SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------o0o------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VIỆT HOÀNG
MÃ SINH VIÊN : A17725
CHUYÊN NGHÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------o0o------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Việt Hoàng
Mã sinh viên : A17725
Chuyên nghành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường
Đại Học Thăng Long, cùng các bác, cô chú và anh chị trong Công ty Cổ phần Kim khí
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm
ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong truờng đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ
ích để thực hiện khoá luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp
trong tương lai.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khoá luận của em
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Việt Hoàng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện dưới
sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của
người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Việt Hoàng
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví tài sản lưu động của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Tài sản lưu động
được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của tài sản
lưu động đối với "cơ thể" doanh nghiệp. Trong ngành vật liệu xây dựng, một doanh
nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn
của doanh nghiệp nói chung và tài sản lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt
động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Tài sản lưu động giúp cho
doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru, hiệu quả. Tuy nhiên do sự vận động
phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tài
sản lưu động chưa được sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội, nhận
thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở công ty, nơi có tỷ trọng tài
sản lưu động lớn, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đang là một chủ
đề mà công ty rất quan tâm.
Xuất phát từ nhận thức trên, đề tài:“Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội” đã được lựa chọn nghiên cứu.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần
Kim khí Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó đưa ra giải pháp và một số kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà
Nội.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong quá
trình thực hiện khóa luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp
phân tích tổ hợp, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phân tích theo
chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phương pháp phân tích tỷ lệ.
4. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, cấu trúc khóa luận gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của doanh
nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần
Kim khí Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ
phần Kim khí Hà Nội
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG....................1
TÀI SẢN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP........................................................1
1.1. Khái quát về tài sản lƣu động của doanh nghiệp.............................................1
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp..........................................................1
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ..........................................................................1
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ...........................................................................1
1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp .............................................................2
1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động ......................................................................2
1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động.................................................................2
1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động .......................................................................3
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động....................................................................5
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.............................................5
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động...........................6
1.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động......................................6
1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động...........................................................7
1.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động..........................................................7
1.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán........................................................7
1.2.2.5. Chỉ tiêu về hàng tồn kho...........................................................................8
1.2.2.6. Chỉ tiêu về các khoản phải thu.................................................................9
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động ..................10
1.3.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................................10
1.3.2.1. Công tác huy động vốn và cơ cấu vốn đầu tư ........................................10
1.3.1.2. Nhu cầu tài sản lưu lưu động trong doanh nghiệp ................................11
1.3.1.3. Chính sách quản lý tài sản lưu động......................................................11
1.3.1.4. Năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp...........................................17
1.3.1.5. Chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.................................17
1.3.2. Nhân tố khách quan ....................................................................................18
1.3.2.1. Tốc độ phát triển của nền kinh tế...........................................................18
1.3.2.2. Rủi ro trong kinh doanh .........................................................................18
1.3.2.3. Tiến bộ khoa học công nghệ...................................................................18
1.3.2.4. Chính sách vĩ mô của Nhà nước ............................................................18
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG ....20
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI .......................................................20
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội...........................................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty........................................20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Kim khí Hà Nội ...21
2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 –
2013 ........................................................................................................................24
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần Kim khí
Hà Nội........................................................................................................................33
2.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản lưu động .........................................................33
2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động..........................39
2.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động....................................39
2.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động..................................................40
2.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động........................................................41
2.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty ......................41
2.2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý các khoản phải thu ................43
2.2.2.6. Các chi tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho..........................44
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần
Kim khí Hà Nội.........................................................................................................44
2.3.1. Những kết quả đạt được của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội...............44
2.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty
Cổ phần Kim khí Hà Nội.......................................................................................45
2.3.3. Nguyên nhân................................................................................................47
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................47
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan .......................................................................47
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI ..........................................49
3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.....................49
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần
Kim khí Hà Nội.........................................................................................................49
3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt............................................................49
3.2.2. Tổ chức tốt công tác quản lý dự trữ hàng tồn kho.....................................50
3.2.3. Tổ chức tốt công tác quản lý các khoản phải thu ......................................52
3.2.4. Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu.............55
3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán
bộ ............................................................................................................................57
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................57
Thang Long University Library
3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty Thép Việt Nam (Công ty mẹ)........................57
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước ..............................................................................58
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCDKT Bảng cân đối kế toán
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CP Cổ phần
CNV Công nhân viên
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
T.P Thành phố
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSLĐ Tài sản lưu động
VCSH Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm ...................................24
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán ..................................................................................28
Bảng 2.3. Các chỉ số về khả năng sinh lời..................................................................31
Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản lƣu động..............................................................................33
Bảng 2.5. So sánh các khoản phải thu với doanh thu thuần của Công ty..............38
Bảng 2.6. Hệ số sinh lời của tài sản lƣu động............................................................41
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty........................41
Bảng 2.8. Tình hình các khoản phải thu....................................................................43
Bảng 2.9. Tình hình hàng tồn kho..............................................................................44
Bảng 3.1. Bảng phân loại tồn kho trong công ty.......................................................51
Bảng 3.2. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho.................................................................51
Bảng 3.3. Danh sách các nhóm rủi ro........................................................................53
Bảng 3.4. Mô hình tính điểm tín dụng.......................................................................54
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy quản lý của Công ty CP Kim khí Hà Nội ...................23
Biểu đồ 2.1. Biến động tổng doanh thu......................................................................25
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản lƣu động năm 2011........................................................35
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản lƣu động năm 2012 và 2013..........................................36
Biểu đồ 2.4. Tốc độ luân chuyển tài sản lƣu động ....................................................39
Biểu đồ 2.5. Hệ số đảm nhiệm tài sản lƣu động........................................................40
Biểu đồ 3.1. Mô hình ABC ..........................................................................................51
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về tài sản lƣu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Xét trên khía cạnh lý thuyết tài chính, doanh nghiệp là chủ thế kinh tế độc lập,
có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tăng giá trị của chủ
sỡ hữu. Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân.
Có hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải
các cá nhân.
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh và doanh
nghiệp tư nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh
sau đây:
- Kinh doanh cá thế: Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải
có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước; không phải trả thuế thu nhập
doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân; chủ doanh nghiệp chịu
trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa
tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp; thời gian của doanh nghiệp phụ thuộc vào
tuổi thọ của người chủ; khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ.
- Kinh doanh góp vốn: Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí
thành lập thấp. Đối với các hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay. Một số trường
hợp cần có giấy phép kinh doanh. Các thành viên chính thức có trách nhiệm vô hạn đối
với các khoản nợ. Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn
góp. Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn
lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả. Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành
viên chính thức chết hay rút vốn; khả năng về vốn hạn chế và lãi từ hoạt động kinh
doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Công ty: Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi
ích: lợi ích của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý.
2
Theo truyền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động
của công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban
quản lý. Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích
tốt nhất cho cổ động. Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho
công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thế và góp vốn khi quyền sở hữu có thể dễ
dàng chuyển đổi cho cổ đông mới; sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay
đổi số lượng cổ đông; trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông
đóng góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn).
Mỗi loại hình doanh nghiệp có các ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy
mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư
cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương chủ biên
– Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – năm 2013)
1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu
tố là: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh
doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ.
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động (Nhiên nguyên, nhiên, vật liệu, bán
thành phẩm...) chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình
thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản
phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật
chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động (TSLĐ).
Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong
quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động
được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và
dự trữ tồn kho. Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại
TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh
nghiệp.
1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động
Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ - sản xuất - lưu thông, quá trình này gọi là quá trình
tuần hoàn và chu chuyển của tài sản lưu động.
Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh tài sản lưu động lại thay đổi hình
thái biểu hiện. Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào
Thang Long University Library
3
giá trị sản phẩm. Như vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì tài sản lưu động hình thành
một vòng chu chuyển.
Tài sản lưu động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác
rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Do tài sản lưu động chỉ tham gia gia vào một chu kỳ kinh doanh. Chính đặc
điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì một lượng vốn ngắn hạn nhất định đề đầu
tư, mua sắm tài sản lưu động, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến
hạn liên tục. Lợi nhuận đầu tư vào tài sản lưu động là lợi nhuận gián tiếp.
1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động
Tài sản lưu động trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại có tính
chất và công dụng khác nhau, vì thế nó được phân loại khác nhau tùy theo mục đích và
tiêu chí áp dụng.
Ta có thể phân loại tài sản lưu động theo lĩnh vực tham gia luân chuyển. Theo
tiêu chí này, tài sản lưu động được chia thành 3 loại:
 Tài sản lƣu động sản xuất: bao gồm các tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất
như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,...và tài sản trong sản xuất như sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm,...
 Tài sản lƣu động lƣu thông: là toàn bộ các tài sản dự trữ cho quá trình lưu
thông của doanh nghiệp bao gồm thành phẩm, hàng gửi bán và các tài sản trong quá
trình lưu thông như khoản phải thu, vốn bằng tiền.
 Tài sản lƣu động tài chính: là những khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mục
đích sinh lời, bao gồm: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư liên doanh, liên kết ngắn
hạn,...
Ngoài ra ta có thể phân loại tài sản lưu động theo khả năng chuyển đổi và đặc
điểm kinh tế của từng nhóm riêng.
 Tiền: Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang
chuyển. Lưu ý rằng, ở đây tiền (hay vốn bằng tiền) không phải chỉ là tiền mặt. Nhiều
người nhầm lẫn khái niệm Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghĩa với khái niệm
tiền mặt trong tiếng Việt. Theo ngôn ngữ tiếng Việt Nam, “tiền mặt” không bao gồm
tiền gửi ngân hàng. Khi các doanh nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì
được gọi là “thanh toán không dùng tiền mặt”. Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tài
sản bằng tiền “Cash” của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt (Cash on
hand); tiền gửi ngân hàng (Bank accounts); tiền dưới dạng séc các loại (Cheques); tiền
trong thanh toán (Floating money,Advanced payment); tiền trong thẻ tín dụng và các
loại tài khoản thẻ ATM.
4
 Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý: Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu
dùng vào mục đích dự trữ. Tuy vậy, trong một số nghành như ngân hàng, tài chính,
bảo hiểm, trị giá kim cương, đá qúy, vàng bạc, kim khí quý,…có thể rất lớn.
 Các tài sản tƣơng đƣơng với tiền: Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả
năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên,
không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này. Chỉ có các chứng khoán
ngắn hạn dễ bán mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm này. Ngoài ra, các giấy tờ thương
mại ngắn hạn, được bảo đảm có độ an toàn cao thì cũng thuộc nhóm này. Ví dụ: Hối
phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh.
 Chi phí trả trƣớc: Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả
trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có
thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước.
 Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của
doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt
động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra,
các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ
mua bán, quan hệ hợp đồng.
 Tiền đặt cọc: Trong nhiều trường hơp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt
cọc một số tiền nhất định. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2
cách:
Thứ nhất, số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị
tài sản được mua bán.
Thứ hai, số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể,hoặc một giá trị
tối thiểu cho hợp.
Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn, từ
90% đến 30% hay 40%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền
đặt cọc thuộc TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả
năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp.
 Hàng hóa vật tƣ
Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho. “Hàng
tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, không bán được,
mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các
kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như: NVL
chính, NVL phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu và các loại dầu mở, thành phẩm.
 Các chi phí chờ phân bổ: Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số
khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm
Thang Long University Library
5
hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích
hợp.
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường các
doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế -
xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng
các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác
định do con người đặt ra. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù
kinh tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp đó đạt kết quả cao
nhất.
Như đã trình bày ở trên, tài sản lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho
các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của tài sản lưu động
bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và
khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái
tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng
luân chuyển của tài sản lưu động.Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao
nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Với lợi ích kinh
doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng tài sản
lưu động, làm cho mỗi đồng tài sản lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên
vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Nhưng điều đó
cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản lưu động
(số vòng quay tài sản lưu động trong một năm).
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều
chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là chỉ tiêu cơ bản và
tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
6
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
1.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động
Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động nhanh
hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: Mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của
doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các
khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp. Thông qua phân tích
chỉ tiêu tốc độ luân chuẩn tài sản lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh
được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
 Hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động
Hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động
Doanh thu thuần
Tài sản lƣu động
Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của tài sản lưu động trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
lưu động trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số
tài sản lưu động của doanh nghiệp. Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càng cao
thì càng tốt.
 Thời gian luân chuyển tài sản lƣu động
Thời gian luân chuyển tài sản lƣu động
360
V ng quay tài sản lƣu động
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của tài sản lưu
động hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản lưu động thực hiện một vòng quay
trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ, thời gian luân
chuyển tài sản lưu động càng ngắn chứng tỏ tài sản lưu động càng được sử dụng có
hiệu quả.
Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận tài sản lưu động cần phải dựa
theo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng
bộ phận vốn. Ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất
thì tài sản lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó.Vì vậy mức luân chuyển để
tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số chi phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu
trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển tài sản lưu động dùng để tính tốc độ
luân chuyển bộ phận tài sản lưu động sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm
hoàn thành nhập kho, mức luân chuyển của bộ phận tài sản lưu động lưu thông là tổng
giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Thang Long University Library
7
1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động
Hệ số đảm nhiệm tài sản lƣu động
Tài sản lƣu động
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng tài
sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt với doanh nghiệp, vi khi đó tỷ suất lợi
nhuận của một đồng tài sản lưu động sẽ tăng lên. Do đó qua chỉ tiêu này, các nhà quản
trị tài chính xây dựng kế hoạch vè đầu tư tài sản lưu động một cách hợp lý, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động
Hệ số sinh lời của tài sản lƣu động
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản lƣu động
Hệ số này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận sau thuế. Hệ số sinh lợi của TSLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng
TSLĐ càng cao.
1.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
 Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản lƣu động
Nợ ngắn hạn
Đây là tỷ số được tính bằng cách chia tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn. Tài sản
ngắn hạn thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải
thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả
khác... Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ
lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải
bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn
của các khoản nợ đó. Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nếu khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1
thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số
này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so
với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế
mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ
vốn như thế nào cho hợp lý.
 Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh
Tài sản lƣu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
8
Một tỷ lệ thanh toán hiện hành cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp
có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi
phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong
tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến
hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ở đây hàng tồn kho bị loại ra vì trong tài
sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp
hơn.
 Khả năng thanh toán tức thời (Hệ số thanh toán bằng tiền)
Hệ số thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán bằng tiền được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh
cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn. Do vậy, tỷ lệ khả năng
thanh toán tức thời cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền. Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy
nhiên, cũng giống như trường hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của
hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong
việc thanh toán nợ.
1.2.2.5. Chỉ tiêu về hàng tồn kho
 Số v ng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng
quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng hóa tồn kho.
Số v ng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Hàng hoá tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá
năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng
của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng
hàng tồn kho thấp. Nhưng cũng cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành
nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột
ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh
giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không
đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn
Thang Long University Library
9
kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách
hàng.
 Thời gian quay v ng hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày chu chuyển tồn kho có quan hệ tỷ lệ
nghịch với nhau.
Thời gian quay v ng hàng tồn kho
360
Số v ng quay hàng tồn kho
Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh
nghiệp. Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng
vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục
của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải
phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ. Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá
quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra
trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này
càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số
quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử
dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố
khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng,
kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ
của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp...
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm
vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự
trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể
là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết
trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các
nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay
hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá
của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn
nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số quay vòng hàng tồn
kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng
đến việc tăng doanh thu.
1.2.2.6. Chỉ tiêu về các khoản phải thu
 Số v ng quay các khoản phải thu
Số v ng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Khoản phải thu khách hang
10
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tích
doanh nghiệp đă thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao
nhiêu. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát
số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh
nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiêp.
 Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn trong các doanh nghiệp, trên cơ
sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nó phản ánh số ngày
cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì
kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay
thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục
tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: Mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín
dụng của doanh nghiệp. Mặt khác khi chỉ tiêu này được đánh giá là khả quan, thì
doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật
tính toán che dấu đi các khuyết tật trong việc quản lý các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Số v ng quay các khoản phải thu
Khi nghiên cứu về tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chúng ta thấy được tầm quan trọng
của tài sản lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản
lưu động có mặt trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh từ khâu dự trữ, sản xuất
đến lưu thông và vận động theo những vũng tuần hoàn. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu
động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Việc tăng tốc độ
luân chuyển tài sản lưu động sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động có
hiệu quả hơn. Qua đó, chúng ta phần nào nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố
khác nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính nhà quản trị tài chính doanh
nghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải
quyết. Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 giác độ nghiên cứu.
1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Công tác huy động vốn và cơ cấu vốn đầu tư
Mặt khác chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn cũng ảnh hưởng đến tình
trạng thừa hoặc thiếu hoặc đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên nhân hay biểu hiện hiệu quả sử dụng
vốn kém hiệu quả, ngược lại, xác định nhu cầu phù hợp với thực tế sử dụng vốn sẽ góp
Thang Long University Library
11
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
nói riêng.
Cơ cấu vốn đầu tư là một nhân tố mang tính chủ quan có tác động trực tiếp đến
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc chung,
tỷ trọng của các khoản vốn đầu tư cho tài sản đang dùng và sử dụng có ích cho hoạt
động sản xuất kinh doanh phải là cao nhất thì mới là cơ cấu tối ưu. Vốn đầu tư được
đầu tư nhiều vào tài sản không cần dùng hay chưa cần dùng thì không những không
phát huy được tác dụng mà còn làm hao hụt, mất mát dần làm cho hiệu quả sử dụng
vốn sản xuất kinh doanh giảm.
1.3.1.2. Nhu cầu tài sản lưu lưu động trong doanh nghiệp
Việc xác định đúng nhu cầu của doanh nghiệp về tài sản lưu động cho chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp giúp định hướng rõ về cơ cấu của tài sản lưu động, đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng hạn. Nếu xác định thiếu, ngay lập
tức doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong chi trả, thanh toán hoặc thiếu hàng hóa để
cung cấp cho đối tác. Nếu rơi vào tình trạng quá cấp bách, doanh nghiệp có thể phải đi
vay mượn, làm tăng chi phí sử dụng tài sản lưu động. Trường hợp xấu hơn, doanh
nghiệp không đi vay mượn được sẽ trực tiếp tạo ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Ngược lại, nếu xác định dư thừa, doanh nghiệp sẽ phải phát sinh các
khoản như chi phí cơ hội do dự trữ tiền mặt, chi phí quản lý kho dẫn đến hiệu suất sử
dụng tài sản lưu động thấp. Chính vì vậy, xác định được đúng nhu cầu tài sản lưu động
cho doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng để đảm bảo chu trình hoạt động của doanh
nghiệp.
1.3.1.3. Chính sách quản lý tài sản lưu động
- Chính sách quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp
Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Quản lý vốn bằng tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả
sử dụng tiền.
Quản lý tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài
khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh
nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong
ngắn hạn cũng như dài hạn.
Việc đầu tiên doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tiền mặt tối ưu.
Mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu là một phần chuẩn mực để làm cơ sở cho các quyết
định tài chính ngắn hạn như đầu tư tiền nhàn rỗi vào các loại tích sản sinh lợi, mức đầu
tư nào là hợp lý và khi nào thì bán các tích sản này để bổ sung làm cân bằng cán cân
tiền mặt. Do tiền mặt biến động hầu như liên tục và không thể giữ chúng ở mức vừa
đúng với hạn mức chuẩn trong tất cả mọi thời điểm, do đó chúng ta phải thiết lập một
12
mô hình để xác định mức tiền mặt mà công ty phải mua hay bán các loại chứng khoán
thanh khoản cao.
Một trong những mô hình dùng để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu đố là mô
hình EOQ. Người đầu tiên vận dụng mô hình độ lớn của đơn hàng tối ưu (EOQ) vào
quản trị tiền mặt là nhà khoa học người Hoa Kỳ William J.Baumol (1952). Mô hình
cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều có một dòng lưu kim thuần ổn định, là kết quả của
dòng lưu kim chi phí và dòng lưu kim thu nhập trên phương diện kế hoạch. Giả sử một
doanh nghiệp có kỳ vọng có dòng lưu kim thu nhập đều đặn là A/kỳ và dòng lưu kim
chi phí là B/kỳ. Bởi vậy dòng lưu kim chi phí thuần là (B-A)/kỳ.
Doanh nghiệp khởi sự các giao dịch chuyển tiền tệ ở đầu kỳ đầu tiên có cán cân
tiền mặt là C (Hình 04). Với lượng tiền sử dụng ổn định mỗi kỳ là (B-A), số tiền này
sẽ hết sau C/(B-A) kỳ. Tại thời điểm kết thức kỳ thứ C/(B-A), cán cân tiền mặt bằng 0
và cần phải bán một lượng chứng khoán có giá trị C để phục hồi cán cân tiền ban đầu.
Như hình 01 cho thấy, cán cân tiền mặt khi bắt đầu các hoạt động là C và giảm dần
đều đến hết mỗi chu kỳ C/(B-A). Bởi vậy lượng tiền mặt trung bình quả doanh nghiệp
là C/2.
Cán cân tiền mặt
(C)
C/2
Thời gian
Hình 01
Giả sử tỷ lệ sinh lời một năm do các công cụ của thị trường tiện tệ mang lại là I,
thì phần lợi nhuận bị bỏ qua mỗi năm trên khoản tiền mặt trung bình là (C/2)i. Nhưng
để có cán cân tiền mặt trung bình (C/2) thì cần phải bán lượng chứng khoán có giá trị
là C tại những thời điểm mà cán cân tiền mặt bằng 0. Nếu tổng như câu của dòng lưu
kim thuần trong suốt năm được ký hiệu là T, thì số lần các loại chứng khoán được
chuyển đổi thành tiền mặt là (T/C). Giả sử chi phí cho mỗi lần giao dịch là F thì tổng
chi phí cho các gia dịch chuyển đổi các loại chứng khoán trong năm là (T/C).F.
Trong đó:
C = Thị giá của các loại chứng khoán được bán ra trong mỗi lần giao dịch
F = Tổng giá trị của dòng lưu kim thuần dự định cần đến trong năm
i = Tỷ lệ sinh lời cơ hội của các công cụ được giao dịch trên thị trường tiền tệ
Sử dụng các công cu này, chúng ta có thể thiết lập công thức tính toán hai loại
chi phí thành phần như sau:
Thang Long University Library
13
ề ã ị ì á â ề ặ
í ầ ị ứ á
Do đó, tổng chi phí (TC) cho việc tiến hành T/C lần chuyển đổi các loại chứng
khoán, mỗi lần có giá trị C trong năm là:
( ) ( )
Từ đó ta có thể thấy rằng tổng chi phí sẽ ở mức tối thiểu khi:
√
C’ là mức dự trữ tiền mặt tối ưu.
Thứ hai, doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền
mặt.
Nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu
kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời
kỳ. Ngoài ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát
cho hàng năm cũng được sử dụng thường xuyên.
 Nguồn nhập ngân quỹ thường gồm các khoản thu được từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán tài sản cố định không dùng đến...
 Nguồn xuất ngân quỹ gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh,
trả nợ vay, trả cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các khoản phải trả khác...
Trên cơ sở so sánh nguồn nhập và nguồn xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể
thấy được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ.
- Chính sách quản lý dự trữ trong doanh nghiệp
Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động, là những bước
đệm cần thiết cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản
xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ.Nguyên vật liệu
dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản
xuất kinh doanh tiến hành được bình thường.Quản lý vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản lưu động. Do vậy, doanh nghiệp tính toán dự
trữ một lượng hợp lý vật liệu, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn
nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng
loạt các hậu quả như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp,…
Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn
của dây chuyền sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công
14
đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm
nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục.
Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do
những chính sách thị trường của doanh nghiệp,…đã hình thành nên bộ phận thành
phẩm tồn kho.
Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 3 bộ phận như trên nhưng thông
thường trong quản lý chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu
dự trữ cho sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp cần tập trung xác định
mức dự trữ tối ưu thông qua 2 mô hình quản lý hàng tồn kho. Đó là mô hình đặt hàng
hiệu quả nhất – EOQ và mô hình ABC.
Mô hình được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau.
Khi doanh nghiệp tiến hành dự trữ hàng hoá sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí như chi
phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng, chi phí bảo hiểm…nhưng
chung quy lại có hai loại chi phí chính:
Chi phí lưu kho (Chi phí tồn dự trữ): Đây là chi phí liên quan đến việc tồn trữ
hàng hoá ,loại này bao gồm:
 Chi phí hoạt động như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm hàng hoá, chi
phí do giảm giá trị hàng hoá, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảo quản…
 Chi phí tài chính bao gồm chi phí sử dụng vốn như trả lãi tiền vay, chi phí về
thuế, khấu hao…
Nếu gọi mỗi lần cung ứng hàng hoá là Q thì dự trữ cung ứng trung bình sẽ là
Q/2.
Q
Q/2 Dự trữ trung bình
Thời gian
Hình 02
Gọi C1 là chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá thì tổng chi phí lưu kho của doanh
nghiệp sẽ là: C1*Q/2
Tổng chi phí lưu kho sẽ tăng nếu số lượng hàng hoá mỗi lần cung ứng tăng.
Chi phí đặt hàng (Chi phí hợp đồng): Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản
lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá, chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổn
định không phụ thuộc vào số lượng hàng hoá được mua.
Thang Long University Library
15
Nếu gọi D là toàn bộ số lượng hàng hoá cần sử dụng trong một đơn vị thời gian
(năm, quý, tháng) thì số lượng lần cung ứng hàng hoá sẽ là D/Q. Gọi C2 là chi phí mỗi
lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng sẽ là:C2*D/Q
Tổng chi phí đặt hàng tăng nếu số lượng mỗi lần cung ứng giảm.
Gọi TC là tổng chi phí tồn trữ hàng hoá, ta có công thức:
TC = C1*Q/2 + C2*D/Q
Ta có thể tìm Q* bằng cách lấy vi phân TC theo Q ta có:
√
Công thức trên được biểu hiện trên hình sau:
Chi phí
Chi phí lưu kho
Chi phí đặt hàng
0
Q*
Hình 03
Qua hình 02 trên ta thấy khối lượng hàng hoá cung ứng mỗi lần là Q*
thì tổng
chi phí dự trữ là thấp nhất.
 Mô hình ABC
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các khoản đầu tư ngắn hạn
của công ty, làm phát sinh chi phí bảo quản và các chi phí kho bãi. Mô hình quản lý
hàng tồn kho ABC là một mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:
 Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị từ 60-80% tổng giá trị tồn kho,
nhưng về số lượng chỉ chiếm 15-20% tổng số hàng tồn kho
 Nhóm B: gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25-30% tổng giá trị hàng
tồn kho nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30-50% tổng số hàng tồn kho.
 Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ
chiếm 5-10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 30-
55% tổng số hàng tồn kho.
16
Bảng phân loại tồn kho trong công ty
Loại hàng hóa % số lƣợng % giá trị Loại
A
B
C
100 100
Biểu đồ mô hình ABC
Đơn vị tính: %
Qua kỹ thuật ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào mặt hàng A nhiều
hơn do giá trị đem lại cao hơn. Vì vậy công ty phải dành các nguồn tiềm lực để mua
hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm B và nhóm C. Đối với nhóm A công ty nên thực
hiện thường xuyên kiểm toán mỗi tháng một lần.
Nếu giả sử công ty có X sản phẩm A. Như vậy, có thể tính toán được lượng hàng
phải kiểm toán mỗi ngày là bao nhiêu, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho
Nhóm
hàng
Số lượng Chu kỳ kiểm toán
Lượng hàng phải kiểm
toán mỗi ngày
A X Mỗi tháng (20 ngày) sản phẩm/ngày
Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho này giúp các báo cáo tồn kho được chính
xác, tránh nhầm lẫn do nhân viên thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của
từng nhóm hàng. Có thể áp dụng các dự báo khác nhau theo mức độ quan trọng của
các nhóm hàng khác nhau.
- Chính sách quản lý các khoản phải thu trong doanh nghiệp
Theo dõi và thực hiện việc thu nợ, chiếm phần không nhỏ trong việc quản lý
vốn lưu động. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để
quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
% giá trị
% số lượng
A
B
C
Thang Long University Library
17
 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản phải thu của doanh nghiệp gồm:
 Quy mô sản phẩm - hàng hoá bán chịu cho khách hàng.
 Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp.
 Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng.
 Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp.
 Đặc điểm cơ bản của khoản mục phải thu khách hàng: Khoản phải thu là số tiền
khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết
các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức
không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi.
Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận.
Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát
sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy,
doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp. Khoản phải thu của doanh nghiệp
phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản
phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp.
1.3.1.4. Năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, trình độ và khả năng quản
lý bị xem nhẹ và là một yếu tố thứ yếu, không liên quan đến sự sống còn của DN. Tuy
nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, nhân tố này lại giữ một vai
trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Một DN hoạt
động tốt không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả lao động của từng bộ phận, từng khâu của
quá trình SXKD mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, khả năng quản lý của các nhà
lãnh đạo trên cấp độ tổng thể. Nếu trình độ quản lý kém, tài sản của DN sẽ không thể
sinh lời mà có thể bị thất thoát, lãng phí, đặc biệt là tài sản lưu động trong các khâu sản
xuất, lưu thông như vật tư, hàng hóa dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản không cao.
1.3.1.5. Chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Mọi lực lượng sản xuất kinh doanh đều do lực lượng lao động tiến hành. Nó là
chủ thể trong hoạt động kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trang thiết bị
máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đều do con người tạo ra và
thực hiện chúng. Song để đạt được điều đó đội ngũ nhân viên lao động cũng cần phải
có một lượng kiến thức chuyên môn ngành nghề cao, góp phần ứng dụng sản xuất tốt,
tạo ra những sản phẩm cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp.
18
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Tốc độ phát triển của nền kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua của thị trường sẽ bị giảm sút. Điều
này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh
nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít đi, lợi nhuận giảm sút và tất yếu làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và TSLĐ nói riêng.
1.3.2.2. Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro là các biến cố không may xảy ra mà con người không thể lường trước
được. Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh bao gồm các
loại rủi ro sau: rủi ro tài chính (rủi ro do sử dụng nợ), rủi ro kinh doanh (rủi ro do
không sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hoá,...
Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh
nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều
thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp
phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núi lửa...mà các doanh
nghiệp khó có thể lường trước được.
1.3.2.3. Tiến bộ khoa học công nghệ
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm giảm giá trị tài sản,
vật tư... Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá cả
của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn nói chung và TSLĐ nói riêng.
1.3.2.4. Chính sách vĩ mô của Nhà nước
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước khi có sự điều chỉnh,thay đổi về chính sách
chế độ, hệ thống pháp luật, thuế...cũng tác động đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của
doanh nghiệp.
Đây là một trong những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhà nước tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh
nghiệp hoạt động, do đó doanh nghiệp phải chấp hành những chế độ, quy định của
Nhà nước. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý của Nhà nước đều tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp sẽ là điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp cho họ yên tâm khi tiến hành sản xuất
kinh doanh, dồn hết năng lực sẵn có của mình vào kinh doanh mà không sợ sự biến
động của thị trường.
Ngoài những yếu tố kể trên thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh
nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhân tố khác như: Mối quan hệ của doanh nghiệp với
Thang Long University Library
19
các bạn hàng, môi trường cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp... Để hoạt động của
doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì chúng ta phải tìm cách hạn chế tốt nhất những
nhân tố gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh
nghiệp và phát huy mặt tích cực, nguồn lực sẵn có với phương án kinh doanh tốt nhất
sẽ đem lại sự thành công trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Kim Khí Hà Nội
Địa chỉ: số 20 - Tôn Thất Tùng - quận Đống Đa - Hà Nội
Tên tiếng Anh: Ha Noi Metal Company
Điện thoại: 84.04.852 1086 - 852 2636
Fax: 84. 04 852 3851
Emal: hmc@ hn.vnn.vn
Mã số thuế: 0100 100368
Vốn điều lệ: 90.000.000.000 (chín mươi tỷ đồng Việt Nam)
Mã số tài khoản: 102010000073697_ngân hàng Công Thương Đống Đa Hà Nội
Ngày 01/07/1961 là thời điểm Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội được thành lập
với tên gọi ban đầu là chi cục Kim Khí Hà Nội trực thuộc Cục Kim khí thiết bị thuộc
tổng cục đầu tư. Lúc đó chi cục có chức năng sản xuất kinh doanh kim khí từ các
nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, đồng thời khai thác nguồn hàng tồn kho xã
hội, cung cấp vật tư, phụ liệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, sản xuất quốc
phòng.
Năm 1970 thì chi cục Kim khí Hà Nội đã được sáp nhập với một số các đơn vị
khác để thành lập nên Công ty Kim Khí Hà Nội trực thuộc tổng Công ty Kim Khí theo
quyết định số 379 - KK.
Năm 1993 Tổng Công ty Kim Khí sáp nhập với công ty thép lấy tên mới là
Tổng Công ty thép Việt Nam và đến 1995 thì Công ty Kim Khí Hà Nội trực thuộc
Tổng công ty thép Việt Nam.
Căn cứ quyết định 2840/QĐ-BCN ngày 07/09/2005 của Bộ trưởng Bộ công
nghiệp Công ty Kim khí Hà Nội được Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
giấy đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần theo số 0103010369 lần đầu ngày 21 tháng
12 năm 2005 (đăng ký sửa đổi lần thứ nhất ngày 13 tháng 6 năm 2007), bắt đầu đi vào
hoạt động là một Công ty Cổ phần chính thức vào ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động vừa qua Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội đã
phát triển không ngừng và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ
những ngày đầu mới thành lập thì Công ty gặp vô vàn khó khăn về vốn, cơ sở vật chất
kỹ thuật. Trong quá trình đi lên của mình công ty đã có những cải biến về phương thức
kinh doanh cũng như việc tổ chức lại cán bộ nên đã có những thành công nhất định.
Công ty đã và đang tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường nhiều
Thang Long University Library
21
biến động. Mặt hàng kinh doanh của công ty ngày càng phong phú đa dạng hơn với
chất lượng ngày càng cao.
Căn cứ giấy chứng nhận kinh doanh số 0103010369 do Sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấpngày 21 tháng 12 năm 2005, ngành nghề kinh doanh của Công ty
bao gồm:
- Kinh doanh, thực hiện xuất nhập khẩu kim khí, nguyên vật liệu phục vụ ngành
thép, máy móc, thiết bị phụ tùng, ô tô, xe máy, phương tiện bốc xếp, san ủi, kinh
doanh vòng bi, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, các loại vật tư tổng hợp, thiết bị viễn
thông, điện tử, điện lạnh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi.
- Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm kim loại nói chung, sản xuất kinh
doanh vật liệu xây dựng, gia công lắp ráp và đóng mới các loại xe, và dịch vụ sửa
chữa, bảo dưỡng ô tô xe máy.
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển kho bãi, khai thuế hải quan,
kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà ở, cho thuê văn phòng và dịch vụ siêu thị,
kinh doanh dịch vụ thể thao, ăn uống, du lịch.
- Đại lý mua bán, ký gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
Có thể nói, Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh đa
ngành nghề, trong nhiều lĩnh vực. Nhưng nhiệm vụ chính của Công ty vẫn là sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực thép theo sự phân công của Tổng Công ty
Thép Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Kim khí Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty được sắp xếp theo kiểu trực
tuyến chức năng và nhiệm vụ tương ứng với các phòng ban đảm bảo tính tự chủ, năng
động, sáng tạo trong sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau.
Công ty có Hội đồng quản trị là cấp cao nhất có thẩm quyền quyết định nội
dung, chiến lược hoạt động của Công ty, quyết định những vấn đề về phân cấp quản lý
cán bộ do ông Nghiêm Xuân Đa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ban lãnh đạo điều hành của Công ty bao gồm: Tổng Giám đốc, các phó Tổng
Giám đốc, trưởng phòng kế toán và 4 phòng, ban giúp việc.
Tổng Giám đốc: Do Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm. Tổng Giám đốc Công ty là Ông Phạm Công Dũng, là người đại diện pháp nhân
của Công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng chính sách và
pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Quản trị về mọi hoạt động và kết quả cuối cùng của công ty.
Phó Tổng Giám đốc là người được Tổng Giám đốc uỷ quyền điều hành một số
lĩnh vực hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình
trước pháp luật và trước Tổng giám đốc Công ty. Phó Tổng Giám đốc Công ty do
22
Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
Trưởng phòng kế toán do Tổng Giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, có nhiệm
vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty quản lý tình hình tài chính của Công ty, là
người điều hành, chỉ đạo , tổ chức công tác hạch toán thống kê của Công ty. Đồng
thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc Công ty về các báo cáo
tài chính của Công ty.
Để việc quản lý được dễ dàng Công ty chia thành các phòng nghiệp vụ. Mỗi
phòng ban chịu trách nhiệm về một phần việc cụ thể.
Thứ nhất là phòng tổ chức- nhân sự: gồm trưởng phòng lãnh đạo chung và các
phó phòng giúp việc. Phòng tổ chức- nhân sự có 14 cán bộ công nhân viên, là phòng
chuyên môn có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty quản lý điều hành
lĩnh vực sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ và bố trí sắp
xếp, tuyển dụng lao động; đổi mới và phát triển Công ty; đào tạo nguồn nhân lực; thực
hiện các chính sách đối với người lao động (tiền lương, tiền thưởng, BHXH,
BHYT…..), công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, thanh tra, quốc phòng và an ninh,
bảo vệ, quân sự, quản lý cơ sở vật chất, tài sản cố định, vật rẻ tiền mau hỏng tại văn
phòng Công ty, công tác hành chính quản trị, y tế, văn thư, lưu trữ và quan hệ với các
cơ quan thông tin đại chúng, bảo đảm điều kiện làm việc cho CBCNV trong toàn Công
ty có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức nhân sự, đáp
ứng nhu cầu công việc quản lý chặt chẽ về nhân sự cũng như công tác tiền lương của
nhân viên. Đồng thời bảo vệ công tác thanh tra, thi đua, quân sự và công tác quản trị
hành chính của văn phòng Công ty. Ngoài ra phòng còn có chức năng tham mưu giúp
Tổng Giám đốc Công ty trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản, khoa học công
nghệ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, an toàn, vệ sinh lao động và khai thác có
hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình lao động của Công ty.
Thứ hai là phòng Tài chính - Kế toán: Gồm 01 trưởng phòng và 2 phó phòng
giúp việc. Phòng tài chính - kế toán gồm có 14 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ
thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính
- kế toán của Công ty, hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện hạch toán kế toán tại các
đơn vị phụ thuộc, quản lý theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của
Công ty, thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn
Công ty. Đồng thời kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số
liệu để lập báo cáo cho toàn Công ty.
Thứ ba là phòng Kế hoạch - Kinh doanh: gồm trưởng phòng và phó phòng giúp
việc. Phòng kinh doanh gồm có 24 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ tham mưu cho
giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý, năm cho toàn Công ty, chỉ đạo các nghiệp vụ
kinh doanh của toàn Công ty, tìm hiểu kiểm soát thị trường để nắm bắt nhu cầu thị
Thang Long University Library
23
trường, đề xuất các biện pháp điều hành chỉ đạo kinh doanh từ văn phòng Công ty đến
các cơ quan phụ thuộc, xác định quy mô kinh doanh, định mức hàng hoá đồng thời tổ
chức điều chuyển hàng hoá xuống các cửa hàng và chi nhánh. Đồng thời tổ chức tiếp
nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu từ các cảng đầu mối Hải Phòng, T.P Hồ Chí Minh
về kho Công ty và đem đi tiêu thụ.
Thứ tư là ban thu hồi công nợ: Có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, giám sát tình
hình thanh toán của khách hàng, thực hiện chức năng thu hồi công nợ cho công ty.
Đồng thời đề ra các biện pháp để thúc đẩy công việc thu hồi công nợ cho công ty một
cách nhanh nhất và có hiệu quả.
Điểm khác biệt trong mô hình của Công ty là có các đơn vị trực thuộc: Hiện
nay Công ty có 11 xí nghiệp và 1 Chi nhánh tại TP. HCM. Các đơn vị trực thuộc là
những đơn vị kinh doanh có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và hạch toán
theo hình thức báo sổ. Các đơn vị được quyền tự do mua bán, tự quyết định giá mua
bán trên cơ sở kinh doanh của Công ty được Tổng Giám đốc phê duyệt, có trách nhiệm
bán hàng do Công ty đều theo giá chỉ đạo chung. Công ty giao vốn bằng hàng cho các
đơn vị phụ thuộc và các đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty trong
việc quản lý bán hàng, thu tiền nộp về Công ty theo thời hạn quy định. Đồng thời các
đơn vị phải tổ chức hạch toán đầy đủ từ khâu ban đầu đến khâu xác định kết quả tiêu
thụ theo hình thức báo sổ và hàng tháng phải nộp bảng kê bán lẻ và báo cáo lên Công
ty để quyết toán.
Từ những đặc điểm, chức năng của các phòng ban trên ta có thể khái quát
mô hình bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy quản lý của Công ty CP Kim khí Hà Nội
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY
PHÒNG TÀI CHÍNH -
KẾ TOÁN
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TỔ CHỨC –
NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ HOẠCH-
KINH DOANH
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
24
2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013
Tình hình hoạt động của một Công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảng
khai, sổ sách và báo cáo tài chính của nó. Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính, những
người quan tâm (như nhà đầu tư hay nhà quản lý) có thể dễ dang tìm thấy được những
thông tin tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp.
Thang Long University Library
24
Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị
Tăng so 2011
(%)
Giá trị
Tăng so 2012
(%)
1 Tổng doanh thu 1.623.529 1.892.276 16,55 1.655.633 (12,51)
2 Các khoản giảm trừ 15.484 7.756 (49,91) 390 (94,97)
3 Doanh thu thuần (=1-2) 1.608.045 1.884.519 17,19 1.655.243 (12,17)
4 Giá vốn hàng bán 1.542.293 1.837.552 19,14 1.626.541 (11,48)
5 Lãi gộp = (3-4) 65.752 46.968 (28,57) 28.703 (38,89)
6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 7.829 12.440 58,91 9.157 (26,39)
7 Chi phí tài chính 11.362 11.040 (2,83) 14.252 29,09
- Chi phí lãi vay 10.202 9.489 (6,99) 11.476 20,94
8 Chi phí quản lý kinh doanh 46.256 44.615 (3,55) 67.531 51,36
9 Lợi nhuận thuần (= 5+6-7-8) 15.963 3.753 (76,49) (43.923) (1.270,43)
9 Doanh thu khác 1.058 3.346 216,27 540 (83,87)
10 Chi phí khác 2258 771 241,87 2.408 212,52
11 Lợi nhuận khác (=9-10) 8328 2.575 209,34 (1.869) (172,57)
11 Tổng LNTT (=9+11) 16.7958 6.328 (62,33) (45.792) (823,68)
12 Thuế TNDN 656 1.748 166,33 72 (95,86)
13 Lợi nhuận sau thuế =(11-12) 16.139 4.579 (71,62) (45.864) (1.101,51)
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty CP Kim khí Hà Nội)
25
Biểu đồ 2.1. Biến động tổng doanh thu
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty CP Kim khí Hà Nội)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đồ biến động tổng
doanh thu của Công ty CP Kim khí Hà Nội trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 ta thấy,
tại năm 2011 và 2012 có mức tăng trưởng ổn định về doanh thu khi doanh thu tăng từ
1.623.529 triệu đồng năm 2011 lên 1.892.276 triệu đồng vào năm 2012 (tăng 268.747
triệu đồng, tăng 16,55% so với năm 2011), nhưng vào năm 2013 lại tụt xuống còn
1.655.633 triệu đồng (giảm 236.643 triệu đồng, giảm 12,51% so với năm 2012). Rõ
ràng sự ảnh hưởng của thị trường thép thế giới đã tác động không nhỏ đến thị trường
thép Việt Nam. Năm 2013 thị trường thép thế giới trải qua một năm đầy biến động
trong bầu không khí khủng hoảng kinh tế bao trùm, khiến nhu cầu tiêu thụ thép suy
yếu, nguồn cung dư thừa, tồn kho lớn, giao dịch chậm lại, giá nguyên liệu thô tăng
cao, giá thép giảm. Và năm 2013 cũng được xem là một năm khó khăn nữa đối với
ngành thép trong nước do nền kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng khiến tiêu thụ
thép giảm mạnh; gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản còn
nhiều vướng mắc chưa phát huy tác dụng; công suất sản xuất lớn khiến cung vượt cầu
đồng thời phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu thép có chứa nguyên tố Bo trốn
thuế.
Các khoản giảm trừ doanh thu qua 3 năm phân tích đang giảm khá nhanh, từ
15.484 triệu đồng năm 2011 xuống còn 390 triệu đồng trong năm 2013. Kể từ năm
2011, thị trường thép đã bắt đầu có dấu hiệu tụt dốc mặc dù quý 1 năm 2011 nhu cầu
xây dựng thấp nhưng sức tiêu thụ thép lại tăng bất thường. Tuy nhiên kể từ quý 2 năm
2011 trở đi thì thị trường thép trong nước đã chững lại và đang theo hướng giảm dần
1,623,529
1,892,276
1,655,633
1,450,000
1,500,000
1,550,000
1,600,000
1,650,000
1,700,000
1,750,000
1,800,000
1,850,000
1,900,000
1,950,000
2011 2012 2013
Tổng doanh thu
Thang Long University Library
26
cả về sản lượng và giá cả. Việc bắt buộc phải giảm giá để tăng doanh thu và hoàn vốn
không cho phép doanh nghiệp thực hiện các chính sách tín dụng thương mại, chiết
khấu hàng bán bởi giá bán đã gần như bằng hoặc thấp hơn giá vốn.
Giá vốn hàng bán cũng có xu hướng chung với tổng doanh thu nhưng thông
qua những con số trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy giá vốn hàng
bán khi tăng có tốc độ tăng cao hơn doanh thu nhưng khi giảm lại giảm chậm hơn
doanh thu. Cụ thể năm 2012, trong khi doanh thu tăng thêm 16,55% thì giá vốn hàng
bán lại tăng tới 19,14%, sang đến năm 2013 tổng doanh thu giảm 12,51% thì giá vốn
hàng bán lại chỉ giảm 11,48%. Nguyên nhân là do 2 tháng đầu năm 2011, theo thông
lệ, tiệu thụ thép giảm do các công trình xây dựng tạm dừng để công nhân xây dựng
nghỉ tết, nhưng do giá thép thế giới đang tăng mạnh, giá bán thép trong nước chưa tăng
kịp với đã tăng giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, nên không chỉ các công ty kinh
doanh thép khác mà ngay cả Công ty CP Kim khí Hà Nội cũng đã tranh thủ nhập thép
để chờ giá thép lên nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, thị
trường lại ghi nhận những diễn biến trái chiều khi Chính phủ ra Nghị quyết 11, tập
trung mọi giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Trong đó có việc cắt giảm đầu tư công, đình chỉ 1 số dự án đầu tư không có hiệu quả ở
tất cả các địa phương trong cả nước và nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt
động tài chính ngân hàng. Vì vậy tiêu thụ thép cả nước đã giảm hẳn, đó cũng là lý do
khiến Công ty đang nhập thép chờ giá tăng, bắt buộc phải xả hàng với mức giá thấp
hơn. Ngoài ra, sự giảm giá của VND cũng tác động mạnh đến lợi nhuận, khi phần lớn
khoản nợ của Công ty được tài trợ bằng ngoại tệ. Chi phí sử dụng vốn vay và các yếu
tố đầu vào như nguyên vật liệu, điện, lương nhân công... tăng, cũng góp phần đẩy giá
thành sản phẩm lên cao.Việc giá vốn hàng bán tăng mạnh và giảm chậm đã tác động
không nhỏ tới lợi nhuận gộp của Công ty.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2012 là 12.440 triệu đồng,
tăng 58,91% so với năm 2011, đến năm 2013 lại giảm xuống chỉ còn 9.157 triệu đồng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân
hàng, lãi cho vay vốn, lãi đầu tư vào Công ty liên kết, liên doanh (Công ty CP Đầu tư
và Kinh doanh thép Hưng Yên), lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm, lãi chênh
lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm và lãi bán hàng trả chậm. Ta thấy việc tăng
doanh thu từ hoạt động tài chính là do Công ty có những điều chỉnh phù hợp với chi
phí sử dụng vốn. Việc tăng doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 cũng góp phần
làm tăng lợi nhuận của Công ty. Năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chinh giảm là
do tình hình đầu tư vào Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh thép Hưng Yên không đem
lại hiệu quả cao do tình hình kinh doanh thép trong nước đang hết sức khó khăn, thép
không bán được du nhu cầu thép suy giảm.
27
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của Công ty bao gồm các khoản chi phí lãi
vay, chiết khấu thanh toán, lãi mua hàng trả chậm và lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh
trong năm. Chi phí lãi vay chiếm phần lớn chi phí tài chính của Công ty. Năm 2012
chi phí tài chính là 11.040 triệu đồng, giảm 2,83% so với năm 2011. Sang năm 2013
thì chi phí lãi vay tăng nhanh lên mức 14.252 triệu đồng (tăng 29,09% so với năm
2012) trong đó chủ yếu nguyên nhân đến từ các khoản chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay
năm 2013 tăng nhanh là do năm 2013, dù giá bán thép đã giảm mạnh nhưng thị trường
vẫn rất yên ắng, người tiêu dùng vẫn quay lưng vì cho rằng giá thép phải giảm hơn nữa
do giá phôi thép thế giới đanh giảm mạnh. Giá thép của Tổng Công ty thép Việt Nam
nói chung và giá thép của Công ty CP Kim khí Hà Nội trong năm 2013 tiếp tục hạ
thêm, đưa mức tổng giám giá kể từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2013 lên mức trung
bình 2 triệu đồng/tấn. Trong khi kinh doanh không mấy khả quan thì Công ty vẫn phải
chịu áp lực trả lãi vay ngân hàng ngày một tăng.
Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty năm
2011 là 46.256 triệu đồng, sang năm 2012 là 44.615 triệu đồng (giảm 1.641 triệu đồng,
giảm 3,55% so với năm 2011). Nhưng sang đến năm 2013 thì đột ngột tăng lên mức
67.531 triệu đồng (tăng 22.916 triệu đồng, tăng 51,36% so với năm 2012). Đây là mức
tăng khá cao so với năm 2012. Nguyên nhân có thể lý giải từ tình hình kinh doanh thép
của Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong năm 2012, 2013, thị trường thép xuống
dốc, cộng với việc Công ty phải cạnh tranh mạnh với các đối thủ đến từ Trung Quốc
có mức giá bán thép thấp hơn đòi hỏi Công ty phải gia tăng mạnh khâu bán hàng, tiếp
thị để đảm bảo được mục tiêu doanh thu hàng năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng
tăng mạnh do Công ty có sự mở rộng về quy mô nên có sự giá tăng về đội ngũ nhân
viên và cũng trong năm 2013, Công ty cũng có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu lãnh
đạo, nhân sự Công ty. Điều đó lý giải chi phí quản lý nhân viên tăng khá mạnh trong
năm 2013. Do đó, Công ty cần phải có những giải pháp quản lý hiệu quả để tránh tình
trạng lãng phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng vậy, mức độ ổn định không được cao,
thậm chí năm 2013 còn bị lỗ ròng. Cụ thể: năm 2011, lợi nhuận sau thuế đạt 16.139
triệu đồng, sang năm 2012 đạt 4.579 triệu đồng. Đỉnh điểm là năm 2013 khi công ty bị
lỗ ròng 45.864 triệu đồng. Ngoài các nguyên nhân vừa nói trên, cùng với doanh thu
thấp, Công ty lại phải trả chi phí quản lý quá lớn 67.631 triệu đồng, cộng với việc
khoản lợi nhuận khác trong năm 2013 bị âm lớn khiến cho lỗ ròng tăng lên.
Nhìn chung, qua phân tích số liệu như trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh
doanh năm 2011 khá tốt, tuy nhiên sang những năm sau tình hình kinh doanh đã bắt
đầu có dầu hiệu suy giảm thể hiện ở lợi nhuận sau thuế giảm mạnh và lỗ ròng vào năm
2013.
Thang Long University Library
28
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của Công ty tại một thời điểm nhất
định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên
bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu tài sản – nguồn
vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có
thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty. Trên cơ
sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình
sản xuất kinh doanh. Dưới đây là tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty trong 3 năm
2011, 2012 và 2013.
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn 216.622 334.168 216.623
Tiền 37.208 37.683 7.841
Các khoản phải thu 104.945 192.477 142.514
Hàng tồn kho 65.080 95.418 63.182
TSNH khác 9.388 8.590 3.086
Tài sản dài hạn 31.754 35.742 37.019
TSCĐ 18.624 22.878 25.893
CPXDCBDD 121 1.700 121
Đầu tư TCDH 11.921 11.921 10.288
TSDH khác 1.209 943 838
Tổng tài sản 248.376 369.910 253.642
Nợ phải trả 149.800 271.730 205.907
Nợ ngắn hạn 148.110 270.454 205.773
Nợ dài hạn 1.690 1.276 134
Vốn chủ sở hữu 98.576 98.179 47.736
Vốn góp của chủ sở hữu 90.000 90.000 90.000
Quỹ đầu tư phát triển 3.120 3.120 3.120
Quỹ dự phòng tài chính 507 480 480
Lợi nhuận chưa phân phối 4.949 4.579 (45.864)
Tổng nguồn vốn 248.376 369.910 253.643
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Kim khí Hà Nội)
So sánh các số liệu trong bảng cân đối kế toán quan ba năm 2011, 2012 và
2013, ta co thể thấy được một số nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Công ty
CP Kim khí Hà Nội. Công ty có quy mô tổng tài sản và tổng nguồn vốn lớn. Điều này
được thể hiện rõ qua sự biến động của cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn như sau:
29
Cơ cấu tài sản: Việc xem xét kỹ lưỡng về tình hình tài sản tại một thời điểm
cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của Công ty. Từ đó có thế thấy được
tình hình tài chính cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng cân đối kế toán của cả ba năm, nhìn chung Công ty CP Kim khí Hà
Nội có cơ cấu tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tài sản dài hạn. Về quy mô tổng tài sản
tại ba năm có sự thay đổi theo chiều hướng tăng nhưng không đều, từ 248.376 triệu
đồng năm 2011 lên 369.910 triệu đồng năm 2012 và sau đó lại giảm xuống còn
253.643 triệu đồng vào năm 2013. Sự giảm sút về quy mô tổng tài sản của Công ty là
không thể tránh khỏi khi mà thị trường thép hiện nay liên tục trầm lắng, cộng thêm sự
đang lên và cạnh tranh gay gắt từ các Tập đoàn Thép nổi tiếng như Tập đoàn Hòa Phát
và Công ty Thép Pomina.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2011 và 2012, tiền và các khoản
tương đương tiền không thay đổi nhiều. Chỉ đến năm 2013 thì Công ty đã giảm mạnh
lượng tiền mặt dự trữ tại Công ty. Cụ thể năm 2013 lượng tiền mặt là 7.941 triệu đồng,
giảm 29.842 triệu đồng, giảm 79,19% so với năm 2012. Điều này là do năm 2013,
Công ty kinh doanh thua lỗ, không đủ tiền để chi tiêu cũng như chi trả các khoản vay
nên buộc phải dùng tiền mặt để thực hiện thanh toán, đồng thời việc dự trữ nhiều tiền
mặt tại Công ty sẽ phải bỏ ra một chi phí khá lớn nên Công ty quyết định dự trữ một
lượng tiền mặt vừa đủ để tối thiểu hóa chi phí. Tuy nhiên, việc không kiểm soát được
việc dự trữ tiền mặt có thể gây khó khăn trong các hoạt động thanh toán.
Các khoản phải thu: Năm 2011, khoản phải thu của Công ty là 104.045 triệu
đồng, đến năm 2012 tăng lên 192.477 triệu đồng (tăng 88.432 triệu đồng, tương ứng
tăng 83,41% so với năm 2011). Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh thép kém hiệu
quả, để bán được hàng, Công ty đã thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng cho khách
hàng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên việc cho khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn sẽ
khiến cho Công ty không có vốn để đầu tư cho kì sau. Thông qua chính sách tín dụng
nới lỏng, năm 2012 tổng doanh thu của Công ty đã tăng lên tuy nhiên từ những thông
tin trong bảng báo cáo kinh doanh thì mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế
lại giảm. Năm 2013 khoản phải thu giảm xuống do khoản dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi âm quá lớn vô hình chung đã làm cho khoản phải thu giảm xuống, được thể
hiện qua khoản phải thu năm 2013 đã giảm xuống còn 142.514 triệu đồng. Kinh doanh
thép ngày một khó khăn, Công ty đã có dấu hiệu lỗ ròng vì thế việc giảm các khoản
phải thu giúp Công ty tránh được rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng
để bổ sung vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc hoạt
động kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn và giảm khả năng tìm kiếm thêm những
khách hàng mới.
Thang Long University Library
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đôngNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
 
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá Hải quan tại Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá Hải quan tại Hải Phòng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá Hải quan tại Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá Hải quan tại Hải Phòng, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
 
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩuLuận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
 
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quanĐề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thiết bị lọc nước...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thiết bị lọc nước...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thiết bị lọc nước...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thiết bị lọc nước...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 

Viewers also liked (7)

Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệpGiải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp
 
Tp 9 Agustina f.
Tp 9 Agustina f.Tp 9 Agustina f.
Tp 9 Agustina f.
 
Poluição
PoluiçãoPoluição
Poluição
 
CV
CVCV
CV
 
Terretremol de japò
Terretremol de japòTerretremol de japò
Terretremol de japò
 
Practica 7
Practica 7Practica 7
Practica 7
 
Funcinamiento Red EURES
Funcinamiento Red EURES Funcinamiento Red EURES
Funcinamiento Red EURES
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việtNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vnGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Việt Thái, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Việt Thái, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Việt Thái, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Việt Thái, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8Đề tài   hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------o0o------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VIỆT HOÀNG MÃ SINH VIÊN : A17725 CHUYÊN NGHÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------o0o------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Việt Hoàng Mã sinh viên : A17725 Chuyên nghành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học Thăng Long, cùng các bác, cô chú và anh chị trong Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong truờng đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khoá luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Việt Hoàng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện dưới sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Việt Hoàng Thang Long University Library
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví tài sản lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Tài sản lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của tài sản lưu động đối với "cơ thể" doanh nghiệp. Trong ngành vật liệu xây dựng, một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và tài sản lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Tài sản lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru, hiệu quả. Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tài sản lưu động chưa được sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội, nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở công ty, nơi có tỷ trọng tài sản lưu động lớn, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đang là một chủ đề mà công ty rất quan tâm. Xuất phát từ nhận thức trên, đề tài:“Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó đưa ra giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện khóa luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp phân tích tổ hợp, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phương pháp phân tích tỷ lệ. 4. Kết cấu khóa luận Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, cấu trúc khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội
  • 6. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội Thang Long University Library
  • 7. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG....................1 TÀI SẢN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP........................................................1 1.1. Khái quát về tài sản lƣu động của doanh nghiệp.............................................1 1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp..........................................................1 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ..........................................................................1 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ...........................................................................1 1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp .............................................................2 1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động ......................................................................2 1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động.................................................................2 1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động .......................................................................3 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động....................................................................5 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.............................................5 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động...........................6 1.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động......................................6 1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động...........................................................7 1.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động..........................................................7 1.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán........................................................7 1.2.2.5. Chỉ tiêu về hàng tồn kho...........................................................................8 1.2.2.6. Chỉ tiêu về các khoản phải thu.................................................................9 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động ..................10 1.3.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................................10 1.3.2.1. Công tác huy động vốn và cơ cấu vốn đầu tư ........................................10 1.3.1.2. Nhu cầu tài sản lưu lưu động trong doanh nghiệp ................................11 1.3.1.3. Chính sách quản lý tài sản lưu động......................................................11 1.3.1.4. Năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp...........................................17 1.3.1.5. Chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.................................17 1.3.2. Nhân tố khách quan ....................................................................................18 1.3.2.1. Tốc độ phát triển của nền kinh tế...........................................................18 1.3.2.2. Rủi ro trong kinh doanh .........................................................................18 1.3.2.3. Tiến bộ khoa học công nghệ...................................................................18 1.3.2.4. Chính sách vĩ mô của Nhà nước ............................................................18 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG ....20 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI .......................................................20
  • 8. 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội...........................................20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty........................................20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Kim khí Hà Nội ...21 2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 ........................................................................................................................24 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội........................................................................................................................33 2.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản lưu động .........................................................33 2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động..........................39 2.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động....................................39 2.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động..................................................40 2.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động........................................................41 2.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty ......................41 2.2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý các khoản phải thu ................43 2.2.2.6. Các chi tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho..........................44 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.........................................................................................................44 2.3.1. Những kết quả đạt được của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội...............44 2.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.......................................................................................45 2.3.3. Nguyên nhân................................................................................................47 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................47 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan .......................................................................47 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI ..........................................49 3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.....................49 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.........................................................................................................49 3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt............................................................49 3.2.2. Tổ chức tốt công tác quản lý dự trữ hàng tồn kho.....................................50 3.2.3. Tổ chức tốt công tác quản lý các khoản phải thu ......................................52 3.2.4. Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu.............55 3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ ............................................................................................................................57 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................57 Thang Long University Library
  • 9. 3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty Thép Việt Nam (Công ty mẹ)........................57 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước ..............................................................................58
  • 10. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCDKT Bảng cân đối kế toán CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Cổ phần CNV Công nhân viên DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh T.P Thành phố TSNH Tài sản ngắn hạn TSLĐ Tài sản lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm ...................................24 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán ..................................................................................28 Bảng 2.3. Các chỉ số về khả năng sinh lời..................................................................31 Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản lƣu động..............................................................................33 Bảng 2.5. So sánh các khoản phải thu với doanh thu thuần của Công ty..............38 Bảng 2.6. Hệ số sinh lời của tài sản lƣu động............................................................41 Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty........................41 Bảng 2.8. Tình hình các khoản phải thu....................................................................43 Bảng 2.9. Tình hình hàng tồn kho..............................................................................44 Bảng 3.1. Bảng phân loại tồn kho trong công ty.......................................................51 Bảng 3.2. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho.................................................................51 Bảng 3.3. Danh sách các nhóm rủi ro........................................................................53 Bảng 3.4. Mô hình tính điểm tín dụng.......................................................................54
  • 12. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy quản lý của Công ty CP Kim khí Hà Nội ...................23 Biểu đồ 2.1. Biến động tổng doanh thu......................................................................25 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản lƣu động năm 2011........................................................35 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản lƣu động năm 2012 và 2013..........................................36 Biểu đồ 2.4. Tốc độ luân chuyển tài sản lƣu động ....................................................39 Biểu đồ 2.5. Hệ số đảm nhiệm tài sản lƣu động........................................................40 Biểu đồ 3.1. Mô hình ABC ..........................................................................................51 Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về tài sản lƣu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Xét trên khía cạnh lý thuyết tài chính, doanh nghiệp là chủ thế kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tăng giá trị của chủ sỡ hữu. Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh và doanh nghiệp tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau đây: - Kinh doanh cá thế: Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước; không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân; chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp; thời gian của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ; khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ. - Kinh doanh góp vốn: Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí thành lập thấp. Đối với các hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay. Một số trường hợp cần có giấy phép kinh doanh. Các thành viên chính thức có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp. Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả. Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay rút vốn; khả năng về vốn hạn chế và lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân. - Công ty: Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý.
  • 14. 2 Theo truyền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý. Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ động. Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thế và góp vốn khi quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển đổi cho cổ đông mới; sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông; trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông đóng góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). Mỗi loại hình doanh nghiệp có các ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương chủ biên – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – năm 2013) 1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động (Nhiên nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động (TSLĐ). Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ - sản xuất - lưu thông, quá trình này gọi là quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tài sản lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh tài sản lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện. Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào Thang Long University Library
  • 15. 3 giá trị sản phẩm. Như vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì tài sản lưu động hình thành một vòng chu chuyển. Tài sản lưu động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Do tài sản lưu động chỉ tham gia gia vào một chu kỳ kinh doanh. Chính đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì một lượng vốn ngắn hạn nhất định đề đầu tư, mua sắm tài sản lưu động, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hạn liên tục. Lợi nhuận đầu tư vào tài sản lưu động là lợi nhuận gián tiếp. 1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động Tài sản lưu động trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại có tính chất và công dụng khác nhau, vì thế nó được phân loại khác nhau tùy theo mục đích và tiêu chí áp dụng. Ta có thể phân loại tài sản lưu động theo lĩnh vực tham gia luân chuyển. Theo tiêu chí này, tài sản lưu động được chia thành 3 loại:  Tài sản lƣu động sản xuất: bao gồm các tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,...và tài sản trong sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,...  Tài sản lƣu động lƣu thông: là toàn bộ các tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông của doanh nghiệp bao gồm thành phẩm, hàng gửi bán và các tài sản trong quá trình lưu thông như khoản phải thu, vốn bằng tiền.  Tài sản lƣu động tài chính: là những khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mục đích sinh lời, bao gồm: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư liên doanh, liên kết ngắn hạn,... Ngoài ra ta có thể phân loại tài sản lưu động theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng nhóm riêng.  Tiền: Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Lưu ý rằng, ở đây tiền (hay vốn bằng tiền) không phải chỉ là tiền mặt. Nhiều người nhầm lẫn khái niệm Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghĩa với khái niệm tiền mặt trong tiếng Việt. Theo ngôn ngữ tiếng Việt Nam, “tiền mặt” không bao gồm tiền gửi ngân hàng. Khi các doanh nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì được gọi là “thanh toán không dùng tiền mặt”. Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tài sản bằng tiền “Cash” của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt (Cash on hand); tiền gửi ngân hàng (Bank accounts); tiền dưới dạng séc các loại (Cheques); tiền trong thanh toán (Floating money,Advanced payment); tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM.
  • 16. 4  Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý: Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Tuy vậy, trong một số nghành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, trị giá kim cương, đá qúy, vàng bạc, kim khí quý,…có thể rất lớn.  Các tài sản tƣơng đƣơng với tiền: Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này. Chỉ có các chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm này. Ngoài ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn, được bảo đảm có độ an toàn cao thì cũng thuộc nhóm này. Ví dụ: Hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh.  Chi phí trả trƣớc: Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước.  Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra, các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng.  Tiền đặt cọc: Trong nhiều trường hơp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất định. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách: Thứ nhất, số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua bán. Thứ hai, số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể,hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp. Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn, từ 90% đến 30% hay 40%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền đặt cọc thuộc TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp.  Hàng hóa vật tƣ Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho. “Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, không bán được, mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như: NVL chính, NVL phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu và các loại dầu mở, thành phẩm.  Các chi phí chờ phân bổ: Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm Thang Long University Library
  • 17. 5 hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp. 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp đó đạt kết quả cao nhất. Như đã trình bày ở trên, tài sản lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của tài sản lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của tài sản lưu động.Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Với lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng tài sản lưu động, làm cho mỗi đồng tài sản lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản lưu động (số vòng quay tài sản lưu động trong một năm). Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
  • 18. 6 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 1.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: Mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp. Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuẩn tài sản lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.  Hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động Hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động Doanh thu thuần Tài sản lƣu động Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số tài sản lưu động của doanh nghiệp. Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt.  Thời gian luân chuyển tài sản lƣu động Thời gian luân chuyển tài sản lƣu động 360 V ng quay tài sản lƣu động Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của tài sản lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển tài sản lưu động càng ngắn chứng tỏ tài sản lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận tài sản lưu động cần phải dựa theo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ phận vốn. Ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất thì tài sản lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó.Vì vậy mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số chi phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển tài sản lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận tài sản lưu động sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho, mức luân chuyển của bộ phận tài sản lưu động lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm. Thang Long University Library
  • 19. 7 1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động Hệ số đảm nhiệm tài sản lƣu động Tài sản lƣu động Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt với doanh nghiệp, vi khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng tài sản lưu động sẽ tăng lên. Do đó qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị tài chính xây dựng kế hoạch vè đầu tư tài sản lưu động một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động Hệ số sinh lời của tài sản lƣu động Lợi nhuận sau thuế Tài sản lƣu động Hệ số này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lợi của TSLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao. 1.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán  Khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản lƣu động Nợ ngắn hạn Đây là tỷ số được tính bằng cách chia tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác... Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó. Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nếu khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý.  Khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lƣu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
  • 20. 8 Một tỷ lệ thanh toán hiện hành cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ở đây hàng tồn kho bị loại ra vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp hơn.  Khả năng thanh toán tức thời (Hệ số thanh toán bằng tiền) Hệ số thanh toán tức thời Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn. Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. 1.2.2.5. Chỉ tiêu về hàng tồn kho  Số v ng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng hóa tồn kho. Số v ng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng hoá tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Nhưng cũng cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn Thang Long University Library
  • 21. 9 kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.  Thời gian quay v ng hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày chu chuyển tồn kho có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Thời gian quay v ng hàng tồn kho 360 Số v ng quay hàng tồn kho Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ. Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp... Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu. 1.2.2.6. Chỉ tiêu về các khoản phải thu  Số v ng quay các khoản phải thu Số v ng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu khách hang
  • 22. 10 Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tích doanh nghiệp đă thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao nhiêu. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiêp.  Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn trong các doanh nghiệp, trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: Mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Mặt khác khi chỉ tiêu này được đánh giá là khả quan, thì doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán che dấu đi các khuyết tật trong việc quản lý các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân = 360 Số v ng quay các khoản phải thu Khi nghiên cứu về tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chúng ta thấy được tầm quan trọng của tài sản lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động có mặt trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh từ khâu dự trữ, sản xuất đến lưu thông và vận động theo những vũng tuần hoàn. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả hơn. Qua đó, chúng ta phần nào nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết. Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 giác độ nghiên cứu. 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.2.1. Công tác huy động vốn và cơ cấu vốn đầu tư Mặt khác chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên nhân hay biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kém hiệu quả, ngược lại, xác định nhu cầu phù hợp với thực tế sử dụng vốn sẽ góp Thang Long University Library
  • 23. 11 phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói riêng. Cơ cấu vốn đầu tư là một nhân tố mang tính chủ quan có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc chung, tỷ trọng của các khoản vốn đầu tư cho tài sản đang dùng và sử dụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải là cao nhất thì mới là cơ cấu tối ưu. Vốn đầu tư được đầu tư nhiều vào tài sản không cần dùng hay chưa cần dùng thì không những không phát huy được tác dụng mà còn làm hao hụt, mất mát dần làm cho hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh giảm. 1.3.1.2. Nhu cầu tài sản lưu lưu động trong doanh nghiệp Việc xác định đúng nhu cầu của doanh nghiệp về tài sản lưu động cho chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp giúp định hướng rõ về cơ cấu của tài sản lưu động, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng hạn. Nếu xác định thiếu, ngay lập tức doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong chi trả, thanh toán hoặc thiếu hàng hóa để cung cấp cho đối tác. Nếu rơi vào tình trạng quá cấp bách, doanh nghiệp có thể phải đi vay mượn, làm tăng chi phí sử dụng tài sản lưu động. Trường hợp xấu hơn, doanh nghiệp không đi vay mượn được sẽ trực tiếp tạo ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu xác định dư thừa, doanh nghiệp sẽ phải phát sinh các khoản như chi phí cơ hội do dự trữ tiền mặt, chi phí quản lý kho dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản lưu động thấp. Chính vì vậy, xác định được đúng nhu cầu tài sản lưu động cho doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng để đảm bảo chu trình hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.1.3. Chính sách quản lý tài sản lưu động - Chính sách quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn bằng tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền. Quản lý tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Việc đầu tiên doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tiền mặt tối ưu. Mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu là một phần chuẩn mực để làm cơ sở cho các quyết định tài chính ngắn hạn như đầu tư tiền nhàn rỗi vào các loại tích sản sinh lợi, mức đầu tư nào là hợp lý và khi nào thì bán các tích sản này để bổ sung làm cân bằng cán cân tiền mặt. Do tiền mặt biến động hầu như liên tục và không thể giữ chúng ở mức vừa đúng với hạn mức chuẩn trong tất cả mọi thời điểm, do đó chúng ta phải thiết lập một
  • 24. 12 mô hình để xác định mức tiền mặt mà công ty phải mua hay bán các loại chứng khoán thanh khoản cao. Một trong những mô hình dùng để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu đố là mô hình EOQ. Người đầu tiên vận dụng mô hình độ lớn của đơn hàng tối ưu (EOQ) vào quản trị tiền mặt là nhà khoa học người Hoa Kỳ William J.Baumol (1952). Mô hình cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều có một dòng lưu kim thuần ổn định, là kết quả của dòng lưu kim chi phí và dòng lưu kim thu nhập trên phương diện kế hoạch. Giả sử một doanh nghiệp có kỳ vọng có dòng lưu kim thu nhập đều đặn là A/kỳ và dòng lưu kim chi phí là B/kỳ. Bởi vậy dòng lưu kim chi phí thuần là (B-A)/kỳ. Doanh nghiệp khởi sự các giao dịch chuyển tiền tệ ở đầu kỳ đầu tiên có cán cân tiền mặt là C (Hình 04). Với lượng tiền sử dụng ổn định mỗi kỳ là (B-A), số tiền này sẽ hết sau C/(B-A) kỳ. Tại thời điểm kết thức kỳ thứ C/(B-A), cán cân tiền mặt bằng 0 và cần phải bán một lượng chứng khoán có giá trị C để phục hồi cán cân tiền ban đầu. Như hình 01 cho thấy, cán cân tiền mặt khi bắt đầu các hoạt động là C và giảm dần đều đến hết mỗi chu kỳ C/(B-A). Bởi vậy lượng tiền mặt trung bình quả doanh nghiệp là C/2. Cán cân tiền mặt (C) C/2 Thời gian Hình 01 Giả sử tỷ lệ sinh lời một năm do các công cụ của thị trường tiện tệ mang lại là I, thì phần lợi nhuận bị bỏ qua mỗi năm trên khoản tiền mặt trung bình là (C/2)i. Nhưng để có cán cân tiền mặt trung bình (C/2) thì cần phải bán lượng chứng khoán có giá trị là C tại những thời điểm mà cán cân tiền mặt bằng 0. Nếu tổng như câu của dòng lưu kim thuần trong suốt năm được ký hiệu là T, thì số lần các loại chứng khoán được chuyển đổi thành tiền mặt là (T/C). Giả sử chi phí cho mỗi lần giao dịch là F thì tổng chi phí cho các gia dịch chuyển đổi các loại chứng khoán trong năm là (T/C).F. Trong đó: C = Thị giá của các loại chứng khoán được bán ra trong mỗi lần giao dịch F = Tổng giá trị của dòng lưu kim thuần dự định cần đến trong năm i = Tỷ lệ sinh lời cơ hội của các công cụ được giao dịch trên thị trường tiền tệ Sử dụng các công cu này, chúng ta có thể thiết lập công thức tính toán hai loại chi phí thành phần như sau: Thang Long University Library
  • 25. 13 ề ã ị ì á â ề ặ í ầ ị ứ á Do đó, tổng chi phí (TC) cho việc tiến hành T/C lần chuyển đổi các loại chứng khoán, mỗi lần có giá trị C trong năm là: ( ) ( ) Từ đó ta có thể thấy rằng tổng chi phí sẽ ở mức tối thiểu khi: √ C’ là mức dự trữ tiền mặt tối ưu. Thứ hai, doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt. Nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngoài ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng được sử dụng thường xuyên.  Nguồn nhập ngân quỹ thường gồm các khoản thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán tài sản cố định không dùng đến...  Nguồn xuất ngân quỹ gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, trả nợ vay, trả cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các khoản phải trả khác... Trên cơ sở so sánh nguồn nhập và nguồn xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ. - Chính sách quản lý dự trữ trong doanh nghiệp Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động, là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ.Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường.Quản lý vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản lưu động. Do vậy, doanh nghiệp tính toán dự trữ một lượng hợp lý vật liệu, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp,… Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công
  • 26. 14 đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiệp,…đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho. Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 3 bộ phận như trên nhưng thông thường trong quản lý chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp cần tập trung xác định mức dự trữ tối ưu thông qua 2 mô hình quản lý hàng tồn kho. Đó là mô hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ và mô hình ABC. Mô hình được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau. Khi doanh nghiệp tiến hành dự trữ hàng hoá sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng, chi phí bảo hiểm…nhưng chung quy lại có hai loại chi phí chính: Chi phí lưu kho (Chi phí tồn dự trữ): Đây là chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hoá ,loại này bao gồm:  Chi phí hoạt động như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm hàng hoá, chi phí do giảm giá trị hàng hoá, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảo quản…  Chi phí tài chính bao gồm chi phí sử dụng vốn như trả lãi tiền vay, chi phí về thuế, khấu hao… Nếu gọi mỗi lần cung ứng hàng hoá là Q thì dự trữ cung ứng trung bình sẽ là Q/2. Q Q/2 Dự trữ trung bình Thời gian Hình 02 Gọi C1 là chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá thì tổng chi phí lưu kho của doanh nghiệp sẽ là: C1*Q/2 Tổng chi phí lưu kho sẽ tăng nếu số lượng hàng hoá mỗi lần cung ứng tăng. Chi phí đặt hàng (Chi phí hợp đồng): Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá, chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng hoá được mua. Thang Long University Library
  • 27. 15 Nếu gọi D là toàn bộ số lượng hàng hoá cần sử dụng trong một đơn vị thời gian (năm, quý, tháng) thì số lượng lần cung ứng hàng hoá sẽ là D/Q. Gọi C2 là chi phí mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng sẽ là:C2*D/Q Tổng chi phí đặt hàng tăng nếu số lượng mỗi lần cung ứng giảm. Gọi TC là tổng chi phí tồn trữ hàng hoá, ta có công thức: TC = C1*Q/2 + C2*D/Q Ta có thể tìm Q* bằng cách lấy vi phân TC theo Q ta có: √ Công thức trên được biểu hiện trên hình sau: Chi phí Chi phí lưu kho Chi phí đặt hàng 0 Q* Hình 03 Qua hình 02 trên ta thấy khối lượng hàng hoá cung ứng mỗi lần là Q* thì tổng chi phí dự trữ là thấp nhất.  Mô hình ABC Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty, làm phát sinh chi phí bảo quản và các chi phí kho bãi. Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC là một mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:  Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị từ 60-80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15-20% tổng số hàng tồn kho  Nhóm B: gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25-30% tổng giá trị hàng tồn kho nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30-50% tổng số hàng tồn kho.  Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5-10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 30- 55% tổng số hàng tồn kho.
  • 28. 16 Bảng phân loại tồn kho trong công ty Loại hàng hóa % số lƣợng % giá trị Loại A B C 100 100 Biểu đồ mô hình ABC Đơn vị tính: % Qua kỹ thuật ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào mặt hàng A nhiều hơn do giá trị đem lại cao hơn. Vì vậy công ty phải dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm B và nhóm C. Đối với nhóm A công ty nên thực hiện thường xuyên kiểm toán mỗi tháng một lần. Nếu giả sử công ty có X sản phẩm A. Như vậy, có thể tính toán được lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày là bao nhiêu, được thể hiện trong bảng sau: Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho Nhóm hàng Số lượng Chu kỳ kiểm toán Lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày A X Mỗi tháng (20 ngày) sản phẩm/ngày Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho này giúp các báo cáo tồn kho được chính xác, tránh nhầm lẫn do nhân viên thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng. Có thể áp dụng các dự báo khác nhau theo mức độ quan trọng của các nhóm hàng khác nhau. - Chính sách quản lý các khoản phải thu trong doanh nghiệp Theo dõi và thực hiện việc thu nợ, chiếm phần không nhỏ trong việc quản lý vốn lưu động. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% % giá trị % số lượng A B C Thang Long University Library
  • 29. 17  Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản phải thu của doanh nghiệp gồm:  Quy mô sản phẩm - hàng hoá bán chịu cho khách hàng.  Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp.  Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng.  Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp.  Đặc điểm cơ bản của khoản mục phải thu khách hàng: Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp. Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. 1.3.1.4. Năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, trình độ và khả năng quản lý bị xem nhẹ và là một yếu tố thứ yếu, không liên quan đến sự sống còn của DN. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, nhân tố này lại giữ một vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Một DN hoạt động tốt không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả lao động của từng bộ phận, từng khâu của quá trình SXKD mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, khả năng quản lý của các nhà lãnh đạo trên cấp độ tổng thể. Nếu trình độ quản lý kém, tài sản của DN sẽ không thể sinh lời mà có thể bị thất thoát, lãng phí, đặc biệt là tài sản lưu động trong các khâu sản xuất, lưu thông như vật tư, hàng hóa dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản không cao. 1.3.1.5. Chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Mọi lực lượng sản xuất kinh doanh đều do lực lượng lao động tiến hành. Nó là chủ thể trong hoạt động kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trang thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đều do con người tạo ra và thực hiện chúng. Song để đạt được điều đó đội ngũ nhân viên lao động cũng cần phải có một lượng kiến thức chuyên môn ngành nghề cao, góp phần ứng dụng sản xuất tốt, tạo ra những sản phẩm cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
  • 30. 18 1.3.2. Nhân tố khách quan 1.3.2.1. Tốc độ phát triển của nền kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua của thị trường sẽ bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít đi, lợi nhuận giảm sút và tất yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và TSLĐ nói riêng. 1.3.2.2. Rủi ro trong kinh doanh Rủi ro là các biến cố không may xảy ra mà con người không thể lường trước được. Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh bao gồm các loại rủi ro sau: rủi ro tài chính (rủi ro do sử dụng nợ), rủi ro kinh doanh (rủi ro do không sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hoá,... Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núi lửa...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được. 1.3.2.3. Tiến bộ khoa học công nghệ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm giảm giá trị tài sản, vật tư... Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá cả của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và TSLĐ nói riêng. 1.3.2.4. Chính sách vĩ mô của Nhà nước Các chính sách vĩ mô của Nhà nước khi có sự điều chỉnh,thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế...cũng tác động đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Đây là một trong những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp hoạt động, do đó doanh nghiệp phải chấp hành những chế độ, quy định của Nhà nước. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý của Nhà nước đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp cho họ yên tâm khi tiến hành sản xuất kinh doanh, dồn hết năng lực sẵn có của mình vào kinh doanh mà không sợ sự biến động của thị trường. Ngoài những yếu tố kể trên thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhân tố khác như: Mối quan hệ của doanh nghiệp với Thang Long University Library
  • 31. 19 các bạn hàng, môi trường cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp... Để hoạt động của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì chúng ta phải tìm cách hạn chế tốt nhất những nhân tố gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp và phát huy mặt tích cực, nguồn lực sẵn có với phương án kinh doanh tốt nhất sẽ đem lại sự thành công trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • 32. 20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ phần Kim Khí Hà Nội Địa chỉ: số 20 - Tôn Thất Tùng - quận Đống Đa - Hà Nội Tên tiếng Anh: Ha Noi Metal Company Điện thoại: 84.04.852 1086 - 852 2636 Fax: 84. 04 852 3851 Emal: hmc@ hn.vnn.vn Mã số thuế: 0100 100368 Vốn điều lệ: 90.000.000.000 (chín mươi tỷ đồng Việt Nam) Mã số tài khoản: 102010000073697_ngân hàng Công Thương Đống Đa Hà Nội Ngày 01/07/1961 là thời điểm Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội được thành lập với tên gọi ban đầu là chi cục Kim Khí Hà Nội trực thuộc Cục Kim khí thiết bị thuộc tổng cục đầu tư. Lúc đó chi cục có chức năng sản xuất kinh doanh kim khí từ các nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, đồng thời khai thác nguồn hàng tồn kho xã hội, cung cấp vật tư, phụ liệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, sản xuất quốc phòng. Năm 1970 thì chi cục Kim khí Hà Nội đã được sáp nhập với một số các đơn vị khác để thành lập nên Công ty Kim Khí Hà Nội trực thuộc tổng Công ty Kim Khí theo quyết định số 379 - KK. Năm 1993 Tổng Công ty Kim Khí sáp nhập với công ty thép lấy tên mới là Tổng Công ty thép Việt Nam và đến 1995 thì Công ty Kim Khí Hà Nội trực thuộc Tổng công ty thép Việt Nam. Căn cứ quyết định 2840/QĐ-BCN ngày 07/09/2005 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp Công ty Kim khí Hà Nội được Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần theo số 0103010369 lần đầu ngày 21 tháng 12 năm 2005 (đăng ký sửa đổi lần thứ nhất ngày 13 tháng 6 năm 2007), bắt đầu đi vào hoạt động là một Công ty Cổ phần chính thức vào ngày 01 tháng 01 năm 2006. Trải qua hơn 50 năm hoạt động vừa qua Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội đã phát triển không ngừng và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ những ngày đầu mới thành lập thì Công ty gặp vô vàn khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong quá trình đi lên của mình công ty đã có những cải biến về phương thức kinh doanh cũng như việc tổ chức lại cán bộ nên đã có những thành công nhất định. Công ty đã và đang tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường nhiều Thang Long University Library
  • 33. 21 biến động. Mặt hàng kinh doanh của công ty ngày càng phong phú đa dạng hơn với chất lượng ngày càng cao. Căn cứ giấy chứng nhận kinh doanh số 0103010369 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấpngày 21 tháng 12 năm 2005, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - Kinh doanh, thực hiện xuất nhập khẩu kim khí, nguyên vật liệu phục vụ ngành thép, máy móc, thiết bị phụ tùng, ô tô, xe máy, phương tiện bốc xếp, san ủi, kinh doanh vòng bi, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, các loại vật tư tổng hợp, thiết bị viễn thông, điện tử, điện lạnh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi. - Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm kim loại nói chung, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, gia công lắp ráp và đóng mới các loại xe, và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô xe máy. - Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển kho bãi, khai thuế hải quan, kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà ở, cho thuê văn phòng và dịch vụ siêu thị, kinh doanh dịch vụ thể thao, ăn uống, du lịch. - Đại lý mua bán, ký gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty. Có thể nói, Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong nhiều lĩnh vực. Nhưng nhiệm vụ chính của Công ty vẫn là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực thép theo sự phân công của Tổng Công ty Thép Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Kim khí Hà Nội Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty được sắp xếp theo kiểu trực tuyến chức năng và nhiệm vụ tương ứng với các phòng ban đảm bảo tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau. Công ty có Hội đồng quản trị là cấp cao nhất có thẩm quyền quyết định nội dung, chiến lược hoạt động của Công ty, quyết định những vấn đề về phân cấp quản lý cán bộ do ông Nghiêm Xuân Đa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ban lãnh đạo điều hành của Công ty bao gồm: Tổng Giám đốc, các phó Tổng Giám đốc, trưởng phòng kế toán và 4 phòng, ban giúp việc. Tổng Giám đốc: Do Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Tổng Giám đốc Công ty là Ông Phạm Công Dũng, là người đại diện pháp nhân của Công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về mọi hoạt động và kết quả cuối cùng của công ty. Phó Tổng Giám đốc là người được Tổng Giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp luật và trước Tổng giám đốc Công ty. Phó Tổng Giám đốc Công ty do
  • 34. 22 Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Trưởng phòng kế toán do Tổng Giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty quản lý tình hình tài chính của Công ty, là người điều hành, chỉ đạo , tổ chức công tác hạch toán thống kê của Công ty. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc Công ty về các báo cáo tài chính của Công ty. Để việc quản lý được dễ dàng Công ty chia thành các phòng nghiệp vụ. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về một phần việc cụ thể. Thứ nhất là phòng tổ chức- nhân sự: gồm trưởng phòng lãnh đạo chung và các phó phòng giúp việc. Phòng tổ chức- nhân sự có 14 cán bộ công nhân viên, là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty quản lý điều hành lĩnh vực sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ và bố trí sắp xếp, tuyển dụng lao động; đổi mới và phát triển Công ty; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện các chính sách đối với người lao động (tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT…..), công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, thanh tra, quốc phòng và an ninh, bảo vệ, quân sự, quản lý cơ sở vật chất, tài sản cố định, vật rẻ tiền mau hỏng tại văn phòng Công ty, công tác hành chính quản trị, y tế, văn thư, lưu trữ và quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng, bảo đảm điều kiện làm việc cho CBCNV trong toàn Công ty có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức nhân sự, đáp ứng nhu cầu công việc quản lý chặt chẽ về nhân sự cũng như công tác tiền lương của nhân viên. Đồng thời bảo vệ công tác thanh tra, thi đua, quân sự và công tác quản trị hành chính của văn phòng Công ty. Ngoài ra phòng còn có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, an toàn, vệ sinh lao động và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình lao động của Công ty. Thứ hai là phòng Tài chính - Kế toán: Gồm 01 trưởng phòng và 2 phó phòng giúp việc. Phòng tài chính - kế toán gồm có 14 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính - kế toán của Công ty, hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện hạch toán kế toán tại các đơn vị phụ thuộc, quản lý theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của Công ty, thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn Công ty. Đồng thời kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn Công ty. Thứ ba là phòng Kế hoạch - Kinh doanh: gồm trưởng phòng và phó phòng giúp việc. Phòng kinh doanh gồm có 24 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý, năm cho toàn Công ty, chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh của toàn Công ty, tìm hiểu kiểm soát thị trường để nắm bắt nhu cầu thị Thang Long University Library
  • 35. 23 trường, đề xuất các biện pháp điều hành chỉ đạo kinh doanh từ văn phòng Công ty đến các cơ quan phụ thuộc, xác định quy mô kinh doanh, định mức hàng hoá đồng thời tổ chức điều chuyển hàng hoá xuống các cửa hàng và chi nhánh. Đồng thời tổ chức tiếp nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu từ các cảng đầu mối Hải Phòng, T.P Hồ Chí Minh về kho Công ty và đem đi tiêu thụ. Thứ tư là ban thu hồi công nợ: Có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, giám sát tình hình thanh toán của khách hàng, thực hiện chức năng thu hồi công nợ cho công ty. Đồng thời đề ra các biện pháp để thúc đẩy công việc thu hồi công nợ cho công ty một cách nhanh nhất và có hiệu quả. Điểm khác biệt trong mô hình của Công ty là có các đơn vị trực thuộc: Hiện nay Công ty có 11 xí nghiệp và 1 Chi nhánh tại TP. HCM. Các đơn vị trực thuộc là những đơn vị kinh doanh có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và hạch toán theo hình thức báo sổ. Các đơn vị được quyền tự do mua bán, tự quyết định giá mua bán trên cơ sở kinh doanh của Công ty được Tổng Giám đốc phê duyệt, có trách nhiệm bán hàng do Công ty đều theo giá chỉ đạo chung. Công ty giao vốn bằng hàng cho các đơn vị phụ thuộc và các đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý bán hàng, thu tiền nộp về Công ty theo thời hạn quy định. Đồng thời các đơn vị phải tổ chức hạch toán đầy đủ từ khâu ban đầu đến khâu xác định kết quả tiêu thụ theo hình thức báo sổ và hàng tháng phải nộp bảng kê bán lẻ và báo cáo lên Công ty để quyết toán. Từ những đặc điểm, chức năng của các phòng ban trên ta có thể khái quát mô hình bộ máy quản lý của Công ty như sau: Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy quản lý của Công ty CP Kim khí Hà Nội HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TỔ CHỨC – NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH- KINH DOANH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
  • 36. 24 2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 Tình hình hoạt động của một Công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảng khai, sổ sách và báo cáo tài chính của nó. Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính, những người quan tâm (như nhà đầu tư hay nhà quản lý) có thể dễ dang tìm thấy được những thông tin tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 37. 24 Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị Tăng so 2011 (%) Giá trị Tăng so 2012 (%) 1 Tổng doanh thu 1.623.529 1.892.276 16,55 1.655.633 (12,51) 2 Các khoản giảm trừ 15.484 7.756 (49,91) 390 (94,97) 3 Doanh thu thuần (=1-2) 1.608.045 1.884.519 17,19 1.655.243 (12,17) 4 Giá vốn hàng bán 1.542.293 1.837.552 19,14 1.626.541 (11,48) 5 Lãi gộp = (3-4) 65.752 46.968 (28,57) 28.703 (38,89) 6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 7.829 12.440 58,91 9.157 (26,39) 7 Chi phí tài chính 11.362 11.040 (2,83) 14.252 29,09 - Chi phí lãi vay 10.202 9.489 (6,99) 11.476 20,94 8 Chi phí quản lý kinh doanh 46.256 44.615 (3,55) 67.531 51,36 9 Lợi nhuận thuần (= 5+6-7-8) 15.963 3.753 (76,49) (43.923) (1.270,43) 9 Doanh thu khác 1.058 3.346 216,27 540 (83,87) 10 Chi phí khác 2258 771 241,87 2.408 212,52 11 Lợi nhuận khác (=9-10) 8328 2.575 209,34 (1.869) (172,57) 11 Tổng LNTT (=9+11) 16.7958 6.328 (62,33) (45.792) (823,68) 12 Thuế TNDN 656 1.748 166,33 72 (95,86) 13 Lợi nhuận sau thuế =(11-12) 16.139 4.579 (71,62) (45.864) (1.101,51) (Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty CP Kim khí Hà Nội)
  • 38. 25 Biểu đồ 2.1. Biến động tổng doanh thu Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty CP Kim khí Hà Nội) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đồ biến động tổng doanh thu của Công ty CP Kim khí Hà Nội trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 ta thấy, tại năm 2011 và 2012 có mức tăng trưởng ổn định về doanh thu khi doanh thu tăng từ 1.623.529 triệu đồng năm 2011 lên 1.892.276 triệu đồng vào năm 2012 (tăng 268.747 triệu đồng, tăng 16,55% so với năm 2011), nhưng vào năm 2013 lại tụt xuống còn 1.655.633 triệu đồng (giảm 236.643 triệu đồng, giảm 12,51% so với năm 2012). Rõ ràng sự ảnh hưởng của thị trường thép thế giới đã tác động không nhỏ đến thị trường thép Việt Nam. Năm 2013 thị trường thép thế giới trải qua một năm đầy biến động trong bầu không khí khủng hoảng kinh tế bao trùm, khiến nhu cầu tiêu thụ thép suy yếu, nguồn cung dư thừa, tồn kho lớn, giao dịch chậm lại, giá nguyên liệu thô tăng cao, giá thép giảm. Và năm 2013 cũng được xem là một năm khó khăn nữa đối với ngành thép trong nước do nền kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng khiến tiêu thụ thép giảm mạnh; gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản còn nhiều vướng mắc chưa phát huy tác dụng; công suất sản xuất lớn khiến cung vượt cầu đồng thời phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu thép có chứa nguyên tố Bo trốn thuế. Các khoản giảm trừ doanh thu qua 3 năm phân tích đang giảm khá nhanh, từ 15.484 triệu đồng năm 2011 xuống còn 390 triệu đồng trong năm 2013. Kể từ năm 2011, thị trường thép đã bắt đầu có dấu hiệu tụt dốc mặc dù quý 1 năm 2011 nhu cầu xây dựng thấp nhưng sức tiêu thụ thép lại tăng bất thường. Tuy nhiên kể từ quý 2 năm 2011 trở đi thì thị trường thép trong nước đã chững lại và đang theo hướng giảm dần 1,623,529 1,892,276 1,655,633 1,450,000 1,500,000 1,550,000 1,600,000 1,650,000 1,700,000 1,750,000 1,800,000 1,850,000 1,900,000 1,950,000 2011 2012 2013 Tổng doanh thu Thang Long University Library
  • 39. 26 cả về sản lượng và giá cả. Việc bắt buộc phải giảm giá để tăng doanh thu và hoàn vốn không cho phép doanh nghiệp thực hiện các chính sách tín dụng thương mại, chiết khấu hàng bán bởi giá bán đã gần như bằng hoặc thấp hơn giá vốn. Giá vốn hàng bán cũng có xu hướng chung với tổng doanh thu nhưng thông qua những con số trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy giá vốn hàng bán khi tăng có tốc độ tăng cao hơn doanh thu nhưng khi giảm lại giảm chậm hơn doanh thu. Cụ thể năm 2012, trong khi doanh thu tăng thêm 16,55% thì giá vốn hàng bán lại tăng tới 19,14%, sang đến năm 2013 tổng doanh thu giảm 12,51% thì giá vốn hàng bán lại chỉ giảm 11,48%. Nguyên nhân là do 2 tháng đầu năm 2011, theo thông lệ, tiệu thụ thép giảm do các công trình xây dựng tạm dừng để công nhân xây dựng nghỉ tết, nhưng do giá thép thế giới đang tăng mạnh, giá bán thép trong nước chưa tăng kịp với đã tăng giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, nên không chỉ các công ty kinh doanh thép khác mà ngay cả Công ty CP Kim khí Hà Nội cũng đã tranh thủ nhập thép để chờ giá thép lên nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, thị trường lại ghi nhận những diễn biến trái chiều khi Chính phủ ra Nghị quyết 11, tập trung mọi giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Trong đó có việc cắt giảm đầu tư công, đình chỉ 1 số dự án đầu tư không có hiệu quả ở tất cả các địa phương trong cả nước và nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động tài chính ngân hàng. Vì vậy tiêu thụ thép cả nước đã giảm hẳn, đó cũng là lý do khiến Công ty đang nhập thép chờ giá tăng, bắt buộc phải xả hàng với mức giá thấp hơn. Ngoài ra, sự giảm giá của VND cũng tác động mạnh đến lợi nhuận, khi phần lớn khoản nợ của Công ty được tài trợ bằng ngoại tệ. Chi phí sử dụng vốn vay và các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, điện, lương nhân công... tăng, cũng góp phần đẩy giá thành sản phẩm lên cao.Việc giá vốn hàng bán tăng mạnh và giảm chậm đã tác động không nhỏ tới lợi nhuận gộp của Công ty. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2012 là 12.440 triệu đồng, tăng 58,91% so với năm 2011, đến năm 2013 lại giảm xuống chỉ còn 9.157 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay vốn, lãi đầu tư vào Công ty liên kết, liên doanh (Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh thép Hưng Yên), lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm và lãi bán hàng trả chậm. Ta thấy việc tăng doanh thu từ hoạt động tài chính là do Công ty có những điều chỉnh phù hợp với chi phí sử dụng vốn. Việc tăng doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chinh giảm là do tình hình đầu tư vào Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh thép Hưng Yên không đem lại hiệu quả cao do tình hình kinh doanh thép trong nước đang hết sức khó khăn, thép không bán được du nhu cầu thép suy giảm.
  • 40. 27 Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của Công ty bao gồm các khoản chi phí lãi vay, chiết khấu thanh toán, lãi mua hàng trả chậm và lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm. Chi phí lãi vay chiếm phần lớn chi phí tài chính của Công ty. Năm 2012 chi phí tài chính là 11.040 triệu đồng, giảm 2,83% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì chi phí lãi vay tăng nhanh lên mức 14.252 triệu đồng (tăng 29,09% so với năm 2012) trong đó chủ yếu nguyên nhân đến từ các khoản chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay năm 2013 tăng nhanh là do năm 2013, dù giá bán thép đã giảm mạnh nhưng thị trường vẫn rất yên ắng, người tiêu dùng vẫn quay lưng vì cho rằng giá thép phải giảm hơn nữa do giá phôi thép thế giới đanh giảm mạnh. Giá thép của Tổng Công ty thép Việt Nam nói chung và giá thép của Công ty CP Kim khí Hà Nội trong năm 2013 tiếp tục hạ thêm, đưa mức tổng giám giá kể từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2013 lên mức trung bình 2 triệu đồng/tấn. Trong khi kinh doanh không mấy khả quan thì Công ty vẫn phải chịu áp lực trả lãi vay ngân hàng ngày một tăng. Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty năm 2011 là 46.256 triệu đồng, sang năm 2012 là 44.615 triệu đồng (giảm 1.641 triệu đồng, giảm 3,55% so với năm 2011). Nhưng sang đến năm 2013 thì đột ngột tăng lên mức 67.531 triệu đồng (tăng 22.916 triệu đồng, tăng 51,36% so với năm 2012). Đây là mức tăng khá cao so với năm 2012. Nguyên nhân có thể lý giải từ tình hình kinh doanh thép của Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong năm 2012, 2013, thị trường thép xuống dốc, cộng với việc Công ty phải cạnh tranh mạnh với các đối thủ đến từ Trung Quốc có mức giá bán thép thấp hơn đòi hỏi Công ty phải gia tăng mạnh khâu bán hàng, tiếp thị để đảm bảo được mục tiêu doanh thu hàng năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh do Công ty có sự mở rộng về quy mô nên có sự giá tăng về đội ngũ nhân viên và cũng trong năm 2013, Công ty cũng có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo, nhân sự Công ty. Điều đó lý giải chi phí quản lý nhân viên tăng khá mạnh trong năm 2013. Do đó, Công ty cần phải có những giải pháp quản lý hiệu quả để tránh tình trạng lãng phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng vậy, mức độ ổn định không được cao, thậm chí năm 2013 còn bị lỗ ròng. Cụ thể: năm 2011, lợi nhuận sau thuế đạt 16.139 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 4.579 triệu đồng. Đỉnh điểm là năm 2013 khi công ty bị lỗ ròng 45.864 triệu đồng. Ngoài các nguyên nhân vừa nói trên, cùng với doanh thu thấp, Công ty lại phải trả chi phí quản lý quá lớn 67.631 triệu đồng, cộng với việc khoản lợi nhuận khác trong năm 2013 bị âm lớn khiến cho lỗ ròng tăng lên. Nhìn chung, qua phân tích số liệu như trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 khá tốt, tuy nhiên sang những năm sau tình hình kinh doanh đã bắt đầu có dầu hiệu suy giảm thể hiện ở lợi nhuận sau thuế giảm mạnh và lỗ ròng vào năm 2013. Thang Long University Library
  • 41. 28 Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của Công ty tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu tài sản – nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới đây là tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn 216.622 334.168 216.623 Tiền 37.208 37.683 7.841 Các khoản phải thu 104.945 192.477 142.514 Hàng tồn kho 65.080 95.418 63.182 TSNH khác 9.388 8.590 3.086 Tài sản dài hạn 31.754 35.742 37.019 TSCĐ 18.624 22.878 25.893 CPXDCBDD 121 1.700 121 Đầu tư TCDH 11.921 11.921 10.288 TSDH khác 1.209 943 838 Tổng tài sản 248.376 369.910 253.642 Nợ phải trả 149.800 271.730 205.907 Nợ ngắn hạn 148.110 270.454 205.773 Nợ dài hạn 1.690 1.276 134 Vốn chủ sở hữu 98.576 98.179 47.736 Vốn góp của chủ sở hữu 90.000 90.000 90.000 Quỹ đầu tư phát triển 3.120 3.120 3.120 Quỹ dự phòng tài chính 507 480 480 Lợi nhuận chưa phân phối 4.949 4.579 (45.864) Tổng nguồn vốn 248.376 369.910 253.643 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Kim khí Hà Nội) So sánh các số liệu trong bảng cân đối kế toán quan ba năm 2011, 2012 và 2013, ta co thể thấy được một số nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Công ty CP Kim khí Hà Nội. Công ty có quy mô tổng tài sản và tổng nguồn vốn lớn. Điều này được thể hiện rõ qua sự biến động của cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn như sau:
  • 42. 29 Cơ cấu tài sản: Việc xem xét kỹ lưỡng về tình hình tài sản tại một thời điểm cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của Công ty. Từ đó có thế thấy được tình hình tài chính cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng cân đối kế toán của cả ba năm, nhìn chung Công ty CP Kim khí Hà Nội có cơ cấu tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tài sản dài hạn. Về quy mô tổng tài sản tại ba năm có sự thay đổi theo chiều hướng tăng nhưng không đều, từ 248.376 triệu đồng năm 2011 lên 369.910 triệu đồng năm 2012 và sau đó lại giảm xuống còn 253.643 triệu đồng vào năm 2013. Sự giảm sút về quy mô tổng tài sản của Công ty là không thể tránh khỏi khi mà thị trường thép hiện nay liên tục trầm lắng, cộng thêm sự đang lên và cạnh tranh gay gắt từ các Tập đoàn Thép nổi tiếng như Tập đoàn Hòa Phát và Công ty Thép Pomina. Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2011 và 2012, tiền và các khoản tương đương tiền không thay đổi nhiều. Chỉ đến năm 2013 thì Công ty đã giảm mạnh lượng tiền mặt dự trữ tại Công ty. Cụ thể năm 2013 lượng tiền mặt là 7.941 triệu đồng, giảm 29.842 triệu đồng, giảm 79,19% so với năm 2012. Điều này là do năm 2013, Công ty kinh doanh thua lỗ, không đủ tiền để chi tiêu cũng như chi trả các khoản vay nên buộc phải dùng tiền mặt để thực hiện thanh toán, đồng thời việc dự trữ nhiều tiền mặt tại Công ty sẽ phải bỏ ra một chi phí khá lớn nên Công ty quyết định dự trữ một lượng tiền mặt vừa đủ để tối thiểu hóa chi phí. Tuy nhiên, việc không kiểm soát được việc dự trữ tiền mặt có thể gây khó khăn trong các hoạt động thanh toán. Các khoản phải thu: Năm 2011, khoản phải thu của Công ty là 104.045 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 192.477 triệu đồng (tăng 88.432 triệu đồng, tương ứng tăng 83,41% so với năm 2011). Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh thép kém hiệu quả, để bán được hàng, Công ty đã thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên việc cho khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn sẽ khiến cho Công ty không có vốn để đầu tư cho kì sau. Thông qua chính sách tín dụng nới lỏng, năm 2012 tổng doanh thu của Công ty đã tăng lên tuy nhiên từ những thông tin trong bảng báo cáo kinh doanh thì mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm. Năm 2013 khoản phải thu giảm xuống do khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi âm quá lớn vô hình chung đã làm cho khoản phải thu giảm xuống, được thể hiện qua khoản phải thu năm 2013 đã giảm xuống còn 142.514 triệu đồng. Kinh doanh thép ngày một khó khăn, Công ty đã có dấu hiệu lỗ ròng vì thế việc giảm các khoản phải thu giúp Công ty tránh được rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng để bổ sung vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn và giảm khả năng tìm kiếm thêm những khách hàng mới. Thang Long University Library