SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THỊ ANH THƯ
MÃ SINH VIÊN : A17137
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Anh Thư
Mã sinh viên : A17137
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI - 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Qua 3 tháng thực tập ở công ty, em xin chân thành cảm ơn các anh chị và
cô chú đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu về công ty cũng như giúp em trau dồi
thêm nhiều kiến thức về quản lý vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Lan Anh cùng các
thầy cô giáo giảng dạy tại Đại học Thăng Long đã trang bị, hướng dẫn, hỗ trợ
tận tình cho em trong thời gian hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ ANH THƯ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
PHẠM THỊ ANH THƯ
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ MINH HỌA
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................2
1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của vốn lưu động ...................................2
1.1.1. Khái niệm vốn và vốn lưu động.......................................................................2
1.1.1.1 Khái niệm vốn .................................................................................................2
1.1.1.2 Khái niệm vốn lưu động ..................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động .............................................................................3
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp ..................................................3
1.1.4. Phân loại vốn lưu động....................................................................................4
1.1.4.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh .........................................................................................................4
1.1.4.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện. ...................................................................4
1.1.4.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu..........................................................................5
1.1.4.4 Phân loại theo nguồn hình thành......................................................................5
1.1.4.5 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. ..........................................6
1.1.5. Kết cấu vốn lưu động.......................................................................................6
1.1.5.1 Khoản phải thu ................................................................................................6
1.1.5.2 Các khoản phải trả...........................................................................................7
1.1.5.3 Tiền mặt .........................................................................................................8
1.1.5.4 Hàng tồn kho ...................................................................................................8
1.2. Chính sách quản lý vốn lưu động..................................................................9
1.2.1. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn ................................................................9
1.2.1.1 Quản lý Tiền mặt...........................................................................................10
1.2.1.2 Quản lý hàng tồn kho.....................................................................................15
1.2.1.3 Quản lý các khoản phải thu............................................................................19
1.2.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn ....................................................................22
1.2.3. Chính sách quản lý kết hợp tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn .........................23
1.2.3.1 Chính sách quản lý cấp tiến ...........................................................................23
1.2.3.2 Chính sách quản lý thận trọng........................................................................23
1.2.3.3 Chính sách quản lý dung hòa .........................................................................24
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................................................24
1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................................................24
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp .....25
1.3.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.................................................................26
1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn.......................................................................29
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh
nghiệp............................................................................................................30
1.3.3.1 Nhân tố khách quan .......................................................................................30
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan...........................................................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG......................................................34
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông.......................................35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông ...35
2.1.2. Quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông.......35
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần cơ
điện Viễn Đông.............................................................................................36
2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty cổ phần cơ điện Viễn
Đông..............................................................................................................36
2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông..........39
2.2.2.1 Tình hình tài sản tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông ..............................39
2.2.2.2 Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn
2010-2012 .....................................................................................................41
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Viễn Đông ..........43
2.3.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động của công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông.......43
2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ
phần điện Viễn Đông.....................................................................................49
2.3.2.1 Nhận xét về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn tại công ty .49
Thang Long University Library
2.3.2.2 Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tại công ty cổ phần
cơ điện Viễn Đông.........................................................................................50
2.3.2.3 Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý TSNH ............................52
2.3.2.4 Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý kho và các khoản phải
thu .......................................................................................................54
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần cơ điện
Viễn Đông giai đoạn 2010-2012...................................................................55
2.4.1. Thành quả đạt được .......................................................................................55
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................................56
2.4.2.1 Những hạn chế...............................................................................................56
2.4.2.2 Nguyên nhân .................................................................................................56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG................................58
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông................58
3.1.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh của công ty Viễn Đông..........................58
3.1.1.1 Thuận lợi.......................................................................................................58
3.1.1.2 Khó khăn .......................................................................................................59
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty Viễn Đông...............................................60
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần
cơ điện Viễn Đông........................................................................................61
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động .....................................................................61
3.2.2. Quản lý kết cấu Vốn lưu động .......................................................................61
3.2.2.1 Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ..................................................61
3.2.2.2 Quản lý các khoản phải thu khách hàng.........................................................61
3.2.2.3 Quản lý hàng tồn kho.....................................................................................63
3.2.3. Một số biện pháp khác...................................................................................64
3.2.3.1 Áp dụng các tiến bộ công nghệ thông tin vào quản lý ....................................64
3.2.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực với trình độ cao........................................................64
KẾT LUẬN ...............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................67
DANH MỤC VIẾT TẮT
HTK Hàng tồn kho
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
Tr.đ Triệu đồng
NV Nguồn vốn
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
KNTT Khả năng thanh toán
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ MINH HỌA
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Chi phí tồn trữ hàng lưu kho ..............................................................16
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn
2010-2012..........................................................................................40
Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn nguồn vốn của công ty cổ phần cơ điện Viễn
Đông giai đoạn 2010-2012.................................................................42
Bảng 2.3. Kết cấu nợ ngắn hạn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai
đoạn 2010-2012 .................................................................................44
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn..........................49
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán ..........................................................................50
Bảng 2.6. Khả năng quản lý tài sản ngắn hạn .....................................................52
Bảng 2.7. Khả năng quản lý kho, các khoản phải thu .........................................54
Bảng 3.1. Mức độ hoàn trả nợ của khách hàng...................................................62
Bảng 3.2. Xếp nhóm nợ tại công ty năm 2012....................................................63
Bảng 3.3. Năng lực cán bộ, công nhân kỹ thuật..................................................65
ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền tối ưu..............................................................14
Đồ thị 1.2. Đồ thị mức dự trữ kho tối ưu..............................................................18
Đồ thị 1.3. Đồ thị thời điểm đặt hàng...................................................................19
Biểu đồ 2.1. Biến động doanh thu..........................................................................36
Biểu đồ 2.2. Biến động giá vốn..............................................................................38
Biểu đồ 2.3. Biến động lợi nhuận...........................................................................39
Biểu đồ 2.4. Tình hình tài sản qua các năm............................................................41
Biểu đồ 2.5. Tình hình nguồn vốn qua các năm......................................................43
Biểu đồ 2.6. Biến động tiền và tương đương tiền ...................................................45
Biểu đồ 2.7. Biến động các khoản phải thu ngắn hạn .............................................46
Biểu đồ 2.8. Biến động hàng tồn kho .....................................................................47
Biểu đồ 2.9. Biến dộng tài sản ngắn hạn khác ........................................................48
Biểu đồ 2.10. Biểu đổ kết hợp khả năng thanh toán của Công ty cổ phần cơ điện
Viễn Đông giai đoạn 2010-2012.........................................................52
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng....................................9
Hình 1.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng ......................22
Hình 1.3. Chính sách quản lý cấp tiến................................................................23
Hình 1.4. Chính sách quản lý thận trọng............................................................23
Hình 1.5. Chính sách quản lý dung hòa..............................................................24
1
LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và phát triển thì vốn
là một nhân tố hàng đầu. Vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp luôn muốn sử dụng vốn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu rất nhiều ảnh hưởng như các yếu tố
về môi trường kinh doanh, môi trường công nghệ, thị trường và các chính sách của nhà
nước trong từng thời kỳ. Để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được
hiệu quả thì việc quản lý vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Vốn lưu động là một trong những yếu tố không thể thiều được trong mỗi doanh
nghiệp. Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn được các doanh nghiệp
quan tâm. Với những kiến thức đã học được ở trường và qua thời gian thực tập tại
công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông, em đã đi tìm hiểu về công tác quản lý và sử dụng
vốn lưu động tại công ty. Do đó em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ
phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là phương pháp phân tích, tổng
hợp, khái quát dựa trên những số liệu mà công ty cung cấp
4. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện
Viễn Đông
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông
Thang Long University Library
2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm vốn và vốn lưu động
1.1.1.1 Khái niệm vốn
Paul. A. Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã thừa kế
quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là: đất đai, lao động và vốn. Theo
ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới,
là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp: đó có thể là các máy móc,
trang thiết bị, vật tư, đất đai, giá trị nhà xưởng... Trong quan niệm về vốn của mình,
Sammelson không đề cập tới các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá trị đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Vốn biểu hiện mặt giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trị hàng
hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định. Nó là kết tinh của giá trị chứ
không phải là đồng tiền in ra một cách vô ý thức rồi bỏ vào đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hoá. Nó giống các hàng hoá
khác ở chỗ có chủ sở hữu nhất định. Song nó có điểm khác vì người sở hữu có thể bán
quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá của vốn (hay còn gọi là lãi suất)
là cái giá phải trả về quyền sử dụng vốn. Chính nhờ sự tách dời về quyền sở hữu và
quyền sử dụng vốn nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời.
Tóm lại, vốn là một phạm trù được xem xét, đánh giá theo nhiều quan niệm, với
nhiều mục đích khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa về vốn thoả mãn
tất cả các yêu cầu, các quan niệm đa dạng. Song hiểu một cách khái quát, ta có thể coi:
Vốn kinh doanh là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu hay các giá trị tích luỹ
được cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động (VLĐ): là giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn.
Hoặc theo cách định nghĩa khác, vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền
với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu
hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất, kinh doanh. Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốn lưu động
chuyển hoá thành nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản
3
xuất vốn lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai
đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối
cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hoá vào sản phẩm
cuối cùng. Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái
ban đầu của vốn lưu động.1
1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của vốn
lưu động chịu sự chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động. Vì vậy, vốn lưu động
của các doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh
doanh: sản xuất, dự trữ, và lưu thông.
Các quá trình trên diễn ra thường xuyên liên tục lặp đi lặp lại theo chu kỳ và
được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Các doanh nghiệp sản
xuất hoạt động theo phương thức T – H – SX – H’ – T, vốn lưu động từ hình thái ban
đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành
phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Đối
với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thái
vốn bằng tiền chuyển sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền.
Như vậy, chúng ta có thể khái quát những đặc điểm của vốn lưu động như sau :
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện
như vật tư dự trữ, nguyên nhiên, vật liệu vật bao bì, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở
dang ,chi phí chờ phân bổ, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền.
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại
toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản
xuất kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách liên tục và có hiệu quả. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển
chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, không thể mở rộng thị trường
hay có thể bị gián đoạn sản xuất làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.2
Thông qua quản lý và sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp có thể quản lý toàn
diện việc cung cấp, sản xuất và phân phối của doanh nghiệp. Vốn lưu động là một
1
(Tr.214, Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, năm 2008, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc).
2
(Tr122, Giáo trình Phân tích kinh doanh, năm 2009, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc).
Thang Long University Library
4
công cụ quản lý quan trọng. Nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của
hoạt động tài chính thông qua đó giúp doanh nghiệp đánh giá được mặt mạnh , mặt
yếu trong kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, hàng
hóa, tiền vốn, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đạt đạt hiệu quả kinh
doanh cao.
Vốn lưu động là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chiến lược kinh doanh
nhằm phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp. nó giúp cho doanh nghiệp đưa
hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông, giải quyết được mâu thuẫn vốn
có giữa sản xuất và tiêu dùng.
1.1.4. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn
lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách
phân loại sau đây:
1.1.4.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm,
vốn bằng tiền; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ
ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu
động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
1.1.4.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại:
- Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện
vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm...
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, TGNH,
các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn....
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho
dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
5
1.1.4.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu.
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
- Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ
theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà VCSH có nội
dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư
nhân tự bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn góp từ các thành viên trong
doanh nghiệp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp…
- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các nhân
hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái
phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng
trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình
thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định
trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài
chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.4.4 Phân loại theo nguồn hình thành.
Xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau:
- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ
ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp
liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng
tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá....theo thoả thuận của các bên liên doanh.
- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín
dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.
- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy
được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình.
Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó
doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng
vốn của mình.
Thang Long University Library
6
1.1.4.5 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm
thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để
đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay
ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm
hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.
Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét
huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao
hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn
giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ
chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng vốn
lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho
doanh nghiệp.…
1.1.5. Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu VLĐ thực chất là tỉ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn VLĐ của
doanh nghiệp. Thông qua kết cấu của VLĐ cho thấy sự phân bổ của vốn trong từng
giai đoạn luân chuyển hoặc trong từng nguồn vốn, từ đó doanh nghiệp xác định được
phương hướng và trọng điểm quản lý vốn nhằm đáp ứng kịp thời đối với từng thời kỳ
kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống
nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân
loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu
động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện
pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp. Kết cấu vốn lưu động bao gồm:
1.1.5.1 Khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa/dịch vụ hoặc thương phiếu chiết khấu chưa thu. Các khoản phải thu bao gồm: các
khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, thế chấp, ký cược, ký quỹ, phải thu khác,
tạm ứng, trả trước…
Phải thu nội bộ là khoản nợ của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn
vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh
7
nghiệp độc lập trong Tổng công ty, về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ,
hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc
cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
Phải thu của khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán.
Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng
của mình và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu. Để công tác quản lý khoản
phải thu dễ dàng và thuận tiện cho việc theo dõi đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp nên
cần áp dụng chính sách tín dụng vào các khoản phải thu.
Chính sách tín dụng, gồm có các thành phần:
 Tiêu chuẩn tín dụng: tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để
được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Gồm có 5 tiêu chí:
 Thái độ và hành vi của khách hàng trong việc trả nợ cho thấy tư cách tín dụng
của khách hàng. Kiểm tra bằng cách đối chiếu hồ sơ, thông qua các nhà cung cấp khác.
 Vốn: được hiểu là vốn tự có của khách hàng thể hiện khả năng tài chính của
khách hàng.
 Khả năng trả nợ: khả năng có đủ số tiền để trả nợ căn cứ vào báo cáo ngân
quỹ, ngân sách vốn bằng tiền.
 Tình hình kinh tế: tình hình chung của nền kinh tế và của ngành.
 Tài sản thế chấp: những tài sản có khả năng làm vật thế chấp, cầm cố.
 Thời hạn tín dụng: là quy định về thời gian tín dụng áp dụng cho khách hàng..
Ví dụ: hóa đơn thanh toán có điều khoản là “2/10 net 40“ tức thời hạn tín dụng là
40 ngày, nếu khách hàng thanh toán trong thời gian 10 ngày thì được chiết khấu 10%.
 Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền thưởng cho khách hàng mua chịu khi họ
thanh toán sớm hơn theo hợp đồng.
 Chính sách thu tiền: là cách thức đề ra nhằm thu được các khoản nợ do bán
chịu như: gọi điện, cử người đến nhận tiền trực tiếp, ủy quyền cho người đại diện,
ngân hàng, những giải pháp để đòi các khoản nợ quá hạn.
Xác định giá bán chịu: khi xác định giá bán chịu doanh nghiệp phải căn cứ vào
giá bán trả ngay, thời hạn bán chịu, chi phí sử dụng vốn, mức độ rủi ro ….
1.1.5.2 Các khoản phải trả
Khoản phải trả: là các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người bán.
Nợ phải trả người bán tăng có thể do doanh nghiệp thành công trong đàm phán
và được nhà cung cấp bán chịu với thời hạn dài hơn, cũng có thể do thiếu khả năng
Thang Long University Library
8
thanh toán doanh nghiệp không thanh toán đúng hạn các khoản nợ cho nhà cung cấp
làm nợ quá hạn tăng. Sự gia tăng các khoản phải trả ngắn hạn có thể được đánh gia tốt
nếu các khoản phải trả đều đang trong thời hạn thanh toán và sẽ được đánh giá không
tốt khi gia tăng các khoản nợ quá hạn. Việc thanh toán chậm trễ các khoản nợ là dấu
hiệu cho thấy tình trạng tài chính của doanh nghiệp đáng ngại. Mặt khác việc trì hoãn
thanh toán còn giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp.
1.1.5.3 Tiền mặt
Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu)
ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và được
bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện.
Mục đích giữ tiền mặt: là để thanh toán tiền hàng, trả lương cho công nhân viên,
nộp thuế, trả cổ tức; dự trữ vốn bằng tiền để lợi dụng các cơ hội tạm thời như một sự
sụt giá tức thời về nguyên vật liệu… để gia tăng lợi nuận cho doanh nghiệp; để phòng
ngừa những rủ ro bất ngờ. Ngoài ra giữ tiền mặt còn có mục đich ký quỹ để vay nợ
ngân hàng: là khoản tiền tối thiểu ngân hàng yêu cầu khách để lại trong tài khoản gởi
khi doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng, để làm chi phí cung ứng dịch vụ và dự
phòng rủi ro.
Phần thu: bao gồm các khoản thu tiền do bán hàng, tiền đi vay, tiền vốn tăng
thêm, tiền hượng bán tài sản.
Phần chi: bao gồm các khoản chi cho kinh doanh như: mua nguyên vật liệu, chi
trả tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm, nộp thuế cho ngân sách, chi cho đầu tư dài
hạn…
1.1.5.4 Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là các loại vật tư, hàng hóa, mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất
hoặc bán. Bao gồm: nguyên vật liệu trong kho, nguyên liệu, thành phẩm dở dang, bán
thành phẩm ….
Vai trò của hàng tồn kho: Giúp công ty chủ động trong dự trữ và chủ động trong
sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được đều hòa,liên tục. Giúp chủ động trong
hoạch định, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Quản trị tồn kho là tính lượng tồn kho hay
lượng dự trữ tối ưu sao cho chi phí tồn kho là nhỏ nhất. Quản trị hàng tồn kho được
thực hiện trên cơ sở 4 câu hỏi sau: Lượng đặt hàng là bao nhiêu đơn vị và vào thời
điểm quy định, thời điểm đặt hàng lại, loại hàng dự trữ nào được chú ý, có thể thay đổi
chi phí tồn kho hay không.
Chi phí tồn kho bao gồm: Chi phí lưu kho: là chi phí liên quan đến hoạt động lưu
kho, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bào quản và khấu
9
hao thiết bị khác… Chi phí đặt hàng: gồm phí đặt hàng và phí vận chuyển. Các chi phí
khác: là các chi phí phát sinh do giảm doanh thu, mất uy tín với khách hàng, gián đoạn
sản xuất…
1.2. Chính sách quản lý vốn lưu động
1.2.1. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn
Hình 1.1. Quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính)
Một số những đặc điểm của quản lý tài sản ngắn hạn theo trường phái cấp tiến.
Quản lý tài sản theo trường phái thận trọng sẽ có những đặc điểm ngược lại với quản
lý tài sản theo trường phái cấp tiến.
- Mức dự trữ TSLĐ: Quản lý theo trường phái cấp tiến thường kéo theo duy trì
mức thấp của toàn bộ TSLĐ còn với trường phái quản lý tài sản thận trọng thì mức dự
trữ TSLĐ thường ở mức lớn. Khi theo đuổi trường phái cấp tiến thì các doanh nghiệp
thường chỉ có một mức tối thiểu tiền và chứng khoán khả thị và dựa vào chính sách
quản lý có hiệu quả và khă năng vay ngắn hạn để đáp ứng mọi nhu cầu về tiền không
dự báo trước. Lập luận tương tự thì các khoản hàng lưu kho và phải thu khách hàng
của doanh nghiệp cũng mang giá trị thấp hơn.
- Thời gian quay vòng tiền: Chính sách quản lý tài sản cấp tiến rút ngắn thời
gian quay vòng tiền hơn chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng. Chính sách
quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến, thông qua giảm mức trung bình của cả phải thu
khách hàng và hàng lưu kho, làm tăng vòng quay và rút ngắn thời gian quay vòng. Do
đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn tới việc rút ngắn thời gian
quay vòng tiền.
- Chi phí thấp hơn dẫn tới EBIT cao : Quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến sẽ gây
ra tác động làm giảm chi phí. Phải thu khách hàng càng ở mức thấp do đó chi phí nắm
giữ cũng ở mức thấp. Hơn nữa, càng ít khoản phải thu khách hàng bị xóa đi do không
thể thu hồi được. Tương tự như vậy giữ hàng lưu kho ở một mức tối thiểu có thể tránh
được các rủi ro về mặt chi phí như mất cắp, lỗi thời. Điều này làm chi thu nhập trước
TSNH
TSDH
TSLĐ
TSNH
TSDH
Cấp tiến Thận trọng
Thang Long University Library
10
thuế và lãi (EBIT) cao hơn so với chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng
- Vì rủi ro cao hơn nên thu nhập theo yêu cầu cũng cao hơn: Những rủi ro
gắn với trạng thái quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến bao gồm khả năng cạn kiệt tiền,
hay nói cách khác là không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả.
Tương tự doanh nghiệp có thể dự trữ hàng lưu kho thấp đến mức doanh thu có thể bị
mất khi hết hàng dự trữ. Rủi ro gắn với chính sách phải thu khách hàng cấp tiến cũng
có thể gây mất doanh thu nếu mức này được giữ quá thấp. Những rủi ro này đánh đổi
bởi chi phí thấp hơn nên mức lợi nhuận kỳ vọng tăng lên.
1.2.1.1 Quản lý Tiền mặt
Đối với các doanh nghiệp cỡ nhỏ, hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tiền
mặt là điều cốt yếu cho sự sống còn của doanh nghiệp. Các cuộc khảo sát doanh
nghiệp kinh doanh thất bại cho thấy hầu hết các công ty này (đến 60%) cho biết sự thất
bại của họ toàn bộ hay phần lớn đều do gặp phải vấn đề về luồng tiền mặt trong công
ty. Các chủ doanh nghiệp cỡ nhỏ phải hiểu rằng không có gì quan trọng hơn tiền mặt.
Công ty tạo được lợi nhuận là việc tốt nhưng luồng tiền mặt trong công ty mới là điều
cần thiết. Chính vì vậy, quản lý tốt tiền mặt mới chính là chìa khóa dẫn đến sự thành
công cho doanh nghiệp.
Quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp đề cập tới việc quản lý tiền giấy và tiền gửi
ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tài sản gần với
tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Các loại tài sản tài
chính gần như tiền mặt giữ vai trò như một miếng đệm cho tiền mặt. Số dư thanh
khoản tiền mặt có thể được đầu tư dễ dàng vào các loại chứng khoán thanh khoản cao,
đồng thời chúng cũng có thể bán được rất nhanh để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách
về tiền mặt.
Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt (loại tài sản có tính thanh khoản cao
nhất) để làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh. Bởi nếu sử dụng
một loại tài sản khác có thanh khoản thấp hơn có thể làm các chi phí giao dịch tăng
cao, mất nhiều thời gian hơn đối với một giao dịch kinh doanh thông thường. Động cơ
giữ tiền mặt này có thể coi là động cơ kinh doanh.
Một động cơ khác đó là động cơ phòng ngừa: Tiền mặt được dự trữ nhằm duy trì
khả năng thanh khoản của doanh nghiệp ở mọi thời điểm.Vì vậy, quản lý tiền mặt
trong doanh nghiệp bao gồm quản lý: Tăng tốc độ thu hồi, giảm tốc độ chi tiêu, dự báo
chính xác và xác định nhu cầu tiền mặt.
11
Tăng tốc độ thu hồi
Một nguyên tắc đơn giản trong quản lý tiền mặt là tăng tốc độ thu hồi những tấm
séc nhận được và chậm viết séc chi trả. Nguyên tắc này cho phép doanh nghiệp duy trì
mức chi tiêu tiền mặt trong nhiều giao dịch kinh doanh ở một mức thấp hơn, do đó có
nhiều tiền hơn cho đầu tư. Tăng tốc độ thu hồi và giảm tốc độ chi tiêu là hai khuynh
hướng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có rất nhiều cách để làm tăng tốc độ thu hồi
tiền mặt:
- Cách thứ nhất là đem cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích cho họ
sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu với những khoản nợ được thanh
toán trước hay đúng hạn. Doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng
một khoản nợ được thanh toán thì tiền được đưa vào đầu tư càng nhanh càng tốt. Quy
trình này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập một hệ thống thanh toán tập trung
qua ngân hàng. Hệ thống này là một mạng lưới các tài khoản ký thác tại ngân hàng,
những tài khoản này cho phép doanh nghiệp duy trì các tài khoản tiền gửi của họ.
Đồng thời các ngân hàng cũng mở các tài khoản chi tiêu cho doanh nghiệp nhằm thực
hiện và duy trì khả năng thanh toán, chi trả của họ.
- Khách hàng được chỉ dẫn gửi séc chi trả của họ tới ngân hàng đại diện của
doanh nghiệp, tại đây séc được xử lý và sau đó được đưa vào tài khoản ký thác của
doanh nghiệp tại ngân hàng. Thông qua ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán các hóa
đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao trên tài
khoản thanh toán của họ. Lợi thế của hệ thống ngân hàng là tiền tệ có thể được dịch
chuyển rất nhanh bên trong hệ thống, cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền nhanh
chóng khi nó đã có trong tài khoản.
Giảm tốc độ chi
Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, doanh nghiệp còn có thể thu được lợi
nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
càng tốt.
Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính
nên hoãn việc thanh toán nhưng chỉ trong phạm vì thời gian mà các chi phí tài chính,
tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh
toán mang lại. Có một số chiến thuật mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để chậm
thanh toán các hóa đơn mua hàng. Hai chiến thuật thường được sử dụng là tận dụng sự
chênh lệch thời gian của các khoản thu, chi và chậm trả lương.
- Tận dụng chênh lệch thời gian thu, chi
Khoản tiền được tận dụng này là sự chênh lệch giữa sự cân bằng tiền tệ thể hiện
trên sổ séc của doanh nghiệp và trên sổ séc của ngân hàng. Sự chênh lệch này là do
Thang Long University Library
12
khoảng thời gian trống giữa thời điểm séc được viết cho tới khi séc được thanh toán.
- Sử dụng hối phiếu
Séc được ký phát dựa trên số tiền có trên tài khoản tại một ngân hàng và nó đòi
hỏi sự xác minh chữ ký của chủ tài khoản. Trong đó hối phiếu cũng ký phát dựa vào
trái quyền trên số tiền có trong tài khoản ngân hàng, nhưng nó đòi hỏi phải có sự xác
nhận của chủ tài khoản trước khi việc thanh toán đươc thực hiện. Khi nhà cung cấp
nộp hối phiếu vào ngân hàng, ngân hàng phải gửi nó tới người ký phát để xác nhận.
việc sử dụng hối phiếu làm phương tiện thanh toán có thể trì hoãn việc chi trả tiền
trong một số ngày làm việc. Trong những ngày đó doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền
đó để đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp không chấp nhận việc thanh toán bằng
hối phiếu. Vì vậy, việc sử dụng hối phiếu có giới hạn và không trở nên phổ biến. Hơn
nữa, chi phí dịch vụ xử lý hối phiếu của ngân hàng thường cao hơn so với séc. Bởi
vậy, các yếu tố này cần được đưa vào tính toán khi sử dụng hối phiếu.
- Chậm trả lương
Một cách khác để làm chậm chi tiền mặt là thiết lập một mô hình chi trả lương
dựa trên những thông tin thống kê về thời gian biểu lĩnh lương của nhân viên trong
công ty. Ðây là một trong những khoản tiền mà doanh nghiệp có thể mang đi đầu tư
mà không hề mất chi phí.
Mỗi phương thức thu chi tiền đều có những ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy
doanh nghiệp cần phải so sánh giữa lợi ích và chi phí của mỗi phương thức để có thể
đưa ra những quyết định đúng đắn mang lại lơi ích tối đa cho doanh nghiệp. Sau đây là
mô hình mà doanh nghiệp có thể dùng để đánh giá hiệu quả của các phương thức thu
tiền bằng cách so sánh giữa chi phí tăng thêm với lợi ích tăng thêm. (Tr.139, Giáo
trình Phân tích kinh doanh, năm 2009, PGS.TS Nguyễn Văn Công).
ΔB = Δt TS I ( 1  T)
ΔC = C2  C1
Trong đó:
ΔB: Lợi ích tăng thêm của phương thức mới so với phương thức hiện tại
Δt: Thay đổi thời gian chuyển tiền ( theo ngày)
TS: Quy mô chuyển tiền
I: Lãi suất
T: Thuế thu nhập cận biên của công ty
ΔC: Chi phí tăng thêm của phương thức mới so với phương thức hiện tại
Nếu ΔC lớn hơn ΔB thì giữ nguyên phương thức thu tiền hiện tại
13
Nếu ΔC nhỏ hơn ΔB thì chuyển sang phương thức mới
Nếu ΔC bằng ΔB thì bàng quan với cả hai phương thức
Dự báo nhu cầu tiền mặt
Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là
điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh
doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai
đoạn. Doanh nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn,
tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ
không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so
với chi phí lãi vay của doanh nghiệp). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút
nhanh do lạm phát. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh
toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh
nghiệp sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay
bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài
dự kiến. Lượng tiền mặt sự trữ tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được 3 nhu cầu
chính: Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày
của doanh nghiệp như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động,
trả thuế. Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch. Dự phòng cho các cơ hội phát
sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột.
Mô hình EOQ trong quản lý tiền mặt: EOQ là một mô hình quản lý dự trữ rất
hiệu quả. EOQ trong quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp xác định được lượng tiền mặt
dự trữ tối ưu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó có thể giảm được tối đa các
chi phí liên quan tới việc dự trữ tiền trong doanh nghiệp.3
Giả định của mô hình:
Nhu cầu về tiền mặt của Doanh nghiệp là ổn định
Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn
Doanh nghiệp chỉ có hai phương thức dự trữ tiền: Tiền mặt, chứng khoán khả thi
Không có rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Một số các chỉ tiêu của mô hình:
Chi phí giao dich:
TrC =
T
F
C
3
(Tr.232, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, năm 2010, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc).
Thang Long University Library
14
Trong đó:
T là tổng nhu cầu tiền trong một năm
C là quy mô một lần bán chứng khoán
F chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán
Chi phí cơ hội:
Trong đó:
C/2 là mức dự trữ tiền mặt trung bình
K là lãi suất chứng khoán theo năm
Tổng chi phí
TC =
T
F +
C
K
C 2
Mức dự trữ tiền tối ưu C*
Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền tối ưu
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính)
OC =
C
K
2
TC
OC = C/2
K
TrC = T/C
F
Chi phí
C*
C
15
1.2.1.2 Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại
và trong tương lai của doanh nghiệp. Hàng hóa tồn kho gồm 3 loại: Nguyên vật liệu
thô, sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Nguyên liệu thô là những nguyên liệu
và bộ phận, linh kiện rời do doanh nghiệp mua và sử dụng trong quá trình sản xuất.
Trong sản xuất nếu doanh nghiệp mua nguyên liệu với số lượng quá lớn hay quá nhỏ
đều không tạo hiệu quả tối ưu. Bởi nếu mua với số lượng quá lớn sẽ phải chịu nhiều
chi phí tồn trữ và rủi ro hàng hóa bị hao hụt, hư hỏng, mất mát…Mặt khác, nếu mua
nguyên liệu với số lượng quá nhỏ có thể dẫn đến gián đoạn sản xuất và làm tăng
những chi phí không cần thiết và không đạt hiệu quả cao. Trong một doanh nghiệp
hàng tồn kho bao giờ cũng là một tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp đó. Thông thường hàng tồn kho chiếm tới 40 tổng giá trị tài sản
của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý hàng tồn kho là một một vấn đề hết sức quan
trọng và đặc biệt của mỗi doanh nghiệp.
Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Người bán nào cũng muốn mức tồn
kho cao để có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Nhân viên phụ trách
sản xuất cũng mong muốn một mức tồn kho lớn để họ có thể lập kế hoach sản xuất dễ
dàng hơn. Tuy nhiên, với phòng tài vụ thì luôn mong muốn hàng tồn kho được giữ ở
mức thấp nhất bởi tiền nằm trong hàng tồn kho sẽ không thể chi tiêu vào các mục
khác. Do đó, việc quản lý hàng tồn kho là không thể thiếu được qua đó doanh nghiệp
có thể giữ một mức tồn kho “vừa đủ” không “thừa” cũng không “thiếu”. Bởi khi mức
tồn kho lên cao sẽ dẫn tới các loại chi phí cũng tăng theo. Ngoài ra, một số loại hàng
hóa còn dễ bị hao hụt, hư hỏng, giảm chất lượng. Còn nếu hàng tồn kho ở mức thấp
không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng thì có thể bị mất khách hàng và làm giảm mức
độ cạnh tranh trên thị trường.
Các chi phí liên quan tới quản lý kho
- Chi phí đặt hàng: Bao gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí
giao nhận hàng. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng.
Khi doanh nghiệp đặt hàng từ một nguồn cung cấp từ bên ngoài thì chi phí đặt hàng
bao gồm chi phí chi phí chuẩn bị một yêu cầu mua hàng, chi phí để lập được một đơn
đặt hàng như chi phí thương lượng, chi phí nhận và kiểm hàng hóa, chi phí vận chuyển
và chi phí trong thanh toán.Yếu tố giá cả thay đổi và phát sinh chi phí trong những
công đoạn phức tạp như vậy đã ảnh hưởng đến chi phí cho mỗi lần đặt hàng của doanh
nghiệp. Khi đơn đặt hàng được cung cấp từ trong nội bộ thì chi phí đặt hàng chỉ bao
gồm cơ bản là chi phí sản xuất, những chi phí phát sinh khi khấu hao máy móc và duy
trì hoạt động
Thang Long University Library
16
- Chi phí lưu kho: Bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng trong kho trong một
khoảng thời gian xác định trước. Chi phí lưu kho được tính bằng đơn vị tiền tệ trên
mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho
trong một kỳ. Các chi phí thành phần của chi phí lưu kho bao gồm: Chi phí lưu trữ và
bảo quản, chi phí hư hỏng, chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo
hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng lưu kho.
 Chi phí lưu giữ và bảo quản gồm chi phí kho hàng. Nếu doanh nghiệp thuê
kho thì chi phí này chính bằng chi phí đi thuê. Nếu nhà kho thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp thì chi phí này bằng chi phí cơ hội khi sử dụng nhà kho. Ngoài ra chi phí
lưu kho và bảo quản bao gồm các chi phí khấu hao các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động
kho như băng truyền.
 Hàng tồn kho chỉ có giá trị khi nó có thể bán được. Chi phí lỗi thời thể hiện
cho sự giảm sút giá trị hàng trong kho do tiến bộ khoa học kỹ thuật hay thay đổi kiểu
dáng và tất cả những tác động này làm chi hàng tồn kho trở nên khó bán trên thị
trường. Chi phí hư hỏng thể hiện sự giảm giá trị của hàng tồn kho do các tác nhân lý
hoá như chất lượng hàng hóa bị biến đổi hoặc gãy vỡ.
 Các thành phần khác của chi phí tồn kho như chi phí bảo hiểm hàng tồn kho
trước các hiểm họa như mất cắp, hỏa hoạn và các thảm họa tự nhiên khác. Ngoài ra,
các doanh nghiệp còn phải trả các loại thuế khác theo quy định của địa phương của
chính phủ trên chi phí hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Chi phí tồn trữ hàng lưu kho
Nội dung chi phí Thấp Cao
Chi phí bảo quản 1,0 4,0
Chi phí lối thời và hư
hỏng
,0 10,0
Chi phí bảo hiểm 1,0 3,0
Thuế tài sản 1,0 3,0
Chi phí của tiền 12,0 2,0
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
- Chi phí thiếu hàng: Là chi phí thiệt hại do hết hàng tồn kho. Nó xảy ra bất cứ
khi nào doanh nghiệp không có khả năng giao hàng bởi vì nhu cầu hàng lớn hơn số
lượng hàng sẵn có trong kho. Ví dụ, khi nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt
hại do không có nguyên liệu sẽ bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí thiệt hại
do ngưng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho sản phẩm dở dang hết thì doanh nghiệp doanh
17
nghiệp sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và nó cũng có thể là nguyên
nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngưng trệ và phát sinh chi phí. Cuối cùng,
khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất
trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những doanh nghiệp đối
thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng quyết định đặt
hàng từ những doanh nghiệp khác trong tương lai.
Mô hình EOQ trong quản lý hàng tồn kho
Mô hình này là một trong những kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho phổ biến và lâu
đời nhất. Nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 191 do ông Ford.W.Harris đề xuất
nhưng đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Khi sử dụng mô hình
này, người ta phải tuân theo một số giả định.
- Nhu cầu vật tư trong một năm được biết trước, ổn định
- Thời gian chờ hàng về ( kể từ khi đặt hàng cho tới lúc hàng về ) không đổi và
phải được biết trước
- Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng
- Toàn bộ số lượng đặt hàng được nhận cùng một lúc
- Không có chiết khấu theo số lượng
Theo như mô hình này có hai loại chi phí thay đổi theo lượng đặt hàng là chi phí
lưu kho và chi phí đặt hàng. Mục tiêu của mô hình là tối thiểu hóa tổng chi phí đặt
hàng và tổng chi phí lưu kho. Hai chi phí này phản ứng ngược chiều nhau. Khi quy mô
đơn hàng tăng lên, ít đơn hàng sẽ làm cho chi phí đặt hàng giảm trong khi đó mức dự
trữ bình quân cao lên dẫn đến chi phí lưu kho tăng. Do đó, trên thực tế lượng đặt hàng
tối ưu là kết quả của sự dung hòa giữa hai chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch này
Một số chỉ tiêu đánh giá của mô hình EOQ
Trong đó :
Q Là mức dự trữ kho TB
2
C Là chi phí dự trữ kho cho một đơn vị hàng
Chi phí dự trữ kho =
Q
C
2
Thang Long University Library
18
Chi phí đặt hàng =
S
O
Q
Trong đó:
Tổng chi phí = Chi phí đặt hàng + chi phí dự trữ
Mức dự trữ kho tối ưu Q*:
Q*
Đồ thị 1.2. Đồ thị mức dự trữ kho tối ưu
S Là số lượng cần đặt
S
Là số lần đặt hàng
Q
O Là chi phí một lần đặt hàng
Tổng chi phí =
Q
C
S
O
2 Q
Tổng chi phí
Chi phí dự trữ
Chi phí đặt hàng
Chi phí
Q*
Số lượng đặt hàng
19
Đồ thị 1.3. Đồ thị thời điểm đặt hàng
Khoảng thời gian dự trữ tối ưu: T*
=
Q*
S/360
Điểm đặt hàng = T
S
360
Điểm đặt hàng có dự trữ an toàn = T
S
Qan toàn
360
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính)
1.2.1.3 Quản lý các khoản phải thu
Hầu hết, mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát
sinh các khoản phải thu. Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có giá trị các khoản phải thu
khác nhau. Độ lớn khoản phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tốc độ thu hồi nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu tố nằm ngoài sự
kiểm soát của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ.
Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố mà mình có thể kiểm soát được nhằm
tác động tới độ lớn và chất lượng của khoản phải thu. Hiện nay, khoản phải thu là yếu
tố quan trọng để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác của mình và trở
thành sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý các khoản
phải thu luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần
phải có biện pháp để quản lý các khoản phải thu một cách hiệu quả. Để quản lý được
Thời điểm nhận hàng
Mức kho TB
Thời điểm đặt hàng
Thời gian dự trữ tối ưu
Thời gian
Điểm đặt
hàng
Số lượng hàng
lưu kho
Thang Long University Library
20
các khoản phải thu các doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi sau:
Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hay dịch vụ của mình với điều kiện gì. Dành cho
khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng. Doanh nghiệp có chuẩn bị
để giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh không.
Doanh nghiệp cần bảo đảm gì về số tiền khách hàng nợ. Chỉ cần khách hàng ký
vào biên nhận hay buộc khách hàng ký một loại giấy nhận nợ chính thức nào khác.
Phân loại khách hàng: Loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay. Để tìm hiểu,
doanh nghiệp có nghiên cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã qua của khách
hàng không. Hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhận của ngân hàng.
Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tín dụng
như thế nào để tránh rủi ro. Doanh nghiệp có từ chối cấp tín dụng cho khách hàng mà
doanh nghiệp nghi ngờ. Hay doanh nghiệp chấp nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi
và điều này xem như là chi phí của việc xây dựng một nhóm khách hàng thường
xuyên.
Biện pháp nào mà doanh nghiệp áp dụng thu nợ đến hạn. Doanh nghiệp theo dõi
thanh toán như thế nào. Doanh nghiệp làm gì với những khách hàng trả tiền miễn
cưỡng hay kiệt sức vì họ.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một bộ quy tắc mà mỗi doanh nghiệp tự đặt ra cho mình
để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định có nên cho khách hàng nợ hay
không?
- Tiêu chuẩn tín dụng
Tất cả các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách tín dụng cho riêng
doanh nghiệp của mình, tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế có thể
chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính
hay vị thế tín dụng thấp hơn tiêu chuẩn đó thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng. Về mặt lý
thuyết, doanh nghiêp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được
sao cho lợi nhuận được tạo ra do sự gia tăng doanh thu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi
nhuận tăng thêm và chi phí liên quan tới các khoản phải thu tăng thêm do hạ thấp tiêu
chuẩn bán chụi. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ khi đưa ra các quyết định
thắt chặt hay nới lỏng tín dụng.
- Chiết khấu thanh toán: Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm
bằng cách giảm giá đối với những khách hàng thanh toán trước thời hạn.
- Thời hạn bán chịu: Là việc quy định độ dài của các khoản tín dụng và hình thức
của khoản tín dụng.
21
- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Gồm thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu
 Thời hạn chiết khấu: là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước
hoặc trong thời gian đó thì sẽ được hưởng một tỷ lệ chiết khấu.
 Tỷ lệ chiết khấu: Là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được chiết
khấu nếu người mua thanh toán trong thời hạn chiết khấu.
Phân tích, đánh giá các khoản phải thu
Phân tích đánh giá các khoản phải thu giúp doanh nghiệp có thể phân loại các
khoản nợ theo các mức độ khác nhau. Để từ đó có những biện pháp thu hồi cũng như
xử lý các khoản nợ khó đòi hoặc các khoản nợ có khả năng mất vốn.
- Xếp hạng nhóm nợ của doanh nghiệp
 Nhóm 1 (nợ loại A) là các khoản nợ là các loại nợ có độ tin cậy cao hay đủ
tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ mà doanh nghiệp có khả năng thu hồi đúng hạn.
 Nhóm 2 (nợ loại B) là những khoản nợ có độ rủi ro thấp. Nhóm này thường bao
gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ.
 Nhóm 3 (nợ loại C) là những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được hay
nợ dưới tiêu chuẩn thường bao gồm những khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày đến 180
ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại nhưng lai quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ
cấu lại.
 Nhóm 4 (nợ loại D) là những khoản nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn
khó đòi thường gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 30 ngày và các khoản nợ
cơ cấu lại nhưng lại quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
 Nhóm  (nợ loại E) là những khoản nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả
năng mất vốn.
- Kỳ thu tiền bình quân
Phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu
tiền bình quân càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh
toán. Nếu kỳ thu tiền bình quân dài chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu của
doanh nghiệp là chậm. Tuy nhiên để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc
vào chính sách tín dụng.
- Phân tích tuổi của các khoản phải thu
Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu
tức là khoảng thời gian thu hồi được tiền của các khoản phải thu
Các bước phân tích tuổi của các khoản phải thu
 Xác định doanh số bán hàng các tháng
 Xác định cơ cấu tuổi các khoản phải thu chưa thu được tiền
 Xác định tổng các khoản phải thu đến ngày thu
Thang Long University Library
22
 Xác định tuổi các khoản phải thu với dãn cách 1 ngày tương ứng với  trong
tổng khoản phải thu
Phát triển các phân tích
1.2.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn
Hình 1.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính)
Một số đặc điểm của chính sách quản lý nợ ngắn hạn theo trường phái cấp tiến. Các
chính sách quản lý nợ theo trường phái thận trọng sẽ có những đặc điểm ngược lại.
- Mức nợ ngắn hạn: Theo trường phái cấp tiến thì mức nợ ngắn hạn cao hơn
trường phái quản ký nợ ngắn hạn thận trọng. Nợ ngắn hạn bao gồm phải trả người bán,
vay ngắn hạn, nhiều loại chi phí nợ đọng, và phần nợ dài hạn đến hạn thanh toán. Cách
tiếp cận quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến tăng lệ thuộc của doanh nghiệp vào nợ ngắn hạn.
Phải trả người bán được mở rộng đến mức có thể mà không gây mất uy tín tín dụng.
Vay ngắn hạn cũng được sử dụng một cách rộng rãi.
- Thời gian quay vòng tiền: Thông qua sử dụng nhiều phải trả người bán và các
khoản nợ đọng, quản lý nợ cấp tiến rút ngắn thời gian quay vòng tiền. Phải trả người
bán và nợ đọng cao hơn dẫn đến vòng quay các khoản phải trả ngắn hơn. Điều này dẫn
tới thời gian trả chậm trung bình dài hơn và thời gian quay vòng tiền ngắn hơn. Quản
lý nợ cấp tiến có xu hướng tăng khả năng thanh khoản tiếp diễn của doanh nghiệp
thông qua rút ngắn thời gian quay vòng tiền. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm khả năng
linh hoạt của doanh nghiệp trong tương lai.
- Chi phí lãi: Chính sách quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến thường có mức lãi suất
thấp hơn so với chính sách quản lý nợ ngắn hạn thận trọng do chi phí huy động nguồn
vốn ngắn hạn rẻ hơn so với việc huy động nguồn vốn dài hạn.
- Rủi ro: Rủi ro của chính sách nợ cấp tiến chủ yếu xuất phát từ những điều kiện
kinh tế chung và liên tục có nhu cầu tái tài trợ nợ ngắn hạn. Điều này đặc biệt đúng khi
một doanh nghiệp sử dụng rộng rãi tài chính ngắn hạn thông qua vay nợ. Khi sử dụng
chính sách cấp tiến thì chi phí lãi thường biến động và liên tục có nhu cầu tái tài trợ làm
tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thu nhập dự kiến sẽ cao hơn do giảm vòng quay
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn CSH
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn CSH
Cấp tiến Thận trọng
23
tiền và lãi suất tái tài trợ nguồn ngắn hạn thường thấp hơn so với nguồn dài hạn.
1.2.3. Chính sách quản lý kết hợp tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
1.2.3.1 Chính sách quản lý cấp tiến
Hình 1.3.Chính sách quản lý cấp tiến
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính)
Khi doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý cấp tiến tức là dùng một phần
nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, dùng nguồn vốn huy động với chi
phí thấp, thời gian ngắn để đầu tư vào những tài sản có giá trị lớn và thời gian thu hồi
dài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp, nó làm cho cân
bằng tài chính kém bền vững và mất an toàn do không có sự cân bằng giữa tài sản và
nguồn tài trợ của nó. Trường hợp này VLĐR < 0 do TSNH < NNH. Vì vậy, doanh
nghiệp sẽ gặp phải vấn đề mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Với chính sách này
để cân bằng rủi ro bằng cách theo chính sách nợ thận trọng.
1.2.3.2 Chính sách quản lý thận trọng
Hình 1.4.Chính sách quản lý thận trọng
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính)
Khi doanh nghiệp theo đuổi chính sách thận trọng tức là doanh nghiệp đã sử
dụng một phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho các tài sản ngắn hạn. Trong trường
TSngắn hạn
TSdài
hạn
TSLĐ
NVngắn hạn
NVdài hạn
TSngắn hạn
TSdài
hạn
TSLĐ
NVngắn hạn
NVdài hạn
Thang Long University Library
24
hợp này VLĐR > 0 tức TSNH > NNH do đó cân bằng tài chính trong trường hợp này
là bền vững và doanh nghiệp sẽ không gặp phải vấn đề mất khả năng thanh toán trong
ngắn hạn. Tuy nhiên, nguồn dài hạn là những nguồn có chi phí cao hơn nguồn ngắn
hạn mà doanh nghiệp lại dùng đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Điều này sẽ làm giảm khả
năng sinh lời của tài sản ngắn hạn. Với chính sách này để cân bằng rủi ro thì doanh
nghiệp nên quản lý nợ theo chính sách cấp tiến.
1.2.3.3 Chính sách quản lý dung hòa
Hình 1.5. Chính sách quản lý dung hòa
(Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính)
Với chính sách quản lý dung hòa thì toàn bộ các TSNH sẽ được tài trợ bằng
nguồn vốn ngắn hạn và tất cả các tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.
Với chính sách quản lý này VLĐR = 0 và gần như doanh nghiệp sẽ không gặp phải rủi
ro nào , do đó sự cân bằng về thời gian giữa tài sản và nguốn vốn. Tuy nhiên, hầu như
không một doanh nghiệp nào có thể áp dụng được chính sách này.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả kinh doanh theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã
hội đạt được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác hiệu quả
kinh doanh bao gồm hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả
kinh tế có ý nghĩa quyết định. Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả cao
nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế chủ yếu được phản ánh thông qua
chỉ tiêu lợi nhuân đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả xã hội: phản
ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả
xã hội của hoạt động thương mại là việc cung ứng hàng hóa ngày càng tốt hơn nhằm
thỏa mãn những nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội, góp phần vào việc cân
đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng hoặc
TSngắn hạn
TSdài
hạn
TSLĐ
NVngắn hạn
NVdài hạn
25
các nước là việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy sự phát
triển của sản xuất. Hiệu quả xã hội trong kinh doanh thương mại còn được biểu hiện
thông qua việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, đảm bảo cung ứng hàng
hóa kịp thời và đầy đủ, nhất là những mặt hàng thiết yếu cho miền núi, vùng sâu.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng và tác
động lẫn nhau. Nó vừa thống nhất, vừa có mâu thuẫn ở từng nơi, từng lúc. Hiệu quả
kinh tế dễ xác định, có thể đo lường bằng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả ở mức độ
tổng hợp hoặc đặc thù. Hiệu quả xã hội thì khó xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể mà
chỉ có thể đánh giá thông qua những biểu hiện của đời sống xã hội của một địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Do vậy đối với việc
các doanh nghiệp khi đánh giá hiệu quả thường chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế. Hiệu
quả xã hội chỉ được tổng hợp đánh giá đan xen cùng hiệu quả kinh tế.4
Từ khái niệm trên hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả và chi phí. Vậy ta
có công thức:
Hiệu quả =
Kết quả
Chi phí
Vì thế hiệu quả kinh doanh là một số tương đối phản ánh kết quả đạt được với
chi phí bỏ ra. Đó là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố đầu vào.
Từ đó ta đưa ra khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Hiệu quả sử dụng VLĐ là kết quả đạt được cao nhất với mục tiêu mà doanh
nghiệp đã đặt ra. Nghĩa là phải làm sao có được nhiều lợi nhuận từ việc khai thác và
sử dụng VLĐ của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoa
lợi ích và tối thiểu hóa chi phí.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá
trình khai thác, sử dụng vốn lưu động vào sản xuất với số vốn lưu động đã sử dụng để
đạt được kết quả đó.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử
dụng vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường yêu
cầu về vốn lưu động là rất lớn, có thể coi vốn lưu động là nguồn sống để tuần hoàn
trong các doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không thể
thiếu được vốn lưu động và phải liên tục tuần hoàn. Mặt khác kinh doanh là một hoạt
động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
4
(Tr.322, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc).
Thang Long University Library
26
trường. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá đầy đủ hiệu quả sử
dụng vốn đồng thời phải xem xét hiệu quả đó từ nhiều góc độ khác nhau, với những chỉ
tiêu khác nhau. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
1.3.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán
 Hệ số thanh toán hiện hành
Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp,
được sử dụng rộng rãi nhất là hệ số thanh toán hiện hành.
Hệ số thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể
chuyển đổi thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số
này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành
giảm cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm đó là dấu hiệu khó khăn về
vấn đề tài chính sẽ xảy ra. Nếu hệ số này cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẵn
sàng thanh toán các khoản vay. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả
hoạt động do doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.
 Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh được tính toán trên cơ sở những tài sản ngắn hạn có thể
nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi là những tài sản có
tính thanh khoản cao. Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tất cả các tài sản ngắn
hạn trừ hàng tồn kho. Do đó, hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm
bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm kho. Khi trị số của khả năng
thanh toán nhanh lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh
toán nhanh và ngược lại; khi trị số của chỉ tiêu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không đảm
bảo khả năng thanh toán nhanh.
 Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và tương đương tiền bình quân
Nợ ngắn hạn bình quân
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ bình thường
mà chưa đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ
27
đáo hạn hay không. Vì thế, khi phân tích về khả năng thanh toán cần phải sử dụng hệ
số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý tiền
mặt và quản lý nợ của doanh nghiệp. Nếu tiền và tương đương tiền càng lớn hơn nợ
ngắn hạn, chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ lượng tiền và tương đương tiền hiện có
doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn
đến hạn. Khi trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp đam bảo và
thừa khả năng thanh toán tức thời và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu < 1, doanh
nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời.
 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ngắn hạn
 Vòng quay tài sản ngắn hạn
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ =
Doanh thu thuần
TSNH bình quân trong kỳ
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh số lần quay của tài sản
ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định và thường là một năm. Chỉ tiêu này đánh giá
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất
(doanh thu thuần) và số tài sản ngắn hạn bỏ ra trong một kỳ. Nói cách khác, chỉ tiêu
vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu này. Số vòng quay càng cao thì càng tốt đối với doanh nghiệp,
chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận.
 Thời gian luân chuyển VLĐ
Thời gian luân chuyển
tài sản ngắn hạn
=
360
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của tài sản ngắn
hạn hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản ngắn hạn thực hiện một vòng quay trong
kỳ. Trái ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ, thời gian luân
chuyển tài sản ngắn hạn càng ngắn càng chứng tỏ tài sản ngắn hạn được sử dụng có
hiệu quả.
 Tỷ suất sinh lời TSNH
Tỷ suất sinh lời của TSNH =
Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản ngắn hạn. Nó cho biết mỗi
đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Thang Long University Library
28
Trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, lợi nhuận sau thuế lớn hơn hoặc bằng tài
sản ngắn hạn bình quân, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao; chỉ tiêu này
nhỏ hơn 1, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản kém, tài sản ngắn hạn không tạo ra nhiều
lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng
tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
 Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Đây là một chỉ tiêu cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh
nghiệp đã áp dụng với khách hàng. Chỉ số vòng quay càng cao cho thấy doanh nghiệp
đươc khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành
mà chỉ số này vẫn quá cao thì doanh nghiệp có thể bị mất khách hàng do họ sẽ chuyển
sang tiêu dùng các hàng hóa của đối thủ cạnh tranh mà có thời gian tín dụng dài hơn.
Do đó doanh số bán hàng của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm.
 Thời gian thu tiền bình quân
Thời gian thu tiền trung bình =
360
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ số này cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày doanh nghiệp có thể thu hồi
các khoản phải thu của mình. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền
bình quân càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều
trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét các mục tiêu và chính
sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường và chính sách tín dụng.
 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay của hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ
số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng
tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao
cũng không tốt vì chứng tỏ lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều nều nhu cầu thị
trường tăng đột biến thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành mất khách hàng. Thêm nữa nếu dữ trự
nguyên vật liệu không đủ để đáp ứng cho sản xuất thì sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Vì vậy
chỉ số hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
29
 Thời gian luân chuyển kho trung bình
Thời gian luân chuyển kho trung bình =
360
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày lượng hàng hàng tồn kho được chuyển đổi thành
doanh thu. Từ chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho việc luân chuyển kho vì hàng
tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở khâu dự trữ. Hệ
số này càng thấp chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt, hàng tồn kho vận
động nhanh đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn
 Hệ số chi trả lãi vay
Hệ số chi trả lãi vay =
EBIT
Chi phí lãi vay ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả
lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản lãi vay này thể hiện tình
hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Doanh nghiệp sử dụng nợ phải
quan tâm tới chi phí sử dụng nợ nếu chi phí này lớn hơn lợi nhuận thì việc sử dụng các
khoản nợ này là không hiệu quả. Do đó, tỷ lệ này càng cao thể hiện khả năng thanh
toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt, và khi đó doanh nghiệp không những có khả năng
thanh toán phí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có
hiệu quả.
 Hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn
 Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn =
Lợi nhuận sau thuế
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho doanh nghiệp. Khi tỷ số này lớn hơn 1, lợi
nhuận sau thuế lớn hơn nợ ngắn hạn, chứng tỏ một đồng nợ ngắn hạn sẽ tạo ra nhiều
lợi nhuận; nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn nợ ngắn hạn, cho thấy
một đồng nợ ngắn hạn tạo ra rất ít đồng lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng nợ ngắn
hạn kém hiệu quả.
 Vòng quay các khoản phải trả
Vòng quay các khoản phải trả =
GVHB Chi Phí quản lý
Phải trả người bán phải trả lương, thuế
Thang Long University Library
30
Vòng quay khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ kinh doanh các khoản
phải trả quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư khoản phải trả
người bán, hiệu quả thanh toán nợ. Nếu giá trị của chỉ tiêu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp
trả tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn và có thể nhận được chiết khấu thanh toán.
 Thời gian trả nợ trung bình
Thời gian trả nợ trung bình =
360
Vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết thời gian thanh toán đối với các khoản nợ phải trả đó thời
gian trả nợ càng thấp càng phản ánh thời gian trả nợ nhanh chóng của doanh nghiệp
đối với các khoản tín dụng thương mại hay hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp càng cao.
 Thời gian quay vòng tiền
Thời gian quay vòng tiền = Chu kỳ kinh doanh Thời gian trả nợ
Thời gian vòng quay tiền là một chỉ tiêu nhanh và thuận tiện để phân tích khả
năng thanh khoản tiếp diễn của doanh nghiệp. Thời gian vòng quay tiền phản ánh
khoảng thời gian ròng theo ngày kể từ khi chi thực tế bằng tiền cho các yếu tố sản xuất
đến giai đoạn cuối cùng là thu tiền.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong doanh nghiệp
1.3.3.1 Nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước
Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu
nhưng chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước tăng thuế thu nhập của doanh
nghiệp, điều này làm trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp,
chính sách cho vay đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về phương hướng định hướng phát
triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như Chính phủ hạn chế chi tiêu công sẽ tác động trực tiếp đến các công ty
xây dựng cũng như công ty xây lắp thi công hệ thống điện nước, hoặc Chính phủ tiếp
tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thuỷ lợi và công trình cấp nước sinh hoạt
ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, sẽ làm tăng thêm doanh
thu cho các công ty xây dựng và xây lắp hệ thống điện nước.
- Tác động của thị trường
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông

More Related Content

What's hot

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xâyThực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xâyhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đư...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xâyThực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông (20)

Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
 
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩmĐề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
 
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
 
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện viễn đông

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THỊ ANH THƯ MÃ SINH VIÊN : A17137 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Anh Thư Mã sinh viên : A17137 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Qua 3 tháng thực tập ở công ty, em xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu về công ty cũng như giúp em trau dồi thêm nhiều kiến thức về quản lý vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Lan Anh cùng các thầy cô giáo giảng dạy tại Đại học Thăng Long đã trang bị, hướng dẫn, hỗ trợ tận tình cho em trong thời gian hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện PHẠM THỊ ANH THƯ
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên PHẠM THỊ ANH THƯ Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ MINH HỌA LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................2 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của vốn lưu động ...................................2 1.1.1. Khái niệm vốn và vốn lưu động.......................................................................2 1.1.1.1 Khái niệm vốn .................................................................................................2 1.1.1.2 Khái niệm vốn lưu động ..................................................................................2 1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động .............................................................................3 1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp ..................................................3 1.1.4. Phân loại vốn lưu động....................................................................................4 1.1.4.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh .........................................................................................................4 1.1.4.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện. ...................................................................4 1.1.4.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu..........................................................................5 1.1.4.4 Phân loại theo nguồn hình thành......................................................................5 1.1.4.5 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. ..........................................6 1.1.5. Kết cấu vốn lưu động.......................................................................................6 1.1.5.1 Khoản phải thu ................................................................................................6 1.1.5.2 Các khoản phải trả...........................................................................................7 1.1.5.3 Tiền mặt .........................................................................................................8 1.1.5.4 Hàng tồn kho ...................................................................................................8 1.2. Chính sách quản lý vốn lưu động..................................................................9 1.2.1. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn ................................................................9 1.2.1.1 Quản lý Tiền mặt...........................................................................................10 1.2.1.2 Quản lý hàng tồn kho.....................................................................................15 1.2.1.3 Quản lý các khoản phải thu............................................................................19 1.2.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn ....................................................................22
  • 6. 1.2.3. Chính sách quản lý kết hợp tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn .........................23 1.2.3.1 Chính sách quản lý cấp tiến ...........................................................................23 1.2.3.2 Chính sách quản lý thận trọng........................................................................23 1.2.3.3 Chính sách quản lý dung hòa .........................................................................24 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................................................24 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................................................24 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp .....25 1.3.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.................................................................26 1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn.......................................................................29 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp............................................................................................................30 1.3.3.1 Nhân tố khách quan .......................................................................................30 1.3.3.2 Nhân tố chủ quan...........................................................................................31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG......................................................34 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông.......................................35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông ...35 2.1.2. Quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông.......35 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông.............................................................................................36 2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông..............................................................................................................36 2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông..........39 2.2.2.1 Tình hình tài sản tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông ..............................39 2.2.2.2 Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012 .....................................................................................................41 2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Viễn Đông ..........43 2.3.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động của công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông.......43 2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần điện Viễn Đông.....................................................................................49 2.3.2.1 Nhận xét về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn tại công ty .49 Thang Long University Library
  • 7. 2.3.2.2 Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tại công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông.........................................................................................50 2.3.2.3 Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý TSNH ............................52 2.3.2.4 Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý kho và các khoản phải thu .......................................................................................................54 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012...................................................................55 2.4.1. Thành quả đạt được .......................................................................................55 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................................56 2.4.2.1 Những hạn chế...............................................................................................56 2.4.2.2 Nguyên nhân .................................................................................................56 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG................................58 3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông................58 3.1.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh của công ty Viễn Đông..........................58 3.1.1.1 Thuận lợi.......................................................................................................58 3.1.1.2 Khó khăn .......................................................................................................59 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty Viễn Đông...............................................60 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông........................................................................................61 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động .....................................................................61 3.2.2. Quản lý kết cấu Vốn lưu động .......................................................................61 3.2.2.1 Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ..................................................61 3.2.2.2 Quản lý các khoản phải thu khách hàng.........................................................61 3.2.2.3 Quản lý hàng tồn kho.....................................................................................63 3.2.3. Một số biện pháp khác...................................................................................64 3.2.3.1 Áp dụng các tiến bộ công nghệ thông tin vào quản lý ....................................64 3.2.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực với trình độ cao........................................................64 KẾT LUẬN ...............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................67
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT HTK Hàng tồn kho TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn Tr.đ Triệu đồng NV Nguồn vốn TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động KNTT Khả năng thanh toán Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ MINH HỌA BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Chi phí tồn trữ hàng lưu kho ..............................................................16 Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012..........................................................................................40 Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn nguồn vốn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012.................................................................42 Bảng 2.3. Kết cấu nợ ngắn hạn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012 .................................................................................44 Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn..........................49 Bảng 2.5. Khả năng thanh toán ..........................................................................50 Bảng 2.6. Khả năng quản lý tài sản ngắn hạn .....................................................52 Bảng 2.7. Khả năng quản lý kho, các khoản phải thu .........................................54 Bảng 3.1. Mức độ hoàn trả nợ của khách hàng...................................................62 Bảng 3.2. Xếp nhóm nợ tại công ty năm 2012....................................................63 Bảng 3.3. Năng lực cán bộ, công nhân kỹ thuật..................................................65 ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền tối ưu..............................................................14 Đồ thị 1.2. Đồ thị mức dự trữ kho tối ưu..............................................................18 Đồ thị 1.3. Đồ thị thời điểm đặt hàng...................................................................19 Biểu đồ 2.1. Biến động doanh thu..........................................................................36 Biểu đồ 2.2. Biến động giá vốn..............................................................................38 Biểu đồ 2.3. Biến động lợi nhuận...........................................................................39 Biểu đồ 2.4. Tình hình tài sản qua các năm............................................................41 Biểu đồ 2.5. Tình hình nguồn vốn qua các năm......................................................43 Biểu đồ 2.6. Biến động tiền và tương đương tiền ...................................................45 Biểu đồ 2.7. Biến động các khoản phải thu ngắn hạn .............................................46 Biểu đồ 2.8. Biến động hàng tồn kho .....................................................................47 Biểu đồ 2.9. Biến dộng tài sản ngắn hạn khác ........................................................48 Biểu đồ 2.10. Biểu đổ kết hợp khả năng thanh toán của Công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012.........................................................52 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng....................................9 Hình 1.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng ......................22 Hình 1.3. Chính sách quản lý cấp tiến................................................................23 Hình 1.4. Chính sách quản lý thận trọng............................................................23 Hình 1.5. Chính sách quản lý dung hòa..............................................................24
  • 10. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và phát triển thì vốn là một nhân tố hàng đầu. Vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn muốn sử dụng vốn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu rất nhiều ảnh hưởng như các yếu tố về môi trường kinh doanh, môi trường công nghệ, thị trường và các chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ. Để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả thì việc quản lý vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Vốn lưu động là một trong những yếu tố không thể thiều được trong mỗi doanh nghiệp. Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Với những kiến thức đã học được ở trường và qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông, em đã đi tìm hiểu về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. Do đó em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát dựa trên những số liệu mà công ty cung cấp 4. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông Thang Long University Library
  • 11. 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của vốn lưu động 1.1.1. Khái niệm vốn và vốn lưu động 1.1.1.1 Khái niệm vốn Paul. A. Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã thừa kế quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là: đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp: đó có thể là các máy móc, trang thiết bị, vật tư, đất đai, giá trị nhà xưởng... Trong quan niệm về vốn của mình, Sammelson không đề cập tới các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá trị đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn biểu hiện mặt giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trị hàng hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định. Nó là kết tinh của giá trị chứ không phải là đồng tiền in ra một cách vô ý thức rồi bỏ vào đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hoá. Nó giống các hàng hoá khác ở chỗ có chủ sở hữu nhất định. Song nó có điểm khác vì người sở hữu có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá của vốn (hay còn gọi là lãi suất) là cái giá phải trả về quyền sử dụng vốn. Chính nhờ sự tách dời về quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời. Tóm lại, vốn là một phạm trù được xem xét, đánh giá theo nhiều quan niệm, với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa về vốn thoả mãn tất cả các yêu cầu, các quan niệm đa dạng. Song hiểu một cách khái quát, ta có thể coi: Vốn kinh doanh là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu hay các giá trị tích luỹ được cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Khái niệm vốn lưu động Vốn lưu động (VLĐ): là giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn. Hoặc theo cách định nghĩa khác, vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốn lưu động chuyển hoá thành nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản
  • 12. 3 xuất vốn lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hoá vào sản phẩm cuối cùng. Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lưu động.1 1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động. Vì vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: sản xuất, dự trữ, và lưu thông. Các quá trình trên diễn ra thường xuyên liên tục lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động theo phương thức T – H – SX – H’ – T, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Như vậy, chúng ta có thể khái quát những đặc điểm của vốn lưu động như sau : - Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện như vật tư dự trữ, nguyên nhiên, vật liệu vật bao bì, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang ,chi phí chờ phân bổ, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền. - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, không thể mở rộng thị trường hay có thể bị gián đoạn sản xuất làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.2 Thông qua quản lý và sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp có thể quản lý toàn diện việc cung cấp, sản xuất và phân phối của doanh nghiệp. Vốn lưu động là một 1 (Tr.214, Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, năm 2008, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc). 2 (Tr122, Giáo trình Phân tích kinh doanh, năm 2009, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc). Thang Long University Library
  • 13. 4 công cụ quản lý quan trọng. Nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp doanh nghiệp đánh giá được mặt mạnh , mặt yếu trong kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, hàng hóa, tiền vốn, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đạt đạt hiệu quả kinh doanh cao. Vốn lưu động là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chiến lược kinh doanh nhằm phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp. nó giúp cho doanh nghiệp đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông, giải quyết được mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất và tiêu dùng. 1.1.4. Phân loại vốn lưu động Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây: 1.1.4.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. 1.1.4.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại: - Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm... - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, TGNH, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn.... Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • 14. 5 1.1.4.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu. Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại: - Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà VCSH có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp… - Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.4.4 Phân loại theo nguồn hình thành. Xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau: - Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. - Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá....theo thoả thuận của các bên liên doanh. - Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình. Thang Long University Library
  • 15. 6 1.1.4.5 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên. - Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết. Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng vốn lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.… 1.1.5. Kết cấu vốn lưu động Kết cấu VLĐ thực chất là tỉ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn VLĐ của doanh nghiệp. Thông qua kết cấu của VLĐ cho thấy sự phân bổ của vốn trong từng giai đoạn luân chuyển hoặc trong từng nguồn vốn, từ đó doanh nghiệp xác định được phương hướng và trọng điểm quản lý vốn nhằm đáp ứng kịp thời đối với từng thời kỳ kinh doanh. Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Kết cấu vốn lưu động bao gồm: 1.1.5.1 Khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa/dịch vụ hoặc thương phiếu chiết khấu chưa thu. Các khoản phải thu bao gồm: các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, thế chấp, ký cược, ký quỹ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước… Phải thu nội bộ là khoản nợ của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh
  • 16. 7 nghiệp độc lập trong Tổng công ty, về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. Phải thu của khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán. Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng của mình và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu. Để công tác quản lý khoản phải thu dễ dàng và thuận tiện cho việc theo dõi đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp nên cần áp dụng chính sách tín dụng vào các khoản phải thu. Chính sách tín dụng, gồm có các thành phần:  Tiêu chuẩn tín dụng: tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Gồm có 5 tiêu chí:  Thái độ và hành vi của khách hàng trong việc trả nợ cho thấy tư cách tín dụng của khách hàng. Kiểm tra bằng cách đối chiếu hồ sơ, thông qua các nhà cung cấp khác.  Vốn: được hiểu là vốn tự có của khách hàng thể hiện khả năng tài chính của khách hàng.  Khả năng trả nợ: khả năng có đủ số tiền để trả nợ căn cứ vào báo cáo ngân quỹ, ngân sách vốn bằng tiền.  Tình hình kinh tế: tình hình chung của nền kinh tế và của ngành.  Tài sản thế chấp: những tài sản có khả năng làm vật thế chấp, cầm cố.  Thời hạn tín dụng: là quy định về thời gian tín dụng áp dụng cho khách hàng.. Ví dụ: hóa đơn thanh toán có điều khoản là “2/10 net 40“ tức thời hạn tín dụng là 40 ngày, nếu khách hàng thanh toán trong thời gian 10 ngày thì được chiết khấu 10%.  Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền thưởng cho khách hàng mua chịu khi họ thanh toán sớm hơn theo hợp đồng.  Chính sách thu tiền: là cách thức đề ra nhằm thu được các khoản nợ do bán chịu như: gọi điện, cử người đến nhận tiền trực tiếp, ủy quyền cho người đại diện, ngân hàng, những giải pháp để đòi các khoản nợ quá hạn. Xác định giá bán chịu: khi xác định giá bán chịu doanh nghiệp phải căn cứ vào giá bán trả ngay, thời hạn bán chịu, chi phí sử dụng vốn, mức độ rủi ro …. 1.1.5.2 Các khoản phải trả Khoản phải trả: là các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người bán. Nợ phải trả người bán tăng có thể do doanh nghiệp thành công trong đàm phán và được nhà cung cấp bán chịu với thời hạn dài hơn, cũng có thể do thiếu khả năng Thang Long University Library
  • 17. 8 thanh toán doanh nghiệp không thanh toán đúng hạn các khoản nợ cho nhà cung cấp làm nợ quá hạn tăng. Sự gia tăng các khoản phải trả ngắn hạn có thể được đánh gia tốt nếu các khoản phải trả đều đang trong thời hạn thanh toán và sẽ được đánh giá không tốt khi gia tăng các khoản nợ quá hạn. Việc thanh toán chậm trễ các khoản nợ là dấu hiệu cho thấy tình trạng tài chính của doanh nghiệp đáng ngại. Mặt khác việc trì hoãn thanh toán còn giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp. 1.1.5.3 Tiền mặt Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và được bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện. Mục đích giữ tiền mặt: là để thanh toán tiền hàng, trả lương cho công nhân viên, nộp thuế, trả cổ tức; dự trữ vốn bằng tiền để lợi dụng các cơ hội tạm thời như một sự sụt giá tức thời về nguyên vật liệu… để gia tăng lợi nuận cho doanh nghiệp; để phòng ngừa những rủ ro bất ngờ. Ngoài ra giữ tiền mặt còn có mục đich ký quỹ để vay nợ ngân hàng: là khoản tiền tối thiểu ngân hàng yêu cầu khách để lại trong tài khoản gởi khi doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng, để làm chi phí cung ứng dịch vụ và dự phòng rủi ro. Phần thu: bao gồm các khoản thu tiền do bán hàng, tiền đi vay, tiền vốn tăng thêm, tiền hượng bán tài sản. Phần chi: bao gồm các khoản chi cho kinh doanh như: mua nguyên vật liệu, chi trả tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm, nộp thuế cho ngân sách, chi cho đầu tư dài hạn… 1.1.5.4 Hàng tồn kho Hàng tồn kho là các loại vật tư, hàng hóa, mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc bán. Bao gồm: nguyên vật liệu trong kho, nguyên liệu, thành phẩm dở dang, bán thành phẩm …. Vai trò của hàng tồn kho: Giúp công ty chủ động trong dự trữ và chủ động trong sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được đều hòa,liên tục. Giúp chủ động trong hoạch định, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Quản trị tồn kho là tính lượng tồn kho hay lượng dự trữ tối ưu sao cho chi phí tồn kho là nhỏ nhất. Quản trị hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở 4 câu hỏi sau: Lượng đặt hàng là bao nhiêu đơn vị và vào thời điểm quy định, thời điểm đặt hàng lại, loại hàng dự trữ nào được chú ý, có thể thay đổi chi phí tồn kho hay không. Chi phí tồn kho bao gồm: Chi phí lưu kho: là chi phí liên quan đến hoạt động lưu kho, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bào quản và khấu
  • 18. 9 hao thiết bị khác… Chi phí đặt hàng: gồm phí đặt hàng và phí vận chuyển. Các chi phí khác: là các chi phí phát sinh do giảm doanh thu, mất uy tín với khách hàng, gián đoạn sản xuất… 1.2. Chính sách quản lý vốn lưu động 1.2.1. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn Hình 1.1. Quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến và thận trọng (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính) Một số những đặc điểm của quản lý tài sản ngắn hạn theo trường phái cấp tiến. Quản lý tài sản theo trường phái thận trọng sẽ có những đặc điểm ngược lại với quản lý tài sản theo trường phái cấp tiến. - Mức dự trữ TSLĐ: Quản lý theo trường phái cấp tiến thường kéo theo duy trì mức thấp của toàn bộ TSLĐ còn với trường phái quản lý tài sản thận trọng thì mức dự trữ TSLĐ thường ở mức lớn. Khi theo đuổi trường phái cấp tiến thì các doanh nghiệp thường chỉ có một mức tối thiểu tiền và chứng khoán khả thị và dựa vào chính sách quản lý có hiệu quả và khă năng vay ngắn hạn để đáp ứng mọi nhu cầu về tiền không dự báo trước. Lập luận tương tự thì các khoản hàng lưu kho và phải thu khách hàng của doanh nghiệp cũng mang giá trị thấp hơn. - Thời gian quay vòng tiền: Chính sách quản lý tài sản cấp tiến rút ngắn thời gian quay vòng tiền hơn chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến, thông qua giảm mức trung bình của cả phải thu khách hàng và hàng lưu kho, làm tăng vòng quay và rút ngắn thời gian quay vòng. Do đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn tới việc rút ngắn thời gian quay vòng tiền. - Chi phí thấp hơn dẫn tới EBIT cao : Quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến sẽ gây ra tác động làm giảm chi phí. Phải thu khách hàng càng ở mức thấp do đó chi phí nắm giữ cũng ở mức thấp. Hơn nữa, càng ít khoản phải thu khách hàng bị xóa đi do không thể thu hồi được. Tương tự như vậy giữ hàng lưu kho ở một mức tối thiểu có thể tránh được các rủi ro về mặt chi phí như mất cắp, lỗi thời. Điều này làm chi thu nhập trước TSNH TSDH TSLĐ TSNH TSDH Cấp tiến Thận trọng Thang Long University Library
  • 19. 10 thuế và lãi (EBIT) cao hơn so với chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng - Vì rủi ro cao hơn nên thu nhập theo yêu cầu cũng cao hơn: Những rủi ro gắn với trạng thái quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến bao gồm khả năng cạn kiệt tiền, hay nói cách khác là không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả. Tương tự doanh nghiệp có thể dự trữ hàng lưu kho thấp đến mức doanh thu có thể bị mất khi hết hàng dự trữ. Rủi ro gắn với chính sách phải thu khách hàng cấp tiến cũng có thể gây mất doanh thu nếu mức này được giữ quá thấp. Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên mức lợi nhuận kỳ vọng tăng lên. 1.2.1.1 Quản lý Tiền mặt Đối với các doanh nghiệp cỡ nhỏ, hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tiền mặt là điều cốt yếu cho sự sống còn của doanh nghiệp. Các cuộc khảo sát doanh nghiệp kinh doanh thất bại cho thấy hầu hết các công ty này (đến 60%) cho biết sự thất bại của họ toàn bộ hay phần lớn đều do gặp phải vấn đề về luồng tiền mặt trong công ty. Các chủ doanh nghiệp cỡ nhỏ phải hiểu rằng không có gì quan trọng hơn tiền mặt. Công ty tạo được lợi nhuận là việc tốt nhưng luồng tiền mặt trong công ty mới là điều cần thiết. Chính vì vậy, quản lý tốt tiền mặt mới chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp. Quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp đề cập tới việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tài sản gần với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Các loại tài sản tài chính gần như tiền mặt giữ vai trò như một miếng đệm cho tiền mặt. Số dư thanh khoản tiền mặt có thể được đầu tư dễ dàng vào các loại chứng khoán thanh khoản cao, đồng thời chúng cũng có thể bán được rất nhanh để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách về tiền mặt. Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt (loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất) để làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh. Bởi nếu sử dụng một loại tài sản khác có thanh khoản thấp hơn có thể làm các chi phí giao dịch tăng cao, mất nhiều thời gian hơn đối với một giao dịch kinh doanh thông thường. Động cơ giữ tiền mặt này có thể coi là động cơ kinh doanh. Một động cơ khác đó là động cơ phòng ngừa: Tiền mặt được dự trữ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của doanh nghiệp ở mọi thời điểm.Vì vậy, quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp bao gồm quản lý: Tăng tốc độ thu hồi, giảm tốc độ chi tiêu, dự báo chính xác và xác định nhu cầu tiền mặt.
  • 20. 11 Tăng tốc độ thu hồi Một nguyên tắc đơn giản trong quản lý tiền mặt là tăng tốc độ thu hồi những tấm séc nhận được và chậm viết séc chi trả. Nguyên tắc này cho phép doanh nghiệp duy trì mức chi tiêu tiền mặt trong nhiều giao dịch kinh doanh ở một mức thấp hơn, do đó có nhiều tiền hơn cho đầu tư. Tăng tốc độ thu hồi và giảm tốc độ chi tiêu là hai khuynh hướng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có rất nhiều cách để làm tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: - Cách thứ nhất là đem cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích cho họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn. Doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng một khoản nợ được thanh toán thì tiền được đưa vào đầu tư càng nhanh càng tốt. Quy trình này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập một hệ thống thanh toán tập trung qua ngân hàng. Hệ thống này là một mạng lưới các tài khoản ký thác tại ngân hàng, những tài khoản này cho phép doanh nghiệp duy trì các tài khoản tiền gửi của họ. Đồng thời các ngân hàng cũng mở các tài khoản chi tiêu cho doanh nghiệp nhằm thực hiện và duy trì khả năng thanh toán, chi trả của họ. - Khách hàng được chỉ dẫn gửi séc chi trả của họ tới ngân hàng đại diện của doanh nghiệp, tại đây séc được xử lý và sau đó được đưa vào tài khoản ký thác của doanh nghiệp tại ngân hàng. Thông qua ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán các hóa đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao trên tài khoản thanh toán của họ. Lợi thế của hệ thống ngân hàng là tiền tệ có thể được dịch chuyển rất nhanh bên trong hệ thống, cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền nhanh chóng khi nó đã có trong tài khoản. Giảm tốc độ chi Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, doanh nghiệp còn có thể thu được lợi nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời càng tốt. Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên hoãn việc thanh toán nhưng chỉ trong phạm vì thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại. Có một số chiến thuật mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để chậm thanh toán các hóa đơn mua hàng. Hai chiến thuật thường được sử dụng là tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu, chi và chậm trả lương. - Tận dụng chênh lệch thời gian thu, chi Khoản tiền được tận dụng này là sự chênh lệch giữa sự cân bằng tiền tệ thể hiện trên sổ séc của doanh nghiệp và trên sổ séc của ngân hàng. Sự chênh lệch này là do Thang Long University Library
  • 21. 12 khoảng thời gian trống giữa thời điểm séc được viết cho tới khi séc được thanh toán. - Sử dụng hối phiếu Séc được ký phát dựa trên số tiền có trên tài khoản tại một ngân hàng và nó đòi hỏi sự xác minh chữ ký của chủ tài khoản. Trong đó hối phiếu cũng ký phát dựa vào trái quyền trên số tiền có trong tài khoản ngân hàng, nhưng nó đòi hỏi phải có sự xác nhận của chủ tài khoản trước khi việc thanh toán đươc thực hiện. Khi nhà cung cấp nộp hối phiếu vào ngân hàng, ngân hàng phải gửi nó tới người ký phát để xác nhận. việc sử dụng hối phiếu làm phương tiện thanh toán có thể trì hoãn việc chi trả tiền trong một số ngày làm việc. Trong những ngày đó doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền đó để đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp không chấp nhận việc thanh toán bằng hối phiếu. Vì vậy, việc sử dụng hối phiếu có giới hạn và không trở nên phổ biến. Hơn nữa, chi phí dịch vụ xử lý hối phiếu của ngân hàng thường cao hơn so với séc. Bởi vậy, các yếu tố này cần được đưa vào tính toán khi sử dụng hối phiếu. - Chậm trả lương Một cách khác để làm chậm chi tiền mặt là thiết lập một mô hình chi trả lương dựa trên những thông tin thống kê về thời gian biểu lĩnh lương của nhân viên trong công ty. Ðây là một trong những khoản tiền mà doanh nghiệp có thể mang đi đầu tư mà không hề mất chi phí. Mỗi phương thức thu chi tiền đều có những ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy doanh nghiệp cần phải so sánh giữa lợi ích và chi phí của mỗi phương thức để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn mang lại lơi ích tối đa cho doanh nghiệp. Sau đây là mô hình mà doanh nghiệp có thể dùng để đánh giá hiệu quả của các phương thức thu tiền bằng cách so sánh giữa chi phí tăng thêm với lợi ích tăng thêm. (Tr.139, Giáo trình Phân tích kinh doanh, năm 2009, PGS.TS Nguyễn Văn Công). ΔB = Δt TS I ( 1  T) ΔC = C2  C1 Trong đó: ΔB: Lợi ích tăng thêm của phương thức mới so với phương thức hiện tại Δt: Thay đổi thời gian chuyển tiền ( theo ngày) TS: Quy mô chuyển tiền I: Lãi suất T: Thuế thu nhập cận biên của công ty ΔC: Chi phí tăng thêm của phương thức mới so với phương thức hiện tại Nếu ΔC lớn hơn ΔB thì giữ nguyên phương thức thu tiền hiện tại
  • 22. 13 Nếu ΔC nhỏ hơn ΔB thì chuyển sang phương thức mới Nếu ΔC bằng ΔB thì bàng quan với cả hai phương thức Dự báo nhu cầu tiền mặt Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Doanh nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến. Lượng tiền mặt sự trữ tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế. Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch. Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột. Mô hình EOQ trong quản lý tiền mặt: EOQ là một mô hình quản lý dự trữ rất hiệu quả. EOQ trong quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp xác định được lượng tiền mặt dự trữ tối ưu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó có thể giảm được tối đa các chi phí liên quan tới việc dự trữ tiền trong doanh nghiệp.3 Giả định của mô hình: Nhu cầu về tiền mặt của Doanh nghiệp là ổn định Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn Doanh nghiệp chỉ có hai phương thức dự trữ tiền: Tiền mặt, chứng khoán khả thi Không có rủi ro trong đầu tư chứng khoán Một số các chỉ tiêu của mô hình: Chi phí giao dich: TrC = T F C 3 (Tr.232, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, năm 2010, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc). Thang Long University Library
  • 23. 14 Trong đó: T là tổng nhu cầu tiền trong một năm C là quy mô một lần bán chứng khoán F chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán Chi phí cơ hội: Trong đó: C/2 là mức dự trữ tiền mặt trung bình K là lãi suất chứng khoán theo năm Tổng chi phí TC = T F + C K C 2 Mức dự trữ tiền tối ưu C* Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền tối ưu (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính) OC = C K 2 TC OC = C/2 K TrC = T/C F Chi phí C* C
  • 24. 15 1.2.1.2 Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp. Hàng hóa tồn kho gồm 3 loại: Nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Nguyên liệu thô là những nguyên liệu và bộ phận, linh kiện rời do doanh nghiệp mua và sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất nếu doanh nghiệp mua nguyên liệu với số lượng quá lớn hay quá nhỏ đều không tạo hiệu quả tối ưu. Bởi nếu mua với số lượng quá lớn sẽ phải chịu nhiều chi phí tồn trữ và rủi ro hàng hóa bị hao hụt, hư hỏng, mất mát…Mặt khác, nếu mua nguyên liệu với số lượng quá nhỏ có thể dẫn đến gián đoạn sản xuất và làm tăng những chi phí không cần thiết và không đạt hiệu quả cao. Trong một doanh nghiệp hàng tồn kho bao giờ cũng là một tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. Thông thường hàng tồn kho chiếm tới 40 tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý hàng tồn kho là một một vấn đề hết sức quan trọng và đặc biệt của mỗi doanh nghiệp. Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Người bán nào cũng muốn mức tồn kho cao để có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Nhân viên phụ trách sản xuất cũng mong muốn một mức tồn kho lớn để họ có thể lập kế hoach sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với phòng tài vụ thì luôn mong muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất bởi tiền nằm trong hàng tồn kho sẽ không thể chi tiêu vào các mục khác. Do đó, việc quản lý hàng tồn kho là không thể thiếu được qua đó doanh nghiệp có thể giữ một mức tồn kho “vừa đủ” không “thừa” cũng không “thiếu”. Bởi khi mức tồn kho lên cao sẽ dẫn tới các loại chi phí cũng tăng theo. Ngoài ra, một số loại hàng hóa còn dễ bị hao hụt, hư hỏng, giảm chất lượng. Còn nếu hàng tồn kho ở mức thấp không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng thì có thể bị mất khách hàng và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Các chi phí liên quan tới quản lý kho - Chi phí đặt hàng: Bao gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng. Khi doanh nghiệp đặt hàng từ một nguồn cung cấp từ bên ngoài thì chi phí đặt hàng bao gồm chi phí chi phí chuẩn bị một yêu cầu mua hàng, chi phí để lập được một đơn đặt hàng như chi phí thương lượng, chi phí nhận và kiểm hàng hóa, chi phí vận chuyển và chi phí trong thanh toán.Yếu tố giá cả thay đổi và phát sinh chi phí trong những công đoạn phức tạp như vậy đã ảnh hưởng đến chi phí cho mỗi lần đặt hàng của doanh nghiệp. Khi đơn đặt hàng được cung cấp từ trong nội bộ thì chi phí đặt hàng chỉ bao gồm cơ bản là chi phí sản xuất, những chi phí phát sinh khi khấu hao máy móc và duy trì hoạt động Thang Long University Library
  • 25. 16 - Chi phí lưu kho: Bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng trong kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Chi phí lưu kho được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một kỳ. Các chi phí thành phần của chi phí lưu kho bao gồm: Chi phí lưu trữ và bảo quản, chi phí hư hỏng, chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng lưu kho.  Chi phí lưu giữ và bảo quản gồm chi phí kho hàng. Nếu doanh nghiệp thuê kho thì chi phí này chính bằng chi phí đi thuê. Nếu nhà kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì chi phí này bằng chi phí cơ hội khi sử dụng nhà kho. Ngoài ra chi phí lưu kho và bảo quản bao gồm các chi phí khấu hao các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động kho như băng truyền.  Hàng tồn kho chỉ có giá trị khi nó có thể bán được. Chi phí lỗi thời thể hiện cho sự giảm sút giá trị hàng trong kho do tiến bộ khoa học kỹ thuật hay thay đổi kiểu dáng và tất cả những tác động này làm chi hàng tồn kho trở nên khó bán trên thị trường. Chi phí hư hỏng thể hiện sự giảm giá trị của hàng tồn kho do các tác nhân lý hoá như chất lượng hàng hóa bị biến đổi hoặc gãy vỡ.  Các thành phần khác của chi phí tồn kho như chi phí bảo hiểm hàng tồn kho trước các hiểm họa như mất cắp, hỏa hoạn và các thảm họa tự nhiên khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải trả các loại thuế khác theo quy định của địa phương của chính phủ trên chi phí hàng tồn kho của doanh nghiệp. Bảng 1.1. Chi phí tồn trữ hàng lưu kho Nội dung chi phí Thấp Cao Chi phí bảo quản 1,0 4,0 Chi phí lối thời và hư hỏng ,0 10,0 Chi phí bảo hiểm 1,0 3,0 Thuế tài sản 1,0 3,0 Chi phí của tiền 12,0 2,0 (Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính) - Chi phí thiếu hàng: Là chi phí thiệt hại do hết hàng tồn kho. Nó xảy ra bất cứ khi nào doanh nghiệp không có khả năng giao hàng bởi vì nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng sẵn có trong kho. Ví dụ, khi nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại do không có nguyên liệu sẽ bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí thiệt hại do ngưng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho sản phẩm dở dang hết thì doanh nghiệp doanh
  • 26. 17 nghiệp sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngưng trệ và phát sinh chi phí. Cuối cùng, khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những doanh nghiệp đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng quyết định đặt hàng từ những doanh nghiệp khác trong tương lai. Mô hình EOQ trong quản lý hàng tồn kho Mô hình này là một trong những kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho phổ biến và lâu đời nhất. Nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 191 do ông Ford.W.Harris đề xuất nhưng đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Khi sử dụng mô hình này, người ta phải tuân theo một số giả định. - Nhu cầu vật tư trong một năm được biết trước, ổn định - Thời gian chờ hàng về ( kể từ khi đặt hàng cho tới lúc hàng về ) không đổi và phải được biết trước - Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng - Toàn bộ số lượng đặt hàng được nhận cùng một lúc - Không có chiết khấu theo số lượng Theo như mô hình này có hai loại chi phí thay đổi theo lượng đặt hàng là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng. Mục tiêu của mô hình là tối thiểu hóa tổng chi phí đặt hàng và tổng chi phí lưu kho. Hai chi phí này phản ứng ngược chiều nhau. Khi quy mô đơn hàng tăng lên, ít đơn hàng sẽ làm cho chi phí đặt hàng giảm trong khi đó mức dự trữ bình quân cao lên dẫn đến chi phí lưu kho tăng. Do đó, trên thực tế lượng đặt hàng tối ưu là kết quả của sự dung hòa giữa hai chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch này Một số chỉ tiêu đánh giá của mô hình EOQ Trong đó : Q Là mức dự trữ kho TB 2 C Là chi phí dự trữ kho cho một đơn vị hàng Chi phí dự trữ kho = Q C 2 Thang Long University Library
  • 27. 18 Chi phí đặt hàng = S O Q Trong đó: Tổng chi phí = Chi phí đặt hàng + chi phí dự trữ Mức dự trữ kho tối ưu Q*: Q* Đồ thị 1.2. Đồ thị mức dự trữ kho tối ưu S Là số lượng cần đặt S Là số lần đặt hàng Q O Là chi phí một lần đặt hàng Tổng chi phí = Q C S O 2 Q Tổng chi phí Chi phí dự trữ Chi phí đặt hàng Chi phí Q* Số lượng đặt hàng
  • 28. 19 Đồ thị 1.3. Đồ thị thời điểm đặt hàng Khoảng thời gian dự trữ tối ưu: T* = Q* S/360 Điểm đặt hàng = T S 360 Điểm đặt hàng có dự trữ an toàn = T S Qan toàn 360 (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính) 1.2.1.3 Quản lý các khoản phải thu Hầu hết, mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát sinh các khoản phải thu. Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có giá trị các khoản phải thu khác nhau. Độ lớn khoản phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ thu hồi nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ. Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố mà mình có thể kiểm soát được nhằm tác động tới độ lớn và chất lượng của khoản phải thu. Hiện nay, khoản phải thu là yếu tố quan trọng để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác của mình và trở thành sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý các khoản phải thu luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải có biện pháp để quản lý các khoản phải thu một cách hiệu quả. Để quản lý được Thời điểm nhận hàng Mức kho TB Thời điểm đặt hàng Thời gian dự trữ tối ưu Thời gian Điểm đặt hàng Số lượng hàng lưu kho Thang Long University Library
  • 29. 20 các khoản phải thu các doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi sau: Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hay dịch vụ của mình với điều kiện gì. Dành cho khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng. Doanh nghiệp có chuẩn bị để giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh không. Doanh nghiệp cần bảo đảm gì về số tiền khách hàng nợ. Chỉ cần khách hàng ký vào biên nhận hay buộc khách hàng ký một loại giấy nhận nợ chính thức nào khác. Phân loại khách hàng: Loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay. Để tìm hiểu, doanh nghiệp có nghiên cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã qua của khách hàng không. Hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhận của ngân hàng. Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tín dụng như thế nào để tránh rủi ro. Doanh nghiệp có từ chối cấp tín dụng cho khách hàng mà doanh nghiệp nghi ngờ. Hay doanh nghiệp chấp nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của việc xây dựng một nhóm khách hàng thường xuyên. Biện pháp nào mà doanh nghiệp áp dụng thu nợ đến hạn. Doanh nghiệp theo dõi thanh toán như thế nào. Doanh nghiệp làm gì với những khách hàng trả tiền miễn cưỡng hay kiệt sức vì họ. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng là một bộ quy tắc mà mỗi doanh nghiệp tự đặt ra cho mình để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định có nên cho khách hàng nợ hay không? - Tiêu chuẩn tín dụng Tất cả các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách tín dụng cho riêng doanh nghiệp của mình, tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn tiêu chuẩn đó thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng. Về mặt lý thuyết, doanh nghiêp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được sao cho lợi nhuận được tạo ra do sự gia tăng doanh thu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan tới các khoản phải thu tăng thêm do hạ thấp tiêu chuẩn bán chụi. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ khi đưa ra các quyết định thắt chặt hay nới lỏng tín dụng. - Chiết khấu thanh toán: Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách giảm giá đối với những khách hàng thanh toán trước thời hạn. - Thời hạn bán chịu: Là việc quy định độ dài của các khoản tín dụng và hình thức của khoản tín dụng.
  • 30. 21 - Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Gồm thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu  Thời hạn chiết khấu: là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó thì sẽ được hưởng một tỷ lệ chiết khấu.  Tỷ lệ chiết khấu: Là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được chiết khấu nếu người mua thanh toán trong thời hạn chiết khấu. Phân tích, đánh giá các khoản phải thu Phân tích đánh giá các khoản phải thu giúp doanh nghiệp có thể phân loại các khoản nợ theo các mức độ khác nhau. Để từ đó có những biện pháp thu hồi cũng như xử lý các khoản nợ khó đòi hoặc các khoản nợ có khả năng mất vốn. - Xếp hạng nhóm nợ của doanh nghiệp  Nhóm 1 (nợ loại A) là các khoản nợ là các loại nợ có độ tin cậy cao hay đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ mà doanh nghiệp có khả năng thu hồi đúng hạn.  Nhóm 2 (nợ loại B) là những khoản nợ có độ rủi ro thấp. Nhóm này thường bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ.  Nhóm 3 (nợ loại C) là những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn thường bao gồm những khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại nhưng lai quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.  Nhóm 4 (nợ loại D) là những khoản nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi thường gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 30 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại nhưng lại quá hạn từ 90 đến 180 ngày.  Nhóm  (nợ loại E) là những khoản nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn. - Kỳ thu tiền bình quân Phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán. Nếu kỳ thu tiền bình quân dài chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp là chậm. Tuy nhiên để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng. - Phân tích tuổi của các khoản phải thu Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian thu hồi được tiền của các khoản phải thu Các bước phân tích tuổi của các khoản phải thu  Xác định doanh số bán hàng các tháng  Xác định cơ cấu tuổi các khoản phải thu chưa thu được tiền  Xác định tổng các khoản phải thu đến ngày thu Thang Long University Library
  • 31. 22  Xác định tuổi các khoản phải thu với dãn cách 1 ngày tương ứng với  trong tổng khoản phải thu Phát triển các phân tích 1.2.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn Hình 1.2. Chính sách quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến và thận trọng (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính) Một số đặc điểm của chính sách quản lý nợ ngắn hạn theo trường phái cấp tiến. Các chính sách quản lý nợ theo trường phái thận trọng sẽ có những đặc điểm ngược lại. - Mức nợ ngắn hạn: Theo trường phái cấp tiến thì mức nợ ngắn hạn cao hơn trường phái quản ký nợ ngắn hạn thận trọng. Nợ ngắn hạn bao gồm phải trả người bán, vay ngắn hạn, nhiều loại chi phí nợ đọng, và phần nợ dài hạn đến hạn thanh toán. Cách tiếp cận quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến tăng lệ thuộc của doanh nghiệp vào nợ ngắn hạn. Phải trả người bán được mở rộng đến mức có thể mà không gây mất uy tín tín dụng. Vay ngắn hạn cũng được sử dụng một cách rộng rãi. - Thời gian quay vòng tiền: Thông qua sử dụng nhiều phải trả người bán và các khoản nợ đọng, quản lý nợ cấp tiến rút ngắn thời gian quay vòng tiền. Phải trả người bán và nợ đọng cao hơn dẫn đến vòng quay các khoản phải trả ngắn hơn. Điều này dẫn tới thời gian trả chậm trung bình dài hơn và thời gian quay vòng tiền ngắn hơn. Quản lý nợ cấp tiến có xu hướng tăng khả năng thanh khoản tiếp diễn của doanh nghiệp thông qua rút ngắn thời gian quay vòng tiền. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm khả năng linh hoạt của doanh nghiệp trong tương lai. - Chi phí lãi: Chính sách quản lý nợ ngắn hạn cấp tiến thường có mức lãi suất thấp hơn so với chính sách quản lý nợ ngắn hạn thận trọng do chi phí huy động nguồn vốn ngắn hạn rẻ hơn so với việc huy động nguồn vốn dài hạn. - Rủi ro: Rủi ro của chính sách nợ cấp tiến chủ yếu xuất phát từ những điều kiện kinh tế chung và liên tục có nhu cầu tái tài trợ nợ ngắn hạn. Điều này đặc biệt đúng khi một doanh nghiệp sử dụng rộng rãi tài chính ngắn hạn thông qua vay nợ. Khi sử dụng chính sách cấp tiến thì chi phí lãi thường biến động và liên tục có nhu cầu tái tài trợ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thu nhập dự kiến sẽ cao hơn do giảm vòng quay Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH Cấp tiến Thận trọng
  • 32. 23 tiền và lãi suất tái tài trợ nguồn ngắn hạn thường thấp hơn so với nguồn dài hạn. 1.2.3. Chính sách quản lý kết hợp tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn 1.2.3.1 Chính sách quản lý cấp tiến Hình 1.3.Chính sách quản lý cấp tiến (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính) Khi doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý cấp tiến tức là dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, dùng nguồn vốn huy động với chi phí thấp, thời gian ngắn để đầu tư vào những tài sản có giá trị lớn và thời gian thu hồi dài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp, nó làm cho cân bằng tài chính kém bền vững và mất an toàn do không có sự cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ của nó. Trường hợp này VLĐR < 0 do TSNH < NNH. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Với chính sách này để cân bằng rủi ro bằng cách theo chính sách nợ thận trọng. 1.2.3.2 Chính sách quản lý thận trọng Hình 1.4.Chính sách quản lý thận trọng (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính) Khi doanh nghiệp theo đuổi chính sách thận trọng tức là doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho các tài sản ngắn hạn. Trong trường TSngắn hạn TSdài hạn TSLĐ NVngắn hạn NVdài hạn TSngắn hạn TSdài hạn TSLĐ NVngắn hạn NVdài hạn Thang Long University Library
  • 33. 24 hợp này VLĐR > 0 tức TSNH > NNH do đó cân bằng tài chính trong trường hợp này là bền vững và doanh nghiệp sẽ không gặp phải vấn đề mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nguồn dài hạn là những nguồn có chi phí cao hơn nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp lại dùng đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Điều này sẽ làm giảm khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn. Với chính sách này để cân bằng rủi ro thì doanh nghiệp nên quản lý nợ theo chính sách cấp tiến. 1.2.3.3 Chính sách quản lý dung hòa Hình 1.5. Chính sách quản lý dung hòa (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB học viện Tài chính) Với chính sách quản lý dung hòa thì toàn bộ các TSNH sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và tất cả các tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Với chính sách quản lý này VLĐR = 0 và gần như doanh nghiệp sẽ không gặp phải rủi ro nào , do đó sự cân bằng về thời gian giữa tài sản và nguốn vốn. Tuy nhiên, hầu như không một doanh nghiệp nào có thể áp dụng được chính sách này. 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả kinh doanh theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế chủ yếu được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuân đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả xã hội: phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại là việc cung ứng hàng hóa ngày càng tốt hơn nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội, góp phần vào việc cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng hoặc TSngắn hạn TSdài hạn TSLĐ NVngắn hạn NVdài hạn
  • 34. 25 các nước là việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. Hiệu quả xã hội trong kinh doanh thương mại còn được biểu hiện thông qua việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời và đầy đủ, nhất là những mặt hàng thiết yếu cho miền núi, vùng sâu. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Nó vừa thống nhất, vừa có mâu thuẫn ở từng nơi, từng lúc. Hiệu quả kinh tế dễ xác định, có thể đo lường bằng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả ở mức độ tổng hợp hoặc đặc thù. Hiệu quả xã hội thì khó xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể mà chỉ có thể đánh giá thông qua những biểu hiện của đời sống xã hội của một địa phương, vùng lãnh thổ hoặc trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Do vậy đối với việc các doanh nghiệp khi đánh giá hiệu quả thường chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế. Hiệu quả xã hội chỉ được tổng hợp đánh giá đan xen cùng hiệu quả kinh tế.4 Từ khái niệm trên hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả và chi phí. Vậy ta có công thức: Hiệu quả = Kết quả Chi phí Vì thế hiệu quả kinh doanh là một số tương đối phản ánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Đó là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố đầu vào. Từ đó ta đưa ra khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu quả sử dụng VLĐ là kết quả đạt được cao nhất với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nghĩa là phải làm sao có được nhiều lợi nhuận từ việc khai thác và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình khai thác, sử dụng vốn lưu động vào sản xuất với số vốn lưu động đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường yêu cầu về vốn lưu động là rất lớn, có thể coi vốn lưu động là nguồn sống để tuần hoàn trong các doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu được vốn lưu động và phải liên tục tuần hoàn. Mặt khác kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị 4 (Tr.322, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc). Thang Long University Library
  • 35. 26 trường. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá đầy đủ hiệu quả sử dụng vốn đồng thời phải xem xét hiệu quả đó từ nhiều góc độ khác nhau, với những chỉ tiêu khác nhau. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 1.3.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn  Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán  Hệ số thanh toán hiện hành Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, được sử dụng rộng rãi nhất là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm đó là dấu hiệu khó khăn về vấn đề tài chính sẽ xảy ra. Nếu hệ số này cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẵn sàng thanh toán các khoản vay. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động do doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.  Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh được tính toán trên cơ sở những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi là những tài sản có tính thanh khoản cao. Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tất cả các tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Do đó, hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm kho. Khi trị số của khả năng thanh toán nhanh lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại; khi trị số của chỉ tiêu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.  Khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền bình quân Nợ ngắn hạn bình quân Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ bình thường mà chưa đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ
  • 36. 27 đáo hạn hay không. Vì thế, khi phân tích về khả năng thanh toán cần phải sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý tiền mặt và quản lý nợ của doanh nghiệp. Nếu tiền và tương đương tiền càng lớn hơn nợ ngắn hạn, chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ lượng tiền và tương đương tiền hiện có doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn. Khi trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp đam bảo và thừa khả năng thanh toán tức thời và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu < 1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời.  Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ngắn hạn  Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ = Doanh thu thuần TSNH bình quân trong kỳ Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh số lần quay của tài sản ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định và thường là một năm. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (doanh thu thuần) và số tài sản ngắn hạn bỏ ra trong một kỳ. Nói cách khác, chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu này. Số vòng quay càng cao thì càng tốt đối với doanh nghiệp, chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận.  Thời gian luân chuyển VLĐ Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn = 360 Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của tài sản ngắn hạn hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản ngắn hạn thực hiện một vòng quay trong kỳ. Trái ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ, thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn càng ngắn càng chứng tỏ tài sản ngắn hạn được sử dụng có hiệu quả.  Tỷ suất sinh lời TSNH Tỷ suất sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản ngắn hạn. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Thang Long University Library
  • 37. 28 Trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, lợi nhuận sau thuế lớn hơn hoặc bằng tài sản ngắn hạn bình quân, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao; chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản kém, tài sản ngắn hạn không tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.  Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu Đây là một chỉ tiêu cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đã áp dụng với khách hàng. Chỉ số vòng quay càng cao cho thấy doanh nghiệp đươc khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì doanh nghiệp có thể bị mất khách hàng do họ sẽ chuyển sang tiêu dùng các hàng hóa của đối thủ cạnh tranh mà có thời gian tín dụng dài hơn. Do đó doanh số bán hàng của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm.  Thời gian thu tiền bình quân Thời gian thu tiền trung bình = 360 Vòng quay các khoản phải thu Chỉ số này cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày doanh nghiệp có thể thu hồi các khoản phải thu của mình. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường và chính sách tín dụng.  Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay của hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao cũng không tốt vì chứng tỏ lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều nều nhu cầu thị trường tăng đột biến thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành mất khách hàng. Thêm nữa nếu dữ trự nguyên vật liệu không đủ để đáp ứng cho sản xuất thì sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Vì vậy chỉ số hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • 38. 29  Thời gian luân chuyển kho trung bình Thời gian luân chuyển kho trung bình = 360 Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày lượng hàng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh thu. Từ chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho việc luân chuyển kho vì hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở khâu dự trữ. Hệ số này càng thấp chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt, hàng tồn kho vận động nhanh đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn  Hệ số chi trả lãi vay Hệ số chi trả lãi vay = EBIT Chi phí lãi vay ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản lãi vay này thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Doanh nghiệp sử dụng nợ phải quan tâm tới chi phí sử dụng nợ nếu chi phí này lớn hơn lợi nhuận thì việc sử dụng các khoản nợ này là không hiệu quả. Do đó, tỷ lệ này càng cao thể hiện khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt, và khi đó doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán phí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả.  Hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn  Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho doanh nghiệp. Khi tỷ số này lớn hơn 1, lợi nhuận sau thuế lớn hơn nợ ngắn hạn, chứng tỏ một đồng nợ ngắn hạn sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận; nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn nợ ngắn hạn, cho thấy một đồng nợ ngắn hạn tạo ra rất ít đồng lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn kém hiệu quả.  Vòng quay các khoản phải trả Vòng quay các khoản phải trả = GVHB Chi Phí quản lý Phải trả người bán phải trả lương, thuế Thang Long University Library
  • 39. 30 Vòng quay khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ kinh doanh các khoản phải trả quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư khoản phải trả người bán, hiệu quả thanh toán nợ. Nếu giá trị của chỉ tiêu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp trả tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn và có thể nhận được chiết khấu thanh toán.  Thời gian trả nợ trung bình Thời gian trả nợ trung bình = 360 Vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu này cho biết thời gian thanh toán đối với các khoản nợ phải trả đó thời gian trả nợ càng thấp càng phản ánh thời gian trả nợ nhanh chóng của doanh nghiệp đối với các khoản tín dụng thương mại hay hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao.  Thời gian quay vòng tiền Thời gian quay vòng tiền = Chu kỳ kinh doanh Thời gian trả nợ Thời gian vòng quay tiền là một chỉ tiêu nhanh và thuận tiện để phân tích khả năng thanh khoản tiếp diễn của doanh nghiệp. Thời gian vòng quay tiền phản ánh khoảng thời gian ròng theo ngày kể từ khi chi thực tế bằng tiền cho các yếu tố sản xuất đến giai đoạn cuối cùng là thu tiền. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.3.3.1 Nhân tố khách quan - Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước tăng thuế thu nhập của doanh nghiệp, điều này làm trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, chính sách cho vay đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về phương hướng định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như Chính phủ hạn chế chi tiêu công sẽ tác động trực tiếp đến các công ty xây dựng cũng như công ty xây lắp thi công hệ thống điện nước, hoặc Chính phủ tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thuỷ lợi và công trình cấp nước sinh hoạt ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, sẽ làm tăng thêm doanh thu cho các công ty xây dựng và xây lắp hệ thống điện nước. - Tác động của thị trường