SlideShare a Scribd company logo
1 of 208
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ THANH XUÂN
HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ VAÌ NHÆÎNG RUÍI RO
TRONG SAÍN XUÁÚT HÄÖ TIÃU
TRÃN ÂËA BAÌN TÈNH QUAÍNG TRË
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62 62 01 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
PGS.TS TRẦN VĂN HÒA
HUẾ - Năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản
xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là công trình do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực,
chính xác và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Thị Thanh Xuân
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan,
các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả tập thể
và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau
đại học – Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các
phòng ban chức năng và tập thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Dũng Thể - Trưởng phòng
Đào tạo Sau đại học và PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh
tế đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị;
UBND, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ;
UBND các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Kim, Cam Chính, Cam Nghĩa và hộ gia đình sản
xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài
liệu và thông tin cần thiết về cây hồ tiêu để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
Phạm Thị Thanh Xuân
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh
AE Hiệu quả phân bổ Allocative efficiency
BCR Chỉ số lợi ích chi phí Benefit cost rate
BQC Bình quân chung
BVTV Bảo vệ thực vật
CLB Câu lạc bộ
CRS Doanh thu không đổi theo quy mô Constant returns to scale
DEA Phân tích màng bao dữ liệu Data envelopment analysis
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
EE Hiệu quả kinh tế Economic efficiency
GO Giá trị sản xuất Gross output
GAP Sản xuất nông nghiệp tốt Good agricutural pratices
HQKT Hiệu quả kinh tế
IRR Hệ số hoàn vốn nội bộ Internal rate of return
IPC Hiệp hội hồ tiêu thế giới International pepper community
KH & CN Khoa học và công nghệ
KTCB Kiến thiết cơ bản
KTXH Kinh tế xã hội
MI Thu nhập hỗn hợp Mixed income
MP Sản lượng cận biên Marginal product
MPV Giá trị sản phẩm cận biên Marginal product value
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV Giá trị hiện tại thuần Net present value
SE Hiệu quả theo quy mô Scale efficiency
SFA Phân tích tối đa ngẫu nhiên Stochastic frontier analysis
iv
SL Số lượng
TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency
TKKD Thời kỳ kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
VPA Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam Viet Nam pepper association
VRS Doanh thu thay đổi theo quy mô Variable returns to scale
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình .............................................................................x
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................4
Phần 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................6
1. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu trên
thế giới.........................................................................................................................6
2. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu ở
Việt Nam ...................................................................................................................11
3. Kết luận .................................................................................................................16
Phần 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................18
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU.............................................................................18
1.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.......................................................................18
1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế............................................18
1.1.2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu..............22
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.....................25
1.1.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu................................30
1.2. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu..............................................................................34
1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về rủi ro ............................................................34
1.2.2. Phân loại rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................................36
1.2.3. Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................40
1.3. Phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro..........................44
1.3.1. Sự cần thiết phải phân tích HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro.............44
1.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong điều kiện có rủi ro.................45
vi
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........51
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................51
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................51
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................52
2.1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến sản xuất hồ tiêu ..............55
2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .........................................................56
2.2.1. Phương pháp tiếp cận......................................................................................56
2.2.2. Khung phân tích ..............................................................................................57
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................59
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................59
2.3.2. Thu thập thông tin...........................................................................................61
2.3.3. Phương pháp phân tích....................................................................................62
Chương 3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU
Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................67
3.1 Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị....................................67
3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị .......................67
3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện............................69
3.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra.................................................70
3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra.................................................70
3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu .......................................................71
3.2.3. Đặc điểm vườn hồ tiêu....................................................................................72
3.2.4. Chi phí sản xuất hồ tiêu...................................................................................74
3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.......................................................................81
3.3.1. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm ...................81
3.3.2. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn.............83
3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu .................................................................84
3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu........................88
3.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất hồ tiêu............................................................94
3.4.1. Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu............................................................94
3.4.2. Các biện pháp quản lý rủi ro ........................................................................104
3.5. HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro ...............................108
3.5.1. Sự biến động năng suất hồ tiêu .....................................................................108
3.5.2. Các kịch bản hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.............................................110
3.5.3. Phân tích Mô phỏng Monte Carlo.................................................................116
vii
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ
GIẢM THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ........121
4.1. Căn cứ thiết lập các giải pháp ..........................................................................121
4.1.1. Nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam .......121
4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị........................122
4.1.3. Thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị....................................122
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu.....125
4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất......................................................................125
4.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu...........................................130
4.2.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh .......................................................131
4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất...............................................132
4.2.5. Giải pháp về chính sách vĩ mô......................................................................133
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................137
1. KẾT LUẬN.........................................................................................................137
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ ..........................139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................140
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp SFA và DEA ...............33
Bảng 1.2 Rủi ro và ảnh hưởng của nó sản xuất nông nghiệp .............................39
Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2013....................53
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2013................54
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2011 -2013 ..........................................................................55
Bảng 2.4 Phân bố các hộ và vườn hồ tiêu điều tra theo địa bàn huyện..............61
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị ................67
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện................69
Bảng 3.3 Tình hình chung của các hộ điều tra ...................................................70
Bảng 3.4 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ...........................................71
Bảng 3.5 Một số đặc điểm của vườn hồ tiêu ......................................................72
Bảng 3.6 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ................75
Bảng 3.7 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh .........................78
Bảng 3.8 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm ..........82
Bảng 3.9 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn...............85
Bảng 3.10 Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu .....................................................86
Bảng 3.11 Số lượng vườn tiêu phân theo tính chất công nghệ và theo huyện .....87
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu..............................89
Bảng 3.13 Hiệu quả đầu tư thêm phân bón trong sản xuất hồ tiêu.......................91
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ....93
Bảng 3.15 Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị...........................95
Bảng 3.16 Tần suất và ảnh hưởng của gió bão đến sản xuất hồ tiêu....................97
Bảng 3.17 Tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác trong sản xuất hồ tiêu ............99
Bảng 3.18 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ....................105
Bảng 3.19 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường .......................................107
ix
Bảng 3.20 Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR ..............................112
Bảng 3.21 Kịch bản phân tích tình huống NPV, IRR, BCR ..............................115
Bảng 3.22 Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo........................................117
Bảng 3.23 Phân phối xác suất của chỉ tiêu NPV và IRR....................................117
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Tên sơ đồ,
biểu đồ
Nội dung Trang
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu.......................................58
Biểu đồ 1.1 Ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất ...................................................37
Biểu đồ 1.2 Mối quan hệ và trình tự các bước trong tiến trình quản lý rủi ro........42
Biểu đồ 1.3 Các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro............................43
Biểu đồ 3.1 Mức độ đầu tư sản xuất hồ tiêu so với định mức kỹ thuật..................81
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu .....................................87
Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất hồ tiêu....................................98
Biểu đồ 3.4 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013....................................102
Biểu đồ 3.5 Năng suất hồ tiêu tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2013.................109
Biểu đồ 3.6 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị...........................118
Biểu đồ 3.7 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị ............................118
1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị”[78].
Hiện nay, hồ tiêu là một trong những mặt hàng chiến lược xuất khẩu của các nước
vùng nhiệt đới đặc biệt ở Châu Phi và Châu Á [29]. Việt Nam là nước giữ ngôi vị
đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Năm 2013, hồ tiêu Việt
Nam chiếm 32,9% tổng sản lượng và 62,68% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới.
Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ [20],[21].
Ở Việt Nam, hồ tiêu đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh vì đem lại giá
trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Nó được đánh giá là cây trồng có hiệu quả cao
nhất trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam [20]. Trong chiến lược
phát triển, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các chỉ tiêu chính: sản xuất ổn định 50.000
ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000
tấn, chú trọng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu phục vụ xuất khẩu [7]. Hiệp
hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu theo
quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền
vững, bảo vệ môi trường và xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam chất
lượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới [19].
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai,
khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ
tiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản
phẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam
[51],[38]. Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba
cây công nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển
từ 5.000 – 8.000 ha [39]. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng hồ tiêu
không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích sản xuất hồ tiêu là 2.094,7 ha, tăng 4,4%
so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm 2012 [11]. Sản
2
xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu ở tỉnh
Quảng Trị chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn
do hồ tiêu được sản xuất theo quy mô nhỏ (diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ),
phân tán (trung bình mỗi hộ có 1,5 – 2 vườn hồ tiêu), việc đầu tư nguồn lực còn hạn
chế, nhiều hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất. Bên cạnh đó, hộ sản
xuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định,
chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, tình trạng thời tiết và sâu bệnh diễn
biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế [40].
Nhận thức được những vấn đề đã và đang diễn ra trong quá trình sản xuất hồ
tiêu, trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu về ngành hàng hồ tiêu. Các tác giả Jaafar [68], Radam [77], Rosli [79],
Resmi [78] đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như việc áp dụng công nghệ trong sản
xuất hồ tiêu của hộ sản xuất. Nguyễn Đức Cường [12], Nguyễn Minh Hiếu [23], Lê
Văn Gia Nhỏ [32], Nguyễn Tăng Tôn [47] sử dụng các phương pháp hạch toán
hàng năm và phân tích đầu tư dài hạn để phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Ở khía cạnh khác, các tác giả Ann
[56], Anandaraj [55], Huỳnh Văn Định [13], Lã Phạm Lân [27], Nguyễn Vĩnh
Trường [50] đã nghiên cứu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu liên quan đến sâu bệnh hại
và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, những nghiên cứu về cây hồ tiêu được tiến hành ở
nhiều khía cạnh riêng biệt. Một điểm chung của các công trình nghiên cứu là hiệu
quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được nghiên cứu trong trạng thái tĩnh. Trong khi đó, cây
hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh tế thường xuyên biến động do chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố tác động. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ở trạng thái tĩnh sẽ
không phản ảnh đúng và đầy đủ hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Vì vậy, nghiên
cứu hiệu quả kinh tế và sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có
rủi ro sẽ phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất hồ tiêu.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những
rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến
sĩ của mình.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả
kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức sản xuất
ở quy mô hộ gia đình. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế
và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng. Trong phạm vi nghiên
cứu, luận án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật
– một bộ phận của hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế, phân tích rủi ro, phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ. Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, việc đo lường chỉ tiêu hiệu quả phân
bổ gặp nhiều khó khăn do yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra không có sự khác biệt
4
giữa các hộ sản xuất. Theo nghiên cứu của Kalirajan [71] có mối quan hệ tỷ lệ thuận
giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả kỹ thuật cũng góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ. Vì vậy, trong
phạm vi nghiên cứu, khi đo lường mức độ hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồ
tiêu, luận án chỉ đo lường hiệu quả kỹ thuật.
Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu là một vấn đề phức tạp. Trong phạm vi nghiên
cứu, luận án không tập trung phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro.
Luận án chỉ nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro và
phân tích xem hiệu quả kinh tế sẽ biến động như thế nào nếu trong quá trình sản
xuất có các yếu tố rủi ro xảy ra.
3.2.2. Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại hai
huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ.
3.2.3. Về thời gian
Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xét
trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ
sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về
hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá
hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Đã đưa ra khái niệm về hiệu quả
kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việc
nghiên cứu cây hồ tiêu. Từ đó, luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệ
thống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro hoạt
động sản xuất hồ tiêu.
- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế
trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực
sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay còn
thấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Đây là
nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn so
5
với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước. (ii) Nhận dạng được những rủi ro
trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều loại rủi ro
xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thời tiết, sâu bệnh hại, kỹ
thuật canh tác) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu) có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. (iii) Phân tích sự biến động hiệu quả kinh
tế trong điều kiện sản xuất hồ tiêu có rủi ro. (iv) Đề xuất được năm nhóm giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa
phương và hộ sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất hồ tiêu một cách bền vững.
6
Phần 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Để có cơ sở
khoa học về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá
các công trình theo các nội dung:
1.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng đã được
nhiều học giả nghiên cứu. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, các phương pháp phân tích
định tính và định lượng đã được sử dụng. Trong những năm gần đây, phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên
(SFA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Một số
nghiên cứu tiêu biểu:
Bravo - Ureta [58], [59] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phân
tích hiệu quả nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Các biến đầu vào được sử
dụng trong các mô hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết của
nông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô nông
hộ. Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phương pháp sử dụng hàm sản xuất tối
đa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò
quan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Do đó, chính
sách đầu tư công để tăng cường nguồn vốn con người có thể tạo ra sản lượng tăng
thêm ngay cả trường hợp không có công nghệ mới.
Odeck [75] đã ước tính hiệu quả kỹ thuật và việc tăng năng suất bằng việc kết
hợp sử dụng phương pháp SFA và DEA thông qua phân tích 19 hoạt động sản xuất
ngũ cốc trong trong nông nghiệp ở phía Đông Na Uy. Các biến đầu vào được sử
dụng trong mô hình phân tích là loại cây trồng, lao động, vốn, giống, phân bón.
7
Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giá
hiệu quả kinh tế. Thiam [85] đã kết hợp sử dụng hàm sản xuất Cobb –Douglas và
mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông
hộ trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ligeon [74] đã sử dụng
hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên và mô hình Tobit để ước tính hiệu quả kỹ thuật và
phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật như quyết định của nông hộ, số lượng các yếu tố đầu
vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn đầu tư. Trong đó, việc sử
dụng giống và phân bón dưới mức tối ưu có thể gây ra những rủi ro cho hộ sản xuất.
Resmi [78] đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích sự tác
động của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi cây, lao động, phân bón, BVTV) đến
năng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về năng suất giữa hai mô hình sản xuất
truyền thống và mô hình công nghệ hiện đại. Kết quả phân tích cho thấy, trong mô
hình sản xuất hiện đại, các biến đầu vào như tuổi cây, số lao động và BVTV có ảnh
hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi năng suất.
Các biến mật độ và phân bón không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình sản xuất
truyền thống biến tuổi cây và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê,
các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng sự khác nhau về
năng suất hồ tiêu giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là 43,9%, trong đó 37,7% là
do tác động của yếu tố công nghệ và 6,25% là do sự khác nhau ở mức độ sử dụng
các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy, hộ sản xuất có thể tăng năng suất hồ tiêu khi
thay đổi công nghệ sản xuất.
Radam [77], Rosli [79],[ 80] đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức
độ hiệu quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu
quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia. Tác giả điều tra 678
hộ sản xuất hồ tiêu, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng
của trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn mỗi năm, tham gia hội nông dân và
tham quan trình diễn. Nhìn chung, hiệu quả kỹ thuật các hộ sản xuất đạt được còn
thấp, chưa đạt được hiệu quả trong việc sử dụng đầu vào và tối đa hóa sản lượng.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý sản xuất của hộ chưa phù hợp, các yếu tố
đầu vào sử dụng cao hơn yêu cầu, cụ thể: phân bón 1,8%, thuốc diệt cỏ 12,45%,
8
thuốc diệt nấm 25,35%, thuốc trừ sâu 14,07%. Hiệu quả chi phí chịu ảnh hưởng của
điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của hộ như số lần tập huấn mỗi năm, tham gia
các tổ chức của nông dân, thời gian sản xuất, trình độ văn hóa. Vì vậy, hộ sản xuất
cần nâng cao kỹ năng quản lý thông qua việc tham gia các lớp khuyến nông.
Sivasankari [84] đã ước tính mức hiệu quả kỹ thuật của 100 hộ sản xuất hồ
tiêu ở quận Dindigul, Tamil Nadu trong mùa vụ 2012 – 2013 bằng phương pháp
DEA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (TECRS)
là 0,76 và hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô (TEVRS) là 0,81. Trong đó, có 81
hộ có hiệu quả tăng theo quy mô, 9 hộ có hiệu quả không đổi theo quy mô và 3 hộ
hồ tiêu giảm theo quy mô. Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả là do
sử dụng quá nhiều các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phân kali và phân lân.
Rosli [81] nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sản xuất hồ tiêu
thông qua phân tích mô hình Tobit. Theo tác giả, kỹ thuật sản xuất liên quan đến việc
bón phân, tỉa cành, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của
vườn hồ tiêu. Tác giả sử dụng mô hình Tobit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố giáo dục, kinh nghiệm, khuyến nông, nhân khẩu, thu nhập từ hồ tiêu đến việc
áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu. Kết quả chỉ ra kinh nghiệm và trình độ
giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng công nghệ của các hộ nông dân.
Jaafar [68] sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả kỹ
thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Malaysia. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả kỹ
thuật là do hộ sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý. Để nâng cao hiệu
quả sản xuất hồ tiêu, biện pháp quan trọng trong ngắn hạn là thông qua công tác
khuyến nông nhằm giúp cho hộ sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, trong
dài hạn cần nâng cao trình độ văn hóa cho hộ sản xuất.
Hema [66] đã phân tích mối quan hệ giữa biến động giá và lợi nhuận trong
sản xuất hồ tiêu ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố đầu vào
được đầu tư của hộ, các yếu tố bên ngoài như số lượng hồ tiêu xuất khẩu, sự biến
động giá hồ tiêu trong nước và trên thế giới, tự do hóa thương mại đều có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Một kết luận quan trọng của tác giả: với phần
9
lớn hộ nông dân trồng tiêu ở Ấn Độ là những nông dân nhỏ lẻ nên cách duy nhất để
đảm bảo giá có lợi cho hộ sản xuất trong điều kiện giá xuất khẩu duy trì ở mức cạnh
tranh là tăng năng suất.
Tóm lại, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp
phân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) là hai phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu
áp dụng để đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung
cũng như sản xuất hồ tiêu nói riêng. Đây cũng là một hướng tiếp cận để tác giả sử
dụng trong nghiên cứu của mình.
1.2. Nghiên cứu về rủi ro
Trong quá trình sản xuất, ngoài việc chịu tác động trực tiếp của các yếu tố đầu
vào và đặc điểm của người sản xuất, các ngành hàng trong nông nghiệp còn chịu
ảnh hưởng của những biến động trên thị trường cũng như sự thay đổi của điều kiện
thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại. Chính những yếu tố này đã tác động và gây ra nhiều
rủi ro cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều học giả
thực hiện các nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ở các khía
cạnh khác nhau.
Patrick [76] chỉ ra rằng hộ nông dân thường phải đối mặt với 10 loại rủi ro
chính: thời tiết, các loại dịch bệnh, giá của nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản
phẩm, vay vốn, thuê đất, sức khỏe, kế hoạch tương lai của gia đình, sự kiện thế giới
và chính sách của Chính phủ. Trong đó, yếu tố giá đầu vào và giá nông sản là hai
rủi ro mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất. Theo Hardaker [64],
trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với 5 nhóm rủi ro
chính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất; nhóm rủi ro về giá và
thị trường; nhóm rủi ro liên quan đến các chính sách liên quan của Chính Phủ;
nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân; nhóm rủi ro liên quan đến yếu tố tài
chính. Để giảm nhẹ tác động của rủi ro hộ nông dân có thể thực hiện các giải pháp
lựa chọn công nghệ ít rủi ro, đa dạng hóa sản xuất hoặc chia sẻ rủi ro thông qua việc
mua bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng, quản lý tài chính. Ngoài ra,
Chính phủ nên có các biện pháp can thiệp nhằm quản lý các rủi ro như rủi ro thời
tiết, sâu bệnh, an toàn thực phẩm và rủi ro môi trường.
10
Kahan [69] chỉ ra rằng nông dân ở các nước đang phát triển thường xuyên
phải đối mặt với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do sự thay đổi của thời tiết, giá
cả và tình trạng sâu bệnh. Điều này dẫn đến kết quả sản xuất thường xuyên biến
động. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về rủi ro và các nắm chắc các kỹ năng quản lý rủi
ro để dự đoán và giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa quan trọng. Kết quả của các quyết
định quản lý rủi ro phụ thuộc vào sự chính xác và độ tin cậy của thông tin. Nghiên
cứu chỉ ra rằng để quản lý rủi ro trong nông nghiệp cần thực hiện: Phân loại và
nghiên cứu tác động của các rủi ro xảy ra trong hoạt động sản xuất; Nghiên cứu thái
độ của nông dân đối với rủi ro (có 3 nhóm hộ nông dân, bao gồm hộ không thích rủi
ro, hộ trung lập với rủi ro và hộ thích mạo hiểm). Để quản lý rủi ro, nông dân
thường xây dựng các chiến lược khác nhau như đa dạng hóa sản xuất, tạo ra thu
nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, lựa chọn các hoạt động có rủi ro thấp. Khi lựa
chọn các chiến lược cần có sự phân tích lợi thế và bất lợi và phải trả lời được các
câu hỏi: Những rủi ro người nông dân phải đối mặt là gì? Khả năng xảy ra những sự
kiện bất lợi? Lợi ích và chi phí cho các chiến lược đề xuất? Làm thế nào để các
chiến lược giảm rủi ro có tác động hỗ trợ nhau trong việc giảm rủi ro? Việc trả lời
các câu hỏi trên sẽ giúp cho nông dân có quyết định tốt nhất trong việc giảm rủi ro.
Để đo lường mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp, Helmers [65] đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).
Tác giả đã sử dụng số liệu trong 14 năm từ 1986 đến 2000 để đo lường hiệu quả của
các hệ thống trồng trọt. Tác giả đã so sánh hiệu quả giữa ba hệ thống trồng trọt khác
nhau là sản xuất một loại cây trồng liên tục, luân canh hai vụ và luân canh bốn vụ.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động trồng trọt liên tục có tính rủi ro cao hơn
hoạt động trồng trọt sản xuất luân canh, giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro có mối quan
hệ với nhau. Những hoạt động sản xuất chịu tác động của các yếu tố rủi ro thường
có mức hiệu quả thấp hơn. Vì vậy, luân canh cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong
việc giảm rủi ro.
Theo Chaddad [60], trong những năm gần đây việc phân tích rủi ro trong nông
nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Phân tích rủi ro gắn liền với việc ra quyết định
của tất cả các chủ thể sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, tác động của các yếu tố
11
rủi ro thường lớn hơn. Vì ngoài rủi ro thị trường, hộ nông dân còn chịu ảnh hưởng
của rủi ro sản xuất. Phương pháp sử dụng tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị kỳ vọng của
NPV được sử dụng để đo lường và phân tích rủi ro. Việc phân tích lựa chọn sẽ dựa
trên phân phối xác suất và xác suất cộng dồn của NPV. Người thích rủi ro có thể
quyết định lựa chọn hoạt động có lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro, trong khi người
không thích rủi ro lại lựa chọn hoạt động sản xuất an toàn hơn. Ngoài ra, phương
pháp phân tích độ nhạy được sử dụng để xác định các biến quan trọng ảnh hưởng
đến kết quả sản xuất và dòng tiền theo thời gian. Kết quả phân tích sẽ giúp các nhà
quản lý ra quyết định tốt hơn trong sản xuất.
Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đều thống nhất
chỉ ra rủi ro trong sản xuất nông nghiệp liên quan đến các yếu tố thời tiết, khí hậu,
sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, biến động giá đầu vào và đầu ra, chính sách. Để
giảm thiểu rủi ro, nông dân cần xây dựng các chiến lược như đa dạng hóa hoạt động
sản xuất, lựa chọn hoạt động có rủi ro thấp, chia sẻ rủi ro, mua bảo hiểm nông sản.
2. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở VIỆT NAM
2.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Bùi Nữ Hoàng Anh [2], Nguyễn
Quang Thụ [45] đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế, đưa ra các
quan điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp.
Đỗ Văn Xê [54], Nguyễn Khắc Quỳnh [36] sử dụng các chỉ tiêu hạch toán
hàng năm như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận để phân
tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó,
nhiều tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích định lượng mức độ
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như vai trò
của các yếu tố đầu vào, việc tổ chức sản xuất và các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ
đến hiệu quả sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp.
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất cao su – một cây công nghiệp dài như
cây hồ tiêu, Nguyễn Văn Ngãi [30] sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị sản xuất, lợi
12
nhuận và phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu kinh tế. Bùi Dũng
Thể [44] đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách hàng năm và phương pháp
phân tích đầu tư dài hạn để tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất cao su ở khu vực Bắc
Trung Bộ Việt Nam. Ngoài ra, mô hình hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng
để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như số lượng phân hữu cơ, phân vô
cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, tuổi vườn cây, số cây cũng như trình độ
văn hóa của chủ hộ đến năng suất cao su. Thái Thanh Hà [17] sử dụng phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để tính toán mức độ hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả chi phí khi phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ gia đình tại
tỉnh Kon Tum. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố như trình độ học vấn chủ hộ, vốn vay đầu tư sản xuất cao su,
số cây và hệ số kỹ thuật của lao động đến mức độ hiệu quả kỹ thuật.
Lê Văn Gia Nhỏ [32] đã tiến hành đánh giá hiệu quả ngành hàng hồ tiêu trên
cơ sở sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp phân tích
ngành hàng. Kết quả phân tích chỉ ra ngành hàng hồ tiêu có lợi thế so sánh, tức là
việc sản xuất – chế biến – xuất khẩu hồ tiêu đem về ngoại tệ cho quốc gia và thực
sự hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Nguyễn Đức Cường [12] nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu của các nông hộ ở
huyện Chư Sê. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình tổ chức sản xuất là nhân tố quyết
định đến sự phát triển cây hồ tiêu tại huyện Chư Sê. Hiện nay, sản xuất hồ tiêu chủ
yếu được tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình và trang trại. Tuy nhiên sản xuất
quy mô hộ gia đình vẫn là chủ yếu. Trong những năm qua, cây hồ tiêu đóng vai trò
quan trọng trong thu nhập của hộ gia đình. Năm 2010 thu nhập bình quân hộ sản
xuất hồ tiêu là 433 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, hộ sản xuất
còn mang tính tự phát và chưa áp dụng đồng bộ quy trình canh tác. Hiệu quả sản
xuất hồ tiêu chưa thật sự bền vững do dịch bệnh, giống tiêu nhiễm bệnh và có biểu
hiện suy thoái, chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác khuyến nông. Vì vậy, cần
thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất
và củng cố thương hiệu hồ tiêu Chư Sê trong và ngoài nước.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hiếu [23] chỉ ra ở Quảng Trị, hồ tiêu được
trồng dưới dạng vườn gia đình (diện tích bình quân 1.000 – 2.000 m2
/hộ). Hiện nay,
13
mức đầu tư trung bình của các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị thấp hơn các vùng khác
(mức đầu tư cho sản xuất hồ tiêu tại Quảng Trị ở thời kỳ KTCB chỉ bằng 30% và ở
TKKD chỉ bằng 45% so với mức đầu tư ở Gia Lai). Năng suất biến động từ 3,5 –
4,5 tạ/ha trên đất xấu, mật độ 600 - 800 trụ/ha và có thể đạt 35 - 45 tạ/ha trên đất
tốt, mật độ 2.500 trụ/ha và sản xuất theo chế độ thâm canh cao. Năng suất hồ tiêu
giữa các vùng trong nước ta có sự khác biệt: Bắc Trung Bộ bình quân là 12,2 tạ/ha;
Tây Nguyên là 22,8 tạ/ha; Đông Nam Bộ là 22,9 tạ/ha; Đồng Bằng Sông Cửu Long
là 33,9 tạ/ha. Tại Quảng Trị, cây hồ tiêu cho sản lượng cao chủ yếu ở năm thứ 8 đến
năm thứ 12. Năng suất tiêu cao nhất có thể đạt 12 – 13 kg tiêu khô/trụ. Lê Ngọc Báu
[4] với đặc thù sản xuất hồ tiêu ở quy mô hộ gia đình, quy mô diện tích sản xuất từ
0,25 - 0,5 ha/hộ sẽ cho năng suất cao hơn so với các quy mô khác.
Nguyễn Thị Minh Châu [9] đã sử dụng phương pháp phân tích mô tả thống kê,
mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích định lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu ở vùng Đông Nam Bộ. Mô hình nghiên
cứu tác giả đề xuất nhằm trả lời cho câu hỏi: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
chính về phía cung đến thu nhập của hộ trồng tiêu vùng Đông Nam Bộ như thế nào?
Kết quả phân tích cho thấy năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và
giống có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn chỉ ra với điều kiện của các hộ như hiện nay, quy mô sản xuất nhỏ
hơn 1 ha/hộ có xu hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô trên 1 ha/hộ.
Hiện nay, kiến thức nông nghiệp của hộ trồng tiêu còn hạn chế. Một trong những
nguyên nhân cơ bản là do hộ có ít các nguồn cung cấp thông tin thị trường và kỹ
thuật sản xuất, cũng như ít có điều kiện để tiếp cận các hoạt động khuyến nông và
các tổ chức có liên quan đến ngành hồ tiêu. Điều này đã làm mất đi những cơ hội để
tăng thu nhập.
Đào Mạnh Hùng [24] đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi cung ứng,
phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp SWOT để phân tích chuỗi
giá trị sản phẩm hồ tiêu. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát 90 hộ
sản xuất hồ tiêu, 32 hộ thu gom tại 9 xã trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh
14
và Cam Lộ. Kết quả phân tích cho thấy, cây hồ tiêu có vị trí quan trọng trong phát
triển nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. Sản xuất hồ tiêu là nguồn thu nhập quan trọng
của gần 20.000 hộ nông dân. Hồ tiêu Quảng Trị có lợi thế cạnh tranh về giá thành
và chất lượng sản phẩm nhờ điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi, giống tiêu có chất
lượng tốt và nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hồ tiêu. Tuy
nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu còn nhiều tồn tại đó là mối quan hệ giữa các
tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, chủng loại và mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu.
Trong sản xuất hồ tiêu, khả năng đầu tư của nông dân còn hạn chế, năng suất sản
phẩm không ổn định, các loại sâu bệnh hại luôn đe dọa các vùng sản xuất hồ tiêu.
Hộ nông dân vẫn là người chịu nhiều rủi ro hơn so với các tác nhân khác trong toàn
bộ chuỗi cung sản phẩm.
2.2. Nghiên cứu về rủi ro
Nguyễn Thị Ngọc Trang [48] chỉ ra hộ nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều
loại rủi ro như rủi ro do biến động giá nông sản, rủi ro do biến động giá vật tư, rủi
ro do thiên tai, rủi ro do sâu bệnh. Trong đó, rủi ro do biến động giá là nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.
Lê Thị Xuân Quỳnh [35] đã tiến hành nghiên cứu tác động của rủi ro đến sản
xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, rủi ro
thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản là thách thức lớn nhất đối với nông hộ. Các hộ
gia đình chưa chủ động trong việc sử dụng các công cụ quản lý để phòng tránh,
giảm thiểu và ứng phó với rủi ro. Hơn nữa cơ hội để lựa chọn các công cụ quản lý
rủi ro đối với hộ còn bị hạn chế. Để quản lý rủi ro cần nâng cao nhận thức của
người dân về các công cụ quản lý nhằm phòng tránh rủi ro, xây dựng hệ thống
thông tin và tiếp cận thị trường, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, phát triển hình
thức hợp tác sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm nông sản.
Nguyễn Quốc Nghi [31] thông qua kết quả khảo sát 503 nông hộ ở đồng bằng
Sông Cửu Long đã chỉ ra có 5 loại rủi ro mà hộ nông dân luôn phải đối mặt trong
quá trình sản xuất và hầu hết họ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro thị trường. Trong đó,
rủi ro về giá đầu ra nông sản luôn là mối lo ngại hàng đầu của nông hộ. Hộ nông
dân không có khả năng kiểm soát rủi ro về giá. Kết quả phân tích hồi quy đa biến
15
cho thấy số lần rủi ro thị trường tương quan tỷ lệ nghịch đến hiệu quả sản xuất. Tuy
nhiên, những hộ nông dân có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm và tham
gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật thì khả năng ứng xử với rủi ro trong quá trình sản
xuất tốt hơn, đồng thời việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn
giúp hộ đạt hiệu quả cao hơn.
Nguyễn Thị Phương Hảo [18] đã chỉ ra rủi ro về giá là trở ngại cho sự phát
triển của các hộ nông dân quy mô nhỏ. Kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy giá
đầu vào và giá đầu ra ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân. Giá
vật tư phân bón biến động tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc
nông dân hạn chế đầu tư thâm canh, hoặc phải chuyển sang các cây trồng khác ít
phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn. Điều này dẫn đến năng suất và hiệu quả
kinh tế có thể giảm xuống và thu nhập của người dân cũng bị giảm theo.
Trong sản xuất hồ tiêu, rủi ro chủ yếu được tiếp cận nghiên cứu trên góc độ kỹ
thuật sản xuất và sâu bệnh hại. Nghiên cứu sản xuất hồ tiêu Quảng Trị, Nguyễn
Vĩnh Trường [50] chỉ ra nguyên nhân lớn nhất để giải thích năng suất hồ tiêu giảm
là do thời tiết bất thường cũng như bệnh vàng lá chết nhanh và bệnh vàng lá chết
chậm. Các loại sâu bệnh hại hồ tiêu đang có xu hướng gia tăng trong vài năm qua.
Nguyễn Minh Hiếu [23], Trương Thị Bích Phượng [34] đều có chung một kết luận
bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora trên cây tiêu ở Quảng Trị là trở ngại cho sản
xuất hồ tiêu tại địa phương. Bệnh này đã gây thiệt hại năng suất từ 17 – 18%, 96,7%
hộ sản xuất hồ tiêu có diện tích hồ tiêu đã từng bị nhiễm bệnh chết nhanh. Để phòng
trừ các loại sâu bệnh hại, Nguyễn Tăng Tôn [47], Tôn Nữ Tuấn Nam [28] chỉ ra
cách phòng trừ chung cho các loại sâu bệnh hại phát sinh từ đất là phải đảm bảo cho
hệ thống rễ tốt và cây phát triển khỏe mạnh. Chiến lược phòng trừ hiệu quả các
bệnh này bao gồm việc sản xuất cây sạch bệnh trong vườn ươm, chọn đất trồng tiêu
phù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như trồng tiêu trên cây trụ sống để
cây tiêu được chiếu sáng thích hợp, điều chỉnh cây che bóng, thoát nước tốt cho
vườn, hạn chế làm đất, quản lý dinh dưỡng tốt cho vườn tiêu. Biện pháp phòng trừ
bằng hóa học chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng khi cần thiết.
16
Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, Huỳnh Văn Định [13] chỉ ra kỹ thuật canh
tác chưa hợp lý là nguyên nhân gây bệnh hại gia tăng, giảm năng suất của các vườn
tiêu ở Phú Quốc. Việc bón phân vô cơ cân đối và kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi
sinh sẽ giúp hồ tiêu đạt năng suất cao. Kết quả phân tích cho thấy năng suất hồ tiêu
ở những vườn ít bón phân hữu cơ là 0,84 kg/gốc và vườn bón phân hữu cơ thường
xuyên là 1,86 kg/gốc.
Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro đều có chung một kết luận có nhiều loại rủi
ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong đó, rủi ro sản xuất và
rủi ro thị trường là những rủi ro có tác động lớn nhất đến quyết định và hiệu quả sản
xuất của hộ nông dân.
3. Kết luận
Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng cho thấy:
- Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp khoa học quan trọng về
mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt
động sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp.
- Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu
nói riêng, nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương
pháp hạch toán hàng năm, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu - DEA, hàm
sản xuất Cobb –Douglas, mô hình Tobit. Đặc biệt, phương pháp định lượng được sử
dụng nhiều trong đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các nước có lợi thế
về sản xuất hồ tiêu như Malaysia, Ấn Độ. Các nghiên cứu đã phân tích hiệu quả
kinh tế sản xuất hồ tiêu trên góc độ hiệu quả kỹ thuật, phân tích ảnh hưởng của các
yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói
riêng chưa thấy có nghiên cứu nào sử dụng các phương pháp này trong nghiên cứu
cây hồ tiêu. Đây cũng là một hướng tiếp cận có thể ứng dụng trong phân tích hiệu
quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của luận án.
- Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói
riêng, các nghiên cứu đã chỉ ra được những rủi ro mà hộ nông dân thường gặp trong
17
quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thay đổi thời tiết, tình hình sâu bệnh, kỹ
thuật canh tác), rủi ro thị trường (sự biến động giá yếu tố đầu vào và giá đầu ra) có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Phương pháp tính giá trị kỳ vọng của chỉ tiêu
NPV, phương pháp xác suất, phương pháp hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh
hưởng của rủi ro đến hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giữa hiệu quả
kinh tế và rủi ro có mối quan hệ với nhau. Những hoạt động sản xuất chịu tác động
của yếu tố rủi ro thường có mức hiệu quả kinh tế thấp hơn. Vì vậy, việc thực hiện các
biện pháp giảm thiểu rủi ro sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều đề tài cấp
Nhà nước, cấp Bộ, bài báo nghiên cứu về cây hồ tiêu. Tuy nhiên, các tác giả chủ
yếu tiếp cận phân tích trên góc độ kỹ thuật sản xuất. Các nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế còn ít và chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống. Cho đến nay, chưa
có công trình nào phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong
điều kiện sản xuất có rủi ro. Điều này chính là cơ hội để tác giả thực hiện nghiên
cứu này tại tỉnh Quảng Trị.
18
Phần 3
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU
1.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU
1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để
đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng
là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao
HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.
Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo
lường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản
xuất của một hoạt động trong nền kinh tế.
Theo Nguyễn Đức Dỵ [14] hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu
tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế
được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân
phối tốt như thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công
của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản
xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.
Theo Samullson và Nordhaus [82] Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt
giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề
cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc
phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả.
Theo Phạm Ngọc Kiểm [26] hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và
tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản
19
xuất. Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo
chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Theo các tác giả Farrell [63], Coelli [61], Schultz [83] và Ellis [62], Kalirajan
[70] hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ
thuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency).
- Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho
trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu
ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất
định. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số
nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Theo Koopman [73] một nhà sản xuất đạt hiệu quả
kỹ thuật nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản
xuất ít hơn một số lượng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào.
Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của quá trình sản xuất. Nó
phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng
cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu
vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá
của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản
xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố
đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào
theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa.
- Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ ( 𝐸𝐸 = 𝑇𝐸 ∗ 𝐴𝐸). Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế
của các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ. Colman và Young [10] cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật
chất của quá trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với
mọi hệ thống kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục
đích của nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa.
Khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường đặt mục tiêu là
sản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực
20
sao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào đầu ra sao cho tối
đa hóa lợi nhuận. Như vậy, quan điểm hiệu quả kinh tế này đã đánh giá tốt nhất
trình độ sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Khái
niệm HQKT đã khẳng định bản chất của HQKT trong hoạt động sản xuất là phản
ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để
đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của HQKT, cần phân biệt ranh giới giữa hai
khái niệm kết quả và HQKT, phân biệt HQKT với các chỉ tiêu đo lường HQKT.
Thứ nhất, về sự khác nhau giữa kết quả và HQKT: Kết quả và HQKT là hai
khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. HQKT là
phạm trù thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó. Còn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất. Kết quả đạt
được cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, kết quả
sản xuất có thể là khối lượng nông sản thu được, giá trị sản xuất, lợi nhuận. Nhưng
những kết quả này không nói lên được nó được tạo ra bằng cách nào? Cách thức thực
hiện ra sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng nhiều hay ít? Như vậy, nó không
phản ánh được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả hay không? Các nguồn lực được sử
dụng như thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể trong nông nghiệp ra
sao? Để phản ánh được các câu hỏi này, kết quả sản xuất thu được phải được đặt
trong mối quan hệ so sánh với chí phí đầu tư hoặc các nguồn lực được sử dụng. Với
điều kiện nguồn lực có hạn, quá trình sản xuất phải tạo ra được kết quả sản xuất cao.
Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất và HQKT cho biết được điều này.
Thứ hai, về hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: HQKT là
một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh
doanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Trong khi đó, các chỉ tiêu đo
lường HQKT chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng.
Về mặt định tính, HQKT phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của
các tổ chức hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành HQKT là kết quả
sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất
của xã hội. HQKT chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ
21
luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến trúc.
Với nghĩa này, HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền
sản xuất xã hội. Như vậy, trên góc độ định tính, HQKT thể hiện trình độ sản xuất,
trình độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao.
Về mặt định lượng, HQKT có thể đo lường được thông qua mối quan hệ
bằng lượng giữa kết quả sản xuất đạt được với chi phí bỏ ra. Thông qua các chỉ tiêu
thống kê, tài chính sẽ đo lường được HQKT. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh
nào đó của HQKT, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được
đầy đủ các khía cạnh khác nhau của HQKT. Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ với
nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng
lẻ của quá trình sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu đo lường HQKT sẽ cho biết sản
xuất đạt ở trình độ nào và tìm ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả, giảm chi
phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, mục đích cuối cùng của đánh giá HQKT là để nâng cao HQKT và
nâng cao HQKT được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướng
tích cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
1.1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã
hội và mục đích của việc đánh giá HQKT. Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT.
* Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của
kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ
ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu
toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh
doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ
sản xuất. Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá
trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư
hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan
điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống
không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt
động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính
22
xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời
gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định
bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác HQKT.
Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực
lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có
nghĩa tất cả hộ có quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy
mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí
các yếu tố nguồn lực.
* Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ
vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và
HQKT của từng hoạt động sản xuất.
- Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT.
Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng
có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian
của dòng tiền là rất quan trọng.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù
hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững
của các quốc gia [2], [25].
Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong
phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù
phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt
được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất.
1.1.2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn
lực trong sản xuất. Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, hiệu quả kinh tế đóng
23
vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm đưa ra giải
pháp tối ưu nhất, phương pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề
ra. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt
thời gian và không gian, trong mối quan hệ giữa hiệu quả chung của toàn vùng và
hiệu quả của từng đơn vị sản xuất. Xét trong từng đơn vị sản xuất, hiệu quả kinh tế
không chỉ được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố nguồn lực, mà
còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp của các yếu tố nguồn lực. Nâng
cao hiệu quả kinh tế tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong
sản xuất, đạt được mục tiêu đề ra. Trong điều kiện các yếu tố nguồn lực có hạn,
nâng cao hiệu quả kinh tế là không thể không đặt ra đối với bất kỳ một hoạt động
sản xuất nào, bất kỳ một người sản xuất nào.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu, hiệu quả kinh tế
là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất, bởi xác định đúng hiệu quả kinh tế là
một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp. Cũng
như các hoạt động sản xuất khác, HQKT sản xuất hồ tiêu phản ánh trình độ sử dụng
và khai thác các nguồn lực (đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật) để đạt
được những mục tiêu mà người sản xuất đề ra.
Từ những quan điểm đánh giá HQKT, trong phạm vi luận án, quan điểm
HQKT sản xuất hồ tiêu đứng trên góc độ người sản xuất. Khái niệm HQKT sản
xuất hồ tiêu được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu là một phạm trù
khoa học phản ánh trình độ khai thác, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá
trình sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất.
Khi đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu cần chú ý:
- Hồ tiêu là cây trồng dài ngày, chu kỳ sản xuất chia làm 2 giai đoạn: thời kỳ
kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài 3 năm, lượng
chi phí đầu tư lớn mà chưa cho thu hoạch. Thời kỳ kinh doanh kéo dài 15 – 20 năm,
năng suất và sản lượng thay đổi theo tuổi cây [29]. Trong thời kỳ kinh doanh, năng
suất hồ tiêu có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên năng suất tăng nhanh
theo tuổi cây, giai thứ hai năng suất đạt cao nhất và giai đoạn cuối cùng là năng suất
biến động giảm. Bên cạnh đó, HQKT sản xuất hồ tiêu ở một năm không chỉ phụ
thuộc vào cách thức đầu tư, chăm sóc của năm đó mà còn phụ thuộc vào cách thức
24
đầu tư, chăm sóc của các năm trước. Do vậy, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu
không chỉ thực hiện trong một năm mà đòi hỏi phải thu thập số liệu và phân tích
trong toàn bộ chu kỳ sản xuất.
- Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu để xuất khẩu. Thị trường hồ tiêu trên thế
giới luôn biến động, giá hồ tiêu trên thị trường rất nhạy bén với những thay đổi kinh
tế, chính trị. Giá hồ tiêu trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của giá hồ tiêu trên thế
giới. Do đó, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu phải căn cứ vào tình hình giá cả của
thị trường thế giới.
- Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ gia đình. Trong
hoạt động sản xuất của hộ, sản xuất hồ tiêu có mối quan hệ với các hoạt động sản
xuất khác trong việc xác định quy mô, cách thức sử dụng các nguồn lực. Ngoài ra,
hoạt động sản xuất hồ tiêu phải gắn với việc khai thác các thế mạnh của từng vùng,
tạo việc làm, nâng cao thu thập cho người dân nông thôn. Vì thế, xem xét HQKT
sản xuất hồ tiêu phải đặt trong mối quan hệ cả về HQKT và phát triển bền vững về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
1.1.2.2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các chủ thể sản xuất,
còn tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế lại có sự khác nhau. Tùy theo phạm vi đánh giá hiệu
quả kinh tế mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với toàn xã hội hay đối
với từng cơ sở sản xuất. Việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là
một vấn đề phức tạp và còn nhiều yếu tố chưa thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà
kinh tế cho rằng tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng
nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao tài nguyên.
Trong sản xuất hồ tiêu, mục tiêu của hộ sản xuất là tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Hay nói cách
khác, hộ sản xuất thường mong muốn tăng thêm số lượng sản phẩm đầu ra trong
điều kiện các nguồn lực sản xuất có hạn hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực một
cách tiết kiệm nhất khi sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Như vậy,
tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đối với hộ sản xuất hồ tiêu là sự tối đa hóa kết quả và tối
thiểu hóa chi phí.
25
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng chịu sự tác
động của các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến HQKT
sản xuất hồ tiêu bao gồm:
1.1.3.1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên - khí hậu
Cây hồ tiêu rất mẫn cảm với sự thay đổi của các yếu tố về điều kiện tự nhiên,
khí hậu. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu như đặc điểm đất đai, thời tiết khí
hậu, lượng mưa, độ ẩm, gió, ánh sáng,…có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh
trưởng, phát triển cũng như năng suất hồ tiêu.
1. Thời tiết khí hậu
- Lượng mưa và độ ẩm: Cây hồ tiêu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm,
với độ ẩm không khí từ 70 – 90%, lượng mưa 1.500 – 2.500 mm/năm và phân bố
đều. Cây cần một mùa khô kéo dài khoảng 2 – 3 tháng để chuẩn bị phân hóa mầm
hoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau. Mai Văn Trị [49] mưa và lượng
mưa là yếu tố lớn nhất của khí hậu chi phối đến sản xuất hồ tiêu. Mưa nhiều và mưa
tập trung trong mùa mưa tạo điều kiện cho sự phát sinh và lây lan dịch bệnh, làm
tăng chi phí phòng trừ và de đọa sự phát triển ổn định của cây hồ tiêu. Trong mùa
khô, nhiệt độ trung bình cao, tổng lượng bức xạ lớn, đã gia tăng bốc hơi nước nên
phải tăng số lần tưới và lượng nước tưới để đảm bảo sinh trưởng và phát triển của
cây hồ tiêu.
- Ánh sáng: Hồ tiêu là cây thân leo nên thích nghi với ánh sáng tán xạ. Ánh
sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng, phát dục, ra hoa đậu
quả và kéo dài tuổi thọ của vườn cây. Do vậy, trồng hồ tiêu trên các loại trụ sống là
kiểu canh tác thích hợp.
- Nhiệt độ: Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp từ 20
– 30o
C. Nhiệt độ trên 40o
C hoặc dưới 10o
C sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và
phát triển của cây. Nhiệt độ dưới 15o
C cây bắt đầu ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài
có thể gây rụng lá non, hoa và quả non.
- Gió: Cây hồ tiêu ưa thích môi trường lặng gió hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió
lạnh hoặc bão đều không thích hợp cho cây tiêu. Gió mạnh làm dây tiêu tróc ra khỏi
cây trụ và làm gãy cây trụ. Do đó, khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn, việc
26
thiết lập các hệ đai rừng chắn gió là điều không thể thiếu được. Ở Quảng Trị có gió
mùa Đông Bắc lạnh kéo dài có thể làm cho tiêu ra hoa, đậu quả kém, rụng lá non,
rụng quả xanh; gió Lào khô nóng làm cây héo, sinh trưởng kém và giảm năng suất.
Vì vậy, cần thiết kế hàng cây chắn ở hướng Đông Bắc để chống gió Bơớc và hướng
Tây Nam để chống gió Lào [6], [29].
2. Đất đai, địa hình
Đây là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đối với qui hoạch phát triển hồ tiêu.
- Đất đai: Hồ tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau
như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám. Đất trồng hồ tiêu cần có tầng canh tác
dày từ 0,7 mét trở lên, mạch nước ngầm sâu hơn 2 mét, thành phần cơ giới nhẹ đến
trung bình, giàu mùn, độ pH từ 5 – 6, dễ thoát nước, tuyệt đối không bị ngập úng.
- Độ dốc: Độ dốc của đất có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Những vùng đất
dốc thoải từ 5o
– 10o
có năng suất cao hơn vùng bằng phẳng. Vì vậy, khi xây dựng
vườn hồ tiêu ở những vùng đất bằng phẳng cần thiết lập hệ thống thoát nước cho
từng vùng và cho toàn vùng [6],[ 29].
1.1.3.2. Nhóm nhân tố về điều kiện và kỹ thuật sản xuất của hộ
1. Điều kiện sản xuất của hộ
Bao gồm kiến thức và kỹ năng, tình hình kinh tế, thu nhập, diện tích sản
xuất, số lượng lao động, trình độ văn hóa.
- Kiến thức và kỹ năng của hộ góp phần quan trọng trong việc nâng cao
HQKT. Khả năng tiếp thu, nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất có liên quan chặt chẽ với kiến thức và trình độ văn hóa của hộ. Trình độ văn
hóa của chủ hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất. Những người có
trình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất. Hộ càng có nhiều kinh nghiệm thì việc sử dụng các
đầu vào sẽ hợp lý và có hiệu quả hơn, rủi ro sản xuất sẽ thấp hơn.
- Tình hình kinh tế của hộ: hồ tiêu là cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài,
lượng vốn đầu tư ban đầu nhiều và sau ba năm mới bắt đầu cho thu hoạch. Để đầu
tư phát triển cây hồ tiêu đòi hỏi người sản xuất phải có một lượng vốn đầu tư ban
đầu lớn. Việc đầu tư ban đầu có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và năng suất
27
hồ tiêu ở những năm sau này. Khả năng về tài chính sẽ giúp hộ lựa chọn các
phương án đầu tư tốt nhất.
- Các yếu tố nguồn lực như đất đai, lao động có ảnh hưởng đến việc lựa chọn
quy mô sản xuất của hộ. Những vườn hồ tiêu có quy mô lớn thường thuận lợi hơn
cho việc đầu tư thâm canh.
2. Kỹ thuật canh tác
Hồ tiêu là cây lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần. Việc thực hiện
các biện pháp, quy trình kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc có ảnh hưởng
quan trọng đến năng suất và chất lượng của vườn cây. Vì vậy, cần nắm chắc và tuân
thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất bao gồm
việc lựa chọn giống, cây trụ, cách thức chăm sóc, bón phân, thu hoạch.
- Giống: Giống đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng sản phẩm. Do vậy, nó quyết định đến hiệu quả kinh tế của cả chu kỳ sản xuất.
Ở nước ta có nhiều giống tiêu như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Sẻ, tiêu Ấn
Độ, tiêu Lộc Ninh. Hiện nay, giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Ấn Độ được khuyến cáo
sử dụng do sinh trưởng mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất
cao [6], [29],[8],[ 33].
- Cây trụ: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng có thể dùng các loại trụ
khác nhau như trụ sống, trụ gỗ hoặc trụ vật liệu xây dựng. Một số loại trụ sống
thường được sử dụng là keo dậu, lồng mức, giả anh đào, mít, hoa sữa, núc nác,
muồng, keo. Vùng Duyên Hải Miền Trung không nên dùng trụ gạch và trụ bê tông
do khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, địa hình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xói
mòn. Ở Quảng Trị, hộ sản xuất hồ tiêu thường sử dụng trụ sống như lồng mức, keo
dậu, mít [6],[8].
- Mật độ: Mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và năng suất vườn
cây. Nếu trồng với mật độ thấp sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai và
sản lượng thu được thấp. Ngược lại, trồng với mật độ quá cao, khi cây hồ tiêu
trưởng thành sẽ có sự cạnh tranh nhau về ánh sáng, dinh dưỡng do đó cũng ảnh
hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Mật độ và khoảng cách trồng thường
thay đổi theo từng loại giống và loại trụ khác nhau. Hồ tiêu được trồng theo từng hố
với mật độ 1.300 – 1.600 trụ/ha, khoảng cách giữa các trụ 2,5 m x 2,5 m hoặc 2,5 m
28
x 3,0 m. Trồng 3 - 4 hom giống cho mỗi trụ [6], [8],[33],[29].
- Chăm sóc: hoạt động chăm sóc cho cây hồ tiêu diễn ra quanh năm. Việc tuân
thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển và năng suất hồ tiêu. Hoạt động chăm sóc bao gồm:
* Buộc dây: Sau khi trồng, từ mỗi hom mọc ra 1 – 2 cành tược, cành lên đến
đâu phải buộc dây đến đó để rễ bám chắc vào trụ. Khi rễ bám chắc vào trụ thì mới
phát triển cành ra quả. Một thời gian sau, khi rễ đã bám chắc vào trụ cần cắt dây
buộc để cây tiêu phát triển.
* Làm cỏ và che phủ đất: Vườn hồ tiêu cần làm sạch cỏ thường xuyên. Tại mỗi
gốc tiêu phải làm cỏ bằng tay để tránh làm tổn thương vùng rễ, hạn chế đi lại trong
vườn tiêu trong mùa mưa. Không dùng thuốc trừ cỏ cho vườn tiêu. Vào mùa nóng
cần dùng rơm rạ, cỏ khô, lá khô che phủ mặt đất để giảm sự bốc thoát hơi nước và
giảm nhiệt độ. Dọn sạch vật liệu che phủ trong mùa mưa để vườn thông thoáng, khô
ráo nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.
* Cắt tỉa, tạo tán cho cây trụ sống và cây hồ tiêu trong TKKD: Khi cây trụ
sống đã lớn cần rong tỉa bớt cành lá để cây hồ tiêu nhận đủ ánh sáng. Mỗi năm cần
cắt tỉa vài lần vào mùa mưa. Khi cây hồ tiêu cao 4 – 5 mét cần khống chế độ cao
bằng cách hãm ngọn và xén tỉa định kỳ. Sau khi thu hoạch, đến mùa mưa cần tỉa bớt
những cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc và cành lươn mọc ngoài khung thân
chính. Việc tỉa cành nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầm
hoa trong vụ tiếp theo. Ở một số vườn hồ tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác không
đúng thời vụ nên cắt bỏ những cành hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và
quả chín tập trung [8].
* Tưới nước và thoát nước: Cây hồ tiêu cần nhiều nước. Tuy nhiên, lượng
nước tưới và thời gian tưới khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của cây. Vườn
tiêu mới trồng và trong giai đoạn chưa cho trái, vào mùa khô phải tưới nước và kết
hợp che chắn, không nên tỉa cành cây trụ sống trong mùa khô để tạo ẩm độ trong
vườn và che bóng cho cây tiêu. Trong TKKD, sau vụ thu hoạch chỉ nên tưới nước
vừa đủ để cây tiêu tồn tại, không nên tưới nhiều vì cây tiêu sẽ tiếp tục sinh trưởng
và ra hoa rải rác làm ảnh hưởng mùa thu hoạch kế tiếp [8].
- Bón phân: Hồ tiêu là cây trồng lâu năm do đó cần có một chế độ bón phân
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

More Related Content

What's hot

Dhtp4 đồ hộp chim cút sốt cam
Dhtp4  đồ hộp chim cút sốt camDhtp4  đồ hộp chim cút sốt cam
Dhtp4 đồ hộp chim cút sốt camkynhattrung
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gaiNghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gaiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảebookbkmt
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicacoBáo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicacoQuocphong Nguyen
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Lâm Xung
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...nataliej4
 

What's hot (20)

Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
 
Dhtp4 đồ hộp chim cút sốt cam
Dhtp4  đồ hộp chim cút sốt camDhtp4  đồ hộp chim cút sốt cam
Dhtp4 đồ hộp chim cút sốt cam
 
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đLuận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gaiNghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicacoBáo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
 
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
 
Đề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi Tươi
Đề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi TươiĐề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi Tươi
Đề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi Tươi
 

Similar to Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu (20)

Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên HuếLuận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mạng di động của khách hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mạng di động của khách hàngNhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mạng di động của khách hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mạng di động của khách hàng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ THANH XUÂN HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ VAÌ NHÆÎNG RUÍI RO TRONG SAÍN XUÁÚT HÄÖ TIÃU TRÃN ÂËA BAÌN TÈNH QUAÍNG TRË CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62 62 01 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ PGS.TS TRẦN VĂN HÒA HUẾ - Năm 2015
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Thị Thanh Xuân
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau đại học – Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các phòng ban chức năng và tập thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Dũng Thể - Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học và PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị; UBND, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ; UBND các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Kim, Cam Chính, Cam Nghĩa và hộ gia đình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết về cây hồ tiêu để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án Phạm Thị Thanh Xuân
  • 4. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh AE Hiệu quả phân bổ Allocative efficiency BCR Chỉ số lợi ích chi phí Benefit cost rate BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật CLB Câu lạc bộ CRS Doanh thu không đổi theo quy mô Constant returns to scale DEA Phân tích màng bao dữ liệu Data envelopment analysis DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính EE Hiệu quả kinh tế Economic efficiency GO Giá trị sản xuất Gross output GAP Sản xuất nông nghiệp tốt Good agricutural pratices HQKT Hiệu quả kinh tế IRR Hệ số hoàn vốn nội bộ Internal rate of return IPC Hiệp hội hồ tiêu thế giới International pepper community KH & CN Khoa học và công nghệ KTCB Kiến thiết cơ bản KTXH Kinh tế xã hội MI Thu nhập hỗn hợp Mixed income MP Sản lượng cận biên Marginal product MPV Giá trị sản phẩm cận biên Marginal product value NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV Giá trị hiện tại thuần Net present value SE Hiệu quả theo quy mô Scale efficiency SFA Phân tích tối đa ngẫu nhiên Stochastic frontier analysis
  • 5. iv SL Số lượng TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency TKKD Thời kỳ kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân VPA Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam Viet Nam pepper association VRS Doanh thu thay đổi theo quy mô Variable returns to scale
  • 6. v MỤC LỤC Trang Lời cam đoan............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii Mục lục........................................................................................................................v Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình .............................................................................x Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 4. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................4 Phần 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................6 1. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu trên thế giới.........................................................................................................................6 2. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam ...................................................................................................................11 3. Kết luận .................................................................................................................16 Phần 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................18 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU.............................................................................18 1.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.......................................................................18 1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế............................................18 1.1.2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu..............22 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.....................25 1.1.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu................................30 1.2. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu..............................................................................34 1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về rủi ro ............................................................34 1.2.2. Phân loại rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................................36 1.2.3. Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................40 1.3. Phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro..........................44 1.3.1. Sự cần thiết phải phân tích HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro.............44 1.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong điều kiện có rủi ro.................45
  • 7. vi Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........51 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................51 2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................51 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................52 2.1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến sản xuất hồ tiêu ..............55 2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .........................................................56 2.2.1. Phương pháp tiếp cận......................................................................................56 2.2.2. Khung phân tích ..............................................................................................57 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................59 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................59 2.3.2. Thu thập thông tin...........................................................................................61 2.3.3. Phương pháp phân tích....................................................................................62 Chương 3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................67 3.1 Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị....................................67 3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị .......................67 3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện............................69 3.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra.................................................70 3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra.................................................70 3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu .......................................................71 3.2.3. Đặc điểm vườn hồ tiêu....................................................................................72 3.2.4. Chi phí sản xuất hồ tiêu...................................................................................74 3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.......................................................................81 3.3.1. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm ...................81 3.3.2. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn.............83 3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu .................................................................84 3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu........................88 3.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất hồ tiêu............................................................94 3.4.1. Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu............................................................94 3.4.2. Các biện pháp quản lý rủi ro ........................................................................104 3.5. HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro ...............................108 3.5.1. Sự biến động năng suất hồ tiêu .....................................................................108 3.5.2. Các kịch bản hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.............................................110 3.5.3. Phân tích Mô phỏng Monte Carlo.................................................................116
  • 8. vii Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ........121 4.1. Căn cứ thiết lập các giải pháp ..........................................................................121 4.1.1. Nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam .......121 4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị........................122 4.1.3. Thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị....................................122 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu.....125 4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất......................................................................125 4.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu...........................................130 4.2.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh .......................................................131 4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất...............................................132 4.2.5. Giải pháp về chính sách vĩ mô......................................................................133 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................137 1. KẾT LUẬN.........................................................................................................137 2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ ..........................139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................140 PHỤ LỤC
  • 9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp SFA và DEA ...............33 Bảng 1.2 Rủi ro và ảnh hưởng của nó sản xuất nông nghiệp .............................39 Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2013....................53 Bảng 2.2 Giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2013................54 Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 -2013 ..........................................................................55 Bảng 2.4 Phân bố các hộ và vườn hồ tiêu điều tra theo địa bàn huyện..............61 Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị ................67 Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện................69 Bảng 3.3 Tình hình chung của các hộ điều tra ...................................................70 Bảng 3.4 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ...........................................71 Bảng 3.5 Một số đặc điểm của vườn hồ tiêu ......................................................72 Bảng 3.6 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ................75 Bảng 3.7 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh .........................78 Bảng 3.8 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm ..........82 Bảng 3.9 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn...............85 Bảng 3.10 Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu .....................................................86 Bảng 3.11 Số lượng vườn tiêu phân theo tính chất công nghệ và theo huyện .....87 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu..............................89 Bảng 3.13 Hiệu quả đầu tư thêm phân bón trong sản xuất hồ tiêu.......................91 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ....93 Bảng 3.15 Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị...........................95 Bảng 3.16 Tần suất và ảnh hưởng của gió bão đến sản xuất hồ tiêu....................97 Bảng 3.17 Tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác trong sản xuất hồ tiêu ............99 Bảng 3.18 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ....................105 Bảng 3.19 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường .......................................107
  • 10. ix Bảng 3.20 Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR ..............................112 Bảng 3.21 Kịch bản phân tích tình huống NPV, IRR, BCR ..............................115 Bảng 3.22 Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo........................................117 Bảng 3.23 Phân phối xác suất của chỉ tiêu NPV và IRR....................................117
  • 11. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Tên sơ đồ, biểu đồ Nội dung Trang Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu.......................................58 Biểu đồ 1.1 Ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất ...................................................37 Biểu đồ 1.2 Mối quan hệ và trình tự các bước trong tiến trình quản lý rủi ro........42 Biểu đồ 1.3 Các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro............................43 Biểu đồ 3.1 Mức độ đầu tư sản xuất hồ tiêu so với định mức kỹ thuật..................81 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu .....................................87 Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất hồ tiêu....................................98 Biểu đồ 3.4 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013....................................102 Biểu đồ 3.5 Năng suất hồ tiêu tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2013.................109 Biểu đồ 3.6 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị...........................118 Biểu đồ 3.7 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị ............................118
  • 12. 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Hồ tiêu (Piper nigrum L.) được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị”[78]. Hiện nay, hồ tiêu là một trong những mặt hàng chiến lược xuất khẩu của các nước vùng nhiệt đới đặc biệt ở Châu Phi và Châu Á [29]. Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Năm 2013, hồ tiêu Việt Nam chiếm 32,9% tổng sản lượng và 62,68% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới. Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ [20],[21]. Ở Việt Nam, hồ tiêu đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh vì đem lại giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Nó được đánh giá là cây trồng có hiệu quả cao nhất trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam [20]. Trong chiến lược phát triển, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các chỉ tiêu chính: sản xuất ổn định 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn, chú trọng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu phục vụ xuất khẩu [7]. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường và xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam chất lượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới [19]. Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ tiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản phẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam [51],[38]. Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba cây công nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển từ 5.000 – 8.000 ha [39]. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng hồ tiêu không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích sản xuất hồ tiêu là 2.094,7 ha, tăng 4,4% so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm 2012 [11]. Sản
  • 13. 2 xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do hồ tiêu được sản xuất theo quy mô nhỏ (diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ), phân tán (trung bình mỗi hộ có 1,5 – 2 vườn hồ tiêu), việc đầu tư nguồn lực còn hạn chế, nhiều hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất. Bên cạnh đó, hộ sản xuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định, chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, tình trạng thời tiết và sâu bệnh diễn biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế [40]. Nhận thức được những vấn đề đã và đang diễn ra trong quá trình sản xuất hồ tiêu, trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về ngành hàng hồ tiêu. Các tác giả Jaafar [68], Radam [77], Rosli [79], Resmi [78] đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như việc áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu của hộ sản xuất. Nguyễn Đức Cường [12], Nguyễn Minh Hiếu [23], Lê Văn Gia Nhỏ [32], Nguyễn Tăng Tôn [47] sử dụng các phương pháp hạch toán hàng năm và phân tích đầu tư dài hạn để phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Ở khía cạnh khác, các tác giả Ann [56], Anandaraj [55], Huỳnh Văn Định [13], Lã Phạm Lân [27], Nguyễn Vĩnh Trường [50] đã nghiên cứu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu liên quan đến sâu bệnh hại và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, những nghiên cứu về cây hồ tiêu được tiến hành ở nhiều khía cạnh riêng biệt. Một điểm chung của các công trình nghiên cứu là hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được nghiên cứu trong trạng thái tĩnh. Trong khi đó, cây hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh tế thường xuyên biến động do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ở trạng thái tĩnh sẽ không phản ảnh đúng và đầy đủ hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Vì vậy, nghiên cứu hiệu quả kinh tế và sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro sẽ phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất hồ tiêu. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình.
  • 14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu. - Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức sản xuất ở quy mô hộ gia đình. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật – một bộ phận của hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, phân tích rủi ro, phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, việc đo lường chỉ tiêu hiệu quả phân bổ gặp nhiều khó khăn do yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra không có sự khác biệt
  • 15. 4 giữa các hộ sản xuất. Theo nghiên cứu của Kalirajan [71] có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật cũng góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, khi đo lường mức độ hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồ tiêu, luận án chỉ đo lường hiệu quả kỹ thuật. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu là một vấn đề phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không tập trung phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro. Luận án chỉ nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro và phân tích xem hiệu quả kinh tế sẽ biến động như thế nào nếu trong quá trình sản xuất có các yếu tố rủi ro xảy ra. 3.2.2. Về không gian Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. 3.2.3. Về thời gian Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xét trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013. 4. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Đã đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việc nghiên cứu cây hồ tiêu. Từ đó, luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro hoạt động sản xuất hồ tiêu. - Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay còn thấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn so
  • 16. 5 với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước. (ii) Nhận dạng được những rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều loại rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thời tiết, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu) có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. (iii) Phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất hồ tiêu có rủi ro. (iv) Đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa phương và hộ sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu một cách bền vững.
  • 17. 6 Phần 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Để có cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá các công trình theo các nội dung: 1.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng đã được nhiều học giả nghiên cứu. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, các phương pháp phân tích định tính và định lượng đã được sử dụng. Trong những năm gần đây, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Một số nghiên cứu tiêu biểu: Bravo - Ureta [58], [59] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Các biến đầu vào được sử dụng trong các mô hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết của nông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô nông hộ. Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phương pháp sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Do đó, chính sách đầu tư công để tăng cường nguồn vốn con người có thể tạo ra sản lượng tăng thêm ngay cả trường hợp không có công nghệ mới. Odeck [75] đã ước tính hiệu quả kỹ thuật và việc tăng năng suất bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp SFA và DEA thông qua phân tích 19 hoạt động sản xuất ngũ cốc trong trong nông nghiệp ở phía Đông Na Uy. Các biến đầu vào được sử dụng trong mô hình phân tích là loại cây trồng, lao động, vốn, giống, phân bón.
  • 18. 7 Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giá hiệu quả kinh tế. Thiam [85] đã kết hợp sử dụng hàm sản xuất Cobb –Douglas và mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ligeon [74] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên và mô hình Tobit để ước tính hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật như quyết định của nông hộ, số lượng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn đầu tư. Trong đó, việc sử dụng giống và phân bón dưới mức tối ưu có thể gây ra những rủi ro cho hộ sản xuất. Resmi [78] đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi cây, lao động, phân bón, BVTV) đến năng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về năng suất giữa hai mô hình sản xuất truyền thống và mô hình công nghệ hiện đại. Kết quả phân tích cho thấy, trong mô hình sản xuất hiện đại, các biến đầu vào như tuổi cây, số lao động và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi năng suất. Các biến mật độ và phân bón không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình sản xuất truyền thống biến tuổi cây và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng sự khác nhau về năng suất hồ tiêu giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là 43,9%, trong đó 37,7% là do tác động của yếu tố công nghệ và 6,25% là do sự khác nhau ở mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy, hộ sản xuất có thể tăng năng suất hồ tiêu khi thay đổi công nghệ sản xuất. Radam [77], Rosli [79],[ 80] đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức độ hiệu quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia. Tác giả điều tra 678 hộ sản xuất hồ tiêu, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng của trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn mỗi năm, tham gia hội nông dân và tham quan trình diễn. Nhìn chung, hiệu quả kỹ thuật các hộ sản xuất đạt được còn thấp, chưa đạt được hiệu quả trong việc sử dụng đầu vào và tối đa hóa sản lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý sản xuất của hộ chưa phù hợp, các yếu tố đầu vào sử dụng cao hơn yêu cầu, cụ thể: phân bón 1,8%, thuốc diệt cỏ 12,45%,
  • 19. 8 thuốc diệt nấm 25,35%, thuốc trừ sâu 14,07%. Hiệu quả chi phí chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của hộ như số lần tập huấn mỗi năm, tham gia các tổ chức của nông dân, thời gian sản xuất, trình độ văn hóa. Vì vậy, hộ sản xuất cần nâng cao kỹ năng quản lý thông qua việc tham gia các lớp khuyến nông. Sivasankari [84] đã ước tính mức hiệu quả kỹ thuật của 100 hộ sản xuất hồ tiêu ở quận Dindigul, Tamil Nadu trong mùa vụ 2012 – 2013 bằng phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (TECRS) là 0,76 và hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô (TEVRS) là 0,81. Trong đó, có 81 hộ có hiệu quả tăng theo quy mô, 9 hộ có hiệu quả không đổi theo quy mô và 3 hộ hồ tiêu giảm theo quy mô. Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả là do sử dụng quá nhiều các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phân kali và phân lân. Rosli [81] nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sản xuất hồ tiêu thông qua phân tích mô hình Tobit. Theo tác giả, kỹ thuật sản xuất liên quan đến việc bón phân, tỉa cành, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn hồ tiêu. Tác giả sử dụng mô hình Tobit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục, kinh nghiệm, khuyến nông, nhân khẩu, thu nhập từ hồ tiêu đến việc áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu. Kết quả chỉ ra kinh nghiệm và trình độ giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng công nghệ của các hộ nông dân. Jaafar [68] sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Malaysia. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả kỹ thuật là do hộ sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý. Để nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu, biện pháp quan trọng trong ngắn hạn là thông qua công tác khuyến nông nhằm giúp cho hộ sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, trong dài hạn cần nâng cao trình độ văn hóa cho hộ sản xuất. Hema [66] đã phân tích mối quan hệ giữa biến động giá và lợi nhuận trong sản xuất hồ tiêu ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố đầu vào được đầu tư của hộ, các yếu tố bên ngoài như số lượng hồ tiêu xuất khẩu, sự biến động giá hồ tiêu trong nước và trên thế giới, tự do hóa thương mại đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Một kết luận quan trọng của tác giả: với phần
  • 20. 9 lớn hộ nông dân trồng tiêu ở Ấn Độ là những nông dân nhỏ lẻ nên cách duy nhất để đảm bảo giá có lợi cho hộ sản xuất trong điều kiện giá xuất khẩu duy trì ở mức cạnh tranh là tăng năng suất. Tóm lại, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) là hai phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất hồ tiêu nói riêng. Đây cũng là một hướng tiếp cận để tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình. 1.2. Nghiên cứu về rủi ro Trong quá trình sản xuất, ngoài việc chịu tác động trực tiếp của các yếu tố đầu vào và đặc điểm của người sản xuất, các ngành hàng trong nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng của những biến động trên thị trường cũng như sự thay đổi của điều kiện thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại. Chính những yếu tố này đã tác động và gây ra nhiều rủi ro cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều học giả thực hiện các nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ở các khía cạnh khác nhau. Patrick [76] chỉ ra rằng hộ nông dân thường phải đối mặt với 10 loại rủi ro chính: thời tiết, các loại dịch bệnh, giá của nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm, vay vốn, thuê đất, sức khỏe, kế hoạch tương lai của gia đình, sự kiện thế giới và chính sách của Chính phủ. Trong đó, yếu tố giá đầu vào và giá nông sản là hai rủi ro mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất. Theo Hardaker [64], trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với 5 nhóm rủi ro chính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất; nhóm rủi ro về giá và thị trường; nhóm rủi ro liên quan đến các chính sách liên quan của Chính Phủ; nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân; nhóm rủi ro liên quan đến yếu tố tài chính. Để giảm nhẹ tác động của rủi ro hộ nông dân có thể thực hiện các giải pháp lựa chọn công nghệ ít rủi ro, đa dạng hóa sản xuất hoặc chia sẻ rủi ro thông qua việc mua bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng, quản lý tài chính. Ngoài ra, Chính phủ nên có các biện pháp can thiệp nhằm quản lý các rủi ro như rủi ro thời tiết, sâu bệnh, an toàn thực phẩm và rủi ro môi trường.
  • 21. 10 Kahan [69] chỉ ra rằng nông dân ở các nước đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do sự thay đổi của thời tiết, giá cả và tình trạng sâu bệnh. Điều này dẫn đến kết quả sản xuất thường xuyên biến động. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về rủi ro và các nắm chắc các kỹ năng quản lý rủi ro để dự đoán và giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa quan trọng. Kết quả của các quyết định quản lý rủi ro phụ thuộc vào sự chính xác và độ tin cậy của thông tin. Nghiên cứu chỉ ra rằng để quản lý rủi ro trong nông nghiệp cần thực hiện: Phân loại và nghiên cứu tác động của các rủi ro xảy ra trong hoạt động sản xuất; Nghiên cứu thái độ của nông dân đối với rủi ro (có 3 nhóm hộ nông dân, bao gồm hộ không thích rủi ro, hộ trung lập với rủi ro và hộ thích mạo hiểm). Để quản lý rủi ro, nông dân thường xây dựng các chiến lược khác nhau như đa dạng hóa sản xuất, tạo ra thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, lựa chọn các hoạt động có rủi ro thấp. Khi lựa chọn các chiến lược cần có sự phân tích lợi thế và bất lợi và phải trả lời được các câu hỏi: Những rủi ro người nông dân phải đối mặt là gì? Khả năng xảy ra những sự kiện bất lợi? Lợi ích và chi phí cho các chiến lược đề xuất? Làm thế nào để các chiến lược giảm rủi ro có tác động hỗ trợ nhau trong việc giảm rủi ro? Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp cho nông dân có quyết định tốt nhất trong việc giảm rủi ro. Để đo lường mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, Helmers [65] đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA). Tác giả đã sử dụng số liệu trong 14 năm từ 1986 đến 2000 để đo lường hiệu quả của các hệ thống trồng trọt. Tác giả đã so sánh hiệu quả giữa ba hệ thống trồng trọt khác nhau là sản xuất một loại cây trồng liên tục, luân canh hai vụ và luân canh bốn vụ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động trồng trọt liên tục có tính rủi ro cao hơn hoạt động trồng trọt sản xuất luân canh, giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro có mối quan hệ với nhau. Những hoạt động sản xuất chịu tác động của các yếu tố rủi ro thường có mức hiệu quả thấp hơn. Vì vậy, luân canh cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm rủi ro. Theo Chaddad [60], trong những năm gần đây việc phân tích rủi ro trong nông nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Phân tích rủi ro gắn liền với việc ra quyết định của tất cả các chủ thể sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, tác động của các yếu tố
  • 22. 11 rủi ro thường lớn hơn. Vì ngoài rủi ro thị trường, hộ nông dân còn chịu ảnh hưởng của rủi ro sản xuất. Phương pháp sử dụng tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị kỳ vọng của NPV được sử dụng để đo lường và phân tích rủi ro. Việc phân tích lựa chọn sẽ dựa trên phân phối xác suất và xác suất cộng dồn của NPV. Người thích rủi ro có thể quyết định lựa chọn hoạt động có lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro, trong khi người không thích rủi ro lại lựa chọn hoạt động sản xuất an toàn hơn. Ngoài ra, phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng để xác định các biến quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và dòng tiền theo thời gian. Kết quả phân tích sẽ giúp các nhà quản lý ra quyết định tốt hơn trong sản xuất. Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đều thống nhất chỉ ra rủi ro trong sản xuất nông nghiệp liên quan đến các yếu tố thời tiết, khí hậu, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, biến động giá đầu vào và đầu ra, chính sách. Để giảm thiểu rủi ro, nông dân cần xây dựng các chiến lược như đa dạng hóa hoạt động sản xuất, lựa chọn hoạt động có rủi ro thấp, chia sẻ rủi ro, mua bảo hiểm nông sản. 2. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở VIỆT NAM 2.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Bùi Nữ Hoàng Anh [2], Nguyễn Quang Thụ [45] đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế, đưa ra các quan điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Đỗ Văn Xê [54], Nguyễn Khắc Quỳnh [36] sử dụng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận để phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích định lượng mức độ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như vai trò của các yếu tố đầu vào, việc tổ chức sản xuất và các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ đến hiệu quả sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất cao su – một cây công nghiệp dài như cây hồ tiêu, Nguyễn Văn Ngãi [30] sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị sản xuất, lợi
  • 23. 12 nhuận và phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu kinh tế. Bùi Dũng Thể [44] đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn để tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất cao su ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ngoài ra, mô hình hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như số lượng phân hữu cơ, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, tuổi vườn cây, số cây cũng như trình độ văn hóa của chủ hộ đến năng suất cao su. Thái Thanh Hà [17] sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để tính toán mức độ hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí khi phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như trình độ học vấn chủ hộ, vốn vay đầu tư sản xuất cao su, số cây và hệ số kỹ thuật của lao động đến mức độ hiệu quả kỹ thuật. Lê Văn Gia Nhỏ [32] đã tiến hành đánh giá hiệu quả ngành hàng hồ tiêu trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp phân tích ngành hàng. Kết quả phân tích chỉ ra ngành hàng hồ tiêu có lợi thế so sánh, tức là việc sản xuất – chế biến – xuất khẩu hồ tiêu đem về ngoại tệ cho quốc gia và thực sự hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Nguyễn Đức Cường [12] nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu của các nông hộ ở huyện Chư Sê. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình tổ chức sản xuất là nhân tố quyết định đến sự phát triển cây hồ tiêu tại huyện Chư Sê. Hiện nay, sản xuất hồ tiêu chủ yếu được tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình và trang trại. Tuy nhiên sản xuất quy mô hộ gia đình vẫn là chủ yếu. Trong những năm qua, cây hồ tiêu đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của hộ gia đình. Năm 2010 thu nhập bình quân hộ sản xuất hồ tiêu là 433 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, hộ sản xuất còn mang tính tự phát và chưa áp dụng đồng bộ quy trình canh tác. Hiệu quả sản xuất hồ tiêu chưa thật sự bền vững do dịch bệnh, giống tiêu nhiễm bệnh và có biểu hiện suy thoái, chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác khuyến nông. Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất và củng cố thương hiệu hồ tiêu Chư Sê trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hiếu [23] chỉ ra ở Quảng Trị, hồ tiêu được trồng dưới dạng vườn gia đình (diện tích bình quân 1.000 – 2.000 m2 /hộ). Hiện nay,
  • 24. 13 mức đầu tư trung bình của các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị thấp hơn các vùng khác (mức đầu tư cho sản xuất hồ tiêu tại Quảng Trị ở thời kỳ KTCB chỉ bằng 30% và ở TKKD chỉ bằng 45% so với mức đầu tư ở Gia Lai). Năng suất biến động từ 3,5 – 4,5 tạ/ha trên đất xấu, mật độ 600 - 800 trụ/ha và có thể đạt 35 - 45 tạ/ha trên đất tốt, mật độ 2.500 trụ/ha và sản xuất theo chế độ thâm canh cao. Năng suất hồ tiêu giữa các vùng trong nước ta có sự khác biệt: Bắc Trung Bộ bình quân là 12,2 tạ/ha; Tây Nguyên là 22,8 tạ/ha; Đông Nam Bộ là 22,9 tạ/ha; Đồng Bằng Sông Cửu Long là 33,9 tạ/ha. Tại Quảng Trị, cây hồ tiêu cho sản lượng cao chủ yếu ở năm thứ 8 đến năm thứ 12. Năng suất tiêu cao nhất có thể đạt 12 – 13 kg tiêu khô/trụ. Lê Ngọc Báu [4] với đặc thù sản xuất hồ tiêu ở quy mô hộ gia đình, quy mô diện tích sản xuất từ 0,25 - 0,5 ha/hộ sẽ cho năng suất cao hơn so với các quy mô khác. Nguyễn Thị Minh Châu [9] đã sử dụng phương pháp phân tích mô tả thống kê, mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu ở vùng Đông Nam Bộ. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất nhằm trả lời cho câu hỏi: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của hộ trồng tiêu vùng Đông Nam Bộ như thế nào? Kết quả phân tích cho thấy năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và giống có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra với điều kiện của các hộ như hiện nay, quy mô sản xuất nhỏ hơn 1 ha/hộ có xu hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô trên 1 ha/hộ. Hiện nay, kiến thức nông nghiệp của hộ trồng tiêu còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hộ có ít các nguồn cung cấp thông tin thị trường và kỹ thuật sản xuất, cũng như ít có điều kiện để tiếp cận các hoạt động khuyến nông và các tổ chức có liên quan đến ngành hồ tiêu. Điều này đã làm mất đi những cơ hội để tăng thu nhập. Đào Mạnh Hùng [24] đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi cung ứng, phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp SWOT để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát 90 hộ sản xuất hồ tiêu, 32 hộ thu gom tại 9 xã trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh
  • 25. 14 và Cam Lộ. Kết quả phân tích cho thấy, cây hồ tiêu có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. Sản xuất hồ tiêu là nguồn thu nhập quan trọng của gần 20.000 hộ nông dân. Hồ tiêu Quảng Trị có lợi thế cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm nhờ điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi, giống tiêu có chất lượng tốt và nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu còn nhiều tồn tại đó là mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, chủng loại và mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu. Trong sản xuất hồ tiêu, khả năng đầu tư của nông dân còn hạn chế, năng suất sản phẩm không ổn định, các loại sâu bệnh hại luôn đe dọa các vùng sản xuất hồ tiêu. Hộ nông dân vẫn là người chịu nhiều rủi ro hơn so với các tác nhân khác trong toàn bộ chuỗi cung sản phẩm. 2.2. Nghiên cứu về rủi ro Nguyễn Thị Ngọc Trang [48] chỉ ra hộ nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều loại rủi ro như rủi ro do biến động giá nông sản, rủi ro do biến động giá vật tư, rủi ro do thiên tai, rủi ro do sâu bệnh. Trong đó, rủi ro do biến động giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân. Lê Thị Xuân Quỳnh [35] đã tiến hành nghiên cứu tác động của rủi ro đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, rủi ro thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản là thách thức lớn nhất đối với nông hộ. Các hộ gia đình chưa chủ động trong việc sử dụng các công cụ quản lý để phòng tránh, giảm thiểu và ứng phó với rủi ro. Hơn nữa cơ hội để lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro đối với hộ còn bị hạn chế. Để quản lý rủi ro cần nâng cao nhận thức của người dân về các công cụ quản lý nhằm phòng tránh rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin và tiếp cận thị trường, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, phát triển hình thức hợp tác sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm nông sản. Nguyễn Quốc Nghi [31] thông qua kết quả khảo sát 503 nông hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long đã chỉ ra có 5 loại rủi ro mà hộ nông dân luôn phải đối mặt trong quá trình sản xuất và hầu hết họ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro thị trường. Trong đó, rủi ro về giá đầu ra nông sản luôn là mối lo ngại hàng đầu của nông hộ. Hộ nông dân không có khả năng kiểm soát rủi ro về giá. Kết quả phân tích hồi quy đa biến
  • 26. 15 cho thấy số lần rủi ro thị trường tương quan tỷ lệ nghịch đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, những hộ nông dân có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm và tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật thì khả năng ứng xử với rủi ro trong quá trình sản xuất tốt hơn, đồng thời việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn giúp hộ đạt hiệu quả cao hơn. Nguyễn Thị Phương Hảo [18] đã chỉ ra rủi ro về giá là trở ngại cho sự phát triển của các hộ nông dân quy mô nhỏ. Kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy giá đầu vào và giá đầu ra ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân. Giá vật tư phân bón biến động tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc nông dân hạn chế đầu tư thâm canh, hoặc phải chuyển sang các cây trồng khác ít phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn. Điều này dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế có thể giảm xuống và thu nhập của người dân cũng bị giảm theo. Trong sản xuất hồ tiêu, rủi ro chủ yếu được tiếp cận nghiên cứu trên góc độ kỹ thuật sản xuất và sâu bệnh hại. Nghiên cứu sản xuất hồ tiêu Quảng Trị, Nguyễn Vĩnh Trường [50] chỉ ra nguyên nhân lớn nhất để giải thích năng suất hồ tiêu giảm là do thời tiết bất thường cũng như bệnh vàng lá chết nhanh và bệnh vàng lá chết chậm. Các loại sâu bệnh hại hồ tiêu đang có xu hướng gia tăng trong vài năm qua. Nguyễn Minh Hiếu [23], Trương Thị Bích Phượng [34] đều có chung một kết luận bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora trên cây tiêu ở Quảng Trị là trở ngại cho sản xuất hồ tiêu tại địa phương. Bệnh này đã gây thiệt hại năng suất từ 17 – 18%, 96,7% hộ sản xuất hồ tiêu có diện tích hồ tiêu đã từng bị nhiễm bệnh chết nhanh. Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại, Nguyễn Tăng Tôn [47], Tôn Nữ Tuấn Nam [28] chỉ ra cách phòng trừ chung cho các loại sâu bệnh hại phát sinh từ đất là phải đảm bảo cho hệ thống rễ tốt và cây phát triển khỏe mạnh. Chiến lược phòng trừ hiệu quả các bệnh này bao gồm việc sản xuất cây sạch bệnh trong vườn ươm, chọn đất trồng tiêu phù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như trồng tiêu trên cây trụ sống để cây tiêu được chiếu sáng thích hợp, điều chỉnh cây che bóng, thoát nước tốt cho vườn, hạn chế làm đất, quản lý dinh dưỡng tốt cho vườn tiêu. Biện pháp phòng trừ bằng hóa học chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng khi cần thiết.
  • 27. 16 Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, Huỳnh Văn Định [13] chỉ ra kỹ thuật canh tác chưa hợp lý là nguyên nhân gây bệnh hại gia tăng, giảm năng suất của các vườn tiêu ở Phú Quốc. Việc bón phân vô cơ cân đối và kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp hồ tiêu đạt năng suất cao. Kết quả phân tích cho thấy năng suất hồ tiêu ở những vườn ít bón phân hữu cơ là 0,84 kg/gốc và vườn bón phân hữu cơ thường xuyên là 1,86 kg/gốc. Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro đều có chung một kết luận có nhiều loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong đó, rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường là những rủi ro có tác động lớn nhất đến quyết định và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân. 3. Kết luận Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng cho thấy: - Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp khoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt động sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp. - Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng, nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương pháp hạch toán hàng năm, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu - DEA, hàm sản xuất Cobb –Douglas, mô hình Tobit. Đặc biệt, phương pháp định lượng được sử dụng nhiều trong đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các nước có lợi thế về sản xuất hồ tiêu như Malaysia, Ấn Độ. Các nghiên cứu đã phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên góc độ hiệu quả kỹ thuật, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng chưa thấy có nghiên cứu nào sử dụng các phương pháp này trong nghiên cứu cây hồ tiêu. Đây cũng là một hướng tiếp cận có thể ứng dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của luận án. - Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng, các nghiên cứu đã chỉ ra được những rủi ro mà hộ nông dân thường gặp trong
  • 28. 17 quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thay đổi thời tiết, tình hình sâu bệnh, kỹ thuật canh tác), rủi ro thị trường (sự biến động giá yếu tố đầu vào và giá đầu ra) có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Phương pháp tính giá trị kỳ vọng của chỉ tiêu NPV, phương pháp xác suất, phương pháp hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro có mối quan hệ với nhau. Những hoạt động sản xuất chịu tác động của yếu tố rủi ro thường có mức hiệu quả kinh tế thấp hơn. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, bài báo nghiên cứu về cây hồ tiêu. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tiếp cận phân tích trên góc độ kỹ thuật sản xuất. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế còn ít và chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống. Cho đến nay, chưa có công trình nào phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong điều kiện sản xuất có rủi ro. Điều này chính là cơ hội để tác giả thực hiện nghiên cứu này tại tỉnh Quảng Trị.
  • 29. 18 Phần 3 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo lường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản xuất của một hoạt động trong nền kinh tế. Theo Nguyễn Đức Dỵ [14] hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Theo Samullson và Nordhaus [82] Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả. Theo Phạm Ngọc Kiểm [26] hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản
  • 30. 19 xuất. Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Theo các tác giả Farrell [63], Coelli [61], Schultz [83] và Ellis [62], Kalirajan [70] hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency). - Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Theo Koopman [73] một nhà sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản xuất ít hơn một số lượng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của quá trình sản xuất. Nó phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất. - Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. - Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ ( 𝐸𝐸 = 𝑇𝐸 ∗ 𝐴𝐸). Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Colman và Young [10] cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chất của quá trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ thống kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục đích của nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa. Khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường đặt mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực
  • 31. 20 sao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào đầu ra sao cho tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, quan điểm hiệu quả kinh tế này đã đánh giá tốt nhất trình độ sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Khái niệm HQKT đã khẳng định bản chất của HQKT trong hoạt động sản xuất là phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của HQKT, cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm kết quả và HQKT, phân biệt HQKT với các chỉ tiêu đo lường HQKT. Thứ nhất, về sự khác nhau giữa kết quả và HQKT: Kết quả và HQKT là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. HQKT là phạm trù thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất. Kết quả đạt được cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất có thể là khối lượng nông sản thu được, giá trị sản xuất, lợi nhuận. Nhưng những kết quả này không nói lên được nó được tạo ra bằng cách nào? Cách thức thực hiện ra sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng nhiều hay ít? Như vậy, nó không phản ánh được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả hay không? Các nguồn lực được sử dụng như thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể trong nông nghiệp ra sao? Để phản ánh được các câu hỏi này, kết quả sản xuất thu được phải được đặt trong mối quan hệ so sánh với chí phí đầu tư hoặc các nguồn lực được sử dụng. Với điều kiện nguồn lực có hạn, quá trình sản xuất phải tạo ra được kết quả sản xuất cao. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất và HQKT cho biết được điều này. Thứ hai, về hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Trong khi đó, các chỉ tiêu đo lường HQKT chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng. Về mặt định tính, HQKT phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của các tổ chức hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành HQKT là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. HQKT chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ
  • 32. 21 luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến trúc. Với nghĩa này, HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Như vậy, trên góc độ định tính, HQKT thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao. Về mặt định lượng, HQKT có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất đạt được với chi phí bỏ ra. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, tài chính sẽ đo lường được HQKT. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của HQKT, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của HQKT. Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu đo lường HQKT sẽ cho biết sản xuất đạt ở trình độ nào và tìm ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả, giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy, mục đích cuối cùng của đánh giá HQKT là để nâng cao HQKT và nâng cao HQKT được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướng tích cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. 1.1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích của việc đánh giá HQKT. Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT. * Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính
  • 33. 22 xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộ có quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các yếu tố nguồn lực. * Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất. - Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền là rất quan trọng. - Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia [2], [25]. Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất. 1.1.2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, hiệu quả kinh tế đóng
  • 34. 23 vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất, phương pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề ra. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian, trong mối quan hệ giữa hiệu quả chung của toàn vùng và hiệu quả của từng đơn vị sản xuất. Xét trong từng đơn vị sản xuất, hiệu quả kinh tế không chỉ được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố nguồn lực, mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp của các yếu tố nguồn lực. Nâng cao hiệu quả kinh tế tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được mục tiêu đề ra. Trong điều kiện các yếu tố nguồn lực có hạn, nâng cao hiệu quả kinh tế là không thể không đặt ra đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất nào, bất kỳ một người sản xuất nào. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất, bởi xác định đúng hiệu quả kinh tế là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp. Cũng như các hoạt động sản xuất khác, HQKT sản xuất hồ tiêu phản ánh trình độ sử dụng và khai thác các nguồn lực (đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật) để đạt được những mục tiêu mà người sản xuất đề ra. Từ những quan điểm đánh giá HQKT, trong phạm vi luận án, quan điểm HQKT sản xuất hồ tiêu đứng trên góc độ người sản xuất. Khái niệm HQKT sản xuất hồ tiêu được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu là một phạm trù khoa học phản ánh trình độ khai thác, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất. Khi đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu cần chú ý: - Hồ tiêu là cây trồng dài ngày, chu kỳ sản xuất chia làm 2 giai đoạn: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài 3 năm, lượng chi phí đầu tư lớn mà chưa cho thu hoạch. Thời kỳ kinh doanh kéo dài 15 – 20 năm, năng suất và sản lượng thay đổi theo tuổi cây [29]. Trong thời kỳ kinh doanh, năng suất hồ tiêu có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên năng suất tăng nhanh theo tuổi cây, giai thứ hai năng suất đạt cao nhất và giai đoạn cuối cùng là năng suất biến động giảm. Bên cạnh đó, HQKT sản xuất hồ tiêu ở một năm không chỉ phụ thuộc vào cách thức đầu tư, chăm sóc của năm đó mà còn phụ thuộc vào cách thức
  • 35. 24 đầu tư, chăm sóc của các năm trước. Do vậy, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu không chỉ thực hiện trong một năm mà đòi hỏi phải thu thập số liệu và phân tích trong toàn bộ chu kỳ sản xuất. - Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu để xuất khẩu. Thị trường hồ tiêu trên thế giới luôn biến động, giá hồ tiêu trên thị trường rất nhạy bén với những thay đổi kinh tế, chính trị. Giá hồ tiêu trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của giá hồ tiêu trên thế giới. Do đó, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu phải căn cứ vào tình hình giá cả của thị trường thế giới. - Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ gia đình. Trong hoạt động sản xuất của hộ, sản xuất hồ tiêu có mối quan hệ với các hoạt động sản xuất khác trong việc xác định quy mô, cách thức sử dụng các nguồn lực. Ngoài ra, hoạt động sản xuất hồ tiêu phải gắn với việc khai thác các thế mạnh của từng vùng, tạo việc làm, nâng cao thu thập cho người dân nông thôn. Vì thế, xem xét HQKT sản xuất hồ tiêu phải đặt trong mối quan hệ cả về HQKT và phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. 1.1.2.2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các chủ thể sản xuất, còn tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế lại có sự khác nhau. Tùy theo phạm vi đánh giá hiệu quả kinh tế mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với toàn xã hội hay đối với từng cơ sở sản xuất. Việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề phức tạp và còn nhiều yếu tố chưa thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế cho rằng tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao tài nguyên. Trong sản xuất hồ tiêu, mục tiêu của hộ sản xuất là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Hay nói cách khác, hộ sản xuất thường mong muốn tăng thêm số lượng sản phẩm đầu ra trong điều kiện các nguồn lực sản xuất có hạn hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách tiết kiệm nhất khi sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Như vậy, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đối với hộ sản xuất hồ tiêu là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí.
  • 36. 25 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến HQKT sản xuất hồ tiêu bao gồm: 1.1.3.1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên - khí hậu Cây hồ tiêu rất mẫn cảm với sự thay đổi của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu như đặc điểm đất đai, thời tiết khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, gió, ánh sáng,…có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất hồ tiêu. 1. Thời tiết khí hậu - Lượng mưa và độ ẩm: Cây hồ tiêu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, với độ ẩm không khí từ 70 – 90%, lượng mưa 1.500 – 2.500 mm/năm và phân bố đều. Cây cần một mùa khô kéo dài khoảng 2 – 3 tháng để chuẩn bị phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau. Mai Văn Trị [49] mưa và lượng mưa là yếu tố lớn nhất của khí hậu chi phối đến sản xuất hồ tiêu. Mưa nhiều và mưa tập trung trong mùa mưa tạo điều kiện cho sự phát sinh và lây lan dịch bệnh, làm tăng chi phí phòng trừ và de đọa sự phát triển ổn định của cây hồ tiêu. Trong mùa khô, nhiệt độ trung bình cao, tổng lượng bức xạ lớn, đã gia tăng bốc hơi nước nên phải tăng số lần tưới và lượng nước tưới để đảm bảo sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu. - Ánh sáng: Hồ tiêu là cây thân leo nên thích nghi với ánh sáng tán xạ. Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng, phát dục, ra hoa đậu quả và kéo dài tuổi thọ của vườn cây. Do vậy, trồng hồ tiêu trên các loại trụ sống là kiểu canh tác thích hợp. - Nhiệt độ: Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30o C. Nhiệt độ trên 40o C hoặc dưới 10o C sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiệt độ dưới 15o C cây bắt đầu ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài có thể gây rụng lá non, hoa và quả non. - Gió: Cây hồ tiêu ưa thích môi trường lặng gió hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió lạnh hoặc bão đều không thích hợp cho cây tiêu. Gió mạnh làm dây tiêu tróc ra khỏi cây trụ và làm gãy cây trụ. Do đó, khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn, việc
  • 37. 26 thiết lập các hệ đai rừng chắn gió là điều không thể thiếu được. Ở Quảng Trị có gió mùa Đông Bắc lạnh kéo dài có thể làm cho tiêu ra hoa, đậu quả kém, rụng lá non, rụng quả xanh; gió Lào khô nóng làm cây héo, sinh trưởng kém và giảm năng suất. Vì vậy, cần thiết kế hàng cây chắn ở hướng Đông Bắc để chống gió Bơớc và hướng Tây Nam để chống gió Lào [6], [29]. 2. Đất đai, địa hình Đây là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đối với qui hoạch phát triển hồ tiêu. - Đất đai: Hồ tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám. Đất trồng hồ tiêu cần có tầng canh tác dày từ 0,7 mét trở lên, mạch nước ngầm sâu hơn 2 mét, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, giàu mùn, độ pH từ 5 – 6, dễ thoát nước, tuyệt đối không bị ngập úng. - Độ dốc: Độ dốc của đất có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Những vùng đất dốc thoải từ 5o – 10o có năng suất cao hơn vùng bằng phẳng. Vì vậy, khi xây dựng vườn hồ tiêu ở những vùng đất bằng phẳng cần thiết lập hệ thống thoát nước cho từng vùng và cho toàn vùng [6],[ 29]. 1.1.3.2. Nhóm nhân tố về điều kiện và kỹ thuật sản xuất của hộ 1. Điều kiện sản xuất của hộ Bao gồm kiến thức và kỹ năng, tình hình kinh tế, thu nhập, diện tích sản xuất, số lượng lao động, trình độ văn hóa. - Kiến thức và kỹ năng của hộ góp phần quan trọng trong việc nâng cao HQKT. Khả năng tiếp thu, nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất có liên quan chặt chẽ với kiến thức và trình độ văn hóa của hộ. Trình độ văn hóa của chủ hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất. Những người có trình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Hộ càng có nhiều kinh nghiệm thì việc sử dụng các đầu vào sẽ hợp lý và có hiệu quả hơn, rủi ro sản xuất sẽ thấp hơn. - Tình hình kinh tế của hộ: hồ tiêu là cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, lượng vốn đầu tư ban đầu nhiều và sau ba năm mới bắt đầu cho thu hoạch. Để đầu tư phát triển cây hồ tiêu đòi hỏi người sản xuất phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu lớn. Việc đầu tư ban đầu có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và năng suất
  • 38. 27 hồ tiêu ở những năm sau này. Khả năng về tài chính sẽ giúp hộ lựa chọn các phương án đầu tư tốt nhất. - Các yếu tố nguồn lực như đất đai, lao động có ảnh hưởng đến việc lựa chọn quy mô sản xuất của hộ. Những vườn hồ tiêu có quy mô lớn thường thuận lợi hơn cho việc đầu tư thâm canh. 2. Kỹ thuật canh tác Hồ tiêu là cây lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần. Việc thực hiện các biện pháp, quy trình kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng của vườn cây. Vì vậy, cần nắm chắc và tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất bao gồm việc lựa chọn giống, cây trụ, cách thức chăm sóc, bón phân, thu hoạch. - Giống: Giống đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Do vậy, nó quyết định đến hiệu quả kinh tế của cả chu kỳ sản xuất. Ở nước ta có nhiều giống tiêu như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Sẻ, tiêu Ấn Độ, tiêu Lộc Ninh. Hiện nay, giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Ấn Độ được khuyến cáo sử dụng do sinh trưởng mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cao [6], [29],[8],[ 33]. - Cây trụ: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng có thể dùng các loại trụ khác nhau như trụ sống, trụ gỗ hoặc trụ vật liệu xây dựng. Một số loại trụ sống thường được sử dụng là keo dậu, lồng mức, giả anh đào, mít, hoa sữa, núc nác, muồng, keo. Vùng Duyên Hải Miền Trung không nên dùng trụ gạch và trụ bê tông do khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, địa hình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xói mòn. Ở Quảng Trị, hộ sản xuất hồ tiêu thường sử dụng trụ sống như lồng mức, keo dậu, mít [6],[8]. - Mật độ: Mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và năng suất vườn cây. Nếu trồng với mật độ thấp sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai và sản lượng thu được thấp. Ngược lại, trồng với mật độ quá cao, khi cây hồ tiêu trưởng thành sẽ có sự cạnh tranh nhau về ánh sáng, dinh dưỡng do đó cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Mật độ và khoảng cách trồng thường thay đổi theo từng loại giống và loại trụ khác nhau. Hồ tiêu được trồng theo từng hố với mật độ 1.300 – 1.600 trụ/ha, khoảng cách giữa các trụ 2,5 m x 2,5 m hoặc 2,5 m
  • 39. 28 x 3,0 m. Trồng 3 - 4 hom giống cho mỗi trụ [6], [8],[33],[29]. - Chăm sóc: hoạt động chăm sóc cho cây hồ tiêu diễn ra quanh năm. Việc tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và năng suất hồ tiêu. Hoạt động chăm sóc bao gồm: * Buộc dây: Sau khi trồng, từ mỗi hom mọc ra 1 – 2 cành tược, cành lên đến đâu phải buộc dây đến đó để rễ bám chắc vào trụ. Khi rễ bám chắc vào trụ thì mới phát triển cành ra quả. Một thời gian sau, khi rễ đã bám chắc vào trụ cần cắt dây buộc để cây tiêu phát triển. * Làm cỏ và che phủ đất: Vườn hồ tiêu cần làm sạch cỏ thường xuyên. Tại mỗi gốc tiêu phải làm cỏ bằng tay để tránh làm tổn thương vùng rễ, hạn chế đi lại trong vườn tiêu trong mùa mưa. Không dùng thuốc trừ cỏ cho vườn tiêu. Vào mùa nóng cần dùng rơm rạ, cỏ khô, lá khô che phủ mặt đất để giảm sự bốc thoát hơi nước và giảm nhiệt độ. Dọn sạch vật liệu che phủ trong mùa mưa để vườn thông thoáng, khô ráo nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. * Cắt tỉa, tạo tán cho cây trụ sống và cây hồ tiêu trong TKKD: Khi cây trụ sống đã lớn cần rong tỉa bớt cành lá để cây hồ tiêu nhận đủ ánh sáng. Mỗi năm cần cắt tỉa vài lần vào mùa mưa. Khi cây hồ tiêu cao 4 – 5 mét cần khống chế độ cao bằng cách hãm ngọn và xén tỉa định kỳ. Sau khi thu hoạch, đến mùa mưa cần tỉa bớt những cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc và cành lươn mọc ngoài khung thân chính. Việc tỉa cành nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầm hoa trong vụ tiếp theo. Ở một số vườn hồ tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác không đúng thời vụ nên cắt bỏ những cành hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và quả chín tập trung [8]. * Tưới nước và thoát nước: Cây hồ tiêu cần nhiều nước. Tuy nhiên, lượng nước tưới và thời gian tưới khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của cây. Vườn tiêu mới trồng và trong giai đoạn chưa cho trái, vào mùa khô phải tưới nước và kết hợp che chắn, không nên tỉa cành cây trụ sống trong mùa khô để tạo ẩm độ trong vườn và che bóng cho cây tiêu. Trong TKKD, sau vụ thu hoạch chỉ nên tưới nước vừa đủ để cây tiêu tồn tại, không nên tưới nhiều vì cây tiêu sẽ tiếp tục sinh trưởng và ra hoa rải rác làm ảnh hưởng mùa thu hoạch kế tiếp [8]. - Bón phân: Hồ tiêu là cây trồng lâu năm do đó cần có một chế độ bón phân