SlideShare a Scribd company logo
1 of 189
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN MINH
CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành : Chính trị học
Mã số : 62 31 20 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS LÊ MINH QUÂN
2. GS,TS NGUYỄN VĂN HUYÊN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Minh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến chức năng
phản biện xã hội của báo chí 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chức năng
phản biện xã hội của báo chí 18
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện
xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra cho luận án 32
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA
BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 36
2.1. Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí 36
2.2. Chức năng phản biện xã hội của báo chí và các tiêu chí đánh
giá việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 65
Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN
BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 93
3.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản
biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 93
3.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện
chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay -
đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí 104
Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNCAO
CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC
NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 138
4.1. Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quả
thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
hiện nay 138
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt
Nam hiện nay 147
KẾT LUẬN 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DLXH : Dư luận xã hội
HTCT : Hệ thống chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
PBXH : Phản biện xã hội
QLCT : Quyền lực chính trị
QLNN : Quyền lực nhà nước
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy việc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân
dân làm mục tiêu cao cả của mình. Báo chí cách mạng nước ta được xác định
là công cụ chủ yếu trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, phát luật của Nhà nước, tập hợp và đoàn kết, nâng cao và bồi
dưỡng tri thức khoa học và tình cảm cách mạng trong quần chúng nhân dân.
Từ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn
và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ
nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước,
đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát
triển với mức thu nhập trung bình (ở mức thấp); giữ vững ổn định chính trị,
tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá - xã hội,
củng cố quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước
bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và
hội nhập quốc tế.
Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ
cả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng
được mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng
và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; không chỉ đưa
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, mà còn phản
ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà
nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ của báo chí nước
ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước ta chỉ thực hiện
2
chức năng là công cụ, phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động; báo chí
tuyên truyền một chiều, đường lối chính sách từ trên đưa xuống để nhân dân
tiếp thu, thực hiện mà không cần và ít có ý kiến góp ý, phản hồi; nhận thức
chung của xã hội cho rằng báo chí phải phản ánh đúng quan điểm đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, những gì trái với đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước đều không thể chấp nhận, thậm chí còn bị quy kết về
lập trường, quan điểm.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầu về
tự do, dân chủ và thông tin trong xã hội ngày càng lớn; các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của
nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng và nhiệm vụ các tổ chức
trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến
lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng cần được công khai, minh bạch và tham gia
đóng góp ý kiến của nhân dân. Nhu cầu đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước
ngày càng lớn, làm xuất hiện nhu cầu chính đáng của nhân dân về phản biện xã
hội (PBXH). Và nhu cầu báo chí phản ánh ý kiến đóng góp cho Đảng và Nhà
nước ngày càng lớn của nhân dân, của xã hội làm xuất hiện chức năng PBXH
của báo chí. Từ đây báo chí nước ta một cách khách quan bắt đầu có chức
năng và nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn và phức tạp là PBXH.
Thời gian qua, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức có các chức năng
phản biện xã hội, như của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, v.v.. Với PBXH,
báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp to lớn trong việc phản ánh góp
ý và kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục
những hạn chế, bất cập trong chủ trương, chính sách. Do đó chức năng PBXH
của báo chí ngày càng được xác định và thừa nhận. Nội dung và hình thức,
phương pháp và kỹ năng PBXH của báo chí nước ta ngày càng được hình
3
thành và phát triển. Tuy nhiên, PBXH của báo chí còn thấp so với yêu cầu,
chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế.
Thực tiễn công cuộc đổi mới ngày càng định hình và làm rõ những
chức năng của báo chí, trong đó có chức năng PBXH. Đến nay chức năng này
được các cá nhân, tổ chức, thường xuyên đề cập, sử dụng đến thuật ngữ “chức
năng phản biện của báo chí”. Đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi về
nội dung này và các ý kiến tập trung cho rằng cần phải khẳng định và tăng
cường chức năng này trong hoạt động báo chí. PBXH của báo chí không chỉ
còn là vấn đề chính trị, pháp lý mà còn là vấn đề văn hóa (văn hóa chính trị,
văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa đổi mới, v.v.); là vấn đề dám
nghĩ và dám làm, dám tranh luận và phản biện, dám tiếp thu và sửa chữa
trước yêu cầu khách quan của thực tiễn đổi mới đất nước.
Ở các nước phương Tây, với sự tồn tại của xu hướng chính trị và quyền
lực khác nhau, sự tranh giành ảnh hưởng và uy tín trong xã hội đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập, PBXH của báo chí có vị trí và vai trò rất lớn.
Trong xã hội dân chủ tư sản, ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã
hội được coi là áp lực quan trọng thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước.
“Sức mạnh của báo chí truyền thông chính là bắt nguồn từ sức mạnh dư luận xã
hội. Do đó nói báo chí là quyền lực thứ tư thực chất là quyền lực của nhân dân
của dư luận xã hội mà báo chí là kênh truyền dẫn và liên kết sức mạnh của dư
luận xã hội” [35, tr.56].
Với PBXH, báo chí ở đây đã trở thành một loại quyền lực xã hội, giám
sát và đối trọng với chính quyền.
Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xã hội
và trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì
PBXH, trong đó có PBXH của báo chí càng trở nên cần thiết. PBXH nói chung
và của báo chí nói riêng giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền hạn chế được
những bất cập và, thậm chí, những thiếu sót, sai lầm trong quá trình xây dựng và
4
thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; ngăn chặn và hạn
chế sự độc đoán, chuyên quyền, nạn quan liêu, tham nhũng; phát huy quyền làm
chủ của nhân dân xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, ở đây, cũng có nghĩa là
nghiên cứu một phương thức kiểm soát quyền lực - quyền lực chính trị
(QLCT), quyền lực nhà nước (QLNN). Với chức năng PBXH, báo chí tạo
diễn đàn dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia ngày càng đầy đủ vào công
việc chính trị, công việc nhà nước; vào việc kiểm soát quyền lực công,; khắc
phục các nguy cơ mất dân chủ, lạm quyền dẫn đến suy thoái quyền lực đe dọa
đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc.
Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí chính là giải quyết những cơ sở
lý luận và thực tiễn. Những vấn đề về quan niệm, khái niệm, bản chất của PBXH
của báo chí, báo chí trong hệ thống chính trị nước ta, những tiêu chí trong hoạt
động phản biện. Thực tiễn hiện nay nhiều chính sách, pháp luật còn gặp nhiều
khó khăn, từ dự thảo, đến ban hành và thực thi trong cuộc sống, do đó là đòi hỏi
khách quan, cấp thiết hiện nay phải có phản biện của báo chí. Nhân dân luôn
quan tâm, mong chờ và cùng với báo chí nhằm thể hiện tiếng nói, quan điểm của
mình trước chính sách của cơ quan công quyền, liên quan đến lợi ích của nhân
dân. Bản thân cơ quan công quyền - chủ thể tiếp nhận phản biện cũng mong
muốn được phản biện để làm cho chính sách, pháp luật đúng đắn hơn giúp hiệu
lực quản lý, chỉ đạo của nhà nước có hiệu quả.
Những giả thiết (những câu hỏi nghiên cứu) của luận án:
Cho đến nay ở nước ta có những quan niệm khác nhau về PBXH của
báo chí, vậy đâu là quan niệm có cơ sở khoa học, thực tiễn và có thể trở thành
khái niệm phản ánh đúng nội hàm và bản chất PBXH của báo chí? Có hay
không PBXH của báo chí và PBXH qua báo chí hay chỉ là PBXH của báo
chí? Hiện nay ở nước ta, hoạt động PBXH của báo chí đã diễn ra - với những
kết quả, hạn chế và khó khăn nhất định, nhưng PBXH không chỉ là nhiệm vụ
5
khi cần thiết của báo chí hay còn là và phải là chức năng - hoạt động thể hiện
đặc tính có tính bản chất của báo chí? Đánh giá PBXH của báo chí nói chung
và của báo chí ở nước ta cần theo những tiêu chí nào; PBXH của báo chí ở
nước ta có mang tính phổ biến (phù hợp với thông lệ quốc tế) và tính đặc thù
(phù hợp với đặc điểm của Việt Nam) hay không? Quan điểm và giải pháp
thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí là cần thiết nhưng những
quan điểm và giải pháp ấy là gì? v) PBXH của báo chí cần được xem xét như
thế nào với tính cách một phương thức thực thi QLCT và QLNN ở nước ta?
Tình hình trên làm cho việc nghiên cứu vấn đề “Chức năng phản biện
xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay”, với tính cách một luận án tiến sĩ
chính trị học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về chức năng PBXH của báo chí, luận án làm rõ
thực trạng về thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra của việc thực hiện chức năng
PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay, nêu ra những quan điểm và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của
báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm
rõ những vấn đề đã được nghiên cứu (của các tác giả trong và ngoài nước),
làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án này.
Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm và chức năng của báo
chí, của PBXH và PBXH của báo chí.
Ba là, làm rõ thực trạng theo những tiêu chí xác định thực hiện chức
năng PBXH của báo chí ở Việt Nam.
Bốn là, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu
quả chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
6
Bốn nhiệm vụ này sẽ được thực hiện tương ứng với 4 chương của luận án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chức năng PBXH của báo
chí ở Việt Nam hiện nay.
3.1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là việc xác định và thực hiện chức
năng PBXH của báo chí trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, từ góc
độ của Chính trị học - môn khoa học về quyền lực - QLCT và QLNN. Là
công trình đầu tiên nghiên cứu về chức năng và thực hiện chức năng của báo
chí ở Việt Nam, nên luận án tập trung hơn vào những vấn đề có tính khái quát
- khái quát lý luận và thực tiễn, những chứng minh mới được khai thác ở mức
độ cần thiết.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí và
chức năng, nhiệm vụ trong đó có chức năng, nhiệm vụ PBXH của báo chí cách
mạng, về quyền lực và thực thi QLCT, QLNN và những vấn đề có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: kết hợp lịch sử và
lô gích, phân tích và tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, v.v..
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Những đóng góp mới về khoa học của luận án là: Từ góc độ của chính
trị học PBXH của báo chí được xem xét với tính cách một phương thức thực
thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT, QLNN luận án đã làm rõ
những vấn đề sau đây: i) khái niệm và bản chất của PBXH của báo chí; ii)
những căn cứ khoa học của PBXH của báo chí và chức năng PBXH của báo
chí ở Việt Nam hiện nay; iii) những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả
7
thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iv) thực trạng
(những yếu tố tác động, thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra) của việc xác định
và thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; v) những
quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức
năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án làm sáng tỏ khái niệm và những cơ sở khoa học về tính tất yếu
và cơ chế thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt nam. Kết quả của
luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Chính trị
học, Báo chí học và những bộ môn khoa học có liên quan.
6.2. Ý nghĩa thực thực tiễn
Luận án góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc thực hiện chức năng PBXH của
báo chí, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy, QLCT, QLNN
của nhân dân ngày càng được kiểm tra, kiểm soát thực chất hơn. Luận án góp
phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện
chủ trương, chính sách và pháp luật về chức năng PBXH của báo chí.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 9 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, đề tài, sách báo, bài viết
ở trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn về chức năng, nhiệm vụ PBXH của
báo chí dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là những vấn đề lý luận và phương
pháp cơ bản, có giá trị, làm cơ sở và định hướng cho quá trình nghiên cứu của
luận án.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC
NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phản biện xã hội
Ở Mỹ, trong các cuốn sách: "The Governmental Proceses" (Các quá trình
chính phủ) của David B.Truman [127] và "Dilemmas of Pluralistdemocracy"
(Những nan giải của nền dân chủ đa nguyên) của Robert A.Dahl [139], các
tác giả của nó - những người theo chủ nghĩa đa nguyên đã tập trung phân tích
sự hình thành của các nhóm lợi ích, các tổ chức chính trị xã hội cùng với các
quá trình chính trị nhà nước. Theo đó, trong xã hội hầu hết mọi người dân đều
tham gia vào các nhóm tổ chức với những lợi ích khác nhau, nên mỗi nhóm
lợi ích đều có xu hướng phân chia từ bên trong để nắm chắc một phần quyền
lực phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Vì vậy, định hướng tổng thể
đối với chính sách công là kết quả của hàng loạt những ảnh hưởng từ các
nhóm lợi ích đến chính phủ - mà không có một nhóm nào ảnh hưởng tuyệt
đối. Các tác giả đánh giá cao vai trò to lớn của các nhóm lợi ích trong việc
ảnh hưởng đến quá trình chính sách và ngay cả bản chất nhà nước nhìn theo
giác độ này cũng chính là một nhóm lợi ích. Vì vậy toàn bộ quá trình chính trị
là quá trình tương tác, kiềm chế đối trọng giữa các nhóm, tầng lớp khác nhau
trong xã hội. Các tác giả thừa nhận rằng, các tổ chức và các thể chế có xu
9
hướng đề cao lợi ích làm cho chính sách công có thể bị khống chế bởi một vài
nhóm lợi ích nào đó có sức mạnh về tổ chức và có nguồn lực; hoặc nó cũng
có thể bị lôi kéo, giằng co giữa các đối thủ ngay trong khu vực nhà nước. Quá
trình hoạch định, quyết định, chính sách luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố;
sự cạnh tranh chính trị, các chiến lược vận động tranh cử, lợi ích nhóm, lợi
ích quốc gia và PBXH được hình thành từ đây.
Trong cuốn sách: "Interpetation and Social Criticism" (Chú giải và
phản biện xã hội), của Michael Walzer [136] đã phân tích làm sáng tỏ hoạt
động PBXH, đồng thời đưa ra một khuôn khổ triết lý để phân tích PBXH là
một hoạt động xã hội. Cuốn sách phản ánh thực tiễn phản biện xã hội, giải
thích nó và việc hình thành các chuẩn mực đạo đức của PBXH. Nội dung
cuốn sách còn đề cập đến tranh luận quan niệm đương đại khác nhau về
PBXH, lý thuyết và vai trò của trí thức trong việc hình thành các PBXH và
tạo nên sự thay đổi xã hội thông qua PBXH. Trên nền tảng chung này, PBXH
được nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau, cấp vĩ mô là sự hình thành, phát
triển các lý thuyết, hệ tư tưởng đang giữ vai trò chủ đạo trong xã hội; ở cấp độ
vi mô là sự phê bình, phản ánh, chỉ trích đường lối chính sách cụ thể của nhà
nước hoặc các hoạt động của nhà nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, trên
cơ sở cách nhìn nhận xem xét, đánh giá và hướng tiếp cận khác nhau.
Trong cuốn sách: "Interest Group Politis" (Chính trị của các nhóm lợi
ích), Ssecond edition của Allan J. Cigler [125], các tác giả nghiên cứu vai trò
của các nhóm lợi ích trong quá trình hoạch định chính sách công, từ việc cung
cấp thông tin, dữ liệu phản ánh nhiều chiều, khía cạnh khác nhau của vấn đề
chính sách đến sự bình luận, chỉ trích phê phán của các nhóm, phương tiện
truyền thông và dư luận. Các nhóm cũng tập trung sự chú ý và thu hút ngày
càng đông đảo sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học các học giả
vào những vấn đề của mình về đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác
trong mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và các ủy ban trong quá trình hoạch
10
định chính sách cũng có thể dẫn tới sự đồng thuận giữa nhóm lợi ích và các
quan chức nhà nước. Các nhóm lợi ích có thể cam kết ủng hộ nhất định về
phiếu cử tri, sự quyên góp tài chính cho hoạt động đảng phái, vận động tranh
cử và đổi lại các nhà lập pháp ở các ủy ban có thể ra những quyết sách, quyết
định thiên vị cho lợi ích của nhóm này. Ở đây PBXH được xem như một
phương thức giải quyết mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích.
Những công trình trên đây đều thể hiện quan điểm cho rằng, phản biện
xã hội là yêu cầu khách quan của bất kỳ hệ thống QLNN nào; nếu quyền lực
không được kiểm soát thì dẫn đến lạm quyền, quyền lực sẽ bị tha hóa. Tuy
nhiên, vấn đề PBXH, chức năng PBXH của báo chí chưa được các nhà tư
tưởng nêu lên trên cả hai phương diện: một là, đặt vấn đề nghiên cứu khoa
học về phản biện; hai là, các hoạt động thực tiễn của phản biện nói chung và
chức năng PBXH của báo chí nói riêng. Do vậy, đây còn là một trong những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm sáng tỏ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện xã hội của báo chí
- Ở Nga, Víchto Aphanaxép, tác giả của cuốn sách: "Quyền lực thứ tư
và bốn đời Tổng bí thư" [3] đã đề cập và làm rõ khái niệm quyền lực của của
báo chí, nêu sự ra đời của báo chí, vị trí, vai trò to lớn của báo chí trong các
thể chế chính trị. Khái niệm đó có ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh chi phối,
tác động của báo chí đối với đời sống xã hội. Cuốn sách đề cập và làm rõ hơn
việc các nhà lãnh đạo đã sử dụng báo chí trong xử lý công việc, coi đó như là
một quyền lực để lãnh đạo kinh tế, chính trị, xã hội. Tác giả chỉ ra, ở nhiều
nước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam
quyền phân lập của Môngtétxkiơ. QLNN phân bổ cho hệ thống các cơ quan
lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc độc lập - ngang bằng - chế ước
lẫn nhau, nhằm mục đích phòng ngừa lạm dụng quyền lực. Vì vậy, quyền
được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và định
hướng đường đi cho báo chí trong quan hệ với HTCT.
11
A.A. Grabennhicốp cho xuất bản cuốn sánh: "Báo chí trong kinh tế thị
trường" [48]. Tác giả đã đề cập các đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị
trường; những phương diện hoạt động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên,
cộng tác viên trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quan hệ giữa
ban biên tập và độc giả - khán, thính giả; quy trình tổ chức in ấn, xuất bản
báo; những thể loại báo chí, v.v.. Tác giả đề cập đến báo chí và các phương
tiện truyền thông đại chúng trong việc quản lý xã hội về mặt chính trị - xã hội.
Muốn tồn tại được trong nền kinh tế, báo chí phải biến đổi theo nó, tuy nhiên
vấn đề là làm sao tìm được cho mình một hướng đi thích hợp. Báo chí cần
trung thực, phản ánh một cách nhanh nhạy chính xác và đặc biệt những người
cầm bút phải hết sức phòng, tránh trước những cám dỗ và cạm bẫy từ cuộc
sống. Cuốn sách nêu tương đối chi tiết những kiến thức nghiệp vụ làm báo,
giúp cho những nhà báo nhanh chóng nâng cao nghiệp vụ phát triển nghề
nghiệp của mình.
M.I.Sotak (2003) đã xuất bản cuốn sách: "Phóng sự - tính chuyên
nghiệp và đạo đức" [97]. Tác giả đã đề cập đến tính thời sự báo chí, mối quan
hệ giữa đạo đức nhà báo trong nghề viết phóng sự. Tác giả cho rằng, cần đẩy
mạnh hơn tính chuyên nghiệp cho nhà báo, đồng thời nêu vấn đề giáo dục đạo
đức trong phóng viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc thực hiện quy
định về đạo đức nghề nghiệp; cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn,
bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối
với phóng viên. Tác giả nhấn mạnh đến bản thân mỗi người làm báo, mỗi tòa
soạn phải phát huy trách nhiệm để nâng cao chất lượng đáp ứng mong muốn
của bạn đọc.
A.A.Chertưchơnưi (2004) xuất bản cuốn sách: "Các thể loại báo chí",
[28]. Cuốn sách đã nêu và làm sáng tỏ phần lý luận chung về các yếu tố hình
thành thể loại trong báo chí; đồng thời trình bày rõ hơn những khía cạnh, nội
dung chính của các thể loại báo chí được phân theo tính chất của các thể loại
12
tin, thể loại phân tích, thể loại chính luận - nghệ thuật. Đặc biệt, mỗi thể loại
được minh họa bằng nhiều bài viết hấp dẫn đã đăng tải trên báo và tạp chí ở
Nga nhằm người đọc có thể hình dung trực quan về diện mạo các thể loại báo
chí một cách sắc nét.
E.P. Prô kôrốp (2004) cho xuất bản cuốn sách: "Cơ sở lý luận báo chí",
[86]. Cuốn sách khái quát về lý luận nghiệp vụ báo chí, đưa ra khái niệm về
nghề nghiệp làm báo và đặc thù của hoạt động báo chí. Cuốn sách đưa ra
những quan niệm và cách tiếp cận khái niệm báo chí; báo chí trong mối quan
hệ gia cấp cầm quyền và nhà nước; vai trò của báo chí đối với đời sống xã
hội; đặc điểm của báo chí; bản chất hoạt động báo chí; đối tượng và cơ chế
hoạt động của báo chí; các chức năng cơ bản của báo chí và tự do báo chí
được xem là nền tảng lý thuyết báo chí. Trong cuốn sách có thể thấy được vai
trò của báo chí đối với xã hội trong đó có các chức năng của báo chí, mặc dù
báo chí chịu sự chi phối của nhà nước nhưng báo chí có tính độc lập tương
đối là kết lối sức mạnh của nhân dân và DLXH đây là vấn đề được đề tài rất
quan tâm.
- Ở Trung Quốc, năm 2005, Bùi Phương Dung xuất bản cuốn Công tác
tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [34]. Cuốn sách chủ yếu phân tích
khái niệm công tác tư tưởng, vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công
tác tư tưởng, trong đó có lĩnh vực báo chí. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản
Trung Quốc coi tuyên truyền tư tưởng của Đảng là một phương tiện giáo dục,
động viên quần chúng nhân dân và mang tính chính trị rất cao, có đặc điểm là
công khai rộng rãi, kịp thời, nhanh nhạy, có thể đưa đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng vào trong quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất và
biến thành hành động thực tế của quần chúng; có thể phản ánh một cách rộng
rãi ý kiến, tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của quần chúng; có thể kịp thời
truyền bá tin tức trong nước và thế giới, trực tiếp tác động tới tư tưởng, hành
vi và xu hướng chính trị của quần chúng, hướng dẫn, khích lệ, động viên, tổ
13
chức quần chúng phấn đấn thực hiện lợi ích căn bản của mình. Tác giả nhấn
mạnh công tác tư tưởng, trong đó có báo chí phải kịp thời tổng kết kinh
nghiệm và rút ra từ thực tiễn những hoạt động góp ý kiến, phê bình của báo
chí đối với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Năm 2007, trên Tạp chí Học tập và Nghiên cứu lý luận, số 8, Điền
Trung Mẫn có bài Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới [77], đề cập
đến vai trò quan trọng của báo chí trong công cuộc xây dựng xã hội hài hòa,
khẳng định báo chí là thế mạnh chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, đặc biệt là trong thời kỳ xã hội tiến hành cải cách. Nhấn mạnh, báo chí là
một phần quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội hài hòa XHCN. Trong điều
kiện xã hội hiện nay, mở rộng dân chủ tự do tiến bộ báo chí có sức mạnh nhất
định, báo chí là diễn đàn quan trọng để xã hội trao đổi phản biện với Đảng và
Nhà nước; tăng cường tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của đông đảo
quần chúng nhân dân để xây dựng chủ trương chính sách. Tác giả cũng nêu rõ
chức năng của báo chí là phải bám sát thực tế, bám sát quần chúng, bám sát cuộc
sống, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, cố gắng vận dụng nhiều hình
thức và cần tăng cường cải tiến công tác báo chí.
- Năm 2009, trên Tạp chí Pháp chế Chính phủ, số 31, Lý Diệu Bác có
bài Công tác tư tưởng cần tăng cường đổi mới và tính thời đại [15], cho rằng,
báo chí muốn giàu tính đổi mới thì phải tạo dựng quan niệm mới, hình thành
cơ chế mới, tiến hành sắp xếp, đổi mới một cách tổng thể; vận dụng hình thức
mới, tiến hành đổi mới phương thức, cách làm tự do cởi mởi hơn, sâu hơn.
Qua nghiên một số công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các tác giả
Trung Quốc đã đề cập đến hoạt động của báo chí thể hiện, vai trò vị trí, nhiệm
vụ chức năng của báo chí. Nhằm nâng cao chất lượng của báo chí trong tình
hình mới khi mà dân chủ ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng
được nâng nên báo chí Trung Quốc đang được quan tâm đầu tư rất lớn cả về
cơ chế chính sách lẫn con người, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ truyền
14
thông bảo đảm nhanh nhất, đúng đắn đầy đủ khách quan nhất. Sự ra đời của
các tập đoàn truyền thông có ý nghĩa to lớn trong việc cạnh tranh thông tin,
làm cho thông tin hay và hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Trong quá
trình phát triển, báo chí Trung Quốc cũng luôn quan tâm tới nâng cao chất
lượng báo chí bằng việc tăng cường tính dân chủ, tự do phản biện xã hội của
báo chí về những vấn đề mà bạn đọc quan tâm nhất là những chính sách của
Đảng và Nhà nước, nhằm mở rộng dân chủ thu hút sự quan tâm chú ý của
người dân về những vấn đề bức xúc
- Ở Tây Ban Nha, nét nổi bật của báo chí là tự do báo chí, báo chí tư
nhân ra đời, thông tin trên báo chí nhanh nhạy có sự cạnh tranh thông tin, trợ
giúp của Chính phủ khi báo chí tuyên truyền cho Chính phủ. Tờ báo Mundo
Obrero (Báo Thế giới Công nhân) là cơ quan ngôn luận của cả PCE và IU
(Đảng Cộng sản Tây Ban Nha), có trụ sở chính tại Thủ đô Madrid. Qua trao
đổi với ông Tổng biên tập được biết tờ báo ra đời cách đây gần 100 năm, Báo
Mundo Obrero có nhiều đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh của công nhân và
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha. Hiện
nay, Báo tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: đấu tranh phê phán chủ nghĩa
tự do mới; chống lại nền chuyên chế của thị trường; bình luận, phê phán
những chính sách kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người
lao động; bảo vệ công lý, dân chủ, an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình
hoạt động tờ báo khó tiếp cận thông tin dẫn đến thiếu thông tin hay không
được thông tin đầy đủ.
Tờ báo Elpaís, theo Tổng biên tập, báo Elpaís, ra đời cách đây đã 30
năm, tờ báo lớn có uy tín với độc giả. Báo Elpaís có chất lượng, uy tín, được
đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận. Ở Tây Ban Nha các tờ báo
nào ủng hộ chính phủ được cấp một phần kinh phí còn các báo khác được cấp
ít hoặc không, tự hạch toán. Nhưng không phải báo chí nói hay cho chính phủ
mà được nhân dân đón đọc vì tự do của người dân là sự lựa chọn thuộc về họ
15
khi mà lợi ích được bảo đảm. Có thể thấy, tự do báo chí cũng có mức độ, tùy
thuộc vào chính phủ, nhưng đương nhiên báo chí có tính phản biện cao.
Theo Arturo Escobar (1995), báo chí trong thực hiện các chức năng,
nhất là về chức năng phản biện xã hội là động lực xây dựng đất nước. Theo
nghiên cứu này, báo chí được coi là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy
quá trình hiện đại hóa văn hóa và lối sống. Trong các loại hình thông tin và
giải trí thì báo chí được xem là phương tiện quan trọng để cung cấp thực tế
khách quan và những phân tích liên quan đến thực tiễn cuộc sống (Pye.L.W,
1963). Qua đây có thể thấy chức năng phản biện xã hội báo chí, có vai trò
quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội tự do,
dân chủ. Thực ra, báo chí có chức năng phản biện xã hội một cách mạnh mẽ
tạo diễn đàn rộng rãi thu hút sự tham gia của xã hội về thông tin phản hồi
chính sách giữa người dân và nhà nước[91].
- Ở Anh, Theo BBC News, làm gì thì làm, BBC không đi khỏi các
nguyên tắc đã thành luật định trong Hiến chương Hoàng gia, luật Viện Cơ
Mật của Hoàng gia Anh đặt ra làm nền tảng cho nghề báo BBC. Đó là tính bất
thiên vị, chính xác và không có nghị trình chính trị (tiếng Anh, đó là 'no
political agenda'). Vẫn theo James Harding, chính trong thời đại chạy tin qua
các kênh liên tục, trực tiếp, các trang web, trang Twitter nhanh chóng, thì
"cách làm tin chậm, có kỷ luật và điều tra kỹ càng (meticulous investigations),
cũng như cách phân tích kiên trì lại càng làm tin bài nổi bật lên". Trên lý
thuyết, BBC không phải cạnh tranh về khán thính giả như báo chí thương mại
nên không phải vội vã rượt đuổi theo tin tức giật gân, nóng hổi. Mặt khác,
công chúng đến với BBC là vì sự tin cậy và chất lượng chứ không phải vì tốc
độ. Một số bài viết gửi tham gia Diễn đàn của BBC thể hiện quan điểm riêng
của tác giả, ở đây thể hiện tính khách quan trong thực hiện chức năng của báo
chí. Sản phẩm của BBC là bao gồm các chương trình và thông tin trên ti vi,
trên đài phát thanh và trên internet, wikipedia. Đây có thể nói là tờ báo có
16
chức năng phản biện cao đảm bảo khách quan khoa học thu hút nhiều độc giả.
PBXH của báo chí Anh, cũng như ở các nước phương Tây, là vấn đề hiển
nhiên và không mới. Dân chủ phương Tây phát triển tương đối sớm và dân
chủ đã trở thành máu, thịt của thể chế chính trị. Họ không bàn và nói đến vấn
đề phản biện xã hội của báo chí. Để có thể kế thừa những yếu tố hợp lý, cái
mới trong PBXH của báo chí phương Tây, phục vụ cho phát triển nền báo chí
cách mạng nước ta, cần nghiên cứu sâu hơn về sự phản biện đó trên cơ sở cơ
chế và luật pháp.
- Ở Myanmar, báo chí đã có những bước tiến vượt bậc về tự do báo chí.
Cơ quan Đăng ký và Giám sát Báo chí Myanmar cho biết, từ ngày 20/8/2012,
Myanmar sẽ bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, các phóng viên không còn phải nộp
bài cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước trước khi đăng nữa, v.v.. Tháng 9/2012,
Thứ trưởng Bộ thông tin Myanmar Ye Htut thừa nhận trong quá khứ, báo chí
nhà nước chỉ đăng tin một chiều của chính phủ và quốc hội. Nhưng rồi đây,
báo chí Myanmar sẽ được phép chỉ trích chính sách của nhà nước. Myanmar
đồng thời cho phép các nhà báo viết các chủ đề chính trị xã hội gây tranh cãi -
một điều chưa từng thấy trong thời gian quân đội cầm quyền ở nước này.
Khoảng 300 tờ báo và tạp chí đăng tải các vấn đề ít nhạy cảm hơn cũng được
phép in mà không cần kiểm duyệt trước. Như vậy, báo chí Myanmar được tự
do hơn trong việc tham gia vào các hoạt động của đất nước, trong đó có việc
chuyển tải các chính sách kể cả chỉ trích chính sách của nhà nước. Thông qua
tự do báo chí quyền của người dân được mở rộng và đề cao, và việc chính phủ
lắng nghe, tiếp thu là điều kiện tốt nhất để xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi
chính sách tốt hơn.
- Ở Malaysia, theo John Lent (1976), tất cả chính phủ của các quốc gia
châu Á đều cho rằng cần phải hạn chế tự do của báo chí. Hơn một thập kỷ
sau, cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã nhấn mạnh đến trách
nhiệm xã hội của báo chí trong sự so sánh với tự do của họ; rằng tư tưởng
17
phương Tây về tự do báo chí tuyệt đối không thể tồn tại trong thực tế. Báo chí
cần có tự do, nhưng tự do cần phải gắn với trách nhiệm, trong chừng mực nào
đó báo chí được xem là sự đe dọa tiềm ẩn của dân chủ thì nó cần được phép
hoạt động mà không có sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên khi báo chí có
biểu hiện lạm quyền lực thì một chính phủ dân chủ cần có trách nhiệm điều
chỉnh nó cho đúng. Chính phủ đã có 3 yêu cầu đối với báo chí Malaysia: thứ
nhất, tránh đề cập hay khơi gợi những vấn đề có thể gây kích động đến tình cảm
dân tộc; thứ hai, thận trọng khi phản ánh đến vấn đề liên quan đến tôn giáo; thứ
ba, báo chí phải tham gia vào chủ quyền lãnh thổ về mặt địa lý quốc gia.
Tóm lại, với cách tiếp cận khác nhau, ở nước ngoài nhiều tác giả đã đề
cao vai trò của báo chí, coi báo chí là quyền lực thứ tư trong các quyền lập
pháp, tư pháp và hành pháp đề cao tự do báo chí trong sự phát triển của xã
hội. Nhưng thực chất, báo chí không phải là tất cả, mà báo chí luôn bị chi
phối, kiểm soát bởi chính phủ, nhà nước, chính điều này đã làm hạn chế chức
năng phản biện của báo chí. Tuy nhiên, về mặt luật pháp ở một số nước, hệ
thống luật pháp đã có nhiều điều rõ ràng, và dân chủ quyền tự do của công
dân được qui định khá đầy đủ; về tự do báo chí, tự do ngôn luận được tôn
trọng. Những cơ sở chính trị, pháp luật và xã hội đã tạo điều kiện cho báo chí
thực hiện phản biện chính sách một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, chính phủ,
nhà nước cũng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện của báo chí để điều
chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn lợi ích của các giai cấp
trong xã hội.
Khái niệm PBXH của báo chí được các nhà nghiên cứu, các nhà báo
đưa ra với các lý thuyết khác nhau không đề cập trực tiếp vào chức năng
PBXH của báo chí, mà ở đó mỗi quan điểm có cách tiếp cận và lý giải khác
nhau dựa trên các quan niệm khác nhau về dân chủ, vai trò và tự do báo chí
trong đời sống xã hội nói chung và PBXH của báo chí nói riêng. Tự do báo
chí và sự phát triển của báo chí chính là một trong những yếu tố quan trọng để
18
đo lường sự phát triển của xã hội và dân chủ trong xã hội. Người ta thấy một
vấn đề có tính quy luật là, báo chí phát triển nhờ tích cực tham gia vào quá
trình PBXH, nhất là phản biện đường lối và chính sách quốc gia.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí với
những tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên biệt về chức năng PBXH của báo chí dưới góc độ Chính trị học.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội
Một số bài tạp chí liên quan đến phản biện xã hội:
1) Tháng 12/2006, trên Tạp chí Xây dựng Đảng, tác giả Đỗ Duy
Thường có bài: "Phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong
quá trình xây dựng luật, pháp lệnh" [109]. Tác giả cho rằng, phản biện trong
quá trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được hiểu là hoạt động nhận xét,
đánh giá, bình luận, thẩm định và kiến nghị bằng văn bản đối với các dự án luật,
pháp lệnh của các cơ quan Nhà nước khi được yêu cầu. Sự phản biện làm giảm
thiểu những thiếu sót, sơ hở trong việc xây dựng, ban hành các văn bản luật.
2) Trên Tạp chí Cộng sản số 17/2006, tiến sĩ (TS)Trần Đăng Tuấn có
các bài viết: "Phản biện xã hội: Một số vấn đề chung và bài Phương thức phản
biện xã hội" [114]. Ở đó tác giả quan niệm PBXH là đưa ra các lập luận, phân
tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án
(phương án, dự án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó. Phản biện
xã hội dựa vào các lập luận, phân tích từ một góc nhìn, một hệ thống công cụ
với góc nhìn và hệ thống công cụ đã dùng ở đề án xã hội. PBXH thực hiện
chủ yếu ở hai trường hợp: một là, đối với các dự thảo chủ trương, chính sách;
hai là, phát hiện các điểm chưa hoàn thiện, thậm chí sai sót, hoặc không còn
phù hợp với đường lối chính sách, quy định pháp lý, v.v. đang được thực hiện
trong thực tế, để lực lượng cầm quyền có điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi
chính sách cho phù hợp.
19
3) Năm 2006, trên Tạp chí Mặt trận số 37, TS.Hoàng Hải có bài: "Phát
huy vai trò của MTTQ trong phản biện xã hội và giám sát xây dựng Đảng"
[50]. Tác giả cho rằng, nội dung PBXH mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực
hiện là phản biện những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chức
bộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đối
với gia cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở
nước ngoài. Đối tượng nhận được phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội và nhân dân là cơ quan tổ chức của HTCT.
Một số sách liên quan đến phản biện xã hội:
1) Cuốn sách: "Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ Việt Nam" [5]. TS.Nguyễn Thọ Ánh cho rằng: Giám sát PBXH là yêu
cầu khách quan, mang tính phổ biến trong việc vận hành quyền lực chính trị
nhà nước dân chủ. Nó là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống kiểm
soát quyền lực nhằm khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực nhà
nước. Hoạt động giám sát ở nước ta cho đến nay, về thực chất, chủ yếu nằm
trong hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước mà cụ thể là Quốc hội và
hội đồng nhân dân các cấp. Hoạt động này cùng với hoạt động kiểm tra của
Đảng, hoạt động thanh tra của chính quyền làm thành hệ thống kiểm soát
quyền lực từ bên trong hệ thống chính trị. Hoạt động giám sát phản biện xã
hội tuy được Đảng và Nhà nước qui định nhưng nhìn chung chưa phát huy tác
dụng góp phần kiểm soát quyền lực. Hệ thống giám sát và PBXH ở nước ta
gồm nhiều chủ thể, trong đó Mặt trận tổ quốc có vai trò quan trọng đặc biệt.
Từ cách đặt vấn đề và đi đến nội dung của tác giả Nguyễn Thọ Ánh, có thể
thấy trong hệ thống PBXH ở nước ta còn có báo chí tham gia PBXH và nó
cũng nằm trong hệ thống kiểm soát quyền lực từ “bên trong” HTCT.
Một số đề tài khoa học liên quan đến phản biện xã hội:
1) Trong đề tài khoa học: 01X-11/02-2009-1 do PGS,TS. Phạm Xuân
Hằng làm chủ nhiệm: "Xây dựng cơ chế phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
20
quốc thành phố Hà Nội nhằm phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô" [51]. Tác
giả của đề tài đã nêu khái niệm PBXH và phân biệt giữa PBXH và một số
hoạt động xã hội khác; khái niệm cơ chế PBXH; các nguyên tắc PBXH. Tác
giả chỉ ra thực trạng PBXH của MTTQ thành phố Hà Nội thời gian qua, hạn
chế và nguyên nhân. Tác giả cho rằng PBXH thực chất là phát huy năng lực
sáng tạo quyền làm chủ của nhân dân thể hiện qua việc tham gia hoạch định
và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện
PBXH là góp phần mở rộng dân chủ; nhân dân tham gia PBXH với tư cách
vừa là người chịu sự lãnh đạo, vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện
vừa là người thụ hưởng.
Một số luận văn, luận án liên quan đến phản biện xã hội:
1) Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Như Hoa: "Nâng cao chất lượng phản
biện xã hội của MTTQ Việt Nam ở nước ta hiện nay" [58]. Luận án đã hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về phản biện xã hội và vai trò của MTTQ
Việt Nam trong PBXH. Bước đầu xác định tiêu chí đánh giá chất lượng phản
biện của MTTQ Việt Nam. Đánh giá khái quát chất lượng phản biện của
MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó tác giả có đề cập đến báo chí là một phương thức PBXH rất quan
trọng và nổi bật, xuất phát từ chức năng của báo chí phản ánh hiện thực đời
sống xã hội, định hướng dư luận xã hội có sức mạnh phản biện chính sách của
Nhà nước. Tác giả nhấn mạnh báo chí chỉ phát huy tốt vai trò tác dụng trong
điều kiện một xã hội dân chủ, tự do ngôn luận đồng thời phụ thuộc vào bản
lĩnh, dũng khí của chính báo chí
Có thể nói, từ Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng (1991)
đến nay, với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,
dân chủ XHCN được coi trọng và quan tâm nhiều hơn, đã đặt nền móng cho
những tư tưởng phản biện. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước,
21
Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ ra: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt
trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát phản biện xã hội”
[42, tr.4]. Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Văn
kiện Đại hội X cũng xác định: “Xây dựng qui chế giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với
việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và
việc tổ chức thực hiện, kể cả công tác tổ chức cán bộ” [42, tr.135].
Với Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban
hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn
thể chính trị - xã hội [26]. Trong Chương III của Quy chế này nêu rõ nhiều
vấn đề quan trọng về PBXH ở nước ta hiện nay, theo đó:
Đối tượng phản biện xã hội là các văn bản dự thảo về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn
đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Nội
dung PBXH chính là sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo. Sự phù
hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương. Tính đúng đắn,
khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản
dự thảo. Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo.
Phạm vi phản biện xã hội; MTTQ Việt Nam chủ trì PBXH đối với các
văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì PBXH đối với các văn bản
dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội
viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ PBXH.
22
Chủ thể phản biện xã hội: Xây dựng kế hoạch PBXH phù hợp với kế
hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện. Tổ chức đối
thoại với cơ quan, tổ chức có yêu cầu phản biện khi cần thiết. Gửi kết quả
phản biện bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của người
có thẩm quyền) đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện. Chịu trách nhiệm về
những nội dung phản biện của mình. Bảo đảm bí mật nội dung thông tin
phản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có).
Gửi văn bản dự thảo và cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết
đến chủ thể phản biện. Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình
tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia đối
thoại theo yêu cầu của chủ thể phản biện. Trả lời bằng văn bản với chủ thể
phản biện về việc tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản)
các ý kiến phản biện của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền ban hành văn bản, v.v..
Sau thời gian dài nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các cơ quan chức năng
đã đưa ra những quan điểm cơ bản về PBXH. Trước hết nó được thể hiện ở
các văn kiện của Đảng từ văn kiện Đại hội X đến nay quy định MTTQ Việt
Nam và các tổ chức chính trị xã hội có chức năng PBXH. Có thể nói đây là
bước tiến mới về chất trên con đường đổi mới mở rộng dân chủ ở nước ta,
thực thi QLNN thuộc về nhân dân.
Báo chí nước ta là một bộ phận trong HTCT, một tổ chức thành viên
trong tổ chức MTTQ, do đó báo chí cũng thực hiện chức năng PBXH. Tuy
nhiên, sự quy định đối với báo chí có chức năng phản biện xã hội của các nghị
quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn chưa cụ thể và rõ ràng; có chăng
chỉ là sự vận dụng, liên hệ cho hoạt động PBXH của báo chí, cho nên trong
quá trình PBXH báo chí hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức và thực
tiễn PBXH của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là những cơ sở lý
luận và thực tiễn cần thiết, có thể tham khảo cho việc nghiên cứu về chức
năng PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay.
23
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội
của báo chí
Một số bài tạp chí liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:
1) Tác giả, TS.Lưu Văn Kiền có bài: "Báo chí - công cụ sắc bén của
công tác tư tưởng" [69]. Tại đây, tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của báo
chí trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; chỉ ra phương hướng, mục
tiêu cần thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của báo chí
trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng là xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ
công tác tư tưởng và dựa trên những căn cứ khoa học - thực tiễn. Tác giả đã
nêu định hướng tuyên truyền trong hoạt động báo chí là một khâu trong quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, một yếu tố trong nội hàm Đảng lãnh đạo
báo chí; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện việc định hướng
thông tin, định hướng tuyên truyền trong hoạt động báo chí đạt hiệu quả cao.
2) Tác giả Hà Đăng có bài: "Nâng cao công tác báo chí của Đảng dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh" [46]. Qua việc nêu lên tầm quan trọng, sự
ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự lãnh đạo của Đảng đối với báo
chí, tác giả đã nêu lên một số nhiệm vụ trước mắt và giải pháp tiếp tục đổi
mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước đối với
báo chí.
3) Tác giả Đinh Thu Hằng có bài viết: "Phát huy vai trò phản biện xã
hội của báo chí" [52]. Bài viết đã khẳng định vai trò phản biện của báo chí thể
hiện trên một số nội dung sau đây: i) Báo chí kịp thời phân tích những điểm
hợp lý và chưa hợp lý và những điểm chưa phù hợp nhằm làm cho chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng phù hợp hơn đúng đắn
hơn; ii) báo chí phát hiện những mặt tích cực, nhân tố mới điển hình đồng
thời phê phán những biểu hiện tiêu cực, hạn chế nhằm giúp cho các cơ quan
chức năng có giải pháp tích cực trong quản lý điều hành xã hội. iii) báo chí
tạo diễn đàn rộng rãi để đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia phản biện xã
24
hội mà báo chí là người tổ chức dẫn dắt khơi dậy. Những vấn đề trên mang
tính gợi mở nhiều vấn đề quan trọng có liên quan đến đề tài có ý nghĩa quan
trọng trong việc tìm hiểu chức năng phản biện xã hội của báo chí.
4) Ngày 16/6/2009, nhân kỷ niệm 84 năm Báo chí cách mạng Việt Nam
(21/6/1925 - 21/6/2009), PGS,TS.Tô Huy Rứa đã có bài phát biểu "Nhiều
phản biện của báo chí được Đảng, Nhà nước tiếp thu" [95]. Tác giả nêu bật
một số thành tích của báo chí, như: Báo chí có cách làm đúng đắn và sáng tạo
không chỉ đưa chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống
một cách kịp thời mà còn giúp nhân dân hiểu rõ về mình, tin tưởng đồng
thuận với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ, v.v.. Báo chí
cũng đề cập phân tích phản ánh với Đảng và Chính phủ những vấn đề cần
quan tâm nhất là những bất cập liên quan đến quá trình thực hiện chính sách,
các nhóm giải pháp, v.v. đồng thời kiến nghị những giải pháp thiết thực có
tính khả thi. Những phản ánh, đề xuất, kiến nghị nêu trên của báo chí đã được
Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp quan tâm. Một số kiến nghị đã được các
cơ quan liên quan tiếp thu, điều chỉnh.
Một số sách liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:
1) Cuốn sách: "Định hướng và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay", nhóm nghiên cứu do
PGS,TS.Trần Quang Nhiếp chủ trì [84]. Tập trung nêu bật những khó khăn,
thuận lợi của báo chí trong điều kiện hiện nay khi mà nước ta đang xây dựng
nền kinh tế thị trường; nhất là mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến báo
chí, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hạn chế, thiếu sót của báo chí,
trong đó có tình trạng suy giảm chất lượng văn hóa trong hoạt động báo chí
nói chung, sản phẩm báo chí nói riêng.
2) Cuốn sách: "Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính
trị khóa VIII về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí",
xuất bản do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin,
25
Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp xuất bản và phát hành [25]. Cuốn sách nêu
rõ, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với báo chí, Đảng phải không ngừng đổi
mới tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo đối với công tác báo chí. Đảng
lãnh đạo báo chí bằng việc đề ra nghị quyết, chỉ thị, định hướng quy hoạch, kế
hoạch phát triển hệ thống báo chí và định hướng nội dung thông tin, tuyên
truyền của báo chí; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan báo chí; lãnh
đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ quan báo chí. Nhà nước có trách
nhiệm thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí bằng
chính sách, pháp luật trong quản lý hoạt động báo chí. Trong quá trình lãnh
đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có bước
chuyển quan trọng trong việc đổi mới tư duy, phong cách và phương thức
lãnh đạo đối với công tác báo chí.
3) Cuốn sách: "Tăng cường lãnh đạo quản lý tạo điều kiện để báo chí
nước ta phát triển mạnh mẽ, đúng hướng" [10] đã đề cập nhiều vấn đề trong
hoạt động của báo chí nước ta trong quá trình thực hiện chỉ thị 22-CT/TW của
Bộ Chính trị khóa VIII và Thông báo kết luận 162-TB/TW của Bộ chính trị
khóa IX.
Một số đề tài khoa học liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:
1) Năm 2007, Vụ Báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì đề tài
cấp Ban/Bộ, nghiên cứu về: Chỉ đạo quản lý báo chí trong tình hình hiện nay
[124]. Đề tài đã đặt ra nhiều vấn đề trong thực tiễn phát triển của báo chí; việc
định hướng quản lý báo chí như thế nào để báo chí phát huy hiệu quả tác dụng
là kênh thông tin phản biện có hiệu quả giúp cho Đảng và Nhà nước lãnh đạo,
quản lý và điều hành xã hội ngày càng tốt hơn.
2) Năm 2009, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên
giáo Trung ương) đã có Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, nghiên cứu về
Lịch sử báo chí Việt Nam [13]. Công trình này, đã đánh giá quá trình ra đời
26
trưởng thành của nền báo chí cách mạng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò to lớn
của báo chí cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng, nhất là đóng
góp cho đường lối đổi mới của Đảng. Đây là giai đoạn mà công trình nghiên
cứu nhận định có nhiều vấn đề của cuộc sống được báo chí phản biện.
Một số luận văn, luận án liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:
1) Luận án tiến sĩ chuyên ngành CNXH khoa học về: "Đội ngũ nhà báo
Việt Nam trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN" của Chu Thái
Thành (2000) [103] đã trình bày hàng loạt vấn đề có tính lý luận liên quan đến
vị trí, vai trò, chức năng của báo chí. Tác giả đã xây dựng khái niệm “Nhà báo
- trí thức XHCN” và nhấn mạnh vốn thực tiễn cùng kinh nghiệm và lý luận là
tài sản quan trọng của các nhà báo đây là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà
báo có kiến thức để PBXH.
2) Luận án tiến sĩ triết học: "Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí
trong thời kỳ đổi mới", của tác giả Nguyễn Vũ Tiến [110] đã làm sáng tỏ các
quan niệm báo chí, quản lý báo chí, sự lãnh đạo, vị trí tầm quan trọng của
công tác quản lý báo chí, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và của Đảng về báo chí Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng
báo chí và sự lãnh đạo báo chí của Đảng ở Việt Nam; nêu lên những vấn đề
đặt ra đối với việc lãnh đạo, quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới; từ đó nêu
lên phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay.
3) Luận án tiến sĩ xã hội học của Đỗ Văn Quân (2012): "Phản biện xã
hội qua báo chí (Nghiên cứu trường hợp tờ Báo điện tử VietNamnet.VN)"
[88]. Tác giả đã đề cập và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phản biện xã
hội và PBXH qua báo chí ở Việt Nam thông qua việc phân tích trường hợp tờ
báo điện tử VietNamnet.VN trong một số năm gần đây và đưa ra các kiến
nghị, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động PBXH qua báo chí.
27
4) Luận văn thạc sĩ báo chí học của Lại Thị Hải Bình (2006): "Báo chí
với quá trình hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên" [22] chỉ ra báo chí
luôn gắn liền, đồng hành và có tác động rất lớn đến hình thành nhân cách của
học sinh, sinh viên. Từ ý nghĩa và vai trò của báo chí, tác giả đưa ra những
yêu cầu và nội dung nhiệm vụ của báo chí để tác động, xây dựng nhân cách
tốt hơn ở học sinh, sinh viên.
5) Luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học của Trần Danh Lân (2007):
"Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay"
[71] góp phần làm sáng tỏ vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh chống
tham nhũng ở nước ta hiện nay; thực trạng đấu tranh chống tham nhũng của
báo chí Việt Nam trong công cuộc đổi mới; đề ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy vai trò của báo trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay.
6) Luận văn cử nhân báo chí học của Tạ Thị Nguyệt (2009): "Báo chí
với phản biện xã hội" [82]. Tác giả đã đưa ra những khái niệm và vai trò phản
biện, PBXH; vai trò của báo chí với PBXH trong tình hình hiện nay; đánh giá
kết quả về sự tác động của báo chí với PBXH. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp
để thực hiện PBXH của báo chí.
Có thể thấy trong lĩnh vực khoa học về báo chí đã có những công trình
nghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí trên lĩnh vực kinh tế, đấu tranh
chống tiêu cực, tham nhũng, nâng cao trình độ, nhu cầu thông tin giải trí, tư
tưởng, giám sát xã hội, khai sáng, giải trí, v.v.. Tuy nhiên, ở đó chỉ tập trung
nghiên cứu chuyên ngành, hướng tiếp cận chỉ là giải quyết những vấn đề kinh
tế - xã hội, văn hoá, lối sống, v.v..
Cũng có một số bài viết, bài giảng có đề cập đến PBXH của báo chí,
song phần nhiều được thể hiện dưới dạng nêu vấn đề chứ chưa đi sâu vào
nghiên cứu cụ thể, một cách có hệ thống. Vị trí, vai trò phản biện của báo chí
trong đời sống xã hội, trong chủ trương chính sách, của Đảng và Nhà nước.
28
Tuy nhiên với những khảo sát như trên, có thể thấy rằng, vấn đề PBXH của
báo chí ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức; việc nghiên cứu nó là quá
hạn chế, nếu không nói là trống vắng. Do vậy, cần phải có những công trình
nghiên cứu sâu về vấn đề này để góp phần phát triển báo chí Việt Nam.
1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chức năng phản
biện xã hội của báo chí
Một số bài tạp chí và bài tại hội thảo khoa học liên quan đến chức
năng PBXH của báo chí:
1) PGS,TS. Hồng Vinh có bài biết: “Nhiệm vụ của Báo chí trước yêu
cầu mới của đất nước” [119]. Tác giả đã nêu lên vai trò lãnh đạo thường
xuyên của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản; sự
quan tâm theo dõi, ủng hộ và phê bình của toàn xã hội cùng với cố gắng rất
lớn của đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí. Tác giả còn chỉ ra vai trò chức
năng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước; cùng
với đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò của báo chí
trong việc xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước.
2) Ngày 22/6/2010, trên Báo Tiền Phong, tác giả Nguyễn Quang A với
bài viết: "Báo chí với phản biện" [1] đã có nhận định đáng quan tâm rằng: Sở
dĩ báo chí là một kênh quan trọng bởi vì tính công khai của nó. Ý kiến trên
báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau.
Một ý kiến độc đáo có thể gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác. Đấy là
một kênh rất hiệu quả cho lập luận công, thảo luận công về các vấn đề liên
quan đến nhiều người. Đây là những ý kiến rất đáng chú ý có thể làm cơ sở tiền
đề cho báo chí thực hiện chức năng PBXH vì tác giả cho rằng; báo chí có thể
gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác, là một kênh rất hiệu quả cho quá
trình thảo luận, tranh luận, v.v.. công về các vấn đề liên quan đến nhiều người.
3) Tại Hội thảo về Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc lấy ý
kiến nhân dân cho các dự thảo chính sách, TS. Đỗ Thịnh có tham luận: "Vai
29
trò của báo chí trong việc lấy ý kiến của nhân dân cho các chính sách lớn"
[106]. Tác giả cho rằng, Chính phủ phải luôn phải lắng nghe ý kiến của nhân
dân, báo chí là công luận “đệ tứ quyền”, một kênh quan trọng để thực hiện
công việc vô cùng quan trọng đó. Gần 30 năm đổi mới vừa qua, thai nghén ra
được những chính sách đúng, đưa lại thành công vang dội như “xé rào” trong
công thương nghiệp, “khoán 10” trong nông nghiệp, v.v.. đã là những bằng
chứng sinh động. Tác giả đã đề cấp đến việc báo chí đã phản ánh chuyển tải
những thông tin của nhân dân đến Đảng và Nhà nước, nhằm sửa đổi, điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn cơ sở. Đây là những yếu tố quan
trọng cho báo chí tham gia tích cực và “thầm lặng” phản biện đường lối,
chính sách.
4) Cũng tại Hội thảo trên, TS. Nguyễn Thu Trang có tham luận: "Báo
chí trong việc lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp góp ý cho các dự thảo
chính sách kinh tế" [112]. Tác giả cho rằng, báo chí là đầu mối lý tưởng để
phát hiện bất cập trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, từ đó cộng đồng
doanh nghiệp đề xuất các sáng kiến sửa đổi hoặc xây dựng chính sách. Báo
chí là kênh quan trọng để phổ biến về dự thảo chính sách, pháp luật trên diện
rộng là kênh thông tin quan trọng, nhanh chóng với các thông tin được đọc
bởi hàng triệu người, v.v.. Báo chí là diễn đàn trao đổi nhiều chiều về các dự
thảo chính sách, pháp luật giữa các doanh nghiệp với các tầng lớp, huy động trí
tuệ của xã hội vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Báo chí là công cụ
hữu ích để tạo dư luận và sức ép hợp lý để các cơ quan soạn thảo chính sách,
pháp luật cẩn trọng tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp và cộng đồng.
5) Còn tác giả TS. Nguyễn Quang A với tham luận: "Dân mong gì ở
báo chí trong việc đưa tin bài về các dự thảo chính sách" [2] đã nêu rõ: Thiếu
thông tin, thiếu các thủ tục minh bạch, thiếu tranh luận, thì việc lấy ý kiến nhân
dân về các dự thảo chủ trương, chính sách lớn đều không có hiệu quả. Vai trò
của báo chí là đưa tin trung thực, làm cho thủ tục được minh bạch và thúc đẩy
30
tranh luận, phản biện, phải tôn trọng các ý kiến khác nhau và chỉ được dùng lý
lẽ, lập luận để phân tích, ủng hộ hay phản biện. Theo tác giả, khâu này có lẽ
đang là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.
Một số sách liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí:
1) Cuốn sách: "Báo chí và dư luận xã hội" [36] đã lý giải 4 vấn đề khá
cơ bản về báo chí và dư luận xã hội: Bản chất dư luận xã hội; Bản chất hoạt
động báo chí; Mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội; Nhà báo
và dư luận xã hội. Tác giả chỉ rõ trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại,
báo chí và dư luận xã hội (DLXH) luôn có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng.
Theo tác giả, các luồng ý kiến, phán xét của DLXH là nội dung quan trọng mà
hàng ngày báo chí truyền thông đăng tải; và từ dư luận xã hội lại đến lượt nó
nảy sinh ra sự kiện, ý kiến, phán xét, v.v.. của DLXH. Vì thế, báo chí vừa có
thể phản ánh và biểu đạt dư luận, vừa có thể định hướng DLXH, v.v.. Đây là
công trình quan trọng làm cơ sở và tiền đề cho hình thành chức năng PBXH
của báo chí ở trình độ cao hơn.
2) Cuốn sách "Cơ sở lý luận báo chí" của PGS,TS.Nguyễn Văn Dững
[35], cho biết trong cuốn sách Lý Luận báo chí Trung Quốc đương đại của
Trình Bảo Vệ viết rằng, báo chí Trung Quốc có 3 chức năng lớn: Thứ nhất,
truyền bá thông tin - thể hiện tính chất truyền thông tin tức. Thứ hai, định
hướng dư luận - thể hiện tính chất công cụ dư luận. Thứ ba, phục vụ xã hội -
thể hiện tính chất truyền thông công cộng. Các chức năng này thể hiện đặc
tính của các cơ quan truyền thông đại chúng có tính công cộng nhằm truyền
bá tri thức, giáo dục đạo đức, quảng cáo và văn nghệ, giải trí, v.v.. Trong ba
chức năng trên cho thấy chức năng thứ hai có yếu tố của sự tương tác gây
ảnh hưởng đến công chúng và có sự kiểm soát những lợi ích khác nhau, đây
có thể được xem là cơ sở tiền đề để nghiên cứu PBXH của báo chí.
3) Cuốn sách "Báo chí các nước ASEAN" của Đặng Thị Thu Hương
[67], đã giới thiệu một cách tổng thể về quá trình hình thành và phát triển,
31
những nét tương đồng và sắc thái khác biệt của báo chí các nước ASEAN,
trong đó có vấn đề PBXH.
4) Cuốn sách: "Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua
một số sự kiện nổi bật" của ThS. Phan Văn Kiền chủ biên [70]. Tác giả cuốn
sách đã trình bày một số vấn đề về PBXH của tác phẩm báo chí trong đó nêu
bật một số đặc trưng như tạo ra thảo luận xã hội, thảo luận và thỏa thuận
thông qua đối thoại, v.v.. Tác giả cũng nêu những yếu tố cản trở quá trình
PBXH trong tác phẩm báo chí hiện đại và đề ra một số giải pháp. Tác giả
nhấn mạnh vị trí của PBXH của báo chí trong cấu trúc xã hội dân sự, trong đó
đề cập PBXH của báo chí như là cầu nối duy nhất của các thể chế trong xã hội
dân sự. Tác giả đã phân tích PBXH của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một
vài sự kiện nổi bật: “Loạt bài; “Đêm trước đổi mới”, “Mưa lũ tại Hà Nội”,
“Dự án đường sắt cao tốc” trên hai tờ báo là Vnexpress.net và Tiền phong.
Thông qua các tuyến bài đó, tác giả đã lập luận có cơ sở về tính phản biện và
nghệ thuật phản biện trong tác phẩm báo chí, làm cho chức năng PBXH ngày
càng rõ hơn trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v.. Đây là cơ sở
quan trọng giúp cho đề tài nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí.
Một số luận văn, luận án liên quan đến chức năng PBXH của báo chí:
1) Luận văn Thạc sỹ báo chí học của tác giả Mai Thúy Hường: "Báo
chí với vấn đề kiểm soát quyền lực (khảo sát qua báo in)" [68]. Tác giả đã đề
cập đến vai trò, vị trí của báo chí đối với thực thi quyền lực giai cấp cầm
quyền. Báo chí là công cụ chịu sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền song báo
chí cũng có tính độc lập tương đối của nó, chính là phản ánh các hoạt động
lãnh đạo của giai cấp cầm quyền, chỉ ra những kết quả, thành tựu đồng thời
những bất cập cần điều chỉnh. Do báo chí còn có chức năng là diễn đàn của
nhân dân cho nên mọi chính sách, quyết định được báo chí đưa tin, nhân dân
thảo luận, góp ý kiến. Thông qua chức năng báo chí của mình báo chí kiểm
soát quyền lực của cơ quan công quyền, mỗi sự kiện vấn đề đều được báo chí
đưa tin, bình luận, phân tích đánh giá.
32
2) Luận văn thạc sĩ báo chí học, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội của Tác giả Hoàng Thủy Chung với đề tài: "Tính
phản biện xã hội của tác phẩm báo chí" [30]. Tác giả đã đề cập đến các tác
phẩm báo chí có sức thuyết phục và được bạn đọc yêu quí hay không chính là
tính phản biện xã hội đến đâu. Sự cần thiết mỗi tác phẩm phải đặt tính phản
biện lên hàng đầu, vì bạn đọc luôn mong muốn ở báo chí các sự kiện, vấn đề
nóng của xã hội được xem xét nhiều chiều. Báo chí là công cụ nhanh nhất để
chuyển tải các vấn đề nóng của xã hội thông qua đó tạo cho bạn đọc diễn đàn
để phản biện nhiều chiều. Tác giả nhấn mạnh muốn phát huy dân chủ tăng
cường kiểm soát quyền lực thì mỗi tác phẩm báo chí cần phải tăng cường tính
PBXH xã hội, đây là tính khách quan. Đặc điểm chung của các nghiên cứu này
là phân tích, đánh giá và nhấn mạnh đến chức năng vai trò PBXH của các tác
phẩm báo chí. Chức năng PBXH của báo chí là một thực tiễn khách quan của
đời sống xã hội, đây được coi là chức năng riêng của báo chí. Thông qua chức
năng này báo chí thể hiện sức mạnh và uy tín của mình trong hoạt động PBXH.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên khi bàn đến PBXH của báo chí
mới chỉ tập trung đến khía cạnh góp ý kiến, phản ánh những vấn đề do cuộc
sống đặt ra có liên quan đến chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Có
những nghiên cứu, đưa ra được một số vấn đề liên quan đến PBXH của báo
chí, song chưa phân tích sâu sắc và làm nổi bật cơ sở chính trị và pháp lý,
cũng như lý luận và thực tiễn của PBXH của báo chí, do chưa đưa ra được
chức năng PBXH của báo chí, những nội dung về vai trò PBXH của báo chí,
về lý luận và thực tiễn PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỨC NĂNG PHẢN
BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LUẬN ÁN
Thứ nhất, các công trình trên đây đã đạt được một số kết quả khi
nghiên cứu về PBXH và PBXH của báo chí:
Ở các nước, những công trình nghiên cứu trên cho thấy trong xã hội
hiện đại, báo chí ngày càng quan tâm, coi trọng hơn chức năng thông tin, đây
33
là chức năng quan trọng hàng đầu, nhờ có chức năng này, xã hội có nhiều
thông tin hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của công chúng, xã hội cởi mở,
minh bạch hơn, dân chủ được phát huy và đề cao. Thông tin đa dạng, đa
chiều, phong phú làm cho cuộc sống ngày càng sinh động hơn, quan hệ giữa
người dân với các đảng phái chính trị và nhà nước gần gũi hơn.
Báo chí có tính độc lập tương đối, có khả năng và chức năng PBXH -
phản biện chính sách của nhà cầm quyền như một thực tế khách quan. Báo chí
dùng sức mạnh của nhân dân, của dư luận xã hội làm cho chính quyền phải
thay đổi chính sách (nếu có hạn chế, bất cập, sai sót), nếu không sẽ bị sụp đổ.
Báo chí thực hiện tương đối có hiệu quả chức năng PBXH, khi phản biện của
báo chí đến với nhà cầm quyền thường tạo ra những hiệu ứng tích cực. Do
vậy, vai trò kiểm soát và thực thi QLCT,QLNN của báo chí ngày càng được
tôn trọng và sử dụng có hiệu quả.
Báo chí là công cụ của giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp
thống trị, đều chịu sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của chính quyền. Báo
chí không thể không gắn với chính trị và kinh tế. Tự do báo chí, báo chí nhà
nước hay báo chí tư nhân đều phải tuân thủ pháp luật. Ở những thời điểm khác
nhau, sự thể hiện chức năng tư tưởng hay chức năng giải trí, chức năng tuyên
truyền hay chức năng PBXH, v.v. có khác nhau nhưng đều bị chi phối bởi lợi ích
chính trị và kinh tế.
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về PBXH và PBXH của báo
chí từ ở một ngành, một lĩnh vực nhất định với những cách tiếp cận khác nhau
đã bắt đầu xuất hiện. Các công trình này cho thấy, trong những năm đổi mới
gần đây hoạt động của báo chí đã có yếu tố tích cực hơn, thực hiện các chức
năng của báo chí ngày càng đầy đủ và hiệu quả hơn, dám nói những gì mà
trước kia không dám nói, dám đi nhiều hơn vào những “vùng cấm”, nhân dân
và xã hội tin tưởng ở báo chí hơn. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội được
báo chí phản biện một cách tích cực, hiệu ứng xã hội nhanh và mạnh mẽ hơn
và các nhà lãnh đạo đã chú ý lắng nghe hơn.
34
Thứ hai, các công trình trên đây chưa làm rõ vấn đề PBXH của báo chí
với tính cách là một chức năng của báo chí nói chung và ở Việt Nam nói riêng:
Các công trình nghiên cứu nêu trên về báo chí ở nước ta chủ yếu phản
ánh tình hình hoạt động của báo chí; khẳng định và bảo vệ sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; khẳng định là tiếng nói, là
diễn đàn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Những công trình nghiên cứu về
PBXH mới tập trung vào PBXH của MTTQ Việt Nam và các thành viên của
Mặt trận. Rất ít công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí. Và càng chưa có
công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về chức năng PBXH ở Việt
Nam nói riêng. Do vậy, quan niệm về chức năng PBXH của báo chí, PBXH của
bản thân báo chí hay PBXH của xã hội thông qua báo chí, những yêu cầu và
nội dung thực hiện chức năng PBXH, v.v. của báo chí còn rất khác nhau.
Từ chỗ chưa làm rõ được: i) tính tất yếu khách quan của việc khẳng
định chức năng PBXH của báo chí; ii) vị trí của PBXH của báo chí trong hệ
thống PBXH của xã hội; iii) chủ thể, khách thể và đối tượng của PBXH của
báo chí; iv) nội dung, hình thức và phương pháp PBXH của của báo chí; v)
những cơ sở chính trị - pháp lý, những cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện
chức năng PBXH của báo chí; vi) những yêu cầu và điều kiện cho việc thực
hiện chức năng PBXH của báo chí, v.v. nên chưa có công trình nào đánh giá
được thực trạng và đề xuất được phương hướng, giải pháp cho việc thực hiện
chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay.
Hơn nữa, các công trình trên tiếp cận từ các ngành khác nhau về báo
chí, song chưa thấy từ góc độ chính trị học - góc độ của môn khoa học về
quyền lực, về tổ chức và thực thi quyền lực; - góc độ thể chế, chính sách
nhằm hiện thực hóa chức năng PBXH của báo chí ở nước ta. Cụ thể hơn, qua
các tài liệu, công trình, đề tài khoa học, bài viết trên báo chí, hội thảo khoa
học và tra cứu, cập nhật thông tin, chưa có công trình nào nghiên cứu về chức
năng PBXH của báo chí, đặc biệt là tiếp cận vấn đề từ Chính trị học.
35
Tiểu kết chương 1
Sau khi khảo sát (ở mức độ nhất định) các công trình nghiên cứu về
PBXH của báo chí ở trong và ngoài nước, nhất là từ khi đất nước ta tiến hành
công cuộc đổi mới, cho thấy vấn đề PBXH nói chung và chức năng PBXH
của báo chí ở nước ta nói riêng chưa thực sự được quan tâm. Nhiều vấn đề về
khái niệm và bản chất, nội dung và hình thức, phương pháp và phương tiện,
và vai trò, v.v. . của PBXH của báo chí và thực hiện chức năng PBXH của
báo chí ở nước ta vẫn chưa được làm rõ. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã
được nghiên cứu đã có, vấn đề đặt ra cho luận án là làm sáng tỏ những cơ sở
khoa học (cơ sở lý luận và thực tiễn) của việc xác định nội hàm của khái niệm
chức năng PBXH của báo chí và báo chí ở Việt Nam; đánh giá sự cần thiết và
thực trạng, xác định quan điểm, giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năng
PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù việc nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí còn nhiều chỗ
trống, nhiều vấn đề và nhiều nội dung chưa được đề cập, chưa được luận giải
thật sự khoa học, song những kết quả nghiên cứu của các công trình đã được
khảo sát là những tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu đề tài. Tác giả luận án
kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,
các tác giả có liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên cứu chức năng PBXH của
báo chí ở Việt Nam.
36
Chương 2
LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
2.1. PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
2.1.1. Phản biện và phản biện xã hội
2.1.1.1. Phản biện
Cuộc sống con người và xã hội loài người luôn diễn ra một cách tự
nhiên, đó là loại bỏ những yếu tố sai lầm, dần tiếp thu những yếu tố tiến bộ,
hợp lý, sửa chữa và tiệm cận đến yếu tố đúng đắn và như vậy thường gọi là
phản biện. Những hành vi ban đầu mang tính tự nhiên, bột phát, đơn lẻ đó
được lặp đi, lặp lại trở thành thói quen, nếp sống của con người, cộng đồng và
xã hội. Khi xã hội phát triển đến trình độ cao, những hành vi, hành động đó
chuyển thành hoạt động tự giác, có tổ chức và dần mang tính chuyên môn,
chuyên nghiệp hơn. Đầu tiên là những hoạt động phản biện trong lao động,
sản xuất, xây dựng, tự vệ và bảo vệ cộng đồng, xã hội; sau đến là những hoạt
động phản biện trong cải tiến, phát minh, sáng chế khoa học, xây dựng đời
sống văn hóa, xã hội, nghệ thuật; cao hơn là phản biện trong xây dựng chính
sách, luật pháp, thiết lập và duy trì chế độ chính trị - xã hội và nhà nước, v.v..
Từ sự phát triển của thực tiễn cuộc sống, tư duy con người và xã hội loài
người đã có nhiều quan niệm, định nghĩa, khái quát về phản biện.
Theo nghĩa từ nguyên, phản có nghĩa là nghĩ, xét lại, theo Hán - Việt,
chữ phản gồm 5 nghĩa; 1) trái, đối lập với chữ chính; 2) trả lại, trở về; 3) nghĩ,
xét lại; 4) trở, quay; 5) trái lại, phản đối, trái lại không chịu. Biện là phân tích,
biện luận. Nếu gắn phản với biện có nghĩa là phân định xấu, tốt, trên cơ sở
phân tích, biện luận. Theo nghĩa trên, “có thể hiểu phản biện là đặt lại, xét
lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sở lập luận, phân tích một cách khách
quan khoa học có sức thuyết phục, nhằm phát hiện hoặc đưa các chính kiến
37
trở về đúng giá trị của nó. Ban đầu khái niệm phản biện thường dùng để nhận
xét, đánh giá chất lượng một công trình khoa học, sau đó dần mở rộng ra lĩnh
vực chính trị - xã hội” [55].
Trong Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Ngôn ngữ học ghi phản biện
là: “Đánh giá đúng chất lượng một công trình khoa học khi công trình được
đưa ra bảo vệ để lấy học vị của hội đồng chấm thi” [119, tr.755]. Các Từ điển
Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Nhà xuất bản Thanh Hóa, v.v. hiện nay cũng nhất trí với quan điểm trên.
Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-1-2002 củaThủ tướng Chính
phủ Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu rõ; Phản biện là hoạt động cung cấp
các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các
kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện
ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.
Theo đó, phản biện là một hoạt động khoa học, là quá trình diễn ra các
hoạt động được đảm bảo bởi những nguyên tắc chặt chẽ, gồm các khâu đánh
giá, phân tích, lập luận, thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh, khẳng định
hoặc bổ sung, bác bỏ một phần hay toàn bộ công trình nghiên cứu của cá nhân
hoặc một nhóm người. Phản biện là sự tranh luận, đưa ra lập luận khác nhau
để làm rõ đúng - sai một vấn đề nhất định. Phản biện là một hoạt động phân
tích độc lập. Đây là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm tính khách quan và
chính kiến của chủ thể phản biện. Mất đi yếu tố này thì phản biện sẽ giảm
hoặc không còn giá trị. Phản biện hoàn toàn không đồng nghĩa với phản bác,
lại càng trái ngược với bài bác, v.v.. Phản biện có những cấp độ, phương diện
khác nhau (mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao) mà đỉnh cao là phản
biện lý luận, phản biện khoa học.
2.1.1.2. Phản biện xã hội
PBXH là một vấn đề không mới, loài người đã làm quen với khái niệm
này từ rất sớm và biến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ,
38
tạo sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến. Trong thời đại ngày
nay, PBXH vẫn là một trong những vấn đề hệ trọng, là đối tượng cần nghiên
cứu, nhất là đối với các quốc gia đang phấn đấu cho nền dân chủ.
PBXH là một hoạt động mang tính khoa học, là một hành vi khoa học
trong hành động của con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động.
Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác
nhận có chất lượng khoa học đối với nó. Hơn nữa, PBXH là một khái niệm
chính trị, biểu hiện đặc trưng, chuyên nghiệp nhất của đời sống chính trị và xã
hội dân chủ.
PBXH ở Việt Nam là một hiện tượng chính trị - xã hội mới, do sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, quá trình dân chủ hóa chính trị và xã hội
trong thời kỳ đổi mới mang lại. Đến nay, hiện tượng xã hội này đã ngày càng
định hình cả về nội dung, hình thức hoạt động (trong thực tiễn) lẫn quan niệm,
khái niệm (trong lý luận).
Với tính cách là một khái niệm mới xuất hiện ở nước ta trong những
năm gần đây, nên khái niệm PBXH còn chưa được đề cập và phân tích, đánh
giá một cách đầy đủ. Tuy nhiên khái niệm PBXH đã bắt đầu thu hút sự quan
tâm của đông đảo của các thành viên trong xã hội nhất là những nhà khoa
học, chuyên gia, nhà quản lý trong đó có nhà báo.
Văn kiện Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Phát huy vai trò và tạo
điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng
đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện
vai trò giám sát và phản biện xã hội” [42, tr.4]. Theo cách giải thích các từ
ngữ trong văn kiện Đại hội X của Đảng, PBXH là sự phản biện nói chung,
nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các
nhà khoa học, chuyên gia về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính
sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục y tế,
văn hoá, môi trường, an ninh trật tự xã hội của Đảng, nhà nước và các tổ chức
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam

More Related Content

What's hot

Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoHồng Nhung (Ỉn con)
 
Tâm lí giao tiếp ứng xử
Tâm lí giao tiếp  ứng xửTâm lí giao tiếp  ứng xử
Tâm lí giao tiếp ứng xửtamlyvb2k02
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019PinkHandmade
 
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giới và Phát triển
Giới và Phát triểnGiới và Phát triển
Giới và Phát triểnMặc Vũ
 
Powerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookPowerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookNhung Lê
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]Tram Tran Thi My
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Lê Xuân
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trịxuancon
 
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa ChọnDanh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa ChọnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Chuong 3 pr
Chuong 3 prChuong 3 pr
Chuong 3 pr
 
Luận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Luận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nướcLuận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Luận văn: Cơ sở pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia ĐìnhTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Tâm lí giao tiếp ứng xử
Tâm lí giao tiếp  ứng xửTâm lí giao tiếp  ứng xử
Tâm lí giao tiếp ứng xử
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
 
Giới và Phát triển
Giới và Phát triểnGiới và Phát triển
Giới và Phát triển
 
Powerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookPowerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebook
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trị
 
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa ChọnDanh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
Danh Sách 198 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xây Dựng Đảng Được Nhiều Sinh Viên Lựa Chọn
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 

Similar to Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam

Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...jackjohn45
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...phamhieu56
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng Nam
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng NamLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng Nam
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng Nam
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí tại Quảng Nam
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí tại Quảng NamLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí tại Quảng Nam
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí tại Quảng Nam
 
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOTĐề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAYLuận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
 
BÀI MẪU luận văn quản lý nhà nước về báo chí, HAY
BÀI MẪU luận văn quản lý nhà nước về báo chí, HAYBÀI MẪU luận văn quản lý nhà nước về báo chí, HAY
BÀI MẪU luận văn quản lý nhà nước về báo chí, HAY
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
8160
81608160
8160
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
 
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOTLuận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
 
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt NamMối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN MINH CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS LÊ MINH QUÂN 2. GS,TS NGUYỄN VĂN HUYÊN HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Minh
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí 18 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra cho luận án 32 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 36 2.1. Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí 36 2.2. Chức năng phản biện xã hội của báo chí và các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 65 Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 93 3.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 93 3.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay - đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí 104 Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNCAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 138 4.1. Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 138 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 147 KẾT LUẬN 171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội DLXH : Dư luận xã hội HTCT : Hệ thống chính trị MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PBXH : Phản biện xã hội QLCT : Quyền lực chính trị QLNN : Quyền lực nhà nước XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy việc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao cả của mình. Báo chí cách mạng nước ta được xác định là công cụ chủ yếu trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước, tập hợp và đoàn kết, nâng cao và bồi dưỡng tri thức khoa học và tình cảm cách mạng trong quần chúng nhân dân. Từ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình (ở mức thấp); giữ vững ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng được mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; không chỉ đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ của báo chí nước ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước ta chỉ thực hiện
  • 6. 2 chức năng là công cụ, phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động; báo chí tuyên truyền một chiều, đường lối chính sách từ trên đưa xuống để nhân dân tiếp thu, thực hiện mà không cần và ít có ý kiến góp ý, phản hồi; nhận thức chung của xã hội cho rằng báo chí phải phản ánh đúng quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những gì trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều không thể chấp nhận, thậm chí còn bị quy kết về lập trường, quan điểm. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầu về tự do, dân chủ và thông tin trong xã hội ngày càng lớn; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng và nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng cần được công khai, minh bạch và tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân. Nhu cầu đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước ngày càng lớn, làm xuất hiện nhu cầu chính đáng của nhân dân về phản biện xã hội (PBXH). Và nhu cầu báo chí phản ánh ý kiến đóng góp cho Đảng và Nhà nước ngày càng lớn của nhân dân, của xã hội làm xuất hiện chức năng PBXH của báo chí. Từ đây báo chí nước ta một cách khách quan bắt đầu có chức năng và nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn và phức tạp là PBXH. Thời gian qua, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức có các chức năng phản biện xã hội, như của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, v.v.. Với PBXH, báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp to lớn trong việc phản ánh góp ý và kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục những hạn chế, bất cập trong chủ trương, chính sách. Do đó chức năng PBXH của báo chí ngày càng được xác định và thừa nhận. Nội dung và hình thức, phương pháp và kỹ năng PBXH của báo chí nước ta ngày càng được hình
  • 7. 3 thành và phát triển. Tuy nhiên, PBXH của báo chí còn thấp so với yêu cầu, chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế. Thực tiễn công cuộc đổi mới ngày càng định hình và làm rõ những chức năng của báo chí, trong đó có chức năng PBXH. Đến nay chức năng này được các cá nhân, tổ chức, thường xuyên đề cập, sử dụng đến thuật ngữ “chức năng phản biện của báo chí”. Đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi về nội dung này và các ý kiến tập trung cho rằng cần phải khẳng định và tăng cường chức năng này trong hoạt động báo chí. PBXH của báo chí không chỉ còn là vấn đề chính trị, pháp lý mà còn là vấn đề văn hóa (văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa đổi mới, v.v.); là vấn đề dám nghĩ và dám làm, dám tranh luận và phản biện, dám tiếp thu và sửa chữa trước yêu cầu khách quan của thực tiễn đổi mới đất nước. Ở các nước phương Tây, với sự tồn tại của xu hướng chính trị và quyền lực khác nhau, sự tranh giành ảnh hưởng và uy tín trong xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, PBXH của báo chí có vị trí và vai trò rất lớn. Trong xã hội dân chủ tư sản, ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã hội được coi là áp lực quan trọng thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước. “Sức mạnh của báo chí truyền thông chính là bắt nguồn từ sức mạnh dư luận xã hội. Do đó nói báo chí là quyền lực thứ tư thực chất là quyền lực của nhân dân của dư luận xã hội mà báo chí là kênh truyền dẫn và liên kết sức mạnh của dư luận xã hội” [35, tr.56]. Với PBXH, báo chí ở đây đã trở thành một loại quyền lực xã hội, giám sát và đối trọng với chính quyền. Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xã hội và trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì PBXH, trong đó có PBXH của báo chí càng trở nên cần thiết. PBXH nói chung và của báo chí nói riêng giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền hạn chế được những bất cập và, thậm chí, những thiếu sót, sai lầm trong quá trình xây dựng và
  • 8. 4 thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; ngăn chặn và hạn chế sự độc đoán, chuyên quyền, nạn quan liêu, tham nhũng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, ở đây, cũng có nghĩa là nghiên cứu một phương thức kiểm soát quyền lực - quyền lực chính trị (QLCT), quyền lực nhà nước (QLNN). Với chức năng PBXH, báo chí tạo diễn đàn dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia ngày càng đầy đủ vào công việc chính trị, công việc nhà nước; vào việc kiểm soát quyền lực công,; khắc phục các nguy cơ mất dân chủ, lạm quyền dẫn đến suy thoái quyền lực đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí chính là giải quyết những cơ sở lý luận và thực tiễn. Những vấn đề về quan niệm, khái niệm, bản chất của PBXH của báo chí, báo chí trong hệ thống chính trị nước ta, những tiêu chí trong hoạt động phản biện. Thực tiễn hiện nay nhiều chính sách, pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, từ dự thảo, đến ban hành và thực thi trong cuộc sống, do đó là đòi hỏi khách quan, cấp thiết hiện nay phải có phản biện của báo chí. Nhân dân luôn quan tâm, mong chờ và cùng với báo chí nhằm thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình trước chính sách của cơ quan công quyền, liên quan đến lợi ích của nhân dân. Bản thân cơ quan công quyền - chủ thể tiếp nhận phản biện cũng mong muốn được phản biện để làm cho chính sách, pháp luật đúng đắn hơn giúp hiệu lực quản lý, chỉ đạo của nhà nước có hiệu quả. Những giả thiết (những câu hỏi nghiên cứu) của luận án: Cho đến nay ở nước ta có những quan niệm khác nhau về PBXH của báo chí, vậy đâu là quan niệm có cơ sở khoa học, thực tiễn và có thể trở thành khái niệm phản ánh đúng nội hàm và bản chất PBXH của báo chí? Có hay không PBXH của báo chí và PBXH qua báo chí hay chỉ là PBXH của báo chí? Hiện nay ở nước ta, hoạt động PBXH của báo chí đã diễn ra - với những kết quả, hạn chế và khó khăn nhất định, nhưng PBXH không chỉ là nhiệm vụ
  • 9. 5 khi cần thiết của báo chí hay còn là và phải là chức năng - hoạt động thể hiện đặc tính có tính bản chất của báo chí? Đánh giá PBXH của báo chí nói chung và của báo chí ở nước ta cần theo những tiêu chí nào; PBXH của báo chí ở nước ta có mang tính phổ biến (phù hợp với thông lệ quốc tế) và tính đặc thù (phù hợp với đặc điểm của Việt Nam) hay không? Quan điểm và giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí là cần thiết nhưng những quan điểm và giải pháp ấy là gì? v) PBXH của báo chí cần được xem xét như thế nào với tính cách một phương thức thực thi QLCT và QLNN ở nước ta? Tình hình trên làm cho việc nghiên cứu vấn đề “Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay”, với tính cách một luận án tiến sĩ chính trị học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về chức năng PBXH của báo chí, luận án làm rõ thực trạng về thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra của việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu (của các tác giả trong và ngoài nước), làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án này. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm và chức năng của báo chí, của PBXH và PBXH của báo chí. Ba là, làm rõ thực trạng theo những tiêu chí xác định thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam. Bốn là, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
  • 10. 6 Bốn nhiệm vụ này sẽ được thực hiện tương ứng với 4 chương của luận án. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là việc xác định và thực hiện chức năng PBXH của báo chí trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, từ góc độ của Chính trị học - môn khoa học về quyền lực - QLCT và QLNN. Là công trình đầu tiên nghiên cứu về chức năng và thực hiện chức năng của báo chí ở Việt Nam, nên luận án tập trung hơn vào những vấn đề có tính khái quát - khái quát lý luận và thực tiễn, những chứng minh mới được khai thác ở mức độ cần thiết. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí và chức năng, nhiệm vụ trong đó có chức năng, nhiệm vụ PBXH của báo chí cách mạng, về quyền lực và thực thi QLCT, QLNN và những vấn đề có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: kết hợp lịch sử và lô gích, phân tích và tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, v.v.. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Những đóng góp mới về khoa học của luận án là: Từ góc độ của chính trị học PBXH của báo chí được xem xét với tính cách một phương thức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT, QLNN luận án đã làm rõ những vấn đề sau đây: i) khái niệm và bản chất của PBXH của báo chí; ii) những căn cứ khoa học của PBXH của báo chí và chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iii) những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả
  • 11. 7 thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iv) thực trạng (những yếu tố tác động, thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra) của việc xác định và thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; v) những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án làm sáng tỏ khái niệm và những cơ sở khoa học về tính tất yếu và cơ chế thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt nam. Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học, Báo chí học và những bộ môn khoa học có liên quan. 6.2. Ý nghĩa thực thực tiễn Luận án góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy, QLCT, QLNN của nhân dân ngày càng được kiểm tra, kiểm soát thực chất hơn. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách và pháp luật về chức năng PBXH của báo chí. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 12. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, đề tài, sách báo, bài viết ở trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn về chức năng, nhiệm vụ PBXH của báo chí dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là những vấn đề lý luận và phương pháp cơ bản, có giá trị, làm cơ sở và định hướng cho quá trình nghiên cứu của luận án. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phản biện xã hội Ở Mỹ, trong các cuốn sách: "The Governmental Proceses" (Các quá trình chính phủ) của David B.Truman [127] và "Dilemmas of Pluralistdemocracy" (Những nan giải của nền dân chủ đa nguyên) của Robert A.Dahl [139], các tác giả của nó - những người theo chủ nghĩa đa nguyên đã tập trung phân tích sự hình thành của các nhóm lợi ích, các tổ chức chính trị xã hội cùng với các quá trình chính trị nhà nước. Theo đó, trong xã hội hầu hết mọi người dân đều tham gia vào các nhóm tổ chức với những lợi ích khác nhau, nên mỗi nhóm lợi ích đều có xu hướng phân chia từ bên trong để nắm chắc một phần quyền lực phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Vì vậy, định hướng tổng thể đối với chính sách công là kết quả của hàng loạt những ảnh hưởng từ các nhóm lợi ích đến chính phủ - mà không có một nhóm nào ảnh hưởng tuyệt đối. Các tác giả đánh giá cao vai trò to lớn của các nhóm lợi ích trong việc ảnh hưởng đến quá trình chính sách và ngay cả bản chất nhà nước nhìn theo giác độ này cũng chính là một nhóm lợi ích. Vì vậy toàn bộ quá trình chính trị là quá trình tương tác, kiềm chế đối trọng giữa các nhóm, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Các tác giả thừa nhận rằng, các tổ chức và các thể chế có xu
  • 13. 9 hướng đề cao lợi ích làm cho chính sách công có thể bị khống chế bởi một vài nhóm lợi ích nào đó có sức mạnh về tổ chức và có nguồn lực; hoặc nó cũng có thể bị lôi kéo, giằng co giữa các đối thủ ngay trong khu vực nhà nước. Quá trình hoạch định, quyết định, chính sách luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; sự cạnh tranh chính trị, các chiến lược vận động tranh cử, lợi ích nhóm, lợi ích quốc gia và PBXH được hình thành từ đây. Trong cuốn sách: "Interpetation and Social Criticism" (Chú giải và phản biện xã hội), của Michael Walzer [136] đã phân tích làm sáng tỏ hoạt động PBXH, đồng thời đưa ra một khuôn khổ triết lý để phân tích PBXH là một hoạt động xã hội. Cuốn sách phản ánh thực tiễn phản biện xã hội, giải thích nó và việc hình thành các chuẩn mực đạo đức của PBXH. Nội dung cuốn sách còn đề cập đến tranh luận quan niệm đương đại khác nhau về PBXH, lý thuyết và vai trò của trí thức trong việc hình thành các PBXH và tạo nên sự thay đổi xã hội thông qua PBXH. Trên nền tảng chung này, PBXH được nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau, cấp vĩ mô là sự hình thành, phát triển các lý thuyết, hệ tư tưởng đang giữ vai trò chủ đạo trong xã hội; ở cấp độ vi mô là sự phê bình, phản ánh, chỉ trích đường lối chính sách cụ thể của nhà nước hoặc các hoạt động của nhà nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, trên cơ sở cách nhìn nhận xem xét, đánh giá và hướng tiếp cận khác nhau. Trong cuốn sách: "Interest Group Politis" (Chính trị của các nhóm lợi ích), Ssecond edition của Allan J. Cigler [125], các tác giả nghiên cứu vai trò của các nhóm lợi ích trong quá trình hoạch định chính sách công, từ việc cung cấp thông tin, dữ liệu phản ánh nhiều chiều, khía cạnh khác nhau của vấn đề chính sách đến sự bình luận, chỉ trích phê phán của các nhóm, phương tiện truyền thông và dư luận. Các nhóm cũng tập trung sự chú ý và thu hút ngày càng đông đảo sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học các học giả vào những vấn đề của mình về đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và các ủy ban trong quá trình hoạch
  • 14. 10 định chính sách cũng có thể dẫn tới sự đồng thuận giữa nhóm lợi ích và các quan chức nhà nước. Các nhóm lợi ích có thể cam kết ủng hộ nhất định về phiếu cử tri, sự quyên góp tài chính cho hoạt động đảng phái, vận động tranh cử và đổi lại các nhà lập pháp ở các ủy ban có thể ra những quyết sách, quyết định thiên vị cho lợi ích của nhóm này. Ở đây PBXH được xem như một phương thức giải quyết mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích. Những công trình trên đây đều thể hiện quan điểm cho rằng, phản biện xã hội là yêu cầu khách quan của bất kỳ hệ thống QLNN nào; nếu quyền lực không được kiểm soát thì dẫn đến lạm quyền, quyền lực sẽ bị tha hóa. Tuy nhiên, vấn đề PBXH, chức năng PBXH của báo chí chưa được các nhà tư tưởng nêu lên trên cả hai phương diện: một là, đặt vấn đề nghiên cứu khoa học về phản biện; hai là, các hoạt động thực tiễn của phản biện nói chung và chức năng PBXH của báo chí nói riêng. Do vậy, đây còn là một trong những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm sáng tỏ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện xã hội của báo chí - Ở Nga, Víchto Aphanaxép, tác giả của cuốn sách: "Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư" [3] đã đề cập và làm rõ khái niệm quyền lực của của báo chí, nêu sự ra đời của báo chí, vị trí, vai trò to lớn của báo chí trong các thể chế chính trị. Khái niệm đó có ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh chi phối, tác động của báo chí đối với đời sống xã hội. Cuốn sách đề cập và làm rõ hơn việc các nhà lãnh đạo đã sử dụng báo chí trong xử lý công việc, coi đó như là một quyền lực để lãnh đạo kinh tế, chính trị, xã hội. Tác giả chỉ ra, ở nhiều nước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập của Môngtétxkiơ. QLNN phân bổ cho hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc độc lập - ngang bằng - chế ước lẫn nhau, nhằm mục đích phòng ngừa lạm dụng quyền lực. Vì vậy, quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và định hướng đường đi cho báo chí trong quan hệ với HTCT.
  • 15. 11 A.A. Grabennhicốp cho xuất bản cuốn sánh: "Báo chí trong kinh tế thị trường" [48]. Tác giả đã đề cập các đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị trường; những phương diện hoạt động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quan hệ giữa ban biên tập và độc giả - khán, thính giả; quy trình tổ chức in ấn, xuất bản báo; những thể loại báo chí, v.v.. Tác giả đề cập đến báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc quản lý xã hội về mặt chính trị - xã hội. Muốn tồn tại được trong nền kinh tế, báo chí phải biến đổi theo nó, tuy nhiên vấn đề là làm sao tìm được cho mình một hướng đi thích hợp. Báo chí cần trung thực, phản ánh một cách nhanh nhạy chính xác và đặc biệt những người cầm bút phải hết sức phòng, tránh trước những cám dỗ và cạm bẫy từ cuộc sống. Cuốn sách nêu tương đối chi tiết những kiến thức nghiệp vụ làm báo, giúp cho những nhà báo nhanh chóng nâng cao nghiệp vụ phát triển nghề nghiệp của mình. M.I.Sotak (2003) đã xuất bản cuốn sách: "Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạo đức" [97]. Tác giả đã đề cập đến tính thời sự báo chí, mối quan hệ giữa đạo đức nhà báo trong nghề viết phóng sự. Tác giả cho rằng, cần đẩy mạnh hơn tính chuyên nghiệp cho nhà báo, đồng thời nêu vấn đề giáo dục đạo đức trong phóng viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối với phóng viên. Tác giả nhấn mạnh đến bản thân mỗi người làm báo, mỗi tòa soạn phải phát huy trách nhiệm để nâng cao chất lượng đáp ứng mong muốn của bạn đọc. A.A.Chertưchơnưi (2004) xuất bản cuốn sách: "Các thể loại báo chí", [28]. Cuốn sách đã nêu và làm sáng tỏ phần lý luận chung về các yếu tố hình thành thể loại trong báo chí; đồng thời trình bày rõ hơn những khía cạnh, nội dung chính của các thể loại báo chí được phân theo tính chất của các thể loại
  • 16. 12 tin, thể loại phân tích, thể loại chính luận - nghệ thuật. Đặc biệt, mỗi thể loại được minh họa bằng nhiều bài viết hấp dẫn đã đăng tải trên báo và tạp chí ở Nga nhằm người đọc có thể hình dung trực quan về diện mạo các thể loại báo chí một cách sắc nét. E.P. Prô kôrốp (2004) cho xuất bản cuốn sách: "Cơ sở lý luận báo chí", [86]. Cuốn sách khái quát về lý luận nghiệp vụ báo chí, đưa ra khái niệm về nghề nghiệp làm báo và đặc thù của hoạt động báo chí. Cuốn sách đưa ra những quan niệm và cách tiếp cận khái niệm báo chí; báo chí trong mối quan hệ gia cấp cầm quyền và nhà nước; vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội; đặc điểm của báo chí; bản chất hoạt động báo chí; đối tượng và cơ chế hoạt động của báo chí; các chức năng cơ bản của báo chí và tự do báo chí được xem là nền tảng lý thuyết báo chí. Trong cuốn sách có thể thấy được vai trò của báo chí đối với xã hội trong đó có các chức năng của báo chí, mặc dù báo chí chịu sự chi phối của nhà nước nhưng báo chí có tính độc lập tương đối là kết lối sức mạnh của nhân dân và DLXH đây là vấn đề được đề tài rất quan tâm. - Ở Trung Quốc, năm 2005, Bùi Phương Dung xuất bản cuốn Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [34]. Cuốn sách chủ yếu phân tích khái niệm công tác tư tưởng, vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, trong đó có lĩnh vực báo chí. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc coi tuyên truyền tư tưởng của Đảng là một phương tiện giáo dục, động viên quần chúng nhân dân và mang tính chính trị rất cao, có đặc điểm là công khai rộng rãi, kịp thời, nhanh nhạy, có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào trong quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất và biến thành hành động thực tế của quần chúng; có thể phản ánh một cách rộng rãi ý kiến, tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của quần chúng; có thể kịp thời truyền bá tin tức trong nước và thế giới, trực tiếp tác động tới tư tưởng, hành vi và xu hướng chính trị của quần chúng, hướng dẫn, khích lệ, động viên, tổ
  • 17. 13 chức quần chúng phấn đấn thực hiện lợi ích căn bản của mình. Tác giả nhấn mạnh công tác tư tưởng, trong đó có báo chí phải kịp thời tổng kết kinh nghiệm và rút ra từ thực tiễn những hoạt động góp ý kiến, phê bình của báo chí đối với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Năm 2007, trên Tạp chí Học tập và Nghiên cứu lý luận, số 8, Điền Trung Mẫn có bài Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới [77], đề cập đến vai trò quan trọng của báo chí trong công cuộc xây dựng xã hội hài hòa, khẳng định báo chí là thế mạnh chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là trong thời kỳ xã hội tiến hành cải cách. Nhấn mạnh, báo chí là một phần quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội hài hòa XHCN. Trong điều kiện xã hội hiện nay, mở rộng dân chủ tự do tiến bộ báo chí có sức mạnh nhất định, báo chí là diễn đàn quan trọng để xã hội trao đổi phản biện với Đảng và Nhà nước; tăng cường tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân để xây dựng chủ trương chính sách. Tác giả cũng nêu rõ chức năng của báo chí là phải bám sát thực tế, bám sát quần chúng, bám sát cuộc sống, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, cố gắng vận dụng nhiều hình thức và cần tăng cường cải tiến công tác báo chí. - Năm 2009, trên Tạp chí Pháp chế Chính phủ, số 31, Lý Diệu Bác có bài Công tác tư tưởng cần tăng cường đổi mới và tính thời đại [15], cho rằng, báo chí muốn giàu tính đổi mới thì phải tạo dựng quan niệm mới, hình thành cơ chế mới, tiến hành sắp xếp, đổi mới một cách tổng thể; vận dụng hình thức mới, tiến hành đổi mới phương thức, cách làm tự do cởi mởi hơn, sâu hơn. Qua nghiên một số công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các tác giả Trung Quốc đã đề cập đến hoạt động của báo chí thể hiện, vai trò vị trí, nhiệm vụ chức năng của báo chí. Nhằm nâng cao chất lượng của báo chí trong tình hình mới khi mà dân chủ ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng được nâng nên báo chí Trung Quốc đang được quan tâm đầu tư rất lớn cả về cơ chế chính sách lẫn con người, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ truyền
  • 18. 14 thông bảo đảm nhanh nhất, đúng đắn đầy đủ khách quan nhất. Sự ra đời của các tập đoàn truyền thông có ý nghĩa to lớn trong việc cạnh tranh thông tin, làm cho thông tin hay và hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Trong quá trình phát triển, báo chí Trung Quốc cũng luôn quan tâm tới nâng cao chất lượng báo chí bằng việc tăng cường tính dân chủ, tự do phản biện xã hội của báo chí về những vấn đề mà bạn đọc quan tâm nhất là những chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm mở rộng dân chủ thu hút sự quan tâm chú ý của người dân về những vấn đề bức xúc - Ở Tây Ban Nha, nét nổi bật của báo chí là tự do báo chí, báo chí tư nhân ra đời, thông tin trên báo chí nhanh nhạy có sự cạnh tranh thông tin, trợ giúp của Chính phủ khi báo chí tuyên truyền cho Chính phủ. Tờ báo Mundo Obrero (Báo Thế giới Công nhân) là cơ quan ngôn luận của cả PCE và IU (Đảng Cộng sản Tây Ban Nha), có trụ sở chính tại Thủ đô Madrid. Qua trao đổi với ông Tổng biên tập được biết tờ báo ra đời cách đây gần 100 năm, Báo Mundo Obrero có nhiều đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha. Hiện nay, Báo tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: đấu tranh phê phán chủ nghĩa tự do mới; chống lại nền chuyên chế của thị trường; bình luận, phê phán những chính sách kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người lao động; bảo vệ công lý, dân chủ, an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động tờ báo khó tiếp cận thông tin dẫn đến thiếu thông tin hay không được thông tin đầy đủ. Tờ báo Elpaís, theo Tổng biên tập, báo Elpaís, ra đời cách đây đã 30 năm, tờ báo lớn có uy tín với độc giả. Báo Elpaís có chất lượng, uy tín, được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận. Ở Tây Ban Nha các tờ báo nào ủng hộ chính phủ được cấp một phần kinh phí còn các báo khác được cấp ít hoặc không, tự hạch toán. Nhưng không phải báo chí nói hay cho chính phủ mà được nhân dân đón đọc vì tự do của người dân là sự lựa chọn thuộc về họ
  • 19. 15 khi mà lợi ích được bảo đảm. Có thể thấy, tự do báo chí cũng có mức độ, tùy thuộc vào chính phủ, nhưng đương nhiên báo chí có tính phản biện cao. Theo Arturo Escobar (1995), báo chí trong thực hiện các chức năng, nhất là về chức năng phản biện xã hội là động lực xây dựng đất nước. Theo nghiên cứu này, báo chí được coi là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn hóa và lối sống. Trong các loại hình thông tin và giải trí thì báo chí được xem là phương tiện quan trọng để cung cấp thực tế khách quan và những phân tích liên quan đến thực tiễn cuộc sống (Pye.L.W, 1963). Qua đây có thể thấy chức năng phản biện xã hội báo chí, có vai trò quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội tự do, dân chủ. Thực ra, báo chí có chức năng phản biện xã hội một cách mạnh mẽ tạo diễn đàn rộng rãi thu hút sự tham gia của xã hội về thông tin phản hồi chính sách giữa người dân và nhà nước[91]. - Ở Anh, Theo BBC News, làm gì thì làm, BBC không đi khỏi các nguyên tắc đã thành luật định trong Hiến chương Hoàng gia, luật Viện Cơ Mật của Hoàng gia Anh đặt ra làm nền tảng cho nghề báo BBC. Đó là tính bất thiên vị, chính xác và không có nghị trình chính trị (tiếng Anh, đó là 'no political agenda'). Vẫn theo James Harding, chính trong thời đại chạy tin qua các kênh liên tục, trực tiếp, các trang web, trang Twitter nhanh chóng, thì "cách làm tin chậm, có kỷ luật và điều tra kỹ càng (meticulous investigations), cũng như cách phân tích kiên trì lại càng làm tin bài nổi bật lên". Trên lý thuyết, BBC không phải cạnh tranh về khán thính giả như báo chí thương mại nên không phải vội vã rượt đuổi theo tin tức giật gân, nóng hổi. Mặt khác, công chúng đến với BBC là vì sự tin cậy và chất lượng chứ không phải vì tốc độ. Một số bài viết gửi tham gia Diễn đàn của BBC thể hiện quan điểm riêng của tác giả, ở đây thể hiện tính khách quan trong thực hiện chức năng của báo chí. Sản phẩm của BBC là bao gồm các chương trình và thông tin trên ti vi, trên đài phát thanh và trên internet, wikipedia. Đây có thể nói là tờ báo có
  • 20. 16 chức năng phản biện cao đảm bảo khách quan khoa học thu hút nhiều độc giả. PBXH của báo chí Anh, cũng như ở các nước phương Tây, là vấn đề hiển nhiên và không mới. Dân chủ phương Tây phát triển tương đối sớm và dân chủ đã trở thành máu, thịt của thể chế chính trị. Họ không bàn và nói đến vấn đề phản biện xã hội của báo chí. Để có thể kế thừa những yếu tố hợp lý, cái mới trong PBXH của báo chí phương Tây, phục vụ cho phát triển nền báo chí cách mạng nước ta, cần nghiên cứu sâu hơn về sự phản biện đó trên cơ sở cơ chế và luật pháp. - Ở Myanmar, báo chí đã có những bước tiến vượt bậc về tự do báo chí. Cơ quan Đăng ký và Giám sát Báo chí Myanmar cho biết, từ ngày 20/8/2012, Myanmar sẽ bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, các phóng viên không còn phải nộp bài cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước trước khi đăng nữa, v.v.. Tháng 9/2012, Thứ trưởng Bộ thông tin Myanmar Ye Htut thừa nhận trong quá khứ, báo chí nhà nước chỉ đăng tin một chiều của chính phủ và quốc hội. Nhưng rồi đây, báo chí Myanmar sẽ được phép chỉ trích chính sách của nhà nước. Myanmar đồng thời cho phép các nhà báo viết các chủ đề chính trị xã hội gây tranh cãi - một điều chưa từng thấy trong thời gian quân đội cầm quyền ở nước này. Khoảng 300 tờ báo và tạp chí đăng tải các vấn đề ít nhạy cảm hơn cũng được phép in mà không cần kiểm duyệt trước. Như vậy, báo chí Myanmar được tự do hơn trong việc tham gia vào các hoạt động của đất nước, trong đó có việc chuyển tải các chính sách kể cả chỉ trích chính sách của nhà nước. Thông qua tự do báo chí quyền của người dân được mở rộng và đề cao, và việc chính phủ lắng nghe, tiếp thu là điều kiện tốt nhất để xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi chính sách tốt hơn. - Ở Malaysia, theo John Lent (1976), tất cả chính phủ của các quốc gia châu Á đều cho rằng cần phải hạn chế tự do của báo chí. Hơn một thập kỷ sau, cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội của báo chí trong sự so sánh với tự do của họ; rằng tư tưởng
  • 21. 17 phương Tây về tự do báo chí tuyệt đối không thể tồn tại trong thực tế. Báo chí cần có tự do, nhưng tự do cần phải gắn với trách nhiệm, trong chừng mực nào đó báo chí được xem là sự đe dọa tiềm ẩn của dân chủ thì nó cần được phép hoạt động mà không có sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên khi báo chí có biểu hiện lạm quyền lực thì một chính phủ dân chủ cần có trách nhiệm điều chỉnh nó cho đúng. Chính phủ đã có 3 yêu cầu đối với báo chí Malaysia: thứ nhất, tránh đề cập hay khơi gợi những vấn đề có thể gây kích động đến tình cảm dân tộc; thứ hai, thận trọng khi phản ánh đến vấn đề liên quan đến tôn giáo; thứ ba, báo chí phải tham gia vào chủ quyền lãnh thổ về mặt địa lý quốc gia. Tóm lại, với cách tiếp cận khác nhau, ở nước ngoài nhiều tác giả đã đề cao vai trò của báo chí, coi báo chí là quyền lực thứ tư trong các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp đề cao tự do báo chí trong sự phát triển của xã hội. Nhưng thực chất, báo chí không phải là tất cả, mà báo chí luôn bị chi phối, kiểm soát bởi chính phủ, nhà nước, chính điều này đã làm hạn chế chức năng phản biện của báo chí. Tuy nhiên, về mặt luật pháp ở một số nước, hệ thống luật pháp đã có nhiều điều rõ ràng, và dân chủ quyền tự do của công dân được qui định khá đầy đủ; về tự do báo chí, tự do ngôn luận được tôn trọng. Những cơ sở chính trị, pháp luật và xã hội đã tạo điều kiện cho báo chí thực hiện phản biện chính sách một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, chính phủ, nhà nước cũng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện của báo chí để điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn lợi ích của các giai cấp trong xã hội. Khái niệm PBXH của báo chí được các nhà nghiên cứu, các nhà báo đưa ra với các lý thuyết khác nhau không đề cập trực tiếp vào chức năng PBXH của báo chí, mà ở đó mỗi quan điểm có cách tiếp cận và lý giải khác nhau dựa trên các quan niệm khác nhau về dân chủ, vai trò và tự do báo chí trong đời sống xã hội nói chung và PBXH của báo chí nói riêng. Tự do báo chí và sự phát triển của báo chí chính là một trong những yếu tố quan trọng để
  • 22. 18 đo lường sự phát triển của xã hội và dân chủ trong xã hội. Người ta thấy một vấn đề có tính quy luật là, báo chí phát triển nhờ tích cực tham gia vào quá trình PBXH, nhất là phản biện đường lối và chính sách quốc gia. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí với những tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về chức năng PBXH của báo chí dưới góc độ Chính trị học. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội Một số bài tạp chí liên quan đến phản biện xã hội: 1) Tháng 12/2006, trên Tạp chí Xây dựng Đảng, tác giả Đỗ Duy Thường có bài: "Phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh" [109]. Tác giả cho rằng, phản biện trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được hiểu là hoạt động nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định và kiến nghị bằng văn bản đối với các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Nhà nước khi được yêu cầu. Sự phản biện làm giảm thiểu những thiếu sót, sơ hở trong việc xây dựng, ban hành các văn bản luật. 2) Trên Tạp chí Cộng sản số 17/2006, tiến sĩ (TS)Trần Đăng Tuấn có các bài viết: "Phản biện xã hội: Một số vấn đề chung và bài Phương thức phản biện xã hội" [114]. Ở đó tác giả quan niệm PBXH là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó. Phản biện xã hội dựa vào các lập luận, phân tích từ một góc nhìn, một hệ thống công cụ với góc nhìn và hệ thống công cụ đã dùng ở đề án xã hội. PBXH thực hiện chủ yếu ở hai trường hợp: một là, đối với các dự thảo chủ trương, chính sách; hai là, phát hiện các điểm chưa hoàn thiện, thậm chí sai sót, hoặc không còn phù hợp với đường lối chính sách, quy định pháp lý, v.v. đang được thực hiện trong thực tế, để lực lượng cầm quyền có điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi chính sách cho phù hợp.
  • 23. 19 3) Năm 2006, trên Tạp chí Mặt trận số 37, TS.Hoàng Hải có bài: "Phát huy vai trò của MTTQ trong phản biện xã hội và giám sát xây dựng Đảng" [50]. Tác giả cho rằng, nội dung PBXH mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện là phản biện những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chức bộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đối với gia cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài. Đối tượng nhận được phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân là cơ quan tổ chức của HTCT. Một số sách liên quan đến phản biện xã hội: 1) Cuốn sách: "Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam" [5]. TS.Nguyễn Thọ Ánh cho rằng: Giám sát PBXH là yêu cầu khách quan, mang tính phổ biến trong việc vận hành quyền lực chính trị nhà nước dân chủ. Nó là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát quyền lực nhằm khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực nhà nước. Hoạt động giám sát ở nước ta cho đến nay, về thực chất, chủ yếu nằm trong hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước mà cụ thể là Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Hoạt động này cùng với hoạt động kiểm tra của Đảng, hoạt động thanh tra của chính quyền làm thành hệ thống kiểm soát quyền lực từ bên trong hệ thống chính trị. Hoạt động giám sát phản biện xã hội tuy được Đảng và Nhà nước qui định nhưng nhìn chung chưa phát huy tác dụng góp phần kiểm soát quyền lực. Hệ thống giám sát và PBXH ở nước ta gồm nhiều chủ thể, trong đó Mặt trận tổ quốc có vai trò quan trọng đặc biệt. Từ cách đặt vấn đề và đi đến nội dung của tác giả Nguyễn Thọ Ánh, có thể thấy trong hệ thống PBXH ở nước ta còn có báo chí tham gia PBXH và nó cũng nằm trong hệ thống kiểm soát quyền lực từ “bên trong” HTCT. Một số đề tài khoa học liên quan đến phản biện xã hội: 1) Trong đề tài khoa học: 01X-11/02-2009-1 do PGS,TS. Phạm Xuân Hằng làm chủ nhiệm: "Xây dựng cơ chế phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
  • 24. 20 quốc thành phố Hà Nội nhằm phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô" [51]. Tác giả của đề tài đã nêu khái niệm PBXH và phân biệt giữa PBXH và một số hoạt động xã hội khác; khái niệm cơ chế PBXH; các nguyên tắc PBXH. Tác giả chỉ ra thực trạng PBXH của MTTQ thành phố Hà Nội thời gian qua, hạn chế và nguyên nhân. Tác giả cho rằng PBXH thực chất là phát huy năng lực sáng tạo quyền làm chủ của nhân dân thể hiện qua việc tham gia hoạch định và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện PBXH là góp phần mở rộng dân chủ; nhân dân tham gia PBXH với tư cách vừa là người chịu sự lãnh đạo, vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện vừa là người thụ hưởng. Một số luận văn, luận án liên quan đến phản biện xã hội: 1) Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Như Hoa: "Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam ở nước ta hiện nay" [58]. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phản biện xã hội và vai trò của MTTQ Việt Nam trong PBXH. Bước đầu xác định tiêu chí đánh giá chất lượng phản biện của MTTQ Việt Nam. Đánh giá khái quát chất lượng phản biện của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong đó tác giả có đề cập đến báo chí là một phương thức PBXH rất quan trọng và nổi bật, xuất phát từ chức năng của báo chí phản ánh hiện thực đời sống xã hội, định hướng dư luận xã hội có sức mạnh phản biện chính sách của Nhà nước. Tác giả nhấn mạnh báo chí chỉ phát huy tốt vai trò tác dụng trong điều kiện một xã hội dân chủ, tự do ngôn luận đồng thời phụ thuộc vào bản lĩnh, dũng khí của chính báo chí Có thể nói, từ Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng (1991) đến nay, với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, dân chủ XHCN được coi trọng và quan tâm nhiều hơn, đã đặt nền móng cho những tư tưởng phản biện. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước,
  • 25. 21 Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ ra: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát phản biện xã hội” [42, tr.4]. Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Văn kiện Đại hội X cũng xác định: “Xây dựng qui chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả công tác tổ chức cán bộ” [42, tr.135]. Với Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội [26]. Trong Chương III của Quy chế này nêu rõ nhiều vấn đề quan trọng về PBXH ở nước ta hiện nay, theo đó: Đối tượng phản biện xã hội là các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Nội dung PBXH chính là sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo. Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương. Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo. Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo. Phạm vi phản biện xã hội; MTTQ Việt Nam chủ trì PBXH đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì PBXH đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ PBXH.
  • 26. 22 Chủ thể phản biện xã hội: Xây dựng kế hoạch PBXH phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện. Tổ chức đối thoại với cơ quan, tổ chức có yêu cầu phản biện khi cần thiết. Gửi kết quả phản biện bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện. Chịu trách nhiệm về những nội dung phản biện của mình. Bảo đảm bí mật nội dung thông tin phản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có). Gửi văn bản dự thảo và cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết đến chủ thể phản biện. Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia đối thoại theo yêu cầu của chủ thể phản biện. Trả lời bằng văn bản với chủ thể phản biện về việc tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản) các ý kiến phản biện của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản, v.v.. Sau thời gian dài nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các cơ quan chức năng đã đưa ra những quan điểm cơ bản về PBXH. Trước hết nó được thể hiện ở các văn kiện của Đảng từ văn kiện Đại hội X đến nay quy định MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội có chức năng PBXH. Có thể nói đây là bước tiến mới về chất trên con đường đổi mới mở rộng dân chủ ở nước ta, thực thi QLNN thuộc về nhân dân. Báo chí nước ta là một bộ phận trong HTCT, một tổ chức thành viên trong tổ chức MTTQ, do đó báo chí cũng thực hiện chức năng PBXH. Tuy nhiên, sự quy định đối với báo chí có chức năng phản biện xã hội của các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn chưa cụ thể và rõ ràng; có chăng chỉ là sự vận dụng, liên hệ cho hoạt động PBXH của báo chí, cho nên trong quá trình PBXH báo chí hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức và thực tiễn PBXH của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là những cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết, có thể tham khảo cho việc nghiên cứu về chức năng PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay.
  • 27. 23 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội của báo chí Một số bài tạp chí liên quan đến phản biện xã hội của báo chí: 1) Tác giả, TS.Lưu Văn Kiền có bài: "Báo chí - công cụ sắc bén của công tác tư tưởng" [69]. Tại đây, tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của báo chí trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; chỉ ra phương hướng, mục tiêu cần thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của báo chí trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng là xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ công tác tư tưởng và dựa trên những căn cứ khoa học - thực tiễn. Tác giả đã nêu định hướng tuyên truyền trong hoạt động báo chí là một khâu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, một yếu tố trong nội hàm Đảng lãnh đạo báo chí; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện việc định hướng thông tin, định hướng tuyên truyền trong hoạt động báo chí đạt hiệu quả cao. 2) Tác giả Hà Đăng có bài: "Nâng cao công tác báo chí của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh" [46]. Qua việc nêu lên tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, tác giả đã nêu lên một số nhiệm vụ trước mắt và giải pháp tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước đối với báo chí. 3) Tác giả Đinh Thu Hằng có bài viết: "Phát huy vai trò phản biện xã hội của báo chí" [52]. Bài viết đã khẳng định vai trò phản biện của báo chí thể hiện trên một số nội dung sau đây: i) Báo chí kịp thời phân tích những điểm hợp lý và chưa hợp lý và những điểm chưa phù hợp nhằm làm cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng phù hợp hơn đúng đắn hơn; ii) báo chí phát hiện những mặt tích cực, nhân tố mới điển hình đồng thời phê phán những biểu hiện tiêu cực, hạn chế nhằm giúp cho các cơ quan chức năng có giải pháp tích cực trong quản lý điều hành xã hội. iii) báo chí tạo diễn đàn rộng rãi để đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia phản biện xã
  • 28. 24 hội mà báo chí là người tổ chức dẫn dắt khơi dậy. Những vấn đề trên mang tính gợi mở nhiều vấn đề quan trọng có liên quan đến đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu chức năng phản biện xã hội của báo chí. 4) Ngày 16/6/2009, nhân kỷ niệm 84 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2009), PGS,TS.Tô Huy Rứa đã có bài phát biểu "Nhiều phản biện của báo chí được Đảng, Nhà nước tiếp thu" [95]. Tác giả nêu bật một số thành tích của báo chí, như: Báo chí có cách làm đúng đắn và sáng tạo không chỉ đưa chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống một cách kịp thời mà còn giúp nhân dân hiểu rõ về mình, tin tưởng đồng thuận với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ, v.v.. Báo chí cũng đề cập phân tích phản ánh với Đảng và Chính phủ những vấn đề cần quan tâm nhất là những bất cập liên quan đến quá trình thực hiện chính sách, các nhóm giải pháp, v.v. đồng thời kiến nghị những giải pháp thiết thực có tính khả thi. Những phản ánh, đề xuất, kiến nghị nêu trên của báo chí đã được Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp quan tâm. Một số kiến nghị đã được các cơ quan liên quan tiếp thu, điều chỉnh. Một số sách liên quan đến phản biện xã hội của báo chí: 1) Cuốn sách: "Định hướng và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay", nhóm nghiên cứu do PGS,TS.Trần Quang Nhiếp chủ trì [84]. Tập trung nêu bật những khó khăn, thuận lợi của báo chí trong điều kiện hiện nay khi mà nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường; nhất là mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến báo chí, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hạn chế, thiếu sót của báo chí, trong đó có tình trạng suy giảm chất lượng văn hóa trong hoạt động báo chí nói chung, sản phẩm báo chí nói riêng. 2) Cuốn sách: "Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí", xuất bản do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin,
  • 29. 25 Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp xuất bản và phát hành [25]. Cuốn sách nêu rõ, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với báo chí, Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo đối với công tác báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc đề ra nghị quyết, chỉ thị, định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí và định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền của báo chí; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan báo chí; lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ quan báo chí. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí bằng chính sách, pháp luật trong quản lý hoạt động báo chí. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có bước chuyển quan trọng trong việc đổi mới tư duy, phong cách và phương thức lãnh đạo đối với công tác báo chí. 3) Cuốn sách: "Tăng cường lãnh đạo quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, đúng hướng" [10] đã đề cập nhiều vấn đề trong hoạt động của báo chí nước ta trong quá trình thực hiện chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII và Thông báo kết luận 162-TB/TW của Bộ chính trị khóa IX. Một số đề tài khoa học liên quan đến phản biện xã hội của báo chí: 1) Năm 2007, Vụ Báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì đề tài cấp Ban/Bộ, nghiên cứu về: Chỉ đạo quản lý báo chí trong tình hình hiện nay [124]. Đề tài đã đặt ra nhiều vấn đề trong thực tiễn phát triển của báo chí; việc định hướng quản lý báo chí như thế nào để báo chí phát huy hiệu quả tác dụng là kênh thông tin phản biện có hiệu quả giúp cho Đảng và Nhà nước lãnh đạo, quản lý và điều hành xã hội ngày càng tốt hơn. 2) Năm 2009, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) đã có Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, nghiên cứu về Lịch sử báo chí Việt Nam [13]. Công trình này, đã đánh giá quá trình ra đời
  • 30. 26 trưởng thành của nền báo chí cách mạng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng, nhất là đóng góp cho đường lối đổi mới của Đảng. Đây là giai đoạn mà công trình nghiên cứu nhận định có nhiều vấn đề của cuộc sống được báo chí phản biện. Một số luận văn, luận án liên quan đến phản biện xã hội của báo chí: 1) Luận án tiến sĩ chuyên ngành CNXH khoa học về: "Đội ngũ nhà báo Việt Nam trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN" của Chu Thái Thành (2000) [103] đã trình bày hàng loạt vấn đề có tính lý luận liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng của báo chí. Tác giả đã xây dựng khái niệm “Nhà báo - trí thức XHCN” và nhấn mạnh vốn thực tiễn cùng kinh nghiệm và lý luận là tài sản quan trọng của các nhà báo đây là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà báo có kiến thức để PBXH. 2) Luận án tiến sĩ triết học: "Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới", của tác giả Nguyễn Vũ Tiến [110] đã làm sáng tỏ các quan niệm báo chí, quản lý báo chí, sự lãnh đạo, vị trí tầm quan trọng của công tác quản lý báo chí, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về báo chí Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng báo chí và sự lãnh đạo báo chí của Đảng ở Việt Nam; nêu lên những vấn đề đặt ra đối với việc lãnh đạo, quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới; từ đó nêu lên phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay. 3) Luận án tiến sĩ xã hội học của Đỗ Văn Quân (2012): "Phản biện xã hội qua báo chí (Nghiên cứu trường hợp tờ Báo điện tử VietNamnet.VN)" [88]. Tác giả đã đề cập và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phản biện xã hội và PBXH qua báo chí ở Việt Nam thông qua việc phân tích trường hợp tờ báo điện tử VietNamnet.VN trong một số năm gần đây và đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động PBXH qua báo chí.
  • 31. 27 4) Luận văn thạc sĩ báo chí học của Lại Thị Hải Bình (2006): "Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên" [22] chỉ ra báo chí luôn gắn liền, đồng hành và có tác động rất lớn đến hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên. Từ ý nghĩa và vai trò của báo chí, tác giả đưa ra những yêu cầu và nội dung nhiệm vụ của báo chí để tác động, xây dựng nhân cách tốt hơn ở học sinh, sinh viên. 5) Luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học của Trần Danh Lân (2007): "Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay" [71] góp phần làm sáng tỏ vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay; thực trạng đấu tranh chống tham nhũng của báo chí Việt Nam trong công cuộc đổi mới; đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của báo trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. 6) Luận văn cử nhân báo chí học của Tạ Thị Nguyệt (2009): "Báo chí với phản biện xã hội" [82]. Tác giả đã đưa ra những khái niệm và vai trò phản biện, PBXH; vai trò của báo chí với PBXH trong tình hình hiện nay; đánh giá kết quả về sự tác động của báo chí với PBXH. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp để thực hiện PBXH của báo chí. Có thể thấy trong lĩnh vực khoa học về báo chí đã có những công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí trên lĩnh vực kinh tế, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, nâng cao trình độ, nhu cầu thông tin giải trí, tư tưởng, giám sát xã hội, khai sáng, giải trí, v.v.. Tuy nhiên, ở đó chỉ tập trung nghiên cứu chuyên ngành, hướng tiếp cận chỉ là giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, văn hoá, lối sống, v.v.. Cũng có một số bài viết, bài giảng có đề cập đến PBXH của báo chí, song phần nhiều được thể hiện dưới dạng nêu vấn đề chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể, một cách có hệ thống. Vị trí, vai trò phản biện của báo chí trong đời sống xã hội, trong chủ trương chính sách, của Đảng và Nhà nước.
  • 32. 28 Tuy nhiên với những khảo sát như trên, có thể thấy rằng, vấn đề PBXH của báo chí ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức; việc nghiên cứu nó là quá hạn chế, nếu không nói là trống vắng. Do vậy, cần phải có những công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này để góp phần phát triển báo chí Việt Nam. 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí Một số bài tạp chí và bài tại hội thảo khoa học liên quan đến chức năng PBXH của báo chí: 1) PGS,TS. Hồng Vinh có bài biết: “Nhiệm vụ của Báo chí trước yêu cầu mới của đất nước” [119]. Tác giả đã nêu lên vai trò lãnh đạo thường xuyên của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản; sự quan tâm theo dõi, ủng hộ và phê bình của toàn xã hội cùng với cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí. Tác giả còn chỉ ra vai trò chức năng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước; cùng với đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò của báo chí trong việc xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 2) Ngày 22/6/2010, trên Báo Tiền Phong, tác giả Nguyễn Quang A với bài viết: "Báo chí với phản biện" [1] đã có nhận định đáng quan tâm rằng: Sở dĩ báo chí là một kênh quan trọng bởi vì tính công khai của nó. Ý kiến trên báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau. Một ý kiến độc đáo có thể gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác. Đấy là một kênh rất hiệu quả cho lập luận công, thảo luận công về các vấn đề liên quan đến nhiều người. Đây là những ý kiến rất đáng chú ý có thể làm cơ sở tiền đề cho báo chí thực hiện chức năng PBXH vì tác giả cho rằng; báo chí có thể gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác, là một kênh rất hiệu quả cho quá trình thảo luận, tranh luận, v.v.. công về các vấn đề liên quan đến nhiều người. 3) Tại Hội thảo về Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc lấy ý kiến nhân dân cho các dự thảo chính sách, TS. Đỗ Thịnh có tham luận: "Vai
  • 33. 29 trò của báo chí trong việc lấy ý kiến của nhân dân cho các chính sách lớn" [106]. Tác giả cho rằng, Chính phủ phải luôn phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, báo chí là công luận “đệ tứ quyền”, một kênh quan trọng để thực hiện công việc vô cùng quan trọng đó. Gần 30 năm đổi mới vừa qua, thai nghén ra được những chính sách đúng, đưa lại thành công vang dội như “xé rào” trong công thương nghiệp, “khoán 10” trong nông nghiệp, v.v.. đã là những bằng chứng sinh động. Tác giả đã đề cấp đến việc báo chí đã phản ánh chuyển tải những thông tin của nhân dân đến Đảng và Nhà nước, nhằm sửa đổi, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn cơ sở. Đây là những yếu tố quan trọng cho báo chí tham gia tích cực và “thầm lặng” phản biện đường lối, chính sách. 4) Cũng tại Hội thảo trên, TS. Nguyễn Thu Trang có tham luận: "Báo chí trong việc lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp góp ý cho các dự thảo chính sách kinh tế" [112]. Tác giả cho rằng, báo chí là đầu mối lý tưởng để phát hiện bất cập trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, từ đó cộng đồng doanh nghiệp đề xuất các sáng kiến sửa đổi hoặc xây dựng chính sách. Báo chí là kênh quan trọng để phổ biến về dự thảo chính sách, pháp luật trên diện rộng là kênh thông tin quan trọng, nhanh chóng với các thông tin được đọc bởi hàng triệu người, v.v.. Báo chí là diễn đàn trao đổi nhiều chiều về các dự thảo chính sách, pháp luật giữa các doanh nghiệp với các tầng lớp, huy động trí tuệ của xã hội vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Báo chí là công cụ hữu ích để tạo dư luận và sức ép hợp lý để các cơ quan soạn thảo chính sách, pháp luật cẩn trọng tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp và cộng đồng. 5) Còn tác giả TS. Nguyễn Quang A với tham luận: "Dân mong gì ở báo chí trong việc đưa tin bài về các dự thảo chính sách" [2] đã nêu rõ: Thiếu thông tin, thiếu các thủ tục minh bạch, thiếu tranh luận, thì việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chủ trương, chính sách lớn đều không có hiệu quả. Vai trò của báo chí là đưa tin trung thực, làm cho thủ tục được minh bạch và thúc đẩy
  • 34. 30 tranh luận, phản biện, phải tôn trọng các ý kiến khác nhau và chỉ được dùng lý lẽ, lập luận để phân tích, ủng hộ hay phản biện. Theo tác giả, khâu này có lẽ đang là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Một số sách liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí: 1) Cuốn sách: "Báo chí và dư luận xã hội" [36] đã lý giải 4 vấn đề khá cơ bản về báo chí và dư luận xã hội: Bản chất dư luận xã hội; Bản chất hoạt động báo chí; Mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội; Nhà báo và dư luận xã hội. Tác giả chỉ rõ trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, báo chí và dư luận xã hội (DLXH) luôn có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng. Theo tác giả, các luồng ý kiến, phán xét của DLXH là nội dung quan trọng mà hàng ngày báo chí truyền thông đăng tải; và từ dư luận xã hội lại đến lượt nó nảy sinh ra sự kiện, ý kiến, phán xét, v.v.. của DLXH. Vì thế, báo chí vừa có thể phản ánh và biểu đạt dư luận, vừa có thể định hướng DLXH, v.v.. Đây là công trình quan trọng làm cơ sở và tiền đề cho hình thành chức năng PBXH của báo chí ở trình độ cao hơn. 2) Cuốn sách "Cơ sở lý luận báo chí" của PGS,TS.Nguyễn Văn Dững [35], cho biết trong cuốn sách Lý Luận báo chí Trung Quốc đương đại của Trình Bảo Vệ viết rằng, báo chí Trung Quốc có 3 chức năng lớn: Thứ nhất, truyền bá thông tin - thể hiện tính chất truyền thông tin tức. Thứ hai, định hướng dư luận - thể hiện tính chất công cụ dư luận. Thứ ba, phục vụ xã hội - thể hiện tính chất truyền thông công cộng. Các chức năng này thể hiện đặc tính của các cơ quan truyền thông đại chúng có tính công cộng nhằm truyền bá tri thức, giáo dục đạo đức, quảng cáo và văn nghệ, giải trí, v.v.. Trong ba chức năng trên cho thấy chức năng thứ hai có yếu tố của sự tương tác gây ảnh hưởng đến công chúng và có sự kiểm soát những lợi ích khác nhau, đây có thể được xem là cơ sở tiền đề để nghiên cứu PBXH của báo chí. 3) Cuốn sách "Báo chí các nước ASEAN" của Đặng Thị Thu Hương [67], đã giới thiệu một cách tổng thể về quá trình hình thành và phát triển,
  • 35. 31 những nét tương đồng và sắc thái khác biệt của báo chí các nước ASEAN, trong đó có vấn đề PBXH. 4) Cuốn sách: "Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nổi bật" của ThS. Phan Văn Kiền chủ biên [70]. Tác giả cuốn sách đã trình bày một số vấn đề về PBXH của tác phẩm báo chí trong đó nêu bật một số đặc trưng như tạo ra thảo luận xã hội, thảo luận và thỏa thuận thông qua đối thoại, v.v.. Tác giả cũng nêu những yếu tố cản trở quá trình PBXH trong tác phẩm báo chí hiện đại và đề ra một số giải pháp. Tác giả nhấn mạnh vị trí của PBXH của báo chí trong cấu trúc xã hội dân sự, trong đó đề cập PBXH của báo chí như là cầu nối duy nhất của các thể chế trong xã hội dân sự. Tác giả đã phân tích PBXH của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một vài sự kiện nổi bật: “Loạt bài; “Đêm trước đổi mới”, “Mưa lũ tại Hà Nội”, “Dự án đường sắt cao tốc” trên hai tờ báo là Vnexpress.net và Tiền phong. Thông qua các tuyến bài đó, tác giả đã lập luận có cơ sở về tính phản biện và nghệ thuật phản biện trong tác phẩm báo chí, làm cho chức năng PBXH ngày càng rõ hơn trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v.. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho đề tài nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí. Một số luận văn, luận án liên quan đến chức năng PBXH của báo chí: 1) Luận văn Thạc sỹ báo chí học của tác giả Mai Thúy Hường: "Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực (khảo sát qua báo in)" [68]. Tác giả đã đề cập đến vai trò, vị trí của báo chí đối với thực thi quyền lực giai cấp cầm quyền. Báo chí là công cụ chịu sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền song báo chí cũng có tính độc lập tương đối của nó, chính là phản ánh các hoạt động lãnh đạo của giai cấp cầm quyền, chỉ ra những kết quả, thành tựu đồng thời những bất cập cần điều chỉnh. Do báo chí còn có chức năng là diễn đàn của nhân dân cho nên mọi chính sách, quyết định được báo chí đưa tin, nhân dân thảo luận, góp ý kiến. Thông qua chức năng báo chí của mình báo chí kiểm soát quyền lực của cơ quan công quyền, mỗi sự kiện vấn đề đều được báo chí đưa tin, bình luận, phân tích đánh giá.
  • 36. 32 2) Luận văn thạc sĩ báo chí học, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội của Tác giả Hoàng Thủy Chung với đề tài: "Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí" [30]. Tác giả đã đề cập đến các tác phẩm báo chí có sức thuyết phục và được bạn đọc yêu quí hay không chính là tính phản biện xã hội đến đâu. Sự cần thiết mỗi tác phẩm phải đặt tính phản biện lên hàng đầu, vì bạn đọc luôn mong muốn ở báo chí các sự kiện, vấn đề nóng của xã hội được xem xét nhiều chiều. Báo chí là công cụ nhanh nhất để chuyển tải các vấn đề nóng của xã hội thông qua đó tạo cho bạn đọc diễn đàn để phản biện nhiều chiều. Tác giả nhấn mạnh muốn phát huy dân chủ tăng cường kiểm soát quyền lực thì mỗi tác phẩm báo chí cần phải tăng cường tính PBXH xã hội, đây là tính khách quan. Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là phân tích, đánh giá và nhấn mạnh đến chức năng vai trò PBXH của các tác phẩm báo chí. Chức năng PBXH của báo chí là một thực tiễn khách quan của đời sống xã hội, đây được coi là chức năng riêng của báo chí. Thông qua chức năng này báo chí thể hiện sức mạnh và uy tín của mình trong hoạt động PBXH. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên khi bàn đến PBXH của báo chí mới chỉ tập trung đến khía cạnh góp ý kiến, phản ánh những vấn đề do cuộc sống đặt ra có liên quan đến chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Có những nghiên cứu, đưa ra được một số vấn đề liên quan đến PBXH của báo chí, song chưa phân tích sâu sắc và làm nổi bật cơ sở chính trị và pháp lý, cũng như lý luận và thực tiễn của PBXH của báo chí, do chưa đưa ra được chức năng PBXH của báo chí, những nội dung về vai trò PBXH của báo chí, về lý luận và thực tiễn PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay. 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LUẬN ÁN Thứ nhất, các công trình trên đây đã đạt được một số kết quả khi nghiên cứu về PBXH và PBXH của báo chí: Ở các nước, những công trình nghiên cứu trên cho thấy trong xã hội hiện đại, báo chí ngày càng quan tâm, coi trọng hơn chức năng thông tin, đây
  • 37. 33 là chức năng quan trọng hàng đầu, nhờ có chức năng này, xã hội có nhiều thông tin hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của công chúng, xã hội cởi mở, minh bạch hơn, dân chủ được phát huy và đề cao. Thông tin đa dạng, đa chiều, phong phú làm cho cuộc sống ngày càng sinh động hơn, quan hệ giữa người dân với các đảng phái chính trị và nhà nước gần gũi hơn. Báo chí có tính độc lập tương đối, có khả năng và chức năng PBXH - phản biện chính sách của nhà cầm quyền như một thực tế khách quan. Báo chí dùng sức mạnh của nhân dân, của dư luận xã hội làm cho chính quyền phải thay đổi chính sách (nếu có hạn chế, bất cập, sai sót), nếu không sẽ bị sụp đổ. Báo chí thực hiện tương đối có hiệu quả chức năng PBXH, khi phản biện của báo chí đến với nhà cầm quyền thường tạo ra những hiệu ứng tích cực. Do vậy, vai trò kiểm soát và thực thi QLCT,QLNN của báo chí ngày càng được tôn trọng và sử dụng có hiệu quả. Báo chí là công cụ của giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, đều chịu sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của chính quyền. Báo chí không thể không gắn với chính trị và kinh tế. Tự do báo chí, báo chí nhà nước hay báo chí tư nhân đều phải tuân thủ pháp luật. Ở những thời điểm khác nhau, sự thể hiện chức năng tư tưởng hay chức năng giải trí, chức năng tuyên truyền hay chức năng PBXH, v.v. có khác nhau nhưng đều bị chi phối bởi lợi ích chính trị và kinh tế. Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về PBXH và PBXH của báo chí từ ở một ngành, một lĩnh vực nhất định với những cách tiếp cận khác nhau đã bắt đầu xuất hiện. Các công trình này cho thấy, trong những năm đổi mới gần đây hoạt động của báo chí đã có yếu tố tích cực hơn, thực hiện các chức năng của báo chí ngày càng đầy đủ và hiệu quả hơn, dám nói những gì mà trước kia không dám nói, dám đi nhiều hơn vào những “vùng cấm”, nhân dân và xã hội tin tưởng ở báo chí hơn. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội được báo chí phản biện một cách tích cực, hiệu ứng xã hội nhanh và mạnh mẽ hơn và các nhà lãnh đạo đã chú ý lắng nghe hơn.
  • 38. 34 Thứ hai, các công trình trên đây chưa làm rõ vấn đề PBXH của báo chí với tính cách là một chức năng của báo chí nói chung và ở Việt Nam nói riêng: Các công trình nghiên cứu nêu trên về báo chí ở nước ta chủ yếu phản ánh tình hình hoạt động của báo chí; khẳng định và bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; khẳng định là tiếng nói, là diễn đàn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Những công trình nghiên cứu về PBXH mới tập trung vào PBXH của MTTQ Việt Nam và các thành viên của Mặt trận. Rất ít công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí. Và càng chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về chức năng PBXH ở Việt Nam nói riêng. Do vậy, quan niệm về chức năng PBXH của báo chí, PBXH của bản thân báo chí hay PBXH của xã hội thông qua báo chí, những yêu cầu và nội dung thực hiện chức năng PBXH, v.v. của báo chí còn rất khác nhau. Từ chỗ chưa làm rõ được: i) tính tất yếu khách quan của việc khẳng định chức năng PBXH của báo chí; ii) vị trí của PBXH của báo chí trong hệ thống PBXH của xã hội; iii) chủ thể, khách thể và đối tượng của PBXH của báo chí; iv) nội dung, hình thức và phương pháp PBXH của của báo chí; v) những cơ sở chính trị - pháp lý, những cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện chức năng PBXH của báo chí; vi) những yêu cầu và điều kiện cho việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí, v.v. nên chưa có công trình nào đánh giá được thực trạng và đề xuất được phương hướng, giải pháp cho việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay. Hơn nữa, các công trình trên tiếp cận từ các ngành khác nhau về báo chí, song chưa thấy từ góc độ chính trị học - góc độ của môn khoa học về quyền lực, về tổ chức và thực thi quyền lực; - góc độ thể chế, chính sách nhằm hiện thực hóa chức năng PBXH của báo chí ở nước ta. Cụ thể hơn, qua các tài liệu, công trình, đề tài khoa học, bài viết trên báo chí, hội thảo khoa học và tra cứu, cập nhật thông tin, chưa có công trình nào nghiên cứu về chức năng PBXH của báo chí, đặc biệt là tiếp cận vấn đề từ Chính trị học.
  • 39. 35 Tiểu kết chương 1 Sau khi khảo sát (ở mức độ nhất định) các công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí ở trong và ngoài nước, nhất là từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, cho thấy vấn đề PBXH nói chung và chức năng PBXH của báo chí ở nước ta nói riêng chưa thực sự được quan tâm. Nhiều vấn đề về khái niệm và bản chất, nội dung và hình thức, phương pháp và phương tiện, và vai trò, v.v. . của PBXH của báo chí và thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở nước ta vẫn chưa được làm rõ. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu đã có, vấn đề đặt ra cho luận án là làm sáng tỏ những cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và thực tiễn) của việc xác định nội hàm của khái niệm chức năng PBXH của báo chí và báo chí ở Việt Nam; đánh giá sự cần thiết và thực trạng, xác định quan điểm, giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù việc nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí còn nhiều chỗ trống, nhiều vấn đề và nhiều nội dung chưa được đề cập, chưa được luận giải thật sự khoa học, song những kết quả nghiên cứu của các công trình đã được khảo sát là những tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu đề tài. Tác giả luận án kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam.
  • 40. 36 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 2.1. PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ 2.1.1. Phản biện và phản biện xã hội 2.1.1.1. Phản biện Cuộc sống con người và xã hội loài người luôn diễn ra một cách tự nhiên, đó là loại bỏ những yếu tố sai lầm, dần tiếp thu những yếu tố tiến bộ, hợp lý, sửa chữa và tiệm cận đến yếu tố đúng đắn và như vậy thường gọi là phản biện. Những hành vi ban đầu mang tính tự nhiên, bột phát, đơn lẻ đó được lặp đi, lặp lại trở thành thói quen, nếp sống của con người, cộng đồng và xã hội. Khi xã hội phát triển đến trình độ cao, những hành vi, hành động đó chuyển thành hoạt động tự giác, có tổ chức và dần mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp hơn. Đầu tiên là những hoạt động phản biện trong lao động, sản xuất, xây dựng, tự vệ và bảo vệ cộng đồng, xã hội; sau đến là những hoạt động phản biện trong cải tiến, phát minh, sáng chế khoa học, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội, nghệ thuật; cao hơn là phản biện trong xây dựng chính sách, luật pháp, thiết lập và duy trì chế độ chính trị - xã hội và nhà nước, v.v.. Từ sự phát triển của thực tiễn cuộc sống, tư duy con người và xã hội loài người đã có nhiều quan niệm, định nghĩa, khái quát về phản biện. Theo nghĩa từ nguyên, phản có nghĩa là nghĩ, xét lại, theo Hán - Việt, chữ phản gồm 5 nghĩa; 1) trái, đối lập với chữ chính; 2) trả lại, trở về; 3) nghĩ, xét lại; 4) trở, quay; 5) trái lại, phản đối, trái lại không chịu. Biện là phân tích, biện luận. Nếu gắn phản với biện có nghĩa là phân định xấu, tốt, trên cơ sở phân tích, biện luận. Theo nghĩa trên, “có thể hiểu phản biện là đặt lại, xét lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sở lập luận, phân tích một cách khách quan khoa học có sức thuyết phục, nhằm phát hiện hoặc đưa các chính kiến
  • 41. 37 trở về đúng giá trị của nó. Ban đầu khái niệm phản biện thường dùng để nhận xét, đánh giá chất lượng một công trình khoa học, sau đó dần mở rộng ra lĩnh vực chính trị - xã hội” [55]. Trong Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Ngôn ngữ học ghi phản biện là: “Đánh giá đúng chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị của hội đồng chấm thi” [119, tr.755]. Các Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Nhà xuất bản Thanh Hóa, v.v. hiện nay cũng nhất trí với quan điểm trên. Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-1-2002 củaThủ tướng Chính phủ Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu rõ; Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra. Theo đó, phản biện là một hoạt động khoa học, là quá trình diễn ra các hoạt động được đảm bảo bởi những nguyên tắc chặt chẽ, gồm các khâu đánh giá, phân tích, lập luận, thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh, khẳng định hoặc bổ sung, bác bỏ một phần hay toàn bộ công trình nghiên cứu của cá nhân hoặc một nhóm người. Phản biện là sự tranh luận, đưa ra lập luận khác nhau để làm rõ đúng - sai một vấn đề nhất định. Phản biện là một hoạt động phân tích độc lập. Đây là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm tính khách quan và chính kiến của chủ thể phản biện. Mất đi yếu tố này thì phản biện sẽ giảm hoặc không còn giá trị. Phản biện hoàn toàn không đồng nghĩa với phản bác, lại càng trái ngược với bài bác, v.v.. Phản biện có những cấp độ, phương diện khác nhau (mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao) mà đỉnh cao là phản biện lý luận, phản biện khoa học. 2.1.1.2. Phản biện xã hội PBXH là một vấn đề không mới, loài người đã làm quen với khái niệm này từ rất sớm và biến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ,
  • 42. 38 tạo sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến. Trong thời đại ngày nay, PBXH vẫn là một trong những vấn đề hệ trọng, là đối tượng cần nghiên cứu, nhất là đối với các quốc gia đang phấn đấu cho nền dân chủ. PBXH là một hoạt động mang tính khoa học, là một hành vi khoa học trong hành động của con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động. Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chất lượng khoa học đối với nó. Hơn nữa, PBXH là một khái niệm chính trị, biểu hiện đặc trưng, chuyên nghiệp nhất của đời sống chính trị và xã hội dân chủ. PBXH ở Việt Nam là một hiện tượng chính trị - xã hội mới, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình dân chủ hóa chính trị và xã hội trong thời kỳ đổi mới mang lại. Đến nay, hiện tượng xã hội này đã ngày càng định hình cả về nội dung, hình thức hoạt động (trong thực tiễn) lẫn quan niệm, khái niệm (trong lý luận). Với tính cách là một khái niệm mới xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây, nên khái niệm PBXH còn chưa được đề cập và phân tích, đánh giá một cách đầy đủ. Tuy nhiên khái niệm PBXH đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của đông đảo của các thành viên trong xã hội nhất là những nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý trong đó có nhà báo. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” [42, tr.4]. Theo cách giải thích các từ ngữ trong văn kiện Đại hội X của Đảng, PBXH là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học, chuyên gia về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục y tế, văn hoá, môi trường, an ninh trật tự xã hội của Đảng, nhà nước và các tổ chức