SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
---------♣♦♣---------
LÊ XUÂN KHỞI
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2012
Chuyên ngành: NỘI KHOA
Mã số: 60.72.01.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KIM LƢƠNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng trở
nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng, bệnh đang
gia tăng với mức độ đáng lo ngại. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những
năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực [6]. Trong đó, đái tháo
đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến
lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi sự
phát triển nhanh chóng và hậu quả nặng nề của bệnh. Đái tháo đường là lực
cản của sự phát triển kinh tế, là gánh nặng cho toàn xã hội. Khi mà mỗi năm
thế giới phải chi số tiền khổng lồ cho việc phòng chống và điều trị bệnh.
Theo WHO, năm 1994 có khoảng 110 triệu người mắc đái tháo đường
trên toàn cầu, năm 2010 ước tính có khoảng 221 triệu người mắc, WHO cũng
dự báo sẽ có khoảng 300 - 330 triệu người mắc đái tháo đường vào những
năm 2025 [5],[6]. Đây là một căn bệnh phát triển nhanh nhất và là một trong
những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao
nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Năm 1990 lần đầu tiên
điều tra dịch tễ được tiến hành tại Hà Nội phát hiện tỷ lệ mắc là 1,2 %, đến
2002 tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi là 2,16%. Một nghiên cứu của Bệnh viện
Nội tiết Trung ương vào năm 2006 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung
cho cả nước là 2,7% , đáng lưu ý trong đó có tới 64,6% người bệnh không
biết mình mắc bệnh [4].
Đái tháo đường là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, chất lượng cuộc
sống của người bệnh phụ thuộc vào sự kiểm soát glucose máu và giảm thiểu
các biến chứng do đái tháo đường gây nên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Vĩnh Phúc là tỉnh phát triển về công nghiệp và dịch vụ, cùng với sự
phát triển về kinh tế, xã hội đời sống nhân dân từng bước được cải thiện thì tỷ
lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm
giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất
là phải phát hiện sớm quản lý và điều trị người bệnh kịp thời. Hiện nay trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiều đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện đã triển
khai công tác quản lý và điều trị đái tháo đường ngoại trú, đi đầu là bệnh viện
đa khoa tỉnh. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều
trị ngoại trú và xác định các yếu tố liên qua đến kết quả kiểm soát đái tháo
đường hiện nay chưa được quan tâm đầy đủ tại Vĩnh Phúc.
Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012”
Nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát
glucose máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đƣờng
Trong các bệnh chuyển hoá, đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhất
và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về
bệnh chỉ có được trong vài thập kỷ gần đây.
Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những
người mắc bệnh đái nhiều. AD. Thomas Willis (1674) lần đầu tiên hiểu được
vị ngọt của nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do sự có mặt
glucose [5],[6].
Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài
tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889,
Minkowski và Von Mering gây đái tháo đường thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ
tụy, đặt cơ sở cho học thuyết đái tháo đường do tụy [5].
Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc
tinh chế insulin tinh khiết để điều trị cho người bệnh. Năm 1956 sulfonylureas
ra đời, năm 1972 máy theo dõi glucose máu được hoàn thiện [5].
Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát
bệnh và biến chứng đái tháo đường, được công bố năm 1993) và nghiên cứu
UKPDS (được công bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị
bệnh đái tháo đường, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học
dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh
[5],[6],[62]. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, bệnh nhân khi phát hiện
bệnh thì tỷ lệ đã có các biến chứng do đái tháo đường rất cao [53],[65],[66].
Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện quản lý
và điều trị sớm kiểm soát tốt glucose máu trong bệnh đái tháo đường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
1.2. Định nghĩa, chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đƣờng
1.2.1 Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc
tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn
insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động
của insulin". Người ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết,
bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc
vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt động
của insulin [4],[6].
1.2.2. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định:
Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm
1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đường được chẩn đoán xác
định khi có ít nhất một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc
bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm
pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó
[5],[6].
1.2.3. Phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.3.1. Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân
đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất
hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên
quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường typ 1 [6].
Đái tháo đường typ 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được
phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành
niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các
trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường typ 1 thường là người có thể
trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo
đường typ 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn [6],[52].
Có thể có các nhóm dưới đây:
- Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch.
- Đái tháo đường typ 1 không rõ nguyên nhân.
1.2.3.2. Đái tháo đường typ 2
Đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế
giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng
dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói
quen ăn uống, đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát
triển nhanh [6].
Đặc trưng của đái tháo đường typ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu
hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường typ 2 thường được chẩn đoán rất
muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu
chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về
chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận, nhiều
khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường typ 2 là có sự
tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người
mắc bệnh đái tháo đường typ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
kết hợp dùng thuốc uống để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình
này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng
insulin [31].
1.2.3.3. Đái tháo đường thai nghén
Đái tháo đường thai kỳ thường có xu hướng hay gặp ở người nhiều
tuổi, có thừa cân, béo phì, tần xuất mắc cũng tăng lên cùng với tuổi và chỉ số
khối cơ thể [6],[60]. Đái tháo đường thai nghén là nguyên nhân của các biến
chứng nguy hiểm cho thai phụ trong thời kỳ mang thai và trong chuyển dạ
như: hôn mê do tăng đường huyết, đẻ non, thai chết lưu, nhiễm trùng, tăng
huyết áp, suy thận và các biến chứng mạch máu khác. Đối với thai nhi thường
thấy các biến chứng chuyển hóa bao gồm hạ đường máu, hạ calci máu, thai to,
tăng nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp. Tăng tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh
của phụ nữ đái tháo đường. Ảnh hưởng đến trẻ em không chỉ giới hạn ở thời
kỳ chu sinh mà còn ảnh hưởng rất lâu dài, khi trưởng thành những trẻ em này
sẽ sớm dẫn đến tình trạng kháng insulin, béo phì, giảm dung nạp glucose
chiếm tỷ lệ cao và là một trong những lý do dẫn tới đái tháo đường [31].
Ở Việt Nam các nghiên cứu cho thấy lứa tuổi đái tháo đường thai
nghén hay gặp nhất ở thai phụ thường trên 35 tuổi có thừa cân béo phì [6]. Tỷ
lệ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2006)
là 5,7% [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoa Ngần tại bệnh viện A Thái Nguyên
cho kết quả 9,4% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ [40].
1.2.3.4. Các thể đái tháo đường khác
Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất [6],[16].
- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinum tụy
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
- Thuốc hoặc hóa chất.
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng
Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh
nhân có thể tử vong do các biến chứng này [63].
1.3.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn
mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
chứng nguy hiểm [16].
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết
bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao [6].
Hạ glucese máu thường sảy ra khi lượng glucose huyết tương còn
khoảng 2,7-3,3mmol/l, hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng
giữa 2 quá trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong tuần hoàn [6].
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
máu nặng, glucose máu tăng cao. Tỷ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm
thấu thường rất cao ngay cả khi được cấp cứu kịp thời ở những tuyến chuyên
khoa [6].
1.3.2. Biến chứng mạn tính
1.3.2.1. Biến chứng tim - mạch
Biến chứng chính của đái tháo đường là bệnh tim mạch, trên 80% bệnh
nhân đái tháo đường sẽ tiến tới tử vong bởi một vài biến chứng tim mạch [1].
Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và
các biến chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh
tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường [16].
Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh
chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường tăng gấp đôi so với
người bình thường [6],[35].
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường gấp 1,5 -
2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường. Tỷ
lệ tăng các bệnh tim mạch có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ ở người đái
tháo đường có béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp [45].
Theo nghiên cứu của Trần Vĩnh Thủy (2007) tại Thái Nguyên biến
chứng tim mạch là 53,8% [47]. Bế Thu Hà (2009) nghiên cứu tại Bắc Cạn cho
tỷ lệ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là 42,8% [16].
1.3.2.2. Biến chứng thận
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng
thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian mắc bệnh. Bệnh thận do đái
tháo đường khởi phát bằng protein niệu, sau đó khi chức năng thận giảm
xuống, cận lâm sàng sẽ thấy tăng urê và creatinin.
Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây
suy thận giai đoạn cuối có tới 11% các bệnh nhân Mỹ và Châu Âu phải
lọc thận và ghép thận do biến chứng thận của đái tháo đường, suy thận
thường thấy ở 30-40% đái tháo đường typ 1 và 5-10% đái tháo đường typ
2 [26]. Ở Việt Nam số người bệnh đái tháo đường phải nhập viện có biến
chứng thận là 71% [31].
Để phát hiện tổn thương thận do đái tháo đường có thể định lượng
microalbumin niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ [6].
Dựa vào định lượng protein niệu Nguyễn Thị Thu Minh (2011) nghiên cứu tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên cho kết quả 25,6% đối tượng
nghiên cứu có tổn thương thận [34].
1.3.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đái tháo
đường, có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết
kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở người đái tháo đường cao tuổi sẽ tiến triển nhanh
hơn người không đái tháo đường [16].
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của mù ở
người 20 - 60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai
đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với
thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết
bệnh nhân đái tháo đường typ 1 và khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường typ
2 có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường [16].
Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh tại Bệnh viện Thanh
Nhàn - Hà Nội, số bệnh nhân có bệnh về mắt chiếm 72,5%, trong đó tỷ lệ
bệnh võng mạc đái tháo đường 60,5%, đục thủy tinh thể 59% [18].
Nghiên cứu của Đặng Văn Hòa, Nguyễn Kim Lương tại Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy 52,94% bệnh nhân bị đục thuỷ tinh
thể, 22,94% bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường [22].
1.3.2.4. Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Bệnh thần kinh do đái tháo đường gặp khá phổ biến, ước tính khoảng
30% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh đái
tháo đường typ 2 thường có biểu hiện tổn thương thần kinh ngay tại thời điểm
chẩn đoán [16].
Bệnh thần kinh do đái tháo đường thường được phân chia thành các hội
chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần
kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi [16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
Tác giả Đỗ Trung Quân, Trần Thị Nhật nghiên cứu bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011 cho kết quả
tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại vị ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khá cao
63,4% [42].
1.3.3. Một số biến chứng khác
1.3.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng được quan tâm do tính phổ
biến của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường do sự phối hợp của tổn
thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose
máu tăng cao [16].
Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người
mắc bệnh đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người
phải nhập viện do nguyên nhân bị loét bàn chân [6].
Ở Việt Nam, tỷ lệ tổn thương động mạch 2 chi dưới chiếm khoảng
65,12% [11]. Chiếm tỷ lệ cao ở những đối tượng bị bệnh lý bàn chân là ở
những người cao tuổi 76% trên 60 tuổi, thời gian mắc bệnh trên 5 năm và
100% kiểm soát đường huyết kém [27].
Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân do đái tháo đường của
Việt Nam cũng khá cao, theo Đặng Hoàng Nga (2011) nghiên cứu kết quả
điều trị ngoại khoa biến chứng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường tại
bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, cho kết quả tỷ lệ cắt cụt là 58,9%
[39]. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy, Đào thị Dừa (2003) tại bệnh viện
trung ương Huế, cho thấy tỷ lệ cắt cụt chiếm 28,8% [46].
1.3.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh nhân bị đái tháo đường thường nhạy cảm với tất cả các loại
nhiễm khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
cơ quan như: viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi
mật sinh hơi, nhiễm nấm [3],[6],[31].
1.4. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và / hoặc tăng nồng độ các
thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc
mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột qụy, tăng các biến
chứng mạch máu khác. Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay
từ khi tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi [6].
Tăng triglycerid máu thường thấy trong giai đoạn đầu của đái tháo
đường typ 1 là do giảm hoạt tính của lipoprotein lipase ở mô mỡ, hiện tượng
này được khôi phục trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Tăng
triglycerid máu do tăng VLDL thường sảy ra ở người mắc bệnh đái tháo
đường typ 1 không quản lý tốt glucose máu, tăng tryglycerid máu dai dẳng
cũng thường thấy ở những đối tượng kiểm soát kém glucose máu. Nồng độ
triglycerid hạ thấp nếu tình trạng kiểm soát glucose máu được cải thiện, đặc
biệt khi mức glucose máu được bình thường hóa bằng sử dụng tiêm insulin
dưới da liên tục hoặc tiêm nhiều mũi insulin [6].
HDL-C cũng được cải thiện cùng với kết quả điều trị, HDL-C sẽ bình
thường hoặc thậm chí tăng lên ở những người bệnh đái tháo đường typ 1 được
quản lý tốt glucose máu [6].
Tác động của đái tháo đường typ 2 đối với lipid và lipoprotein khó
được đánh giá hơn vì sự không đồng nhất của các yếu tố tham gia vào chu
trình sinh bệnh học của bệnh, thậm chí cả vào phương pháp điều trị bệnh đái
tháo đường như ảnh hưởng của kiểm soát glucose máu, béo phì, tình trạng sử
dụng thuốc. Bệnh đái tháo đường typ 2 chưa được dùng insulin hoặc uống
thuốc hạ glucose máu thường tăng triglycerid máu và HDL-C thấp. Khi bắt
đầu sử dụng insulin hoặc sulfamid làm hạ glucose máu dẫn đến giảm VLDL
và tăng HDL-C [6],[32],[54].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Trong thực tế, tăng triglycerid máu và giảm mức HDL-C thường tồn tại
ở người đái tháo đường typ 2 đã được điều trị và đôi khi không phụ thuộc vào
mức độ kiểm soát glucose máu, những bất thường còn lại này được gọi là rối
loạn lipid trong đái tháo đường, chúng bao gồm các hạt LDL-C nhỏ, đậm đặc
đây là sự tích lũy tàn dư của các lipoprotein giàu triglycerid và các bất thường
trong thành phần của HDL-C. Tăng triglycerid máu là kết quả của tăng bài
tiết VLDL do quá trình dị hóa, VLDL có thể bị tổn thương mặc dù mức
lipoprotein lipase vẫn bình thường. Trong trường hợp này phần nhiều là do
hoạt tính của lipoprotein lipase bị giảm, ở những người bệnh dạng này thiếu
hụt insulin thường chiếm ưu thế và luôn đi kèm với kháng insulin
[6],[59],[61],[64].
Chuyển hóa LDL-C cũng bị rối loạn, với đái tháo đường typ 2 nhẹ
không được điều trị, tốc độ tổng hợp và loại bỏ LDL cũng tăng lên đồng thời,
dẫn đến LDL-C bình thường. Ở những người có tăng glucose máu trung bình
không được điều trị hoặc kiểm soát kém có thể dẫn đến tăng nhẹ LDL-C.
Nhưng trong trường hợp này mối quan tâm hàng đầu là sự hiện diện của các
LDL-C hạt nhỏ đậm đặc thường gặp trong đái tháo đường typ 2. LDL-C có
thể được tái cấu trúc thành hạt nhỏ hơn, đầm đặc hơn bởi lipase gan có thể
tăng lên trong đái tháo đường typ 2. Kích thước hạt LDL-C cũng được chỉ ra
có tương quan nghịch với mức độ của thành phần hemoglobin HbA1c [6].
Mức HDL-C giảm đi trong đái tháo đường typ 2 và tăng lên cùng với giảm
cân, sử dụng insulin và sulfonylurea uống để làm hạ glucose máu [6], [32].
1.5. Các phƣơng pháp điều trị bệnh đái tháo đƣờng
1.5.1. Chế độ ăn, chế độ luyện tập.
* Chế độ ăn uống : Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cân bằng đầy đủ về
lượng và chất để có thể điều chỉnh đường huyết duy trì cân nặng đảm bảo cho
người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động, làm việc [3],[6],[31].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Thực phẩm cung cấp chất đạm, chất béo, chất đường, muối khoáng và
chất sơ. Chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường được khuyên dùng là:
+ Đảm bảo cung cấp: chất đạm 12 - 15 %, chất đường 55%, chất béo ≤
30%. Cần dùng chất béo có lợi cho sức khỏe , ăn ít chất béo gây xơ vữa động
mạch (Bơ, pho mát, các loại mỡ động vật trừ mỡ cá) hạn chế thức ăn có nhiều
cholesterol [31].
+ Nên dùng những thức ăn có đường hấp thu chậm, thức ăn có nhiều
chất xơ, đủ sinh tố đặc biệt vitamin nhóm B, nên chia thành nhiều bữa để
tránh tăng đường máu quá cao sau ăn [31].
Thực tế không có một công thức cụ thể cho các bệnh nhân vì chế độ ặn
cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố
+ Thể trạng
+ Có lao động thể lực hay không
+ Tập quán ăn uống
+ Kinh tế gia đình
Dựa vào những yếu tố trên mà thầy thuốc có thể đưa ra những chế độ
ăn hợp lý cho người bệnh.
* Chế độ luyện tập
Mục đích nhằm điều chỉnh glucose máu thông qua việc làm giảm tình
trạng kháng insulin nhờ [31]:
+ Giảm cân nặng, nhất là những đối tượng thừa cân béo phì.
+ Giảm kháng insulin.
Những việc cần làm khi luyện tập:
+ Đánh giá sự kiểm soát glucose máu.
+ Có hay không các biến chứng của đái tháo đường
+ Tình trạng bàn chân và tuần hoàn vi mạch
+ Tình trạng đáy mắt
+ Hướng dẫn người bệnh trước và sau khi luyện tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
1.5.2. Điều trị bằng viên hạ đường huyết [6].
Viên hạ glucose máu bao gồm có các nhóm thuốc sau:
* Sulphonylurea : sulphonylurea kích thích tụy tiết insulin. Tác động
làm giảm glucose trung bình 50-60mg/dl, giảm HbA1c tới 2%. Sulphonylurea
được dùng thận trọng với người già, người bị bệnh thận hoặc rối loạn chức
năng gan khi đó liều cần được giảm đi [6].
Các loại sulfonylurea:
- Thế hệ 1: Tolbutamid, Acetohexamid, Clopropamid.
- Thế hệ 2: Glibenclamid (Hemidaonil 2,5mg; Daonil 5mg), Gliclazide
(Diamicron 80mg; Diamicron MR 30mg; Predian 80mg), Glimepirid (Amaryl
2mg, 4mg). Những thuốc thuộc thế hệ 2 có tác dụng hạ glucose máu tốt hơn
và ít độc hơn các thuốc thuộc thế hệ 1 [6].
Khi sử dụng sufonylurea có thể làm tăng cân và dễ gây hạ glucose máu,
để hạn chế tác dụng phụ này người ta phối hợp sulfonylurea với biguanid
như glucovance gồm metformin 500mg + glibenclamid 2,5mg hoặc 5mg, liều
khởi đầu 1 viên/ngày uống cùng bữa ăn, tùy theo đường huyết có thể tăng 1-2
viên/ngày sau 1-2 tuần điều trị. Đồng thời cũng để hạn chế tác dụng phụ này
người ta đã thay đổi dạng bào chế là loại giải phóng chậm MR (Modified
Release) Diamicron MR 30mg 1- 4 viên/ngày [6].
Nghiên cứu của G.Schernthaner sau 9 tuần điều trị bằng gliclazid MR
HbA1c giảm từ 8,4% xuống 7,2%, gần 50% bệnh nhân đạt mức dưới 7,0% và
25 % bệnh nhân đạt mức dưới 6,5% [57]
* Metformin: Viên glucopha 500mg, 850mg, 1000mg, liều khởi đầu
500 hoặc 850 mg/ngày, liều tối đa 3000 mg chia 3 lần/ngày [6].
Metformin tác động chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng
cũng làm tăng tính nhạy của insulin ngoại vi. Tác động hạ glucose máu trong
khoảng 2-4mmol/l và giảm HbA1c đến 2%. Vì nó không kích thích tụy chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
tiết insulin nên không gây hạ glucose máu khi sử dụng đơn độc. Metformin có
tác dụng gây chán ăn nên tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường có béo phì [6].
Hiện tại, việc chỉ định metformin cho người bệnh ngày càng mở rộng.
Ngoài tác dụng điều trị phòng chống đái tháo đường ở người bệnh béo phì,
người mắc hội chứng chuyển hóa, metformin còn được chỉ định cho người
bệnh đái tháo đường béo phì lứa tuổi vị thành niên, người đái tháo đường typ
2 có bệnh tim mạch vì thuốc có khả năng cải thiện tình trạng của lớp nội mạc
mạch máu [6].
Nghiên cứu của UKPDS cho thấy Metformin có tác dụng mạnh đối với
việc kiểm soát HbA1c, LDL-C, BMI [66].
* Nhóm ức chế α - glucosidase: Cơ chế tác dụng của thuốc không liên
quan đến sự bài tiết insulin ở tế bào beta của tụy mà thông qua sự ức chế α -
glucosidase ở bờ bàn chải niêm mạc ruột. Ngoài ra thuốc còn ức chế sachase,
glucoamylase, maltase ở ruột và làm giảm hấp thu đường. Các thuốc hiện
đang sử dụng là Glucobay 50 -100mg, Basen 0,2- 0,3mg, liều 25-100mg/mỗi
bữa ăn [6],[32].
* Meglitinide/Repaglinide : Những thuốc này kích thích tế bào beta
tuyến tụy tiết insulin. Có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp metformin,
insulin [6].
* Glitazone : Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức với insulin vì
vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu . Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở
cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan. Nhóm này gồm
Pioglitazone, Rosiglitazone. Những thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc phối
hợp với các loại thuốc uống khác hoặc insulin. Tác dụng phụ bao gồm tăng
cân, giữ nước, rối loạn chức năng gan. Khi dùng phải theo dõi chức năng gan
2 tháng một lần [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
1.5.3. Điều trị bằng Insulin
Người bệnh đái tháo đường typ 1 phải được điều trị bằng insulin ngay,
người bệnh đái tháo đường typ 2 cũng cần điều trị bằng insulin khi tụy mất
khả năng bài tiết insulin dẫn đến thiếu hụt insulin, các trường hợp đái tháo
đường typ 2 mắc các nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não, cần phẫu thuật. Trong quá trình điều trị phải phối hợp chặt chẽ giữa điều
chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập và liều lượng insulin [31].
* Mục tiêu điều trị lý tưởng là:
+ Đường máu trước ăn của người đái tháo đường đạt đến từ 3,9 -
5,6mmol/l.
+ Đường máu khoảng 2 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l.
+ Đường máu nửa đêm vào khoảng 3,9 - 6,7 mmol/l.
* Liệu trình điều trị bằng insulin được tiến hành như sau
- Liều khởi đầu: 0,5 - 1 đv/kg/ngày (Lần đầu dùng insulin test 15 đv
insulin nhanh dưới da) kiểm tra lại glucose máu sau 3 giờ để điều chỉnh liều
cho phù hợp.
- Nên tiêm dưới da ngày 2 lần, 2/3 liều vào buổi sáng và 1/3 vào buổi tối.
Tỷ lệ các loại insulin cho mỗi mũi tiêm thường là:
+ Mũi tiêm buổi sáng hoặc trưa 2 nhanh/1 chậm.
+ Mũi tiêm buổi tối là 1 nhanh/1 chậm.
- Để điều chỉnh lượng đường máu lúc đói hoặc buổi sáng, nên điều
chỉnh liều insulin buổi tối hoặc trước khi đi ngủ hôm trước.
- Khi mắc một bệnh khác hoặc đang mang thai, hoặc người bệnh buộc
phải điều trị bằng cocticoid thì liều insulin có khi phải tăng gấp 2 - 3 lần.
Một phác đồ nên duy trì 2 - 3 ngày, nếu vẫn không điều chỉnh được
đường huyết mới thay đổi liều. Nếu tiêm 4 mũi, liều insulin nên cao ở bữa
chính, thấp hơn ở bữa phụ, thấp nhất trước khi đi ngủ. Không nên cho liều lớn
hơn 40đv/một lần tiêm, không tiêm insulin nhanh trước khi đi ngủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
* Một số chế độ điều trị bằng insulin
Để đạt được mục đích điều trị một cách an toàn, việc cần làm trước tiên
là tuân thủ các nguyên tắc về chế độ ăn, phân phối bữa ăn, kết hợp với việc
dùng thuốc. Người bệnh phải tuân thủ những quy định dùng insulin như: số
lần tiêm, liều lượng phải gắn liền với kế hoạch ăn trong ngày. Thời gian tiêm,
điều chỉnh insulin phải dựa vào lượng đường máu hàng ngày. Việc thiết lập
chế độ luyện tập, chương trình làm việc phải được tính toán để có một chế độ
ăn, chế độ luyện tập phù hợp.
- Chế độ điều trị ngày một lần tiêm
Đối với người đái tháo đường typ 1 đây không phải là chế độ phổ biến,
chế độ này thường được áp dụng cho giai đoạn trăng mật, khi mà lượng
insulin do bản thân tế bào beta tiết ra còn có khả năng duy trì một phần nhiệm
vụ cân bằng đường máu.
Người ta có thể sử dụng insulin NPH đơn độc hoặc phối hợp với loại
nhanh (Regula =R) theo tỷ lệ khác nhau, hoặc 3/4 hoặc 2/3 (NPH/R), tùy theo
tình trạng bệnh và thời điểm tiêm thuốc.
- Chế độ ngày hai lần tiêm
+ Mũi tiêm buổi sáng, có thể có hai cách
Mũi tiêm buổi sáng là insulin tác dụng nhanh (Regula hoặc Lispro)
hoạt động mạnh nhất của insulin giữa bữa sáng và bữa trưa.
Mũi tiêm buổi sáng là insulin bán chậm (loại NPH hoặc Lente) hoạt
động mạnh nhất của insulin là vào khoảng thời gian giữa bữa sáng và bữa tối.
+ Mũi tiêm buổi tối: thường là loại insulin bán chậm, có tác dụng điều
hòa lượng đường máu ban đêm và sáng ngày hôm sau. Người ta thường chia
ra tỷ lệ khác nhau cho các mũi tiêm buổi sáng và buổi tối.
Chế độ tiêm ngày hai mũi có những lợi thế: giảm sự tăng đường máu
cơ sở và sau ăn, giảm đường máu qua đêm và buổi sáng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Bất lợi hay gặp là: hạ đường máu và tăng đường máu thứ phát sau hạ
đường máu ban đêm (hiện tượng Dawn và hiệu ứng Somogyi).
- Chế độ ngày nhiều mũi tiêm
Trong chế độ này lượng insulin cơ bản chiếm tới 50% tổng liều insulin
trong ngày. Insulin cơ bản được sử dụng thường là loại có thời gian tác dụng
bán chậm hoặc siêu nhanh như lispro với đường truyền dưới da liên tục.
- Truyền insulin dưới da liên tục
Bơm insulin liên tục vào cơ thể theo đường dưới da để bình thường hóa
lượng đường máu trong suốt 24 giờ. Như vậy bơm insulin liên tục cung cấp
một lượng insulin nhanh hoặc tác dụng ngắn trên cơ sở một lượng insulin nền.
- Truyền insulin bằng bơm tiêm điện
Trong những trường hợp đã tiêm insulin dưới da nhiều mũi với liều
tiêm mỗi mũi cao trên 30 đv thì nên chuyển sang truyền insulin băng bơm
tiêm điện. Tốc độ giờ đầu có thể tới 10 đv, kiểm tra glucose máu hàng ngày
và tùy theo mức glucose máu để điều chỉnh các giờ sau. Khi glucose máu đã
xuống tới 16mmol/l thì giảm liều insulin. Khi glucose máu xuống 11mmol/l
có thể duy trì tốc độ truyền cho tới khi glucose máu ổn định ở 7 – 8 mmol/l.
Sau đó, chuyển trở lại các liều tiêm insulin dưới da.
Trong khi truyền insulin cần theo dõi glucose mao mạch mỗi một giờ
một lần. Nếu glucose máu xuống thấp dưới 4 mmol/l lập tức phải dừng truyền
và truyền dịch glucose 5% theo dõi và xử trí hạ đường huyết (nếu có).
- Điều chỉnh liều insulin
Để có được liều insulin phù hợp cho từng trường hợp cần phải liên tục
kiểm tra đường máu bằng máy cá nhân trong 2 -3 ngày, thường những ngày
này phải đo từ 4 lần/ngày vào các thời điểm: lúc đói, trước và sau ăn, trước
khi đi ngủ. Nếu đường máu lúc đói từ 4,4 -6,7 mmol/l được xem là tốt, nếu
<3,9 hoặc >10 mmol/l phải được xem xét để điều chỉnh lại liều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
Khi xem xét khả năng thay đổi liều insulin, cần phải lưu ý các yếu tố sau:
+ Chế độ luyện tập: Không phù hợp hoặc quyên bữa phụ, ăn quá nhiều
hoặc quá ít.
+ Bữa ăn chính thường không đúng giờ.
+ Chọn loại insulin không phù hợp với sự phân bố bữa ăn.
+ Sang chấn tinh thần.
+ Uống rượu hoặc dùng các thuốc có ảnh hưởng đến sự thay đổi đường máu.
+ Mắc một bệnh nhiễm trùng.
+ Kỹ thuật tiêm insulin, vị trí tiêm có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu.
+ Kỹ thuật kiểm tra đường máu.
Cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
+ Tăng đường máu lúc đói buổi sáng: Liều insulin bán chậm buổi sáng
quá lớn.
+ Hạ đường máu buổi chiều: liều insulin bán chậm buổi sáng quá lớn.
+ Hạ đường máu ban đêm: thường do liều insulin buổi chiều quá lớn
hoặc quá sớm.
- Theo dõi điều trị người bệnh đái tháo đường bằng insulin
Ban đầu việc theo dõi glucose máu được tiến hành đều đặn trong vài
ngày, vài tuần để điều chỉnh liều lượng. Sau khi đã kiểm soát được lượng
đương máu ở mức bình thường thì có thể kiểm tra glucose máu hàng tháng.
Định kỳ 3 tháng/1 lần phải kiểm tra toàn diện: tình trạng toàn thân, huyết áp,
đáy mắt, tình trạng bàn chân, xét nghiệm HbA1c.
- Sử dụng insulin trong những trường hợp đặc biệt
+ Trẻ em: Bệnh nhi là trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 8 tuổi thường áp
dụng chế độ 1 mũi/ngày, dùng insulin bán chậm sẽ tránh được nguy cơ hạ
đường máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Bệnh nhi từ 8 tuổi trở lên nên áp dụng chế độ tiêm 2 mũi/ngày, kết hợp
insulin bán chậm và nhanh. Ngày nay người ta áp dụng chế độ phác đồ tiêm
nhiều mũi cho lứa tuổi này.
+ Người cao tuổi: Đa số áp dụng chế độ tiêm 2 mũi/ngày bằng bút tiêm
insulin. Với đối tượng này lượng đường máu nên duy trì ở mức cao hơn bình
thường ( có thể ≥ 7mmol/l)
Bảng 2: Cách tiêm insulin thông thường ở người lớn [31].
Sáng Trƣa Chiều Trƣớc khi ngủ
Liều 2/3 0 1/3 0
R/N 1:2 0 1:1 0
Ghi chú : R = insulin nhanh; N = insulin chậm
Đối với những bệnh nhân áp dụng phương pháp không dùng thuốc và
điều trị bằng đơn trị liệu không kết quả cần phải điều trị bằng một trong các
phác đồ sau [31].
+ Sulfonylurea + biguanid
+ Sulfonylurea + insulin
+ Sulfonylurea + ức chế α – glucosidase
+ Biguanid + insulin
+ Sulfonylurea + biguanid + insulin
Có rất nhiều cách điều trị phối hợp áp dụng cho tùy từng cơ thể, hiệu
quả điều trị phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cá thể và kinh nghiệm điều trị
của từng thầy thuốc. Ngày nay có rất nhiều loại thuốc từ những thuốc kinh
điển đến các thuốc mới đã được áp dụng vào điều trị.
1.6. Giá trị của HbA1c trong theo dõi điều trị bệnh đái tháo đƣờng
HbA1c được tạo thành từ phản ứng glycosyl hóa hemoglobin, phản ứng
không cần enzym. Tỷ lệ HbA1c phản ánh nồng độ glucose máu của bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
nhân trong thời gian 4 -8 tuần lễ trước thời điểm xét nghiệm. Ở người bình
thường HbA1c chiếm 4-6% tổng số hemoglobin huyết thanh, bệnh nhân đái
tháo đường HbA1c được coi là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị.
HbA1c tăng cao là biểu hiện của mất cân bằng đường huyết kéo dài
[32],[34],[68].
Tỷ lệ HbA1c phản ánh nồng độ glucose máu ở thời gian 1-2 tháng
trước đó. Vì vậy việc xác định tỷ lệ HbA1c có ý nghĩa đánh giá nồng độ
glucose máu trước thời điểm xét nghiệm 2 -3 tháng, nhằm phát hiện sớm bệnh
nhân để điều trị, đánh giá kết quả điều trị, dự báo trước tình trạng thai sản, dự
báo nguy cơ biến chứng [32].
Tỷ lệ HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường từ 5-7% cho biết bệnh nhân
đã được ổn định, nếu HbA1c trên 9% tức là glucose máu của bệnh nhân
không được kiểm soát tốt từ 2-3 tháng trước đó. Trên bệnh nhân có glucose
máu cao, nếu điều trị tích cực giảm được glucose máu thì hàm lượng HbA1c
chỉ giảm sớm nhất sau 4 tuần điều trị. Ngày nay xét nghiệm HbA1c đã trở
thành một xét nghiệm thường quy và được xem là chỉ điểm chuẩn để đánh giá
kết quả kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường [31],[68].
Tuy nhiên, kết quả định lượng HbA1c sẽ bị ảnh hưởng bởi mốt số yếu tố:
mất máu, thiếu máu do các nguyên nhân và các bệnh về huyết sắc tố [32], [68].
1.7. Quản lý, điều trị đái tháo đƣờng ngoại trú tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh đái tháo đường
tăng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chỉ tính trong
vòng 5 năm từ 2003 đến 2008 số lượng người mắc đái tháo đường được chẩn
đoán đã tăng từ 2,7% lên tới 5% dân số [31]. Bệnh đái tháo đường gây ra
nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đã
thật sự trở thành gánh nặng cho gia đình người bệnh, cho hệ thống y tế và
toàn xã hội. Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và biến chứng của bệnh đái tháo
đường, cần có các giải pháp chẩn đoán sớm và quản lý điều trị đúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Bệnh đái tháo đường không chữa khỏi hẳn được như các bệnh cấp tính
khác. Nhưng người bệnh đái tháo đường vẫn có cuộc sống sinh hoạt và lao
động bình thường nếu duy trì được nồng độ glucose máu ở giới hạn cho phép.
Tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm và lập sổ khám theo dõi ngoại
trú cho người mắc đái tháo đường. Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm để
định lượng glucose, ure, creatinin, SGOT, SGPT, cholesterol, triglycerit,
HDL-C, LDL-C, acid uric, amylase, công thức máu, xét nghiệm nước tiểu:
định lượng glucose, protein, ceton, tế bào, định kỳ 1 tháng 1 lần. Điện tim,
khám mắt, chụp x quang tim phổi, định lượng HbA1c 3 tháng 1 lần [31].
Sử dụng thuốc điều trị ngoại trú: Dựa vào kết quả khám lâm sàng và
cận lâm sàng để kê đơn phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Người bệnh tự
phải theo dõi và dùng thuốc tại nhà nên cần được tư vấn kỹ về thời gian dùng
thuốc, tác dụng không mong muốn có thể gặp. Hướng dẫn chế độ ăn kiêng,
chế độ luyện tập, có chỉ định theo dõi, điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết,
điều trị nội trú đối với từng trường hợp cụ thể.
Một số kết quả nghiên cứu về quản lý, điều trị ngoại trú đái tháo đường
tại Việt Nam: Năm 2009 Nguyễn Thị Khang, Nguyễn Kim Lương nghiên cứu
trên 122 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường typ 2 tại bệnh
viên C Thái Nguyên, được điều trị bằng Diamicron MR kết hợp với
Metformin, kết quả kiểm soát HbA1c tốt tăng từ 2,5% lên 35%; mức kém
giảm từ 86,9% xuống còn 33,6% sau 6 tháng điều trị [28].
Nghiên cứu của Lê Văn Chi, Trần Văn Trung (2010) tại bệnh viện
trung ương Huế cho kết quả nồng độ glucose máu trung bình từ 15,88 ± 6,09
sau khi điều trị giảm xuống còn 7,41 ± 3,92. Tỷ lệ kiểm soát glucose máu
mức tốt ở đối tượng phối hợp điều trị thuốc uống hạ đường huyết và insulin
44,9%; đối tượng dùng thuốc uống đơn trị liệu là 17,39% [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Nguyễn Ngọc Chất nghiên cứu tại Bình Định (2010) cho thấy kiểm
soát glucose mức tốt tăng từ 4,6% lên17,1%; kiểm soát HbA1c tăng từ 15,1%
lên 31,6% sau 6 tháng điều trị [8]. Đào Thị Dừa (2010) nghiên cứu tại bệnh
viện đa khoa trung ương Huế cho kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói lần
lượt là tốt 26,67%; chấp nhận 55,09% và kém là 18,24% [10].
Tại Vĩnh Phúc, hiện nay công tác quản lý và điều trị đái tháo đường
ngoại trú đã được triển khai ở nhiều đơn vị y tế, công tác phòng chống đái
tháo đường đã thu được những kết quả nhất định, trong nghiên cứu này chúng
tôi tiến hành nghiên cứu trên 262 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám
nội tiết đái tháo đường bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay bệnh
nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc được áp dụng
điều trị theo 1 trong 6 phác đồ sau: Đơn trị liệu bằng một trong các thuốc
(Metformin, Diamicron MR, Insulin). Phối hợp Metformin và Diamicron
MR. Phối hợp Insulin và Metformin. Phối hợp Insulin với Diamicron MR.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 262 bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường đang điều trị
ngoại trú từ 3 tháng trở lên tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn chuẩn đoán của ADA năm 1997.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có ít nhất 1
trong 3 tiêu chuẩn [6],[12],[13].
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh
nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm
pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
+ Loại khỏi đối tượng nghiên cứu các bệnh nhân mắc các bệnh về máu:
suy tủy, bệnh bạch cầu, huyết tán, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh nhân thiếu
máu Hb < 11g/dl (nữ) , <12g/dl (nam) [32].
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 3/2012 đến tháng 8/2012.
- Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
- Chọn mẫu có chủ đích.
- Cỡ mẫu : toàn bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Thông tin chung:
- Tuổi.
- Giới.
- Nghề nghiệp.
- Dân tộc.
- Địa chỉ.
- Thời gian phát hiện bệnh.
- Bệnh kèm theo (nếu có).
* Chỉ tiêu lâm sàng
- Thói quen uống rượu, hút thuốc lá.
- Chế độ luyện tập thể dục thể thao.
- Chế độ ăn.
- Triệu chứng lâm sàng :
+ Ăn nhiều.
+ Uống nhiều.
+ Đái nhiều.
+ Gầy sút cân.
+ Đau ngực.
+ Mắt nhìn mờ.
+ Tê tay chân.
- Huyết áp.
- Chiều cao, cân nặng, tính chỉ số khối cơ thể BMI.
- Vòng bụng, vòng mông, tính chỉ số B/M.
- Khám da: phồng rộp, trợt, loét, hoại tử, phù.
- Bệnh kèm theo, phát hiện các biến chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
* Chỉ tiêu cận lâm sàng và khám chuyên khoa:
- Xét nghiệm máu lúc đói:
+ HbA1c
+ Glucose máu.
+ Cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL - C, LDL - C.
+ Ure, creatinin, SGOT, SGPT, CK - MB.
- Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu.
- Điện tim.
- Khám và soi đáy mắt.
- X.quang tim phổi.
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.5.1. Hỏi bệnh và khám lâm sàng
* Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng: Tất cả bệnh nhân vào viện được
khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết và phỏng vấn khai thác kỹ tiền
sử, bệnh sử các triệu chứng, các yếu tố liên quan đến bệnh theo mẫu bệnh án
đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu
thống nhất.
- Thói quen uống rượu: Được coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥
50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần [16].
- Thói quen hút thuốc lá: Là người hút thuốc lá thường xuyên ≥ 10 điếu
mỗi ngày [16].
- Chế độ luyện tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục
buổi sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn,
bóng chuyền, đi xe đạp. Nếu tập đều đặn mỗi ngày 30 phút và thực hiện 5
ngày trong một tuần thì được gọi là tập đều [32].
- Chế độ ăn: Mỗi bệnh nhân được hướng dẫn một chế độ ăn phù hợp
bao gồm về lựa chọn thực phẩm, khối lượng thực phẩm, cách chia các bữa ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
trong ngày (thực đơn phần phụ lục). Nếu bệnh nhân thực hiện đúng theo
hướng dẫn thường xuyên liên tục thì gọi là tuân thủ chế độ ăn [32].
* Tính chỉ số khối cơ thể:
- Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo chiều cao.
Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ.
Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.
- Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân.
Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng,
mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống
đến khi chạm đúng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính
bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.
- Tính chỉ số khối cơ thể:
BMI =
Cân nặng (kg)
Chiều cao2
(m)
- Thể trạng bệnh nhân được phân loại theo bảng phân loại các mức độ
BMI của WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương.
Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng
cho người Châu Á trưởng thành [6].
Thể trạng BMI
Gầy <18,5
Bình thường 18,5 - 22,9
Béo:
Thừa cân
Béo độ 1
Béo độ 2
≥ 23
23 - 24,9
25 - 29,9
≥ 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
* Tính chỉ số bụng/mông
- Đo vòng bụng, vòng mông: Sử dụng thước dây mềm, không co giãn. Bệnh
nhân đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 10 cm, vòng thước đo qua bụng bệnh
nhân lấy kết quả vào điểm cuối của thì thở ra, số đo chính xác đến 0,1 cm.
+ Vòng bụng: Đo ngang qua rốn và điểmcong nhất của cột sống thắt lưng.
+ Vòng mông: Đo ngang qua 2 điểm nhô của hai mấu chuyển lớn.
- Tính chỉ số B/M:
B/M =
Vòng bụng (cm)
Vòng mông (cm)
- Đánh giá phân loại béo trung tâm khi chỉ số B/M ở nam giới ≥ 0,9; ở
nữ giới ≥ 0,8 [49].
* Đo huyết áp: Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản, đo
huyết áp theo phương pháp Korotkoff [34].
Cách đo: Trước khi đo bệnh nhân được nghỉ 15 phút, không dùng các
chất ảnh hưởng huyết áp như bia, rượu, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích
khác, không sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp. Bệnh nhân cởi bỏ
quần áo chật, cánh tay để trên bàn ngang mức tim, thả lỏng tay và không nói
chuyện khi đo. Quấn băng huyết áp sao cho mép dưới băng trên lằn khuỷu 3
cm, sau khi áp lực hơi trong băng cuốn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp
30 mmHg nữa và sau đó xả từ từ 2 mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và
pha V của Korokoff để xác định huyết áp.
Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VI và tiêu chuẩn chẩn đoán tăng
huyết áp dựa theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam năm 2008 : Huyết
áp ≥ 140/90 mmHg [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Bảng 2.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997 [34].
Mức độ
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm trƣơng
(mmHg)
Bình thường < 130 < 85
Bình thường cao 130 - 139 85 - 89
Tăng huyết áp:
Giai đoạn 1 (độ I)
Giai đoạn 2 (độ II)
Giai đoạn 3 (độ III)
140 - 159
160 - 179
≥ 180
90 - 99
100 - 109
≥ 110
2.5.2.Chẩn đoán các biến chứng của bệnh ĐTĐ:
- Biến chứng tim mạch: Xác định thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,
suy tim bằng lâm sàng, tiền sử bệnh nhân đã điều trị nhồi máu cơ tim và chụp
mạch vành, kết quả điện tâm đồ [6],[31],[34].
+ Thiếu máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực thường xuyên hoặc không
thường xuyên. Điện tâm đồ có hình ảnh tổn thương cơ tim: Đoạn ST chênh, T
dương cao đối xứng hoặc T dẹt/ âm [34].
+ Nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực, khó thở hoặc không có triệu
chứng. Điện tâm đồ có dạng QS, ST chênh, sóng vòm Pardee. Xét nghiệm
enzym SGOT, CK - MB tăng cao [34].
+ Suy tim: Bệnh nhân khó thở khi gắng sức hoặc thường xuyên, có các
dấu hiệu biểu hiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Điện tâm đồ có hình
ảnh dày thất trái [34].
+ Xác định tăng huyết áp dựa vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo
JNC VI.
- Biến chứng thận: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm creatinin,
ure máu, protein niệu. Bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu dương tính hoặc
/ và creatinin máu ≥ 120 µmol/l được chẩn đoán có biến chứng thận (dương
tính khi protein niệu ở nồng độ > 300mg/l) [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
- Biến chứng mắt: Được bác sỹ chuyên khoa khám chẩn đoán bằng
khám thị lực, soi đáy mắt xác định các tổn thương.
+ Đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp là tổn thương
ngoài võng mạc [34].
+ Soi đáy mắt: hình ảnh đốm trắng, các vi phình mạch, xuất huyết, phù
nề võng mạc, phù hoàng điểm, các tân mạch trước võng mạc, tân mạch trước
điểm vàng, xuất tiết trong dịch kính, bong võng mạc co kéo là bệnh võng mạc
đái tháo đường [34].
- Biến chứng thần kinh ngoại vi: Xác định bằng khám lâm sàng triệu
chứng tê bì giảm cảm giác nông [31].
- Biến chứng hô hấp, da: dựa vào khám lâm sàng khám phát hiện
phồng, rộp trợt loét trên da do đái tháo đường, chụp X. quang phát hiện nhiễm
khuẩn hô hấp [6].
2.5.3. Cận lâm sàng
- Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm:
+ Máu: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói
(cách bữa ăn 6 -8 giờ), ống thứ nhất lấy 5ml không chống đông ly tâm lấy
huyết thanh làm các xét nghiệm sinh hóa, ống thứ 2 lấy 1ml có chống đông
định lượng HbA1c.
+ Nước tiểu: Lấy vào buổi sáng, lấy nước tiểu giữa bãi.
- Định lượng HbA1c bằng phương pháp đo độ đục miễn dịch trên máy
Olympus AU 640 tại khoa sinh hóa bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các xét nghiệm còn lại được tiến hành bằng phương pháp enzyme so
màu trên máy sinh hóa phân tích tự động Olympus AU 640 tại khoa Sinh hóa
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Do bác sỹ chuyên khoa nhận định kết quả
các thông số:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
+ Glucose máu lúc đói.
+ Ure, creatinin.
+ Định lượng các thành phần lipid máu: Cholesterol toàn phần (TC),
triglycerid (TG), HDL-C, LDL-C.
+ Định lượng SGOT, SGPT, CK - MB
- Xét nghiệm nước tiểu : Định lượng protein niệu. Trên máy xét nghiệm
CLINITEK 500 do bác sỹ chuyên khoa đọc kết quả.
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 1 số chỉ số về kiểm soát
người bệnh ĐTĐ theo WHO năm 2002 và khuyến cáo của
Hội nội tiết đái tháo đường 2009 [6].
Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
Glucose máu
Lúc đói mmol/l 4,4 – 6,1 6,2 – 7,0 > 7,0
HbA1c % < 6,5 ≤ 7,5 > 7,5
BMI Kg/m2 18,5 – 23 18,5 – 23 ≥ 23
Cholesterol TP mmol/l < 4,5 4,5 - < 5,2 ≥ 5,2
HDL - C mmol/l > 1,1 ≥ 0,9 < 0,9
Triglycerid mmol/l 1,5 1,5 - ≤ 2,2 > 2,2
LDL - C mmol/l < 2,5 2,5 -  3,4 ≥ 3,4
2.5.4. Xác định cách sử dụng thuốc hạ glucose máu:
- Đơn trị liệu: Bệnh nhân được điều trị bằng một trong các phác đồ sau
+ Diamicron MR 30 mg tùy từng bệnh nhân mà cho uống liều từ 1-4
viên/ngày uống một lần trước khi ăn.
+ Metformin 850mg liều từ 1- 3 viên/ngày chia làm 1-3 lần sau bữa ăn.
+ Insulin tùy từng bệnh nhân có thể tiêm 1-3 mũi/ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
- Phối hợp thuốc: Bệnh nhân được sử dụng phối hợp insulin với ít nhất
một thuốc uống hạ glucose máu hoặc phối hợp hai thuốc uống hạ glucose máu
nói trên.
Ngoài chế độ sử dụng thuốc bệnh nhân được tư vấn xây dựng về chế độ
ăn kết hợp với chế độ luyện tập cụ thể.
Việc lựa chọn phác đồ điều trị dựa vào tình trạng bệnh nhân, trình độ
của bác sĩ, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ thống kê lại phác đồ và kết quả
điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
2.6. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe Nhật Bản.
- Bàn cân của Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao.
- Bơm, kim tiêm lấy máu, ống nghiệm.
- Thước dây.
- Máy ghi điện tim, chụp Xquang tim phổi.
- Máy phân tích sinh hoá máu và nước tiểu.
- Hóa chất làm xét nghiệm.
2.7. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần
mềm Epidata 3.1 và Stata 10.0.
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc.
- Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích
nâng cao sức khoẻ, hạn chế sự xuất hiện và tiến triển của bệnh cho cộng đồng,
không ảnh hưởng đến đạo đức nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu.
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới
Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng số
n % n % n %
< 40 5 1,9 4 1,5 9 3,4
40 – 49 21 8,0 10 3,8 31 11,8
50 – 59 53 20,2 39 14,9 92 35,1
60 – 69 45 17,2 39 14,9 84 32,1
≥ 70 22 8,4 24 9,2 46 17,6
Tổng 146 55,7 116 44,3 262 100
X ± SD 59,7 ± 10,9
p > 0,05
Nhận xét:
Đối tượng mắc cao nhất là nhóm 50 - 59 tuổi chiếm 35,1%, nhóm tuổi
60-69 chiếm 32,1% .
Đối tượng có tỷ lệ mắc thấp nhất là nhóm < 40 tuổi chiếm 3,4%.
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 59,7 ± 10,9.
Tỷ lệ mắc ở nam là 55,7%, nữ là 44,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p >0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Nam Nữ
55,7%
44,3%
Biểu đồ 1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số trƣờng hợp Tỷ lệ (%)
Làm ruộng 128 48,9
Cán bộ hưu 55 20,9
Cán bộ 57 21,8
Khác (nội trợ, buôn bán) 22 8,4
Tổng 262 100
Nhận xét:
Tỷ lệ mắc ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng cao nhất
chiếm 48,9%.
Tỷ lệ mắc thấp nhất ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp khác (nội
trợ, buôn bán) chiếm 8,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Làm ruộng
Cán bộ hưu
Cán bộ
Khác
48,9%
8,4%
21,8
20,9%
Biểu đồ 2. Phân bố đối tƣợng theo nghề nghiệp
< 1 năm
1- 5 năm
> 5 năm
40,8%
21,4%
37,8%
Biểu đồ 3. Phân bố đối tƣợng theo thời gian phát hiện bệnh.
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng thấp nhất ở nhóm thời gian phát hiện dưới 1 năm chiếm
21,4%, nhóm có thời gian phát hiện trên 5 năm cao nhất chiếm 40,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
3.2. Kết quả kiểm soát ĐTĐ điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 3.3. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu.
Triệu chứng
Số trƣờng hợp
(n = 262 )
Tỷ lệ (%)
Ăn nhiều 130 49,6
Uống nhiều 109 41,6
Gầy sút cân 69 26,3
Đái nhiều 64 24,4
Có đủ 4 nhiều 44 16,8
Tê tay chân 13 5,0
Đau ngực 15 5,7
Mắt nhìn mờ 10 3,8
Mệt mỏi 126 48,0
Không triệu chứng 90 34,4
Nhận xét:
Các triệu chứng cổ điển ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, đái nhiều gặp
lần lượt là 49,6%, 41,6%, 26,3%, 24,4%.
Có 44 bệnh nhân có đủ 4 triệu chứng cổ điển của đái tháo đường
chiếm 16,8%.
Nhóm đối tượng không biểu hiện triệu chứng chiếm tỷ lệ 34,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
Bảng 3.4. Chỉ số glucose máu trung bình theo nhóm tuổi
ở đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi Glucose máu trung bình (mmol/l)
X ± SD
< 40 (n = 9) 7,72 ± 3,65
40 – 49(n = 31) 7,65 ± 2,36
50 – 59 (n = 92) 7,86 ± 2,14
60 – 69 (n = 84) 7,76 ± 2,25
 70 (n = 46) 8,75 ± 2,99
Nhận xét:
Hàm lượng glucose máu trung bình đều cao hơn chỉ số bình thường,
cao nhất ở các đối tượng trên 70 tuổi 8,75 ± 2,99 mmol/l, thấp nhất ở nhóm
đối tượng 40 - 49 tuổi là 7,65 ± 2,36 mmol/l.
Bảng 3.5. Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1c
của đối tượng nghiên cứu .
Chỉ số
Mức độ
Glucose (mmol/l) HbA1c (%)
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Tốt 54 20,6 51 19,5
Chấp nhậm 72 27,5 66 25,2
Kém 136 51,9 145 55,3
Tổng số 262 100 262 100
X ± SD 7,96 ± 2,44 6,80 ± 0,87
Nhận xét:
Kiểm soát glucose máu lúc đói mức tốt chỉ chiếm 20,6 % và mức
kém 51,9%.
Kiểm soát HbA1c mức tốt chiếm 19,5% và mức kém chiếm 55,3%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
Bảng 3.6. Hàm lượng trung bình một số chỉ số sinh hóa
Chỉ số X ± SD
Cholesterol TP (mmol/l) 4,78 ± 2,69
Triglycerid (mmol/l) 1,97 ± 1,24
HDL - C (mmol/l) 1,18 ± 0,98
LDL - C (mmol/l) 2,95 ± 0,76
SGOT (U/l/370
C) 36,18 ± 18,51
SGPT (U/l/370
C) 41,35 ± 20,54
Creatinin (µmol/l) 70,25 ± 14,25
Nhận xét:
Hàm lượng trung bình các chỉ số sinh hóa của nhóm nghiên cứu đều
cao hơn bình thường nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 3.7. Mức độ sự kiểm soát các thành phần lipid
Mức độ
Chỉ số
Tốt Chấp nhận Kém Tổng số
n % n % n % n %
Cholesterol(mmol/l) 69 26,4 85 32,4 108 41,2 262 100
Triglycerid(mmol/l) 67 25,6 76 29,0 119 45,4 262 100
HDL - C (mmol/l) 78 29,8 123 46,9 61 23,3 262 100
LDL - C (mmol/l) 65 24,8 122 46,6 75 28,6 262 100
Nhận xét:
Tỷ lệ kiểm soát các thành phần lipid ở mức độ tốt không cao lần lượt là
HDL-C 29,8%; cholesterol 26,4%; tryglycerid 25,6%; LDL-C 24,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
Bảng 3.8. Kiểm soát huyết áp ở đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân
Phân loại huyết áp
Số trƣờng hợp
(n = 262)
Tỷ lệ (%)
Bình thường 115 43,9
Bình thường cao 58 22,1
Tăng huyết áp 89 34,0
Độ I 38 42,7
Độ II 40 44,9
Độ III 11 12,4
Nhận xét:
Tỷ lệ tăng huyết áp ở các mức độ là 34%, trong tổng số đối tượng
nghiên cứu trong đó gặp chủ yếu ở tăng huyết áp độ I và độ II.
Bảng 3.9. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Có biến chứng Không biến chứng
n % n %
< 40 ( n = 9) 2 22,2 7 77,8
40 - 49 ( n = 31) 9 29,0 22 71,0
50 - 59 ( n = 92) 30 32,6 62 67,4
60 - 69 ( n = 84) 46 54,8 38 45,2
≥ 70 ( n = 46) 33 71,7 13 28,3
Tổng số 120 45,8 142 54,2
Nhận xét:
Tỷ lệ biến chứng tăng dần theo nhóm tuổi cao nhất ở nhóm trên 70 tuổi
71,7% , thấp nhất ở nhóm < 40 tuổi 22,2 %.
Có 120 bệnh nhân mắc ít nhất một biến chứng chiếm 45,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Bảng 3.10. Một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh .
Thời gian
Biến chứng
< 1 năm
( n = 56)
1 – 5 năm
( n = 99)
> 5 năm
( n = 107)
Tổng số
( n = 262)
n % n % n % n %
Tim mạch 5 8,9 14 14,1 30 28,0 49 18,7
Mắt 7 12,5 14 14,1 27 25,2 48 18,3
Thận 4 7,1 15 15,2 24 22,4 43 16,4
Thần kinh 5 8,9 11 11,1 15 14,0 31 11,8
Hô hấp 1 1,8 6 6,1 7 6,5 14 5,3
Da 2 3,6 3 3,0 9 8,4 14 5,3
ơNhận xét:
Thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỷ lệ mắc biến chứng càng tăng, cao
nhất là nhóm mắc trên 5 năm, thấp nhất ở nhóm mắc dưới 1 năm.
Chiếm tỷ lệ cao nhất là biến chứng tim mạch 18,7%, rồi đến biến chứng
mắt 18,3%, tổn thương thương thận chiếm 16,4%.
Bảng 3.11. Sử dụng thuốc hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu.
Cách sử dụng thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Insulin 18 6,9
Metformin 42 16,0
Diamicron MR 45 17,2
Metformin + Diamicron 102 38,9
Metformin + Insulin 30 11,4
Diamicron MR + Insulin 25 9,6
Tổng 262 100
Nhận xét:
Trong điều trị 262 bệnh nhân, thì có 105 (40,1%) trường hợp được áp
dụng bằng 3 phác đồ đơn trị liệu và 157 (59,9%) trường hợp được áp dụng
điều trị bằng 3 cách phối hợp thuốc.
Trong 6 cách sử dụng thuốc, sử dụng cao nhất là nhóm điều trị phối hợp
2 thuốc uống chiếm tỷ lệ 38,9%. Các đối tượng đơn trị liệu bằng Insulin có tỷ
lệ thấp nhất chiếm 6,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả kiểm soát glucose máu.
44,4
0.0
55,6
22,5
41,9
35,6
18,5
31,5
50.0
23,8 23,8
52,4
13.0
21,7
65,3
0
10
20
30
40
50
60
70
< 40 (n = 9) 40-49 (n = 31) 50-59 (n = 92) 60-69 (n = 84) > 70 (n = 46)
Tốt Chấp nhận Kém
Biểu đồ 4. Các nhóm tuổi với mức độ kiểm soát glucose máu.
Nhận xét:
Kiểm soát glucose máu lúc đói tốt nhất là ở đối tượng dưới 40 tuổi 44,4%.
Kiểm soát glucose máu lúc đói kém nhất ở đối tượng trên 70 tuổi 65,3%.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nhóm tuổi đến mức độ kiểm soát HbA1c.
Mức độ
Nhóm tuổi
Tốt Chấp nhận Kém
n % n % n %
< 40 ( n = 9) 3 33,3 1 11,1 5 55,6
40 – 49 ( n = 31) 7 22,6 10 32,3 14 45,1
50 – 59 ( n = 92) 16 17,4 26 28,3 50 54,3
60 – 69 ( n = 84) 19 22,6 20 23,8 45 53,6
≥ 70 ( n = 46) 6 13,0 9 19,6 31 67,4
Tổng 51 19,5 66 25,2 145 55,3
Nhận xét:
Kiểm soát HbA1c tốt nhất ở nhóm đối tượng dưới 40 tuổi 33,3%; kém
nhất ở nhóm trên 70 tuổi 67,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến kiểm soát
glucose máu và HbA1c.
Nghề nghiệp
Chỉ số - Mức độ
Làm
ruộng (1)
Cán bộ
hưu (2)
Cán bộ Khác
p (1,2)
n % n % n % n %
glucose
Tốt 14 10,9 20 36,4 15 26,3 5 22,7 < 0,05
Chấp nhận 30 23,5 18 32,7 20 35,1 4 18,2 > 0,05
Kém 84 65,6 17 30,9 22 38,6 13 59,1 < 0,05
HbA1c
Tốt 8 6,3 23 41,8 16 28,1 4 18,2 < 0,05
Chấp nhận 29 22,6 12 21,8 19 33,3 6 27,3 > 0,05
Kém 91 71,1 20 36,4 22 38,6 12 54,5 < 0,05
Tổng 128 100 55 100 57 100 22 100
Nhận xét:
Kiểm soát Glucose máu lúc đói kém nhất ở nhóm đối tượng làm ruộng
65,6%; tốt nhất ở nhóm cán bộ hưu 36,4 %.
Kiểm soát HbA1c tốt nhất ở nhóm nghề nghiệp là các bộ hưu 41,8%,
kém nhất ở nhóm làm ruộng 71,1 %.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời gian phát hiện bệnh đến kiểm soát
glucose máu và HbA1c.
Thời gian
Chỉ số - mức độ
< 1 năm (1) Từ 1 - 5 năm > 5 năm (2)
p(1,2)
n % n % n %
Glucose
Tốt 21 37,5 25 25,3 8 7,5 < 0,05
Chấp nhận 27 48,2 34 34,3 11 10,3 < 0,05
Kém 8 14,3 40 40,4 88 82,2 < 0,05
HbA1c
Tốt 27 48,2 19 19,2 5 4,7 < 0,05
Chấp nhận 22 39,3 25 25,3 19 17,8 < 0,05
Kém 7 12,5 55 55,5 83 77,5 < 0,05
Tổng 56 100 99 100 107 100
Nhận xét:
Thời gian mắc bệnh càng lâu kiểm soát glucose máu và HbA1c càng
kém. Kiểm soát glucose mức tốt ở nhóm phát dưới 1 năm là 37,5%, nhóm
phát hiện trên 5 năm là 7,5%. Kiểm soát HbA1c mức tốt nhóm phát hiện dưới
1 năm là 48,2%, nhóm phát hiện trên 5 năm là 4,7%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của huyết áp đến kiểm soát glucose máu và HbA1c.
Huyết áp
Chỉ số - mức độ
Bìnhthường (1) Bình thường
cao
Tăng huyết
áp (2) p(1,2)
n % n % n %
Glucose
Tốt 32 27,8 15 25,9 7 7,9 < 0,05
Chấp nhận 47 40,9 12 20,7 13 14,6 < 0,05
Kém 36 31,3 31 53,4 69 77,5 < 0,05
HbA1c
Tốt 29 25,2 17 29,3 5 5,6 < 0,05
Chấp nhận 44 38,3 12 20,7 10 11,2 < 0,05
Kém 42 36,5 29 50,0 74 83,2 < 0,05
Tổng 115 100 58 100 89 100
Nhận xét:
Người tăng huyết áp có mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói và
HbA1c kém hơn so với người không tăng huyết áp.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của BMI đến kiểm soát glucose máu và HbA1c.
BMI
Chỉ số - mức độ
Gầy Bình thường
(1)
Thừa cân,
béo phì (2) p(1,2)
n % n % n %
Glucose
Tốt 0 0 52 26,7 2 3,7 < 0,05
Chấp nhận 2 15,4 64 32,8 6 11,1 < 0,05
Kém 11 84,6 79 40,5 46 85,2 < 0,05
HbA1c
Tốt 2 15,4 45 23,1 4 7,4 < 0,05
Chấp nhận 4 30,8 57 29,2 5 9,3 < 0,05
Kém 7 53,8 93 47,7 45 83,3 < 0,05
Tổng 13 100 195 100 54 100
X ± SD 21,69 ± 2,25
Nhận xét:
Kiểm soát glucose máu ở đối tượng có BMI bình thường tốt hơn người
thừa cân béo phì. Kiểm soát HbA1c mức độ tốt ở người bệnh có chỉ số BMI
bình thường là 23,1%, và chỉ số này ở người thừa cân, béo phì là 7,4%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.17. Chỉ số B/M ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát HbA1c.
Mức độ
B/M
Tốt Chấp nhận Kém Tổng
n % n % n % n %
Bình thường 47 24,6 59 30,9 85 44,5 191 72,9
Béo trung tâm 4 5,6 7 9,9 60 84,5 71 27,1
P < 0,05 < 0,05 < 0,05
X ± SD 0,83 ± 0,08
Nhận xét:
Kiểmsoát HbA1c củanhómbéotrungtâmkémhơn ởnhómcó chỉsốB/Mbình
thường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Bảng 3.18. Chuyển hóa lipid máu ảnh hưởng đến mức độ
kiểm soát HbA1c.
Mức độ
Lipid máu
Tốt Chấp nhận Kém Tổng
n % n % n % n %
Không rối loạn 43 30,7 50 35,7 47 33,6 140 53,4
Có rối loạn 8 6,6 16 13,1 98 80,3 122 46,6
p < 0,05 < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ HbA1c ở mức tốt và chấp nhận ở nhóm không rối loạn lipid tăng hơn
rõ rệt so với nhóm có rối loạn chuyển hóa lipid. Kiểm soát HbA1c mức tốt ở
nhóm không rối loạn là 30,7% và chỉ số này ở nhóm có rối loạn lipid là 6,6%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.19. Chế độ ăn ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát HbA1c.
Mức độ
Chế độ ăn
Tốt Chấp nhận Kém Tổng
n % n % n % n %
Tuân thủ 41 46,1 34 38,2 14 15,7 89 34,0
Không tuân thủ 10 5,8 32 18,5 131 75,7 173 66,0
p < 0,05 < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
Nhóm tuân thủ chế độ ăn có kiểm soát HbA1c tốt hơn ở nhóm không
tuân thủ chế độ ăn, với 46,1% mức tốt ở nhóm tuân thủ và 5,8% mức tốt ở
nhóm không tuân thủ. Ngược lại kiểm soát HbA1c mức kém ở nhóm tuân thủ
chế độ ăn là 15,7% thấp hơn mức kém ở nhóm không tuân thủ 75,4%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mức độ TDTT đến kiểm soát HbA1c.
Mức độ
TDTT
Tốt Chấp nhận Kém
n % n % n %
TDTT Thường xuyên( n = 127) 46 36,2 59 46,5 22 17,3
Không tập ( n = 135) 5 3,7 7 5,2 123 91,1
p < 0,05 < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
Người thường xuyên tập thể dục thể thao kiểm soát HbA1c mức tốt cao
hơn chiếm 36,2%; mức tốt ở nhóm không tập là 3,7%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của một số thói quen đến kiểm soát HbA1c.
Mức độ
Thói quen
Tốt Chấp nhận Kém
n % n % n %
Hút thuốc lá ( n = 38) 2 5,4 2 5,4 32 84,2
Uống rượu ( n = 33) 0 0 1 3,0 32 97,0
Nhận xét:
Kiểm soát HbA1c ở nhóm đối tượng hút thuốc lá và uống rượu thường
xuyên đều rất kém.
Nhóm hút thuốc lá kiểm soát HbA1c ở các mức độ là tốt 5,4%; chấp
nhận 5,4% ; kém 84,2%.
Nhóm thường xuyên uống rượu mức độ kiểm soát HbA1c các mức độ
là tốt 0,0%; chấp nhận 3,0% và kém 97,0%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
Bảng 3.22. Cách sử dụng thuốc và kiểm soát HbA1c.
Mức độ
Sử dụng thuốc
Tốt Chấp nhận Kém
n % n % n %
Insulin ( n = 18) (1) 1 5,5 3 16,7 14 77,8
Metformin (n = 42) (2) 2 4,8 6 14,3 34 80,9
Diamicron (n = 45) (3) 2 4,4 7 15,6 36 80,0
Metformin+Diamicron (n=102) (4) 31 30,4 29 28,4 42 41,2
Metformin + Insulin (n = 30) (5) 7 23,3 9 30,0 14 46,7
Diamicron + Insulin (n = 25) (6) 8 32,0 12 48,0 5 20,0
p 1&5 < 0,05 2&4 < 0,05 3&6 < 0,05
Nhận xét:
Các phác đồ điều trị phối hợp thuốc hạ glucose máu kiểm soát HbA1c
tốt hơn ở các đối tượng điều trị bằng đơn trị liệu.
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa một số biến chứng và kiểm soát HbA1c.
Mức độ
Biến chứng
Tốt Chấp nhận Kém
n % n % n %
Tim mạch (n = 49) 2 4,1 4 8,2 43 87,7
Thận (n = 43) 1 2,3 2 4,7 40 93,0
Mắt (n = 48) 2 4,2 3 6,3 43 89,5
Thần kinh (n = 31) 3 9,7 3 9,7 25 80,6
Nhận xét:.
Ở nhóm mắc các biến chứng tim mạch, thận, mắt và thần kinh kiểm
soát HbA1c mức kém đều rất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Đái tháo đường đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được
coi là "kẻ giết người thầm lặng". Ngày nay tỷ lệ tử vong do những biến chứng
cấp và mãn tính ở người bệnh đái tháo đường đã giảm đáng kể, chất lượng
cuộc sống của người bệnh đã phần nào được nâng cao. Đó là nhờ có những
tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là áp dụng các biện pháp
chăm sóc, điều trị tích cực trong công tác kiểm soát người bệnh đái tháo
đường. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh vẫn ngày càng gia tăng không chỉ ở các khu vực
có điều kiện kinh tế phát triển và ngày càng có chiều hướng lan rộng về các
vùng nông thôn.
Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện phát triển về công nghiệp và dịch vụ do
điều kiện địa lý thuận lợi vùng kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng thu
hẹp thay vào đó là sự phát triển kinh tế công nghiệp và làng nghề, dịch vụ vì
vậy với 10 huyện thị thành phố trên toàn tỉnh điều kiện kinh tế của người
dân ngày càng phát triển, đi đôi với đó bệnh đái tháo đường cũng ngày
càng tăng lên nhanh chóng, do đây là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn tỷ
lệ biến chứng và chất lượng cuộc sống của người bệnh phụ thuộc vào sự
kiểm soát glucose máu.
Xuất phát từ những thực tiễn trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
trên 262 bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết
đái tháo đường - Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
4.1. Kết quả kiểm soát đái tháo đƣờng điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh
Vĩnh Phúc
- Tuổi mắc bệnh có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường hầu
hết các nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường
càng tăng và tỷ lệ tăng nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 50 trở lên [58].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
50
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là
59,7 ± 10,9. Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 84,8%, trong đó nhiều nhất là
nhóm tuổi 50 - 59 chiếm 35,1%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan [32] cho thấy tuổi trung bình là
59,63 ± 11,50. Viên Văn Đoan nghiên cứu tại khoa khám bệnh bệnh viện
Bạch Mai cho thấy tuổi trung bình là 56,7 ± 9,8 nhóm tuổi mắc nhiều nhất là
nhóm 50 -60 tuổi chiếm 41,2% [12]. Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Thái
Nguyên cho thấy nhóm tuổi mắc nhiều nhất 55 - 65 chiếm 35,8% [48].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà [15] cho thấy nhóm tuổi gặp nhiều nhất
50 - 59 chiếm 44,7%. Bế Thu Hà nghiên cứu tại Bắc Kạn [16] thấy tuổi 50 -
59 chiếm 70,4%. Nghiên cứu Nguyễn Văn Vy Hậu nghiên cứu tại Huế cho
thấy độ tuổi trên 55 chiếm 80,92% [21], nghiên cứu của Trần Văn Lâm về
bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu
vực Lục Ngạn - Bắc Giang thấy tuổi 50 -59% chiếm 32,1% [33].
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi về độ tuổi mắc bệnh hoàn toàn phù
hợp với nghiên cứu của các tác giả trên, và cùng chung nhận xét tuổi càng
tăng tỷ lệ mắc càng cao và mắc nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 50 trở lên. Trong
nghiên cứu của chúng tôi 2 nhóm tuổi mắc cao nhất là 50-59 chiếm 35,1% và
60-69 là 32,1% ,2 nhóm tuổi này mắc cao có lẽ là do đối tương nghiên cứu
của chúng tôi chủ yếu là mắc đái tháo đường typ 2.
- Giới: Nghiên cứu dịch tễ học về bệnh đái tháo đường đã được nhiều
tác giả trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm, các nghiên cứu cũng đã thu
được những kết quả khác nhau nhất định. Theo nghiên cứu của một số tác giả
ở Mỹ tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ cao gấp 3-4 lần so với nam giới nhưng ở
một số nước Châu Á như Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ tỷ lệ mắc đái tháo
đường ở nam cao hơn nữ [67]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả
tương đối khác nhau về tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới. Trần Đức Thọ, Lê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
51
Thị Thu Hà (1999) cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở nữ nhiều hơn nam rất
nhiều (nữ trên 80%) [44]. Hoàng Trung Vinh (2006) cho thấy tỷ lệ nam chiếm
46,9% và nữ là 53,1% [51]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh (2011)
cho kết quả nam chiếm 45,2% và nữ 54,8% [34]. Phạm Thị Hồng Hoa và
cộng sự (2006) cho thấy tỷ lệ nữ 62,7% và nam là 37,3% [23] . Nghiên
cứu của Tô Văn Hải, Lê Thu Hà (2006) cho thấy nam 30,3%, nữ 69,7%
[20]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Hoài Anh (2003) tỷ lệ nam là 35,2%,
nữ là 64,8% [2].
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam là 55,7%; nữ là 44,3%; sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05; tỷ lệ mắc theo giới ở các nhóm
tuổi cũng không có sự khác biệt. Có kết quả như vậy có thể là do ngẫu nhiên,
mặt khác tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới còn phụ thuộc vào từng địa dư và
thời gian nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu của các tác giả có sự khác nhau.
- Nghề nghiệp: Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có sự khác nhau ở đối
tượng nghiên cứu có nghề nghiệp khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy nhóm nghề nghiệp làm ruộng chiếm 48,9%; cán bộ 21,8%; cán bộ hưu
20,9%; nghề nghiệp khác (nội trợ, giúp việc, tiểu thương) chiếm 8,4%.
Kết quả nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bắc Cạn cho thấy bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng 50,3%; cán bộ 16,4%;
cán bộ hưu 19,5% [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011) cho kết
quả nghề nghiệp làm ruộng chiếm 57,2%; hưu trí là 32,2% [32]. Tác giả Trần
Văn Lâm (2011) cho kết quả đối tượng làm ruộng chiếm 73,0% [33].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên, đối
tượng có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo chúng tôi điều
này cho thấy rằng trong những năm gần đây bệnh đái tháo đường không còn
tập trung ở khu vực thành thị nữa mà ngày càng lan rộng ở các vùng nông
thôn và ở người dân lao động làm ruộng thuần túy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
- Thời gian phát hiện bệnh: Do đái tháo đường đặc biệt là đái tháo
đường typ 2 diễn biến âm ỉ nên thời gian phát hiện bệnh phụ thuộc vào mức
độ chăm sóc y tế của từng cá nhân, nhiều bệnh nhân do khám bệnh tình cờ
phát hiện đái tháo đường, vì thế thời gian phát hiện bệnh có thể chưa phản
ánh đúng tuổi của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi xác định thời gian
phát hiện bệnh của bệnh nhân đái tháo đường được tính bằng năm bắt đầu từ
thời điểm được chẩn đoán xác định là bệnh nhân mắc đái tháo đường dựa theo
tiêu chuẩn của ADA và WHO, và được nhân viên y tế chẩn đoán.
Qua thống kê chúng tôi thấy thời gian phát hiện bệnh dưới 1 năm, từ 1 -
5 năm và trên 5 năm lần lượt là 21,4%; 37,8% và 40,8%.
Nghiên cứu của Khăm Kheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh cho
thấy thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm là 63,8%, dưới 1 năm là 29,2%
[50]. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Giang cũng cho kết quả bệnh nhân có thời
gian phát hiện từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 56%, Bế Thu Hà
nghiên cứu tại Bắc Cạn cũng cho kết quả tỷ lệ mắc từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ
64,8% [14],[16].
Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với các tác giả trên, nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao
nhất, có lẽ là do các nghiên cứu trên được tiến hành ở thời điểm bắt đầu bùng
phát đái tháo đường typ 2 tại Việt Nam. Ngày nay do công tác quản lý đái
tháo đường ngày càng được ngành y tế và toàn xã hội quan tâm chú trọng
chính vì vậy tuổi thọ của người bệnh đái tháo đường cũng ngày càng tăng lên
song song so với tuổi đời.
- Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng chính ở bệnh nhân đái
tháo đường thường rất đa dạng, các triệu chứng cổ điển có thể gặp đầy đủ
hoặc không đầy đủ trên cùng một bệnh nhân. Qua nghiên cứu 262 bệnh nhân
chúng tôi thấy tần xuất xuất hiện các triệu chứng lần lượt là ăn nhiều 49,6%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
uống nhiều 41,6%; gầy nhiều 26,3% và đái nhiều 24,4%. Bệnh nhân có đầy
đủ 4 triệu chứng cổ điển của đái tháo đường là 44/206 ( chiếm 16,8%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một số khác biệt so với các tác giả
khác nghiên cứu của Khăm Pheng Phu Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006)
cho kết quả uống nhiều 90,0%, đái nhiều 90,0%, ăn nhiều 78,4% [50]. Bế Thu
Hà (2009) uống nhiều 76,1%, đái nhiều 75,4%, gầy sút cân 54,7%, ăn nhiều
41,5% [16]. Trần Văn Lâm nghiên cứu tại Bắc Giang (2011) cho kết quả uống
nhiều 71,5%, gầy sút 67,2%, đái nhiều 65% [33]. Các nghiên cứu khác cũng
cho kết quả các triệu chứng cổ điển thường chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân đái
tháo đường [55],[56],[62].
Ở nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng kinh điển của đái tháo
đường gặp với tỷ lệ thấp hơn so với các tác giả trên có lẽ là do mẫu của chúng
tôi ở nhóm bệnh nhân ngoại trú đã được điều trị trên 3 tháng vì vậy phần nào
các triệu chứng cổ điển của bệnh đái tháo đường đã được khống chế, đặc biệt
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân không biểu hiện triệu
chứng, sinh hoạt và đời sống của bệnh nhân hoàn toàn bình thường chiếm tỷ
lệ 34,4% (90/262).
Ngoài các triệu chứng kinh điển của đái tháo đường các triệu chứng
khác cũng gặp ở bệnh nhân đái tháo đường đó có thể là triệu chứng kèm theo,
triệu chứng riêng rẽ hoặc các triệu chứng biểu hiện của một biến chứng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng mệt mỏi thường gặp nhất chiếm
48,0%; đau ngực 5,7%; tê tay chân 5,0%; mắt nhìn mờ 3,8%, tuy nhiên các
triệu chứng này thường không điển hình.
- Hàm lượng HbA1C và glucose máu: HbA1C là xét nghiệm đánh giá
việc kiểm soát đường huyết rất tin cậy. Hàm lượng HbA1C phản ánh rõ việc
kiểm soát đường huyết trong 2 - 3 tháng trước khi làm xét nghiệm, xét
nghiệm này đánh giá chính xác nhất kết quả điều trị đái tháo đường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
Nghiên cứu của chúng tôi thấy hàm lượng HbA1C trung bình ở 262
bệnh nhân là 6,8 ± 0,78, việc kiểm soát HbA1C ở các mức tốt, chấp nhận, kém
lần lượt là 19,5%; 25,2% và 55,3%. Nghiên cứu của Đào Thị Dừa (2010)
nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa trung ương Huế cho thấy hàm lượng HbA1c
trung bình sau điều trị là 7,10 ± 0,78; kiểm soát HbA1c theo các mức độ là
tốt 18,56%; chấp nhận 56,19%; kém 25,25% [10] và một số tác giả khác
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011) nghiên cứu 180 bệnh nhân tại bệnh viện A
Thái Nguyên HbA1C trung bình là 6,93 ± 0,98, kiểm soát HbA1c ở các mức
tốt, chấp nhận, kém lần lượt là 29,44%; 40,56%; 30,0% [32].
Nguyễn Ngọc Chất nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Định mức độ kiểm soát HbA1c là tốt 31,6%; chấp nhận 35,4% và kém là
33,0% [8].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với các tác giả trên
có lẽ là do các đối tương của chúng tôi chiếm tỷ lệ đa số có nghề nghiệp làm
ruộng mức độ tuân thủ chế độ ăn, chế độ điều trị kém hơn các đối tượng có
nghề nghiệp khác vì vậy kiểm soát HbA1c trong nghiên cứu của chúng tôi
kém hơn.
Bên cạnh xét nghiệm HbA1C chúng tôi làm xét nghiệm glucose máu
lúc đói và kết quả cho thấy hàm lượng trung bình của 262 bệnh nhân là 7,96 ±
2,44; cao nhất là ở nhóm tuổi trên 70 là 8,75 ± 2,99, có lẽ đây là lứa tuổi ít
vận động thể lực và mức độ tuân thủ chế độ ăn, chế độ điều trị là kém nhất so
với các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ bệnh nhân có các mức kiểm soát glucose máu
tốt, chấp nhận, kém lần lượt là 20,6%; 27,5%; 51,9%.
Nghiên cứu của Bế Thu Hà tại Bắc cạn cho kết quả kiểm soát glucose
máu các mức độ là tốt 23,9%; chấp nhận 21,4% và kém là 54,7%. Nguyễn
Thị Ngọc Lan nghiên cứu tại Thái Nguyên cho kết quả kiểm soát glucose máu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
ở các mức độ tốt, chấp nhận, kém lần lượt là 14,44%; 17,78%; 67,78%
[16],[32].
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các
tác giả trên và đặc điểm chung đều là kiểm soát glucose máu ở mức kém
đều rất cao.
- Rối loạn lipid máu: Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng biến đổi
hàm lượng các thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng
xơ vữa gây tắc mạch làm gia tăng nguy cơ biến chứng. Đái tháo đường đi
kèm với biến đổi nồng độ các thành phần lipid và lipoprotein máu cũng như
rối loạn về chất lượng các lipoprotein, đây cũng là yếu tố chính gây xơ vữa
động mạch. Tình trạng kháng insulin là cơ chế chính đưa đến rối loạn lipid
máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi bật là tăng cholesterol toàn
phần, tăng triglycerid, tăng LDL-C và giảm HDL-C [6].
Nghiên cứu của các tác giả Tô Văn Hải, Lê Thu Hà tại bệnh viên Thanh
Nhàn cho kết quả 75,1% tổng số bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn lipid
[20]. Trần Vĩnh Thủy tại Thái Nguyên cho kết quả tỷ lệ rối loạn lipid là tăng
cholesterol toàn phần 79,5%; tăng triglycerid là 74,4%; tăng LDL-C là 53,8%;
giảm HDL-C chiếm 35,9% [47]. Nghiên cứu của Phạm Hoài Anh cho kết quả
tăng cholesterol là 40,74%; tăng triglycerid là 50,0%; tăng LDL-C chiếm
38,89%; giảm HDL-C là 53,70% [2]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và
Nguyễn Thị Phúc tỷ lệ bệnh nhân tăng Cholesterol chiếm 41,67%, tăng
Triglycerid 38,89%; tăng LDL-C chiếm 25% và giảm HDL-C chiếm 26,39%
[19]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Khang tại bệnh viện C Thái Nguyên
cho thấy kết quả bệnh lý là Cholesterol tăng 67,2%, tăng triglycerid 59,0%,
HDL-C 36,9%, LDL-C 52,5%[28].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 122/262 (46,6%) bệnh nhân rối
loạn ít nhất 1 thành phần lipid, tỷ lệ kiểm soát kém ở các thông số lần lượt là
Triglycerid 45,4%, Cholesterol 41,2%, LDL-C 28,6% và HDL-C là 23,3%.
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

More Related Content

What's hot

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...hieu anh
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traYen Luong-Thanh
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)alexandreminho
 
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020Cuong Nguyen
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
BT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCBT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCHoàng Anh
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Man_Ebook
 
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬMRỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬMSoM
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuSoM
 
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
 
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
 
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
 
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà NộiLuận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
 
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa NộiĐề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
 
Luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền Bắc
Luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền BắcLuận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền Bắc
Luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền Bắc
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốcĐánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
 
BT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCBT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NC
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬMRỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
 
Bai 317 thap tim
Bai 317 thap timBai 317 thap tim
Bai 317 thap tim
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
 
Các xét nghiệm cơ bản trong thận học
Các xét nghiệm cơ bản trong thận họcCác xét nghiệm cơ bản trong thận học
Các xét nghiệm cơ bản trong thận học
 
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở N...
 

Similar to đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đườngNghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đườnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013HA VO THI
 
Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...
Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...
Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...
Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...
Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2XuTimmy
 
Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...
Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...
Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...
Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...
Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻBệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻabram275
 
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻBệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻvaughn205
 
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻBệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻlisette438
 
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóaBệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóalogan703
 
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóaBệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóacallie511
 
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóaBệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóamaye483
 

Similar to đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc (20)

Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đườngNghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Luận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứng
Luận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứngLuận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứng
Luận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứng
 
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
 
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
 
Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...
Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...
Nghien cuu thuc trang benh dai thao duong dieu tri tai benh vien da khoa tinh...
 
Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...
Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...
Thuc hanh tu van dinh duong,nuoi duong va tinh trang dinh duong cua benh nhan...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
 
Nghien cuu roi loan lipid mau o nguoi tien dai thao duong
Nghien cuu roi loan lipid mau o nguoi tien dai thao duongNghien cuu roi loan lipid mau o nguoi tien dai thao duong
Nghien cuu roi loan lipid mau o nguoi tien dai thao duong
 
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
 
Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...
Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...
Danh gia thuc trang thuc hien che do an va luyen tap tren benh nhan dai thao ...
 
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
 
Dai thao duong (2)
Dai thao duong (2)Dai thao duong (2)
Dai thao duong (2)
 
Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...
Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...
Khao sat bien chung than va mot so yeu to lien quan o benh nhan dai thao duon...
 
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻBệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
 
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻBệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
 
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻBệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ
 
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóaBệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
 
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóaBệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
 
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóaBệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC ---------♣♦♣--------- LÊ XUÂN KHỞI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2012 Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 60.72.01.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KIM LƢƠNG THÁI NGUYÊN - NĂM 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng, bệnh đang gia tăng với mức độ đáng lo ngại. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực [6]. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi sự phát triển nhanh chóng và hậu quả nặng nề của bệnh. Đái tháo đường là lực cản của sự phát triển kinh tế, là gánh nặng cho toàn xã hội. Khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ cho việc phòng chống và điều trị bệnh. Theo WHO, năm 1994 có khoảng 110 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2010 ước tính có khoảng 221 triệu người mắc, WHO cũng dự báo sẽ có khoảng 300 - 330 triệu người mắc đái tháo đường vào những năm 2025 [5],[6]. Đây là một căn bệnh phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Năm 1990 lần đầu tiên điều tra dịch tễ được tiến hành tại Hà Nội phát hiện tỷ lệ mắc là 1,2 %, đến 2002 tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi là 2,16%. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào năm 2006 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cho cả nước là 2,7% , đáng lưu ý trong đó có tới 64,6% người bệnh không biết mình mắc bệnh [4]. Đái tháo đường là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, chất lượng cuộc sống của người bệnh phụ thuộc vào sự kiểm soát glucose máu và giảm thiểu các biến chứng do đái tháo đường gây nên.
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Vĩnh Phúc là tỉnh phát triển về công nghiệp và dịch vụ, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội đời sống nhân dân từng bước được cải thiện thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm quản lý và điều trị người bệnh kịp thời. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiều đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện đã triển khai công tác quản lý và điều trị đái tháo đường ngoại trú, đi đầu là bệnh viện đa khoa tỉnh. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú và xác định các yếu tố liên qua đến kết quả kiểm soát đái tháo đường hiện nay chưa được quan tâm đầy đủ tại Vĩnh Phúc. Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012” Nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012. 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát glucose máu.
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đƣờng Trong các bệnh chuyển hoá, đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhất và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về bệnh chỉ có được trong vài thập kỷ gần đây. Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. AD. Thomas Willis (1674) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do sự có mặt glucose [5],[6]. Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889, Minkowski và Von Mering gây đái tháo đường thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết đái tháo đường do tụy [5]. Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc tinh chế insulin tinh khiết để điều trị cho người bệnh. Năm 1956 sulfonylureas ra đời, năm 1972 máy theo dõi glucose máu được hoàn thiện [5]. Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng đái tháo đường, được công bố năm 1993) và nghiên cứu UKPDS (được công bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh đái tháo đường, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh [5],[6],[62]. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì tỷ lệ đã có các biến chứng do đái tháo đường rất cao [53],[65],[66]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện quản lý và điều trị sớm kiểm soát tốt glucose máu trong bệnh đái tháo đường.
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 1.2. Định nghĩa, chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đƣờng 1.2.1 Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin". Người ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết, bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt động của insulin [4],[6]. 1.2.2. Chẩn đoán Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi có ít nhất một trong ba tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân. - Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn. - Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l. Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó [5],[6]. 1.2.3. Phân loại bệnh đái tháo đường 1.2.3.1. Đái tháo đường týp 1 Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường typ 1 [6]. Đái tháo đường typ 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường typ 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo đường typ 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn [6],[52]. Có thể có các nhóm dưới đây: - Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch. - Đái tháo đường typ 1 không rõ nguyên nhân. 1.2.3.2. Đái tháo đường typ 2 Đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh [6]. Đặc trưng của đái tháo đường typ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường typ 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận, nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng. Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường typ 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen,
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 kết hợp dùng thuốc uống để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin [31]. 1.2.3.3. Đái tháo đường thai nghén Đái tháo đường thai kỳ thường có xu hướng hay gặp ở người nhiều tuổi, có thừa cân, béo phì, tần xuất mắc cũng tăng lên cùng với tuổi và chỉ số khối cơ thể [6],[60]. Đái tháo đường thai nghén là nguyên nhân của các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ trong thời kỳ mang thai và trong chuyển dạ như: hôn mê do tăng đường huyết, đẻ non, thai chết lưu, nhiễm trùng, tăng huyết áp, suy thận và các biến chứng mạch máu khác. Đối với thai nhi thường thấy các biến chứng chuyển hóa bao gồm hạ đường máu, hạ calci máu, thai to, tăng nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp. Tăng tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh của phụ nữ đái tháo đường. Ảnh hưởng đến trẻ em không chỉ giới hạn ở thời kỳ chu sinh mà còn ảnh hưởng rất lâu dài, khi trưởng thành những trẻ em này sẽ sớm dẫn đến tình trạng kháng insulin, béo phì, giảm dung nạp glucose chiếm tỷ lệ cao và là một trong những lý do dẫn tới đái tháo đường [31]. Ở Việt Nam các nghiên cứu cho thấy lứa tuổi đái tháo đường thai nghén hay gặp nhất ở thai phụ thường trên 35 tuổi có thừa cân béo phì [6]. Tỷ lệ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2006) là 5,7% [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoa Ngần tại bệnh viện A Thái Nguyên cho kết quả 9,4% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ [40]. 1.2.3.4. Các thể đái tháo đường khác Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất [6],[16]. - Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta. - Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin. - Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinum tụy - Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp.
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 - Thuốc hoặc hóa chất. - Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch. 1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này [63]. 1.3.1. Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm [16]. Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao [6]. Hạ glucese máu thường sảy ra khi lượng glucose huyết tương còn khoảng 2,7-3,3mmol/l, hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa 2 quá trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong tuần hoàn [6]. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose máu nặng, glucose máu tăng cao. Tỷ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu thường rất cao ngay cả khi được cấp cứu kịp thời ở những tuyến chuyên khoa [6]. 1.3.2. Biến chứng mạn tính 1.3.2.1. Biến chứng tim - mạch Biến chứng chính của đái tháo đường là bệnh tim mạch, trên 80% bệnh nhân đái tháo đường sẽ tiến tới tử vong bởi một vài biến chứng tim mạch [1]. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường [16]. Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường tăng gấp đôi so với người bình thường [6],[35]. Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường. Tỷ lệ tăng các bệnh tim mạch có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ ở người đái tháo đường có béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp [45]. Theo nghiên cứu của Trần Vĩnh Thủy (2007) tại Thái Nguyên biến chứng tim mạch là 53,8% [47]. Bế Thu Hà (2009) nghiên cứu tại Bắc Cạn cho tỷ lệ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là 42,8% [16]. 1.3.2.2. Biến chứng thận Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian mắc bệnh. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát bằng protein niệu, sau đó khi chức năng thận giảm xuống, cận lâm sàng sẽ thấy tăng urê và creatinin. Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối có tới 11% các bệnh nhân Mỹ và Châu Âu phải lọc thận và ghép thận do biến chứng thận của đái tháo đường, suy thận thường thấy ở 30-40% đái tháo đường typ 1 và 5-10% đái tháo đường typ 2 [26]. Ở Việt Nam số người bệnh đái tháo đường phải nhập viện có biến chứng thận là 71% [31]. Để phát hiện tổn thương thận do đái tháo đường có thể định lượng microalbumin niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ [6]. Dựa vào định lượng protein niệu Nguyễn Thị Thu Minh (2011) nghiên cứu tại
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên cho kết quả 25,6% đối tượng nghiên cứu có tổn thương thận [34]. 1.3.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở người đái tháo đường cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn người không đái tháo đường [16]. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của mù ở người 20 - 60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết bệnh nhân đái tháo đường typ 1 và khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường [16]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội, số bệnh nhân có bệnh về mắt chiếm 72,5%, trong đó tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường 60,5%, đục thủy tinh thể 59% [18]. Nghiên cứu của Đặng Văn Hòa, Nguyễn Kim Lương tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy 52,94% bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể, 22,94% bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường [22]. 1.3.2.4. Bệnh thần kinh do đái tháo đường Bệnh thần kinh do đái tháo đường gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh đái tháo đường typ 2 thường có biểu hiện tổn thương thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán [16]. Bệnh thần kinh do đái tháo đường thường được phân chia thành các hội chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi [16].
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Tác giả Đỗ Trung Quân, Trần Thị Nhật nghiên cứu bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011 cho kết quả tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại vị ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khá cao 63,4% [42]. 1.3.3. Một số biến chứng khác 1.3.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng được quan tâm do tính phổ biến của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao [16]. Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân bị loét bàn chân [6]. Ở Việt Nam, tỷ lệ tổn thương động mạch 2 chi dưới chiếm khoảng 65,12% [11]. Chiếm tỷ lệ cao ở những đối tượng bị bệnh lý bàn chân là ở những người cao tuổi 76% trên 60 tuổi, thời gian mắc bệnh trên 5 năm và 100% kiểm soát đường huyết kém [27]. Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân do đái tháo đường của Việt Nam cũng khá cao, theo Đặng Hoàng Nga (2011) nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa biến chứng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, cho kết quả tỷ lệ cắt cụt là 58,9% [39]. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy, Đào thị Dừa (2003) tại bệnh viện trung ương Huế, cho thấy tỷ lệ cắt cụt chiếm 28,8% [46]. 1.3.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường Bệnh nhân bị đái tháo đường thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 cơ quan như: viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm [3],[6],[31]. 1.4. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và / hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột qụy, tăng các biến chứng mạch máu khác. Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi [6]. Tăng triglycerid máu thường thấy trong giai đoạn đầu của đái tháo đường typ 1 là do giảm hoạt tính của lipoprotein lipase ở mô mỡ, hiện tượng này được khôi phục trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Tăng triglycerid máu do tăng VLDL thường sảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường typ 1 không quản lý tốt glucose máu, tăng tryglycerid máu dai dẳng cũng thường thấy ở những đối tượng kiểm soát kém glucose máu. Nồng độ triglycerid hạ thấp nếu tình trạng kiểm soát glucose máu được cải thiện, đặc biệt khi mức glucose máu được bình thường hóa bằng sử dụng tiêm insulin dưới da liên tục hoặc tiêm nhiều mũi insulin [6]. HDL-C cũng được cải thiện cùng với kết quả điều trị, HDL-C sẽ bình thường hoặc thậm chí tăng lên ở những người bệnh đái tháo đường typ 1 được quản lý tốt glucose máu [6]. Tác động của đái tháo đường typ 2 đối với lipid và lipoprotein khó được đánh giá hơn vì sự không đồng nhất của các yếu tố tham gia vào chu trình sinh bệnh học của bệnh, thậm chí cả vào phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường như ảnh hưởng của kiểm soát glucose máu, béo phì, tình trạng sử dụng thuốc. Bệnh đái tháo đường typ 2 chưa được dùng insulin hoặc uống thuốc hạ glucose máu thường tăng triglycerid máu và HDL-C thấp. Khi bắt đầu sử dụng insulin hoặc sulfamid làm hạ glucose máu dẫn đến giảm VLDL và tăng HDL-C [6],[32],[54].
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Trong thực tế, tăng triglycerid máu và giảm mức HDL-C thường tồn tại ở người đái tháo đường typ 2 đã được điều trị và đôi khi không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát glucose máu, những bất thường còn lại này được gọi là rối loạn lipid trong đái tháo đường, chúng bao gồm các hạt LDL-C nhỏ, đậm đặc đây là sự tích lũy tàn dư của các lipoprotein giàu triglycerid và các bất thường trong thành phần của HDL-C. Tăng triglycerid máu là kết quả của tăng bài tiết VLDL do quá trình dị hóa, VLDL có thể bị tổn thương mặc dù mức lipoprotein lipase vẫn bình thường. Trong trường hợp này phần nhiều là do hoạt tính của lipoprotein lipase bị giảm, ở những người bệnh dạng này thiếu hụt insulin thường chiếm ưu thế và luôn đi kèm với kháng insulin [6],[59],[61],[64]. Chuyển hóa LDL-C cũng bị rối loạn, với đái tháo đường typ 2 nhẹ không được điều trị, tốc độ tổng hợp và loại bỏ LDL cũng tăng lên đồng thời, dẫn đến LDL-C bình thường. Ở những người có tăng glucose máu trung bình không được điều trị hoặc kiểm soát kém có thể dẫn đến tăng nhẹ LDL-C. Nhưng trong trường hợp này mối quan tâm hàng đầu là sự hiện diện của các LDL-C hạt nhỏ đậm đặc thường gặp trong đái tháo đường typ 2. LDL-C có thể được tái cấu trúc thành hạt nhỏ hơn, đầm đặc hơn bởi lipase gan có thể tăng lên trong đái tháo đường typ 2. Kích thước hạt LDL-C cũng được chỉ ra có tương quan nghịch với mức độ của thành phần hemoglobin HbA1c [6]. Mức HDL-C giảm đi trong đái tháo đường typ 2 và tăng lên cùng với giảm cân, sử dụng insulin và sulfonylurea uống để làm hạ glucose máu [6], [32]. 1.5. Các phƣơng pháp điều trị bệnh đái tháo đƣờng 1.5.1. Chế độ ăn, chế độ luyện tập. * Chế độ ăn uống : Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cân bằng đầy đủ về lượng và chất để có thể điều chỉnh đường huyết duy trì cân nặng đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động, làm việc [3],[6],[31].
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Thực phẩm cung cấp chất đạm, chất béo, chất đường, muối khoáng và chất sơ. Chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường được khuyên dùng là: + Đảm bảo cung cấp: chất đạm 12 - 15 %, chất đường 55%, chất béo ≤ 30%. Cần dùng chất béo có lợi cho sức khỏe , ăn ít chất béo gây xơ vữa động mạch (Bơ, pho mát, các loại mỡ động vật trừ mỡ cá) hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol [31]. + Nên dùng những thức ăn có đường hấp thu chậm, thức ăn có nhiều chất xơ, đủ sinh tố đặc biệt vitamin nhóm B, nên chia thành nhiều bữa để tránh tăng đường máu quá cao sau ăn [31]. Thực tế không có một công thức cụ thể cho các bệnh nhân vì chế độ ặn cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố + Thể trạng + Có lao động thể lực hay không + Tập quán ăn uống + Kinh tế gia đình Dựa vào những yếu tố trên mà thầy thuốc có thể đưa ra những chế độ ăn hợp lý cho người bệnh. * Chế độ luyện tập Mục đích nhằm điều chỉnh glucose máu thông qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ [31]: + Giảm cân nặng, nhất là những đối tượng thừa cân béo phì. + Giảm kháng insulin. Những việc cần làm khi luyện tập: + Đánh giá sự kiểm soát glucose máu. + Có hay không các biến chứng của đái tháo đường + Tình trạng bàn chân và tuần hoàn vi mạch + Tình trạng đáy mắt + Hướng dẫn người bệnh trước và sau khi luyện tập.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 1.5.2. Điều trị bằng viên hạ đường huyết [6]. Viên hạ glucose máu bao gồm có các nhóm thuốc sau: * Sulphonylurea : sulphonylurea kích thích tụy tiết insulin. Tác động làm giảm glucose trung bình 50-60mg/dl, giảm HbA1c tới 2%. Sulphonylurea được dùng thận trọng với người già, người bị bệnh thận hoặc rối loạn chức năng gan khi đó liều cần được giảm đi [6]. Các loại sulfonylurea: - Thế hệ 1: Tolbutamid, Acetohexamid, Clopropamid. - Thế hệ 2: Glibenclamid (Hemidaonil 2,5mg; Daonil 5mg), Gliclazide (Diamicron 80mg; Diamicron MR 30mg; Predian 80mg), Glimepirid (Amaryl 2mg, 4mg). Những thuốc thuộc thế hệ 2 có tác dụng hạ glucose máu tốt hơn và ít độc hơn các thuốc thuộc thế hệ 1 [6]. Khi sử dụng sufonylurea có thể làm tăng cân và dễ gây hạ glucose máu, để hạn chế tác dụng phụ này người ta phối hợp sulfonylurea với biguanid như glucovance gồm metformin 500mg + glibenclamid 2,5mg hoặc 5mg, liều khởi đầu 1 viên/ngày uống cùng bữa ăn, tùy theo đường huyết có thể tăng 1-2 viên/ngày sau 1-2 tuần điều trị. Đồng thời cũng để hạn chế tác dụng phụ này người ta đã thay đổi dạng bào chế là loại giải phóng chậm MR (Modified Release) Diamicron MR 30mg 1- 4 viên/ngày [6]. Nghiên cứu của G.Schernthaner sau 9 tuần điều trị bằng gliclazid MR HbA1c giảm từ 8,4% xuống 7,2%, gần 50% bệnh nhân đạt mức dưới 7,0% và 25 % bệnh nhân đạt mức dưới 6,5% [57] * Metformin: Viên glucopha 500mg, 850mg, 1000mg, liều khởi đầu 500 hoặc 850 mg/ngày, liều tối đa 3000 mg chia 3 lần/ngày [6]. Metformin tác động chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng cũng làm tăng tính nhạy của insulin ngoại vi. Tác động hạ glucose máu trong khoảng 2-4mmol/l và giảm HbA1c đến 2%. Vì nó không kích thích tụy chế
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 tiết insulin nên không gây hạ glucose máu khi sử dụng đơn độc. Metformin có tác dụng gây chán ăn nên tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường có béo phì [6]. Hiện tại, việc chỉ định metformin cho người bệnh ngày càng mở rộng. Ngoài tác dụng điều trị phòng chống đái tháo đường ở người bệnh béo phì, người mắc hội chứng chuyển hóa, metformin còn được chỉ định cho người bệnh đái tháo đường béo phì lứa tuổi vị thành niên, người đái tháo đường typ 2 có bệnh tim mạch vì thuốc có khả năng cải thiện tình trạng của lớp nội mạc mạch máu [6]. Nghiên cứu của UKPDS cho thấy Metformin có tác dụng mạnh đối với việc kiểm soát HbA1c, LDL-C, BMI [66]. * Nhóm ức chế α - glucosidase: Cơ chế tác dụng của thuốc không liên quan đến sự bài tiết insulin ở tế bào beta của tụy mà thông qua sự ức chế α - glucosidase ở bờ bàn chải niêm mạc ruột. Ngoài ra thuốc còn ức chế sachase, glucoamylase, maltase ở ruột và làm giảm hấp thu đường. Các thuốc hiện đang sử dụng là Glucobay 50 -100mg, Basen 0,2- 0,3mg, liều 25-100mg/mỗi bữa ăn [6],[32]. * Meglitinide/Repaglinide : Những thuốc này kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết insulin. Có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp metformin, insulin [6]. * Glitazone : Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức với insulin vì vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu . Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan. Nhóm này gồm Pioglitazone, Rosiglitazone. Những thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc uống khác hoặc insulin. Tác dụng phụ bao gồm tăng cân, giữ nước, rối loạn chức năng gan. Khi dùng phải theo dõi chức năng gan 2 tháng một lần [6].
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 1.5.3. Điều trị bằng Insulin Người bệnh đái tháo đường typ 1 phải được điều trị bằng insulin ngay, người bệnh đái tháo đường typ 2 cũng cần điều trị bằng insulin khi tụy mất khả năng bài tiết insulin dẫn đến thiếu hụt insulin, các trường hợp đái tháo đường typ 2 mắc các nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, cần phẫu thuật. Trong quá trình điều trị phải phối hợp chặt chẽ giữa điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập và liều lượng insulin [31]. * Mục tiêu điều trị lý tưởng là: + Đường máu trước ăn của người đái tháo đường đạt đến từ 3,9 - 5,6mmol/l. + Đường máu khoảng 2 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l. + Đường máu nửa đêm vào khoảng 3,9 - 6,7 mmol/l. * Liệu trình điều trị bằng insulin được tiến hành như sau - Liều khởi đầu: 0,5 - 1 đv/kg/ngày (Lần đầu dùng insulin test 15 đv insulin nhanh dưới da) kiểm tra lại glucose máu sau 3 giờ để điều chỉnh liều cho phù hợp. - Nên tiêm dưới da ngày 2 lần, 2/3 liều vào buổi sáng và 1/3 vào buổi tối. Tỷ lệ các loại insulin cho mỗi mũi tiêm thường là: + Mũi tiêm buổi sáng hoặc trưa 2 nhanh/1 chậm. + Mũi tiêm buổi tối là 1 nhanh/1 chậm. - Để điều chỉnh lượng đường máu lúc đói hoặc buổi sáng, nên điều chỉnh liều insulin buổi tối hoặc trước khi đi ngủ hôm trước. - Khi mắc một bệnh khác hoặc đang mang thai, hoặc người bệnh buộc phải điều trị bằng cocticoid thì liều insulin có khi phải tăng gấp 2 - 3 lần. Một phác đồ nên duy trì 2 - 3 ngày, nếu vẫn không điều chỉnh được đường huyết mới thay đổi liều. Nếu tiêm 4 mũi, liều insulin nên cao ở bữa chính, thấp hơn ở bữa phụ, thấp nhất trước khi đi ngủ. Không nên cho liều lớn hơn 40đv/một lần tiêm, không tiêm insulin nhanh trước khi đi ngủ.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 * Một số chế độ điều trị bằng insulin Để đạt được mục đích điều trị một cách an toàn, việc cần làm trước tiên là tuân thủ các nguyên tắc về chế độ ăn, phân phối bữa ăn, kết hợp với việc dùng thuốc. Người bệnh phải tuân thủ những quy định dùng insulin như: số lần tiêm, liều lượng phải gắn liền với kế hoạch ăn trong ngày. Thời gian tiêm, điều chỉnh insulin phải dựa vào lượng đường máu hàng ngày. Việc thiết lập chế độ luyện tập, chương trình làm việc phải được tính toán để có một chế độ ăn, chế độ luyện tập phù hợp. - Chế độ điều trị ngày một lần tiêm Đối với người đái tháo đường typ 1 đây không phải là chế độ phổ biến, chế độ này thường được áp dụng cho giai đoạn trăng mật, khi mà lượng insulin do bản thân tế bào beta tiết ra còn có khả năng duy trì một phần nhiệm vụ cân bằng đường máu. Người ta có thể sử dụng insulin NPH đơn độc hoặc phối hợp với loại nhanh (Regula =R) theo tỷ lệ khác nhau, hoặc 3/4 hoặc 2/3 (NPH/R), tùy theo tình trạng bệnh và thời điểm tiêm thuốc. - Chế độ ngày hai lần tiêm + Mũi tiêm buổi sáng, có thể có hai cách Mũi tiêm buổi sáng là insulin tác dụng nhanh (Regula hoặc Lispro) hoạt động mạnh nhất của insulin giữa bữa sáng và bữa trưa. Mũi tiêm buổi sáng là insulin bán chậm (loại NPH hoặc Lente) hoạt động mạnh nhất của insulin là vào khoảng thời gian giữa bữa sáng và bữa tối. + Mũi tiêm buổi tối: thường là loại insulin bán chậm, có tác dụng điều hòa lượng đường máu ban đêm và sáng ngày hôm sau. Người ta thường chia ra tỷ lệ khác nhau cho các mũi tiêm buổi sáng và buổi tối. Chế độ tiêm ngày hai mũi có những lợi thế: giảm sự tăng đường máu cơ sở và sau ăn, giảm đường máu qua đêm và buổi sáng.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Bất lợi hay gặp là: hạ đường máu và tăng đường máu thứ phát sau hạ đường máu ban đêm (hiện tượng Dawn và hiệu ứng Somogyi). - Chế độ ngày nhiều mũi tiêm Trong chế độ này lượng insulin cơ bản chiếm tới 50% tổng liều insulin trong ngày. Insulin cơ bản được sử dụng thường là loại có thời gian tác dụng bán chậm hoặc siêu nhanh như lispro với đường truyền dưới da liên tục. - Truyền insulin dưới da liên tục Bơm insulin liên tục vào cơ thể theo đường dưới da để bình thường hóa lượng đường máu trong suốt 24 giờ. Như vậy bơm insulin liên tục cung cấp một lượng insulin nhanh hoặc tác dụng ngắn trên cơ sở một lượng insulin nền. - Truyền insulin bằng bơm tiêm điện Trong những trường hợp đã tiêm insulin dưới da nhiều mũi với liều tiêm mỗi mũi cao trên 30 đv thì nên chuyển sang truyền insulin băng bơm tiêm điện. Tốc độ giờ đầu có thể tới 10 đv, kiểm tra glucose máu hàng ngày và tùy theo mức glucose máu để điều chỉnh các giờ sau. Khi glucose máu đã xuống tới 16mmol/l thì giảm liều insulin. Khi glucose máu xuống 11mmol/l có thể duy trì tốc độ truyền cho tới khi glucose máu ổn định ở 7 – 8 mmol/l. Sau đó, chuyển trở lại các liều tiêm insulin dưới da. Trong khi truyền insulin cần theo dõi glucose mao mạch mỗi một giờ một lần. Nếu glucose máu xuống thấp dưới 4 mmol/l lập tức phải dừng truyền và truyền dịch glucose 5% theo dõi và xử trí hạ đường huyết (nếu có). - Điều chỉnh liều insulin Để có được liều insulin phù hợp cho từng trường hợp cần phải liên tục kiểm tra đường máu bằng máy cá nhân trong 2 -3 ngày, thường những ngày này phải đo từ 4 lần/ngày vào các thời điểm: lúc đói, trước và sau ăn, trước khi đi ngủ. Nếu đường máu lúc đói từ 4,4 -6,7 mmol/l được xem là tốt, nếu <3,9 hoặc >10 mmol/l phải được xem xét để điều chỉnh lại liều.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Khi xem xét khả năng thay đổi liều insulin, cần phải lưu ý các yếu tố sau: + Chế độ luyện tập: Không phù hợp hoặc quyên bữa phụ, ăn quá nhiều hoặc quá ít. + Bữa ăn chính thường không đúng giờ. + Chọn loại insulin không phù hợp với sự phân bố bữa ăn. + Sang chấn tinh thần. + Uống rượu hoặc dùng các thuốc có ảnh hưởng đến sự thay đổi đường máu. + Mắc một bệnh nhiễm trùng. + Kỹ thuật tiêm insulin, vị trí tiêm có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu. + Kỹ thuật kiểm tra đường máu. Cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả + Tăng đường máu lúc đói buổi sáng: Liều insulin bán chậm buổi sáng quá lớn. + Hạ đường máu buổi chiều: liều insulin bán chậm buổi sáng quá lớn. + Hạ đường máu ban đêm: thường do liều insulin buổi chiều quá lớn hoặc quá sớm. - Theo dõi điều trị người bệnh đái tháo đường bằng insulin Ban đầu việc theo dõi glucose máu được tiến hành đều đặn trong vài ngày, vài tuần để điều chỉnh liều lượng. Sau khi đã kiểm soát được lượng đương máu ở mức bình thường thì có thể kiểm tra glucose máu hàng tháng. Định kỳ 3 tháng/1 lần phải kiểm tra toàn diện: tình trạng toàn thân, huyết áp, đáy mắt, tình trạng bàn chân, xét nghiệm HbA1c. - Sử dụng insulin trong những trường hợp đặc biệt + Trẻ em: Bệnh nhi là trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 8 tuổi thường áp dụng chế độ 1 mũi/ngày, dùng insulin bán chậm sẽ tránh được nguy cơ hạ đường máu.
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Bệnh nhi từ 8 tuổi trở lên nên áp dụng chế độ tiêm 2 mũi/ngày, kết hợp insulin bán chậm và nhanh. Ngày nay người ta áp dụng chế độ phác đồ tiêm nhiều mũi cho lứa tuổi này. + Người cao tuổi: Đa số áp dụng chế độ tiêm 2 mũi/ngày bằng bút tiêm insulin. Với đối tượng này lượng đường máu nên duy trì ở mức cao hơn bình thường ( có thể ≥ 7mmol/l) Bảng 2: Cách tiêm insulin thông thường ở người lớn [31]. Sáng Trƣa Chiều Trƣớc khi ngủ Liều 2/3 0 1/3 0 R/N 1:2 0 1:1 0 Ghi chú : R = insulin nhanh; N = insulin chậm Đối với những bệnh nhân áp dụng phương pháp không dùng thuốc và điều trị bằng đơn trị liệu không kết quả cần phải điều trị bằng một trong các phác đồ sau [31]. + Sulfonylurea + biguanid + Sulfonylurea + insulin + Sulfonylurea + ức chế α – glucosidase + Biguanid + insulin + Sulfonylurea + biguanid + insulin Có rất nhiều cách điều trị phối hợp áp dụng cho tùy từng cơ thể, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cá thể và kinh nghiệm điều trị của từng thầy thuốc. Ngày nay có rất nhiều loại thuốc từ những thuốc kinh điển đến các thuốc mới đã được áp dụng vào điều trị. 1.6. Giá trị của HbA1c trong theo dõi điều trị bệnh đái tháo đƣờng HbA1c được tạo thành từ phản ứng glycosyl hóa hemoglobin, phản ứng không cần enzym. Tỷ lệ HbA1c phản ánh nồng độ glucose máu của bệnh
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 nhân trong thời gian 4 -8 tuần lễ trước thời điểm xét nghiệm. Ở người bình thường HbA1c chiếm 4-6% tổng số hemoglobin huyết thanh, bệnh nhân đái tháo đường HbA1c được coi là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị. HbA1c tăng cao là biểu hiện của mất cân bằng đường huyết kéo dài [32],[34],[68]. Tỷ lệ HbA1c phản ánh nồng độ glucose máu ở thời gian 1-2 tháng trước đó. Vì vậy việc xác định tỷ lệ HbA1c có ý nghĩa đánh giá nồng độ glucose máu trước thời điểm xét nghiệm 2 -3 tháng, nhằm phát hiện sớm bệnh nhân để điều trị, đánh giá kết quả điều trị, dự báo trước tình trạng thai sản, dự báo nguy cơ biến chứng [32]. Tỷ lệ HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường từ 5-7% cho biết bệnh nhân đã được ổn định, nếu HbA1c trên 9% tức là glucose máu của bệnh nhân không được kiểm soát tốt từ 2-3 tháng trước đó. Trên bệnh nhân có glucose máu cao, nếu điều trị tích cực giảm được glucose máu thì hàm lượng HbA1c chỉ giảm sớm nhất sau 4 tuần điều trị. Ngày nay xét nghiệm HbA1c đã trở thành một xét nghiệm thường quy và được xem là chỉ điểm chuẩn để đánh giá kết quả kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường [31],[68]. Tuy nhiên, kết quả định lượng HbA1c sẽ bị ảnh hưởng bởi mốt số yếu tố: mất máu, thiếu máu do các nguyên nhân và các bệnh về huyết sắc tố [32], [68]. 1.7. Quản lý, điều trị đái tháo đƣờng ngoại trú tại Việt Nam hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chỉ tính trong vòng 5 năm từ 2003 đến 2008 số lượng người mắc đái tháo đường được chẩn đoán đã tăng từ 2,7% lên tới 5% dân số [31]. Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đã thật sự trở thành gánh nặng cho gia đình người bệnh, cho hệ thống y tế và toàn xã hội. Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và biến chứng của bệnh đái tháo đường, cần có các giải pháp chẩn đoán sớm và quản lý điều trị đúng.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Bệnh đái tháo đường không chữa khỏi hẳn được như các bệnh cấp tính khác. Nhưng người bệnh đái tháo đường vẫn có cuộc sống sinh hoạt và lao động bình thường nếu duy trì được nồng độ glucose máu ở giới hạn cho phép. Tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm và lập sổ khám theo dõi ngoại trú cho người mắc đái tháo đường. Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm để định lượng glucose, ure, creatinin, SGOT, SGPT, cholesterol, triglycerit, HDL-C, LDL-C, acid uric, amylase, công thức máu, xét nghiệm nước tiểu: định lượng glucose, protein, ceton, tế bào, định kỳ 1 tháng 1 lần. Điện tim, khám mắt, chụp x quang tim phổi, định lượng HbA1c 3 tháng 1 lần [31]. Sử dụng thuốc điều trị ngoại trú: Dựa vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng để kê đơn phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Người bệnh tự phải theo dõi và dùng thuốc tại nhà nên cần được tư vấn kỹ về thời gian dùng thuốc, tác dụng không mong muốn có thể gặp. Hướng dẫn chế độ ăn kiêng, chế độ luyện tập, có chỉ định theo dõi, điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết, điều trị nội trú đối với từng trường hợp cụ thể. Một số kết quả nghiên cứu về quản lý, điều trị ngoại trú đái tháo đường tại Việt Nam: Năm 2009 Nguyễn Thị Khang, Nguyễn Kim Lương nghiên cứu trên 122 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường typ 2 tại bệnh viên C Thái Nguyên, được điều trị bằng Diamicron MR kết hợp với Metformin, kết quả kiểm soát HbA1c tốt tăng từ 2,5% lên 35%; mức kém giảm từ 86,9% xuống còn 33,6% sau 6 tháng điều trị [28]. Nghiên cứu của Lê Văn Chi, Trần Văn Trung (2010) tại bệnh viện trung ương Huế cho kết quả nồng độ glucose máu trung bình từ 15,88 ± 6,09 sau khi điều trị giảm xuống còn 7,41 ± 3,92. Tỷ lệ kiểm soát glucose máu mức tốt ở đối tượng phối hợp điều trị thuốc uống hạ đường huyết và insulin 44,9%; đối tượng dùng thuốc uống đơn trị liệu là 17,39% [7].
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Nguyễn Ngọc Chất nghiên cứu tại Bình Định (2010) cho thấy kiểm soát glucose mức tốt tăng từ 4,6% lên17,1%; kiểm soát HbA1c tăng từ 15,1% lên 31,6% sau 6 tháng điều trị [8]. Đào Thị Dừa (2010) nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa trung ương Huế cho kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói lần lượt là tốt 26,67%; chấp nhận 55,09% và kém là 18,24% [10]. Tại Vĩnh Phúc, hiện nay công tác quản lý và điều trị đái tháo đường ngoại trú đã được triển khai ở nhiều đơn vị y tế, công tác phòng chống đái tháo đường đã thu được những kết quả nhất định, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 262 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết đái tháo đường bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc được áp dụng điều trị theo 1 trong 6 phác đồ sau: Đơn trị liệu bằng một trong các thuốc (Metformin, Diamicron MR, Insulin). Phối hợp Metformin và Diamicron MR. Phối hợp Insulin và Metformin. Phối hợp Insulin với Diamicron MR.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Gồm 262 bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường đang điều trị ngoại trú từ 3 tháng trở lên tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn chuẩn đoán của ADA năm 1997. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn [6],[12],[13]. - Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. - Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn. - Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l. + Loại khỏi đối tượng nghiên cứu các bệnh nhân mắc các bệnh về máu: suy tủy, bệnh bạch cầu, huyết tán, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh nhân thiếu máu Hb < 11g/dl (nữ) , <12g/dl (nam) [32]. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 3/2012 đến tháng 8/2012. - Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu - Chọn mẫu có chủ đích. - Cỡ mẫu : toàn bộ
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu * Thông tin chung: - Tuổi. - Giới. - Nghề nghiệp. - Dân tộc. - Địa chỉ. - Thời gian phát hiện bệnh. - Bệnh kèm theo (nếu có). * Chỉ tiêu lâm sàng - Thói quen uống rượu, hút thuốc lá. - Chế độ luyện tập thể dục thể thao. - Chế độ ăn. - Triệu chứng lâm sàng : + Ăn nhiều. + Uống nhiều. + Đái nhiều. + Gầy sút cân. + Đau ngực. + Mắt nhìn mờ. + Tê tay chân. - Huyết áp. - Chiều cao, cân nặng, tính chỉ số khối cơ thể BMI. - Vòng bụng, vòng mông, tính chỉ số B/M. - Khám da: phồng rộp, trợt, loét, hoại tử, phù. - Bệnh kèm theo, phát hiện các biến chứng.
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 * Chỉ tiêu cận lâm sàng và khám chuyên khoa: - Xét nghiệm máu lúc đói: + HbA1c + Glucose máu. + Cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL - C, LDL - C. + Ure, creatinin, SGOT, SGPT, CK - MB. - Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu. - Điện tim. - Khám và soi đáy mắt. - X.quang tim phổi. 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.5.1. Hỏi bệnh và khám lâm sàng * Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng: Tất cả bệnh nhân vào viện được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết và phỏng vấn khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử các triệu chứng, các yếu tố liên quan đến bệnh theo mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất. - Thói quen uống rượu: Được coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥ 50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần [16]. - Thói quen hút thuốc lá: Là người hút thuốc lá thường xuyên ≥ 10 điếu mỗi ngày [16]. - Chế độ luyện tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục buổi sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp. Nếu tập đều đặn mỗi ngày 30 phút và thực hiện 5 ngày trong một tuần thì được gọi là tập đều [32]. - Chế độ ăn: Mỗi bệnh nhân được hướng dẫn một chế độ ăn phù hợp bao gồm về lựa chọn thực phẩm, khối lượng thực phẩm, cách chia các bữa ăn
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 trong ngày (thực đơn phần phụ lục). Nếu bệnh nhân thực hiện đúng theo hướng dẫn thường xuyên liên tục thì gọi là tuân thủ chế độ ăn [32]. * Tính chỉ số khối cơ thể: - Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g. - Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đúng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm. - Tính chỉ số khối cơ thể: BMI = Cân nặng (kg) Chiều cao2 (m) - Thể trạng bệnh nhân được phân loại theo bảng phân loại các mức độ BMI của WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người Châu Á trưởng thành [6]. Thể trạng BMI Gầy <18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 Béo: Thừa cân Béo độ 1 Béo độ 2 ≥ 23 23 - 24,9 25 - 29,9 ≥ 30
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 * Tính chỉ số bụng/mông - Đo vòng bụng, vòng mông: Sử dụng thước dây mềm, không co giãn. Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 10 cm, vòng thước đo qua bụng bệnh nhân lấy kết quả vào điểm cuối của thì thở ra, số đo chính xác đến 0,1 cm. + Vòng bụng: Đo ngang qua rốn và điểmcong nhất của cột sống thắt lưng. + Vòng mông: Đo ngang qua 2 điểm nhô của hai mấu chuyển lớn. - Tính chỉ số B/M: B/M = Vòng bụng (cm) Vòng mông (cm) - Đánh giá phân loại béo trung tâm khi chỉ số B/M ở nam giới ≥ 0,9; ở nữ giới ≥ 0,8 [49]. * Đo huyết áp: Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản, đo huyết áp theo phương pháp Korotkoff [34]. Cách đo: Trước khi đo bệnh nhân được nghỉ 15 phút, không dùng các chất ảnh hưởng huyết áp như bia, rượu, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác, không sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp. Bệnh nhân cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để trên bàn ngang mức tim, thả lỏng tay và không nói chuyện khi đo. Quấn băng huyết áp sao cho mép dưới băng trên lằn khuỷu 3 cm, sau khi áp lực hơi trong băng cuốn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30 mmHg nữa và sau đó xả từ từ 2 mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korokoff để xác định huyết áp. Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VI và tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp dựa theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam năm 2008 : Huyết áp ≥ 140/90 mmHg [34].
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Bảng 2.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997 [34]. Mức độ Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) Bình thường < 130 < 85 Bình thường cao 130 - 139 85 - 89 Tăng huyết áp: Giai đoạn 1 (độ I) Giai đoạn 2 (độ II) Giai đoạn 3 (độ III) 140 - 159 160 - 179 ≥ 180 90 - 99 100 - 109 ≥ 110 2.5.2.Chẩn đoán các biến chứng của bệnh ĐTĐ: - Biến chứng tim mạch: Xác định thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim bằng lâm sàng, tiền sử bệnh nhân đã điều trị nhồi máu cơ tim và chụp mạch vành, kết quả điện tâm đồ [6],[31],[34]. + Thiếu máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực thường xuyên hoặc không thường xuyên. Điện tâm đồ có hình ảnh tổn thương cơ tim: Đoạn ST chênh, T dương cao đối xứng hoặc T dẹt/ âm [34]. + Nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực, khó thở hoặc không có triệu chứng. Điện tâm đồ có dạng QS, ST chênh, sóng vòm Pardee. Xét nghiệm enzym SGOT, CK - MB tăng cao [34]. + Suy tim: Bệnh nhân khó thở khi gắng sức hoặc thường xuyên, có các dấu hiệu biểu hiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Điện tâm đồ có hình ảnh dày thất trái [34]. + Xác định tăng huyết áp dựa vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo JNC VI. - Biến chứng thận: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm creatinin, ure máu, protein niệu. Bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu dương tính hoặc / và creatinin máu ≥ 120 µmol/l được chẩn đoán có biến chứng thận (dương tính khi protein niệu ở nồng độ > 300mg/l) [6].
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 - Biến chứng mắt: Được bác sỹ chuyên khoa khám chẩn đoán bằng khám thị lực, soi đáy mắt xác định các tổn thương. + Đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp là tổn thương ngoài võng mạc [34]. + Soi đáy mắt: hình ảnh đốm trắng, các vi phình mạch, xuất huyết, phù nề võng mạc, phù hoàng điểm, các tân mạch trước võng mạc, tân mạch trước điểm vàng, xuất tiết trong dịch kính, bong võng mạc co kéo là bệnh võng mạc đái tháo đường [34]. - Biến chứng thần kinh ngoại vi: Xác định bằng khám lâm sàng triệu chứng tê bì giảm cảm giác nông [31]. - Biến chứng hô hấp, da: dựa vào khám lâm sàng khám phát hiện phồng, rộp trợt loét trên da do đái tháo đường, chụp X. quang phát hiện nhiễm khuẩn hô hấp [6]. 2.5.3. Cận lâm sàng - Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm: + Máu: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói (cách bữa ăn 6 -8 giờ), ống thứ nhất lấy 5ml không chống đông ly tâm lấy huyết thanh làm các xét nghiệm sinh hóa, ống thứ 2 lấy 1ml có chống đông định lượng HbA1c. + Nước tiểu: Lấy vào buổi sáng, lấy nước tiểu giữa bãi. - Định lượng HbA1c bằng phương pháp đo độ đục miễn dịch trên máy Olympus AU 640 tại khoa sinh hóa bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. - Các xét nghiệm còn lại được tiến hành bằng phương pháp enzyme so màu trên máy sinh hóa phân tích tự động Olympus AU 640 tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Do bác sỹ chuyên khoa nhận định kết quả các thông số:
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 + Glucose máu lúc đói. + Ure, creatinin. + Định lượng các thành phần lipid máu: Cholesterol toàn phần (TC), triglycerid (TG), HDL-C, LDL-C. + Định lượng SGOT, SGPT, CK - MB - Xét nghiệm nước tiểu : Định lượng protein niệu. Trên máy xét nghiệm CLINITEK 500 do bác sỹ chuyên khoa đọc kết quả. Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 1 số chỉ số về kiểm soát người bệnh ĐTĐ theo WHO năm 2002 và khuyến cáo của Hội nội tiết đái tháo đường 2009 [6]. Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Glucose máu Lúc đói mmol/l 4,4 – 6,1 6,2 – 7,0 > 7,0 HbA1c % < 6,5 ≤ 7,5 > 7,5 BMI Kg/m2 18,5 – 23 18,5 – 23 ≥ 23 Cholesterol TP mmol/l < 4,5 4,5 - < 5,2 ≥ 5,2 HDL - C mmol/l > 1,1 ≥ 0,9 < 0,9 Triglycerid mmol/l 1,5 1,5 - ≤ 2,2 > 2,2 LDL - C mmol/l < 2,5 2,5 -  3,4 ≥ 3,4 2.5.4. Xác định cách sử dụng thuốc hạ glucose máu: - Đơn trị liệu: Bệnh nhân được điều trị bằng một trong các phác đồ sau + Diamicron MR 30 mg tùy từng bệnh nhân mà cho uống liều từ 1-4 viên/ngày uống một lần trước khi ăn. + Metformin 850mg liều từ 1- 3 viên/ngày chia làm 1-3 lần sau bữa ăn. + Insulin tùy từng bệnh nhân có thể tiêm 1-3 mũi/ngày.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 - Phối hợp thuốc: Bệnh nhân được sử dụng phối hợp insulin với ít nhất một thuốc uống hạ glucose máu hoặc phối hợp hai thuốc uống hạ glucose máu nói trên. Ngoài chế độ sử dụng thuốc bệnh nhân được tư vấn xây dựng về chế độ ăn kết hợp với chế độ luyện tập cụ thể. Việc lựa chọn phác đồ điều trị dựa vào tình trạng bệnh nhân, trình độ của bác sĩ, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ thống kê lại phác đồ và kết quả điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 2.6. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu bệnh án nghiên cứu. - Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe Nhật Bản. - Bàn cân của Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao. - Bơm, kim tiêm lấy máu, ống nghiệm. - Thước dây. - Máy ghi điện tim, chụp Xquang tim phổi. - Máy phân tích sinh hoá máu và nước tiểu. - Hóa chất làm xét nghiệm. 2.7. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm Epidata 3.1 và Stata 10.0. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc. - Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích nâng cao sức khoẻ, hạn chế sự xuất hiện và tiến triển của bệnh cho cộng đồng, không ảnh hưởng đến đạo đức nghiên cứu.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu. Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới Giới Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng số n % n % n % < 40 5 1,9 4 1,5 9 3,4 40 – 49 21 8,0 10 3,8 31 11,8 50 – 59 53 20,2 39 14,9 92 35,1 60 – 69 45 17,2 39 14,9 84 32,1 ≥ 70 22 8,4 24 9,2 46 17,6 Tổng 146 55,7 116 44,3 262 100 X ± SD 59,7 ± 10,9 p > 0,05 Nhận xét: Đối tượng mắc cao nhất là nhóm 50 - 59 tuổi chiếm 35,1%, nhóm tuổi 60-69 chiếm 32,1% . Đối tượng có tỷ lệ mắc thấp nhất là nhóm < 40 tuổi chiếm 3,4%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 59,7 ± 10,9. Tỷ lệ mắc ở nam là 55,7%, nữ là 44,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Nam Nữ 55,7% 44,3% Biểu đồ 1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số trƣờng hợp Tỷ lệ (%) Làm ruộng 128 48,9 Cán bộ hưu 55 20,9 Cán bộ 57 21,8 Khác (nội trợ, buôn bán) 22 8,4 Tổng 262 100 Nhận xét: Tỷ lệ mắc ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng cao nhất chiếm 48,9%. Tỷ lệ mắc thấp nhất ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp khác (nội trợ, buôn bán) chiếm 8,4%.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Làm ruộng Cán bộ hưu Cán bộ Khác 48,9% 8,4% 21,8 20,9% Biểu đồ 2. Phân bố đối tƣợng theo nghề nghiệp < 1 năm 1- 5 năm > 5 năm 40,8% 21,4% 37,8% Biểu đồ 3. Phân bố đối tƣợng theo thời gian phát hiện bệnh. Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng thấp nhất ở nhóm thời gian phát hiện dưới 1 năm chiếm 21,4%, nhóm có thời gian phát hiện trên 5 năm cao nhất chiếm 40,8%.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 3.2. Kết quả kiểm soát ĐTĐ điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng 3.3. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu. Triệu chứng Số trƣờng hợp (n = 262 ) Tỷ lệ (%) Ăn nhiều 130 49,6 Uống nhiều 109 41,6 Gầy sút cân 69 26,3 Đái nhiều 64 24,4 Có đủ 4 nhiều 44 16,8 Tê tay chân 13 5,0 Đau ngực 15 5,7 Mắt nhìn mờ 10 3,8 Mệt mỏi 126 48,0 Không triệu chứng 90 34,4 Nhận xét: Các triệu chứng cổ điển ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, đái nhiều gặp lần lượt là 49,6%, 41,6%, 26,3%, 24,4%. Có 44 bệnh nhân có đủ 4 triệu chứng cổ điển của đái tháo đường chiếm 16,8%. Nhóm đối tượng không biểu hiện triệu chứng chiếm tỷ lệ 34,4%.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Bảng 3.4. Chỉ số glucose máu trung bình theo nhóm tuổi ở đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Glucose máu trung bình (mmol/l) X ± SD < 40 (n = 9) 7,72 ± 3,65 40 – 49(n = 31) 7,65 ± 2,36 50 – 59 (n = 92) 7,86 ± 2,14 60 – 69 (n = 84) 7,76 ± 2,25  70 (n = 46) 8,75 ± 2,99 Nhận xét: Hàm lượng glucose máu trung bình đều cao hơn chỉ số bình thường, cao nhất ở các đối tượng trên 70 tuổi 8,75 ± 2,99 mmol/l, thấp nhất ở nhóm đối tượng 40 - 49 tuổi là 7,65 ± 2,36 mmol/l. Bảng 3.5. Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1c của đối tượng nghiên cứu . Chỉ số Mức độ Glucose (mmol/l) HbA1c (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Tốt 54 20,6 51 19,5 Chấp nhậm 72 27,5 66 25,2 Kém 136 51,9 145 55,3 Tổng số 262 100 262 100 X ± SD 7,96 ± 2,44 6,80 ± 0,87 Nhận xét: Kiểm soát glucose máu lúc đói mức tốt chỉ chiếm 20,6 % và mức kém 51,9%. Kiểm soát HbA1c mức tốt chiếm 19,5% và mức kém chiếm 55,3%.
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Bảng 3.6. Hàm lượng trung bình một số chỉ số sinh hóa Chỉ số X ± SD Cholesterol TP (mmol/l) 4,78 ± 2,69 Triglycerid (mmol/l) 1,97 ± 1,24 HDL - C (mmol/l) 1,18 ± 0,98 LDL - C (mmol/l) 2,95 ± 0,76 SGOT (U/l/370 C) 36,18 ± 18,51 SGPT (U/l/370 C) 41,35 ± 20,54 Creatinin (µmol/l) 70,25 ± 14,25 Nhận xét: Hàm lượng trung bình các chỉ số sinh hóa của nhóm nghiên cứu đều cao hơn bình thường nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Bảng 3.7. Mức độ sự kiểm soát các thành phần lipid Mức độ Chỉ số Tốt Chấp nhận Kém Tổng số n % n % n % n % Cholesterol(mmol/l) 69 26,4 85 32,4 108 41,2 262 100 Triglycerid(mmol/l) 67 25,6 76 29,0 119 45,4 262 100 HDL - C (mmol/l) 78 29,8 123 46,9 61 23,3 262 100 LDL - C (mmol/l) 65 24,8 122 46,6 75 28,6 262 100 Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát các thành phần lipid ở mức độ tốt không cao lần lượt là HDL-C 29,8%; cholesterol 26,4%; tryglycerid 25,6%; LDL-C 24,8%.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Bảng 3.8. Kiểm soát huyết áp ở đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân Phân loại huyết áp Số trƣờng hợp (n = 262) Tỷ lệ (%) Bình thường 115 43,9 Bình thường cao 58 22,1 Tăng huyết áp 89 34,0 Độ I 38 42,7 Độ II 40 44,9 Độ III 11 12,4 Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp ở các mức độ là 34%, trong tổng số đối tượng nghiên cứu trong đó gặp chủ yếu ở tăng huyết áp độ I và độ II. Bảng 3.9. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Có biến chứng Không biến chứng n % n % < 40 ( n = 9) 2 22,2 7 77,8 40 - 49 ( n = 31) 9 29,0 22 71,0 50 - 59 ( n = 92) 30 32,6 62 67,4 60 - 69 ( n = 84) 46 54,8 38 45,2 ≥ 70 ( n = 46) 33 71,7 13 28,3 Tổng số 120 45,8 142 54,2 Nhận xét: Tỷ lệ biến chứng tăng dần theo nhóm tuổi cao nhất ở nhóm trên 70 tuổi 71,7% , thấp nhất ở nhóm < 40 tuổi 22,2 %. Có 120 bệnh nhân mắc ít nhất một biến chứng chiếm 45,8%.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 Bảng 3.10. Một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh . Thời gian Biến chứng < 1 năm ( n = 56) 1 – 5 năm ( n = 99) > 5 năm ( n = 107) Tổng số ( n = 262) n % n % n % n % Tim mạch 5 8,9 14 14,1 30 28,0 49 18,7 Mắt 7 12,5 14 14,1 27 25,2 48 18,3 Thận 4 7,1 15 15,2 24 22,4 43 16,4 Thần kinh 5 8,9 11 11,1 15 14,0 31 11,8 Hô hấp 1 1,8 6 6,1 7 6,5 14 5,3 Da 2 3,6 3 3,0 9 8,4 14 5,3 ơNhận xét: Thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỷ lệ mắc biến chứng càng tăng, cao nhất là nhóm mắc trên 5 năm, thấp nhất ở nhóm mắc dưới 1 năm. Chiếm tỷ lệ cao nhất là biến chứng tim mạch 18,7%, rồi đến biến chứng mắt 18,3%, tổn thương thương thận chiếm 16,4%. Bảng 3.11. Sử dụng thuốc hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu. Cách sử dụng thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (%) Insulin 18 6,9 Metformin 42 16,0 Diamicron MR 45 17,2 Metformin + Diamicron 102 38,9 Metformin + Insulin 30 11,4 Diamicron MR + Insulin 25 9,6 Tổng 262 100 Nhận xét: Trong điều trị 262 bệnh nhân, thì có 105 (40,1%) trường hợp được áp dụng bằng 3 phác đồ đơn trị liệu và 157 (59,9%) trường hợp được áp dụng điều trị bằng 3 cách phối hợp thuốc. Trong 6 cách sử dụng thuốc, sử dụng cao nhất là nhóm điều trị phối hợp 2 thuốc uống chiếm tỷ lệ 38,9%. Các đối tượng đơn trị liệu bằng Insulin có tỷ lệ thấp nhất chiếm 6,9%.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả kiểm soát glucose máu. 44,4 0.0 55,6 22,5 41,9 35,6 18,5 31,5 50.0 23,8 23,8 52,4 13.0 21,7 65,3 0 10 20 30 40 50 60 70 < 40 (n = 9) 40-49 (n = 31) 50-59 (n = 92) 60-69 (n = 84) > 70 (n = 46) Tốt Chấp nhận Kém Biểu đồ 4. Các nhóm tuổi với mức độ kiểm soát glucose máu. Nhận xét: Kiểm soát glucose máu lúc đói tốt nhất là ở đối tượng dưới 40 tuổi 44,4%. Kiểm soát glucose máu lúc đói kém nhất ở đối tượng trên 70 tuổi 65,3%. Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nhóm tuổi đến mức độ kiểm soát HbA1c. Mức độ Nhóm tuổi Tốt Chấp nhận Kém n % n % n % < 40 ( n = 9) 3 33,3 1 11,1 5 55,6 40 – 49 ( n = 31) 7 22,6 10 32,3 14 45,1 50 – 59 ( n = 92) 16 17,4 26 28,3 50 54,3 60 – 69 ( n = 84) 19 22,6 20 23,8 45 53,6 ≥ 70 ( n = 46) 6 13,0 9 19,6 31 67,4 Tổng 51 19,5 66 25,2 145 55,3 Nhận xét: Kiểm soát HbA1c tốt nhất ở nhóm đối tượng dưới 40 tuổi 33,3%; kém nhất ở nhóm trên 70 tuổi 67,4%.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến kiểm soát glucose máu và HbA1c. Nghề nghiệp Chỉ số - Mức độ Làm ruộng (1) Cán bộ hưu (2) Cán bộ Khác p (1,2) n % n % n % n % glucose Tốt 14 10,9 20 36,4 15 26,3 5 22,7 < 0,05 Chấp nhận 30 23,5 18 32,7 20 35,1 4 18,2 > 0,05 Kém 84 65,6 17 30,9 22 38,6 13 59,1 < 0,05 HbA1c Tốt 8 6,3 23 41,8 16 28,1 4 18,2 < 0,05 Chấp nhận 29 22,6 12 21,8 19 33,3 6 27,3 > 0,05 Kém 91 71,1 20 36,4 22 38,6 12 54,5 < 0,05 Tổng 128 100 55 100 57 100 22 100 Nhận xét: Kiểm soát Glucose máu lúc đói kém nhất ở nhóm đối tượng làm ruộng 65,6%; tốt nhất ở nhóm cán bộ hưu 36,4 %. Kiểm soát HbA1c tốt nhất ở nhóm nghề nghiệp là các bộ hưu 41,8%, kém nhất ở nhóm làm ruộng 71,1 %. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời gian phát hiện bệnh đến kiểm soát glucose máu và HbA1c. Thời gian Chỉ số - mức độ < 1 năm (1) Từ 1 - 5 năm > 5 năm (2) p(1,2) n % n % n % Glucose Tốt 21 37,5 25 25,3 8 7,5 < 0,05 Chấp nhận 27 48,2 34 34,3 11 10,3 < 0,05 Kém 8 14,3 40 40,4 88 82,2 < 0,05 HbA1c Tốt 27 48,2 19 19,2 5 4,7 < 0,05 Chấp nhận 22 39,3 25 25,3 19 17,8 < 0,05 Kém 7 12,5 55 55,5 83 77,5 < 0,05 Tổng 56 100 99 100 107 100 Nhận xét: Thời gian mắc bệnh càng lâu kiểm soát glucose máu và HbA1c càng kém. Kiểm soát glucose mức tốt ở nhóm phát dưới 1 năm là 37,5%, nhóm phát hiện trên 5 năm là 7,5%. Kiểm soát HbA1c mức tốt nhóm phát hiện dưới 1 năm là 48,2%, nhóm phát hiện trên 5 năm là 4,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.15. Ảnh hưởng của huyết áp đến kiểm soát glucose máu và HbA1c. Huyết áp Chỉ số - mức độ Bìnhthường (1) Bình thường cao Tăng huyết áp (2) p(1,2) n % n % n % Glucose Tốt 32 27,8 15 25,9 7 7,9 < 0,05 Chấp nhận 47 40,9 12 20,7 13 14,6 < 0,05 Kém 36 31,3 31 53,4 69 77,5 < 0,05 HbA1c Tốt 29 25,2 17 29,3 5 5,6 < 0,05 Chấp nhận 44 38,3 12 20,7 10 11,2 < 0,05 Kém 42 36,5 29 50,0 74 83,2 < 0,05 Tổng 115 100 58 100 89 100 Nhận xét: Người tăng huyết áp có mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1c kém hơn so với người không tăng huyết áp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của BMI đến kiểm soát glucose máu và HbA1c. BMI Chỉ số - mức độ Gầy Bình thường (1) Thừa cân, béo phì (2) p(1,2) n % n % n % Glucose Tốt 0 0 52 26,7 2 3,7 < 0,05 Chấp nhận 2 15,4 64 32,8 6 11,1 < 0,05 Kém 11 84,6 79 40,5 46 85,2 < 0,05 HbA1c Tốt 2 15,4 45 23,1 4 7,4 < 0,05 Chấp nhận 4 30,8 57 29,2 5 9,3 < 0,05 Kém 7 53,8 93 47,7 45 83,3 < 0,05 Tổng 13 100 195 100 54 100 X ± SD 21,69 ± 2,25 Nhận xét: Kiểm soát glucose máu ở đối tượng có BMI bình thường tốt hơn người thừa cân béo phì. Kiểm soát HbA1c mức độ tốt ở người bệnh có chỉ số BMI bình thường là 23,1%, và chỉ số này ở người thừa cân, béo phì là 7,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.17. Chỉ số B/M ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát HbA1c. Mức độ B/M Tốt Chấp nhận Kém Tổng n % n % n % n % Bình thường 47 24,6 59 30,9 85 44,5 191 72,9 Béo trung tâm 4 5,6 7 9,9 60 84,5 71 27,1 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 X ± SD 0,83 ± 0,08 Nhận xét: Kiểmsoát HbA1c củanhómbéotrungtâmkémhơn ởnhómcó chỉsốB/Mbình thường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Bảng 3.18. Chuyển hóa lipid máu ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát HbA1c. Mức độ Lipid máu Tốt Chấp nhận Kém Tổng n % n % n % n % Không rối loạn 43 30,7 50 35,7 47 33,6 140 53,4 Có rối loạn 8 6,6 16 13,1 98 80,3 122 46,6 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ HbA1c ở mức tốt và chấp nhận ở nhóm không rối loạn lipid tăng hơn rõ rệt so với nhóm có rối loạn chuyển hóa lipid. Kiểm soát HbA1c mức tốt ở nhóm không rối loạn là 30,7% và chỉ số này ở nhóm có rối loạn lipid là 6,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.19. Chế độ ăn ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát HbA1c. Mức độ Chế độ ăn Tốt Chấp nhận Kém Tổng n % n % n % n % Tuân thủ 41 46,1 34 38,2 14 15,7 89 34,0 Không tuân thủ 10 5,8 32 18,5 131 75,7 173 66,0 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Nhóm tuân thủ chế độ ăn có kiểm soát HbA1c tốt hơn ở nhóm không tuân thủ chế độ ăn, với 46,1% mức tốt ở nhóm tuân thủ và 5,8% mức tốt ở nhóm không tuân thủ. Ngược lại kiểm soát HbA1c mức kém ở nhóm tuân thủ chế độ ăn là 15,7% thấp hơn mức kém ở nhóm không tuân thủ 75,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mức độ TDTT đến kiểm soát HbA1c. Mức độ TDTT Tốt Chấp nhận Kém n % n % n % TDTT Thường xuyên( n = 127) 46 36,2 59 46,5 22 17,3 Không tập ( n = 135) 5 3,7 7 5,2 123 91,1 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Người thường xuyên tập thể dục thể thao kiểm soát HbA1c mức tốt cao hơn chiếm 36,2%; mức tốt ở nhóm không tập là 3,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.21. Ảnh hưởng của một số thói quen đến kiểm soát HbA1c. Mức độ Thói quen Tốt Chấp nhận Kém n % n % n % Hút thuốc lá ( n = 38) 2 5,4 2 5,4 32 84,2 Uống rượu ( n = 33) 0 0 1 3,0 32 97,0 Nhận xét: Kiểm soát HbA1c ở nhóm đối tượng hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên đều rất kém. Nhóm hút thuốc lá kiểm soát HbA1c ở các mức độ là tốt 5,4%; chấp nhận 5,4% ; kém 84,2%. Nhóm thường xuyên uống rượu mức độ kiểm soát HbA1c các mức độ là tốt 0,0%; chấp nhận 3,0% và kém 97,0%.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 Bảng 3.22. Cách sử dụng thuốc và kiểm soát HbA1c. Mức độ Sử dụng thuốc Tốt Chấp nhận Kém n % n % n % Insulin ( n = 18) (1) 1 5,5 3 16,7 14 77,8 Metformin (n = 42) (2) 2 4,8 6 14,3 34 80,9 Diamicron (n = 45) (3) 2 4,4 7 15,6 36 80,0 Metformin+Diamicron (n=102) (4) 31 30,4 29 28,4 42 41,2 Metformin + Insulin (n = 30) (5) 7 23,3 9 30,0 14 46,7 Diamicron + Insulin (n = 25) (6) 8 32,0 12 48,0 5 20,0 p 1&5 < 0,05 2&4 < 0,05 3&6 < 0,05 Nhận xét: Các phác đồ điều trị phối hợp thuốc hạ glucose máu kiểm soát HbA1c tốt hơn ở các đối tượng điều trị bằng đơn trị liệu. Bảng 3.23. Mối liên quan giữa một số biến chứng và kiểm soát HbA1c. Mức độ Biến chứng Tốt Chấp nhận Kém n % n % n % Tim mạch (n = 49) 2 4,1 4 8,2 43 87,7 Thận (n = 43) 1 2,3 2 4,7 40 93,0 Mắt (n = 48) 2 4,2 3 6,3 43 89,5 Thần kinh (n = 31) 3 9,7 3 9,7 25 80,6 Nhận xét:. Ở nhóm mắc các biến chứng tim mạch, thận, mắt và thần kinh kiểm soát HbA1c mức kém đều rất cao.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 Chƣơng 4 BÀN LUẬN Đái tháo đường đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được coi là "kẻ giết người thầm lặng". Ngày nay tỷ lệ tử vong do những biến chứng cấp và mãn tính ở người bệnh đái tháo đường đã giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống của người bệnh đã phần nào được nâng cao. Đó là nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tích cực trong công tác kiểm soát người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh vẫn ngày càng gia tăng không chỉ ở các khu vực có điều kiện kinh tế phát triển và ngày càng có chiều hướng lan rộng về các vùng nông thôn. Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện phát triển về công nghiệp và dịch vụ do điều kiện địa lý thuận lợi vùng kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng thu hẹp thay vào đó là sự phát triển kinh tế công nghiệp và làng nghề, dịch vụ vì vậy với 10 huyện thị thành phố trên toàn tỉnh điều kiện kinh tế của người dân ngày càng phát triển, đi đôi với đó bệnh đái tháo đường cũng ngày càng tăng lên nhanh chóng, do đây là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn tỷ lệ biến chứng và chất lượng cuộc sống của người bệnh phụ thuộc vào sự kiểm soát glucose máu. Xuất phát từ những thực tiễn trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 262 bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết đái tháo đường - Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 4.1. Kết quả kiểm soát đái tháo đƣờng điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc - Tuổi mắc bệnh có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường hầu hết các nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng và tỷ lệ tăng nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 50 trở lên [58].
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,7 ± 10,9. Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 84,8%, trong đó nhiều nhất là nhóm tuổi 50 - 59 chiếm 35,1%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan [32] cho thấy tuổi trung bình là 59,63 ± 11,50. Viên Văn Đoan nghiên cứu tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai cho thấy tuổi trung bình là 56,7 ± 9,8 nhóm tuổi mắc nhiều nhất là nhóm 50 -60 tuổi chiếm 41,2% [12]. Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Thái Nguyên cho thấy nhóm tuổi mắc nhiều nhất 55 - 65 chiếm 35,8% [48]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà [15] cho thấy nhóm tuổi gặp nhiều nhất 50 - 59 chiếm 44,7%. Bế Thu Hà nghiên cứu tại Bắc Kạn [16] thấy tuổi 50 - 59 chiếm 70,4%. Nghiên cứu Nguyễn Văn Vy Hậu nghiên cứu tại Huế cho thấy độ tuổi trên 55 chiếm 80,92% [21], nghiên cứu của Trần Văn Lâm về bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn - Bắc Giang thấy tuổi 50 -59% chiếm 32,1% [33]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi về độ tuổi mắc bệnh hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên, và cùng chung nhận xét tuổi càng tăng tỷ lệ mắc càng cao và mắc nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 50 trở lên. Trong nghiên cứu của chúng tôi 2 nhóm tuổi mắc cao nhất là 50-59 chiếm 35,1% và 60-69 là 32,1% ,2 nhóm tuổi này mắc cao có lẽ là do đối tương nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là mắc đái tháo đường typ 2. - Giới: Nghiên cứu dịch tễ học về bệnh đái tháo đường đã được nhiều tác giả trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm, các nghiên cứu cũng đã thu được những kết quả khác nhau nhất định. Theo nghiên cứu của một số tác giả ở Mỹ tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ cao gấp 3-4 lần so với nam giới nhưng ở một số nước Châu Á như Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam cao hơn nữ [67]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương đối khác nhau về tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới. Trần Đức Thọ, Lê
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 Thị Thu Hà (1999) cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở nữ nhiều hơn nam rất nhiều (nữ trên 80%) [44]. Hoàng Trung Vinh (2006) cho thấy tỷ lệ nam chiếm 46,9% và nữ là 53,1% [51]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh (2011) cho kết quả nam chiếm 45,2% và nữ 54,8% [34]. Phạm Thị Hồng Hoa và cộng sự (2006) cho thấy tỷ lệ nữ 62,7% và nam là 37,3% [23] . Nghiên cứu của Tô Văn Hải, Lê Thu Hà (2006) cho thấy nam 30,3%, nữ 69,7% [20]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Hoài Anh (2003) tỷ lệ nam là 35,2%, nữ là 64,8% [2]. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam là 55,7%; nữ là 44,3%; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05; tỷ lệ mắc theo giới ở các nhóm tuổi cũng không có sự khác biệt. Có kết quả như vậy có thể là do ngẫu nhiên, mặt khác tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới còn phụ thuộc vào từng địa dư và thời gian nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu của các tác giả có sự khác nhau. - Nghề nghiệp: Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm nghề nghiệp làm ruộng chiếm 48,9%; cán bộ 21,8%; cán bộ hưu 20,9%; nghề nghiệp khác (nội trợ, giúp việc, tiểu thương) chiếm 8,4%. Kết quả nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn cho thấy bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng 50,3%; cán bộ 16,4%; cán bộ hưu 19,5% [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011) cho kết quả nghề nghiệp làm ruộng chiếm 57,2%; hưu trí là 32,2% [32]. Tác giả Trần Văn Lâm (2011) cho kết quả đối tượng làm ruộng chiếm 73,0% [33]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên, đối tượng có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo chúng tôi điều này cho thấy rằng trong những năm gần đây bệnh đái tháo đường không còn tập trung ở khu vực thành thị nữa mà ngày càng lan rộng ở các vùng nông thôn và ở người dân lao động làm ruộng thuần túy.
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 - Thời gian phát hiện bệnh: Do đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường typ 2 diễn biến âm ỉ nên thời gian phát hiện bệnh phụ thuộc vào mức độ chăm sóc y tế của từng cá nhân, nhiều bệnh nhân do khám bệnh tình cờ phát hiện đái tháo đường, vì thế thời gian phát hiện bệnh có thể chưa phản ánh đúng tuổi của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi xác định thời gian phát hiện bệnh của bệnh nhân đái tháo đường được tính bằng năm bắt đầu từ thời điểm được chẩn đoán xác định là bệnh nhân mắc đái tháo đường dựa theo tiêu chuẩn của ADA và WHO, và được nhân viên y tế chẩn đoán. Qua thống kê chúng tôi thấy thời gian phát hiện bệnh dưới 1 năm, từ 1 - 5 năm và trên 5 năm lần lượt là 21,4%; 37,8% và 40,8%. Nghiên cứu của Khăm Kheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh cho thấy thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm là 63,8%, dưới 1 năm là 29,2% [50]. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Giang cũng cho kết quả bệnh nhân có thời gian phát hiện từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 56%, Bế Thu Hà nghiên cứu tại Bắc Cạn cũng cho kết quả tỷ lệ mắc từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ 64,8% [14],[16]. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với các tác giả trên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, có lẽ là do các nghiên cứu trên được tiến hành ở thời điểm bắt đầu bùng phát đái tháo đường typ 2 tại Việt Nam. Ngày nay do công tác quản lý đái tháo đường ngày càng được ngành y tế và toàn xã hội quan tâm chú trọng chính vì vậy tuổi thọ của người bệnh đái tháo đường cũng ngày càng tăng lên song song so với tuổi đời. - Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng chính ở bệnh nhân đái tháo đường thường rất đa dạng, các triệu chứng cổ điển có thể gặp đầy đủ hoặc không đầy đủ trên cùng một bệnh nhân. Qua nghiên cứu 262 bệnh nhân chúng tôi thấy tần xuất xuất hiện các triệu chứng lần lượt là ăn nhiều 49,6%;
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 uống nhiều 41,6%; gầy nhiều 26,3% và đái nhiều 24,4%. Bệnh nhân có đầy đủ 4 triệu chứng cổ điển của đái tháo đường là 44/206 ( chiếm 16,8%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một số khác biệt so với các tác giả khác nghiên cứu của Khăm Pheng Phu Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006) cho kết quả uống nhiều 90,0%, đái nhiều 90,0%, ăn nhiều 78,4% [50]. Bế Thu Hà (2009) uống nhiều 76,1%, đái nhiều 75,4%, gầy sút cân 54,7%, ăn nhiều 41,5% [16]. Trần Văn Lâm nghiên cứu tại Bắc Giang (2011) cho kết quả uống nhiều 71,5%, gầy sút 67,2%, đái nhiều 65% [33]. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả các triệu chứng cổ điển thường chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân đái tháo đường [55],[56],[62]. Ở nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng kinh điển của đái tháo đường gặp với tỷ lệ thấp hơn so với các tác giả trên có lẽ là do mẫu của chúng tôi ở nhóm bệnh nhân ngoại trú đã được điều trị trên 3 tháng vì vậy phần nào các triệu chứng cổ điển của bệnh đái tháo đường đã được khống chế, đặc biệt trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng, sinh hoạt và đời sống của bệnh nhân hoàn toàn bình thường chiếm tỷ lệ 34,4% (90/262). Ngoài các triệu chứng kinh điển của đái tháo đường các triệu chứng khác cũng gặp ở bệnh nhân đái tháo đường đó có thể là triệu chứng kèm theo, triệu chứng riêng rẽ hoặc các triệu chứng biểu hiện của một biến chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng mệt mỏi thường gặp nhất chiếm 48,0%; đau ngực 5,7%; tê tay chân 5,0%; mắt nhìn mờ 3,8%, tuy nhiên các triệu chứng này thường không điển hình. - Hàm lượng HbA1C và glucose máu: HbA1C là xét nghiệm đánh giá việc kiểm soát đường huyết rất tin cậy. Hàm lượng HbA1C phản ánh rõ việc kiểm soát đường huyết trong 2 - 3 tháng trước khi làm xét nghiệm, xét nghiệm này đánh giá chính xác nhất kết quả điều trị đái tháo đường.
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 Nghiên cứu của chúng tôi thấy hàm lượng HbA1C trung bình ở 262 bệnh nhân là 6,8 ± 0,78, việc kiểm soát HbA1C ở các mức tốt, chấp nhận, kém lần lượt là 19,5%; 25,2% và 55,3%. Nghiên cứu của Đào Thị Dừa (2010) nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa trung ương Huế cho thấy hàm lượng HbA1c trung bình sau điều trị là 7,10 ± 0,78; kiểm soát HbA1c theo các mức độ là tốt 18,56%; chấp nhận 56,19%; kém 25,25% [10] và một số tác giả khác Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011) nghiên cứu 180 bệnh nhân tại bệnh viện A Thái Nguyên HbA1C trung bình là 6,93 ± 0,98, kiểm soát HbA1c ở các mức tốt, chấp nhận, kém lần lượt là 29,44%; 40,56%; 30,0% [32]. Nguyễn Ngọc Chất nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định mức độ kiểm soát HbA1c là tốt 31,6%; chấp nhận 35,4% và kém là 33,0% [8]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với các tác giả trên có lẽ là do các đối tương của chúng tôi chiếm tỷ lệ đa số có nghề nghiệp làm ruộng mức độ tuân thủ chế độ ăn, chế độ điều trị kém hơn các đối tượng có nghề nghiệp khác vì vậy kiểm soát HbA1c trong nghiên cứu của chúng tôi kém hơn. Bên cạnh xét nghiệm HbA1C chúng tôi làm xét nghiệm glucose máu lúc đói và kết quả cho thấy hàm lượng trung bình của 262 bệnh nhân là 7,96 ± 2,44; cao nhất là ở nhóm tuổi trên 70 là 8,75 ± 2,99, có lẽ đây là lứa tuổi ít vận động thể lực và mức độ tuân thủ chế độ ăn, chế độ điều trị là kém nhất so với các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ bệnh nhân có các mức kiểm soát glucose máu tốt, chấp nhận, kém lần lượt là 20,6%; 27,5%; 51,9%. Nghiên cứu của Bế Thu Hà tại Bắc cạn cho kết quả kiểm soát glucose máu các mức độ là tốt 23,9%; chấp nhận 21,4% và kém là 54,7%. Nguyễn Thị Ngọc Lan nghiên cứu tại Thái Nguyên cho kết quả kiểm soát glucose máu
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 ở các mức độ tốt, chấp nhận, kém lần lượt là 14,44%; 17,78%; 67,78% [16],[32]. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và đặc điểm chung đều là kiểm soát glucose máu ở mức kém đều rất cao. - Rối loạn lipid máu: Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng biến đổi hàm lượng các thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch làm gia tăng nguy cơ biến chứng. Đái tháo đường đi kèm với biến đổi nồng độ các thành phần lipid và lipoprotein máu cũng như rối loạn về chất lượng các lipoprotein, đây cũng là yếu tố chính gây xơ vữa động mạch. Tình trạng kháng insulin là cơ chế chính đưa đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi bật là tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid, tăng LDL-C và giảm HDL-C [6]. Nghiên cứu của các tác giả Tô Văn Hải, Lê Thu Hà tại bệnh viên Thanh Nhàn cho kết quả 75,1% tổng số bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn lipid [20]. Trần Vĩnh Thủy tại Thái Nguyên cho kết quả tỷ lệ rối loạn lipid là tăng cholesterol toàn phần 79,5%; tăng triglycerid là 74,4%; tăng LDL-C là 53,8%; giảm HDL-C chiếm 35,9% [47]. Nghiên cứu của Phạm Hoài Anh cho kết quả tăng cholesterol là 40,74%; tăng triglycerid là 50,0%; tăng LDL-C chiếm 38,89%; giảm HDL-C là 53,70% [2]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và Nguyễn Thị Phúc tỷ lệ bệnh nhân tăng Cholesterol chiếm 41,67%, tăng Triglycerid 38,89%; tăng LDL-C chiếm 25% và giảm HDL-C chiếm 26,39% [19]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Khang tại bệnh viện C Thái Nguyên cho thấy kết quả bệnh lý là Cholesterol tăng 67,2%, tăng triglycerid 59,0%, HDL-C 36,9%, LDL-C 52,5%[28]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 122/262 (46,6%) bệnh nhân rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid, tỷ lệ kiểm soát kém ở các thông số lần lượt là Triglycerid 45,4%, Cholesterol 41,2%, LDL-C 28,6% và HDL-C là 23,3%.