SlideShare a Scribd company logo
1 of 153
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN, NHẬN DIỆN VI KHUẨN ĐẤT VÙNG RỄ KÍCH
THÍCH TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT Ở CÂY TIÊU SẺ (Piper nigrum L.) TRỒNG
Ở HUYỆN CHƠN THÀNH VÀ HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC
MÃ SỐ: SV2016-06
Thuộc nhóm ngành khoa học: TỰ NHIÊN
Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ THỊ THÙY TRÂM
Thành viên tham gia:
1. CHÂU KIM XUYẾN
2. HÀ BẢO SƠN
Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG THỊ NGỌC THANH
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN, NHẬN DIỆN VI KHUẨN ĐẤT VÙNG RỄ KÍCH
THÍCH TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT Ở CÂY TIÊU SẺ (Piper nigrum L.) TRỒNG
Ở HUYỆN CHƠN THÀNH VÀ HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Mã số đề tài: SV2016-06
Xác nhận của Chủ tịch
Hội đồng nghiệm thu
Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Xuân Dũ ThS. Đặng Thị Ngọc Thanh Đỗ Thị Thùy Trâm
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
III
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được sự giúp đỡ, quan
tâm, chỉ bảo tận tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban Chủ nhiệm khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, các thầy cô bộ môn ngành Sư
phạm Sinh học trường Đại học Sài Gòn đã dạy dỗ, truyền đạt cho em nhiều kiến
thức học tập hay.
- Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Đặng Thị Ngọc Thanh, cô đã tận tâm chỉ
dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình làm
thí nghiệm và viết đề tài.
- TS. Nguyễn Đức Hưng, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, thầy đã tận tình giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoa
học.
- ThS. Lê Minh Đức, ThS. Phạm Thị Thu Ly và ThS. Nguyễn Văn Tú đã nhiệt tình
giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
- Cảm ơn chị Nguyễn Thị Xuân Mỵ - trường Đại học Cần Thơ, chị Nguyễn Thị Thu
Hằng - trường Đại học Sài Gòn khóa 11, các chị đã tận tình truyền đạt, giúp đỡ em,
động viên em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
- Em gửi lời cảm ơn đến Bố Mẹ, gia đình, người thân, tập thể lớp DSI1131 đặc biệt
là bạn Nguyễn Văn Duy và tất cả bạn bè – những người đã ủng hộ, động viên, giúp
đỡ em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cuối lời kính chúc Bố Mẹ, Thầy Cô, các anh chị, các em và tất cả các bạn dồi dào
sức khỏe, thành công trong cuộc sống.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017
Đỗ Thị Thùy Trâm
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. III
MỤC LỤC.......................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................7
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................8
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................9
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................10
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................11
2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................11
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................11
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................11
2.4. Thời gian nghiên cứu........................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................12
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh.........12
1.2. Tổng quan về cây Hồ tiêu.....................................................................................13
1.2.1. Vị trí, phân loại của cây Hồ tiêu ....................................................................13
1.2.2. Thành phần dinh dưỡng.................................................................................14
1.2.3. Đặc điểm sinh lý - sinh thái...........................................................................14
1.2.4. Giá trị của cây Hồ tiêu...................................................................................16
1.3. Khái quát khu hệ sinh vật đất và vi sinh vật đất vùng rễ .......................................17
1.3.1. Khái niệm vùng rễ.........................................................................................17
1.3.2. Khu hệ vi sinh vật trong đất vùng rễ và vi khuẩn vùng rễ ..............................17
5
1.3.3. Một số đặc tính của vi khuẩn vùng rễ ............................................................19
1.4. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ....................................25
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................27
2.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.............................................................................27
2.2. Vật liệu ................................................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................27
2.3.1. Thu thập, xử lý và chuẩn bị mẫu....................................................................27
2.3.2. Phân lập vi khuẩn đất vùng rễ........................................................................29
2.3.3 Mô tả đặc điểm khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn .................................................31
2.3.4. Định lượng khả năng cố định đạm, hòa tan lân khoáng và tổng hợp IAA của
các dòng thu được...................................................................................................33
2.3.5. Định danh vi khuẩn .......................................................................................36
2.3.6. Xử lý số liệu..................................................................................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................38
3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ ở huyện Chơn Thành và huyện
Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. ........................................................................................38
3.1.1. Đặc điểm khuẩn lạc.......................................................................................38
3.1.2. Đặc điểm tế bào vi khuẩn ..............................................................................44
3.2. Kết quả khảo sát khả năng cố định và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập
được trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP đặc .........................................................49
3.3. Kết quả định lượng khả năng cố định đạm NH4
+
, lân và sinh tổng hợp IAA của các
dòng vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP đặc..................56
3.3.1. Xây dựng các đường chuẩn đo đạm, đo lân, và đường chuẩn IAA.................56
3.3.2. Kết quả định lượng........................................................................................58
6
3.3.3. Thảo luận chung về khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA
của các dòng vi khuẩn vùng đất rễ cây tiêu Sẻ ở tỉnh Bình Phước ...........................70
3.4. Kết quả định danh vi khuẩn..................................................................................73
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ........................................................................75
4.1. Kết luận ...............................................................................................................75
4.2. Đề nghị ................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................76
PHỤ LỤC 1: ĐỊA ĐIỂM THU MẪU CÁC DÒNG VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC
.......................................................................................................................................81
PHỤ LỤC 2: KÍ HIỆU CÁC DÒNG VI KHUẨN.......................................................85
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH MÀU SẮC ĐƯỜNG CHUẨN ĐẠM, LÂN, IAA..............86
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA .........................................................87
PHỤ LỤC 5: HOMOGENEOUS SUBSETS .............................................................103
7
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Hình thái giải phẫu cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.)...................................... 13
Hình 2. Azosprillum brasilense ............................................................................... 20
Hình 3. Vòng tuần hoàn nitơ trong tự nhiên............................................................ 21
Hình 4. Các dạng lân trao đổi trong đất................................................................... 22
Hình 5. Bacillus megaterium và Escherichia coli.................................................... 23
Hình 6. Bản đồ thu mẫu.......................................................................................... 28
Hình 7. Biểu đồ đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn thu được. .................... 43
Hình 8. Hình thái một số khuẩn lạc......................................................................... 43
Hình 9. Biểu đồ biểu diễn hình dạng tế bào của các vi khuẩn phân lập được........... 47
Hình 10. Tỉ lệ gram âm so với gram dương của các vi khuẩn phân lập được........... 48
Hình 11. “Kéo sợi KOH”và kết quả hình nhuộm Gram của một số dòng vi khuẩn.. 48
Hình 12. Đồ thị đường và phương trình đường chuẩn đạm...................................... 57
Hình 13. Đồ thị và phương trình đường chuẩn lân .................................................. 57
Hình 14. Đồ thị và phương trình đường chuẩn IAA. ............................................... 58
Hình 15. Hàm lượng NH4
+
trung bình qua các lần đo của một số dòng vi khuẩn ..... 61
Hình 16. Lượng NH4
+
trung bình của 5 dòng vi khuẩn có khả năng cố định tốt nhất61
Hình 17. Phản ứng màu với thuốc thử đạm của một số dòng vi khuẩn ở ngày 2...... 62
Hình 18. Hàm lượng lân trung bình của một số dòng vi khuẩn qua các lần đo ........ 65
Hình 19. Lượng lân hòa tan trung bình của 5 dòng vi khuẩn hòa tan tốt nhất .......... 66
Hình 20. Phản ứng màu với thuốc thử lân của một số dòng vi khuẩn ở ngày 5........ 67
Hình 21. Hàm lượng IAA trung bình qua các ngày của một số dòng vi khuẩn ........ 69
Hình 22. Lượng IAA sinh tổng hợp được của 5 dòng vi khuẩn tổng hợp tốt nhất.... 69
Hình 23. Phản ứng màu với thuốc thử IAA của một số dòng vi khuẩn. ................... 70
Hình 24. Kết quả định lượng trung bình của 3 dòng vi khuẩn được chọn định danh 73
8
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thành phần môi trường Burk..................................................................... 29
Bảng 2. Thành phần môi trường NBRIP (Nautiyal, 1999)....................................... 30
Bảng 3. Hóa chất nhuộm Gram............................................................................... 32
Bảng 4. Đặc điểm khuẩn lạc của 90 dòng vi khuẩn đã phân lập được...................... 38
Bảng 5. Đặc điểm tế bào của các dòng vi khuẩn phân lập được............................... 44
Bảng 6. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường Burk’s ........... 49
Bảng 7. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường NBRIP. ......... 52
Bảng 8. Khả năng tổng hợp NH4
+
(mg/L) qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn........ 59
Bảng 9. Khả năng hòa tan lân qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn phân ................. 62
Bảng 10. Lượng IAA tổng hợp được qua các ngày của 43 dòng.............................. 67
9
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 40 mẫu đất vùng rễ của cây tiêu Sẻ trồng tại huyện Chơn Thành và huyện Lộc
Ninh, tỉnh Bình Phước đã phân lập được 90 dòng vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng cố
định đạm, hòa tan lân. Về đặc điểm tế bào vi khuẩn, phần lớn có dạng hình cầu (41,1%),
ngoài ra còn có dạng que ngắn (31,1%), que dài (20%) và hình que cầu (7,8%). Phần lớn
các dòng vi khuẩn thu được có khuẩn lạc dạng tròn (80%), bìa nguyên (61,1%) và độ nổi
mô (74,44%). Trong số 90 dòng có 43 dòng phát triển tốt trên cả 2 môi trường Burk’s và
NBRIP đã được phân tích khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA. Năm
dòng có khả năng cố định đạm cao nhất là: LĐ11, LĐ5, LĐ8, TT2, LĐ6 với lượng NH4
+
đo được từ 3,61 mg/L đến 5,20 mg/L; 5 dòng có khả năng hòa tan lân cao nhất là: LĐ8,
ML42, LĐ3, ML63, LĐ5 với lượng P2O5 đo được từ 23,25 mg/L đến 35,14 mg/L; 5 dòng
sinh tổng hợp IAA tốt nhất là: CT1, CT2, LT4, LT2, TT6 với lượng IAA đo được từ 2,86
mg/L đến 3,22 mg/L. Căn cứ kết quả định lượng đã tuyển chọn được 3 dòng có khả năng
cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA tốt và hài hòa về cả 3 tiêu chí để định danh
theo phương pháp khối phổ Bruker Daltonik MALDI. Kết cho thấy dòng CT6 tương đồng
với Bacillus weihenstephannensis, dòng ML42 tương đồng với Bacillus megaterium,
dòng LĐ8 tương đồng với Acinetobacter baylyi. Đây là 3 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã
được phân lập từ một số cây trồng trên thế giới và có nhiều tiềm năng thúc đẩy sự tăng
trưởng của thực vật.
10
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ tiêu vừa là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực vừa được dùng làm
thuốc chữa bệnh như cứu trợ hô hấp, ho, cảm lạnh, khó tiêu, thiếu máu, bệnh răng miệng,
v.v…. Hồ tiêu có chứa sắt, kali, calci, mangan, kẽm, chrom, vitamin A, C và nhiều dưỡng
chất khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục
chiếm lĩnh thị trường khi là quốc gia sản xuất và xuất khẩu Hồ tiêu lớn nhất thế
giới.Riêng năm 2014, Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 58% thị trường Hồ tiêu thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu Hồ tiêu đến hơn 100 quốc gia khác nhau. Có thể nói,
Hồ tiêu Việt Nam đang nắm quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn cầu, giúp
đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
Hồ tiêu, cũng như mọi cây trồng khác, muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải hấp thu
các chất dinh dưỡng trong đó có dinh dưỡng khoáng. Lượng phân NPK được bón cho cây
chủ yếu là phân hóa học. Lạm dụng phân bón hóa học gây ra nhiều bất lợi, bón thiếu hoặc
thừa đều ảnh hưởng đến cây trồng. Ngoài ra, lượng phân bón dư thừa còn góp phần gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người, khiến chi phí sản
xuất nông nghiệp tăng cao v.v.... Do vậy, ngày nay việc sản xuất và sử dụng phân bón
sinh học nhằm bổ sung hoặc thay thế phân bón hóa học là một biện pháp được chú trọng
ở nhiều quốc gia. Các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm và ứng dụng các chủng vi
khuẩn có lợi liên hiệp với thực vật, trong đó có các vi khuẩn vùng rễ, để làm các chế
phẩm sinh học để bón cho cây trồng. Ngoài khả năng cố định đạm, hòa tan lân và các
khoáng chất khác góp phần bổ sung dinh dưỡng cho cây, nhiều chủng vi khuẩn còn có
khả năng sinh tổng hợp IAA hay các chất thúc đẩy tăng trưởng thực vật khác. Người ta
cũng đã phát hiện nhiều hoạt chất có nguồn gốc từ các vi khuẩn có ích này đã giúp cây gia
tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh.
Trong xu thế hướng tới sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đề tài
“Phân lập và tuyển chọn các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng thực vật ở cây
tiêu Sẻ (Piper nigrum L.) trồng tại huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước” được triển khai nhằm tìm kiếm những dòng vi khuẩn có lợi làm tiền đề cho việc
11
ứng dụng vào sản xuất phân bón vi sinh chức năng cho Hồ tiêu. Các chế phẩm phân bón
có nguồn gốc từ các dòng vi khuẩn này vừa góp phần giảm lượng phân bón hóa học, giảm
chi phí canh tác Hồ tiêu, vừa thân thiện hơn với môi trường.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân lập, tuyển chọn được các dòng vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ có khả năng
cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA tốt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phân lập tuyển chọn vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng
cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA trong cây Hồ tiêu.
- Phân lập, tuyển chọn được các dòng vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng cố định
đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA tốt trong cây Hồ tiêu được trồng ở các huyện
Chơn Thành và huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước.
- Kết luận, đề xuất ứng dụng.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vi khuẩn đất vùng rễ cây Hồ tiêu.
- Phạm vi nghiên cứu: các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân,
sinh tổng hợp IAA, giới hạn trong các vi khuẩn đất vùng rễ của các cây Hồ tiêu được
trồng ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
2.4. Thời gian nghiên cứu
- Thu thập tài liệu và viết tổng quan vấn đề nghiên cứu: từ tháng 8/2016 đến tháng
10/ 2016.
- Tiến hành các nội dung nghiên cứu: từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017.
- Hoàn tất báo cáo và nghiệm thu đề tài Nghiên cứu khoa học: từ tháng 3/2017 đến
tháng 4/2017.
12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông
giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam
giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Hiện nay, tỉnh Bình
Phước có 7 huyện, 3 thị xã.
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng
địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Bình Phước nằm trong vùng mang
đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80
C - 26,20
C. Lượng mưa bình
quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Do chế độ mưa theo mùa nên biên độdao
động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm
từ 80,8 - 81,4%.
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2
, có 7 nhóm đất chính
với 13 loại đất. Đất có chất lượng cao trở lên (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) chiếm
61,13% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất chất lượng trung bình chiếm 36,90%. Là một
trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan
trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh (Trang tin điện tử Sở Ngoại Vụ
Tỉnh Bình Phước - 2017).
13
1.2. Tổng quan về cây Hồ tiêu
11.2.1.1.2.1. Vị trí, phân loại của cây Hồ tiêu
Hình 1. Hình thái giải phẫu cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.).
(Nguồn: Howell và Raven, 2009)
1. Rễ; 2-6. Gié; 3. Hạt; 4. Hoa, 5. Lát cắt dọc của hoa
14
Vị trí phân loại cây Hồ tiêu theo Hoàng Thị Sản (2006)
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Phân lớp: Magnoliidae
Bộ: Piperales
Họ: Piperaceae
Chi: Piper
Loài: Piper nigrum L.
21.2.1.1.2.2. Thành phần dinh dưỡng
Trong Hồ tiêu có tinh dầu và hai ancaloit. Ngoài ra còn có một số chất như
xenluloza, muối khoáng. Tinh dầu chừng 1,5 – 2,2 %. Tinh dầu tập trung ở vỏ quả giữa
nên tiêu sọ ít tinh dầu hơn. Tinh dầu màu vàng nhạt hay lục nhạt gồm các hydruacacbua
như phelandren, cađinen, cariophilen và một ít hợp chất có oxy. Hai ancaloit là piperin và
chavixin. Piperin có trong hạt tiêu từ 5 – 9 %, được dùng chế nước hoa. Chavixin có trong
Hồ tiêu từ 2,2 – 4,6 %.
Hồ tiêu dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon cơm
nhưng liều lớn, kích thích niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm
đường tiểu tiện, đi đái ra máu. Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây
hắt hơi. Mùi Hồ tiêu đuổi các sâu bọ được dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị nhậy cắn.
Ngoài công dụng làm gia vị, Hồ tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa,
giảm đau (chữa đau răng), đau bụng (Đỗ Tất Lợi, 2004).
31.2.1.1.2.3. Đặc điểm sinh lý - sinh thái
Hệ thống rễ: Ở dưới mặt đất, hệ thống rễ Hồ tiêu thường gồm từ 3 - 6 rễ cái và các
chùm rễ phụ. Ngoài ra trên các đốt của dây Hồ tiêu cũng phát sinh rất nhiều rễ nhỏ bám
chặt vào trụ tiêu giúp dây tiêu vươn lên.
+ Rễ cái: Các rễ này làm nhiệm vụ chính là hút nước.
15
+ Rễ phụ: Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày, phân
bố nhiều nhất ở độ sâu 15 - 40cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất dinh dưỡng trong
đất để nuôi cây.
+ Rễ bám:Rễ mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là giúp
cây Hồ tiêu bám vào choái, vách tường, v.v... để vưon lên cao. Khả năng hút nước và hút
chất dinh dưỡng cùa rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể.
Rễ cây Hồ tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập úng, do đó để tạo cho rễ
cái ăn sâu, cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát triển tốt hút được nhiều chất dinh dưỡng thì
phải thường xuyên có biện pháp cải tạo làm cho đất được tươi xốp, tăng hàm lượng mùn.
Nếu bị úng nước 2-4 giờ thì bộ rễ cây tiêu bị tổn thương đáng kể, có thể dẫn tới việc hư
thối và dây tiêu có thể bị chết dần.
Hồ tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié, dài 7 – 12cm tùy giống tiêu và tùy điều
kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình quân 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa tiêu
lưỡng tính hay đơn tính.Các giống tiêu cho năng suất cao thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính
nhiều hơn.Quả tiêu thuộc loại quả hạch, không có cuống, mang một hạt hình cầu. Từ khi
hoa xuất hiện đầy đủ cho đến khi quả chín kéo dài từ 7- 10 tháng chia làm các giai đoạn
sau:
+ Hoa tự xuất hiện đầy đủ đến khi hoa nở thụ phấn: 1 – 1,5 tháng.
+ Thụ phấn và phát triển trái: khoảng 4 – 5,5 tháng, giai đoạn này Hồ tiêu lớn nhanh
về kích thước và đạt độ lớn tối đa của quả. Đây là giai đoạn Hồ tiêu cần nước và dinh
dưỡngnhất
+ Trái chín: 2 – 3 tháng, giai đoạn này hạt bắt đầu phát triển, đạt đường kính tối đa.
Cây Hồ tiêu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta thường ra hoa tháng
5, 6 và chín tập trung vào các tháng 2, 3 trong năm, đôi khi kéo dài đến tháng 4,5 do các
lứa hoa trễ và cũng tùy theo giống.
Đất đai: Hồ tiêu có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để sinh trưởng
phát triển tốt và lâu dài, đất trồng tiêu cần phải đảm bảo các yếu tố:
+ Đất dễ thoát nước, không bị úng, ngập.
16
+ Tầng đất phải sâu, tốt nhất là 1m trở lên.
+ Mạch nước ngầm phải sâu, ít nhất là 70 cm.
+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi xốp, giàu mùn, không chua.
Nhiệt độ thích hợp 22 – 28 0
C, sinh trưởng bình thường từ 18 - 350
C.
Lượng mưa hằng năm từ 1250 – 2500 mm/năm trở lên, tốt nhất được phân bố đều
trong năm do hệ thống rễ ăn cạn, không chịu nổi với điều kiện khô hạn kéo dài. Cần có
một khoảng thời gian khô hạn ngắn để phân hóa mầm hoa (20– 30 ngày).
Ánh sáng: ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồng cần
che bóng cẩn thận. Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sáng hơn, có thể che
bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng cho nhau.
Gió: cây Hồ tiêu yếu chịu gió, cần có hàng cây chắn gió (hotieu.net, 09/3/2017).
41.2.1.1.2.4. Giá trị của cây Hồ tiêu
Hồ tiêu là cây lâu năm có giá tri kinh tế cao giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây
trồng nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu kinh tế VAC nói riêng. Việt Nam là một
trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng trăm ngàn
tấn hàng năm.
Ngành Hồ tiêu nước ta đang có những bước tiến ngoạn mục, không những đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia với con số năm sau luôn cao hơn năm trước mà
còn góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người
dân khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Đông
Nam bộ, các tỉnh miền Trung…. Vị thế Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc
giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm
2001, xuất khẩu Hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD thì đến năm
2014 đạt trên 150.000 tấn, trị giá trên 1,2 tỷ USD. Từ năm 2008, tốc độ tăng hàng năm đạt
15% – 20%/năm, vượt xa nhiều nước vốn có truyền thống sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu lâu
17
đời. Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất Hồ tiêu Việt Nam đạt bình quân từ 2,3
– 2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 5-6 tấn/ha tăng hàng năm, là ngành hàng có hiệu
quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam. Tuy diện tích chỉ
chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất
khẩu đạt khoảng 20.000 USD/ha Hồ tiêu kinh doanh, gấp nhiều lần cây cà phê, chè, điều,
cao su. Thị phần nhập khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%,
châu Mỹ 20% và châu Phi 10% (http://agro.gov.vn – Báo Đại Đoàn Kết, 09/3/2017).
1.3. Khái quát khu hệ sinh vật đất và vi sinh vật đất vùng rễ
51.2.1.1.3.1. Khái niệm vùng rễ
Vùng rễ hay hệ rễ (rhizosphere) là một lớp đất mỏng bao
quanh rễ cây. Đó là khu vực cực kỳ quan trọng và tích cực cho hoạt động của
rễ và sự trao đổi chất. Khái niệm vùng rễ lần đầu tiên được đề cập bởi Hiltner
(1904) để mô tả một vùng hẹp của đất xung quanh rễ nơi mà các quần thể vi sinh
vật được kích thích bởi hoạt động của rễ (Hartmann et al., 2008). Khái niệm ban
đầu này đã được mở rộng, bao gồm vùng đất xung quanh rễ nơi mà các đặc tính
vật lý, hóa học và sinh học đã được thay đổi bởi sự phát triển và hoạt động của rễ
(McCully, 2005 trích dẫn của Saharan and Nehra, 2011). Tùy thuộc vào hoạt động
đang xét như là sự tiết các hợp chất cảm ứng, hoạt động hô hấp hay sự hấp thụ
nước và các dưỡng chất di động mà phạm vi của vùng rễ có thể dao động từ dưới
đơn vị µm cho đến trên cm (Hinsinger et al., 2005). Lớp đất bao quanh rễ thường
được kết dính bởi mạng sợi của nấm rễ, hệ thống lông hút, các chất nhày do rễ và
các vi sinh vật vùng rễ tiết ra tạo nên một cấu trúc gọi là vỏ rễ (rhizosheath) (Watt et al.,
1993; Hinsinger et al., 2009).
61.2.1.1.3.2. Khu hệ vi sinh vật trong đất vùng rễ và vi khuẩn vùng rễ
Hệ sinh thái đất bao gồm môi trường đất xung quang rễ và toàn bộ sinh vật sống
trong đất, trong đó hệ vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng, phong phú hơn các loài khác
về số lượng, thành phần. Vi sinh vật phân bố trong đất được gọi là khu hệ vi sinh vật
trong đất vùng rễ, chúng bao gồm nhiều loài khác nhau có đặc tính lý, hóa, sinh khác
nhau, trong đó đáng chú ý nhất là vi khuẩn vùng rễ (Saharan and Nehra, 2011).
18
Vi khuẩn vùng rễ có khả năng kích thích sự tằng trưởng của thực vật PGPR (Plant
Growth Promoting Rhizobacteria) là những sinh vật có khả năng sống quanh vùng rễ thực
vật và bám vào hạt giống, sau đó giúp cho sự tăng trường của thực vật (Kloepper and
Schroth, 1978). Nhiều loài vi khuẩn vùng rễ khác nhau đã được nghiên cứu và đánh giá
như Bacillus, Flavobacterium, Acetobacter, Azospirillum, v.v... (Tang and Yang, 1997).
Kinh nghiệm thực tế của nông dân trong việc trồng luân canh với cây họ Đậu giúp tăng
năng suất cây trồng. Cuối thế kỷ XIX, việc trộn hạt giống với vi khuẩn có ích đã được
khuyến cáo áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ. Sau đó, chế phẩm Nitragin ra đời, là sự ứng dụng
khả năng cố định đạm của Rhizobium sp. (Bashan, 1998). Vào những năm 1950, ở Liên
Xô (cũ), hơn 10 triệu ha đất nông nghiệp được xử lý với hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và
hòa tan lân là Azotobacter chroococcum và Bacillus megaterium.Trong những thí nghiệm
này, khoảng 60% số lần thí nghiệm cho thấy năng suất của các loại cây trồng khác nhau
đã tăng khoảng 10 – 20%. Những năm 1970, Azospirillum được phát hiện có khả năng tác
động tích cực đến sự sinh trưởng của các cây không thuộc họ Đậu thông qua quá trình hô
hấp của thực vật (Bashan and Holguin, 1997).
Số lượng và thành phần ví sinh vật trong đất thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm thổ
nhưỡng, loại cây trồng, điều kiện canh tác và thời kì của cây trồng. Số lượng vi sinh vật
quanh rễ đạt cực đại trong giai đoạn cây trồng phát triển mạnh nhất và đạt cực tiểu khi cây
trồng vào thời kỳ thu hoạch.
Khi phân tích vùng đầu rễ, thấy có các chất như đường, acid hữu cơ, amino acid,
vitamin,…do rễ và vi sinh vật ở đó tiết ra. Như vậy, càng ở gần rễ mật số vi khuẩn càng
cao, càng ra xa càng giảm, bên cạnh đó những vùng đất có thực vật phát triển thì số lượng
vi sinh vật tập trung trong đất cũng nhiều hơn nơi không có thực vật sinh sống.
Do đó chúng có ảnh hưởng lớn đến sinh lý học thực vật và có khả năng cạnh tranh
cao trong tiến trình dòng hóa rễ (Saharan and Nehra, 2011). Sau khi tập trung ở
vùng rễ (rhizophere), chúng di chuyển đến bề mặt rễ (rhizoplane) và tại đó thể hiện
các lợi ích đối với cây chủ. Một số chủng, loài còn có khả năng xâm nhập vào rễ
(endorhizophere), thậm chí là vào các bộ phận khác của cây (Compant et al.,
2010).
19
71.2.1.1.3.3. Một số đặc tính của vi khuẩn vùng rễ
Vi khuẩn vùng rễ có những đặc tính như: có khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó
tan thành dễ tan, sinh tổng hợp chất kích thích tố tăng trưởng thực vật Indole-3-acetic acid
(IAA), đối kháng sinh học (biocontrol), phân hủy sinh học (phytoremediation), v.v.... Tuy
nhiên đề tài tập trung giới thiệu 03 đặc tính sau:
1.3.3.1. Khả năng cố định đạm
Sự cố định đạm sinh học đóng góp 180.106
tấn N/năm trên toàn cầu, trong đó có các
hiệp hội cộng sinh giữa vi sinh vật và thực vật chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 80% và
phần còn lại đến từ các hệ thống vi sinh vật sống tự do hoặc kết hợp (Saharan and Nehra,
2011).
Quá trình cố định đạm sinh học là một quá trình được thực hiện bởi vi khuẩn. Trong
đó nitơ phân tử được biến đổi thành dạng nguyên tử, sau đó thành dạng đạm vô cơ phân
tử ammonia, tiếp đó vi khuẩn sẽ chuyển hóa tiếp một phần thành dạng hữu cơ acid amin
để sử dụng cho bản thân vi khuẩn.
Hàng năm trên toàn thế giới lượng nitơ khí quyển đã được cố định và chuyển hóa
thành nguồn phân đạm rất lớn. Lượng đạm này ước tính gấp khoảng 2 lần lượng phân bón
sản xuất ra hàng năm trên toàn thế giới.Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng
cho sự phát triển của thực vật. Trong không khí N2 khoảng 78% nhưng cây trồng không
thể hấp thu trực tiếp được mà phải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật. Trong đó, vi
khuẩn nội sinh có khả năng biến nitơ phân tử trong không khí thành dạng đạm mà cây
trồng có thể hấp thụ được. Quá trình này là nhờ vào sự xúc tác của enzyme nitrogenase.
Quá trình khử Nitơ phân tử dưới sự xúc tác của enzyme nitrogenase được tóm tắt
như:
N2 + 6e-
+12ATP +12 H2O → 3NH4
+
+ 12 ADP + 12Pi + 4H+
Quá trình khử này bao gồm nhiều phản ứng khử kế tiếp nhau:
N2 + 2H+
→ [NH=NH] + 2H+
→ [NH2-NH2] + 2H+
→ 2NH3
Amonia sau khi tạo thành tiếp tục được đồng hóa thành những acid amin cung cấp
cho cây trồng (CaoNgọc Điệp,2011).
Một số vi khuẩn vùng rễ cố định đạm đã được nghiên cứu và ứng dụng:
20
- Việc chủng Rhizobium sp. giúp gia tăng đáng kể số lượng nốt rễ cũng như năng
suất so với đối chứng trong điều kiện ngoài đồng. Thử nghiệm được tiến hành ở Ấn Độ
cho thấy tùy thuộc vào cây họ Đậu, điều kiện đất đai và khí hậu, thông qua việc chủng
các rhizobium, có thể bổ sung khoảng 50% nhu cầu về đạm, dẫn đến sự gia tăng năng suất
đáng kể (Saharan and Nehra, 2011).
- Azospirillum có thể cố định đạm khoảng 20 – 40 kg/ha (tương đương 20 – 40 N/
malate trong phòng thí nghiệm). Khi kết hợp với rễ cây, Azosprillum là vi khuẩn cố định
đạm nitơ có hình xoắn ốc. Chúng kị khí, là vi khuẩn Gram âm, hình que cong, phân bố
khắp nơi trong đất và rễ của các loại cây, đặc biệt cây lúa. Azosprillum in vitro có thể sản
xuất các hormone thực vật như IAA, cytokinine, ethylene (Bashan and Levanony, 1990).
Hình 2. Azosprillum brasilense
Nguồn:”https://www.google.com.vn/search?tbm=isch&q=Azosprillum#imgdii=eB
avuaM8Ut0nTM:&imgrc=eyaiYxWmWg2X7M:” (09/4/2017).
- Bên cạnh đó, một số vi khuẩn cố định đạm tốt đã được nghiên cứu và phân lập,
như: Vi khuẩn lam, Azospirillum, Azotobacter, Acetobacter diazotrophicus, Azoarcus,
v.v…
21
Hình 3. Vòng tuần hoàn nitơ trong tự nhiên.
"Nguồn: http://dayhocblog.wordpress.com/2013/03/16/chu-trinh-sinh-dia-hoa-va-sinh-
quyen/ "(09/4/2017)
1.3.3.2. Khả năng hòa tan lân khó tan
Lân là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng nói riêng và sinh vật nói chung. Lân tham gia tích cực trong quá trình trao đổi chất,
kích thích cây ra rễ mạnh, tạo điều kiện cho thân lá phát triển mạnh, vững chắc, ra hoa,
tạo hạt tốt, hạt chắc. Lân còn góp phần tạo nên bộ rễ cây khỏe mạnh tăng khả năng chống
chịu giúp tăng năng suất. Lượng lân trong tự nhiên rất lớn nhưng phần lớn cây trồng
không hấp thụ được. Cây trồng chỉ có thể sử dụng lân dưới dạng hòa tan trong dung dịch
đất. Tế bào có thể hút được nhiều loại lân nhưng lượng lớn nhất được hấp thụ là dạng
HPO4
2-
hoặc H2PO4
-
.
Trong đất, lân có trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Mà dạng phổ biến của lân
hiện diện trong đất là dạng vô cơ như: apatite, hydroxyapatite và oxyapatite. Đây là dạng
lân khó tan cây trồng không thể hấp thu được. Tuy nhiên, chúng chính là nguồn lân lớn
nhất trong đất vì dưới điều kiện thích hợp chúng được hòa tan và trở thành dạng hữu ích
cho cây và vi sinh vật.
Thành phần chính thứ hai của lân trong đất là dạng hữu cơ.Trong hầu hết các loại
đất, lân hữu cơ có thể chiếm đến 30 – 50% tổng số lân. Lân hữu cơ trong đất chủ yếu ở
22
dạng inositol phosphate (phytate đất). Các dạng lân hữu cơ khác gồm: phosphomonoester,
phosphodiester, phosphotriester.
Sự chuyển hóa lân xảy ra chủ yếu dưới tác dụng của quá trình hóa học và sinh học.
Quá trình chuyển hóa lân khó tan trong đất có phần đóng góp quan trọng của các loại
visinh vật. Cơ chế hòa tan lân là thông qua các hoạt động trao đổi chất có tiết các acid hữu
cơ hòa tan phosphate trong đá hoặc tiết các ion calcium chelate giúp giải phóng lân hòa
tan (Saharan and Nehra, 2011). Ngoài ra, các hợp chất mùn với thành phần chứa acid
humic và acid fulvic, các enzyme loại esterase, các siderophore, H2S, CO2, và cơ chế tiết
proton đều có liên quan đến sự hòa tan phosphate của các vi sinh vật hòa tan lân (Kumar
and Pathak, 2000). Sự khoáng hóa các hợp chất này được thực hiện bởi hoạt động của
nhiều phosphatase (còn được gọi là phosphahydrolase), được phân nhóm thành
phosphatase acid đặc hiệu và không đặc hiệu. Phosphatase đặc hiệu với những hoạt tính
khác nhau bao gồm: 3´-nucleotidase, 5´-nuclotidase, hexose phosphotase và phytase. Một
nhóm đặc hiệu của enzyme giải phóng P có thể cắt cầu nối C-P từ phosphonate hữu cơ
(Rossosilini et al., 1998).
Hình 4. Các dạng lân trao đổi trong đất.
"Nguồn: Otake et al., 1996"
23
Một số vi khuẩn vùng rễ có khả năng hòa tan lân khó tan thành dạng dễ tan giúp
cây trồng hấp thụ như:
- Các loài thuộc giống Bacillus Gram dương có khả năng hòa tan lân tốt, như: B.
megaterium, B. subtilis, B.malabenrensis, B. weihenstephanensic; trong đó, B.megaterium
Không những có khả năng phân giải hợp chất lân vô cơ mà còn có khả năng phân giải hợp
chất lân hữu cơ và đã được sử dụng làm phân vi sinh. B. megaterium cũng giúp cải thiện
các hiệu suất rễ, chiều dài và hàm lượng chất khô của rễ bạc hà (Kaymak et al., 2008).
Natarajan và Subramainan (1995) cho rằng chủng kết hợp Rhizobium (chủng Tt 9) với B.
megaterium var. phosphaticum có thể đáp ứng với khoảng 50% nhu cầu phân bón có chứa
phosphate của đậu phộng; làm gia tăng nốt rễ, tăng chiều dài rễ và chồi cũng như tăng
năng suất quả (trích dẫn của Kumar et al., 2011).
Hình 5. Bacillus megaterium và Escherichia coli
A: Bacillus megaterium, B: Escherichia coli
Nguồn: Vary et al.,2007.
- Nghiên cứu in vitro cho thấy chủng phối hợp Azotobacter vinelandii và Bacillus
cereus làm gia tăng khả năng hòa tan phosphate. Một nghiên cứu của Algawadi và Gaur
(1988) trong điều kiện nhà kính nhằm tìm hiểu hiệu quả của việc chủng phối hợp
Rhizobium và vi khuẩn hòa tan phosphate bao gồm Pseudomonas striata hoặc Bacillus
polymyxa lên sản lượng và hàm lượng dinh dưỡng của đậu xanh với sự bổ sung hoặc
không bổ sung phân bón (Kumar et al., 2011).
- Các dòng vi khuẩn Pseudomonas sp. và Azospirillum sp. phân lập được từ đất
vùng rễ và rễ của Piper nigrum L. thể hiện khả năng hòa tan phosphate in vitro cao
(Ramachandran et al., 2007).
24
- Bên cạnh vi khuẩn thì nấm cũng có tác dụng trong quá trình hòa tan hợp chất lân
khó tan, như: Penicillium, Aspergillus, Rhizopus, v.v… hoặc xạ khuẩn Streptomyces
(Richardson et al., 2009).
1.3.3.3. Khả năng tổng hợp Indole-3-acetic acid (IAA)
Ngoài việc tăng cường nguồn dinh dưỡng cho cây thông qua sự cố định đạm và tạo
ra nguồn khoáng hữu dụng cho cây từ dạng khó tan, khó hấp thụ, các vi khuẩn vùng rễ
còn có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật thông qua việc sản xuất ra các
phytohormone như: auxin, các cytokinin và các gibberellin. Trong đó auxin được sản xuất
nhiều nhất và quan trọng nhất là IAA.
IAA hay còn gọi là auxin là chất điều hòa chủ yếu của sự sinh trưởng thực vật.
IAA chi phối sự phân chia tế bào, sự giãn dài tế bào, phân hóa sinh mô, phát triển trái và
hạt, chi phối giai đoạn đầu sự phát triển của cây trồng (Theogogis và Ray, 1982; Ray,
2001).Vi khuẩn nội sinh có khả năng tổng hợp IAA từ tiền chất L-tryptophan.
Có 3 lộ trình tiêu biểu cho sự biến đổi L-tryptophan thành IAA (Koga et al., 1991):
 Lộ trình indole -3- pyruvic acid
Tryptophan → indole -3- pyruvic acid → indole -3- acetaldehyde → IAA
 Lộ trình tryptamine
Tryptophan → tryptamine → indole -3- acetaldehyde → IAA
 Lộ trình indole -3- acetamine
Tryptophan → indole -3- acetamine → IAA
Bên cạnh đó cũng có một số nhóm không cần tiền chất này mà chuyển từ indole -
3- glycerol phosphate sang acid indole -3- pyrivic rồi chuyển sang indole -3- acetaldehyde
và cuối cùng thành IAA.
Một số vi sinh vật sinh tổng hợp IAA đã được phân lập và nghiên cứu:
- Azobacter sp. là vi khuẩn đất gram âm, di động và hô hấp hiếu khí, bên cạnh cố
định được nito, chúng còn sinh tổng hợp được chất kích thích tăng trưởng thực vật, như
IAA với hàm lượng cao (Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Thúy, 2015).
- Hai chủng vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus và Gluconacetobacter
diazotrophicus có khả năng sinh tổng hợp IAA, bên cạnh đó còn cố định được đạm và hòa
25
tan lân trong hợp chất vô cơ, chúng đã được phân lập và nghiên cứu trên cây Mía ở hai
tỉnh Bến Tre và Long An (Hoàng Minh Tâm và Cao Ngọc Điệp, 2011).
1.4. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ
Do sự phổ biến của phân bón hóa học nên người dân sử dụng ngày càng rộng rãi dẫn
đến ô nhiễm môi trường, từ đó những nghiên cứu về vi khuẩn ứng dụng trong sản xuất
phân bón ngày càng nhận được sự quan tâm trong và ngoài nước. Phân bón vi sinh
không những giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông phẩm mà còn hạn chế ô nhiễm
môi trường và giảm chi phí đầu tư cho người dân. Ngày nay các nhà khoa học đã có
nhiều công trình nghiên cứu và đã phát hiện nhiều nhóm vi khuẩn đất vùng rễ trong cây
tiêu và các loài cây khác như:
Rokhbakhsh-Zamin và cộng sự (2012) đã phân lập được 31 dòng Acinetobacter từ
đất vùng rễ của cây kê Pennisetum glaucum. Các Acinetobacter có khả năng hòa tan lân,
tổng hợp IAA, sản sinh ra siderophore và hòa tan oxit kẽm, có khả năng sản sinh ra cả
hai loại phân tử hydroxamate và catechol. Ngoài ra, Acinetobacter ức chế sự tăng
trưởng của nấm và ứng dụng trong nghiên cứu lai ghép DNA.
Rajkumar at el. (2008) đặc trưng của sự phát triển của cây trồng tăng trưởng kim
loại thúc đẩy Bacillus weihenstephanensis phân lập từ đất serpentine ở Bồ Đào Nha. Một
chủng vi khuẩn SM3 phân lập từ đất serpentine ở đông bắc Bồ Đào Nha được xác định
như Bacillus weihenstephanensis dựa trên các đặc điểm hình thái học và sinh hóa và về
phân tích so sánh trình tự DNA ribosome của một phần 16S. Dòng SM3 cũng đã thể hiện
khả năng hòa tan phosphate và sản xuất axit indolo-3-acetic (IAA) cả khi không có và có
mặt của kim loại (Ni, Cu và Zn). Sự hòa tan kim loại bởi dòng vi khuẩn này có thể là một
quá trình quan trọng để thúc đẩy việc hấp thụ các kim loại nặng bằng thực vật. Nghiên
cứu này đã làm sáng tỏ vai trò đa dạng của chủng SM3 trong việc thúc đẩy tăng trưởng
cây trồng và tiềm năng huy động kim loại (B. Soufiane at el, 2012). Bacillus
weihenstephanensis thuộc Bacillus cereus, Bacillus weihenstephanensis được phân biệt
dựa trên khả năng phát triển của nó ở 7°C nhưng không quá 43°C và sự có mặt của các
chuỗi chữ ký đặc trưng trong 16S rRNA và gen cspA và trong một số gen khác: glpF,
gmK, purH, và Tpi. Chu trình ký hiệu đặc biệt của Bacillus weihenstephanensis được tìm
thấy ở một số loài B. cereus và B. mycoides gây ra chứng tâm thần.
26
J.Ding at el (2005) nghiên cứu này cho thấy rằng gen nifH có thể được phát hiện
trong cả hai chi Bacillus và Paenibacillus.Những mồi thoái hóa cho đoạn gen nifH được
sử dụng trong nghiên cứu này đã được chứng minh là hữu ích cho việc xác định trực
khuẩn cố định đạm.Đây là bằng chứng đầu tiên rằng nitơ cố định tồn tại trong B.
Marisflavi và P. massiliensis và báo cáo đầu tiên của chuỗi nifH gen từ B. megaterium
và B.cereus.Các trực khuẩn cố định đạm thu được trong nghiên cứu này sẽ được sử dụng
trong nghiên cứu tương lai của chúng tôi để điều tra các cơ chế cố định đạm ở trực
khuẩn.
Yap Chin Ann (2012) đã nghiên cứu về tính kháng nấm của vi khuẩn đất vùng rễ ở
cây Hồ tiêu.Mục đích của nghiên cứu này là phân lập và lựa chọn vi khuẩn Bacillus
trong đất có khả năng phát triển nhiều cơ chế hoạt động liên quan đến việc kiểm soát
sinh học của nấm gây bệnh trên cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.). Quy trình sàng lọc bao
gồm các bài kiểm tra đối kháng chống lại một loại nấm gây bệnh nấm bệnh, phát hiện
trong ống nghiệm các sản phẩm chống nấm. Bốn chủng được xác định là Bacillus
amyloliquefaciens, Bacillus atrophaeus, Bacillus subtilis và Bacillus vallismortis đã
được chọn để nghiên cứu thêm. Tất cả các chủng vi khuẩn thu được kiểm soát in vitro có
hiệu quả sự phát triển của nấm gây bệnh liên quan đến sự tiết của enzym protease và
cellulase chịu trách nhiệm cho thủy phân nấm. Mặt khác, tất cả vi khuẩn đều phát triển
tốt trong điều kiện tương tự như các vi khuẩn có thể tìm thấy ở thực địa (xem xét độ pH,
độ mặn và nhiệt độ). Những kết quả này cho thấy rằng tất cả các chủng vi khuẩn được
nghiên cứu có một tiềm năng tuyệt vời để được sử dụng như là các tác nhân kiểm soát
sinh học để kiểm soát các loại nấm gây bệnh nấm thực vật ở cấp độ thực địa.
27
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
 Thiết bị thí nghiệm:
- Cân điện tử Sartorius (Đức)
- Kính hiển vi Accu-Scope (Hoa Kỳ)
- Lò vi sóng Sanyo (Nhật)
- Máy cất nước
- Máy đo OD
- Máy khuấy từ
- Máy ly tâm
- Nồi hấp khử trùng Tomy Autoclave (Nhật)
- pH kế
- Tủ cấy vi sinh Esco (Singapore)
- Tủ lạnh Sharp
- Tủ sấy Binder (Đức), máy lắc mẫu Hoefer (Đức)
 Dụng cụ: Bình tam giác 250 ml, bình tam giác 500 ml, ống đong, ca nhựa,
micropipet, đèn cồn, cốc thủy tinh, đĩa petri, ống nghiệm, que cấy, que trang, lame,
lammenle, eppendorf, cá từ.
2.2. Vật liệu
Bốn mươi mẫu đất vùng rễ cây tiêu Sẻ thu nhập từ huyện Chơn Thành và huyện
Lộc Ninh tỉnh Bình Phước (xem mục 6.3.1.1).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
81.2.1.2.3.1. Thu thập, xử lý và chuẩn bị mẫu
Thu mẫu và chuẩn bị mẫu là khâu quan trọng quyết định độ chính xác của việc
phân tích. Mẫu phải có tính đại diện, điển hình, phản ánh đúng thực trạng cây trồng tại
hiện trường. Trong quá trình xử lý mẫu và bảo quản mẫu phải đảm bảo giữ được các
thành phần và tính chất quan trọng của mẫu (Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa, 1998).
28
2.3.1.1. Thu thập mẫu
Việc thu mẫu được tiến hành làm 4 đợt từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2016, có tổng
cộng 40 địa điểm thu mẫu tương ứng với 40 vườn tiêu thuộc xã Minh Long, Minh Hưng,
Thành Tâm, Chơn Thành huyện Chơn Thành, xã Lộc Điền, Lộc Thái huyện Lộc Ninh
tỉnh Bình Phước.
Tại mỗi địa điểm thu mẫu (vườn), thu lấy 5 mẫu ( 5 cây) theo quy tắc đường zig zag.
Sử dụng xẻng sạch để hớt bỏ lớp đất trên mặt (1 – 3 cm) quanh gốc, sau đó xén và thu
toàn bộ khối đất bao quanh rễ của cây tiêu cho vào túi nylon. Ghi và dán nhãn lên túi, bao
gồm ký hiệu mẫu, thời gian, địa điểm, người lấy mẫu. Sau khi thu, mẫu được đem về
phòng thí nghiệm để xử lý trong vòng 24 giờ (Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa, 1998).
Hình 6. Bản đồ thu mẫu
29
2.3.1.2. Xử lý mẫu đất
Mỗi mẫu đất bao quanh bộ rễ được xử lý theo phương pháp “Lắc” (Shaking) (Luster
and Finlay, 2006). Mỗi lần là một “mẫu đơn” sau đó sẽ được gộp chung tạo thành “mẫu tổ
hợp” theo từng vườn (TCVN 7528-2:2005). Có tổng cộng 40 mẫu, mỗi mẫu được bảo
quản trong lọ thủy tinh sạch ở 5o
C và được dùng để tiến hành phân lập vi khuẩn trong
vòng 10 ngày.
91.2.1.2.3.2. Phân lập vi khuẩn đất vùng rễ
2.3.2.1. Chuẩn bị dịch huyền phù
Cân 1 g đất vùng rễ tiêu Sẻ đã qua xử lý (mục 6.3.1.2) và nghiền mịn bằng chày và
cối sứ vô trùng, cho vào bình tam giác chứa 99 mL nước vô trùng. Đậy nút bông và đặt trên
máy lắc trong 12 giờ với tốc độ 200 rpm giúp cho các hạt đất rời ra và vi khuẩn phân tán
đều trong nước. Sau khi lắc, để lắng trong khoảng 3 giờ rồi thu lấy phần dịch trong cho vào
ống nghiệm vô trùng và bảo quản lạnh để sử dụng trong ngày.
2.3.2.2 Chọn lọc và làm thuần các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm,
hòa tan lân
- Lấy 30 L dịch huyền phù trang đều trên môi trường thạch đĩa Burk không N hoặc
môi trường NBRIP. Sau 24 – 48 giờ, tiến hành quan sát. Nếu thấy xuất hiện khuẩn lạc,
dùng que cấy đã khử trùng cấy chuyển vi khuẩn sang môi trường thạch đĩa tương ứng
theo phương pháp cấy ria (Trần Linh Thước, 2001).
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn:
Môi trường Burk:
Bảng 1. Thành phần môi trường Burk.
Hóa chất Nồng độ
Sucrose 10 g/L
30
KH2PO4 0,41 g/L
K2HPO4 0,52 g/L
Na2SO4 0,05 g/L
CaCl2 0,2 g/L
MgSO4.7H2O 0,1 g/L
FeSO4.7H2O 0,005 g/L
Na2MoO4.2H2O 0,0025 g/L
Agar
Môi trường đặc 18 g/L
Môi trường bán đặc 1,8 g/L
pH 7,0
Môi trường NBRIP:
Bảng 2. Thành phần môi trường NBRIP (Nautiyal, 1999).
Hóa chất Nồng độ
Sucrose 10 g/L
Apatit 5 g/L
MgCl2.6H2O 5 g/L
MgSO4.7H2O 0,25 g/L
KCL 0,2 g/L
(NH4)SO4 0,1 g/L
31
Agar Môi trường đặc 18 g/L
Môi trường bán đặc 1,8 g/L
pH 7,0
- Sau 24 – 48 giờ, chọn những khuẩn lạc rời, đều nhau nằm trên đường cấy, tiếp tục
cấy chuyển cho tới khi quan sát dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn đã thuần.
- Những dòng vi khuẩn đã thuần trên môi trường Burk đặc hoặc NBRIP đặc được cấy
chéo giữa hai môi trường NBRIP và Burk’s đặc không N để chọn lọc những dòng vi
khuẩn có cả hai khả năng cố định đạm và hòa tan lân. Chuyển các dòng đã thuần vào các
ống nghiệm chứa môi trường đặc trữ ở 4o
C.
2.3.3 Mô tả đặc điểm khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn
2.3.3.1. Mô tả đặc điểm khuẩn lạc
Mô tả hình thái khuẩn lạc, bao gồm các chỉ tiêu: màu sắc, hình dạng, độ nổi, dạng
bìa khuẩn lạc.
Kết quả cần ghi nhận vào bảng sau:
STT Tên dòng
vi khuẩn
Đặc điểm khuẩn lạc
Màu sắc Hình
dạng
Dạng bìa Độ nổi Đường
kính (cm)
1
...
2.3.3.2. Mô tả tế bào vi khuẩn
Quan sát hình dạng vi khuẩn
Tiến hành quan sát hình dạng của vi khuẩn ở trạng thái sống dưới kính hiển vi.
Quy trình tiến hành như sau: Cho một giọt nước lên một phiến kính sạch, dùng que cấy
vòng chấm nhẹ vào bìa mép khuẩn lạc rồi hòa giọt nước, đậy kính và đặt lên vật kính hiển
vi, quan sát với vật kính X10, X40 và X100 (Trần Linh Thước, 2001).
Nhuộm Gram
32
Theo phương pháp nhuộm Gram, vết bôi vi khuẩn được tạo ra, làm khô và hơ nóng
nhẹ để tế bào vi khuẩn dính chắc vào bề mặt phiến kính. Sau đó vết bôi được nhuộm với
crytal violet, thuốc dư được rửa trôi thêm dung dịch iodine vào vết bôi. Iodine làm nhiệm
vụ gắn chất màu vào tế bào. Tiếp theo, vết bôi được khử màu bởi cồn và được nhuộm lại
với safarin. Ở tế bào vi khuẩn Gram dương, màu tím của crystal violet được gắn chắc vào
lớp vỏ tế bào nhờ iodine, không bị khử bởi cồn và vì thế tế bào vi khuẩn này vẫn mang
màu tím. Trái lại, màu tím ở tế bào vi khuẩn Gram âm bị khử bởi cồn và tế bào không
màu lại bắt với màu hồng của safranin (Nguyễn Đức Lượng, 2003).
Bảng 3: Hóa chất nhuộm Gram
Hóa Chất Thành phần Khối lượng
Tím Crystal (tím tinh thể)
Crystal violet
Rượu ethylic 96o
Phenol đã tinh chế
Nước cất
1 g
10 mL
5 g
100 mL
Dung dịch lugol
Iod tinh thể
KI
Nước cất
1 g
2 g
300 Ml
Fuchsin ziehl
Rượu ethylic 96o
Fuchsin kiềm
Phenol (acid phenic)
Nước cất
10 mL
0,3 g
5 g
95 mL
* Sử dụng phương pháp “KOH String Test” với KOH 3% như là một phương pháp
bổ trợ để xác định Gram(von Graevenitz và Bucher, 1983).
Kết quả cần ghi nhận vào bảng sau:
STT Tên dòng
vi khuẩn
Hình
dạng tế
bào
Kích
thước
Gram (-) Gram (+) Chuyển
động
1
...
33
101.2.1.
2.3.4. Định lượng khả năng cố định đạm, hòa tan lân khoáng và tổng hợp IAA
của các dòng thu được
2.3.4.1. Định lượng ammonium (Solarzano, 1969)
Hóa chất
- Phenol- etanol 95%
Hòa tan 10 gram phenol và etanol 95% cho đủ thể tích 100 mL.
- Nitroprusside Na2Fe(CN)5NO(2H2O)
Hòa tan 1 gram sodium Nitroprusside trong DI H2O cho đủ 200 mL.
- Dung dịch oxide hóa
(1) Trisodium citrate-sodium hydroxide
Hòa tan 100 g trisodium citrate và 5 g sodium hydroxide trong DI H2O (nước khử ion)
cho đủ 500 mL.
(2) Sodium hypoclorite
Trộn (1): (2) theo tỉ lệ là 4:1.
Dung dịch chuẩn NH4Cl (1 mg/L)
Thao tác
Xây dựng đường chuẩn NH4
+
:
+ Xây dựng đường chuẩn NH4
+
Cl (đơnvị: mL)
Ống số 0 1 2 3 4 5
Nước khử ion 4,00 3,96 3,92 3,88 3,84 3,80
NH4
+
(Cl)
100 ppm
0,00 0,04 0,08 0,12 0,16 0,20
Phenol-ethanol 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16
Sodium
nitroprusside
0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16
Dung dịch
oxide hóa
0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40
Nồng độ đường 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00
34
chuẩn (ppm)
Chuẩn bị mẫu: Chủng 1 mL vi khuẩn gốc vào các bình tam giác 50 mL có chứa 20 mL
môi trường Burk’s không N lỏng, lắc trên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút. Mỗi nghiệm
thức lặp lại 3 lần.
Xử lý mẫu dịch nuôi cấy và tiến hành định lượng:
- Thời điểm tiến hành thu dịch nuôi cấy để định lượng ammonium sinh ra là ngày 2, 4, 6
và 8.
- Rút 2 mL dịch nuôi cấy cho vào ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút,
trong 5 phút.
- Hút 0,5 mL dịch trong cho vào ống nghiệm chứa 3,5 mL nước khử khoáng, thêm 0,16
mL dung dịch phenol-etanol, 0,16 mL sodium nitroprusside và 0,40 mL dung dịch có tính
oxi hóa mạnh vào mỗi ống, trộn đều bằng máy khuấy.
- Để ổn định 15 - 20 phút tại nhiệt độ phòng rồi tiến hành đo lượng đạm tổng hợp được
bằng phương pháp so màu ở bước sóng 640 nm (OD 640 nm).
2.3.4.2. Định lượng phosphate hòa tan (Murphy và Riley, 1962)
Hóa chất
+ Dung dịch A
(1) Đong 140 mL H2SO4 đậm đặc và thêm H2O vào từ từ cho đủ 1 lít
(2) 20 gram (NH4)6MoO24.4H2O (amonium molybdate) trong DI H2O cho đủ 500mL
(3) 0,2743 gram KsbOC4H2O6 (potassium antimonyl tartrate) trong DI H2O cho đủ
100mL
(4) Cho (1) và (2) vào (3) theo tỉ lệ 125 mL: 37,5 mL: 12,5 mL
+ Dung dịch B
1,32 gram acid ascorbic trong 75mL DI H2O
+ Dung dịch chuẩn P2O5
Hòa tan 0.192g KH2PO4 trong DI H2O cho đủ 1000 mL
Thao tác
Xây dựng đường chuẩn P2O5 (đơn vị: mL)
35
Ống số 0 1 2 3 4 5
Nước khử ion 4,00 3,96 3,92 3,88 3,84 3,80
P2O5 (KH2PO4)
100 ppm
0,00 0,04 0,08 0,12 0,16 0,20
Dung dịch A 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56
Dung dịch B 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24
Nước khử ion bổ
sung
0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20
Nồng độ đường
chuẩn (ppm)
0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00
Chuẩn bị mẫu: Chủng 1 mL vi khuẩn gốc vào các bình tam giác 50 mL có chứa 20 mL
môi trường NBRIP lỏng, lắc trên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút. Mỗi nghiệm thức lặp
lại 3 lần.
Xử lý mẫu dịch nuôi cấy và tiến hành định lượng
- Thời điểm tiến hành thu dịch nuôi cấy để định lượng phosphate hòa tan là ngày 5, 10, 15
và 20.
- Rút 2 mL dịch nuôi cấy cho vào ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút,
trong 5 phút.
- Hút 0,5 mL dịch trong cho vào ống nghiệm chứa 1,5 mL nước khử khoáng, thêm 0,28
mL dung dịch A, 0,12 mL dung dịch B, trộn đều bằng máy khuấy.
- Để ổn định 10 - 15 phút tại nhiệt độ phòng rồi tiến hành đo lượng lân hòa tan được bằng
phương pháp so màu ở bước sóng 880 nm (OD 880nm).
2.3.4.3. Xác định khả năng tổng hợp IAA và định lượng IAA sinh ra trong
điều kiện không bổ sung tryptophan
Hóa chất
Thuốc thử Fe-HClO4: hòa tan 1mL FeCl3 0,5M và 50mL HClO4 35% (Gordon và Weber,
1951).
Định lượng IAA sinh ra
36
Các dòng có khả năng sinh IAA được tiếp tục khảo sát định lượng để đánh giá và tuyển
chọn dòng tốt hơn.
Thao tác
Xây dựng đường chuẩn Fe-H2SO4
Ống số 0 1 2 3 4 5
Nước khử ion 1,00 0,95 0,90 0,85 0,80 0,75
IAA
100 ppm
0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25
Fe-H2SO4 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00
Nồng độ đường
chuẩn (ppm)
0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00
Chuẩn bị mẫu: Chủng 1 mL vi khuẩn gốc vào các bình tam giác 50 mL có chứa 20 mL
môi trường Burk’s không N lỏng, lắc trên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút ở điều kiện
tối. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Xử lý mẫu dịch nuôi cấy và tiến hành định lượng
- Thời điểm tiến hành thu dịch nuôi cấy để định lượng IAA sinh ra là ngày 2, 4, 6 và 8.
- Rút 2 mL dịch nuôi cấy cho vào ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút,
trong 5 phút.
- Hút 0,5 mL dịch trong cho vào ống nghiệm chứa 1,5 mL nước khử khoáng, thêm 4 mL
dung dịch Fe-H2SO4, trộn đều bằng máy khuấy.
- Để ổn định 15 phút tại nhiệt độ phòng rồi tiến hành đo lượng IAA bằng phương pháp so
màu ở bước sóng 530 nm (OD 530nm).
2.3.5. Định danh vi khuẩn
Chọn 3 dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA tốt
nhất. Gửi các mẫu để định danh bằng phương pháp khối phổ Bruker Datonik MALDI tại
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
37
2.3.6. Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đo OD được xử lí bằng Exel 2010 dựa vào phương trình đường
chuẩn: Y= a.X + b; trong đó X là nồng độ của mẫu, Y là độ hấp thụ quang (OD).
- Đo nồng độ hấp thụ quang (OD) của mẫu cần phân tích để tính hàm lượng chất cần
phân tích có trong mẫu theo công thức: X = (Y – b)/a.
- Các số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0 với mức độ
tin cậy 95%.
38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ ở huyện Chơn Thành và
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Có tổng cộng 90 dòng vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ có cả 2 khả năng cố định
đạm và hòa tan lân được phân lập từ 40 mẫu (Phụ lục 1).
3.1.1. Đặc điểm khuẩn lạc
Các đặc điểm khuẩn lạc của 90 dòng vi khuẩn sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường
LBđã được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4:Đặc điểm khuẩn lạc của 90 dòng vi khuẩn đã phân lập được.
STT TÊN
DÒNG VI
KHUẨN
ĐẶC ĐIỂM KHUẨN LẠC
MÀU SẮC HÌNH
DẠNG
DẠNG
BÌA
ĐỘ NỔI ĐƯỜNG
KÍNH
(cm)
1 CT1 Trắng đục Tròn Răng cưa Phẳng 0,4
2 CT2 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,35
3 CT3 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,4
4 CT4 Trắng ngà Tròn Răng cưa Mô 0,4
5 CT5 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1
6 CT6 Trắng đục Tròn Răng cưa Phẳng 0,4
7 CT7 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,35
8 CT8 Beige Tròn Răng cưa Phẳng 0,4
9 CT9 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,25
10 CT10 Trắng đục Tròn Răng cưa Phẳng 0,4
11 CT11 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1
12 CT12 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,15
13 CT13 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,15
14 CT14 Beige Tròn Nguyên Mô 0,25
15 CT15 Beige Tròn Nguyên Mô 0,4
39
16 CT16 Trắng đục Tròn Nguyên Phẳng 0,4
17 TT1 Trắng đục Tròn Nguyên Lài 0,25
18 TT2 Trắng đục Tròn Răng cưa Lài 0,4
19 TT3 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,25
20 TT4 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,4
21 TT5 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,4
22 TT6 Trắng đục Tròn Nguyên Phẳng 0,15
23 TT7 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,3
24 TT8 Beige Tròn Nguyên Phẳng 0,2
25 TT9 Beige Tròn Nguyên Phẳng 0,15
26 TT10 Trắng ngà Tròn Răng cưa Phẳng 0,45
27 TT11 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,3
28 TT12 Beige Tròn Nguyên Lài 0,4
29 TT13 Beige Tròn Nguyên Mô 0,4
30 TT14 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,4
31 TT15 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,15
32 TT16 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,25
33 TT17 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,3
34 LĐ1 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,2
35 LĐ2 Trắng đục Không
đều
Răng cưa Mô 0,3
36 LĐ3 Trắng đục Không
đều
Răng cưa Mô 0,5
37 LĐ4 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,5
38 LĐ5 Trắng đục Không
đều
Răng cưa Mô 0,15
39 LĐ6 Beige Tròn Nguyên Mô 0,3
40 LĐ7 Trắng đục Không
đều
Răng cưa Mô 0,55
40
41 LĐ8 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,1
42 LĐ9 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1
43 LĐ10 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,2
44 LĐ11 Trắng đục Không
đều
Răng cưa Mô 0,25
45 LĐ12 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,15
46 LĐ13 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,15
47 LĐ14 Đỏ Tròn Nguyên Mô 0,15
48 LĐ15 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,1
49 LĐ16 Beige Không
đều
Răng cưa Mô 0,1
50 LĐ17 Vàng Không
đều
Răng cưa Mô 0,3
51 LĐ18 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,3
52 LĐ19 Beige Không
đều
Nguyên Lài 0,5
53 LĐ20 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,1
54 LT1 Beige Không
đều
Răng cưa Mô 0,1
55 LT2 Beige Không
đều
Răng cưa Lài 0,25
56 LT3 Beige Không
đều
Răng cưa Lài 0,2
57 LT4 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,15
58 LT5 Beige Không
đều
Răng cưa 0,8
59 LT6 Trắng trong Tròn Nguyên Mô 0,05
60 LT7 Beige Không
đều
Răng cưa Lài 0,3
41
61 LT8 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,2
62 LT9 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,15
63 LT10 Beige Tròn Nguyên Mô 0,15
64 LT11 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,2
65 LT12 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,1
66 LT13 Trắng đục Không
đều
Răng cưa Mô 0,2
67 LT14 Cam Không
đều
Răng cưa Mô 0,8
68 LT15 Beige Không
đều
Răng cưa Mô 1
69 LT16 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,25
70 LT17 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,2
71 LT18 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,2
72 LT19 Trắng đục Tròn Răng cưa Lài 0,1
73 LT20 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1
74 LT21 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,25
75 LT22 Trắng trong Tròn Nguyên Mô 0,1
76 LT23 Beige Không
đều
Răng cưa Mô 0,1
77 LT24 Trắng trong Tròn Nguyên Mô 0,5
78 LT25 Vàng Không
đều
Răng cưa Lài 0,2
79 ML17.2 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,02
80 ML43.1 Đỏ Tròn Nguyên Mô 0,5
81 ML43.2 Hồng Tròn Nguyên Mô 0,4
82 ML4.1 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,4
83 ML42 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,7
84 ML6.3 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,8
42
85 ML5.1 Trắng ngà Tròn Nguyên Lài 0,7
86 ML6.1 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,04
87 MH9 Trắng ngà Tròn Răng cưa Mô 0,6
88 MH13 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,3
89 MH2 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,4
90 MH3.1 Hồng Tròn Nguyên Mô 0,5
Quan sát và mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường LB đặc thu
được kết quả như sau:
- Hình dạng khuẩn lạc: 80 % khuẩn lạc có dạng tròn và 20% khuẩn lạc có dạng
không đều.
- Màu sắc khuẩn lạc: Màu sắc khuẩn lạc chủ yếu là màu trắng đục, trắng ngà và màu
beige, bên cạnh đó có một ít là vàng, đỏ, cam, hồng. Cụ thể khuẩn lạc màu trắng đục
chiếm 31,1% (chiếm tỉ lệ nhiều nhất), màu trắng ngà chiếm 22,2%, màu beige chiếm
20%, màu vàng là 17,8%, còn lại là các màu đỏ, cam, hồng và trắng trong.
- Dạng bìa khuẩn lạc: Đa số là dạng bìa nguyên chiếm 61,1% còn lại là dạng răng
cưa chiếm 28,9%.
- Độ nổi: Khuẩn lạc có độ nổi mô là nhiều nhất chiếm 74,44%, còn lại là dạng phẳng
15,56% và dạng lài chiếm 10%.
- Kích thước: Đường kính khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập dao động từ
0,02cm đến 0,8cm; khoảng chênh lệch là 0,78cm nhưng tập trung chủ yếu ở mức 0,1-0,4
cm chiếm 81,11%.
43
Hình 7. Biểu đồ đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn thu được.
Sau đây là hình thái khuẩn lạc của một số dòng vi khuẩn phân lập được:
Hình 8. Hình thái một số khuẩn lạc
(A): LĐ10; (B): LĐ14; (C): MH2; (D): TT15; (E): TT3; (F): LT10; (G): LĐ8; (H): CT1
80
20
30
3,3
22,2
20
17,8
1,2
28,9
74,44
10
15,56
81,11
18,89
Hình dạng Màu sắc Dạng bìa Độ nổi Đường kính
Tròn Không đều Trắng đục Trắng trong Trắng ngà
Beige vàng cam Đỏ hồng
Nguyên Răng cưa Mô Lài Phẳng
0.1 - 0.4 cm >0.4cm
A B C D
E F G H
44
3.1.2. Đặc điểm tế bào vi khuẩn
Qua quá trình quan sát tế bào vi khuẩn và nhuộm Gram vi khuẩn thu được kết quả
như bảng sau:
Bảng 5. Đặc điểm tế bào của các dòng vi khuẩn phân lập được
STT Tên dòng
vi khuẩn
Hình dạng
tế bào
Kích thước Gram âm
(-)
Gram dương
(+)
Chuyển động
1 CT1 Que dài Vừa  +
2 CT2 Cầu Rất nhỏ  +
3 CT3 Cầu Lớn  +
4 CT4 Cầu Rất nhỏ  ++
5 CT5 Que ngắn Nhỏ  +
6 CT6 Que dài Lớn  +
7 CT7 Cầu Rất nhỏ  +
8 CT8 Cầu Rất nhỏ  ++
9 CT9 Cầu Rất nhỏ  +
10 CT10 Que ngắn Vừa  +
11 CT11 Cầu Rất nhỏ  +
12 CT12 Cầu Nhỏ  +
13 CT13 Cầu Rất nhỏ  +
14 CT14 Que ngắn Nhỏ  +
15 CT15 Que ngắn Nhỏ  +
16 CT16 Que dài Vừa  +
17 TT1 Cầu Rất nhỏ  +
18 TT2 Cầu Rất nhỏ  +
19 TT3 Que ngắn Nhỏ  +
20 TT4 Cầu Nhỏ  +
21 TT5 Que ngắn Nhỏ  +
22 TT6 Cầu Nhỏ  +
23 TT7 Que ngắn Nhỏ  +
45
24 TT8 Cầu Rất nhỏ  +
25 TT9 Que dài Vừa  ++
26 TT10 Cầu Rất nhỏ  ++
27 TT11 Que ngắn Nhỏ  +
28 TT12 Que ngắn Vừa  +
29 TT13 Cầu Rất nhỏ  +
30 TT14 Cầu Nhỏ  +
31 TT15 Cầu Nhỏ  +
32 TT16 Que ngắn Nhỏ  +
33 TT17 Cầu Nhỏ  +
34 LĐ1 Cầu Rất nhỏ  ++
35 LĐ2 Que cầu Lớn  ++
36 LĐ3 Que dài Lớn  +
37 LĐ4 Que dài Lớn  +
38 LĐ5 Que cầu Nhỏ  +
39 LĐ6 Que ngắn Lớn  ++
40 LĐ7 Que dài Lớn  +
41 LĐ8 Cầu Nhỏ  +
42 LĐ9 Cầu Rất nhỏ  +
43 LĐ10 Cầu Rất nhỏ  +
44 LĐ11 Que cầu Nhỏ  ++
45 LĐ12 Que ngắn Lớn  +
46 LĐ13 Que dài Nhỏ  +
47 LĐ14 Que ngắn Nhỏ  +
48 LĐ15 Que ngắn Nhỏ  +
49 LĐ16 Que dài Nhỏ  ++
50 LĐ17 Que dài Nhỏ  ++
51 LĐ18 Que ngắn Nhỏ  ++
52 LĐ19 Que ngắn Lớn  ++
46
53 LĐ20 Cầu Rất nhỏ  ++
54 LT1 Que ngắn Lớn  +
55 LT2 Que dài Lớn  +
56 LT3 Cầu Nhỏ  +
57 LT4 Que dài Lớn  +
58 LT5 Que dài Lớn  +
59 LT6 Que dài Lớn  +
60 LT7 Que dài Nhỏ  ++
61 LT8 Que ngắn Rất nhỏ  ++
62 LT9 Cầu Nhỏ  +
63 LT10 Cầu Nhỏ  +
64 LT11 Que ngắn Nhỏ  +
65 LT12 Cầu Nhỏ  +
66 LT13 Que ngắn Nhỏ  +
67 LT14 Que dài Lớn  ++
68 LT15 Que ngắn Lớn  +
69 LT16 Que ngắn Nhỏ  +
70 LT17 Cầu Nhỏ  ++
71 LT18 Que dài Lớn  +
72 LT19 Que ngắn Nhỏ  ++
73 LT20 Cầu Nhỏ  ++
74 LT21 Cầu Nhỏ  +
75 LT22 Cầu Nhỏ  +
76 LT23 Que ngắn Nhỏ  +
77 LT24 Cầu Nhỏ  +
78 LT25 Cầu Rất nhỏ  ++
79 ML17.2 Que cầu Rất nhỏ  ++
80 ML43.1 Que ngắn Nhỏ  ++
81 ML43.2 Cầu Rất nhỏ  +
47
82 ML4.1 Que cầu Nhỏ  ++
83 ML42 Que dài Lớn  ++
84 ML6.3 Cầu Lớn  ++
85 ML5.1 Que cầu Nhỏ  ++
86 ML6.1 Que ngắn Nhỏ  ++
87 MH9 Que ngắn Lớn  ++
88 MH13 Que cầu Nhỏ  +
89 MH2 Que ngắn Lớn  ++
90 MH3.1 Cầu Nhỏ  ++
Ghi chú: (+): chậm, (++): nhanh, (): có
Trong các dòng vi khuẩn phân lập được chủ yếu là tế bào vi khuẩn có hình cầu,
nhỏ hay hình que ngắn, dài với kích thước vừa và lớn. Ngoài ra còn có các dạng que cầu
có kích thước rất nhỏ, vừa và lớn, nhưng chiếm tỉ lệ thấp. Qua kết quả nhuộm Gram cho
thấy các dòng Gram (+) nhiều hơn chiếm 86.67% còn lại là Gram (-). Các dòng vi khuẩn
đều có chuyển động, trong đó chuyển động chậm chiếm 64.44%.
Hình 9. Biểu đồ biểu diễn hình dạng tế bào của các vi khuẩn phân lập được
31,11 %
15,55 %
42,22 %
Que ngắn Que dài Cầu Que cầu
11,12 %
48
Hình 10. Tỉ lệ gram âm so với gram dương của các vi khuẩn phân lập được
Hình 11. “Kéo sợi KOH”và kết quả hình nhuộm Gram của một số dòng vi khuẩn
(A): Gram dương; (B): Gram âm
86,67%
13,33%
Gram dương Gram âm
A
B
49
3.2. Kết quả khảo sát khả năng cố định và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn
phân lập được trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP đặc
Để kiểm tra khả năng cố định đạm, hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập,
trước khi tiến hành định lượng thì các dòng vi khuẩn thuộc môi trường LGI được cấy trên
các môi trường Burk’s không đạm, môi trường NBRIP, tiến hành quan sát sau 24 giờ, 48
giờ và 72 giờ. Kết quả cho thấy tất cả các dòng đều phát triển trên cả 2 môi trường trên,
tuy nhiên mức độ phát triển (mạnh hay yếu) của các dòng là khác nhau. Điều này cho thấy
tất cả các dòng đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, nhưng ở các mức độ khác nhau.
Kết quả cụ thể thu được như bảng sau:
Bảng 6. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường Burk’s.
STT Tên dòng vi khuẩn Khả năng phát triển
Sau 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ
1 CT1 +++ +++ +++
2 CT2 ++ +++ +++
3 CT3 ++ +++ +++
4 CT4 +++ +++ +++
5 CT5 ++ ++ +++
6 CT6 +++ +++ +++
7 CT7 ++ +++ +++
8 CT8 ++ ++ +++
9 CT9 ++ ++ +++
10 CT10 ++ ++ +++
11 CT11 + ++ ++
12 CT12 + ++ ++
13 CT13 + + +
14 CT14 + ++ ++
15 CT15 + ++ +
16 CT16 + ++ ++
17 TT1 +++ +++ +++
50
18 TT2 +++ +++ +++
19 TT3 ++ +++ +++
20 TT4 +++ +++ +++
21 TT5 +++ +++ +++
22 TT6 ++ ++ +++
23 TT7 ++ ++ +++
24 TT8 + ++ ++
25 TT9 + ++ ++
26 TT10 + + ++
27 TT11 + + ++
28 TT12 + ++ ++
29 TT13 ++ ++ +++
30 TT14 + ++ +++
31 TT15 + ++ ++
32 TT16 + + +
33 TT17 + + +
34 LĐ1 ++ ++ +++
35 LĐ2 + ++ +++
36 LĐ3 ++ ++ +++
37 LĐ4 + ++ +++
38 LĐ5 + +++ +++
39 LĐ6 ++ +++ +++
40 LĐ7 + ++ +++
41 LĐ8 +++ +++ +++
42 LĐ9 + ++ +++
43 LĐ10 ++ +++ +++
44 LĐ11 +++ +++ +++
45 LĐ12 + + +
46 LĐ13 + + +
51
47 LĐ14 + + +
48 LĐ15 + + ++
49 LĐ16 + + +
50 LĐ17 + + ++
51 LĐ18 + + ++
52 LĐ19 + ++ ++
53 LĐ20 + + ++
54 LT1 + ++ ++
55 LT2 + + +
56 LT3 + + +
57 LT4 + ++ +++
58 LT5 ++ +++ +++
59 LT6 + + +
60 LT7 + ++ +++
61 LT8 +++ +++ +++
62 LT9 + ++ +++
63 LT10 + ++ +++
64 LT11 + + +
65 LT12 + + +
66 LT13 + ++ ++
67 LT14 + ++ ++
68 LT15 ++ +++ +++
69 LT16 + + +
70 LT17 + + ++
71 LT18 + + ++
72 LT19 + + ++
73 LT20 +++ +++ +++
74 LT21 + + +
75 LT22 + ++ ++
52
76 LT23 + ++ ++
77 LT24 ++ +++ +++
78 LT25 + ++ ++
79 ML17.2 + + ++
80 ML43.1 + + ++
81 ML43.2 + + ++
82 ML4.1 ++ ++ +++
83 ML42 ++ ++ +++
84 ML6.3 ++ ++ +++
85 ML5.1 + ++ ++
86 ML6.1 + ++ ++
87 MH9 + + +
88 MH13 + + ++
89 MH2 + ++ ++
90 MH3.1 + + +
Ghi chú: (+): yếu, (++) mạnh, (+++) rất mạnh.
Khi khảo sát khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường Burk thì
sau 24 giờ tất cả các dòng đã phát triển tuy nhiên còn yếu, có một số dòng phát triển rất
mạnh như là LĐ11, LĐ8, LĐ5. Nhưng sau 48 giờ đa số các dòng vi khuẩn đã phát triển
mạnh chỉ còn 26/90 dòng phát triển yếu. Sau 72 giờ phần lớn các dòng phát triển mạnh và
rất mạnh, có 17/90 dòng vi khuẩn phát triển yếu. Cho thấy đa số các dòng vi khuẩn phân
lập được đều phát triển trên môi trường Burk’s nên tất cả các dòng đều có khả năng cố
định đạm.
Bảng 7. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường NBRIP.
STT Tên dòng vi khuẩn Khả năng phát triển
Sau 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ
1 CT1 + ++ +++
2 CT2 ++ +++ +++
3 CT3 ++ +++ +++
53
4 CT4 + ++ +++
5 CT5 ++ ++ +++
6 CT6 + ++ ++
7 CT7 ++ ++ +++
8 CT8 + ++ ++
9 CT9 ++ ++ +++
10 CT10 ++ ++ +++
11 CT11 + + ++
12 CT12 + + ++
13 CT13 + + +
14 CT14 + + +
15 CT15 + + ++
16 CT16 + + ++
17 TT1 + ++ ++
18 TT2 ++ ++ +++
19 TT3 + ++ ++
20 TT4 + ++ ++
21 TT5 + ++ ++
22 TT6 ++ ++ +++
23 TT7 ++ ++ +++
24 TT8 + + ++
25 TT9 + + ++
26 TT10 + + ++
27 TT11 + ++ ++
28 TT12 + + +
29 TT13 + ++ ++
30 TT14 + ++ ++
31 TT15 + + +
32 TT16 + + +
54
33 TT17 + + +
34 LĐ1 ++ ++ +++
35 LĐ2 + ++ +++
36 LĐ3 +++ +++ +++
37 LĐ4 ++ +++ +++
38 LĐ5 ++ +++ +++
39 LĐ6 + + +
40 LĐ7 + + ++
41 LĐ8 + ++ +++
42 LĐ9 ++ ++ +++
43 LĐ10 + ++ ++
44 LĐ11 + + ++
45 LĐ12 + + +
46 LĐ13 + + +
47 LĐ14 + + +
48 LĐ15 + + ++
49 LĐ16 + + +
50 LĐ17 + + +
51 LĐ18 + ++ ++
52 LĐ19 + + ++
53 LĐ20 + + ++
54 LT1 ++ +++ +++
55 LT2 ++ ++ +++
56 LT3 + +++ +++
57 LT4 +++ +++ +++
58 LT5 ++ ++ +++
59 LT6 ++ ++ +++
60 LT7 + ++ +++
61 LT8 + + ++
55
62 LT9 + + ++
63 LT10 + ++ ++
64 LT11 + ++ ++
65 LT12 + + +
66 LT13 + ++ +++
67 LT14 + + +
68 LT15 ++ ++ +++
69 LT16 + ++ +++
70 LT17 ++ ++ +++
71 LT18 + + ++
72 LT19 + + ++
73 LT20 ++ ++ +++
74 LT21 + + ++
75 LT22 + ++ ++
76 LT23 + + ++
77 LT24 + + ++
78 LT25 ++ ++ +++
79 ML17.2 + ++ +++
80 ML43.1 + ++ ++
81 ML43.2 + ++ ++
82 ML4.1 ++ +++ +++
83 ML42 ++ +++ +++
84 ML6.3 ++ ++ +++
85 ML5.1 + + +++
86 ML6.1 + ++ ++
87 MH9 + + ++
88 MH13 + ++ ++
89 MH2 + + +
90 MH3.1 + ++ ++
Ghi chú: (+): yếu, (++) mạnh, (+++) rất mạnh
56
Để khảo sát khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập được. Thì những
dòng vi khuẩn này sẽ được cấy lên môi trường NBRIP. Kết quả sau 24 giờ các dòng có
phát triển nhưng còn yếu, chỉ có 2 dòng phát triển mạnh là LĐ3, LT4. Các dòng phát triển
mạnh và rất mạnh chủ yếu là sau 48 giờ và 72 giờ. Tóm lại, qua khảo sát tất cả các dòng
vi khuẩn đất vùng rễ trong cây Hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước đều có khả năng hòa tan lân,
nhưng mức độ hòa tan lân giữa các dòng có sự khác nhau.
3.3. Kết quả định lượng khả năng cố định đạm NH4
+
, lân và sinh tổng hợp
IAA của các dòng vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP
đặc.
3.3.1. Xây dựng các đường chuẩn đo đạm, đo lân, và đường chuẩn IAA
Trước khi đi định lượng khả năng cố định đạm, hòa tan lân của các dòng vi khuẩn
đã phân lập được thì tôi đã đi xây dựng các đường chuẩn định lượng, kết quả thu được là:
3.3.1.1. Xây dựng đường chuẩn đo đạm
Để đánh giá chính xác khả năng cố định đạm của từng dòng vi khuẩn cần tiến hành
định lượng NH4
+
cho những dòng vi khuẩn tạo ra bằng phương pháp phenol-nitropruside.
Và đường chuẩn đạm được thực hiện với các nồng độ khác nhau lần lượt là 0,0 - 1,0 - 2,0
- 3,0 - 4,0 - 5,0 mg/L NH4
+
. Với nồng độ NH4
+
lần lượt tăng dần thì kết quả tiến hành sẽ
bắt màu xanh và ngày càng đậm dần. Cho thấy lượng đạm càng nhiều thì dung dịch có
màu xanh càng đậm (phụ lục 3)
57
Hình 12. Đồ thị đường và phương trình đường chuẩn đạm
3.3.1.2. Xây dựng đường chuẩn đo lân
Đường chuẩn đo lân được xây dựng với các nồng độ là 0,0 - 1,0 - 2,0 - 3,0 - 4 - 5,0
mg/L P2O5, kết quả thu được là với nồng độ lân càng cao thì dung dịch bắt màu xanh càng
đậm (phụ lục 3).
Hình 13. Đồ thị và phương trình đường chuẩn lân
y = 0,083x + 0,419
R² = 0,994
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
0 1 2 3 4 5 6
nm
mg/L
Series1
Linear (Series1)
y = 0,082x + 0,357
R² = 0,995
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
0 1 2 3 4 5 6
nm
mg/L
Series1
58
3.3.1.3. Xây dựng đường chuẩn IAA
Đo lượng IAA được tổng hợp bằng phương pháp so màu Salkowsky. IAA được
tạo ra trong dung dịch huyền phù vi khuẩn sẽ phản ứng với thuốc thử Salkowsky tạo
thành dung dịch có màu hồng nhạt hay đậm tùy vào lượng IAA do vi khuẩn tạo ra nhiều
hay ít.
Xây dựng đường chuẩn IAA với nồng độ các ống theo thứ tự là 0,0 -1,0 - 2,0 - 3,0 -
4,0 - 5,0 µg/mL IAA thu được phương trình đường chuẩn như hình 14
Hình 14. Đồ thị và phương trình đường chuẩn IAA.
3.3.2. Kết quả định lượng
3.3.2.1. Khả năng cố định đạm
Khả năng cố định đạm NH4
+
của các dòng vi khuẩn được thể hiện qua mức hấp thụ
quang phổ của các mẫu đo. Những mẫu có màu xanh càng đậm thì mức hấp thụ quang
phổ càng lớn và chứng tỏ khả năng tổng hợp đạm càng cao. Tuyển chọn 43/90 dòng vi
khuẩn có khả năng cố định đạm tốt để định lượng.
Kết quả định lượng đạm sinh ra sau 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày và 8 ngày nuôi vi
khuẩn trong môi trường Burk’s không N lỏng như sau:
y = 0,022x + 0,666
R² = 0,994
0,64
0,66
0,68
0,7
0,72
0,74
0,76
0,78
0,8
0 1 2 3 4 5 6
nm
mg/L
Series1
Linear (Series1)
59
Bảng 8. Khả năng tổng hợp NH4
+
(mg/L) qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn
STT TÊN
DÒNG
NGÀY 2 NGÀY 4 NGÀY 6 NGÀY 8 TB
0
Đối
chứng
0,00t
0,00r
0,00t
0,00n
0,00
1 LĐ1 0,39st
0,05qr
0,28opqrs
0,06mn
0,20
2 LĐ5 6,11e
3,22c
4,34d
5,39b
4,76
3 LĐ10 5,55f
3,52b
3,25f
2,09f
3,61
4 LĐ6 6,76d
3,60b
4,21d
0,06mn
3,66
5 CT3 0,35st
0,13opqr
0,17rst
0,06mn
0,18
6 CT2 0,17st
0,14opqr
0,22qrst
0,06mn
0,15
7 CT8 0,40st
0,27nop
0,41mnopqr
0,06mn
0,29
8 LT6 5,18fg
0,85i
0,63lm
0,43j
1,77
9 LĐ8 6,59d
3,33c
5,13c
2,98c
4,51
10 LĐ11 8,16a
4,57a
6,48a
1,57g
5,20
11 CT10 7,43bc
0,51lm
2,04hi
0,06mn
2,51
12 CT5 4,43hij
0,33n
0,17rst
0,06mn
1,25
13 LĐ4 4,41hij
0,55klm
0,18rst
0,06mn
1,30
14 LT3 4,88gh
1,41fg
0,24pqrst
0,06mn
1,65
15 LT1 4,77gh
1,41fg
0,48lmnopq
0,06mn
1,68
16 LT5 4,05j
0,37mn
1,95i
0,06mn
1,61
17 LT2 4,39hij
1,03h
2,08hi
0,06mn
1,89
18 LT4 3,03lmn
0,68jkl
1,57j
0,06mn
1,34
19 TT4 3,26lm
0,16opqr
0,13st
0,06mn
0,90
20 TT1 1,91o
0,14opqr
0,21qrst
0,06mn
0,58
21 CT7 0,63rs
0,21nopq
0,39mnopqrs
0,06mn
0,33
22 ML63 1,54opq
0,64jkl
0,33nopqrs
0,06mn
0,64
23 CT4 0,44st
0,05qr
0,19rst
0,06mn
0,19
24 TT5 4,22ij
1,53ef
2,20h
0,06mn
2,00
25 LĐ7 3,55kl
1,11h
3,95e
2,25e
2,72
60
26 CT9 2,03o
0,06qr
0,29nopqrs
0,06mn
0,61
27 LĐ9 0,46st
0,10pqr
0,31nopqrs
0,06mn
0,24
28 LĐ3 3,53kl
1,48fg
0,55lmno
0,07mn
1,55
29 TT3 4,08ij
0,10pqr
0,50lmnop
0,06mn
1,19
30 CT6 8,35a
1,63e
2,20h
0,13m
3,08
31 CT1 7,68b
0,76ij
1,93i
1,45h
2,96
32 TT7 3,28lm
0,30no
0,39mnopqrs
0,06mn
1,01
33 TT6 3,99jk
0,12opqr
1,18k
1,08i
1,60
34 TT2 3,30lm
1,34g
6,15b
6,91a
4,43
35 ML43.1 3,41l
0,20nopq
0,37mnopqrs
0,08mn
1,02
36 ML57 1,86op
0,05qr
0,27pqrs
0,06mn
0,56
37 ML13.1 1,34q
0,16opqr
1,02k
0,48j
0,75
38 ML17.2 1,40pq
0,30no
0,55lmn
0,09mn
0,58
39 ML43.2 2,75n
0,77ij
2,71g
2,61d
2,21
40 ML6.1 1,06qr
0,15opqr
0,50lmnop
0,13m
0,46
41 ML42 2,82n
0,14opqr
0,54lmno
0,14lm
0,91
42 ML41 4,61hi
0,88i
0,70l
0,28k
1,62
43 LĐ2 6,98cd
2,46d
1,71j
0,24kl
2,85
CV (%) 8,08 9,80 9,54 8,87 5,27
Đơn vị: mg/L
Những số theo sau cùng một chữ (cùng một cột) không khác biệt ý nghĩa ở mức 5% theo
trắc nghiệm Duncan.
61
Hình 15. Hàm lượng NH4
+
trung bình qua các lần đo của một số dòng vi khuẩn
Hình 16. Lượng NH4
+
trung bình của 5 dòng vi khuẩn có khả năng cố định tốt nhất
Sau 8 ngày khảo sát 43 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã được phân lập và nuôi trên môi
trường Burk’s lỏng cho thấy tất cả các dòng đều có khả năng cố định đạm. Lượng
ammonium được tạo ra dao động từ 0,15 mg/L đến 5,20 mg/L. Năm dòng có khả năng
0,00
1,00
2,00
3,00
4,00
5,00
6,00
7,00
8,00
9,00
Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngày 8
LĐ8
LĐ11
TT6
ML43.1
ML43.2
LĐ10
CT3
4,68
3,1
4,51
5,2
4,5
0
1
2
3
4
5
6
LĐ5 LĐ6 LĐ8 LĐ11 TT2
LượngNH4+cốđịnhmg/L
Dòng vi khuẩn
62
tổng hợp cao nhất là LĐ11, LĐ5, LĐ8, TT2, LĐ6 (hình 16). Và trong 5 dòng này thì qua
4 lần đo thấy LĐ11, LĐ5, LĐ8, LĐ6 lượng ammonium sinh ra cao nhất ngày thứ 2, giảm
mạnh vào ngày 4, tăng vào ngày 6, giảm mạnh vào ngày 8 (trừ LĐ5); đối với TT2 giảm
nhẹ vào ngày 4, tăng mạnh vào ngày 6, cao nhất là ngày 8. Nhìn chung, lượng
ammonium sinh ra cao nhất vào ngày 2 và giảm mạnh ngày thứ 4, ở ngày 6 và ngày 8 có
thể tăng hoặc giảm tùy theo đặc điểm của từng dòng (hình 15). Khả năng cố định đạm
của vi khuẩn đất vùng rễ sẽ khác nhau và hàm lượng ammonium cố định có liên quan
đến mật số tế bào, càng nhiều tế bào tham gia cố định đạm thì lượng ammonium thu
được càng nhiều.
Hình 17. Phản ứng màu với thuốc thử đạm của một số dòng vi khuẩn ở ngày 2
3.3.2.2. Khả năng hòa tan lân khó tan của các dòng vi khuẩn đã phân lập
Kết quả định lượng sau 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày nuôi vi khuẩn trong
môi trường NBRIP lỏng kết quả thu được như sau:
Bảng 9. Khả năng hòa tan lân qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn phân
STT
Tên
dòng vi
khuẩn
Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 20 Trung bình
0 Đối chứng 0,00y
0,00t
0,00w
0,00w
0,00
1 LĐ1 41,65fgh
9,43hij
6,50qr
8,66st
16,56
63
2 LĐ5 44,22ef
14,02e
15,94e
18,80ghi
23,25
3 LĐ10 7,63w
9,23ij
9,74klm
13,65mno
10,06
4 LĐ6 9,35vw
0,00t
5,57rs
8,09tu
5,75
5 CT3 23,11lmn
0,70st
6,41qr
8,65st
9,72
6 CT2 25,26l
11,33f
7,85op
10,88pqr
13,83
7 CT8 3,36x
3,31o
4,26tu
5,58v
4,13
8 LT6 25,75l
21,40c
21,92c
20,86defg
22,48
9 LĐ8 58,53b
25,61a
24,61b
31,81a
35,14
10 LĐ11 14,44stu
10,45g
9,57klm
11,78opqr
11,56
11 CT10 24,61lm
4,79n
13,38gh
17,39ij
15,04
12 CT5 40,63gh
7,36l
3,37uv
12,40nopq
15,94
13 LĐ4 46,14de
0,10t
9,17klmn
10,72pqr
16,53
14 LT3 20,65nop
0,00t
5,71rs
9,95rst
9,08
15 LT1 17,15pqrs
0,00t
5,74rs
8,34st
7,81
16 LT5 56,19b
1,99pq
6,52qr
12,12nop
19,21
17 LT2 11,71tuv
0,00t
3,13uv
6,39uv
5,31
18 LT4 52,01c
7,80l
12,13ij
24,64b
24,15
19 TT4 18,16opqr
0,00t
6,98pq
13,98mn
9,78
20 TT1 11,13uvw
1,11rs
6,37qr
14,02mn
8,16
64
21 CT7 40,78fgh
2,12pq
9,21klmn
17,18ij
17,32
22 ML63 59,27b
4,94n
12,73hi
20,71defg
24,41
23 CT4 8,55vw
6,14m
14,17fg
19,51fgh
12,09
24 TT5 11,27uvw
0,00t
3,44uv
10,24qrs
6,24
25 LĐ7 24,91l
0,00t
4,95st
16,69jk
11,64
26 CT9 37,08ij
10,21gh
11,32j
19,49fgh
19,52
27 LĐ9 47,18de
10,08ghi
15,76e
15,65jklm
22,17
28 LĐ3 67,40a
6,24m
13,34gh
21,93cd
27,23
29 TT3 13,03tu
0,00t
8,76mno
19,79efg
10,40
30 CT6 19,71nopq
0,05t
8,24no
14,52lm
10,63
31 CT1 16,78qrs
5,00n
9,84klm
19,77efg
12,85
32 TT7 38,73hi
4,86n
14,82ef
21,36cdef
19,94
33 TT6 14,31stu
8,73jk
15,46e
20,70defg
14,80
34 TT2 29,27k
8,03kl
14,91ef
19,53fgh
17,93
35 ML43.1 14,91rst
4,94n
12,28hij
21,99cd
13,53
36 ML57 17,85opqrs
2,53opq
8,17no
14,98klm
10,88
37 ML13.1 43,86efg
2,61op
10,10kl
19,48fgh
19,01
38 ML17.2 8,18vw
2,82op
10,22k
17,48hij
9,68
39 ML43.2 17,03qrs
1,65qr
9,24klmn
16,18jkl
11,03
65
40 ML6.1 21,34mno
24,69b
27,87a
21,77cde
23,92
41 ML42 48,90cd
18,91d
19,44d
23,37bc
27,65
42 ML41 34,65j
5,59mn
2,92v
18,81ghi
15,49
43 LĐ2 9,16vw
4,98n
8,88lmno
15,60jklm
9,65
CV (%) 7,23 8,58 6,56 7,06 4,14
Đơn vị: mg/L P2O5
Những số theo sau cùng một chữ (cùng một cột) không khác biệt ý nghĩa ở mức 5% theo
trắc nghiệm Duncan
Hình 18. Hàm lượng lân trung bình của một số dòng vi khuẩn qua các lần đo
0
10
20
30
40
50
60
70
Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 20
CT7
ML63
CT6
TT3
ML42
LT6
ML6.1
66
Hình 19. Lượng lân hòa tan trung bình của 5 dòng vi khuẩn hòa tan tốt nhất
Sau 20 ngày khảo sát 43 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã được phân lập và nuôi trên
môi trường NBRIP lỏng cho thấy tất cả các dòng đều có khả năng hòa tan lân. Kết quả
định lượng đo được tạo ra dao động từ 4,13 mg/L đến 35,14 mg/L. Năm dòng có khả
năng hòa tan lân cao nhất là LĐ8, ML42, LĐ3, ML63, LĐ5 (hình 19). Nhìn chung, lượng
lân hòa tan bởi các dòng vi khuẩn cao nhất vào ngày thứ 5, giảm mạnh vào ngày 10, tăng
vào ngày 15 và ngày 20. Ngoài ra còn có các khuynh hướng khác như CT5, CT2, ML41,
LĐ11 lượng lân hòa vẫn cao nhất vào ngày 5, giảm vào ngày 10 và ngày 15, tăng mạnh
vào ngày 20; các dòng TT6, ML43.1, CT4, LĐ2, LĐ6, CT8 lượng lân hòa tan giảm vào
ngày 10 và ngày 20, tăng vào ngày 5 và ngày 15 (hình 18). Kết quả cho thấy, lượng lân
hòa tan bởi các dòng vi khuẩn biến động theo thời gian và tùy thuộc vào từng dòng vi
khuẩn mà khả năng hòa tan lân sẽ khác nhau.
27,23
24,41
35,14
23,25
27,65
0
5
10
15
20
25
30
35
40
LĐ3 ML63 LĐ8 LĐ5 ML42
Lượnglânhòatanmg/L
Dòng vi khuẩn
67
Hình 20. Phản ứng màu với thuốc thử lân của một số dòng vi khuẩn ở ngày 5
3.2.2.3. Khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được
Kết quả định lượng khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được
được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 10. Lượng IAA tổng hợp được qua các ngày của 43 dòng
STT
DÒNG VI
KHUẨN
NGÀY 2 NGÀY 4 NGÀY 6 NGÀY 8
TRUNG
BÌNH
0 Đối chứng 0,00q
0,00v
0,00t
0,00u
0,00
1 LĐ1 5,04bcdefghijkl
1,13ijk
3,41bcd
1,17hi
2,69
2 LĐ5 4,62ijklmno
1,91a
2,86hijklm
0,79no
2,54
3 LĐ10 4,16mnop
1,67b
3,35bcdef
1,39f
2,64
4 LĐ6 4,93cdefghijkl
1,41def
3,04efghi
1,27gh
2,66
5 CT3 5,30bcdefghi
0,66rs
3,03fghij
0,95kl
2,48
6 CT2 5,29cdefghij
1,91a
3,14defghi
1,08ij
2,85
7 CT8 5,40b
1,25ghi
3,08defghi
0,47r
2,55
8 LT6 5,29bcdefghij
1,30fgh
2,47nopq
1,36fg
2,61
9 LĐ8 5,22b
0,28u
2,82ijklm
1,67d
2,50
10 LĐ11 5,06bcdefghijk
1,46de
2,81ijklm
0,55qr
2,47
11 CT10 4,36lmnop
0,62s
3,04fghij
0,33s
2,09
12 CT5 5,23cdefghij
1,20hij
3,00ghijk
0,35s
2,44
13 LĐ4 4,76fghijklmn
0,89nop
3,53bc
1,50e
2,67
68
14 LT3 5,24cdefghij
1,43def
2,54mnop
0,67op
2,47
15 LT1 5,40bcdefg
1,01lmn
2,62lmno
0,50qr
2,38
16 LT5 5,54bcde
0,77pqr
2,81ijklm
0,97kl
2,52
17 LT2 6,67a
0,47t
3,60b
2,11c
3,22
18 LT4 5,61bc
1,11jkl
3,24cdefg
2,31b
3,07
19 TT4 5,02bcdefghij
0,71qrs
3,33bcdef
1,51e
2,64
20 TT1 5,51bcde
0,91no
2,41nopq
0,74no
2,39
21 CT7 4,73ghijklmno
0,47t
2,03rs
2,34b
2,39
22 ML63 4,77fghijklmn
0,00v
2,71jklmn
1,63d
2,28
23 CT4 4,98bcdefghij
0,34u
2,91ghijkl
0,95kl
2,29
24 TT5 4,66hijklmno
1,20hij
2,81ijklm
0,82mn
2,37
25 LĐ7 4,40klmnop
0,81opq
2,48nopq
0,92lm
2,15
26 CT9 5,36bcdefgh
1,05klm
2,96ghijk
0,77no
2,53
27 LĐ9 4,84cdefghijklm
1,61bc
3,15defgh
1,51e
2,78
28 LĐ3 4,83efghijklm
0,64s
3,10defghi
1,63d
2,55
29 TT3 5,06bcdefghijk
1,43de
3,05fghi
0,49qr
2,51
30 CT6 4,86defghijkl
0,91no
1,93s
1,19hi
2,22
31 CT1 6,74a
1,05klm
2,67klmno
1,67d
3,04
32 TT7 5,59bc
1,44de
2,62lmno
0,28s
2,48
33 TT6 5,45bcdef
1,45de
2,87hijkl
2,75a
3,13
34 TT2 5,67b
0,23u
2,20qrs
0,54qr
2,16
35 ML43.1 4,13nop
0,87op
3,37bcde
2,14c
2,63
36 ML57 4,58jklmnop
1,36efg
1,98rs
0,29s
2,05
37 ML13.1 5,04bcdefghijkl
1,14ijk
2,41nopq
1,38f
2,49
38 ML17.2 4,06op
1,40ef
2,38opq
0,59pq
2,11
39 ML43.2 4,66hijklmno
1,21hij
4,04a
1,05jk
2,74
40 ML6.1 5,56bcd
0,93mno
2,27pqr
0,00u
2,19
41 ML42 4,94cdefghijkl
1,36efg
2,26pqr
0,00u
2,14
42 ML41 3,94p
0,82opq
2,19qrs
0,17t
1,78
69
43 LĐ2 3,94p
1,54cd
2,42nopq
0,00u
1,98
CV (%) 7,17 6,78 6,21 6,40 4,51
Đơn vị: mg/L
Những số theo sau cùng một chữ (cùng một cột) không khác biệt ý nghĩa ở mức 5% theo
trắc nghiệm Duncan
Hình 21. Hàm lượng IAA trung bình qua các ngày của một số dòng vi khuẩn
Hình 22. Lượng IAA sinh tổng hợp được của 5 dòng vi khuẩn tổng hợp tốt nhất
0,00
1,00
2,00
3,00
4,00
5,00
6,00
7,00
8,00
Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngay 8
LT2
LĐ4
ML63
CT7
TT4
3,22
3,13
3,07
3,04
2,86
2,6
2,7
2,8
2,9
3
3,1
3,2
3,3
LT2 TT6 LT4 CT1 CT2
HàmlượngIAAmg/L
Dòng vi khuẩn
70
Sau 8 ngày khảo sát 43 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã được phân lập và nuôi trên
môi trường Burk’s lỏng có bổ sung Tryptophan cho thấy tất cả các dòng đều có khả năng
sinh tổng hợp IAA. Kết quả định lượng IAA tạo ra đo được dao động từ 1,77 mg/L đến
3,22 mg/L. Nhìn chung, lượng IAA được tổng hợp của các dòng cao nhất vào ngày 2
(lượng IAA cao nhất là 6,68 mg/L do dòng LT2 tổng hợp được), giảm mạnh vào ngày 4
(lượng IAA cao nhất được là 1,91 mg/L do dòng CT2 tổng hợp được), sang ngày 6 và
ngày 8 thì hàm lượng IAA tăng lại. Năm dòng có khả năng sinh tổng hợp IAA cao nhất là
LT2, TT6, LT4, CT1, CT2 (hình 22). Mức IAA tổng hợp trung bình cao nhất là 3,22
mg/L do dòng LT2 tổng hợp được, thấp nhất là 1,77 mg/L do dòng ML41 tổng hợp được.
Hình 23. Phản ứng màu với thuốc thử IAA của một số dòng vi khuẩn.
3.3.3. Thảo luận chung về khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp
IAA của các dòng vi khuẩn vùng đất rễ cây tiêu Sẻ ở tỉnh Bình Phước
Từ 40 mẫu đất vùng rễ cây tiêu Sẻ thu được ở huyện Lộc Ninh và huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước đã phân lập được 90 dòng vi khuẩn đất vùng rễ. Qua quá trình
khảo sát, có 90 dòng phát triển được trên môi trường Burk’s và NBRIP, chọn ra 43 dòng
phát triển tốt trên cả 2 môi trường để hành tiến hành định lượng, 43 dòng đều có khả năng
cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA.
Lượng đạm NH4
+
trung bình tạo ra của các dòng ở cả 2 huyện Chơn Thành và Lộc
Ninh đều khá cao trung bình từ 0,15 mg/L – 5,20 mg/L. Trong đó lượng đạm cố định cao
nhất là 5,20 mg/L do dòng LĐ11 cố định được. Khi so sánh kết quả này với lượng đạm cố
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngChuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngphamchidac
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamTinpee Fi
 
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngHuy Hoang
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichDanh Lợi Huỳnh
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid bazHoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid bazNguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Man_Ebook
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc haiChuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc haiNhập Vân Long
 
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuBáo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuVuKirikou
 
Tổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơ
Tổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơTổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơ
Tổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơMaloda
 

What's hot (20)

Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngChuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
 
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
 
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tich
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
 
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid bazHoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Mô Thực Vật
Mô Thực VậtMô Thực Vật
Mô Thực Vật
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
 
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my leBao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
 
Bìa báo cáo
Bìa báo cáoBìa báo cáo
Bìa báo cáo
 
Chuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc haiChuyên dề dấu tam thức bậc hai
Chuyên dề dấu tam thức bậc hai
 
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuBáo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
 
Tổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơ
Tổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơTổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơ
Tổng hợp danh pháp các hợp chất hữu cơ
 

Similar to Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ

Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdfỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdfHanaTiti
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdfỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdfHanaTiti
 
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...nataliej4
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...luanvantrust
 

Similar to Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ (20)

Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdfỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdfỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf
 
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở HuếBiện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
 
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
 
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ

  • 1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN, NHẬN DIỆN VI KHUẨN ĐẤT VÙNG RỄ KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT Ở CÂY TIÊU SẺ (Piper nigrum L.) TRỒNG Ở HUYỆN CHƠN THÀNH VÀ HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC MÃ SỐ: SV2016-06 Thuộc nhóm ngành khoa học: TỰ NHIÊN Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ THỊ THÙY TRÂM Thành viên tham gia: 1. CHÂU KIM XUYẾN 2. HÀ BẢO SƠN Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG THỊ NGỌC THANH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
  • 2. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN, NHẬN DIỆN VI KHUẨN ĐẤT VÙNG RỄ KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT Ở CÂY TIÊU SẺ (Piper nigrum L.) TRỒNG Ở HUYỆN CHƠN THÀNH VÀ HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC Mã số đề tài: SV2016-06 Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Xuân Dũ ThS. Đặng Thị Ngọc Thanh Đỗ Thị Thùy Trâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
  • 3. III LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm, chỉ bảo tận tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: - Ban Chủ nhiệm khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, các thầy cô bộ môn ngành Sư phạm Sinh học trường Đại học Sài Gòn đã dạy dỗ, truyền đạt cho em nhiều kiến thức học tập hay. - Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Đặng Thị Ngọc Thanh, cô đã tận tâm chỉ dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình làm thí nghiệm và viết đề tài. - TS. Nguyễn Đức Hưng, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, thầy đã tận tình giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học. - ThS. Lê Minh Đức, ThS. Phạm Thị Thu Ly và ThS. Nguyễn Văn Tú đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. - Cảm ơn chị Nguyễn Thị Xuân Mỵ - trường Đại học Cần Thơ, chị Nguyễn Thị Thu Hằng - trường Đại học Sài Gòn khóa 11, các chị đã tận tình truyền đạt, giúp đỡ em, động viên em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. - Em gửi lời cảm ơn đến Bố Mẹ, gia đình, người thân, tập thể lớp DSI1131 đặc biệt là bạn Nguyễn Văn Duy và tất cả bạn bè – những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cuối lời kính chúc Bố Mẹ, Thầy Cô, các anh chị, các em và tất cả các bạn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017 Đỗ Thị Thùy Trâm
  • 4. 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. III MỤC LỤC.......................................................................................................................4 DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................7 DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................8 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................9 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................10 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................10 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................11 2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................11 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................11 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................11 2.4. Thời gian nghiên cứu........................................................................................11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................12 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh.........12 1.2. Tổng quan về cây Hồ tiêu.....................................................................................13 1.2.1. Vị trí, phân loại của cây Hồ tiêu ....................................................................13 1.2.2. Thành phần dinh dưỡng.................................................................................14 1.2.3. Đặc điểm sinh lý - sinh thái...........................................................................14 1.2.4. Giá trị của cây Hồ tiêu...................................................................................16 1.3. Khái quát khu hệ sinh vật đất và vi sinh vật đất vùng rễ .......................................17 1.3.1. Khái niệm vùng rễ.........................................................................................17 1.3.2. Khu hệ vi sinh vật trong đất vùng rễ và vi khuẩn vùng rễ ..............................17
  • 5. 5 1.3.3. Một số đặc tính của vi khuẩn vùng rễ ............................................................19 1.4. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ....................................25 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................27 2.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.............................................................................27 2.2. Vật liệu ................................................................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................27 2.3.1. Thu thập, xử lý và chuẩn bị mẫu....................................................................27 2.3.2. Phân lập vi khuẩn đất vùng rễ........................................................................29 2.3.3 Mô tả đặc điểm khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn .................................................31 2.3.4. Định lượng khả năng cố định đạm, hòa tan lân khoáng và tổng hợp IAA của các dòng thu được...................................................................................................33 2.3.5. Định danh vi khuẩn .......................................................................................36 2.3.6. Xử lý số liệu..................................................................................................37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................38 3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. ........................................................................................38 3.1.1. Đặc điểm khuẩn lạc.......................................................................................38 3.1.2. Đặc điểm tế bào vi khuẩn ..............................................................................44 3.2. Kết quả khảo sát khả năng cố định và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập được trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP đặc .........................................................49 3.3. Kết quả định lượng khả năng cố định đạm NH4 + , lân và sinh tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP đặc..................56 3.3.1. Xây dựng các đường chuẩn đo đạm, đo lân, và đường chuẩn IAA.................56 3.3.2. Kết quả định lượng........................................................................................58
  • 6. 6 3.3.3. Thảo luận chung về khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn vùng đất rễ cây tiêu Sẻ ở tỉnh Bình Phước ...........................70 3.4. Kết quả định danh vi khuẩn..................................................................................73 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ........................................................................75 4.1. Kết luận ...............................................................................................................75 4.2. Đề nghị ................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................76 PHỤ LỤC 1: ĐỊA ĐIỂM THU MẪU CÁC DÒNG VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC .......................................................................................................................................81 PHỤ LỤC 2: KÍ HIỆU CÁC DÒNG VI KHUẨN.......................................................85 PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH MÀU SẮC ĐƯỜNG CHUẨN ĐẠM, LÂN, IAA..............86 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA .........................................................87 PHỤ LỤC 5: HOMOGENEOUS SUBSETS .............................................................103
  • 7. 7 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Hình thái giải phẫu cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.)...................................... 13 Hình 2. Azosprillum brasilense ............................................................................... 20 Hình 3. Vòng tuần hoàn nitơ trong tự nhiên............................................................ 21 Hình 4. Các dạng lân trao đổi trong đất................................................................... 22 Hình 5. Bacillus megaterium và Escherichia coli.................................................... 23 Hình 6. Bản đồ thu mẫu.......................................................................................... 28 Hình 7. Biểu đồ đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn thu được. .................... 43 Hình 8. Hình thái một số khuẩn lạc......................................................................... 43 Hình 9. Biểu đồ biểu diễn hình dạng tế bào của các vi khuẩn phân lập được........... 47 Hình 10. Tỉ lệ gram âm so với gram dương của các vi khuẩn phân lập được........... 48 Hình 11. “Kéo sợi KOH”và kết quả hình nhuộm Gram của một số dòng vi khuẩn.. 48 Hình 12. Đồ thị đường và phương trình đường chuẩn đạm...................................... 57 Hình 13. Đồ thị và phương trình đường chuẩn lân .................................................. 57 Hình 14. Đồ thị và phương trình đường chuẩn IAA. ............................................... 58 Hình 15. Hàm lượng NH4 + trung bình qua các lần đo của một số dòng vi khuẩn ..... 61 Hình 16. Lượng NH4 + trung bình của 5 dòng vi khuẩn có khả năng cố định tốt nhất61 Hình 17. Phản ứng màu với thuốc thử đạm của một số dòng vi khuẩn ở ngày 2...... 62 Hình 18. Hàm lượng lân trung bình của một số dòng vi khuẩn qua các lần đo ........ 65 Hình 19. Lượng lân hòa tan trung bình của 5 dòng vi khuẩn hòa tan tốt nhất .......... 66 Hình 20. Phản ứng màu với thuốc thử lân của một số dòng vi khuẩn ở ngày 5........ 67 Hình 21. Hàm lượng IAA trung bình qua các ngày của một số dòng vi khuẩn ........ 69 Hình 22. Lượng IAA sinh tổng hợp được của 5 dòng vi khuẩn tổng hợp tốt nhất.... 69 Hình 23. Phản ứng màu với thuốc thử IAA của một số dòng vi khuẩn. ................... 70 Hình 24. Kết quả định lượng trung bình của 3 dòng vi khuẩn được chọn định danh 73
  • 8. 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Thành phần môi trường Burk..................................................................... 29 Bảng 2. Thành phần môi trường NBRIP (Nautiyal, 1999)....................................... 30 Bảng 3. Hóa chất nhuộm Gram............................................................................... 32 Bảng 4. Đặc điểm khuẩn lạc của 90 dòng vi khuẩn đã phân lập được...................... 38 Bảng 5. Đặc điểm tế bào của các dòng vi khuẩn phân lập được............................... 44 Bảng 6. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường Burk’s ........... 49 Bảng 7. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường NBRIP. ......... 52 Bảng 8. Khả năng tổng hợp NH4 + (mg/L) qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn........ 59 Bảng 9. Khả năng hòa tan lân qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn phân ................. 62 Bảng 10. Lượng IAA tổng hợp được qua các ngày của 43 dòng.............................. 67
  • 9. 9 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 40 mẫu đất vùng rễ của cây tiêu Sẻ trồng tại huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã phân lập được 90 dòng vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng cố định đạm, hòa tan lân. Về đặc điểm tế bào vi khuẩn, phần lớn có dạng hình cầu (41,1%), ngoài ra còn có dạng que ngắn (31,1%), que dài (20%) và hình que cầu (7,8%). Phần lớn các dòng vi khuẩn thu được có khuẩn lạc dạng tròn (80%), bìa nguyên (61,1%) và độ nổi mô (74,44%). Trong số 90 dòng có 43 dòng phát triển tốt trên cả 2 môi trường Burk’s và NBRIP đã được phân tích khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA. Năm dòng có khả năng cố định đạm cao nhất là: LĐ11, LĐ5, LĐ8, TT2, LĐ6 với lượng NH4 + đo được từ 3,61 mg/L đến 5,20 mg/L; 5 dòng có khả năng hòa tan lân cao nhất là: LĐ8, ML42, LĐ3, ML63, LĐ5 với lượng P2O5 đo được từ 23,25 mg/L đến 35,14 mg/L; 5 dòng sinh tổng hợp IAA tốt nhất là: CT1, CT2, LT4, LT2, TT6 với lượng IAA đo được từ 2,86 mg/L đến 3,22 mg/L. Căn cứ kết quả định lượng đã tuyển chọn được 3 dòng có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA tốt và hài hòa về cả 3 tiêu chí để định danh theo phương pháp khối phổ Bruker Daltonik MALDI. Kết cho thấy dòng CT6 tương đồng với Bacillus weihenstephannensis, dòng ML42 tương đồng với Bacillus megaterium, dòng LĐ8 tương đồng với Acinetobacter baylyi. Đây là 3 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã được phân lập từ một số cây trồng trên thế giới và có nhiều tiềm năng thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật.
  • 10. 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ tiêu vừa là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực vừa được dùng làm thuốc chữa bệnh như cứu trợ hô hấp, ho, cảm lạnh, khó tiêu, thiếu máu, bệnh răng miệng, v.v…. Hồ tiêu có chứa sắt, kali, calci, mangan, kẽm, chrom, vitamin A, C và nhiều dưỡng chất khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục chiếm lĩnh thị trường khi là quốc gia sản xuất và xuất khẩu Hồ tiêu lớn nhất thế giới.Riêng năm 2014, Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 58% thị trường Hồ tiêu thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu Hồ tiêu đến hơn 100 quốc gia khác nhau. Có thể nói, Hồ tiêu Việt Nam đang nắm quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn cầu, giúp đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Hồ tiêu, cũng như mọi cây trồng khác, muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải hấp thu các chất dinh dưỡng trong đó có dinh dưỡng khoáng. Lượng phân NPK được bón cho cây chủ yếu là phân hóa học. Lạm dụng phân bón hóa học gây ra nhiều bất lợi, bón thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến cây trồng. Ngoài ra, lượng phân bón dư thừa còn góp phần gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người, khiến chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao v.v.... Do vậy, ngày nay việc sản xuất và sử dụng phân bón sinh học nhằm bổ sung hoặc thay thế phân bón hóa học là một biện pháp được chú trọng ở nhiều quốc gia. Các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm và ứng dụng các chủng vi khuẩn có lợi liên hiệp với thực vật, trong đó có các vi khuẩn vùng rễ, để làm các chế phẩm sinh học để bón cho cây trồng. Ngoài khả năng cố định đạm, hòa tan lân và các khoáng chất khác góp phần bổ sung dinh dưỡng cho cây, nhiều chủng vi khuẩn còn có khả năng sinh tổng hợp IAA hay các chất thúc đẩy tăng trưởng thực vật khác. Người ta cũng đã phát hiện nhiều hoạt chất có nguồn gốc từ các vi khuẩn có ích này đã giúp cây gia tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh. Trong xu thế hướng tới sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đề tài “Phân lập và tuyển chọn các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng thực vật ở cây tiêu Sẻ (Piper nigrum L.) trồng tại huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước” được triển khai nhằm tìm kiếm những dòng vi khuẩn có lợi làm tiền đề cho việc
  • 11. 11 ứng dụng vào sản xuất phân bón vi sinh chức năng cho Hồ tiêu. Các chế phẩm phân bón có nguồn gốc từ các dòng vi khuẩn này vừa góp phần giảm lượng phân bón hóa học, giảm chi phí canh tác Hồ tiêu, vừa thân thiện hơn với môi trường. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân lập, tuyển chọn được các dòng vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA tốt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phân lập tuyển chọn vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA trong cây Hồ tiêu. - Phân lập, tuyển chọn được các dòng vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA tốt trong cây Hồ tiêu được trồng ở các huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước. - Kết luận, đề xuất ứng dụng. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vi khuẩn đất vùng rễ cây Hồ tiêu. - Phạm vi nghiên cứu: các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA, giới hạn trong các vi khuẩn đất vùng rễ của các cây Hồ tiêu được trồng ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. 2.4. Thời gian nghiên cứu - Thu thập tài liệu và viết tổng quan vấn đề nghiên cứu: từ tháng 8/2016 đến tháng 10/ 2016. - Tiến hành các nội dung nghiên cứu: từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017. - Hoàn tất báo cáo và nghiệm thu đề tài Nghiên cứu khoa học: từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2017.
  • 12. 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Hiện nay, tỉnh Bình Phước có 7 huyện, 3 thị xã. Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80 C - 26,20 C. Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Do chế độ mưa theo mùa nên biên độdao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 - 81,4%. Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2 , có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Đất có chất lượng cao trở lên (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất chất lượng trung bình chiếm 36,90%. Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh (Trang tin điện tử Sở Ngoại Vụ Tỉnh Bình Phước - 2017).
  • 13. 13 1.2. Tổng quan về cây Hồ tiêu 11.2.1.1.2.1. Vị trí, phân loại của cây Hồ tiêu Hình 1. Hình thái giải phẫu cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.). (Nguồn: Howell và Raven, 2009) 1. Rễ; 2-6. Gié; 3. Hạt; 4. Hoa, 5. Lát cắt dọc của hoa
  • 14. 14 Vị trí phân loại cây Hồ tiêu theo Hoàng Thị Sản (2006) Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Phân lớp: Magnoliidae Bộ: Piperales Họ: Piperaceae Chi: Piper Loài: Piper nigrum L. 21.2.1.1.2.2. Thành phần dinh dưỡng Trong Hồ tiêu có tinh dầu và hai ancaloit. Ngoài ra còn có một số chất như xenluloza, muối khoáng. Tinh dầu chừng 1,5 – 2,2 %. Tinh dầu tập trung ở vỏ quả giữa nên tiêu sọ ít tinh dầu hơn. Tinh dầu màu vàng nhạt hay lục nhạt gồm các hydruacacbua như phelandren, cađinen, cariophilen và một ít hợp chất có oxy. Hai ancaloit là piperin và chavixin. Piperin có trong hạt tiêu từ 5 – 9 %, được dùng chế nước hoa. Chavixin có trong Hồ tiêu từ 2,2 – 4,6 %. Hồ tiêu dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon cơm nhưng liều lớn, kích thích niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện, đi đái ra máu. Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi Hồ tiêu đuổi các sâu bọ được dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị nhậy cắn. Ngoài công dụng làm gia vị, Hồ tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giảm đau (chữa đau răng), đau bụng (Đỗ Tất Lợi, 2004). 31.2.1.1.2.3. Đặc điểm sinh lý - sinh thái Hệ thống rễ: Ở dưới mặt đất, hệ thống rễ Hồ tiêu thường gồm từ 3 - 6 rễ cái và các chùm rễ phụ. Ngoài ra trên các đốt của dây Hồ tiêu cũng phát sinh rất nhiều rễ nhỏ bám chặt vào trụ tiêu giúp dây tiêu vươn lên. + Rễ cái: Các rễ này làm nhiệm vụ chính là hút nước.
  • 15. 15 + Rễ phụ: Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày, phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15 - 40cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. + Rễ bám:Rễ mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là giúp cây Hồ tiêu bám vào choái, vách tường, v.v... để vưon lên cao. Khả năng hút nước và hút chất dinh dưỡng cùa rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể. Rễ cây Hồ tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập úng, do đó để tạo cho rễ cái ăn sâu, cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát triển tốt hút được nhiều chất dinh dưỡng thì phải thường xuyên có biện pháp cải tạo làm cho đất được tươi xốp, tăng hàm lượng mùn. Nếu bị úng nước 2-4 giờ thì bộ rễ cây tiêu bị tổn thương đáng kể, có thể dẫn tới việc hư thối và dây tiêu có thể bị chết dần. Hồ tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié, dài 7 – 12cm tùy giống tiêu và tùy điều kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình quân 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa tiêu lưỡng tính hay đơn tính.Các giống tiêu cho năng suất cao thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính nhiều hơn.Quả tiêu thuộc loại quả hạch, không có cuống, mang một hạt hình cầu. Từ khi hoa xuất hiện đầy đủ cho đến khi quả chín kéo dài từ 7- 10 tháng chia làm các giai đoạn sau: + Hoa tự xuất hiện đầy đủ đến khi hoa nở thụ phấn: 1 – 1,5 tháng. + Thụ phấn và phát triển trái: khoảng 4 – 5,5 tháng, giai đoạn này Hồ tiêu lớn nhanh về kích thước và đạt độ lớn tối đa của quả. Đây là giai đoạn Hồ tiêu cần nước và dinh dưỡngnhất + Trái chín: 2 – 3 tháng, giai đoạn này hạt bắt đầu phát triển, đạt đường kính tối đa. Cây Hồ tiêu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta thường ra hoa tháng 5, 6 và chín tập trung vào các tháng 2, 3 trong năm, đôi khi kéo dài đến tháng 4,5 do các lứa hoa trễ và cũng tùy theo giống. Đất đai: Hồ tiêu có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để sinh trưởng phát triển tốt và lâu dài, đất trồng tiêu cần phải đảm bảo các yếu tố: + Đất dễ thoát nước, không bị úng, ngập.
  • 16. 16 + Tầng đất phải sâu, tốt nhất là 1m trở lên. + Mạch nước ngầm phải sâu, ít nhất là 70 cm. + Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi xốp, giàu mùn, không chua. Nhiệt độ thích hợp 22 – 28 0 C, sinh trưởng bình thường từ 18 - 350 C. Lượng mưa hằng năm từ 1250 – 2500 mm/năm trở lên, tốt nhất được phân bố đều trong năm do hệ thống rễ ăn cạn, không chịu nổi với điều kiện khô hạn kéo dài. Cần có một khoảng thời gian khô hạn ngắn để phân hóa mầm hoa (20– 30 ngày). Ánh sáng: ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồng cần che bóng cẩn thận. Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sáng hơn, có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng cho nhau. Gió: cây Hồ tiêu yếu chịu gió, cần có hàng cây chắn gió (hotieu.net, 09/3/2017). 41.2.1.1.2.4. Giá trị của cây Hồ tiêu Hồ tiêu là cây lâu năm có giá tri kinh tế cao giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu kinh tế VAC nói riêng. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng trăm ngàn tấn hàng năm. Ngành Hồ tiêu nước ta đang có những bước tiến ngoạn mục, không những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia với con số năm sau luôn cao hơn năm trước mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam bộ, các tỉnh miền Trung…. Vị thế Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm 2001, xuất khẩu Hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD thì đến năm 2014 đạt trên 150.000 tấn, trị giá trên 1,2 tỷ USD. Từ năm 2008, tốc độ tăng hàng năm đạt 15% – 20%/năm, vượt xa nhiều nước vốn có truyền thống sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu lâu
  • 17. 17 đời. Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất Hồ tiêu Việt Nam đạt bình quân từ 2,3 – 2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 5-6 tấn/ha tăng hàng năm, là ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam. Tuy diện tích chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 20.000 USD/ha Hồ tiêu kinh doanh, gấp nhiều lần cây cà phê, chè, điều, cao su. Thị phần nhập khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10% (http://agro.gov.vn – Báo Đại Đoàn Kết, 09/3/2017). 1.3. Khái quát khu hệ sinh vật đất và vi sinh vật đất vùng rễ 51.2.1.1.3.1. Khái niệm vùng rễ Vùng rễ hay hệ rễ (rhizosphere) là một lớp đất mỏng bao quanh rễ cây. Đó là khu vực cực kỳ quan trọng và tích cực cho hoạt động của rễ và sự trao đổi chất. Khái niệm vùng rễ lần đầu tiên được đề cập bởi Hiltner (1904) để mô tả một vùng hẹp của đất xung quanh rễ nơi mà các quần thể vi sinh vật được kích thích bởi hoạt động của rễ (Hartmann et al., 2008). Khái niệm ban đầu này đã được mở rộng, bao gồm vùng đất xung quanh rễ nơi mà các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học đã được thay đổi bởi sự phát triển và hoạt động của rễ (McCully, 2005 trích dẫn của Saharan and Nehra, 2011). Tùy thuộc vào hoạt động đang xét như là sự tiết các hợp chất cảm ứng, hoạt động hô hấp hay sự hấp thụ nước và các dưỡng chất di động mà phạm vi của vùng rễ có thể dao động từ dưới đơn vị µm cho đến trên cm (Hinsinger et al., 2005). Lớp đất bao quanh rễ thường được kết dính bởi mạng sợi của nấm rễ, hệ thống lông hút, các chất nhày do rễ và các vi sinh vật vùng rễ tiết ra tạo nên một cấu trúc gọi là vỏ rễ (rhizosheath) (Watt et al., 1993; Hinsinger et al., 2009). 61.2.1.1.3.2. Khu hệ vi sinh vật trong đất vùng rễ và vi khuẩn vùng rễ Hệ sinh thái đất bao gồm môi trường đất xung quang rễ và toàn bộ sinh vật sống trong đất, trong đó hệ vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng, phong phú hơn các loài khác về số lượng, thành phần. Vi sinh vật phân bố trong đất được gọi là khu hệ vi sinh vật trong đất vùng rễ, chúng bao gồm nhiều loài khác nhau có đặc tính lý, hóa, sinh khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là vi khuẩn vùng rễ (Saharan and Nehra, 2011).
  • 18. 18 Vi khuẩn vùng rễ có khả năng kích thích sự tằng trưởng của thực vật PGPR (Plant Growth Promoting Rhizobacteria) là những sinh vật có khả năng sống quanh vùng rễ thực vật và bám vào hạt giống, sau đó giúp cho sự tăng trường của thực vật (Kloepper and Schroth, 1978). Nhiều loài vi khuẩn vùng rễ khác nhau đã được nghiên cứu và đánh giá như Bacillus, Flavobacterium, Acetobacter, Azospirillum, v.v... (Tang and Yang, 1997). Kinh nghiệm thực tế của nông dân trong việc trồng luân canh với cây họ Đậu giúp tăng năng suất cây trồng. Cuối thế kỷ XIX, việc trộn hạt giống với vi khuẩn có ích đã được khuyến cáo áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ. Sau đó, chế phẩm Nitragin ra đời, là sự ứng dụng khả năng cố định đạm của Rhizobium sp. (Bashan, 1998). Vào những năm 1950, ở Liên Xô (cũ), hơn 10 triệu ha đất nông nghiệp được xử lý với hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân là Azotobacter chroococcum và Bacillus megaterium.Trong những thí nghiệm này, khoảng 60% số lần thí nghiệm cho thấy năng suất của các loại cây trồng khác nhau đã tăng khoảng 10 – 20%. Những năm 1970, Azospirillum được phát hiện có khả năng tác động tích cực đến sự sinh trưởng của các cây không thuộc họ Đậu thông qua quá trình hô hấp của thực vật (Bashan and Holguin, 1997). Số lượng và thành phần ví sinh vật trong đất thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm thổ nhưỡng, loại cây trồng, điều kiện canh tác và thời kì của cây trồng. Số lượng vi sinh vật quanh rễ đạt cực đại trong giai đoạn cây trồng phát triển mạnh nhất và đạt cực tiểu khi cây trồng vào thời kỳ thu hoạch. Khi phân tích vùng đầu rễ, thấy có các chất như đường, acid hữu cơ, amino acid, vitamin,…do rễ và vi sinh vật ở đó tiết ra. Như vậy, càng ở gần rễ mật số vi khuẩn càng cao, càng ra xa càng giảm, bên cạnh đó những vùng đất có thực vật phát triển thì số lượng vi sinh vật tập trung trong đất cũng nhiều hơn nơi không có thực vật sinh sống. Do đó chúng có ảnh hưởng lớn đến sinh lý học thực vật và có khả năng cạnh tranh cao trong tiến trình dòng hóa rễ (Saharan and Nehra, 2011). Sau khi tập trung ở vùng rễ (rhizophere), chúng di chuyển đến bề mặt rễ (rhizoplane) và tại đó thể hiện các lợi ích đối với cây chủ. Một số chủng, loài còn có khả năng xâm nhập vào rễ (endorhizophere), thậm chí là vào các bộ phận khác của cây (Compant et al., 2010).
  • 19. 19 71.2.1.1.3.3. Một số đặc tính của vi khuẩn vùng rễ Vi khuẩn vùng rễ có những đặc tính như: có khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó tan thành dễ tan, sinh tổng hợp chất kích thích tố tăng trưởng thực vật Indole-3-acetic acid (IAA), đối kháng sinh học (biocontrol), phân hủy sinh học (phytoremediation), v.v.... Tuy nhiên đề tài tập trung giới thiệu 03 đặc tính sau: 1.3.3.1. Khả năng cố định đạm Sự cố định đạm sinh học đóng góp 180.106 tấn N/năm trên toàn cầu, trong đó có các hiệp hội cộng sinh giữa vi sinh vật và thực vật chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 80% và phần còn lại đến từ các hệ thống vi sinh vật sống tự do hoặc kết hợp (Saharan and Nehra, 2011). Quá trình cố định đạm sinh học là một quá trình được thực hiện bởi vi khuẩn. Trong đó nitơ phân tử được biến đổi thành dạng nguyên tử, sau đó thành dạng đạm vô cơ phân tử ammonia, tiếp đó vi khuẩn sẽ chuyển hóa tiếp một phần thành dạng hữu cơ acid amin để sử dụng cho bản thân vi khuẩn. Hàng năm trên toàn thế giới lượng nitơ khí quyển đã được cố định và chuyển hóa thành nguồn phân đạm rất lớn. Lượng đạm này ước tính gấp khoảng 2 lần lượng phân bón sản xuất ra hàng năm trên toàn thế giới.Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Trong không khí N2 khoảng 78% nhưng cây trồng không thể hấp thu trực tiếp được mà phải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật. Trong đó, vi khuẩn nội sinh có khả năng biến nitơ phân tử trong không khí thành dạng đạm mà cây trồng có thể hấp thụ được. Quá trình này là nhờ vào sự xúc tác của enzyme nitrogenase. Quá trình khử Nitơ phân tử dưới sự xúc tác của enzyme nitrogenase được tóm tắt như: N2 + 6e- +12ATP +12 H2O → 3NH4 + + 12 ADP + 12Pi + 4H+ Quá trình khử này bao gồm nhiều phản ứng khử kế tiếp nhau: N2 + 2H+ → [NH=NH] + 2H+ → [NH2-NH2] + 2H+ → 2NH3 Amonia sau khi tạo thành tiếp tục được đồng hóa thành những acid amin cung cấp cho cây trồng (CaoNgọc Điệp,2011). Một số vi khuẩn vùng rễ cố định đạm đã được nghiên cứu và ứng dụng:
  • 20. 20 - Việc chủng Rhizobium sp. giúp gia tăng đáng kể số lượng nốt rễ cũng như năng suất so với đối chứng trong điều kiện ngoài đồng. Thử nghiệm được tiến hành ở Ấn Độ cho thấy tùy thuộc vào cây họ Đậu, điều kiện đất đai và khí hậu, thông qua việc chủng các rhizobium, có thể bổ sung khoảng 50% nhu cầu về đạm, dẫn đến sự gia tăng năng suất đáng kể (Saharan and Nehra, 2011). - Azospirillum có thể cố định đạm khoảng 20 – 40 kg/ha (tương đương 20 – 40 N/ malate trong phòng thí nghiệm). Khi kết hợp với rễ cây, Azosprillum là vi khuẩn cố định đạm nitơ có hình xoắn ốc. Chúng kị khí, là vi khuẩn Gram âm, hình que cong, phân bố khắp nơi trong đất và rễ của các loại cây, đặc biệt cây lúa. Azosprillum in vitro có thể sản xuất các hormone thực vật như IAA, cytokinine, ethylene (Bashan and Levanony, 1990). Hình 2. Azosprillum brasilense Nguồn:”https://www.google.com.vn/search?tbm=isch&q=Azosprillum#imgdii=eB avuaM8Ut0nTM:&imgrc=eyaiYxWmWg2X7M:” (09/4/2017). - Bên cạnh đó, một số vi khuẩn cố định đạm tốt đã được nghiên cứu và phân lập, như: Vi khuẩn lam, Azospirillum, Azotobacter, Acetobacter diazotrophicus, Azoarcus, v.v…
  • 21. 21 Hình 3. Vòng tuần hoàn nitơ trong tự nhiên. "Nguồn: http://dayhocblog.wordpress.com/2013/03/16/chu-trinh-sinh-dia-hoa-va-sinh- quyen/ "(09/4/2017) 1.3.3.2. Khả năng hòa tan lân khó tan Lân là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng và sinh vật nói chung. Lân tham gia tích cực trong quá trình trao đổi chất, kích thích cây ra rễ mạnh, tạo điều kiện cho thân lá phát triển mạnh, vững chắc, ra hoa, tạo hạt tốt, hạt chắc. Lân còn góp phần tạo nên bộ rễ cây khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu giúp tăng năng suất. Lượng lân trong tự nhiên rất lớn nhưng phần lớn cây trồng không hấp thụ được. Cây trồng chỉ có thể sử dụng lân dưới dạng hòa tan trong dung dịch đất. Tế bào có thể hút được nhiều loại lân nhưng lượng lớn nhất được hấp thụ là dạng HPO4 2- hoặc H2PO4 - . Trong đất, lân có trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Mà dạng phổ biến của lân hiện diện trong đất là dạng vô cơ như: apatite, hydroxyapatite và oxyapatite. Đây là dạng lân khó tan cây trồng không thể hấp thu được. Tuy nhiên, chúng chính là nguồn lân lớn nhất trong đất vì dưới điều kiện thích hợp chúng được hòa tan và trở thành dạng hữu ích cho cây và vi sinh vật. Thành phần chính thứ hai của lân trong đất là dạng hữu cơ.Trong hầu hết các loại đất, lân hữu cơ có thể chiếm đến 30 – 50% tổng số lân. Lân hữu cơ trong đất chủ yếu ở
  • 22. 22 dạng inositol phosphate (phytate đất). Các dạng lân hữu cơ khác gồm: phosphomonoester, phosphodiester, phosphotriester. Sự chuyển hóa lân xảy ra chủ yếu dưới tác dụng của quá trình hóa học và sinh học. Quá trình chuyển hóa lân khó tan trong đất có phần đóng góp quan trọng của các loại visinh vật. Cơ chế hòa tan lân là thông qua các hoạt động trao đổi chất có tiết các acid hữu cơ hòa tan phosphate trong đá hoặc tiết các ion calcium chelate giúp giải phóng lân hòa tan (Saharan and Nehra, 2011). Ngoài ra, các hợp chất mùn với thành phần chứa acid humic và acid fulvic, các enzyme loại esterase, các siderophore, H2S, CO2, và cơ chế tiết proton đều có liên quan đến sự hòa tan phosphate của các vi sinh vật hòa tan lân (Kumar and Pathak, 2000). Sự khoáng hóa các hợp chất này được thực hiện bởi hoạt động của nhiều phosphatase (còn được gọi là phosphahydrolase), được phân nhóm thành phosphatase acid đặc hiệu và không đặc hiệu. Phosphatase đặc hiệu với những hoạt tính khác nhau bao gồm: 3´-nucleotidase, 5´-nuclotidase, hexose phosphotase và phytase. Một nhóm đặc hiệu của enzyme giải phóng P có thể cắt cầu nối C-P từ phosphonate hữu cơ (Rossosilini et al., 1998). Hình 4. Các dạng lân trao đổi trong đất. "Nguồn: Otake et al., 1996"
  • 23. 23 Một số vi khuẩn vùng rễ có khả năng hòa tan lân khó tan thành dạng dễ tan giúp cây trồng hấp thụ như: - Các loài thuộc giống Bacillus Gram dương có khả năng hòa tan lân tốt, như: B. megaterium, B. subtilis, B.malabenrensis, B. weihenstephanensic; trong đó, B.megaterium Không những có khả năng phân giải hợp chất lân vô cơ mà còn có khả năng phân giải hợp chất lân hữu cơ và đã được sử dụng làm phân vi sinh. B. megaterium cũng giúp cải thiện các hiệu suất rễ, chiều dài và hàm lượng chất khô của rễ bạc hà (Kaymak et al., 2008). Natarajan và Subramainan (1995) cho rằng chủng kết hợp Rhizobium (chủng Tt 9) với B. megaterium var. phosphaticum có thể đáp ứng với khoảng 50% nhu cầu phân bón có chứa phosphate của đậu phộng; làm gia tăng nốt rễ, tăng chiều dài rễ và chồi cũng như tăng năng suất quả (trích dẫn của Kumar et al., 2011). Hình 5. Bacillus megaterium và Escherichia coli A: Bacillus megaterium, B: Escherichia coli Nguồn: Vary et al.,2007. - Nghiên cứu in vitro cho thấy chủng phối hợp Azotobacter vinelandii và Bacillus cereus làm gia tăng khả năng hòa tan phosphate. Một nghiên cứu của Algawadi và Gaur (1988) trong điều kiện nhà kính nhằm tìm hiểu hiệu quả của việc chủng phối hợp Rhizobium và vi khuẩn hòa tan phosphate bao gồm Pseudomonas striata hoặc Bacillus polymyxa lên sản lượng và hàm lượng dinh dưỡng của đậu xanh với sự bổ sung hoặc không bổ sung phân bón (Kumar et al., 2011). - Các dòng vi khuẩn Pseudomonas sp. và Azospirillum sp. phân lập được từ đất vùng rễ và rễ của Piper nigrum L. thể hiện khả năng hòa tan phosphate in vitro cao (Ramachandran et al., 2007).
  • 24. 24 - Bên cạnh vi khuẩn thì nấm cũng có tác dụng trong quá trình hòa tan hợp chất lân khó tan, như: Penicillium, Aspergillus, Rhizopus, v.v… hoặc xạ khuẩn Streptomyces (Richardson et al., 2009). 1.3.3.3. Khả năng tổng hợp Indole-3-acetic acid (IAA) Ngoài việc tăng cường nguồn dinh dưỡng cho cây thông qua sự cố định đạm và tạo ra nguồn khoáng hữu dụng cho cây từ dạng khó tan, khó hấp thụ, các vi khuẩn vùng rễ còn có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật thông qua việc sản xuất ra các phytohormone như: auxin, các cytokinin và các gibberellin. Trong đó auxin được sản xuất nhiều nhất và quan trọng nhất là IAA. IAA hay còn gọi là auxin là chất điều hòa chủ yếu của sự sinh trưởng thực vật. IAA chi phối sự phân chia tế bào, sự giãn dài tế bào, phân hóa sinh mô, phát triển trái và hạt, chi phối giai đoạn đầu sự phát triển của cây trồng (Theogogis và Ray, 1982; Ray, 2001).Vi khuẩn nội sinh có khả năng tổng hợp IAA từ tiền chất L-tryptophan. Có 3 lộ trình tiêu biểu cho sự biến đổi L-tryptophan thành IAA (Koga et al., 1991):  Lộ trình indole -3- pyruvic acid Tryptophan → indole -3- pyruvic acid → indole -3- acetaldehyde → IAA  Lộ trình tryptamine Tryptophan → tryptamine → indole -3- acetaldehyde → IAA  Lộ trình indole -3- acetamine Tryptophan → indole -3- acetamine → IAA Bên cạnh đó cũng có một số nhóm không cần tiền chất này mà chuyển từ indole - 3- glycerol phosphate sang acid indole -3- pyrivic rồi chuyển sang indole -3- acetaldehyde và cuối cùng thành IAA. Một số vi sinh vật sinh tổng hợp IAA đã được phân lập và nghiên cứu: - Azobacter sp. là vi khuẩn đất gram âm, di động và hô hấp hiếu khí, bên cạnh cố định được nito, chúng còn sinh tổng hợp được chất kích thích tăng trưởng thực vật, như IAA với hàm lượng cao (Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Thúy, 2015). - Hai chủng vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus và Gluconacetobacter diazotrophicus có khả năng sinh tổng hợp IAA, bên cạnh đó còn cố định được đạm và hòa
  • 25. 25 tan lân trong hợp chất vô cơ, chúng đã được phân lập và nghiên cứu trên cây Mía ở hai tỉnh Bến Tre và Long An (Hoàng Minh Tâm và Cao Ngọc Điệp, 2011). 1.4. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ Do sự phổ biến của phân bón hóa học nên người dân sử dụng ngày càng rộng rãi dẫn đến ô nhiễm môi trường, từ đó những nghiên cứu về vi khuẩn ứng dụng trong sản xuất phân bón ngày càng nhận được sự quan tâm trong và ngoài nước. Phân bón vi sinh không những giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông phẩm mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm chi phí đầu tư cho người dân. Ngày nay các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã phát hiện nhiều nhóm vi khuẩn đất vùng rễ trong cây tiêu và các loài cây khác như: Rokhbakhsh-Zamin và cộng sự (2012) đã phân lập được 31 dòng Acinetobacter từ đất vùng rễ của cây kê Pennisetum glaucum. Các Acinetobacter có khả năng hòa tan lân, tổng hợp IAA, sản sinh ra siderophore và hòa tan oxit kẽm, có khả năng sản sinh ra cả hai loại phân tử hydroxamate và catechol. Ngoài ra, Acinetobacter ức chế sự tăng trưởng của nấm và ứng dụng trong nghiên cứu lai ghép DNA. Rajkumar at el. (2008) đặc trưng của sự phát triển của cây trồng tăng trưởng kim loại thúc đẩy Bacillus weihenstephanensis phân lập từ đất serpentine ở Bồ Đào Nha. Một chủng vi khuẩn SM3 phân lập từ đất serpentine ở đông bắc Bồ Đào Nha được xác định như Bacillus weihenstephanensis dựa trên các đặc điểm hình thái học và sinh hóa và về phân tích so sánh trình tự DNA ribosome của một phần 16S. Dòng SM3 cũng đã thể hiện khả năng hòa tan phosphate và sản xuất axit indolo-3-acetic (IAA) cả khi không có và có mặt của kim loại (Ni, Cu và Zn). Sự hòa tan kim loại bởi dòng vi khuẩn này có thể là một quá trình quan trọng để thúc đẩy việc hấp thụ các kim loại nặng bằng thực vật. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ vai trò đa dạng của chủng SM3 trong việc thúc đẩy tăng trưởng cây trồng và tiềm năng huy động kim loại (B. Soufiane at el, 2012). Bacillus weihenstephanensis thuộc Bacillus cereus, Bacillus weihenstephanensis được phân biệt dựa trên khả năng phát triển của nó ở 7°C nhưng không quá 43°C và sự có mặt của các chuỗi chữ ký đặc trưng trong 16S rRNA và gen cspA và trong một số gen khác: glpF, gmK, purH, và Tpi. Chu trình ký hiệu đặc biệt của Bacillus weihenstephanensis được tìm thấy ở một số loài B. cereus và B. mycoides gây ra chứng tâm thần.
  • 26. 26 J.Ding at el (2005) nghiên cứu này cho thấy rằng gen nifH có thể được phát hiện trong cả hai chi Bacillus và Paenibacillus.Những mồi thoái hóa cho đoạn gen nifH được sử dụng trong nghiên cứu này đã được chứng minh là hữu ích cho việc xác định trực khuẩn cố định đạm.Đây là bằng chứng đầu tiên rằng nitơ cố định tồn tại trong B. Marisflavi và P. massiliensis và báo cáo đầu tiên của chuỗi nifH gen từ B. megaterium và B.cereus.Các trực khuẩn cố định đạm thu được trong nghiên cứu này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu tương lai của chúng tôi để điều tra các cơ chế cố định đạm ở trực khuẩn. Yap Chin Ann (2012) đã nghiên cứu về tính kháng nấm của vi khuẩn đất vùng rễ ở cây Hồ tiêu.Mục đích của nghiên cứu này là phân lập và lựa chọn vi khuẩn Bacillus trong đất có khả năng phát triển nhiều cơ chế hoạt động liên quan đến việc kiểm soát sinh học của nấm gây bệnh trên cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.). Quy trình sàng lọc bao gồm các bài kiểm tra đối kháng chống lại một loại nấm gây bệnh nấm bệnh, phát hiện trong ống nghiệm các sản phẩm chống nấm. Bốn chủng được xác định là Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus atrophaeus, Bacillus subtilis và Bacillus vallismortis đã được chọn để nghiên cứu thêm. Tất cả các chủng vi khuẩn thu được kiểm soát in vitro có hiệu quả sự phát triển của nấm gây bệnh liên quan đến sự tiết của enzym protease và cellulase chịu trách nhiệm cho thủy phân nấm. Mặt khác, tất cả vi khuẩn đều phát triển tốt trong điều kiện tương tự như các vi khuẩn có thể tìm thấy ở thực địa (xem xét độ pH, độ mặn và nhiệt độ). Những kết quả này cho thấy rằng tất cả các chủng vi khuẩn được nghiên cứu có một tiềm năng tuyệt vời để được sử dụng như là các tác nhân kiểm soát sinh học để kiểm soát các loại nấm gây bệnh nấm thực vật ở cấp độ thực địa.
  • 27. 27 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm  Thiết bị thí nghiệm: - Cân điện tử Sartorius (Đức) - Kính hiển vi Accu-Scope (Hoa Kỳ) - Lò vi sóng Sanyo (Nhật) - Máy cất nước - Máy đo OD - Máy khuấy từ - Máy ly tâm - Nồi hấp khử trùng Tomy Autoclave (Nhật) - pH kế - Tủ cấy vi sinh Esco (Singapore) - Tủ lạnh Sharp - Tủ sấy Binder (Đức), máy lắc mẫu Hoefer (Đức)  Dụng cụ: Bình tam giác 250 ml, bình tam giác 500 ml, ống đong, ca nhựa, micropipet, đèn cồn, cốc thủy tinh, đĩa petri, ống nghiệm, que cấy, que trang, lame, lammenle, eppendorf, cá từ. 2.2. Vật liệu Bốn mươi mẫu đất vùng rễ cây tiêu Sẻ thu nhập từ huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước (xem mục 6.3.1.1). 2.3. Phương pháp nghiên cứu 81.2.1.2.3.1. Thu thập, xử lý và chuẩn bị mẫu Thu mẫu và chuẩn bị mẫu là khâu quan trọng quyết định độ chính xác của việc phân tích. Mẫu phải có tính đại diện, điển hình, phản ánh đúng thực trạng cây trồng tại hiện trường. Trong quá trình xử lý mẫu và bảo quản mẫu phải đảm bảo giữ được các thành phần và tính chất quan trọng của mẫu (Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa, 1998).
  • 28. 28 2.3.1.1. Thu thập mẫu Việc thu mẫu được tiến hành làm 4 đợt từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2016, có tổng cộng 40 địa điểm thu mẫu tương ứng với 40 vườn tiêu thuộc xã Minh Long, Minh Hưng, Thành Tâm, Chơn Thành huyện Chơn Thành, xã Lộc Điền, Lộc Thái huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước. Tại mỗi địa điểm thu mẫu (vườn), thu lấy 5 mẫu ( 5 cây) theo quy tắc đường zig zag. Sử dụng xẻng sạch để hớt bỏ lớp đất trên mặt (1 – 3 cm) quanh gốc, sau đó xén và thu toàn bộ khối đất bao quanh rễ của cây tiêu cho vào túi nylon. Ghi và dán nhãn lên túi, bao gồm ký hiệu mẫu, thời gian, địa điểm, người lấy mẫu. Sau khi thu, mẫu được đem về phòng thí nghiệm để xử lý trong vòng 24 giờ (Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa, 1998). Hình 6. Bản đồ thu mẫu
  • 29. 29 2.3.1.2. Xử lý mẫu đất Mỗi mẫu đất bao quanh bộ rễ được xử lý theo phương pháp “Lắc” (Shaking) (Luster and Finlay, 2006). Mỗi lần là một “mẫu đơn” sau đó sẽ được gộp chung tạo thành “mẫu tổ hợp” theo từng vườn (TCVN 7528-2:2005). Có tổng cộng 40 mẫu, mỗi mẫu được bảo quản trong lọ thủy tinh sạch ở 5o C và được dùng để tiến hành phân lập vi khuẩn trong vòng 10 ngày. 91.2.1.2.3.2. Phân lập vi khuẩn đất vùng rễ 2.3.2.1. Chuẩn bị dịch huyền phù Cân 1 g đất vùng rễ tiêu Sẻ đã qua xử lý (mục 6.3.1.2) và nghiền mịn bằng chày và cối sứ vô trùng, cho vào bình tam giác chứa 99 mL nước vô trùng. Đậy nút bông và đặt trên máy lắc trong 12 giờ với tốc độ 200 rpm giúp cho các hạt đất rời ra và vi khuẩn phân tán đều trong nước. Sau khi lắc, để lắng trong khoảng 3 giờ rồi thu lấy phần dịch trong cho vào ống nghiệm vô trùng và bảo quản lạnh để sử dụng trong ngày. 2.3.2.2 Chọn lọc và làm thuần các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân - Lấy 30 L dịch huyền phù trang đều trên môi trường thạch đĩa Burk không N hoặc môi trường NBRIP. Sau 24 – 48 giờ, tiến hành quan sát. Nếu thấy xuất hiện khuẩn lạc, dùng que cấy đã khử trùng cấy chuyển vi khuẩn sang môi trường thạch đĩa tương ứng theo phương pháp cấy ria (Trần Linh Thước, 2001). Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: Môi trường Burk: Bảng 1. Thành phần môi trường Burk. Hóa chất Nồng độ Sucrose 10 g/L
  • 30. 30 KH2PO4 0,41 g/L K2HPO4 0,52 g/L Na2SO4 0,05 g/L CaCl2 0,2 g/L MgSO4.7H2O 0,1 g/L FeSO4.7H2O 0,005 g/L Na2MoO4.2H2O 0,0025 g/L Agar Môi trường đặc 18 g/L Môi trường bán đặc 1,8 g/L pH 7,0 Môi trường NBRIP: Bảng 2. Thành phần môi trường NBRIP (Nautiyal, 1999). Hóa chất Nồng độ Sucrose 10 g/L Apatit 5 g/L MgCl2.6H2O 5 g/L MgSO4.7H2O 0,25 g/L KCL 0,2 g/L (NH4)SO4 0,1 g/L
  • 31. 31 Agar Môi trường đặc 18 g/L Môi trường bán đặc 1,8 g/L pH 7,0 - Sau 24 – 48 giờ, chọn những khuẩn lạc rời, đều nhau nằm trên đường cấy, tiếp tục cấy chuyển cho tới khi quan sát dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn đã thuần. - Những dòng vi khuẩn đã thuần trên môi trường Burk đặc hoặc NBRIP đặc được cấy chéo giữa hai môi trường NBRIP và Burk’s đặc không N để chọn lọc những dòng vi khuẩn có cả hai khả năng cố định đạm và hòa tan lân. Chuyển các dòng đã thuần vào các ống nghiệm chứa môi trường đặc trữ ở 4o C. 2.3.3 Mô tả đặc điểm khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn 2.3.3.1. Mô tả đặc điểm khuẩn lạc Mô tả hình thái khuẩn lạc, bao gồm các chỉ tiêu: màu sắc, hình dạng, độ nổi, dạng bìa khuẩn lạc. Kết quả cần ghi nhận vào bảng sau: STT Tên dòng vi khuẩn Đặc điểm khuẩn lạc Màu sắc Hình dạng Dạng bìa Độ nổi Đường kính (cm) 1 ... 2.3.3.2. Mô tả tế bào vi khuẩn Quan sát hình dạng vi khuẩn Tiến hành quan sát hình dạng của vi khuẩn ở trạng thái sống dưới kính hiển vi. Quy trình tiến hành như sau: Cho một giọt nước lên một phiến kính sạch, dùng que cấy vòng chấm nhẹ vào bìa mép khuẩn lạc rồi hòa giọt nước, đậy kính và đặt lên vật kính hiển vi, quan sát với vật kính X10, X40 và X100 (Trần Linh Thước, 2001). Nhuộm Gram
  • 32. 32 Theo phương pháp nhuộm Gram, vết bôi vi khuẩn được tạo ra, làm khô và hơ nóng nhẹ để tế bào vi khuẩn dính chắc vào bề mặt phiến kính. Sau đó vết bôi được nhuộm với crytal violet, thuốc dư được rửa trôi thêm dung dịch iodine vào vết bôi. Iodine làm nhiệm vụ gắn chất màu vào tế bào. Tiếp theo, vết bôi được khử màu bởi cồn và được nhuộm lại với safarin. Ở tế bào vi khuẩn Gram dương, màu tím của crystal violet được gắn chắc vào lớp vỏ tế bào nhờ iodine, không bị khử bởi cồn và vì thế tế bào vi khuẩn này vẫn mang màu tím. Trái lại, màu tím ở tế bào vi khuẩn Gram âm bị khử bởi cồn và tế bào không màu lại bắt với màu hồng của safranin (Nguyễn Đức Lượng, 2003). Bảng 3: Hóa chất nhuộm Gram Hóa Chất Thành phần Khối lượng Tím Crystal (tím tinh thể) Crystal violet Rượu ethylic 96o Phenol đã tinh chế Nước cất 1 g 10 mL 5 g 100 mL Dung dịch lugol Iod tinh thể KI Nước cất 1 g 2 g 300 Ml Fuchsin ziehl Rượu ethylic 96o Fuchsin kiềm Phenol (acid phenic) Nước cất 10 mL 0,3 g 5 g 95 mL * Sử dụng phương pháp “KOH String Test” với KOH 3% như là một phương pháp bổ trợ để xác định Gram(von Graevenitz và Bucher, 1983). Kết quả cần ghi nhận vào bảng sau: STT Tên dòng vi khuẩn Hình dạng tế bào Kích thước Gram (-) Gram (+) Chuyển động 1 ...
  • 33. 33 101.2.1. 2.3.4. Định lượng khả năng cố định đạm, hòa tan lân khoáng và tổng hợp IAA của các dòng thu được 2.3.4.1. Định lượng ammonium (Solarzano, 1969) Hóa chất - Phenol- etanol 95% Hòa tan 10 gram phenol và etanol 95% cho đủ thể tích 100 mL. - Nitroprusside Na2Fe(CN)5NO(2H2O) Hòa tan 1 gram sodium Nitroprusside trong DI H2O cho đủ 200 mL. - Dung dịch oxide hóa (1) Trisodium citrate-sodium hydroxide Hòa tan 100 g trisodium citrate và 5 g sodium hydroxide trong DI H2O (nước khử ion) cho đủ 500 mL. (2) Sodium hypoclorite Trộn (1): (2) theo tỉ lệ là 4:1. Dung dịch chuẩn NH4Cl (1 mg/L) Thao tác Xây dựng đường chuẩn NH4 + : + Xây dựng đường chuẩn NH4 + Cl (đơnvị: mL) Ống số 0 1 2 3 4 5 Nước khử ion 4,00 3,96 3,92 3,88 3,84 3,80 NH4 + (Cl) 100 ppm 0,00 0,04 0,08 0,12 0,16 0,20 Phenol-ethanol 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 Sodium nitroprusside 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 Dung dịch oxide hóa 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 Nồng độ đường 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00
  • 34. 34 chuẩn (ppm) Chuẩn bị mẫu: Chủng 1 mL vi khuẩn gốc vào các bình tam giác 50 mL có chứa 20 mL môi trường Burk’s không N lỏng, lắc trên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Xử lý mẫu dịch nuôi cấy và tiến hành định lượng: - Thời điểm tiến hành thu dịch nuôi cấy để định lượng ammonium sinh ra là ngày 2, 4, 6 và 8. - Rút 2 mL dịch nuôi cấy cho vào ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút, trong 5 phút. - Hút 0,5 mL dịch trong cho vào ống nghiệm chứa 3,5 mL nước khử khoáng, thêm 0,16 mL dung dịch phenol-etanol, 0,16 mL sodium nitroprusside và 0,40 mL dung dịch có tính oxi hóa mạnh vào mỗi ống, trộn đều bằng máy khuấy. - Để ổn định 15 - 20 phút tại nhiệt độ phòng rồi tiến hành đo lượng đạm tổng hợp được bằng phương pháp so màu ở bước sóng 640 nm (OD 640 nm). 2.3.4.2. Định lượng phosphate hòa tan (Murphy và Riley, 1962) Hóa chất + Dung dịch A (1) Đong 140 mL H2SO4 đậm đặc và thêm H2O vào từ từ cho đủ 1 lít (2) 20 gram (NH4)6MoO24.4H2O (amonium molybdate) trong DI H2O cho đủ 500mL (3) 0,2743 gram KsbOC4H2O6 (potassium antimonyl tartrate) trong DI H2O cho đủ 100mL (4) Cho (1) và (2) vào (3) theo tỉ lệ 125 mL: 37,5 mL: 12,5 mL + Dung dịch B 1,32 gram acid ascorbic trong 75mL DI H2O + Dung dịch chuẩn P2O5 Hòa tan 0.192g KH2PO4 trong DI H2O cho đủ 1000 mL Thao tác Xây dựng đường chuẩn P2O5 (đơn vị: mL)
  • 35. 35 Ống số 0 1 2 3 4 5 Nước khử ion 4,00 3,96 3,92 3,88 3,84 3,80 P2O5 (KH2PO4) 100 ppm 0,00 0,04 0,08 0,12 0,16 0,20 Dung dịch A 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56 0,56 Dung dịch B 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 Nước khử ion bổ sung 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Nồng độ đường chuẩn (ppm) 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 Chuẩn bị mẫu: Chủng 1 mL vi khuẩn gốc vào các bình tam giác 50 mL có chứa 20 mL môi trường NBRIP lỏng, lắc trên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Xử lý mẫu dịch nuôi cấy và tiến hành định lượng - Thời điểm tiến hành thu dịch nuôi cấy để định lượng phosphate hòa tan là ngày 5, 10, 15 và 20. - Rút 2 mL dịch nuôi cấy cho vào ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút, trong 5 phút. - Hút 0,5 mL dịch trong cho vào ống nghiệm chứa 1,5 mL nước khử khoáng, thêm 0,28 mL dung dịch A, 0,12 mL dung dịch B, trộn đều bằng máy khuấy. - Để ổn định 10 - 15 phút tại nhiệt độ phòng rồi tiến hành đo lượng lân hòa tan được bằng phương pháp so màu ở bước sóng 880 nm (OD 880nm). 2.3.4.3. Xác định khả năng tổng hợp IAA và định lượng IAA sinh ra trong điều kiện không bổ sung tryptophan Hóa chất Thuốc thử Fe-HClO4: hòa tan 1mL FeCl3 0,5M và 50mL HClO4 35% (Gordon và Weber, 1951). Định lượng IAA sinh ra
  • 36. 36 Các dòng có khả năng sinh IAA được tiếp tục khảo sát định lượng để đánh giá và tuyển chọn dòng tốt hơn. Thao tác Xây dựng đường chuẩn Fe-H2SO4 Ống số 0 1 2 3 4 5 Nước khử ion 1,00 0,95 0,90 0,85 0,80 0,75 IAA 100 ppm 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 Fe-H2SO4 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 Nồng độ đường chuẩn (ppm) 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 Chuẩn bị mẫu: Chủng 1 mL vi khuẩn gốc vào các bình tam giác 50 mL có chứa 20 mL môi trường Burk’s không N lỏng, lắc trên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút ở điều kiện tối. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Xử lý mẫu dịch nuôi cấy và tiến hành định lượng - Thời điểm tiến hành thu dịch nuôi cấy để định lượng IAA sinh ra là ngày 2, 4, 6 và 8. - Rút 2 mL dịch nuôi cấy cho vào ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút, trong 5 phút. - Hút 0,5 mL dịch trong cho vào ống nghiệm chứa 1,5 mL nước khử khoáng, thêm 4 mL dung dịch Fe-H2SO4, trộn đều bằng máy khuấy. - Để ổn định 15 phút tại nhiệt độ phòng rồi tiến hành đo lượng IAA bằng phương pháp so màu ở bước sóng 530 nm (OD 530nm). 2.3.5. Định danh vi khuẩn Chọn 3 dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp IAA tốt nhất. Gửi các mẫu để định danh bằng phương pháp khối phổ Bruker Datonik MALDI tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
  • 37. 37 2.3.6. Xử lý số liệu Tất cả các số liệu đo OD được xử lí bằng Exel 2010 dựa vào phương trình đường chuẩn: Y= a.X + b; trong đó X là nồng độ của mẫu, Y là độ hấp thụ quang (OD). - Đo nồng độ hấp thụ quang (OD) của mẫu cần phân tích để tính hàm lượng chất cần phân tích có trong mẫu theo công thức: X = (Y – b)/a. - Các số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0 với mức độ tin cậy 95%.
  • 38. 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ ở huyện Chơn Thành và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Có tổng cộng 90 dòng vi khuẩn đất vùng rễ cây tiêu Sẻ có cả 2 khả năng cố định đạm và hòa tan lân được phân lập từ 40 mẫu (Phụ lục 1). 3.1.1. Đặc điểm khuẩn lạc Các đặc điểm khuẩn lạc của 90 dòng vi khuẩn sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường LBđã được trình bày ở bảng sau: Bảng 4:Đặc điểm khuẩn lạc của 90 dòng vi khuẩn đã phân lập được. STT TÊN DÒNG VI KHUẨN ĐẶC ĐIỂM KHUẨN LẠC MÀU SẮC HÌNH DẠNG DẠNG BÌA ĐỘ NỔI ĐƯỜNG KÍNH (cm) 1 CT1 Trắng đục Tròn Răng cưa Phẳng 0,4 2 CT2 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,35 3 CT3 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,4 4 CT4 Trắng ngà Tròn Răng cưa Mô 0,4 5 CT5 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1 6 CT6 Trắng đục Tròn Răng cưa Phẳng 0,4 7 CT7 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,35 8 CT8 Beige Tròn Răng cưa Phẳng 0,4 9 CT9 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,25 10 CT10 Trắng đục Tròn Răng cưa Phẳng 0,4 11 CT11 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1 12 CT12 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,15 13 CT13 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,15 14 CT14 Beige Tròn Nguyên Mô 0,25 15 CT15 Beige Tròn Nguyên Mô 0,4
  • 39. 39 16 CT16 Trắng đục Tròn Nguyên Phẳng 0,4 17 TT1 Trắng đục Tròn Nguyên Lài 0,25 18 TT2 Trắng đục Tròn Răng cưa Lài 0,4 19 TT3 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,25 20 TT4 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,4 21 TT5 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,4 22 TT6 Trắng đục Tròn Nguyên Phẳng 0,15 23 TT7 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,3 24 TT8 Beige Tròn Nguyên Phẳng 0,2 25 TT9 Beige Tròn Nguyên Phẳng 0,15 26 TT10 Trắng ngà Tròn Răng cưa Phẳng 0,45 27 TT11 Trắng ngà Tròn Nguyên Phẳng 0,3 28 TT12 Beige Tròn Nguyên Lài 0,4 29 TT13 Beige Tròn Nguyên Mô 0,4 30 TT14 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,4 31 TT15 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,15 32 TT16 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,25 33 TT17 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,3 34 LĐ1 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,2 35 LĐ2 Trắng đục Không đều Răng cưa Mô 0,3 36 LĐ3 Trắng đục Không đều Răng cưa Mô 0,5 37 LĐ4 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,5 38 LĐ5 Trắng đục Không đều Răng cưa Mô 0,15 39 LĐ6 Beige Tròn Nguyên Mô 0,3 40 LĐ7 Trắng đục Không đều Răng cưa Mô 0,55
  • 40. 40 41 LĐ8 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,1 42 LĐ9 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1 43 LĐ10 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,2 44 LĐ11 Trắng đục Không đều Răng cưa Mô 0,25 45 LĐ12 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,15 46 LĐ13 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,15 47 LĐ14 Đỏ Tròn Nguyên Mô 0,15 48 LĐ15 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,1 49 LĐ16 Beige Không đều Răng cưa Mô 0,1 50 LĐ17 Vàng Không đều Răng cưa Mô 0,3 51 LĐ18 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,3 52 LĐ19 Beige Không đều Nguyên Lài 0,5 53 LĐ20 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,1 54 LT1 Beige Không đều Răng cưa Mô 0,1 55 LT2 Beige Không đều Răng cưa Lài 0,25 56 LT3 Beige Không đều Răng cưa Lài 0,2 57 LT4 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,15 58 LT5 Beige Không đều Răng cưa 0,8 59 LT6 Trắng trong Tròn Nguyên Mô 0,05 60 LT7 Beige Không đều Răng cưa Lài 0,3
  • 41. 41 61 LT8 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,2 62 LT9 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,15 63 LT10 Beige Tròn Nguyên Mô 0,15 64 LT11 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,2 65 LT12 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,1 66 LT13 Trắng đục Không đều Răng cưa Mô 0,2 67 LT14 Cam Không đều Răng cưa Mô 0,8 68 LT15 Beige Không đều Răng cưa Mô 1 69 LT16 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,25 70 LT17 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,2 71 LT18 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,2 72 LT19 Trắng đục Tròn Răng cưa Lài 0,1 73 LT20 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,1 74 LT21 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,25 75 LT22 Trắng trong Tròn Nguyên Mô 0,1 76 LT23 Beige Không đều Răng cưa Mô 0,1 77 LT24 Trắng trong Tròn Nguyên Mô 0,5 78 LT25 Vàng Không đều Răng cưa Lài 0,2 79 ML17.2 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,02 80 ML43.1 Đỏ Tròn Nguyên Mô 0,5 81 ML43.2 Hồng Tròn Nguyên Mô 0,4 82 ML4.1 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,4 83 ML42 Trắng đục Tròn Nguyên Mô 0,7 84 ML6.3 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,8
  • 42. 42 85 ML5.1 Trắng ngà Tròn Nguyên Lài 0,7 86 ML6.1 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,04 87 MH9 Trắng ngà Tròn Răng cưa Mô 0,6 88 MH13 Vàng Tròn Nguyên Mô 0,3 89 MH2 Trắng ngà Tròn Nguyên Mô 0,4 90 MH3.1 Hồng Tròn Nguyên Mô 0,5 Quan sát và mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường LB đặc thu được kết quả như sau: - Hình dạng khuẩn lạc: 80 % khuẩn lạc có dạng tròn và 20% khuẩn lạc có dạng không đều. - Màu sắc khuẩn lạc: Màu sắc khuẩn lạc chủ yếu là màu trắng đục, trắng ngà và màu beige, bên cạnh đó có một ít là vàng, đỏ, cam, hồng. Cụ thể khuẩn lạc màu trắng đục chiếm 31,1% (chiếm tỉ lệ nhiều nhất), màu trắng ngà chiếm 22,2%, màu beige chiếm 20%, màu vàng là 17,8%, còn lại là các màu đỏ, cam, hồng và trắng trong. - Dạng bìa khuẩn lạc: Đa số là dạng bìa nguyên chiếm 61,1% còn lại là dạng răng cưa chiếm 28,9%. - Độ nổi: Khuẩn lạc có độ nổi mô là nhiều nhất chiếm 74,44%, còn lại là dạng phẳng 15,56% và dạng lài chiếm 10%. - Kích thước: Đường kính khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập dao động từ 0,02cm đến 0,8cm; khoảng chênh lệch là 0,78cm nhưng tập trung chủ yếu ở mức 0,1-0,4 cm chiếm 81,11%.
  • 43. 43 Hình 7. Biểu đồ đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn thu được. Sau đây là hình thái khuẩn lạc của một số dòng vi khuẩn phân lập được: Hình 8. Hình thái một số khuẩn lạc (A): LĐ10; (B): LĐ14; (C): MH2; (D): TT15; (E): TT3; (F): LT10; (G): LĐ8; (H): CT1 80 20 30 3,3 22,2 20 17,8 1,2 28,9 74,44 10 15,56 81,11 18,89 Hình dạng Màu sắc Dạng bìa Độ nổi Đường kính Tròn Không đều Trắng đục Trắng trong Trắng ngà Beige vàng cam Đỏ hồng Nguyên Răng cưa Mô Lài Phẳng 0.1 - 0.4 cm >0.4cm A B C D E F G H
  • 44. 44 3.1.2. Đặc điểm tế bào vi khuẩn Qua quá trình quan sát tế bào vi khuẩn và nhuộm Gram vi khuẩn thu được kết quả như bảng sau: Bảng 5. Đặc điểm tế bào của các dòng vi khuẩn phân lập được STT Tên dòng vi khuẩn Hình dạng tế bào Kích thước Gram âm (-) Gram dương (+) Chuyển động 1 CT1 Que dài Vừa  + 2 CT2 Cầu Rất nhỏ  + 3 CT3 Cầu Lớn  + 4 CT4 Cầu Rất nhỏ  ++ 5 CT5 Que ngắn Nhỏ  + 6 CT6 Que dài Lớn  + 7 CT7 Cầu Rất nhỏ  + 8 CT8 Cầu Rất nhỏ  ++ 9 CT9 Cầu Rất nhỏ  + 10 CT10 Que ngắn Vừa  + 11 CT11 Cầu Rất nhỏ  + 12 CT12 Cầu Nhỏ  + 13 CT13 Cầu Rất nhỏ  + 14 CT14 Que ngắn Nhỏ  + 15 CT15 Que ngắn Nhỏ  + 16 CT16 Que dài Vừa  + 17 TT1 Cầu Rất nhỏ  + 18 TT2 Cầu Rất nhỏ  + 19 TT3 Que ngắn Nhỏ  + 20 TT4 Cầu Nhỏ  + 21 TT5 Que ngắn Nhỏ  + 22 TT6 Cầu Nhỏ  + 23 TT7 Que ngắn Nhỏ  +
  • 45. 45 24 TT8 Cầu Rất nhỏ  + 25 TT9 Que dài Vừa  ++ 26 TT10 Cầu Rất nhỏ  ++ 27 TT11 Que ngắn Nhỏ  + 28 TT12 Que ngắn Vừa  + 29 TT13 Cầu Rất nhỏ  + 30 TT14 Cầu Nhỏ  + 31 TT15 Cầu Nhỏ  + 32 TT16 Que ngắn Nhỏ  + 33 TT17 Cầu Nhỏ  + 34 LĐ1 Cầu Rất nhỏ  ++ 35 LĐ2 Que cầu Lớn  ++ 36 LĐ3 Que dài Lớn  + 37 LĐ4 Que dài Lớn  + 38 LĐ5 Que cầu Nhỏ  + 39 LĐ6 Que ngắn Lớn  ++ 40 LĐ7 Que dài Lớn  + 41 LĐ8 Cầu Nhỏ  + 42 LĐ9 Cầu Rất nhỏ  + 43 LĐ10 Cầu Rất nhỏ  + 44 LĐ11 Que cầu Nhỏ  ++ 45 LĐ12 Que ngắn Lớn  + 46 LĐ13 Que dài Nhỏ  + 47 LĐ14 Que ngắn Nhỏ  + 48 LĐ15 Que ngắn Nhỏ  + 49 LĐ16 Que dài Nhỏ  ++ 50 LĐ17 Que dài Nhỏ  ++ 51 LĐ18 Que ngắn Nhỏ  ++ 52 LĐ19 Que ngắn Lớn  ++
  • 46. 46 53 LĐ20 Cầu Rất nhỏ  ++ 54 LT1 Que ngắn Lớn  + 55 LT2 Que dài Lớn  + 56 LT3 Cầu Nhỏ  + 57 LT4 Que dài Lớn  + 58 LT5 Que dài Lớn  + 59 LT6 Que dài Lớn  + 60 LT7 Que dài Nhỏ  ++ 61 LT8 Que ngắn Rất nhỏ  ++ 62 LT9 Cầu Nhỏ  + 63 LT10 Cầu Nhỏ  + 64 LT11 Que ngắn Nhỏ  + 65 LT12 Cầu Nhỏ  + 66 LT13 Que ngắn Nhỏ  + 67 LT14 Que dài Lớn  ++ 68 LT15 Que ngắn Lớn  + 69 LT16 Que ngắn Nhỏ  + 70 LT17 Cầu Nhỏ  ++ 71 LT18 Que dài Lớn  + 72 LT19 Que ngắn Nhỏ  ++ 73 LT20 Cầu Nhỏ  ++ 74 LT21 Cầu Nhỏ  + 75 LT22 Cầu Nhỏ  + 76 LT23 Que ngắn Nhỏ  + 77 LT24 Cầu Nhỏ  + 78 LT25 Cầu Rất nhỏ  ++ 79 ML17.2 Que cầu Rất nhỏ  ++ 80 ML43.1 Que ngắn Nhỏ  ++ 81 ML43.2 Cầu Rất nhỏ  +
  • 47. 47 82 ML4.1 Que cầu Nhỏ  ++ 83 ML42 Que dài Lớn  ++ 84 ML6.3 Cầu Lớn  ++ 85 ML5.1 Que cầu Nhỏ  ++ 86 ML6.1 Que ngắn Nhỏ  ++ 87 MH9 Que ngắn Lớn  ++ 88 MH13 Que cầu Nhỏ  + 89 MH2 Que ngắn Lớn  ++ 90 MH3.1 Cầu Nhỏ  ++ Ghi chú: (+): chậm, (++): nhanh, (): có Trong các dòng vi khuẩn phân lập được chủ yếu là tế bào vi khuẩn có hình cầu, nhỏ hay hình que ngắn, dài với kích thước vừa và lớn. Ngoài ra còn có các dạng que cầu có kích thước rất nhỏ, vừa và lớn, nhưng chiếm tỉ lệ thấp. Qua kết quả nhuộm Gram cho thấy các dòng Gram (+) nhiều hơn chiếm 86.67% còn lại là Gram (-). Các dòng vi khuẩn đều có chuyển động, trong đó chuyển động chậm chiếm 64.44%. Hình 9. Biểu đồ biểu diễn hình dạng tế bào của các vi khuẩn phân lập được 31,11 % 15,55 % 42,22 % Que ngắn Que dài Cầu Que cầu 11,12 %
  • 48. 48 Hình 10. Tỉ lệ gram âm so với gram dương của các vi khuẩn phân lập được Hình 11. “Kéo sợi KOH”và kết quả hình nhuộm Gram của một số dòng vi khuẩn (A): Gram dương; (B): Gram âm 86,67% 13,33% Gram dương Gram âm A B
  • 49. 49 3.2. Kết quả khảo sát khả năng cố định và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập được trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP đặc Để kiểm tra khả năng cố định đạm, hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập, trước khi tiến hành định lượng thì các dòng vi khuẩn thuộc môi trường LGI được cấy trên các môi trường Burk’s không đạm, môi trường NBRIP, tiến hành quan sát sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Kết quả cho thấy tất cả các dòng đều phát triển trên cả 2 môi trường trên, tuy nhiên mức độ phát triển (mạnh hay yếu) của các dòng là khác nhau. Điều này cho thấy tất cả các dòng đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, nhưng ở các mức độ khác nhau. Kết quả cụ thể thu được như bảng sau: Bảng 6. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường Burk’s. STT Tên dòng vi khuẩn Khả năng phát triển Sau 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ 1 CT1 +++ +++ +++ 2 CT2 ++ +++ +++ 3 CT3 ++ +++ +++ 4 CT4 +++ +++ +++ 5 CT5 ++ ++ +++ 6 CT6 +++ +++ +++ 7 CT7 ++ +++ +++ 8 CT8 ++ ++ +++ 9 CT9 ++ ++ +++ 10 CT10 ++ ++ +++ 11 CT11 + ++ ++ 12 CT12 + ++ ++ 13 CT13 + + + 14 CT14 + ++ ++ 15 CT15 + ++ + 16 CT16 + ++ ++ 17 TT1 +++ +++ +++
  • 50. 50 18 TT2 +++ +++ +++ 19 TT3 ++ +++ +++ 20 TT4 +++ +++ +++ 21 TT5 +++ +++ +++ 22 TT6 ++ ++ +++ 23 TT7 ++ ++ +++ 24 TT8 + ++ ++ 25 TT9 + ++ ++ 26 TT10 + + ++ 27 TT11 + + ++ 28 TT12 + ++ ++ 29 TT13 ++ ++ +++ 30 TT14 + ++ +++ 31 TT15 + ++ ++ 32 TT16 + + + 33 TT17 + + + 34 LĐ1 ++ ++ +++ 35 LĐ2 + ++ +++ 36 LĐ3 ++ ++ +++ 37 LĐ4 + ++ +++ 38 LĐ5 + +++ +++ 39 LĐ6 ++ +++ +++ 40 LĐ7 + ++ +++ 41 LĐ8 +++ +++ +++ 42 LĐ9 + ++ +++ 43 LĐ10 ++ +++ +++ 44 LĐ11 +++ +++ +++ 45 LĐ12 + + + 46 LĐ13 + + +
  • 51. 51 47 LĐ14 + + + 48 LĐ15 + + ++ 49 LĐ16 + + + 50 LĐ17 + + ++ 51 LĐ18 + + ++ 52 LĐ19 + ++ ++ 53 LĐ20 + + ++ 54 LT1 + ++ ++ 55 LT2 + + + 56 LT3 + + + 57 LT4 + ++ +++ 58 LT5 ++ +++ +++ 59 LT6 + + + 60 LT7 + ++ +++ 61 LT8 +++ +++ +++ 62 LT9 + ++ +++ 63 LT10 + ++ +++ 64 LT11 + + + 65 LT12 + + + 66 LT13 + ++ ++ 67 LT14 + ++ ++ 68 LT15 ++ +++ +++ 69 LT16 + + + 70 LT17 + + ++ 71 LT18 + + ++ 72 LT19 + + ++ 73 LT20 +++ +++ +++ 74 LT21 + + + 75 LT22 + ++ ++
  • 52. 52 76 LT23 + ++ ++ 77 LT24 ++ +++ +++ 78 LT25 + ++ ++ 79 ML17.2 + + ++ 80 ML43.1 + + ++ 81 ML43.2 + + ++ 82 ML4.1 ++ ++ +++ 83 ML42 ++ ++ +++ 84 ML6.3 ++ ++ +++ 85 ML5.1 + ++ ++ 86 ML6.1 + ++ ++ 87 MH9 + + + 88 MH13 + + ++ 89 MH2 + ++ ++ 90 MH3.1 + + + Ghi chú: (+): yếu, (++) mạnh, (+++) rất mạnh. Khi khảo sát khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường Burk thì sau 24 giờ tất cả các dòng đã phát triển tuy nhiên còn yếu, có một số dòng phát triển rất mạnh như là LĐ11, LĐ8, LĐ5. Nhưng sau 48 giờ đa số các dòng vi khuẩn đã phát triển mạnh chỉ còn 26/90 dòng phát triển yếu. Sau 72 giờ phần lớn các dòng phát triển mạnh và rất mạnh, có 17/90 dòng vi khuẩn phát triển yếu. Cho thấy đa số các dòng vi khuẩn phân lập được đều phát triển trên môi trường Burk’s nên tất cả các dòng đều có khả năng cố định đạm. Bảng 7. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trường NBRIP. STT Tên dòng vi khuẩn Khả năng phát triển Sau 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ 1 CT1 + ++ +++ 2 CT2 ++ +++ +++ 3 CT3 ++ +++ +++
  • 53. 53 4 CT4 + ++ +++ 5 CT5 ++ ++ +++ 6 CT6 + ++ ++ 7 CT7 ++ ++ +++ 8 CT8 + ++ ++ 9 CT9 ++ ++ +++ 10 CT10 ++ ++ +++ 11 CT11 + + ++ 12 CT12 + + ++ 13 CT13 + + + 14 CT14 + + + 15 CT15 + + ++ 16 CT16 + + ++ 17 TT1 + ++ ++ 18 TT2 ++ ++ +++ 19 TT3 + ++ ++ 20 TT4 + ++ ++ 21 TT5 + ++ ++ 22 TT6 ++ ++ +++ 23 TT7 ++ ++ +++ 24 TT8 + + ++ 25 TT9 + + ++ 26 TT10 + + ++ 27 TT11 + ++ ++ 28 TT12 + + + 29 TT13 + ++ ++ 30 TT14 + ++ ++ 31 TT15 + + + 32 TT16 + + +
  • 54. 54 33 TT17 + + + 34 LĐ1 ++ ++ +++ 35 LĐ2 + ++ +++ 36 LĐ3 +++ +++ +++ 37 LĐ4 ++ +++ +++ 38 LĐ5 ++ +++ +++ 39 LĐ6 + + + 40 LĐ7 + + ++ 41 LĐ8 + ++ +++ 42 LĐ9 ++ ++ +++ 43 LĐ10 + ++ ++ 44 LĐ11 + + ++ 45 LĐ12 + + + 46 LĐ13 + + + 47 LĐ14 + + + 48 LĐ15 + + ++ 49 LĐ16 + + + 50 LĐ17 + + + 51 LĐ18 + ++ ++ 52 LĐ19 + + ++ 53 LĐ20 + + ++ 54 LT1 ++ +++ +++ 55 LT2 ++ ++ +++ 56 LT3 + +++ +++ 57 LT4 +++ +++ +++ 58 LT5 ++ ++ +++ 59 LT6 ++ ++ +++ 60 LT7 + ++ +++ 61 LT8 + + ++
  • 55. 55 62 LT9 + + ++ 63 LT10 + ++ ++ 64 LT11 + ++ ++ 65 LT12 + + + 66 LT13 + ++ +++ 67 LT14 + + + 68 LT15 ++ ++ +++ 69 LT16 + ++ +++ 70 LT17 ++ ++ +++ 71 LT18 + + ++ 72 LT19 + + ++ 73 LT20 ++ ++ +++ 74 LT21 + + ++ 75 LT22 + ++ ++ 76 LT23 + + ++ 77 LT24 + + ++ 78 LT25 ++ ++ +++ 79 ML17.2 + ++ +++ 80 ML43.1 + ++ ++ 81 ML43.2 + ++ ++ 82 ML4.1 ++ +++ +++ 83 ML42 ++ +++ +++ 84 ML6.3 ++ ++ +++ 85 ML5.1 + + +++ 86 ML6.1 + ++ ++ 87 MH9 + + ++ 88 MH13 + ++ ++ 89 MH2 + + + 90 MH3.1 + ++ ++ Ghi chú: (+): yếu, (++) mạnh, (+++) rất mạnh
  • 56. 56 Để khảo sát khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn phân lập được. Thì những dòng vi khuẩn này sẽ được cấy lên môi trường NBRIP. Kết quả sau 24 giờ các dòng có phát triển nhưng còn yếu, chỉ có 2 dòng phát triển mạnh là LĐ3, LT4. Các dòng phát triển mạnh và rất mạnh chủ yếu là sau 48 giờ và 72 giờ. Tóm lại, qua khảo sát tất cả các dòng vi khuẩn đất vùng rễ trong cây Hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước đều có khả năng hòa tan lân, nhưng mức độ hòa tan lân giữa các dòng có sự khác nhau. 3.3. Kết quả định lượng khả năng cố định đạm NH4 + , lân và sinh tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường Burk’s đặc và NBRIP đặc. 3.3.1. Xây dựng các đường chuẩn đo đạm, đo lân, và đường chuẩn IAA Trước khi đi định lượng khả năng cố định đạm, hòa tan lân của các dòng vi khuẩn đã phân lập được thì tôi đã đi xây dựng các đường chuẩn định lượng, kết quả thu được là: 3.3.1.1. Xây dựng đường chuẩn đo đạm Để đánh giá chính xác khả năng cố định đạm của từng dòng vi khuẩn cần tiến hành định lượng NH4 + cho những dòng vi khuẩn tạo ra bằng phương pháp phenol-nitropruside. Và đường chuẩn đạm được thực hiện với các nồng độ khác nhau lần lượt là 0,0 - 1,0 - 2,0 - 3,0 - 4,0 - 5,0 mg/L NH4 + . Với nồng độ NH4 + lần lượt tăng dần thì kết quả tiến hành sẽ bắt màu xanh và ngày càng đậm dần. Cho thấy lượng đạm càng nhiều thì dung dịch có màu xanh càng đậm (phụ lục 3)
  • 57. 57 Hình 12. Đồ thị đường và phương trình đường chuẩn đạm 3.3.1.2. Xây dựng đường chuẩn đo lân Đường chuẩn đo lân được xây dựng với các nồng độ là 0,0 - 1,0 - 2,0 - 3,0 - 4 - 5,0 mg/L P2O5, kết quả thu được là với nồng độ lân càng cao thì dung dịch bắt màu xanh càng đậm (phụ lục 3). Hình 13. Đồ thị và phương trình đường chuẩn lân y = 0,083x + 0,419 R² = 0,994 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 0 1 2 3 4 5 6 nm mg/L Series1 Linear (Series1) y = 0,082x + 0,357 R² = 0,995 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 0 1 2 3 4 5 6 nm mg/L Series1
  • 58. 58 3.3.1.3. Xây dựng đường chuẩn IAA Đo lượng IAA được tổng hợp bằng phương pháp so màu Salkowsky. IAA được tạo ra trong dung dịch huyền phù vi khuẩn sẽ phản ứng với thuốc thử Salkowsky tạo thành dung dịch có màu hồng nhạt hay đậm tùy vào lượng IAA do vi khuẩn tạo ra nhiều hay ít. Xây dựng đường chuẩn IAA với nồng độ các ống theo thứ tự là 0,0 -1,0 - 2,0 - 3,0 - 4,0 - 5,0 µg/mL IAA thu được phương trình đường chuẩn như hình 14 Hình 14. Đồ thị và phương trình đường chuẩn IAA. 3.3.2. Kết quả định lượng 3.3.2.1. Khả năng cố định đạm Khả năng cố định đạm NH4 + của các dòng vi khuẩn được thể hiện qua mức hấp thụ quang phổ của các mẫu đo. Những mẫu có màu xanh càng đậm thì mức hấp thụ quang phổ càng lớn và chứng tỏ khả năng tổng hợp đạm càng cao. Tuyển chọn 43/90 dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm tốt để định lượng. Kết quả định lượng đạm sinh ra sau 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày và 8 ngày nuôi vi khuẩn trong môi trường Burk’s không N lỏng như sau: y = 0,022x + 0,666 R² = 0,994 0,64 0,66 0,68 0,7 0,72 0,74 0,76 0,78 0,8 0 1 2 3 4 5 6 nm mg/L Series1 Linear (Series1)
  • 59. 59 Bảng 8. Khả năng tổng hợp NH4 + (mg/L) qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn STT TÊN DÒNG NGÀY 2 NGÀY 4 NGÀY 6 NGÀY 8 TB 0 Đối chứng 0,00t 0,00r 0,00t 0,00n 0,00 1 LĐ1 0,39st 0,05qr 0,28opqrs 0,06mn 0,20 2 LĐ5 6,11e 3,22c 4,34d 5,39b 4,76 3 LĐ10 5,55f 3,52b 3,25f 2,09f 3,61 4 LĐ6 6,76d 3,60b 4,21d 0,06mn 3,66 5 CT3 0,35st 0,13opqr 0,17rst 0,06mn 0,18 6 CT2 0,17st 0,14opqr 0,22qrst 0,06mn 0,15 7 CT8 0,40st 0,27nop 0,41mnopqr 0,06mn 0,29 8 LT6 5,18fg 0,85i 0,63lm 0,43j 1,77 9 LĐ8 6,59d 3,33c 5,13c 2,98c 4,51 10 LĐ11 8,16a 4,57a 6,48a 1,57g 5,20 11 CT10 7,43bc 0,51lm 2,04hi 0,06mn 2,51 12 CT5 4,43hij 0,33n 0,17rst 0,06mn 1,25 13 LĐ4 4,41hij 0,55klm 0,18rst 0,06mn 1,30 14 LT3 4,88gh 1,41fg 0,24pqrst 0,06mn 1,65 15 LT1 4,77gh 1,41fg 0,48lmnopq 0,06mn 1,68 16 LT5 4,05j 0,37mn 1,95i 0,06mn 1,61 17 LT2 4,39hij 1,03h 2,08hi 0,06mn 1,89 18 LT4 3,03lmn 0,68jkl 1,57j 0,06mn 1,34 19 TT4 3,26lm 0,16opqr 0,13st 0,06mn 0,90 20 TT1 1,91o 0,14opqr 0,21qrst 0,06mn 0,58 21 CT7 0,63rs 0,21nopq 0,39mnopqrs 0,06mn 0,33 22 ML63 1,54opq 0,64jkl 0,33nopqrs 0,06mn 0,64 23 CT4 0,44st 0,05qr 0,19rst 0,06mn 0,19 24 TT5 4,22ij 1,53ef 2,20h 0,06mn 2,00 25 LĐ7 3,55kl 1,11h 3,95e 2,25e 2,72
  • 60. 60 26 CT9 2,03o 0,06qr 0,29nopqrs 0,06mn 0,61 27 LĐ9 0,46st 0,10pqr 0,31nopqrs 0,06mn 0,24 28 LĐ3 3,53kl 1,48fg 0,55lmno 0,07mn 1,55 29 TT3 4,08ij 0,10pqr 0,50lmnop 0,06mn 1,19 30 CT6 8,35a 1,63e 2,20h 0,13m 3,08 31 CT1 7,68b 0,76ij 1,93i 1,45h 2,96 32 TT7 3,28lm 0,30no 0,39mnopqrs 0,06mn 1,01 33 TT6 3,99jk 0,12opqr 1,18k 1,08i 1,60 34 TT2 3,30lm 1,34g 6,15b 6,91a 4,43 35 ML43.1 3,41l 0,20nopq 0,37mnopqrs 0,08mn 1,02 36 ML57 1,86op 0,05qr 0,27pqrs 0,06mn 0,56 37 ML13.1 1,34q 0,16opqr 1,02k 0,48j 0,75 38 ML17.2 1,40pq 0,30no 0,55lmn 0,09mn 0,58 39 ML43.2 2,75n 0,77ij 2,71g 2,61d 2,21 40 ML6.1 1,06qr 0,15opqr 0,50lmnop 0,13m 0,46 41 ML42 2,82n 0,14opqr 0,54lmno 0,14lm 0,91 42 ML41 4,61hi 0,88i 0,70l 0,28k 1,62 43 LĐ2 6,98cd 2,46d 1,71j 0,24kl 2,85 CV (%) 8,08 9,80 9,54 8,87 5,27 Đơn vị: mg/L Những số theo sau cùng một chữ (cùng một cột) không khác biệt ý nghĩa ở mức 5% theo trắc nghiệm Duncan.
  • 61. 61 Hình 15. Hàm lượng NH4 + trung bình qua các lần đo của một số dòng vi khuẩn Hình 16. Lượng NH4 + trung bình của 5 dòng vi khuẩn có khả năng cố định tốt nhất Sau 8 ngày khảo sát 43 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã được phân lập và nuôi trên môi trường Burk’s lỏng cho thấy tất cả các dòng đều có khả năng cố định đạm. Lượng ammonium được tạo ra dao động từ 0,15 mg/L đến 5,20 mg/L. Năm dòng có khả năng 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngày 8 LĐ8 LĐ11 TT6 ML43.1 ML43.2 LĐ10 CT3 4,68 3,1 4,51 5,2 4,5 0 1 2 3 4 5 6 LĐ5 LĐ6 LĐ8 LĐ11 TT2 LượngNH4+cốđịnhmg/L Dòng vi khuẩn
  • 62. 62 tổng hợp cao nhất là LĐ11, LĐ5, LĐ8, TT2, LĐ6 (hình 16). Và trong 5 dòng này thì qua 4 lần đo thấy LĐ11, LĐ5, LĐ8, LĐ6 lượng ammonium sinh ra cao nhất ngày thứ 2, giảm mạnh vào ngày 4, tăng vào ngày 6, giảm mạnh vào ngày 8 (trừ LĐ5); đối với TT2 giảm nhẹ vào ngày 4, tăng mạnh vào ngày 6, cao nhất là ngày 8. Nhìn chung, lượng ammonium sinh ra cao nhất vào ngày 2 và giảm mạnh ngày thứ 4, ở ngày 6 và ngày 8 có thể tăng hoặc giảm tùy theo đặc điểm của từng dòng (hình 15). Khả năng cố định đạm của vi khuẩn đất vùng rễ sẽ khác nhau và hàm lượng ammonium cố định có liên quan đến mật số tế bào, càng nhiều tế bào tham gia cố định đạm thì lượng ammonium thu được càng nhiều. Hình 17. Phản ứng màu với thuốc thử đạm của một số dòng vi khuẩn ở ngày 2 3.3.2.2. Khả năng hòa tan lân khó tan của các dòng vi khuẩn đã phân lập Kết quả định lượng sau 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày nuôi vi khuẩn trong môi trường NBRIP lỏng kết quả thu được như sau: Bảng 9. Khả năng hòa tan lân qua các ngày của 43 dòng vi khuẩn phân STT Tên dòng vi khuẩn Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 20 Trung bình 0 Đối chứng 0,00y 0,00t 0,00w 0,00w 0,00 1 LĐ1 41,65fgh 9,43hij 6,50qr 8,66st 16,56
  • 63. 63 2 LĐ5 44,22ef 14,02e 15,94e 18,80ghi 23,25 3 LĐ10 7,63w 9,23ij 9,74klm 13,65mno 10,06 4 LĐ6 9,35vw 0,00t 5,57rs 8,09tu 5,75 5 CT3 23,11lmn 0,70st 6,41qr 8,65st 9,72 6 CT2 25,26l 11,33f 7,85op 10,88pqr 13,83 7 CT8 3,36x 3,31o 4,26tu 5,58v 4,13 8 LT6 25,75l 21,40c 21,92c 20,86defg 22,48 9 LĐ8 58,53b 25,61a 24,61b 31,81a 35,14 10 LĐ11 14,44stu 10,45g 9,57klm 11,78opqr 11,56 11 CT10 24,61lm 4,79n 13,38gh 17,39ij 15,04 12 CT5 40,63gh 7,36l 3,37uv 12,40nopq 15,94 13 LĐ4 46,14de 0,10t 9,17klmn 10,72pqr 16,53 14 LT3 20,65nop 0,00t 5,71rs 9,95rst 9,08 15 LT1 17,15pqrs 0,00t 5,74rs 8,34st 7,81 16 LT5 56,19b 1,99pq 6,52qr 12,12nop 19,21 17 LT2 11,71tuv 0,00t 3,13uv 6,39uv 5,31 18 LT4 52,01c 7,80l 12,13ij 24,64b 24,15 19 TT4 18,16opqr 0,00t 6,98pq 13,98mn 9,78 20 TT1 11,13uvw 1,11rs 6,37qr 14,02mn 8,16
  • 64. 64 21 CT7 40,78fgh 2,12pq 9,21klmn 17,18ij 17,32 22 ML63 59,27b 4,94n 12,73hi 20,71defg 24,41 23 CT4 8,55vw 6,14m 14,17fg 19,51fgh 12,09 24 TT5 11,27uvw 0,00t 3,44uv 10,24qrs 6,24 25 LĐ7 24,91l 0,00t 4,95st 16,69jk 11,64 26 CT9 37,08ij 10,21gh 11,32j 19,49fgh 19,52 27 LĐ9 47,18de 10,08ghi 15,76e 15,65jklm 22,17 28 LĐ3 67,40a 6,24m 13,34gh 21,93cd 27,23 29 TT3 13,03tu 0,00t 8,76mno 19,79efg 10,40 30 CT6 19,71nopq 0,05t 8,24no 14,52lm 10,63 31 CT1 16,78qrs 5,00n 9,84klm 19,77efg 12,85 32 TT7 38,73hi 4,86n 14,82ef 21,36cdef 19,94 33 TT6 14,31stu 8,73jk 15,46e 20,70defg 14,80 34 TT2 29,27k 8,03kl 14,91ef 19,53fgh 17,93 35 ML43.1 14,91rst 4,94n 12,28hij 21,99cd 13,53 36 ML57 17,85opqrs 2,53opq 8,17no 14,98klm 10,88 37 ML13.1 43,86efg 2,61op 10,10kl 19,48fgh 19,01 38 ML17.2 8,18vw 2,82op 10,22k 17,48hij 9,68 39 ML43.2 17,03qrs 1,65qr 9,24klmn 16,18jkl 11,03
  • 65. 65 40 ML6.1 21,34mno 24,69b 27,87a 21,77cde 23,92 41 ML42 48,90cd 18,91d 19,44d 23,37bc 27,65 42 ML41 34,65j 5,59mn 2,92v 18,81ghi 15,49 43 LĐ2 9,16vw 4,98n 8,88lmno 15,60jklm 9,65 CV (%) 7,23 8,58 6,56 7,06 4,14 Đơn vị: mg/L P2O5 Những số theo sau cùng một chữ (cùng một cột) không khác biệt ý nghĩa ở mức 5% theo trắc nghiệm Duncan Hình 18. Hàm lượng lân trung bình của một số dòng vi khuẩn qua các lần đo 0 10 20 30 40 50 60 70 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 20 CT7 ML63 CT6 TT3 ML42 LT6 ML6.1
  • 66. 66 Hình 19. Lượng lân hòa tan trung bình của 5 dòng vi khuẩn hòa tan tốt nhất Sau 20 ngày khảo sát 43 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã được phân lập và nuôi trên môi trường NBRIP lỏng cho thấy tất cả các dòng đều có khả năng hòa tan lân. Kết quả định lượng đo được tạo ra dao động từ 4,13 mg/L đến 35,14 mg/L. Năm dòng có khả năng hòa tan lân cao nhất là LĐ8, ML42, LĐ3, ML63, LĐ5 (hình 19). Nhìn chung, lượng lân hòa tan bởi các dòng vi khuẩn cao nhất vào ngày thứ 5, giảm mạnh vào ngày 10, tăng vào ngày 15 và ngày 20. Ngoài ra còn có các khuynh hướng khác như CT5, CT2, ML41, LĐ11 lượng lân hòa vẫn cao nhất vào ngày 5, giảm vào ngày 10 và ngày 15, tăng mạnh vào ngày 20; các dòng TT6, ML43.1, CT4, LĐ2, LĐ6, CT8 lượng lân hòa tan giảm vào ngày 10 và ngày 20, tăng vào ngày 5 và ngày 15 (hình 18). Kết quả cho thấy, lượng lân hòa tan bởi các dòng vi khuẩn biến động theo thời gian và tùy thuộc vào từng dòng vi khuẩn mà khả năng hòa tan lân sẽ khác nhau. 27,23 24,41 35,14 23,25 27,65 0 5 10 15 20 25 30 35 40 LĐ3 ML63 LĐ8 LĐ5 ML42 Lượnglânhòatanmg/L Dòng vi khuẩn
  • 67. 67 Hình 20. Phản ứng màu với thuốc thử lân của một số dòng vi khuẩn ở ngày 5 3.2.2.3. Khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được Kết quả định lượng khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 10. Lượng IAA tổng hợp được qua các ngày của 43 dòng STT DÒNG VI KHUẨN NGÀY 2 NGÀY 4 NGÀY 6 NGÀY 8 TRUNG BÌNH 0 Đối chứng 0,00q 0,00v 0,00t 0,00u 0,00 1 LĐ1 5,04bcdefghijkl 1,13ijk 3,41bcd 1,17hi 2,69 2 LĐ5 4,62ijklmno 1,91a 2,86hijklm 0,79no 2,54 3 LĐ10 4,16mnop 1,67b 3,35bcdef 1,39f 2,64 4 LĐ6 4,93cdefghijkl 1,41def 3,04efghi 1,27gh 2,66 5 CT3 5,30bcdefghi 0,66rs 3,03fghij 0,95kl 2,48 6 CT2 5,29cdefghij 1,91a 3,14defghi 1,08ij 2,85 7 CT8 5,40b 1,25ghi 3,08defghi 0,47r 2,55 8 LT6 5,29bcdefghij 1,30fgh 2,47nopq 1,36fg 2,61 9 LĐ8 5,22b 0,28u 2,82ijklm 1,67d 2,50 10 LĐ11 5,06bcdefghijk 1,46de 2,81ijklm 0,55qr 2,47 11 CT10 4,36lmnop 0,62s 3,04fghij 0,33s 2,09 12 CT5 5,23cdefghij 1,20hij 3,00ghijk 0,35s 2,44 13 LĐ4 4,76fghijklmn 0,89nop 3,53bc 1,50e 2,67
  • 68. 68 14 LT3 5,24cdefghij 1,43def 2,54mnop 0,67op 2,47 15 LT1 5,40bcdefg 1,01lmn 2,62lmno 0,50qr 2,38 16 LT5 5,54bcde 0,77pqr 2,81ijklm 0,97kl 2,52 17 LT2 6,67a 0,47t 3,60b 2,11c 3,22 18 LT4 5,61bc 1,11jkl 3,24cdefg 2,31b 3,07 19 TT4 5,02bcdefghij 0,71qrs 3,33bcdef 1,51e 2,64 20 TT1 5,51bcde 0,91no 2,41nopq 0,74no 2,39 21 CT7 4,73ghijklmno 0,47t 2,03rs 2,34b 2,39 22 ML63 4,77fghijklmn 0,00v 2,71jklmn 1,63d 2,28 23 CT4 4,98bcdefghij 0,34u 2,91ghijkl 0,95kl 2,29 24 TT5 4,66hijklmno 1,20hij 2,81ijklm 0,82mn 2,37 25 LĐ7 4,40klmnop 0,81opq 2,48nopq 0,92lm 2,15 26 CT9 5,36bcdefgh 1,05klm 2,96ghijk 0,77no 2,53 27 LĐ9 4,84cdefghijklm 1,61bc 3,15defgh 1,51e 2,78 28 LĐ3 4,83efghijklm 0,64s 3,10defghi 1,63d 2,55 29 TT3 5,06bcdefghijk 1,43de 3,05fghi 0,49qr 2,51 30 CT6 4,86defghijkl 0,91no 1,93s 1,19hi 2,22 31 CT1 6,74a 1,05klm 2,67klmno 1,67d 3,04 32 TT7 5,59bc 1,44de 2,62lmno 0,28s 2,48 33 TT6 5,45bcdef 1,45de 2,87hijkl 2,75a 3,13 34 TT2 5,67b 0,23u 2,20qrs 0,54qr 2,16 35 ML43.1 4,13nop 0,87op 3,37bcde 2,14c 2,63 36 ML57 4,58jklmnop 1,36efg 1,98rs 0,29s 2,05 37 ML13.1 5,04bcdefghijkl 1,14ijk 2,41nopq 1,38f 2,49 38 ML17.2 4,06op 1,40ef 2,38opq 0,59pq 2,11 39 ML43.2 4,66hijklmno 1,21hij 4,04a 1,05jk 2,74 40 ML6.1 5,56bcd 0,93mno 2,27pqr 0,00u 2,19 41 ML42 4,94cdefghijkl 1,36efg 2,26pqr 0,00u 2,14 42 ML41 3,94p 0,82opq 2,19qrs 0,17t 1,78
  • 69. 69 43 LĐ2 3,94p 1,54cd 2,42nopq 0,00u 1,98 CV (%) 7,17 6,78 6,21 6,40 4,51 Đơn vị: mg/L Những số theo sau cùng một chữ (cùng một cột) không khác biệt ý nghĩa ở mức 5% theo trắc nghiệm Duncan Hình 21. Hàm lượng IAA trung bình qua các ngày của một số dòng vi khuẩn Hình 22. Lượng IAA sinh tổng hợp được của 5 dòng vi khuẩn tổng hợp tốt nhất 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngay 8 LT2 LĐ4 ML63 CT7 TT4 3,22 3,13 3,07 3,04 2,86 2,6 2,7 2,8 2,9 3 3,1 3,2 3,3 LT2 TT6 LT4 CT1 CT2 HàmlượngIAAmg/L Dòng vi khuẩn
  • 70. 70 Sau 8 ngày khảo sát 43 dòng vi khuẩn đất vùng rễ đã được phân lập và nuôi trên môi trường Burk’s lỏng có bổ sung Tryptophan cho thấy tất cả các dòng đều có khả năng sinh tổng hợp IAA. Kết quả định lượng IAA tạo ra đo được dao động từ 1,77 mg/L đến 3,22 mg/L. Nhìn chung, lượng IAA được tổng hợp của các dòng cao nhất vào ngày 2 (lượng IAA cao nhất là 6,68 mg/L do dòng LT2 tổng hợp được), giảm mạnh vào ngày 4 (lượng IAA cao nhất được là 1,91 mg/L do dòng CT2 tổng hợp được), sang ngày 6 và ngày 8 thì hàm lượng IAA tăng lại. Năm dòng có khả năng sinh tổng hợp IAA cao nhất là LT2, TT6, LT4, CT1, CT2 (hình 22). Mức IAA tổng hợp trung bình cao nhất là 3,22 mg/L do dòng LT2 tổng hợp được, thấp nhất là 1,77 mg/L do dòng ML41 tổng hợp được. Hình 23. Phản ứng màu với thuốc thử IAA của một số dòng vi khuẩn. 3.3.3. Thảo luận chung về khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn vùng đất rễ cây tiêu Sẻ ở tỉnh Bình Phước Từ 40 mẫu đất vùng rễ cây tiêu Sẻ thu được ở huyện Lộc Ninh và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã phân lập được 90 dòng vi khuẩn đất vùng rễ. Qua quá trình khảo sát, có 90 dòng phát triển được trên môi trường Burk’s và NBRIP, chọn ra 43 dòng phát triển tốt trên cả 2 môi trường để hành tiến hành định lượng, 43 dòng đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA. Lượng đạm NH4 + trung bình tạo ra của các dòng ở cả 2 huyện Chơn Thành và Lộc Ninh đều khá cao trung bình từ 0,15 mg/L – 5,20 mg/L. Trong đó lượng đạm cố định cao nhất là 5,20 mg/L do dòng LĐ11 cố định được. Khi so sánh kết quả này với lượng đạm cố