SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC
TỰ NHIÊN 7 chủ đề STEM Ngôi nhà cách âm,
Kính tiềm vọng
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H
H Ư Ớ N G G I Á O D Ụ C S T E M
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
1
GV: Đặng Văn Phương
A. MỞ ĐẦU:
1. Tên sáng kiến:
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường
THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp
học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã
học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết
xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời
sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực
vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất,
năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo
các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để
hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề
và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham
gia vào cuộc sống lao động.
Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng
lực chung cho học sinh, giáo dục KHTN có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới
quan khoa học ở học sinh; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần
khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng
xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo
dục KHTN giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực KHTN qua quan sát và
thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống; đồng thời cùng với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học
thực hiện giáo dục STEM một trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều
quốc gia trên thế giới và được quan tâm thích đáng trong đổi mới giáo dục phổ thông
của Việt Nam.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
2
GV: Đặng Văn Phương
Ở cấp trung học cơ sở, giáo dục KHTN được thực hiện chủ yếu thông qua môn
KHTN với việc tích hợp các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hoá học và sinh học. Các kiến
thức, kĩ năng này được tổ chức theo các mạch nội dung (chất và sự biến đổi chất, vật
sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời), thể hiện các nguyên lí, quy luật
chung của thế giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy
luật vận động và biến đổi), đồng thời từng bước phản ánh vai trò của KHTN đối với sự
phát triển xã hội và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về KHTN trong sử dụng và khai
thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các nội dung này được sắp xếp chủ
yếu theo logic tuyến tính, kết hợp một số nội dung đồng tâm nhằm hình thành nhận
thức về thế giới tự nhiên và KHTN, giúp học sinh bước đầu vận dụng được kiến thức,
kĩ năng đã học về KHTN trong đời sống.
Nhằm mục đích tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học
góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm nâng
cao năng lực xây dựng thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM. Từ đó, tôi
mới tìm hiểu và áp dụng theo các phương pháp dạy học theo định hướng STEM nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết KHTN 7.
Đó là lí do tôi chọn sáng kiến:
“BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG
TIẾT KHTN 7 TRƯỜNG THCS TÂN HÀ – TÂN CHÂU – TÂY NINH”
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết KHTN 7.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Lớp 7A1 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường
trung học cơ sở, sách giáo khoa môn KHTN 7 và một số môn khác có liên quan.
- Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu tình hình dạy học KHTN 7 (trao đổi trực tiếp
với giáo viên, học sinh; dự giờ môn KHTN để quan sát hoạt động dạy của giáo viên,
hoạt động học của học sinh để thu thập làm cơ sở lí luận của đề tài). Vận dụng lí luận
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
3
GV: Đặng Văn Phương
vào tổ chức hoạt động dạy học KHTN 7 lớp 7A1 trường THCS Tân Hà – Tân Châu –
Tây Ninh.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
4
GV: Đặng Văn Phương
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Công văn 3089/BGDĐT – GDTrH 2020 về việc triển khai thực hiện giáo dục
STEM trong giáo dục trung học.
Một số nội dung cơ bản liên quán đến vấn đề nghiên cứu:
* Mục đích triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa
của giáo dục STEM trong trường trung học; thống nhất nội dung, phương pháp và các
hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường;
- Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;
- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý,
xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.
* Các hình thức tổ chức giáo dục STEM
- Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những
kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
- Nội dung bài học theo chủ đề (sau đây gọi chung bài học) STEM gắn với việc
giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học
tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn
đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh.
- Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có
thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM như sau:
* Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM
- Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung học.
Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học
thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích
hợp liên môn.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
5
GV: Đặng Văn Phương
- Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học nhằm
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các môn học
trong chương trình.
- Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa,
tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn
giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia
sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Phương pháp giáo dục truyền thống chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức để
nó ngấm vào người học, trong đó sách, vở bài tập, các con số là những vấn đề mà học
sinh cần giải quyết, rất ít các hoạt động ứng dụng thực hành hay ứng dụng của lý thuyết
vào cuộc sống được đưa ra. Đó chính là lý do rất nhiều người có thể giải bài tập phản
xạ ánh sáng một cách ngon lành nhưng rất ít người biết việc ứng dụng của nó trong
cuộc sống như việc chế tạo kính tiềm vọng, bếp năng lượng mặt trời….đều cần định
luật phản xạ ánh sáng. Giá trị cốt lõi của giáo dục STEM là chú trọng vào các chủ đề
học tập mà ở đó học sinh ứng dụng những gì đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Giáo dục truyền thống đi theo các nguyên tắc cứng nhắc với các định nghĩa rõ
ràng, chỉ có đúng hoặc sai. Việc áp dụng lý thuyết cứng nhắc như vậy khiến người học
rất khó vượt qua chính mình. Trong khi giáo dục truyền thống tập trung vào các mô
hình lý thuyết, các giả thuyết chính xác thì trụ cột quan trọng nhất của giáo dục STEM
là thúc đẩy sáng tạo. Giáo dục STEM muốn tạo ra một “không gian” cho sự sáng tạo
thay vì nhắc lại những gì đang có.
- Học là việc quan trọng trong cả giáo dục STEM và giáo dục truyền thống, tuy
nhiên, học thế nào thì giữa hai cách tiếp cận lại khác nhau. Giáo dục truyền thống tập
trung vào các môn học đơn lẻ và phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra đánh giá (thi gì
học ấy). Tuy nhiên, giáo dục STEM tập trung vào việc kích thích sự tò mò của học sinh
và nuôi dưỡng sự tò mò ấy giúp học sinh đi đến khám phá. Giáo dục STEM tập trung
vào làm (doing) như các hoạt động khám phá giúp học sinh hiểu về nó thay vì là tìm
hiểu lý thuyết trong phòng kín. Giáo dục truyền thống chỉ nói với học sinh về hiện
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
6
GV: Đặng Văn Phương
tượng khoa học đã xảy ra thế nào trong khi giáo dục STEM tập trung vào việc giúp học
sinh đặt câu hỏi cần thiết, tìm hiểu quá trình và tìm ra hiện tượng.
- Giáo dục truyền thống được xây dựng dựa trên hệ thống bài giảng với thời gian
chính xác để giúp học sinh vượt qua các kì thi. Giáo viên đóng vai là người giảng giải
với một bài học, chủ đề nào đó trong lớp học. Đối với giáo dục STEM, học sinh bắt
đầu quá trình học tại bất cứ đâu, khi nào vì bài học không chỉ dựa trên lớp học, sách
vở, bài giảng mà chương trình STEM tập trung vào các tương tác của học sinh với
người hướng dẫn.
- Giáo dục truyền thống dựa trên hệ thống sách vở, bài giảng, giấy tờ và hướng
đến các bài kiểm tra với mục tiêu học sinh biết về khái niệm một các lý thuyết và học
thuộc nó không cần biết người học có hiểu và ứng dụng được khái niệm đó không.
Định hướng STEM hoàn toàn tập trung vào việc hiểu khái niệm và ứng dụng của nó
trong đời sống thực thông qua các thí nghiệm và trải nghiệm. STEM tập trung vào việc
làm cho người học hiểu về cơ chế hoạt động của sự vật, hiện tượng từ đó có thể hiểu
về ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức KHTN đã học vào giải thích, chế tạo mẫu, ứng
dụng kĩ thuật của học sinh còn chưa tốt.
Vì thế, giáo dục STEM cần được khai thác, đưa vào mạnh mẽ trong Chương
trình GDPT mới. Trong môn KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh,
phương pháp giáo dục STEM giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn và phát
huy tính tích cực của học sinh.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Vấn đề đặt ra:
Đối tượng thực nghiệm sư phạm học sinh lớp 7A1 trường trung học cơ sở Tân
Hà, thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Kết quả điều tra cho thấy để lôi cuốn học sinh tham gia vào các tiết học giáo
viên cần có sự đổi mới trong phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hiện đại trong đó
phương pháp giáo dục STEM đóng vai trò quan trọng, việc học tập sẽ trở lên hấp dẫn
nếu học sinh được thực sự tham gia vào xây dựng kiến thức, cảm thấy có nhu cầu cần
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
7
GV: Đặng Văn Phương
tìm hiểu kiến thức để giải quyết một vấn đề hoặc tình huống thực tiễn. Và quan trọng
hơn là vận dụng kiến thức được học phục vụ chính cuộc sống thực tại của các em, lôi
cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tự xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức,
hình thành và rèn kỹ năng đồng thời bước đầu góp phần phát triển một số năng lực cần
thiết như: năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế…
3.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết:
a. Các giải pháp thực hiện:
* Mục tiêu:
Trước thực trạng trên, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xin trao
đổi một số kĩ năng tổ chức dạy học theo định hướng STEM trong dạy học KHTN 7
* Giúp học sinh biết:
- Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS
áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số
vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
* Giáo viên cần: thực hiện tốt các quy trình đối với dạy học theo định hướng STEM:
+ Lựa chọn nội dung dạy học
+ Xác định vấn đề cần giải quyết (GV xác định vấn đề để giao cho HS thực hiện
sao cho khi giải quyết vấn đề đó, HS lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cần dạy
trong CT môn KHTN đã được lựa chọn, hoặc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã
biết để xây dựng bài học).
+ Xác định tiêu chí của sản phẩm/ giải pháp giải quyết vấn đề (GV xác định rõ
tiêu chí của giải pháp/sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa
học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm)
+ Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học (GV tổ chức hoạt động học tập
được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học
bao hàm quy trình thiết kế kĩ thuật)
* Cách thực hiện:
Quy trình tổ chức dạy học theo định hướng STEM
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
8
GV: Đặng Văn Phương
Các hoạt động học có thể tổ chức linh hoạt trong và ngoài lớp học theo nội dung
và phạm vi kiến thức của từng chủ đề. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về:
mục tiêu; nội dung; dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh; cách thức tổ chức hoạt
động.
Hoạt động Mô tả
Hoạt động học
1: Xác định vấn
đề STEM
Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề.
Trong đó, học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập hoặc
giải quyết một vấn đề cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải
sử dụng kiến thức mới trong nội dung được học để đề xuất, xây
dựng giải pháp. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan
trọng, buộc học sinh phải nắm vứng kiến thức mới thiết kế, giải
thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
Hoạt động 2:
Nghiên cứu kiến
thức nền và đề
xuất giải pháp
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động tích cực, tăng
cường mức độ tự lực tùy thuộc từng đối tượng học sinh dưới sự
hướng dẫn một cách linh hoạt của giáo viên. Khuyến khích học
sinh hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào
việc đề xuất, thiết kế sản phẩm.
Hoạt động 3:
Lựa chọn giải
pháp
Học sinh thảo luận sau đó trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết
kế kèm theo thuyết minh ( sử dụng kiến thức mới học và kiến
thức đã có). Giáo viên tổ chức góp ý, chỉnh sửa và xác thực các
thuyết minh của học sinh để học sinh nắm vững kiến thức mới và
tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế.
Hoạt động học
4: Chế tạo mẫu,
Học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế, kết hợp tiến
hành thử nghiệm trong quá trình chế tạo. Hướng dẫn học sinh
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
9
GV: Đặng Văn Phương
thử nghiệm và
đánh giá
đánh giá mẫu và điều chỉnh thiết kế ban đầu để đảm bảo mẫu chế
tạo là khả thi.
Hoạt động học
5: Chia sẽ, thảo
luận, điều chỉnh
Học sinh trình bày sản phẩm đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận,
đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.
c. Biện pháp để tổ chức thực hiện:
* Ví dụ tiến trình dạy học lớp thực nghiệm theo định hướng STEM
Tuần CM: 14 Ngày soạn:
4/12/2022
Tiết PPCT: 55,56
BÀI 11: PHẢN XẠ ÂM
Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN ; lớp: 7
Yêu cầu cần đạt: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực
tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến
sức khỏe.
Tên chủ đề STEM: Thiết kế ngôi nhà cách âm (Thời lượng: 90 phút trên lớp và hoạt
động ở nhà)
Mô tả: Trong chủ đề STEM này, HS sẽ thiết kế và chế tạo được Ngôi nhà cách âm
từ các vật liệu đơn giản với mục tiêu hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe thông
qua vận dụng các kiến thức đã học như: sự truyền âm và phản xạ âm.
Kiến thức STEM cần giải quyết trong chủ đề
Tên sản
phẩm
Khoa học (S) Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán (M)
Ngôi nhà
cách âm
Các khái
niệm khoa
học như sự
truyền âm và
phản xạ âm.
Các hiểu biết ban đầu
về sự truyền âm qua
các môi
trường(rắn,lỏng,khí),
phản xạ âm của vật
liệu, chọn lựa vật liệu
- Bản vẽ thiết
kế
- Thao tác
gắn, cắt dán,
sắp xếp các
bộ phận của
- Kích thước
của miếng
vật liệu.
- Vị trí đặt
vật liệu
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
10
GV: Đặng Văn Phương
có phản xạ âm, hấp
thụ âm phù hợp.
ngôi nhà
cách âm.
đểphản xạ
âm tốt nhất.
HOẠT ĐỘNG HỌC 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a. Mục tiêu
- HS xác định được nhiệm vụ “Ngôi nhà cách âm” mà GV đưa ra và các tiêu chí đánh
giá sản phẩm.
- HS xác định được kiến thức trọng tâm trong chủ đề STEM này là sự truyền âm và
phản xạ âm.
b. Nội dung
- HS và GV thảo luận về ngôi nhà cách âm trong đời sống gồm công dụng, cách chế
tạo, nguyên lí hoạt động và thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động
GV đưa ra tình huống
“Trong đời sống, những âm thanh to và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con
người... Vậy xây dựng ngôi nhà như thế nào để giúp chúng ta không bị ảnh hưởng
bới những tiếng ồn gây ô nhiễm đó để có thể bảo vệ sức khỏe.”
- HS thảo luận theo cặp đôi hoặc theo nhóm đưa ra ý kiến về các thiết bị mà các em
nghĩ đến.
- GV cho HS xem video clip đã được GV chuẩn bị trước về ngôi nhà cách âm. GV
giao nhiệm vụ “Các em hãy xem video clip sau đây về ngôi nhà cách âm và ghi chú
lại trong vở về công dụng, đặc điểm, hình dạng của vật liệu xây ngôi nhà để sau đó
cả lớp cùng thảo luận.”
- GV yêu cầu các nhóm từ video và các hình ảnh được xem HS mô tả công dụng, đặc
điểm, hình dạng.
GV đặt các câu hỏi gợi mở
- HS thảo luận đưa ra câu trả lời.
GV giao nhiệm vụ
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
11
GV: Đặng Văn Phương
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: “Các nhóm thiết kế và chế tạo ngôi nhà cách
âm từ những vật liệu đơn giản”
- GV đặt vấn đề: “Ngôi nhà cách âm là một ngôi nhà giúp chúng tra tránh được những
âm thanh gây ô nhiễm, theo các em, làm như thế nào để thiết kế ngôi nhà này từ các
vật liệu đơn giản sẵn có?”
- HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Để chế tạo ngôi nhà cách âm, cần vật liệu như thế nào?
+ Có thể sử dụng vật liệu/ dụng cụ sẵn có nào?
- GV xác nhận kiến thức cần sử dụng là sự truyền âm và phản xạ âm và giao nhiệm
vụ cho HS ôn tập lại các nội dung kiến thức đồng thời tìm hiểu thêm tài liệu sách,
trên mạng để đưa ra giải pháp chế tạo ngôi nhà cách âm phù hợp với các tiêu chí sản
phẩm như bên dưới.
- HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV và các nhóm phân công vai trò phụ trách
cho các thành viên trong nhóm
Bảng phân công vai trò của các thành viên trong nhóm
TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ
1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình
bày trên powerpoint
2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm
3 Thành viên Phát ngôn viên
4 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập
5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm
6 Thành viên Mua vật liệu
Lưu ý: Các vai trò là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của
nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
GV thống nhất với cả lớp và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
12
GV: Đặng Văn Phương
Phiếu 1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm ngôi nhà cách âm
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Ngôi nhà cách âm tốt 4
2 Thiết kế chắc chắn, hình thức trang
trí đẹp
3
3 Vật liệu đơn giản, tái chế 2
TỔNG CỘNG 10
GV thống nhất kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Ngôi nhà cách âm”
Minh họa kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Ngôi nhà cách âm”
Hoạt động chính Thời lượng
Hoạt động 1: xác định vấn đề 20 phút – trên lớp
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền
và đề xuất giải pháp
HS thực hiện nhóm ở nhà
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp 25 phút – trên lớp
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm
và đánh giá
HS thực hiện nhóm ở nhà
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều
chỉnh
45 phút – trên lớp
GV thống nhất với lớp tiêu chí đánh giá bản thiết kế của nhóm để chuẩn bị cho hoạt
động 3
Phiếu 2. Đánh giá bài báo cáo sản phẩm và bản thiết kế sản phẩm ngôi nhà
cách âm
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Bản thiết kế rõ ràng, chi tiết mô tả
được nguyên lí của ngôi nhà cách
âm
2
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
13
GV: Đặng Văn Phương
2 Bản thiết kế có sự trình bày rõ
ràng về các nguyên vật liệu, bố
trí, có số liệu kích thước
3
3 Giải thích rõ nguyên lí hoạt động
của ngôi nhà cách âm dựa trên sự
truyền âm và phản xạ âm
4
4 Trình bày báo cáo rõ ràng, logic,
sinh động
1
TỔNG CỘNG 10
GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm HS phải vận dụng
kiến thức sự truyền âm và phản xạ âm để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động
của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất.
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động 1, HS cần đạt được sản phẩm sau:
- Mô tả sơ bộ của HS về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của ngôi nhà cách âm dựa
trên kiến thức sự truyền âm và phản xạ âm.
HOẠT ĐỘNG HỌC 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP
a. Mục tiêu
HS đề xuất được giải pháp thiết kế ngôi nhà cách âm.
b. Nội dung
Học sinh tự đọc lại tài liệu và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên
quan đến sản phẩm STEM, vẽ được bản vẽ thiết kế sản phẩm cho ngôi nhà cách âm.
GV hỗ trợ tài liệu; gợi mở các vật liệu, dụng cụ thiết kế; giải đáp thắc mắc cho các
nhóm khi cần thiết.
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Cá nhân HS hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
14
GV: Đặng Văn Phương
+ Cá nhân HS hoàn thành bản vẽ thiết kế ngôi nhà cách âm và nguyên lí hoạt động
ngôi nhà cách âm ở phiếu học tập. GV gợi mở các vật liệu, dụng cụ.
+ Nhóm thống nhất 1 bản thiết kế ngôi nhà cách âm của nhóm.
+ Chuẩn bị bài báo cáo bản thiết kế
PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI
Chủ đề STEM:……………………………………………………………………
Họ tên HS:………………………………………………………………………...
Nhóm:………………………………………………………………………………
Câu 1: Âm truyền qua được môi trường nào? Không truyền qua được môi trường
nào?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 2: Phản xạ âm là gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 3: Vật phản xạ âm tốt là gì? Vật phản xạ âm kém là gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI
Chủ đề STEM:……………………………………………………………………
Họ tên HS:…………………………………………………………………………
Nhóm:………………………………………………………………………………
1. Bản thiết kế ngôi nhà cách âm (HS ghi chú cụ thể bộ phận, kích thước các bộ
phận, vật liệu dùng để thiết kế các bộ phận)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Mô tả nguyên lí hoạt động của ngôi nhà cách âm
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
15
GV: Đặng Văn Phương
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS tự ôn tập lại kiến thức về sự truyền âm và phản xạ âm, đồng thời tham khảo
thêm tài liệu sách và trên mạng sau đó chia sẻ lại với nhóm những kiến thức mình đã
ôn tập, tìm hiểu. Hoàn thành phiếu học tập và phiếu trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm vẽ bản thiết kế cho ngôi nhà cách âm (Trình bày bản thiết kế trên
giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint)
- Thảo luận nhóm hoàn thành một bài viết báo cáo trình bày nguyên lí hoạt động của
ngôi nhà cách âm.
- Chuẩn bị bài trình bày 2 bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của ngôi nhà
cách âm.
Kiểm tra, đánh giá:
- GV kiểm tra, đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần thiết
- GV yêu cầu nhóm trưởng định kì báo cáo tiến độ làm việc của nhóm để có những
hỗ trợ khi cần thiết
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 2, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Phiếu trả lời câu hỏi nhằm mục tiêu ôn tập lại các kiến thức về sự truyền âm và
phản xạ âm;
- Bài ghi chú của cá nhân về các kiến thức liên quan đến sản phẩm STEM và phác
thảo bản vẽ thiết kế sản phẩm cá nhân về ngôi nhà cách âm;
- Bản vẽ thiết kế sản phẩm ngôi nhà cách âm của nhóm (trình bày trên giấy A0 hoặc
bài trình chiếu powerpoint);
- Bài thuyết trình về bản thiết kế của sản phẩm
HOẠT ĐỘNG HỌC 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
a. Mục tiêu
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
16
GV: Đặng Văn Phương
HS trình bày được phương án thiết kế ngôi nhà cách âm của nhóm theo các tiêu chí
đã đưa ra và vận dụng được sự truyền âm và phản xạ âm đã được học và tìm hiểu để
giải thích nguyên lí hoạt động của vật liệu phản xạ âm và bảo vệ được phương án
thiết kế mà nhóm đã lựa chọn.
b. Nội dung
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế;
- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu
hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập
luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết
kế;
- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức
vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Trình bày
rõ nguyên lí hoạt động ngôi nhà cách âm dựa vào vật liệu phản xạ âm. Các nhóm còn
lại chú ý nghe”
HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế của nhóm mình.
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của
nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa. Gv đánh
giá phần trình bày các nhóm dựa vào phiếu 2
GV đặt các câu hỏi gợi mở cho các nhóm:
+ Cần lựa chọn vật liệu tối ưu nào nhất để làm tường cách âm cho ngôi nhà?
Kiểm tra, đánh giá
- GV công bố điểm đánh giá bản thiết kế và phần trình bày bản thiết kế sản phẩm của
các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt
lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
17
GV: Đặng Văn Phương
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết
kế.
- Sau khi nhóm thống nhất ý tưởng cần xây dựng giải pháp thực hiện bằng cách hoàn
thiện các nội dung sau để chuẩn bị cho hoạt động 4.
Bảng phân công nhiệm vụ chế tạo ngôi nhà cách âm
Nhiệm vụ Thời gian Phương tiện Người thực hiện Kết quả
1……………..
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 3, HS cần đạt được sản phẩm:
- Bản thiết kế hoàn chỉnh giải pháp chế tạo ngôi nhà cách âm mà nhóm đã thống nhất
HOẠT ĐỘNG HỌC 4: CHẾ TẠO MẪU, THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu
Các nhóm tiến hành chế tạo được ngôi nhà cách âm căn cứ trên bản thiết kế của nhóm
đã chỉnh sửa, bổ sung sau buổi báo cáo thiết kế ở hoạt động học 3.
b. Nội dung
HS làm việc theo nhóm theo bảng phân công nhiệm vụ của nội bộ nhóm để chế tạo
ngôi nhà cách âm trao đổi với GV khi gặp khó khăn và có vấn đề thắc mắc.
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình về nhà chế tạo ngôi nhà cách âm theo bản thiết
kế của nhóm”
HS thực hiện nhiệm vụ
- HS chuẩn bị các vật liệu từ gợi ý của GV và từ sự tìm hiểu của nhóm;
- HS lắp đặt các thành phần của ngôi nhà cách âm theo bản thiết kế;
- HS thử nghiệm hoạt động của ngôi nhà cách âm, so sánh với các tiêu chí đánh giá
sản phẩm (Phiếu 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải
thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh);
- HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
18
GV: Đặng Văn Phương
Kiểm tra, đánh giá
- GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.
- GV có thể gợi ý các nhóm làm nhật kí chế tạo ngôi nhà cách âm ghi lại các hoạt
động chế tạo ngôi nhà cách âm, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết
của nhóm
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 4, HS cần đạt được sản phẩm:
- 1 ngôi nhà cách âm đáp ứng được các tiêu chí trong Phiếu 1 và bản thiết kế
- 1 bài báo cáo để trình bày báo cáo sản phẩm trước lớp
HOẠT ĐỘNG HỌC 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH
a. Mục tiêu:
- HS trình bày được về sản phẩm ngôi nhà cách âm của nhóm đáp ứng được các tiêu
chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra;
- HS đưa ra được ý kiến nhận xét, phản biện dành cho sản phẩm của nhóm bạn,
- HS thể hiện được ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm của nhóm.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; các nhóm lần lượt báo
cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn; đánh giá sản phẩm của
nhóm bạn; đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ: “Các nhóm trình bày báo cáo sản phẩm ngôi nhà cách âm nhóm
mình trong thời gian 5 phút, giới thiệu về sản phẩm, cách chế tạo và nguyên lí hoạt
động sản phẩm. Các nhóm còn lại chú ý nghe, có những nhận xét, góp ý, đánh giá về
sản phẩm của nhóm bạn”
HS thực hiện nhiệm vụ
- GV tổ chức lần lượt từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm còn
lại chú ý nghe.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
19
GV: Đặng Văn Phương
- GV cho các nhóm quan sát sản phẩm của nhau và nhận xét về sản phẩm của nhóm
theo bảng tiêu chí sản phẩm.
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn;
nhóm trình bày trả lời, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa.
- GV đánh giá phần sản phẩm của các nhóm dựa vào phiếu 1.
- GV cho các nhóm đánh giá chéo nhóm bạn dựa vào phiếu 1
Kiểm tra, đánh giá
- GV công bố điểm đánh giá sản phẩm của các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết
và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của
các nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thiện sản phẩm theo góp ý của GV và các nhóm
bạn
- GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kĩ năng nào trong quá trình thực hiện chủ
đề STEM này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi thực hiện chủ đề STEM này?
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 5, HS cần đạt được sản phẩm:
- 1 sản phẩm là một ngôi nhà cách âm đã hoàn thiện
- Những nhận xét, góp ý, câu hỏi, đánh giá dành cho các nhóm bạn.
* Ví dụ tiến trình dạy học lớp thực nghiệm theo định hướng STEM
Tuần CM: 16 Ngày soạn:
12/1/2022
Tiết PPCT: 63,64
BÀI 13: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN ; lớp: 7
Yêu cầu cần đạt: Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường
hợp đơn giản.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
20
GV: Đặng Văn Phương
Tên chủ đề STEM: Thiết kế kính tiềm vọng (Thời lượng: 90 phút trên lớp và hoạt
động ở nhà)
Mô tả: Trong chủ đề STEM này, HS sẽ thiết kế và chế tạo được Kính Tiềm vọng từ
các vật liệu đơn giản với mục tiêu quan sát được các vật ở trên cao thông qua vận
dụng các kiến thức đã học như: sự truyền ánh sáng, tia sáng, sự phản xạ ánh sáng,
ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Kiến thức STEM cần giải quyết trong chủ đề
Tên sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán (M)
Kính tiềm
vọng
Các khái niệm
khoa học như
đường truyền
tia sáng, sự
phản xạ ánh
sáng, định luật
phản xạ ánh
sáng, sự tạo
ảnh của vật
qua gương
phẳng.
Các hiểu biết
ban đầu về độ
phản xạ của
vật liệu, mặt
phản xạ và mặt
không phản xạ
của gương,
chọn lựa vật
liệu có độ
cứng phù hợp
để làm hộp đỡ
cho khối
gương
- Bản vẽ thiết
kế
- Thao tác gắn,
cắt dán, sắp
xếp các bộ
phận của kính
tiềm vọng
- Kích thước
của ống, vị trí
đặt các gương
sao cho 2
gương song
song với nhau.
- Đặt hệ 2
gương để hình
ảnh được phản
xạ tốt nhất.
HOẠT ĐỘNG HỌC 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a. Mục tiêu
- HS xác định được nhiệm vụ “Thiết kế kính tiềm vọng” mà GV đưa ra và các tiêu
chí đánh giá sản phẩm.
- HS xác định được kiến thức trọng tâm trong chủ đề STEM này là sự phản xạ ánh
sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
21
GV: Đặng Văn Phương
b. Nội dung: HS và GV thảo luận về kính tiềm vọng trong đời sống gồm công dụng,
cách chế tạo, nguyên lí hoạt động và thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động
GV đưa ra tình huống
“Trong đời sống, tàu ngầm phương tiện di chuyển dưới nước, làm thế nào để người
ở trong tàu ngầm có thể quan sát được những vật trên mặt nước. Một người ở dưới
thấp muốn quan sát vật trên cao ... Vậy, có thiết bị nào giúp chúng ta quan sát được
những vật trên cao bị che khuất hay không?”
- HS thảo luận theo cặp đôi hoặc theo nhóm đưa ra ý kiến về các thiết bị mà các em
nghĩ đến.
- GV cho HS xem video clip đã được GV chuẩn bị trước về kính tiềm vọng trong tàu
ngầm. GV giao nhiệm vụ “Các em hãy xem video clip sau đây về kính tiềm vọng và
ghi chú lại trong vở về công dụng, đặc điểm, hình dạng của kính để sau đó cả lớp
cùng thảo luận.”
- GV yêu cầu các nhóm từ video và các hình ảnh được xem HS mô tả công dụng, đặc
điểm, hình dạng; giải thích sự tạo ảnh bởi kính
GV đặt các câu hỏi gợi mở:
+ Tác dụng của kính là gì?
+ Kính có hình dạng như thế nào? Gồm các bộ phận nào?
+ Bộ phận nào quan trọng nhất trong kính, giúp quan sát được vật trên cao?
+ Mắt mình quan sát là quan sát vật hay ảnh của vật?
+ Hiện tượng nào về ánh sáng em đã học được đề cập trong video trên?
- HS thảo luận đưa ra câu trả lời.
GV giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: “Các nhóm thiết kế và chế tạo kính tiềm vọng
từ những vật liệu đơn giản”
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
22
GV: Đặng Văn Phương
- GV đặt vấn đề: “Kính tiềm vọng là một thiết bị quang học giúp quan sát vật ở trên
cao, theo các em, làm như thế nào để thiết kế kính tiềm vọng này từ các vật liệu đơn
giản sẵn có?”
- HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Để chế tạo kính tiềm vọng, cần bao nhiêu gương phẳng?
+ Có thể sử dụng vật liệu/ dụng cụ sẵn có nào để làm thân ống nhòm?
+ Đặt gương như thế nào để mắt quan sát được ảnh của vật?
- GV xác nhận kiến thức cần sử dụng là sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi
gương phẳng và giao nhiệm vụ cho HS ôn tập lại các nội dung kiến thức đồng thời
tìm hiểu thêm tài liệu sách, trên mạng để đưa ra giải pháp chế tạo kính tiềm vọng phù
hợp với các tiêu chí sản phẩm như bên dưới.
- HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV và các nhóm phân công vai trò phụ trách
cho các thành viên trong nhóm
Bảng phân công vai trò của các thành viên trong nhóm
TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ
1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình
bày trên powerpoint
2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm
3 Thành viên Phát ngôn viên
4 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập
5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm
6 Thành viên Mua vật liệu
GV thống nhất với cả lớp và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
Phiếu 1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm kính tiềm vọng
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Kính quan sát được vật trên cao, cho
hình ảnh rõ nét
4
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
23
GV: Đặng Văn Phương
2 Thiết kế chắc chắn, hình thức trang trí
đẹp
3
3 Vật liệu đơn giản, tái chế 2
TỔNG CỘNG 10
GV thống nhất kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Kính tiềm vọng”
Minh họa kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Kính tiềm vọng”
Hoạt động chính Thời lượng
Hoạt động 1: xác định vấn đề 20 phút – trên lớp
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề
xuất giải pháp
HS thực hiện nhóm ở nhà
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp 25 phút – trên lớp
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh
giá
HS thực hiện nhóm ở nhà
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh 45 phút – trên lớp
GV thống nhất với lớp tiêu chí đánh giá bản thiết kế của nhóm để chuẩn bị cho hoạt
động 3
Phiếu 2. Đánh giá bài báo cáo sản phẩm và bản thiết kế sản phẩm kính tiềm
vọng
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Bản thiết kế rõ ràng, chi tiết mô tả
được nguyên lí của kính tiềm
vọng
2
2 Bản thiết kế có sự trình bày rõ
ràng về các nguyên vật liệu, bố trí
các bộ phận của kính, chú thích rõ
ràng các thông số kĩ thuật (kích
thước, số lượng)
3
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
24
GV: Đặng Văn Phương
3 Giải thích rõ nguyên lí hoạt động
của kính tiềm vọng dựa trên sự
phản xạ ánh sáng và sự tạo ảnh
cảu gương phẳng
4
4 Trình bày báo cáo rõ ràng, logic,
sinh động
1
TỔNG CỘNG 10
GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm HS phải vận dụng
kiến thức sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng để giải thích, trình
bày nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn
nhất.
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động 1, HS cần đạt được sản phẩm sau:
- Mô tả sơ bộ của HS về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng dựa trên
kiến thức sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
HOẠT ĐỘNG HỌC 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP
a. Mục tiêu
HS đề xuất được giải pháp thiết kế kính tiềm vọng
b. Nội dung
Học sinh tự đọc lại tài liệu và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên
quan đến sản phẩm STEM, vẽ được bản vẽ thiết kế sản phẩm cho kính tiềm vọng.
GV hỗ trợ tài liệu; gợi mở các vật liệu, dụng cụ thiết kế; giải đáp thắc mắc cho các
nhóm khi cần thiết.
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Cá nhân HS hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
25
GV: Đặng Văn Phương
+ Cá nhân HS hoàn thành bản vẽ thiết kế kính tiềm vọng và nguyên lí hoạt động kính
tiềm vọng ở phiếu học tập. GV gợi mở các vật liệu, dụng cụ: bìa cứng, ống nước
nhựa cũ, hộp giấy cũ; bút màu tô; giấy màu; kéo thủ công; gương phẳng, giấy bóng
gương (hoặc mặt sau giấy gói quà bóng); băng keo trong (hoặc súng bắn keo); thước
thẳng.
+ Nhóm thống nhất 1 bản thiết kế kính tiềm vọng của nhóm
+ Chuẩn bị bài báo cáo bản thiết kế
PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI
Chủ đề STEM:……………………………………………………………………...
Họ tên HS:………………………………………………………………………….
Nhóm:………………………………………………………………………………
Câu 1: Theo em, khi nào mắt người sẽ nhìn thấy được một vật?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 2: Em hãy trình bày nội dung định luật phản xạ ánh sáng.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 3: Em hãy vẽ hình minh họa định luật phản xạ ánh sáng
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 4: Em hãy mô tả tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI
Chủ đề STEM:……………………………………………………………………
Họ tên HS:…………………………………………………………………………
Nhóm:………………………………………………………………………………
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
26
GV: Đặng Văn Phương
1. Bản thiết kế kính tiềm vọng (HS ghi chú cụ thể bộ phận, kích thước các bộ phận,
vật liệu dùng để thiết kế các bộ phận)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Mô tả nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS tự ôn tập lại kiến thức về sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương
phẳng, đồng thời tham khảo thêm tài liệu sách và trên mạng sau đó chia sẻ lại với
nhóm những kiến thức mình đã ôn tập, tìm hiểu. Hoàn thành phiếu học tập và phiếu
trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm vẽ bản thiết kế cho kính tiềm vọng (Trình bày bản thiết kế trên
giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint)
- Thảo luận nhóm hoàn thành một bài viết báo cáo trình bày nguyên lí hoạt động của
kính tiềm vọng.
- Chuẩn bị bài trình bày 2 bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của kính tiềm
vọng
Kiểm tra, đánh giá:
- GV kiểm tra, đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần thiết
- GV yêu cầu nhóm trưởng định kì báo cáo tiến độ làm việc của nhóm để có những
hỗ trợ khi cần thiết
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 2, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Phiếu trả lời câu hỏi nhằm mục tiêu ôn tập lại các kiến thức về sự phản xạ ánh sáng
và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
27
GV: Đặng Văn Phương
- Bài ghi chú của cá nhân về các kiến thức liên quan đến sản phẩm STEM và phác
thảo bản vẽ thiết kế sản phẩm cá nhân về kính tiềm vọng;
- Bản vẽ thiết kế sản phẩm kính tiềm vọng của nhóm (trình bày trên giấy A0 hoặc
bài trình chiếu powerpoint);
- Bài thuyết trình về bản thiết kế của sản phẩm
HOẠT ĐỘNG HỌC 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
a. Mục tiêu
HS trình bày được phương án thiết kế kính tiềm vọng của nhóm theo các tiêu chí đã
đưa ra và vận dụng được sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng đã
được học và tìm hiểu để giải thích nguyên lí hoạt động của kính và bảo vệ được
phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn.
b. Nội dung
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế;
- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu
hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập
luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết
kế;
- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức
vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Trình bày
rõ nguyên lí hoạt động của kính và cấu tạo của kính. Các nhóm còn lại chú ý nghe”
HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế của nhóm mình.
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của
nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa. Gv đánh
giá phần trình bày các nhóm dựa vào phiếu 2
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
28
GV: Đặng Văn Phương
GV đặt các câu hỏi gợi mở cho các nhóm:
+ Vị trí đặt gương như thế nào để ảnh đến được mắt người quan sát?
+ Cần lựa chọn vật liệu tối ưu nào nhất để làm gương?
+ Thiết kế như thế nào để vùng quan sát được rộng?
Kiểm tra, đánh giá
- GV công bố điểm đánh giá bản thiết kế và phần trình bày bản thiết kế sản phẩm của
các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt
lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết
kế.
- Sau khi nhóm thống nhất ý tưởng cần xây dựng giải pháp thực hiện bằng cách hoàn
thiện các nội dung sau để chuẩn bị cho hoạt động 4.
Phân công nhiệm vụ chế tạo kính tiềm vọng
Nhiệm vụ Thời gian Phương tiện Người thực hiện Kết quả
1……………..
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 3, HS cần đạt được sản phẩm:
- Bản thiết kế hoàn chỉnh giải pháp chế tạo kính tiềm vọng mà nhóm đã thống nhất
HOẠT ĐỘNG HỌC 4: CHẾ TẠO MẪU, THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu
Các nhóm tiến hành chế tạo được kính tiềm vọng căn cứ trên bản thiết kế của nhóm
đã chỉnh sửa, bổ sung sau buổi báo cáo thiết kế ở hoạt động học 3.
b. Nội dung
HS làm việc theo nhóm theo bảng phân công nhiệm vụ của nội bộ nhóm để chế tạo
kính tiềm vọng; trao đổi với GV khi gặp khó khăn và có vấn đề thắc mắc.
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
29
GV: Đặng Văn Phương
GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình về nhà chế tạo kính tiềm vọng theo bản thiết kế
của nhóm”
HS thực hiện nhiệm vụ
- HS chuẩn bị các vật liệu từ gợi ý của GV và từ sự tìm hiểu của nhóm;
- HS lắp đặt các thành phần của kính tiềm vọng theo bản thiết kế;
- HS thử nghiệm hoạt động của kính, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm
(Phiếu 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do
(nếu cần phải điều chỉnh);
- HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
Kiểm tra, đánh giá
- GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.
- GV có thể gợi ý các nhóm làm nhật kí chế tạo kính tiềm vọng ghi lại các hoạt động
chế tạo kính tiềm vọng, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết của
nhóm
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 4, HS cần đạt được sản phẩm:
- 1 kính tiềm vọng đáp ứng được các tiêu chí trong Phiếu 1 và bản thiết kế
- 1 bài báo cáo để trình bày báo cáo sản phẩm trước lớp
HOẠT ĐỘNG HỌC 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH
a. Mục tiêu:
- HS trình bày được về sản phẩm kính tiềm vọng của nhóm đáp ứng được các tiêu
chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra;
- HS đưa ra được ý kiến nhận xét, phản biện dành cho sản phẩm của nhóm bạn,
- HS thể hiện được ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm của nhóm.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; các nhóm lần lượt báo
cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn; đánh giá sản phẩm của
nhóm bạn; đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
30
GV: Đặng Văn Phương
c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ: “Các nhóm trình bày báo cáo sản phẩm kính tiềm vọng nhóm
mình trong thời gian 5 phút, giới thiệu về sản phẩm, cách chế tạo và nguyên lí hoạt
động sản phẩm. Các nhóm còn lại chú ý nghe, có những nhận xét, góp ý, đánh giá về
sản phẩm của nhóm bạn”
HS thực hiện nhiệm vụ
- GV tổ chức lần lượt từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. GV có thể để
cho nhóm trình bày nhật kí chế tạo kính (nếu cần thiết). Các nhóm còn lại chú ý nghe.
- GV cho các nhóm quan sát kính của nhau và nhận xét về sản phẩm của nhóm theo
bảng tiêu chí sản phẩm.
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn;
nhóm trình bày trả lời, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa.
- GV đánh giá phần sản phẩm của các nhóm dựa vào phiếu 1.
- GV cho các nhóm đánh giá chéo nhóm bạn dựa vào phiếu 1
Kiểm tra, đánh giá
- GV công bố điểm đánh giá sản phẩm của các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết
và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của
các nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thiện sản phẩm theo góp ý của GV và các nhóm
bạn
- GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kĩ năng nào trong quá trình thực hiện chủ
đề STEM này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi thực hiện chủ đề STEM này?
d. Sản phẩm
Kết thúc hoạt động học 5, HS cần đạt được sản phẩm:
- 1 sản phẩm là một kính tiềm vọng đã hoàn thiện
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
31
GV: Đặng Văn Phương
- Những nhận xét, góp ý, câu hỏi, đánh giá dành cho các nhóm bạn.
3.3. Kết quả so sánh, số liệu mang tính thuyết phục ngay thời điểm thực hiện sáng
kiến.
3.3.1. Phương pháp tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm ở lớp 7A1 so sánh kết quả bài kiểm tra đạt được khi học
theo phương pháp truyền thống và sau khi học sinh tham gia học tập theo giáo dục
STEM.
3.3.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá Những chỉ dẫn
Đánh giá định tính (qua
diễn biến quá trình thực
nghiệm)
Tính khả thi của phương
án thiết kế bài học
Căn cứ vào thời gian thực
hiện từng nhiệm vụ
Đánh giá căn cứ vào
biểu hiện tính tích cực
của học sinh khi tham
gia các hoạt động cũng
như trình bày báo cáo
sản phẩm, thảo luận,
trao đổi.
Hứng thú, tự giác, sáng tạo
Tích cực thực hiện nhiệm
vụ
Phân công công việc trong
nhóm
Cách thức thảo luận nhóm
Kết quả làm việc nhóm
Trình bày phương án, sản
phẩm, thảo luận trao đổi
Đánh giá định lượng
Đánh giá kết quả học
tập của HS
Phân tích kết quả bài kiểm
tra của HS tại hai thời
điểm
3.3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm sư phạm ở lớp 7A1
a. Đánh giá định tính:
Căn cứ vào tiêu chí đánh giá định tính ở trên, tôi nhận thấy:
- Phân tích chung
+ HS thực sự tham gia vào các quá trình nghiên cứu:
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
32
GV: Đặng Văn Phương
 Mỗi cá nhân đều hoạt động độc lập, sau đó trình bày trước nhóm về cách
lựa chọn của minh.
 Đề xuất được giải pháp.
 Đề xuất được những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu và đưua ra được
cách thức giải quyết khó khăn.
+ HS tích cực chủ động trong các hoạt động:
 Khi các nhóm lên báo cáo, trình bày sản phẩm các nhóm khác chăm chú
theo dõi và đưa ra câu hỏi thảo luận.
 Các em biết phân công công việc với nhau giúp hoàn thành công việc
đúng tiến độ.
+ Thái độ làm việc: độc lập khi làm việc cá nhân, nghiêm túc và làm việc có hiệu
quả khi thảo luận nhóm, chú ý theo dõi khi các bạn trình bày, tự giác hoàn thành công
việc được giao.
- Phân tích tính hiệu quả của biện pháp đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực
của HS:
Ban đầu HS còn lúng túng, bỡ ngỡ, không tự tin. Tôi đã dùng nhiều cách để động
viên cũng như tạo không khí thoải mái trong lớp, khuyến khích HS hoạt động, khen
ngợi HS đúng lúc. Khi đã bắt đầu quen với mọi việc thì dần đần tôi thấy HS làm việc
tự tin, tích cực và hứng thú hơn. HS trao đổi, tranh luận sôi nổi với nhay và với GV,
biết hợp tác làm việc theo nhóm. HS tự tin hơn trong giao tiếp và ứng xửa. Trong các
buổi học các em nghiêm túc khi làm việc cá nhân, sôi nổi khi thảo luận nhóm, rất tích
cực khi làm việc chung cả lớp.
Như vậy, tổ chức dạy học theo biện pháp đã phát huy tính tích cực của HS tối
đa.
Tính tự lực của học sinh tuy chưa được thể hiện ở tất cả các học sinh trong lớp
thực nghiệm, một số ít học sinh còn tỏ ra ỷ lại cho các bạn trong nhóm, không có ý
kiến cá nhân, không tham gia khi thảo luận ở tiết học đầu tiên nhưng chỉ sang tiết học
thứ hai khi các em đã bắt nhịp được với phương pháp mới thì chúng tôi quan sát thấy
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
33
GV: Đặng Văn Phương
tất cả học sinh đã thể hiện sự nỗ lực của bản thân khi đưa ra các quan điểm cá nhân,
tranh luận với các bạn cùng nhóm, và trong nghiên cứu chế tạo sản phẩm.
- Phân tích tính hiệu quả của biện pháp đối với việc phát huy tính sáng tạo của
HS.
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh, tôi đánh giá hiệu
quả của qui trình đã dạy thông qua quá trình làm việc độc lập, thảo luận nhóm, qua các
bài báo cáo của học sinh, qua thông tin phản hồi của học sinh...
+ Học sinh rất sáng tạo trong việc đề xuất các giải pháp, sản phẩm.
+ Học sinh thực sự tham gia vào các khâu từ đề xuất các dự đoán, các ý tưởng
thực nghiệm, lựa chọn các thiết bị đến việc tiến hành chế tạo sản phẩm.
- Phân tích tính hiệu quả của biện pháp đối với việc phát triển ngôn ngữ của HS.
+ Sự phát triển ngôn ngữ của học sinh được thể hiện rõ trong buổi học.
+ HS không chỉ phát triển về ngôn ngữ nói và còn phát triển cả ngôn ngữ viết cụ
thể như sau: Thể hiện qua học sinh trình bày bài báo cáo, ở bài đầu các nhóm rất khó
khăn khi cử người lên báo cáo, học sinh được cử lên thì còn lúng túng đến bài thứ hai
những thì học sinh đã có kinh nghiệm, biết cách trình bày để thuyết phục người nghe,
tự tin hơn khi trình bày.
b. Đánh giá định lượng:
Ngoài việc đánh giá diễn biến giờ học trên lớp, tôi còn kết hợp đánh giá kết quả
học sau đợt thực nghiệm bằng bài kiếm tra.
Lớp
7A1
Sỉ
số
Điểm Điểm
trung
bình
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
KTTX
2
41 0 0 0 0 0 0 0 14 8 16 3 8,2
KTTX
3
41 0 0 0 0 0 0 0 10 10 15 6 8,4
Bảng thống kê điểm kiểm tra
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
34
GV: Đặng Văn Phương
Nhận xét: Từ kết quả thống kê trên ta thấy điểm trung bình sau khi HS được
tham giá tiết học có sử dụng biện pháp phát huy tính tích cực định hướng STEM thì
HS đạt kết quả tốt hơn.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sau khi áp dụng biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học
KHTN 7 đã mang lại những lợi ích:
- Sự khéo léo và khả năng sáng tạo của học sinh được giải pháp khơi dậy
và giúp các em phát minh ra những ý tưởng, dự án mang tính đổi mới.
- Khi trải nghiệm tiết học các em sẽ được học cách phân tích các vấn đề và lên
kế hoạch để giải quyết.
- Trong tiết học học sinh được học trong một môi trường an toàn, nơi mà các em
có thể thoải mái thất bại rồi thử lại lần nữa. Điều này giúp học sinh rèn luyện sự tự tin
và tính bền bỉ, hai đức tính không thể thiếu để các em có thể vượt qua những khó khăn
sau này
- Khuyến khích học sinh thử nghiệm
- Những học sinh có trình độ khác nhau vẫn có thể làm việc trong cùng một
nhóm để giải quyết các vấn đề, ghi chép dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình và hơn thế
nữa. Kết quả là những em học sinh được hợp tác với nhau và cùng phát triển trong môi
trường yêu cầu khả năng năng làm việc nhóm cao.
- Khả năng áp dụng kiến thức vào các nhiệm vụ thực tiễn sẽ là một công cụ đắc
lực cho các em trong môi trường làm việc sau này.
- Học sinh được tiếp cận một số công nghệ mới, các em sẽ sẵn sàng đón nhận
chúng thay vì do dự hay lo sợ. Điều này sẽ giúp các em có được lợi thế lớn trong một
môi trường toàn cầu đang ngày càng trở nên công nghệ hóa.
- Học sinh có khả năng áp dụng các khái niệm được học một cách phù hợp tùy
vào vấn đề được đưa ra.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi chỉ nghiên cứu áp dụng giải pháp một
số tiết dạy KHTN đối với lớp 7A1 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh và
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
35
GV: Đặng Văn Phương
sau đó sáng kiến được mở rộng đối với một số tiết học KHTN 7 của lớp 7A2 trường
THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh.
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
36
GV: Đặng Văn Phương
C. KẾT LUẬN:
Qua thực hiện sáng kiến “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp
7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh” tôi nhận thấy
tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc
một tiết dạy chỉ sử dụng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ nên không tránh
khỏi thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo
và bạn bè đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi rất mong có nhiều đồng nghiệp cùng nghiên cứu đưa ra những sáng kiến
kinh nghiệm bổ ích, giúp cho học sinh ngày càng học tốt hơn môn KHTN và có nhiều
học sinh đạt được phẩm chất năng lực cần thiết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
37
GV: Đặng Văn Phương
D. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA:
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG THCS TÂN HÀ
Thang điểm chấm sáng kiến
Tên sáng kiến: Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết
KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh”
Tác giả: Đặng Văn Phương
Đơn vị: Trường THCS Tân Hà
STT Tiêu chí Điểm
I Sáng kiến có tính mới (chỉ chọn 01 trong 06 nội dung)
1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 40
2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 35
3
Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình
khá
29
4 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 20
5
Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít hơn trung
bình
15
6
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước
đây
9
II
Sáng kiến có khả năng áp dụng (chỉ chọn 01 trong 04 nội
dung)
1 Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh 20
2
Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số
đơn vị trong tỉnh
15
3 Có khả năng áp dụng ít trong đơn vị 5
4 Không khả năng áp dụng trong đơn vị 0
III
Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực
(chỉ chọn 01 trong 05 nội dung)
1 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ tốt 40
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
38
GV: Đặng Văn Phương
2 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ khá 30
3 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ trung bình 20
4
Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ ít hơn trung
bình
10
5 Không có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội 0
Tổng cộng (là điểm cộng của 03 mục: I, II và III)
Thành viên
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
39
GV: Đặng Văn Phương
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thang điểm chấm sáng kiến
Tên sáng kiến: “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết
KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh”
Tác giả: Đặng Văn Phương
Đơn vị: Trường THCS Tân Hà
STT Tiêu chí Điểm
I Sáng kiến có tính mới (chỉ chọn 01 trong 06 nội dung)
1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 40
2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 35
3
Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình
khá
29
4 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 20
5
Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít hơn trung
bình
15
6
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước
đây
9
II
Sáng kiến có khả năng áp dụng (chỉ chọn 01 trong 04 nội
dung)
1 Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh 20
2
Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số
đơn vị trong tỉnh
15
3 Có khả năng áp dụng ít trong đơn vị 5
4 Không khả năng áp dụng trong đơn vị 0
III
Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực
(chỉ chọn 01 trong 05 nội dung)
1 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ tốt 40
2 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ khá 30
Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7
trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh
40
GV: Đặng Văn Phương
3 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ trung bình 20
4
Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ ít hơn trung
bình
10
5 Không có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội 0
Tổng cộng (là điểm cộng của 03 mục: I, II và III)
Thành viên

More Related Content

What's hot

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcChau Phan
 
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018THCL5
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAYBài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đLuận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 

Similar to BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 chủ đề STEM Ngôi nhà cách âm, Kính tiềm vọng.pdf

Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfChuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfNuioKila
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...
Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...
Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...nataliej4
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...nataliej4
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...nataliej4
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...NuioKila
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 

Similar to BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 chủ đề STEM Ngôi nhà cách âm, Kính tiềm vọng.pdf (20)

Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
 
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
 
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
 
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfChuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...
Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...
Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ...
 
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
 
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 chủ đề STEM Ngôi nhà cách âm, Kính tiềm vọng.pdf

  • 1. BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 chủ đề STEM Ngôi nhà cách âm, Kính tiềm vọng WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H H Ư Ớ N G G I Á O D Ụ C S T E M Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
  • 2. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 1 GV: Đặng Văn Phương A. MỞ ĐẦU: 1. Tên sáng kiến: Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, giáo dục KHTN có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục KHTN giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực KHTN qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời cùng với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học thực hiện giáo dục STEM một trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới và được quan tâm thích đáng trong đổi mới giáo dục phổ thông của Việt Nam.
  • 3. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 2 GV: Đặng Văn Phương Ở cấp trung học cơ sở, giáo dục KHTN được thực hiện chủ yếu thông qua môn KHTN với việc tích hợp các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hoá học và sinh học. Các kiến thức, kĩ năng này được tổ chức theo các mạch nội dung (chất và sự biến đổi chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời), thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi), đồng thời từng bước phản ánh vai trò của KHTN đối với sự phát triển xã hội và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về KHTN trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, kết hợp một số nội dung đồng tâm nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự nhiên và KHTN, giúp học sinh bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về KHTN trong đời sống. Nhằm mục đích tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm nâng cao năng lực xây dựng thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM. Từ đó, tôi mới tìm hiểu và áp dụng theo các phương pháp dạy học theo định hướng STEM nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết KHTN 7. Đó là lí do tôi chọn sáng kiến: “BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHTN 7 TRƯỜNG THCS TÂN HÀ – TÂN CHÂU – TÂY NINH” 3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết KHTN 7. 4. Phạm vi nghiên cứu: Lớp 7A1 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường trung học cơ sở, sách giáo khoa môn KHTN 7 và một số môn khác có liên quan. - Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu tình hình dạy học KHTN 7 (trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh; dự giờ môn KHTN để quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh để thu thập làm cơ sở lí luận của đề tài). Vận dụng lí luận
  • 4. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 3 GV: Đặng Văn Phương vào tổ chức hoạt động dạy học KHTN 7 lớp 7A1 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh.
  • 5. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 4 GV: Đặng Văn Phương B. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Công văn 3089/BGDĐT – GDTrH 2020 về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Một số nội dung cơ bản liên quán đến vấn đề nghiên cứu: * Mục đích triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường trung học; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường; - Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; - Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM. * Các hình thức tổ chức giáo dục STEM - Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn. - Nội dung bài học theo chủ đề (sau đây gọi chung bài học) STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh. - Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM như sau: * Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM - Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.
  • 6. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 5 GV: Đặng Văn Phương - Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các môn học trong chương trình. - Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Cơ sở thực tiễn: - Phương pháp giáo dục truyền thống chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức để nó ngấm vào người học, trong đó sách, vở bài tập, các con số là những vấn đề mà học sinh cần giải quyết, rất ít các hoạt động ứng dụng thực hành hay ứng dụng của lý thuyết vào cuộc sống được đưa ra. Đó chính là lý do rất nhiều người có thể giải bài tập phản xạ ánh sáng một cách ngon lành nhưng rất ít người biết việc ứng dụng của nó trong cuộc sống như việc chế tạo kính tiềm vọng, bếp năng lượng mặt trời….đều cần định luật phản xạ ánh sáng. Giá trị cốt lõi của giáo dục STEM là chú trọng vào các chủ đề học tập mà ở đó học sinh ứng dụng những gì đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. - Giáo dục truyền thống đi theo các nguyên tắc cứng nhắc với các định nghĩa rõ ràng, chỉ có đúng hoặc sai. Việc áp dụng lý thuyết cứng nhắc như vậy khiến người học rất khó vượt qua chính mình. Trong khi giáo dục truyền thống tập trung vào các mô hình lý thuyết, các giả thuyết chính xác thì trụ cột quan trọng nhất của giáo dục STEM là thúc đẩy sáng tạo. Giáo dục STEM muốn tạo ra một “không gian” cho sự sáng tạo thay vì nhắc lại những gì đang có. - Học là việc quan trọng trong cả giáo dục STEM và giáo dục truyền thống, tuy nhiên, học thế nào thì giữa hai cách tiếp cận lại khác nhau. Giáo dục truyền thống tập trung vào các môn học đơn lẻ và phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra đánh giá (thi gì học ấy). Tuy nhiên, giáo dục STEM tập trung vào việc kích thích sự tò mò của học sinh và nuôi dưỡng sự tò mò ấy giúp học sinh đi đến khám phá. Giáo dục STEM tập trung vào làm (doing) như các hoạt động khám phá giúp học sinh hiểu về nó thay vì là tìm hiểu lý thuyết trong phòng kín. Giáo dục truyền thống chỉ nói với học sinh về hiện
  • 7. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 6 GV: Đặng Văn Phương tượng khoa học đã xảy ra thế nào trong khi giáo dục STEM tập trung vào việc giúp học sinh đặt câu hỏi cần thiết, tìm hiểu quá trình và tìm ra hiện tượng. - Giáo dục truyền thống được xây dựng dựa trên hệ thống bài giảng với thời gian chính xác để giúp học sinh vượt qua các kì thi. Giáo viên đóng vai là người giảng giải với một bài học, chủ đề nào đó trong lớp học. Đối với giáo dục STEM, học sinh bắt đầu quá trình học tại bất cứ đâu, khi nào vì bài học không chỉ dựa trên lớp học, sách vở, bài giảng mà chương trình STEM tập trung vào các tương tác của học sinh với người hướng dẫn. - Giáo dục truyền thống dựa trên hệ thống sách vở, bài giảng, giấy tờ và hướng đến các bài kiểm tra với mục tiêu học sinh biết về khái niệm một các lý thuyết và học thuộc nó không cần biết người học có hiểu và ứng dụng được khái niệm đó không. Định hướng STEM hoàn toàn tập trung vào việc hiểu khái niệm và ứng dụng của nó trong đời sống thực thông qua các thí nghiệm và trải nghiệm. STEM tập trung vào việc làm cho người học hiểu về cơ chế hoạt động của sự vật, hiện tượng từ đó có thể hiểu về ứng dụng trong đời sống hàng ngày. - Kĩ năng vận dụng kiến thức KHTN đã học vào giải thích, chế tạo mẫu, ứng dụng kĩ thuật của học sinh còn chưa tốt. Vì thế, giáo dục STEM cần được khai thác, đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới. Trong môn KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh, phương pháp giáo dục STEM giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn và phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Vấn đề đặt ra: Đối tượng thực nghiệm sư phạm học sinh lớp 7A1 trường trung học cơ sở Tân Hà, thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Kết quả điều tra cho thấy để lôi cuốn học sinh tham gia vào các tiết học giáo viên cần có sự đổi mới trong phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hiện đại trong đó phương pháp giáo dục STEM đóng vai trò quan trọng, việc học tập sẽ trở lên hấp dẫn nếu học sinh được thực sự tham gia vào xây dựng kiến thức, cảm thấy có nhu cầu cần
  • 8. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 7 GV: Đặng Văn Phương tìm hiểu kiến thức để giải quyết một vấn đề hoặc tình huống thực tiễn. Và quan trọng hơn là vận dụng kiến thức được học phục vụ chính cuộc sống thực tại của các em, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tự xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và rèn kỹ năng đồng thời bước đầu góp phần phát triển một số năng lực cần thiết như: năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế… 3.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết: a. Các giải pháp thực hiện: * Mục tiêu: Trước thực trạng trên, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xin trao đổi một số kĩ năng tổ chức dạy học theo định hướng STEM trong dạy học KHTN 7 * Giúp học sinh biết: - Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. * Giáo viên cần: thực hiện tốt các quy trình đối với dạy học theo định hướng STEM: + Lựa chọn nội dung dạy học + Xác định vấn đề cần giải quyết (GV xác định vấn đề để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, HS lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong CT môn KHTN đã được lựa chọn, hoặc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết để xây dựng bài học). + Xác định tiêu chí của sản phẩm/ giải pháp giải quyết vấn đề (GV xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm) + Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học (GV tổ chức hoạt động học tập được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm quy trình thiết kế kĩ thuật) * Cách thực hiện: Quy trình tổ chức dạy học theo định hướng STEM
  • 9. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 8 GV: Đặng Văn Phương Các hoạt động học có thể tổ chức linh hoạt trong và ngoài lớp học theo nội dung và phạm vi kiến thức của từng chủ đề. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về: mục tiêu; nội dung; dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh; cách thức tổ chức hoạt động. Hoạt động Mô tả Hoạt động học 1: Xác định vấn đề STEM Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề. Trong đó, học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong nội dung được học để đề xuất, xây dựng giải pháp. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, buộc học sinh phải nắm vứng kiến thức mới thiết kế, giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động tích cực, tăng cường mức độ tự lực tùy thuộc từng đối tượng học sinh dưới sự hướng dẫn một cách linh hoạt của giáo viên. Khuyến khích học sinh hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp Học sinh thảo luận sau đó trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh ( sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có). Giáo viên tổ chức góp ý, chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh của học sinh để học sinh nắm vững kiến thức mới và tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế. Hoạt động học 4: Chế tạo mẫu, Học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế, kết hợp tiến hành thử nghiệm trong quá trình chế tạo. Hướng dẫn học sinh
  • 10. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 9 GV: Đặng Văn Phương thử nghiệm và đánh giá đánh giá mẫu và điều chỉnh thiết kế ban đầu để đảm bảo mẫu chế tạo là khả thi. Hoạt động học 5: Chia sẽ, thảo luận, điều chỉnh Học sinh trình bày sản phẩm đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. c. Biện pháp để tổ chức thực hiện: * Ví dụ tiến trình dạy học lớp thực nghiệm theo định hướng STEM Tuần CM: 14 Ngày soạn: 4/12/2022 Tiết PPCT: 55,56 BÀI 11: PHẢN XẠ ÂM Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN ; lớp: 7 Yêu cầu cần đạt: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe. Tên chủ đề STEM: Thiết kế ngôi nhà cách âm (Thời lượng: 90 phút trên lớp và hoạt động ở nhà) Mô tả: Trong chủ đề STEM này, HS sẽ thiết kế và chế tạo được Ngôi nhà cách âm từ các vật liệu đơn giản với mục tiêu hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua vận dụng các kiến thức đã học như: sự truyền âm và phản xạ âm. Kiến thức STEM cần giải quyết trong chủ đề Tên sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán (M) Ngôi nhà cách âm Các khái niệm khoa học như sự truyền âm và phản xạ âm. Các hiểu biết ban đầu về sự truyền âm qua các môi trường(rắn,lỏng,khí), phản xạ âm của vật liệu, chọn lựa vật liệu - Bản vẽ thiết kế - Thao tác gắn, cắt dán, sắp xếp các bộ phận của - Kích thước của miếng vật liệu. - Vị trí đặt vật liệu
  • 11. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 10 GV: Đặng Văn Phương có phản xạ âm, hấp thụ âm phù hợp. ngôi nhà cách âm. đểphản xạ âm tốt nhất. HOẠT ĐỘNG HỌC 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a. Mục tiêu - HS xác định được nhiệm vụ “Ngôi nhà cách âm” mà GV đưa ra và các tiêu chí đánh giá sản phẩm. - HS xác định được kiến thức trọng tâm trong chủ đề STEM này là sự truyền âm và phản xạ âm. b. Nội dung - HS và GV thảo luận về ngôi nhà cách âm trong đời sống gồm công dụng, cách chế tạo, nguyên lí hoạt động và thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động GV đưa ra tình huống “Trong đời sống, những âm thanh to và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người... Vậy xây dựng ngôi nhà như thế nào để giúp chúng ta không bị ảnh hưởng bới những tiếng ồn gây ô nhiễm đó để có thể bảo vệ sức khỏe.” - HS thảo luận theo cặp đôi hoặc theo nhóm đưa ra ý kiến về các thiết bị mà các em nghĩ đến. - GV cho HS xem video clip đã được GV chuẩn bị trước về ngôi nhà cách âm. GV giao nhiệm vụ “Các em hãy xem video clip sau đây về ngôi nhà cách âm và ghi chú lại trong vở về công dụng, đặc điểm, hình dạng của vật liệu xây ngôi nhà để sau đó cả lớp cùng thảo luận.” - GV yêu cầu các nhóm từ video và các hình ảnh được xem HS mô tả công dụng, đặc điểm, hình dạng. GV đặt các câu hỏi gợi mở - HS thảo luận đưa ra câu trả lời. GV giao nhiệm vụ
  • 12. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 11 GV: Đặng Văn Phương - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: “Các nhóm thiết kế và chế tạo ngôi nhà cách âm từ những vật liệu đơn giản” - GV đặt vấn đề: “Ngôi nhà cách âm là một ngôi nhà giúp chúng tra tránh được những âm thanh gây ô nhiễm, theo các em, làm như thế nào để thiết kế ngôi nhà này từ các vật liệu đơn giản sẵn có?” - HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Để chế tạo ngôi nhà cách âm, cần vật liệu như thế nào? + Có thể sử dụng vật liệu/ dụng cụ sẵn có nào? - GV xác nhận kiến thức cần sử dụng là sự truyền âm và phản xạ âm và giao nhiệm vụ cho HS ôn tập lại các nội dung kiến thức đồng thời tìm hiểu thêm tài liệu sách, trên mạng để đưa ra giải pháp chế tạo ngôi nhà cách âm phù hợp với các tiêu chí sản phẩm như bên dưới. - HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV và các nhóm phân công vai trò phụ trách cho các thành viên trong nhóm Bảng phân công vai trò của các thành viên trong nhóm TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ 1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình bày trên powerpoint 2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm 3 Thành viên Phát ngôn viên 4 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập 5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm 6 Thành viên Mua vật liệu Lưu ý: Các vai trò là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc. GV thống nhất với cả lớp và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
  • 13. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 12 GV: Đặng Văn Phương Phiếu 1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm ngôi nhà cách âm TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Ngôi nhà cách âm tốt 4 2 Thiết kế chắc chắn, hình thức trang trí đẹp 3 3 Vật liệu đơn giản, tái chế 2 TỔNG CỘNG 10 GV thống nhất kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Ngôi nhà cách âm” Minh họa kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Ngôi nhà cách âm” Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: xác định vấn đề 20 phút – trên lớp Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp HS thực hiện nhóm ở nhà Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp 25 phút – trên lớp Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá HS thực hiện nhóm ở nhà Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh 45 phút – trên lớp GV thống nhất với lớp tiêu chí đánh giá bản thiết kế của nhóm để chuẩn bị cho hoạt động 3 Phiếu 2. Đánh giá bài báo cáo sản phẩm và bản thiết kế sản phẩm ngôi nhà cách âm TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Bản thiết kế rõ ràng, chi tiết mô tả được nguyên lí của ngôi nhà cách âm 2
  • 14. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 13 GV: Đặng Văn Phương 2 Bản thiết kế có sự trình bày rõ ràng về các nguyên vật liệu, bố trí, có số liệu kích thước 3 3 Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của ngôi nhà cách âm dựa trên sự truyền âm và phản xạ âm 4 4 Trình bày báo cáo rõ ràng, logic, sinh động 1 TỔNG CỘNG 10 GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm HS phải vận dụng kiến thức sự truyền âm và phản xạ âm để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất. d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động 1, HS cần đạt được sản phẩm sau: - Mô tả sơ bộ của HS về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của ngôi nhà cách âm dựa trên kiến thức sự truyền âm và phản xạ âm. HOẠT ĐỘNG HỌC 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP a. Mục tiêu HS đề xuất được giải pháp thiết kế ngôi nhà cách âm. b. Nội dung Học sinh tự đọc lại tài liệu và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan đến sản phẩm STEM, vẽ được bản vẽ thiết kế sản phẩm cho ngôi nhà cách âm. GV hỗ trợ tài liệu; gợi mở các vật liệu, dụng cụ thiết kế; giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết. c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động GV giao nhiệm vụ cho HS: + Cá nhân HS hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi
  • 15. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 14 GV: Đặng Văn Phương + Cá nhân HS hoàn thành bản vẽ thiết kế ngôi nhà cách âm và nguyên lí hoạt động ngôi nhà cách âm ở phiếu học tập. GV gợi mở các vật liệu, dụng cụ. + Nhóm thống nhất 1 bản thiết kế ngôi nhà cách âm của nhóm. + Chuẩn bị bài báo cáo bản thiết kế PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI Chủ đề STEM:…………………………………………………………………… Họ tên HS:………………………………………………………………………... Nhóm:……………………………………………………………………………… Câu 1: Âm truyền qua được môi trường nào? Không truyền qua được môi trường nào? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 2: Phản xạ âm là gì? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 3: Vật phản xạ âm tốt là gì? Vật phản xạ âm kém là gì? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI Chủ đề STEM:…………………………………………………………………… Họ tên HS:………………………………………………………………………… Nhóm:……………………………………………………………………………… 1. Bản thiết kế ngôi nhà cách âm (HS ghi chú cụ thể bộ phận, kích thước các bộ phận, vật liệu dùng để thiết kế các bộ phận) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. Mô tả nguyên lí hoạt động của ngôi nhà cách âm
  • 16. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 15 GV: Đặng Văn Phương …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tự ôn tập lại kiến thức về sự truyền âm và phản xạ âm, đồng thời tham khảo thêm tài liệu sách và trên mạng sau đó chia sẻ lại với nhóm những kiến thức mình đã ôn tập, tìm hiểu. Hoàn thành phiếu học tập và phiếu trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm vẽ bản thiết kế cho ngôi nhà cách âm (Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint) - Thảo luận nhóm hoàn thành một bài viết báo cáo trình bày nguyên lí hoạt động của ngôi nhà cách âm. - Chuẩn bị bài trình bày 2 bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của ngôi nhà cách âm. Kiểm tra, đánh giá: - GV kiểm tra, đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần thiết - GV yêu cầu nhóm trưởng định kì báo cáo tiến độ làm việc của nhóm để có những hỗ trợ khi cần thiết d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 2, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Phiếu trả lời câu hỏi nhằm mục tiêu ôn tập lại các kiến thức về sự truyền âm và phản xạ âm; - Bài ghi chú của cá nhân về các kiến thức liên quan đến sản phẩm STEM và phác thảo bản vẽ thiết kế sản phẩm cá nhân về ngôi nhà cách âm; - Bản vẽ thiết kế sản phẩm ngôi nhà cách âm của nhóm (trình bày trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu powerpoint); - Bài thuyết trình về bản thiết kế của sản phẩm HOẠT ĐỘNG HỌC 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP a. Mục tiêu
  • 17. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 16 GV: Đặng Văn Phương HS trình bày được phương án thiết kế ngôi nhà cách âm của nhóm theo các tiêu chí đã đưa ra và vận dụng được sự truyền âm và phản xạ âm đã được học và tìm hiểu để giải thích nguyên lí hoạt động của vật liệu phản xạ âm và bảo vệ được phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế; - GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế; - GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có). c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Trình bày rõ nguyên lí hoạt động ngôi nhà cách âm dựa vào vật liệu phản xạ âm. Các nhóm còn lại chú ý nghe” HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế của nhóm mình. - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa. Gv đánh giá phần trình bày các nhóm dựa vào phiếu 2 GV đặt các câu hỏi gợi mở cho các nhóm: + Cần lựa chọn vật liệu tối ưu nào nhất để làm tường cách âm cho ngôi nhà? Kiểm tra, đánh giá - GV công bố điểm đánh giá bản thiết kế và phần trình bày bản thiết kế sản phẩm của các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
  • 18. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 17 GV: Đặng Văn Phương - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế. - Sau khi nhóm thống nhất ý tưởng cần xây dựng giải pháp thực hiện bằng cách hoàn thiện các nội dung sau để chuẩn bị cho hoạt động 4. Bảng phân công nhiệm vụ chế tạo ngôi nhà cách âm Nhiệm vụ Thời gian Phương tiện Người thực hiện Kết quả 1…………….. d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 3, HS cần đạt được sản phẩm: - Bản thiết kế hoàn chỉnh giải pháp chế tạo ngôi nhà cách âm mà nhóm đã thống nhất HOẠT ĐỘNG HỌC 4: CHẾ TẠO MẪU, THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ a. Mục tiêu Các nhóm tiến hành chế tạo được ngôi nhà cách âm căn cứ trên bản thiết kế của nhóm đã chỉnh sửa, bổ sung sau buổi báo cáo thiết kế ở hoạt động học 3. b. Nội dung HS làm việc theo nhóm theo bảng phân công nhiệm vụ của nội bộ nhóm để chế tạo ngôi nhà cách âm trao đổi với GV khi gặp khó khăn và có vấn đề thắc mắc. c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động GV giao nhiệm vụ cho HS GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình về nhà chế tạo ngôi nhà cách âm theo bản thiết kế của nhóm” HS thực hiện nhiệm vụ - HS chuẩn bị các vật liệu từ gợi ý của GV và từ sự tìm hiểu của nhóm; - HS lắp đặt các thành phần của ngôi nhà cách âm theo bản thiết kế; - HS thử nghiệm hoạt động của ngôi nhà cách âm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh); - HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
  • 19. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 18 GV: Đặng Văn Phương Kiểm tra, đánh giá - GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. - GV có thể gợi ý các nhóm làm nhật kí chế tạo ngôi nhà cách âm ghi lại các hoạt động chế tạo ngôi nhà cách âm, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết của nhóm d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 4, HS cần đạt được sản phẩm: - 1 ngôi nhà cách âm đáp ứng được các tiêu chí trong Phiếu 1 và bản thiết kế - 1 bài báo cáo để trình bày báo cáo sản phẩm trước lớp HOẠT ĐỘNG HỌC 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH a. Mục tiêu: - HS trình bày được về sản phẩm ngôi nhà cách âm của nhóm đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra; - HS đưa ra được ý kiến nhận xét, phản biện dành cho sản phẩm của nhóm bạn, - HS thể hiện được ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm của nhóm. b. Nội dung: - GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn; đánh giá sản phẩm của nhóm bạn; đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động GV giao nhiệm vụ cho HS GV giao nhiệm vụ: “Các nhóm trình bày báo cáo sản phẩm ngôi nhà cách âm nhóm mình trong thời gian 5 phút, giới thiệu về sản phẩm, cách chế tạo và nguyên lí hoạt động sản phẩm. Các nhóm còn lại chú ý nghe, có những nhận xét, góp ý, đánh giá về sản phẩm của nhóm bạn” HS thực hiện nhiệm vụ - GV tổ chức lần lượt từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm còn lại chú ý nghe.
  • 20. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 19 GV: Đặng Văn Phương - GV cho các nhóm quan sát sản phẩm của nhau và nhận xét về sản phẩm của nhóm theo bảng tiêu chí sản phẩm. - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa. - GV đánh giá phần sản phẩm của các nhóm dựa vào phiếu 1. - GV cho các nhóm đánh giá chéo nhóm bạn dựa vào phiếu 1 Kiểm tra, đánh giá - GV công bố điểm đánh giá sản phẩm của các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm. - GV yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thiện sản phẩm theo góp ý của GV và các nhóm bạn - GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi: + Các em đã học được những kiến thức và kĩ năng nào trong quá trình thực hiện chủ đề STEM này? + Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi thực hiện chủ đề STEM này? d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 5, HS cần đạt được sản phẩm: - 1 sản phẩm là một ngôi nhà cách âm đã hoàn thiện - Những nhận xét, góp ý, câu hỏi, đánh giá dành cho các nhóm bạn. * Ví dụ tiến trình dạy học lớp thực nghiệm theo định hướng STEM Tuần CM: 16 Ngày soạn: 12/1/2022 Tiết PPCT: 63,64 BÀI 13: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN ; lớp: 7 Yêu cầu cần đạt: Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.
  • 21. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 20 GV: Đặng Văn Phương Tên chủ đề STEM: Thiết kế kính tiềm vọng (Thời lượng: 90 phút trên lớp và hoạt động ở nhà) Mô tả: Trong chủ đề STEM này, HS sẽ thiết kế và chế tạo được Kính Tiềm vọng từ các vật liệu đơn giản với mục tiêu quan sát được các vật ở trên cao thông qua vận dụng các kiến thức đã học như: sự truyền ánh sáng, tia sáng, sự phản xạ ánh sáng, ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Kiến thức STEM cần giải quyết trong chủ đề Tên sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán (M) Kính tiềm vọng Các khái niệm khoa học như đường truyền tia sáng, sự phản xạ ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, sự tạo ảnh của vật qua gương phẳng. Các hiểu biết ban đầu về độ phản xạ của vật liệu, mặt phản xạ và mặt không phản xạ của gương, chọn lựa vật liệu có độ cứng phù hợp để làm hộp đỡ cho khối gương - Bản vẽ thiết kế - Thao tác gắn, cắt dán, sắp xếp các bộ phận của kính tiềm vọng - Kích thước của ống, vị trí đặt các gương sao cho 2 gương song song với nhau. - Đặt hệ 2 gương để hình ảnh được phản xạ tốt nhất. HOẠT ĐỘNG HỌC 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a. Mục tiêu - HS xác định được nhiệm vụ “Thiết kế kính tiềm vọng” mà GV đưa ra và các tiêu chí đánh giá sản phẩm. - HS xác định được kiến thức trọng tâm trong chủ đề STEM này là sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
  • 22. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 21 GV: Đặng Văn Phương b. Nội dung: HS và GV thảo luận về kính tiềm vọng trong đời sống gồm công dụng, cách chế tạo, nguyên lí hoạt động và thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động GV đưa ra tình huống “Trong đời sống, tàu ngầm phương tiện di chuyển dưới nước, làm thế nào để người ở trong tàu ngầm có thể quan sát được những vật trên mặt nước. Một người ở dưới thấp muốn quan sát vật trên cao ... Vậy, có thiết bị nào giúp chúng ta quan sát được những vật trên cao bị che khuất hay không?” - HS thảo luận theo cặp đôi hoặc theo nhóm đưa ra ý kiến về các thiết bị mà các em nghĩ đến. - GV cho HS xem video clip đã được GV chuẩn bị trước về kính tiềm vọng trong tàu ngầm. GV giao nhiệm vụ “Các em hãy xem video clip sau đây về kính tiềm vọng và ghi chú lại trong vở về công dụng, đặc điểm, hình dạng của kính để sau đó cả lớp cùng thảo luận.” - GV yêu cầu các nhóm từ video và các hình ảnh được xem HS mô tả công dụng, đặc điểm, hình dạng; giải thích sự tạo ảnh bởi kính GV đặt các câu hỏi gợi mở: + Tác dụng của kính là gì? + Kính có hình dạng như thế nào? Gồm các bộ phận nào? + Bộ phận nào quan trọng nhất trong kính, giúp quan sát được vật trên cao? + Mắt mình quan sát là quan sát vật hay ảnh của vật? + Hiện tượng nào về ánh sáng em đã học được đề cập trong video trên? - HS thảo luận đưa ra câu trả lời. GV giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: “Các nhóm thiết kế và chế tạo kính tiềm vọng từ những vật liệu đơn giản”
  • 23. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 22 GV: Đặng Văn Phương - GV đặt vấn đề: “Kính tiềm vọng là một thiết bị quang học giúp quan sát vật ở trên cao, theo các em, làm như thế nào để thiết kế kính tiềm vọng này từ các vật liệu đơn giản sẵn có?” - HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Để chế tạo kính tiềm vọng, cần bao nhiêu gương phẳng? + Có thể sử dụng vật liệu/ dụng cụ sẵn có nào để làm thân ống nhòm? + Đặt gương như thế nào để mắt quan sát được ảnh của vật? - GV xác nhận kiến thức cần sử dụng là sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và giao nhiệm vụ cho HS ôn tập lại các nội dung kiến thức đồng thời tìm hiểu thêm tài liệu sách, trên mạng để đưa ra giải pháp chế tạo kính tiềm vọng phù hợp với các tiêu chí sản phẩm như bên dưới. - HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV và các nhóm phân công vai trò phụ trách cho các thành viên trong nhóm Bảng phân công vai trò của các thành viên trong nhóm TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ 1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình bày trên powerpoint 2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm 3 Thành viên Phát ngôn viên 4 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập 5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm 6 Thành viên Mua vật liệu GV thống nhất với cả lớp và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm Phiếu 1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm kính tiềm vọng TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Kính quan sát được vật trên cao, cho hình ảnh rõ nét 4
  • 24. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 23 GV: Đặng Văn Phương 2 Thiết kế chắc chắn, hình thức trang trí đẹp 3 3 Vật liệu đơn giản, tái chế 2 TỔNG CỘNG 10 GV thống nhất kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Kính tiềm vọng” Minh họa kế hoạch triển khai chủ đề STEM “Kính tiềm vọng” Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: xác định vấn đề 20 phút – trên lớp Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp HS thực hiện nhóm ở nhà Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp 25 phút – trên lớp Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá HS thực hiện nhóm ở nhà Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh 45 phút – trên lớp GV thống nhất với lớp tiêu chí đánh giá bản thiết kế của nhóm để chuẩn bị cho hoạt động 3 Phiếu 2. Đánh giá bài báo cáo sản phẩm và bản thiết kế sản phẩm kính tiềm vọng TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Bản thiết kế rõ ràng, chi tiết mô tả được nguyên lí của kính tiềm vọng 2 2 Bản thiết kế có sự trình bày rõ ràng về các nguyên vật liệu, bố trí các bộ phận của kính, chú thích rõ ràng các thông số kĩ thuật (kích thước, số lượng) 3
  • 25. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 24 GV: Đặng Văn Phương 3 Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng dựa trên sự phản xạ ánh sáng và sự tạo ảnh cảu gương phẳng 4 4 Trình bày báo cáo rõ ràng, logic, sinh động 1 TỔNG CỘNG 10 GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm HS phải vận dụng kiến thức sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất. d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động 1, HS cần đạt được sản phẩm sau: - Mô tả sơ bộ của HS về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng dựa trên kiến thức sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. HOẠT ĐỘNG HỌC 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP a. Mục tiêu HS đề xuất được giải pháp thiết kế kính tiềm vọng b. Nội dung Học sinh tự đọc lại tài liệu và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan đến sản phẩm STEM, vẽ được bản vẽ thiết kế sản phẩm cho kính tiềm vọng. GV hỗ trợ tài liệu; gợi mở các vật liệu, dụng cụ thiết kế; giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết. c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động GV giao nhiệm vụ cho HS: + Cá nhân HS hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi
  • 26. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 25 GV: Đặng Văn Phương + Cá nhân HS hoàn thành bản vẽ thiết kế kính tiềm vọng và nguyên lí hoạt động kính tiềm vọng ở phiếu học tập. GV gợi mở các vật liệu, dụng cụ: bìa cứng, ống nước nhựa cũ, hộp giấy cũ; bút màu tô; giấy màu; kéo thủ công; gương phẳng, giấy bóng gương (hoặc mặt sau giấy gói quà bóng); băng keo trong (hoặc súng bắn keo); thước thẳng. + Nhóm thống nhất 1 bản thiết kế kính tiềm vọng của nhóm + Chuẩn bị bài báo cáo bản thiết kế PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI Chủ đề STEM:……………………………………………………………………... Họ tên HS:…………………………………………………………………………. Nhóm:……………………………………………………………………………… Câu 1: Theo em, khi nào mắt người sẽ nhìn thấy được một vật? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 2: Em hãy trình bày nội dung định luật phản xạ ánh sáng. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 3: Em hãy vẽ hình minh họa định luật phản xạ ánh sáng …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 4: Em hãy mô tả tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI Chủ đề STEM:…………………………………………………………………… Họ tên HS:………………………………………………………………………… Nhóm:………………………………………………………………………………
  • 27. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 26 GV: Đặng Văn Phương 1. Bản thiết kế kính tiềm vọng (HS ghi chú cụ thể bộ phận, kích thước các bộ phận, vật liệu dùng để thiết kế các bộ phận) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. Mô tả nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tự ôn tập lại kiến thức về sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, đồng thời tham khảo thêm tài liệu sách và trên mạng sau đó chia sẻ lại với nhóm những kiến thức mình đã ôn tập, tìm hiểu. Hoàn thành phiếu học tập và phiếu trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm vẽ bản thiết kế cho kính tiềm vọng (Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint) - Thảo luận nhóm hoàn thành một bài viết báo cáo trình bày nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng. - Chuẩn bị bài trình bày 2 bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng Kiểm tra, đánh giá: - GV kiểm tra, đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần thiết - GV yêu cầu nhóm trưởng định kì báo cáo tiến độ làm việc của nhóm để có những hỗ trợ khi cần thiết d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 2, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Phiếu trả lời câu hỏi nhằm mục tiêu ôn tập lại các kiến thức về sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
  • 28. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 27 GV: Đặng Văn Phương - Bài ghi chú của cá nhân về các kiến thức liên quan đến sản phẩm STEM và phác thảo bản vẽ thiết kế sản phẩm cá nhân về kính tiềm vọng; - Bản vẽ thiết kế sản phẩm kính tiềm vọng của nhóm (trình bày trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu powerpoint); - Bài thuyết trình về bản thiết kế của sản phẩm HOẠT ĐỘNG HỌC 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP a. Mục tiêu HS trình bày được phương án thiết kế kính tiềm vọng của nhóm theo các tiêu chí đã đưa ra và vận dụng được sự phản xạ ánh sáng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng đã được học và tìm hiểu để giải thích nguyên lí hoạt động của kính và bảo vệ được phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế; - GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế; - GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có). c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Trình bày rõ nguyên lí hoạt động của kính và cấu tạo của kính. Các nhóm còn lại chú ý nghe” HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế của nhóm mình. - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa. Gv đánh giá phần trình bày các nhóm dựa vào phiếu 2
  • 29. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 28 GV: Đặng Văn Phương GV đặt các câu hỏi gợi mở cho các nhóm: + Vị trí đặt gương như thế nào để ảnh đến được mắt người quan sát? + Cần lựa chọn vật liệu tối ưu nào nhất để làm gương? + Thiết kế như thế nào để vùng quan sát được rộng? Kiểm tra, đánh giá - GV công bố điểm đánh giá bản thiết kế và phần trình bày bản thiết kế sản phẩm của các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế. - Sau khi nhóm thống nhất ý tưởng cần xây dựng giải pháp thực hiện bằng cách hoàn thiện các nội dung sau để chuẩn bị cho hoạt động 4. Phân công nhiệm vụ chế tạo kính tiềm vọng Nhiệm vụ Thời gian Phương tiện Người thực hiện Kết quả 1…………….. d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 3, HS cần đạt được sản phẩm: - Bản thiết kế hoàn chỉnh giải pháp chế tạo kính tiềm vọng mà nhóm đã thống nhất HOẠT ĐỘNG HỌC 4: CHẾ TẠO MẪU, THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ a. Mục tiêu Các nhóm tiến hành chế tạo được kính tiềm vọng căn cứ trên bản thiết kế của nhóm đã chỉnh sửa, bổ sung sau buổi báo cáo thiết kế ở hoạt động học 3. b. Nội dung HS làm việc theo nhóm theo bảng phân công nhiệm vụ của nội bộ nhóm để chế tạo kính tiềm vọng; trao đổi với GV khi gặp khó khăn và có vấn đề thắc mắc. c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS
  • 30. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 29 GV: Đặng Văn Phương GV giao nhiệm vụ: “Cá nhóm trình về nhà chế tạo kính tiềm vọng theo bản thiết kế của nhóm” HS thực hiện nhiệm vụ - HS chuẩn bị các vật liệu từ gợi ý của GV và từ sự tìm hiểu của nhóm; - HS lắp đặt các thành phần của kính tiềm vọng theo bản thiết kế; - HS thử nghiệm hoạt động của kính, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh); - HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. Kiểm tra, đánh giá - GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. - GV có thể gợi ý các nhóm làm nhật kí chế tạo kính tiềm vọng ghi lại các hoạt động chế tạo kính tiềm vọng, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết của nhóm d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 4, HS cần đạt được sản phẩm: - 1 kính tiềm vọng đáp ứng được các tiêu chí trong Phiếu 1 và bản thiết kế - 1 bài báo cáo để trình bày báo cáo sản phẩm trước lớp HOẠT ĐỘNG HỌC 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH a. Mục tiêu: - HS trình bày được về sản phẩm kính tiềm vọng của nhóm đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra; - HS đưa ra được ý kiến nhận xét, phản biện dành cho sản phẩm của nhóm bạn, - HS thể hiện được ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm của nhóm. b. Nội dung: - GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn; đánh giá sản phẩm của nhóm bạn; đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
  • 31. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 30 GV: Đặng Văn Phương c. Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động GV giao nhiệm vụ cho HS GV giao nhiệm vụ: “Các nhóm trình bày báo cáo sản phẩm kính tiềm vọng nhóm mình trong thời gian 5 phút, giới thiệu về sản phẩm, cách chế tạo và nguyên lí hoạt động sản phẩm. Các nhóm còn lại chú ý nghe, có những nhận xét, góp ý, đánh giá về sản phẩm của nhóm bạn” HS thực hiện nhiệm vụ - GV tổ chức lần lượt từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. GV có thể để cho nhóm trình bày nhật kí chế tạo kính (nếu cần thiết). Các nhóm còn lại chú ý nghe. - GV cho các nhóm quan sát kính của nhau và nhận xét về sản phẩm của nhóm theo bảng tiêu chí sản phẩm. - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa. - GV đánh giá phần sản phẩm của các nhóm dựa vào phiếu 1. - GV cho các nhóm đánh giá chéo nhóm bạn dựa vào phiếu 1 Kiểm tra, đánh giá - GV công bố điểm đánh giá sản phẩm của các nhóm theo phiếu 2, nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm. - GV yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thiện sản phẩm theo góp ý của GV và các nhóm bạn - GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi: + Các em đã học được những kiến thức và kĩ năng nào trong quá trình thực hiện chủ đề STEM này? + Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi thực hiện chủ đề STEM này? d. Sản phẩm Kết thúc hoạt động học 5, HS cần đạt được sản phẩm: - 1 sản phẩm là một kính tiềm vọng đã hoàn thiện
  • 32. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 31 GV: Đặng Văn Phương - Những nhận xét, góp ý, câu hỏi, đánh giá dành cho các nhóm bạn. 3.3. Kết quả so sánh, số liệu mang tính thuyết phục ngay thời điểm thực hiện sáng kiến. 3.3.1. Phương pháp tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm ở lớp 7A1 so sánh kết quả bài kiểm tra đạt được khi học theo phương pháp truyền thống và sau khi học sinh tham gia học tập theo giáo dục STEM. 3.3.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá Tiêu chí đánh giá Những chỉ dẫn Đánh giá định tính (qua diễn biến quá trình thực nghiệm) Tính khả thi của phương án thiết kế bài học Căn cứ vào thời gian thực hiện từng nhiệm vụ Đánh giá căn cứ vào biểu hiện tính tích cực của học sinh khi tham gia các hoạt động cũng như trình bày báo cáo sản phẩm, thảo luận, trao đổi. Hứng thú, tự giác, sáng tạo Tích cực thực hiện nhiệm vụ Phân công công việc trong nhóm Cách thức thảo luận nhóm Kết quả làm việc nhóm Trình bày phương án, sản phẩm, thảo luận trao đổi Đánh giá định lượng Đánh giá kết quả học tập của HS Phân tích kết quả bài kiểm tra của HS tại hai thời điểm 3.3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm sư phạm ở lớp 7A1 a. Đánh giá định tính: Căn cứ vào tiêu chí đánh giá định tính ở trên, tôi nhận thấy: - Phân tích chung + HS thực sự tham gia vào các quá trình nghiên cứu:
  • 33. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 32 GV: Đặng Văn Phương  Mỗi cá nhân đều hoạt động độc lập, sau đó trình bày trước nhóm về cách lựa chọn của minh.  Đề xuất được giải pháp.  Đề xuất được những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu và đưua ra được cách thức giải quyết khó khăn. + HS tích cực chủ động trong các hoạt động:  Khi các nhóm lên báo cáo, trình bày sản phẩm các nhóm khác chăm chú theo dõi và đưa ra câu hỏi thảo luận.  Các em biết phân công công việc với nhau giúp hoàn thành công việc đúng tiến độ. + Thái độ làm việc: độc lập khi làm việc cá nhân, nghiêm túc và làm việc có hiệu quả khi thảo luận nhóm, chú ý theo dõi khi các bạn trình bày, tự giác hoàn thành công việc được giao. - Phân tích tính hiệu quả của biện pháp đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực của HS: Ban đầu HS còn lúng túng, bỡ ngỡ, không tự tin. Tôi đã dùng nhiều cách để động viên cũng như tạo không khí thoải mái trong lớp, khuyến khích HS hoạt động, khen ngợi HS đúng lúc. Khi đã bắt đầu quen với mọi việc thì dần đần tôi thấy HS làm việc tự tin, tích cực và hứng thú hơn. HS trao đổi, tranh luận sôi nổi với nhay và với GV, biết hợp tác làm việc theo nhóm. HS tự tin hơn trong giao tiếp và ứng xửa. Trong các buổi học các em nghiêm túc khi làm việc cá nhân, sôi nổi khi thảo luận nhóm, rất tích cực khi làm việc chung cả lớp. Như vậy, tổ chức dạy học theo biện pháp đã phát huy tính tích cực của HS tối đa. Tính tự lực của học sinh tuy chưa được thể hiện ở tất cả các học sinh trong lớp thực nghiệm, một số ít học sinh còn tỏ ra ỷ lại cho các bạn trong nhóm, không có ý kiến cá nhân, không tham gia khi thảo luận ở tiết học đầu tiên nhưng chỉ sang tiết học thứ hai khi các em đã bắt nhịp được với phương pháp mới thì chúng tôi quan sát thấy
  • 34. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 33 GV: Đặng Văn Phương tất cả học sinh đã thể hiện sự nỗ lực của bản thân khi đưa ra các quan điểm cá nhân, tranh luận với các bạn cùng nhóm, và trong nghiên cứu chế tạo sản phẩm. - Phân tích tính hiệu quả của biện pháp đối với việc phát huy tính sáng tạo của HS. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh, tôi đánh giá hiệu quả của qui trình đã dạy thông qua quá trình làm việc độc lập, thảo luận nhóm, qua các bài báo cáo của học sinh, qua thông tin phản hồi của học sinh... + Học sinh rất sáng tạo trong việc đề xuất các giải pháp, sản phẩm. + Học sinh thực sự tham gia vào các khâu từ đề xuất các dự đoán, các ý tưởng thực nghiệm, lựa chọn các thiết bị đến việc tiến hành chế tạo sản phẩm. - Phân tích tính hiệu quả của biện pháp đối với việc phát triển ngôn ngữ của HS. + Sự phát triển ngôn ngữ của học sinh được thể hiện rõ trong buổi học. + HS không chỉ phát triển về ngôn ngữ nói và còn phát triển cả ngôn ngữ viết cụ thể như sau: Thể hiện qua học sinh trình bày bài báo cáo, ở bài đầu các nhóm rất khó khăn khi cử người lên báo cáo, học sinh được cử lên thì còn lúng túng đến bài thứ hai những thì học sinh đã có kinh nghiệm, biết cách trình bày để thuyết phục người nghe, tự tin hơn khi trình bày. b. Đánh giá định lượng: Ngoài việc đánh giá diễn biến giờ học trên lớp, tôi còn kết hợp đánh giá kết quả học sau đợt thực nghiệm bằng bài kiếm tra. Lớp 7A1 Sỉ số Điểm Điểm trung bình 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 KTTX 2 41 0 0 0 0 0 0 0 14 8 16 3 8,2 KTTX 3 41 0 0 0 0 0 0 0 10 10 15 6 8,4 Bảng thống kê điểm kiểm tra
  • 35. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 34 GV: Đặng Văn Phương Nhận xét: Từ kết quả thống kê trên ta thấy điểm trung bình sau khi HS được tham giá tiết học có sử dụng biện pháp phát huy tính tích cực định hướng STEM thì HS đạt kết quả tốt hơn. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Sau khi áp dụng biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học KHTN 7 đã mang lại những lợi ích: - Sự khéo léo và khả năng sáng tạo của học sinh được giải pháp khơi dậy và giúp các em phát minh ra những ý tưởng, dự án mang tính đổi mới. - Khi trải nghiệm tiết học các em sẽ được học cách phân tích các vấn đề và lên kế hoạch để giải quyết. - Trong tiết học học sinh được học trong một môi trường an toàn, nơi mà các em có thể thoải mái thất bại rồi thử lại lần nữa. Điều này giúp học sinh rèn luyện sự tự tin và tính bền bỉ, hai đức tính không thể thiếu để các em có thể vượt qua những khó khăn sau này - Khuyến khích học sinh thử nghiệm - Những học sinh có trình độ khác nhau vẫn có thể làm việc trong cùng một nhóm để giải quyết các vấn đề, ghi chép dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình và hơn thế nữa. Kết quả là những em học sinh được hợp tác với nhau và cùng phát triển trong môi trường yêu cầu khả năng năng làm việc nhóm cao. - Khả năng áp dụng kiến thức vào các nhiệm vụ thực tiễn sẽ là một công cụ đắc lực cho các em trong môi trường làm việc sau này. - Học sinh được tiếp cận một số công nghệ mới, các em sẽ sẵn sàng đón nhận chúng thay vì do dự hay lo sợ. Điều này sẽ giúp các em có được lợi thế lớn trong một môi trường toàn cầu đang ngày càng trở nên công nghệ hóa. - Học sinh có khả năng áp dụng các khái niệm được học một cách phù hợp tùy vào vấn đề được đưa ra. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi chỉ nghiên cứu áp dụng giải pháp một số tiết dạy KHTN đối với lớp 7A1 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh và
  • 36. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 35 GV: Đặng Văn Phương sau đó sáng kiến được mở rộng đối với một số tiết học KHTN 7 của lớp 7A2 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh.
  • 37. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 36 GV: Đặng Văn Phương C. KẾT LUẬN: Qua thực hiện sáng kiến “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh” tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép. Do thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi rất mong có nhiều đồng nghiệp cùng nghiên cứu đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm bổ ích, giúp cho học sinh ngày càng học tốt hơn môn KHTN và có nhiều học sinh đạt được phẩm chất năng lực cần thiết. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 38. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 37 GV: Đặng Văn Phương D. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG THCS TÂN HÀ Thang điểm chấm sáng kiến Tên sáng kiến: Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh” Tác giả: Đặng Văn Phương Đơn vị: Trường THCS Tân Hà STT Tiêu chí Điểm I Sáng kiến có tính mới (chỉ chọn 01 trong 06 nội dung) 1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 40 2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 35 3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình khá 29 4 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 20 5 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít hơn trung bình 15 6 Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây 9 II Sáng kiến có khả năng áp dụng (chỉ chọn 01 trong 04 nội dung) 1 Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh 20 2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số đơn vị trong tỉnh 15 3 Có khả năng áp dụng ít trong đơn vị 5 4 Không khả năng áp dụng trong đơn vị 0 III Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực (chỉ chọn 01 trong 05 nội dung) 1 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ tốt 40
  • 39. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 38 GV: Đặng Văn Phương 2 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ khá 30 3 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ trung bình 20 4 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ ít hơn trung bình 10 5 Không có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội 0 Tổng cộng (là điểm cộng của 03 mục: I, II và III) Thành viên
  • 40. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 39 GV: Đặng Văn Phương HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thang điểm chấm sáng kiến Tên sáng kiến: “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh” Tác giả: Đặng Văn Phương Đơn vị: Trường THCS Tân Hà STT Tiêu chí Điểm I Sáng kiến có tính mới (chỉ chọn 01 trong 06 nội dung) 1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 40 2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 35 3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình khá 29 4 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 20 5 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít hơn trung bình 15 6 Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây 9 II Sáng kiến có khả năng áp dụng (chỉ chọn 01 trong 04 nội dung) 1 Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh 20 2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số đơn vị trong tỉnh 15 3 Có khả năng áp dụng ít trong đơn vị 5 4 Không khả năng áp dụng trong đơn vị 0 III Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực (chỉ chọn 01 trong 05 nội dung) 1 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ tốt 40 2 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ khá 30
  • 41. Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7A1 trong tiết KHTN 7 trường THCS Tân Hà – Tân Châu – Tây Ninh 40 GV: Đặng Văn Phương 3 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ trung bình 20 4 Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ ít hơn trung bình 10 5 Không có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội 0 Tổng cộng (là điểm cộng của 03 mục: I, II và III) Thành viên