SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 – BỘ QUỐC PHÒNG
Người thực hiện: ĐẶNG NGỌC TUẤN
Lớp: K56MTC
Mã SV: 563880T
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THANH LÂM
HÀ NỘI - 2015
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................2
Yêu cầu nghiên cứu ................................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................3
1.1. Các khái niệm chung.........................................................................................................3
1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải y tế...............................................................................4
1.2.1. Nguồn gốc chất thải y tế.........................................................................................4
1.2.2. Phân loại chất thải y tế............................................................................................4
1.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế...........................................................6
1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và cộng đồng .....................................7
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường...................................................7
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng.....................................8
1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế.......................................................................10
1.4.1. Tái chế chất thải bệnh viện...................................................................................10
1.4.2. Công nghệ đốt.......................................................................................................10
1.4.3. Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường.................................................11
1.4.4. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn).........................................................12
1.4.5. Phương pháp chôn lấp an toàn.............................................................................12
1.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và ở Việt Nam.................................12
1.5.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới..............................12
1.5.2. Hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam.............17
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................29
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................29
i
2.2.1. Đặc điểm Bệnh viện TWQĐ108.............................................................................29
2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ108...........................29
2.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108.....................................29
2.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thông qua việc so sánh với quy chế quản lý CTRYT.....30
2.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý CTRYT phát sinh tại Bệnh
viện TWQĐ108...................................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................30
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.............................................................30
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...............................................................30
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................................32
3.1. Đặc điểm Bệnh viện Trung ương quân đội 108..............................................................32
3.1.1. Vị trí của bệnh viện...............................................................................................32
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................32
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện..................................................................33
3.1.4. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................33
3.1.5. Quy mô giường bệnh............................................................................................35
3.1.6. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự.....................................................................35
3.1.7. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện...........................................................37
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108...........................................37
3.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................37
3.2.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện..........................................................39
3.2.3. Khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện...........................................................40
3.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108..............................................42
3.3.1. Cơ sở pháp lý quản lý chất thải rắn y tế ...............................................................42
3.3.2. Mô hình hoạt động thu gom quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương
quân đội 108......................................................................................................43
3.3.3. Thực trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế....................45
3.3.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương quân
đội 108...............................................................................................................58
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện TWQĐ108..............................61
3.4.1. Đánh giá về những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại
Bệnh viện...........................................................................................................61
ii
3.4.2. Đánh giá những mặt chưa đạt được, còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện.........................................................................................62
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại
bệnh viện Trung ương quân đội 108............................................................................63
3.5.1. Giải pháp về mặt pháp lý.......................................................................................64
3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện...............................64
3.5.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật.....................................................................................65
3.5.4. Về nhân lực và trang thiết bị.................................................................................66
3.5.5. Giải pháp truyền thông.........................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67
Kết luận.................................................................................................................................67
Kiến nghị ...............................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................71
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế...................................4
Bảng 1.2. Lượng chất thải phát sinh theo loại bệnh viện...................................................6
Bảng 1.3. Phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới..........................................................13
Bảng 1.4: Phát sinh chất thải rắn y tế trung bình trên thế giới
theo loại bệnh viện.........................................................................................................13
Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế khác nhau. 19
Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh qua các năm........................20
Bảng 1.7. Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
trên địa bàn cả nước........................................................................................................20
Bảng 1.8. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2013............................................................................................23
Bảng 3.1. Các loại CTR điển hình được tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện.........38
Bảng 3.2. Lượng rác thải giai đoạn 2012-2014 của bệnh viện
.........................................................................................................................................40
Bảng 3.3. Hiện trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các khoa của bệnh viện Trung ương
quân đội 108....................................................................................................................51
Bảng 3.4. Đánh giá của người bệnh về công tác thu gom CTRYT tại bệnh viện TWQĐ 108
.........................................................................................................................................52
Bảng 3.5. Phương pháp xử lý chất thải lây nhiễm tại Bệnh viện......................................56
iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện............................................36
Sơ đồ 3.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện 108.................................38
Sơ đồ 3.3. Khối lượng chất thải của bệnh viện qua các năm........................................42
Sơ đồ 3.4. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108.............................44
Sơ đồ: 3.5. Quy trình thu gom, phân loại, quản lý CTRYT tại Bệnh viện.......................46
Sơ đồ 3.6. Phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ 108.................................47
Sơ đồ 3.7. Hệ thống tự xử lý CTR nguy hại tại bệnh viện.............................................55
Sơ đồ 3.8. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ
thành phố Hà Nội ........................................................................................................58
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
BYT Bộ Y tế
BOD Nhu cầu Oxy sinh hóa
CP Cổ phần
CTR Chất thải rắn
CTNH Chất thải nguy hại
CTRYT Chất thải rắn y tế
JICA Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
TNMT Tài nguyên môi trường
TW Trung ương
TWQĐ 108 Trung ương quân đội 108
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức y tế thế giới
vi
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia và cộng đồng trên thế giới. Bởi lẽ ô nhiễm môi trường, sự suy thoái
và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến thế hệ mai
sau. Từ đó, toàn cầu đã nhận thức được rằng phải bảo vệ môi trường, làm cho
môi trường ngày cành trong sạch và bền vững. Bảo vệ môi trường chính là
việc giải quyết ô nhiễm do nguồn nước thải, ô nhiễm do chất thải sinh hoạt,
công nghiệp, sinh học và đặc biệt là chất thải rắn y tế vì nó chứa nhiều chất
nguy hại và mầm mống vi khuẩn gây bệnh. Bảo vệ môi trường gắn kết hài
hòa với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ của xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống
người dân ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe của con người cũng tăng lên. Số lượng, quy mô của các cơ sở y
tế cũng tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh những mặt
tích cực mà các cơ sở y tế đem lại thì quá trình hoạt động của các cơ sở này
cũng làm xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do lượng chất thải
rắn y tế ngày càng gia tăng.
Vấn đề bất cập tồn tại tại bệnh viện là tình trạng chất thải rắn y tế thải
ra với khối lượng không nhỏ, trong đó có cả chất thải nguy hại mà hệ thống
quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) thì vẫn còn nhiều bất cập. Rác thải y tế
nếu không quản lý tốt thì sẽ trở thành nguồn lây nhiễm rất nguy hiểm ảnh
hưởng môi trường đất, nước và không khí. Chất thải y tế đang là mối đe dọa
lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là chất thải rắn. Nguyên nhân của
hiện tượng trên không chỉ bởi tính chất nguy hại của chất thải y tế mà còn bởi
công tác quản lý và xử lý tại các cơ sở y tế các trong cả nước chưa thực sự
đem lại hiệu quả (Bộ TN&MT, 2011).
1
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có tổng 1260 giường bệnh, hàng
năm bệnh viện khám điều trị cho trên 30 nghìn bệnh nhân/năm bao gồm cả
điều trị nội trú và ngoại trú. Với lượng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh
viện lớn như vậy thì lượng rác rất lớn, trong đó có chất thải nguy hại cần phải
xử lý triệt để. Nếu không quản lý tốt nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả khám chữa
bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng nhưng đội ngũ cán bộ, y, bác
sỹ nói riêng và môi trường cảnh quan khu vực bệnh viện nói chung.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý CTRYT phát sinh tại bệnh viện
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhằm tìm hiểu những thiếu sót còn tồn
tại trong công tác quản lý hiện nay tại bệnh viện góp phần làm giảm tỷ lệ
nhiễm khuẩn và giảm rủi ro bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế cũng như
hạn chế những tác động xấu đến cộng đồng và môi trường xung quanh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện Trung ương quân đội 108 – Bộ Quốc Phòng ”.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT phát sinh tại bệnh viện Trung
ương quân đội 108
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR tại
bệnh viện.
Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được hệ số rác thải CTRYT tại bệnh viện viện Trung ương
quân đội 108
- Đánh giá được ưu nhược điểm hệ thống quản lý CTRYT
- Đề xuất được các giải pháp khả thi
2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm chung
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác (Quốc hội, 2014).
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với
những chất gây nguy hại cho môi trường và cho sức khỏe con người (Trịnh
Thị Thanh & Nguyễn Khắc Kinh, 2005).
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa các yếu tố nguy hại cho
sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ,
dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy hoàn toàn.
Quản lý chất thải y tế là quá trình phân định, phân loại, thu gom, lưu
giữ, giảm thiểu, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải y tế và kiểm tra giám sát
việc thực hiện (Quốc hội, 2014).
Thu gom là quá trình tập hợp, vận chuyển chất thải y tế từ nơi phát sinh
về khu vực lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế (Quốc hội, 2014).
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ khu lưu giữ
chất thải của cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy cho cụm cơ sở y tế
(Quốc hội, 2014).
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm
làm mất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và
môi trường (Bộ Y tế, 2008).
3
1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải y tế
1.2.1. Nguồn gốc chất thải y tế
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế
khác như trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ
sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu…, các trung tâm xét nghiệm
và nghiên cứu y học, ngân hàng máu…
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế
Loại CTR Nguồn tạo thành
Chất thải sinh hoạt Các chất thải từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các
loại bao gói…
Chất thải chứa các
vi trùng gây bệnh
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của
người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình
xét nghiệm, các gạc bong lẫn máu mủ của bệnh
nhân…
Chất thải bị nhiễm
bẩn
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân,
các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà…
Chất thải đặc biệt Các loại chất độc hại hơn các loại trên, các chất phóng
xạ, hóa chất dược… từ các khoa khám, chữa bệnh,
hoạt động thực nghiệm, khoa dược…
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011
1.2.2. Phân loại chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, chất thải trong các cơ sở y tế
được phân thành 5 nhóm sau: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại,
chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất, chất thải thông thường (Bộ Y tế, 2007).
 Chất thải lây nhiễm
Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh cưa, cưa, các ống tiêm, mành thủy tinh vỡ và
4
các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người: rau thai, bào thai, và xác động vật thí nghiệm.
 Chất thải hóa học nguy hại
Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1).
Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuộc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị
liệu (Phụ lục 2).
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các
khoa chuẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
 Chất thải phóng xạ
Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động
chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
 Bình chứa áp suất
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ
gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
 Các chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,
hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly)
5
Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai lọ thủy tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những
chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi ni long. túi đựng phim.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế
2.2.3.1. Khối lượng chất thải rắn y tế
Nắm được số lượng chất thải phát sinh là điều quan trọng để đưa ra
những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc ước tính khối lượng
chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế nói chung và từ hoạt động
của các bệnh viện là công việc khó khăn. Thông thường, khối lượng chất thải
phát sinh phụ thuộc vào quy mô bệnh viện, cán bộ y tế và các phương pháp kĩ
thuật áp dụng trong điều trị bệnh
Bảng 1.2. Lượng chất thải phát sinh theo loại bệnh viện
Đơn vị: Kg/giường bệnh/ngày
Loại bệnh
viện
Tổng lượng chất
thải phát sinh
Tổng lượng CTRYT nguy
hại
Trung ương 0,97 0,16
Tỉnh 0,88 0,14
Huyện 0,73 0,11
Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường, 2011
1.2.3.2. Thành phần chất thải rắn y tế
Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn
thận trước khi sử lý chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những
nguy hại đáng kể.
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành
phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTRYT, chưa kể
6
52% CTRYT là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có lượng lớn chất
hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có các thành phần chất
nhựa chiếm khoảng 10%. Vì vậy, khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt
triệt để và không phát sinh khí độc hại (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011).
Trong CTRYT, các thành phần nguy hại chiếm khoảng 15-20%, bao
gồm: Mô bệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các
bệnh phẩm nuôi cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thí nghiệm thải ra, các
chất thải nhiễm trùng từ phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông
băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng
và quá đát… (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2012).
1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và cộng đồng
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường
 Nguy cơ đối với môi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải
bệnh viện. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh hoặc chứa kim loại
nặng (phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X
quang). Một số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây
nhiễm độc nguồn nước thứ cấp. Bên cạnh đó, việc xả bừa bãi chất thải lâm
sàng, ví dụ: xả chung chất thải lây nhiễm vào chất thải thông thường, có thể
tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm tăng BOD (Bộ Y tế, 2010).
 Nguy cơ đối với môi trường đất
Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay bùn của
hệ thống xử lý nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác có
khả năng rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động
tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010).
 Nguy cơ đối với môi trường nước và không khí
Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn chất thải nguy hại
được thiêu đốt trong điều kiện không lý tưởng. Việc thiêu đốt không đủ nhiệt
độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen. Việc đốt
7
chất thải y tế đựng trong túi ni long PVC, cùng với các loại dược phẩm nhất
định, có thể tạo ra khí axit , thường là HCl và S . Trong quá trình đốt các
dẫn xuất halogen (F, Cl, Br, I...) ở nhiệt độ thấp, thường tạo ra axit như
hydrochloride(HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành didoxil, một loại hóa
chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng, như thủy
ngân, có thể phát thải theo khí lò đốt. Những nguy cơ môi trường này có thể
tác động tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010).
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng
Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc
thương tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những
người ở trong hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn. Những nhóm có
nguy cơ bao gồm: nhân viên y tế (bác sĩ, nữ điều dưỡng nữ hộ sinh, kĩ thuật
viên), bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách thăm, công nhân làm việc
trong khối hỗ, công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải bao gồm cả
những người nhặt rác (Bộ Y tế, 2010).
Nguy cơ của chất thải lây nhiễm
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ
thể thông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; niêm mạc; qua
đường hô hấp; qua đường tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng
sinh và kháng hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất
thải rắn y tế không an toàn. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da
mà còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do
vật sắc nhọn là tai nạn thường gặp nhất trong cơ sở y tế (Bộ Y tế, 2010).
Một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường năm 2006 cho
thấy 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn trong vòng 6 tháng
qua, và 70% trong sô họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sự nghiệp. Tổn
thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy
hiểm như HIV, HBV, và HCV. Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV
8
nghề nghiệp là do thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm. Việc tái chế hoặc
xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có
thể tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng (Viện Y học lao động 2006).
Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm
Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại
(ví dụ chất độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng
thường ở khối lượng thấp. Phơi nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đối với hóa chất
qua đường da niêm mạc, qua đường hô hấp tiêu hóa. Tổn thương da mắt và
niêm mạc đường hô hấp có thể gặp khi tiếp xúc với hóa chất gây cháy, gây ăn
mòn, gây phản ứng (ví dụ formaldehyde và các chất dễ bay hơi khác). Tổn
thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử trùng được phổ biến trong
bệnh viện thường có tính ăn mòn. Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu
giữ, chất thải nguy hại có thể bị rò rỉ thoát, đổ tràn. Việc rơi vãi chất thải lây
nhiễm, đặc biệt là chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có thể lan truyền trong
bệnh viện, như có thể gây ra đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện trong nhân
viên và bệnh nhân, hoặc gây ô nhiễm đất và nước (Bộ Y tế, 2010).
Nguy cơ gây độc tế bào
Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào. Chúng có thể
gây kích thích hay tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt,
buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người
chịu trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung
thư qua hít thở hoặc hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua
thực phẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào (Bộ Y tế, 2010).
Nguy cơ của chất thải phóng xạ
Cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ quyết định
những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến
các vấn đề đột biến gen trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010).
Sự nhạy cảm của cộng đồng
9
Công chúng và cộng đồng xung quanh bệnh viện rất nhạy cảm với
những tác động thị giác của chất thải giải phẫu, trong khi đó, việc vận hành lò
đốt không tốt có thể dẫn đến xả ra khí thải gây ô nhiễm và khó chịu cho nhà
dân xung quanh (Bộ Y tế, 2010). Cụ thể, Bệnh viện Việt Đức là cơ sở ngoại
khoa lớn nhất nước, nơi thực hiện hàng chục nghìn ca mổ mỗi năm, đồng nghĩa
với việc xả ra lượng nước thải y tế khổng lồ - hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý
nước đạt chuẩn. Khu xử lý nước thải ở đây được xây dựng từ đầu thập kỷ 1980
với quy mô chỉ phù hợp với số ca mổ còn ít ỏi, lại đã xuống cấp từ lâu. Do đó,
nước thải y tế từ đây vẫn gần như giữ nguyên mức độ độc hại khi xả ra môi
trường, trong số 400.000 m3 nước thải đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày
(hầu hết không qua xử lý), có gần một nửa là nước thải bệnh viện. Mặt khác
còn để rác thải y tế bán ra ngoài cho một số cá nhân gây bức xúc dư luận cho
người dân sống xung quanh bệnh viện (Tổng cục Môi trường HN, 2010).
1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
1.4.1. Tái chế chất thải bệnh viện
Theo (Bộ Y tế, 2008) các vật liệu thuộc chất thải thông thường không
dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm chất hóa học nguy hại, chất
phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế,
bao gồm:
- Nhựa: chai nhựa đựng dung dịch không có chất hóa học nguy hại
(dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate...) và các vật liệu nhựa khác
không dính các thành phần nguy hại.
- Thủy tinh: chai, lọ thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các
thành phần nguy hại.
- Giấy: giấy , báo, bìa, thùng cát tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy
- Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại
1.4.2. Công nghệ đốt
Phương pháp đốt là phương pháp õi hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt
của oxi trong không khí, trong đó chất thải sẽ được chuyển hóa thành khí và
10
các chất trơ không cháy. Kết quả là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, giảm được
95% thể tích và khối lượng chất thải, làm thay đổi hoàn toàn trạng thái vật lý
của chất thải. Lò đốt thiết kế chuyên dùng cho xử lý chất thải bệnh viện được
vận hành trong khoảng nhiệt độ từ 700 - C. Phương pháp đốt áp dụng
chủ yếu cho chất thải lây nhiễm, chất thải gây độc tế bào, không áp dụng cho
các hóa chất có hoạt tính phản ứng, bình chứa khí có áp suất, các chất nhựa có
chứa halogen như PVC vì phát thải ddioxxil (Ngô Kim Chi, 2012). Phương
pháp đốt có ưu điểm là có nhiệt độ cao thì CTRYT nguy hại được xử lý triệt
để, loại trừ được các mầm bệnh trong các chất thải lây nhiễm, giảm tối đa thể
tích chôn lấp sau khi xử lý. Tuy nhiên đốt ở nhiệt độ không đủ theo quy định
có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí; chi phí đầu tư xây dựng và
quản lý vận hành cao (Bộ Xây dựng, 2012).
1.4.3. Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường
Hiện nay có 2 loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được
lựa chọn thay thế các lò đốt CTRYT là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm
và công nghệ có sử dụng vi sóng.
Công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm: bản chất là tạo ra môi trường hơi
nước nóng với áp suất cao đẻ khử khuẩn CTRYT. Công nghệ này thường phải
sử dụng thêm hóa chất để đảm bảo hiểu quả khử tiệt khuẩn ổn định, do đó làm
tăng chi phí vận hành của hệ thống.
Công nghệ sử dụng vi sóng: Bao gồm sử dụng vi sóng thuần túy trong
điều kiện áp suất bình thường và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa
trong điều kiện nhiệt độ áp suất cao.
Loại sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện bình thường là tạo điều
kiện khử tiệt trùng ở nhiệt độ khoảng 100 C với áp suất không khí thông
thường. Do vậy, hệ thống vận hành đơn giản hơn nhưng tốn thời gian xử lý
cho mỗi mẻ đồng thời hiệu quả chỉ đạt 99,9% (Đặng Kim Chi và cs, 2011).
11
Loại công nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa: có tác dụng
phá hủy cấu trúc tế bào va tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh. Nhờ đó sau khi
xử lý, chất thải lây nhiễm trở thành chất thải thông thường mà không bị phá
hủy, rất thích hợp cho việc tận dụng để tái chế. Toàn bộ quy trình hoạt động
của công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa đều không tạo ra khói bụi,
không xảy ra nước thải cũng như không sử dụng hóa chất để tiệt trùng nên
hoàn toàn thân thiện với môi trường (Nguyễn Thị Kim Thái, 2012).
1.4.4. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn)
Bản chất của quá trình xử lý là chất thải nguy hại được trộn với phụ gia
hoặc bê tông để đóng rắn chất thải nhằm không cho các thành phần ô nhiễm
lan truyền ra bên ngoài. Các chất phụ gia vô cơ thường dùng là: vôi, xi măng,
porand, bentonic, pizzolan, thạch cao, silicat. Các chất phụ gia hữu cơ:
emposi, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ureformandehyde.
Theo quy chế quản lý CTRYT ban hành kèm theo quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ các chất pha
trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hóa học, 15% vôi, 15% xi măng, 5%
nước. Sauk hi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn
1.4.5. Phương pháp chôn lấp an toàn
Chỉ áp dụng tạm thời đối với cơ sở y tế các tỉnh, miền núi và trung du
chưa có cơ sở xử lý CTRYT nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn
lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa
nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước tối thiểu 1,5 m, miệng hố nhô cao
và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải, phải đổ lên trên
mặt hố lớp đất dày từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dày 0,5m. Không chôn
chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải
được khử khuẩn trước khi chôn lấp (Bộ Y tế, 2008)
1.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
12
1.5.1.1. Tình hình phát sinh
Khối lượng CTRYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa
và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại,
quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc
khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân cũng như rác thải của các bệnh nhân
tại các khoa phòng (Hoàng Thị Liên, 2009). Một điều dễ nhận thấy trên thực
tế những nước có thu nhập cao thường tạo ra nhiều chất thải hơn nước có thu
nhập trung bình và nước có thu nhập thấp, lượng chất thải tạo ra từ các bệnh
viện cấp trên cao hơn so với các bệnh viện cấp dưới. Tại các nước phát triển
như Hoa Kì, mỗi người tạo ra trung bình 13 kg CTRYT mỗi năm trong khi
người dân ở các nước thu nhập thấp như Campuchia chỉ tạo 0,5- 3 kg CTRYT
mỗi năm (Natural Standard Research Collaboration, 2013).
Bảng 1.3. Phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới
Đơn vị: Kg/người
Quốc gia Lượng CTRYT phát sinh
Các quốc gia phát triển
- Tổng lượng CTRYT
- CTRYT nguy hại
1,1 – 12,0
0,4 – 5,5
Các quốc gia đang phát triển
- Tổng lượng CTRYT
- CTRYT nguy hại
0,8 – 0,6
0,3 – 0,4
Các quốc gia chậm phát triển
- Tổng lượng CTRYT 0,5 – 0,3
Nguồn: Bộ Y tế, 2006
Bảng 1.4: Phát sinh chất thải rắn y tế trung bình trên thế giới
theo loại bệnh viện
Đơn vị: Kg/giường bệnh/ngày
13
Tổng lượng CTRYT CTRYT nguy hại
Bệnh viện trung ương 4,1 – 8,7 0,4 – 1,6
Bệnh viện tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 – 1,1
Bệnh viện huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4
1.5.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải được nhiều quốc gia quan tâm và tiến
hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt các chính sách, quy
định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp
ước quốc tế, các nguyên tắc pháp luật quy định về chất thải nguy hại trong đó
có cả chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và áp dụng ở nhiều quốc
gia trên thế giới.
Công ước Basel: được kí kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận
chuyển của chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng với cả CTRYT.
Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại
từ các quốc gia không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang quốc gia có
điều kiện vật chất kĩ thuật để xử lý an toàn các chất thải đặc biệt.
Nguyên tắc polluter pay: Nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm phát sinh
chất thải chịu trách nhiệm về pháp luật, tài chính trong việc đảm bảo an toàn
và giữ môi trường trong sạch
Nguyên tắc proximitri: Quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại cần
được tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt, tránh tình trạng chất
thải bị lưu giữ trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường.
- Phân loại chất thải: trước những năm 80 của thế kỉ XX, thế giới chưa
hề có khái niệm về việc phân loại CTRYT ngay tại nguồn phát sinh kể cả ở
các nước phát triển ở Châu Âu và Nam Mỹ. Ngày nay việc phân loại CTRYT
ngay tại nguồn đã trở nên phổ biến đối với tất cả các bệnh viện.
Theo khuyến cáo WHO (1992), ở các nước đang phát triển có thể phân
loại CTRYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt
14
gồm các chất thải không bị lây nhiễm các yếu tố nguy hại); Chất thải sắc nhọn
(truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); Chất thải nhiễm khuẩn (khác với các
vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); Chất thải hóa học va dược phẩm (không kể các
loại thuốc độc đối với tế bào) và chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng
xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao) (Bộ Y tế, 2006).
Còn tại một số nước phát triển thì CTRYT được phân loại 1 cách chi
tiết hơn. Ví dụ như Mỹ thì phân loại CTRYT thành 8 loại: Chất thải cách ly
(chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh); những nuôi cấy và dự trữ các tác
nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; những vật sắc nhọn dùng
trong điều trị, nghiên cứu…; máu và các sản phẩm của máu; chất thải động vật
(xác động vật, các phần của cơ thể…); các vật sắc nhọn không sử dụng; các
chất thải gây độc tế bào; chất thải phóng xạ. Các nước châu Âu cũng phân
thành 8 loại CTRYT, bao gồm: chất thải thông thường; chất thải giải phẫu (mô,
bộ phận cơ thể, bào thai, xác động vật, máu và dịch cơ thể); chất thải phóng xạ;
chất thải hóa học; chất thải lây nhiễm (chất thải từ phòng thí nghiệm, phẫu
thuật, khám nghiệm tử thi, chất thải liên quan đến động vật nhiễm bệnh); chất
thải sắc nhọn; dược phẩm quá hạn và bình áp suất (WHO, 1994)
- Thu gom và vận chuyển: Các nước tiên tiến có 2 mô hình thu gom và
vận chuyển CTRYT đó là:
+ Hệ thống hút chân không tự động: Hệ thống này được lắp đặt lần đầu
tại bệnh viện Solleftea – Thụy Điển vào năm 1996. Nguyên tắc rác sau khi
được phân loại nhờ áp lực hút chân không tự động (được lắp ở trạm hay trên
xe chuyên dụng) tạo ra sẽ chuyển động theo đường ống ngầm đặt dưới mặt
đất đến xe chuyên dụng chở rác. Luồng không khí được lọc cẩn thận đảm bảo
tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường. Phương pháp này có
ưu điểm là hạn chế được lượng lớn xe vào lấy rác trong thành phố do vậy
giảm được tắc đường vào các giờ cao điểm, hạn chế được việc con người tiếp
xúc trực tiếp với CTRYT. Nhưng hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế đó là
15
kinh phí đầu tư lớn, công tác vận hành bảo trì yêu cầu công nhân phải có trình
độ tay nghề cao. Do vậy tính tới thời điểm này mới chỉ có 500 hệ thống này
được lắp đặt trên toàn thế giới mà chủ yếu là tại các nước phát triển.
+ Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRYT bằng các xe chuyên dụng
với các dụng cụ, phương tiện thu gom theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phương
pháp này được phổ biến rộng rãi tại nhiều nước hơn do kinh phí không quá
lớn, không yêu cầu công nhân phải có trình độ chuyên môn.
- Xử lý CTRYT: Theo tổ chức Y tế thế giới, ở các nước đang phát triển
có tới 18 – 64 % bệnh viện chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã
có những biện pháp khác nhau để xử lý loại chất thải độc hại này (WHO, 2006)
+ Đối với các nước đang phát triển: Lò đốt CTRYT là nguồn chính
phát sinh ra dioxin và thủy ngân trong các hoạt động dân sự hiện nay. Với
mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe, các nước phát triển như Mỹ
và Châu Âu ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lò đốt CTRYT. Trong
tình hình như vậy, nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và châu Âu cũng
không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các
nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn môi trường còn lỏng lẻo hoặc
chưa có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Năm 1988, cả nước Mỹ có 6.200 lò
đốt CTRYT nhưng đến năm 2006 chỉ còn 62 lò đốt hoạt động. Ở Canada,
năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành.
Nhiều nước châu Âu đã đưa ra biện pháp kiên quyết nhằm đóng cửa các lò
đốt CTRYT. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm
2002 không còn lò đốt nào vận hành, hay tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò
đốt nhưng đến năm 2004 chỉ còn 1 lò đốt hoạt động. Ai Len có 150 lò đốt
hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng toàn bộ hoạt động của
các lò đốt CTRYT (Nguyễn Trọng Khoa, 2011).
Vì vậy, tại các nước phát triển hiện đang ưu tiên áp dụng các công nghệ
16
xử lý sau: nồi hấp và nồi hấp nâng cao, công nghệ vi sóng, nhiệt phân, kết
hợp nồi hấp và thủy phân hóa học, nhiệt khô, phương pháp điều trị dầu nóng,
quá trình xử lý hóa học không Clo, hóa chất khử trùng (Clo) và biện pháp
sinh học (Terry L. Turdo, 2007).
+ Đối với các nước đang phát triển, đốt vẫn là biện pháp được lựa chọn
phổ biến nhất. Theo khuyến cáo của WHO, đây cũng là lựa chọn thích hợp
cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có tới 57 – 92% lò
đốt ở các nước đang phát triển không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Nguyên nhân do sự hạn chế về mặt kinh tế cũng như trình độ kĩ thuật. Vì vậy,
để đảm bảo hiệu quả xử lý, các nước đang phát triển cần chú trọng đến các
vấn đề như: khoảng cách với khu dân cư, thiết kế và xây dựng lò đốt đảm bảo
tiêu chuẩn, kiểm soát khí thải, nhân viên vận hành lò đốt cần đào tạo bài bản
về mặt kĩ thuật… Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác cũng sử dụng để
thay thế cho lò đốt hiện nay đã và đang triển khai tại các nước đang phát triển
như: nồi hấp nhỏ sử dụng năng lượng mặt trời, vi sóng, xử lý vôi, nhiệt khô,
khử trùng bằng Clo, hệ thống kết hợp khử trùng hơi nước với máy xay và nén.
Những công nghệ này được coi là công nghệ sạch hơn, dễ dàng thiết kế, xây
dựng, hiệu quả xử lý cao (Terry L. Turdo, 2007).
1.5.2. Hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt
Nam
1.5.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế
Hiện nay, nước ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại với tổng số
hơn 219800 giường bệnh. Với số lượng bệnh viện và số giường bệnh khá lớn,
thống kê đã cho thấy tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005
vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40-50 tấn/ngày là CTRYT nguy hại
phải xử lý. Đến năm 2008, tổng lượng CTRYT phát sinh là hơn 490 tấn/ngày,
trong đó có khoảng 60-70 tấn/ngày là CTRYT nguy hại phải xử lý (Bộ Tài
Nguyên và Môi trường, 2011). Con số này ước tính sẽ tăng lên 600 tấn/ngày
17
vào năm 2015 và 800 tấn/ngày vào năm 2020 (JICA,2011). Nếu chỉ tính riêng
cho 19 bệnh viện tuyến trung ương, khối lượng CTRYT phát sinh vào khoảng
19,8 tấn/ngày, trong đó, khoảng 80,7% là CTRYT thông thường , 19,3% là
CTRYT nguy hại (chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học và phóng xạ). Tuy
nhiên, còn trên 13.400 cơ sở khám chữa bệnh do địa phương (cụ thể là Sở Y tế)
và các ngành khác quản lý là nguồn phát sinh CTRYT rất lớn. Với 373 cơ sở y
tế của tuyến tỉnh, lượng CTRYT phát sinh vào khoảng 24 tấn/ngày. Lượng chất
thải này được phân tán tại nhiều điểm nên cần có sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư
hiệu quả để quản lý chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm này (Bộ Y tế, 2011).
Trong CTRYT, thành phần đáng quan tâm nhất là dạng chất thải nguy
hại (chiếm khoảng 20% tổng lượng CTRYT), do nguy cơ lây nhiễm mầm
bệnh và hóa chất độc hại cho con người. Lượng CTRYT nguy hại phát sinh
không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố
lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó, vùng đông Bắc và Tây
Bắc Bộ được gộp chung vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng
CTRYT nguy hại lớn nhất trong cả nước chiếm 32% với tổng lượng thải là
10.502,8 tấn/năm. tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 21% (Bộ tài
nguyên và Môi trường, 2011). Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và
Hà Nội đã phát sinh cỡ 6.000 tấn CTRYT nguy hại mỗi năm. Các tỉnh, thành
phố khác có khối lượng CTRYT nguy hại ít hơn, cỡ khoảng 0,2 - 1,5 tấn/ngày
(Bộ Y tế, 2004).
Lượng CTRYT nguy hại phát sinh khác nhau giữa các cơ sở y tế khác
nhau. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các
thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTRYT nguy hại cao nhất. Tính trong 36
bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tổng lượng CTRYT nguy hại cần được xử lý trong 1
ngày là 5.122kg, chiếm 16,2% tổng lượng CTRYT. Trong đó, lượng CTRYT
nguy hại tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/giường/ngày. Chỉ có 4
bệnh viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa
18
TW Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa TW Huế và bệnh viện K (Bộ tài nguyên
và Môi trường, 2011). Các phương pháp xử lý đặc biệt đối với CTRYT nguy
hại đắt hơn rất nhiều so với CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi việc phân loại chất
thải phải đạt hiệu quả chính xác.
Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y
tế khác nhau
Đơn vị: kg/giường bệnh/ngày
Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010
Đa khoa TW 0,35 0,42
Chuyên khoa 0,23 – 0,29 0,28 – 0,35
Đa khoa tỉnh 0,29 0,35
Chuyên khoa tỉnh 0,17 – 0,29 0,21 – 0,35
Huyện, ngành 0,17 – 0,22 0,21 – 0,28
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011
Kết quả điều tra tại các bệnh viện của 5 thành phố lớn (Hà Nội, Hải
phòng, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy lượng chất thải
phóng xạ chỉ chiếm một phần nhỏ 0,38%, chỉ có ở các cơ sở y tế có các khoa
chuyên biệt, khối lượng bình áp suất xả thải là 0,01%, chất thải lây nhiễm là
18,39%, chất thải nguy hại chiếm 2,67%, rác thải sinh hoạt chiếm 78,6%.
Trong đó thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ chất thải lây nhiễm cao nhất lên đến
22,12%, chất thải phóng xạ 0,59%, chất thải nguy hại chiếm 4,76%, còn lại là
rác thải sinh hoạt (Ngô Kim Chi, 2012)
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, khối lượng CTR phát sinh từ các hoạt
động y tế ngày càng gia tăng do tốc độ phát triển dịch vụ từ các cơ sở y tế gây
ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Theo sở y tế Hà
Nội, trên địa bàn có gần 100 bệnh viện từ Trung ương đến địa phương . Hàng
ngày các cơ sở y tế thải ra môi trường hàng trăm tấn chất thải, trong đó có
nhiều chất thải rắn nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Qua kết
quả kiểm tra của chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội) đối với hơn 50 bệnh viện, cơ sở y tế cho thấy, tổng khối lượng
19
CTRYT phát sinh là 41.722 tấn/ tháng. Nguồn phát sinh CTRYT nguy hại
chủ yếu từ các loại bao gói thuốc chữa bệnh, găng tay cao su, các phế thải
phẫu thuật, gạc bông băng, kim tiêm, ống dẫn truyền trong quá trình xét
nghiệm, hoạt động thử nghiệm, dược, phóng xạ… Hà Nội có 2 trong số 4
bệnh viện trong cả nước có chất thải phóng xạ nguy hại, đó là bệnh viện Bạch
Mai và Bệnh viện K (Châu Loan, 2012).
Lượng CTRYT nguy hại tăng nhanh do việc áp dụng kĩ thuật y tế mới,
sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị y tế dùng một lần như bơm kim tiêm
bằng nhựa và việc tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ tính theo
từng bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của các đề tài trong nước cho thấy, lượng
CTR phát sinh trung bình tính theo giường bệnh từ các bệnh viện là 1,02
kg/giường bệnh/ ngày đêm trong đó lượng CTRYT nguy hại chiếm 20%
tương ứng 0,21 kg/giường bệnh/ngày đêm (Cù Huy Đấu, 2004).
Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh qua các năm
Năm
Số bệnh
viện
Giường
bệnh
Tỷ lệ phát sinh
(kg/giường bệnh/ngày)
Tổng lượng
(kg/ngày)
1996 914 109.923 0,18 19.786
2000 941 124.549 0,20 24.909
2005 1027 134.707 0,21 28.288
2010 1049 161.255 0,21 35.476
Nguồn: Cù Huy Đấu, 2004
CTRYT không ngừng phát sinh và có chiều hướng tăng khá nhanh, nếu
các biện pháp thu gom, xử lý và quản lý chất thải không hiệu quả thì các chất
thải này sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
cộng đồng.
Bảng 1.7. Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
trên địa bàn cả nước
Đơn vị: kg/ngày
Khu vực Khối lượng
20
Năm 2015 Năm 2025
Toàn quốc 50.071 91.991
Đồng bằng sông Hồng 14.990 28.658
Trung du và miền núi Bắc Bộ 4.490 7.648
Trung Bộ 9.290 15.989
Tây Nguyên 1.862 3.287
Đông Nam Bộ 12.839 27.632
Đồng bằng sông Cửu Long 6.600 8.777
Nguồn: Bộ Xây dựng, 2012
1.5.2.2. Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện ở Việt Nam
1.5.2.2.1 . Quy trình quản lý an toàn chất thải rắn y tế
CTRYT sau khi phát sinh sẽ phân loại vào các túi nilong và thùng đựng
rác được mã màu. Hộ lý hoặc công nhân vệ sinh môi trường sẽ thu gom và
vận chuyển rác thải tới nơi lưu giữ tạm thời để lưu giữ tối đa trong 48 giờ.
Nếu cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại có sẵn trong tỉnh/ thị trấn, chất
thải nguy hại sẽ được vận chuyển tới đó để xử lý tập trung. Chỉ khi nào bệnh
viện không thể tiếp nhận được với cơ sở xử lý và tiêu hủy tập trung hoặc theo
cụm, chất thải nguy hại mới được xử lý và tiêu hủy tại chỗ. Chất thải thông
thường sẽ được công ty môi trường đô thị vận chuyển tới bãi rác để tiêu hủy.
Chất thải có thể tái chế sẽ được bán cho cơ sở tái chế có giấy phép hành nghề
(Bộ Y tế, 2010).
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý CTRYT tại các bệnh viện còn
bộc lộ nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe
con người.
1.5.2.2.2. Công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và vận chuyển
Công tác thu gom, lưu giữ CTRYT nói chung đã được quan tâm bởi
các cấp từ trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định
ở các bệnh viện khá cao.
Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó có 91,1%
đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo của các tỉnh và
21
nhận xét của đoàn kiểm tra liên bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất
thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào cùng chất thải rắn y tế
gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% bệnh viện sử dụng túi nhựa làm bằng
nhựa PP, PE. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Hầu
hết ở các bệnh viện 90,9% CTR được thu gom hằng ngày, một số bệnh viện
có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận
chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong
xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong
đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý CTRYT (Bộ tài nguyên và môi
trường, 2011)
CTRYT phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý
của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến khu vực lưu giữ sau
đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc kí hợp đồng vận
chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn
cơ sở khám chữa bệnh đó. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương
do các Sở y tế quản lý, công tác thu gom. lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn
chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác thu gom và phân loại chất thải tại
nguồn (CTRYT thông thường, CTRYT nguy hại...) CTRYT (Bộ tài nguyên
và môi trường, 2011)
Trên địa bàn thành phố hà nội, hiện có 92,5% số bệnh viện, cơ sở y tế
kí hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRYT với công ty cổ phần môi trường và
công nghiệp (URENCO) (Hoàng Thị Liên, 2009). Tuy nhiên, việc thu gom,
phân loại trên địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do một số cơ sở chưa
thực hiện đúng quy định về quản lý CTRYT, kinh phí cho các hoạt động quản
lý CTRYT còn hạn hẹp, nhân lực làm công tác BVMT chưa đáp ứng được
yêu cầu, hầu hết là kiêm nhiệm. Các phương tiện thu gom CTRYT nói chung,
CTRYT nguy hại nói riêng như: Túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà
chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ.Hoạt động vận chuyển CTRYT nguy hại
22
từ bệnh viện, cơ sở y tế tới nơi xử lý không có trang thiết bị che chắn an toàn.
Bảng 1.8. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại các bệnh
viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013
Đơn vị: %
Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTRYT Tỷ lệ tuân thủ
Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và
dung tích
66,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33
Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9
Thùng đựng có nắp đậy 58,33
Thùng đựng có ghi nhãn 66,67
(Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011)
Phương tiện thu gom CTRYT còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa
đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng
này. Do vậy việc mua sắm phương tiện thu gom CTR bệnh viện gặp khó
khăn. Các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế,
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng
nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một số khu
vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài
được trang bị điều hòa và hệ thống thông gió theo quy định (JICA,2011).
Nhìn chung, các phương tiện vận chuyển CTRYT con thiếu, đặc biệt là các xe
chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển CTRYT nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y
tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm,
không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn.
1.5.2.2.3. Xử lý và tái chế
Đối với CTRYT không nguy hại:
CTRYT không nguy hại ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do Công ty
môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử lý CTR
tập trung của địa phương.
23
Hoạt độngthu hồi và tái chê CTRYT tại Việt Nam đang được thực hiện
không theo đúng quy chế quản lý chất thải y tế đã ban hành. Chưa có các cơ
sở chính thống thực hiện hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ
hoạt động y thế ở Việt Nam. Quy chế quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung
nội dung tái chế CTRYT không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực
hiện. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý
tái chế các CTRYT không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Một số vật liệu
từ chất thải bệnh viện như: chai dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh ngọt
(đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các dung dịch
acide amine, các loại muối khác, các loại bao gói nilon và một số chất nhựa
khác, một số vật liệu giấy, thủy tinh hoàn toàn không có yếu tố nguy hại có
thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2011).
Năm 2010 đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTRYT ra ngoài để bán,
tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các gang
tay cao su, các vật liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi roc ho những người
trực tiếp tham gia như các nhân viên thu gom, những người thu mua và tái
chế phế liệu.
Đối với CTRYT nguy hại
Khối lượng CTRYT nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68%
tổng lượng phát sinh CTRYT nguy hại trên toàn quốc, CTRYT xử lý không
đạt chuẩn (32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng
đồng. Các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử
lý CTRYT nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu hủy CTRYT
nguy hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. CTRYT nguy hại của các tỉnh,
thành phố khác hiện được xử lý và tiêu hủy với các mức độ khác nhau: một số
địa phương như Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng lò đốt trang
bị cho cụm bệnh viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô
24
thị tổ chức vận hành và thu gom, xử lý CTRYT nguy hại cho các địa bàn khác
thuộc thành phố, thị xã. Nếu xét mức độ xử lý của các cơ sở y tế theo tuyến
trung ương và địa phương, các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế có mức độ đầu tư xử
lý CTRYT nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địa phương (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2011).
Đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế của
Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong số đó có
tới hơn 33% số lò không được hoạt động do nhiều lý do khác nhau (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2011). Mặc dù công suất hiện tại của tất cả các lò đốt
CTRYT ở Việt Nam có khả năng đáp ứng cho hơn 50% tổng lượng CTRYT
nguy hại nhưng nhiều lò đốt vẫn chưa hoạt động hết công suất do khó khăn về
tài chính. Hầu hết các khoản đầu tư từ nguồn trong nước và quốc tế cho các
dự án lò đốt đều tập trung vào việc mua thiết bị trong khi đó thì các bệnh viện
đều phải tự đầu tư tài chính để trang trải cho các khoản chi phí vận hành lò
đốt (như tập huấn, mua nhiên liệu, nhân sự) từ nguồn kinh phí hiện có của
bệnh viện. Chính vì vậy, các bệnh viện không có đủ nguồn lực tài chính để
vận hành các lò đốt, các CTRYT nguy hại thường không được xử lý một cách
thích hợp (Bộ Y tế, 2004).
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, chỉ có 1/3 số CTR được đốt bằng lò
đốt hiện đại, số còn lại được tiêu hủy bằng nhiều hình thức như thiêu ngoài
trời (15,3%), đốt bằng lò thủ công (13,9%), chôn trong khuôn viên bệnh viện
(33,3%) hoặc thải trực tiếp ra bãi rác thải chung (27,2%). Về khí thải, đa phần
các lò đốt thải ra khí thải vượt quá QCVN 02:2008/BTBMT (Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải lò đốt CTRYT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06:2009/BTNMT)
(Đỗ Anh Tuấn, 2011). Một số bệnh viện mặc dù đã có lò đốt hiện đại nhưng
khí đốt vẫn tạo ra một số loại khí độc nguy hiểm như dioxin, furan, loại khói
độc có thể gây ung thư và một số loại khói độc gây nguy hiểm khác. Hầu hết
25
các bệnh viện chưa có hệ thống thu gom và xử lý khí thải lò đốt gây ô nhiễm
môi trường không khí nghiêm trọng.
Tại lưu vực sông Hồng – Thái Bình, tỷ lệ bệnh viện xử lý CTRYT bằng
lò đốt là 27,34%, số bệnh viện hợp đồng với công ty môi trường thuê xử lý là
42,21% và 30,45% bệnh viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn
lấp trong khuôn viên bệnh viện. Tại các trạm y tế xã, phường, công tác quản
lý CTRYT chưa được quan tâm, chưa thực hiện xử lý CTRYT trước khi xả ra
môi trường theo quy định (Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, 2011). Còn
tại Hà Nội, tính riêng cho khối bệnh viện công lập, chỉ có 14/43 bệnh viện có
hệ thống xử lý chất thải rắn, chủ yếu nằm ở khu vực phía Tây, các hệ thống
này đã được đầu tư từ năm 2004-2005 vẫn đang vận hành, tuy nhiên hiện đã
xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa. 27/43 bệnh viện và cơ sở y tế hiện
đang xử lý rác thải y tế theo hình thức thu gom tập trung (hợp đồng với Công
ty Môi trường đô thị thu gom CTRYT để xử lý tập trung tại Cầu Diễn). 02/43
bệnh viện còn lại đang trong giai đoạn triển khai xây dựng và trong thiết kế
xây dựng đã có hạng mục xử lý CTRYT theo đúng các quy định hiện hành.
Riêng với khối bệnh viện tư nhân, việc xử lý CTR thực hiện theo phương
pháp thu gọn tập trung và ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị (Sở Y
tế Hà Nội, 2011).
Tính trên địa bàn cả nước, tỷ lệ bệnh viện xử lý CTRYT bằng lò đốt là
26,9% bệnh viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong
khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu ở bệnh viện tuyến huyện và một vài bệnh
viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi). Trong đó, đa số các lò đốt chưa có hệ
thống xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi
trường và hiệu quả sử dụng chưa cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh phí xây
dựng, nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải, lắp đặt trang thiết bị, áo dụng công
nghệ hiện đại thân thiện với môi trường thực hiện quản lý duy trì hoạt động bảo
vệ môi trường y tế chưa đáp ứng so với nhu cầu. Hiện tại, nhiều cơ sở y tế tại
26
các tỉnh, thành phố chưa có ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung
trang thiết bị, tổ chức quản lý và xử lý chất thải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Mạng lưới cán bộ làm công tác bảo vệ
môi trường ngành y tế chưa được kiện toàn, năng lực cán bộ, đặc biệt là tại địa
phương chưa đáp ứng nhiệm vụ được giao (Nguyễn Hằng, 2011).
Ngoài biện pháp sử dụng lò đốt, một số địa phương đã bắt đầu thử
nghiệm các loại hình công nghệ xử lý mới như hấp ướt vi song như: Bệnh
viện huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng đầu tư thiết bị hấp thụ autoclave 7kg/h,
công suất trung bình 3h/ngày); Tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Quận 11 được
trang bị thiết bị hấp khử trùng công suất nhỏ hoạt động 8h/ngày; Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi – TP Hồ Chí Minh hiện đang lắp đặt thiết bị micro xử lý
chất thải y tế; TP Đà Nẵng đang lắp đặt và đưa vào sử dụng 2 thiết bị vi sóng
để xử lý chất thải tại Bệnh viện C và C17.
Theo danh sách tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTG ngày 22/4/2003,
ngành y tế có 84 cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử
lý triệt để bao gồm 6 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 5 cơ sở do Bộ quốc phòng
quản lý và 73 cơ sở do các tỉnh quản lý (Nguyễn Hằng, 2012). Tính đến hết
tháng 12 năm 2012, đã có 49/84 cơ sở chiếm 58,3% đã được công nhận xử lý
triệt để ô nhiễm môi trường, 23/84 cơ sở chiếm 27,4% đang làm các thủ tục
trình chứng nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiêm môi trường triệt để, 12 cơ sở
chiếm 14,3% đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải y tế.
06 bệnh viện do Bộ Y tế trực tiếp quản lý hiện nay đã có 05 cơ sở có quyết
định công nhận đã hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, 01 bệnh viện
đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên
(Bộ Y tế, 2013).
Nói chung, công tác quản lý chất thải của nhiều bệnh viện còn lỏng lẻo,
có hiện tượng nhân viên y tế bán chất thải ra ngoài và gây nguy cơ lây lan
dịch bệnh như vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai. Nhiều cơ
27
sở kinh doanh không có giấy phép nhưng vẫn tiến hành xử lý chất thải bệnh
viện, lượng CTRYT cũng như CTRYT nguy hại ngày càng gia tăng... Trước
thực trạng đó, ngày 15/11/2011, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Đề án
tổng thể xử lý CTRYT giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, tất
cả các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phươngđều thực hiện xử lý CTRYT
đảm bảo Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
28
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: CTRYT và hoạt động quản lý CTRYT phát
sinh tại Bệnh viện TWQĐ108
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về mặt không gian: Bệnh viện TWQĐ108
+ Phạm vi về mặt thời gian: Từ 17/8/2015-30/12/2015
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm Bệnh viện TWQĐ108
+ Lịch sử hình thành
+ Vị trí và chức năng nhiệm vụ của bệnh viện
+ Cơ sở hạ tầng
+ Quy mô giường bệnh
+ Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
+ Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện
2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ108
- Nguồn gốc phát sinh CTRYT tại bệnh viện (nguồn gốc, thành phần,
khối lượng).
- Lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các khoa
- Thành phần chất thải rắn ảnh hưởng đến người dân, bệnh nhân
2.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108
- Cơ sở pháp lý (tổ chức quản lý trong việc quản lý chất thải rắn, áp
dụng các văn bản pháp luật về quản lý CTR tại Bệnh viện TWQĐ108, nội
quy phòng bệnh)
- Tình hình hoạt động thu gom CTRYT tại bệnh viện
- Công tác phân loại CTRYT tại bệnh viện
- Vận chuyển rác thải trong bệnh viện
29
- Công tác xử lý CTRYT phát sinh từ Bệnh viện TWQĐ108
2.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thông qua việc so sánh với quy chế quản
lý CTRYT
- Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện
- Mặt tích cực
- Một số tồn tại
2.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý CTRYT
phát sinh tại Bệnh viện TWQĐ108
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập tài liệu số liệu có liên quan tại:
- Tại Bệnh viện TWQĐ108 gồm: Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài
chính, Phòng kĩ thuật hậu cần;
- Vụ kế hoạch và tài chính, Bộ Y tế
- Phòng nghiệp vụ y, phòng kế hoạch – tài chính, Sở y tế Hà Nội
- Thu thập và thống kê các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước liên
quan tới quản lý chất thải rắn y tế bằng mạng internet.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Khảo sát thực địa, tiến hành quan sát, tìm hiểu quá trình thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải tại bệnh viện (từ 15/9/2015-15/11/015)
- Xây dựng phiếu điều tra và phỏng vấn trọng tâm vào các vấn đề:
+ Tổng khối lượng CTRYT nguy hại
+ Phân loại thu gom, cách tái chế, xử lý
+ Biện pháp đào tạo cán bộ về quản lý CTR tại cơ sở
+ Nhận thức về quy chế quản lý CRTYT
- Phiếu điều tra: Tiến hành điều tra tổng số 80 phiếu từ ngày 10/10/2015-
15/11/2015 gồm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (50 phiếu); Cán bộ y tế
(10 phiếu); Nhân viên thu gom rác thải trong bệnh viện (20 phiếu).
30
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu về lượng CTRYT phát sinh qua các năm, kết quả điều tra
được xử lý trên phần mềm excel và được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm Bệnh viện Trung ương quân đội 108
3.1.1. Vị trí của bệnh viện
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nằm trên đường Trần Hưng Đạo –
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa
đầy 3km về phía Đông, có vị trí rộng, đẹp, thoáng mát.
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt
Nam, là bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, có nhiệm vụ khám chữa bệnh
cho cán bộ cao cấp trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng- Nhà nước và các đối
tượng khác.
Từ phân đội tiền thân hình thành từ năm 1951, phục vụ chiến dịch Biên
giới trên đất Thủy Khẩu - Trung Quốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108
được thành lập ngày 01/4/1951 tại Làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên với 500 giường bệnh. Từ 1954-1965, bệnh viện về
Thủ đô, với các tên gọi mới qua các thời kỳ: Quân y viện 108 (6-1956), Viện
quân y 108 (1960).
Địa điểm hiện tại của bệnh viện là Nhà thương Đồn Thủy trước kia,
vốn là nhà thương do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1894, nay là Bệnh viện
quân đội 108 và Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Xô. Khoảng cuối năm 1954, đầu
năm 1955, khi mới tiếp quản Thủ đô, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
còn đóng trụ sở ở đây.
Ngày 31-3-1995 Bệnh viện được chính thức mang tên Bệnh viện
TWQĐ 108. Ngày 06 tháng 9 năm 2002, Bệnh viện TWQĐ 108 được chuyển
từ Tổng cục Hậu cần về trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Ngày 08 tháng 5 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cho
32
Bệnh viện TWQĐ 108 được mang thêm phiên hiệu Viện Nghiên cứu Y -
Dược lâm sàng 108 thuộc Bộ Quốc phòng, có con dấu riêng, có chức năng
đào tạo sau đại học (Bác sỹ Chuyên khoa cấp 1, cấp 2 và Tiến sỹ y học).
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
- Khám, cấp cứu, điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại
chức, cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng - Nhà nước, bảo
hiểm y tế quân nhân, bảo hiểm y tế khác và các đối tượng dịch vụ.
- Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng.
- Đào tạo sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc
các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng Hàm Mặt -
Tạo hình, Gây mê - Hồi sức, Tim mạch, Tiêu hóa, Thần kinh, Vật lý trị liệu -
Phục hồi chức năng.
- Tham gia bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà
nước và làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào, Camphuchia.
3.1.4. Cơ sở hạ tầng
- Bệnh viện TWQĐ 108 có cơ sở hạ tầng thuận tiện, rộng rãi, thoáng
mát, có nhiều khu vực chức năng phục vụ cho việc tiếp đón, hướng dẫn, đăng
ký, khám, xét nghiệm, dược và tài chính, tạo một cảm giác thông thoáng, dễ
hiểu thoải mái cho bệnh nhân và người nhà đến khám bệnh.
- Từ giữa năm 2014, bệnh viện đã tiến hành một cuộc cách mạng, thay
đổi toàn bộ bộ mặt và nội dung của Khoa Khám bệnh bao gồm: Tăng diện
tích chờ, thay đổi quy trình đăng ký, khám, biển báo hoàn chỉnh, thay thế
thiết bị, mẫu phiếu khám, phiếu xét nghiệm, lắp đặt máy in toàn bộ, trang bị
hệ thống chống cò mồi, trộm cắp, an ninh toàn bộ, Hệ thống quảng cáo, phát
thanh, truyền hình. Thay đổi điều dưỡng, trang phục điều dưỡng và tăng thêm
công vụ hướng dẫn bệnh nhân tại nhiều điểm.
- Hiện tại Khoa Khám bệnh đa khoa có 27 buồng khám tại chỗ với đầy
đủ các chuyên khoa nội ngoại và 10 phòng khám bên ngoài nằm tại các khoa
33
như răng, laze, y học hạt nhân, vật lý trị liệu... Hàng ngày có thể tiếp đón
khoảng 3000 bệnh nhân đến khám. Tất cả các buồng khám và khu vực chờ
của bệnh nhân đều trang bị điều hòa nhiệt độ, đảm bảo thoáng mát, thuận tiện.
- Bệnh viện đã bố trí 4 khu vực chức năng: Khu vực xét nghiệm máu và
nước tiểu, khu vực nội so, khu vực siêu âm và chẩn đoán chức năng, khu vực
chụp XQ. Các khu vực này có tất cả những máy móc hiện đại nhất với tốc độ
nhanh, chính xác nhất để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, giảm phiền hà và thời
gian chờ đợi cho bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân được kết luận bệnh trong buổi
sáng lên đến 90%. Ngoài ra còn bộ phận tài chính, bảo hiểm và Dược rất
thuận tiện (Bệnh viện 108, Báo cáo 2014).
- Hiện tại đang đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và bổ sung
nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến thuộc thế hệ mới. Dự kiến năm 2017 đưa vào
sử dụng nâng cao diện tích sử dụng cho các hoạt động, đưa diện tích sàn bình
quân trên giường bệnh đạt 80 m2
(tiêu chuẩn quy định 60 m2
trở lên). Đặc
biệt, Trung tâm Kỹ thuật cao của Bệnh viện với hệ thống phòng mổ, hồi sức
đạt tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ
chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các lĩnh vực: xét nghiệm huyết học, sinh
hóa, vi sinh vật, miễn dịch sinh học phân tử, y học hạt nhân, giải phẫu bệnh
lý...; trong đó, có những hệ thống thiết bị xạ phẫu hiện đại thế hệ mới điều trị
bằng chùm tia tuyến tính có thể loại bỏ các khối u trong cơ thể không cần
phẫu thuật, PET-CT, máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT xoắn ốc,
điện não vi tính, X-quang tăng sáng truyền hình kỹ thuật số, hệ thống nội soi
chẩn đoán ống tiêu hóa, máy chụp mạch Angio 2 bình diện, máy bơm bóng
đối xung động mạch chủ IABP, các máy gây mê kèm thở thế hệ mới, máy thở
đa chức năng Bennet, hệ thống phá sỏi ngoài cơ thể 2 tiêu cự (Bệnh viện 108,
Báo cáo 2014).
34
3.1.5. Quy mô giường bệnh
Đến nay, hệ thống tổ chức, biên chế của Bệnh viện được kiện toàn
đúng quy định, có cơ cấu cân đối, đồng bộ; triển khai 1.260 giường bệnh để
thu dung, điều trị. Mỗi năm bệnh viện đã điều trị gần 23 nghìn bệnh nhân nội
trú. Riêng năm 2014 các chỉ tiêu về khám, điều trị bệnh, phẫu thuật tăng từ
2,8 đến 3 lần so với năm 2009. Với thực lực giường bệnh hiện có Bệnh viện
Trung ương quân đội 108 đều đạt và vượt các tiêu chuẩn quy định, được công
nhận là bệnh viện hạng Đặc biệt (Bệnh viện 108, Báo cáo 2014).
3.1.6. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
Bệnh viện tổ chức thành 67 cơ quan, đơn vị trực thuộc, gồm: 4 viện
lâm sàng, 3 trung tâm ứng dụng khoa học - kỹ thuật y tế công nghệ cao, 38
khoa (khám bệnh, nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa, cận lâm sàng) và 12 cơ
quan phòng, ban. Đặc biệt, Bệnh viện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ thầy
thuốc “vừa hồng, vừa chuyên”- nhân tố có ý nghĩa quyết định sự phát triển cả
trước mắt và lâu dài; trong đó có 30 giáo sư và phó giáo sư, 85 tiến sĩ, 112
thạc sĩ, 109 bác sĩ chuyên khoa cấp II và cấp I, bảo đảm sự cân đối, đồng bộ
các chuyên ngành, tỷ lệ kế cận phù hợp, được đào tạo cơ bản ở trong nước và
nước ngoài, đủ khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp; trên 40%
đội ngũ điều dưỡng, hộ lý có trình độ cao đẳng và đại học điều dưỡng. Cán bộ
quản lý từ phòng, khoa, ban trở lên của Bệnh viện đều có trình độ sau đại học;
trong đó có trên 90% là tiến sĩ, phó giáo sư; 100% điều dưỡng viên trưởng, nữ
hộ sinh trưởng, kỹ thuật viên trưởng có trình độ đại học và cao đẳng (Bệnh
viện 108, Báo cáo 2014).
35
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện
Nguồn: Báo cáo số liệu tổ chức năm 2015
1.Phòng chính trị
2. Phòng kế hoạch
tổng hợp
3.Phòng khoa học
quân sự
4.Phòng sau đại học
5.Phòng điều dưỡng
6.Ban quân lực
7.Phòng chỉ đạo
tuyến
8.Phòng tham mưu
hành chính
9.Phòng tài chính
10.Phòng kĩ thuật hậu
cần
11.Ban quản lí nhà
tang lễ quốc gia
12.Ban quản lí các dự
án
1.Khoa tiết niệu
2.Khoa ngoại lồng
ngực
3.Khoa gây mê hồi
sức
4.Khoa ngoại thần
kinh
5.Khoa mắt
6.Khoa phẫu thuật
hàm mặt và tạo hình
7.Khoa tai mũi họng
8.Khoa răng
9.Khoa phụ sản
1.Khoa nội cán bộ
2.Khoa nội tiêu hóa
3.Khoa lao và bệnh
phổi
4.Khoa huyết học
lâm sang
5.Khoa nội thần
kinh
6.Khoa da liễu dị
ứng
7.Khoa nhi
8.Khoa y học cổ
truyền
9.Khoa hồi sức tích
cực
10.Khoa lọc máu
11. Khoa nội thân
khớp
12.Khoa quốc tế
13.Khoa y học hạt
nhân
1.Khoa khám bệnh đa khoa-
chuyên khoa
2.Khoa khám bệnh cán bộ
cao cấp
3.Khoa cấp cứu
4.Khoa huyết học
5.Khoa sinh hóa
6.Khoa vi sinh vật
7.Khoa giải phẫu bệnh lí
8.Khoa vật lí trị liệu phục
hồi chức năng
9.Khoa chẩn đoán chức
năng
10.Khoa chẩn đoán hình
ảnh
11.Khoa dược
12.Khoa trang bị
13.Khoa dinh dưỡng
14.Khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn
15.Khoa miễn dịch
16.Khoa y học thực nghiệm
1. Viện chấn
thương – Chỉnh
hình
2. Viện tim mạch
3.Viện lâm sàng
các bệnh truyền
nhiễm
4. Viện tiêu hóa 5.
Trung tâm máy
gia tốc
6.Trung tâm đột
quỵ
7.Trung tâm
phẫm thuật nội soi
1. Bộ môn Tim
mạch
2. Bộ môn Tiêu hóa
3. Bộ môn Truyền
nhiễm
4. Bộ môn Nội thần
kinh.
Bộ môn Gây mê –
hồi sức
6. Bộ môn chán
thương chỉnh hình
7. Bộ môn Phẫu
thuật tiêu hóa
8. Bộ môn Răng –
Hàm – Mặ
9. Bộ môn Chuẩn
đoán hình ảnh
10. Bộ môn Da liễu
dị ứng
Các phòng chức năng Các khoa khối ngoại Các khoa khối nội Các khoa lâm sàng Viện, trung tâm Bộ môn
Ban giám đốc
36
3.1.7. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tổ chức tiếp đón bệnh nhân từ
7h00. Bắt đầu khám từ 7h30 các bộ phận sau sẽ làm việc: toàn bộ hệ thống
tiếp đón phân buồng, tài chính, 27 buồng khám, 7 buồng siêu âm, 4 buồng
XQ, 4 máy nội soi, 7 vị trí lấy máu, hoạt động đến 17h30 hàng ngày.
Như vậy: Bệnh viện Trung ương quân đội 108 với lịch sử hình thành
lâu đời, đội ngũ y - bác sỹ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết; trang thiết bị hiện
đại, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chữa bệnh cũng
như nghiên cứu khoa học. Bệnh viện có 27 phòng khám, hàng ngày đón tiếp
khoảng 3.000 bệnh nhân đến khám, với 1.260 giường bệnh, trung bình mỗi
năm điều trị gần 23 nghìn bệnh nhân nội trú.
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108
3.2.1. Nguồn gốc
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 hằng ngày tiếp nhận hàng nghìn
bệnh nhân đến khám và điều trị, lượng bệnh nhân điều trị nội trú khoảng
1.500 – 1.600 người, người nhà bệnh nhân khoảng 900 – 1.000 người, đội ngũ
cán bộ và người lao động trong bệnh viện là lớn hơn 2000 người. Do đó
lượng CTR tại bệnh viện là rất lớn.
Qua điều tra và khảo sát cho thấy, các nguồn phát sinh CTR của bệnh
viện bao gồm từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân.
Sơ đồ 3.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện 108
Các loại CTR điển hình được tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện
108 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Các loại CTR điển hình được tạo thành từ các hoạt động của
bệnh viện
STT Loại chất thải rắn Nguồn phát sinh
1 CTR thông thường Nhà bếp, phòng bệnh, các khu hành chính văn
phòng, khu kí túc xá, khu vực ngoại cảnh
2 Phế thải trong phẫu thuật
người và động vật
Khoa sinh hóa và vi sinh, giải phẫu bệnh,
phòng mổ
3 Vật sắc nhọn (như kim
tiêm, lọ thuốc thủy tinh…)
Hoạt động chuyên môn ở các khoa
4 Gạc bông băng có máu mủ Hoạt động chuyên môn ở các khoa
5 Các ống nghiệm nuôi cấy
vi trùng
Phòng xét nghiệm từ khoa huyết học truyền
máu, khoa vi sinh và sinh hóa, giải phẫu bệnh
6 Chất hóa học nguy hại sử
dụng trong y tế
Khoa vi sinh, sinh hóa và trung tâm ung biếu
7 Chất thải trong quá trình
xét nghiệm
Phòng xét nghiệm từ khoa huyết học truyền
máu, khoa vi sinh và sinh hóa, giải phẫu bệnh
CHẤT THẢI
RẮN BỆNH
VIỆN
Nhà ăn Phòng khám
Khu buồng
bệnh
Khối nội và
khối ngoại
Khu vực ngoại
cảnh
Khối cận lâm
sàng
Khu hành chính,
văn phòng
Phòng mổ
38
8 Các loại thuốc quá hạn sử
dụng
Khoa dược
Qua bảng 3.1 có thể thấy hầu hết các chất thải rắn của bệnh viện là các
chất thải sinh hóa mang tính đôc hại và mang tính đặc thù với các loại khác.
Các nguồn thải ra các chất độc hại và lây lan chủ yếu từ các khu xét nghiệm,
khu kĩ thuật và khu sinh hóa, vi sinh, giải phẫu bệnh và trung tâm ung bướu.
Do đó cần phân loại cẩn thận trước khi xả chung với chất thải sinh hoạt.
3.2.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế, thành phần CTRYT tại bệnh
viện Trung ương quân đội 108 bao gồm các loại như sau:
 Các chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn, từ quá trình
khám chữa bệnh:
+ Các chất nhiễm khuẩn bao gồm: những vật liệu thấm máu, thấm dịch
và các chất bài tiết của người bệnh như băng gạc, bông băng, găng tay, tạp dề,
áo choàng, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây chuyền máu, các ống
thông, dây và túi dung dịch dẫn lưu.
+ Tất cả các vật sắc nhọn bao gồm: bơm kim tiêm, kim tiêm, lưỡi dao
cán mổ, cưa, các mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây vết cắt, chọc
thủng, cho dù chúng có bị nhiễm khuẩn hay không.
+ Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng thí
nghiệm bao gồm: Găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh
thiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi PE đựng máu…
+ Chất thải dược phẩm bao gồm: Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị
nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng,
thuốc gây độc tế bào.
+ Các mô và cơ quan của người- động vật, bao gồm tất cả các mô cơ
thể (cho dù có bị nhiễm khuẩn hay không), các cơ quan, chân tay, rau thai,
bào thai…
+ Các chất hóa học nguy hại: formandehyde (được sử dụng trong khoa
39
Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/3gGDo66
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và bảo quản các mẫu xét nghiệm), các hóa
chất hóa học hỗn hợp (các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu
mỡ, các dung dịch làm vệ sinh)
+ Bình chứa khí nén có áp suất: Nhóm này bao gồm các bình chứa khí
nén có áp suất như bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung, các bình
chứa khí sử dụng một lần… Đa số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ,
dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng cách.
 Các chất thải sinh hoạt của bệnh nhân: thân nhân, cán bộ nhân viên y tế
tại bệnh viện: giấy vụn, vỏ đồ hộp, túi nilong, thức ăn thừa, rau, vỏ, trái cây…
 Chất thải từ hoạt động chung tại bệnh viện như lá cây, giấy loại. …
Trong số các chất thải rắn nói trên thì lượng chất thải nguy hại chiếm
từ 15 -20 % tổng lượng rác của bệnh viện (chủ yếu từ các hoạt động chuyên
môn) còn lại là chất thải thông thường không có đặc tính nguy hại.
3.2.3. Khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện
Với quy mô 1.260 giường bệnh và số lượng người dân đến khám chữa
bệnh ngày càng tăng nên lượng rác thải phát sinh hằng ngày tại bệnh viện khá
lớn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại. Theo số liệu thống kê từ phòng kế toán
tổng hợp thì khối lượng chất thải tổng hợp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Lượng rác thải giai đoạn 2012-2014 của bệnh viện
Năm 2012 2013 2014
Số lượng giường bệnh (chiếc) 1.000 1.260 1.260
Số lượng bệnh nhân điều trị (người) 215.997 240.475 251.935
Khối lượng CTRYT (kg/năm)
Tổng lượng CTRYT 730.160 880.901 921.530
Lượng CTR nguy hại 90.700 105.400 150.500
Khối lượng CTYT/ giường bệnh (kg/giường/ ngày)
Lượng CTRYT/giường bệnh 2,1 2,15 2,3
Lượng CTRYT nguy hại/ giường bệnh 0,21 0,23 0,24
% CTRYT nguy hại 12,42% 11,9% 16,2%
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại Bệnh viện, 2015)
Qua bảng 3.2 ta có thể thấy: Khối lượng CTRYT và khối lượng
40
Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/3gGDo66
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108

More Related Content

What's hot

Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpNhaphuong4869
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...nataliej4
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩ...
 
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108

Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9HngXuynHong
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdf
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdfĐồ án môn công nghệ chế biến.pdf
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdfTCngHu2
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...
Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...
Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370nataliej4
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 (20)

Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdf
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdfĐồ án môn công nghệ chế biến.pdf
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdf
 
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâuKhả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
 
Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...
Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...
Phân lập và định danh vùng gen its của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tạ...
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao ...
 
Điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
Điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quayĐiều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
Điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
 
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 – BỘ QUỐC PHÒNG Người thực hiện: ĐẶNG NGỌC TUẤN Lớp: K56MTC Mã SV: 563880T Ngành: MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THANH LÂM
  • 2. HÀ NỘI - 2015 2
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC...........................................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................iv DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................................................................v DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................................vi MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................1 Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................2 Yêu cầu nghiên cứu ................................................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................3 1.1. Các khái niệm chung.........................................................................................................3 1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải y tế...............................................................................4 1.2.1. Nguồn gốc chất thải y tế.........................................................................................4 1.2.2. Phân loại chất thải y tế............................................................................................4 1.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế...........................................................6 1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và cộng đồng .....................................7 1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường...................................................7 1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng.....................................8 1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế.......................................................................10 1.4.1. Tái chế chất thải bệnh viện...................................................................................10 1.4.2. Công nghệ đốt.......................................................................................................10 1.4.3. Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường.................................................11 1.4.4. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn).........................................................12 1.4.5. Phương pháp chôn lấp an toàn.............................................................................12 1.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và ở Việt Nam.................................12 1.5.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới..............................12 1.5.2. Hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam.............17 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................29 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................29 2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................29 i
  • 4. 2.2.1. Đặc điểm Bệnh viện TWQĐ108.............................................................................29 2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ108...........................29 2.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108.....................................29 2.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thông qua việc so sánh với quy chế quản lý CTRYT.....30 2.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý CTRYT phát sinh tại Bệnh viện TWQĐ108...................................................................................................30 2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................30 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.............................................................30 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...............................................................30 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................................32 3.1. Đặc điểm Bệnh viện Trung ương quân đội 108..............................................................32 3.1.1. Vị trí của bệnh viện...............................................................................................32 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................32 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện..................................................................33 3.1.4. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................33 3.1.5. Quy mô giường bệnh............................................................................................35 3.1.6. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự.....................................................................35 3.1.7. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện...........................................................37 3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108...........................................37 3.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................37 3.2.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện..........................................................39 3.2.3. Khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện...........................................................40 3.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108..............................................42 3.3.1. Cơ sở pháp lý quản lý chất thải rắn y tế ...............................................................42 3.3.2. Mô hình hoạt động thu gom quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương quân đội 108......................................................................................................43 3.3.3. Thực trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế....................45 3.3.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương quân đội 108...............................................................................................................58 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện TWQĐ108..............................61 3.4.1. Đánh giá về những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện...........................................................................................................61 ii
  • 5. 3.4.2. Đánh giá những mặt chưa đạt được, còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện.........................................................................................62 3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương quân đội 108............................................................................63 3.5.1. Giải pháp về mặt pháp lý.......................................................................................64 3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện...............................64 3.5.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật.....................................................................................65 3.5.4. Về nhân lực và trang thiết bị.................................................................................66 3.5.5. Giải pháp truyền thông.........................................................................................66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67 Kết luận.................................................................................................................................67 Kiến nghị ...............................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70 PHỤ LỤC..........................................................................................................................................71 iii
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế...................................4 Bảng 1.2. Lượng chất thải phát sinh theo loại bệnh viện...................................................6 Bảng 1.3. Phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới..........................................................13 Bảng 1.4: Phát sinh chất thải rắn y tế trung bình trên thế giới theo loại bệnh viện.........................................................................................................13 Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế khác nhau. 19 Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh qua các năm........................20 Bảng 1.7. Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước........................................................................................................20 Bảng 1.8. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013............................................................................................23 Bảng 3.1. Các loại CTR điển hình được tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện.........38 Bảng 3.2. Lượng rác thải giai đoạn 2012-2014 của bệnh viện .........................................................................................................................................40 Bảng 3.3. Hiện trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các khoa của bệnh viện Trung ương quân đội 108....................................................................................................................51 Bảng 3.4. Đánh giá của người bệnh về công tác thu gom CTRYT tại bệnh viện TWQĐ 108 .........................................................................................................................................52 Bảng 3.5. Phương pháp xử lý chất thải lây nhiễm tại Bệnh viện......................................56 iv
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện............................................36 Sơ đồ 3.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện 108.................................38 Sơ đồ 3.3. Khối lượng chất thải của bệnh viện qua các năm........................................42 Sơ đồ 3.4. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108.............................44 Sơ đồ: 3.5. Quy trình thu gom, phân loại, quản lý CTRYT tại Bệnh viện.......................46 Sơ đồ 3.6. Phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ 108.................................47 Sơ đồ 3.7. Hệ thống tự xử lý CTR nguy hại tại bệnh viện.............................................55 Sơ đồ 3.8. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội ........................................................................................................58 v
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế BOD Nhu cầu Oxy sinh hóa CP Cổ phần CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại CTRYT Chất thải rắn y tế JICA Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản TNMT Tài nguyên môi trường TW Trung ương TWQĐ 108 Trung ương quân đội 108 UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức y tế thế giới vi
  • 9. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và cộng đồng trên thế giới. Bởi lẽ ô nhiễm môi trường, sự suy thoái và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến thế hệ mai sau. Từ đó, toàn cầu đã nhận thức được rằng phải bảo vệ môi trường, làm cho môi trường ngày cành trong sạch và bền vững. Bảo vệ môi trường chính là việc giải quyết ô nhiễm do nguồn nước thải, ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, sinh học và đặc biệt là chất thải rắn y tế vì nó chứa nhiều chất nguy hại và mầm mống vi khuẩn gây bệnh. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ của xã hội. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của con người cũng tăng lên. Số lượng, quy mô của các cơ sở y tế cũng tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh những mặt tích cực mà các cơ sở y tế đem lại thì quá trình hoạt động của các cơ sở này cũng làm xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do lượng chất thải rắn y tế ngày càng gia tăng. Vấn đề bất cập tồn tại tại bệnh viện là tình trạng chất thải rắn y tế thải ra với khối lượng không nhỏ, trong đó có cả chất thải nguy hại mà hệ thống quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) thì vẫn còn nhiều bất cập. Rác thải y tế nếu không quản lý tốt thì sẽ trở thành nguồn lây nhiễm rất nguy hiểm ảnh hưởng môi trường đất, nước và không khí. Chất thải y tế đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là chất thải rắn. Nguyên nhân của hiện tượng trên không chỉ bởi tính chất nguy hại của chất thải y tế mà còn bởi công tác quản lý và xử lý tại các cơ sở y tế các trong cả nước chưa thực sự đem lại hiệu quả (Bộ TN&MT, 2011). 1
  • 10. Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có tổng 1260 giường bệnh, hàng năm bệnh viện khám điều trị cho trên 30 nghìn bệnh nhân/năm bao gồm cả điều trị nội trú và ngoại trú. Với lượng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện lớn như vậy thì lượng rác rất lớn, trong đó có chất thải nguy hại cần phải xử lý triệt để. Nếu không quản lý tốt nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng nhưng đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ nói riêng và môi trường cảnh quan khu vực bệnh viện nói chung. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý CTRYT phát sinh tại bệnh viện Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhằm tìm hiểu những thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý hiện nay tại bệnh viện góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn và giảm rủi ro bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế cũng như hạn chế những tác động xấu đến cộng đồng và môi trường xung quanh. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 – Bộ Quốc Phòng ”. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT phát sinh tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR tại bệnh viện. Yêu cầu nghiên cứu - Xác định được hệ số rác thải CTRYT tại bệnh viện viện Trung ương quân đội 108 - Đánh giá được ưu nhược điểm hệ thống quản lý CTRYT - Đề xuất được các giải pháp khả thi 2
  • 11. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm chung Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Quốc hội, 2014). Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với những chất gây nguy hại cho môi trường và cho sức khỏe con người (Trịnh Thị Thanh & Nguyễn Khắc Kinh, 2005). Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa các yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn. Quản lý chất thải y tế là quá trình phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải y tế và kiểm tra giám sát việc thực hiện (Quốc hội, 2014). Thu gom là quá trình tập hợp, vận chuyển chất thải y tế từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế (Quốc hội, 2014). Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ khu lưu giữ chất thải của cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy cho cụm cơ sở y tế (Quốc hội, 2014). Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường (Bộ Y tế, 2008). 3
  • 12. 1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải y tế 1.2.1. Nguồn gốc chất thải y tế Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế khác như trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu…, các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y học, ngân hàng máu… Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế Loại CTR Nguồn tạo thành Chất thải sinh hoạt Các chất thải từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao gói… Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bong lẫn máu mủ của bệnh nhân… Chất thải bị nhiễm bẩn Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà… Chất thải đặc biệt Các loại chất độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược… từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược… Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 1.2.2. Phân loại chất thải y tế Theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất, chất thải thông thường (Bộ Y tế, 2007).  Chất thải lây nhiễm Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh cưa, cưa, các ống tiêm, mành thủy tinh vỡ và 4
  • 13. các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai, và xác động vật thí nghiệm.  Chất thải hóa học nguy hại Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1). Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuộc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2). Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chuẩn đoán hình ảnh, xạ trị).  Chất thải phóng xạ Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.  Bình chứa áp suất Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.  Các chất thải thông thường Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly) 5
  • 14. Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi ni long. túi đựng phim. Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. 1.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế 2.2.3.1. Khối lượng chất thải rắn y tế Nắm được số lượng chất thải phát sinh là điều quan trọng để đưa ra những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc ước tính khối lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế nói chung và từ hoạt động của các bệnh viện là công việc khó khăn. Thông thường, khối lượng chất thải phát sinh phụ thuộc vào quy mô bệnh viện, cán bộ y tế và các phương pháp kĩ thuật áp dụng trong điều trị bệnh Bảng 1.2. Lượng chất thải phát sinh theo loại bệnh viện Đơn vị: Kg/giường bệnh/ngày Loại bệnh viện Tổng lượng chất thải phát sinh Tổng lượng CTRYT nguy hại Trung ương 0,97 0,16 Tỉnh 0,88 0,14 Huyện 0,73 0,11 Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường, 2011 1.2.3.2. Thành phần chất thải rắn y tế Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi sử lý chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTRYT, chưa kể 6
  • 15. 52% CTRYT là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có các thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10%. Vì vậy, khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011). Trong CTRYT, các thành phần nguy hại chiếm khoảng 15-20%, bao gồm: Mô bệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh phẩm nuôi cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thí nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từ phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng và quá đát… (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2012). 1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và cộng đồng 1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường  Nguy cơ đối với môi trường nước Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh viện. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh hoặc chứa kim loại nặng (phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang). Một số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước thứ cấp. Bên cạnh đó, việc xả bừa bãi chất thải lâm sàng, ví dụ: xả chung chất thải lây nhiễm vào chất thải thông thường, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm tăng BOD (Bộ Y tế, 2010).  Nguy cơ đối với môi trường đất Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác có khả năng rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010).  Nguy cơ đối với môi trường nước và không khí Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không lý tưởng. Việc thiêu đốt không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen. Việc đốt 7
  • 16. chất thải y tế đựng trong túi ni long PVC, cùng với các loại dược phẩm nhất định, có thể tạo ra khí axit , thường là HCl và S . Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl, Br, I...) ở nhiệt độ thấp, thường tạo ra axit như hydrochloride(HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành didoxil, một loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng, như thủy ngân, có thể phát thải theo khí lò đốt. Những nguy cơ môi trường này có thể tác động tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010). 1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những người ở trong hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn. Những nhóm có nguy cơ bao gồm: nhân viên y tế (bác sĩ, nữ điều dưỡng nữ hộ sinh, kĩ thuật viên), bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách thăm, công nhân làm việc trong khối hỗ, công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải bao gồm cả những người nhặt rác (Bộ Y tế, 2010). Nguy cơ của chất thải lây nhiễm Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; niêm mạc; qua đường hô hấp; qua đường tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải rắn y tế không an toàn. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường gặp nhất trong cơ sở y tế (Bộ Y tế, 2010). Một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường năm 2006 cho thấy 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn trong vòng 6 tháng qua, và 70% trong sô họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sự nghiệp. Tổn thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV, và HCV. Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV 8
  • 17. nghề nghiệp là do thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm. Việc tái chế hoặc xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có thể tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng (Viện Y học lao động 2006). Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại (ví dụ chất độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng thường ở khối lượng thấp. Phơi nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đối với hóa chất qua đường da niêm mạc, qua đường hô hấp tiêu hóa. Tổn thương da mắt và niêm mạc đường hô hấp có thể gặp khi tiếp xúc với hóa chất gây cháy, gây ăn mòn, gây phản ứng (ví dụ formaldehyde và các chất dễ bay hơi khác). Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử trùng được phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mòn. Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ, chất thải nguy hại có thể bị rò rỉ thoát, đổ tràn. Việc rơi vãi chất thải lây nhiễm, đặc biệt là chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có thể lan truyền trong bệnh viện, như có thể gây ra đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện trong nhân viên và bệnh nhân, hoặc gây ô nhiễm đất và nước (Bộ Y tế, 2010). Nguy cơ gây độc tế bào Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào. Chúng có thể gây kích thích hay tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung thư qua hít thở hoặc hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua thực phẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào (Bộ Y tế, 2010). Nguy cơ của chất thải phóng xạ Cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ quyết định những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề đột biến gen trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010). Sự nhạy cảm của cộng đồng 9
  • 18. Công chúng và cộng đồng xung quanh bệnh viện rất nhạy cảm với những tác động thị giác của chất thải giải phẫu, trong khi đó, việc vận hành lò đốt không tốt có thể dẫn đến xả ra khí thải gây ô nhiễm và khó chịu cho nhà dân xung quanh (Bộ Y tế, 2010). Cụ thể, Bệnh viện Việt Đức là cơ sở ngoại khoa lớn nhất nước, nơi thực hiện hàng chục nghìn ca mổ mỗi năm, đồng nghĩa với việc xả ra lượng nước thải y tế khổng lồ - hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước đạt chuẩn. Khu xử lý nước thải ở đây được xây dựng từ đầu thập kỷ 1980 với quy mô chỉ phù hợp với số ca mổ còn ít ỏi, lại đã xuống cấp từ lâu. Do đó, nước thải y tế từ đây vẫn gần như giữ nguyên mức độ độc hại khi xả ra môi trường, trong số 400.000 m3 nước thải đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày (hầu hết không qua xử lý), có gần một nửa là nước thải bệnh viện. Mặt khác còn để rác thải y tế bán ra ngoài cho một số cá nhân gây bức xúc dư luận cho người dân sống xung quanh bệnh viện (Tổng cục Môi trường HN, 2010). 1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế 1.4.1. Tái chế chất thải bệnh viện Theo (Bộ Y tế, 2008) các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm chất hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế, bao gồm: - Nhựa: chai nhựa đựng dung dịch không có chất hóa học nguy hại (dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate...) và các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại. - Thủy tinh: chai, lọ thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại. - Giấy: giấy , báo, bìa, thùng cát tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy - Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại 1.4.2. Công nghệ đốt Phương pháp đốt là phương pháp õi hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxi trong không khí, trong đó chất thải sẽ được chuyển hóa thành khí và 10
  • 19. các chất trơ không cháy. Kết quả là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, giảm được 95% thể tích và khối lượng chất thải, làm thay đổi hoàn toàn trạng thái vật lý của chất thải. Lò đốt thiết kế chuyên dùng cho xử lý chất thải bệnh viện được vận hành trong khoảng nhiệt độ từ 700 - C. Phương pháp đốt áp dụng chủ yếu cho chất thải lây nhiễm, chất thải gây độc tế bào, không áp dụng cho các hóa chất có hoạt tính phản ứng, bình chứa khí có áp suất, các chất nhựa có chứa halogen như PVC vì phát thải ddioxxil (Ngô Kim Chi, 2012). Phương pháp đốt có ưu điểm là có nhiệt độ cao thì CTRYT nguy hại được xử lý triệt để, loại trừ được các mầm bệnh trong các chất thải lây nhiễm, giảm tối đa thể tích chôn lấp sau khi xử lý. Tuy nhiên đốt ở nhiệt độ không đủ theo quy định có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí; chi phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành cao (Bộ Xây dựng, 2012). 1.4.3. Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường Hiện nay có 2 loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được lựa chọn thay thế các lò đốt CTRYT là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm và công nghệ có sử dụng vi sóng. Công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm: bản chất là tạo ra môi trường hơi nước nóng với áp suất cao đẻ khử khuẩn CTRYT. Công nghệ này thường phải sử dụng thêm hóa chất để đảm bảo hiểu quả khử tiệt khuẩn ổn định, do đó làm tăng chi phí vận hành của hệ thống. Công nghệ sử dụng vi sóng: Bao gồm sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện áp suất bình thường và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ áp suất cao. Loại sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện bình thường là tạo điều kiện khử tiệt trùng ở nhiệt độ khoảng 100 C với áp suất không khí thông thường. Do vậy, hệ thống vận hành đơn giản hơn nhưng tốn thời gian xử lý cho mỗi mẻ đồng thời hiệu quả chỉ đạt 99,9% (Đặng Kim Chi và cs, 2011). 11
  • 20. Loại công nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa: có tác dụng phá hủy cấu trúc tế bào va tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh. Nhờ đó sau khi xử lý, chất thải lây nhiễm trở thành chất thải thông thường mà không bị phá hủy, rất thích hợp cho việc tận dụng để tái chế. Toàn bộ quy trình hoạt động của công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa đều không tạo ra khói bụi, không xảy ra nước thải cũng như không sử dụng hóa chất để tiệt trùng nên hoàn toàn thân thiện với môi trường (Nguyễn Thị Kim Thái, 2012). 1.4.4. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn) Bản chất của quá trình xử lý là chất thải nguy hại được trộn với phụ gia hoặc bê tông để đóng rắn chất thải nhằm không cho các thành phần ô nhiễm lan truyền ra bên ngoài. Các chất phụ gia vô cơ thường dùng là: vôi, xi măng, porand, bentonic, pizzolan, thạch cao, silicat. Các chất phụ gia hữu cơ: emposi, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ureformandehyde. Theo quy chế quản lý CTRYT ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hóa học, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước. Sauk hi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn 1.4.5. Phương pháp chôn lấp an toàn Chỉ áp dụng tạm thời đối với cơ sở y tế các tỉnh, miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý CTRYT nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước tối thiểu 1,5 m, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải, phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dày từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dày 0,5m. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp (Bộ Y tế, 2008) 1.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và ở Việt Nam 1.5.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới 12
  • 21. 1.5.1.1. Tình hình phát sinh Khối lượng CTRYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân cũng như rác thải của các bệnh nhân tại các khoa phòng (Hoàng Thị Liên, 2009). Một điều dễ nhận thấy trên thực tế những nước có thu nhập cao thường tạo ra nhiều chất thải hơn nước có thu nhập trung bình và nước có thu nhập thấp, lượng chất thải tạo ra từ các bệnh viện cấp trên cao hơn so với các bệnh viện cấp dưới. Tại các nước phát triển như Hoa Kì, mỗi người tạo ra trung bình 13 kg CTRYT mỗi năm trong khi người dân ở các nước thu nhập thấp như Campuchia chỉ tạo 0,5- 3 kg CTRYT mỗi năm (Natural Standard Research Collaboration, 2013). Bảng 1.3. Phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới Đơn vị: Kg/người Quốc gia Lượng CTRYT phát sinh Các quốc gia phát triển - Tổng lượng CTRYT - CTRYT nguy hại 1,1 – 12,0 0,4 – 5,5 Các quốc gia đang phát triển - Tổng lượng CTRYT - CTRYT nguy hại 0,8 – 0,6 0,3 – 0,4 Các quốc gia chậm phát triển - Tổng lượng CTRYT 0,5 – 0,3 Nguồn: Bộ Y tế, 2006 Bảng 1.4: Phát sinh chất thải rắn y tế trung bình trên thế giới theo loại bệnh viện Đơn vị: Kg/giường bệnh/ngày 13
  • 22. Tổng lượng CTRYT CTRYT nguy hại Bệnh viện trung ương 4,1 – 8,7 0,4 – 1,6 Bệnh viện tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 – 1,1 Bệnh viện huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4 1.5.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới Trên thế giới, quản lý rác thải được nhiều quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt các chính sách, quy định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc pháp luật quy định về chất thải nguy hại trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Công ước Basel: được kí kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận chuyển của chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng với cả CTRYT. Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ các quốc gia không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang quốc gia có điều kiện vật chất kĩ thuật để xử lý an toàn các chất thải đặc biệt. Nguyên tắc polluter pay: Nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm phát sinh chất thải chịu trách nhiệm về pháp luật, tài chính trong việc đảm bảo an toàn và giữ môi trường trong sạch Nguyên tắc proximitri: Quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại cần được tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt, tránh tình trạng chất thải bị lưu giữ trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường. - Phân loại chất thải: trước những năm 80 của thế kỉ XX, thế giới chưa hề có khái niệm về việc phân loại CTRYT ngay tại nguồn phát sinh kể cả ở các nước phát triển ở Châu Âu và Nam Mỹ. Ngày nay việc phân loại CTRYT ngay tại nguồn đã trở nên phổ biến đối với tất cả các bệnh viện. Theo khuyến cáo WHO (1992), ở các nước đang phát triển có thể phân loại CTRYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt 14
  • 23. gồm các chất thải không bị lây nhiễm các yếu tố nguy hại); Chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); Chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); Chất thải hóa học va dược phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với tế bào) và chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao) (Bộ Y tế, 2006). Còn tại một số nước phát triển thì CTRYT được phân loại 1 cách chi tiết hơn. Ví dụ như Mỹ thì phân loại CTRYT thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh); những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; những vật sắc nhọn dùng trong điều trị, nghiên cứu…; máu và các sản phẩm của máu; chất thải động vật (xác động vật, các phần của cơ thể…); các vật sắc nhọn không sử dụng; các chất thải gây độc tế bào; chất thải phóng xạ. Các nước châu Âu cũng phân thành 8 loại CTRYT, bao gồm: chất thải thông thường; chất thải giải phẫu (mô, bộ phận cơ thể, bào thai, xác động vật, máu và dịch cơ thể); chất thải phóng xạ; chất thải hóa học; chất thải lây nhiễm (chất thải từ phòng thí nghiệm, phẫu thuật, khám nghiệm tử thi, chất thải liên quan đến động vật nhiễm bệnh); chất thải sắc nhọn; dược phẩm quá hạn và bình áp suất (WHO, 1994) - Thu gom và vận chuyển: Các nước tiên tiến có 2 mô hình thu gom và vận chuyển CTRYT đó là: + Hệ thống hút chân không tự động: Hệ thống này được lắp đặt lần đầu tại bệnh viện Solleftea – Thụy Điển vào năm 1996. Nguyên tắc rác sau khi được phân loại nhờ áp lực hút chân không tự động (được lắp ở trạm hay trên xe chuyên dụng) tạo ra sẽ chuyển động theo đường ống ngầm đặt dưới mặt đất đến xe chuyên dụng chở rác. Luồng không khí được lọc cẩn thận đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường. Phương pháp này có ưu điểm là hạn chế được lượng lớn xe vào lấy rác trong thành phố do vậy giảm được tắc đường vào các giờ cao điểm, hạn chế được việc con người tiếp xúc trực tiếp với CTRYT. Nhưng hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế đó là 15
  • 24. kinh phí đầu tư lớn, công tác vận hành bảo trì yêu cầu công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Do vậy tính tới thời điểm này mới chỉ có 500 hệ thống này được lắp đặt trên toàn thế giới mà chủ yếu là tại các nước phát triển. + Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRYT bằng các xe chuyên dụng với các dụng cụ, phương tiện thu gom theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phương pháp này được phổ biến rộng rãi tại nhiều nước hơn do kinh phí không quá lớn, không yêu cầu công nhân phải có trình độ chuyên môn. - Xử lý CTRYT: Theo tổ chức Y tế thế giới, ở các nước đang phát triển có tới 18 – 64 % bệnh viện chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại chất thải độc hại này (WHO, 2006) + Đối với các nước đang phát triển: Lò đốt CTRYT là nguồn chính phát sinh ra dioxin và thủy ngân trong các hoạt động dân sự hiện nay. Với mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe, các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lò đốt CTRYT. Trong tình hình như vậy, nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và châu Âu cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn môi trường còn lỏng lẻo hoặc chưa có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Năm 1988, cả nước Mỹ có 6.200 lò đốt CTRYT nhưng đến năm 2006 chỉ còn 62 lò đốt hoạt động. Ở Canada, năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành. Nhiều nước châu Âu đã đưa ra biện pháp kiên quyết nhằm đóng cửa các lò đốt CTRYT. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm 2002 không còn lò đốt nào vận hành, hay tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò đốt nhưng đến năm 2004 chỉ còn 1 lò đốt hoạt động. Ai Len có 150 lò đốt hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng toàn bộ hoạt động của các lò đốt CTRYT (Nguyễn Trọng Khoa, 2011). Vì vậy, tại các nước phát triển hiện đang ưu tiên áp dụng các công nghệ 16
  • 25. xử lý sau: nồi hấp và nồi hấp nâng cao, công nghệ vi sóng, nhiệt phân, kết hợp nồi hấp và thủy phân hóa học, nhiệt khô, phương pháp điều trị dầu nóng, quá trình xử lý hóa học không Clo, hóa chất khử trùng (Clo) và biện pháp sinh học (Terry L. Turdo, 2007). + Đối với các nước đang phát triển, đốt vẫn là biện pháp được lựa chọn phổ biến nhất. Theo khuyến cáo của WHO, đây cũng là lựa chọn thích hợp cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có tới 57 – 92% lò đốt ở các nước đang phát triển không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân do sự hạn chế về mặt kinh tế cũng như trình độ kĩ thuật. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả xử lý, các nước đang phát triển cần chú trọng đến các vấn đề như: khoảng cách với khu dân cư, thiết kế và xây dựng lò đốt đảm bảo tiêu chuẩn, kiểm soát khí thải, nhân viên vận hành lò đốt cần đào tạo bài bản về mặt kĩ thuật… Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác cũng sử dụng để thay thế cho lò đốt hiện nay đã và đang triển khai tại các nước đang phát triển như: nồi hấp nhỏ sử dụng năng lượng mặt trời, vi sóng, xử lý vôi, nhiệt khô, khử trùng bằng Clo, hệ thống kết hợp khử trùng hơi nước với máy xay và nén. Những công nghệ này được coi là công nghệ sạch hơn, dễ dàng thiết kế, xây dựng, hiệu quả xử lý cao (Terry L. Turdo, 2007). 1.5.2. Hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 1.5.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế Hiện nay, nước ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại với tổng số hơn 219800 giường bệnh. Với số lượng bệnh viện và số giường bệnh khá lớn, thống kê đã cho thấy tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40-50 tấn/ngày là CTRYT nguy hại phải xử lý. Đến năm 2008, tổng lượng CTRYT phát sinh là hơn 490 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60-70 tấn/ngày là CTRYT nguy hại phải xử lý (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2011). Con số này ước tính sẽ tăng lên 600 tấn/ngày 17
  • 26. vào năm 2015 và 800 tấn/ngày vào năm 2020 (JICA,2011). Nếu chỉ tính riêng cho 19 bệnh viện tuyến trung ương, khối lượng CTRYT phát sinh vào khoảng 19,8 tấn/ngày, trong đó, khoảng 80,7% là CTRYT thông thường , 19,3% là CTRYT nguy hại (chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học và phóng xạ). Tuy nhiên, còn trên 13.400 cơ sở khám chữa bệnh do địa phương (cụ thể là Sở Y tế) và các ngành khác quản lý là nguồn phát sinh CTRYT rất lớn. Với 373 cơ sở y tế của tuyến tỉnh, lượng CTRYT phát sinh vào khoảng 24 tấn/ngày. Lượng chất thải này được phân tán tại nhiều điểm nên cần có sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư hiệu quả để quản lý chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm này (Bộ Y tế, 2011). Trong CTRYT, thành phần đáng quan tâm nhất là dạng chất thải nguy hại (chiếm khoảng 20% tổng lượng CTRYT), do nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc hại cho con người. Lượng CTRYT nguy hại phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó, vùng đông Bắc và Tây Bắc Bộ được gộp chung vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng CTRYT nguy hại lớn nhất trong cả nước chiếm 32% với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm. tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 21% (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011). Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Hà Nội đã phát sinh cỡ 6.000 tấn CTRYT nguy hại mỗi năm. Các tỉnh, thành phố khác có khối lượng CTRYT nguy hại ít hơn, cỡ khoảng 0,2 - 1,5 tấn/ngày (Bộ Y tế, 2004). Lượng CTRYT nguy hại phát sinh khác nhau giữa các cơ sở y tế khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTRYT nguy hại cao nhất. Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tổng lượng CTRYT nguy hại cần được xử lý trong 1 ngày là 5.122kg, chiếm 16,2% tổng lượng CTRYT. Trong đó, lượng CTRYT nguy hại tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa 18
  • 27. TW Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa TW Huế và bệnh viện K (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011). Các phương pháp xử lý đặc biệt đối với CTRYT nguy hại đắt hơn rất nhiều so với CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi việc phân loại chất thải phải đạt hiệu quả chính xác. Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế khác nhau Đơn vị: kg/giường bệnh/ngày Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010 Đa khoa TW 0,35 0,42 Chuyên khoa 0,23 – 0,29 0,28 – 0,35 Đa khoa tỉnh 0,29 0,35 Chuyên khoa tỉnh 0,17 – 0,29 0,21 – 0,35 Huyện, ngành 0,17 – 0,22 0,21 – 0,28 Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 Kết quả điều tra tại các bệnh viện của 5 thành phố lớn (Hà Nội, Hải phòng, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy lượng chất thải phóng xạ chỉ chiếm một phần nhỏ 0,38%, chỉ có ở các cơ sở y tế có các khoa chuyên biệt, khối lượng bình áp suất xả thải là 0,01%, chất thải lây nhiễm là 18,39%, chất thải nguy hại chiếm 2,67%, rác thải sinh hoạt chiếm 78,6%. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ chất thải lây nhiễm cao nhất lên đến 22,12%, chất thải phóng xạ 0,59%, chất thải nguy hại chiếm 4,76%, còn lại là rác thải sinh hoạt (Ngô Kim Chi, 2012) Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, khối lượng CTR phát sinh từ các hoạt động y tế ngày càng gia tăng do tốc độ phát triển dịch vụ từ các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Theo sở y tế Hà Nội, trên địa bàn có gần 100 bệnh viện từ Trung ương đến địa phương . Hàng ngày các cơ sở y tế thải ra môi trường hàng trăm tấn chất thải, trong đó có nhiều chất thải rắn nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Qua kết quả kiểm tra của chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) đối với hơn 50 bệnh viện, cơ sở y tế cho thấy, tổng khối lượng 19
  • 28. CTRYT phát sinh là 41.722 tấn/ tháng. Nguồn phát sinh CTRYT nguy hại chủ yếu từ các loại bao gói thuốc chữa bệnh, găng tay cao su, các phế thải phẫu thuật, gạc bông băng, kim tiêm, ống dẫn truyền trong quá trình xét nghiệm, hoạt động thử nghiệm, dược, phóng xạ… Hà Nội có 2 trong số 4 bệnh viện trong cả nước có chất thải phóng xạ nguy hại, đó là bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K (Châu Loan, 2012). Lượng CTRYT nguy hại tăng nhanh do việc áp dụng kĩ thuật y tế mới, sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị y tế dùng một lần như bơm kim tiêm bằng nhựa và việc tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ tính theo từng bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của các đề tài trong nước cho thấy, lượng CTR phát sinh trung bình tính theo giường bệnh từ các bệnh viện là 1,02 kg/giường bệnh/ ngày đêm trong đó lượng CTRYT nguy hại chiếm 20% tương ứng 0,21 kg/giường bệnh/ngày đêm (Cù Huy Đấu, 2004). Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh qua các năm Năm Số bệnh viện Giường bệnh Tỷ lệ phát sinh (kg/giường bệnh/ngày) Tổng lượng (kg/ngày) 1996 914 109.923 0,18 19.786 2000 941 124.549 0,20 24.909 2005 1027 134.707 0,21 28.288 2010 1049 161.255 0,21 35.476 Nguồn: Cù Huy Đấu, 2004 CTRYT không ngừng phát sinh và có chiều hướng tăng khá nhanh, nếu các biện pháp thu gom, xử lý và quản lý chất thải không hiệu quả thì các chất thải này sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Bảng 1.7. Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước Đơn vị: kg/ngày Khu vực Khối lượng 20
  • 29. Năm 2015 Năm 2025 Toàn quốc 50.071 91.991 Đồng bằng sông Hồng 14.990 28.658 Trung du và miền núi Bắc Bộ 4.490 7.648 Trung Bộ 9.290 15.989 Tây Nguyên 1.862 3.287 Đông Nam Bộ 12.839 27.632 Đồng bằng sông Cửu Long 6.600 8.777 Nguồn: Bộ Xây dựng, 2012 1.5.2.2. Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện ở Việt Nam 1.5.2.2.1 . Quy trình quản lý an toàn chất thải rắn y tế CTRYT sau khi phát sinh sẽ phân loại vào các túi nilong và thùng đựng rác được mã màu. Hộ lý hoặc công nhân vệ sinh môi trường sẽ thu gom và vận chuyển rác thải tới nơi lưu giữ tạm thời để lưu giữ tối đa trong 48 giờ. Nếu cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại có sẵn trong tỉnh/ thị trấn, chất thải nguy hại sẽ được vận chuyển tới đó để xử lý tập trung. Chỉ khi nào bệnh viện không thể tiếp nhận được với cơ sở xử lý và tiêu hủy tập trung hoặc theo cụm, chất thải nguy hại mới được xử lý và tiêu hủy tại chỗ. Chất thải thông thường sẽ được công ty môi trường đô thị vận chuyển tới bãi rác để tiêu hủy. Chất thải có thể tái chế sẽ được bán cho cơ sở tái chế có giấy phép hành nghề (Bộ Y tế, 2010). Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý CTRYT tại các bệnh viện còn bộc lộ nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người. 1.5.2.2.2. Công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và vận chuyển Công tác thu gom, lưu giữ CTRYT nói chung đã được quan tâm bởi các cấp từ trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở các bệnh viện khá cao. Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó có 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo của các tỉnh và 21
  • 30. nhận xét của đoàn kiểm tra liên bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào cùng chất thải rắn y tế gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% bệnh viện sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PP, PE. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Hầu hết ở các bệnh viện 90,9% CTR được thu gom hằng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý CTRYT (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011) CTRYT phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc kí hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở y tế quản lý, công tác thu gom. lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác thu gom và phân loại chất thải tại nguồn (CTRYT thông thường, CTRYT nguy hại...) CTRYT (Bộ tài nguyên và môi trường, 2011) Trên địa bàn thành phố hà nội, hiện có 92,5% số bệnh viện, cơ sở y tế kí hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRYT với công ty cổ phần môi trường và công nghiệp (URENCO) (Hoàng Thị Liên, 2009). Tuy nhiên, việc thu gom, phân loại trên địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do một số cơ sở chưa thực hiện đúng quy định về quản lý CTRYT, kinh phí cho các hoạt động quản lý CTRYT còn hạn hẹp, nhân lực làm công tác BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu, hầu hết là kiêm nhiệm. Các phương tiện thu gom CTRYT nói chung, CTRYT nguy hại nói riêng như: Túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ.Hoạt động vận chuyển CTRYT nguy hại 22
  • 31. từ bệnh viện, cơ sở y tế tới nơi xử lý không có trang thiết bị che chắn an toàn. Bảng 1.8. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013 Đơn vị: % Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTRYT Tỷ lệ tuân thủ Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích 66,67 Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30,67 Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33 Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9 Thùng đựng có nắp đậy 58,33 Thùng đựng có ghi nhãn 66,67 (Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011) Phương tiện thu gom CTRYT còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này. Do vậy việc mua sắm phương tiện thu gom CTR bệnh viện gặp khó khăn. Các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị điều hòa và hệ thống thông gió theo quy định (JICA,2011). Nhìn chung, các phương tiện vận chuyển CTRYT con thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển CTRYT nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. 1.5.2.2.3. Xử lý và tái chế Đối với CTRYT không nguy hại: CTRYT không nguy hại ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do Công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử lý CTR tập trung của địa phương. 23
  • 32. Hoạt độngthu hồi và tái chê CTRYT tại Việt Nam đang được thực hiện không theo đúng quy chế quản lý chất thải y tế đã ban hành. Chưa có các cơ sở chính thống thực hiện hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ hoạt động y thế ở Việt Nam. Quy chế quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội dung tái chế CTRYT không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý tái chế các CTRYT không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Một số vật liệu từ chất thải bệnh viện như: chai dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các dung dịch acide amine, các loại muối khác, các loại bao gói nilon và một số chất nhựa khác, một số vật liệu giấy, thủy tinh hoàn toàn không có yếu tố nguy hại có thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). Năm 2010 đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTRYT ra ngoài để bán, tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các gang tay cao su, các vật liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi roc ho những người trực tiếp tham gia như các nhân viên thu gom, những người thu mua và tái chế phế liệu. Đối với CTRYT nguy hại Khối lượng CTRYT nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lượng phát sinh CTRYT nguy hại trên toàn quốc, CTRYT xử lý không đạt chuẩn (32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử lý CTRYT nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu hủy CTRYT nguy hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. CTRYT nguy hại của các tỉnh, thành phố khác hiện được xử lý và tiêu hủy với các mức độ khác nhau: một số địa phương như Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng lò đốt trang bị cho cụm bệnh viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô 24
  • 33. thị tổ chức vận hành và thu gom, xử lý CTRYT nguy hại cho các địa bàn khác thuộc thành phố, thị xã. Nếu xét mức độ xử lý của các cơ sở y tế theo tuyến trung ương và địa phương, các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế có mức độ đầu tư xử lý CTRYT nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địa phương (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). Đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế của Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong số đó có tới hơn 33% số lò không được hoạt động do nhiều lý do khác nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). Mặc dù công suất hiện tại của tất cả các lò đốt CTRYT ở Việt Nam có khả năng đáp ứng cho hơn 50% tổng lượng CTRYT nguy hại nhưng nhiều lò đốt vẫn chưa hoạt động hết công suất do khó khăn về tài chính. Hầu hết các khoản đầu tư từ nguồn trong nước và quốc tế cho các dự án lò đốt đều tập trung vào việc mua thiết bị trong khi đó thì các bệnh viện đều phải tự đầu tư tài chính để trang trải cho các khoản chi phí vận hành lò đốt (như tập huấn, mua nhiên liệu, nhân sự) từ nguồn kinh phí hiện có của bệnh viện. Chính vì vậy, các bệnh viện không có đủ nguồn lực tài chính để vận hành các lò đốt, các CTRYT nguy hại thường không được xử lý một cách thích hợp (Bộ Y tế, 2004). Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, chỉ có 1/3 số CTR được đốt bằng lò đốt hiện đại, số còn lại được tiêu hủy bằng nhiều hình thức như thiêu ngoài trời (15,3%), đốt bằng lò thủ công (13,9%), chôn trong khuôn viên bệnh viện (33,3%) hoặc thải trực tiếp ra bãi rác thải chung (27,2%). Về khí thải, đa phần các lò đốt thải ra khí thải vượt quá QCVN 02:2008/BTBMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt CTRYT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06:2009/BTNMT) (Đỗ Anh Tuấn, 2011). Một số bệnh viện mặc dù đã có lò đốt hiện đại nhưng khí đốt vẫn tạo ra một số loại khí độc nguy hiểm như dioxin, furan, loại khói độc có thể gây ung thư và một số loại khói độc gây nguy hiểm khác. Hầu hết 25
  • 34. các bệnh viện chưa có hệ thống thu gom và xử lý khí thải lò đốt gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Tại lưu vực sông Hồng – Thái Bình, tỷ lệ bệnh viện xử lý CTRYT bằng lò đốt là 27,34%, số bệnh viện hợp đồng với công ty môi trường thuê xử lý là 42,21% và 30,45% bệnh viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện. Tại các trạm y tế xã, phường, công tác quản lý CTRYT chưa được quan tâm, chưa thực hiện xử lý CTRYT trước khi xả ra môi trường theo quy định (Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, 2011). Còn tại Hà Nội, tính riêng cho khối bệnh viện công lập, chỉ có 14/43 bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải rắn, chủ yếu nằm ở khu vực phía Tây, các hệ thống này đã được đầu tư từ năm 2004-2005 vẫn đang vận hành, tuy nhiên hiện đã xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa. 27/43 bệnh viện và cơ sở y tế hiện đang xử lý rác thải y tế theo hình thức thu gom tập trung (hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị thu gom CTRYT để xử lý tập trung tại Cầu Diễn). 02/43 bệnh viện còn lại đang trong giai đoạn triển khai xây dựng và trong thiết kế xây dựng đã có hạng mục xử lý CTRYT theo đúng các quy định hiện hành. Riêng với khối bệnh viện tư nhân, việc xử lý CTR thực hiện theo phương pháp thu gọn tập trung và ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị (Sở Y tế Hà Nội, 2011). Tính trên địa bàn cả nước, tỷ lệ bệnh viện xử lý CTRYT bằng lò đốt là 26,9% bệnh viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu ở bệnh viện tuyến huyện và một vài bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi). Trong đó, đa số các lò đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả sử dụng chưa cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải, lắp đặt trang thiết bị, áo dụng công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường thực hiện quản lý duy trì hoạt động bảo vệ môi trường y tế chưa đáp ứng so với nhu cầu. Hiện tại, nhiều cơ sở y tế tại 26
  • 35. các tỉnh, thành phố chưa có ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, tổ chức quản lý và xử lý chất thải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Mạng lưới cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường ngành y tế chưa được kiện toàn, năng lực cán bộ, đặc biệt là tại địa phương chưa đáp ứng nhiệm vụ được giao (Nguyễn Hằng, 2011). Ngoài biện pháp sử dụng lò đốt, một số địa phương đã bắt đầu thử nghiệm các loại hình công nghệ xử lý mới như hấp ướt vi song như: Bệnh viện huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng đầu tư thiết bị hấp thụ autoclave 7kg/h, công suất trung bình 3h/ngày); Tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Quận 11 được trang bị thiết bị hấp khử trùng công suất nhỏ hoạt động 8h/ngày; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi – TP Hồ Chí Minh hiện đang lắp đặt thiết bị micro xử lý chất thải y tế; TP Đà Nẵng đang lắp đặt và đưa vào sử dụng 2 thiết bị vi sóng để xử lý chất thải tại Bệnh viện C và C17. Theo danh sách tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTG ngày 22/4/2003, ngành y tế có 84 cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để bao gồm 6 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 5 cơ sở do Bộ quốc phòng quản lý và 73 cơ sở do các tỉnh quản lý (Nguyễn Hằng, 2012). Tính đến hết tháng 12 năm 2012, đã có 49/84 cơ sở chiếm 58,3% đã được công nhận xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, 23/84 cơ sở chiếm 27,4% đang làm các thủ tục trình chứng nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiêm môi trường triệt để, 12 cơ sở chiếm 14,3% đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải y tế. 06 bệnh viện do Bộ Y tế trực tiếp quản lý hiện nay đã có 05 cơ sở có quyết định công nhận đã hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, 01 bệnh viện đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên (Bộ Y tế, 2013). Nói chung, công tác quản lý chất thải của nhiều bệnh viện còn lỏng lẻo, có hiện tượng nhân viên y tế bán chất thải ra ngoài và gây nguy cơ lây lan dịch bệnh như vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai. Nhiều cơ 27
  • 36. sở kinh doanh không có giấy phép nhưng vẫn tiến hành xử lý chất thải bệnh viện, lượng CTRYT cũng như CTRYT nguy hại ngày càng gia tăng... Trước thực trạng đó, ngày 15/11/2011, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể xử lý CTRYT giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, tất cả các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phươngđều thực hiện xử lý CTRYT đảm bảo Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 28
  • 37. Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: CTRYT và hoạt động quản lý CTRYT phát sinh tại Bệnh viện TWQĐ108 - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về mặt không gian: Bệnh viện TWQĐ108 + Phạm vi về mặt thời gian: Từ 17/8/2015-30/12/2015 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm Bệnh viện TWQĐ108 + Lịch sử hình thành + Vị trí và chức năng nhiệm vụ của bệnh viện + Cơ sở hạ tầng + Quy mô giường bệnh + Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự + Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ108 - Nguồn gốc phát sinh CTRYT tại bệnh viện (nguồn gốc, thành phần, khối lượng). - Lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các khoa - Thành phần chất thải rắn ảnh hưởng đến người dân, bệnh nhân 2.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108 - Cơ sở pháp lý (tổ chức quản lý trong việc quản lý chất thải rắn, áp dụng các văn bản pháp luật về quản lý CTR tại Bệnh viện TWQĐ108, nội quy phòng bệnh) - Tình hình hoạt động thu gom CTRYT tại bệnh viện - Công tác phân loại CTRYT tại bệnh viện - Vận chuyển rác thải trong bệnh viện 29
  • 38. - Công tác xử lý CTRYT phát sinh từ Bệnh viện TWQĐ108 2.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thông qua việc so sánh với quy chế quản lý CTRYT - Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện - Mặt tích cực - Một số tồn tại 2.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý CTRYT phát sinh tại Bệnh viện TWQĐ108 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thu thập tài liệu số liệu có liên quan tại: - Tại Bệnh viện TWQĐ108 gồm: Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính, Phòng kĩ thuật hậu cần; - Vụ kế hoạch và tài chính, Bộ Y tế - Phòng nghiệp vụ y, phòng kế hoạch – tài chính, Sở y tế Hà Nội - Thu thập và thống kê các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước liên quan tới quản lý chất thải rắn y tế bằng mạng internet. 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Khảo sát thực địa, tiến hành quan sát, tìm hiểu quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại bệnh viện (từ 15/9/2015-15/11/015) - Xây dựng phiếu điều tra và phỏng vấn trọng tâm vào các vấn đề: + Tổng khối lượng CTRYT nguy hại + Phân loại thu gom, cách tái chế, xử lý + Biện pháp đào tạo cán bộ về quản lý CTR tại cơ sở + Nhận thức về quy chế quản lý CRTYT - Phiếu điều tra: Tiến hành điều tra tổng số 80 phiếu từ ngày 10/10/2015- 15/11/2015 gồm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (50 phiếu); Cán bộ y tế (10 phiếu); Nhân viên thu gom rác thải trong bệnh viện (20 phiếu). 30
  • 39. 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các số liệu về lượng CTRYT phát sinh qua các năm, kết quả điều tra được xử lý trên phần mềm excel và được thể hiện dưới dạng biểu đồ. 31
  • 40. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm Bệnh viện Trung ương quân đội 108 3.1.1. Vị trí của bệnh viện Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nằm trên đường Trần Hưng Đạo – quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 3km về phía Đông, có vị trí rộng, đẹp, thoáng mát. 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ cao cấp trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng- Nhà nước và các đối tượng khác. Từ phân đội tiền thân hình thành từ năm 1951, phục vụ chiến dịch Biên giới trên đất Thủy Khẩu - Trung Quốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108 được thành lập ngày 01/4/1951 tại Làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với 500 giường bệnh. Từ 1954-1965, bệnh viện về Thủ đô, với các tên gọi mới qua các thời kỳ: Quân y viện 108 (6-1956), Viện quân y 108 (1960). Địa điểm hiện tại của bệnh viện là Nhà thương Đồn Thủy trước kia, vốn là nhà thương do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1894, nay là Bệnh viện quân đội 108 và Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Xô. Khoảng cuối năm 1954, đầu năm 1955, khi mới tiếp quản Thủ đô, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam còn đóng trụ sở ở đây. Ngày 31-3-1995 Bệnh viện được chính thức mang tên Bệnh viện TWQĐ 108. Ngày 06 tháng 9 năm 2002, Bệnh viện TWQĐ 108 được chuyển từ Tổng cục Hậu cần về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 08 tháng 5 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cho 32
  • 41. Bệnh viện TWQĐ 108 được mang thêm phiên hiệu Viện Nghiên cứu Y - Dược lâm sàng 108 thuộc Bộ Quốc phòng, có con dấu riêng, có chức năng đào tạo sau đại học (Bác sỹ Chuyên khoa cấp 1, cấp 2 và Tiến sỹ y học). 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện - Khám, cấp cứu, điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại chức, cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng - Nhà nước, bảo hiểm y tế quân nhân, bảo hiểm y tế khác và các đối tượng dịch vụ. - Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng. - Đào tạo sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng Hàm Mặt - Tạo hình, Gây mê - Hồi sức, Tim mạch, Tiêu hóa, Thần kinh, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. - Tham gia bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào, Camphuchia. 3.1.4. Cơ sở hạ tầng - Bệnh viện TWQĐ 108 có cơ sở hạ tầng thuận tiện, rộng rãi, thoáng mát, có nhiều khu vực chức năng phục vụ cho việc tiếp đón, hướng dẫn, đăng ký, khám, xét nghiệm, dược và tài chính, tạo một cảm giác thông thoáng, dễ hiểu thoải mái cho bệnh nhân và người nhà đến khám bệnh. - Từ giữa năm 2014, bệnh viện đã tiến hành một cuộc cách mạng, thay đổi toàn bộ bộ mặt và nội dung của Khoa Khám bệnh bao gồm: Tăng diện tích chờ, thay đổi quy trình đăng ký, khám, biển báo hoàn chỉnh, thay thế thiết bị, mẫu phiếu khám, phiếu xét nghiệm, lắp đặt máy in toàn bộ, trang bị hệ thống chống cò mồi, trộm cắp, an ninh toàn bộ, Hệ thống quảng cáo, phát thanh, truyền hình. Thay đổi điều dưỡng, trang phục điều dưỡng và tăng thêm công vụ hướng dẫn bệnh nhân tại nhiều điểm. - Hiện tại Khoa Khám bệnh đa khoa có 27 buồng khám tại chỗ với đầy đủ các chuyên khoa nội ngoại và 10 phòng khám bên ngoài nằm tại các khoa 33
  • 42. như răng, laze, y học hạt nhân, vật lý trị liệu... Hàng ngày có thể tiếp đón khoảng 3000 bệnh nhân đến khám. Tất cả các buồng khám và khu vực chờ của bệnh nhân đều trang bị điều hòa nhiệt độ, đảm bảo thoáng mát, thuận tiện. - Bệnh viện đã bố trí 4 khu vực chức năng: Khu vực xét nghiệm máu và nước tiểu, khu vực nội so, khu vực siêu âm và chẩn đoán chức năng, khu vực chụp XQ. Các khu vực này có tất cả những máy móc hiện đại nhất với tốc độ nhanh, chính xác nhất để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, giảm phiền hà và thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân được kết luận bệnh trong buổi sáng lên đến 90%. Ngoài ra còn bộ phận tài chính, bảo hiểm và Dược rất thuận tiện (Bệnh viện 108, Báo cáo 2014). - Hiện tại đang đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và bổ sung nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến thuộc thế hệ mới. Dự kiến năm 2017 đưa vào sử dụng nâng cao diện tích sử dụng cho các hoạt động, đưa diện tích sàn bình quân trên giường bệnh đạt 80 m2 (tiêu chuẩn quy định 60 m2 trở lên). Đặc biệt, Trung tâm Kỹ thuật cao của Bệnh viện với hệ thống phòng mổ, hồi sức đạt tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các lĩnh vực: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh vật, miễn dịch sinh học phân tử, y học hạt nhân, giải phẫu bệnh lý...; trong đó, có những hệ thống thiết bị xạ phẫu hiện đại thế hệ mới điều trị bằng chùm tia tuyến tính có thể loại bỏ các khối u trong cơ thể không cần phẫu thuật, PET-CT, máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT xoắn ốc, điện não vi tính, X-quang tăng sáng truyền hình kỹ thuật số, hệ thống nội soi chẩn đoán ống tiêu hóa, máy chụp mạch Angio 2 bình diện, máy bơm bóng đối xung động mạch chủ IABP, các máy gây mê kèm thở thế hệ mới, máy thở đa chức năng Bennet, hệ thống phá sỏi ngoài cơ thể 2 tiêu cự (Bệnh viện 108, Báo cáo 2014). 34
  • 43. 3.1.5. Quy mô giường bệnh Đến nay, hệ thống tổ chức, biên chế của Bệnh viện được kiện toàn đúng quy định, có cơ cấu cân đối, đồng bộ; triển khai 1.260 giường bệnh để thu dung, điều trị. Mỗi năm bệnh viện đã điều trị gần 23 nghìn bệnh nhân nội trú. Riêng năm 2014 các chỉ tiêu về khám, điều trị bệnh, phẫu thuật tăng từ 2,8 đến 3 lần so với năm 2009. Với thực lực giường bệnh hiện có Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đều đạt và vượt các tiêu chuẩn quy định, được công nhận là bệnh viện hạng Đặc biệt (Bệnh viện 108, Báo cáo 2014). 3.1.6. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự Bệnh viện tổ chức thành 67 cơ quan, đơn vị trực thuộc, gồm: 4 viện lâm sàng, 3 trung tâm ứng dụng khoa học - kỹ thuật y tế công nghệ cao, 38 khoa (khám bệnh, nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa, cận lâm sàng) và 12 cơ quan phòng, ban. Đặc biệt, Bệnh viện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ thầy thuốc “vừa hồng, vừa chuyên”- nhân tố có ý nghĩa quyết định sự phát triển cả trước mắt và lâu dài; trong đó có 30 giáo sư và phó giáo sư, 85 tiến sĩ, 112 thạc sĩ, 109 bác sĩ chuyên khoa cấp II và cấp I, bảo đảm sự cân đối, đồng bộ các chuyên ngành, tỷ lệ kế cận phù hợp, được đào tạo cơ bản ở trong nước và nước ngoài, đủ khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp; trên 40% đội ngũ điều dưỡng, hộ lý có trình độ cao đẳng và đại học điều dưỡng. Cán bộ quản lý từ phòng, khoa, ban trở lên của Bệnh viện đều có trình độ sau đại học; trong đó có trên 90% là tiến sĩ, phó giáo sư; 100% điều dưỡng viên trưởng, nữ hộ sinh trưởng, kỹ thuật viên trưởng có trình độ đại học và cao đẳng (Bệnh viện 108, Báo cáo 2014). 35
  • 44. Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện Nguồn: Báo cáo số liệu tổ chức năm 2015 1.Phòng chính trị 2. Phòng kế hoạch tổng hợp 3.Phòng khoa học quân sự 4.Phòng sau đại học 5.Phòng điều dưỡng 6.Ban quân lực 7.Phòng chỉ đạo tuyến 8.Phòng tham mưu hành chính 9.Phòng tài chính 10.Phòng kĩ thuật hậu cần 11.Ban quản lí nhà tang lễ quốc gia 12.Ban quản lí các dự án 1.Khoa tiết niệu 2.Khoa ngoại lồng ngực 3.Khoa gây mê hồi sức 4.Khoa ngoại thần kinh 5.Khoa mắt 6.Khoa phẫu thuật hàm mặt và tạo hình 7.Khoa tai mũi họng 8.Khoa răng 9.Khoa phụ sản 1.Khoa nội cán bộ 2.Khoa nội tiêu hóa 3.Khoa lao và bệnh phổi 4.Khoa huyết học lâm sang 5.Khoa nội thần kinh 6.Khoa da liễu dị ứng 7.Khoa nhi 8.Khoa y học cổ truyền 9.Khoa hồi sức tích cực 10.Khoa lọc máu 11. Khoa nội thân khớp 12.Khoa quốc tế 13.Khoa y học hạt nhân 1.Khoa khám bệnh đa khoa- chuyên khoa 2.Khoa khám bệnh cán bộ cao cấp 3.Khoa cấp cứu 4.Khoa huyết học 5.Khoa sinh hóa 6.Khoa vi sinh vật 7.Khoa giải phẫu bệnh lí 8.Khoa vật lí trị liệu phục hồi chức năng 9.Khoa chẩn đoán chức năng 10.Khoa chẩn đoán hình ảnh 11.Khoa dược 12.Khoa trang bị 13.Khoa dinh dưỡng 14.Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn 15.Khoa miễn dịch 16.Khoa y học thực nghiệm 1. Viện chấn thương – Chỉnh hình 2. Viện tim mạch 3.Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm 4. Viện tiêu hóa 5. Trung tâm máy gia tốc 6.Trung tâm đột quỵ 7.Trung tâm phẫm thuật nội soi 1. Bộ môn Tim mạch 2. Bộ môn Tiêu hóa 3. Bộ môn Truyền nhiễm 4. Bộ môn Nội thần kinh. Bộ môn Gây mê – hồi sức 6. Bộ môn chán thương chỉnh hình 7. Bộ môn Phẫu thuật tiêu hóa 8. Bộ môn Răng – Hàm – Mặ 9. Bộ môn Chuẩn đoán hình ảnh 10. Bộ môn Da liễu dị ứng Các phòng chức năng Các khoa khối ngoại Các khoa khối nội Các khoa lâm sàng Viện, trung tâm Bộ môn Ban giám đốc 36
  • 45. 3.1.7. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tổ chức tiếp đón bệnh nhân từ 7h00. Bắt đầu khám từ 7h30 các bộ phận sau sẽ làm việc: toàn bộ hệ thống tiếp đón phân buồng, tài chính, 27 buồng khám, 7 buồng siêu âm, 4 buồng XQ, 4 máy nội soi, 7 vị trí lấy máu, hoạt động đến 17h30 hàng ngày. Như vậy: Bệnh viện Trung ương quân đội 108 với lịch sử hình thành lâu đời, đội ngũ y - bác sỹ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết; trang thiết bị hiện đại, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chữa bệnh cũng như nghiên cứu khoa học. Bệnh viện có 27 phòng khám, hàng ngày đón tiếp khoảng 3.000 bệnh nhân đến khám, với 1.260 giường bệnh, trung bình mỗi năm điều trị gần 23 nghìn bệnh nhân nội trú. 3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108 3.2.1. Nguồn gốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108 hằng ngày tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân đến khám và điều trị, lượng bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 1.500 – 1.600 người, người nhà bệnh nhân khoảng 900 – 1.000 người, đội ngũ cán bộ và người lao động trong bệnh viện là lớn hơn 2000 người. Do đó lượng CTR tại bệnh viện là rất lớn. Qua điều tra và khảo sát cho thấy, các nguồn phát sinh CTR của bệnh viện bao gồm từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
  • 46. Sơ đồ 3.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện 108 Các loại CTR điển hình được tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện 108 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.1. Các loại CTR điển hình được tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện STT Loại chất thải rắn Nguồn phát sinh 1 CTR thông thường Nhà bếp, phòng bệnh, các khu hành chính văn phòng, khu kí túc xá, khu vực ngoại cảnh 2 Phế thải trong phẫu thuật người và động vật Khoa sinh hóa và vi sinh, giải phẫu bệnh, phòng mổ 3 Vật sắc nhọn (như kim tiêm, lọ thuốc thủy tinh…) Hoạt động chuyên môn ở các khoa 4 Gạc bông băng có máu mủ Hoạt động chuyên môn ở các khoa 5 Các ống nghiệm nuôi cấy vi trùng Phòng xét nghiệm từ khoa huyết học truyền máu, khoa vi sinh và sinh hóa, giải phẫu bệnh 6 Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế Khoa vi sinh, sinh hóa và trung tâm ung biếu 7 Chất thải trong quá trình xét nghiệm Phòng xét nghiệm từ khoa huyết học truyền máu, khoa vi sinh và sinh hóa, giải phẫu bệnh CHẤT THẢI RẮN BỆNH VIỆN Nhà ăn Phòng khám Khu buồng bệnh Khối nội và khối ngoại Khu vực ngoại cảnh Khối cận lâm sàng Khu hành chính, văn phòng Phòng mổ 38
  • 47. 8 Các loại thuốc quá hạn sử dụng Khoa dược Qua bảng 3.1 có thể thấy hầu hết các chất thải rắn của bệnh viện là các chất thải sinh hóa mang tính đôc hại và mang tính đặc thù với các loại khác. Các nguồn thải ra các chất độc hại và lây lan chủ yếu từ các khu xét nghiệm, khu kĩ thuật và khu sinh hóa, vi sinh, giải phẫu bệnh và trung tâm ung bướu. Do đó cần phân loại cẩn thận trước khi xả chung với chất thải sinh hoạt. 3.2.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế, thành phần CTRYT tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 bao gồm các loại như sau:  Các chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn, từ quá trình khám chữa bệnh: + Các chất nhiễm khuẩn bao gồm: những vật liệu thấm máu, thấm dịch và các chất bài tiết của người bệnh như băng gạc, bông băng, găng tay, tạp dề, áo choàng, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây chuyền máu, các ống thông, dây và túi dung dịch dẫn lưu. + Tất cả các vật sắc nhọn bao gồm: bơm kim tiêm, kim tiêm, lưỡi dao cán mổ, cưa, các mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây vết cắt, chọc thủng, cho dù chúng có bị nhiễm khuẩn hay không. + Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng thí nghiệm bao gồm: Găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi PE đựng máu… + Chất thải dược phẩm bao gồm: Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào. + Các mô và cơ quan của người- động vật, bao gồm tất cả các mô cơ thể (cho dù có bị nhiễm khuẩn hay không), các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai… + Các chất hóa học nguy hại: formandehyde (được sử dụng trong khoa 39 Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/3gGDo66 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 48. giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và bảo quản các mẫu xét nghiệm), các hóa chất hóa học hỗn hợp (các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ, các dung dịch làm vệ sinh) + Bình chứa khí nén có áp suất: Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng cách.  Các chất thải sinh hoạt của bệnh nhân: thân nhân, cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện: giấy vụn, vỏ đồ hộp, túi nilong, thức ăn thừa, rau, vỏ, trái cây…  Chất thải từ hoạt động chung tại bệnh viện như lá cây, giấy loại. … Trong số các chất thải rắn nói trên thì lượng chất thải nguy hại chiếm từ 15 -20 % tổng lượng rác của bệnh viện (chủ yếu từ các hoạt động chuyên môn) còn lại là chất thải thông thường không có đặc tính nguy hại. 3.2.3. Khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Với quy mô 1.260 giường bệnh và số lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày càng tăng nên lượng rác thải phát sinh hằng ngày tại bệnh viện khá lớn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại. Theo số liệu thống kê từ phòng kế toán tổng hợp thì khối lượng chất thải tổng hợp được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.2. Lượng rác thải giai đoạn 2012-2014 của bệnh viện Năm 2012 2013 2014 Số lượng giường bệnh (chiếc) 1.000 1.260 1.260 Số lượng bệnh nhân điều trị (người) 215.997 240.475 251.935 Khối lượng CTRYT (kg/năm) Tổng lượng CTRYT 730.160 880.901 921.530 Lượng CTR nguy hại 90.700 105.400 150.500 Khối lượng CTYT/ giường bệnh (kg/giường/ ngày) Lượng CTRYT/giường bệnh 2,1 2,15 2,3 Lượng CTRYT nguy hại/ giường bệnh 0,21 0,23 0,24 % CTRYT nguy hại 12,42% 11,9% 16,2% (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại Bệnh viện, 2015) Qua bảng 3.2 ta có thể thấy: Khối lượng CTRYT và khối lượng 40 Tải bản FULL (96 trang): https://bit.ly/3gGDo66 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net