SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO
ETHYL ACETATE TỪ LÁ CÂY MUỒNG HOÀNG
YẾN CASSIA FISTULA L. HỌ VANG
(CAESALPINIACEAE)
TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO
ETHYL ACETATE TỪ LÁ CÂY MUỒNG HOÀNG
YẾN CASSIA FISTULA L. HỌ VANG
(CAESALPINIACEAE)
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tiến Dũng
Người thực hiện: Võ Huỳnh Yến Phụng
TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Tiến Dũng, cô Phạm Thị Nhật
Trinh, Viện công nghê hóa học đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt em trong quá trình
thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Mai Đình Trị đang công tác tại
phòng Hóa học các hợp chất có hoạt tính sinh học, Viện công nghệ hóa học đã giúp đỡ
em trong quá trình làm khóa luận.
Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Hóa học, trường Đại học Sư Phạm thành phố
Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu để em có được nền tảng
tri thức hôm nay.
Em cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu An và anh Phạm Ngọc Ẩn, Cử nhân khoa
Hóa khóa 33, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Mình xin gửi những lời cảm ơn thân ái đến các bạn sinh viên lớp Cử nhân Hóa
học khóa 34 đã hết sức nhiệt tình, động viên và giúp đỡ mình hoàn thành khóa luận
này. Cảm ơn các bạn đã cho mình khoảng thời gian với nhiều kỉ niệm đẹp của thời
sinh viên.
Con vô cùng biết ơn cha mẹ và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện
từ vật chất đến tinh thần cho con học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2012
Võ Huỳnh Yến Phụng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1
MỤC LỤC ......................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ..................................................................................6
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ..................................................................................6
DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................................7
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................8
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................10
CHƯƠNG 1:..................................................................................................................12
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................12
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN [2]
..............................................13
1.1.1 Đặc điểm thực vật.................................................................................................15
1.1.2 Phân bố sinh thái ..................................................................................................16
1.1.3. Bộ phận dùng.......................................................................................................16
1.2. CÔNG DỤNG ........................................................................................................17
1.2.1. Theo y học cổ truyền [2], [3], [23]
.............................................................................17
1.2.2. Theo y học hiện đại .............................................................................................18
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN .......................19
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................19
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................20
CHƯƠNG 2:..................................................................................................................28
THỰC NGHIỆM...........................................................................................................28
2.1. ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM...............................................................................29
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 3
2.1.1. Hóa chất...............................................................................................................29
2.1.2. Thiết bị.................................................................................................................29
2.2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................30
2.2.1. Nguyên liệu..........................................................................................................30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................30
2.3. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO ................................................................................30
2.3.1. Điều chế cao ethanol ...........................................................................................30
2.3.2. Điều chế các loại cao...........................................................................................30
2.4. QUÁ TRÌNH CÔ LẬP ...........................................................................................31
2.4.1. Khảo sát cao ethyl acetat (41,4 g) .......................................................................31
2.4.1. Khảo sát cao ethyl acetat (41,4 g) .......................................................................32
2.4.2. Khảo sát phân đoạn EA3 .....................................................................................32
2.4.3. Khảo sát phân đoạn V3 (m= 25.5mg) .................................................................33
2.4.4. Khảo sát phân đoạn V4 (m= 10.0 mg) ................................................................34
2.5 CÁC SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM............................................................................35
2.5.1. Hợp chất CFA-IV ................................................................................................35
2.5.2. Hợp chất CFA-V .................................................................................................35
CHƯƠNG 3:..................................................................................................................36
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ........................................................................................36
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................................37
3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT......................................38
3.2.1. Hợp chất CFA-IV ................................................................................................38
3.2.2. Hợp chất CFA-V .................................................................................................43
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.............................................................................................48
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................50
Tài liệu tiếng việt..........................................................................................................51
Tài liệu nước ngoài ......................................................................................................51
PHỤ LỤC ......................................................................................................................55
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Hoa Muồng hoàng yến .................................................................................13
Hình 1. 2: Cây Muồng hoàng yến .................................................................................13
Hình 1. 3: Cây Muồng hoàng yến .................................................................................15
Hình 1. 4: Hoa Muồng hoàng yến .................................................................................15
Hình 1. 5: Quả Muồng hoàng yến .................................................................................15
Hình 1. 6: Lá và hoa Muồng hoàng yến........................................................................15
Hình 2. 1: Hợp chất CFA-V ..........................................................................................33
Hình 2. 2: Hợp chất CFA-IV.........................................................................................34
Hình 3. 1: Khung flavonone ..........................................................................................38
Hình 3. 2: Tương quan HMBC trên vòng A của CFA-IV.............................................39
Hình 3. 3: Tươnsg quan HMBC trên vòng B của CFA-IV ...........................................40
Hình 3. 4: Hợp chất flavanone.......................................................................................43
Hình 3. 5: Tương quan HMBC trong vòng A của hợp chất CFA-V.............................44
Hình 3. 6: Tương quan HMBC trên vòng B của hợp chất CFA-V ...............................45
Hình 3. 7: Sự ghép spin giữa các proton trong vòng C của hợp chất CFA-V...............45
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 6
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ điều chế cao và cô lập các hợp chất từ lá cây Muồng hoàng yến.....31
Bảng 2. 1: Sắc kí cột trên cao EtOAc (41.4g) ...............................................................32
Bảng 2. 2: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn EA3.2.3....................................................33
Bảng 2. 3: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V3 ............................................................34
Bảng 2. 4: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V4 ............................................................34
Bảng 3. 1: Bảng so sánh số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của CFA-IV với số liệu
phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của kaempferol [12]
.............................................................41
Bảng 3. 2: Bảng so sánh số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của CFA-V với số liệu phổ
1
H-NMR và 13
C-NMR của liquiritigenin [4]
..................................................................46
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 7
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phổ 1
H-NMR của CFA-IV..........................................................................56
Phụ lục 2: Phổ 13
C-NMR của CFA-IV.........................................................................57
Phụ lục 3: Phổ DEPT của CFA-IV...............................................................................58
Phụ lục 4: Phổ HSQC của CFA-IV..............................................................................59
Phụ lục 5: Phổ HMBC của CFA-IV.............................................................................60
Phụ lục 6: Phổ 1
H-NMR của CFA-V ...........................................................................61
Phụ lục 7: Phổ 13
C-NMR của CFA-V ..........................................................................62
Phụ lục 8: Phổ DEPT của CFA-V................................................................................63
Phụ lục 9: Phổ HSQC của CFA-V ...............................................................................64
Phụ lục 10: Phổ HMBC của CFA-V ............................................................................65
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 8
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
H Hexane
C Chloroform
EA Ethyl acetate
EtOH Ethanol
M Methanol
MeOD Methanol đã được Đơteri hóa
SKLM Sắc kí lớp mỏng
SKC Sắc kí cột
RP18 Reversed Phase 18 Pha đảo C-18
NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
13
C-NMR
Carbon (13) Nuclear Magnetic
Resonance
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
carbon (13)
1
H-NMR
Hydro (1) Nuclear Magnetic
Resonance
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
proton (1)
DEPT
Distortionless Enhancement by
Polarization Transfer
Phổ DEPT
HMBC
Heteronuclear Multiple Bond
Coherence
Phổ tương tác dị hạt nhân qua
nhiều liên kết
HSQC
Heteronuclear Single Quantum
Correlation
Phổ tương tác dị hạt nhân qua
một liên kết
δ Chemical shift Độ chuyển dịch hóa học
ppm Part per million Phần triệu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 9
Mp Melting point Điểm nóng chảy
s Singlet Mũi đơn
d Doublet Mũi đôi
dd Double of doublet Mũi đôi đôi
J Coupling constant Hằng số ghép spin
(M)Hz (Mega) Hertz
g Gram
mg Milligram
Kg Kilogram
TLTK Tài liệu tham khảo
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 10
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ xa xưa, con người đã biết sử dụng cây cỏ có sẵn trong tự nhiên để bồi bổ
sức khoẻ và chữa một số bệnh. Chẳng hạn, hạt sen có tác dụng an thần, dễ ngủ, bồi
dưỡng cơ thể, đậu xanh được sử dụng như một vị thuốc thanh nhiệt, giải độc và tiêu
khát, gừng vàng có nhiều tác dụng dược lý như ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, kích
thích tiêu hóa... [2]
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, các sản
phẩm có tác dụng chữa bệnh đã được tổng hợp và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các sản
phẩm này cũng có những mặt hạn chế và gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng.
Vì vậy, việc nghiên cứu các hợp chất có tác dụng chữa bệnh từ cây cỏ trong thiên
nhiên đang ngày càng trở thành là một xu hướng được rất nhiều nhà khoa học ưa
chuộng nhằm tìm ra những phương thuốc có hiệu quả cao, an toàn hơn đối với sức
khoẻ con người, điều mà các dược phẩm tổng hợp không thể thay thế được. Cùng với
xu hướng chung đó, các nhà hóa học cũng đã tiến hành tách chiết, cô lập, bán tổng hợp
ngày càng nhiều những hợp chất có hoạt tính sinh học, tạo ra những sản phẩm hữu ích
từ cây cỏ thiên nhiên để nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ con người.
Theo hướng nghiên cứu này, rất nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã được
ứng dụng như rutin được chiết xuất từ Hoa Hoè chữa một số bệnh tim mạch,
artemisinin được chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng chữa bệnh sốt rét ác tính,
curcumin được chiết xuất từ củ Nghệ vàng dùng để chữa một số bệnh viêm loét dạ dày
và đường tiêu hoá…[4]
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với hệ động thực vật vô cùng phong
phú và đa dạng. Đây cũng chính là một nguồn lợi vô cùng to lớn, tạo điều kiện hết sức
thuận lợi cho việc nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học như trên.
Cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) được
trồng làm cảnh ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã được y học ghi chép từ rất lâu
trong dược điển Ấn Độ. Cây được dùng chữa các chứng như viêm khớp, táo bón, các
dạng xuất huyết hoặc chảy máu, các rối loạn tim mạch, bệnh đái tháo đường, các bệnh
ngoài da và có tác dụng bảo vệ gan [2][6]
.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 11
Tuy trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về cây Muồng hoàng yến
Cassia fistua L. họ Vang (Caesalpiniaceae) nhưng cho đến nay cây này vẫn chưa được
nghiên cứu ở Việt Nam nhiều. Với mục tiêu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của
các chất trong cao từ lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang
(Caesalpiniaceae), cũng như mong muốn tìm hiểu thêm nguồn tài nguyên cây thuốc ở
nước ta, góp phần làm phong phú thêm nguồn dược liệu cho nền y học trong nước
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ
lá Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang (Caesalpiniaceae)”.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 12
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 13
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN [2]
Tên khoa học: Cassia fistula L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Tên gọi khác: Muồng bò cạp, Bò cạp nước, Muồng hoàng hậu, Osaka, Hoa lồng
đèn, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn hay Bò cạp vàng…
Tên nước ngoài: Indian laburnum, water senna, golden shower, purging fisyula,
pudding pipe tree, purging cassia (Anh); canéficier, séné fistuleux, casse d'Inde, casse
fistuleux (Pháp).
Hình 1.1: Hoa Muồng hoàng yến Hình 1.2: Cây Muồng hoàng yến
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 14
Phân loại
Giới (regnum) Plantae
Không phân hạng Angiospermae
Không phân hạng Eudicots
Không phân hạng Rosids
Bộ (ordo) Fabales
Họ (familia) Fabaceae
Phân họ (subfamilia) Caesalpinioideae
Tông (tribus) Cassieae
Chi (genus) Cassia
Loài (species) fistula
Tên hai phần
Cassia fistula L.
Tên đồng nghĩa khác
Bactyrilobium fistula Willd
Cassia bonplandiana DC
Cassia fistuloides Collad.
Cassia rhombifolia Roxb.
Cathartocarpus excelsus G.Don
Cathartocarpus fistula Pers.
Cathartocarpus fistuloides (Collad.) G.Don
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 15
1.1.1 Đặc điểm thực vật
Hình 1. 3: Cây Muồng hoàng yến Hình 1. 4: Cây Muồng hoàng yến
Hình 1.5: Quả Muồng hoàng yến Hình 1. 6: Lá và hoa Muồng hoàng yến
Cây gỗ nhỡ, cao 6-12m. Cành sum suê, tỏa rộng, nhẵn. Lá kép long chim nhẵn,
mọc so le, có trục dài 15-25cm, 5-6 đôi lá chét hình lục lăng, dài 7-12cm, rộng 4-
8cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có long trắng nhạt, sau nhẵn, thường nhọn ở đầu hình
góc rộng ở gốc, lá kèm sớm rụng, cuống lá dài 15-30cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chum, dài 15-30cm; lá bắc nhỏ, sớm rụng; hoa màu
vàng; đài hình bầu dục, 5 răng có lông ở mặt ngoài; tràng 5 cánh, có móng ngắn hẹp;
nhị 10 cái, có 3 cái rất dài, 4 cái trung bình và 3 cái rất nhỏ, bầu và vòi nhụy có lông.
Quả hình trụ, dài 40-50cm; hạt dẹp, hình bầu dục, màu nâu bóng, có rất nhiều hạt, có
cơm bao bọc chứa trong những vách hóa gỗ, mỏng. Mùa hoa quả: tháng 5-10.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 16
1.1.2 Phân bố sinh thái
Muồng hoàng yến phân bố rộng rãi ở Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Indonesia,
Philippin, New Guinea, Thái Lan, Campuchia, Lào… Cây còn được trồng ở Ai Cập và
Trung Quốc. Ở Việt Nam, Muồng hoàng yến phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh,
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cây còn
được trồng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
Muồng hoàng yến thuộc loại cây gỗ nhỡ, mọc rải rác trong các kiểu rừng thưa
nửa rụng lá hoặc rừng thứ sinh. Cây ưa sáng, lúc còn nhỏ có thể hơi chịu bóng, thích
nghi cao với khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 25o
C,
nhiệt độ tối thấp trung bình 20o
C, tối cao trung bình 28-29o
C. Lượng mưa trung bình
hằng năm là 1500-2500 mm. Cây có thể chịu được khô hạn. Những cây trồng ở đường
phố và công viên ở Hà Nội đã tỏ ra thích nghi được với nền nhiệt độ thấp hơn, có mùa
đông lạng kéo dài. Cây trồng từ hạt sau 4-6 năm bắt đầu có hoa; hoa ra hàng năm; tái
sinh từ hạt tốt.
Muồng hoàng yến là loại cây gỗ trồng xen khi mới trồng rừng. Cây trồng ở thành
phố vừa để làm cảnh vừa lấy bóng mát. Gỗ dùng làm đồ gia dụng. Vỏ là nguồn nguyên
liệu chiết tannin.
1.1.3. Bộ phận dùng
Quả, hạt, rễ và vỏ.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 17
1.2. CÔNG DỤNG
1.2.1. Theo y học cổ truyền [2], [3], [23]
Quả Muồng hoàng yến dùng sống chữa táo bón với liều 4-6 g (nhuận tràng),
hoặc 10-20 g (tẩy); ngâm rượu uống làm thuốc tiêu, bổ, giúp ăn ngon cơm, đỡ đau
lưng, đau người. Cơm quả và hạt (1 kg) sắc với một lít nước, lọc và cô cách thuỷ thành
cao, là thuốc chữa đau lưng, đau mình, lỵ, tiêu chảy với liều 5-15 g. Lá tươi giã nát vắt
lấy nước bôi chữa hắc lào, và sắc uống có thể chữa đau lưng và để nhuận tràng, với
liều 15-20 lá.
Ở một số nước Đông Nam Á, vỏ quả chín và hạt Muồng hoàng yến được dùng để
nhuận tràng. Vỏ rễ, lá và hoa có tác dụng nhuận tràng yếu hơn. Nước sắc rễ để sát
trùng vết thương, vết loét. Vỏ thân được dùng ở Java trị bệnh ngoài da, và dùng đắp
lên chỗ bị rắn và bò cạp cắn ở Campuchia. Ở Philippin, lá đắp trị bệnh nấm da. Ở Thái
Lan, người ta dùng thịt quả làm thuốc nhuận tràng và long đờm; hoa dùng hạ nhiệt và
nhuận tràng; gỗ dùng trừ giun, nhất là giun đũa. Trong y học hiện đại, cơm quả Muồng
hoàng yến đôi khi đựơc dùng làm thuốc nhuận tràng cho trẻ em. Tuy vậy cần thận
trọng vì nếu dùng hằng ngày và kéo dài có thể dẫn đến quen thuốc.
Ở Trung Quốc, vỏ thân, quả được dùng làm thuốc, vỏ thân dùng trị đau răng, quả
dùng trị nhiệt bệnh, trẻ con cam tích và bí đại tiện ở người già.
Ở Ấn Độ, cây còn được gọi là “aragvadha” nghĩa là “tiêu diệt bệnh”. Nhân dân
dùng cao từ cơm quả để nhuận tràng nhưng ít khi dùng riêng. Cao vỏ rễ được thử
nghiệm và thấy có tác dụng tốt trong điều trị sốt tiểu đen. Vỏ thân trị bệnh ngoài da.
Quả trị đái tháo đường, với liều uống mỗi lần 5g, cứ 8 giờ một lần, dưới dạng thuốc
bột hoặc thuốc sắc. Quả Muống hoàng yến có trong thành phần một số bài thuốc cổ
truyền Ấn Độ trị bệnh gan và sỏi niệu. Ngoài ra, hoa của cây cũng được dung như một
loại rau cải ăn sống, nấu canh rất phổ biến tại nhiều vùng của Ấn Độ.
Ở Nepal, nhân dân dùng cơm quả Muồng hoàng yến với liều uống mỗi lần 5g, để
làm phân mềm dễ đi ngoài và trị tiểu tiện có lẫn máu, uống mỗi lần 4 thìa cà phê, ngày
3 lần. Nước sắc vỏ than được dùng súc miệng trị viêm họng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 18
Ở Haiti, nhân dân uống nước sắc lá hoặc quả Muồng hoàng yến để trị bệnh ký
sinh trùng đường ruột. Nước ngâm lá dùng để tắm hoặc bôi xoa để chữa bệnh ngoài
da. Nước sắc lá uống chữa khó tiêu.
Ở Guatemala, vỏ cây được dùng để chữa bệnh đường tiết niệu.
Ở Panama, nhân dân dùng Muồng hoàng yến trị đái tháo đường.
1.2.2. Theo y học hiện đại
Cơm quả Muồng hoàng yến có tác dụng nhuận tràng một phần do chứa nhiều
pectin và chất nhày; tác dụng nhuận tràng của cơm quả và lá chủ yếu do các dẫn chất
anthraquinone. Phần đường trong glycosid làm tăng độ hoà tan và thuốc được vận
chuyển dễ dàng đến điểm tác dụng là kết tràng. Ở đây, vi khuẩn thủy phân glycosid
thành anthraquinone, rồi thành anthron, chất này tác động trực tiếp lên đại tràng gây
kích thích nhu động [1]
.
Hạt Muồng hoàng yến có tác dụng diệt amip và kén Entamoeba histolytica in
vitro và in vivo, có thể trị bệnh amip ruột và gan ở động vật thí nghiệm và bệnh amip
ruột ở người. Muồng hoàng yến cũng có tác dụng diệt côn trùng và diệt giun [2]
.
Trên chuột cống trắng gây tăng cholesterol máu thực nghiệm, Muồng hoàng yến
làm giảm lipid toàn phần trong máu và gan, và làm giảm lipid với mức độ thấp hơn
trong lách, thận và tim. Cholesterol toàn phần trong máu, lách, thận và tim giảm đáng
kể. Nồng độ triglyceride được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, có sự tăng trung bình
phospholipids ở tất cả các cơ quan. Muồng hoàng yến cũng làm giảm hoạt độ tăng cao
của GOT, GPT, phosphatase kiềm acid, các trị số trở về mức ban đầu. Protein huyết
thanh toàn phần, albumin, globulin, tỷ lệ A/G, các acid amin tự do, acid uric, creatinin
cũng được cải thiện và trở về gần mức bình thường. Phân đoạn tan trong nước của
Muồng hoàng yến gây giảm đường máu ở chuột nhắt trắng, và gây tăng sự dung nạp
của glucose [9], [22]
.
Cao nước và các flavonoid từ lá, thân, vỏ rễ và cơm quả Muồng hoàng yến có
hoạt tính giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Cao vỏ rễ có hoạt tính mạnh nhất. hoạt tính
được quy cho các flavonoid có tác dụng làm giảm độ thấm mao mạch do tác dụng gây
co mạch trực tiếp. Vỏ thân và vỏ quả Muồng hoàng yến có tác dụng chống đái tháo
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 19
đường thực nghiệm trên động vật. Cao chiết với chloroform, alcohol ethylic, nước của
Muồng hoàng yến có hoạt tính kháng nấm in vitro chống những nấm gây bệnh toàn
thân và nhiều loại vi khuẩn [10], [11], [27]
.
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG
YẾN
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1966, Murty và cộng sự đã cô lập hợp chất rhein (1), fistucasidin (2) và
barbaloin (3) từ gỗ cây Muồng hoàng yến [11]
.
Cũng trong năm 1966, Kumar và cộng sự đã cô lập được kaempferol (4) và rhein
(1) từ cao ethanol của hoa Muồng hoàng yến [16]
.
Năm 1964, Kaji và cộng sự đã cô lập được sennoside A (5) và sennoside B (6) từ
lá Muồng hoàng yến [8]
.
Năm 1969, từ cánh hoa và bao phấn của hoa Muồng hoàng yến, Sircar và cộng
sự cô lập được gibberellic acid (7), một hormon kích thích sự sinh trưởng của thực vật
[19]
.
Năm 1972, Agrawal và cộng sự đã cô lập được một anthraquinone acid là fistulic
acid (8) từ hạt Muồng hoàng yến [10]
.
Năm 1984, Mahesh và cộng sự đã cô lập được kaempferol (4) cùng với ba
anthraquinone gồm chrysophanol (9), rhein (1) và physicion (10) từ lá cây Muồng
hoàng yến và lá 5 loài khác cùng chi (Cassia grandis L., Cassia nodosa Hamilt,
Cassia renigera Wall, Cassia javanica L., và Cassia marginata Roxb) [9]
.
Năm 1988, Morimoto và cộng sự cô lập được (+) catechin (11), (-) epiafzelechin
(12), (-) epiafzelechin 3-O-β-D-glucopyranoside (13), (-) epicatechin (14) và
procyanidin B2 (15) từ lá Muồng hoàng yến [20]
.
Năm 1996, Vaishnav và cộng sự đã cô lập được rhamnetin 3-O-gentiobioside
(16) từ rễ cây Muồng hoàng yến [20]
.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 20
Năm 1998, Meena Rani và cộng sự đã cô lập được hợp chất 3-formyl-1-hydroxy-
8-methoxyanthraquinone (17) từ hạt Muồng hoàng yến [10]
.
Năm 2001, Ching-Kuo Lee và cộng sự đã cô lập từ vỏ hạt Muồng hoàng yến 27
hợp chất gồm 1-hexacosanol (18), 1-octacosanol (19), palmitic acid (20), stearic acid
(21), oleic acid (22), linoleic acid (23), heptacosyl eicosanate (24), glyceryl-1-
tetraeicosanoate (25); ba sterol, β-sitosterol (26), stigmasterol (27), β-sitosteryl-3-O-
D-glucopyranoside (28); một triterpene, lupeol (29); tám anthraquinone, chrysophanol
(9), emodin (30), physicion (10), citreorosein (31), rhein (1), rhein methyl ester (32),
ziganein (33), 1,4,5-trihydroxyanthraquinone (34); hai coumarin, isoscopoletin (35),
scopoletin (36); hai chromone, 2,5-dimethyl-7-hydroxychromone (37), 2,5-dimethyl-
7-methoxychromone (38); ba hợp chất vòng thơm, isovanillic acid (39), vanillic acid
(40), và 2,4-dihydroxybenzaldehyde (41) [7]
.
Năm 2002, Yueh-Hsiung Kuo và cộng sự đã cô lập được từ hạt Muồng hoàng
yến bốn hợp chất mới, 5-(2-hydroxyphenoxymethyl)furfural (42), (2′S)-7-hydroxy-5-
hydroxymethyl-2-(2′-hydroxypropyl)chromone(43), benzyl-2-hydroxy-3,6-dimethoxy-
benzoate (44), và benzyl 2-O-β-D-glucopyranosyl-3,6-dimethoxybenzoate (45), cùng
với bốn hợp chất đã biết, 5-hydroxymethylfurfural (46), (2′S)-7-hydroxy-2-(2′-
hydroxypropyl)-5-methylchromone (47), và hai oxyanthraquinone, 1,8-dihydroxy-3-
methylanthraquinone (chrysophanol) (9) và 8-O-β-D-glucopyranosyl-1-hydroxyl-3-
methyl-anthraquinone (chrysophanein) (48) [21]
.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2011, nhóm tác giả Lê Tiến Dũng, Nguyễn Hữu An đã cô lập hai flavone
glycoside, astragalin (51), kaempferol-3-O-neohesperidoside (52) và một
anthraquinone, 1,3,8-trihydroxyanthraquinone (53) [3]
.
Dưới đây là cấu trúc của một số hợp chất điển hình đã được cô lập từ cây Muồng
hoàng yến.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 21
Các hợp chất flavonoid
O
OH
OH
HO
OH
OH
O
O
OH
OH
HO
OH
(2) (4)
O
O
OH
OH
HO
OH
OH
O
OH
OH
HO
OH
H
(11) (12)
O
O
OH
OH
HO
OH
OH
O
OOH
HO
OCH3
(14) (50)
OO
OOHH
OOHH
HHOO
OOHH
OO
HH
OOHH
OOHH
HHOO
OOHH
OOHH
OOHH
(15)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 22
Các hợp chất anthraquinone
R2
OH
O
O OH
R1
R1 R2
(1) COOH H
(9) CH3 H
(10) CH3 OCH3
(30) OH CH3
(31) CH2OH CH3
(32) COOCH3 H
(53) OH H
O
O
OH
R2
R1
OH
(33)
(34)
R1
CH3
H
R2
H
OH
O
O
OH
H3CO
H3CO
OH
COOH
CH3
OH
O
O OH
CHO
OCH3
(8) (17)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 23
Các hợp chất glycoside
O
glc
OH
OH
OH
O
Oβ-D-glc-O OH
COOH
HOOC
OH O-β-D-glc
HH
(3) (5)
O
Oβ-D-glc-O OH
COOH
HOOC
OH O-β-D-glc
HH
O
H
O-glc
OH
HO
OH
(6) (13)
O
O-gentiobose
OH
H3CO
OH
OH
O glc-O
(16) (28)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 24
H3CO
O-glc
OCH3
O
O
O
O
O-glc OH
(45) (48)
O
OH
HO
O
OH
OR
(51) R = Glu
(52) R = Glu2
-1
Rha
Các hợp chất sterol
HO HO
(26) (27)
HO
(46)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 25
Các hợp chất terpen
HO
(29)
Các hợp chất khác
(18) CH3(CH2)25OH
(19) CH3(CH2)27OH
(20) CH3(CH2)14COOH
(21) CH3(CH2)16COOH
(22) H3C(H2C)7 (CH2)7COOH
(23) H3C(H2C)4 (CH2)7COOH
(24)
CH3(CH2)18COO(CH2)16CH3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 26
(25)
O
R1
R2 O
R1 R2
(35) OH OCH3
(36) OCH3 OH
O
CH3
RO
O
OH
CHO
HO
(41)
(37) R = H
(38) R = CH3
R1
R2
COOH
O
OHC
O
HO
(42)
R1 R2
(39) OH OCH3
O
O
OH
OH
HO
(43)
(40) OCH3 OH
CCHH22
OOOOCC((CCHH22))2222
CCHH33
CCHHOOHH
CCHH22
OOHH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 27
H3CO
OH
OCH3
O
O
O
OHC
OH
(44) (46)
O
O
OH
HO
HO
CH3
CO
O
COOH
CH2
OH
(47) (7)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 28
CHƯƠNG 2:
THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 29
2.1. ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM
2.1.1. Hóa chất
Hạt silica gel cỡ hạt 0,04-0,06 mm dùng cho pha thường và RP-18 dùng cho pha
đảo.
Sắc kí lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien F254
(Merck) dùng cho pha thường và RP-18 F254s (Merck) dùng cho pha đảo.
Dung môi dùng cho quá trình thí nghiệm gồm
+ Hexane sử dụng có nhiệt độ sôi 69°C.
+ Chloroform sử dụng có nhiệt độ sôi 61°C.
+ Ethyl acetate sử dụng có nhiệt độ sôi 78°C.
+ Methanol sử dụng có nhiệt độ sôi 64,5°C.
+ Ethanol sử dụng có nhiệt độ sôi 78,4°C.
+ Nước cất.
Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên bản mỏng: dùng 10%
H2SO4/EtOH, 1% FeCl3/EtOH.
2.1.2. Thiết bị
Đèn UV tử ngoại cầm tay, bước sóng 254 nm và 365 nm hiệu UVITEC.
Máy cô quay chân không Buchi – 111.
Bếp cách thủy Julabo 461 Water Bath.
Thiết bị gia nhiệt hồng ngoại, hiệu SCHOTT.
Cột sắc ký đường kính từ 2 cm – 5,5 cm.
Cân phân tích AND HR 200.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 30
2.2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nguyên liệu
Lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang (Caesalpiniaceae) được thu
hái ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8 năm 2010. Lá tươi sau khi thu hái, loại bỏ
những lá sâu bệnh, vàng úa, rửa sạch, để ráo, sấy khô, nghiền nhuyễn thành bột, được
sử dụng cho phần nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp ngâm dầm, trích kiệt bằng ethanol để trích ly các hợp chất
ra khỏi nguyên liệu.
Sử dụng kỹ thuật sắc kí cột với chất nhồi cột là silica gel pha thường, silica gel
pha đảo RP-18; sắc kí lọc gel với chất nhồi cột là gel sephadex LH-20; kết hợp sắc kí
lớp mỏng để cô lập các chất tinh khiết.
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng
thuốc thử là dung dịch H2SO4/EtOH 10% hay FeCl3/EtOH 1%.
2.3. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO
2.3.1. Điều chế cao ethanol
Bột lá khô của cây Muồng hoàng yến được ngâm dầm bằng ethanol 96
o
trong 24
giờ. Sau đó lọc lấy dung dịch, cô quay thu hồi dung môi. Tiếp tục thực hiện nhiều lần
cho đến khi lượng cao thu được không đáng kể, thu được cao ethanol.
2.3.2. Điều chế các loại cao
Cao ethanol được tiến hành trích pha rắn SKC silica gel với dung môi giải ly lần
lượt là hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol. Sau đó cô quay và thu được các
cao tương ứng. Qui trình điều chế các loại cao trong sơ đồ 2.1.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 31
2.4. QUÁ TRÌNH CÔ LẬP
Sử dụng SKC silica gel pha thường trên cao ethyl acetate, sau đó tiến hành
SKC silica gel pha thường, SKC silica gel pha đảo RP-18 và sắc kí cột sephadex LH-
20 nhiều lần trên những phân đoạn thu được để cô lập các hợp chất. Toàn bộ quá trình
trên được theo dõi bằng sắc kí lớp mỏng với thuốc thử hiện hình là dung dịch
H2SO4/EtOH 10%, dung dịch FeCl3/EtOH 1%, soi đèn UV.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ điều chế cao và cô lập các hợp chất từ lá cây
Muồng hoàng yến
Bột lá khô (2.9 kg)
Cao ethanol (146.2g)
Cao hexane
(15.8g)
EA1
(4.9g)
EA2
(7.2g)
EA3
(5.1g)
EA4
(11.5g)
EA5
(8.7g)
Cao chloroform
(32.1g)
Cao ethyl acetate
(41.4g)
Cao methanol
(25.9g)
- Ngâm, tận trích bằng ethanol
- Lọc. cô quay thu hồi dung môi
- Trích pha rắn trên silica gel
- Cô quay thu hồi dung môi
CFA-IV (5.0mg)
CFA-V (2.0mg)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 32
2.4.1. Khảo sát cao ethyl acetat (41,4 g)
Cao EtOAc được SKC silica gel pha thường với các hệ dung môi rửa giải:
H:EtOAc và EtOAc:MeOH có độ phân cực tăng dần, các đoạn giống nhau trên SKLM
được gom chung lại thành 5 phân đoạn, kí hiệu là EA1-EA5. Quá trình khảo sát cao
EtOAc được tóm tắt trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Sắc kí cột trên cao EtOAc (41,4 g)
Phân
đoạn
Dung môi
giải ly
Khối
lượng (g)
Kết quả
SKLM
Ghi chú
EA1 H:EA 100:0-10:1 4,9 Nhiều vết Không khảo sát
EA2 H:EA 5:1-1:1 9,2 Nhiều vết Không khảo sát
EA3 EA 5,1 Vết vàng Khảo sát
EA4 EA:M 1:1 11,5 Nhiều vết Không khảo sát
EA5 M 8,7 Nhiều vết Không khảo sát
2.4.2. Khảo sát phân đoạn EA3
Cao EA3 được tiến hành SKC silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải là
H:EA 1:1, các đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại thành 4 phân đoạn, kí
hiệu là EA3.1-EA3.4.
Phân đoạn EA3.2 được tiến hành SKC trên silica gel pha thường với dung môi
rửa giải là CHCl3:MeOH 10:1, các đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại
thành 5 phân đoạn, kí hiệu là EA3.2.1-EA3.2.5.
Cao EA3.2.3 được SKC sephadex LH-20 với hệ dung môi rửa giải là CHCl3
:MeOH1:1, các phân đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại thành 4 phân
đoạn (V1-V4). Kết quả được tóm tắt trong bảng 2.2 sau:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 33
Bảng 2.2: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn EA3.2.3
Phân
đoạn
Tên mã hóa Khối lượng (mg) Kết quả SKLM Ghi chú
1
2
3
4
V1
V2
V3
V4
40.1
121
25.5
10
Nhiều vết
Nhiều vết
Vết vàng
Vết vàng
Không khảo sát
Không khảo sát
Khảo sát
Khảo sát
2.4.3. Khảo sát phân đoạn V3 (m= 25.5mg)
Hình 2. 1: Hợp chất CFA-V
Phân đoạn V3 được SKC sephadex LH-20 với hệ dung môi rửa giải MeOH-
CHCl3 1:1, các đoạn giống nhau được gom chung thành 3 phân đoạn (V3.1-V3.3).
Phân đoạn V3.1 tiếp tục được SKC silica gel pha đảo RP-18 với hệ dung môi rửa
giải MeOH:H2O thu được 3 phân đoạn (V3.1.1-V3.1.3). Tiếp tục SKC sephadex LH-
20 với hệ dung môi rửa giải CHCl3-MeOH 1:1 đối với phân đoạn V3.1.2, thu được
hợp chất sạch, kí hiệu CFA-V (m= 2.0mg). Quá trình phân lập CFA-V được tóm tắt
trong bảng 2.3.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 34
Bảng 2.3: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V3
Phân đoạn Tên mã hóa Kết quả SKLM Ghi chú
1
2
3
V3.1.1
V3.1.2
V3.1.3
Nhiều vết
Vết vàng
Nhiều vết
Không khảo sát
Khảo sát, thu được
CFA-V (m=2.0mg)
Không khảo sát
2.4.4. Khảo sát phân đoạn V4 (m= 10.0 mg)
Hình 2. 2: Hợp chất CFA-IV
Phân đoạn V4 được SKC sephadex LH-20 với hệ dung môi CHCl3 –MeOH 1:1,
các đoạn giống nhau được gom chung thành 2 phân đoạn (V4.1 và V4.2). Trong đó,
phân đoạn V4.2 thu được là hợp chất sạch, kí hiệu là CFA-IV (m=5.0 mg). Quá trình
cô lập CFA-IV được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.4: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V4
Phân đoạn Tên mã hóa Kết quả SKLM Ghi chú
1
2
V4.1
V4.2
Nhiều vệt
Vệt rõ
Không khảo sát
Khảo sát, thu được
CFA-IV (m=5.0mg)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 35
2.5 CÁC SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM
2.5.1. Hợp chất CFA-IV
Hợp chất CFA-IV thu được dạng bột màu vàng, nhiệt độ nóng chảy 276-278o
C.
Phổ 1
H-NMR (500 MHz, CD3COCD3), ( Phụ lục 1), δ (ppm), J (Hz): 12.16(1H,
s, 5-OH); 9.76 (s. OH); 9.09 (s, OH) 8.15 (2H, d, 9Hz, H-2’/ H-6’); 7.02 (2H, d, 9Hz,
H-3’/H-5’); 6.53 ( 1H, s, H-8); 6.26 (1H, s, H-6).
Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3COCD3 ), (Phụ lục 2), δ (ppm): 176.6 (C-4);
165.0 (C-7); 162.3 (C-5); 160.1 (C-4’); 157.8 (C-9); 147.0 (C-2); 136.6 (C-3); 130.4
(C-2’/ C-6’); 123.3 (C-1’); 116.3 (C-3’/ C-5’); 104.1 (C-10); 99.2 (C-6); 94.5 (C-8).
2.5.2. Hợp chất CFA-V
Hợp chất CFA-V thu được dạng tinh thể trắng, nhiệt độ nóng chảy 209-211o
C.
Phổ 1
H-NMR (500 MHz, CD3COCD3), (Phụ lục 6), δ (ppm), J (Hz): 7.73 (1H,
d, 8.5Hz, H-5); 7.40 (2H, d, 9.0Hz, H-2’/H-6’); 6.90 (2H, d, 8.0Hz, H-3’/ H-5’); 6.57
(1H, dd, 8.0Hz; 2.5Hz, H-6); 6.42 ( 1H, d, 2.5Hz, H-8); 5.46 (1H, dd, 13.0Hz; 3.0Hz,
H-2); 3.06 (1H, dd, 16.5Hz; 13Hz, H-3e); 2.69 (1H, dd, 16.5Hz; 3.0Hz, H-3a).
Phổ 13
C-NMR (125 MHz, CD3COCD3 ), (Phụ lục 7), δ (ppm): 190.48 ( C-4);
165.37 (C-7); 164.54 (C-9); 158.62 (C-4’); 131.31 (C-1’); 129.5 (C-5); 128.92 (C-
2’/C-6’); 116.15 (C-3’/C-5’); 115.20 (C-10); 111.23 (C-6); 103.70 (C-8); 80.54 (C-2);
44.69(C-3).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 36
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 37
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong khoá luận này, chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cao
ethyl acetate từ lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang (Caesalpiniaceae).
SKC silica gel pha thường trên cao ethyl acetate gom thành 5 phân đoạn. Tiến
hành khảo sát phân đoạn 3, chúng tôi cô lập được các hợp chất được kí hiệu lần lượt là
CFA-IV, CFA-V. Bằng các phương pháp phổ nghiệm, cấu trúc hóa học của các hợp
chất được xác định lần lượt là kaempferol (4) và liquiritigenin (54).
O
O
OH
OH
HO
OH
(4)
O
OH
O
HO
(54)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 38
3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT
3.2.1. Hợp chất CFA-IV
Hợp chất CFA-IV cô lập được ở dạng bột màu vàng có nhiệt độ nóng chảy 276-
278o
C, tan trong dung môi acetone. Hợp chất này cho phản ứng dương tính với thuốc
thử FeCl3/EtOH, chứng tỏ CFA-IV là một phenolic.
Phổ 13
C-NMR của hợp chất CFA-IV xuất hiện 13 tín hiệu, trong đó có 2 tín hiệu
ở δC 130.46ppm và δC 116.35ppm có cường độ gấp đôi. Vậy trong công thức cấu tạo
của hợp chất CFA-IV có tổng cộng 15 carbon, gồm 1 carbon carbonyl [δC 176.6 (C-
4)], 12 carbon vòng thơm [δC 165.0 (C-7); 162.3 (C-5); 157.8 (C-9); 130.4 (C-2’ và C-
6’); 123.3 (C-1’); 116.3 (C-3’ và C-5’); 104.1 (C-10); 99.2 (C-6) và 94.5 (C-8)] và
2 carbon olefin mang oxygen [δC 147.0 (C-2) và 136.6 (C-3)]. Từ dữ liệu phổ 1
H
NMR, 13
C NMR và DEPT cho phép dự đoán CFA-IV có khung flavone (hình 3.1).
7
6
5
10
9
8
O
4
2
1'
3
6'
5'
4'
3'
2'
O
A
B
Hình 3. 1: Khung flavone
Phổ 1
H NMR còn sáu proton vòng thơm, trong đó, hai tín hiệu proton vòng thơm
xuất hiện với cường độ gấp đôi [δH 8,15 (2H, d) và 7.02 (2H, d)], có hằng số ghép J =
8,5 cho thấy đây là 2 cặp proton tương đương nằm ở vị trí ortho với nhau. Tín hiệu
proton tại δH 7.02 ppm cho tương quan với tín hiệu carbon tại δC 116.3 ppm và tín
hiệu proton tại δH 8,15 ppm cho tương quan với tín hiệu carbon tại δC 130.4 ppm trên
cả hai phổ HSQC và HMBC. Điều này chứng tỏ bốn proton này cùng nằm trên vòng B
có tính đối xứng.
Tín hiệu δH 12,16 ppm trên phổ 1
H NMR khẳng định nhóm –OH phải gắn vào C-
5 khung flavone. Trên phổ HMBC, (Phụ lục 5), proton của -OH kiềm nối tương quan
với một carbon vòng thơm mang oxygen [δC 162.3 ppm], một carbon vòng thơm tứ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 39
cấp [δC 104.1ppm] và một carbon vòng thơm mang hydrogen [δC 99.2 ppm] khẳng
định ba tín hiệu carbon này lần lượt là C-5, C-10 và C-6. Proton H-6 [δH 6,26 ppm]
ghép metha với proton δH 6,53 ppm, nên proton này chỉ có thể là H-8. Mặt khác, hai
proton H-6 và H-8 cùng tương quan với carbon δC 165.0 ppm trên phổ HMBC, nên
carbon này phải là C-7. Carbon δC 157.8 ppm cũng cho tương quan với với proton H-8
trên phổ HMBC nên carbon này là carbon C-9. Tương quan HMBC trong vòng A của
CFA-IV được minh họa ở hình 3.2.
OHO
H
H
O O
H
H
OH
H
H
2
3
4
10
5
6
7
8
9
1'
2'
3'
4'
5'
6'
H
OH
Hình 3. 2: Tương quan HMBC trên vòng A của CFA-IV
Xét vòng B, trên phổ HMBC, tín hiệu proton δH 8,15 ppm cho tương quan với
hai carbon sp2
mang oxygen [δC 160.1 ppm và 147.0 ppm] và một carbon sp2
tứ cấp
[δC 123.3 ppm]. Tín hiệu proton δH 7.02 ppm cũng cho tương quan với hai trong ba
carbon trên là δC 160.1 ppm và δC 123.3 ppm. Do đó có thể suy ra tín hiệu proton [δH
8,15 ppm] ứng với H-2’ và H-6’, tín hiệu proton [δH 7.02 ppm] ứng với H-3’ và H-5’,
ba carbon sp2
δC 130.4 ppm; δC 147.0 ppm và δC 123.3 ppm lần lượt là C-6’, C-2 và
C-1’. Như vậy, trong 13 tín hiệu carbon của khung flavone trên phổ 13
C NMR chỉ còn
tín hiệu carbon sp2
[δC 136.6 ppm] nên carbon này phải là C-3. Tương quan HMBC
trong vòng B của CFA-IV được minh họa ở hình 3.3.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 40
OHO
H
H
OH O
H
H
OH
H
H
2
3
4
10
5
6
7
8
9
1'
2'
3'
4'
5'
6'
OH
Hình 3. 3: Tương quan HMBC trên vòng B của CFA-IV
Từ các biện luận trên, kết hợp với tài liệu tham khảo[10]
, chúng tôi kết luận hợp
chất CFA-IV là kaempferol.
O
O
OH
OH
HO
OH
(4)
Kaempferol có tác dụng tích cực trong việc chống ung thư và bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra một số tác dụng chữa bệnh của kaempferol như chống
động kinh, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống co thắt, trị đái tháo
đường, giảm đau và làm giảm ho.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 41
Bảng 3. 1: Bảng so sánh số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của CFA-IV với
số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của kaempferol [12]
Vị trí
CFA-IV
(Acetone-d6)
Kaempferol
(Acetone-d6)
δH ppm (J,
Hz)
500 MHz
δC ppm
125 MHz
HMBC
(H → C)
δH ppm (J, Hz)
500 MHz
δC ppm
125 MHz
2 147.0 147.0
3 136.6 136.4
4 176.6 176.4
5 162.3 161.7
6 6.26(s) 99.2
C-5, C7,
C-8, C10
6.26(d, 1.8) 99.0
7 165.0 165.0
8 6.53 (s) 94.5
C-6, C-7,
C-9, C-10
6.53(d, 1.8) 94.3
9 157.8 157.5
10 104.17 103.8
1’ 123.3 122.9
2’ 8.15(d, 8.5) 130.4
C-2, C-3’,
C-4’
8.15(d, 9.0) 130.2
3’ 7.02(d, 9.0) 116.3
C-1’, C-4’,
C-5’
7.01(d, 9.0) 116.1
4’ 160.1 160.1
5’ 7.02(d, 9.0) 116.3 C-1’, C-4’, 7.01(d, 9.0) 116.1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 42
C-3’
6’ 8.15(d, 8.5) 130.4
C-2, C-2’,
C-4’
8.15(d, 9.0) 130.2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 43
3.2.2. Hợp chất CFA-V
Hợp chất CFA-IV thu được dạng tinh thể màu trắng. Nhiệt độ nóng chảy 209-
211o
C, tan trong dung môi acetone. Hợp chất CFA-V cho phản ứng dương tính với
thuốc thử FECl3/EtOH, chứng tỏ CFA-V là một phenolic.
Phổ 1
H-NMR (Acetone-d6) cho thấy sự hiện diện của 7 proton vòng thơm, trong
đó có 2 cặp proton đối xứng trên vòng benzene δH [7.40 (2H; d; 9 Hz)] và δH [6.90
(2H, d; 8.5 Hz)] và 3 proton thơm δH [7.73 (1H; d; 8.5 Hz)]; 6.57 (1H; dd; 8.0 Hz, 2.5
Hz); 6.42 (1H; d; 2.5 Hz)], 2 proton của nhóm methylen và 1 proton của carbon sp3
5.46 (1H, dd, 13.0Hz; 3.0Hz).
Phổ 13
C-NMR (Acetone- d6) kết hợp với kỹ thuật DEPT cho 13 tín hiệu. Trong
đó, mỗi tín hiệu ở δC 128.92 ppm và δc 116.15 ppm có cường độ gấp đôi, tương ứng
với 2 carbon. Vậy trong công thức cấu tạo của hợp chất CFA-V có tổng cộng 15
carbon, gồm 1 carbon carbonyl [δC 190.48 (C-4)], 12 carbon vòng thơm [δC 165.37
(C-7); 129.45 (C-5); 164.54 (C-9); 128.92 (C-2’ và C-6’); 131.31 (C-1’); 116.15 (C-3’
và C-5’); 115.20 (C-10); 111.23 (C-6) và 103.70 (C-8)] và 1 carbon sp3
mang oxygen
[δC 80.54 (C-2)] và 1 carbon methylen [δC 44.69 (C-3)].
Dữ liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR cho phép dự đoán CFA-V là một flavonoid,
với nhóm methylen nên đây là một hợp chất flavanone, hai proton của nhóm methylen
δH [3.06 (1H; dd; 16.5Hz; 13 Hz); 2.69 (1H; dd; 16.5 Hz; 3.0Hz)] tương ứng là H-3e
và H-3a.
O
O
HO
Hình 3. 4: Khung flavanone
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 44
Phổ HSQC, (Phụ lục 9), cho biết C-3 có độ dịch chuyển hóa học δC [44.69]. H-3
cho tương quan HMBC với một carbon bậc 3 nối oxy δC 80.54 ppm, đây là tín hiêu
của C-2, vậy proton δH 5.46 ppm là H-2 được xác định trên HSQC.
Trên HMBC, (Phụ lục 10), proton δH [7.73; d; 8.5 Hz] tương quan với carbon
carbonyl (C-4) nên proton này là H-5, suy ra proton ghép ortho với H-5 δH [6.57 (1H;
dd; 8.0 Hz; 2.5 Hz)] là H-6, proton ghép meta với H-6 δH [6.42; d; 2.5 Hz] là H-8.
Như vậy nhóm thế -OH hẳn tại C-7. H-8 và H- 5 cho tương quan với hai carbon bậc
bốn mang oxy δC [165.37; 164.54], nên tín hiệu này lần lượt là C-7 và C-9.
Proton H-6 và H-8 cho tương quan với một carbon bậc bốn δC 115.20 ppm, nên
tín hiệu này là C-10.
O
OH
H
HO
H
OH
2
3
4
10
5
6
7
8
9
Hình 3. 5: Tương quan HMBC trong vòng A của hợp chất CFA-V
Các tín hiệu proton ghép ortho δH [7.40; 2H; d; 9 Hz] và δH [6.90; 2H; d; 8.5Hz]
chứng tỏ chúng thuộc vòng benzen thế 1,4- có cấu trúc đối xứng. Vậy đây là những tín
hiệu của vòng B và vòng B mang một nhóm thế -OH tại C-4’.
Trên phổ HMBC, tín hiệu proton [δH 7.40] cho tương quan với hai carbon sp2
mang oxygen [δC 158.62] và một carbon sp2
tứ cấp [δC 128.92]. Tín hiệu proton [δH
6.90] cũng cho tương quan với hai carbon trên [δC 158.62 và 116.15] và carbon [δC
131.31]. Do đó có thể suy ra tín hiệu proton δH 7.40 ppm ứng với H-2’ và H-6’, tín
hiệu proton δH 6.90 ppm ứng với H-3’ và H-5’, hai carbon sp2
trên [δC 128.92; 158.62
và 131.31] lần lượt là C-2’, C-4’ và C-1’, tín hiệu [δC 116.15] là C-3’. Như vậy, trong
13 tín hiệu carbon của khung flavone trên phổ 13
C NMR chỉ còn tín hiệu carbon δC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 45
103.70ppm nên carbon này phải là C-8. Tương quan HMBC trong vòng B của CFA-V
được minh họa ở hình 3.3. Phổ HMBC cho tương quan giữa H-2’/H-6’ và H-3’/H-5’
và carbon bậc 4 mang oxi δc 158.62, đây là C-4’..
OHO
H
H
O
H
H
OH
H
H
2
3
4
10
5
6
7
8
9
1'
2'
3'
4'
5'
6'
H
H
Hình 3. 6: Tương quan HMBC trên vòng B của hợp chất CFA-V
Phân tích tín hiệu proton của nhóm methylen trên C-3, proton δH [3.06 (1H; dd;
16 Hz; 13 Hz)] là proton H-3a, proton δH [2.69 (1H; dd; 16.5Hz; 3.0Hz)] là proton H-
3e, như vậy với hằng số ghép J=13.0 (ghép aa) của H-3a và J=3.0 (ghép ae) của H-3e
nên H-2 chắc chắn phải nằm ở vị trí trục (ghép spin mạnh) và vòng benzen nằm ở vị trí
xích đạo. Như vậy cấu hình của C-2 là S.
O
O
H
H
H
3e
3a
(S)
Jgem=16.5
Jae=3.oJaa=13
Hình 3. 7: Sự ghép spin giữa các proton trong vòng C của hợp chất CFA-V
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 46
Từ các dữ liệu phổ và tài liệu tham khảo, có thể kết luận hợp chất CFA=V thu
được là Liquiritigenin.
OHO
H
OH
O
H
H
(54)
Liquiritigenin có tác dụng chống lại sự nhiễm độc kim loại nặng (Cd) trong máu.
Ngoài ra, liquiritigenin còn có khả năng bảo vệ gan, ngăn chặn ung thư gan.
Bảng 3. 2: Bảng so sánh số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của CFA-V với số
liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của liaquiritigenin [4]
Vị trí
CFA-V
(Acetone-d6)
Liquiritigenin
(Acetone-d6)
δH ppm (J, Hz)
500 MHz
δC ppm
125
MHz
HMBC
(H → C)
δH ppm (J, Hz)
500 MHz
δC ppm
125
MHz
2 5.46 (d, 13-3) 80.54 C-2’ 5.36 (dd;12.9-3.0) 81.0
3
3.06 (dd,16-13)
2.69 (dd;16.5-3)
44.69
C-2; C-4
C-2’
3.01(dd; 16.8-12.)
2.67 (dd; 16.8-3.0)
44.9
4 190.48 193.5
5 7.73 (d; 8.5) 129.45
C-2; C-9
C-4
7.69 (d; 8.8) 129.8
6 6.57 (dd; 8-2) 111.23 C-8; C-10 6.43 (dd; 8.8-2.2) 111.8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 47
7 165.37 166.9
8 6.42 (d; 2.5) 103.70
C-6; C-9
C-10
6.25 (d; 2.2) 103.45
9 164.54 165.5
10 115.20 114.9
1’ 131.31 131.3
2’ 7.40 (d; 9) 128.92
C-2; C-4’
C-6’
7.33(d; 8.5) 129.0
3’ 6.90 (d; 8.5) 116.15
C-1’; C-4’
C-5’
6.83 (d; 8.5) 116.3
4’ 158.62 159.0
5’ 6.90 (d; 8.5) 116.15
C-1’; C-4’
C-3’
6.83 (d; 8.5) 116.3
6’ 7.40 (d; 9) 128.92
C-2; C-4’
C-2’
7.33 (d; 8.5) 129.0
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 48
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 49
Bằng phương pháp SKC silica gel pha thường, SKC silica gel pha pha đảo Rp-18
và SKC gel sephadex LH-20, chúng tôi đã cô lập và xác định cấu trúc của 2 hợp chất
từ cao ethyl acetate của lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula mọc tại thành phố Hồ
Chí Minh. Cấu trúc hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại: 1
H
NMR, 13
C NMR, DEPT, HSQC, HMBC.
Hai hợp chất chúng tôi cô lập được được gồm kaempferol (4) và liquiritigenin
(54). Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát các phân đoạn còn lại trong cao
ethyl acetate và các cao khác. Đồng thời thử nghiệm hoạt tính sinh học trên các hợp
chất cô lập được.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 51
Tài liệu tiếng việt
[1] Nguyễn Hữu An (2011), “Khảo sát thành phần flavonoid của cao ethyl acetate
từ lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang Caesalpinaceae”, Luận án tốt
nghiệp, Trường ĐHSP TPHCM.
[2] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong,
Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn
Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, trang 215-217 .
[3] Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, trang 558-559.
[4] Lê Tiến Dũng (2008), “Nghiên cứu hoá học và hoạt tính sinh học của cây Ban
nhật (Hypericum japonicum)”, Luận án tiến sĩ hoá học, Viện hoá học các hợp chất
thiên nhiên.
[5] Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Nguyễn Văn Hùng, Marc Litaudon
(2009), Tạp chí hóa học, T47, trang 209-212.
[6] Phan Văn Kiệm (2005), Nghiên cứu hoá học và hoạt tính sinh học của cây Ngũ
gia bì hương Acanthopanax tripoliatus (L.)Merr, Araliaceae), Luận án tiến sĩ hoá học,
Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên.
[7] Bài giảng dược liệu, tập 1 (1980), Trường Đại học Dược khoa Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
[8] Ching-Kuo Lee, Ping-Hung Lee and Yueh-Hsiung Kuo (2001), “The chemical
consituents from the aril of Cassia fistula L.”, Journal of the Chinese Chemical
Society, 48, 1053-1058.
[9] Das S, Sarma G, Barman S (2008), “Hepatoprotective activity of aqueous
extract of fruit pulp of Cassia fistula (AFCF) against carbon tetrachloride (ccl4)
induced liver damage in albino rats”, Journal of Clinical and Diagnostic Research., 2,
1133-1138
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 52
[10] Deepa T. Vasudevan, Kavitha R. Dinesh, S. Gopalakrishnan, S.K. Sreekanth
And Sonal Shekar (2009), “the potential of aqueous and isolated fraction from leaves
of Cassia fistula linn as antibacterial agent”, Int. J. Chem. Sci., 7(4), 2363-2367.
[11] Duraipandiyan V., Ignacimuthu S. (2007), “Antibacterial and antifungal
activity of Cassia fistula L.: An ethnomedicinal plant”, Journal of
Ethnopharmacology, 112, 590–594.
[12] Fenxi Huaxue (2004), Chinese Journal of Analytical Chamistry, 32, 1053-1056.
[13] Irwin, Kim (May 29, 2008). "Fruits, vegetables, teas may protect smokers from
lung cancer". News Releases. UCLA. Retrieved 2011-06-17.
[14] Jae Hyeok Lee, Chung Hwan Ku, Nam-In Beak, Sung-Hoon Kim, Hee Wook
Park and Dae Keun Kim (2004), “Phytochemical constituents from Diodia teres”,
Arch Pharm Res, 27 (1), 40-43.
[15] Jang YJ. Kim J. Shim J. Kim J. Byun S. Oak MH. Lee KW. Lee
HJ.,"Kaempferol attenuates 4-hydroxynonenal-induced apoptosis in PC12 cells by
directly inhibiting NADPH oxidase". Journal of Pharmacology & Experimental
Therapeutics. 337(3):747-54, 2011 Jun.
[16] J.M. Calderón-Montaño, E. Burgos-Morón, C. Pérez-Guerrero and M. López-
Lázaro, (2011), “A Review on the Dietary Flavonoid Kaempferol”, Mini-Reviews in
Medicinal Chemistry, 11, 298-344.
[17] Kaji N.N. and Khorana M.L. (1964), “Studies in Cassia fistula Linn. Leaves”,
Department of Chemical Technology, 15, 462-463.
[18] Kim, S.C., Byun, S.H., Yang, C.H., Kim, C.Y., Kim, J.W., Kim,
S.G. Toxicology (2004), Cytoprotective effects of Glycyrrhizae radix extract and its
active component liquiritigenin against cadmium-induced toxicity.
[19] Luisa Helena Cazarolli, Poliane Folador, Moacir Geraldo Pizzolatti, Fátima
Regina Mena Barreto Silva (2009), “Signaling pathways of kaempferol-3-
neohesperidoside in glycogen synthesis in rat soleus muscle”, Biochimie, 91, 843-849.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 53
[20] Mahesh V. K., Rashmi Sharma, Singh R. S. (1984), “Anthraquinones and
kaempferol from Cassia species section fistula”, Journal of Natural Products, 47 (4),
733-751.
[21] Manonmani G., V. Bhavapriya, S. Kalpana, S. Govindasamy, T.
Apparanantham (2005), “Antioxidant activity of Cassia fistula (Linn.) flowers in
alloxan induced diabetic rats”, Journal of Ethnopharmacology, 97, 39–42
[22] Moshahid A. Rizvi, Irshad M., Gamal El Hassadi and Salaem Ben Younis
(2009), “Bioefficacies of Cassia fistula: An Indian labrum”, African Journal of
Pharmacy and Pharmacology, 3(6), 287-292.
[23] Mohd. Danish , Pradeep Singh, Garima Mishra, Shruti Srivastava, K.K. Jha,
R.L. Khosa (2011), “Cassia fistula Linn. (Amulthus)- An Important Medicinal Plant:
A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry and Pharmacological Properties”,
J. Nat. Prod. Plant Resour., 1 (1), 101-118.
[24] Murty V. K., Rao T. V. P. and Venkateswarlu V.(1967), “Chemical
examinination of Cassia fistula”, Tetrahedron, 23, 515-518.
[25] Patrícia Sartorelli, Samanta P. Andrade, Márcia S. C. Melhem, Frederico O.
Prado and André G. Tempone (2007), “Isolation of Antileishmanial Sterol from the
Fruits of Cassia fistula using Bioguided Fractionation”, Phytotherapy research, 21,
644-647.
[26] Patrícia Sartorelli, Camila Salomone Carvalho, Juliana Quero Reimão, Marcelo
José Pena Ferreira and André Gustavo Tempone (2009), “Antiparasitic activity of
biochanin A, an isolated isoflavone from fruits of Cassia fistula (Leguminosae)”,
Parasitol Res, 104, 311–314.
[27] Ranjith Vimalraj T., S.Saravana kumar, S.Vadivel, S.Ramesh1 and P.
Thejomoorthy (2009), “Antibacterial effect of Cassia fistula extract on pathogenic
bacteria of veterinary importance”, Tamilnadu J. Veterinary & Animal Sciences , 5
(3), 109-113.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 54
[28] Rogério Nunes, Santos, Maria Goretti, Vasconcelos Silva, Raimundo Braz
Filho (2008), “Chemical constituents isolated from the wood of Senna reticulate
Willd. (Leguminoseae)”, Quim. Nova, 3 (8), 1979-1981.
[29] Sircar P. K., Dey B., Sanyal T., Ganguly S. N. And Sircar S. M. (1970),
“Gibberellic acid in the floral parts of Cassia fistula”, Phytochemistry, 9, 735-736.
[30] Shou Zhou, Hong Liang, Shao-Qing Cai and Yu-Ying Zhao (2007), Journal of
Chinese Pharmaceutical Sciences 2007, (16), 24-26.
[31] Theeshan Bahorun,Vidushi S Neergheen, Okezie I Aruoma (2005),
“Phytochemical constituents of Cassia fistula”, African Journal of Biotechnology, 4
(13), 1530-1540.
[32] Tsukasa Iwashina, Masa-atsu Yamaguchi, Masayoshi Nakayama, Takashi
Onozaki, Hiroyuki Yoshida, Shuji Kawanobu, Hiroshi Ono and Masachika Okamura
(2010), “Kaempferol glycosides in the flowers of carnation and their contribution to
the creamy white flower color”, Natural Product Communications, 5 (12).
[33] Yueh-Hsiung Kuo, Ping-Hung Lee and Yung-Shun Wein (2002), “Four new
compounds from the seeds of Cassia fistula”, J.Nat.Prod, 65, 1165-1167.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 55
PHỤ LỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 56
Phụ lục 1: Phổ 1
H-NMR của CFA-IV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 57
Phụ lục 2: Phổ 13
C-NMR của CFA-IV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 58
Phụ lục 3: Phổ DEPT của CFA-IV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 59
O
O
OH
OH
HO
OH
2
3
4
10
5
6
7
6
9
1'
2'
3'
4'
5'
6'
Phụ lục 4: Phổ HSQC của CFA-IV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 60
O
O
OH
OH
HO
OH
2
3
4
10
5
6
7
8
9
1'
2'
3'
4'
5'
6'
Phụ lục 5: Phổ HMBC của CFA-IV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 61
Phụ lục 6: Phổ 1
H-NMR của CFA-V
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 62
Phụ lục 7: Phổ 13
C-NMR của CFA-V
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 63
Phụ lục 8: Phổ DEPT của CFA-V
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 64
OHO
O
OH
2
3
4
10
5
6
7
8
9
1'
2'
3'
4'
5'
6'
Phụ lục 9: Phổ HSQC của CFA-V
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng
SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 65
Phụ lục 10: Phổ HMBC của CFA-V
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG
Ý KIẾN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………
Ý KIẾN CỦA THƯ KÝ HỘI ĐỒNG:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………
Ý KIẾN CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………

More Related Content

What's hot

Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...
Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...
Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạcNghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạcwww. mientayvn.com
 

What's hot (14)

Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
 
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
 
Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...
Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...
Tổng hợp zeolite 4 a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni (nh4 ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
 
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu SẻPhân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
 
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạcNghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
 

Viewers also liked

Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseHạnh Hiền
 
Cinnamomum zeylanicum
Cinnamomum zeylanicumCinnamomum zeylanicum
Cinnamomum zeylanicumHồng Lê
 
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETARChế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETARbomxuan868
 
Bai thuyet trinh
Bai thuyet trinhBai thuyet trinh
Bai thuyet trinhCau Ti
 
BVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh
BVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnhBVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh
BVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnhSinhKy-HaNam
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắnLanh Nguyen
 
Công nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcCông nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcSương Tuyết
 
do-an-biodiesel
do-an-biodieseldo-an-biodiesel
do-an-biodiesellinksz
 

Viewers also liked (10)

Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ cellulose
 
Probiotic
ProbioticProbiotic
Probiotic
 
Vs.
Vs.Vs.
Vs.
 
Cinnamomum zeylanicum
Cinnamomum zeylanicumCinnamomum zeylanicum
Cinnamomum zeylanicum
 
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETARChế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
 
Bai thuyet trinh
Bai thuyet trinhBai thuyet trinh
Bai thuyet trinh
 
BVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh
BVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnhBVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh
BVTV - C4.Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 
Công nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcCông nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh học
 
do-an-biodiesel
do-an-biodieseldo-an-biodiesel
do-an-biodiesel
 

Similar to Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia fistula l. họ vang (caesalpiniaceae)

Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdfNghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia fistula l. họ vang (caesalpiniaceae) (20)

Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
 
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl axetat của lá cây chùm ngây moringa olei...
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
 
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
 
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
 
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdfNghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
 
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duyLuận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
 
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia fistula l. họ vang (caesalpiniaceae)

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO ETHYL ACETATE TỪ LÁ CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN CASSIA FISTULA L. HỌ VANG (CAESALPINIACEAE) TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO ETHYL ACETATE TỪ LÁ CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN CASSIA FISTULA L. HỌ VANG (CAESALPINIACEAE) Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tiến Dũng Người thực hiện: Võ Huỳnh Yến Phụng TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
  • 3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 1 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Tiến Dũng, cô Phạm Thị Nhật Trinh, Viện công nghê hóa học đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Em cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Mai Đình Trị đang công tác tại phòng Hóa học các hợp chất có hoạt tính sinh học, Viện công nghệ hóa học đã giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận. Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Hóa học, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu để em có được nền tảng tri thức hôm nay. Em cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu An và anh Phạm Ngọc Ẩn, Cử nhân khoa Hóa khóa 33, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Mình xin gửi những lời cảm ơn thân ái đến các bạn sinh viên lớp Cử nhân Hóa học khóa 34 đã hết sức nhiệt tình, động viên và giúp đỡ mình hoàn thành khóa luận này. Cảm ơn các bạn đã cho mình khoảng thời gian với nhiều kỉ niệm đẹp của thời sinh viên. Con vô cùng biết ơn cha mẹ và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện từ vật chất đến tinh thần cho con học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2012 Võ Huỳnh Yến Phụng
  • 4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1 MỤC LỤC ......................................................................................................................2 DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................5 DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ..................................................................................6 DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ..................................................................................6 DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................................7 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................8 LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................10 CHƯƠNG 1:..................................................................................................................12 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................12 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN [2] ..............................................13 1.1.1 Đặc điểm thực vật.................................................................................................15 1.1.2 Phân bố sinh thái ..................................................................................................16 1.1.3. Bộ phận dùng.......................................................................................................16 1.2. CÔNG DỤNG ........................................................................................................17 1.2.1. Theo y học cổ truyền [2], [3], [23] .............................................................................17 1.2.2. Theo y học hiện đại .............................................................................................18 1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN .......................19 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................19 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................20 CHƯƠNG 2:..................................................................................................................28 THỰC NGHIỆM...........................................................................................................28 2.1. ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM...............................................................................29
  • 5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 3 2.1.1. Hóa chất...............................................................................................................29 2.1.2. Thiết bị.................................................................................................................29 2.2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................30 2.2.1. Nguyên liệu..........................................................................................................30 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................30 2.3. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO ................................................................................30 2.3.1. Điều chế cao ethanol ...........................................................................................30 2.3.2. Điều chế các loại cao...........................................................................................30 2.4. QUÁ TRÌNH CÔ LẬP ...........................................................................................31 2.4.1. Khảo sát cao ethyl acetat (41,4 g) .......................................................................31 2.4.1. Khảo sát cao ethyl acetat (41,4 g) .......................................................................32 2.4.2. Khảo sát phân đoạn EA3 .....................................................................................32 2.4.3. Khảo sát phân đoạn V3 (m= 25.5mg) .................................................................33 2.4.4. Khảo sát phân đoạn V4 (m= 10.0 mg) ................................................................34 2.5 CÁC SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM............................................................................35 2.5.1. Hợp chất CFA-IV ................................................................................................35 2.5.2. Hợp chất CFA-V .................................................................................................35 CHƯƠNG 3:..................................................................................................................36 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ........................................................................................36 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................................37 3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT......................................38 3.2.1. Hợp chất CFA-IV ................................................................................................38 3.2.2. Hợp chất CFA-V .................................................................................................43 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.............................................................................................48
  • 6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................50 Tài liệu tiếng việt..........................................................................................................51 Tài liệu nước ngoài ......................................................................................................51 PHỤ LỤC ......................................................................................................................55
  • 7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Hoa Muồng hoàng yến .................................................................................13 Hình 1. 2: Cây Muồng hoàng yến .................................................................................13 Hình 1. 3: Cây Muồng hoàng yến .................................................................................15 Hình 1. 4: Hoa Muồng hoàng yến .................................................................................15 Hình 1. 5: Quả Muồng hoàng yến .................................................................................15 Hình 1. 6: Lá và hoa Muồng hoàng yến........................................................................15 Hình 2. 1: Hợp chất CFA-V ..........................................................................................33 Hình 2. 2: Hợp chất CFA-IV.........................................................................................34 Hình 3. 1: Khung flavonone ..........................................................................................38 Hình 3. 2: Tương quan HMBC trên vòng A của CFA-IV.............................................39 Hình 3. 3: Tươnsg quan HMBC trên vòng B của CFA-IV ...........................................40 Hình 3. 4: Hợp chất flavanone.......................................................................................43 Hình 3. 5: Tương quan HMBC trong vòng A của hợp chất CFA-V.............................44 Hình 3. 6: Tương quan HMBC trên vòng B của hợp chất CFA-V ...............................45 Hình 3. 7: Sự ghép spin giữa các proton trong vòng C của hợp chất CFA-V...............45
  • 8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 6 DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ điều chế cao và cô lập các hợp chất từ lá cây Muồng hoàng yến.....31 Bảng 2. 1: Sắc kí cột trên cao EtOAc (41.4g) ...............................................................32 Bảng 2. 2: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn EA3.2.3....................................................33 Bảng 2. 3: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V3 ............................................................34 Bảng 2. 4: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V4 ............................................................34 Bảng 3. 1: Bảng so sánh số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của CFA-IV với số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của kaempferol [12] .............................................................41 Bảng 3. 2: Bảng so sánh số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của CFA-V với số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của liquiritigenin [4] ..................................................................46
  • 9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 7 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ 1 H-NMR của CFA-IV..........................................................................56 Phụ lục 2: Phổ 13 C-NMR của CFA-IV.........................................................................57 Phụ lục 3: Phổ DEPT của CFA-IV...............................................................................58 Phụ lục 4: Phổ HSQC của CFA-IV..............................................................................59 Phụ lục 5: Phổ HMBC của CFA-IV.............................................................................60 Phụ lục 6: Phổ 1 H-NMR của CFA-V ...........................................................................61 Phụ lục 7: Phổ 13 C-NMR của CFA-V ..........................................................................62 Phụ lục 8: Phổ DEPT của CFA-V................................................................................63 Phụ lục 9: Phổ HSQC của CFA-V ...............................................................................64 Phụ lục 10: Phổ HMBC của CFA-V ............................................................................65
  • 10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 8 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt H Hexane C Chloroform EA Ethyl acetate EtOH Ethanol M Methanol MeOD Methanol đã được Đơteri hóa SKLM Sắc kí lớp mỏng SKC Sắc kí cột RP18 Reversed Phase 18 Pha đảo C-18 NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C-NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon (13) 1 H-NMR Hydro (1) Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1) DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer Phổ DEPT HMBC Heteronuclear Multiple Bond Coherence Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation Phổ tương tác dị hạt nhân qua một liên kết δ Chemical shift Độ chuyển dịch hóa học ppm Part per million Phần triệu
  • 11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 9 Mp Melting point Điểm nóng chảy s Singlet Mũi đơn d Doublet Mũi đôi dd Double of doublet Mũi đôi đôi J Coupling constant Hằng số ghép spin (M)Hz (Mega) Hertz g Gram mg Milligram Kg Kilogram TLTK Tài liệu tham khảo
  • 12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 10 LỜI MỞ ĐẦU Ngay từ xa xưa, con người đã biết sử dụng cây cỏ có sẵn trong tự nhiên để bồi bổ sức khoẻ và chữa một số bệnh. Chẳng hạn, hạt sen có tác dụng an thần, dễ ngủ, bồi dưỡng cơ thể, đậu xanh được sử dụng như một vị thuốc thanh nhiệt, giải độc và tiêu khát, gừng vàng có nhiều tác dụng dược lý như ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, kích thích tiêu hóa... [2] Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, các sản phẩm có tác dụng chữa bệnh đã được tổng hợp và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng có những mặt hạn chế và gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu các hợp chất có tác dụng chữa bệnh từ cây cỏ trong thiên nhiên đang ngày càng trở thành là một xu hướng được rất nhiều nhà khoa học ưa chuộng nhằm tìm ra những phương thuốc có hiệu quả cao, an toàn hơn đối với sức khoẻ con người, điều mà các dược phẩm tổng hợp không thể thay thế được. Cùng với xu hướng chung đó, các nhà hóa học cũng đã tiến hành tách chiết, cô lập, bán tổng hợp ngày càng nhiều những hợp chất có hoạt tính sinh học, tạo ra những sản phẩm hữu ích từ cây cỏ thiên nhiên để nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ con người. Theo hướng nghiên cứu này, rất nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã được ứng dụng như rutin được chiết xuất từ Hoa Hoè chữa một số bệnh tim mạch, artemisinin được chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng chữa bệnh sốt rét ác tính, curcumin được chiết xuất từ củ Nghệ vàng dùng để chữa một số bệnh viêm loét dạ dày và đường tiêu hoá…[4] Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Đây cũng chính là một nguồn lợi vô cùng to lớn, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học như trên. Cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) được trồng làm cảnh ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã được y học ghi chép từ rất lâu trong dược điển Ấn Độ. Cây được dùng chữa các chứng như viêm khớp, táo bón, các dạng xuất huyết hoặc chảy máu, các rối loạn tim mạch, bệnh đái tháo đường, các bệnh ngoài da và có tác dụng bảo vệ gan [2][6] .
  • 13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 11 Tuy trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về cây Muồng hoàng yến Cassia fistua L. họ Vang (Caesalpiniaceae) nhưng cho đến nay cây này vẫn chưa được nghiên cứu ở Việt Nam nhiều. Với mục tiêu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các chất trong cao từ lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang (Caesalpiniaceae), cũng như mong muốn tìm hiểu thêm nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta, góp phần làm phong phú thêm nguồn dược liệu cho nền y học trong nước chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang (Caesalpiniaceae)”.
  • 14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
  • 15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 13 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN [2] Tên khoa học: Cassia fistula L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Tên gọi khác: Muồng bò cạp, Bò cạp nước, Muồng hoàng hậu, Osaka, Hoa lồng đèn, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn hay Bò cạp vàng… Tên nước ngoài: Indian laburnum, water senna, golden shower, purging fisyula, pudding pipe tree, purging cassia (Anh); canéficier, séné fistuleux, casse d'Inde, casse fistuleux (Pháp). Hình 1.1: Hoa Muồng hoàng yến Hình 1.2: Cây Muồng hoàng yến
  • 16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 14 Phân loại Giới (regnum) Plantae Không phân hạng Angiospermae Không phân hạng Eudicots Không phân hạng Rosids Bộ (ordo) Fabales Họ (familia) Fabaceae Phân họ (subfamilia) Caesalpinioideae Tông (tribus) Cassieae Chi (genus) Cassia Loài (species) fistula Tên hai phần Cassia fistula L. Tên đồng nghĩa khác Bactyrilobium fistula Willd Cassia bonplandiana DC Cassia fistuloides Collad. Cassia rhombifolia Roxb. Cathartocarpus excelsus G.Don Cathartocarpus fistula Pers. Cathartocarpus fistuloides (Collad.) G.Don
  • 17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 15 1.1.1 Đặc điểm thực vật Hình 1. 3: Cây Muồng hoàng yến Hình 1. 4: Cây Muồng hoàng yến Hình 1.5: Quả Muồng hoàng yến Hình 1. 6: Lá và hoa Muồng hoàng yến Cây gỗ nhỡ, cao 6-12m. Cành sum suê, tỏa rộng, nhẵn. Lá kép long chim nhẵn, mọc so le, có trục dài 15-25cm, 5-6 đôi lá chét hình lục lăng, dài 7-12cm, rộng 4- 8cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có long trắng nhạt, sau nhẵn, thường nhọn ở đầu hình góc rộng ở gốc, lá kèm sớm rụng, cuống lá dài 15-30cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chum, dài 15-30cm; lá bắc nhỏ, sớm rụng; hoa màu vàng; đài hình bầu dục, 5 răng có lông ở mặt ngoài; tràng 5 cánh, có móng ngắn hẹp; nhị 10 cái, có 3 cái rất dài, 4 cái trung bình và 3 cái rất nhỏ, bầu và vòi nhụy có lông. Quả hình trụ, dài 40-50cm; hạt dẹp, hình bầu dục, màu nâu bóng, có rất nhiều hạt, có cơm bao bọc chứa trong những vách hóa gỗ, mỏng. Mùa hoa quả: tháng 5-10.
  • 18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 16 1.1.2 Phân bố sinh thái Muồng hoàng yến phân bố rộng rãi ở Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Indonesia, Philippin, New Guinea, Thái Lan, Campuchia, Lào… Cây còn được trồng ở Ai Cập và Trung Quốc. Ở Việt Nam, Muồng hoàng yến phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cây còn được trồng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Muồng hoàng yến thuộc loại cây gỗ nhỡ, mọc rải rác trong các kiểu rừng thưa nửa rụng lá hoặc rừng thứ sinh. Cây ưa sáng, lúc còn nhỏ có thể hơi chịu bóng, thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 25o C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20o C, tối cao trung bình 28-29o C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1500-2500 mm. Cây có thể chịu được khô hạn. Những cây trồng ở đường phố và công viên ở Hà Nội đã tỏ ra thích nghi được với nền nhiệt độ thấp hơn, có mùa đông lạng kéo dài. Cây trồng từ hạt sau 4-6 năm bắt đầu có hoa; hoa ra hàng năm; tái sinh từ hạt tốt. Muồng hoàng yến là loại cây gỗ trồng xen khi mới trồng rừng. Cây trồng ở thành phố vừa để làm cảnh vừa lấy bóng mát. Gỗ dùng làm đồ gia dụng. Vỏ là nguồn nguyên liệu chiết tannin. 1.1.3. Bộ phận dùng Quả, hạt, rễ và vỏ.
  • 19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 17 1.2. CÔNG DỤNG 1.2.1. Theo y học cổ truyền [2], [3], [23] Quả Muồng hoàng yến dùng sống chữa táo bón với liều 4-6 g (nhuận tràng), hoặc 10-20 g (tẩy); ngâm rượu uống làm thuốc tiêu, bổ, giúp ăn ngon cơm, đỡ đau lưng, đau người. Cơm quả và hạt (1 kg) sắc với một lít nước, lọc và cô cách thuỷ thành cao, là thuốc chữa đau lưng, đau mình, lỵ, tiêu chảy với liều 5-15 g. Lá tươi giã nát vắt lấy nước bôi chữa hắc lào, và sắc uống có thể chữa đau lưng và để nhuận tràng, với liều 15-20 lá. Ở một số nước Đông Nam Á, vỏ quả chín và hạt Muồng hoàng yến được dùng để nhuận tràng. Vỏ rễ, lá và hoa có tác dụng nhuận tràng yếu hơn. Nước sắc rễ để sát trùng vết thương, vết loét. Vỏ thân được dùng ở Java trị bệnh ngoài da, và dùng đắp lên chỗ bị rắn và bò cạp cắn ở Campuchia. Ở Philippin, lá đắp trị bệnh nấm da. Ở Thái Lan, người ta dùng thịt quả làm thuốc nhuận tràng và long đờm; hoa dùng hạ nhiệt và nhuận tràng; gỗ dùng trừ giun, nhất là giun đũa. Trong y học hiện đại, cơm quả Muồng hoàng yến đôi khi đựơc dùng làm thuốc nhuận tràng cho trẻ em. Tuy vậy cần thận trọng vì nếu dùng hằng ngày và kéo dài có thể dẫn đến quen thuốc. Ở Trung Quốc, vỏ thân, quả được dùng làm thuốc, vỏ thân dùng trị đau răng, quả dùng trị nhiệt bệnh, trẻ con cam tích và bí đại tiện ở người già. Ở Ấn Độ, cây còn được gọi là “aragvadha” nghĩa là “tiêu diệt bệnh”. Nhân dân dùng cao từ cơm quả để nhuận tràng nhưng ít khi dùng riêng. Cao vỏ rễ được thử nghiệm và thấy có tác dụng tốt trong điều trị sốt tiểu đen. Vỏ thân trị bệnh ngoài da. Quả trị đái tháo đường, với liều uống mỗi lần 5g, cứ 8 giờ một lần, dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Quả Muống hoàng yến có trong thành phần một số bài thuốc cổ truyền Ấn Độ trị bệnh gan và sỏi niệu. Ngoài ra, hoa của cây cũng được dung như một loại rau cải ăn sống, nấu canh rất phổ biến tại nhiều vùng của Ấn Độ. Ở Nepal, nhân dân dùng cơm quả Muồng hoàng yến với liều uống mỗi lần 5g, để làm phân mềm dễ đi ngoài và trị tiểu tiện có lẫn máu, uống mỗi lần 4 thìa cà phê, ngày 3 lần. Nước sắc vỏ than được dùng súc miệng trị viêm họng.
  • 20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 18 Ở Haiti, nhân dân uống nước sắc lá hoặc quả Muồng hoàng yến để trị bệnh ký sinh trùng đường ruột. Nước ngâm lá dùng để tắm hoặc bôi xoa để chữa bệnh ngoài da. Nước sắc lá uống chữa khó tiêu. Ở Guatemala, vỏ cây được dùng để chữa bệnh đường tiết niệu. Ở Panama, nhân dân dùng Muồng hoàng yến trị đái tháo đường. 1.2.2. Theo y học hiện đại Cơm quả Muồng hoàng yến có tác dụng nhuận tràng một phần do chứa nhiều pectin và chất nhày; tác dụng nhuận tràng của cơm quả và lá chủ yếu do các dẫn chất anthraquinone. Phần đường trong glycosid làm tăng độ hoà tan và thuốc được vận chuyển dễ dàng đến điểm tác dụng là kết tràng. Ở đây, vi khuẩn thủy phân glycosid thành anthraquinone, rồi thành anthron, chất này tác động trực tiếp lên đại tràng gây kích thích nhu động [1] . Hạt Muồng hoàng yến có tác dụng diệt amip và kén Entamoeba histolytica in vitro và in vivo, có thể trị bệnh amip ruột và gan ở động vật thí nghiệm và bệnh amip ruột ở người. Muồng hoàng yến cũng có tác dụng diệt côn trùng và diệt giun [2] . Trên chuột cống trắng gây tăng cholesterol máu thực nghiệm, Muồng hoàng yến làm giảm lipid toàn phần trong máu và gan, và làm giảm lipid với mức độ thấp hơn trong lách, thận và tim. Cholesterol toàn phần trong máu, lách, thận và tim giảm đáng kể. Nồng độ triglyceride được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, có sự tăng trung bình phospholipids ở tất cả các cơ quan. Muồng hoàng yến cũng làm giảm hoạt độ tăng cao của GOT, GPT, phosphatase kiềm acid, các trị số trở về mức ban đầu. Protein huyết thanh toàn phần, albumin, globulin, tỷ lệ A/G, các acid amin tự do, acid uric, creatinin cũng được cải thiện và trở về gần mức bình thường. Phân đoạn tan trong nước của Muồng hoàng yến gây giảm đường máu ở chuột nhắt trắng, và gây tăng sự dung nạp của glucose [9], [22] . Cao nước và các flavonoid từ lá, thân, vỏ rễ và cơm quả Muồng hoàng yến có hoạt tính giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Cao vỏ rễ có hoạt tính mạnh nhất. hoạt tính được quy cho các flavonoid có tác dụng làm giảm độ thấm mao mạch do tác dụng gây co mạch trực tiếp. Vỏ thân và vỏ quả Muồng hoàng yến có tác dụng chống đái tháo
  • 21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 19 đường thực nghiệm trên động vật. Cao chiết với chloroform, alcohol ethylic, nước của Muồng hoàng yến có hoạt tính kháng nấm in vitro chống những nấm gây bệnh toàn thân và nhiều loại vi khuẩn [10], [11], [27] . 1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Năm 1966, Murty và cộng sự đã cô lập hợp chất rhein (1), fistucasidin (2) và barbaloin (3) từ gỗ cây Muồng hoàng yến [11] . Cũng trong năm 1966, Kumar và cộng sự đã cô lập được kaempferol (4) và rhein (1) từ cao ethanol của hoa Muồng hoàng yến [16] . Năm 1964, Kaji và cộng sự đã cô lập được sennoside A (5) và sennoside B (6) từ lá Muồng hoàng yến [8] . Năm 1969, từ cánh hoa và bao phấn của hoa Muồng hoàng yến, Sircar và cộng sự cô lập được gibberellic acid (7), một hormon kích thích sự sinh trưởng của thực vật [19] . Năm 1972, Agrawal và cộng sự đã cô lập được một anthraquinone acid là fistulic acid (8) từ hạt Muồng hoàng yến [10] . Năm 1984, Mahesh và cộng sự đã cô lập được kaempferol (4) cùng với ba anthraquinone gồm chrysophanol (9), rhein (1) và physicion (10) từ lá cây Muồng hoàng yến và lá 5 loài khác cùng chi (Cassia grandis L., Cassia nodosa Hamilt, Cassia renigera Wall, Cassia javanica L., và Cassia marginata Roxb) [9] . Năm 1988, Morimoto và cộng sự cô lập được (+) catechin (11), (-) epiafzelechin (12), (-) epiafzelechin 3-O-β-D-glucopyranoside (13), (-) epicatechin (14) và procyanidin B2 (15) từ lá Muồng hoàng yến [20] . Năm 1996, Vaishnav và cộng sự đã cô lập được rhamnetin 3-O-gentiobioside (16) từ rễ cây Muồng hoàng yến [20] .
  • 22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 20 Năm 1998, Meena Rani và cộng sự đã cô lập được hợp chất 3-formyl-1-hydroxy- 8-methoxyanthraquinone (17) từ hạt Muồng hoàng yến [10] . Năm 2001, Ching-Kuo Lee và cộng sự đã cô lập từ vỏ hạt Muồng hoàng yến 27 hợp chất gồm 1-hexacosanol (18), 1-octacosanol (19), palmitic acid (20), stearic acid (21), oleic acid (22), linoleic acid (23), heptacosyl eicosanate (24), glyceryl-1- tetraeicosanoate (25); ba sterol, β-sitosterol (26), stigmasterol (27), β-sitosteryl-3-O- D-glucopyranoside (28); một triterpene, lupeol (29); tám anthraquinone, chrysophanol (9), emodin (30), physicion (10), citreorosein (31), rhein (1), rhein methyl ester (32), ziganein (33), 1,4,5-trihydroxyanthraquinone (34); hai coumarin, isoscopoletin (35), scopoletin (36); hai chromone, 2,5-dimethyl-7-hydroxychromone (37), 2,5-dimethyl- 7-methoxychromone (38); ba hợp chất vòng thơm, isovanillic acid (39), vanillic acid (40), và 2,4-dihydroxybenzaldehyde (41) [7] . Năm 2002, Yueh-Hsiung Kuo và cộng sự đã cô lập được từ hạt Muồng hoàng yến bốn hợp chất mới, 5-(2-hydroxyphenoxymethyl)furfural (42), (2′S)-7-hydroxy-5- hydroxymethyl-2-(2′-hydroxypropyl)chromone(43), benzyl-2-hydroxy-3,6-dimethoxy- benzoate (44), và benzyl 2-O-β-D-glucopyranosyl-3,6-dimethoxybenzoate (45), cùng với bốn hợp chất đã biết, 5-hydroxymethylfurfural (46), (2′S)-7-hydroxy-2-(2′- hydroxypropyl)-5-methylchromone (47), và hai oxyanthraquinone, 1,8-dihydroxy-3- methylanthraquinone (chrysophanol) (9) và 8-O-β-D-glucopyranosyl-1-hydroxyl-3- methyl-anthraquinone (chrysophanein) (48) [21] . 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Năm 2011, nhóm tác giả Lê Tiến Dũng, Nguyễn Hữu An đã cô lập hai flavone glycoside, astragalin (51), kaempferol-3-O-neohesperidoside (52) và một anthraquinone, 1,3,8-trihydroxyanthraquinone (53) [3] . Dưới đây là cấu trúc của một số hợp chất điển hình đã được cô lập từ cây Muồng hoàng yến.
  • 23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 21 Các hợp chất flavonoid O OH OH HO OH OH O O OH OH HO OH (2) (4) O O OH OH HO OH OH O OH OH HO OH H (11) (12) O O OH OH HO OH OH O OOH HO OCH3 (14) (50) OO OOHH OOHH HHOO OOHH OO HH OOHH OOHH HHOO OOHH OOHH OOHH (15)
  • 24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 22 Các hợp chất anthraquinone R2 OH O O OH R1 R1 R2 (1) COOH H (9) CH3 H (10) CH3 OCH3 (30) OH CH3 (31) CH2OH CH3 (32) COOCH3 H (53) OH H O O OH R2 R1 OH (33) (34) R1 CH3 H R2 H OH O O OH H3CO H3CO OH COOH CH3 OH O O OH CHO OCH3 (8) (17)
  • 25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 23 Các hợp chất glycoside O glc OH OH OH O Oβ-D-glc-O OH COOH HOOC OH O-β-D-glc HH (3) (5) O Oβ-D-glc-O OH COOH HOOC OH O-β-D-glc HH O H O-glc OH HO OH (6) (13) O O-gentiobose OH H3CO OH OH O glc-O (16) (28)
  • 26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 24 H3CO O-glc OCH3 O O O O O-glc OH (45) (48) O OH HO O OH OR (51) R = Glu (52) R = Glu2 -1 Rha Các hợp chất sterol HO HO (26) (27) HO (46)
  • 27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 25 Các hợp chất terpen HO (29) Các hợp chất khác (18) CH3(CH2)25OH (19) CH3(CH2)27OH (20) CH3(CH2)14COOH (21) CH3(CH2)16COOH (22) H3C(H2C)7 (CH2)7COOH (23) H3C(H2C)4 (CH2)7COOH (24) CH3(CH2)18COO(CH2)16CH3
  • 28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 26 (25) O R1 R2 O R1 R2 (35) OH OCH3 (36) OCH3 OH O CH3 RO O OH CHO HO (41) (37) R = H (38) R = CH3 R1 R2 COOH O OHC O HO (42) R1 R2 (39) OH OCH3 O O OH OH HO (43) (40) OCH3 OH CCHH22 OOOOCC((CCHH22))2222 CCHH33 CCHHOOHH CCHH22 OOHH
  • 29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 27 H3CO OH OCH3 O O O OHC OH (44) (46) O O OH HO HO CH3 CO O COOH CH2 OH (47) (7)
  • 30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 28 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
  • 31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 29 2.1. ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM 2.1.1. Hóa chất Hạt silica gel cỡ hạt 0,04-0,06 mm dùng cho pha thường và RP-18 dùng cho pha đảo. Sắc kí lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien F254 (Merck) dùng cho pha thường và RP-18 F254s (Merck) dùng cho pha đảo. Dung môi dùng cho quá trình thí nghiệm gồm + Hexane sử dụng có nhiệt độ sôi 69°C. + Chloroform sử dụng có nhiệt độ sôi 61°C. + Ethyl acetate sử dụng có nhiệt độ sôi 78°C. + Methanol sử dụng có nhiệt độ sôi 64,5°C. + Ethanol sử dụng có nhiệt độ sôi 78,4°C. + Nước cất. Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên bản mỏng: dùng 10% H2SO4/EtOH, 1% FeCl3/EtOH. 2.1.2. Thiết bị Đèn UV tử ngoại cầm tay, bước sóng 254 nm và 365 nm hiệu UVITEC. Máy cô quay chân không Buchi – 111. Bếp cách thủy Julabo 461 Water Bath. Thiết bị gia nhiệt hồng ngoại, hiệu SCHOTT. Cột sắc ký đường kính từ 2 cm – 5,5 cm. Cân phân tích AND HR 200.
  • 32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 30 2.2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nguyên liệu Lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang (Caesalpiniaceae) được thu hái ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8 năm 2010. Lá tươi sau khi thu hái, loại bỏ những lá sâu bệnh, vàng úa, rửa sạch, để ráo, sấy khô, nghiền nhuyễn thành bột, được sử dụng cho phần nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp ngâm dầm, trích kiệt bằng ethanol để trích ly các hợp chất ra khỏi nguyên liệu. Sử dụng kỹ thuật sắc kí cột với chất nhồi cột là silica gel pha thường, silica gel pha đảo RP-18; sắc kí lọc gel với chất nhồi cột là gel sephadex LH-20; kết hợp sắc kí lớp mỏng để cô lập các chất tinh khiết. Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4/EtOH 10% hay FeCl3/EtOH 1%. 2.3. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO 2.3.1. Điều chế cao ethanol Bột lá khô của cây Muồng hoàng yến được ngâm dầm bằng ethanol 96 o trong 24 giờ. Sau đó lọc lấy dung dịch, cô quay thu hồi dung môi. Tiếp tục thực hiện nhiều lần cho đến khi lượng cao thu được không đáng kể, thu được cao ethanol. 2.3.2. Điều chế các loại cao Cao ethanol được tiến hành trích pha rắn SKC silica gel với dung môi giải ly lần lượt là hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol. Sau đó cô quay và thu được các cao tương ứng. Qui trình điều chế các loại cao trong sơ đồ 2.1.
  • 33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 31 2.4. QUÁ TRÌNH CÔ LẬP Sử dụng SKC silica gel pha thường trên cao ethyl acetate, sau đó tiến hành SKC silica gel pha thường, SKC silica gel pha đảo RP-18 và sắc kí cột sephadex LH- 20 nhiều lần trên những phân đoạn thu được để cô lập các hợp chất. Toàn bộ quá trình trên được theo dõi bằng sắc kí lớp mỏng với thuốc thử hiện hình là dung dịch H2SO4/EtOH 10%, dung dịch FeCl3/EtOH 1%, soi đèn UV. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ điều chế cao và cô lập các hợp chất từ lá cây Muồng hoàng yến Bột lá khô (2.9 kg) Cao ethanol (146.2g) Cao hexane (15.8g) EA1 (4.9g) EA2 (7.2g) EA3 (5.1g) EA4 (11.5g) EA5 (8.7g) Cao chloroform (32.1g) Cao ethyl acetate (41.4g) Cao methanol (25.9g) - Ngâm, tận trích bằng ethanol - Lọc. cô quay thu hồi dung môi - Trích pha rắn trên silica gel - Cô quay thu hồi dung môi CFA-IV (5.0mg) CFA-V (2.0mg)
  • 34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 32 2.4.1. Khảo sát cao ethyl acetat (41,4 g) Cao EtOAc được SKC silica gel pha thường với các hệ dung môi rửa giải: H:EtOAc và EtOAc:MeOH có độ phân cực tăng dần, các đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại thành 5 phân đoạn, kí hiệu là EA1-EA5. Quá trình khảo sát cao EtOAc được tóm tắt trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Sắc kí cột trên cao EtOAc (41,4 g) Phân đoạn Dung môi giải ly Khối lượng (g) Kết quả SKLM Ghi chú EA1 H:EA 100:0-10:1 4,9 Nhiều vết Không khảo sát EA2 H:EA 5:1-1:1 9,2 Nhiều vết Không khảo sát EA3 EA 5,1 Vết vàng Khảo sát EA4 EA:M 1:1 11,5 Nhiều vết Không khảo sát EA5 M 8,7 Nhiều vết Không khảo sát 2.4.2. Khảo sát phân đoạn EA3 Cao EA3 được tiến hành SKC silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải là H:EA 1:1, các đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại thành 4 phân đoạn, kí hiệu là EA3.1-EA3.4. Phân đoạn EA3.2 được tiến hành SKC trên silica gel pha thường với dung môi rửa giải là CHCl3:MeOH 10:1, các đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại thành 5 phân đoạn, kí hiệu là EA3.2.1-EA3.2.5. Cao EA3.2.3 được SKC sephadex LH-20 với hệ dung môi rửa giải là CHCl3 :MeOH1:1, các phân đoạn giống nhau trên SKLM được gom chung lại thành 4 phân đoạn (V1-V4). Kết quả được tóm tắt trong bảng 2.2 sau:
  • 35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 33 Bảng 2.2: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn EA3.2.3 Phân đoạn Tên mã hóa Khối lượng (mg) Kết quả SKLM Ghi chú 1 2 3 4 V1 V2 V3 V4 40.1 121 25.5 10 Nhiều vết Nhiều vết Vết vàng Vết vàng Không khảo sát Không khảo sát Khảo sát Khảo sát 2.4.3. Khảo sát phân đoạn V3 (m= 25.5mg) Hình 2. 1: Hợp chất CFA-V Phân đoạn V3 được SKC sephadex LH-20 với hệ dung môi rửa giải MeOH- CHCl3 1:1, các đoạn giống nhau được gom chung thành 3 phân đoạn (V3.1-V3.3). Phân đoạn V3.1 tiếp tục được SKC silica gel pha đảo RP-18 với hệ dung môi rửa giải MeOH:H2O thu được 3 phân đoạn (V3.1.1-V3.1.3). Tiếp tục SKC sephadex LH- 20 với hệ dung môi rửa giải CHCl3-MeOH 1:1 đối với phân đoạn V3.1.2, thu được hợp chất sạch, kí hiệu CFA-V (m= 2.0mg). Quá trình phân lập CFA-V được tóm tắt trong bảng 2.3.
  • 36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 34 Bảng 2.3: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V3 Phân đoạn Tên mã hóa Kết quả SKLM Ghi chú 1 2 3 V3.1.1 V3.1.2 V3.1.3 Nhiều vết Vết vàng Nhiều vết Không khảo sát Khảo sát, thu được CFA-V (m=2.0mg) Không khảo sát 2.4.4. Khảo sát phân đoạn V4 (m= 10.0 mg) Hình 2. 2: Hợp chất CFA-IV Phân đoạn V4 được SKC sephadex LH-20 với hệ dung môi CHCl3 –MeOH 1:1, các đoạn giống nhau được gom chung thành 2 phân đoạn (V4.1 và V4.2). Trong đó, phân đoạn V4.2 thu được là hợp chất sạch, kí hiệu là CFA-IV (m=5.0 mg). Quá trình cô lập CFA-IV được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 2.4: Kết quả sắc kí cột tại phân đoạn V4 Phân đoạn Tên mã hóa Kết quả SKLM Ghi chú 1 2 V4.1 V4.2 Nhiều vệt Vệt rõ Không khảo sát Khảo sát, thu được CFA-IV (m=5.0mg)
  • 37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 35 2.5 CÁC SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM 2.5.1. Hợp chất CFA-IV Hợp chất CFA-IV thu được dạng bột màu vàng, nhiệt độ nóng chảy 276-278o C. Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CD3COCD3), ( Phụ lục 1), δ (ppm), J (Hz): 12.16(1H, s, 5-OH); 9.76 (s. OH); 9.09 (s, OH) 8.15 (2H, d, 9Hz, H-2’/ H-6’); 7.02 (2H, d, 9Hz, H-3’/H-5’); 6.53 ( 1H, s, H-8); 6.26 (1H, s, H-6). Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3COCD3 ), (Phụ lục 2), δ (ppm): 176.6 (C-4); 165.0 (C-7); 162.3 (C-5); 160.1 (C-4’); 157.8 (C-9); 147.0 (C-2); 136.6 (C-3); 130.4 (C-2’/ C-6’); 123.3 (C-1’); 116.3 (C-3’/ C-5’); 104.1 (C-10); 99.2 (C-6); 94.5 (C-8). 2.5.2. Hợp chất CFA-V Hợp chất CFA-V thu được dạng tinh thể trắng, nhiệt độ nóng chảy 209-211o C. Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CD3COCD3), (Phụ lục 6), δ (ppm), J (Hz): 7.73 (1H, d, 8.5Hz, H-5); 7.40 (2H, d, 9.0Hz, H-2’/H-6’); 6.90 (2H, d, 8.0Hz, H-3’/ H-5’); 6.57 (1H, dd, 8.0Hz; 2.5Hz, H-6); 6.42 ( 1H, d, 2.5Hz, H-8); 5.46 (1H, dd, 13.0Hz; 3.0Hz, H-2); 3.06 (1H, dd, 16.5Hz; 13Hz, H-3e); 2.69 (1H, dd, 16.5Hz; 3.0Hz, H-3a). Phổ 13 C-NMR (125 MHz, CD3COCD3 ), (Phụ lục 7), δ (ppm): 190.48 ( C-4); 165.37 (C-7); 164.54 (C-9); 158.62 (C-4’); 131.31 (C-1’); 129.5 (C-5); 128.92 (C- 2’/C-6’); 116.15 (C-3’/C-5’); 115.20 (C-10); 111.23 (C-6); 103.70 (C-8); 80.54 (C-2); 44.69(C-3).
  • 38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
  • 39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 37 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG Trong khoá luận này, chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate từ lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang (Caesalpiniaceae). SKC silica gel pha thường trên cao ethyl acetate gom thành 5 phân đoạn. Tiến hành khảo sát phân đoạn 3, chúng tôi cô lập được các hợp chất được kí hiệu lần lượt là CFA-IV, CFA-V. Bằng các phương pháp phổ nghiệm, cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định lần lượt là kaempferol (4) và liquiritigenin (54). O O OH OH HO OH (4) O OH O HO (54)
  • 40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 38 3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT 3.2.1. Hợp chất CFA-IV Hợp chất CFA-IV cô lập được ở dạng bột màu vàng có nhiệt độ nóng chảy 276- 278o C, tan trong dung môi acetone. Hợp chất này cho phản ứng dương tính với thuốc thử FeCl3/EtOH, chứng tỏ CFA-IV là một phenolic. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CFA-IV xuất hiện 13 tín hiệu, trong đó có 2 tín hiệu ở δC 130.46ppm và δC 116.35ppm có cường độ gấp đôi. Vậy trong công thức cấu tạo của hợp chất CFA-IV có tổng cộng 15 carbon, gồm 1 carbon carbonyl [δC 176.6 (C- 4)], 12 carbon vòng thơm [δC 165.0 (C-7); 162.3 (C-5); 157.8 (C-9); 130.4 (C-2’ và C- 6’); 123.3 (C-1’); 116.3 (C-3’ và C-5’); 104.1 (C-10); 99.2 (C-6) và 94.5 (C-8)] và 2 carbon olefin mang oxygen [δC 147.0 (C-2) và 136.6 (C-3)]. Từ dữ liệu phổ 1 H NMR, 13 C NMR và DEPT cho phép dự đoán CFA-IV có khung flavone (hình 3.1). 7 6 5 10 9 8 O 4 2 1' 3 6' 5' 4' 3' 2' O A B Hình 3. 1: Khung flavone Phổ 1 H NMR còn sáu proton vòng thơm, trong đó, hai tín hiệu proton vòng thơm xuất hiện với cường độ gấp đôi [δH 8,15 (2H, d) và 7.02 (2H, d)], có hằng số ghép J = 8,5 cho thấy đây là 2 cặp proton tương đương nằm ở vị trí ortho với nhau. Tín hiệu proton tại δH 7.02 ppm cho tương quan với tín hiệu carbon tại δC 116.3 ppm và tín hiệu proton tại δH 8,15 ppm cho tương quan với tín hiệu carbon tại δC 130.4 ppm trên cả hai phổ HSQC và HMBC. Điều này chứng tỏ bốn proton này cùng nằm trên vòng B có tính đối xứng. Tín hiệu δH 12,16 ppm trên phổ 1 H NMR khẳng định nhóm –OH phải gắn vào C- 5 khung flavone. Trên phổ HMBC, (Phụ lục 5), proton của -OH kiềm nối tương quan với một carbon vòng thơm mang oxygen [δC 162.3 ppm], một carbon vòng thơm tứ
  • 41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 39 cấp [δC 104.1ppm] và một carbon vòng thơm mang hydrogen [δC 99.2 ppm] khẳng định ba tín hiệu carbon này lần lượt là C-5, C-10 và C-6. Proton H-6 [δH 6,26 ppm] ghép metha với proton δH 6,53 ppm, nên proton này chỉ có thể là H-8. Mặt khác, hai proton H-6 và H-8 cùng tương quan với carbon δC 165.0 ppm trên phổ HMBC, nên carbon này phải là C-7. Carbon δC 157.8 ppm cũng cho tương quan với với proton H-8 trên phổ HMBC nên carbon này là carbon C-9. Tương quan HMBC trong vòng A của CFA-IV được minh họa ở hình 3.2. OHO H H O O H H OH H H 2 3 4 10 5 6 7 8 9 1' 2' 3' 4' 5' 6' H OH Hình 3. 2: Tương quan HMBC trên vòng A của CFA-IV Xét vòng B, trên phổ HMBC, tín hiệu proton δH 8,15 ppm cho tương quan với hai carbon sp2 mang oxygen [δC 160.1 ppm và 147.0 ppm] và một carbon sp2 tứ cấp [δC 123.3 ppm]. Tín hiệu proton δH 7.02 ppm cũng cho tương quan với hai trong ba carbon trên là δC 160.1 ppm và δC 123.3 ppm. Do đó có thể suy ra tín hiệu proton [δH 8,15 ppm] ứng với H-2’ và H-6’, tín hiệu proton [δH 7.02 ppm] ứng với H-3’ và H-5’, ba carbon sp2 δC 130.4 ppm; δC 147.0 ppm và δC 123.3 ppm lần lượt là C-6’, C-2 và C-1’. Như vậy, trong 13 tín hiệu carbon của khung flavone trên phổ 13 C NMR chỉ còn tín hiệu carbon sp2 [δC 136.6 ppm] nên carbon này phải là C-3. Tương quan HMBC trong vòng B của CFA-IV được minh họa ở hình 3.3.
  • 42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 40 OHO H H OH O H H OH H H 2 3 4 10 5 6 7 8 9 1' 2' 3' 4' 5' 6' OH Hình 3. 3: Tương quan HMBC trên vòng B của CFA-IV Từ các biện luận trên, kết hợp với tài liệu tham khảo[10] , chúng tôi kết luận hợp chất CFA-IV là kaempferol. O O OH OH HO OH (4) Kaempferol có tác dụng tích cực trong việc chống ung thư và bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra một số tác dụng chữa bệnh của kaempferol như chống động kinh, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống co thắt, trị đái tháo đường, giảm đau và làm giảm ho.
  • 43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 41 Bảng 3. 1: Bảng so sánh số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của CFA-IV với số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của kaempferol [12] Vị trí CFA-IV (Acetone-d6) Kaempferol (Acetone-d6) δH ppm (J, Hz) 500 MHz δC ppm 125 MHz HMBC (H → C) δH ppm (J, Hz) 500 MHz δC ppm 125 MHz 2 147.0 147.0 3 136.6 136.4 4 176.6 176.4 5 162.3 161.7 6 6.26(s) 99.2 C-5, C7, C-8, C10 6.26(d, 1.8) 99.0 7 165.0 165.0 8 6.53 (s) 94.5 C-6, C-7, C-9, C-10 6.53(d, 1.8) 94.3 9 157.8 157.5 10 104.17 103.8 1’ 123.3 122.9 2’ 8.15(d, 8.5) 130.4 C-2, C-3’, C-4’ 8.15(d, 9.0) 130.2 3’ 7.02(d, 9.0) 116.3 C-1’, C-4’, C-5’ 7.01(d, 9.0) 116.1 4’ 160.1 160.1 5’ 7.02(d, 9.0) 116.3 C-1’, C-4’, 7.01(d, 9.0) 116.1
  • 44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 42 C-3’ 6’ 8.15(d, 8.5) 130.4 C-2, C-2’, C-4’ 8.15(d, 9.0) 130.2
  • 45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 43 3.2.2. Hợp chất CFA-V Hợp chất CFA-IV thu được dạng tinh thể màu trắng. Nhiệt độ nóng chảy 209- 211o C, tan trong dung môi acetone. Hợp chất CFA-V cho phản ứng dương tính với thuốc thử FECl3/EtOH, chứng tỏ CFA-V là một phenolic. Phổ 1 H-NMR (Acetone-d6) cho thấy sự hiện diện của 7 proton vòng thơm, trong đó có 2 cặp proton đối xứng trên vòng benzene δH [7.40 (2H; d; 9 Hz)] và δH [6.90 (2H, d; 8.5 Hz)] và 3 proton thơm δH [7.73 (1H; d; 8.5 Hz)]; 6.57 (1H; dd; 8.0 Hz, 2.5 Hz); 6.42 (1H; d; 2.5 Hz)], 2 proton của nhóm methylen và 1 proton của carbon sp3 5.46 (1H, dd, 13.0Hz; 3.0Hz). Phổ 13 C-NMR (Acetone- d6) kết hợp với kỹ thuật DEPT cho 13 tín hiệu. Trong đó, mỗi tín hiệu ở δC 128.92 ppm và δc 116.15 ppm có cường độ gấp đôi, tương ứng với 2 carbon. Vậy trong công thức cấu tạo của hợp chất CFA-V có tổng cộng 15 carbon, gồm 1 carbon carbonyl [δC 190.48 (C-4)], 12 carbon vòng thơm [δC 165.37 (C-7); 129.45 (C-5); 164.54 (C-9); 128.92 (C-2’ và C-6’); 131.31 (C-1’); 116.15 (C-3’ và C-5’); 115.20 (C-10); 111.23 (C-6) và 103.70 (C-8)] và 1 carbon sp3 mang oxygen [δC 80.54 (C-2)] và 1 carbon methylen [δC 44.69 (C-3)]. Dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR cho phép dự đoán CFA-V là một flavonoid, với nhóm methylen nên đây là một hợp chất flavanone, hai proton của nhóm methylen δH [3.06 (1H; dd; 16.5Hz; 13 Hz); 2.69 (1H; dd; 16.5 Hz; 3.0Hz)] tương ứng là H-3e và H-3a. O O HO Hình 3. 4: Khung flavanone
  • 46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 44 Phổ HSQC, (Phụ lục 9), cho biết C-3 có độ dịch chuyển hóa học δC [44.69]. H-3 cho tương quan HMBC với một carbon bậc 3 nối oxy δC 80.54 ppm, đây là tín hiêu của C-2, vậy proton δH 5.46 ppm là H-2 được xác định trên HSQC. Trên HMBC, (Phụ lục 10), proton δH [7.73; d; 8.5 Hz] tương quan với carbon carbonyl (C-4) nên proton này là H-5, suy ra proton ghép ortho với H-5 δH [6.57 (1H; dd; 8.0 Hz; 2.5 Hz)] là H-6, proton ghép meta với H-6 δH [6.42; d; 2.5 Hz] là H-8. Như vậy nhóm thế -OH hẳn tại C-7. H-8 và H- 5 cho tương quan với hai carbon bậc bốn mang oxy δC [165.37; 164.54], nên tín hiệu này lần lượt là C-7 và C-9. Proton H-6 và H-8 cho tương quan với một carbon bậc bốn δC 115.20 ppm, nên tín hiệu này là C-10. O OH H HO H OH 2 3 4 10 5 6 7 8 9 Hình 3. 5: Tương quan HMBC trong vòng A của hợp chất CFA-V Các tín hiệu proton ghép ortho δH [7.40; 2H; d; 9 Hz] và δH [6.90; 2H; d; 8.5Hz] chứng tỏ chúng thuộc vòng benzen thế 1,4- có cấu trúc đối xứng. Vậy đây là những tín hiệu của vòng B và vòng B mang một nhóm thế -OH tại C-4’. Trên phổ HMBC, tín hiệu proton [δH 7.40] cho tương quan với hai carbon sp2 mang oxygen [δC 158.62] và một carbon sp2 tứ cấp [δC 128.92]. Tín hiệu proton [δH 6.90] cũng cho tương quan với hai carbon trên [δC 158.62 và 116.15] và carbon [δC 131.31]. Do đó có thể suy ra tín hiệu proton δH 7.40 ppm ứng với H-2’ và H-6’, tín hiệu proton δH 6.90 ppm ứng với H-3’ và H-5’, hai carbon sp2 trên [δC 128.92; 158.62 và 131.31] lần lượt là C-2’, C-4’ và C-1’, tín hiệu [δC 116.15] là C-3’. Như vậy, trong 13 tín hiệu carbon của khung flavone trên phổ 13 C NMR chỉ còn tín hiệu carbon δC
  • 47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 45 103.70ppm nên carbon này phải là C-8. Tương quan HMBC trong vòng B của CFA-V được minh họa ở hình 3.3. Phổ HMBC cho tương quan giữa H-2’/H-6’ và H-3’/H-5’ và carbon bậc 4 mang oxi δc 158.62, đây là C-4’.. OHO H H O H H OH H H 2 3 4 10 5 6 7 8 9 1' 2' 3' 4' 5' 6' H H Hình 3. 6: Tương quan HMBC trên vòng B của hợp chất CFA-V Phân tích tín hiệu proton của nhóm methylen trên C-3, proton δH [3.06 (1H; dd; 16 Hz; 13 Hz)] là proton H-3a, proton δH [2.69 (1H; dd; 16.5Hz; 3.0Hz)] là proton H- 3e, như vậy với hằng số ghép J=13.0 (ghép aa) của H-3a và J=3.0 (ghép ae) của H-3e nên H-2 chắc chắn phải nằm ở vị trí trục (ghép spin mạnh) và vòng benzen nằm ở vị trí xích đạo. Như vậy cấu hình của C-2 là S. O O H H H 3e 3a (S) Jgem=16.5 Jae=3.oJaa=13 Hình 3. 7: Sự ghép spin giữa các proton trong vòng C của hợp chất CFA-V
  • 48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 46 Từ các dữ liệu phổ và tài liệu tham khảo, có thể kết luận hợp chất CFA=V thu được là Liquiritigenin. OHO H OH O H H (54) Liquiritigenin có tác dụng chống lại sự nhiễm độc kim loại nặng (Cd) trong máu. Ngoài ra, liquiritigenin còn có khả năng bảo vệ gan, ngăn chặn ung thư gan. Bảng 3. 2: Bảng so sánh số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của CFA-V với số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của liaquiritigenin [4] Vị trí CFA-V (Acetone-d6) Liquiritigenin (Acetone-d6) δH ppm (J, Hz) 500 MHz δC ppm 125 MHz HMBC (H → C) δH ppm (J, Hz) 500 MHz δC ppm 125 MHz 2 5.46 (d, 13-3) 80.54 C-2’ 5.36 (dd;12.9-3.0) 81.0 3 3.06 (dd,16-13) 2.69 (dd;16.5-3) 44.69 C-2; C-4 C-2’ 3.01(dd; 16.8-12.) 2.67 (dd; 16.8-3.0) 44.9 4 190.48 193.5 5 7.73 (d; 8.5) 129.45 C-2; C-9 C-4 7.69 (d; 8.8) 129.8 6 6.57 (dd; 8-2) 111.23 C-8; C-10 6.43 (dd; 8.8-2.2) 111.8
  • 49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 47 7 165.37 166.9 8 6.42 (d; 2.5) 103.70 C-6; C-9 C-10 6.25 (d; 2.2) 103.45 9 164.54 165.5 10 115.20 114.9 1’ 131.31 131.3 2’ 7.40 (d; 9) 128.92 C-2; C-4’ C-6’ 7.33(d; 8.5) 129.0 3’ 6.90 (d; 8.5) 116.15 C-1’; C-4’ C-5’ 6.83 (d; 8.5) 116.3 4’ 158.62 159.0 5’ 6.90 (d; 8.5) 116.15 C-1’; C-4’ C-3’ 6.83 (d; 8.5) 116.3 6’ 7.40 (d; 9) 128.92 C-2; C-4’ C-2’ 7.33 (d; 8.5) 129.0
  • 50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 48 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
  • 51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 49 Bằng phương pháp SKC silica gel pha thường, SKC silica gel pha pha đảo Rp-18 và SKC gel sephadex LH-20, chúng tôi đã cô lập và xác định cấu trúc của 2 hợp chất từ cao ethyl acetate của lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula mọc tại thành phố Hồ Chí Minh. Cấu trúc hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại: 1 H NMR, 13 C NMR, DEPT, HSQC, HMBC. Hai hợp chất chúng tôi cô lập được được gồm kaempferol (4) và liquiritigenin (54). Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát các phân đoạn còn lại trong cao ethyl acetate và các cao khác. Đồng thời thử nghiệm hoạt tính sinh học trên các hợp chất cô lập được.
  • 52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 51 Tài liệu tiếng việt [1] Nguyễn Hữu An (2011), “Khảo sát thành phần flavonoid của cao ethyl acetate từ lá cây Muồng hoàng yến Cassia fistula L. họ Vang Caesalpinaceae”, Luận án tốt nghiệp, Trường ĐHSP TPHCM. [2] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, trang 215-217 . [3] Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, trang 558-559. [4] Lê Tiến Dũng (2008), “Nghiên cứu hoá học và hoạt tính sinh học của cây Ban nhật (Hypericum japonicum)”, Luận án tiến sĩ hoá học, Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên. [5] Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Nguyễn Văn Hùng, Marc Litaudon (2009), Tạp chí hóa học, T47, trang 209-212. [6] Phan Văn Kiệm (2005), Nghiên cứu hoá học và hoạt tính sinh học của cây Ngũ gia bì hương Acanthopanax tripoliatus (L.)Merr, Araliaceae), Luận án tiến sĩ hoá học, Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên. [7] Bài giảng dược liệu, tập 1 (1980), Trường Đại học Dược khoa Hà Nội. Tài liệu nước ngoài [8] Ching-Kuo Lee, Ping-Hung Lee and Yueh-Hsiung Kuo (2001), “The chemical consituents from the aril of Cassia fistula L.”, Journal of the Chinese Chemical Society, 48, 1053-1058. [9] Das S, Sarma G, Barman S (2008), “Hepatoprotective activity of aqueous extract of fruit pulp of Cassia fistula (AFCF) against carbon tetrachloride (ccl4) induced liver damage in albino rats”, Journal of Clinical and Diagnostic Research., 2, 1133-1138
  • 54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 52 [10] Deepa T. Vasudevan, Kavitha R. Dinesh, S. Gopalakrishnan, S.K. Sreekanth And Sonal Shekar (2009), “the potential of aqueous and isolated fraction from leaves of Cassia fistula linn as antibacterial agent”, Int. J. Chem. Sci., 7(4), 2363-2367. [11] Duraipandiyan V., Ignacimuthu S. (2007), “Antibacterial and antifungal activity of Cassia fistula L.: An ethnomedicinal plant”, Journal of Ethnopharmacology, 112, 590–594. [12] Fenxi Huaxue (2004), Chinese Journal of Analytical Chamistry, 32, 1053-1056. [13] Irwin, Kim (May 29, 2008). "Fruits, vegetables, teas may protect smokers from lung cancer". News Releases. UCLA. Retrieved 2011-06-17. [14] Jae Hyeok Lee, Chung Hwan Ku, Nam-In Beak, Sung-Hoon Kim, Hee Wook Park and Dae Keun Kim (2004), “Phytochemical constituents from Diodia teres”, Arch Pharm Res, 27 (1), 40-43. [15] Jang YJ. Kim J. Shim J. Kim J. Byun S. Oak MH. Lee KW. Lee HJ.,"Kaempferol attenuates 4-hydroxynonenal-induced apoptosis in PC12 cells by directly inhibiting NADPH oxidase". Journal of Pharmacology & Experimental Therapeutics. 337(3):747-54, 2011 Jun. [16] J.M. Calderón-Montaño, E. Burgos-Morón, C. Pérez-Guerrero and M. López- Lázaro, (2011), “A Review on the Dietary Flavonoid Kaempferol”, Mini-Reviews in Medicinal Chemistry, 11, 298-344. [17] Kaji N.N. and Khorana M.L. (1964), “Studies in Cassia fistula Linn. Leaves”, Department of Chemical Technology, 15, 462-463. [18] Kim, S.C., Byun, S.H., Yang, C.H., Kim, C.Y., Kim, J.W., Kim, S.G. Toxicology (2004), Cytoprotective effects of Glycyrrhizae radix extract and its active component liquiritigenin against cadmium-induced toxicity. [19] Luisa Helena Cazarolli, Poliane Folador, Moacir Geraldo Pizzolatti, Fátima Regina Mena Barreto Silva (2009), “Signaling pathways of kaempferol-3- neohesperidoside in glycogen synthesis in rat soleus muscle”, Biochimie, 91, 843-849.
  • 55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 53 [20] Mahesh V. K., Rashmi Sharma, Singh R. S. (1984), “Anthraquinones and kaempferol from Cassia species section fistula”, Journal of Natural Products, 47 (4), 733-751. [21] Manonmani G., V. Bhavapriya, S. Kalpana, S. Govindasamy, T. Apparanantham (2005), “Antioxidant activity of Cassia fistula (Linn.) flowers in alloxan induced diabetic rats”, Journal of Ethnopharmacology, 97, 39–42 [22] Moshahid A. Rizvi, Irshad M., Gamal El Hassadi and Salaem Ben Younis (2009), “Bioefficacies of Cassia fistula: An Indian labrum”, African Journal of Pharmacy and Pharmacology, 3(6), 287-292. [23] Mohd. Danish , Pradeep Singh, Garima Mishra, Shruti Srivastava, K.K. Jha, R.L. Khosa (2011), “Cassia fistula Linn. (Amulthus)- An Important Medicinal Plant: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry and Pharmacological Properties”, J. Nat. Prod. Plant Resour., 1 (1), 101-118. [24] Murty V. K., Rao T. V. P. and Venkateswarlu V.(1967), “Chemical examinination of Cassia fistula”, Tetrahedron, 23, 515-518. [25] Patrícia Sartorelli, Samanta P. Andrade, Márcia S. C. Melhem, Frederico O. Prado and André G. Tempone (2007), “Isolation of Antileishmanial Sterol from the Fruits of Cassia fistula using Bioguided Fractionation”, Phytotherapy research, 21, 644-647. [26] Patrícia Sartorelli, Camila Salomone Carvalho, Juliana Quero Reimão, Marcelo José Pena Ferreira and André Gustavo Tempone (2009), “Antiparasitic activity of biochanin A, an isolated isoflavone from fruits of Cassia fistula (Leguminosae)”, Parasitol Res, 104, 311–314. [27] Ranjith Vimalraj T., S.Saravana kumar, S.Vadivel, S.Ramesh1 and P. Thejomoorthy (2009), “Antibacterial effect of Cassia fistula extract on pathogenic bacteria of veterinary importance”, Tamilnadu J. Veterinary & Animal Sciences , 5 (3), 109-113.
  • 56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 54 [28] Rogério Nunes, Santos, Maria Goretti, Vasconcelos Silva, Raimundo Braz Filho (2008), “Chemical constituents isolated from the wood of Senna reticulate Willd. (Leguminoseae)”, Quim. Nova, 3 (8), 1979-1981. [29] Sircar P. K., Dey B., Sanyal T., Ganguly S. N. And Sircar S. M. (1970), “Gibberellic acid in the floral parts of Cassia fistula”, Phytochemistry, 9, 735-736. [30] Shou Zhou, Hong Liang, Shao-Qing Cai and Yu-Ying Zhao (2007), Journal of Chinese Pharmaceutical Sciences 2007, (16), 24-26. [31] Theeshan Bahorun,Vidushi S Neergheen, Okezie I Aruoma (2005), “Phytochemical constituents of Cassia fistula”, African Journal of Biotechnology, 4 (13), 1530-1540. [32] Tsukasa Iwashina, Masa-atsu Yamaguchi, Masayoshi Nakayama, Takashi Onozaki, Hiroyuki Yoshida, Shuji Kawanobu, Hiroshi Ono and Masachika Okamura (2010), “Kaempferol glycosides in the flowers of carnation and their contribution to the creamy white flower color”, Natural Product Communications, 5 (12). [33] Yueh-Hsiung Kuo, Ping-Hung Lee and Yung-Shun Wein (2002), “Four new compounds from the seeds of Cassia fistula”, J.Nat.Prod, 65, 1165-1167.
  • 57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 55 PHỤ LỤC
  • 58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 56 Phụ lục 1: Phổ 1 H-NMR của CFA-IV
  • 59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 57 Phụ lục 2: Phổ 13 C-NMR của CFA-IV
  • 60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 58 Phụ lục 3: Phổ DEPT của CFA-IV
  • 61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 59 O O OH OH HO OH 2 3 4 10 5 6 7 6 9 1' 2' 3' 4' 5' 6' Phụ lục 4: Phổ HSQC của CFA-IV
  • 62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 60 O O OH OH HO OH 2 3 4 10 5 6 7 8 9 1' 2' 3' 4' 5' 6' Phụ lục 5: Phổ HMBC của CFA-IV
  • 63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 61 Phụ lục 6: Phổ 1 H-NMR của CFA-V
  • 64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 62 Phụ lục 7: Phổ 13 C-NMR của CFA-V
  • 65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 63 Phụ lục 8: Phổ DEPT của CFA-V
  • 66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 64 OHO O OH 2 3 4 10 5 6 7 8 9 1' 2' 3' 4' 5' 6' Phụ lục 9: Phổ HSQC của CFA-V
  • 67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Lê Tiến Dũng SVTH: Võ Huỳnh Yến Phụng Trang 65 Phụ lục 10: Phổ HMBC của CFA-V
  • 68. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG Ý KIẾN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………… Ý KIẾN CỦA THƯ KÝ HỘI ĐỒNG: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………… Ý KIẾN CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………