SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________
***_____________
PHẠM THỊ PHƢƠNG
STRESS CỦA GIÁO VIÊN
TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC
01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________
***_____________
PHẠM THỊ PHƢƠNG
STRESS CỦA GIÁO VIÊN
TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60.31.04.01
01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Mai
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Stress của giáo viên trường mầm non tư
thục” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả nghiên cứu đề
tài đưa ra đều dựa trên thực tế điều tra và chưa từng được ai công bố.
Nếu những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Hà Nội, Tháng 6/2016
Tác giả
Phạm Thị Phương
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Như Mai đã tận
tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý trường Đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã tham gia giảng dạy và cho em những ý kiến
góp ý quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các giáo viên mầm non tư thực, ban giám hiệu/ quản
lý trường ở 10 trường trên địa bàn Hà Nội và quý phụ huynh đã hợp tác, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận được những sự nhận xét và góp ý của các thầy cô, bạn
bè đồng nghiệp để để tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 6/2016
Tác giả
Phạm Thị Phương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STRESS, STRESS TRONG CÔNG VIỆC
CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC..........................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài..................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu stress trong nước. ..................................................12
1.2. Lí luận về stress trong công việc của giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục...16
1.2.1. Khái niệm “Stress”.................................................................................16
1.2.2 Khái niệm “Giáo viên trường mầm non tư thục”..................................19
1.2.3 Stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục. ...........25
1.2.4. Mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm
non tư thục .......................................................................................................26
1.2.5. Tác nhân stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư
thục. ..................................................................................................................34
1.2.6. Cách ứng phó với stress trong công việc của Giáo viên trường mầm
non tư thục .......................................................................................................37
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................39
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................41
2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu.................................................41
2.1.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu ....................................................41
2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...............................................................46
2.2. Tiến trình thực hiện ..................................................................................................47
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................48
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. .........................................................48
2.3.2. Phương pháp quan sát...........................................................................49
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp ...................................................49
2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................49
2.3.5 Phương pháp phỏng vấn.........................................................................51
2.3.6 Phương pháp trắc nghiệm ......................................................................52
2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (SPSS 16.0) .........53
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................54
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..........................................55
3.1 Thực trạng mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trƣờng
mầm non tƣ thục...............................................................................................................55
3.1.1 Mức độ stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư
thục....................................................................................................... 55
3.1.2 Biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư
thục. ..................................................................................................................56
3.2. Thực trạng mức độ và biểu hiện stress của giáo viên trƣờng mầm non tƣ
thục. .....................................................................................................................................66
3.2.1. Mức độ stress của giáo viên trường mầm non tư thục.........................66
3.2.2. Biểu hiện stress của Giáo viên trường mầm non tư thục. ...................67
3.3. Mối tƣơng quan giữa stress trong công việc và stress chung. ..........................71
3.4 .Những tác nhân dẫn đến stress trong công việc của GV trƣờng MNTT.......77
3.5. Cách thức ứng phó với stress của GVMNTT......................................................91
3.6. Biện pháp ứng phó stress trong công việc của giáo viên trƣờng MNTT. ......95
3.6.1. Ý kiến của giáo viên mầm non tư thục nhằm hạn chế stress trong công
việc. ...................................................................................................................95
3.6.2 Đề xuất biện pháp tăng khả năng ứng phó stress trong công việc của
GVMNTT..........................................................................................................99
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107
PHỤ LỤC...............................................................................................................110
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm lớp học.....................................................................................42
Bảng 2.2: Mức lương và trình độ học vấn của GV Trường MNTT..........................43
Bảng 2.3: Tuổi đời và số năm kinh nghiệm làm việc của GVMNTT.......................45
Bảng 3.1: Đánh giá mối quan hệ cá nhân trong lao động.........................................57
Bảng 3.2: Đánh giá về sức khỏe trong nghề nghiệp .................................................59
Bảng 3.3: Đánh giá về hứng thú trong nghề nghiệp .................................................61
Bảng 3.4: Mức độ tương quan...................................................................................62
Bảng 3.5: Biểu hiện stress của GVMNTT ................................................................67
Bảng 3.6: Nhận thức của GV trường MNTT về tác nhân dẫn đến stress trong công
việc ............................................................................................................................78
Bảng 3.7: Cách ứng phó stress của GVMNTT .........................................................92
Bảng 3.8: Ý kiến của GV về các biện pháp giảm mức độ stress của GVMNTT .....96
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ stress nghề nghiệp của GVMNTT ..........................................56
Biểu đồ 3.2: Dự định chuyển công việc....................................................................62
Biểu đồ 3.3: Mức độ stress của giáo viên trường mầm non tư thục .........................66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
GV
GVMN
MNTT
MNCL
BGD
ĐTB
SD
SL
%
Giáo viên
Giáo viên mầm non
Mầm non tư thục
Mầm non công lập
Bộ giáo dục
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Số lượng
Tỉ lệ phần trăm
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Cuộc sống hiện đại ngày nay với một loạt các vấn đề về môi trường, khí hậu,
sức khỏe, thực phẩm,…và đặc biệt là áp lực công việc, dẫn đến con người dễ bị lo
âu, căng thẳng. Stress được xem là một hội chứng của thế giới hiện đại. Theo thống
kê năm 2011 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết: khoảng 20% dân số thế
giới bị căng thẳng quá mức trong công việc. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu, tỷ
lệ bình quân người bị stress trên cả nước là hơn 52%. Đặc biệt tại các khu công
nghiệp, 71% công nhân có biểu hiện stress.
Stress là một trạng thái tâm sinh lý được nảy sinh khi các kích thích tác động
quá mức (vượt ngưỡng giới hạn cho phép) chịu đựng của cá nhân dẫn đến thay đổi
về nhận thức, thái độ, hành vi. Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù riêng, và tiềm
ẩn những nguy cơ stress trong công việc. Nhưng có những ngành nghề có nhiều áp
lực dễ làm cho người lao động stress, một trong những nghành nghề đó là công việc
của giáo viên mầm non.
Nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Sau khi được đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, sinh viên có
được những tri thức và kỹ năng nhất định để có thể trở thành giáo viên và có thể tham
gia vào giáo dục trẻ em ở độ tuổi mầm non (từ 0- 6 tuổi). Ngoài việc giáo dục học sinh
những kỹ năng cần thiết, những kiến thức nền tảng cho việc học ở các cấp bậc học tiếp
theo, giáo viên mầm non còn thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục
như ăn, ngủ, vệ sinh,… phải xử lý những tình huống bất ngờ như trẻ khóc, trẻ nôn ọe,
trẻ đánh bạn, trẻ nuốt những vật lạ,… Nhưng không phải một cô phụ trách một trẻ, mà
một cô sẽ phải chăm sóc dạy dỗ cho nhiều trẻ trong lớp học. Khối lượng công việc
nhiều và liên tục, cộng với những yếu tố về điều kiện làm việc, lương thấp, áp lực từ
phía nhà trường, và phụ huynh dẫn đến nguy cơ stress trong công việc của giáo viên
mầm non. Đặc biệt là với các giáo viên trường mầm non tư thục thì mức thu nhập của
giáo viên không ổn định, tùy thuộc vào chất lượng của nhà trường và chất lượng làm
việc của giáo viên, họ ít được hưởng những chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước,
2
nhiều cô giáo phải làm công việc chăm sóc cho trẻ dưới 3 tuổi như bảo mẫu thì áp lực
càng nhiều hơn. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang nói đến nhiều về phẩm chất,
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, khi hàng loạt những vụ việc giáo viên
mần non, bảo mẫu đánh đập bạo hành học sinh, để lại những hậu quả đáng tiếc cho các
em và gia đình các em. Và hàng loạt những sai phạm trong việc quản lý và giáo dục ở
nhiều cơ sở mầm non đã được phát hiện. Những vụ việc đó đã được pháp luật xử lý
nhưng dường như dư luận xã hội vẫn luôn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về phẩm chất
của giáo viên mầm non hiện nay. Nghề giáo viên luôn được xã hội coi trọng “Nghề cao
quý trong những nghề cao quý”, nhưng nghề giáo viên mầm non chưa thực sự được coi
trọng và đánh giá đúng vai trò. Đó là những tác nhân cơ bản trong nhiều tác nhân dẫn
đến tình trạng stress trong công việc của giáo viên mầm non. Vậy thực sự mức độ, tác
nhân gây ra stress trong công việc hiện nay của giáo viên mầm non là những tác nhân
nào? Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Stress của giáo viên trường mầm non tư
thục” được lựa chọn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số biện pháp tăng khả năng ứng
phó stress và một số kiến nghị nhằm nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng
cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ stress, stress trong công việc và tác nhân dẫn đến stress trong
công việc của giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ
sở đó đề xuất một số biện pháp tăng khả năng ứng phó và kiến nghị nhằm hạn chế
những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường
mầm non tư thục.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu stress trong công việc của
giáo viên mầm non tư thục, đánh giá mức độ stress và chỉ ra tác nhân gây ra stress
trong công việc.
- Khách thể nghiên cứu: 140 giáo viên mầm non của 10 trường mầm non tư
thục.
- Địa bàn nghiên cứu: địa bàn thành phố Hà Nội.
3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và tác nhân gây stress trong công việc của giáo viên trường mầm
non tư thục.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận.
- Tổng quan tài liệu về vấn đề stress trong công việc của giáo viên mầm non.
- Làm rõ những khái niệm cơ bản: stress, stress trong công việc, giáo viên
mầm non tư thục, stress trong công việc của giáo viên trường mần non tư thục.
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Đánh giá mức độ stress trong công việc của giáo viên mầm non ở một số
trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích tác nhân dẫn đến stress trong công việc của giáo viên ở một số
trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp tăng khả năng ứng phó stress và một số kiến nghị
nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo
viên ở trường mầm non tư thục.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục chủ yếu ở mức
độ trung bình và do nhiều tác nhân gây ra: khối lượng công việc nhiều, thời gian
dài, áp lực từ nhà trường và phụ huynh,… Tác nhân chính là do áp lực từ phía phụ
huynh.
- Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như: Giữ thái độ tích cực trong
công việc, xây dựng mối quan hệ tốt với trẻ, với đồng nghiệp, với lãnh đạo và phụ
huynh, xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả, cân bằng và thư giãn, để tăng khả
năng ứng phó với stress.
4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2 Phương pháp quan sát
7.3 Phương pháp mô tả chân dung tâm lý
7.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.5 Phương pháp phỏng vấn
7.6 Phương pháp trắc nghiệm
7.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: SPSS 16.0
5
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STRESS, STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA
GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài
Nghiên cứu dƣới góc độ y sinh học
Hướng nghiên cứu này thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh lý
học và y học. Trong lĩnh vực y học hiện đại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
mối liên quan giữa stress và bệnh tật con người.
Tác giả Claude Bernard (1850) đã cho rằng “Những thay đổi của môi trường
bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và làm cân bằng những
thay đổi đó”. Theo ông, chính hệ thần kinh đảm bảo chức năng điều tiết bằng cách sắp
đặt và làm hài hòa hoạt động các yếu tố của cơ thể và chỉ có con người mới có hệ thần
kinh đủ khả năng điều tiết làm cho cơ thể lấy lại cân bằng. Phát hiện của Claude
Bernard khai phá lịch sử nghiên cứu hiện đại về khả năng tự điều chỉnh để thích nghi
của cơ thể con người. Walter Cannon nhà sinh lý học người Mỹ lần đầu tiên đã mô tả
một cách khoa học về phản ứng của con người và con vật trước các tình huống nguy
hiểm trong tác phẩm nổi tiếng “Sự khôn ngoan của cơ thể” (Xuất bản tại New York
năm 1933) ông gọi đáp ứng này của cơ thể với stress là đáp ứng kép “chống trả hoặc
bỏ chạy” (fight or flight), ông đề xuất thuật ngữ “Homeostasie” nghĩa là “Cân bằng nội
môi” để mô tả những trạng thái phức hợp cân bằng sinh lý mà ông nhận thấy chủ yếu
khi thay đổi nồng độ các chất có trong máu như: nước, natri, đường, đạm, mỡ,…Trên
cơ sở sự điều tiết của hệ thần kinh thực vật và lõi thượng thận (catecholamine gồm hai
chất adrenalin do lõi thượng thận và noadrenalin do thần kinh thực vật tiết ra), phản
ứng này là phản ứng cấp thời. I.P.Plavov (1932) cũng đã nêu ra đặc tính chung của khái
niệm này: “… Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh, là một hệ thống tự điều chỉnh bản
thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự duy trì bản thân, tự hiểu chỉnh bản thân, tự cân
bằng bản thân và thậm chí tự hoàn thiện bản thân. Năm 1935 ông đi sâu nghiên cứu sự
cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các tình huống khó khăn,
6
như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ. Ông cũng mô tả các nhân tố cảm xúc trong
quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh khi cơ
thể đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Năm 1936 một nhà khoa học khác đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu stress
dựa trên những phát hiện của W.B Cannon và kế thừa những nhiên cứu của Claude
Bernard, đó là Hans Selye tiến sỹ y khoa người Canada gốc Áo. Ông mô tả stress theo
thuật ngữ “Hội chứng thích nghi chung”, ông nhận thấy bên cạnh những phản ứng đặc
trưng do các yếu tố bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn có những phản ứng chung
nhất. Phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể được gọi bằng thuật ngữ “stress”).
Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh học, nên dùng là “hội chứng”, sau đó nó được
hiệu là “Hội chứng thích nghi chung” (General adaptation syndrome) và thường được
viết tắc là G.A.S, hiểu là phản ứng nhằm giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường
luôn thay đổi. Đâu là quá trình diễn ra qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: Báo động, thích
nghi, và suy kiệt.
Năm 1956 thuật ngữ “Stress” được biết đến một cách rộng rãi khi ông cho xuất
bản cuốn sách “The stress of life”. Hans Selye đã đóng góp ba thuật ngữ quan trọng đó
là stress tích cực, trung tính và có hại. Ông cho rằng không phải tất cả các stress đều có
hại.
Năm 1972, Viện sỹ V. V Parin đã đưa nhận xét “Khái niệm stress của H. Selye
đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa trị và phòng ngừa hàng loạt bệnh. Quan điểm của
ông lúc đầu gặp không ít sự phản đối bấy giờ đã nhận được sự phổ biến rộng khắp.
Nói một cách tổng quát, học thuyết của nhà bác học Canada nổi tiếng H. Selye có thể
coi là hệ thống luận điểm cơ bản, nền móng cho sự phát triển của khoa học, y học hiện
đại” [14; tr.9].
Học thuyết của H. Selye đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác
nhau vào nghiên cứu stress. Các biểu hiện tâm lý của “hội chứng” mà H. Selye mô tả
được đặt tên là “stress cảm xúc”. Thuật ngữ được làm sáng rõ, nên dẫn đến hai hướng
nghiên cứu cơ bản kết hợp: Một là, nghiên cứu stress dưới góc độ y sinh học. Hai là,
nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học.
7
Sự điều tiết phó giao cảm vượt trội làm giảm sút khả năng thích nghi. V.I.
Rôgiơđêxtơvenxcaia (1980) với cộng sự qua thực nghiệm đã nhận xét rằng: khả năng
làm việc giảm sút khi có stress do mệt mỏi nảy sinh ở những người có hệ thần kinh yếu
sớm hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Nhưng tác giả cũng cho rằng, khả năng
làm việc khi có stress không phụ thuộc một cách tuyệt đối vào độ mạnh của hệ thần
kinh. Những người có hệ thần kinh mạnh có thể bị stress mạnh hơn, trong những
trường hợp tác nhân gây stress là những tín hiệu đơn điệu và kéo dài. Nhưng ở những
người hệ thần kinh yếu bị stress do các tác động đơn điệu kéo dài lại có xác suất nhỏ
hơn. V.X.Meclin (1918) đã nhận xét rằng những người có hệ thần kinh yếu có độ nhạy
cảm tri giác lớn hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Điều đó cho phép ông chỉ ra
những khác biệt của stress ở từng cá nhân không chỉ phụ thuộc vào độ mạnh, yếu của
các quá trình thần kinh, mà còn phụ thuộc vào một loạt thuộc tính khác của hệ thần
kinh và của các quá trình tâm lý.
Các tác giả E. Johnson, S. Smith, T. J. Myers cùng nhiều tác giác khác đi tìm
sự liên quan giữa điện não đồ với stress và đã phát hiện có nhiều cơ chế thay đổi
hoạt tính điện nhịp của não ở những giai đoạn khác nhau của stress, cũng như có sự
thay đổi khác nhau của điện não đồ của từng cá nhân trong những điều kiện gây
stress. Tác giả I.A.Raykôvski (1979) cùng một loạt các tác giả khác đã chỉ ra mối
tương quan giữa các thông số sinh lý (điện não đồ, điện tâm đồ, phản ứng điện da,
hàm lượng catecholamine, coricosteroit trong máu và trong nước tiểu), các thông số
biểu thị các quá trình tâm lý và các phản ứng cảm xúc. Trên cơ sở các mối tương
quan ấy người ta đưa ra các thông số tổng hợp biểu thị những đặc điểm và độ sâu
của trạng thái stress của con người. S.P.Kôrôlenkô (1978) cho rằng nghiên cứu
stresss lâu dài cho thấy chủ yếu không phải là mức độ thích nghi sinh lý, mà là mức
độ thích nghi tâm lý mới là thông số nhạy nhất, biểu thị trạng thái thể chất và trạng
thái tinh thần của con người. Chúng tôi cho rằng đây là nhận định rất quan trọng nói
lên vai trò của yếu tố tâm lý trong các tình huống xuất hiện nhân tố gây stress.
Những công trình rộng lớn nghiên cứu các thông số sinh hóa của stress được
tiến hành trong phòng thực nghiệm của M. Phrankenhoide đã đi đến kết luận rằng:
Hiệu quả của các yếu tố tâm lý xã hội gây ra ở hệ thống giao cảm là do sự đánh giá
8
của con người về sự cân đối giữa một bên là độ gay gắt của tình huống stress và bên
kia là khả năng của từng người đối phó với các nhân tố gây stress. Tác giả M.Ferreri
trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý y học thuộc viên Saint – Antoine, (Pari, Pháp), với
tác phẩm “Stress từ bệnh và biểu hiện lâm sàng của các rối loạn do stress” là rất đa
dạng và phức tạp. Tác phẩm đã trình bày một cách nhanh gọn và rõ ràng các phản
ứng thích nghi bình thường, phản ứng thích nghi bệnh lý, sự tham gia của nhân
cách, môi trường và nghề nghiệp vào phản ứng stress. Các phản ứng thần kinh thể
dịch và các biểu hiện rối loạn do stress.
Những nghiên cứu trên chứng tỏ rằng những biểu hiện tâm lý của stress được
phản ánh trong những thay đổi của các chức năng sinh lý là tất yếu, vì các chức
năng sinh lý là cơ sở của các chức năng tâm lý. Sự tồn tại của mối tương quan đó
cho phép sử dụng các thông số của sự thay đổi (có tính chất stress) của các chức
năng sinh lý làm thông số cho stress tâm lý. Đồng thời mối tương quan này hoàn
toàn không phải là trọn vẹn và không phải với tất cả mọi biểu hiện tâm lý của stress
đều có thể tìm thấy những thay đổi sinh lý liên quan với chúng.
Nghiên cứu stress trên góc độ tâm lý học
Những tài liệu nghiên cứu về stress được công bố trước đây phần lớn thuộc
lĩnh vực sinh lý học và y học. Mặc dù vấn đề tâm lý có được đề cập trong quá trình
nghiên cứu về stress, tuy nhiên mãi đến giữa thế kỉ XX, những tư tưởng này mới
được phát triển mạnh mẽ.
R.Yerkes và J.Dodson là hai nhà khoa học Mỹ, năm 1908 qua thực nghiệm
đã chỉ ra rằng sự tăng cường độ làm việc của hệ thần kinh đến mức độ nhất định thì
hiệu quả hoạt động tăng lên. Song nếu hệ thần kinh tiếp tục hoạt động tăng lên thì
các thông số của hoạt động lao động hạ thấp, nhất là đối với hoạt động phức tạp.
Đây là một kết luận quan trọng gúp cho các nhà quản lý có biện pháp tác động đúng
mức nhằm tăng năng suất lao động cho công nhân và lập kế hoạch hoạt động của họ
cho phù hợp.
Nhà phân tâm học S.Freud cho rằng các rối loạn cơ thể chỉ là sự thể hiện
biểu trưng (symbol) của những xung đột nội tâm bị đè nén, ức chế. Mặc dù S.Freud
9
(1910) đã cự tuyệt việc tuyệt đối hóa vai trò ưu thế của tâm lý đối với cơ thể song
điều này đã không ngăn cản được nhiều tác giả khác lí giải bệnh cơ thể theo Phân
tâm. Họ cho rằng cũng như rối loạn tâm căn, tất cả các triệu chứng cơ thể chỉ là
phương thức dung hòa để giải tỏa năng lượng Libido. Các dạng co giật của vận
động cơ thể chỉ là sự né tránh căng thẳng của tính dục; các bệnh đường hô hấp là sự
thể hiện quay trở lại thời kì nằm trong bụng mẹ, khi mà hệ hô hấp chưa hoạt động…
Trên cơ sở lý thuyết phân tâm, Alexander (1950) cho rằng các yếu tố tâm lý
và cụ thể là sự xung đột tâm lý đóng vai trò quan trọng trong 7 bệnh thực thể: loét
dạ dày – tá tràng; viêm đại tràng; viêm ruột non cục bộ; cao huyết áp vô căn; viên
khớp dạng thấp và hen phế quản. Luận điểm về cơ chế bệnh tâm – thể của
Alexander được nhiều người chú ý. Dunbar (1954) cho rằng: những người cùng bị
một loại bệnh thường có cùng một kiểu (profile) nhân cách. Theo bà, có 8 loại bệnh
phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhân cách hơn so với các bệnh khác, ví dụ như viêm
khớp dạng thấp, tiểu đường, huyết áp cao, loạn nhịp tim… Cho đến nay vẫn có
nhiều nghiên cứu sử dụng tư tưởng của Dunbar về kiểu nhân cách làm cơ sở. Quan
niệm hiện hành về kiểu nhân cách A và B là một ví dụ.
Engel (1954) đã phát hiện chi tiết khái niệm căn nguyên đa yếu tố. Đến năm
1977 ông thiết lập mô hình tâm – sinh – xã hội (biopsychosocial) của bệnh. Theo
quan điểm này, việc tìm kiếm và giải thích nguyên nhân của bệnh không nên thuần
túy theo một yếu tố nào mà là sự kết hợp của các yếu tố về cơ thể, tâm lý và xã hội.
[24, tr.379].
Tác giả P.V.Ximonov (1964, 1970, 1972, 1975) với học thuyết “Phản ánh”
đã kết luận rằng “Cảm xúc là do sự tác động qua lại giữa nhu cầu và khả năng đạt
mục tiêu”. Theo ông, một cảm xúc tiêu cực nảy sinh như là kết quả của sự thiếu hụt
thông tin thực tiễn cho hành động thích nghi và hàng động thỏa mãn. Như vậy việc
giải quyết stress cảm xúc qua thuật ngữ của ông là kết quả của thông tin đáng tin
cậy về hành động dựa trên thông tin đó. [3, tr.64]. Đây là lý thuyết thông tin về cảm
xúc, chỉ ra nguyên nhân quan trọng gây ra stress là sự thiếu hụt thông tin, vì thế có
thể làm giảm stress cho con người nói chung.
10
Nhiều tác giả trong đó có H.L.Winlensky và B.Gardell (1979) đã phát hiện ra
rằng dystress nảy sinh trong thời gian làm việc có ảnh hưởng lan sang thời gian
ngoài giờ làm việc và khó bù đắp trong những giờ nghỉ ngơi. Vì vậy các nhà nghiên
cứu cho rằng ngăn ngừa sự nảy sinh dystress trong thời gian làm việc thì hiệu quả
hơn là tìm cách tháo gỡ nó trong thời gian nghỉ ngơi. Nhiều công trình nghiên cứu
sự khác nhau về stress của từng cá nhân, do nhu cầu liệu pháp tâm lý tinh thần. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có người dễ bị dystress, còn một số người khác thì khó
mắc phải hơn. Có người xu hướng ứng xử chủ động, có người có xu hướng ứng xử
thụ động khi stress. Các nghiên cứu này cho thấy trong cùng một yếu tố gây stress
có thể có những phản ứng tâm thể khác nhau tùy từng cá nhân. H.Selye cho rằng, đó
là sự khác nhau ở mỗi người về sinh sản hormone khi có stress. Đây mới chỉ là nhận
định đứng trên góc độ của những nghiên cứu về nội tiết học. Đồng thời bốn kiểu
thần kinh của I.P.Pavlov cũng có ý nghĩa rất cơ bản trong vấn đề xem xét đặc điểm
cá nhân vừa do di truyền vừa do tập nhiễm và giáo dục, cho nên các biện pháp giải
quyết phải bao gồm cả công tác tuyển chọn, cả đào tạo và sử dụng con người.
Thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trong tác phẩm nổi tiếng “Cú sốc tương lai” nhà
tương lai học Hoa Kỳ Alvin Tofler đã khẳng định: Trong xã hội hiện đại tác động
của sự thay đổi dẫn đến cá nhân bị kích thích quá độ, giác quan bị tấn công do
lượng kích thích quá tải dẫn đến stress là cú sốc tương lai – chiều tâm lý. Đây chính
là lời cảnh báo của tác giả với loài người về mặt trái của xã hội văn minh. Đặc biệt
là nền văn minh hiện nay, mà Alvin Tofler gọi là làn sóng thứ 3 – văn minh sinh
học và tin học, kế thừa văn minh công nghiệp. Tác giả cũng có nhiều tiên đoán khác
về tương lai – việc thích ứng với những phát kiến nhảy vọt của khoa học kỹ thuật
công nghệ của con người gặp nhiều khó khăn. Với tác phẩm “Quẳng gánh lo đi mà
vui sống” tác giả Dale Carnegie đã nêu lên 30 phương pháp quan trọng để đương
đầu với stress – hiện tượng phổ biến trong xã hội văn minh. Đây là một tác phẩm có
ý nghĩa thực tiễn, giúp cho con người hiện đại học cách sống chung với stress.
Cuộc sống hiện đại, sự phát triển của nền kinh tế - thị trường với nhiều áp
lực từ công việc hàng ngày. Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu stress trong nghề
11
nghiệp, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý. Tác giả
G.Morgan trong tác phẩm “Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ” đã chỉ rõ
nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng của stress ở giảng viên đối với sức khỏe của họ.
Ông khẳng định: “Các bệnh động mạch vành thường gọi là các bệnh khai tử các
nhà quản lý trong xã hội hiện đại”. John Locket với tác phẩm “Bí quyết thành công
trong quản lý” đã nêu lên sáu nguyên nhân căng thẳng cho giảng viên là: lao động,
quan hệ với người khác, thời gian, môi trường, các vấn đề gia đình và tính cách cá
nhân. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những gợi ý về cách loại bỏ dystress.
Dưới góc độ Tâm lý học, stress là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc. Trong
trường hợp stress kéo dài, cường độ thấp, nó có thể được xem như là một trong
những biểu hiện của tâm trạng. Ngược lại, nếu stress diễn ra đột ngột, trong một
khoảng thời gian ngắn thì nó lại là sự thể hiện của xúc động.
Kết quả nghiên cứu về stress ở giáo viên nói chung và stress ở giáo viên mầm
non nói riêng của các tác giả nước ngoài cho thấy, stress xuất hiện hầu hết ở giáo
viên, cứ bốn giáo viên thì có một giáo viên khá thường xuyên bị stress (Hayes,
2006; Kyriacou, 2000). Các nghiên cứu về stress ở giáo viên mầm non của các tác
giả như Kelly và Berthelsen (1995,1997), Tsai, Fung, Chơ (2006), Zinsser, Bailey,
Curby, Denham và Bassett (2013) cho thấy, mức độ stress ở giáo viên mầm non
hiện nay diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao. Có rất nhiều tác nhân gây stress ở giáo
viên mầm non như: áp lực thời gian, đáp ứng nhu cầu của trẻ, đối phó với nhiệm vụ
không liên quan đến giảng dạy, duy trì hoạt động giảng dạy thực hành, đáp ứng nhu
cầu cá nhân, vấn đề liên quan đến phụ huynh của trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp,
những vấn đề về các chương trình ở trường mầm non, và những áp lực công việc,
sự chuyên nghiệp trong công việc, kỷ luật và động lực. Stress ở giáo viên mầm non
dẫn đến những biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt
mỏi, vấn đề tim mạch, vấn đề ăn uống, hành vi, và những hệ quả có liên quan khác
như: không đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ,
ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức nhà trường. Để đối phó với sự
thay đổi, giáo viên cần có những phản ứng tích cực với những thay đổi và áp lực,
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50188
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính MarektingKhóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
 
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh thương mại và sản xuất ngọc thanh
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh thương mại và sản xuất ngọc thanhBáo cáo thực tập tại công ty tnhh thương mại và sản xuất ngọc thanh
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh thương mại và sản xuất ngọc thanh
 
Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạoPhong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docxCách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Đại Học Tài Chính Marketing.docx
 
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
 
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công tyGiải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty DượcMa trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Bao cao thuc tap - Nguyen Thi Tuong Vi
Bao cao thuc tap - Nguyen Thi Tuong ViBao cao thuc tap - Nguyen Thi Tuong Vi
Bao cao thuc tap - Nguyen Thi Tuong Vi
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
 
Phân tích và đánh giá quy trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Phân tích và đánh giá quy trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Phân tích và đánh giá quy trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Phân tích và đánh giá quy trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 

Similar to Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY

Similar to Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY (20)

Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây NguyênLuận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
 
Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
 
Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay.pdf
Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay.pdfStress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay.pdf
Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay.pdf
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
 
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAYLuận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần ThơLuận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần ThơLuận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAYLuận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành y khoa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành y khoa, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành y khoa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành y khoa, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính CôngLuận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
 
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viênKỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
 
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kimỨng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
 
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
 
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1 Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________ ***_____________ PHẠM THỊ PHƢƠNG STRESS CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________ ***_____________ PHẠM THỊ PHƢƠNG STRESS CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60.31.04.01 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Mai Hà Nội - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Stress của giáo viên trường mầm non tư thục” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế điều tra và chưa từng được ai công bố. Nếu những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Hà Nội, Tháng 6/2016 Tác giả Phạm Thị Phương
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Như Mai đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã tham gia giảng dạy và cho em những ý kiến góp ý quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các giáo viên mầm non tư thực, ban giám hiệu/ quản lý trường ở 10 trường trên địa bàn Hà Nội và quý phụ huynh đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những sự nhận xét và góp ý của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để để tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Tháng 6/2016 Tác giả Phạm Thị Phương
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STRESS, STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC..........................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................................................5 1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài..................................................5 1.1.2. Những nghiên cứu stress trong nước. ..................................................12 1.2. Lí luận về stress trong công việc của giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục...16 1.2.1. Khái niệm “Stress”.................................................................................16 1.2.2 Khái niệm “Giáo viên trường mầm non tư thục”..................................19 1.2.3 Stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục. ...........25 1.2.4. Mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục .......................................................................................................26 1.2.5. Tác nhân stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục. ..................................................................................................................34 1.2.6. Cách ứng phó với stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục .......................................................................................................37 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................39 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................41 2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu.................................................41 2.1.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu ....................................................41 2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...............................................................46 2.2. Tiến trình thực hiện ..................................................................................................47
  • 6. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................48 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. .........................................................48 2.3.2. Phương pháp quan sát...........................................................................49 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp ...................................................49 2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................49 2.3.5 Phương pháp phỏng vấn.........................................................................51 2.3.6 Phương pháp trắc nghiệm ......................................................................52 2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (SPSS 16.0) .........53 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................54 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..........................................55 3.1 Thực trạng mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục...............................................................................................................55 3.1.1 Mức độ stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục....................................................................................................... 55 3.1.2 Biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục. ..................................................................................................................56 3.2. Thực trạng mức độ và biểu hiện stress của giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục. .....................................................................................................................................66 3.2.1. Mức độ stress của giáo viên trường mầm non tư thục.........................66 3.2.2. Biểu hiện stress của Giáo viên trường mầm non tư thục. ...................67 3.3. Mối tƣơng quan giữa stress trong công việc và stress chung. ..........................71 3.4 .Những tác nhân dẫn đến stress trong công việc của GV trƣờng MNTT.......77 3.5. Cách thức ứng phó với stress của GVMNTT......................................................91 3.6. Biện pháp ứng phó stress trong công việc của giáo viên trƣờng MNTT. ......95 3.6.1. Ý kiến của giáo viên mầm non tư thục nhằm hạn chế stress trong công việc. ...................................................................................................................95 3.6.2 Đề xuất biện pháp tăng khả năng ứng phó stress trong công việc của GVMNTT..........................................................................................................99 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................102
  • 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107 PHỤ LỤC...............................................................................................................110
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm lớp học.....................................................................................42 Bảng 2.2: Mức lương và trình độ học vấn của GV Trường MNTT..........................43 Bảng 2.3: Tuổi đời và số năm kinh nghiệm làm việc của GVMNTT.......................45 Bảng 3.1: Đánh giá mối quan hệ cá nhân trong lao động.........................................57 Bảng 3.2: Đánh giá về sức khỏe trong nghề nghiệp .................................................59 Bảng 3.3: Đánh giá về hứng thú trong nghề nghiệp .................................................61 Bảng 3.4: Mức độ tương quan...................................................................................62 Bảng 3.5: Biểu hiện stress của GVMNTT ................................................................67 Bảng 3.6: Nhận thức của GV trường MNTT về tác nhân dẫn đến stress trong công việc ............................................................................................................................78 Bảng 3.7: Cách ứng phó stress của GVMNTT .........................................................92 Bảng 3.8: Ý kiến của GV về các biện pháp giảm mức độ stress của GVMNTT .....96 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Mức độ stress nghề nghiệp của GVMNTT ..........................................56 Biểu đồ 3.2: Dự định chuyển công việc....................................................................62 Biểu đồ 3.3: Mức độ stress của giáo viên trường mầm non tư thục .........................66
  • 9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ GV GVMN MNTT MNCL BGD ĐTB SD SL % Giáo viên Giáo viên mầm non Mầm non tư thục Mầm non công lập Bộ giáo dục Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Số lượng Tỉ lệ phần trăm
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Cuộc sống hiện đại ngày nay với một loạt các vấn đề về môi trường, khí hậu, sức khỏe, thực phẩm,…và đặc biệt là áp lực công việc, dẫn đến con người dễ bị lo âu, căng thẳng. Stress được xem là một hội chứng của thế giới hiện đại. Theo thống kê năm 2011 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết: khoảng 20% dân số thế giới bị căng thẳng quá mức trong công việc. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu, tỷ lệ bình quân người bị stress trên cả nước là hơn 52%. Đặc biệt tại các khu công nghiệp, 71% công nhân có biểu hiện stress. Stress là một trạng thái tâm sinh lý được nảy sinh khi các kích thích tác động quá mức (vượt ngưỡng giới hạn cho phép) chịu đựng của cá nhân dẫn đến thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi. Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù riêng, và tiềm ẩn những nguy cơ stress trong công việc. Nhưng có những ngành nghề có nhiều áp lực dễ làm cho người lao động stress, một trong những nghành nghề đó là công việc của giáo viên mầm non. Nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sau khi được đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, sinh viên có được những tri thức và kỹ năng nhất định để có thể trở thành giáo viên và có thể tham gia vào giáo dục trẻ em ở độ tuổi mầm non (từ 0- 6 tuổi). Ngoài việc giáo dục học sinh những kỹ năng cần thiết, những kiến thức nền tảng cho việc học ở các cấp bậc học tiếp theo, giáo viên mầm non còn thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục như ăn, ngủ, vệ sinh,… phải xử lý những tình huống bất ngờ như trẻ khóc, trẻ nôn ọe, trẻ đánh bạn, trẻ nuốt những vật lạ,… Nhưng không phải một cô phụ trách một trẻ, mà một cô sẽ phải chăm sóc dạy dỗ cho nhiều trẻ trong lớp học. Khối lượng công việc nhiều và liên tục, cộng với những yếu tố về điều kiện làm việc, lương thấp, áp lực từ phía nhà trường, và phụ huynh dẫn đến nguy cơ stress trong công việc của giáo viên mầm non. Đặc biệt là với các giáo viên trường mầm non tư thục thì mức thu nhập của giáo viên không ổn định, tùy thuộc vào chất lượng của nhà trường và chất lượng làm việc của giáo viên, họ ít được hưởng những chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước,
  • 11. 2 nhiều cô giáo phải làm công việc chăm sóc cho trẻ dưới 3 tuổi như bảo mẫu thì áp lực càng nhiều hơn. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang nói đến nhiều về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, khi hàng loạt những vụ việc giáo viên mần non, bảo mẫu đánh đập bạo hành học sinh, để lại những hậu quả đáng tiếc cho các em và gia đình các em. Và hàng loạt những sai phạm trong việc quản lý và giáo dục ở nhiều cơ sở mầm non đã được phát hiện. Những vụ việc đó đã được pháp luật xử lý nhưng dường như dư luận xã hội vẫn luôn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về phẩm chất của giáo viên mầm non hiện nay. Nghề giáo viên luôn được xã hội coi trọng “Nghề cao quý trong những nghề cao quý”, nhưng nghề giáo viên mầm non chưa thực sự được coi trọng và đánh giá đúng vai trò. Đó là những tác nhân cơ bản trong nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng stress trong công việc của giáo viên mầm non. Vậy thực sự mức độ, tác nhân gây ra stress trong công việc hiện nay của giáo viên mầm non là những tác nhân nào? Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Stress của giáo viên trường mầm non tư thục” được lựa chọn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số biện pháp tăng khả năng ứng phó stress và một số kiến nghị nhằm nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ stress, stress trong công việc và tác nhân dẫn đến stress trong công việc của giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tăng khả năng ứng phó và kiến nghị nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu stress trong công việc của giáo viên mầm non tư thục, đánh giá mức độ stress và chỉ ra tác nhân gây ra stress trong công việc. - Khách thể nghiên cứu: 140 giáo viên mầm non của 10 trường mầm non tư thục. - Địa bàn nghiên cứu: địa bàn thành phố Hà Nội.
  • 12. 3 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ và tác nhân gây stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục. 4.2. Khách thể nghiên cứu Giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lí luận. - Tổng quan tài liệu về vấn đề stress trong công việc của giáo viên mầm non. - Làm rõ những khái niệm cơ bản: stress, stress trong công việc, giáo viên mầm non tư thục, stress trong công việc của giáo viên trường mần non tư thục. 5.2 Nghiên cứu thực tiễn - Đánh giá mức độ stress trong công việc của giáo viên mầm non ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phân tích tác nhân dẫn đến stress trong công việc của giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội - Đề xuất một số giải pháp tăng khả năng ứng phó stress và một số kiến nghị nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục chủ yếu ở mức độ trung bình và do nhiều tác nhân gây ra: khối lượng công việc nhiều, thời gian dài, áp lực từ nhà trường và phụ huynh,… Tác nhân chính là do áp lực từ phía phụ huynh. - Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như: Giữ thái độ tích cực trong công việc, xây dựng mối quan hệ tốt với trẻ, với đồng nghiệp, với lãnh đạo và phụ huynh, xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả, cân bằng và thư giãn, để tăng khả năng ứng phó với stress.
  • 13. 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2 Phương pháp quan sát 7.3 Phương pháp mô tả chân dung tâm lý 7.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.5 Phương pháp phỏng vấn 7.6 Phương pháp trắc nghiệm 7.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: SPSS 16.0
  • 14. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STRESS, STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài Nghiên cứu dƣới góc độ y sinh học Hướng nghiên cứu này thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học. Trong lĩnh vực y học hiện đại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa stress và bệnh tật con người. Tác giả Claude Bernard (1850) đã cho rằng “Những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và làm cân bằng những thay đổi đó”. Theo ông, chính hệ thần kinh đảm bảo chức năng điều tiết bằng cách sắp đặt và làm hài hòa hoạt động các yếu tố của cơ thể và chỉ có con người mới có hệ thần kinh đủ khả năng điều tiết làm cho cơ thể lấy lại cân bằng. Phát hiện của Claude Bernard khai phá lịch sử nghiên cứu hiện đại về khả năng tự điều chỉnh để thích nghi của cơ thể con người. Walter Cannon nhà sinh lý học người Mỹ lần đầu tiên đã mô tả một cách khoa học về phản ứng của con người và con vật trước các tình huống nguy hiểm trong tác phẩm nổi tiếng “Sự khôn ngoan của cơ thể” (Xuất bản tại New York năm 1933) ông gọi đáp ứng này của cơ thể với stress là đáp ứng kép “chống trả hoặc bỏ chạy” (fight or flight), ông đề xuất thuật ngữ “Homeostasie” nghĩa là “Cân bằng nội môi” để mô tả những trạng thái phức hợp cân bằng sinh lý mà ông nhận thấy chủ yếu khi thay đổi nồng độ các chất có trong máu như: nước, natri, đường, đạm, mỡ,…Trên cơ sở sự điều tiết của hệ thần kinh thực vật và lõi thượng thận (catecholamine gồm hai chất adrenalin do lõi thượng thận và noadrenalin do thần kinh thực vật tiết ra), phản ứng này là phản ứng cấp thời. I.P.Plavov (1932) cũng đã nêu ra đặc tính chung của khái niệm này: “… Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh, là một hệ thống tự điều chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự duy trì bản thân, tự hiểu chỉnh bản thân, tự cân bằng bản thân và thậm chí tự hoàn thiện bản thân. Năm 1935 ông đi sâu nghiên cứu sự cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các tình huống khó khăn,
  • 15. 6 như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ. Ông cũng mô tả các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp. Năm 1936 một nhà khoa học khác đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu stress dựa trên những phát hiện của W.B Cannon và kế thừa những nhiên cứu của Claude Bernard, đó là Hans Selye tiến sỹ y khoa người Canada gốc Áo. Ông mô tả stress theo thuật ngữ “Hội chứng thích nghi chung”, ông nhận thấy bên cạnh những phản ứng đặc trưng do các yếu tố bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn có những phản ứng chung nhất. Phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể được gọi bằng thuật ngữ “stress”). Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh học, nên dùng là “hội chứng”, sau đó nó được hiệu là “Hội chứng thích nghi chung” (General adaptation syndrome) và thường được viết tắc là G.A.S, hiểu là phản ứng nhằm giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Đâu là quá trình diễn ra qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: Báo động, thích nghi, và suy kiệt. Năm 1956 thuật ngữ “Stress” được biết đến một cách rộng rãi khi ông cho xuất bản cuốn sách “The stress of life”. Hans Selye đã đóng góp ba thuật ngữ quan trọng đó là stress tích cực, trung tính và có hại. Ông cho rằng không phải tất cả các stress đều có hại. Năm 1972, Viện sỹ V. V Parin đã đưa nhận xét “Khái niệm stress của H. Selye đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa trị và phòng ngừa hàng loạt bệnh. Quan điểm của ông lúc đầu gặp không ít sự phản đối bấy giờ đã nhận được sự phổ biến rộng khắp. Nói một cách tổng quát, học thuyết của nhà bác học Canada nổi tiếng H. Selye có thể coi là hệ thống luận điểm cơ bản, nền móng cho sự phát triển của khoa học, y học hiện đại” [14; tr.9]. Học thuyết của H. Selye đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau vào nghiên cứu stress. Các biểu hiện tâm lý của “hội chứng” mà H. Selye mô tả được đặt tên là “stress cảm xúc”. Thuật ngữ được làm sáng rõ, nên dẫn đến hai hướng nghiên cứu cơ bản kết hợp: Một là, nghiên cứu stress dưới góc độ y sinh học. Hai là, nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học.
  • 16. 7 Sự điều tiết phó giao cảm vượt trội làm giảm sút khả năng thích nghi. V.I. Rôgiơđêxtơvenxcaia (1980) với cộng sự qua thực nghiệm đã nhận xét rằng: khả năng làm việc giảm sút khi có stress do mệt mỏi nảy sinh ở những người có hệ thần kinh yếu sớm hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Nhưng tác giả cũng cho rằng, khả năng làm việc khi có stress không phụ thuộc một cách tuyệt đối vào độ mạnh của hệ thần kinh. Những người có hệ thần kinh mạnh có thể bị stress mạnh hơn, trong những trường hợp tác nhân gây stress là những tín hiệu đơn điệu và kéo dài. Nhưng ở những người hệ thần kinh yếu bị stress do các tác động đơn điệu kéo dài lại có xác suất nhỏ hơn. V.X.Meclin (1918) đã nhận xét rằng những người có hệ thần kinh yếu có độ nhạy cảm tri giác lớn hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Điều đó cho phép ông chỉ ra những khác biệt của stress ở từng cá nhân không chỉ phụ thuộc vào độ mạnh, yếu của các quá trình thần kinh, mà còn phụ thuộc vào một loạt thuộc tính khác của hệ thần kinh và của các quá trình tâm lý. Các tác giả E. Johnson, S. Smith, T. J. Myers cùng nhiều tác giác khác đi tìm sự liên quan giữa điện não đồ với stress và đã phát hiện có nhiều cơ chế thay đổi hoạt tính điện nhịp của não ở những giai đoạn khác nhau của stress, cũng như có sự thay đổi khác nhau của điện não đồ của từng cá nhân trong những điều kiện gây stress. Tác giả I.A.Raykôvski (1979) cùng một loạt các tác giả khác đã chỉ ra mối tương quan giữa các thông số sinh lý (điện não đồ, điện tâm đồ, phản ứng điện da, hàm lượng catecholamine, coricosteroit trong máu và trong nước tiểu), các thông số biểu thị các quá trình tâm lý và các phản ứng cảm xúc. Trên cơ sở các mối tương quan ấy người ta đưa ra các thông số tổng hợp biểu thị những đặc điểm và độ sâu của trạng thái stress của con người. S.P.Kôrôlenkô (1978) cho rằng nghiên cứu stresss lâu dài cho thấy chủ yếu không phải là mức độ thích nghi sinh lý, mà là mức độ thích nghi tâm lý mới là thông số nhạy nhất, biểu thị trạng thái thể chất và trạng thái tinh thần của con người. Chúng tôi cho rằng đây là nhận định rất quan trọng nói lên vai trò của yếu tố tâm lý trong các tình huống xuất hiện nhân tố gây stress. Những công trình rộng lớn nghiên cứu các thông số sinh hóa của stress được tiến hành trong phòng thực nghiệm của M. Phrankenhoide đã đi đến kết luận rằng: Hiệu quả của các yếu tố tâm lý xã hội gây ra ở hệ thống giao cảm là do sự đánh giá
  • 17. 8 của con người về sự cân đối giữa một bên là độ gay gắt của tình huống stress và bên kia là khả năng của từng người đối phó với các nhân tố gây stress. Tác giả M.Ferreri trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý y học thuộc viên Saint – Antoine, (Pari, Pháp), với tác phẩm “Stress từ bệnh và biểu hiện lâm sàng của các rối loạn do stress” là rất đa dạng và phức tạp. Tác phẩm đã trình bày một cách nhanh gọn và rõ ràng các phản ứng thích nghi bình thường, phản ứng thích nghi bệnh lý, sự tham gia của nhân cách, môi trường và nghề nghiệp vào phản ứng stress. Các phản ứng thần kinh thể dịch và các biểu hiện rối loạn do stress. Những nghiên cứu trên chứng tỏ rằng những biểu hiện tâm lý của stress được phản ánh trong những thay đổi của các chức năng sinh lý là tất yếu, vì các chức năng sinh lý là cơ sở của các chức năng tâm lý. Sự tồn tại của mối tương quan đó cho phép sử dụng các thông số của sự thay đổi (có tính chất stress) của các chức năng sinh lý làm thông số cho stress tâm lý. Đồng thời mối tương quan này hoàn toàn không phải là trọn vẹn và không phải với tất cả mọi biểu hiện tâm lý của stress đều có thể tìm thấy những thay đổi sinh lý liên quan với chúng. Nghiên cứu stress trên góc độ tâm lý học Những tài liệu nghiên cứu về stress được công bố trước đây phần lớn thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học. Mặc dù vấn đề tâm lý có được đề cập trong quá trình nghiên cứu về stress, tuy nhiên mãi đến giữa thế kỉ XX, những tư tưởng này mới được phát triển mạnh mẽ. R.Yerkes và J.Dodson là hai nhà khoa học Mỹ, năm 1908 qua thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự tăng cường độ làm việc của hệ thần kinh đến mức độ nhất định thì hiệu quả hoạt động tăng lên. Song nếu hệ thần kinh tiếp tục hoạt động tăng lên thì các thông số của hoạt động lao động hạ thấp, nhất là đối với hoạt động phức tạp. Đây là một kết luận quan trọng gúp cho các nhà quản lý có biện pháp tác động đúng mức nhằm tăng năng suất lao động cho công nhân và lập kế hoạch hoạt động của họ cho phù hợp. Nhà phân tâm học S.Freud cho rằng các rối loạn cơ thể chỉ là sự thể hiện biểu trưng (symbol) của những xung đột nội tâm bị đè nén, ức chế. Mặc dù S.Freud
  • 18. 9 (1910) đã cự tuyệt việc tuyệt đối hóa vai trò ưu thế của tâm lý đối với cơ thể song điều này đã không ngăn cản được nhiều tác giả khác lí giải bệnh cơ thể theo Phân tâm. Họ cho rằng cũng như rối loạn tâm căn, tất cả các triệu chứng cơ thể chỉ là phương thức dung hòa để giải tỏa năng lượng Libido. Các dạng co giật của vận động cơ thể chỉ là sự né tránh căng thẳng của tính dục; các bệnh đường hô hấp là sự thể hiện quay trở lại thời kì nằm trong bụng mẹ, khi mà hệ hô hấp chưa hoạt động… Trên cơ sở lý thuyết phân tâm, Alexander (1950) cho rằng các yếu tố tâm lý và cụ thể là sự xung đột tâm lý đóng vai trò quan trọng trong 7 bệnh thực thể: loét dạ dày – tá tràng; viêm đại tràng; viêm ruột non cục bộ; cao huyết áp vô căn; viên khớp dạng thấp và hen phế quản. Luận điểm về cơ chế bệnh tâm – thể của Alexander được nhiều người chú ý. Dunbar (1954) cho rằng: những người cùng bị một loại bệnh thường có cùng một kiểu (profile) nhân cách. Theo bà, có 8 loại bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhân cách hơn so với các bệnh khác, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, huyết áp cao, loạn nhịp tim… Cho đến nay vẫn có nhiều nghiên cứu sử dụng tư tưởng của Dunbar về kiểu nhân cách làm cơ sở. Quan niệm hiện hành về kiểu nhân cách A và B là một ví dụ. Engel (1954) đã phát hiện chi tiết khái niệm căn nguyên đa yếu tố. Đến năm 1977 ông thiết lập mô hình tâm – sinh – xã hội (biopsychosocial) của bệnh. Theo quan điểm này, việc tìm kiếm và giải thích nguyên nhân của bệnh không nên thuần túy theo một yếu tố nào mà là sự kết hợp của các yếu tố về cơ thể, tâm lý và xã hội. [24, tr.379]. Tác giả P.V.Ximonov (1964, 1970, 1972, 1975) với học thuyết “Phản ánh” đã kết luận rằng “Cảm xúc là do sự tác động qua lại giữa nhu cầu và khả năng đạt mục tiêu”. Theo ông, một cảm xúc tiêu cực nảy sinh như là kết quả của sự thiếu hụt thông tin thực tiễn cho hành động thích nghi và hàng động thỏa mãn. Như vậy việc giải quyết stress cảm xúc qua thuật ngữ của ông là kết quả của thông tin đáng tin cậy về hành động dựa trên thông tin đó. [3, tr.64]. Đây là lý thuyết thông tin về cảm xúc, chỉ ra nguyên nhân quan trọng gây ra stress là sự thiếu hụt thông tin, vì thế có thể làm giảm stress cho con người nói chung.
  • 19. 10 Nhiều tác giả trong đó có H.L.Winlensky và B.Gardell (1979) đã phát hiện ra rằng dystress nảy sinh trong thời gian làm việc có ảnh hưởng lan sang thời gian ngoài giờ làm việc và khó bù đắp trong những giờ nghỉ ngơi. Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng ngăn ngừa sự nảy sinh dystress trong thời gian làm việc thì hiệu quả hơn là tìm cách tháo gỡ nó trong thời gian nghỉ ngơi. Nhiều công trình nghiên cứu sự khác nhau về stress của từng cá nhân, do nhu cầu liệu pháp tâm lý tinh thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy có người dễ bị dystress, còn một số người khác thì khó mắc phải hơn. Có người xu hướng ứng xử chủ động, có người có xu hướng ứng xử thụ động khi stress. Các nghiên cứu này cho thấy trong cùng một yếu tố gây stress có thể có những phản ứng tâm thể khác nhau tùy từng cá nhân. H.Selye cho rằng, đó là sự khác nhau ở mỗi người về sinh sản hormone khi có stress. Đây mới chỉ là nhận định đứng trên góc độ của những nghiên cứu về nội tiết học. Đồng thời bốn kiểu thần kinh của I.P.Pavlov cũng có ý nghĩa rất cơ bản trong vấn đề xem xét đặc điểm cá nhân vừa do di truyền vừa do tập nhiễm và giáo dục, cho nên các biện pháp giải quyết phải bao gồm cả công tác tuyển chọn, cả đào tạo và sử dụng con người. Thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trong tác phẩm nổi tiếng “Cú sốc tương lai” nhà tương lai học Hoa Kỳ Alvin Tofler đã khẳng định: Trong xã hội hiện đại tác động của sự thay đổi dẫn đến cá nhân bị kích thích quá độ, giác quan bị tấn công do lượng kích thích quá tải dẫn đến stress là cú sốc tương lai – chiều tâm lý. Đây chính là lời cảnh báo của tác giả với loài người về mặt trái của xã hội văn minh. Đặc biệt là nền văn minh hiện nay, mà Alvin Tofler gọi là làn sóng thứ 3 – văn minh sinh học và tin học, kế thừa văn minh công nghiệp. Tác giả cũng có nhiều tiên đoán khác về tương lai – việc thích ứng với những phát kiến nhảy vọt của khoa học kỹ thuật công nghệ của con người gặp nhiều khó khăn. Với tác phẩm “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” tác giả Dale Carnegie đã nêu lên 30 phương pháp quan trọng để đương đầu với stress – hiện tượng phổ biến trong xã hội văn minh. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho con người hiện đại học cách sống chung với stress. Cuộc sống hiện đại, sự phát triển của nền kinh tế - thị trường với nhiều áp lực từ công việc hàng ngày. Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu stress trong nghề
  • 20. 11 nghiệp, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý. Tác giả G.Morgan trong tác phẩm “Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ” đã chỉ rõ nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng của stress ở giảng viên đối với sức khỏe của họ. Ông khẳng định: “Các bệnh động mạch vành thường gọi là các bệnh khai tử các nhà quản lý trong xã hội hiện đại”. John Locket với tác phẩm “Bí quyết thành công trong quản lý” đã nêu lên sáu nguyên nhân căng thẳng cho giảng viên là: lao động, quan hệ với người khác, thời gian, môi trường, các vấn đề gia đình và tính cách cá nhân. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những gợi ý về cách loại bỏ dystress. Dưới góc độ Tâm lý học, stress là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc. Trong trường hợp stress kéo dài, cường độ thấp, nó có thể được xem như là một trong những biểu hiện của tâm trạng. Ngược lại, nếu stress diễn ra đột ngột, trong một khoảng thời gian ngắn thì nó lại là sự thể hiện của xúc động. Kết quả nghiên cứu về stress ở giáo viên nói chung và stress ở giáo viên mầm non nói riêng của các tác giả nước ngoài cho thấy, stress xuất hiện hầu hết ở giáo viên, cứ bốn giáo viên thì có một giáo viên khá thường xuyên bị stress (Hayes, 2006; Kyriacou, 2000). Các nghiên cứu về stress ở giáo viên mầm non của các tác giả như Kelly và Berthelsen (1995,1997), Tsai, Fung, Chơ (2006), Zinsser, Bailey, Curby, Denham và Bassett (2013) cho thấy, mức độ stress ở giáo viên mầm non hiện nay diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao. Có rất nhiều tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non như: áp lực thời gian, đáp ứng nhu cầu của trẻ, đối phó với nhiệm vụ không liên quan đến giảng dạy, duy trì hoạt động giảng dạy thực hành, đáp ứng nhu cầu cá nhân, vấn đề liên quan đến phụ huynh của trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp, những vấn đề về các chương trình ở trường mầm non, và những áp lực công việc, sự chuyên nghiệp trong công việc, kỷ luật và động lực. Stress ở giáo viên mầm non dẫn đến những biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt mỏi, vấn đề tim mạch, vấn đề ăn uống, hành vi, và những hệ quả có liên quan khác như: không đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức nhà trường. Để đối phó với sự thay đổi, giáo viên cần có những phản ứng tích cực với những thay đổi và áp lực,
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50188 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562