SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
LÊ THỊ THẢO LINH
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN THÁC MƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60 34 0301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
LÊ THỊ THẢO LINH
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN THÁC MƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60 34 0301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
PGS.TS. Võ Văn Nhị
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Văn Huy Phản biện 1
3 TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Phản biện 2
4 PGS. TS. Nguyễn Minh Hà Ủy viên
5 TS. Phan Mỹ Hạnh Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: .LÊ THỊ THẢO LINH.....................................Giới tính: Nữ...................
Ngày, tháng, năm sinh: 06/08/1979.............................................Nơi sinh: Bình Phước.....
Chuyên ngành: Kế toán................................................................MSHV: 1241850025
I- Tên đề tài:
Tổ chức Công tác Kế toán Quản trị tại Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ..................
...............................................................................................................................................
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ: Tổ chức Công tác Kế toán Quản trị tại Công ty CP Thủy điện Thác Mơ....
2. Nội dung: Nêu nội dung cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá tình hình hiện tại về quản lý
và Công tác kế toán tại Công ty, thực hiện giải pháp tổ chức kế toán quản trị cho Công
ty và cuối cùng là Kiến nghị và Kết luận.............................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2013....................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: PSG.TS Võ Văn Nhị .....................................................................
...............................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
ii
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Võ Văn Nhị, người đã hướng
dẫn tôi chọn đề tài và tận tình góp ý chỉnh sửa bản thảo luận văn của tôi trong suốt quá
trình thực hiện.
Tôi xin chân thành cám ơn sự đóng góp quý báo và tận tình của Ban giám đốc
Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, đặc biệt là Kế toán trưởng và Phòng kế toán đã
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu, cũng như cho tôi những ý kiến,
nhận xét có giá trị để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giảng viên Trường Đại học kỹ thuật Công nghệ
Tp.HCM đã giảng dạy, dìu dắt và trao cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báo
làm nền tảng trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Gia đình tôi luôn quan tâm khích lệ và hỗ trợ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ THỊ THẢO LINH
iii
TÓM TẮT
Đề tài “ Tổ chức công tác kế toán quản trị ” nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức
công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng về tổ chức công tác
kế toán và kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần thuỷ điện Thác Mơ, từ đó đề xuất một
số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần thuỷ
điện Thác Mơ, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để những giải pháp có thể thực hiện
được tốt nhất. Đề tài cũng đã trình bày rõ tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi
và phương pháp nghiên cứu.
Thông qua đề tài, tác giả muốn đóng góp vào việc hoàn thiện công tác kế toán
quản trị tại Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Mơ, góp phần Công ty có thể xác định rõ
tình trạng tổ chức kế toán quản trị, từ đó đề ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể để có
thể tồn tại và phát triển bền vững.
iv
ABSTRACT
The thesis "Complete the accounting management at Thac Mo Hydro Power
Joint Stock Company" research the theory of the Accounting Management in the public
enterprise, learn the status of accounting management at Thac Mo Hydro Power Joint
Stock Company, so that propose some solutions to complete accounting management
at this company, and propose some recommendations for the implementation of the
solution may be best. The thesis also state the urgency, goal, researching object,
researching scope and methodology.
Through the thesis, the author would like contributing to the completion of the
accounting at Thac Mo Hydro Power Joint Stock Company; help them can identify
their current status of accounting management, which set out the specific objectives
and measures to survive and sustainable development .
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
TÓM TẮT............................................................................................................................iii
ABSTRACT.........................................................................................................................iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ....................................x
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu............................................................................3
1.6 Kết cấu của đề tài....................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ................5
2.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị .............................................................5
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị ............................................5
2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị........................................................................................6
2.1.3 Mục tiêu của kế toán quản trị....................................................................................7
2.1.4 Vai trò của kế toán quản trị ......................................................................................7
2.2 Nội dung kế toán quản trị ......................................................................................8
2.2.1 Dự toán ngân sách.....................................................................................................9
2.2.2 Hệ Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh.................13
2.2.3 Kế toán các trung tâm trách nhiệm.........................................................................17
2.2.4 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự báo. ................22
2.3 Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp ..................................................27
2.3.1 Tổ chức thu thập thông tin ban đầu........................................................................27
vi
2.3.2 Tổ chức phân loại, xử lý và cung cấp thông tin .....................................................27
2.3.3 Tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị .28
2.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị.............................................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................31
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TMP..........32
3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ........................32
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .........................................................................33
3.1.2 Các công ty con, công ty liên kết và chi nhánh ......................................................33
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ...........................................................................................35
3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty...........................................................35
3.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất điện tại Nhà máy thủy điện Thác Mơ....................36
3.2 Tình hình tổ chức công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty.................39
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.......................................................................39
3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty .....................................................................41
3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ........................................................................47
3.3 Thực trạng công tác kế toán tại Công ty................................................................46
3.3.1 Tình hình thực tế Kế toán quản trị tại Công ty.......................................................46
3.3.2 Nhận xét đánh gía....................................................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................56
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ..............................................57
4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty. ..............57
4.2 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại Công ty....58
4.2.1 Quan điểm hoàn thiện .............................................................................................58
4.2.2 Nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại Công ty...................................59
4.3 Giải pháp hoàn thiện..............................................................................................59
4.3.1 Hoàn thiện lập dự toán ngân sách..........................................................................59
4.3.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.........................64
4.3.3 Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm.................................................................65
vii
4.3.4 Thiết lập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định................................................68
4.3.5 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán, tài khoản và lập các báo cáo kế toán
quản trị.....................................................................................................................68
4.3.6 Tổ chức bộ máy kế toán và kế toán quản trị...........................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................................73
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.................................................................74
5.1 Kiến nghị..................................................................................................................74
5.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực..........................................................................................74
5.1.2 Đầu tư công nghệ thông tin.....................................................................................75
5.1.3 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng...................................................................75
5.2 Kết luận ....................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................78
PHỤ LỤC............................................................................................................................79
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam;
EVNGENCO 2 Tổng Công ty Phát điện Số 2;
TMP: Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ;
MSC: Trung tâm dịch vụ và Sửa chữa Cơ Điện;
SXKD: Sản xuất kinh doanh;
KTTC: Kế toán tài chính;
KTQT: Kế toán quản trị;
DTNS: Dự toán ngân sách;
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ sản lượng điện sản xuất từ khi đưa vào vận hành..............................35
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận ròng...........35
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần , lợi nhuận gộp và tỷ suất LN gộp. ...........35
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tình hình tài sản , nợ và tỷ suất nợ/tài sản............................36
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện tình hình dòng tiền kinh doanh, đầu tư và tài chính............36
Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty............................................................38
Hình 3.7: Sơ đồ hạch toán kế toán tại đơn vị trực thuộc..................................................41
Hình 3.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty........................................................43
Hình 4.1: Xây dựng hệ thống trung tâm trách nhiệm tại Công ty...................................64
Hình 4.2: Đề xuất tổ chức lại bộ máy kế toán tại Công ty...............................................69
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo tài chính của công ty năm 2012
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2012
Bảng 2: Bảng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012
Bảng 3: Bảng luân chuyên tiền tệ năm 2012
Bảng 4: Bảng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2012
Phụ lục 2: Các mẫu báo cáo
Bảng 5: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Bảng 6: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
Bảng 7: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
Các mẫu sổ kế toán chi phí
Các mẫu báo cáo kế toán quản trị
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Chi tiết vốn đầu tư của Chủ sở hữu tại TMP...................................................32
Bảng 3.2: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của TMP..................................................34
Bảng 3.3: Các báo cáo kế toán quản trị. ...........................................................................42
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm sản xuất điện năng ..........................50
Bảng 4.1: Bảng cân đối tài sản dự toán ............................................................................63
Bảng 4.2:Bảng hệ thống tài khoản kế toán.......................................................................67
- 1 -
CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp năng lượng điện là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng khá cao từ khi nền kinh tế
quốc gia chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (15% -
Là mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân thời kỳ 1995 - 2012 của EVN. Riêng
năm 2002, mức tăng trưởng đạt kỷ lục 17,1%. Năm 2012, Tổng sản lượng điện thương
phẩm là 117 tỷ kWh, tăng 11,5% so với năm 2011. Giá bán điện bình quân toàn Tập
đoàn đạt 1.459 đồng/kWh. Lũy kế 8 tháng năm 2013, sản lượng điện sản xuất và mua
của EVN ước đạt 84,509 tỷ kWh, tăng 8,55% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 8 tháng
năm 2013, điện thương phẩm ước đạt 75,969 tỷ kWh, tăng 9,64% so với cùng kỳ năm
2012 theo www.evn.com.vn) . Để đảm bảo mức tăng trưởng này, những năm qua, EVN
đã tập trung tối đa các nguồn lực, đặc biệt là huy động các nguồn vốn khác nhau ở trong
và ngoài nước, đảm bảo đầu tư liên tục cho phát triển nguồn và lưới.
Với nhu cầu về vốn cũng như theo lộ trình của chính phủ về việc cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước. EVN đã tiến hành cổ phần hóa một số nhà máy điện (từ
hạch toán phụ thuộc chuyển sang hạch toán độc lập và chuyển sang cổ phần) trong đó
có TMP. Một mặt là để phát huy tính độc lập, tự chủ của chính bản thân từng đơn vị đó,
mặt khác còn có thể hỗ trợ cho EVN về mặt tài chính cũng như các dự án nguồn điện
mới bằng cách huy động vốn cổ đông bên ngoài.
Tại Việt Nam, nguồn điện được huy động chủ yếu từ các nhà máy điện Thủy
điện, Nhiệt điện chạy khí, chạy dầu, một số rất ít từ các nhà máy Phong điện và năng
lượng mặt trời do vốn đầu tư lớn giá bán điện cao nên việc đầu tư các dự án nguồn điện
từ phong điện và năng lượng mặt trời ít được quan tâm,… TMP là một công ty cổ phần
được cổ phần hóa từ Nhà máy thủy điện Thác Mơ mà trước đây hạch toán phụ thuộc
vào EVN. Vì vậy, TMP mang phong cách làm việc mang năng tính nhà nước, làm việc ì
ạch, mô hình tổ chức công ty cũng như bộ máy kế toán đơn giản, chỉ có bộ máy kế toán
làm bộ phận kiểm soát. Sau khi cổ phần, Công ty vẫn chưa phát huy được bộ phận tài
- 2 -
chính kế toán để đáp ứng nhu cầu phát triển theo mong đợi của EVN cũng như các cổ
đông. Để đáp ứng nhu cầu đó, TMP cần phải tổ chức lại bộ phận tài chính kế toán nhằm
đáp ứng nhu cầu của EVN, của cổ đông trong việc phát triển thành một công ty cổ phần
vững mạnh trong tương lai.
Chính vì mục đích như vậy mà đề tài luận văn này là “ Tổ chức Công tác kế toán
quản trị tại Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ.”; nhằm giúp công ty có thể phát triển
mạnh hơn nữa trong tương lai.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại
Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ, từ đó rút ra những ưu điểm và những vấn đề
còn tồn tại trong công tác kế toán của Công ty.
Từ các ưu điểm, nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ,
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán công ty nói
riêng và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ
máy kế toán tại Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những nội dung kế toán quản trị áp dụng cụ
thể vào việc hoàn thiện hệ thống công tác kế toán quản trị tại Công ty như: Hoàn thiện
hệ thống lập dự toán ngân sách, kế toán trách nhiệm, kế toán chi phí sản xuất&tính giá
thành sản phẩm và hệ thống thông tin phục vụ ra quyết định kinh doanh tại Công ty Cổ
Phần Thủy điện Thác Mơ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng nhưng trọng tâm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chính.
Phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả thông
qua khảo sát. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương
- 3 -
pháp so sánh, đối chiếu, hệ thống, phân tích tổng hợp.... để giải quyết các vấn đề về
lý luận, thống kê số liệu thu thập, đánh giá thực trạng để đưa ra phương hướng, đề
ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các vấn đề như mục tiêu đã đặt ra.
1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về hoàn thiện công tác
kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam ở nhiều góc độ và
mục đích khác nhau, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bộ
máy kế toán, đơn cử:
- Kế toán quản trị ở doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Ngô Thị Thu
Hồng – 2010)
- Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chí Hùng (Nguyễn
Văn Hải - 2012)
- Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha
Trang (Nguyễn Thị Bảo Ngọc – 2013)
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đều phân tích thực trạng công tác kế toán
quản trị, nên các giải pháp hoàn thiện chỉ phù hợp với đặc thù hoạt động của mình,
các giải pháp mang tính chất hoàn thiện chung chung.
Hơn nữa, hiện nay tại Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chưa có đề tài
nào nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán quản trị . Vì vậy, dựa vào nền tảng của
những nghiên cứu trên, tác giả đã kế thừa phát triển để phù hợp với đặc thù hoạt
động kinh doanh của Công ty hiện tại.
Điểm nổi bật của đề tài là thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng tổ
chức công tác kế toán quản trị của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán của
Công ty.
1.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn viết thành năm chương, gồm:
• Chương 1: Phần mở đầu
• Chương 2: Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp
- 4 -
• Chương 3: Tình hình công tác kế toán quản trị tại Công ty
• Chương 4: Giải pháp hoàn thiện Kế toán quản trị cho Công ty.
• Chương 5: Kiến nghị và kết luận
- 5 -
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị
Cùng với sự phát triển tập trung và chuyên môn hóa quá trình kinh doanh đã
hình thành nhiều ngành, nhiều dạng tổ chức với nhiều loại sản phẩm dịch vụ phong phú
có phương thức quản lý riêng biệt. Đặc biệt, sự tách rời quyền sở hữu của các chủ sở
hữu doanh nghiệp và quyền quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp đã dẫn đến sự
cần thiết phải có thông tin kế toán quản trị để hình thành các quyết định của những nhà
quản lý điều hành doanh nghiệp. Để Ban quản trị điều hành doanh nghiệp có thể kiểm
soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, kế
toán phải biết tiên liệu kết quả và dự phần vào việc quản trị doanh nghiệp.
Kế toán quản trị được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực kinh
doanh, kế cả các tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nếu như kế toán tài
chính đã ra đời cách đây rất lâu, thì cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta còn
biết rất ít về kế toán quản trị. Theo giáo sư Lyle E.Jacobsen viết trên báo London
Economist tháng 06/1960 thì, người đầu tiên viết về kế toán quản trị là Thomas Suther
Land – một nhà kinh doanh người Anh. Vào năm 1875, ông đã viết: “Các doanh nghiệp
cần phải xác định được lợi nhuận của một năm hoặc một khoảng thời gian ngắn hơn
nữa. Cho nên có một điều hiển nhiên là các nhà quản lý cần phải nắm được các thông
tin chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin này có thể thu thập được ngay
trong thực tiển hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, nó trợ giúp cho các nhà quản lý
hiểu được nhanh chóng và rõ ràng những nguyên nhân có thể ảnh hưởng tốt, xấu đến
hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán quản trị được áp dụng đầu tiên ở Bắc Mỹ và Anh vào nửa cuối thế kỷ 19
trong các ngành công nghiệp dệt lụa, đường sắt sau đó thâm nhập vào các ngành công
- 6 -
nghiệp thuốc lá, luyện kim, hóa chất… và đến năm 1925 kế toán quản trị đã thâm nhập
vào hầu hết các ngành kinh tế và được định hình phát triển cho đến nay.
Các sự kiện đã thúc đẩy phát triển của kế toán quản trị đó là: sự cạnh tranh trong
kinh doanh toàn cầu; sức ép khóc liệt của giá thành, sự phát triển nhanh chóng của kỹ
thuật trong lĩnh vực tự động hóa; khả năng so với trong việc thu thập và báo cáo thông
tin và sự chuyển động mạnh mẽ theo hướng vượt khỏi các quy định của các ngành dịch
vụ. Những thay đổi do các sự kiện này đã đem đến và làm tăng thêm nhu cầu về thông
tin của các nhà quản lý, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến hoạt động nội bộ mà
họ không thể nào có được từ các báo cáo thu thập truyền thống và bảng cân đối kế toán.
2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị
Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán Mỹ (NAA) – văn kiện số 1A tháng
03/1981, thì: “Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh
nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát và điều hành hoạt
động của doanh nghiệp. Quy trình của kế toán quản trị bao gồm các công việc xác định,
cân, đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung
cấp thông tin cho nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý những thông tin này theo hướng
có lợi nhất cho doanh nghiệp.”
Theo thông tư 53/2006/TT-BTC thì thông tin hoạt động nội bộ mà kế toán quản
trị cung cấp có thể là:chi phí của từng bộ phận, từng công việc, từng sản phẩm, phân
tích đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích
mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho
các quyết định đầu tư ngắn hạn, dài hạn, lập dự toán ngân sách nhằm phục vụ việc điều
hành, kiểm tra và ra quyết định.
Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát về kế toán
quản trị như sau: Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép,
đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định
lượng nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình hoạch
định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh.
- 7 -
2.1.3 Mục tiêu của kế toán quản trị
Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các
nhà quản lý cần thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc
được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các
chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức.
Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin
về những quyết định nội bộ được tạo ra bởi công nhân và người quản lý, thông tin phản
hồi và kiểm tra tình hình hoạt động. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau:
- Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định;
- Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ
chức;
- Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực
thuộc trong tổ chức.
2.1.4 Vai trò của kế toán quản trị
Vai trò kế toán quản trị là kế toán theo chức năng quản lý, vì thế vai trò của nó
là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch tổ chức, điều hành hoạt
động, kiểm tra và ra quyết định.
- Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch.
Việc lập kế hoạch trong một tổ chức liên quan đến 2 vấn đề đó là: Xác định mục
tiêu của tổ chức và xây dựng những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Dự toán
ngân sách trong kế toán quản trị sẽ là một công cụ để kế toán viên giúp Ban quản trị
trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch . Vì vậy, kế toán quản
trị phải trên cơ sở đã ghi chép, tính toán, phân tích chi phí, doanh thu, kết quả từng loại
hoạt động, từng sản phẩm, từng ngành hàng,… Lập các bảng dự toán chi phí, doanh thu,
lợi nhuận, dự toán vốn… Để cung cấp các thông tin trong việc phác họa, dự kiến tương
lai nhằm phát triển doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin cho quá trinh tổ chức điều hành hoạt động:
Để đáp ứng thông tin cho chức năng tổ chức, điều hành hoạt động của các nhà
- 8 -
quản trị, kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau với các
phương án khác nhau để nhà quản trị có thể xem xét, đề ra quyết định đúng đắn nhất
trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục
tiêu đã vạch ra. Và như vậy, kế toán quản trị phải tổ chức ghi chép, xử lý thông tin đầu
và hệ thống hóa các số liệu chi tiết theo hướng đã định.
- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát:
Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, kế toán quản trị sẽ cung
cấp các báo cáo thực hiện, trong đó: so sánh những số liệu thực hiện với số liệu kế
hoạch hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Các báo
cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế
hoạch đang được thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có
sự điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu đã xác định.
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định:
Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự lựa chọn hợp lý trong
nhiều phương án khác nhau được đưa ra. Các quyết định trong một tổ chức có thể có
ảnh hưởng ngắn hạn đến tổ chức hoặc có thể là các quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu
dài đến tổ chức. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, và phần lớn thông
tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm để phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản
trị. Vì vậy, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin linh hoạt kịp thời và mang tính hệ
thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án được thiết lập để lựa chọn phương án tối
ưu nhất cho việc ra quyết định. Các thông tin này cũng có thể diễn đạt dưới dạng mô
hình toán học, đồ thị, biểu đồ… để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng.
2.2 Nội dung của kế toán quản trị
Từ những phân tích về vai trò của kế toán quản trị ở phần trên, có thể nhận thấy
nội dung cơ bản của kế toán quản trị bao gồm những phần sau:
- Dự toán ngân sách
- Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý
- Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh trong công
ty.
- 9 -
- Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự báo.
Các phương pháp nghiệp vụ được sử dụng trong kế toán quản trị:
Các phương pháp được sử dụng trong kế toán quản trị cơ bản giống như kế toán
tài chính, đó là:
- Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp đối ứng tài khoản
- Phương pháp tinh giá
- Phương pháp tổng hợp cân đối
2.2.1 Dự toán ngân sách:
Là dụng cụ định lượng được sử dụng bởi các kế toán viên để giúp các nhà quản
trị trong việc hoạch định và kiểm soát, bao gồm dự toán ngân sách chủ đạo, dự toán
ngân sách linh hoạt, dự toán vốn.
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh
tế, tài chính mà công ty cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức,
biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự toán ngân
sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự
toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung,
dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng
bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự
toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động
của từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của từng bộ phận nhằm phục vụ tốt cho
quá trình tổ chức và hoạch định.
Dự toán ngân sách là công cụ của nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi nhà quản lý
phải am hiểu các loại dự toán để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn cảnh
cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đọan. Tùy theo cách thức phân loại
sẽ có các loại dự toán ngân sách sau đây:
Phân loại theo thời gian: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại
là dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn.
- Dự toán ngân sách ngắn hạn: Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán được
- 10 -
lập cho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra từng kỳ ngắn hơn là hàng
quý và hàng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên quan đến các
hoạt động kinh doanh thường xuyên của tổ chức như mua hàng, bán hàng,
thu tiền, chi tiền, sản xuất.. Dự toán ngân sách ngắn hạn được lập hàng năm
trước khi niên độ kế toán kết thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo
cho mọi hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch.
- Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự
toán ngân sách vốn, đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản dài hạn,
thời gian sử dụng tài sản vào các hoạt động kinh doanh thường hơn một năm.
Dự toán dài hạn thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn phục vụ
cho hoạt động sản xuất và hệ thống phân phối như: nhà xưởng, máy móc
thiết bị…… để đáp ứng yêu cầu chiến lược kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của
dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian
thu hồi vốn dài.
Phân loại theo chức năng: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại
chính là dự toán hoạt động và dự toán tài chính
- Dự toán hoạt động: Dự toán hoạt động bao gồm các dự toán liên quan đến
hoạt động cụ thể của công ty. Như dự toán tiêu thụ nhằm phán đoán tình hình
tiêu thụ của công ty trong kỳ dự toán, dự toán sản xuất được áp dụng cho các
công ty sản xuất nhằm dự toán sản lượng sản xuất đủ cho tiêu thụ từ đó tính
dự toán chi phí sản xuất, dự toán mua hàng nhằm dự toán khối lượng hàng
cần thiết phải mua đủ cho tiêu thụ và tồn kho, sau đó lập dự toán chi phí bán
hàng và quản lý, dự toán kết quả kinh doanh.
- Dự toán tài chính: Dự toán hoạt động là các dự toán liên quan đến tiền tệ, vốn
đầu tư, bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
trong đó: dự toán tiền tệ là kế hoạch chi tiết cho việc thu và chi tiền, dự toán
vốn đầu tư trình bày dự toán các tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt
động kinh doanh ở những năm tiếp theo, dự toán bảng cân đối kế toán, dự
toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các dự toán tổng hợp số liệu
- 11 -
kinh doanh của công ty.
Phân loại theo phương pháp lập: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm
hai loại chính là dự toán cố định và dự toán linh hoạt.
- Dự toán ngân sách linh hoạt: Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán cung cấp
cho công ty khả năng ước tính chi phí và doanh thu tại nhiều mức độ hoạt
động khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình
hoạt động, giúp xác định ngân sách dự kiến tương ứng ở từng mức độ và
phạm vi hoạt động khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba
mức độ hoạt động cơ bản là: mức độ hoạt động bình thường, trung bình;
mức độ hoạt động khả quan nhất; mức độ bất lợi nhất. Ưu điểm của dự toán
linh hoạt là có thể thích ứng với sự thay đổi của hoạt động kinh doanh, mở
rộng phạm vi dự toán, tránh được việc sửa đổi dự toán một cách phiền phức
khi mức độ hoạt động thay đổi. Mặt khác, có thể dùng dự toán để xem xét
tình hình thực hiện trong thực tế.
- Dự toán ngân sách cố định: Dự toán ngân sách cố định là dự toán tại các số
liệu tương ứng với một mức độ hoạt động ấn định trước. Dự toán ngân
sách cố định phù hợp với công ty có hoạt động kinh tế ổn định. Dự toán cố
định chỉ dựa vào một mức độ hoạt động mà không xét tới mức độ này có thể
bị biến động trong kỳ dự toán. Nếu dùng dự toán này để đánh giá thành quả
kinh doanh của một công ty mà các nghiệp vụ luôn biến động thì khó đánh
giá được tình hình thực hiện dự toán của công ty.
Phân loại theo mức độ phân tích: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm
hai loại chính là dự toán gốc và dự toán cuốn chiếu.
- Dự toán từ gốc: Dự toán từ gốc là khi lập dự toán phải gạt bỏ hết những dự
toán số liệu đã tồn tại trong quá khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh như
mới bắt đầu. Tiến hành xem xét khả năng thu nhập, những khoản chi phí phát
sinh và khả năng thực hiện lợi nhuận của công ty để lập các báo cáo dự toán.
Các báo cáo dự toán mới sẽ không lệ thuộc vào số liệu của báo cáo dự toán
cũ. Dự toán từ gốc không chịu hạn chế các mức chi tiêu đã qua, không có
- 12 -
khuôn mẫu vì thế nó đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải phát huy tính năng
động chủ quan, tính sáng tạo và căn cứ vào tình hình cụ thể để lập dự toán
ngân sách. Phương pháp dự toán từ gốc có nhiều ưu điểm:
o Thứ nhất, nó không lệ thuộc vào các số liệu của kỳ quá khứ. Thông
thường thì các công ty thường hay dựa vào số liệu của các báo cáo dự
toán cũ kết hợp với mục tiêu mới để lập dự toán ngân sách cho năm
sau. Nhưng cách lập dự toán ngân sách như vậy sẽ che lấp và lệ thuộc
vào các khuyết điểm của kỳ quá khứ tồn tại mãi trong công ty. Dự
toán từ gốc sẽ khắc phục nhược điểm này trong quá trình lập dự toán.
o Thứ hai, phương pháp dự toán từ gốc sẽ phát huy mạnh mẽ tính chủ
động và sáng tạo của bộ phận lập dự toán. Quan điểm của các bộ
phận lập dự toán không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm
sai lầm của những người đi trước. Thông thường thì các bộ phận lập
dự toán có khuynh hướng dựa vào ý định của người quản lý cùng với
các quy định có sẵn để lập dự toán, thiếu chủ động suy nghĩ về tình
hình tương lai, không mạnh dạn khai thác cơ hội phát triển công việc.
Vì vậy làm cho công tác dự toán chỉ mang tính hình thức, mất đi tính
hiệu quả thực sự.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi hoạt động phân tích,
nghiên cứu đều bắt đầu từ con số không, khối lượng công việc nhiều, thời gian dùng cho
việc lập dự toán dài, kinh phí cho việc lập dự toán cao và cũng không thể chắc chắn
rằng số liệu dự toán từ gốc chính xác hoàn toàn, không có sai sót.
- Dự toán cuốn chiếu: Dự toán cuốn chiếu còn gọi là dự toán nối mạch. Dự
toán theo phương pháp này là các bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các báo cáo
dự toán cũ của công ty và điều chỉnh với những thay đổi trong thực tế để lập
các báo cáo dự toán mới.
o Ưu điểm của phương pháp này là các báo cáo dự toán được sọan thảo,
theo dõi và cập nhật một cách liên tục, không ngừng. Dự toán cuốn
chiếu giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể kế hoạch hóa liên
- 13 -
tục các hoạt động kinh doanh của các năm một cách liên tục mà
không đợi kết thúc việc thực hiện dự toán năm cũ mới có thể lập dự
toán cho năm mới.
o Khuyết điểm của phương pháp này là quá trình lập dự toán ngân sách
lệ thuộc rất nhiều vào các báo cáo dự toán cũ, không phát huy tính
chủ động sáng tạo của các bộ phận lập dự toán ngân sách.
2.2.2 Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh
Hầu hết các quyết định quản trị đều có liên quan đến chi phí sản xuất kinh
doanh.Vì vậy, các kế toán viên quản trị phải có khả năng phân loại chi phí thành từng
loại chi phí khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi loại quyết định.
2.2.2.1 Dưới góc độ quản trị, chi phí thường được phân loại thành các cặp như sau:
Chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi: Là các khoản chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với các biến đổi
của các mức hoạt động.
Xét về tính chất tác động, chi phí khả biến được chia làm 2 loại: chi phí khả biến
thực thụ và chi phí khả biến cấp bậc.
Chi phí cố định: Là các khoản chi phí không thay đổi về tổng số lượng trong một
phạm vi nhất định khi có sự thay đổi của các mức độ hoạt động.
Cho mục tiêu lập kế hoạch, các khoản chi phí bất biến có thể phân ra thành chi
phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc.
Chi phí hổn hợp: bao gồm cả hai yêu tố khả biến và bất biến. Phần bất biến của
chi phí hổn hợp thường phản ánh chi phí căn bản tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ
dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. Còn phần chi phí khả biến trong chi
phí hỗn hợp thường phản ánh thực tế chi phí sử dụng hoặc sử dụng quá định mức. Do
vậy, yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử
dụng vượt quá định mức.
Nhằm mục đích lập kế hoạch , kiểm soát hoạt động kinh doanh và chủ động
trong quản lý chi phí, kế toán viên quản trị cần phải ghi chép chi phí hỗn hợp khi chúng
- 14 -
phát sinh và tách chúng ra thành hai yếu tố là chi phí khả biến và chi phí bất biến.
Có ba phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành các chi phí bất biến và chi
phí khả biến đó là: Phương pháp cực đại – cực tiểu; Phương pháp đồ thị phân tán và
Phương pháp bình phương bé nhất.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một
loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và
hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phầm, công việc, lao vụ đó.
Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ,
nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương
pháp phân bổ thông qua các tiêu thức phù hợp
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được:
Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà nhà quản lý cấp
đó xác định được chính xác sự phát sinh của nó, đồng thời có thẩm quyền ra quyết định
đối với sự phát sinh của các khoản chi phí đó. Những chi phí nằm ngoài khả năng định
ra được một cấp được gọi là chi phí không kiểm soát được.
Chi phí chênh lệch và chi phí lặn:
Chi phí chênh lệch: Các nhà quản lý thường phải đứng trước sự so sánh, lựa
chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành chủ yếu dựa trên cơ
sở chi phí của từng phương án. Nhưng thực tế lại có những chi phí tồn tại trong phương
án này nhưng lại không hoặc chỉ tồn tại một phần trong phương án kia. Tất cả những sự
thay đổi đó hình thành chi phí chênh lệch và chính nó sẽ làm căn cứ để nhà quản lý lựa
chọn phương án.
Chi phí lặn: Chi phí lặn là những chi phí phát sinh trong quá khứ mà công ty
phải chịu và vẫn còn phải chịu trong tương lai bất kể công ty lựa chọn phương án nào.
Ví dụ, chi phí khấu hao tài sản cố định thường là chi phí lặn.
Chi phí xác định và chi phí cơ hội:
Chi phí xác định: Là các khoản chi phí về nhân công, nguyên liệu và các yếu tố
sản xuất khác đã thực chi, thực trả. Các khoản chi phí này được phản ánh trên sổ sách kế
- 15 -
toán của công ty.
Chi phí cơ hội: Là lợi nhuận tìm tàng bị mất đi do chọn phương án này, thay vì
chọn phương án và hành động khác.
2.2.2.2 Các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trong kế toán quản trị, để đảm bảo thông tin được cung cấp vừa có tính chính
xác, vừa mang tính linh hoạt, kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh cũng kiểm soát
được chi phí phát sinh, thì hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
có thể được thiết kế theo các mô hình sau:
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế:
Đặc điểm của mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
chi phí thực tế là tập hợp chi phí sản xuất, căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh,
tập hợp chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực
tế. Theo mô hình này, việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ có
thể thực hiện vào thời điểm cuối kỳ. Theo đó, các khoản mục chi phí cấu thành sản
phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sẽ được phản ánh và tính toán theo chi
phí thực tế phát sinh. Vì vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được tính toán
vào cuối kỳ tương ứng với kỳ tính giá thành đã được xác định
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với
chi phí dự toán:
Đặc điểm của mô hình này là việc tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ vẫn ghi
chép và phản ánh theo số liệu thực tế. Tuy nhiên, việc kết chuyển chi phí sản xuất để
tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ lại dựa trên chi phí thực tế và chi phí dự
toán. Theo đó, hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành. Còn khoản mục
chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo mức dự
toán. Chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh và chi phí sản xuất chung
đã phân bổ theo số dự toán được xử lý tùy thuộc vào tính chất trọng yếu của mức chênh
lệch.
- 16 -
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức:
Chi phí định mức là những chi phí được định trước đối với chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, trong hệ thống kế toán
của mô hình này các dữ liệu định mức sẽ thay thết tấc cả các dữ liệu thực tế. Các tài
khoản như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,
sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán được phản ánh theo chi phí định mức.
Chênh lệch vào cuối kỳ kế toán giữa chi phí định mức và chi phí thực tế sẽ được nhân
viên kế toán tính toán, tìm nguyên nhân làm cơ sở để đưa ra các biện pháp xử lý.
2.2.2.3Các phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm:
2.2.2.3.1 Phương pháp hệ số:
Phương pháp hệ số được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình
công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị nhưng kết
quả tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau đều là sản phẩm chính và giữa các sản phẩm có
quan hệ tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm gắn liền với quy trình
công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm trong từng nhóm.
2.2.2.3.2 Phương pháp tỷ lê:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công
nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách
khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ để quy đổi tương ứng.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng
tính giá thành là từng quy cách sản phẩm.
2.2.2.3.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt
hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng riêng biệt, đối tượng tính giá thành
là từng đơn đặt hàng.
2.2.2.3.4 Phương pháp phân bước:
Phương pháp phân bước được áp dụng đối với các quy trình công nghệ phức tạp
gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu
đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy
- 17 -
trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm
và thành phẩm.
2.2.3 Kế toán các trung tâm trách nhiệm.
Là một công cụ đề có thể đánh giá kiểm soát trong các công ty phân quyền,
thông qua việc xác định các trung tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của chúng.
Theo nhóm tác giả Anthony A,Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan và
Smark Young (1997) “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống có chức năng thu thập,
tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản
lý riêng biệt trong một tổ chức nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí, thu
nhập và các số liệu hoạt động của từng khu vực trách nhiệm hoạch từng đơn vị trong tổ
chức mà họ có quyền kiểm soát. Đồng thời tạo ra các báo cáo bao gồm cả những đối
tượng kiểm soát được hoặc không kiểm soát được đối với một cấp quản lý”
Đối với tác giả Jame R. Martin thì “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống cung
cấp các thông tin về kết quả và hiệu quả hoạt động của các bộ phận bên trong một
doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan
đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đó có quyền kiểm soát và
chịu trách nhiệm tương ứng”.
Như vậy, kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin
có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục
tiêu chung của tổ chức.vấn đề trên
Từ các vấn đề trên, có thể xác định các nội dung cơ bản để thực hiện hệ thống kế
toán trách nhiệm như sau:
- Xác định các trung tâm trách nhiệm
- Xác định các chỉ tiêu để đo lường thành quả của mỗi trung tâm
- Xác định trách nhiệm báo cáo của từng trung tâm trách nhiệm
2.2.3.1Xác định các trung tâm trách nhiệm.
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà quản trị của
nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình phụ trách
và có thể kiểm soát được. Có 4 loại trung tâm trách nhiệm là: Trung tâm chi phí, trung
- 18 -
tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra
quyết định đối với chi phí phát sinh của bộ phận đó.
Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu: là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền
ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó. Trung tâm này thường gắn
với cấp cơ sở như bộ phận kinh doanh, chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ,…
Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận: Là một bộ phận mà các nhà quản lý của nó chỉ được quyền
ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được của bộ phận đó. Nhà quản trị trung tâm này
chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí. Như vậy, chịu trách niệm với kết quả sản xuất
và tiêu thụ của Trung tâm
Trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư: là một bộ phận mà các nhà quản lý của nó được quyền ra
quyết định đối với lợi nhuận và vốn đầu tư của bộ phận đó. Trung tâm đầu tư thường
gắn liền với cấp quản lý cao nhất như Hội đồng quản trị, Tổng công ty,…Người quản lý
của trung tâm đầu tư có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, vì ngoài việc đưa ra các
quyết định về chi phí sản phẩm, phương thức sản xuất, cơ cấu sản phẩm, giá bán, họ còn
kiểm soát các quyết định về đầu tư. Vì vậy, họ có thẩm quyền điều phối , sử dụng, đầu
tư tài sản để tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất.
- 19 -
2.2.3.2Xác định các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách
nhiệm
Ngoài các hoạt động của trung tâm trách nhiệm đã được xem xét trên cả hai mặt,
đó là hiệu quả và hiệu năng, việc đánh giá này thông qua các bảng điều tra khảo sát
thăm dò về thái độ phục vụ khách hàng, hậu mãi…..
Đối với trung tâm chi phí:
Đối với trung tâm chi phí thường được chia làm 2 loại:
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các
mức hao phí về nguồn lực sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phảm, dịch vụ đã được
xây dựng định mức cụ thể. Trung tâm chi phí tiêu chuẩn thường gắn liền với các nhà
quản trị cấp cơ sở ở các nhà máy, phân xưởng, tổ đội sản xuất. Tại trung tâm này, các
nhà quản trị có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh sao cho đúng với định mức đã
được xây dựng. Để đánh giá thành quả của Trung tâm này cần căn cứ vào:
Về mặt hiệu quả: đánh giá việc trung tâm hoàn thành được kế hoạch sản lượng
sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng chất lượng và thời hạn quy định.
Về mặt hiệu năng: đo lường bằng cách so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí
định mức. Nhà quản trị sẽ phân tích sự biến động về chi phí để tìm ra nguyên nhân tác
động đến tình hình thực hiện định mức chi phí.
Trung tâm chi phí dự toán: Là trung tâm chi phí mà các yếu tố được dự toán và
đánh giá căn cứ vào nhiệm vụ chung được giao. Nhà quản trị các trung tâm này có trách
nhiệm kiểm soát chi phí sao cho phù hợp với chi phí dự toán và đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Trong công ty các trung tâm này thường là: Phòng kế toán, Phòng
hành chánh, Phòng nhân sự, Phòng marketing,…Căn cứ để đánh giá thành quả của các
trung tâm chi phí dự toán là:
Về hiệu quả: So sánh giữa kết quả công việc với mục tiêu phải hoàn thành của
Trung tâm
Về hiệu năng: được đánh giá thông qua khả năng kiểm soát chi phí của nhà quản
lý ở bộ phận so với chi phí dự toán đã được duyệt.
- 20 -
Đối với trung tâm lợi nhuận:
Đối với trung tâm lợi nhuận thường gắn liền với bậc quản lý cấp trung, đó là
giám đốc điều hành các công ty phụ thuộc hoặc chi nhánh công ty. Cách đánh giá thành
quả của trung tâm này như sau:
Về hiệu quả: Việc đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm
lợi nhuận được căn cứ vào lợi nhuận có thể kiểm soát được ở mỗi trung tâm lợi nhuận.
Bằng cách so sánh kết quả thực tế với dự toán, các nhà quản trị có thể đánh giá được
đâu là chênh lệch có lợi và không có lợi do thành quả kiểm soát doanh thu và chi phí
mang lại.
Về hiệu năng: do có thể lượng hóa bằng tiển cả đầu vào và đầu ra nên hiệu năng
của trung tâm này có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau: tỷ lệ lợi nhuận
gộp, lợi nhuận bộ phận, tỷ lệ lợi nhuận bộ phận trên doanh thu toàn bộ,…
Đối với trung tâm doanh thu:
Thành quả quản lý của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc
so sánh doanh thu có thể kiểm soát được giữa thực tế với dự toán và phân tích các
nguyên nhân gây ra chênh lệch như giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, cơ cấu sản
phẩm tiêu thụ,…
Đối với trung tâm đầu tư:
Cách thức đánh giá thành quả của trung tâm này như sau:
Về hiệu quả: có thể đánh giá giống như trung tâm lợi nhuận;
Về hiệu năng: sự thành công của trung tâm đầu tư được đo lường không chỉ số
lợi nhuận tạo ra mà là lợi nhuận trong mối tương quan với tổng vốn đầu tư, tức khả năng
sinh lợi của đồng vốn, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ
ra.
Sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá 02 nội dung:
ROI =
Lợi nhuận
Vốn đầu tư
=
Lợi nhuận
Doanh thu
x
Doanh thu
Vốn đầu tư
- 21 -
- Thứ nhất là đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư có số vốn khác nhau, từ
đó phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
- Thứ hai là để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý để tìm ra được giải
pháp phù hợp, cho kết quả kinh doanh tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu quá chú ý đến chỉ số ROI, nhà quản trị có thể bị bỏ qua cơ hội
kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp. Nếu chỉ xét chỉ tiêu ROI sẽ không đủ chính xác
để nhà quản trị quyết định xem có nên đầu tư hay không. Vì vậy, nhà quản trị nên quan
tâm đến một chỉ tiêu khác, đó là chỉ tiêu lợi nhuận còn lại.
Lợi nhuận còn lại (RI): là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí sử dụng
vốn.
RI = Lợi nhuận - (Vốn đầu tư x ROI mong muốn)
Sử dụng chỉ tiêu RI sẽ khuyến khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận những
cơ hội kinh doanh nếu ROI bộ phận lớn hơn ROI bình quân.
Ngoài ra, nhà quản trị có thể sử dụng thêm một chỉ tiêu nữa để đánh giá thành
quả của trung tâm quản lý đầu tư, đó là chỉ tiêu kinh tế tăng thêm (EVA). Chỉ tiêu này
có nguồn góc từ thước đo RI, được công ty Stern Steward xây dựng và đăng ký bản
quyền (1994). EVA được tính dựa trên lợi nhuận kinh tế chứ không phải lợi nhuận kế
toán.
EVA của từng trung tâm đầu tư cho biết mỗi trung tâm đầu tư đã làm giàu cho
chủ sở hữu bao nhiêu.
Trên thực tế, việc lựa chọn trung tâm thích hợp cho một bộ phận không phải là
việc dễ dàng. Cơ sở để xác định một bộ phận của một tổ chức là trung tâm gì phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như nguồn lực, nhiệm vụ, quyền hạn mà nhà quản lý đó được giao.
Do vậy, việc phân biệt rõ ràng các trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị chỉ
mang tính chất tương đối, phụ thuộc nhiều vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao nhất.
Vì vậy để phân loại hợp lý nhất các trung tâm trách nhiệm nên căn cứ vào nhiệm vụ của
chính trung tâm đó.
EVA =
Lợi nhuận
hoạt động
Lãi suất
bình quân
Tổng tài
sản
Nợ ngắn hạn
không tính lãi
- x -
- 22 -
2.2.3.3Xác định trách nhiệm báo cáo của các trung tâm trách nhiệm
Căn cứ vào thành quả của các trung tâm trách nhiệm, báo cáo thành quả sẽ phản
ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh
lệch giữa kết quả thực tế so với kết quả dự toán, để đánh giá các khoản chênh lệch này
một cách phù hợp và đúng đắn, kế toán quản trị sẽ sử dụng dự toán linh hoạt nhằm cung
cấp một mức chuẩn cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện dự toán doanh thu,
chi phí và lợi nhuận.
2.2.4 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự báo:
2.2.4.1Chính sách định giá sản phẩm của công ty:
Định giá sản phẩm:
Dựa vào cơ cấu giá thành, có thể định giá sản phẩm theo công thức:
Giá bán = Chi phí nền + Giá trị gia tăng thêm
• Chi phí nền: phản ánh mức giá cần thiết phải bù đắp phần chi phí cơ bản.
• Giá trị tăng thêm: phản ánh phần tiền cần bù đắp cho các khoản chi phí chung
khác và tạo ra lợi nhuận.
Chi phí nền được tính trên cơ sở chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực
tiếp, và chi phí chung.
Số tiền cộng thêm đựơc tính theo công thức:
2.2.4.2Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh của công ty:
Trong quá trình hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm soát hoạt động, đòi hỏi
Ban quản trị điều hành công ty phải đề ra những quyết định hợp lý nhất và tất cả các
quyết định này đều sử dụng phần lớn nguồn thông tin do kế toán quản trị cung cấp, có
thể chia quyết định kinh doanh làm hai loại:
-Quyết định kinh doanh ngắn hạn
- Quyết định kinh doanh dài hạn
- 23 -
Kế toán quản trị đang ngày càng đóng vai trò quan trọng như thành viên chính
thức của đội ngũ quản lý.Do đó, kế toán quản trị phải có một sự hiểu biết tốt về các
quyết định má các nhà quản lý trong tổ chức phải đối mặt.
Sáu bước đặc trưng cho quá trình ra quyết định:
Bước 1: Làm rõ các vấn đề quyết định.
Trước khi quyết định được thực hiện, vấn đề cần được làm rõ và xác định trong
điều kiện cụ thể hơn. Kỹ năng nhận thức xem xét là cần thiết để xác định một vấn đề
quyết định trong điều kiện có thể được giải quyết một cách có hiệu quả nhất.
Bước 2: Xác định các tiêu chí
Một lần nữa các vấn đề đã được làm rõ, người quản lý cần xác định rõ tiêu chí
khi có quyết định sẽ được thực hiện. Đôi khi các mục tiêu xung đột lẫn nhau, trong
trường hợp này cần xác định mục tiêu nào là quyết định mục tiêu khác được xem như là
một hạn chế
Bước 3: Nhận diện phương án thay thế
Một quyết định liên quan đến việc lựa chọn giữa hai hay nhiều lựa chọn thay thế.
Xác định phương án thay thế là một bước quan trọng trong quá trình ra quyết định.
Bước 4: Xây dựng mô hình ra quyết định.
Một mô hình ra quyết định là một đại diện đơn giản của vấn đề lựa chọn. Chi tiết
không cần thiết được loại bỏ. Các yếu tố quan trọng nhất của vấn đề được nhấn mạnh.
Như vậy, mô hình ra quyết định tập hợp các yếu tố được liệt kê ở trên: Các tiêu chí, các
khó khăn và phương án thay thế.
Bước 5: Thu thập dự liệu.
Mặc dù kế toán quản trị thường xuyên được tham gia trong các bước từ bước 1
đến bước 4, nhưng họ chủ yếu chịu trách nhiệm ở bước 5. Chọn dữ liệu thích hợp để ra
quyết định là một trong những vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị trong tổ chức.
Bước 6: Ra quyết định
Khi mô hình ra quyết định được xây dựng và các dữ liệu thích hợp được thu
thập, các nhà quản lý tiến hàn ra quyết định.
- 24 -
Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn:
Đây chính là các quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh
hưởng thường dưới một năm như: về giá bán hay mua ngoài một bộ phận, chi tiết của
sản phẩm ……Để cung cấp thông tin cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn, kế toán
quản trị sẽ sử dụng một số kỹ thuật như:
+Vận dụng lý thuyết thông tin thích hợp là khâu quan trọng và có ý nghĩa bao
trùm nhất, có thể thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến thu nhập và chi phí của các
phương án đang được xem xét.
Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm là những khoản chi phí đã chi ra trong
quá khứ và không thể tránh được.
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí giống nhau ở các phương án kinh
doanh.
Bước 4: Là phần thông tin còn lại sau khi trừ bước 2 và bước 3, làm nền tảng
cho việc so sánh đánh giá để ra quyết định lựa chon phương án kinh doanh tối ưu nhất.
+ Sử dụng phân tích mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố chi phí – khối lượng –
lợi nhuận (C-V-P) và điểm hòa vốn để ra quyết định về sản xuất, tiêu thụ.
Là việc phân tích mối quan hệ nội tại để tìm ra một sự kết hợp có hiệu quả nhất
giữa các nhân tố:giá bán sản phẩm, khối lượng hoạt động, biến phí, định phí của một
đơn vị sản phẩm và kết cấu chi phí cũng như kết cấu của sản lượng tiêu thụ, nhằm tìm ra
khả năng tạo lợi nhuận cao nhất cho công ty. Bên cạnh đó, cần phải cung cấp cho nhà
quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ trong quá trình điều hành như:
- Sản lượng, doanh thu ở mức nào để công ty đạt được điểm hòa vốn.
- Phạm vi lời, lỗ của công ty theo những kết cấu chi phí; sản lượng tiêu thụ;
doanh thu.
- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận như
mong muốn.
Phương pháp xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn:
Điểm hòa vốn được ứng dụng để thẩm định tính khả thi và giúp cho nhà quản trị
- 25 -
xác định được mức lãi, lỗ, khả năng sinh lời và khả năng trả nợ. Để tính điểm hòa vốn,
có thể tiếp cận theo công thức:
Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận
Tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận bằng 0, khi đó:
Doanh thu = Định phí + Biến phí
Hay:
Sản lượng * Đơn giá = Định phí + Sản lượng * Biến phí đơn vị
Do đó:
Định phí
Sản lượng hòa vốn =
Đơn giá * Biến phí đơn vị
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn * Đơn giá
Ngoài ra còn có thể tính điểm hòa vốn theo phương pháp số dư đảm phí:
Ngoài ra còn có thể được sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn
theo công thức:
- 26 -
Tính doanh thu an toàn:
Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện và doanh thu hòa
vốn.
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức
doanh thu hòa vốn là bao nhiệu. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an
toàn cao của hoạt động kinh doanh và ngược lại.
+Ứng dụng ra quyết định kinh doanh: Trong điều hành sản xuất kinh doanh thì
việc ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh nào là một việc làm hết sức quan
trọng mà nhà quản trị phải cân nhắc. Việc sử dụng chỉ tiêu số dư đảm phí để phân tích
các phương án sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh thích hợp và
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn.
Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn:
Quyết định đầu tư dài hạn thường là các quyết định về đầu tư về tài sản mới, mở
rộng quy mô sản xuất, thuê hay mua tài sản cố định……………
Phân loại các quyết định thành 2 loại:
- Quyết định có tính sàng lọc
- Quyết định có tính ưu tiên
Thu thập thông tin và phân loại thông tin phù hợp với loại quyết định.
Lựa chọn một trong các phương pháp thích hợp để xác định thông tin phù hợp ra
quyết định:
- Phương pháp hiện giá thuần NPV
- Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ IRR
- Phương pháp kỳ hoàn vốn PP
- Phương pháp tỷ lệ sinh lời giản đơn.
Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.
- 27 -
2.3 Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
2.3.1 Tổ chức thu thập thông tin ban đầu.
Tổ chức thu thập thông tin ban đầu là giai đoạn đầu và cũng là giai đoạn quan
trọng trong quá trình quản trị thông tin của kế toán quản trị, vì nó quyết định khả năng
cung cấp thông tin phù hợp với yêu cầu.
Tổ chức thu thập thông tin ban đầu không chỉ sử dụng hệ thống chứng từ bắt
buộc mà còn sử dụng rộng rãi các chứng từ hướng dẫn để thu thập thông tin quá khứ chi
tiết theo từng mục tiêu quản lý và ra quyết định.
Thông tin đầu vào của kế toán quản trị không chỉ căn cứ vào chứng từ mà còn
được thu thập từ rất nhiều nguồn như: Thông tin thị trường về giá, hàng hóa của đối thủ
cạnh tranh, kết quả các cuộc khảo sát
2.3.2 Tổ chức phân loại, xử lý và cung cấp thông tin.
2.3.2.1Tổ chức tài khoản kế toán.
Việc tổ chức tài khoản kế toán để đáp ứng yêu cầu của kế toán quản trị trong
việc phụ vụ công tác hoạch định, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định của cấp quản lý cần
được tiến hành một cách có hệ thống và khoa học, vừa đảm bảo cung cấp thông tin chi
tiết theo yêu cầu quản trị vừa đảm bảo khả năng đối chiếu giữa thông tin chi tiết với
thông tin tổng hợp liên quan của các đối tượng kế toán cụ thể trong công ty. Để đáp ứng
yêu cầu trên, ngoài hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006, trên cơ sở mục đích và yêu cầu quản lý chi tiết với từng đối
tượng để mở tài khoản chi tiết cấp 2, 3, 4 để chi tiết hóa các tài khoản củqa kế toán tài
chính và theo dõi từng đối tượng kế toán, từng trung tâm trách nhiệm.
2.3.2.2Tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Sổ kế toán là hình thức đặc biệt cực kỳ quan trọng được sử dụng trong kế toán
quản trị để thu thập chẳng những thông tin quá khứ mà cả thông tin tương lai. Hệ thống
sổ kế toán được sử dụng để phản ánh và thu nhận thông tin hữu ích một cách chi tiết về
từng đối tượng kế toán phù hợp với mục đích và yêu cầu quản lý cụ thể đồng thời để có
những thông tin hữu ích để thể hiện trên các báo cáo kế toán quản trị đặc thù để có thể
tổng hợp theo nhiều yêu cầu khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu trên, hệ thống sổ kế
- 28 -
toán quản trị cần được thiết kế cụ thể mẫu sổ với số lượng chi tiết cụ thể sắp xếp theo
trình tự hợp lý và khoa học theo yêu cầu quản lý cũng như sự tiện lợi của việc trình bày,
tổng hợp và sử dụng thông tin.
2.3.3 Tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị
Là phương tiện để truyền đạt thông tin đến các nhà quản trị, hệ thống báo cáo kế
toán quản trị phải đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời, phù hợp
với từng đối tượng sử dụng thông tin với một mức chi phí hợp lý.
Quy trình tổ chức báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nói chung
gồm 3 giai đoạn: Thiết lập hệ thống báo cáo, triển khai thực hiện báo cáo và hoàn thiện
hệ thống báo cáo.
Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị
Gồm các bước:
- Xác định yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp
- Xây dựng doanh mục báo cáo;
- Xây dựng mẫu biểu báo cáo.
Nhìn chung, các mẫu biểu báo cáo được xây dựng tùy theo nhu cầu của từng
công ty, tuy nhiên các mẫu biểu chủ yếu tập trung vào ba loại báo cáo sau:
- Báo cáo dự toán
- Báo cáo thực hiện
- Báo cáo phân tích
Giai đoạn 2: Triển khai hệ thống báo cáo kế toán quản trị
Là giai đoạn phối hợp của một quá trình tổ chức công tác kế toán quản trị tại
công ty từ khâu tổ chức hệ thống ghi chép thông tin ban đầu phù hợp với việc thu thập
thông tin để lập báo cáo và xử lý thông tin và tiến hành công tác lập báo cáo. Cần lưu ý
đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nói chung và kế toán quản
trị nói riêng cũng như việc tập huấn, đào tạo cho nhân sự kế toán thực hiện thành thạo
hệ thống báo cáo nhằm giúp việc lập báo cáo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị
Khi môi trường kinh doanh thay đổi, quy mô doanh nghiệp phát triển, tình huống
- 29 -
ra quyết định thay đổi, phương pháp quản lý thay đổi thì yêu cầu thông tin cung cấp cho
các quyết định quản lý cũng thay đổi. Do đó, báo cáo kế toán quản trị cũng phải luôn
luôn được hoàn thiện cho phù hợp với những thay đồi nêu trên và nhằm cung cấp thông
tin linh hoạt, kịp thời và hữu ích cho các nhà quản trị. Định kỳ công ty cần phải xem xét
đánh giá hệ thống báo cáo hiện hành, từ đó đề ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống báo
cáo kế toán quản trị.
2.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể như quy mô, trình độ cán bộ, đặc
điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật…để tổ chức bộ máy kế toán
quản trị. Có ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán quản trị mà doanh nghiệp có thể lựa
chọn:
2.3.4.1Hình thức kết hợp.
Theo hình thức này thì kế toán quản trị và kế toán tài chính cùng nằm trong một
bộ máy kế toán, nghĩa là không có sự phân chia giữa kế toán quản trị và kế toán tài
chính thành hai bộ riêng biệt. Các nhân viên tài chính kế toán vẫn thực hiện đúng phần
hành đã phân công nhưng có kết hợp thực hiện thêm công việc của kế toán quản trị
trong phạm vi công việc của mình.
Hình thức này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Ưu điểm của mô hình này là
gọn nhẹ, dễ điều hành. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người làm công tác kế toán
phải hiểu biết sâu cả về hai lĩnh vực kế toán tài chính và kế toán quản trị. Người điều
hành phải hiểu được trình độ, năng lực cụ thể của từng nhân viên kế toán để giao việc
cho phù hợp.
2.3.4.2Hình thức tách biệt.
Đây là hình thức tổ chức bộ máy kế toán thành hai bộ phận riêng biệt là bộ phận
kế toán tài chính và kế toán quản trị. Doanh nghiệp tự thiết kế, bố trí nhân sự sao cho hai
hệ thống kế toán này hoàn toàn độc lập với nhau. Mô hình này thường được áp dụng tại
các doanh nghiệp có quy mô lớn. Nhiệm vụ cụ thể của hai bộ phận này như sau:
Bộ phận kế toán tài chính: Có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
- 30 -
ghi chép vào tài khoản, sổ sách kế toán và cung cấp thông tin thông qua các báo cáo tài
chính.
Bộ phận kế toán quản trị: Có chức năng thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp
thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị. Lập các dự toán chi tiết, tổ chức phân tích, xử lý
thông tin và cung cấp các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu, giúp nhà quản trị có căn
cứ để ra quyết định kinh doanh kịp thời và phù hợp.
Hình thức này có ưu điểm là công việc được phân chia rõ ràng giữa hai bộ phận,
mang tính chuyên môn hóa cao, giúp cho từng bộ phận có điều kiện nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, hình thức này chỉ nên áp dụng tại các doanh nghiệp
có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều. Vì để tổ chức và điều hành hai bộ phận này
đòi hỏi tốn kém chi phí, nhân sự và công việc tổng hợp thông tin từ hai bộ phận sao cho
có hiệu quả thì cần một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao.
2.3.4.3Hình thức hỗn hợp.
Theo quan điểm của hình thức này thì một số bộ phận của kế toán quản trị sẽ
được tổ chức độc lập với kế toán tài chính, các bộ phận còn lại được tổ chức kết hợp. Cụ
thể là kế toán quản trị chi phí sẽ được tổ chức độc lập với kế toán tài chính.
Ưu điểm của hình thức này là bước đệm cho những công ty muốn tiến thẳng lên
mô hình kế toán tài chính độc lập với kế toán quản trị, nhưng chưa đủ điều kiện cũng
như trình độ quản lý để tổ chức ngay mô hình độc lập.
- 31 -
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán, thu nhận, xử lý và cung cấp thông
tin cho những người trong nội bộ công ty sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định
để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến
lược và sách lược kinh doanh. Kế toán quản trị hữu ích trong việc kiểm soát chi phí
cũng như hiệu quả của từng hoạt động, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và giúp cho
nhà quản trị có thể đảo ngược được tình thế.
Kế toán quản trị bao gồm những nội dung cơ bản là: dự toán ngân sách, kế toán
các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và thiết lập thông tin kế toán quản
trị cho việc ra quyết định nhằm giúp công ty có những kiến thức cơ bản để vận dụng kế
toán quản trị vào công ty.
Tuy nhiên, thực hiện được công tác kế toán quản trị tại công ty cần đáp ứng một
số yêu cầu sau: về phía nhà nước nên công bố những khái niệm, lý luận tổng quát và
công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của công ty, hỗ trợ cho công ty trong
việc đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin; về phía nhà quản
lý công ty phải hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn
thiện hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến nội dung cũng như mối quan hệ trong công
tác kế toán, đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hóa nghiệp vụ, phát
triển hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hóa; về phía các tổ
chức đào tạo nên hoàn thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị phù hợp với tình hình
hiện nay.
Như vậy, việc nắm vững nội dung và điều kiện để thực hiện kế toán quản trị là
cơ sở để tổ chức tốt công tác kế toán quản trị cụ thể tại công ty.
- 32 -
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ
3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ tiền thân là Nhà máy thủy điện Thác Mơ
thành lập theo Quyết định số 361/NL-TCCB-LĐ ngày 11/6/94 của Bộ Năng lượng
với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ công suất
150MW.
Kể từ ngày 04/3/1995 Nhà máy là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của
Tổng công ty Điện lực Việt Nam, nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo
Quyết định số 125/NL/TCCB-LĐ của Bộ Năng lượng.
Ngày 30/3/2005 Bộ Công nghiệp có quyết định số 17/2005/QĐ-BCN chuyển
Nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ thành công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc
EVN. Công ty chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/7/2005 theo văn bản số
2436/CV-EVN-TCKT của EVN về việc hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển
các nhà máy sang hạch toán độc lập.
Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước, Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết
định số 2747/QĐ-BCN về việc cổ phần hoá Công ty Thuỷ điện Thác Mơ, từ ngày
01/01/2008 Công ty Thủy điện Thác Mơ chuyển thành Công ty cổ phần thuỷ điện
Thác Mơ.
Ngày 26/3/2008 Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước cấp giấy
chứng nhận Công ty Đại chúng theo số 34/CQĐD-UBCKNN.
Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chính thức gia nhập vào thị trường
chứng khoáng Việt Nam – Sàn giao dịch chứng khoán HOSE ngày 28/06/2008, mã
giao dịch là TMP.
- 33 -
Tính đến hết Quý 2-2013, TMP là một Công ty Cổ phần trên sàn HOSE có:
 Vốn điều lệ: 700,000,000,000 đồng
 Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 70,000,000 cp
 Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 70,000,000 cp
 Tổng tài sản: 1,474,352,461,000 đồng
 Tổng tài sản lưu động ngắn hạn: 448,079,617,000 đồng
 Nợ ngắn hạn 273,979,495,000 đồng
 Tổng nợ 604,765,420,000 đồng
 Vốn chủ sở hữu 835,791,794,000 đồng
 Vốn đầu tư của các chủ sở hữu gồm:
Bảng 3.1: Chi tiết vốn đầu tư của Chủ sở hữu
3.1.2 Các công ty con, công ty liên kết và chi nhánh
 Chi nhánh Công ty: Trung tâm dịch vụ và sửa chữa cơ điện là đơn vị
hạch toán phụ thuộc được thành lập theo Quyết định số Được: 57/QĐ-
TMHPC-HĐQT ngày 30/09/2010 của Hội đồng quản trị Công ty.
Chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm là thực hiện việc sửa chữa
bảo dưỡng và nâng cấp thiết bị cho các Nhà máy điện thuộc Công ty
quản lý và Kinh doanh cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngành điện
cho các đơn vị khác trong phạm vi cả nước. Địa chỉ trụ sở: Khu 5,
phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước.
 Công ty Cổ phần Mỹ Hưng Tây Nguyên là Công ty Cổ phần được
thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
5800581747 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu
ngày 08 tháng 07 năm 2008. Hiện tại, Công ty đang hoạt động theo
- 34 -
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 02 ngày 03 tháng
12 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp. Vốn điều
lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 100 tỷ
đồng, trong đó vốn góp của TMP là 99,65%. Ngành nghề kinh
doanh: Đầu tư xây dựng Dự án thuỷ điện Đại Nga, Dự án này được
Uỷ Ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh số: 42121000217 ngày 12 tháng 5 năm 2010. Địa chỉ trụ sở: Số
1195 Trần Phú, P. Lộc tiến, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
 Công ty Cổ phần Thủy điện ĐakRosa: là Công ty Cổ phần được thành
lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
5900189597 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp lần đầu ngày
27/11/1999 và thay đổi lần 6 ngày 14/11/2012. Vốn điều lệ là: 120 tỷ
đồng, trong đó vốn góp của TMP là 60,7%. Ngành nghề kinh doanh:
Vận hành Nhà máy Thủy điện ĐakRosa 1 và ĐakRosa 2, Các nhà
máy này nằm trên địa phận tỉnh Kontum. Địa chỉ trụ sở: Thành phố
Pleiku, Tỉnh Gia Lai
 Công ty liên kết
o Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình;
o Công ty Cổ phần Cơ điện Đồng Nai;
o Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh;
o ...
Chi tiết các khoản đầu tư dài dạn của Công ty:
- 35 -
Bảng 3.2: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của TMP
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
 Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng.
 Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt các thiết bị
điện, các công trình thuỷ công, công trình kiến trúc của nhà máy điện,
thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện.
 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý và vận hành, bảo
dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện.
 Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.
 Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, QLDA đầu tư xây dựng, giám sát
thi công xây lắp.
 Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các dự án nguồn điện,
xây lắp đường dây và trạm biến áp.
3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sản lượng điện sản xuất được từ khi Nhà máy thủy điện Thác Mơ đưa vào
vận hành được thể hiện trong biểu đồ sau:
- 36 -
Triệu (kWh)
511
787 801
602
1027
932 926
832 831
637
582
896 902
763
977
574
633
947
0
200
400
600
800
1000
1200
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Hình 3.1: Biểu đồ sản lượng điện sản xuất từ khi đưa vào vận hành
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận ròng.
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần , lợi nhuận gộp và tỷ suất LN gộp.
- 37 -
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tình hình tài sản , nợ và tỷ suất nợ/tài sản
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện tình hình dòng tiền kinh doanh, đầu tư và tài chính
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ

More Related Content

What's hot

đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Tuyen Tap Giao An - Bai Tap - De Thi
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...nataliej4
 

What's hot (20)

đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
 
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ LiêmĐề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
 
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt NamLuận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm LongLuận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
 
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại B...
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 

Similar to Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ

Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ (20)

Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAY
 
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Việt Nam Top Vision Industries
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Việt Nam Top Vision IndustriesBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Việt Nam Top Vision Industries
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Việt Nam Top Vision Industries
 
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, HAY
 
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động t...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
 
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
 
Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà Nội
Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà NộiKế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà Nội
Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà Nội
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện thác mơ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- LÊ THỊ THẢO LINH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN THÁC MƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành: 60 34 0301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- LÊ THỊ THẢO LINH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN THÁC MƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành: 60 34 0301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) PGS.TS. Võ Văn Nhị Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng 01 năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Văn Huy Phản biện 1 3 TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Phản biện 2 4 PGS. TS. Nguyễn Minh Hà Ủy viên 5 TS. Phan Mỹ Hạnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  • 4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: .LÊ THỊ THẢO LINH.....................................Giới tính: Nữ................... Ngày, tháng, năm sinh: 06/08/1979.............................................Nơi sinh: Bình Phước..... Chuyên ngành: Kế toán................................................................MSHV: 1241850025 I- Tên đề tài: Tổ chức Công tác Kế toán Quản trị tại Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ.................. ............................................................................................................................................... II- Nhiệm vụ và nội dung: 1. Nhiệm vụ: Tổ chức Công tác Kế toán Quản trị tại Công ty CP Thủy điện Thác Mơ.... 2. Nội dung: Nêu nội dung cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá tình hình hiện tại về quản lý và Công tác kế toán tại Công ty, thực hiện giải pháp tổ chức kế toán quản trị cho Công ty và cuối cùng là Kiến nghị và Kết luận............................................................................. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2013.................................................................... V- Cán bộ hướng dẫn: PSG.TS Võ Văn Nhị ..................................................................... ............................................................................................................................................... CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký)
  • 5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 6. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Võ Văn Nhị, người đã hướng dẫn tôi chọn đề tài và tận tình góp ý chỉnh sửa bản thảo luận văn của tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin chân thành cám ơn sự đóng góp quý báo và tận tình của Ban giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, đặc biệt là Kế toán trưởng và Phòng kế toán đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu, cũng như cho tôi những ý kiến, nhận xét có giá trị để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giảng viên Trường Đại học kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM đã giảng dạy, dìu dắt và trao cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báo làm nền tảng trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Gia đình tôi luôn quan tâm khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THỊ THẢO LINH
  • 7. iii TÓM TẮT Đề tài “ Tổ chức công tác kế toán quản trị ” nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng về tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần thuỷ điện Thác Mơ, từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần thuỷ điện Thác Mơ, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để những giải pháp có thể thực hiện được tốt nhất. Đề tài cũng đã trình bày rõ tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Thông qua đề tài, tác giả muốn đóng góp vào việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Mơ, góp phần Công ty có thể xác định rõ tình trạng tổ chức kế toán quản trị, từ đó đề ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể để có thể tồn tại và phát triển bền vững.
  • 8. iv ABSTRACT The thesis "Complete the accounting management at Thac Mo Hydro Power Joint Stock Company" research the theory of the Accounting Management in the public enterprise, learn the status of accounting management at Thac Mo Hydro Power Joint Stock Company, so that propose some solutions to complete accounting management at this company, and propose some recommendations for the implementation of the solution may be best. The thesis also state the urgency, goal, researching object, researching scope and methodology. Through the thesis, the author would like contributing to the completion of the accounting at Thac Mo Hydro Power Joint Stock Company; help them can identify their current status of accounting management, which set out the specific objectives and measures to survive and sustainable development .
  • 9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii ABSTRACT.........................................................................................................................iv MỤC LỤC ............................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ....................................x CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu............................................................................3 1.6 Kết cấu của đề tài....................................................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ................5 2.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị .............................................................5 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị ............................................5 2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị........................................................................................6 2.1.3 Mục tiêu của kế toán quản trị....................................................................................7 2.1.4 Vai trò của kế toán quản trị ......................................................................................7 2.2 Nội dung kế toán quản trị ......................................................................................8 2.2.1 Dự toán ngân sách.....................................................................................................9 2.2.2 Hệ Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh.................13 2.2.3 Kế toán các trung tâm trách nhiệm.........................................................................17 2.2.4 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự báo. ................22 2.3 Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp ..................................................27 2.3.1 Tổ chức thu thập thông tin ban đầu........................................................................27
  • 10. vi 2.3.2 Tổ chức phân loại, xử lý và cung cấp thông tin .....................................................27 2.3.3 Tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị .28 2.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị.............................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................31 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TMP..........32 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ........................32 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .........................................................................33 3.1.2 Các công ty con, công ty liên kết và chi nhánh ......................................................33 3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ...........................................................................................35 3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty...........................................................35 3.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất điện tại Nhà máy thủy điện Thác Mơ....................36 3.2 Tình hình tổ chức công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty.................39 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.......................................................................39 3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty .....................................................................41 3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ........................................................................47 3.3 Thực trạng công tác kế toán tại Công ty................................................................46 3.3.1 Tình hình thực tế Kế toán quản trị tại Công ty.......................................................46 3.3.2 Nhận xét đánh gía....................................................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................56 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ..............................................57 4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty. ..............57 4.2 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại Công ty....58 4.2.1 Quan điểm hoàn thiện .............................................................................................58 4.2.2 Nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại Công ty...................................59 4.3 Giải pháp hoàn thiện..............................................................................................59 4.3.1 Hoàn thiện lập dự toán ngân sách..........................................................................59 4.3.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.........................64 4.3.3 Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm.................................................................65
  • 11. vii 4.3.4 Thiết lập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định................................................68 4.3.5 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán, tài khoản và lập các báo cáo kế toán quản trị.....................................................................................................................68 4.3.6 Tổ chức bộ máy kế toán và kế toán quản trị...........................................................70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................................73 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.................................................................74 5.1 Kiến nghị..................................................................................................................74 5.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực..........................................................................................74 5.1.2 Đầu tư công nghệ thông tin.....................................................................................75 5.1.3 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng...................................................................75 5.2 Kết luận ....................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................78 PHỤ LỤC............................................................................................................................79
  • 12. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam; EVNGENCO 2 Tổng Công ty Phát điện Số 2; TMP: Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ; MSC: Trung tâm dịch vụ và Sửa chữa Cơ Điện; SXKD: Sản xuất kinh doanh; KTTC: Kế toán tài chính; KTQT: Kế toán quản trị; DTNS: Dự toán ngân sách;
  • 13. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ sản lượng điện sản xuất từ khi đưa vào vận hành..............................35 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận ròng...........35 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần , lợi nhuận gộp và tỷ suất LN gộp. ...........35 Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tình hình tài sản , nợ và tỷ suất nợ/tài sản............................36 Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện tình hình dòng tiền kinh doanh, đầu tư và tài chính............36 Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty............................................................38 Hình 3.7: Sơ đồ hạch toán kế toán tại đơn vị trực thuộc..................................................41 Hình 3.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty........................................................43 Hình 4.1: Xây dựng hệ thống trung tâm trách nhiệm tại Công ty...................................64 Hình 4.2: Đề xuất tổ chức lại bộ máy kế toán tại Công ty...............................................69
  • 14. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Báo cáo tài chính của công ty năm 2012 Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2012 Bảng 2: Bảng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 Bảng 3: Bảng luân chuyên tiền tệ năm 2012 Bảng 4: Bảng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2012 Phụ lục 2: Các mẫu báo cáo Bảng 5: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí Bảng 6: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Bảng 7: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Các mẫu sổ kế toán chi phí Các mẫu báo cáo kế toán quản trị
  • 15. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Chi tiết vốn đầu tư của Chủ sở hữu tại TMP...................................................32 Bảng 3.2: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của TMP..................................................34 Bảng 3.3: Các báo cáo kế toán quản trị. ...........................................................................42 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm sản xuất điện năng ..........................50 Bảng 4.1: Bảng cân đối tài sản dự toán ............................................................................63 Bảng 4.2:Bảng hệ thống tài khoản kế toán.......................................................................67
  • 16. - 1 - CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp năng lượng điện là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng khá cao từ khi nền kinh tế quốc gia chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (15% - Là mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân thời kỳ 1995 - 2012 của EVN. Riêng năm 2002, mức tăng trưởng đạt kỷ lục 17,1%. Năm 2012, Tổng sản lượng điện thương phẩm là 117 tỷ kWh, tăng 11,5% so với năm 2011. Giá bán điện bình quân toàn Tập đoàn đạt 1.459 đồng/kWh. Lũy kế 8 tháng năm 2013, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 84,509 tỷ kWh, tăng 8,55% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 8 tháng năm 2013, điện thương phẩm ước đạt 75,969 tỷ kWh, tăng 9,64% so với cùng kỳ năm 2012 theo www.evn.com.vn) . Để đảm bảo mức tăng trưởng này, những năm qua, EVN đã tập trung tối đa các nguồn lực, đặc biệt là huy động các nguồn vốn khác nhau ở trong và ngoài nước, đảm bảo đầu tư liên tục cho phát triển nguồn và lưới. Với nhu cầu về vốn cũng như theo lộ trình của chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. EVN đã tiến hành cổ phần hóa một số nhà máy điện (từ hạch toán phụ thuộc chuyển sang hạch toán độc lập và chuyển sang cổ phần) trong đó có TMP. Một mặt là để phát huy tính độc lập, tự chủ của chính bản thân từng đơn vị đó, mặt khác còn có thể hỗ trợ cho EVN về mặt tài chính cũng như các dự án nguồn điện mới bằng cách huy động vốn cổ đông bên ngoài. Tại Việt Nam, nguồn điện được huy động chủ yếu từ các nhà máy điện Thủy điện, Nhiệt điện chạy khí, chạy dầu, một số rất ít từ các nhà máy Phong điện và năng lượng mặt trời do vốn đầu tư lớn giá bán điện cao nên việc đầu tư các dự án nguồn điện từ phong điện và năng lượng mặt trời ít được quan tâm,… TMP là một công ty cổ phần được cổ phần hóa từ Nhà máy thủy điện Thác Mơ mà trước đây hạch toán phụ thuộc vào EVN. Vì vậy, TMP mang phong cách làm việc mang năng tính nhà nước, làm việc ì ạch, mô hình tổ chức công ty cũng như bộ máy kế toán đơn giản, chỉ có bộ máy kế toán làm bộ phận kiểm soát. Sau khi cổ phần, Công ty vẫn chưa phát huy được bộ phận tài
  • 17. - 2 - chính kế toán để đáp ứng nhu cầu phát triển theo mong đợi của EVN cũng như các cổ đông. Để đáp ứng nhu cầu đó, TMP cần phải tổ chức lại bộ phận tài chính kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu của EVN, của cổ đông trong việc phát triển thành một công ty cổ phần vững mạnh trong tương lai. Chính vì mục đích như vậy mà đề tài luận văn này là “ Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ.”; nhằm giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. 1.2 Mục tiêu của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ, từ đó rút ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán của Công ty. Từ các ưu điểm, nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán công ty nói riêng và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những nội dung kế toán quản trị áp dụng cụ thể vào việc hoàn thiện hệ thống công tác kế toán quản trị tại Công ty như: Hoàn thiện hệ thống lập dự toán ngân sách, kế toán trách nhiệm, kế toán chi phí sản xuất&tính giá thành sản phẩm và hệ thống thông tin phục vụ ra quyết định kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thủy điện Thác Mơ. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhưng trọng tâm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chính. Phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả thông qua khảo sát. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương
  • 18. - 3 - pháp so sánh, đối chiếu, hệ thống, phân tích tổng hợp.... để giải quyết các vấn đề về lý luận, thống kê số liệu thu thập, đánh giá thực trạng để đưa ra phương hướng, đề ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các vấn đề như mục tiêu đã đặt ra. 1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu Từ trước đến nay đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam ở nhiều góc độ và mục đích khác nhau, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán, đơn cử: - Kế toán quản trị ở doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Ngô Thị Thu Hồng – 2010) - Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chí Hùng (Nguyễn Văn Hải - 2012) - Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang (Nguyễn Thị Bảo Ngọc – 2013) Nhìn chung, những nghiên cứu trên đều phân tích thực trạng công tác kế toán quản trị, nên các giải pháp hoàn thiện chỉ phù hợp với đặc thù hoạt động của mình, các giải pháp mang tính chất hoàn thiện chung chung. Hơn nữa, hiện nay tại Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán quản trị . Vì vậy, dựa vào nền tảng của những nghiên cứu trên, tác giả đã kế thừa phát triển để phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty hiện tại. Điểm nổi bật của đề tài là thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán của Công ty. 1.6 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn viết thành năm chương, gồm: • Chương 1: Phần mở đầu • Chương 2: Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp
  • 19. - 4 - • Chương 3: Tình hình công tác kế toán quản trị tại Công ty • Chương 4: Giải pháp hoàn thiện Kế toán quản trị cho Công ty. • Chương 5: Kiến nghị và kết luận
  • 20. - 5 - CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị Cùng với sự phát triển tập trung và chuyên môn hóa quá trình kinh doanh đã hình thành nhiều ngành, nhiều dạng tổ chức với nhiều loại sản phẩm dịch vụ phong phú có phương thức quản lý riêng biệt. Đặc biệt, sự tách rời quyền sở hữu của các chủ sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp đã dẫn đến sự cần thiết phải có thông tin kế toán quản trị để hình thành các quyết định của những nhà quản lý điều hành doanh nghiệp. Để Ban quản trị điều hành doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, kế toán phải biết tiên liệu kết quả và dự phần vào việc quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực kinh doanh, kế cả các tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nếu như kế toán tài chính đã ra đời cách đây rất lâu, thì cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta còn biết rất ít về kế toán quản trị. Theo giáo sư Lyle E.Jacobsen viết trên báo London Economist tháng 06/1960 thì, người đầu tiên viết về kế toán quản trị là Thomas Suther Land – một nhà kinh doanh người Anh. Vào năm 1875, ông đã viết: “Các doanh nghiệp cần phải xác định được lợi nhuận của một năm hoặc một khoảng thời gian ngắn hơn nữa. Cho nên có một điều hiển nhiên là các nhà quản lý cần phải nắm được các thông tin chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin này có thể thu thập được ngay trong thực tiển hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, nó trợ giúp cho các nhà quản lý hiểu được nhanh chóng và rõ ràng những nguyên nhân có thể ảnh hưởng tốt, xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán quản trị được áp dụng đầu tiên ở Bắc Mỹ và Anh vào nửa cuối thế kỷ 19 trong các ngành công nghiệp dệt lụa, đường sắt sau đó thâm nhập vào các ngành công
  • 21. - 6 - nghiệp thuốc lá, luyện kim, hóa chất… và đến năm 1925 kế toán quản trị đã thâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế và được định hình phát triển cho đến nay. Các sự kiện đã thúc đẩy phát triển của kế toán quản trị đó là: sự cạnh tranh trong kinh doanh toàn cầu; sức ép khóc liệt của giá thành, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa; khả năng so với trong việc thu thập và báo cáo thông tin và sự chuyển động mạnh mẽ theo hướng vượt khỏi các quy định của các ngành dịch vụ. Những thay đổi do các sự kiện này đã đem đến và làm tăng thêm nhu cầu về thông tin của các nhà quản lý, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến hoạt động nội bộ mà họ không thể nào có được từ các báo cáo thu thập truyền thống và bảng cân đối kế toán. 2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán Mỹ (NAA) – văn kiện số 1A tháng 03/1981, thì: “Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình của kế toán quản trị bao gồm các công việc xác định, cân, đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý những thông tin này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.” Theo thông tư 53/2006/TT-BTC thì thông tin hoạt động nội bộ mà kế toán quản trị cung cấp có thể là:chi phí của từng bộ phận, từng công việc, từng sản phẩm, phân tích đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn, dài hạn, lập dự toán ngân sách nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định. Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát về kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép, đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định lượng nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh.
  • 22. - 7 - 2.1.3 Mục tiêu của kế toán quản trị Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức. Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin về những quyết định nội bộ được tạo ra bởi công nhân và người quản lý, thông tin phản hồi và kiểm tra tình hình hoạt động. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau: - Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định; - Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức; - Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức. 2.1.4 Vai trò của kế toán quản trị Vai trò kế toán quản trị là kế toán theo chức năng quản lý, vì thế vai trò của nó là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch tổ chức, điều hành hoạt động, kiểm tra và ra quyết định. - Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch trong một tổ chức liên quan đến 2 vấn đề đó là: Xác định mục tiêu của tổ chức và xây dựng những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị sẽ là một công cụ để kế toán viên giúp Ban quản trị trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch . Vì vậy, kế toán quản trị phải trên cơ sở đã ghi chép, tính toán, phân tích chi phí, doanh thu, kết quả từng loại hoạt động, từng sản phẩm, từng ngành hàng,… Lập các bảng dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự toán vốn… Để cung cấp các thông tin trong việc phác họa, dự kiến tương lai nhằm phát triển doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cho quá trinh tổ chức điều hành hoạt động: Để đáp ứng thông tin cho chức năng tổ chức, điều hành hoạt động của các nhà
  • 23. - 8 - quản trị, kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau với các phương án khác nhau để nhà quản trị có thể xem xét, đề ra quyết định đúng đắn nhất trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã vạch ra. Và như vậy, kế toán quản trị phải tổ chức ghi chép, xử lý thông tin đầu và hệ thống hóa các số liệu chi tiết theo hướng đã định. - Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát: Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, kế toán quản trị sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, trong đó: so sánh những số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Các báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế hoạch đang được thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có sự điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu đã xác định. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra. Các quyết định trong một tổ chức có thể có ảnh hưởng ngắn hạn đến tổ chức hoặc có thể là các quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, và phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm để phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin linh hoạt kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án được thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định. Các thông tin này cũng có thể diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ… để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng. 2.2 Nội dung của kế toán quản trị Từ những phân tích về vai trò của kế toán quản trị ở phần trên, có thể nhận thấy nội dung cơ bản của kế toán quản trị bao gồm những phần sau: - Dự toán ngân sách - Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý - Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh trong công ty.
  • 24. - 9 - - Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự báo. Các phương pháp nghiệp vụ được sử dụng trong kế toán quản trị: Các phương pháp được sử dụng trong kế toán quản trị cơ bản giống như kế toán tài chính, đó là: - Phương pháp chứng từ kế toán - Phương pháp đối ứng tài khoản - Phương pháp tinh giá - Phương pháp tổng hợp cân đối 2.2.1 Dự toán ngân sách: Là dụng cụ định lượng được sử dụng bởi các kế toán viên để giúp các nhà quản trị trong việc hoạch định và kiểm soát, bao gồm dự toán ngân sách chủ đạo, dự toán ngân sách linh hoạt, dự toán vốn. Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà công ty cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của từng bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tổ chức và hoạch định. Dự toán ngân sách là công cụ của nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi nhà quản lý phải am hiểu các loại dự toán để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đọan. Tùy theo cách thức phân loại sẽ có các loại dự toán ngân sách sau đây: Phân loại theo thời gian: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại là dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn. - Dự toán ngân sách ngắn hạn: Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán được
  • 25. - 10 - lập cho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra từng kỳ ngắn hơn là hàng quý và hàng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh thường xuyên của tổ chức như mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền, sản xuất.. Dự toán ngân sách ngắn hạn được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo cho mọi hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch. - Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự toán ngân sách vốn, đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản dài hạn, thời gian sử dụng tài sản vào các hoạt động kinh doanh thường hơn một năm. Dự toán dài hạn thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất và hệ thống phân phối như: nhà xưởng, máy móc thiết bị…… để đáp ứng yêu cầu chiến lược kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài. Phân loại theo chức năng: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại chính là dự toán hoạt động và dự toán tài chính - Dự toán hoạt động: Dự toán hoạt động bao gồm các dự toán liên quan đến hoạt động cụ thể của công ty. Như dự toán tiêu thụ nhằm phán đoán tình hình tiêu thụ của công ty trong kỳ dự toán, dự toán sản xuất được áp dụng cho các công ty sản xuất nhằm dự toán sản lượng sản xuất đủ cho tiêu thụ từ đó tính dự toán chi phí sản xuất, dự toán mua hàng nhằm dự toán khối lượng hàng cần thiết phải mua đủ cho tiêu thụ và tồn kho, sau đó lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý, dự toán kết quả kinh doanh. - Dự toán tài chính: Dự toán hoạt động là các dự toán liên quan đến tiền tệ, vốn đầu tư, bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó: dự toán tiền tệ là kế hoạch chi tiết cho việc thu và chi tiền, dự toán vốn đầu tư trình bày dự toán các tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh ở những năm tiếp theo, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các dự toán tổng hợp số liệu
  • 26. - 11 - kinh doanh của công ty. Phân loại theo phương pháp lập: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại chính là dự toán cố định và dự toán linh hoạt. - Dự toán ngân sách linh hoạt: Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán cung cấp cho công ty khả năng ước tính chi phí và doanh thu tại nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt động, giúp xác định ngân sách dự kiến tương ứng ở từng mức độ và phạm vi hoạt động khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba mức độ hoạt động cơ bản là: mức độ hoạt động bình thường, trung bình; mức độ hoạt động khả quan nhất; mức độ bất lợi nhất. Ưu điểm của dự toán linh hoạt là có thể thích ứng với sự thay đổi của hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi dự toán, tránh được việc sửa đổi dự toán một cách phiền phức khi mức độ hoạt động thay đổi. Mặt khác, có thể dùng dự toán để xem xét tình hình thực hiện trong thực tế. - Dự toán ngân sách cố định: Dự toán ngân sách cố định là dự toán tại các số liệu tương ứng với một mức độ hoạt động ấn định trước. Dự toán ngân sách cố định phù hợp với công ty có hoạt động kinh tế ổn định. Dự toán cố định chỉ dựa vào một mức độ hoạt động mà không xét tới mức độ này có thể bị biến động trong kỳ dự toán. Nếu dùng dự toán này để đánh giá thành quả kinh doanh của một công ty mà các nghiệp vụ luôn biến động thì khó đánh giá được tình hình thực hiện dự toán của công ty. Phân loại theo mức độ phân tích: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại chính là dự toán gốc và dự toán cuốn chiếu. - Dự toán từ gốc: Dự toán từ gốc là khi lập dự toán phải gạt bỏ hết những dự toán số liệu đã tồn tại trong quá khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu. Tiến hành xem xét khả năng thu nhập, những khoản chi phí phát sinh và khả năng thực hiện lợi nhuận của công ty để lập các báo cáo dự toán. Các báo cáo dự toán mới sẽ không lệ thuộc vào số liệu của báo cáo dự toán cũ. Dự toán từ gốc không chịu hạn chế các mức chi tiêu đã qua, không có
  • 27. - 12 - khuôn mẫu vì thế nó đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải phát huy tính năng động chủ quan, tính sáng tạo và căn cứ vào tình hình cụ thể để lập dự toán ngân sách. Phương pháp dự toán từ gốc có nhiều ưu điểm: o Thứ nhất, nó không lệ thuộc vào các số liệu của kỳ quá khứ. Thông thường thì các công ty thường hay dựa vào số liệu của các báo cáo dự toán cũ kết hợp với mục tiêu mới để lập dự toán ngân sách cho năm sau. Nhưng cách lập dự toán ngân sách như vậy sẽ che lấp và lệ thuộc vào các khuyết điểm của kỳ quá khứ tồn tại mãi trong công ty. Dự toán từ gốc sẽ khắc phục nhược điểm này trong quá trình lập dự toán. o Thứ hai, phương pháp dự toán từ gốc sẽ phát huy mạnh mẽ tính chủ động và sáng tạo của bộ phận lập dự toán. Quan điểm của các bộ phận lập dự toán không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm sai lầm của những người đi trước. Thông thường thì các bộ phận lập dự toán có khuynh hướng dựa vào ý định của người quản lý cùng với các quy định có sẵn để lập dự toán, thiếu chủ động suy nghĩ về tình hình tương lai, không mạnh dạn khai thác cơ hội phát triển công việc. Vì vậy làm cho công tác dự toán chỉ mang tính hình thức, mất đi tính hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi hoạt động phân tích, nghiên cứu đều bắt đầu từ con số không, khối lượng công việc nhiều, thời gian dùng cho việc lập dự toán dài, kinh phí cho việc lập dự toán cao và cũng không thể chắc chắn rằng số liệu dự toán từ gốc chính xác hoàn toàn, không có sai sót. - Dự toán cuốn chiếu: Dự toán cuốn chiếu còn gọi là dự toán nối mạch. Dự toán theo phương pháp này là các bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các báo cáo dự toán cũ của công ty và điều chỉnh với những thay đổi trong thực tế để lập các báo cáo dự toán mới. o Ưu điểm của phương pháp này là các báo cáo dự toán được sọan thảo, theo dõi và cập nhật một cách liên tục, không ngừng. Dự toán cuốn chiếu giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể kế hoạch hóa liên
  • 28. - 13 - tục các hoạt động kinh doanh của các năm một cách liên tục mà không đợi kết thúc việc thực hiện dự toán năm cũ mới có thể lập dự toán cho năm mới. o Khuyết điểm của phương pháp này là quá trình lập dự toán ngân sách lệ thuộc rất nhiều vào các báo cáo dự toán cũ, không phát huy tính chủ động sáng tạo của các bộ phận lập dự toán ngân sách. 2.2.2 Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh Hầu hết các quyết định quản trị đều có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh.Vì vậy, các kế toán viên quản trị phải có khả năng phân loại chi phí thành từng loại chi phí khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi loại quyết định. 2.2.2.1 Dưới góc độ quản trị, chi phí thường được phân loại thành các cặp như sau: Chi phí cố định và chi phí biến đổi Chi phí biến đổi: Là các khoản chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với các biến đổi của các mức hoạt động. Xét về tính chất tác động, chi phí khả biến được chia làm 2 loại: chi phí khả biến thực thụ và chi phí khả biến cấp bậc. Chi phí cố định: Là các khoản chi phí không thay đổi về tổng số lượng trong một phạm vi nhất định khi có sự thay đổi của các mức độ hoạt động. Cho mục tiêu lập kế hoạch, các khoản chi phí bất biến có thể phân ra thành chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc. Chi phí hổn hợp: bao gồm cả hai yêu tố khả biến và bất biến. Phần bất biến của chi phí hổn hợp thường phản ánh chi phí căn bản tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. Còn phần chi phí khả biến trong chi phí hỗn hợp thường phản ánh thực tế chi phí sử dụng hoặc sử dụng quá định mức. Do vậy, yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử dụng vượt quá định mức. Nhằm mục đích lập kế hoạch , kiểm soát hoạt động kinh doanh và chủ động trong quản lý chi phí, kế toán viên quản trị cần phải ghi chép chi phí hỗn hợp khi chúng
  • 29. - 14 - phát sinh và tách chúng ra thành hai yếu tố là chi phí khả biến và chi phí bất biến. Có ba phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành các chi phí bất biến và chi phí khả biến đó là: Phương pháp cực đại – cực tiểu; Phương pháp đồ thị phân tán và Phương pháp bình phương bé nhất. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phầm, công việc, lao vụ đó. Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ thông qua các tiêu thức phù hợp Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà nhà quản lý cấp đó xác định được chính xác sự phát sinh của nó, đồng thời có thẩm quyền ra quyết định đối với sự phát sinh của các khoản chi phí đó. Những chi phí nằm ngoài khả năng định ra được một cấp được gọi là chi phí không kiểm soát được. Chi phí chênh lệch và chi phí lặn: Chi phí chênh lệch: Các nhà quản lý thường phải đứng trước sự so sánh, lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở chi phí của từng phương án. Nhưng thực tế lại có những chi phí tồn tại trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ tồn tại một phần trong phương án kia. Tất cả những sự thay đổi đó hình thành chi phí chênh lệch và chính nó sẽ làm căn cứ để nhà quản lý lựa chọn phương án. Chi phí lặn: Chi phí lặn là những chi phí phát sinh trong quá khứ mà công ty phải chịu và vẫn còn phải chịu trong tương lai bất kể công ty lựa chọn phương án nào. Ví dụ, chi phí khấu hao tài sản cố định thường là chi phí lặn. Chi phí xác định và chi phí cơ hội: Chi phí xác định: Là các khoản chi phí về nhân công, nguyên liệu và các yếu tố sản xuất khác đã thực chi, thực trả. Các khoản chi phí này được phản ánh trên sổ sách kế
  • 30. - 15 - toán của công ty. Chi phí cơ hội: Là lợi nhuận tìm tàng bị mất đi do chọn phương án này, thay vì chọn phương án và hành động khác. 2.2.2.2 Các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Trong kế toán quản trị, để đảm bảo thông tin được cung cấp vừa có tính chính xác, vừa mang tính linh hoạt, kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh cũng kiểm soát được chi phí phát sinh, thì hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể được thiết kế theo các mô hình sau: - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế: Đặc điểm của mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế là tập hợp chi phí sản xuất, căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh, tập hợp chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế. Theo mô hình này, việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ có thể thực hiện vào thời điểm cuối kỳ. Theo đó, các khoản mục chi phí cấu thành sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sẽ được phản ánh và tính toán theo chi phí thực tế phát sinh. Vì vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được tính toán vào cuối kỳ tương ứng với kỳ tính giá thành đã được xác định - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí dự toán: Đặc điểm của mô hình này là việc tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ vẫn ghi chép và phản ánh theo số liệu thực tế. Tuy nhiên, việc kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ lại dựa trên chi phí thực tế và chi phí dự toán. Theo đó, hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành. Còn khoản mục chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo mức dự toán. Chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh và chi phí sản xuất chung đã phân bổ theo số dự toán được xử lý tùy thuộc vào tính chất trọng yếu của mức chênh lệch.
  • 31. - 16 - - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức: Chi phí định mức là những chi phí được định trước đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, trong hệ thống kế toán của mô hình này các dữ liệu định mức sẽ thay thết tấc cả các dữ liệu thực tế. Các tài khoản như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán được phản ánh theo chi phí định mức. Chênh lệch vào cuối kỳ kế toán giữa chi phí định mức và chi phí thực tế sẽ được nhân viên kế toán tính toán, tìm nguyên nhân làm cơ sở để đưa ra các biện pháp xử lý. 2.2.2.3Các phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm: 2.2.2.3.1 Phương pháp hệ số: Phương pháp hệ số được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị nhưng kết quả tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau đều là sản phẩm chính và giữa các sản phẩm có quan hệ tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm gắn liền với quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm trong từng nhóm. 2.2.2.3.2 Phương pháp tỷ lê: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ để quy đổi tương ứng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. 2.2.2.3.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng riêng biệt, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. 2.2.2.3.4 Phương pháp phân bước: Phương pháp phân bước được áp dụng đối với các quy trình công nghệ phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy
  • 32. - 17 - trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm và thành phẩm. 2.2.3 Kế toán các trung tâm trách nhiệm. Là một công cụ đề có thể đánh giá kiểm soát trong các công ty phân quyền, thông qua việc xác định các trung tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của chúng. Theo nhóm tác giả Anthony A,Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan và Smark Young (1997) “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động của từng khu vực trách nhiệm hoạch từng đơn vị trong tổ chức mà họ có quyền kiểm soát. Đồng thời tạo ra các báo cáo bao gồm cả những đối tượng kiểm soát được hoặc không kiểm soát được đối với một cấp quản lý” Đối với tác giả Jame R. Martin thì “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống cung cấp các thông tin về kết quả và hiệu quả hoạt động của các bộ phận bên trong một doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng”. Như vậy, kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.vấn đề trên Từ các vấn đề trên, có thể xác định các nội dung cơ bản để thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm như sau: - Xác định các trung tâm trách nhiệm - Xác định các chỉ tiêu để đo lường thành quả của mỗi trung tâm - Xác định trách nhiệm báo cáo của từng trung tâm trách nhiệm 2.2.3.1Xác định các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà quản trị của nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình phụ trách và có thể kiểm soát được. Có 4 loại trung tâm trách nhiệm là: Trung tâm chi phí, trung
  • 33. - 18 - tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Trung tâm chi phí Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh của bộ phận đó. Trung tâm doanh thu Trung tâm doanh thu: là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó. Trung tâm này thường gắn với cấp cơ sở như bộ phận kinh doanh, chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ,… Trung tâm lợi nhuận Trung tâm lợi nhuận: Là một bộ phận mà các nhà quản lý của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được của bộ phận đó. Nhà quản trị trung tâm này chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí. Như vậy, chịu trách niệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của Trung tâm Trung tâm đầu tư Trung tâm đầu tư: là một bộ phận mà các nhà quản lý của nó được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận và vốn đầu tư của bộ phận đó. Trung tâm đầu tư thường gắn liền với cấp quản lý cao nhất như Hội đồng quản trị, Tổng công ty,…Người quản lý của trung tâm đầu tư có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, vì ngoài việc đưa ra các quyết định về chi phí sản phẩm, phương thức sản xuất, cơ cấu sản phẩm, giá bán, họ còn kiểm soát các quyết định về đầu tư. Vì vậy, họ có thẩm quyền điều phối , sử dụng, đầu tư tài sản để tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất.
  • 34. - 19 - 2.2.3.2Xác định các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm Ngoài các hoạt động của trung tâm trách nhiệm đã được xem xét trên cả hai mặt, đó là hiệu quả và hiệu năng, việc đánh giá này thông qua các bảng điều tra khảo sát thăm dò về thái độ phục vụ khách hàng, hậu mãi….. Đối với trung tâm chi phí: Đối với trung tâm chi phí thường được chia làm 2 loại: Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các mức hao phí về nguồn lực sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phảm, dịch vụ đã được xây dựng định mức cụ thể. Trung tâm chi phí tiêu chuẩn thường gắn liền với các nhà quản trị cấp cơ sở ở các nhà máy, phân xưởng, tổ đội sản xuất. Tại trung tâm này, các nhà quản trị có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh sao cho đúng với định mức đã được xây dựng. Để đánh giá thành quả của Trung tâm này cần căn cứ vào: Về mặt hiệu quả: đánh giá việc trung tâm hoàn thành được kế hoạch sản lượng sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng chất lượng và thời hạn quy định. Về mặt hiệu năng: đo lường bằng cách so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí định mức. Nhà quản trị sẽ phân tích sự biến động về chi phí để tìm ra nguyên nhân tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí. Trung tâm chi phí dự toán: Là trung tâm chi phí mà các yếu tố được dự toán và đánh giá căn cứ vào nhiệm vụ chung được giao. Nhà quản trị các trung tâm này có trách nhiệm kiểm soát chi phí sao cho phù hợp với chi phí dự toán và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong công ty các trung tâm này thường là: Phòng kế toán, Phòng hành chánh, Phòng nhân sự, Phòng marketing,…Căn cứ để đánh giá thành quả của các trung tâm chi phí dự toán là: Về hiệu quả: So sánh giữa kết quả công việc với mục tiêu phải hoàn thành của Trung tâm Về hiệu năng: được đánh giá thông qua khả năng kiểm soát chi phí của nhà quản lý ở bộ phận so với chi phí dự toán đã được duyệt.
  • 35. - 20 - Đối với trung tâm lợi nhuận: Đối với trung tâm lợi nhuận thường gắn liền với bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành các công ty phụ thuộc hoặc chi nhánh công ty. Cách đánh giá thành quả của trung tâm này như sau: Về hiệu quả: Việc đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận được căn cứ vào lợi nhuận có thể kiểm soát được ở mỗi trung tâm lợi nhuận. Bằng cách so sánh kết quả thực tế với dự toán, các nhà quản trị có thể đánh giá được đâu là chênh lệch có lợi và không có lợi do thành quả kiểm soát doanh thu và chi phí mang lại. Về hiệu năng: do có thể lượng hóa bằng tiển cả đầu vào và đầu ra nên hiệu năng của trung tâm này có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau: tỷ lệ lợi nhuận gộp, lợi nhuận bộ phận, tỷ lệ lợi nhuận bộ phận trên doanh thu toàn bộ,… Đối với trung tâm doanh thu: Thành quả quản lý của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu có thể kiểm soát được giữa thực tế với dự toán và phân tích các nguyên nhân gây ra chênh lệch như giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ,… Đối với trung tâm đầu tư: Cách thức đánh giá thành quả của trung tâm này như sau: Về hiệu quả: có thể đánh giá giống như trung tâm lợi nhuận; Về hiệu năng: sự thành công của trung tâm đầu tư được đo lường không chỉ số lợi nhuận tạo ra mà là lợi nhuận trong mối tương quan với tổng vốn đầu tư, tức khả năng sinh lợi của đồng vốn, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra. Sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá 02 nội dung: ROI = Lợi nhuận Vốn đầu tư = Lợi nhuận Doanh thu x Doanh thu Vốn đầu tư
  • 36. - 21 - - Thứ nhất là đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư có số vốn khác nhau, từ đó phân tích hiệu quả sử dụng vốn. - Thứ hai là để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý để tìm ra được giải pháp phù hợp, cho kết quả kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, nếu quá chú ý đến chỉ số ROI, nhà quản trị có thể bị bỏ qua cơ hội kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp. Nếu chỉ xét chỉ tiêu ROI sẽ không đủ chính xác để nhà quản trị quyết định xem có nên đầu tư hay không. Vì vậy, nhà quản trị nên quan tâm đến một chỉ tiêu khác, đó là chỉ tiêu lợi nhuận còn lại. Lợi nhuận còn lại (RI): là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn. RI = Lợi nhuận - (Vốn đầu tư x ROI mong muốn) Sử dụng chỉ tiêu RI sẽ khuyến khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận những cơ hội kinh doanh nếu ROI bộ phận lớn hơn ROI bình quân. Ngoài ra, nhà quản trị có thể sử dụng thêm một chỉ tiêu nữa để đánh giá thành quả của trung tâm quản lý đầu tư, đó là chỉ tiêu kinh tế tăng thêm (EVA). Chỉ tiêu này có nguồn góc từ thước đo RI, được công ty Stern Steward xây dựng và đăng ký bản quyền (1994). EVA được tính dựa trên lợi nhuận kinh tế chứ không phải lợi nhuận kế toán. EVA của từng trung tâm đầu tư cho biết mỗi trung tâm đầu tư đã làm giàu cho chủ sở hữu bao nhiêu. Trên thực tế, việc lựa chọn trung tâm thích hợp cho một bộ phận không phải là việc dễ dàng. Cơ sở để xác định một bộ phận của một tổ chức là trung tâm gì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguồn lực, nhiệm vụ, quyền hạn mà nhà quản lý đó được giao. Do vậy, việc phân biệt rõ ràng các trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc nhiều vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao nhất. Vì vậy để phân loại hợp lý nhất các trung tâm trách nhiệm nên căn cứ vào nhiệm vụ của chính trung tâm đó. EVA = Lợi nhuận hoạt động Lãi suất bình quân Tổng tài sản Nợ ngắn hạn không tính lãi - x -
  • 37. - 22 - 2.2.3.3Xác định trách nhiệm báo cáo của các trung tâm trách nhiệm Căn cứ vào thành quả của các trung tâm trách nhiệm, báo cáo thành quả sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với kết quả dự toán, để đánh giá các khoản chênh lệch này một cách phù hợp và đúng đắn, kế toán quản trị sẽ sử dụng dự toán linh hoạt nhằm cung cấp một mức chuẩn cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện dự toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận. 2.2.4 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự báo: 2.2.4.1Chính sách định giá sản phẩm của công ty: Định giá sản phẩm: Dựa vào cơ cấu giá thành, có thể định giá sản phẩm theo công thức: Giá bán = Chi phí nền + Giá trị gia tăng thêm • Chi phí nền: phản ánh mức giá cần thiết phải bù đắp phần chi phí cơ bản. • Giá trị tăng thêm: phản ánh phần tiền cần bù đắp cho các khoản chi phí chung khác và tạo ra lợi nhuận. Chi phí nền được tính trên cơ sở chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, và chi phí chung. Số tiền cộng thêm đựơc tính theo công thức: 2.2.4.2Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh của công ty: Trong quá trình hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm soát hoạt động, đòi hỏi Ban quản trị điều hành công ty phải đề ra những quyết định hợp lý nhất và tất cả các quyết định này đều sử dụng phần lớn nguồn thông tin do kế toán quản trị cung cấp, có thể chia quyết định kinh doanh làm hai loại: -Quyết định kinh doanh ngắn hạn - Quyết định kinh doanh dài hạn
  • 38. - 23 - Kế toán quản trị đang ngày càng đóng vai trò quan trọng như thành viên chính thức của đội ngũ quản lý.Do đó, kế toán quản trị phải có một sự hiểu biết tốt về các quyết định má các nhà quản lý trong tổ chức phải đối mặt. Sáu bước đặc trưng cho quá trình ra quyết định: Bước 1: Làm rõ các vấn đề quyết định. Trước khi quyết định được thực hiện, vấn đề cần được làm rõ và xác định trong điều kiện cụ thể hơn. Kỹ năng nhận thức xem xét là cần thiết để xác định một vấn đề quyết định trong điều kiện có thể được giải quyết một cách có hiệu quả nhất. Bước 2: Xác định các tiêu chí Một lần nữa các vấn đề đã được làm rõ, người quản lý cần xác định rõ tiêu chí khi có quyết định sẽ được thực hiện. Đôi khi các mục tiêu xung đột lẫn nhau, trong trường hợp này cần xác định mục tiêu nào là quyết định mục tiêu khác được xem như là một hạn chế Bước 3: Nhận diện phương án thay thế Một quyết định liên quan đến việc lựa chọn giữa hai hay nhiều lựa chọn thay thế. Xác định phương án thay thế là một bước quan trọng trong quá trình ra quyết định. Bước 4: Xây dựng mô hình ra quyết định. Một mô hình ra quyết định là một đại diện đơn giản của vấn đề lựa chọn. Chi tiết không cần thiết được loại bỏ. Các yếu tố quan trọng nhất của vấn đề được nhấn mạnh. Như vậy, mô hình ra quyết định tập hợp các yếu tố được liệt kê ở trên: Các tiêu chí, các khó khăn và phương án thay thế. Bước 5: Thu thập dự liệu. Mặc dù kế toán quản trị thường xuyên được tham gia trong các bước từ bước 1 đến bước 4, nhưng họ chủ yếu chịu trách nhiệm ở bước 5. Chọn dữ liệu thích hợp để ra quyết định là một trong những vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị trong tổ chức. Bước 6: Ra quyết định Khi mô hình ra quyết định được xây dựng và các dữ liệu thích hợp được thu thập, các nhà quản lý tiến hàn ra quyết định.
  • 39. - 24 - Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn: Đây chính là các quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng thường dưới một năm như: về giá bán hay mua ngoài một bộ phận, chi tiết của sản phẩm ……Để cung cấp thông tin cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn, kế toán quản trị sẽ sử dụng một số kỹ thuật như: +Vận dụng lý thuyết thông tin thích hợp là khâu quan trọng và có ý nghĩa bao trùm nhất, có thể thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến thu nhập và chi phí của các phương án đang được xem xét. Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm là những khoản chi phí đã chi ra trong quá khứ và không thể tránh được. Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí giống nhau ở các phương án kinh doanh. Bước 4: Là phần thông tin còn lại sau khi trừ bước 2 và bước 3, làm nền tảng cho việc so sánh đánh giá để ra quyết định lựa chon phương án kinh doanh tối ưu nhất. + Sử dụng phân tích mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P) và điểm hòa vốn để ra quyết định về sản xuất, tiêu thụ. Là việc phân tích mối quan hệ nội tại để tìm ra một sự kết hợp có hiệu quả nhất giữa các nhân tố:giá bán sản phẩm, khối lượng hoạt động, biến phí, định phí của một đơn vị sản phẩm và kết cấu chi phí cũng như kết cấu của sản lượng tiêu thụ, nhằm tìm ra khả năng tạo lợi nhuận cao nhất cho công ty. Bên cạnh đó, cần phải cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ trong quá trình điều hành như: - Sản lượng, doanh thu ở mức nào để công ty đạt được điểm hòa vốn. - Phạm vi lời, lỗ của công ty theo những kết cấu chi phí; sản lượng tiêu thụ; doanh thu. - Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận như mong muốn. Phương pháp xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn: Điểm hòa vốn được ứng dụng để thẩm định tính khả thi và giúp cho nhà quản trị
  • 40. - 25 - xác định được mức lãi, lỗ, khả năng sinh lời và khả năng trả nợ. Để tính điểm hòa vốn, có thể tiếp cận theo công thức: Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận Tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận bằng 0, khi đó: Doanh thu = Định phí + Biến phí Hay: Sản lượng * Đơn giá = Định phí + Sản lượng * Biến phí đơn vị Do đó: Định phí Sản lượng hòa vốn = Đơn giá * Biến phí đơn vị Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn * Đơn giá Ngoài ra còn có thể tính điểm hòa vốn theo phương pháp số dư đảm phí: Ngoài ra còn có thể được sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn theo công thức:
  • 41. - 26 - Tính doanh thu an toàn: Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện và doanh thu hòa vốn. Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức doanh thu hòa vốn là bao nhiệu. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động kinh doanh và ngược lại. +Ứng dụng ra quyết định kinh doanh: Trong điều hành sản xuất kinh doanh thì việc ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh nào là một việc làm hết sức quan trọng mà nhà quản trị phải cân nhắc. Việc sử dụng chỉ tiêu số dư đảm phí để phân tích các phương án sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh thích hợp và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn. Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn: Quyết định đầu tư dài hạn thường là các quyết định về đầu tư về tài sản mới, mở rộng quy mô sản xuất, thuê hay mua tài sản cố định…………… Phân loại các quyết định thành 2 loại: - Quyết định có tính sàng lọc - Quyết định có tính ưu tiên Thu thập thông tin và phân loại thông tin phù hợp với loại quyết định. Lựa chọn một trong các phương pháp thích hợp để xác định thông tin phù hợp ra quyết định: - Phương pháp hiện giá thuần NPV - Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ IRR - Phương pháp kỳ hoàn vốn PP - Phương pháp tỷ lệ sinh lời giản đơn. Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.
  • 42. - 27 - 2.3 Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 2.3.1 Tổ chức thu thập thông tin ban đầu. Tổ chức thu thập thông tin ban đầu là giai đoạn đầu và cũng là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản trị thông tin của kế toán quản trị, vì nó quyết định khả năng cung cấp thông tin phù hợp với yêu cầu. Tổ chức thu thập thông tin ban đầu không chỉ sử dụng hệ thống chứng từ bắt buộc mà còn sử dụng rộng rãi các chứng từ hướng dẫn để thu thập thông tin quá khứ chi tiết theo từng mục tiêu quản lý và ra quyết định. Thông tin đầu vào của kế toán quản trị không chỉ căn cứ vào chứng từ mà còn được thu thập từ rất nhiều nguồn như: Thông tin thị trường về giá, hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, kết quả các cuộc khảo sát 2.3.2 Tổ chức phân loại, xử lý và cung cấp thông tin. 2.3.2.1Tổ chức tài khoản kế toán. Việc tổ chức tài khoản kế toán để đáp ứng yêu cầu của kế toán quản trị trong việc phụ vụ công tác hoạch định, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định của cấp quản lý cần được tiến hành một cách có hệ thống và khoa học, vừa đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết theo yêu cầu quản trị vừa đảm bảo khả năng đối chiếu giữa thông tin chi tiết với thông tin tổng hợp liên quan của các đối tượng kế toán cụ thể trong công ty. Để đáp ứng yêu cầu trên, ngoài hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006, trên cơ sở mục đích và yêu cầu quản lý chi tiết với từng đối tượng để mở tài khoản chi tiết cấp 2, 3, 4 để chi tiết hóa các tài khoản củqa kế toán tài chính và theo dõi từng đối tượng kế toán, từng trung tâm trách nhiệm. 2.3.2.2Tổ chức hệ thống sổ kế toán. Sổ kế toán là hình thức đặc biệt cực kỳ quan trọng được sử dụng trong kế toán quản trị để thu thập chẳng những thông tin quá khứ mà cả thông tin tương lai. Hệ thống sổ kế toán được sử dụng để phản ánh và thu nhận thông tin hữu ích một cách chi tiết về từng đối tượng kế toán phù hợp với mục đích và yêu cầu quản lý cụ thể đồng thời để có những thông tin hữu ích để thể hiện trên các báo cáo kế toán quản trị đặc thù để có thể tổng hợp theo nhiều yêu cầu khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu trên, hệ thống sổ kế
  • 43. - 28 - toán quản trị cần được thiết kế cụ thể mẫu sổ với số lượng chi tiết cụ thể sắp xếp theo trình tự hợp lý và khoa học theo yêu cầu quản lý cũng như sự tiện lợi của việc trình bày, tổng hợp và sử dụng thông tin. 2.3.3 Tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị Là phương tiện để truyền đạt thông tin đến các nhà quản trị, hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời, phù hợp với từng đối tượng sử dụng thông tin với một mức chi phí hợp lý. Quy trình tổ chức báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nói chung gồm 3 giai đoạn: Thiết lập hệ thống báo cáo, triển khai thực hiện báo cáo và hoàn thiện hệ thống báo cáo. Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị Gồm các bước: - Xác định yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp - Xây dựng doanh mục báo cáo; - Xây dựng mẫu biểu báo cáo. Nhìn chung, các mẫu biểu báo cáo được xây dựng tùy theo nhu cầu của từng công ty, tuy nhiên các mẫu biểu chủ yếu tập trung vào ba loại báo cáo sau: - Báo cáo dự toán - Báo cáo thực hiện - Báo cáo phân tích Giai đoạn 2: Triển khai hệ thống báo cáo kế toán quản trị Là giai đoạn phối hợp của một quá trình tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty từ khâu tổ chức hệ thống ghi chép thông tin ban đầu phù hợp với việc thu thập thông tin để lập báo cáo và xử lý thông tin và tiến hành công tác lập báo cáo. Cần lưu ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng cũng như việc tập huấn, đào tạo cho nhân sự kế toán thực hiện thành thạo hệ thống báo cáo nhằm giúp việc lập báo cáo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Giai đoạn 3: Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị Khi môi trường kinh doanh thay đổi, quy mô doanh nghiệp phát triển, tình huống
  • 44. - 29 - ra quyết định thay đổi, phương pháp quản lý thay đổi thì yêu cầu thông tin cung cấp cho các quyết định quản lý cũng thay đổi. Do đó, báo cáo kế toán quản trị cũng phải luôn luôn được hoàn thiện cho phù hợp với những thay đồi nêu trên và nhằm cung cấp thông tin linh hoạt, kịp thời và hữu ích cho các nhà quản trị. Định kỳ công ty cần phải xem xét đánh giá hệ thống báo cáo hiện hành, từ đó đề ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị. 2.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị Doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể như quy mô, trình độ cán bộ, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật…để tổ chức bộ máy kế toán quản trị. Có ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán quản trị mà doanh nghiệp có thể lựa chọn: 2.3.4.1Hình thức kết hợp. Theo hình thức này thì kế toán quản trị và kế toán tài chính cùng nằm trong một bộ máy kế toán, nghĩa là không có sự phân chia giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính thành hai bộ riêng biệt. Các nhân viên tài chính kế toán vẫn thực hiện đúng phần hành đã phân công nhưng có kết hợp thực hiện thêm công việc của kế toán quản trị trong phạm vi công việc của mình. Hình thức này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Ưu điểm của mô hình này là gọn nhẹ, dễ điều hành. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người làm công tác kế toán phải hiểu biết sâu cả về hai lĩnh vực kế toán tài chính và kế toán quản trị. Người điều hành phải hiểu được trình độ, năng lực cụ thể của từng nhân viên kế toán để giao việc cho phù hợp. 2.3.4.2Hình thức tách biệt. Đây là hình thức tổ chức bộ máy kế toán thành hai bộ phận riêng biệt là bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị. Doanh nghiệp tự thiết kế, bố trí nhân sự sao cho hai hệ thống kế toán này hoàn toàn độc lập với nhau. Mô hình này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn. Nhiệm vụ cụ thể của hai bộ phận này như sau: Bộ phận kế toán tài chính: Có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
  • 45. - 30 - ghi chép vào tài khoản, sổ sách kế toán và cung cấp thông tin thông qua các báo cáo tài chính. Bộ phận kế toán quản trị: Có chức năng thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị. Lập các dự toán chi tiết, tổ chức phân tích, xử lý thông tin và cung cấp các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu, giúp nhà quản trị có căn cứ để ra quyết định kinh doanh kịp thời và phù hợp. Hình thức này có ưu điểm là công việc được phân chia rõ ràng giữa hai bộ phận, mang tính chuyên môn hóa cao, giúp cho từng bộ phận có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, hình thức này chỉ nên áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều. Vì để tổ chức và điều hành hai bộ phận này đòi hỏi tốn kém chi phí, nhân sự và công việc tổng hợp thông tin từ hai bộ phận sao cho có hiệu quả thì cần một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao. 2.3.4.3Hình thức hỗn hợp. Theo quan điểm của hình thức này thì một số bộ phận của kế toán quản trị sẽ được tổ chức độc lập với kế toán tài chính, các bộ phận còn lại được tổ chức kết hợp. Cụ thể là kế toán quản trị chi phí sẽ được tổ chức độc lập với kế toán tài chính. Ưu điểm của hình thức này là bước đệm cho những công ty muốn tiến thẳng lên mô hình kế toán tài chính độc lập với kế toán quản trị, nhưng chưa đủ điều kiện cũng như trình độ quản lý để tổ chức ngay mô hình độc lập.
  • 46. - 31 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ công ty sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh. Kế toán quản trị hữu ích trong việc kiểm soát chi phí cũng như hiệu quả của từng hoạt động, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và giúp cho nhà quản trị có thể đảo ngược được tình thế. Kế toán quản trị bao gồm những nội dung cơ bản là: dự toán ngân sách, kế toán các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định nhằm giúp công ty có những kiến thức cơ bản để vận dụng kế toán quản trị vào công ty. Tuy nhiên, thực hiện được công tác kế toán quản trị tại công ty cần đáp ứng một số yêu cầu sau: về phía nhà nước nên công bố những khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của công ty, hỗ trợ cho công ty trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin; về phía nhà quản lý công ty phải hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến nội dung cũng như mối quan hệ trong công tác kế toán, đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hóa nghiệp vụ, phát triển hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hóa; về phía các tổ chức đào tạo nên hoàn thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị phù hợp với tình hình hiện nay. Như vậy, việc nắm vững nội dung và điều kiện để thực hiện kế toán quản trị là cơ sở để tổ chức tốt công tác kế toán quản trị cụ thể tại công ty.
  • 47. - 32 - CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ tiền thân là Nhà máy thủy điện Thác Mơ thành lập theo Quyết định số 361/NL-TCCB-LĐ ngày 11/6/94 của Bộ Năng lượng với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ công suất 150MW. Kể từ ngày 04/3/1995 Nhà máy là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo Quyết định số 125/NL/TCCB-LĐ của Bộ Năng lượng. Ngày 30/3/2005 Bộ Công nghiệp có quyết định số 17/2005/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ thành công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc EVN. Công ty chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/7/2005 theo văn bản số 2436/CV-EVN-TCKT của EVN về việc hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy sang hạch toán độc lập. Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết định số 2747/QĐ-BCN về việc cổ phần hoá Công ty Thuỷ điện Thác Mơ, từ ngày 01/01/2008 Công ty Thủy điện Thác Mơ chuyển thành Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Mơ. Ngày 26/3/2008 Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước cấp giấy chứng nhận Công ty Đại chúng theo số 34/CQĐD-UBCKNN. Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chính thức gia nhập vào thị trường chứng khoáng Việt Nam – Sàn giao dịch chứng khoán HOSE ngày 28/06/2008, mã giao dịch là TMP.
  • 48. - 33 - Tính đến hết Quý 2-2013, TMP là một Công ty Cổ phần trên sàn HOSE có:  Vốn điều lệ: 700,000,000,000 đồng  Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 70,000,000 cp  Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 70,000,000 cp  Tổng tài sản: 1,474,352,461,000 đồng  Tổng tài sản lưu động ngắn hạn: 448,079,617,000 đồng  Nợ ngắn hạn 273,979,495,000 đồng  Tổng nợ 604,765,420,000 đồng  Vốn chủ sở hữu 835,791,794,000 đồng  Vốn đầu tư của các chủ sở hữu gồm: Bảng 3.1: Chi tiết vốn đầu tư của Chủ sở hữu 3.1.2 Các công ty con, công ty liên kết và chi nhánh  Chi nhánh Công ty: Trung tâm dịch vụ và sửa chữa cơ điện là đơn vị hạch toán phụ thuộc được thành lập theo Quyết định số Được: 57/QĐ- TMHPC-HĐQT ngày 30/09/2010 của Hội đồng quản trị Công ty. Chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm là thực hiện việc sửa chữa bảo dưỡng và nâng cấp thiết bị cho các Nhà máy điện thuộc Công ty quản lý và Kinh doanh cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngành điện cho các đơn vị khác trong phạm vi cả nước. Địa chỉ trụ sở: Khu 5, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước.  Công ty Cổ phần Mỹ Hưng Tây Nguyên là Công ty Cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5800581747 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 08 tháng 07 năm 2008. Hiện tại, Công ty đang hoạt động theo
  • 49. - 34 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 02 ngày 03 tháng 12 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp. Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 100 tỷ đồng, trong đó vốn góp của TMP là 99,65%. Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư xây dựng Dự án thuỷ điện Đại Nga, Dự án này được Uỷ Ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số: 42121000217 ngày 12 tháng 5 năm 2010. Địa chỉ trụ sở: Số 1195 Trần Phú, P. Lộc tiến, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng  Công ty Cổ phần Thủy điện ĐakRosa: là Công ty Cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5900189597 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp lần đầu ngày 27/11/1999 và thay đổi lần 6 ngày 14/11/2012. Vốn điều lệ là: 120 tỷ đồng, trong đó vốn góp của TMP là 60,7%. Ngành nghề kinh doanh: Vận hành Nhà máy Thủy điện ĐakRosa 1 và ĐakRosa 2, Các nhà máy này nằm trên địa phận tỉnh Kontum. Địa chỉ trụ sở: Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai  Công ty liên kết o Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình; o Công ty Cổ phần Cơ điện Đồng Nai; o Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh; o ... Chi tiết các khoản đầu tư dài dạn của Công ty:
  • 50. - 35 - Bảng 3.2: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của TMP 3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ  Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng.  Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt các thiết bị điện, các công trình thuỷ công, công trình kiến trúc của nhà máy điện, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện.  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý và vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện.  Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.  Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, QLDA đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây lắp.  Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các dự án nguồn điện, xây lắp đường dây và trạm biến áp. 3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Sản lượng điện sản xuất được từ khi Nhà máy thủy điện Thác Mơ đưa vào vận hành được thể hiện trong biểu đồ sau:
  • 51. - 36 - Triệu (kWh) 511 787 801 602 1027 932 926 832 831 637 582 896 902 763 977 574 633 947 0 200 400 600 800 1000 1200 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Hình 3.1: Biểu đồ sản lượng điện sản xuất từ khi đưa vào vận hành Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận ròng. Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần , lợi nhuận gộp và tỷ suất LN gộp.
  • 52. - 37 - Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tình hình tài sản , nợ và tỷ suất nợ/tài sản Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện tình hình dòng tiền kinh doanh, đầu tư và tài chính