SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÃ QUÝ ĐÔ
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng
Mã số : 62 22 56 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. NGND LÊ M
ẬU HÃN
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÃ QUÝ ĐÔ
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 62 22 56 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. LÊ MẬU HÃN
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NHỮNG
NĂM 1945 - 1950.................................................................................................23
1.1. Khái lược công tác tư tưởng của Đảng trước Cách mạng Tháng Tám ..23
1.2. Chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng từ năm 1945 đến
năm 1950 ..........................................................................................................30
1.2.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra với công tác tư tưởng............30
1.2.2. Chủ trương công tác tư tưởng của Đảng................................................36
1.3. Quá trình chỉ đạo công tác tư tưởng từ 1945 đến 1950 ...........................45
1.3.1. Tổ chức các cơ quan tuyên truyền cổ động ...........................................45
1.3.2. Tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng...............................................53
1.3.3. Tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong quân đội............................56
1.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cổ động quần chúng ..................59
Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐẨY MẠNH
KHÁNG CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC THẮNG LỢI (1951 – 1954) .....................87
2.1. Chủ trương công tác tư tưởng của Đảng .................................................87
2.1.1. Tình hình mới, yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng..........................87
2.1.2. Chủ trương của Đảng đối với công tác tư tưởng....................................90
2.2. Quá trình chỉ đạo công tác tư tưởng đẩy mạnh kháng chiến đến thắng
lợi....................................................................................................................100
2.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức tuyên huấn, củng cố các lực lượng làm
công tác tuyên truyền cổ động ......................................................................100
2.2.2. Tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng.............................................110
2.2.3. Tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong quân đội..........................116
2.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động quần chúng thực hiện các
nhiệm vụ kháng chiến...................................................................................123
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ................150
3.1. Một số nhận xét .......................................................................................150
3.1.1. Đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc là cơ sở cho sự thành công của công tác tư tưởng ...................................150
3.1.2. Luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị để tuyên truyền cổ động quần
chúng ...........................................................................................................154
3.1.3. Chú trọng công tác tư tưởng trong Đảng, công tác chính trị tư tưởng
trong quân đội ..............................................................................................157
3.1.4. Luôn coi trọng xây dựng các cơ quan chuyên môn, sáng tạo về nghệ
thuật phương pháp tuyên truyền cổ động......................................................162
3.2. Kinh nghiệm lịch sử ................................................................................168
3.2.1. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, khơi dậy và phát huy sức mạnh của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ......................................................................168
3.2.2. Đánh giá đúng tình hình và nhiệm vụ kháng chiến để tuyên truyền cổ
động định hướng quần chúng .......................................................................171
3.2.3. Phối hợp, phát huy vai trò của các lực lượng làm công tác tuyên
truyền, cổ động.............................................................................................175
3.2.4. Chủ động tiến công trên mặt trận tư tưởng để củng cố tư tưởng nội bộ
và làm thất bại chiến tranh tuyên truyền của thực dân Pháp..........................178
3.2.5. Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức và tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng ..........................181
KẾT LUẬN........................................................................................................185
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................189
PHỤ LỤC...........................................................................................................204
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTƯ
CNXH
CTQG
CTTƯ
ĐVBQ
HNTƯ
LK
NQTƯ
NXB
QĐTƯ
TNVN
TT- TT
TTXP
TTXVN
UBKCHC
UBHCLK
UBKC
XHCN
Ban chấp hành Trung ương
Chủ nghĩa xã hội
Chính trị quốc gia
Chỉ thị Trung ương
Đơn vị bảo quản
Hội nghị Trung ương
Liên khu
Nghị quyết Trung ương
Nhà xuất bản
Quyết định Trung ương
Tiếng nói Việt Nam
Thông tin - Tuyên truyền
Tuyên truyền xung phong
Thông tấn xã Việt Nam
Ủy ban Kháng chiến hành chính
Ủy ban Hành chính Liên khu
Ủy ban Kháng chiến
Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng của Ðảng và của dân tộc. Ngay từ khi ra đời và trong quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác tư tưởng
là cơ sở của mọi công tác khác. Tư tưởng đúng đắn, thông suốt, lập trường tư tưởng
vững vàng là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân.
Mười lăm năm vận động cách mạng (1930-1945) để đi tới cuộc Cách mạng
Tháng Tám vĩ đại và sự ra đời nước Việt Nam mới thực chất và trước hết là thời kỳ
những người cộng sản và những người yêu nước đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ
tiến hành hoạt động tư tưởng trong nhân dân, gắn bó máu thịt với quần chúng để tập
hợp, giác ngộ, động viên, rèn luyện tiến tới tổ chức nhân dân đi theo tiếng gọi và mục
tiêu chiến đấu của Ðảng, thực hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc là độc lập, tự do.
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, trong đó có thành tựu to lớn công tác tư
tưởng của Ðảng, là thắng lợi của quá trình biến lý tưởng của Ðảng và ước mơ của dân
tộc thành sức mạnh vô địch của quần chúng, thành hiện thực cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược
(1945-1954), công tác tư tưởng gắn bó với cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện,
phục vụ đắc lực mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ và phát triển thành quả của
Cách mạng Tháng Tám. Các phong trào của quần chúng được khơi dậy mạnh mẽ
trở thành cao trào cách mạng. Hàng vạn hình mẫu chiến đấu dũng cảm, xả thân vì
nước làm khơi dậy tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt nam. Góp phần vào
những thắng lợi to lớn của dân tộc trong chín năm trường kỳ kháng chiến, thành tựu
lớn nhất của công tác tư tưởng chính là trực tiếp bồi dưỡng, xây dựng, phát triển sức
mạnh và giá trị con người Việt Nam trong cuộc đọ sức lịch sử với thực dân Pháp
xâm lược để giành chiến thắng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, trong lãnh
đạo công tác tư tưởng, Ðảng cũng vấp phải những hạn chế và khuyết điểm, có lúc,
có nơi rơi vào ấu trĩ, tả khuynh, máy móc, giáo điều, duy ý chí, dẫn tới hiệu quả
công tác tư tưởng có lúc chưa cao.
2
Sự lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp
(1945-1954) rất phong phú, có ý nghĩa hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn đã
thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, song đến nay
vẫn còn nhiều vấn đề cần được luận giải thấu đáo hơn.
Trong những năm gần đây, những biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội ở trong nước và trên thế giới đã có tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm, ý thức
của cán bộ đảng viên và nhân dân. Những khó khăn về tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội trong nước chậm khắc phục. Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Cơ chế thị trường với những
tác động hai mặt tích cực và tiêu cực đã tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng
của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, ở
lĩnh vực công tác tư tưởng, Đảng Công sản Việt Nam cũng đang có nhiều vấn đề
bức xúc cần giải quyết để vẫn giữ được mục tiêu lý tưởng cách mạng nhưng lại
thích ứng, phù hợp với xu thế của thời đại. Mọi sự giáo điều, bảo thủ, thiếu nhạy
bén hoặc mơ hồ, ảo tưởng, coi nhẹ công tác tư tưởng đều là nguy cơ lớn đối với một
đảng chính trị. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi công tác tư tưởng phải đổi mới mạnh mẽ
nội dung, phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần tích
cực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới thành công.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng trong kháng chiến
chống Pháp (1945-1954) nhằm nêu bật những thành tựu, tìm ra các yếu kém, khuyết
điểm, rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng những kinh nghiệm đó trong
công tác tư tưởng của Đảng hiện nay. Từ cơ sở nhận thức giá trị khoa học và ý
nghĩa thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, qua tìm hiểu nguồn tư liệu, tác
giả nhận thấy vấn đề này đã được đề cập ở những mức độ, phạm vi và góc độ khác
nhau trong các công trình nghiên cứu, thể hiện qua một số tác phẩm sau đây:
3
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng ở Trung ương
Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, 1930-2000,
của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, năm 2001. Tác phẩm đã trình bày một cách
hệ thống công tác tư tưởng của Đảng qua các thời kỳ từ 1930 đến năm 2000; tập
trung vào những hoạt động của các cơ quan làm công tác tư tưởng ở Trung ương;
đồng thời cũng giành một phần quan trọng giới thiệu hoạt động công tác tư tưởng
của các ngành, các đoàn thể, lực lượng vũ trang và của một số địa phương; phục
dựng những hoạt động công tác tư tưởng gắn với các hoạt động trên các lĩnh vực
khác qua các thời kỳ cách mạng; tổng kết lịch sử 70 năm ngành tư tưởng văn hóa,
sơ bộ nêu một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng nói
chung. Tuy vậy, tác phẩm mới ở dạng sơ thảo lược ghi những sự kiện lịch sử của
công tác tư tưởng, chủ yếu mô tả hoạt động của ngành tuyên huấn, việc luận giải
mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và kinh nghiệm của công tác tư tưởng trong
kháng chiến chống Pháp chưa được đặt ra thỏa đáng, việc khai thác nguồn sử liệu
lưu trữ thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chưa
nhiều, chưa thật sâu sắc.
Bảy mươi năm công tác tư tưởng - Văn hoá của Đảng truyền thống vẻ vang,
trách nhiệm to lớn, sách do Hữu Thọ chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000.
Tác phẩm đã lược ghi các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Tổng bí thư của
Đảng nói về công tác tư tưởng văn hoá. Nêu rõ truyền thống và trách nhiệm của
công tác tư tưởng văn hoá. Các ý kiến của lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hoá Trung
ương về công tác tư tưởng văn hoá.
72 năm truyền thống công tác tư tưởng văn hóa của Đảng, sách do Ban Tư
tưởng – Văn hóa Trung ương biên soạn năm 2003, lưu hành nội bộ. Các tác phẩm
này trình bày khái quát lịch sử của ngành Tư tưởng - Văn hóa từ khi Đảng ra đời
đến năm 2003, nêu bật những thành tựu, truyền thống vẻ vang của ngành, đồng thời
đề cập yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề của ngành Tư tưởng - Văn hóa trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tuy vậy, các công trình này mới chỉ nêu sơ lược
các hoạt động của công tác tư tưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chưa
4
nêu rõ chủ trương của Đảng, quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động công tác tư
tưởng, cũng như chưa có sự tổng kết đánh giá hoạt động công tác tư tưởng trong
kháng chiến.
Lịch sử biên niên công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1925-1954) sách do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương biên soạn năm 2005. Tác
phẩm liệt kê mô tả các sự kiện lịch sử về công tác tư tưởng văn hóa theo trình tự
thời gian từ năm 1925 đến năm 1954. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
từ 1945 đến 1954 có tới 246 sự kiện tiêu biểu về công tác tư tưởng văn hóa. Đặc
biệt có các hội nghị, các nghị quyết, chỉ thỉ của Trung ương và các cấp bộ Đảng về
công tác tư tưởng văn hóa; các bài viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Tổng bí thư Trường Chinh về lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận. Tác phẩm đã lược
trích ghi lại các sự kiện, các chỉ thị, nghị quyết, các bài viết tiêu biểu về công tác tư
tưởng. Công trình này có giá trị quan trọng trong tiếp cận nguồn tư liệu công tác tư
tưởng. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ liệt kê, trích lược, các bài viết, các chỉ thị, nghị
quyết, mô tả các sự kiện chứ không phân tích đánh giá sự kiện.
Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-
2010) của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010. Tác phẩm
đã khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của ngành tuyên giáo; mô tả
những chặng đường lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội
dung chương II của tác phẩm nói về công tác tuyên giáo trong kháng chiến chống
Pháp 1945-1954. Tác phẩm đã nêu bối cảnh lịch sử của Việt Nam từ sau Cách mạng
Tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những nội dung và hoạt động chủ
yếu của công tác tuyên giáo; khẳng định mọi hoạt động văn học, nghệ thuật, giáo dục,
báo chí đều hướng vào mục đích động viên toàn dân xây dựng bảo vệ chính quyền,
tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện. Những hoạt động đa dạng phong phú của
ngành tuyên giáo đã tạo được những thành công lớn trên mặt trận tư tưởng văn hóa,
góp phần quan trọng vào thành công chung của cuộc kháng chiến. Tác phẩm cũng
khái quát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tuyên giáo, đồng thời đánh giá
vai trò của công tác tuyên giáo trong kháng chiến chống Pháp.
5
Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010) của tập thể các
nhà báo, nhà nghiên cứu biên soạn do Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy
Thông chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010. Đây là một công trình nghiên
cứu công phu ghi nhận chặng đường lịch sử 85 năm báo chí cách mạng, trong đó có
một phần quan trọng nói về tình hình hoạt động của báo chí trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Tác phẩm đã khẳng định nhiệm vụ của báo chí là thông tin thời
sự tình hình quốc tế và trong nước đến với độc giả, tuyên truyền sâu rộng đường lối
kháng chiến kiến quốc của Đảng trong nhân dân; báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt
trận chính trị tư tưởng, cùng dân tộc đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ
chống thực dân Pháp xâm lược. Tác phẩm đã nêu bật quá trình phát triển của báo
chí, sự thay đổi về số lượng, hình thức báo chí trải qua chín năm kháng chiến. Từ
chỗ số lượng tờ báo ít ỏi với hình thức in ấn thô sơ, nghèo nàn, sau Cách mạng
Tháng Tám, báo chí đã vươn lên mạnh mẽ với rất nhiều tờ báo phong phú, sinh
động. Tác phẩm đã dành chương 2 nói về báo chí cách mạng thời kỳ 1945-1954,
trong đó đã khái quát những sự kiện lớn trong nước và trên thế giới ảnh hưởng đến
báo chí, yêu cầu nhiệm vụ của báo chí trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc; tình
hình hoạt động của báo chí, xây dựng hệ thống tổ chức, ban hành những văn bản
quản lý hoạt động báo chí; nêu rõ lịch sử hình thành, quá trình phát triển, đánh giá
nội dung các tờ báo tiêu biểu chủ lực không chỉ ở trung ương mà cả ở địa phương,
những vùng căn cứ kháng chiến, Bắc Bộ, Nam Bộ; không chỉ nói về báo viết và các
tạp chí mà còn nói về báo nói như Thông tấn xã và Đài tiếng nói; đánh giá đội ngũ
cán bộ phóng viên, phương tiện kỹ thuật làm báo, số lượng các tờ báo, số lượng in
ấn phát hành, vai trò của các tờ báo; Tác phẩm cũng nêu lên chủ trương, quan điểm
của Đảng và Hồ Chí Minh về báo chí; vai trò của báo chí trong vận động quần
chúng, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng và có một số nhận xét về hoạt động
báo chí trong kháng chiến.
Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Đào
Duy Quát (Chủ biên), Hồng Vinh, Trần Văn Luật…biên soạn, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 2001. Tác phẩm đã khái quát lại toàn bộ quá trình hình thành và phát
6
triển công tác tư tưởng của Đảng trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, khẳng định
những thành tựu, nêu rõ những bài học kinh nghiệm và đề ra những biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng do Hồng Vinh, Hà Đăng, Hữu
Thọ…biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004. Cuốn sách đã giới thiệu sáu
chuyên đề về báo chí cách mạng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức
năng và nhiệm vụ của báo chí cách mạng; học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng.
Sơ thảo lịch sử 50 năm báo nhân dân 1951 – 2001 do Hồng Vinh, Hoàng
Tùng, Hồng Hà… biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001. Tác phẩm đã trình
bày những hoạt động và thành tựu của báo Nhân dân qua các thời kỳ: kháng chiến
chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới. Tác phẩm đã có một phần
nêu rõ hoạt động của Báo Nhân dân trong kháng chiến chống Pháp từ 1951 đến
1954, về số lượng phát hành, kỹ thuật in ấn, đội ngũ phóng viên, vai trò của báo
Nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc.
Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh của Hoàng
Quốc Bảo, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006. Tác phẩm trình bày nguồn gốc,
những đặc trưng cơ bản phương pháp tuyên truyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và việc học tập vận dụng phương pháp tuyên truyền đối với đội ngũ cán bộ
tuyên truyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận, Kỷ yếu hội thảo khoa
học, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2002. Kỷ yếu bao gồm các bài nghiên cứu của
nhiều tác giả đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng như: vai
trò của công tác tư tưởng, lý luận; xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận; giáo dục lý
luận chính trị cho đảng viên và nhân dân; vận dụng lý luận trong thực tiễn cách mạng.
Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1946-1954, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Phạm Văn Toản, năm 2005.
Luận văn đã bước đầu hệ thống, khái quát đường lối chủ trương của Đảng lãnh đạo
công tác tư tưởng trong thời kỳ kháng chiến toàn quốc 1946-1954. Trên cơ sở phân
7
tích những đóng góp to lớn của công tác tư tưởng trong kháng chiến, luận văn đã
khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác tư tưởng. Luận văn cũng nêu lên
một số kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn này. Tuy
nhiên, luận văn chưa có sự khảo cứu nguồn tư liệu phong phú về lĩnh vực công tác
tư tưởng, nhất là các tư liệu gốc được lưu tại các trung tâm lưu trữ, tài liệu tham
khảo chưa đầy đủ; luận văn chủ yếu chỉ mô tả các sự kiện tiêu biểu của công tác tư
tưởng, những nhận xét đánh giá và các kinh nghiệm được rút ra qua sự nghiên cứu
còn sơ lược, chưa thật sâu sắc, đầy đủ và sức thuyết phục chưa cao.
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập 1 (1920-1954) của Ban
nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương biên soạn, Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1984.
Tác phẩm đã trình bày quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và
sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (1920-1930); phong trào cách mạng năm
1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh; cuộc đấu tranh khôi phục, phát triển phong trào
cách mạng và tổ chức Đảng (1932-1935); cuộc vận động dân chủ (1936-1939);
phong trào cứu nước giải phóng dân tộc toàn dân nổi dậy giành chính quyền (1939-
1945); lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Tác
phẩm cũng đề cập sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ đấu tranh giành
chính quyền và trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của Nguyễn Trọng Phúc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2012. Nội dung cuốn sách trình bày có hệ thống
lịch sử công tác xây dựng Đảng từ khi Đảng được thành lập đến năm 2011, trải qua
các giai đoạn 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-1986 và 1986 đến 2011
trong đó đã dành chương 3 nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong những năm
xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945-1954) đề cập đến nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Cuốn sách cũng khẳng định vai trò của công tác xây dựng Đảng, để có được
những thành quả cách mạng là do trong suốt quá trình hình thành, trưởng thành và
phát triển, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng luôn coi xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt, luôn luôn tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới
phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu.
8
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu công tác tư tưởng ở các địa phương,
công tác chính trị tư tưởng trong quân đội
Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam
do Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Tiến Quốc biên soạn, Nxb
Quân đội nhân dân, năm 2001. Tác phẩm đã trình bày công tác Đảng, công tác
chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, trong đó đã
nói tới sự lãnh đạo của Đảng với công tác chính trị tư tưởng trong quân đội thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam
về chính trị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954),
Luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Hoàng Nhiên, năm 2006. Luận án đã nghiên cứu
sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị trong
kháng chiến chống Pháp; phân tích bối cảnh lịch sử, những bước ngoặt của cuộc
kháng chiến trên mặt trận quân sự; phân tích chủ trương, quan điểm của Trung ương
Đảng và các cấp bộ Đảng trong quân đội về lãnh đạo chính trị, mà trọng tâm là lãnh
đạo tư tưởng bộ đội; đánh giá kết quả và những kinh nghiệm.
Công tác Đảng, công tác chính trị một số trận đánh trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, tập 1, sách do Hồ Kiếm Việt, Hoàng Kim Hiên, Bạch Đăng Hà
biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1999. Cuốn sách đã giới thiệu những kinh
nghiệm và thành công của công tác Đảng, công tác chính trị một số trận đánh tiêu
biểu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân đội trong thời gian từ
1947-1974 diễn ra trên các chiến trường từ Bắc tới Nam.
Công tác Đảng, công tác chính trị một số trận đánh trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, tập 2, do Hồ Kiếm Việt, Hoàng Kim Hiên, Bạch Đăng Hà,..
biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 2000, sách lưu hành nội bộ thuộc Học viện
Chính trị Quân sự. Tác phẩm đã phân tích ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của công
tác Đảng, công tác chính trị trong một số trận đánh tiêu biểu trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ
9
Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị của Bộ tổng tham mưu trong 30
năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), sách do Nguyễn Huy Linh, Nguyễn Văn
Tủ, Phạm Đăng Hiệu biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 2000. Cuốn sách đã
tổng kết những ưu điểm, khuyết điểm chính, những bài học kinh nghiệm, công tác
chính trị trong 30 năm chiến tranh giải phóng từ 1945 đến 1975.
Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị chiến dịch trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975, sách do Lê Xuân Lựu, Nguyễn Văn Cương,
Lê Minh Tân, Nguyễn Huy Long biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1998.
Tác phẩm trình bày sự hình thành và phát triển công tác Đảng, công tác chính trị
trong quân đội, là cơ sở hình thành công tác Đảng, công tác chính trị trong các chiến
dịch. Công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch của kháng chiến chống
Pháp được trình bày theo từng giai đoạn: từ 1948 đến giữa năm 1950, từ thu đông
1950 đến giữa năm 1953, trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 và trong chiến
dịch Điện Biên Phủ. Tác phẩm cũng rút ra những nhận xét, những kinh nghiệm từ
sự phát triển công tác Đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch.
Tổng cục chính trị quá trình hình thành tổ chức và chỉ đạo công tác Đảng -
công tác chính trị trong quân đội: Biên niên sử và tư liệu, tập 1 (1944-1954), tác
phẩm do Lê Minh Tân, Nguyễn Huy Long biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm
1997, lưu hành nội bộ. Tác phẩm đã biên niên các sự kiện và tư liệu về công tác
Đảng, công tác chính trị trong quân đội từ khi thành lập quân đội, hình thành phát
triển cơ quan chính trị của Bộ Quốc phòng (1946-1950) và phát triển ngày càng quy
mô của Tổng cục chính trị trong giai đoạn mở các chiến dịch lớn chống Pháp thắng
lợi (1950-1954).
Một số công trình nghiên cứu công tác tuyên giáo ở các địa phương như:
Lịch sử ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1930 – 2005), do Nguyễn Đình
Thống (chủ biên), Nguyễn Xuân Thụ, Đỗ Thị Thanh Huyền biên soạn, Nxb Chính
trị Quốc gia, năm 2006; Lịch sử ngành tuyên giáo tỉnh Long An (1930 - 2010), do
Lê Hữu Phước (chủ biên), Nguyễn Đình Thông, Phạm Văn Thịnh, Dương Thành
Thông biên soạn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010; Lịch sử ngành tuyên
10
giáo tỉnh Kiên Giang 1930-1975 (Dự thảo), do Nguyễn Anh Động, Phan Trường
Chiến, Diệp Hoàng Dư biên soạn, năm 2010; Lịch sử Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn
La (1946 - 2005), do Lương Thị Kim Duyên, Lò Minh Hiến, Hoàng Thị Thu
Thuỷ... biên soạn, năm 2010; 75 năm công tác tuyên giáo Đảng bộ Nghệ An (1930-
2005), do Bùi Ngọc Tam (chủ biên), Bạch Hưng Đào, Phạm Đình Nguyên...biên
soạn, Nxb Nghệ An, năm 2005; Lịch sử 75 năm hoạt động tuyên giáo của Đảng bộ
tỉnh Hà Tĩnh (1930 - 2005), do Nguyễn Thiện (chủ biên), Lê Văn Thiện, Đinh Văn
Thiềm... biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006; Lich sử công tác tuyên giáo
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2010), do Nguyễn Xuân Minh (chủ biên), Phạm
Tất Quynh, Nguyễn Văn Thắng... biên soạn, Đại học Thái Nguyên xuất bản, năm
2010; Lịch sử Ban Tuyên giáo thành uỷ Hải Phòng (1947 - 2007), do Phạm Văn
Vượng, Nguyễn Thị Phúc, Trần Thị Phương... biên soạn, Nxb Hải Phòng, năm
2009; 80 năm truyền thống vẻ vang 1930-2010, của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh
Hóa, Nxb Thanh Hoá, năm 2010.v.v… Các công trình nghiên cứu trên đây đã trình
bày lịch sử công tác tuyên giáo, hoạt động tư tưởng và văn hoá tại tại các tỉnh, thành
phố qua các thời kỳ, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ động trong kháng
chiến chống thực dân Pháp được đề cập khá rõ. Các tác phẩm cũng trình bày các
nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, của Ban tuyên huấn Trung ương, Ban
Tuyên Huấn các tỉnh, thành phố về công tác tư tưởng; các báo cáo tổng kết quá
trình hoạt động; những thành tựu, hạn chế của công tác tuyên truyền cổ động quần
chúng trong kháng chiến chống thực dân Pháp; qua đó đã có những nhận xét, đánh
giá và rút ra những kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa thiết thực nhằm phục vụ công tác
tuyên giáo của các tỉnh hiện nay.
2.3. Một số bài viết nghiên cứu các khía cạnh của công tác tư tưởng trong
kháng chiến chống Pháp
Công tác tư tưởng trong Cách mạng Tháng Tám của Lê Ngọc Toàn, Tạp chí
Tư tưởng văn hóa, số 8, năm 2005. Bài viết đề cập đến công tác tư tưởng của Đảng
thời kỳ trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám; vấn đề động viên quần chúng
nhân dân, đoàn kết phát huy sức mạnh của dân tộc để giành và giữ Chính quyền;
11
qua đó cũng khẳng định bài học về vai trò của công tác tư tưởng, phát huy truyền
thống dân tộc, phát huy sức mạnh cả dân tộc trong cách mạng.
Một cuốn sách - một bó đuốc soi đường trong cuộc kháng chiến chống Pháp
của Trần Trọng Trung, Tạp chí Lịch sử Đảng (2), năm 2002. Bài viết đã nêu bật giá
trị tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh, bao gồm các bài
viết đăng trên báo Sự thật từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1947. Bài viết khẳng định giá
trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Tác phẩm
đã giải đáp những vấn đề nóng bỏng, cấp bách của cuộc kháng chiến; vai trò hết sức
quan trọng đối với việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, xây dựng quyết tâm
chiến đấu lâu dài cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong suốt cuộc kháng chiến
trường kỳ.
Những tư tưởng cơ bản trong “Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I
trường Nguyễn Ái Quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Văn Phòng, Tạp chí
Lịch sử Đảng (9), năm 2007. Bài viết đã phân tích làm rõ quan điểm của Hồ Chí
Minh về công tác lý luận, vai trò của học tập lý luận, phương pháp học tập lý luận
đối với cán bộ đảng viên.
Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý luận của Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí
Lịch sử Đảng (7), năm 2010. Bài viết cũng nêu lên vai trò của lý luận trong đấu
tranh cách mạng, sự quan tâm của Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình đội lý luận cho đội ngũ cán bộ đảng viên.
Năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội II (1951) của Đảng đẩy mạnh
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Trần Trọng Trung, Tạp chí Lịch sử
Đảng (9), năm 2001. Bài viết đã phân tích tình hình kháng chiến trong giai đoạn
mới từ sau thắng lợi Biên giới năm 1950; Đại hội lần thứ II của Đảng đề ra đường
lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. Bài
viết đã phân tích sự chỉ đạo của Trung ương triển khai Nghị quyết Đại hội II, tập
trung lãnh đạo và động viên toàn dân, toàn quân giữ vững và phát triển thế chiến
lược tiến công, phản công làm phá sản kế hoạch chiến lược mới của Pháp; kịp thời
uốn nắn những sai lầm thiếu sót trong chỉ đạo chiến lược, chấn chỉnh củng cố tư
12
tưởng của quân đội và nhân dân sau những chiến dịch đánh về đồng bằng không đạt
được mục tiêu chiến lược.
Những người làm công tác tư tưởng phải tự thắp lửa và truyền lửa tin yêu, hi
vọng cho đông đảo quần chúng của Hồng Vinh, Tạp chí Tư tưởng văn hóa (2), năm
2005. Bài viết nói về vai trò của người cán bộ làm công tác tư tưởng và những yêu
cầu đối với người cán bộ làm công tác tư tưởng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của quân đội - Một thành công lớn của
Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, của Nguyễn
Hoàng Nhiên, Tạp chí Lịch sử quân sự (12), năm 2004. Bài viết đã trình bày sự chỉ
đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ chính trị viên trong các đơn vị quân đội; vai trò
của đội ngũ cán bộ chính trị trong tuyên truyền động viên tư tưởng của bộ đội;
khẳng định thành công lớn của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của quân
đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Người Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp và chiến dịch
Điện Biên Phủ, 1954: câu hỏi về một điều nghịch lý, Báo cáo hội thảo khoa học của
Alain Ruscio và Serge Tigneres. Đây là bài viết của 2 tác giả người Pháp viết về
cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến dịch Điện Biên Phủ. Ở góc nhìn của những
người nghiên cứu lịch sử, bài viết đã luận giải cuộc chiến tranh, lý giải sự thất bại
tất yếu của quân đội viễn chinh Pháp; trả lời câu hỏi về một điều nghịch lý tại sao
một nước Pháp hùng mạnh, có sự giúp đỡ vật chất cao của Mỹ lại thất thủ ở Đông
Dương, lại thất bại thảm hại trong sự nỗ lực cố gắng cao nhất ở Điện Biên Phủ. Bài
viết cũng đề cập đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được phát huy cao độ trong
cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.
2.4. Một số công trình nghiên cứu cuộc kháng chiến nói chung có đề cập
ít nhiều đến công tác tư tưởng
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học của
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị, năm 1996. Cuốn sách
có nội dung phong phú về nhiều mặt, phản ánh tầm vóc của cuộc kháng chiến lớn
đầu tiên do Đảng lãnh đạo. Cuốn sách đã mô tả sự tiến triển của cuộc kháng chiến
13
qua các chặng đường lịch sử; đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của Đảng trong
lãnh đạo và chỉ đạo kháng chiến; tổng kết các bài học kinh nghiểm theo tư duy
chính trị quân sự không ngừng được hoàn thiện và đổi mới của Đảng. Qua những
bài học đó, tác phẩm đã ít nhiều đề cập đến vai trò của công tác tư tưởng, khẳng
định muốn đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, trước hết phải có
quyết tâm chiến đấu rất cao và kiên trì quyết tâm đó trong mọi hoàn cảnh, dựa vào
lòng yêu nước nồng nàn vốn là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc. Quyết
tâm đó phải được hướng dẫn bằng một đường lối chính trị đúng đắn sáng tạo, độc
lập tự chủ. Đường lối đó phải được tuyên truyền phổ biến rộng rãi và quán triệt sâu
sắc trong nhân dân biến nó thành sức mạnh vật chất, thành các phong trào quần
chúng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tác phẩm chủ yếu tổng kết cuộc kháng chiến trên mặt
trận quân sự, các lĩnh vực khác trong đó có công tác tư tưởng chỉ được đề cập sơ
lược nhằm bổ sung lý giải thắng lợi quân sự.
Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, Thắng lợi và bài học của Ban
chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, năm
2000. Tác phẩm đã khái quát những sự kiện và tiến trình lịch sử chủ yếu; những
nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách mạng Việt
Nam; những bài học cơ bản trong sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với quá trình 30 năm cách mạng và chiến tranh. Tác phẩm cũng dành một phần
trình bày sự lãnh đạo của Đảng với công tác tuyên truyền cổ động trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, khẳng định vai trò quan trọng của công tác tư tưởng
góp phần vào thành công của kháng chiến.
Chiến tranh Việt Bắc thu - đông 1947: Vai trò căn cứ địa và bước ngoặt của
cuộc kháng chiến của Phan Trung Kiên, Nguyễn Văn Đạo, Phạm Hồng Thanh...
Nxb Quân đội nhân dân, năm 2008. Tác phẩm tập hợp hơn 60 bài tham luận của các
lãnh đạo, tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc
phòng, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, huyện; của các vị
lão thành cách mạng, các nhà nghiên cứu lịch sử... đề cập tới sự kiện Việt Bắc thu -
đông 1947, theo từng góc độ, khía cạnh khác nhau. Các bài viết đã phân tích âm
14
mưu và các hoạt động quân sự của Pháp tấn công lên Việt Bắc; sự chỉ đạo của Đảng
quyết tâm phá tan cuộc tiến công mùa đông của Pháp; vai trò của căn Việt Bắc; kết
quả và ý nghĩa của chiến dịch. Một số bài viết đề cập đến vấn đề tư tưởng trong
Đảng, trong quân đội và nhân dân trước, trong và sau chiến dịch Việt Bắc; công tác
tuyên truyền chiến thắng quân sự, cổ vũ động viên tinh thần toàn quân, toàn dân đưa
cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới.
Cuộc đấu tranh để củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến
lâu dài, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ 9/1945 –
7/1954 của Trường Đại học Tổng hợp, năm 1972. Tác phẩm phục dựng thời kỳ lịch
sử đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946 và tiến hành kháng chiến
toàn quốc 1946-1954; phân tích bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng Tháng
Tám; Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng; kết quả, ý nghĩa và kinh nghiệm
thời kỳ đấu tranh bảo vệ củng cố Chính quyền; phân tích hoàn cảnh cuộc kháng
chiến toàn quốc, đường lối chiến tranh nhân dân; diễn biến của cuộc chiến tranh.
Tác phẩm cũng đề cập sơ lược công tác tư tưởng động viên toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ.
Điện Biên Phủ nhìn từ hai phía của Lê Kim, Nxb Thanh niên, năm 1994, Tác
phẩm bao gồm những mẩu chuyện trung thực của chiến thắng Điện Biên Phủ qua
một số nhân chứng lịch sử và những văn bản tổng kết về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nội dung cuốn sách viết về chiến dịch Điện Biên Phủ dưới góc nhìn từ hai phía,
nhất là từ phía Pháp, người Pháp đã lý giải về sự thất bại của quân đội viễn chinh ở
Điện Biên Phủ như thế nào, Việt Nam đã chiến thắng ra sao, vì sao chiến thắng;
khẳng định sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, khi tinh thần dân tộc được phát
huy cao độ.
Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia của Mạc Văn Trọng, biên soạn và tuyển
chọn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1994. Nội dung tác phẩm trình bày kế hoạch
Na-va; tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến trong chiến dịch
Điện Biên Phủ; Sự can thiệp của đế quốc Mỹ và âm mưu của Pháp và Mỹ trong trận
Điện Biên Phủ; thất bại của Pháp và tác động to lớn của chiến thắng lịch sử Điện
15
Biên Phủ. Cuốn sách đã phần nào đánh giá sự thành công về công tác tư tưởng của
Việt Nam trong cuộc chiến tranh nhất là trong chiến cục đông xuân 1953-1954 và
chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Tập 1, do Đại
tướng Hoàng Văn Thái giới thiệu, Nxb Quân đội nhân dân, năm1985. Tác phẩm đã
phân tích âm mưu của Pháp, Anh, Mỹ, Tưởng xâm lược Việt Nam và Đông Dương
sau chiến tranh thế giới lần thứ II; những khó khăn của Chính quyền cách mạng; sự
phá hoại của các lực lượng phản cách mạng; âm mưu xâm lược Việt Nam của thực
dân Pháp; kết hợp kháng chiến với hòa hoãn, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng
kháng chiến ở miền Nam; đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ; tận
dụng khả năng hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến toàn quốc. Tác phẩm cũng đã đề
cập đến công tác tư tưởng trong Đảng, giải thích để đảng viên thông suốt chủ
trương nhân nhượng, hòa hoãn. Đồng thời cũng đề cập đến sự lãnh đạo công tác tư
tưởng trong quần chúng, đoàn kết toàn dân, bảo vệ chính quyền, hướng dẫn lòng
yêu nước và thái độ cương quyết bảo vệ độc lập của nhân dân, biết kiềm chế, bình
tĩnh, tôn trọng thực hiện những quyết định của Chính phủ.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 1, của Trịnh
Vương Hồng, Hồ Khang, Nguyễn Mạnh Hà,... Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
2001. Tác phẩm phân tích tình hình quốc tế và khu vực sau chiến tranh thế giới lần
thứ II; Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám và trước cuộc kháng chiến; kháng
chiến ở miền Nam và chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc; thực hiện
sách lược hòa hoãn, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh lan rộng. Tác phẩm đề
cập một phần sự lãnh đạo công tác tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng, giải
thích cho đảng viên và quần chúng thấy rõ chủ trương của Đảng.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 2, của Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1986. Tác phẩm trình bày
một cách toàn diện về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam, bắt đầu từ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của nhân dân Hà Nội; chiến dịch thu đông 1947; phân
16
tích đường lối kháng chiến của Đảng, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Tác phẩm
cũng trình bày công tác tư tưởng của Đảng động viên toàn dân, toàn quân trong
những năm đầu kháng chiến.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 3 của Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1989. Công trình này trình
bày cuộc kháng chiến từ sau chiến dịch Việt Bắc đến chiến thắng của chiến dịch
Biên giới năm 1950. Phát triển chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng vũ trang ba
thứ quân, đẩy mạnh kháng chiến toàn diện, trong đó có mặt trận văn hóa tư tưởng;
tuyên truyền quốc tế đoàn kết chiến đấu với nhân dân Lào, Cămpuchia, Trung
Quốc; tuyên truyền chiến thắng Biên giới năm 1950.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 4 của Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1990. Tác phẩm đã trình
bày cuộc kháng chiến từ sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới đến chiến dịch
Thượng Lào. Sau thắng lợi Biên giới, chủ trương của Đảng tiến công quân sự trên
tuyến phòng thủ trung du và đồng bằng Bắc Bộ, giành ưu thế quân sự, giữ vững
quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Tuy nhiên, một số chiến dịch ở
đồng bằng không đạt được mục tiêu chiến lược, bộ đội thương vong nhiều. Chính vì
thế, công tác chính trị tư tưởng trong quân đội được đẩy mạnh để củng cố tư tưởng
cán bộ chiến sĩ, giữ vững niềm tin chiến thắng, phát triển thế tiến công, mở những
chiến dịch mới giải phóng Tây Bắc và Thượng Lào.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 5 của
Nguyễn Anh Dũng, Phạm Gia Đức, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1992. Tác phẩm
trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân đội và nhân dân Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 1954. Nêu rõ những sự kiện tiêu biểu và chiến thắng trên các
mặt trận, trong đó có mặt trận tư tưởng văn hóa.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 6 do Trịnh
Vương Hồng, Trần Tiêu, Nguyễn Huy Cầu… biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân,
năm 1993. Tác phẩm trình bày bối cảnh lịch sử và tầm vóc thời đại của cuộc kháng
chiến; đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam; xây dựng hậu phương
17
căn cứ địa, xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân
dân, xây dựng lực lượng vũ trang, liên minh với Lào và Cămpuchia. Đặc biệt, tác
phẩm đã phân tích các bài học của cuộc kháng chiến chống Pháp trong đó có tổng
kết những kinh nghiệm công tác chính trị trong quân đội, công tác xây dựng Đảng
về tư tưởng, công tác tuyên truyền, cổ động trong quần chúng.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn 1945-1954. Vai
trò của Hồ Chí Minh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện, Luận án Phó tiến
sĩ khoa học Quân sự của Nguyễn Minh Đức, năm 1996. Luận án đã nghiên cứu quá
trình hình thành, nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng;
vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối.
Luận án đã phần nào đề cập công tác lý luận, xây dựng đường lối kháng chiến và
công tác tuyên truyền phổ biến đường lối kháng chiến trong nhân dân.
Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc bộ trong kháng
chiến chống Pháp (1946-1954), Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Quang Hiển, Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2000; và luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công
cuộc xây dựng các vùng tự do lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954
của Đào Trọng Cảng, năm 1993, Các luận án đã nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng xây dựng các vùng tự do lớn, vùng du kích trong kháng chiến và đề cập một
phần đến sự lãnh đạo công tác tư tưởng ở các vùng tự do, vùng căn cứ du kích trong
kháng chiến.
Trên đây là những công trình tiêu biểu đã phục dựng toàn diện cuộc kháng
chiến, có nội dung phong phú trên nhiều mặt, đặc biệt là mặt trận quân sự. Những
công trình này góp phần quan trọng vào việc tổng kết chín năm lãnh đạo chiến tranh
nhân dân, chiến tranh cách mạng của Đảng; rút ra những bài học kinh nghiệm lớn
có ý nghĩa thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Về
công tác tư tưởng, mặc dù, các tác phẩm này không đề cập nghiên cứu sâu sự lãnh
đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến. Tuy nhiên, công tác tư tưởng
cũng ít nhiều được đề cập đến như công tác chính trị tư tưởng trong bộ đội ở mỗi
chiến dịch, trước mỗi bước phát triển của cuộc kháng chiến; vấn đề động viên tư
18
tưởng quần chúng, nhất là trước những chiến dịch lớn; vấn đề đấu tranh chống lại
chiến tranh tuyên truyền của thực dân Pháp và tay sai.
2.5. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
- Những kết quả đạt được:
Qua tham khảo các cuốn sách, các công trình, các bài viết, các luận án nêu
trên có thể thấy rõ việc nghiên cứu công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến
chống Pháp đã được thực hiện ở mức độ, phạm vi và góc độ khác nhau: Một số
công trình nghiên cứu công tác tư tưởng ở Trung ương, ở các địa phương, trong
quân đội; một số tác phẩm viết về cuộc kháng chiến trên nhiều khía cạnh khác nhau,
trong đó ít nhiếu đã đề cập đến vấn đề tư tưởng và công tác tư tưởng. Nội dung
những tác phẩm đã trình bày chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng; vấn
đề động viên nhân dân; vai trò quan trọng của mặt trận tư tưởng; công tác tuyên
truyền, cổ động kháng chiến; công tác chính trị tư tưởng trong quân đội; tư tưởng
của quân đội và nhân dân khi bước vào kháng chiến, trước mỗi trận đánh, trước
những thành công, chiến thắng hay những khó khăn. Ngoài ra, còn đề cập đến âm
mưu, thủ đoạn chiến tranh bằng tuyên truyền của thực dân Pháp.
Từ kết quả của các công trình khoa học đã công bố có thể thấy rõ việc nghiên
cứu sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược 1945-1954 đã được thực hiện ở mức độ nhất định và đã làm rõ được
một số vấn đề sau:
Một là, đề cập sơ lược đến quan điểm của Đảng và Chủ tich Hồ Chí Minh về
công tác tư tưởng; đánh giá vai trò của công tác tư tưởng trong kháng chiến.
Hai là, đề cấp đến sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong tiến trình
lịch sử cách mạng Việt Nam, trong đó có một phần nói về sự lãnh đạo công tác tư
tưởng trong kháng chiến chống Pháp, những quan điểm chủ trương, quá trình tổ
chức chỉ đạo thực hiện, thành công, hạn chế và những kinh nghiệm lãnh đạo công
tác tư tưởng trong kháng chiến.
19
Ba là, một số tác phẩm bàn về những vấn đề nghiệp vụ của công tác tư tưởng
bao gồm công tác lý luận, tuyên truyền, cổ động, giáo dục; phối hợp các cơ quan
chuyên môn nghiệp vụ làm công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công
tác tư tưởng; công tác báo chí, phát thanh, thông tấn.
Bốn là, một số tác phẩm đề cập đến công tác Đảng, công tác chính trị trong
quân đội; công tác tư tưởng ở các địa phương; công tác tuyên truyền cổ động ở các
vùng tự do, vùng căn cứ du kích, vùng tạm bị chiếm.
Năm là, một số tác phẩm đề cập đến vấn đề tư tưởng của quân đội viễn
chinh Pháp và chính quyền Bảo Đại; thủ đoạn chiến tranh bằng tuyên truyền của
thực dân Pháp.
- Những tồn tại, hạn chế:
Đến nay, mặc dù đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công
tác tư tưởng của Đảng; công tác xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị; sự lãnh đạo
công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp. Tuy vậy, trong những
tác phẩm này vấn đề sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng chỉ được nói đến hạn
chế, như đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong cái tổng thể của cuộc chiến tranh. Qua
tìm hiểu, tác giả thấy chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện sâu sắc về sự
lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Các tác phẩm chủ yếu chỉ mô tả hoạt động của ngành tuyên huấn qua các thời
kỳ, bàn về công tác chính trị tư tưởng trong quân đội, công tác tuyên truyền ở các
liên khu, xây dựng hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ tư tưởng, chưa nêu được quan
điểm chủ trương, quá trình tổ chức, chỉ đạo, những đánh giá riêng kết quả, kinh
nghiệm của công tác tư tưởng trong kháng chiến.
- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết:
Kết quả các công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của luân án nêu trên
đã giúp tác giả tham khảo, tiếp thu một khối lượng tư liệu phong phú và phương
pháp tiếp cận để thực hiện luận án. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các công trình
đã công bố, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề mới thuộc
chủ đề của luận án, cụ thể là:
20
Quan điểm chủ trương của Đảng về công tác tư tưởng; mục đích, yêu cầu,
nhiệm vụ của công tác tư tưởng; quá trình tổ chức chỉ đạo các hoạt động của công
tác tư tưởng; nhận xét đánh giá kết quả của công tác tư tưởng và rút ra những kinh
nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp, đó là
những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận án nhằm góp phần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng
trong kháng chiến chống Pháp, từ chủ trương quan điểm đến tổ chức thực hiện; vai
trò công tác tư tưởng với thắng lợi của cuộc kháng chiến; góp phần làm sáng tỏ một
giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, rút ra những kinh nghiệm lịch sử, cung cấp
thêm luận cứ khoa học cho công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích bối cảnh lịch sử, mục tiêu, yêu cầu của công tác tư tưởng nhằm
động viên toàn dân kháng chiến kiến quốc.
- Phân tích chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến.
- Trình bày quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công tác tư tưởng trong
kháng chiến .
- Thông qua sự chỉ đạo thực tiễn đánh giá kết quả công tác tư tưởng và rút ra
những kinh nghiệm lịch sử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các quan điểm chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công
tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng trong suốt
cuộc kháng chiến chống Pháp từ năn 1945 đến 1954. Công tác tư tưởng nói chung
có nội hàm khá rộng bao gồm: công tác nghiên cứu lý luận, công tác tuyên truyền
giáo dục, công tác cổ động. Mặc dù, công tác nghiên cứu lý luận là bộ phận quan
21
trọng của công tác tư tưởng, nhằm tổng kết thực tiễn, phát triển sáng tạo lý luận làm
cơ sở xây dựng đường lối cách mạng. Tuy nhiên, trong điều kiện chiến tranh, công
tác nghiên cứu lý luận hầu như chưa được đặt ra, chưa có các cơ quan chuyên trách
làm công tác nghiên cứu lý luận, các lãnh đạo của Đảng đồng thời là những nhà lý
luận, trực tiếp nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng đường lối kháng
chiến kiến quốc. Công tác tư tưởng trong kháng chiến cơ bản là công tác tuyên
truyền cổ động. Do đó, trong giới hạn đề tài, tác giả chủ yếu nghiên cứu sự lãnh đạo
công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng, hướng tới đối tượng là toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị của kháng chiến.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu của luận án
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, logíc là chủ yếu, ngoài ra còn sử
dụng nhiều phương pháp khác như: phân tích - tổng hợp; đồng đại - lịch đại; thống
kê, so sánh, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
5.3. Nguồn tư liệu
Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, của các cấp bộ Đảng; các bài
viết của Hồ Chí Minh và các lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng; các tài liệu
viết về cuộc kháng chiến chống Pháp; các nguồn tài liệu thống kê về các hoạt động
tuyên truyền cổ động của Đảng, Nhà nước; các nguồn tài liệu về công tác tư tưởng
lưu trữ tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Trung tân Lưu trữ quốc gia III; tham
khảo tư liệu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về tư liệu
Góp phần sưu tầm, hệ thống hoá sử liệu thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng của
Đảng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954, trong đó có những sử liệu mới được
khai thác tại các trung tâm lưu trữ, bổ sung thêm tư liệu lịch sử Đảng thời kỳ này.
22
6.2. Về nội dung
- Luận án góp phần làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công
tác tư tưởng.
- Dựng lại quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng
chiến.
- Đánh giá thành công, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử, góp phần
bổ sung phát triển lý luận công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án có thể cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu hay
phục vụ giảng dạy cho những vấn đề có liên quan đến đề tài.
7. Bố cục của luận án
Luận án “Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954)” được kết cấu 3 chương: (188 trang)
Chương 1: Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong những năm 1945-1950
(65 trang).
Chương 2: Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng đẩy mạnh kháng chiến đến kết
thúc thắng lợi (1951-1954) (63 trang).
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử (34 trang).
Ngoài các chương, mục, luận án còn có phần Mở đầu (22 trang), Kết luận
(4 trang), Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang),
Tài liệu tham khảo (15 trang) và phần Phụ lục (35 trang).
23
Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1950
1.1. Khái lược công tác tư tưởng của Đảng trước Cách mạng Tháng Tám
Trong lịch sử, công tác tư tưởng xuất hiện từ khi xã hội loài người phân chia
thành giai cấp và theo đó xuất hiện hệ tư tưởng. Công tác tư tưởng ra đời nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, biến hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của
xã hội. Đối với giai cấp công nhân, công tác tư tưởng xuất hiện trước và đồng thời
với sự ra đời của đảng cộng sản, nó đánh dấu bước trưởng thành về chính trị, tư
tưởng và tổ chức của giai cấp công nhân.
Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoạt động có mục đích
nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của Đảng thành hệ tư tưởng chi
phối, thống trị đời sống tinh thần của quần chúng; hình thành, phát triển, truyền bá
cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng trong xã hội, cổ vũ động viên mọi
người hành động, chủ động, tích cực, sáng tạo vì lý tưởng, mục tiêu độc lập tự do và
hạnh phúc của dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái phản động; bảo
vệ hệ tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối quan điểm của Đảng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Công tác tư tưởng có vai trò rất quan trọng, đó là khâu đột phá mở đường để
trang bị cơ sở lý luận cho các hoạt động thực tiễn, có ảnh hưởng rất lớn đến sự
thành bại của cách mạng. Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác tư tưởng là một mặt trận quan
trọng, là một nhiệm vụ trọng yếu, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm
tác động chi phối các công tác khác trong sự nghiệp cách mạng.
- Công tác tư tưởng trong thời kỳ vận động thành lập Đảng:
Đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam trước sự khủng hoảng về con đường cứu
nước, hệ tư tưởng phong kiến, tư sản đã bế tắc. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên
trong bối cảnh phong trào yêu nước ở thời kỳ khó khăn nhất. Người đã chứng kiến
24
sự thất bại của các phong trào yêu nước, phê phán những hạn chế về con đường của
các bậc tiền bối, và quyết chí ra đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân, đáp ứng
yêu cầu của lịch sử. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí
Minh đã tìm ra con đường mới “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [114, tr.313]. Người đã xây dựng một
hệ thống quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam, tổ chức truyền bá lý luận giải
phóng vào Việt Nam và động viên nhân dân lên trận tuyến đấu tranh giành tự do, độc
lập, đồng thời vạch ra những nội dung cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề nền tảng tư
tưởng của Đảng là vấn đề quan trọng hàng đầu được Người chỉ rõ: “Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ
nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không
có bàn chỉ nam”,“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [108, tr.268].
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo là sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, xác định rõ
đường lối chiến lược, sách lược, nhiệm vụ, phương pháp cách mạng. Tư tưởng chủ
đạo của cương lĩnh là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ trương giác ngộ, tập
hợp đoàn kết toàn dân tộc, động viên toàn dân lên trận tuyến đấu tranh giành tự do,
độc lập. Đó là chiều sâu tư duy lý luận của Hồ Chí Minh, tư tưởng đó soi sáng con
đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó
là bản Cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam,
phù hợp với thời đại. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vô cùng quan trọng của
cách mạng Việt Nam, khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh và thế hệ chiến
sĩ cách mạng đầu tiên, kiên trì gian khổ đã vượt qua mọi hy sinh tiến hành hoạt
động tư tưởng trong nhân dân, gắn bó máu thịt với quần chúng để tập hợp, giác ngộ,
động viên, rèn luyện tiến tới tổ chức nhân dân đi theo tiếng gọi và mục tiêu chiến
đấu của Ðảng; chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong điều kiện
khủng bố gắt gao của đế quốc. Về lĩnh vực công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh là người
25
xác lập nền tảng lý luận, vạch ra phương hướng, đường lối cơ bản của cách mạng
Việt Nam, trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, huấn luyện thế hệ chiến sĩ cách
mạng đầu tiên và quần chúng nhân dân đi theo ngọn cờ của giai cấp công nhân.
- Công tác tư tưởng trong phong trào cách mạng 1930-1931:
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng đề cao công
tác tư tưởng. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Ban Cổ động Tuyên truyền
của Đảng được thành lập, kịp thời tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng
trong quần chúng. Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh đã
khẳng định năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng, đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Tuy mới thành lập, Đảng đã vạch ra
được đường lối chính trị đúng đắn, dựa hẳn vào công nông, thu hút mọi lực lượng
tiến bộ, yêu nước, tiến hành cuộc đấu tranh vang dội chống đế quốc và phong kiến
tay sai, tạo ra một phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trên toàn quốc, vượt
qua sự khủng bố tàn bạo của quân thù, phong trào đã phát triển thành cuộc tổng
diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Công tác tư tưởng đã luôn được đặt lên vị trí hàng đầu nhằm giác ngộ chính
trị cho đảng viên và quần chúng, tuyên truyền chủ trương đường lối cách mạng của
Đảng, chuyển tư tưởng yêu nước của nhân dân ta theo lập trường của giai cấp công
nhân, “Lấy quần chúng tổ chức quần chúng, lấy quần chúng tuyên truyền quần
chúng. Đưa dần tin của quần chúng vào cách mạng, đưa lý luận cách mạng giáo hoá
quần chúng dần dần” [65, tr.231]. Công tác tư tưởng thường xuyên tố cáo tội ác của
đế quốc và tay sai, chống lại các thủ đoạn lừa bịp của chúng, chống chủ nghĩa quốc
gia cải lương; đã gắn chặt với cuộc đấu tranh hằng ngày của quần chúng đòi quyền
lợi dân sinh, dân chủ, kết hợp các khẩu hiệu kinh tế với khẩu hiệu chính trị, thông
qua đấu tranh mà nâng cao trình độ chính trị, rèn luyện đảng viên và quần chúng.
Đối với cán bộ, đảng viên, công tác tư tưởng đã coi trọng việc giáo dục tính
giai cấp, tính dân tộc của Đảng, bồi dưỡng lý luận và phẩm chất đạo đức cách
mạng, phân rõ ranh giới tư tưởng cách mạng với tư tưởng phản cách mạng của đế
quốc và tay sai, giữ vững đường lối chính trị đúng đắn, đào tạo một đội ngũ cán bộ
26
kiên cường, trung thành, tận tụy với cách mạng. Các nghị quyết, chỉ thị của Trung
ương trong thời gian này đều chỉ ra phương hướng, nội dung công tác tuyên truyền,
cổ động, uốn nắn những thiếu sót như nội dung còn mơ hồ, thiếu thiết thực; chỉ đạo
thiếu tổ chức, thiếu kế hoạch; phê phán và uốn nắn những sai lầm trong chủ trương
“thanh Đảng” trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ của Xứ uỷ Trung kỳ.v.v…
- Công tác tư tưởng trong thời kỳ đấu tranh khôi phục tổ chức Đảng và
phong trào cách mạng 1932-1935:
Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng cách mạng do Đảng Cộng sản
lãnh đạo trong những năm 1930-1931, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, khủng bố
dã man và dùng nhiều thủ đoạn mị dân để lừa bịp mê hoặc quần chúng, phong trào
bị lắng xuống, nhiều tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở bị phá vỡ. Trong thời
gian này, công tác tư tưởng đã được tiến hành kịp thời, sắc bén, đánh giá đúng tình
hình, ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên, nâng cao lòng tin vào lý tưởng và thắng
lợi của cách mạng; đẩy lùi các hiện tượng bi quan, dao động; giáo dục khí tiết cách
mạng của đảng viên, kiên cường đấu tranh trong nhà tù đế quốc, nêu gương sáng
của những người cộng sản về tinh thần hy sinh, bất khuất vì lợi ích cách mạng. Ở
trong tù, những người cộng sản không những đấu tranh để bảo vệ Đảng, giảm bớt
chế độ hà khắc của nhà tù mà còn lợi dụng cơ hội để trao đổi, tổng kết kinh nghiệm
công tác, huấn luyện về lý luận, chính trị và văn hoá cho đảng viên, đào tạo hàng
loạt cán bộ ưu tú cho Đảng. Đảng đã tận dụng mọi khả năng để tuyên truyền đường
lối cách mạng, đánh bại các quan điểm phản động, thoả hiệp, đầu hàng chủ nghĩa đế
quốc và tư tưởng thoát ly nhân dân, xa rời cách mạng.
Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển
phong trào, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh rộng lớn hơn về sau. Các cán bộ
đảng viên của Đảng từ Trung ương đến các cấp bộ Đảng đã trực tiếp chỉ đạo công
tác tuyên truyền cổ động, nhiều người trực tiếp phụ trách báo, viết bài, biên soạn tài
liệu tuyên truyền huấn luyện như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Trường
Chinh, Hồ Tùng Mậu, v.v… Đảng tuy có bị tổn thất nặng nề, nhiều tổ chức Đảng bị
vỡ nhưng không bị rối loạn về tư tưởng. Qua thử thách, Đảng đã được tôi luyện
27
hơn, vững vàng bản lĩnh, tích luỹ thêm lý luận và kinh nghiệm, quan hệ Đảng với
quần chúng ngày càng bền chặt hơn, phong trào cách mạng và tổ chức Đảng được
khôi phục tương đối nhanh chóng.
- Công tác tư tưởng trong thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939:
Trước nguy cơ chủ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Hội nghị BCH
Trung ương lần thứ 2 (7/1936) đã đề ra chủ trương mới để chỉ đạo phong trào. Đảng
xác định mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt lúc này là chống bọn phản động thuộc địa
và tay sai đòi những quyền dân sinh, dân chủ; tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân
chủ, xây dưng mặt trận dân chủ; thay đổi hình thức và phương pháp đấu tranh cho
thích hợp; đưa một bộ phận của Đảng ra hoạt động công khai để kết hợp giữa đấu
tranh bí mật với đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp; phát huy tối đa vai
trò của báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng. Việc
chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, sách lược là một bước tiến mới về tư duy lý
luận độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng. Tài liệu “Chung quanh vấn đề chiến sách
mới của Đảng Cộng sản Đông Dương” nêu rõ: “Những người cộng sản Đông
Dương… hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin theo
điều kiện hiện thực ở Đông Dương”, “Chiến sách mới của Đảng là chiến sách theo
điều kiện hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu của Đảng, học
kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận động cộng sản thế
giới, không phải làm đem kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy”
[66, tr.157-158].
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng
tạo ra một phong trào cách mạng sôi nổi, là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám về sau. Công tác tư tưởng đã gắn chặt với mục tiêu,
nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ này đấu tranh cho tự do dân chủ, cải thiện đời sống
và hòa bình, chống phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh; đã
coi trọng làm rõ mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng Liên Xô,
Pháp, Trung Quốc và thế giới; quan hệ công nhân, lao động Việt Nam với công nhân,
lao động thế giới, kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
28
Công tác tư tưởng đã gắn chặt với công tác tổ chức và lãnh đạo quần chúng trong các
đợt đấu tranh, chống các khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi, bảo thủ, rụt rè, thỏa
hiệp vô nguyên tắc trong việc thực hiện chính sách mặt trận, có khi sa vào chủ nghĩa
công khai, vi phạm những nguyên tắc bí mật. Công tác tư tưởng cũng đã liên tục tố
cáo tội ác và các thủ đoạn lừa bịp của bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai.
Trong thời kỳ này, Đảng triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp để mở rộng
công tác tuyên truyền cổ động trong quần chúng, tổ chức các cuộc hội họp, mít tinh,
vận động tranh cử, xuất bản và phát hành sách báo công khai, tạo điều kiện cho
đường lối, chủ trương của Đảng đi vào quần chúng rộng rãi, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của văn hoá dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ khí thế của phong trào cách mạng.
Đồng thời, Đảng vẫn giữ gìn những nguyên tắc hoạt động bí mật, tiếp tục chỉ đạo
việc xuất bản báo chí, tài liệu bí mật để đề cập những vấn để không thể công bố trên
báo công khai. Các cấp uỷ Đảng đều rất coi trọng công tác tuyên huấn, phân công
cấp uỷ viên phụ trách công tác tuyên huấn và cán bộ phụ trách báo chí, nhiều cán bộ
lãnh đạo trực tiếp làm công tác tư tưởng.
- Công tác tư tưởng trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc 1939-1945:
Chiến tranh thế giới bùng nổ, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Trước sự
chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng đã có ba hội nghị
Trung ương, đặc biệt Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) do Hồ Chí Minh trực tiếp chủ
trì đã quyết định thay đổi chiến lược cho cách mạng Việt Nam:
Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư
sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết cả hai vấn đề: phản đế và
điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp
“dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai
đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng [67, tr.119].
Nêu nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đoàn kết toàn dân tộc trong
Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng mọi mặt đón thời cơ khởi nghĩa giành chính
quyền. Sự thay đổi chiến lược là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng
về giải quyết mối quan hệ vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, đúng đắn, sáng tạo, phù
hợp với thực tiễn Việt Nam, là cơ sở làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
29
Công tác tư tưởng trong thời kỳ này đã gắn chặt và phục vụ thiết thực cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Công tác tuyên truyền đã áp dụng một chiến
thuật hết sức mềm dẻo, linh hoạt, thích hợp với chính sách cứu quốc của Đảng, phù
hợp với tình hình thực tế, tránh được lối tuyên truyền khô khan, không dùng danh
nghĩa của Đảng hay tuyên truyền chủ nghĩa công sản nhiều mà chủ yếu khêu gợi
tinh thần ái quốc mạnh mẽ, phát huy cao độ lòng yêu nước và truyền thống đoàn
kết, anh hùng, bất khuất của dân tộc, cổ vũ nhân dân nổi dậy tự giải phóng mình
khỏi ách nô lệ của đế quốc và tay sai. Trong khi nêu cao ngọn cờ dân tộc, nó cũng
đồng thời làm rõ sự gắn bó giữa lợi ích của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân
dân, lợi ích dân tộc với lợi ích dân chủ của công nhân, nông dân, động viên mọi
tầng lớp, mọi dân tộc tham gia vào mặt trận cứu nước, kể cả những vùng dân tộc
thiểu số xa xôi hẻo lánh xưa nay ít tham gia vào đời sống chính trị.
Công tác tư tưởng đã kịp thời truyền đạt các nhận định và chủ trương của
Đảng trước các diễn biến thời cuộc trong nước và quốc tế, đưa ra những khẩu hiệu sát
hợp, hướng dẫn tư tưởng và hành động của quần chúng. Nó đã đấu tranh sắc bén với
các tư tưởng tự ty, nô lệ, phục Nhật, sợ Nhật, chống các khuynh hướng sai lầm, rụt rè,
do dự, muốn lợi dụng Nhật, cũng như tư tưởng phiêu lưu, nóng vội, manh động.
Công tác tuyên truyền cổ động đã sử dụng nhiều hình thức phong phú, linh
hoạt, khi có thời cơ đã kiên quyết sử dụng các hình thức táo bạo như tuyên truyền
xung phong, tuyên truyền vũ trang, biểu tình vũ trang, cổ vũ quần chúng nổi dậy với
khí thế mạnh mẽ áp đảo quân thù.
Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chặt chẽ công tác tư tưởng, trực tiếp viết báo, viết
sách, giảng dạy trong các lớp bồi dưỡng cán bộ. Công tác tư tưởng đã góp phần to
lớn bồi dưỡng, đào tạo hàng loạt cán bộ về chính trị, về kinh nghiệm tổ chức, phát
động quần chúng, kinh nghiệm công tác bí mật và chống khủng bố, giáo dục đảng
viên nêu cao vai trò tiên phong cách mạng, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, chịu
đựng mọi hy sinh gian khổ, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng vào thời
điểm lịch sử để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm nên thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
30
1.2. Chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng từ năm 1945 đến
năm 1950
1.2.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra với công tác tư tưởng
- Bối cảnh quốc tế:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn.
Liên Xô vươn lên trở thành một cường quốc XHCN, có uy tín và ảnh hưởng sâu
rộng, là trụ cột của lực lượng hòa bình và dân chủ trên thế giới, là chỗ dựa của nhân
dân các nước đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH. Được sự giúp đỡ của Liên
Xô, một loạt nước Đông Âu và miền Bắc Triều Tiên được giải phóng khỏi chủ
nghĩa phát xít, đang tiến hành các cải cách dân chủ tiến lên CNXH. Từ những năm
50 hệ thống các nước XHCN được hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Cách
mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã có lực lượng mạnh và những
vùng giải phóng rộng lớn. Cuộc đấu tranh để giành độc lập của nhiều nước thuộc
địa và nửa thuộc địa ngày càng lớn mạnh, có nơi đã giành được một phần quyền
làm chủ đất nước. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đòi tự do dân chủ, đòi
cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân cũng phát triển mạnh mẽ. Một số nước
châu Âu như Pháp và Ý, Đảng Cộng sản có uy tín lớn, có vị trí quan trọng trong đời
sống chính trị của đất nước. Cách mạng thế giới đang ở thế phát triển, sự vươn lên
mạnh mẽ của các phong trào cách mạng đem lại nguồn động viên tinh thần to lớn
cho cách mạng Việt Nam.
Cũng từ sau chiến tranh, lực lượng đế quốc suy yếu. Trục phát xít Đức, Ý,
Nhật bị đánh bại. Anh, Pháp tuy chiến thắng nhưng kiệt quệ về kinh tế, suy yếu hơn
về chính trị và quân sự. Riêng Hoa Kỳ lợi dụng chiến tranh đã vượt lên về kinh tế,
chính trị, quân sự và khoa học kỹ thuật. Dựa vào sức mạnh kinh tế và độc quyền về
vũ khí nguyên tử, Hoa Kỳ muốn giành quyền bá chủ thế giới. Hoa Kỳ dùng hình
thức “viện trợ kinh tế” bằng kế hoạch Mác-san để buộc Anh, Pháp và các nước tư
bản Tây Âu khác lệ thuộc vào mình, đồng thời xâm nhập vào các nước thuộc địa
bằng chủ nghĩa thực dân mới.
31
Tuy các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau sâu sắc nhưng trước sự lớn mạnh
của Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới, các nước đế quốc đã câu kết với
nhau lập mặt trận bao vây Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, chống phá phong
trào cách mạng thế giới.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Sự lớn mạnh
của Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới là điều kiện khách quan thuận lợi và
trước mắt là nguồn cổ vũ tinh thần để nhân dân Việt Nam giữ vững chính quyền và
xây dựng chế độ mới. Tuy nhiên, do tính chất triệt để chống đế quốc, lại có vị trí đi
đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở một địa bàn chiến lược ở Đông
Nam Á cho nên cách mạng Việt Nam đã trở thành đối tượng chống phá chủ yếu của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, sớm ý thức được sự mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc mà đại biểu là Mỹ, Anh, Pháp với Liên Xô có thể làm cho
Anh và Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương, Chính phủ
Việt Nam đã cố gắng hết sức để tránh cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp,
đồng thời tích cực, chủ động chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó với hành động
xâm lược trắng trợn của kẻ thù. Việt Nam muốn hoà bình nên đã nhân nhượng,
nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, buộc nhân dân Việt Nam phải
cầm súng để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám.
Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc trong điều kiện quốc tế khá
phức tạp. Thế giới hình thành hai cực đối lập về mặt chính trị, giữa lực lượng cách
mạng và chủ nghĩa đế quốc. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam vận động và
phát triển theo xu hướng hoà bình, dân chủ và CNXH, sớm muộn sẽ nhận được sự
ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, nhất là các nước
XHCN và dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, cuối năm 1946, khi cuộc kháng chiến toàn
quốc bùng nổ, Việt Nam vẫn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, chưa nước
nào công nhận độc lập và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hành động đánh chiếm Việt Nam và toàn Đông Dương của thực dân Pháp
nằm trong âm mưu và chiến lược phản kích toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc sau
32
Chiến tranh thế giới thứ hai. Pháp chiếm đóng Đông Dương nhằm ngăn chặn làn
sóng cách mạng và CNXH ở vùng Đông Nam Á. Vì vậy, được Anh, Mỹ ủng hộ và
tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và điểm mấu chốt là
Việt Nam.
Ở nước Pháp, giai cấp tư sản và lực lượng được Mỹ giúp đỡ đang tích cực
hoạt động tranh giành quyền lực trên vũ đài chính trị. Trong lúc đó, lãnh tụ của
Đảng Xã hội Pháp từ chối hợp tác với Đảng Cộng sản Pháp để giải quyết các vấn đề
chính trị, xã hội. Điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho lực lượng thân Mỹ và phái chủ
chiến trong Chính phủ Pháp trong việc đánh chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực.
Vấn đề Đông Dương được Quốc hội Pháp thảo luận sôi nổi, đã hình thành những
quan điểm và mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà, giữa những người
cộng hoà và lực lượng thân Mỹ. Cũng từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền
kinh tế nước Pháp sa sút, quân đội thiếu hụt quân số. Trong điều kiện đó, Pháp vừa
phải củng cố xây dựng đất nước, vừa phải duy trì sự thống trị và đối phó với phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong khối liên hiệp Pháp.
Nếu chiến tranh Đông Dương kéo dài thì nước Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến kháng
chiến toàn quốc bùng nổ:
Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Nước Việt Nam Dân chủ Công hòa ra đời.
Chính quyền cách mạng non trẻ của nước Việt Nam mới đã gặp muôn vàn khó
khăn: nạn đói khủng khiếp chưa chấm dứt lại xảy ra lụt lớn ở Bắc Bộ, sau đó lại đến
hạn hán, sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả cao vọt, kho bạc trống rỗng.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời chưa được quốc gia nào trên thế giới
công nhận và thiết lập quan hệ. Giữa lúc ấy thì hơn hai mươi vạn quân của Tưởng
Giới Thạch tràn vào thực hiện âm mưu tiêu diệt Cộng sản, phá Việt Minh, lật đổ
chính quyền nhân dân, lập chính phủ phản động làm tay sai cho chúng.
Ở miền Nam quân đội Anh kéo vào, mở đường cho quân đội viễn chinh Pháp
nổ súng đánh chiếm Sài Gòn rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung
Bộ. Một đội quân Pháp từ Vân Nam trở về chiếm đóng tỉnh Lai Châu. Lực lượng
33
người Việt lưu vong tập hợp trong hai tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt
Nam Cách mạng đồng minh Hội theo chân quân đội Tưởng tiến vào miền Bắc.
Được sự giúp đỡ của quân đội Tưởng, lực lượng Việt Quốc, Việt Cách đã đánh
chiếm các thị xã Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Móng Cái, hô
hào chống lại chính quyền cách mạng, tổ chức bạo loạn.
Các đảng phái Việt Quốc, Việt Cách được quân đội Tưởng hỗ trợ đã thành
lập trụ sở ở nhiều khu phố Hà Nội, tự xưng là những người yêu nước, dùng mọi thủ
đoạn vu cáo, bôi nhọ chính quyền cách mạng, xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản. Các
đảng này tập hợp những lực lượng chống phá cách mạng, từ các thế lực phản động
trong giai cấp địa chủ, tư sản, trong đạo Thiên Chúa đến Tờrốtkít, thành lập cái gọi
là “Mặt trận quốc gia”. Việt Quốc, Việt Cách tiến hành nhiều hoạt động chống
Chính quyền cách mạng: mắc loa phóng thanh tuyên truyền, xuất bản báo chí phản
động, tổ chức mít tinh, biểu tình vận động, bãi thị, bãi khóa, tổ chức ám sát, bắt cóc,
nhằm lật đổ chính quyền.
Chính quyền cách mạng vừa được thành lập, kinh tế tài chính kiệt quệ, trên
đất nước có tới 30 vạn quân đội nước ngoài chiếm đóng. Vận mệnh dân tộc lúc này
như “ngàn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng trước nguy cơ sống còn. Tuy
nhiên, chính vào lúc khó khăn nhất, nhân dân Việt Nam đã làm chủ đất nước tràn
đầy phấn khởi, tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của
Chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ
nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Cuối năm 1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh là thử thách lớn
đối với dân tộc Việt Nam trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nền độc lập mới
giành lại được hơn một năm, Chính quyền chưa được củng cố vững chắc, vừa
kháng chiến vừa kiến quốc nên các mặt đời sống xã hội chưa thật sự ổn đinh, nhân
dân Việt Nam đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh quy mô lớn trên toàn quốc.
Cuộc chiến tranh nổ ra trong điều kiện so sánh tương quan lực lượng không có lợi
đối với Việt Nam, phải đương đầu với quân đội viễn chính Pháp, một quân đội
chuyên nghiệp, thiện chiến, được trang bị tối tân, có trình độ tác chiến và chỉ huy
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf

More Related Content

Similar to ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf

De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
Giang Cao
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
dreamteller
 

Similar to ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf (20)

Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
 
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptxBAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
 
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfGIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
 
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
 
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
 
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Chương 1 giới thiệu về học phần tư tưởng hồ chí minh
Chương 1 giới thiệu về học phần tư tưởng hồ chí minhChương 1 giới thiệu về học phần tư tưởng hồ chí minh
Chương 1 giới thiệu về học phần tư tưởng hồ chí minh
 
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ những giải pháp nhằ...
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ những giải pháp nhằ...Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ những giải pháp nhằ...
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ những giải pháp nhằ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
 
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxDe-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
 
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÃ QUÝ ĐÔ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Mã số : 62 22 56 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. NGND LÊ M ẬU HÃN HÀ NỘI - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÃ QUÝ ĐÔ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 56 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. LÊ MẬU HÃN HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1950.................................................................................................23 1.1. Khái lược công tác tư tưởng của Đảng trước Cách mạng Tháng Tám ..23 1.2. Chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng từ năm 1945 đến năm 1950 ..........................................................................................................30 1.2.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra với công tác tư tưởng............30 1.2.2. Chủ trương công tác tư tưởng của Đảng................................................36 1.3. Quá trình chỉ đạo công tác tư tưởng từ 1945 đến 1950 ...........................45 1.3.1. Tổ chức các cơ quan tuyên truyền cổ động ...........................................45 1.3.2. Tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng...............................................53 1.3.3. Tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong quân đội............................56 1.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cổ động quần chúng ..................59 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC THẮNG LỢI (1951 – 1954) .....................87 2.1. Chủ trương công tác tư tưởng của Đảng .................................................87 2.1.1. Tình hình mới, yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng..........................87 2.1.2. Chủ trương của Đảng đối với công tác tư tưởng....................................90 2.2. Quá trình chỉ đạo công tác tư tưởng đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi....................................................................................................................100 2.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức tuyên huấn, củng cố các lực lượng làm công tác tuyên truyền cổ động ......................................................................100 2.2.2. Tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng.............................................110
  • 4. 2.2.3. Tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong quân đội..........................116 2.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kháng chiến...................................................................................123 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ................150 3.1. Một số nhận xét .......................................................................................150 3.1.1. Đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc là cơ sở cho sự thành công của công tác tư tưởng ...................................150 3.1.2. Luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị để tuyên truyền cổ động quần chúng ...........................................................................................................154 3.1.3. Chú trọng công tác tư tưởng trong Đảng, công tác chính trị tư tưởng trong quân đội ..............................................................................................157 3.1.4. Luôn coi trọng xây dựng các cơ quan chuyên môn, sáng tạo về nghệ thuật phương pháp tuyên truyền cổ động......................................................162 3.2. Kinh nghiệm lịch sử ................................................................................168 3.2.1. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, khơi dậy và phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ......................................................................168 3.2.2. Đánh giá đúng tình hình và nhiệm vụ kháng chiến để tuyên truyền cổ động định hướng quần chúng .......................................................................171 3.2.3. Phối hợp, phát huy vai trò của các lực lượng làm công tác tuyên truyền, cổ động.............................................................................................175 3.2.4. Chủ động tiến công trên mặt trận tư tưởng để củng cố tư tưởng nội bộ và làm thất bại chiến tranh tuyên truyền của thực dân Pháp..........................178 3.2.5. Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng ..........................181 KẾT LUẬN........................................................................................................185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................189 PHỤ LỤC...........................................................................................................204
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTƯ CNXH CTQG CTTƯ ĐVBQ HNTƯ LK NQTƯ NXB QĐTƯ TNVN TT- TT TTXP TTXVN UBKCHC UBHCLK UBKC XHCN Ban chấp hành Trung ương Chủ nghĩa xã hội Chính trị quốc gia Chỉ thị Trung ương Đơn vị bảo quản Hội nghị Trung ương Liên khu Nghị quyết Trung ương Nhà xuất bản Quyết định Trung ương Tiếng nói Việt Nam Thông tin - Tuyên truyền Tuyên truyền xung phong Thông tấn xã Việt Nam Ủy ban Kháng chiến hành chính Ủy ban Hành chính Liên khu Ủy ban Kháng chiến Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Ðảng và của dân tộc. Ngay từ khi ra đời và trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác tư tưởng là cơ sở của mọi công tác khác. Tư tưởng đúng đắn, thông suốt, lập trường tư tưởng vững vàng là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Mười lăm năm vận động cách mạng (1930-1945) để đi tới cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại và sự ra đời nước Việt Nam mới thực chất và trước hết là thời kỳ những người cộng sản và những người yêu nước đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ tiến hành hoạt động tư tưởng trong nhân dân, gắn bó máu thịt với quần chúng để tập hợp, giác ngộ, động viên, rèn luyện tiến tới tổ chức nhân dân đi theo tiếng gọi và mục tiêu chiến đấu của Ðảng, thực hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc là độc lập, tự do. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, trong đó có thành tựu to lớn công tác tư tưởng của Ðảng, là thắng lợi của quá trình biến lý tưởng của Ðảng và ước mơ của dân tộc thành sức mạnh vô địch của quần chúng, thành hiện thực cách mạng. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), công tác tư tưởng gắn bó với cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện, phục vụ đắc lực mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Các phong trào của quần chúng được khơi dậy mạnh mẽ trở thành cao trào cách mạng. Hàng vạn hình mẫu chiến đấu dũng cảm, xả thân vì nước làm khơi dậy tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt nam. Góp phần vào những thắng lợi to lớn của dân tộc trong chín năm trường kỳ kháng chiến, thành tựu lớn nhất của công tác tư tưởng chính là trực tiếp bồi dưỡng, xây dựng, phát triển sức mạnh và giá trị con người Việt Nam trong cuộc đọ sức lịch sử với thực dân Pháp xâm lược để giành chiến thắng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, trong lãnh đạo công tác tư tưởng, Ðảng cũng vấp phải những hạn chế và khuyết điểm, có lúc, có nơi rơi vào ấu trĩ, tả khuynh, máy móc, giáo điều, duy ý chí, dẫn tới hiệu quả công tác tư tưởng có lúc chưa cao.
  • 7. 2 Sự lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) rất phong phú, có ý nghĩa hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, song đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được luận giải thấu đáo hơn. Trong những năm gần đây, những biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới đã có tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm, ý thức của cán bộ đảng viên và nhân dân. Những khó khăn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước chậm khắc phục. Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Cơ chế thị trường với những tác động hai mặt tích cực và tiêu cực đã tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, ở lĩnh vực công tác tư tưởng, Đảng Công sản Việt Nam cũng đang có nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết để vẫn giữ được mục tiêu lý tưởng cách mạng nhưng lại thích ứng, phù hợp với xu thế của thời đại. Mọi sự giáo điều, bảo thủ, thiếu nhạy bén hoặc mơ hồ, ảo tưởng, coi nhẹ công tác tư tưởng đều là nguy cơ lớn đối với một đảng chính trị. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi công tác tư tưởng phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới thành công. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) nhằm nêu bật những thành tựu, tìm ra các yếu kém, khuyết điểm, rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng những kinh nghiệm đó trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay. Từ cơ sở nhận thức giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, qua tìm hiểu nguồn tư liệu, tác giả nhận thấy vấn đề này đã được đề cập ở những mức độ, phạm vi và góc độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu, thể hiện qua một số tác phẩm sau đây:
  • 8. 3 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng ở Trung ương Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, 1930-2000, của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, năm 2001. Tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống công tác tư tưởng của Đảng qua các thời kỳ từ 1930 đến năm 2000; tập trung vào những hoạt động của các cơ quan làm công tác tư tưởng ở Trung ương; đồng thời cũng giành một phần quan trọng giới thiệu hoạt động công tác tư tưởng của các ngành, các đoàn thể, lực lượng vũ trang và của một số địa phương; phục dựng những hoạt động công tác tư tưởng gắn với các hoạt động trên các lĩnh vực khác qua các thời kỳ cách mạng; tổng kết lịch sử 70 năm ngành tư tưởng văn hóa, sơ bộ nêu một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng nói chung. Tuy vậy, tác phẩm mới ở dạng sơ thảo lược ghi những sự kiện lịch sử của công tác tư tưởng, chủ yếu mô tả hoạt động của ngành tuyên huấn, việc luận giải mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và kinh nghiệm của công tác tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp chưa được đặt ra thỏa đáng, việc khai thác nguồn sử liệu lưu trữ thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chưa nhiều, chưa thật sâu sắc. Bảy mươi năm công tác tư tưởng - Văn hoá của Đảng truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn, sách do Hữu Thọ chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000. Tác phẩm đã lược ghi các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Tổng bí thư của Đảng nói về công tác tư tưởng văn hoá. Nêu rõ truyền thống và trách nhiệm của công tác tư tưởng văn hoá. Các ý kiến của lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương về công tác tư tưởng văn hoá. 72 năm truyền thống công tác tư tưởng văn hóa của Đảng, sách do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương biên soạn năm 2003, lưu hành nội bộ. Các tác phẩm này trình bày khái quát lịch sử của ngành Tư tưởng - Văn hóa từ khi Đảng ra đời đến năm 2003, nêu bật những thành tựu, truyền thống vẻ vang của ngành, đồng thời đề cập yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề của ngành Tư tưởng - Văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tuy vậy, các công trình này mới chỉ nêu sơ lược các hoạt động của công tác tư tưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chưa
  • 9. 4 nêu rõ chủ trương của Đảng, quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động công tác tư tưởng, cũng như chưa có sự tổng kết đánh giá hoạt động công tác tư tưởng trong kháng chiến. Lịch sử biên niên công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954) sách do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương biên soạn năm 2005. Tác phẩm liệt kê mô tả các sự kiện lịch sử về công tác tư tưởng văn hóa theo trình tự thời gian từ năm 1925 đến năm 1954. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến 1954 có tới 246 sự kiện tiêu biểu về công tác tư tưởng văn hóa. Đặc biệt có các hội nghị, các nghị quyết, chỉ thỉ của Trung ương và các cấp bộ Đảng về công tác tư tưởng văn hóa; các bài viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trường Chinh về lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận. Tác phẩm đã lược trích ghi lại các sự kiện, các chỉ thị, nghị quyết, các bài viết tiêu biểu về công tác tư tưởng. Công trình này có giá trị quan trọng trong tiếp cận nguồn tư liệu công tác tư tưởng. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ liệt kê, trích lược, các bài viết, các chỉ thị, nghị quyết, mô tả các sự kiện chứ không phân tích đánh giá sự kiện. Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930- 2010) của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010. Tác phẩm đã khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của ngành tuyên giáo; mô tả những chặng đường lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung chương II của tác phẩm nói về công tác tuyên giáo trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Tác phẩm đã nêu bối cảnh lịch sử của Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những nội dung và hoạt động chủ yếu của công tác tuyên giáo; khẳng định mọi hoạt động văn học, nghệ thuật, giáo dục, báo chí đều hướng vào mục đích động viên toàn dân xây dựng bảo vệ chính quyền, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện. Những hoạt động đa dạng phong phú của ngành tuyên giáo đã tạo được những thành công lớn trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần quan trọng vào thành công chung của cuộc kháng chiến. Tác phẩm cũng khái quát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tuyên giáo, đồng thời đánh giá vai trò của công tác tuyên giáo trong kháng chiến chống Pháp.
  • 10. 5 Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010) của tập thể các nhà báo, nhà nghiên cứu biên soạn do Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010. Đây là một công trình nghiên cứu công phu ghi nhận chặng đường lịch sử 85 năm báo chí cách mạng, trong đó có một phần quan trọng nói về tình hình hoạt động của báo chí trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đã khẳng định nhiệm vụ của báo chí là thông tin thời sự tình hình quốc tế và trong nước đến với độc giả, tuyên truyền sâu rộng đường lối kháng chiến kiến quốc của Đảng trong nhân dân; báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị tư tưởng, cùng dân tộc đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược. Tác phẩm đã nêu bật quá trình phát triển của báo chí, sự thay đổi về số lượng, hình thức báo chí trải qua chín năm kháng chiến. Từ chỗ số lượng tờ báo ít ỏi với hình thức in ấn thô sơ, nghèo nàn, sau Cách mạng Tháng Tám, báo chí đã vươn lên mạnh mẽ với rất nhiều tờ báo phong phú, sinh động. Tác phẩm đã dành chương 2 nói về báo chí cách mạng thời kỳ 1945-1954, trong đó đã khái quát những sự kiện lớn trong nước và trên thế giới ảnh hưởng đến báo chí, yêu cầu nhiệm vụ của báo chí trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc; tình hình hoạt động của báo chí, xây dựng hệ thống tổ chức, ban hành những văn bản quản lý hoạt động báo chí; nêu rõ lịch sử hình thành, quá trình phát triển, đánh giá nội dung các tờ báo tiêu biểu chủ lực không chỉ ở trung ương mà cả ở địa phương, những vùng căn cứ kháng chiến, Bắc Bộ, Nam Bộ; không chỉ nói về báo viết và các tạp chí mà còn nói về báo nói như Thông tấn xã và Đài tiếng nói; đánh giá đội ngũ cán bộ phóng viên, phương tiện kỹ thuật làm báo, số lượng các tờ báo, số lượng in ấn phát hành, vai trò của các tờ báo; Tác phẩm cũng nêu lên chủ trương, quan điểm của Đảng và Hồ Chí Minh về báo chí; vai trò của báo chí trong vận động quần chúng, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng và có một số nhận xét về hoạt động báo chí trong kháng chiến. Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Đào Duy Quát (Chủ biên), Hồng Vinh, Trần Văn Luật…biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. Tác phẩm đã khái quát lại toàn bộ quá trình hình thành và phát
  • 11. 6 triển công tác tư tưởng của Đảng trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, khẳng định những thành tựu, nêu rõ những bài học kinh nghiệm và đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng do Hồng Vinh, Hà Đăng, Hữu Thọ…biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004. Cuốn sách đã giới thiệu sáu chuyên đề về báo chí cách mạng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của báo chí cách mạng; học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Sơ thảo lịch sử 50 năm báo nhân dân 1951 – 2001 do Hồng Vinh, Hoàng Tùng, Hồng Hà… biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001. Tác phẩm đã trình bày những hoạt động và thành tựu của báo Nhân dân qua các thời kỳ: kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới. Tác phẩm đã có một phần nêu rõ hoạt động của Báo Nhân dân trong kháng chiến chống Pháp từ 1951 đến 1954, về số lượng phát hành, kỹ thuật in ấn, đội ngũ phóng viên, vai trò của báo Nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc. Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh của Hoàng Quốc Bảo, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006. Tác phẩm trình bày nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản phương pháp tuyên truyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc học tập vận dụng phương pháp tuyên truyền đối với đội ngũ cán bộ tuyên truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2002. Kỷ yếu bao gồm các bài nghiên cứu của nhiều tác giả đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng như: vai trò của công tác tư tưởng, lý luận; xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận; giáo dục lý luận chính trị cho đảng viên và nhân dân; vận dụng lý luận trong thực tiễn cách mạng. Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954, Luận văn thạc sĩ lịch sử của Phạm Văn Toản, năm 2005. Luận văn đã bước đầu hệ thống, khái quát đường lối chủ trương của Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ kháng chiến toàn quốc 1946-1954. Trên cơ sở phân
  • 12. 7 tích những đóng góp to lớn của công tác tư tưởng trong kháng chiến, luận văn đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác tư tưởng. Luận văn cũng nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, luận văn chưa có sự khảo cứu nguồn tư liệu phong phú về lĩnh vực công tác tư tưởng, nhất là các tư liệu gốc được lưu tại các trung tâm lưu trữ, tài liệu tham khảo chưa đầy đủ; luận văn chủ yếu chỉ mô tả các sự kiện tiêu biểu của công tác tư tưởng, những nhận xét đánh giá và các kinh nghiệm được rút ra qua sự nghiên cứu còn sơ lược, chưa thật sâu sắc, đầy đủ và sức thuyết phục chưa cao. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập 1 (1920-1954) của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương biên soạn, Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1984. Tác phẩm đã trình bày quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (1920-1930); phong trào cách mạng năm 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh; cuộc đấu tranh khôi phục, phát triển phong trào cách mạng và tổ chức Đảng (1932-1935); cuộc vận động dân chủ (1936-1939); phong trào cứu nước giải phóng dân tộc toàn dân nổi dậy giành chính quyền (1939- 1945); lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Tác phẩm cũng đề cập sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của Nguyễn Trọng Phúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2012. Nội dung cuốn sách trình bày có hệ thống lịch sử công tác xây dựng Đảng từ khi Đảng được thành lập đến năm 2011, trải qua các giai đoạn 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-1986 và 1986 đến 2011 trong đó đã dành chương 3 nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong những năm xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) đề cập đến nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cuốn sách cũng khẳng định vai trò của công tác xây dựng Đảng, để có được những thành quả cách mạng là do trong suốt quá trình hình thành, trưởng thành và phát triển, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng luôn coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, luôn luôn tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu.
  • 13. 8 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu công tác tư tưởng ở các địa phương, công tác chính trị tư tưởng trong quân đội Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam do Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Tiến Quốc biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 2001. Tác phẩm đã trình bày công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, trong đó đã nói tới sự lãnh đạo của Đảng với công tác chính trị tư tưởng trong quân đội thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Hoàng Nhiên, năm 2006. Luận án đã nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị trong kháng chiến chống Pháp; phân tích bối cảnh lịch sử, những bước ngoặt của cuộc kháng chiến trên mặt trận quân sự; phân tích chủ trương, quan điểm của Trung ương Đảng và các cấp bộ Đảng trong quân đội về lãnh đạo chính trị, mà trọng tâm là lãnh đạo tư tưởng bộ đội; đánh giá kết quả và những kinh nghiệm. Công tác Đảng, công tác chính trị một số trận đánh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tập 1, sách do Hồ Kiếm Việt, Hoàng Kim Hiên, Bạch Đăng Hà biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1999. Cuốn sách đã giới thiệu những kinh nghiệm và thành công của công tác Đảng, công tác chính trị một số trận đánh tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân đội trong thời gian từ 1947-1974 diễn ra trên các chiến trường từ Bắc tới Nam. Công tác Đảng, công tác chính trị một số trận đánh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tập 2, do Hồ Kiếm Việt, Hoàng Kim Hiên, Bạch Đăng Hà,.. biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 2000, sách lưu hành nội bộ thuộc Học viện Chính trị Quân sự. Tác phẩm đã phân tích ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của công tác Đảng, công tác chính trị trong một số trận đánh tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
  • 14. 9 Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị của Bộ tổng tham mưu trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), sách do Nguyễn Huy Linh, Nguyễn Văn Tủ, Phạm Đăng Hiệu biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 2000. Cuốn sách đã tổng kết những ưu điểm, khuyết điểm chính, những bài học kinh nghiệm, công tác chính trị trong 30 năm chiến tranh giải phóng từ 1945 đến 1975. Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975, sách do Lê Xuân Lựu, Nguyễn Văn Cương, Lê Minh Tân, Nguyễn Huy Long biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1998. Tác phẩm trình bày sự hình thành và phát triển công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, là cơ sở hình thành công tác Đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch. Công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch của kháng chiến chống Pháp được trình bày theo từng giai đoạn: từ 1948 đến giữa năm 1950, từ thu đông 1950 đến giữa năm 1953, trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 và trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tác phẩm cũng rút ra những nhận xét, những kinh nghiệm từ sự phát triển công tác Đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch. Tổng cục chính trị quá trình hình thành tổ chức và chỉ đạo công tác Đảng - công tác chính trị trong quân đội: Biên niên sử và tư liệu, tập 1 (1944-1954), tác phẩm do Lê Minh Tân, Nguyễn Huy Long biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1997, lưu hành nội bộ. Tác phẩm đã biên niên các sự kiện và tư liệu về công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội từ khi thành lập quân đội, hình thành phát triển cơ quan chính trị của Bộ Quốc phòng (1946-1950) và phát triển ngày càng quy mô của Tổng cục chính trị trong giai đoạn mở các chiến dịch lớn chống Pháp thắng lợi (1950-1954). Một số công trình nghiên cứu công tác tuyên giáo ở các địa phương như: Lịch sử ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1930 – 2005), do Nguyễn Đình Thống (chủ biên), Nguyễn Xuân Thụ, Đỗ Thị Thanh Huyền biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006; Lịch sử ngành tuyên giáo tỉnh Long An (1930 - 2010), do Lê Hữu Phước (chủ biên), Nguyễn Đình Thông, Phạm Văn Thịnh, Dương Thành Thông biên soạn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010; Lịch sử ngành tuyên
  • 15. 10 giáo tỉnh Kiên Giang 1930-1975 (Dự thảo), do Nguyễn Anh Động, Phan Trường Chiến, Diệp Hoàng Dư biên soạn, năm 2010; Lịch sử Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La (1946 - 2005), do Lương Thị Kim Duyên, Lò Minh Hiến, Hoàng Thị Thu Thuỷ... biên soạn, năm 2010; 75 năm công tác tuyên giáo Đảng bộ Nghệ An (1930- 2005), do Bùi Ngọc Tam (chủ biên), Bạch Hưng Đào, Phạm Đình Nguyên...biên soạn, Nxb Nghệ An, năm 2005; Lịch sử 75 năm hoạt động tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1930 - 2005), do Nguyễn Thiện (chủ biên), Lê Văn Thiện, Đinh Văn Thiềm... biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006; Lich sử công tác tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2010), do Nguyễn Xuân Minh (chủ biên), Phạm Tất Quynh, Nguyễn Văn Thắng... biên soạn, Đại học Thái Nguyên xuất bản, năm 2010; Lịch sử Ban Tuyên giáo thành uỷ Hải Phòng (1947 - 2007), do Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Phúc, Trần Thị Phương... biên soạn, Nxb Hải Phòng, năm 2009; 80 năm truyền thống vẻ vang 1930-2010, của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa, Nxb Thanh Hoá, năm 2010.v.v… Các công trình nghiên cứu trên đây đã trình bày lịch sử công tác tuyên giáo, hoạt động tư tưởng và văn hoá tại tại các tỉnh, thành phố qua các thời kỳ, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ động trong kháng chiến chống thực dân Pháp được đề cập khá rõ. Các tác phẩm cũng trình bày các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, của Ban tuyên huấn Trung ương, Ban Tuyên Huấn các tỉnh, thành phố về công tác tư tưởng; các báo cáo tổng kết quá trình hoạt động; những thành tựu, hạn chế của công tác tuyên truyền cổ động quần chúng trong kháng chiến chống thực dân Pháp; qua đó đã có những nhận xét, đánh giá và rút ra những kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa thiết thực nhằm phục vụ công tác tuyên giáo của các tỉnh hiện nay. 2.3. Một số bài viết nghiên cứu các khía cạnh của công tác tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp Công tác tư tưởng trong Cách mạng Tháng Tám của Lê Ngọc Toàn, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 8, năm 2005. Bài viết đề cập đến công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám; vấn đề động viên quần chúng nhân dân, đoàn kết phát huy sức mạnh của dân tộc để giành và giữ Chính quyền;
  • 16. 11 qua đó cũng khẳng định bài học về vai trò của công tác tư tưởng, phát huy truyền thống dân tộc, phát huy sức mạnh cả dân tộc trong cách mạng. Một cuốn sách - một bó đuốc soi đường trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Trần Trọng Trung, Tạp chí Lịch sử Đảng (2), năm 2002. Bài viết đã nêu bật giá trị tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh, bao gồm các bài viết đăng trên báo Sự thật từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1947. Bài viết khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Tác phẩm đã giải đáp những vấn đề nóng bỏng, cấp bách của cuộc kháng chiến; vai trò hết sức quan trọng đối với việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, xây dựng quyết tâm chiến đấu lâu dài cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ. Những tư tưởng cơ bản trong “Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lịch sử Đảng (9), năm 2007. Bài viết đã phân tích làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác lý luận, vai trò của học tập lý luận, phương pháp học tập lý luận đối với cán bộ đảng viên. Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý luận của Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí Lịch sử Đảng (7), năm 2010. Bài viết cũng nêu lên vai trò của lý luận trong đấu tranh cách mạng, sự quan tâm của Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đội lý luận cho đội ngũ cán bộ đảng viên. Năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội II (1951) của Đảng đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Trần Trọng Trung, Tạp chí Lịch sử Đảng (9), năm 2001. Bài viết đã phân tích tình hình kháng chiến trong giai đoạn mới từ sau thắng lợi Biên giới năm 1950; Đại hội lần thứ II của Đảng đề ra đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. Bài viết đã phân tích sự chỉ đạo của Trung ương triển khai Nghị quyết Đại hội II, tập trung lãnh đạo và động viên toàn dân, toàn quân giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công, phản công làm phá sản kế hoạch chiến lược mới của Pháp; kịp thời uốn nắn những sai lầm thiếu sót trong chỉ đạo chiến lược, chấn chỉnh củng cố tư
  • 17. 12 tưởng của quân đội và nhân dân sau những chiến dịch đánh về đồng bằng không đạt được mục tiêu chiến lược. Những người làm công tác tư tưởng phải tự thắp lửa và truyền lửa tin yêu, hi vọng cho đông đảo quần chúng của Hồng Vinh, Tạp chí Tư tưởng văn hóa (2), năm 2005. Bài viết nói về vai trò của người cán bộ làm công tác tư tưởng và những yêu cầu đối với người cán bộ làm công tác tư tưởng. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của quân đội - Một thành công lớn của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, của Nguyễn Hoàng Nhiên, Tạp chí Lịch sử quân sự (12), năm 2004. Bài viết đã trình bày sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ chính trị viên trong các đơn vị quân đội; vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị trong tuyên truyền động viên tư tưởng của bộ đội; khẳng định thành công lớn của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954: câu hỏi về một điều nghịch lý, Báo cáo hội thảo khoa học của Alain Ruscio và Serge Tigneres. Đây là bài viết của 2 tác giả người Pháp viết về cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến dịch Điện Biên Phủ. Ở góc nhìn của những người nghiên cứu lịch sử, bài viết đã luận giải cuộc chiến tranh, lý giải sự thất bại tất yếu của quân đội viễn chinh Pháp; trả lời câu hỏi về một điều nghịch lý tại sao một nước Pháp hùng mạnh, có sự giúp đỡ vật chất cao của Mỹ lại thất thủ ở Đông Dương, lại thất bại thảm hại trong sự nỗ lực cố gắng cao nhất ở Điện Biên Phủ. Bài viết cũng đề cập đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được phát huy cao độ trong cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. 2.4. Một số công trình nghiên cứu cuộc kháng chiến nói chung có đề cập ít nhiều đến công tác tư tưởng Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị, năm 1996. Cuốn sách có nội dung phong phú về nhiều mặt, phản ánh tầm vóc của cuộc kháng chiến lớn đầu tiên do Đảng lãnh đạo. Cuốn sách đã mô tả sự tiến triển của cuộc kháng chiến
  • 18. 13 qua các chặng đường lịch sử; đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của Đảng trong lãnh đạo và chỉ đạo kháng chiến; tổng kết các bài học kinh nghiểm theo tư duy chính trị quân sự không ngừng được hoàn thiện và đổi mới của Đảng. Qua những bài học đó, tác phẩm đã ít nhiều đề cập đến vai trò của công tác tư tưởng, khẳng định muốn đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, trước hết phải có quyết tâm chiến đấu rất cao và kiên trì quyết tâm đó trong mọi hoàn cảnh, dựa vào lòng yêu nước nồng nàn vốn là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc. Quyết tâm đó phải được hướng dẫn bằng một đường lối chính trị đúng đắn sáng tạo, độc lập tự chủ. Đường lối đó phải được tuyên truyền phổ biến rộng rãi và quán triệt sâu sắc trong nhân dân biến nó thành sức mạnh vật chất, thành các phong trào quần chúng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tác phẩm chủ yếu tổng kết cuộc kháng chiến trên mặt trận quân sự, các lĩnh vực khác trong đó có công tác tư tưởng chỉ được đề cập sơ lược nhằm bổ sung lý giải thắng lợi quân sự. Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, Thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000. Tác phẩm đã khái quát những sự kiện và tiến trình lịch sử chủ yếu; những nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách mạng Việt Nam; những bài học cơ bản trong sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quá trình 30 năm cách mạng và chiến tranh. Tác phẩm cũng dành một phần trình bày sự lãnh đạo của Đảng với công tác tuyên truyền cổ động trong kháng chiến chống thực dân Pháp, khẳng định vai trò quan trọng của công tác tư tưởng góp phần vào thành công của kháng chiến. Chiến tranh Việt Bắc thu - đông 1947: Vai trò căn cứ địa và bước ngoặt của cuộc kháng chiến của Phan Trung Kiên, Nguyễn Văn Đạo, Phạm Hồng Thanh... Nxb Quân đội nhân dân, năm 2008. Tác phẩm tập hợp hơn 60 bài tham luận của các lãnh đạo, tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, huyện; của các vị lão thành cách mạng, các nhà nghiên cứu lịch sử... đề cập tới sự kiện Việt Bắc thu - đông 1947, theo từng góc độ, khía cạnh khác nhau. Các bài viết đã phân tích âm
  • 19. 14 mưu và các hoạt động quân sự của Pháp tấn công lên Việt Bắc; sự chỉ đạo của Đảng quyết tâm phá tan cuộc tiến công mùa đông của Pháp; vai trò của căn Việt Bắc; kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. Một số bài viết đề cập đến vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong quân đội và nhân dân trước, trong và sau chiến dịch Việt Bắc; công tác tuyên truyền chiến thắng quân sự, cổ vũ động viên tinh thần toàn quân, toàn dân đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh để củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ 9/1945 – 7/1954 của Trường Đại học Tổng hợp, năm 1972. Tác phẩm phục dựng thời kỳ lịch sử đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946 và tiến hành kháng chiến toàn quốc 1946-1954; phân tích bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám; Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng; kết quả, ý nghĩa và kinh nghiệm thời kỳ đấu tranh bảo vệ củng cố Chính quyền; phân tích hoàn cảnh cuộc kháng chiến toàn quốc, đường lối chiến tranh nhân dân; diễn biến của cuộc chiến tranh. Tác phẩm cũng đề cập sơ lược công tác tư tưởng động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Điện Biên Phủ nhìn từ hai phía của Lê Kim, Nxb Thanh niên, năm 1994, Tác phẩm bao gồm những mẩu chuyện trung thực của chiến thắng Điện Biên Phủ qua một số nhân chứng lịch sử và những văn bản tổng kết về chiến dịch Điện Biên Phủ. Nội dung cuốn sách viết về chiến dịch Điện Biên Phủ dưới góc nhìn từ hai phía, nhất là từ phía Pháp, người Pháp đã lý giải về sự thất bại của quân đội viễn chinh ở Điện Biên Phủ như thế nào, Việt Nam đã chiến thắng ra sao, vì sao chiến thắng; khẳng định sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, khi tinh thần dân tộc được phát huy cao độ. Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia của Mạc Văn Trọng, biên soạn và tuyển chọn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1994. Nội dung tác phẩm trình bày kế hoạch Na-va; tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Sự can thiệp của đế quốc Mỹ và âm mưu của Pháp và Mỹ trong trận Điện Biên Phủ; thất bại của Pháp và tác động to lớn của chiến thắng lịch sử Điện
  • 20. 15 Biên Phủ. Cuốn sách đã phần nào đánh giá sự thành công về công tác tư tưởng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh nhất là trong chiến cục đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Tập 1, do Đại tướng Hoàng Văn Thái giới thiệu, Nxb Quân đội nhân dân, năm1985. Tác phẩm đã phân tích âm mưu của Pháp, Anh, Mỹ, Tưởng xâm lược Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh thế giới lần thứ II; những khó khăn của Chính quyền cách mạng; sự phá hoại của các lực lượng phản cách mạng; âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp; kết hợp kháng chiến với hòa hoãn, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng kháng chiến ở miền Nam; đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ; tận dụng khả năng hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến toàn quốc. Tác phẩm cũng đã đề cập đến công tác tư tưởng trong Đảng, giải thích để đảng viên thông suốt chủ trương nhân nhượng, hòa hoãn. Đồng thời cũng đề cập đến sự lãnh đạo công tác tư tưởng trong quần chúng, đoàn kết toàn dân, bảo vệ chính quyền, hướng dẫn lòng yêu nước và thái độ cương quyết bảo vệ độc lập của nhân dân, biết kiềm chế, bình tĩnh, tôn trọng thực hiện những quyết định của Chính phủ. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 1, của Trịnh Vương Hồng, Hồ Khang, Nguyễn Mạnh Hà,... Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2001. Tác phẩm phân tích tình hình quốc tế và khu vực sau chiến tranh thế giới lần thứ II; Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám và trước cuộc kháng chiến; kháng chiến ở miền Nam và chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc; thực hiện sách lược hòa hoãn, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh lan rộng. Tác phẩm đề cập một phần sự lãnh đạo công tác tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng, giải thích cho đảng viên và quần chúng thấy rõ chủ trương của Đảng. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 2, của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1986. Tác phẩm trình bày một cách toàn diện về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, bắt đầu từ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh; cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của nhân dân Hà Nội; chiến dịch thu đông 1947; phân
  • 21. 16 tích đường lối kháng chiến của Đảng, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Tác phẩm cũng trình bày công tác tư tưởng của Đảng động viên toàn dân, toàn quân trong những năm đầu kháng chiến. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 3 của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1989. Công trình này trình bày cuộc kháng chiến từ sau chiến dịch Việt Bắc đến chiến thắng của chiến dịch Biên giới năm 1950. Phát triển chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, đẩy mạnh kháng chiến toàn diện, trong đó có mặt trận văn hóa tư tưởng; tuyên truyền quốc tế đoàn kết chiến đấu với nhân dân Lào, Cămpuchia, Trung Quốc; tuyên truyền chiến thắng Biên giới năm 1950. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 4 của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1990. Tác phẩm đã trình bày cuộc kháng chiến từ sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới đến chiến dịch Thượng Lào. Sau thắng lợi Biên giới, chủ trương của Đảng tiến công quân sự trên tuyến phòng thủ trung du và đồng bằng Bắc Bộ, giành ưu thế quân sự, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Tuy nhiên, một số chiến dịch ở đồng bằng không đạt được mục tiêu chiến lược, bộ đội thương vong nhiều. Chính vì thế, công tác chính trị tư tưởng trong quân đội được đẩy mạnh để củng cố tư tưởng cán bộ chiến sĩ, giữ vững niềm tin chiến thắng, phát triển thế tiến công, mở những chiến dịch mới giải phóng Tây Bắc và Thượng Lào. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 5 của Nguyễn Anh Dũng, Phạm Gia Đức, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1992. Tác phẩm trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân đội và nhân dân Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Nêu rõ những sự kiện tiêu biểu và chiến thắng trên các mặt trận, trong đó có mặt trận tư tưởng văn hóa. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 6 do Trịnh Vương Hồng, Trần Tiêu, Nguyễn Huy Cầu… biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1993. Tác phẩm trình bày bối cảnh lịch sử và tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến; đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam; xây dựng hậu phương
  • 22. 17 căn cứ địa, xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, liên minh với Lào và Cămpuchia. Đặc biệt, tác phẩm đã phân tích các bài học của cuộc kháng chiến chống Pháp trong đó có tổng kết những kinh nghiệm công tác chính trị trong quân đội, công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, công tác tuyên truyền, cổ động trong quần chúng. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn 1945-1954. Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Quân sự của Nguyễn Minh Đức, năm 1996. Luận án đã nghiên cứu quá trình hình thành, nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng; vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối. Luận án đã phần nào đề cập công tác lý luận, xây dựng đường lối kháng chiến và công tác tuyên truyền phổ biến đường lối kháng chiến trong nhân dân. Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc bộ trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Quang Hiển, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000; và luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng các vùng tự do lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954 của Đào Trọng Cảng, năm 1993, Các luận án đã nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng xây dựng các vùng tự do lớn, vùng du kích trong kháng chiến và đề cập một phần đến sự lãnh đạo công tác tư tưởng ở các vùng tự do, vùng căn cứ du kích trong kháng chiến. Trên đây là những công trình tiêu biểu đã phục dựng toàn diện cuộc kháng chiến, có nội dung phong phú trên nhiều mặt, đặc biệt là mặt trận quân sự. Những công trình này góp phần quan trọng vào việc tổng kết chín năm lãnh đạo chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng của Đảng; rút ra những bài học kinh nghiệm lớn có ý nghĩa thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Về công tác tư tưởng, mặc dù, các tác phẩm này không đề cập nghiên cứu sâu sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến. Tuy nhiên, công tác tư tưởng cũng ít nhiều được đề cập đến như công tác chính trị tư tưởng trong bộ đội ở mỗi chiến dịch, trước mỗi bước phát triển của cuộc kháng chiến; vấn đề động viên tư
  • 23. 18 tưởng quần chúng, nhất là trước những chiến dịch lớn; vấn đề đấu tranh chống lại chiến tranh tuyên truyền của thực dân Pháp và tay sai. 2.5. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết - Những kết quả đạt được: Qua tham khảo các cuốn sách, các công trình, các bài viết, các luận án nêu trên có thể thấy rõ việc nghiên cứu công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp đã được thực hiện ở mức độ, phạm vi và góc độ khác nhau: Một số công trình nghiên cứu công tác tư tưởng ở Trung ương, ở các địa phương, trong quân đội; một số tác phẩm viết về cuộc kháng chiến trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó ít nhiếu đã đề cập đến vấn đề tư tưởng và công tác tư tưởng. Nội dung những tác phẩm đã trình bày chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng; vấn đề động viên nhân dân; vai trò quan trọng của mặt trận tư tưởng; công tác tuyên truyền, cổ động kháng chiến; công tác chính trị tư tưởng trong quân đội; tư tưởng của quân đội và nhân dân khi bước vào kháng chiến, trước mỗi trận đánh, trước những thành công, chiến thắng hay những khó khăn. Ngoài ra, còn đề cập đến âm mưu, thủ đoạn chiến tranh bằng tuyên truyền của thực dân Pháp. Từ kết quả của các công trình khoa học đã công bố có thể thấy rõ việc nghiên cứu sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954 đã được thực hiện ở mức độ nhất định và đã làm rõ được một số vấn đề sau: Một là, đề cập sơ lược đến quan điểm của Đảng và Chủ tich Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng; đánh giá vai trò của công tác tư tưởng trong kháng chiến. Hai là, đề cấp đến sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, trong đó có một phần nói về sự lãnh đạo công tác tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp, những quan điểm chủ trương, quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, thành công, hạn chế và những kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng trong kháng chiến.
  • 24. 19 Ba là, một số tác phẩm bàn về những vấn đề nghiệp vụ của công tác tư tưởng bao gồm công tác lý luận, tuyên truyền, cổ động, giáo dục; phối hợp các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ làm công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng; công tác báo chí, phát thanh, thông tấn. Bốn là, một số tác phẩm đề cập đến công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội; công tác tư tưởng ở các địa phương; công tác tuyên truyền cổ động ở các vùng tự do, vùng căn cứ du kích, vùng tạm bị chiếm. Năm là, một số tác phẩm đề cập đến vấn đề tư tưởng của quân đội viễn chinh Pháp và chính quyền Bảo Đại; thủ đoạn chiến tranh bằng tuyên truyền của thực dân Pháp. - Những tồn tại, hạn chế: Đến nay, mặc dù đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác tư tưởng của Đảng; công tác xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị; sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp. Tuy vậy, trong những tác phẩm này vấn đề sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng chỉ được nói đến hạn chế, như đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong cái tổng thể của cuộc chiến tranh. Qua tìm hiểu, tác giả thấy chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện sâu sắc về sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các tác phẩm chủ yếu chỉ mô tả hoạt động của ngành tuyên huấn qua các thời kỳ, bàn về công tác chính trị tư tưởng trong quân đội, công tác tuyên truyền ở các liên khu, xây dựng hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ tư tưởng, chưa nêu được quan điểm chủ trương, quá trình tổ chức, chỉ đạo, những đánh giá riêng kết quả, kinh nghiệm của công tác tư tưởng trong kháng chiến. - Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết: Kết quả các công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của luân án nêu trên đã giúp tác giả tham khảo, tiếp thu một khối lượng tư liệu phong phú và phương pháp tiếp cận để thực hiện luận án. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các công trình đã công bố, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề mới thuộc chủ đề của luận án, cụ thể là:
  • 25. 20 Quan điểm chủ trương của Đảng về công tác tư tưởng; mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng; quá trình tổ chức chỉ đạo các hoạt động của công tác tư tưởng; nhận xét đánh giá kết quả của công tác tư tưởng và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp, đó là những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận án nhằm góp phần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp, từ chủ trương quan điểm đến tổ chức thực hiện; vai trò công tác tư tưởng với thắng lợi của cuộc kháng chiến; góp phần làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, rút ra những kinh nghiệm lịch sử, cung cấp thêm luận cứ khoa học cho công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích bối cảnh lịch sử, mục tiêu, yêu cầu của công tác tư tưởng nhằm động viên toàn dân kháng chiến kiến quốc. - Phân tích chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến. - Trình bày quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công tác tư tưởng trong kháng chiến . - Thông qua sự chỉ đạo thực tiễn đánh giá kết quả công tác tư tưởng và rút ra những kinh nghiệm lịch sử. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các quan điểm chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp từ năn 1945 đến 1954. Công tác tư tưởng nói chung có nội hàm khá rộng bao gồm: công tác nghiên cứu lý luận, công tác tuyên truyền giáo dục, công tác cổ động. Mặc dù, công tác nghiên cứu lý luận là bộ phận quan
  • 26. 21 trọng của công tác tư tưởng, nhằm tổng kết thực tiễn, phát triển sáng tạo lý luận làm cơ sở xây dựng đường lối cách mạng. Tuy nhiên, trong điều kiện chiến tranh, công tác nghiên cứu lý luận hầu như chưa được đặt ra, chưa có các cơ quan chuyên trách làm công tác nghiên cứu lý luận, các lãnh đạo của Đảng đồng thời là những nhà lý luận, trực tiếp nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng đường lối kháng chiến kiến quốc. Công tác tư tưởng trong kháng chiến cơ bản là công tác tuyên truyền cổ động. Do đó, trong giới hạn đề tài, tác giả chủ yếu nghiên cứu sự lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng, hướng tới đối tượng là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị của kháng chiến. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu của luận án 5.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, logíc là chủ yếu, ngoài ra còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: phân tích - tổng hợp; đồng đại - lịch đại; thống kê, so sánh, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ nội dung của đề tài. 5.3. Nguồn tư liệu Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, của các cấp bộ Đảng; các bài viết của Hồ Chí Minh và các lãnh đạo của Đảng về công tác tư tưởng; các tài liệu viết về cuộc kháng chiến chống Pháp; các nguồn tài liệu thống kê về các hoạt động tuyên truyền cổ động của Đảng, Nhà nước; các nguồn tài liệu về công tác tư tưởng lưu trữ tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Trung tân Lưu trữ quốc gia III; tham khảo tư liệu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về tư liệu Góp phần sưu tầm, hệ thống hoá sử liệu thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954, trong đó có những sử liệu mới được khai thác tại các trung tâm lưu trữ, bổ sung thêm tư liệu lịch sử Đảng thời kỳ này.
  • 27. 22 6.2. Về nội dung - Luận án góp phần làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng. - Dựng lại quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng trong kháng chiến. - Đánh giá thành công, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử, góp phần bổ sung phát triển lý luận công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. - Luận án có thể cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu hay phục vụ giảng dạy cho những vấn đề có liên quan đến đề tài. 7. Bố cục của luận án Luận án “Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” được kết cấu 3 chương: (188 trang) Chương 1: Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong những năm 1945-1950 (65 trang). Chương 2: Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng đẩy mạnh kháng chiến đến kết thúc thắng lợi (1951-1954) (63 trang). Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử (34 trang). Ngoài các chương, mục, luận án còn có phần Mở đầu (22 trang), Kết luận (4 trang), Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang) và phần Phụ lục (35 trang).
  • 28. 23 Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1950 1.1. Khái lược công tác tư tưởng của Đảng trước Cách mạng Tháng Tám Trong lịch sử, công tác tư tưởng xuất hiện từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và theo đó xuất hiện hệ tư tưởng. Công tác tư tưởng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, biến hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Đối với giai cấp công nhân, công tác tư tưởng xuất hiện trước và đồng thời với sự ra đời của đảng cộng sản, nó đánh dấu bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức của giai cấp công nhân. Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoạt động có mục đích nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của Đảng thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị đời sống tinh thần của quần chúng; hình thành, phát triển, truyền bá cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng trong xã hội, cổ vũ động viên mọi người hành động, chủ động, tích cực, sáng tạo vì lý tưởng, mục tiêu độc lập tự do và hạnh phúc của dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái phản động; bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Công tác tư tưởng có vai trò rất quan trọng, đó là khâu đột phá mở đường để trang bị cơ sở lý luận cho các hoạt động thực tiễn, có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của cách mạng. Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác tư tưởng là một mặt trận quan trọng, là một nhiệm vụ trọng yếu, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm tác động chi phối các công tác khác trong sự nghiệp cách mạng. - Công tác tư tưởng trong thời kỳ vận động thành lập Đảng: Đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam trước sự khủng hoảng về con đường cứu nước, hệ tư tưởng phong kiến, tư sản đã bế tắc. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh phong trào yêu nước ở thời kỳ khó khăn nhất. Người đã chứng kiến
  • 29. 24 sự thất bại của các phong trào yêu nước, phê phán những hạn chế về con đường của các bậc tiền bối, và quyết chí ra đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân, đáp ứng yêu cầu của lịch sử. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường mới “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [114, tr.313]. Người đã xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam, tổ chức truyền bá lý luận giải phóng vào Việt Nam và động viên nhân dân lên trận tuyến đấu tranh giành tự do, độc lập, đồng thời vạch ra những nội dung cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam. Mùa xuân năm 1930, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề quan trọng hàng đầu được Người chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”,“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [108, tr.268]. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, xác định rõ đường lối chiến lược, sách lược, nhiệm vụ, phương pháp cách mạng. Tư tưởng chủ đạo của cương lĩnh là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ trương giác ngộ, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, động viên toàn dân lên trận tuyến đấu tranh giành tự do, độc lập. Đó là chiều sâu tư duy lý luận của Hồ Chí Minh, tư tưởng đó soi sáng con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó là bản Cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với thời đại. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vô cùng quan trọng của cách mạng Việt Nam, khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh và thế hệ chiến sĩ cách mạng đầu tiên, kiên trì gian khổ đã vượt qua mọi hy sinh tiến hành hoạt động tư tưởng trong nhân dân, gắn bó máu thịt với quần chúng để tập hợp, giác ngộ, động viên, rèn luyện tiến tới tổ chức nhân dân đi theo tiếng gọi và mục tiêu chiến đấu của Ðảng; chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong điều kiện khủng bố gắt gao của đế quốc. Về lĩnh vực công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh là người
  • 30. 25 xác lập nền tảng lý luận, vạch ra phương hướng, đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, huấn luyện thế hệ chiến sĩ cách mạng đầu tiên và quần chúng nhân dân đi theo ngọn cờ của giai cấp công nhân. - Công tác tư tưởng trong phong trào cách mạng 1930-1931: Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng đề cao công tác tư tưởng. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Ban Cổ động Tuyên truyền của Đảng được thành lập, kịp thời tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng trong quần chúng. Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh đã khẳng định năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Tuy mới thành lập, Đảng đã vạch ra được đường lối chính trị đúng đắn, dựa hẳn vào công nông, thu hút mọi lực lượng tiến bộ, yêu nước, tiến hành cuộc đấu tranh vang dội chống đế quốc và phong kiến tay sai, tạo ra một phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trên toàn quốc, vượt qua sự khủng bố tàn bạo của quân thù, phong trào đã phát triển thành cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Công tác tư tưởng đã luôn được đặt lên vị trí hàng đầu nhằm giác ngộ chính trị cho đảng viên và quần chúng, tuyên truyền chủ trương đường lối cách mạng của Đảng, chuyển tư tưởng yêu nước của nhân dân ta theo lập trường của giai cấp công nhân, “Lấy quần chúng tổ chức quần chúng, lấy quần chúng tuyên truyền quần chúng. Đưa dần tin của quần chúng vào cách mạng, đưa lý luận cách mạng giáo hoá quần chúng dần dần” [65, tr.231]. Công tác tư tưởng thường xuyên tố cáo tội ác của đế quốc và tay sai, chống lại các thủ đoạn lừa bịp của chúng, chống chủ nghĩa quốc gia cải lương; đã gắn chặt với cuộc đấu tranh hằng ngày của quần chúng đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, kết hợp các khẩu hiệu kinh tế với khẩu hiệu chính trị, thông qua đấu tranh mà nâng cao trình độ chính trị, rèn luyện đảng viên và quần chúng. Đối với cán bộ, đảng viên, công tác tư tưởng đã coi trọng việc giáo dục tính giai cấp, tính dân tộc của Đảng, bồi dưỡng lý luận và phẩm chất đạo đức cách mạng, phân rõ ranh giới tư tưởng cách mạng với tư tưởng phản cách mạng của đế quốc và tay sai, giữ vững đường lối chính trị đúng đắn, đào tạo một đội ngũ cán bộ
  • 31. 26 kiên cường, trung thành, tận tụy với cách mạng. Các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương trong thời gian này đều chỉ ra phương hướng, nội dung công tác tuyên truyền, cổ động, uốn nắn những thiếu sót như nội dung còn mơ hồ, thiếu thiết thực; chỉ đạo thiếu tổ chức, thiếu kế hoạch; phê phán và uốn nắn những sai lầm trong chủ trương “thanh Đảng” trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ của Xứ uỷ Trung kỳ.v.v… - Công tác tư tưởng trong thời kỳ đấu tranh khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng 1932-1935: Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo trong những năm 1930-1931, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, khủng bố dã man và dùng nhiều thủ đoạn mị dân để lừa bịp mê hoặc quần chúng, phong trào bị lắng xuống, nhiều tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở bị phá vỡ. Trong thời gian này, công tác tư tưởng đã được tiến hành kịp thời, sắc bén, đánh giá đúng tình hình, ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên, nâng cao lòng tin vào lý tưởng và thắng lợi của cách mạng; đẩy lùi các hiện tượng bi quan, dao động; giáo dục khí tiết cách mạng của đảng viên, kiên cường đấu tranh trong nhà tù đế quốc, nêu gương sáng của những người cộng sản về tinh thần hy sinh, bất khuất vì lợi ích cách mạng. Ở trong tù, những người cộng sản không những đấu tranh để bảo vệ Đảng, giảm bớt chế độ hà khắc của nhà tù mà còn lợi dụng cơ hội để trao đổi, tổng kết kinh nghiệm công tác, huấn luyện về lý luận, chính trị và văn hoá cho đảng viên, đào tạo hàng loạt cán bộ ưu tú cho Đảng. Đảng đã tận dụng mọi khả năng để tuyên truyền đường lối cách mạng, đánh bại các quan điểm phản động, thoả hiệp, đầu hàng chủ nghĩa đế quốc và tư tưởng thoát ly nhân dân, xa rời cách mạng. Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển phong trào, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh rộng lớn hơn về sau. Các cán bộ đảng viên của Đảng từ Trung ương đến các cấp bộ Đảng đã trực tiếp chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động, nhiều người trực tiếp phụ trách báo, viết bài, biên soạn tài liệu tuyên truyền huấn luyện như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Hồ Tùng Mậu, v.v… Đảng tuy có bị tổn thất nặng nề, nhiều tổ chức Đảng bị vỡ nhưng không bị rối loạn về tư tưởng. Qua thử thách, Đảng đã được tôi luyện
  • 32. 27 hơn, vững vàng bản lĩnh, tích luỹ thêm lý luận và kinh nghiệm, quan hệ Đảng với quần chúng ngày càng bền chặt hơn, phong trào cách mạng và tổ chức Đảng được khôi phục tương đối nhanh chóng. - Công tác tư tưởng trong thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939: Trước nguy cơ chủ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 2 (7/1936) đã đề ra chủ trương mới để chỉ đạo phong trào. Đảng xác định mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt lúc này là chống bọn phản động thuộc địa và tay sai đòi những quyền dân sinh, dân chủ; tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ, xây dưng mặt trận dân chủ; thay đổi hình thức và phương pháp đấu tranh cho thích hợp; đưa một bộ phận của Đảng ra hoạt động công khai để kết hợp giữa đấu tranh bí mật với đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp; phát huy tối đa vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng. Việc chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, sách lược là một bước tiến mới về tư duy lý luận độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng. Tài liệu “Chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng Cộng sản Đông Dương” nêu rõ: “Những người cộng sản Đông Dương… hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin theo điều kiện hiện thực ở Đông Dương”, “Chiến sách mới của Đảng là chiến sách theo điều kiện hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu của Đảng, học kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận động cộng sản thế giới, không phải làm đem kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy” [66, tr.157-158]. Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng tạo ra một phong trào cách mạng sôi nổi, là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám về sau. Công tác tư tưởng đã gắn chặt với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ này đấu tranh cho tự do dân chủ, cải thiện đời sống và hòa bình, chống phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh; đã coi trọng làm rõ mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng Liên Xô, Pháp, Trung Quốc và thế giới; quan hệ công nhân, lao động Việt Nam với công nhân, lao động thế giới, kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
  • 33. 28 Công tác tư tưởng đã gắn chặt với công tác tổ chức và lãnh đạo quần chúng trong các đợt đấu tranh, chống các khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi, bảo thủ, rụt rè, thỏa hiệp vô nguyên tắc trong việc thực hiện chính sách mặt trận, có khi sa vào chủ nghĩa công khai, vi phạm những nguyên tắc bí mật. Công tác tư tưởng cũng đã liên tục tố cáo tội ác và các thủ đoạn lừa bịp của bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Trong thời kỳ này, Đảng triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp để mở rộng công tác tuyên truyền cổ động trong quần chúng, tổ chức các cuộc hội họp, mít tinh, vận động tranh cử, xuất bản và phát hành sách báo công khai, tạo điều kiện cho đường lối, chủ trương của Đảng đi vào quần chúng rộng rãi, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hoá dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ khí thế của phong trào cách mạng. Đồng thời, Đảng vẫn giữ gìn những nguyên tắc hoạt động bí mật, tiếp tục chỉ đạo việc xuất bản báo chí, tài liệu bí mật để đề cập những vấn để không thể công bố trên báo công khai. Các cấp uỷ Đảng đều rất coi trọng công tác tuyên huấn, phân công cấp uỷ viên phụ trách công tác tuyên huấn và cán bộ phụ trách báo chí, nhiều cán bộ lãnh đạo trực tiếp làm công tác tư tưởng. - Công tác tư tưởng trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc 1939-1945: Chiến tranh thế giới bùng nổ, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng đã có ba hội nghị Trung ương, đặc biệt Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) do Hồ Chí Minh trực tiếp chủ trì đã quyết định thay đổi chiến lược cho cách mạng Việt Nam: Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết cả hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng [67, tr.119]. Nêu nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng mọi mặt đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Sự thay đổi chiến lược là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng về giải quyết mối quan hệ vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là cơ sở làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
  • 34. 29 Công tác tư tưởng trong thời kỳ này đã gắn chặt và phục vụ thiết thực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Công tác tuyên truyền đã áp dụng một chiến thuật hết sức mềm dẻo, linh hoạt, thích hợp với chính sách cứu quốc của Đảng, phù hợp với tình hình thực tế, tránh được lối tuyên truyền khô khan, không dùng danh nghĩa của Đảng hay tuyên truyền chủ nghĩa công sản nhiều mà chủ yếu khêu gợi tinh thần ái quốc mạnh mẽ, phát huy cao độ lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết, anh hùng, bất khuất của dân tộc, cổ vũ nhân dân nổi dậy tự giải phóng mình khỏi ách nô lệ của đế quốc và tay sai. Trong khi nêu cao ngọn cờ dân tộc, nó cũng đồng thời làm rõ sự gắn bó giữa lợi ích của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân, lợi ích dân tộc với lợi ích dân chủ của công nhân, nông dân, động viên mọi tầng lớp, mọi dân tộc tham gia vào mặt trận cứu nước, kể cả những vùng dân tộc thiểu số xa xôi hẻo lánh xưa nay ít tham gia vào đời sống chính trị. Công tác tư tưởng đã kịp thời truyền đạt các nhận định và chủ trương của Đảng trước các diễn biến thời cuộc trong nước và quốc tế, đưa ra những khẩu hiệu sát hợp, hướng dẫn tư tưởng và hành động của quần chúng. Nó đã đấu tranh sắc bén với các tư tưởng tự ty, nô lệ, phục Nhật, sợ Nhật, chống các khuynh hướng sai lầm, rụt rè, do dự, muốn lợi dụng Nhật, cũng như tư tưởng phiêu lưu, nóng vội, manh động. Công tác tuyên truyền cổ động đã sử dụng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, khi có thời cơ đã kiên quyết sử dụng các hình thức táo bạo như tuyên truyền xung phong, tuyên truyền vũ trang, biểu tình vũ trang, cổ vũ quần chúng nổi dậy với khí thế mạnh mẽ áp đảo quân thù. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chặt chẽ công tác tư tưởng, trực tiếp viết báo, viết sách, giảng dạy trong các lớp bồi dưỡng cán bộ. Công tác tư tưởng đã góp phần to lớn bồi dưỡng, đào tạo hàng loạt cán bộ về chính trị, về kinh nghiệm tổ chức, phát động quần chúng, kinh nghiệm công tác bí mật và chống khủng bố, giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong cách mạng, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng vào thời điểm lịch sử để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
  • 35. 30 1.2. Chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng từ năm 1945 đến năm 1950 1.2.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra với công tác tư tưởng - Bối cảnh quốc tế: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Liên Xô vươn lên trở thành một cường quốc XHCN, có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng, là trụ cột của lực lượng hòa bình và dân chủ trên thế giới, là chỗ dựa của nhân dân các nước đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, một loạt nước Đông Âu và miền Bắc Triều Tiên được giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít, đang tiến hành các cải cách dân chủ tiến lên CNXH. Từ những năm 50 hệ thống các nước XHCN được hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã có lực lượng mạnh và những vùng giải phóng rộng lớn. Cuộc đấu tranh để giành độc lập của nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa ngày càng lớn mạnh, có nơi đã giành được một phần quyền làm chủ đất nước. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân cũng phát triển mạnh mẽ. Một số nước châu Âu như Pháp và Ý, Đảng Cộng sản có uy tín lớn, có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Cách mạng thế giới đang ở thế phát triển, sự vươn lên mạnh mẽ của các phong trào cách mạng đem lại nguồn động viên tinh thần to lớn cho cách mạng Việt Nam. Cũng từ sau chiến tranh, lực lượng đế quốc suy yếu. Trục phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại. Anh, Pháp tuy chiến thắng nhưng kiệt quệ về kinh tế, suy yếu hơn về chính trị và quân sự. Riêng Hoa Kỳ lợi dụng chiến tranh đã vượt lên về kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học kỹ thuật. Dựa vào sức mạnh kinh tế và độc quyền về vũ khí nguyên tử, Hoa Kỳ muốn giành quyền bá chủ thế giới. Hoa Kỳ dùng hình thức “viện trợ kinh tế” bằng kế hoạch Mác-san để buộc Anh, Pháp và các nước tư bản Tây Âu khác lệ thuộc vào mình, đồng thời xâm nhập vào các nước thuộc địa bằng chủ nghĩa thực dân mới.
  • 36. 31 Tuy các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau sâu sắc nhưng trước sự lớn mạnh của Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới, các nước đế quốc đã câu kết với nhau lập mặt trận bao vây Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, chống phá phong trào cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Sự lớn mạnh của Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới là điều kiện khách quan thuận lợi và trước mắt là nguồn cổ vũ tinh thần để nhân dân Việt Nam giữ vững chính quyền và xây dựng chế độ mới. Tuy nhiên, do tính chất triệt để chống đế quốc, lại có vị trí đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở một địa bàn chiến lược ở Đông Nam Á cho nên cách mạng Việt Nam đã trở thành đối tượng chống phá chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, sớm ý thức được sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mà đại biểu là Mỹ, Anh, Pháp với Liên Xô có thể làm cho Anh và Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng hết sức để tránh cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đồng thời tích cực, chủ động chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó với hành động xâm lược trắng trợn của kẻ thù. Việt Nam muốn hoà bình nên đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, buộc nhân dân Việt Nam phải cầm súng để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám. Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc trong điều kiện quốc tế khá phức tạp. Thế giới hình thành hai cực đối lập về mặt chính trị, giữa lực lượng cách mạng và chủ nghĩa đế quốc. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam vận động và phát triển theo xu hướng hoà bình, dân chủ và CNXH, sớm muộn sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, nhất là các nước XHCN và dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, cuối năm 1946, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Việt Nam vẫn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, chưa nước nào công nhận độc lập và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động đánh chiếm Việt Nam và toàn Đông Dương của thực dân Pháp nằm trong âm mưu và chiến lược phản kích toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc sau
  • 37. 32 Chiến tranh thế giới thứ hai. Pháp chiếm đóng Đông Dương nhằm ngăn chặn làn sóng cách mạng và CNXH ở vùng Đông Nam Á. Vì vậy, được Anh, Mỹ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và điểm mấu chốt là Việt Nam. Ở nước Pháp, giai cấp tư sản và lực lượng được Mỹ giúp đỡ đang tích cực hoạt động tranh giành quyền lực trên vũ đài chính trị. Trong lúc đó, lãnh tụ của Đảng Xã hội Pháp từ chối hợp tác với Đảng Cộng sản Pháp để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội. Điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho lực lượng thân Mỹ và phái chủ chiến trong Chính phủ Pháp trong việc đánh chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực. Vấn đề Đông Dương được Quốc hội Pháp thảo luận sôi nổi, đã hình thành những quan điểm và mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà, giữa những người cộng hoà và lực lượng thân Mỹ. Cũng từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế nước Pháp sa sút, quân đội thiếu hụt quân số. Trong điều kiện đó, Pháp vừa phải củng cố xây dựng đất nước, vừa phải duy trì sự thống trị và đối phó với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong khối liên hiệp Pháp. Nếu chiến tranh Đông Dương kéo dài thì nước Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến toàn quốc bùng nổ: Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Nước Việt Nam Dân chủ Công hòa ra đời. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước Việt Nam mới đã gặp muôn vàn khó khăn: nạn đói khủng khiếp chưa chấm dứt lại xảy ra lụt lớn ở Bắc Bộ, sau đó lại đến hạn hán, sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả cao vọt, kho bạc trống rỗng. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ. Giữa lúc ấy thì hơn hai mươi vạn quân của Tưởng Giới Thạch tràn vào thực hiện âm mưu tiêu diệt Cộng sản, phá Việt Minh, lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Ở miền Nam quân đội Anh kéo vào, mở đường cho quân đội viễn chinh Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Một đội quân Pháp từ Vân Nam trở về chiếm đóng tỉnh Lai Châu. Lực lượng
  • 38. 33 người Việt lưu vong tập hợp trong hai tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội theo chân quân đội Tưởng tiến vào miền Bắc. Được sự giúp đỡ của quân đội Tưởng, lực lượng Việt Quốc, Việt Cách đã đánh chiếm các thị xã Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Móng Cái, hô hào chống lại chính quyền cách mạng, tổ chức bạo loạn. Các đảng phái Việt Quốc, Việt Cách được quân đội Tưởng hỗ trợ đã thành lập trụ sở ở nhiều khu phố Hà Nội, tự xưng là những người yêu nước, dùng mọi thủ đoạn vu cáo, bôi nhọ chính quyền cách mạng, xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản. Các đảng này tập hợp những lực lượng chống phá cách mạng, từ các thế lực phản động trong giai cấp địa chủ, tư sản, trong đạo Thiên Chúa đến Tờrốtkít, thành lập cái gọi là “Mặt trận quốc gia”. Việt Quốc, Việt Cách tiến hành nhiều hoạt động chống Chính quyền cách mạng: mắc loa phóng thanh tuyên truyền, xuất bản báo chí phản động, tổ chức mít tinh, biểu tình vận động, bãi thị, bãi khóa, tổ chức ám sát, bắt cóc, nhằm lật đổ chính quyền. Chính quyền cách mạng vừa được thành lập, kinh tế tài chính kiệt quệ, trên đất nước có tới 30 vạn quân đội nước ngoài chiếm đóng. Vận mệnh dân tộc lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng trước nguy cơ sống còn. Tuy nhiên, chính vào lúc khó khăn nhất, nhân dân Việt Nam đã làm chủ đất nước tràn đầy phấn khởi, tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Cuối năm 1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh là thử thách lớn đối với dân tộc Việt Nam trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nền độc lập mới giành lại được hơn một năm, Chính quyền chưa được củng cố vững chắc, vừa kháng chiến vừa kiến quốc nên các mặt đời sống xã hội chưa thật sự ổn đinh, nhân dân Việt Nam đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh quy mô lớn trên toàn quốc. Cuộc chiến tranh nổ ra trong điều kiện so sánh tương quan lực lượng không có lợi đối với Việt Nam, phải đương đầu với quân đội viễn chính Pháp, một quân đội chuyên nghiệp, thiện chiến, được trang bị tối tân, có trình độ tác chiến và chỉ huy