SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN VĂN SƠN
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN HỒNG NGỰ VÀ TÂN HỒNG
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN VĂN SƠN
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN HỒNG NGỰ VÀ TÂN HỒNG
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành Dược lý-Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Võ Phùng Nguyên
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện và hoàn thiện luận văn, bản thân tôi đã đúc kết được nhiều
kinh nghiệm học thuật cũng như học hỏi được thêm rất nhiều kỹ năng phục vụ cho
công cuộc truy cầu tri thức.
Trước hết, em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Võ Phùng
Nguyên. Cảm ơn thầy trong suốt khoảng thời gian qua đã dành cho em nhiều sự quan
tâm, sự cảm thông và thời gian quý báu, luôn sẵn sàng giúp đỡ, góp ý chân thành và
hướng dẫn từng bước để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các Thầy, Cô khoa Dược-Điều dưỡng và
khoa Sau Đại học trường Đại học Tây Đô, Ban lãnh đạo và các khoa phòng
Trung tâm Y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng đã tạo mọi điều kiện, sẵn sàng hỗ
trợ khi cần để tôi có thể thuận lợi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô giảng viên bộ môn vì những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu mà các Thầy, Cô đã tâm huyết truyền đạt.
Cảm ơn quý Hội Đồng Chấm Luận Văn đã đọc và cho tôi những nhận xét, góp ý
chỉnh sửa những thiếu sót trong bài nghiên cứu rất thực tế và đầy ý nghĩa.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp 6B, những
người luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trong học tập và cuộc sống. Mong rằng, chúng ta
sẽ mãi mãi gắn bó thân thiết với nhau.
Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Học Viên
Nguyễn Văn Sơn
ii
TÓM TẮT
Thông tin thuốc (DI) là một trong những công việc mang tính chất đặc thù của người
dược sĩ trong các cơ sở lâm sàng và nhà thuốc. Nhu cầu thông tin thuốc đối với bệnh
nhân và nhân viên y tế là khác nhau. Hoạt động thông tin thuốc hiện tại đã đang được
quan tâm, hướng dẫn triển khai, thực hiện tại các cơ sở y tế. Các tuyến y tế chăm sóc
sức khỏe ban đầu đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai, thực hiện công tác
thông tin thuốc và đặc biệt là các tuyến y tế thuộc vùng biên giới càng khó khăn hơn.
Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu, nội dung quan tâm chủ yếu, mức độ hài lòng của bệnh
nhân (1) và nhân viên y tế (2) và đánh giá công tác triển khai cũng như hoạt động thực
tế về thông tin thuốc (3) tại 2 trung tâm y tế thuộc vùng biên giới huyện Hồng Ngự và
Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp: Mô tả cắt ngang thông qua 2 giai đoạn; (I)
thực hiện phiếu phỏng vấn trực tiếp trên 308 đối tượng bệnh nhân và 184 nhân viên y
tế để xác định nhu cầu, nội dung ưu tiên, mức độ hài lòng cũng như các khó khăn,
mong muốn về công tác thông tin thuốc; và (II) thực hiện phiếu tự trả lời dành cho đối
tượng là người đang đảm nhiệm công tác thông tin thuốc nhằm đánh giá phương diện
tổ chức, triển khai và hoạt động thực tế của đơn vị thông tin thuốc tại các Trung tâm y
tế được khảo sát. Kết quả: Giai đoạn (I) Đối tượng bệnh nhân (N = 308): Tỷ lệ có nhu
cầu DI là 83.4%. Nhu cầu DI tại nơi cấp phát thuốc là 78.2% và thời tư vấn mong
muốn là 5-10 phút (32.5%). Có mối liên hệ giữa nghề nghiệp (P = 0.023), trình độ học
vấn (P = 0.001) và nơi làm khảo sát (P = 0.000) với nhu cầu DI. Cách dùng thuốc
được quan tâm nhiều nhất với điểm trung bình 1.34 0.48. Người cung cấp DI chủ yếu
là Dược sĩ (56.5%). Chất lượng phản hồi DI được đánh giá là rất tốt (72.1%), có mối
liên hệ (P = 0.000) giữa người cung cấp và chất lượng phản hồi về DI. Cách diễn giải
phản hồi DI dễ hiểu (42.5%). Tỷ lệ thắc mắc hậu phản hồi DI là 22.1% và 41.9% quay
lại khi có thắc mắc về DI. Đối tượng là nhân viên y tế (N = 184) nhận định DI là rất
cần thiết (72.8%). Mục đích tìm kiếm DI là để cập nhật kiến thức (46.0%). Thời gian
trung bình cần cập nhật DI là dưới 7 ngày (37.5%). Thời gian mong muốn nhận phản
hồi DI là ngay lập tức (47.8%). Trao đổi với đồng nghiệp (27.9%) là hình thức tra cứu
DI khi cần thiết. Trao đổi trực tiếp (48.1%), thông qua các buổi giao ban (47.2%) hoặc
mạng xã hội (45.5%) là hình thức nhận phản hồi DI mong muốn. Tác dụng phụ/độc
tính và cách xử trí được quan tâm nhiều nhất (điểm trung bình 1.36±0.49). Rào cản
ngôn ngữ và đánh giá nguồn DI tin cậy là khó khăn lớn nhất của Dược sĩ (44.4%). Tần
suất tư vấn DI trên mức thường xuyên của Dược sĩ là 44.4%. Thời gian tư vấn DI được
cho là hợp lý và thời gian thực hành tư vấn DI thực tế của Dược sĩ là dưới 5 phút với
các tỷ lệ trả lời lần lượt là 50.0% và 44.4%. Mong muốn nhận DI từ DIC là 98.9%,
45.1% cho đánh giá tốt và 92.4% sẵn sàng gửi câu hỏi DI về DIC. Giai đoạn (II) về
mức độ triển khai và thực hiện công tác DI tại các đơn vị được khảo sát đạt mức chất
lượng tốt (mức 4/5) theo tiêu chí đánh giá chất lượng về DI và báo cáo ADR của Bộ Y
Tế. Hoạt động DI thực tế phù hợp cho các tuyến y tế cơ sở vùng biên giới. Kết luận:
iii
Nhu cầu DI tại các TTYT trong nghiên cứu là rất lớn. Nội dung DI quan tâm ở từng
đối tượng không giống nhau. Công tác DI đạt được sự hài lòng cao. Tổ chức, triển khai
và hoạt động DI thực tế được đánh giá là phù hợp.
Từ khóa: Thông tin thuốc, trung tâm, dịch vụ, chuyên gia thông tin thuốc, thông
tin thuốc trong bệnh viện, nhu cầu về thông tin thuốc
iv
ABSTRACT
Drug information (DI) is one of the specific tasks of pharmacists in clinical
settings and pharmacies. The needs for drug information for patients and healthcare
providers are different. Current drug information activities have been interested in,
guided for implementation and practice in clinical settings. Primary health care lines
face many difficulties in deploying and implementing drug information work and
especially health lines in border areas. Objectives: To find out the needs, major
concerns, satisfaction of patients (1) and healthcare workers (2) and evaluate the
implementation and actual activities of drug information (3) at two health centers in
the border area of Hong Ngu and Tan Hong districts, Dong Thap province. Methods:
Cross-sectional description through 2 phases; (I) conducted 308 and 184 the direct
interviews with patients and medical staff, respectively to determine needs, priorities,
satisfaction levels, as well as difficulties and expectations about drug information
activities; and (II) implementing a self-answer form for those who are in charge of
drug information in order to evaluate the organization, implementation and actual
operation of drug information units at medical centers is surveyed. Results: Phase (I)
Patient subjects (N = 308): The rate of need for DI was 83.4%. The need for DI at the
drug dispensing giving area was 78.2% and the desired consultation time was 5-10
minutes (32.5%). There is a relationship between occupation (P = 0.023), education
level (P = 0.001) and survey workplace (P = 0.000) with DI needs. Drug use was the
most concerning with an average score of 1.34±0.48. DI providers were mainly
Pharmacists (56.5%). The quality of DI feedback was rated as very good (72.1%),
there was a relationship (P = 0.000) between the provider and the quality of DI
feedback. The interpretation of the DI response was easy to understand (42.5%). The
rate of DI post-response questions was 22.1% and 41.9% came back with questions
about DI. Healthcare workers (N = 184) perceived DI as essential (72.8%). The
purpose of searching for DI was to update knowledge (46.0%). The average time to
update DI was less than 7 days (37.5%). Expected time to receive a DI response was
immediate (47.8%). Exchange with colleagues (27.9%) was a form of DI lookup when
necessary. Direct communication (48.1%), through briefings (47.2%) or social
networks (45.5%) was the desired form of receiving DI feedback. Side effects/toxicity
and management were most concerned (mean score 1.36±0.49). Language barriers and
assessing reliable DI sources were the most difficulty for pharmacists (44.4%). The
frequency of DI consultations above the pharmacist's routine was 44.4%. The DI
consultation time was deemed reasonable and the pharmacist's actual DI counseling
practice time was less than 5 minutes with response rates of 50.0% and 44.4%,
respectively. Expectation to receive DI from DIC was 98.9%, 45.1% for good review
and 92.4% willing to submit DI questions about DIC. Phase (II) on the level of
implementation and implementation of DI at the surveyed units achieves a good
v
quality level (level 4/5) according to the criteria for quality assessment of DI and ADR
report of the Ministry of Health. Practical DI activities were suitable for local clinical
setting systems in border areas. Conclusion: The demand for DI at health centers in
the study was very large. The content of DI interests in each object was not the same.
DI work achieved high satisfaction. Organization, implementation and actual DI
activities were assessed as appropriate.
Keywords: Drug information, drug information centers, services, experts, drug
information in hospitals, drug information needs
vi
LỜI CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình
khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Chữ Ký Học Viên
Nguyễn Văn Sơn
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iv
LỜI CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC .......................................................3
1.1.1 Định nghĩa về thông tin thuốc........................................................................3
1.1.2 Lược sử hình thành và phát triển ...................................................................4
1.1.3 Các yêu cầu đối với dược sĩ về thông tin thuốc.............................................6
1.1.4 Các hoạt động cơ bản trong thực hành thông tin thuốc .................................6
1.2 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN THUỐC .7
1.2.1 Thúc đẩy đào tạo và chủ động hỗ trợ báo cáo ADR......................................7
1.2.2 Cung cấp thông tin thuốc khách quan cho người kê đơn...............................7
1.2.3 Lợi ích về mặt kinh tế ....................................................................................7
1.3 QUY TRÌNH PHẢN HỒI YÊU CẦU THÔNG TIN THUỐC .......................8
1.4 PHÂN LOẠI NGUỒN TÀI LIỆU THÔNG TIN THUỐC............................10
1.4.1 Nguồn tài liệu cấp ba (Tertiary sources)......................................................11
1.4.2 Nguồn tài liệu cấp hai (Secondary sources) ................................................16
1.4.3 Nguồn tài liệu cấp một (Primary sources)...................................................19
1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC Ở VIỆT NAM.......19
1.5.1 Tổ chức hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược................................19
1.5.2 Thông tin thuốc trong bệnh viện..................................................................20
1.5.3 Dược sĩ lâm sàng trong hoạt động thông tin thuốc......................................21
1.6 GIỚI THIỆU CÁC TRUNG TÂM Y TẾ TUYẾN HUYỆN VÙNG BIÊN
GIỚI TỈNH ĐỒNG THÁP .........................................................................................22
1.6.1 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự................................................23
1.6.2 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Tân Hồng.................................................25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................26
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................26
2.1.1 Giai đoạn 1 ...................................................................................................26
2.1.2 Giai đoạn 2 ...................................................................................................26
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................27
viii
2.2.1 Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông
tin thuốc của Bệnh nhân ................................................................................................27
2.2.2 Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông tin
thuốc của Nhân viên y tế ...............................................................................................27
2.2.3 Khảo sát và đánh giá việc tổ chức, triển khai và hoạt động Thông tin thuốc
thực tế ............................................................................................................................28
2.2.4 Phương pháp thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu ...................................28
2.3 CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................30
2.3.1 Giai đoạn 1...................................................................................................30
2.3.2 Giai đoạn 2...................................................................................................36
2.4 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..............................................................37
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................38
3.1 NHU CẦU, MỨC ĐỘ ƯU TIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ
THÔNG TIN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN..............................................................38
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học..............................................................................38
3.1.2 Nhu cầu và mức độ ưu tiên về thông tin thuốc............................................45
3.1.3 Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu về thông tin thuốc.50
3.1.4 Mức độ đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc ...............................................52
3.2 NHU CẦU, MỨC ĐỘ ƯU TIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ
THÔNG TIN THUỐC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ.....................................................57
3.2.1 Mức độ cần thiết của DI ..............................................................................57
3.2.2 Mục đích của các yêu cầu về DI..................................................................58
3.2.3 Thời gian cập nhật DI và Thời gian mong muốn nhận phản hồi về DI.......58
3.2.4 Hình thức tra cứu DI đang sử dụng và phản hồi về DI mong muốn nhận
được ...............................................................................................................................60
3.2.5 Mức độ ưu tiên của các nội dung DI ...........................................................62
3.2.6 Khó khăn gặp phải khi tra cứu DI ...............................................................65
3.2.7 Thời gian mong muốn và thời gian thực tế tư vấn DI cho bệnh nhân.........65
3.2.8 Mức độ hài lòng của nhân viên y tế về công tác DI ....................................67
3.3 TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC
THỰC TẾ TẠI CÁC TRUNG TÂM Y TẾ...............................................................70
3.3.1 Mức độ tổ chức, triển khai công tác thông tin thuốc tại các cơ sở được khảo
sát...................................................................................................................................70
3.3.2 Hoạt động thông tin thuốc thực tế tại các cơ sở được khảo sát ...................73
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................77
4.1 NHU CẦU VỀ THÔNG TIN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHÂN
VIÊN Y TẾ...................................................................................................................77
4.1.1 Nhu cầu về thông tin thuốc của bệnh nhân..................................................77
4.1.2 Nhu cầu về thông tin thuốc của nhân viên y tế............................................79
ix
4.2 MỨC ĐỘ ƯU TIÊN CÁC NỘI DUNG VỀ THÔNG TIN THUỐC CỦA
BỆNH NHÂN VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ ......................................................................82
4.2.1 Mức độ ưu tiên các nội dung về thông tin thuốc của bệnh nhân.................82
4.2.2 Mức độ ưu tiên các nội dung về thông tin thuốc của nhân viên y tế....................83
4.3 KHÓ KHĂN VÀ MONG MUỐN VỀ THỜI GIAN TƯ VẤN CỦA NHÂN
VIÊN Y TẾ TRONG CÔNG TÁC CUNG CẤP THÔNG TIN THUỐC...............84
4.4 MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC CỦA BỆNH
NHÂN VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ...................................................................................85
4.4.1 Mức độ hài lòng của bệnh nhân...................................................................85
4.4.2 Mức độ hài lòng của nhân viên y tế.............................................................86
4.5 TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC TẠI CÁC
ĐƠN VỊ KHẢO SÁT...................................................................................................87
4.6 HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC TẠI CÁC
TTYT TRONG KHẢO SÁT.......................................................................................88
4.6.1 Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự.................................................................88
4.6.2 Trung tâm y tế huyện Tân Hồng..................................................................89
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................90
5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................90
5.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................xv
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ xix
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. xxiii
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. xxvi
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................xxx
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. xxxi
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các loại câu hỏi thông tin thuốc .....................................................................9
Bảng 1.2 Một số dạng câu hỏi cần được xem xét khi muốn đánh giá nguồn tài liệu cấp
ba ...................................................................................................................................12
Bảng 1.3 Nguồn tài liệu thông tin thuốc cấp ba hữu ích theo chủ đề ...........................12
Bảng 1.4 Một số cơ sở dữ liệu cung cấp nguồn tài liệu cấp hai ...................................17
Bảng 1.5 Danh sách các khoa chuyên môn tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự ........24
Bảng 3.1 Số lượng bệnh nhân tham gia khảo sát tại mỗi trung tâm y tế.......................38
Bảng 3.2 Phân bố về tuổi của đối tượng bênh nhân theo từng nhóm tuổi ....................38
Bảng 3.3 Đặc điểm nhân khẩu học về nghề nghiệp của đối tượng bệnh nhân..............40
Bảng 3.4 Đặc điểm phân bố về trình độ học vấn của đối tượng bệnh nhân..................41
Bảng 3.5 Đặc điểm phân bố của đối tượng tham gia nghiên cứu .................................43
Bảng 3.6 Đặc điểm về phân bố hình thức khám trong mẫu nghiên cứu .......................43
Bảng 3.7 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo địa điểm khảo sát....................................44
Bảng 3.8 Đặc điểm phân bố của bệnh nhân theo số lần đến khám bệnh ......................44
Bảng 3.9 Đặc điểm phân bố của bệnh nhân theo nơi lĩnh thuốc...................................45
Bảng 3.10 Nhu cầu nhận tư vấn về DI trong đơn thuốc của bệnh nhân tại các đơn vị
được khảo sát.................................................................................................................45
Bảng 3.11 Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu DI theo đặc điểm nhân khẩu học ....................46
Bảng 3.12 Tỷ lệ lựa chọn cho từng nội dung DI của bệnh nhân (N = 308)..................47
Bảng 3.13 Thời gian mong muốn nhận tư vấn về DI của đối tượng bệnh nhân ...........50
Bảng 3.14 Kiểm định mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu DI của đối
tượng bệnh nhân ............................................................................................................51
Bảng 3.15 Kiểm định mức độ và đặc điểm tương quan trong các mối liên hệ .............51
Bảng 3.16 Đánh giá chất lượng phản hồi về DI theo đơn vị khảo sát...........................53
Bảng 3.17 Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa đối tượng cung cấp DI và chất lượng
phản hồi về DI ...............................................................................................................53
Bảng 3.18 Kiểm định mức độ và đặc điểm tương quan của mối liên hệ ......................54
Bảng 3.19 Thống kê các mức độ đánh giá của đối tượng bệnh nhân về cách trình diễn
các phản hồi về DI.........................................................................................................54
Bảng 3.20 Thống kê các hình thức giải quyết thắc mắc hậu phản hồi DI của đối tượng
bệnh nhân.......................................................................................................................55
Bảng 3.21 Tổng hợp các kết quả chính qua khảo sát trên đối tượng bệnh nhân trong
nghiên cứu .....................................................................................................................56
Bảng 3.22 Thống kê số lượng nhân viên y tế tham gia khảo sát...................................57
Bảng 3.23 Thống kê từng nhóm đối tượng theo số lượng nhân sự thực tế...................57
Bảng 3.24 Thống kê tỷ lệ nhận định về sự cần thiết của DI theo nhóm đối tượng.......57
Bảng 3.25 Tỷ lệ lựa chọn của từng mục đích khi NVYT yêu cầu DI...........................58
Bảng 3.26 Thời gian trung bình để cập nhật DI theo đơn vị khảo sát...........................58
xi
Bảng 3.27 Thống kê thời gian mong muốn nhận phản hồi về DI của NVYT ..............59
Bảng 3.28 Thống kê tỷ lệ của các hình thức tra cứu DI của NVYT .............................60
Bảng 3.29 Danh sách các hình thức tra cứu DI ứng dụng công nghệ ...........................61
Bảng 3.30 Hình thức nhận phản hồi DI mong muốn của NVYT..................................61
Bảng 3.31 Thống kê tỷ lệ lựa chọn về mức độ ưu tiên cho từng nội dung DI của NVYT
(N = 184) .......................................................................................................................62
Bảng 3.32 Nội dung DI được quan tâm nhất của từng nhóm NVYT ...........................64
Bảng 3.34 Tỷ lệ các mức tần suất tư vấn DI của NVYT cho BN .................................65
Bảng 3.35 Tỷ lệ các khoảng thời gian tư vấn DI mong muốn của NVYT....................66
Bảng 3.36 Tỷ lệ các khoảng thời gian tư vấn DI thực tế của NVYT............................66
Bảng 3.37 Tỷ lệ đánh giá về công tác cung cấp DI tại các đơn vị khảo sát của từng
nhóm NVYT..................................................................................................................68
Bảng 3.38 Tỷ lệ từng nhóm NVYT sẵn sàng gửi DI về DIC........................................68
Bảng 3.39 Tổng hợp các kết quả chính thu được qua khảo sát trên đối tượng NVYT.69
Bảng 3.40 Kết quả khảo sát mức độ tổ chức, triển khai công tác thông tin thuốc tại
TTYT huyện Hồng Ngự ................................................................................................70
Bảng 3.41 Kết quả khảo sát mức độ tổ chức, triển khai công tác thông tin thuốc tại
TTYT huyện Tân Hồng.................................................................................................71
Bảng 3.42 Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của đơn vị thông tin thuốc TTYT huyện
Hồng Ngự ......................................................................................................................73
Bảng 3.43 Hoạt động chuyên môn của đơn vị thông tin thuốc tại TTYT huyện Hồng
Ngự ................................................................................................................................73
Bảng 3.44 Tài liệu tra cứu thông tin thuốc tại TTYT huyện Hồng Ngự.......................74
Bảng 3.45 Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của đơn vị thông tin thuốc tại TTYT huyện
Tân Hồng .......................................................................................................................75
Bảng 3.46 Hoạt động chuyên môn của đơn vị thông tin thuốc tại TTYT huyện Tân
Hồng ..............................................................................................................................75
Bảng 3.47 Tài liệu tra cứu thông tin thuốc tại TTYT huyện Tân Hồng........................76
Bảng 4.1 Đề xuất nâng cao chất lượng cung cấp DI cho bệnh nhân dựa trên nhu cầu DI
thực tế ............................................................................................................................79
Bảng 4.2 Đề xuất nâng cao chất lượng cung cấp DI cho bệnh nhân dựa trên nhu cầu DI
thực tế ............................................................................................................................82
xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc tổng thể của mạng lưới Quốc gia về Thông tin thuốc và Cảnh giác
dược tại Việt Nam ...........................................................................................................6
Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp................................................................23
Hình 1.3 Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự....................................................................23
Hình 1.4 Các phòng chức năng tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự...........................24
Hình 1.5 Trung tâm y tế huyện Tân Hồng.....................................................................25
Hình 2.1 Đối tượng nghiên cứu qua các giai đoạn........................................................26
Hình 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu......................................................................29
Hình 2.3 Thang tham chiếu độ hài lòng theo mức điểm và điểm số trung bình ...........33
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ về nhóm bệnh lý của đối tượng bệnh nhân .................42
Hình 3.3 Biểu đồ mức độ ưu tiên về nội dung DI của đối tượng bệnh nhân theo điểm
trung bình.......................................................................................................................48
Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ về hình thức nhận phản hồi DI mong muốn ở bệnh nhân.........49
Hình 3.5 Biểu đồ phân bố đối tượng cung cấp DI.........................................................52
Hình 3.6 Tỷ lệ thắc mắc hậu phản hồi DI tại các đơn vị khảo sát.................................55
Hình 3.7 Tỷ lệ chọn mốc thời gian cập nhật DI theo từng đối tượng NVYT ...............59
Hình 3.8 Biểu đồ xếp hạng mức độ ưu tiên về nội dung DI theo điểm trung bình của
NVYT ................................................................................................................................
Hình 3.9 Biểu đồ tỷ lệ về nhu cầu DI từ DIC của NVYT.............................................67
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ Viết Tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
2 AHFS
AHFS Clinical Drug
Information
Nền tảng cung cấp chứng cứ
cho điều trị bằng thuốc an toàn
và hiệu quả
3 ASHP
American Society of Health-
System Pharmacists
Hiệp hội Dược sĩ thuộc hệ
thống y tế (Hoa kỳ)
4 BYT Bộ Y Tế
5 BZD Benzodiazepine
Nhóm thuốc an thần có khả
năng gây nghiện
6 DDI Drug-Drug Interaction Tương tác thuốc-thuốc
7 DI Drug Information Thông tin thuốc
8 DIC Drug Information Centre Trung tâm thông tin thuốc
9 DIS Drug Information Services Dịch vụ thông tin thuốc
10 DSLS Clinical Pharmacist Dược sĩ lâm sàng
11 EBM Evidence Based Medicine Y học dựa trên chứng cứ
12 FDA
Food and Drug
Administration
Cục quản lý thực phẩm và dược
phẩm (Hoa kỳ)
13 MA Multi Answer Đáp án có nhiều lựa chọn
14 N/A No Answer Không có câu trả lời
15 NĐ-CP Nghị định của Chính phủ
16 NLM National Library of Medicine
Thư viện Y học quốc gia (Hoa
kỳ)
17 Non-BZD Non-Benzodiazepine
Nhóm thuốc tương tự BZD
nhưng có cấu trúc hóa học khác
biệt
18 NVYT Nhân viên y tế
19 PICOT
P-Patient/Population
I-Intervention
C-Comparator
O-Outcome
T-Time
P-Người bệnh/dân số, quần thể
I-Can thiệp hay phơi nhiễm
C-Yếu tố đối chứng, so sánh
O-Kết quả, hậu quả
T-Thời gian (theo dõi, đánh
giá)
20 PS
P-Patient/Population
S-Situation
P-Người bệnh/dân số, quần thể
S-Hiện tượng, tình trạng
21 QĐ-BYT Quyết định của Bộ Y tế
22 TC/CĐ/ĐH Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
xiv
23 THCS Trung học cơ sở
24 THPT Trung học phổ thông
25 TT-BYT Thông tư của Bộ Y tế
26 TTYT Trung tâm y tế
27 WHO-UMC
Word Health Organization-
Uppsala Monitoring Center
Trung tâm giám sát thuốc
Uppsala-tổ chức Y tế thế giới
1
MỞ ĐẦU
Những tiến bộ hiện tại về y khoa đang từng ngày tạo ra một cơ sở thông tin
khổng lồ cho sự hiểu biết về sinh lý bệnh, thuốc và điều trị. Những tiến bộ này đôi khi
không kịp thời được cập nhật cho sự hiểu biết của nhân viên y tế và bệnh nhân và chưa
được áp dụng trong việc điều trị bằng thuốc tại các cơ sở y tế và tạo ra khoảng trống
khổng lồ về thông tin cho các nhân viên y tế và bệnh nhân. Điều này có thể dẫn đến
việc lạm dụng thuốc, hiểu biết cập nhật điều trị chưa đầy đủ [50], [42]. Ví dụ như việc
kê đơn các nhóm thuốc an thần (BZD, Non-BZD, Barbiturat) cho chứng mất ngủ và lo
âu dẫn đến việc lạm dụng thuốc để tự điều trị triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc lo
âu thể tiềm ẩn và thỏa mãn sự lệ thuộc về thuốc ở bệnh nhân [81]. Do đó, đơn vị thông
tin thuốc được tạo ra để giúp đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời về những thông tin
quan trọng được dựa trên chứng cứ nhằm đưa ra lời khuyên về thuốc và chăm sóc lâm
sàng tốt nhất, vì thế góp phần đáng kể trong việc giảm bớt vấn đề lạm dụng thuốc trên
toàn thế giới [42].
Con người không thể nhớ hết được những thông tin khổng lồ về thuốc. Cộng
thêm một sự bùng nổ lớn về số lượng các tạp chí y sinh được xuất bản mỗi năm. Do
đó, việc truy xuất thông tin cụ thể mà không thiên vị là rất quan trọng. Dược sĩ lâm
sàng (DSLS) được đào tạo chuyên nghiệp và có đủ năng lực pháp lý để cung cấp
thông tin thuốc, đây cũng là thành phần chính trong các hoạt động hàng ngày của họ
[33].
DSLS là dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng
dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh [16]. Cập nhật thông tin sử dụng
thuốc, thông tin về thuốc mới, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác
động không mong muốn của thuốc và thông tin cảnh giác dược cũng như tư vấn về sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh
bằng nhiều hình thức khác nhau là một trong những yêu cầu, chức trách và nhiệm vụ
chung của người dược sĩ lâm sàng [16], [17]. Ngoài công việc tại cơ sở khám chữa
bệnh y tế, DSLS còn tham gia các hoạt động trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc tại các nhà
thuốc và cộng đồng cho người bệnh và người chăm sóc người bệnh.
Từ đó, có thể thấy được công tác thông tin thuốc trong cơ sở khám, chữa bệnh là
một trong những công việc mang tính chất đặc thù của người dược sĩ lâm sàng.
Nhu cầu thông tin thuốc đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Đối với cán bộ y tế
thì cần các nội dung mang tính chuyên sâu về thuốc như cơ chế, chỉ định, chống chỉ
định, phản ứng bất lợi, liều dùng/cách dùng, tương tác thuốc, sử dụng thuốc trên các
đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc… để củng cố
bằng chứng cho quyết định lâm sàng hoặc thỏa nhu cầu về cập nhật kiến thức [61],
[20]. Đối với bệnh nhân thì chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu với các thông tin đơn giản như
hướng dẫn sử dụng thuốc (bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định,
2
liều dùng, cách dùng), kỹ năng tự theo dõi trong điều trị, tự xử lý các tình huống sai
sót đơn giản… nhằm giúp bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả [20], [27], [28],
[45].
Tại Việt Nam, hoạt động thông tin thuốc đã được xem trọng và hướng dẫn triển
khai, thực hiện trong các văn bản luật, nghị định, thông tư. Đã có nhiều tiến bộ trong
việc thực hiện và báo cáo kết quả tốt trong nhiều cơ sở y tế, bệnh viện quy mô lớn, góp
phần cải thiện hiệu quả điều trị và quan trọng là đảm bảo an toàn cho người bệnh trong
quá trình điều trị. Tuy nhiên, một số các cơ sở tuyến y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu
đối mặt với nhiều khó khăn trong triển khai về cả cơ sở vật chất lẫn nhân sự thực hiện
theo qui định và đặc biệt là các tuyến y tế thuộc vùng biên giới càng khó khăn hơn khi
có sự phân bố dân cư đa dạng và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cao so với các vùng
khác.
Chính vì thế, đề tài khoa học về “đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc
tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện để
có các thông tin cụ thể tại các cơ sở này từ đó có các đề nghị hỗ trợ tăng cường hoạt
động thông tin thuốc góp phần nâng cao chất lượng cơ sở điều trị và đảm bảo an toàn
người bệnh trong quá trình chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh. Đề tài được tiến
hành với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông tin thuốc
của Bệnh nhân (Nội trú và Ngoại trú) tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân
Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
2. Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông tin thuốc
của Nhân viên y tế (Bác sĩ, Y sĩ/Điều dưỡng và Dược sĩ)
3. Khảo sát và đánh giá việc tổ chức, triển khai, hoạt động thông tin thuốc thực tế tại
Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC
1.1.1 Định nghĩa về thông tin thuốc
Thông tin thuốc là các thông tin gắn liền với thuốc, các thông tin này thường
được in trong các tài liệu tham khảo hay còn gọi là các nguồn thông tin. Tuy nhiên, để
hiểu rõ khái niệm về thông tin thuốc, thường phải đặt thuật ngữ này vào trong các ngữ
cảnh cụ thể, đi kèm với các thuật ngữ khác như: Chuyên gia/dược sĩ/người cung cấp;
trung tâm/dịch vụ/thực hành; chức năng/kỹ năng [77].
Thông tin về thuốc (Drug Information-DI) đề cập đến việc đưa ra lời khuyên về
thuốc và vai trò của chúng trong việc quản lý bệnh bằng các phương pháp giao tiếp
bằng miệng hoặc bằng văn bản. Các câu hỏi có thể đến từ các chuyên gia chăm sóc sức
khỏe, viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công chúng và bệnh nhân [11], [3].
Để thống nhất về mặt định nghĩa phục vụ cho thực hành lâm sàng tại Việt Nam,
trong Nghị định 54/2017/NĐ-CP được Thủ tướng chính phủ ký ban hành vào ngày 08
tháng 05 năm 2017 về “quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược”
đã giải thích thuật ngữ Thông Tin Thuốc như sau:
Thông tin thuốc là việc thu thập, cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc
bao gồm chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc và
các thông tin khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các cơ sở
có trách nhiệm thông tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của cơ quan
quản lý nhà nước về dược, tổ chức, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc
của người sử dụng thuốc.
Ngoài ra, còn có một số định nghĩa liên quan về chủ đề thông tin thuốc cần nắm
rõ như sau:
Dịch vụ thông tin thuốc (Drug Information Services-DIS) là dịch vụ bao gồm các
hoạt động của các cá nhân được đào tạo đặc biệt nhằm cung cấp thông tin chính xác,
không thiên vị, thực tế, chủ yếu để giải quyết các vấn đề về thuốc nhận được từ các
bệnh nhân và các thành viên khác nhau của nhóm chăm sóc sức khỏe [33].
Trung tâm thông tin thuốc (Drug Information Centre-DIC) đề cập đến cơ sở được
thiết lập đặc biệt và chuyên cung cấp thông tin thuốc và các vấn đề liên quan. Mục
đích của trung tâm thông tin thuốc là cung cấp thông tin thuốc xác thực, chính xác, có
liên quan và không thiên vị cho bệnh nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe [57],
[51]. Đây có thể được xem là định nghĩa dưới góc nhìn vi mô đại diện cho đơn vị, cá
nhân, tổ hoặc nhóm được giao phó nhiệm vụ làm công tác thông tin thuốc trong cơ sở
chăm sóc sức khỏe.
4
1.1.2 Lược sử hình thành và phát triển
a. Thế giới
Sự sẵn có của thông tin cụ thể về bệnh nhân, bệnh tật và thuốc, và người ra quyết
định hiểu biết là những thành phần không thể thiếu trong việc cung cấp một hệ thống
hỗ trợ việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý [50].
Thuật ngữ “thông tin thuốc” được phát triển vào đầu những năm 1960 và được sử
dụng cùng với từ “trung tâm” và “chuyên gia”. Tháng 8 năm 1962, trung tâm thông tin
thuốc đầu tiên được mở tại Trung tâm Y tế Đại học Kentucky [59]. Việc thành lập
trung tâm thông tin thuốc (DIC) của Đại học Kentucky đánh dấu một trong những
bước đầu tiên trong quá trình chuyển biến của dược sĩ từ người phân phối thuốc thành
chuyên gia điều trị bằng thuốc và là thành viên không thể thiếu của nhóm chăm sóc
bệnh nhân [31]. Trung tâm này mong muốn trở thành một nguồn cung cấp thông tin
thuốc toàn diện cho các bác sĩ, nha sĩ và điều dưỡng. Một mục tiêu khác là đóng vai
trò tích cực trong việc giáo dục sinh viên y tế chuyên nghiệp bao gồm y khoa, nha
khoa và điều dưỡng, và đặc biệt ảnh hưởng đến sinh viên dược trong việc phát triển
vai trò của họ với tư cách là nhà tư vấn thuốc. Một số trung tâm thông tin thuốc khác
được thành lập ngay sau đó. Cuộc khảo sát chính thức đầu tiên, được thực hiện vào
năm 1983, đã xác định được 54 trung tâm được dược sĩ điều hành ở Hoa Kỳ [2].
Vào những năm 1960, sự hiện diện của các loại thuốc mới (ví dụ: Thuốc chẹn
thần kinh cơ, cephalosporin thế hệ đầu tiên) đã tạo ra những thách thức cho các bác sĩ
trong việc bám sát và đưa ra quyết định phù hợp cho bệnh nhân của họ. Một phần của
vấn đề là tìm cách truyền đạt thông tin phong phú một cách có hiệu quả cho những
người cần nó. Môi trường thông tin chủ yếu dựa vào tài liệu in sẵn để lưu trữ, truy xuất
và phổ biến thông tin. MEDLARS®
(Hệ thống truy xuất và phân tích tài liệu y khoa)
được phát triển bởi Thư viện Y khoa Quốc gia vào đầu những năm 1960 [53]. Mặc dù
nó cung cấp một hình thức tìm kiếm được vi tính hóa, nhưng hạn chế là các yêu cầu
tìm kiếm và kết quả trả về đều được gửi qua đường bưu điện. Khả năng truyền thông
tin như vậy qua công nghệ trực tuyến không có sẵn cho đến năm 1971 khi MEDLINE®
được giới thiệu và được giới hạn trong các thư viện. Trong thời gian này, chuyên gia
thông tin thuốc được xem như một người có thể thu hẹp khoảng cách và truyền đạt
thông tin thuốc một cách hiệu quả [78].
Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Rosenberg và các đồng nghiệp, số lượng
DIC do dược sĩ điều hành ở Hoa Kỳ đã đạt đỉnh vào năm 1986 (n = 127) [63]. Tuy
nhiên, các dữ liệu khảo sát khác cho biết số lượng DIC được chính thức hóa tiếp tục
tăng cho đến đầu những năm 1990 [8]. Kể từ thời điểm đó, số lượng các DIC đang
hoạt động, đặc biệt là các trung tâm đặt tại trường đại học lâu đời, đã giảm dần. Trong
cuộc khảo sát tình trạng DIC năm 2009, chỉ có 75 DIC chính thức còn hoạt động [64].
Sự sụt giảm đáng kể này nhiều khả năng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả
5
sự sẵn có rộng rãi của các nguồn thông tin thuốc điện tử, những thay đổi trong thực
hành và giáo dục dược và những thay đổi trong nguồn tài trợ [30].
Cung cấp thông tin về thuốc đã phát triển trong 50 năm qua khi tập trung vào an
toàn thuốc, những tiến bộ trong tin học dược, y học dựa trên chứng cứ (EBM), quản lý
danh mục thuốc, phát triển chính sách thuốc và môi trường chăm sóc mới [50].
b. Việt Nam
Những năm trước đây, Việt Nam rất thiếu Thông tin thuốc (DI), thiếu từ nguồn
thông tin đến một hệ thống tổ chức về thông tin, thiếu một cơ chế thu thập và cung ứng
thông tin… Ngày nay, cùng với sự phát triển của tin học, sự mở cửa thị trường nói
chung và thị trường thuốc nói riêng đã làm cho tình hình DI có nhiều bước tiến nhanh
chóng.
Trung tâm DI & ADR Hà Nội trực thuộc Cục Quản lý Dược được thành lập năm
1994, năm 1998 Trung tâm DI & ADR phía Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh
được thành lập với nhiệm vụ chính là thu thập và tổ chức thẩm định báo cáo ADR
[75].
Năm 1999, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Trung tâm giám sát
thuốc toàn cầu Uppsala của tổ chức Y tế thế giới (Trung tâm WHO-UMC) [77], [82].
Năm 2003, Bộ Y tế ban hành công văn 10766/YT-ĐTr về việc hướng dẫn tổ
chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện
[13]. Công văn số 3483/YT-ĐTr của Bộ Y tế ngày 19/5/2004 hướng dẫn các Bệnh
viện trên toàn quốc phải thành lập đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện [14].
Thông tư số 13/2009/TT-BYT nêu rõ nhiệm vụ cung cấp DI nhằm đảm bảo sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện của đơn vị thông tin thuốc [15].
Công việc này sau đó đã được xác định là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của
dược sĩ lâm sàng, quy định tại Thông tư số 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động
dược lâm sàng trong bệnh viện [16].
Ngày 01/03/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã kí quyết định số
571/QĐ-BYT thành lập Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có
hại của thuốc thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, có tên viết tắt là
“Trung tâm khu vực về DI & ADR thành phố Hồ Chí Minh” [76].
6
Hình 1.1 Cấu trúc tổng thể của mạng lưới Quốc gia về Thông tin thuốc và Cảnh giác
dược tại Việt Nam
(Nguồn: http://canhgiacduoc.org.vn/GioiThieuChung/HeThong.aspx)
1.1.3 Các yêu cầu đối với dược sĩ về thông tin thuốc
Để trở thành một nhà cung cấp DI hiệu quả, người dược sĩ phải thực hiện các kỹ
năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói và viết một cách điêu luyện và có thể:
+ Dự đoán và đánh giá nhu cầu DI của bệnh nhân và các cán bộ y tế.
+ Ghi nhận thông tin nền đúng và đủ để đáp ứng các yêu cầu thông tin thuốc.
+ Sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết các nhu cầu về DI bằng cách
tìm kiếm, truy xuất và đánh giá có hiệu quả các tài liệu (tức là đánh giá thiết kế nghiên
cứu, thống kê, bias, hạn chế, khả năng áp dụng).
+ Tổng hợp, giao tiếp, lập tài liệu và áp dụng thông tin phù hợp vào tình hình
chăm sóc bệnh nhân thực tế [10], [50].
1.1.4 Các hoạt động cơ bản trong thực hành thông tin thuốc
Một loạt các hoạt động DI có thể được thực hiện bởi dược sĩ, tùy thuộc vào cơ sở
thực hành cụ thể và nhu cầu. Mọi dược sĩ cần có các kỹ năng để thực hiện các hoạt
động DI sau đây:
+ Cung cấp DI cho bệnh nhân, người chăm sóc và các cán bộ y tế.
+ Biên tập và duy trì cung cấp các tài liệu giáo dục trực tuyến và ấn phẩm dạng
giấy in cho bệnh nhân (ví dụ: Tờ hướng dẫn, tờ rơi) và các cán bộ y tế (ví dụ: Tài liệu
cập nhật chuyên môn, bản tin) về các chủ đề như sử dụng thuốc tối ưu, sức khỏe tổng
quát hoặc lựa chọn câu hỏi lâm sàng.
+ Tham vấn cho cán bộ y tế về các chính sách và quy trình sử dụng thuốc an
toàn và hiệu quả, bao gồm cả việc phát triển các nguồn lực để truyền đạt thông tin này.
+ Dẫn đầu hoặc tham gia vào các dịch vụ giáo dục thường xuyên về thông tin
thuốc cho các cán bộ y tế.
+ Tiếp nhận đào tạo và giáo dục cho sinh viên dược và người dân.
7
+ Tham gia các dự án nghiên cứu cải tiến chất lượng và phân tích chi phí thuốc.
+ Đóng góp vào tài liệu y sinh và cung cấp đánh giá ngang hàng cho những
người đóng góp khác [10], [79], [36].
1.2 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN THUỐC
1.2.1 Thúc đẩy đào tạo và chủ động hỗ trợ báo cáo ADR
Một nghiên cứu đã kiểm tra 89 trung tâm thông tin thuốc về những thay đổi về số
lượng hoặc loại câu hỏi, và thời gian dành cho các hoạt động so với 5 năm trước đó.
Kết quả cho thấy 84% các trung tâm thông tin thuốc vẫn tồn tại vào năm 2009 khi bài
báo được xuất bản. Thời gian dành cho đào tạo sinh viên tăng lên (53%) và chủ động
hỗ trợ báo cáo phản ứng có hại của thuốc (44%). Bảy mươi sáu báo cáo sự gia tăng số
lượng câu hỏi phức tạp, với 53% ghi nhận sự gia tăng thời gian cần thiết để trả lời các
câu hỏi [64].
1.2.2 Cung cấp thông tin thuốc khách quan cho người kê đơn
Khi nghiên cứu sự sẵn có của một trung tâm thông tin thuốc tại bệnh viện, một
cuộc khảo sát năm 2013 kiểm tra trên 1.400 bệnh viện đa khoa và nhi khoa của Hoa
Kỳ cho thấy 54,5% bệnh viện được khảo sát với hơn 600 giường bệnh có trung tâm
thông tin thuốc chính thức và 1,6% đến 17,6% đối với bệnh viện có dưới 600 giường
bệnh. Bất kể quy mô bệnh viện, 97,2% bệnh viện cho biết có dược sĩ sẵn sàng trả lời
các câu hỏi về thông tin thuốc và là phương pháp phổ biến nhất để cung cấp thông tin
thuốc khách quan cho người kê đơn. Trong một cuộc khảo sát trước đó với 1.950 bệnh
viện vào năm 2010, 96,6% bệnh viện cho biết có dược sĩ để cung cấp thông tin thuốc
là phương pháp thường xuyên nhất để cung cấp thông tin thuốc khách quan [60].
1.2.3 Lợi ích về mặt kinh tế
Một nghiên cứu đã xem xét tác động kinh tế của các dịch vụ thông tin thuốc đáp
ứng các yêu cầu cụ thể của bệnh nhân. Kết quả tỷ lệ chi phí so với lợi ích được tìm
thấy là 2,9 : 1 đến 13,2 : 1. Phần lớn chi phí tiết kiệm được là do giảm nhu cầu theo
dõi (ví dụ: Các xét nghiệm) hoặc giảm nhu cầu điều trị bổ sung liên quan đến tác hại
bất lợi. Một nghiên cứu khác đã kiểm tra việc giảm chi phí thuốc và tiết kiệm doanh
thu liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ kiểm tra thuốc, không thuộc trung tâm
thông tin thuốc trong nghiên cứu này, nhưng có thể thuộc trách nhiệm của trung tâm
thông tin thuốc. Chi phí thuốc tránh được hàng năm cộng với doanh thu là 2,6 triệu đô
la. Các nghiên cứu về tính chất này ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại hạn
chế chi phí [46], [44].
8
1.3 QUY TRÌNH PHẢN HỒI YÊU CẦU THÔNG TIN THUỐC
Một cách tiếp cận có hệ thống để đáp ứng các yêu cầu DI lần đầu tiên được giới
thiệu bởi Watanabe và cộng sự vào năm 1975 [80]. Cách tiếp cận này đã được sửa đổi
và mở rộng trong nhiều năm để đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đều được
xem xét trước khi xây dựng công thức cho câu trả lời [50], [55]. Tầm quan trọng của
việc thu thập dữ liệu bệnh nhân thích hợp và hiểu bối cảnh của câu hỏi trước khi trả lời
yêu cầu DI được mô tả qua các bước dưới đây [7], [22], [43]. Lưu ý, một cách tiếp cận
có hệ thống có thể không thực sự đáp ứng đầy đủ cho tất cả các yêu cầu, đặc biệt đối
với các nhu cầu lâm sàng khẩn cấp trực tiếp tại cơ sở chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra,
cần xem xét các khía cạnh đạo đức và pháp lý của việc đáp ứng các yêu cầu DI, bao
gồm cả các mối quan tâm về quyền riêng tư của bệnh nhân [50].
Bước 1: Xác định người yêu cầu
Để có được thông tin đầy đủ và cung cấp phản hồi thông tin phù hợp, hãy xem
xét kiến thức về sức khỏe và nền tảng chuyên môn của người yêu cầu (ví dụ: Bác sĩ,
dược sĩ, điều dưỡng, người bệnh) [34]. Cách thức gửi câu trả lời:
Phương tiện trà lời: Cần xác định phương thức trả lời như email, số điện thoại,
tin nhắn, văn bản hay gặp mặt trực tiếp.
Khối lượng thông tin: Thông tin cần cung cấp trong khoảng bao nhiêu trang giấy.
Thường không nên cung cấp câu trả lời quá dài (tối ưu là khoảng 1-3 trang A4).
Sự khẩn cấp của câu trả lời: Xác định cần trả lời ngay, sau vài giờ hay sau vài
ngày hay vài tuần. Đừng tự mặc định là tất cả các câu hỏi đều là khẩn cấp và phải trả
lời ngay hoặc ngược lại đừng tự mặc định là tất cả các câu hỏi đều có thể trả lời vào
ngày hôm sau [84].
Bước 2: Xác định câu hỏi thực sự và nhu cầu thông tin
Xác định câu hỏi thực sự và thông tin cần thiết bằng cách đặt các câu hỏi thăm dò
của người yêu cầu. Ví dụ: “Tại sao câu hỏi được đặt ra ?” và “câu hỏi có liên quan đến
một bệnh nhân cụ thể không ?” có thể giúp tiết lộ các chi tiết quan trọng của câu hỏi
đích thực [50]. Loại thông tin này giúp tối ưu hóa quá trình tìm kiếm và đánh giá
khung thời gian thích hợp của nhu cầu phản hồi. Các câu hỏi có thể chia làm 2 loại:
Câu hỏi định lượng (Mô hình PICOT) và câu hỏi định đính (Mô hình PS) [36].
Bước 3: Có được thông tin cơ bản đầy đủ
Thu thập thông tin cơ bản đầy đủ hơn, bao gồm kiểm tra hồ sơ bệnh án để tìm dữ
liệu bệnh nhân (nếu có), để cá nhân hóa phản hồi nhằm đáp ứng nhu cầu của người
yêu cầu DI [34].
Bước 4: Phân loại câu hỏi
Phân loại các yêu cầu theo bệnh nhân cụ thể hoặc bao quát và theo loại câu hỏi
(ví dụ: Tính sẵn có của sản phẩm, tác động phụ của thuốc, khả năng tương thích, công
thức phối hợp, liều lượng/cách dùng, tương tác thuốc, nhận dạng sản phẩm thuốc,
dược động học, tác động/hiệu quả điều trị [FDA đã phê duyệt so với chỉ định ngoài
nhãn], mức an toàn về độc tính, ngộ độc khi mang thai/cho con bú) để hỗ trợ điều
9
chỉnh chiến lược tìm kiếm và lựa chọn nguồn thông tin [34]. Ví dụ về phân loại các
câu hỏi thành các chủ đề được trình bày trong bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1 Các loại câu hỏi thông tin thuốc [70]
Chỉ định và sử dụng
Thuốc đã được phê duyệt
Thuốc đang khảo sát
Thuốc chưa được phê duyệt (off-label)
Chống chỉ định
Mối quan tâm liên quan đến sản phẩm
Tá dược (đường, chất màu, phụ gia, rượu)
Công thức bào chế
Nhận dạng thuốc
Sự có sẵn của thuốc
Liều
Theo tuổi, cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể
Chức năng gan, thận thay đổi
Theo chỉ định
Cách dùng thuốc
Thay đổi các dạng bào chế (nghiền, hòa tan)
Phương pháp dùng thuốc
Chuẩn bị thuốc (hòa tan, trộn, pha chế)
Tương hợp, ổn định, bảo quản
Thời điểm uống (cùng hoặc không cùng
thức ăn hay các sản phẩm dinh dưỡng ngoài
đường tiêu hóa)
Xử lý khi quên uống thuốc
Phản ứng có hại của thuốc
Phản ứng có hại
Dị ứng
Độc tính
Triệu chứng, điều trị
Độc tính trên thai nhi
Dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con
bú
Tương tác thuốc
Thuốc-bệnh
Thuốc-thuốc
Thuốc-xét nghiệm
Thuốc-dinh dưỡng
Dược động học
Dược lực học
Dược trị liệu
Kinh tế dược
Thử nghiệm
Bước 5: Thực hiện tìm kiếm có hệ thống
Thực hiện tìm kiếm có hệ thống các nguồn tài liệu cấp ba, cấp hai và cấp một
thích hợp, bao gồm cả các tài nguyên điện tử (nếu cần) [34].
Bước 6: Phân tích thông tin
Đánh giá, diễn giải và kết hợp thông tin từ các nguồn được sử dụng. Các nhu cầu
thông tin khác cần được dự đoán do kết quả của thông tin thu thập được [34].
Bước 7: Phổ biến thông tin
Cung cấp câu trả lời bằng miệng hoặc bằng văn bản, hoặc cả hai, nếu cần của
người yêu cầu, áp dụng cụ thể thông tin vào tình huống cụ thể. Thông tin, tính cấp
thiết và mục đích của nó có thể ảnh hưởng đến phương pháp phản hồi. Tài liệu hỗ trợ
(ví dụ: Tài liệu cấp một) nên được đưa vào khi có thể [34].
Khi thông tin đã được xác định và phân tích, hãy soạn câu trả lời và truyền đạt
câu trả lời cho người hỏi câu hỏi. Tìm câu trả lời có thể đơn giản như tìm kiếm liều
lượng một thuốc cụ thể hoặc có thể phức tạp như yêu cầu tổng hợp từ nhiều bài báo
nghiên cứu gốc. Trong cả hai trường hợp, câu trả lời phải đúng lúc, ngắn gọn, chính
10
xác và phù hợp với người đặt câu hỏi. Các câu trả lời phải được tham chiếu các tài liệu
tham khảo đầy đủ.
Trả lời bằng miệng: Phải rõ ràng, sắp xếp diễn đạt tốt, với sự nhấn mạnh thích
hợp về các chi tiết quan trọng, trả lời tự tin và phù hợp với người hỏi. Ví dụ: Khi cung
cấp thông tin thuốc cho một người bình thường, hãy chắc chắn rằng thông tin được
trình bày dưới dạng dễ hiểu. Dự đoán các câu hỏi tiếp theo và sẵn sàng giải quyết
chúng.
Trả lời bằng văn bản: Trả lời bằng văn bản về thông tin thuốc phải được sắp xếp tốt,
đầy đủ và được viết tốt. Phản hồi bằng văn bản nên viết trôi chảy, mạch lạc, với sự
chuyển tiếp trơn tru giữa các phần. Sử dụng đúng cấu trúc câu, đoạn, ngữ pháp chính
xác, dấu chấm câu và chính tả. Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo định dạng khoa
học.
Phản hồi bằng văn bản bao gồm các phần: Trình bày câu hỏi, thông tin chi tiết
liên quan người bệnh (ví dụ: Tuổi tác, bệnh sử, tiền sử thuốc), câu trả lời từ các nguồn
tài liệu, đánh giá về các tài liệu được trích dẫn, tóm tắt, kết luận và đề xuất, tài liệu
tham khảo, thông tin của người đặt câu hỏi và người trả lời. Trong một số trường hợp,
câu hỏi và câu trả lời được viết trực tiếp hoặc thêm vào bệnh án của người bệnh [36].
Bước 8: Lưu trữ tài liệu
Ghi lại yêu cầu, các nguồn thông tin được sử dụng, thông tin được tìm thấy trong
mỗi nguồn, thời gian dành cho phản hồi và bản thân phản hồi phù hợp với yêu cầu và
bối cảnh thực hành [34].
Lý do nên lưu trữ bao gồm:
Là bằng chứng thể hiện vai trò, giá trị của dược sĩ đối với cơ sở y tế.
Là thông tin tra cứu nếu có câu hỏi tương tự trong tương lai.
Bằng chứng lưu trữ trong trường hợp có vấn đề về pháp lý.
Nội dung lưu trữ gồm: Câu hỏi cuối cùng, tài liệu tham khảo, câu trả lời và theo
dõi [77].
Bước 9: Theo dõi sát
Thực hiện đánh giá hậu phản hồi để xác định công dụng của thông tin được cung
cấp và liệu thông tin có dẫn đến thay đổi trong thực hành sử dụng thuốc hoặc kết quả
của bệnh nhân hay không. Phương pháp theo dõi: Email, điện thoại hoặc văn bản giấy
[34], [36].
1.4 PHÂN LOẠI NGUỒN TÀI LIỆU THÔNG TIN THUỐC
Số lượng thông tin và tài liệu y khoa có sẵn đang tăng với tốc độ đáng kinh ngạc.
Hàng năm, 2,5 triệu bài báo được xuất bản từ 28100 tạp chí tiếng Anh có đánh giá
đồng đẳng về học thuật [66]. Số lượng bài báo được xuất bản này tăng khoảng 3% mỗi
năm. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM) xử lý khoảng 1 tỷ lượt tìm kiếm trực
tuyến mỗi năm từ những người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến y tế và sức khỏe
qua PubMed [71].
11
Sự ra đời của máy tính bảng, điện thoại thông minh và các nguồn tài nguyên
Internet đã thay đổi hoàn toàn các phương thức truy cập thông tin. Thiết bị di động có
thể cung cấp khả năng truy cập thông tin nhanh hơn và thuận tiện hơn để trả lời các
câu hỏi về thông tin thuốc (DI) bằng cách tăng khả năng tiếp cận thông tin tại thời
điểm chăm sóc [5], [6]. Chúng cũng có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe truy cập thông tin qua một số lượng lớn các ứng dụng di động có thể tải
xuống (còn gọi là Apps) thay vì dựa vào quyền truy cập Internet [50].
Do sự tiếp cận và xu hướng sử dụng thông tin trực tuyến của bệnh nhân, các
chuyên gia chăm sóc sức khỏe không chỉ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến sức
khỏe và thuốc khi chúng xảy ra, mà còn phải cập nhật và cảnh giác những thông tin
mới nhất liên quan đến thực hành y khoa và điều trị [50].
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phải am hiểu về các loại tài liệu y sinh khác
nhau và thành thạo trong việc sử dụng chúng để điều chỉnh tìm kiếm của họ và tìm
kiếm thông tin hữu ích một cách đầy đủ. Nếu không có kỹ năng này, họ có thể không
sử dụng được các nguồn lực có lợi cho mình, có thể lãng phí thời gian và công sức và
không thu được thông tin thích hợp [66]. Có ba loại nguồn thông tin trong tài liệu y
sinh: Nguồn chính, nguồn thứ cấp và nguồn cấp ba [32]. Chúng cũng được gọi đồng
nghĩa là tài liệu tham khảo cấp một, cấp hai và cấp ba. Thông thường, bước đầu tiên
thích hợp và đầy đủ nhất để tìm kiếm thông tin là trước tiên hãy tham khảo các nguồn
tài liệu cấp ba trước khi tìm kiếm trong các loại tài liệu khác [50], [65].
1.4.1 Nguồn tài liệu cấp ba (Tertiary sources)
Cung cấp thông tin đã được lọc và tóm tắt bởi tác giả hoặc người biên tập để
cung cấp một bản tóm tắt nhanh chóng và dễ dàng về một chủ đề. Do đó, các nguồn
này rất tiện lợi, dễ sử dụng và quen thuộc với hầu hết mọi người. Một số ví dụ về các
nguồn thông tin cấp ba bao gồm: Sách giáo khoa, bản tóm tắt, các bài báo đánh giá
trên tạp chí, hướng dẫn lâm sàng và thông tin chung khác. Một số tài nguyên cấp ba có
sẵn thông qua truy cập trực tuyến dưới dạng sách điện tử hoặc ứng dụng trực tuyến có
chức năng tìm kiếm (ví dụ: Micromedex®
, Clinical Pharmacology®
, Lexicomp®
).
Những nguồn tài liệu này sẽ cung cấp cho người hành nghề những thông tin chung cần
thiết để người đọc làm quen với chủ đề và những tài liệu tham khảo này có thể đóng
vai trò là nơi ban đầu để xác định thông tin, vì chúng cung cấp một cái nhìn tổng quan
khá đầy đủ và ngắn gọn về thông tin có sẵn về một chủ đề cụ thể. Hầu hết các thông
tin cơ bản mà người hành nghề cần có đều có thể được tìm thấy trong các nguồn này,
tạo nên những nguồn thông tin cơ bản tuyệt vời này khi giải quyết một câu hỏi về DI
[29], [50].
Nhược điểm:
Độ trễ về cập nhật thông tin.
Giới hạn về không gian của tài nguyên hoặc do tác giả tìm kiếm tài liệu không
đầy đủ.
12
Lỗi trong quá trình phiên dịch, thành kiến của con người (human bias), giải thích
thông tin không chính xác hoặc tác giả thiếu chuyên môn.
Một nguồn có thể được ưu tiên hơn nguồn khác tùy thuộc vào câu hỏi được đặt
ra. Do đó, điều quan trọng là phải làm quen với chuyên môn, phạm vi và các đặc điểm
khác nhau của mỗi cơ sở dữ liệu trước khi sử dụng chúng, điều quan trọng là phải luôn
xem xét các nội dung một cách cẩn thận (Bảng 1.2) và tham khảo nhiều nguồn khi có
thể trước khi đưa ra các khuyến nghị lâm sàng [50].
Bảng 1.2 Một số dạng câu hỏi cần được xem xét khi muốn đánh giá nguồn tài liệu cấp
ba
Tác giả có kinh nghiệm / chuyên môn thích hợp để xuất bản trong lĩnh vực này không?
Thông tin có kịp thời, dựa trên ngày xuất bản không?
Thông tin có được hỗ trợ bởi các trích dẫn thích hợp không?
Tài nguyên có chứa thông tin liên quan không?
Tài nguyên có xuất hiện không có sai lệch và sai lệch rõ ràng không?
Thông tin có phải là phiên bản cập nhật nhất của tài nguyên không?
Không thể có được tất cả các nguồn sẵn có hữu ích trong tất cả các lĩnh vực thực
hành lâm sàng. Cũng khó nếu chỉ chọn một tài nguyên duy nhất để thiết lập cho thực
hành, vì mỗi tài nguyên có thể có mức độ chính xác, tính toàn diện, giá trị và mức độ
tiếp cận khác nhau. Điều quan trọng là phải xem xét loại thông tin phổ biến nhất cần
thiết trong một môi trường thực hành cụ thể để đảm bảo rằng các nguồn tài liệu cấp ba
thích hợp luôn sẵn có. Dưới đây là danh sách các nguồn thông tin cấp ba thường được
sử dụng bởi các chuyên gia DI và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Bảng 1.3 Nguồn tài liệu thông tin thuốc cấp ba hữu ích theo chủ đề [50]
Chủ Đề Nguồn
Tổng quát, các sản
phẩm liên quan
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Prescribers’ Digital Reference (online): PDR
Monthly Prescribing Reference (online): MPR
Tác động phụ
Meyler's Side Eects of Drugs
Side Eects of Drugs Annual
Prescribing information
PDR
FDAble (Medwatch)
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Độ ổn định, tương kỵ
Handbook of Injectable Drugs, King Guide to Parenteral
Admixtures
13
Trissel's 2 Clinical Pharmaceutics Database.
Extended Stability for Parenteral Drugs
Trissel's Stability of Compounded Formulations
Remington: The Science and Practice of Pharmacy
USP–National Formulary (NF)
Hoạt chất, công thức
Remington: The Science and Practice of Pharmacy
Merck Index
A Practical Guide to Contemporary Pharmacy Practice
USP/NF
Trissel's Stability of Compounded Formulations
Extemporaneous Formulations
Thực phẩm-thảo dược
bổ sung
Natural Medicines
Natural Medicines Comprehensive Database
NIH's Dietary Supplement Label Database
MedlinePlus
AltMedDex
Review of Natural Products
Bệnh lý, Chẩn đoán
Pharmacotherapy: A Pathophysiologic Approach
Pharmacotherapy Principles and Practice
Applied Therapeutics: The Clinical Use of Drugs
The Merck Manual of Diagnosis and Therapy
Harrison's Principles of Internal Medicine
Goldman's Cecil Medicine
Textbook of Therapeutics
Conn's Current Therapy
Medscape
Thuốc sẵn có, Giá
cung cấp
RED BOOK
Clinical Pharmacology (Elsevier)
Lexi-Drugs
Medi-Span Price Rx
Nhận dạng thuốc
Identidex
Clinical Pharmacology
Drugs.com
Ident-A-Drug Reference (Pharmacist's Letter Online)
Lexi-Drug ID
Facts & Comparisons® eAnswers
American Drug Index
The Merck Index
Tương tác thuốc
Hansten and Horn's Drug Interaction Analysis and Management
Drug Interaction Facts
Stockley's Drug Interactions
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
14
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Thuốc dùng cho rối
loạn chức năng thận
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Drug Prescribing in Renal Failure: Dosing Guidelines for Adults
(Arono)
Sử dụng thuốc cho
người cao tuổi
Geriatric Dosage Handbook
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Thuốc và biệt dược
quốc tế
Drug Information Handbook with International Trade Names
Index
Martindale: The Complete Drug Reference
Index Nominum International Drug Directory
Drugdex
Clinical Pharmacology
Thuốc điều tra, thu
hồi
FDA website (http://www.fda.gov)
Clinicaltrials.gov
MedlinePlus
Manufacturer websites
Xét nghiệm
Basic Skills in Interpreting Laboratory Data (ASHP)
Mosby's Manual of Diagnostics and Laboratory Test (Pagana)
Pocket Guide to Diagnostic Tests (Nicoll)
Laboratory Tests and Diagnostic Procedure
Phương pháp/đánh
giá trong Quản lý
thuốc
FDA prescribing information
Handbook on Injectable Drugs
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Thuốc không kê đơn
Handbook of Nonprescription Drugs
Nonprescription Product Therapeutics
FDA product labeling
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Sử dụng thuốc cho trẻ
em
The Harriet Lane Handbook
Pediatric and Neonatal Dosage Handbook
Nelson Textbook of Pediatrics
15
Neofax
Red Book: Report of the Committee on Infectious Diseases
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Tính toán trong ngành
dược
Pharmaceutical Calculations (Zatz)
Pharmaceutical Calculations (Ansel)
Lexi-Calc
Nhà sản xuất dược
phẩm
Clinical Pharmacology
RED BOOK
Red Book: Report of the Committee on Infectious Diseases
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
PDR
Dược động học
Basic Clinical Pharmacokinetics
Applied Biopharmaceutics and Pharmacokinetics
Martindale: The Complete Drug Reference
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Dược lý
Goodman & Gilman's: The Pharmacological Basis of
Therapeutics
Basic & Clinical Pharmacology (Katzung and Trevor)
Brody's Human Pharmacology: Molecular to Clinical
Principles of Pharmacology (Golan)
Dược lý trị liệu
Pharmacotherapy: A Pathophysiologic Approach (DiPiro)
Applied Therapeutics: The Clinical Use of Drugs
Textbook of Therapeutics
Pharmacotherapy Principles and Practice
Pháp chế dược
Pharmacy Practice and the Law
Guide to Federal Pharmacy Law
State Board of Pharmacy websites
Phụ nữ mang thai,
Cho con bú
Briggs Drugs in Pregnancy and Lactation
LactMed
Medications and Mother's Milk
Catalog of Teratogenic Agents, Drugs During Pregnancy and
Lactation
REPRORISK
Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
16
(Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug
Information
Độc chất học
TOXNET
LiverTox
POISINDEX
Lexi-Tox
Goldfrank's Toxicologic Emergencies
Casarett & Doull's Toxicology: The Basic Science of Poisons
Poisoning and Toxicology Handbook 8
Thuốc thú y
Textbook of Veterinary Internal Medicine
Veterinary Pharmacology and Therapeutics (Riviere)
The Merck Veterinary Manual (MVM)
Plumb's Veterinary Drug Handbook
Exotic Animal Formulary
FDA Center for Veterinary Medicine
Animal Drugs@FDA
Pet Education
Pet Place
Pets with Diabetes
USP Veterinary Medicine
1.4.2 Nguồn tài liệu cấp hai (Secondary sources)
Đề cập đến các tài liệu mô tả, tóm tắt hoặc thảo luận về thông tin hoặc chi tiết
được trình bày ban đầu trong tài liệu chính (ví dụ: Thử nghiệm lâm sàng) hoặc một số
tài liệu cấp ba (ví dụ: Một bài đánh giá) được tìm thấy trong các tạp chí, với mục tiêu
hướng người dùng đến các tài liệu liên quan. Loại tài nguyên này có thể được sử dụng
cho nhiều mục đích, nó có thể giúp người hành nghề bám sát thông tin được xuất bản
gần đây hoặc giúp tìm thêm thông tin chi tiết hoặc gần nhất về một chủ đề cụ thể. Khi
thảo luận về nguồn thông tin cấp hai, có hai thuật ngữ thường được sử dụng: Indexing
và Abtracting.
Indexing bao gồm việc cung cấp thông tin trích dẫn thư mục (ví dụ: Tiêu đề, tác
giả và trích dẫn của bài báo).
Abtracting chỉ bao gồm mô tả ngắn gọn (hoặc tóm tắt) về thông tin được cung
cấp bởi bài báo hoặc nguồn được trích dẫn [38], [62].
Nhược điểm lớn nhất của nguồn thông tin cấp hai là phải biết chính xác thuật ngữ
hoặc tiêu đề mô tả cụ thể cho đối tượng muốn tìm kiếm.
17
Một số cơ sở dữ liệu cung cấp nguồn tài liệu cấp hai được trình bày trong Bảng
1.4 dưới đây:
Bảng 1.4 Một số cơ sở dữ liệu cung cấp nguồn tài liệu cấp hai [50]
Tên CSDL Mô Tả Truy Cập
Biosis Previews
Đây là một cơ sở dữ liệu toàn diện
về thông tin sinh học, bao gồm
thông tin sinh học và y sinh. BIOSIS
cũng bao gồm các bản tóm tắt từ các
hội nghị liên quan đến khoa học cơ
bản. Điều này hữu ích nhất khi tìm
kiếm thêm thông tin khoa học cơ
bản về hoạt động của các hợp chất ở
cấp độ tế bào.
http://www.thomsonreuters.com
Cochrane
Library
Cơ sở dữ liệu này có ba thành phần:
các chỉ số của Cochrane tổng quan
về nhiều loại phương pháp điều trị y
tế, tình trạng và liệu pháp thay thế;
tóm tắt các đánh giá có hệ thống
quốc tế; và một thư mục về các đánh
giá có hệ thống trong tài liệu trên
toàn thế giới. Các đánh giá y học
dựa trên bằng chứng này dựa trên
phân tích sâu rộng của các tài liệu
hiện tại và đưa ra các khuyến nghị
điều trị.
http://www.cochrane.org
Cumulative
Index To
Nursing And
Allied Health
Literature
(Cinahl)
Đây là một dịch vụ chủ yếu bao gồm
tài liệu trong các lĩnh vực điều
dưỡng. Cơ sở dữ liệu này hữu ích
khi tìm kiếm thông tin về chăm sóc
bệnh nhân từ quan điểm của các
chuyên gia y tế. Nó được cập nhật
hàng tháng.
http://www.ebscohost.com
Current
Contents
Connect
Dịch vụ điện tử này cung cấp một
cái nhìn tổng quan về các tài liệu
được xuất bản gần đây vì nó liên
quan đến thông tin khoa học. Có
nhiều tập hợp con, các phân nhóm y
học lâm sàng và khoa học đời sống
có vẻ hữu ích nhất cho các học viên
và tập trung vào thông tin hữu ích về
các nghiên cứu hoặc phát triển thuốc
gần đây.
http://wokinfo.com/
training_support/
training/current-contents-
connect/
Embase®
Là một dịch vụ tóm tắt toàn diện bao
gồm các tài liệu y sinh trên toàn thế
giới. Cơ sở dữ liệu này bao gồm các
tài liệu tương tự như MEDLINE
nhưng với phạm vi bao phủ lớn hơn
của các ấn phẩm quốc tế. Ngoài ra,
có ít thời gian trễ hơn giữa việc xuất
bản và đưa vào cơ sở dữ liệu. Cơ sở
dữ liệu này hữu ích khi tìm kiếm
http://www.embase.com
18
thông tin về các chất bổ sung chế độ
ăn uống hoặc thuốc có thể có sẵn ở
các quốc gia khác.
Google Scholar
Một công cụ tìm kiếm trên Internet
được thiết kế nhắm đến các mục
tiêu là các tài liệu học thuật có sẵn
trực tuyến, trong nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau bao gồm cả
chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, nó
chứa tất cả các trích dẫn bài báo từ
Medline. Có thể tìm kiếm thông tin
từ nhiều tạp chí và ấn phẩm học
thuật khác nhau, dựa trên kết hợp từ
khóa. Không có trong công cụ tìm
kiếm của Google vì nó chỉ cung cấp
các ấn phẩm mang tính học thuật.
Do khả năng tìm kiếm mạnh mẽ của
nó, nó rất hữu ích khi các nguồn thứ
cấp khác không mang lại nhiều
thành công trong việc tìm kiếm một
bài báo quan tâm. Kết quả của các
chủ đề được tìm kiếm được liệt kê
theo số lần trích dẫn.
http://scholar.google.com
International
Pharmaceutical
Abstracts (Ipa)
Phạm vi bao phủ bao gồm thông tin
liên quan đến thuốc, cả việc sử dụng
và phát triển thuốc. Cơ sở dữ liệu
này cũng tóm tắt một loạt các bài
thuyết trình từ hội nghị. Trọng tâm
chính của cơ sở dữ liệu này là thông
tin về dược, bao gồm quản lý dược
và các dịch vụ lâm sàng, biến nó
thành cơ sở dữ liệu toàn cầu toàn
diện nhất cho thông tin cụ thể về
dược.
http://clarivate.com
Journal Watch®
Là một dịch vụ tóm tắt, bao gồm
thông tin gần nhất, được các bác sĩ
tóm tắt từ nhiều tài liệu y khoa. Một
bản tin tổng hợp bao gồm những câu
chuyện y khoa mà các bác sĩ quan
tâm được xuất bản cũng như các bản
tin bổ sung trong các chuyên khoa
cụ thể. Điều này hữu ích nhất khi
theo dõi các thử nghiệm lâm sàng
mới liên quan đến các loại thuốc cụ
thể.
http://www.jwatch.org
LexisNexis®
Cung cấp phạm vi bao phủ của nhiều
loại thông tin, bao gồm cả tin tức y
tế, pháp lý và kinh doanh. Một số ấn
phẩm có sẵn toàn văn thông qua dịch
vụ này. Tài nguyên này rất hữu ích
khi cố gắng tìm kiếm thông tin về tin
tức hoặc nghiên cứu y tế gần đây.
http://www.lexisnexis.com
19
Medline®
Là một phần của chương trình NLM
PubMed với khoảng 5.600 tạp chí y
khoa được xử lý để MEDLINE trích
xuất thông tin từ các ấn phẩm bằng
40 ngôn ngữ khác nhau. Phạm vi
bao phủ bao gồm khoa học cơ bản
và lâm sàng cũng như điều dưỡng,
nha khoa, thú y và nhiều ngành
chăm sóc sức khỏe khác. Cơ sở dữ
liệu này có sẵn thông qua nhiều nhà
xuất bản và truy cập miễn phí vào
nội dung có sẵn qua PubMed.
http://www.nlm.nih.gov
Trip Database
Cung cấp các kết quả tìm kiếm
không có quảng cáo, không thiên vị
bằng cách sử dụng khả năng tìm
kiếm trực tuyến thông qua hàng triệu
bài báo. Nó cho phép tìm kiếm tài
liệu dựa trên định dạng PICO (bệnh
nhân, can thiệp, so sánh, kết quả)
hoặc sử dụng tìm kiếm nâng cao.
Kết quả tìm kiếm của nó được liệt kê
theo loại bằng chứng (ví dụ: thử
nghiệm lâm sàng, hướng dẫn, đánh
giá hệ thống) và bao gồm nhiều
hướng dẫn được sắp xếp theo quốc
gia xuất bản. Đây là một trong
những nguồn tài liệu toàn diện và
dựa trên bằng chứng để lấy các tài
liệu y khoa. Nó có sẵn và miễn phí.
http://www.tripdatabase.com
1.4.3 Nguồn tài liệu cấp một (Primary sources)
Nguồn cấp một là các tài liệu/thông tin gốc mà các nghiên cứu khác dựa trên đó
[62]. Nó bao gồm các nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu lâm sàng, cả đã xuất bản và
chưa xuất bản. Không phải tất cả các tài liệu được xuất bản trên một tạp chí đều được
phân loại là tài liệu cấp một. Ví dụ: Các bài báo đánh giá hoặc bài xã luận không phải
là tài liệu chính. Có một số loại ấn phẩm được coi là chính, bao gồm các thử nghiệm
có đối chứng, nghiên cứu đoàn hệ, báo cáo case và chuỗi case.
Ưu điểm của việc sử dụng tài liệu cấp một là khả năng tiếp cận thông tin chi tiết
về một chủ đề, khả năng cá nhân đánh giá về tính phù hợp, khả năng áp dụng của kết
quả nghiên cứu và quan trọng nhất là tính cập nhật hơn so với nguồn cấp hai và cấp ba.
Nhược điểm của nguồn cấp một gồm: Kết luận sai lệch khi chỉ dựa trên một thử
nghiệm mà không có bối cảnh của nghiên cứu khác, cần có kỹ năng tốt trong việc đánh
giá tài liệu (ví dụ: Đánh giá thử nghiệm lâm sàng) và cần khối lượng lớn thời gian để
đánh giá tài liệu hiện có [50].
1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC Ở VIỆT NAM
1.5.1 Tổ chức hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược
Cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức hoạt
động thông tin thuốc và cảnh giác dược tại cơ sở.
20
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác
dược.
Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và
xác nhận nội dung thông tin thuốc [20].
Trách nhiệm chung về thông tin thuốc bao gồm:
Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành và các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có trách nhiệm tổ chức
thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, kịp thời thông báo tới các đối
tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu
quả.
Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc có
trách nhiệm giúp Bộ Y tế trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo và cung cấp
các thông tin có liên quan đến thuốc, các phản ứng có hại của thuốc [18].
1.5.2 Thông tin thuốc trong bệnh viện
Giám đốc bệnh viện: Có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thông tin thuốc
trong bệnh viện. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua đơn vị thông tin thuốc của
bệnh viện [18].
Hội đồng Thuốc và điều trị:
Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về thuốc,
cung cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm
vi bệnh viện.
Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoa Dược,
Đơn vị Thông tin thuốc trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướng dẫn điều trị và
các qui trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến chuyên môn của đơn vị.
Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về
hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện.
Nhiệm vụ đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện bao gồm:
Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc.
Cung cấp thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong
phạm vi bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến
dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh).
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến dưới (đối
với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh).
Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng thuốc và
điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và
theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Các vấn đề khác có liên quan đến thông tin thuốc.
Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm:
Cung cấp thông tin về thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá
trình khám bệnh, chữa bệnh.
21
Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới đơn vị thông tin thuốc của
bệnh viện [19].
Nội dung chung về thông tin thuốc bao gồm:
Thông tin cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm tên thuốc, thành
phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách
dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo
và an toàn thuốc và các thông tin cần thiết khác.
Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định,
chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử
dụng thuốc.
Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về
chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc [18], [20].
Nội dung cụ thể về thông tin thuốc tại bệnh viện:
Tổ chức thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả, gửi bản tin thông tin thuốc gửi xuống cho khoa lâm sàng, tập
san về thông tin thuốc.
Thông tin về thuốc: Tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều, hiệu chỉnh
liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt, chỉ định, chống chỉ định, tác động không
mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc, lựa chọn
thuốc trong điều trị, sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai/cho con bú, các lưu ý khi sử
dụng thuốc.
Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: Tên thuốc, thành phần, tác
động dược lý, tác động không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các
khoa lâm sàng.
Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh
mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong
đấu thầu.
Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị.
Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng,
thời điểm dùng thuốc, hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị.
Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và sử
dụng thuốc cho cán bộ y tế.
Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác động
không mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về
Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải quyết
và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [56].
1.5.3 Dược sĩ lâm sàng trong hoạt động thông tin thuốc
Điều kiện của dược sĩ lâm sàng:
22
Dược sĩ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng là dược sĩ đại học và phải đáp
ứng một trong ba điều kiện sau:
Được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng.
Được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng.
Được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý-dược lâm sàng [16].
Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng:
Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: Dược sĩ lâm sàng cập nhật thông
tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế
và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trực tiếp, văn bản, bảng tin
bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử [16].
Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo
dõi, giám sát, báo cáo tác động không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác
dược.
Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y
tế và người bệnh.
Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện, chịu trách nhiệm tính
toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều được quyền xem xét thay
thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc
trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho
khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.
Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công [17].
1.6 GIỚI THIỆU CÁC TRUNG TÂM Y TẾ TUYẾN HUYỆN VÙNG BIÊN GIỚI
TỈNH ĐỒNG THÁP
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh
của vùng Đồng Tháp Mười, có tổng diện tích 3.374 km², dân số gần 1,7 triệu người,
phía bắc giáp Cam-pu-chia (gồm các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và TP.Hồng Ngự),
phía nam giáp Vĩnh Long (huyện Châu Thành) và Cần Thơ (gồm các huyện Lai Vung
và Lấp Vò), phía tây giáp An Giang (gồm các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Lấp Vò
và TP. Cao Lãnh), phía đông giáp Long An (gồm các huyện Tân Hồng, Tam Nông và
Tháp Mười) và Tiền Giang (gồm các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh và Châu Thành)
[25].
23
Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: https://dongthap.gov.vn/ban-do-hanh-chinh)
1.6.1 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự
Địa chỉ: Khóm Thượng 1, Thị Trấn Thường Thới Tiền, Huyện Hồng Ngự, Đồng
Tháp
Email: ttyt.huyenhongngu@gmail.com
Điện thoại: 02773 586 155
Hình 1.3 Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự
24
Tổ chức của Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự bao gồm các Khoa-Phòng như sau:
Hình 1.4 Các phòng chức năng tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự
Bảng 1.5 Danh sách các khoa chuyên môn tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự
STT Khoa Chuyên Môn
1 Khoa Kiểm soát bệnh tật-HIV/AIDS
2 Khoa Y tế công cộng-dinh dưỡng
3 Khoa An toàn thực phẩm
4 Khoa Khám bệnh
5 Khoa Cấp cứu, HSTC-Chống độc
6 Khoa Cận lâm sàng-CĐHA
7 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
8 Khoa Y học cổ truyền-PHCN
9 Khoa Dân số
10 Khoa Liên chuyên khoa
11 Khoa Nhi
12 Khoa Dược-Vật tư y tế
13 Khoa Ngoại-Chăm sóc SKSS
14 Khoa Nội tổng hợp
Tổng số cán bộ, nhân viên y tế: 150, trong đó:
 Bác sĩ: 26
 Dược sĩ:
 Đại học: 4
 Trung học: 16
 Y sĩ/Điều dưỡng: 54
25
1.6.2 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Tân Hồng
Địa chỉ: Số 09 Trần Phú, Khóm 3, TT. Sa Rài H.Tân Hồng-Đồng Tháp
Email:bvdktanhong@gmail.com
Điện thoại: 02773. 830039
Hình 1.5 Trung tâm y tế huyện Tân Hồng
Về mặt tổ chức thì Trung tâm y tế huyện Tân Hồng cũng bao gồm các phòng
chức năng và các khoa chuyên môn tương tự như Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự.
Tổng số cán bộ, nhân viên y tế: 183, trong đó:
 Bác sĩ: 42
 Dược sĩ:
 Đại học: 8
 Trung học: 18
 Y sĩ/Điều dưỡng: 72
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf

More Related Content

What's hot

Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌC
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌCĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌC
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌC
SoM
 

What's hot (20)

Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
 
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌC
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌCĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌC
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC: NỀN TẢNG TRIẾT HỌC
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sảnĐề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
 
Đề tài: Khảo sát các sai sót trong sử dụng thuốc ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Khảo sát các sai sót trong sử dụng thuốc ở Việt Nam, HAYĐề tài: Khảo sát các sai sót trong sử dụng thuốc ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Khảo sát các sai sót trong sử dụng thuốc ở Việt Nam, HAY
 
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lậpĐánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
 
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia LaiLuận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
 
N1T1-Thực tập tìm thông tin thuốc
N1T1-Thực tập tìm thông tin thuốcN1T1-Thực tập tìm thông tin thuốc
N1T1-Thực tập tìm thông tin thuốc
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong bệnh viện 2 - mr. pham minh thong
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong bệnh viện   2 - mr. pham minh thongỨng dụng Công nghệ thông tin trong bệnh viện   2 - mr. pham minh thong
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong bệnh viện 2 - mr. pham minh thong
 
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAYLuận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
 

Similar to Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf

Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Man_Ebook
 
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
Man_Ebook
 

Similar to Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf (20)

Danh gia su hai long cua nguoi benh noi tru ve su cham soc cua dieu duong tai...
Danh gia su hai long cua nguoi benh noi tru ve su cham soc cua dieu duong tai...Danh gia su hai long cua nguoi benh noi tru ve su cham soc cua dieu duong tai...
Danh gia su hai long cua nguoi benh noi tru ve su cham soc cua dieu duong tai...
 
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
 
Trai nghiem cua benh nhan dieu tri noi tru tai khoa ngoai, benh vien dai hoc ...
Trai nghiem cua benh nhan dieu tri noi tru tai khoa ngoai, benh vien dai hoc ...Trai nghiem cua benh nhan dieu tri noi tru tai khoa ngoai, benh vien dai hoc ...
Trai nghiem cua benh nhan dieu tri noi tru tai khoa ngoai, benh vien dai hoc ...
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
 
Thuc hanh giao tiep cua dieu duong voi nguoi benh va mot so yeu to lien quan
Thuc hanh giao tiep cua dieu duong voi nguoi benh va mot so yeu to lien quanThuc hanh giao tiep cua dieu duong voi nguoi benh va mot so yeu to lien quan
Thuc hanh giao tiep cua dieu duong voi nguoi benh va mot so yeu to lien quan
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
 
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa kh...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
 
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ  NGUYỄN VĂN SƠN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HỒNG NGỰ VÀ TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ  NGUYỄN VĂN SƠN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HỒNG NGỰ VÀ TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành Dược lý-Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Võ Phùng Nguyên CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện và hoàn thiện luận văn, bản thân tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm học thuật cũng như học hỏi được thêm rất nhiều kỹ năng phục vụ cho công cuộc truy cầu tri thức. Trước hết, em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Võ Phùng Nguyên. Cảm ơn thầy trong suốt khoảng thời gian qua đã dành cho em nhiều sự quan tâm, sự cảm thông và thời gian quý báu, luôn sẵn sàng giúp đỡ, góp ý chân thành và hướng dẫn từng bước để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các Thầy, Cô khoa Dược-Điều dưỡng và khoa Sau Đại học trường Đại học Tây Đô, Ban lãnh đạo và các khoa phòng Trung tâm Y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng đã tạo mọi điều kiện, sẵn sàng hỗ trợ khi cần để tôi có thể thuận lợi hoàn thành nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn các Thầy, Cô giảng viên bộ môn vì những kiến thức, kinh nghiệm quý báu mà các Thầy, Cô đã tâm huyết truyền đạt. Cảm ơn quý Hội Đồng Chấm Luận Văn đã đọc và cho tôi những nhận xét, góp ý chỉnh sửa những thiếu sót trong bài nghiên cứu rất thực tế và đầy ý nghĩa. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp 6B, những người luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trong học tập và cuộc sống. Mong rằng, chúng ta sẽ mãi mãi gắn bó thân thiết với nhau. Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Học Viên Nguyễn Văn Sơn
  • 4. ii TÓM TẮT Thông tin thuốc (DI) là một trong những công việc mang tính chất đặc thù của người dược sĩ trong các cơ sở lâm sàng và nhà thuốc. Nhu cầu thông tin thuốc đối với bệnh nhân và nhân viên y tế là khác nhau. Hoạt động thông tin thuốc hiện tại đã đang được quan tâm, hướng dẫn triển khai, thực hiện tại các cơ sở y tế. Các tuyến y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai, thực hiện công tác thông tin thuốc và đặc biệt là các tuyến y tế thuộc vùng biên giới càng khó khăn hơn. Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu, nội dung quan tâm chủ yếu, mức độ hài lòng của bệnh nhân (1) và nhân viên y tế (2) và đánh giá công tác triển khai cũng như hoạt động thực tế về thông tin thuốc (3) tại 2 trung tâm y tế thuộc vùng biên giới huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp: Mô tả cắt ngang thông qua 2 giai đoạn; (I) thực hiện phiếu phỏng vấn trực tiếp trên 308 đối tượng bệnh nhân và 184 nhân viên y tế để xác định nhu cầu, nội dung ưu tiên, mức độ hài lòng cũng như các khó khăn, mong muốn về công tác thông tin thuốc; và (II) thực hiện phiếu tự trả lời dành cho đối tượng là người đang đảm nhiệm công tác thông tin thuốc nhằm đánh giá phương diện tổ chức, triển khai và hoạt động thực tế của đơn vị thông tin thuốc tại các Trung tâm y tế được khảo sát. Kết quả: Giai đoạn (I) Đối tượng bệnh nhân (N = 308): Tỷ lệ có nhu cầu DI là 83.4%. Nhu cầu DI tại nơi cấp phát thuốc là 78.2% và thời tư vấn mong muốn là 5-10 phút (32.5%). Có mối liên hệ giữa nghề nghiệp (P = 0.023), trình độ học vấn (P = 0.001) và nơi làm khảo sát (P = 0.000) với nhu cầu DI. Cách dùng thuốc được quan tâm nhiều nhất với điểm trung bình 1.34 0.48. Người cung cấp DI chủ yếu là Dược sĩ (56.5%). Chất lượng phản hồi DI được đánh giá là rất tốt (72.1%), có mối liên hệ (P = 0.000) giữa người cung cấp và chất lượng phản hồi về DI. Cách diễn giải phản hồi DI dễ hiểu (42.5%). Tỷ lệ thắc mắc hậu phản hồi DI là 22.1% và 41.9% quay lại khi có thắc mắc về DI. Đối tượng là nhân viên y tế (N = 184) nhận định DI là rất cần thiết (72.8%). Mục đích tìm kiếm DI là để cập nhật kiến thức (46.0%). Thời gian trung bình cần cập nhật DI là dưới 7 ngày (37.5%). Thời gian mong muốn nhận phản hồi DI là ngay lập tức (47.8%). Trao đổi với đồng nghiệp (27.9%) là hình thức tra cứu DI khi cần thiết. Trao đổi trực tiếp (48.1%), thông qua các buổi giao ban (47.2%) hoặc mạng xã hội (45.5%) là hình thức nhận phản hồi DI mong muốn. Tác dụng phụ/độc tính và cách xử trí được quan tâm nhiều nhất (điểm trung bình 1.36±0.49). Rào cản ngôn ngữ và đánh giá nguồn DI tin cậy là khó khăn lớn nhất của Dược sĩ (44.4%). Tần suất tư vấn DI trên mức thường xuyên của Dược sĩ là 44.4%. Thời gian tư vấn DI được cho là hợp lý và thời gian thực hành tư vấn DI thực tế của Dược sĩ là dưới 5 phút với các tỷ lệ trả lời lần lượt là 50.0% và 44.4%. Mong muốn nhận DI từ DIC là 98.9%, 45.1% cho đánh giá tốt và 92.4% sẵn sàng gửi câu hỏi DI về DIC. Giai đoạn (II) về mức độ triển khai và thực hiện công tác DI tại các đơn vị được khảo sát đạt mức chất lượng tốt (mức 4/5) theo tiêu chí đánh giá chất lượng về DI và báo cáo ADR của Bộ Y Tế. Hoạt động DI thực tế phù hợp cho các tuyến y tế cơ sở vùng biên giới. Kết luận:
  • 5. iii Nhu cầu DI tại các TTYT trong nghiên cứu là rất lớn. Nội dung DI quan tâm ở từng đối tượng không giống nhau. Công tác DI đạt được sự hài lòng cao. Tổ chức, triển khai và hoạt động DI thực tế được đánh giá là phù hợp. Từ khóa: Thông tin thuốc, trung tâm, dịch vụ, chuyên gia thông tin thuốc, thông tin thuốc trong bệnh viện, nhu cầu về thông tin thuốc
  • 6. iv ABSTRACT Drug information (DI) is one of the specific tasks of pharmacists in clinical settings and pharmacies. The needs for drug information for patients and healthcare providers are different. Current drug information activities have been interested in, guided for implementation and practice in clinical settings. Primary health care lines face many difficulties in deploying and implementing drug information work and especially health lines in border areas. Objectives: To find out the needs, major concerns, satisfaction of patients (1) and healthcare workers (2) and evaluate the implementation and actual activities of drug information (3) at two health centers in the border area of Hong Ngu and Tan Hong districts, Dong Thap province. Methods: Cross-sectional description through 2 phases; (I) conducted 308 and 184 the direct interviews with patients and medical staff, respectively to determine needs, priorities, satisfaction levels, as well as difficulties and expectations about drug information activities; and (II) implementing a self-answer form for those who are in charge of drug information in order to evaluate the organization, implementation and actual operation of drug information units at medical centers is surveyed. Results: Phase (I) Patient subjects (N = 308): The rate of need for DI was 83.4%. The need for DI at the drug dispensing giving area was 78.2% and the desired consultation time was 5-10 minutes (32.5%). There is a relationship between occupation (P = 0.023), education level (P = 0.001) and survey workplace (P = 0.000) with DI needs. Drug use was the most concerning with an average score of 1.34±0.48. DI providers were mainly Pharmacists (56.5%). The quality of DI feedback was rated as very good (72.1%), there was a relationship (P = 0.000) between the provider and the quality of DI feedback. The interpretation of the DI response was easy to understand (42.5%). The rate of DI post-response questions was 22.1% and 41.9% came back with questions about DI. Healthcare workers (N = 184) perceived DI as essential (72.8%). The purpose of searching for DI was to update knowledge (46.0%). The average time to update DI was less than 7 days (37.5%). Expected time to receive a DI response was immediate (47.8%). Exchange with colleagues (27.9%) was a form of DI lookup when necessary. Direct communication (48.1%), through briefings (47.2%) or social networks (45.5%) was the desired form of receiving DI feedback. Side effects/toxicity and management were most concerned (mean score 1.36±0.49). Language barriers and assessing reliable DI sources were the most difficulty for pharmacists (44.4%). The frequency of DI consultations above the pharmacist's routine was 44.4%. The DI consultation time was deemed reasonable and the pharmacist's actual DI counseling practice time was less than 5 minutes with response rates of 50.0% and 44.4%, respectively. Expectation to receive DI from DIC was 98.9%, 45.1% for good review and 92.4% willing to submit DI questions about DIC. Phase (II) on the level of implementation and implementation of DI at the surveyed units achieves a good
  • 7. v quality level (level 4/5) according to the criteria for quality assessment of DI and ADR report of the Ministry of Health. Practical DI activities were suitable for local clinical setting systems in border areas. Conclusion: The demand for DI at health centers in the study was very large. The content of DI interests in each object was not the same. DI work achieved high satisfaction. Organization, implementation and actual DI activities were assessed as appropriate. Keywords: Drug information, drug information centers, services, experts, drug information in hospitals, drug information needs
  • 8. vi LỜI CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Chữ Ký Học Viên Nguyễn Văn Sơn
  • 9. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii ABSTRACT ................................................................................................................. iv LỜI CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... vi MỤC LỤC ................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xiii MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3 1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC .......................................................3 1.1.1 Định nghĩa về thông tin thuốc........................................................................3 1.1.2 Lược sử hình thành và phát triển ...................................................................4 1.1.3 Các yêu cầu đối với dược sĩ về thông tin thuốc.............................................6 1.1.4 Các hoạt động cơ bản trong thực hành thông tin thuốc .................................6 1.2 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN THUỐC .7 1.2.1 Thúc đẩy đào tạo và chủ động hỗ trợ báo cáo ADR......................................7 1.2.2 Cung cấp thông tin thuốc khách quan cho người kê đơn...............................7 1.2.3 Lợi ích về mặt kinh tế ....................................................................................7 1.3 QUY TRÌNH PHẢN HỒI YÊU CẦU THÔNG TIN THUỐC .......................8 1.4 PHÂN LOẠI NGUỒN TÀI LIỆU THÔNG TIN THUỐC............................10 1.4.1 Nguồn tài liệu cấp ba (Tertiary sources)......................................................11 1.4.2 Nguồn tài liệu cấp hai (Secondary sources) ................................................16 1.4.3 Nguồn tài liệu cấp một (Primary sources)...................................................19 1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC Ở VIỆT NAM.......19 1.5.1 Tổ chức hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược................................19 1.5.2 Thông tin thuốc trong bệnh viện..................................................................20 1.5.3 Dược sĩ lâm sàng trong hoạt động thông tin thuốc......................................21 1.6 GIỚI THIỆU CÁC TRUNG TÂM Y TẾ TUYẾN HUYỆN VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH ĐỒNG THÁP .........................................................................................22 1.6.1 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự................................................23 1.6.2 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Tân Hồng.................................................25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................26 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................26 2.1.1 Giai đoạn 1 ...................................................................................................26 2.1.2 Giai đoạn 2 ...................................................................................................26 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................27
  • 10. viii 2.2.1 Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông tin thuốc của Bệnh nhân ................................................................................................27 2.2.2 Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông tin thuốc của Nhân viên y tế ...............................................................................................27 2.2.3 Khảo sát và đánh giá việc tổ chức, triển khai và hoạt động Thông tin thuốc thực tế ............................................................................................................................28 2.2.4 Phương pháp thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu ...................................28 2.3 CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................30 2.3.1 Giai đoạn 1...................................................................................................30 2.3.2 Giai đoạn 2...................................................................................................36 2.4 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..............................................................37 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................38 3.1 NHU CẦU, MỨC ĐỘ ƯU TIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THÔNG TIN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN..............................................................38 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học..............................................................................38 3.1.2 Nhu cầu và mức độ ưu tiên về thông tin thuốc............................................45 3.1.3 Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu về thông tin thuốc.50 3.1.4 Mức độ đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc ...............................................52 3.2 NHU CẦU, MỨC ĐỘ ƯU TIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THÔNG TIN THUỐC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ.....................................................57 3.2.1 Mức độ cần thiết của DI ..............................................................................57 3.2.2 Mục đích của các yêu cầu về DI..................................................................58 3.2.3 Thời gian cập nhật DI và Thời gian mong muốn nhận phản hồi về DI.......58 3.2.4 Hình thức tra cứu DI đang sử dụng và phản hồi về DI mong muốn nhận được ...............................................................................................................................60 3.2.5 Mức độ ưu tiên của các nội dung DI ...........................................................62 3.2.6 Khó khăn gặp phải khi tra cứu DI ...............................................................65 3.2.7 Thời gian mong muốn và thời gian thực tế tư vấn DI cho bệnh nhân.........65 3.2.8 Mức độ hài lòng của nhân viên y tế về công tác DI ....................................67 3.3 TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC THỰC TẾ TẠI CÁC TRUNG TÂM Y TẾ...............................................................70 3.3.1 Mức độ tổ chức, triển khai công tác thông tin thuốc tại các cơ sở được khảo sát...................................................................................................................................70 3.3.2 Hoạt động thông tin thuốc thực tế tại các cơ sở được khảo sát ...................73 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................77 4.1 NHU CẦU VỀ THÔNG TIN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ...................................................................................................................77 4.1.1 Nhu cầu về thông tin thuốc của bệnh nhân..................................................77 4.1.2 Nhu cầu về thông tin thuốc của nhân viên y tế............................................79
  • 11. ix 4.2 MỨC ĐỘ ƯU TIÊN CÁC NỘI DUNG VỀ THÔNG TIN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ ......................................................................82 4.2.1 Mức độ ưu tiên các nội dung về thông tin thuốc của bệnh nhân.................82 4.2.2 Mức độ ưu tiên các nội dung về thông tin thuốc của nhân viên y tế....................83 4.3 KHÓ KHĂN VÀ MONG MUỐN VỀ THỜI GIAN TƯ VẤN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG CÔNG TÁC CUNG CẤP THÔNG TIN THUỐC...............84 4.4 MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ...................................................................................85 4.4.1 Mức độ hài lòng của bệnh nhân...................................................................85 4.4.2 Mức độ hài lòng của nhân viên y tế.............................................................86 4.5 TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC TẠI CÁC ĐƠN VỊ KHẢO SÁT...................................................................................................87 4.6 HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC TẠI CÁC TTYT TRONG KHẢO SÁT.......................................................................................88 4.6.1 Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự.................................................................88 4.6.2 Trung tâm y tế huyện Tân Hồng..................................................................89 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................90 5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................90 5.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................xv PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ xix PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. xxiii PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. xxvi PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................xxx PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. xxxi
  • 12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các loại câu hỏi thông tin thuốc .....................................................................9 Bảng 1.2 Một số dạng câu hỏi cần được xem xét khi muốn đánh giá nguồn tài liệu cấp ba ...................................................................................................................................12 Bảng 1.3 Nguồn tài liệu thông tin thuốc cấp ba hữu ích theo chủ đề ...........................12 Bảng 1.4 Một số cơ sở dữ liệu cung cấp nguồn tài liệu cấp hai ...................................17 Bảng 1.5 Danh sách các khoa chuyên môn tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự ........24 Bảng 3.1 Số lượng bệnh nhân tham gia khảo sát tại mỗi trung tâm y tế.......................38 Bảng 3.2 Phân bố về tuổi của đối tượng bênh nhân theo từng nhóm tuổi ....................38 Bảng 3.3 Đặc điểm nhân khẩu học về nghề nghiệp của đối tượng bệnh nhân..............40 Bảng 3.4 Đặc điểm phân bố về trình độ học vấn của đối tượng bệnh nhân..................41 Bảng 3.5 Đặc điểm phân bố của đối tượng tham gia nghiên cứu .................................43 Bảng 3.6 Đặc điểm về phân bố hình thức khám trong mẫu nghiên cứu .......................43 Bảng 3.7 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo địa điểm khảo sát....................................44 Bảng 3.8 Đặc điểm phân bố của bệnh nhân theo số lần đến khám bệnh ......................44 Bảng 3.9 Đặc điểm phân bố của bệnh nhân theo nơi lĩnh thuốc...................................45 Bảng 3.10 Nhu cầu nhận tư vấn về DI trong đơn thuốc của bệnh nhân tại các đơn vị được khảo sát.................................................................................................................45 Bảng 3.11 Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu DI theo đặc điểm nhân khẩu học ....................46 Bảng 3.12 Tỷ lệ lựa chọn cho từng nội dung DI của bệnh nhân (N = 308)..................47 Bảng 3.13 Thời gian mong muốn nhận tư vấn về DI của đối tượng bệnh nhân ...........50 Bảng 3.14 Kiểm định mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu DI của đối tượng bệnh nhân ............................................................................................................51 Bảng 3.15 Kiểm định mức độ và đặc điểm tương quan trong các mối liên hệ .............51 Bảng 3.16 Đánh giá chất lượng phản hồi về DI theo đơn vị khảo sát...........................53 Bảng 3.17 Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa đối tượng cung cấp DI và chất lượng phản hồi về DI ...............................................................................................................53 Bảng 3.18 Kiểm định mức độ và đặc điểm tương quan của mối liên hệ ......................54 Bảng 3.19 Thống kê các mức độ đánh giá của đối tượng bệnh nhân về cách trình diễn các phản hồi về DI.........................................................................................................54 Bảng 3.20 Thống kê các hình thức giải quyết thắc mắc hậu phản hồi DI của đối tượng bệnh nhân.......................................................................................................................55 Bảng 3.21 Tổng hợp các kết quả chính qua khảo sát trên đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu .....................................................................................................................56 Bảng 3.22 Thống kê số lượng nhân viên y tế tham gia khảo sát...................................57 Bảng 3.23 Thống kê từng nhóm đối tượng theo số lượng nhân sự thực tế...................57 Bảng 3.24 Thống kê tỷ lệ nhận định về sự cần thiết của DI theo nhóm đối tượng.......57 Bảng 3.25 Tỷ lệ lựa chọn của từng mục đích khi NVYT yêu cầu DI...........................58 Bảng 3.26 Thời gian trung bình để cập nhật DI theo đơn vị khảo sát...........................58
  • 13. xi Bảng 3.27 Thống kê thời gian mong muốn nhận phản hồi về DI của NVYT ..............59 Bảng 3.28 Thống kê tỷ lệ của các hình thức tra cứu DI của NVYT .............................60 Bảng 3.29 Danh sách các hình thức tra cứu DI ứng dụng công nghệ ...........................61 Bảng 3.30 Hình thức nhận phản hồi DI mong muốn của NVYT..................................61 Bảng 3.31 Thống kê tỷ lệ lựa chọn về mức độ ưu tiên cho từng nội dung DI của NVYT (N = 184) .......................................................................................................................62 Bảng 3.32 Nội dung DI được quan tâm nhất của từng nhóm NVYT ...........................64 Bảng 3.34 Tỷ lệ các mức tần suất tư vấn DI của NVYT cho BN .................................65 Bảng 3.35 Tỷ lệ các khoảng thời gian tư vấn DI mong muốn của NVYT....................66 Bảng 3.36 Tỷ lệ các khoảng thời gian tư vấn DI thực tế của NVYT............................66 Bảng 3.37 Tỷ lệ đánh giá về công tác cung cấp DI tại các đơn vị khảo sát của từng nhóm NVYT..................................................................................................................68 Bảng 3.38 Tỷ lệ từng nhóm NVYT sẵn sàng gửi DI về DIC........................................68 Bảng 3.39 Tổng hợp các kết quả chính thu được qua khảo sát trên đối tượng NVYT.69 Bảng 3.40 Kết quả khảo sát mức độ tổ chức, triển khai công tác thông tin thuốc tại TTYT huyện Hồng Ngự ................................................................................................70 Bảng 3.41 Kết quả khảo sát mức độ tổ chức, triển khai công tác thông tin thuốc tại TTYT huyện Tân Hồng.................................................................................................71 Bảng 3.42 Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của đơn vị thông tin thuốc TTYT huyện Hồng Ngự ......................................................................................................................73 Bảng 3.43 Hoạt động chuyên môn của đơn vị thông tin thuốc tại TTYT huyện Hồng Ngự ................................................................................................................................73 Bảng 3.44 Tài liệu tra cứu thông tin thuốc tại TTYT huyện Hồng Ngự.......................74 Bảng 3.45 Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của đơn vị thông tin thuốc tại TTYT huyện Tân Hồng .......................................................................................................................75 Bảng 3.46 Hoạt động chuyên môn của đơn vị thông tin thuốc tại TTYT huyện Tân Hồng ..............................................................................................................................75 Bảng 3.47 Tài liệu tra cứu thông tin thuốc tại TTYT huyện Tân Hồng........................76 Bảng 4.1 Đề xuất nâng cao chất lượng cung cấp DI cho bệnh nhân dựa trên nhu cầu DI thực tế ............................................................................................................................79 Bảng 4.2 Đề xuất nâng cao chất lượng cung cấp DI cho bệnh nhân dựa trên nhu cầu DI thực tế ............................................................................................................................82
  • 14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cấu trúc tổng thể của mạng lưới Quốc gia về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược tại Việt Nam ...........................................................................................................6 Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp................................................................23 Hình 1.3 Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự....................................................................23 Hình 1.4 Các phòng chức năng tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự...........................24 Hình 1.5 Trung tâm y tế huyện Tân Hồng.....................................................................25 Hình 2.1 Đối tượng nghiên cứu qua các giai đoạn........................................................26 Hình 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu......................................................................29 Hình 2.3 Thang tham chiếu độ hài lòng theo mức điểm và điểm số trung bình ...........33 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ về nhóm bệnh lý của đối tượng bệnh nhân .................42 Hình 3.3 Biểu đồ mức độ ưu tiên về nội dung DI của đối tượng bệnh nhân theo điểm trung bình.......................................................................................................................48 Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ về hình thức nhận phản hồi DI mong muốn ở bệnh nhân.........49 Hình 3.5 Biểu đồ phân bố đối tượng cung cấp DI.........................................................52 Hình 3.6 Tỷ lệ thắc mắc hậu phản hồi DI tại các đơn vị khảo sát.................................55 Hình 3.7 Tỷ lệ chọn mốc thời gian cập nhật DI theo từng đối tượng NVYT ...............59 Hình 3.8 Biểu đồ xếp hạng mức độ ưu tiên về nội dung DI theo điểm trung bình của NVYT ................................................................................................................................ Hình 3.9 Biểu đồ tỷ lệ về nhu cầu DI từ DIC của NVYT.............................................67
  • 15. xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ Viết Tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc 2 AHFS AHFS Clinical Drug Information Nền tảng cung cấp chứng cứ cho điều trị bằng thuốc an toàn và hiệu quả 3 ASHP American Society of Health- System Pharmacists Hiệp hội Dược sĩ thuộc hệ thống y tế (Hoa kỳ) 4 BYT Bộ Y Tế 5 BZD Benzodiazepine Nhóm thuốc an thần có khả năng gây nghiện 6 DDI Drug-Drug Interaction Tương tác thuốc-thuốc 7 DI Drug Information Thông tin thuốc 8 DIC Drug Information Centre Trung tâm thông tin thuốc 9 DIS Drug Information Services Dịch vụ thông tin thuốc 10 DSLS Clinical Pharmacist Dược sĩ lâm sàng 11 EBM Evidence Based Medicine Y học dựa trên chứng cứ 12 FDA Food and Drug Administration Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (Hoa kỳ) 13 MA Multi Answer Đáp án có nhiều lựa chọn 14 N/A No Answer Không có câu trả lời 15 NĐ-CP Nghị định của Chính phủ 16 NLM National Library of Medicine Thư viện Y học quốc gia (Hoa kỳ) 17 Non-BZD Non-Benzodiazepine Nhóm thuốc tương tự BZD nhưng có cấu trúc hóa học khác biệt 18 NVYT Nhân viên y tế 19 PICOT P-Patient/Population I-Intervention C-Comparator O-Outcome T-Time P-Người bệnh/dân số, quần thể I-Can thiệp hay phơi nhiễm C-Yếu tố đối chứng, so sánh O-Kết quả, hậu quả T-Thời gian (theo dõi, đánh giá) 20 PS P-Patient/Population S-Situation P-Người bệnh/dân số, quần thể S-Hiện tượng, tình trạng 21 QĐ-BYT Quyết định của Bộ Y tế 22 TC/CĐ/ĐH Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
  • 16. xiv 23 THCS Trung học cơ sở 24 THPT Trung học phổ thông 25 TT-BYT Thông tư của Bộ Y tế 26 TTYT Trung tâm y tế 27 WHO-UMC Word Health Organization- Uppsala Monitoring Center Trung tâm giám sát thuốc Uppsala-tổ chức Y tế thế giới
  • 17. 1 MỞ ĐẦU Những tiến bộ hiện tại về y khoa đang từng ngày tạo ra một cơ sở thông tin khổng lồ cho sự hiểu biết về sinh lý bệnh, thuốc và điều trị. Những tiến bộ này đôi khi không kịp thời được cập nhật cho sự hiểu biết của nhân viên y tế và bệnh nhân và chưa được áp dụng trong việc điều trị bằng thuốc tại các cơ sở y tế và tạo ra khoảng trống khổng lồ về thông tin cho các nhân viên y tế và bệnh nhân. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng thuốc, hiểu biết cập nhật điều trị chưa đầy đủ [50], [42]. Ví dụ như việc kê đơn các nhóm thuốc an thần (BZD, Non-BZD, Barbiturat) cho chứng mất ngủ và lo âu dẫn đến việc lạm dụng thuốc để tự điều trị triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc lo âu thể tiềm ẩn và thỏa mãn sự lệ thuộc về thuốc ở bệnh nhân [81]. Do đó, đơn vị thông tin thuốc được tạo ra để giúp đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời về những thông tin quan trọng được dựa trên chứng cứ nhằm đưa ra lời khuyên về thuốc và chăm sóc lâm sàng tốt nhất, vì thế góp phần đáng kể trong việc giảm bớt vấn đề lạm dụng thuốc trên toàn thế giới [42]. Con người không thể nhớ hết được những thông tin khổng lồ về thuốc. Cộng thêm một sự bùng nổ lớn về số lượng các tạp chí y sinh được xuất bản mỗi năm. Do đó, việc truy xuất thông tin cụ thể mà không thiên vị là rất quan trọng. Dược sĩ lâm sàng (DSLS) được đào tạo chuyên nghiệp và có đủ năng lực pháp lý để cung cấp thông tin thuốc, đây cũng là thành phần chính trong các hoạt động hàng ngày của họ [33]. DSLS là dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh [16]. Cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác động không mong muốn của thuốc và thông tin cảnh giác dược cũng như tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau là một trong những yêu cầu, chức trách và nhiệm vụ chung của người dược sĩ lâm sàng [16], [17]. Ngoài công việc tại cơ sở khám chữa bệnh y tế, DSLS còn tham gia các hoạt động trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc và cộng đồng cho người bệnh và người chăm sóc người bệnh. Từ đó, có thể thấy được công tác thông tin thuốc trong cơ sở khám, chữa bệnh là một trong những công việc mang tính chất đặc thù của người dược sĩ lâm sàng. Nhu cầu thông tin thuốc đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Đối với cán bộ y tế thì cần các nội dung mang tính chuyên sâu về thuốc như cơ chế, chỉ định, chống chỉ định, phản ứng bất lợi, liều dùng/cách dùng, tương tác thuốc, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc… để củng cố bằng chứng cho quyết định lâm sàng hoặc thỏa nhu cầu về cập nhật kiến thức [61], [20]. Đối với bệnh nhân thì chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu với các thông tin đơn giản như hướng dẫn sử dụng thuốc (bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định,
  • 18. 2 liều dùng, cách dùng), kỹ năng tự theo dõi trong điều trị, tự xử lý các tình huống sai sót đơn giản… nhằm giúp bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả [20], [27], [28], [45]. Tại Việt Nam, hoạt động thông tin thuốc đã được xem trọng và hướng dẫn triển khai, thực hiện trong các văn bản luật, nghị định, thông tư. Đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện và báo cáo kết quả tốt trong nhiều cơ sở y tế, bệnh viện quy mô lớn, góp phần cải thiện hiệu quả điều trị và quan trọng là đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, một số các cơ sở tuyến y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu đối mặt với nhiều khó khăn trong triển khai về cả cơ sở vật chất lẫn nhân sự thực hiện theo qui định và đặc biệt là các tuyến y tế thuộc vùng biên giới càng khó khăn hơn khi có sự phân bố dân cư đa dạng và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cao so với các vùng khác. Chính vì thế, đề tài khoa học về “đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện để có các thông tin cụ thể tại các cơ sở này từ đó có các đề nghị hỗ trợ tăng cường hoạt động thông tin thuốc góp phần nâng cao chất lượng cơ sở điều trị và đảm bảo an toàn người bệnh trong quá trình chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh. Đề tài được tiến hành với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông tin thuốc của Bệnh nhân (Nội trú và Ngoại trú) tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. 2. Khảo sát nhu cầu, mức độ ưu tiên và đánh giá mức độ hài lòng về thông tin thuốc của Nhân viên y tế (Bác sĩ, Y sĩ/Điều dưỡng và Dược sĩ) 3. Khảo sát và đánh giá việc tổ chức, triển khai, hoạt động thông tin thuốc thực tế tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
  • 19. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC 1.1.1 Định nghĩa về thông tin thuốc Thông tin thuốc là các thông tin gắn liền với thuốc, các thông tin này thường được in trong các tài liệu tham khảo hay còn gọi là các nguồn thông tin. Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm về thông tin thuốc, thường phải đặt thuật ngữ này vào trong các ngữ cảnh cụ thể, đi kèm với các thuật ngữ khác như: Chuyên gia/dược sĩ/người cung cấp; trung tâm/dịch vụ/thực hành; chức năng/kỹ năng [77]. Thông tin về thuốc (Drug Information-DI) đề cập đến việc đưa ra lời khuyên về thuốc và vai trò của chúng trong việc quản lý bệnh bằng các phương pháp giao tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Các câu hỏi có thể đến từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công chúng và bệnh nhân [11], [3]. Để thống nhất về mặt định nghĩa phục vụ cho thực hành lâm sàng tại Việt Nam, trong Nghị định 54/2017/NĐ-CP được Thủ tướng chính phủ ký ban hành vào ngày 08 tháng 05 năm 2017 về “quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược” đã giải thích thuật ngữ Thông Tin Thuốc như sau: Thông tin thuốc là việc thu thập, cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc bao gồm chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc và các thông tin khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các cơ sở có trách nhiệm thông tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về dược, tổ chức, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc. Ngoài ra, còn có một số định nghĩa liên quan về chủ đề thông tin thuốc cần nắm rõ như sau: Dịch vụ thông tin thuốc (Drug Information Services-DIS) là dịch vụ bao gồm các hoạt động của các cá nhân được đào tạo đặc biệt nhằm cung cấp thông tin chính xác, không thiên vị, thực tế, chủ yếu để giải quyết các vấn đề về thuốc nhận được từ các bệnh nhân và các thành viên khác nhau của nhóm chăm sóc sức khỏe [33]. Trung tâm thông tin thuốc (Drug Information Centre-DIC) đề cập đến cơ sở được thiết lập đặc biệt và chuyên cung cấp thông tin thuốc và các vấn đề liên quan. Mục đích của trung tâm thông tin thuốc là cung cấp thông tin thuốc xác thực, chính xác, có liên quan và không thiên vị cho bệnh nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe [57], [51]. Đây có thể được xem là định nghĩa dưới góc nhìn vi mô đại diện cho đơn vị, cá nhân, tổ hoặc nhóm được giao phó nhiệm vụ làm công tác thông tin thuốc trong cơ sở chăm sóc sức khỏe.
  • 20. 4 1.1.2 Lược sử hình thành và phát triển a. Thế giới Sự sẵn có của thông tin cụ thể về bệnh nhân, bệnh tật và thuốc, và người ra quyết định hiểu biết là những thành phần không thể thiếu trong việc cung cấp một hệ thống hỗ trợ việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý [50]. Thuật ngữ “thông tin thuốc” được phát triển vào đầu những năm 1960 và được sử dụng cùng với từ “trung tâm” và “chuyên gia”. Tháng 8 năm 1962, trung tâm thông tin thuốc đầu tiên được mở tại Trung tâm Y tế Đại học Kentucky [59]. Việc thành lập trung tâm thông tin thuốc (DIC) của Đại học Kentucky đánh dấu một trong những bước đầu tiên trong quá trình chuyển biến của dược sĩ từ người phân phối thuốc thành chuyên gia điều trị bằng thuốc và là thành viên không thể thiếu của nhóm chăm sóc bệnh nhân [31]. Trung tâm này mong muốn trở thành một nguồn cung cấp thông tin thuốc toàn diện cho các bác sĩ, nha sĩ và điều dưỡng. Một mục tiêu khác là đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục sinh viên y tế chuyên nghiệp bao gồm y khoa, nha khoa và điều dưỡng, và đặc biệt ảnh hưởng đến sinh viên dược trong việc phát triển vai trò của họ với tư cách là nhà tư vấn thuốc. Một số trung tâm thông tin thuốc khác được thành lập ngay sau đó. Cuộc khảo sát chính thức đầu tiên, được thực hiện vào năm 1983, đã xác định được 54 trung tâm được dược sĩ điều hành ở Hoa Kỳ [2]. Vào những năm 1960, sự hiện diện của các loại thuốc mới (ví dụ: Thuốc chẹn thần kinh cơ, cephalosporin thế hệ đầu tiên) đã tạo ra những thách thức cho các bác sĩ trong việc bám sát và đưa ra quyết định phù hợp cho bệnh nhân của họ. Một phần của vấn đề là tìm cách truyền đạt thông tin phong phú một cách có hiệu quả cho những người cần nó. Môi trường thông tin chủ yếu dựa vào tài liệu in sẵn để lưu trữ, truy xuất và phổ biến thông tin. MEDLARS® (Hệ thống truy xuất và phân tích tài liệu y khoa) được phát triển bởi Thư viện Y khoa Quốc gia vào đầu những năm 1960 [53]. Mặc dù nó cung cấp một hình thức tìm kiếm được vi tính hóa, nhưng hạn chế là các yêu cầu tìm kiếm và kết quả trả về đều được gửi qua đường bưu điện. Khả năng truyền thông tin như vậy qua công nghệ trực tuyến không có sẵn cho đến năm 1971 khi MEDLINE® được giới thiệu và được giới hạn trong các thư viện. Trong thời gian này, chuyên gia thông tin thuốc được xem như một người có thể thu hẹp khoảng cách và truyền đạt thông tin thuốc một cách hiệu quả [78]. Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Rosenberg và các đồng nghiệp, số lượng DIC do dược sĩ điều hành ở Hoa Kỳ đã đạt đỉnh vào năm 1986 (n = 127) [63]. Tuy nhiên, các dữ liệu khảo sát khác cho biết số lượng DIC được chính thức hóa tiếp tục tăng cho đến đầu những năm 1990 [8]. Kể từ thời điểm đó, số lượng các DIC đang hoạt động, đặc biệt là các trung tâm đặt tại trường đại học lâu đời, đã giảm dần. Trong cuộc khảo sát tình trạng DIC năm 2009, chỉ có 75 DIC chính thức còn hoạt động [64]. Sự sụt giảm đáng kể này nhiều khả năng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả
  • 21. 5 sự sẵn có rộng rãi của các nguồn thông tin thuốc điện tử, những thay đổi trong thực hành và giáo dục dược và những thay đổi trong nguồn tài trợ [30]. Cung cấp thông tin về thuốc đã phát triển trong 50 năm qua khi tập trung vào an toàn thuốc, những tiến bộ trong tin học dược, y học dựa trên chứng cứ (EBM), quản lý danh mục thuốc, phát triển chính sách thuốc và môi trường chăm sóc mới [50]. b. Việt Nam Những năm trước đây, Việt Nam rất thiếu Thông tin thuốc (DI), thiếu từ nguồn thông tin đến một hệ thống tổ chức về thông tin, thiếu một cơ chế thu thập và cung ứng thông tin… Ngày nay, cùng với sự phát triển của tin học, sự mở cửa thị trường nói chung và thị trường thuốc nói riêng đã làm cho tình hình DI có nhiều bước tiến nhanh chóng. Trung tâm DI & ADR Hà Nội trực thuộc Cục Quản lý Dược được thành lập năm 1994, năm 1998 Trung tâm DI & ADR phía Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập với nhiệm vụ chính là thu thập và tổ chức thẩm định báo cáo ADR [75]. Năm 1999, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Trung tâm giám sát thuốc toàn cầu Uppsala của tổ chức Y tế thế giới (Trung tâm WHO-UMC) [77], [82]. Năm 2003, Bộ Y tế ban hành công văn 10766/YT-ĐTr về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện [13]. Công văn số 3483/YT-ĐTr của Bộ Y tế ngày 19/5/2004 hướng dẫn các Bệnh viện trên toàn quốc phải thành lập đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện [14]. Thông tư số 13/2009/TT-BYT nêu rõ nhiệm vụ cung cấp DI nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện của đơn vị thông tin thuốc [15]. Công việc này sau đó đã được xác định là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của dược sĩ lâm sàng, quy định tại Thông tư số 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện [16]. Ngày 01/03/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã kí quyết định số 571/QĐ-BYT thành lập Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, có tên viết tắt là “Trung tâm khu vực về DI & ADR thành phố Hồ Chí Minh” [76].
  • 22. 6 Hình 1.1 Cấu trúc tổng thể của mạng lưới Quốc gia về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược tại Việt Nam (Nguồn: http://canhgiacduoc.org.vn/GioiThieuChung/HeThong.aspx) 1.1.3 Các yêu cầu đối với dược sĩ về thông tin thuốc Để trở thành một nhà cung cấp DI hiệu quả, người dược sĩ phải thực hiện các kỹ năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói và viết một cách điêu luyện và có thể: + Dự đoán và đánh giá nhu cầu DI của bệnh nhân và các cán bộ y tế. + Ghi nhận thông tin nền đúng và đủ để đáp ứng các yêu cầu thông tin thuốc. + Sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết các nhu cầu về DI bằng cách tìm kiếm, truy xuất và đánh giá có hiệu quả các tài liệu (tức là đánh giá thiết kế nghiên cứu, thống kê, bias, hạn chế, khả năng áp dụng). + Tổng hợp, giao tiếp, lập tài liệu và áp dụng thông tin phù hợp vào tình hình chăm sóc bệnh nhân thực tế [10], [50]. 1.1.4 Các hoạt động cơ bản trong thực hành thông tin thuốc Một loạt các hoạt động DI có thể được thực hiện bởi dược sĩ, tùy thuộc vào cơ sở thực hành cụ thể và nhu cầu. Mọi dược sĩ cần có các kỹ năng để thực hiện các hoạt động DI sau đây: + Cung cấp DI cho bệnh nhân, người chăm sóc và các cán bộ y tế. + Biên tập và duy trì cung cấp các tài liệu giáo dục trực tuyến và ấn phẩm dạng giấy in cho bệnh nhân (ví dụ: Tờ hướng dẫn, tờ rơi) và các cán bộ y tế (ví dụ: Tài liệu cập nhật chuyên môn, bản tin) về các chủ đề như sử dụng thuốc tối ưu, sức khỏe tổng quát hoặc lựa chọn câu hỏi lâm sàng. + Tham vấn cho cán bộ y tế về các chính sách và quy trình sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bao gồm cả việc phát triển các nguồn lực để truyền đạt thông tin này. + Dẫn đầu hoặc tham gia vào các dịch vụ giáo dục thường xuyên về thông tin thuốc cho các cán bộ y tế. + Tiếp nhận đào tạo và giáo dục cho sinh viên dược và người dân.
  • 23. 7 + Tham gia các dự án nghiên cứu cải tiến chất lượng và phân tích chi phí thuốc. + Đóng góp vào tài liệu y sinh và cung cấp đánh giá ngang hàng cho những người đóng góp khác [10], [79], [36]. 1.2 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN THUỐC 1.2.1 Thúc đẩy đào tạo và chủ động hỗ trợ báo cáo ADR Một nghiên cứu đã kiểm tra 89 trung tâm thông tin thuốc về những thay đổi về số lượng hoặc loại câu hỏi, và thời gian dành cho các hoạt động so với 5 năm trước đó. Kết quả cho thấy 84% các trung tâm thông tin thuốc vẫn tồn tại vào năm 2009 khi bài báo được xuất bản. Thời gian dành cho đào tạo sinh viên tăng lên (53%) và chủ động hỗ trợ báo cáo phản ứng có hại của thuốc (44%). Bảy mươi sáu báo cáo sự gia tăng số lượng câu hỏi phức tạp, với 53% ghi nhận sự gia tăng thời gian cần thiết để trả lời các câu hỏi [64]. 1.2.2 Cung cấp thông tin thuốc khách quan cho người kê đơn Khi nghiên cứu sự sẵn có của một trung tâm thông tin thuốc tại bệnh viện, một cuộc khảo sát năm 2013 kiểm tra trên 1.400 bệnh viện đa khoa và nhi khoa của Hoa Kỳ cho thấy 54,5% bệnh viện được khảo sát với hơn 600 giường bệnh có trung tâm thông tin thuốc chính thức và 1,6% đến 17,6% đối với bệnh viện có dưới 600 giường bệnh. Bất kể quy mô bệnh viện, 97,2% bệnh viện cho biết có dược sĩ sẵn sàng trả lời các câu hỏi về thông tin thuốc và là phương pháp phổ biến nhất để cung cấp thông tin thuốc khách quan cho người kê đơn. Trong một cuộc khảo sát trước đó với 1.950 bệnh viện vào năm 2010, 96,6% bệnh viện cho biết có dược sĩ để cung cấp thông tin thuốc là phương pháp thường xuyên nhất để cung cấp thông tin thuốc khách quan [60]. 1.2.3 Lợi ích về mặt kinh tế Một nghiên cứu đã xem xét tác động kinh tế của các dịch vụ thông tin thuốc đáp ứng các yêu cầu cụ thể của bệnh nhân. Kết quả tỷ lệ chi phí so với lợi ích được tìm thấy là 2,9 : 1 đến 13,2 : 1. Phần lớn chi phí tiết kiệm được là do giảm nhu cầu theo dõi (ví dụ: Các xét nghiệm) hoặc giảm nhu cầu điều trị bổ sung liên quan đến tác hại bất lợi. Một nghiên cứu khác đã kiểm tra việc giảm chi phí thuốc và tiết kiệm doanh thu liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ kiểm tra thuốc, không thuộc trung tâm thông tin thuốc trong nghiên cứu này, nhưng có thể thuộc trách nhiệm của trung tâm thông tin thuốc. Chi phí thuốc tránh được hàng năm cộng với doanh thu là 2,6 triệu đô la. Các nghiên cứu về tính chất này ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại hạn chế chi phí [46], [44].
  • 24. 8 1.3 QUY TRÌNH PHẢN HỒI YÊU CẦU THÔNG TIN THUỐC Một cách tiếp cận có hệ thống để đáp ứng các yêu cầu DI lần đầu tiên được giới thiệu bởi Watanabe và cộng sự vào năm 1975 [80]. Cách tiếp cận này đã được sửa đổi và mở rộng trong nhiều năm để đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đều được xem xét trước khi xây dựng công thức cho câu trả lời [50], [55]. Tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu bệnh nhân thích hợp và hiểu bối cảnh của câu hỏi trước khi trả lời yêu cầu DI được mô tả qua các bước dưới đây [7], [22], [43]. Lưu ý, một cách tiếp cận có hệ thống có thể không thực sự đáp ứng đầy đủ cho tất cả các yêu cầu, đặc biệt đối với các nhu cầu lâm sàng khẩn cấp trực tiếp tại cơ sở chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra, cần xem xét các khía cạnh đạo đức và pháp lý của việc đáp ứng các yêu cầu DI, bao gồm cả các mối quan tâm về quyền riêng tư của bệnh nhân [50]. Bước 1: Xác định người yêu cầu Để có được thông tin đầy đủ và cung cấp phản hồi thông tin phù hợp, hãy xem xét kiến thức về sức khỏe và nền tảng chuyên môn của người yêu cầu (ví dụ: Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, người bệnh) [34]. Cách thức gửi câu trả lời: Phương tiện trà lời: Cần xác định phương thức trả lời như email, số điện thoại, tin nhắn, văn bản hay gặp mặt trực tiếp. Khối lượng thông tin: Thông tin cần cung cấp trong khoảng bao nhiêu trang giấy. Thường không nên cung cấp câu trả lời quá dài (tối ưu là khoảng 1-3 trang A4). Sự khẩn cấp của câu trả lời: Xác định cần trả lời ngay, sau vài giờ hay sau vài ngày hay vài tuần. Đừng tự mặc định là tất cả các câu hỏi đều là khẩn cấp và phải trả lời ngay hoặc ngược lại đừng tự mặc định là tất cả các câu hỏi đều có thể trả lời vào ngày hôm sau [84]. Bước 2: Xác định câu hỏi thực sự và nhu cầu thông tin Xác định câu hỏi thực sự và thông tin cần thiết bằng cách đặt các câu hỏi thăm dò của người yêu cầu. Ví dụ: “Tại sao câu hỏi được đặt ra ?” và “câu hỏi có liên quan đến một bệnh nhân cụ thể không ?” có thể giúp tiết lộ các chi tiết quan trọng của câu hỏi đích thực [50]. Loại thông tin này giúp tối ưu hóa quá trình tìm kiếm và đánh giá khung thời gian thích hợp của nhu cầu phản hồi. Các câu hỏi có thể chia làm 2 loại: Câu hỏi định lượng (Mô hình PICOT) và câu hỏi định đính (Mô hình PS) [36]. Bước 3: Có được thông tin cơ bản đầy đủ Thu thập thông tin cơ bản đầy đủ hơn, bao gồm kiểm tra hồ sơ bệnh án để tìm dữ liệu bệnh nhân (nếu có), để cá nhân hóa phản hồi nhằm đáp ứng nhu cầu của người yêu cầu DI [34]. Bước 4: Phân loại câu hỏi Phân loại các yêu cầu theo bệnh nhân cụ thể hoặc bao quát và theo loại câu hỏi (ví dụ: Tính sẵn có của sản phẩm, tác động phụ của thuốc, khả năng tương thích, công thức phối hợp, liều lượng/cách dùng, tương tác thuốc, nhận dạng sản phẩm thuốc, dược động học, tác động/hiệu quả điều trị [FDA đã phê duyệt so với chỉ định ngoài nhãn], mức an toàn về độc tính, ngộ độc khi mang thai/cho con bú) để hỗ trợ điều
  • 25. 9 chỉnh chiến lược tìm kiếm và lựa chọn nguồn thông tin [34]. Ví dụ về phân loại các câu hỏi thành các chủ đề được trình bày trong bảng 1.1 như sau: Bảng 1.1 Các loại câu hỏi thông tin thuốc [70] Chỉ định và sử dụng Thuốc đã được phê duyệt Thuốc đang khảo sát Thuốc chưa được phê duyệt (off-label) Chống chỉ định Mối quan tâm liên quan đến sản phẩm Tá dược (đường, chất màu, phụ gia, rượu) Công thức bào chế Nhận dạng thuốc Sự có sẵn của thuốc Liều Theo tuổi, cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể Chức năng gan, thận thay đổi Theo chỉ định Cách dùng thuốc Thay đổi các dạng bào chế (nghiền, hòa tan) Phương pháp dùng thuốc Chuẩn bị thuốc (hòa tan, trộn, pha chế) Tương hợp, ổn định, bảo quản Thời điểm uống (cùng hoặc không cùng thức ăn hay các sản phẩm dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa) Xử lý khi quên uống thuốc Phản ứng có hại của thuốc Phản ứng có hại Dị ứng Độc tính Triệu chứng, điều trị Độc tính trên thai nhi Dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú Tương tác thuốc Thuốc-bệnh Thuốc-thuốc Thuốc-xét nghiệm Thuốc-dinh dưỡng Dược động học Dược lực học Dược trị liệu Kinh tế dược Thử nghiệm Bước 5: Thực hiện tìm kiếm có hệ thống Thực hiện tìm kiếm có hệ thống các nguồn tài liệu cấp ba, cấp hai và cấp một thích hợp, bao gồm cả các tài nguyên điện tử (nếu cần) [34]. Bước 6: Phân tích thông tin Đánh giá, diễn giải và kết hợp thông tin từ các nguồn được sử dụng. Các nhu cầu thông tin khác cần được dự đoán do kết quả của thông tin thu thập được [34]. Bước 7: Phổ biến thông tin Cung cấp câu trả lời bằng miệng hoặc bằng văn bản, hoặc cả hai, nếu cần của người yêu cầu, áp dụng cụ thể thông tin vào tình huống cụ thể. Thông tin, tính cấp thiết và mục đích của nó có thể ảnh hưởng đến phương pháp phản hồi. Tài liệu hỗ trợ (ví dụ: Tài liệu cấp một) nên được đưa vào khi có thể [34]. Khi thông tin đã được xác định và phân tích, hãy soạn câu trả lời và truyền đạt câu trả lời cho người hỏi câu hỏi. Tìm câu trả lời có thể đơn giản như tìm kiếm liều lượng một thuốc cụ thể hoặc có thể phức tạp như yêu cầu tổng hợp từ nhiều bài báo nghiên cứu gốc. Trong cả hai trường hợp, câu trả lời phải đúng lúc, ngắn gọn, chính
  • 26. 10 xác và phù hợp với người đặt câu hỏi. Các câu trả lời phải được tham chiếu các tài liệu tham khảo đầy đủ. Trả lời bằng miệng: Phải rõ ràng, sắp xếp diễn đạt tốt, với sự nhấn mạnh thích hợp về các chi tiết quan trọng, trả lời tự tin và phù hợp với người hỏi. Ví dụ: Khi cung cấp thông tin thuốc cho một người bình thường, hãy chắc chắn rằng thông tin được trình bày dưới dạng dễ hiểu. Dự đoán các câu hỏi tiếp theo và sẵn sàng giải quyết chúng. Trả lời bằng văn bản: Trả lời bằng văn bản về thông tin thuốc phải được sắp xếp tốt, đầy đủ và được viết tốt. Phản hồi bằng văn bản nên viết trôi chảy, mạch lạc, với sự chuyển tiếp trơn tru giữa các phần. Sử dụng đúng cấu trúc câu, đoạn, ngữ pháp chính xác, dấu chấm câu và chính tả. Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo định dạng khoa học. Phản hồi bằng văn bản bao gồm các phần: Trình bày câu hỏi, thông tin chi tiết liên quan người bệnh (ví dụ: Tuổi tác, bệnh sử, tiền sử thuốc), câu trả lời từ các nguồn tài liệu, đánh giá về các tài liệu được trích dẫn, tóm tắt, kết luận và đề xuất, tài liệu tham khảo, thông tin của người đặt câu hỏi và người trả lời. Trong một số trường hợp, câu hỏi và câu trả lời được viết trực tiếp hoặc thêm vào bệnh án của người bệnh [36]. Bước 8: Lưu trữ tài liệu Ghi lại yêu cầu, các nguồn thông tin được sử dụng, thông tin được tìm thấy trong mỗi nguồn, thời gian dành cho phản hồi và bản thân phản hồi phù hợp với yêu cầu và bối cảnh thực hành [34]. Lý do nên lưu trữ bao gồm: Là bằng chứng thể hiện vai trò, giá trị của dược sĩ đối với cơ sở y tế. Là thông tin tra cứu nếu có câu hỏi tương tự trong tương lai. Bằng chứng lưu trữ trong trường hợp có vấn đề về pháp lý. Nội dung lưu trữ gồm: Câu hỏi cuối cùng, tài liệu tham khảo, câu trả lời và theo dõi [77]. Bước 9: Theo dõi sát Thực hiện đánh giá hậu phản hồi để xác định công dụng của thông tin được cung cấp và liệu thông tin có dẫn đến thay đổi trong thực hành sử dụng thuốc hoặc kết quả của bệnh nhân hay không. Phương pháp theo dõi: Email, điện thoại hoặc văn bản giấy [34], [36]. 1.4 PHÂN LOẠI NGUỒN TÀI LIỆU THÔNG TIN THUỐC Số lượng thông tin và tài liệu y khoa có sẵn đang tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Hàng năm, 2,5 triệu bài báo được xuất bản từ 28100 tạp chí tiếng Anh có đánh giá đồng đẳng về học thuật [66]. Số lượng bài báo được xuất bản này tăng khoảng 3% mỗi năm. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM) xử lý khoảng 1 tỷ lượt tìm kiếm trực tuyến mỗi năm từ những người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến y tế và sức khỏe qua PubMed [71].
  • 27. 11 Sự ra đời của máy tính bảng, điện thoại thông minh và các nguồn tài nguyên Internet đã thay đổi hoàn toàn các phương thức truy cập thông tin. Thiết bị di động có thể cung cấp khả năng truy cập thông tin nhanh hơn và thuận tiện hơn để trả lời các câu hỏi về thông tin thuốc (DI) bằng cách tăng khả năng tiếp cận thông tin tại thời điểm chăm sóc [5], [6]. Chúng cũng có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe truy cập thông tin qua một số lượng lớn các ứng dụng di động có thể tải xuống (còn gọi là Apps) thay vì dựa vào quyền truy cập Internet [50]. Do sự tiếp cận và xu hướng sử dụng thông tin trực tuyến của bệnh nhân, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không chỉ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến sức khỏe và thuốc khi chúng xảy ra, mà còn phải cập nhật và cảnh giác những thông tin mới nhất liên quan đến thực hành y khoa và điều trị [50]. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phải am hiểu về các loại tài liệu y sinh khác nhau và thành thạo trong việc sử dụng chúng để điều chỉnh tìm kiếm của họ và tìm kiếm thông tin hữu ích một cách đầy đủ. Nếu không có kỹ năng này, họ có thể không sử dụng được các nguồn lực có lợi cho mình, có thể lãng phí thời gian và công sức và không thu được thông tin thích hợp [66]. Có ba loại nguồn thông tin trong tài liệu y sinh: Nguồn chính, nguồn thứ cấp và nguồn cấp ba [32]. Chúng cũng được gọi đồng nghĩa là tài liệu tham khảo cấp một, cấp hai và cấp ba. Thông thường, bước đầu tiên thích hợp và đầy đủ nhất để tìm kiếm thông tin là trước tiên hãy tham khảo các nguồn tài liệu cấp ba trước khi tìm kiếm trong các loại tài liệu khác [50], [65]. 1.4.1 Nguồn tài liệu cấp ba (Tertiary sources) Cung cấp thông tin đã được lọc và tóm tắt bởi tác giả hoặc người biên tập để cung cấp một bản tóm tắt nhanh chóng và dễ dàng về một chủ đề. Do đó, các nguồn này rất tiện lợi, dễ sử dụng và quen thuộc với hầu hết mọi người. Một số ví dụ về các nguồn thông tin cấp ba bao gồm: Sách giáo khoa, bản tóm tắt, các bài báo đánh giá trên tạp chí, hướng dẫn lâm sàng và thông tin chung khác. Một số tài nguyên cấp ba có sẵn thông qua truy cập trực tuyến dưới dạng sách điện tử hoặc ứng dụng trực tuyến có chức năng tìm kiếm (ví dụ: Micromedex® , Clinical Pharmacology® , Lexicomp® ). Những nguồn tài liệu này sẽ cung cấp cho người hành nghề những thông tin chung cần thiết để người đọc làm quen với chủ đề và những tài liệu tham khảo này có thể đóng vai trò là nơi ban đầu để xác định thông tin, vì chúng cung cấp một cái nhìn tổng quan khá đầy đủ và ngắn gọn về thông tin có sẵn về một chủ đề cụ thể. Hầu hết các thông tin cơ bản mà người hành nghề cần có đều có thể được tìm thấy trong các nguồn này, tạo nên những nguồn thông tin cơ bản tuyệt vời này khi giải quyết một câu hỏi về DI [29], [50]. Nhược điểm: Độ trễ về cập nhật thông tin. Giới hạn về không gian của tài nguyên hoặc do tác giả tìm kiếm tài liệu không đầy đủ.
  • 28. 12 Lỗi trong quá trình phiên dịch, thành kiến của con người (human bias), giải thích thông tin không chính xác hoặc tác giả thiếu chuyên môn. Một nguồn có thể được ưu tiên hơn nguồn khác tùy thuộc vào câu hỏi được đặt ra. Do đó, điều quan trọng là phải làm quen với chuyên môn, phạm vi và các đặc điểm khác nhau của mỗi cơ sở dữ liệu trước khi sử dụng chúng, điều quan trọng là phải luôn xem xét các nội dung một cách cẩn thận (Bảng 1.2) và tham khảo nhiều nguồn khi có thể trước khi đưa ra các khuyến nghị lâm sàng [50]. Bảng 1.2 Một số dạng câu hỏi cần được xem xét khi muốn đánh giá nguồn tài liệu cấp ba Tác giả có kinh nghiệm / chuyên môn thích hợp để xuất bản trong lĩnh vực này không? Thông tin có kịp thời, dựa trên ngày xuất bản không? Thông tin có được hỗ trợ bởi các trích dẫn thích hợp không? Tài nguyên có chứa thông tin liên quan không? Tài nguyên có xuất hiện không có sai lệch và sai lệch rõ ràng không? Thông tin có phải là phiên bản cập nhật nhất của tài nguyên không? Không thể có được tất cả các nguồn sẵn có hữu ích trong tất cả các lĩnh vực thực hành lâm sàng. Cũng khó nếu chỉ chọn một tài nguyên duy nhất để thiết lập cho thực hành, vì mỗi tài nguyên có thể có mức độ chính xác, tính toàn diện, giá trị và mức độ tiếp cận khác nhau. Điều quan trọng là phải xem xét loại thông tin phổ biến nhất cần thiết trong một môi trường thực hành cụ thể để đảm bảo rằng các nguồn tài liệu cấp ba thích hợp luôn sẵn có. Dưới đây là danh sách các nguồn thông tin cấp ba thường được sử dụng bởi các chuyên gia DI và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bảng 1.3 Nguồn tài liệu thông tin thuốc cấp ba hữu ích theo chủ đề [50] Chủ Đề Nguồn Tổng quát, các sản phẩm liên quan Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Prescribers’ Digital Reference (online): PDR Monthly Prescribing Reference (online): MPR Tác động phụ Meyler's Side Eects of Drugs Side Eects of Drugs Annual Prescribing information PDR FDAble (Medwatch) Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Độ ổn định, tương kỵ Handbook of Injectable Drugs, King Guide to Parenteral Admixtures
  • 29. 13 Trissel's 2 Clinical Pharmaceutics Database. Extended Stability for Parenteral Drugs Trissel's Stability of Compounded Formulations Remington: The Science and Practice of Pharmacy USP–National Formulary (NF) Hoạt chất, công thức Remington: The Science and Practice of Pharmacy Merck Index A Practical Guide to Contemporary Pharmacy Practice USP/NF Trissel's Stability of Compounded Formulations Extemporaneous Formulations Thực phẩm-thảo dược bổ sung Natural Medicines Natural Medicines Comprehensive Database NIH's Dietary Supplement Label Database MedlinePlus AltMedDex Review of Natural Products Bệnh lý, Chẩn đoán Pharmacotherapy: A Pathophysiologic Approach Pharmacotherapy Principles and Practice Applied Therapeutics: The Clinical Use of Drugs The Merck Manual of Diagnosis and Therapy Harrison's Principles of Internal Medicine Goldman's Cecil Medicine Textbook of Therapeutics Conn's Current Therapy Medscape Thuốc sẵn có, Giá cung cấp RED BOOK Clinical Pharmacology (Elsevier) Lexi-Drugs Medi-Span Price Rx Nhận dạng thuốc Identidex Clinical Pharmacology Drugs.com Ident-A-Drug Reference (Pharmacist's Letter Online) Lexi-Drug ID Facts & Comparisons® eAnswers American Drug Index The Merck Index Tương tác thuốc Hansten and Horn's Drug Interaction Analysis and Management Drug Interaction Facts Stockley's Drug Interactions Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons,
  • 30. 14 Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Thuốc dùng cho rối loạn chức năng thận Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Drug Prescribing in Renal Failure: Dosing Guidelines for Adults (Arono) Sử dụng thuốc cho người cao tuổi Geriatric Dosage Handbook Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Thuốc và biệt dược quốc tế Drug Information Handbook with International Trade Names Index Martindale: The Complete Drug Reference Index Nominum International Drug Directory Drugdex Clinical Pharmacology Thuốc điều tra, thu hồi FDA website (http://www.fda.gov) Clinicaltrials.gov MedlinePlus Manufacturer websites Xét nghiệm Basic Skills in Interpreting Laboratory Data (ASHP) Mosby's Manual of Diagnostics and Laboratory Test (Pagana) Pocket Guide to Diagnostic Tests (Nicoll) Laboratory Tests and Diagnostic Procedure Phương pháp/đánh giá trong Quản lý thuốc FDA prescribing information Handbook on Injectable Drugs Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Thuốc không kê đơn Handbook of Nonprescription Drugs Nonprescription Product Therapeutics FDA product labeling Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Sử dụng thuốc cho trẻ em The Harriet Lane Handbook Pediatric and Neonatal Dosage Handbook Nelson Textbook of Pediatrics
  • 31. 15 Neofax Red Book: Report of the Committee on Infectious Diseases Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Tính toán trong ngành dược Pharmaceutical Calculations (Zatz) Pharmaceutical Calculations (Ansel) Lexi-Calc Nhà sản xuất dược phẩm Clinical Pharmacology RED BOOK Red Book: Report of the Committee on Infectious Diseases Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information PDR Dược động học Basic Clinical Pharmacokinetics Applied Biopharmaceutics and Pharmacokinetics Martindale: The Complete Drug Reference Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Dược lý Goodman & Gilman's: The Pharmacological Basis of Therapeutics Basic & Clinical Pharmacology (Katzung and Trevor) Brody's Human Pharmacology: Molecular to Clinical Principles of Pharmacology (Golan) Dược lý trị liệu Pharmacotherapy: A Pathophysiologic Approach (DiPiro) Applied Therapeutics: The Clinical Use of Drugs Textbook of Therapeutics Pharmacotherapy Principles and Practice Pháp chế dược Pharmacy Practice and the Law Guide to Federal Pharmacy Law State Board of Pharmacy websites Phụ nữ mang thai, Cho con bú Briggs Drugs in Pregnancy and Lactation LactMed Medications and Mother's Milk Catalog of Teratogenic Agents, Drugs During Pregnancy and Lactation REPRORISK Clinical Pharmacology, Drugdex (Micromedex), Lexi-Drugs
  • 32. 16 (Drug Information Handbook), Drug Facts and Comparisons, Martindale: The Complete Drug Reference, and AHFS Drug Information Độc chất học TOXNET LiverTox POISINDEX Lexi-Tox Goldfrank's Toxicologic Emergencies Casarett & Doull's Toxicology: The Basic Science of Poisons Poisoning and Toxicology Handbook 8 Thuốc thú y Textbook of Veterinary Internal Medicine Veterinary Pharmacology and Therapeutics (Riviere) The Merck Veterinary Manual (MVM) Plumb's Veterinary Drug Handbook Exotic Animal Formulary FDA Center for Veterinary Medicine Animal Drugs@FDA Pet Education Pet Place Pets with Diabetes USP Veterinary Medicine 1.4.2 Nguồn tài liệu cấp hai (Secondary sources) Đề cập đến các tài liệu mô tả, tóm tắt hoặc thảo luận về thông tin hoặc chi tiết được trình bày ban đầu trong tài liệu chính (ví dụ: Thử nghiệm lâm sàng) hoặc một số tài liệu cấp ba (ví dụ: Một bài đánh giá) được tìm thấy trong các tạp chí, với mục tiêu hướng người dùng đến các tài liệu liên quan. Loại tài nguyên này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, nó có thể giúp người hành nghề bám sát thông tin được xuất bản gần đây hoặc giúp tìm thêm thông tin chi tiết hoặc gần nhất về một chủ đề cụ thể. Khi thảo luận về nguồn thông tin cấp hai, có hai thuật ngữ thường được sử dụng: Indexing và Abtracting. Indexing bao gồm việc cung cấp thông tin trích dẫn thư mục (ví dụ: Tiêu đề, tác giả và trích dẫn của bài báo). Abtracting chỉ bao gồm mô tả ngắn gọn (hoặc tóm tắt) về thông tin được cung cấp bởi bài báo hoặc nguồn được trích dẫn [38], [62]. Nhược điểm lớn nhất của nguồn thông tin cấp hai là phải biết chính xác thuật ngữ hoặc tiêu đề mô tả cụ thể cho đối tượng muốn tìm kiếm.
  • 33. 17 Một số cơ sở dữ liệu cung cấp nguồn tài liệu cấp hai được trình bày trong Bảng 1.4 dưới đây: Bảng 1.4 Một số cơ sở dữ liệu cung cấp nguồn tài liệu cấp hai [50] Tên CSDL Mô Tả Truy Cập Biosis Previews Đây là một cơ sở dữ liệu toàn diện về thông tin sinh học, bao gồm thông tin sinh học và y sinh. BIOSIS cũng bao gồm các bản tóm tắt từ các hội nghị liên quan đến khoa học cơ bản. Điều này hữu ích nhất khi tìm kiếm thêm thông tin khoa học cơ bản về hoạt động của các hợp chất ở cấp độ tế bào. http://www.thomsonreuters.com Cochrane Library Cơ sở dữ liệu này có ba thành phần: các chỉ số của Cochrane tổng quan về nhiều loại phương pháp điều trị y tế, tình trạng và liệu pháp thay thế; tóm tắt các đánh giá có hệ thống quốc tế; và một thư mục về các đánh giá có hệ thống trong tài liệu trên toàn thế giới. Các đánh giá y học dựa trên bằng chứng này dựa trên phân tích sâu rộng của các tài liệu hiện tại và đưa ra các khuyến nghị điều trị. http://www.cochrane.org Cumulative Index To Nursing And Allied Health Literature (Cinahl) Đây là một dịch vụ chủ yếu bao gồm tài liệu trong các lĩnh vực điều dưỡng. Cơ sở dữ liệu này hữu ích khi tìm kiếm thông tin về chăm sóc bệnh nhân từ quan điểm của các chuyên gia y tế. Nó được cập nhật hàng tháng. http://www.ebscohost.com Current Contents Connect Dịch vụ điện tử này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tài liệu được xuất bản gần đây vì nó liên quan đến thông tin khoa học. Có nhiều tập hợp con, các phân nhóm y học lâm sàng và khoa học đời sống có vẻ hữu ích nhất cho các học viên và tập trung vào thông tin hữu ích về các nghiên cứu hoặc phát triển thuốc gần đây. http://wokinfo.com/ training_support/ training/current-contents- connect/ Embase® Là một dịch vụ tóm tắt toàn diện bao gồm các tài liệu y sinh trên toàn thế giới. Cơ sở dữ liệu này bao gồm các tài liệu tương tự như MEDLINE nhưng với phạm vi bao phủ lớn hơn của các ấn phẩm quốc tế. Ngoài ra, có ít thời gian trễ hơn giữa việc xuất bản và đưa vào cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này hữu ích khi tìm kiếm http://www.embase.com
  • 34. 18 thông tin về các chất bổ sung chế độ ăn uống hoặc thuốc có thể có sẵn ở các quốc gia khác. Google Scholar Một công cụ tìm kiếm trên Internet được thiết kế nhắm đến các mục tiêu là các tài liệu học thuật có sẵn trực tuyến, trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau bao gồm cả chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, nó chứa tất cả các trích dẫn bài báo từ Medline. Có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều tạp chí và ấn phẩm học thuật khác nhau, dựa trên kết hợp từ khóa. Không có trong công cụ tìm kiếm của Google vì nó chỉ cung cấp các ấn phẩm mang tính học thuật. Do khả năng tìm kiếm mạnh mẽ của nó, nó rất hữu ích khi các nguồn thứ cấp khác không mang lại nhiều thành công trong việc tìm kiếm một bài báo quan tâm. Kết quả của các chủ đề được tìm kiếm được liệt kê theo số lần trích dẫn. http://scholar.google.com International Pharmaceutical Abstracts (Ipa) Phạm vi bao phủ bao gồm thông tin liên quan đến thuốc, cả việc sử dụng và phát triển thuốc. Cơ sở dữ liệu này cũng tóm tắt một loạt các bài thuyết trình từ hội nghị. Trọng tâm chính của cơ sở dữ liệu này là thông tin về dược, bao gồm quản lý dược và các dịch vụ lâm sàng, biến nó thành cơ sở dữ liệu toàn cầu toàn diện nhất cho thông tin cụ thể về dược. http://clarivate.com Journal Watch® Là một dịch vụ tóm tắt, bao gồm thông tin gần nhất, được các bác sĩ tóm tắt từ nhiều tài liệu y khoa. Một bản tin tổng hợp bao gồm những câu chuyện y khoa mà các bác sĩ quan tâm được xuất bản cũng như các bản tin bổ sung trong các chuyên khoa cụ thể. Điều này hữu ích nhất khi theo dõi các thử nghiệm lâm sàng mới liên quan đến các loại thuốc cụ thể. http://www.jwatch.org LexisNexis® Cung cấp phạm vi bao phủ của nhiều loại thông tin, bao gồm cả tin tức y tế, pháp lý và kinh doanh. Một số ấn phẩm có sẵn toàn văn thông qua dịch vụ này. Tài nguyên này rất hữu ích khi cố gắng tìm kiếm thông tin về tin tức hoặc nghiên cứu y tế gần đây. http://www.lexisnexis.com
  • 35. 19 Medline® Là một phần của chương trình NLM PubMed với khoảng 5.600 tạp chí y khoa được xử lý để MEDLINE trích xuất thông tin từ các ấn phẩm bằng 40 ngôn ngữ khác nhau. Phạm vi bao phủ bao gồm khoa học cơ bản và lâm sàng cũng như điều dưỡng, nha khoa, thú y và nhiều ngành chăm sóc sức khỏe khác. Cơ sở dữ liệu này có sẵn thông qua nhiều nhà xuất bản và truy cập miễn phí vào nội dung có sẵn qua PubMed. http://www.nlm.nih.gov Trip Database Cung cấp các kết quả tìm kiếm không có quảng cáo, không thiên vị bằng cách sử dụng khả năng tìm kiếm trực tuyến thông qua hàng triệu bài báo. Nó cho phép tìm kiếm tài liệu dựa trên định dạng PICO (bệnh nhân, can thiệp, so sánh, kết quả) hoặc sử dụng tìm kiếm nâng cao. Kết quả tìm kiếm của nó được liệt kê theo loại bằng chứng (ví dụ: thử nghiệm lâm sàng, hướng dẫn, đánh giá hệ thống) và bao gồm nhiều hướng dẫn được sắp xếp theo quốc gia xuất bản. Đây là một trong những nguồn tài liệu toàn diện và dựa trên bằng chứng để lấy các tài liệu y khoa. Nó có sẵn và miễn phí. http://www.tripdatabase.com 1.4.3 Nguồn tài liệu cấp một (Primary sources) Nguồn cấp một là các tài liệu/thông tin gốc mà các nghiên cứu khác dựa trên đó [62]. Nó bao gồm các nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu lâm sàng, cả đã xuất bản và chưa xuất bản. Không phải tất cả các tài liệu được xuất bản trên một tạp chí đều được phân loại là tài liệu cấp một. Ví dụ: Các bài báo đánh giá hoặc bài xã luận không phải là tài liệu chính. Có một số loại ấn phẩm được coi là chính, bao gồm các thử nghiệm có đối chứng, nghiên cứu đoàn hệ, báo cáo case và chuỗi case. Ưu điểm của việc sử dụng tài liệu cấp một là khả năng tiếp cận thông tin chi tiết về một chủ đề, khả năng cá nhân đánh giá về tính phù hợp, khả năng áp dụng của kết quả nghiên cứu và quan trọng nhất là tính cập nhật hơn so với nguồn cấp hai và cấp ba. Nhược điểm của nguồn cấp một gồm: Kết luận sai lệch khi chỉ dựa trên một thử nghiệm mà không có bối cảnh của nghiên cứu khác, cần có kỹ năng tốt trong việc đánh giá tài liệu (ví dụ: Đánh giá thử nghiệm lâm sàng) và cần khối lượng lớn thời gian để đánh giá tài liệu hiện có [50]. 1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC Ở VIỆT NAM 1.5.1 Tổ chức hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược Cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược tại cơ sở.
  • 36. 20 Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và xác nhận nội dung thông tin thuốc [20]. Trách nhiệm chung về thông tin thuốc bao gồm: Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có trách nhiệm tổ chức thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, kịp thời thông báo tới các đối tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc có trách nhiệm giúp Bộ Y tế trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc, các phản ứng có hại của thuốc [18]. 1.5.2 Thông tin thuốc trong bệnh viện Giám đốc bệnh viện: Có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện [18]. Hội đồng Thuốc và điều trị: Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm vi bệnh viện. Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoa Dược, Đơn vị Thông tin thuốc trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướng dẫn điều trị và các qui trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến chuyên môn của đơn vị. Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện. Nhiệm vụ đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện bao gồm: Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc. Cung cấp thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh). Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh). Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Các vấn đề khác có liên quan đến thông tin thuốc. Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm: Cung cấp thông tin về thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
  • 37. 21 Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện [19]. Nội dung chung về thông tin thuốc bao gồm: Thông tin cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc và các thông tin cần thiết khác. Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc [18], [20]. Nội dung cụ thể về thông tin thuốc tại bệnh viện: Tổ chức thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, gửi bản tin thông tin thuốc gửi xuống cho khoa lâm sàng, tập san về thông tin thuốc. Thông tin về thuốc: Tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều, hiệu chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt, chỉ định, chống chỉ định, tác động không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc, lựa chọn thuốc trong điều trị, sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai/cho con bú, các lưu ý khi sử dụng thuốc. Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: Tên thuốc, thành phần, tác động dược lý, tác động không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng. Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu. Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị. Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng thuốc, hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị. Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc cho cán bộ y tế. Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác động không mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [56]. 1.5.3 Dược sĩ lâm sàng trong hoạt động thông tin thuốc Điều kiện của dược sĩ lâm sàng:
  • 38. 22 Dược sĩ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng là dược sĩ đại học và phải đáp ứng một trong ba điều kiện sau: Được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng. Được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng. Được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý-dược lâm sàng [16]. Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng: Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: Dược sĩ lâm sàng cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử [16]. Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác động không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược. Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh. Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện, chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc. Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công [17]. 1.6 GIỚI THIỆU CÁC TRUNG TÂM Y TẾ TUYẾN HUYỆN VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH ĐỒNG THÁP Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, có tổng diện tích 3.374 km², dân số gần 1,7 triệu người, phía bắc giáp Cam-pu-chia (gồm các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và TP.Hồng Ngự), phía nam giáp Vĩnh Long (huyện Châu Thành) và Cần Thơ (gồm các huyện Lai Vung và Lấp Vò), phía tây giáp An Giang (gồm các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh), phía đông giáp Long An (gồm các huyện Tân Hồng, Tam Nông và Tháp Mười) và Tiền Giang (gồm các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh và Châu Thành) [25].
  • 39. 23 Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: https://dongthap.gov.vn/ban-do-hanh-chinh) 1.6.1 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự Địa chỉ: Khóm Thượng 1, Thị Trấn Thường Thới Tiền, Huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp Email: ttyt.huyenhongngu@gmail.com Điện thoại: 02773 586 155 Hình 1.3 Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự
  • 40. 24 Tổ chức của Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự bao gồm các Khoa-Phòng như sau: Hình 1.4 Các phòng chức năng tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự Bảng 1.5 Danh sách các khoa chuyên môn tại Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự STT Khoa Chuyên Môn 1 Khoa Kiểm soát bệnh tật-HIV/AIDS 2 Khoa Y tế công cộng-dinh dưỡng 3 Khoa An toàn thực phẩm 4 Khoa Khám bệnh 5 Khoa Cấp cứu, HSTC-Chống độc 6 Khoa Cận lâm sàng-CĐHA 7 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 8 Khoa Y học cổ truyền-PHCN 9 Khoa Dân số 10 Khoa Liên chuyên khoa 11 Khoa Nhi 12 Khoa Dược-Vật tư y tế 13 Khoa Ngoại-Chăm sóc SKSS 14 Khoa Nội tổng hợp Tổng số cán bộ, nhân viên y tế: 150, trong đó:  Bác sĩ: 26  Dược sĩ:  Đại học: 4  Trung học: 16  Y sĩ/Điều dưỡng: 54
  • 41. 25 1.6.2 Giới thiệu Trung tâm y tế huyện Tân Hồng Địa chỉ: Số 09 Trần Phú, Khóm 3, TT. Sa Rài H.Tân Hồng-Đồng Tháp Email:bvdktanhong@gmail.com Điện thoại: 02773. 830039 Hình 1.5 Trung tâm y tế huyện Tân Hồng Về mặt tổ chức thì Trung tâm y tế huyện Tân Hồng cũng bao gồm các phòng chức năng và các khoa chuyên môn tương tự như Trung tâm y tế huyện Hồng Ngự. Tổng số cán bộ, nhân viên y tế: 183, trong đó:  Bác sĩ: 42  Dược sĩ:  Đại học: 8  Trung học: 18  Y sĩ/Điều dưỡng: 72