SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ KIM HUỆ
Tên đề tài:
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN,VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯƠNG VIÊN,
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2016 - 2020
Thái Nguyên – 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ KIM HUỆ
Tên đề tài:
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN,VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯƠNG VIÊN,
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Phát triển nông thôn
Lớp : K48 - PTNT
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2016 - 2020
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Cù Ngọc Bắc
Thái Nguyên - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Số liệu và kết quả
nghiên cứu trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề tài đều đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều có ghi nguồn gốc.
Tác giả đề tài
Hoàng Thị Kim Huệ
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Cảm
on các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiếm thức quý giá trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Em đặc biệt xin trân thành cảm ơn đến sự hướng dẫn tận tình, sự quan
tâm sâu sắc của thầy giáo ThS. Cù Ngọc Bắc đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập để em có thể hoàn thành kháo luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Phương Viên cũng
như toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ và biết ơn tới gia đình, bạn bè và người than đã
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu do có những lí do chủ quan và khách quan
nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiếm của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để em có
thể hoàn thành khoá luận được tốt hơn!
iii
DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Phương Viên năm 2019 ..................27
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên năm 2019 ..............................30
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Phương Viên........................31
Bảng 4.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã.........................34
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới xã Phương Viên....41
Bảng 4.6. Đánh giá trình độ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động......43
Bảng4.7.TìnhhìnhtậphuấncánbộthựchiệncôngtácXDNTMxãPhươngViên.....44
Bảng 4.8. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân..... 44
Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong việc triển khai trên địa bàn thôn, xã....45
Bảng 4.10.Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn......46
Bảng 4.11.Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn......47
Bảng 4.12. Kết quả của công tác vận động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng......47
iv
DANH TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
GT Giao thông
NTM Nông thôn mới
PTNT Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
VH Văn hoá
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG BIỂU................................................................. iii
DANH TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
Phần 1 MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học lý luận.........................................................................................5
2.1.1. Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn...................................................5
2.1.2. Nông thôn mới ..................................................................................................6
2.1.3. Một số điều kiện và tiêu chí xây dựng nông thôn mới......................................7
2.1.4. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tuyên truyền, vận động nhân
dân xây dựng NTM .....................................................................................................8
2.1.5. Vai trò của thôn và cộng đồng trong xây dựng NTM.....................................11
2.1.6. Một số kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM............14
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................17
2.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế
giới.............................................................................................................................17
2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở trong nước và một số địa
phương.......................................................................................................................19
vi
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............22
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
3.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................23
3.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................23
3.4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................23
3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
3.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.........................................................23
3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................23
3.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................................25
3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình xây
dựng nông thôn mới ..................................................................................................25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................26
4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu ...........................................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................26
4.1.2. Tình hình sử dụng đất .....................................................................................27
4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................................30
4.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế, văn hoá ...............................................................32
4.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng...................................................................................33
4.2. Đánh giá tổng thể chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên
cứu.............................................................................................................................35
4.2.1. Hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương................35
4.2.2. Các công việc đã và đang thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn
mới có liên quan đễn người dân................................................................................40
4.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã PhươngViên
năm 2019...................................................................................................................41
4.2.4. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực..........................................42
4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn
mới của địa bàn nghiên cứu ......................................................................................43
4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động .....................43
vii
4.4. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây
dựng NTM.................................................................................................................46
4.5. Phân tích SWOT những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận
động người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới...................48
4.6. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động
trong xây dựng nông thôn mới của xã.......................................................................49
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................51
5.1. Kết luận ..............................................................................................................51
5.2. Kiến nghị............................................................................................................53
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền...........................................................................53
5.2.2. Đối với người dân địa phương ........................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................55
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định “Hiện
nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị
trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước”. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành từ trung ương đến
địa phương đã không ngừng triển khai các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy
và phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng tới chủ động giải quyết thiết thực
các vấn đề đời sống và đáp ứng nhu cầu cho nông dân, đảm bảo phát triển bền
vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với
yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế. Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử
quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống
quần tụ theo từng dòng họ theo phạm vi làng, xã. Cùng với nền văn minh lúa
nước, làng, xã đã trở thành nét văn hóa riêng biệt của người Việt Nam từ muôn
đời nay. Trong tiến trình phát triển, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực
thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông
sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống đô
thị, vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.
Trong suốt 10 năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã huy động tối đa nguồn lực, dồn
sức cho chương trình xây dựng nông thôn mới.Công tác tuyên truyền, vận động
được chú trọng nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân, xác định vai trò chủ thể
của người dân trong xây dựng nông thôn mới và huy động sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị. Điều này thể hiện rõ nét qua phong trào xây dựng nông thôn
mới lan tỏa khắp các địa phương trong tỉnh, bà con nhân dân tích cực ủng hộ
xây dựng nông thôn mới, tự giác thực hiện các phần việc do nhân dân làm, tự
nguyện tham gia đóng góp tiền, vật tư, vật liệu, ngày công lao động, hiến đất
2
để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn. Xây dựng nông thôn mới đã trở
thành phong trào thi đua trọng tâm của địa phương. Đời sống vật chất và tinh
thần của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, cơ
sở hạ tầng nông thôn, các thiết chế văn hóa từng bước xây dựng, hoàn thiện,
giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn.
Kết quả xây dựng nông thôn mới mặc dù có những chuyển biến tích cực
nhưng nhiều địa phương, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn, xã thuộc huyện
nghèo việc triển khai nông thôn mới còn hạn chế, có sự chênh lệch khá lớn.
Nhu cầu xây dựng nông thôn mới của các xã trong tỉnh là rất lớn, đặc biệt là
xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tuy nhiên khả năng huy động nguồn lực còn
hạn chế, ngân sách của tỉnh hạn hẹp chủ yếu trông chờ từ trung ương nên cũng
ảnh hưởng phần nào đến việc hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới
trên địa bàn.
Vì các lý do trên nên em đề xuất thực hiện đề tài: “Hiện trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá công tác tuyên truyền vận động người dân trong quá trình tham
gia thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên - huyện Chợ
Đồn - tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao công tác tuyên
truyền vận động người dân trong việc xây dựng nông thôn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu về tình hình xây dựng NTM của địa phương trong thời gian qua.
-Tìm hiểu được công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây
3
dựng Nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền
vận động.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác tuyên truyền và vận
động trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phương Viên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh
phát triển, xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tư liệu khoa học hữu ích cho
việc nghiên cứ, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại trường, khoa và các
viện nghiên cứu về phát triển nông thôn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa
phương, là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực trạng xây dựng NTM và
sự tham gia của cộng động ở xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Giúp người dân nhận thức đủ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng
NTM, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng người
dân vào việc xây dựng NTM nói riêng và phát triển nông thôn nói chung.
- Kết của của đề tài là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các
nhà đầu tư ra quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng thành công mô hình
nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Đồng thời kết quả đề tài cũng là cơ sở để cho các nhà hoạch định chính sách
4
xem xét điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc tăng cường, nâng cao
công tác tuyên truyền và sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng NTM
mới tại các địa phương trên cả nước.
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học lý luận
2.1.1. Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, đó có nhiều nông dân.Tập
hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức.
Khác với đô thị, nông thôn có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm
nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn
kém phát triển, mức độ phúc lợi xã hội kém hơn; có trình độ dân trí, trình độ
tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn so với đô thị.
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Mai Thanh Cúc và cs (2005) [6]:“Phát triển nông
thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội
của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những
người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được
hưởng lợi ích từ sự phát triển”.
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều cách khác nhau. Đây là một
quá trình thu hút mội người dân tham gia vào các cư dân nông thôn, đồng thời,
phát triển nông thôn là quá trình phát triển thực hiện hiện đại hoá nền văn hoá
nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống qua việc ứng
dụng khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp tất cả các hoạt
động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhay giữa các yếu tố vật chất, kinh tế,
công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chế và môi trường.Nó không thể tiến hành một
cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương
6
trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích
cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
2.1.2. Nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [7] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Trong quyết định số 800/QĐ-TTg [13] đưa ra mục tiêu chung về xây
dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh
trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao, theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn chứ không phải
thị trấn, thị tứ, có thể khát quát gắn gọn theo năm nội dung cơ bản sau: 1. Làng
xã văn minh, 2. Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hoá; 3. Đời
sống vật chẩ và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; 4. Bản sắc
văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; 5. Xã hội nông thôn an ninh tốt,
quản lý dân chủ.
Mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả
về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính chất tổng hợp, bao quát nhiều
lĩnh vực, vừa đi sây giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các
7
mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân
đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Sự hình dung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện
đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hoá của người Việt Nam. Nhìn
chung, mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hợp tác hoá, dân
chủ hoá và văn minh hoá.
Mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao
nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội), tiến độ hơn so với
mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên
cả nước.
Có thể quan niệm NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành
một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho
nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt.
2.1.3. Một số điều kiện và tiêu chí xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1. Điều kiện cần có để xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN&PTNT
- Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị
trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông
thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
- Về chính trị, phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp lý, tôn
trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
- Về văn hoá - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá ở khu vực dân cư, giúp
nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
- Về con người, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội
lực của người dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản
8
xuất. Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập kế hoạch,
giám sát điều chỉnh và đánh giá công trình phát triển thôn, xóm.
- Về môi trường, xây dựng, củng cố bảo vệ môi trường, tài nguyên, du
lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường
không khí và chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn
phát triển bền vững.
2.1.3.2. Một số tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới
Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg (16/4/2009)
[9] ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí như: quy hoạch
và thực hiện quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất
văn hoá, chợ nông thôn, bưu diện, nhà dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao
động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường, hệ thống
tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội; và được chia thành
5 nhóm cụ thể:
+ Về quy hoạch
+ Về hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Về văn hoá - xã hội - môi trường
+ Về hệ thống chính trị
2.1.4. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tuyên truyền, vận động
nhân dân xây dựng NTM
2.1.4.1.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
Vai trò tuyên truyền
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tích cực tuyên truyền, phổ
biến đến các thành viên, nhân dân chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn
mới của Đảng và Nhà nước; qua đó, làm cho các thành viên, tầng lớp nhân dân
hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình; nâng cao ý thức trách nhiệm
cho mỗi thành viên tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với
điều kiện của mình.
9
Vai trò vận động
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp vận động thành viên, nhân dân tích
cực tham gia thực hiện các nội dung cụ thể thông qua các phong trào do Trung
ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Trong thời gian qua, Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động nhiều cuộc vận động xây dựng nông
thôn mới như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
“Ngày vì người nghèo”…
2.1.4.2. Hội Nông dân Việt Nam
Vai trò tuyên truyền
Hội Nông dân tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên và
nông dân chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà
nước. Các cấp hội tuyên truyền để hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa,
nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giáo dục
nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, nông dân tự giác tham gia phong
trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình.
Vai trò vận động
Hội Nông dân các cấp vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia
thực hiện những công việc chính như:
Về kinh tế - xã hội: Vận động nhân dân đóng góp công sức tham gia xây
dựng, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tham gia xây dựng đường
giao thông liên thôn, nội thôn; công trình thủy lợi nội đồng, các công trình cấp
nước sạch, thu gom, xử lý rác thải... Thực hiện chức năng giám sát các công
trình nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương;
làm nòng cốt trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các câu
lạc bộ nông dân sản xuất giỏi…
10
2.1.4.3. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Vai trò tuyên truyền
Các cấp bộ Đoàn tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong đoàn
viên, thanh niên chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và
Nhà nước; qua đó làm cho đoàn viên, thanh niên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội
dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; giáo dục nâng
cao ý thức trách nhiệm cho mỗi đoàn viên, thanh niên tự giác tham gia phong
trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình.
Vai trò vận động
Vận động đoàn viên, thanh niên tích cực thực hiện những phần việc trong
Bộ tiêu chí phù hợp với khả năng của mình. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-
TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã triển
khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; xây dựng đề án
“Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2013-2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số
324/QĐ-TTg (18/2/2013). [11]
2.1.4.4. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Vai trò vận động
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích
cực tham gia xây dựng nông thôn mới thông qua các chương trình của mình và
các phong trào do Mặt trận Tổ quốc phát động. Hiện nay, Trung ương Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam đang phát động phong trào xây dựng “Gia đình 5 không
3 sạch” trên phạm vi toàn quốc. Đây là cuộc vận động có nhiều nội dung thiết
thực góp phần xây dựng nông thôn mới.
11
Vai trò tuyên truyền
Hội Phụ nữ các cấp tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong cán
bộ, hội viên, phụ nữ chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng
và Nhà nước. Các cấp hội tuyên truyền để hội viên, phụ nữ hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giáo
dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, phụ nữ tự giác tham gia
phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình.
2.1.4.5. Hội cựu chiến binh Việt Nam
Vai trò tuyên truyền
Các cấp hội tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên, cựu
chiến binh chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới; qua đó làm cho hội
viên, cựu chiến binh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình; giáo
dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, cựu chiến binh ý thức trách
nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu tự giác tham gia phong trào một cách tích
cực phù hợp với điều kiện của mình.
2.1.5. Vai trò của thôn và cộng đồng trong xây dựng NTM
2.1.5.1. Vai trò, trách nhiệm của BPT thôn
Để tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng trong xây dựng
NTM, BPT thôn cần phát huy các vai trò và trách nhiệm của mình.
BPT thôn có 03 vai trò cơ bản là:
Một là:
Lãnh đạo cộng đồng tổ
chức thực hiện có hiệu
quả và thành công các
hoạt động phát triển
cộng đồng.
Hai là:
Khơi dậy, phát huy tiềm
năng, sức mạnh cộng
đồng, thay đổi tư duy,
nhận thức của người dân.
Ba là:
Dẫn dắt cộng đồng vượt
qua những khó khăn,
thử thách, duy trì sự ổn
định, tăng cường sự
phát triển bền vững.
12
Gắn với 03 vai trò trên, BPT thôn có 08 trách nhiệm chính sau đây, trong
đó có 04 trách nhiệm chung (là những trách nhiệm cần thực hiện trong mọi hoạt
động phát triển cộng đồng) và 04 trách nhiệm cụ thể (là những hành động cụ
thể để hiện thực hóa các hoạt động phát triển cộng đồng)
- Nhiệm vụ và quyền hạn của BPT thôn
Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT về thực hiện Chương trình
MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 [16], BPT thôn phải gồm những
người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai của hoạt động phát
triển cộng đồng, do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có
Quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể
chính trị xã hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan
đến xây dựng NTM).
BPT thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
- Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về
chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của
người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc
họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức
hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn.
- Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản
quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng NTM chung của xã theo yêu cầu của BQL
xã.
- Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do BQL xã giao nằm trên địa
bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường
mầm non, nhà văn hóa thôn).
- Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm,
các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh
quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo
13
hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh
nơi công cộng, xử lý rác thải.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu,
xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi
đua do xã phát động.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển
kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo.
- Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn
thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công
trình sau khi nghiệm thu bàn giao.
- Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện
hương ước, nội quy phát triển thôn.
Như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình, BPT thôn
phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động để nâng cao nhận thức cho
người dân, phát huy dân chủ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt
động xây dựng NTM. Các nội dung cụ thể của tuyên truyền, vận động và những
kỹ năng thực hiện sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần tiếp theo.
2.1.5.2. Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại,
được thể hiện là:
- Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy
hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Chủ động và sang tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở
nông thôn.
- Trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH - HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
14
- Tích cực, sáng tạo trong xây dựng và giữ gìn đời sống văn hoá - xã hội,
môi trường ở nông thôn.
- Là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã
hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn
đề cần tập trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp
bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai cấp tiếp theo. [12]
2.1.6. Một số kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM
a. Khái niệm về tuyên truyền, vận động
Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái
độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà
người nêu thông tin mong muốn.
Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy
nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng.
Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải
làm cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi
cho thế lực tuyên truyền.Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất khả năng lựa chọn và
phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần
bằng chứng cụ thể.
b. Nguyên tắc của tuyên truyền, vận động
- Nội dung tuyên truyền, vận động phải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết
thực.
- Công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện thường xuyên, kịp thời,
có trọng tâm, trọng điểm.
- Người làm công tác tuyên truyền, vận động phải có sự phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan quản lý, chỉ đạo, không làm trái các quy định về thực hiện
dân chủ ở cơ sở.
15
- Người làm công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM cần
nắm rõ đặc điểm nông thôn, đặc điểm con người, đặc điểm kinh tế - xã hội của
địa bàn và đối tượng để xác định, lựa chọn biện pháp tuyên truyền cho phù hợp.
c. Vai trò quan trọng của tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM
Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng NTM từ Trung
ương đến địa phương.
Trong những năm vừa qua, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được
nhờ công tác tuyên truyền, vận động thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:
- Công tác tuyên truyền nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn;
- Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc phổ biến chủ trương, đường
lối, chính sách, mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhân
dân cũng như yêu cầu, mục đích của tuyên truyền;
- Thông tin tuyên truyền xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin
đại chúng chưa nhiều, chưa được liên tục;
- Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp trở ngại, nhất là
vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM theo phương châm “Dân làm Nhà
nước hỗ trợ”;
- Phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, việc vận động thay đổi
các tập quán, lối sống, sản xuất lạc hậu của một số vùng cũng còn rất chậm.
Do đó, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM cần thiết phải
tăng cường hơn nữa, đặc biệt đối với người dân để thực hiện nguyên tắc chung
của Chương trình MTQG xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra và dân hưởng thụ”, nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân và
cộng đồng nông thôn trong toàn bộ quá trình xây dựng NTM, đồng thời để thực
16
hiện triệt để quan điểm của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khóa X trong đó nêu rõ “nông dân là chủ thể của
quá trình phát triển, xây dựng NTM” và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11
ngày 20/4/2007 [8] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn, từ đó phát huy quyền làm chủ, động viên sức sáng tạo,
sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong tham gia thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
d. Trách nhiệm của người dân – đối tượng được tuyên truyền, vận động
Lực lượng nòng cốt đi tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng
NTM là BPT thôn.Đây vừa là vai trò, vừa là trách nhiệm của BPT thôn (như đã
nêu trong Phần 1). Nhưng khi thực hiện công việc này, ngoài các nội dung cần
tuyên truyền, vận động, BPT thôn cũng phải nắm được quyền hạn và trách
nhiệm của đối tượng mà mình đi tuyên truyền, vận động – đó là người dân.
Nói cách khác, xây dựng NTM là “của dân, do dân và phục vụ lợi ích
của nhân dân” thì bản thân người dân cũng phải có trách nhiệm phối hợp với
BPT thôn để cùng thực hiện các nội dung tuyên truyền, vận động. Cụ thể, trách
nhiệm của người dân là:
- Tích cực tham gia phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công
nghệ, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Có ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
- Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới; động viên con em
trong độ tuổi đi học đến trường và học hành chăm chỉ, không có tình trạng bỏ
học giữa chừng.
- Chỉnh trang nơi ở của gia đình như: nhà ở sạch sẽ, có nước sạch để
dùng, có nhà vệ sinh, bố trí chăn nuôi xa khu dân cư; đảm bảo vệ sinh môi
trường; cải tạo vườn tạp, ao hồ, làm tường rào quanh nhà để tạo cảnh quan đẹp;
có trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, giữ đường thôn, ngõ
17
xóm trước nhà sạch, đẹp; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước khi tham gia
giao thông, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đề án, kế hoạch, nội dung xây
dựng NTM của địa phương mình.
- Cùng cộng đồng dân cư chủ động đề xuất với Chính quyền địa phương
những công việc cần làm trước, những việc cần làm sau để đáp ứng nhu cầu
bức xúc của nhân dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa
phương.
- Tham gia đóng góp xây dựng NTM và vận động cộng đồng cùng tham
gia với Nhà nước để xây dựng NTM.
- Tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã,
thôn, tổ chức nhóm hộ trực tiếp nhận xây dựng các công trình vừa và nhỏ.
f. Các hình thức tuyên truyền, vận động
Có rất nhiều biện pháp tuyên truyền và vận động như: treo băng rôn,
khẩu hiệu, tranh ảnh; phát tờ rơi; sử dụng loa phát thanh; sử dụng phương tiện
thông tin như tivi, đài, báo; thăm mô hình trình diễn; tổ chức các cuộc họp, văn
nghệ, thể thao, hội thi, lễ ra quân…
Mỗi hình thức, phương tiện tuyên truyền, vận động có những ưu, nhược
điểm khác nhau.Trong đó, hình thức tuyên truyền miệng thông qua trao đổi trực
tiếp hai chiều là hình thức phát huy hiệu quả tốt nhất khi thực hiện tuyên truyền,
vận động đối với người dân.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của một số nước trên
thế giới
18
Tương tự như ở Việt Nam, chương trình xây dựng nông thôn mới được
coi là nhiệm vụ quan trọng, được rất nhiều quốc gia trên thế giới đi trước, thực
hiện trong nhiều năm qua. Với tầm nhìn, sự tập trung đầu tư của Chính phủ và
toàn xã hội, các phong trào này đã mang lại sự thay đổi đáng kể cho bộ mặt
nông thôn ở các nước, với các đặc thù riêng dựa trên thế mạnh tự nhiên, xã hội,
con người của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Thực tế đã chứng minh, nhiều mô hình nông thôn mới thành công trên
thế giới có thể được áp dụng và là bài học kinh nghiệm hết sức quý giá đối với
chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta, có thể kể đến như: kinh
nghiệm phát huy nội lực từ trong dân và phong trào làng mới tại Hàn Quốc nó
được thể hiện rõ qua cách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông
thôn; kinh nghiệm mô hình nông hội, trẻ hóa nông thôn và phát triển du lịch
nông thôn tại Đài Loan là tập trung phát huy nguồn lực cộng đồng và các mô
hình kinh tế hợp tác; mô hình xây dựng đô thị làng quê đối với vùng ven đô và
gần đây còn có chủ trương phát triển doanh nghiệp đầu rồng tại Trung Quốc lại
chú trọng hơn đến các vấn đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
nông thôn, liên kết các vùng, miền, kinh tế hợp tác; hay như mô hình mỗi làng
một sản phẩm (OVOP) mà các nước Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia… hiện nay
đang áp dụng thì đang tập trung vào phát triển làng nghề, mở rộng phạm vi và
liên kết vùng thực hiện tái cơ cấu; mô hình ABCD là phát huy nội lực cộng
đồng gắn với tăng cường vai trò của cấp huyện.
Bên cạnh đó, chia sẻ về những hạn chế trong quá trình xây dựng nông
thôn mới ở các nước cũng sẽ là bài học hữu dụng giúp Việt Nam vượt qua để
có thể sớm tăng tốc và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới theo
kế hoạch đã đặt ra, một chương trình mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội ở
nước ta.
19
Một số kinh nghiệm nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột
phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng
động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai
trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công
nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.[5]
2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở trong nước và một
số địa phương
2.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong nước
Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM
có thể thấy rằng, vai trò phối hợp của chính quyền địa phương và người dân là
hết sức quan trọng.Kinh nghiệm rút ra xuất phát từ sự học hỏi và điều kiện thực
tế triển khai phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM. Nhằm góp
phần phát triển kinh tế nông thôn, ngoài gắn với xây dựng NTM, thời gian tới
cần chú trọng một số giải pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo
được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về
quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước
về xây dựng NTM, để mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự
giác, chủ động tham gia.
Thứ hai, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập
huấn về kiến thức xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ
cán bộ ở cơ sở xã, thôn, bản, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức
thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân,
có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước,
cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn
20
lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực
hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị... phù hợp với điều kiện và đặc điểm
cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc.
Thứ tư, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.
Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, sự hỗ trợ một phần vốn từ ngân
sách trung ương là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở để
thu hút nguồn lực triển khai, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn;
huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư,
liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, hợp
tác xã vay để phát triển sản xuất... [2]
2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới (NTM) là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng
lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn. Nhận thức được điều
này, thời gian qua với sự định hướng của các cấp chính quyền, nhiều địa phương
trong cả nước đã đẩy mạnh và gắn chặt việc phát triển kinh tế nông thôn với
xây dựng NTM, qua đó đã thu nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn, bài viết điểm xuyết một số địa phương đã phát triển kinh tế nông thôn
gắn với xây dựng NTM thành công như sau:
Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:
Kinh tế nông nghiệp tại Đông Triều không phải là thế mạnh của Thị xã,
song có vai trò hết sức quan trọng đến sự ổn định và phát triển (trên 70% dân
số của huyện sống ở khu vực nông thôn). Vì vậy, Đông Triều hết sức chú trọng
đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và xác định xây dựng NTM là bước tiến
quan trọng để mở ra định hướng phát triển toàn diện đối với nông nghiệp, nông
dân, nông thôn; từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại
21
địa phương. Ngay từ năm 2011, Đông Triều đã đăng ký về đích xây dựng NTM
vào năm 2014.
Với phương châm chỉ đạo bám sát thực tiễn, kế hoạch, quy hoạch, thị xã
Đông Triều đã ưu tiên các xã làm tốt, các xã đăng ký về đích sớm, vận động
các doanh nghiệp ủng hộ kinh phí, tạm ứng vật tư thanh toán trả chậm để hỗ
trợ vật tư cùng với sự đóng góp của nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông, kênh mương… Trong xây dựng NTM, Đông Triều còn hình thành các
vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp
bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất,
chất lượng cao được đưa vào sản xuất, cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật được áp
dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Lao động nông thôn cũng được quan
tâm đào tạo nghề, tạo nhiều việc làm mới trong sản xuất công nghiệp than, nhiệt
điện và sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung để chuyển dịch cơ cấu lao động.
Tính chung 4 năm gần đây, Thị xã đã tổ chức đào tạo nghề cho 10.654 người,
đạt tỷ lệ 65%.
Hệ thống hạ tầng nông thôn Thị xã Đông Triều theo đó cũng có sự thay
đổi nhanh chóng. Trong 4 năm gần đây, Thị xã đã cứng hóa được 250,46 km
đường giao thông xã, thôn và trục chính nội đồng; 30 hồ đập với dung tích 43
triệu m3 đều được duy tu nâng cấp cùng hệ thống kênh mương thủy lợi được
cứng hóa 260,5km/400,25km, đảm bảo nước tưới cho sản suất và sinh hoạt;
xây dựng mới và cải tạo 200 trạm biến áp, 722,6 km đường điện, 100% hộ dân
được sử dụng điện an toàn từ lưới điện quốc gia; xây dựng mới và nâng cấp 29
trường học đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 73/87 trường; xây dựng
và đưa vào sử dụng 50 phòng học thông minh; xây mới các công trình văn hóa
gần 1.000 tỷ đồng, xây mới 76 nhà và sửa chữa, nâng cấp 48 nhà văn hóa thôn.
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh trên địa bàn Thị xã hiện
nay đã đạt trên 90%…
22
Tỉnh Nam Định:
Nam Định là tỉnh ven biển ở trung tâm phía Nam Đồng bằng sông Hồng,
có diện tích tự nhiện là 1.652,3 km2
, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
115.000ha, với đất lúa là 75.000ha. Nam Định có 10 huyện, thành phố với 229
xã, phường, thị trấn, trong đó có 209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp. Tổng
số dân là 1.828 nghìn người, trong đó có gần 80% dân số sống ở nông thôn.
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 31% cơ cấu kinh tế của Tỉnh,
do đó, phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM luôn là nhiệm vụ trọng
tâm mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định quán triển đẩy mạnh triển khai.
Khảo sát cho thấy, mô hình NTM được Nam Định triển khai đến nay đã đạt
được một số kết quả bước đầu. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển đã
góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân;
góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội
của Tỉnh. Cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản đã chuyển dịch
tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị tăng bình quân trên 3% năm. Sản
lượng lương thực hằng năm đạt gần 1 triệu tấn, trong đó có từ 350-400 ngàn
tấn thóc hàng hóa. Sản xuất muối, nuôi trồng và khai thác thủy sản, ngành nghề
nông thôn tiếp tục được duy trì, phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn được tăng cường. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp - nông thôn được
củng cố. Đến nay, 209/209 xã, thị trấn trên địa bàn Nam Định đã hoàn thành
quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng NTM; 96/96 xã lập và
được UBND huyện, thành phố phê duyệt Đề án xây dựng NTM. [5]
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
23
Các công việc liên quan đến công tác tuyên truyên, vận động người
dân trong xây dựng nông thôn mới của xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thực hiện từ ngày 10/01/2020 - 10/05/2020.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Xã Phương Viên - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong
xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng
tronng quá trình thực hiện đề tài, chọn điểm mang tính chất đại diện và nó quyết
định tới sự thành công của đề tài.
Chọn xã điều tra: em chọn xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn làm địa bàn
nghiên cứu bởi đây là địa phương của huyện Chợ Đồn có phong trào xây dựng
nông thôn mới đang được triền khai khá mạnh mẽ đồng thời trong những năm
gần đây hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn nghiên có tác động tích cực
đến phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân.
3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
24
 Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu này được thu nhập từ các báo thống kế, báo cáo hàng năm của
UBND xã Phương Viên và tổng hợp từ các sách báo, trang web điện tử, các đề
tài và các công trình nghiên cứu có liên quan.
 Thu thập thông tin sơ cấp
 Điều tra bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt
động của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Phương Viên.
 Phỏng vấn bán cấu trúc
Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập
đến. Tuy nhiên thứ tự và các cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và
đặc điểm của đối tượng phóng vấn
 Phương pháp phân tích SWOT
Là công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng
cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những
ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) mà nó gây tác động phát triển.
Ma trận SWOT được thực hiện như sau:
Điểm mạnh Điểm yếu
Cơ hội Thách thức
25
Phương pháp chọn mẫu điều tra
Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện
N=40 hộ trên địa bàn xã, chọn 40 hộ là có đủ cơ sở khoa học để thể hiện khái
quát và chính xác cho toàn xã, mẫu tối thiều là 40.
Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp
quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải
những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài.
3.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.5.3.1. Số liệu thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp
xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với
các thông tin số liệu tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đích
nghiên cứu của đề tài.
3.5.3.2. Số liệu thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra khi hoàn thành sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm
Excel theo mục nghiên cứu của đề tài.
3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình
xây dựng nông thôn mới
- Mức độ tham gia của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương trong
công tác tuyên truyền.
- Vai trò của người dân trong các mô hình sản xuất, các đợt tập huấn
khoa học kỹ thuật.
- Số ngày công người dân tham gia lao động trực tiếp.
- Tổng hợp các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động.
Tỷ lệ đóng góp kinh phí =
𝐾𝑖𝑛ℎ𝑝ℎíđó𝑛𝑔𝑔ó𝑝
𝑇ổ𝑛𝑔𝑘𝑖𝑛ℎ𝑝ℎí
- Vai trò của người dân trong công tác giám sát
26
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phương Viên có địa hình đồi núi cao, thuộc vùng đầu nguồn sông
Cầu, có nhiều suối nhỏ chia cắt, nên việc đi lại giao thông thuận tiên, rất có lợi
cho việc phát triển giao thương kinh tế - xã hội, như sản xuất nông nghiệp sản
phẩm hàng hóa, kết hợp chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.
Vị trí địa lý xã Phương Viên:
+ Phía Bắc giáp xã Bằng Phúc, Quảng Bạch
+ Phía đông giáp xã Rã Bản,
+ Phía tây giáp xã. Thị trấn Bằng Lũng, Ngọc Phái
+ Phía nam giáp xã Đại Sảo
4.1.1.2. Địa hình
Là xã miền núi cho nên địa hình không đồng nhất, độ dốc địa hình tương
đối lớn, gây ảnh hưởng nhiều đến xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc
biệt thủy lợi.
Nhiều dãy đồi núi tạo cho xã Phương Viên có hệ thống sông, suối khá dày;
đa số là các nhánh thượng nguồn. Giao thông đường sông ít phát triển do sông
suối dốc, lắm thác ghềnh, một số suối cạn nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước
dồn nhanh có thể xẩy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân
4.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia thành 4 mùa rõ rệt là
Xuân, hạ, thu, đông; tài nguyên nước có trữ lượng trung bình.Nhiệt độ trung
bình của cả năm là 210
C, trong đó tháng trung bình cao nhất là 26,50
C, trung
27
bình tháng thấp nhất là 120
C.Là địa phương có số giờ nắng cả năm hơn 1.300
giờ, thấp hơn các nơi khác trong huyện, tỉnh khác.
Với lượng mưa trung bình một năm từ 1500-2400mm, là nơi có lượng mưa
thấp so với một số địa phương trong tỉnh.Mưa lớn tập trung vào các tháng 5, 8;
mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể tập trung vào tháng 11, tháng 12.
Là khu vực nằm sâu trong nội địa, độ ẩm xã Phương Viên thường thấp
hơn so với một số nơi trong tỉnh. Độ ẩm tương đối 84% rất thích hợp phát triển
cây lương thực, nông nghiệp, cây ăn quả.
4.1.2. Tình hình sử dụng đất
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Phương Viên năm 2019
STT
LOẠI ĐẤT
Mã
Tổng diện
tích các
loại đất
trong đơn
vị hành
chính
Cơ cấu diện
tích loại đất
so với tổng
diện tích
trong toàn xã
Tổng diện tích đất của toàn xã 3,722.76 100,00
I Đất nông nghiệp NNP 3,598.79 96,67
1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 408.49 10,97
1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 358.50 9,63
1.1.1 Đất trồng lúa LUA 272.53 7,32
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 85.96 2,31
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 49.99 1,34
2 Đất lâm nghiệp LNP 3,161.98 84,94
2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2,011.11 54,02
2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1,150.87 30,91
3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 24.23 0,65
4 Đất nông nghiệp khác NKH 4.10 0,11
II Đất phi nông nghiệp PNN 119.51 3,21
1 Đất ở OCT 22.38 0,60
28
STT
LOẠI ĐẤT
Mã
Tổng diện
tích các
loại đất
trong đơn
vị hành
chính
Cơ cấu diện
tích loại đất
so với tổng
diện tích
trong toàn xã
1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 22.38 0,60
2 Đất chuyên dùng CDG 43.34 1,16
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.31 0,01
2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1.59 0,04
2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.21 0,01
2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 41.24 1,11
3
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, NHT NTD
0.39 0,01
4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 53.40 1,43
III Đất chưa sử dụng CSD 4.46 0,12
1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4.46 0,12
(Nguồn: UBND xã Phương Viên)
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, Tổng diện tích tự nhiên xã
Phương Viên là 3722.76 ha, phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân
chia từ khái quát đến chi tiết như sau:
Nhóm đất nông nghiệp 3598.79 ha, chiếm 96,67% tổng diện tích tự nhiên
toàn xã, bao gồm:
a. Đất sản xuất nông nghiệp 408.49 ha, chiếm 10,97% tổng diện tích đất
trong toàn xã.
Trong đó:Đất trồng cây hàng năm: 358.50 ha, chiếm10,97% tổng diện
tích đất trong toàn xã. (bao gồm: Đất lúa là 272.53 ha, chiếm 7,32%, đất trồng
cây hàng năm khác là 85.96 ha, chiếm 2,31%).
b. Đất lâm nghiệp: 3161.98 ha, chiếm 84,94% tổng diện tích đất trong
toàn xã.
29
c. Đất nuôi trồng thủy sản toàn xã: 24,23 ha, chiếm 0,65% tổng diện tích
đất trong toàn xã.
d. Đất nông nghiệp khác: 4.10 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất trong
toàn xã.
Nhóm đất phi nông nghiệp119.51 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích tự
nhiên toàn xã, bao gồm:
a. Đất ở toàn xã có 22.34 ha, chiếm 0,60% tổng diện tích đất trong toàn
xã. Trong đó:
- Đất ở tại nông thôn: 22.38 ha, chiếm 0,60%.
- Đất ở tại đô thị: Không có
b. Đất chuyên dùng toàn xã có 43.23 ha, chiếm 1,16% tổng diện tích đất
trong toàn xã.
Trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0.31ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất
trong toàn xã.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 1.59 ha, chiếm 0,04% tổng diện
tích đất trong toàn xã.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 0.21 ha, chiếm 0,01% tổng
diện tích đất trong toàn xã.
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 41.24 ha, chiếm 1,11% tổng diện
tích đất trong toàn xã.
c. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng toàn xã:
0.39ha, chiếm 0.01% tổng diện tích đất trong toàn xã.
d. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối toàn xã: 53.40 ha, chiếm 1,43% tổng
diện tích đất trong toàn xã.
30
Nhóm đất chưa sử dụng 4.46 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên
toàn xã, bao gồm:
- Đất bằng chưa sử dụng có 4.46 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích đất trong
toàn xã.
4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên năm 2019
STT Hạng mục Giá trị Cơ cấu
1 Nông nghiệp 19.698,0 70%
2 TTCN và Xây Dựng 2.814,0 10%
3 Thương mại, DV, thu khác 5.628,0 20%
Tổng giá trị sản xuất 28.140,0 100,0
(Nguồn: UBND xã Phương Viên, 2019)
Theo báo cáo năm 2019 của UBND xã Phương Viên, tổng giá trị sản
xuất (GO) theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 28.140,0 triệu đồng, trong đó
lĩnh vực Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị đạt 19.638,0 triệu đồng
(chiếm 70%), lĩnh vực Dịch vụ đạt 5.628,0triệu đồng (chiếm 20%) và lĩnh vực
Công nghiệp đạt 2.814,0 triệu đồng (chiếm 10%)
Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của xã
Phương Viên diễn ra còn chậm, tỷ trọng ngành Nông nghiệp vẫn còn cao, thu
nhập bình quân trên đầu người trong xã chưa cao, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn.
31
4.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Phương Viên
Chỉtiêu ĐVT
Năm 2018 Năm 2019
Tốc độ
phát
triển
(%)
SL CC(%) SL CC(%) 19/18
1.Tổng số nhân khẩu Khẩu 3.692 - 3.751 - 101,60
2.Tổng số hộ Hộ 876 - 886 - 101,14
3.Tổng số lao động Người 2.502 100 2.524 100 100,87
- Lao động nam Người 1.246 49,8 1.236 48,97 99,19
- Lao động nữ Người 1.256 50,2 1.288 51,03 102,54
- Lao động nông nghiệp Người 2.473 98,84 2.486 98,49 100,52
- Lao động phi nông
nghiệp
Người 29 1,16 38 1,51 131,03
4.Một số chỉ tiêu bình
quân
+ Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,26 - 4,19 - 98,35
+ Lao động/hộ Người/hộ 2,78 - 2,73 - 98,2
+ Nhân khẩu/lao động Khẩu/LĐ 1,53 - 1,53 - 100
(Nguồn: UBND xã Phương Viên, 2019)
Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của
các quá trình sản xuất, là nguồn động lực tác động trực tiếp đến quá trình xây
dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp.
Lực lượng lao động trong xã dồi dào, trình độ văn hóa, tay nghề trong
những năm qua ngày càng được nâng lên. Số lao động được đào tạo nghề
chiếm tỷ lệ còn thấp (khoảng 35%). Lực lượng lao động được đào tạo chủ
yếu ở khối cơ quan quản lý Nhà nước như: UBND xã, Đảng uỷ và các tổ
32
chức chính trị xã hội, Lao động nông nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ
thuật trộng trọt, chăn nuôi do đó lao động chưa có việc làm chiếm khoảng 3%
trên tổng số người có khả năng lao động.
4.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế, văn hoá
* Đặc điểm về giáo dục:
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông,
bổ túc, trung cấp): 100%.
- Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã đã được cấp văn bằng, chứng chỉ
(người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú): khoảng 300 người.
- Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã (người đủ 15 tuổi trở lên có
hộ khẩu thường trú): khoảng 2500người.
- Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo: 90%.
* Đặc điểm về y tế:
Trạm y tế xã đã được chuyển đến địa điểm mới, trạm được xây dựng kiên
cố, đảm bảo đủ các phòng làm việc, phòng khám, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho nhân dân.Năm 2015 trạm y tế được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y
tế xã.
Trạm y tế xã đã thực hiện tốt công tác khám chứa bệnh và chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân xã, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc
gia, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra định kỳ cơ sở
thực phẩm.
Công tác khám chữa bệnh chung năm 2019: 2130 lượt.
Khám tại trạm y tế: 1815 lượt.
Số bệnh nhân khám bảo hiểm y tế: 678 lượt.
Số bệnh nhân kê đơn: 137 lượt.
Số bệnh nhân chuyển tuyến: 213 lượt.
 Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn
33
- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở.
- Kết quả nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền
thống tốt đẹp của từng, vùng miền, dân tộc.
- Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá năm 2016: 87%.
- Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hoá (Thôn văn hóa, làng
văn hóa, bản văn hóa): 88,2%.
 Đặc điểm Quốc phòng - an ninh
- Về xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn
thành các chỉ tiêu quốcphòng.
- Thực hiện xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững
chủ quyền quốc gia.
- Hiện trạng an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên trên
địa bàn xã; không có khiếu kiện, không xảy ra trọng án.
- Kết quả thực hiện đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ
nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn vẫn còn
xảy ra vi phạm luật giao thông đường bộ, trộm cắp vặt và phát sinh tệ nạn xã
hội trao đổi và sử dụng các chất ma tuý.
4.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Cũng như các xã khác trên địa bàn Huyện, xã Phương Viên trong những
năm qua được tỉnh quan và Huyện tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng giao thông từng
bước đã được tăng cường, với tuyến đường Quốc lộ 3B và tuyến Tỉnh lộ 257B
chạy qua địa bàn xã đã tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế giữa huyện với các
huyện bạn và các tỉnh khác có nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên mạng lưới giao thông trên địa bàn xã nhìn chung vẫn còn nhiều
bất cập, giao thông nông thôn chưa được đổ bê tông hết. Đến nay, toàn xã đã
các trục đường liên thôn, liên xã đổ bê tông khoảng 90%; 9/9 thôn đã có đường
ô tô vào đến trung tâm thôn bản.
34
Là xã miền núi vùng cao, nhưng nhờ tạo hoá ra nơi đây địa hình tương
đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng
yêu cầu. Hệ thống giao thông nội đồng cũng chưa đầu tư thích đáng khiến cho
việc cấy, gặt, vận chuyển lúc trời mưa gió gặp nhiều khó khăn, tăng công và
chi phí vận chuyển.
Bảng 4.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã
STT Nội dung
Đơn vị
tính
Số
lượng
Tỷ lệ
%
1 Giao thông thôn
- Số thôn có đường giao thông cứng hoá đến trung
tâm xã
09 100
- Số thôn chưa có đường giao thông cứng hoá đến
trung tâm xã
0
2 Điện thôn
- Số thôn sử dụng điện lưới quốc gia 09 100
- Số thôn sử dụng điện khác 0
- Số thôn không có điện 0
3 Nhà văn hoá nhà 0
- Nhà văn hoá được kiên cố hoá
- Nhà văn hoá chưa được kiên cố hoá
- Số nhà văn hoá thôn đã được kiên cố hoá
- Số nhà văn hoá thôn chưa được kiên cố hoá
4 Trường, lớp học 03
- Số trường đạt chuẩn quốc gia Trường
- Số phòng học đã được kiên cố hoá Phòng 27
- Số phòng học chưa được kiên cố hoá Phòng 11
5 Trạm y tế Trạm
- Trạm y tế chuẩn quốc gia 1
- Trạm y tế đã được kiên cố hoá
- Trạm y tế chưa được kiên cố hoá
6 Nước sinh hoạt Hộ 904
- Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt 859 95
- Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 42 5
(Nguồn: UBND xã Phương Viên,2019)
35
4.2. Đánh giá tổng thể chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn
nghiên cứu
4.2.1. Hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương
4.2.1.1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã
Hiện nay xã Phương Viên mới có quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết
yếu cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Các quy hoạch thiếu cần bổ sung đó là: Quy hoạch phát triền hạ tầng
kinh tế - xã hội - môi trường theo tiêu chuẩn mới như Giao thông, Thủy lợi,
Điện, Môi trường (thu gom rác thải, nghĩa trang…) Khu sản xuất tiểu thủ công
nghiệp dịch vụ, trang trại…Quy hoạch phát triển các khu dân cư, chỉnh trang
khu dân cư hiện có theo hướng hiện đại.
Các quy hoạch cần phải bổ sung điều chỉnh là: Nhà Văn hóa xã, Nhà Văn
hóa thôn, cần phải quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới.
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt
4.2.1.2. Hạ tầng kinh tế -xã hội
* Giao thông: Tổng số đường giao thông trong xã khoảng 42 km. Trong
đó:
Tỉnh lộ 257 và 257B là trục giao thông huyết mạch chính qua trung tâm xã
vừa đóng vai trò là đường liên xã. Tuyến 257 dài 5km, mặt đường rộng 6m, nền
đường rộng 8m, kết cấu đường bê tông nhựa; Tuyến 257B dài 6 km mặt đường
rộng 3,5m nền đường rộng 5,5m, kết cấu đường nhựa; tuyến đường trục xã từ
trung tâm đến Nà Đon dài 4km, rộng 3,5m, kết cấu bê tông + nhựa.
- Trục đường thôn có 31km, trong đó có 2,130 km đã được bê tông, nhựa
hóa.
- Đường giao thông được cứng và nhựa hóa (theo cấp kỹ thuật của Bộ
giao thông vận tải) 17,13km chiếm 40,8% .
- Đường xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện 17,13 km chiếm 40,8%.
36
- Đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa 5km chiếm 16%.
* So sánh với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt.
* Thủy lợi:
Toàn xã có 15 phai, đập đến nay mới được đầu tư xây dựng cứng hóa 05 phai
đập và 8 km kênh mương đã đựơc cứng hóa trên tổng số 20 km kênh mương.
Hệ thống thủy lợi cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt.
* Điện:
- Số trạm biến áp 6 trạm đều đã đạt yêu cầu.
- Số km đường dây hạ thế 27 km đã đạt chuần theo quy định của ngành điện.
- Tỷ lệ hộ dùng điện: 100%
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt.
* Trường học:
Trường học trên địa bàn hiện có 3 trường: Trường mầm non , Trường
tiểu học, Trường trung học cơ sở.
a) Trường mầm non xã Phương Viên
- Số phòng học đã có 9 phòng, số phòng học chưa đạt chuẩn: 9 phòng
- Số phòng chức năng đã có 0 số còn thiếu 2
- Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 2.000m2
số còn thiếu: 0.
b) Trường tiểu học Xã Phương Viên:
- Số Phòng học đã có 13 số phòng chưa đạt chuẩn:13
- Số phòng chức năng đã có: 0, Số còn thiếu 2.
- Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 8.000 m2
số còn thiếu: 0.
c)Trường Trung học cơ sở xã Phương Viên
- Số Phòng học đã có 6, số phòng chưa đạt chuẩn: 0.
- Số phòng chức năng đã có: 0, số còn thiếu 2.
- Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 2.200m2
số còn thiếu 0.
37
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt
* Cơ sở vật chất văn hóa:
Hiện Nay xã Phương viên chưa có trung tâm văn hóa xã và trung tâm văn
hóa thôn. Cần xây mới 13 trung tâm (Trong đó: TTVH xã 1; TTVH Thôn 12).
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt.
* Chợ:
Chợ Phương Viên vừa được xây dựng mới với diện tích 3.000m2
.Cơ bản
đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân.
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt.
* Bưu điện
- Xã Phương Viên có một Bưu điện văn hóa nằm tại khu vực trung tâm
xã đạt theo tiêu chuẩn.
- Các thôn đã truy cập Internet.
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt.
* Nhà ở dân cư nông thôn:
- Nhà ở dân cư nông thôn trên địa bàn xã Phương Viên có tổng số nhà là
876 nhà.
Trong đó:
+ Số nhà tạm dột nát 02 nhà chiếm 0,22 %
+ Số nhà kiên cố và bán kiên cố 874 nhà chiếm 99,8%
Nhà ở dân cư nông thôn trên địa bàn xã chủ yếu cấu trúc không gian đơn
giản kém tiện nghi. Kết cấu thô sơ chủ yếu nhà 1 tầng xây dựng dàn trải chiếm
nhiều diện tích đất tự nhiên. Hình thức kiến trúc một số vẫn còn giữ được nét
văn hóa truyền thống, có 35% nhà được xây dựng bằng gạch bê tông cốt thép
theo kiểu kiến trúc hiện đại.
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt.
38
4.2.1.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
* Kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên được xác định là Nông nghiệp -
Lâm nghiệp- Dịch vụ. Trong đó tỷ trọng nông nghiệp chiếm 70%; Lâm nghiệp
chiếm 20%; Dịch vụ chiếm 10%.
- Thu nhập bình quân đầu người 14.000.000đồng/người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo là 12 hộ chiếm 1,38 %.
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt.
* Lao động:
- Lao động trong độ tuổi 2.157 người chiếm 62,36% dân số.
- Lao động nông lâm nghiệp 1.082 người chiếm 96,53% tổng số lao động.
Hầu hết lao động chưa qua đào tạo.
- Lao động phi nông nghiệp 75 người chiếm 3,47% tổng số lao động (chủ
yếu là cán bộ, công chức, viên chức).
- Tỷ lệ lao động theo kiến thức phổ thông
+ Tiểu học chiếm 3,5%
+ Trung học cơ sở chiếm 61%
+ Trung học phổ thông chiếm 35,5%
- Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động: 12,5%
+ Sơcấp: 7%
+ Trung cấp: 5%
+ Đại học: 0,5 %
+ Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 20 ngày/tháng = 92%
* So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt.
39
* Hình thức tổ chức sản xuất:
Hiện tại trên địa bàn xã Phương Viên có 01 Doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu, 02 xưởng chế biến lâm sản có khoảng 12 lao động và 01 tổ móc tóc
giả 20 lao động hoạt động thường xuyên: Chưa đạt.
4.2.1.4. Văn hóa xã hội và môi trường:
* Văn hóa giáo dục:
- Tỷ lệ thôn bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 70,5%.
- Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung
học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi
- Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học (phổ
thông, bổ túc, học nghề): 95% so với tổng số học sinh trong độ tuổi: Đạt
* Y Tế:
Năm 2015: Xây dựng Trạm Y tế xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia
về y tế.
* Môi trường:
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100%
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hỗ xí, bể nước) đạt chuẩn 63%
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 8%
- Xử lý chất thải: đã tổ chức thu gom và xử lý rác thải:40%
- Các thôn bản chưa có hệ thống thoát nước.
- Trên địa bàn xã nghĩa trang chưa được quy hoạch.
4.2.1.5. Hệ thống chính trị: Đạt.
- Hiện nay đội ngũ cán bộ xã đã đạt chuẩn theo quy định.
- Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên hoạt động có
hiệu quả. Hàng năm Đảng Bộ, Chính quyền xã luôn đạt tiêu chuẩn trong sách
vững mạnh.
40
- Thực trạng về công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thời
gian qua tổ chức khá tốt và hoạt động có hiệu quả.
4.2.2. Các công việc đã và đang thực hiện trong chương trình xây dựng nông
thôn mới có liên quan đễn người dân
Các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn xã:
+ Nâng cấp tuyến đường 257. Đoạn qua địa bàn xã 5km
+ Xây mới kè chống sói bờ sông Cầu.
+ Dự án trồng rừng 147.
Từ năm 1999 được sự quan tâm của cấp trên đã đầu tư kinh phí từ ngân
sách theo chương trình 135 và các chương trình dự án khác để xây dựng hạ tầng
cơ sở như:
- Đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, chợ,
trụ sở xã…Tổng nguồn lực theo các chương trình cơ cấu vốn chủ yếu là nguồn
vốn Trung ương cấp.
- Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc huy động vốn đóng góp của
dân còn hạn chế.
41
4.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã
PhươngViên năm 2019
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới xã Phương Viên
STT Tiêu chí Kết quả
I QUY HOẠCH VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH Đạt
II HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2 Giao thông Chưa đạt
3 Thủy lợi Đạt
4 Điện Đạt
5 Trường học Chưa đạt
6 Cơ sở vật chất văn hóa Chưa đạt
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Đạt
8 Thông tin và truyền thông Đạt
9 Nhà ở dân cư Chưa đạt
III KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 Thu nhập Chưa đạt
11 Hộ nghèo Đạt
12 Tỷ lệ lao động có việc làm Đạt
13 Tổ chức sản xuất Đạt
IV VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
14 Giáo dục Đạt
15 Y tế Đạt
16 Văn hóa Đạt
17 Môi trường và an toàn thực phẩm Chưa đạt
V HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Chưa đạt
19 Quốc phòng an ninh Đạt
(Nguồn: UBND xã Phương Viên)
42
4.2.4. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực
4.2.4.1. Kết quả huy động các nguồn lực
Tổng kinh phí huy động: 544 triệu đồng, trong đó:
- Vốn trực tiếp cho Chương trình: 400 triệu đồng, chiếm 73%, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương 380 triệu đồng;
+ Ngân sách tỉnh 0 triệu đồng;
+ Ngân sách huyện 40 triệu đồng;
+ Ngân sách xã 120 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 0 triệu đồng, chiếm %;
- Vốn vay tín dụng 0 triệu đồng, chiếm .....%;
- Doanh nghiệp 0 triệu đồng, chiếm .....%;
- Vốn huy động của cộng đồng dân cư 164 triệu đồng, chiếm 41% (tiền
mặt: 60 triệu đồng, hiến đất: 42 triệu đồng, vật liệu: 32triệu đồng, ngày công:
30 triệu đồng).
4.2.4.2. Kết quả thực hiện các nguồn vốn
Tổng kinh phí đã thực hiện: 264 triệu đồng, trong đó:
- Vốn trực tiếp cho Chương trình: 240 triêu đồng, chiếm 53%;
+ Ngân sách Trung ương 100 triệu đồng;
+ Ngân sách tỉnh 0 triệu đồng;
+ Ngân sách huyện 0 triệu đồng;
+ Ngân sách xã 0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 0 triệu đồng, chiếm...%.
- Vốn vay tín dụng 0 triệu đồng, chiếm .....%;
- Doanh nghiệp 0 triệu đồng, chiếm .....%;
- Vốn huy động của cộng đồng dân cư 164 triệu đồng, chiếm 41% (tiền
mặt: 60 triệu đồng, hiến đất: 42 triệu đồng, vật liệu: 32 triệu đồng, ngày công:
30 triệu đồng).
43
4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng
nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu
4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động
Bảng 4.6. Đánh giá trình độ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động
STT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng (người)
1 * Trình độ học vấn
1.1 Số người học hết lớp 12 14
1.2 Số người học hết lớp 8 6
1.3 Hết cấp 1
2. * Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
2.1 Trình độ đại học 7
2.2 Trình độ trung cấp 5
2.3 Trình độ sơ cấp 4
2.4 Không có bằng cấp 4
3 *Thâm niên công tác
3.1 Từ 1 – 5 năm 20
3.2 Từ 6 – 10 năm 11
3.3 Từ 11 – 15 năm 4
3.4 Từ 16 – 20 năm 3
3.5 Từ 21 – 25 năm 2
4 *Khả năng của cán bộ
4.1 Khả năng nắm bắt thông tin 20
4.2 Khả năng ngoại giao 16
4.3 Khả năng tổ chức điều hành công việc 17
4.4 Khả năng tuyên truyền 20
4.5 Khả năng vận động 20
4.6 Khả năng lập kế hoạch và hành động 14
(Nguồn: Số liệu điều tra,2020)
44
Qua số liệu trên ta thấy hầu hết các cán bộ trên địa bàn xã đều là những người
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học vấn. Có khả năng nắm bắt thông tin, ngoại
giao, khả năng tổ chức điều hành công việc, tuyên truyền, vận động.
Ưu tiên lựa chọn, bầu cử những người có trình độ học vấn, chuyên môn
nghiệp vụ đã qua các khoá đào tạo, tập huấn làm cán bộ thôn.
Bảng 4.7. Tình hình tập huấn cán bộ thực hiện công tác XD NTM
xã Phương Viên
STT Số lớp tập huấn được tham gia Số người
1 Từ 1-5 lớp 20
2 Từ 5-10 lớp 3
3 Không được tham gia lớp tập
huấn nào
0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)
Qua số liệu cho thấy 100% cán bộ đều được tham gia tập huấn. Nhưng số
cán bộ được tập huấn từ 5 lớp trở lên là người có thâm niên công tác lâu dài.
Các lớp tập huấn của cán bộ tham gia do cấp Huyện, Tỉnh tổ chức.
Thời gian tập huấn từ 3 - 5 ngày là phù hợp.
Bảng 4.8. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân
(n=40)
STT
Cách thức tuyên
truyền,
phổ biến
Số người dân được
nghe
phổ biến
Tỷ lệ (%)
1 Qua loa truyền thanh 28 70%
2 Qua các buổi họp 40 100%
3 Cán bộ phổ biến tại
nhà
0 -
45
Tổng số hộ điều tra 40 100%
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)
Qua điều tra người dân được nghe tuyên truyền chủ yếu là qua các buổi
họp do thôn, các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên, Ban phát
triển thôn, Ban phát triển xây dựng NTM phổ biến chiếm 100%. Vì lí do khách
quan nên chỉ một số địa điểm thôn nghe được qua truyền thanh chiếm 70%.
Không có số người dân nào được cán bộ phổ biến tại nhà.
Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong việc triển khai
trên địa bàn thôn, xã
(n=40)
STT Nội dung
Tham
gia
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Không
tham
gia
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1
Tham gia góp ý kiến vào bản quy
hoạch chung xây dựng ntm của xã
31
77,5
%
9
22,5%
2 Tham gia bầu ban phát triển thôn 40 100% 0 -
3
Các thông báo về thông tin các
công trình xây dựng trên địa bàn xã
40
100%
0
-
4
Các thông báo về thông tin các
công trình xây dựng trên địa bàn
thôn
40
100%
0
-
5
Tham gia họp bàn các nội dung
thực hiện khi xây dựng các công
trình trên địa bàn xã
12
30%
28
70%
46
6
Tham gia họp bàn các nội dung
thực hiện khi xây dựng các công
trình trên địa bàn xã
40
100%
0
-
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy, người dân đều được tham gia
đóng góp ý kiến trong việc triển khai XDMTM trên địa bàn thôn, xã. Sau khi khảo
sát cho kết quả như sau: Được tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây
dựng NTM của xã (chiếm 77,5%). 100% người dân đều được tham gia bầu ban
phát triển thôn, được thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn
xã, thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn thôn và được tham
gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã.
Được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên
địa bàn xã (chiếm 30%), không được tham gia (chiếm 70%).
4.4. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn
lực xây dựng NTM
Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, đa dạng gắn kết chặt chẽ
giữa tuyên truyền với vận động, từ đó làm cho từng người dân, nhận thức đầy
đủ và sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện xây
dựng NTM với phương châm “Dân biết , dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ“
thành quả xây dựng NTM. Xã phấn đấu tốt công tác tuyên truyền như vận động,
đẩy mạnh phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, nâng
cao chất lượng cuộc vận động trọng tâm như huy động các nguồn lực thu hút
đầu tư vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng có chất lượng để phát triển
sản xuất nâng cao thu nhập.
Bảng 4.10.Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn
(n=40)
47
STT Hoạt động
Tổng Số
người
tham gia
Tỷ lệ
(%)
Tổng số tiền
(ng.đ)
1 Đường GT của xã 0 0 0
2 Nhà văn hóa 40 100 40.000
3 Đường GT của thôn 0 0 0
4 Hệ thống thoát nước 0 0 0
5 Bãi thu gom rác thải 40 100 23.000
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)
Bảng 4.11.Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn
(n=40)
STT Hoạt Động
Tổng số người
tham gia
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số ngày
công lao động
(công)
1 Đường GT của xã 40 100 5
2 Trường học 0 0 0
3 Nhà VH thôn 0 0 0
4 Đường GT của thôn 40 100 5
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)
Qua số liệu cho thấy, phần lớn địa phương hoàn toàn được hỗ trợ kinh
phí xây dựng dường giao thông của thôn, xã.Người dân chỉ đóng góp công sức
lao động. Bên cạnh việc được hỗ trợ đường thôn xã, thì người dân phải đóng
góp kinh phí xây dựng bãi thu gom rác thải, mỗi thôn đều có 1 - 2 bãi thu gom
rác thải.
Bảng 4.12. Kết quả của công tác vận động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
(n=40)
STT Chỉ tiêu Hài lòng
Không hài
lòng
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

More Related Content

What's hot

Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGBÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGHọc Huỳnh Bá
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
lethianhmai230205
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGBÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 

Similar to Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (20)

Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
 
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.docPhân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
 
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.docPhân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
 
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
 
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
 
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 

Recently uploaded

Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...
Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...
Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...
Dr. Vinod Kumar Kanvaria
 
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
PECB
 
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 InventoryHow to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
Celine George
 
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdfA Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
Jean Carlos Nunes Paixão
 
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
sayalidalavi006
 
How to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold Method
How to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold MethodHow to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold Method
How to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold Method
Celine George
 
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collectionThe Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
Israel Genealogy Research Association
 
C1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptx
C1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptxC1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptx
C1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptx
mulvey2
 
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
BBR  2024 Summer Sessions Interview TrainingBBR  2024 Summer Sessions Interview Training
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
Katrina Pritchard
 
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docxMain Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
adhitya5119
 
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
Colégio Santa Teresinha
 
World environment day ppt For 5 June 2024
World environment day ppt For 5 June 2024World environment day ppt For 5 June 2024
World environment day ppt For 5 June 2024
ak6969907
 
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
Celine George
 
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdfWalmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
TechSoup
 
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptxChapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Mohd Adib Abd Muin, Senior Lecturer at Universiti Utara Malaysia
 
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdfLiberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
WaniBasim
 
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UPLAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
RAHUL
 
Smart-Money for SMC traders good time and ICT
Smart-Money for SMC traders good time and ICTSmart-Money for SMC traders good time and ICT
Smart-Money for SMC traders good time and ICT
simonomuemu
 
The History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street NamesThe History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street Names
History of Stoke Newington
 
Life upper-Intermediate B2 Workbook for student
Life upper-Intermediate B2 Workbook for studentLife upper-Intermediate B2 Workbook for student
Life upper-Intermediate B2 Workbook for student
NgcHiNguyn25
 

Recently uploaded (20)

Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...
Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...
Exploiting Artificial Intelligence for Empowering Researchers and Faculty, In...
 
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
 
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 InventoryHow to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
 
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdfA Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
 
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
 
How to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold Method
How to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold MethodHow to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold Method
How to Build a Module in Odoo 17 Using the Scaffold Method
 
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collectionThe Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
 
C1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptx
C1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptxC1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptx
C1 Rubenstein AP HuG xxxxxxxxxxxxxx.pptx
 
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
BBR  2024 Summer Sessions Interview TrainingBBR  2024 Summer Sessions Interview Training
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
 
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docxMain Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
 
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
 
World environment day ppt For 5 June 2024
World environment day ppt For 5 June 2024World environment day ppt For 5 June 2024
World environment day ppt For 5 June 2024
 
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
 
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdfWalmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
 
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptxChapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
 
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdfLiberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
 
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UPLAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
 
Smart-Money for SMC traders good time and ICT
Smart-Money for SMC traders good time and ICTSmart-Money for SMC traders good time and ICT
Smart-Money for SMC traders good time and ICT
 
The History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street NamesThe History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street Names
 
Life upper-Intermediate B2 Workbook for student
Life upper-Intermediate B2 Workbook for studentLife upper-Intermediate B2 Workbook for student
Life upper-Intermediate B2 Workbook for student
 

Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phương viên, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ KIM HUỆ Tên đề tài: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯƠNG VIÊN, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên – 2020
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ KIM HUỆ Tên đề tài: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯƠNG VIÊN, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Phát triển nông thôn Lớp : K48 - PTNT Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Cù Ngọc Bắc Thái Nguyên - 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Số liệu và kết quả nghiên cứu trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề tài đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều có ghi nguồn gốc. Tác giả đề tài Hoàng Thị Kim Huệ
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Cảm on các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiếm thức quý giá trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em đặc biệt xin trân thành cảm ơn đến sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo ThS. Cù Ngọc Bắc đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành kháo luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Phương Viên cũng như toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng em xin bày tỏ và biết ơn tới gia đình, bạn bè và người than đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những lí do chủ quan và khách quan nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếm của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để em có thể hoàn thành khoá luận được tốt hơn!
  • 5. iii DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Phương Viên năm 2019 ..................27 Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên năm 2019 ..............................30 Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Phương Viên........................31 Bảng 4.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã.........................34 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới xã Phương Viên....41 Bảng 4.6. Đánh giá trình độ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động......43 Bảng4.7.TìnhhìnhtậphuấncánbộthựchiệncôngtácXDNTMxãPhươngViên.....44 Bảng 4.8. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân..... 44 Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong việc triển khai trên địa bàn thôn, xã....45 Bảng 4.10.Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn......46 Bảng 4.11.Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn......47 Bảng 4.12. Kết quả của công tác vận động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng......47
  • 6. iv DANH TỪ VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá GT Giao thông NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân VH Văn hoá XHCN Xã hội chủ nghĩa XDNTM Xây dựng nông thôn mới
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG BIỂU................................................................. iii DANH TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. iv MỤC LỤC...................................................................................................................v Phần 1 MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................................3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................5 2.1. Cơ sở khoa học lý luận.........................................................................................5 2.1.1. Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn...................................................5 2.1.2. Nông thôn mới ..................................................................................................6 2.1.3. Một số điều kiện và tiêu chí xây dựng nông thôn mới......................................7 2.1.4. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM .....................................................................................................8 2.1.5. Vai trò của thôn và cộng đồng trong xây dựng NTM.....................................11 2.1.6. Một số kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM............14 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................17 2.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới.............................................................................................................................17 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở trong nước và một số địa phương.......................................................................................................................19
  • 8. vi Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............22 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22 3.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................23 3.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................23 3.4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................23 3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23 3.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.........................................................23 3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................23 3.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................................25 3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ..................................................................................................25 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................26 4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu ...........................................................26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................26 4.1.2. Tình hình sử dụng đất .....................................................................................27 4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................................30 4.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế, văn hoá ...............................................................32 4.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng...................................................................................33 4.2. Đánh giá tổng thể chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu.............................................................................................................................35 4.2.1. Hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương................35 4.2.2. Các công việc đã và đang thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới có liên quan đễn người dân................................................................................40 4.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã PhươngViên năm 2019...................................................................................................................41 4.2.4. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực..........................................42 4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu ......................................................................................43 4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động .....................43
  • 9. vii 4.4. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM.................................................................................................................46 4.5. Phân tích SWOT những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới...................48 4.6. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới của xã.......................................................................49 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................51 5.1. Kết luận ..............................................................................................................51 5.2. Kiến nghị............................................................................................................53 5.2.1. Đối với các cấp chính quyền...........................................................................53 5.2.2. Đối với người dân địa phương ........................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................55
  • 10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước”. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã không ngừng triển khai các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy và phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng tới chủ động giải quyết thiết thực các vấn đề đời sống và đáp ứng nhu cầu cho nông dân, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế. Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ theo phạm vi làng, xã. Cùng với nền văn minh lúa nước, làng, xã đã trở thành nét văn hóa riêng biệt của người Việt Nam từ muôn đời nay. Trong tiến trình phát triển, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống đô thị, vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra. Trong suốt 10 năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã huy động tối đa nguồn lực, dồn sức cho chương trình xây dựng nông thôn mới.Công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân, xác định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Điều này thể hiện rõ nét qua phong trào xây dựng nông thôn mới lan tỏa khắp các địa phương trong tỉnh, bà con nhân dân tích cực ủng hộ xây dựng nông thôn mới, tự giác thực hiện các phần việc do nhân dân làm, tự nguyện tham gia đóng góp tiền, vật tư, vật liệu, ngày công lao động, hiến đất
  • 11. 2 để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua trọng tâm của địa phương. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng nông thôn, các thiết chế văn hóa từng bước xây dựng, hoàn thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn. Kết quả xây dựng nông thôn mới mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng nhiều địa phương, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn, xã thuộc huyện nghèo việc triển khai nông thôn mới còn hạn chế, có sự chênh lệch khá lớn. Nhu cầu xây dựng nông thôn mới của các xã trong tỉnh là rất lớn, đặc biệt là xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tuy nhiên khả năng huy động nguồn lực còn hạn chế, ngân sách của tỉnh hạn hẹp chủ yếu trông chờ từ trung ương nên cũng ảnh hưởng phần nào đến việc hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn. Vì các lý do trên nên em đề xuất thực hiện đề tài: “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá công tác tuyên truyền vận động người dân trong quá trình tham gia thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền vận động người dân trong việc xây dựng nông thôn mới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. - Tìm hiểu về tình hình xây dựng NTM của địa phương trong thời gian qua. -Tìm hiểu được công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây
  • 12. 3 dựng Nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác tuyên truyền và vận động trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phương Viên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh phát triển, xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên cứ, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại trường, khoa và các viện nghiên cứu về phát triển nông thôn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa phương, là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực trạng xây dựng NTM và sự tham gia của cộng động ở xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. - Giúp người dân nhận thức đủ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng người dân vào việc xây dựng NTM nói riêng và phát triển nông thôn nói chung. - Kết của của đề tài là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư ra quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời kết quả đề tài cũng là cơ sở để cho các nhà hoạch định chính sách
  • 13. 4 xem xét điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc tăng cường, nâng cao công tác tuyên truyền và sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng NTM mới tại các địa phương trên cả nước.
  • 14. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học lý luận 2.1.1. Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, đó có nhiều nông dân.Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức. Khác với đô thị, nông thôn có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn kém phát triển, mức độ phúc lợi xã hội kém hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn so với đô thị. Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Mai Thanh Cúc và cs (2005) [6]:“Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều cách khác nhau. Đây là một quá trình thu hút mội người dân tham gia vào các cư dân nông thôn, đồng thời, phát triển nông thôn là quá trình phát triển thực hiện hiện đại hoá nền văn hoá nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhay giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chế và môi trường.Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương
  • 15. 6 trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. 2.1.2. Nông thôn mới Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [7] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Trong quyết định số 800/QĐ-TTg [13] đưa ra mục tiêu chung về xây dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn chứ không phải thị trấn, thị tứ, có thể khát quát gắn gọn theo năm nội dung cơ bản sau: 1. Làng xã văn minh, 2. Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hoá; 3. Đời sống vật chẩ và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; 4. Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; 5. Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính chất tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sây giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các
  • 16. 7 mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Sự hình dung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hoá của người Việt Nam. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá và văn minh hoá. Mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội), tiến độ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Có thể quan niệm NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt. 2.1.3. Một số điều kiện và tiêu chí xây dựng nông thôn mới 2.1.3.1. Điều kiện cần có để xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN&PTNT - Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. - Về chính trị, phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. - Về văn hoá - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá ở khu vực dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. - Về con người, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội lực của người dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản
  • 17. 8 xuất. Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập kế hoạch, giám sát điều chỉnh và đánh giá công trình phát triển thôn, xóm. - Về môi trường, xây dựng, củng cố bảo vệ môi trường, tài nguyên, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. 2.1.3.2. Một số tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg (16/4/2009) [9] ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí như: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn, bưu diện, nhà dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội; và được chia thành 5 nhóm cụ thể: + Về quy hoạch + Về hạ tầng kinh tế - xã hội + Về văn hoá - xã hội - môi trường + Về hệ thống chính trị 2.1.4. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM 2.1.4.1.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Vai trò tuyên truyền Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các thành viên, nhân dân chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước; qua đó, làm cho các thành viên, tầng lớp nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình; nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình.
  • 18. 9 Vai trò vận động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp vận động thành viên, nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nội dung cụ thể thông qua các phong trào do Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Trong thời gian qua, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động nhiều cuộc vận động xây dựng nông thôn mới như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”… 2.1.4.2. Hội Nông dân Việt Nam Vai trò tuyên truyền Hội Nông dân tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên và nông dân chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Các cấp hội tuyên truyền để hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, nông dân tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. Vai trò vận động Hội Nông dân các cấp vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện những công việc chính như: Về kinh tế - xã hội: Vận động nhân dân đóng góp công sức tham gia xây dựng, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tham gia xây dựng đường giao thông liên thôn, nội thôn; công trình thủy lợi nội đồng, các công trình cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác thải... Thực hiện chức năng giám sát các công trình nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương; làm nòng cốt trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi…
  • 19. 10 2.1.4.3. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Vai trò tuyên truyền Các cấp bộ Đoàn tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên, thanh niên chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước; qua đó làm cho đoàn viên, thanh niên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi đoàn viên, thanh niên tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. Vai trò vận động Vận động đoàn viên, thanh niên tích cực thực hiện những phần việc trong Bộ tiêu chí phù hợp với khả năng của mình. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ- TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; xây dựng đề án “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 324/QĐ-TTg (18/2/2013). [11] 2.1.4.4. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Vai trò vận động Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới thông qua các chương trình của mình và các phong trào do Mặt trận Tổ quốc phát động. Hiện nay, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang phát động phong trào xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch” trên phạm vi toàn quốc. Đây là cuộc vận động có nhiều nội dung thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • 20. 11 Vai trò tuyên truyền Hội Phụ nữ các cấp tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, hội viên, phụ nữ chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Các cấp hội tuyên truyền để hội viên, phụ nữ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, phụ nữ tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. 2.1.4.5. Hội cựu chiến binh Việt Nam Vai trò tuyên truyền Các cấp hội tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên, cựu chiến binh chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới; qua đó làm cho hội viên, cựu chiến binh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình; giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, cựu chiến binh ý thức trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. 2.1.5. Vai trò của thôn và cộng đồng trong xây dựng NTM 2.1.5.1. Vai trò, trách nhiệm của BPT thôn Để tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng trong xây dựng NTM, BPT thôn cần phát huy các vai trò và trách nhiệm của mình. BPT thôn có 03 vai trò cơ bản là: Một là: Lãnh đạo cộng đồng tổ chức thực hiện có hiệu quả và thành công các hoạt động phát triển cộng đồng. Hai là: Khơi dậy, phát huy tiềm năng, sức mạnh cộng đồng, thay đổi tư duy, nhận thức của người dân. Ba là: Dẫn dắt cộng đồng vượt qua những khó khăn, thử thách, duy trì sự ổn định, tăng cường sự phát triển bền vững.
  • 21. 12 Gắn với 03 vai trò trên, BPT thôn có 08 trách nhiệm chính sau đây, trong đó có 04 trách nhiệm chung (là những trách nhiệm cần thực hiện trong mọi hoạt động phát triển cộng đồng) và 04 trách nhiệm cụ thể (là những hành động cụ thể để hiện thực hóa các hoạt động phát triển cộng đồng) - Nhiệm vụ và quyền hạn của BPT thôn Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 [16], BPT thôn phải gồm những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai của hoạt động phát triển cộng đồng, do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có Quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị xã hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM). BPT thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây: - Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn. - Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng NTM chung của xã theo yêu cầu của BQL xã. - Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do BQL xã giao nằm trên địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn). - Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo
  • 22. 13 hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động. - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo. - Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao. - Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn. Như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình, BPT thôn phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động để nâng cao nhận thức cho người dân, phát huy dân chủ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động xây dựng NTM. Các nội dung cụ thể của tuyên truyền, vận động và những kỹ năng thực hiện sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần tiếp theo. 2.1.5.2. Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, được thể hiện là: - Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. - Chủ động và sang tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. - Trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
  • 23. 14 - Tích cực, sáng tạo trong xây dựng và giữ gìn đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn. - Là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai cấp tiếp theo. [12] 2.1.6. Một số kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM a. Khái niệm về tuyên truyền, vận động Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng. Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền.Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất khả năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ thể. b. Nguyên tắc của tuyên truyền, vận động - Nội dung tuyên truyền, vận động phải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết thực. - Công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện thường xuyên, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. - Người làm công tác tuyên truyền, vận động phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, chỉ đạo, không làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
  • 24. 15 - Người làm công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM cần nắm rõ đặc điểm nông thôn, đặc điểm con người, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn và đối tượng để xác định, lựa chọn biện pháp tuyên truyền cho phù hợp. c. Vai trò quan trọng của tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng NTM từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm vừa qua, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được nhờ công tác tuyên truyền, vận động thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: - Công tác tuyên truyền nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn; - Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân cũng như yêu cầu, mục đích của tuyên truyền; - Thông tin tuyên truyền xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa nhiều, chưa được liên tục; - Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp trở ngại, nhất là vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ”; - Phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, việc vận động thay đổi các tập quán, lối sống, sản xuất lạc hậu của một số vùng cũng còn rất chậm. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM cần thiết phải tăng cường hơn nữa, đặc biệt đối với người dân để thực hiện nguyên tắc chung của Chương trình MTQG xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng nông thôn trong toàn bộ quá trình xây dựng NTM, đồng thời để thực
  • 25. 16 hiện triệt để quan điểm của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X trong đó nêu rõ “nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM” và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 [8] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, từ đó phát huy quyền làm chủ, động viên sức sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. d. Trách nhiệm của người dân – đối tượng được tuyên truyền, vận động Lực lượng nòng cốt đi tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM là BPT thôn.Đây vừa là vai trò, vừa là trách nhiệm của BPT thôn (như đã nêu trong Phần 1). Nhưng khi thực hiện công việc này, ngoài các nội dung cần tuyên truyền, vận động, BPT thôn cũng phải nắm được quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng mà mình đi tuyên truyền, vận động – đó là người dân. Nói cách khác, xây dựng NTM là “của dân, do dân và phục vụ lợi ích của nhân dân” thì bản thân người dân cũng phải có trách nhiệm phối hợp với BPT thôn để cùng thực hiện các nội dung tuyên truyền, vận động. Cụ thể, trách nhiệm của người dân là: - Tích cực tham gia phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. - Có ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. - Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới; động viên con em trong độ tuổi đi học đến trường và học hành chăm chỉ, không có tình trạng bỏ học giữa chừng. - Chỉnh trang nơi ở của gia đình như: nhà ở sạch sẽ, có nước sạch để dùng, có nhà vệ sinh, bố trí chăn nuôi xa khu dân cư; đảm bảo vệ sinh môi trường; cải tạo vườn tạp, ao hồ, làm tường rào quanh nhà để tạo cảnh quan đẹp; có trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, giữ đường thôn, ngõ
  • 26. 17 xóm trước nhà sạch, đẹp; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước khi tham gia giao thông, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. - Tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đề án, kế hoạch, nội dung xây dựng NTM của địa phương mình. - Cùng cộng đồng dân cư chủ động đề xuất với Chính quyền địa phương những công việc cần làm trước, những việc cần làm sau để đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. - Tham gia đóng góp xây dựng NTM và vận động cộng đồng cùng tham gia với Nhà nước để xây dựng NTM. - Tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã, thôn, tổ chức nhóm hộ trực tiếp nhận xây dựng các công trình vừa và nhỏ. f. Các hình thức tuyên truyền, vận động Có rất nhiều biện pháp tuyên truyền và vận động như: treo băng rôn, khẩu hiệu, tranh ảnh; phát tờ rơi; sử dụng loa phát thanh; sử dụng phương tiện thông tin như tivi, đài, báo; thăm mô hình trình diễn; tổ chức các cuộc họp, văn nghệ, thể thao, hội thi, lễ ra quân… Mỗi hình thức, phương tiện tuyên truyền, vận động có những ưu, nhược điểm khác nhau.Trong đó, hình thức tuyên truyền miệng thông qua trao đổi trực tiếp hai chiều là hình thức phát huy hiệu quả tốt nhất khi thực hiện tuyên truyền, vận động đối với người dân. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới
  • 27. 18 Tương tự như ở Việt Nam, chương trình xây dựng nông thôn mới được coi là nhiệm vụ quan trọng, được rất nhiều quốc gia trên thế giới đi trước, thực hiện trong nhiều năm qua. Với tầm nhìn, sự tập trung đầu tư của Chính phủ và toàn xã hội, các phong trào này đã mang lại sự thay đổi đáng kể cho bộ mặt nông thôn ở các nước, với các đặc thù riêng dựa trên thế mạnh tự nhiên, xã hội, con người của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Thực tế đã chứng minh, nhiều mô hình nông thôn mới thành công trên thế giới có thể được áp dụng và là bài học kinh nghiệm hết sức quý giá đối với chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta, có thể kể đến như: kinh nghiệm phát huy nội lực từ trong dân và phong trào làng mới tại Hàn Quốc nó được thể hiện rõ qua cách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; kinh nghiệm mô hình nông hội, trẻ hóa nông thôn và phát triển du lịch nông thôn tại Đài Loan là tập trung phát huy nguồn lực cộng đồng và các mô hình kinh tế hợp tác; mô hình xây dựng đô thị làng quê đối với vùng ven đô và gần đây còn có chủ trương phát triển doanh nghiệp đầu rồng tại Trung Quốc lại chú trọng hơn đến các vấn đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, liên kết các vùng, miền, kinh tế hợp tác; hay như mô hình mỗi làng một sản phẩm (OVOP) mà các nước Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia… hiện nay đang áp dụng thì đang tập trung vào phát triển làng nghề, mở rộng phạm vi và liên kết vùng thực hiện tái cơ cấu; mô hình ABCD là phát huy nội lực cộng đồng gắn với tăng cường vai trò của cấp huyện. Bên cạnh đó, chia sẻ về những hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các nước cũng sẽ là bài học hữu dụng giúp Việt Nam vượt qua để có thể sớm tăng tốc và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã đặt ra, một chương trình mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội ở nước ta.
  • 28. 19 Một số kinh nghiệm nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[5] 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở trong nước và một số địa phương 2.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong nước Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM có thể thấy rằng, vai trò phối hợp của chính quyền địa phương và người dân là hết sức quan trọng.Kinh nghiệm rút ra xuất phát từ sự học hỏi và điều kiện thực tế triển khai phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM. Nhằm góp phần phát triển kinh tế nông thôn, ngoài gắn với xây dựng NTM, thời gian tới cần chú trọng một số giải pháp sau: Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM, để mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia. Thứ hai, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập huấn về kiến thức xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thôn, bản, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Thứ ba, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn
  • 29. 20 lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị... phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc. Thứ tư, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, sự hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách trung ương là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở để thu hút nguồn lực triển khai, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã vay để phát triển sản xuất... [2] 2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn. Nhận thức được điều này, thời gian qua với sự định hướng của các cấp chính quyền, nhiều địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh và gắn chặt việc phát triển kinh tế nông thôn với xây dựng NTM, qua đó đã thu nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, bài viết điểm xuyết một số địa phương đã phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM thành công như sau: Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Kinh tế nông nghiệp tại Đông Triều không phải là thế mạnh của Thị xã, song có vai trò hết sức quan trọng đến sự ổn định và phát triển (trên 70% dân số của huyện sống ở khu vực nông thôn). Vì vậy, Đông Triều hết sức chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và xác định xây dựng NTM là bước tiến quan trọng để mở ra định hướng phát triển toàn diện đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại
  • 30. 21 địa phương. Ngay từ năm 2011, Đông Triều đã đăng ký về đích xây dựng NTM vào năm 2014. Với phương châm chỉ đạo bám sát thực tiễn, kế hoạch, quy hoạch, thị xã Đông Triều đã ưu tiên các xã làm tốt, các xã đăng ký về đích sớm, vận động các doanh nghiệp ủng hộ kinh phí, tạm ứng vật tư thanh toán trả chậm để hỗ trợ vật tư cùng với sự đóng góp của nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, kênh mương… Trong xây dựng NTM, Đông Triều còn hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Lao động nông thôn cũng được quan tâm đào tạo nghề, tạo nhiều việc làm mới trong sản xuất công nghiệp than, nhiệt điện và sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung để chuyển dịch cơ cấu lao động. Tính chung 4 năm gần đây, Thị xã đã tổ chức đào tạo nghề cho 10.654 người, đạt tỷ lệ 65%. Hệ thống hạ tầng nông thôn Thị xã Đông Triều theo đó cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Trong 4 năm gần đây, Thị xã đã cứng hóa được 250,46 km đường giao thông xã, thôn và trục chính nội đồng; 30 hồ đập với dung tích 43 triệu m3 đều được duy tu nâng cấp cùng hệ thống kênh mương thủy lợi được cứng hóa 260,5km/400,25km, đảm bảo nước tưới cho sản suất và sinh hoạt; xây dựng mới và cải tạo 200 trạm biến áp, 722,6 km đường điện, 100% hộ dân được sử dụng điện an toàn từ lưới điện quốc gia; xây dựng mới và nâng cấp 29 trường học đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 73/87 trường; xây dựng và đưa vào sử dụng 50 phòng học thông minh; xây mới các công trình văn hóa gần 1.000 tỷ đồng, xây mới 76 nhà và sửa chữa, nâng cấp 48 nhà văn hóa thôn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh trên địa bàn Thị xã hiện nay đã đạt trên 90%…
  • 31. 22 Tỉnh Nam Định: Nam Định là tỉnh ven biển ở trung tâm phía Nam Đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiện là 1.652,3 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp là 115.000ha, với đất lúa là 75.000ha. Nam Định có 10 huyện, thành phố với 229 xã, phường, thị trấn, trong đó có 209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp. Tổng số dân là 1.828 nghìn người, trong đó có gần 80% dân số sống ở nông thôn. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 31% cơ cấu kinh tế của Tỉnh, do đó, phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định quán triển đẩy mạnh triển khai. Khảo sát cho thấy, mô hình NTM được Nam Định triển khai đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển đã góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân; góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản đã chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị tăng bình quân trên 3% năm. Sản lượng lương thực hằng năm đạt gần 1 triệu tấn, trong đó có từ 350-400 ngàn tấn thóc hàng hóa. Sản xuất muối, nuôi trồng và khai thác thủy sản, ngành nghề nông thôn tiếp tục được duy trì, phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp - nông thôn được củng cố. Đến nay, 209/209 xã, thị trấn trên địa bàn Nam Định đã hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng NTM; 96/96 xã lập và được UBND huyện, thành phố phê duyệt Đề án xây dựng NTM. [5] Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 32. 23 Các công việc liên quan đến công tác tuyên truyên, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới của xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu thực hiện từ ngày 10/01/2020 - 10/05/2020. 3.3. Địa điểm nghiên cứu Xã Phương Viên - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. 3.4. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới. 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng tronng quá trình thực hiện đề tài, chọn điểm mang tính chất đại diện và nó quyết định tới sự thành công của đề tài. Chọn xã điều tra: em chọn xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn làm địa bàn nghiên cứu bởi đây là địa phương của huyện Chợ Đồn có phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triền khai khá mạnh mẽ đồng thời trong những năm gần đây hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn nghiên có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
  • 33. 24  Thu thập thông tin thứ cấp Số liệu này được thu nhập từ các báo thống kế, báo cáo hàng năm của UBND xã Phương Viên và tổng hợp từ các sách báo, trang web điện tử, các đề tài và các công trình nghiên cứu có liên quan.  Thu thập thông tin sơ cấp  Điều tra bảng hỏi Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên.  Phỏng vấn bán cấu trúc Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và các cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phóng vấn  Phương pháp phân tích SWOT Là công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) mà nó gây tác động phát triển. Ma trận SWOT được thực hiện như sau: Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
  • 34. 25 Phương pháp chọn mẫu điều tra Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện N=40 hộ trên địa bàn xã, chọn 40 hộ là có đủ cơ sở khoa học để thể hiện khái quát và chính xác cho toàn xã, mẫu tối thiều là 40. Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài. 3.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3.5.3.1. Số liệu thông tin thứ cấp Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin số liệu tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài. 3.5.3.2. Số liệu thông tin sơ cấp Phiếu điều tra khi hoàn thành sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel theo mục nghiên cứu của đề tài. 3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới - Mức độ tham gia của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền. - Vai trò của người dân trong các mô hình sản xuất, các đợt tập huấn khoa học kỹ thuật. - Số ngày công người dân tham gia lao động trực tiếp. - Tổng hợp các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động. Tỷ lệ đóng góp kinh phí = 𝐾𝑖𝑛ℎ𝑝ℎíđó𝑛𝑔𝑔ó𝑝 𝑇ổ𝑛𝑔𝑘𝑖𝑛ℎ𝑝ℎí - Vai trò của người dân trong công tác giám sát
  • 35. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Phương Viên có địa hình đồi núi cao, thuộc vùng đầu nguồn sông Cầu, có nhiều suối nhỏ chia cắt, nên việc đi lại giao thông thuận tiên, rất có lợi cho việc phát triển giao thương kinh tế - xã hội, như sản xuất nông nghiệp sản phẩm hàng hóa, kết hợp chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Vị trí địa lý xã Phương Viên: + Phía Bắc giáp xã Bằng Phúc, Quảng Bạch + Phía đông giáp xã Rã Bản, + Phía tây giáp xã. Thị trấn Bằng Lũng, Ngọc Phái + Phía nam giáp xã Đại Sảo 4.1.1.2. Địa hình Là xã miền núi cho nên địa hình không đồng nhất, độ dốc địa hình tương đối lớn, gây ảnh hưởng nhiều đến xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt thủy lợi. Nhiều dãy đồi núi tạo cho xã Phương Viên có hệ thống sông, suối khá dày; đa số là các nhánh thượng nguồn. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh, một số suối cạn nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xẩy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân 4.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia thành 4 mùa rõ rệt là Xuân, hạ, thu, đông; tài nguyên nước có trữ lượng trung bình.Nhiệt độ trung bình của cả năm là 210 C, trong đó tháng trung bình cao nhất là 26,50 C, trung
  • 36. 27 bình tháng thấp nhất là 120 C.Là địa phương có số giờ nắng cả năm hơn 1.300 giờ, thấp hơn các nơi khác trong huyện, tỉnh khác. Với lượng mưa trung bình một năm từ 1500-2400mm, là nơi có lượng mưa thấp so với một số địa phương trong tỉnh.Mưa lớn tập trung vào các tháng 5, 8; mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể tập trung vào tháng 11, tháng 12. Là khu vực nằm sâu trong nội địa, độ ẩm xã Phương Viên thường thấp hơn so với một số nơi trong tỉnh. Độ ẩm tương đối 84% rất thích hợp phát triển cây lương thực, nông nghiệp, cây ăn quả. 4.1.2. Tình hình sử dụng đất Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Phương Viên năm 2019 STT LOẠI ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích trong toàn xã Tổng diện tích đất của toàn xã 3,722.76 100,00 I Đất nông nghiệp NNP 3,598.79 96,67 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 408.49 10,97 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 358.50 9,63 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 272.53 7,32 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 85.96 2,31 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 49.99 1,34 2 Đất lâm nghiệp LNP 3,161.98 84,94 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2,011.11 54,02 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1,150.87 30,91 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 24.23 0,65 4 Đất nông nghiệp khác NKH 4.10 0,11 II Đất phi nông nghiệp PNN 119.51 3,21 1 Đất ở OCT 22.38 0,60
  • 37. 28 STT LOẠI ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích trong toàn xã 1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 22.38 0,60 2 Đất chuyên dùng CDG 43.34 1,16 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.31 0,01 2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1.59 0,04 2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.21 0,01 2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 41.24 1,11 3 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 0.39 0,01 4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 53.40 1,43 III Đất chưa sử dụng CSD 4.46 0,12 1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4.46 0,12 (Nguồn: UBND xã Phương Viên) Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, Tổng diện tích tự nhiên xã Phương Viên là 3722.76 ha, phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết như sau: Nhóm đất nông nghiệp 3598.79 ha, chiếm 96,67% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, bao gồm: a. Đất sản xuất nông nghiệp 408.49 ha, chiếm 10,97% tổng diện tích đất trong toàn xã. Trong đó:Đất trồng cây hàng năm: 358.50 ha, chiếm10,97% tổng diện tích đất trong toàn xã. (bao gồm: Đất lúa là 272.53 ha, chiếm 7,32%, đất trồng cây hàng năm khác là 85.96 ha, chiếm 2,31%). b. Đất lâm nghiệp: 3161.98 ha, chiếm 84,94% tổng diện tích đất trong toàn xã.
  • 38. 29 c. Đất nuôi trồng thủy sản toàn xã: 24,23 ha, chiếm 0,65% tổng diện tích đất trong toàn xã. d. Đất nông nghiệp khác: 4.10 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất trong toàn xã. Nhóm đất phi nông nghiệp119.51 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, bao gồm: a. Đất ở toàn xã có 22.34 ha, chiếm 0,60% tổng diện tích đất trong toàn xã. Trong đó: - Đất ở tại nông thôn: 22.38 ha, chiếm 0,60%. - Đất ở tại đô thị: Không có b. Đất chuyên dùng toàn xã có 43.23 ha, chiếm 1,16% tổng diện tích đất trong toàn xã. Trong đó: - Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0.31ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất trong toàn xã. - Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 1.59 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích đất trong toàn xã. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 0.21 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất trong toàn xã. - Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 41.24 ha, chiếm 1,11% tổng diện tích đất trong toàn xã. c. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng toàn xã: 0.39ha, chiếm 0.01% tổng diện tích đất trong toàn xã. d. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối toàn xã: 53.40 ha, chiếm 1,43% tổng diện tích đất trong toàn xã.
  • 39. 30 Nhóm đất chưa sử dụng 4.46 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, bao gồm: - Đất bằng chưa sử dụng có 4.46 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích đất trong toàn xã. 4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên năm 2019 STT Hạng mục Giá trị Cơ cấu 1 Nông nghiệp 19.698,0 70% 2 TTCN và Xây Dựng 2.814,0 10% 3 Thương mại, DV, thu khác 5.628,0 20% Tổng giá trị sản xuất 28.140,0 100,0 (Nguồn: UBND xã Phương Viên, 2019) Theo báo cáo năm 2019 của UBND xã Phương Viên, tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 28.140,0 triệu đồng, trong đó lĩnh vực Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị đạt 19.638,0 triệu đồng (chiếm 70%), lĩnh vực Dịch vụ đạt 5.628,0triệu đồng (chiếm 20%) và lĩnh vực Công nghiệp đạt 2.814,0 triệu đồng (chiếm 10%) Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của xã Phương Viên diễn ra còn chậm, tỷ trọng ngành Nông nghiệp vẫn còn cao, thu nhập bình quân trên đầu người trong xã chưa cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
  • 40. 31 4.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Phương Viên Chỉtiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) SL CC(%) SL CC(%) 19/18 1.Tổng số nhân khẩu Khẩu 3.692 - 3.751 - 101,60 2.Tổng số hộ Hộ 876 - 886 - 101,14 3.Tổng số lao động Người 2.502 100 2.524 100 100,87 - Lao động nam Người 1.246 49,8 1.236 48,97 99,19 - Lao động nữ Người 1.256 50,2 1.288 51,03 102,54 - Lao động nông nghiệp Người 2.473 98,84 2.486 98,49 100,52 - Lao động phi nông nghiệp Người 29 1,16 38 1,51 131,03 4.Một số chỉ tiêu bình quân + Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,26 - 4,19 - 98,35 + Lao động/hộ Người/hộ 2,78 - 2,73 - 98,2 + Nhân khẩu/lao động Khẩu/LĐ 1,53 - 1,53 - 100 (Nguồn: UBND xã Phương Viên, 2019) Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn động lực tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp. Lực lượng lao động trong xã dồi dào, trình độ văn hóa, tay nghề trong những năm qua ngày càng được nâng lên. Số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ còn thấp (khoảng 35%). Lực lượng lao động được đào tạo chủ yếu ở khối cơ quan quản lý Nhà nước như: UBND xã, Đảng uỷ và các tổ
  • 41. 32 chức chính trị xã hội, Lao động nông nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật trộng trọt, chăn nuôi do đó lao động chưa có việc làm chiếm khoảng 3% trên tổng số người có khả năng lao động. 4.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế, văn hoá * Đặc điểm về giáo dục: - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp): 100%. - Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã đã được cấp văn bằng, chứng chỉ (người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú): khoảng 300 người. - Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã (người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú): khoảng 2500người. - Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo: 90%. * Đặc điểm về y tế: Trạm y tế xã đã được chuyển đến địa điểm mới, trạm được xây dựng kiên cố, đảm bảo đủ các phòng làm việc, phòng khám, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.Năm 2015 trạm y tế được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Trạm y tế xã đã thực hiện tốt công tác khám chứa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân xã, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra định kỳ cơ sở thực phẩm. Công tác khám chữa bệnh chung năm 2019: 2130 lượt. Khám tại trạm y tế: 1815 lượt. Số bệnh nhân khám bảo hiểm y tế: 678 lượt. Số bệnh nhân kê đơn: 137 lượt. Số bệnh nhân chuyển tuyến: 213 lượt.  Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn
  • 42. 33 - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở. - Kết quả nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng, vùng miền, dân tộc. - Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá năm 2016: 87%. - Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hoá (Thôn văn hóa, làng văn hóa, bản văn hóa): 88,2%.  Đặc điểm Quốc phòng - an ninh - Về xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốcphòng. - Thực hiện xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia. - Hiện trạng an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên trên địa bàn xã; không có khiếu kiện, không xảy ra trọng án. - Kết quả thực hiện đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn vẫn còn xảy ra vi phạm luật giao thông đường bộ, trộm cắp vặt và phát sinh tệ nạn xã hội trao đổi và sử dụng các chất ma tuý. 4.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng Cũng như các xã khác trên địa bàn Huyện, xã Phương Viên trong những năm qua được tỉnh quan và Huyện tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng giao thông từng bước đã được tăng cường, với tuyến đường Quốc lộ 3B và tuyến Tỉnh lộ 257B chạy qua địa bàn xã đã tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế giữa huyện với các huyện bạn và các tỉnh khác có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên mạng lưới giao thông trên địa bàn xã nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, giao thông nông thôn chưa được đổ bê tông hết. Đến nay, toàn xã đã các trục đường liên thôn, liên xã đổ bê tông khoảng 90%; 9/9 thôn đã có đường ô tô vào đến trung tâm thôn bản.
  • 43. 34 Là xã miền núi vùng cao, nhưng nhờ tạo hoá ra nơi đây địa hình tương đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống giao thông nội đồng cũng chưa đầu tư thích đáng khiến cho việc cấy, gặt, vận chuyển lúc trời mưa gió gặp nhiều khó khăn, tăng công và chi phí vận chuyển. Bảng 4.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ % 1 Giao thông thôn - Số thôn có đường giao thông cứng hoá đến trung tâm xã 09 100 - Số thôn chưa có đường giao thông cứng hoá đến trung tâm xã 0 2 Điện thôn - Số thôn sử dụng điện lưới quốc gia 09 100 - Số thôn sử dụng điện khác 0 - Số thôn không có điện 0 3 Nhà văn hoá nhà 0 - Nhà văn hoá được kiên cố hoá - Nhà văn hoá chưa được kiên cố hoá - Số nhà văn hoá thôn đã được kiên cố hoá - Số nhà văn hoá thôn chưa được kiên cố hoá 4 Trường, lớp học 03 - Số trường đạt chuẩn quốc gia Trường - Số phòng học đã được kiên cố hoá Phòng 27 - Số phòng học chưa được kiên cố hoá Phòng 11 5 Trạm y tế Trạm - Trạm y tế chuẩn quốc gia 1 - Trạm y tế đã được kiên cố hoá - Trạm y tế chưa được kiên cố hoá 6 Nước sinh hoạt Hộ 904 - Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt 859 95 - Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 42 5 (Nguồn: UBND xã Phương Viên,2019)
  • 44. 35 4.2. Đánh giá tổng thể chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu 4.2.1. Hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương 4.2.1.1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã Hiện nay xã Phương Viên mới có quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Các quy hoạch thiếu cần bổ sung đó là: Quy hoạch phát triền hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo tiêu chuẩn mới như Giao thông, Thủy lợi, Điện, Môi trường (thu gom rác thải, nghĩa trang…) Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, trang trại…Quy hoạch phát triển các khu dân cư, chỉnh trang khu dân cư hiện có theo hướng hiện đại. Các quy hoạch cần phải bổ sung điều chỉnh là: Nhà Văn hóa xã, Nhà Văn hóa thôn, cần phải quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt 4.2.1.2. Hạ tầng kinh tế -xã hội * Giao thông: Tổng số đường giao thông trong xã khoảng 42 km. Trong đó: Tỉnh lộ 257 và 257B là trục giao thông huyết mạch chính qua trung tâm xã vừa đóng vai trò là đường liên xã. Tuyến 257 dài 5km, mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 8m, kết cấu đường bê tông nhựa; Tuyến 257B dài 6 km mặt đường rộng 3,5m nền đường rộng 5,5m, kết cấu đường nhựa; tuyến đường trục xã từ trung tâm đến Nà Đon dài 4km, rộng 3,5m, kết cấu bê tông + nhựa. - Trục đường thôn có 31km, trong đó có 2,130 km đã được bê tông, nhựa hóa. - Đường giao thông được cứng và nhựa hóa (theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải) 17,13km chiếm 40,8% . - Đường xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện 17,13 km chiếm 40,8%.
  • 45. 36 - Đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa 5km chiếm 16%. * So sánh với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Thủy lợi: Toàn xã có 15 phai, đập đến nay mới được đầu tư xây dựng cứng hóa 05 phai đập và 8 km kênh mương đã đựơc cứng hóa trên tổng số 20 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Điện: - Số trạm biến áp 6 trạm đều đã đạt yêu cầu. - Số km đường dây hạ thế 27 km đã đạt chuần theo quy định của ngành điện. - Tỷ lệ hộ dùng điện: 100% * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt. * Trường học: Trường học trên địa bàn hiện có 3 trường: Trường mầm non , Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở. a) Trường mầm non xã Phương Viên - Số phòng học đã có 9 phòng, số phòng học chưa đạt chuẩn: 9 phòng - Số phòng chức năng đã có 0 số còn thiếu 2 - Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 2.000m2 số còn thiếu: 0. b) Trường tiểu học Xã Phương Viên: - Số Phòng học đã có 13 số phòng chưa đạt chuẩn:13 - Số phòng chức năng đã có: 0, Số còn thiếu 2. - Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 8.000 m2 số còn thiếu: 0. c)Trường Trung học cơ sở xã Phương Viên - Số Phòng học đã có 6, số phòng chưa đạt chuẩn: 0. - Số phòng chức năng đã có: 0, số còn thiếu 2. - Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 2.200m2 số còn thiếu 0.
  • 46. 37 * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt * Cơ sở vật chất văn hóa: Hiện Nay xã Phương viên chưa có trung tâm văn hóa xã và trung tâm văn hóa thôn. Cần xây mới 13 trung tâm (Trong đó: TTVH xã 1; TTVH Thôn 12). * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Chợ: Chợ Phương Viên vừa được xây dựng mới với diện tích 3.000m2 .Cơ bản đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt. * Bưu điện - Xã Phương Viên có một Bưu điện văn hóa nằm tại khu vực trung tâm xã đạt theo tiêu chuẩn. - Các thôn đã truy cập Internet. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt. * Nhà ở dân cư nông thôn: - Nhà ở dân cư nông thôn trên địa bàn xã Phương Viên có tổng số nhà là 876 nhà. Trong đó: + Số nhà tạm dột nát 02 nhà chiếm 0,22 % + Số nhà kiên cố và bán kiên cố 874 nhà chiếm 99,8% Nhà ở dân cư nông thôn trên địa bàn xã chủ yếu cấu trúc không gian đơn giản kém tiện nghi. Kết cấu thô sơ chủ yếu nhà 1 tầng xây dựng dàn trải chiếm nhiều diện tích đất tự nhiên. Hình thức kiến trúc một số vẫn còn giữ được nét văn hóa truyền thống, có 35% nhà được xây dựng bằng gạch bê tông cốt thép theo kiểu kiến trúc hiện đại. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt.
  • 47. 38 4.2.1.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất * Kinh tế: - Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên được xác định là Nông nghiệp - Lâm nghiệp- Dịch vụ. Trong đó tỷ trọng nông nghiệp chiếm 70%; Lâm nghiệp chiếm 20%; Dịch vụ chiếm 10%. - Thu nhập bình quân đầu người 14.000.000đồng/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo là 12 hộ chiếm 1,38 %. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Lao động: - Lao động trong độ tuổi 2.157 người chiếm 62,36% dân số. - Lao động nông lâm nghiệp 1.082 người chiếm 96,53% tổng số lao động. Hầu hết lao động chưa qua đào tạo. - Lao động phi nông nghiệp 75 người chiếm 3,47% tổng số lao động (chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức). - Tỷ lệ lao động theo kiến thức phổ thông + Tiểu học chiếm 3,5% + Trung học cơ sở chiếm 61% + Trung học phổ thông chiếm 35,5% - Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động: 12,5% + Sơcấp: 7% + Trung cấp: 5% + Đại học: 0,5 % + Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 20 ngày/tháng = 92% * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt.
  • 48. 39 * Hình thức tổ chức sản xuất: Hiện tại trên địa bàn xã Phương Viên có 01 Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, 02 xưởng chế biến lâm sản có khoảng 12 lao động và 01 tổ móc tóc giả 20 lao động hoạt động thường xuyên: Chưa đạt. 4.2.1.4. Văn hóa xã hội và môi trường: * Văn hóa giáo dục: - Tỷ lệ thôn bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 70,5%. - Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học (phổ thông, bổ túc, học nghề): 95% so với tổng số học sinh trong độ tuổi: Đạt * Y Tế: Năm 2015: Xây dựng Trạm Y tế xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. * Môi trường: - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100% - Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hỗ xí, bể nước) đạt chuẩn 63% - Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 8% - Xử lý chất thải: đã tổ chức thu gom và xử lý rác thải:40% - Các thôn bản chưa có hệ thống thoát nước. - Trên địa bàn xã nghĩa trang chưa được quy hoạch. 4.2.1.5. Hệ thống chính trị: Đạt. - Hiện nay đội ngũ cán bộ xã đã đạt chuẩn theo quy định. - Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên hoạt động có hiệu quả. Hàng năm Đảng Bộ, Chính quyền xã luôn đạt tiêu chuẩn trong sách vững mạnh.
  • 49. 40 - Thực trạng về công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thời gian qua tổ chức khá tốt và hoạt động có hiệu quả. 4.2.2. Các công việc đã và đang thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới có liên quan đễn người dân Các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn xã: + Nâng cấp tuyến đường 257. Đoạn qua địa bàn xã 5km + Xây mới kè chống sói bờ sông Cầu. + Dự án trồng rừng 147. Từ năm 1999 được sự quan tâm của cấp trên đã đầu tư kinh phí từ ngân sách theo chương trình 135 và các chương trình dự án khác để xây dựng hạ tầng cơ sở như: - Đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở xã…Tổng nguồn lực theo các chương trình cơ cấu vốn chủ yếu là nguồn vốn Trung ương cấp. - Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc huy động vốn đóng góp của dân còn hạn chế.
  • 50. 41 4.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã PhươngViên năm 2019 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới xã Phương Viên STT Tiêu chí Kết quả I QUY HOẠCH VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH Đạt II HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2 Giao thông Chưa đạt 3 Thủy lợi Đạt 4 Điện Đạt 5 Trường học Chưa đạt 6 Cơ sở vật chất văn hóa Chưa đạt 7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Đạt 8 Thông tin và truyền thông Đạt 9 Nhà ở dân cư Chưa đạt III KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10 Thu nhập Chưa đạt 11 Hộ nghèo Đạt 12 Tỷ lệ lao động có việc làm Đạt 13 Tổ chức sản xuất Đạt IV VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG 14 Giáo dục Đạt 15 Y tế Đạt 16 Văn hóa Đạt 17 Môi trường và an toàn thực phẩm Chưa đạt V HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Chưa đạt 19 Quốc phòng an ninh Đạt (Nguồn: UBND xã Phương Viên)
  • 51. 42 4.2.4. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực 4.2.4.1. Kết quả huy động các nguồn lực Tổng kinh phí huy động: 544 triệu đồng, trong đó: - Vốn trực tiếp cho Chương trình: 400 triệu đồng, chiếm 73%, trong đó: + Ngân sách Trung ương 380 triệu đồng; + Ngân sách tỉnh 0 triệu đồng; + Ngân sách huyện 40 triệu đồng; + Ngân sách xã 120 triệu đồng; - Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 0 triệu đồng, chiếm %; - Vốn vay tín dụng 0 triệu đồng, chiếm .....%; - Doanh nghiệp 0 triệu đồng, chiếm .....%; - Vốn huy động của cộng đồng dân cư 164 triệu đồng, chiếm 41% (tiền mặt: 60 triệu đồng, hiến đất: 42 triệu đồng, vật liệu: 32triệu đồng, ngày công: 30 triệu đồng). 4.2.4.2. Kết quả thực hiện các nguồn vốn Tổng kinh phí đã thực hiện: 264 triệu đồng, trong đó: - Vốn trực tiếp cho Chương trình: 240 triêu đồng, chiếm 53%; + Ngân sách Trung ương 100 triệu đồng; + Ngân sách tỉnh 0 triệu đồng; + Ngân sách huyện 0 triệu đồng; + Ngân sách xã 0 triệu đồng; - Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 0 triệu đồng, chiếm...%. - Vốn vay tín dụng 0 triệu đồng, chiếm .....%; - Doanh nghiệp 0 triệu đồng, chiếm .....%; - Vốn huy động của cộng đồng dân cư 164 triệu đồng, chiếm 41% (tiền mặt: 60 triệu đồng, hiến đất: 42 triệu đồng, vật liệu: 32 triệu đồng, ngày công: 30 triệu đồng).
  • 52. 43 4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu 4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Bảng 4.6. Đánh giá trình độ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động STT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng (người) 1 * Trình độ học vấn 1.1 Số người học hết lớp 12 14 1.2 Số người học hết lớp 8 6 1.3 Hết cấp 1 2. * Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 2.1 Trình độ đại học 7 2.2 Trình độ trung cấp 5 2.3 Trình độ sơ cấp 4 2.4 Không có bằng cấp 4 3 *Thâm niên công tác 3.1 Từ 1 – 5 năm 20 3.2 Từ 6 – 10 năm 11 3.3 Từ 11 – 15 năm 4 3.4 Từ 16 – 20 năm 3 3.5 Từ 21 – 25 năm 2 4 *Khả năng của cán bộ 4.1 Khả năng nắm bắt thông tin 20 4.2 Khả năng ngoại giao 16 4.3 Khả năng tổ chức điều hành công việc 17 4.4 Khả năng tuyên truyền 20 4.5 Khả năng vận động 20 4.6 Khả năng lập kế hoạch và hành động 14 (Nguồn: Số liệu điều tra,2020)
  • 53. 44 Qua số liệu trên ta thấy hầu hết các cán bộ trên địa bàn xã đều là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học vấn. Có khả năng nắm bắt thông tin, ngoại giao, khả năng tổ chức điều hành công việc, tuyên truyền, vận động. Ưu tiên lựa chọn, bầu cử những người có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đã qua các khoá đào tạo, tập huấn làm cán bộ thôn. Bảng 4.7. Tình hình tập huấn cán bộ thực hiện công tác XD NTM xã Phương Viên STT Số lớp tập huấn được tham gia Số người 1 Từ 1-5 lớp 20 2 Từ 5-10 lớp 3 3 Không được tham gia lớp tập huấn nào 0 (Nguồn: Số liệu điều tra 2020) Qua số liệu cho thấy 100% cán bộ đều được tham gia tập huấn. Nhưng số cán bộ được tập huấn từ 5 lớp trở lên là người có thâm niên công tác lâu dài. Các lớp tập huấn của cán bộ tham gia do cấp Huyện, Tỉnh tổ chức. Thời gian tập huấn từ 3 - 5 ngày là phù hợp. Bảng 4.8. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân (n=40) STT Cách thức tuyên truyền, phổ biến Số người dân được nghe phổ biến Tỷ lệ (%) 1 Qua loa truyền thanh 28 70% 2 Qua các buổi họp 40 100% 3 Cán bộ phổ biến tại nhà 0 -
  • 54. 45 Tổng số hộ điều tra 40 100% (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Qua điều tra người dân được nghe tuyên truyền chủ yếu là qua các buổi họp do thôn, các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên, Ban phát triển thôn, Ban phát triển xây dựng NTM phổ biến chiếm 100%. Vì lí do khách quan nên chỉ một số địa điểm thôn nghe được qua truyền thanh chiếm 70%. Không có số người dân nào được cán bộ phổ biến tại nhà. Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong việc triển khai trên địa bàn thôn, xã (n=40) STT Nội dung Tham gia (hộ) Tỷ lệ (%) Không tham gia (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây dựng ntm của xã 31 77,5 % 9 22,5% 2 Tham gia bầu ban phát triển thôn 40 100% 0 - 3 Các thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn xã 40 100% 0 - 4 Các thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn thôn 40 100% 0 - 5 Tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã 12 30% 28 70%
  • 55. 46 6 Tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã 40 100% 0 - (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy, người dân đều được tham gia đóng góp ý kiến trong việc triển khai XDMTM trên địa bàn thôn, xã. Sau khi khảo sát cho kết quả như sau: Được tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây dựng NTM của xã (chiếm 77,5%). 100% người dân đều được tham gia bầu ban phát triển thôn, được thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn xã, thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn thôn và được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã. Được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã (chiếm 30%), không được tham gia (chiếm 70%). 4.4. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, đa dạng gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với vận động, từ đó làm cho từng người dân, nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện xây dựng NTM với phương châm “Dân biết , dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ“ thành quả xây dựng NTM. Xã phấn đấu tốt công tác tuyên truyền như vận động, đẩy mạnh phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc vận động trọng tâm như huy động các nguồn lực thu hút đầu tư vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng có chất lượng để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập. Bảng 4.10.Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn (n=40)
  • 56. 47 STT Hoạt động Tổng Số người tham gia Tỷ lệ (%) Tổng số tiền (ng.đ) 1 Đường GT của xã 0 0 0 2 Nhà văn hóa 40 100 40.000 3 Đường GT của thôn 0 0 0 4 Hệ thống thoát nước 0 0 0 5 Bãi thu gom rác thải 40 100 23.000 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Bảng 4.11.Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn (n=40) STT Hoạt Động Tổng số người tham gia (người) Tỷ lệ (%) Tổng số ngày công lao động (công) 1 Đường GT của xã 40 100 5 2 Trường học 0 0 0 3 Nhà VH thôn 0 0 0 4 Đường GT của thôn 40 100 5 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Qua số liệu cho thấy, phần lớn địa phương hoàn toàn được hỗ trợ kinh phí xây dựng dường giao thông của thôn, xã.Người dân chỉ đóng góp công sức lao động. Bên cạnh việc được hỗ trợ đường thôn xã, thì người dân phải đóng góp kinh phí xây dựng bãi thu gom rác thải, mỗi thôn đều có 1 - 2 bãi thu gom rác thải. Bảng 4.12. Kết quả của công tác vận động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (n=40) STT Chỉ tiêu Hài lòng Không hài lòng