SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
VƯƠNG THÁI QUI
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
VƯƠNG THÁI QUI
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN ĐỖ HÙNG
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Trung tâm y tế Huyện Tam
Nông, Tỉnh Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học
tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đỗ Hùng hiện đang
công tác tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô
giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các
vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm y tế Huyện Tam
Nông, Tỉnh Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Vương Thái Qui
ii
TÓM TẮT
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án
của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021 được lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp. Thiết
kế nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án nội trú với số lượng mẫu đã thực hiện là 352
bệnh nhân, với các mục tiêu sau: xác định tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp đang được
sử dụng, xác định tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đạt huyết áp mục
tiêu trong thời gian điều trị trung bình của nghiên cứu, xác định tỷ lệ tương tác thuốc
giữa các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và với các thuốc khác tại Trung tâm Y tế
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.
Kết quả: Trong phác đồ đơn trị liệu, nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,2%. Trong phác đồ phối hợp nhiều nhóm
thuốc, Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc có 67,05% sử dụng phối
hợp 2 nhóm thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp đạt mục tiêu là 93,2%, có liên quan
đến tuổi và chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc là
69%; trong đó, đơn thuốc có một tương tác chiếm 21,4%; tương tác ở mức nghiêm
trọng cần sử dụng thay thế là 14,4%. Tỷ lệ tương tác giữa các thuốc tăng huyết áp là
0,3% và giữa thuốc tăng huyết áp và thuốc khác là 63,1%. Cặp tương tác thuốc có tỷ lệ
cao nhất là UCMC- Aspirin.
Kết luận: Các nhóm thuốc được sử dụng điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân
hợp lý, phù hợp khuyến cáo của các tổ chức trong nước và thế giới về bệnh THA. Tỷ
lệ sử dụng phác đồ đa trị và tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị trong điều trị tăng huyết áp
tương đồng nhau, tỷ lệ tương tác thuốc giữa các nhóm điều trị thấp đa số là tương tác
ở mức độ nhẹ và trung bình. Đánh giá hiệu quả điều trị là có hiệu quả với tỷ lệ đạt
huyết áp mục tiêu khi xuất viện.
Từ khóa: Tăng huyết áp, thuốc điều trị tăng huyết áp, Trung tâm Y tế huyện Tam
Nông.
iii
SUMMARY
Survey on the use of antihypertensive drugs at Tam Nong District Medical
Center, Dong Thap Province in 2021. The object of the study is the medical records of
patients diagnosed with hypertension treated in the health center of Tam Nong district,
Dong Thap province 2021, stored in the General Planning Department. Designing a
retrospective study of inpatient medical records with a sample of 352 patients, with the
following objectives: determine the proportion of antihypertensive drugs used,
determine the rate of patients taking antihypertensive drugs reaching target blood
pressure during the study's mean duration of treatment, determine the rate of drug
interactions between classes of antihypertensive, and other at the Medical Center Tam
Nong district, Dong Thap province in 2021.
Results: In the monotherapy regimen, the angiotensin II receptor blockers
(ARBs) accounted for the highest proportion of 38,2. In combination regimens, the
rate of combination regimens was 67,05% using a combination of 2 drug groups. The
percentage of patients with blood pressure reaching the target was 93,2%, which was
related to the patient's age and body mass index. The rate of prescriptions with drug
interactions was 69%, while the one with an interaction accounted for 21,4%; Severe
interactions requiring alternative use was 14,4%. The rate of interaction between
antihypertensive drugs was 0,3% and between antihypertensive and other drugs was
63,1%. The pair of drug interactions with the highest rate is ACE-i - Aspirin.
Conclusion: The drug groups used to treat hypertension for patients are
sensible and consistent with the recommendations of domestic and international
organizations on hypertension. The rate of using multidrug and monotherapy regimens
in the treatment of hypertension is similar, and the rate of drug interactions between
the treatment groups is low, most of which are mild and moderate. Evaluation of
treatment effectiveness was successful with the rates of reaching target blood pressure
at hospital discharge. Keywords: Hypertension, antihypertensive drugs, Tam Nong
District Health Center.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Vương Thái Qui
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
TÓM TẮT ............................................................................................................ii
SUMMARY.........................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................iv
MỤC LỤC............................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................viii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................ix
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT.......................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ................. 3
1.1.1. Định nghĩa........................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 3
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp ......................................................................... 3
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp ................................ 4
1.1.5. Cách đo huyết áp chuẩn ...................................................................... 6
1.2. THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP................................................ 9
1.2.1. Nhóm thuốc lợi tiểu............................................................................. 9
1.2.2 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi............................................................... 9
1.2.3 Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin............................................10
1.2.4. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm....................................................10
1.2.5 Nhóm thuốc chẹn chẹn beta giao cảm ...............................................11
1.2.6. Nhóm tác động lên hệ giao cảm trung ương.....................................11
1.2.7. Nhóm giãn mạch trực tiếp.................................................................11
1.2.8. Một số thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch...........................12
1.2.9. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc điều
trị tăng huyết áp...................................................................................................12
1.3. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ..........................................................................13
1.4. TƯƠNG TÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP....................14
1.4.1 Tương tác dược lực học: Là tương tác tại các receptor, mang tính đặc
hiệu......................................................................................................................14
1.4.2 Tương tác dược động học ..................................................................14
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP ........................................................................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............19
2.1. ĐỐI TƯỢNG ..........................................................................................19
vi
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................19
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................19
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................19
2.2.2. Cỡ mẫu ..............................................................................................19
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................20
2.2.4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................21
2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu ........................................28
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số...........................................................29
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu ................................29
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU....................................................29
2.4 Sơ đồ nghiên cứu.....................................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................31
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ..........................................31
3.2. TỶ LỆ THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC SỬ
DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG
THÁP NĂM 2021. .............................................................................................35
3.2.1. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc: .........................................................35
3.2.2. Tình hình phối hợp thuốc..................................................................37
3.3. TỶ LỆ BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT
ÁP ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
TRUNG BÌNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH
ĐỒNG THÁP NĂM 2021 .................................................................................40
3.4. TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU
TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ VỚI CÁC THUỐC KHÁC TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021....................42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................45
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ..........................................45
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính ....................................................45
4.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi.......................................................45
4.1.3 Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp..............................................46
4.1.4 Đặc điểm về số ngày điều trị..............................................................46
4.1.5 Đặc điểm về BMI của bệnh nhân.......................................................47
4.1.6 Đặc điểm về bệnh mắc kèm ...............................................................47
vii
4.2. KHẢO SÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC
SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG
THÁP NĂM 2021 ..............................................................................................48
4.2.1. Tình hình lựa chọn sử dụng các nhóm thuốc trong điều trị..............48
4.2.2. Tình hình phối hợp thuốc..................................................................51
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG
THÁP..................................................................................................................52
4.3.1 Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân..................................52
4.3.2 Ảnh hưởng của giới tính đến huyết áp mục tiêu................................52
4.3.3 Ảnh hưởng của tuổi đến huyết áp mục tiêu .......................................53
4.3.4 Ảnh hưởng của BMI đến huyết áp mục tiêu......................................53
4.4. TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU
TRỊ TANG HUYẾT ÁP VÀ VỚI CÁC THUỐC KHÁC TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................54
4.4.1 Tỷ lệ tương tác thuốc trong kê toa. ....................................................54
4.4.2 Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc..............................................55
4.4.3 Tỷ lệ các đơn thuốc có tương tác giữa các thuốc tăng huyết áp........56
4.4.4 Các đơn thuốc có tăng huyết áp tương tác với thuốc khác................56
KẾT LUẬN ........................................................................................................58
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................61
PHỤ LỤC...........................................................................................................xii
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp...................................................... 5
Hình 1.2. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp........................................15
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi..................................................31
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp ..........................................32
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về BMI của bệnh nhân ...................................................33
Biểu đồ 3.4. Lý do bệnh nhân vào viện...............................................................33
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh canxi...................................35
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ phác đồ đơn trị và phối hợp nhiều nhóm thuốc ....................37
Biểu đồ 3.7 Một số tác dụng phụ xuất hiện phổ biến .........................................40
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân..............................40
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc giữa thuốc tăng huyết áp với
thuốc khác............................................................................................................43
Biểu đồ 3.10 Các cặp tương tác thuốc thường gặp .............................................44
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới ............................... 3
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII .................................................... 4
Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC.................................................. 4
Bảng 1.4. Nhóm thuốc lợi tiểu.............................................................................. 9
Bảng 1.5 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi ................................................................ 9
Bảng 1.6. Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin ............................................10
Bảng 1.7. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm......................................................10
Bảng 1.8. Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm.........................................................11
Bảng 1.9. Nhóm thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương.............................11
Bảng 1.10. Nhóm giãn mạch trực tiếp ................................................................11
Bảng 1.11. Thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch .....................................12
Bảng 1.12. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định của thuốc điều trị THA ............12
Bảng 1.13. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam14
Bảng 1.14. Tương tác thuốc điều trị huyết áp.....................................................16
Bảng 2.1. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO..............23
Bảng 2.2. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo ..................................................27
Bảng 2.3. Phân độ mức độ tương tác theo Medscape.........................................28
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính.....................................................31
Bảng 3.2 Phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân..................................................32
Bảng 3.3. Đặc điểm số ngày điều trị...................................................................32
Bảng 3.5. Huyết áp bệnh nhân ............................................................................34
Bảng 3.6. Đặc điểm về bệnh mắc kèm................................................................34
Bảng 3.6. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp...............................................35
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng nhóm ức chế thụ thẻ AT1 của Angiotensin II .............36
Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn beta..................................................36
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc ƯCMC .....................................................36
Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu....................................................36
Bảng 3.11. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị.................................37
Bảng 3.12. Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc.................................38
Bảng 3.13. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp 2 thuốc.................38
Bảng 3.14. Tỷ lệ các thuốc trong phác đồ phối hợp 3 thuốc ..............................38
Bảng 3.15. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp từ 4 thuốc trở lên.39
Bảng 3.16. Các thuốc dạng bào chế...................................................................39
Bảng 3.17. Tỷ lệ sử dụng các thuốc dạng bào chế phối hợp...............................39
Bảng 3.18. Huyết áp mục tiêu phân bố theo giới................................................41
x
Bảng 3.19. Huyết áp mục tiêu phân bố theo tuổi................................................41
Bảng 3.20. Huyết áp mục tiêu của bệnh nhân phấn đấu theo BMI ....................41
Bảng 3.21. Huyết áp mục tiêu phân bố theo số ngày nằm viện..........................42
Bảng 3.22. Tỷ lệ tương tác thuốc........................................................................42
Bảng 3.23. Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc.............................................42
Bảng 3.24. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác theo mức độ .....................................42
Bảng 3.25. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác thuốc.................................................43
xi
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt
UCMC ACE Inhibitors 2 Nhóm ức chế men chuyển 2
ARB Angiotensin II Receptor
Blocker drugs
Nhóm thuốc ức thể thụ thể
angiotensin II
BN Bệnh nhân
CLT Cung lượng tim
GCB Group of Calcium channel
Blockers
Nhóm thuốc chẹn kênh canxi
ĐTĐ Đái tháo đường
ESH European Society of
Hypertension
Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu
ESC European Society of
Cardiology
Hiệp hội tim mạch Châu Âu
HA Huyết áp
HAMT Huyết áp mục tiêu
HATT Huyết áp tâm thu
HATTR Huyết áp tâm trương
HSBA Hồ sơ bệnh án
ISA Intrinsic Sympathetic Activity Hoạt động giao cảm nội tại
JNC Joint National Committee on
Detection Evaluation and
Treament of high blood
pressure
Báo cáo của Ủy ban quốc gia về
phòng chống tăng huyết áp
RAA Renin Angiotensin Aldosterol
SCNB Sức cản ngoại biên
THA Tăng huyết áp
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, bệnh lý mạn tính không lây trở thành vấn đề
sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới (Katherine T. Mills et al,
2020). Với tỷ lệ mắc ở người lớn khoảng 35% và là nguyên nhân của hơn 9 triệu
bệnh nhân tử vong trên toàn thế giới mỗi năm thì tăng huyết áp đã trở thành một
bệnh lý không lây phổ biến nhất toàn cầu (Katherine T. Mills et al, 2020).
Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp cho đến nay vẫn chưa được tìm ra với hơn
90% được cho là vô căn, bệnh tiến triển thầm lặng và chỉ được phát hiện khi ở
những giai đoạn nặng hoặc có biến chứng, đặc biệt là những tác động trực tiếp
lên hệ tim mạch gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng thường gặp nhất là
đột quị và suy tim (Huỳnh Văn Minh, 2018). Song song với các yếu tố trên là sự
tác động của nhiều yếu tố liên quan đến lối sống, thói quen ăn uống, rượu bia và
thuốc lá góp phần làm cho việc tầm soát và điều trị ổn định đạt huyết áp mục
tiêu cho bệnh nhân rất khó khăn mặc dù bệnh lý tăng huyết áp dễ phát hiện và đa
phần là có phương pháp điều trị đơn giản. Thống kê của trung tâm kiểm soát
bệnh tật Hoa Kỳ năm 2013 tỷ lệ tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp chỉ đạt 20
đến 30% (Nguyễn Thị Cảnh, 2020). Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về yếu
tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành
từ 18-69 tuổi là 18,9 % (Huỳnh Văn Minh, 2018). Tuy nhiên, chỉ có 13,6 %
bệnh nhân tăng huyết áp được báo cáo là được quản lý tại một cơ sở y tế
(Nguyễn Thị Cảnh, 2020). Có thể nhận thấy bệnh tăng huyết áp đang là một
gánh nặng của ngành y tế và xã hội, việc đưa huyết áp về huyết áp mục tiêu là
hết sức cần thiết. Cùng với việc phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc có biến chứng
và tuân thủ điều trị không cao việc phải phối hợp nhiều thuốc để có thể đưa
huyết áp đạt mục tiêu là không thể tránh khỏi từ đó dẫn đến tỷ lệ tương tác thuốc
trong kê đơn cũng tăng lên. Các nghiên cứu tại Việt Nam những năm gần đây về
tương tác thuốc đã ghi nhận 55-59% đơn thuốc điều trị tăng huyết áp có xuất
hiện các cặp tương tác ảnh hưởng đến kết quả điều trị, đôi khi gây độc tính,
thậm chí tử vong (Huỳnh Văn Minh, 2018). Chính vì vậy, phối hợp thuốc trong
2
điều trị để đạt được huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân không được bỏ qua vấn đề
tương tác thuốc trong kê đơn.
Tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có số lượng bệnh
nhân điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao. Hiệu quả và những tương tác xuất
hiện trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị đang thực sự cấp thiết. Xuất phát
từ thực tiển đó, chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình
hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp đang được sử dụng tại trung
tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.
2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đạt huyết
áp mục tiêu trong thời gian điều trị trung bình của nghiên cứu tại trung tâm Y tế
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.
3. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc giữa các nhóm thuốc điều trị tăng huyết
áp và với các thuốc khác tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
năm 2021.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
1.1.1. Định nghĩa
Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hay đang dùng thuốc trị THA (Bộ Y
Tế, 2019). Tăng huyết áp thường gặp với tình trạng là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau.
Bên cạnh đó THA cũng là yếu tố nguy cơ có thể gây ra các bệnh lý cấp hoặc
mạn tính khác khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, suy thận
mạn,… (Hà Hoàng Kiệm, 2006), (Hà Hoàng Kiệm, 2010).
1.1.2. Nguyên nhân
Tăng huyết áp nguyên phát: còn gọi là THA vô căn không rõ nguyên nhân
chiếm khoảng 90 % dân số THA (Huỳnh Văn Minh, 2018).
THA thứ phát: có thể biết rõ nguyên nhân như do bệnh thận, bệnh tim
mạch, nội tiết, do thuốc hay thai nghén chiếm khoảng 10 % dân (Huỳnh Văn
Minh, 2018).
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp
Tổ chức Y tế thế giới 2003 đã đưa ra khuyến cáo phân độ huyết áp được
sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới (Jan A Staessen et
al, 2003)
Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 và < 80
Huyết áp bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Tiền THA 130-139 và/hoặc 85-89
THA độ 1 140-159 và/hoặc 90-99
THA độ 2 160-179 và/hoặc 100-109
THA độ 3 ≥ 180 và/hoặc > 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90
*Nguồn: WHO,2003
Nếu mức huyết áp tâm thu và tâm trương không cùng mức phân độ thì
chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo
các mức biến động của huyết áp tâm thu (Bộ Y Tế, 2019).
4
Hội nghị của Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States, Joint National
Committee viết tắt là JNC) lần thứ 7 và 8 đã thống nhất ý kiến đưa ra khuyến
cáo mức độ tăng huyết áp đối với đối tượng trên 18 tuổi nhằm phát hiện sớm và
điều trị tích cực cho những bệnh nhân tăng huyết áp từ đó giảm nguy cơ tử vong
(Aram V. Chobanian et al, 2003).
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (Aram V. Chobanian et al, 2003)
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường < 120 và < 80
Tiền THA 120-139 hoặc 80-89
THA độ 1 140-159 hoặc 90-99
THA độ 2 ≥ 160 hoặc ≥ 100
*Nguồn: JNC 7,2003.
Năm 2018, hội tăng huyết áp châu Âu (European Society of
Hypertension-European Society of Committee) thống nhất đưa ra khuyến cáo
phân độ tăng huyết áp trong chẩn đoán và điều trị có cập nhật và cụ thể hơn so
với khuyến cáo của WHO năm 2003 (Bryan Williams et al, 2018).
Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC (Bryan Williams et al, 2018)
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Lý tưởng < 120 và < 80
Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
THA độ 1 140-159 và/hoặc 90-99
THA độ 2 160-179 và/hoặc 100-109
THA độ 3 > 180 và/hoặc > 110
THA tâm thu đơn độc > 140 và < 90
*Nguồn: (ESH/ESC, 2018).
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp
Hút thuốc lá, thuốc lào: Nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điều thuốc là
có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11 mmHg và huyết áp tâm trương lên 9
mmHg và kéo dài trong 20-30 phút (Huỳnh Văn Minh, 2018)
Đái tháo đường: Ở người bị đái tháo đường (ĐTĐ), tỷ lệ bệnh nhân bị
THA cao gấp đôi so với người không bị đái tháo đường. Khi có cả THA và đái
tháo đường sẽ làm tăng gấp đổi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp
đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần (Huỳnh Văn Minh,
2018), (Nguyễn Lân Việt, 2011)
5
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp
*Nguồn:( Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018)
Rối loạn lipid máu: Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu
của quá trình xơ vữa động mạch, dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp
máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn
hồi và cũng chính là yếu tố gây THA (Huỳnh Văn Minh, 2018).
Tiền sử gia đình có người bị THA: Theo thống kê của nhiều tác giả cho
thấy bệnh THA có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ
bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn (Huỳnh Văn
Minh, 2018).
Tuổi cao: Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị
lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn, vì thế làm cho
huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần (Huỳnh Văn
Minh, 2018).
Thừa cân, béo phì: Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với THA, người
béo phì hay tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh HA (Huỳnh Văn Minh,
2018) (Đồng Thị Ngọc Lâm, 2021).
6
Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối
(natri clorua) thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng biển
có tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và miền
núi. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể
điều trị được bệnh (Đồng Thị Ngọc Lâm, 2021), (Huỳnh Văn Minh, 2018).
Uống nhiều bia, rượu: Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị
THA thì uống rượu, bia quá mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của
thuốc hạ áp làm cho bệnh cũng nặng hơn. Ngoài ra, uống rượu, bia quá mức còn
gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây
THA (Đồng Thị Ngọc Lâm, 2021)
Ít vận động thể lực: Cũng được coi là một nguy cơ của bệnh THA. Việc
vận động hàng ngày đều đặn từ 30-45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm
nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng (Đồng Thị Ngọc Lâm,
2021)
Stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung
gian hóa học là adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA
(Huỳnh Văn Minh, 2018).
1.1.5. Cách đo huyết áp chuẩn
Theo Hội Tim mạch Việt Nam và Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam, các
phương thức đo huyết áp chuẩn được áp dụng tại phòng khám và tại nhà được
khuyến nghị như sau (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế, 2019):
Đo HA tại phòng khám/ huyết áp lâm sàng
Huyết áp có thể được đo bằng một HA kế thủy ngân với các bộ phận (ống
cao su, van, ống định lượng bằng thủy ngân, ...) được bảo quản trong các điều
kiện thích hợp. Một số máy đo HA không xâm nhập như dụng cụ đo dựa vào áp
lực khí kèm ống nghe hoặc dụng cụ đo dạng sóng bán tư động. Đây là những
loại máy đo phổ biến được dung rộng rãi hiện nay do máy đo huyết áp thủy
ngân cồng kềnh, dễ vỡ và bảo quản ngặt nghèo. Một dụng cụ đo chuẩn phải đảm
7
bảo được chuẩn hóa và có độ chính xác cao khi đối chiếu với giá trị đo bằng
huyết áp kế thủy ngân (Bộ Y Tế, 2019)
Đo HA thông dụng tại cộng đồng/tự đo tại nhà (Bộ Y Tế, 2019)
Bệnh nhân ngồi 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo.
Ngồi thẳng lưng ghế, thư giãn trong lúc đo.
Đối với người già và bệnh nhân ĐTĐ, nếu khám lần đầu thì nên đo cả HA
tư thế đứng.
Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng
tay và không nói chuyện trong khi đo.
Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì
tiếp tục đo thêm vài lần nữa và lấy trung bình 2 giá trị sau cùng.
Dùng băng quấn tay chặt ở mức độ vừa phải, băng quấn đặt ngang mức
tim dù bệnh nhân ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 3 cm.
Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp
30 mm Hg nữa và sau đó hạ cột thuỷ ngân từ từ.
Sử dụng âm thanh lần thay đổi thứ nhất và lần thay đổi thứ 2 để xác định
huyết áp tương ứng với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Đo HA cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do
bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng
lâu dài sau này.
Không bao giờ điều trị THA khi chỉ dựa vào kết quả một lần đo HA.
Nên dùng máy đo đã chuẩn hoá và đo đúng quy trình.
Một số điểm lưu ý khi đo thông dụng tại cộng đồng hay tự đo tại nhà (Bộ Y Tế,
2019)
Nên sử dụng các máy đo đã chuẩn hóa, máy quấn ngang cổ tay thường
cho độ chính xác thấp hơn cánh tay. Khi đo cánh tay của bệnh nhân phải đặt
ngang mức tim.
Tuy máy đo huyết áp thủy ngân có độ chính xác cao nhưng thích hợp với
đo tại phòng khám/bệnh viện hơn. Với cách đo thông thường, để thuận tiện
trong việc bảo quản và vận chuyển, nên sử dụng máy bán tự động và tự động,
8
thậm chí máy đo cơ (bao gồm cả băng hơi và tai nghe) cũng cần cân nhắc nếu
bệnh nhân tự đo nếu sức nghe và phản xạ bệnh nhân suy giảm, đặc biệt ở người
già.
Bệnh nhân cần ngồi nghỉ vài phút trước khi đo và bệnh nhân cần được
phổ biến để biết các trị số huyết áp có thể khác nhau trong các lần đo khác nhau
do sự thay đổi áp lực máu tự động.
Không nên đo liên tiếp quá nhiều lần, nhưng nên đo vài lần trước những
quyết định dùng thuốc và trong suốt quá trình điều trị.
Lưu ý rằng các giá trị bình thường đo nhà thấp hơn so với đo ở phòng
khám. Giá trị đo ở nhà 135/85 mm Hg tương ứng với 140/90mgHg đo ở phòng
khám hoặc bệnh viện. Do đó có một số tổ chức khác đã đưa ra khái niệm về
tăng huyết áp với ngưỡng thấp hơn, tương ứng với hoàn cảnh đo huyết áp khác
nhau.
Bệnh nhân được khuyến cáo nên tự theo dõi huyết áp thường xuyên tại
nhà, Phân Hội phòng chống tăng huyết áp Việt Nam và Chương trình phòng
chống tăng huyết áp Quốc gia đề xuất theo dõi hàng tuần và tốt nhất là nên vài
ngày một lần đối với bệnh nhân đang điều trị ổn định. Bệnh nhân mới điều trị
hoặc có những thay đổi về thuốc, mắc các bệnh kèm theo phải theo dõi với tần
xuất nhiều hơn, tốt nhất là hàng ngày.
Trong nghiên cứu này, tổng hợp hướng dẫn, nghiên cứu sinh đưa ra tiêu
chuẩn đánh giá thực hành đo huyết áp đúng cách của người bệnh được quan sát
dựa trên bảng kiểm gồm các tiêu chí chính:
- Bệnh nhân nghỉ 5 phút trước khi đo.
- Đặt cách tay/cổ tay ở vị trí ngang mức tim.
- Quấn bằng hơi vừa phải.
- Ngồi/nằm thư giãn/thả lỏng.
- Không nói cười khi đo.
- Khởi động đúng.
- Đọc được chỉ số huyết áp/tần số tim.
9
Đây cũng là các tiêu chí dựa theo hướng dẫn của Phân Hội tăng huyết áp
Việt Nam và Việm Tim mạch Việt Nam (Huỳnh Văn Minh, 2018).
1.2. THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1. Nhóm thuốc lợi tiểu
Bảng 1.4. Nhóm thuốc lợi tiểu (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế, 2019)
Nhóm thuốc Tên thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày
Lợi tiểu thiazid Hydrochlorothiazid
Indapamid
12,5 mg
1,5 mg
12,5 – 25 mg
1,5 - 3 mg
Lợi tiểu tác động lên
quai Henle
Furosemid 20 mg 20 mg – 80 mg
Lợi tiểu giữ Kali Spironolacton 25 mg 25 – 75 mg
*Nguồn: (Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018).
1.2.2 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi
Bảng 1.5 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế,
2019)
Nhóm thuốc Loại thuốc
Liều ban đầu Liều duy trì
hàng ngày
Chẹn kênh canxi
Loại Dihydropyridine (DHP)
Amlodipin 5 mg 2,5-10 mg
Felodipin 5 mg 2,5-20 mg
Nicardipin SR 20 mg 60-120 mg
Nifedipin LA 30 mg 30-90 mg
Loại Benzothiazepine
Diltiazem 60 mg 60-180 mg
Loại Diphenylalkylamine
Verapamil 80 mg 80-160 mg
*Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
10
1.2.3 Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin
Bảng 1.6. Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin (Bộ Y Tế, 2019)
Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban
đầu
Liều duy trì hàng
ngày
Tác động lên hệ renin
angiotensin
Loại ức chế men chuyển (ƯCMC)
Captopril 25 mg 25-100 mg
Enalapril 5 mg 5-40 mg
Imidapril 2,5 mg 5-20 mg
Lisinopril 5 mg 10-40 mg
Perindopril 5 mg 5-10 mg
Quinapril 5 mg 10-40 mg
Ramipril 2,5 mg 2,5-20 mg
Loại ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ƯCTT)
Candesartan 4 mg 4-32 mg
Irbersartan 75 mg 150-300 mg
Losartan 25 mg 25-100 mg
Telmisartan 40 mg 20-80 mg
Valsartan 80 mg 80-160 mg
*Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
1.2.4. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm
Bảng 1.7. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm (Bộ Y Tế, 2019).
Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu
Liều duy trì hàng
ngày
Chẹn anpha giao cảm Doxazosin mesylat 1 mg 1-8 mg
Prazosin hydrochlorid 1 mg 1-6 mg
*Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
11
1.2.5 Nhóm thuốc chẹn chẹn beta giao cảm
Bảng 1.8. Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (Bộ Y Tế, 2019)
Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì
hàng ngày
Chẹn beta giao
cảm
Loại chẹn beta chọn lọc beta 1
Atenolol 25 mg 25-100 mg
Bisoprolol 2,5 mg 2,5-10 mg
Metoprolol 50 mg 50-100 mg
Acebutolol 200 mg 200-800 mg
Loại chẹn cả beta và anpha giao
cảm
Labetalol 100 mg 100-600 mg
Carvedilol 6,25 mg 6,25-50 mg
Loại chẹn beta không chọn lọc
Propanolol 40 mg 40-160 mg
*Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
1.2.6. Nhóm tác động lên hệ giao cảm trung ương
Bảng 1.9. Nhóm thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương (Bộ Y Tế, 2019)
Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày
Clonidin 0,1 mg 0,1-0,8 mg
Methyldopa 250 mg 250-2000 mg
*Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
1.2.7. Nhóm giãn mạch trực tiếp
Bảng 1.10. Nhóm giãn mạch trực tiếp (Bộ Y Tế, 2019)
Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày
Hydralazin 10 mg 25-100 mg
*Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
12
1.2.8. Một số thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch
Bảng 1.11. Thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch (Bộ Y Tế, 2019)
Tên thuốc Bắt đầu tác
dụng
Kéo
dài
Liều dùng
Nitroglycerin 2-5 phút 5-10
phút
Truyền TM 5-10 mcg/ph.
Nicardipin 5-10 phút 15-30
phút
Truyền TM khởi đầu 1-2 mg/giờ, tăng dần
0,5-2mg/giờ sau 15 phút, liều truyền tối đa
15ng/giờ.
Natri nitroprussid Ngay lập tức 1-2
phút
Truyền TM 0,3mcg/kg/ph, tăng dần
0,5mcg/kg/ph sau 10 ph, liều truyền tối đa
10mcg/kg/ph
Esmolol 1-5 phút 10 phút Tiêm TM 500mcg/kg/ph trong phút đầu.
Truyền TM 50-100cmg/kg/ph, liều truyền
tối đa 300mcg/kg/ph.
Labetalol 5-10 phút 3-5 giờ Tiêm TM chậm 10-20mg trong vòng 2
phút
Lặp lại sau 10-15 phút đến khi đạt tổng
liều tối đa 300mg.
Truyền TM 0,5-2mg/phút.
Hydralazin 5-10 phút 4-6 giờ Tiêm TM chậm 5-10mg, lặp lại sau 4-6
giờ/lần.
Enalaprilat 5-15 phút 1-6 giờ Tiêm TM 0,625-1,25 mg, lặp lại 6 giờ/lần.
*Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
1.2.9. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc
điều trị tăng huyết áp
Bảng 1.12. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định của thuốc điều trị THA (Bộ Y Tế,
2019)
Nhóm thuốc Chỉ định ưu tiên Thận trọng Chống chỉ định
Lợi tiểu thiazid
THA tâm thu đơn độc
(người cao tuổi), suy tim,
dự phòng thứ phát đột quỵ.
Hội chứng chuyển
hóa, rối loạn dung nạp
glucose, thai nghén.
Bệnh gút
Lợi tiểu quai
Suy thận giai đoạn cuối,
suy tim.
Lợi tiểu (loại kháng
aldosteron)
Suy tim, sau nhồi máu cơ
tim.
Suy thận, Kali
máu cao.
Ức chế men chuyển
(ƯCMC)
Suy tim, rối loạn chức
năng thất trái, sau nhồi
máu cơ tim, phì đại thất
trái, bệnh thận do đái tháo
đường, có protein hoặc
Suy thận, bệnh mạch
máu ngoại biên.
Thai nghén, hẹp
động mạch thận
hai bên, Kali
máu cao.
13
microalbumin niệu, rung
nhĩ, hội chứng chuyển hóa,
xơ vữa động mạch cảnh.
Ức chế thụ thể AT1
của angiotensin II
(ƯCTT)
Suy tim, sau nhồi máu cơ
tim, phì đại thất trái, bệnh
thận do đái tháo đường, có
protein hoặc micro
albumin niệu, rung nhĩ, hội
chứng chuyển hóa, không
dung nạp với ƯCMC.
Suy thận, bệnh mạch
máu ngoại biên.
Thai nghén, hẹp
động mạch thận
hai bên, Kali
máu cao.
Chẹn kênh canxi
(loại ihydropyridin)
THA tâm thu đơn độc
(người cao tuổi), đau thắt
ngực, phì đại thất trái,
THA ở phụ nữ có thai.
Nhịp tim nhanh, suy
tim.
Chẹn kênh canxi
(loại ức chế nhịp
tim)
Đau thắt ngực, nhịp nhanh
trên thất.
Blốc nhĩ thất độ
2-3, suy tim.
Chẹn beta
Đau thắt ngực, sau NMCT,
suy tim, nhịp tim nhanh,
tăng nhãn áp, THA ở phụ
nữ có thai.
Bệnh mạch máu ngoại
vi, hội chứng chuyển
hóa, rối loạn dung nap
glucose.
Hen phế quản,
bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính,
blốc nhĩ thất độ
2-3.
Chẹn anpha
Phì đại lành tính tiền liệt
tuyến.
Hạ huyết áp tư thế
đứng, suy tim.
Đái dầm.
*Nguồn: (Bộ y tế, 2019).
1.3. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
Đạt được huyết áp mục tiêu là yếu tố quan trọng trong điều trị. Duy trì
huyết áp mục tiêu giúp người bệnh cao huyết áp cải thiện được chất lượng cuộc
sống, giảm nguy cơ tử vong cũng như tổn thương các cơ quan (Huỳnh Văn
Minh, 2018).
Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người
bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp
mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần
tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ
để điều chỉnh kịp thời (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế, 2019), (Bert-Jan H
Van Den Born et al, 2019)
14
Bảng 1.13. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam
(Huỳnh Văn Minh, 2018).
Đối tượng HA mục tiêu (mmHg)
HA tâm thu HA tâm trương
Đích đầu tiên cho tất cả bệnh nhân
Nếu bệnh nhân dung nạp tốt
Đái tháo đường
Bệnh thận mạn
< 140
< 130
< 140-130
120-<130
80-70
80-70
80-70
80-70
Nguồn:( Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018)
Theo khuyến cáo về huyết áp mục tiêu của ESC/ESH đưa ra khoảng mục
tiêu huyết áp cho cả HATT và HATT nhằm tránh hạ huyết áp quá mức. Huyết
áp tâm thu mục tiêu là ≥ 130mmHg nếu dung nạp được nhưng ≥ 120mmHg và
130-139 mmHg đối với bệnh nhân ≥ 65 tuổi. Huyết áp tâm trương mục tiêu là
70-79 mmHg cho tất cả đối tượng (Bryan Williams et al, 2018).
1.4. TƯƠNG TÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Nhiều thuốc trong điều trị khi cho cùng một lúc sẽ có tác dụng qua lại lẫn
nhay, được gọi chung là tương tác thuốc. Trong lâm sàng, người thầy thuốc
muốn phối hợp nhiều thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân tuy nhiên
trên thực tế lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn hoặc hiệu quả không
đạt được như kỳ vọng (Đào Văn Phan, 2007). Tương tác thuốc có thể có 2 cơ
chế: dược lực học và dược động học.
1.4.1 Tương tác dược lực học: Là tương tác tại các receptor, mang tính
đặc hiệu.
1.4.1.1 Tương tác trên cùng receptor: Tương tác cạnh tranh
Thường làm giảm hoặc mất tác dụng của chất động vận, do chất đối
kháng có ái lực với receptor hơn nên ngăn cản chất đồng vận gắn vào receptor.
Thuốc cùng nhóm có cùng cơ chế tác dụng, khi dùng chung tác dụng không tăng
bằng tăng liều của một thuốc mà độc tính lại tăng hơn (Đào Văn Phan, 2007).
1.4.1.2 Tương tác trên các receptor khác nhau: tương tác chức phận.
Có cùng đích tác dụng do đó làm tăng hiệu quả điểu trị hoặc có đích tác
dụng đối lập, gây ra những chức phận đối lập, dùng để điều trị nhiễm độc (Đào
Văn Phan, 2007).
1.4.2 Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là loại tương tác làm thay đổi nồng độ của thuốc
trong huyết tương, dẫn đến thay đổi mức độ tác dụng dược lý hoặc độc tính. Đây
là loại tương tác xảy ra bất ngờ, khó đoán trước, không liên quan đến cơ chế tác
15
dụng của thuốc. Tương tác dược động học có thể do: cản trở hấp thu, thay đổi tỷ
lệ liên kết của thuốc với protein - huyết tương, thay đổi chuyển hoá của thuốc,
thay đổi quá trình bài xuất thuốc qua thận. Các tương tác nghiêm trọng thuộc
loại này gặp với tỷ lệ thấp hơn tương tác dược lực học cùng một kiểu tương tác
nhưng cường độ xảy ra không giống nhau ở các cá thể. Tương tác dược động
học có thể nguy hiểm với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp (như thuốc chống
động kinh) và thuốc có liều dùng cần phải cẩn thận (như thuốc chống tăng huyết
áp, thuốc chống đông máu, thuốc chống đái tháo đường dạng uống, ...). Những
người bệnh có nguy cơ cao gặp tương tác loại này là những đối tượng có chức
năng thải trừ thuốc suy giảm như người cao tuổi, người bệnh suy gan, suy thận
(Đào Văn Phan, 2007). Để đạt được huyết áp mục tiêu trong điều trị, phác đồ
điều trị thường được sử dụng là phác đồ đa trị liệu. Trong đó có sự phối hợp các
nhóm thuốc điều trị cao huyết áp với nhau. Sự phối hợp này mang lại lợi ích là
giúp bệnh nhân nhanh đạt được huyết áp mục tiêu hơn trong trường hợp bệnh lý
nặng hoặc có bệnh lý kèm theo. Tuy nhiên, sự phối hợp nhiều thuốc điều trị cao
huyết áp cũng gây nên một bất lợi cho người bệnh là tương tác thuốc đặc biệt là
những tương tác có hại với những thuốc điều trị các bệnh lý nền khác của bệnh
nhân, càng nhiều sự phối hợp thì nguy cơ tương tác thuốc càng cao (Bộ Y Tế,
2019).
Hình 1.2. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
* Nguồn: (Bộ y tế, 2019).
Thuốc lợi tiểu
Thiazide
Thuốc chẹn β
Các thuốc điều
trị THA khác
Thuốc ức chế men
chuyển
Thuốc kháng thụ
thể Angiotensin
Thuốc chẹn kênh
canxi
16
Phối hợp ưu tiên: đường nét liền màu xanh lá. Phối hợp không ưu tiên thông
dụng: đường đứt quãng màu đen. Phối hợp không thông dụng: đường màu đỏ
Bảng 1.14. Tương tác thuốc điều trị huyết áp (Huỳnh Văn Minh, 2018)
Nhóm thuốc Hiệu quả tăng Hiệu quả giảm
Hiệu quả đối với các thuốc
khác
Lợi tiểu
Lợi tiểu tác động ở vị
trí khác trong cầu
thận(VD:(Furosemid
+ thiazid).
- Thuốc chuyển
resin.
- Kháng viêm
không steroid.
- Steroid.
- Lợi tiểu làm tăng lithium
trong huyết thanh.
- Lợi tiểu giữ K+
làm xấu hơn
tình trạng tăng K+
máu do
ƯCMC.
Chẹn beta
- Cimetidin
- Quinidin
- Thức ăn
- Kháng viêm
không steroid.
- Clonidin và
phenobarbital.
- Che đậy và kéo dài hạ
đường huyết do insulin.
- Dùng chung với CCB non-
DHP gây block tim.
ƯCMC
- Chlopromazin
- Clozapin
- Kháng viêm
không steroid.
-Antacids
- Thức ăn giảm hấp
thu.
- ƯCMC làm tăng lithium
huyết thanh.
- ƯCMC làm tăng K+
máu
khi dùng kèm lợi tiểu giữ K+
.
Chẹn kênh
canxi
- Nước bưởi
- Cimetidin
- Ranitidin
- Rifampin
- Phenobarbital
- Tăng nồng độ cyclosporine.
- Non dihydropyridin tăng
nồng độ digoxin, quinidin,
sulfonylurea và theophylin.
-Verapamil có thể hạ nồng độ
lithium, methydopa có thể
tăng lithium.
Ức chế anpha,
ức chế thần
kinh trung
ương và thần
kinh ngoại biên
- Thuốc chống trầm
cảm 3 vòng.
- Ức chế monoamin
oxidase.
-Muối sắt có thể làm.
giảm hấp thu
methyldopa.
- Clonidin tăng tác
dụng nhiều thuốc
gây mê.
* Nguồn: (Hội Tim mạch học Việt Nam,2018).
17
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP
Nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hương phân tích thực trạng sử dụng thuốc
trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại
trú Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ công an, nghiên cứu trên 264 bệnh nhân:
trong mẫu nghiên cứu có 5 hoạt chất điều trị đái tháo đường và 14 hoạt chất
điều trị THA. Lựa chọn thuốc điều trị THA cho người đái tháo đường chưa phù
hợp theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ 47,73 %. Lựa chọn thuốc và liều dùng trên
bệnh nhân suy giảm chức năng thận chưa hợp lý (chỉ định metformin trên bệnh
nhân có Clcr < 60ml/ph, không chỉnh liều Perindopril trên bệnh nhân suy thận).
Phát hiện 2 tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng, có ý nghĩa lâm sàng, đó là
tương tác giữa Perindopril – Telmisartan, Captopril – Telmisartan (Đoàn Thị
Thu Hương, 2017)
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hoàng, Huỳnh Văn Minh (2021),
“Tăng huyết áp và Covid 19” kết luận rằng tăng huyết áp ở bệnh nhân COVID-
19 làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng; lâm sàng bệnh nhân nặng hơn, cần hỗ trợ nhiều
kỹ thuật cao ở khoa ICU (thở HFNC, nội khí quản, lọc máu liên tục, ECMO),
tăng các dấu chỉ điểm sinh học (Troponin T-hs, Tropopin I, điện tâm đồ, siêu
âm tim,...), tỷ lệ nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tăng; thuốc điều trị hạ áp đầu
tay là chẹn canxi, UCMC/ARBS cần xét nghiệm chức năng thận và Kali ổn
định (Nguyễn Đức Hoàng, 2021)
Theo Thái Khoa Bảo Châu nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều
trị THA tại bệnh viện trường Đại học Y dược Huế năm 2016: ức chế men
chuyển và chẹn kênh canxi là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6
% và 71,4 %). Tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn
trị trong cả liệu pháp khởi đầu (64,7 % > 35,3 %) và liệu pháp cuối (61,9 % >
38,1 %). Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác giữa thuốc điều trị THA với các thuốc
khác trong phác đồ là 7,5 %. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc hợp
lý là 84,3 %. Kết luận: tất cả các thuốc hạ áp gặp trong mẫu nghiên cứu đều
nằm trong danh mục thuốc điều trị THA theo khuyến cáo của Hội Tim mạch
18
học Việt Nam, tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn
trị, tỷ lệ tương tác thuốc – thuốc khá thấp, phần lớn bệnh nhân được đánh giá là
tình trạng tốt khi ra viện (Thái Khoa Bảo Châu, 2016)
Nghiên cứu của Hồ Văn Hải (2015) nhận xét kết quả mô hình can thiệp
THA hiện nay: Mô hình có điểm mới là chú trọng vai trò chủ động của trạm y
tế xã trong quản lý - điều trị THA, vai trò của tổ Y tế ấp trong theo dõi và quản
lý bệnh nhân nhằm tạo thuận lợi cho bệnh nhân THA trong việc đi lại, thụ
hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nơi sinh sống, từ đó giúp bệnh nhân tuân
thủ điều trị tốt hơn, đồng thời tuyên truyền, vận động bệnh nhân tham gia bảo
hiểm y tế để được bảo đảm điều trị liên tục và lâu dài (Hồ Văn Hải, 2017).
19
(2 – 1)
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân được chẩn
đoán tăng huyết áp được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp năm 2021 được lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm y tế huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp trong năm 2021 với chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát
có mã ICD là I10.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tự ý bỏ điều trị, không tuân thủ điều trị.
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân không ghi rõ ràng về chẩn đoán, tên thuốc
sử dụng, liều dùng, đường dùng.
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân chẩn đoán tăng huyết áp nhưng không được
điều trị bằng thuốc tăng huyết áp.
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp năm 2021.
Thời gian từ 01/2021 đến 12/2021.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Tổng số hồ sơ bệnh án ước tính khảo sát trong nghiên cứu dựa vào
công thức tính cỡ mẫu:
2
α/2
1
2
d
p)
p(1
z
n

 
n: cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý
20
Z: trị số tùy thuộc vào mức độ tin cậy mong muốn, mức tin cậy trong
nghiên cứu này là 95 %.
p = 0,673 là tỷ lệ thuốc UCMC được sử dụng điểu trị tăng huyết áp
theo nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc sử dụng trong điều trị tăng huyết
áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế của tác giả Thái Khoa Bảo
Châu (Thái Khoa Bảo Châu, 2016)
d: sai số tuyệt đối, chọn d = 5%
1
,
338
05
,
0
)
673
,
0
1
(
673
,
0
96
,
1
n 2
2



Từ công thức trên tính được là 338,1, làm tròn 340.
Vậy cỡ mẫu của chúng tôi tiến hành thu thập thông tin là 340.
Thực tế mẫu của chúng tôi thu thập được là 352 bệnh nhân.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Tiến hành chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Liên hệ với Trung tâm Y tế và Phòng kế hoạch tổng hợp để hỗ trợ cung
cấp danh sách bệnh nhân có bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu, tức là bệnh
án chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát có mã ICD I10.
Các bước chọn mẫu:
- Xin danh sách bệnh nhân điều trị nội trú từ thông tin lưu hồ sơ trên máy
tính của phòng kế hoạch tổng hợp để dễ dàng loại trừ những bệnh án không phù
hợp trong khoảng thời gian nghiên cứu.
- Lọc ra danh sách các bệnh án theo khoảng cách lấy mẫu quy định.
Tính khoảng cách mẫu theo công thức k=N/n, với N là tổng số bệnh án
đạt chuẩn thu tập được, n là cở mẫu (352).
Xác định các bệnh nhân sau khi đã được chọn mẫu: Dựa vào danh sách
bệnh án đạt tiêu chuẩn chọn mẫu, chọn đối tượng nghiên cứu theo công thức n =
t + k (số 1 là người có vị trí đầu tiên trong danh sách). Cứ thế tiếp tục cho đến
khi đủ số lượng, đây là những đối tượng chọn để khảo sát.
- Từ danh sách lấy mẫu cuối cùng, soạn ra bệnh án tương ứng để lấy
thông tin.
21
- Trong quá trình thu thập thông tin vào phiếu, nếu xuất hiện bệnh án rơi
vào tiêu chuẩn loại trừ thì chúng tôi tiến hành thu thập trên mẫu có số thứ tự tiếp
theo và tuân thủ khoảng cách lấy mẫu.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu
* Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
- Giới tính: có 2 giá trị.
+ Nam
+ Nữ
- Nơi ở:
+ Nông thôn
+ Thành thị
+ Khác
- Tuổi: có 4 giá trị
+ Dưới 50 tuổi
+ Từ 50-59 tuổi
+ Từ 60-69 tuổi
+ Từ 70 tuổi trở lên
- Nghề nghiệp: có 6 giá trị
+ CBCC-VC
+ Công nhân
+ Nông dân
+ Nội trợ
+ Buôn bán
+ Khác
- Cân nặng: kg
- Chiều cao: m
- Lý do vào viện: CHA
- Tiền sử cá nhân:
+ Hút thuốc
22
+ Uống rượu, bia
+ Không
- Tiền sử gia đình:
+ Cha cao huyết áp
+ Mẹ cao huyết áp
+ Không
- Huyết áp:
Tâm thu (mmHg): tối thiểu/tối đa.
Tâm trương (mmHg): tối thiểu/tối đa.
- Số ngày điều trị: có 3 giá trị
+ Từ 7 ngày trở xuống.
+ Từ 8 đến 14 ngày.
+ Trên 14 ngày.
- BMI (chỉ số khối cơ thể): dựa vào phân loại BMI dành cho người. Châu
Á theo IDI & WPRO (Huỳnh Văn Minh, 2018).
BMI =
Chiều cao tính bằng mét.
Cân nặng tính bằng kg.
Hiện nay, để phân loại BMI có 2 thang phân loại: thang phân loại
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân
loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được
áp dụng cho người châu Á.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng thang phân loại
của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (Tim Gill, 2006).
23
Bảng 2.1. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO (Tim Gill,
2006)
Phân loại Giá trị BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân ≥ 23
Tiền béo phì 23 – 24,9
Béo phì độ I 25 – 29,9
Béo phì độ II ≥ 30
*Nguồn: (IDI & WPRO, 2006).
- Bệnh lý kèm theo: có các giá trị
+ Bệnh đái tháo đường type 2.
+ Bệnh thận.
+ Thiếu máu cục bộ cơ tim.
+ Rối loạn lipid máu.
+ Viêm dạ dày.
+ Trào ngược dạ dày thực quản.
+ Rối loạn lipid máu.
+ Bệnh lý khác.
- Phân độ huyết áp theo giới.
- Phân độ huyết áp theo nhóm tuổi.
- Phân độ huyết áp theo nghề nghiệp.
2.2.4.2. Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
* Đặc điểm sử dụng thuốc:
Lấy thông tin các thuốc được sử dụng từ hồ sơ bệnh án, ghi nhận lại các
loại thuốc được sử dụng thông qua phiếu thu thập thông tin. Từ đó thống kê lại
tần số, tỷ lệ các thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng.
- Tần số/tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng theo nhóm thuốc
+ Chẹn kênh canxi (tần số/tỷ lệ %).
+ Chẹn beta (tần số/tỷ lệ %).
+ Ức chế men chuyển (tần số/tỷ lệ %).
24
+ Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (tần số/tỷ lệ %).
+ Lợi tiểu (tần số/tỷ lệ %).
+ Kích thích thụ thể anpha trung ương (tần số/tỷ lệ %).
+ Các nhóm khác.
- Tần số/tỷ lệ của các hoạt chất trong nhóm được sử dụng
+ Chẹn kênh canxi:
Amlodipin
Nifedipin
Nicardipin
Diltiazem
Không
+ Chen beta:
Bisoprolol
Metoprolol
Nebinolol
Không
+ Ức chế men chuyển:
Lisinopril
Perindopril
Captopril
Không
+ Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II:
Valsartan
Telmisartan
Irbersartan
Losartan
Không
+ Lợi tiểu:
Furosemid
Indapamid
25
Spironolacton
Không
+ Kích thích thụ thể anpha trung ương (methyldopa, ...).
+ Các nhóm khác.
- Tần số/tỷ lệ bệnh án sử phác đồ đơn trị liệu: Phác đồ đơn trị liệu được
ghi nhận là phác đồ chỉ sử dụng một loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Tần số/tỷ lệ bệnh án sử dụng phác đồ đa trị: Phác đồ đa trị liệu là phác
đồ được ghi nhận có phối hợp từ hai thuốc điều trị tăng huyết áp trở lên.
- Tần số/tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ đơn trị liệu:
+ Chẹn kênh canxi (tần số/tỷ lệ %).
+ Chẹn beta (tần số/tỷ lệ %).
+ Ức chế men chuyển (tần số/tỷ lệ %).
+ Ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II (tần số/tỷ lệ %).
+ Lợi tiểu (tần số/tỷ lệ %).
+ Kích thích thụ thể anpha trung ương (tần số/tỷ lệ %).
+ Các nhóm khác.
- Tần số / tỷ lệ các nhóm thuốc phối hợp trong phác đồ đa trị liệu
+ Phối hợp 2 thuốc:
Lợi tiểu phối hợp với UCMC (tần số/tỷ lệ %).
Chẹn kênh canxi phối hợp với chẹn beta (tần số/tỷ lệ %).
Chẹn kênh canxi phối hợp với UCMC (tần số/tỷ lệ %).
Sự phối hợp khác (tần số/tỷ lệ %).
+ Phối hợp 3 thuốc (tần số/tỷ lệ %).
Chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
Lợi tiểu + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
Chẹn beta + UCMC + chẹn kênh canxi
Lợi tiểu + chẹn beta + UCMC
Lợi tiểu + chẹn beta + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II
26
Lợi tiểu + UCMC + chẹn kênh canxi
Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canx
UCMC + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
Không
+ Phối hợp từ 4 thuốc trở lên (tần số/tỷ lệ %).
Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1
của
Angiotensin II
Lợi tiểu + UCMC + chẹn beta + chẹn kênh canxi
Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canxi + kích thích thụ thể
anpha trung ương
Lợi tiểu + UCMC + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1
của
Angiotensin II
Lợi tiểu + chẹn beta + UCMC + chẹn kênh canxi
Lợi tiểu + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II + kích thích thụ thể anpha trung ương
Lợi tiểu + chẹn beta + UCMC + chẹn kênh canxi + ức chế
thụ thể AT1 của
Angiotensin II
Không
- Sử dụng thuốc dạng bào chế phối hợp
+ Dạng bào chế có 1 hoạt chất (chuyển câu qua câu 28).
+ Dạng bào chế phối hợp 2 hoạt chất (hỏi tiếp câu 27).
- Dạng bào chế phối hợp 2 hoạt chất
Perindopril + amlodipin
Telmisartan + hydroclorothiazid
Valsartan + amlodipin
Valsartan + hydroclorothiazid
27
Perindopril + Indapamid
Telmisartan + amlodipin
Irbersartan + hydroclorothiazid
Không
- Huyết áp mục tiêu
Đạt
Không đạt
2.2.4.3. Xác định tỷ lệ bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu
Bảng 2.2. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo (Huỳnh Văn Minh, 2018)
Đối tượng HA mục tiêu (mmHg)
HA tâm thu HA tâm trương
Đích đầu tiên cho tất cả bệnh nhân
Nếu bệnh nhân dung nạp tốt
Đái tháo đường
Bệnh thận mạn
< 140
< 130
< 140-130
120-<130
80-70
80-70
80-70
80-70
*Nguồn:(Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018)
Lấy thông tin về trị số huyết áp của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án. Dựa
theo tiêu chuẩn đạt huyết áp mục tiêu theo Hội Tim mạch học Việt Nam.
- Bệnh nhân < 60 tuổi có kèm hay không kèm bệnh lý đái tháo đường,
bệnh thận mạn: huyết áp mục tiêu < 140/90 mmHg.
- Đối với bệnh nhân ≥ 60 tuổi: Huyết áp mục tiêu < 150 / 90mmHg
Theo khuyến cáo, chúng tôi chọn tiêu chuẩn đánh giá đối với huyết áp
mục tiêu nên đạt khi dùng thuốc trong thời gian điều trị trung bình.
Chúng tôi tiến hành thống kê các kết quả theo mục tiêu nghiên cứu
như sau:
- Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu = (số BN đạt HA mục tiêu /
tổng số BN khảo sát) x 100%.
- Tỷ lệ (%) bệnh nhân không đạt HA mục tiêu = 100 % - tỷ lệ (%) BN
đạt HA mục tiêu.
- Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu phân bố theo giới:
+ Tỷ lệ (%) bệnh nhân nam đạt HA mục tiêu.
+ Tỷ lệ (%) bệnh nhân nữ đạt HA mục tiêu.
28
- Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu phân bố theo tuổi.
- Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu phân bố theo BMI
2.2.4.4. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc giữa nhóm thuốc điều trị cao
huyết áp và các thuốc khác.
Từ HSBA ghi lại thông tin các thuốc sử dụng vào phiếu thu thập.
Nhập tên hoạt chất các thuốc sử dụng vào công cụ tra cứu tương tác thuốc
bằng công cụ Medscape và Drugs.com. Khi sử dụng công cụ cần nhập tên thuốc
tương ứng với dữ liệu của công cụ (Medscape, 2022), (Drugsite Trust, 2022).
Kiểm tra tương tác lập lại với công cụ tra cứu dữ liệu tương tác thuốc
chống chỉ định của trung tâm ứng dụng CNTT Y tế và trung tâm DI&ADR quốc
gia (Trung Tâm Di & Adr Quốc Gia, 2022).
Ghi nhận lại các cặp tương tác giữa các thuốc. Trong từng cặp ghi lại mức
độ tương tác được quy định theo định nghĩa về mức độ tương tác của công cụ.
Bảng 2.3. Phân độ mức độ tương tác theo Medscape (Medscape, 2022)
*
Nguồn: Medscape
Chúng tôi thống kê kết quả theo mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Tỷ lệ (%) đơn thuốc có tương tác.
- Tỷ lệ (%) số tương tác trên một đơn thuốc.
- Tỷ lệ (%) đơn thuốc theo mức độ.
- Tỷ lệ (%) tương tác thuốc giữa các nhóm cao huyết áp với nhau
- Tỷ lệ (%) tương tác thuốc giữa thuốc cao huyết áp với các nhóm khác.
2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu chúng tôi thiết kế phiếu thu thập số liệu với
các nội dung liên quan.
Sau đó chọn đúng bệnh án theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
Mức tương tác Ý nghĩa mức tương tác
4 Chống chỉ định – Không sử dụng
3 Nghiêm trọng – Sử dụng thay thế
2 Trung bình – Theo dõi chặt chẽ
1 Nhẹ - Có thể sử dụng
29
Từ hồ sơ bệnh án, lọc ra những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu
điền vào phiếu thu thập.
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số
Thu thập thử khoảng 5 mẫu để hiệu chỉnh lại phiếu thu thập sao cho hiệu
quả và giảm sai số do ghi chép.
Các biến số trong phiếu thu thập rõ ràng, cụ thể.
Một số thông tin trong bệnh án tại tờ điều trị phải đối chiếu với tờ kê danh
sách các thuốc sử dụng từ phần mềm quản lý trong trường hợp đọc không rõ.
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được kiểm tra từ phiếu thu thập về thông tin, độ chính xác
trong quá trình ghi chép.
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Thống kê các biến
ra thành tần số, tỷ lệ phù hợp với dự kiến kết quả và bám sát giải quyết cho mục
tiêu nghiên cứu.
Thống kê mô tả: Các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ %. Các
biến số liên tục phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch
chuẩn (TB ± SD).
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tần số, tỷ lệ phần trăm các biến số về
đặc điểm chung, đặc điểm sử dụng thuốc, huyết áp mục tiêu và tương tác thuốc.
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại
Trung tâm y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021 bằng phương pháp
hồi cứu. Số liệu, thông tin có được từ chính quá trình kê đơn thuốc và điều trị
thực tế tại Trung tâm y tế.
Qua nghiên cứu, chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về xu hướng bệnh tật,
tình hình sử dụng thuốc cũng như tình hình tương tác thuốc và đúc kết được
những ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình điều trị. Từ đó, phát huy
những ưu điểm, đồng thời khắc phục những nhược điểm trong việc kê đơn thuốc
điều trị.
30
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, việc thu thập số liệu tiến hành đúng
quy định cho phép tại Trung tâm y tế, đồng thời tuân thủ các quy tắc trong
nghiên cứu nhằm không gây ảnh hưởng đến cuộc sống, thông tin riêng tư của
người bệnh, cũng như uy tín của cơ quan, đồng nghiệp, đặc biệt không được có
bất kì trở ngại nào trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân trong quá trình
thực hiện đề tài.
2.4 Sơ đồ nghiên cứu
Nghiên cứu trên 340 đối
tượng tại TTYT Huyện Tam
Nông
Đo huyết áp nhiều lần
HA
Phương pháp chọn mẫu
thuận tiện
Thuốc
điều trị
tăng
huyết áp
được sử
dụng theo
nhóm
thuốc
Các hoạt
chất trong
nhóm
được sử
dụng
Bệnh án sử
dụng phác
đồ đơn trị
liệu
Bệnh án
sử dụng
phác đồ
đa trị
Các nhóm
thuốc được
sử dụng
trong phác
đồ đơn trị
liệu
Các nhóm
thuốc phối
hợp trong
phác đồ
đa trị liệu
31
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính
Giới tính Tần số Tỷ lệ %
Nam 113 32,1
Nữ 239 67,9
Tổng 352 100,0
Nhận xét:
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trên 352 bệnh nhân thì thấy giới tính
nữ chiếm nhiều hơn so với nam giới đó là nữ chiếm 67,9% và nam chiếm
32,1%.
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi
Nhận xét:
Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 70 là 41,8%.
32
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nhận xét:
Có đến 71% bệnh nhân là người già, mất sức lao động; 18,2% là nông dân.
Bảng 3.2 Phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân
Mức độ Số lượng Tỷ lệ%
Độ I 125 35.51
Độ II 145 41.19
Độ III 82 23.3
Tổng 352 100
Nhận xét:
Đa số bệnh nhân có tăng huyết áp ở mức độ I và II lần lược đạt tỷ lệ
35.51% và 41.19%.
Bảng 3.3. Đặc điểm số ngày điều trị
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ
≤7 ngày 294 83,5
8-14 ngày 56 15,9
> 14 ngày 2 0,6
Tổng 352 100,0
Số ngày ngắn nhất 1
Số ngày dài nhất 15
Số ngày trung bình ± SD 4,86 ± 2,75
Nhận xét:
Số ngày bệnh nhân nhập viện điều trị đa số dưới 7 ngày chiếm tỷ lệ 82,5%.
33
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về BMI của bệnh nhân
Nhận xét:
53,7% bệnh nhân có BMI bình thường; 8,2% gầy và 38,1% thừa cân.
Biểu đồ 3.4. Lý do bệnh nhân vào viện
Nhận xét:
Đa số bệnh nhận vào viện vì lý do là nhức đầu, chống mặt chiếm nhiều
nhất là 77%.
34
Bảng 3.4 Tiền sử gia đình
Nhận xét:
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy về tiền sử gia đình của bệnh nhân là
cha có cao huyết áp là 9,9%; mẹ có cao huyết áp là 6,3% và gia đình không có
tiền sử là 83,8%.
Bảng 3.5. Huyết áp bệnh nhân
Huyết áp Tần số Tỷ lệ
Tăng huyết áp 333 94,6
Huyết áp được kiểm soát ổn định 19 5,4
Tổng 352 100,0
Nhận xét:
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy về huyết áp của bệnh nhân là có tăng
huyết áp là 94,6% và không có tăng huyết áp là 5,4%.
Bảng 3.6. Đặc điểm về bệnh mắc kèm
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh mắc kèm theo cao nhất là Đái tháo đường type 2 chiếm 25%,
trào ngược dạ dày thực quản 18,2%, thiếu máu cơ tim 12,8%, rối loạn tiền đình
là 13,1%; và các bệnh khác là 19,6%.
Tiền sử Tần số Tỷ lệ
Cha cao huyết áp 35 9,9
Mẹ cao huyết áp 22 6,3
Không 295 83,8
Tổng 352 100,0
Bệnh mắc kèm Tần số Tỷ lệ %
Bệnh khác 69 19,6
Đái tháo đường type 2 88 25
Không có bệnh kèm theo 22 6,3
Rối loạn lipid máu 6 1,7
Rối loạn tiền đình 46 13,1
Suy thận mạn 6 1,7
Thiếu máu cục bộ cơ tim 45 12,8
Trào ngược dạ dày thực quản 64 18,2
Viêm dạ dày 6 1,7
Tổng 352 100,0
35
3.2. TỶ LỆ THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC SỬ
DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG
THÁP NĂM 2021.
3.2.1. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc:
Bảng 3.6. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
Nhóm Tần số (n= 352) Tỷ lệ %
Thuốc chẹn kênh canxi 159 45,2
Thuốc ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 20 5,7
Thuốc chẹn beta 28 8
Ức chế men chuyển 191 54,3
Thuốc lợi tiểu 82 22,3
Nhận xét:
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp có 54,3% là thuốc ức chế men
chuyển; 45,2% Thuốc chẹn kênh canxi; 22,3% thuốc lợi tiểu.
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh canxi.
Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh canxi 62% là Amlodipin; 20,4%
Nifedipin; 17,5% Nicardipin.
36
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng nhóm ức chế thụ thẻ AT1 của Angiotensin II
Thuốc Tần số (n=23) Tỷ lệ %
Valsartan 1 4,3
Irbersartan 19 82,6
Losartan 3 13
Tổng 23 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng nhóm ức chế thụ thẻ AT1 của Angiotensin II 82,6% là
Irbersartan; 13% là Losartan; 4,3% là Valsartan.
Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn beta
Thuốc Tần số (n=40) Tỷ lệ %
Bisoprolol 40 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn beta là 100%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc ƯCMC
Thuốc Tần số (n = 310) Tỷ lệ %
Perindopril 46 14,8
Captopril 22 7,1
Enalapril 242 78,1
Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc ƯCMC 78,1% là Enalapril; 14,8% Perindopril,
7,1% là Captopril.
Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu
Thuốc Tần số (n = 106) Tỷ lệ %
Furosemid 96 90,6
Indapamid 4 3,8
Spironolacton 2 1,9
Hyrochlorothiazide 4 3,8
Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu 90,6% là Furosemid; 1,9% là
Spironolacton; 3,8% Indapamid và Hyrochlorothiazide.
37
3.2.2. Tình hình phối hợp thuốc
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ phác đồ đơn trị và phối hợp nhiều nhóm thuốc
Nhận xét:
Tỷ lệ phác đồ đơn trị và phối hợp nhiều nhóm thuốc có 50,86% là đơn trị 1
nhóm; 49,14% phối hợp nhiều thuốc.
Bảng 3.11. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị
Nhóm thuốc Tần số (n = 178) Tỷ lệ %
Ức chế thụ thể AT1 Angiotensin II 68 38,2
ƯCMC 48 27
Chẹn kênh canxi 36 20,2
Chẹn beta 21 11,8
Lợi tiểu 6 2,8
Tổng 179 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị cao nhất là nhóm thuốc Ức
chế thụ thể AT1 Angiotensin II 38,2%; Chẹn kênh canxi 20,2%; ƯCMC 27%.
50.86, 51%
49.14, 49%
Phác đồ
Đơn trị Phối hợp
38
Bảng 3.12. Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc
Phác đồ phối hợp Tần số Tỷ lệ %
2 thuốc 116 67.05
3 thuốc 51 29.47
Từ 4 thuốc trở lên 6 3.48
Tổng 173 100
Nhận xét:
Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc có 3,48% Từ 4 thuốc trở lên;
67,05% 2 thuốc; 29,47% 3 thuốc.
Bảng 3.13. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp 2 thuốc
Thuốc Tần số (n = 116) Tỷ lệ %
Chẹn canxi + ức chế AT1 3 2,6
ƯCMC + chẹn canxi 49 42,2
Chẹn β + ƯCMC 9 7,8
Chẹn β + ức chế AT1 1 0,9
Lợi tiểu + ƯCMC 19 16,4
Lợi tiểu + ức chế AT1 3 2,6
Lợi tiểu + chẹn canxi 23 19,8
Chẹn β + chẹn canxi 7 6
ƯCMC + ức chế AT1 1 0,9
Lợi tiểu + chẹn β 1 0,9
Nhận xét:
Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao
nhất là ƯCMC + chẹn canxi 42,2%.
Bảng 3.14. Tỷ lệ các thuốc trong phác đồ phối hợp 3 thuốc
Phối hợp thuốc Tần số Tỷ lệ
Chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
1 2
Lợi tiểu + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
1 2
Chẹn beta + ƯCMC + chẹn kênh canxi 7 13,7
Lợi tiểu + chẹn beta + ƯCMC 2 3,9
Lợi tiểu + chẹn beta + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 1 2
Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn kênh canxi 38 74,5
Ư CMC + chẹn kênh canxi+ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
1 2
Tổng 51 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ các thuốc trong phác đồ phối hợp 3 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là Lợi
tiểu + ƯCMC + chẹn kênh canxi 74,5%.
39
Bảng 3.15. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp từ 4 thuốc trở lên
Phối hợp thuốc Tần số Tỷ lệ %
Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
2 33,3
Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn beta + chẹn kênh canxi 2 33,3
Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của
Angiotensin II
1 16,7
Lợi tiểu + chẹn beta+ ƯCMC + chẹn kênh canxi 1 16,7
Tổng 6 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp từ 4 thuốc trở lên cao nhất
là Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn beta + chẹn kênh canxi và lợi tiểu + chẹn beta +
chẹn kênh canxi+ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II chiếm 33,3%.
Bảng 3.16. Các thuốc dạng bào chế
Các thuốc dạng bào chế Tần số Tỷ lệ %
Dạng bào chế chỉ có một hoạt chất 313 88,9
Dạng bào chế phối hợp 2 hoạt chất 39 11,1
Tổng 352 100,0
Nhận xét:
Dạng bào chế chỉ có một hoạt chất chiếm 88,9%; Dạng bào chế phối hợp 2
hoạt chất 11,1%.
Bảng 3.17. Tỷ lệ sử dụng các thuốc dạng bào chế phối hợp
Các thuốc dạng bào chế phối hợp Tần số Tỷ lệ %
Perindopril + amlodipin 31 79,5
Perindopril + Indapamid 4 10,3
Irbersartan + hydroclorothiazid 4 10,3
Tổng 39 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng các thuốc dạng bào chế phối hợp 79,5% là Perindopril +
amlodipin.
40
Biểu đồ 3.7 Một số tác dụng phụ xuất hiện phổ biến
3.3. TỶ LỆ BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ TRUNG
BÌNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG
THÁP NĂM 2021
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân
Nhận xét:
Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân 93,2% đạt huyết áp mục
tiêu, 6,8% không đạt huyết áp mục tiêu.
12.6
15.2 15.1
3.6
5.9
3.2
1.2
3.2
5.6
0
2
4
6
8
10
12
14
16
2 thuốc 3 thuốc trên 4 thuốc
ho khan Hạ huyết áp Buồn nôn
41
Bảng 3.18. Huyết áp mục tiêu phân bố theo giới
Giới
Huyết áp mục tiêu
Đạt Không đạt
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Nam 103 91,2 10 8,8
Nữ 225 94,1 14 5,9
Tổng 328 93,2 24 6,8
Nhận xét:
Huyết áp mục tiêu ở nam giới có 91,2% là đạt, ở nữ có 94,1% là đạt.
Bảng 3.19. Huyết áp mục tiêu phân bố theo tuổi
Tuổi
Huyết áp mục tiêu
Đạt Không đạt
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
<50 48 88,9 6 11,1
50-59 42 87,5 6 12,5
60-69 100 97,1 3 2,9
70 138 93,9 9 6,1
Tổng 328 93,2 24 6,8
Nhận xét:
Huyết áp mục tiêu phân bố theo tuổi 60-69 có huyết áp mục tiêu đạt chiếm
tỷ lệ cao nhất là 97,1%.
Bảng 3.20. Huyết áp mục tiêu của bệnh nhân phấn đấu theo BMI
BMI Huyết áp mục tiêu
Đạt Không đạt
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Gầy 29 100,0 0 0,0
Bình thường 173 91,5 16 8,5
Thừa cân 126 94 8 6
Tổng 328 93,2 24 6,8
Nhận xét:
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đối tượng là người có chỉ số BMI gầy
có huyết áp đạt mục tiêu chiếm tỷ lệ cao nhất là 100% tiếp theo người có chỉ số
BMI bình thường là 91,5% và người có chỉ số BMI thừa cân là 94%.
42
Bảng 3.21. Huyết áp mục tiêu phân bố theo số ngày nằm viện
Số ngày nằm viện Huyết áp mục tiêu
Đạt Không đạt
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
≤7 ngày 270 91,8 24 8,2
8-14 ngày 56 100,0 0 0,0
>14 ngày 2 100,0 0 0,0
Tổng 328 93,2 24 6,8
Nhận xét:
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy số ngày nằm viện của bệnh nhân là
nằm viện từ 8 – 14 và > 14 ngày đạt huyết áp mục tiêu cao nhất là 100% và tiếp
theo là bệnh nhân nằm viện ≤7 ngày đạt huyết áp mục tiêu là 91,8%.
3.4. TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU
TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ VỚI CÁC THUỐC KHÁC TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021
Bảng 3.22. Tỷ lệ tương tác thuốc
Tương tác thuốc Số đơn thuốc Tỷ lệ %
Có 243 69
Không 109 31
Tổng 352 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ tương tác thuốc 69%; 31% không tương tác thuốc.
Bảng 3.23. Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc
Số tương tác thuốc Số đơn thuốc Tỷ lệ %
1 tương tác 52 21,4
2 tương tác 50 20,6
3 tương tác 141 58
Tổng 243 100,0
Nhận xét:
Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc 21,4% 1 tương tác, 20,6% 2 tương
tác, 58% 3 tương tác.
Bảng 3.24. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác theo mức độ
Mức tương tác Số đơn thuốc Tỷ lệ %
Mức 3 35 14,4
Mức 2 185 76,1
Mức 1 23 9,5
Tổng 243 100,0
Nhận xét:
Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác theo mức độ 3 là 14,4%, mức 2 là 76,1%,
mức 1 là 9,5%.
43
Bảng 3.25. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác thuốc
Tương tác Số đơn thuốc Tỷ lệ %
Có thuốc THA tương tác với nhau 1 0,3
Không có thuốc THA tương tác với nhau 351 99,7
Tổng 352 100,0
Nhận xét:
Không có thuốc THA tương tác với nhau chiếm tỷ lệ đa số với 99,7%.
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc giữa thuốc tăng huyết áp với
thuốc khác
Nhận xét:
Có thuốc THA tương tác với thuốc khác là 63,1%; Không có thuốc THA
tương tác với thuốc khác có tỷ lệ 36,9%.
44
Biểu đồ 3.10 Các cặp tương tác thuốc thường gặp
45.95
28.57
34.28
25.71
UCMC- Aspirin Furosemide-Ciprofloxacin Aspirin- Furosemide Aspirin- Spironolactone
45
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính
Trong số 352 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 239 bệnh nhân là nữ
chiếm 67,9% cao hơn bệnh nhân nam (113 bệnh nhân) chiếm 32,1%. Điều này
có thể là do nữ giới thường có tâm lý lo lắng và quan tâm đến sức khỏe nên
thường đi khám bệnh định kỳ nhiều hơn nam giới dẫn đến việc phát hiện bệnh
nhiều hơn nam giới là phù hợp. Tỷ lệ cụ bà nhiều hơn cụ ông cũng khá phù hợp
với đặc điểm dân số tự nhiên điều này cho thấy sự chọn 2 giới đưa vào nghiên
cứu có tính ngẫu nhiên và mang tính đại diện cao. Sự chênh lệch này có thể do
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng bệnh THA nhập viện, đa số
bệnh nhân lớn tuổi, ở độ tuổi này nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới,
nguyên nhân có thể là do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ giới như: lao
động nặng nhọc, nguy hiểm, tai nạn, hút thuốc, uống rượu, …Tỷ lệ này cũng
gần giống với nhiều nghiên cứu khác về bệnh THA, chẳng hạn như nghiên cứu
của Đoàn Thị Thu Hương, bệnh nhân nữ chiếm 69,3% (Đoàn Thị Thu Hương,
2017). Tuy nhiên, theo Trương Thị Thùy Dương trong nghiên cứu điều tra huyết
áp ngoài cộng đồng năm 2016 thì tỷ lệ mắc THA ở nam giới cao hơn ở nữ giới
với tỷ lệ mắc THA ở nam giới là 28,3%; ở nữ là 22,6% (Trương Thị Thùy
Dương, 2017). Nguyễn Thị Lệ Thúy, Phạm Quốc Khánh năm 2021, trong nhóm
đối tượng nghiên cứu số bệnh nhân nữ là 101 trường hợp chiếm 59,8%; nam là
68 trường hợp chiếm 40,2%tổng số bệnh nhân (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2021).
Nguyễn Thị Thúy Hà năm 2019 tỷ lệ nam mắc THA là 45,2%; tỷ lệ nữ mắc
THA là 54,8% (Nguyễn Thị Thúy Hà, 2021). Chúng tôi cho rằng nguyên nhân
của sự khác biệt này là tính ngẫu nhiên khi chọn đối tượng vào mẫu nghiên cứu
4.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi
Trong nghiên cứu độ tuổi có tỷ lệ THA cao nhất là trên 70 tuổi chiếm
41,8%; độ tuổi 60-69 có tỷ lệ THA 29,3%; ngoài ra ở độ tuổi dưới 50 cũng có tỷ
lệ THA khá cao với 15%. Từ kết quả này cho thấy THA có xu hướng ngày càng
trẻ hóa, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đem lại cho người dân có
cuộc sống sung túc hơn, tuy nhiên người dân lại thường có lối sống thụ động,
kém vận động dẫn đến nhiều người mắc bệnh THA sớm hơn so với trước đây.
So sánh với nghiên cứu của một số tác giả khác, nghiên cứu của chúng tôi có sự
tương đồng; nghiên cứu của Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng năm
2017 tuổi trung bình của BN là 67,57±13,97 tuổi (Thái Khoa Bảo Châu, 2016),
nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm năm 2017 ghi nhận tuổi trung bình của BN
46
là 67,16–6,44 tuổi (Nguyễn Minh Tâm, 2017). Tuổi càng cao, vấn đề lão hóa
cũng như các cơ quan trong cơ thể suy giảm chức năng đặc biệt là thận và tim
dẫn đến tỷ lệ tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao ở nhóm tuổi trên 70. Tuy nhiên qua
kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các các tác giả khác gần đây đã ghi nhận
được mức tuổi trung bình của bệnh nhân mắc tăng huyết áp có xu hướng giảm
dần, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi thấp hơn có dấu hiệu gia tăng đặc biệt là
nhóm trong độ tuổi lao động tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc
sống, ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo gánh nặng cho xã hội.
4.1.3 Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân ở độ tuổi già,
mất sức lao động 71,0%, bệnh nhân là nông dân chiếm 18,2%, nội trợ là 8,0%,
buôn bán là 1,1% và 1,1% bệnh nhân làm nghề công nhân. Kết quả này phù hợp
với đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu, trong nghiên cứu của
chúng tôi đa số bệnh nhân là người từ 70 tuổi trở lên, nên tỷ lệ bệnh nhân là
người già chiếm tỷ lệ cao nhất trong phân nhóm nghề nghiệp là hợp lý. Kết quả
nghiên cứu của Phạm Văn Quang năm 2021 có tỷ lệ bệnh nhân già mất sức lao
động có tỷ lệ mác THA cao nhất với 48,6%; kế đến là nội trợ 22,9% (Phạm Văn
Quang, 2022). Có sự khác nhau này có thể do bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi đa số là người cao tuổi vì thế tỷ lệ bệnh nhân là người già chiếm đa số
cao hơn là phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường, Lê Thị Bình
năm 2022 đã kết luận có sự liên quan giữa ≥ 60 tuổi và < 60 tuổi với tuân thủ
điều trị (p < 0,05). Càng lơn tuổi thì bệnh nhân càng quan tâm đến việc điều trị
THA hơn, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì tuân thủ sử dụng thuốc cũng là một
yếu tố quan trộng để đạt được huyết áp mục tiêu (Nguyễn Thị Hường, 2022).
4.1.4 Đặc điểm về số ngày điều trị
Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận, trung bình số ngày điều trị của bệnh
nhân là 4,86 ± 2,75 ngày, bệnh nhân có ngày nằm viện ngắn nhất là 1 ngày và
bệnh nhân có số ngày nằm viện dài nhất là 15ngày. Theo đặc điểm số ngày điều
trị, bệnh nhân có thời gian điều trị < 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 83,5%. tiếp đến
là bệnh nhân điều trị từ 8-14 ngày chiếm 15,9% và 0,6% bệnh nhân điều trị >14
ngày. Kết quả ở nghiên cứu này cho thấy số ngày nằm viện điều trị của bệnh
nhân ngắn hơn các nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Văn Tuần năm 2020 có kết
luận trung bình số ngày điều trị của bệnh nhân là 7,66 ± 3,38 ngày; bệnh nhân
nằm viện ngắn nhất là 3 ngày và bệnh nhân có số ngày nằm viện cao nhất là 20
ngày. Theo đặc điểm số ngày điều trị, bệnh nhân có thời gian điều trị ≤ 7 ngày
chiếm tỷ lệ cao nhất 56,3% (Nguyễn Văn Tuấn, 2021). Sự khác nhau này có thể
47
là do mức độ bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả
khác mà bệnh nhân có thời gian điều trị khác nhau.
4.1.5 Đặc điểm về BMI của bệnh nhân
Trong số 352 bệnh nhân có 38,1% bệnh nhân thừa cân, 53,7% bệnh nhân
có BMI bình thường và 8,2% bệnh nhân gầy. Kết quả này tương đồng với kết
quả nghỉ cứu của Đoàn Thị Thu Hương năm 2017 có tỷ lệ bệnh nhân thừa cân
béo phì là 47,3%. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm năm 2020 đã ghi nhận tỷ
lệ bệnh nhân thừa cân là 42,5% (Đoàn Thị Thu Hương, 2017). Trong nghiên cứu
của Nguyễn Như Phượng 2021 thì có tỷ lệ bệnh nhân THA có chỉ số BMI thuộc
thừa cân béo phì chiếm tới 61,1% (Nguyễn Như Phượng, 2021). Cuộc sống dần
chuyển đổi theo xu hướng công nghiệp hóa dần đi đến công nghệ hóa từ đó
người dân ngày càng ít vận động, cùng với cuộc sống ngày càng phát triển ngày
cảng có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng cũng như xu hướng thích sử dụng đồ ăn
nhanh đã khiến cho người dân thừa cân, béo phì so với tiêu chuẩn ngày càng
tăng. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm, chú trọng bởi tình trạng thừa cân,
béo phì sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và làm cho tình trạng bệnh ngày càng
nặng thêm. Chính vì vậy, vấn đề điều chỉnh thể trạng của bệnh nhân bằng các
biện pháp vận động thể lực, chế độ ăn hợp lý là yếu tố quan trọng trong kiểm
soát tốt huyết áp bệnh nhân.
4.1.6 Đặc điểm về bệnh mắc kèm
Đái tháo đường type 2 là bệnh lý mạn tính hàng đầu gây ra các biến
chứng về tim mạch, rối loạn lipid máu và xơ hóa mạch máu là hai nguyên nhân
phổ biến từ đó tác động trực tiếp lên tình trạng huyết áp dẫn đến tăng huyết áp
thứ phát hay làm phức tạp hơn tình trạng tăng huyết áp của bệnh nhân. Kết quả
nghiên cứu ghi nhận 25% bệnh nhân trong nghiên cứu mắc kèm đái tháo đường
chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Thái Khoa Bảo Châu năm 2016 ghi nhận
đái tháo đường là một trong những bệnh lý hàng đầu đi kèm ở những bệnh nhân
có tăng huyết áp với hơn 36% (Thái Khoa Bảo Châu, 2016). Tăng huyết áp là
một rối loạn bất thường tác động trực tiếp lên hệ tim- mạch máu, với tác động
trực tiếp này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khi kết hợp với
những yếu tố nguy cơ về tuổi hay đái tháo đường có rối loạn lipid máu. Nghiên
cứu của Lê Minh Hữu năm 2018 ghi nhận 25.7% bệnh nhân tăng huyết áp xuất
hiện nhồi máu cơ tim cấp ở tất cả các mức độ, tai biến mạch não là hơn 16% (Lê
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf

More Related Content

What's hot

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...Man_Ebook
 
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...nataliej4
 
Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...
Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...
Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11HA VO THI
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
LUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docx
LUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docxLUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docx
LUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docxLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Man_Ebook
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
 
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất...
 
Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...
Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...
Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ng...
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 
LUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docx
LUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docxLUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docx
LUẬN VĂN KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TIÊM AN TOÀN.docx
 
Đề Tài cong tac tiem chung
Đề Tài cong tac tiem chungĐề Tài cong tac tiem chung
Đề Tài cong tac tiem chung
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm gan
Tác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm ganTác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm gan
Tác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm gan
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf

Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Man_Ebook
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf (20)

Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ VƯƠNG THÁI QUI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ VƯƠNG THÁI QUI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN ĐỖ HÙNG CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Trung tâm y tế Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đỗ Hùng hiện đang công tác tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm y tế Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp đã cho phép, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Vương Thái Qui
  • 4. ii TÓM TẮT Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021 được lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án nội trú với số lượng mẫu đã thực hiện là 352 bệnh nhân, với các mục tiêu sau: xác định tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp đang được sử dụng, xác định tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đạt huyết áp mục tiêu trong thời gian điều trị trung bình của nghiên cứu, xác định tỷ lệ tương tác thuốc giữa các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và với các thuốc khác tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Kết quả: Trong phác đồ đơn trị liệu, nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,2%. Trong phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc, Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc có 67,05% sử dụng phối hợp 2 nhóm thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp đạt mục tiêu là 93,2%, có liên quan đến tuổi và chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc là 69%; trong đó, đơn thuốc có một tương tác chiếm 21,4%; tương tác ở mức nghiêm trọng cần sử dụng thay thế là 14,4%. Tỷ lệ tương tác giữa các thuốc tăng huyết áp là 0,3% và giữa thuốc tăng huyết áp và thuốc khác là 63,1%. Cặp tương tác thuốc có tỷ lệ cao nhất là UCMC- Aspirin. Kết luận: Các nhóm thuốc được sử dụng điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân hợp lý, phù hợp khuyến cáo của các tổ chức trong nước và thế giới về bệnh THA. Tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị và tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị trong điều trị tăng huyết áp tương đồng nhau, tỷ lệ tương tác thuốc giữa các nhóm điều trị thấp đa số là tương tác ở mức độ nhẹ và trung bình. Đánh giá hiệu quả điều trị là có hiệu quả với tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu khi xuất viện. Từ khóa: Tăng huyết áp, thuốc điều trị tăng huyết áp, Trung tâm Y tế huyện Tam Nông.
  • 5. iii SUMMARY Survey on the use of antihypertensive drugs at Tam Nong District Medical Center, Dong Thap Province in 2021. The object of the study is the medical records of patients diagnosed with hypertension treated in the health center of Tam Nong district, Dong Thap province 2021, stored in the General Planning Department. Designing a retrospective study of inpatient medical records with a sample of 352 patients, with the following objectives: determine the proportion of antihypertensive drugs used, determine the rate of patients taking antihypertensive drugs reaching target blood pressure during the study's mean duration of treatment, determine the rate of drug interactions between classes of antihypertensive, and other at the Medical Center Tam Nong district, Dong Thap province in 2021. Results: In the monotherapy regimen, the angiotensin II receptor blockers (ARBs) accounted for the highest proportion of 38,2. In combination regimens, the rate of combination regimens was 67,05% using a combination of 2 drug groups. The percentage of patients with blood pressure reaching the target was 93,2%, which was related to the patient's age and body mass index. The rate of prescriptions with drug interactions was 69%, while the one with an interaction accounted for 21,4%; Severe interactions requiring alternative use was 14,4%. The rate of interaction between antihypertensive drugs was 0,3% and between antihypertensive and other drugs was 63,1%. The pair of drug interactions with the highest rate is ACE-i - Aspirin. Conclusion: The drug groups used to treat hypertension for patients are sensible and consistent with the recommendations of domestic and international organizations on hypertension. The rate of using multidrug and monotherapy regimens in the treatment of hypertension is similar, and the rate of drug interactions between the treatment groups is low, most of which are mild and moderate. Evaluation of treatment effectiveness was successful with the rates of reaching target blood pressure at hospital discharge. Keywords: Hypertension, antihypertensive drugs, Tam Nong District Health Center.
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Vương Thái Qui
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i TÓM TẮT ............................................................................................................ii SUMMARY.........................................................................................................iii LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................iv MỤC LỤC............................................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................viii DANH MỤC BẢNG...........................................................................................ix DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT.......................................................xi ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3 1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ................. 3 1.1.1. Định nghĩa........................................................................................... 3 1.1.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 3 1.1.3. Phân độ tăng huyết áp ......................................................................... 3 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp ................................ 4 1.1.5. Cách đo huyết áp chuẩn ...................................................................... 6 1.2. THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP................................................ 9 1.2.1. Nhóm thuốc lợi tiểu............................................................................. 9 1.2.2 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi............................................................... 9 1.2.3 Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin............................................10 1.2.4. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm....................................................10 1.2.5 Nhóm thuốc chẹn chẹn beta giao cảm ...............................................11 1.2.6. Nhóm tác động lên hệ giao cảm trung ương.....................................11 1.2.7. Nhóm giãn mạch trực tiếp.................................................................11 1.2.8. Một số thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch...........................12 1.2.9. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp...................................................................................................12 1.3. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ..........................................................................13 1.4. TƯƠNG TÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP....................14 1.4.1 Tương tác dược lực học: Là tương tác tại các receptor, mang tính đặc hiệu......................................................................................................................14 1.4.2 Tương tác dược động học ..................................................................14 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ........................................................................................................17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............19 2.1. ĐỐI TƯỢNG ..........................................................................................19
  • 8. vi 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................19 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................19 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................19 2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................19 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................19 2.2.2. Cỡ mẫu ..............................................................................................19 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................20 2.2.4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................21 2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu ........................................28 2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số...........................................................29 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu ................................29 2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU....................................................29 2.4 Sơ đồ nghiên cứu.....................................................................................30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................31 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ..........................................31 3.2. TỶ LỆ THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021. .............................................................................................35 3.2.1. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc: .........................................................35 3.2.2. Tình hình phối hợp thuốc..................................................................37 3.3. TỶ LỆ BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ TRUNG BÌNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021 .................................................................................40 3.4. TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ VỚI CÁC THUỐC KHÁC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021....................42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................45 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ..........................................45 4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính ....................................................45 4.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi.......................................................45 4.1.3 Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp..............................................46 4.1.4 Đặc điểm về số ngày điều trị..............................................................46 4.1.5 Đặc điểm về BMI của bệnh nhân.......................................................47 4.1.6 Đặc điểm về bệnh mắc kèm ...............................................................47
  • 9. vii 4.2. KHẢO SÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021 ..............................................................................................48 4.2.1. Tình hình lựa chọn sử dụng các nhóm thuốc trong điều trị..............48 4.2.2. Tình hình phối hợp thuốc..................................................................51 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP..................................................................................................................52 4.3.1 Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân..................................52 4.3.2 Ảnh hưởng của giới tính đến huyết áp mục tiêu................................52 4.3.3 Ảnh hưởng của tuổi đến huyết áp mục tiêu .......................................53 4.3.4 Ảnh hưởng của BMI đến huyết áp mục tiêu......................................53 4.4. TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TANG HUYẾT ÁP VÀ VỚI CÁC THUỐC KHÁC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................54 4.4.1 Tỷ lệ tương tác thuốc trong kê toa. ....................................................54 4.4.2 Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc..............................................55 4.4.3 Tỷ lệ các đơn thuốc có tương tác giữa các thuốc tăng huyết áp........56 4.4.4 Các đơn thuốc có tăng huyết áp tương tác với thuốc khác................56 KẾT LUẬN ........................................................................................................58 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................61 PHỤ LỤC...........................................................................................................xii
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp...................................................... 5 Hình 1.2. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp........................................15 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi..................................................31 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp ..........................................32 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về BMI của bệnh nhân ...................................................33 Biểu đồ 3.4. Lý do bệnh nhân vào viện...............................................................33 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh canxi...................................35 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ phác đồ đơn trị và phối hợp nhiều nhóm thuốc ....................37 Biểu đồ 3.7 Một số tác dụng phụ xuất hiện phổ biến .........................................40 Biểu đồ 3.8. Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân..............................40 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc giữa thuốc tăng huyết áp với thuốc khác............................................................................................................43 Biểu đồ 3.10 Các cặp tương tác thuốc thường gặp .............................................44
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới ............................... 3 Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII .................................................... 4 Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC.................................................. 4 Bảng 1.4. Nhóm thuốc lợi tiểu.............................................................................. 9 Bảng 1.5 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi ................................................................ 9 Bảng 1.6. Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin ............................................10 Bảng 1.7. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm......................................................10 Bảng 1.8. Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm.........................................................11 Bảng 1.9. Nhóm thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương.............................11 Bảng 1.10. Nhóm giãn mạch trực tiếp ................................................................11 Bảng 1.11. Thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch .....................................12 Bảng 1.12. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định của thuốc điều trị THA ............12 Bảng 1.13. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam14 Bảng 1.14. Tương tác thuốc điều trị huyết áp.....................................................16 Bảng 2.1. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO..............23 Bảng 2.2. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo ..................................................27 Bảng 2.3. Phân độ mức độ tương tác theo Medscape.........................................28 Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính.....................................................31 Bảng 3.2 Phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân..................................................32 Bảng 3.3. Đặc điểm số ngày điều trị...................................................................32 Bảng 3.5. Huyết áp bệnh nhân ............................................................................34 Bảng 3.6. Đặc điểm về bệnh mắc kèm................................................................34 Bảng 3.6. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp...............................................35 Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng nhóm ức chế thụ thẻ AT1 của Angiotensin II .............36 Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn beta..................................................36 Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc ƯCMC .....................................................36 Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu....................................................36 Bảng 3.11. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị.................................37 Bảng 3.12. Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc.................................38 Bảng 3.13. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp 2 thuốc.................38 Bảng 3.14. Tỷ lệ các thuốc trong phác đồ phối hợp 3 thuốc ..............................38 Bảng 3.15. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp từ 4 thuốc trở lên.39 Bảng 3.16. Các thuốc dạng bào chế...................................................................39 Bảng 3.17. Tỷ lệ sử dụng các thuốc dạng bào chế phối hợp...............................39 Bảng 3.18. Huyết áp mục tiêu phân bố theo giới................................................41
  • 12. x Bảng 3.19. Huyết áp mục tiêu phân bố theo tuổi................................................41 Bảng 3.20. Huyết áp mục tiêu của bệnh nhân phấn đấu theo BMI ....................41 Bảng 3.21. Huyết áp mục tiêu phân bố theo số ngày nằm viện..........................42 Bảng 3.22. Tỷ lệ tương tác thuốc........................................................................42 Bảng 3.23. Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc.............................................42 Bảng 3.24. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác theo mức độ .....................................42 Bảng 3.25. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác thuốc.................................................43
  • 13. xi DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt UCMC ACE Inhibitors 2 Nhóm ức chế men chuyển 2 ARB Angiotensin II Receptor Blocker drugs Nhóm thuốc ức thể thụ thể angiotensin II BN Bệnh nhân CLT Cung lượng tim GCB Group of Calcium channel Blockers Nhóm thuốc chẹn kênh canxi ĐTĐ Đái tháo đường ESH European Society of Hypertension Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ESC European Society of Cardiology Hiệp hội tim mạch Châu Âu HA Huyết áp HAMT Huyết áp mục tiêu HATT Huyết áp tâm thu HATTR Huyết áp tâm trương HSBA Hồ sơ bệnh án ISA Intrinsic Sympathetic Activity Hoạt động giao cảm nội tại JNC Joint National Committee on Detection Evaluation and Treament of high blood pressure Báo cáo của Ủy ban quốc gia về phòng chống tăng huyết áp RAA Renin Angiotensin Aldosterol SCNB Sức cản ngoại biên THA Tăng huyết áp WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  • 14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, bệnh lý mạn tính không lây trở thành vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới (Katherine T. Mills et al, 2020). Với tỷ lệ mắc ở người lớn khoảng 35% và là nguyên nhân của hơn 9 triệu bệnh nhân tử vong trên toàn thế giới mỗi năm thì tăng huyết áp đã trở thành một bệnh lý không lây phổ biến nhất toàn cầu (Katherine T. Mills et al, 2020). Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp cho đến nay vẫn chưa được tìm ra với hơn 90% được cho là vô căn, bệnh tiến triển thầm lặng và chỉ được phát hiện khi ở những giai đoạn nặng hoặc có biến chứng, đặc biệt là những tác động trực tiếp lên hệ tim mạch gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng thường gặp nhất là đột quị và suy tim (Huỳnh Văn Minh, 2018). Song song với các yếu tố trên là sự tác động của nhiều yếu tố liên quan đến lối sống, thói quen ăn uống, rượu bia và thuốc lá góp phần làm cho việc tầm soát và điều trị ổn định đạt huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân rất khó khăn mặc dù bệnh lý tăng huyết áp dễ phát hiện và đa phần là có phương pháp điều trị đơn giản. Thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ năm 2013 tỷ lệ tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp chỉ đạt 20 đến 30% (Nguyễn Thị Cảnh, 2020). Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18-69 tuổi là 18,9 % (Huỳnh Văn Minh, 2018). Tuy nhiên, chỉ có 13,6 % bệnh nhân tăng huyết áp được báo cáo là được quản lý tại một cơ sở y tế (Nguyễn Thị Cảnh, 2020). Có thể nhận thấy bệnh tăng huyết áp đang là một gánh nặng của ngành y tế và xã hội, việc đưa huyết áp về huyết áp mục tiêu là hết sức cần thiết. Cùng với việc phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc có biến chứng và tuân thủ điều trị không cao việc phải phối hợp nhiều thuốc để có thể đưa huyết áp đạt mục tiêu là không thể tránh khỏi từ đó dẫn đến tỷ lệ tương tác thuốc trong kê đơn cũng tăng lên. Các nghiên cứu tại Việt Nam những năm gần đây về tương tác thuốc đã ghi nhận 55-59% đơn thuốc điều trị tăng huyết áp có xuất hiện các cặp tương tác ảnh hưởng đến kết quả điều trị, đôi khi gây độc tính, thậm chí tử vong (Huỳnh Văn Minh, 2018). Chính vì vậy, phối hợp thuốc trong
  • 15. 2 điều trị để đạt được huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân không được bỏ qua vấn đề tương tác thuốc trong kê đơn. Tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có số lượng bệnh nhân điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao. Hiệu quả và những tương tác xuất hiện trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị đang thực sự cấp thiết. Xuất phát từ thực tiển đó, chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp đang được sử dụng tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021. 2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đạt huyết áp mục tiêu trong thời gian điều trị trung bình của nghiên cứu tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021. 3. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc giữa các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và với các thuốc khác tại trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021.
  • 16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 1.1.1. Định nghĩa Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hay đang dùng thuốc trị THA (Bộ Y Tế, 2019). Tăng huyết áp thường gặp với tình trạng là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. Bên cạnh đó THA cũng là yếu tố nguy cơ có thể gây ra các bệnh lý cấp hoặc mạn tính khác khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, suy thận mạn,… (Hà Hoàng Kiệm, 2006), (Hà Hoàng Kiệm, 2010). 1.1.2. Nguyên nhân Tăng huyết áp nguyên phát: còn gọi là THA vô căn không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 90 % dân số THA (Huỳnh Văn Minh, 2018). THA thứ phát: có thể biết rõ nguyên nhân như do bệnh thận, bệnh tim mạch, nội tiết, do thuốc hay thai nghén chiếm khoảng 10 % dân (Huỳnh Văn Minh, 2018). 1.1.3. Phân độ tăng huyết áp Tổ chức Y tế thế giới 2003 đã đưa ra khuyến cáo phân độ huyết áp được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới (Jan A Staessen et al, 2003) Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Huyết áp tối ưu < 120 và < 80 Huyết áp bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 Tiền THA 130-139 và/hoặc 85-89 THA độ 1 140-159 và/hoặc 90-99 THA độ 2 160-179 và/hoặc 100-109 THA độ 3 ≥ 180 và/hoặc > 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 *Nguồn: WHO,2003 Nếu mức huyết áp tâm thu và tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu (Bộ Y Tế, 2019).
  • 17. 4 Hội nghị của Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States, Joint National Committee viết tắt là JNC) lần thứ 7 và 8 đã thống nhất ý kiến đưa ra khuyến cáo mức độ tăng huyết áp đối với đối tượng trên 18 tuổi nhằm phát hiện sớm và điều trị tích cực cho những bệnh nhân tăng huyết áp từ đó giảm nguy cơ tử vong (Aram V. Chobanian et al, 2003). Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (Aram V. Chobanian et al, 2003) Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Bình thường < 120 và < 80 Tiền THA 120-139 hoặc 80-89 THA độ 1 140-159 hoặc 90-99 THA độ 2 ≥ 160 hoặc ≥ 100 *Nguồn: JNC 7,2003. Năm 2018, hội tăng huyết áp châu Âu (European Society of Hypertension-European Society of Committee) thống nhất đưa ra khuyến cáo phân độ tăng huyết áp trong chẩn đoán và điều trị có cập nhật và cụ thể hơn so với khuyến cáo của WHO năm 2003 (Bryan Williams et al, 2018). Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC (Bryan Williams et al, 2018) Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Lý tưởng < 120 và < 80 Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 THA độ 1 140-159 và/hoặc 90-99 THA độ 2 160-179 và/hoặc 100-109 THA độ 3 > 180 và/hoặc > 110 THA tâm thu đơn độc > 140 và < 90 *Nguồn: (ESH/ESC, 2018). 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp Hút thuốc lá, thuốc lào: Nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điều thuốc là có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11 mmHg và huyết áp tâm trương lên 9 mmHg và kéo dài trong 20-30 phút (Huỳnh Văn Minh, 2018) Đái tháo đường: Ở người bị đái tháo đường (ĐTĐ), tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với người không bị đái tháo đường. Khi có cả THA và đái tháo đường sẽ làm tăng gấp đổi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Nguyễn Lân Việt, 2011)
  • 18. 5 Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp *Nguồn:( Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018) Rối loạn lipid máu: Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch, dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây THA (Huỳnh Văn Minh, 2018). Tiền sử gia đình có người bị THA: Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn (Huỳnh Văn Minh, 2018). Tuổi cao: Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn, vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần (Huỳnh Văn Minh, 2018). Thừa cân, béo phì: Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với THA, người béo phì hay tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh HA (Huỳnh Văn Minh, 2018) (Đồng Thị Ngọc Lâm, 2021).
  • 19. 6 Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri clorua) thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và miền núi. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh (Đồng Thị Ngọc Lâm, 2021), (Huỳnh Văn Minh, 2018). Uống nhiều bia, rượu: Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị THA thì uống rượu, bia quá mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp làm cho bệnh cũng nặng hơn. Ngoài ra, uống rượu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây THA (Đồng Thị Ngọc Lâm, 2021) Ít vận động thể lực: Cũng được coi là một nguy cơ của bệnh THA. Việc vận động hàng ngày đều đặn từ 30-45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng (Đồng Thị Ngọc Lâm, 2021) Stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA (Huỳnh Văn Minh, 2018). 1.1.5. Cách đo huyết áp chuẩn Theo Hội Tim mạch Việt Nam và Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam, các phương thức đo huyết áp chuẩn được áp dụng tại phòng khám và tại nhà được khuyến nghị như sau (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế, 2019): Đo HA tại phòng khám/ huyết áp lâm sàng Huyết áp có thể được đo bằng một HA kế thủy ngân với các bộ phận (ống cao su, van, ống định lượng bằng thủy ngân, ...) được bảo quản trong các điều kiện thích hợp. Một số máy đo HA không xâm nhập như dụng cụ đo dựa vào áp lực khí kèm ống nghe hoặc dụng cụ đo dạng sóng bán tư động. Đây là những loại máy đo phổ biến được dung rộng rãi hiện nay do máy đo huyết áp thủy ngân cồng kềnh, dễ vỡ và bảo quản ngặt nghèo. Một dụng cụ đo chuẩn phải đảm
  • 20. 7 bảo được chuẩn hóa và có độ chính xác cao khi đối chiếu với giá trị đo bằng huyết áp kế thủy ngân (Bộ Y Tế, 2019) Đo HA thông dụng tại cộng đồng/tự đo tại nhà (Bộ Y Tế, 2019) Bệnh nhân ngồi 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo. Ngồi thẳng lưng ghế, thư giãn trong lúc đo. Đối với người già và bệnh nhân ĐTĐ, nếu khám lần đầu thì nên đo cả HA tư thế đứng. Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo. Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa và lấy trung bình 2 giá trị sau cùng. Dùng băng quấn tay chặt ở mức độ vừa phải, băng quấn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 3 cm. Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30 mm Hg nữa và sau đó hạ cột thuỷ ngân từ từ. Sử dụng âm thanh lần thay đổi thứ nhất và lần thay đổi thứ 2 để xác định huyết áp tương ứng với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đo HA cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này. Không bao giờ điều trị THA khi chỉ dựa vào kết quả một lần đo HA. Nên dùng máy đo đã chuẩn hoá và đo đúng quy trình. Một số điểm lưu ý khi đo thông dụng tại cộng đồng hay tự đo tại nhà (Bộ Y Tế, 2019) Nên sử dụng các máy đo đã chuẩn hóa, máy quấn ngang cổ tay thường cho độ chính xác thấp hơn cánh tay. Khi đo cánh tay của bệnh nhân phải đặt ngang mức tim. Tuy máy đo huyết áp thủy ngân có độ chính xác cao nhưng thích hợp với đo tại phòng khám/bệnh viện hơn. Với cách đo thông thường, để thuận tiện trong việc bảo quản và vận chuyển, nên sử dụng máy bán tự động và tự động,
  • 21. 8 thậm chí máy đo cơ (bao gồm cả băng hơi và tai nghe) cũng cần cân nhắc nếu bệnh nhân tự đo nếu sức nghe và phản xạ bệnh nhân suy giảm, đặc biệt ở người già. Bệnh nhân cần ngồi nghỉ vài phút trước khi đo và bệnh nhân cần được phổ biến để biết các trị số huyết áp có thể khác nhau trong các lần đo khác nhau do sự thay đổi áp lực máu tự động. Không nên đo liên tiếp quá nhiều lần, nhưng nên đo vài lần trước những quyết định dùng thuốc và trong suốt quá trình điều trị. Lưu ý rằng các giá trị bình thường đo nhà thấp hơn so với đo ở phòng khám. Giá trị đo ở nhà 135/85 mm Hg tương ứng với 140/90mgHg đo ở phòng khám hoặc bệnh viện. Do đó có một số tổ chức khác đã đưa ra khái niệm về tăng huyết áp với ngưỡng thấp hơn, tương ứng với hoàn cảnh đo huyết áp khác nhau. Bệnh nhân được khuyến cáo nên tự theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà, Phân Hội phòng chống tăng huyết áp Việt Nam và Chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc gia đề xuất theo dõi hàng tuần và tốt nhất là nên vài ngày một lần đối với bệnh nhân đang điều trị ổn định. Bệnh nhân mới điều trị hoặc có những thay đổi về thuốc, mắc các bệnh kèm theo phải theo dõi với tần xuất nhiều hơn, tốt nhất là hàng ngày. Trong nghiên cứu này, tổng hợp hướng dẫn, nghiên cứu sinh đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thực hành đo huyết áp đúng cách của người bệnh được quan sát dựa trên bảng kiểm gồm các tiêu chí chính: - Bệnh nhân nghỉ 5 phút trước khi đo. - Đặt cách tay/cổ tay ở vị trí ngang mức tim. - Quấn bằng hơi vừa phải. - Ngồi/nằm thư giãn/thả lỏng. - Không nói cười khi đo. - Khởi động đúng. - Đọc được chỉ số huyết áp/tần số tim.
  • 22. 9 Đây cũng là các tiêu chí dựa theo hướng dẫn của Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam và Việm Tim mạch Việt Nam (Huỳnh Văn Minh, 2018). 1.2. THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1.2.1. Nhóm thuốc lợi tiểu Bảng 1.4. Nhóm thuốc lợi tiểu (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế, 2019) Nhóm thuốc Tên thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày Lợi tiểu thiazid Hydrochlorothiazid Indapamid 12,5 mg 1,5 mg 12,5 – 25 mg 1,5 - 3 mg Lợi tiểu tác động lên quai Henle Furosemid 20 mg 20 mg – 80 mg Lợi tiểu giữ Kali Spironolacton 25 mg 25 – 75 mg *Nguồn: (Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018). 1.2.2 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi Bảng 1.5 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế, 2019) Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày Chẹn kênh canxi Loại Dihydropyridine (DHP) Amlodipin 5 mg 2,5-10 mg Felodipin 5 mg 2,5-20 mg Nicardipin SR 20 mg 60-120 mg Nifedipin LA 30 mg 30-90 mg Loại Benzothiazepine Diltiazem 60 mg 60-180 mg Loại Diphenylalkylamine Verapamil 80 mg 80-160 mg *Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
  • 23. 10 1.2.3 Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin Bảng 1.6. Nhóm tác động lên hệ renin angiotensin (Bộ Y Tế, 2019) Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày Tác động lên hệ renin angiotensin Loại ức chế men chuyển (ƯCMC) Captopril 25 mg 25-100 mg Enalapril 5 mg 5-40 mg Imidapril 2,5 mg 5-20 mg Lisinopril 5 mg 10-40 mg Perindopril 5 mg 5-10 mg Quinapril 5 mg 10-40 mg Ramipril 2,5 mg 2,5-20 mg Loại ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ƯCTT) Candesartan 4 mg 4-32 mg Irbersartan 75 mg 150-300 mg Losartan 25 mg 25-100 mg Telmisartan 40 mg 20-80 mg Valsartan 80 mg 80-160 mg *Nguồn: (Bộ Y tế, 2019). 1.2.4. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm Bảng 1.7. Nhóm thuốc chẹn anpha giao cảm (Bộ Y Tế, 2019). Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày Chẹn anpha giao cảm Doxazosin mesylat 1 mg 1-8 mg Prazosin hydrochlorid 1 mg 1-6 mg *Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
  • 24. 11 1.2.5 Nhóm thuốc chẹn chẹn beta giao cảm Bảng 1.8. Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (Bộ Y Tế, 2019) Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày Chẹn beta giao cảm Loại chẹn beta chọn lọc beta 1 Atenolol 25 mg 25-100 mg Bisoprolol 2,5 mg 2,5-10 mg Metoprolol 50 mg 50-100 mg Acebutolol 200 mg 200-800 mg Loại chẹn cả beta và anpha giao cảm Labetalol 100 mg 100-600 mg Carvedilol 6,25 mg 6,25-50 mg Loại chẹn beta không chọn lọc Propanolol 40 mg 40-160 mg *Nguồn: (Bộ Y tế, 2019). 1.2.6. Nhóm tác động lên hệ giao cảm trung ương Bảng 1.9. Nhóm thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương (Bộ Y Tế, 2019) Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày Clonidin 0,1 mg 0,1-0,8 mg Methyldopa 250 mg 250-2000 mg *Nguồn: (Bộ Y tế, 2019). 1.2.7. Nhóm giãn mạch trực tiếp Bảng 1.10. Nhóm giãn mạch trực tiếp (Bộ Y Tế, 2019) Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày Hydralazin 10 mg 25-100 mg *Nguồn: (Bộ Y tế, 2019).
  • 25. 12 1.2.8. Một số thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch Bảng 1.11. Thuốc huyết áp dùng qua đường tĩnh mạch (Bộ Y Tế, 2019) Tên thuốc Bắt đầu tác dụng Kéo dài Liều dùng Nitroglycerin 2-5 phút 5-10 phút Truyền TM 5-10 mcg/ph. Nicardipin 5-10 phút 15-30 phút Truyền TM khởi đầu 1-2 mg/giờ, tăng dần 0,5-2mg/giờ sau 15 phút, liều truyền tối đa 15ng/giờ. Natri nitroprussid Ngay lập tức 1-2 phút Truyền TM 0,3mcg/kg/ph, tăng dần 0,5mcg/kg/ph sau 10 ph, liều truyền tối đa 10mcg/kg/ph Esmolol 1-5 phút 10 phút Tiêm TM 500mcg/kg/ph trong phút đầu. Truyền TM 50-100cmg/kg/ph, liều truyền tối đa 300mcg/kg/ph. Labetalol 5-10 phút 3-5 giờ Tiêm TM chậm 10-20mg trong vòng 2 phút Lặp lại sau 10-15 phút đến khi đạt tổng liều tối đa 300mg. Truyền TM 0,5-2mg/phút. Hydralazin 5-10 phút 4-6 giờ Tiêm TM chậm 5-10mg, lặp lại sau 4-6 giờ/lần. Enalaprilat 5-15 phút 1-6 giờ Tiêm TM 0,625-1,25 mg, lặp lại 6 giờ/lần. *Nguồn: (Bộ Y tế, 2019). 1.2.9. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp Bảng 1.12. Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định của thuốc điều trị THA (Bộ Y Tế, 2019) Nhóm thuốc Chỉ định ưu tiên Thận trọng Chống chỉ định Lợi tiểu thiazid THA tâm thu đơn độc (người cao tuổi), suy tim, dự phòng thứ phát đột quỵ. Hội chứng chuyển hóa, rối loạn dung nạp glucose, thai nghén. Bệnh gút Lợi tiểu quai Suy thận giai đoạn cuối, suy tim. Lợi tiểu (loại kháng aldosteron) Suy tim, sau nhồi máu cơ tim. Suy thận, Kali máu cao. Ức chế men chuyển (ƯCMC) Suy tim, rối loạn chức năng thất trái, sau nhồi máu cơ tim, phì đại thất trái, bệnh thận do đái tháo đường, có protein hoặc Suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên. Thai nghén, hẹp động mạch thận hai bên, Kali máu cao.
  • 26. 13 microalbumin niệu, rung nhĩ, hội chứng chuyển hóa, xơ vữa động mạch cảnh. Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ƯCTT) Suy tim, sau nhồi máu cơ tim, phì đại thất trái, bệnh thận do đái tháo đường, có protein hoặc micro albumin niệu, rung nhĩ, hội chứng chuyển hóa, không dung nạp với ƯCMC. Suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên. Thai nghén, hẹp động mạch thận hai bên, Kali máu cao. Chẹn kênh canxi (loại ihydropyridin) THA tâm thu đơn độc (người cao tuổi), đau thắt ngực, phì đại thất trái, THA ở phụ nữ có thai. Nhịp tim nhanh, suy tim. Chẹn kênh canxi (loại ức chế nhịp tim) Đau thắt ngực, nhịp nhanh trên thất. Blốc nhĩ thất độ 2-3, suy tim. Chẹn beta Đau thắt ngực, sau NMCT, suy tim, nhịp tim nhanh, tăng nhãn áp, THA ở phụ nữ có thai. Bệnh mạch máu ngoại vi, hội chứng chuyển hóa, rối loạn dung nap glucose. Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, blốc nhĩ thất độ 2-3. Chẹn anpha Phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Hạ huyết áp tư thế đứng, suy tim. Đái dầm. *Nguồn: (Bộ y tế, 2019). 1.3. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ Đạt được huyết áp mục tiêu là yếu tố quan trọng trong điều trị. Duy trì huyết áp mục tiêu giúp người bệnh cao huyết áp cải thiện được chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tử vong cũng như tổn thương các cơ quan (Huỳnh Văn Minh, 2018). Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời (Huỳnh Văn Minh, 2018), (Bộ Y Tế, 2019), (Bert-Jan H Van Den Born et al, 2019)
  • 27. 14 Bảng 1.13. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam (Huỳnh Văn Minh, 2018). Đối tượng HA mục tiêu (mmHg) HA tâm thu HA tâm trương Đích đầu tiên cho tất cả bệnh nhân Nếu bệnh nhân dung nạp tốt Đái tháo đường Bệnh thận mạn < 140 < 130 < 140-130 120-<130 80-70 80-70 80-70 80-70 Nguồn:( Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018) Theo khuyến cáo về huyết áp mục tiêu của ESC/ESH đưa ra khoảng mục tiêu huyết áp cho cả HATT và HATT nhằm tránh hạ huyết áp quá mức. Huyết áp tâm thu mục tiêu là ≥ 130mmHg nếu dung nạp được nhưng ≥ 120mmHg và 130-139 mmHg đối với bệnh nhân ≥ 65 tuổi. Huyết áp tâm trương mục tiêu là 70-79 mmHg cho tất cả đối tượng (Bryan Williams et al, 2018). 1.4. TƯƠNG TÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Nhiều thuốc trong điều trị khi cho cùng một lúc sẽ có tác dụng qua lại lẫn nhay, được gọi chung là tương tác thuốc. Trong lâm sàng, người thầy thuốc muốn phối hợp nhiều thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân tuy nhiên trên thực tế lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn hoặc hiệu quả không đạt được như kỳ vọng (Đào Văn Phan, 2007). Tương tác thuốc có thể có 2 cơ chế: dược lực học và dược động học. 1.4.1 Tương tác dược lực học: Là tương tác tại các receptor, mang tính đặc hiệu. 1.4.1.1 Tương tác trên cùng receptor: Tương tác cạnh tranh Thường làm giảm hoặc mất tác dụng của chất động vận, do chất đối kháng có ái lực với receptor hơn nên ngăn cản chất đồng vận gắn vào receptor. Thuốc cùng nhóm có cùng cơ chế tác dụng, khi dùng chung tác dụng không tăng bằng tăng liều của một thuốc mà độc tính lại tăng hơn (Đào Văn Phan, 2007). 1.4.1.2 Tương tác trên các receptor khác nhau: tương tác chức phận. Có cùng đích tác dụng do đó làm tăng hiệu quả điểu trị hoặc có đích tác dụng đối lập, gây ra những chức phận đối lập, dùng để điều trị nhiễm độc (Đào Văn Phan, 2007). 1.4.2 Tương tác dược động học Tương tác dược động học là loại tương tác làm thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, dẫn đến thay đổi mức độ tác dụng dược lý hoặc độc tính. Đây là loại tương tác xảy ra bất ngờ, khó đoán trước, không liên quan đến cơ chế tác
  • 28. 15 dụng của thuốc. Tương tác dược động học có thể do: cản trở hấp thu, thay đổi tỷ lệ liên kết của thuốc với protein - huyết tương, thay đổi chuyển hoá của thuốc, thay đổi quá trình bài xuất thuốc qua thận. Các tương tác nghiêm trọng thuộc loại này gặp với tỷ lệ thấp hơn tương tác dược lực học cùng một kiểu tương tác nhưng cường độ xảy ra không giống nhau ở các cá thể. Tương tác dược động học có thể nguy hiểm với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp (như thuốc chống động kinh) và thuốc có liều dùng cần phải cẩn thận (như thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc chống đái tháo đường dạng uống, ...). Những người bệnh có nguy cơ cao gặp tương tác loại này là những đối tượng có chức năng thải trừ thuốc suy giảm như người cao tuổi, người bệnh suy gan, suy thận (Đào Văn Phan, 2007). Để đạt được huyết áp mục tiêu trong điều trị, phác đồ điều trị thường được sử dụng là phác đồ đa trị liệu. Trong đó có sự phối hợp các nhóm thuốc điều trị cao huyết áp với nhau. Sự phối hợp này mang lại lợi ích là giúp bệnh nhân nhanh đạt được huyết áp mục tiêu hơn trong trường hợp bệnh lý nặng hoặc có bệnh lý kèm theo. Tuy nhiên, sự phối hợp nhiều thuốc điều trị cao huyết áp cũng gây nên một bất lợi cho người bệnh là tương tác thuốc đặc biệt là những tương tác có hại với những thuốc điều trị các bệnh lý nền khác của bệnh nhân, càng nhiều sự phối hợp thì nguy cơ tương tác thuốc càng cao (Bộ Y Tế, 2019). Hình 1.2. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp * Nguồn: (Bộ y tế, 2019). Thuốc lợi tiểu Thiazide Thuốc chẹn β Các thuốc điều trị THA khác Thuốc ức chế men chuyển Thuốc kháng thụ thể Angiotensin Thuốc chẹn kênh canxi
  • 29. 16 Phối hợp ưu tiên: đường nét liền màu xanh lá. Phối hợp không ưu tiên thông dụng: đường đứt quãng màu đen. Phối hợp không thông dụng: đường màu đỏ Bảng 1.14. Tương tác thuốc điều trị huyết áp (Huỳnh Văn Minh, 2018) Nhóm thuốc Hiệu quả tăng Hiệu quả giảm Hiệu quả đối với các thuốc khác Lợi tiểu Lợi tiểu tác động ở vị trí khác trong cầu thận(VD:(Furosemid + thiazid). - Thuốc chuyển resin. - Kháng viêm không steroid. - Steroid. - Lợi tiểu làm tăng lithium trong huyết thanh. - Lợi tiểu giữ K+ làm xấu hơn tình trạng tăng K+ máu do ƯCMC. Chẹn beta - Cimetidin - Quinidin - Thức ăn - Kháng viêm không steroid. - Clonidin và phenobarbital. - Che đậy và kéo dài hạ đường huyết do insulin. - Dùng chung với CCB non- DHP gây block tim. ƯCMC - Chlopromazin - Clozapin - Kháng viêm không steroid. -Antacids - Thức ăn giảm hấp thu. - ƯCMC làm tăng lithium huyết thanh. - ƯCMC làm tăng K+ máu khi dùng kèm lợi tiểu giữ K+ . Chẹn kênh canxi - Nước bưởi - Cimetidin - Ranitidin - Rifampin - Phenobarbital - Tăng nồng độ cyclosporine. - Non dihydropyridin tăng nồng độ digoxin, quinidin, sulfonylurea và theophylin. -Verapamil có thể hạ nồng độ lithium, methydopa có thể tăng lithium. Ức chế anpha, ức chế thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên - Thuốc chống trầm cảm 3 vòng. - Ức chế monoamin oxidase. -Muối sắt có thể làm. giảm hấp thu methyldopa. - Clonidin tăng tác dụng nhiều thuốc gây mê. * Nguồn: (Hội Tim mạch học Việt Nam,2018).
  • 30. 17 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hương phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ công an, nghiên cứu trên 264 bệnh nhân: trong mẫu nghiên cứu có 5 hoạt chất điều trị đái tháo đường và 14 hoạt chất điều trị THA. Lựa chọn thuốc điều trị THA cho người đái tháo đường chưa phù hợp theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ 47,73 %. Lựa chọn thuốc và liều dùng trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận chưa hợp lý (chỉ định metformin trên bệnh nhân có Clcr < 60ml/ph, không chỉnh liều Perindopril trên bệnh nhân suy thận). Phát hiện 2 tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng, có ý nghĩa lâm sàng, đó là tương tác giữa Perindopril – Telmisartan, Captopril – Telmisartan (Đoàn Thị Thu Hương, 2017) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hoàng, Huỳnh Văn Minh (2021), “Tăng huyết áp và Covid 19” kết luận rằng tăng huyết áp ở bệnh nhân COVID- 19 làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng; lâm sàng bệnh nhân nặng hơn, cần hỗ trợ nhiều kỹ thuật cao ở khoa ICU (thở HFNC, nội khí quản, lọc máu liên tục, ECMO), tăng các dấu chỉ điểm sinh học (Troponin T-hs, Tropopin I, điện tâm đồ, siêu âm tim,...), tỷ lệ nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tăng; thuốc điều trị hạ áp đầu tay là chẹn canxi, UCMC/ARBS cần xét nghiệm chức năng thận và Kali ổn định (Nguyễn Đức Hoàng, 2021) Theo Thái Khoa Bảo Châu nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị THA tại bệnh viện trường Đại học Y dược Huế năm 2016: ức chế men chuyển và chẹn kênh canxi là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6 % và 71,4 %). Tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị trong cả liệu pháp khởi đầu (64,7 % > 35,3 %) và liệu pháp cuối (61,9 % > 38,1 %). Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác giữa thuốc điều trị THA với các thuốc khác trong phác đồ là 7,5 %. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc hợp lý là 84,3 %. Kết luận: tất cả các thuốc hạ áp gặp trong mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc điều trị THA theo khuyến cáo của Hội Tim mạch
  • 31. 18 học Việt Nam, tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị, tỷ lệ tương tác thuốc – thuốc khá thấp, phần lớn bệnh nhân được đánh giá là tình trạng tốt khi ra viện (Thái Khoa Bảo Châu, 2016) Nghiên cứu của Hồ Văn Hải (2015) nhận xét kết quả mô hình can thiệp THA hiện nay: Mô hình có điểm mới là chú trọng vai trò chủ động của trạm y tế xã trong quản lý - điều trị THA, vai trò của tổ Y tế ấp trong theo dõi và quản lý bệnh nhân nhằm tạo thuận lợi cho bệnh nhân THA trong việc đi lại, thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nơi sinh sống, từ đó giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn, đồng thời tuyên truyền, vận động bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế để được bảo đảm điều trị liên tục và lâu dài (Hồ Văn Hải, 2017).
  • 32. 19 (2 – 1) CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021 được lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp trong năm 2021 với chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát có mã ICD là I10. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tự ý bỏ điều trị, không tuân thủ điều trị. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân không ghi rõ ràng về chẩn đoán, tên thuốc sử dụng, liều dùng, đường dùng. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân chẩn đoán tăng huyết áp nhưng không được điều trị bằng thuốc tăng huyết áp. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát. 2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Thời gian từ 01/2021 đến 12/2021. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu Tổng số hồ sơ bệnh án ước tính khảo sát trong nghiên cứu dựa vào công thức tính cỡ mẫu: 2 α/2 1 2 d p) p(1 z n    n: cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý
  • 33. 20 Z: trị số tùy thuộc vào mức độ tin cậy mong muốn, mức tin cậy trong nghiên cứu này là 95 %. p = 0,673 là tỷ lệ thuốc UCMC được sử dụng điểu trị tăng huyết áp theo nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc sử dụng trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế của tác giả Thái Khoa Bảo Châu (Thái Khoa Bảo Châu, 2016) d: sai số tuyệt đối, chọn d = 5% 1 , 338 05 , 0 ) 673 , 0 1 ( 673 , 0 96 , 1 n 2 2    Từ công thức trên tính được là 338,1, làm tròn 340. Vậy cỡ mẫu của chúng tôi tiến hành thu thập thông tin là 340. Thực tế mẫu của chúng tôi thu thập được là 352 bệnh nhân. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu Tiến hành chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Liên hệ với Trung tâm Y tế và Phòng kế hoạch tổng hợp để hỗ trợ cung cấp danh sách bệnh nhân có bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu, tức là bệnh án chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát có mã ICD I10. Các bước chọn mẫu: - Xin danh sách bệnh nhân điều trị nội trú từ thông tin lưu hồ sơ trên máy tính của phòng kế hoạch tổng hợp để dễ dàng loại trừ những bệnh án không phù hợp trong khoảng thời gian nghiên cứu. - Lọc ra danh sách các bệnh án theo khoảng cách lấy mẫu quy định. Tính khoảng cách mẫu theo công thức k=N/n, với N là tổng số bệnh án đạt chuẩn thu tập được, n là cở mẫu (352). Xác định các bệnh nhân sau khi đã được chọn mẫu: Dựa vào danh sách bệnh án đạt tiêu chuẩn chọn mẫu, chọn đối tượng nghiên cứu theo công thức n = t + k (số 1 là người có vị trí đầu tiên trong danh sách). Cứ thế tiếp tục cho đến khi đủ số lượng, đây là những đối tượng chọn để khảo sát. - Từ danh sách lấy mẫu cuối cùng, soạn ra bệnh án tương ứng để lấy thông tin.
  • 34. 21 - Trong quá trình thu thập thông tin vào phiếu, nếu xuất hiện bệnh án rơi vào tiêu chuẩn loại trừ thì chúng tôi tiến hành thu thập trên mẫu có số thứ tự tiếp theo và tuân thủ khoảng cách lấy mẫu. 2.2.4. Nội dung nghiên cứu 2.2.4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu * Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: - Giới tính: có 2 giá trị. + Nam + Nữ - Nơi ở: + Nông thôn + Thành thị + Khác - Tuổi: có 4 giá trị + Dưới 50 tuổi + Từ 50-59 tuổi + Từ 60-69 tuổi + Từ 70 tuổi trở lên - Nghề nghiệp: có 6 giá trị + CBCC-VC + Công nhân + Nông dân + Nội trợ + Buôn bán + Khác - Cân nặng: kg - Chiều cao: m - Lý do vào viện: CHA - Tiền sử cá nhân: + Hút thuốc
  • 35. 22 + Uống rượu, bia + Không - Tiền sử gia đình: + Cha cao huyết áp + Mẹ cao huyết áp + Không - Huyết áp: Tâm thu (mmHg): tối thiểu/tối đa. Tâm trương (mmHg): tối thiểu/tối đa. - Số ngày điều trị: có 3 giá trị + Từ 7 ngày trở xuống. + Từ 8 đến 14 ngày. + Trên 14 ngày. - BMI (chỉ số khối cơ thể): dựa vào phân loại BMI dành cho người. Châu Á theo IDI & WPRO (Huỳnh Văn Minh, 2018). BMI = Chiều cao tính bằng mét. Cân nặng tính bằng kg. Hiện nay, để phân loại BMI có 2 thang phân loại: thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng thang phân loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (Tim Gill, 2006).
  • 36. 23 Bảng 2.1. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO (Tim Gill, 2006) Phân loại Giá trị BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân ≥ 23 Tiền béo phì 23 – 24,9 Béo phì độ I 25 – 29,9 Béo phì độ II ≥ 30 *Nguồn: (IDI & WPRO, 2006). - Bệnh lý kèm theo: có các giá trị + Bệnh đái tháo đường type 2. + Bệnh thận. + Thiếu máu cục bộ cơ tim. + Rối loạn lipid máu. + Viêm dạ dày. + Trào ngược dạ dày thực quản. + Rối loạn lipid máu. + Bệnh lý khác. - Phân độ huyết áp theo giới. - Phân độ huyết áp theo nhóm tuổi. - Phân độ huyết áp theo nghề nghiệp. 2.2.4.2. Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp * Đặc điểm sử dụng thuốc: Lấy thông tin các thuốc được sử dụng từ hồ sơ bệnh án, ghi nhận lại các loại thuốc được sử dụng thông qua phiếu thu thập thông tin. Từ đó thống kê lại tần số, tỷ lệ các thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng. - Tần số/tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng theo nhóm thuốc + Chẹn kênh canxi (tần số/tỷ lệ %). + Chẹn beta (tần số/tỷ lệ %). + Ức chế men chuyển (tần số/tỷ lệ %).
  • 37. 24 + Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (tần số/tỷ lệ %). + Lợi tiểu (tần số/tỷ lệ %). + Kích thích thụ thể anpha trung ương (tần số/tỷ lệ %). + Các nhóm khác. - Tần số/tỷ lệ của các hoạt chất trong nhóm được sử dụng + Chẹn kênh canxi: Amlodipin Nifedipin Nicardipin Diltiazem Không + Chen beta: Bisoprolol Metoprolol Nebinolol Không + Ức chế men chuyển: Lisinopril Perindopril Captopril Không + Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II: Valsartan Telmisartan Irbersartan Losartan Không + Lợi tiểu: Furosemid Indapamid
  • 38. 25 Spironolacton Không + Kích thích thụ thể anpha trung ương (methyldopa, ...). + Các nhóm khác. - Tần số/tỷ lệ bệnh án sử phác đồ đơn trị liệu: Phác đồ đơn trị liệu được ghi nhận là phác đồ chỉ sử dụng một loại thuốc điều trị tăng huyết áp. - Tần số/tỷ lệ bệnh án sử dụng phác đồ đa trị: Phác đồ đa trị liệu là phác đồ được ghi nhận có phối hợp từ hai thuốc điều trị tăng huyết áp trở lên. - Tần số/tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ đơn trị liệu: + Chẹn kênh canxi (tần số/tỷ lệ %). + Chẹn beta (tần số/tỷ lệ %). + Ức chế men chuyển (tần số/tỷ lệ %). + Ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II (tần số/tỷ lệ %). + Lợi tiểu (tần số/tỷ lệ %). + Kích thích thụ thể anpha trung ương (tần số/tỷ lệ %). + Các nhóm khác. - Tần số / tỷ lệ các nhóm thuốc phối hợp trong phác đồ đa trị liệu + Phối hợp 2 thuốc: Lợi tiểu phối hợp với UCMC (tần số/tỷ lệ %). Chẹn kênh canxi phối hợp với chẹn beta (tần số/tỷ lệ %). Chẹn kênh canxi phối hợp với UCMC (tần số/tỷ lệ %). Sự phối hợp khác (tần số/tỷ lệ %). + Phối hợp 3 thuốc (tần số/tỷ lệ %). Chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II Lợi tiểu + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II Chẹn beta + UCMC + chẹn kênh canxi Lợi tiểu + chẹn beta + UCMC Lợi tiểu + chẹn beta + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II
  • 39. 26 Lợi tiểu + UCMC + chẹn kênh canxi Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canx UCMC + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II Không + Phối hợp từ 4 thuốc trở lên (tần số/tỷ lệ %). Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II Lợi tiểu + UCMC + chẹn beta + chẹn kênh canxi Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canxi + kích thích thụ thể anpha trung ương Lợi tiểu + UCMC + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II Lợi tiểu + chẹn beta + UCMC + chẹn kênh canxi Lợi tiểu + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II + kích thích thụ thể anpha trung ương Lợi tiểu + chẹn beta + UCMC + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II Không - Sử dụng thuốc dạng bào chế phối hợp + Dạng bào chế có 1 hoạt chất (chuyển câu qua câu 28). + Dạng bào chế phối hợp 2 hoạt chất (hỏi tiếp câu 27). - Dạng bào chế phối hợp 2 hoạt chất Perindopril + amlodipin Telmisartan + hydroclorothiazid Valsartan + amlodipin Valsartan + hydroclorothiazid
  • 40. 27 Perindopril + Indapamid Telmisartan + amlodipin Irbersartan + hydroclorothiazid Không - Huyết áp mục tiêu Đạt Không đạt 2.2.4.3. Xác định tỷ lệ bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu Bảng 2.2. Huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo (Huỳnh Văn Minh, 2018) Đối tượng HA mục tiêu (mmHg) HA tâm thu HA tâm trương Đích đầu tiên cho tất cả bệnh nhân Nếu bệnh nhân dung nạp tốt Đái tháo đường Bệnh thận mạn < 140 < 130 < 140-130 120-<130 80-70 80-70 80-70 80-70 *Nguồn:(Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018) Lấy thông tin về trị số huyết áp của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án. Dựa theo tiêu chuẩn đạt huyết áp mục tiêu theo Hội Tim mạch học Việt Nam. - Bệnh nhân < 60 tuổi có kèm hay không kèm bệnh lý đái tháo đường, bệnh thận mạn: huyết áp mục tiêu < 140/90 mmHg. - Đối với bệnh nhân ≥ 60 tuổi: Huyết áp mục tiêu < 150 / 90mmHg Theo khuyến cáo, chúng tôi chọn tiêu chuẩn đánh giá đối với huyết áp mục tiêu nên đạt khi dùng thuốc trong thời gian điều trị trung bình. Chúng tôi tiến hành thống kê các kết quả theo mục tiêu nghiên cứu như sau: - Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu = (số BN đạt HA mục tiêu / tổng số BN khảo sát) x 100%. - Tỷ lệ (%) bệnh nhân không đạt HA mục tiêu = 100 % - tỷ lệ (%) BN đạt HA mục tiêu. - Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu phân bố theo giới: + Tỷ lệ (%) bệnh nhân nam đạt HA mục tiêu. + Tỷ lệ (%) bệnh nhân nữ đạt HA mục tiêu.
  • 41. 28 - Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu phân bố theo tuổi. - Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HA mục tiêu phân bố theo BMI 2.2.4.4. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc giữa nhóm thuốc điều trị cao huyết áp và các thuốc khác. Từ HSBA ghi lại thông tin các thuốc sử dụng vào phiếu thu thập. Nhập tên hoạt chất các thuốc sử dụng vào công cụ tra cứu tương tác thuốc bằng công cụ Medscape và Drugs.com. Khi sử dụng công cụ cần nhập tên thuốc tương ứng với dữ liệu của công cụ (Medscape, 2022), (Drugsite Trust, 2022). Kiểm tra tương tác lập lại với công cụ tra cứu dữ liệu tương tác thuốc chống chỉ định của trung tâm ứng dụng CNTT Y tế và trung tâm DI&ADR quốc gia (Trung Tâm Di & Adr Quốc Gia, 2022). Ghi nhận lại các cặp tương tác giữa các thuốc. Trong từng cặp ghi lại mức độ tương tác được quy định theo định nghĩa về mức độ tương tác của công cụ. Bảng 2.3. Phân độ mức độ tương tác theo Medscape (Medscape, 2022) * Nguồn: Medscape Chúng tôi thống kê kết quả theo mục tiêu nghiên cứu như sau: - Tỷ lệ (%) đơn thuốc có tương tác. - Tỷ lệ (%) số tương tác trên một đơn thuốc. - Tỷ lệ (%) đơn thuốc theo mức độ. - Tỷ lệ (%) tương tác thuốc giữa các nhóm cao huyết áp với nhau - Tỷ lệ (%) tương tác thuốc giữa thuốc cao huyết áp với các nhóm khác. 2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu Dựa vào mục tiêu nghiên cứu chúng tôi thiết kế phiếu thu thập số liệu với các nội dung liên quan. Sau đó chọn đúng bệnh án theo tiêu chuẩn chọn mẫu. Mức tương tác Ý nghĩa mức tương tác 4 Chống chỉ định – Không sử dụng 3 Nghiêm trọng – Sử dụng thay thế 2 Trung bình – Theo dõi chặt chẽ 1 Nhẹ - Có thể sử dụng
  • 42. 29 Từ hồ sơ bệnh án, lọc ra những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu điền vào phiếu thu thập. 2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số Thu thập thử khoảng 5 mẫu để hiệu chỉnh lại phiếu thu thập sao cho hiệu quả và giảm sai số do ghi chép. Các biến số trong phiếu thu thập rõ ràng, cụ thể. Một số thông tin trong bệnh án tại tờ điều trị phải đối chiếu với tờ kê danh sách các thuốc sử dụng từ phần mềm quản lý trong trường hợp đọc không rõ. 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu Số liệu sau khi được kiểm tra từ phiếu thu thập về thông tin, độ chính xác trong quá trình ghi chép. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Thống kê các biến ra thành tần số, tỷ lệ phù hợp với dự kiến kết quả và bám sát giải quyết cho mục tiêu nghiên cứu. Thống kê mô tả: Các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ %. Các biến số liên tục phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± SD). Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tần số, tỷ lệ phần trăm các biến số về đặc điểm chung, đặc điểm sử dụng thuốc, huyết áp mục tiêu và tương tác thuốc. 2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2021 bằng phương pháp hồi cứu. Số liệu, thông tin có được từ chính quá trình kê đơn thuốc và điều trị thực tế tại Trung tâm y tế. Qua nghiên cứu, chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về xu hướng bệnh tật, tình hình sử dụng thuốc cũng như tình hình tương tác thuốc và đúc kết được những ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình điều trị. Từ đó, phát huy những ưu điểm, đồng thời khắc phục những nhược điểm trong việc kê đơn thuốc điều trị.
  • 43. 30 Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, việc thu thập số liệu tiến hành đúng quy định cho phép tại Trung tâm y tế, đồng thời tuân thủ các quy tắc trong nghiên cứu nhằm không gây ảnh hưởng đến cuộc sống, thông tin riêng tư của người bệnh, cũng như uy tín của cơ quan, đồng nghiệp, đặc biệt không được có bất kì trở ngại nào trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân trong quá trình thực hiện đề tài. 2.4 Sơ đồ nghiên cứu Nghiên cứu trên 340 đối tượng tại TTYT Huyện Tam Nông Đo huyết áp nhiều lần HA Phương pháp chọn mẫu thuận tiện Thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng theo nhóm thuốc Các hoạt chất trong nhóm được sử dụng Bệnh án sử dụng phác đồ đơn trị liệu Bệnh án sử dụng phác đồ đa trị Các nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ đơn trị liệu Các nhóm thuốc phối hợp trong phác đồ đa trị liệu
  • 44. 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính Giới tính Tần số Tỷ lệ % Nam 113 32,1 Nữ 239 67,9 Tổng 352 100,0 Nhận xét: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trên 352 bệnh nhân thì thấy giới tính nữ chiếm nhiều hơn so với nam giới đó là nữ chiếm 67,9% và nam chiếm 32,1%. Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi Nhận xét: Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 70 là 41,8%.
  • 45. 32 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp Nhận xét: Có đến 71% bệnh nhân là người già, mất sức lao động; 18,2% là nông dân. Bảng 3.2 Phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân Mức độ Số lượng Tỷ lệ% Độ I 125 35.51 Độ II 145 41.19 Độ III 82 23.3 Tổng 352 100 Nhận xét: Đa số bệnh nhân có tăng huyết áp ở mức độ I và II lần lược đạt tỷ lệ 35.51% và 41.19%. Bảng 3.3. Đặc điểm số ngày điều trị Đặc điểm Tần số Tỷ lệ ≤7 ngày 294 83,5 8-14 ngày 56 15,9 > 14 ngày 2 0,6 Tổng 352 100,0 Số ngày ngắn nhất 1 Số ngày dài nhất 15 Số ngày trung bình ± SD 4,86 ± 2,75 Nhận xét: Số ngày bệnh nhân nhập viện điều trị đa số dưới 7 ngày chiếm tỷ lệ 82,5%.
  • 46. 33 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về BMI của bệnh nhân Nhận xét: 53,7% bệnh nhân có BMI bình thường; 8,2% gầy và 38,1% thừa cân. Biểu đồ 3.4. Lý do bệnh nhân vào viện Nhận xét: Đa số bệnh nhận vào viện vì lý do là nhức đầu, chống mặt chiếm nhiều nhất là 77%.
  • 47. 34 Bảng 3.4 Tiền sử gia đình Nhận xét: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy về tiền sử gia đình của bệnh nhân là cha có cao huyết áp là 9,9%; mẹ có cao huyết áp là 6,3% và gia đình không có tiền sử là 83,8%. Bảng 3.5. Huyết áp bệnh nhân Huyết áp Tần số Tỷ lệ Tăng huyết áp 333 94,6 Huyết áp được kiểm soát ổn định 19 5,4 Tổng 352 100,0 Nhận xét: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy về huyết áp của bệnh nhân là có tăng huyết áp là 94,6% và không có tăng huyết áp là 5,4%. Bảng 3.6. Đặc điểm về bệnh mắc kèm Nhận xét: Tỷ lệ bệnh mắc kèm theo cao nhất là Đái tháo đường type 2 chiếm 25%, trào ngược dạ dày thực quản 18,2%, thiếu máu cơ tim 12,8%, rối loạn tiền đình là 13,1%; và các bệnh khác là 19,6%. Tiền sử Tần số Tỷ lệ Cha cao huyết áp 35 9,9 Mẹ cao huyết áp 22 6,3 Không 295 83,8 Tổng 352 100,0 Bệnh mắc kèm Tần số Tỷ lệ % Bệnh khác 69 19,6 Đái tháo đường type 2 88 25 Không có bệnh kèm theo 22 6,3 Rối loạn lipid máu 6 1,7 Rối loạn tiền đình 46 13,1 Suy thận mạn 6 1,7 Thiếu máu cục bộ cơ tim 45 12,8 Trào ngược dạ dày thực quản 64 18,2 Viêm dạ dày 6 1,7 Tổng 352 100,0
  • 48. 35 3.2. TỶ LỆ THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021. 3.2.1. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc: Bảng 3.6. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp Nhóm Tần số (n= 352) Tỷ lệ % Thuốc chẹn kênh canxi 159 45,2 Thuốc ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 20 5,7 Thuốc chẹn beta 28 8 Ức chế men chuyển 191 54,3 Thuốc lợi tiểu 82 22,3 Nhận xét: Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp có 54,3% là thuốc ức chế men chuyển; 45,2% Thuốc chẹn kênh canxi; 22,3% thuốc lợi tiểu. Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh canxi. Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh canxi 62% là Amlodipin; 20,4% Nifedipin; 17,5% Nicardipin.
  • 49. 36 Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng nhóm ức chế thụ thẻ AT1 của Angiotensin II Thuốc Tần số (n=23) Tỷ lệ % Valsartan 1 4,3 Irbersartan 19 82,6 Losartan 3 13 Tổng 23 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng nhóm ức chế thụ thẻ AT1 của Angiotensin II 82,6% là Irbersartan; 13% là Losartan; 4,3% là Valsartan. Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn beta Thuốc Tần số (n=40) Tỷ lệ % Bisoprolol 40 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chẹn beta là 100%. Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc ƯCMC Thuốc Tần số (n = 310) Tỷ lệ % Perindopril 46 14,8 Captopril 22 7,1 Enalapril 242 78,1 Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc ƯCMC 78,1% là Enalapril; 14,8% Perindopril, 7,1% là Captopril. Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu Thuốc Tần số (n = 106) Tỷ lệ % Furosemid 96 90,6 Indapamid 4 3,8 Spironolacton 2 1,9 Hyrochlorothiazide 4 3,8 Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu 90,6% là Furosemid; 1,9% là Spironolacton; 3,8% Indapamid và Hyrochlorothiazide.
  • 50. 37 3.2.2. Tình hình phối hợp thuốc Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ phác đồ đơn trị và phối hợp nhiều nhóm thuốc Nhận xét: Tỷ lệ phác đồ đơn trị và phối hợp nhiều nhóm thuốc có 50,86% là đơn trị 1 nhóm; 49,14% phối hợp nhiều thuốc. Bảng 3.11. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị Nhóm thuốc Tần số (n = 178) Tỷ lệ % Ức chế thụ thể AT1 Angiotensin II 68 38,2 ƯCMC 48 27 Chẹn kênh canxi 36 20,2 Chẹn beta 21 11,8 Lợi tiểu 6 2,8 Tổng 179 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị cao nhất là nhóm thuốc Ức chế thụ thể AT1 Angiotensin II 38,2%; Chẹn kênh canxi 20,2%; ƯCMC 27%. 50.86, 51% 49.14, 49% Phác đồ Đơn trị Phối hợp
  • 51. 38 Bảng 3.12. Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc Phác đồ phối hợp Tần số Tỷ lệ % 2 thuốc 116 67.05 3 thuốc 51 29.47 Từ 4 thuốc trở lên 6 3.48 Tổng 173 100 Nhận xét: Tỷ lệ các phác đồ phối hợp nhiều nhóm thuốc có 3,48% Từ 4 thuốc trở lên; 67,05% 2 thuốc; 29,47% 3 thuốc. Bảng 3.13. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp 2 thuốc Thuốc Tần số (n = 116) Tỷ lệ % Chẹn canxi + ức chế AT1 3 2,6 ƯCMC + chẹn canxi 49 42,2 Chẹn β + ƯCMC 9 7,8 Chẹn β + ức chế AT1 1 0,9 Lợi tiểu + ƯCMC 19 16,4 Lợi tiểu + ức chế AT1 3 2,6 Lợi tiểu + chẹn canxi 23 19,8 Chẹn β + chẹn canxi 7 6 ƯCMC + ức chế AT1 1 0,9 Lợi tiểu + chẹn β 1 0,9 Nhận xét: Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là ƯCMC + chẹn canxi 42,2%. Bảng 3.14. Tỷ lệ các thuốc trong phác đồ phối hợp 3 thuốc Phối hợp thuốc Tần số Tỷ lệ Chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 1 2 Lợi tiểu + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 1 2 Chẹn beta + ƯCMC + chẹn kênh canxi 7 13,7 Lợi tiểu + chẹn beta + ƯCMC 2 3,9 Lợi tiểu + chẹn beta + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 1 2 Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn kênh canxi 38 74,5 Ư CMC + chẹn kênh canxi+ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 1 2 Tổng 51 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ các thuốc trong phác đồ phối hợp 3 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn kênh canxi 74,5%.
  • 52. 39 Bảng 3.15. Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp từ 4 thuốc trở lên Phối hợp thuốc Tần số Tỷ lệ % Lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 2 33,3 Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn beta + chẹn kênh canxi 2 33,3 Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn kênh canxi + ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II 1 16,7 Lợi tiểu + chẹn beta+ ƯCMC + chẹn kênh canxi 1 16,7 Tổng 6 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ các thuốc sử dụng trong phác đồ phối hợp từ 4 thuốc trở lên cao nhất là Lợi tiểu + ƯCMC + chẹn beta + chẹn kênh canxi và lợi tiểu + chẹn beta + chẹn kênh canxi+ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II chiếm 33,3%. Bảng 3.16. Các thuốc dạng bào chế Các thuốc dạng bào chế Tần số Tỷ lệ % Dạng bào chế chỉ có một hoạt chất 313 88,9 Dạng bào chế phối hợp 2 hoạt chất 39 11,1 Tổng 352 100,0 Nhận xét: Dạng bào chế chỉ có một hoạt chất chiếm 88,9%; Dạng bào chế phối hợp 2 hoạt chất 11,1%. Bảng 3.17. Tỷ lệ sử dụng các thuốc dạng bào chế phối hợp Các thuốc dạng bào chế phối hợp Tần số Tỷ lệ % Perindopril + amlodipin 31 79,5 Perindopril + Indapamid 4 10,3 Irbersartan + hydroclorothiazid 4 10,3 Tổng 39 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng các thuốc dạng bào chế phối hợp 79,5% là Perindopril + amlodipin.
  • 53. 40 Biểu đồ 3.7 Một số tác dụng phụ xuất hiện phổ biến 3.3. TỶ LỆ BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ TRUNG BÌNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021 Biểu đồ 3.8. Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân Nhận xét: Đặc điểm về huyết áp mục tiêu của bệnh nhân 93,2% đạt huyết áp mục tiêu, 6,8% không đạt huyết áp mục tiêu. 12.6 15.2 15.1 3.6 5.9 3.2 1.2 3.2 5.6 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2 thuốc 3 thuốc trên 4 thuốc ho khan Hạ huyết áp Buồn nôn
  • 54. 41 Bảng 3.18. Huyết áp mục tiêu phân bố theo giới Giới Huyết áp mục tiêu Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Nam 103 91,2 10 8,8 Nữ 225 94,1 14 5,9 Tổng 328 93,2 24 6,8 Nhận xét: Huyết áp mục tiêu ở nam giới có 91,2% là đạt, ở nữ có 94,1% là đạt. Bảng 3.19. Huyết áp mục tiêu phân bố theo tuổi Tuổi Huyết áp mục tiêu Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ <50 48 88,9 6 11,1 50-59 42 87,5 6 12,5 60-69 100 97,1 3 2,9 70 138 93,9 9 6,1 Tổng 328 93,2 24 6,8 Nhận xét: Huyết áp mục tiêu phân bố theo tuổi 60-69 có huyết áp mục tiêu đạt chiếm tỷ lệ cao nhất là 97,1%. Bảng 3.20. Huyết áp mục tiêu của bệnh nhân phấn đấu theo BMI BMI Huyết áp mục tiêu Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Gầy 29 100,0 0 0,0 Bình thường 173 91,5 16 8,5 Thừa cân 126 94 8 6 Tổng 328 93,2 24 6,8 Nhận xét: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đối tượng là người có chỉ số BMI gầy có huyết áp đạt mục tiêu chiếm tỷ lệ cao nhất là 100% tiếp theo người có chỉ số BMI bình thường là 91,5% và người có chỉ số BMI thừa cân là 94%.
  • 55. 42 Bảng 3.21. Huyết áp mục tiêu phân bố theo số ngày nằm viện Số ngày nằm viện Huyết áp mục tiêu Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ ≤7 ngày 270 91,8 24 8,2 8-14 ngày 56 100,0 0 0,0 >14 ngày 2 100,0 0 0,0 Tổng 328 93,2 24 6,8 Nhận xét: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy số ngày nằm viện của bệnh nhân là nằm viện từ 8 – 14 và > 14 ngày đạt huyết áp mục tiêu cao nhất là 100% và tiếp theo là bệnh nhân nằm viện ≤7 ngày đạt huyết áp mục tiêu là 91,8%. 3.4. TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ VỚI CÁC THUỐC KHÁC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021 Bảng 3.22. Tỷ lệ tương tác thuốc Tương tác thuốc Số đơn thuốc Tỷ lệ % Có 243 69 Không 109 31 Tổng 352 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ tương tác thuốc 69%; 31% không tương tác thuốc. Bảng 3.23. Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc Số tương tác thuốc Số đơn thuốc Tỷ lệ % 1 tương tác 52 21,4 2 tương tác 50 20,6 3 tương tác 141 58 Tổng 243 100,0 Nhận xét: Số tương tác thuốc trên một đơn thuốc 21,4% 1 tương tác, 20,6% 2 tương tác, 58% 3 tương tác. Bảng 3.24. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác theo mức độ Mức tương tác Số đơn thuốc Tỷ lệ % Mức 3 35 14,4 Mức 2 185 76,1 Mức 1 23 9,5 Tổng 243 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác theo mức độ 3 là 14,4%, mức 2 là 76,1%, mức 1 là 9,5%.
  • 56. 43 Bảng 3.25. Tỷ lệ các đơn thuốc tương tác thuốc Tương tác Số đơn thuốc Tỷ lệ % Có thuốc THA tương tác với nhau 1 0,3 Không có thuốc THA tương tác với nhau 351 99,7 Tổng 352 100,0 Nhận xét: Không có thuốc THA tương tác với nhau chiếm tỷ lệ đa số với 99,7%. Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc giữa thuốc tăng huyết áp với thuốc khác Nhận xét: Có thuốc THA tương tác với thuốc khác là 63,1%; Không có thuốc THA tương tác với thuốc khác có tỷ lệ 36,9%.
  • 57. 44 Biểu đồ 3.10 Các cặp tương tác thuốc thường gặp 45.95 28.57 34.28 25.71 UCMC- Aspirin Furosemide-Ciprofloxacin Aspirin- Furosemide Aspirin- Spironolactone
  • 58. 45 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN 4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính Trong số 352 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 239 bệnh nhân là nữ chiếm 67,9% cao hơn bệnh nhân nam (113 bệnh nhân) chiếm 32,1%. Điều này có thể là do nữ giới thường có tâm lý lo lắng và quan tâm đến sức khỏe nên thường đi khám bệnh định kỳ nhiều hơn nam giới dẫn đến việc phát hiện bệnh nhiều hơn nam giới là phù hợp. Tỷ lệ cụ bà nhiều hơn cụ ông cũng khá phù hợp với đặc điểm dân số tự nhiên điều này cho thấy sự chọn 2 giới đưa vào nghiên cứu có tính ngẫu nhiên và mang tính đại diện cao. Sự chênh lệch này có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng bệnh THA nhập viện, đa số bệnh nhân lớn tuổi, ở độ tuổi này nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới, nguyên nhân có thể là do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ giới như: lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tai nạn, hút thuốc, uống rượu, …Tỷ lệ này cũng gần giống với nhiều nghiên cứu khác về bệnh THA, chẳng hạn như nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hương, bệnh nhân nữ chiếm 69,3% (Đoàn Thị Thu Hương, 2017). Tuy nhiên, theo Trương Thị Thùy Dương trong nghiên cứu điều tra huyết áp ngoài cộng đồng năm 2016 thì tỷ lệ mắc THA ở nam giới cao hơn ở nữ giới với tỷ lệ mắc THA ở nam giới là 28,3%; ở nữ là 22,6% (Trương Thị Thùy Dương, 2017). Nguyễn Thị Lệ Thúy, Phạm Quốc Khánh năm 2021, trong nhóm đối tượng nghiên cứu số bệnh nhân nữ là 101 trường hợp chiếm 59,8%; nam là 68 trường hợp chiếm 40,2%tổng số bệnh nhân (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2021). Nguyễn Thị Thúy Hà năm 2019 tỷ lệ nam mắc THA là 45,2%; tỷ lệ nữ mắc THA là 54,8% (Nguyễn Thị Thúy Hà, 2021). Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của sự khác biệt này là tính ngẫu nhiên khi chọn đối tượng vào mẫu nghiên cứu 4.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo độ tuổi Trong nghiên cứu độ tuổi có tỷ lệ THA cao nhất là trên 70 tuổi chiếm 41,8%; độ tuổi 60-69 có tỷ lệ THA 29,3%; ngoài ra ở độ tuổi dưới 50 cũng có tỷ lệ THA khá cao với 15%. Từ kết quả này cho thấy THA có xu hướng ngày càng trẻ hóa, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đem lại cho người dân có cuộc sống sung túc hơn, tuy nhiên người dân lại thường có lối sống thụ động, kém vận động dẫn đến nhiều người mắc bệnh THA sớm hơn so với trước đây. So sánh với nghiên cứu của một số tác giả khác, nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng; nghiên cứu của Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng năm 2017 tuổi trung bình của BN là 67,57±13,97 tuổi (Thái Khoa Bảo Châu, 2016), nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm năm 2017 ghi nhận tuổi trung bình của BN
  • 59. 46 là 67,16–6,44 tuổi (Nguyễn Minh Tâm, 2017). Tuổi càng cao, vấn đề lão hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể suy giảm chức năng đặc biệt là thận và tim dẫn đến tỷ lệ tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao ở nhóm tuổi trên 70. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các các tác giả khác gần đây đã ghi nhận được mức tuổi trung bình của bệnh nhân mắc tăng huyết áp có xu hướng giảm dần, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi thấp hơn có dấu hiệu gia tăng đặc biệt là nhóm trong độ tuổi lao động tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo gánh nặng cho xã hội. 4.1.3 Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân ở độ tuổi già, mất sức lao động 71,0%, bệnh nhân là nông dân chiếm 18,2%, nội trợ là 8,0%, buôn bán là 1,1% và 1,1% bệnh nhân làm nghề công nhân. Kết quả này phù hợp với đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu, trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân là người từ 70 tuổi trở lên, nên tỷ lệ bệnh nhân là người già chiếm tỷ lệ cao nhất trong phân nhóm nghề nghiệp là hợp lý. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Quang năm 2021 có tỷ lệ bệnh nhân già mất sức lao động có tỷ lệ mác THA cao nhất với 48,6%; kế đến là nội trợ 22,9% (Phạm Văn Quang, 2022). Có sự khác nhau này có thể do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là người cao tuổi vì thế tỷ lệ bệnh nhân là người già chiếm đa số cao hơn là phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường, Lê Thị Bình năm 2022 đã kết luận có sự liên quan giữa ≥ 60 tuổi và < 60 tuổi với tuân thủ điều trị (p < 0,05). Càng lơn tuổi thì bệnh nhân càng quan tâm đến việc điều trị THA hơn, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì tuân thủ sử dụng thuốc cũng là một yếu tố quan trộng để đạt được huyết áp mục tiêu (Nguyễn Thị Hường, 2022). 4.1.4 Đặc điểm về số ngày điều trị Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận, trung bình số ngày điều trị của bệnh nhân là 4,86 ± 2,75 ngày, bệnh nhân có ngày nằm viện ngắn nhất là 1 ngày và bệnh nhân có số ngày nằm viện dài nhất là 15ngày. Theo đặc điểm số ngày điều trị, bệnh nhân có thời gian điều trị < 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 83,5%. tiếp đến là bệnh nhân điều trị từ 8-14 ngày chiếm 15,9% và 0,6% bệnh nhân điều trị >14 ngày. Kết quả ở nghiên cứu này cho thấy số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân ngắn hơn các nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Văn Tuần năm 2020 có kết luận trung bình số ngày điều trị của bệnh nhân là 7,66 ± 3,38 ngày; bệnh nhân nằm viện ngắn nhất là 3 ngày và bệnh nhân có số ngày nằm viện cao nhất là 20 ngày. Theo đặc điểm số ngày điều trị, bệnh nhân có thời gian điều trị ≤ 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 56,3% (Nguyễn Văn Tuấn, 2021). Sự khác nhau này có thể
  • 60. 47 là do mức độ bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác mà bệnh nhân có thời gian điều trị khác nhau. 4.1.5 Đặc điểm về BMI của bệnh nhân Trong số 352 bệnh nhân có 38,1% bệnh nhân thừa cân, 53,7% bệnh nhân có BMI bình thường và 8,2% bệnh nhân gầy. Kết quả này tương đồng với kết quả nghỉ cứu của Đoàn Thị Thu Hương năm 2017 có tỷ lệ bệnh nhân thừa cân béo phì là 47,3%. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm năm 2020 đã ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân thừa cân là 42,5% (Đoàn Thị Thu Hương, 2017). Trong nghiên cứu của Nguyễn Như Phượng 2021 thì có tỷ lệ bệnh nhân THA có chỉ số BMI thuộc thừa cân béo phì chiếm tới 61,1% (Nguyễn Như Phượng, 2021). Cuộc sống dần chuyển đổi theo xu hướng công nghiệp hóa dần đi đến công nghệ hóa từ đó người dân ngày càng ít vận động, cùng với cuộc sống ngày càng phát triển ngày cảng có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng cũng như xu hướng thích sử dụng đồ ăn nhanh đã khiến cho người dân thừa cân, béo phì so với tiêu chuẩn ngày càng tăng. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm, chú trọng bởi tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm. Chính vì vậy, vấn đề điều chỉnh thể trạng của bệnh nhân bằng các biện pháp vận động thể lực, chế độ ăn hợp lý là yếu tố quan trọng trong kiểm soát tốt huyết áp bệnh nhân. 4.1.6 Đặc điểm về bệnh mắc kèm Đái tháo đường type 2 là bệnh lý mạn tính hàng đầu gây ra các biến chứng về tim mạch, rối loạn lipid máu và xơ hóa mạch máu là hai nguyên nhân phổ biến từ đó tác động trực tiếp lên tình trạng huyết áp dẫn đến tăng huyết áp thứ phát hay làm phức tạp hơn tình trạng tăng huyết áp của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu ghi nhận 25% bệnh nhân trong nghiên cứu mắc kèm đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Thái Khoa Bảo Châu năm 2016 ghi nhận đái tháo đường là một trong những bệnh lý hàng đầu đi kèm ở những bệnh nhân có tăng huyết áp với hơn 36% (Thái Khoa Bảo Châu, 2016). Tăng huyết áp là một rối loạn bất thường tác động trực tiếp lên hệ tim- mạch máu, với tác động trực tiếp này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khi kết hợp với những yếu tố nguy cơ về tuổi hay đái tháo đường có rối loạn lipid máu. Nghiên cứu của Lê Minh Hữu năm 2018 ghi nhận 25.7% bệnh nhân tăng huyết áp xuất hiện nhồi máu cơ tim cấp ở tất cả các mức độ, tai biến mạch não là hơn 16% (Lê