SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ HƯƠNG
TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ HƯƠNG
TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Thị Toan
2. TS Đinh Văn Thụy
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Dương Thị Hương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ
TRI THỨC 25
2.1. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức 25
2.2. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức 53
CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC 61
3.1. Quan niệm của Alvin Toffler về tri thức và các tính chất của tri thức 61
3.2. Nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức 65
3.3. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức 106
CHƯƠNG 4: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI
THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 120
4.1. Nguồn trí lực và tính tất yếu phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay 121
4.2. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển
nguồn trí lực trên lĩnh vực kinh tế 130
4.3. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển
nguồn trí lực trên lĩnh vực chính trị 141
4.4. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát huy các
giá trị văn hóa hình thành các chủ thể xã hội vừa hồng vừa chuyên, có
năng lực thích nghi 149
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 167
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công
nghệ, sự bùng nổ công nghệ cao nhất là công nghệ tin học đã có sự tác động mạnh
mẽ, sâu sắc tới nền kinh tế thế giới. Tri thức đã và đang trở thành một động lực chủ
yếu cho sự phát triển xã hội và song hành cùng thế giới dịch chuyển vào tương lai.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, A.Toffler - nhà tương lai học dựa trên những
thành tựu của tri thức khoa học, kỹ thuật đương thời đã đưa ra những dự báo về
tương lai ở cấp độ toàn cầu. Trong các tác phẩm nổi tiếng: Cú sốc tương lai, Làn
sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực A.Toffler đã phác họa nền kinh tế thế giới
dịch chuyển vào tương lai với yếu tố tri thức, khoa học công nghệ trở thành “lực
lượng sản xuất trực tiếp”. Trong thế kỷ XXI, một quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh
hay suy vong, tụt hậu đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên - nhân lực có
trình độ tri thức chuyên môn, có năng lực sáng tạo, năng lực thích nghi cao.
A.Toffler khẳng định: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI
không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người. Mà như
chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi” [90, tr.316]. Ở Việt
Nam, với mục tiêu “Phát triển triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài
nguyên môi trường” [28, tr.75], Đảng ta khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những
yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo
đảm phát triển nhanh hiệu quả và bền vững của đất nước” [28, tr.130]. Quán triệt
vai trò của tri thức trên chặng đường đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn
chú trọng đến vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
khóa XI, XII đều xác định đột phá chiến lược: phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo ra những sức mới trong nội lực
của quốc gia phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy
nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn yếu, thiếu, chưa đồng
2
bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Hơn nữa, hiện nay nước ta còn đang lúng túng giữa hai cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ hai và thứ ba trong khi các nước phát triển đã bắt nhịp với cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam nếu không nhanh chóng nắm bắt thời
cơ, vượt qua thách thức thì sẽ bị tụt hậu xa hơn. Để phát huy có hiệu quả vai trò
của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước gắn với xu
hướng toàn cầu hóa, nắm bắt những thời cơ quan trọng của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, việc phát triển trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao được
coi là chìa khóa, bước đột phá quan trọng về “chất” của nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng yêu cầu thực tiễn.
Đặc biệt, trong thời đại ngày nay những tác động quan trọng của nguồn tài
nguyên tri thức đối với sự phát triển của các quốc gia, những quan điểm đề cao
thậm chí là tuyệt đối hóa vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự phát
triển, những quan điểm trái chiều về sở hữu đã và đang đặt ra những hoài nghi về sự
lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế và tác động mạnh mẽ toàn diện, sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đã tạo ra những hiệu ứng khuếch đại vai trò của tri thức khoa học và công
nghệ đối với sự phát triển của các quốc gia. Việc nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về
vai trò tri thức - đại diện tiêu biểu của tư tưởng giai cấp tư sản, giúp chúng ta có
quan điểm toàn diện hơn trong tiếp cận, đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế
quan điểm triết học của A.Toffler trong khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản góp phần bảo
vệ, bổ sung và phát triển quan điểm mác xít về tính tất yếu khách quan đi lên chủ
nghĩa xã hội trong tiến trình của lịch sử nhân loại.
Vì thế, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri
thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích, hệ thống hóa tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức,
đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng đó, rút ra ý nghĩa đối với việc phát
triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Tổng quan các công trình nước ngoài và trong nước bàn về cơ sở hình thành,
nội dung tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai
trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng
A.Toffler về tri thức.
- Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc
hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; trong phương thức sản xuất và sự
biến đổi quyền lực chính trị.
- Đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri
thức, rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức trong:
năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất;
quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng: làm rõ vai trò tri thức trong sự biến đổi
quyền lực chính trị
- Tác phẩm luận án nghiên cứu: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng
trầm quyền lực.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính
sách của Nhà nước về vai trò của tri thức và chiến lược phát triển nguồn lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
4
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Thứ nhất, xuất phát từ tồn tại xã hội nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX và sự kế thừa
các tiền đề tư tưởng luận án chỉ ra mối dây liên hệ giữa tư tưởng của A.Toffler trong
lịch sử và ý nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, từ lí luận hình thái kinh tế -xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin soi
chiếu tư tưởng của A.Toffler để chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của
A.Toffler về vai trò tri thức và rút ra những ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực
ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Logic - lịch sử, phân tích -
tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, thống kê xã hội học, so sánh, đối chiếu,
tổng kết thực tiễn...và các phương pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới sau:
- Hệ thống hóa cơ sở hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức.
- Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quyền lực tri thức.
- Đánh giá khách quan, khoa học những giá trị và hạn chế trong tư tưởng
A.Toffler về vai trò của tri thức, từ đó rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với
việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra sức ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-
Lênin trong tư tưởng của A.Toffler, mối dây liên hệ giữa tư tưởng của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vai trò của tri thức khoa học với những tư tưởng của A.Toffler về
vai trò tri thức là sự kế thừa, tiếp nối cơ bản là trên cùng một hướng tư tưởng; Luận
án làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức.
5
Những kết quả trong nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc giảng dạy môn Triết học (phần Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội), một số
học phần của chuyên ngành Kinh tế - chính trị học, Chính trị học... ở các trường đại
học, cao đẳng hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể là tư liệu tham khảo trong
hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả
đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng
Alvin Toffler về vai trò tri thức
A.Toffler là nhà tương lai học nổi tiếng thế giới. Bởi vậy, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ông dưới những góc độ tiếp
cận khác nhau.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Alvin Toffler
về tri thức
Ở trong nước, các tác giả Lê Thị Tuyết và Dương Quốc Dân trong cuốn Khái
lược tương lai học [93] nghiên cứu và chỉ ra tiền đề lý luận và cơ sở thực tiễn hình
thành các tư tưởng về tương lai. Các đại biểu đặt nền tảng lý luận cho sự ra đời của
tương lai học là: Plato, T.More, T.Campanella, F.Bacon, Saint Simon và R.Owen.
Cơ sở thực tiễn là những mâu thuẫn của đời sống hiện thực, là xung đột trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, sự bế tắc và
khủng hoảng của cá nhân trong xã hội. Thực trạng xã hội đó là cơ sở khơi nguồn
các học thuyết với ý nghĩa vượt qua hiện thực, gợi mở mô hình phát triển trong
tương lai.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX thuyết kỹ trị ra đời, tạo cơ sở cho sự xuất
hiện của tương lai học. Vào những năm 40 thế kỷ XX, khuynh hướng phát triển của
tương lai học dựa trên sức mạnh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Hai cơ sở hình
thành khuynh hướng cơ bản của tương lai học giai đoạn này là sự ảnh hưởng của
thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, với ý tưởng xóa bỏ ranh giới giữa chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội.
Công trình là những đánh giá chung, khái quát về cơ sở hình thành tương lai
học, trong đó có tư tưởng của A.Toffler. Tuy nhiên, các tác giả chưa chỉ ra những
7
điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng trực tiếp hình thành nên những quan
điểm của A.Toffler về vai trò tri thức.
Khắc phục điều này, trong cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị
của A.Toffler [72] từ góc độ tiếp cận chính trị học, tác giả Ông Văn Năm đã chỉ ra
những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức. Tuy
nhiên, tác giả chưa phân tích có hệ thống những điều kiện trực tiếp hình thành tư
tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên phương diện kinh tế, chính trị - xã hội và văn
hóa nước Mĩ. Tác giả cũng chưa đề cập đến quan điểm của C.Mác về khoa học “đã
và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” - một quan điểm có ảnh hưởng quan
trọng, đặt cơ sở nền tảng hình thành tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức.
Trong bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] tác giả
Nguyễn Đức Luận khẳng định, quan điểm sản xuất vật chất là nền tảng phát triển xã
hội là khởi nguồn tư tưởng của A.Toffler về xã hội. Dựa trên những khảo cứu quan
điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội tác giả kết luận: “A.Toffler đã từng theo
C.Mác. Có thể nói, quan điểm của C.Mác về xã hội có ảnh hưởng nhất định đến
A.Toffler” [62, tr.38]. Tuy nhiên, tác giả mới đề cập đến sự tiếp cận của A.Toffler
về về lịch sử xã hội chưa đi sâu nghiên cứu chỉ ra sự tiếp nối, kế thừa hợp lý tư
tưởng của C.Mác trong hệ thống quan điểm tiếp cận về xã hội của A.Toffler.
Luận án tiến sĩ Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học
và vấn đề phát triển nền kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay [44] tác giả Lê Thị
Huyền khẳng định: tư tưởng của F.Bacon về vai trò của tri thức đã đặt nền tảng cho
thuyết hội tụ và thuyết kỹ trị hiện đại, trong đó tư tưởng của A.Toffler là một trong
những học thuyết tiêu biểu cho thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ. Tác giả viết: Xét về
thực chất thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ đều là những học thuyết đề cao quyền lực
của tri thức, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, coi đó là chìa khóa vạn năng để giải
quyết những vấn đề chung của xã hội. Một trong những nhà tương lai học kỹ trị đã
phát triển ý tưởng của F.Bacon về “quyền lực của tri thức” trong xã hội là A.Toffler
với bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực.
Tác giả đã chỉ ra những giá trị trong tư tưởng của F.Bacon trở thành cơ sở hình
thành thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, đặt nền móng cho tư tưởng đề cao quyền lực tri
thức trong các tác phẩm của A.Toffler.
8
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai
trò của tri thức
Trên thế giới, quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức được nhiều học giả
đi sâu nghiên cứu. Trong tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ [90]
tác giả E.A.Capitonov cho rằng A.Toffler đã đưa ra một cách tiếp cận khác trong
đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác thảo những nét căn bản của nền văn minh
mới và đã có công rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh xã hội tương lai; A.Toffler
đã có những quan điểm cấp tiến về xã hội công nghiệp.
Tiếp cận ở khía cạnh tương lai học, tác phẩm Tương lai khác thường [14] và
Dự báo về thế giới thế kỷ 21 [24] có những ghi nhận và đánh giá cao quan điểm của
A.Toffler về vai trò tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trên cơ sở nhận
thức được những vai trò quan trọng của tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân
loại trong tương lai, các công trình đã có sự tiếp nối quan điểm của A.Toffler về vai
trò của tri thức tác động đến xu hướng phát triển của tương lai nhân loại. Cuốn
Tương lai khác thường khẳng định, A.Toffler với tầm nhìn của nhà tương lai học đã
cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh độc đáo về ngày mai, phân tích những sự đổi
mới và những xu hướng tương lai, giúp ta hoạch định những chiến lược, đầu tư phát
triển sản phẩm, phát triển kinh doanh, phát triển chính sách xã hội, phát triển năng
lực dự báo và ra quyết định dựa trên nền tảng là tri thức. Công trình tập thể của các
tác giả Trung Quốc: Dự báo về thế giới thế kỷ 21 là sự ảnh hưởng và tiếp nối tư
tưởng của A.Toffler về tương lai, với các làn sóng khoa học, công nghệ và sức
mạnh của tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuốn sách đánh giá cao tư
tưởng của A.Toffler về tương lai thế giới: “Quan điểm của cuốn sách này, khác hẳn
với quan điểm bi quan chủ nghĩa, cho rằng thế giới không đứng trước ngày tận thế,
lịch sử nhân loại vừa mới bắt đầu” [24, tr.58]. Cuốn sách cũng đã đề cập đến một số
nét khái quát trong nội dung tư tưởng của A.Toffler về tương lai, về vai trò của tri
thức và có những nhận định xác đáng về những giá trị mà những tác phẩm của
A.Toffler đạt được, từ đó khẳng định: “Đối với những kiến giải trong quyển sách
này, nên gạt bỏ cái giả, lấy cái thật, gạn cái tạp lấy cái tinh” [24, tr.59].
Bàn về tác động của Làn sóng thứ ba, tác giả cuốn Chinh phục các làn sóng
văn hóa [97] ngay từ lời mở đầu đã cho thấy một hình ảnh xã hội dưới sự tác động
9
tất yếu của Làn sóng thứ ba tạo nên một cuộc khủng hoảng: “Đó là cuộc khủng
hoảng chung của nền văn minh công nghiệp...Trong cuộc khủng hoảng đó, các hệ
thống, giá trị, mô hình gia đình hạt nhân tan vỡ, các thể chế sụp đổ, vô số những
biến đổi dữ dội”...Nhưng tất cả những điều đó chỉ là biểu hiện bề ngoài của mối
quan hệ giữa con người với con người đã thay đổi, hay có thể nói đó là dấu hiệu về
cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự ra đời của một nền văn minh mới, văn
minh hậu công nghiệp, là đợt sóng thứ ba” [97, tr.5]. Được cập nhật với những
nghiên cứu và phân tích mới nhất, Chinh phục các làn sóng văn hóa trở thành cuốn
sách cẩm nang hữu ích dành cho độc giả để đạt được những thành tựu trong môi
trường kinh doanh quốc tế của Làn sóng thứ ba. Tác giả khẳng định quan điểm của
A.Toffler: “Lịch sử loài người chẳng hề kết thúc mà chỉ vừa mới bắt đầu” [97, tr.8].
Cuốn sách này có ý nghĩa đem lại những ý tưởng và kỹ năng tạo dựng văn hóa
doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu chinh phục các làn sóng văn hóa của thế giới
trong thời đại ngày nay.
Bàn về tác động của tri thức tới xu hướng hình thành và phát triển nền kinh tế
tri thức mang tính toàn cầu cuốn Thời đại kinh tế tri thức [96] và Kinh tế tri thức xu
thế mới của xã hội thế kỷ XXI [86] chịu sự tác động và thấm nhuần tư tưởng của
A.Toffler về vai trò của tri thức, về kỹ thuật và thế giới công nghệ thông tin. Do
vậy, các tác phẩm được viết ra như là sự tiếp nối, chú giải tư tưởng của A.Toffler và
hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Tác giả Tần Ngôn Trước trong cuốn Thời đại
kinh tế tri thức phác họa vai trò quan trọng của tri thức như một động lực cơ bản
cho sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia, từ bỏ phương thức sản xuất với
nguồn tài nguyên truyền thống, tiếp cận phương thức sản xuất mới với nguồn tài
nguyên tri thức, thông tin. Kế thừa quan điểm của A.Toffler về vai trò then chốt của
tri thức, thông tin trong thế kỷ XXI trong tác phẩm này ông đã khẳng định: “Khi
sức mạnh thông tin cùng với những sản nghiệp của nó được ứng dụng rộng rãi ở các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa...nó sẽ quyết định thực lực toàn bộ quốc
gia, tiến tới quyết định địa vị thực tế của đất nước trong nền chính trị và kinh tế thế
giới” [96, tr.132-133].
Trong cuốn Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI tác giả Ngô Quý
Tùng đánh giá rất cao quan điểm đề cao vai trò của tri thức trong các tác phẩm của
10
A.Toffler. Tác giả phác họa vai trò quyết định của tri thức hình thành nên sức phát
triển mới của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế trong các tác phẩm của A.Toffler
trở thành những tư tưởng cơ bản đặt nền tảng cho một xu hướng mới trong nền kinh
tế của thế kỷ XXI - nền kinh tế tri thức. Cho nên, ông cho rằng: khi nêu ra nguồn
gốc của “kinh tế tri thức”, A.Toffler được coi là đại biểu đầu tiên được nhắc đến,
bên cạnh những nhà tương lai học, những nhà kinh tế, luật học, chính trị học và xã
hội học nổi tiếng từ những năm 70 của thế kỷ XX.
Cuốn Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất
nước [42] ảnh hưởng quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức và thấu triệt
vai trò then chốt của tri thức, kỹ thuật và công nghệ, tác phẩm được viết ra như là sự
kế thừa, tiếp nối tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức trở thành tài nguyên
số một, động lực cho sự phát triển của Trung Quốc ở thế kỷ XXI.
Trong bài viết Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại [25] tác giả G.A.Duganov
ghi nhận và đánh giá rất cao tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, thông tin,
văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị. Song, tác giả cũng đã nhận thấy hạn
chế cơ bản trong tư tưởng của A.Toffler khi quá đề cao vai trò của tri thức, của khoa
học kỹ thuật. Đồng thời, ông cũng phê phán quan điểm, lập trường giai cấp của
A.Toffler, ông cho rằng A.Toffler không thoát khỏi lập trường của giai cấp tư sản.
Bàn về tác phẩm Làn sóng thứ ba, tác giả Michael Finley với bài viết Alvin
Toffler and the Third Wave [123] đã phác họa nội dung tư tưởng của A.Toffler về
vai trò tri thức trong nền kinh tế trong nền văn minh mới của lịch sử nhân loại - Làn
sóng thứ ba. Nền kinh tế của Làn sóng thứ ba không dựa trên cơ bắp mà dựa vào tài
nguyên tri thức và thông tin. Do đó, nền văn minh mới của tương lai nhân loại còn
được gọi là thời đại tri thức, xã hội thông tin. Tác giả đã phác họa nền kinh tế cũ và
mới trong các làn sóng văn minh với các nguồn tài nguyên cơ bản. Trong làn sóng
đầu tiên, sự giàu có là đất đai và nó mang tính độc quyền. Trong làn sóng thứ hai,
sự giàu có của các quốc gia dựa vào ba yếu tố: đất đai, lao động và vốn. Trong Làn
sóng thứ ba tài nguyên, động lực phát triển của mọi quốc gia là tri thức.
Tác giả Wan Fariza Alyati Wan Zakaria với bài viết A.Toffler: Knowledge,
Technology and Change in Future Society [114] và Alina-Petronela Haller trong bài
viết A.Toffler and the economico - social evolution [110] đánh giá về những tác
11
động tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức khoa học công nghệ đối với sự thay đổi
quan trọng của xã hội. Bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in
Future Society đã phân tích quan điểm của A.Toffler về tri thức và khoa học công
nghệ trong Làn sóng thứ ba. Tác giả chỉ ra những tư tưởng cơ bản của A.Toffler về
vai trò của tri thức và công nghệ là nguyên nhân cơ bản tạo ra những thay đổi, với
gia tốc nhanh chóng của xã hội tương lai, chính tri thức và khoa học công nghệ định
hình xã hội tương lai. Bài viết cũng bàn về mối quan hệ giữa bộ ba quyền lực: bạo
lực, của cải và tri thức. Trong đó, bài viết cũng nêu lên quan điểm nổi bật của
A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc hình thành quyền lực tối cao trong xã
hội tương lai. Tri thức trở thành nguồn gốc của quyền lực, quyền lực tri thức có sức
mạnh cao nhất, mang tính hiệu quả hơn cả. Tri thức là cội nguồn của quyền lực
trong tương lai cũng là cội nguồn của của cải, của sự giàu có và sức mạnh, tri thức
là vô tận… Tác giả cũng nhấn mạnh tư tưởng của A.Toffler cho rằng: Thay đổi là
một lực cơ bản đang xâm chiếm tương lai của con người, trong đó kiến thức là
nhiên liệu cho sự thay đổi, công nghệ là động cơ của sự thay đổi. Tốc độ của sự
thay đổi xuất phát từ tri thức và công nghệ tạo ra, cho nên mọi thứ chỉ là mang tính
nhất thời, mới lạ và đa dạng. Do đó, A.Toffler cho rằng mỗi cá nhân nói riêng, cả xã
hội nói chung phải học cách thích nghi, quản lý các nguồn thay đổi để thích nghi
hiệu quả bằng cách không ngừng gia tăng tri thức, đổi mới công nghệ,…
Bài viết A.Toffler and the economico - social evolution trên cơ sở phân tích
quan điểm của A.Toffler về ba làn sóng văn minh của lịch sử nhân loại, tác giả làm
nổi bật tư tưởng của A.Toffler về Làn sóng thứ ba trong lịch sử nhân loại với nền
tảng của sự phát triển dựa vào tri thức. Hiện tại, nhân loại đang đối mặt với bước
ngoặt mà A.Toffler coi là “bước nhảy lượng tử” trong nền văn minh mới - Làn sóng
thứ ba. Những thay đổi trong nền văn minh Làn sóng thứ ba sẽ mở đường hình
thành một xã hội mới, nền văn minh trí tuệ. Những hạn chế trong sự phát triển của
nền văn minh công nghiệp là nguyên nhân nhất định dẫn đến sự thay đổi trong mô
hình phát triển ngày càng dựa vào tri thức. Nếu trong xã hội công nghiệp, công
nghệ thống trị trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì trong xã hội tri thức Làn sóng
thứ ba con người sẽ là người sáng tạo công nghệ và kiểm soát các hướng phát triển
của công nghệ.
12
Bài viết The contribution of A.Toffler to the theoretical and conceptual
imaginary of communication [112] nhấn mạnh những đóng góp của A.Toffler về
khoa học truyền thông. Để làm rõ những đóng góp của A.Toffler trong lĩnh vực
này, tác giả đi sâu nghiên cứu trong ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba
và Cách mạng của sự giầu có. Bàn đến tác phẩm Cú sốc tương lai tác giả đánh giá
cao quan điểm của A.Toffler khi cho rằng: để tạo ra những điều kiện thích nghi với
tương lai, về nguyên tắc cần trang bị cho mình tri thức, kỹ năng và thái độ nâng cao
năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi.
Tác giả Guy Halverson trong bài viết Toffler's Powershift Based on
Knowledge [121] bàn về quan điểm quyền lực dựa trên tri thức của A.Toffler. Tác
giả nhận định: A.Toffler đã phác họa tương lai bằng ba tác phẩm Cú sốc tương lai,
Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực. Ba tác phẩm cho thấy con người cần
được trang bị tri thức và kỹ năng để thích ứng với tốc độ gia tăng nền kinh tế tri
thức, đồng thời để kiểm soát và làm chủ sự thay đổi chúng ta cần nắm trong tay
quyền lực tri thức. Giải pháp A.Toffler đề xuất là cần thực hiện những cuộc cải
cách, đặc biệt là cải cách hệ thống giáo dục.
Bàn tới quan điểm của A.Toffler về giáo dục, các bài viết Education Lessons
from A.Toffler [116], và Education for a Future of Change: Lessons from the Past-
Re-examining Progressive Education [109] đánh giá cao những tư tưởng của
A.Toffler về một nền giáo dục trang bị những tri thức, kỹ năng thích nghi cho một
tương lai thay đổi, bởi sự tác động mạnh mẽ của tri thức khoa học và công nghệ.
Trong đó, bài viết Education Lessons from A.Toffler nhấn mạnh quan điểm của
A.Toffler về vai trò của giáo dục. Nếu tương lai sẽ đến sớm như A.Toffler dự báo,
điều này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống, công việc và giáo dục. Kiến thức và
kỹ năng cho công việc nhất định sẽ thay đổi nhanh chóng dẫn đến sự cần thiết phải
học và học lại. Trong bối cảnh như vậy, mỗi cá nhân cần không ngừng học lại thực
tiễn và xây dựng một bộ kỹ năng, phát triển năng lực để thích nghi.
Bài viết Education for a Future of Change: Lessons from the Past-Re-
examining Progressive Education cho thấy, trong một thế giới với tốc độ cạnh tranh
cao, sự đổi mới, sáng tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển trong khuynh
hướng cạnh tranh của nền kinh tế, thực tế đó đặt ra yêu cầu người lao động cần
13
không ngừng học tập suốt đời, không ngừng đổi mới nhận thức về công nghệ cũng
như tránh sự lạc hậu về kiến thức chuyên môn. Đồng thời, người lao động cần có
các kỹ năng trong làm việc nhóm, có khả năng sáng tạo ý tưởng mới…A.Toffler
cho rằng, cần đổi mới nền giáo dục: việc tiếp thu kiến thức đơn thuần không còn đủ
nữa, người học cần phải không ngừng học tập suốt đời, giáo viên là người hướng
dẫn và dạy không chỉ là tri thức chuyên môn, mà còn trang bị những kỹ năng học
tập, tư duy, tạo ra môi trường học tập khám phá và tạo ra các ý tưởng mới…nâng
cao năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi cho người học.
Bàn về những giá trị tư tưởng A.Toffler sau khi ông qua đời [115] tác giả đã
khẳng định, kết quả của nghiên cứu của A.Toffler trong tác phẩm Cú sốc tương lai
trở nên nổi tiếng thế giới. Trong các tác phẩm A.Toffler đã tổng hợp các sự kiện
khác nhau từ khắp các khu vực trên thế giới, và kết luận rằng sự tập trung của khoa
học, vốn và truyền thông đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, tạo ra một hình thức xã
hội hoàn toàn mới mẻ. Sự tiếp nối nghiên cứu tương lai của A.Toffler trong hai
cuốn sách thành công tiếp theo là Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực đã tạo
ra được sự háo hức trong cộng đồng, ở các trường đại học, trong các doanh nghiệp
và các chính phủ quốc gia. Newt Gingrich - cựu Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại Hạ
viện nói rằng "Làn sóng thứ ba" đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của chính ông
và là một trong những công trình vĩ đại của thời đại chúng ta [115].
Ở trong nước, bàn về giá trị các tác phẩm của A.Toffler như cánh cửa mở ra
một thời đại mới với nền kinh tế tri thức các công trình: Góp phần nhận thức thế
giới đương đại [6], Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức [21], Lực lượng sản
xuất mới và kinh tế tri thức [18] và cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức [95].
Các tác giả đã tiếp nhận tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức để xây dựng
những quan điểm về nền kinh tế tri thức, phác họa xu hướng vận động của nền kinh
tế - xã hội. Trong đó, tác giả cuốn Góp phần nhận thức thế giới đương đại chịu ảnh
hưởng tư tưởng của A.Toffler khi phân tích nội dung kiến trúc thượng tầng trong
nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân chủ, sự thay đổi vị trí chức năng, vai trò
mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã hội trong nền kinh tế tri thức...Tác giả
cuốn Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức đã bị chi phối bởi quan điểm của
A.Toffler về vai trò của tri thức. Trong ấn phẩm này, độc giả nhận thấy xu hướng tri
14
thức hóa rõ nét khi xã hội đang dịch chuyển từ xã hội thông tin sang xã hội tri thức. Tác
giả Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm trong cuốn Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri
thức chỉ ra rằng: vào những năm 70 của thế kỷ XX, thế giới đang chuyển mình nhanh
chóng với làn sóng mới trong nền kinh tế, làm biến đổi xã hội dẫn đến những cú sốc về
tương lai và dẫn đến sự chuyển giao quyền lực cơ bản, yếu tố tạo nên sự chuyển biến
nhanh chóng xã hội ấy chính là tri thức. Tất cả bức tranh biến chuyển của xã hội dưới
sự tác động to lớn của tri thức đã được A.Toffler bàn đến trong các tác phẩm Cú sốc
tương lai, Thăng trầm quyền lực và Làn sóng thứ ba. Tác giả khẳng định: một trong
những nhận định trước những biến động to lớn của sản xuất, của xã hội mà nhà tương
lai học A.Toffler nêu lên được cả thế giới quan tâm, những nhà lãnh đạo các quốc gia
đặc biệt chú ý là luận điểm cho rằng: “Đây không phải là một sự biến động bình
thường mà có tính đột biến cách mạng, có ảnh hưởng chưa thể đo lường trước cho toàn
nhân loại” [18, tr.238 -329], đó là sự phát triển mạnh mẽ của tri thức, ngày nay tri thức
và trí tuệ đã trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất, sự biến đổi cách mạng
này có tính tất yếu lịch sử, thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp cổ điển với công cụ
sản xuất chủ yếu là máy móc cơ giới. Tác giả cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức
đã nhận thức được tương lai đang đến với ngọn triều cường tri thức của Làn sóng thứ
ba, tác giả đã đề xuất hành trang giúp mỗi cá nhân, các quốc gia tạo lập “hồ sơ thích
nghi” sẵn sàng đón Làn sóng thứ ba. Cuốn sách cho độc giả thấy sức mạnh tri thức trở
thành nguồn tài nguyên cuối cùng của nhân loại, phá vỡ giới hạn tăng trưởng của nền
kinh tế dựa vào tài nguyên truyền thống. Tri thức trong thế giới đương đại và tương lai
đã và đang đặt ra “thách đố” đối với sự phát triển của cá nhân và các dân tộc trên thế
giới. Tác giả đã đưa ra quan điểm mỗi cá nhân, tổ chức cần hình thành, rèn luyện và
mài sắc các năng lực sau: Năng lực tiếp thu tri thức và xử lý thông tin là nguồn tài
nguyên cơ bản của cá nhân; năng lực diễn đạt tư duy và đổi mới là sự gia công và lợi
dụng tài nguyên tri thức tự có; năng lực tổ chức, quản lý và giao tiếp là phương tiện sản
xuất dựa vào nguồn tài nguyên tri thức của người khác. Việc hình thành, hoàn thiện và
phát triển những năng lực ấy giúp con người nâng cao năng lực thích nghi với những
thách thức của nền kinh tế tri thức luôn biến đổi.
Bàn về nội dung tác phẩm Làn sóng thứ ba các công trình Đọc Làn sóng thứ
ba của A.Toffler [2] và Khái lược tương lai học [93] đi sâu nghiên cứu nội dung tư
15
tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong các làn sóng văn minh, sự chuyển tiếp
của các nền văn minh trong lịch sử dưới tác động của tri thức. Tác giả Nguyễn Phúc
Ân với Đọc Làn sóng thứ ba của A.Toffler đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn
sóng thứ hai và thứ ba, đồng thời đánh giá Làn sóng thứ ba của A.Toffler có tính hệ
thống, đa dạng, phong phú về thông tin và có sức thuyết phục lớn, một lần nữa
khẳng định những giá trị về vai trò của tri thức, của kỹ thuật và của công nghệ
thông tin được đề cập đến trong Làn sóng thứ ba. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra
những đánh giá một cách toàn diện về hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler, đặc
biệt là vấn đề vai trò của tri thức trong Làn sóng thứ ba. Cuốn Khái lược tương lai
học tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba như là một trong những tác phẩm tiêu biểu
của tương lai học. Cuốn sách chỉ ra cách tiếp cận lịch sử xã hội của A.Toffler với ba
làn sóng văn minh. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu tư tưởng của A.Toffler về làn sóng
văn minh thứ ba với những đặc trưng của nền kinh tế tri thức và tư tưởng của
A.Toffler về nền chính trị của Làn sóng thứ ba dựa trên các nguyên tắc: quyền lực
của nhóm thiểu số, nền dân chủ bán trực tiếp và phân chia quyền lực quyết định.
Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra mối liên hệ của tác phẩm Làn sóng thứ ba với các
tác phẩm Cú sốc tương lai và Thăng trầm quyền lực.
Tiếp cận ở khía cạnh chính trị học, cuốn Giáo trình chính trị học đại cương
[103] và Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] đã chịu sự
ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong hình thành hình
thái quyền lực mới. Cuốn Giáo trình chính trị học đại cương bàn về tư tưởng chính
trị của A.Toffler, tác giả nhấn mạnh quan điểm của A.Toffler về ba con đường cơ
bản (bạo lực, của cải và tri thức) với vị trí và thang bậc về phẩm chất là không như
nhau. Cuốn sách phân tích về các con đường bạo lực, của cải và tri thức đi đến
quyền lực được thể hiện thông qua bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ
ba và Thăng trầm quyền lực, chỉ ra mặt mạnh và hạn chế của các con đường. Tác
giả đã có những nhận xét đánh giá tư tưởng của A.Toffler trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, nhận thức những nhân tố hợp lý và những hạn chế trong lập
trường giai cấp tư sản của A.Toffler bàn về quyền lực, các hình thái và phẩm chất
của quyền lực. Cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler đặc
biệt đi sâu nghiên cứu sự hình thành quyền lực tri thức, sự chuyển giao các hình thái
16
quyền lực trong lịch sử cho đến quyền lực tri thức. Tác giả Ông Văn Năm đã làm
nổi bật lên vai trò của tri thức trên phương diện chính trị học, cho chúng ta thấy tri
thức là quyền lực số một trong tương lai. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra, tư tưởng
về quyền lực tri thức của A.Toffler có những giá trị nhất định để chúng ta kế thừa
trong sự nghiệp phát triển đất nước. Song, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri
thức cũng có những hạn chế nhất định: A.Toffler tuyệt đối hóa vai trò của tri thức
trong sự phát triển của một quốc gia, cũng như phát triển của toàn cầu trong xu thế
hợp tác, hội nhập. Hạn chế đó cho thấy A.Toffler muốn vượt ra khỏi, đứng trên
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử
nhưng có phần không tưởng.
Bàn về nhân cách của con người trong thời đại kinh tế tri thức, cuốn Khuyến
tài [23] đề cập tới quan điểm của A.Toffler trong tác phẩm Làn sóng thứ ba với đạo
đức tiêu - sản của người lao động. Để đánh giá được đạo đức của người lao động
trong Làn sóng thứ ba cần căn cứ vào hiệu quả của công việc, là tinh thần tự học,
năng lực sáng tạo và năng lực thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường thực
tiễn. Tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của chủ thể tri thức với năng lực tự học tập tri
thức, sự thích nghi và sáng tạo của chủ thể tri thức trong nền kinh tế tri thức. Trong
tác phẩm này, tác giả muốn gửi thông điệp về tri thức tới độc giả: “Cái nguyên lý
làm giàu hiện đại là: có tri thức thì sẽ của cải hữu hình (nhà cửa, đất đai, vàng bạc,
đá quý...). Từ nguyên lý đó, mục tiêu của khuyến tài là khuyến khích làm giàu tri
thức và tạo nên những “người có tri thức”. TÀI NĂNG SINH THÀNH TỪ TRI
THỨC” [23, tr.14].
Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Lịch sử
văn minh nhân loại [75]; Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội
[47], Nền kinh tế tri thức [58], Thế kỷ 21 thách thức và triển vọng [59],...các công
trình này, các tác giả ít nhiều đã bị ảnh hưởng tư tưởng của A.Toffler về vai trò của
tri thức đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Những bài viết bàn đến các quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển xã
hội như: Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học A.Toffler [94] và Quan điểm
của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] các tác giả có sự đồng tình với quan điểm của
17
A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, công nghệ có tác động quan trọng tới lịch
sử phát triển của xã hội. Bài viết Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học
A.Toffler của tác giả Trần Xuân Trường, thể hiện sự đồng tình với quan điểm và dự
báo của A.Toffler về một số vấn đề khoa học, công nghệ, sự phân công lao động xã
hội, những hình thức và quan hệ mới của con người trong sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, tác giả đã phản biện lại một số quan điểm, nhận định về gia đình, tổ chức xã
hội, thiết chế chính trị, quan hệ giai cấp, thế giới quan của A.Toffler. Qua bài viết,
tác giả đã cho thấy một số giá trị cơ bản trong tư tưởng của A.Toffler về tương lai
thế giới, đồng thời cũng chứng minh tính khoa học và tính thời đại của chủ nghĩa
Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về
xã hội đã chỉ ra quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển của xã hội là các
yếu tố thuộc về tư liệu sản xuất, đặc biệt là yếu tố thuộc về tư liệu sản xuất. So sánh
với quan điểm của C.Mác, tác giả đã chỉ rõ: “Quan điểm của về xã hội của C.Mác là
duy vật biện chứng, còn quan điểm về xã hội của A.Toffler là duy vật siêu hình”
[62, tr.39].
Tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba, các bài viết Sẵn sàng đón Làn sóng thứ
ba [101] và Con người và văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng văn minh
[118] đã phác họa những luận điểm cơ bản của A.Toffler về các làn sóng văn
minh trong lịch sử nhân loại. Tác giả Thu Trà trong bài viết Sẵn sàng đón Làn
sóng thứ ba đã phác họa bức tranh Làn sóng thứ ba với những thách thức, thời cơ
của một nền văn minh mới và khẳng định: trong những điều kiện mới của những
sự thay đổi, phát triển vượt bậc của công nghệ, thông tin và kinh tế tri thức cần
nhận thức và sẵn sàng đón nhận những làn sóng mới này. Bài viết Con người và
văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng văn minh của tác giả Trịnh Thị Kim
Ngọc tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba với hình ảnh ẩn dụ là các đợt sóng văn
minh, tác giả bàn đến sự biến đổi của tâm lý hay sự thay đổi về văn hóa xã hội
trong các làn sóng văn minh là do sự biến đổi cơ sở kinh tế. Đặc biệt, tác giả nhấn
mạnh đến sự tác động của các đợt sóng văn minh đến con người và văn hóa. Đợt
sóng thứ ba dưới sự tác động của tri thức khoa học, công nghệ làm thay đổi cả
hoạt động sản xuất vật chất của xã hội, hình thành nền kinh tế tri thức đã tạo ra sự
thay đổi mang tính tất yếu trong toàn bộ hoạt động của cuộc sống từ cấu trúc của
18
gia đình, quá trình nuôi dạy trẻ em, mạng lưới xã hội, cộng đồng...tới toàn bộ hệ
thống sở hữu cũng như quyền lực trong xã hội.
Trong luận án Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học
và vấn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay [44] tác giả Lê Thị
Huyền đánh giá cao những quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức:
A.Toffler còn chỉ ra vai trò của tri thức trong việc mang lại cho con
người một thứ quyền lực văn minh, ngoài quyền lực tiền bạc và của cải -
quyền lực tri thức, là thứ quyền lực sẽ thuộc về số đông, vì lợi ích chung
của toàn xã hội, chứ không còn là quyền lực của một nhóm ít người nào
đó. Đây cũng là một trong những khía cạnh tốt đẹp của kinh tế tri thức
[44, tr.145]
Trong đề tài khoa học Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong điều
kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức [5] nhóm tác
giả đã khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của A.Toffler về vai trò của tri
thức: “Cách đây hơn 20 năm, A.Toffler, nhà tương lai học người Mĩ đã đi đến kết
luận, mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con
người là “đẻ ra trí tuệ” và do vậy, “tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”, càng
khai thác càng trở nên giàu có” [5, tr.24].
Nhìn chung vấn đề vai trò của tri thức trong tư tưởng của A.Toffler đã được
nhiều học giả trong và ngoài nước tiếp cận trên các góc độ, các lĩnh vực khác nhau.
Các tác giả đã thấu triệt tư tưởng A.Toffler đề cao vai trò to lớn của tri thức khoa
học và chỉ ra trong mọi thời đại sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào nguồn
vốn tri thức trở thành lợi thế cho các quốc gia tăng sự phát triển và vị thế trên vũ đài
chính trị thế giới.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai
trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay
Công trình ở nước ngoài, cuốn Thời đại kinh tế tri thức [96] tác giả Tần Ngôn
Trước bàn đến những tác động quan trọng về vai trò của tri thức đối với sự hình
thành phương thức sản xuất mới của lịch sử nhân loại, chỉ ra vai trò quan trọng của
tri thức trở thành nguồn tài nguyên số một trong kỷ nguyên mới; tri thức trở thành
19
nhân tố quyết định quá trình sản xuất của cải vật chất và sự tiến bộ của các quốc gia.
Kế thừa tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, tác giả Tần Ngôn Trước đã chỉ ra
ý nghĩa quan trọng tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với sự hình thành
quyền lực mới:
Thời đại ngày nay, quy định quyền lực và quy tắc trò chơi mang tính
chất của cải trên thế giới đã thay đổi. Quyền lực không còn lấy tiêu chí
truyền thống như quyền uy của một văn phòng nào đó hoặc của một tổ
chức nào đó làm cơ sở, hàm nghĩa của cải đang chuyển dịch khỏi các
loại hình hữu hình như vàng, tiền và đất đai. Một cơ sở của cải và
quyền lợi vô hình linh hoạt hơn vàng, tiền và đất đai đang hình thành,
cơ sở mới này lấy tư tưởng, kỹ thuật và thông tin chiếm ưu thế làm tiêu
chí [96, tr.94].
Dẫn lại ý của A.Toffler về tác động của tri thức tới sự hình thành phương thức
sản xuất mới và tác động đến xu hướng biến đổi quan hệ quyền lực, ông viết: “Sự
phát triển của kinh tế tri thức là một sức mạnh mới có tính chất bùng nổ, nó thôi
thúc những nước có nền kinh tế tiên tiến tiến hành cạnh tranh gay gắt có tính chất
toàn cầu buộc nhiều nước đang phát triển vứt bỏ chiến lược truyền thống của họ.
Hiện nó đang đẩy tới sự thay đổi sâu sắc quan hệ quyền lực ở lĩnh vực cá nhân và
công cộng” [96, tr.16].
Trong phạm vi nghiên cứu cuốn sách chỉ ra những ý nghĩa cơ bản về vai trò tri
thức, thông tin đối với sự biến đổi quyền lực nói chung.
Cuốn Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI [86] tác giả Ngô Quý
Tùng đã đi sâu bàn về kinh tế tri thức, ông cho rằng nguồn gốc của kinh tế tri thức
được dự báo bởi các nhà tương lai học, đặc biệt là trong các tác phẩm của A.Toffler.
Ông đã chỉ ra những ý nghĩa quan trọng trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri
thức đối với việc hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức - một xu hướng tất yếu của
nền kinh tế của tương lai nhân loại. Cách định nghĩa “kinh tế tri thức” về mặt nội
dung trong tác phẩm của ông có sự tương đồng với các hiểu của A.Toffler về văn
minh của Làn sóng thứ ba “Thực tế khái niệm “Kinh tế tri thức” là khái niệm mới
về một loại hình kinh tế mới khác với loại hình kinh tế trước đây. Loại hình kinh tế
trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên
20
thiên nhiên thiếu và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. “Kinh tế tri thức” lấy
công nghệ kỹ thuật cao làm lực lượng sản xuất thứ nhất, lấy trí lực làm chỗ dựa chủ
yếu” [86, tr.15-16].
Các công trình ở trong nước, tác giả Ông Văn Năm với cuốn Quyền lực tri
thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] trên cơ sở tiếp cận tư tưởng
A.Toffler về quyền lực tri thức, công trình chỉ ra những ý nghĩa đối với phát triển
nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Cụ thể trong
chương 3, tác giả đã phân tích ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức và
đề xuất những nguyên tắc cơ bản gợi mở phát huy nguồn lực trí tuệ, chấn hưng đất
nước, phục vụ cho xu hướng xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Tác giả Ông
Văn Năm đã có sự khảo cứu, đánh giá và chỉ ra những giá trị quan trọng trong tư
tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức và thông tin trong thời đại ngày nay. Tuy
nhiên, trong phạm vi của bài viết tiếp cận thiên về chính trị học nên vấn đề đánh giá
ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực Việt
Nam hiện nay còn chưa được đi sâu nghiên cứu.
Cuốn Khái lược tương lai học [93] của các tác giả Lê Thị Tuyết và Dương
Quốc Dân khẳng định những ý nghĩa quan trọng tư tưởng của A.Toffler về vai trò
tri thức đối với sự phát triển của nền văn minh mới của lịch sử nhân loại, và tri thức
trở thành động lực cốt yếu của sự phát triển. Các tác giả viết: “việc phác thảo nội
dung của Làn sóng thứ ba đã nhấn mạnh vai trò của tri thức; tri thức trở thành tọa
độ của sự phát triển trong nền văn minh trí tuệ này” [93, tr.147]. Tác phẩm Làn
sóng thứ ba, thể hiện cách nhìn của A.Toffler về triển vọng và xu thế phát triển của
các quốc gia với chiến lược dựa vào tài nguyên tri thức. Đóng góp của tri thức, theo
A.Toffler đang trở thành then chốt trong nền kinh tế, và những nước nào nhận thức
nhanh chóng điều đó sẽ sáng tạo nên thứ tài nguyên vô giá là tri thức.
Tác giả Thế Trường với cuốn Hành trang kinh tế tri thức [95] đánh giá cao tư
tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, tác giả cho rằng: những tư tưởng của
A.Toffler về vai trò tri thức đã đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành nền kinh
tế tri thức “Khi nói đến những ý tưởng xem như là cột mốc trên bước đường tiến tới
nền kinh tế tri thức, mọi người đều nhắc tới Paul Romer và A.Toffler” [95, tr.60].
21
Có thể thấy, tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức có những ảnh hưởng quan
trọng tới các luận điểm của Thế Trường bàn về kinh tế tri thức - xu hướng tất yếu
của nhân loại trong thế kỷ XXI. Khẳng định những giá trị quan trọng của A.Toffler
về vai trò tri thức:
Tri thức sẽ thay thế vốn đầu tư. Tri thức, ngoài việc thay thế vật chất, giao
thông vận tải, và nguồn năng lượng, còn có thể tiết kiệm thời gian. Đứng
về mặt lý luận, tri thức khai thác không bao giờ cạn, trở thành vật thay thế
cuối cùng, trở thành nguồn tài nguyên của công nghệ. Tri thức là nhân tố
then chốt của sự tăng trưởng kinh tế thế kỷ XXI [dẫn theo 95, tr.40].
Tác giả Thế Trường đã khẳng định vai trò của trí lực mang tính quyết định tạo
nên bước chuyển lịch sử cho sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, kinh
tế trí lực đồng nhất với kinh tế tri thức “giá trị của tri thức có thể xem đó là bộ phận
tạo thành kinh tế tri thức. Trên thực tế hạt nhân của kinh tế tri thức là hoạt động trí tuệ
của con người. Qua đó, cho ta thấy rằng, cũng có thể xem kinh tế tri thức là kinh tế trí
lực. Vì vậy, kinh tế trí lực thống nhất với kinh tế tri thức” [95, tr.41].
Trong bài báo khoa học, tác giả Phí Mạnh Hồng với bài viết Thời đại kinh tế
tri thức - cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển [43], bàn
luận về cách tiếp cận kinh tế tri thức với những thời cơ và thách thức cho các nước
đang phát triển nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Những nguyên lý vận hành
của nền kinh tế mới dựa trên tri thức sẽ mang lại cho các nước đang phát triển
những cơ hội quan trọng: Các nước này có thể tìm kiếm các nguồn lực cho sự phát
triển của mình, không phải chỉ từ những thứ mà những nước này đang có, mà là
những cái đang hiện hữu trong cả nền kinh tế thế giới. Chúng có thể lấy không gian
kinh tế toàn cầu làm không gian phân bổ nguồn lực và thực hiện sự phát triển...các
nước nghèo không phải vật lộn với quá trình tự tìm ra tất cả các tri thức để vận dụng
cho quá trình sản xuất và các tổ chức đời sống của mình. Chúng ta có một kho tri
thức khổng lồ (trong đó có cả tri thức về công nghệ quản lý) của nhân loại có thể
tiếp nhận và làm bàn đạp cho sự phát triển. Thời cơ mà kinh tế tri thức toàn cầu đã
mang lại cho các nước đang phát triển là hết sức to lớn khác hẳn với các thời kỳ
trước. Sự phân tích trên của tác giả về những thời cơ to lớn của các nước đang
22
phát triển trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức như là sự cụ thể hóa, minh
chứng rõ ràng cho những luận điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với sự
phát triển của các nước đang phát triển. Tác giả viết: “Trong cuốn Làn sóng thứ ba
(The Third wave), A.Toffler cho rằng: “Làn sóng thứ ba (tức làn sóng kinh tế mới
hay như thuật ngữ mà chúng ta đang nói đến kinh tế tri thức - tác giả) sẽ cung cấp
cho các nước nghèo nhất cũng như các nước giàu nhất những cơ hội hoàn toàn
mới” [43, tr.13].
Trong những nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh những thời cơ và thách thức
quan trọng để các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nắm lấy cơ hội phát
triển và hội nhập nền kinh tế tri thức toàn cầu. Song bàn về vai trò của tri thức đối
với trí lực cũng như nghiên cứu ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức
đối với trí lực chưa được tác giả đi sâu nghiên cứu.
Qua khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án,
cho thấy việc nghiên cứu những giá trị tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức và
rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam chưa được các tác giả trực
tiếp nghiên cứu.
1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, LÀM
SÁNG TỎ THÊM
1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Qua tổng quan nguồn tài liệu, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
trên đây là cơ sở lý luận để luận án có thể tham khảo, kế thừa thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
Thứ nhất, các công trình đã có sự nghiên cứu chỉ ra một số điều kiện, tiền đề
hình thành tư tưởng A.Toffler nói chung. Tuy nhiên, do phạm vi và mục đích
nghiên cứu nên các công trình chưa có sự hệ thống hóa và đánh giá những điều
kiện, tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức.
Thứ hai, các công trình tổng quan trên đã làm sáng tỏ một số khía cạnh về vai
trò của tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler, cung cấp tài liệu tham khảo cho
tác giả luận án khai thác các giá trị tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức
mang tính hệ thống hơn.
23
Thứ ba, bàn về tư tưởng A.Toffler và vai trò tri thức đối phát triển nguồn trí
lực ở Việt Nam hiện nay, các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khắc
họa vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế nói chung, phân tích tư tưởng
của A.Toffler về vai trò của tri thức trong khoa học, kỹ thuật, vai trò của công nghệ
thông tin, chưa có một công trình nào trực tiếp bàn đến ý nghĩa tư tưởng của
A.Toffler về vai trò của tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam một
cách có hệ thống.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
Một là, tác giả luận án cần hệ thống hóa cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan
hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. Luận án cần đi sâu phân tích, đánh giá
những tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa - giáo dục
và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX để
thấy được bức tranh hiện thực khơi nguồn những tư tưởng của A.Toffler về vai trò
tri thức. Tác giả luận án cần có sự khảo nghiệm, đánh giá và chỉ ra những điều kiện,
tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức.
Hai là, luận án cần nghiên cứu có hệ thống và làm rõ hơn nữa tư tưởng của
A.Toffler về vai trò của tri thức ở các khía cạnh: 1. Vai trò của tri thức đối với việc
hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; 2. Vai trò của tri thức đối với
phương thức sản xuất (Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; 3. Vai trò của tri
thức đối với sự biến đổi quyền lực chính trị). Đồng thời, luận án cần đánh giá thực
chất giá trị và hạn chế tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên tinh thần khách
quan, khoa học, gạn đục khơi trong thấy được những giá trị cốt lõi trong tư tưởng
của A.Toffler về vai trò tri thức trong thời đại ngày nay.
Ba là, luận án cần nghiên cứu và chỉ ra những ý nghĩa hiện thời trong tư
tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt
Nam hiện nay, nhằm phát triển nguồn nhân lực có sự biến đổi quan trọng về
“chất” đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế
toàn cầu hóa, để tạo ra sức mạnh nội lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của
sự nghiệp đổi mới.
24
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm của đề tài luận
án có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, bởi trong quá trình nghiên cứu tổng quan tác
giả luận án nhận thấy khoảng trống trong nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai
trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện
nay, chưa được các tác giả, nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong
thời đại ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đã khẳng định vai trò to lớn của tri thức khoa học và những thành tựu quan
trọng của trí lực con người trong xu thế phát triển của nhân loại. Tri thức trở
thành nguồn tài nguyên đem đến cho các nước đang phát triển những cơ hội để
rút ngắn khoảng cách phát triển cùng nhịp với sự phát triển của các nước lớn
trên thế giới. Kinh tế tri thức như một quy luật, là làn sóng khách quan sẽ cuốn
theo các nước và phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu. Vì thế, thông qua việc
nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa nội dung tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri
thức, đánh giá những giá trị tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trên tinh thần
khách quan khoa học, gạn đục khơi trong và rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn
trí lực ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện thành
công sự nghiệp đổi mới đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.
25
Chương 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER
VỀ TRI THỨC
2.1. CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ
TRI THỨC
2.1.1. Điều kiện hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức
2.1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục nước Mĩ
nửa sau thế kỷ XX
* Điều kiện kinh tế
Từ những năm 70 thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến những tác động to lớn
của khoa học kỹ thuật tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại đã tạo ra bước phát triển mang tính chất đột phá trong sản
xuất vật chất, cũng như sự phát triển của lịch sử xã hội, biến khoa học thành nền
công nghiệp tri thức, đưa lực lượng sản xuất tới một trình độ cao hơn mở ra thời đại
kinh tế tri thức. Cố thủ tướng Anh - Winston Churchill đã khẳng định: “Đế quốc
tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức”.
Kinh tế nước Mĩ, những năm 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ XX phát triển
nhanh, tỷ lệ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp những năm 50 là 4,5%/năm,
những năm 60 là 5%/năm. Nếu so với năm 1950, sản xuất công nghiệp của Mĩ năm
1970 tăng 1,24 lần [9, tr.243]. Các ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép, xe hơi và
xây dựng được coi là ba trụ cột của kinh tế Mĩ. Các ngành công nghiệp mới, như:
khai thác khí đốt, dầu mỏ, công nghiệp hóa học, điện tử, hàng không, khám phá vũ
trụ, năng lượng nguyên tử, diễn ra mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu lớn. Những sản
phẩm được sản xuất bằng vật liệu mới như: sản phẩm nhựa, cao su tổng hợp, sợi
tổng hợp cùng với ngành sản xuất bột giặt, dược phẩm... xuất hiện ngày càng nhiều.
Công nghiệp điện tử đạt được những thành tựu nổi bật nhất: năm 1946, mới có
17.000 máy thu hình, ba năm sau đó, người tiêu dùng đã mua 250.000 chiếc trong
một tháng và cho đến năm 1960, ba phần tư hộ gia đình đã có ít nhất một máy thu
hình. Năm 1971, trong các hộ gia đình ở Mĩ có tới 63 triệu chiếc máy thu hình đen -
trắng và 27 triệu máy thu hình màu, bình quân cứ hai gia đình có 3 máy thu hình.
26
Năm 1954, cả nước có 200 máy tính điện tử, đến năm 1970 con số này tăng lên
khoảng 100.000 máy.
Ngành nông nghiệp Mĩ phát triển và phồn vinh năng suất lại không ngừng
tăng lên do được đầu tư kỹ thuật và hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Mậu dịch
đối ngoại và xuất khẩu tư bản ra nước ngoài của Mĩ tăng nhanh: từ năm 1946 đến
năm 1950, bình quân kim ngạch xuất khẩu của Mĩ là 11,829 tỷ USD nhập khẩu là
6,659 tỷ USD. Sau chiến tranh, Mĩ đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới: từ năm
1960 đến năm 1970, các nhà đầu tư Mĩ đã thu về số lợi nhuận khổng lồ 62,3 tỷ
USD, từ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Trong thời kỳ này, công cuộc khám phá vũ trụ được đẩy mạnh, đã có những
thành tựu quan trọng vượt cả Liên Xô và đạt tới đỉnh cao bằng sự kiện nhà du hành
người Mĩ đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7/1969 với con tàu Apollo - 11.
Trong khoảng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển
nhanh và thuận chiều. Nguyên nhân sự phát triển nhanh của nền kinh tế Mĩ là do:
nước Mĩ phong phú tài nguyên thiên nhiên, có khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi
dào và sáng tạo. Hơn nữa, trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mĩ không phải
chịu những tổn thất nặng nề. Nguyên nhân cơ bản để nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh
mẽ là do áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Mĩ là
nước khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (giai đoạn 1 - cuộc cách mạng
khoa học và kỹ thuật, từ những năm 40 của thế kỷ XX). Việc áp dụng những thành
tựu mới của khoa học - kỹ thuật đã cho phép Mĩ điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất,
nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu suất của nền kinh tế.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày càng nóng của nền kinh tế, Mĩ cũng gặp
phải thách thức về nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực. Bởi
tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, mặc dù Mĩ cũng là một trong những
nước “trời phú” về tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, giai đoạn này nước Mĩ đứng
trước những tác động bởi ô nhiễm môi trường. Trong tác phẩm Cú sốc tương lai,
A.Toffler cho rằng chúng ta đã áp dụng nền công nghiệp một cách ngu xuẩn và ích
kỷ. Trong sự vội vàng của chúng ta nhằm khai thác công nghiệp để có lợi nhuận
kinh tế ngay tức khắc, chúng ta đã biến môi trường của chúng ta thành cái mồi lửa
vật lý và xã hội. Do vậy:
27
Sức mạnh công nghiệp của chúng ta tăng lên, nhưng những hiệu quả phụ
và những mối nguy hiểm tiềm tàng cũng gia tăng. Chúng ta có khả năng
làm ô nhiễm đại dương; làm đại dương nóng lên, tiêu diệt vô số sinh vật
biển và có thể làm chảy các khối nước đá ở hai cực. Trên mặt đất, chúng
ta tập trung dân số đông đúc trong những hòn đảo công nghiệp - thành
phố đến nỗi sử dụng hết oxy nhanh hơn là nó được thay thế. Thông qua
sự phá vỡ sinh thái học tự nhiên, chúng ta hầu như đang tiêu diệt hành
tinh này như là một nơi ở thích hợp cho nhân loại [87, tr.286].
Mặt khác, từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Mĩ cũng luôn luôn phải chịu sức ép
cạnh tranh rất lớn từ Tây Âu, Nhật Bản, thậm chí các nền công nghiệp mới (NICs),
khiến nền kinh tế Mĩ tuy vẫn đứng đầu thế giới nhưng vị trí và tỷ trọng trong nền
kinh tế thế giới ngày càng giảm sút. Đặc biệt là sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế
Nhật Bản, “Sự vùng dậy của Nhật và châu Âu đã trở thành đối thủ của nước Mĩ,
dẫn đến sự cạnh tranh kịch liệt, tranh giành quyền lực thống trị trong thế kỷ XXI,
tạo nên sự chuyển biến quyền lực lần thứ ba” [90, tr.429]. Sự phát triển như vũ bão
trong nền kinh tế đã đẩy Nhật Bản vào cuộc cạnh tranh không thể tránh khỏi với đất
nước Mĩ.
Với những biến động quan trọng của nền kinh tế nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX,
A.Toffler đã viết các tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm
quyền lực và ngầm đưa ra một triết lý phát triển, hướng tới phát triển nền kinh tế
bền vững trong nền siêu công nghiệp của Làn sóng thứ ba với tài nguyên số một là
tri thức, khoa học - công nghệ.
* Điều kiện chính trị
Nền chính trị nước Mĩ là điển hình cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
với chế độ hai Đảng: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhau nắm chính
quyền. Nhìn bề ngoài, dường như hai Đảng này độc lập, đối lập nhau, nhưng bản
chất nó là cánh tay của chính quyền bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản đương
thời. Chế độ chính trị của Mĩ là chế độ Tổng thống được giao quyền hành trực tiếp
và rất lớn: Tổng thống nắm trong tay quyền hành pháp và quân sự. Từ năm 1945
đến nay, các Tổng thống đại diện cho hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay
nhau nắm chính quyền ở Mĩ. Quân đội và cảnh sát là hai lực lượng được Mĩ chú
28
trọng đầu tư và xây dựng trở thành công cụ bảo vệ nền chính trị của đất nước. Tất
cả các Đảng phái, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân trong xã hội đều phải
tuân thủ pháp luật trong phạm vi nền dân chủ nước Mĩ.
Với tiềm lực về kinh tế và sức mạnh về quân sự giới cầm quyền Mĩ luôn theo
đuổi chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ toàn cầu. Trong bài diễn văn tại
Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947), Tổng thống Mĩ Truman công khai sứ mệnh của đất
nước Mĩ “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do, chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa
cộng sản” [9, tr.262]. Tổng thống Truman chính thức đề ra chiến lược toàn cầu mở
đầu thời kỳ bành trướng vươn lên thống trị toàn thế giới của Mĩ. Sau 50 năm, Tổng
thống B.Clinton, khẳng định “Sự lãnh đạo của Mĩ trên thế giới chưa bao giờ quan
trọng hơn thế này” [9, tr.262].
Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết và các chiến
lược như: học thuyết Truman và chính sách “ngăn chặn” thời kỳ 1945-1952. Với
chiến lược này Mĩ công khai sứ mệnh là lãnh đạo thế giới chống lại sự bành trướng
của chủ nghĩa cộng sản. Chính quyền Mĩ đã xúc tiến lập nên các liên minh quân sự
nhằm bao vây phe chủ nghĩa xã hội; ra sức chạy đua vũ trang; viện trợ kinh tế, quân
sự cho các nước đồng minh nhằm khống chế làm lệ thuộc và nô dịch các nước này.
Dưới thời Tổng thống Eisenhower chiến lược “trả đũa ồ ạt” giai đoạn 1953-
1960. Thời tổng thống Kennedy và Johnson với chiến lược “phản ứng linh hoạt” và
chính sách đối ngọai “vì hòa bình” giai đoạn 1961-1968. Chiến lược “phản ứng linh
hoạt” với 3 loại chiến tranh là: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến
tranh tổng lực. Chiến lược này được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam, với hình thức
chiến tranh đặc biệt, sau đó là chiến tranh cục bộ nhưng đều thất bại.
Tổng thống Nixon, Ford và Cater với chiến lược “răn đe thực tế” giai đoạn
1969 -1980. Chiến lược này được Nixon thực hiện thí điểm dưới hình thức Việt
Nam hóa chiến tranh, song đã thất bại nặng nề tại Việt Nam. Thời Tổng thống
Reagan với chiến lược “Đối đầu trực tiếp” giai đoạn 1981 - 1988, đến Tổng thống
G.Bush với chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” giai đoạn 1989 - 1992…
Mặc dù, các chiến lược khác nhau song đều nhằm mục đích: ngăn chặn, đẩy
lùi và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản (các nước phe Xã hội chủ nghĩa), đàn áp phong
trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế, phong trào cộng sản và
29
phong trào hòa bình, dân chủ trên thế giới, khống chế, chi phối các nước tư bản
đồng minh theo đường lối, chính sách, sự chỉ đạo của nước Mĩ. Để thực hiện giấc
mơ bá chủ thế giới nước Mĩ đã dựa vào sức mạnh quân sự to lớn của mình. Tính
đến nửa cuối những năm 90, thế kỷ XX Mĩ có lực lượng quân đội lớn mạnh với
2.674 ngàn người, 1000 căn cứ quân sự lớn nhỏ ở nước ngoài, trong đó châu Âu có
khoảng 100 ngàn quân còn ở châu Á có hàng chục ngàn quân đóng ở Nhật Bản và
Hàn Quốc [9, tr.263]. Trong chiến lược toàn cầu với giấc mơ lãnh đạo thế giới Mĩ
đã tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược gây ra những cuộc bạo loạn lật
đổ, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 -1975) cũng nằm trong chiến lược
đó, tổ chức đảo chính xây dựng nên các chính quyền thân Mĩ ở các châu lục: châu
Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh. Mĩ cũng chính là thủ phạm của cuộc chiến tranh
lạnh tạo nên tình hình căng thẳng của thế giới sau khi thế chiến thứ hai kết thúc. Mĩ
dựa vào sức mạnh quân sự hùng hậu và còn sử dụng sức mạnh kinh tế với chính
sách “ngoại giao đôla”, dùng “viện trợ” bằng kinh tế và chiến lược “diễn biến hòa
bình” để lôi kéo, khống chế, can thiệp, chi phối và lật đổ đối với các nước.
Trong chiến lược toàn cầu, Mĩ cũng đã đạt được những kết quả với mưu đồ
của mình. Song Mĩ cũng đã gặp phải những thất bại quan trọng: những thập kỷ 40,
50, 60 và 70 thế kỷ XX hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở châu Á và Mĩ
Latinh. Mĩ không còn khống chế được các nước đồng minh như những năm 40, 50,
60 của thế kỷ XX nữa. Hơn nữa, Tây Âu và Nhật Bản đang trở thành những người
khổng lồ trong kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra thế cạnh tranh với Mĩ
về tất cả các mặt.
Tuy nhiên, với thực lực về kinh tế và sức mạnh quân sự Mĩ đã chưa thực hiện
được giấc mơ về vai trò lãnh đạo thế giới đương đại. Những kết quả của chiến lược
toàn cầu cho thấy, việc tạo ra một trật tự thế giới mới, một địa chính trị mới mà ở đó
Mĩ là cường quốc số một giữ vai trò lãnh đạo với một vị thế nước Mĩ là trên hết
bằng nòng súng và đôla không còn là thượng sách. Thứ quyền lực mà Mĩ đang sử
dụng dựa vào sức mạnh quân sự và đôla hiện không mang lại những sức mạnh
khuất phục trong thế giới đương đại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã và đang tạo ra những sức mạnh
cạnh tranh về kinh tế cũng như quân sự đối với Mĩ. Trong tác phẩm Thăng trầm
30
quyền lực, A.Toffler viết: Không kể các quốc gia khuếch trương sức mạnh quân sự
ra sao nhưng nếu Nhật ngừng bán ra các loại bán dẫn cao cấp thì những chiến lược
quân sự của Mĩ không thể thực hiện được. Và như thế, nếu Nhật chỉ bán cho Liên
Xô loại hình cao cấp này mà ngưng cung cấp cho Mĩ thì cán cân quân lực sẽ chênh
lệch ngay…điều đó, chứng minh quyền lực của tri thức đã mở rộng quyền lực của
bạo lực “Cường điệu bạo lực có thể ỷ lại vào tri thức ngày càng tăng, đó là phản ánh
chân thực, sự biến đổi mang tính lịch sử quyền lực ngày nay” [90, tr.475]. Còn trên
bàn cờ quyền lực kinh tế Mĩ cũng đang tồn tại thế đa cực với các cường quốc kinh
tế mới phát triển như Tây Âu và Nhật Bản. Vấn đề quyền lực của các nhà nước
trong thế giới đương đại của thế kỷ XXI, ngày càng có nhiều thứ nằm ngoài tầm
kiểm soát của một nhà nước hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Đặc biệt, dưới sự tác
động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (giai đoạn 2 của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba), nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới - văn minh
của trí tuệ với sức mạnh của tri thức, năng lực sáng tạo của trí tuệ kéo theo địa chính
trị thế giới cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Như vậy, khuynh hướng tất yếu cho thấy: Mĩ không thể đạt được tất cả các
mục tiêu với giấc mơ nước Mĩ bá chủ toàn cầu, nước Mĩ trên hết nếu chỉ dựa vào
thứ quyền lực truyền thống của bạo lực và đôla.
Trong những năm gần đây, nhiều chính khách đã bàn về tương lai quyền lực,
phân tích các khía cạnh khác nhau trong quá trình biến đổi của quyền lực trong thế kỷ
XXI và sự thay đổi ấy có ý nghĩa như thế nào các chiến lược thành công của Mĩ cũng
như các quốc gia khác; điều gì sẽ xảy ra đối với quyền lực của Mĩ hay Trung Quốc
cũng như các chủ thể phi nhà nước trong thời đại điện tử. Các tác giả cho rằng: Mĩ cần
có sự thay đổi trong chiến lược sử dụng quyền lực: “Nước Mĩ cần phát triển một chiến
lược về quyền lực thông minh, trong sự hợp tác chân thành với các quốc gia khác, chứ
không thể cứ ỷ thế vào quyền lực cứng như sức mạnh kinh tế quân sự, để mặc sức tung
hoành áp đảo trên trường quốc tế như vẫn áp dụng từ xưa đến nay được nữa” [51, tr.6].
Hình thức quyền lực mà đất nước Mĩ cần nắm lấy trong thế kỷ XXI để vẫn giữ được
ảnh hưởng tốt đẹp nơi cộng đồng thế giới trong thời đại ngày nay, là quyền lực mềm, là
quyền lực thông minh. Trong các tác phẩm bàn về tương lai, A.Toffler cho rằng hình
thức quyền lực của tương lai là quyền lực của tri thức.
31
* Điều kiện văn hóa - giáo dục
Với đặc điểm là một nước với 99% dân số Mĩ là người nhập cư, văn hóa Mĩ là
sự “thích nghi với sự vận động của một dân tộc đang phát triển trong không gian”
[20, tr.63] - một nền văn hóa năng động có tính thích nghi cao với con người Mĩ
giàu nghị lực và đầy ý chí. Đây là một đặc điểm quan trọng của chủ thể xã hội được
A.Toffler phản ánh rất rõ nét trong tác phẩm Cú sốc tương lai. Với đặc điểm là đất
nước nhập cư, dân cư Mĩ phát triển nhanh chóng và đa dạng có đủ người da trắng
và người da màu, người bản xứ, người châu Âu, người châu Á, châu Phi...Điều đó
dẫn đến sự xác lập tính cách Mĩ, lối sống Mĩ và chủ nghĩa cá nhân năng động gắn
với tinh thần thực dụng rất Mĩ. Họ đến với nước Mĩ với hai bàn tay trắng, tài sản họ
có chính là ý thức tự lực, tự cường, tự mình làm mọi việc có khả năng thích nghi rất
cao với mọi sự thay đổi. Đến từ mọi phương trời người Mĩ phải tập hợp lại với
nhau, dựa vào nhau, chụm vào nhau mới tồn tại ở nơi xa lạ nhưng lại phải cạnh
tranh nhau mới vươn lên và khẳng định mình được.
Tiến trình văn hóa nước Mĩ cho thấy sự ra đời của dân tộc Mĩ và nước Mĩ là
một phản ứng với áp bức bóc lột của cường quyền và bạo lực từ châu Âu già cỗi, từ
chế độ phong kiến quý tộc lỗi thời, từ tôn giáo khắt khe của thời Trung cổ châu Âu.
Sự phản kháng của những thế hệ tiếp theo xa lìa quê hương bản quán đi tìm đất
nước mới của những con người giàu nghị lực, giàu quyết tâm, có chút phiêu lưu,
mạo hiểm hun đúc rèn luyện và tạo nên tính cách năng động, chủ nghĩa cá nhân của
người Mĩ. Họ lao vào cuộc sống ở một miền đất mới cách xa mọi ràng buộc và cội
rễ của các quan hệ truyền thống cả trong thời gian và không gian, cho nên mỗi cá
nhân phải tự mình khẳng định mình, phải độc lập và tự làm nên. Lịch sử nước Mĩ
không có các giai đoạn phát triển: thời tiền sử với đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, với lịch sử
của thời Trung cổ, Phục hưng như các quốc gia khác. Nước Mĩ chỉ có thời bão táp
và cách mạng nhưng chỉ là mặt văn hóa của thế kỷ XVII. “Vì vậy họ không có điều
gì để mà quan tâm đến lịch sử. Họ chỉ có hiện tại và ào ạt tiến lên bằng sự năng
động của dân tộc và từng cá thể tạo nên” [19, tr.50].
A.Toffler đặt tên một tác phẩm của ông là Cú sốc tương lai, đó cũng chính là
sự phản ánh trung thực lịch sử nước Mĩ. Lịch sử nước Mĩ được đặt ngay vào thế
giới hiện đại, thế giới thay đổi chóng mặt, thế giới của khoa học và công nghệ, của
32
kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với đặc điểm là một đất nước nhập cư, những con
người từ khắp các phương trời đem theo các nền văn hóa khác nhau tụ về dưới một
bầu trời trên một vùng đất là một “tân thế giới”, cho nên tất yếu không tránh khỏi
tâm lý hẫng hụt giống như một cú sốc. Bởi đột nhiên họ được đặt vào một không
gian văn hóa khác lạ với vốn văn hóa của họ. Nếu mỗi cá nhân không có sự tiếp
biến và tinh thần khoan dung văn hóa, năng động tạo ra khả năng thích nghi nhanh
với sự thay đổi này thì không thể tồn tại dưới bầu trời của đất nước Mĩ. Lịch sử đó
đã chứng minh tính năng động và khả năng thích nghi cao của con người trên đất
nước Mĩ, với sự tiếp biến và khoan dung văn hóa đã tạo nên sự giàu có của văn hóa
đất nước Mĩ ngày nay.
Để đáp ứng tâm lý hẫng hụt ấy, người Mĩ cũng có lúc, có người muốn tỏ ra có
đầy đủ mọi thứ của văn hóa. Họ cố tạo ra lịch sử nhưng họ đã thất bại từ đó họ
quyết tâm vươn tới tương lai. Đó là lý do vì sao nói đến tương lai với sách báo,
phim ảnh viễn tưởng là sản phẩm chủ yếu của văn hóa Mĩ, đã có những tác phẩm
điện ảnh nổi tiếng ăn khách và đoạt nhiều giải Oscar. Điều này cũng lý giải sự ra
đời các tác phẩm về tương lai học của A.Toffler cũng là sản phẩm mang tính tất yếu
khách quan của nền văn hóa Mĩ.
Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn đã tạo ra những nét đặc thù trong văn hóa Mĩ với
tâm lý di chuyển liên tục: “Hàng năm có đến 18% dân Mĩ chuyển nhà và 25% dân
Mĩ chuyển đến các bang khác sinh sống” [19, tr.47]. Họ di chuyển chỗ ở tìm cơ hội
(sống, giáo dục, làm giàu…), họ thay đổi công việc rất nhiều lần “Mỗi người dân
Mĩ ít nhất 3 lần chuyển đổi nghề nghiệp trong đời. Có người chuyển nghề đến 9-10
lần [19, tr.51-52]. Ngoài một số người có chuyên môn nghề nghiệp cao, ổn định ở
thành phố lớn hàng năm có hàng chục triệu người dân Mĩ đi ra nước ngoài. Cho nên
“không phải thế kỷ trước mà ngay bây giờ cái ô tô tải có rơ - mooc vẫn là nơi trú
ngụ quen thuộc của gia đình Mĩ [19, tr.52]. Hình ảnh ngôi nhà di động - những
chiếc ô tô tải chứa cả gia đình đi dọc ngang nước Mĩ từ lâu đã là hình ảnh quen
thuộc và rất đẹp trong phim ảnh và văn học Mĩ, cũng như trong các tác phẩm của
A.Toffler. A.Toffler lý giải về sự di động của dân cư Mĩ nảy sinh từ việc nền sản
xuất tự động hóa, cách sống của người Mĩ là cách sống mới của xã hội siêu công
nghiệp “cách sống của tương lai” [87, tr.61].
33
Văn hóa Mĩ gắn với chủ nghĩa thực dụng, bởi người nhập cư đến Mĩ tuyệt đại
đa số là bắt buộc trốn chạy khỏi quê hương cho nên chẳng mấy ai quyến luyến quá
khứ và lịch sử ngàn đời của quê cha đất tổ. Họ phải đối mặt với gian khổ, thách
thức của miền đất mới hoang sơ, họ không có thời gian để nhớ quá khứ. Do đó, họ
bị buộc phải chấp nhận với hiện tại và nghĩ đến tương lai. Với chủ nghĩa thực dụng
họ cũng chỉ cần nghĩ đến tương lai gần. Bởi xét cho cùng, tương lai là cái gì mông
lung hư ảo không phải là thực tế thì nghĩ đến nó làm gì. Bởi vậy, người Mĩ đặt mục
tiêu hoạt động của mình trong tinh thần của chủ nghĩa thực dụng.
Nửa cuối thế kỷ XX, trên thế giới có sự vận động và thay đổi lớn lao, nhanh
chóng trên cả các mặt của đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế khoa học kỹ thuật và
xã hội. Trong bối cảnh đó, nước Mĩ với tính năng động trong văn hóa của mình đã
tạo ra năng lực thích nghi nhanh để phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò là một quốc gia
đứng đầu thế giới.
Nước Mĩ với đặc điểm của một nước nhập cư, sự giàu có của văn hóa và kinh
tế dường như là mô hình của một thế giới thu nhỏ trong các tác phẩm của A.Toffler.
Ở đó, A.Toffler thấy được sự tác động của tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ
tới sự phát triển của kinh tế, có thể biến nền kinh tế từ không thành ra có. Và với
đặc điểm của một đất nước nhập cư A.Toffler như thấu hiểu tâm lý hẫng hụt,
choáng váng của các cá nhân bỗng nhiên được đặt mình trong một nền văn hóa
khác. Nhưng trên đất nước Mĩ với phẩm chất năng động họ đã tạo ra khả năng thích
nghi nhanh, tự lực tự cường và đầy ý chí để tồn tại và phát triển. Điều đó, đã tạo ra
đất nước Mĩ giàu có về kinh tế và văn hóa. Cho nên, trong các tác phẩm của mình
A.Toffler dự báo tương lai của một thế giới phẳng dưới tác động của Làn sóng thứ
ba, nếu con người không có khả năng thích nghi hoàn toàn dẫn tới Cú sốc tương lai
là căn bệnh hết sức nguy hiểm.
Về giáo dục, do Mĩ đầu tư rất nhiều vào giáo dục nên mặt bằng chung dân trí
của Mĩ rất cao. Nhìn chung, Mĩ là quốc gia trẻ trong lịch sử song lại có những thành
tựu giáo dục rất lớn. Mĩ có nền giáo dục phát triển mạnh số người biết đọc, biết viết
chiếm 97%. Giáo dục bắt buộc, miễn phí 10 năm từ 7 tuổi đến 16 tuổi. Sau khi học
xong phổ thông học sinh tham gia vào lực lượng lao động hoặc học nghề, hoặc thi
vào các trường đại học. Hệ thống các trường đại học rất phát triển và có nhiều
trường có danh tiếng trên thế giới.
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221nataliej4
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chấtjkyokovu
 
Tham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINHTham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINHVũ Thanh
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoHồng Nhung (Ỉn con)
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýHọc Huỳnh Bá
 
ưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịvuthu031323
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 

What's hot (20)

CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
 
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chất
 
Tham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINHTham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINH
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
 
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía namTiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
ưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trị
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay Nhất
 
Hiện tượng tâm lý xã hội
Hiện tượng tâm lý xã hộiHiện tượng tâm lý xã hội
Hiện tượng tâm lý xã hội
 

Similar to Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerTri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerMan_Ebook
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019hanhha12
 
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183nataliej4
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...sividocz
 
Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...sividocz
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...NuioKila
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfMyThai8
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tripucca_dn
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerTri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
 
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
 
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
 
Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đảng ...
 
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở LàoLuận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOTĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa họcLuận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAYLuận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tri
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 

Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ HƯƠNG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ HƯƠNG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Thị Toan 2. TS Đinh Văn Thụy HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Dương Thị Hương
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC 25 2.1. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức 25 2.2. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức 53 CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC 61 3.1. Quan niệm của Alvin Toffler về tri thức và các tính chất của tri thức 61 3.2. Nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức 65 3.3. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức 106 CHƯƠNG 4: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1. Nguồn trí lực và tính tất yếu phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay 121 4.2. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực trên lĩnh vực kinh tế 130 4.3. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực trên lĩnh vực chính trị 141 4.4. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát huy các giá trị văn hóa hình thành các chủ thể xã hội vừa hồng vừa chuyên, có năng lực thích nghi 149 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 167
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ cuối thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, sự bùng nổ công nghệ cao nhất là công nghệ tin học đã có sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới nền kinh tế thế giới. Tri thức đã và đang trở thành một động lực chủ yếu cho sự phát triển xã hội và song hành cùng thế giới dịch chuyển vào tương lai. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, A.Toffler - nhà tương lai học dựa trên những thành tựu của tri thức khoa học, kỹ thuật đương thời đã đưa ra những dự báo về tương lai ở cấp độ toàn cầu. Trong các tác phẩm nổi tiếng: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực A.Toffler đã phác họa nền kinh tế thế giới dịch chuyển vào tương lai với yếu tố tri thức, khoa học công nghệ trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Trong thế kỷ XXI, một quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh hay suy vong, tụt hậu đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên - nhân lực có trình độ tri thức chuyên môn, có năng lực sáng tạo, năng lực thích nghi cao. A.Toffler khẳng định: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi” [90, tr.316]. Ở Việt Nam, với mục tiêu “Phát triển triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường” [28, tr.75], Đảng ta khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh hiệu quả và bền vững của đất nước” [28, tr.130]. Quán triệt vai trò của tri thức trên chặng đường đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI, XII đều xác định đột phá chiến lược: phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo ra những sức mới trong nội lực của quốc gia phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn yếu, thiếu, chưa đồng
  • 6. 2 bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hơn nữa, hiện nay nước ta còn đang lúng túng giữa hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và thứ ba trong khi các nước phát triển đã bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam nếu không nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức thì sẽ bị tụt hậu xa hơn. Để phát huy có hiệu quả vai trò của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước gắn với xu hướng toàn cầu hóa, nắm bắt những thời cơ quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc phát triển trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là chìa khóa, bước đột phá quan trọng về “chất” của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay những tác động quan trọng của nguồn tài nguyên tri thức đối với sự phát triển của các quốc gia, những quan điểm đề cao thậm chí là tuyệt đối hóa vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự phát triển, những quan điểm trái chiều về sở hữu đã và đang đặt ra những hoài nghi về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động mạnh mẽ toàn diện, sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những hiệu ứng khuếch đại vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của các quốc gia. Việc nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức - đại diện tiêu biểu của tư tưởng giai cấp tư sản, giúp chúng ta có quan điểm toàn diện hơn trong tiếp cận, đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế quan điểm triết học của A.Toffler trong khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản góp phần bảo vệ, bổ sung và phát triển quan điểm mác xít về tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội trong tiến trình của lịch sử nhân loại. Vì thế, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích, hệ thống hóa tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức, đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng đó, rút ra ý nghĩa đối với việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.
  • 7. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan các công trình nước ngoài và trong nước bàn về cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. - Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; trong phương thức sản xuất và sự biến đổi quyền lực chính trị. - Đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức trong: năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng: làm rõ vai trò tri thức trong sự biến đổi quyền lực chính trị - Tác phẩm luận án nghiên cứu: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về vai trò của tri thức và chiến lược phát triển nguồn lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
  • 8. 4 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Thứ nhất, xuất phát từ tồn tại xã hội nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX và sự kế thừa các tiền đề tư tưởng luận án chỉ ra mối dây liên hệ giữa tư tưởng của A.Toffler trong lịch sử và ý nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, từ lí luận hình thái kinh tế -xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin soi chiếu tư tưởng của A.Toffler để chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức và rút ra những ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, thống kê xã hội học, so sánh, đối chiếu, tổng kết thực tiễn...và các phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã có những đóng góp mới sau: - Hệ thống hóa cơ sở hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. - Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quyền lực tri thức. - Đánh giá khách quan, khoa học những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, từ đó rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra sức ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin trong tư tưởng của A.Toffler, mối dây liên hệ giữa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của tri thức khoa học với những tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức là sự kế thừa, tiếp nối cơ bản là trên cùng một hướng tư tưởng; Luận án làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức.
  • 9. 5 Những kết quả trong nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Triết học (phần Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội), một số học phần của chuyên ngành Kinh tế - chính trị học, Chính trị học... ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể là tư liệu tham khảo trong hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức A.Toffler là nhà tương lai học nổi tiếng thế giới. Bởi vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ông dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức Ở trong nước, các tác giả Lê Thị Tuyết và Dương Quốc Dân trong cuốn Khái lược tương lai học [93] nghiên cứu và chỉ ra tiền đề lý luận và cơ sở thực tiễn hình thành các tư tưởng về tương lai. Các đại biểu đặt nền tảng lý luận cho sự ra đời của tương lai học là: Plato, T.More, T.Campanella, F.Bacon, Saint Simon và R.Owen. Cơ sở thực tiễn là những mâu thuẫn của đời sống hiện thực, là xung đột trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, sự bế tắc và khủng hoảng của cá nhân trong xã hội. Thực trạng xã hội đó là cơ sở khơi nguồn các học thuyết với ý nghĩa vượt qua hiện thực, gợi mở mô hình phát triển trong tương lai. Vào những năm 30 của thế kỷ XX thuyết kỹ trị ra đời, tạo cơ sở cho sự xuất hiện của tương lai học. Vào những năm 40 thế kỷ XX, khuynh hướng phát triển của tương lai học dựa trên sức mạnh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Hai cơ sở hình thành khuynh hướng cơ bản của tương lai học giai đoạn này là sự ảnh hưởng của thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, với ý tưởng xóa bỏ ranh giới giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Công trình là những đánh giá chung, khái quát về cơ sở hình thành tương lai học, trong đó có tư tưởng của A.Toffler. Tuy nhiên, các tác giả chưa chỉ ra những
  • 11. 7 điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng trực tiếp hình thành nên những quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức. Khắc phục điều này, trong cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] từ góc độ tiếp cận chính trị học, tác giả Ông Văn Năm đã chỉ ra những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích có hệ thống những điều kiện trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên phương diện kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa nước Mĩ. Tác giả cũng chưa đề cập đến quan điểm của C.Mác về khoa học “đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” - một quan điểm có ảnh hưởng quan trọng, đặt cơ sở nền tảng hình thành tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức. Trong bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] tác giả Nguyễn Đức Luận khẳng định, quan điểm sản xuất vật chất là nền tảng phát triển xã hội là khởi nguồn tư tưởng của A.Toffler về xã hội. Dựa trên những khảo cứu quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội tác giả kết luận: “A.Toffler đã từng theo C.Mác. Có thể nói, quan điểm của C.Mác về xã hội có ảnh hưởng nhất định đến A.Toffler” [62, tr.38]. Tuy nhiên, tác giả mới đề cập đến sự tiếp cận của A.Toffler về về lịch sử xã hội chưa đi sâu nghiên cứu chỉ ra sự tiếp nối, kế thừa hợp lý tư tưởng của C.Mác trong hệ thống quan điểm tiếp cận về xã hội của A.Toffler. Luận án tiến sĩ Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học và vấn đề phát triển nền kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay [44] tác giả Lê Thị Huyền khẳng định: tư tưởng của F.Bacon về vai trò của tri thức đã đặt nền tảng cho thuyết hội tụ và thuyết kỹ trị hiện đại, trong đó tư tưởng của A.Toffler là một trong những học thuyết tiêu biểu cho thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ. Tác giả viết: Xét về thực chất thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ đều là những học thuyết đề cao quyền lực của tri thức, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, coi đó là chìa khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề chung của xã hội. Một trong những nhà tương lai học kỹ trị đã phát triển ý tưởng của F.Bacon về “quyền lực của tri thức” trong xã hội là A.Toffler với bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực. Tác giả đã chỉ ra những giá trị trong tư tưởng của F.Bacon trở thành cơ sở hình thành thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, đặt nền móng cho tư tưởng đề cao quyền lực tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler.
  • 12. 8 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò của tri thức Trên thế giới, quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức được nhiều học giả đi sâu nghiên cứu. Trong tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ [90] tác giả E.A.Capitonov cho rằng A.Toffler đã đưa ra một cách tiếp cận khác trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác thảo những nét căn bản của nền văn minh mới và đã có công rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh xã hội tương lai; A.Toffler đã có những quan điểm cấp tiến về xã hội công nghiệp. Tiếp cận ở khía cạnh tương lai học, tác phẩm Tương lai khác thường [14] và Dự báo về thế giới thế kỷ 21 [24] có những ghi nhận và đánh giá cao quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trên cơ sở nhận thức được những vai trò quan trọng của tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân loại trong tương lai, các công trình đã có sự tiếp nối quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức tác động đến xu hướng phát triển của tương lai nhân loại. Cuốn Tương lai khác thường khẳng định, A.Toffler với tầm nhìn của nhà tương lai học đã cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh độc đáo về ngày mai, phân tích những sự đổi mới và những xu hướng tương lai, giúp ta hoạch định những chiến lược, đầu tư phát triển sản phẩm, phát triển kinh doanh, phát triển chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra quyết định dựa trên nền tảng là tri thức. Công trình tập thể của các tác giả Trung Quốc: Dự báo về thế giới thế kỷ 21 là sự ảnh hưởng và tiếp nối tư tưởng của A.Toffler về tương lai, với các làn sóng khoa học, công nghệ và sức mạnh của tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuốn sách đánh giá cao tư tưởng của A.Toffler về tương lai thế giới: “Quan điểm của cuốn sách này, khác hẳn với quan điểm bi quan chủ nghĩa, cho rằng thế giới không đứng trước ngày tận thế, lịch sử nhân loại vừa mới bắt đầu” [24, tr.58]. Cuốn sách cũng đã đề cập đến một số nét khái quát trong nội dung tư tưởng của A.Toffler về tương lai, về vai trò của tri thức và có những nhận định xác đáng về những giá trị mà những tác phẩm của A.Toffler đạt được, từ đó khẳng định: “Đối với những kiến giải trong quyển sách này, nên gạt bỏ cái giả, lấy cái thật, gạn cái tạp lấy cái tinh” [24, tr.59]. Bàn về tác động của Làn sóng thứ ba, tác giả cuốn Chinh phục các làn sóng văn hóa [97] ngay từ lời mở đầu đã cho thấy một hình ảnh xã hội dưới sự tác động
  • 13. 9 tất yếu của Làn sóng thứ ba tạo nên một cuộc khủng hoảng: “Đó là cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp...Trong cuộc khủng hoảng đó, các hệ thống, giá trị, mô hình gia đình hạt nhân tan vỡ, các thể chế sụp đổ, vô số những biến đổi dữ dội”...Nhưng tất cả những điều đó chỉ là biểu hiện bề ngoài của mối quan hệ giữa con người với con người đã thay đổi, hay có thể nói đó là dấu hiệu về cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự ra đời của một nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp, là đợt sóng thứ ba” [97, tr.5]. Được cập nhật với những nghiên cứu và phân tích mới nhất, Chinh phục các làn sóng văn hóa trở thành cuốn sách cẩm nang hữu ích dành cho độc giả để đạt được những thành tựu trong môi trường kinh doanh quốc tế của Làn sóng thứ ba. Tác giả khẳng định quan điểm của A.Toffler: “Lịch sử loài người chẳng hề kết thúc mà chỉ vừa mới bắt đầu” [97, tr.8]. Cuốn sách này có ý nghĩa đem lại những ý tưởng và kỹ năng tạo dựng văn hóa doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu chinh phục các làn sóng văn hóa của thế giới trong thời đại ngày nay. Bàn về tác động của tri thức tới xu hướng hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức mang tính toàn cầu cuốn Thời đại kinh tế tri thức [96] và Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI [86] chịu sự tác động và thấm nhuần tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức, về kỹ thuật và thế giới công nghệ thông tin. Do vậy, các tác phẩm được viết ra như là sự tiếp nối, chú giải tư tưởng của A.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Tác giả Tần Ngôn Trước trong cuốn Thời đại kinh tế tri thức phác họa vai trò quan trọng của tri thức như một động lực cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia, từ bỏ phương thức sản xuất với nguồn tài nguyên truyền thống, tiếp cận phương thức sản xuất mới với nguồn tài nguyên tri thức, thông tin. Kế thừa quan điểm của A.Toffler về vai trò then chốt của tri thức, thông tin trong thế kỷ XXI trong tác phẩm này ông đã khẳng định: “Khi sức mạnh thông tin cùng với những sản nghiệp của nó được ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa...nó sẽ quyết định thực lực toàn bộ quốc gia, tiến tới quyết định địa vị thực tế của đất nước trong nền chính trị và kinh tế thế giới” [96, tr.132-133]. Trong cuốn Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI tác giả Ngô Quý Tùng đánh giá rất cao quan điểm đề cao vai trò của tri thức trong các tác phẩm của
  • 14. 10 A.Toffler. Tác giả phác họa vai trò quyết định của tri thức hình thành nên sức phát triển mới của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế trong các tác phẩm của A.Toffler trở thành những tư tưởng cơ bản đặt nền tảng cho một xu hướng mới trong nền kinh tế của thế kỷ XXI - nền kinh tế tri thức. Cho nên, ông cho rằng: khi nêu ra nguồn gốc của “kinh tế tri thức”, A.Toffler được coi là đại biểu đầu tiên được nhắc đến, bên cạnh những nhà tương lai học, những nhà kinh tế, luật học, chính trị học và xã hội học nổi tiếng từ những năm 70 của thế kỷ XX. Cuốn Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [42] ảnh hưởng quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức và thấu triệt vai trò then chốt của tri thức, kỹ thuật và công nghệ, tác phẩm được viết ra như là sự kế thừa, tiếp nối tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức trở thành tài nguyên số một, động lực cho sự phát triển của Trung Quốc ở thế kỷ XXI. Trong bài viết Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại [25] tác giả G.A.Duganov ghi nhận và đánh giá rất cao tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, thông tin, văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị. Song, tác giả cũng đã nhận thấy hạn chế cơ bản trong tư tưởng của A.Toffler khi quá đề cao vai trò của tri thức, của khoa học kỹ thuật. Đồng thời, ông cũng phê phán quan điểm, lập trường giai cấp của A.Toffler, ông cho rằng A.Toffler không thoát khỏi lập trường của giai cấp tư sản. Bàn về tác phẩm Làn sóng thứ ba, tác giả Michael Finley với bài viết Alvin Toffler and the Third Wave [123] đã phác họa nội dung tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong nền kinh tế trong nền văn minh mới của lịch sử nhân loại - Làn sóng thứ ba. Nền kinh tế của Làn sóng thứ ba không dựa trên cơ bắp mà dựa vào tài nguyên tri thức và thông tin. Do đó, nền văn minh mới của tương lai nhân loại còn được gọi là thời đại tri thức, xã hội thông tin. Tác giả đã phác họa nền kinh tế cũ và mới trong các làn sóng văn minh với các nguồn tài nguyên cơ bản. Trong làn sóng đầu tiên, sự giàu có là đất đai và nó mang tính độc quyền. Trong làn sóng thứ hai, sự giàu có của các quốc gia dựa vào ba yếu tố: đất đai, lao động và vốn. Trong Làn sóng thứ ba tài nguyên, động lực phát triển của mọi quốc gia là tri thức. Tác giả Wan Fariza Alyati Wan Zakaria với bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in Future Society [114] và Alina-Petronela Haller trong bài viết A.Toffler and the economico - social evolution [110] đánh giá về những tác
  • 15. 11 động tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức khoa học công nghệ đối với sự thay đổi quan trọng của xã hội. Bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in Future Society đã phân tích quan điểm của A.Toffler về tri thức và khoa học công nghệ trong Làn sóng thứ ba. Tác giả chỉ ra những tư tưởng cơ bản của A.Toffler về vai trò của tri thức và công nghệ là nguyên nhân cơ bản tạo ra những thay đổi, với gia tốc nhanh chóng của xã hội tương lai, chính tri thức và khoa học công nghệ định hình xã hội tương lai. Bài viết cũng bàn về mối quan hệ giữa bộ ba quyền lực: bạo lực, của cải và tri thức. Trong đó, bài viết cũng nêu lên quan điểm nổi bật của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc hình thành quyền lực tối cao trong xã hội tương lai. Tri thức trở thành nguồn gốc của quyền lực, quyền lực tri thức có sức mạnh cao nhất, mang tính hiệu quả hơn cả. Tri thức là cội nguồn của quyền lực trong tương lai cũng là cội nguồn của của cải, của sự giàu có và sức mạnh, tri thức là vô tận… Tác giả cũng nhấn mạnh tư tưởng của A.Toffler cho rằng: Thay đổi là một lực cơ bản đang xâm chiếm tương lai của con người, trong đó kiến thức là nhiên liệu cho sự thay đổi, công nghệ là động cơ của sự thay đổi. Tốc độ của sự thay đổi xuất phát từ tri thức và công nghệ tạo ra, cho nên mọi thứ chỉ là mang tính nhất thời, mới lạ và đa dạng. Do đó, A.Toffler cho rằng mỗi cá nhân nói riêng, cả xã hội nói chung phải học cách thích nghi, quản lý các nguồn thay đổi để thích nghi hiệu quả bằng cách không ngừng gia tăng tri thức, đổi mới công nghệ,… Bài viết A.Toffler and the economico - social evolution trên cơ sở phân tích quan điểm của A.Toffler về ba làn sóng văn minh của lịch sử nhân loại, tác giả làm nổi bật tư tưởng của A.Toffler về Làn sóng thứ ba trong lịch sử nhân loại với nền tảng của sự phát triển dựa vào tri thức. Hiện tại, nhân loại đang đối mặt với bước ngoặt mà A.Toffler coi là “bước nhảy lượng tử” trong nền văn minh mới - Làn sóng thứ ba. Những thay đổi trong nền văn minh Làn sóng thứ ba sẽ mở đường hình thành một xã hội mới, nền văn minh trí tuệ. Những hạn chế trong sự phát triển của nền văn minh công nghiệp là nguyên nhân nhất định dẫn đến sự thay đổi trong mô hình phát triển ngày càng dựa vào tri thức. Nếu trong xã hội công nghiệp, công nghệ thống trị trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì trong xã hội tri thức Làn sóng thứ ba con người sẽ là người sáng tạo công nghệ và kiểm soát các hướng phát triển của công nghệ.
  • 16. 12 Bài viết The contribution of A.Toffler to the theoretical and conceptual imaginary of communication [112] nhấn mạnh những đóng góp của A.Toffler về khoa học truyền thông. Để làm rõ những đóng góp của A.Toffler trong lĩnh vực này, tác giả đi sâu nghiên cứu trong ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Cách mạng của sự giầu có. Bàn đến tác phẩm Cú sốc tương lai tác giả đánh giá cao quan điểm của A.Toffler khi cho rằng: để tạo ra những điều kiện thích nghi với tương lai, về nguyên tắc cần trang bị cho mình tri thức, kỹ năng và thái độ nâng cao năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi. Tác giả Guy Halverson trong bài viết Toffler's Powershift Based on Knowledge [121] bàn về quan điểm quyền lực dựa trên tri thức của A.Toffler. Tác giả nhận định: A.Toffler đã phác họa tương lai bằng ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực. Ba tác phẩm cho thấy con người cần được trang bị tri thức và kỹ năng để thích ứng với tốc độ gia tăng nền kinh tế tri thức, đồng thời để kiểm soát và làm chủ sự thay đổi chúng ta cần nắm trong tay quyền lực tri thức. Giải pháp A.Toffler đề xuất là cần thực hiện những cuộc cải cách, đặc biệt là cải cách hệ thống giáo dục. Bàn tới quan điểm của A.Toffler về giáo dục, các bài viết Education Lessons from A.Toffler [116], và Education for a Future of Change: Lessons from the Past- Re-examining Progressive Education [109] đánh giá cao những tư tưởng của A.Toffler về một nền giáo dục trang bị những tri thức, kỹ năng thích nghi cho một tương lai thay đổi, bởi sự tác động mạnh mẽ của tri thức khoa học và công nghệ. Trong đó, bài viết Education Lessons from A.Toffler nhấn mạnh quan điểm của A.Toffler về vai trò của giáo dục. Nếu tương lai sẽ đến sớm như A.Toffler dự báo, điều này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống, công việc và giáo dục. Kiến thức và kỹ năng cho công việc nhất định sẽ thay đổi nhanh chóng dẫn đến sự cần thiết phải học và học lại. Trong bối cảnh như vậy, mỗi cá nhân cần không ngừng học lại thực tiễn và xây dựng một bộ kỹ năng, phát triển năng lực để thích nghi. Bài viết Education for a Future of Change: Lessons from the Past-Re- examining Progressive Education cho thấy, trong một thế giới với tốc độ cạnh tranh cao, sự đổi mới, sáng tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển trong khuynh hướng cạnh tranh của nền kinh tế, thực tế đó đặt ra yêu cầu người lao động cần
  • 17. 13 không ngừng học tập suốt đời, không ngừng đổi mới nhận thức về công nghệ cũng như tránh sự lạc hậu về kiến thức chuyên môn. Đồng thời, người lao động cần có các kỹ năng trong làm việc nhóm, có khả năng sáng tạo ý tưởng mới…A.Toffler cho rằng, cần đổi mới nền giáo dục: việc tiếp thu kiến thức đơn thuần không còn đủ nữa, người học cần phải không ngừng học tập suốt đời, giáo viên là người hướng dẫn và dạy không chỉ là tri thức chuyên môn, mà còn trang bị những kỹ năng học tập, tư duy, tạo ra môi trường học tập khám phá và tạo ra các ý tưởng mới…nâng cao năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi cho người học. Bàn về những giá trị tư tưởng A.Toffler sau khi ông qua đời [115] tác giả đã khẳng định, kết quả của nghiên cứu của A.Toffler trong tác phẩm Cú sốc tương lai trở nên nổi tiếng thế giới. Trong các tác phẩm A.Toffler đã tổng hợp các sự kiện khác nhau từ khắp các khu vực trên thế giới, và kết luận rằng sự tập trung của khoa học, vốn và truyền thông đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, tạo ra một hình thức xã hội hoàn toàn mới mẻ. Sự tiếp nối nghiên cứu tương lai của A.Toffler trong hai cuốn sách thành công tiếp theo là Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực đã tạo ra được sự háo hức trong cộng đồng, ở các trường đại học, trong các doanh nghiệp và các chính phủ quốc gia. Newt Gingrich - cựu Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói rằng "Làn sóng thứ ba" đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của chính ông và là một trong những công trình vĩ đại của thời đại chúng ta [115]. Ở trong nước, bàn về giá trị các tác phẩm của A.Toffler như cánh cửa mở ra một thời đại mới với nền kinh tế tri thức các công trình: Góp phần nhận thức thế giới đương đại [6], Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức [21], Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức [18] và cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức [95]. Các tác giả đã tiếp nhận tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức để xây dựng những quan điểm về nền kinh tế tri thức, phác họa xu hướng vận động của nền kinh tế - xã hội. Trong đó, tác giả cuốn Góp phần nhận thức thế giới đương đại chịu ảnh hưởng tư tưởng của A.Toffler khi phân tích nội dung kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân chủ, sự thay đổi vị trí chức năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã hội trong nền kinh tế tri thức...Tác giả cuốn Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức đã bị chi phối bởi quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức. Trong ấn phẩm này, độc giả nhận thấy xu hướng tri
  • 18. 14 thức hóa rõ nét khi xã hội đang dịch chuyển từ xã hội thông tin sang xã hội tri thức. Tác giả Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm trong cuốn Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức chỉ ra rằng: vào những năm 70 của thế kỷ XX, thế giới đang chuyển mình nhanh chóng với làn sóng mới trong nền kinh tế, làm biến đổi xã hội dẫn đến những cú sốc về tương lai và dẫn đến sự chuyển giao quyền lực cơ bản, yếu tố tạo nên sự chuyển biến nhanh chóng xã hội ấy chính là tri thức. Tất cả bức tranh biến chuyển của xã hội dưới sự tác động to lớn của tri thức đã được A.Toffler bàn đến trong các tác phẩm Cú sốc tương lai, Thăng trầm quyền lực và Làn sóng thứ ba. Tác giả khẳng định: một trong những nhận định trước những biến động to lớn của sản xuất, của xã hội mà nhà tương lai học A.Toffler nêu lên được cả thế giới quan tâm, những nhà lãnh đạo các quốc gia đặc biệt chú ý là luận điểm cho rằng: “Đây không phải là một sự biến động bình thường mà có tính đột biến cách mạng, có ảnh hưởng chưa thể đo lường trước cho toàn nhân loại” [18, tr.238 -329], đó là sự phát triển mạnh mẽ của tri thức, ngày nay tri thức và trí tuệ đã trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất, sự biến đổi cách mạng này có tính tất yếu lịch sử, thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp cổ điển với công cụ sản xuất chủ yếu là máy móc cơ giới. Tác giả cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức đã nhận thức được tương lai đang đến với ngọn triều cường tri thức của Làn sóng thứ ba, tác giả đã đề xuất hành trang giúp mỗi cá nhân, các quốc gia tạo lập “hồ sơ thích nghi” sẵn sàng đón Làn sóng thứ ba. Cuốn sách cho độc giả thấy sức mạnh tri thức trở thành nguồn tài nguyên cuối cùng của nhân loại, phá vỡ giới hạn tăng trưởng của nền kinh tế dựa vào tài nguyên truyền thống. Tri thức trong thế giới đương đại và tương lai đã và đang đặt ra “thách đố” đối với sự phát triển của cá nhân và các dân tộc trên thế giới. Tác giả đã đưa ra quan điểm mỗi cá nhân, tổ chức cần hình thành, rèn luyện và mài sắc các năng lực sau: Năng lực tiếp thu tri thức và xử lý thông tin là nguồn tài nguyên cơ bản của cá nhân; năng lực diễn đạt tư duy và đổi mới là sự gia công và lợi dụng tài nguyên tri thức tự có; năng lực tổ chức, quản lý và giao tiếp là phương tiện sản xuất dựa vào nguồn tài nguyên tri thức của người khác. Việc hình thành, hoàn thiện và phát triển những năng lực ấy giúp con người nâng cao năng lực thích nghi với những thách thức của nền kinh tế tri thức luôn biến đổi. Bàn về nội dung tác phẩm Làn sóng thứ ba các công trình Đọc Làn sóng thứ ba của A.Toffler [2] và Khái lược tương lai học [93] đi sâu nghiên cứu nội dung tư
  • 19. 15 tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong các làn sóng văn minh, sự chuyển tiếp của các nền văn minh trong lịch sử dưới tác động của tri thức. Tác giả Nguyễn Phúc Ân với Đọc Làn sóng thứ ba của A.Toffler đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn sóng thứ hai và thứ ba, đồng thời đánh giá Làn sóng thứ ba của A.Toffler có tính hệ thống, đa dạng, phong phú về thông tin và có sức thuyết phục lớn, một lần nữa khẳng định những giá trị về vai trò của tri thức, của kỹ thuật và của công nghệ thông tin được đề cập đến trong Làn sóng thứ ba. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những đánh giá một cách toàn diện về hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler, đặc biệt là vấn đề vai trò của tri thức trong Làn sóng thứ ba. Cuốn Khái lược tương lai học tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba như là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tương lai học. Cuốn sách chỉ ra cách tiếp cận lịch sử xã hội của A.Toffler với ba làn sóng văn minh. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu tư tưởng của A.Toffler về làn sóng văn minh thứ ba với những đặc trưng của nền kinh tế tri thức và tư tưởng của A.Toffler về nền chính trị của Làn sóng thứ ba dựa trên các nguyên tắc: quyền lực của nhóm thiểu số, nền dân chủ bán trực tiếp và phân chia quyền lực quyết định. Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra mối liên hệ của tác phẩm Làn sóng thứ ba với các tác phẩm Cú sốc tương lai và Thăng trầm quyền lực. Tiếp cận ở khía cạnh chính trị học, cuốn Giáo trình chính trị học đại cương [103] và Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong hình thành hình thái quyền lực mới. Cuốn Giáo trình chính trị học đại cương bàn về tư tưởng chính trị của A.Toffler, tác giả nhấn mạnh quan điểm của A.Toffler về ba con đường cơ bản (bạo lực, của cải và tri thức) với vị trí và thang bậc về phẩm chất là không như nhau. Cuốn sách phân tích về các con đường bạo lực, của cải và tri thức đi đến quyền lực được thể hiện thông qua bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực, chỉ ra mặt mạnh và hạn chế của các con đường. Tác giả đã có những nhận xét đánh giá tư tưởng của A.Toffler trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhận thức những nhân tố hợp lý và những hạn chế trong lập trường giai cấp tư sản của A.Toffler bàn về quyền lực, các hình thái và phẩm chất của quyền lực. Cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler đặc biệt đi sâu nghiên cứu sự hình thành quyền lực tri thức, sự chuyển giao các hình thái
  • 20. 16 quyền lực trong lịch sử cho đến quyền lực tri thức. Tác giả Ông Văn Năm đã làm nổi bật lên vai trò của tri thức trên phương diện chính trị học, cho chúng ta thấy tri thức là quyền lực số một trong tương lai. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra, tư tưởng về quyền lực tri thức của A.Toffler có những giá trị nhất định để chúng ta kế thừa trong sự nghiệp phát triển đất nước. Song, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức cũng có những hạn chế nhất định: A.Toffler tuyệt đối hóa vai trò của tri thức trong sự phát triển của một quốc gia, cũng như phát triển của toàn cầu trong xu thế hợp tác, hội nhập. Hạn chế đó cho thấy A.Toffler muốn vượt ra khỏi, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử nhưng có phần không tưởng. Bàn về nhân cách của con người trong thời đại kinh tế tri thức, cuốn Khuyến tài [23] đề cập tới quan điểm của A.Toffler trong tác phẩm Làn sóng thứ ba với đạo đức tiêu - sản của người lao động. Để đánh giá được đạo đức của người lao động trong Làn sóng thứ ba cần căn cứ vào hiệu quả của công việc, là tinh thần tự học, năng lực sáng tạo và năng lực thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường thực tiễn. Tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của chủ thể tri thức với năng lực tự học tập tri thức, sự thích nghi và sáng tạo của chủ thể tri thức trong nền kinh tế tri thức. Trong tác phẩm này, tác giả muốn gửi thông điệp về tri thức tới độc giả: “Cái nguyên lý làm giàu hiện đại là: có tri thức thì sẽ của cải hữu hình (nhà cửa, đất đai, vàng bạc, đá quý...). Từ nguyên lý đó, mục tiêu của khuyến tài là khuyến khích làm giàu tri thức và tạo nên những “người có tri thức”. TÀI NĂNG SINH THÀNH TỪ TRI THỨC” [23, tr.14]. Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Lịch sử văn minh nhân loại [75]; Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội [47], Nền kinh tế tri thức [58], Thế kỷ 21 thách thức và triển vọng [59],...các công trình này, các tác giả ít nhiều đã bị ảnh hưởng tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Những bài viết bàn đến các quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển xã hội như: Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học A.Toffler [94] và Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] các tác giả có sự đồng tình với quan điểm của
  • 21. 17 A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, công nghệ có tác động quan trọng tới lịch sử phát triển của xã hội. Bài viết Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học A.Toffler của tác giả Trần Xuân Trường, thể hiện sự đồng tình với quan điểm và dự báo của A.Toffler về một số vấn đề khoa học, công nghệ, sự phân công lao động xã hội, những hình thức và quan hệ mới của con người trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tác giả đã phản biện lại một số quan điểm, nhận định về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệ giai cấp, thế giới quan của A.Toffler. Qua bài viết, tác giả đã cho thấy một số giá trị cơ bản trong tư tưởng của A.Toffler về tương lai thế giới, đồng thời cũng chứng minh tính khoa học và tính thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội đã chỉ ra quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển của xã hội là các yếu tố thuộc về tư liệu sản xuất, đặc biệt là yếu tố thuộc về tư liệu sản xuất. So sánh với quan điểm của C.Mác, tác giả đã chỉ rõ: “Quan điểm của về xã hội của C.Mác là duy vật biện chứng, còn quan điểm về xã hội của A.Toffler là duy vật siêu hình” [62, tr.39]. Tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba, các bài viết Sẵn sàng đón Làn sóng thứ ba [101] và Con người và văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng văn minh [118] đã phác họa những luận điểm cơ bản của A.Toffler về các làn sóng văn minh trong lịch sử nhân loại. Tác giả Thu Trà trong bài viết Sẵn sàng đón Làn sóng thứ ba đã phác họa bức tranh Làn sóng thứ ba với những thách thức, thời cơ của một nền văn minh mới và khẳng định: trong những điều kiện mới của những sự thay đổi, phát triển vượt bậc của công nghệ, thông tin và kinh tế tri thức cần nhận thức và sẵn sàng đón nhận những làn sóng mới này. Bài viết Con người và văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng văn minh của tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba với hình ảnh ẩn dụ là các đợt sóng văn minh, tác giả bàn đến sự biến đổi của tâm lý hay sự thay đổi về văn hóa xã hội trong các làn sóng văn minh là do sự biến đổi cơ sở kinh tế. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến sự tác động của các đợt sóng văn minh đến con người và văn hóa. Đợt sóng thứ ba dưới sự tác động của tri thức khoa học, công nghệ làm thay đổi cả hoạt động sản xuất vật chất của xã hội, hình thành nền kinh tế tri thức đã tạo ra sự thay đổi mang tính tất yếu trong toàn bộ hoạt động của cuộc sống từ cấu trúc của
  • 22. 18 gia đình, quá trình nuôi dạy trẻ em, mạng lưới xã hội, cộng đồng...tới toàn bộ hệ thống sở hữu cũng như quyền lực trong xã hội. Trong luận án Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học và vấn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay [44] tác giả Lê Thị Huyền đánh giá cao những quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức: A.Toffler còn chỉ ra vai trò của tri thức trong việc mang lại cho con người một thứ quyền lực văn minh, ngoài quyền lực tiền bạc và của cải - quyền lực tri thức, là thứ quyền lực sẽ thuộc về số đông, vì lợi ích chung của toàn xã hội, chứ không còn là quyền lực của một nhóm ít người nào đó. Đây cũng là một trong những khía cạnh tốt đẹp của kinh tế tri thức [44, tr.145] Trong đề tài khoa học Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức [5] nhóm tác giả đã khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của A.Toffler về vai trò của tri thức: “Cách đây hơn 20 năm, A.Toffler, nhà tương lai học người Mĩ đã đi đến kết luận, mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là “đẻ ra trí tuệ” và do vậy, “tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”, càng khai thác càng trở nên giàu có” [5, tr.24]. Nhìn chung vấn đề vai trò của tri thức trong tư tưởng của A.Toffler đã được nhiều học giả trong và ngoài nước tiếp cận trên các góc độ, các lĩnh vực khác nhau. Các tác giả đã thấu triệt tư tưởng A.Toffler đề cao vai trò to lớn của tri thức khoa học và chỉ ra trong mọi thời đại sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào nguồn vốn tri thức trở thành lợi thế cho các quốc gia tăng sự phát triển và vị thế trên vũ đài chính trị thế giới. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay Công trình ở nước ngoài, cuốn Thời đại kinh tế tri thức [96] tác giả Tần Ngôn Trước bàn đến những tác động quan trọng về vai trò của tri thức đối với sự hình thành phương thức sản xuất mới của lịch sử nhân loại, chỉ ra vai trò quan trọng của tri thức trở thành nguồn tài nguyên số một trong kỷ nguyên mới; tri thức trở thành
  • 23. 19 nhân tố quyết định quá trình sản xuất của cải vật chất và sự tiến bộ của các quốc gia. Kế thừa tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, tác giả Tần Ngôn Trước đã chỉ ra ý nghĩa quan trọng tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với sự hình thành quyền lực mới: Thời đại ngày nay, quy định quyền lực và quy tắc trò chơi mang tính chất của cải trên thế giới đã thay đổi. Quyền lực không còn lấy tiêu chí truyền thống như quyền uy của một văn phòng nào đó hoặc của một tổ chức nào đó làm cơ sở, hàm nghĩa của cải đang chuyển dịch khỏi các loại hình hữu hình như vàng, tiền và đất đai. Một cơ sở của cải và quyền lợi vô hình linh hoạt hơn vàng, tiền và đất đai đang hình thành, cơ sở mới này lấy tư tưởng, kỹ thuật và thông tin chiếm ưu thế làm tiêu chí [96, tr.94]. Dẫn lại ý của A.Toffler về tác động của tri thức tới sự hình thành phương thức sản xuất mới và tác động đến xu hướng biến đổi quan hệ quyền lực, ông viết: “Sự phát triển của kinh tế tri thức là một sức mạnh mới có tính chất bùng nổ, nó thôi thúc những nước có nền kinh tế tiên tiến tiến hành cạnh tranh gay gắt có tính chất toàn cầu buộc nhiều nước đang phát triển vứt bỏ chiến lược truyền thống của họ. Hiện nó đang đẩy tới sự thay đổi sâu sắc quan hệ quyền lực ở lĩnh vực cá nhân và công cộng” [96, tr.16]. Trong phạm vi nghiên cứu cuốn sách chỉ ra những ý nghĩa cơ bản về vai trò tri thức, thông tin đối với sự biến đổi quyền lực nói chung. Cuốn Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI [86] tác giả Ngô Quý Tùng đã đi sâu bàn về kinh tế tri thức, ông cho rằng nguồn gốc của kinh tế tri thức được dự báo bởi các nhà tương lai học, đặc biệt là trong các tác phẩm của A.Toffler. Ông đã chỉ ra những ý nghĩa quan trọng trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với việc hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức - một xu hướng tất yếu của nền kinh tế của tương lai nhân loại. Cách định nghĩa “kinh tế tri thức” về mặt nội dung trong tác phẩm của ông có sự tương đồng với các hiểu của A.Toffler về văn minh của Làn sóng thứ ba “Thực tế khái niệm “Kinh tế tri thức” là khái niệm mới về một loại hình kinh tế mới khác với loại hình kinh tế trước đây. Loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên
  • 24. 20 thiên nhiên thiếu và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. “Kinh tế tri thức” lấy công nghệ kỹ thuật cao làm lực lượng sản xuất thứ nhất, lấy trí lực làm chỗ dựa chủ yếu” [86, tr.15-16]. Các công trình ở trong nước, tác giả Ông Văn Năm với cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] trên cơ sở tiếp cận tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức, công trình chỉ ra những ý nghĩa đối với phát triển nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Cụ thể trong chương 3, tác giả đã phân tích ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức và đề xuất những nguyên tắc cơ bản gợi mở phát huy nguồn lực trí tuệ, chấn hưng đất nước, phục vụ cho xu hướng xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Tác giả Ông Văn Năm đã có sự khảo cứu, đánh giá và chỉ ra những giá trị quan trọng trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức và thông tin trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết tiếp cận thiên về chính trị học nên vấn đề đánh giá ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực Việt Nam hiện nay còn chưa được đi sâu nghiên cứu. Cuốn Khái lược tương lai học [93] của các tác giả Lê Thị Tuyết và Dương Quốc Dân khẳng định những ý nghĩa quan trọng tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với sự phát triển của nền văn minh mới của lịch sử nhân loại, và tri thức trở thành động lực cốt yếu của sự phát triển. Các tác giả viết: “việc phác thảo nội dung của Làn sóng thứ ba đã nhấn mạnh vai trò của tri thức; tri thức trở thành tọa độ của sự phát triển trong nền văn minh trí tuệ này” [93, tr.147]. Tác phẩm Làn sóng thứ ba, thể hiện cách nhìn của A.Toffler về triển vọng và xu thế phát triển của các quốc gia với chiến lược dựa vào tài nguyên tri thức. Đóng góp của tri thức, theo A.Toffler đang trở thành then chốt trong nền kinh tế, và những nước nào nhận thức nhanh chóng điều đó sẽ sáng tạo nên thứ tài nguyên vô giá là tri thức. Tác giả Thế Trường với cuốn Hành trang kinh tế tri thức [95] đánh giá cao tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, tác giả cho rằng: những tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đã đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành nền kinh tế tri thức “Khi nói đến những ý tưởng xem như là cột mốc trên bước đường tiến tới nền kinh tế tri thức, mọi người đều nhắc tới Paul Romer và A.Toffler” [95, tr.60].
  • 25. 21 Có thể thấy, tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức có những ảnh hưởng quan trọng tới các luận điểm của Thế Trường bàn về kinh tế tri thức - xu hướng tất yếu của nhân loại trong thế kỷ XXI. Khẳng định những giá trị quan trọng của A.Toffler về vai trò tri thức: Tri thức sẽ thay thế vốn đầu tư. Tri thức, ngoài việc thay thế vật chất, giao thông vận tải, và nguồn năng lượng, còn có thể tiết kiệm thời gian. Đứng về mặt lý luận, tri thức khai thác không bao giờ cạn, trở thành vật thay thế cuối cùng, trở thành nguồn tài nguyên của công nghệ. Tri thức là nhân tố then chốt của sự tăng trưởng kinh tế thế kỷ XXI [dẫn theo 95, tr.40]. Tác giả Thế Trường đã khẳng định vai trò của trí lực mang tính quyết định tạo nên bước chuyển lịch sử cho sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, kinh tế trí lực đồng nhất với kinh tế tri thức “giá trị của tri thức có thể xem đó là bộ phận tạo thành kinh tế tri thức. Trên thực tế hạt nhân của kinh tế tri thức là hoạt động trí tuệ của con người. Qua đó, cho ta thấy rằng, cũng có thể xem kinh tế tri thức là kinh tế trí lực. Vì vậy, kinh tế trí lực thống nhất với kinh tế tri thức” [95, tr.41]. Trong bài báo khoa học, tác giả Phí Mạnh Hồng với bài viết Thời đại kinh tế tri thức - cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển [43], bàn luận về cách tiếp cận kinh tế tri thức với những thời cơ và thách thức cho các nước đang phát triển nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Những nguyên lý vận hành của nền kinh tế mới dựa trên tri thức sẽ mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội quan trọng: Các nước này có thể tìm kiếm các nguồn lực cho sự phát triển của mình, không phải chỉ từ những thứ mà những nước này đang có, mà là những cái đang hiện hữu trong cả nền kinh tế thế giới. Chúng có thể lấy không gian kinh tế toàn cầu làm không gian phân bổ nguồn lực và thực hiện sự phát triển...các nước nghèo không phải vật lộn với quá trình tự tìm ra tất cả các tri thức để vận dụng cho quá trình sản xuất và các tổ chức đời sống của mình. Chúng ta có một kho tri thức khổng lồ (trong đó có cả tri thức về công nghệ quản lý) của nhân loại có thể tiếp nhận và làm bàn đạp cho sự phát triển. Thời cơ mà kinh tế tri thức toàn cầu đã mang lại cho các nước đang phát triển là hết sức to lớn khác hẳn với các thời kỳ trước. Sự phân tích trên của tác giả về những thời cơ to lớn của các nước đang
  • 26. 22 phát triển trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức như là sự cụ thể hóa, minh chứng rõ ràng cho những luận điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Tác giả viết: “Trong cuốn Làn sóng thứ ba (The Third wave), A.Toffler cho rằng: “Làn sóng thứ ba (tức làn sóng kinh tế mới hay như thuật ngữ mà chúng ta đang nói đến kinh tế tri thức - tác giả) sẽ cung cấp cho các nước nghèo nhất cũng như các nước giàu nhất những cơ hội hoàn toàn mới” [43, tr.13]. Trong những nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh những thời cơ và thách thức quan trọng để các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nắm lấy cơ hội phát triển và hội nhập nền kinh tế tri thức toàn cầu. Song bàn về vai trò của tri thức đối với trí lực cũng như nghiên cứu ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức đối với trí lực chưa được tác giả đi sâu nghiên cứu. Qua khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, cho thấy việc nghiên cứu những giá trị tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức và rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam chưa được các tác giả trực tiếp nghiên cứu. 1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, LÀM SÁNG TỎ THÊM 1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Qua tổng quan nguồn tài liệu, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên đây là cơ sở lý luận để luận án có thể tham khảo, kế thừa thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án Thứ nhất, các công trình đã có sự nghiên cứu chỉ ra một số điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng A.Toffler nói chung. Tuy nhiên, do phạm vi và mục đích nghiên cứu nên các công trình chưa có sự hệ thống hóa và đánh giá những điều kiện, tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. Thứ hai, các công trình tổng quan trên đã làm sáng tỏ một số khía cạnh về vai trò của tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler, cung cấp tài liệu tham khảo cho tác giả luận án khai thác các giá trị tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức mang tính hệ thống hơn.
  • 27. 23 Thứ ba, bàn về tư tưởng A.Toffler và vai trò tri thức đối phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay, các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khắc họa vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế nói chung, phân tích tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức trong khoa học, kỹ thuật, vai trò của công nghệ thông tin, chưa có một công trình nào trực tiếp bàn đến ý nghĩa tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam một cách có hệ thống. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm Một là, tác giả luận án cần hệ thống hóa cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. Luận án cần đi sâu phân tích, đánh giá những tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa - giáo dục và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX để thấy được bức tranh hiện thực khơi nguồn những tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức. Tác giả luận án cần có sự khảo nghiệm, đánh giá và chỉ ra những điều kiện, tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức. Hai là, luận án cần nghiên cứu có hệ thống và làm rõ hơn nữa tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức ở các khía cạnh: 1. Vai trò của tri thức đối với việc hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; 2. Vai trò của tri thức đối với phương thức sản xuất (Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; 3. Vai trò của tri thức đối với sự biến đổi quyền lực chính trị). Đồng thời, luận án cần đánh giá thực chất giá trị và hạn chế tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên tinh thần khách quan, khoa học, gạn đục khơi trong thấy được những giá trị cốt lõi trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong thời đại ngày nay. Ba là, luận án cần nghiên cứu và chỉ ra những ý nghĩa hiện thời trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay, nhằm phát triển nguồn nhân lực có sự biến đổi quan trọng về “chất” đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế toàn cầu hóa, để tạo ra sức mạnh nội lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới.
  • 28. 24 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm của đề tài luận án có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, bởi trong quá trình nghiên cứu tổng quan tác giả luận án nhận thấy khoảng trống trong nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay, chưa được các tác giả, nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã khẳng định vai trò to lớn của tri thức khoa học và những thành tựu quan trọng của trí lực con người trong xu thế phát triển của nhân loại. Tri thức trở thành nguồn tài nguyên đem đến cho các nước đang phát triển những cơ hội để rút ngắn khoảng cách phát triển cùng nhịp với sự phát triển của các nước lớn trên thế giới. Kinh tế tri thức như một quy luật, là làn sóng khách quan sẽ cuốn theo các nước và phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu. Vì thế, thông qua việc nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa nội dung tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, đánh giá những giá trị tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trên tinh thần khách quan khoa học, gạn đục khơi trong và rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.
  • 29. 25 Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC 2.1. CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC 2.1.1. Điều kiện hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức 2.1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX * Điều kiện kinh tế Từ những năm 70 thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến những tác động to lớn của khoa học kỹ thuật tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra bước phát triển mang tính chất đột phá trong sản xuất vật chất, cũng như sự phát triển của lịch sử xã hội, biến khoa học thành nền công nghiệp tri thức, đưa lực lượng sản xuất tới một trình độ cao hơn mở ra thời đại kinh tế tri thức. Cố thủ tướng Anh - Winston Churchill đã khẳng định: “Đế quốc tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức”. Kinh tế nước Mĩ, những năm 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ XX phát triển nhanh, tỷ lệ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp những năm 50 là 4,5%/năm, những năm 60 là 5%/năm. Nếu so với năm 1950, sản xuất công nghiệp của Mĩ năm 1970 tăng 1,24 lần [9, tr.243]. Các ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép, xe hơi và xây dựng được coi là ba trụ cột của kinh tế Mĩ. Các ngành công nghiệp mới, như: khai thác khí đốt, dầu mỏ, công nghiệp hóa học, điện tử, hàng không, khám phá vũ trụ, năng lượng nguyên tử, diễn ra mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu lớn. Những sản phẩm được sản xuất bằng vật liệu mới như: sản phẩm nhựa, cao su tổng hợp, sợi tổng hợp cùng với ngành sản xuất bột giặt, dược phẩm... xuất hiện ngày càng nhiều. Công nghiệp điện tử đạt được những thành tựu nổi bật nhất: năm 1946, mới có 17.000 máy thu hình, ba năm sau đó, người tiêu dùng đã mua 250.000 chiếc trong một tháng và cho đến năm 1960, ba phần tư hộ gia đình đã có ít nhất một máy thu hình. Năm 1971, trong các hộ gia đình ở Mĩ có tới 63 triệu chiếc máy thu hình đen - trắng và 27 triệu máy thu hình màu, bình quân cứ hai gia đình có 3 máy thu hình.
  • 30. 26 Năm 1954, cả nước có 200 máy tính điện tử, đến năm 1970 con số này tăng lên khoảng 100.000 máy. Ngành nông nghiệp Mĩ phát triển và phồn vinh năng suất lại không ngừng tăng lên do được đầu tư kỹ thuật và hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Mậu dịch đối ngoại và xuất khẩu tư bản ra nước ngoài của Mĩ tăng nhanh: từ năm 1946 đến năm 1950, bình quân kim ngạch xuất khẩu của Mĩ là 11,829 tỷ USD nhập khẩu là 6,659 tỷ USD. Sau chiến tranh, Mĩ đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới: từ năm 1960 đến năm 1970, các nhà đầu tư Mĩ đã thu về số lợi nhuận khổng lồ 62,3 tỷ USD, từ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong thời kỳ này, công cuộc khám phá vũ trụ được đẩy mạnh, đã có những thành tựu quan trọng vượt cả Liên Xô và đạt tới đỉnh cao bằng sự kiện nhà du hành người Mĩ đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7/1969 với con tàu Apollo - 11. Trong khoảng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh và thuận chiều. Nguyên nhân sự phát triển nhanh của nền kinh tế Mĩ là do: nước Mĩ phong phú tài nguyên thiên nhiên, có khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và sáng tạo. Hơn nữa, trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mĩ không phải chịu những tổn thất nặng nề. Nguyên nhân cơ bản để nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ là do áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (giai đoạn 1 - cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, từ những năm 40 của thế kỷ XX). Việc áp dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật đã cho phép Mĩ điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu suất của nền kinh tế. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày càng nóng của nền kinh tế, Mĩ cũng gặp phải thách thức về nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực. Bởi tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, mặc dù Mĩ cũng là một trong những nước “trời phú” về tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, giai đoạn này nước Mĩ đứng trước những tác động bởi ô nhiễm môi trường. Trong tác phẩm Cú sốc tương lai, A.Toffler cho rằng chúng ta đã áp dụng nền công nghiệp một cách ngu xuẩn và ích kỷ. Trong sự vội vàng của chúng ta nhằm khai thác công nghiệp để có lợi nhuận kinh tế ngay tức khắc, chúng ta đã biến môi trường của chúng ta thành cái mồi lửa vật lý và xã hội. Do vậy:
  • 31. 27 Sức mạnh công nghiệp của chúng ta tăng lên, nhưng những hiệu quả phụ và những mối nguy hiểm tiềm tàng cũng gia tăng. Chúng ta có khả năng làm ô nhiễm đại dương; làm đại dương nóng lên, tiêu diệt vô số sinh vật biển và có thể làm chảy các khối nước đá ở hai cực. Trên mặt đất, chúng ta tập trung dân số đông đúc trong những hòn đảo công nghiệp - thành phố đến nỗi sử dụng hết oxy nhanh hơn là nó được thay thế. Thông qua sự phá vỡ sinh thái học tự nhiên, chúng ta hầu như đang tiêu diệt hành tinh này như là một nơi ở thích hợp cho nhân loại [87, tr.286]. Mặt khác, từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Mĩ cũng luôn luôn phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ Tây Âu, Nhật Bản, thậm chí các nền công nghiệp mới (NICs), khiến nền kinh tế Mĩ tuy vẫn đứng đầu thế giới nhưng vị trí và tỷ trọng trong nền kinh tế thế giới ngày càng giảm sút. Đặc biệt là sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản, “Sự vùng dậy của Nhật và châu Âu đã trở thành đối thủ của nước Mĩ, dẫn đến sự cạnh tranh kịch liệt, tranh giành quyền lực thống trị trong thế kỷ XXI, tạo nên sự chuyển biến quyền lực lần thứ ba” [90, tr.429]. Sự phát triển như vũ bão trong nền kinh tế đã đẩy Nhật Bản vào cuộc cạnh tranh không thể tránh khỏi với đất nước Mĩ. Với những biến động quan trọng của nền kinh tế nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX, A.Toffler đã viết các tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực và ngầm đưa ra một triết lý phát triển, hướng tới phát triển nền kinh tế bền vững trong nền siêu công nghiệp của Làn sóng thứ ba với tài nguyên số một là tri thức, khoa học - công nghệ. * Điều kiện chính trị Nền chính trị nước Mĩ là điển hình cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước với chế độ hai Đảng: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhau nắm chính quyền. Nhìn bề ngoài, dường như hai Đảng này độc lập, đối lập nhau, nhưng bản chất nó là cánh tay của chính quyền bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản đương thời. Chế độ chính trị của Mĩ là chế độ Tổng thống được giao quyền hành trực tiếp và rất lớn: Tổng thống nắm trong tay quyền hành pháp và quân sự. Từ năm 1945 đến nay, các Tổng thống đại diện cho hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau nắm chính quyền ở Mĩ. Quân đội và cảnh sát là hai lực lượng được Mĩ chú
  • 32. 28 trọng đầu tư và xây dựng trở thành công cụ bảo vệ nền chính trị của đất nước. Tất cả các Đảng phái, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật trong phạm vi nền dân chủ nước Mĩ. Với tiềm lực về kinh tế và sức mạnh về quân sự giới cầm quyền Mĩ luôn theo đuổi chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ toàn cầu. Trong bài diễn văn tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947), Tổng thống Mĩ Truman công khai sứ mệnh của đất nước Mĩ “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do, chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” [9, tr.262]. Tổng thống Truman chính thức đề ra chiến lược toàn cầu mở đầu thời kỳ bành trướng vươn lên thống trị toàn thế giới của Mĩ. Sau 50 năm, Tổng thống B.Clinton, khẳng định “Sự lãnh đạo của Mĩ trên thế giới chưa bao giờ quan trọng hơn thế này” [9, tr.262]. Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết và các chiến lược như: học thuyết Truman và chính sách “ngăn chặn” thời kỳ 1945-1952. Với chiến lược này Mĩ công khai sứ mệnh là lãnh đạo thế giới chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Chính quyền Mĩ đã xúc tiến lập nên các liên minh quân sự nhằm bao vây phe chủ nghĩa xã hội; ra sức chạy đua vũ trang; viện trợ kinh tế, quân sự cho các nước đồng minh nhằm khống chế làm lệ thuộc và nô dịch các nước này. Dưới thời Tổng thống Eisenhower chiến lược “trả đũa ồ ạt” giai đoạn 1953- 1960. Thời tổng thống Kennedy và Johnson với chiến lược “phản ứng linh hoạt” và chính sách đối ngọai “vì hòa bình” giai đoạn 1961-1968. Chiến lược “phản ứng linh hoạt” với 3 loại chiến tranh là: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực. Chiến lược này được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam, với hình thức chiến tranh đặc biệt, sau đó là chiến tranh cục bộ nhưng đều thất bại. Tổng thống Nixon, Ford và Cater với chiến lược “răn đe thực tế” giai đoạn 1969 -1980. Chiến lược này được Nixon thực hiện thí điểm dưới hình thức Việt Nam hóa chiến tranh, song đã thất bại nặng nề tại Việt Nam. Thời Tổng thống Reagan với chiến lược “Đối đầu trực tiếp” giai đoạn 1981 - 1988, đến Tổng thống G.Bush với chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” giai đoạn 1989 - 1992… Mặc dù, các chiến lược khác nhau song đều nhằm mục đích: ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản (các nước phe Xã hội chủ nghĩa), đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế, phong trào cộng sản và
  • 33. 29 phong trào hòa bình, dân chủ trên thế giới, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh theo đường lối, chính sách, sự chỉ đạo của nước Mĩ. Để thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới nước Mĩ đã dựa vào sức mạnh quân sự to lớn của mình. Tính đến nửa cuối những năm 90, thế kỷ XX Mĩ có lực lượng quân đội lớn mạnh với 2.674 ngàn người, 1000 căn cứ quân sự lớn nhỏ ở nước ngoài, trong đó châu Âu có khoảng 100 ngàn quân còn ở châu Á có hàng chục ngàn quân đóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc [9, tr.263]. Trong chiến lược toàn cầu với giấc mơ lãnh đạo thế giới Mĩ đã tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược gây ra những cuộc bạo loạn lật đổ, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 -1975) cũng nằm trong chiến lược đó, tổ chức đảo chính xây dựng nên các chính quyền thân Mĩ ở các châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh. Mĩ cũng chính là thủ phạm của cuộc chiến tranh lạnh tạo nên tình hình căng thẳng của thế giới sau khi thế chiến thứ hai kết thúc. Mĩ dựa vào sức mạnh quân sự hùng hậu và còn sử dụng sức mạnh kinh tế với chính sách “ngoại giao đôla”, dùng “viện trợ” bằng kinh tế và chiến lược “diễn biến hòa bình” để lôi kéo, khống chế, can thiệp, chi phối và lật đổ đối với các nước. Trong chiến lược toàn cầu, Mĩ cũng đã đạt được những kết quả với mưu đồ của mình. Song Mĩ cũng đã gặp phải những thất bại quan trọng: những thập kỷ 40, 50, 60 và 70 thế kỷ XX hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở châu Á và Mĩ Latinh. Mĩ không còn khống chế được các nước đồng minh như những năm 40, 50, 60 của thế kỷ XX nữa. Hơn nữa, Tây Âu và Nhật Bản đang trở thành những người khổng lồ trong kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra thế cạnh tranh với Mĩ về tất cả các mặt. Tuy nhiên, với thực lực về kinh tế và sức mạnh quân sự Mĩ đã chưa thực hiện được giấc mơ về vai trò lãnh đạo thế giới đương đại. Những kết quả của chiến lược toàn cầu cho thấy, việc tạo ra một trật tự thế giới mới, một địa chính trị mới mà ở đó Mĩ là cường quốc số một giữ vai trò lãnh đạo với một vị thế nước Mĩ là trên hết bằng nòng súng và đôla không còn là thượng sách. Thứ quyền lực mà Mĩ đang sử dụng dựa vào sức mạnh quân sự và đôla hiện không mang lại những sức mạnh khuất phục trong thế giới đương đại. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã và đang tạo ra những sức mạnh cạnh tranh về kinh tế cũng như quân sự đối với Mĩ. Trong tác phẩm Thăng trầm
  • 34. 30 quyền lực, A.Toffler viết: Không kể các quốc gia khuếch trương sức mạnh quân sự ra sao nhưng nếu Nhật ngừng bán ra các loại bán dẫn cao cấp thì những chiến lược quân sự của Mĩ không thể thực hiện được. Và như thế, nếu Nhật chỉ bán cho Liên Xô loại hình cao cấp này mà ngưng cung cấp cho Mĩ thì cán cân quân lực sẽ chênh lệch ngay…điều đó, chứng minh quyền lực của tri thức đã mở rộng quyền lực của bạo lực “Cường điệu bạo lực có thể ỷ lại vào tri thức ngày càng tăng, đó là phản ánh chân thực, sự biến đổi mang tính lịch sử quyền lực ngày nay” [90, tr.475]. Còn trên bàn cờ quyền lực kinh tế Mĩ cũng đang tồn tại thế đa cực với các cường quốc kinh tế mới phát triển như Tây Âu và Nhật Bản. Vấn đề quyền lực của các nhà nước trong thế giới đương đại của thế kỷ XXI, ngày càng có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của một nhà nước hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Đặc biệt, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (giai đoạn 2 của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba), nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới - văn minh của trí tuệ với sức mạnh của tri thức, năng lực sáng tạo của trí tuệ kéo theo địa chính trị thế giới cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Như vậy, khuynh hướng tất yếu cho thấy: Mĩ không thể đạt được tất cả các mục tiêu với giấc mơ nước Mĩ bá chủ toàn cầu, nước Mĩ trên hết nếu chỉ dựa vào thứ quyền lực truyền thống của bạo lực và đôla. Trong những năm gần đây, nhiều chính khách đã bàn về tương lai quyền lực, phân tích các khía cạnh khác nhau trong quá trình biến đổi của quyền lực trong thế kỷ XXI và sự thay đổi ấy có ý nghĩa như thế nào các chiến lược thành công của Mĩ cũng như các quốc gia khác; điều gì sẽ xảy ra đối với quyền lực của Mĩ hay Trung Quốc cũng như các chủ thể phi nhà nước trong thời đại điện tử. Các tác giả cho rằng: Mĩ cần có sự thay đổi trong chiến lược sử dụng quyền lực: “Nước Mĩ cần phát triển một chiến lược về quyền lực thông minh, trong sự hợp tác chân thành với các quốc gia khác, chứ không thể cứ ỷ thế vào quyền lực cứng như sức mạnh kinh tế quân sự, để mặc sức tung hoành áp đảo trên trường quốc tế như vẫn áp dụng từ xưa đến nay được nữa” [51, tr.6]. Hình thức quyền lực mà đất nước Mĩ cần nắm lấy trong thế kỷ XXI để vẫn giữ được ảnh hưởng tốt đẹp nơi cộng đồng thế giới trong thời đại ngày nay, là quyền lực mềm, là quyền lực thông minh. Trong các tác phẩm bàn về tương lai, A.Toffler cho rằng hình thức quyền lực của tương lai là quyền lực của tri thức.
  • 35. 31 * Điều kiện văn hóa - giáo dục Với đặc điểm là một nước với 99% dân số Mĩ là người nhập cư, văn hóa Mĩ là sự “thích nghi với sự vận động của một dân tộc đang phát triển trong không gian” [20, tr.63] - một nền văn hóa năng động có tính thích nghi cao với con người Mĩ giàu nghị lực và đầy ý chí. Đây là một đặc điểm quan trọng của chủ thể xã hội được A.Toffler phản ánh rất rõ nét trong tác phẩm Cú sốc tương lai. Với đặc điểm là đất nước nhập cư, dân cư Mĩ phát triển nhanh chóng và đa dạng có đủ người da trắng và người da màu, người bản xứ, người châu Âu, người châu Á, châu Phi...Điều đó dẫn đến sự xác lập tính cách Mĩ, lối sống Mĩ và chủ nghĩa cá nhân năng động gắn với tinh thần thực dụng rất Mĩ. Họ đến với nước Mĩ với hai bàn tay trắng, tài sản họ có chính là ý thức tự lực, tự cường, tự mình làm mọi việc có khả năng thích nghi rất cao với mọi sự thay đổi. Đến từ mọi phương trời người Mĩ phải tập hợp lại với nhau, dựa vào nhau, chụm vào nhau mới tồn tại ở nơi xa lạ nhưng lại phải cạnh tranh nhau mới vươn lên và khẳng định mình được. Tiến trình văn hóa nước Mĩ cho thấy sự ra đời của dân tộc Mĩ và nước Mĩ là một phản ứng với áp bức bóc lột của cường quyền và bạo lực từ châu Âu già cỗi, từ chế độ phong kiến quý tộc lỗi thời, từ tôn giáo khắt khe của thời Trung cổ châu Âu. Sự phản kháng của những thế hệ tiếp theo xa lìa quê hương bản quán đi tìm đất nước mới của những con người giàu nghị lực, giàu quyết tâm, có chút phiêu lưu, mạo hiểm hun đúc rèn luyện và tạo nên tính cách năng động, chủ nghĩa cá nhân của người Mĩ. Họ lao vào cuộc sống ở một miền đất mới cách xa mọi ràng buộc và cội rễ của các quan hệ truyền thống cả trong thời gian và không gian, cho nên mỗi cá nhân phải tự mình khẳng định mình, phải độc lập và tự làm nên. Lịch sử nước Mĩ không có các giai đoạn phát triển: thời tiền sử với đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, với lịch sử của thời Trung cổ, Phục hưng như các quốc gia khác. Nước Mĩ chỉ có thời bão táp và cách mạng nhưng chỉ là mặt văn hóa của thế kỷ XVII. “Vì vậy họ không có điều gì để mà quan tâm đến lịch sử. Họ chỉ có hiện tại và ào ạt tiến lên bằng sự năng động của dân tộc và từng cá thể tạo nên” [19, tr.50]. A.Toffler đặt tên một tác phẩm của ông là Cú sốc tương lai, đó cũng chính là sự phản ánh trung thực lịch sử nước Mĩ. Lịch sử nước Mĩ được đặt ngay vào thế giới hiện đại, thế giới thay đổi chóng mặt, thế giới của khoa học và công nghệ, của
  • 36. 32 kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với đặc điểm là một đất nước nhập cư, những con người từ khắp các phương trời đem theo các nền văn hóa khác nhau tụ về dưới một bầu trời trên một vùng đất là một “tân thế giới”, cho nên tất yếu không tránh khỏi tâm lý hẫng hụt giống như một cú sốc. Bởi đột nhiên họ được đặt vào một không gian văn hóa khác lạ với vốn văn hóa của họ. Nếu mỗi cá nhân không có sự tiếp biến và tinh thần khoan dung văn hóa, năng động tạo ra khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi này thì không thể tồn tại dưới bầu trời của đất nước Mĩ. Lịch sử đó đã chứng minh tính năng động và khả năng thích nghi cao của con người trên đất nước Mĩ, với sự tiếp biến và khoan dung văn hóa đã tạo nên sự giàu có của văn hóa đất nước Mĩ ngày nay. Để đáp ứng tâm lý hẫng hụt ấy, người Mĩ cũng có lúc, có người muốn tỏ ra có đầy đủ mọi thứ của văn hóa. Họ cố tạo ra lịch sử nhưng họ đã thất bại từ đó họ quyết tâm vươn tới tương lai. Đó là lý do vì sao nói đến tương lai với sách báo, phim ảnh viễn tưởng là sản phẩm chủ yếu của văn hóa Mĩ, đã có những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng ăn khách và đoạt nhiều giải Oscar. Điều này cũng lý giải sự ra đời các tác phẩm về tương lai học của A.Toffler cũng là sản phẩm mang tính tất yếu khách quan của nền văn hóa Mĩ. Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn đã tạo ra những nét đặc thù trong văn hóa Mĩ với tâm lý di chuyển liên tục: “Hàng năm có đến 18% dân Mĩ chuyển nhà và 25% dân Mĩ chuyển đến các bang khác sinh sống” [19, tr.47]. Họ di chuyển chỗ ở tìm cơ hội (sống, giáo dục, làm giàu…), họ thay đổi công việc rất nhiều lần “Mỗi người dân Mĩ ít nhất 3 lần chuyển đổi nghề nghiệp trong đời. Có người chuyển nghề đến 9-10 lần [19, tr.51-52]. Ngoài một số người có chuyên môn nghề nghiệp cao, ổn định ở thành phố lớn hàng năm có hàng chục triệu người dân Mĩ đi ra nước ngoài. Cho nên “không phải thế kỷ trước mà ngay bây giờ cái ô tô tải có rơ - mooc vẫn là nơi trú ngụ quen thuộc của gia đình Mĩ [19, tr.52]. Hình ảnh ngôi nhà di động - những chiếc ô tô tải chứa cả gia đình đi dọc ngang nước Mĩ từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc và rất đẹp trong phim ảnh và văn học Mĩ, cũng như trong các tác phẩm của A.Toffler. A.Toffler lý giải về sự di động của dân cư Mĩ nảy sinh từ việc nền sản xuất tự động hóa, cách sống của người Mĩ là cách sống mới của xã hội siêu công nghiệp “cách sống của tương lai” [87, tr.61].
  • 37. 33 Văn hóa Mĩ gắn với chủ nghĩa thực dụng, bởi người nhập cư đến Mĩ tuyệt đại đa số là bắt buộc trốn chạy khỏi quê hương cho nên chẳng mấy ai quyến luyến quá khứ và lịch sử ngàn đời của quê cha đất tổ. Họ phải đối mặt với gian khổ, thách thức của miền đất mới hoang sơ, họ không có thời gian để nhớ quá khứ. Do đó, họ bị buộc phải chấp nhận với hiện tại và nghĩ đến tương lai. Với chủ nghĩa thực dụng họ cũng chỉ cần nghĩ đến tương lai gần. Bởi xét cho cùng, tương lai là cái gì mông lung hư ảo không phải là thực tế thì nghĩ đến nó làm gì. Bởi vậy, người Mĩ đặt mục tiêu hoạt động của mình trong tinh thần của chủ nghĩa thực dụng. Nửa cuối thế kỷ XX, trên thế giới có sự vận động và thay đổi lớn lao, nhanh chóng trên cả các mặt của đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế khoa học kỹ thuật và xã hội. Trong bối cảnh đó, nước Mĩ với tính năng động trong văn hóa của mình đã tạo ra năng lực thích nghi nhanh để phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò là một quốc gia đứng đầu thế giới. Nước Mĩ với đặc điểm của một nước nhập cư, sự giàu có của văn hóa và kinh tế dường như là mô hình của một thế giới thu nhỏ trong các tác phẩm của A.Toffler. Ở đó, A.Toffler thấy được sự tác động của tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ tới sự phát triển của kinh tế, có thể biến nền kinh tế từ không thành ra có. Và với đặc điểm của một đất nước nhập cư A.Toffler như thấu hiểu tâm lý hẫng hụt, choáng váng của các cá nhân bỗng nhiên được đặt mình trong một nền văn hóa khác. Nhưng trên đất nước Mĩ với phẩm chất năng động họ đã tạo ra khả năng thích nghi nhanh, tự lực tự cường và đầy ý chí để tồn tại và phát triển. Điều đó, đã tạo ra đất nước Mĩ giàu có về kinh tế và văn hóa. Cho nên, trong các tác phẩm của mình A.Toffler dự báo tương lai của một thế giới phẳng dưới tác động của Làn sóng thứ ba, nếu con người không có khả năng thích nghi hoàn toàn dẫn tới Cú sốc tương lai là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Về giáo dục, do Mĩ đầu tư rất nhiều vào giáo dục nên mặt bằng chung dân trí của Mĩ rất cao. Nhìn chung, Mĩ là quốc gia trẻ trong lịch sử song lại có những thành tựu giáo dục rất lớn. Mĩ có nền giáo dục phát triển mạnh số người biết đọc, biết viết chiếm 97%. Giáo dục bắt buộc, miễn phí 10 năm từ 7 tuổi đến 16 tuổi. Sau khi học xong phổ thông học sinh tham gia vào lực lượng lao động hoặc học nghề, hoặc thi vào các trường đại học. Hệ thống các trường đại học rất phát triển và có nhiều trường có danh tiếng trên thế giới.