít thuận lợi.
+ Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit không bạc màu: Đất thường bị
chua hoặc rất chua, phân bố chủ yếu ở Thanh Trù, đất thường xen kẽ với đất
bạc màu nhưng ở địa hình thấp hơn, được phát triển trên nền phù sa cổ. Đất
phù hợp với cây trồng nông nghiệp nhưng cho năng suất thấp.
+ Đất bạc màu trên nền phù sa cũ có sản phẩm Feralit: phân bố hầu hết
ở xã, phường trên địa bàn thành phố, đất có địa hình dốc, thoải, lượn sóng,
nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha.
+ Đất dốc tụ ven đồi núi: Phân bố chủ yếu ở Liên Bảo, Định Trung
được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những dải ruộng nhỏ, hẹp dạng
bậc thang.
+ Đất cát gió: Có khoảng 95 ha phân bố tập trung ở Định Trung và rải
rác ở các xã, phường, được hình thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven
đồi núi, thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha.
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: Phân bố ở hầu hết các xã,
phường trong địa bàn. Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch
Mirca: Đây là loại đất có nhiều tiềm năng cho phát triển nông, lâm nghiệp và
cây công nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở Khai Quang, Liên Bảo. Đất
Feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Phân bố dọc theo tuyến đường sắt, phần lớn
là các dải đồi thoải, độ dốc trung bình từ 15-250
.
Nhìn chung, đất thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng đô thị. [17]
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số
Tính đến cuối năm 2012, dân số của thành phố Vĩnh Yên là 107.936
người, chiếm 10,8% dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm [8].
- Dân số thường trú (gồm cả lực lượng an ninh quốc phòng): 97.516 người.
34
- Dân số không thường xuyên trú tại thành phố: 10.420 người.
Như vậy, mật độ dân số bình quân toàn thành phố (kể cả số dân thường
trú và không thường trú) là 2.124 người/km2
. Nếu chỉ tính dân số thường trú
thì mật độ dân số của thành phố năm 2010 là 1.920 người/km2
, gấp 2,4 lần so
với mật độ dân số của toàn tỉnh (812 người/km2
).
3.1.2.2. Lao động, việc làm
Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động thành phố chuyển dịch mạnh từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Đến nay, lao động khu
vực nông nghiệp chiếm 19% tổng số lao động. Các ngành công nghiệp và xây
dựng chiếm 34%. Các ngành dịch vụ chiếm 47%. Tuy vậy, chuyển dịch cơ
cấu lao động vẫn diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tính đến hết tháng 12/2012, tổng số lao động trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên ước khoảng 55,9 nghìn người, chiếm 55,8% tổng dân số. Trong đó,
lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp là 9,636 nghìn người, chiếm 17,2%.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động
khu vực phi nông nghiệp, từ 67,6% năm 2005 lên 81% năm 2012. Mức độ
giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp hàng năm đạt 2,68%/năm, thuộc loại
giảm nhanh so với trung bình của cả nước (1%/năm). [17]
3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
+ Thực trạng phát triển đô thị: Trong giai đoạn 2006-2010 công tác
triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị đã đạt được nhiều kết quả,
đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cấp dịch vụ công cộng. Thực hiện kế hoạch
chỉnh trang đô thị các dự án do UBND thành phố Vĩnh Yên và các đơn vị trực
thuộc làm chủ đầu tư là 152 dự án. Công tác chỉnh trang đô thị đã được các
ngành của tỉnh và thành phố tập trung triển khai thực hiện một cách tích cực,
đồng bộ. [17]
+ Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Khu vực nông thôn
chiếm 28,54% diện tích lãnh thổ với 1.450,35/5.081,27 ha, là nơi cư trú của gần
35
78% dân số thành phố. Các điểm dân cư có lịch sử phát triển lâu đời, là cái nôi
của nền văn minh lúa nước. Trong tổng số 9 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay,
khu vực nông thôn có 02 xã/09 đơn vị hành chính. Trong những năm gần, đây
khu dân cư nông thôn trên địa bàn đã có sự thay đổi rất lớn về cơ sở hạ tầng như
hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, hệ thống điện nông thôn, thông tin liên lạc
và hệ thống giáo dục - đào tạo được đầu tư phát triển, đã tác động đến điều kiện
sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn
được kiên cố hóa đạt 57,72%. [17]
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Vĩnh Yên có mạng lưới các công trình giao thông tương
đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu của một đô thị phát triển, các công
trình giao thông chính trên địa bàn gồm: Quốc lộ 2A, 2B, 01 bến xe đối ngoại,
01 tuyến đường sắt và ga đường sắt. Bên cạnh đó các công trình phục vụ giao
thông nội thành cũng đang được thành phố quan tâm, đầu tư. [17]
+ Thuỷ lợi: Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước ở thành phố Vĩnh
Yên đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà
máy nước Vĩnh Yên (do Công ty cấp thoát nước và môi trường số 1 quản lý)
có tổng công suất 22.000 m3
/ng.đ, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất
8.000 m3
/ng.đ; trạm Hợp Thịnh với công suất 14.000 m3
/ng.đ. Hệ thống thoát
nước được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công trình điều tiết nước,
đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xẩy ra úng ngập gây ô nhiễm môi
trường, đánh giá là nghiêm trọng. [17]
+ Năng lượng: Đã nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm
điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng
với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và
sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên. [17]
Đây là bản rút gọn của tài liệu.
- Link tải bản ĐẦY ĐỦ (105 trang): https://bit.ly/3nx0c9V
- Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
36
+ Bưu chính viễn thông: Ngành bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục duy
trì tốc độ phát triển nhanh với các dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng
cao. Năm 2012, trên địa bàn thành phố có 43 trạm BTS, phát triển mới 12
trạm. Các dịch vụ bưu chính viễn thông mới, dịch vụ điện thoại di động.
+ Cơ sở y tế, văn hóa và giáo dục: Năm 2012 số cơ sở y tế thành phố
quản lý gồm: 1 trung tâm y tế, 9 trạm y tế cấp xã với tổng số 49 giường bệnh
và 93 cán bộ y tế trong đó có 18 bác sỹ và trình độ cao hơn. Tổng số trường
phổ thông có 20 trường với 350 lớp học, 583 giáo viên và 11.365 học sinh.
Thành phố có 5 bưu điện, 9 nhà văn hóa, 60 câu lạc bộ văn hóa, 9 xã đạt tiêu
chuẩn văn hóa mới và 14.278 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới. [17]
3.1.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
Tính đến hết 2012 tỷ trọng GDP của các ngành trong cơ cấu kinh tế của
Vĩnh Yên đã đạt: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 46,73 % GDP; Ngành
nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,93% GDP; Ngành dịch vụ chiếm 51,34%
GDP .[14]
Cơ cấu này cho thấy Vĩnh Yên đã mang đặc điểm rõ nét của một thành
phố công nghiệp - dịch vụ khá phát triển và có đủ năng lực để hướng tới một
thành phố tương lai phồn thịnh hơn. Cơ cấu các ngành kinh tế thể hiện trên
hình 3.2.
Cơ cấu các ngành kinh tế
1,93%
51,34%
46,73%
Công nghiệp - Xây dựng
Nông, lâm nghiệp - Thủy sản
Dịch vụ
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Vĩnh Yên năm 2012
37
3.2. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu
vực nghiên cứu
3.2.1. Những yếu tố thuận lợi
- Vị trí địa lý gần các đường giao thông thuận lợi cho phát triển các
ngành kinh tế.
- Sức phát triển kinh tế tốt, tốc độ tăng trưởng cao.
- Cơ sở hạ tầng tương đối tốt.
- Thành phố có Đầm Vạc với diện tích lớn thuận lợi cho phát triển dịch
vụ - du lịch.
3.2.2. Những khó khăn, hạn chế
- Chưa hình thành được một cơ cấu kinh tế hiện đại (những ngành công
nghiệp có công nghệ cao, những ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, giáo
dục, y tế).
- Nhu cầu đầu tư lớn song nguồn vốn có hạn.
- Quỹ đất cho phát triển thiếu.
- Kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ.
- Thiếu nhân lực chất lượng cao.
Nhìn chung, Vĩnh Yên có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho quá trình
phát triển kinh tế, xã hội, có sự kết nối tốt với Tam Đảo, với Hà Nội và với
Phú Thọ, ngoài ra thành phố nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Khẩu
- Lao Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế khu
vực do vậy đây là đô thị có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm hành
chính cấp vùng.
Tuy nhiên, để có sự phát triển như hiện nay đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn
trong công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của chính quyền thành phố,
trong đó có công tác quản lý đất đai. Để đáp ứng tốt nhiệm vụ này trong điều
kiện đất đai của thành phố đã và đang tiếp tục có nhiều thay đổi, chuyển dịch
để phục vụ các nhu cầu của cộng đồng, thì vấn đề đặt ra là phải có một hệ
38
thống cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại làm nền tảng, công cụ trợ giúp đắc lực
cho công tác quản lý đất đai của thành phố.
3.3. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên
Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm gần đây có tốc độ phát triển đô thị nhanh
chóng nên đã tạo ra nhiều biến động đất đai khá lớn.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012 [19], thành phố Vĩnh Yên có
tổng diện tích tự nhiên là 5.081,27 ha, trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 2.228,77 ha, chiếm 43,86% diện tích
đất tự nhiên
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 2.800,97 ha, chiếm 55,12% diện tích
đất tự nhiên
- Diện tích đất chưa sử dụng: 51,53 ha, chiếm 1,01% diện tích đất tự nhiên.
Trong giai đoạn 2005 đến năm 2012 do tác động của quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa sự chuyển dịch giữa các loại đất trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên diễn ra rất nhanh theo hướng chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp, tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố Vĩnh Yên
giai đoạn này giảm 437,01 ha, đất chưa sử dụng giảm 28,14 ha trong khi đó
đất phi nông nghiệp tăng 465,15 ha và chủ yếu tăng vào đất ở 171,07 ha, đất
sản xuất kinh doanh 153,38 ha với các dự án lớn như khu công nghiệp Khai
Quang, khu đô thị Hà Tiên, khu đô thị Sông Hồng thủ đô, khu đô thị Nam
Đầm Vạc v.v.
Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2012 và biến động đất đai của
thành phố giai đoạn 2005-2012 được thể hiện qua bảng 3.1.
Đây là bản rút gọn của tài liệu.
- Link tải bản ĐẦY ĐỦ (105 trang): https://bit.ly/3nx0c9V
- Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và FamisChuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfoCông nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Khoa Truong Dinh
 
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
Phi Phi
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAYBÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOTLuận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên QuangĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoGiao Trinh Mapinfo
Giao Trinh Mapinfo
Huytraining
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành BồLuận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và FamisChuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfoCông nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
 
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAYBÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOTLuận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, HOT
 
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên QuangĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Giao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoGiao Trinh Mapinfo
Giao Trinh Mapinfo
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành BồLuận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
luanvantrust
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
luanvantrust
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái NguyênLuận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAYĐề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầngXây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng NgãiNăng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (20)

Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch...
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
 
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái NguyênLuận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAYĐề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầngXây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng NgãiNăng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
Năng lực thực thi công vụ của công chức phường ở tỉnh Quảng Ngãi
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH NHÀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH NHÀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số ngành: 60. 850. 103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trường Xuân Thái Nguyên - 2013
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu thực tế tại địa phương để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô Khoa Tài nguyên và Môi trường và Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS. TS. Nguyễn Trường Xuân, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên, cán bộ địa chính các xã, phường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân. Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………..…i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………...…ii MỤC LỤC …………………………………………………………………...iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………vii DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………..….viii DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………...…….x MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...1 1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………..1 2. Mục đích của đề tài ………………………………………………………..2 3. Yêu cầu của đề tài …………………………………………………………3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ……………….……..3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………..4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ………………………………………………..4 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài …………………………………………………5 1.2.1. Các văn bản cấp Trung ương ………………………………..…………5 1.2.2. Các văn bản cấp tỉnh ..............................................................................6 1.3. Khái quát về hồ sơ địa chính …………………………………………….7 1.3.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính …………………………………...7 1.3.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai ……..10 1.4. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính …………………………………...11 1.4.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính ……………………………………11 1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ………………….12 1.5. Cơ sở dữ liệu địa chính của một số nước trên thế giới …………………13 1.5.1. Cơ sở dữ liệu địa chính của Thụy Điển ………………………………14 1.5.2. Cơ sở dữ liệu địa chính của Úc ………………………………………15 1.6. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam ……………….16
  • 6. iv 1.7. Tổng quan về một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay ……………………………………………...22 1.7.1. Phần mềm Famis - CaddB ………….………………………………...22 1.7.2. Phần mềm CiLIS ……………………………………………………..22 1.7.3. Phần mềm ViLIS1.0 ………………………………………………….23 1.8. Thực tiễn nghiên cứu ở địa phương …………………………………….24 1.9. Đánh giá tổng quan tài liệu ……………………………………………..25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………....26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………...26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………...26 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………..26 2.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………...…………26 2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc …………………………………………………………………...26 2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ……………………………………………………………….26 2.2.3. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên .................................................................................................................26 2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................27 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................27 2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ……………………….27 2.3.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ……………………..……..……28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………….….…………………29 3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu ……………………………………..29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………29 3.1.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………29 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình …………………………………………………..30
  • 7. v 3.1.1.3. Đặc điểm địa chất khoáng sản ……………………………………...31 3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn ……………………………………...31 3.1.1.5. Tài nguyên đất ……………………………………………………...32 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ………………………………………………33 3.1.2.1. Dân số ………………………………………………………………33 3.1.2.2. Lao động, việc làm …………………………………………………34 3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn …………34 3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ………………………………...35 3.1.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế ………………………………36 3.2. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu …………………………………………………………………………..37 3.2.1. Những yếu tố thuận lợi ……………………………………………….37 3.2.2. Những khó khăn hạn chế ……………………………………………..37 3.3. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên …………………………………....………………………….38 3.3.1. Thực trạng công tác lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ………………………………………………………...40 3.3.1.1. Thực trạng công tác thành lập bản đồ địa chính ……………………40 3.3.1.2. Thực trạng công tác tổ chức kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………………………………………………...43 3.3.1.3. Thực trạng công tác lập, quản lý và lưu trữ các sổ của hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ……………………………………………45 3.3.1.4. Tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ……………47 3.3.2. Tình hình tổ chức lực lượng cán bộ chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .......................50 3.3.2.1. Tình hình tổ chức lực lượng cán bộ chuyên môn .............................50 3.3.2.2. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc ..................53 3.3.3. Về quy trình thực hiện tại địa phương .................................................55
  • 8. vi 3.3.4. Đánh giá chung .....................................................................................58 3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên .............62 3.4.1. Giải pháp về quy trình thực hiện ..........................................................62 3.4.2. Giải pháp về công nghệ ………………………………………………75 3.4.2.1. Giải pháp chuyển đổi hệ tọa độ……………………………………..75 3.4.2.2. Giải pháp về phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ………...75 3.4.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực………………………………………………...81 3.4.3.1. Về trụ sở làm việc …………………………………………………..81 3.4.3.2. Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin …………………………...82 3.4.3.3. Về nhân lực thực hiện ……………………………………………....83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………84 1. Kết luận …………………………………………………………………..84 2. Kiến nghị …………………………………………………………………85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….86 PHỤ LỤC …………………………………………………………….……..88
  • 9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GCN : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TP : Thành phố UBND : Uỷ ban nhân dân VPĐK : Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai của thành phố VĩnhYên giai đoạn 2005 - 2012 …………………………………………………….…39 Bảng 3.2. Thống kê khối lượng bản đồ 299 và bản đồ địa chính 2002 ……..42 Bảng 3.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến 31/12/2012 ......................................................................................................43 Bảng 3.4. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên đến 31/12/2012 ……………………………………………………...…44 Bảng 3.5. Tình hình quản lý, lưu trữ sổ sách hồ sơ địa chính của thành Phố Vĩnh Yên lập theo Chỉ thị 299/TTg ……………………………………...….45 Bảng 3.6. Tình hình sổ sách hồ sơ địa chính của thành Phố Vĩnh Yên lập theo bản đồ địa chính 2002 ………………………………………………...…….46 Bảng 3.7 : Tổng hợp biến động thửa đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên theo bản đồ địa chính 2002 …………………………………………………...….48 Bảng 3.8. Kết quả chỉnh lý biến động của thành phố Vĩnh Yên năm 2012 và so sánh với khối lượng còn phải thực hiện ……………………………….....49 Bảng 3.9. Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn các cấp ............................52 Bảng 3.10. Hiện trạng trang thiết bị làm việc của VPĐK tỉnh, thành phố và cán bộ địa chính xã, phường ...........................................................................54 Bảng 3.11. Mức độ cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên …………………………………...……………………59 Bảng 3.12. Mức độ đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của thực trạng cơ sở vật chất và nhân lực của các đơn vị ……………………….60 Bảng 3.13. Mức độ phù hợp của quy trình xây dưng cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng trên địa bàn thành phố ……………………...………………...61 Bảng 3.14. Mức độ cần thiết của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận ………………………...63 Bảng 3.15. Số lượng trường dữ liệu cần phải nhập cho từng nhóm thông tin thuộc tính đối với mỗi loại hồ sơ thửa đất …………………………………..70
  • 11. ix Bảng 3.16. Số lượng trường dữ liệu cần phải nhập cho từng nhóm thông tin của dữ liệu đặc tả …………………………………..………………………..72 Bảng 3.17. Kết quả điều tra lựa chọn phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố ………………………………….…………….81
  • 12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình quản lý WALIS …………………………………………16 Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên ………………...……….29 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Vĩnh Yên năm 2012 …….………….....36 Hình 4.1. Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ……………….74
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta, vấn đề quản lý chặt chẽ đất đai đang là yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục đích là đưa quỹ đất vào sử dụng hợp lí và có hiệu quả, đưa đất đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. Để Nhà nước quản lý thống nhất được đất đai theo quy định của pháp luật, có cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nhất thiết phải có thông tin về đất đai. Do vậy, việc thiết lập, quản lý hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại là một yêu cầu tất yếu. Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập, cập nhật trong các quá trình điều tra, qua các thời kỳ khác nhau, bằng các hoạt động khác nhau như đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống này chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết về các mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của từng thửa đất. Hệ thống là công cụ đắc lực của nhà nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương trong cả nước đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại (trong đó có Vĩnh Phúc) việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa
  • 14. 2 chính hoàn chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là do sự nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay chưa đầy đủ; việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp. Thành phố Vĩnh Yên là trung kinh tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua có tốc độ phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm chú trọng, trong đó việc lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang dần từng bước được quan tâm xây dựng trong giai đoạn từ 1997 đến nay, góp phần quan trọng trong công tác quản lý đất đai của thành phố. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính của thành phố Vĩnh Yên nói chung vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và cần phải giải quyết. Mặc dù thành phố đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, nhưng Vĩnh Yên vẫn chưa có hệ thống quản lý hồ sơ địa chính chính quy, đồng bộ, cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại gần như chưa có, hệ thống hồ sơ địa chính không có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của thành phố trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên, tác giả đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá hiện trạng về cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
  • 15. 3 - Căn cứ các tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý đất đai hiện nay đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. 3. Yêu cầu của đề tài - Cập nhật đầy đủ các văn bản có liên quan đến quy định về lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Xây dựng được mô hình cơ sở dữ liệu địa chính có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. - Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên; căn cứ vào điều kiện nhân lực, trang thiết bị, trình độ công nghệ để đề ra các giải pháp tối ưu thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong tương lai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm chí phí đầu tư. Luận văn đã đáp ứng được một số nội dung mới để phục vụ công tác quản lý đất đai mà thực tế địa phương đang đòi hỏi phải giải quyết đó là: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu nền quản lý đất đai trong tương lai gần và mở rộng ứng dụng cho các địa phương khác.
  • 16. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) đã nêu: Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008; các địa phương đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận và kết quả đạt được trong các năm qua là rất lớn. Tuy nhiên, việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận một số loại đất còn chậm, nhất là đất chuyên dùng và đất ở đô thị; lượng giấy chứng nhận đã ký chưa trao cho người được cấp ở một số địa phương còn tồn đọng nhiều; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao; việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định. Do vậy mà Nhà nước trong những năm qua đã ban hành một số quy định liên quan đến việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói chung và cơ sở dữ liệu địa chính nói riêng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính còn những hạn chế như: - Đây là một lĩnh vực công tác mới, hệ thống văn bản còn chưa thực sự đồng nhất, có thời điểm chỉ quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính,
  • 17. 5 có thời điểm lại quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. - Hầu hết các văn bản pháp quy hiện có hầu hết đều tập trung vào quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và các quy định này chưa mang tính chất ổn định, thường xuyên có sự thay đổi, chỉnh sửa gây lúng túng cho các địa phương trong quá trình thực hiện. - Chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và ý nghĩa của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Đứng trước thực tiễn trên cho thấy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính có hiệu quả là nhiệm vụ bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai theo hướng chuyên nghiệp, chính xác, hiện đại. 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 1.2.1. Các văn bản cấp Trung ương - Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên đề cập đến công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và tại Thông tư này quy định: Khái niệm, thành phần của cơ sở dữ liệu địa chính, yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước. [1] - Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chuẩn dữ liệu địa chính. Trong đó quy định: Kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính, xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính. [3] - Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ
  • 18. 6 chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất [2] (gọi tắt là VPĐK). Tại Thông tư này quy định: VPĐK cấp tỉnh có nhiệm vụ: Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp tỉnh; cấp hồ sơ địa chính cho VPĐK cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính và phát triển hệ thống thông tin đất đai; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; VPĐK cấp huyện có nhiệm vụ: Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp huyện. - Công văn số 1159/TCQLĐĐ - CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Văn bản này đã hướng dẫn chi tiết một số quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. [14] - Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đây là văn bản pháp quy mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.[6] Tại Thông tư này các quy định về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã đầy đủ, toàn diện, phù hợp hơn với tình hình thực tế của các địa phương, bao gồm: các quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, quy định về quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai. 1.2.2. Các văn bản cấp tỉnh - Hướng dẫn số 749/TNMT-ĐKĐĐ ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc hướng dẫn quy trình thành lập hồ sơ địa
  • 19. 7 chính và quy định trách nhiệm các cấp trong công tác thành lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [10] - Hướng dẫn số 840/HD-STNMT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc hướng dẫn quy trình kê khai đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [11] 1.3. Khái quát về hồ sơ địa chính 1.3.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách ... chứa đựng những thông tin cần thiết về đất đai để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Hệ thống tài liệu này được thiết lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. [1] * Bản đồ địa chính Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên cho quản lý thì bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính cung cấp các thông tin không gian đầu tiên của thửa đất như vị trí, hình dạng, ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, tứ cận,.. Những thông tin này giúp nhà quản lý hình dung về thửa đất một cách trực quan. Bên cạnh các thông tin không gian bản đồ địa chính còn cung cấp các thông tin thuộc tính quan trọng của thửa đất và tài sản gắn liền trên đất như: loại đất, diện tích pháp lý, số hiệu thửa đất, loại nhà v.v.[1] * Sổ mục kê đất đai + Sổ mục kê đất đai: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về các thửa đất, đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ
  • 20. 8 mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. [1] + Sổ mục kê gồm các thông tin: Thửa đất gồm mã số, diện tích, loại đất, giá đất, tài sản gắn liền với đất, tên người sử dụng đất và các ghi chú về việc đo đạc thửa đất. Đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình khác theo tuyến mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn gồm tên công trình và diện tích trên tờ bản đồ. Sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến gồm tên đối tượng và diện tích trên tờ bản đồ. Sơ đồ thửa đất kèm theo sổ mục kê đất đai + Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì đều phải chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin. * Sổ địa chính + Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng người sử dụng đất. [1] + Sổ địa chính gồm các thông tin: Tên và địa chỉ người sử dụng đất Thông tin về thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa đất phân theo hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện, số phát hành và số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
  • 21. 9 + Sổ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp sau: [1] Có thay đổi người sử dụng đất, người sử dụng đất được phép đổi tên. Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất. Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất. Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện. Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. * Sổ theo dõi biến động đất đai + Sổ theo dõi biến động đất đai được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn, sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. [1] + Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin: Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động; Thời điểm đăng ký biến động; Số hiệu thửa đất có biến động; Nội dung biến động về sử dụng đất. * Bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Là bản lưu hoặc bản sao giấy chứng nhận được cơ quan nhà nước cấp cho người sử dụng đất để người sử dụng đất có cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình sử dụng đất.
  • 22. 10 1.3.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai, điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thi hành các văn bản đó. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến động đất đai nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thì nhà quản lý chỉ cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ tin cậy rất cao. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý sử dụng đất ở cả cấp vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch không khả thi hiện nay đang là vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân cho thực trạng này thì có nhiều nhưng một trong số những nguyên nhân chính là do hệ thống hồ sơ địa chính không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Các cơ quan quản lý đất đai không chỉ có các công tác quản lý Nhà nước về đất đai mang tính chất định kì như: quy hoạch sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, mà còn có những công việc mang tính thường xuyên như: giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Thực tế có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình cá nhân dẫn đến tình trạng kiện tụng kéo dài và khiếu kiện vượt cấp do phương án giải quyết của chính quyền không có căn cứ pháp lý rõ ràng và thống nhất. Đây là nguyên nhân làm cho người tham gia tranh tụng không đồng ý với phương án giải quyết.
  • 23. 11 Để giải quyết dứt điểm tranh chấp liên quan đến đất đai ở cấp cơ sở thì hệ thống hồ sơ địa chính phải được hoàn thiện đầy đủ và là cơ sở pháp lý vững chắc cho những quyết định giải quyết tranh chấp. Hệ thống hồ sơ địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất: Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người sử dụng. 1.4. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính 1.4.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính là nội dung của Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện. [1] Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính. + Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin: [1] - Vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất; - Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thủy văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; - Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình; - Điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
  • 24. 12 + Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất đai bao gồm các thông tin: [1] - Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính; - Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; - Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức; - Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai; - Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất. 1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau [1]: + Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định của Thông tư 09/2007/TT-BTNMT. + Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được: - Giấy chứng nhận; - Bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; - Sổ mục kê đất đai và sổ địa chính theo mẫu quy định ;
  • 25. 13 - Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; - Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau); + Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất; + Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận; + Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. 1.5. Cơ sở dữ liệu địa chính của một số nước trên thế giới Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay Việt Nam có điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, đây là điều kiện thuận tiện để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển trên nhiều lĩnh vực. Quản lý đất đai tại các nước phát triển và các nước có nền kinh tế phát triển như Thụy Điển, Úc, Trung Quốc ... đã đạt đến mức độ tương đối hoàn thiện, đây là những mô hình quản lý Việt
  • 26. 14 Nam cần nghiên cứu để tiếp thu các ưu điểm một cách chọn lọc sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 1.5.1. Cơ sở dữ liệu địa chính của Thụy Điển Thụy Điển một nước đã phát triển thuộc vùng Bắc Âu, công nhận quyền sở hữu đất đai là của người dân nên chỉ cần có một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản (gồm: đất, nhà, tài sản gắn liền với đất). Điều này dẫn đến công tác đăng ký bất động sản và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc đăng ký quyền sử dụng đất và đăng ký quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam. [5] Bên cạnh đó luật cũng quy định đăng ký bất động sản là bắt buộc và người mua phải đăng ký quyền sở hữu của mình trong vòng 3 tháng sau khi mua. Từ thời điểm đó người mua được toàn quyền sở hữu. Quy định này sẽ giúp tránh được tình trạng có những giao dịch liên quan đến bất động sản mà nhà quản lý không nắm được, mặt khác cũng giúp đảm bảo được các quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu. Vấn đề thời hạn đăng ký quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở Việt Nam hiện nay chưa được quy định trong luật nên vô hình trung tạo điều kiện cho các giao dịch ngầm diễn ra một cách thoải mái. Điều này dẫn đến thực trạng: người mua bất động sản cứ mua và cũng không mấy quan tâm đến việc đăng ký quyền sử dụng của mình. Thụy Điển xây dựng được ngân hàng dữ liệu đất đai vào năm 1995, trong ngân hàng này mỗi đơn vị tài sản có các thông tin sau: Khu vực hành chính nơi có bất động sản, địa chỉ, vị trí trên trích lục bản đồ địa chính, toạ độ của bất động sản và các công trình xây dựng; Diện tích của bất động sản; Giá trị tính thuế; Tên, địa chỉ và sổ đăng ký công dân của chủ sở hữu, thông tin về việc có bất động sản đó khi nào và như thế nào; Sơ đồ công trình xây dựng và các quy định được áp dụng cho trường hợp cụ thể đó; Số lượng thế chấp; Thông tin về quyền thông hành địa dịch; Các biện pháp kỹ thuật và chính thức được thực hiện, số tra cứu đến các bản đồ và các tài liệu lưu trữ khác. [5]
  • 27. 15 Hơn thế nữa nguyên tắc cơ bản của Chính phủ Thụy Điển là tất cả các thông tin có trong cơ quan Nhà nước (trong đó có cả ngân hàng dữ liệu đất đai) đều phải được công khai phục vụ cho việc tìm hiểu thông tin miễn phí. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tìm hiểu thông tin về bất động sản mình muốn mua. [5] 1.5.2. Cơ sở dữ liệu địa chính của Úc Hệ thống quản lý đất đai của Úc nhìn chung không có sự biến động nhiều trong suốt quá trình phát triển của đất nước, điều này tạo điều kiện thuận tiện cho việc kế thừa thành quả của thời kỳ trước và tiếp tục hoàn thiện vào thời kỳ sau. Hệ thống địa chính của Tây Úc có những ưu điểm sau: Công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân và không tách biệt giữa nhà và đất. Khi đã được cấp giấy chứng nhận thì chủ sở hữu sẽ được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu vĩnh viễn; Không quy định hạn điền tạo điều kiện cho người sử dụng đất tích tụ đất đai để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp. [5] Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc (WALIS) được thiết lập từ năm 1981, đã trở thành hệ thống thông tin đất đai sớm nhất tại Úc sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Để xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại và hiệu quả, một số nguyên tắc chính đã được đề ra khi tiến hành xây dựng hệ thống, bao gồm: thông tin là tài sản có giá trị; hệ thống phải đáp ứng mục tiêu đề ra và người khai thác hệ thống trở thành mục tiêu quan tâm; thông tin thu thập một lần, sử dụng nhiều lần; phải có sự kết hợp thông tin, chia sẻ tài nguyên với giá trị gia tăng; chi phí duy trì, bảo dưỡng hợp lý, hiệu quả; có đăng ký phân quyền, bảo mật, duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thông tin. [5] Với lịch sử gần ba mươi năm, WALIS đã đạt được nhiều thành công trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý thông tin địa lý cũng như thông tin đất đai, hỗ trợ tích cực cho cơ chế truy cập thông tin đất đai. Điều
  • 28. 16 này được thể hiện qua mối quan hệ giữa công tác quản lý, lưu trữ thông tin, thương mại, siêu dữ liệu và phân quyền truy cập thông tin của hệ thống. Sơ đồ dưới đây mô tả về mô hình quản lý của WALIS và giới thiệu sơ bộ về các thành phần chính làm nên thành công của WALIS. [5] Trên cơ sở nghiên cứu những ưu điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai tại Thụy Điển và Úc kết hợp với tình hình thực tế của Việt Nam tôi đề xuất một số điểm đổi mới đối với hệ thống quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu địa chính của Việt Nam như sau: Cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu cho cả đất và các bất động sản gắn liền với đất. Triển khai cấp giấy chứng nhận cho tất cả các thửa đất trên quy mô toàn quốc trong thời gian sớm nhất. Dần dần tăng diện tích hạn điền để đi tới xóa bỏ hoàn toàn tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng đất. Nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên quy mô toàn quốc, trên cơ sở đó tiến đến xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 1.6. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng Hình 1.1. Mô hình quản lý WALIS
  • 29. 17 nhận đã được một số địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai. Điển hình như Đồng Nai, An Giang, và một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc Hải Phòng, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh... đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả, được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh huyện. Bên cạnh đó, phần lớn các địa phương còn lại (trong đó có Vĩnh Phúc) chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh. Việc khai thác sử dụng vì vậy chưa hiệu quả và cơ sở dữ liệu chưa cập nhật thường xuyên. [14] Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là do nhận thức về cơ sở dữ liệu hiện nay chưa đầy đủ, việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp. Cụ thể: * Về nhận thức: Trong 5 năm qua (từ 2008-2012), phần lớn các tỉnh, thành trong cả nước đều triển khai mạnh việc thực hiện Dự án tổng thể hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với 201 công trình trên phạm vi 249 huyện, nhiều nhất là các tỉnh: Thanh Hóa (19 huyện), Nghệ An (17 huyện), Bắc Giang (10 huyện), Đắk Lắk (11 huyện), Bình Thuận (8 huyện). Đến cuối năm 2012, cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với khoảng 76% diện tích cần đo đạc. Việc cấp giấy chứng nhận cũng đạt kết quả khả quan, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận ở hầu hết các loại đất đều đạt trên 80%, trừ đất chuyên dùng (60,5%) và đất ở đô thị (63,5%). Tuy nhiên, so với tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính, tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở các địa phương còn chậm. Các tỉnh hầu hết đều thực hiện dự án theo kiểu đo đạc xong toàn bộ diện tích, chú trọng vào những huyện chưa được đo đạc, huyện miền núi, rồi mới tiến hành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận. Trong khi, muốn có được cơ sở dữ liệu địa chính, dù mỗi tỉnh
  • 30. 18 làm điểm ở một vài huyện, thì phải tập trung thực hiện và hoàn thành dứt điểm việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính cho các xã, huyện đã hoàn thành đo vẽ bản đồ. [9] * Về nguồn lực: Hầu hết các tỉnh đều không cân đối hoặc bố trí đủ kinh phí. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh bố trí tối thiếu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận. Song thực tế tại 40 tỉnh (được Trung ương hỗ trợ kinh phí), trong các năm qua, chỉ được tỉnh đầu tư khoảng 4% so với tiền sử dụng đất. Nhiều tỉnh chỉ đầu tư kinh phí cho việc đo đạc, lập bản đồ địa chính và phân cấp cho huyện, xã tự lo kinh phí thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận là nguyên nhân cơ bản của tình trạng đo vẽ xong bản đồ mà không thực hiện được việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính, tiến độ cấp giấy chứng nhận không tăng, làm giảm hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó hệ thống VPĐK - đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cập nhật biến động, lập hồ sơ địa chính, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu địa chính - dù đã được thành lập đầy đủ ở hầu hết các địa phương song thiếu cán bộ chuyên môn, nhất là cán bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin. Cán bộ địa chính cấp xã thực hiện rất nhiều công việc song thường các xã chỉ có một cán bộ, nhiều địa phương không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoặc luân chuyển giữa các xã .v.v. [9]. * Về quy trình thực hiện: Để giúp các địa phương có các bước thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, ngày 21 tháng 9 năm 2011 Tổng cục quản lý đất đai - Bộ tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tại văn bản này việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được áp dụng theo hai quy trình sau [14]:
  • 31. 19 Quy trình 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ việc chỉnh lý, hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất [14]. Gồm 7 bước: Bước 1. Thu thập tài liệu: Bước 2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính Bước 3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính Bước 4. Xây dựng siêu dữ liệu (metadata) Bước 5. Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính Bước 6. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính Bước 7. Tích hợp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính vào Hệ thống thông tin đất đai. Quy trình 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính [14]. Gồm 7 bước: Bước 1. Thu thập, đánh giá, tổng hợp tài liệu Bước 2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính Bước 3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính Bước 4. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính Bước 5. Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính Bước 6. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính Bước 7. Tích hợp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính vào Hệ thống thông tin đất đai. Việc ban hành Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK, trong đó hướng dẫn các quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã giúp cho các địa phương định hướng được các bước thực hiện trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương mình. Tuy nhiên tại hai quy trình này qua thực tế áp dụng còn bộc lộ một số khó khăn tồn tại đó là:
  • 32. 20 - Các bước đưa ra còn thiếu so với thực tế thực hiện, nên không có đủ cơ sở để các địa phương tính toán kinh phí phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; - Đối với quy trình 1 quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất phải gắn liền với đo đạc lập mới hoặc chỉnh lý hoàn thiện bản đồ địa chính, kê khai đăng cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy khi áp dụng quy trình này hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn rất lớn tại khâu cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận. Đây là công tác hết sức nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quá trình thực hiện công việc qua nhiều công đoạn, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia giải quyết. Vì vậy để một địa phương cấp xã thực hiện xong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy trình này mất rất nhiều thời gian, công sức. - Đối với quy trình 2 thì thực tế rất khó áp dụng, vì hầu hết tại các địa phương quá trình cấp giấy chứng nhận đều diễn ra trong nhiều năm theo nhu cầu của người sử dụng đất, và không chỉ được cấp theo bản đồ địa chính mới đo vẽ mà có thể được cấp theo nhiều loại tài liệu bản đồ khác nhau, theo các mốc thời gian khác nhau, vì vậy quy trình này chưa điều chỉnh được hết các trường hợp cấp giấy chứng nhận tại các địa phương. Để giải quyết một số tồn tại nêu trên, ngày 24 tháng 4 năm 2013 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được điều chỉnh và áp dụng theo hai quy trình sau: Quy trình 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ việc chỉnh lý, hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất [6]. Gồm 10 bước: Bước 1. Công tác chuẩn bị
  • 33. 21 Bước 2. Thu thập tài liệu Bước 3. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính Bước 4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính Bước 5. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất Bước 6. Hoàn thiện dữ liệu địa chính Bước 7. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata Bước 8. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu Bước 9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính Bước 10. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính Quy trình 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai. [6] Bước 1. Công tác chuẩn bị Bước 2. Thu thập tài liệu Bước 3. Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có Bước 4. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính Bước 5. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính Bước 6. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất Bước 7. Hoàn thiện dữ liệu địa chính Bước 8. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata Bước 9. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu Bước 10. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính. Bước 11. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính. Các quy trình quy định tại Thông tư số 04/TT-BTNMT đã cơ bản giải quyết được tồn tại, vướng mắc của các quy trình quy định tại Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK đó là: Các bước thực hiện đã được quy định đầy đủ hơn, phạm vi điều chỉnh của cả hai quy trình đã bao quát được toàn bộ các trường hợp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
  • 34. 22 Tuy nhiên tại Thông tư này quy định hai quy trình thực hiện, vì vậy vấn đề đặt ra cho các địa phương đó là cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu, tài liệu địa chính hiện có của địa phương để áp dụng một quy trình thực hiện sao cho phù hợp, hiệu quả. 1.7. Tổng quan về một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay 1.7.1. Phần mềm Famis - CaddB Là phần mềm được viết chạy đồng bộ cùng Micro Station có khả năng lưu trữ các thông tin cơ bản của thửa đất như: Số thửa, số tờ bản đồ, tên chủ sử dụng, địa chỉ thửa đất, loại đất cũ, loại đất mới v.v. Các thông tin Famis quản lý và các chức năng của Famis đáp ứng được nhu cầu khai thác cơ bản của thông tin đất đai đồng thời chạy trên nền Micro Station nên rất phù hợp với việc biên tập quản lý dữ liệu bản đồ. Để quản lý hồ sơ địa chính thì bộ phần mềm Famis - CaddB còn nhiều hạn chế do khả năng lưu trữ dung lượng thấp và không được cập nhật theo các thay đổi của pháp luật về quản lý đất đai hiện hành. [20] 1.7.2. Phần mềm CILIS CILIS được xây dựng dựa trên nền cơ sở quản trị dữ liệu của Microsoft Acess và quản lý đồ họa tương thích từ Micro Station, Famis. Tại thời điểm năm 2005 - 2006 thì đây là lựa chọn số một cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai vì CILIS đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của bộ phần mềm Famis - CaddB trước đó. Tuy nhiên, tồn tại trong đó rất nhiều lỗi khó khắc phục trong việc liên kết thông tin, nhập dữ liệu, bộ nhớ dữ liệu hạn chế v.v. Từ những nhược điểm trên khiến cho CILIS nhanh chóng đặt ra cho các nhà quản lý ở những vùng kinh tế phát triển, có thị trường bất động sản nóng đang yêu cầu quản lý chặt chẽ hơn về đất đai và đảm bảo sự phát triển chung của xã hội phải tìm một phần mềm mới mạnh hơn, thuận tiện hơn trợ giúp quản lý đất đai. [20]
  • 35. 23 1.7.3. Phần mềm VILIS1.0 VILIS1.0 được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của hãng ESRI (Mỹ) quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính. Phần mềm VILIS1.0 được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành Luật đất đai, Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. VILIS1.0 được xây dựng với rất nhiều chức năng đảm bảo giải quyết trọn vẹn các vấn đề trong công tác quản lý đất đai, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý. [20] Tuy nhiên, cũng như phần mềm CILIS nhược điểm lớn nhất của VILIS1.0 vẫn là việc quản trị cơ sở dữ liệu vẫn là Microsoft Acess với định dạng *.mdb khả năng lưu trữ dữ liệu hạn chế khó đáp ứng nhu cầu quản lý rất nhiều thông tin của đất đai giúp các nhà quản lý đất đai quản lý chặt chẽ và vạch ra chiến lược sử dụng đất trong thời kỳ kinh tế thị trường. Trên đây là một số phần mềm đã được áp dụng trong quá trình quản lý đất đai nói chung, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nói riêng ở Việt Nam từ trước đến nay, tuy nhiên các phần mềm này như đã phân tích ở trên có nhiều hạn chế, chưa đủ điều kiện phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo yêu cầu hiện nay. Chính vì vậy, tại Công văn số 106/BTNMT- CNTT ngày 12 tháng 1 năm 2012 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo
  • 36. 24 danh sách các phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trong công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai [4], bao gồm: - Hệ thống thông tin đất đai và môi trường - ELIS được Cục công nghệ thông tin và Tổng cục quản lý đất đai phối hợp phát triển trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực Quản lý đất đai và môi trường (SEMLA). [4] - Hệ thống thông tin đất đai VILIS là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh” do Viện nghiên cứu địa chính thực hiện, được Trung tâm Viễn thám quốc gia tiếp tục phát triển. [4] - Hệ thống thông tin đất đai TMV.LIS được phát triển bởi Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường qua quá trình thi công, triển khai thu thập quản lý cơ sở dữ liệu đất đai trong thực tế của Tổng công ty. [4] Như vậy hiện nay ở nước ta có đồng thời ba hệ thống phần mềm đủ điều kiện đáp ứng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, vấn đề đặt ra là các địa phương căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế để lựa chọn một phần mềm phù hợp phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương mình. 1.8. Thực tiễn nghiên cứu ở địa phương Trong những năm qua thành phố Vĩnh Yên đã quan tâm và bước đầu triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố. Cụ thể đã triển khai lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho 3 địa phương, trong đó: - Phường Ngô Quyền triển khai thực hiện năm 2008 với ứng dụng phần mềm VILIS 1.0 và do VPĐK tỉnh trực tiếp thực hiện. Do khó khăn vướng mắc nhiều trong khâu cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận cũng như phần mềm áp dụng còn lỗi, chưa đáp ứng được yêu cầu nên đến nay kết quả vẫn đang
  • 37. 25 dừng tại bước hoàn thiện và trình UBND thành phố phê duyệt hồ sơ cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. - Phường Đống Đa triển khai năm 2011 và phường Liên Bảo triển khai năm 2012. Tuy nhiên cũng như các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh nói chung, phường Ngô Quyền nói riêng, hiện nay kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của phường Đống Đa và phường Liên Bảo đang ở bước kê khai, hoàn thiện hồ sơ cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận. Việc áp dụng phần mềm phục vụ cho việc lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang được địa phương cân nhắc lựa chọn. 1.9. Đánh giá tổng quan tài liệu Qua kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa rất lớn cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay, trong đó việc ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là hết sức cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn một phần mềm có đủ điều kiện để áp dụng. Bên cạnh đó để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần giải quyết vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay đó là xây dựng một quy trình thực hiện phù hợp, có tính khả thi. Dựa trên những căn cứ pháp lý và thực tiễn, tổng quan các tài liệu tham khảo tác giả nhận thấy đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả cam đoan chưa có một công trình nghiên cứu nào trùng lặp và cũng chưa có ai nhận được học vị sau đại học về lĩnh vực nghiên cứu này.
  • 38. 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Vĩnh Yên - Phạm vi thời gian 2012-2013. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên ... - Đặc điểm kinh tế - xã hội: dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục và đào tạo, cơ cấu các ngành kinh tế ... 2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - Thực trạng công tác lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - Tình hình tổ chức lực lượng cán bộ chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính - Quy trình thực hiện tại địa phương 2.2.3. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - Giải pháp về quy trình thực hiện. - Giải pháp về công nghệ.
  • 39. 27 - Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài. Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính năm 2012 của thành phố Vĩnh Yên trực tiếp từ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, UBND thành phố Vĩnh Yên. 2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp tại trụ sở làm việc bằng phiếu điều tra (mẫu chi tiết thể hiện tại phụ lục 01) đã được in sẵn đối với cán bộ thuộc VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc, VPĐK thành phố Vĩnh Yên và cán bộ địa chính xã, phường trên địa bàn thành phố. Phương pháp xây dựng câu hỏi điều tra, phỏng vấn: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài để tiến hành xây dựng câu hỏi điều tra. Nội dung điều tra: thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, đội ngũ cán bộ của các đơn vị thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; việc thực hiện nhiệm vụ, sự phù hợp của quy trình thực hiện, ý kiến lựa chọn phần mềm. Căn cứ để đưa ra số lượng mẫu điều tra và tiêu chí chọn mẫu: Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT và thực tế công tác, nhân lực thực hiện
  • 40. 28 công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại các địa phương chủ yếu là đội ngũ cán bộ thuộc VPĐK cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường. Vì vậy tác giả tiến hành điều tra đối với tất cả các cán bộ chuyên môn đang công tác tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc, VPĐK thành phố Vĩnh Yên và cán bộ địa chính xã, phường trên địa bàn thành phố. Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu, trong đó VPĐK tỉnh 34 phiếu, VPĐK thành phố 13 phiếu, cán bộ địa chính xã, phường 13 phiếu. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả phiếu điều tra để đánh giá và đề xuất các giải pháp tối ưu nhất cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. 2.3.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu Các thông tin, số liệu về tình hình quản lý đất đai, thực trạng lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thu thập được qua các năm, được xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích xử lý số liệu,.. phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
  • 41. 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường và 02 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 5.081,27 ha, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong tọa độ địa lý: từ 21o 15’19” đến 21o 22’19” vĩ độ Bắc và 105o 33’54” đến 105o 38’19” kinh độ Đông. [17] Về ranh giới hành chính: Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; Phía Tây giáp huyện Tam Dương; Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương; Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên. Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
  • 42. 30 Trung tâm thành phố Vĩnh Yên cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam. [17] Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Vĩnh Yên; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Vĩnh Yên - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. Nhìn tổng quan, vị trí địa lý và các điều kiện giao thông thuận tiện và đang được nâng cấp hiện đại là những thuận lợi không phải nơi nào cũng có, khiến thành phố Vĩnh Yên thành địa điểm có sức thu hút đầu tư lớn, giao lưu hàng hóa, thương mại - dịch vụ - du lịch - văn hóa - giáo dục đào tạo phát triển .v.v. [17] 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình Thành phố Vĩnh Yên được hình thành trên một vùng đồi thấp, thoải, cao độ từ 8m đến 30m. Các đồi không liên tục và bị ngăn cách bởi các lũng đồi, rộng dần về phía Nam và hẹp dần về phía Bắc. Theo hướng Bắc - Nam của thành phố các đồi cao dần đến chân núi Tam Đảo. Phần phía Nam của thành phố giáp với Đầm Vạc là một cánh đồng thấp trũng, có cao độ từ 5m
  • 43. 31 đến 8m, thường bị ngập nước. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng [17]: - Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm các xã, phường Định Trung, Khai Quang, độ cao trung bình 260 m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam. - Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn. [17] 3.1.1.3. Đặc điểm địa chất khoáng sản Các tài liệu điều tra và nghiên cứu địa chất khoáng sản cho biết, thành phố Vĩnh Yên có rất ít mỏ, điểm quặng và là khu vực nghèo khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là sét gạch ngói đã và đang được khai thác phục vụ sản xuất gạch xây dựng nhà ở... Mỏ cao lanh xã Định Trung có trữ lượng khá, nhưng giàu Al (nhôm) nên chất lượng không cao và cũng khó khai thác. [17] 3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn + Khí hậu: Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 240 C, mùa hè 29-340 C, mùa đông dưới 180 C, có ngày dưới 100 C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, 7, 8, chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại một số nơi. - Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ, số giờ nắng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều.
  • 44. 32 - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông. - Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, thời tiết của thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều hiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao. + Thủy văn: Thành phố Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và sông Phan nhưng chỉ có một số con sông nhỏ chảy qua, mật độ sông ngòi thấp. Thành phố nhiều hồ ao với diện tích trên 460 ha, trong đó Đầm Vạc trên 200 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng, đồng thời góp phần tạo cho Vĩnh Yên một cảnh quan đô thị đẹp. [17] 3.1.1.5. Tài nguyên đất Đất Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Đất đai của thành phố được hình thành từ 2 nguồn gốc: Đất thuỷ thành và đất địa thành. Căn cứ vào kết quả phân loại đất dựa vào nguồn gốc phát sinh của đất, đất đai thành phố được phân chia thành các nhóm chính sau: + Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, có diện tích không lớn, phân bổ chủ yếu ở Thanh Trù, địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 40 , đất có thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, xây dựng thuận lợi. + Đất phù sa không được bồi, ngập nước vào mùa mưa: được phân bố ở địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 4,5 -
  • 45. 33 6,0. Được sử dụng trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở phường Ngô Quyền, Đống Đa. Xây dựng ít thuận lợi. + Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit không bạc màu: Đất thường bị chua hoặc rất chua, phân bố chủ yếu ở Thanh Trù, đất thường xen kẽ với đất bạc màu nhưng ở địa hình thấp hơn, được phát triển trên nền phù sa cổ. Đất phù hợp với cây trồng nông nghiệp nhưng cho năng suất thấp. + Đất bạc màu trên nền phù sa cũ có sản phẩm Feralit: phân bố hầu hết ở xã, phường trên địa bàn thành phố, đất có địa hình dốc, thoải, lượn sóng, nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha. + Đất dốc tụ ven đồi núi: Phân bố chủ yếu ở Liên Bảo, Định Trung được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những dải ruộng nhỏ, hẹp dạng bậc thang. + Đất cát gió: Có khoảng 95 ha phân bố tập trung ở Định Trung và rải rác ở các xã, phường, được hình thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven đồi núi, thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha. + Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: Phân bố ở hầu hết các xã, phường trong địa bàn. Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch Mirca: Đây là loại đất có nhiều tiềm năng cho phát triển nông, lâm nghiệp và cây công nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở Khai Quang, Liên Bảo. Đất Feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Phân bố dọc theo tuyến đường sắt, phần lớn là các dải đồi thoải, độ dốc trung bình từ 15-250 . Nhìn chung, đất thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. [17] 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1. Dân số Tính đến cuối năm 2012, dân số của thành phố Vĩnh Yên là 107.936 người, chiếm 10,8% dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm [8]. - Dân số thường trú (gồm cả lực lượng an ninh quốc phòng): 97.516 người.
  • 46. 34 - Dân số không thường xuyên trú tại thành phố: 10.420 người. Như vậy, mật độ dân số bình quân toàn thành phố (kể cả số dân thường trú và không thường trú) là 2.124 người/km2 . Nếu chỉ tính dân số thường trú thì mật độ dân số của thành phố năm 2010 là 1.920 người/km2 , gấp 2,4 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (812 người/km2 ). 3.1.2.2. Lao động, việc làm Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động thành phố chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Đến nay, lao động khu vực nông nghiệp chiếm 19% tổng số lao động. Các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 34%. Các ngành dịch vụ chiếm 47%. Tuy vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính đến hết tháng 12/2012, tổng số lao động trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 55,9 nghìn người, chiếm 55,8% tổng dân số. Trong đó, lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp là 9,636 nghìn người, chiếm 17,2%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp, từ 67,6% năm 2005 lên 81% năm 2012. Mức độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp hàng năm đạt 2,68%/năm, thuộc loại giảm nhanh so với trung bình của cả nước (1%/năm). [17] 3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn + Thực trạng phát triển đô thị: Trong giai đoạn 2006-2010 công tác triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị đã đạt được nhiều kết quả, đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cấp dịch vụ công cộng. Thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị các dự án do UBND thành phố Vĩnh Yên và các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư là 152 dự án. Công tác chỉnh trang đô thị đã được các ngành của tỉnh và thành phố tập trung triển khai thực hiện một cách tích cực, đồng bộ. [17] + Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Khu vực nông thôn chiếm 28,54% diện tích lãnh thổ với 1.450,35/5.081,27 ha, là nơi cư trú của gần
  • 47. 35 78% dân số thành phố. Các điểm dân cư có lịch sử phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trong tổng số 9 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, khu vực nông thôn có 02 xã/09 đơn vị hành chính. Trong những năm gần, đây khu dân cư nông thôn trên địa bàn đã có sự thay đổi rất lớn về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, hệ thống điện nông thôn, thông tin liên lạc và hệ thống giáo dục - đào tạo được đầu tư phát triển, đã tác động đến điều kiện sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 57,72%. [17] 3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng + Giao thông: Vĩnh Yên có mạng lưới các công trình giao thông tương đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu của một đô thị phát triển, các công trình giao thông chính trên địa bàn gồm: Quốc lộ 2A, 2B, 01 bến xe đối ngoại, 01 tuyến đường sắt và ga đường sắt. Bên cạnh đó các công trình phục vụ giao thông nội thành cũng đang được thành phố quan tâm, đầu tư. [17] + Thuỷ lợi: Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước ở thành phố Vĩnh Yên đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên (do Công ty cấp thoát nước và môi trường số 1 quản lý) có tổng công suất 22.000 m3 /ng.đ, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3 /ng.đ; trạm Hợp Thịnh với công suất 14.000 m3 /ng.đ. Hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công trình điều tiết nước, đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xẩy ra úng ngập gây ô nhiễm môi trường, đánh giá là nghiêm trọng. [17] + Năng lượng: Đã nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên. [17] Đây là bản rút gọn của tài liệu. - Link tải bản ĐẦY ĐỦ (105 trang): https://bit.ly/3nx0c9V - Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 48. 36 + Bưu chính viễn thông: Ngành bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển nhanh với các dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng cao. Năm 2012, trên địa bàn thành phố có 43 trạm BTS, phát triển mới 12 trạm. Các dịch vụ bưu chính viễn thông mới, dịch vụ điện thoại di động. + Cơ sở y tế, văn hóa và giáo dục: Năm 2012 số cơ sở y tế thành phố quản lý gồm: 1 trung tâm y tế, 9 trạm y tế cấp xã với tổng số 49 giường bệnh và 93 cán bộ y tế trong đó có 18 bác sỹ và trình độ cao hơn. Tổng số trường phổ thông có 20 trường với 350 lớp học, 583 giáo viên và 11.365 học sinh. Thành phố có 5 bưu điện, 9 nhà văn hóa, 60 câu lạc bộ văn hóa, 9 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa mới và 14.278 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới. [17] 3.1.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế Tính đến hết 2012 tỷ trọng GDP của các ngành trong cơ cấu kinh tế của Vĩnh Yên đã đạt: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 46,73 % GDP; Ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,93% GDP; Ngành dịch vụ chiếm 51,34% GDP .[14] Cơ cấu này cho thấy Vĩnh Yên đã mang đặc điểm rõ nét của một thành phố công nghiệp - dịch vụ khá phát triển và có đủ năng lực để hướng tới một thành phố tương lai phồn thịnh hơn. Cơ cấu các ngành kinh tế thể hiện trên hình 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế 1,93% 51,34% 46,73% Công nghiệp - Xây dựng Nông, lâm nghiệp - Thủy sản Dịch vụ Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Vĩnh Yên năm 2012
  • 49. 37 3.2. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu 3.2.1. Những yếu tố thuận lợi - Vị trí địa lý gần các đường giao thông thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế. - Sức phát triển kinh tế tốt, tốc độ tăng trưởng cao. - Cơ sở hạ tầng tương đối tốt. - Thành phố có Đầm Vạc với diện tích lớn thuận lợi cho phát triển dịch vụ - du lịch. 3.2.2. Những khó khăn, hạn chế - Chưa hình thành được một cơ cấu kinh tế hiện đại (những ngành công nghiệp có công nghệ cao, những ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế). - Nhu cầu đầu tư lớn song nguồn vốn có hạn. - Quỹ đất cho phát triển thiếu. - Kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. - Thiếu nhân lực chất lượng cao. Nhìn chung, Vĩnh Yên có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội, có sự kết nối tốt với Tam Đảo, với Hà Nội và với Phú Thọ, ngoài ra thành phố nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Khẩu - Lao Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế khu vực do vậy đây là đô thị có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm hành chính cấp vùng. Tuy nhiên, để có sự phát triển như hiện nay đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn trong công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của chính quyền thành phố, trong đó có công tác quản lý đất đai. Để đáp ứng tốt nhiệm vụ này trong điều kiện đất đai của thành phố đã và đang tiếp tục có nhiều thay đổi, chuyển dịch để phục vụ các nhu cầu của cộng đồng, thì vấn đề đặt ra là phải có một hệ
  • 50. 38 thống cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại làm nền tảng, công cụ trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý đất đai của thành phố. 3.3. Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm gần đây có tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng nên đã tạo ra nhiều biến động đất đai khá lớn. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012 [19], thành phố Vĩnh Yên có tổng diện tích tự nhiên là 5.081,27 ha, trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 2.228,77 ha, chiếm 43,86% diện tích đất tự nhiên - Diện tích đất phi nông nghiệp: 2.800,97 ha, chiếm 55,12% diện tích đất tự nhiên - Diện tích đất chưa sử dụng: 51,53 ha, chiếm 1,01% diện tích đất tự nhiên. Trong giai đoạn 2005 đến năm 2012 do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sự chuyển dịch giữa các loại đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên diễn ra rất nhanh theo hướng chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn này giảm 437,01 ha, đất chưa sử dụng giảm 28,14 ha trong khi đó đất phi nông nghiệp tăng 465,15 ha và chủ yếu tăng vào đất ở 171,07 ha, đất sản xuất kinh doanh 153,38 ha với các dự án lớn như khu công nghiệp Khai Quang, khu đô thị Hà Tiên, khu đô thị Sông Hồng thủ đô, khu đô thị Nam Đầm Vạc v.v. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2012 và biến động đất đai của thành phố giai đoạn 2005-2012 được thể hiện qua bảng 3.1. Đây là bản rút gọn của tài liệu. - Link tải bản ĐẦY ĐỦ (105 trang): https://bit.ly/3nx0c9V - Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc