SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
---------------------------
PHẠM LINH NHI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-X
HÀ NỘI, 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
---------------------------
PHẠM LINH NHI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-X
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Lan
HÀ NỘI, 2019
Lời cám ơn
Đề tài “Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân
Tông” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm
theo học chương trình cử nhân chuyên ngành Triết học tại trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS.Lê Thị Lan thuộc Viện Triết học -
Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện khóa luận này. Ngoài ra tôi xin
chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Triết học đã đóng góp những ý kiến
quý báu cho khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài khóa luận này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày...tháng... năm 2019
Sinh viên
Phạm Linh Nhi
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TRIẾT
HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG ....................................................7
1.1. Bối cảnh Phật giáo thời Trần.........................................................................7
1.1.1. Những chính sách buổi đầu của nhà Trần.................................................8
1.1.2. Vài nét về đời sống tư tưởng đời Trần.........................................................9
1.2. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành triết học triết học Phật giáo
Trần Nhân Tông......................................................................................................11
1.2.1. Trần Thái Tông – Trần Thánh Tông, hai vị Hoàng đế đầu đời Trần và
những chủ trương đối với Phật giáo.......................................................................12
1.2.2. Tinh thần siêu thoát của Tuệ Trung Thượng Sĩ.......................................23
1.2.3. Trần Nhân Tông và việc khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử......25
Tiểu kết chương 1....................................................................................................29
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN
NHÂN TÔNG VÀ CON ĐƯỜNG TU TẬP GIẢI THOÁT .................................30
2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về Phật, Phật tính, niết bàn. ..................30
2.1.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật”.................................................30
2.1.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật tính”.........................................33
2.1.3. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “niết bàn”...........................................40
2.2. Một số quan niệm về nhân sinh và con đường tu tập giải thoát của Trần
Nhân Tông................................................................................................................43
2.2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về nhân sinh. .........................................43
2.2.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về con đường tu tập và giải thoát...........47
Tiểu kết chương 2....................................................................................................55
KẾT LUẬN..............................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................58
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật công nghệ ngày nay, bên
cạnh những thành tựu vĩ đại mà cả nhân loại đã đạt được trong nền văn minh vật
chất thì những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, tôn giáo không hề bị xem nhẹ. Mà
ngược lại nó ngày càng được coi trọng và quan tâm hơn. Cùng với thay đổi của xã
hội, trong điều kiện lịch sử mới, các tôn giáo không ngừng thay đổi để ngày càng
thích ứng và phù hợp hơn. Chính sự phát triển và giao lưu giữa các tôn giáo đã góp
thêm phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa trong các lĩnh vực. Vì vậy, việc
nghiên cứu về tôn giáo nói chung là không thể bỏ qua.
Bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, hay nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri
thức, bên cạnh những điểm mạnh mà công nghệ khoa học kỹ thuật đem lại thì đời
sống tinh thần của con người trong xã hội lại ngày càng phải đối mặt với những áp
lực, những khổ nạn mới như: sự phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh và xung đột, ô
nhiễm môi trường, sự tha hóa về mặt đạo đức, lối sống... Để giúp con người giải
thoát được những khổ nạn ấy, dường như chúng ta không thể không nhắc tới Phật
giáo với những giá trị nhân bản trong việc giải thoát cho con người về mặt nhu cầu
tâm linh, bù lấp khoảng trống và nỗi thất vọng trong lòng con người trong một thế
giới vong thân. Với khả năng điều chỉnh sự cân bằng trong nội tâm, Phật giáo có thể
giúp con người sống hài hòa, an vui hơn trong thực tại.
Ngày nay, có một điều ngạc nhiên khi mà nhân loại, đặc biệt là các nước
Phương Tây đang có trào lưu hướng về Châu Á, nhất là hướng về đạo Phật. Vì sao
vậy? Điều này có thể lý giải một phần từ những giá trị nhân sinh của đạo đức Phật
giáo. Hơn nữa, Phật giáo đã thực sự nhập thế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kể
cả trong các hoạt động kinh tế, tưởng như rất xa lạ với giáo lý Phật giáo. Hơn thế,
Phật giáo hiện đại không dạy con người ta xa rời cuộc sống để làm thần, làm thánh
hay xuất gia để làm hòa thượng nơi chùa chiền, rừng xa mà hướng tới cải tạo xã hội,
cải tạo thế giới bằng đạo đức, làm cho con người chúng ta ngày càng nhân văn hơn.
3
Phật giáo du nhập vào Việt Nam ta từ khá sớm và đã nhanh chóng hòa quyện
với tín ngưỡng bản địa, trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải dài suốt lịch sử phát
triển Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Các thiền sư Việt Nam, đặc
biệt là dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã tích cực khi đem tài năng và trí
tuệ của mình phục vụ cho đất nước, cho dân tộc mà không hề cầu lợi, luôn giữ thái
độ xuất thế. Phật giáo do vậy còn tạo nên những yếu tố quan trọng của bản sắc văn
hóa Việt Nam. Cho đến hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về triết học Phật giáo,
điển hình trong đó là Triết học Phật giáo Trần Nhân Tông có những đặc điểm và nội
dung gì, tính hiện đại của triết học Trần Nhân Tông nằm ở vấn đề nào... ? Để đi tìm
câu trả lời cho những câu hỏi này, cùng với sự say mê nghiên cứu Phật giáo Việt
Nam, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề trong triết học Phật giáo Trần Nhân
Tông” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một tôn giáo – triết học lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học
giả trong và ngoài nước, Phật giáo có một khối lượng đồ sộ các công trình nghiên
cứu tổng quan hay các khía cạnh khác nhau.
Về khái niệm triết học Phật giáo cũng đã có nhiều bài viết, tiêu biểu là Đỗ
Quang Hưng với “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa” (tạp
chí Khoa học xã hội số 9/006, tr58-66). Trong đây, tác giả đã rất đề cao vai trò của
Phật giáo trong xã hội hiện đại và những thay đổi của Phật giáo nói chung cho phù
hợp với thời đại. Từ đó, tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ của Phật giáo trong giai đoạn
hiện nay. Tác giả cũng nhấn mạnh, Phật giáo hiện nay là Phật giáo nhập thế. Khái
niệm “nhập thế” được tác giả phân tích, chứng minh là không đồng nhất với khái
niệm “thế tục hóa” của phương tây, xu hướng nhập thế của Phật giáo được tác giả
phân tích, chứng minh là không đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của phương
Tây.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc với “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế
của Phật giáo Việt Nam” (tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 8/2008, tr25-32) đã đi
phân tích rất cụ thể về khái niệm nhập thế dưới góc độ chức năng, nhiệm vụ của
4
tăng ni, Phật tử và đi đến kết luận: Phật giáo nhập thế là Phật giáo từ bi và đắc
dụng. Sau đó, tác giả đi làm rõ tinh thần nhập thế của Phật giáo dân gian Việt
Nam,...
Nhắc đến Phật giáo Việt Nam nói chung cũng như triết học Phật giáo nói riêng
, chúng ta không thể không nhắc tới Trần Nhân Tông. Ông đã kế thừa dòng chảy
của những vị tiền bối đi trước và vận dụng linh hoạt nó vào tư tưởng Thiền giáo.
Nghiên cứu về ông cũng như về tư tưởng Thiền học có khá nhiều công trình như
sau:
Tác giả Lê Mạnh Thát cũng có khá nhiều bài báo, bài nghiên cứu về Thiền học
hay cũng như những bài viết về Trần Nhân Tông. Cụ thể là cuốn “Toàn tập Trần
Nhân Tông” (Nxb Tp HCM, 2000), qua khái quát tổng hợp toàn bộ những tư tưởng
và hành động của Trần Nhân Tông trong công cuộc dựng và giữ nước, đặc biệt tác
giả đi nhấn mạnh vào tài khéo léo ứng dụng đạo Phật trong công cuộc trị quốc, an
dân của Trần Nhân Tông. Ngoài ra Lê Mạnh Thát còn viết một số cuốn sách như
cuốn “Trần Nhân Tông, con người và tác phẩm” (1999, Nxb Tp. HCM); bài viết
“Một số vấn đề tư tưởng của Trần Nhân Tông” (ngày đăng: Thứ 7, ngày
10/8/2013);... Ở đây, tác giả đã đi nghiên cứu tìm hiểu về Trần Nhân Tông nói
chung cũng như là triết học Phật giáo Trần Nhân Tông nói riêng.
Tác giả Nguyễn Tài Thư với điển hình trong cuốn “Xu hướng nhập thế trong
tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông” (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 11/2009,
tr.13-20). Tư quá trình phân tích lập luận tác giả đi đến kết luận: Ở Trần Nhân Tông
thể hiện rõ sự thống nhất hai mặt ở con người ông là con người của triều thần và
con người của Phật tử.
Tiếp đến là những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tài Đông, trong
“Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông” (Tạp chí triết học số 12/2008, tr 38-
46), tác giả đã đi làm rõ tư tưởng “tức tâm tức Phật” của Trần Nhân Tông. Từ đó đi
phân tích và nhấn mạnh vào vai trò của Trần Nhân Tông trong hai cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên Mông và tinh thần cởi mở của ông trong việc kết hợp tam giáo,
trong đó lấy Phật giáo làm xương sườn cho vận mệnh quốc gia. Tác giả cũng đi
5
khẳng định, Thiền học ở Trần Nhân Tông không thoát ly cuộc sống mà lúc nào
cũng thấm đẫm hơi thở của cuộc sống, tất cả vì nhân sinh. Cùng với đó là một số
bài báo, như “Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông” của tác giả Nguyễn Tài
Đông (Tạp chí triết học, số 12 (211), tháng 12 – 2008),...
Tác giả Thích Chân Tuệ thì đã cho xuất bản hai cuốn “Cư trần lạc đạo” (Nhà
xuất bản Tôn giáo PI2551 – DL 2007) để giới thiệu cho độc giả một khái khái lược
và bao quát nhất về Trần Nhân Tông. Trong cuốn sách tác giả đã đi vào từng phần
một như: An lạc hạnh phúc, Bát chánh đạo, Bát phong, Bất tuy phong biệt, chánh
kiến và chánh tín,… hay ở tập II, tác giả đã giới thiệu cho độc giả về Chánh ngữ,
Giác ngộ và giải thoát, hay là Làm sao gặp Phật?...
Tác giả Nguyễn Hùng Hậu với “Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việ Nam
thời Lý – Trần” (Viện nghiên cứu Tôn giáo Hà Nội, 1990, tr39-45). Tác giả đã đưa
lăng kính thời kỳ Lý – Trần để nhìn nhận về tinh thần nhập thế của Trần Thánh
Tông. Và cho độc giả thấy rõ , nhập thế là sự lựa chọn tích cực của Phật giáo Việt
Nam nói chung và Phật giáo Lý – Trần nói riêng, trong đó Trần Nhân Tông là một
nhân vật điển hình.
Ngoài những tác giả đã nêu trên, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu
về Phật giáo Việt Nam nói chung, cũng như Phật giáo Trần Nhân Tông nói riêng.
Một trong số đó có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể như trong luận án của Bùi
Huy Du “Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông” số 6222.80.01. Trong luận án
này, tác giả đã đi nghiên cứu và hệ thống lại toàn bộ những tư tưởng triết học trọng
tâm của Trần Nhân Tông như: thế giới quan trong tư tưởng triết học Trần Nhân
Tông (tr 86-113), nhân sinh quan và triết lý đạo đức (tr.114-122). Hay Nguyễn Kim
Sơn với “Cội nguồn triết học của tinh thần Thiền nhập thế Trần Nhân Tông”;
Nguyễn Lang với Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2008); Đỗ
Trung Lai với “Trần Nhân Tông, nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt
Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1/2008)... và rất rất nhiều công trình nghiên
cứu cũng như các bài viết khác.
6
Như vậy, cho đến nay đã có khá nhiều luận văn, luận án, cũng như các sách
báo của các tác giả đi nghiên cứu về Phật giáo, Triết học Phật giáo nói chung, cũng
như là triết học của Trần Nhân Tông nói riêng. Với giới hạn nhận thức của bản thân
cũng như giới hạn của bước đầu nghiên cứu, khóa luận của tôi kế thừa và phát huy
kết quả từ những công trình nghiên cứu đi trước, từ đó xây dựng nên “Một số vấn
đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của khóa luận là đi tìm hiểu về bối cảnh ra đời thiền phái Trúc Lâm,
cũng như làm rõ một số vấn đề triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông
Để hoàn thành mục đích trên, khóa luận của tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Làm rõ bối cảnh hình thành triết học Phật giáo Trần Nhân Tông
Phân tích một số tư tưởng nổi bật triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các tài liệu về bối cảnh Phật giáo Việt Nam
thế kỷ XIII và các tác phẩm triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu văn bản... để
lập luận. .
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, tiểu kết và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của khóa luận gồm 2 chương và 4 tiết
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
1.1. Bối cảnh Phật giáo thời Trần
Bắt tay nghiên cứu vào Phật giáo mà bỏ qua Phật giáo thời Trần, thì quả là
một thiếu sót vô cùng lớn. Vì Phật giáo đời Trần là thời đại mà Phật giáo thật sự hoà
nhập từ hình thức lẫn nội dung, yếu tố đưa đến thành công và những đặc sắc của
đạo Phật.
Đạo Phật thật sự đã được gieo mầm từ lâu và đã trải qua hàng bao thế kỷ, nó
đã thích nghi với con người và phong tục Việt Nam, đến đời Trần là đỉnh cao để
Phật giáo Việt Nam đơm hoa kết nụ sau thời gian dài được Việt Nam hóa. Phật giáo
đã trở thành cốt tuỷ và hoà nhập với nền văn hóa dân tộc. Do đó nó hoàn toàn phù
hợp với tâm tư nguyện vọng của dân tộc Việt Nam ta.
Khi chiến tranh chống ngoại xâm Nguyên Mông, đạo Phật là trí tuệ tập hợp
những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết mọi người một lòng với ông Bụt từ
bi và giáo lý thực tiễn không tách rời cuộc sống bằng thân, khẩu, ý. Đặc sắc của
Phật giáo đời Trần là tính tích cực nhập thế, đạo không tách rời đời và đời cũng
không thiếu vắng đạo, nó trở thành một hợp thể linh động, sáng tạo và diệu dụng
trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói rằng các vị vua, các thiền sư đã sử dụng đúng tiềm
năng của đạo Phật, khiến cho nó trở thành Phật giáo Việt Nam mà không phải Phật
giáo Trung Hoa hay Ấn Độ từ cách nhìn, suy nghĩ cho đến hành động.
8
1.1.1. Những chính sách buổi đầu của nhà Trần
Triều Lý1
tàn tạ và bất lực trong quản lý đất nước đã trở nên cần thiết phải
được thay thế bằng một triều đại khác. Nhà Trần2
đã thay thế nhà Lý cai trị đất
nước, ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và củng cố vương quyền
của dòng họ Trần. Do vậy, các vua Trần đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của
Đại Việt lúc bấy giờ, đồng thời đưa Đại Việt lên vị trí thành một cường quốc ở
Đông Nam Á.
Nhà Trần tuân theo qui luật phát triển của nhà nước quân chủ tập quyền. Ngay
khi tập trung những quyền lực trong triều đã cho biên soạn một bộ luật mới, đó là
bộ luật hình thư.
Mở rộng đất đai về phía Nam và tiến hành ban cấp hàng loạt ruộng đất cho quí
tộc và quan lại. Ngoài quí tộc họ Trần, các vị cao tăng của Phật giáo cũng được
hưởng chế độ ban cấp này. Sự hậu đãi ấy đã dẫn đến sự xuất hiện của các tự viện
lớn.
Với những quyền lực to lớn về kinh tế, chính trị, quân sự… của quí tộc biểu
hiện những yếu tố phân tán còn tồn tại trong xã hội đời Trần. Tuy nhiên, những yếu
tố đó không những không gây ra tình trạng cát cứ chống lại chính quyền trung
ương, mà về nhiều mặt còn làm tăng thêm sức mạnh cho triều đình. Sự củng cố
quan hệ họ hàng, bà con trong hoàng tộc bằng lợi ích kinh tế có tác dụng thắt chặt
tinh thần cố kết trong giai cấp thống trị. Điều đó cũng thể hiện rõ trong lời nói của
Trần Thánh Tông với các tôn thất : “Thiên hạ là thiên hạ của Tổ tông, người nối
nghiệp của Tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên
ngoài thì cả thiên hạ tôn thờ một người, nhưng bên trong thì ta cùng các khanh là
đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui”3
.
1
Triều nhà Lý: niên đại kéo dài từ 1009 - 1225
2
Triều nhà Trần: niên đại kéo dài từ 1225 - 1400
3
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Viện KHXHVN, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998
9
Những bước phát triển mới trong chính sách buổi đầu của nhà Trần không
những củng cố thêm cơ sở vật chất của quốc gia phong kiến, mà còn có tác dụng
quan trọng nâng cao đời sống của người dân và tăng thêm sức mạnh quốc phòng
của đất nước.
1.1.2. Vài nét về đời sống tư tưởng đời Trần
Theo như chúng ta đã biết, Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ và truyền sang các
nước Đông Á theo hai đường đó là: phía bắc sang Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa,
Nhật Bản, Triều Tiên; phía đông sang Miến Điện, Thái Lan, Indonexia và miền nam
Đông Dương. Từ đó đã hình thành hai phái Phật giáo đại thừa và Phật giáo tiểu
thừa.
Trước tiên là Phật giáo đại thừa, Phật giáo đại thừa truyền sang nước ta vào
khoảng đầu công nguyên và phát triển mạnh trong các thế kỷ VII, VIII, IX. Thời
bấy giờ đã có những cao tăng người Việt xuất thân từ tầng lớp hào trưởng. Từ khi
nhà nước dành độc lập, Phật giáo tiếp tục phát triển và được coi là quốc giáo.
Trị vì từ năm 968 đến 97, Đinh Tiên Hoàng đã phân phẩm hàm cho nhà sư và
cấp tự điền cho nhà chùa. Thời Tiền Lê, sư tăng ngày càng có vai trò quan trọng
trong triều đình, được đặc biệt ưu đãi, thường giữ việc đi sứ hoặc tiếp sứ. Đến thời
Lý, Phật giáo bước vào giai đoạn hưng thịnh nhất. Và cho đến thời Trần thì Phật
giáo thời bấy giờ đã chi phối xã hội một cách mạnh mẽ. Bấy giờ, chùa chiền được
dựng lên ở khắp nơi, từ kinh đô Thăng Long cho đến mọi miền của đất nước. Cũng
bấy giờ số người xuất gia tu hành rất đông, trong số đó có cả những người trong
hoàng tộc, thậm chí là cả hoàng đế. Trong hoàng tộc, nhiều người rất mộ Phật. Họ
thường thỉnh các bậc cao tăng về tư dinh để được nghe giảng đạo. Phật giáo đời
Trần đã có những đóng góp lớn lao, ưu điểm lớn nhất của Phật giáo là tinh thần
khoan dung và tự do. Phật giáo không bao giờ chống đối và chỉ trích Nho giáo và
Đạo giáo. Phật giáo đã để cho Nho giáo và Đạo giáo phát triển. Chính những Phật
tử thuần thành nhất như Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã mở rộng Nho giáo.
Năm 1253, Trần Thái Tông lập Quốc học viện ở kinh sư và tạc tượng Chu Công,
Khổng Tử, Mạnh Tử, cùng vẽ tranh 72 vị tiền hiền để thờ cúng. Trần Thánh Tông
10
đã cho hoàng đệ là Trần Ích Tắc mở trường dạy Nho học. Nhà Trần đãi kẻ sĩ một
cách khoan dung, không hẹp hòi, hoà vị mà có lễ phép, cho nên nhân sĩ thời ấy ai
cũng biết tự lập anh hào tuấn vì vượt ra ngoài lưu tục, làm cho quang vinh cả sử
sách, không thẹn với trời đất.
Bấy giờ, cùng chung thời thịnh với Phật giáo là Đạo giáo. Đền miếu được
dựng lên ở khắp nơi. Số lượng đạo sĩ cũng khá đông đảo. Trên vũ đài chính trị và tư
tưởng của nước nhà, nhất là trong thời hùng mạnh của triều Trần, sau vị trí chi phối
của Phật giáo chính là vị trí quan trọng của Đạo giáo. Tuy nhiên, gắn liền với sự
phát triển của Phật giáo và Đạo giáo đến thế kỷ XIV, Nho giáo vươn lên lấn át ưu
thế của Phật giáo. Với các thuyết “Thiên mệnh” “Chính danh”, Nho giáo khuyên
người ta ở đời hãy chấp nhận danh phận của mình, trực tiếp bảo vệ trật tự quân chủ,
biện hộ cho quyền áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị.
Ở các thế kỷ X – XIV, Phật giáo ở Việt Nam đã phát triển cực thịnh. Trong
khi Nho giáo chưa trở thành ý thức hệ chính thống của nhà nước quân chủ trung
ương tập quyền, thì Phật giáo đã có tác dụng thống nhất nhân tâm tạo điều kiện cần
thiết để củng cố và phát triển nhà nước quân chủ. Do vậy, Phật giáo ở các thế kỷ
này có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sinh hoạt văn hoá đương thời và in dấu rõ nét
trong văn học, nghệ thuật. Thế nhưng từ giữa thế kỷ XIV thì vị trí đó nó đã thay đổi
hoàn toàn đó là Nho giáo đứng vị trí quan trọng nhất, kế đến là Phật giáo, sau cùng
là Đạo giáo. Đến đầu thế kỷ XV, tình hình đó lại biến đổi nữa đó là từ đây trở đi
Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, còn Phật giáo và Đạo giáo tuy vẫn tiếp tục phát triển,
thậm chí là không hề thua kém trước đó nhưng đã lùi ra khỏi vũ đài chính trị, tư
tưởng để phát triển ở trong lòng xã hội. Đây là nét mới trong đời sống tư tưởng của
đời Trần. Có một số người cho rằng như thế là Phật suy, Đạo suy là không đúng.
Bởi vì nó không còn có mặt trên vũ đài chính trị và tư tưởng. Sự phát triển của một
tôn giáo không phải là tôn giáo đó có bao nhiêu người làm quan. Điều đáng nói
trong đời sống tư tưởng là chủ nghĩa yêu nước lúc này là dòng chủ lưu nhưng đã
góp phần làm cho chủ nghĩa yêu nước phát triển. Trong đó có cả sự cống hiến của
nhà Phật.
11
“Nhân loại vĩnh viễn mắc vào ba vấn đề cơ bản: Xung đột với thiên nhiên;
Xung đột với tha nhân; Xung đột với chính mình” Bertrand Russell đã nhận xét
Nhờ có đủ tài đức mà các vị vua Trần đã động viên được sự đoàn kết ủng hộ
của mọi tầng lớp nhân dân. Do đó đã lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống quân
xâm lược đạt đến thành công rực rỡ. Lịch sử cho chúng ta thấy, mỗi khi tổ quốc
đứng trước những thử thách khắc nghiệt một mất một còn thì mọi người cùng đoàn
kết bên nhau để bảo vệ sự sống còn của bản thân mình và sự tồn tại của quê hương
xứ sở. Nhưng muốn thu phục được toàn dân thì các nhà lãnh đạo phải có thực tài
thực đức. Đó là những yếu tố rất tiên quyết mà các vì vua đầu đời Trần đều có đủ.
Nhờ vậy mà họ đã thành công. Theo đà của những cuộc chiến thắng, mọi người đều
phấn khởi tinh thần, do đó đất nước phát huy được nhiều mặt tích cực, như nền
kinh tế mở mang, pháp luật nghiêm minh, chính trị ổn định, võ bị vững chắc, ngoại
giao thắng lợi, văn học khởi sắc, giáo dục được củng cố.v.v… Tất nhiên không loại
trừ cơ hội thuận lợi nhất cho việc phát triển tôn giáo, đê cao và quảng bá chính
pháp. Các nhà lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ vốn là những Phật tử thuần thành. Thế
nên những chiến công chính nghĩa, vẻ vang của họ cũng có thể mặc nhiên xem như
những thắng lợi của Phật giáo. Trong hoàn cảnh mà đất nước trên đà cường thịnh,
dân chúng an cư, lạc nghiệp mọi người có điều kiện phát huy tài năng về nghề
nghiệp của mình để kiến tạo một xã hội thanh bình, xây dựng tương lai tươi sáng,
thì một tôn giáo mang bản chất nhập thế hành động như đạo Phật, hẳn nhiên được
phát triển rực rỡ lúc bấy giờ.
1.2. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành triết học triết học Phật giáo
Trần Nhân Tông
Về danh nghĩa, tông Trúc Lâm ra đời năm 1229 khi Trần Nhân Tông xuất gia
vào núi Yên Tử tu hành, thu nhận đồ đệ hình thành sơn môn Yên Tử. Thế nhưng
trên thực tế, tư tưởng sơn môn Yên Tử phải kể từ khi Trần Thái Tông, Tuệ Trung
thượng sĩ, hai tiền bối của Trần Nhân Tông.4
Cho nên nghiên cứu tư tưởng triết học
4
Trích trong “Triết học Phật giáo Việt Nam”, tr.415, PGS. Nguyễn Duy Hinh, Nxb.VHTT và Văn
hóa Việt Nam
12
thiền phái Trúc Lâm không thể không đề cập tới hai vị tiền bối đó. Dưới đây, dưới
nghiên cứu của một bài khóa luận, tôi đề cập tới 3 vị: Trần Thái Tông, Trần Thánh
Tông, Tuệ Trung thượng sĩ là những người có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng Trần
Nhân Tông.
1.2.1. Trần Thái Tông – Trần Thánh Tông, hai vị Hoàng đế đầu đời Trần và
những chủ trương đối với Phật giáo.
Trần Thái Tông chính là vị tiền bối đầu tiên mà Trần Nhân Tông chịu ảnh
hưởng. Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, sinh năm Mậu
Dần niên hiệu Kiến Gia thứ tám (1218) Triều Lý. Gia thế ở hương Tức Mặc, phủ
Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc,huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) ông cha làm
nghề đánh cá. Nhờ có công dẹp loạn, họ Trần dần dần có thế lực từ đời Lý Cao
Tông. Trần Cảnh mới có tám tuổi được Lý Chiêu Hoàng nhận làm chồng và truyền
ngôi cho, lấy hiệu là Thái Tông. Thế là sự nghiệp nhà Lý đến đây đã chấm dứt. Lịch
sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn nhà Trần. Năm Thái Tông
lên 20 tuổi, Lý Chiêu Hoàng 19 tuổi đang là Hoàng hậu, bị Trần Thủ Độ ép Thái
Tông giáng Chiêu Hoàng làm công chúa, lấy Thuận Thiên là vợ Trần Liễu (anh ruột
Thái Tông) làm Hoàng Hậu. Lý do, vì Trần Thủ Độ nôn nóng Thái Tông có con để
kế thừa, mà Chiêu Hoàng chậm con, Thuận Thiên đang mang thai.
Trước khi Trần Thái Tông yên tâm ở ngôi báu trị vì đất nước, năm 1236, theo
bài tựa “Thiền tông chỉ nam”, ông đã trốn lên Yên Tử gặp Quốc sư Trúc Lâm đại sa
môn xin đi tu. Theo sách “Thiền uyển tập anh” thì vị Quốc sư này có thể là Viên
Chứng, thế hệ nhà sư thứ hai tu ở Yên Tử. Trần Thái Tông đã chịu ảnh hưởng tư
tưởng Thiền trực tiếp từ vị quốc sư này. Theo lời khuyên của Quốc sư, Trần Thái
Tông đã thuận lòng trở về kinh thành, vừa chuyên tâm cai trị đất nước, vừa gắng
sức nghiên cứu Thiền họ. Sau khoảng 10 năm, ông đã viết cuốn “Thiền tông chỉ
nam”. Sách này nay không còn mà chỉ còn bài tựa. Theo đó, ta biết được lời khuyên
của Quốc sư và căn cứ vào hành trạng của Trần Thái tông, ta có thể đoán định rằng
ông đã thấu triệt tôn chỉ Thiền tông trong lời khuyên này: “Trong núi vốn không có
Phật. Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là Phật. nay nếu bệ
13
hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên
ngoài”5
.
Qua câu nói này có thể thấy những thành tựu tư tưởng Thiền Phật giáo thời
Lý đã có ảnh hưởng lớn đến các vị trụ trì trên núi Yên Tử, chịu ảnh hưởng của thiền
phái Vô Ngôn Thông, là phái thiền tập trung vào khái niệm tâm. Theo Thiền phái
Vô Ngôn Thông thì Phật tức tâm, tâm tức Phật, khi người tu tập khiến cho cái tâm
trở nên trong sạch, trở nên siêu việt trên mọi ý niệm, trở thành “tâm không” thì đó
chính là lúc tâm đồng nhất với Phật. Lời của Quốc sư đã chỉ ra những yếu chỉ cơ
bản của Thiền Vô Ngôn: 1-Phật tại tâm (lòng), 2-tu tập đến độ giữ cho tâm yên tĩnh,
phẳng lặng , đạt tới “tâm không” mà thấu đạt mọi lẽ là đạt tới cảnh giới Phật, 3-
Giác ngộ được chân lý đó là thành Phật. Với những chỉ dẫn này của Quốc sư, Trần
Thái Tông đã trở về kinh thành và suy niệm, triển khai tư tưởng Thiền theo hai
hướng: 1-tiếp tục triển khai tư tưởng “tâm không” như là bản thể, diệu tính, chân
như của vạn vật và một số tư tưởng Thiền học khác mang tính lý luận siêu hình
uyên áo; 2-hướng dẫn phương pháp tu tập Thiền để thanh lọc thân tâm, hướng tới
giác ngộ. Tất thảy những tư tưởng đó đều có trong sách “Khoá hư lục”- sách tập
hợp một số tác phẩm của ông còn lại đến ngày nay. Theo Việt sử tiêu án của Ngô
Thì Sĩ thì Trần Thái Tông viết sách này sau khi nhường ngôi vào núi tu hành, trong
khoảng từ năm 1258 đến năm 1277.
“Khóa hư lục” gồm tất cả 3 quyển, trong đó “quyển Thượng” và “quyển
Trung” và “quyển hạ”.
Đầu tiên là Quyển thượng. Trong cuốn này nói về nghĩa “hư vô” và chỉ ra
rằng, vì người ta không biết thân mình là hư vô nên mới chìm đắm ở bến mê, trôi
dạt trong bể khổ và qua lại vòng luân hồi, lên xuống trong khoảng bốn núi, bốn núi
nói ở đây là sinh, lão, bệnh, tử. Trong quyển thượng, tác giả cho rằng thân người là
đáng trọng đáng quý, và chính vì thế nên phải biết trân trọng và giữ gìn. Ngoài ra
ông cũng chỉ ra cho chúng ta biết về ba điều khó gặp của thân, đó là: thứ nhất, trong
sáu đường (lục đạo) thì chỉ có con người là quý nhất; thế mà không được làm người
5
Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Tập 2. Tr. 30
14
mà rơi vào con đường khác - đó là điều khó gặp thứ nhất; điều khó gặp của thân thứ
hai là được làm người nhưng lại sinh ở nơi mọi rợ… không được giớ nhân, không
nhuần thánh hoá; điều khó gặp cuối cùng là tuy sinh ra ở đất nước văn minh nhưng
sáu căn không đủ, bốn thể không toàn.
Theo Trần Thái Tông, tuy “thân mệnh” là đáng trọng, nhưng cũng còn chưa
trọng bằng cái đạo tối cao. Các bậc thánh nhân khinh thân mình mà trọng đạo.Muốn
vượt vòng luân hồi lục đạo thì chỉ còn đường tắt nhất thừa (bồ tát). Nên tìm chính
kiến; chớ tin tà sư. Hiểu rồi mới có lối vào; tu được mới hay thoát tục.Đó là mục
đích của Trần Thái Tông muốn mọi người tích cực đi vào con đường tu hành để
tránh sự mê lầm, để “trở về quê hương”, tức bản lai diện mục, kiến tính thành Phật.
Sau “Quyển hạ” là “Quyển trung” gồm các bài kệ và các bài văn chúc hương
buổi sáng, bài kệ dâng hương, bài kệ dâng hoa và bài văn khải bạch. Quyển hạ bắt
đầu bằng bài kệ răn chúng chập tối, bài văn chúc hương chập tối, bài kệ dâng
hương, bài kệ dâng hoa, bài văn khải bạch, rồi đến mấy bài sám hối về các tội thiệt
căn, thân căn, ý căn, tương đương với ba buổi mặt trời lặn, nửa đêm và cuối đêm,
mỗi bài sám hối cũng đều kèm theo những câu và những bài như ở quyển trung.
Ông quan niệm bản thể là không, thế giới hiện tượng cũng là không, chẳng
qua là do vọng niệm, do cái tâm chấp cảnh mà thành khởi niệm. Một trong những
nét dặc thù của Trần Thái Tông là việc ông dùng hình ảnh “Quê hương” để diễn tả
về cái Phật tính, Tự tính, nhằm khơi dậy tình cảm của con người trên con đường tu
hành giác ngộ.
Theo ông, con đường nhận thức được bản thể vốn không và đích cuối cùng là
giải thoát, là sự từ bỏ vọng niệm, vọng tâm để đến với trạng thái vô niệm của tâm -
đó là con đường nhận thức luận. Con đường ấy trải qua các bước trì giới, thiền định
cuối cùng là giác ngộ. Tam học kết hợp với sám hối. Ông nhấn mạnh rằng, “muốn
rửa thân và tâm mà không dùng lễ sám hối thì khác gì muốn tiện đi lại mà không
dùng thuyền xe”. Sám hối là nhằm gột rửa sạch mọi nhơ bẩn để “khiến thân lòng
trong trẻo, trụi sạch như trước, gió tắt sóng lặng …”. Trần Thái Tông đã lấy sáu căn
chia sáu buổi, mỗi buổi làm lễ sám hối một căn. Gọi là lục thì sám hối.
15
Khi bàn về “giới định tuệ” ông cho rằng, con đường của chư Phật chỉ có kinh
Phật mà thôi. Những điều trong kinh không ngoài ba việc: Giới định tuệ. Giải thoát
luận nói rằng, giới định tuệ là nói về con đường giải thoát.Giới nghĩa là uy nghi;
định nghĩa là không loạn; tuệ nghĩa là hiểu biết. Giới là giai đoạn đầu; định là giai
đoạn giữa; tuệ là giai đoạn cuối của thiện… Ngoài giới định tuệ, Trần Thái Tông
còn bàn về niệm Phật. Mục đích của niệm Phật là nhằm khơi dậy nghiệp chính và
dập tắt ba nghiệp chướng do thân, miệng và ý gây ra.
Bài tựa Thiền tông chỉ nam với quan điểm “Phật không phân biệt Nam Bắc, ở
đâu cũng có thể tu cầu; tính có cả trí ngu, tính nào cũng có thể giác ngộ”. Lời của
Trúc Lâm đại sa môn đã làm cho ông thức tỉnh khi biết tâm trạng của ông muốn vào
núi cầu Phật: Trong núi vốn không có Phật, chỉ có trong lòng. Lòng lặng mà biết, ấy
là chân Phật. Ví bằng Bệ hạ giác ngộ lòng ấy, thì lập tức thành Phật, không cần phải
nhọc cầu ở ngoài. Thấm nhuần điều đó, lại đọc kinh Kim Cương có câu “Ưng vô sở
trụ nhi sinh kỳ tâm” (Đừng bám vào gì mà để lòng vào, tức xem mọi vật đều là
không hết mà đối với mọi vật đều là vô tâm), Trần Thái Tông bỗng nhiên giác ngộ.
Tác phẩm “Khóa Hư Lục” của Trần Thánh Tông đã khẳng định rõ ràng bản
thế của thế giới (Phật tính, chân như, v.v.) tất thảy đều là không. Đã vạch ra phương
pháp đạt đạo (đi đến giác ngộ thông qua tu hành sám hối,…). Đây là một Khóa tác
phẩm mang ý nghĩa lý luận sâu sắc cho thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được Tuệ
Trung thượng sĩ (Trần Tung) và Trần Nhân Tông cũng như các thiền sư về sau phát
triển thành hệ thống giáo lý quan trọng.
Qua đây, ta có thể rút ra được một số tư tưởng Thiền học căn bản Thiền học
của Trần Thái Tông đó là lấy tâm làm khái niệm căn bản để chỉ bản thể của thế giới.
Trần Thái Tông kế thừa quan niệm bản thể thế giới là không của Thiền học thời Lý:
“Nguyên lai, tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ không khởi ra hư
vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân không” 6
.
Bốn núi chót vót muôn khóm xanh,
Hiểu ra thì tất cả là hư vô, vạn vật là không”7
6
Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Nói rộng về bốn núi.Tập 2.Tr. 34.
7
Nt. Bài kệ về bốn núi. Tr. 35
16
Bên cạnh khái niệm về tính không như trên, Trần Thái Tông còn đưa ra các
khái niệm “chân tể”, “bản tính”, “chân tâm”. “bản tâm” để chỉ bản thể của thế
giới: “Bản tính huyền ngưng, chân tâm trạm tịch, dứt tuyệt ý niệm về tròn khuyết,
nếu không phải là người trí thì không truy cứu đến giềng mối của nó. Nó không
hợp, không tan, không mất, không còn… Vì nó không phải hữu cũng không phải vô,
không đạo cũng không tục, nó độc tồn, siêu nhiên, ngoài nó không có gì khác, vì
vậy nó là tự tính kim cương8
.
Quan niệm chân tâm đồng nhất với tính không như trên của Trần Thái Tông
có rất nhiều điểm đồng nhất với quan niệm về “đạo” của Lão Tử. Điều này cũng
được ông thừa nhận khi tiếp tục quan điểm Thiền học thời Lý cho rằng mọi người
đều có Phật tính, ai ai cũng có thể thành tựu được quá trình tu tập, đạt tới giác ngộ
nếu nhận thức được Tâm không: “Nào biết bồ đề giác tính, ai nấy viên thành; hay
đâu trí tuệ thiện căn, người người đều đủ. Chẳng cứ đại ẩn tiểu ẩn; đâu nền tại gia
xuất gia.Chẳng nề tăng tục, chỉ cốt tỏ lòng; nào kể gái trai, cớ sao nề tướng?Người
chưa hiểu chia bừa thành tam giáo; giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”9
.
Từ quan niệm tâm không đồng nhất với Phật tính, đồng nhất với bản thể của
vũ trụ, Trần Thái Tông đi tới những kiến giải nhận thức luận về thế giới sự vật hiện
tượng bên ngoài.
Lý giải sự xuất hiện của thế giới giả tượng, Trần Thái Tông cho rằng do niệm
khởi, duyên hội, ngũ uẩn hợp thành. Chân tâm vốn như gương, do vọng niệm mà
trở nên mờ tối, do đó mà có thế giới giả tượng: “Pháp tính như như, không vướng
mảy may niệm lự. Chân tâm lặng lặng xưa nay vốn dứt bụi nhơ.Chỉ vì bị che lấp
nên vọng duyên mới khởi, ảo thể hiện thành”10
. Do vậy, cần phải làm cho chân tâm
trở lại tĩnh lặng, trong sáng để dập tắt vọng duyên, có vậy mới thấy được chân tính,
bản thể.
8
Trích theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nguyễn Tài Thư chủ biên.NXB KHXH.HÀ Nội. 1988.
Tr. 219-220.
9
Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Rộng khuyên mọi người mở lòng bồ đề.Tr. 50.
10
Trích theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư chủ biên, NXB KHXH. Hà Nội. 1988.
Tr. 220
17
Tuân thủ nguyên lý căn bản của Thiền học “kiến tính thành Phật”. Ông cho
rằng: “Người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính”11
. Theo nguyên tắc Thiền học,
Trần Thái Tông quan niệm, để kiến tính, thấy được bản tính Phật, thấy được chân
tể, phải “cố thủ nội khán” (quay đầu nhìn vào bên trong), hướng vào tu tập nội tâm
để thấy tính: “Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được rõ tính thành Phật”12
.
Như vậy, Trần Thái Tông tiếp tục xu hướng Thiền học Vô Ngôn Thông, chú
trọng việc chiêm nghiệm tính không là bản thể vũ trụ, là chân tể của vạn vật.Khi
quay đầu nhìn vào bên trong (nguyên tắc thanh lọc nội tâm), tu tập để cho tâm bình
lặng, đạt tới trạng thái Tâm Không (dứt mọi niệm), là khi đó đã đạt tới cảnh giới
Phật. Do vậy, Phật tại tâm, không cần tìm kiếm đâu xa. Càng tìm kiếm ở ngoại giới
thì càng xa rời “quê hương”- xa rời Phật tính- bởi quá trình tìm kiếm ở ngoại giới
đó sẽ bị lục căn, lục tặc (các giác quan) làm cho mê lầm:
“Mũi quyện mùi thơm, lưỡi tham vị ngọt,
Mắt mờ vì sắc đẹp, tai mê tiếng hát hay.
Mãi mãi làm khách phong trần trôi dạt,
Ngày càng xa quê hương muôn vạn dặm đường”13
.
Qua một số tư tưởng Thiền học căn bản của Trần Thái Tông nêu trong sách
“Khoá hư lục” như trên, chúng ta thấy những tư tưởng này cuả ông một mặt là sự
tiếp nối tư tưởng Thiền học của phái Vô Ngôn Thông dưới thời Lý, mặt khác là sự
lý giải cụ thể hơn và sâu sắc hơn các nguyên lý tư tưởng mang tính siêu hình của
Thiền học. Nhờ đó, người học đạo dễ dàng tiếp cận tới chân lý Thiền học hơn là
những bài kệ súc tích mang tính yếu chỉ Thiền dưới thời Lý. Cũng do vậy mà Thiền
học qua cách diễn giải của Trần Thái Tông trở nên gần gũi với nhận thức với người
tu thiền và dân chúng. Đó là đặc trưng tư tưởng Thiền học của Trần Thái Tông.
11
Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Bàn về ngồi thiền. Tr.62.
12
Nt. Sđd. Rộng khuyên mọi người mở lòng bồ đề. Tr.48.
13
Nt. Sđd. Núi thứ nhất. Tr. 37.
18
Vậy tu tập Thiền như thế nào? Xuất phát từ các nguyên lý tư tưởng Thiền học
căn bản nêu trên và từ các luận thuyết Phật giáo căn bản về Tứ diệu đế, Bát chính
đạo, Nghiệp, Thập nhị nhân duyên… Trần Thái Tông đưa ra những phương pháp tu
tập Thiền để người tu hành không bị mê lầm trên con đường chứng ngộ Phật tính.
Dựa trên lý lẽ của cả Nho, Phật, Đạo, Trần Thái Tông cho rằng: con đường tu
tập, thanh lọc thân tâm trước nhất phải là thực hành ngũ giới: không sát sinh, không
trộm cắp, không mê nữ sắc, không nói càn và không uống rượu. Như vậy, trên con
đường tu tập thì giới là bước khởi đầu. Đây chính là giai đoạn chế định ham muốn,
kiểm soát bản thân khỏi sự quyến rũ của các giác quan. Tuân thủ triết học Phật giáo
về giải thoát, Trần Thái Tông dẫn giải quá trình đi tới giác ngộ là con đường thiện
và chia con đường giải thoát thành 3 giai đoạn: giới, định, tuệ. Người tu hành thực
hành tốt cả ba giai đoạn thì mới có thể hoàn toàn giác ngộ.
Giai đoạn đầu, nếu thành tựu được, người tu tập sẽ vui mừng khiến thân
nghiêng ngả nên vẫn chưa kiểm soát được cái tâm.
Giai đoạn hai của thiện, giúp cho thân dừng lại, giúp tâm đứng vững. “Vì tâm
đứng vững nên nhận biết được sự chân thực. Do vậy gọi là giai đoạn giữa của
thiện”14
. Để đạt được giai đoạn hai của thiện là định, ông tập trung vào một số
phương pháp tu tập cơ bản cho người hành thiền: thụ giới, niệm Phật, ngồi thiền.
Thụ giới là việc tiếp nhận giới luật của Phật giáo. Người tu hành như người qua
sông phải dùng bè mảng tiếp nhận giới luật của Phật giáo giống như việc dùng bè
để qua sông vậy. “Giới như thuyền bè vượt qua bể khổ. Giới như chuỗi ngọc làm
cho pháp thân trang nghiêm”15
.Thực hành giới luật Phật giáo chính là để chấm dứt
nghiệp thân.Cùng với phương pháp thụ giới là phương pháp niệm Phật. Ai cũng có
điều nghĩ, ai cũng có điều nảy sinh.Nghĩ, nảy sinh điều thiện thì nghiệp thiện
khởi.Nghĩ, nảy sinh điều ác thì nghiệp ác khởi. Tất cả đều do tâm động khởi mà
thành ý. Để khơi dậy ý nghĩa chân chính không gì bằng niệm Phật. Cuối cùng là
phương pháp Ngồi thiền, mục đích cuối cùng của thiền giả là chứng nghiệm Tâm
14
Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Bàn về giới định tuệ.Tr. 58.
15
Nt. Sđd. Bàn về thụ giới.Tr. 59.
19
không, thấy được bản tính, giác ngộ. Trần Thái Tông nhấn mạnh mục đích và tầm
quan trọng của phương pháp ngồi thiền là: “Người học đạo chỉ cốt thấy được bản
tính. Tuy chịu tất cả mọi tịnh giới mà không ngồi thiền thì định lực không sinh.định
lực không sinh thì ý nghĩ sai lầm không diệt được, thế mà lại muốn thấy bản tính,
chẳng cũng khó sao!”16
.Ông cho rằng cả đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể thiền
nhưng chỉ có ngồi thiền mới là phương pháp hiệu quả nhất để dập tắt ý nghĩ, không
để “tâm vượn” trỗi dậy.Tuy nhiên, cũng có người ngồi thiền mà không tắt mọi ý
nghĩ thì đó là giả thiền và nguy hiểm như “ngồi dưới núi hắc Sơn trong hang
quỷ”17
.Ông cũng chia ngồi thiền làm bốn loại để người tu hành tự kiểm nghiệm xếp
loại hành thiền của mình đang ở mức độ nào.Loại dùng kế lạ làm vui người trên,
chán kẻ dưới mà tu hành gọi là ngoại đạo thiền.Loại hết lòng tin ở nhân quả nhưng
cũng lấy việc làm vui, gây chán mà tu gọi là phàm phu thiền.Loại hiểu rõ lẽ cuộc
sống là không, chứng riêng được đạo chân chính mà tu hành, là tiểu giáo thiền.Loại
hiểu rõ người và pháp đều không mà tu hành là đại giáo thiền. Và Trần Thái Tông
khuyến khích mọi người tu theo đại giáo thiền18
.
Giai đoạn tuệ là giai đoạn cuối cùng của Giác ngộ. Theo Trần Thái Tông, “Tuệ
sinh ra từ định lực. Nếu như tâm định thì gương tuệ sinh; nếu tâm loạn thì gương
tuệ mất”19
. Nhưng ông cũng cho rằng định và tuệ có quan hệ tương hỗ lẫn nhau:
“Cho nên biết rằng tuệ xuất hiện từ định; định nảy sinh từ tuệ. Định và tuệ nương
dựa nhau, không bỏ sót một bên nào”20
.nếu ngồi thiền mà tâm không định thì
gương tuệ không thể sinh, nếu có tuệ tính mà không tập ngồi thiền thì cũng không
thể đạt được gương tuệ “vắng lặng mà thường chiếu, thường chiếu mà vắng lặng”21
.
Giai đoạn tuệ là giai đoạn lý tưởng của thiền giả. Đạt được trạng thái tuệ là thiền giả
16
Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Tập 2.Bàn về ngồi thiền.Tr. 62.
17
Nt. Tr. 63.
18
Nt. Tr. 63.
19
Tổng tập Văn học Việt Nam.Sđd. Bàn về gương tuệ.Tr. 63.
20
Tổng tập văn học Việt nam.Sđd. Tập 2.Bàn về gương tuệ. Tr.63.
21
Nt. Sđd. Tr. 64.
20
đã đạt được trạng thái tâm không, chứng ngộ được bản tính, giác ngộ được chân lý
Phật tại tâm.
Như vậy, con đường tu tập của thiền giả bắt buộc phải trải qua ba giai đoạn
giới, định, tuệ nói trên. Đó cũng là con đường thiện, thanh lọc thân tâm, quay đầu
nhìn vào bên trong tâm thức, khiến cho thân được trong sạch, kiềm chế được lục
tặc, định được tâm, từ đó mở ra huệ nhãn giác ngộ chân lý nhà Phật. Trì giới, niệm
Phật, ngồi thiền là ba phương pháp căn bản mà thiền giả phải luôn luôn thực hành
trên con đường thiện để đạt được chân lý Phật tại tâm nói trên của Thiền phái.
Trần Thái Tông được coi là người khơi nguồn Thiền học thời Trần. Bộ sách
“Khoá hư lục” là bộ sách mà Trần Thái Tông đã thâu tóm toàn bộ những yếu chỉ
căn bản về tư tưởng và phương pháp tu thiền của Thiền học Vô Ngôn Thông, diễn
giải chúng hết sức dễ hiểu và đầy đủ trong như trên đã phân tích. Sự tổng hợp và hệ
thống những yếu chỉ Thiền học đó của Trần Thái Tông không chỉ có ý nghĩa xây
dựng những nền tảng cơ bản cho Thiền học thời Trần phát triển, giúp cho người tu
thiền đương thời và hậu thế tránh được những mê lầm trong nhận thức và thực hành
thiền, mà còn giúp phổ biến Thiền học và thu hút quảng đại dân chúng hướng tới tu
Thiền bởi sự giản dị, khúc triết trong cách dẫn giải tư tưởng và phương pháp tu
thiền đó.
Trần Thánh Tông là cha của Trần Nhân Tông, vậy nên tư tưởng của ông có
ảnh hưởng rất lớn tới Trần Nhân Tông.
Vua Trần Thánh Tông tên là Trần Hoảng, là con thứ hai của Trần Thái Tông,
thân mẫu là Thuận Thiên thái hậu, người họ Lý. Thực ra, vua là con trưởng. Nhân
vua Thái Tông mơ thấy trời trao cho một gươm báu, Hoàng hậu liền có mang. Giờ
ngọ ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý (1240 ) tại kinh thành Thăng Long, vua sinh ra
liền lập làm Hoàng thái tử. Lên ngôi ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258 ) đổi
niên hiệu Thiệu Long. Bản chất thiên tài, vẻ toát ra ngoài sáng ngời, mang sẵn
những điều khác thường, xử sự dứt khoát, vừa xem rộng mọi sách vở, lại rất tinh
thông nội điển. Vua ở ngôi hai mươi năm, rồi nhường ngôi cho con là Thái tử Khâm
(Trần Nhân Tông) để lên làm Thái thượng hoàng 12 năm. Sau đó xuất gia ở chùa
21
Tư Phúc, thờ quốc sư Đại Đăng làm thầy. Hằng ngày vua thường bàn luận với các
thiền khách, được truyền sâu ý nghĩa thiền, tự là Vô Nhị Thượng Nhân. Vua mất
ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290), thọ 50 tuổi.
Trong thời Ngài làm vua thì đất nứớc thạnh trị thái bình. Lúc Trần Thái Tông
còn ở ngôi vua thì giặc Nguyên sang đánh lần thứ nhất. Thời gian Ngài làm vua thì
không có giặc. Khi Ngài truyền ngôi cho Nhân Tông lên làm Thái thượng hoàng thì
giặc Nguyên sang đánh lần thứ hai. Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc đã
được bảo vệ và củng cố một phần lớn là nhờ vua Trần Thánh Tông cùng với con
mình là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo thành công hai cuộc chiến tranh vệ quốc năm
1258 và 1278. Qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc ấy, vua Trần Thánh Tông thể hiện
là một vị anh hùng dân tộc. Trong giai đoạn nắm quyền từ năm 1258 cho đến 1278,
vua Trần Thái Tông đã tiến hành một đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên
quyết với mục đích giúp dân tộc có đủ thời gian bồi dưỡng tiềm lực nhằm đối phó
với cuộc chiến tranh xâm lược, mà kẻ thù đang tìm cách áp đặt lên nước ta. Chính
nhờ đường lối ngoại giao mềm dẻo ấy, đất nước Đại Việt có hòa bình để chuẩn bị
và xây dựng lực lượng làm cơ sở cho những chiến thắng vang dội trong hai cuộc
chiến tranh vệ quốc năm 1258 và 1278.
Về mặt tư tưởng thì trong học lý Thiền Tông, vua Trần Thánh Tông có hai
đóng góp lớn. Thứ nhất, nhà vua tiếp thu ảnh hưởng xu thế chung của Phật giáo thời
đại mình cùng với tư tưởng thiền thuộc trường phái Dược Sơn Duy Nghiễm (751 -
841). Chính dưới thời vua Trần Thánh Tông tại ngôi, mà chùa Phổ Minh lịch sử
hiện còn tới ngày nay đã được xây dựng. Thứ hai, vua Trần Thánh Tông đã công
khai chấp nhận trường phái thiền Đại Huệ. Trường phái này do Đại Huệ Tông Cảo
(1089 - 1163) thành lập. Đại Huệ Tông Cảo là một nhân vật lớn của trường phái
Lâm Tế thuộc chi phái Dương Kỳ Phần Hội. Trường phái thiền này ảnh hưởng đến
tư tưởng thiền của vua Trần Thánh Tông, vì nó phù hợp với xu thế tư tưởng chung
của thời đại nhà vua và đất nước Đại Việt lúc bấy giờ.
Vua Trần Thánh Tông là một ông vua tu ngộ đạo, những tác phẩm của ngài để
lại cho chúng ta thấy ngài là người thấu lý đạo tường tận sâu xa. Cuộc sống thiền
mà vua Trần Thánh Tông muốn đạt đến hết sức đơn giản và bình dị. Nền Phật giáo
22
của giai đoạn này là nền Phật giáo thế sự, kêu gọi mọi người cùng đóng góp tuỳ
theo khả năng của mình để xây dựng một thế giới an lạc cho bản thân, gia đình và
cộng đồng.
Ta có thể dễ dàng bắt gặp tư tưởng của Lý Cao trong thơ văn Trần Thánh
Tông. Chẳng hạn bài thơ đầu tiên do Thánh đăng ngữ lục tờ 12a8 - b3 chép lại của
vua Trần Thánh Tông đọc thế này:
Bốn chục năm hơn một tấm lòng
Muôn trùng cửa ngục vượt ra xong
Động như hang trống gào vang gió
Tĩnh tựa hồ yên trăng sáng trong
Câu nọ năm huyền mình hiểu hết
Đường kia mười chữ mặc xáo xông
Có người hỏi tớ tin gì mới
Mây tại trời xanh nước ở thùng.
Câu cuối nguyên văn chữ Hán là:
Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.
Câu thơ gốc nằm trong bài tứ tuyệt do Lý Cao (772 - 841) viết để tặng
cho thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm (751 - 834):
Luyện đắc thân hình tợ hạc hình,
Thiên chu tùng hạ lưỡng hàm kinh.
Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết,
Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.
Vậy Lý Cao là ai? Và ông có những tư tưởng nổi bật nào? Lý Cao, tuy là
một Phật tử, nhưng đã có những bài viết lên án việc độ tăng và làm chùa to đúc Phật
lớn. Ông cho rằng những việc làm đó chẳng có công đức gì mà chỉ là những việc
làm hút máu mỡ của dân. Đối với việc độ tăng, Lý Cao cho rằng: “Những môn
đồ đạo Phật không chăn tằm mà quần áo đầy đủ, không cày bừa mà ăn uống sung
túc, ngồi rỗi mà kẻ phục dịch có đến mấy nghìn trăm vạn người. Suy ra đủ biết tất
có bao nhiêu người đói rét”. Đối với việc làm chùa, đúc tượng, ông lý luận
23
những việc làm ấy tốn kém hơn xây dựng cung A phòng và đặt vấn đề: “Đó há
chẳng phải đều lấy từ nhân tài vật lực của trăm họ mà ra đó sao?”. Về sau này, ta
cũng sẽ bắt gặp những nét tương đồng về quan điểm của Lê Văn Hưu (1230-?).
1.2.2. Tinh thần siêu thoát của Tuệ Trung Thượng Sĩ.
Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Quốc Tung, là con đầu của Khâm Minh
Từ Thiện Đại Vương, là anh cả của Trần Hưng Đạo và Hoàng thái hậu Nguyên
Thánh Thiên Cảm, vợ vua Trần Thánh Tông. Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương là
tước hiệu vua Trần Thái Tông ban cho anh ruột là An Sinh Vương Trần Liễu khi
ông này mất. Vào năm ấy Tuệ Trung Thượng Sĩ được 21 tuổi và được phong tước
Hưng Ninh Vương.
Ngay từ nhỏ, ngài đã có lòng mộ đạo Phật. Lớn lên, Tuệ Trung được cử trấn
đất Hồng Lộ, tức là Hải Dương bây giờ. Ông có công hai lần trong việc ngăn chặn
giặc phương Bắc xâm lăng, được thăng chuyển giữ chức Tiết độ sứ trấn giữ hải đạo
Thái Bình. Có lần đến thăm Tiêu Dao thiền sư nghe giảng thuyết mà tỉnh ngộ, ngài
liền tuyệt ý công danh chuyên tâm học đạo, từ chức lui về phong ấp là Vạn Niên
Hương, tại đây ông dựng lên Dưỡng Chân Trang làm nơi tu niệm. Vua Thánh Tông
rất kính trọng, phong tước hiệu ngài là Tuệ Trung Thượng Sĩ và ký thác vua Trần
Nhân Tông cho ngài. Ngài hết lòng dạy bảo vua Nhân Tông về phần đạo lý. Khi
trong nước có giặc, ngài lại lấy võ công mà giúp vua Nhân Tông.
Đối với Thượng Sĩ, thế giới vũ trụ là bản thể trong suốt không dơ, không sạch,
không có cái đầu tiên cũng không có cái sau cùng, không phân biệt phàm thánh, mê
ngộ, chúng sinh và Phật không kẹt mắc trong hình thức đối đãi. Thượng Sĩ sống
giữa lòng thế tục, hoà cùng ánh sáng. Trong việc đối xử, ngài chưa hề phụ lòng ai,
nhân đó tiếp nối được cuộc sống chánh pháp, dìu dắt người sơ cơ. Người nào đến
hỏi han cũng được ngài chỉ cho chỗ cương yếu, khiến tâm tánh họ ứng dụng được
nhẹ nhàng, có chỗ nương tựa. Thượng Sĩ không ràng buộc bởi hình thức, khi thì ẩn
tàng, khi thì lộ diện, ngài không chấp vào hình thức và danh tự. Tư tưởng của Tuệ
Trung thượng Sĩ rất bình dị và dễ gần gũi, không chấp nê khuôn khổ hay vào một
giáo điều nào cả. Nắm biết được quy luật của cuộc sống, hài hoà cùng tự nhiên, tâm
24
hồn đạt đến chỗ thanh thoát. Một giai thoại thật lý thú về buổi tiệc trong hoàng cung
mà Khâm Từ hoàng hậu (em gái ngài) làm bữa cơm thịnh soạn để thiết đãi. Thượng
Sĩ gặp gì ăn nấy, gặp thịt ăn thịt. Hoàng hậu hỏi Thượng Sĩ cười đáp : “Phật tự là
Phật, anh tự là anh, anh không đòi làm Phật, Phật không đòi làm anh. Chẳng thấy
bậc tu xưa nói Văn Thù tự là Văn thù, giải thoát tự là giải thoát đó ư”.22
Một sự ăn
chay không thể thành Phật được. Quả là một câu nói vô cùng độc đáo, chứa đựng
đầy ắp tinh thần phóng khoáng, đúng là cái nhìn của bậc Thượng Sĩ có khác. Ngài
tuyên bố như thế là nhằm đả phá những đầu óc bảo thủ, cố chấp. Tâm luôn luôn mở
rộng cho đến khi không chấp vào cái gì nữa, cả đến Phật cũng không còn nữa. Như
Trần Thái Tông đã nói trong Khóa Hư Lục “Đến khi Phật cũng không, Tổ cũng
không, thì biết giới nào trì, kinh nào niệm”. Bởi thế cho nên Thượng Sĩ bảo đừng
nên chấp vào sự thành Phật để tu, chỉ nên cố giải thoát cho tâm hồn khỏi chấp, như
thế tự nhiên thành Phật. Vì hễ tâm hồn vô tư thanh tịnh không còn vướng bận một
mảy may ý niệm nào tức thì thành Phật. Để thấy tinh thần siêu phóng lần nữa của
Tuệ Trung Thượng Sĩ, chúng ta nhìn qua lối đối đáp cuối cùng của ngài trước khi
viên tịch.
Sau khi bệnh sơ sài, ngài không nằm ở phòng riêng mà nằm ở Dưỡng Chân
Trang. Tại đây giữa nhà trống, ngài kê một giường gỗ, nằm theo phép kiết tường,
mắt nhắm xuôi. Các người hầu hạ và thê thiếp khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt
ngồi dậy, sai người lấy nước rửa tay súc miệng, đoạn quở nhẹ rằng :“Sống chết là lẽ
thường, sao buồn thảm luyến tiếc chi mà làm não chân tánh ta”23
. Dứt lời, ngài êm
thấm mà tịch. Bấy giờ nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ bảy (1291 ) đời Trần Nhân
Tông, năm Tân Mão, ngày mồng một tháng tư, ngài thọ 62 tuổi. Theo thiền tông,
Tuệ Trung Thượng Sĩ không còn đặt nặng vấn đề về sinh tử, cũng không cần giải
quyết. Điểm then chốt là thấy được cái không sinh tử ở nơi mình. Cái không sinh tử
thênh thang trùng khắp, mà chúng ta không thấy, không biết, cứ nơm nớp lo sợ cái
sinh tử cỏn con tạm bợ . Chúng ta quen nhìn theo con mắt phàm phu coi sinh tử là
22
Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục giảng giải, trang 29, H.T Thích Thanh Từ,
https://thuvienhoasen.org/images/file/OlR9p51G0QgQAFN1/tuetrungthuongsi.pdf
23
Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Tung, tr284, http://vnbet.vn/thien-su-viet-nam/tue-trung-thuong-si-
tran-tung-10957.html
25
trọng đại, rồi khổ đau với nó. Nếu dùng trí bát nhã quán sát lý nhân duyên, nhơn
duyên hội thì gọi là sinh, nhơn duyên ly tán thì gọi là tử. Sinh tử không có thực thể
cố định, chỉ là sự hợp tan của nhơn duyên mà thôi. Bởi không có thực thể cố định
nên thân này là tạm bợ hư dối, không có gì bảo đảm lâu dài. Một qui luật không
chối cải được “có hợp thì phải có tan” kể cả thân Phật cũng như thế, cho nên thân
nào rồi cũng diệt. Vai trò nổi bật của Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ trong giới
Phật giáo đời Trần, không khác gì với Trưởng Lão Duy Ma Cật ở Ấn Độ, ngài Huệ
Năng ở Trung Quốc, vua Trần Thái Tông ở Việt Nam đã đạt đến chỗ chứng đắc tột
đỉnh, giải thoát hoàn toàn. Trong thơ văn Lý Trần tập hai nói : Thượng Sĩ là người
thần thái nghiêm túc, cử chỉ đĩnh đạt. Khi người đàm luận về lẽ cao siêu huyền diệu
thì như gió mát trăng thanh. Đương thời, các bậc đạo cao đức trọng đâu đâu cũng
đều tôn trọng, cho Thượng Sĩ là người tinh sâu biết rõ, ngược xuôi thật khó mà
lường được.
Tuệ Trung Thượng Sĩ hẳn là, phải là một bậc xuất thế kiểu như vậy, cho nên
mặc dù ăn mặn và có thê thiếp, thế nhưng cả tăng lẫn tục thời bấy giờ, kể cả Trần
Nhân Tông đều kính trọng như bậc thầy trong đạo, không phải là bậc thầy bình
thường mà là một minh sư xuất sắc lỗi lạc, mà những lời dạy, những câu thiền đã
được Trần Nhân Tông cho khắc in lại, để lưu truyền cho hậu thế đời đời không
quên. Chính vấn đề này mà Hòa Thượng Mật Thể căn dặn rất chân tình: “Chỗ này
rất nên chú ý, đừng nên lầm sự vô ngại của các ngài đã giải thoát với những hành
vi phóng túng buông lung mà ngụy biện là giải thoát. Đối với người tu hành bao giờ
cũng lấy thanh tịnh trì giới làm gốc”. Nói về diện mục và tính cách của Tuệ Trung
Thượng Sĩ, thiết nghĩ bao nhiêu lời trên cũng tạm đầy đủ, thật khó mà diễn tả hết
đặc thù của ngài.
1.2.3. Trần Nhân Tông và việc khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Để khai sinh ra một giáo hội thì cần có một giáo chủ mới, và Trần Nân Tông
chính là người nắm giữ vai trò đó. Ông là con trưởng của Trần Thánh Tông, thân
mẫu là Nguyên Khánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, là Sơ Tổ phái thiền Trúc Lâm.
Ngài tên là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Vua tuy ở địa
vị sang cả mà tâm hâm mộ thiền tông từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi (1274 ) được lập
Hoàng thái tử, ngài cố từ chối để nhường lập cho em mà vua cha không chấp nhận.
26
Vua cha cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho ngài, tức là Khâm Từ thái
hậu sau này. Mặc dù sống trong cảnh vui hoà hạnh phúc ấy mà tâm ngài vẫn thích
đi tu. Một hôm vào lúc giữa đêm, ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến
chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá ngài bèn
vào nằm nghỉ trong tháp. Vị sư trụ trì ở đây thấy ngài tướng mạo khác thường, liền
làm cơm thiết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi, tìm thấy, ngài bất đắc dĩ phải trở
về.
Năm 21 tuổi (1279 ), Trần Nhân Tông lên ngôi Hoàng đế. Tuy ở địa vị cửu
trùng mà ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, ngài đến chùa Tư
Phước trong đại nội tu tập. Một hôm nghỉ trưa, ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa
sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh
chỉ ngài nói:“Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu”, tỉnh giấc, ngài
đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc. Con nguời ngài
rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh Phật giáo)
và ngoại điển (sách đời ). Những khi nhàn rỗi, ngài mời các vị thiền sư khác bàn
giải về thiền tông, tham học thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ, thâm đắc đến chỗ thiền
tủy. Vua tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm thầy và hết lòng trọng đãi. Ngài nhập tư
tưởng thiền, lại có một tâm hồn nghệ sĩ và khí tiết hào hùng trong việc trị nước an
dân. Trần Nhân Tông là vị vua anh minh đức độ, lại là anh hùng của dân tộc. Tất cả
những đức tính cao cả, trí tuệ, từ bi, bình đẳng, uy dũng đều kết tinh trong con
người của ngài. Nhà vua luôn lấy đức trị dân, trong nước trên thuận dưới hòa, lấy ý
dân làm nền tảng xây dựng nước nhà, vui trong niềm vui của dân tộc.
Những khi giặc Nguyên sang xâm chiếm, vua phải xếp việc kinh kệ để lo giữ
gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết nhân dân, ngài đã hai lần đuổi được quân Nguyên giữ
gìn trọn vẹn đất nước. Sau trận chiến thắng thứ hai, non nước thái bình Thượng
hoàng Trần Thánh Tông có hai câu thơ kỷ niệm.
“Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non song thiên cổ vững âu vàng”.
27
Năm Quý Tỵ (1293 ), vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần
Anh Tông, lên làm thái Thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho
con được sáu năm, ngài sắp đặt việc xuất gia. Đến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299 ),
ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu đà (
khổ hạnh ) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà (sau này ngài đổi hiệu là Trúc Lâm
Đầu Đà ). Trần Nhân Tông là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử, thuộc
hệ thứ sáu, tiếp nối vị Tổ thứ năm là ngài Huệ Tuệ. Ngài là người sáng lập ra thiền
phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọc Vân núi Yên Tử, nhằm ngày
mồng một tháng mười năm Hưng Long thứ 16 (1308 ), thọ 51 tuổi.
Trần Nhân Tông, một vị anh hùng, một đức Phật. Đúng như toàn bộ thân thế
sự nghiệp nhà vua. Anh hùng đánh dẹp giặc Nguyên hung hãn nhất thế giới. Vị Phật
sáng lập ra phái Trúc Lâm. Ngài đã chọn núi Yên Tử cũng nhằm mục đích mô
phỏng Siddhartha vào Tuyết Sơn. Trên Yên Tử có Ngự Dội, có hàng tùng cổ kính.
Ngài tắm Ngự Dội, lên gốc tùng thiền định như Siddhartha tắm ở dòng sông Ni –
liên – thiền lên ngồi gốc cây bồ đề đắc đạo. Yên Tử có rừng trúc, Trần Nhân Tông
dựng tịnh xá ở đó như Siddhartha đã lấy Trúc Lâm làm nơi trú đông cho hàng đệ tử.
Cũng từ ý mô phỏng đó mà Ngài lấy tên cho giáo phái mới của mình là phái Trúc
Lâm. Chính vì thế hoàn cảnh lịch sử đã nói lên thống nhất ý thức hệ mà Trần Nhân
Tông đảm nhiệm. Một ông vua là Phật, sáng lập ra giáo phái và tuyên truyền cả
nước. Điều đó được tiêu biểu trong con người của ngài qua hai mặt: nhà vua và giáo
chủ.
Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tính tinh thần của nó là
uy tính tinh thần quốc gia Đại Việt. Nó là xương sống của nền văn hóa Việt Nam
độc lập. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung
Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình. Đứng về phương
diện tư tưởng, tổ chức, cũng như hành đạo, giáo hội Trúc Lâm có những nét độc đáo
khiến cho nó chỉ có thể là một giáo hội Việt Nam, phục vụ người Việt, duy trì và
bồi đắp cá tính Việt.
Đọc qua tiểu sử và quá trình hành đạo của Trần Nhân Tông, chúng ta nhận
thấy Ngài quả là con người vẹn toàn cả đời lẫn đạo. Một vì vua anh minh, nhân hậu,
28
một vị thiền sư, một nhà lãnh đạo siêu xuất và cũng rất bình dị dễ gần gũi. Sự
nghiệp của Trần Nhân Tông về đời lẫn đạo được các nhà sử học từ xưa cho đến nay
đánh dấu tốt đẹp. Vì thế mà Ngài được suy tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc
Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ. Do yêu cầu thời đại, thiền
phái Trúc Lâm đã Đại Việt hóa, dân tộc hóa tư tưởng thiền Tông và sáng tạo một số
tư tưởng cụ thể, sắc bén, thích hợp với hoàn cảnh Đại Việt lúc bấy giờ, phần nào
đáp ứng được yêu cầu của thời đại xã hội. Đồng thời đào tạo nên những thiền sư
tâm hướng về đạo mà lòng vẫn gắn bó với đời, hoà vào cuộc sống trần thế. Họ vừa
là những con người tôn giáo, vừa là những con người xã hội.
29
Tiểu kết chương 1
Bước đầu tìm hiểu về triết học Phật giáo Trần Nhân Tông, chúng ta cần phải
hiểu rõ về những tiền đề hình thành nên triết học Phật giáo Trần Nhân Tông. Để xây
dựng nên một hệ thống ý thức hệ độc lập với phương Bắc trước đó, thì đòi hỏi nhà
Trần cần phải có một hệ thống những giáo lý, quan điểm tư tưởng đổi mới và phù
hợp hơn. Chính vì vậy đã hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong thiền
phái này là sự tích hợp những tư tưởng của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ
Trung Thượng sĩ,... để Trần Nhân Tông kế thừa và phát triển. Trần Thái Tông với
quan niệm Phật tại tâm, tức là Phật không hiện diện ở chốn xa vời, mà Phật hiện
diện ngay chính trong mỗi người trong chúng ta, điều đó đã được ông hệ thống lại
trong đứa con tinh thần “Khóa Hư Lục”. Tiếp đến là trong tư tưởng triết học Phật
giáo của Trần Thánh Tông, ông luôn muốn con người chúng ta xây dựng được một
thế giới an lạc. Vậy nên ông luon chủ chương mọi người đoàn kết lại để đống góp
một phần sức lực phù hợp với khả năng của bản thân để gây dựng một thế giới an
lạc không chỉ cho bản thân, cho gia đình mà còn cho cả xã hội loài người. Còn đối
với Tuệ Trung Thượng Sĩ, ông quan niệm thế giới vũ trụ là bản thể trong suốt
không dơ, không sạch, không có cái đầu tiên cũng không có cái sau cùng, không
phân biệt phàm thánh, mê ngộ, chúng sinh và Phật không kẹt mắc trong hình thức
đối đãi. Tất thảy những điều trên đã góp phần hình thành nên tư tưởng triết học Phật
giáo của Trần Nhân Tông.
30
CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
VÀ CON ĐƯỜNG TU TẬP GIẢI THOÁT
2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về Phật, Phật tính, niết bàn.
Các khái niệm như: Phật, Phật tính, niết bàn không phải là những gì được
soạn thảo một cách trí thức nhằm vào mục đích nghiên cứu, mà đúng hơn là một
số phương tiện giúp chúng ta nhìn thấy chính xác hơn sự hiện hữu của chính mình.
Do đó thiết nghĩ cũng nên dành ra chút thì giờ để suy nghĩ về từng khái niệm một
nhằm hiểu rõ hơn tư tưởng triết học Phật giáo để vận dụng cho mỗi người.
2.1.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật”.
Theo quan điểm của Phật giáo thì thấy sắc thân Phật chưa hẳn là thấy Phật
thật, mà trong đó còn có một cái gì sâu xa hơn, vượt qua cái thấy của hai tròng mắt
này, vượt qua cái hiểu của tâm suy nghĩ phân biệt này, không thể đem tâm phàm
phu sinh diệt này mà suy đoán nhận hiểu, đòi hỏi phải mở con mắt giác ngộ mới
nhận rõ: Phật không phải ở đâu xa vời, mà Phật ở ngay tâm giác ngộ của mỗi một
con người
Để đi tìm được đúc kết được khái niệm đó, Đức Phật đã phải trải qua quá trình
gian khổ tu tập nhiều kiếp rồi ngài mới ngộ. Lúc đầu Ngài cũng hiện ra từ một con
người như bao nhiêu người, cũng có cha có mẹ… nhưng đặc biệt không giống mọi
người, Ngài không bằng lòng với số phận của kiếp người đã an bài, mà quyết tìm
cách vượt ra. Khi dạo qua bốn cửa thành, thấy cảnh người già, người bệnh, người
chết và vị sa môn, Ngài có thắc mắc: Tại sao ai sinh ra cũng phải già, bệnh, chết
như thế ? Mọi người đều cho đó là chuyện dĩ nhiên, là định luật đã an bài, từ xưa
đến nay vốn như thế, chỉ cúi đầu chấp nhận thôi. Song với Ngài thì không chấp
nhận là vốn như thế, mà nó phải có nguyên nhân của nó, quyết tìm ra nguyên nhân
31
thì có cách giải quyết, không thể cúi đầu chấp nhận. Do đó, Ngài vượt thành xuất
gia tìm Đạo, và quả nhiên Ngài đã thành công.
Cũng dựa trên quan điểm đó của đạo Phật, Trần Nhân Tông cũng cho rằng,
Phật không chính ở đâu xa, mà Phật ở ngay trong chính mỗi cá nhân con người.
Ông quan niệm “Phật là bụt”. Bụt không nên cầu ở ngoài, mà chính phải tìm ngay ở
chính mình, nếu con người chúng ta biết tích nhân, tu đạo đức, làm theo 10 nghiệp
lành, thì ai dám bảo đó không phải là Bồ Tát, không phải là Thích Ca. Điều đó đã
được thể hiện rõ trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của ông:
“Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm,
muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính…
Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thật Kim cương;
dứt hết tham sân, mới lảu lòng màu viên giác.
Tịnh độ là lòng sạch,
Chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương… ;
Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà; chẳng phải tìm xa.
Nhân khấy bản (quên gốc) nên ta tìm Bụt,
Đến cốc hay chỉn (chính) Bụt là ta…”
Bụt hay Phật vốn ở ngay nơi ta, không phải nhọc nhằn tìm ở đâu khác. Bởi
chúng ta quên gốc đuổi theo ngọn nên cứ đuổi tìm kiếm Bụt ở bên ngoài. Nào ngờ,
khi đạt đến tỏ ngộ mới tỉnh ra, chính Bụt ở trong tâm giác ngộ của mình đây thôi.
Bao nhiêu công phu chạy tìm liền buông xuống nhẹ nhàng. Kế thừa quan điểm
trong đạo Phật, Phật giáo được định hình ngay từ khi Đức Phật còn tại thế. Trần
Nhân Tông sau khi nhường ngôi cho con, ngài cũng xuất gia và trở thành Sơ tổ Trúc
Lâm “đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỉ các dâm từ và thực hành giáo lý
Thập thiện”24
.
Trong đạo Phật, khi đi tìm nguyên nhân của già chết, ngài khám phá ra rằng
chính “vô minh” là gốc sinh khởi để kết nhóm, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn
24
Thích Phước Sơn dịch và chú (1995), Tam Tổ thực lục, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn
hành, tr.20.
32
tức thân tâm này, mà tất cả chúng sinh phải mang lấy trong cuộc luân hồi dài từ vô
thỉ. Dứt vô minh thì các duyên theo đó đều dứt, sinh tử khổ ưu não dừng, là vấn đề
sống chết được giải quyết xong.
Vậy “vô minh” là gì ? Vô minh tức là mê mờ không sáng suốt khởi chấp ngã,
thấy có một cái ta tồn tại, rồi bám chặt vào đó mà tạo thành nghiệp lành, nghiệp dữ,
và bị nghiệp dẫn đi trong luân hồi. Bởi bám vào cái ta này, nên mất nó liền tìm cái
khác thay vào, dòng sinh tử tiếp nối không dừng chính từ đây.
Chúng ta cũng thế, bám vào mấy cục thịt, mấy đốt xương, mấy sợi gân… vô
tri này cho là mình rồi cũng giết hại con này, con kia nuôi dưỡng nó, tạo thành biết
bao nghiệp ác cũng vì nó. Nhưng cuối cùng, nó cũng bỏ mình để trở về với cát bụi,
còn nghiệp ác đã tạo kia, mình phải mang lấy sang kiếp sau mà nhận quả khổ, thật
có đau đớn chăng ? Phật gọi chúng sinh mê lầm là như thế.
Giờ đây, nếu tỉnh ngộ, biết mình là linh tri, là sáng suốt không phải những thứ
vô trí, hư hoại đó, buông nó đi, tức thành giải thoát. Không bám vào nó, lấy đâu có
chỗ để sinh? Ngay đó là pháp vô sinh chớ gì! Rất thực tế và gần gũi với chúng ta vô
cùng!
Trong chính sách của mình, Trần Nhân Tông cũng rất khéo léo và tài tình ở
chỗ thống nhất được các thiền phái Phật giáo thành một để đất nước Đại Việt của
vua có được một đạo Phật đủ tiềm lực tôn giáo, phát triển nội lực cá nhân và tập thể,
có thể làm lợi ích cho bản thân mình và đồng loại, trong đó có lợi nhiều mặt
cho quốc gia và xã hội.
Cũng trong Cư Trần Lạc Đạo Phú, ông cho rằng, đạo Phật khuyên con
người từ bỏ tham, sân, si được chừng nào thì bớt khổ được chừng ấy, giảng dạy
thuyết nhơn quả, nghiệp báo, luân hồi, tái sinh, tu sửa theo 10 thiện nghiệp, nêu
cao lý tưởng Bồ-tát cứu khổ độ sinh… Sạch giới lòng, dồi giới tướng, nội ngoại nên
Bồ-tát trang nghiêm; Ngay thờ vua, thảo thờ cha, thế mới thật trượng phu trung
hiếu.
33
Chưa nói thành Phật - Thánh, nhưng nếu có bất kỳ ai làm được những điều
khuyên ấy, đều là người có ích cho mình và mọi người, nếu xã hội thực
hiện những lời khuyên ấy thì xã hội ổn định và phát triển. Có lẽ nhờ vậy nên nhân
dân ta đã đánh thắng quân Nguyên chăng…? Đây là vấn đề đạo đức và luân lýxã
hội hết sức nhạy cảm trong xã hội ngày nay.
Tóm lại, TrầnNhân Tông cũng như Đạ Phật đều chỉ coi “Phật” chỉ là một
danh từ, một hình tướng biểu tượng bên ngoài là phương tiện tạm thời để nhắc nhở
người tỉnh giác, không phải Phật thật. Cẩn tỏ ngộ lại tâm sáng suốt nơi chính mình,
đó mới là Phật gốc. Đức Thích Ca hay Trần Nhân Tông cũng đều thành Phật ngay
trong tâm .
“Đêm đêm ôm Phật ngủ
Sáng sáng cùng Phật dậy,
Ngồi đứng cùng theo nhau,
Nói nín cùng chung ở,
Chẳng mảy may tạm rời,
Giống hệt hình với bóng.
Muốn biết chỗ Phật đi,
Chính cái nói năng đó.”25
2.1.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật tính”.
Nền tảng của những lời dạy là Phật tính.Vậy nên hiểu rõ khái niệm “Phật tính”
là rất quan trọng.
Đức Phật hay Trần Nhân Tông cũng đều cho rằng, Phật tính không phải là
những điều chúng ta tự tưởng tượng hay tạo ra, mà Phật tính là sự tồn tại vốn có
25
Theo Thiền sư Bảo Phước Tùng Triển, đệ tử nối pháp Tuyết Phong Nghĩa Tồn, đời thứ 6 dưới
ngài Thanh Nguyên.
34
trong mỗi chúng ta. Và mỗi một con người cá nhân lại có những cách khác nhau để
đánh thức Phật tính luôn hiển diện trong mỗi người.
Nếu như trong Đạo Phật ban bố lời dạy theo những cách thức khác nhau như:
Giới luật, Luận tạng, Kinh điển, và Mật điển; thì Trần Nhân Tông, ông lại chủ
trương lấy tông chỉ “thiền tông” làm chủ đạo.
Theo Đạo Phật, Giới luật dạy căn bản về những nguyên lý và chuẩn mực đạo
đức; Luận tạng quan tâm chính về học thuật, những khía cạnh vi tế về sự hình
thành, và quy luật vận hành của vạn vật, Kinh điển tập trung vào những lời dạy
về từ bi; và Mật điển trình bày những phương pháp chuyển hóa bằng sự tỉnh
thứcdần dần và cuối cùng có thể đạt tới giác ngộ. Mục đích của những lời dạy
này đơn giản nhằm giúp chúng ta đánh thức bản chất tối thượng của chính mình –
đó là Phật tính.
Với Trần Nhân Tông, ngài linh động kết hợp giảng kinh thuyết pháp, mục đích
giúp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển những lời kinh chết trong sách
vở thành những bài kinh sống, chứng minh cho Tâm Thiền sáng ngời không có gì
sai khác. “Kinh đâu có lỗi gì? Lỗi do người chấp kinh. Thiền đâu có gì sai khác?
Sai do người phân biệt. Kinh từ miệng Phật nói, Thiền là tâm Phật vốn chẳng phải
là hai!”26
Theo Phật giáo, tất cả chúng sinh có Phật tính cuối cùng đều sẽ đạt được giác
ngộ. Mặc dù có một vài chúng sinh cần thời gian dài hơn để tịnh hóa, để nhận ra
Phật tính của họ, nhưng có những chúng sinh có thể được giác ngộ nhanh hơn. Điều
này là tùy vào từng cá nhân theo đuổi con đường tỉnh giác như thế nào, và có
những lựa chọn gì. Có một điều chắc chắn là tất cả chúng sinh sẽ có thể làm được
điều này bởi lẽ bản chất của họ là Phật.
26
Theo bài báo “Vua Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”, đăng ngày Thứ năm, 28
Tháng tám 2008 09:15,
http://www.thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=843:vua-trn-nhan-
tong-vi-thin-phai-truc-lam-yen-t&catid=17:ttttp&Itemid=347
35
Còn với Trần Nhân Tông, ông cho rằng để giác ngộ, hay để thành Phật không
có gì là khó khăn, bởi trong chính bản thân mỗi người, chúng ta chỉ cần thắng chính
chúng ta, thắng được con quỷ dữ trong tâm thức của mỗi người, như vậy là tâm sẽ
sáng, ắt sẽ thành Phật. Tâm tức là Phật và Phật tức là tâm.
Trong Phật giáo cho rằng, nếu như một ai đó không tự nhận thức được Phật
tính của họ, có nghĩa là “vô minh”. Nhưng Phật tính là không thể thay đổi, nên
dù chúng ta vô minh thế nào thì Phật tính của chúng ta vẫn nguyên vẹn. Và
dù chúng ta giác ngộ như thế nào thì Phật tính của chúng ta cũng còn lại nguyên
vẹn. Đó là bản chất không thay đổi. Cùng theo quan điểm đó, Trần Nhân Tông cũng
cho rằng, trong bản tính của mỗi con người đều có phần Phật, nếu như ai đó không
có, thì chẳng qua là anh ta chưa ngộ ra, chưa thiền ra mà thôi. Giác ngộ chính
là hiện thân đầy đủ Phật tính của chúng ta ở mọi cấp độ của sự biểu thị sắc
tướng của chúng ta.
Khi đạt tới giác ngộ, chúng ta nhận ra được trọn vẹn phạm vi của những phẩm
tính này. Việc làm của một vị Phật là vượt ra sự nhị nguyên. Trong một kinh
điển, Đức Phật đã nói: “Ta chưa bao giờ dạy điều gì”. Điều này ngụ ý rằng những
lời dạy của Ngài được truyền lại là sự hiển thị tự nhiên. Điều đó không phải đơn
giản như là một người này nói chuyện với người kia, mà sự hiển hiện này giống như
ánh sáng chói lọi của mặt trời, mang những năng lượng tốt đẹp để trợ giúp sự tinh
tấn của chúng sinh. Ánh sáng mặt trời làm được rất nhiều điều. Nó làm ấm hạt
giống để có thể phát triển rễ và bám được trong đất. Ánh sáng mặt trời giúp quả
chín trên cây. Nó cho ánh sáng, làm ấm các đại dương, hơi nước bốc lên và các đám
mây được hình thành. Tất cả những biểu hiện này không cần đặt kế hoạch, giống
như hành động tự nhiên của một vị Phật.
Bởi lẽ việc làm của Phật là bất nhị, một vị Phật có thể giúp đỡ những chúng
sinh khác. Đức Phật là vô hạn vì Ngài đã vượt qua tính nhị nguyên, do vậy ngay cả
cùng một lúc, nếu toàn bộ chúng sinh trong vũ trụ cầu nguyện Ngài và xin được ban
phúc, thì sự cầu phúc của Đức Phật sẽ được ban đều cho tất cả, và chúng sinh tùy
theo căn cơ của mình để nhận sự cầu phúc đó.
36
Khi Đức Di Lặc luận bàn về những che chướng và làm thế nào để khắc phục
chúng, Ngài đã nói về “những che chướng tạm thời , không có những che
chướng vĩnh cửu. Các che chướng luôn luôn chỉ là tạm thời.” Ngài cũng nói có
những che chướng liên miên, và xác định chín loại chủ yếu: tham ái, sân hận, vô
minh, và sáu loại che chướng liên quan đến quả vị bồ tát – từ cấp sơ địa đến
cấp thập địa.
Những che chướng này khiến chúng ta bị cuốn vào vòng luân hồi sinh – tử. Và
để khắc phục nó chúng ta cầm từ bỏ tham sân si, để không bị nó điều khiển,
không lệ thuộc vào nó. Có như vậy thì chúng ta mới hiểu biết đúng đắn hơn, không
mắc phải sự đố kỵ, hận thù, ganh ghét, tránh làm điều ác. Đạo Phật khuyên răn con
người nên từ bi hỷ xả đối với mọi người.
Trong phần cuối bài giảng về Phật tính, Đức Di Lặc đã dạy về năm sự bất
lợi do không hiểu biết Phật tính, và năm lợi ích do hiểu biết Phật tính. Bất lợi của
sự vô minh về Phật tính được xem xét đầu tiên, mà trước hết là do tự ti. Không
có kiến thứcvề tiềm năng của mình, chúng ta có xu hướng xem những lỗi
lầm của chúng ta là bất biến và là bản chấttự nhiên của chúng ta. Đây là một trong
số sai lầm lớn nhất của chúng ta. Bất kỳ trí tuệ hay nhận thứcmà chúng ta may
mắn phát triển được là để có thể nhìn ra trạng thái tự huyễn hoặc đúng hơn sự
thật là gì – một sự tỉnh thức về tiềm năng tối thượng của chúng ta. Nếu không nhận
thức về Phật tính, chúng tadễ bị thuyết phục về sự vô giá trị và hồ nghi về bất cứ
phẩm tính tốt đẹp nào chúng ta có được. Đây là một quan niệm sai.
Bất lợi thứ hai do không biết về Phật tính là do bản ngã của ta. Khi không biết
về Phật tính, bản ngã của chúng ta dễ phát triển. Khi chúng ta phát triển các phẩm
tính tốt đẹp như là kết quả từ những nỗ lực tích cực của mình, chúng ta thường nghĩ
mình đã tự tạo ra, và điều này thổi phồng bản ngã của chúng ta. Chúng
ta không nhận ra rằng mình có Phật tính như là các chúng sinh khác, và một phẩm
tính tốt đẹpchính là một chút biểu hiện về Phật tính trong ta, và chúng ta là tối
thượng nhưng không phải là cao quí hơn bất kỳ ai khác. Nếu không nhận
thấy những chúng sinh khác cũng có những khả năng như vậy, chúng ta rất dễ nảy
sinh sự kiêu hãnh sai lầm về những thành quả nhỏ mà mình đạt được.
37
Đức Di Lặc nói về những bất lợi thứ ba và thứ tư như là “khẳng định và phủ
định”. Sự cuồng tín là một thí dụ về khẳng định và phủ định. Thiếu nhận
thức về Phật tính dẫn đến tâm trí hẹp hòi, giới hạn, và là nguyên nhân khiến chúng
ta khẳng định những quan điểm giới hạn của mình là duy nhất và phủ nhận sự
thật của những quan điểm khác. Thí dụ, nếu chúng ta nhìn vào hình ảnh và nghi
thức của Phật tử, chúng ta có thể cũng làm như thế mà không nhận ra bản chất, mục
đích thực sự của chúng là gì. Chúng ta chỉ nắm bắt hình tướng bên ngoài. Không
có hiểu biết chúng ta phủ nhận bản chất và khẳng định hình ảnh bên ngoài. Nếu
không thể phân biệt giữa hình ảnh và bản chất bên trong, và tạo ra sự liên hệgiữa
điều quan trọng và các thứ vặt vãnh xung quanh, điều này có thể là một bất lợi rất
lớn. Nếu khôngdẫn đến cuồng tín có thể làm hại những chúng sinh khác, thì
cũng lãng phí nhiều thời gian và năng lượng do để mất đi điểm cốt lõi.
Đức Di Lặc dạy rằng tham ái là bất lợi thứ năm. Khi một người vô
minh về Phật tính thì có khuynh hướng trở nên bám víu vào những vận may tốt
hoặc là bất kỳ phẩm tính đã đạt, và miễn cưỡng chia sẻ những điều này với người
khác. Điều này nghĩa là bất kỳ điều tốt đẹp được phát triển trong cuộc sống
của chúng ta sẽ không làm lợi lạc cho những người khác. Chúng ta sẽ bị sa lầy trong
bất kỳ điều gì đạt được, và cuối cùng chúng ta bị thụt lùi thay vì tinh tấn.
Về năm lợi ích của hiểu biết Phật tính. Đầu tiên là hỷ lạc. Dù chúng ta nghèo
khó thế nào, dù chúng tatrải qua đau khổ ra sao, dù chúng ta đang ở trong hoàn
cảnh nào, chúng ta luôn có niềm vui vì biết rằng bản chất tối thượng của chúng
ta là hoàn hảo. Bởi chúng ta biết mình đang hướng tới sự tỉnh thức cuối
cùng về Phật tính, chúng ta cảm thấy hoàn toàn an tâm và hạnh phúc. Trong một số
bài giảng hướng dẫn về Mật thừa, điều này được coi là quan điểm rất quan trọng.
Có một châm ngôn được dịch từ tiếng Tạng sang tiếng Anh như sau, “ Ngay cả
nếu chúng ta phải chịu đau khổ, thì chúng ta cũng đau khổ một cách hạnh
phúc.” Đau khổ một cách hạnh phúc nghĩa là nhận thức rằng đau khổ chỉ là bên
ngoài và vô thường. Phật tính của chúng ta có thể không bao giờ đau khổ, vì
vậy đau khổ một cách hạnh phúc là điều có thể. Ngay cả khi chúng ta không thể
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông

More Related Content

What's hot

Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoathaodang312
 
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpYen Hoang
 
Dinh độc lập
Dinh độc lậpDinh độc lập
Dinh độc lậpDam Nguyen
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghề hướng dẫn viên du lịch outbound
Nghề hướng dẫn viên du lịch outboundNghề hướng dẫn viên du lịch outbound
Nghề hướng dẫn viên du lịch outboundTimViecNhanh.com
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...dinhtrongtran39
 
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anChi Phạm
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamChau Duong
 
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM nataliej4
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiphamtruongtimeline
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vnNguyen Khuong
 
Tập huấn cách trích dẫn tài liệu
Tập huấn cách trích dẫn tài liệuTập huấn cách trích dẫn tài liệu
Tập huấn cách trích dẫn tài liệuThuy-Vy Pham
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 

What's hot (20)

Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoa
 
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Dinh độc lập
Dinh độc lậpDinh độc lập
Dinh độc lập
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
 
Nghề hướng dẫn viên du lịch outbound
Nghề hướng dẫn viên du lịch outboundNghề hướng dẫn viên du lịch outbound
Nghề hướng dẫn viên du lịch outbound
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
Chương 4 Quản lý tài sản cố định
Chương 4 Quản lý tài sản cố địnhChương 4 Quản lý tài sản cố định
Chương 4 Quản lý tài sản cố định
 
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
 
Gioi thieu truong bk
Gioi thieu truong bkGioi thieu truong bk
Gioi thieu truong bk
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
 
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
 
Khơ me
Khơ meKhơ me
Khơ me
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
 
Tập huấn cách trích dẫn tài liệu
Tập huấn cách trích dẫn tài liệuTập huấn cách trích dẫn tài liệu
Tập huấn cách trích dẫn tài liệu
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 

Similar to Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông

Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...OnTimeVitThu
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN OnTimeVitThu
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcNgà Nguyễn
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông (20)

Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viênLuận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
 
60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------------- PHẠM LINH NHI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X HÀ NỘI, 2019
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------------- PHẠM LINH NHI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Lan HÀ NỘI, 2019
  • 3. Lời cám ơn Đề tài “Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm theo học chương trình cử nhân chuyên ngành Triết học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS.Lê Thị Lan thuộc Viện Triết học - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện khóa luận này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Triết học đã đóng góp những ý kiến quý báu cho khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và bài khóa luận này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày...tháng... năm 2019 Sinh viên Phạm Linh Nhi
  • 4. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG ....................................................7 1.1. Bối cảnh Phật giáo thời Trần.........................................................................7 1.1.1. Những chính sách buổi đầu của nhà Trần.................................................8 1.1.2. Vài nét về đời sống tư tưởng đời Trần.........................................................9 1.2. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành triết học triết học Phật giáo Trần Nhân Tông......................................................................................................11 1.2.1. Trần Thái Tông – Trần Thánh Tông, hai vị Hoàng đế đầu đời Trần và những chủ trương đối với Phật giáo.......................................................................12 1.2.2. Tinh thần siêu thoát của Tuệ Trung Thượng Sĩ.......................................23 1.2.3. Trần Nhân Tông và việc khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử......25 Tiểu kết chương 1....................................................................................................29 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CON ĐƯỜNG TU TẬP GIẢI THOÁT .................................30 2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về Phật, Phật tính, niết bàn. ..................30 2.1.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật”.................................................30 2.1.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật tính”.........................................33 2.1.3. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “niết bàn”...........................................40 2.2. Một số quan niệm về nhân sinh và con đường tu tập giải thoát của Trần Nhân Tông................................................................................................................43 2.2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về nhân sinh. .........................................43 2.2.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về con đường tu tập và giải thoát...........47 Tiểu kết chương 2....................................................................................................55 KẾT LUẬN..............................................................................................................56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................58
  • 5. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật công nghệ ngày nay, bên cạnh những thành tựu vĩ đại mà cả nhân loại đã đạt được trong nền văn minh vật chất thì những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, tôn giáo không hề bị xem nhẹ. Mà ngược lại nó ngày càng được coi trọng và quan tâm hơn. Cùng với thay đổi của xã hội, trong điều kiện lịch sử mới, các tôn giáo không ngừng thay đổi để ngày càng thích ứng và phù hợp hơn. Chính sự phát triển và giao lưu giữa các tôn giáo đã góp thêm phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa trong các lĩnh vực. Vì vậy, việc nghiên cứu về tôn giáo nói chung là không thể bỏ qua. Bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, hay nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức, bên cạnh những điểm mạnh mà công nghệ khoa học kỹ thuật đem lại thì đời sống tinh thần của con người trong xã hội lại ngày càng phải đối mặt với những áp lực, những khổ nạn mới như: sự phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh và xung đột, ô nhiễm môi trường, sự tha hóa về mặt đạo đức, lối sống... Để giúp con người giải thoát được những khổ nạn ấy, dường như chúng ta không thể không nhắc tới Phật giáo với những giá trị nhân bản trong việc giải thoát cho con người về mặt nhu cầu tâm linh, bù lấp khoảng trống và nỗi thất vọng trong lòng con người trong một thế giới vong thân. Với khả năng điều chỉnh sự cân bằng trong nội tâm, Phật giáo có thể giúp con người sống hài hòa, an vui hơn trong thực tại. Ngày nay, có một điều ngạc nhiên khi mà nhân loại, đặc biệt là các nước Phương Tây đang có trào lưu hướng về Châu Á, nhất là hướng về đạo Phật. Vì sao vậy? Điều này có thể lý giải một phần từ những giá trị nhân sinh của đạo đức Phật giáo. Hơn nữa, Phật giáo đã thực sự nhập thế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kể cả trong các hoạt động kinh tế, tưởng như rất xa lạ với giáo lý Phật giáo. Hơn thế, Phật giáo hiện đại không dạy con người ta xa rời cuộc sống để làm thần, làm thánh hay xuất gia để làm hòa thượng nơi chùa chiền, rừng xa mà hướng tới cải tạo xã hội, cải tạo thế giới bằng đạo đức, làm cho con người chúng ta ngày càng nhân văn hơn.
  • 6. 3 Phật giáo du nhập vào Việt Nam ta từ khá sớm và đã nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa, trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải dài suốt lịch sử phát triển Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Các thiền sư Việt Nam, đặc biệt là dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã tích cực khi đem tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho đất nước, cho dân tộc mà không hề cầu lợi, luôn giữ thái độ xuất thế. Phật giáo do vậy còn tạo nên những yếu tố quan trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Cho đến hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về triết học Phật giáo, điển hình trong đó là Triết học Phật giáo Trần Nhân Tông có những đặc điểm và nội dung gì, tính hiện đại của triết học Trần Nhân Tông nằm ở vấn đề nào... ? Để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, cùng với sự say mê nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề trong triết học Phật giáo Trần Nhân Tông” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Là một tôn giáo – triết học lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, Phật giáo có một khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu tổng quan hay các khía cạnh khác nhau. Về khái niệm triết học Phật giáo cũng đã có nhiều bài viết, tiêu biểu là Đỗ Quang Hưng với “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa” (tạp chí Khoa học xã hội số 9/006, tr58-66). Trong đây, tác giả đã rất đề cao vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại và những thay đổi của Phật giáo nói chung cho phù hợp với thời đại. Từ đó, tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng nhấn mạnh, Phật giáo hiện nay là Phật giáo nhập thế. Khái niệm “nhập thế” được tác giả phân tích, chứng minh là không đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của phương tây, xu hướng nhập thế của Phật giáo được tác giả phân tích, chứng minh là không đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của phương Tây. Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc với “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam” (tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 8/2008, tr25-32) đã đi phân tích rất cụ thể về khái niệm nhập thế dưới góc độ chức năng, nhiệm vụ của
  • 7. 4 tăng ni, Phật tử và đi đến kết luận: Phật giáo nhập thế là Phật giáo từ bi và đắc dụng. Sau đó, tác giả đi làm rõ tinh thần nhập thế của Phật giáo dân gian Việt Nam,... Nhắc đến Phật giáo Việt Nam nói chung cũng như triết học Phật giáo nói riêng , chúng ta không thể không nhắc tới Trần Nhân Tông. Ông đã kế thừa dòng chảy của những vị tiền bối đi trước và vận dụng linh hoạt nó vào tư tưởng Thiền giáo. Nghiên cứu về ông cũng như về tư tưởng Thiền học có khá nhiều công trình như sau: Tác giả Lê Mạnh Thát cũng có khá nhiều bài báo, bài nghiên cứu về Thiền học hay cũng như những bài viết về Trần Nhân Tông. Cụ thể là cuốn “Toàn tập Trần Nhân Tông” (Nxb Tp HCM, 2000), qua khái quát tổng hợp toàn bộ những tư tưởng và hành động của Trần Nhân Tông trong công cuộc dựng và giữ nước, đặc biệt tác giả đi nhấn mạnh vào tài khéo léo ứng dụng đạo Phật trong công cuộc trị quốc, an dân của Trần Nhân Tông. Ngoài ra Lê Mạnh Thát còn viết một số cuốn sách như cuốn “Trần Nhân Tông, con người và tác phẩm” (1999, Nxb Tp. HCM); bài viết “Một số vấn đề tư tưởng của Trần Nhân Tông” (ngày đăng: Thứ 7, ngày 10/8/2013);... Ở đây, tác giả đã đi nghiên cứu tìm hiểu về Trần Nhân Tông nói chung cũng như là triết học Phật giáo Trần Nhân Tông nói riêng. Tác giả Nguyễn Tài Thư với điển hình trong cuốn “Xu hướng nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông” (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 11/2009, tr.13-20). Tư quá trình phân tích lập luận tác giả đi đến kết luận: Ở Trần Nhân Tông thể hiện rõ sự thống nhất hai mặt ở con người ông là con người của triều thần và con người của Phật tử. Tiếp đến là những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tài Đông, trong “Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông” (Tạp chí triết học số 12/2008, tr 38- 46), tác giả đã đi làm rõ tư tưởng “tức tâm tức Phật” của Trần Nhân Tông. Từ đó đi phân tích và nhấn mạnh vào vai trò của Trần Nhân Tông trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và tinh thần cởi mở của ông trong việc kết hợp tam giáo, trong đó lấy Phật giáo làm xương sườn cho vận mệnh quốc gia. Tác giả cũng đi
  • 8. 5 khẳng định, Thiền học ở Trần Nhân Tông không thoát ly cuộc sống mà lúc nào cũng thấm đẫm hơi thở của cuộc sống, tất cả vì nhân sinh. Cùng với đó là một số bài báo, như “Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông” của tác giả Nguyễn Tài Đông (Tạp chí triết học, số 12 (211), tháng 12 – 2008),... Tác giả Thích Chân Tuệ thì đã cho xuất bản hai cuốn “Cư trần lạc đạo” (Nhà xuất bản Tôn giáo PI2551 – DL 2007) để giới thiệu cho độc giả một khái khái lược và bao quát nhất về Trần Nhân Tông. Trong cuốn sách tác giả đã đi vào từng phần một như: An lạc hạnh phúc, Bát chánh đạo, Bát phong, Bất tuy phong biệt, chánh kiến và chánh tín,… hay ở tập II, tác giả đã giới thiệu cho độc giả về Chánh ngữ, Giác ngộ và giải thoát, hay là Làm sao gặp Phật?... Tác giả Nguyễn Hùng Hậu với “Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việ Nam thời Lý – Trần” (Viện nghiên cứu Tôn giáo Hà Nội, 1990, tr39-45). Tác giả đã đưa lăng kính thời kỳ Lý – Trần để nhìn nhận về tinh thần nhập thế của Trần Thánh Tông. Và cho độc giả thấy rõ , nhập thế là sự lựa chọn tích cực của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Lý – Trần nói riêng, trong đó Trần Nhân Tông là một nhân vật điển hình. Ngoài những tác giả đã nêu trên, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung, cũng như Phật giáo Trần Nhân Tông nói riêng. Một trong số đó có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể như trong luận án của Bùi Huy Du “Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông” số 6222.80.01. Trong luận án này, tác giả đã đi nghiên cứu và hệ thống lại toàn bộ những tư tưởng triết học trọng tâm của Trần Nhân Tông như: thế giới quan trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông (tr 86-113), nhân sinh quan và triết lý đạo đức (tr.114-122). Hay Nguyễn Kim Sơn với “Cội nguồn triết học của tinh thần Thiền nhập thế Trần Nhân Tông”; Nguyễn Lang với Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2008); Đỗ Trung Lai với “Trần Nhân Tông, nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1/2008)... và rất rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết khác.
  • 9. 6 Như vậy, cho đến nay đã có khá nhiều luận văn, luận án, cũng như các sách báo của các tác giả đi nghiên cứu về Phật giáo, Triết học Phật giáo nói chung, cũng như là triết học của Trần Nhân Tông nói riêng. Với giới hạn nhận thức của bản thân cũng như giới hạn của bước đầu nghiên cứu, khóa luận của tôi kế thừa và phát huy kết quả từ những công trình nghiên cứu đi trước, từ đó xây dựng nên “Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của khóa luận là đi tìm hiểu về bối cảnh ra đời thiền phái Trúc Lâm, cũng như làm rõ một số vấn đề triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông Để hoàn thành mục đích trên, khóa luận của tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm rõ bối cảnh hình thành triết học Phật giáo Trần Nhân Tông Phân tích một số tư tưởng nổi bật triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông 4. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các tài liệu về bối cảnh Phật giáo Việt Nam thế kỷ XIII và các tác phẩm triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu văn bản... để lập luận. . 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, tiểu kết và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương và 4 tiết
  • 10. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG 1.1. Bối cảnh Phật giáo thời Trần Bắt tay nghiên cứu vào Phật giáo mà bỏ qua Phật giáo thời Trần, thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Vì Phật giáo đời Trần là thời đại mà Phật giáo thật sự hoà nhập từ hình thức lẫn nội dung, yếu tố đưa đến thành công và những đặc sắc của đạo Phật. Đạo Phật thật sự đã được gieo mầm từ lâu và đã trải qua hàng bao thế kỷ, nó đã thích nghi với con người và phong tục Việt Nam, đến đời Trần là đỉnh cao để Phật giáo Việt Nam đơm hoa kết nụ sau thời gian dài được Việt Nam hóa. Phật giáo đã trở thành cốt tuỷ và hoà nhập với nền văn hóa dân tộc. Do đó nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của dân tộc Việt Nam ta. Khi chiến tranh chống ngoại xâm Nguyên Mông, đạo Phật là trí tuệ tập hợp những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết mọi người một lòng với ông Bụt từ bi và giáo lý thực tiễn không tách rời cuộc sống bằng thân, khẩu, ý. Đặc sắc của Phật giáo đời Trần là tính tích cực nhập thế, đạo không tách rời đời và đời cũng không thiếu vắng đạo, nó trở thành một hợp thể linh động, sáng tạo và diệu dụng trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói rằng các vị vua, các thiền sư đã sử dụng đúng tiềm năng của đạo Phật, khiến cho nó trở thành Phật giáo Việt Nam mà không phải Phật giáo Trung Hoa hay Ấn Độ từ cách nhìn, suy nghĩ cho đến hành động.
  • 11. 8 1.1.1. Những chính sách buổi đầu của nhà Trần Triều Lý1 tàn tạ và bất lực trong quản lý đất nước đã trở nên cần thiết phải được thay thế bằng một triều đại khác. Nhà Trần2 đã thay thế nhà Lý cai trị đất nước, ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và củng cố vương quyền của dòng họ Trần. Do vậy, các vua Trần đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của Đại Việt lúc bấy giờ, đồng thời đưa Đại Việt lên vị trí thành một cường quốc ở Đông Nam Á. Nhà Trần tuân theo qui luật phát triển của nhà nước quân chủ tập quyền. Ngay khi tập trung những quyền lực trong triều đã cho biên soạn một bộ luật mới, đó là bộ luật hình thư. Mở rộng đất đai về phía Nam và tiến hành ban cấp hàng loạt ruộng đất cho quí tộc và quan lại. Ngoài quí tộc họ Trần, các vị cao tăng của Phật giáo cũng được hưởng chế độ ban cấp này. Sự hậu đãi ấy đã dẫn đến sự xuất hiện của các tự viện lớn. Với những quyền lực to lớn về kinh tế, chính trị, quân sự… của quí tộc biểu hiện những yếu tố phân tán còn tồn tại trong xã hội đời Trần. Tuy nhiên, những yếu tố đó không những không gây ra tình trạng cát cứ chống lại chính quyền trung ương, mà về nhiều mặt còn làm tăng thêm sức mạnh cho triều đình. Sự củng cố quan hệ họ hàng, bà con trong hoàng tộc bằng lợi ích kinh tế có tác dụng thắt chặt tinh thần cố kết trong giai cấp thống trị. Điều đó cũng thể hiện rõ trong lời nói của Trần Thánh Tông với các tôn thất : “Thiên hạ là thiên hạ của Tổ tông, người nối nghiệp của Tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên ngoài thì cả thiên hạ tôn thờ một người, nhưng bên trong thì ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui”3 . 1 Triều nhà Lý: niên đại kéo dài từ 1009 - 1225 2 Triều nhà Trần: niên đại kéo dài từ 1225 - 1400 3 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Viện KHXHVN, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998
  • 12. 9 Những bước phát triển mới trong chính sách buổi đầu của nhà Trần không những củng cố thêm cơ sở vật chất của quốc gia phong kiến, mà còn có tác dụng quan trọng nâng cao đời sống của người dân và tăng thêm sức mạnh quốc phòng của đất nước. 1.1.2. Vài nét về đời sống tư tưởng đời Trần Theo như chúng ta đã biết, Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ và truyền sang các nước Đông Á theo hai đường đó là: phía bắc sang Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên; phía đông sang Miến Điện, Thái Lan, Indonexia và miền nam Đông Dương. Từ đó đã hình thành hai phái Phật giáo đại thừa và Phật giáo tiểu thừa. Trước tiên là Phật giáo đại thừa, Phật giáo đại thừa truyền sang nước ta vào khoảng đầu công nguyên và phát triển mạnh trong các thế kỷ VII, VIII, IX. Thời bấy giờ đã có những cao tăng người Việt xuất thân từ tầng lớp hào trưởng. Từ khi nhà nước dành độc lập, Phật giáo tiếp tục phát triển và được coi là quốc giáo. Trị vì từ năm 968 đến 97, Đinh Tiên Hoàng đã phân phẩm hàm cho nhà sư và cấp tự điền cho nhà chùa. Thời Tiền Lê, sư tăng ngày càng có vai trò quan trọng trong triều đình, được đặc biệt ưu đãi, thường giữ việc đi sứ hoặc tiếp sứ. Đến thời Lý, Phật giáo bước vào giai đoạn hưng thịnh nhất. Và cho đến thời Trần thì Phật giáo thời bấy giờ đã chi phối xã hội một cách mạnh mẽ. Bấy giờ, chùa chiền được dựng lên ở khắp nơi, từ kinh đô Thăng Long cho đến mọi miền của đất nước. Cũng bấy giờ số người xuất gia tu hành rất đông, trong số đó có cả những người trong hoàng tộc, thậm chí là cả hoàng đế. Trong hoàng tộc, nhiều người rất mộ Phật. Họ thường thỉnh các bậc cao tăng về tư dinh để được nghe giảng đạo. Phật giáo đời Trần đã có những đóng góp lớn lao, ưu điểm lớn nhất của Phật giáo là tinh thần khoan dung và tự do. Phật giáo không bao giờ chống đối và chỉ trích Nho giáo và Đạo giáo. Phật giáo đã để cho Nho giáo và Đạo giáo phát triển. Chính những Phật tử thuần thành nhất như Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã mở rộng Nho giáo. Năm 1253, Trần Thái Tông lập Quốc học viện ở kinh sư và tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử, cùng vẽ tranh 72 vị tiền hiền để thờ cúng. Trần Thánh Tông
  • 13. 10 đã cho hoàng đệ là Trần Ích Tắc mở trường dạy Nho học. Nhà Trần đãi kẻ sĩ một cách khoan dung, không hẹp hòi, hoà vị mà có lễ phép, cho nên nhân sĩ thời ấy ai cũng biết tự lập anh hào tuấn vì vượt ra ngoài lưu tục, làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với trời đất. Bấy giờ, cùng chung thời thịnh với Phật giáo là Đạo giáo. Đền miếu được dựng lên ở khắp nơi. Số lượng đạo sĩ cũng khá đông đảo. Trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà, nhất là trong thời hùng mạnh của triều Trần, sau vị trí chi phối của Phật giáo chính là vị trí quan trọng của Đạo giáo. Tuy nhiên, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo đến thế kỷ XIV, Nho giáo vươn lên lấn át ưu thế của Phật giáo. Với các thuyết “Thiên mệnh” “Chính danh”, Nho giáo khuyên người ta ở đời hãy chấp nhận danh phận của mình, trực tiếp bảo vệ trật tự quân chủ, biện hộ cho quyền áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Ở các thế kỷ X – XIV, Phật giáo ở Việt Nam đã phát triển cực thịnh. Trong khi Nho giáo chưa trở thành ý thức hệ chính thống của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, thì Phật giáo đã có tác dụng thống nhất nhân tâm tạo điều kiện cần thiết để củng cố và phát triển nhà nước quân chủ. Do vậy, Phật giáo ở các thế kỷ này có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sinh hoạt văn hoá đương thời và in dấu rõ nét trong văn học, nghệ thuật. Thế nhưng từ giữa thế kỷ XIV thì vị trí đó nó đã thay đổi hoàn toàn đó là Nho giáo đứng vị trí quan trọng nhất, kế đến là Phật giáo, sau cùng là Đạo giáo. Đến đầu thế kỷ XV, tình hình đó lại biến đổi nữa đó là từ đây trở đi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, còn Phật giáo và Đạo giáo tuy vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí là không hề thua kém trước đó nhưng đã lùi ra khỏi vũ đài chính trị, tư tưởng để phát triển ở trong lòng xã hội. Đây là nét mới trong đời sống tư tưởng của đời Trần. Có một số người cho rằng như thế là Phật suy, Đạo suy là không đúng. Bởi vì nó không còn có mặt trên vũ đài chính trị và tư tưởng. Sự phát triển của một tôn giáo không phải là tôn giáo đó có bao nhiêu người làm quan. Điều đáng nói trong đời sống tư tưởng là chủ nghĩa yêu nước lúc này là dòng chủ lưu nhưng đã góp phần làm cho chủ nghĩa yêu nước phát triển. Trong đó có cả sự cống hiến của nhà Phật.
  • 14. 11 “Nhân loại vĩnh viễn mắc vào ba vấn đề cơ bản: Xung đột với thiên nhiên; Xung đột với tha nhân; Xung đột với chính mình” Bertrand Russell đã nhận xét Nhờ có đủ tài đức mà các vị vua Trần đã động viên được sự đoàn kết ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Do đó đã lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống quân xâm lược đạt đến thành công rực rỡ. Lịch sử cho chúng ta thấy, mỗi khi tổ quốc đứng trước những thử thách khắc nghiệt một mất một còn thì mọi người cùng đoàn kết bên nhau để bảo vệ sự sống còn của bản thân mình và sự tồn tại của quê hương xứ sở. Nhưng muốn thu phục được toàn dân thì các nhà lãnh đạo phải có thực tài thực đức. Đó là những yếu tố rất tiên quyết mà các vì vua đầu đời Trần đều có đủ. Nhờ vậy mà họ đã thành công. Theo đà của những cuộc chiến thắng, mọi người đều phấn khởi tinh thần, do đó đất nước phát huy được nhiều mặt tích cực, như nền kinh tế mở mang, pháp luật nghiêm minh, chính trị ổn định, võ bị vững chắc, ngoại giao thắng lợi, văn học khởi sắc, giáo dục được củng cố.v.v… Tất nhiên không loại trừ cơ hội thuận lợi nhất cho việc phát triển tôn giáo, đê cao và quảng bá chính pháp. Các nhà lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ vốn là những Phật tử thuần thành. Thế nên những chiến công chính nghĩa, vẻ vang của họ cũng có thể mặc nhiên xem như những thắng lợi của Phật giáo. Trong hoàn cảnh mà đất nước trên đà cường thịnh, dân chúng an cư, lạc nghiệp mọi người có điều kiện phát huy tài năng về nghề nghiệp của mình để kiến tạo một xã hội thanh bình, xây dựng tương lai tươi sáng, thì một tôn giáo mang bản chất nhập thế hành động như đạo Phật, hẳn nhiên được phát triển rực rỡ lúc bấy giờ. 1.2. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành triết học triết học Phật giáo Trần Nhân Tông Về danh nghĩa, tông Trúc Lâm ra đời năm 1229 khi Trần Nhân Tông xuất gia vào núi Yên Tử tu hành, thu nhận đồ đệ hình thành sơn môn Yên Tử. Thế nhưng trên thực tế, tư tưởng sơn môn Yên Tử phải kể từ khi Trần Thái Tông, Tuệ Trung thượng sĩ, hai tiền bối của Trần Nhân Tông.4 Cho nên nghiên cứu tư tưởng triết học 4 Trích trong “Triết học Phật giáo Việt Nam”, tr.415, PGS. Nguyễn Duy Hinh, Nxb.VHTT và Văn hóa Việt Nam
  • 15. 12 thiền phái Trúc Lâm không thể không đề cập tới hai vị tiền bối đó. Dưới đây, dưới nghiên cứu của một bài khóa luận, tôi đề cập tới 3 vị: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung thượng sĩ là những người có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng Trần Nhân Tông. 1.2.1. Trần Thái Tông – Trần Thánh Tông, hai vị Hoàng đế đầu đời Trần và những chủ trương đối với Phật giáo. Trần Thái Tông chính là vị tiền bối đầu tiên mà Trần Nhân Tông chịu ảnh hưởng. Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, sinh năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ tám (1218) Triều Lý. Gia thế ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc,huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) ông cha làm nghề đánh cá. Nhờ có công dẹp loạn, họ Trần dần dần có thế lực từ đời Lý Cao Tông. Trần Cảnh mới có tám tuổi được Lý Chiêu Hoàng nhận làm chồng và truyền ngôi cho, lấy hiệu là Thái Tông. Thế là sự nghiệp nhà Lý đến đây đã chấm dứt. Lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn nhà Trần. Năm Thái Tông lên 20 tuổi, Lý Chiêu Hoàng 19 tuổi đang là Hoàng hậu, bị Trần Thủ Độ ép Thái Tông giáng Chiêu Hoàng làm công chúa, lấy Thuận Thiên là vợ Trần Liễu (anh ruột Thái Tông) làm Hoàng Hậu. Lý do, vì Trần Thủ Độ nôn nóng Thái Tông có con để kế thừa, mà Chiêu Hoàng chậm con, Thuận Thiên đang mang thai. Trước khi Trần Thái Tông yên tâm ở ngôi báu trị vì đất nước, năm 1236, theo bài tựa “Thiền tông chỉ nam”, ông đã trốn lên Yên Tử gặp Quốc sư Trúc Lâm đại sa môn xin đi tu. Theo sách “Thiền uyển tập anh” thì vị Quốc sư này có thể là Viên Chứng, thế hệ nhà sư thứ hai tu ở Yên Tử. Trần Thái Tông đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiền trực tiếp từ vị quốc sư này. Theo lời khuyên của Quốc sư, Trần Thái Tông đã thuận lòng trở về kinh thành, vừa chuyên tâm cai trị đất nước, vừa gắng sức nghiên cứu Thiền họ. Sau khoảng 10 năm, ông đã viết cuốn “Thiền tông chỉ nam”. Sách này nay không còn mà chỉ còn bài tựa. Theo đó, ta biết được lời khuyên của Quốc sư và căn cứ vào hành trạng của Trần Thái tông, ta có thể đoán định rằng ông đã thấu triệt tôn chỉ Thiền tông trong lời khuyên này: “Trong núi vốn không có Phật. Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là Phật. nay nếu bệ
  • 16. 13 hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên ngoài”5 . Qua câu nói này có thể thấy những thành tựu tư tưởng Thiền Phật giáo thời Lý đã có ảnh hưởng lớn đến các vị trụ trì trên núi Yên Tử, chịu ảnh hưởng của thiền phái Vô Ngôn Thông, là phái thiền tập trung vào khái niệm tâm. Theo Thiền phái Vô Ngôn Thông thì Phật tức tâm, tâm tức Phật, khi người tu tập khiến cho cái tâm trở nên trong sạch, trở nên siêu việt trên mọi ý niệm, trở thành “tâm không” thì đó chính là lúc tâm đồng nhất với Phật. Lời của Quốc sư đã chỉ ra những yếu chỉ cơ bản của Thiền Vô Ngôn: 1-Phật tại tâm (lòng), 2-tu tập đến độ giữ cho tâm yên tĩnh, phẳng lặng , đạt tới “tâm không” mà thấu đạt mọi lẽ là đạt tới cảnh giới Phật, 3- Giác ngộ được chân lý đó là thành Phật. Với những chỉ dẫn này của Quốc sư, Trần Thái Tông đã trở về kinh thành và suy niệm, triển khai tư tưởng Thiền theo hai hướng: 1-tiếp tục triển khai tư tưởng “tâm không” như là bản thể, diệu tính, chân như của vạn vật và một số tư tưởng Thiền học khác mang tính lý luận siêu hình uyên áo; 2-hướng dẫn phương pháp tu tập Thiền để thanh lọc thân tâm, hướng tới giác ngộ. Tất thảy những tư tưởng đó đều có trong sách “Khoá hư lục”- sách tập hợp một số tác phẩm của ông còn lại đến ngày nay. Theo Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ thì Trần Thái Tông viết sách này sau khi nhường ngôi vào núi tu hành, trong khoảng từ năm 1258 đến năm 1277. “Khóa hư lục” gồm tất cả 3 quyển, trong đó “quyển Thượng” và “quyển Trung” và “quyển hạ”. Đầu tiên là Quyển thượng. Trong cuốn này nói về nghĩa “hư vô” và chỉ ra rằng, vì người ta không biết thân mình là hư vô nên mới chìm đắm ở bến mê, trôi dạt trong bể khổ và qua lại vòng luân hồi, lên xuống trong khoảng bốn núi, bốn núi nói ở đây là sinh, lão, bệnh, tử. Trong quyển thượng, tác giả cho rằng thân người là đáng trọng đáng quý, và chính vì thế nên phải biết trân trọng và giữ gìn. Ngoài ra ông cũng chỉ ra cho chúng ta biết về ba điều khó gặp của thân, đó là: thứ nhất, trong sáu đường (lục đạo) thì chỉ có con người là quý nhất; thế mà không được làm người 5 Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Tập 2. Tr. 30
  • 17. 14 mà rơi vào con đường khác - đó là điều khó gặp thứ nhất; điều khó gặp của thân thứ hai là được làm người nhưng lại sinh ở nơi mọi rợ… không được giớ nhân, không nhuần thánh hoá; điều khó gặp cuối cùng là tuy sinh ra ở đất nước văn minh nhưng sáu căn không đủ, bốn thể không toàn. Theo Trần Thái Tông, tuy “thân mệnh” là đáng trọng, nhưng cũng còn chưa trọng bằng cái đạo tối cao. Các bậc thánh nhân khinh thân mình mà trọng đạo.Muốn vượt vòng luân hồi lục đạo thì chỉ còn đường tắt nhất thừa (bồ tát). Nên tìm chính kiến; chớ tin tà sư. Hiểu rồi mới có lối vào; tu được mới hay thoát tục.Đó là mục đích của Trần Thái Tông muốn mọi người tích cực đi vào con đường tu hành để tránh sự mê lầm, để “trở về quê hương”, tức bản lai diện mục, kiến tính thành Phật. Sau “Quyển hạ” là “Quyển trung” gồm các bài kệ và các bài văn chúc hương buổi sáng, bài kệ dâng hương, bài kệ dâng hoa và bài văn khải bạch. Quyển hạ bắt đầu bằng bài kệ răn chúng chập tối, bài văn chúc hương chập tối, bài kệ dâng hương, bài kệ dâng hoa, bài văn khải bạch, rồi đến mấy bài sám hối về các tội thiệt căn, thân căn, ý căn, tương đương với ba buổi mặt trời lặn, nửa đêm và cuối đêm, mỗi bài sám hối cũng đều kèm theo những câu và những bài như ở quyển trung. Ông quan niệm bản thể là không, thế giới hiện tượng cũng là không, chẳng qua là do vọng niệm, do cái tâm chấp cảnh mà thành khởi niệm. Một trong những nét dặc thù của Trần Thái Tông là việc ông dùng hình ảnh “Quê hương” để diễn tả về cái Phật tính, Tự tính, nhằm khơi dậy tình cảm của con người trên con đường tu hành giác ngộ. Theo ông, con đường nhận thức được bản thể vốn không và đích cuối cùng là giải thoát, là sự từ bỏ vọng niệm, vọng tâm để đến với trạng thái vô niệm của tâm - đó là con đường nhận thức luận. Con đường ấy trải qua các bước trì giới, thiền định cuối cùng là giác ngộ. Tam học kết hợp với sám hối. Ông nhấn mạnh rằng, “muốn rửa thân và tâm mà không dùng lễ sám hối thì khác gì muốn tiện đi lại mà không dùng thuyền xe”. Sám hối là nhằm gột rửa sạch mọi nhơ bẩn để “khiến thân lòng trong trẻo, trụi sạch như trước, gió tắt sóng lặng …”. Trần Thái Tông đã lấy sáu căn chia sáu buổi, mỗi buổi làm lễ sám hối một căn. Gọi là lục thì sám hối.
  • 18. 15 Khi bàn về “giới định tuệ” ông cho rằng, con đường của chư Phật chỉ có kinh Phật mà thôi. Những điều trong kinh không ngoài ba việc: Giới định tuệ. Giải thoát luận nói rằng, giới định tuệ là nói về con đường giải thoát.Giới nghĩa là uy nghi; định nghĩa là không loạn; tuệ nghĩa là hiểu biết. Giới là giai đoạn đầu; định là giai đoạn giữa; tuệ là giai đoạn cuối của thiện… Ngoài giới định tuệ, Trần Thái Tông còn bàn về niệm Phật. Mục đích của niệm Phật là nhằm khơi dậy nghiệp chính và dập tắt ba nghiệp chướng do thân, miệng và ý gây ra. Bài tựa Thiền tông chỉ nam với quan điểm “Phật không phân biệt Nam Bắc, ở đâu cũng có thể tu cầu; tính có cả trí ngu, tính nào cũng có thể giác ngộ”. Lời của Trúc Lâm đại sa môn đã làm cho ông thức tỉnh khi biết tâm trạng của ông muốn vào núi cầu Phật: Trong núi vốn không có Phật, chỉ có trong lòng. Lòng lặng mà biết, ấy là chân Phật. Ví bằng Bệ hạ giác ngộ lòng ấy, thì lập tức thành Phật, không cần phải nhọc cầu ở ngoài. Thấm nhuần điều đó, lại đọc kinh Kim Cương có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (Đừng bám vào gì mà để lòng vào, tức xem mọi vật đều là không hết mà đối với mọi vật đều là vô tâm), Trần Thái Tông bỗng nhiên giác ngộ. Tác phẩm “Khóa Hư Lục” của Trần Thánh Tông đã khẳng định rõ ràng bản thế của thế giới (Phật tính, chân như, v.v.) tất thảy đều là không. Đã vạch ra phương pháp đạt đạo (đi đến giác ngộ thông qua tu hành sám hối,…). Đây là một Khóa tác phẩm mang ý nghĩa lý luận sâu sắc cho thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được Tuệ Trung thượng sĩ (Trần Tung) và Trần Nhân Tông cũng như các thiền sư về sau phát triển thành hệ thống giáo lý quan trọng. Qua đây, ta có thể rút ra được một số tư tưởng Thiền học căn bản Thiền học của Trần Thái Tông đó là lấy tâm làm khái niệm căn bản để chỉ bản thể của thế giới. Trần Thái Tông kế thừa quan niệm bản thể thế giới là không của Thiền học thời Lý: “Nguyên lai, tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân không” 6 . Bốn núi chót vót muôn khóm xanh, Hiểu ra thì tất cả là hư vô, vạn vật là không”7 6 Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Nói rộng về bốn núi.Tập 2.Tr. 34. 7 Nt. Bài kệ về bốn núi. Tr. 35
  • 19. 16 Bên cạnh khái niệm về tính không như trên, Trần Thái Tông còn đưa ra các khái niệm “chân tể”, “bản tính”, “chân tâm”. “bản tâm” để chỉ bản thể của thế giới: “Bản tính huyền ngưng, chân tâm trạm tịch, dứt tuyệt ý niệm về tròn khuyết, nếu không phải là người trí thì không truy cứu đến giềng mối của nó. Nó không hợp, không tan, không mất, không còn… Vì nó không phải hữu cũng không phải vô, không đạo cũng không tục, nó độc tồn, siêu nhiên, ngoài nó không có gì khác, vì vậy nó là tự tính kim cương8 . Quan niệm chân tâm đồng nhất với tính không như trên của Trần Thái Tông có rất nhiều điểm đồng nhất với quan niệm về “đạo” của Lão Tử. Điều này cũng được ông thừa nhận khi tiếp tục quan điểm Thiền học thời Lý cho rằng mọi người đều có Phật tính, ai ai cũng có thể thành tựu được quá trình tu tập, đạt tới giác ngộ nếu nhận thức được Tâm không: “Nào biết bồ đề giác tính, ai nấy viên thành; hay đâu trí tuệ thiện căn, người người đều đủ. Chẳng cứ đại ẩn tiểu ẩn; đâu nền tại gia xuất gia.Chẳng nề tăng tục, chỉ cốt tỏ lòng; nào kể gái trai, cớ sao nề tướng?Người chưa hiểu chia bừa thành tam giáo; giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”9 . Từ quan niệm tâm không đồng nhất với Phật tính, đồng nhất với bản thể của vũ trụ, Trần Thái Tông đi tới những kiến giải nhận thức luận về thế giới sự vật hiện tượng bên ngoài. Lý giải sự xuất hiện của thế giới giả tượng, Trần Thái Tông cho rằng do niệm khởi, duyên hội, ngũ uẩn hợp thành. Chân tâm vốn như gương, do vọng niệm mà trở nên mờ tối, do đó mà có thế giới giả tượng: “Pháp tính như như, không vướng mảy may niệm lự. Chân tâm lặng lặng xưa nay vốn dứt bụi nhơ.Chỉ vì bị che lấp nên vọng duyên mới khởi, ảo thể hiện thành”10 . Do vậy, cần phải làm cho chân tâm trở lại tĩnh lặng, trong sáng để dập tắt vọng duyên, có vậy mới thấy được chân tính, bản thể. 8 Trích theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nguyễn Tài Thư chủ biên.NXB KHXH.HÀ Nội. 1988. Tr. 219-220. 9 Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Rộng khuyên mọi người mở lòng bồ đề.Tr. 50. 10 Trích theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư chủ biên, NXB KHXH. Hà Nội. 1988. Tr. 220
  • 20. 17 Tuân thủ nguyên lý căn bản của Thiền học “kiến tính thành Phật”. Ông cho rằng: “Người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính”11 . Theo nguyên tắc Thiền học, Trần Thái Tông quan niệm, để kiến tính, thấy được bản tính Phật, thấy được chân tể, phải “cố thủ nội khán” (quay đầu nhìn vào bên trong), hướng vào tu tập nội tâm để thấy tính: “Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được rõ tính thành Phật”12 . Như vậy, Trần Thái Tông tiếp tục xu hướng Thiền học Vô Ngôn Thông, chú trọng việc chiêm nghiệm tính không là bản thể vũ trụ, là chân tể của vạn vật.Khi quay đầu nhìn vào bên trong (nguyên tắc thanh lọc nội tâm), tu tập để cho tâm bình lặng, đạt tới trạng thái Tâm Không (dứt mọi niệm), là khi đó đã đạt tới cảnh giới Phật. Do vậy, Phật tại tâm, không cần tìm kiếm đâu xa. Càng tìm kiếm ở ngoại giới thì càng xa rời “quê hương”- xa rời Phật tính- bởi quá trình tìm kiếm ở ngoại giới đó sẽ bị lục căn, lục tặc (các giác quan) làm cho mê lầm: “Mũi quyện mùi thơm, lưỡi tham vị ngọt, Mắt mờ vì sắc đẹp, tai mê tiếng hát hay. Mãi mãi làm khách phong trần trôi dạt, Ngày càng xa quê hương muôn vạn dặm đường”13 . Qua một số tư tưởng Thiền học căn bản của Trần Thái Tông nêu trong sách “Khoá hư lục” như trên, chúng ta thấy những tư tưởng này cuả ông một mặt là sự tiếp nối tư tưởng Thiền học của phái Vô Ngôn Thông dưới thời Lý, mặt khác là sự lý giải cụ thể hơn và sâu sắc hơn các nguyên lý tư tưởng mang tính siêu hình của Thiền học. Nhờ đó, người học đạo dễ dàng tiếp cận tới chân lý Thiền học hơn là những bài kệ súc tích mang tính yếu chỉ Thiền dưới thời Lý. Cũng do vậy mà Thiền học qua cách diễn giải của Trần Thái Tông trở nên gần gũi với nhận thức với người tu thiền và dân chúng. Đó là đặc trưng tư tưởng Thiền học của Trần Thái Tông. 11 Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Bàn về ngồi thiền. Tr.62. 12 Nt. Sđd. Rộng khuyên mọi người mở lòng bồ đề. Tr.48. 13 Nt. Sđd. Núi thứ nhất. Tr. 37.
  • 21. 18 Vậy tu tập Thiền như thế nào? Xuất phát từ các nguyên lý tư tưởng Thiền học căn bản nêu trên và từ các luận thuyết Phật giáo căn bản về Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Nghiệp, Thập nhị nhân duyên… Trần Thái Tông đưa ra những phương pháp tu tập Thiền để người tu hành không bị mê lầm trên con đường chứng ngộ Phật tính. Dựa trên lý lẽ của cả Nho, Phật, Đạo, Trần Thái Tông cho rằng: con đường tu tập, thanh lọc thân tâm trước nhất phải là thực hành ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không mê nữ sắc, không nói càn và không uống rượu. Như vậy, trên con đường tu tập thì giới là bước khởi đầu. Đây chính là giai đoạn chế định ham muốn, kiểm soát bản thân khỏi sự quyến rũ của các giác quan. Tuân thủ triết học Phật giáo về giải thoát, Trần Thái Tông dẫn giải quá trình đi tới giác ngộ là con đường thiện và chia con đường giải thoát thành 3 giai đoạn: giới, định, tuệ. Người tu hành thực hành tốt cả ba giai đoạn thì mới có thể hoàn toàn giác ngộ. Giai đoạn đầu, nếu thành tựu được, người tu tập sẽ vui mừng khiến thân nghiêng ngả nên vẫn chưa kiểm soát được cái tâm. Giai đoạn hai của thiện, giúp cho thân dừng lại, giúp tâm đứng vững. “Vì tâm đứng vững nên nhận biết được sự chân thực. Do vậy gọi là giai đoạn giữa của thiện”14 . Để đạt được giai đoạn hai của thiện là định, ông tập trung vào một số phương pháp tu tập cơ bản cho người hành thiền: thụ giới, niệm Phật, ngồi thiền. Thụ giới là việc tiếp nhận giới luật của Phật giáo. Người tu hành như người qua sông phải dùng bè mảng tiếp nhận giới luật của Phật giáo giống như việc dùng bè để qua sông vậy. “Giới như thuyền bè vượt qua bể khổ. Giới như chuỗi ngọc làm cho pháp thân trang nghiêm”15 .Thực hành giới luật Phật giáo chính là để chấm dứt nghiệp thân.Cùng với phương pháp thụ giới là phương pháp niệm Phật. Ai cũng có điều nghĩ, ai cũng có điều nảy sinh.Nghĩ, nảy sinh điều thiện thì nghiệp thiện khởi.Nghĩ, nảy sinh điều ác thì nghiệp ác khởi. Tất cả đều do tâm động khởi mà thành ý. Để khơi dậy ý nghĩa chân chính không gì bằng niệm Phật. Cuối cùng là phương pháp Ngồi thiền, mục đích cuối cùng của thiền giả là chứng nghiệm Tâm 14 Tổng tập văn học Việt Nam.Tập 2.Sđd. Bàn về giới định tuệ.Tr. 58. 15 Nt. Sđd. Bàn về thụ giới.Tr. 59.
  • 22. 19 không, thấy được bản tính, giác ngộ. Trần Thái Tông nhấn mạnh mục đích và tầm quan trọng của phương pháp ngồi thiền là: “Người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính. Tuy chịu tất cả mọi tịnh giới mà không ngồi thiền thì định lực không sinh.định lực không sinh thì ý nghĩ sai lầm không diệt được, thế mà lại muốn thấy bản tính, chẳng cũng khó sao!”16 .Ông cho rằng cả đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể thiền nhưng chỉ có ngồi thiền mới là phương pháp hiệu quả nhất để dập tắt ý nghĩ, không để “tâm vượn” trỗi dậy.Tuy nhiên, cũng có người ngồi thiền mà không tắt mọi ý nghĩ thì đó là giả thiền và nguy hiểm như “ngồi dưới núi hắc Sơn trong hang quỷ”17 .Ông cũng chia ngồi thiền làm bốn loại để người tu hành tự kiểm nghiệm xếp loại hành thiền của mình đang ở mức độ nào.Loại dùng kế lạ làm vui người trên, chán kẻ dưới mà tu hành gọi là ngoại đạo thiền.Loại hết lòng tin ở nhân quả nhưng cũng lấy việc làm vui, gây chán mà tu gọi là phàm phu thiền.Loại hiểu rõ lẽ cuộc sống là không, chứng riêng được đạo chân chính mà tu hành, là tiểu giáo thiền.Loại hiểu rõ người và pháp đều không mà tu hành là đại giáo thiền. Và Trần Thái Tông khuyến khích mọi người tu theo đại giáo thiền18 . Giai đoạn tuệ là giai đoạn cuối cùng của Giác ngộ. Theo Trần Thái Tông, “Tuệ sinh ra từ định lực. Nếu như tâm định thì gương tuệ sinh; nếu tâm loạn thì gương tuệ mất”19 . Nhưng ông cũng cho rằng định và tuệ có quan hệ tương hỗ lẫn nhau: “Cho nên biết rằng tuệ xuất hiện từ định; định nảy sinh từ tuệ. Định và tuệ nương dựa nhau, không bỏ sót một bên nào”20 .nếu ngồi thiền mà tâm không định thì gương tuệ không thể sinh, nếu có tuệ tính mà không tập ngồi thiền thì cũng không thể đạt được gương tuệ “vắng lặng mà thường chiếu, thường chiếu mà vắng lặng”21 . Giai đoạn tuệ là giai đoạn lý tưởng của thiền giả. Đạt được trạng thái tuệ là thiền giả 16 Tổng tập văn học Việt Nam.Sđd. Tập 2.Bàn về ngồi thiền.Tr. 62. 17 Nt. Tr. 63. 18 Nt. Tr. 63. 19 Tổng tập Văn học Việt Nam.Sđd. Bàn về gương tuệ.Tr. 63. 20 Tổng tập văn học Việt nam.Sđd. Tập 2.Bàn về gương tuệ. Tr.63. 21 Nt. Sđd. Tr. 64.
  • 23. 20 đã đạt được trạng thái tâm không, chứng ngộ được bản tính, giác ngộ được chân lý Phật tại tâm. Như vậy, con đường tu tập của thiền giả bắt buộc phải trải qua ba giai đoạn giới, định, tuệ nói trên. Đó cũng là con đường thiện, thanh lọc thân tâm, quay đầu nhìn vào bên trong tâm thức, khiến cho thân được trong sạch, kiềm chế được lục tặc, định được tâm, từ đó mở ra huệ nhãn giác ngộ chân lý nhà Phật. Trì giới, niệm Phật, ngồi thiền là ba phương pháp căn bản mà thiền giả phải luôn luôn thực hành trên con đường thiện để đạt được chân lý Phật tại tâm nói trên của Thiền phái. Trần Thái Tông được coi là người khơi nguồn Thiền học thời Trần. Bộ sách “Khoá hư lục” là bộ sách mà Trần Thái Tông đã thâu tóm toàn bộ những yếu chỉ căn bản về tư tưởng và phương pháp tu thiền của Thiền học Vô Ngôn Thông, diễn giải chúng hết sức dễ hiểu và đầy đủ trong như trên đã phân tích. Sự tổng hợp và hệ thống những yếu chỉ Thiền học đó của Trần Thái Tông không chỉ có ý nghĩa xây dựng những nền tảng cơ bản cho Thiền học thời Trần phát triển, giúp cho người tu thiền đương thời và hậu thế tránh được những mê lầm trong nhận thức và thực hành thiền, mà còn giúp phổ biến Thiền học và thu hút quảng đại dân chúng hướng tới tu Thiền bởi sự giản dị, khúc triết trong cách dẫn giải tư tưởng và phương pháp tu thiền đó. Trần Thánh Tông là cha của Trần Nhân Tông, vậy nên tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới Trần Nhân Tông. Vua Trần Thánh Tông tên là Trần Hoảng, là con thứ hai của Trần Thái Tông, thân mẫu là Thuận Thiên thái hậu, người họ Lý. Thực ra, vua là con trưởng. Nhân vua Thái Tông mơ thấy trời trao cho một gươm báu, Hoàng hậu liền có mang. Giờ ngọ ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý (1240 ) tại kinh thành Thăng Long, vua sinh ra liền lập làm Hoàng thái tử. Lên ngôi ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258 ) đổi niên hiệu Thiệu Long. Bản chất thiên tài, vẻ toát ra ngoài sáng ngời, mang sẵn những điều khác thường, xử sự dứt khoát, vừa xem rộng mọi sách vở, lại rất tinh thông nội điển. Vua ở ngôi hai mươi năm, rồi nhường ngôi cho con là Thái tử Khâm (Trần Nhân Tông) để lên làm Thái thượng hoàng 12 năm. Sau đó xuất gia ở chùa
  • 24. 21 Tư Phúc, thờ quốc sư Đại Đăng làm thầy. Hằng ngày vua thường bàn luận với các thiền khách, được truyền sâu ý nghĩa thiền, tự là Vô Nhị Thượng Nhân. Vua mất ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290), thọ 50 tuổi. Trong thời Ngài làm vua thì đất nứớc thạnh trị thái bình. Lúc Trần Thái Tông còn ở ngôi vua thì giặc Nguyên sang đánh lần thứ nhất. Thời gian Ngài làm vua thì không có giặc. Khi Ngài truyền ngôi cho Nhân Tông lên làm Thái thượng hoàng thì giặc Nguyên sang đánh lần thứ hai. Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc đã được bảo vệ và củng cố một phần lớn là nhờ vua Trần Thánh Tông cùng với con mình là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo thành công hai cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1258 và 1278. Qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc ấy, vua Trần Thánh Tông thể hiện là một vị anh hùng dân tộc. Trong giai đoạn nắm quyền từ năm 1258 cho đến 1278, vua Trần Thái Tông đã tiến hành một đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết với mục đích giúp dân tộc có đủ thời gian bồi dưỡng tiềm lực nhằm đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược, mà kẻ thù đang tìm cách áp đặt lên nước ta. Chính nhờ đường lối ngoại giao mềm dẻo ấy, đất nước Đại Việt có hòa bình để chuẩn bị và xây dựng lực lượng làm cơ sở cho những chiến thắng vang dội trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1258 và 1278. Về mặt tư tưởng thì trong học lý Thiền Tông, vua Trần Thánh Tông có hai đóng góp lớn. Thứ nhất, nhà vua tiếp thu ảnh hưởng xu thế chung của Phật giáo thời đại mình cùng với tư tưởng thiền thuộc trường phái Dược Sơn Duy Nghiễm (751 - 841). Chính dưới thời vua Trần Thánh Tông tại ngôi, mà chùa Phổ Minh lịch sử hiện còn tới ngày nay đã được xây dựng. Thứ hai, vua Trần Thánh Tông đã công khai chấp nhận trường phái thiền Đại Huệ. Trường phái này do Đại Huệ Tông Cảo (1089 - 1163) thành lập. Đại Huệ Tông Cảo là một nhân vật lớn của trường phái Lâm Tế thuộc chi phái Dương Kỳ Phần Hội. Trường phái thiền này ảnh hưởng đến tư tưởng thiền của vua Trần Thánh Tông, vì nó phù hợp với xu thế tư tưởng chung của thời đại nhà vua và đất nước Đại Việt lúc bấy giờ. Vua Trần Thánh Tông là một ông vua tu ngộ đạo, những tác phẩm của ngài để lại cho chúng ta thấy ngài là người thấu lý đạo tường tận sâu xa. Cuộc sống thiền mà vua Trần Thánh Tông muốn đạt đến hết sức đơn giản và bình dị. Nền Phật giáo
  • 25. 22 của giai đoạn này là nền Phật giáo thế sự, kêu gọi mọi người cùng đóng góp tuỳ theo khả năng của mình để xây dựng một thế giới an lạc cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp tư tưởng của Lý Cao trong thơ văn Trần Thánh Tông. Chẳng hạn bài thơ đầu tiên do Thánh đăng ngữ lục tờ 12a8 - b3 chép lại của vua Trần Thánh Tông đọc thế này: Bốn chục năm hơn một tấm lòng Muôn trùng cửa ngục vượt ra xong Động như hang trống gào vang gió Tĩnh tựa hồ yên trăng sáng trong Câu nọ năm huyền mình hiểu hết Đường kia mười chữ mặc xáo xông Có người hỏi tớ tin gì mới Mây tại trời xanh nước ở thùng. Câu cuối nguyên văn chữ Hán là: Vân tại thanh thiên, thủy tại bình. Câu thơ gốc nằm trong bài tứ tuyệt do Lý Cao (772 - 841) viết để tặng cho thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm (751 - 834): Luyện đắc thân hình tợ hạc hình, Thiên chu tùng hạ lưỡng hàm kinh. Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết, Vân tại thanh thiên, thủy tại bình. Vậy Lý Cao là ai? Và ông có những tư tưởng nổi bật nào? Lý Cao, tuy là một Phật tử, nhưng đã có những bài viết lên án việc độ tăng và làm chùa to đúc Phật lớn. Ông cho rằng những việc làm đó chẳng có công đức gì mà chỉ là những việc làm hút máu mỡ của dân. Đối với việc độ tăng, Lý Cao cho rằng: “Những môn đồ đạo Phật không chăn tằm mà quần áo đầy đủ, không cày bừa mà ăn uống sung túc, ngồi rỗi mà kẻ phục dịch có đến mấy nghìn trăm vạn người. Suy ra đủ biết tất có bao nhiêu người đói rét”. Đối với việc làm chùa, đúc tượng, ông lý luận
  • 26. 23 những việc làm ấy tốn kém hơn xây dựng cung A phòng và đặt vấn đề: “Đó há chẳng phải đều lấy từ nhân tài vật lực của trăm họ mà ra đó sao?”. Về sau này, ta cũng sẽ bắt gặp những nét tương đồng về quan điểm của Lê Văn Hưu (1230-?). 1.2.2. Tinh thần siêu thoát của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Quốc Tung, là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương, là anh cả của Trần Hưng Đạo và Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, vợ vua Trần Thánh Tông. Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương là tước hiệu vua Trần Thái Tông ban cho anh ruột là An Sinh Vương Trần Liễu khi ông này mất. Vào năm ấy Tuệ Trung Thượng Sĩ được 21 tuổi và được phong tước Hưng Ninh Vương. Ngay từ nhỏ, ngài đã có lòng mộ đạo Phật. Lớn lên, Tuệ Trung được cử trấn đất Hồng Lộ, tức là Hải Dương bây giờ. Ông có công hai lần trong việc ngăn chặn giặc phương Bắc xâm lăng, được thăng chuyển giữ chức Tiết độ sứ trấn giữ hải đạo Thái Bình. Có lần đến thăm Tiêu Dao thiền sư nghe giảng thuyết mà tỉnh ngộ, ngài liền tuyệt ý công danh chuyên tâm học đạo, từ chức lui về phong ấp là Vạn Niên Hương, tại đây ông dựng lên Dưỡng Chân Trang làm nơi tu niệm. Vua Thánh Tông rất kính trọng, phong tước hiệu ngài là Tuệ Trung Thượng Sĩ và ký thác vua Trần Nhân Tông cho ngài. Ngài hết lòng dạy bảo vua Nhân Tông về phần đạo lý. Khi trong nước có giặc, ngài lại lấy võ công mà giúp vua Nhân Tông. Đối với Thượng Sĩ, thế giới vũ trụ là bản thể trong suốt không dơ, không sạch, không có cái đầu tiên cũng không có cái sau cùng, không phân biệt phàm thánh, mê ngộ, chúng sinh và Phật không kẹt mắc trong hình thức đối đãi. Thượng Sĩ sống giữa lòng thế tục, hoà cùng ánh sáng. Trong việc đối xử, ngài chưa hề phụ lòng ai, nhân đó tiếp nối được cuộc sống chánh pháp, dìu dắt người sơ cơ. Người nào đến hỏi han cũng được ngài chỉ cho chỗ cương yếu, khiến tâm tánh họ ứng dụng được nhẹ nhàng, có chỗ nương tựa. Thượng Sĩ không ràng buộc bởi hình thức, khi thì ẩn tàng, khi thì lộ diện, ngài không chấp vào hình thức và danh tự. Tư tưởng của Tuệ Trung thượng Sĩ rất bình dị và dễ gần gũi, không chấp nê khuôn khổ hay vào một giáo điều nào cả. Nắm biết được quy luật của cuộc sống, hài hoà cùng tự nhiên, tâm
  • 27. 24 hồn đạt đến chỗ thanh thoát. Một giai thoại thật lý thú về buổi tiệc trong hoàng cung mà Khâm Từ hoàng hậu (em gái ngài) làm bữa cơm thịnh soạn để thiết đãi. Thượng Sĩ gặp gì ăn nấy, gặp thịt ăn thịt. Hoàng hậu hỏi Thượng Sĩ cười đáp : “Phật tự là Phật, anh tự là anh, anh không đòi làm Phật, Phật không đòi làm anh. Chẳng thấy bậc tu xưa nói Văn Thù tự là Văn thù, giải thoát tự là giải thoát đó ư”.22 Một sự ăn chay không thể thành Phật được. Quả là một câu nói vô cùng độc đáo, chứa đựng đầy ắp tinh thần phóng khoáng, đúng là cái nhìn của bậc Thượng Sĩ có khác. Ngài tuyên bố như thế là nhằm đả phá những đầu óc bảo thủ, cố chấp. Tâm luôn luôn mở rộng cho đến khi không chấp vào cái gì nữa, cả đến Phật cũng không còn nữa. Như Trần Thái Tông đã nói trong Khóa Hư Lục “Đến khi Phật cũng không, Tổ cũng không, thì biết giới nào trì, kinh nào niệm”. Bởi thế cho nên Thượng Sĩ bảo đừng nên chấp vào sự thành Phật để tu, chỉ nên cố giải thoát cho tâm hồn khỏi chấp, như thế tự nhiên thành Phật. Vì hễ tâm hồn vô tư thanh tịnh không còn vướng bận một mảy may ý niệm nào tức thì thành Phật. Để thấy tinh thần siêu phóng lần nữa của Tuệ Trung Thượng Sĩ, chúng ta nhìn qua lối đối đáp cuối cùng của ngài trước khi viên tịch. Sau khi bệnh sơ sài, ngài không nằm ở phòng riêng mà nằm ở Dưỡng Chân Trang. Tại đây giữa nhà trống, ngài kê một giường gỗ, nằm theo phép kiết tường, mắt nhắm xuôi. Các người hầu hạ và thê thiếp khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, sai người lấy nước rửa tay súc miệng, đoạn quở nhẹ rằng :“Sống chết là lẽ thường, sao buồn thảm luyến tiếc chi mà làm não chân tánh ta”23 . Dứt lời, ngài êm thấm mà tịch. Bấy giờ nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ bảy (1291 ) đời Trần Nhân Tông, năm Tân Mão, ngày mồng một tháng tư, ngài thọ 62 tuổi. Theo thiền tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ không còn đặt nặng vấn đề về sinh tử, cũng không cần giải quyết. Điểm then chốt là thấy được cái không sinh tử ở nơi mình. Cái không sinh tử thênh thang trùng khắp, mà chúng ta không thấy, không biết, cứ nơm nớp lo sợ cái sinh tử cỏn con tạm bợ . Chúng ta quen nhìn theo con mắt phàm phu coi sinh tử là 22 Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục giảng giải, trang 29, H.T Thích Thanh Từ, https://thuvienhoasen.org/images/file/OlR9p51G0QgQAFN1/tuetrungthuongsi.pdf 23 Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Tung, tr284, http://vnbet.vn/thien-su-viet-nam/tue-trung-thuong-si- tran-tung-10957.html
  • 28. 25 trọng đại, rồi khổ đau với nó. Nếu dùng trí bát nhã quán sát lý nhân duyên, nhơn duyên hội thì gọi là sinh, nhơn duyên ly tán thì gọi là tử. Sinh tử không có thực thể cố định, chỉ là sự hợp tan của nhơn duyên mà thôi. Bởi không có thực thể cố định nên thân này là tạm bợ hư dối, không có gì bảo đảm lâu dài. Một qui luật không chối cải được “có hợp thì phải có tan” kể cả thân Phật cũng như thế, cho nên thân nào rồi cũng diệt. Vai trò nổi bật của Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ trong giới Phật giáo đời Trần, không khác gì với Trưởng Lão Duy Ma Cật ở Ấn Độ, ngài Huệ Năng ở Trung Quốc, vua Trần Thái Tông ở Việt Nam đã đạt đến chỗ chứng đắc tột đỉnh, giải thoát hoàn toàn. Trong thơ văn Lý Trần tập hai nói : Thượng Sĩ là người thần thái nghiêm túc, cử chỉ đĩnh đạt. Khi người đàm luận về lẽ cao siêu huyền diệu thì như gió mát trăng thanh. Đương thời, các bậc đạo cao đức trọng đâu đâu cũng đều tôn trọng, cho Thượng Sĩ là người tinh sâu biết rõ, ngược xuôi thật khó mà lường được. Tuệ Trung Thượng Sĩ hẳn là, phải là một bậc xuất thế kiểu như vậy, cho nên mặc dù ăn mặn và có thê thiếp, thế nhưng cả tăng lẫn tục thời bấy giờ, kể cả Trần Nhân Tông đều kính trọng như bậc thầy trong đạo, không phải là bậc thầy bình thường mà là một minh sư xuất sắc lỗi lạc, mà những lời dạy, những câu thiền đã được Trần Nhân Tông cho khắc in lại, để lưu truyền cho hậu thế đời đời không quên. Chính vấn đề này mà Hòa Thượng Mật Thể căn dặn rất chân tình: “Chỗ này rất nên chú ý, đừng nên lầm sự vô ngại của các ngài đã giải thoát với những hành vi phóng túng buông lung mà ngụy biện là giải thoát. Đối với người tu hành bao giờ cũng lấy thanh tịnh trì giới làm gốc”. Nói về diện mục và tính cách của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thiết nghĩ bao nhiêu lời trên cũng tạm đầy đủ, thật khó mà diễn tả hết đặc thù của ngài. 1.2.3. Trần Nhân Tông và việc khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Để khai sinh ra một giáo hội thì cần có một giáo chủ mới, và Trần Nân Tông chính là người nắm giữ vai trò đó. Ông là con trưởng của Trần Thánh Tông, thân mẫu là Nguyên Khánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, là Sơ Tổ phái thiền Trúc Lâm. Ngài tên là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Vua tuy ở địa vị sang cả mà tâm hâm mộ thiền tông từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi (1274 ) được lập Hoàng thái tử, ngài cố từ chối để nhường lập cho em mà vua cha không chấp nhận.
  • 29. 26 Vua cha cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho ngài, tức là Khâm Từ thái hậu sau này. Mặc dù sống trong cảnh vui hoà hạnh phúc ấy mà tâm ngài vẫn thích đi tu. Một hôm vào lúc giữa đêm, ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị sư trụ trì ở đây thấy ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thiết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi, tìm thấy, ngài bất đắc dĩ phải trở về. Năm 21 tuổi (1279 ), Trần Nhân Tông lên ngôi Hoàng đế. Tuy ở địa vị cửu trùng mà ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập. Một hôm nghỉ trưa, ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ ngài nói:“Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu”, tỉnh giấc, ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc. Con nguời ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh Phật giáo) và ngoại điển (sách đời ). Những khi nhàn rỗi, ngài mời các vị thiền sư khác bàn giải về thiền tông, tham học thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ, thâm đắc đến chỗ thiền tủy. Vua tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm thầy và hết lòng trọng đãi. Ngài nhập tư tưởng thiền, lại có một tâm hồn nghệ sĩ và khí tiết hào hùng trong việc trị nước an dân. Trần Nhân Tông là vị vua anh minh đức độ, lại là anh hùng của dân tộc. Tất cả những đức tính cao cả, trí tuệ, từ bi, bình đẳng, uy dũng đều kết tinh trong con người của ngài. Nhà vua luôn lấy đức trị dân, trong nước trên thuận dưới hòa, lấy ý dân làm nền tảng xây dựng nước nhà, vui trong niềm vui của dân tộc. Những khi giặc Nguyên sang xâm chiếm, vua phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết nhân dân, ngài đã hai lần đuổi được quân Nguyên giữ gìn trọn vẹn đất nước. Sau trận chiến thắng thứ hai, non nước thái bình Thượng hoàng Trần Thánh Tông có hai câu thơ kỷ niệm. “Xã tắc hai phen bon ngựa đá Non song thiên cổ vững âu vàng”.
  • 30. 27 Năm Quý Tỵ (1293 ), vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm thái Thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, ngài sắp đặt việc xuất gia. Đến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299 ), ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu đà ( khổ hạnh ) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà (sau này ngài đổi hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà ). Trần Nhân Tông là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử, thuộc hệ thứ sáu, tiếp nối vị Tổ thứ năm là ngài Huệ Tuệ. Ngài là người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọc Vân núi Yên Tử, nhằm ngày mồng một tháng mười năm Hưng Long thứ 16 (1308 ), thọ 51 tuổi. Trần Nhân Tông, một vị anh hùng, một đức Phật. Đúng như toàn bộ thân thế sự nghiệp nhà vua. Anh hùng đánh dẹp giặc Nguyên hung hãn nhất thế giới. Vị Phật sáng lập ra phái Trúc Lâm. Ngài đã chọn núi Yên Tử cũng nhằm mục đích mô phỏng Siddhartha vào Tuyết Sơn. Trên Yên Tử có Ngự Dội, có hàng tùng cổ kính. Ngài tắm Ngự Dội, lên gốc tùng thiền định như Siddhartha tắm ở dòng sông Ni – liên – thiền lên ngồi gốc cây bồ đề đắc đạo. Yên Tử có rừng trúc, Trần Nhân Tông dựng tịnh xá ở đó như Siddhartha đã lấy Trúc Lâm làm nơi trú đông cho hàng đệ tử. Cũng từ ý mô phỏng đó mà Ngài lấy tên cho giáo phái mới của mình là phái Trúc Lâm. Chính vì thế hoàn cảnh lịch sử đã nói lên thống nhất ý thức hệ mà Trần Nhân Tông đảm nhiệm. Một ông vua là Phật, sáng lập ra giáo phái và tuyên truyền cả nước. Điều đó được tiêu biểu trong con người của ngài qua hai mặt: nhà vua và giáo chủ. Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tính tinh thần của nó là uy tính tinh thần quốc gia Đại Việt. Nó là xương sống của nền văn hóa Việt Nam độc lập. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình. Đứng về phương diện tư tưởng, tổ chức, cũng như hành đạo, giáo hội Trúc Lâm có những nét độc đáo khiến cho nó chỉ có thể là một giáo hội Việt Nam, phục vụ người Việt, duy trì và bồi đắp cá tính Việt. Đọc qua tiểu sử và quá trình hành đạo của Trần Nhân Tông, chúng ta nhận thấy Ngài quả là con người vẹn toàn cả đời lẫn đạo. Một vì vua anh minh, nhân hậu,
  • 31. 28 một vị thiền sư, một nhà lãnh đạo siêu xuất và cũng rất bình dị dễ gần gũi. Sự nghiệp của Trần Nhân Tông về đời lẫn đạo được các nhà sử học từ xưa cho đến nay đánh dấu tốt đẹp. Vì thế mà Ngài được suy tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ. Do yêu cầu thời đại, thiền phái Trúc Lâm đã Đại Việt hóa, dân tộc hóa tư tưởng thiền Tông và sáng tạo một số tư tưởng cụ thể, sắc bén, thích hợp với hoàn cảnh Đại Việt lúc bấy giờ, phần nào đáp ứng được yêu cầu của thời đại xã hội. Đồng thời đào tạo nên những thiền sư tâm hướng về đạo mà lòng vẫn gắn bó với đời, hoà vào cuộc sống trần thế. Họ vừa là những con người tôn giáo, vừa là những con người xã hội.
  • 32. 29 Tiểu kết chương 1 Bước đầu tìm hiểu về triết học Phật giáo Trần Nhân Tông, chúng ta cần phải hiểu rõ về những tiền đề hình thành nên triết học Phật giáo Trần Nhân Tông. Để xây dựng nên một hệ thống ý thức hệ độc lập với phương Bắc trước đó, thì đòi hỏi nhà Trần cần phải có một hệ thống những giáo lý, quan điểm tư tưởng đổi mới và phù hợp hơn. Chính vì vậy đã hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong thiền phái này là sự tích hợp những tư tưởng của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ,... để Trần Nhân Tông kế thừa và phát triển. Trần Thái Tông với quan niệm Phật tại tâm, tức là Phật không hiện diện ở chốn xa vời, mà Phật hiện diện ngay chính trong mỗi người trong chúng ta, điều đó đã được ông hệ thống lại trong đứa con tinh thần “Khóa Hư Lục”. Tiếp đến là trong tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Thánh Tông, ông luôn muốn con người chúng ta xây dựng được một thế giới an lạc. Vậy nên ông luon chủ chương mọi người đoàn kết lại để đống góp một phần sức lực phù hợp với khả năng của bản thân để gây dựng một thế giới an lạc không chỉ cho bản thân, cho gia đình mà còn cho cả xã hội loài người. Còn đối với Tuệ Trung Thượng Sĩ, ông quan niệm thế giới vũ trụ là bản thể trong suốt không dơ, không sạch, không có cái đầu tiên cũng không có cái sau cùng, không phân biệt phàm thánh, mê ngộ, chúng sinh và Phật không kẹt mắc trong hình thức đối đãi. Tất thảy những điều trên đã góp phần hình thành nên tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông.
  • 33. 30 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CON ĐƯỜNG TU TẬP GIẢI THOÁT 2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về Phật, Phật tính, niết bàn. Các khái niệm như: Phật, Phật tính, niết bàn không phải là những gì được soạn thảo một cách trí thức nhằm vào mục đích nghiên cứu, mà đúng hơn là một số phương tiện giúp chúng ta nhìn thấy chính xác hơn sự hiện hữu của chính mình. Do đó thiết nghĩ cũng nên dành ra chút thì giờ để suy nghĩ về từng khái niệm một nhằm hiểu rõ hơn tư tưởng triết học Phật giáo để vận dụng cho mỗi người. 2.1.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật”. Theo quan điểm của Phật giáo thì thấy sắc thân Phật chưa hẳn là thấy Phật thật, mà trong đó còn có một cái gì sâu xa hơn, vượt qua cái thấy của hai tròng mắt này, vượt qua cái hiểu của tâm suy nghĩ phân biệt này, không thể đem tâm phàm phu sinh diệt này mà suy đoán nhận hiểu, đòi hỏi phải mở con mắt giác ngộ mới nhận rõ: Phật không phải ở đâu xa vời, mà Phật ở ngay tâm giác ngộ của mỗi một con người Để đi tìm được đúc kết được khái niệm đó, Đức Phật đã phải trải qua quá trình gian khổ tu tập nhiều kiếp rồi ngài mới ngộ. Lúc đầu Ngài cũng hiện ra từ một con người như bao nhiêu người, cũng có cha có mẹ… nhưng đặc biệt không giống mọi người, Ngài không bằng lòng với số phận của kiếp người đã an bài, mà quyết tìm cách vượt ra. Khi dạo qua bốn cửa thành, thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và vị sa môn, Ngài có thắc mắc: Tại sao ai sinh ra cũng phải già, bệnh, chết như thế ? Mọi người đều cho đó là chuyện dĩ nhiên, là định luật đã an bài, từ xưa đến nay vốn như thế, chỉ cúi đầu chấp nhận thôi. Song với Ngài thì không chấp nhận là vốn như thế, mà nó phải có nguyên nhân của nó, quyết tìm ra nguyên nhân
  • 34. 31 thì có cách giải quyết, không thể cúi đầu chấp nhận. Do đó, Ngài vượt thành xuất gia tìm Đạo, và quả nhiên Ngài đã thành công. Cũng dựa trên quan điểm đó của đạo Phật, Trần Nhân Tông cũng cho rằng, Phật không chính ở đâu xa, mà Phật ở ngay trong chính mỗi cá nhân con người. Ông quan niệm “Phật là bụt”. Bụt không nên cầu ở ngoài, mà chính phải tìm ngay ở chính mình, nếu con người chúng ta biết tích nhân, tu đạo đức, làm theo 10 nghiệp lành, thì ai dám bảo đó không phải là Bồ Tát, không phải là Thích Ca. Điều đó đã được thể hiện rõ trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của ông: “Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm, muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính… Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thật Kim cương; dứt hết tham sân, mới lảu lòng màu viên giác. Tịnh độ là lòng sạch, Chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương… ; Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà; chẳng phải tìm xa. Nhân khấy bản (quên gốc) nên ta tìm Bụt, Đến cốc hay chỉn (chính) Bụt là ta…” Bụt hay Phật vốn ở ngay nơi ta, không phải nhọc nhằn tìm ở đâu khác. Bởi chúng ta quên gốc đuổi theo ngọn nên cứ đuổi tìm kiếm Bụt ở bên ngoài. Nào ngờ, khi đạt đến tỏ ngộ mới tỉnh ra, chính Bụt ở trong tâm giác ngộ của mình đây thôi. Bao nhiêu công phu chạy tìm liền buông xuống nhẹ nhàng. Kế thừa quan điểm trong đạo Phật, Phật giáo được định hình ngay từ khi Đức Phật còn tại thế. Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi cho con, ngài cũng xuất gia và trở thành Sơ tổ Trúc Lâm “đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỉ các dâm từ và thực hành giáo lý Thập thiện”24 . Trong đạo Phật, khi đi tìm nguyên nhân của già chết, ngài khám phá ra rằng chính “vô minh” là gốc sinh khởi để kết nhóm, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn 24 Thích Phước Sơn dịch và chú (1995), Tam Tổ thực lục, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, tr.20.
  • 35. 32 tức thân tâm này, mà tất cả chúng sinh phải mang lấy trong cuộc luân hồi dài từ vô thỉ. Dứt vô minh thì các duyên theo đó đều dứt, sinh tử khổ ưu não dừng, là vấn đề sống chết được giải quyết xong. Vậy “vô minh” là gì ? Vô minh tức là mê mờ không sáng suốt khởi chấp ngã, thấy có một cái ta tồn tại, rồi bám chặt vào đó mà tạo thành nghiệp lành, nghiệp dữ, và bị nghiệp dẫn đi trong luân hồi. Bởi bám vào cái ta này, nên mất nó liền tìm cái khác thay vào, dòng sinh tử tiếp nối không dừng chính từ đây. Chúng ta cũng thế, bám vào mấy cục thịt, mấy đốt xương, mấy sợi gân… vô tri này cho là mình rồi cũng giết hại con này, con kia nuôi dưỡng nó, tạo thành biết bao nghiệp ác cũng vì nó. Nhưng cuối cùng, nó cũng bỏ mình để trở về với cát bụi, còn nghiệp ác đã tạo kia, mình phải mang lấy sang kiếp sau mà nhận quả khổ, thật có đau đớn chăng ? Phật gọi chúng sinh mê lầm là như thế. Giờ đây, nếu tỉnh ngộ, biết mình là linh tri, là sáng suốt không phải những thứ vô trí, hư hoại đó, buông nó đi, tức thành giải thoát. Không bám vào nó, lấy đâu có chỗ để sinh? Ngay đó là pháp vô sinh chớ gì! Rất thực tế và gần gũi với chúng ta vô cùng! Trong chính sách của mình, Trần Nhân Tông cũng rất khéo léo và tài tình ở chỗ thống nhất được các thiền phái Phật giáo thành một để đất nước Đại Việt của vua có được một đạo Phật đủ tiềm lực tôn giáo, phát triển nội lực cá nhân và tập thể, có thể làm lợi ích cho bản thân mình và đồng loại, trong đó có lợi nhiều mặt cho quốc gia và xã hội. Cũng trong Cư Trần Lạc Đạo Phú, ông cho rằng, đạo Phật khuyên con người từ bỏ tham, sân, si được chừng nào thì bớt khổ được chừng ấy, giảng dạy thuyết nhơn quả, nghiệp báo, luân hồi, tái sinh, tu sửa theo 10 thiện nghiệp, nêu cao lý tưởng Bồ-tát cứu khổ độ sinh… Sạch giới lòng, dồi giới tướng, nội ngoại nên Bồ-tát trang nghiêm; Ngay thờ vua, thảo thờ cha, thế mới thật trượng phu trung hiếu.
  • 36. 33 Chưa nói thành Phật - Thánh, nhưng nếu có bất kỳ ai làm được những điều khuyên ấy, đều là người có ích cho mình và mọi người, nếu xã hội thực hiện những lời khuyên ấy thì xã hội ổn định và phát triển. Có lẽ nhờ vậy nên nhân dân ta đã đánh thắng quân Nguyên chăng…? Đây là vấn đề đạo đức và luân lýxã hội hết sức nhạy cảm trong xã hội ngày nay. Tóm lại, TrầnNhân Tông cũng như Đạ Phật đều chỉ coi “Phật” chỉ là một danh từ, một hình tướng biểu tượng bên ngoài là phương tiện tạm thời để nhắc nhở người tỉnh giác, không phải Phật thật. Cẩn tỏ ngộ lại tâm sáng suốt nơi chính mình, đó mới là Phật gốc. Đức Thích Ca hay Trần Nhân Tông cũng đều thành Phật ngay trong tâm . “Đêm đêm ôm Phật ngủ Sáng sáng cùng Phật dậy, Ngồi đứng cùng theo nhau, Nói nín cùng chung ở, Chẳng mảy may tạm rời, Giống hệt hình với bóng. Muốn biết chỗ Phật đi, Chính cái nói năng đó.”25 2.1.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về “Phật tính”. Nền tảng của những lời dạy là Phật tính.Vậy nên hiểu rõ khái niệm “Phật tính” là rất quan trọng. Đức Phật hay Trần Nhân Tông cũng đều cho rằng, Phật tính không phải là những điều chúng ta tự tưởng tượng hay tạo ra, mà Phật tính là sự tồn tại vốn có 25 Theo Thiền sư Bảo Phước Tùng Triển, đệ tử nối pháp Tuyết Phong Nghĩa Tồn, đời thứ 6 dưới ngài Thanh Nguyên.
  • 37. 34 trong mỗi chúng ta. Và mỗi một con người cá nhân lại có những cách khác nhau để đánh thức Phật tính luôn hiển diện trong mỗi người. Nếu như trong Đạo Phật ban bố lời dạy theo những cách thức khác nhau như: Giới luật, Luận tạng, Kinh điển, và Mật điển; thì Trần Nhân Tông, ông lại chủ trương lấy tông chỉ “thiền tông” làm chủ đạo. Theo Đạo Phật, Giới luật dạy căn bản về những nguyên lý và chuẩn mực đạo đức; Luận tạng quan tâm chính về học thuật, những khía cạnh vi tế về sự hình thành, và quy luật vận hành của vạn vật, Kinh điển tập trung vào những lời dạy về từ bi; và Mật điển trình bày những phương pháp chuyển hóa bằng sự tỉnh thứcdần dần và cuối cùng có thể đạt tới giác ngộ. Mục đích của những lời dạy này đơn giản nhằm giúp chúng ta đánh thức bản chất tối thượng của chính mình – đó là Phật tính. Với Trần Nhân Tông, ngài linh động kết hợp giảng kinh thuyết pháp, mục đích giúp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển những lời kinh chết trong sách vở thành những bài kinh sống, chứng minh cho Tâm Thiền sáng ngời không có gì sai khác. “Kinh đâu có lỗi gì? Lỗi do người chấp kinh. Thiền đâu có gì sai khác? Sai do người phân biệt. Kinh từ miệng Phật nói, Thiền là tâm Phật vốn chẳng phải là hai!”26 Theo Phật giáo, tất cả chúng sinh có Phật tính cuối cùng đều sẽ đạt được giác ngộ. Mặc dù có một vài chúng sinh cần thời gian dài hơn để tịnh hóa, để nhận ra Phật tính của họ, nhưng có những chúng sinh có thể được giác ngộ nhanh hơn. Điều này là tùy vào từng cá nhân theo đuổi con đường tỉnh giác như thế nào, và có những lựa chọn gì. Có một điều chắc chắn là tất cả chúng sinh sẽ có thể làm được điều này bởi lẽ bản chất của họ là Phật. 26 Theo bài báo “Vua Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”, đăng ngày Thứ năm, 28 Tháng tám 2008 09:15, http://www.thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=843:vua-trn-nhan- tong-vi-thin-phai-truc-lam-yen-t&catid=17:ttttp&Itemid=347
  • 38. 35 Còn với Trần Nhân Tông, ông cho rằng để giác ngộ, hay để thành Phật không có gì là khó khăn, bởi trong chính bản thân mỗi người, chúng ta chỉ cần thắng chính chúng ta, thắng được con quỷ dữ trong tâm thức của mỗi người, như vậy là tâm sẽ sáng, ắt sẽ thành Phật. Tâm tức là Phật và Phật tức là tâm. Trong Phật giáo cho rằng, nếu như một ai đó không tự nhận thức được Phật tính của họ, có nghĩa là “vô minh”. Nhưng Phật tính là không thể thay đổi, nên dù chúng ta vô minh thế nào thì Phật tính của chúng ta vẫn nguyên vẹn. Và dù chúng ta giác ngộ như thế nào thì Phật tính của chúng ta cũng còn lại nguyên vẹn. Đó là bản chất không thay đổi. Cùng theo quan điểm đó, Trần Nhân Tông cũng cho rằng, trong bản tính của mỗi con người đều có phần Phật, nếu như ai đó không có, thì chẳng qua là anh ta chưa ngộ ra, chưa thiền ra mà thôi. Giác ngộ chính là hiện thân đầy đủ Phật tính của chúng ta ở mọi cấp độ của sự biểu thị sắc tướng của chúng ta. Khi đạt tới giác ngộ, chúng ta nhận ra được trọn vẹn phạm vi của những phẩm tính này. Việc làm của một vị Phật là vượt ra sự nhị nguyên. Trong một kinh điển, Đức Phật đã nói: “Ta chưa bao giờ dạy điều gì”. Điều này ngụ ý rằng những lời dạy của Ngài được truyền lại là sự hiển thị tự nhiên. Điều đó không phải đơn giản như là một người này nói chuyện với người kia, mà sự hiển hiện này giống như ánh sáng chói lọi của mặt trời, mang những năng lượng tốt đẹp để trợ giúp sự tinh tấn của chúng sinh. Ánh sáng mặt trời làm được rất nhiều điều. Nó làm ấm hạt giống để có thể phát triển rễ và bám được trong đất. Ánh sáng mặt trời giúp quả chín trên cây. Nó cho ánh sáng, làm ấm các đại dương, hơi nước bốc lên và các đám mây được hình thành. Tất cả những biểu hiện này không cần đặt kế hoạch, giống như hành động tự nhiên của một vị Phật. Bởi lẽ việc làm của Phật là bất nhị, một vị Phật có thể giúp đỡ những chúng sinh khác. Đức Phật là vô hạn vì Ngài đã vượt qua tính nhị nguyên, do vậy ngay cả cùng một lúc, nếu toàn bộ chúng sinh trong vũ trụ cầu nguyện Ngài và xin được ban phúc, thì sự cầu phúc của Đức Phật sẽ được ban đều cho tất cả, và chúng sinh tùy theo căn cơ của mình để nhận sự cầu phúc đó.
  • 39. 36 Khi Đức Di Lặc luận bàn về những che chướng và làm thế nào để khắc phục chúng, Ngài đã nói về “những che chướng tạm thời , không có những che chướng vĩnh cửu. Các che chướng luôn luôn chỉ là tạm thời.” Ngài cũng nói có những che chướng liên miên, và xác định chín loại chủ yếu: tham ái, sân hận, vô minh, và sáu loại che chướng liên quan đến quả vị bồ tát – từ cấp sơ địa đến cấp thập địa. Những che chướng này khiến chúng ta bị cuốn vào vòng luân hồi sinh – tử. Và để khắc phục nó chúng ta cầm từ bỏ tham sân si, để không bị nó điều khiển, không lệ thuộc vào nó. Có như vậy thì chúng ta mới hiểu biết đúng đắn hơn, không mắc phải sự đố kỵ, hận thù, ganh ghét, tránh làm điều ác. Đạo Phật khuyên răn con người nên từ bi hỷ xả đối với mọi người. Trong phần cuối bài giảng về Phật tính, Đức Di Lặc đã dạy về năm sự bất lợi do không hiểu biết Phật tính, và năm lợi ích do hiểu biết Phật tính. Bất lợi của sự vô minh về Phật tính được xem xét đầu tiên, mà trước hết là do tự ti. Không có kiến thứcvề tiềm năng của mình, chúng ta có xu hướng xem những lỗi lầm của chúng ta là bất biến và là bản chấttự nhiên của chúng ta. Đây là một trong số sai lầm lớn nhất của chúng ta. Bất kỳ trí tuệ hay nhận thứcmà chúng ta may mắn phát triển được là để có thể nhìn ra trạng thái tự huyễn hoặc đúng hơn sự thật là gì – một sự tỉnh thức về tiềm năng tối thượng của chúng ta. Nếu không nhận thức về Phật tính, chúng tadễ bị thuyết phục về sự vô giá trị và hồ nghi về bất cứ phẩm tính tốt đẹp nào chúng ta có được. Đây là một quan niệm sai. Bất lợi thứ hai do không biết về Phật tính là do bản ngã của ta. Khi không biết về Phật tính, bản ngã của chúng ta dễ phát triển. Khi chúng ta phát triển các phẩm tính tốt đẹp như là kết quả từ những nỗ lực tích cực của mình, chúng ta thường nghĩ mình đã tự tạo ra, và điều này thổi phồng bản ngã của chúng ta. Chúng ta không nhận ra rằng mình có Phật tính như là các chúng sinh khác, và một phẩm tính tốt đẹpchính là một chút biểu hiện về Phật tính trong ta, và chúng ta là tối thượng nhưng không phải là cao quí hơn bất kỳ ai khác. Nếu không nhận thấy những chúng sinh khác cũng có những khả năng như vậy, chúng ta rất dễ nảy sinh sự kiêu hãnh sai lầm về những thành quả nhỏ mà mình đạt được.
  • 40. 37 Đức Di Lặc nói về những bất lợi thứ ba và thứ tư như là “khẳng định và phủ định”. Sự cuồng tín là một thí dụ về khẳng định và phủ định. Thiếu nhận thức về Phật tính dẫn đến tâm trí hẹp hòi, giới hạn, và là nguyên nhân khiến chúng ta khẳng định những quan điểm giới hạn của mình là duy nhất và phủ nhận sự thật của những quan điểm khác. Thí dụ, nếu chúng ta nhìn vào hình ảnh và nghi thức của Phật tử, chúng ta có thể cũng làm như thế mà không nhận ra bản chất, mục đích thực sự của chúng là gì. Chúng ta chỉ nắm bắt hình tướng bên ngoài. Không có hiểu biết chúng ta phủ nhận bản chất và khẳng định hình ảnh bên ngoài. Nếu không thể phân biệt giữa hình ảnh và bản chất bên trong, và tạo ra sự liên hệgiữa điều quan trọng và các thứ vặt vãnh xung quanh, điều này có thể là một bất lợi rất lớn. Nếu khôngdẫn đến cuồng tín có thể làm hại những chúng sinh khác, thì cũng lãng phí nhiều thời gian và năng lượng do để mất đi điểm cốt lõi. Đức Di Lặc dạy rằng tham ái là bất lợi thứ năm. Khi một người vô minh về Phật tính thì có khuynh hướng trở nên bám víu vào những vận may tốt hoặc là bất kỳ phẩm tính đã đạt, và miễn cưỡng chia sẻ những điều này với người khác. Điều này nghĩa là bất kỳ điều tốt đẹp được phát triển trong cuộc sống của chúng ta sẽ không làm lợi lạc cho những người khác. Chúng ta sẽ bị sa lầy trong bất kỳ điều gì đạt được, và cuối cùng chúng ta bị thụt lùi thay vì tinh tấn. Về năm lợi ích của hiểu biết Phật tính. Đầu tiên là hỷ lạc. Dù chúng ta nghèo khó thế nào, dù chúng tatrải qua đau khổ ra sao, dù chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có niềm vui vì biết rằng bản chất tối thượng của chúng ta là hoàn hảo. Bởi chúng ta biết mình đang hướng tới sự tỉnh thức cuối cùng về Phật tính, chúng ta cảm thấy hoàn toàn an tâm và hạnh phúc. Trong một số bài giảng hướng dẫn về Mật thừa, điều này được coi là quan điểm rất quan trọng. Có một châm ngôn được dịch từ tiếng Tạng sang tiếng Anh như sau, “ Ngay cả nếu chúng ta phải chịu đau khổ, thì chúng ta cũng đau khổ một cách hạnh phúc.” Đau khổ một cách hạnh phúc nghĩa là nhận thức rằng đau khổ chỉ là bên ngoài và vô thường. Phật tính của chúng ta có thể không bao giờ đau khổ, vì vậy đau khổ một cách hạnh phúc là điều có thể. Ngay cả khi chúng ta không thể