SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN HUY ĐẠI
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ
HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội - 2019
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN HUY ĐẠI
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ
HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8 72 07 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ
Hà Nội - 2019
Thái Bình – 2018
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm có tỷ
lệ người mắc cao nhất trong cộng đồng, bệnh gây nhiều biến chứng ở nhiều cơ
quan đích, người mắc bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng rất dễ bị
các biến chứng và thường để lại di chứng làm cho người bệnh trở nên tàn phế,
bệnh có các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột vì vậy bệnh
tăng huyết áp là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ
chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5].
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, thường dẫn
đến các biến chứng nặng nề như: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất
huyết não, suy thận, giảm thị lực, mù lòa...dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thể chất,
tinh thần cũng như vật chất của người bệnh, gia đình và xã hội. Tăng huyết áp
cũng là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước đã và đang
phát triển. Theo thống kê năm 2008, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người
tử vong do bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp [8].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 8-18% dân số,
đao động từ các nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài
Loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%
[39]. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng trên 74,5 triệu người Mỹ bị
tăng huyết áp; cứ 3 người lớn có một người bị tăng huyết áp [8]. Trung
Quốc năm 2002 ước tính có khoảng 153 triệu người mắc tăng huyết áp. Vì
vậy, tăng huyết áp là vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng đòi hỏi phải có sự
can thiệp tích cực và thường xuyên [3]. Nhiều nước trên thế giới đã có chương
trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp.
Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng và
đáng báo động. Một điều tra năm (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến
hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy
tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1%, nghĩa là cứ khoảng 4 người lớn ở nước ta thì có 1
4
người bị tăng huyết áp. Với dân số Việt Nan là khoảng 90 triệu dân thì ước tính
sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [47].
Tăng huyết áp còn là nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch,
nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2
lần so với người không bị tăng huyết áp. Nguy cơ tử vong cũng tăng gấp đôi
khi số huyết áp tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu và 10 mmHg huyết áp tâm
trương [8],[5].
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 4 tỉnh phía Bắc năm
2003 cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại
cộng đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được
điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3
bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch
Mai (2003) có nguyên nhân là tăng huyết áp. Tăng huyết áp còn gây ra nhiều
tai biến nguy hiểm đến tính mạng con người như cơn tăng huyết áp ác tính.
Vì vậy, người ta coi “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”[Error!
Reference source not found.9].
Với các lý do trên, việc tuân thủ trong điều trị nhằm khống chế được tăng
huyết áp là rất quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu về: “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã của huyện
Phú Xuyên Hà Nội năm 2019” để tìm hiểu việc tuân thủ quá trình điều trị của
người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị,
giúp người bệnh kiểm soát tốt tăng huyết áp, tránh các tai biến nguy hiểm, làm
giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu có 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế xã của
huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của
đối tượng nghiên cứu.
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp
1.1.1 Định nghĩa huyết áp
Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được
luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi
là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở
mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm
trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm
trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ quánh
của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường đo ở cánh
tay là ≤120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng
thái tâm lý và một số yếu tố khác…[8].
1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp thường xuyên cao hơn mức bình
thường (huyết áp tâm thu và/ hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế
Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
≥90 mmHg [8],[Error! Reference source not found.9].
1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp
Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo
huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo
huyết áp [6].
1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp
Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được có thể xác định mức độ THA
Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp
Phân độ HA Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
HA tối ưu < 120 < 80
HA bình thường 120 - 129 80 - 84
Tiền THA 130 – 139 85-89
6
THA độ I ( nhẹ 140 – 159 90 – 99
THA độ II (trung bình) 160 – 179 100 – 109
THA độ III (nặng) ≥ 180 ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90
(Nguồn: Cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018)
Phân độ THA dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm
trương (HATTr) hoặc chỉ một trong hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không
cùng mức phân độ khác nhau thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu
đơn độc cũng được đánh giá theo mức biến động của HATT [6].
1.1.5 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp
Cơ chế bệnh sinh của THA còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ song cũng có
một số yếu tố đã được chứng minh và khẳng định. Tăng huyết áp xảy ra khi có
tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi, hoặc tăng cả hai yếu tố đó.
Trong 30 năm gần đây, các công trình đã khẳng định THA có thể xảy ra khi:
1.1.6 Biến đổi sinh lý của huyết áp
Có nhiều yếu tố tác động đến HA của con người. HA của con người
cũng thay đổi theo quy luật của các chu kỳ vật lý địa cầu, nhiệt độ, thời tiết, áp
suất khí quyển, rối loạn từ trường quả đất, ánh sáng, tư thế… và các chu kỳ
sinh học của cơ thể, tâm sinh lý của con người.
1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp
1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm
Khám và hỏi bệnh sử đầy đủ ở mọi bệnh nhân nhưng chỉ cần làm một số
xét nghiệm thường quy.
1.2.2 Tiền sử gia đình
Khai thác tiền sử gia đình đầy đủ, đặc biệt chú trọng vào THA, ĐTĐ, rối
loạn lipid máu, bệnh tim – động mạch vành sớm, đột quỵ và bệnh thận.
1.2.3 Khám thực thể
Ngoài việc đo HA, khám thực thể nhằm tìm kiếm các yếu tố nguy cơ
(đặc biệt béo phì dạng nam), các dấu hiệu của THA thứ phát và bằng chứng của
7
tổn thương cơ quan đích.
1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng
+ Đánh giá cận lâm sàng giúp góp phần tìm kiếm bằng chứng các yếu tố
nguy cơ của THA thứ phát, tổn thương cơ quan đích.
+ Các chỉ định cận lâm sàng thường quy bao gồm: đường máu (nên xét
nghiệm đường máu lúc đói), Cholesterol toàn thể, Triglycerid, HDL-C, urat,
Creatinin, Na+, K+, Hemoglobin và Hematocrit, nước tiểu (test que nhúng bổ
sung bởi kiểm tra cặn lắng nước tiểu), điện tim.
Nếu đường máu khi đói ≥ 6,1 mmol/L (110mg/dL) thì đường máu sau
ăn hoặc nghiệm pháp dung nạp Glucose nên được kiểm tra.
1.3. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp
người bị bệnh THA có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đau đầu: đau khư trú vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi đau nửa
đầu, thường đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn ào, tức
giận… đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội.
1.4. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp
Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA
nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ
phát). Cần chú ý tìm nguyên nhân trong các trường hợp như THA ở người trẻ
tuổi (dưới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính.
Các nguyên nhân gây THA thứ phát:
- Bệnh thận cấp hoặc mãn tính: viêm cầu thân cấp/ mãn, viêm thận kẽ,
sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thân.
1.5. Các yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp có mối tương quan liên tục và có mức độ với tăng nguy cơ
bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc
lá và cholesterol cũng dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch (BTM) với bất cứ
mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối BTM ở bệnh nhân THA dao động
mạnh (khoảng trên 20 lần) tuỳ thuộc vào tuổi, giới, mức HA và sự hiện diện
8
các yếu tố nguy cơ khác. Theo một số nghiên cứu [53-54], nguy cơ đột quỵ cao
10% đến trên 20% ở từng người có yếu tố nguy cơ tim mạch. Các yếu tố nguy
cơ tim mạch chủ yếu là:
1.6. Các biến chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc
biệt hay gặp là tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn... những tổn
thương này được gọi chung là tổn thương ở cơ quan đích hay biến chứng của
THA. Các biến chứng của THA nguy hiểm không chỉ bởi vì có thể gây tử vong,
mà ngoài ra còn để lại những di chứng nặng nề (liệt do tai biến mạch não, suy
tim, suy thận, mù lòa...) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và
là gánh nặng của gia đình và xã hội.
1.7. Thái độ xử trí bệnh nhân tăng huyết áp
Thái độ xử trí BN THA cần phải căn cứ vào hai vấn đề mấu chốt:
- Chỉ số HA tâm thu và tâm trương.
- Nguy cơ tim mạch tổng thể.
Cần đặc biệt lưu ý:
- Cần điều trị ngay bằng thuốc hạ HA đối với những BN THA độ 3
hoặc ngay cả độ 1,2 nếu có nguy cơ tim mạch là cao hoặc rất cao.
- Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống và trì hoãn điều trị thuốc đến
nhiều tuần lễ đối với những người bệnh độ 1,2 có nguy cơ tim mạch mức độ
vừa hoặc đến nhiều với người bệnh THA độ 1 và không kèm theo yếu tố nguy
cơ nào. Tuy nhiên, nếu sau đó vẫn không khống chế được tốt HA thì phải bắt
đầu điều trị bằng thuốc hạ áp [Error! Reference source not found.1].
1.8. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp
- Mục tiêu quan trọng nhất của điều trị THA là nhằm giảm tối đa và lâu
dài nguy cơ bệnh tim mạch.
- Đối với hầu hết các bệnh nhân, HA mục tiêu phải ở mức <140/90
mmHg, thậm trí thấp hơn nếu BN có thể dung nạp được.
- Đối với BN ĐTĐ hoặc có nguy cơ cao/ rất cao, HA mục tiêu cần phải
9
đạt là <130/80 mmHg.
1.9. Điều trị tăng huyết áp
1.9.1. Điều trị không dùng thuốc
Ở bệnh nhân THA độ 1, không có biến chứng BTM và không có tổn
thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu.
Nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống đồng thời với việc dùng thuốc ở
bệnh nhân THA có nguy cơ cao.
1.9.2. Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp
- Nhìn chung ở hầu hết BN, để đạt và duy trì được HA mục tiêu cần phối
hợp ít nhất 2 loại thuốc hạ áp.
1.9.3. Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp
- Bệnh nhân THA cần được khám định kỳ đều đặn nhằm điều chỉnh chế
độ dùng thuốc thích hợp với chỉ số huyết áp cũng như phát hiện và xử trí các
tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
- Tần suất theo dõi HA phụ thuộc vào đặc tính nguy cơ toàn bộ của
người bệnh cũng như mức THA [22].
1.10. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
Những nghiên cứu kinh điển đã cho thấy, việc tôn trọng điều trị giảm
được huyết áp đã ngăn chặn được đáng kể tử vong và tàn phế do các biến chứng
của THA gây ra. Theo ước tính, nếu cứ giảm đi được 10 mmHg huyết áp tâm
thu ở người bị THA thì giảm được khoảng 30% nguy cơ tử vong do bệnh tim
mạch và giảm được 40% nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não. Để điều
trị có hiệu quả thì phải kết hợp giữa việc thay đổi lối sống, ăn uống, tập thể dục
và dùng thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của thầy thuốc.
1.11. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam
1.11.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính phổ biến trên thế giới. Theo WHO),
THA là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng
bệnh tật toàn cầu [5].
10
Theo WHO, điều tra cộng đồng cho thấy THA không điều trị hoặc
điều trị không đầy đủ chiếm khoảng 70 – 75% ở bệnh nhân THA trên toàn thế
giới. Tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 77,6% là được biết bị THA. Trong số
BN bị THA chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế
tốt HA [8]. Theo thông báo của Hội THA Tây Ban Nha năm 1996, tỷ lệ THA
của nước này là 30% ở người trưởng thành, tỷ lệ nhận biết và được điều trị ở
thập kỷ 80 là 50%, nhưng sau đó nhờ hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ
và quan tâm tích cực của y tế, kết quả tăng thêm 20%.
1.11.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam
Tỷ lệ THA ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của
Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là
1%, năm 1992 theo điều tra toàn quốc của Trần Đỗ Chinh và cộng sự, tỷ lệ này
là 11,7% và năm 2002, theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ
tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam là Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình và Nghệ An
ở người dân trên 25 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng đến 16,3%; trong đó tỷ lệ
tăng huyết áp ở thành thị là 22,7% và ở nông thôn là 12,3% [18]. Điều tra của
Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và
thành phố của nước ta (2008) cho thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% [7].
1.11.3. Tình hình tăng huyết áp tại Hà Nội
Những năm gần đây, Hà Nội cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước, đời sống nhân dân được nâng cao, những tác động của xã hội đã ảnh
hưởng rất nhiều đến tình hình bệnh tật nói chung và bệnh THA nói riêng.
Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 1999 về đặc điểm dịch tễ
học THA tại Hà Nội ở lứa tuổi trưởng thành, trên 16 tuổi cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh THA chung là 16,05%, tỷ lệ mắc ở nam là 17,99%, ở nữ là
14,51%. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên xấp
xỉ một nửa số nam giới ở Hà Nội bị THA và đối với phụ nữ, tỷ lệ này có ở nhóm
từ 65 tuổi trở lên [25Error! Reference source not found.].
11
1.12. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Tuân thủ điều trị THA là tuân thủ thực hiện chế độ ăn, luyện tập, sinh
hoạt, thực hiện uống thuốc và đi khám, kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của
bác sỹ.
Thực hiện ăn chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt: là thực hiện một cách
thích hợp ở tất cả các bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số
đo HA, giảm thuốc cần dùng… nhưng do việc tuân thủ này thường kém nên
cần theo dõi giám sát để khuyến khích người bệnh và bắt đầu dùng thuốc
khi cần.
Uống thuốc điều trị tăng huyết áp:
- Tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sĩ.
- Không tự ý thay đổi thuốc và liều lượng.
- Uống thuốc thường xuyên, lâu dài liên tục kể cả khi huyết áp bình thường.
Khám bệnh và kiểm tra huyết áp:
Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa
được biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan. Vì vậy ngoài việc
theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp, khám bệnh định kỳ, theo dõi huyết áp
theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn, đi khám ngay nếu uống thuốc
không hiệu quả người bệnh cần được định kỳ kiểm tra, làm một số xét nghiệm
nhằm phát hiện tổn thương cơ quan đích, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch
khác.
1.12.1. Yêu cầu tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm
2010 về điều trị bệnh THA, tuân thủ điều trị không những bao gồm dùng thuốc
kéo dài theo đúng chỉ định của thầy thuốc mà còn bao gồm thay đổi lối sống như
chế độ ăn hạn chế muối natri, hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và acid
béo bão hòa, giảm uống rượu/bia, không hút thuốc lá, thuốc lào, tập thể dục mức
độ vừa phải 30-60 phút mỗi ngày, và cần đo huyết áp định kỳ hàng ngày [5],
12
những khuyến cáo này cũng hoàn toàn phù hợp với những khuyến cáo mà JNC
VII đưa ra năm 2003.
1.12.2 . Cách đo lường tuân thủ điều trị
Định nghĩa: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên định nghĩa về
tuân thủ điều trị của Haynes và Rand có sửa đổi, tuân thủ điều trị là tuân thủ
dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống đúng với những khuyến
cáo phù hợp của cán bộ y tế. Sự khác biệt chính của định nghĩa này so với định
nghĩa trước đây là tuân thủ điều trị cần sự đồng tình của người bệnh với những
khuyến cáo mà cán bộ y tế đưa ra, người bệnh là đối tượng tích cực với cán bộ y
tế trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Chính vì vậy, quan hệ tốt giữa người
bệnh với cán bộ y tế cần phải duy trì trong thực hành lâm sàng.
1.12.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Các chuyên gia về tim mạch cho biết, trong quá trình điều trị THA, qua
quá trình khảo sát nghiên cứu cho thấy còn rất nhiều bệnh nhân không biết mình
bị THA, chỉ biết mình bị THA khi vô tình đi khám bệnh hoặc vào viện điều trị
một bệnh khác rồi phát hiện ra mình bị THA, đặc biệt là những người dân sống
tại vùng nông thôn, vùng miền núi,... do trình độ văn hóa thấp, khó khăn về kinh
tế nên việc tiếp cận với dịch vụ y tế hầu như không có, khi bị bệnh chỉ ra hiệu
thuốc tây mua các loại thuốc về uống mà không biết mình bị bệnh gì, đó là một
vấn đề đặc biệt nguy hiểm, thậm chí có những người bị tai biến mạch máu não,
đột quỵ mà vẫn cho là mình bị cảm. Một bộ phận bệnh nhân dù biết mình bị
THA nhưng vẫn không điều chỉnh chế độ ăn uống còn hút thuốc lá/thuốc lào,
uống rượu bia.
1.13. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại
Việt Nam
1.13.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Phần lớn các nước phát triển đã có hệ thống quản lý, điều trị bệnh nhân
THA tại cộng đồng nhờ vào mạng lưới bác sỹ gia đình, hệ thống chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại Trạm y tế xã, thôn bản. Thuốc được cấp miễn phí cho bệnh
13
nhân chủ yếu là từ các dự án, chương trình phòng chống THA quốc gia, các
chương trình giáo dục sức khỏe thường xuyên tại cộng đồng nói chung, cho
người bệnh THA nói riêng, bảo hiểm y tế,…
1.13.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố
nguy cơ ở Việt Nam
Tuân thủ điều trị THA là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng
tránh các biến chứng. Nhưng do ở việt nam chưa được quan tâm chăm sóc đúng
mức cộng với đời sống xã hội chưa cao, kiến thức còn hạn chế nên tỷ lệ đạt tuân
thủ điều trị THA còn thấp.
Tỷ lệ người bệnh THA tuân thủ điều trị còn thấp trong các nghiên cứu:
chỉ có 26,3 trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [24], nghiên cứu của
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chỉ có 49,5% [15], 38,7% người mắc THA không điều trị
hoặc điều trị không liên tục trong nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ [Error!
Reference source not found.6], nghiên cứu của Vũ Phong Túc thì tuân thủ
điều trị là 62,6% [43], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến chỉ ra tuân thủ chế
độ ăn của người bệnh THA chỉ là 40,4% [50], trong nghiên cứu của tác giả Trần
Cao Minh chỉ có 26,8% thực hiện đúng điều trị THA bằng thuốc [30].
Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ
người bệnh biết mình bị THA là 21,43%, tỷ lệ người bệnh có điều trị THA là
27,09%, nhưng đa số là điều trị không thường xuyên chiếm tới 80,89% còn điều
trị thường xuyên chỉ có 19,11% [25]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng
sự ở người dân trên 25 tuổi sống tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam cũng cho thấy
cho thấy trong số 818 người được phát hiện có THA, chỉ có 94 người dùng
thuốc, chiếm tỷ lệ 11,5%, trong đó tỷ lệ điều trị tốt là 19,1% [25]. Cũng theo
nghiên cứu này, THA ở người trẻ ít được chú ý hơn ở người có độ tuổi cao hơn
cho dù hiệu quả điều trị đạt được là dễ dàng hơn.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Người bệnh tăng huyết áp, tuổi từ 40 tuổi trở lên đang được quản lý và điều
trị ngoại trú tại 3 Trạm Y tế xã Bạch Hạ, xã Minh Tân, xã Quang Lãng, huyện
Phú Xuyên, Hà Nội.
*Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
- Có trong danh sách quản lý người bệnh THA tại Trạm Y tế.
- Đã uống thuốc điều trị THA ít nhất 6 tháng tại cộng đồng.
- Có khả năng trả lời phỏng vấn.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
*Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng:
- Không có tên trong danh sách quản lý người bệnh tại Trạm Y tế
- Từ chối tham gia nghiên cứu.
- Bị bệnh tâm thần phân liệt
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu
thứ cấp.
2.2.2 . Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Chọn 3 xã: chọn có chủ đích, dựa trên danh sách người bệnh tới khám và
nhận thuốc điều trị tăng huyết áp được quản lý tại 3 trạm y tế trên địa bàn nghiên
cứu với số lượng người bệnh đủ để tiến hành nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu
thuận lợi cho nghiên cứu viên thực hiện điều tra, thu thập số liệu đảm bảo độ
chính xác cao.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Lấy toàn bộ số người bệnh THA đạt tiêu
chuẩn lựa chọn được 3 Trạm Y tế quản lý và điều trị trong thời gian từ tháng 4
15
đến tháng 8 năm 2019. Số người bệnh được chọn đưa vào nghiên cứu trong thực
tế là 270 người.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin được thu thập: gồm các thông tin cá nhân, thông tin về bệnh
lý, về tình trạng và điều trị THA, v.v. được thu thập qua hồ sơ bệnh án
(HSBA), sổ sách và phiếu phỏng vấn
Số liệu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng phiếu phỏng
vấn thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn.
Điều tra viên: gồm nghiên cứu viên và các cộng sự (các cán bộ y tế của
3 Trạm Y tế) đã được tập huấn về nội dung và cách thức thực hiện phỏng
vấn, ghi nhận thông tin.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được nhập liệu và làm sạch và được tổng hợp và xử lý
bằng phần mềm SPSS 16.0
- Thống kê mô tả lập bảng phân bố tần số của các biến số
- Thống kê phân tích: Phân tích mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị
với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu sử dụng chỉ số tỷ suất chênh (OR),
khoảng tin cậy 95% (CI95%) và giá trị p.
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị bệnh
tăng huyết áp trong nghiên cứu
2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Để đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị THA của người bệnh trong nghiên cứu
này chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng
được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm).
Như vậy, tổng điểm cho câu trả lời đúng là 16 điểm. Kiến thức đạt khi tổng
điểm của đối tượng nghiên cứu trả lời được từ 75% trở lên, tương ứng với số
điểm ≥12, không đạt <12 điểm.
2.6.2. Thực hành tuân thủ điều trị bệnh THA của người bệnh
16
Để đánh giá thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu này
chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng được
1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm).
Như vậy đối tượng nghiên cứu có tổng điểm thực hành tuân thủ điều trị THA
> 50% tổng số điểm đúng được xếp loại đạt, tương ứng với số điểm >10,
không đạt ≤10 điểm.
17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=270)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 122 45,2
Nữ 148 54,8
Nhóm tuổi
< 60 tuổi 78 28,9
≥ 60 tuổi 192 71,1
Trình độ học
vấn
Dưới trung học phổ thông 232 85,9
Từ trung học phổ thông trở lên 38 14,1
Nghề nghiệp
Đang đi làm (công nhân, nông
dân, buôn bán dịch vụ, cán bộ
viên chức)
258 95,6
Hiện không đi làm (nội trợ, hưu
trí)
12 4,4
Tình trạng hôn
nhân
Hiện không có vợ/ chồng 18 6,7
Đang có vợ /chồng 252 93,3
Bảo hiểm y tế
Có 265 98,1
Không 5 1,9
Trong số 270 người bệnh THA tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh là
nam giới (45,2%) thấp hơn so với người bệnh là nữ giới (54,8%). Phần lớn
người bệnh có độ tuổi bằng 60 hoặc hơn 60 tuổi trở lên (71,1%). Đa số đối
tượng có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (85,9%), đang đi làm
(95,6%) và đang sống với vợ hoặc chồng trong gia đình (93,3%). 98,1% người
bệnh có bảo hiểm y tế (Bảng 3.1).
18
Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu (n =270 )
Đặc điểm bệnh tật
Số lượng Tỷ lệ
(%)
Tiền sử gia đình có
người mắc THA
Có 40 14,8
Không 230 85,2
Thời gian phát
hiện bệnh
< 1 năm 27 10,0
≥ 1 năm 243 90,0
Hoàn cảnh phát
hiện bệnh
Khám phát hiện THA 12 4,4
Khám sức khỏe định kỳ 53 19,6
Khám bệnh khác 128 47,4
Khám vì có triệu chứng
THA
61 22,6
Không nhớ 16 5,9
Về tiền sử gia đình có người nhà mắc THA, chỉ có 14,8% người bệnh có,
số còn lại không có ai trong gia đình mắc THA. Thời gian phát hiện bệnh THA
của những người bệnh tham gia nghiên cứu phần lớn là 1 năm hoặc hơn (90%).
Có 47,4% người bệnh phát hiện được bệnh khi đi khám bệnh khác, 22,6% phát
hiện khi có triệu chứng THA và 19,6% phát hiện được mình bị THA trong khi đi
khám sức khỏe định kỳ (Bảng 3.2).
Bảng 3.3 Kiến thức của người bệnh về hậu quả nếu không tuân thủ điều trị tăng
huyết áp
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Không kiểm soát được HA 256 94,8
Không hạn chế được nguy cơ tim mạch 242 89,6
Không ngăn ngừa biến chứng và tử
vong
186 68,9
Kết quả nêu tại Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ rất cao người bệnh biết nếu không
tuân thủ điều trị tăng huyết áp sẽ gây ra hâu quả: không kiểm soát được huyết áp
19
(94,8%), không hạn chế được nguy cơ tim mạch (89,6), không ngăn ngừa biến
chứng và tử vong (68,9).
Bảng 3.4 Kiến thức của người bệnh về biện pháp điều trị tốt nhất bệnh tăng
huyết áp
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của
bác sĩ
89 33,0
Thực hiệ lối sống lạnh mạnh theo chỉ
dẫn của bác sĩ
37 13,7
Theo dõi HA và khám bệnh định kỳ
theo chỉ dẫn của bác sĩ
64 23,7
Phối hợp cả 3 biện pháp trên 80 29,6
Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ người bệnh biết phối hợp giữa 3 biện pháp chưa
cao chiếm 29,6%, trong đó thực hiện lối sống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ
là thấp nhất chiếm 13,7%, theo dõi và khám định kỳ 23,7%, thuốc thuốc đầy đủ
theo chỉ dẫn của bác sĩ 33,0%.
Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh về việc uống thuốc huyết áp
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu
dài, theo đơn của bác sĩ
235 87,0
Uống thuốc từng đợt khi có THA 95 35,2
Chỉ uống thuốc khi có biểu hiện THA 64 23,7
Uống thuốc theo đơn của bệnh nhân
khác hoặc tự mua thuốc về uống
4 1,5
Người bệnh quan tâm hơn về cách uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu
dài theo đơn của bác sĩ 87,0%, tỷ lệ tự mua về uống hay dùng đơn của bệnh
nhân khác thấp 1,5% (Bảng 3.5).
Bảng 3.6 .Kiến thức của người bệnh về việc theo dõi huyết áp và đi khám định
kỳ
20
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Đánh giá kết quả điều trị và hướng điều
trị tiếp
261 96,7
Phát hiện các biến chứng THA 253 93,7
Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch 170 63,0
Không biết 5 1,9
Phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về việc theo dõi huyết áp và đi
khám định kỳ, có 96,7% người bệnh cho rằng việc theo dõi và khám định kì
đánh giá kết quả điều trị và hường điều trị, có 93,7% cho rằng phát hiện các biến
chứng THA, có 63,0% cho rằng đánh giá nguy cơ tim mạch (Bảng 3.6)
Bảng 3.7 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống trong điều trị tăng
huyết áp
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Ăn nhạt 200 74,1
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 265 98,1
Ăn ít các chất béo 247 91,5
Hạn chế rượu bia, chất kích thích 116 43,0
Không hút thuốc 55 20,4
Vẫn ăn uống bình thường 8 3,0
Theo kết quả nêu tại Bảng 3.7, phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về
việc chế độ ăn uống từ khi phát hiện THA để đảm bảo sức khỏe, có 98,1% người
bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, có 91,5% người bệnh cho
rằng nên ăn ít các chất béo, có 74,1% người bệnh biết nên ăn nhạt. Tỷ lệ rất ít
bệnh nhân cho rằng không cần thay đổi chế độ ăn 3,0%.
Bảng 3.8 Kiến thức của người bệnh về chế độ sinh hoạt, luyện tập trong điều
trị tăng huyết áp
21
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Ngủ đúng, đủ 8 giờ/ngày, không thức
khuya
224 83,0
Tránh căng thẳng lo âu 258 95,6
Luyện tập thể thao phù hợp, thường
xuyên
198 73,3
Không cần luyện tập thể thao 14 5,2
Kết quả nêu tại Bảng 3.8 cho thấy kiến thức về chế độ sinh hoạt, luyện tập
của người bệnh trong nghiên cứu này rất cao khi có đến 95,6% người bệnh biết
nên tránh căng thẳng lo âu, có đến 83,0% người bệnh cho rằng để đảm bảo sức
khỏe nên không thức khuya và ngủ đủ giấc, có đến 73,3% người bệnh biết rằng
nên tập luyện thể dục thường xuyên, điều này không chỉ tốt trong điều trị THA
mà còn nâng cao sức khỏe của bản thân. Chỉ có 14 người tương đương với 5,2%
cho rằng không cần tập luyện thể dục thể thao.
Bảng 3.9 Nguồn thông tin người bệnh tiếp cận được kiến thức về bệnh tăng
huyết áp
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Đài, báo, tivi 101 37,4
Sách vở, tài liệu 71 26,3
Bạn bè, người thân 216 80,0
Cán bộ y tế 267 98,9
Người bệnh có những hiểu biết về bệnh tăng huyết áp đến chủ yếu từ một
số nguồn thông tin: Cán bộ y tế 98,9%, bạn bè người thân 80,0%. Còn từ đài,
báo, ti vi chỉ 37,4%, từ sách vở, tài liệu là 26,3%.
Bảng 3.10 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp
Số điểm cho nội dung đúng Số lượng Tỷ lệ
%
22
1 1 0,4
2 1 0,4
3 2 0,7
5 1 0,4
6 2 0,7
7 4 1,5
8 17 6,3
9 37 13,7
10 43 15,9
11 51 18,9
12 49 18,1
13 39 14,5
14 23 8,5
Tổng 270 100,0
Tổng điểm trung bình đánh giá kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người
bệnh là 10,86 ± 2,12, tổng điểm nhỏ nhất là 1 điểm và lớn nhất là 14 điểm. Vẫn
còn người bệnh chiếm tỷ lệ 0,4% chỉ đúng được 1 điểm, có đến 23 người bệnh
chiếm tỷ lệ 8,5% trả lời được 14 điểm.
23
Biểu đồ 1.1 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp
Kiến thức chung của người bệnh về bệnh tăng huyết áp đạt vẫn còn thấp
hơn so với không đạt (tỷ lệ tương ứng là 41,1% và 58,9% đạt).
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết
áp tại ba Trạm Y tế của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019
3.2.1 Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.11 Thực trạng thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh
Nội dung Số lượng
(n=270)
Tỷ lệ
%
Ăn nhạt 224 83,0
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 258 95,6
Ăn ít chất béo
241 89,3
Hạn chế rượu bia, chất kích thích 143 53,0
Không hút thuốc lá, thuốc lào 57 21,1
Vẫn ăn uống bình thường 11 4,1
Người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp rất tuân thủ chế độ ăn uống với tỷ lệ
rất cao: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 95,6%, ăn ít chất béo 89,3%, ăn nhạt
83,0%, hạn chế rượu bia, chất kích thích 53,0%. Số bệnh nhân không thay đổi
chế độ ăn uống chỉ chiểm 4,1% (bảng 3.11).
24
Bảng 3.12 Chế độ sử dụng muối của người bệnh
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
Ăn nhạt hơn trước 228 84,4
Ăn bình thường như trước 39 14,4
Vẫn ăn mặn 3 1,1
Tổng 270 100,0
Người bệnh biết nguyên nhân của THA cũng có thể là do ăn mặn, chính
vì thế mà việc tuân thủ sử dụng muối của người bệnh là rất tốt, tỷ lệ người bệnh
ăn nhạt hơn trước là 84,4%, vẫn ăn mặn chỉ chiếm tỷ lệ rất ít 1,1% (Bảng 3.12).
Bảng 3.13 Mức độ sử dụng rượu bia của người bệnh
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Uống rượu bia
có 58 21,5
không 212 78,5
Mức độ uống rượu bia của
đối tượng nghiên cứu
Uống ít 54 93,1
Uống nhiều 4 6,9
Có 78,5% người bệnh hoàn toàn không uống rượu bia, vẫn còn 21,5% sử
dụng rượu bia, trong đó có 6,9% người bệnh còn uống rượu bia nhiều (Nam≥ 3
cốc/ngày, Nữ ≥ 2 cốc/ngày). Như vậy có đến 93,1% là người bệnh có thực hiện
hạn chế rượu bia.
Bảng 3.14 Mức độ sử dụng thuốc lá/lào của người bệnh
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Trong 6 tháng qua ông bà
có hút thuốc là, lào thường
xuyên không
có 54 20,0
không 216 80,0
Lượng thuốc lá/lào ông/bà
hút thế
< 5 điếu/ngày 29 53,7
≥ 5 điếu/ngày 25 46,3
25
Bảng 3.14 cho thấy có đến 80,0% người bệnh hoàn toàn không hút thuốc
lá/lào, vẫn còn 20,0% người bệnh còn hút thuốc lá/lào, trong 54 người bệnh còn
hút thuốc thì có 46,3% người bệnh còn hút ≥ 5 điếu/ngày, có 53,7% là người
bệnh hút dưới 5 điếu/ ngày.
3.2.2 Thực trạng tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh
Bảng 3.15 Thực trạng thực hiện chế độ sinh hoạt luyện tập của người bệnh
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
Chế độ sinh
hoạt, luyện tập
Nghỉ ngơi hợp lý 245 90,7
Tránh căng thẳng lo âu 249 92,2
Hàng ngày tập thể dục 219 81,1
Vẫn sinh hoạt như
trước, không cần luyện
tập
12 4,4
Chế độ luyện tập
thường xuyên
(≥5 ngày/ tuần)
Có 212 78,5
Không 58 21,5
Thời gian luyện tập
≤ 30 phút/ ngày 57 26,9
> 30 phút/ ngày 155 73,1
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn người bệnh có những thay đổi
tích cực đối với chế độ sinh hoạt, luyện tập, có đến 92,2% thực hiện tránh căng
thẳng lo âu, 90,7% có chế độ nghỉ ngời hợp lý. Luyện tập thể dục hàng ngày
chiếm 81,1%, trong đấy luyện tập ≥5 ngày/tuần chiếm 78,5%, tập >30 phút/ngày
chiếm 73,1%. Vẫn còn tỷ lệ không cần luyện tập cũng như thay đổi chế độ sinh
hoạt 4,4% (Bảng 3.15).
26
Biểu đồ 1.2 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp
3.2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ uống thuốc
Bảng 3.16 Thực trạng uống thuốc điều trị của người bệnh
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Uống thuốc
điều trị
Có 229 84,8
Không 41 15,2
Cách uống thuốc
Dùng thuốc thường xuyên, liên
tục theo đơn của bác sĩ
212 92,6
Dùng thuốc từng đợt khi có
THA
8 3,5
Chỉ uống khi HA cao 8 3,5
Tự điều trị 1 0,4
Có đến 229/270 người (84,8%) uống thuốc điều trị THA, trong đấy có
92,6% người bệnh thực hiện uống thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của
bác sĩ, còn 7,4% chưa thực hiện đúng việc uống thuốc (Bảng 3.16).
27
Bảng 3.17 Thực trạng người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị khác
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Các biện pháp điều
trị khác
Không điều trị gì 1 2,4
Uống thuốc đông y 29 70,7
Bấm huyệt 39 95,1
Thực phẩm chức năng 40 97,6
Ăn nhạt 16 39,0
Chế độ luyện tập 8 19,5
Trong số 270 người bệnh được phỏng vấn thì có 41 người không sử dụng
thuốc tây y điều trị huyết áp mà chuyển sang điều trị bằng các biện pháp khác:
dùng thực phẩm chức năng 97,6%, bấm huyệt 95,1%, dùng thuốc đông y 70,7%,
ăn nhạt 39,0%, chế độ luyện tập 19,5%. Chỉ có 2,4% là không điều trị gì (Bảng
3.17).
3.2.4. Thực trạng tuân thủ khám, tư vấn của người bệnh trong nghiên cứu
Bảng 3.18 Thực trạng khám và tư vấn của người bệnh tăng huyết áp
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Bệnh nhân có máy
đo HA tại nhà
Có 147 54.4
Không 123 45.6
Thời gian người
bệnh thường hay đo
HA
Thường xuyên, hàng
ngày
129 47,8
Khi đi khám định kỳ 252 93,3
Khi có biểu hiện
THA
207 76,7
Không thường xuyên,
thỉnh thoảng
49 18,1
Kết quả nêu ở Bảng 3.18 cho thấy số bệnh nhân tự trang bị máy đo huyết
áp cho mình tại nhà là 147 người, chiếm 54,4%. Tỷ lệ người bệnh đo huyết áp
thường xuyên, hàng ngày chiếm 47,8%, đo khi đi khám định kỳ là chủ yếu
28
chiếm 93,3%, đo khi có biểu hiện THA là 76,7%, vẫn còn 18,1% không thường
xuyên, thỉnh thoảng đo.
Bảng 3.19 Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Điểm thực
hành đúng
Số lượng Tỷ lệ
%
Điểm thực
hành đúng
Số lượng Tỷ lệ
%
0 2 0,7 11 13 4,8
1 1 0,4 12 5 1,9
2 1 0,4 13 15 5,6
3 1 0,4 14 24 8,9
4 2 0,7 15 23 8,5
5 1 0,4 16 30 11,1
6 3 1,1 17 32 11,9
7 6 2,2 18 40 14,7
8 5 1,9 19 33 12,2
9 6 2,2 20 19 7,0
10 8 3,0 Tổng 270 100.0
Tổng điểm trung bình đánh giá thực hành tuân thủ điều trị THA của người
bệnh là 15,10 ± 4,11, tổng điểm nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 20 điểm. Vẫn
còn 2 người bệnh được 0 điểm thực hành, có đến 19 người bệnh chiếm tỷ lệ
7,0% đạt điểm tối đa 20 điểm trong thực hành tuân thủ điều trị (Bảng 3.19).
29
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đạt về tuân thủ điều trị chung ở người
bệnh tăng huyết áp là 86,6%, tỷ lệ không đạt là 13,4% (Biều đồ 1.3).
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người
bệnh trong nghiên cứu
3.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp với một số đặc điểm
cá nhân
Kết quả phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố đặc điểm cá nhân, tình
trạng bệnh và tuân thủ điều trị của 270 người bệnh tham gia nghiên cứu được
nêu trong các bảng số liệu dưới đây.
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ điều trị của người bệnh
Giới tính
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Nam 102 43,6 20 55,6
1,62
(0,80-3,28)
>0,05
Nữ 132 56,4 16 44,4
30
Số liệu nêu tại Bảng 3.20 cho thấy không có mối liên quan giữa yếu tố
giới và tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại địa điểm nghiên cứu [OR=1,62
(0,80-3,28), p>0,05].
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuân thủ điều trị của người bệnh
Độ tuổi
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
<60 tuổi 68 29,1 10 27,8
0,99
(0,43-2,05 )
>0,05
≥60 tuổi 166 70,9 26 72,2
Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố tuổi và tuân
thủ điều trị [OR=0,99 (0,43-2,05), p>0,05] (Bảng 3.21).
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ điều trị của người
bệnh tăng huyết áp
Nghề nghiệp
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Đang đi làm 227 97,0 31 86,1
5,23
(1,56-17,50)
<0,05
Hiện không đi làm
(nội trợ, hưu trí)
7 3,0 5 13,9
Đối với yếu tố nghề nghiệp, khi phân nhóm nghề nghiệp thành nhóm đang
đi làm (bao gồm cán bộ, làm ruộng, các nghề nghiệp khác) và nhóm hiện không
đi làm (gồm nội trợ và hưu trí) để phân tích, chúng tôi nhận thấy có mối liên
quan giữa yếu tố này với tuân thủ điều trị, cụ thể nhóm người bệnh đang đi làm
có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm Số liệu
31
nêu tại Bảng 3.22 cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tuân thủ
điều trị (CI95%: 1,56-17,50, p<0,05).
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tuân thủ điều trị của người
bệnh
Học vấn
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Dưới trung học phổ
thông
201 85,9 31 86,1
1,02
(0,37-2,81)
>0,05
Từ trung học phổ
thông trở lên
33 14,1 5 13,9
Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố trình độ học vấn và
tuân thủ điều trị [OR=1,02 (0,37-2,81), p>0,05] (Bảng 3.23).
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị của
người bệnh
Tình trạng hôn
nhân
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Đang có vợ /chồng 227 97,0 25 69,4
14,27
(5,08-40,12)
<0,05
Hiện không có vợ/
chồng
7 3,0 11 30,6
Đối với yếu tố tình trạng hôn nhân, kết quả phân tích nêu tại Bảng 3.24
cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố này với tuân thủ điều trị, cụ thể nhóm
người bệnh đang sống với vợ hoặc chồng có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn
14,27 lần so với nhóm hiện đang độc thân, không sống cùng vợ hoặc chồng
[OR=14,27 (5,08-40,12), p<0,05].
32
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị của người
bệnh tăng huyết áp
Bảo hiểm
y tế
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Có 232 99,1 33 91,7
10,55
(1,70-65,48)
<0,05
Không 2 0,9 3 8,3
Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan giữa tình trạng có bảo hiểm
y tế và tuân thủ điều trị [OR=10,55 (1,70 - 65,48), p<0,05] (Bảng 3.25).
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết
áp và tuân thủ điều trị của người bệnh
Tiền sử gia đình
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Không ai mắc
THA
212 90,6 18 50,0
9,64
(4,39-21,17)
<0,05
Có người mắc
THA
22 9,4 18 50,0
Số liệu nêu tại Bảng 3.26 cũng cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia
đình về mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên
cứu. Cụ thể những người bệnh tiền sử gia đình không ai mắc THA tuân thủ điều
trị cao hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc
THA (CI95%: 4,39-21,17; p<0,05).
33
Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuân thủ điều trị
Thời gian mắc
bệnh
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Trên 1 năm 214 91,5 29 80,6
2,58
(1,01-6,64)
<0,05
1 năm trở xuống 20 8,5 7 19,4
Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.27, có mối liên quan giữa thời gian
mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Cụ
thể những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ
điều trị cao hơn 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở
xuống (CI95%: 1,01-6,64; p<0,05).
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều
trị của người bệnh
Kiến thức về
bệnh THA
Tuân thủ điều trị
OR
(CI95%)
p
Đạt Không đạt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Đạt 109 98,2 2 1,2
14,82
(3,48-63,14)
<0,05
Không đạt 125 78,6 34 21,4
Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.28, có mối liên quan giữa kiến thức về
bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Những
người bệnh có kiến thức về bệnh có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần
so với những người có kiến thức không đạt (CI95%: 3,48-63,14; p<0,05).
34
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 270 người bệnh THA từ 40 tuổi
trở lên đang điều trị ngoại trú tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng, huyện
Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trong số người bệnh, phần lớn có độ tuổi từ 60
tuổi trở lên (71,1%), nhóm người bệnh dưới 60 tuổi chỉ chiếm 28,9%. Điều này
cho thấy THA thường xảy ra ở người cao tuổi hơn so với ở người có độ tuổi
thấp hơn.
Trong số 270 người bệnh được nghiên cứu, số đối tượng có trình độ học
vấn từ THPT trở lên chiếm 14,1% và có 85,9% có trình độ học vấn dưới THPT.
Sở dĩ có điều này vì trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu đã
nêu trên phần lớn người bệnh đã lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), trước đây điều
kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn do vậy trình độ học vấn nói chung của
họ còn thấp, thậm chí theo các nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [31], Lương
Văn Minh [29], Trần Ngọc Quang [35], Huỳnh Thị Tiền [39] thì số đối tượng
nghiên cứu mù chữ hay mới học hết tiểu học chiếm đa số (khoảng 70%). Người
bệnh có trình độ học vấn thấp dẫn đến sự hiểu biết, nhận thức về tuân thủ điều
trị bị hạn chế, có thể làm ảnh hưởng đến thực hiện tuân thủ điều trị.
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã thuần nông của huyện
Phú Xuyên, nên chủ yếu người bệnh làm nghề nông là chính, mặc dù nhóm tuổi
người bệnh khá cao nhưng họ vẫn làm hoa màu, đồng ruộng để mưu sinh, chính
vì thế mà ở nhóm nghề nghiệp đang đi làm (nông nghiệp, công nhân, buôn
bán..) chiếm tỷ lệ cao 95,6%. Số đang có vợ/chồng cũng chiếm đa số với tỷ lệ
93,3%. Điều này cũng phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam và văn hóa
Phương Đông và cũng có vai trò tốt, có thể gia tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế,
qua đó tang tỷ lệ được phát hiện đối với bệnh THA.
Bệnh THA là bệnh mạn tính điều trị lâu dài, bệnh này hàng năm cũng làm
tiêu tốn rất nhiều tiền của người bệnh, chính vì họ hiểu được điều đấy nên người
35
bệnh có bảo hiểm y tế để bớt đi phần nào gánh nặng kinh tế của gia đình, tỷ lệ
người bệnh có bảo hiểm y tế trong nghiên cứu này là 98,1%, chỉ có 5 người
chưa có 1,9% với lí do là họ mới phát hiện bệnh nên chưa kịp mua bảo hiểm y
tế.
Về bệnh sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu có
14,8% người bệnh mà gia đình của họ có người mắc bệnh THA. Tỷ lệ này tương
đương với nghiên cứu của Lương Văn Minh với tỷ lệ 16,6% [29]. Tỷ lệ tiền sử
gia đình có nguời bị bệnh THA thấp có thể không thật chính xác bởi vì người
bệnh không nhớ rõ do thời gian khá lâu và với điều kiện kinh tế, xã hội cũng
như sự phát triển của ngành y tế trước đây thì sẽ còn nhiều nguời bị THA mà
chưa phát hiện ra.
Thời gian phát hiện bệnh THA của người bệnh phần lớn là từ 1 năm trở
lên với tỷ lệ 90,0%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần
Ngọc Quang với 70,5% người bệnh có thời gian mắc bệnh THA từ 2 năm trở
lên [35]. Phần lớn người bệnh bị THA lâu năm phù hợp với bệnh THA là một
bệnh mạn tính.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 47,4% số người bệnh phát hiện bệnh
THA của mình trong khi đi khám các bệnh khác, 19,6% phát hiện khi đi khám
sức khỏe định kỳ, chỉ có 22,6% khám vì có triệu chứng THA. Như vậy có thể
thấy việc chủ định đi khám và phát hiện THA của người dân còn hạn chế, phần
lớn là do đi khám các bệnh khác kết hợp đo huyết áp mới phát hiện ra là mình bị
bệnh THA, điều này rất nguy hiểm bởi bệnh THA là một trong những bệnh giết
người thầm lặng, dường như không có biểu hiện nhiều nhưng khi đổ bệnh thì
hậu quả khó lường.
4.1 Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh
4.2.1 Kiến thức về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân,
Quang Lãng huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, người bệnh tại đây công việc
chủ yếu là nông nghiệp, có trình độ học vấn còn thấp chính vì thế kiến thức liên
36
quan đến chế độ điều trị THA chưa cao, tỷ lệ có kiến thức đạt chỉ có 41,1%.
Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tự nhận biết dấu hiệu về bệnh để chủ động
đi khám phát hiện THA của người dân.
Trong nhóm nghiên cứu có 87,0% người bệnh biết rằng việc điều trị THA
là cần phải uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu như của Đào Thị Lan và Đặng Văn
Chính năm 2014 cho thấy có 86,0% số người bệnh xác định cần phải điều trị lâu
dài [26]; tỷ lệ này trong nghiên cứu của Vũ Phong Túc và Lê Chính Chuyên
năm 2012 là 77,6% [43]. Tỷ lệ người bệnh cho rằng cần điều trị THA lâu dài
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Huỳnh Thị Tiền năm 2007
với chỉ 64,8% [39], sự khác biệt này có lẽ ở địa điểm và thời điểm nghiên cứu,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại thời điếm này đã có nhiều kênh thông tin cho
người bệnh biết về bệnh và chế độ điều trị THA. Tuy vậy vẫn còn 35,2% người
bệnh cho rằng chỉ cần uống thuốc từng đợt khi có THA hay thỉnh thoảng có thể
bỏ một vài hôm không uống, điều này có thể do người bệnh thấy người bình
thường khi không uống thuốc hoặc họ chưa được tư vấn đầy đủ, kỹ càng về vấn
đề này.
Phần lớn người bệnh biết hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng
huyết áp là: không kiểm soát được huyết áp 94,8%, không hạn chế được nguy
cơ tim mạch 89,6%, không ngăn ngừa biến chứng tử vong 68,9%. Qua các kênh
truyền thông mà người dân biết đến hâu quả nặng nền của việc không tuân thủ
điều trị THA. Và người bệnh cũng hiểu được là việc theo dõi huyết áp và đi
khám định kì rất quan trọng bởi nó đánh giá kết quả điều trị và hướng điều trị
tiếp, phát hiện các biến chứng của THA với tỷ lệ lần lượt là 96,7% và 93,7%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn người bệnh nhận thức đúng về
việc thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình điều trị THA, có đến 98,1% người
bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, 91,5% biết nên ăn ít các chất
béo, 74,1% biết ăn nhạt cũng cải thiện điều trị THA. Hạn chế rượu bia, chất kích
thích chiếm 43,0%. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần
37
Ngọc Quang năm 2013 với 85,5% người bệnh biết rằng nên hạn chế ăn mặn
[35]; kiến thức về hạn chế ăn mặn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Út 2007 là
69,7% [46]; trong nghiên cứu của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 cũng có
89% và 86% người bệnh cho ràng nên có chế độ ăn nhiều rau, hoa quả tươi[3];
Điều này cho thấy người bệnh nhận thức được việc có chế độ ăn uống phù hợp
là tốt cho quá trình điều trị THA nói riêng cũng như bảo vệ sức khỏe nói chung.
Có 73,3% người bệnh cho rằng nên luyện tập thể dục thể thao phù hợp
thường xuyên hàng ngày. Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trần Ngọc
Quang [35], nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Đông
(85%) [3], điều này có thể do chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên các đối tượng
có nghề nghiệp làm nông vất vả, thời gian bận rộn nên chưa quan tâm đến vấn
đề tập thể dục. Tuy vậy nhìn chung người bệnh hiểu được việc tập luyện thể dục
thể thao thường xuyên là tốt để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nói
chung.
Trong điều trị THA việc tránh lo âu, căng thẳng cũng được người dân biết
với tỷ lệ chiếm 95,6%, việc mất ngủ cũng làm cho bệnh thêm nặng nên việc ngủ
đúng, đủ 8 giờ/ngày, không thức khuya người dân biết chiếm 83,0%.
Tổng hợp đánh giá kiến thức của người bệnh về phòng chống bệnh THA
trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ninh Văn Đông với
tỷ lệ 46,5% số người bệnh có kiến thức về điều trị THA đạt [3Error! Reference
source not found.]. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt ở nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến với
57,3% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh THA và chế độ điều trị [50], điều
này có thể liên quan đến nghề nghiệp chủ yếu và độ tuổi trung bình của đối
tượng nghiên cứu, đối tượng ở nghiên cứu của chúng tôi có nghề nghiệp làm
nông là chủ yếu, người cao tuổi nên hạn chế về kiến thức, về khả năng lĩnh hội
các nguồn thông tin mặc dù ba xã trong nghiên cứu của chúng tôi là những xã
thuần nông, người dân đang có lối sống theo cộng đồng, có sự giao lưu cao, bà
con lối xóm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cán bộ y tế có tác phong và cuộc sống
38
gần gũi người bệnh.
4.2.1. Thực hiện tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết
áp tại ba xã nghiên cứu
Đánh giá tuân thủ điều trị THA bao gồm đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc
và các biện pháp ngoài thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, tuân thủ lịch
khám, chữa bệnh của người bệnh.
Trong tổng số 270 người bệnh đang điều trị ngoại trú tại 3 xã được nghiên
cứu, tại thời điểm phỏng vấn có 229 người đang uống thuốc điều trị THA chiếm
84,8%, 41 người không uống thuốc điều trị THA chiếm 15,2%. Do vậy chúng
tôi đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc trên 229 người bệnh đang điều trị thuốc
THA.
Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài đóng một vai trò quan trọng
trong việc đáp ứng với điều trị và duy trì sự kiểm soát bệnh tật. Trong 229 người
có uống thuốc điều trị THA thì có 92,6% thực hiện uống thuốc thường xuyên,
liên tục, lâu dài theo đơn của bác sĩ kể cả khi HA bình thường, như vậy vẫn còn
7,4% không thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ
uống thuốc tốt ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu
của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 (68%) [3], Hoàng Cao Sạ tại Hà Nội
và Vĩnh Phúc năm 2014 (61,3%) [36], Vũ Phong Túc tại Ninh Bình năm 2011
(75,8%) [43], Pham Gia Khải thực hiện tại Hà Nội năm 1999 với tỷ lệ tuân thủ
dùng thuốc chỉ đạt 19,11% [25], có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành
trên những đối tượng có độ tuổi từ 40 trở lên, số người bệnh đã biết mình bị
THA chiếm đa số và đang điều trị nên được nhắc nhở thường xuyên mỗi khi đi
tái khám và nhận thuốc điều trị, bên cạnh đó tại địa phương có chương trình
kiểm soát THA tại cộng đồng, nhiều hoạt động tuyên truyền về phòng chống
THA đã triễn khai ở đây một thời gian dài nên tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cũng
cao hơn.
Trong 41 người không uống thuốc điều trị THA thì phần lớn sử dụng một số
biện pháp điều trị khác như dùng thực phẩm chức năng (97,6%), bấm huyệt
39
(95,1%), uống thuốc đông y (70,7%). Những người này chủ yếu là người bệnh
mới được phát hiện, chưa có hiểu biết nhiều về bệnh nên việc tuân thủ uống
thuốc còn hạn chế, đang đi theo hướng điều trị dân gian.
Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc thì trong điều trị THA thực hiện các
biện pháp ngoài thuốc cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Trong nghiên cứu, 147/270 người bệnh có trang bị máy đo huyết áp tại
nhà, chiếm 54,4%. Thời điểm người bệnh thường đo huyết áp là khi đi khám
định kỳ (93,3%), khi có biểu hiện THA (76,7%) hoặc đo thường xuyên hàng
ngày (47,8%). Một số ít chỉ thỉnh thoảng mới đo (18,1%). Như vậy số ngươi
bệnh thực hiện đo thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn người dân vẫn
kiểm tra huyết áp khi tái khám định kỳ, hoặc khi có biểu hiện của THA.
Trong thay đổi lối sống, cách thức ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến bệnh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn người bệnh thực hiện tốt
việc tuân thủ chế độ ăn khi có đến 83,0% ăn nhạt, 89,3% ăn ít chất béo, 95,6%
ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và 53,0% hạn chế uốns rượu bia. Tỷ lệ người
bệnh thay đổi chế độ sang ăn nhạt hơn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
so với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35] và Trần Cao Minh [30]
với tỷ lệ lần lượt là 65,2% và 60,7% và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Văn Nành [31] và Huỳnh Thị Tiền [39] với tỷ lệ tuân thủ chế độ
hạn chế ăn mặn lần lượt là 42,4%, 26,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện hạn chế
uống bia rượu của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35] và Đào Thị Lan [26] với tỷ lệ hạn chế
uống bia rượu lần lượt là 88,2% và 86%; nhưng tương đương so với nghiên cứu
của Trần Cao Minh [30] và Ninh Văn Đông [3] với tỷ lệ lần lượt là 57,9% và
44,5%. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống trong nghiên cứu của chúng
tôi khá cao vì phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn cho người
bệnh THA. Ăn mặn, uống nhiều bia rượu là yếu tố nguy cơ gây THA, làm giảm
hoặc mất tác dụng của thuốc điều trị THA, làm giảm hiệu quả điều trị. Do vậy
cần phải nâng cao tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng chế độ ăn uống, để làm được
40
điều đó cần nâng cao công tác giáo dục, hướng dẫn chế độ ăn uống không chỉ
cho người bệnh mà còn cả gia đình người bệnh và ở cả trong cộng đông.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh thực hiện thay đổi chế
độ sinh hoạt, luyện tập tích cực phù hợp với chế độ điều trị THA cũng rất cao,
với 90,7% người bệnh thực hiện nghỉ ngơi hợp lý. Có 78,5% người bệnh hoàn
toàn không uống rượu bia, vẫn còn 21,5% sử dụng rượu bia, trong đó có 6,9%
người bệnh còn uống rượu bia nhiều (nam≥3 cốc/ngày, nữ ≥2 cốc/ngày). Điều
này cho thấy cho đến 93,1% là người bệnh có thực hiện hạn chế rượu bia.
Sinh hoạt điều độ và tập luyện thể dục thể thao phù hợp và thường
xuyên không chỉ giúp người bệnh THA nói riêng mà toàn dân nói chung nâng
cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật. Trong nhóm nghiên cứu, có đến 92,2% thực
hiện tránh căng thẳng lo âu, 90,7% có chế độ nghỉ ngời hợp lý. Tỷ lệ tập thể
dục thường xuyên (>5 ngày/tuần) khá cao là 78,5%, tập >30 phút/ngày chiếm
73,1%. Tỷ lệ tập thể dục thường xuyên trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với nghiên cứu của Ninh Văn Đông [Error! Reference source not
found.] với 68% và cao hơn so với một số nghiên cứu khác như Trần Cao
Minh (37,2%) [30], Nguyễn Văn Nành (13,2%) [31], Hoàng Cao Sạ (39,6%)
[Error! Reference source not found.6]. Điều này có thể do nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện tại các xã có phong trào tập luyện thể dục thể thao (như đi
bộ, tập dưỡng sinh, bóng chuyền hơi...) cao, mặt khác ở những người lớn tuổi
thì việc tập thế dục không những nâng cao sức khỏe mà còn là cơ hội để giao
lưu, gặp gỡ tạo niềm vui ở những người cao tuổi.
Thực hành tuân thủ điều trị THA tốt giúp cho người bệnh kiểm soát
được HA, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm liên quan đến THA, đây
là mục tiêu của các dự án liên quan đến bệnh THA, nhằm gia tăng số được
phát hiện trong cộng đồng, gia tăng tỷ lệ được điều trị và gia tăng hiệu quả
điều trị bệnh, giảm thiểu tác động nguy hiểm của bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 13,4% người bệnh chưa đạt về
thực hành tuân thủ điều trị. Tìm hiểu lý do không thực hiện đầy đủ, liên tục,
41
lâu dài chế độ điều trị, một tỷ lệ cao người bệnh cho rằng THA là bệnh theo
người bệnh suốt đời kể từ khi phát hiện, tiếp đến là tỷ lệ người bệnh cho rằng
bệnh THA thường không có triệu chứng rõ ràng, hoặc cho là bệnh THA
không nguy hiểm, hoặc do các nguyên nhân khác như bận công việc và quan
hệ trong công việc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với số
liệu nêu trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [60], khi báo cáo này chỉ ra
hai trong số những yếu tố quan trọng nhất góp phần không tuân thủ là tính
chất không có triệu chứng và tính suốt đời của bệnh. Bệnh THA không có
triệu chứng rõ ràng làm người bệnh nghĩ mình đã khỏi bệnh nên có thể tạm
dừng điều trị. THA là bệnh mạn tính kéo dài thậm chí là suốt đời nên cũng
làm cho người bệnh sẽ rất khó khăn khi tuân thủ nhiều chế độ điều trị trong
một thời gian dài.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người
bệnh
Để nâng cao hơn hoặc duy trì tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị THA cao
từ đó giúp kiểm soát HA và hạn chế biến chứng, chúng tôi đã phân tích mối liên
quan giữa một số yếu tố như đặc điểm nhân khẩu của đối tượng, tình trạng bệnh
và các yếu tố khác và tuân thủ điều trị của người bệnh.
Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy các yếu tố giới và tuổi không
liên quan đến khả năng tuân thủ điều trị THA của người bệnh tại địa phương
nghiên cứu. Điều này có thể do phần lớn số đối tượng nghiên cứu mắc THA đều
ở lứa tuổi từ 60 trở lên và tỷ lệ người bệnh là nữ tuy cao hơn tỷ lệ người bệnh là
nam nhưng sự khác nhau này không lớn. Kết quả của nghiên cứu của Trần Đỗ
Trinh và cộng sự (1992) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA tăng lên theo tuổi [45].
Nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự năm 2001-
2002 cũng cho thấy tỷ lệ mắc THA thấp hơn (16,32%) ở cộng đồng từ 25
tuổi trở lên, nếu loại trừ những đối tượng THA được điều trị (phần lớn ở độ
tuổi cao hơn) thì tần suất THA chung này còn lại 15,09% và kết luận tần suất
mắc THA tăng dần theo tuổi [Error! Reference source not found.5]. Như vậy
42
có thể thấy nếu nhóm đối tượng nghiên cứu bao gồm cả nhóm đối tượng trẻ tuổi
hơn thì có khả năng phân tích được mối liên quan giữa độ tuổi và tuân thủ điều
trị. Đối với yếu tố giới, khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Minh Phượng và cộng sự (2011) cho thấy có mối liên
quan giữa yếu tố giới tính và tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu
[34]. Kết quả nghiên cứu về tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh
THA của Kim Bảo Giang và cộng sự thực hiện tại Phú Thọ năm 2015 - 2016
cho thấy việc tuân thủ các khuyến cáo hành vi có liên quan có ý nghĩa thống kê
với giới và với chỉ số huyết áp cao nhất người bệnh từng có, cụ thể người bệnh
là nữ tuân thủ tốt hơn so với người bệnh là nam giới với 1,2 điểm mức độ tuân
thủ, độ tin cậy trên 99% [13]. Như vậy giới có thể là yếu tố có vai trò ảnh hưởng
đến tuân thủ điều trị THA, trong nghiên cứu của chúng tôi, tính liên quan này
chưa được thể hiện rõ ràng, mặc dù số liệu cho thấy người bệnh là nữ có khả
năng tuân thủ tốt hơn so với người bệnh là nam giới [OR=1,62(0,80-3,28)],
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, có thể do số lượng đối tượng
nghiên cứu còn hạn chế và số người bệnh là nam hoặc nữ không khác nhau
nhiều. Nhìn chung, nữ giới có mức độ tuân thủ hành vi cao hơn trong nghiên
cứu của chúng tôi cũng có thể giải thích bởi thực trạng những hành vi được
khuyến cáo đều là những hành vi có nhiều hơn ở nam giới do những đặc trưng
văn hoá, xã hội ở Việt Nam là nam uống bia, rượu, hút thuốc và ăn uống bên
ngoài nhiều hơn nữ giới rất rõ rệt.
Đối với yếu tố nghề nghiệp, trong nghiên cứu này chúng tôi xác định
được mối liên quan giữa yếu tố này và tuân thủ điều trị của người bệnh THA,
tuy sự liên quan này được thể hiện khá yếu, cụ thể nhóm người bệnh đang đi làm
có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm
(CI95%: 1,56-17,50, p<0,05). Điều này có thể là do những người đang đi làm có
ý thức mình là người kiếm thu nhập chính cho gia đình nên nếu sức khỏe của họ
gặp vấn đề thì kinh tế gia đình cũng kéo theo, không những tốn kém trong điều
trị mà còn mất người thu nhập do phải nằm viện điều trị. Chính vì thế mà họ ý
43
thức được việc tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp. Trong các nghiên cứu tương
tự mà chúng tôi có thể tiếp cận, không có nghiên cứu nào nhận xét về mối liên
quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tuân thủ điều trị. Do vậy cần có nhiều nghiên
cứu tiếp theo để có thể khẳng định được nhận xét ban đầu này của chúng tôi.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng xác định được mối liên quan giữa yếu tố
tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị THA ở người bệnh, cụ thể những người
bệnh đang sống cùng chồng hoặc vợ có khả năng tuân thủ điều trị tốt hơn 14,27
lần (CI95%: 5,08-40,12), p<0,05) so với những người bệnh độc thân hoặc góa
vợ hoặc chồng. Điều này có thể do họ có người bạn đời luôn quan tâm, chia sẻ
và nhắc nhở chế độ sinh hoạt và luyện tập thường xuyên. Những người có
vợ/chồng về công việc có thể được bạn đời giúp đỡ, chính vì thế họ có nhiều
thời gian hơn để chăm sóc bản thân hơn, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có thời
gian để tiếp thu thêm nhiều kiến thức về bệnh THA cũng như tái khám định kỳ.
Yếu tố có bảo hiểm y tế cũng được nghiên cứu xác định có liên quan, tuy yếu,
đến tuân thủ điều trị. Hiện nay, khám và điều trị tăng huyết áp tại tuyến xã được
bảo hiểm y tế chi trả gần như 100%, chính vì thế mà việc thăm khám, nhận
thuốc định kỳ được những người bệnh có bảo hiểm y tế hưởng ứng và tuân thủ.
Do vậy nhóm có bảo hiểm y tế có khả năng tuân thủ điều trị trong nghiên cứu
này cao gấp 10,55 lần so với nhóm không có bảo hiểm y tế (CI95%: 1,70 -
65,48, p<0,05). Về mối liên quan giữa yếu tố gia đình có tiền sử có người mắc
huyết áp, nghiên cứu đã xác định được những người bệnh có tiền sử gia đình
không ai mắc THA thì có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 9,64 lần so với
những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc THA (CI95%: 4,39-21,17;
p<0,05). Điều này có thể do khi trong gia đình không có người mắc bệnh THA,
nếu có người mới bị phát hiện mắc THA thì lo lắng và hoang mang, vì chưa có
những chứng kiến thực tế về diễn biến của bệnh này, chính vì thế mà có sự tuân
thủ nghiêm túc theo lời bác sĩ dặn dò, tư vấn. Còn những người bệnh đã từng có
người thân trong gia đình mắc bệnh THA thì ít nhiều đã biết về bệnh, biết tính
chất của bệnh là lâu dài về thời gian, phiền toái trong tuân thủ chế độ ăn uống,
44
điều trị thuốc do vậy có phần nào thờ ơ, chủ quan khi tự mình gặp phải cùng vấn
đề, dẫn đến việc tuân thủ điều trị cũng lơi lỏng hơn. Tuy nhiên khi đã mắc bệnh
và được chỉ định phác đồ điều trị THA, những người bệnh có thời gian mắc
bệnh trên 1 năm thì tuân thủ điều trị THA với tỷ lệ cao gấp 2,58 lần so với
những người có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm (CI95%: 1,01-6,64; p<0,05).
Điều này chỉ có thể hiểu rằng những người mắc bệnh lâu hơn thì họ có nhiều
thời gian hơn để tìm hiểu về bệnh, hiểu biết của họ cũng được nâng cao hơn và
đã có thói quen sinh hoạt, hoạt động thể lực và dùng thuốc đúng phác đồ hơn so
với những người mới mắc bệnh, nói cách khác họ đã có kinh nghiệm hơn trong
điều chỉnh lối sống, sinh hoạt chế độ ăn uống phù hợp với yêu cầu đối với người
bệnh THA. Đây cũng là nhận xét phù hợp khi số liệu phân tích mối liên quan
giữa kiến thức của người bệnh và tuân thủ điều trị THA trong nghiên cứu này
cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh THA và tuân thủ điều trị của
người bệnh THA. Cụ thể, những người bệnh có kiến thức đạt về bệnh thì có khả
năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không
đạt (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của
Ninh Văn Đông 2010 [3]. Điều này chứng tỏ người có kiến thức tốt về chế độ
điều trị THA, biết được tầm quan trọng của tuân thủ điều trị thì người bệnh mới
quan tâm đến vấn đề tuân thủ điều trị. Nghiên cứu của các tác giả tại một số
nước khác cho thấy tuân thủ với các khuyến cáo về hành vi có liên quan rất
nhiều đến nhận thức của người bệnh [53], [58], với giới tính, trình độ học vấn và
tiếp cận tư vấn về bệnh và điều trị bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và
cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung (79,6%) của người bệnh chủ
yếu là liên quan đến hiểu biết của người bệnh, họ chưa chú trọng việc đo huyết
áp tại nhà, theo dõi và kiểm soát cân nặng, chưa áp dụng các phương pháp để
giảm căng thẳng [42]. Như vậy để nâng cao mức độ tuân thủ điều trị của người
bệnh, việc cải thiện kiến thức về bệnh cũng như chế độ điều trị THA là các biện
pháp quan trọng cần được áp dụng trong cộng đồng thông qua việc tăng cường
hơn nữa hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh về chế độ điều trị, vai
45
trò của tuân thủ điều trị. Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khỏe
nhân dân, cán bộ y tế cần hướng dẫn cho người bệnh biết sự nguy hiểm của bệnh
THA; cung cấp thông tin về các phác đồ điều trị được khuyển cáo; giáo dục cách
điều chỉnh lối sống phù hợp với chế độ điều trị; cách đo và theo dõi chỉ số HA;
theo dõi, động viên cũng như có biện pháp nhắc tái khám đúng hẹn và giải thích
cho người bệnh hiểu được rằng điều trị THA là kết hợp giữa uống thuốc và các
biện pháp ngoài thuốc một cách liên tục, lâu dài.
46
KẾT LUẬN
1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh từ 40 tuổi trở
lên mắc tăng huyết áp tại 3 xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019
- 87,0% ĐTNC uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài, theo đơn của bác sĩ
- 74,1% ĐTNC biết ăn nhạt là phòng bệnh THA
- 83,0% ĐTNC biết ngủ đủ 8 giờ/ngày là phòng bệnh THA
- 80,0% ĐTNC được tiếp cận thông tin về bệnh THA từ người than, bạn bè
- 84,8% ĐTNC thực hành tuân thủ uống thuốc điều trị THA
- 86,6 % ĐTNC tuân thủ điều trị tăng huyết áp đạt
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người bệnh
- Nhóm người bệnh đang đi làm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần
so với nhóm không đi làm
- Nhóm người bệnh đang sống với vợ hoặc chồng có khả năng tuân thủ điều trị
cao hơn 14,27 lần so với nhóm hiện đang độc thân, không sống cùng vợ hoặc
chồng
- Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan giữa tình trạng có bảo hiểm y
tế và tuân thủ điều trị [OR=10,55 (1,70 - 65,48), p<0,05]
- Những người bệnh tiền sử gia đình không ai mắc THA tuân thủ điều trị cao
hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc
- những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ
điều trị cao hơn 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh từ 1 năm
trở xuống
- Những người bệnh có kiến thức về bệnh có khả năng tuân thủ điều trị cao
hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt
47
KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta đưa ra một số khuyến nghị:
1. Đối với người bệnh:
Người bệnh THA cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về bệnh thông qua các
nguồn thông tin có thể tiếp cận được để hiểu về bệnh, cách điều trị, cách cải
thiện chế độ ăn uống, cải thiện hoạt động thể lực nhằm tăng cường tuân thủ điều
trị,
2. Đối với cán bộ y tế
Bên cạnh công tác điều trị thì người cán bộ y tế cần chú ý tăng cường tư vấn,
hướng dẫn và cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh và chế độ điều trị cho
người bệnh và cả người nhà người bệnh tại nơi khám và điều trị.
Hướng dẫn người bệnh cách tự đo và theo dõi huyết áp tại nhà và nắm được HA
mục tiêu; dặn lịch tái khám cho ngươi bệnh trước khi ra về, có biện pháp nhắc
tái khám và theo dõi những người bệnh thường không tái khám đúng hẹn.

More Related Content

What's hot

BT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCBT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCHoàng Anh
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàngclbsvduoclamsang
 
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊTHIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
Huyết áp và nguy cơ tim mạch
Huyết áp và nguy cơ tim mạch Huyết áp và nguy cơ tim mạch
Huyết áp và nguy cơ tim mạch Thanh Liem Vo
 
Phân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấpPhân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấpHA VO THI
 
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌCCHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌCSoM
 
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIMVIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIMSoM
 
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàngBuổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàngHA VO THI
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Sven Warios
 
Tăng huyết áp ở người đái tháo đường
Tăng huyết áp ở người đái tháo đườngTăng huyết áp ở người đái tháo đường
Tăng huyết áp ở người đái tháo đườngPHAM HUU THAI
 
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIGia Khải Phạm
 

What's hot (20)

BT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCBT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NC
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
 
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊTHIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
 
Huyết áp và nguy cơ tim mạch
Huyết áp và nguy cơ tim mạch Huyết áp và nguy cơ tim mạch
Huyết áp và nguy cơ tim mạch
 
Phân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấpPhân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấp
 
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌCCHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
 
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIMVIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM
 
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn thiết kế nghiên cứuLựa chọn thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
 
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàngBuổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
 
Tăng huyết áp ở người đái tháo đường
Tăng huyết áp ở người đái tháo đườngTăng huyết áp ở người đái tháo đường
Tăng huyết áp ở người đái tháo đường
 
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
 
Tang huyet ap. huong dan dieu tri
Tang huyet ap. huong dan dieu triTang huyet ap. huong dan dieu tri
Tang huyet ap. huong dan dieu tri
 
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đườngTăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
 
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
 
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
 

Similar to Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019.pdf

Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”jarvis660
 
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mìnhHãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mìnhhoa339
 
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”dewayne660
 
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồngTăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồngkeneth849
 
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơnTăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơnAn Ta
 
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoiNghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPSoM
 
tăng huyết áp.pptx
tăng huyết áp.pptxtăng huyết áp.pptx
tăng huyết áp.pptxLMnhDL
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápHA VO THI
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet apthao thu
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxTrần Cầm
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxTrần Cầm
 
Bài giảng Tăng huyết áp YHN
Bài giảng Tăng huyết áp YHNBài giảng Tăng huyết áp YHN
Bài giảng Tăng huyết áp YHNHoàii Anhh
 
TĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁPTĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁPSoM
 
2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults
2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults
2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in AdultsHuy Tran
 
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết ápKhuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết ápjackjohn45
 
Khuyen-Cao-THA-2018.pptx
Khuyen-Cao-THA-2018.pptxKhuyen-Cao-THA-2018.pptx
Khuyen-Cao-THA-2018.pptxTuanduongminh3
 

Similar to Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019.pdf (20)

Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
 
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mìnhHãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
 
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
 
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồngTăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
 
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơnTăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
 
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoiNghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
 
tăng huyết áp.pptx
tăng huyết áp.pptxtăng huyết áp.pptx
tăng huyết áp.pptx
 
Hypertension and stroke
Hypertension and strokeHypertension and stroke
Hypertension and stroke
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet ap
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
 
Bài giảng Tăng huyết áp YHN
Bài giảng Tăng huyết áp YHNBài giảng Tăng huyết áp YHN
Bài giảng Tăng huyết áp YHN
 
Tăng huyết áp y4
Tăng huyết áp y4Tăng huyết áp y4
Tăng huyết áp y4
 
TĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁPTĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁP
 
2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults
2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults
2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults
 
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết ápKhuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
 
Khuyen-Cao-THA-2018.pptx
Khuyen-Cao-THA-2018.pptxKhuyen-Cao-THA-2018.pptx
Khuyen-Cao-THA-2018.pptx
 
Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh, HAY
Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh, HAYNghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh, HAY
Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh, HAY
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019.pdf

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN HUY ĐẠI THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2019
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HUY ĐẠI THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ Hà Nội - 2019 Thái Bình – 2018
  • 3. 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm có tỷ lệ người mắc cao nhất trong cộng đồng, bệnh gây nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan đích, người mắc bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng rất dễ bị các biến chứng và thường để lại di chứng làm cho người bệnh trở nên tàn phế, bệnh có các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột vì vậy bệnh tăng huyết áp là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, thường dẫn đến các biến chứng nặng nề như: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy thận, giảm thị lực, mù lòa...dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như vật chất của người bệnh, gia đình và xã hội. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước đã và đang phát triển. Theo thống kê năm 2008, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp [8]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 8-18% dân số, đao động từ các nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24% [39]. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng trên 74,5 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp; cứ 3 người lớn có một người bị tăng huyết áp [8]. Trung Quốc năm 2002 ước tính có khoảng 153 triệu người mắc tăng huyết áp. Vì vậy, tăng huyết áp là vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực và thường xuyên [3]. Nhiều nước trên thế giới đã có chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng và đáng báo động. Một điều tra năm (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1%, nghĩa là cứ khoảng 4 người lớn ở nước ta thì có 1
  • 4. 4 người bị tăng huyết áp. Với dân số Việt Nan là khoảng 90 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [47]. Tăng huyết áp còn là nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người không bị tăng huyết áp. Nguy cơ tử vong cũng tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu và 10 mmHg huyết áp tâm trương [8],[5]. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 4 tỉnh phía Bắc năm 2003 cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là tăng huyết áp. Tăng huyết áp còn gây ra nhiều tai biến nguy hiểm đến tính mạng con người như cơn tăng huyết áp ác tính. Vì vậy, người ta coi “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”[Error! Reference source not found.9]. Với các lý do trên, việc tuân thủ trong điều trị nhằm khống chế được tăng huyết áp là rất quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã của huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019” để tìm hiểu việc tuân thủ quá trình điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát tốt tăng huyết áp, tránh các tai biến nguy hiểm, làm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu có 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế xã của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.
  • 5. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1 Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ quánh của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường đo ở cánh tay là ≤120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm lý và một số yếu tố khác…[8]. 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp thường xuyên cao hơn mức bình thường (huyết áp tâm thu và/ hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg [8],[Error! Reference source not found.9]. 1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo huyết áp [6]. 1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được có thể xác định mức độ THA Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp Phân độ HA Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường 120 - 129 80 - 84 Tiền THA 130 – 139 85-89
  • 6. 6 THA độ I ( nhẹ 140 – 159 90 – 99 THA độ II (trung bình) 160 – 179 100 – 109 THA độ III (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 (Nguồn: Cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018) Phân độ THA dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr) hoặc chỉ một trong hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không cùng mức phân độ khác nhau thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức biến động của HATT [6]. 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp Cơ chế bệnh sinh của THA còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ song cũng có một số yếu tố đã được chứng minh và khẳng định. Tăng huyết áp xảy ra khi có tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi, hoặc tăng cả hai yếu tố đó. Trong 30 năm gần đây, các công trình đã khẳng định THA có thể xảy ra khi: 1.1.6 Biến đổi sinh lý của huyết áp Có nhiều yếu tố tác động đến HA của con người. HA của con người cũng thay đổi theo quy luật của các chu kỳ vật lý địa cầu, nhiệt độ, thời tiết, áp suất khí quyển, rối loạn từ trường quả đất, ánh sáng, tư thế… và các chu kỳ sinh học của cơ thể, tâm sinh lý của con người. 1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp 1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm Khám và hỏi bệnh sử đầy đủ ở mọi bệnh nhân nhưng chỉ cần làm một số xét nghiệm thường quy. 1.2.2 Tiền sử gia đình Khai thác tiền sử gia đình đầy đủ, đặc biệt chú trọng vào THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, bệnh tim – động mạch vành sớm, đột quỵ và bệnh thận. 1.2.3 Khám thực thể Ngoài việc đo HA, khám thực thể nhằm tìm kiếm các yếu tố nguy cơ (đặc biệt béo phì dạng nam), các dấu hiệu của THA thứ phát và bằng chứng của
  • 7. 7 tổn thương cơ quan đích. 1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng + Đánh giá cận lâm sàng giúp góp phần tìm kiếm bằng chứng các yếu tố nguy cơ của THA thứ phát, tổn thương cơ quan đích. + Các chỉ định cận lâm sàng thường quy bao gồm: đường máu (nên xét nghiệm đường máu lúc đói), Cholesterol toàn thể, Triglycerid, HDL-C, urat, Creatinin, Na+, K+, Hemoglobin và Hematocrit, nước tiểu (test que nhúng bổ sung bởi kiểm tra cặn lắng nước tiểu), điện tim. Nếu đường máu khi đói ≥ 6,1 mmol/L (110mg/dL) thì đường máu sau ăn hoặc nghiệm pháp dung nạp Glucose nên được kiểm tra. 1.3. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp người bị bệnh THA có thể gặp các triệu chứng sau: - Đau đầu: đau khư trú vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi đau nửa đầu, thường đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn ào, tức giận… đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội. 1.4. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát). Cần chú ý tìm nguyên nhân trong các trường hợp như THA ở người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính. Các nguyên nhân gây THA thứ phát: - Bệnh thận cấp hoặc mãn tính: viêm cầu thân cấp/ mãn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thân. 1.5. Các yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp có mối tương quan liên tục và có mức độ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá và cholesterol cũng dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch (BTM) với bất cứ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối BTM ở bệnh nhân THA dao động mạnh (khoảng trên 20 lần) tuỳ thuộc vào tuổi, giới, mức HA và sự hiện diện
  • 8. 8 các yếu tố nguy cơ khác. Theo một số nghiên cứu [53-54], nguy cơ đột quỵ cao 10% đến trên 20% ở từng người có yếu tố nguy cơ tim mạch. Các yếu tố nguy cơ tim mạch chủ yếu là: 1.6. Các biến chứng của tăng huyết áp Tăng huyết áp gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt hay gặp là tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn... những tổn thương này được gọi chung là tổn thương ở cơ quan đích hay biến chứng của THA. Các biến chứng của THA nguy hiểm không chỉ bởi vì có thể gây tử vong, mà ngoài ra còn để lại những di chứng nặng nề (liệt do tai biến mạch não, suy tim, suy thận, mù lòa...) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng của gia đình và xã hội. 1.7. Thái độ xử trí bệnh nhân tăng huyết áp Thái độ xử trí BN THA cần phải căn cứ vào hai vấn đề mấu chốt: - Chỉ số HA tâm thu và tâm trương. - Nguy cơ tim mạch tổng thể. Cần đặc biệt lưu ý: - Cần điều trị ngay bằng thuốc hạ HA đối với những BN THA độ 3 hoặc ngay cả độ 1,2 nếu có nguy cơ tim mạch là cao hoặc rất cao. - Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống và trì hoãn điều trị thuốc đến nhiều tuần lễ đối với những người bệnh độ 1,2 có nguy cơ tim mạch mức độ vừa hoặc đến nhiều với người bệnh THA độ 1 và không kèm theo yếu tố nguy cơ nào. Tuy nhiên, nếu sau đó vẫn không khống chế được tốt HA thì phải bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ áp [Error! Reference source not found.1]. 1.8. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp - Mục tiêu quan trọng nhất của điều trị THA là nhằm giảm tối đa và lâu dài nguy cơ bệnh tim mạch. - Đối với hầu hết các bệnh nhân, HA mục tiêu phải ở mức <140/90 mmHg, thậm trí thấp hơn nếu BN có thể dung nạp được. - Đối với BN ĐTĐ hoặc có nguy cơ cao/ rất cao, HA mục tiêu cần phải
  • 9. 9 đạt là <130/80 mmHg. 1.9. Điều trị tăng huyết áp 1.9.1. Điều trị không dùng thuốc Ở bệnh nhân THA độ 1, không có biến chứng BTM và không có tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu. Nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống đồng thời với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA có nguy cơ cao. 1.9.2. Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp - Nhìn chung ở hầu hết BN, để đạt và duy trì được HA mục tiêu cần phối hợp ít nhất 2 loại thuốc hạ áp. 1.9.3. Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp - Bệnh nhân THA cần được khám định kỳ đều đặn nhằm điều chỉnh chế độ dùng thuốc thích hợp với chỉ số huyết áp cũng như phát hiện và xử trí các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. - Tần suất theo dõi HA phụ thuộc vào đặc tính nguy cơ toàn bộ của người bệnh cũng như mức THA [22]. 1.10. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp Những nghiên cứu kinh điển đã cho thấy, việc tôn trọng điều trị giảm được huyết áp đã ngăn chặn được đáng kể tử vong và tàn phế do các biến chứng của THA gây ra. Theo ước tính, nếu cứ giảm đi được 10 mmHg huyết áp tâm thu ở người bị THA thì giảm được khoảng 30% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và giảm được 40% nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não. Để điều trị có hiệu quả thì phải kết hợp giữa việc thay đổi lối sống, ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của thầy thuốc. 1.11. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 1.11.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính phổ biến trên thế giới. Theo WHO), THA là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5].
  • 10. 10 Theo WHO, điều tra cộng đồng cho thấy THA không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ chiếm khoảng 70 – 75% ở bệnh nhân THA trên toàn thế giới. Tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 77,6% là được biết bị THA. Trong số BN bị THA chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt HA [8]. Theo thông báo của Hội THA Tây Ban Nha năm 1996, tỷ lệ THA của nước này là 30% ở người trưởng thành, tỷ lệ nhận biết và được điều trị ở thập kỷ 80 là 50%, nhưng sau đó nhờ hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và quan tâm tích cực của y tế, kết quả tăng thêm 20%. 1.11.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam Tỷ lệ THA ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1%, năm 1992 theo điều tra toàn quốc của Trần Đỗ Chinh và cộng sự, tỷ lệ này là 11,7% và năm 2002, theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam là Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình và Nghệ An ở người dân trên 25 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng đến 16,3%; trong đó tỷ lệ tăng huyết áp ở thành thị là 22,7% và ở nông thôn là 12,3% [18]. Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta (2008) cho thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% [7]. 1.11.3. Tình hình tăng huyết áp tại Hà Nội Những năm gần đây, Hà Nội cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao, những tác động của xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình bệnh tật nói chung và bệnh THA nói riêng. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 1999 về đặc điểm dịch tễ học THA tại Hà Nội ở lứa tuổi trưởng thành, trên 16 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA chung là 16,05%, tỷ lệ mắc ở nam là 17,99%, ở nữ là 14,51%. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên xấp xỉ một nửa số nam giới ở Hà Nội bị THA và đối với phụ nữ, tỷ lệ này có ở nhóm từ 65 tuổi trở lên [25Error! Reference source not found.].
  • 11. 11 1.12. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp Tuân thủ điều trị THA là tuân thủ thực hiện chế độ ăn, luyện tập, sinh hoạt, thực hiện uống thuốc và đi khám, kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thực hiện ăn chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt: là thực hiện một cách thích hợp ở tất cả các bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số đo HA, giảm thuốc cần dùng… nhưng do việc tuân thủ này thường kém nên cần theo dõi giám sát để khuyến khích người bệnh và bắt đầu dùng thuốc khi cần. Uống thuốc điều trị tăng huyết áp: - Tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sĩ. - Không tự ý thay đổi thuốc và liều lượng. - Uống thuốc thường xuyên, lâu dài liên tục kể cả khi huyết áp bình thường. Khám bệnh và kiểm tra huyết áp: Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan. Vì vậy ngoài việc theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp, khám bệnh định kỳ, theo dõi huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn, đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả người bệnh cần được định kỳ kiểm tra, làm một số xét nghiệm nhằm phát hiện tổn thương cơ quan đích, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. 1.12.1. Yêu cầu tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp Theo khuyến nghị của Bộ Y tế số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 về điều trị bệnh THA, tuân thủ điều trị không những bao gồm dùng thuốc kéo dài theo đúng chỉ định của thầy thuốc mà còn bao gồm thay đổi lối sống như chế độ ăn hạn chế muối natri, hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và acid béo bão hòa, giảm uống rượu/bia, không hút thuốc lá, thuốc lào, tập thể dục mức độ vừa phải 30-60 phút mỗi ngày, và cần đo huyết áp định kỳ hàng ngày [5],
  • 12. 12 những khuyến cáo này cũng hoàn toàn phù hợp với những khuyến cáo mà JNC VII đưa ra năm 2003. 1.12.2 . Cách đo lường tuân thủ điều trị Định nghĩa: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên định nghĩa về tuân thủ điều trị của Haynes và Rand có sửa đổi, tuân thủ điều trị là tuân thủ dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống đúng với những khuyến cáo phù hợp của cán bộ y tế. Sự khác biệt chính của định nghĩa này so với định nghĩa trước đây là tuân thủ điều trị cần sự đồng tình của người bệnh với những khuyến cáo mà cán bộ y tế đưa ra, người bệnh là đối tượng tích cực với cán bộ y tế trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Chính vì vậy, quan hệ tốt giữa người bệnh với cán bộ y tế cần phải duy trì trong thực hành lâm sàng. 1.12.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp Các chuyên gia về tim mạch cho biết, trong quá trình điều trị THA, qua quá trình khảo sát nghiên cứu cho thấy còn rất nhiều bệnh nhân không biết mình bị THA, chỉ biết mình bị THA khi vô tình đi khám bệnh hoặc vào viện điều trị một bệnh khác rồi phát hiện ra mình bị THA, đặc biệt là những người dân sống tại vùng nông thôn, vùng miền núi,... do trình độ văn hóa thấp, khó khăn về kinh tế nên việc tiếp cận với dịch vụ y tế hầu như không có, khi bị bệnh chỉ ra hiệu thuốc tây mua các loại thuốc về uống mà không biết mình bị bệnh gì, đó là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm, thậm chí có những người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ mà vẫn cho là mình bị cảm. Một bộ phận bệnh nhân dù biết mình bị THA nhưng vẫn không điều chỉnh chế độ ăn uống còn hút thuốc lá/thuốc lào, uống rượu bia. 1.13. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 1.13.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ điều trị tăng huyết áp Phần lớn các nước phát triển đã có hệ thống quản lý, điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng nhờ vào mạng lưới bác sỹ gia đình, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Trạm y tế xã, thôn bản. Thuốc được cấp miễn phí cho bệnh
  • 13. 13 nhân chủ yếu là từ các dự án, chương trình phòng chống THA quốc gia, các chương trình giáo dục sức khỏe thường xuyên tại cộng đồng nói chung, cho người bệnh THA nói riêng, bảo hiểm y tế,… 1.13.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở Việt Nam Tuân thủ điều trị THA là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng. Nhưng do ở việt nam chưa được quan tâm chăm sóc đúng mức cộng với đời sống xã hội chưa cao, kiến thức còn hạn chế nên tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị THA còn thấp. Tỷ lệ người bệnh THA tuân thủ điều trị còn thấp trong các nghiên cứu: chỉ có 26,3 trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [24], nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chỉ có 49,5% [15], 38,7% người mắc THA không điều trị hoặc điều trị không liên tục trong nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ [Error! Reference source not found.6], nghiên cứu của Vũ Phong Túc thì tuân thủ điều trị là 62,6% [43], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến chỉ ra tuân thủ chế độ ăn của người bệnh THA chỉ là 40,4% [50], trong nghiên cứu của tác giả Trần Cao Minh chỉ có 26,8% thực hiện đúng điều trị THA bằng thuốc [30]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ người bệnh biết mình bị THA là 21,43%, tỷ lệ người bệnh có điều trị THA là 27,09%, nhưng đa số là điều trị không thường xuyên chiếm tới 80,89% còn điều trị thường xuyên chỉ có 19,11% [25]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự ở người dân trên 25 tuổi sống tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam cũng cho thấy cho thấy trong số 818 người được phát hiện có THA, chỉ có 94 người dùng thuốc, chiếm tỷ lệ 11,5%, trong đó tỷ lệ điều trị tốt là 19,1% [25]. Cũng theo nghiên cứu này, THA ở người trẻ ít được chú ý hơn ở người có độ tuổi cao hơn cho dù hiệu quả điều trị đạt được là dễ dàng hơn. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  • 14. 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng Người bệnh tăng huyết áp, tuổi từ 40 tuổi trở lên đang được quản lý và điều trị ngoại trú tại 3 Trạm Y tế xã Bạch Hạ, xã Minh Tân, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. *Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: - Có trong danh sách quản lý người bệnh THA tại Trạm Y tế. - Đã uống thuốc điều trị THA ít nhất 6 tháng tại cộng đồng. - Có khả năng trả lời phỏng vấn. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. *Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: - Không có tên trong danh sách quản lý người bệnh tại Trạm Y tế - Từ chối tham gia nghiên cứu. - Bị bệnh tâm thần phân liệt 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp. 2.2.2 . Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Chọn 3 xã: chọn có chủ đích, dựa trên danh sách người bệnh tới khám và nhận thuốc điều trị tăng huyết áp được quản lý tại 3 trạm y tế trên địa bàn nghiên cứu với số lượng người bệnh đủ để tiến hành nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu thuận lợi cho nghiên cứu viên thực hiện điều tra, thu thập số liệu đảm bảo độ chính xác cao. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Lấy toàn bộ số người bệnh THA đạt tiêu chuẩn lựa chọn được 3 Trạm Y tế quản lý và điều trị trong thời gian từ tháng 4
  • 15. 15 đến tháng 8 năm 2019. Số người bệnh được chọn đưa vào nghiên cứu trong thực tế là 270 người. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu Thông tin được thu thập: gồm các thông tin cá nhân, thông tin về bệnh lý, về tình trạng và điều trị THA, v.v. được thu thập qua hồ sơ bệnh án (HSBA), sổ sách và phiếu phỏng vấn Số liệu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng phiếu phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn. Điều tra viên: gồm nghiên cứu viên và các cộng sự (các cán bộ y tế của 3 Trạm Y tế) đã được tập huấn về nội dung và cách thức thực hiện phỏng vấn, ghi nhận thông tin. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được nhập liệu và làm sạch và được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 - Thống kê mô tả lập bảng phân bố tần số của các biến số - Thống kê phân tích: Phân tích mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu sử dụng chỉ số tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (CI95%) và giá trị p. 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu 2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp Để đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị THA của người bệnh trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm). Như vậy, tổng điểm cho câu trả lời đúng là 16 điểm. Kiến thức đạt khi tổng điểm của đối tượng nghiên cứu trả lời được từ 75% trở lên, tương ứng với số điểm ≥12, không đạt <12 điểm. 2.6.2. Thực hành tuân thủ điều trị bệnh THA của người bệnh
  • 16. 16 Để đánh giá thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm). Như vậy đối tượng nghiên cứu có tổng điểm thực hành tuân thủ điều trị THA > 50% tổng số điểm đúng được xếp loại đạt, tương ứng với số điểm >10, không đạt ≤10 điểm.
  • 17. 17 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=270) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 122 45,2 Nữ 148 54,8 Nhóm tuổi < 60 tuổi 78 28,9 ≥ 60 tuổi 192 71,1 Trình độ học vấn Dưới trung học phổ thông 232 85,9 Từ trung học phổ thông trở lên 38 14,1 Nghề nghiệp Đang đi làm (công nhân, nông dân, buôn bán dịch vụ, cán bộ viên chức) 258 95,6 Hiện không đi làm (nội trợ, hưu trí) 12 4,4 Tình trạng hôn nhân Hiện không có vợ/ chồng 18 6,7 Đang có vợ /chồng 252 93,3 Bảo hiểm y tế Có 265 98,1 Không 5 1,9 Trong số 270 người bệnh THA tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh là nam giới (45,2%) thấp hơn so với người bệnh là nữ giới (54,8%). Phần lớn người bệnh có độ tuổi bằng 60 hoặc hơn 60 tuổi trở lên (71,1%). Đa số đối tượng có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (85,9%), đang đi làm (95,6%) và đang sống với vợ hoặc chồng trong gia đình (93,3%). 98,1% người bệnh có bảo hiểm y tế (Bảng 3.1).
  • 18. 18 Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu (n =270 ) Đặc điểm bệnh tật Số lượng Tỷ lệ (%) Tiền sử gia đình có người mắc THA Có 40 14,8 Không 230 85,2 Thời gian phát hiện bệnh < 1 năm 27 10,0 ≥ 1 năm 243 90,0 Hoàn cảnh phát hiện bệnh Khám phát hiện THA 12 4,4 Khám sức khỏe định kỳ 53 19,6 Khám bệnh khác 128 47,4 Khám vì có triệu chứng THA 61 22,6 Không nhớ 16 5,9 Về tiền sử gia đình có người nhà mắc THA, chỉ có 14,8% người bệnh có, số còn lại không có ai trong gia đình mắc THA. Thời gian phát hiện bệnh THA của những người bệnh tham gia nghiên cứu phần lớn là 1 năm hoặc hơn (90%). Có 47,4% người bệnh phát hiện được bệnh khi đi khám bệnh khác, 22,6% phát hiện khi có triệu chứng THA và 19,6% phát hiện được mình bị THA trong khi đi khám sức khỏe định kỳ (Bảng 3.2). Bảng 3.3 Kiến thức của người bệnh về hậu quả nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Không kiểm soát được HA 256 94,8 Không hạn chế được nguy cơ tim mạch 242 89,6 Không ngăn ngừa biến chứng và tử vong 186 68,9 Kết quả nêu tại Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ rất cao người bệnh biết nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp sẽ gây ra hâu quả: không kiểm soát được huyết áp
  • 19. 19 (94,8%), không hạn chế được nguy cơ tim mạch (89,6), không ngăn ngừa biến chứng và tử vong (68,9). Bảng 3.4 Kiến thức của người bệnh về biện pháp điều trị tốt nhất bệnh tăng huyết áp Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ 89 33,0 Thực hiệ lối sống lạnh mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ 37 13,7 Theo dõi HA và khám bệnh định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ 64 23,7 Phối hợp cả 3 biện pháp trên 80 29,6 Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ người bệnh biết phối hợp giữa 3 biện pháp chưa cao chiếm 29,6%, trong đó thực hiện lối sống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ là thấp nhất chiếm 13,7%, theo dõi và khám định kỳ 23,7%, thuốc thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ 33,0%. Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh về việc uống thuốc huyết áp Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài, theo đơn của bác sĩ 235 87,0 Uống thuốc từng đợt khi có THA 95 35,2 Chỉ uống thuốc khi có biểu hiện THA 64 23,7 Uống thuốc theo đơn của bệnh nhân khác hoặc tự mua thuốc về uống 4 1,5 Người bệnh quan tâm hơn về cách uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo đơn của bác sĩ 87,0%, tỷ lệ tự mua về uống hay dùng đơn của bệnh nhân khác thấp 1,5% (Bảng 3.5). Bảng 3.6 .Kiến thức của người bệnh về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ
  • 20. 20 Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Đánh giá kết quả điều trị và hướng điều trị tiếp 261 96,7 Phát hiện các biến chứng THA 253 93,7 Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch 170 63,0 Không biết 5 1,9 Phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ, có 96,7% người bệnh cho rằng việc theo dõi và khám định kì đánh giá kết quả điều trị và hường điều trị, có 93,7% cho rằng phát hiện các biến chứng THA, có 63,0% cho rằng đánh giá nguy cơ tim mạch (Bảng 3.6) Bảng 3.7 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống trong điều trị tăng huyết áp Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Ăn nhạt 200 74,1 Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 265 98,1 Ăn ít các chất béo 247 91,5 Hạn chế rượu bia, chất kích thích 116 43,0 Không hút thuốc 55 20,4 Vẫn ăn uống bình thường 8 3,0 Theo kết quả nêu tại Bảng 3.7, phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về việc chế độ ăn uống từ khi phát hiện THA để đảm bảo sức khỏe, có 98,1% người bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, có 91,5% người bệnh cho rằng nên ăn ít các chất béo, có 74,1% người bệnh biết nên ăn nhạt. Tỷ lệ rất ít bệnh nhân cho rằng không cần thay đổi chế độ ăn 3,0%. Bảng 3.8 Kiến thức của người bệnh về chế độ sinh hoạt, luyện tập trong điều trị tăng huyết áp
  • 21. 21 Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Ngủ đúng, đủ 8 giờ/ngày, không thức khuya 224 83,0 Tránh căng thẳng lo âu 258 95,6 Luyện tập thể thao phù hợp, thường xuyên 198 73,3 Không cần luyện tập thể thao 14 5,2 Kết quả nêu tại Bảng 3.8 cho thấy kiến thức về chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh trong nghiên cứu này rất cao khi có đến 95,6% người bệnh biết nên tránh căng thẳng lo âu, có đến 83,0% người bệnh cho rằng để đảm bảo sức khỏe nên không thức khuya và ngủ đủ giấc, có đến 73,3% người bệnh biết rằng nên tập luyện thể dục thường xuyên, điều này không chỉ tốt trong điều trị THA mà còn nâng cao sức khỏe của bản thân. Chỉ có 14 người tương đương với 5,2% cho rằng không cần tập luyện thể dục thể thao. Bảng 3.9 Nguồn thông tin người bệnh tiếp cận được kiến thức về bệnh tăng huyết áp Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Đài, báo, tivi 101 37,4 Sách vở, tài liệu 71 26,3 Bạn bè, người thân 216 80,0 Cán bộ y tế 267 98,9 Người bệnh có những hiểu biết về bệnh tăng huyết áp đến chủ yếu từ một số nguồn thông tin: Cán bộ y tế 98,9%, bạn bè người thân 80,0%. Còn từ đài, báo, ti vi chỉ 37,4%, từ sách vở, tài liệu là 26,3%. Bảng 3.10 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp Số điểm cho nội dung đúng Số lượng Tỷ lệ %
  • 22. 22 1 1 0,4 2 1 0,4 3 2 0,7 5 1 0,4 6 2 0,7 7 4 1,5 8 17 6,3 9 37 13,7 10 43 15,9 11 51 18,9 12 49 18,1 13 39 14,5 14 23 8,5 Tổng 270 100,0 Tổng điểm trung bình đánh giá kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người bệnh là 10,86 ± 2,12, tổng điểm nhỏ nhất là 1 điểm và lớn nhất là 14 điểm. Vẫn còn người bệnh chiếm tỷ lệ 0,4% chỉ đúng được 1 điểm, có đến 23 người bệnh chiếm tỷ lệ 8,5% trả lời được 14 điểm.
  • 23. 23 Biểu đồ 1.1 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp Kiến thức chung của người bệnh về bệnh tăng huyết áp đạt vẫn còn thấp hơn so với không đạt (tỷ lệ tương ứng là 41,1% và 58,9% đạt). 3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 3.2.1 Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp Bảng 3.11 Thực trạng thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh Nội dung Số lượng (n=270) Tỷ lệ % Ăn nhạt 224 83,0 Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 258 95,6 Ăn ít chất béo 241 89,3 Hạn chế rượu bia, chất kích thích 143 53,0 Không hút thuốc lá, thuốc lào 57 21,1 Vẫn ăn uống bình thường 11 4,1 Người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp rất tuân thủ chế độ ăn uống với tỷ lệ rất cao: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 95,6%, ăn ít chất béo 89,3%, ăn nhạt 83,0%, hạn chế rượu bia, chất kích thích 53,0%. Số bệnh nhân không thay đổi chế độ ăn uống chỉ chiểm 4,1% (bảng 3.11).
  • 24. 24 Bảng 3.12 Chế độ sử dụng muối của người bệnh Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Ăn nhạt hơn trước 228 84,4 Ăn bình thường như trước 39 14,4 Vẫn ăn mặn 3 1,1 Tổng 270 100,0 Người bệnh biết nguyên nhân của THA cũng có thể là do ăn mặn, chính vì thế mà việc tuân thủ sử dụng muối của người bệnh là rất tốt, tỷ lệ người bệnh ăn nhạt hơn trước là 84,4%, vẫn ăn mặn chỉ chiếm tỷ lệ rất ít 1,1% (Bảng 3.12). Bảng 3.13 Mức độ sử dụng rượu bia của người bệnh Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Uống rượu bia có 58 21,5 không 212 78,5 Mức độ uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu Uống ít 54 93,1 Uống nhiều 4 6,9 Có 78,5% người bệnh hoàn toàn không uống rượu bia, vẫn còn 21,5% sử dụng rượu bia, trong đó có 6,9% người bệnh còn uống rượu bia nhiều (Nam≥ 3 cốc/ngày, Nữ ≥ 2 cốc/ngày). Như vậy có đến 93,1% là người bệnh có thực hiện hạn chế rượu bia. Bảng 3.14 Mức độ sử dụng thuốc lá/lào của người bệnh Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Trong 6 tháng qua ông bà có hút thuốc là, lào thường xuyên không có 54 20,0 không 216 80,0 Lượng thuốc lá/lào ông/bà hút thế < 5 điếu/ngày 29 53,7 ≥ 5 điếu/ngày 25 46,3
  • 25. 25 Bảng 3.14 cho thấy có đến 80,0% người bệnh hoàn toàn không hút thuốc lá/lào, vẫn còn 20,0% người bệnh còn hút thuốc lá/lào, trong 54 người bệnh còn hút thuốc thì có 46,3% người bệnh còn hút ≥ 5 điếu/ngày, có 53,7% là người bệnh hút dưới 5 điếu/ ngày. 3.2.2 Thực trạng tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh Bảng 3.15 Thực trạng thực hiện chế độ sinh hoạt luyện tập của người bệnh Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Chế độ sinh hoạt, luyện tập Nghỉ ngơi hợp lý 245 90,7 Tránh căng thẳng lo âu 249 92,2 Hàng ngày tập thể dục 219 81,1 Vẫn sinh hoạt như trước, không cần luyện tập 12 4,4 Chế độ luyện tập thường xuyên (≥5 ngày/ tuần) Có 212 78,5 Không 58 21,5 Thời gian luyện tập ≤ 30 phút/ ngày 57 26,9 > 30 phút/ ngày 155 73,1 Qua điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn người bệnh có những thay đổi tích cực đối với chế độ sinh hoạt, luyện tập, có đến 92,2% thực hiện tránh căng thẳng lo âu, 90,7% có chế độ nghỉ ngời hợp lý. Luyện tập thể dục hàng ngày chiếm 81,1%, trong đấy luyện tập ≥5 ngày/tuần chiếm 78,5%, tập >30 phút/ngày chiếm 73,1%. Vẫn còn tỷ lệ không cần luyện tập cũng như thay đổi chế độ sinh hoạt 4,4% (Bảng 3.15).
  • 26. 26 Biểu đồ 1.2 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp 3.2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ uống thuốc Bảng 3.16 Thực trạng uống thuốc điều trị của người bệnh Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Uống thuốc điều trị Có 229 84,8 Không 41 15,2 Cách uống thuốc Dùng thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của bác sĩ 212 92,6 Dùng thuốc từng đợt khi có THA 8 3,5 Chỉ uống khi HA cao 8 3,5 Tự điều trị 1 0,4 Có đến 229/270 người (84,8%) uống thuốc điều trị THA, trong đấy có 92,6% người bệnh thực hiện uống thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của bác sĩ, còn 7,4% chưa thực hiện đúng việc uống thuốc (Bảng 3.16).
  • 27. 27 Bảng 3.17 Thực trạng người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị khác Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Các biện pháp điều trị khác Không điều trị gì 1 2,4 Uống thuốc đông y 29 70,7 Bấm huyệt 39 95,1 Thực phẩm chức năng 40 97,6 Ăn nhạt 16 39,0 Chế độ luyện tập 8 19,5 Trong số 270 người bệnh được phỏng vấn thì có 41 người không sử dụng thuốc tây y điều trị huyết áp mà chuyển sang điều trị bằng các biện pháp khác: dùng thực phẩm chức năng 97,6%, bấm huyệt 95,1%, dùng thuốc đông y 70,7%, ăn nhạt 39,0%, chế độ luyện tập 19,5%. Chỉ có 2,4% là không điều trị gì (Bảng 3.17). 3.2.4. Thực trạng tuân thủ khám, tư vấn của người bệnh trong nghiên cứu Bảng 3.18 Thực trạng khám và tư vấn của người bệnh tăng huyết áp Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Bệnh nhân có máy đo HA tại nhà Có 147 54.4 Không 123 45.6 Thời gian người bệnh thường hay đo HA Thường xuyên, hàng ngày 129 47,8 Khi đi khám định kỳ 252 93,3 Khi có biểu hiện THA 207 76,7 Không thường xuyên, thỉnh thoảng 49 18,1 Kết quả nêu ở Bảng 3.18 cho thấy số bệnh nhân tự trang bị máy đo huyết áp cho mình tại nhà là 147 người, chiếm 54,4%. Tỷ lệ người bệnh đo huyết áp thường xuyên, hàng ngày chiếm 47,8%, đo khi đi khám định kỳ là chủ yếu
  • 28. 28 chiếm 93,3%, đo khi có biểu hiện THA là 76,7%, vẫn còn 18,1% không thường xuyên, thỉnh thoảng đo. Bảng 3.19 Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp Điểm thực hành đúng Số lượng Tỷ lệ % Điểm thực hành đúng Số lượng Tỷ lệ % 0 2 0,7 11 13 4,8 1 1 0,4 12 5 1,9 2 1 0,4 13 15 5,6 3 1 0,4 14 24 8,9 4 2 0,7 15 23 8,5 5 1 0,4 16 30 11,1 6 3 1,1 17 32 11,9 7 6 2,2 18 40 14,7 8 5 1,9 19 33 12,2 9 6 2,2 20 19 7,0 10 8 3,0 Tổng 270 100.0 Tổng điểm trung bình đánh giá thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh là 15,10 ± 4,11, tổng điểm nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 20 điểm. Vẫn còn 2 người bệnh được 0 điểm thực hành, có đến 19 người bệnh chiếm tỷ lệ 7,0% đạt điểm tối đa 20 điểm trong thực hành tuân thủ điều trị (Bảng 3.19).
  • 29. 29 Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đạt về tuân thủ điều trị chung ở người bệnh tăng huyết áp là 86,6%, tỷ lệ không đạt là 13,4% (Biều đồ 1.3). 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh trong nghiên cứu 3.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp với một số đặc điểm cá nhân Kết quả phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố đặc điểm cá nhân, tình trạng bệnh và tuân thủ điều trị của 270 người bệnh tham gia nghiên cứu được nêu trong các bảng số liệu dưới đây. Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ điều trị của người bệnh Giới tính Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng % Số lượng % Nam 102 43,6 20 55,6 1,62 (0,80-3,28) >0,05 Nữ 132 56,4 16 44,4
  • 30. 30 Số liệu nêu tại Bảng 3.20 cho thấy không có mối liên quan giữa yếu tố giới và tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại địa điểm nghiên cứu [OR=1,62 (0,80-3,28), p>0,05]. Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuân thủ điều trị của người bệnh Độ tuổi Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng % Số lượng Tỷ lệ % <60 tuổi 68 29,1 10 27,8 0,99 (0,43-2,05 ) >0,05 ≥60 tuổi 166 70,9 26 72,2 Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố tuổi và tuân thủ điều trị [OR=0,99 (0,43-2,05), p>0,05] (Bảng 3.21). Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp Nghề nghiệp Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Đang đi làm 227 97,0 31 86,1 5,23 (1,56-17,50) <0,05 Hiện không đi làm (nội trợ, hưu trí) 7 3,0 5 13,9 Đối với yếu tố nghề nghiệp, khi phân nhóm nghề nghiệp thành nhóm đang đi làm (bao gồm cán bộ, làm ruộng, các nghề nghiệp khác) và nhóm hiện không đi làm (gồm nội trợ và hưu trí) để phân tích, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa yếu tố này với tuân thủ điều trị, cụ thể nhóm người bệnh đang đi làm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm Số liệu
  • 31. 31 nêu tại Bảng 3.22 cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tuân thủ điều trị (CI95%: 1,56-17,50, p<0,05). Bảng 3.23 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tuân thủ điều trị của người bệnh Học vấn Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dưới trung học phổ thông 201 85,9 31 86,1 1,02 (0,37-2,81) >0,05 Từ trung học phổ thông trở lên 33 14,1 5 13,9 Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố trình độ học vấn và tuân thủ điều trị [OR=1,02 (0,37-2,81), p>0,05] (Bảng 3.23). Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị của người bệnh Tình trạng hôn nhân Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng % Số lượng % Đang có vợ /chồng 227 97,0 25 69,4 14,27 (5,08-40,12) <0,05 Hiện không có vợ/ chồng 7 3,0 11 30,6 Đối với yếu tố tình trạng hôn nhân, kết quả phân tích nêu tại Bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố này với tuân thủ điều trị, cụ thể nhóm người bệnh đang sống với vợ hoặc chồng có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,27 lần so với nhóm hiện đang độc thân, không sống cùng vợ hoặc chồng [OR=14,27 (5,08-40,12), p<0,05].
  • 32. 32 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp Bảo hiểm y tế Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng % Số lượng % Có 232 99,1 33 91,7 10,55 (1,70-65,48) <0,05 Không 2 0,9 3 8,3 Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan giữa tình trạng có bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị [OR=10,55 (1,70 - 65,48), p<0,05] (Bảng 3.25). Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh Tiền sử gia đình Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Không ai mắc THA 212 90,6 18 50,0 9,64 (4,39-21,17) <0,05 Có người mắc THA 22 9,4 18 50,0 Số liệu nêu tại Bảng 3.26 cũng cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia đình về mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Cụ thể những người bệnh tiền sử gia đình không ai mắc THA tuân thủ điều trị cao hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc THA (CI95%: 4,39-21,17; p<0,05).
  • 33. 33 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuân thủ điều trị Thời gian mắc bệnh Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng % Số lượng % Trên 1 năm 214 91,5 29 80,6 2,58 (1,01-6,64) <0,05 1 năm trở xuống 20 8,5 7 19,4 Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.27, có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Cụ thể những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở xuống (CI95%: 1,01-6,64; p<0,05). Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh Kiến thức về bệnh THA Tuân thủ điều trị OR (CI95%) p Đạt Không đạt Số lượng % Số lượng % Đạt 109 98,2 2 1,2 14,82 (3,48-63,14) <0,05 Không đạt 125 78,6 34 21,4 Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.28, có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Những người bệnh có kiến thức về bệnh có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt (CI95%: 3,48-63,14; p<0,05).
  • 34. 34 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 270 người bệnh THA từ 40 tuổi trở lên đang điều trị ngoại trú tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trong số người bệnh, phần lớn có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên (71,1%), nhóm người bệnh dưới 60 tuổi chỉ chiếm 28,9%. Điều này cho thấy THA thường xảy ra ở người cao tuổi hơn so với ở người có độ tuổi thấp hơn. Trong số 270 người bệnh được nghiên cứu, số đối tượng có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm 14,1% và có 85,9% có trình độ học vấn dưới THPT. Sở dĩ có điều này vì trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu đã nêu trên phần lớn người bệnh đã lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), trước đây điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn do vậy trình độ học vấn nói chung của họ còn thấp, thậm chí theo các nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [31], Lương Văn Minh [29], Trần Ngọc Quang [35], Huỳnh Thị Tiền [39] thì số đối tượng nghiên cứu mù chữ hay mới học hết tiểu học chiếm đa số (khoảng 70%). Người bệnh có trình độ học vấn thấp dẫn đến sự hiểu biết, nhận thức về tuân thủ điều trị bị hạn chế, có thể làm ảnh hưởng đến thực hiện tuân thủ điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã thuần nông của huyện Phú Xuyên, nên chủ yếu người bệnh làm nghề nông là chính, mặc dù nhóm tuổi người bệnh khá cao nhưng họ vẫn làm hoa màu, đồng ruộng để mưu sinh, chính vì thế mà ở nhóm nghề nghiệp đang đi làm (nông nghiệp, công nhân, buôn bán..) chiếm tỷ lệ cao 95,6%. Số đang có vợ/chồng cũng chiếm đa số với tỷ lệ 93,3%. Điều này cũng phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam và văn hóa Phương Đông và cũng có vai trò tốt, có thể gia tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế, qua đó tang tỷ lệ được phát hiện đối với bệnh THA. Bệnh THA là bệnh mạn tính điều trị lâu dài, bệnh này hàng năm cũng làm tiêu tốn rất nhiều tiền của người bệnh, chính vì họ hiểu được điều đấy nên người
  • 35. 35 bệnh có bảo hiểm y tế để bớt đi phần nào gánh nặng kinh tế của gia đình, tỷ lệ người bệnh có bảo hiểm y tế trong nghiên cứu này là 98,1%, chỉ có 5 người chưa có 1,9% với lí do là họ mới phát hiện bệnh nên chưa kịp mua bảo hiểm y tế. Về bệnh sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu có 14,8% người bệnh mà gia đình của họ có người mắc bệnh THA. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Lương Văn Minh với tỷ lệ 16,6% [29]. Tỷ lệ tiền sử gia đình có nguời bị bệnh THA thấp có thể không thật chính xác bởi vì người bệnh không nhớ rõ do thời gian khá lâu và với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển của ngành y tế trước đây thì sẽ còn nhiều nguời bị THA mà chưa phát hiện ra. Thời gian phát hiện bệnh THA của người bệnh phần lớn là từ 1 năm trở lên với tỷ lệ 90,0%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Quang với 70,5% người bệnh có thời gian mắc bệnh THA từ 2 năm trở lên [35]. Phần lớn người bệnh bị THA lâu năm phù hợp với bệnh THA là một bệnh mạn tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 47,4% số người bệnh phát hiện bệnh THA của mình trong khi đi khám các bệnh khác, 19,6% phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ có 22,6% khám vì có triệu chứng THA. Như vậy có thể thấy việc chủ định đi khám và phát hiện THA của người dân còn hạn chế, phần lớn là do đi khám các bệnh khác kết hợp đo huyết áp mới phát hiện ra là mình bị bệnh THA, điều này rất nguy hiểm bởi bệnh THA là một trong những bệnh giết người thầm lặng, dường như không có biểu hiện nhiều nhưng khi đổ bệnh thì hậu quả khó lường. 4.1 Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh 4.2.1 Kiến thức về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, người bệnh tại đây công việc chủ yếu là nông nghiệp, có trình độ học vấn còn thấp chính vì thế kiến thức liên
  • 36. 36 quan đến chế độ điều trị THA chưa cao, tỷ lệ có kiến thức đạt chỉ có 41,1%. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tự nhận biết dấu hiệu về bệnh để chủ động đi khám phát hiện THA của người dân. Trong nhóm nghiên cứu có 87,0% người bệnh biết rằng việc điều trị THA là cần phải uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu như của Đào Thị Lan và Đặng Văn Chính năm 2014 cho thấy có 86,0% số người bệnh xác định cần phải điều trị lâu dài [26]; tỷ lệ này trong nghiên cứu của Vũ Phong Túc và Lê Chính Chuyên năm 2012 là 77,6% [43]. Tỷ lệ người bệnh cho rằng cần điều trị THA lâu dài trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Huỳnh Thị Tiền năm 2007 với chỉ 64,8% [39], sự khác biệt này có lẽ ở địa điểm và thời điểm nghiên cứu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại thời điếm này đã có nhiều kênh thông tin cho người bệnh biết về bệnh và chế độ điều trị THA. Tuy vậy vẫn còn 35,2% người bệnh cho rằng chỉ cần uống thuốc từng đợt khi có THA hay thỉnh thoảng có thể bỏ một vài hôm không uống, điều này có thể do người bệnh thấy người bình thường khi không uống thuốc hoặc họ chưa được tư vấn đầy đủ, kỹ càng về vấn đề này. Phần lớn người bệnh biết hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp là: không kiểm soát được huyết áp 94,8%, không hạn chế được nguy cơ tim mạch 89,6%, không ngăn ngừa biến chứng tử vong 68,9%. Qua các kênh truyền thông mà người dân biết đến hâu quả nặng nền của việc không tuân thủ điều trị THA. Và người bệnh cũng hiểu được là việc theo dõi huyết áp và đi khám định kì rất quan trọng bởi nó đánh giá kết quả điều trị và hướng điều trị tiếp, phát hiện các biến chứng của THA với tỷ lệ lần lượt là 96,7% và 93,7%. Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn người bệnh nhận thức đúng về việc thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình điều trị THA, có đến 98,1% người bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, 91,5% biết nên ăn ít các chất béo, 74,1% biết ăn nhạt cũng cải thiện điều trị THA. Hạn chế rượu bia, chất kích thích chiếm 43,0%. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần
  • 37. 37 Ngọc Quang năm 2013 với 85,5% người bệnh biết rằng nên hạn chế ăn mặn [35]; kiến thức về hạn chế ăn mặn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Út 2007 là 69,7% [46]; trong nghiên cứu của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 cũng có 89% và 86% người bệnh cho ràng nên có chế độ ăn nhiều rau, hoa quả tươi[3]; Điều này cho thấy người bệnh nhận thức được việc có chế độ ăn uống phù hợp là tốt cho quá trình điều trị THA nói riêng cũng như bảo vệ sức khỏe nói chung. Có 73,3% người bệnh cho rằng nên luyện tập thể dục thể thao phù hợp thường xuyên hàng ngày. Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35], nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Đông (85%) [3], điều này có thể do chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên các đối tượng có nghề nghiệp làm nông vất vả, thời gian bận rộn nên chưa quan tâm đến vấn đề tập thể dục. Tuy vậy nhìn chung người bệnh hiểu được việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là tốt để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nói chung. Trong điều trị THA việc tránh lo âu, căng thẳng cũng được người dân biết với tỷ lệ chiếm 95,6%, việc mất ngủ cũng làm cho bệnh thêm nặng nên việc ngủ đúng, đủ 8 giờ/ngày, không thức khuya người dân biết chiếm 83,0%. Tổng hợp đánh giá kiến thức của người bệnh về phòng chống bệnh THA trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ninh Văn Đông với tỷ lệ 46,5% số người bệnh có kiến thức về điều trị THA đạt [3Error! Reference source not found.]. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến với 57,3% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh THA và chế độ điều trị [50], điều này có thể liên quan đến nghề nghiệp chủ yếu và độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu, đối tượng ở nghiên cứu của chúng tôi có nghề nghiệp làm nông là chủ yếu, người cao tuổi nên hạn chế về kiến thức, về khả năng lĩnh hội các nguồn thông tin mặc dù ba xã trong nghiên cứu của chúng tôi là những xã thuần nông, người dân đang có lối sống theo cộng đồng, có sự giao lưu cao, bà con lối xóm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cán bộ y tế có tác phong và cuộc sống
  • 38. 38 gần gũi người bệnh. 4.2.1. Thực hiện tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại ba xã nghiên cứu Đánh giá tuân thủ điều trị THA bao gồm đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc và các biện pháp ngoài thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, tuân thủ lịch khám, chữa bệnh của người bệnh. Trong tổng số 270 người bệnh đang điều trị ngoại trú tại 3 xã được nghiên cứu, tại thời điểm phỏng vấn có 229 người đang uống thuốc điều trị THA chiếm 84,8%, 41 người không uống thuốc điều trị THA chiếm 15,2%. Do vậy chúng tôi đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc trên 229 người bệnh đang điều trị thuốc THA. Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng với điều trị và duy trì sự kiểm soát bệnh tật. Trong 229 người có uống thuốc điều trị THA thì có 92,6% thực hiện uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo đơn của bác sĩ kể cả khi HA bình thường, như vậy vẫn còn 7,4% không thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ uống thuốc tốt ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 (68%) [3], Hoàng Cao Sạ tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014 (61,3%) [36], Vũ Phong Túc tại Ninh Bình năm 2011 (75,8%) [43], Pham Gia Khải thực hiện tại Hà Nội năm 1999 với tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc chỉ đạt 19,11% [25], có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên những đối tượng có độ tuổi từ 40 trở lên, số người bệnh đã biết mình bị THA chiếm đa số và đang điều trị nên được nhắc nhở thường xuyên mỗi khi đi tái khám và nhận thuốc điều trị, bên cạnh đó tại địa phương có chương trình kiểm soát THA tại cộng đồng, nhiều hoạt động tuyên truyền về phòng chống THA đã triễn khai ở đây một thời gian dài nên tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cũng cao hơn. Trong 41 người không uống thuốc điều trị THA thì phần lớn sử dụng một số biện pháp điều trị khác như dùng thực phẩm chức năng (97,6%), bấm huyệt
  • 39. 39 (95,1%), uống thuốc đông y (70,7%). Những người này chủ yếu là người bệnh mới được phát hiện, chưa có hiểu biết nhiều về bệnh nên việc tuân thủ uống thuốc còn hạn chế, đang đi theo hướng điều trị dân gian. Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc thì trong điều trị THA thực hiện các biện pháp ngoài thuốc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong nghiên cứu, 147/270 người bệnh có trang bị máy đo huyết áp tại nhà, chiếm 54,4%. Thời điểm người bệnh thường đo huyết áp là khi đi khám định kỳ (93,3%), khi có biểu hiện THA (76,7%) hoặc đo thường xuyên hàng ngày (47,8%). Một số ít chỉ thỉnh thoảng mới đo (18,1%). Như vậy số ngươi bệnh thực hiện đo thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn người dân vẫn kiểm tra huyết áp khi tái khám định kỳ, hoặc khi có biểu hiện của THA. Trong thay đổi lối sống, cách thức ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn người bệnh thực hiện tốt việc tuân thủ chế độ ăn khi có đến 83,0% ăn nhạt, 89,3% ăn ít chất béo, 95,6% ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và 53,0% hạn chế uốns rượu bia. Tỷ lệ người bệnh thay đổi chế độ sang ăn nhạt hơn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35] và Trần Cao Minh [30] với tỷ lệ lần lượt là 65,2% và 60,7% và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [31] và Huỳnh Thị Tiền [39] với tỷ lệ tuân thủ chế độ hạn chế ăn mặn lần lượt là 42,4%, 26,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện hạn chế uống bia rượu của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35] và Đào Thị Lan [26] với tỷ lệ hạn chế uống bia rượu lần lượt là 88,2% và 86%; nhưng tương đương so với nghiên cứu của Trần Cao Minh [30] và Ninh Văn Đông [3] với tỷ lệ lần lượt là 57,9% và 44,5%. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao vì phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn cho người bệnh THA. Ăn mặn, uống nhiều bia rượu là yếu tố nguy cơ gây THA, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc điều trị THA, làm giảm hiệu quả điều trị. Do vậy cần phải nâng cao tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng chế độ ăn uống, để làm được
  • 40. 40 điều đó cần nâng cao công tác giáo dục, hướng dẫn chế độ ăn uống không chỉ cho người bệnh mà còn cả gia đình người bệnh và ở cả trong cộng đông. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh thực hiện thay đổi chế độ sinh hoạt, luyện tập tích cực phù hợp với chế độ điều trị THA cũng rất cao, với 90,7% người bệnh thực hiện nghỉ ngơi hợp lý. Có 78,5% người bệnh hoàn toàn không uống rượu bia, vẫn còn 21,5% sử dụng rượu bia, trong đó có 6,9% người bệnh còn uống rượu bia nhiều (nam≥3 cốc/ngày, nữ ≥2 cốc/ngày). Điều này cho thấy cho đến 93,1% là người bệnh có thực hiện hạn chế rượu bia. Sinh hoạt điều độ và tập luyện thể dục thể thao phù hợp và thường xuyên không chỉ giúp người bệnh THA nói riêng mà toàn dân nói chung nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật. Trong nhóm nghiên cứu, có đến 92,2% thực hiện tránh căng thẳng lo âu, 90,7% có chế độ nghỉ ngời hợp lý. Tỷ lệ tập thể dục thường xuyên (>5 ngày/tuần) khá cao là 78,5%, tập >30 phút/ngày chiếm 73,1%. Tỷ lệ tập thể dục thường xuyên trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Ninh Văn Đông [Error! Reference source not found.] với 68% và cao hơn so với một số nghiên cứu khác như Trần Cao Minh (37,2%) [30], Nguyễn Văn Nành (13,2%) [31], Hoàng Cao Sạ (39,6%) [Error! Reference source not found.6]. Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại các xã có phong trào tập luyện thể dục thể thao (như đi bộ, tập dưỡng sinh, bóng chuyền hơi...) cao, mặt khác ở những người lớn tuổi thì việc tập thế dục không những nâng cao sức khỏe mà còn là cơ hội để giao lưu, gặp gỡ tạo niềm vui ở những người cao tuổi. Thực hành tuân thủ điều trị THA tốt giúp cho người bệnh kiểm soát được HA, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm liên quan đến THA, đây là mục tiêu của các dự án liên quan đến bệnh THA, nhằm gia tăng số được phát hiện trong cộng đồng, gia tăng tỷ lệ được điều trị và gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm thiểu tác động nguy hiểm của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 13,4% người bệnh chưa đạt về thực hành tuân thủ điều trị. Tìm hiểu lý do không thực hiện đầy đủ, liên tục,
  • 41. 41 lâu dài chế độ điều trị, một tỷ lệ cao người bệnh cho rằng THA là bệnh theo người bệnh suốt đời kể từ khi phát hiện, tiếp đến là tỷ lệ người bệnh cho rằng bệnh THA thường không có triệu chứng rõ ràng, hoặc cho là bệnh THA không nguy hiểm, hoặc do các nguyên nhân khác như bận công việc và quan hệ trong công việc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu nêu trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [60], khi báo cáo này chỉ ra hai trong số những yếu tố quan trọng nhất góp phần không tuân thủ là tính chất không có triệu chứng và tính suốt đời của bệnh. Bệnh THA không có triệu chứng rõ ràng làm người bệnh nghĩ mình đã khỏi bệnh nên có thể tạm dừng điều trị. THA là bệnh mạn tính kéo dài thậm chí là suốt đời nên cũng làm cho người bệnh sẽ rất khó khăn khi tuân thủ nhiều chế độ điều trị trong một thời gian dài. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người bệnh Để nâng cao hơn hoặc duy trì tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị THA cao từ đó giúp kiểm soát HA và hạn chế biến chứng, chúng tôi đã phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố như đặc điểm nhân khẩu của đối tượng, tình trạng bệnh và các yếu tố khác và tuân thủ điều trị của người bệnh. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy các yếu tố giới và tuổi không liên quan đến khả năng tuân thủ điều trị THA của người bệnh tại địa phương nghiên cứu. Điều này có thể do phần lớn số đối tượng nghiên cứu mắc THA đều ở lứa tuổi từ 60 trở lên và tỷ lệ người bệnh là nữ tuy cao hơn tỷ lệ người bệnh là nam nhưng sự khác nhau này không lớn. Kết quả của nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA tăng lên theo tuổi [45]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự năm 2001- 2002 cũng cho thấy tỷ lệ mắc THA thấp hơn (16,32%) ở cộng đồng từ 25 tuổi trở lên, nếu loại trừ những đối tượng THA được điều trị (phần lớn ở độ tuổi cao hơn) thì tần suất THA chung này còn lại 15,09% và kết luận tần suất mắc THA tăng dần theo tuổi [Error! Reference source not found.5]. Như vậy
  • 42. 42 có thể thấy nếu nhóm đối tượng nghiên cứu bao gồm cả nhóm đối tượng trẻ tuổi hơn thì có khả năng phân tích được mối liên quan giữa độ tuổi và tuân thủ điều trị. Đối với yếu tố giới, khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Phượng và cộng sự (2011) cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố giới tính và tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu [34]. Kết quả nghiên cứu về tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh THA của Kim Bảo Giang và cộng sự thực hiện tại Phú Thọ năm 2015 - 2016 cho thấy việc tuân thủ các khuyến cáo hành vi có liên quan có ý nghĩa thống kê với giới và với chỉ số huyết áp cao nhất người bệnh từng có, cụ thể người bệnh là nữ tuân thủ tốt hơn so với người bệnh là nam giới với 1,2 điểm mức độ tuân thủ, độ tin cậy trên 99% [13]. Như vậy giới có thể là yếu tố có vai trò ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị THA, trong nghiên cứu của chúng tôi, tính liên quan này chưa được thể hiện rõ ràng, mặc dù số liệu cho thấy người bệnh là nữ có khả năng tuân thủ tốt hơn so với người bệnh là nam giới [OR=1,62(0,80-3,28)], nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, có thể do số lượng đối tượng nghiên cứu còn hạn chế và số người bệnh là nam hoặc nữ không khác nhau nhiều. Nhìn chung, nữ giới có mức độ tuân thủ hành vi cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có thể giải thích bởi thực trạng những hành vi được khuyến cáo đều là những hành vi có nhiều hơn ở nam giới do những đặc trưng văn hoá, xã hội ở Việt Nam là nam uống bia, rượu, hút thuốc và ăn uống bên ngoài nhiều hơn nữ giới rất rõ rệt. Đối với yếu tố nghề nghiệp, trong nghiên cứu này chúng tôi xác định được mối liên quan giữa yếu tố này và tuân thủ điều trị của người bệnh THA, tuy sự liên quan này được thể hiện khá yếu, cụ thể nhóm người bệnh đang đi làm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm (CI95%: 1,56-17,50, p<0,05). Điều này có thể là do những người đang đi làm có ý thức mình là người kiếm thu nhập chính cho gia đình nên nếu sức khỏe của họ gặp vấn đề thì kinh tế gia đình cũng kéo theo, không những tốn kém trong điều trị mà còn mất người thu nhập do phải nằm viện điều trị. Chính vì thế mà họ ý
  • 43. 43 thức được việc tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp. Trong các nghiên cứu tương tự mà chúng tôi có thể tiếp cận, không có nghiên cứu nào nhận xét về mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tuân thủ điều trị. Do vậy cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo để có thể khẳng định được nhận xét ban đầu này của chúng tôi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng xác định được mối liên quan giữa yếu tố tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị THA ở người bệnh, cụ thể những người bệnh đang sống cùng chồng hoặc vợ có khả năng tuân thủ điều trị tốt hơn 14,27 lần (CI95%: 5,08-40,12), p<0,05) so với những người bệnh độc thân hoặc góa vợ hoặc chồng. Điều này có thể do họ có người bạn đời luôn quan tâm, chia sẻ và nhắc nhở chế độ sinh hoạt và luyện tập thường xuyên. Những người có vợ/chồng về công việc có thể được bạn đời giúp đỡ, chính vì thế họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân hơn, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có thời gian để tiếp thu thêm nhiều kiến thức về bệnh THA cũng như tái khám định kỳ. Yếu tố có bảo hiểm y tế cũng được nghiên cứu xác định có liên quan, tuy yếu, đến tuân thủ điều trị. Hiện nay, khám và điều trị tăng huyết áp tại tuyến xã được bảo hiểm y tế chi trả gần như 100%, chính vì thế mà việc thăm khám, nhận thuốc định kỳ được những người bệnh có bảo hiểm y tế hưởng ứng và tuân thủ. Do vậy nhóm có bảo hiểm y tế có khả năng tuân thủ điều trị trong nghiên cứu này cao gấp 10,55 lần so với nhóm không có bảo hiểm y tế (CI95%: 1,70 - 65,48, p<0,05). Về mối liên quan giữa yếu tố gia đình có tiền sử có người mắc huyết áp, nghiên cứu đã xác định được những người bệnh có tiền sử gia đình không ai mắc THA thì có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc THA (CI95%: 4,39-21,17; p<0,05). Điều này có thể do khi trong gia đình không có người mắc bệnh THA, nếu có người mới bị phát hiện mắc THA thì lo lắng và hoang mang, vì chưa có những chứng kiến thực tế về diễn biến của bệnh này, chính vì thế mà có sự tuân thủ nghiêm túc theo lời bác sĩ dặn dò, tư vấn. Còn những người bệnh đã từng có người thân trong gia đình mắc bệnh THA thì ít nhiều đã biết về bệnh, biết tính chất của bệnh là lâu dài về thời gian, phiền toái trong tuân thủ chế độ ăn uống,
  • 44. 44 điều trị thuốc do vậy có phần nào thờ ơ, chủ quan khi tự mình gặp phải cùng vấn đề, dẫn đến việc tuân thủ điều trị cũng lơi lỏng hơn. Tuy nhiên khi đã mắc bệnh và được chỉ định phác đồ điều trị THA, những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm thì tuân thủ điều trị THA với tỷ lệ cao gấp 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm (CI95%: 1,01-6,64; p<0,05). Điều này chỉ có thể hiểu rằng những người mắc bệnh lâu hơn thì họ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về bệnh, hiểu biết của họ cũng được nâng cao hơn và đã có thói quen sinh hoạt, hoạt động thể lực và dùng thuốc đúng phác đồ hơn so với những người mới mắc bệnh, nói cách khác họ đã có kinh nghiệm hơn trong điều chỉnh lối sống, sinh hoạt chế độ ăn uống phù hợp với yêu cầu đối với người bệnh THA. Đây cũng là nhận xét phù hợp khi số liệu phân tích mối liên quan giữa kiến thức của người bệnh và tuân thủ điều trị THA trong nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA. Cụ thể, những người bệnh có kiến thức đạt về bệnh thì có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Ninh Văn Đông 2010 [3]. Điều này chứng tỏ người có kiến thức tốt về chế độ điều trị THA, biết được tầm quan trọng của tuân thủ điều trị thì người bệnh mới quan tâm đến vấn đề tuân thủ điều trị. Nghiên cứu của các tác giả tại một số nước khác cho thấy tuân thủ với các khuyến cáo về hành vi có liên quan rất nhiều đến nhận thức của người bệnh [53], [58], với giới tính, trình độ học vấn và tiếp cận tư vấn về bệnh và điều trị bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung (79,6%) của người bệnh chủ yếu là liên quan đến hiểu biết của người bệnh, họ chưa chú trọng việc đo huyết áp tại nhà, theo dõi và kiểm soát cân nặng, chưa áp dụng các phương pháp để giảm căng thẳng [42]. Như vậy để nâng cao mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh, việc cải thiện kiến thức về bệnh cũng như chế độ điều trị THA là các biện pháp quan trọng cần được áp dụng trong cộng đồng thông qua việc tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh về chế độ điều trị, vai
  • 45. 45 trò của tuân thủ điều trị. Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khỏe nhân dân, cán bộ y tế cần hướng dẫn cho người bệnh biết sự nguy hiểm của bệnh THA; cung cấp thông tin về các phác đồ điều trị được khuyển cáo; giáo dục cách điều chỉnh lối sống phù hợp với chế độ điều trị; cách đo và theo dõi chỉ số HA; theo dõi, động viên cũng như có biện pháp nhắc tái khám đúng hẹn và giải thích cho người bệnh hiểu được rằng điều trị THA là kết hợp giữa uống thuốc và các biện pháp ngoài thuốc một cách liên tục, lâu dài.
  • 46. 46 KẾT LUẬN 1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh từ 40 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp tại 3 xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 - 87,0% ĐTNC uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài, theo đơn của bác sĩ - 74,1% ĐTNC biết ăn nhạt là phòng bệnh THA - 83,0% ĐTNC biết ngủ đủ 8 giờ/ngày là phòng bệnh THA - 80,0% ĐTNC được tiếp cận thông tin về bệnh THA từ người than, bạn bè - 84,8% ĐTNC thực hành tuân thủ uống thuốc điều trị THA - 86,6 % ĐTNC tuân thủ điều trị tăng huyết áp đạt 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người bệnh - Nhóm người bệnh đang đi làm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm - Nhóm người bệnh đang sống với vợ hoặc chồng có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,27 lần so với nhóm hiện đang độc thân, không sống cùng vợ hoặc chồng - Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan giữa tình trạng có bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị [OR=10,55 (1,70 - 65,48), p<0,05] - Những người bệnh tiền sử gia đình không ai mắc THA tuân thủ điều trị cao hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc - những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở xuống - Những người bệnh có kiến thức về bệnh có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt
  • 47. 47 KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta đưa ra một số khuyến nghị: 1. Đối với người bệnh: Người bệnh THA cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về bệnh thông qua các nguồn thông tin có thể tiếp cận được để hiểu về bệnh, cách điều trị, cách cải thiện chế độ ăn uống, cải thiện hoạt động thể lực nhằm tăng cường tuân thủ điều trị, 2. Đối với cán bộ y tế Bên cạnh công tác điều trị thì người cán bộ y tế cần chú ý tăng cường tư vấn, hướng dẫn và cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh và chế độ điều trị cho người bệnh và cả người nhà người bệnh tại nơi khám và điều trị. Hướng dẫn người bệnh cách tự đo và theo dõi huyết áp tại nhà và nắm được HA mục tiêu; dặn lịch tái khám cho ngươi bệnh trước khi ra về, có biện pháp nhắc tái khám và theo dõi những người bệnh thường không tái khám đúng hẹn.