SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----------------
TRẦN VĂN NHƠN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRẦN VĂN NHƠN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Hà Minh Hiển
CẦN THƠ, 2020
i
GIẤY XÁC NHẬN
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị
tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm
2019” do học viên Trần Văn Nhơn thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Hà
Minh Hiển, Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn
thông qua ngày ……………. Sau khi đã được bổ sung và sửa chữa các điểm
sau:
1. Ủy viên
2. Ủy viên – Thư ký
3. Phản biện 1
4. Phản biện 2
5. Chủ tịch hội đồng
Ủy viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
---------
Phản biện 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
---------
Ủy viên - Thư ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
----------
Phản biện 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
----------
Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên)
----------
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Đô.
Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô.
Ban chủ nhiệm Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Ban chủ nhiệm, Quý thầy cô trong Bộ môn Dược lý và Dược Lâm Sàng, cùng
các Bộ môn có liên quan, Trường Đại học Tây Đô.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. Hà Minh Hiển – Người trực
tiếp hướng dẫn đề tài và đã tận tình quan tâm động viên giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người nhà bệnh nhi đã đồng ý tham gia vào
nghiên cứu, giúp tôi có được số liệu cho luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn bố mẹ và toàn thể gia đình, anh em, bạn bè thân
yêu đã giúp đỡ và luôn là nguồn động viên khích lệ lớn lao đối với tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Ngày..….tháng……năm 2020
Ký tên và ghi rõ họ tên
Trần Văn Nhơn
iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
KIÊN GIANG NĂM 2019
Trần Văn Nhơn
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Minh Hiển
Mục tiêu
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy trên các bệnh nhi nội trú ≤
15 tuổi tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
251 bệnh án của trẻ em ≤ 15 tuổi điều trị nội trú do tiêu chảy bằng ít nhất một thuốc từ
01/2019 đến tháng 12/2019. Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Cơ sở để đánh giá là tài liệu khuyến cáo của Bộ Y Tế và WHO.
Kết quả và bàn luận
Tỷ lệ chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều trị tiêu chảy phù hợp khuyến
cáo là 88,3%, không phù hợp là 11,7%. Tỷ lệ phác đồ điều trị kháng sinh theo kinh
nghiệm phù hợp với kháng sinh đồ là 77,8%, chưa phù hợp là 22,2%. Liều dùng kháng
sinh phù hợp khuyến cáo là 86,4%, không phù hợp là 2,4%. Kháng sinh dùng nhiều
nhất là ceftriaxon (53,4%). Tình hình chỉ định oresol phù hợp khuyến cáo chiếm
68,9% trong điều trị tiêu chảy không mất nước, không phù hợp chiếm 58,3% trong
điều trị tiêu chảy có mất nước. Tỷ lệ chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy
không mất nước chiếm 50,8%. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm
39,8%, trong đó liều phù hợp khuyến cáo chiếm 97% và thấp hơn khuyến cáo là 3%.
Tỷ lệ có chỉ định probiotic trong tiêu chảy chiếm 35,1%. Kết quả phân tích hồi quy
logistic đa biến cho thấy số ngày nằm viện và neutrophil trong máu có ảnh hưởng đến
sử dụng kháng sinh trong điều trị (p < 0,05).
Kết luận
Tình hình sử dụng kháng sinh, oresol, kẽm trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú ≤
15 tuổi tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang là khá phù hợp với hướng dẫn
của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới về danh mục thuốc và liều dùng. Tuy nhiên, cần
tăng cường tuân thủ việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo
cũng như cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố dự đoán dẫn đến chỉ định
kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều
trị.
Từ khóa: tiêu chảy, bệnh nhi nội trú, kháng sinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên
Giang.
iv
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE MEDICINE USE FOR DIARRHEA
TREATMENT ON PEDIATRIC INPATIENT AT KIEN GIANG
GENERAL HOSPITAL IN 2019
By Tran Van Nhon,
Supervisor: Ha Minh Hien
OBJECTIVES
To assess the medicine use for diarrhea treatment on pediatric inpatient and to
determine factors which affect antibiotic indications on pediatric inpatient under 15
years.
SUBJECTS AND METHODS
251 medical records of pediatric inpatient suffered from diarrhea and treated by at
least 1 medicine from 1/2019 to 12/2019 at Kien Giang general hospital were studied
by descriptive cross-sectional study. Criteria for assessment are based on MOH and
WHO guidelines.
RESULTS
The rate of antibiotic prescription that met MOH and WHO guidelines was 88.3% in
comparison with 11.7% of non-conformance. The compliance prescriptions based on
antibiogram were 77.8%, non-compliance were 22.2%. The compliance dosage refered
to guideline was 86.4%, non-conpliance was 2.4%. The most prevalent antibiotic was
ceftriaxone (53.4%). The rate of reasonable dosage for ORS was 68.9% for diarrhea
without dehydration whereas 58.3% for diarrhea with dehydration was unreasonable.
The use of lactated ringer’s for diarrhea without dehydration made up 50.8%. The use
of zinc as supplement made up only 39.8%, where the reasonabe dosage made up 97%
whereas the unreasonable dosage was 3%. The percentage of probiotic use was 35.1%.
Results of multivariate logistic regression analysis show that the number of
hospitalization days and neutrophil index in the blood may effect on antibiotic use in
diarrhea treatment (p < 0.05).
CONCLUSIONS
The medicine use including antibiotic, oresol and zinc for diarrhea treatment on
pediatric inpatients under 15 years was rather in compliance with MOH and WHO
guidelines in term of drug list and dosage at Kien Giang general hospital. However, it
is necessary to strengthen this comformance on antibiotic use and further investigation
on predictive factors before antibiotic prescribing should be considered to avoid
overusing of antibiotic.
Key words: Diarrhea, pediatric inpatient, antibiotic, Kien Giang general hospital.
v
CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ
một công trình khoa học nào khác.
Ngày..….tháng……năm 2020
Ký tên và ghi rõ họ tên
Trần Văn Nhơn
vi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM......................................3
1.1.1. Định nghĩa.....................................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ...........................................................................................................3
1.1.3. Sinh lý ruột trong bệnh tiêu chảy..................................................................5
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy.....................................5
1.1.5. Phân loại tiêu chảy........................................................................................6
1.1.6. Đánh giá mức độ mất nước...........................................................................8
1.1.7. Tác nhân gây bệnh ........................................................................................9
1.2. CHẨN ĐOÁN ...................................................................................................11
1.2.1. ỏi bệnh sử.................................................................................................11
1.2.2. Thăm Khám ................................................................................................12
1.2.3. Cận lâm sàng...............................................................................................12
1.3. ĐIỀU TRỊ..........................................................................................................13
1.3.1. Tiêu chảy cấp ..............................................................................................13
1.3.2. Tiêu chảy kéo dài........................................................................................15
1.3.3. Tiêu chảy do lỵ............................................................................................16
1.4. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY .........................................................................17
1.4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ.................................................................................17
1.4.2. Cải thiện nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung ...............................................17
1.4.3. Sử dụng nước sạch......................................................................................17
1.4.4. Rửa tay thường quy.....................................................................................18
1.4.5. Thực phẩm an toàn......................................................................................18
1.4.6. Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn ..........................................................18
1.4.7. Phòng bệnh bằng vắc xin............................................................................18
1.5. THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ...............................19
1.5.1. Oresol (ORS) có độ thẩm thấu thấp............................................................19
1.5.2. Kẽm.............................................................................................................20
1.5.3. Probiotic......................................................................................................20
1.5.4. Diosmestit ...................................................................................................21
1.5.5. Racecadotril ................................................................................................21
1.5.6. Lactat Ringer...............................................................................................21
1.5.7. Kháng sinh ..................................................................................................21
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI. ...............................26
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................34
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu..................................................................................34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................................34
vii
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................34
2.2.2. Cỡ mẫu........................................................................................................34
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu...............................................................................34
2.2.4. Cách tiến hành.............................................................................................35
2.2.5. Cơ sở đánh giá ............................................................................................36
2.2.6. Cách thức đánh giá: ....................................................................................36
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU...........................38
2.3.1. Công cụ thu thập.........................................................................................38
2.3.2. Kỹ thuật thu thập.........................................................................................38
2.3.3. Người thu thập ............................................................................................38
2.3.4. Phương pháp kiểm soát sai số.....................................................................38
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ............................................39
2.4.1. Xử lý số liệu................................................................................................39
2.4.2. Định nghĩa biến số ......................................................................................39
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................40
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................40
3.1.1. Tần suất mắc bệnh theo giới tính và nhóm tuổi..........................................40
3.1.2. Đặc điểm về nơi sinh sống..........................................................................41
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG..........................................41
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng......................................................................................41
3.2.2. Đặc điển cận lâm sàng ................................................................................43
3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ........46
3.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy............................................46
3.3.2. Bệnh mắc kèm thường gặp .........................................................................49
3.3.3. Tình hình chỉ định oresol và lactat ringer trong điều trị tiêu chảy .............52
3.3.4. Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy............................53
3.3.5. Tình hình chỉ định probiotic .......................................................................54
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY. ........................................................................54
Chương 4. BÀN LUẬN ...............................................................................................56
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................56
4.1.1. Tần suất mắc bệnh theo giới tính và nhóm tuổi..........................................56
4.1.2. Đặc điểm về nơi sinh sống..........................................................................56
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG..........................................57
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng......................................................................................57
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ...............................................................................58
4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ.....................60
4.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy............................................60
4.3.2. Đặc điểm chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy...............................61
viii
4.3.3. Các kháng sinh sử dụng trong điều trị tiêu chảy.........................................62
4.4. BỆNH MẮC KÈM THƯỜNG GẶP...............................................................63
4.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
TIÊU CHẢY ............................................................................................................63
4.5.1. Số ngày sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy..................................63
4.5.2. Đánh giá sự phù hợp của chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều
trị tiêu chảy ...........................................................................................................64
4.5.3. Đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm với
kháng sinh đồ. .......................................................................................................64
4.6. TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH ORESOL VÀ LACTAT RINGER TRONG ĐIỀU
TRỊ TIÊU CHẢY ....................................................................................................65
4.6.1. Tần suất chỉ định Oresol .............................................................................65
4.6.2. Tần suất chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy...............................65
4.6.3. Đánh giá liều dùng của Oresol trong dự phòng và điều trị mất nước do tiêu
chảy.......................................................................................................................66
4.7. KẼM ..................................................................................................................66
4.7.1. Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy............................66
4.7.2. Đánh giá chế độ liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ........................67
4.8. TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH PROBIOTIC..........................................................67
4.9. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY. ........................................................................68
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................69
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................69
5.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. xii
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................xv
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ xvi
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................ xvi
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................... xvii
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. xviii
PHỤ LỤC 7 .............................................................................................................. xviii
PHỤ LỤC 8 .............................................................................................................. xviii
PHỤ LỤC 9 ................................................................................................................ xix
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Phân loại mất nước dựa vào nồng độ Natri trong máu. ..................................8
Bảng 1. 2 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ từ 1 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi ...................8
Bảng 1. 3 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi.......................................9
Bảng 1. 4 ướng dẫn sử dụng Oresol ...........................................................................14
Bảng 1. 5 Thành phần dung dịch ORS chuẩn và ORS nồng độ thẩm thấu thấp...........19
Bảng 1. 6 Kháng sinh sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu chảy .....22
Bảng 1. 7 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy trên
thế giới...........................................................................................................................27
Bảng 2. 1 Cách tiến hành...............................................................................................35
Bảng 2. 2 Cơ sở đánh giá sử dụng kháng sinh, oresol/lactat ringer, kẽm, trong điều trị
tiêu chảy ở trẻ em. .........................................................................................................36
Bảng 3. 1 Tần suất mắc bệnh theo nhóm tuổi so với giới tính......................................40
Bảng 3. 2 Đặc điểm về nơi sinh sống............................................................................41
Bảng 3. 3 Tính chất phân...............................................................................................42
Bảng 3. 4 Tình trạng mất nước......................................................................................42
Bảng 3. 5 Kết quả bạch cầu trong máu (WBC).............................................................43
Bảng 3. 6 Kết quả bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil) trong máu ......................44
Bảng 3. 7 Kết quả CRP trong máu ................................................................................44
Bảng 3. 8 Kết quả bạch cầu, hồng cầu trong soi phân ..................................................45
Bảng 3. 9 Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy .................................46
Bảng 3. 10 Đặc điểm chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ...............................47
Bảng 3. 11 Tình hình chỉ định kháng sinh theo tính chất phân....................................47
Bảng 3.12 Tình hình phối hợp kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo chẩn đoán .....47
Bảng 3. 13 Các kháng sinh sử dụng trong điều trị tiêu chảy.........................................48
Bảng 3. 14 Số ngày sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy ...........................................49
Bảng 3. 15 Các bệnh kèm thường gặp...........................................................................49
Bảng 3. 16 Đánh giá sự phù hợp của việc chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm trong
điều trị tiêu chảy so với khuyến cáo..............................................................................50
Bảng 3. 17 Đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm với
kháng sinh đồ.................................................................................................................51
Bảng 3. 18 Đánh giá sự phù hợp chế độ liều của các kháng sinh trong điều trị ...........51
Bảng 3. 19 Tần suất chỉ định oresol trong điều trị tiêu chảy.........................................52
Bảng 3. 20 Tần suất chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy ...............................52
Bảng 3. 21 Đánh giá liều dùng của Oresol trong dự phòng và điều trị mất nước do tiêu
chảy................................................................................................................................53
Bảng 3. 22 Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy............................53
Bảng 3. 23 Đánh giá liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy....................................54
Bảng 3. 24 Tình hình chỉ định Probiotic .......................................................................54
Bảng 3. 25 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định kháng sinh trong điều trị ....................55
x
DANH MỤC HÌNH
ình 3. 1 Đặc điểm về giới tính của mẫu nghiên cứu...................................................40
Hình 3. 2 Lý do vào viện...............................................................................................41
Hình 3. 3 Tính chất phân và tình trạng mất nước trong tiêu chảy.................................43
Hình 3. 4 Kết quả cấy phân/test nhanh..........................................................................46
xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng việt
ADN Deoxyribonucleic acid
AIDS Acquired Immunodeficiency
Syndrome
Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải
E. Coli Escherichia coli Vi khuẩn E. coli
EAEC Enteroaggregative E. coli E. coli bám dính
EHEC Enterohaemorrhagic E. coli E. coli gây chảy máu
EIEC Enteroinvasive E. coli E. coli xâm nhập
EPEC Enteropathogenic E. coli E. coli gây bệnh đường
ruột
ETEC Enterotoxigenic E. coli E. coli sinh độc tố
đường ruột
LGG Lactobacillus rhamnosus GG
PBP Penicilin binding proteins Protein gắn kết penicilin
SDD Suy dinh dưỡng
ST-ETEC Heat-stable enterotoxin E. coli E. coli sản xuất độc tố
bền nhiệt
TCKD Tiêu chảy kéo dài
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
BYT Bộ Y tế
ORS Oral Rehydration Solution Dung dịch bù nước
đường uống
TTM Tiêm tĩnh mạch
IM
PBP
IQR
CRP
KTC
Penicillin-binding proteins
Interquartile range
C – reactive protein
Tiêm bắp
Protein gắn kết penicilin
Khoảng tứ phân vị
Protein phản ứng C
Khoảng tin cậy
1
MỞ ĐẦU
Theo ước tính của WHO mổi năm trên toàn thế giới có gần 1,7 tỷ trường
hợp trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, bệnh tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu thứ hai
gây tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi, mỗi năm bệnh tiêu chảy giết chết khoảng
525000 trẻ em trên toàn thế giới [72]. Số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do tiêu
chảy chiếm 40% mặc dù chúng chiếm chưa đến 10% dân số thế giới, 90% trong
số đó xảy ra ở các nước châu Phi cận Sahara và các nước Nam Á [67, tr. 1545-
1602], [69, tr. 1459-1544]. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
được ước tính từ 7-11% và chiếm 12% trong tổng số các nguyên nhân gây tử
vong ở nhóm tuổi này [41, tr. 29304]. Tiêu chảy ở trẻ em ảnh hưởng đến trẻ em
dưới năm tuổi chiếm khoảng 63% gánh nặng tiêu chảy toàn cầu [68, tr. 220],
[74, tr. 64-64] và là nguyên nhân quan trọng thứ hai gây tử vong ở trẻ sơ sinh ở
các quốc gia đang phát triển [36, tr. 799-814], [51, tr. 564-575]. Trong đó vệ
sinh kém và cung cấp nước không đủ nước sạch là những yếu tố chính [18, tr.
22-33], [58, tr. 195]. Ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, tiêu chảy chiếm một
phần tám số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm [34, tr. 1252-1254], [36, tr.
799-814]. Các trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn là phổ biến nhất trong tất cả các
trường hợp tiêu chảy trên toàn cầu [73, tr. 53]. Thường được báo cáo bệnh tiêu
chảy do vi khuẩn đường ruột và các độc tố do: Clostridium botulinum,
Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae, Escherichia coli, Shigella spp. [31, tr. 3-
31], [60, tr. 1173-1182].
Gánh nặng bệnh tật lớn, kết hợp với việc thiếu nguồn lực tài chính và chẩn
đoán ở các nước thu nhập thấp và trung bình dẫn đến các tác nhân gây bệnh
hiếm khi hoặc không bao giờ được xác định [62, tr. 1045-1052], kết quả là
kháng sinh được sử dụng theo kinh nghiệm cho trẻ em bị tiêu chảy chỉ dựa trên
biểu hiện lâm sàng. Hiện tại, WHO khuyến cáo giải pháp bù nước bằng đường
uống và kẽm cho tất cả các trường hợp tiêu chảy và chỉ điều trị bằng kháng sinh
cho những người có triệu chứng nghiêm trọng hơn [71, tr. 4-43]. Ở châu Á, việc
thiếu chẩn đoán xác định này dẫn đến việc sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm
trong cộng đồng hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu của
Corinne N. Thompson và các cộng sự cho thấy kháng sinh được kê đơn trong
38% số trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Việt Nam có liên quan đến
vi khuẩn gây bệnh và trong 60% trường hợp không rõ nguyên nhân [62, tr.
1045-1052]. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy cấp thường gặp ở
những nước có thu nhập thấp và trung bình như nước ta là do nhiễm: rotavirus,
Cryptosporidium spp, Enterotoxigenic Escherichia coli sản sinh độc tố ổn định
nhiệt và Shigella [37, tr. 568-584]. Trong một nghiên cứu gần đây từ miền trung
2
Trung Quốc, mầm bệnh đã được phát hiện chiếm 20% trong số 508 mẫu phân từ
bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, dưới 5 tuổi, các mầm bệnh thường được phát hiện
nhất là Salmonella spp. 8%, Escherichia coli 5%, Campylobacter jejuni 3% và
Aeromonas spp. 2% [16, tr. 193-193], nguyên nhân phổ biến ở khu vực đang
phát triển của Trung Quốc Shigella lại là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất [70,
tr. 1-14]. Ở Ấn Độ tác nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy là Escherichia coli
30,07%, theo sau là Rotavirus 26,15%, Shigella 23,84%, Adenovirus 4,61%,
Cryptosporidium 3,07% và Giardia 0,77%, nhiễm đồng thời với hai hoặc nhiều
mầm bệnh đã được quan sát thấy trong 44/130 trường hợp 33,84% với tỷ lệ mắc
bệnh đặc biệt ở trẻ <2 tuổi 65,90% so với trẻ em 2 tuổi 5 tuổi 34,09% [57, tr.
16]. Một nghiên cứu tại Nigeria của tác giả Akinwale M. Efunshile cho thấy hơn
85% kháng sinh được kê đơn trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu là
ciproflaxin, metronidazole và gentamycin [25, tr. 275]. Nghiên cứu của Fisher
Walker Christa và cộng sự cho thấy tỷ lệ sử dụng ORS 77,3% và kẽm 29,9%
trong điều trị tiêu chảy, các phương pháp điều trị khác ngoài kẽm và ORS cũng
thường xuyên được kê đơn, bao gồm kháng sinh 61,9% và thuốc chống tiêu
chảy 17,5% [68, tr. 220]. Cho thấy tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu
chảy ở trẻ em còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng lạm dụng kháng sinh
trong điều trị tiêu chảy. Với mong muốn đánh giá thực tế tình hình sử dụng
thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ
đó có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, chúng tôi tiến hành
đề tài "Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội
trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019" với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị
tiêu chảy ở trẻ em.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
1.1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế Thế Giới, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc
toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ.
1.1.2. Dịch tễ
Tác nhân phổ biến nhất trong nhiễm trùng đường tiêu hóa khác nhau theo
nhóm tuổi, khu vực địa lý và loại tiêu chảy. Trong một nghiên cứu quy mô lớn ở
trẻ em dưới 5 tuổi được tiến hành trên bảy quốc gia ở châu Á và châu Phi, các
mẫu phân được thu thập từ 9.439 trẻ em bị tiêu chảy từ vừa đến nặng và từ
13.129 thử nghiệm vi sinh cho thấy: Rotavirus, Cryptosporidium, Shigella và
Escherichia coli Enterotoxigenic (ETEC) là tác nhân gây bệnh quan trọng tại tất
cả các địa điểm khảo sát và ở hầu hết các trường hợp tiêu chảy do các vi sinh vật
này gây ra. Rotavirus là tác nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất ở trẻ em dưới 2
tuổi, trong khi Shigella là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 5
tuổi. Cryptosporidium là tác nhân gây bệnh phổ biến thứ hai ở trẻ dưới 1 tuổi,
nhưng không thường xuyên được phát hiện ở trẻ em trên 2 tuổi. Aeromonas là
một tác nhân gây bệnh thường gặp ở Pakistan và Bangladesh, Campylobacter
jejuni thường gặp ở Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ. Vibrio cholerae là nguyên
nhân quan trọng gây tiêu chảy tại ba khu vực châu Á này cũng như Mozambique
[38, tr. 209-222].
Đường lây truyền: bệnh lây truyền qua đường phân - miệng từ thức ăn,
nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là
nguồn gây bệnh cho cộng đồng [11, tr. 8-43]. Theo kết quả từ một nghiên cứu
về đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học ở trẻ em nhập viện do tiêu chảy được tiến
hành ở miền nam Đài Loan cho thấy Salmonella spp. là nguyên nhân hàng đầu
gây bệnh tiêu chảy 21,8%, kế đến là Norovirus 17,0%, Clostridium difficile
9,5% và Rotavirus 9,3%. Tỷ lệ nhiễm Norovirus là cao nhất trong số những
bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi, trong khi Salmonella cao nhất trong số những bệnh
nhân từ 2 đến 3 tuổi [22, tr. 915-922]. Theo nghiên cứu của Corinne N.
Thompson và các cộng sự "một nghiên cứu quan sát đa trung tâm đối với trẻ em
nhập viện vì tiêu chảy tại thành phố Hồ Chí Minh" cho thấy các tác nhân gây
tiêu chảy thường gặp là Rotavirus 46,8%, Norovirus 20,6% và các vi khuẩn như
Salmonella, Campylobacter, Shigella chỉ chiếm 14,4% [62, tr. 1045-1052]. Tại
Việt Nam tần suất mắc bệnh tiêu chảy trung bình vào năm 2010 ở trẻ em từ 0
đến 5 tháng tuổi (2,27 lần/trẻ năm), trẻ em từ 6-11 tháng tuổi (3,46 lần/trẻ năm),
4
trẻ em từ 12-23 tháng tuổi (2,80 lần/trẻ năm), trẻ em từ 24-59 tháng tuổi (1,79
lần/trẻ năm) [68, tr. 220]. Theo nghiên cứu của Katherine L. Anders và các cộng
sự công bố 2015, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy tối thiểu trong năm đầu tiên
của cuộc đời là 271/1000 trẻ năm. Rotavirus là loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến
nhất (50% mẫu dương tính), tiếp theo là Norovirus 24%, Campylobacter 20%,
Salmonella 18% và Shigella 16%. Nhiễm trùng lặp lại được xác định ở 9% trẻ
sơ sinh bị nhiễm Rotavirus, Norovirus, Shigella hoặc Campylobacter và 13% ở
người bị nhiễm Salmonella [6, tr. 3-10]. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy từ
trung bình đến nặng đều do bốn mầm bệnh là Rotavirus, Cryptosporidium,
Enterotoxigenic Escherichia coli sản xuất độc tố bền nhiệt (ST-ETEC) và
Shigella. Tỷ lệ tử vong do nhiễm các tác nhân trên cao gấp 8,5 lần ở bệnh nhân
tiêu chảy từ vừa đến nặng so với nhóm chứng, hầu hết các ca tử vong xảy ra ở
trẻ dưới 2 tuổi [38, tr. 209-222].
 Yếu tố nguy cơ [11, tr. 8-43]
 Vật chủ (người mắc bệnh)
 Tuổi: trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn
dặm, giảm kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện. Nguy cơ
tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân.
 Suy dinh dưỡng (SDD): trẻ SDD dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy
thường kéo dài hơn. Đặc biệt trẻ SDD nặng bị tiêu chảy có tỷ lệ tử vong rất cao.
 Suy giảm miễn dịch: trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời hay gặp sau sởi, các
đợt nhiễm virus khác như thuỷ đậu, quai bị, viêm gan hoặc suy giảm miễn dịch
kéo dài (AIDS) dễ mắc tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài.
 Tập quán, điều kiện môi trường sống
 Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so
với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
 Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
 Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước
sinh hoạt bị ô nhiễm.
 Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
 Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách
 Quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
 Không có thói quen rửa tay sau khi đại tiện, trước khi chế biến thức ăn,
trước khi cho trẻ ăn,…
Tiêu chảy có khả năng gây thành dịch do các nguyên nhân sau:
 Tả do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae.
 Tiêu chảy do Rotavirus.
5
 Lỵ do Shigella.
1.1.3. Sinh lý ruột trong bệnh tiêu chảy
Thăng bằng dịch bình thường ở ruột
Hàng ngày, một người lớn khỏe mạnh ăn, uống vào khoảng 2 lít nước,
cộng thêm 7 lít dịch do dạ dày, tụy, gan…tiết ra, tất cả 9 lít dịch này đều xuống
ruột non.
Ở ruột non nước và điện giải đồng thời được hấp thu ở các tế bào, hấp thu
ở nhung mao ruột và bài tiết ở các hẻm tuyến tạo nên sự trao đổi hai chiều giữa
lòng ruột và máu.
ơn 90% dịch tại ruột được tái hấp thu, chỉ khoảng 1 lít xuống ruột già và
quá trình hấp thu nước lại được tiếp tục, chỉ 100-200ml được thải ra ngoài theo
phân.
Quá trình hấp thu ở ruột non
Hấp thu từ lòng ruột xảy ra do sự chênh lệch áp lực thẩm thấu tạo nên bởi
các chất điện giải (Na+ ) được hấp thu một cách chủ động từ lòng ruột ở các tế
bào biểu mô nhung mao. Việc thêm glucose vào dung dịch điện giải làm tăng
khả năng hấp thu Na+ của ruột lên 3 lần.
Na+ vào khoảng gian bào làm tăng áp lực thẩm thấu khu vực này gây
chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa máu và lòng ruột, kéo nước từ lòng ruột vào
khoảng gian bào và vào máu.
Ở hồi tràng và đại tràng, anion Cl- được hấp thu do trao đổi với các anion
bicarbonat bài tiết vào lòng ruột.
Quá trình bài tiết ở ruột non
Xảy ra ngược lại với quá trình hấp thu, Na+ cùng với Cl- đi vào màng bên
của tế bào hấp thu làm nồng độ Cl- trong tế bào hấp thu ở hẻm tuyến tới mức
cao hơn sự cân bằng hóa – điện học. Cùng lúc đó Na+ đi vào tế bào được bơm
khỏi tế bào bởi men Na+ K+ ATPase.
Nhiều chất trong tế bào kích thích quá trình bài tiết (như các nucleotide
vòng) làm tăng tính thấm của màng tế bào hẻm tuyến với Cl- làm Cl- bài tiết ra
ngoài. Sự bài tiết Cl- kèm theo với Na+ kéo nước từ máu vào lòng ruột.
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy
1.1.4.1. Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng tiêu hóa
- Tiêu chảy: Xảy ra đột ngột, phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày,
mùi chua, phân có thể lầy nhầy, trường hợp lỵ phân có nước lẫn máu hoặc mũi.
Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong tiêu chảy do Rotavirus hay tụ cầu, nôn
liên tục hoặc vài lần một ngày làm trẻ mất nước và điện giải.
6
- Đau quặn bụng: Trong bệnh lỵ thường đau quặn bụng từng cơn và đau ở
trực tràng khi đi cầu biểu hiện qua việc trẻ quấy khóc, ôm bụng.
- Mót rặn: Trẻ nhăn mặt, cố rặn khi đi cầu và không chịu rời bô.
- Biếng ăn: có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ
thường từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước.
Triệu chứng toàn thân
- Sốt: thường kèm với tiêu chảy khi bị nhiễm Rotavirus, Shigella,
Campylobacter jejuni (C. Jejuni) hoặc Salmonella. Sốt cũng có thể do nhiễm
khuẩn phối hợp hoặc bị sốt rét nếu trẻ ở trong vùng dịch tễ. Ở trẻ nhỏ mất nước
cũng có thể gây sốt.
- Co giật: khi bị nhiễm Shigella trẻ có thể co giật rất sớm trước khi có
triệu chứng đi ngoài phân máu.
1.1.4.2. Cận lâm sàng trong bệnh tiêu chảy
Công thức máu
Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao trong trường hợp tác nhân gây tiêu
chảy là vi khuẩn. Đặc biệt nhiễm Adenovirus bạch cầu cũng tăng cao.
Soi phân
Soi phân nếu thấy hồng cầu, bạch cầu đa nhân trung tính chứng tỏ nhiễm vi
khuẩn xâm nhập như Shigella, Campylobacter, EIEC. Nếu thấy kén hoặc đơn
bào Giardia lamblia, E. Histolytica thì chứng tỏ chúng là tác nhân gây bệnh.
Cấy phân và kháng sinh đồ
Giúp xác định tác nhân gây bệnh đồng thời tìm kháng sinh nhạy cảm với
vi khuẩn để điều trị hiệu quả hơn.
1.1.5. Phân loại tiêu chảy
1.1.5.1. Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh
 Tiêu chảy xâm nhập: yếu tố gây bệnh xâm nhập vào liên bào ruột non,
ruột già, nhân lên gây phản ứng viêm và phá huỷ tế bào. Các sản phẩm này bài
tiết vào lòng ruột và gây tiêu chảy phân máu (Shigella, E. coli xâm nhập, E. coli
xuất huyết, Campylobacter jejuni, Salmonella, Entamoeba histolytica) [11, tr. 8-
43].
 Tiêu chảy thẩm thấu: do Enteropathogenic E. coli (EPEC),
Enteroaggregative E. coli (EAEC), Rotavirus, Giardia lamblia, Cryptospordium
bám dính vào niêm mạc ruột, gây tổn thương diềm bàn chải của các tế bào hấp
thu ở ruột non, các chất từ thức ăn không tiêu hóa hết trong lòng ruột không
được hấp thu hết sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước và điện giải vào lòng
ruột, gây tiêu chảy và bất dung nạp các chất trong đó có lactose [11, tr. 8-43].
7
 Tiêu chảy do xuất tiết: phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae), Enterotoxigenic
E. coli (ETEC) tiết độc tố ruột, không gây tổn thương đến hình thái tế bào mà
tác động lên hẻm liên bào nhung mao làm tăng xuất tiết. Có thể cả tăng xuất tiết
và giảm hấp thu [11, tr. 8-43].
1.1.5.2. Phân loại tiêu chảy theo lâm sàng
Khám lâm sàng quan trọng hơn so với việc tìm tác nhân gây bệnh hoặc các xét
nghiệm [11, tr. 8-43].
 Tiêu chảy cấp phân nước (bao gồm cả bệnh tả): là đợt tiêu chảy cấp, thời
gian không quá 14 ngày, thường khoảng 5 - 7 ngày, chiếm khoảng 80% tổng số
các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm chính là mất nước và điện giải, gây giảm
cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được tiếp tục nuôi dưỡng tốt.
 Tiêu chảy cấp phân máu (hội chứng lỵ): nguy hiểm chính là phá huỷ niêm
mạc ruột và gây tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. Nguy cơ gây nhiễm khuẩn
huyết, suy dinh dưỡng và gây mất nước, chiếm khoảng 10% - 15%, có nơi 20%
tổng số các trường hợp tiêu chảy. Do vị trí tổn thương của niêm mạc ruột nên
tính chất phân có thể khác nhau, nếu tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hóa (ruột
non) thì phân có nhiều nước lẫn máu nhầy (như nước rửa thịt). Nếu tổn thương ở
đoạn dưới ống tiêu hóa (đại tràng) phân ít nước, nhiều nhầy máu, có kèm theo
mót rặn, đau quặn.
 Tiêu chảy kéo dài: là đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày,
chiếm khoảng 5% - 10% tổng số các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm chính là
gây suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn nặng ngoài đường ruột và mất nước, thường
phân không nhiều nước, mức độ nặng nhẹ thất thường, kèm theo rối loạn hấp
thu nặng hơn tiêu chảy cấp.
 Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng (Marasmus hoặc Kwashiokor):
nguy hiểm chính là nhiễm trùng toàn thân nặng, mất nước, suy tim, thiếu hụt
vitamin và vi lượng.
1.1.5.3. Phân loại dựa vào nồng độ natri trong máu
Tuỳ theo tương quan giữa nước và muối bị mất có thể chia thành [11, tr. 8-
43]:
8
Bảng 1. 1 Phân loại mất nước dựa vào nồng độ Natri trong máu.
Mất nước nhược trương Mất nước đẳng trương Mất nước ưu trương
- Mất Na+
nhiều hơn mất nước.
- Natri máu dưới 130 mmol/l.
- Nồng độ thẩm thấu huyết
thanh giảm xuống dưới 275
mOsmol/l.
- Bệnh nhân li bì, đôi khi co
giật.
- Dẫn tới sốc giảm khối lượng
tuần hoàn.
- Lượng muối và nước mất
tương đương
- Nồng độ natri trong máu bình
thường (130 - 150 mmol/l).
- Nồng độ thẩm thấu huyết
tương bình thường (275 - 295
mosmol/l)
- Mất nghiêm trọng nước ngoài
tế bào gây giảm khối lượng
tuần hoàn
- Mất nhiều nước hơn
Natri
- Nồng độ natri trong
máu > 150 mmol/l
- Độ thẩm thấu huyết
thanh tăng >295
mosmol/l
- Bệnh nhân bị kích
thích, rất khát nước, có
thể co giật.
- Thường xảy ra khi
uống nhiều các loại
dung dịch ưu trương
(pha Oresol sai)
1.1.5.4. Phân loại theo độ mất nước
 Mất dưới 5% trọng lượng cơ thể: chưa có dấu hiệu lâm sàng.
 Mất từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể: gây mất nước từ trung bình đến
nặng.
 Mất trên 10% trọng lượng cơ thể: suy tuần hoàn nặng.
1.1.6. Đánh giá mức độ mất nước
Tất cả mọi trẻ bị tiêu chảy đều phải được phân loại mức độ mất nước. Có 3 mức
độ mất nước [11, tr. 8-43], [12, tr. 316-325], [71, tr. 4-43]:
 Mất nước nặng
 Có mất nước
 Không mất nước
Bảng 1. 2 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ từ 1 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi
Dấu hiệu mất nước Phân loại mức độ mất nước
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Ngủ li bì hay khó đánh thức.
- Mắt trũng.
- Nếp véo da mất rất chậm.
- Nếp véo da mất rất chậm.
Mất nước nặng
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Vật vã, kích thích.
- Mắt trũng.
- Nếp véo da mất rất chậm
.
- Nếp véo da mất chậm.
Có mất nước
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất
nước hoặc mất nước nặng
Không mất nước
9
Bảng 1. 3 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi
Dấu hiệu mất nước Phân loại mức độ mất nước
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Li bì hay khó đánh thức.
- Mắt trũng.
- Không uống được nước hoặc uống kém
- Nếp véo da mất rất chậm
- Nếp véo da mất rất chậm.
Mất nước nặng
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Vật vã, kích thích.
- Mắt trũng.
- Khát, uống nước hóa hức
- Nếp véo da mất rất chậm
.
- Nếp véo da mất chậm.
Có mất nước
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất
nước hoặc mất nước nặng Không mất nước
1.1.7. Tác nhân gây bệnh
1.1.7.1. Virus
 Rotavitus
Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng cho trẻ dưới
2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi [10, tr. 165-188, 308-318],[11, tr. 8-43].
Rotavirus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và nhân lên chủ yếu ở niêm
mạc tá tràng, chúng phá hủy lớp tế bào trụ làm lớp tế nào này bị biến dạng dẫn
đến quá trình hấp thu của ruột bị giảm, ứ đọng các chất trong lòng ruột, làm tăng
áp suất thẩm thấu kéo nước ra ngoài gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Giai
đoạn ủ bệnh ngắn chỉ 1-2 ngày kể từ khi xâm nhập vào cơ thể, sau đó chuyển
sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng tiêu chảy nhiều lần trong ngày phân
có nhiều nước, hiếm khi có máu [10, tr. 165-188, 308-318]. Trẻ lớn và người lớn
ít bị tiêu chảy do Rotavirus.
 Norovirus
Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ <5 tuổi, Norovirus là
vi rút phổ biến thứ hai gây tiêu chảy ở trẻ em [48, tr. 1224]. Theo kết quả nghiên
cứu của Phan Vũ Trà My và các cộng sự, cho thấy 20,6% trẻ em nhập viện bị
tiêu chảy cấp tại thành phố Hồ Chí Minh có kết quả dương tính với Norovirus
[46, tr. 977].
1.1.7.2. Vi khuẩn
 Escherichia coli (E. coli)
10
Ở các nước đang phát triển, có 25% bệnh tiêu chảy là do E. coli [71, tr. 4-43]. Dựa vào
tính chất gây bệnh E. coli được chia thành 5 loại [10, tr. 165-188, 308-318],[11, tr. 8-
43].
 Enterotoxigenic E. coli (ETEC): E. coli sinh độc tố đường ruột là nguyên nhân
quan trọng gây tiêu chảy nặng giống triệu chứng do Vibrio cholera gây ra, đặc biệt ở
trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng kiệt nước và rối loạn điện giải.
 Enteropathogenic E. coli (EPEC): E. coli gây bệnh đường ruột thường gây tiêu
chảy cấp ở trẻ em lứa tuổi nhỏ (<1 tuổi), có thể gây thành dịch.
 Enteroinvasive E.coli (EIEC): E. coli xâm nhập đường ruột, gây bệnh bằng
cách xâm nhập vào niêm mạc đại tràng với những triệu chứng bệnh lý giống Shigella.
 Enterohaemorrhagic E. coli (EHEC): E. coli gây xuất huyết đường ruột gây tiêu
chảy phân máu, viêm đại tràng xuất huyết và hội chứng huyết tán tăng ure máu.
 Enteroaggregative E. coli (EAEC): E. coli bám dính ruột, gây bệnh do bám vào
niêm mạc ruột và làm rối loạn chức năng ruột, gây tiêu chảy cấp và mạn ở trẻ em trên
toàn thế giới.
E. coli là vi khuẩn có tỷ lệ kháng thuốc cao [10, tr. 165-188, 308-318], theo
nghiên cứu của Uribe-Beltrán MJ và cộng sự, cho thấy tất cả các chủng E. coli đều
nhạy cảm với amikacin, nitrofurantoin và meropenem; có khoảng 96% đề kháng với ít
nhất một kháng sinh, đặc biệt là carbenicillin 93,2%, cefuroxime natri 53,7%,
ampicillin 40% và trimethoprim / sulfamethoxazole 35,1%. [65, tr. 972-980].
 Trực khuẩn lỵ (Shigella)
Shigella là tác nhân gây hội chứng lỵ phân máu, bệnh rất hay gặp ở nước ta
có thể xảy ra rải rác hoặc gây thành dịch ở địa phương. Shigella được chia làm 4
nhóm:
S. dysenteriae, S. flexneri, S. bodii, S. sonnei [10, tr. 165-188, 308-318]. Theo
một nghiên cứu của Sofie Livio và các cộng sự được tiến hành ở Bangladesh,
Pakistan, Ấn Độ, Gambia, Mali, Kenya, Mozambique chỉ có 5,0% trường hợp
phân lập được là S. dysenteriae và S. boydii là 5,4%, còn lại là S. flexneri chiếm
89,6% và S. sonnei 23,7% [45, tr. 933-941]. Theo nghiên cứu của Rebecca L.
Brander và các cộng sự về "các yếu tố liên quan dẫn đến sự đa đề kháng của vi
khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Kenyan" cho thấy tỷ lệ Shigella spp. đề
kháng với ciprofloxacin và ceftriaxon rất hiếm (lần lượt là 3,8% và 1,4%) [15,
tr. 0005974], một nghiên cứu khác của Ishrat J. Azmi và các cộng sự cho thấy sự
đề kháng của Shigella spp. với ciprofloxacin tăng kháng nhanh từ 0% trong năm
2004 lên 44% trong năm 2010 [7, tr. 102533]. Ở miền nam nước ta đa số các
trường hợp bị lỵ trực khuẩn là do S. flexneri đến S. sonnei, theo kết quả nghiên
cứu của Corinne N. Thompson và các cộng sự cho thấy tỷ lệ S. sonnei đề kháng
với ciprofloxacin 1,8%, ceftriaxon 77,5% [62, tr. 1045-1052].
11
 Campylobacter jejuni
Campylobacter jejuni là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ, tiêu chảy phân
nước hoặc phân máu chiếm khoảng 10% [10, tr. 165-188, 308-318]. Theo kết
quả nghiên cứu của Merica Carev và các cộng sự, có khoảng 60% số chủng
kháng với ciprofloxacin, 24% số chủng kháng với tetracyclin, nhưng có tỷ lệ đề
kháng thấp với erythromycin và gentamicin ≤ 0.7% [17, tr. 268-276].
 Salmonella enteritidis
Salmonella enteritidis là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm dạ dày
ruột ở Hoa Kỳ, nhưng chúng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn
ngoài da. Số lượng có thể lây nhiễm của Salmonella (khoảng 1 triệu sinh vật)
nhưng thấp hơn ở những người bị giảm acid dạ dày. Sau khi nhiễm Salmonella
enteritidis, chúng sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì của đại tràng và ruột kết, gây
viêm, tổn thương mô, tiết dịch chất lỏng trên niêm mạc ruột [55, tr. 260-278,
569-579].
 Vi khuẩn tả Vibrio cholerae
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae: gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất
nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn.
1.1.7.3. Ký sinh trùng
 Entamoeba histolytica (Amíp): xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng
và gây bệnh khi ở thể hoạt động.
 Giardia lamblia: là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây tiêu chảy
do giảm hấp thu.
 Cryptosporidium: gây bệnh ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy giảm miễn dịch. Tiêu
chảy nặng và kéo dài ở trẻ SDD hoặc AIDS.
Nguyên nhân khác: sai lầm chế độ ăn, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh,...
1.2. CHẨN ĐOÁN
Phương pháp truyền thống để chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng bao gồm
nhuộm gram và kiểm tra bằng kính hiển vi, nuôi cấy, xét nghiệm độc tố, xét
nghiệm kháng nguyên kháng thể và xét nghiệm sinh hóa, các phương pháp đó
vẫn đang được sử dụng thường xuyên trong các phòng thí nghiệm để phát hiện
và xác định mầm bệnh [43, tr. 308-313], chúng có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt
nhưng khá tốn công và mất nhiều thời gian.
1.2.1. H i ệnh sử
 Tiêu chảy:
 Thời gian tiêu chảy.
 Đặc tính phân: có máu/phân.
 i.
12
 Dinh dưỡng.
 Thuốc đã dùng: kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy...
 Khóc cơn kèm tím tái ở trẻ nhỏ gợi ý lồng ruột.
 Ở vùng dịch tễ tả.
 Có sốt kèm theo không.
1.2.2. Thăm Khám
 Dấu hiệu mất nước: tất cả trẻ bị tiêu chảy đều phải được phân loại mức độ
mất nước.
 Dấu hiệu biến chứng:
 Rối loạn điện giải: co giật, li bì, hôn mê, chướng bụng, liệt ruột giảm
trương lực cơ....
 Rối loạn kiềm toan: thở nhanh sâu.
 ạ đường huyết: vã mồ hôi, da nhợt, nhịp tim nhanh, run giật chi, rối
loạn tri giác, co giật, hôn mê.
 Suy thận cấp: tiểu ít, phù, tăng huyết áp, lừ đừ.
 Dấu hiệu góp phần:
 Suy dinh dưỡng: đánh gíá dựa vào bảng tham chiếu cân nặng/chiều
cao.
 Bệnh đi kèm: viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết...
1.2.3. Cận l m sàng
 Xét nghiệm máu: khi có sốt, tiêu phân có máu, có dấu hiệu mất nước.
 Phân:
 Soi phân khi nghi ngờ lỵ hoặc phân có đờm, nghi ngờ tả (vùng dịch tễ,
phân như nước vo gạo, lượng rất nhiều), hoặc nhiễm trùng nặng. Soi phân nếu
thấy hồng cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, chứng tỏ bị nhiễm vi khuẩn xâm
nhập như Shigella, Campylobacter, EIEC. Nếu thấy kén hoặc đơn bào Giardia
lamblia, E. histolytica thì chứng tỏ chúng là tác nhân gây bệnh. Tìm hồng cầu,
bạch cầu trong phân bằng cách đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu trên vi trường
sau khi nhuộm bệnh phẩm xanh methylen hoặc giemsa.
o ồng cầu, bạch cầu (+): thỉnh thoảng một vài vi trường có ≤ 3 hồng cầu,
bạch cầu.
o ồng cầu, bạch cầu (++): một vài vi trường có từ 4 - 9 hồng cầu, bạch
cầu.
o ồng cầu, bạch cầu (+++): một vài vi trường có > 9 hồng cầu, bạch cầu.
 Cấy phân: khi điều trị thất bại.
 Xét nghiệm khác:
 Ion đồ, đường huyết, khí máu khi nghi ngờ.
13
 Chức năng thận khi nghi ngờ có suy thận.
 Siêu âm bụng khi tiêu máu, đau bụng, chướng bụng, ói nhiều...
 XQ bụng không chuẩn bị khi bụng chướng.
 XQ phổi khi có nghi ngờ viêm phổi.
 ECG khi Kali máu ≤ 2,5 mEq/L hoặc ≥ 6,5 mEq/L.
1.3. ĐIỀU TRỊ
Các lựa chọn điều trị phổ biến cho các bệnh tiêu chảy là bù nước và điều trị
bằng kháng sinh, liệu pháp bù nước bằng đường uống đặc biệt cần thiết cho trẻ
nhỏ [16, tr. 193-193], [33, tr. 387-395].
1.3.1. Tiêu chảy cấp
Nguyên tắc điều trị
 Điều trị đặc hiệu: bù nước, kháng sinh.
 Xử trí kịp thời các biến chứng.
 Bổ sung kẽm và dinh dưỡng.
1.3.1.1. Đi t ất nước
Đi t ất nước nặng [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
 Bắt đầu truyền tĩnh mạch ngay lập tức. Trong khi thiết lập đường truyền
cho uống dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu (Na+ = 75 mEq/L) nếu
trẻ uống được.
 Dịch truyền được lựa chọn: dextrose 5% trong lactate ringer hoặc Lactate
Ringer. Nếu không có 2 loại trên dùng natri clorid 0,9%.
Cho 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn chia như sau:
 Đánh giá lại mỗi 15 – 30 phút đến khi mạch quay mạnh. Nếu tình trạng
mất nước không cải thiện cho dịch truyền tốc độ nhanh hơn sau đó đánh giá lại
ít nhất mỗi giờ cho đến khi tình trạng mất nước cải thiện.
 Khi truyền đủ lượng dịch truyền đánh giá lại tình trạng mất nước:
 Nếu vẫn còn các dấu hiệu mất nước nặng: truyền lần thứ 2 với liều
lượng trong thời gian như trên.
 Nếu cải thiện nhưng còn dấu hiệu có mất nước: ngừng dịch truyền và
cho uống Oresol giảm áp lực thẩm thấu trong 4 giờ (phác đồ B). Nếu trẻ bú mẹ
khuyến khích cho bú thường xuyên.
 Nếu không còn dấu hiệu mất nước: điều trị theo phác đồ A và khuyến
khích bú mẹ thường xuyên. Theo d i trẻ ít nhất 6 giờ trước khi cho xuất viện.
Khi trẻ có thể uống được (thường sau 3-4 giờ đối với trẻ nhỏ, 1-2 giờ đối với
trẻ lớn) cho uống Oresol giảm áp lực thẩm thấu (5 ml/kg/giờ).
14
Đi t c ất nước [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
 Bù dịch bằng Oresol giảm áp lực thẩm thấu 75 ml/kg uống trong 4-6 giờ
 Trẻ 6 tháng không bú sữa mẹ, được cho uống thêm 100 – 200 ml nước
sạch trong khi bù nước.
 Nếu uống Oresol kém 20 ml/kg/giờ: đặt sonde dạ dày nhỏ giọt.
 Nếu có bụng chướng hoặc nôn ói liên tục trên 4 lần trong 2-4 giờ hoặc
tốc độ thải phân cao (>10 ml/kg/giờ), hoặc > 10 lần, truyền tĩnh mạch lactate
ringer 75 ml/kg trong 4 giờ.
Đi t y t h ng ngừ ất nước [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
 Cho bệnh nhi uống nhiều nước hơn bình thường: nước chín, nước trái cây
(nước dừa), nước cháo muối, dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu...
 Tránh không cho bệnh nhi uống nước đường, nước ngọt đóng chai...
 Nếu cho dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu, áp dụng liều lượng theo
bảng sau
Bảng 1. 4 ướng dẫn sử dụng Oresol
Tu i
Lượng Or sol uống
sau m i lần tiêu chảy
Lượng Or sol tối
đa/ngày
< 24 tháng 50-100 ml 500 ml
2 - 10 tuổi 100-200 ml 1000 ml
> 10 tuổi theo nhu cầu 2000 ml
1.3.1.2. ng [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
 10 mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ 6 tháng x 10-14 ngày.
 20 mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ lớn hơn x 10-14 ngày.
1.3.1.3. Đi t h ng inh
 Chỉ những bệnh nhân tiêu chảy phân có máu hoặc nghi ngờ tả mới cho
kháng sinh.
 Soi phân có vi trùng dạng tả thì liên hệ chuyển Bệnh viện Nhiệt Đới.
1.3.1.4. Đi t h t
Cân nhắc lợi ích kinh tế và hiểu biết của thân nhân khi dùng thuốc sau:
 Probiotics nếu là tiêu chảy ngày 1, ngày 2, đến ngày thứ 3 nếu không cải
thiện thì ngừng.
15
 Lactobacillus rhamosus GG (bằng chứng IA nhưng chưa có tại Việt
Nam).
 Saccharomyces boulardii (IIB):100 mg x 2l/ngày. Lưu ý với gia đình
bệnh nhi rằng thuốc không thay thế được liệu pháp bù nước.
 Diosmectit: nếu là tiêu chảy ngày 1, ngày 2, uống 1 gói x 4 l/ngày, dùng
trong 3 ngày nếu không cải thiện thì ngừng. Lưu ý gia đình rằng thuốc không
thay thế được liệu pháp bù nước.
 Trong 4 giờ đầu tiên bù nước không cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ.
 Trẻ điều trị phác đồ B nên cho ăn sau 4 giờ điều trị.
 Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và tiếp tục như vậy 2 tuần sau khi
tiêu chảy đã ngừng.
1.3.2. Tiêu chảy kéo dài
Nguyên tắc điều trị
 Điều trị và phòng ngừa mất nước.
 Cho chế độ ăn đặc biệt (giảm lactose, không lactose).
 Điều trị nhiễm trùng theo phác đồ.
 Bổ sung vitamin và khoáng chất.
1.3.2.1. Đi t ất nước
Xử trí ban đầu
 Điều trị mất nước, theo phác đồ B hoặc C.
 Nếu bù mất nước bằng ORS bị thất bại, cho lactate ringer 75 ml/kg/4giờ.
Xử trí tiếp theo
 Nếu mất nước trở lại, cho lactate ringer 75 ml/kg/4giờ.
 Nếu phân nhiều nước > 10 lần/ngày và glucose (++), thay bằng ORS
loãng (1gói pha 2 lít nước), trong vài ngày.
1.3.2.2. Đi t nhi t ng
go i đư ng ti h theo phác đồ điều trị của bệnh viện.
 Điều trị nhiễm trùng huyết nếu cấy máu dương tính hoặc nghi ngờ.
 Điều trị nhiễm trùng cơ quan như hô hấp, tiết niệu, tai mũi họng...
ong đư ng ti h
Xử trí ban đầu:
 Phân có máu hoặc soi phân có hồng cầu hay bạch cầu đa nhân.
 Ciprofloxacin (kháng sinh 1): 20 kg: 125 mg x 2 lần/ngày cho 5
ngày.
> 20 kg: 250 mg x 2 lần/ngày cho 5 ngày. oặc 15 mg/kg x 2 lần/ngày, truyền
16
tĩnh mạch nếu không uống được. oặc dùng pefloxacin 10 – 15 mg/kg x 2
lần/ngày.
 Nếu 2 tháng tuổi: ceftriaxon 100 mg IM x 1 lần/ngày, cho 5 ngày.
 Phân có G. duodenalis hoặc E. histolytica (dưỡng bào): metronidazol 10
mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.
 Cấy phân có vi trùng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Xử trí tiếp theo:
 Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 1 thất bại, chuyển kháng sinh thứ 2.
metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.
 Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 2 thất bại, hội chẩn khoa.
1.3.3. Tiêu chảy do lỵ
Nguyên tắc điều trị
 Kháng sinh.
 Điều trị biến chứng.
 Dinh dưỡng.
1.3.3.1. h ng inh
Đ i ới t ư ng h ti đ h ng iến ch ng chư đi t
 Cotrimoxazol trong 5 ngày (không sử dụng cotrimmoxazol cho trẻ 1
tháng tuổi có vàng da hoặc sanh thiếu tháng). Theo d i 02 ngày
 Không đáp ứng: đổi sang ciprofloxacin 15 mg/kg x 2 lần/ngày x 3 ngày.
Hiện nay, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới nếu là lỵ do Shigella thì
dùng ciprofloxacin ngay từ đầu do tỉ lệ Shigella spp. kháng cao đối với
cotrimmoxazol và nguy cơ tạo dòng đột biến với ciprofloxacin khi điều trị acid
nalidixic. Theo d i 2 ngày:
 Đáp ứng: dùng tiếp đủ 5 ngày.
 Không đáp ứng: làm kháng sinh đồ, đổi sang ceftriaxon.
c t ư ng h nặng c iến ch ng
 Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi: ceftriaxon 50-100 mg/Kg truyền tĩnh mạch 1
lần/ngày x 3-5 ngày.
 Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: bắt đầu điều trị bằng ciprofloxacin (uống) với
liều 15 mg/kg x 2 lần/ngày nếu không uống được có thể truyền tĩnh mạch
ciprofloxacin với liều 20 – 30 mg/kg/ngày chia 2 lần x 5 ngày. Theo d i 02 ngày
nếu không đáp ứng sẽ :
 Nếu có kết quả kháng sinh đồ cấy máu cấy phân: theo kháng sinh đồ.
 Cấy (–): dùng ceftriaxon.
17
Th o i các ấu hiệu sau để đánh g á c đáp ứng hay kh ng
 ết sốt.
 Bớt máu trong phân.
 Bớt số lần đi tiêu.
 Thèm ăn.
 oạt động trở lại bình thường.
 Sau khi dùng 2 loại kháng sinh liên tiếp không đáp ứng, tìm chẩn đoán
khác. Có kết quả cấy máu, cấy phân điều trị theo gợi ý của kháng sinh đồ.
1.4. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
Điều trị tiêu chảy làm giảm nguy cơ tử vong nhưng không làm giảm tỷ lệ
mắc bệnh tiêu chảy. Cơ sở y tế là nơi tốt nhất để điều trị và hướng dẫn các thành
viên của gia đình trẻ, giúp họ thực hiện các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy.
1.4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, có nghĩa là một đứa
trẻ khoẻ mạnh cần được bú sữa mẹ và không phải ăn hoặc uống thêm thứ gì
khác như nước, các loại nước chè, nước hoa quả, nước cháo, sữa động vật hoặc
thức ăn nhân tạo,... Trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỉ lệ tử
vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc không được bú mẹ hoàn toàn.
Bú mẹ cũng làm giảm nguy cơ dị ứng sớm, đồng thời cũng tăng sức đề kháng
chống lại các bệnh nhiễm trùng, làm giảm các đợt nhiễm trùng khác (ví dụ: viêm
phổi). Nên cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ trẻ bú mẹ càng sớm
càng tốt ngay sau sinh mà không cho ăn bất cứ loại thức ăn nào khác [11, tr. 8-
43], [71, tr. 4-43].
1.4.2. Cải thiện nu i ưỡng bằng thức ăn sung
Thức ăn bổ sung nên cho ăn khi trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có thể cho trẻ
ăn thức ăn bổ sung vào bất cứ thời gian nào sau 4 tháng tuổi nếu trẻ phát triển
kém. Thực hành ăn sam tốt bao gồm lựa chọn thức ăn giầu chất dinh dưỡng và
chế biến hợp vệ sinh. Lựa chọn thức ăn bổ sung dựa vào chế độ ăn và thực phẩm
an toàn sẵn có tại địa phương. Cùng với sữa mẹ hoặc sữa khác, phải cho trẻ ăn
thức ăn nghiền nhỏ và bổ sung thêm trứng, thịt, cá và hoa quả. Những thức ăn
khác phải nấu nhừ, có rau và cho thêm dầu ăn (5 -10 ml/bữa) [11, tr. 8-43], [71,
tr. 4-43].
1.4.3. Sử dụng nước sạch
Có thể giảm nguy cơ tiêu chảy bằng sử dụng nước sạch. Gia đình cần:
- Chọn nguồn nước sạch nhất có thể.
- Không được tắm, giặt và đại tiện gần nguồn nước. Xây hố xí cách nguồn
nước ít nhất 10 mét ở phía đất thấp hơn.
18
- Không cho động vật đến gần nguồn nước.
- Chứa nước trong chum, vại được rửa sạch hàng ngày, có nắp đậy. Không
để người và động vật uống nước trực tiếp ở chum vại. Dùng gáo cán dài để múc
nước, không chạm tay vào nước.
- Nếu sẵn chất đốt thì sử dụng nước đã đun sôi cho trẻ uống và chế biến
thức ăn. Nước chỉ cần đun sôi chứ không cần đun sôi kéo dài tốn chất đốt.
Khối lượng và chất lượng nước dự trữ trong gia đình có thể ảnh hưởng tới
tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy. Nếu có thể thì để một lượng nước lớn sử dụng cho vệ
sinh, còn nguồn nước sạch nhất thì chứa riêng dùng để uống và chế biến thức ăn
[11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
1.4.4. Rửa tay thường quy
Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy được truyền bằng tay khi bị nhiễm
bẩn phân. Nguy cơ của tiêu chảy giảm đi khi thành viên gia đình thực hành rửa
tay. Tất cả thành viên trong gia đình cần phải rửa tay của họ thật kỹ sau khi đi
ngoài, sau khi vệ sinh cho trẻ đi ngoài, sau khi dọn phân cho trẻ, trước khi chuẩn
bị thức ăn và trước khi ăn. Rửa tay sạch đòi hỏi phải sử dụng xà phòng hoặc
chất thay thế sẵn có trong vùng như tro, có đủ nước để rửa tay thật kỹ [11, tr. 8-
43], [71, tr. 4-43].
1.4.5. Thực phẩm an toàn
Thực phẩm dễ nhiễm các tác nhân gây tiêu chảy trong tất cả các khâu từ
sản xuất đến chế biến thức ăn bao gồm: nuôi trồng có sử dụng phân tươi, mua
bán nơi công cộng (chợ), chế biến thức ăn tại nhà hoặc quán ăn và bảo quản
thức ăn sau chế biến[11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
1.4.6. Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn
Môi trường mất vệ sinh làm lan rộng các tác nhân gây tiêu chảy. Những tác
nhân này được bài tiết từ phân làm lây nhiễm cho người và động vật. Xử lý phân
đúng hạn chế lây nhiễm. Phân làm nhiễm bẩn nguồn nước nơi trẻ chơi, nơi bà
mẹ giặt quần áo và nơi lấy nước dùng cho gia đình. Các gia đình cần quan tâm
đến chất lượng và vệ sinh của hố xí. Nếu hố xí không đạt tiêu chuẩn thì phải đại
tiện vào hố và chôn phân ngay sau khi đại tiện. Phân của trẻ em thường chứa tác
nhân gây tiêu chảy, phải thu dọn, đổ vào hố xí hoặc chôn ngay sau khi đi ngoài.
1.4.7. Phòng bệnh bằng vắc xin
- Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng.
- Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu
chảy. Tất cả trẻ em cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi khuyến nghị.
- Rotavirus: đã triển khai ở các nước phát triển cho thấy hiệu quả phòng
ngừa tiêu chảy do rotavirus rất tốt. Hiện nay, có nhiều dạng chế phẩm vắc xin
19
phòng rotavirus, liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và
Chương trình tiêm chủng quốc gia. Từ tháng 6 năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới
đã chính thức khuyến cáo đưa vắc xin Rota vi rút vào trong chương trình tiêm
chủng mở rộng cho trẻ em trên toàn cầu. Việt Nam đang cân nhắc việc đưa vắc
xin phòng rota vi rút vào trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trong tương
lai [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
- Vắc xin tả uống và vắc xin thương hàn được chỉ định sử dụng cho những
vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng và Chương trình tiêm
chủng mở rộng quốc gia.
1.5. THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
1.5.1. Or sol (ORS) c độ thẩm thấu thấp
Sự ra đời và hiệu quả của ORS có nồng độ thẩm thấu thấp, hiệu quả điều trị đối
với trẻ em sẽ tốt hơn nếu giảm nồng độ của natri, glucose và độ thẩm thấu toàn
phần xuống thấp hơn so với ORS chuẩn trước đây. ORS chuẩn trước đây có độ
thẩm thấu cao so với huyết tương nên có thể gây tăng natri máu, đồng thời gia
tăng khối lượng phân thải ra, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [11, tr. 8-43].
Ưu điểm của ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm khối lượng tiêu chảy và
nôn.
 An toàn, hiệu quả trong điều trị và phòng mất nước bất kể nguyên nhân
gì.
 ORS mới khi sử dụng tại các bệnh viện đã làm giảm nhu cầu truyền dịch
không theo phác đồ, giảm khối lượng phân thải ra và ít nôn hơn. Không thấy có
sự nguy hiểm khi có giảm natri máu khi so sánh với ORS chuẩn trước đây.
Bảng 1. 5 Thành phần dung dịch ORS chuẩn và ORS nồng độ thẩm thấu thấp
Thành phần
Dung dịch ORS chuẩn
trước đ y
(mEq hay mmol/L)
Dung dịch ORS có nồng độ
thẩm thấu thấp
(mEq hay mmol/L)
Glucose 111 75
Natri 90 75
Chlorid 80 65
Kali 20 20
Citrat 10 10
Độ thẩm thấu 311 245
20
1.5.2. Kẽm
Kẽm là một vi chất rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em
và cũng có vai trò rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Ở trẻ > 6 tháng
tuổi, kẽm làm giảm thời gian tiêu chảy và nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài đến ngày
thứ bảy [27, tr. 132-152]. Trẻ tiêu chảy bị mất một lượng lớn kẽm trong quá
trình bị bệnh. Bù lại lượng kẽm bị mất đi do tiêu chảy rất quan trọng để giúp trẻ
sớm hồi phục bệnh (giảm thời gian, mức độ nặng của tiêu chảy), đồng thời giúp
cho trẻ tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong
những tháng tiếp theo sau tiêu chảy [11, tr. 8-43]. Nghiên cứu của Ahmadipour
Shokoufeh và cộng sự cho thấy tiêu chảy kéo dài đến ngày thứ ba ở 100% trẻ sơ
sinh ở nhóm dùng probiotic so với chỉ 76,1% ở nhóm dùng kẽm. Nguy cơ tương
đối của tiêu chảy kéo dài ở nhóm dùng probiotic là gấp 1.31 lần so với nhóm
dùng kẽm cho đến ngày thứ ba. Ngoài ra 80% các trường hợp tiêu chảy trong
nhóm dùng probiotic vẫn tồn tại cho đến ngày nhập viện thứ tư, so với 47,8%
trong nhóm dùng kẽm. Tỷ lệ tương đối của tiêu chảy kéo dài ở nhóm dùng
probiotic cao hơn 36,4 lần so với nhóm dùng kẽm cho đến ngày thứ 4. Ngoài ra,
tỷ lệ biến chứng sau điều trị là 35,5% ở nhóm dùng probiotic và 2,6% ở dùng
kẽm.
1.5.3. Probiotic
Probiotic là các chế phẩm từ tế bào vi khuẩn hoặc các thành phần của các
tế bào vi khuẩn có tác động có lợi cho sức khoẻ, các cơ chế chính bao gồm kích
hoạt của các chất ức chế trực tiếp bacteriocins, cạnh tranh các chất dinh dưỡng
với vi khuẩn có hại và kích hoạt hệ miễn dịch. Probiotics có thể có hiệu quả đối
với tiêu chảy cấp, trong sự kết hợp với ORS. Bằng chứng chứng tỏ hiệu quả
được giới hạn ở một vài chủng, cụ thể là Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) và
Saccharomyces boulardii [27, tr. 132-152]. Nếu là tiêu chảy ngày 1, ngày 2,
dùng trong 3 ngày nếu không cải thiện thì ngừng [9, tr. 788-798, 803-806].
Probiotic có vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng miễn
dịch trong đường tiêu hóa thông qua tương tác trực tiếp với các tế bào miễn dịch
[56, tr. 19-21], Probiotic có hiệu quả đối với tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính do
vi khuẩn gây ra, nhưng có kết quả không nhất quán về hiệu quả của men vi sinh
đối với bệnh tiêu chảy do virus gây ra. Một tổng quan của Cochrane về 63 thử
nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT) và gần như RCT bao gồm 8.014 trẻ sơ
sinh, trẻ em và người lớn bị tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính. Các nhà nghiên
cứu phát hiện ra rằng chế phẩm sinh học làm giảm đáng kể thời gian tiêu chảy
trung bình; giảm nguy cơ tiêu chảy kéo dài từ bốn ngày trở lên 59% [75, tr. 62]
21
1.5.4. Diosmestit
Diosmectit là magnesium silicate hydrat tự nhiên kết dính với chất nhầy
tiêu hóa và có khả năng gắn kết nội độc tố và ngoại độc tố của vi khuẩn và
Rotavirus, làm tăng hấp thu nước, các chất điện giải và khôi phục lại các đặc
tính bảo vệ của niêm mạc ruột [50, tr. 247-253]. Diosmestit làm giảm lượng
phân trong 72 giờ và thời gian tiêu chảy ngắn hơn, giảm tổng thời gian điều trị
tiêu chảy [27, tr. 132-152].
1.5.5. Racecadotril
Racecadotril là một chất ức chế enkephalinase ngăn ngừa sự phân hủy
enkephalins nội sinh, làm giảm sự kích thích đường ruột, chống xuất tiết ở ruột
làm giảm mất nước và chất điện giải mà không ảnh hưởng đến nhu động ruột,
không gây táo bón thứ phát, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương,
được chỉ định trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp [12, tr. 316-325]. Điều trị bổ
sung triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em từ trên 3 tháng tuổi trở lên cùng với liệu
pháp bù nước đường uống. ướng dẫn dựa trên bằng chứng của Hiệp hội Nhi
khoa Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Trẻ em Châu Âu (ESPG AN) 2014, đã đề
cập rằng racecadotril có thể được xem xét trong việc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ
em.
1.5.6. Lactat Ringer
Dung dịch Lactat Ringer có thành phần điện giải và p tương tự như của
các dịch ngoại bào của cơ thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành
ion bicarbonat. Dùng để bồi phụ nước và điện giải: Lactat Ringer có glucose
cung cấp thêm glucose cho cơ thể. Được chỉ định trong mất nước (chủ yếu mất
nước ngoài tế bào) nặng, không thể bồi phụ được bằng đường uống (người bệnh
hôn mê, uống vào nôn ngay, trụy mạch). Giảm thể tích tuần hoàn nặng, cần bù
nhanh (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết...). Nhiễm toan chuyển hóa (dùng Ringer
lactat có glucose).
Ðiều trị tiêu chảy mất nước nặng ở trẻ em, có thể theo khuyến cáo của Tổ
chức y tế thế giới: truyền tĩnh mạch ngay, lúc đầu 30 ml/kg trong 1 giờ (trẻ dưới
12 tháng tuổi) hoặc 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi), sau đó 70 ml/kg trong
5 giờ (trẻ dưới 12 tháng tuổi) hoặc 2 giờ 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi).
Cách 1 - 2 giờ, phải đánh giá lại tình trạng người bệnh [14, tr. 193-203, 204-
208].
1.5.7. Kháng sinh
Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, khi sử dụng kháng sinh trong điều
trị tiêu chảy cần lưu ý những điểm sau [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
22
 Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh cho những trường hợp tiêu
chảy thông thường, điều này không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm.
 Trước khi sử dụng kháng sinh luôn cân nhắc đến lợi ích và rủi ro cho
người bệnh
 Chỉ sử dụng kháng sinh trong những trường hợp đặc biệt sau:
1. Có tiêu chảy phân máu,
2. Nghi ngờ tả có mất nước nặng
3. Có xét nghiệm xác định nhiễm Giardia lamblia, amíp.
Với những trường hợp tiêu chảy phối hợp với những nhiễm khuẩn khác
như viêm phổi, viêm đường tiết niệu cần được điều trị đặc hiệu với những kháng
sinh cho những nhiễm khuẩn đó.
Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn
gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền
sử dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ
nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ
nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc
nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của
bệnh. Do đặc điểm khác biệt về dược động học, liều lượng cho trẻ em, đặc biệt
là trẻ sơ sinh và nhũ nhi cần theo dõi chặt chẽ [13, tr. 141-144]. Một số kháng
sinh thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy dựa vào triệu chứng lâm sàng,
kết quả soi, cấy phân và kết quả phân lập tác nhân gây bệnh.
Bảng 1. 6 Kháng sinh sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu chảy
Nguyên nhân Kháng sinh nên lựa chọn (a) Kháng sinh thay thế
Tả (b, c) Azithromycin
6-20mg/kg/ x 1lần/ngày x 1-5
ngày (uống một lần duy nhất.)
Erythromycin
1g (trẻ em 40 mg/kg cân
nặng), uống 3 ngày.
Doxycyclin 100mg x 3 viên
uống 1 liều (dùng trong
trường hợp vi khuẩn còn
nhạy cảm).
Lỵ trực khuẩn (b) Ciprofloxacin
15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3
ngày
(uống)
Pivecillinam
20mg/kg/lầnx4lần/ngày x
5ngày (uống)
Ceftriaxone
50-100 mg/kg x1 lần/ngày x
2-5 ngày (tiêm tĩnh mạch
hoặc bắp)
23
Campylobacter Azithromycin
6-20mg/kg/ x 1lần/ngày x 1-5 ngày (uống)
Lỵ Amip Metronidazol 10mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống)
(Nếu bệnh nặng thì dùng trong 10 ngày)
Giardia (đơn bào) Metronidazol (d)
5mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống)
a: liều uống, nếu không có dạng sirô thì thay bằng thuốc viên với liều
tương đương.
b: lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị tả týp 01, týp 0139 và lỵ phân
lập được tại địa phương.
c: kháng sinh được khuyến cáo tại địa phương cho trẻ trên 2 tuổi nghi tả và
có mất nước nặng.
d: tinidazol có thể dùng một lần 50mg/kg theo đường uống.
Lưu ý: việc lựa chọn kháng sinh cần phải dựa vào độ nhạy cảm của
Shigella đối với kháng sinh vào thời điểm đó và sự sẵn có ở địa phương, cũng
như tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị nhiễm trùng theo phác đồ điều trị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên
Giang
 Ngoài đường tiêu hóa:
 Điều trị nhiễm trùng huyết nếu cấy máu dương tính hoặc nghi ngờ.
 Điều trị nhiễm trùng cơ quan như hô hấp, tiết niệu, tai mũi họng...
 Trong đường tiêu hóa
tr ban đ u
 Phân có máu hoặc soi phân có hồng cầu hay bạch cầu đa nhân.
 Ciprofloxacin (kháng sinh 1):
< 20 kg: 125 mg x 2 lần/ngày cho 5 ngày.
> 20 kg: 250 mg x 2 lần/ngày cho 5 ngày.
hoặc 15 mg/kg x 2 lần/ngày, truyền tĩnh mạch nếu không uống được. hoặc
pefloxacin 10 – 15 mg/kg x 2 lần/ngày.
 Nếu 2 tháng tuổi: ceftriazon 100 mg IM x 1 lần/ngày, cho 5 ngày.
 Phân có G. duodenalis hoặc E. histolytica (dưỡng bào): metronidazol 10
mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.
 Cấy phân có vi trùng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
tr tiếp theo
 Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 1 thất bại, chuyển kháng sinh thứ 2.
metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.
 Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 2 thất bại, hội chẩn khoa.
24
1.5.7.1. Azithromycin
Azithromycin là một kháng sinh có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid.
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn
gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng.
Azithromycin có tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram dương như
Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus và một sồ chủng khác
cũng còn rất nhạy cảm vơi azithromycin như Corynebacterium diphtheriae,
Clostridium perfringens, Peptostreptococcus và Propionibacterium acnes.
Azithromycin có tác dụng vừa phải trên các vi khuẩn Gram âm như E. coli,
Salmonella enteritis, Salmonella typhi, Enterobacter, Acromonas Hydrophilia,
Klebsiella. Các chủng Gram âm thường kháng azithromycin là Proteus,
Serratia, Pseudomonas aeruginosa và Morganella. Azithromycin được chỉ định
trong các trường hợp tiêu chảy do Shigella spp., Salmonella spp.,
Campylobacter spp., Vibrio cholerae [27, tr. 132-152].
Cần điều chỉnh liều thích hợp cho các trường hợp bị bệnh thận có hệ số
thanh thải creatinin nhỏ hơn 40 ml/phút, không sử dụng thuốc này cho các người
bị bệnh gan, vì thuốc thải trừ chính qua gan [14, tr. 193-203, 204-208].
1.5.7.2. Nhóm beta-lactam
Nhóm beta-lactam gồm: penicilin, cephalosporin, carbapenem,
monobactam; là các kháng sinh diệt khuẩn có cấu trúc chung là vòng betalactam
có tác dụng kháng khuẩn bằng cách gắn kết với những enzym đặc biệt trong
vách tế bào vi khuẩn gọi là protein gắn kết penicilin (PBP).
Các kháng sinh betalactam găn kết vào PBP, gây cản trở thành lập chuỗi
peptid của peptidoglycan là một bước quan trọng trong tổng hợp thành tế bào vi
khuẩn, dẫn đến kích hoạt các PBP tự ly giải trong vách tế bào và làm vi khuẩn
chết. Một số kháng sinh thuộc nhóm betalactam thường được sử dụng trong điều
trị tiêu chảy như: ampicilin, ceftriaxon, cefixim... thường được chỉ định trong
các trường hợp tiêu chảy do các tác nhân sau: Tiêu chảy do Salmonella spp.,
Shigella spp., E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia [27, tr. 132-152],
[13, tr. 141-144].
Ceftriaxon: là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử
dụng dưới dạng tiêm (ceftriaxon natri). Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do khả
năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào một hoặc nhiều
protein gắn penicilin (PBP) là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng
tế bào vi khuẩn, do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành
tế bào. Chỉ định trong các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với
ceftriaxone kể cả bệnh hạ cam, viêm màng trong tim, viêm dạ dày - ruột, viêm
25
màng não (bao gồm cả dự phòng viêm màng não do não mô cầu nhưng không
dùng cho bệnh gây bởi Listeria monocytogenes), bệnh Lyme, nhiễm khuẩn
đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, lậu, thương hàn, giang mai,
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da.
Cefotaxim: Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có
phổ kháng khuẩn rộng. thường dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy
kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn
huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria
monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn, điều trị tập trung,
nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol) và dự phòng nhiễm
khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
1.5.7.3. Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc
nhóm quinolon, cơ chế tác động dựa trên ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn
bằng cách ức chế enzym DNA gyrase, nên thuốc ngăn sự sao chép của
chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được.
Ciprofloxacin thường được chỉ định trong tiêu chảy do E. coli (ETEC,
EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella spp., Vibrio spp., Shigella spp.,
Salmonella typhi, Salmonella paratyphi và tiêu chảy do vi khuẩn tả [13, tr. 141-
144]. Cần phải giảm liều ở người bị suy giảm chức năng thận hay chức năng
gan. Trong trường hợp người bệnh bị suy chức năng thận, nếu dùng liều thấp thì
không cần giảm liều; nếu dùng liều cao thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh
thải creatinin, hoặc nồng độ creatinin trong huyết thanh [14, tr. 193-203, 204-
208].
1.5.7.4. Doxycyclin
Doxycyclin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng kìm khuẩn. Thuốc ức chế
vi khuẩn tổng hợp protein do gắn vào tiểu đơn vị 30S và có thể cả với 50S của
ribosom vi khuẩn nhạy cảm. Doxycyclin có phạm vi kháng khuẩn rộng với vi
khuẩn hiếu khí và kỵ khí Gram dương và Gram âm, và cả với một số vi sinh vật
kháng thuốc tác dụng với thành tế bào, như Rickettsia, Coxiella burnetii,
Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia spp., Legionella spp., Ureaplasma, một số
Mycobacterium không điển hình, và Plasmodium spp.
Doxycyclin được chỉ định trong tiêu chảy do Campylobacter spp., Vibrio
cholerae [27, tr. 132-152]. Doxycyclin không thải trừ giống như các tetracyclin
khác, mà thải trừ chủ yếu qua gan, thứ yếu qua thận và không tích lũy nhiều như
các tetracyclin khác ở người suy thận, do đó là một trong những tetracyclin an
26
toàn nhất để điều trị nhiễm khuẩn ở người bị bệnh thận [14, tr. 193-203, 204-
208].
1.5.7.5. Metronidazol
Metronidazol là một dẫn chất 5 - nitro - imidazol, có phổ hoạt tính rộng
trên động vật nguyên sinh như amip, Giardia và trên vi khuẩn kị khí. Cơ chế tác
dụng của metronidazol còn chưa thật r . Trong ký sinh trùng, nhóm 5 - nitro của
thuốc bị khử thành các chất trung gian độc với tế bào, các chất này liên kết với
cấu trúc xoắn của phân tử DNA làm vỡ các sợi này và cuối cùng làm tế bào
chết.
Metronidazol là một thuốc rất mạnh trong điều trị nhiễm động vật nguyên
sinh như Entamoeba histolytica, Giardia lamblia và Trichomonas vaginalis và
tiêu chảy do Clostridium difficile. Ở người bệnh bị suy thận, nửa đời của chất
mẹ không thay đổi, nhưng nửa đời của chất chuyển hóa hydroxy kéo dài gấp 4
đến 17 lần. Chuyển hóa metronidazol có thể bị ảnh hưởng nhiều, khi bị suy gan
nặng [14, tr. 193-203, 204-208].
1.5.7.6. Trimethoprim/Sulfamethoxazol
Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid
folic của vi khuẩn. Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu
enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn. Phối hợp trimethoprim và
sulfamethoxazol như vậy ức chế hai giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid
folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và cuối cùng DNA
của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng
này cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác
dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc. Các vi sinh vật
sau đây thường nhạy cảm với thuốc: E. coli, Klebsiella sp., Enterobacter sp.,
Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, bao gồm cả
P. vulgaris, H. influenzae (bao gồm cả các chủng kháng ampicilin), S.
pneumoniae, Shigella flexneri, Shigella sonnei, pneumocystis carinii.
trimethoprim/sulfamethoxazol được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy do
E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio spp. [13,
tr. 141-144].
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI.
27
Bảng 1. 7 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy trên thế giới
Tác giả, năm,
địa điểm
Mục tiêu
nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu,
cở mẫu, thời gian
nghiên cứu
Kết quả
Trên thế giới
Efunshile Akinwale
M và cộng sự, 2019,
Abakaliki, Nigeria
[25, tr. 275]
Khảo sát quản lý và thực hành điều
trị đối với bệnh tiêu chảy cấp tính ở
trẻ em, cả ngoại trú và nội trú.
- Nghiên cứu mô tả, cắt ngang
- Cỡ mẫu: 200 trẻ dưới 5 tuổi
- Thời gian nghiên cứu là từ tháng 12
năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
Kháng sinh được chỉ định chiếm 86,9%
trong điều trị tiêu chảy và 30% nhận được
men vi sinh
Ahmadipour
Shokoufeh và cộng
sự, 2019,
Khorramabad [3, tr.
162-170]
Điều trị tiêu chảy do virus ở trẻ em
bằng cách bổ sung Probiotic và kẽm
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có
đối chứng
- Cỡ mẫu: 146 trẻ từ 6 tháng đến 2
tuổi
Tiêu chảy kéo dài đến ngày thứ ba ở
(100%) trẻ sơ sinh dùng probiotic so với
chỉ 76,1% ở nhóm dùng kẽm. Nguy cơ
tương đối của tiêu chảy kéo dài ở nhóm
dùng probiotic là gấp 1.31 lần so với nhóm
dùng kẽm cho đến ngày thứ ba. Ngoài ra
80% các trường hợp tiêu chảy trong nhóm
dùng probiotic vẫn tồn tại cho đến ngày
nhập viện thứ tư, so với 47,8% trong nhóm
dùng kẽm. Tỷ lệ tương đối của tiêu chảy
kéo dài ở nhóm dùng probiotic cao hơn
36.4 lần so với nhóm dùng kẽm cho đến
ngày thứ 4. Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng sau
điều trị là 35,5% ở nhóm dùng probiotic và
2,6% ở dùng kẽm.
28
Aktaş O và cộng sự
2019 [4, tr. 431-437]
Một nghiên cứu phân tử về tỷ lệ lưu
hành và đồng nhiễm của Rotavirus,
Norovirus, Astrovirus và Adenovirus
ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột
- Nghiên cứu: Các mẫu phân từ 375
trẻ em từ 0 đến 5 tuổi bị tiêu chảy cấp
đã kiểm tra về sự hiện diện của
Rotavirus, Norovirus, Astrovirus và
Adenovirus bằng kỹ thuật PCR
- Cỡ mẫu: 375 trẻ dưới 5 tuổi
- Thời gian nghiên cứu là từ tháng
12/2016 đến tháng 2/ 2017
Ít nhất một mầm bệnh virus đã được phát
hiện trong 59,2% mẫu phân. Rotavirus là
tác nhân được phát hiện thường xuyên nhất
32,3%, tiếp theo là Norovirus 20,3%,
Adenovirus 9,6% và Astrovirus 5,6%. Tất
cả các mẫu đều âm tính với mầm bệnh vi
khuẩn. Trong đó có 7,2% mẫu dương tính
với giun sán đường ruột và protozoan
Ravelomanana L. và
cộng sự, 2018,
Antananarivo,
Madagascar [52, tr.
182-185].
Kê đơn thuốc điều trị tiêu chảy cấp ở
trẻ sơ sinh ở Antananarivo,
Madagascar
- Nghiên cứu mô tả, cắt ngang
- Cỡ mẫu: 200 trẻ dưới 5 tuổi
- Thời gian nghiên cứu là từ tháng 12
năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
Kết quả khảo sát bao gồm 125 bác sĩ: 105
bác sĩ đa khoa, 11 bác sĩ nhi khoa và 9 bác
sĩ chuyên khoa khác 7,2% với hoạt động
nhi khoa. Chỉ 4,8% các bác sĩ được hỏi đã
không được đào tạo về tiêu chảy trong hai
năm trước. Một phần tư bác sĩ 25,6% đã
không kê toa dung dịch bù nước đường
uống. Những lý do được đưa ra là thiếu
dấu hiệu mất nước 50% và khuyến nghị
của các loại đồ uống khác 15,5%. Toa kẽm
rất hiếm 9,6%. Gần một nửa 47,2% thường
xuyên sử dụng kháng sinh và 86,4% kê
đơn thuốc chống tiêu chảy.
Xinghui Liu và cộng
sự, 2017, Thượng
Hải, Trung Quốc [44,
tr. 537].
Đánh giá tình hình sử dụng kháng
sinh dựa vào kết quả xét nghiệm máu
trên bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính
- Nghiên cứu mô tả, cắt ngang
- Cỡ mẫu: 330 trẻ
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng
3/2013 đến tháng 2/2016
Tỷ lệ lạm dụng thuốc kháng sinh tổng thể
là 72,0%.
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf

More Related Content

What's hot

CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
SoM
 
Câu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp ánCâu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp án
KiuAnhTran
 
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU ÝBỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
SoM
 

What's hot (20)

CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
 
triệu chứng đường tiểu dưới / u phì đại tuyến tiền liệt Luts / BPH tiết niệu
triệu chứng đường tiểu dưới / u phì đại tuyến tiền liệt Luts / BPH tiết niệu triệu chứng đường tiểu dưới / u phì đại tuyến tiền liệt Luts / BPH tiết niệu
triệu chứng đường tiểu dưới / u phì đại tuyến tiền liệt Luts / BPH tiết niệu
 
Bệnh lậu
Bệnh lậuBệnh lậu
Bệnh lậu
 
PHÁ THAI NGOẠI KHOA
PHÁ THAI NGOẠI KHOAPHÁ THAI NGOẠI KHOA
PHÁ THAI NGOẠI KHOA
 
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCMChàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Chàm - Viêm da cơ địa - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
 
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinhĐề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
 
Thuốc nhỏ mắt - Trung cấp dược Bách Khoa Sài Gòn
Thuốc nhỏ mắt - Trung cấp dược Bách Khoa Sài GònThuốc nhỏ mắt - Trung cấp dược Bách Khoa Sài Gòn
Thuốc nhỏ mắt - Trung cấp dược Bách Khoa Sài Gòn
 
Phân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấpPhân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấp
 
Statin ở bệnh nhân Đái tháo đường
Statin ở bệnh nhân Đái tháo đườngStatin ở bệnh nhân Đái tháo đường
Statin ở bệnh nhân Đái tháo đường
 
Cách làm bệnh án nội khoa
Cách làm bệnh án nội khoaCách làm bệnh án nội khoa
Cách làm bệnh án nội khoa
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Chuyen de thuoc giam dau ha nhiet khang viem khong chua steroid
Chuyen de thuoc giam dau ha nhiet khang viem khong chua steroidChuyen de thuoc giam dau ha nhiet khang viem khong chua steroid
Chuyen de thuoc giam dau ha nhiet khang viem khong chua steroid
 
bệnh án điện tử trong y học gia đình
bệnh án điện tử trong y học gia đìnhbệnh án điện tử trong y học gia đình
bệnh án điện tử trong y học gia đình
 
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨNBỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
 
Câu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp ánCâu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm bệnh học có đáp án
 
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU ÝBỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
 
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐÁI THÁO ĐƯỜNGĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 

Similar to Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...
Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...
Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Man_Ebook
 

Similar to Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf (20)

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
 
Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...
Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...
Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị ...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ----------------- TRẦN VĂN NHƠN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ TRẦN VĂN NHƠN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Hà Minh Hiển CẦN THƠ, 2020
  • 3. i GIẤY XÁC NHẬN CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với đề tựa là “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019” do học viên Trần Văn Nhơn thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Hiển, Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ……………. Sau khi đã được bổ sung và sửa chữa các điểm sau: 1. Ủy viên 2. Ủy viên – Thư ký 3. Phản biện 1 4. Phản biện 2 5. Chủ tịch hội đồng Ủy viên (Ký và ghi rõ họ tên) --------- Phản biện 1 (Ký và ghi rõ họ tên) --------- Ủy viên - Thư ký (Ký và ghi rõ họ tên) ---------- Phản biện 2 (Ký và ghi rõ họ tên) ---------- Chủ tịch Hội đồng (Ký và ghi rõ họ tên) ----------
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Đô. Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô. Ban chủ nhiệm Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Ban chủ nhiệm, Quý thầy cô trong Bộ môn Dược lý và Dược Lâm Sàng, cùng các Bộ môn có liên quan, Trường Đại học Tây Đô. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. Hà Minh Hiển – Người trực tiếp hướng dẫn đề tài và đã tận tình quan tâm động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những người nhà bệnh nhi đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu, giúp tôi có được số liệu cho luận văn này. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn bố mẹ và toàn thể gia đình, anh em, bạn bè thân yêu đã giúp đỡ và luôn là nguồn động viên khích lệ lớn lao đối với tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Ngày..….tháng……năm 2020 Ký tên và ghi rõ họ tên Trần Văn Nhơn
  • 5. iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2019 Trần Văn Nhơn Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Minh Hiển Mục tiêu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy trên các bệnh nhi nội trú ≤ 15 tuổi tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 251 bệnh án của trẻ em ≤ 15 tuổi điều trị nội trú do tiêu chảy bằng ít nhất một thuốc từ 01/2019 đến tháng 12/2019. Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Cơ sở để đánh giá là tài liệu khuyến cáo của Bộ Y Tế và WHO. Kết quả và bàn luận Tỷ lệ chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều trị tiêu chảy phù hợp khuyến cáo là 88,3%, không phù hợp là 11,7%. Tỷ lệ phác đồ điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp với kháng sinh đồ là 77,8%, chưa phù hợp là 22,2%. Liều dùng kháng sinh phù hợp khuyến cáo là 86,4%, không phù hợp là 2,4%. Kháng sinh dùng nhiều nhất là ceftriaxon (53,4%). Tình hình chỉ định oresol phù hợp khuyến cáo chiếm 68,9% trong điều trị tiêu chảy không mất nước, không phù hợp chiếm 58,3% trong điều trị tiêu chảy có mất nước. Tỷ lệ chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy không mất nước chiếm 50,8%. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm 39,8%, trong đó liều phù hợp khuyến cáo chiếm 97% và thấp hơn khuyến cáo là 3%. Tỷ lệ có chỉ định probiotic trong tiêu chảy chiếm 35,1%. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy số ngày nằm viện và neutrophil trong máu có ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh trong điều trị (p < 0,05). Kết luận Tình hình sử dụng kháng sinh, oresol, kẽm trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú ≤ 15 tuổi tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang là khá phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới về danh mục thuốc và liều dùng. Tuy nhiên, cần tăng cường tuân thủ việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo cũng như cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố dự đoán dẫn đến chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị. Từ khóa: tiêu chảy, bệnh nhi nội trú, kháng sinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
  • 6. iv ABSTRACT ASSESSMENT OF THE MEDICINE USE FOR DIARRHEA TREATMENT ON PEDIATRIC INPATIENT AT KIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2019 By Tran Van Nhon, Supervisor: Ha Minh Hien OBJECTIVES To assess the medicine use for diarrhea treatment on pediatric inpatient and to determine factors which affect antibiotic indications on pediatric inpatient under 15 years. SUBJECTS AND METHODS 251 medical records of pediatric inpatient suffered from diarrhea and treated by at least 1 medicine from 1/2019 to 12/2019 at Kien Giang general hospital were studied by descriptive cross-sectional study. Criteria for assessment are based on MOH and WHO guidelines. RESULTS The rate of antibiotic prescription that met MOH and WHO guidelines was 88.3% in comparison with 11.7% of non-conformance. The compliance prescriptions based on antibiogram were 77.8%, non-compliance were 22.2%. The compliance dosage refered to guideline was 86.4%, non-conpliance was 2.4%. The most prevalent antibiotic was ceftriaxone (53.4%). The rate of reasonable dosage for ORS was 68.9% for diarrhea without dehydration whereas 58.3% for diarrhea with dehydration was unreasonable. The use of lactated ringer’s for diarrhea without dehydration made up 50.8%. The use of zinc as supplement made up only 39.8%, where the reasonabe dosage made up 97% whereas the unreasonable dosage was 3%. The percentage of probiotic use was 35.1%. Results of multivariate logistic regression analysis show that the number of hospitalization days and neutrophil index in the blood may effect on antibiotic use in diarrhea treatment (p < 0.05). CONCLUSIONS The medicine use including antibiotic, oresol and zinc for diarrhea treatment on pediatric inpatients under 15 years was rather in compliance with MOH and WHO guidelines in term of drug list and dosage at Kien Giang general hospital. However, it is necessary to strengthen this comformance on antibiotic use and further investigation on predictive factors before antibiotic prescribing should be considered to avoid overusing of antibiotic. Key words: Diarrhea, pediatric inpatient, antibiotic, Kien Giang general hospital.
  • 7. v CAM KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Ngày..….tháng……năm 2020 Ký tên và ghi rõ họ tên Trần Văn Nhơn
  • 8. vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM......................................3 1.1.1. Định nghĩa.....................................................................................................3 1.1.2. Dịch tễ...........................................................................................................3 1.1.3. Sinh lý ruột trong bệnh tiêu chảy..................................................................5 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy.....................................5 1.1.5. Phân loại tiêu chảy........................................................................................6 1.1.6. Đánh giá mức độ mất nước...........................................................................8 1.1.7. Tác nhân gây bệnh ........................................................................................9 1.2. CHẨN ĐOÁN ...................................................................................................11 1.2.1. ỏi bệnh sử.................................................................................................11 1.2.2. Thăm Khám ................................................................................................12 1.2.3. Cận lâm sàng...............................................................................................12 1.3. ĐIỀU TRỊ..........................................................................................................13 1.3.1. Tiêu chảy cấp ..............................................................................................13 1.3.2. Tiêu chảy kéo dài........................................................................................15 1.3.3. Tiêu chảy do lỵ............................................................................................16 1.4. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY .........................................................................17 1.4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ.................................................................................17 1.4.2. Cải thiện nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung ...............................................17 1.4.3. Sử dụng nước sạch......................................................................................17 1.4.4. Rửa tay thường quy.....................................................................................18 1.4.5. Thực phẩm an toàn......................................................................................18 1.4.6. Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn ..........................................................18 1.4.7. Phòng bệnh bằng vắc xin............................................................................18 1.5. THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ...............................19 1.5.1. Oresol (ORS) có độ thẩm thấu thấp............................................................19 1.5.2. Kẽm.............................................................................................................20 1.5.3. Probiotic......................................................................................................20 1.5.4. Diosmestit ...................................................................................................21 1.5.5. Racecadotril ................................................................................................21 1.5.6. Lactat Ringer...............................................................................................21 1.5.7. Kháng sinh ..................................................................................................21 1.6. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI. ...............................26 Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................34 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................34 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu..................................................................................34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................................34
  • 9. vii 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................34 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................34 2.2.2. Cỡ mẫu........................................................................................................34 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu...............................................................................34 2.2.4. Cách tiến hành.............................................................................................35 2.2.5. Cơ sở đánh giá ............................................................................................36 2.2.6. Cách thức đánh giá: ....................................................................................36 2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU...........................38 2.3.1. Công cụ thu thập.........................................................................................38 2.3.2. Kỹ thuật thu thập.........................................................................................38 2.3.3. Người thu thập ............................................................................................38 2.3.4. Phương pháp kiểm soát sai số.....................................................................38 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ............................................39 2.4.1. Xử lý số liệu................................................................................................39 2.4.2. Định nghĩa biến số ......................................................................................39 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................40 3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................40 3.1.1. Tần suất mắc bệnh theo giới tính và nhóm tuổi..........................................40 3.1.2. Đặc điểm về nơi sinh sống..........................................................................41 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG..........................................41 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng......................................................................................41 3.2.2. Đặc điển cận lâm sàng ................................................................................43 3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ........46 3.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy............................................46 3.3.2. Bệnh mắc kèm thường gặp .........................................................................49 3.3.3. Tình hình chỉ định oresol và lactat ringer trong điều trị tiêu chảy .............52 3.3.4. Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy............................53 3.3.5. Tình hình chỉ định probiotic .......................................................................54 3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY. ........................................................................54 Chương 4. BÀN LUẬN ...............................................................................................56 4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................56 4.1.1. Tần suất mắc bệnh theo giới tính và nhóm tuổi..........................................56 4.1.2. Đặc điểm về nơi sinh sống..........................................................................56 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG..........................................57 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng......................................................................................57 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ...............................................................................58 4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ.....................60 4.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy............................................60 4.3.2. Đặc điểm chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy...............................61
  • 10. viii 4.3.3. Các kháng sinh sử dụng trong điều trị tiêu chảy.........................................62 4.4. BỆNH MẮC KÈM THƯỜNG GẶP...............................................................63 4.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ............................................................................................................63 4.5.1. Số ngày sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy..................................63 4.5.2. Đánh giá sự phù hợp của chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều trị tiêu chảy ...........................................................................................................64 4.5.3. Đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm với kháng sinh đồ. .......................................................................................................64 4.6. TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH ORESOL VÀ LACTAT RINGER TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ....................................................................................................65 4.6.1. Tần suất chỉ định Oresol .............................................................................65 4.6.2. Tần suất chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy...............................65 4.6.3. Đánh giá liều dùng của Oresol trong dự phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy.......................................................................................................................66 4.7. KẼM ..................................................................................................................66 4.7.1. Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy............................66 4.7.2. Đánh giá chế độ liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ........................67 4.8. TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH PROBIOTIC..........................................................67 4.9. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY. ........................................................................68 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................69 5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................69 5.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. xii PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................xv PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ xvi PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................ xvi PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................... xvii PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. xviii PHỤ LỤC 7 .............................................................................................................. xviii PHỤ LỤC 8 .............................................................................................................. xviii PHỤ LỤC 9 ................................................................................................................ xix
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Phân loại mất nước dựa vào nồng độ Natri trong máu. ..................................8 Bảng 1. 2 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ từ 1 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi ...................8 Bảng 1. 3 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi.......................................9 Bảng 1. 4 ướng dẫn sử dụng Oresol ...........................................................................14 Bảng 1. 5 Thành phần dung dịch ORS chuẩn và ORS nồng độ thẩm thấu thấp...........19 Bảng 1. 6 Kháng sinh sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu chảy .....22 Bảng 1. 7 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy trên thế giới...........................................................................................................................27 Bảng 2. 1 Cách tiến hành...............................................................................................35 Bảng 2. 2 Cơ sở đánh giá sử dụng kháng sinh, oresol/lactat ringer, kẽm, trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em. .........................................................................................................36 Bảng 3. 1 Tần suất mắc bệnh theo nhóm tuổi so với giới tính......................................40 Bảng 3. 2 Đặc điểm về nơi sinh sống............................................................................41 Bảng 3. 3 Tính chất phân...............................................................................................42 Bảng 3. 4 Tình trạng mất nước......................................................................................42 Bảng 3. 5 Kết quả bạch cầu trong máu (WBC).............................................................43 Bảng 3. 6 Kết quả bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil) trong máu ......................44 Bảng 3. 7 Kết quả CRP trong máu ................................................................................44 Bảng 3. 8 Kết quả bạch cầu, hồng cầu trong soi phân ..................................................45 Bảng 3. 9 Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy .................................46 Bảng 3. 10 Đặc điểm chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ...............................47 Bảng 3. 11 Tình hình chỉ định kháng sinh theo tính chất phân....................................47 Bảng 3.12 Tình hình phối hợp kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo chẩn đoán .....47 Bảng 3. 13 Các kháng sinh sử dụng trong điều trị tiêu chảy.........................................48 Bảng 3. 14 Số ngày sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy ...........................................49 Bảng 3. 15 Các bệnh kèm thường gặp...........................................................................49 Bảng 3. 16 Đánh giá sự phù hợp của việc chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều trị tiêu chảy so với khuyến cáo..............................................................................50 Bảng 3. 17 Đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm với kháng sinh đồ.................................................................................................................51 Bảng 3. 18 Đánh giá sự phù hợp chế độ liều của các kháng sinh trong điều trị ...........51 Bảng 3. 19 Tần suất chỉ định oresol trong điều trị tiêu chảy.........................................52 Bảng 3. 20 Tần suất chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy ...............................52 Bảng 3. 21 Đánh giá liều dùng của Oresol trong dự phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy................................................................................................................................53 Bảng 3. 22 Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy............................53 Bảng 3. 23 Đánh giá liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy....................................54 Bảng 3. 24 Tình hình chỉ định Probiotic .......................................................................54 Bảng 3. 25 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định kháng sinh trong điều trị ....................55
  • 12. x DANH MỤC HÌNH ình 3. 1 Đặc điểm về giới tính của mẫu nghiên cứu...................................................40 Hình 3. 2 Lý do vào viện...............................................................................................41 Hình 3. 3 Tính chất phân và tình trạng mất nước trong tiêu chảy.................................43 Hình 3. 4 Kết quả cấy phân/test nhanh..........................................................................46
  • 13. xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt ADN Deoxyribonucleic acid AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải E. Coli Escherichia coli Vi khuẩn E. coli EAEC Enteroaggregative E. coli E. coli bám dính EHEC Enterohaemorrhagic E. coli E. coli gây chảy máu EIEC Enteroinvasive E. coli E. coli xâm nhập EPEC Enteropathogenic E. coli E. coli gây bệnh đường ruột ETEC Enterotoxigenic E. coli E. coli sinh độc tố đường ruột LGG Lactobacillus rhamnosus GG PBP Penicilin binding proteins Protein gắn kết penicilin SDD Suy dinh dưỡng ST-ETEC Heat-stable enterotoxin E. coli E. coli sản xuất độc tố bền nhiệt TCKD Tiêu chảy kéo dài WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới BYT Bộ Y tế ORS Oral Rehydration Solution Dung dịch bù nước đường uống TTM Tiêm tĩnh mạch IM PBP IQR CRP KTC Penicillin-binding proteins Interquartile range C – reactive protein Tiêm bắp Protein gắn kết penicilin Khoảng tứ phân vị Protein phản ứng C Khoảng tin cậy
  • 14. 1 MỞ ĐẦU Theo ước tính của WHO mổi năm trên toàn thế giới có gần 1,7 tỷ trường hợp trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, bệnh tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi, mỗi năm bệnh tiêu chảy giết chết khoảng 525000 trẻ em trên toàn thế giới [72]. Số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do tiêu chảy chiếm 40% mặc dù chúng chiếm chưa đến 10% dân số thế giới, 90% trong số đó xảy ra ở các nước châu Phi cận Sahara và các nước Nam Á [67, tr. 1545- 1602], [69, tr. 1459-1544]. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam được ước tính từ 7-11% và chiếm 12% trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong ở nhóm tuổi này [41, tr. 29304]. Tiêu chảy ở trẻ em ảnh hưởng đến trẻ em dưới năm tuổi chiếm khoảng 63% gánh nặng tiêu chảy toàn cầu [68, tr. 220], [74, tr. 64-64] và là nguyên nhân quan trọng thứ hai gây tử vong ở trẻ sơ sinh ở các quốc gia đang phát triển [36, tr. 799-814], [51, tr. 564-575]. Trong đó vệ sinh kém và cung cấp nước không đủ nước sạch là những yếu tố chính [18, tr. 22-33], [58, tr. 195]. Ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, tiêu chảy chiếm một phần tám số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm [34, tr. 1252-1254], [36, tr. 799-814]. Các trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn là phổ biến nhất trong tất cả các trường hợp tiêu chảy trên toàn cầu [73, tr. 53]. Thường được báo cáo bệnh tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột và các độc tố do: Clostridium botulinum, Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae, Escherichia coli, Shigella spp. [31, tr. 3- 31], [60, tr. 1173-1182]. Gánh nặng bệnh tật lớn, kết hợp với việc thiếu nguồn lực tài chính và chẩn đoán ở các nước thu nhập thấp và trung bình dẫn đến các tác nhân gây bệnh hiếm khi hoặc không bao giờ được xác định [62, tr. 1045-1052], kết quả là kháng sinh được sử dụng theo kinh nghiệm cho trẻ em bị tiêu chảy chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng. Hiện tại, WHO khuyến cáo giải pháp bù nước bằng đường uống và kẽm cho tất cả các trường hợp tiêu chảy và chỉ điều trị bằng kháng sinh cho những người có triệu chứng nghiêm trọng hơn [71, tr. 4-43]. Ở châu Á, việc thiếu chẩn đoán xác định này dẫn đến việc sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trong cộng đồng hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu của Corinne N. Thompson và các cộng sự cho thấy kháng sinh được kê đơn trong 38% số trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Việt Nam có liên quan đến vi khuẩn gây bệnh và trong 60% trường hợp không rõ nguyên nhân [62, tr. 1045-1052]. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy cấp thường gặp ở những nước có thu nhập thấp và trung bình như nước ta là do nhiễm: rotavirus, Cryptosporidium spp, Enterotoxigenic Escherichia coli sản sinh độc tố ổn định nhiệt và Shigella [37, tr. 568-584]. Trong một nghiên cứu gần đây từ miền trung
  • 15. 2 Trung Quốc, mầm bệnh đã được phát hiện chiếm 20% trong số 508 mẫu phân từ bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, dưới 5 tuổi, các mầm bệnh thường được phát hiện nhất là Salmonella spp. 8%, Escherichia coli 5%, Campylobacter jejuni 3% và Aeromonas spp. 2% [16, tr. 193-193], nguyên nhân phổ biến ở khu vực đang phát triển của Trung Quốc Shigella lại là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất [70, tr. 1-14]. Ở Ấn Độ tác nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy là Escherichia coli 30,07%, theo sau là Rotavirus 26,15%, Shigella 23,84%, Adenovirus 4,61%, Cryptosporidium 3,07% và Giardia 0,77%, nhiễm đồng thời với hai hoặc nhiều mầm bệnh đã được quan sát thấy trong 44/130 trường hợp 33,84% với tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt ở trẻ <2 tuổi 65,90% so với trẻ em 2 tuổi 5 tuổi 34,09% [57, tr. 16]. Một nghiên cứu tại Nigeria của tác giả Akinwale M. Efunshile cho thấy hơn 85% kháng sinh được kê đơn trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu là ciproflaxin, metronidazole và gentamycin [25, tr. 275]. Nghiên cứu của Fisher Walker Christa và cộng sự cho thấy tỷ lệ sử dụng ORS 77,3% và kẽm 29,9% trong điều trị tiêu chảy, các phương pháp điều trị khác ngoài kẽm và ORS cũng thường xuyên được kê đơn, bao gồm kháng sinh 61,9% và thuốc chống tiêu chảy 17,5% [68, tr. 220]. Cho thấy tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy. Với mong muốn đánh giá thực tế tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ đó có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, chúng tôi tiến hành đề tài "Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019" với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em. 2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
  • 16. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM 1.1.1. Định nghĩa Theo tổ chức Y tế Thế Giới, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ. 1.1.2. Dịch tễ Tác nhân phổ biến nhất trong nhiễm trùng đường tiêu hóa khác nhau theo nhóm tuổi, khu vực địa lý và loại tiêu chảy. Trong một nghiên cứu quy mô lớn ở trẻ em dưới 5 tuổi được tiến hành trên bảy quốc gia ở châu Á và châu Phi, các mẫu phân được thu thập từ 9.439 trẻ em bị tiêu chảy từ vừa đến nặng và từ 13.129 thử nghiệm vi sinh cho thấy: Rotavirus, Cryptosporidium, Shigella và Escherichia coli Enterotoxigenic (ETEC) là tác nhân gây bệnh quan trọng tại tất cả các địa điểm khảo sát và ở hầu hết các trường hợp tiêu chảy do các vi sinh vật này gây ra. Rotavirus là tác nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi, trong khi Shigella là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Cryptosporidium là tác nhân gây bệnh phổ biến thứ hai ở trẻ dưới 1 tuổi, nhưng không thường xuyên được phát hiện ở trẻ em trên 2 tuổi. Aeromonas là một tác nhân gây bệnh thường gặp ở Pakistan và Bangladesh, Campylobacter jejuni thường gặp ở Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ. Vibrio cholerae là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy tại ba khu vực châu Á này cũng như Mozambique [38, tr. 209-222]. Đường lây truyền: bệnh lây truyền qua đường phân - miệng từ thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng [11, tr. 8-43]. Theo kết quả từ một nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học ở trẻ em nhập viện do tiêu chảy được tiến hành ở miền nam Đài Loan cho thấy Salmonella spp. là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy 21,8%, kế đến là Norovirus 17,0%, Clostridium difficile 9,5% và Rotavirus 9,3%. Tỷ lệ nhiễm Norovirus là cao nhất trong số những bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi, trong khi Salmonella cao nhất trong số những bệnh nhân từ 2 đến 3 tuổi [22, tr. 915-922]. Theo nghiên cứu của Corinne N. Thompson và các cộng sự "một nghiên cứu quan sát đa trung tâm đối với trẻ em nhập viện vì tiêu chảy tại thành phố Hồ Chí Minh" cho thấy các tác nhân gây tiêu chảy thường gặp là Rotavirus 46,8%, Norovirus 20,6% và các vi khuẩn như Salmonella, Campylobacter, Shigella chỉ chiếm 14,4% [62, tr. 1045-1052]. Tại Việt Nam tần suất mắc bệnh tiêu chảy trung bình vào năm 2010 ở trẻ em từ 0 đến 5 tháng tuổi (2,27 lần/trẻ năm), trẻ em từ 6-11 tháng tuổi (3,46 lần/trẻ năm),
  • 17. 4 trẻ em từ 12-23 tháng tuổi (2,80 lần/trẻ năm), trẻ em từ 24-59 tháng tuổi (1,79 lần/trẻ năm) [68, tr. 220]. Theo nghiên cứu của Katherine L. Anders và các cộng sự công bố 2015, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy tối thiểu trong năm đầu tiên của cuộc đời là 271/1000 trẻ năm. Rotavirus là loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất (50% mẫu dương tính), tiếp theo là Norovirus 24%, Campylobacter 20%, Salmonella 18% và Shigella 16%. Nhiễm trùng lặp lại được xác định ở 9% trẻ sơ sinh bị nhiễm Rotavirus, Norovirus, Shigella hoặc Campylobacter và 13% ở người bị nhiễm Salmonella [6, tr. 3-10]. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy từ trung bình đến nặng đều do bốn mầm bệnh là Rotavirus, Cryptosporidium, Enterotoxigenic Escherichia coli sản xuất độc tố bền nhiệt (ST-ETEC) và Shigella. Tỷ lệ tử vong do nhiễm các tác nhân trên cao gấp 8,5 lần ở bệnh nhân tiêu chảy từ vừa đến nặng so với nhóm chứng, hầu hết các ca tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi [38, tr. 209-222].  Yếu tố nguy cơ [11, tr. 8-43]  Vật chủ (người mắc bệnh)  Tuổi: trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn dặm, giảm kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện. Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân.  Suy dinh dưỡng (SDD): trẻ SDD dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn. Đặc biệt trẻ SDD nặng bị tiêu chảy có tỷ lệ tử vong rất cao.  Suy giảm miễn dịch: trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời hay gặp sau sởi, các đợt nhiễm virus khác như thuỷ đậu, quai bị, viêm gan hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài (AIDS) dễ mắc tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài.  Tập quán, điều kiện môi trường sống  Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.  Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.  Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.  Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.  Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách  Quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.  Không có thói quen rửa tay sau khi đại tiện, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn,… Tiêu chảy có khả năng gây thành dịch do các nguyên nhân sau:  Tả do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae.  Tiêu chảy do Rotavirus.
  • 18. 5  Lỵ do Shigella. 1.1.3. Sinh lý ruột trong bệnh tiêu chảy Thăng bằng dịch bình thường ở ruột Hàng ngày, một người lớn khỏe mạnh ăn, uống vào khoảng 2 lít nước, cộng thêm 7 lít dịch do dạ dày, tụy, gan…tiết ra, tất cả 9 lít dịch này đều xuống ruột non. Ở ruột non nước và điện giải đồng thời được hấp thu ở các tế bào, hấp thu ở nhung mao ruột và bài tiết ở các hẻm tuyến tạo nên sự trao đổi hai chiều giữa lòng ruột và máu. ơn 90% dịch tại ruột được tái hấp thu, chỉ khoảng 1 lít xuống ruột già và quá trình hấp thu nước lại được tiếp tục, chỉ 100-200ml được thải ra ngoài theo phân. Quá trình hấp thu ở ruột non Hấp thu từ lòng ruột xảy ra do sự chênh lệch áp lực thẩm thấu tạo nên bởi các chất điện giải (Na+ ) được hấp thu một cách chủ động từ lòng ruột ở các tế bào biểu mô nhung mao. Việc thêm glucose vào dung dịch điện giải làm tăng khả năng hấp thu Na+ của ruột lên 3 lần. Na+ vào khoảng gian bào làm tăng áp lực thẩm thấu khu vực này gây chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa máu và lòng ruột, kéo nước từ lòng ruột vào khoảng gian bào và vào máu. Ở hồi tràng và đại tràng, anion Cl- được hấp thu do trao đổi với các anion bicarbonat bài tiết vào lòng ruột. Quá trình bài tiết ở ruột non Xảy ra ngược lại với quá trình hấp thu, Na+ cùng với Cl- đi vào màng bên của tế bào hấp thu làm nồng độ Cl- trong tế bào hấp thu ở hẻm tuyến tới mức cao hơn sự cân bằng hóa – điện học. Cùng lúc đó Na+ đi vào tế bào được bơm khỏi tế bào bởi men Na+ K+ ATPase. Nhiều chất trong tế bào kích thích quá trình bài tiết (như các nucleotide vòng) làm tăng tính thấm của màng tế bào hẻm tuyến với Cl- làm Cl- bài tiết ra ngoài. Sự bài tiết Cl- kèm theo với Na+ kéo nước từ máu vào lòng ruột. 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy 1.1.4.1. Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng tiêu hóa - Tiêu chảy: Xảy ra đột ngột, phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, mùi chua, phân có thể lầy nhầy, trường hợp lỵ phân có nước lẫn máu hoặc mũi. Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong tiêu chảy do Rotavirus hay tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày làm trẻ mất nước và điện giải.
  • 19. 6 - Đau quặn bụng: Trong bệnh lỵ thường đau quặn bụng từng cơn và đau ở trực tràng khi đi cầu biểu hiện qua việc trẻ quấy khóc, ôm bụng. - Mót rặn: Trẻ nhăn mặt, cố rặn khi đi cầu và không chịu rời bô. - Biếng ăn: có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước. Triệu chứng toàn thân - Sốt: thường kèm với tiêu chảy khi bị nhiễm Rotavirus, Shigella, Campylobacter jejuni (C. Jejuni) hoặc Salmonella. Sốt cũng có thể do nhiễm khuẩn phối hợp hoặc bị sốt rét nếu trẻ ở trong vùng dịch tễ. Ở trẻ nhỏ mất nước cũng có thể gây sốt. - Co giật: khi bị nhiễm Shigella trẻ có thể co giật rất sớm trước khi có triệu chứng đi ngoài phân máu. 1.1.4.2. Cận lâm sàng trong bệnh tiêu chảy Công thức máu Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao trong trường hợp tác nhân gây tiêu chảy là vi khuẩn. Đặc biệt nhiễm Adenovirus bạch cầu cũng tăng cao. Soi phân Soi phân nếu thấy hồng cầu, bạch cầu đa nhân trung tính chứng tỏ nhiễm vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Campylobacter, EIEC. Nếu thấy kén hoặc đơn bào Giardia lamblia, E. Histolytica thì chứng tỏ chúng là tác nhân gây bệnh. Cấy phân và kháng sinh đồ Giúp xác định tác nhân gây bệnh đồng thời tìm kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn để điều trị hiệu quả hơn. 1.1.5. Phân loại tiêu chảy 1.1.5.1. Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh  Tiêu chảy xâm nhập: yếu tố gây bệnh xâm nhập vào liên bào ruột non, ruột già, nhân lên gây phản ứng viêm và phá huỷ tế bào. Các sản phẩm này bài tiết vào lòng ruột và gây tiêu chảy phân máu (Shigella, E. coli xâm nhập, E. coli xuất huyết, Campylobacter jejuni, Salmonella, Entamoeba histolytica) [11, tr. 8- 43].  Tiêu chảy thẩm thấu: do Enteropathogenic E. coli (EPEC), Enteroaggregative E. coli (EAEC), Rotavirus, Giardia lamblia, Cryptospordium bám dính vào niêm mạc ruột, gây tổn thương diềm bàn chải của các tế bào hấp thu ở ruột non, các chất từ thức ăn không tiêu hóa hết trong lòng ruột không được hấp thu hết sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước và điện giải vào lòng ruột, gây tiêu chảy và bất dung nạp các chất trong đó có lactose [11, tr. 8-43].
  • 20. 7  Tiêu chảy do xuất tiết: phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae), Enterotoxigenic E. coli (ETEC) tiết độc tố ruột, không gây tổn thương đến hình thái tế bào mà tác động lên hẻm liên bào nhung mao làm tăng xuất tiết. Có thể cả tăng xuất tiết và giảm hấp thu [11, tr. 8-43]. 1.1.5.2. Phân loại tiêu chảy theo lâm sàng Khám lâm sàng quan trọng hơn so với việc tìm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm [11, tr. 8-43].  Tiêu chảy cấp phân nước (bao gồm cả bệnh tả): là đợt tiêu chảy cấp, thời gian không quá 14 ngày, thường khoảng 5 - 7 ngày, chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm chính là mất nước và điện giải, gây giảm cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được tiếp tục nuôi dưỡng tốt.  Tiêu chảy cấp phân máu (hội chứng lỵ): nguy hiểm chính là phá huỷ niêm mạc ruột và gây tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. Nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng và gây mất nước, chiếm khoảng 10% - 15%, có nơi 20% tổng số các trường hợp tiêu chảy. Do vị trí tổn thương của niêm mạc ruột nên tính chất phân có thể khác nhau, nếu tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hóa (ruột non) thì phân có nhiều nước lẫn máu nhầy (như nước rửa thịt). Nếu tổn thương ở đoạn dưới ống tiêu hóa (đại tràng) phân ít nước, nhiều nhầy máu, có kèm theo mót rặn, đau quặn.  Tiêu chảy kéo dài: là đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày, chiếm khoảng 5% - 10% tổng số các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm chính là gây suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn nặng ngoài đường ruột và mất nước, thường phân không nhiều nước, mức độ nặng nhẹ thất thường, kèm theo rối loạn hấp thu nặng hơn tiêu chảy cấp.  Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng (Marasmus hoặc Kwashiokor): nguy hiểm chính là nhiễm trùng toàn thân nặng, mất nước, suy tim, thiếu hụt vitamin và vi lượng. 1.1.5.3. Phân loại dựa vào nồng độ natri trong máu Tuỳ theo tương quan giữa nước và muối bị mất có thể chia thành [11, tr. 8- 43]:
  • 21. 8 Bảng 1. 1 Phân loại mất nước dựa vào nồng độ Natri trong máu. Mất nước nhược trương Mất nước đẳng trương Mất nước ưu trương - Mất Na+ nhiều hơn mất nước. - Natri máu dưới 130 mmol/l. - Nồng độ thẩm thấu huyết thanh giảm xuống dưới 275 mOsmol/l. - Bệnh nhân li bì, đôi khi co giật. - Dẫn tới sốc giảm khối lượng tuần hoàn. - Lượng muối và nước mất tương đương - Nồng độ natri trong máu bình thường (130 - 150 mmol/l). - Nồng độ thẩm thấu huyết tương bình thường (275 - 295 mosmol/l) - Mất nghiêm trọng nước ngoài tế bào gây giảm khối lượng tuần hoàn - Mất nhiều nước hơn Natri - Nồng độ natri trong máu > 150 mmol/l - Độ thẩm thấu huyết thanh tăng >295 mosmol/l - Bệnh nhân bị kích thích, rất khát nước, có thể co giật. - Thường xảy ra khi uống nhiều các loại dung dịch ưu trương (pha Oresol sai) 1.1.5.4. Phân loại theo độ mất nước  Mất dưới 5% trọng lượng cơ thể: chưa có dấu hiệu lâm sàng.  Mất từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể: gây mất nước từ trung bình đến nặng.  Mất trên 10% trọng lượng cơ thể: suy tuần hoàn nặng. 1.1.6. Đánh giá mức độ mất nước Tất cả mọi trẻ bị tiêu chảy đều phải được phân loại mức độ mất nước. Có 3 mức độ mất nước [11, tr. 8-43], [12, tr. 316-325], [71, tr. 4-43]:  Mất nước nặng  Có mất nước  Không mất nước Bảng 1. 2 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ từ 1 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi Dấu hiệu mất nước Phân loại mức độ mất nước Khi có hai trong các dấu hiệu sau: - Ngủ li bì hay khó đánh thức. - Mắt trũng. - Nếp véo da mất rất chậm. - Nếp véo da mất rất chậm. Mất nước nặng Khi có hai trong các dấu hiệu sau: - Vật vã, kích thích. - Mắt trũng. - Nếp véo da mất rất chậm . - Nếp véo da mất chậm. Có mất nước Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng Không mất nước
  • 22. 9 Bảng 1. 3 Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi Dấu hiệu mất nước Phân loại mức độ mất nước Khi có hai trong các dấu hiệu sau: - Li bì hay khó đánh thức. - Mắt trũng. - Không uống được nước hoặc uống kém - Nếp véo da mất rất chậm - Nếp véo da mất rất chậm. Mất nước nặng Khi có hai trong các dấu hiệu sau: - Vật vã, kích thích. - Mắt trũng. - Khát, uống nước hóa hức - Nếp véo da mất rất chậm . - Nếp véo da mất chậm. Có mất nước Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng Không mất nước 1.1.7. Tác nhân gây bệnh 1.1.7.1. Virus  Rotavitus Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng cho trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi [10, tr. 165-188, 308-318],[11, tr. 8-43]. Rotavirus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và nhân lên chủ yếu ở niêm mạc tá tràng, chúng phá hủy lớp tế bào trụ làm lớp tế nào này bị biến dạng dẫn đến quá trình hấp thu của ruột bị giảm, ứ đọng các chất trong lòng ruột, làm tăng áp suất thẩm thấu kéo nước ra ngoài gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Giai đoạn ủ bệnh ngắn chỉ 1-2 ngày kể từ khi xâm nhập vào cơ thể, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng tiêu chảy nhiều lần trong ngày phân có nhiều nước, hiếm khi có máu [10, tr. 165-188, 308-318]. Trẻ lớn và người lớn ít bị tiêu chảy do Rotavirus.  Norovirus Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ <5 tuổi, Norovirus là vi rút phổ biến thứ hai gây tiêu chảy ở trẻ em [48, tr. 1224]. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Vũ Trà My và các cộng sự, cho thấy 20,6% trẻ em nhập viện bị tiêu chảy cấp tại thành phố Hồ Chí Minh có kết quả dương tính với Norovirus [46, tr. 977]. 1.1.7.2. Vi khuẩn  Escherichia coli (E. coli)
  • 23. 10 Ở các nước đang phát triển, có 25% bệnh tiêu chảy là do E. coli [71, tr. 4-43]. Dựa vào tính chất gây bệnh E. coli được chia thành 5 loại [10, tr. 165-188, 308-318],[11, tr. 8- 43].  Enterotoxigenic E. coli (ETEC): E. coli sinh độc tố đường ruột là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy nặng giống triệu chứng do Vibrio cholera gây ra, đặc biệt ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng kiệt nước và rối loạn điện giải.  Enteropathogenic E. coli (EPEC): E. coli gây bệnh đường ruột thường gây tiêu chảy cấp ở trẻ em lứa tuổi nhỏ (<1 tuổi), có thể gây thành dịch.  Enteroinvasive E.coli (EIEC): E. coli xâm nhập đường ruột, gây bệnh bằng cách xâm nhập vào niêm mạc đại tràng với những triệu chứng bệnh lý giống Shigella.  Enterohaemorrhagic E. coli (EHEC): E. coli gây xuất huyết đường ruột gây tiêu chảy phân máu, viêm đại tràng xuất huyết và hội chứng huyết tán tăng ure máu.  Enteroaggregative E. coli (EAEC): E. coli bám dính ruột, gây bệnh do bám vào niêm mạc ruột và làm rối loạn chức năng ruột, gây tiêu chảy cấp và mạn ở trẻ em trên toàn thế giới. E. coli là vi khuẩn có tỷ lệ kháng thuốc cao [10, tr. 165-188, 308-318], theo nghiên cứu của Uribe-Beltrán MJ và cộng sự, cho thấy tất cả các chủng E. coli đều nhạy cảm với amikacin, nitrofurantoin và meropenem; có khoảng 96% đề kháng với ít nhất một kháng sinh, đặc biệt là carbenicillin 93,2%, cefuroxime natri 53,7%, ampicillin 40% và trimethoprim / sulfamethoxazole 35,1%. [65, tr. 972-980].  Trực khuẩn lỵ (Shigella) Shigella là tác nhân gây hội chứng lỵ phân máu, bệnh rất hay gặp ở nước ta có thể xảy ra rải rác hoặc gây thành dịch ở địa phương. Shigella được chia làm 4 nhóm: S. dysenteriae, S. flexneri, S. bodii, S. sonnei [10, tr. 165-188, 308-318]. Theo một nghiên cứu của Sofie Livio và các cộng sự được tiến hành ở Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Gambia, Mali, Kenya, Mozambique chỉ có 5,0% trường hợp phân lập được là S. dysenteriae và S. boydii là 5,4%, còn lại là S. flexneri chiếm 89,6% và S. sonnei 23,7% [45, tr. 933-941]. Theo nghiên cứu của Rebecca L. Brander và các cộng sự về "các yếu tố liên quan dẫn đến sự đa đề kháng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Kenyan" cho thấy tỷ lệ Shigella spp. đề kháng với ciprofloxacin và ceftriaxon rất hiếm (lần lượt là 3,8% và 1,4%) [15, tr. 0005974], một nghiên cứu khác của Ishrat J. Azmi và các cộng sự cho thấy sự đề kháng của Shigella spp. với ciprofloxacin tăng kháng nhanh từ 0% trong năm 2004 lên 44% trong năm 2010 [7, tr. 102533]. Ở miền nam nước ta đa số các trường hợp bị lỵ trực khuẩn là do S. flexneri đến S. sonnei, theo kết quả nghiên cứu của Corinne N. Thompson và các cộng sự cho thấy tỷ lệ S. sonnei đề kháng với ciprofloxacin 1,8%, ceftriaxon 77,5% [62, tr. 1045-1052].
  • 24. 11  Campylobacter jejuni Campylobacter jejuni là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ, tiêu chảy phân nước hoặc phân máu chiếm khoảng 10% [10, tr. 165-188, 308-318]. Theo kết quả nghiên cứu của Merica Carev và các cộng sự, có khoảng 60% số chủng kháng với ciprofloxacin, 24% số chủng kháng với tetracyclin, nhưng có tỷ lệ đề kháng thấp với erythromycin và gentamicin ≤ 0.7% [17, tr. 268-276].  Salmonella enteritidis Salmonella enteritidis là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm dạ dày ruột ở Hoa Kỳ, nhưng chúng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn ngoài da. Số lượng có thể lây nhiễm của Salmonella (khoảng 1 triệu sinh vật) nhưng thấp hơn ở những người bị giảm acid dạ dày. Sau khi nhiễm Salmonella enteritidis, chúng sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì của đại tràng và ruột kết, gây viêm, tổn thương mô, tiết dịch chất lỏng trên niêm mạc ruột [55, tr. 260-278, 569-579].  Vi khuẩn tả Vibrio cholerae Vi khuẩn tả Vibrio cholerae: gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn. 1.1.7.3. Ký sinh trùng  Entamoeba histolytica (Amíp): xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng và gây bệnh khi ở thể hoạt động.  Giardia lamblia: là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây tiêu chảy do giảm hấp thu.  Cryptosporidium: gây bệnh ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy giảm miễn dịch. Tiêu chảy nặng và kéo dài ở trẻ SDD hoặc AIDS. Nguyên nhân khác: sai lầm chế độ ăn, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh,... 1.2. CHẨN ĐOÁN Phương pháp truyền thống để chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng bao gồm nhuộm gram và kiểm tra bằng kính hiển vi, nuôi cấy, xét nghiệm độc tố, xét nghiệm kháng nguyên kháng thể và xét nghiệm sinh hóa, các phương pháp đó vẫn đang được sử dụng thường xuyên trong các phòng thí nghiệm để phát hiện và xác định mầm bệnh [43, tr. 308-313], chúng có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt nhưng khá tốn công và mất nhiều thời gian. 1.2.1. H i ệnh sử  Tiêu chảy:  Thời gian tiêu chảy.  Đặc tính phân: có máu/phân.  i.
  • 25. 12  Dinh dưỡng.  Thuốc đã dùng: kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy...  Khóc cơn kèm tím tái ở trẻ nhỏ gợi ý lồng ruột.  Ở vùng dịch tễ tả.  Có sốt kèm theo không. 1.2.2. Thăm Khám  Dấu hiệu mất nước: tất cả trẻ bị tiêu chảy đều phải được phân loại mức độ mất nước.  Dấu hiệu biến chứng:  Rối loạn điện giải: co giật, li bì, hôn mê, chướng bụng, liệt ruột giảm trương lực cơ....  Rối loạn kiềm toan: thở nhanh sâu.  ạ đường huyết: vã mồ hôi, da nhợt, nhịp tim nhanh, run giật chi, rối loạn tri giác, co giật, hôn mê.  Suy thận cấp: tiểu ít, phù, tăng huyết áp, lừ đừ.  Dấu hiệu góp phần:  Suy dinh dưỡng: đánh gíá dựa vào bảng tham chiếu cân nặng/chiều cao.  Bệnh đi kèm: viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết... 1.2.3. Cận l m sàng  Xét nghiệm máu: khi có sốt, tiêu phân có máu, có dấu hiệu mất nước.  Phân:  Soi phân khi nghi ngờ lỵ hoặc phân có đờm, nghi ngờ tả (vùng dịch tễ, phân như nước vo gạo, lượng rất nhiều), hoặc nhiễm trùng nặng. Soi phân nếu thấy hồng cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, chứng tỏ bị nhiễm vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Campylobacter, EIEC. Nếu thấy kén hoặc đơn bào Giardia lamblia, E. histolytica thì chứng tỏ chúng là tác nhân gây bệnh. Tìm hồng cầu, bạch cầu trong phân bằng cách đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu trên vi trường sau khi nhuộm bệnh phẩm xanh methylen hoặc giemsa. o ồng cầu, bạch cầu (+): thỉnh thoảng một vài vi trường có ≤ 3 hồng cầu, bạch cầu. o ồng cầu, bạch cầu (++): một vài vi trường có từ 4 - 9 hồng cầu, bạch cầu. o ồng cầu, bạch cầu (+++): một vài vi trường có > 9 hồng cầu, bạch cầu.  Cấy phân: khi điều trị thất bại.  Xét nghiệm khác:  Ion đồ, đường huyết, khí máu khi nghi ngờ.
  • 26. 13  Chức năng thận khi nghi ngờ có suy thận.  Siêu âm bụng khi tiêu máu, đau bụng, chướng bụng, ói nhiều...  XQ bụng không chuẩn bị khi bụng chướng.  XQ phổi khi có nghi ngờ viêm phổi.  ECG khi Kali máu ≤ 2,5 mEq/L hoặc ≥ 6,5 mEq/L. 1.3. ĐIỀU TRỊ Các lựa chọn điều trị phổ biến cho các bệnh tiêu chảy là bù nước và điều trị bằng kháng sinh, liệu pháp bù nước bằng đường uống đặc biệt cần thiết cho trẻ nhỏ [16, tr. 193-193], [33, tr. 387-395]. 1.3.1. Tiêu chảy cấp Nguyên tắc điều trị  Điều trị đặc hiệu: bù nước, kháng sinh.  Xử trí kịp thời các biến chứng.  Bổ sung kẽm và dinh dưỡng. 1.3.1.1. Đi t ất nước Đi t ất nước nặng [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].  Bắt đầu truyền tĩnh mạch ngay lập tức. Trong khi thiết lập đường truyền cho uống dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu (Na+ = 75 mEq/L) nếu trẻ uống được.  Dịch truyền được lựa chọn: dextrose 5% trong lactate ringer hoặc Lactate Ringer. Nếu không có 2 loại trên dùng natri clorid 0,9%. Cho 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn chia như sau:  Đánh giá lại mỗi 15 – 30 phút đến khi mạch quay mạnh. Nếu tình trạng mất nước không cải thiện cho dịch truyền tốc độ nhanh hơn sau đó đánh giá lại ít nhất mỗi giờ cho đến khi tình trạng mất nước cải thiện.  Khi truyền đủ lượng dịch truyền đánh giá lại tình trạng mất nước:  Nếu vẫn còn các dấu hiệu mất nước nặng: truyền lần thứ 2 với liều lượng trong thời gian như trên.  Nếu cải thiện nhưng còn dấu hiệu có mất nước: ngừng dịch truyền và cho uống Oresol giảm áp lực thẩm thấu trong 4 giờ (phác đồ B). Nếu trẻ bú mẹ khuyến khích cho bú thường xuyên.  Nếu không còn dấu hiệu mất nước: điều trị theo phác đồ A và khuyến khích bú mẹ thường xuyên. Theo d i trẻ ít nhất 6 giờ trước khi cho xuất viện. Khi trẻ có thể uống được (thường sau 3-4 giờ đối với trẻ nhỏ, 1-2 giờ đối với trẻ lớn) cho uống Oresol giảm áp lực thẩm thấu (5 ml/kg/giờ).
  • 27. 14 Đi t c ất nước [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].  Bù dịch bằng Oresol giảm áp lực thẩm thấu 75 ml/kg uống trong 4-6 giờ  Trẻ 6 tháng không bú sữa mẹ, được cho uống thêm 100 – 200 ml nước sạch trong khi bù nước.  Nếu uống Oresol kém 20 ml/kg/giờ: đặt sonde dạ dày nhỏ giọt.  Nếu có bụng chướng hoặc nôn ói liên tục trên 4 lần trong 2-4 giờ hoặc tốc độ thải phân cao (>10 ml/kg/giờ), hoặc > 10 lần, truyền tĩnh mạch lactate ringer 75 ml/kg trong 4 giờ. Đi t y t h ng ngừ ất nước [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].  Cho bệnh nhi uống nhiều nước hơn bình thường: nước chín, nước trái cây (nước dừa), nước cháo muối, dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu...  Tránh không cho bệnh nhi uống nước đường, nước ngọt đóng chai...  Nếu cho dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu, áp dụng liều lượng theo bảng sau Bảng 1. 4 ướng dẫn sử dụng Oresol Tu i Lượng Or sol uống sau m i lần tiêu chảy Lượng Or sol tối đa/ngày < 24 tháng 50-100 ml 500 ml 2 - 10 tuổi 100-200 ml 1000 ml > 10 tuổi theo nhu cầu 2000 ml 1.3.1.2. ng [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].  10 mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ 6 tháng x 10-14 ngày.  20 mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ lớn hơn x 10-14 ngày. 1.3.1.3. Đi t h ng inh  Chỉ những bệnh nhân tiêu chảy phân có máu hoặc nghi ngờ tả mới cho kháng sinh.  Soi phân có vi trùng dạng tả thì liên hệ chuyển Bệnh viện Nhiệt Đới. 1.3.1.4. Đi t h t Cân nhắc lợi ích kinh tế và hiểu biết của thân nhân khi dùng thuốc sau:  Probiotics nếu là tiêu chảy ngày 1, ngày 2, đến ngày thứ 3 nếu không cải thiện thì ngừng.
  • 28. 15  Lactobacillus rhamosus GG (bằng chứng IA nhưng chưa có tại Việt Nam).  Saccharomyces boulardii (IIB):100 mg x 2l/ngày. Lưu ý với gia đình bệnh nhi rằng thuốc không thay thế được liệu pháp bù nước.  Diosmectit: nếu là tiêu chảy ngày 1, ngày 2, uống 1 gói x 4 l/ngày, dùng trong 3 ngày nếu không cải thiện thì ngừng. Lưu ý gia đình rằng thuốc không thay thế được liệu pháp bù nước.  Trong 4 giờ đầu tiên bù nước không cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ.  Trẻ điều trị phác đồ B nên cho ăn sau 4 giờ điều trị.  Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và tiếp tục như vậy 2 tuần sau khi tiêu chảy đã ngừng. 1.3.2. Tiêu chảy kéo dài Nguyên tắc điều trị  Điều trị và phòng ngừa mất nước.  Cho chế độ ăn đặc biệt (giảm lactose, không lactose).  Điều trị nhiễm trùng theo phác đồ.  Bổ sung vitamin và khoáng chất. 1.3.2.1. Đi t ất nước Xử trí ban đầu  Điều trị mất nước, theo phác đồ B hoặc C.  Nếu bù mất nước bằng ORS bị thất bại, cho lactate ringer 75 ml/kg/4giờ. Xử trí tiếp theo  Nếu mất nước trở lại, cho lactate ringer 75 ml/kg/4giờ.  Nếu phân nhiều nước > 10 lần/ngày và glucose (++), thay bằng ORS loãng (1gói pha 2 lít nước), trong vài ngày. 1.3.2.2. Đi t nhi t ng go i đư ng ti h theo phác đồ điều trị của bệnh viện.  Điều trị nhiễm trùng huyết nếu cấy máu dương tính hoặc nghi ngờ.  Điều trị nhiễm trùng cơ quan như hô hấp, tiết niệu, tai mũi họng... ong đư ng ti h Xử trí ban đầu:  Phân có máu hoặc soi phân có hồng cầu hay bạch cầu đa nhân.  Ciprofloxacin (kháng sinh 1): 20 kg: 125 mg x 2 lần/ngày cho 5 ngày. > 20 kg: 250 mg x 2 lần/ngày cho 5 ngày. oặc 15 mg/kg x 2 lần/ngày, truyền
  • 29. 16 tĩnh mạch nếu không uống được. oặc dùng pefloxacin 10 – 15 mg/kg x 2 lần/ngày.  Nếu 2 tháng tuổi: ceftriaxon 100 mg IM x 1 lần/ngày, cho 5 ngày.  Phân có G. duodenalis hoặc E. histolytica (dưỡng bào): metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.  Cấy phân có vi trùng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Xử trí tiếp theo:  Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 1 thất bại, chuyển kháng sinh thứ 2. metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.  Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 2 thất bại, hội chẩn khoa. 1.3.3. Tiêu chảy do lỵ Nguyên tắc điều trị  Kháng sinh.  Điều trị biến chứng.  Dinh dưỡng. 1.3.3.1. h ng inh Đ i ới t ư ng h ti đ h ng iến ch ng chư đi t  Cotrimoxazol trong 5 ngày (không sử dụng cotrimmoxazol cho trẻ 1 tháng tuổi có vàng da hoặc sanh thiếu tháng). Theo d i 02 ngày  Không đáp ứng: đổi sang ciprofloxacin 15 mg/kg x 2 lần/ngày x 3 ngày. Hiện nay, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới nếu là lỵ do Shigella thì dùng ciprofloxacin ngay từ đầu do tỉ lệ Shigella spp. kháng cao đối với cotrimmoxazol và nguy cơ tạo dòng đột biến với ciprofloxacin khi điều trị acid nalidixic. Theo d i 2 ngày:  Đáp ứng: dùng tiếp đủ 5 ngày.  Không đáp ứng: làm kháng sinh đồ, đổi sang ceftriaxon. c t ư ng h nặng c iến ch ng  Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi: ceftriaxon 50-100 mg/Kg truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày x 3-5 ngày.  Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: bắt đầu điều trị bằng ciprofloxacin (uống) với liều 15 mg/kg x 2 lần/ngày nếu không uống được có thể truyền tĩnh mạch ciprofloxacin với liều 20 – 30 mg/kg/ngày chia 2 lần x 5 ngày. Theo d i 02 ngày nếu không đáp ứng sẽ :  Nếu có kết quả kháng sinh đồ cấy máu cấy phân: theo kháng sinh đồ.  Cấy (–): dùng ceftriaxon.
  • 30. 17 Th o i các ấu hiệu sau để đánh g á c đáp ứng hay kh ng  ết sốt.  Bớt máu trong phân.  Bớt số lần đi tiêu.  Thèm ăn.  oạt động trở lại bình thường.  Sau khi dùng 2 loại kháng sinh liên tiếp không đáp ứng, tìm chẩn đoán khác. Có kết quả cấy máu, cấy phân điều trị theo gợi ý của kháng sinh đồ. 1.4. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY Điều trị tiêu chảy làm giảm nguy cơ tử vong nhưng không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy. Cơ sở y tế là nơi tốt nhất để điều trị và hướng dẫn các thành viên của gia đình trẻ, giúp họ thực hiện các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy. 1.4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, có nghĩa là một đứa trẻ khoẻ mạnh cần được bú sữa mẹ và không phải ăn hoặc uống thêm thứ gì khác như nước, các loại nước chè, nước hoa quả, nước cháo, sữa động vật hoặc thức ăn nhân tạo,... Trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc không được bú mẹ hoàn toàn. Bú mẹ cũng làm giảm nguy cơ dị ứng sớm, đồng thời cũng tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng, làm giảm các đợt nhiễm trùng khác (ví dụ: viêm phổi). Nên cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau sinh mà không cho ăn bất cứ loại thức ăn nào khác [11, tr. 8- 43], [71, tr. 4-43]. 1.4.2. Cải thiện nu i ưỡng bằng thức ăn sung Thức ăn bổ sung nên cho ăn khi trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có thể cho trẻ ăn thức ăn bổ sung vào bất cứ thời gian nào sau 4 tháng tuổi nếu trẻ phát triển kém. Thực hành ăn sam tốt bao gồm lựa chọn thức ăn giầu chất dinh dưỡng và chế biến hợp vệ sinh. Lựa chọn thức ăn bổ sung dựa vào chế độ ăn và thực phẩm an toàn sẵn có tại địa phương. Cùng với sữa mẹ hoặc sữa khác, phải cho trẻ ăn thức ăn nghiền nhỏ và bổ sung thêm trứng, thịt, cá và hoa quả. Những thức ăn khác phải nấu nhừ, có rau và cho thêm dầu ăn (5 -10 ml/bữa) [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43]. 1.4.3. Sử dụng nước sạch Có thể giảm nguy cơ tiêu chảy bằng sử dụng nước sạch. Gia đình cần: - Chọn nguồn nước sạch nhất có thể. - Không được tắm, giặt và đại tiện gần nguồn nước. Xây hố xí cách nguồn nước ít nhất 10 mét ở phía đất thấp hơn.
  • 31. 18 - Không cho động vật đến gần nguồn nước. - Chứa nước trong chum, vại được rửa sạch hàng ngày, có nắp đậy. Không để người và động vật uống nước trực tiếp ở chum vại. Dùng gáo cán dài để múc nước, không chạm tay vào nước. - Nếu sẵn chất đốt thì sử dụng nước đã đun sôi cho trẻ uống và chế biến thức ăn. Nước chỉ cần đun sôi chứ không cần đun sôi kéo dài tốn chất đốt. Khối lượng và chất lượng nước dự trữ trong gia đình có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy. Nếu có thể thì để một lượng nước lớn sử dụng cho vệ sinh, còn nguồn nước sạch nhất thì chứa riêng dùng để uống và chế biến thức ăn [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43]. 1.4.4. Rửa tay thường quy Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy được truyền bằng tay khi bị nhiễm bẩn phân. Nguy cơ của tiêu chảy giảm đi khi thành viên gia đình thực hành rửa tay. Tất cả thành viên trong gia đình cần phải rửa tay của họ thật kỹ sau khi đi ngoài, sau khi vệ sinh cho trẻ đi ngoài, sau khi dọn phân cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn. Rửa tay sạch đòi hỏi phải sử dụng xà phòng hoặc chất thay thế sẵn có trong vùng như tro, có đủ nước để rửa tay thật kỹ [11, tr. 8- 43], [71, tr. 4-43]. 1.4.5. Thực phẩm an toàn Thực phẩm dễ nhiễm các tác nhân gây tiêu chảy trong tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến thức ăn bao gồm: nuôi trồng có sử dụng phân tươi, mua bán nơi công cộng (chợ), chế biến thức ăn tại nhà hoặc quán ăn và bảo quản thức ăn sau chế biến[11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43]. 1.4.6. Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn Môi trường mất vệ sinh làm lan rộng các tác nhân gây tiêu chảy. Những tác nhân này được bài tiết từ phân làm lây nhiễm cho người và động vật. Xử lý phân đúng hạn chế lây nhiễm. Phân làm nhiễm bẩn nguồn nước nơi trẻ chơi, nơi bà mẹ giặt quần áo và nơi lấy nước dùng cho gia đình. Các gia đình cần quan tâm đến chất lượng và vệ sinh của hố xí. Nếu hố xí không đạt tiêu chuẩn thì phải đại tiện vào hố và chôn phân ngay sau khi đại tiện. Phân của trẻ em thường chứa tác nhân gây tiêu chảy, phải thu dọn, đổ vào hố xí hoặc chôn ngay sau khi đi ngoài. 1.4.7. Phòng bệnh bằng vắc xin - Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng. - Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Tất cả trẻ em cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi khuyến nghị. - Rotavirus: đã triển khai ở các nước phát triển cho thấy hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus rất tốt. Hiện nay, có nhiều dạng chế phẩm vắc xin
  • 32. 19 phòng rotavirus, liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Chương trình tiêm chủng quốc gia. Từ tháng 6 năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức khuyến cáo đưa vắc xin Rota vi rút vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trên toàn cầu. Việt Nam đang cân nhắc việc đưa vắc xin phòng rota vi rút vào trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trong tương lai [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43]. - Vắc xin tả uống và vắc xin thương hàn được chỉ định sử dụng cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. 1.5. THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY 1.5.1. Or sol (ORS) c độ thẩm thấu thấp Sự ra đời và hiệu quả của ORS có nồng độ thẩm thấu thấp, hiệu quả điều trị đối với trẻ em sẽ tốt hơn nếu giảm nồng độ của natri, glucose và độ thẩm thấu toàn phần xuống thấp hơn so với ORS chuẩn trước đây. ORS chuẩn trước đây có độ thẩm thấu cao so với huyết tương nên có thể gây tăng natri máu, đồng thời gia tăng khối lượng phân thải ra, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [11, tr. 8-43]. Ưu điểm của ORS nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm khối lượng tiêu chảy và nôn.  An toàn, hiệu quả trong điều trị và phòng mất nước bất kể nguyên nhân gì.  ORS mới khi sử dụng tại các bệnh viện đã làm giảm nhu cầu truyền dịch không theo phác đồ, giảm khối lượng phân thải ra và ít nôn hơn. Không thấy có sự nguy hiểm khi có giảm natri máu khi so sánh với ORS chuẩn trước đây. Bảng 1. 5 Thành phần dung dịch ORS chuẩn và ORS nồng độ thẩm thấu thấp Thành phần Dung dịch ORS chuẩn trước đ y (mEq hay mmol/L) Dung dịch ORS có nồng độ thẩm thấu thấp (mEq hay mmol/L) Glucose 111 75 Natri 90 75 Chlorid 80 65 Kali 20 20 Citrat 10 10 Độ thẩm thấu 311 245
  • 33. 20 1.5.2. Kẽm Kẽm là một vi chất rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em và cũng có vai trò rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Ở trẻ > 6 tháng tuổi, kẽm làm giảm thời gian tiêu chảy và nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài đến ngày thứ bảy [27, tr. 132-152]. Trẻ tiêu chảy bị mất một lượng lớn kẽm trong quá trình bị bệnh. Bù lại lượng kẽm bị mất đi do tiêu chảy rất quan trọng để giúp trẻ sớm hồi phục bệnh (giảm thời gian, mức độ nặng của tiêu chảy), đồng thời giúp cho trẻ tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo sau tiêu chảy [11, tr. 8-43]. Nghiên cứu của Ahmadipour Shokoufeh và cộng sự cho thấy tiêu chảy kéo dài đến ngày thứ ba ở 100% trẻ sơ sinh ở nhóm dùng probiotic so với chỉ 76,1% ở nhóm dùng kẽm. Nguy cơ tương đối của tiêu chảy kéo dài ở nhóm dùng probiotic là gấp 1.31 lần so với nhóm dùng kẽm cho đến ngày thứ ba. Ngoài ra 80% các trường hợp tiêu chảy trong nhóm dùng probiotic vẫn tồn tại cho đến ngày nhập viện thứ tư, so với 47,8% trong nhóm dùng kẽm. Tỷ lệ tương đối của tiêu chảy kéo dài ở nhóm dùng probiotic cao hơn 36,4 lần so với nhóm dùng kẽm cho đến ngày thứ 4. Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng sau điều trị là 35,5% ở nhóm dùng probiotic và 2,6% ở dùng kẽm. 1.5.3. Probiotic Probiotic là các chế phẩm từ tế bào vi khuẩn hoặc các thành phần của các tế bào vi khuẩn có tác động có lợi cho sức khoẻ, các cơ chế chính bao gồm kích hoạt của các chất ức chế trực tiếp bacteriocins, cạnh tranh các chất dinh dưỡng với vi khuẩn có hại và kích hoạt hệ miễn dịch. Probiotics có thể có hiệu quả đối với tiêu chảy cấp, trong sự kết hợp với ORS. Bằng chứng chứng tỏ hiệu quả được giới hạn ở một vài chủng, cụ thể là Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) và Saccharomyces boulardii [27, tr. 132-152]. Nếu là tiêu chảy ngày 1, ngày 2, dùng trong 3 ngày nếu không cải thiện thì ngừng [9, tr. 788-798, 803-806]. Probiotic có vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng miễn dịch trong đường tiêu hóa thông qua tương tác trực tiếp với các tế bào miễn dịch [56, tr. 19-21], Probiotic có hiệu quả đối với tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra, nhưng có kết quả không nhất quán về hiệu quả của men vi sinh đối với bệnh tiêu chảy do virus gây ra. Một tổng quan của Cochrane về 63 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT) và gần như RCT bao gồm 8.014 trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn bị tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chế phẩm sinh học làm giảm đáng kể thời gian tiêu chảy trung bình; giảm nguy cơ tiêu chảy kéo dài từ bốn ngày trở lên 59% [75, tr. 62]
  • 34. 21 1.5.4. Diosmestit Diosmectit là magnesium silicate hydrat tự nhiên kết dính với chất nhầy tiêu hóa và có khả năng gắn kết nội độc tố và ngoại độc tố của vi khuẩn và Rotavirus, làm tăng hấp thu nước, các chất điện giải và khôi phục lại các đặc tính bảo vệ của niêm mạc ruột [50, tr. 247-253]. Diosmestit làm giảm lượng phân trong 72 giờ và thời gian tiêu chảy ngắn hơn, giảm tổng thời gian điều trị tiêu chảy [27, tr. 132-152]. 1.5.5. Racecadotril Racecadotril là một chất ức chế enkephalinase ngăn ngừa sự phân hủy enkephalins nội sinh, làm giảm sự kích thích đường ruột, chống xuất tiết ở ruột làm giảm mất nước và chất điện giải mà không ảnh hưởng đến nhu động ruột, không gây táo bón thứ phát, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, được chỉ định trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp [12, tr. 316-325]. Điều trị bổ sung triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em từ trên 3 tháng tuổi trở lên cùng với liệu pháp bù nước đường uống. ướng dẫn dựa trên bằng chứng của Hiệp hội Nhi khoa Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Trẻ em Châu Âu (ESPG AN) 2014, đã đề cập rằng racecadotril có thể được xem xét trong việc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. 1.5.6. Lactat Ringer Dung dịch Lactat Ringer có thành phần điện giải và p tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành ion bicarbonat. Dùng để bồi phụ nước và điện giải: Lactat Ringer có glucose cung cấp thêm glucose cho cơ thể. Được chỉ định trong mất nước (chủ yếu mất nước ngoài tế bào) nặng, không thể bồi phụ được bằng đường uống (người bệnh hôn mê, uống vào nôn ngay, trụy mạch). Giảm thể tích tuần hoàn nặng, cần bù nhanh (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết...). Nhiễm toan chuyển hóa (dùng Ringer lactat có glucose). Ðiều trị tiêu chảy mất nước nặng ở trẻ em, có thể theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới: truyền tĩnh mạch ngay, lúc đầu 30 ml/kg trong 1 giờ (trẻ dưới 12 tháng tuổi) hoặc 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi), sau đó 70 ml/kg trong 5 giờ (trẻ dưới 12 tháng tuổi) hoặc 2 giờ 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi). Cách 1 - 2 giờ, phải đánh giá lại tình trạng người bệnh [14, tr. 193-203, 204- 208]. 1.5.7. Kháng sinh Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, khi sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cần lưu ý những điểm sau [11, tr. 8-43], [71, tr. 4-43].
  • 35. 22  Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh cho những trường hợp tiêu chảy thông thường, điều này không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm.  Trước khi sử dụng kháng sinh luôn cân nhắc đến lợi ích và rủi ro cho người bệnh  Chỉ sử dụng kháng sinh trong những trường hợp đặc biệt sau: 1. Có tiêu chảy phân máu, 2. Nghi ngờ tả có mất nước nặng 3. Có xét nghiệm xác định nhiễm Giardia lamblia, amíp. Với những trường hợp tiêu chảy phối hợp với những nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, viêm đường tiết niệu cần được điều trị đặc hiệu với những kháng sinh cho những nhiễm khuẩn đó. Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh. Do đặc điểm khác biệt về dược động học, liều lượng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi cần theo dõi chặt chẽ [13, tr. 141-144]. Một số kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả soi, cấy phân và kết quả phân lập tác nhân gây bệnh. Bảng 1. 6 Kháng sinh sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu chảy Nguyên nhân Kháng sinh nên lựa chọn (a) Kháng sinh thay thế Tả (b, c) Azithromycin 6-20mg/kg/ x 1lần/ngày x 1-5 ngày (uống một lần duy nhất.) Erythromycin 1g (trẻ em 40 mg/kg cân nặng), uống 3 ngày. Doxycyclin 100mg x 3 viên uống 1 liều (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm). Lỵ trực khuẩn (b) Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày (uống) Pivecillinam 20mg/kg/lầnx4lần/ngày x 5ngày (uống) Ceftriaxone 50-100 mg/kg x1 lần/ngày x 2-5 ngày (tiêm tĩnh mạch hoặc bắp)
  • 36. 23 Campylobacter Azithromycin 6-20mg/kg/ x 1lần/ngày x 1-5 ngày (uống) Lỵ Amip Metronidazol 10mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống) (Nếu bệnh nặng thì dùng trong 10 ngày) Giardia (đơn bào) Metronidazol (d) 5mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống) a: liều uống, nếu không có dạng sirô thì thay bằng thuốc viên với liều tương đương. b: lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị tả týp 01, týp 0139 và lỵ phân lập được tại địa phương. c: kháng sinh được khuyến cáo tại địa phương cho trẻ trên 2 tuổi nghi tả và có mất nước nặng. d: tinidazol có thể dùng một lần 50mg/kg theo đường uống. Lưu ý: việc lựa chọn kháng sinh cần phải dựa vào độ nhạy cảm của Shigella đối với kháng sinh vào thời điểm đó và sự sẵn có ở địa phương, cũng như tình trạng của bệnh nhân. Điều trị nhiễm trùng theo phác đồ điều trị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang  Ngoài đường tiêu hóa:  Điều trị nhiễm trùng huyết nếu cấy máu dương tính hoặc nghi ngờ.  Điều trị nhiễm trùng cơ quan như hô hấp, tiết niệu, tai mũi họng...  Trong đường tiêu hóa tr ban đ u  Phân có máu hoặc soi phân có hồng cầu hay bạch cầu đa nhân.  Ciprofloxacin (kháng sinh 1): < 20 kg: 125 mg x 2 lần/ngày cho 5 ngày. > 20 kg: 250 mg x 2 lần/ngày cho 5 ngày. hoặc 15 mg/kg x 2 lần/ngày, truyền tĩnh mạch nếu không uống được. hoặc pefloxacin 10 – 15 mg/kg x 2 lần/ngày.  Nếu 2 tháng tuổi: ceftriazon 100 mg IM x 1 lần/ngày, cho 5 ngày.  Phân có G. duodenalis hoặc E. histolytica (dưỡng bào): metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.  Cấy phân có vi trùng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. tr tiếp theo  Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 1 thất bại, chuyển kháng sinh thứ 2. metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày.  Điều trị 2 ngày nếu kháng sinh 2 thất bại, hội chẩn khoa.
  • 37. 24 1.5.7.1. Azithromycin Azithromycin là một kháng sinh có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Azithromycin có tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram dương như Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus và một sồ chủng khác cũng còn rất nhạy cảm vơi azithromycin như Corynebacterium diphtheriae, Clostridium perfringens, Peptostreptococcus và Propionibacterium acnes. Azithromycin có tác dụng vừa phải trên các vi khuẩn Gram âm như E. coli, Salmonella enteritis, Salmonella typhi, Enterobacter, Acromonas Hydrophilia, Klebsiella. Các chủng Gram âm thường kháng azithromycin là Proteus, Serratia, Pseudomonas aeruginosa và Morganella. Azithromycin được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy do Shigella spp., Salmonella spp., Campylobacter spp., Vibrio cholerae [27, tr. 132-152]. Cần điều chỉnh liều thích hợp cho các trường hợp bị bệnh thận có hệ số thanh thải creatinin nhỏ hơn 40 ml/phút, không sử dụng thuốc này cho các người bị bệnh gan, vì thuốc thải trừ chính qua gan [14, tr. 193-203, 204-208]. 1.5.7.2. Nhóm beta-lactam Nhóm beta-lactam gồm: penicilin, cephalosporin, carbapenem, monobactam; là các kháng sinh diệt khuẩn có cấu trúc chung là vòng betalactam có tác dụng kháng khuẩn bằng cách gắn kết với những enzym đặc biệt trong vách tế bào vi khuẩn gọi là protein gắn kết penicilin (PBP). Các kháng sinh betalactam găn kết vào PBP, gây cản trở thành lập chuỗi peptid của peptidoglycan là một bước quan trọng trong tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, dẫn đến kích hoạt các PBP tự ly giải trong vách tế bào và làm vi khuẩn chết. Một số kháng sinh thuộc nhóm betalactam thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy như: ampicilin, ceftriaxon, cefixim... thường được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy do các tác nhân sau: Tiêu chảy do Salmonella spp., Shigella spp., E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia [27, tr. 132-152], [13, tr. 141-144]. Ceftriaxon: là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm (ceftriaxon natri). Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (PBP) là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào. Chỉ định trong các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxone kể cả bệnh hạ cam, viêm màng trong tim, viêm dạ dày - ruột, viêm
  • 38. 25 màng não (bao gồm cả dự phòng viêm màng não do não mô cầu nhưng không dùng cho bệnh gây bởi Listeria monocytogenes), bệnh Lyme, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, lậu, thương hàn, giang mai, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da. Cefotaxim: Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. thường dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai. 1.5.7.3. Ciprofloxacin Ciprofloxacin là kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quinolon, cơ chế tác động dựa trên ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn bằng cách ức chế enzym DNA gyrase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được. Ciprofloxacin thường được chỉ định trong tiêu chảy do E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella spp., Vibrio spp., Shigella spp., Salmonella typhi, Salmonella paratyphi và tiêu chảy do vi khuẩn tả [13, tr. 141- 144]. Cần phải giảm liều ở người bị suy giảm chức năng thận hay chức năng gan. Trong trường hợp người bệnh bị suy chức năng thận, nếu dùng liều thấp thì không cần giảm liều; nếu dùng liều cao thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin, hoặc nồng độ creatinin trong huyết thanh [14, tr. 193-203, 204- 208]. 1.5.7.4. Doxycyclin Doxycyclin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng kìm khuẩn. Thuốc ức chế vi khuẩn tổng hợp protein do gắn vào tiểu đơn vị 30S và có thể cả với 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm. Doxycyclin có phạm vi kháng khuẩn rộng với vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí Gram dương và Gram âm, và cả với một số vi sinh vật kháng thuốc tác dụng với thành tế bào, như Rickettsia, Coxiella burnetii, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia spp., Legionella spp., Ureaplasma, một số Mycobacterium không điển hình, và Plasmodium spp. Doxycyclin được chỉ định trong tiêu chảy do Campylobacter spp., Vibrio cholerae [27, tr. 132-152]. Doxycyclin không thải trừ giống như các tetracyclin khác, mà thải trừ chủ yếu qua gan, thứ yếu qua thận và không tích lũy nhiều như các tetracyclin khác ở người suy thận, do đó là một trong những tetracyclin an
  • 39. 26 toàn nhất để điều trị nhiễm khuẩn ở người bị bệnh thận [14, tr. 193-203, 204- 208]. 1.5.7.5. Metronidazol Metronidazol là một dẫn chất 5 - nitro - imidazol, có phổ hoạt tính rộng trên động vật nguyên sinh như amip, Giardia và trên vi khuẩn kị khí. Cơ chế tác dụng của metronidazol còn chưa thật r . Trong ký sinh trùng, nhóm 5 - nitro của thuốc bị khử thành các chất trung gian độc với tế bào, các chất này liên kết với cấu trúc xoắn của phân tử DNA làm vỡ các sợi này và cuối cùng làm tế bào chết. Metronidazol là một thuốc rất mạnh trong điều trị nhiễm động vật nguyên sinh như Entamoeba histolytica, Giardia lamblia và Trichomonas vaginalis và tiêu chảy do Clostridium difficile. Ở người bệnh bị suy thận, nửa đời của chất mẹ không thay đổi, nhưng nửa đời của chất chuyển hóa hydroxy kéo dài gấp 4 đến 17 lần. Chuyển hóa metronidazol có thể bị ảnh hưởng nhiều, khi bị suy gan nặng [14, tr. 193-203, 204-208]. 1.5.7.6. Trimethoprim/Sulfamethoxazol Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn. Phối hợp trimethoprim và sulfamethoxazol như vậy ức chế hai giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và cuối cùng DNA của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng này cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc. Các vi sinh vật sau đây thường nhạy cảm với thuốc: E. coli, Klebsiella sp., Enterobacter sp., Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, bao gồm cả P. vulgaris, H. influenzae (bao gồm cả các chủng kháng ampicilin), S. pneumoniae, Shigella flexneri, Shigella sonnei, pneumocystis carinii. trimethoprim/sulfamethoxazol được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy do E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio spp. [13, tr. 141-144]. 1.6. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI.
  • 40. 27 Bảng 1. 7 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy trên thế giới Tác giả, năm, địa điểm Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu, cở mẫu, thời gian nghiên cứu Kết quả Trên thế giới Efunshile Akinwale M và cộng sự, 2019, Abakaliki, Nigeria [25, tr. 275] Khảo sát quản lý và thực hành điều trị đối với bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ em, cả ngoại trú và nội trú. - Nghiên cứu mô tả, cắt ngang - Cỡ mẫu: 200 trẻ dưới 5 tuổi - Thời gian nghiên cứu là từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 Kháng sinh được chỉ định chiếm 86,9% trong điều trị tiêu chảy và 30% nhận được men vi sinh Ahmadipour Shokoufeh và cộng sự, 2019, Khorramabad [3, tr. 162-170] Điều trị tiêu chảy do virus ở trẻ em bằng cách bổ sung Probiotic và kẽm - Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng - Cỡ mẫu: 146 trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi Tiêu chảy kéo dài đến ngày thứ ba ở (100%) trẻ sơ sinh dùng probiotic so với chỉ 76,1% ở nhóm dùng kẽm. Nguy cơ tương đối của tiêu chảy kéo dài ở nhóm dùng probiotic là gấp 1.31 lần so với nhóm dùng kẽm cho đến ngày thứ ba. Ngoài ra 80% các trường hợp tiêu chảy trong nhóm dùng probiotic vẫn tồn tại cho đến ngày nhập viện thứ tư, so với 47,8% trong nhóm dùng kẽm. Tỷ lệ tương đối của tiêu chảy kéo dài ở nhóm dùng probiotic cao hơn 36.4 lần so với nhóm dùng kẽm cho đến ngày thứ 4. Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng sau điều trị là 35,5% ở nhóm dùng probiotic và 2,6% ở dùng kẽm.
  • 41. 28 Aktaş O và cộng sự 2019 [4, tr. 431-437] Một nghiên cứu phân tử về tỷ lệ lưu hành và đồng nhiễm của Rotavirus, Norovirus, Astrovirus và Adenovirus ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột - Nghiên cứu: Các mẫu phân từ 375 trẻ em từ 0 đến 5 tuổi bị tiêu chảy cấp đã kiểm tra về sự hiện diện của Rotavirus, Norovirus, Astrovirus và Adenovirus bằng kỹ thuật PCR - Cỡ mẫu: 375 trẻ dưới 5 tuổi - Thời gian nghiên cứu là từ tháng 12/2016 đến tháng 2/ 2017 Ít nhất một mầm bệnh virus đã được phát hiện trong 59,2% mẫu phân. Rotavirus là tác nhân được phát hiện thường xuyên nhất 32,3%, tiếp theo là Norovirus 20,3%, Adenovirus 9,6% và Astrovirus 5,6%. Tất cả các mẫu đều âm tính với mầm bệnh vi khuẩn. Trong đó có 7,2% mẫu dương tính với giun sán đường ruột và protozoan Ravelomanana L. và cộng sự, 2018, Antananarivo, Madagascar [52, tr. 182-185]. Kê đơn thuốc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh ở Antananarivo, Madagascar - Nghiên cứu mô tả, cắt ngang - Cỡ mẫu: 200 trẻ dưới 5 tuổi - Thời gian nghiên cứu là từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 Kết quả khảo sát bao gồm 125 bác sĩ: 105 bác sĩ đa khoa, 11 bác sĩ nhi khoa và 9 bác sĩ chuyên khoa khác 7,2% với hoạt động nhi khoa. Chỉ 4,8% các bác sĩ được hỏi đã không được đào tạo về tiêu chảy trong hai năm trước. Một phần tư bác sĩ 25,6% đã không kê toa dung dịch bù nước đường uống. Những lý do được đưa ra là thiếu dấu hiệu mất nước 50% và khuyến nghị của các loại đồ uống khác 15,5%. Toa kẽm rất hiếm 9,6%. Gần một nửa 47,2% thường xuyên sử dụng kháng sinh và 86,4% kê đơn thuốc chống tiêu chảy. Xinghui Liu và cộng sự, 2017, Thượng Hải, Trung Quốc [44, tr. 537]. Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh dựa vào kết quả xét nghiệm máu trên bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính - Nghiên cứu mô tả, cắt ngang - Cỡ mẫu: 330 trẻ - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2013 đến tháng 2/2016 Tỷ lệ lạm dụng thuốc kháng sinh tổng thể là 72,0%.