SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐẶNG XUÂN THỨC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ
TẠO VÁN LẠNG KỸ THUẬT
TỪ GỖ BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÁC
HÀ NỘI, 2015
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐẶNG XUÂN THỨC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ
TẠO VÁN LẠNG KỸ THUẬT
TỪ GỖ BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre)
Chuyên ngành: Kỹ thuật chế biến lâm sản
Mã số: 62 54 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÁC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Văn Thiết
HÀ NỘI, 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ mang tên “Nghiên cứu một số yếu tố
công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre)”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và
chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác dƣới
mọi hình thức.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và đƣợc
trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận án.
Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Nghiên cứu sinh
Đặng Xuân Thức
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án gặp không ít những khó khăn, nhƣng
với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo cùng
các đồng nghiệp và Gia đình, đến nay luận án đã hoàn thành nội dung nghiên
cứu theo mục tiêu đặt ra.
Nhân dịp này, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Nguyễn Văn Thiết đã hết lòng dìu dắt, định hƣớng, tận tình hƣớng dẫn và
cung cấp nhiều tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn để tôi hoàn thành luận
án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, Phòng Đào tạo sau Đại học, Viện Công nghiệp gỗ, Thƣ viện, các
Thầy, Cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Trƣờng Cao đẳng nghề Chế biến
gỗ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệm của luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội đã tạo điều kiện và dành thời gian cho tôi thực hiện chƣơng
trình đào tạo nghiên cứu sinh.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới toàn thể gia đình
và những ngƣời thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất,
tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Nghiên cứu sinh
Đặng Xuân Thức
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1. Khái quát ván lạng kỹ thuật ....................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 3
1.1.2. Sự khác biệt giữa ván lạng kỹ thuật và ván lạng gỗ tự nhiên ................. 3
1.1.3. Phân loại ván lạng kỹ thuật..................................................................... 4
1.1.4. Ứng dụng................................................................................................. 5
1.4.1. Trang trí tƣờng ........................................................................................ 5
1.4.2. Trang sức ván sàn và ván nhân tạo ......................................................... 6
1.4.3. Trang sức bề mặt sản phẩm mộc............................................................. 6
1.4.4. Tạo các sản phẩm gỗ nghệ thuật............................................................. 7
1.1.5. Quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật............................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển của ván lạng kỹ thuật......................... 8
1.2.1. Nghiên cứu về nhận dạng và mô phỏng hoa văn..................................11
1.2.2. Nghiên cứu về tạo khuôn ép và hoa văn ván lạng kỹ thuật ..................12
1.2.3. Nghiên cứu về tạo màu sắc cho ván mỏng............................................13
1.2.4. Hƣớng nghiên cứu cần thực hiện ..........................................................15
1.3. Những đóng góp mới của luận án............................................................17
1.4. Ý nghĩa của luận án..................................................................................17
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................19
2.1. Hoa văn ván lạng kỹ thuật........................................................................19
iv
2.1.1. Vân thớ và hoa văn gỗ tự nhiên ............................................................19
2.1.2. Thiết kế hoa văn ván lạng kỹ thuật .......................................................21
2.2. Tạo màu ván mỏng bằng phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao......................27
2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng phôi lạng và ván lạng kỹ thuật ........29
2.3.1. Các nhân tố liên quan đến vật dán khi sản xuất ván lạng kỹ thuật.......29
2.3.2. Các nhân tố liên quan đến keo dán .......................................................36
2.3.3. Ảnh hƣởng của công nghệ ép tạo phôi..................................................42
2.3.4. Đặc điểm gỗ Bồ đề................................................................................43
Chƣơng 3 ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................45
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................45
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................46
3.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................46
................................................................................47
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................48
3.6. Phƣơng pháp thực nghiệm .......................................................................49
3.6.1. Tạo màu sắc cho ván bóc ......................................................................49
3.6.2. Đánh giá độ bền màu ván bóc xử lý nhiệt.............................................51
3.6.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian ép ...............................................52
3.6.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của áp suất ép ..................................................53
3.6.5. Xẻ phôi lạng và lạng ván.......................................................................54
3.6.5.1. Xẻ phôi lạng.......................................................................................54
3.6.5.2. Lạng ván.............................................................................................54
3.6.6. Xác định chỉ số màu sắc ván bóc..........................................................54
3.6.7. Xác định chỉ tiêu chất lƣợng phôi lạng.................................................56
3.6.7.1. Xác định độ bền dán dính giữa các lớp ván.......................................56
3.6.7.2. Độ đàn hồi trở lại của phôi lạng sau khi ép định hình.......................57
3.6.8. Xác định chỉ tiêu chất lƣợng ván lạng kỹ thuật ....................................58
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................59
v
4.1. Xác định tham số tạo hoa văn ván lạng kỹ thuật .....................................59
4.1.1. Nhập dữ liệu vào máy tính....................................................................59
4.1.2. Xác định bán kính cong (r) của khuôn ép tạo hoa văn thiết kế.............60
4.1.3. Xác định góc nghiêng xẻ phôi lạng (α) và tọa độ các điểm trên khuôn ép62
4.2. Xây dựng ứng dụng mô phỏng hoa văn ván lạng kỹ thuật......................63
4.3. Tạo màu gỗ bằng phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao..................................67
4.3.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt đến màu sắc của ván
mỏng................................................................................................................67
4.3.2. Độ bền màu của ván mỏng xử lý nhiệt khi chiếu tia UV......................70
4.4. Ảnh hƣởng của thông số chế độ ép đến chất lƣợng phôi lạng.................73
4.4.1. Ảnh hƣởng của thời gian ép đến chất lƣợng phôi lạng.........................74
4.4.2. Ảnh hƣởng của áp suất ép đến chất lƣợng phôi lạng............................77
4.5. Sản xuất thử nghiệm ván lạng kỹ thuật từ ván bóc gỗ Bồ đề ..................81
4.5.1. Lựa chọn thông số công nghệ tạo ván lạng thử nghiệm .......................81
4.5.2. Chất lƣợng phôi lạng thử nghiệm .........................................................84
4.5.3. Chất lƣợng ván lạng kỹ thuật từ nguyên liệu ván bóc gỗ Bồ đề...........85
4.5.3.1. Độ nhẵn bề mặt và tần số vết nứt.......................................................85
4.5.3.2. Dung sai chiều dày ván lạng kỹ thuật................................................86
4.6. Phƣơng án sử dụng triệt để phôi sau khi ép định hình.............................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................90
1. Kết luận .......................................................................................................90
2. Tồn tại .........................................................................................................91
3. Kiến nghị.....................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
vi
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
UF Keo Ure Formaldehyde
PVAc Keo Polyvinyl Acetate
L*, a*, b* Các chỉ số màu sắc theo không gian màu CIELab (1976)
L Chênh lệch độ sáng
E Độ lệch màu tổng
Độ bền kéo trƣợt màng keo
ĐBT Độ bong tách màng keo
r Bán kính khuôn ép
Góc nghiêng xẻ phôi lạng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Một số tính chất cơ học của gỗ Bồ đề 44
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án 48
3.2 Thông số kỹ thuật thiết bị xử lý nhiệt 49
3.3 Nhiệt độ và thời gian xử lý ván mỏng 51
3.4 Chế độ xử lý nhiệt ván bóc 51
4.1 So sánh trung bình mẫu giữa các chế độ xử lý 69
4.2 Độ bền kéo trƣợt màng keo của phôi lạng khi thời gian ép thay đổi 74
4.3 Độ bong tách màng keo của phôi lạng khi thời gian ép thay đổi 75
4.4 Độ bền kéo trƣợt màng keo của phôi lạng khi áp suất ép thay đổi 77
4.5 Độ bong tách màng keo của phôi lạng khi áp suất ép thay đổi 79
4.6 Độ bền dán dính giữa các lớp ván bóc trong phôi lạng 84
4.7 Độ phục hồi hình dạng của phôi lạng sau khi ép định hình 84
4.8 Chất lƣợng của ván lạng kỹ thuật thử nghiệm từ ván bóc Bồ đề 85
4.9 Độ dày trung bình của ván lạng kỹ thuật từ ván bóc Bồ đề 87
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Các công đoạn chính trong sản xuất ván lạng kỹ thuật 8
2.1 Hoa văn trên các mặt cắt của gỗ 19
2.2 Hoa văn gỗ khi bóc quay tròn 20
2.3 Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng xuyên tâm 20
2.4 Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng tiếp tuyến 20
2.5 Hoa văn gỗ khi bóc nửa vòng 21
2.6 Hoa văn gỗ khi bóc trên khối gỗ xẻ xuyên tâm 21
2.7 Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm 22
2.8 Quy trình thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến 23
2.9
Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến với bán kính cong
khác nhau
24
2.10 Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến khác 24
2.11 Bề mặt khuôn tạo hoa văn hình gốc cây 25
2.12 Hoa văn hình gốc cây theo lý thuyết 26
2.13 Hoa văn nghệ thuật 26
3.1 Thiết bị xử lý nhiệt 50
3.2 Không gian màu CIELab (1976) 55
3.3 Mẫu thử độ bền kéo trƣợt màng keo 56
4.1 Hình dạng hoa văn yêu cầu thiết kế 60
ix
4.2 Các tham số trên mặt cắt ngang hộp gỗ 61
4.3 Mặt cắt một lớp ván trên tiết diện ngang hộp gỗ lạng 62
4.4 Giao diện chƣơng trình 64
4.5 Hoa văn khi góc cắt bằng 1 độ 65
4.6 Hoa văn khi góc cắt bằng 1,5 độ 66
4.7 Độ sáng của ván mỏng sau với các điều kiện xử lý khác nhau 68
4.8 Độ lệch màu tổng của ván mỏng xử lý ở các chế độ khác nhau 69
4.9 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván đối chứng 71
4.10 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván xử lý 170oC, 1h 71
4.11 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván xử lý 180oC, 1h 72
4.12 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván xử lý 190oC, 1h 72
4.13 Mối quan hệ giữa độ bền kéo trƣợt màng keo và thời gian ép 74
4.14 Mối quan hệ giữa độ bong tách màng keo và thời gian ép 76
4.15 Mối quan hệ giữa độ bền kéo trƣợt màng keo và áp suất ép 78
4.16 Mối quan hệ giữa độ bong tách màng keo và áp suất ép 79
4.17 Phƣơng pháp đo chiều dày ván lạng 87
1
MỞ ĐẦU
Ván lạng là loại ván mỏng đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp lạng có
chiều dày phổ biến trong khoảng 0,3 - 1,2 mm, thƣờng đƣợc sử dụng để dán
phủ bề mặt các loại ván nhân tạo, trang sức đồ mộc, ván sàn, trang trí nội
thất… Ván lạng thƣờng đƣợc sản xuất từ những loại gỗ quý, gỗ rừng tự nhiên
có màu sắc, hoa văn, vân thớ đẹp, có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã hạn chế việc sử dụng gỗ rừng
tự nhiên mà chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng để sản xuất các sản phẩm gỗ.
Vì vậy, hạn chế về kích thƣớc và hoa văn của các loại gỗ rừng trồng mọc
nhanh là một trở ngại lớn cho việc sử dụng chúng, đặc biệt là việc sản xuất
các loại ván lạng dùng làm vật liệu trang sức bề mặt.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng ván lạng có
xu hƣớng tăng đáng kể. Lƣợng ván lạng sản xuất trong nƣớc cũng nhƣ nhập
khẩu hằng năm đều tăng. Lƣợng ván lạng nhập khẩu hàng năm tăng nhanh do
nguyên liệu gỗ tự nhiên có hoa văn đẹp dùng để sản xuất ván lạng ngày càng
cạn kiệt. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp sản xuất ra loại ván lạng có hoa
văn đẹp tƣơng đƣơng với một số loài gỗ quý từ nguyên liệu gỗ rừng trồng
mọc nhanh là một nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng.
Trên thế giới, tại một số nƣớc có nền công nghiệp chế biến gỗ phát triển
nhƣ: Đức, Italia, Nhật, Trung Quốc…, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và ứng
dụng khá thành thục công nghệ sản xuất ván lạng nhân tạo từ các loài gỗ mọc
nhanh rừng trồng. Loại ván này vừa có thể giải quyết vấn đề khó khăn về
nguyên liệu - sử dụng gỗ rừng trồng mọc nhanh thay thế gỗ rừng tự nhiên vân
thớ đẹp ngày càng cạn kiệt để sản xuất ván lạng đáp ứng đƣợc nhu cầu ván
trang sức bề mặt. Loại sản phẩm này đƣợc gọi là Ván trang sức tái tổ hợp
(Reconstitued Decorative Veneer), tại Việt Nam thƣờng đƣợc dùng với tên
“Ván lạng kỹ thuật”.
2
Ván lạng kỹ thuật là ván mỏng đƣợc lạng từ phôi lạng tạo thành bởi sự
dán dính nhiều lớp ván bóc xen kẽ với màu sắc khác nhau theo chiều dọc thớ
gỗ. So với ván lạng gỗ tự nhiên, ván lạng kỹ thuật có những ƣu điểm nhƣ: Có
thể làm thành một tấm trang sức hoàn chỉnh, từ đó đã làm đơn giản hoá công
đoạn sản xuất ván trang sức, đồng thời có lợi cho việc thực hiện sản xuất một
cách liên tục. Ngoài ra, hoa văn và màu sắc của ván mỏng có thể thiết kế theo
yêu cầu; có thể lạng ra ván mỏng trang sức có vân thớ, màu sắc tƣơng tự nhau.
Công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật là sự phối hợp của rất nhiều kỹ
thuật chế biến gỗ rừng trồng nhƣ: bóc ván, nhuộm màu, ép ván, xẻ, lạng
ván,… Đối với các nƣớc phát triển, quy trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ
thuật về cơ bản đã đáp ứng đƣợc việc sản xuất công nghiệp hóa, và thƣơng
mại hóa sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thƣờng sử dụng rất
nhiều hóa chất. Đây chính là các nhân tố gây tác động không tốt đến môi
trƣờng trong quá trình sản xuất cũng nhƣ sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu áp
dụng công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật mang tính thân thiện môi trƣờng là
một hƣớng nghiên cứu mới và cần thiết.
Từ các phân tích trên, luận án với tên “Nghiên cứu một số yếu tố công
nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre)” đã tiếp
cận theo hƣớng cải tiến công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật thông thƣờng
bằng cách áp dụng công nghệ mới, thân thiện môi trƣờng – công nghệ xử lý
nhiệt độ cao trong công đoạn tạo màu cho ván bóc của quá trình sản xuất để
tiến hành nghiên cứu.
Theo các tài liệu trong và ngoài nƣớc liên quan mà tác giả luận án thu
thập đƣợc cho thấy, việc áp dụng công nghệ xử lý nhiệt để tạo màu sắc cho
ván bóc trong sản xuất ván lạng kỹ thuật là một trong những nghiên cứu đầu
tiên hoặc hiếm thấy tại Việt Nam, đây chính là điểm mới của luận án.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát ván lạng kỹ thuật
1.1.1. Khái niệm
Ván lạng kỹ thuật hay còn đƣợc gọi là Ván trang sức tái tổ hợp
(Reconstitued Decorative Veneer) hoặc Gỗ trang sức tái tổ hợp (Reconstitued
Decorative Lumber), đôi khi còn gọi là Gỗ kỹ thuật (Engineered Wood)... là
loại ván trang sức có màu sắc, hoa văn đặc biệt, đƣợc sản xuất từ nguyên liệu
chủ yếu là ván bóc từ các loại gỗ rừng trồng mọc nhanh, qua nhuộm màu, ép
lớp, sau đó xẻ hoặc lạng mỏng tạo ra. Quy cách và hoa văn của ván lạng kỹ
thuật có thể tạo ra tùy theo yêu cầu của sản phẩm [56] [3].
1.1.2. Sự khác biệt giữa ván lạng kỹ thuật và ván lạng gỗ tự nhiên
Ván lạng kỹ thuật vừa giữ đƣợc thuộc tính của gỗ tự nhiên, đồng thời lại
làm cho sản phẩm có thêm các đặc điểm mới [40]. So với ván lạng gỗ tự
nhiên, ván lạng kỹ thuật có những đặc điểm nhƣ:
(1) Màu sắc phong phú, hoa văn đa dạng do màu sắc và hoa văn của ván
lạng kỹ thuật có thể tạo ra theo ý tƣởng thiết kế của con ngƣời, vì thế có thể
đạt đƣợc hiệu quả mô phỏng hoa văn của một số loại gỗ tự nhiên quý hiếm.
Ngoài ra, màu sắc và hoa văn của ván lạng kỹ thuật đƣợc tạo ra còn có chiều
sâu và độ sáng cao hơn so với ván từ gỗ tự nhiên, đáp ứng nhu cầu ngày càng
đa dạng của và tâm lý tiêu dùng của ngƣời sử dụng.
(2) Ván lạng kỹ thuật khắc phục đƣợc hạn chế về đƣờng kính, kích thƣớc
của ván từ gỗ tự nhiên, có thể tạo ra đƣợc kích thƣớc tấm ván theo yêu cầu, từ
đó đã góp phần giảm một số công đoạn trong quá trình trang sức nhƣ: cắt ván,
ghép ván,... làm cho quá trình sản xuất có tính liên tục.
4
(3) Nguồn nguyên liệu phong phú, tỉ lệ lợi dụng nguyên liệu cao. Yêu
cầu nguyên liệu trong sản xuất ván lạng kỹ thuật không cao, có thể sử dụng
các loại nguyên liệu giá rẻ [53]. Đồng thời trong quá trình sản xuất ván lạng
kỹ thuật có thể loại bỏ đƣợc một số phần nhƣ: mắt gỗ, biến màu,... từ khuyết
tật tự nhiên của gỗ. Ngoài ra, màu sắc và hoa văn của sản phẩm có tính quy
luật, vì thế đã giảm đƣợc nhiều khó khăn trong tính toán gia công ván lạng
trong quá trình trang sức bề mặt sản phẩm.
Về tính tự nhiên của sản phẩm, dù sao ván lạng kỹ thuật cũng là loại sản
phẩm gia công từ gỗ rừng trồng mọc nhanh, nó không thể có đƣợc một số đặc
tính mà chỉ gỗ tự nhiên mới có đƣợc. Tuy nhiên, hiện tại, đây vẫn là một giải
pháp tốt nhất nhằm bổ sung và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên gỗ rừng
trồng.
1.1.3. Phân loại ván lạng kỹ thuật
Căn cứ vào tính năng đặc thù của ván lạng kỹ thuật có thể phân thành
ván lạng kỹ thuật chậm cháy, ván lạng kỹ thuật chịu nƣớc, ván lạng kỹ thuật
chịu ẩm, ván lạng kỹ thuật tiêu âm,…
Căn cứ vào hình thái sản phẩm có thể phân thành hai loại: ván lạng trang
sức khi sản phẩm tạo ra bằng phƣơng pháp lạng mỏng hoặc ván xẻ trang sức
khi sản phẩm tạo ra bằng phƣơng pháp xẻ.
Căn cứ vào loại keo sử dụng trong sản xuất có thể phân thành ván lạng
kỹ thuật ép nguội khi dùng keo đóng rắn ở nhiệt độ thƣờng để sản xuất và ván
lạng kỹ thuật ép nhiệt khi dùng keo đóng rắn ở nhiệt độ cao.
Căn cứ vào hoa văn có thể phân thành 3 loại: (1) Ván lạng kỹ thuật vân
thẳng hay vân xuyên tâm, là loại ván đƣợc lạng hoặc xẻ theo phƣơng song
song với phƣơng xuyên tâm của vòng sinh trƣởng hay vòng năm mô phỏng
trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra là những đƣờng gần nhƣ song song với nhau;
5
(2) Ván lạng kỹ thuật vân bán xuyên tâm, là loại ván đƣợc lạng hoặc xẻ theo
phƣơng nghiêng một góc so với phƣơng xuyên tâm của vòng sinh trƣởng hay
vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra là những đƣờng gần nhƣ
song song với nhau nhƣng độ rộng vân rộng hơn so với độ rộng vân của ván
vân xuyên tâm; (3) Ván lạng kỹ thuật vân núi hay vân tiếp tuyến, là loại ván
đƣợc lạng hoặc xẻ theo phƣơng tiếp tuyến hoặc nghiêng một góc với phƣơng
tiếp tuyến của vòng sinh trƣởng hay vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng,
vân thớ tạo ra có dạng đƣờng parabol hoặc dạng chữ “V”.
Căn cứ vào hoa văn của ván lạng kỹ thuật, có thể chia làm hai loại lớn:
(1) Ván lạng kỹ thuật mô phỏng tự nhiên, màu sắc và hoa văn của ván mô
phỏng màu sắc và hoa văn của gỗ quý tự nhiên theo thiết kế; (2) Ván lạng kỹ
thuật có hoa văn nghệ thuật, là màu sắc và hoa văn mang tính nghệ thuật kết
hợp giữa sở thích và tâm lý của ngƣời sử dụng để thiết kế.
1.1.4. Ứng dụng
Hiện nay, ván lạng kỹ thuật đƣợc sử dụng làm vật liệu trang sức trong
các công trình xây dựng nhƣ: cửa hàng, khách sạn, phòng ăn cao cấp, nhà ở
dân dụng và làm nguyên liệu sản xuất đồ gia dụng, ván sàn, ván ốp tƣờng...
[47]
1.4.1. Trang trí tường
Các loại vật liệu trang trí nội thất nhƣ giấy dán tƣờng đang dùng hiện
nay thƣờng là các loại vật liệu do các hợp chất cao phân tử tạo ra, khả năng
thông khí không tốt, trong quá trình sử dụng không ngừng thải ra các chất khí
độc hại, hơn nữa khi bị nhiễm bụi rất khó làm sạch, ở các quốc gia phát triển,
các loại vật liệu này đang dần bị loại bỏ; tuy nhiên, việc sử dụng các loại ván
trang sức từ gỗ tự nhiên, chất lƣợng tốt thƣờng có giá thành khá cao, do đó
đối với những ngƣời có thu nhập bình thƣờng khó có thể thích ứng và sử dụng.
6
Để giảm chi phí sử dụng mà vẫn đƣợc thƣởng thức hiệu quả trang sức từ
nguyên liệu tự nhiên của gỗ có thể sử dụng ván lạng kỹ thuật dán lên lớp giấy
hoặc vải có độ dẻo và cƣờng độ nhất định để tạo ra vật liệu trang trí tƣờng
dạng cuộn. Sử dụng vật liệu này không những chi phí thấp mà còn dễ làm
sạch và ít gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh hoạt. Ngoài ra, có thể dán ván
lạng kỹ thuật lên bề mặt vật liệu khác để dùng làm vật liệu trang trí nội thất.
1.4.2. Trang sức ván sàn và ván nhân tạo
Ván lạng kỹ thuật có thể dùng để dán trực tiếp lên bề mặt ván nền của
ván sàn hoặc ván nhân tạo nhằm phát huy hiệu quả đặc biệt về hoa văn, màu
sắc và đặc tính của gỗ. Sử dụng ván lạng kỹ thuật có thể thỏa mãn đƣợc yêu
cầu tính năng trang sức bề mặt của ván sàn công nghiệp. Sử dụng ván sàn
công nghiệp dán mặt bằng ván lạng kỹ thuật có thể khắc phục đƣợc các
khuyết tật tự nhiên của gỗ nhƣ màu sắc và hoa văn không đều, đạt đƣợc hiệu
quả trang sức tốt.
1.4.3. Trang sức bề mặt sản phẩm mộc
Gỗ là nguyên liệu truyền thống trong sản xuất các sản phẩm mộc. Gỗ tự
nhiên có rất nhiều ƣu điểm, nhƣng hoa văn và màu sắc của gỗ biến động rất
lớn, thƣờng làm khó khăn cho ngƣời thiết kế. Trong thực tế rất khó có thể tìm
đƣợc hai tấm ván gỗ tự nhiên có hoa văn giống nhau hoàn toàn hoặc tƣơng tự
nhau. Vấn đề này hoàn toàn có thể đƣợc giải quyết khi sử dụng ván lạng kỹ
thuật. Ngoài ra, trong sản xuất ván lạng kỹ thuật có thể kết hợp ý tƣởng của
ngƣời thiết kế để tạo ra đƣợc loại ván có hoa văn và màu sắc đặc biệt, làm
phong phú thêm về tƣ tƣởng cũng nhƣ phong cách của sản phẩm mộc. Hơn
nữa, các xí nghiệp sản xuất thƣờng có các mẫu thiết kế đặc thù, do đó đã góp
phần nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ bản quyền sản phẩm cũng nhƣ lợi
ích của doanh nghiệp.
7
Trong lĩnh vực thiết kế đồ mộc gia dụng, đã có nhiều xí nghiệp, chuyên
gia thiết kế đã bắt đầu lợi dụng đặc điểm của ván lạng kỹ thuật để tiến hành
thiết kế hoa văn và màu sắc riêng biệt, tạo ra sản phẩm có hiệu quả bề mặt
phong phú, tạo ra các sản phẩm mộc gia dụng có tính đặc thù cho riêng mình
mà ngƣời khác không thể có.
1.4.4. Tạo các sản phẩm gỗ nghệ thuật
Sản phẩm gỗ nghệ thuật đƣợc sản xuất trên cơ sở công nghệ sản xuất ván
dán truyền thống, chỉ có sự khác biệt cơ bản đó là các tấm ván mỏng trong
sản xuất gỗ nghệ thuật đƣợc sử dụng là các tấm ván có độ dày và màu sắc
không giống nhau, căn cứ vào yêu cầu của sản phẩm gỗ nghệ thuật cụ thể để
thiết kế. Gỗ nghệ thuật là loại sản phẩm đƣợc chế tạo bằng cách điêu khắc,
tạo hình trên hộp gỗ lạng kỹ thuật, với các độ sâu khác nhau của các họa tiết
có thể tạo ra đƣợc hiệu quả rất khác biệt của hoa văn. Từ đó tạo ra sự đặc sắc
và mang tính nghệ thuật cao của sản phẩm. Hiện nay, gỗ nghệ thuật đã đƣợc
chú ý đến nhƣ một loại hình sản phẩm gỗ mới trên thế giới.
1.1.5. Quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật
Quá trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật thƣờng gồm các công
đoạn sau (hình 1.1) [22]:
Thiết kế sản phẩm - sản xuất ván mỏng - cắt ván mỏng - phân loại ván
mỏng - nhuộm màu ván mỏng - sấy ván mỏng - cắt và lựa chọn ván mỏng -
tráng keo ván mỏng - xếp phôi - ép khuôn định hình - xẻ khối ván mỏng -
lạng - kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.
8
Hình 1.1: Các công đoạn chính trong sản xuất ván lạng kỹ thuật
1.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển của ván lạng kỹ thuật
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, Nhật Bản, Ý, Anh,... đã bắt đầu chế tạo
và sản xuất ván lạng kỹ thuật, do khởi điểm sớm nên công nghệ sản xuất của
các quốc gia này khá nhanh. Những năm 70 của thế kỷ 20 công ty ALPE
PIETRO của Ý đã tiến hành sản xuất công nghiệp hóa, sau đó Nhật Bản cũng
tiến hành đầu tƣ sản xuất công nghiệp hóa sản phẩm này, sau đó sản phẩm
ván lạng kỹ thuật bắt đầu có sự phát triển rất nhanh, và đƣợc thế giới biết đến
[45]. Hiện tại, ván lạng kỹ thuật đã đƣợc ngƣời tiêu dùng trên thế giới sử dụng
rất phổ biến và nhiều sản phẩm chất lƣợng cao đã xuất hiện. Tại Nhật Bản,
trên nguyên lý sản xuất ván lạng kỹ thuật đã chế tạo ra ván sàn có hoa văn và
màu sắc đặc biệt. Do có đặc điểm nổi trội về hoa văn và màu sắc, sản phẩm
9
đồ gia dùng sản xuất từ nguyên liệu này đã tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, hòa
nhã cho ngƣời sử dụng, và đƣợc coi là loại sản phẩm rất quý giá [42].
Những năm 80 của thế kỷ 20, tại các tỉnh duyên hải phía nam Trung
Quốc bắt đầu quan tâm đến ván lạng kỹ thuật, tại thời điểm đó, các công ty
chủ yếu nhập khẩu gỗ hộp dùng để lạng thành ván lạng kỹ thuật tiến hành bóc,
lạng thành ván trang sức và tiêu thụ trên thị trƣờng. Do hoa văn và màu sắc
loại sản phẩm này đa dạng, đã thu hút lƣợng rất lớn ngƣời tiêu dùng, dẫn đến
tình trạng cung không đủ cầu [41]. Đối mặt với nhu cầu rất lớn này của thị
trƣờng, các đơn vị nghiên cứu và các nhà máy Trung Quốc đã bắt đầu tự
nghiên cứu sản xuất ván lạng kỹ thuật. Do khởi điểm muộn nên công nghệ
phát triển chậm, so với công nghệ của các nƣớc phát triển còn có khoảng cách
rất lớn về công nghệ sản xuất, thiết bị, các nghiên cứu sâu. Nhƣng những năm
sau đó cũng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.
Wang Zhexin, Ding Qiusheng và các cộng sự (1991) đã tiến hành nghiên
cứu và phát triển một cách hệ thống công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ
gỗ Dƣơng nhằm thay thế sản phẩm từ gỗ quý hiếm nhƣ: Thủy khúc liễu
(Fraxinus mandschurica), Tếch,... đã tạo ra lợi ích kinh tế xã hội rõ rệt [48].
Meng Xianshu và Jiang Zheng (1995) đã tiến hành nghiên cứu thăm dò
sử dụng keo dùng trong sản xuất ván dán để làm nguyên liệu sản xuất ván
lạng kỹ thuật từ gỗ Bạch đàn, gỗ Dƣơng, gỗ Hoa. Trong báo cáo đã giới thiệu
công nghệ tẩy trắng, nhuộm màu và công nghệ xếp phôi ép hộp gỗ lạng, ngoài
ra còn tiến hành xác định tính chất của ván lạng kỹ thuật. Kết quả cho thấy,
tính năng của ván lạng kỹ thuật tạo ra cơ bản tƣơng đƣơng với sản phẩm nhập
khẩu, đã cung cấp thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển công
nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật [38].
Li Niancun, Xiang Qin và các cộng sự (2000) tiến hành nghiên cứu ván
lạng kỹ thuật chống rách hoặc ván lạng kỹ thuật tính dẻo dai (ván lạng kết
10
hợp với vải mỏng), trong thí nghiệm đã áp dụng ván lạng phun keo (keo UF
biến tính, hàm lƣợng khô 55%) dán dính với vải mỏng, lƣợng keo tráng 20-30
g/m2
, nhiệt độ ép 100o
C, thời gian ép 90s, áp lực ép 1,0 MPa. Sản phẩm ván
lạng kỹ thuật tính dẻo dai đƣợc tạo ra có độ dai lớn, tính năng dán dính và
chất lƣợng ngoại quan đáp ứng yêu cầu trang sức bề mặt, có thể áp dụng làm
nguyên liệu trong trang trí nội thất, dán cạnh thẳng, cạnh cong hoặc phủ mặt
với hình dạng đặc biệt [44].
Do đặc thù của công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật, đây là công nghệ
sản xuất áp dụng tổng hợp nhiều lĩnh vực nghiên cứu trong sản xuất sản phẩm
gỗ nhƣ: điều chế màu sắc, mô phỏng hoa văn, dán ép tạo hộp gỗ lạng, lạng
ván,... các công đoạn này lại liên quan đến các lĩnh vực khoa học nhƣ nhuộm
màu, keo dán, kỹ thuật mô phỏng bằng máy tính, máy chế biến,... dẫn đến các
công trình công bố thƣờng chỉ là những công trình trình bày về công nghệ của
một công đoạn nhất định trong quá trình sản xuất. Ví dụ nhƣ: nghiên cứu
công nghệ tạo màu sắc cho gỗ rừng trồng [40, 51, 52], giải pháp mô phỏng
vân gỗ cho sản phẩm ván lạng kỹ thuật [36, 37, 39, 47],…
Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về công nghệ sản
xuất ván lạng kỹ thuật, tuy nhiên số lƣợng rất ít.
Năm 2009, Trần Văn Chứ đã tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất
ván lạng kỹ thuật bằng các phối hợp giữa ván bóc gỗ Bồ đề và gỗ Keo tai
tƣợng (đề tài thuộc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn), kết quả cho thấy, sản phẩm ván lạng kỹ
thuật đảm bảo yêu cầu chất lƣợng cho ván trang sức bề mặt sản phẩm gỗ [2].
Các nội dung chủ yếu đề tài đã thực hiện gồm: (1) Nghiên cứu yêu cầu về
nguyên liệu gỗ trong sản xuất ván lạng kỹ thuật; (2) Nghiên cứu ảnh hƣởng
của hóa chất tẩy, nhuộm tới màu sắc, khả năng dán dính và chất lƣợng ván
mỏng; và xây dựng quy trình tẩy trắng, nhuộm màu ván mỏng làm nguyên
11
liệu cho sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề, Keo tai tƣợng; (3) Nghiên
cứu một số loại keo dán; và quy trình tổng hợp keo dán làm nguyên liệu tạo
phôi cho công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề và Keo tai tƣợng;
(4) Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý nhiệt phôi lạng; và xây
dựng quy trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề và Keo tai
tƣợng; (5) Thiết kế phân xƣởng sản xuất ván lạng kỹ thuật quy mô khoảng 5
triệu m2
/năm.
Một công trình nghiên cứu khác của Đặng Xuân Thức, Nguyễn Văn
Thiết và Vũ Mạnh Tƣờng công bố năm 2014 về vấn đề xác định thông số tạo
vân gỗ cho ván lạng kỹ thuật. Bài báo đã phân tích và đƣa ra các công thức
toán học để xác định các tham số thiết kế tạo vân gỗ cho ván lạng kỹ thuật
gồm: Bán kính cong của khuôn ép, góc lạng ván trên cơ sở các tham số đầu
vào của vân gỗ yêu cầu thiết kế [1].
Cho dù các nghiên cứu hiện tại trên thế giới đã có những kết quả nhất
định, nhƣng ở các phƣơng diện liên quan đến quá trình công nghệ, nhƣ: công
nghệ nhuộm màu, phối màu, nhận biết hoa văn, thiết kế và mô phỏng hoa văn,
keo dán chuyên dùng cho sản xuất ván lạng kỹ thuật, công nghệ lạng ván lạng
kỹ thuật đều cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm tạo ra sản phẩm
có tính thẩm mỹ, độ bền cao, ngoài ra cần ít gây tác động tới môi trƣờng và
sức khỏe ngƣời sử dụng.
1.2.1. Nghiên cứu về nhận dạng và mô phỏng hoa văn
Việc thiết kế sản phẩm ván lạng kỹ thuật chủ yếu gồm: xác định kích
thƣớc chiều dày, chiều rộng và chiều dài ván; xác định màu sắc ván mỏng để
áp dụng công nghệ nhuộm màu; thiết kế khuôn để tạo hoa văn theo yêu cầu
cho ván lạng. Các công việc này cần thông qua công việc nhận dạng và mô
phỏng hoa văn của các loại gỗ quý hiếm để làm cơ sở thiết kế khuôn ép, lựa
chọn công nghệ và nguyên liệu đầu vào.
12
Năm 2006, Ren Hong’e và cộng sự [35] đã áp dụng hàng loạt kỹ thuật
xử lý để tiến hành xử lý tách hoa văn từ ván gỗ. Cũng tại thời điểm này, Gao
Liangtao và Yu Zhiming đã áp dung phƣơng pháp toán học để xây dựng
chƣơng trình và mô hình hoa văn ván lạng kỹ thuật [55]. Trên cơ sở nhận
dạng hoa văn gỗ, Wang Han, Bai Xuebing và cộng sự [49] đƣa ra phƣơng
pháp nhận biết và phân loại hoa văn của 10 loại gỗ thông dụng bằng ma trận
không gian độ xám.
Nói chung, mục đích của việc nhận dạng hoa văn là phân tách các đƣờng
nét hoa văn của gỗ tự nhiên và xử lý để làm dữ liệu cho việc mô phỏng hoa
văn sản phẩm bằng các phần mềm máy tính. Việc nhận dạng hoa văn đã đƣợc
áp dụng khá rộng rãi trong việc nhận dạng và mô phỏng hoa văn gỗ.
1.2.2. Nghiên cứu về tạo khuôn ép và hoa văn ván lạng kỹ thuật
Thiết kế sản phẩm ván lạng kỹ thuật chủ yếu gồm: xác định quy cách sản
phẩm, xác định màu sắc cần thiết để nhuộm màu ván mỏng, thiết kế khuôn để
tạo ra hình dạng hoa văn sản phẩm yêu cầu. Tức cần thông quá nhận dạng và
mô phỏng hoa văn của các loài gỗ quý hiếm, sau đó thiết kế khuôn mẫu và
quyết định công nghệ và nguyên liệu sản xuất.
Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu sử dụng máy tính để tiến
hành thu thập thông tin và mô phỏng hoa văn gỗ tự nhiên dùng để sản xuất
ván lạng kỹ thuật.
Năm 2006, Ren Hong’e và cộng sự đã áp dụng các công cụ xử lý ảnh để
xử lý hình ảnh hoa văn gỗ tự nhiên để tạo ra đƣờng nét cơ bản cho hoa văn gỗ,
thu đƣợc các hoa văn của gỗ quý hiếm [35]. Cũng trong thời điểm này, Gao
Liangshou đã áp dụng phƣơng pháp toán học xây dựng phần mềm mô phỏng
hoa văn ván lạng kỹ thuật [55].
13
Năm 2007, Wang Han, Bai Xuebing và cộng sự đã áp dụng phƣơng pháp
độ xám của ảnh để tạo ra nét vẽ cơ bản của 10 loại gỗ thông dụng [50].
Với sự phát triển của công nghệ máy tính, vài năm trở lại đây, đã có
nhiều tác giả lợi dụng các phần mềm 3D để tiến hành mô phỏng hoa văn, mô
phỏng quá trình tạo khuôn,… [39, 46, 54].
Các nghiên cứu và tạo khuôn trong sản xuất ván lạng kỹ thuật không
nhiều, đa phần từ tham số tính toán đƣợc từ bƣớc nhận dạng vân gỗ, sau đó áp
dụng phƣơng pháp tạo khuôn trong sản xuất các vật liệu định hình thông dụng.
Qua tìm hiểu cho thấy, khuôn ép tạo hộp gỗ lạng ván lạng kỹ thuật có thể
đƣợc chế tạo bằng gỗ, thép hoặc nhựa. Khuôn gỗ thƣờng đƣợc chế tạo bằng
phƣơng pháp phay hoặc tiện từ các loại gỗ có cƣờng độ cao, đặc biệt là độ
cứng và tính ổn định. Khuôn thép và nhựa thƣờng đƣợc chế tạo bằng cách đúc
hoặc ép. Do khuôn gỗ dễ chế tạo và gia công nên hiện nay đƣợc sử dụng khá
rộng rãi. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của khuôn gỗ không cao bằng khuôn
thép hoặc nhựa. Khuôn thép tuy dễ gia công hàng loạt nhƣng gia thành cao,
khó chỉnh sửa nên hiện nay đƣợc dùng ít nhất trong 3 loại khuôn này. Khuôn
nhựa do có ƣu điểm của hai loại khuôn gỗ và khuôn thép nhƣ dễ tạo hình, dễ
gia công vì vậy ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn.
1.2.3. Nghiên cứu về tạo màu sắc cho ván mỏng
Nhằm tạo ra màu sắc đặc biệt cho gỗ trong sản xuất thƣờng sử dụng
phƣơng pháp nhuộm màu, căn cứ vào nguồn nguyên liệu và mục tiêu khác
nhau đôi khi trƣớc khi nhuộm màu cho gỗ còn cần tiến hành tẩy trắng gỗ.
Nhuộm màu không những có thể tạo ra màu sắc cho bề mặt gỗ mà còn có thể
nhuộm cho toàn bộ chiều dày của khối gỗ.
Loại chất nhuộm màu chuyên dùng cho gỗ không nhiều, hiện tại có các
loại chất nhuộm màu nhƣ: chất nhuộm màu tính acid, chất nhuộm màu trực
14
tiếp, chất nhuộm màu hoạt tính, chất nhuộm màu tính bazơ. Các loại chất
nhuộm màu này đều là những chất tan trong nƣớc, sau khi nhuộm vào gỗ có
độ bền màu cao, công nghệ đơn giản, giá rẻ.
Những năm 50 của thế kỷ 20, các nƣớc phát triển trên thế giới đã nghiên
cứu về nhuộm màu cho gỗ, trải qua nhiều năm nghiên cứu, công nghệ nhuộm
màu gỗ đã phát triển và đạt đƣợc nhiều thành quả: năm 1950, Cox R. M. và
Millary E. G. đã đề xuất công nghệ đơn giản nhuộm màu gỗ, cũng từ thập kỷ
50 Liên Xô cũ cũng bắt đầu nghiên cứu thí nghiệm nhuộm màu cho gỗ và
xuất bản những tài liệu liên quan [43]. Những năm 60 của thế kỷ 20 trở lại
đây, Nhật Bản, Trung Quốc cũng tiến hành hàng loạt các nghiên cứu về
nhuộm màu gỗ [46].
Ngày nay, nhuộm màu gỗ đã thực sự phát triển, đã có rất nhiều chủng
loại chất nhuộm màu đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn gốc khác nhau, bằng
nhiều phƣơng pháp khác nhau với nhiều công năng và màu sắc vô cùng phong
phú và đa dạng. Có loại chất nhuộm làm nổi rõ vân thớ gỗ, có loại làm mờ, có
loại cho màu xanh, co loại màu đỏ, thậm chí cả màu tím cũng có thể sử dụng...
Chất nhuộm màu tổng hợp có dạng vô cơ, hữu cơ, hay kết hợp vô cơ và hữu
cơ, có chất nhuộm tính axit, có chất nhuộm tính bazơ, có chất nhuộm tan
trong nƣớc, có loại tan trong dầu, trong cồn... và những chất nhuộm có nguồn
gốc tự nhiên đến nay vẫn còn đƣợc sử dụng.
Về công nghệ nhuộm màu ván mỏng (chỉ chung cho ván đƣợc sản xuất
bằng phƣơng pháp bóc hoặc lạng), Italy là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu sáng
chế ra công nghệ nhuộm màu ván mỏng. Tới những năm 60 của thế kỷ XIX,
Nhật Bản cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này. Cho
đến nay, trên thế giới, công nghệ nhuộm màu ván mỏng không còn là mới mẻ,
nó đã nhanh chóng lan rộng tới các nƣớc: Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc,
Indonesia, Philippin... [6].
15
Nói chung, công nghệ nhuộm màu gỗ và nhuộm màu ván mỏng tại các
nƣớc phát triển rất phát triển. Các tập đoàn, nhà máy có quy mô sản xuất lớn
nhƣ: Alpilignum (Italy), Zhangjiagang (Trung Quốc)... đã có những phòng thí
nghiệm riêng, chuyên nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện công nghệ của
mình.
Tại Việt Nam, mặc dù phƣơng pháp kỹ thuật nhuộm màu cổ truyền đã
xuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên chủ yếu là nhuộm bông vải sợi và sản phẩm
mây tre đan bằng các chất nhuộm từ thảo mộc. Nhuộm màu gỗ mới chỉ đƣợc
biết tới qua các biện pháp ngâm gỗ trong nƣớc vôi làm gỗ sẫm màu hơn. Thời
kỳ đầu, ngƣời ta ngâm với mục đích tăng độ bền cho gỗ, nhƣng sau khi ngâm
đã làm cho gỗ có màu giống nhƣ màu của một số loại gỗ quý, từ đó mục đích
ngâm cũng thay đổi dần. Tuy vậy, phƣơng pháp đó cũng chƣa đƣợc thừa nhận
là nhuộm màu gỗ bởi nó rất thụ động, chỉ tạo ra đƣợc một loại màu cho gỗ.
1.2.4. Hướng nghiên cứu cần thực hiện
Ván lạng kỹ thuật duy trì đƣợc thuộc tính tự nhiên, lại loại bỏ đƣợc các
khuyết tật của gỗ đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng mọc
nhanh.
Trong sản xuất ván lạng kỹ thuật gồm rất nhiều công đoạn nhƣ: bóc ván
mỏng, nhuộm màu ván mỏng, mô phỏng hoa văn, ép định hình, xẻ, lạng ván.
Các công đoạn này có liên quan đến các vấn đề nhƣ sử dụng keo, công nghệ
nhuộm màu, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật gia công gỗ,… Hiện nay, tuy công
nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật trên thế giới có nhiều phát triển vƣợt bậc,
nhƣng không khó có thể nhận ra, trong các công đoạn của quá trình sản xuất
đều tồn tại các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
(1) Ứng dụng kỹ thuật nhận dạng hoa văn bằng máy tính để xác định các
tham số cơ bản của vân gỗ làm cơ sở chế tạo khuôn ép định hình.
16
(2) Tìm ra hóa chất nhuộm màu thân thiện môi trƣờng hoặc giải pháp
tạo màu không sử dụng hóa chất. Sử dụng nhiều hóa chất trong công đoạn
nhuộm màu ván bóc gây tác động xấu đến môi trƣờng trong sản xuất và sử
dụng. Do đó, cần nghiên cứu áp dụng loại hóa chất nhuộm màu thân thiện
môi trƣờng hoặc công nghệ tạo màu ván bóc không sử dụng hóa chất.
(3) Phối màu bằng máy tính. Nhuộm màu là một quá trình vật lý, hóa
học phức tạp, việc phối màu bằng máy tính tuy có thể nâng cao cả về chất và
về lƣợng cho công việc phối màu, tuy nhiên việc nghiên cứu nhằm giảm thời
gian thao tác và nâng cao độ chính xác trong thực tế sản xuất cũng là một vấn
đề cần thiết.
(4) Nghiên cứu kỹ thuật lạng ván siêu mỏng. Tạo ra ván lạng kỹ thuật có
thể nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng
công nghệ với độ chính xác cao, mức độ tự động hóa cao sẽ có thể tạo ra đƣợc
ván lạng siêu mỏng, không những có lợi đối với doanh nghiệp mà còn có lợi
đối với quốc gia cũng nhƣ toàn thế giới.
(5) Nghiên cứu tạo ra loại keo giá thành thấp, chịu nƣớc, cƣờng độ dán
dính cao, ít tác động xấu tới môi trƣờng để tạo ra sản phẩm xanh đích thực.
(6) Giải quyết vấn đề công nghệ dán dính đặc biệt với ván bóc có độ ẩm
cao có thể nâng cao năng suất của máy, tiết kiệm năng lƣợng, giảm tổn thất
ván mỏng, nâng cao hiệu suất tạo ván.
(7) Nghiên cứu giảm giá thành và tăng chu kỳ sử dụng của khuôn ép
định hình.
(8) Kết hợp xử lý tạo ra các tính năng mới cho ván lạng kỹ thuật nhƣ xử
lý chống cháy, chống mốc, chịu nƣớc,…
17
1.3. Những đóng góp mới của luận án
(1) Đã đƣa ra đƣợc mối quan hệ giữa hình dạng nét cơ bản của hoa văn
trên sản phẩm ván lạng kỹ thuật với các thông số tạo khuôn ép và góc nghiêng
khi xẻ phôi lạng.
(2) Lần đầu tiên áp dụng thành công phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao để
tạo màu cho ván bóc để sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề. Từ đó có thể
tạo ván lạng kỹ thuật với nguyên liệu là gỗ rừng trồng mọc nhanh mà không
dùng hóa chất trong công đoạn tạo màu cho ván bóc.
(3) Đã xác định đƣợc thông số công nghệ ép định hình phù hợp để tạo
phôi lạng trong điều kiện phòng thí nghiệm để sản xuất ván lạng kỹ thuật từ
gỗ Bồ đề với ván bóc đƣợc tạo màu bằng công nghệ thân thiện môi trƣờng –
công nghệ xử lý nhiệt độ cao.
1.4. Ý nghĩa của luận án
(1) Ý nghĩa khoa học
Kết quả của luận án là góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học trong
nghiên cứu sản xuất ván lạng kỹ thuật, là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo
trong việc xây dựng các phần mềm ứng dụng trong sản xuất nhƣ: phần mềm
mô phỏng khuôn ép, hoa văn,...
Kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của chế độ xử lý nhiệt đến màu sắc
ván bóc sẽ là cơ sở cho việc xây dựng quy trình xử lý tự động trong xử lý tạo
màu sắc cho ván bóc bằng công nghệ xử lý nhiệt.
Qua mối quan hệ giữa thông số chế độ ép định hình với chất lƣợng dán
dính có thể tiếp tục tiến hành các nghiên cứu để xác định thông số công nghệ
ép tối ƣu trong quá trình sản xuất với quy mô công nghiệp hóa.
(2) Ý nghĩa thực tiễn
18
Việc áp dụng công nghệ xử lý nhiệt để tạo màu sắc cho ván bóc trong
quá trình sản xuất ván lạng kỹ thuật đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng do sử dụng hóa chất nhuộm màu khi sản xuất bằng công nghệ thông
thƣờng.
Ngoài ra, phần mềm mô phỏng vân gỗ từ kết quả của luận án cũng có thể
đƣợc áp dụng trong việc tính toán các thông số liên quan đến nguyên liệu
cũng nhƣ việc tạo khuôn ép theo hoa văn vân tiếp tuyến chuẩn.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình công
nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề. Sản phẩm ván lạng kỹ thuật từ
gỗ Bồ đề hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu cầu đối với ván lạng trang sức thông
thƣờng. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng và góp phần
vào công tác bảo vệ môi trƣờng.
19
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Hoa văn ván lạng kỹ thuật
2.1.1. Vân thớ và hoa văn gỗ tự nhiên
(1) Vân thớ và hoa văn gỗ
Thớ gỗ là hƣớng sắp xếp của các tế bào xếp dọc thân cây (sợi gỗ, mạch
gỗ, quản bào,…), có loại gỗ thớ nghiêng, có loại gỗ thớ thẳng.
Hoa văn gỗ là các đƣờng nét hoặc các vết đặc thù trên bất cứ bề mặt nào
của gỗ. Hoa văn gỗ do tác dụng qua lại giữa các tổ chức cấu tạo nên gỗ tạo ra
nhƣ: vòng năm, tia gỗ, mạch gỗ, tế bào mô mềm xếp dọc thân cây, u bƣớu,
mắt gỗ, cành, thớ gỗ và màu sắc,… Hoa văn gỗ trên các mặt cắt khác nhau có
hình dạng khác nhau. Với các loại gỗ khác nhau, do cấu tạo khác nhau, màu
sắc khác nhau nên có hoa văn rất khác nhau.
Hình 2.1: Hoa văn trên các mặt cắt của gỗ
X- Mặt cắt ngang; R- Mặt cắt xuyên tâm; T- Mặt cắt tiếp tuyến
(2) Phương pháp tạo hoa văn bề mặt gỗ từ gỗ tự nhiên
20
Hình dạng hoa văn gỗ rất khác nhau khi thay đổi các phƣơng pháp cắt,
chiều hƣớng cắt so với thớ gỗ. Hình dạng hoa văn của các phƣơng pháp cắt
khác nhau nhƣ các hình dƣới đây [46].
Hình 2.2: Hoa văn gỗ khi bóc quay tròn
Hình 2.3: Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng xuyên tâm
Hình 2.4: Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng tiếp tuyến
21
Hình 2.5: Hoa văn gỗ khi bóc nửa vòng
Hình 2.6: Hoa văn gỗ khi bóc trên khối gỗ xẻ xuyên tâm
2.1.2. Thiết kế hoa văn ván lạng kỹ thuật
Hoa văn ván lạng kỹ thuật có hai dạng. Dạng thứ nhất là hoa văn giống
với hoa văn gỗ các loài cây quý hiếm và có hiệu quả trang sức bề mặt một
cách tự nhiên, trong đó thƣờng có ba loại cơ bản là ván lạng kỹ thuật vân tiếp
tuyến, ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm và ván lạng kỹ thuật vân đặc biệt;
dạng thứ hai là hoa văn theo ý tƣởng thẩm mỹ của con ngƣời, thƣờng gọi là
ván lạng kỹ thuật hoa văn nghệ thuật. Sau đây sẽ giới thiệu các bƣớc cơ bản
để thiết kế một số loại hoa văn thông dụng.
(1) Thiết kế hoa văn vân xuyên tâm
HIện nay, ván lạng kỹ thuật hoa văn vân xuyên tâm khá phổ biến và
đƣợc phân thành 3 loại nhƣ hình 2.7 [39].
22
(a) (b) (c)
Hình 2.7: Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm
(a) Hoa văn dạng hai màu xen kẽ; (b) hoa văn dạng nhiều màu xen kẽ có quy
luật; (c) hoa văn dạng nhiều màu xen kẽ không quy luật
Trong các loại hoa văn trên, hoa văn dạng hai màu xen kẽ có thiết kế đơn
giản, sử dụng hai loại ván mỏng nhuộm màu khắc nhau, sắp xếp theo tỉ lệ 1 :
1 ép thành hộp gỗ lạng. Loại ván này dùng trong trang sức bề mặt tạo ra đƣợc
hiệu quả trang sức theo quy luật, thống nhất. Loại hoa văn nhiều màu xen kẽ
có quy luật chế tạo bằng cách ép các lớp ván có màu sắc đậm, nhạt xen kẽ
thay đổi theo chu kỳ tạo ra hoa văn có màu sắc và đƣờng nét thay đổi một
cách tiệm biến. Loại hoa văn này khi trang sức bề mặt có thể tạo ra đƣợc hiệu
quả trang sức mang tính thay đổi nhƣng thống nhất. Loại hoa văn nhiều màu
xen kẽ không quy luật đƣợc chế tạo bằng cách ép các lớp ván có màu sắc
khác nhau không theo quy luật tạo ra. Loại hoa văn này khi trang sức bề mặt
có thể tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức khá tự nhiên.
(2) Thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến
Hoa văn vân tiếp tuyến của gỗ tự nhiên đƣợc tạo ra bằng cách lạng ván
theo phƣơng tiếp xúc với vòng năm của gỗ. Hoa văn loại này trong sản xuất
ván lạng kỹ thuật thƣờng đƣợc tạo ra bằng cách ép các lớp ván mỏng có màu
sắc khác nhau bằng khuôn ép có biên dạng cong.
23
Quá trình tạo ra hoa văn hoa văn tiếp tuyến đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ hình
2.8 [39].
Hình 2.8: Quy trình thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến
Bƣớc 1: Thiết kế cung tròn có bán kính R
Bƣớc 2: Từ biên dạng cong của cung tròn vẽ thành khối có độ dày và
chiều sài nhất định, độ dày này chính là chiều dày của ván mỏng
Bƣớc 3: Gán màu cho khối cong mới vẽ sau đó xếp thành nhiều lớp (đây
chính là hình dạng hộp gỗ lạng sau khi ép)
Bƣớc 4: Cắt khối vừa tạo ra theo phƣơng song song với chiều dài khối và
nghiêng một góc nhất định sẽ tạo ra hoa văn vân tiếp tuyến.
Hoa văn thu đƣợc từ các bƣớc trên phụ thuộc rất lớn vào phƣơng thức
cắt và bán kính cung tròn cũng nhƣ chiều dày của lớp màu (lớp ván mỏng).
Với bán kính cung tròn khác nhau sẽ đƣợc các hình dạng khác nhau khi các
thông số còn lại không đổi (hình 2.9).
24
(a) (b) (c)
Hình 2.9. Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến
với bán kính cong khác nhau
Ngoài hình dạng vân tiếp tuyến có quy tắc nhƣ trên, có thể thay đổi hình
dạng của các cung tròn tạo độ cong cho lớp ván mỏng để thu đƣợc hoa văn
vân tiếp tuyến với hình dạng khác nhau (hình 2.10) [39].
(a) (b) (c)
Hình 2.10: Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến khác
25
3) Thiết kế hoa văn hoa văn tự nhiên đặc biệt
Một số loại hoa văn từ gỗ tự nhiên tại các vị trí nhƣ cành cây, gốc cây,
mắt gỗ đều có thể thể hiện trên mặt cắt tiếp tuyến của gỗ. Nguyên nhân chủ
yếu là do các tổ chức cấu tạo nên gỗ tại các vị trí đó đƣợc sắp xếp không theo
quy luật nhƣ ở phần gỗ thông thƣờng tạo ra. Trong sản xuất ván lạng kỹ thuật,
những loại ván có vân thớ dạng này thƣờng tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức có
tính thẩm mỹ cao, tự nhiên, tính không gian cao… Trong phần này chỉ giới
thiệu về cách thức thiết kế khuôn tạo hoa văn hình dạng gốc cây.
Bề mặt gốc cây khi xẻ thƣờng có hoa văn không theo quy tắc, loại hình
hoa văn này thƣờng dùng các loại ván mỏng xếp với nhau trên khuôn ép có bề
mặt cong không theo quy luật. Các điểm trên bề mặt khuôn ép đƣợc điều
chỉnh ở các tọa độ tùy ý, ngẫu nhiên, không theo quy luật của hàm số nào.
Trong quá trình thiết kế, để xem trƣớc hình dạng hoa văn ván lạng kỹ thuật
thƣờng mô phỏng khuôn cũng nhƣ quá trình lạng ván ngay trên máy tính, để
quyết định các thông số chế tạo khuôn ép. Hình dạng bề mặt của khuôn ép tạo
hoa văn vân bề mặt gốc cây nhƣ hình 2.11.
Hình 2.11: Bề mặt khuôn tạo hoa văn hình gốc cây
26
Sau khi tạo đƣợc khuôn ép có bề mặt nhƣ hình trên, tiến hành xếp ván
mỏng có chiều dày và màu sắc khác nhau xen kẽ ép thành hộp gỗ lạng sẽ tạo
ra đƣợc hoa văn nhƣ hình 2.12.
(a) (b) (c)
Hình 2.12: Hoa văn hình gốc cây theo lý thuyết
(4) Thiết kế hoa văn nghệ thuật
Các loại hoa văn hoa văn tự nhiên giới thiệu ở trên chủ yếu đƣợc tạo ra
bằng các xếp ván mỏng có màu sắc khác nhau theo hình thức so le một lần rồi
ép bằng khuôn ép có hình dạng nhất định. Đối với các loại hoa văn nghệ thuật
thƣờng phải qua ép, lạng từ 2 lần trở lên mới có thể tạo ra đƣợc hoa văn theo
yêu cầu. Một số hình dạng hoa văn nghệ thuật xem hình 2.13 [54].
Hình 2.13: Hoa văn nghệ thuật
27
2.2. Tạo màu ván mỏng bằng phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao
Công nghệ xử lý nhiệt có thể cải thiện đƣợc một số tính chất của gỗ, hiện
tại đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
Từ những năm 1915, trong báo cáo của Tiemann [34] đã chỉ ra, gỗ sau
khi sấy ở nhiệt độ 150o
C trong thời gian 4h, tính hút ẩm giảm 10-25%, nhƣng
cƣờng độ của gỗ cũng có sự giảm sút. Năm 1937, trong báo cáo của Stamm
và Hansen [30] thể hiện, xử lý nhiệt trong điều kiện có các loại chất khí bảo
vệ, độ ẩm bão hòa của gỗ, tỉ lệ co rút, dãn nở của gỗ đều giảm xuống.
Năm 1945, Seborg và các cộng sự [28] đã phát minh ra một loại sản
phẩm gỗ với tên gọi là Staypack. Năm 1946, báo cáo của Stamn và đồng
nghiệp [29] biểu thị, xử lý nhiệt có thể nâng cao tính ổn định kích thƣớc của
gỗ mà không cần phải tiến hành nén, công nghệ này có tên gọi là Staybwood.
Nhƣng những sản phẩm của các công nghệ nêu trên không thành công khi
đƣa ra thị trƣờng. Nguyên nhân có thể do thời điểm đó trên thị trƣờng vẫn tồn
tại nhiều loại gỗ có chất lƣợng cao. Tuy thế, công nghệ xử lý nhiệt gỗ không
bị lãng quên, mà các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục tiến hành các
nghiên cứu về lĩnh vực này [11, 13, 15, 17, 20, 21, 26, 27].
Những năm trở lại đây, xử lý nhiệt gỗ nhờ tính chất đặc biệt và tính thân
thiện với môi trƣờng của nó đã ngày càng đƣợc chú ý và đã đƣợc ứng dụng
sâu rộng. Công nghệ xử lý nhiệt không có ảnh hƣởng xấu đến khả năng dán
dính cũng nhƣ khả năng trang sức, trừ một vài chỉ tiêu cơ học của gỗ bị giảm,
tính ổn định kích thƣớc, tính chống ẩm, độ bền đƣợc nâng cao rõ rệt [33]. Căn
cứ báo cáo của Boonstra [8], lĩnh vực nghiên cứu xử lý nhiệt gỗ lại đƣợc bắt
đầu là do các loại gỗ chất lƣợng cao ngày càng ít, nhằm bổ sung cho nhu cầu
ngày càng tăng về vật liệu xây dựng, giảm sự phá hoại đối với rừng tự nhiên
và giảm việc sử dụng chất xử lý gỗ độc hại, thì việc đi sâu vào nghiên cứu
công nghệ xử lý nhiệt gỗ là vô cùng cần thiết.
28
Theo một số tài liệu nghiên cứu, xử lý nhiệt cho gỗ trong khoảng 160-
260o
C, trong môi trƣờng có vật chất bảo hộ nhƣ hơi nƣớc, khí trơ, không khí
ít ô xy… [16], thông qua giảm thiểu số lƣợng nhóm –OH trong tổ phần của gỗ,
đã giảm khả năng hút ẩm và nội ứng lực của gỗ, từ đo nâng cao tính ổn định
kích thƣớc của gỗ [12, 19, 24]; đồng thời trong quá trình xử lý nhiệt, tổ phần
của gỗ phát sinh hàng loạt các phản ứng hóa học phức tạp, làm biến đổi một
số thành phần của gỗ, giảm chất dinh dƣỡng cho sự sinh tồn của nấm và côn
trùng hại gỗ, ngăn cản sự sinh trƣởng và phát triển của nấm và côn trùng hại
gỗ qua việc cắt đứt chuỗi thức ăn, vì vậy có thể nâng cao khả năng chống vi
sinh vật phá hoại [9, 19, 23]. Phƣơng pháp này chỉ sử dụng tác nhân vật lý, so
với các phƣơng pháp dùng tác nhân hóa học khác, vấn đề ô nhiễm trong quá
trình sản xuất bằng công nghệ xử lý nhiệt ít, công nghệ xử lý đơn giản, hơn
nữa trong quá trình sử dụng hiệu quả bảo quản của gỗ xử lý nhiệt không bị
suy giảm do hóa chất bị rửa trôi hay bay hơi, cũng không làm hại đến sức
khỏe của con ngƣời.
Gỗ sau khi đƣợc xử lý với nhiệt độ cao màu sắc thƣờng trở nên sẫm hơn,
và dần chuyển sang màu sắc tƣơng tự với màu của các loài gỗ quý [10, 14].
Nghiên cứu thể hiện, chất chiết xuất trong gỗ bị di chuyển ra bề mặt gỗ sau
khi xử lý nhiệt hoặc bị thoát ra không khí, dẫn đến màu sắc gỗ sau xử lý nhiệt
thƣờng sẫm hơn. Tuy nhiên, màu sắc gỗ xử lý nhiệt chủ yếu là do các hợp
chất có phân tử lƣợng thấp tạo thành từ sự phân giải của hợp chất cao phân tử
trong gỗ [32].
Màu sắc gỗ xử lý nhiệt có sự khác biệt phụ thuộc vào loài gỗ, công nghệ
xử lý. Mức độ thay đổi màu sắc của gỗ phụ thuộc vào chế độ xử lý [7, 18, 31].
Màu sắc gỗ sẫm hơn khi tăng nhiệt độ xử lý và kéo dài thời gian xử lý [25].
Vì vậy, có thể lợi dụng mối quan hệ giữa sự biến đổi màu sắc của gỗ với các
tham số của quá trình xử lý (nhiệt độ, thời gian) làm cơ sở lựa chọn công
nghệ để xử lý sao cho có thể đạt đƣợc gỗ có màu sắc theo yêu cầu.
29
2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng phôi lạng và ván lạng kỹ thuật
2.3.1. Các nhân tố liên quan đến vật dán khi sản xuất ván lạng kỹ thuật
Tính năng dán dính của keo tốt hay xấu, ngoài tuân theo nguyên lý dán
dính thông thƣờng, còn chịu ảnh hƣởng bởi đặc tính của gỗ. Nhân tố ảnh
hƣởng đến tính năng dán của gỗ ngoài các đặc điểm vốn có, còn có các nhân
tố tạo ra trong quá trình gia công. Nhóm nhân tố trƣớc bao gồm khối lƣợng
thể tích, loài gỗ, tính thấm ƣớt, chất chiết xuất…, nhóm sau bao gồm độ ẩm,
độ thô bề mặt của gỗ.
a. Khối lượng thể tích
Đối với loại kết cấu dán gỗ - keo - gỗ, để có đƣợc mối dán tốt, cƣờng độ
dán của nó là cƣờng độ của độ của lớp keo dán cùng với cƣờng độ mặt tiếp
xúc của lớp keo dán và gỗ bằng hoặc lớn hơn cƣờng độ của bản thân gỗ, hệ
thống dán này, khi bị phá hủy, mối dán phải xảy ra ở phần gỗ. Cƣờng độ chịu
lực của gỗ thƣờng có quan hệ gần nhƣ tuyến tính với khối lƣợng thể tích của
nó. Vì chỉ tiêu đánh giá tính năng dán của hệ thống kết hợp dán tốt xấu là
cƣờng độ dán, cho nên gỗ có khối lƣợng thể tích lớn cƣờng độ dán của nó
đƣơng nhiên có thể lớn. Xu hƣớng này biểu hiện rõ rệt đặc biệt là đối với
cƣờng độ dán trạng thái bình thƣờng. Ngoài ra, từ tình trạng phá hủy của lớp
dán càng có thể nói rõ hơn vể quy luật này.
Thông thƣờng gỗ có khối lƣợng thể tích thấp cƣờng độ dán của nó thấp,
thƣờng dùng tỷ lệ phá hủy gỗ làm tiêu chuẩn đánh giá dán của nó tốt xấu, nếu
tỷ lệ phá hủy gỗ cao, có thể cho rằng mối dán có chất lƣợng tốt; ngƣợc lại gỗ
có khối lƣợng thể tích cao có thể xuất hiện xu hƣớng tỷ lệ phá hủy gỗ thấp,
nếu cƣờng độ dán rất lớn, cũng cho rằng mối dán tốt. Cƣờng độ dán gỗ có
khối lƣợng thể tích cao tuy rất cao, nhƣng đồng thời do thay đổi độ ẩm mà
ứng suất xảy ra cũng vô cùng lớn, lực đa tụ bên trong của bản thân keo yêu
cầu cũng cao.
30
Khi dùng một loại keo nhất định, gỗ có khối lƣợng thể tích cao độ bền
dán dính của nó lại kém gỗ có khối lƣợng thể tích thấp vì thế cần căn cứ tính
chất cơ học của gỗ để chọn loại keo. Gỗ của loài cây khác nhau cƣờng độ dán
của nó, mức độ dán khó dễ và độ bền dán ở mức độ nào đó chịu ảnh hƣởng
của tính chất vật lý, hóa học và cấu tạo của gỗ.
b. Tính thấm ướt
Để hình thành mối dán tốt, trƣớc tiên yêu cầu phân tử keo dán và phân tử
vật bị dán (gỗ) tiếp xúc đầy đủ. Để làm điều này, thƣờng yêu cầu loại bỏ thể
khí không khí hoặc hơi nƣớc ở bề mặt thể bị dán, làm cho dung dịch keo tiếp
xúc với gỗ. Tức mặt tiếp xúc khí - rắn chuyển thành mặt tiếp xúc lỏng - rắn,
loại hiện tƣợng này gọi là thấm ƣớt, năng lƣợng thấm ƣớt của nó gọi là tính
thấm ƣớt. Khi nhỏ giọt chất lỏng keo dán lên bề mặt thể rắn, do thể lỏng và
thể rắn có lực tác dụng qua lại khác nhau, mức độ khuếch tán của thể lỏng
trên bề mặt thể rắn cũng khác nhau. Lực tác dụng qua lại này càng lớn, khả
năng thấm ƣớt càng tốt. Góc tiếp xúc ( ) tạo thành giữa đƣờng tiếp tuyến của
giọt chất lỏng và bề mặt vật thể rắn là chỉ tiêu đánh giá tính thấm ƣớt của vật
dán.
Thông thƣờng tính thấm ƣớt của vật dán kém, độ bền mối dán tạo thành
sẽ không cao. Một số loài gỗ có khối lƣợng thể tích cao, chứa lƣợng lớn chất
chiết xuất, tính thấm ƣớt kém, dễ dẫn đến cản trở khả năng dán dính. Dùng
nƣớc lạnh, dung dịch bagơ hoặc etanol… xử lý chiết xuất, xử lý phóng điện,
thì có thể cải thiện tính năng dán dính của gỗ.
c. Độ ẩm
Nhƣ ta đã biết, độ ẩm của ván mỏng là một trong những yếu tố rất quan
trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình ép phôi tạo ván. Độ ẩm ván mỏng
không những có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình dàn trải keo dán lên trên bề
31
mặt ván, mà nó còn có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các chế độ công nghệ ép,
cũng nhƣ ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm tạo thành. Ván mỏng sau khi
bóc thƣờng có độ ẩm rất cao, thông thƣờng cần phải tiến hành quá trình sấy
ván để làm giảm độ ẩm của ván xuống đến khoảng 10-20% để phù hợp với
quá trình sử dụng nó sau này. Trong quá trình ép phôi ván lạng, nếu độ ẩm
của ván mỏng quá thấp, sẽ làm cho quá trình dàn trải keo dán không đồng đều,
từ đó dễ tạo thành các khuyết tật về keo dán khi ép ván, gây ảnh hƣởng đến
chất lƣợng của ván phôi tạo thành. Ngƣợc lại nếu nhƣ độ ẩm của ván mỏng
quá cao, làm cho khâu dự trữ ván mỏng khó khăn, ván dễ mốc, khi ép ván gây
khó khăn cho quá trình keo đóng rắn cũng nhƣ có thể làm ảnh hƣởng đến chất
lƣợng liên kết giữa keo và gỗ. Khi tẩy trắng và nhuộm màu gỗ, độ ẩm cũng có
những ảnh hƣởng nhất định, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho
các quá trình trên, vì vậy trong công nghệ sản xuất ván kỹ thuật, ngƣời ta
thƣờng phải khống chế tốt phạm vi của độ ẩm để đảm bảo nó không ảnh
hƣởng đến các yếu tố công nghệ sản xuất, từ đó làm tăng chất lƣợng của sản
phẩm tạo thành.
Xuất phát từ góc độ của tính hấp phụ lựa chọn, khi dán gỗ độ ẩm của nó
cần đảm bảo trong phạm vi thích hợp. Nếu độ ẩm của vật bị dán quá cao, keo
dán sau khi đƣa lên bị pha loãng, độ nhớt giảm, thấm vào trong gỗ quá nhiều
gây ra thiếu keo, dẫn đến keo đóng rắn chậm. Độ ẩm thích hợp khi dán gỗ phụ
thuộc vào loại keo, tính năng, điều kiện dán…, bình thƣờng từ 7 - 15%. Dƣới
đây là độ ẩm thích hợp nhất để dán của một số loại keo, keo đậu nành: 5 - 8%
(ép nguội), 5% (ép nhiệt); keo albumin sữa: 5%, 7 - 15% (gỗ ép lớp); keo
PVAc: 5%; keo PU: 6 – 12%; keo nhựa PE đóng rắn nhiệt độ thƣờng: 6 - 12%;
keo nhựa PF tính nhiệt rắn: 4 - 7% (gỗ khối lƣợng thể tích cao), 3-5% (gỗ
khối lƣợng thể tích thấp).
32
Tấm lõi của ván thƣờng dày, hơn nữa keo đều tráng lên tấm lõi, vì thế độ
ẩm của tấm lõi ảnh hƣởng vô cùng lớn đối với dán, để có đƣợc mối dán tốt,
khống chế độ ẩm của tấm lõi vô cùng quan trọng. Nếu độ ẩm của tấm lõi quá
cao, có thể gây ra cƣờng độ dán ở phần trung tâm thấp, nguyên nhân là khi ép
nhiệt hơi nƣớc chuyển dịch ở nơi độ ẩm cao, nhiệt độ lớp keo dán khó tăng
lên, cộng với ảnh hƣởng của nƣớc dẫn đến keo đóng rắn chậm gây ra. Độ ẩm
của ván mỏng quá cao rất dễ gây ra thiếu keo, sau khi ép ván cong và nứt, khi
ép nhiệt còn dễ gây ra hiện tƣợng nổ ván.
Dán ván lạng mỏng 0,3 mm, khi sản xuất ván nhân tạo dán đoạn gỗ ngắn
cắt đầu đều có độ ẩm cao. Loại trƣớc phải sử dụng độ nhớt cao và dùng keo
SBR dạng sữa hoặc keo nhựa UF tính tan trong nƣớc biến tính bằng PVAc,
loại sau sử dụng keo nhựa PU có thể xảy ra phản ứng hóa học với nƣớc trong
gỗ mà tạo thành mạng đan xen, đóng rắn. Khi xem xét dán gỗ thực tế, trƣớc
tiên sấy gỗ sau đó ở trạng thái độ ẩm thích hợp tiến hành dán là vô cùng quan
trọng.
Độ ẩm của chế phẩm dán keo cần khớp với độ ẩm thăng bằng của môi
trƣờng sử dụng của nó. Cố gắng hạn chế làm tăng ứng suất lớp keo do độ ẩm
thay đổi.
d. Chiều thớ gỗ của mặt dán
Gỗ là vật liệu tính chất các chiều khác nhau, do chiều thớ của nó khác
nhau, tính chất vật lý và tính chất cơ học của nó nhƣ co rút, trƣơng nở…
chênh lệch tƣơng đối lớn. Độ bền mối dán chịu ảnh hƣởng của tổ hợp chiều
thớ bề mặt gỗ bị dán. Khi dán mặt cắt ngang, do keo thấm vào bên trong các
ống mạch lớn, để không xảy ra hiện tƣợng thiếu keo, cần tráng keo hai mặt
cắt ngang của gỗ bị dán.
33
Thông thƣờng khi dán chiều thớ song song với nhau, cƣờng độ dán lớn
nhất, khi dán sợi vuông góc với nhau lực dán của nó nhỏ nhất. lực dán giữa
các mặt khác nhau có quy luật nhƣ sau: Mặt xuyên tâm // mặt xuyên tâm >
Mặt xuyên tâm + mặt tiếp tuyến > mặt tiếp tuyến // mặt tiếp tuyến >> giữa các
mặt đầu > mặt đầu + mặt xuyên tâm mặt đầu + mặt tiếp tuyến, giữa các mặt
xuyên tâm hoặc giữa các mặt tiếp tuyến nếu làm cho chiều thớ của chúng dán
vuông góc với nhau, cƣờng độ dán càng thấp.
e. Độ nhấp nhô bề mặt và độ chính xác gia công
Quan hệ giữa độ nhấp nhô bề mặt gỗ bị dán và tính năng dán chịu ảnh
hƣởng của chủng loại gỗ bị dán, tính dẻo của keo, lƣợng keo đƣa lên, áp suất
ép, nhiệt độ ép nhiệt và chủng loại keo… trên thực tế bề mặt đã qua bào nhẵn
sạch hoặc bề mặt đã qua đánh nhẵn có thể thu đƣợc hiệu quả dán dính tốt. Bề
mặt của vật bị dán càng nhẵn, phẳng lƣợng keo đƣa lên càng ít, cho dù dƣới
tác dụng của lực ép thấp cũng dễ có đƣợc mối dán tốt, thông thƣờng qua gia
công bào là đủ.
Bề mặt gỗ nếu không nhẵn phải tăng lƣợng keo tráng, tăng lực ép, còn
phải sử dụng chất điền đầy phù hợp mới có thể thu đƣợc hiệu quả dán đáp
ứng yêu cầu. Đối với bề mặt bào, vì tổ chức của gỗ không tổn hại quá mức
ruột tế bào mạch gỗ hoặc quản bào có trạng thái mở sau khi keo thấm vào dễ
hình thành đinh keo có hiệu quả, nếu nhƣ bỏ qua độ xốp do cấu tạo gỗ thì bề
mặt gần nhƣ phằng vì thế có thể hình thành lớp keo đồng nhất. Bề mặt đánh
nhẵn bằng giấy nhám, các tổ chức của gỗ bị biến đổi nhiều nên khi ép dùng
lực ép thấp khó hình thành đinh keo, cƣờng độ dán thấp khi tăng áp suất ép có
thể thúc đẩy keo thẩm thấu, cƣờng độ dán tăng lên.
Khi dán vật liệu trang sức bề mặt nhƣ ván dán lên vật liệu khung tấm, độ
chính xác gia công trên chiều dày của nó vô cùng quan trọng, dùng loại keo
dán kiểu dán phủ bình thƣờng dịch chuyển vị trí của nó có thể đến 0,2 mm
34
nếu yêu cầu chiều dày lớp keo vƣợt quá chiều dày trên thì cần dùng keo dán
trèn lấp khe hở.
f. Chất chiết xuất
Trong gỗ khó dán tồn tại thành phần đặc biệt cấu thành thành phần phụ
trợ của gỗ cản trở dán, trong đó chất chiết xuất là nhân tố gây trở ngại chủ yếu.
những thành phần này ảnh hƣởng thấm ƣớt của keo dán hoặc ngăn cản đóng
rắn của keo gây khó khăn cho dán ở tình huống bình thƣờng gỗ có hàm lƣợng
chất chiết xuất cao thấm ƣớt không tốt dẫn đến dán không tốt nếu dùng
phƣơng pháp vật lý nhƣ đánh nhẵn… hoặc tiến hành xử lý trƣớc bằng hóa
chất, tạm thời loại bỏ các thành phần này, tính năng dán có thể đƣợc cải thiện.
Gỗ cao su sau khi sấy ở bề mặt của nó có nhiều chất chiết xuất thấm ra,
các chất chiết xuất này cản trở thấm ƣớt của keo, làm cho tính năng dán xấu
đi rõ rệt. Tóm tắt nguyên nhân khó dán có 3 loại sau đây: thành phần đặc biệt
của chất chiết xuất ngăn cản thấm ƣớt; thành phần đặc biệt của chất chiết xuất
làm cho keo đóng rắn không tốt; keo thẩm thấu quá mức, năng lực thẩm thấu
của nƣợc ngƣợc lại giảm rõ rệt. các nguyên nhân này phân biệt đối ứng với
hiện tƣợng mặt dán sau đây: lớp mặt tiếp xúc giữa lớp keo dán và gỗ bị phá
hủy; đa tụ bên trong của lớp keo bị phá hủy; thiếu keo.
g. Khuyết tật và đặc điểm sinh trưởng của gỗ
Khuyết tật của bản thân gỗ rõ ràng ảnh hƣởng đến tính năng dán của nó.
Khuyết tật nói ở đây không phải là khuyết tật sinh ra trong quá trình gia công,
mà là khuyết tật sinh ra trong quá trình sinh trƣởng của gỗ, tức là khuyết tật tự
nhiên, khuyết tật mắt… thƣờng làm cho cƣờng độ dán giảm xuống, tuy nhiên,
nhƣ gỗ ứng suất của cây lá kim, vì cƣờng độ nén của nó lớn, cũng có tình
trƣờng hợp làm cho cƣờng độ dán của nó tăng lên.
35
Tỷ lệ co rút chiều dọc gỗ có ứng suất trong quá trình sinh trƣởng lớn, lực
dán của nó ngƣợc lại không nhƣ gỗ bình thƣờng. Gỗ có ứng suất sinh trƣởng
nếu dùng cùng với gỗ bình thƣờng, có thể dẫn đến vênh, biến dạng và nứt.
Vân thớ xoắn hoặc vân thớ đan xen bề mặt của nó nếu dùng bào, bào nhẵn
sạch, không gây ảnh hƣởng đối với dán, những loại gỗ này khó gia công, bề
mặt gia công thƣờng nhấp nhô, kết quả dẫn đến tính năng dán giảm. Hơn nữa
có loại gỗ vân thớ này không chỉ lực dán giảm còn dễ gây ra khuyết tật về kết
cấu.
Ngoài ra, gỗ lõi ở chừng mực nào đó chứa nhựa và chất chiết xuất, so
với gỗ dác cƣờng độ dán của nó không tốt.
Gỗ có mật độ vòng năm lớn khối lƣợng dung tích cũng lớn, vì thế cƣờng
độ dán của nó cũng lớn. Tính năng dán của gỗ muộn và gỗ sớm của gỗ lá kim
cũng không giống nhau.
h. Bẩn và các vấn đề khác của mặt bị dán
Bẩn của mặt bị dán ảnh hƣởng rất lớn đối với tính năng dán. Mặt gỗ bị
bẩn trƣớc tiên cản trở thấm ƣớt của keo dán, làm cho dán không thể tiến hành
thuận lợi. bề mặt vật bị dán sau khi cắt gọt hoặc đánh nhẵn để thời gian dài,
có thể dẫn đến tính năng dán giảm. nguyên nhân của nó là nhựa hoặc chất
chiết xuất cản chở dán thấm ra bề mặt, bị tác động của ánh sáng… làm cho bề
mặt bị trơ đi. Có thể đánh nhẵn lại, cắt gọt lại để cải thiện mặt bị dán. Dán ván
dán với gỗ nguyên hoặc vật liệu khác, tức dán vật liệu khác loại, dùng xử lý
đánh nhẵn có hiệu quả.nó khác với xử lý trƣớc dán của bề mặt kim loại,
không phải là cho nó cực tính, mà là loại bỏ chất bẩn của bề mặt gỗ đặc biệt là
ván dán, cần chú ý về bề mặt ép nhiệt của có bị chất chống dính… làm bẩn,
cho nên khi gia công lần 2 trang sức bề mặt, dán mặt… cần đặc biệt chú ý.
36
Khi dùng dung môi lau bề mặt, đối với vật liệu nhiều lỗ cần chú ý đo
tiềm nhiệt bốc hơi dung môi dƣ thừa mà dẫn đến nƣớc liên kết. bề mặt kim
loại, bề mặt chất dẻo bốc hơi của dung môi kèm theo liên kết của nƣớc,
thƣờng thƣờng có thể gây ra dán không tốt. ngoài ra đối với tính năng bề
mặt còn có vấn đề cứng hóa bề mặt. nó là biến chất bề mặt gỗ gây ra khi
sấy quá mức ván mỏng hoặc gỗ, màu sắc mặt gỗ sẫm lại, đặc biệt là tính
thấm ƣớt xấu đi.
Ván sau khi sấy rất ít trực tiếp dán keo còn ván dán thì ván mỏng sau khi
sấy trực tiếp, tiến hành dán cho nên cần chú ý. Đặc biệt đối keo nhựa PF, có
loại yêu cầu độ ẩm ván mỏng nhỏ hơn 3%, tính nguy hiểm của tính thấm ƣớt
xấu đi của nó càng lớn. pH của bề mặt gỗ phần nhiều có tính axit, tính axit
yếu. Freeman tiến hành nghiên cứu với một số loài cây của Mỹ kết quả cho
thấy, gỗ có khối lƣợng thể tích trên 0,8 g/cm3
, so sánh với nhân tố thấm ƣớt
tuy pH có ảnh hƣởng đối với tính năng dán nhƣng thƣờng chỉ là ảnh hƣởng ở
mức độ khác nhau đối với ngƣng keo hoặc thời gian đóng rắn, còn đối với
tính năng dán hầu nhƣ không ảnh hƣởng.
2.3.2. Các nhân tố liên quan đến keo dán
Trong công nghệ dán ép tạo phôi hộp gỗ lạng kỹ thuật thì keo dán đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Keo dán không những đóng vai trò trong việc
hình thành liên kết giữa các tấm ván bóc để tạo thành hộp gỗ, mà nó còn có
vai trò quyết định đến tính khó, dễ của quá trình lạng ván. Một trong những
yêu cầu quan trọng của keo dán dùng trong sản xuất hộp gỗ lạng là keo sau
khi đóng rắn vẫn phải có đƣợc độ mềm dẻo nhất định, nếu keo dán sau khi
đóng rắn mà quá cứng thì sẽ làm cho quá trình lạng ván rất khó khăn, có thể
làm cho ván mỏng khi lạng bị rách. Vì vậy, keo dán sử dụng trong sản xuất
hộp gỗ lạng thƣờng là những loại keo đóng rắn ở điều kiện nhiệt độ thƣờng,
nếu là keo UF thì chúng thƣờng đƣợc biến tính để làm tăng tính dẻo của keo.
37
Trƣớc tiên cần căn cứ vật liệu bị dán, công dụng, môi trƣờng sử dụng để
chọn keo. Rất nhiều tính huống phải tiến hành pha chế keo. Vì thế, để có đƣợc
kết quả dán tốt, dung dịch keo pha chế hoặc lớp keo đã đóng rắn cần có điều
kiện sau đây:
- Dung dịch keo (dung dịch sau khi pha chế) có thể thấm ƣớt tốt bề mặt
bị dán, phần tử keo và điểm hoạt tính bề mặt vật liệu bị dán hình thành bám
dính hiệu quả đặc biệt, đối với gỗ loại vật liệu nhiều lỗ do keo thấm ƣớt bên
trong khe hở của nó, không chỉ cần hành thành bám dính hiệu quả đặc biệt,
mà phải phát huy tác dụng đinh keo kết hợp cơ giới của nó. Vì thế, yêu cầu
keo cần có tính lƣu động phù hợp và cực tính tƣơng ứng với bề mặt bị dán,
hơn nữa tính uốn cong của liên kết phần tử lớn, dễ tiếp cận điểm hoạt tính của
bề mặt bị dán.
- Khi hình thành lớp dán, tuy phải làm cho keo trạng thái lƣu động đóng
rắn tăng lực đa tụ bên trong của nó, nhƣng cần làm cho co rút của nó trong
quá trình từ ngƣng keo đến hoàn toàn đóng rắn nhỏ nhất.
- Sau khi keo hoàn toàn đóng rắn, do co rút, trƣơng nở tự do của lớp keo
bị hạn chế mà gây ra ứng suất. hy vọng lớp keo có thể làm cho ứng suất này
đƣợc hòa hoãn, có năng lực thích ứng tính chất này. Thí dụ keo nhựa tính
nhiệt dẻo do tác dụng lỏng lẻo cửa ứng suất làm cho khi đóng rắn ứng suất
gây ra đƣợc loại bỏ, nhƣng đồng thời tính chống biến dạng của nó không tốt
lại thành nhƣợc điểm của nó. Ngƣợc lại trong keo nhựa tính nhiệt vẫn có ứng
suất sót lại, một bộ phận cƣờng độ dán vốn có bị mất đi.
- Đối ứng với điều kiện môi trƣờng, tính năng dán cần giữ đƣợc lâu dài.
Nhựa chủ thể cấu thành keo hầu nhƣ đều là vật liệu cao phân tử, tính chất cơ
học, đặc trƣng tính đàn hồi dẻo của nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và
nƣớc, vì thế phải xem xét quan hệ của nó với điều kiện sử dụng.
38
a. Phân tử lượng và phân bố của nó
Phân tử lƣợng của chất đa tụ và phân bố của nó có ảnh hƣởng tƣơng đối
lớn với tính năng dán. Khi phân tử lƣợng nhỏ, có điểm nóng chảy tƣơng đối
thấp, độ nhớt tƣơng đối nhỏ, tính năng dán tốt, nhƣng năng lƣợng đa tụ bên
trong thấp, cƣờng độ đa tụ bên trong dán thu đƣợc không cao; khi phân tử
lƣợng chất đa tụ tƣơng đối lớn, khó hòa tan, điểm nóng chảy cao, độ nhớt
tƣơng đối lớn, tính năng dán tƣơng đối kém. Song cƣờng độ đa tu bên trong
tƣơng đối lớn, có thể thu đƣợc cƣờng độ đa tụ bên trong mối dán tƣơng đối
cao.
Thƣờng chất đa tụ keo dán dùng có phạm vi phân tử lƣợng hoặc độ đa tụ
tƣơng ứng, keo dán mới có thể có tính năng dán tốt và cƣờng độ đa tụ bên
trong dán tƣơng đối cao. Khi tiến hành chọn vật liệu gốc của keo và thiết kế
phân tử cần khống chế phân tử lƣợng của chất đa tụ. thƣờng trong phạm vi
phân tử lƣợng phù hợp, khi phân tử lƣợng thấp cƣờng độ dán tƣơng đối cao.
Ảnh hƣởng của phân tử lƣợng chất đa tụ (độ đa tụ) đối với lực đa tụ bên
trong có thể dùng biểu thức sau:
nP
K
Trong đó:
- Khi độ đa tụ là nP cƣờng độ chống trƣơng nở của chất đa tụ;
- Cƣờng độ chống trƣơng nở khi độ đa tụ vô hạn;
K- Hằng số liên quan đến đặc tính chất đa tụ;
nP - số trung bình độ đa tụ.
Dùng Nitrocellulose làm keo dán, khi dán thủy tinh, giữa cƣờng độ bóc
tách và độ đa tụ của nó tồn tại quan hệ sau đây:
39
F = Ke-kp
Trong đó:
F - là cƣờng độ bóc tách;
P - độ đa tụ;
K, k - hằng số.
Mặt khác khi phân tử lƣợng trung bình của chất đa tụ bằng nhau, mà
phân bố của phân tử lƣợng khác nhau, cƣờng độ dán cũng khác nhau. Khi
hàm lƣợng chất đa tụ thấp tƣơng đối cao, phá hủy mối dán là phá hủy đa tụ
bên trong khi hàm lƣợng chất đa tụ cao, phá hủy mối dán là phá hủy đa tụ bên
trong; khi hàm lƣợng chất đa tụ cao, phá hủy mối dán là phá hủy bề mặt tiếp
xúc.
b. Độ nhớt
Thƣờng độ nhớt của keo nhiệt rắn có quan hệ tỷ lệ với hàm lƣợng khô và
độ đa tụ. Khi độ nhớt quá thấp, khi ép dễ có hiện tƣợng thấm keo ra bề mặt,
hoặc thẩm thấu quá nhiều vào trong gỗ, gây ra thiếu keo ở mối dán.
Tính năng tráng keo chiu ảnh hƣởng rất lới bởi độ nhớt của keo. Khi
phƣơng thức tráng keo khác nhau, phạm vi thích hợp của độ nhớt khác nhau.
Song độ nhớt nếu quá cao gây khó khăn cho việc tráng keo. Lƣợng keo đƣa
lên khó khống chế dẫn đến lƣợng keo đƣa lên lớn. hơn nữa khi độ nhớt cao,
tính lƣu động xấu đi, không thể hình thành lớp keo dán đồng đều.
Dùng phƣơng thức rulo tráng keo, khi độ nhớt trên 1,5 Pa.s, lƣợng keo
đƣa lên tăng tuyến tính theo tăng lên của độ nhớt, phạm vi thích hợp của độ
nhớt là 1,0 - 1,5 Pa.s. Độ nhớt của dán keo ép nguội có thể thấp một chút còn
đối với dán ép nhiệt, do nguyên nhân sấy, thẩm thấu, trong quá trình ép trƣớc
hoặc xếp đống cho dù nƣớc mất đi, khi gia nhiệt lại thành trạng thái lƣu động,
40
độ nhớt cao một chút tốt, sản xuất ván dán, có lúc dùng phƣơng pháp nâng
cao độ nhớt để nâng cao hiệu quả ép trƣớc.
Độ nhớt của keo tính tan trong nƣớc có thể thông qua cho chất độn, chất
điền đầy hoặc nƣớc để tiến hành điều tiết. Tuy nhiên, các loại keo lỏng sữa
nhƣ PVAc… nếu cho nƣớc, có lúc làm cho độ nhớt giảm quá mạnh, cần chú ý
vấn đề nồng độ nhựa giảm dần đến giảm tính năng dán.
c. Tính thẩm thấu
Lực kết hợp cơ giới của gỗ loại vật liệu nhiều lỗ có tác dụng quan trọng
đối với cƣờng độ dán, để nâng cao tác dụng của lực kết hợp cơ giới đối với
dán, phải làm cho keo thẩm thấu mức độ nhất định vào trong gỗ (thƣờng cho
rằng từ bể mặt thấm vào 1 đến 3 tế bào là phù hợp) nhƣng thẩm thấu quá mức
keo sẽ khuếch tán trong gỗ, không thể hình thành lớp keo dán đồng đều, gây
ra thiếu keo bề mặt, tạo thành mối dán không tốt. Loại thẩm thấu này có thể
dùng công thức dƣới đây để biểu thị, tuy độ nhớt của keo ảnh hƣởng rất lớn
đến tính thẩm thấu của nó nhƣng chủng loại của dung môi, keo dùng cũng có
ảnh hƣởng. Khi vật bị dán vào gỗ, đặc biệt là keo dán tính tan trong nƣớc tính
thẩm thấu của nó chịu ảnh hƣởng tƣơng đối lớn của độ ẩm của gỗ. Độ ẩm gỗ
cao, tính thẩm thấu biểu hiện ra càng lớn.
))(
2
(
x
Cos
d
d
t
x
Trong đó:
t
x
d
d
- Tốc độ thẩm thấu của keo dán;
- độ nhớt của keo dán;
- sức căng bề mặt của keo dán;
x – bán kính của mao quản;
- góc tiếp xúc.
41
Thí dụ khi dùng keo nhựa UF tính tan trong nƣớc chế tạo ván dán, nếu
độ ẩm ván mỏng dùng cao, dây ra nổ ván và do keo thấm ra làm bẩn bề mặt
ván. Cho nên keo UF yêu cầu độ ẩm ván mỏng từ 8 - 12%, còn keo PF yêu
cầu độ ẩm ván ẩm dƣới 5 - 6%.
d. Cực tính
Cực tính của vật bị dán có quan hệ rất lớn với tính thấm ƣớt. keo dán có
các phần tử nƣớc, etannol, este cực tím có thể thấm ƣớt rất tốt chất cực tính
gỗ và xenlulo, có lợi cho dán. Ngoài ra, các chất không cực tính, PPE, PE xử
dụng keo dán không cực tính dễ dán, thƣờng giữa các vật cực tính có thể hình
thành mối dán bền vững.
Keo dùng để dán gỗ thƣờng dùng nhất là nhựa tính nhiệt rắn, nhƣ UF, PF,
MF… các chất này đều là chất cực tính có thể thu đƣợc mối dán tốt. khi vật bị
dán là chất không cực tính để tạo cực tính cho nó, tiến hành xử lý ôxy hóa bề
mặt hoặc dùng phƣơng pháp phủ lót làm cho nó hình thành chất môi giới dán.
Phủ lót là biện pháp nâng cao tính kết hợp giữa bề mặt vật bị dán và keo, sử
dụng dung dịch độ nhớt thấp của hợp chất cao phân tử có năng lực phản ứng
hoặc hàm lƣợng hợp chất cao phân tử tƣơng đối thấp, thí dụ sử dụng
isosyanate, EP làm chất lót, để đề phòng kim loại bị dán vì hấp phụ nƣớc, chất
tăng dẻo mà gây ra tác dụng xấu.
e. pH
Khi keo và lớp keo dán có tính axit mạnh hoặc tính bazơ mạnh, có thể
dẫn đến giòn yếu của bản thân gỗ, hoặc biến màu, đây là nguên nhân tạo ra
tính năng dán giảm xuống, bẩn. tính axit làm xấu gỗ nặng hơn nhiều so với
tính năng bazơ.
Thí dụ keo albumin, keo đậu nành gây bẩn gỗ, PF khi đóng rắn nhiệt độ
thƣờng do tính axit dẫn đến làm xấu gỗ, UF khi đóng rắn axit dƣ làm cho tính
lão hóa gỗ tăng lên (axit dƣ là do sử dụng chất đóng rắn tính axit dẫn đến).
42
Lão hóa do axit còn xót lại trong UF dẫn đến, nó dựa vào thủy phân của
nhựa, axit còn dƣ làm chất xúc tác thúc đẩy quá trình làm xấu gỗ. nếu những
axit này trung hòa, có thể nâng cao rất nhiều tính chịu nƣớc dán của nó.
Đóng rắn của keo nếu khi chịu ảnh hƣởng rất lớn của pH do chọn keo
không phủ hợp dẫn đến dán thất bại. nhƣ xi măng và bê tông tính ba zơ mạnh
có thể dẫn đến UF đóng rắn tính axit gây ra mối dán không tốt.
f. Chiều dày lớp keo dán
Chiều dày của lớp keo dán ở tình huống không gây ra thiếu keo cố gắng
mỏng hơn nữa đồng đều mới có thể có đƣợc lớp keo dán tốt. thƣờng hy vọng
chiều dày lớp keo dán từ 20 - 50 nm. Lý do của nó là lớp keo dán càng mỏng,
làm cho lực ngƣng tụ giảm, xác suất khuyết tật giảm xuống, giảm số điểm tập
trung ứng suất trong lớp keo dán; ứng suất bên trong gây ra trong lớp keo dán
nhỏ đi, mà còn có thể làm cho nó dễ dịch chuyển về phía vật bị dán, tính lão
hóa cũng nhỏ đi.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hình dạng bề mặt vật bị dán, khi
không thể không tăng chiều dày lớp keo, nên sử dụng keo tính chèn lấp khe
hở, hoặc tạo cho nó tính điền đầy, nhƣ cho chất điền đầy.
2.3.3. Ảnh hưởng của công nghệ ép tạo phôi
Một trong những yếu tố hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng
của phôi lạng chính là chế độ ép tạo phôi. Trong số các yếu tố này thì áp suất
và thời gian ép đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Áp suất ép phải đủ lớn để
làm cho các tấm ván bóc đủ khả năng liên kết với nhau tạo thành một khối,
thời gian phải đủ lớn để làm cho keo đóng rắn hoàn toàn. Nếu sử dụng keo
UF biến tính bằng PVAc để sản xuất hộp gỗ lạng thì áp suất ép thƣờng
khoảng 1,0 - 2,0 MPa, thời gian ép khoảng 15 - 30h. Vì phôi lạng đƣợc tạo
thành từ rất nhiều lớp ván mỏng, nên thời gian duy trì áp suất ép thƣờng yêu
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)

More Related Content

What's hot

Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTĐề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuMan_Ebook
 
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tinNhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tinThanh Lee
 
Bài tập mẩu về hấp thu
Bài tập mẩu về hấp thuBài tập mẩu về hấp thu
Bài tập mẩu về hấp thutrietav
 
Ứng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdf
Ứng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdfỨng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdf
Ứng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdfMan_Ebook
 
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngđồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngjackjohn45
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOT
Luận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOTLuận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOT
Luận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOT
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTĐề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
 
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
 
Chuong2
Chuong2Chuong2
Chuong2
 
Vat lieu dai cuong tim hieu ve thuy tinh
Vat lieu dai cuong tim hieu ve thuy tinhVat lieu dai cuong tim hieu ve thuy tinh
Vat lieu dai cuong tim hieu ve thuy tinh
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
 
Chuong4
Chuong4Chuong4
Chuong4
 
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tinNhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
 
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAYĐề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Bài tập mẩu về hấp thu
Bài tập mẩu về hấp thuBài tập mẩu về hấp thu
Bài tập mẩu về hấp thu
 
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAYĐề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
 
Ứng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdf
Ứng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdfỨng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdf
Ứng dụng mạng nơ-ron trong nhận dạng và điều khiển.pdf
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng học
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng họcĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng học
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng học
 
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngđồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
 
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình xe thăm dò môi trường, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình xe thăm dò môi trường, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công mô hình xe thăm dò môi trường, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình xe thăm dò môi trường, 9đ
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
 

Similar to Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...KhoTi1
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdfGiáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdfMan_Ebook
 
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodsland
Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodslandLập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodsland
Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodslandTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 

Similar to Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre) (20)

Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước Tích
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước TíchLuận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước Tích
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước Tích
 
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốmLuận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
 
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdfGiáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
 
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
 
Đề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAY
Đề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAYĐề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAY
Đề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAY
 
Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodsland
Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodslandLập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodsland
Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ vanity tại công ty cổ phần woodsland
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biển
Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biểnNghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biển
Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biển
 
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre)

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐẶNG XUÂN THỨC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ TẠO VÁN LẠNG KỸ THUẬT TỪ GỖ BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre) LUẬN ÁN TIẾN SĨ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÁC HÀ NỘI, 2015
  • 2. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐẶNG XUÂN THỨC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ TẠO VÁN LẠNG KỸ THUẬT TỪ GỖ BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre) Chuyên ngành: Kỹ thuật chế biến lâm sản Mã số: 62 54 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÁC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Thiết HÀ NỘI, 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ mang tên “Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác dƣới mọi hình thức. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án. Hà Nội, tháng 7 năm 2015 Nghiên cứu sinh Đặng Xuân Thức
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án gặp không ít những khó khăn, nhƣng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo cùng các đồng nghiệp và Gia đình, đến nay luận án đã hoàn thành nội dung nghiên cứu theo mục tiêu đặt ra. Nhân dịp này, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Thiết đã hết lòng dìu dắt, định hƣớng, tận tình hƣớng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau Đại học, Viện Công nghiệp gỗ, Thƣ viện, các Thầy, Cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Trƣờng Cao đẳng nghề Chế biến gỗ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệm của luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã tạo điều kiện và dành thời gian cho tôi thực hiện chƣơng trình đào tạo nghiên cứu sinh. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới toàn thể gia đình và những ngƣời thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 7 năm 2015 Nghiên cứu sinh Đặng Xuân Thức
  • 5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN .................................................................................. 3 1.1. Khái quát ván lạng kỹ thuật ....................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 3 1.1.2. Sự khác biệt giữa ván lạng kỹ thuật và ván lạng gỗ tự nhiên ................. 3 1.1.3. Phân loại ván lạng kỹ thuật..................................................................... 4 1.1.4. Ứng dụng................................................................................................. 5 1.4.1. Trang trí tƣờng ........................................................................................ 5 1.4.2. Trang sức ván sàn và ván nhân tạo ......................................................... 6 1.4.3. Trang sức bề mặt sản phẩm mộc............................................................. 6 1.4.4. Tạo các sản phẩm gỗ nghệ thuật............................................................. 7 1.1.5. Quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật............................................. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển của ván lạng kỹ thuật......................... 8 1.2.1. Nghiên cứu về nhận dạng và mô phỏng hoa văn..................................11 1.2.2. Nghiên cứu về tạo khuôn ép và hoa văn ván lạng kỹ thuật ..................12 1.2.3. Nghiên cứu về tạo màu sắc cho ván mỏng............................................13 1.2.4. Hƣớng nghiên cứu cần thực hiện ..........................................................15 1.3. Những đóng góp mới của luận án............................................................17 1.4. Ý nghĩa của luận án..................................................................................17 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................19 2.1. Hoa văn ván lạng kỹ thuật........................................................................19
  • 6. iv 2.1.1. Vân thớ và hoa văn gỗ tự nhiên ............................................................19 2.1.2. Thiết kế hoa văn ván lạng kỹ thuật .......................................................21 2.2. Tạo màu ván mỏng bằng phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao......................27 2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng phôi lạng và ván lạng kỹ thuật ........29 2.3.1. Các nhân tố liên quan đến vật dán khi sản xuất ván lạng kỹ thuật.......29 2.3.2. Các nhân tố liên quan đến keo dán .......................................................36 2.3.3. Ảnh hƣởng của công nghệ ép tạo phôi..................................................42 2.3.4. Đặc điểm gỗ Bồ đề................................................................................43 Chƣơng 3 ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................45 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................45 3.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................46 3.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................46 ................................................................................47 3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................48 3.6. Phƣơng pháp thực nghiệm .......................................................................49 3.6.1. Tạo màu sắc cho ván bóc ......................................................................49 3.6.2. Đánh giá độ bền màu ván bóc xử lý nhiệt.............................................51 3.6.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian ép ...............................................52 3.6.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của áp suất ép ..................................................53 3.6.5. Xẻ phôi lạng và lạng ván.......................................................................54 3.6.5.1. Xẻ phôi lạng.......................................................................................54 3.6.5.2. Lạng ván.............................................................................................54 3.6.6. Xác định chỉ số màu sắc ván bóc..........................................................54 3.6.7. Xác định chỉ tiêu chất lƣợng phôi lạng.................................................56 3.6.7.1. Xác định độ bền dán dính giữa các lớp ván.......................................56 3.6.7.2. Độ đàn hồi trở lại của phôi lạng sau khi ép định hình.......................57 3.6.8. Xác định chỉ tiêu chất lƣợng ván lạng kỹ thuật ....................................58 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................59
  • 7. v 4.1. Xác định tham số tạo hoa văn ván lạng kỹ thuật .....................................59 4.1.1. Nhập dữ liệu vào máy tính....................................................................59 4.1.2. Xác định bán kính cong (r) của khuôn ép tạo hoa văn thiết kế.............60 4.1.3. Xác định góc nghiêng xẻ phôi lạng (α) và tọa độ các điểm trên khuôn ép62 4.2. Xây dựng ứng dụng mô phỏng hoa văn ván lạng kỹ thuật......................63 4.3. Tạo màu gỗ bằng phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao..................................67 4.3.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt đến màu sắc của ván mỏng................................................................................................................67 4.3.2. Độ bền màu của ván mỏng xử lý nhiệt khi chiếu tia UV......................70 4.4. Ảnh hƣởng của thông số chế độ ép đến chất lƣợng phôi lạng.................73 4.4.1. Ảnh hƣởng của thời gian ép đến chất lƣợng phôi lạng.........................74 4.4.2. Ảnh hƣởng của áp suất ép đến chất lƣợng phôi lạng............................77 4.5. Sản xuất thử nghiệm ván lạng kỹ thuật từ ván bóc gỗ Bồ đề ..................81 4.5.1. Lựa chọn thông số công nghệ tạo ván lạng thử nghiệm .......................81 4.5.2. Chất lƣợng phôi lạng thử nghiệm .........................................................84 4.5.3. Chất lƣợng ván lạng kỹ thuật từ nguyên liệu ván bóc gỗ Bồ đề...........85 4.5.3.1. Độ nhẵn bề mặt và tần số vết nứt.......................................................85 4.5.3.2. Dung sai chiều dày ván lạng kỹ thuật................................................86 4.6. Phƣơng án sử dụng triệt để phôi sau khi ép định hình.............................88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................90 1. Kết luận .......................................................................................................90 2. Tồn tại .........................................................................................................91 3. Kiến nghị.....................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ PHỤ LỤC
  • 8. vi BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa UF Keo Ure Formaldehyde PVAc Keo Polyvinyl Acetate L*, a*, b* Các chỉ số màu sắc theo không gian màu CIELab (1976) L Chênh lệch độ sáng E Độ lệch màu tổng Độ bền kéo trƣợt màng keo ĐBT Độ bong tách màng keo r Bán kính khuôn ép Góc nghiêng xẻ phôi lạng
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Một số tính chất cơ học của gỗ Bồ đề 44 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án 48 3.2 Thông số kỹ thuật thiết bị xử lý nhiệt 49 3.3 Nhiệt độ và thời gian xử lý ván mỏng 51 3.4 Chế độ xử lý nhiệt ván bóc 51 4.1 So sánh trung bình mẫu giữa các chế độ xử lý 69 4.2 Độ bền kéo trƣợt màng keo của phôi lạng khi thời gian ép thay đổi 74 4.3 Độ bong tách màng keo của phôi lạng khi thời gian ép thay đổi 75 4.4 Độ bền kéo trƣợt màng keo của phôi lạng khi áp suất ép thay đổi 77 4.5 Độ bong tách màng keo của phôi lạng khi áp suất ép thay đổi 79 4.6 Độ bền dán dính giữa các lớp ván bóc trong phôi lạng 84 4.7 Độ phục hồi hình dạng của phôi lạng sau khi ép định hình 84 4.8 Chất lƣợng của ván lạng kỹ thuật thử nghiệm từ ván bóc Bồ đề 85 4.9 Độ dày trung bình của ván lạng kỹ thuật từ ván bóc Bồ đề 87
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Các công đoạn chính trong sản xuất ván lạng kỹ thuật 8 2.1 Hoa văn trên các mặt cắt của gỗ 19 2.2 Hoa văn gỗ khi bóc quay tròn 20 2.3 Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng xuyên tâm 20 2.4 Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng tiếp tuyến 20 2.5 Hoa văn gỗ khi bóc nửa vòng 21 2.6 Hoa văn gỗ khi bóc trên khối gỗ xẻ xuyên tâm 21 2.7 Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm 22 2.8 Quy trình thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến 23 2.9 Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến với bán kính cong khác nhau 24 2.10 Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến khác 24 2.11 Bề mặt khuôn tạo hoa văn hình gốc cây 25 2.12 Hoa văn hình gốc cây theo lý thuyết 26 2.13 Hoa văn nghệ thuật 26 3.1 Thiết bị xử lý nhiệt 50 3.2 Không gian màu CIELab (1976) 55 3.3 Mẫu thử độ bền kéo trƣợt màng keo 56 4.1 Hình dạng hoa văn yêu cầu thiết kế 60
  • 11. ix 4.2 Các tham số trên mặt cắt ngang hộp gỗ 61 4.3 Mặt cắt một lớp ván trên tiết diện ngang hộp gỗ lạng 62 4.4 Giao diện chƣơng trình 64 4.5 Hoa văn khi góc cắt bằng 1 độ 65 4.6 Hoa văn khi góc cắt bằng 1,5 độ 66 4.7 Độ sáng của ván mỏng sau với các điều kiện xử lý khác nhau 68 4.8 Độ lệch màu tổng của ván mỏng xử lý ở các chế độ khác nhau 69 4.9 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván đối chứng 71 4.10 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván xử lý 170oC, 1h 71 4.11 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván xử lý 180oC, 1h 72 4.12 Biến đổi màu sắc khi chiếu tia UV của mẫu ván xử lý 190oC, 1h 72 4.13 Mối quan hệ giữa độ bền kéo trƣợt màng keo và thời gian ép 74 4.14 Mối quan hệ giữa độ bong tách màng keo và thời gian ép 76 4.15 Mối quan hệ giữa độ bền kéo trƣợt màng keo và áp suất ép 78 4.16 Mối quan hệ giữa độ bong tách màng keo và áp suất ép 79 4.17 Phƣơng pháp đo chiều dày ván lạng 87
  • 12. 1 MỞ ĐẦU Ván lạng là loại ván mỏng đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp lạng có chiều dày phổ biến trong khoảng 0,3 - 1,2 mm, thƣờng đƣợc sử dụng để dán phủ bề mặt các loại ván nhân tạo, trang sức đồ mộc, ván sàn, trang trí nội thất… Ván lạng thƣờng đƣợc sản xuất từ những loại gỗ quý, gỗ rừng tự nhiên có màu sắc, hoa văn, vân thớ đẹp, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã hạn chế việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên mà chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng để sản xuất các sản phẩm gỗ. Vì vậy, hạn chế về kích thƣớc và hoa văn của các loại gỗ rừng trồng mọc nhanh là một trở ngại lớn cho việc sử dụng chúng, đặc biệt là việc sản xuất các loại ván lạng dùng làm vật liệu trang sức bề mặt. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng ván lạng có xu hƣớng tăng đáng kể. Lƣợng ván lạng sản xuất trong nƣớc cũng nhƣ nhập khẩu hằng năm đều tăng. Lƣợng ván lạng nhập khẩu hàng năm tăng nhanh do nguyên liệu gỗ tự nhiên có hoa văn đẹp dùng để sản xuất ván lạng ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp sản xuất ra loại ván lạng có hoa văn đẹp tƣơng đƣơng với một số loài gỗ quý từ nguyên liệu gỗ rừng trồng mọc nhanh là một nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng. Trên thế giới, tại một số nƣớc có nền công nghiệp chế biến gỗ phát triển nhƣ: Đức, Italia, Nhật, Trung Quốc…, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và ứng dụng khá thành thục công nghệ sản xuất ván lạng nhân tạo từ các loài gỗ mọc nhanh rừng trồng. Loại ván này vừa có thể giải quyết vấn đề khó khăn về nguyên liệu - sử dụng gỗ rừng trồng mọc nhanh thay thế gỗ rừng tự nhiên vân thớ đẹp ngày càng cạn kiệt để sản xuất ván lạng đáp ứng đƣợc nhu cầu ván trang sức bề mặt. Loại sản phẩm này đƣợc gọi là Ván trang sức tái tổ hợp (Reconstitued Decorative Veneer), tại Việt Nam thƣờng đƣợc dùng với tên “Ván lạng kỹ thuật”.
  • 13. 2 Ván lạng kỹ thuật là ván mỏng đƣợc lạng từ phôi lạng tạo thành bởi sự dán dính nhiều lớp ván bóc xen kẽ với màu sắc khác nhau theo chiều dọc thớ gỗ. So với ván lạng gỗ tự nhiên, ván lạng kỹ thuật có những ƣu điểm nhƣ: Có thể làm thành một tấm trang sức hoàn chỉnh, từ đó đã làm đơn giản hoá công đoạn sản xuất ván trang sức, đồng thời có lợi cho việc thực hiện sản xuất một cách liên tục. Ngoài ra, hoa văn và màu sắc của ván mỏng có thể thiết kế theo yêu cầu; có thể lạng ra ván mỏng trang sức có vân thớ, màu sắc tƣơng tự nhau. Công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật là sự phối hợp của rất nhiều kỹ thuật chế biến gỗ rừng trồng nhƣ: bóc ván, nhuộm màu, ép ván, xẻ, lạng ván,… Đối với các nƣớc phát triển, quy trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật về cơ bản đã đáp ứng đƣợc việc sản xuất công nghiệp hóa, và thƣơng mại hóa sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thƣờng sử dụng rất nhiều hóa chất. Đây chính là các nhân tố gây tác động không tốt đến môi trƣờng trong quá trình sản xuất cũng nhƣ sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật mang tính thân thiện môi trƣờng là một hƣớng nghiên cứu mới và cần thiết. Từ các phân tích trên, luận án với tên “Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre)” đã tiếp cận theo hƣớng cải tiến công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật thông thƣờng bằng cách áp dụng công nghệ mới, thân thiện môi trƣờng – công nghệ xử lý nhiệt độ cao trong công đoạn tạo màu cho ván bóc của quá trình sản xuất để tiến hành nghiên cứu. Theo các tài liệu trong và ngoài nƣớc liên quan mà tác giả luận án thu thập đƣợc cho thấy, việc áp dụng công nghệ xử lý nhiệt để tạo màu sắc cho ván bóc trong sản xuất ván lạng kỹ thuật là một trong những nghiên cứu đầu tiên hoặc hiếm thấy tại Việt Nam, đây chính là điểm mới của luận án.
  • 14. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái quát ván lạng kỹ thuật 1.1.1. Khái niệm Ván lạng kỹ thuật hay còn đƣợc gọi là Ván trang sức tái tổ hợp (Reconstitued Decorative Veneer) hoặc Gỗ trang sức tái tổ hợp (Reconstitued Decorative Lumber), đôi khi còn gọi là Gỗ kỹ thuật (Engineered Wood)... là loại ván trang sức có màu sắc, hoa văn đặc biệt, đƣợc sản xuất từ nguyên liệu chủ yếu là ván bóc từ các loại gỗ rừng trồng mọc nhanh, qua nhuộm màu, ép lớp, sau đó xẻ hoặc lạng mỏng tạo ra. Quy cách và hoa văn của ván lạng kỹ thuật có thể tạo ra tùy theo yêu cầu của sản phẩm [56] [3]. 1.1.2. Sự khác biệt giữa ván lạng kỹ thuật và ván lạng gỗ tự nhiên Ván lạng kỹ thuật vừa giữ đƣợc thuộc tính của gỗ tự nhiên, đồng thời lại làm cho sản phẩm có thêm các đặc điểm mới [40]. So với ván lạng gỗ tự nhiên, ván lạng kỹ thuật có những đặc điểm nhƣ: (1) Màu sắc phong phú, hoa văn đa dạng do màu sắc và hoa văn của ván lạng kỹ thuật có thể tạo ra theo ý tƣởng thiết kế của con ngƣời, vì thế có thể đạt đƣợc hiệu quả mô phỏng hoa văn của một số loại gỗ tự nhiên quý hiếm. Ngoài ra, màu sắc và hoa văn của ván lạng kỹ thuật đƣợc tạo ra còn có chiều sâu và độ sáng cao hơn so với ván từ gỗ tự nhiên, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của và tâm lý tiêu dùng của ngƣời sử dụng. (2) Ván lạng kỹ thuật khắc phục đƣợc hạn chế về đƣờng kính, kích thƣớc của ván từ gỗ tự nhiên, có thể tạo ra đƣợc kích thƣớc tấm ván theo yêu cầu, từ đó đã góp phần giảm một số công đoạn trong quá trình trang sức nhƣ: cắt ván, ghép ván,... làm cho quá trình sản xuất có tính liên tục.
  • 15. 4 (3) Nguồn nguyên liệu phong phú, tỉ lệ lợi dụng nguyên liệu cao. Yêu cầu nguyên liệu trong sản xuất ván lạng kỹ thuật không cao, có thể sử dụng các loại nguyên liệu giá rẻ [53]. Đồng thời trong quá trình sản xuất ván lạng kỹ thuật có thể loại bỏ đƣợc một số phần nhƣ: mắt gỗ, biến màu,... từ khuyết tật tự nhiên của gỗ. Ngoài ra, màu sắc và hoa văn của sản phẩm có tính quy luật, vì thế đã giảm đƣợc nhiều khó khăn trong tính toán gia công ván lạng trong quá trình trang sức bề mặt sản phẩm. Về tính tự nhiên của sản phẩm, dù sao ván lạng kỹ thuật cũng là loại sản phẩm gia công từ gỗ rừng trồng mọc nhanh, nó không thể có đƣợc một số đặc tính mà chỉ gỗ tự nhiên mới có đƣợc. Tuy nhiên, hiện tại, đây vẫn là một giải pháp tốt nhất nhằm bổ sung và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên gỗ rừng trồng. 1.1.3. Phân loại ván lạng kỹ thuật Căn cứ vào tính năng đặc thù của ván lạng kỹ thuật có thể phân thành ván lạng kỹ thuật chậm cháy, ván lạng kỹ thuật chịu nƣớc, ván lạng kỹ thuật chịu ẩm, ván lạng kỹ thuật tiêu âm,… Căn cứ vào hình thái sản phẩm có thể phân thành hai loại: ván lạng trang sức khi sản phẩm tạo ra bằng phƣơng pháp lạng mỏng hoặc ván xẻ trang sức khi sản phẩm tạo ra bằng phƣơng pháp xẻ. Căn cứ vào loại keo sử dụng trong sản xuất có thể phân thành ván lạng kỹ thuật ép nguội khi dùng keo đóng rắn ở nhiệt độ thƣờng để sản xuất và ván lạng kỹ thuật ép nhiệt khi dùng keo đóng rắn ở nhiệt độ cao. Căn cứ vào hoa văn có thể phân thành 3 loại: (1) Ván lạng kỹ thuật vân thẳng hay vân xuyên tâm, là loại ván đƣợc lạng hoặc xẻ theo phƣơng song song với phƣơng xuyên tâm của vòng sinh trƣởng hay vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra là những đƣờng gần nhƣ song song với nhau;
  • 16. 5 (2) Ván lạng kỹ thuật vân bán xuyên tâm, là loại ván đƣợc lạng hoặc xẻ theo phƣơng nghiêng một góc so với phƣơng xuyên tâm của vòng sinh trƣởng hay vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra là những đƣờng gần nhƣ song song với nhau nhƣng độ rộng vân rộng hơn so với độ rộng vân của ván vân xuyên tâm; (3) Ván lạng kỹ thuật vân núi hay vân tiếp tuyến, là loại ván đƣợc lạng hoặc xẻ theo phƣơng tiếp tuyến hoặc nghiêng một góc với phƣơng tiếp tuyến của vòng sinh trƣởng hay vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra có dạng đƣờng parabol hoặc dạng chữ “V”. Căn cứ vào hoa văn của ván lạng kỹ thuật, có thể chia làm hai loại lớn: (1) Ván lạng kỹ thuật mô phỏng tự nhiên, màu sắc và hoa văn của ván mô phỏng màu sắc và hoa văn của gỗ quý tự nhiên theo thiết kế; (2) Ván lạng kỹ thuật có hoa văn nghệ thuật, là màu sắc và hoa văn mang tính nghệ thuật kết hợp giữa sở thích và tâm lý của ngƣời sử dụng để thiết kế. 1.1.4. Ứng dụng Hiện nay, ván lạng kỹ thuật đƣợc sử dụng làm vật liệu trang sức trong các công trình xây dựng nhƣ: cửa hàng, khách sạn, phòng ăn cao cấp, nhà ở dân dụng và làm nguyên liệu sản xuất đồ gia dụng, ván sàn, ván ốp tƣờng... [47] 1.4.1. Trang trí tường Các loại vật liệu trang trí nội thất nhƣ giấy dán tƣờng đang dùng hiện nay thƣờng là các loại vật liệu do các hợp chất cao phân tử tạo ra, khả năng thông khí không tốt, trong quá trình sử dụng không ngừng thải ra các chất khí độc hại, hơn nữa khi bị nhiễm bụi rất khó làm sạch, ở các quốc gia phát triển, các loại vật liệu này đang dần bị loại bỏ; tuy nhiên, việc sử dụng các loại ván trang sức từ gỗ tự nhiên, chất lƣợng tốt thƣờng có giá thành khá cao, do đó đối với những ngƣời có thu nhập bình thƣờng khó có thể thích ứng và sử dụng.
  • 17. 6 Để giảm chi phí sử dụng mà vẫn đƣợc thƣởng thức hiệu quả trang sức từ nguyên liệu tự nhiên của gỗ có thể sử dụng ván lạng kỹ thuật dán lên lớp giấy hoặc vải có độ dẻo và cƣờng độ nhất định để tạo ra vật liệu trang trí tƣờng dạng cuộn. Sử dụng vật liệu này không những chi phí thấp mà còn dễ làm sạch và ít gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh hoạt. Ngoài ra, có thể dán ván lạng kỹ thuật lên bề mặt vật liệu khác để dùng làm vật liệu trang trí nội thất. 1.4.2. Trang sức ván sàn và ván nhân tạo Ván lạng kỹ thuật có thể dùng để dán trực tiếp lên bề mặt ván nền của ván sàn hoặc ván nhân tạo nhằm phát huy hiệu quả đặc biệt về hoa văn, màu sắc và đặc tính của gỗ. Sử dụng ván lạng kỹ thuật có thể thỏa mãn đƣợc yêu cầu tính năng trang sức bề mặt của ván sàn công nghiệp. Sử dụng ván sàn công nghiệp dán mặt bằng ván lạng kỹ thuật có thể khắc phục đƣợc các khuyết tật tự nhiên của gỗ nhƣ màu sắc và hoa văn không đều, đạt đƣợc hiệu quả trang sức tốt. 1.4.3. Trang sức bề mặt sản phẩm mộc Gỗ là nguyên liệu truyền thống trong sản xuất các sản phẩm mộc. Gỗ tự nhiên có rất nhiều ƣu điểm, nhƣng hoa văn và màu sắc của gỗ biến động rất lớn, thƣờng làm khó khăn cho ngƣời thiết kế. Trong thực tế rất khó có thể tìm đƣợc hai tấm ván gỗ tự nhiên có hoa văn giống nhau hoàn toàn hoặc tƣơng tự nhau. Vấn đề này hoàn toàn có thể đƣợc giải quyết khi sử dụng ván lạng kỹ thuật. Ngoài ra, trong sản xuất ván lạng kỹ thuật có thể kết hợp ý tƣởng của ngƣời thiết kế để tạo ra đƣợc loại ván có hoa văn và màu sắc đặc biệt, làm phong phú thêm về tƣ tƣởng cũng nhƣ phong cách của sản phẩm mộc. Hơn nữa, các xí nghiệp sản xuất thƣờng có các mẫu thiết kế đặc thù, do đó đã góp phần nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ bản quyền sản phẩm cũng nhƣ lợi ích của doanh nghiệp.
  • 18. 7 Trong lĩnh vực thiết kế đồ mộc gia dụng, đã có nhiều xí nghiệp, chuyên gia thiết kế đã bắt đầu lợi dụng đặc điểm của ván lạng kỹ thuật để tiến hành thiết kế hoa văn và màu sắc riêng biệt, tạo ra sản phẩm có hiệu quả bề mặt phong phú, tạo ra các sản phẩm mộc gia dụng có tính đặc thù cho riêng mình mà ngƣời khác không thể có. 1.4.4. Tạo các sản phẩm gỗ nghệ thuật Sản phẩm gỗ nghệ thuật đƣợc sản xuất trên cơ sở công nghệ sản xuất ván dán truyền thống, chỉ có sự khác biệt cơ bản đó là các tấm ván mỏng trong sản xuất gỗ nghệ thuật đƣợc sử dụng là các tấm ván có độ dày và màu sắc không giống nhau, căn cứ vào yêu cầu của sản phẩm gỗ nghệ thuật cụ thể để thiết kế. Gỗ nghệ thuật là loại sản phẩm đƣợc chế tạo bằng cách điêu khắc, tạo hình trên hộp gỗ lạng kỹ thuật, với các độ sâu khác nhau của các họa tiết có thể tạo ra đƣợc hiệu quả rất khác biệt của hoa văn. Từ đó tạo ra sự đặc sắc và mang tính nghệ thuật cao của sản phẩm. Hiện nay, gỗ nghệ thuật đã đƣợc chú ý đến nhƣ một loại hình sản phẩm gỗ mới trên thế giới. 1.1.5. Quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật Quá trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật thƣờng gồm các công đoạn sau (hình 1.1) [22]: Thiết kế sản phẩm - sản xuất ván mỏng - cắt ván mỏng - phân loại ván mỏng - nhuộm màu ván mỏng - sấy ván mỏng - cắt và lựa chọn ván mỏng - tráng keo ván mỏng - xếp phôi - ép khuôn định hình - xẻ khối ván mỏng - lạng - kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.
  • 19. 8 Hình 1.1: Các công đoạn chính trong sản xuất ván lạng kỹ thuật 1.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển của ván lạng kỹ thuật Từ những năm 60 của thế kỷ 20, Nhật Bản, Ý, Anh,... đã bắt đầu chế tạo và sản xuất ván lạng kỹ thuật, do khởi điểm sớm nên công nghệ sản xuất của các quốc gia này khá nhanh. Những năm 70 của thế kỷ 20 công ty ALPE PIETRO của Ý đã tiến hành sản xuất công nghiệp hóa, sau đó Nhật Bản cũng tiến hành đầu tƣ sản xuất công nghiệp hóa sản phẩm này, sau đó sản phẩm ván lạng kỹ thuật bắt đầu có sự phát triển rất nhanh, và đƣợc thế giới biết đến [45]. Hiện tại, ván lạng kỹ thuật đã đƣợc ngƣời tiêu dùng trên thế giới sử dụng rất phổ biến và nhiều sản phẩm chất lƣợng cao đã xuất hiện. Tại Nhật Bản, trên nguyên lý sản xuất ván lạng kỹ thuật đã chế tạo ra ván sàn có hoa văn và màu sắc đặc biệt. Do có đặc điểm nổi trội về hoa văn và màu sắc, sản phẩm
  • 20. 9 đồ gia dùng sản xuất từ nguyên liệu này đã tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, hòa nhã cho ngƣời sử dụng, và đƣợc coi là loại sản phẩm rất quý giá [42]. Những năm 80 của thế kỷ 20, tại các tỉnh duyên hải phía nam Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến ván lạng kỹ thuật, tại thời điểm đó, các công ty chủ yếu nhập khẩu gỗ hộp dùng để lạng thành ván lạng kỹ thuật tiến hành bóc, lạng thành ván trang sức và tiêu thụ trên thị trƣờng. Do hoa văn và màu sắc loại sản phẩm này đa dạng, đã thu hút lƣợng rất lớn ngƣời tiêu dùng, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu [41]. Đối mặt với nhu cầu rất lớn này của thị trƣờng, các đơn vị nghiên cứu và các nhà máy Trung Quốc đã bắt đầu tự nghiên cứu sản xuất ván lạng kỹ thuật. Do khởi điểm muộn nên công nghệ phát triển chậm, so với công nghệ của các nƣớc phát triển còn có khoảng cách rất lớn về công nghệ sản xuất, thiết bị, các nghiên cứu sâu. Nhƣng những năm sau đó cũng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Wang Zhexin, Ding Qiusheng và các cộng sự (1991) đã tiến hành nghiên cứu và phát triển một cách hệ thống công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Dƣơng nhằm thay thế sản phẩm từ gỗ quý hiếm nhƣ: Thủy khúc liễu (Fraxinus mandschurica), Tếch,... đã tạo ra lợi ích kinh tế xã hội rõ rệt [48]. Meng Xianshu và Jiang Zheng (1995) đã tiến hành nghiên cứu thăm dò sử dụng keo dùng trong sản xuất ván dán để làm nguyên liệu sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bạch đàn, gỗ Dƣơng, gỗ Hoa. Trong báo cáo đã giới thiệu công nghệ tẩy trắng, nhuộm màu và công nghệ xếp phôi ép hộp gỗ lạng, ngoài ra còn tiến hành xác định tính chất của ván lạng kỹ thuật. Kết quả cho thấy, tính năng của ván lạng kỹ thuật tạo ra cơ bản tƣơng đƣơng với sản phẩm nhập khẩu, đã cung cấp thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật [38]. Li Niancun, Xiang Qin và các cộng sự (2000) tiến hành nghiên cứu ván lạng kỹ thuật chống rách hoặc ván lạng kỹ thuật tính dẻo dai (ván lạng kết
  • 21. 10 hợp với vải mỏng), trong thí nghiệm đã áp dụng ván lạng phun keo (keo UF biến tính, hàm lƣợng khô 55%) dán dính với vải mỏng, lƣợng keo tráng 20-30 g/m2 , nhiệt độ ép 100o C, thời gian ép 90s, áp lực ép 1,0 MPa. Sản phẩm ván lạng kỹ thuật tính dẻo dai đƣợc tạo ra có độ dai lớn, tính năng dán dính và chất lƣợng ngoại quan đáp ứng yêu cầu trang sức bề mặt, có thể áp dụng làm nguyên liệu trong trang trí nội thất, dán cạnh thẳng, cạnh cong hoặc phủ mặt với hình dạng đặc biệt [44]. Do đặc thù của công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật, đây là công nghệ sản xuất áp dụng tổng hợp nhiều lĩnh vực nghiên cứu trong sản xuất sản phẩm gỗ nhƣ: điều chế màu sắc, mô phỏng hoa văn, dán ép tạo hộp gỗ lạng, lạng ván,... các công đoạn này lại liên quan đến các lĩnh vực khoa học nhƣ nhuộm màu, keo dán, kỹ thuật mô phỏng bằng máy tính, máy chế biến,... dẫn đến các công trình công bố thƣờng chỉ là những công trình trình bày về công nghệ của một công đoạn nhất định trong quá trình sản xuất. Ví dụ nhƣ: nghiên cứu công nghệ tạo màu sắc cho gỗ rừng trồng [40, 51, 52], giải pháp mô phỏng vân gỗ cho sản phẩm ván lạng kỹ thuật [36, 37, 39, 47],… Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật, tuy nhiên số lƣợng rất ít. Năm 2009, Trần Văn Chứ đã tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật bằng các phối hợp giữa ván bóc gỗ Bồ đề và gỗ Keo tai tƣợng (đề tài thuộc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), kết quả cho thấy, sản phẩm ván lạng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu chất lƣợng cho ván trang sức bề mặt sản phẩm gỗ [2]. Các nội dung chủ yếu đề tài đã thực hiện gồm: (1) Nghiên cứu yêu cầu về nguyên liệu gỗ trong sản xuất ván lạng kỹ thuật; (2) Nghiên cứu ảnh hƣởng của hóa chất tẩy, nhuộm tới màu sắc, khả năng dán dính và chất lƣợng ván mỏng; và xây dựng quy trình tẩy trắng, nhuộm màu ván mỏng làm nguyên
  • 22. 11 liệu cho sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề, Keo tai tƣợng; (3) Nghiên cứu một số loại keo dán; và quy trình tổng hợp keo dán làm nguyên liệu tạo phôi cho công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề và Keo tai tƣợng; (4) Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý nhiệt phôi lạng; và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề và Keo tai tƣợng; (5) Thiết kế phân xƣởng sản xuất ván lạng kỹ thuật quy mô khoảng 5 triệu m2 /năm. Một công trình nghiên cứu khác của Đặng Xuân Thức, Nguyễn Văn Thiết và Vũ Mạnh Tƣờng công bố năm 2014 về vấn đề xác định thông số tạo vân gỗ cho ván lạng kỹ thuật. Bài báo đã phân tích và đƣa ra các công thức toán học để xác định các tham số thiết kế tạo vân gỗ cho ván lạng kỹ thuật gồm: Bán kính cong của khuôn ép, góc lạng ván trên cơ sở các tham số đầu vào của vân gỗ yêu cầu thiết kế [1]. Cho dù các nghiên cứu hiện tại trên thế giới đã có những kết quả nhất định, nhƣng ở các phƣơng diện liên quan đến quá trình công nghệ, nhƣ: công nghệ nhuộm màu, phối màu, nhận biết hoa văn, thiết kế và mô phỏng hoa văn, keo dán chuyên dùng cho sản xuất ván lạng kỹ thuật, công nghệ lạng ván lạng kỹ thuật đều cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ, độ bền cao, ngoài ra cần ít gây tác động tới môi trƣờng và sức khỏe ngƣời sử dụng. 1.2.1. Nghiên cứu về nhận dạng và mô phỏng hoa văn Việc thiết kế sản phẩm ván lạng kỹ thuật chủ yếu gồm: xác định kích thƣớc chiều dày, chiều rộng và chiều dài ván; xác định màu sắc ván mỏng để áp dụng công nghệ nhuộm màu; thiết kế khuôn để tạo hoa văn theo yêu cầu cho ván lạng. Các công việc này cần thông qua công việc nhận dạng và mô phỏng hoa văn của các loại gỗ quý hiếm để làm cơ sở thiết kế khuôn ép, lựa chọn công nghệ và nguyên liệu đầu vào.
  • 23. 12 Năm 2006, Ren Hong’e và cộng sự [35] đã áp dụng hàng loạt kỹ thuật xử lý để tiến hành xử lý tách hoa văn từ ván gỗ. Cũng tại thời điểm này, Gao Liangtao và Yu Zhiming đã áp dung phƣơng pháp toán học để xây dựng chƣơng trình và mô hình hoa văn ván lạng kỹ thuật [55]. Trên cơ sở nhận dạng hoa văn gỗ, Wang Han, Bai Xuebing và cộng sự [49] đƣa ra phƣơng pháp nhận biết và phân loại hoa văn của 10 loại gỗ thông dụng bằng ma trận không gian độ xám. Nói chung, mục đích của việc nhận dạng hoa văn là phân tách các đƣờng nét hoa văn của gỗ tự nhiên và xử lý để làm dữ liệu cho việc mô phỏng hoa văn sản phẩm bằng các phần mềm máy tính. Việc nhận dạng hoa văn đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi trong việc nhận dạng và mô phỏng hoa văn gỗ. 1.2.2. Nghiên cứu về tạo khuôn ép và hoa văn ván lạng kỹ thuật Thiết kế sản phẩm ván lạng kỹ thuật chủ yếu gồm: xác định quy cách sản phẩm, xác định màu sắc cần thiết để nhuộm màu ván mỏng, thiết kế khuôn để tạo ra hình dạng hoa văn sản phẩm yêu cầu. Tức cần thông quá nhận dạng và mô phỏng hoa văn của các loài gỗ quý hiếm, sau đó thiết kế khuôn mẫu và quyết định công nghệ và nguyên liệu sản xuất. Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu sử dụng máy tính để tiến hành thu thập thông tin và mô phỏng hoa văn gỗ tự nhiên dùng để sản xuất ván lạng kỹ thuật. Năm 2006, Ren Hong’e và cộng sự đã áp dụng các công cụ xử lý ảnh để xử lý hình ảnh hoa văn gỗ tự nhiên để tạo ra đƣờng nét cơ bản cho hoa văn gỗ, thu đƣợc các hoa văn của gỗ quý hiếm [35]. Cũng trong thời điểm này, Gao Liangshou đã áp dụng phƣơng pháp toán học xây dựng phần mềm mô phỏng hoa văn ván lạng kỹ thuật [55].
  • 24. 13 Năm 2007, Wang Han, Bai Xuebing và cộng sự đã áp dụng phƣơng pháp độ xám của ảnh để tạo ra nét vẽ cơ bản của 10 loại gỗ thông dụng [50]. Với sự phát triển của công nghệ máy tính, vài năm trở lại đây, đã có nhiều tác giả lợi dụng các phần mềm 3D để tiến hành mô phỏng hoa văn, mô phỏng quá trình tạo khuôn,… [39, 46, 54]. Các nghiên cứu và tạo khuôn trong sản xuất ván lạng kỹ thuật không nhiều, đa phần từ tham số tính toán đƣợc từ bƣớc nhận dạng vân gỗ, sau đó áp dụng phƣơng pháp tạo khuôn trong sản xuất các vật liệu định hình thông dụng. Qua tìm hiểu cho thấy, khuôn ép tạo hộp gỗ lạng ván lạng kỹ thuật có thể đƣợc chế tạo bằng gỗ, thép hoặc nhựa. Khuôn gỗ thƣờng đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp phay hoặc tiện từ các loại gỗ có cƣờng độ cao, đặc biệt là độ cứng và tính ổn định. Khuôn thép và nhựa thƣờng đƣợc chế tạo bằng cách đúc hoặc ép. Do khuôn gỗ dễ chế tạo và gia công nên hiện nay đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của khuôn gỗ không cao bằng khuôn thép hoặc nhựa. Khuôn thép tuy dễ gia công hàng loạt nhƣng gia thành cao, khó chỉnh sửa nên hiện nay đƣợc dùng ít nhất trong 3 loại khuôn này. Khuôn nhựa do có ƣu điểm của hai loại khuôn gỗ và khuôn thép nhƣ dễ tạo hình, dễ gia công vì vậy ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn. 1.2.3. Nghiên cứu về tạo màu sắc cho ván mỏng Nhằm tạo ra màu sắc đặc biệt cho gỗ trong sản xuất thƣờng sử dụng phƣơng pháp nhuộm màu, căn cứ vào nguồn nguyên liệu và mục tiêu khác nhau đôi khi trƣớc khi nhuộm màu cho gỗ còn cần tiến hành tẩy trắng gỗ. Nhuộm màu không những có thể tạo ra màu sắc cho bề mặt gỗ mà còn có thể nhuộm cho toàn bộ chiều dày của khối gỗ. Loại chất nhuộm màu chuyên dùng cho gỗ không nhiều, hiện tại có các loại chất nhuộm màu nhƣ: chất nhuộm màu tính acid, chất nhuộm màu trực
  • 25. 14 tiếp, chất nhuộm màu hoạt tính, chất nhuộm màu tính bazơ. Các loại chất nhuộm màu này đều là những chất tan trong nƣớc, sau khi nhuộm vào gỗ có độ bền màu cao, công nghệ đơn giản, giá rẻ. Những năm 50 của thế kỷ 20, các nƣớc phát triển trên thế giới đã nghiên cứu về nhuộm màu cho gỗ, trải qua nhiều năm nghiên cứu, công nghệ nhuộm màu gỗ đã phát triển và đạt đƣợc nhiều thành quả: năm 1950, Cox R. M. và Millary E. G. đã đề xuất công nghệ đơn giản nhuộm màu gỗ, cũng từ thập kỷ 50 Liên Xô cũ cũng bắt đầu nghiên cứu thí nghiệm nhuộm màu cho gỗ và xuất bản những tài liệu liên quan [43]. Những năm 60 của thế kỷ 20 trở lại đây, Nhật Bản, Trung Quốc cũng tiến hành hàng loạt các nghiên cứu về nhuộm màu gỗ [46]. Ngày nay, nhuộm màu gỗ đã thực sự phát triển, đã có rất nhiều chủng loại chất nhuộm màu đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn gốc khác nhau, bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau với nhiều công năng và màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng. Có loại chất nhuộm làm nổi rõ vân thớ gỗ, có loại làm mờ, có loại cho màu xanh, co loại màu đỏ, thậm chí cả màu tím cũng có thể sử dụng... Chất nhuộm màu tổng hợp có dạng vô cơ, hữu cơ, hay kết hợp vô cơ và hữu cơ, có chất nhuộm tính axit, có chất nhuộm tính bazơ, có chất nhuộm tan trong nƣớc, có loại tan trong dầu, trong cồn... và những chất nhuộm có nguồn gốc tự nhiên đến nay vẫn còn đƣợc sử dụng. Về công nghệ nhuộm màu ván mỏng (chỉ chung cho ván đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp bóc hoặc lạng), Italy là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu sáng chế ra công nghệ nhuộm màu ván mỏng. Tới những năm 60 của thế kỷ XIX, Nhật Bản cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này. Cho đến nay, trên thế giới, công nghệ nhuộm màu ván mỏng không còn là mới mẻ, nó đã nhanh chóng lan rộng tới các nƣớc: Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Indonesia, Philippin... [6].
  • 26. 15 Nói chung, công nghệ nhuộm màu gỗ và nhuộm màu ván mỏng tại các nƣớc phát triển rất phát triển. Các tập đoàn, nhà máy có quy mô sản xuất lớn nhƣ: Alpilignum (Italy), Zhangjiagang (Trung Quốc)... đã có những phòng thí nghiệm riêng, chuyên nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện công nghệ của mình. Tại Việt Nam, mặc dù phƣơng pháp kỹ thuật nhuộm màu cổ truyền đã xuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên chủ yếu là nhuộm bông vải sợi và sản phẩm mây tre đan bằng các chất nhuộm từ thảo mộc. Nhuộm màu gỗ mới chỉ đƣợc biết tới qua các biện pháp ngâm gỗ trong nƣớc vôi làm gỗ sẫm màu hơn. Thời kỳ đầu, ngƣời ta ngâm với mục đích tăng độ bền cho gỗ, nhƣng sau khi ngâm đã làm cho gỗ có màu giống nhƣ màu của một số loại gỗ quý, từ đó mục đích ngâm cũng thay đổi dần. Tuy vậy, phƣơng pháp đó cũng chƣa đƣợc thừa nhận là nhuộm màu gỗ bởi nó rất thụ động, chỉ tạo ra đƣợc một loại màu cho gỗ. 1.2.4. Hướng nghiên cứu cần thực hiện Ván lạng kỹ thuật duy trì đƣợc thuộc tính tự nhiên, lại loại bỏ đƣợc các khuyết tật của gỗ đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng mọc nhanh. Trong sản xuất ván lạng kỹ thuật gồm rất nhiều công đoạn nhƣ: bóc ván mỏng, nhuộm màu ván mỏng, mô phỏng hoa văn, ép định hình, xẻ, lạng ván. Các công đoạn này có liên quan đến các vấn đề nhƣ sử dụng keo, công nghệ nhuộm màu, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật gia công gỗ,… Hiện nay, tuy công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật trên thế giới có nhiều phát triển vƣợt bậc, nhƣng không khó có thể nhận ra, trong các công đoạn của quá trình sản xuất đều tồn tại các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: (1) Ứng dụng kỹ thuật nhận dạng hoa văn bằng máy tính để xác định các tham số cơ bản của vân gỗ làm cơ sở chế tạo khuôn ép định hình.
  • 27. 16 (2) Tìm ra hóa chất nhuộm màu thân thiện môi trƣờng hoặc giải pháp tạo màu không sử dụng hóa chất. Sử dụng nhiều hóa chất trong công đoạn nhuộm màu ván bóc gây tác động xấu đến môi trƣờng trong sản xuất và sử dụng. Do đó, cần nghiên cứu áp dụng loại hóa chất nhuộm màu thân thiện môi trƣờng hoặc công nghệ tạo màu ván bóc không sử dụng hóa chất. (3) Phối màu bằng máy tính. Nhuộm màu là một quá trình vật lý, hóa học phức tạp, việc phối màu bằng máy tính tuy có thể nâng cao cả về chất và về lƣợng cho công việc phối màu, tuy nhiên việc nghiên cứu nhằm giảm thời gian thao tác và nâng cao độ chính xác trong thực tế sản xuất cũng là một vấn đề cần thiết. (4) Nghiên cứu kỹ thuật lạng ván siêu mỏng. Tạo ra ván lạng kỹ thuật có thể nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ với độ chính xác cao, mức độ tự động hóa cao sẽ có thể tạo ra đƣợc ván lạng siêu mỏng, không những có lợi đối với doanh nghiệp mà còn có lợi đối với quốc gia cũng nhƣ toàn thế giới. (5) Nghiên cứu tạo ra loại keo giá thành thấp, chịu nƣớc, cƣờng độ dán dính cao, ít tác động xấu tới môi trƣờng để tạo ra sản phẩm xanh đích thực. (6) Giải quyết vấn đề công nghệ dán dính đặc biệt với ván bóc có độ ẩm cao có thể nâng cao năng suất của máy, tiết kiệm năng lƣợng, giảm tổn thất ván mỏng, nâng cao hiệu suất tạo ván. (7) Nghiên cứu giảm giá thành và tăng chu kỳ sử dụng của khuôn ép định hình. (8) Kết hợp xử lý tạo ra các tính năng mới cho ván lạng kỹ thuật nhƣ xử lý chống cháy, chống mốc, chịu nƣớc,…
  • 28. 17 1.3. Những đóng góp mới của luận án (1) Đã đƣa ra đƣợc mối quan hệ giữa hình dạng nét cơ bản của hoa văn trên sản phẩm ván lạng kỹ thuật với các thông số tạo khuôn ép và góc nghiêng khi xẻ phôi lạng. (2) Lần đầu tiên áp dụng thành công phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao để tạo màu cho ván bóc để sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề. Từ đó có thể tạo ván lạng kỹ thuật với nguyên liệu là gỗ rừng trồng mọc nhanh mà không dùng hóa chất trong công đoạn tạo màu cho ván bóc. (3) Đã xác định đƣợc thông số công nghệ ép định hình phù hợp để tạo phôi lạng trong điều kiện phòng thí nghiệm để sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề với ván bóc đƣợc tạo màu bằng công nghệ thân thiện môi trƣờng – công nghệ xử lý nhiệt độ cao. 1.4. Ý nghĩa của luận án (1) Ý nghĩa khoa học Kết quả của luận án là góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học trong nghiên cứu sản xuất ván lạng kỹ thuật, là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc xây dựng các phần mềm ứng dụng trong sản xuất nhƣ: phần mềm mô phỏng khuôn ép, hoa văn,... Kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của chế độ xử lý nhiệt đến màu sắc ván bóc sẽ là cơ sở cho việc xây dựng quy trình xử lý tự động trong xử lý tạo màu sắc cho ván bóc bằng công nghệ xử lý nhiệt. Qua mối quan hệ giữa thông số chế độ ép định hình với chất lƣợng dán dính có thể tiếp tục tiến hành các nghiên cứu để xác định thông số công nghệ ép tối ƣu trong quá trình sản xuất với quy mô công nghiệp hóa. (2) Ý nghĩa thực tiễn
  • 29. 18 Việc áp dụng công nghệ xử lý nhiệt để tạo màu sắc cho ván bóc trong quá trình sản xuất ván lạng kỹ thuật đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng hóa chất nhuộm màu khi sản xuất bằng công nghệ thông thƣờng. Ngoài ra, phần mềm mô phỏng vân gỗ từ kết quả của luận án cũng có thể đƣợc áp dụng trong việc tính toán các thông số liên quan đến nguyên liệu cũng nhƣ việc tạo khuôn ép theo hoa văn vân tiếp tuyến chuẩn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề. Sản phẩm ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu cầu đối với ván lạng trang sức thông thƣờng. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng và góp phần vào công tác bảo vệ môi trƣờng.
  • 30. 19 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Hoa văn ván lạng kỹ thuật 2.1.1. Vân thớ và hoa văn gỗ tự nhiên (1) Vân thớ và hoa văn gỗ Thớ gỗ là hƣớng sắp xếp của các tế bào xếp dọc thân cây (sợi gỗ, mạch gỗ, quản bào,…), có loại gỗ thớ nghiêng, có loại gỗ thớ thẳng. Hoa văn gỗ là các đƣờng nét hoặc các vết đặc thù trên bất cứ bề mặt nào của gỗ. Hoa văn gỗ do tác dụng qua lại giữa các tổ chức cấu tạo nên gỗ tạo ra nhƣ: vòng năm, tia gỗ, mạch gỗ, tế bào mô mềm xếp dọc thân cây, u bƣớu, mắt gỗ, cành, thớ gỗ và màu sắc,… Hoa văn gỗ trên các mặt cắt khác nhau có hình dạng khác nhau. Với các loại gỗ khác nhau, do cấu tạo khác nhau, màu sắc khác nhau nên có hoa văn rất khác nhau. Hình 2.1: Hoa văn trên các mặt cắt của gỗ X- Mặt cắt ngang; R- Mặt cắt xuyên tâm; T- Mặt cắt tiếp tuyến (2) Phương pháp tạo hoa văn bề mặt gỗ từ gỗ tự nhiên
  • 31. 20 Hình dạng hoa văn gỗ rất khác nhau khi thay đổi các phƣơng pháp cắt, chiều hƣớng cắt so với thớ gỗ. Hình dạng hoa văn của các phƣơng pháp cắt khác nhau nhƣ các hình dƣới đây [46]. Hình 2.2: Hoa văn gỗ khi bóc quay tròn Hình 2.3: Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng xuyên tâm Hình 2.4: Hoa văn gỗ khi lạng theo phƣơng tiếp tuyến
  • 32. 21 Hình 2.5: Hoa văn gỗ khi bóc nửa vòng Hình 2.6: Hoa văn gỗ khi bóc trên khối gỗ xẻ xuyên tâm 2.1.2. Thiết kế hoa văn ván lạng kỹ thuật Hoa văn ván lạng kỹ thuật có hai dạng. Dạng thứ nhất là hoa văn giống với hoa văn gỗ các loài cây quý hiếm và có hiệu quả trang sức bề mặt một cách tự nhiên, trong đó thƣờng có ba loại cơ bản là ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến, ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm và ván lạng kỹ thuật vân đặc biệt; dạng thứ hai là hoa văn theo ý tƣởng thẩm mỹ của con ngƣời, thƣờng gọi là ván lạng kỹ thuật hoa văn nghệ thuật. Sau đây sẽ giới thiệu các bƣớc cơ bản để thiết kế một số loại hoa văn thông dụng. (1) Thiết kế hoa văn vân xuyên tâm HIện nay, ván lạng kỹ thuật hoa văn vân xuyên tâm khá phổ biến và đƣợc phân thành 3 loại nhƣ hình 2.7 [39].
  • 33. 22 (a) (b) (c) Hình 2.7: Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm (a) Hoa văn dạng hai màu xen kẽ; (b) hoa văn dạng nhiều màu xen kẽ có quy luật; (c) hoa văn dạng nhiều màu xen kẽ không quy luật Trong các loại hoa văn trên, hoa văn dạng hai màu xen kẽ có thiết kế đơn giản, sử dụng hai loại ván mỏng nhuộm màu khắc nhau, sắp xếp theo tỉ lệ 1 : 1 ép thành hộp gỗ lạng. Loại ván này dùng trong trang sức bề mặt tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức theo quy luật, thống nhất. Loại hoa văn nhiều màu xen kẽ có quy luật chế tạo bằng cách ép các lớp ván có màu sắc đậm, nhạt xen kẽ thay đổi theo chu kỳ tạo ra hoa văn có màu sắc và đƣờng nét thay đổi một cách tiệm biến. Loại hoa văn này khi trang sức bề mặt có thể tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức mang tính thay đổi nhƣng thống nhất. Loại hoa văn nhiều màu xen kẽ không quy luật đƣợc chế tạo bằng cách ép các lớp ván có màu sắc khác nhau không theo quy luật tạo ra. Loại hoa văn này khi trang sức bề mặt có thể tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức khá tự nhiên. (2) Thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến Hoa văn vân tiếp tuyến của gỗ tự nhiên đƣợc tạo ra bằng cách lạng ván theo phƣơng tiếp xúc với vòng năm của gỗ. Hoa văn loại này trong sản xuất ván lạng kỹ thuật thƣờng đƣợc tạo ra bằng cách ép các lớp ván mỏng có màu sắc khác nhau bằng khuôn ép có biên dạng cong.
  • 34. 23 Quá trình tạo ra hoa văn hoa văn tiếp tuyến đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ hình 2.8 [39]. Hình 2.8: Quy trình thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến Bƣớc 1: Thiết kế cung tròn có bán kính R Bƣớc 2: Từ biên dạng cong của cung tròn vẽ thành khối có độ dày và chiều sài nhất định, độ dày này chính là chiều dày của ván mỏng Bƣớc 3: Gán màu cho khối cong mới vẽ sau đó xếp thành nhiều lớp (đây chính là hình dạng hộp gỗ lạng sau khi ép) Bƣớc 4: Cắt khối vừa tạo ra theo phƣơng song song với chiều dài khối và nghiêng một góc nhất định sẽ tạo ra hoa văn vân tiếp tuyến. Hoa văn thu đƣợc từ các bƣớc trên phụ thuộc rất lớn vào phƣơng thức cắt và bán kính cung tròn cũng nhƣ chiều dày của lớp màu (lớp ván mỏng). Với bán kính cung tròn khác nhau sẽ đƣợc các hình dạng khác nhau khi các thông số còn lại không đổi (hình 2.9).
  • 35. 24 (a) (b) (c) Hình 2.9. Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến với bán kính cong khác nhau Ngoài hình dạng vân tiếp tuyến có quy tắc nhƣ trên, có thể thay đổi hình dạng của các cung tròn tạo độ cong cho lớp ván mỏng để thu đƣợc hoa văn vân tiếp tuyến với hình dạng khác nhau (hình 2.10) [39]. (a) (b) (c) Hình 2.10: Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến khác
  • 36. 25 3) Thiết kế hoa văn hoa văn tự nhiên đặc biệt Một số loại hoa văn từ gỗ tự nhiên tại các vị trí nhƣ cành cây, gốc cây, mắt gỗ đều có thể thể hiện trên mặt cắt tiếp tuyến của gỗ. Nguyên nhân chủ yếu là do các tổ chức cấu tạo nên gỗ tại các vị trí đó đƣợc sắp xếp không theo quy luật nhƣ ở phần gỗ thông thƣờng tạo ra. Trong sản xuất ván lạng kỹ thuật, những loại ván có vân thớ dạng này thƣờng tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức có tính thẩm mỹ cao, tự nhiên, tính không gian cao… Trong phần này chỉ giới thiệu về cách thức thiết kế khuôn tạo hoa văn hình dạng gốc cây. Bề mặt gốc cây khi xẻ thƣờng có hoa văn không theo quy tắc, loại hình hoa văn này thƣờng dùng các loại ván mỏng xếp với nhau trên khuôn ép có bề mặt cong không theo quy luật. Các điểm trên bề mặt khuôn ép đƣợc điều chỉnh ở các tọa độ tùy ý, ngẫu nhiên, không theo quy luật của hàm số nào. Trong quá trình thiết kế, để xem trƣớc hình dạng hoa văn ván lạng kỹ thuật thƣờng mô phỏng khuôn cũng nhƣ quá trình lạng ván ngay trên máy tính, để quyết định các thông số chế tạo khuôn ép. Hình dạng bề mặt của khuôn ép tạo hoa văn vân bề mặt gốc cây nhƣ hình 2.11. Hình 2.11: Bề mặt khuôn tạo hoa văn hình gốc cây
  • 37. 26 Sau khi tạo đƣợc khuôn ép có bề mặt nhƣ hình trên, tiến hành xếp ván mỏng có chiều dày và màu sắc khác nhau xen kẽ ép thành hộp gỗ lạng sẽ tạo ra đƣợc hoa văn nhƣ hình 2.12. (a) (b) (c) Hình 2.12: Hoa văn hình gốc cây theo lý thuyết (4) Thiết kế hoa văn nghệ thuật Các loại hoa văn hoa văn tự nhiên giới thiệu ở trên chủ yếu đƣợc tạo ra bằng các xếp ván mỏng có màu sắc khác nhau theo hình thức so le một lần rồi ép bằng khuôn ép có hình dạng nhất định. Đối với các loại hoa văn nghệ thuật thƣờng phải qua ép, lạng từ 2 lần trở lên mới có thể tạo ra đƣợc hoa văn theo yêu cầu. Một số hình dạng hoa văn nghệ thuật xem hình 2.13 [54]. Hình 2.13: Hoa văn nghệ thuật
  • 38. 27 2.2. Tạo màu ván mỏng bằng phƣơng pháp xử lý nhiệt độ cao Công nghệ xử lý nhiệt có thể cải thiện đƣợc một số tính chất của gỗ, hiện tại đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Từ những năm 1915, trong báo cáo của Tiemann [34] đã chỉ ra, gỗ sau khi sấy ở nhiệt độ 150o C trong thời gian 4h, tính hút ẩm giảm 10-25%, nhƣng cƣờng độ của gỗ cũng có sự giảm sút. Năm 1937, trong báo cáo của Stamm và Hansen [30] thể hiện, xử lý nhiệt trong điều kiện có các loại chất khí bảo vệ, độ ẩm bão hòa của gỗ, tỉ lệ co rút, dãn nở của gỗ đều giảm xuống. Năm 1945, Seborg và các cộng sự [28] đã phát minh ra một loại sản phẩm gỗ với tên gọi là Staypack. Năm 1946, báo cáo của Stamn và đồng nghiệp [29] biểu thị, xử lý nhiệt có thể nâng cao tính ổn định kích thƣớc của gỗ mà không cần phải tiến hành nén, công nghệ này có tên gọi là Staybwood. Nhƣng những sản phẩm của các công nghệ nêu trên không thành công khi đƣa ra thị trƣờng. Nguyên nhân có thể do thời điểm đó trên thị trƣờng vẫn tồn tại nhiều loại gỗ có chất lƣợng cao. Tuy thế, công nghệ xử lý nhiệt gỗ không bị lãng quên, mà các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về lĩnh vực này [11, 13, 15, 17, 20, 21, 26, 27]. Những năm trở lại đây, xử lý nhiệt gỗ nhờ tính chất đặc biệt và tính thân thiện với môi trƣờng của nó đã ngày càng đƣợc chú ý và đã đƣợc ứng dụng sâu rộng. Công nghệ xử lý nhiệt không có ảnh hƣởng xấu đến khả năng dán dính cũng nhƣ khả năng trang sức, trừ một vài chỉ tiêu cơ học của gỗ bị giảm, tính ổn định kích thƣớc, tính chống ẩm, độ bền đƣợc nâng cao rõ rệt [33]. Căn cứ báo cáo của Boonstra [8], lĩnh vực nghiên cứu xử lý nhiệt gỗ lại đƣợc bắt đầu là do các loại gỗ chất lƣợng cao ngày càng ít, nhằm bổ sung cho nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu xây dựng, giảm sự phá hoại đối với rừng tự nhiên và giảm việc sử dụng chất xử lý gỗ độc hại, thì việc đi sâu vào nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt gỗ là vô cùng cần thiết.
  • 39. 28 Theo một số tài liệu nghiên cứu, xử lý nhiệt cho gỗ trong khoảng 160- 260o C, trong môi trƣờng có vật chất bảo hộ nhƣ hơi nƣớc, khí trơ, không khí ít ô xy… [16], thông qua giảm thiểu số lƣợng nhóm –OH trong tổ phần của gỗ, đã giảm khả năng hút ẩm và nội ứng lực của gỗ, từ đo nâng cao tính ổn định kích thƣớc của gỗ [12, 19, 24]; đồng thời trong quá trình xử lý nhiệt, tổ phần của gỗ phát sinh hàng loạt các phản ứng hóa học phức tạp, làm biến đổi một số thành phần của gỗ, giảm chất dinh dƣỡng cho sự sinh tồn của nấm và côn trùng hại gỗ, ngăn cản sự sinh trƣởng và phát triển của nấm và côn trùng hại gỗ qua việc cắt đứt chuỗi thức ăn, vì vậy có thể nâng cao khả năng chống vi sinh vật phá hoại [9, 19, 23]. Phƣơng pháp này chỉ sử dụng tác nhân vật lý, so với các phƣơng pháp dùng tác nhân hóa học khác, vấn đề ô nhiễm trong quá trình sản xuất bằng công nghệ xử lý nhiệt ít, công nghệ xử lý đơn giản, hơn nữa trong quá trình sử dụng hiệu quả bảo quản của gỗ xử lý nhiệt không bị suy giảm do hóa chất bị rửa trôi hay bay hơi, cũng không làm hại đến sức khỏe của con ngƣời. Gỗ sau khi đƣợc xử lý với nhiệt độ cao màu sắc thƣờng trở nên sẫm hơn, và dần chuyển sang màu sắc tƣơng tự với màu của các loài gỗ quý [10, 14]. Nghiên cứu thể hiện, chất chiết xuất trong gỗ bị di chuyển ra bề mặt gỗ sau khi xử lý nhiệt hoặc bị thoát ra không khí, dẫn đến màu sắc gỗ sau xử lý nhiệt thƣờng sẫm hơn. Tuy nhiên, màu sắc gỗ xử lý nhiệt chủ yếu là do các hợp chất có phân tử lƣợng thấp tạo thành từ sự phân giải của hợp chất cao phân tử trong gỗ [32]. Màu sắc gỗ xử lý nhiệt có sự khác biệt phụ thuộc vào loài gỗ, công nghệ xử lý. Mức độ thay đổi màu sắc của gỗ phụ thuộc vào chế độ xử lý [7, 18, 31]. Màu sắc gỗ sẫm hơn khi tăng nhiệt độ xử lý và kéo dài thời gian xử lý [25]. Vì vậy, có thể lợi dụng mối quan hệ giữa sự biến đổi màu sắc của gỗ với các tham số của quá trình xử lý (nhiệt độ, thời gian) làm cơ sở lựa chọn công nghệ để xử lý sao cho có thể đạt đƣợc gỗ có màu sắc theo yêu cầu.
  • 40. 29 2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng phôi lạng và ván lạng kỹ thuật 2.3.1. Các nhân tố liên quan đến vật dán khi sản xuất ván lạng kỹ thuật Tính năng dán dính của keo tốt hay xấu, ngoài tuân theo nguyên lý dán dính thông thƣờng, còn chịu ảnh hƣởng bởi đặc tính của gỗ. Nhân tố ảnh hƣởng đến tính năng dán của gỗ ngoài các đặc điểm vốn có, còn có các nhân tố tạo ra trong quá trình gia công. Nhóm nhân tố trƣớc bao gồm khối lƣợng thể tích, loài gỗ, tính thấm ƣớt, chất chiết xuất…, nhóm sau bao gồm độ ẩm, độ thô bề mặt của gỗ. a. Khối lượng thể tích Đối với loại kết cấu dán gỗ - keo - gỗ, để có đƣợc mối dán tốt, cƣờng độ dán của nó là cƣờng độ của độ của lớp keo dán cùng với cƣờng độ mặt tiếp xúc của lớp keo dán và gỗ bằng hoặc lớn hơn cƣờng độ của bản thân gỗ, hệ thống dán này, khi bị phá hủy, mối dán phải xảy ra ở phần gỗ. Cƣờng độ chịu lực của gỗ thƣờng có quan hệ gần nhƣ tuyến tính với khối lƣợng thể tích của nó. Vì chỉ tiêu đánh giá tính năng dán của hệ thống kết hợp dán tốt xấu là cƣờng độ dán, cho nên gỗ có khối lƣợng thể tích lớn cƣờng độ dán của nó đƣơng nhiên có thể lớn. Xu hƣớng này biểu hiện rõ rệt đặc biệt là đối với cƣờng độ dán trạng thái bình thƣờng. Ngoài ra, từ tình trạng phá hủy của lớp dán càng có thể nói rõ hơn vể quy luật này. Thông thƣờng gỗ có khối lƣợng thể tích thấp cƣờng độ dán của nó thấp, thƣờng dùng tỷ lệ phá hủy gỗ làm tiêu chuẩn đánh giá dán của nó tốt xấu, nếu tỷ lệ phá hủy gỗ cao, có thể cho rằng mối dán có chất lƣợng tốt; ngƣợc lại gỗ có khối lƣợng thể tích cao có thể xuất hiện xu hƣớng tỷ lệ phá hủy gỗ thấp, nếu cƣờng độ dán rất lớn, cũng cho rằng mối dán tốt. Cƣờng độ dán gỗ có khối lƣợng thể tích cao tuy rất cao, nhƣng đồng thời do thay đổi độ ẩm mà ứng suất xảy ra cũng vô cùng lớn, lực đa tụ bên trong của bản thân keo yêu cầu cũng cao.
  • 41. 30 Khi dùng một loại keo nhất định, gỗ có khối lƣợng thể tích cao độ bền dán dính của nó lại kém gỗ có khối lƣợng thể tích thấp vì thế cần căn cứ tính chất cơ học của gỗ để chọn loại keo. Gỗ của loài cây khác nhau cƣờng độ dán của nó, mức độ dán khó dễ và độ bền dán ở mức độ nào đó chịu ảnh hƣởng của tính chất vật lý, hóa học và cấu tạo của gỗ. b. Tính thấm ướt Để hình thành mối dán tốt, trƣớc tiên yêu cầu phân tử keo dán và phân tử vật bị dán (gỗ) tiếp xúc đầy đủ. Để làm điều này, thƣờng yêu cầu loại bỏ thể khí không khí hoặc hơi nƣớc ở bề mặt thể bị dán, làm cho dung dịch keo tiếp xúc với gỗ. Tức mặt tiếp xúc khí - rắn chuyển thành mặt tiếp xúc lỏng - rắn, loại hiện tƣợng này gọi là thấm ƣớt, năng lƣợng thấm ƣớt của nó gọi là tính thấm ƣớt. Khi nhỏ giọt chất lỏng keo dán lên bề mặt thể rắn, do thể lỏng và thể rắn có lực tác dụng qua lại khác nhau, mức độ khuếch tán của thể lỏng trên bề mặt thể rắn cũng khác nhau. Lực tác dụng qua lại này càng lớn, khả năng thấm ƣớt càng tốt. Góc tiếp xúc ( ) tạo thành giữa đƣờng tiếp tuyến của giọt chất lỏng và bề mặt vật thể rắn là chỉ tiêu đánh giá tính thấm ƣớt của vật dán. Thông thƣờng tính thấm ƣớt của vật dán kém, độ bền mối dán tạo thành sẽ không cao. Một số loài gỗ có khối lƣợng thể tích cao, chứa lƣợng lớn chất chiết xuất, tính thấm ƣớt kém, dễ dẫn đến cản trở khả năng dán dính. Dùng nƣớc lạnh, dung dịch bagơ hoặc etanol… xử lý chiết xuất, xử lý phóng điện, thì có thể cải thiện tính năng dán dính của gỗ. c. Độ ẩm Nhƣ ta đã biết, độ ẩm của ván mỏng là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình ép phôi tạo ván. Độ ẩm ván mỏng không những có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình dàn trải keo dán lên trên bề
  • 42. 31 mặt ván, mà nó còn có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các chế độ công nghệ ép, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm tạo thành. Ván mỏng sau khi bóc thƣờng có độ ẩm rất cao, thông thƣờng cần phải tiến hành quá trình sấy ván để làm giảm độ ẩm của ván xuống đến khoảng 10-20% để phù hợp với quá trình sử dụng nó sau này. Trong quá trình ép phôi ván lạng, nếu độ ẩm của ván mỏng quá thấp, sẽ làm cho quá trình dàn trải keo dán không đồng đều, từ đó dễ tạo thành các khuyết tật về keo dán khi ép ván, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng của ván phôi tạo thành. Ngƣợc lại nếu nhƣ độ ẩm của ván mỏng quá cao, làm cho khâu dự trữ ván mỏng khó khăn, ván dễ mốc, khi ép ván gây khó khăn cho quá trình keo đóng rắn cũng nhƣ có thể làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng liên kết giữa keo và gỗ. Khi tẩy trắng và nhuộm màu gỗ, độ ẩm cũng có những ảnh hƣởng nhất định, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho các quá trình trên, vì vậy trong công nghệ sản xuất ván kỹ thuật, ngƣời ta thƣờng phải khống chế tốt phạm vi của độ ẩm để đảm bảo nó không ảnh hƣởng đến các yếu tố công nghệ sản xuất, từ đó làm tăng chất lƣợng của sản phẩm tạo thành. Xuất phát từ góc độ của tính hấp phụ lựa chọn, khi dán gỗ độ ẩm của nó cần đảm bảo trong phạm vi thích hợp. Nếu độ ẩm của vật bị dán quá cao, keo dán sau khi đƣa lên bị pha loãng, độ nhớt giảm, thấm vào trong gỗ quá nhiều gây ra thiếu keo, dẫn đến keo đóng rắn chậm. Độ ẩm thích hợp khi dán gỗ phụ thuộc vào loại keo, tính năng, điều kiện dán…, bình thƣờng từ 7 - 15%. Dƣới đây là độ ẩm thích hợp nhất để dán của một số loại keo, keo đậu nành: 5 - 8% (ép nguội), 5% (ép nhiệt); keo albumin sữa: 5%, 7 - 15% (gỗ ép lớp); keo PVAc: 5%; keo PU: 6 – 12%; keo nhựa PE đóng rắn nhiệt độ thƣờng: 6 - 12%; keo nhựa PF tính nhiệt rắn: 4 - 7% (gỗ khối lƣợng thể tích cao), 3-5% (gỗ khối lƣợng thể tích thấp).
  • 43. 32 Tấm lõi của ván thƣờng dày, hơn nữa keo đều tráng lên tấm lõi, vì thế độ ẩm của tấm lõi ảnh hƣởng vô cùng lớn đối với dán, để có đƣợc mối dán tốt, khống chế độ ẩm của tấm lõi vô cùng quan trọng. Nếu độ ẩm của tấm lõi quá cao, có thể gây ra cƣờng độ dán ở phần trung tâm thấp, nguyên nhân là khi ép nhiệt hơi nƣớc chuyển dịch ở nơi độ ẩm cao, nhiệt độ lớp keo dán khó tăng lên, cộng với ảnh hƣởng của nƣớc dẫn đến keo đóng rắn chậm gây ra. Độ ẩm của ván mỏng quá cao rất dễ gây ra thiếu keo, sau khi ép ván cong và nứt, khi ép nhiệt còn dễ gây ra hiện tƣợng nổ ván. Dán ván lạng mỏng 0,3 mm, khi sản xuất ván nhân tạo dán đoạn gỗ ngắn cắt đầu đều có độ ẩm cao. Loại trƣớc phải sử dụng độ nhớt cao và dùng keo SBR dạng sữa hoặc keo nhựa UF tính tan trong nƣớc biến tính bằng PVAc, loại sau sử dụng keo nhựa PU có thể xảy ra phản ứng hóa học với nƣớc trong gỗ mà tạo thành mạng đan xen, đóng rắn. Khi xem xét dán gỗ thực tế, trƣớc tiên sấy gỗ sau đó ở trạng thái độ ẩm thích hợp tiến hành dán là vô cùng quan trọng. Độ ẩm của chế phẩm dán keo cần khớp với độ ẩm thăng bằng của môi trƣờng sử dụng của nó. Cố gắng hạn chế làm tăng ứng suất lớp keo do độ ẩm thay đổi. d. Chiều thớ gỗ của mặt dán Gỗ là vật liệu tính chất các chiều khác nhau, do chiều thớ của nó khác nhau, tính chất vật lý và tính chất cơ học của nó nhƣ co rút, trƣơng nở… chênh lệch tƣơng đối lớn. Độ bền mối dán chịu ảnh hƣởng của tổ hợp chiều thớ bề mặt gỗ bị dán. Khi dán mặt cắt ngang, do keo thấm vào bên trong các ống mạch lớn, để không xảy ra hiện tƣợng thiếu keo, cần tráng keo hai mặt cắt ngang của gỗ bị dán.
  • 44. 33 Thông thƣờng khi dán chiều thớ song song với nhau, cƣờng độ dán lớn nhất, khi dán sợi vuông góc với nhau lực dán của nó nhỏ nhất. lực dán giữa các mặt khác nhau có quy luật nhƣ sau: Mặt xuyên tâm // mặt xuyên tâm > Mặt xuyên tâm + mặt tiếp tuyến > mặt tiếp tuyến // mặt tiếp tuyến >> giữa các mặt đầu > mặt đầu + mặt xuyên tâm mặt đầu + mặt tiếp tuyến, giữa các mặt xuyên tâm hoặc giữa các mặt tiếp tuyến nếu làm cho chiều thớ của chúng dán vuông góc với nhau, cƣờng độ dán càng thấp. e. Độ nhấp nhô bề mặt và độ chính xác gia công Quan hệ giữa độ nhấp nhô bề mặt gỗ bị dán và tính năng dán chịu ảnh hƣởng của chủng loại gỗ bị dán, tính dẻo của keo, lƣợng keo đƣa lên, áp suất ép, nhiệt độ ép nhiệt và chủng loại keo… trên thực tế bề mặt đã qua bào nhẵn sạch hoặc bề mặt đã qua đánh nhẵn có thể thu đƣợc hiệu quả dán dính tốt. Bề mặt của vật bị dán càng nhẵn, phẳng lƣợng keo đƣa lên càng ít, cho dù dƣới tác dụng của lực ép thấp cũng dễ có đƣợc mối dán tốt, thông thƣờng qua gia công bào là đủ. Bề mặt gỗ nếu không nhẵn phải tăng lƣợng keo tráng, tăng lực ép, còn phải sử dụng chất điền đầy phù hợp mới có thể thu đƣợc hiệu quả dán đáp ứng yêu cầu. Đối với bề mặt bào, vì tổ chức của gỗ không tổn hại quá mức ruột tế bào mạch gỗ hoặc quản bào có trạng thái mở sau khi keo thấm vào dễ hình thành đinh keo có hiệu quả, nếu nhƣ bỏ qua độ xốp do cấu tạo gỗ thì bề mặt gần nhƣ phằng vì thế có thể hình thành lớp keo đồng nhất. Bề mặt đánh nhẵn bằng giấy nhám, các tổ chức của gỗ bị biến đổi nhiều nên khi ép dùng lực ép thấp khó hình thành đinh keo, cƣờng độ dán thấp khi tăng áp suất ép có thể thúc đẩy keo thẩm thấu, cƣờng độ dán tăng lên. Khi dán vật liệu trang sức bề mặt nhƣ ván dán lên vật liệu khung tấm, độ chính xác gia công trên chiều dày của nó vô cùng quan trọng, dùng loại keo dán kiểu dán phủ bình thƣờng dịch chuyển vị trí của nó có thể đến 0,2 mm
  • 45. 34 nếu yêu cầu chiều dày lớp keo vƣợt quá chiều dày trên thì cần dùng keo dán trèn lấp khe hở. f. Chất chiết xuất Trong gỗ khó dán tồn tại thành phần đặc biệt cấu thành thành phần phụ trợ của gỗ cản trở dán, trong đó chất chiết xuất là nhân tố gây trở ngại chủ yếu. những thành phần này ảnh hƣởng thấm ƣớt của keo dán hoặc ngăn cản đóng rắn của keo gây khó khăn cho dán ở tình huống bình thƣờng gỗ có hàm lƣợng chất chiết xuất cao thấm ƣớt không tốt dẫn đến dán không tốt nếu dùng phƣơng pháp vật lý nhƣ đánh nhẵn… hoặc tiến hành xử lý trƣớc bằng hóa chất, tạm thời loại bỏ các thành phần này, tính năng dán có thể đƣợc cải thiện. Gỗ cao su sau khi sấy ở bề mặt của nó có nhiều chất chiết xuất thấm ra, các chất chiết xuất này cản trở thấm ƣớt của keo, làm cho tính năng dán xấu đi rõ rệt. Tóm tắt nguyên nhân khó dán có 3 loại sau đây: thành phần đặc biệt của chất chiết xuất ngăn cản thấm ƣớt; thành phần đặc biệt của chất chiết xuất làm cho keo đóng rắn không tốt; keo thẩm thấu quá mức, năng lực thẩm thấu của nƣợc ngƣợc lại giảm rõ rệt. các nguyên nhân này phân biệt đối ứng với hiện tƣợng mặt dán sau đây: lớp mặt tiếp xúc giữa lớp keo dán và gỗ bị phá hủy; đa tụ bên trong của lớp keo bị phá hủy; thiếu keo. g. Khuyết tật và đặc điểm sinh trưởng của gỗ Khuyết tật của bản thân gỗ rõ ràng ảnh hƣởng đến tính năng dán của nó. Khuyết tật nói ở đây không phải là khuyết tật sinh ra trong quá trình gia công, mà là khuyết tật sinh ra trong quá trình sinh trƣởng của gỗ, tức là khuyết tật tự nhiên, khuyết tật mắt… thƣờng làm cho cƣờng độ dán giảm xuống, tuy nhiên, nhƣ gỗ ứng suất của cây lá kim, vì cƣờng độ nén của nó lớn, cũng có tình trƣờng hợp làm cho cƣờng độ dán của nó tăng lên.
  • 46. 35 Tỷ lệ co rút chiều dọc gỗ có ứng suất trong quá trình sinh trƣởng lớn, lực dán của nó ngƣợc lại không nhƣ gỗ bình thƣờng. Gỗ có ứng suất sinh trƣởng nếu dùng cùng với gỗ bình thƣờng, có thể dẫn đến vênh, biến dạng và nứt. Vân thớ xoắn hoặc vân thớ đan xen bề mặt của nó nếu dùng bào, bào nhẵn sạch, không gây ảnh hƣởng đối với dán, những loại gỗ này khó gia công, bề mặt gia công thƣờng nhấp nhô, kết quả dẫn đến tính năng dán giảm. Hơn nữa có loại gỗ vân thớ này không chỉ lực dán giảm còn dễ gây ra khuyết tật về kết cấu. Ngoài ra, gỗ lõi ở chừng mực nào đó chứa nhựa và chất chiết xuất, so với gỗ dác cƣờng độ dán của nó không tốt. Gỗ có mật độ vòng năm lớn khối lƣợng dung tích cũng lớn, vì thế cƣờng độ dán của nó cũng lớn. Tính năng dán của gỗ muộn và gỗ sớm của gỗ lá kim cũng không giống nhau. h. Bẩn và các vấn đề khác của mặt bị dán Bẩn của mặt bị dán ảnh hƣởng rất lớn đối với tính năng dán. Mặt gỗ bị bẩn trƣớc tiên cản trở thấm ƣớt của keo dán, làm cho dán không thể tiến hành thuận lợi. bề mặt vật bị dán sau khi cắt gọt hoặc đánh nhẵn để thời gian dài, có thể dẫn đến tính năng dán giảm. nguyên nhân của nó là nhựa hoặc chất chiết xuất cản chở dán thấm ra bề mặt, bị tác động của ánh sáng… làm cho bề mặt bị trơ đi. Có thể đánh nhẵn lại, cắt gọt lại để cải thiện mặt bị dán. Dán ván dán với gỗ nguyên hoặc vật liệu khác, tức dán vật liệu khác loại, dùng xử lý đánh nhẵn có hiệu quả.nó khác với xử lý trƣớc dán của bề mặt kim loại, không phải là cho nó cực tính, mà là loại bỏ chất bẩn của bề mặt gỗ đặc biệt là ván dán, cần chú ý về bề mặt ép nhiệt của có bị chất chống dính… làm bẩn, cho nên khi gia công lần 2 trang sức bề mặt, dán mặt… cần đặc biệt chú ý.
  • 47. 36 Khi dùng dung môi lau bề mặt, đối với vật liệu nhiều lỗ cần chú ý đo tiềm nhiệt bốc hơi dung môi dƣ thừa mà dẫn đến nƣớc liên kết. bề mặt kim loại, bề mặt chất dẻo bốc hơi của dung môi kèm theo liên kết của nƣớc, thƣờng thƣờng có thể gây ra dán không tốt. ngoài ra đối với tính năng bề mặt còn có vấn đề cứng hóa bề mặt. nó là biến chất bề mặt gỗ gây ra khi sấy quá mức ván mỏng hoặc gỗ, màu sắc mặt gỗ sẫm lại, đặc biệt là tính thấm ƣớt xấu đi. Ván sau khi sấy rất ít trực tiếp dán keo còn ván dán thì ván mỏng sau khi sấy trực tiếp, tiến hành dán cho nên cần chú ý. Đặc biệt đối keo nhựa PF, có loại yêu cầu độ ẩm ván mỏng nhỏ hơn 3%, tính nguy hiểm của tính thấm ƣớt xấu đi của nó càng lớn. pH của bề mặt gỗ phần nhiều có tính axit, tính axit yếu. Freeman tiến hành nghiên cứu với một số loài cây của Mỹ kết quả cho thấy, gỗ có khối lƣợng thể tích trên 0,8 g/cm3 , so sánh với nhân tố thấm ƣớt tuy pH có ảnh hƣởng đối với tính năng dán nhƣng thƣờng chỉ là ảnh hƣởng ở mức độ khác nhau đối với ngƣng keo hoặc thời gian đóng rắn, còn đối với tính năng dán hầu nhƣ không ảnh hƣởng. 2.3.2. Các nhân tố liên quan đến keo dán Trong công nghệ dán ép tạo phôi hộp gỗ lạng kỹ thuật thì keo dán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Keo dán không những đóng vai trò trong việc hình thành liên kết giữa các tấm ván bóc để tạo thành hộp gỗ, mà nó còn có vai trò quyết định đến tính khó, dễ của quá trình lạng ván. Một trong những yêu cầu quan trọng của keo dán dùng trong sản xuất hộp gỗ lạng là keo sau khi đóng rắn vẫn phải có đƣợc độ mềm dẻo nhất định, nếu keo dán sau khi đóng rắn mà quá cứng thì sẽ làm cho quá trình lạng ván rất khó khăn, có thể làm cho ván mỏng khi lạng bị rách. Vì vậy, keo dán sử dụng trong sản xuất hộp gỗ lạng thƣờng là những loại keo đóng rắn ở điều kiện nhiệt độ thƣờng, nếu là keo UF thì chúng thƣờng đƣợc biến tính để làm tăng tính dẻo của keo.
  • 48. 37 Trƣớc tiên cần căn cứ vật liệu bị dán, công dụng, môi trƣờng sử dụng để chọn keo. Rất nhiều tính huống phải tiến hành pha chế keo. Vì thế, để có đƣợc kết quả dán tốt, dung dịch keo pha chế hoặc lớp keo đã đóng rắn cần có điều kiện sau đây: - Dung dịch keo (dung dịch sau khi pha chế) có thể thấm ƣớt tốt bề mặt bị dán, phần tử keo và điểm hoạt tính bề mặt vật liệu bị dán hình thành bám dính hiệu quả đặc biệt, đối với gỗ loại vật liệu nhiều lỗ do keo thấm ƣớt bên trong khe hở của nó, không chỉ cần hành thành bám dính hiệu quả đặc biệt, mà phải phát huy tác dụng đinh keo kết hợp cơ giới của nó. Vì thế, yêu cầu keo cần có tính lƣu động phù hợp và cực tính tƣơng ứng với bề mặt bị dán, hơn nữa tính uốn cong của liên kết phần tử lớn, dễ tiếp cận điểm hoạt tính của bề mặt bị dán. - Khi hình thành lớp dán, tuy phải làm cho keo trạng thái lƣu động đóng rắn tăng lực đa tụ bên trong của nó, nhƣng cần làm cho co rút của nó trong quá trình từ ngƣng keo đến hoàn toàn đóng rắn nhỏ nhất. - Sau khi keo hoàn toàn đóng rắn, do co rút, trƣơng nở tự do của lớp keo bị hạn chế mà gây ra ứng suất. hy vọng lớp keo có thể làm cho ứng suất này đƣợc hòa hoãn, có năng lực thích ứng tính chất này. Thí dụ keo nhựa tính nhiệt dẻo do tác dụng lỏng lẻo cửa ứng suất làm cho khi đóng rắn ứng suất gây ra đƣợc loại bỏ, nhƣng đồng thời tính chống biến dạng của nó không tốt lại thành nhƣợc điểm của nó. Ngƣợc lại trong keo nhựa tính nhiệt vẫn có ứng suất sót lại, một bộ phận cƣờng độ dán vốn có bị mất đi. - Đối ứng với điều kiện môi trƣờng, tính năng dán cần giữ đƣợc lâu dài. Nhựa chủ thể cấu thành keo hầu nhƣ đều là vật liệu cao phân tử, tính chất cơ học, đặc trƣng tính đàn hồi dẻo của nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và nƣớc, vì thế phải xem xét quan hệ của nó với điều kiện sử dụng.
  • 49. 38 a. Phân tử lượng và phân bố của nó Phân tử lƣợng của chất đa tụ và phân bố của nó có ảnh hƣởng tƣơng đối lớn với tính năng dán. Khi phân tử lƣợng nhỏ, có điểm nóng chảy tƣơng đối thấp, độ nhớt tƣơng đối nhỏ, tính năng dán tốt, nhƣng năng lƣợng đa tụ bên trong thấp, cƣờng độ đa tụ bên trong dán thu đƣợc không cao; khi phân tử lƣợng chất đa tụ tƣơng đối lớn, khó hòa tan, điểm nóng chảy cao, độ nhớt tƣơng đối lớn, tính năng dán tƣơng đối kém. Song cƣờng độ đa tu bên trong tƣơng đối lớn, có thể thu đƣợc cƣờng độ đa tụ bên trong mối dán tƣơng đối cao. Thƣờng chất đa tụ keo dán dùng có phạm vi phân tử lƣợng hoặc độ đa tụ tƣơng ứng, keo dán mới có thể có tính năng dán tốt và cƣờng độ đa tụ bên trong dán tƣơng đối cao. Khi tiến hành chọn vật liệu gốc của keo và thiết kế phân tử cần khống chế phân tử lƣợng của chất đa tụ. thƣờng trong phạm vi phân tử lƣợng phù hợp, khi phân tử lƣợng thấp cƣờng độ dán tƣơng đối cao. Ảnh hƣởng của phân tử lƣợng chất đa tụ (độ đa tụ) đối với lực đa tụ bên trong có thể dùng biểu thức sau: nP K Trong đó: - Khi độ đa tụ là nP cƣờng độ chống trƣơng nở của chất đa tụ; - Cƣờng độ chống trƣơng nở khi độ đa tụ vô hạn; K- Hằng số liên quan đến đặc tính chất đa tụ; nP - số trung bình độ đa tụ. Dùng Nitrocellulose làm keo dán, khi dán thủy tinh, giữa cƣờng độ bóc tách và độ đa tụ của nó tồn tại quan hệ sau đây:
  • 50. 39 F = Ke-kp Trong đó: F - là cƣờng độ bóc tách; P - độ đa tụ; K, k - hằng số. Mặt khác khi phân tử lƣợng trung bình của chất đa tụ bằng nhau, mà phân bố của phân tử lƣợng khác nhau, cƣờng độ dán cũng khác nhau. Khi hàm lƣợng chất đa tụ thấp tƣơng đối cao, phá hủy mối dán là phá hủy đa tụ bên trong khi hàm lƣợng chất đa tụ cao, phá hủy mối dán là phá hủy đa tụ bên trong; khi hàm lƣợng chất đa tụ cao, phá hủy mối dán là phá hủy bề mặt tiếp xúc. b. Độ nhớt Thƣờng độ nhớt của keo nhiệt rắn có quan hệ tỷ lệ với hàm lƣợng khô và độ đa tụ. Khi độ nhớt quá thấp, khi ép dễ có hiện tƣợng thấm keo ra bề mặt, hoặc thẩm thấu quá nhiều vào trong gỗ, gây ra thiếu keo ở mối dán. Tính năng tráng keo chiu ảnh hƣởng rất lới bởi độ nhớt của keo. Khi phƣơng thức tráng keo khác nhau, phạm vi thích hợp của độ nhớt khác nhau. Song độ nhớt nếu quá cao gây khó khăn cho việc tráng keo. Lƣợng keo đƣa lên khó khống chế dẫn đến lƣợng keo đƣa lên lớn. hơn nữa khi độ nhớt cao, tính lƣu động xấu đi, không thể hình thành lớp keo dán đồng đều. Dùng phƣơng thức rulo tráng keo, khi độ nhớt trên 1,5 Pa.s, lƣợng keo đƣa lên tăng tuyến tính theo tăng lên của độ nhớt, phạm vi thích hợp của độ nhớt là 1,0 - 1,5 Pa.s. Độ nhớt của dán keo ép nguội có thể thấp một chút còn đối với dán ép nhiệt, do nguyên nhân sấy, thẩm thấu, trong quá trình ép trƣớc hoặc xếp đống cho dù nƣớc mất đi, khi gia nhiệt lại thành trạng thái lƣu động,
  • 51. 40 độ nhớt cao một chút tốt, sản xuất ván dán, có lúc dùng phƣơng pháp nâng cao độ nhớt để nâng cao hiệu quả ép trƣớc. Độ nhớt của keo tính tan trong nƣớc có thể thông qua cho chất độn, chất điền đầy hoặc nƣớc để tiến hành điều tiết. Tuy nhiên, các loại keo lỏng sữa nhƣ PVAc… nếu cho nƣớc, có lúc làm cho độ nhớt giảm quá mạnh, cần chú ý vấn đề nồng độ nhựa giảm dần đến giảm tính năng dán. c. Tính thẩm thấu Lực kết hợp cơ giới của gỗ loại vật liệu nhiều lỗ có tác dụng quan trọng đối với cƣờng độ dán, để nâng cao tác dụng của lực kết hợp cơ giới đối với dán, phải làm cho keo thẩm thấu mức độ nhất định vào trong gỗ (thƣờng cho rằng từ bể mặt thấm vào 1 đến 3 tế bào là phù hợp) nhƣng thẩm thấu quá mức keo sẽ khuếch tán trong gỗ, không thể hình thành lớp keo dán đồng đều, gây ra thiếu keo bề mặt, tạo thành mối dán không tốt. Loại thẩm thấu này có thể dùng công thức dƣới đây để biểu thị, tuy độ nhớt của keo ảnh hƣởng rất lớn đến tính thẩm thấu của nó nhƣng chủng loại của dung môi, keo dùng cũng có ảnh hƣởng. Khi vật bị dán vào gỗ, đặc biệt là keo dán tính tan trong nƣớc tính thẩm thấu của nó chịu ảnh hƣởng tƣơng đối lớn của độ ẩm của gỗ. Độ ẩm gỗ cao, tính thẩm thấu biểu hiện ra càng lớn. ))( 2 ( x Cos d d t x Trong đó: t x d d - Tốc độ thẩm thấu của keo dán; - độ nhớt của keo dán; - sức căng bề mặt của keo dán; x – bán kính của mao quản; - góc tiếp xúc.
  • 52. 41 Thí dụ khi dùng keo nhựa UF tính tan trong nƣớc chế tạo ván dán, nếu độ ẩm ván mỏng dùng cao, dây ra nổ ván và do keo thấm ra làm bẩn bề mặt ván. Cho nên keo UF yêu cầu độ ẩm ván mỏng từ 8 - 12%, còn keo PF yêu cầu độ ẩm ván ẩm dƣới 5 - 6%. d. Cực tính Cực tính của vật bị dán có quan hệ rất lớn với tính thấm ƣớt. keo dán có các phần tử nƣớc, etannol, este cực tím có thể thấm ƣớt rất tốt chất cực tính gỗ và xenlulo, có lợi cho dán. Ngoài ra, các chất không cực tính, PPE, PE xử dụng keo dán không cực tính dễ dán, thƣờng giữa các vật cực tính có thể hình thành mối dán bền vững. Keo dùng để dán gỗ thƣờng dùng nhất là nhựa tính nhiệt rắn, nhƣ UF, PF, MF… các chất này đều là chất cực tính có thể thu đƣợc mối dán tốt. khi vật bị dán là chất không cực tính để tạo cực tính cho nó, tiến hành xử lý ôxy hóa bề mặt hoặc dùng phƣơng pháp phủ lót làm cho nó hình thành chất môi giới dán. Phủ lót là biện pháp nâng cao tính kết hợp giữa bề mặt vật bị dán và keo, sử dụng dung dịch độ nhớt thấp của hợp chất cao phân tử có năng lực phản ứng hoặc hàm lƣợng hợp chất cao phân tử tƣơng đối thấp, thí dụ sử dụng isosyanate, EP làm chất lót, để đề phòng kim loại bị dán vì hấp phụ nƣớc, chất tăng dẻo mà gây ra tác dụng xấu. e. pH Khi keo và lớp keo dán có tính axit mạnh hoặc tính bazơ mạnh, có thể dẫn đến giòn yếu của bản thân gỗ, hoặc biến màu, đây là nguên nhân tạo ra tính năng dán giảm xuống, bẩn. tính axit làm xấu gỗ nặng hơn nhiều so với tính năng bazơ. Thí dụ keo albumin, keo đậu nành gây bẩn gỗ, PF khi đóng rắn nhiệt độ thƣờng do tính axit dẫn đến làm xấu gỗ, UF khi đóng rắn axit dƣ làm cho tính lão hóa gỗ tăng lên (axit dƣ là do sử dụng chất đóng rắn tính axit dẫn đến).
  • 53. 42 Lão hóa do axit còn xót lại trong UF dẫn đến, nó dựa vào thủy phân của nhựa, axit còn dƣ làm chất xúc tác thúc đẩy quá trình làm xấu gỗ. nếu những axit này trung hòa, có thể nâng cao rất nhiều tính chịu nƣớc dán của nó. Đóng rắn của keo nếu khi chịu ảnh hƣởng rất lớn của pH do chọn keo không phủ hợp dẫn đến dán thất bại. nhƣ xi măng và bê tông tính ba zơ mạnh có thể dẫn đến UF đóng rắn tính axit gây ra mối dán không tốt. f. Chiều dày lớp keo dán Chiều dày của lớp keo dán ở tình huống không gây ra thiếu keo cố gắng mỏng hơn nữa đồng đều mới có thể có đƣợc lớp keo dán tốt. thƣờng hy vọng chiều dày lớp keo dán từ 20 - 50 nm. Lý do của nó là lớp keo dán càng mỏng, làm cho lực ngƣng tụ giảm, xác suất khuyết tật giảm xuống, giảm số điểm tập trung ứng suất trong lớp keo dán; ứng suất bên trong gây ra trong lớp keo dán nhỏ đi, mà còn có thể làm cho nó dễ dịch chuyển về phía vật bị dán, tính lão hóa cũng nhỏ đi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hình dạng bề mặt vật bị dán, khi không thể không tăng chiều dày lớp keo, nên sử dụng keo tính chèn lấp khe hở, hoặc tạo cho nó tính điền đầy, nhƣ cho chất điền đầy. 2.3.3. Ảnh hưởng của công nghệ ép tạo phôi Một trong những yếu tố hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng của phôi lạng chính là chế độ ép tạo phôi. Trong số các yếu tố này thì áp suất và thời gian ép đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Áp suất ép phải đủ lớn để làm cho các tấm ván bóc đủ khả năng liên kết với nhau tạo thành một khối, thời gian phải đủ lớn để làm cho keo đóng rắn hoàn toàn. Nếu sử dụng keo UF biến tính bằng PVAc để sản xuất hộp gỗ lạng thì áp suất ép thƣờng khoảng 1,0 - 2,0 MPa, thời gian ép khoảng 15 - 30h. Vì phôi lạng đƣợc tạo thành từ rất nhiều lớp ván mỏng, nên thời gian duy trì áp suất ép thƣờng yêu