SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
1
Đặt vấn đề Trang 2
Giải quyết vấn đề 3
Cơ sở lý luận 3
Thực trạng 4
Biện pháp tiến hành 6
Hiệu quả 28
Kết luận 29
Kiến nghị 31
Tài liệu tham khảo 32
Phụ lục 33
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Giáo dục
Mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng
tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học
2013– 2014 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện ngày càng có chất
lượng chương trình giáo dục mầm non, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết: Chúng ta phải nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm
chất đạo đức tốt, có phong cách tự tin gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ
thông tin và khai thác những thông tin trên mạng để áp dụng vào các hoạt động
thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với
phụ huynh để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt
động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Tại trường Mầm non Phước Hải, mới được chuyển đổi từ Mầm non dân
lập sang quốc lập từ tháng 7/ 2011. Đội ngũ giáo viên nắm bắt được chương
trình giáo dục mầm non mới về lý thuyết nhưng việc soạn giảng còn lúng túng,
trong cách lựa chọn các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có
kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm. Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng
dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng
đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.
Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã bồi dưỡng lại cho các giáo viên trong
trường về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm vì theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm
non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng
dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này
sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát
triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao
tiếp xã hội của trẻ.”
Đây là bài học kinh nghiệm đối với giáo viên Trường mầm non Phước
Hải khi tổ chức cho các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ đối với đội ngũ giáo viên của trường. Xuất
phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp giúp giáo viên trường
Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượng dạy học qua việc tổ
chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm”
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra những biện pháp để giúp giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
2
- Rút ra bài học kinh nghiệm về cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm.
- Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các giáo viên Trường mầm non Phước Hải Nha
Trang ( 11/11)
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Kế hoạch nghiên cứu:
+ Từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2013: Khảo sát trình độ, khả năng đội ngũ
giáo viên, bồi dưỡng lý thuyết về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng
lấy trẻ làm trung tâm.
+ Từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2014: Hướng dẫn giáo viên tự xây dựng các
hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
II. Giải quyết vấn đề:
A. Cơ sở lý luận:
Trong lí luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của giáo
viên và vai trò của học sinh, nhưng chung lại có hai hướng: hoạt động lấy giáo
viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Những năm gần
đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới
việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học
lấy học sinh làm trung tâm. Đây là một xu hướng tất yếu có lí do lịch sử.
Trong lịch sử giáo dục, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường, một
giáo viên thường dạy cho một nhóm nhỏ học sinh, có thể chênh lệch nhau khá
nhiều về lứa tuổi và trình độ. Chẳng hạn thầy đồ Nho ở nước ta thời kì phong
kiến dạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ mới bắt đầu học Tam tự kinh đến môn
sinh đi thi tú tài cử nhân, trong kiểu dạy học này, người thầy bắt buộc phải coi
trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũng có điều kiện để thực
hiện cách dạy thích hợp với mỗi học sinh, vai trò chủ động tích cực của người
học được đề cao, tuy nhiên năng suất dạy học quá thấp.
Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều học
sinh cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện
chăm lo cho từng học sinh, giảng dạy cặn kẽ cho từng em. Giáo viên quan tâm
trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội
dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ
những lời cô giảng. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ,
ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính
tích cực chủ động học tập của học sinh, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi
cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người
học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó. Nhìn theo quan điểm lịch sử, thì
đây là sự trả lại vị trí vốn có từ thủa ban đầu cho người học. Trong quá trình
giáo dục - dạy học, người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Thông qua quá
3
trình dạy học dưới sự chỉ đạo của Giáo viên, người học phải tích cực chủ động
cải biến chính mình, không ai làm thay cho mình được.
Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt
Nam cho biết: Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận
tốt nhất để giáo dục trẻ 0- 6 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các
phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng
tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể
hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Hiện nay
trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các
nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu
nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây
dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)…
Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm khác nhau (cũng như
một số hạn chế) nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu thế giới đều thừa nhận
những mô hình trên là tốt. Đơn cử chương trình High Scope, 70% trẻ học
chương trình đến năm 5 tuổi đạt được 90+ IQ trong khi chỉ có 30% trẻ không đi
học mầm non đạt được mức độ trên.
Tại trường mầm non Phước Hải, căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học:
2013-2014 của trường;
Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày
25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học bằng
chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức
trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, kinh nghiệm sống của từng đứa trẻ và điều
kiện thực tế ở lớp mà giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài cho phù hợp, phát huy
tính tích cực ở từng đứa trẻ qua các hoạt động nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn
diện.
Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều
kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản
thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và
phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải
nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo,
giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm
mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với
phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho
trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Thực trạng:
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang, Trường
Mầm non Phước Hải tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là phải luôn tìm
4
tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng bản thân để luôn có những đổi mới, những
sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ.
Song trên thực tế, Trường Mầm non Phước Hải có những khó khăn thuận
lợi sau:
Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành
phố Nha Trang về chuyên môn cũng như về đồ dùng trang thiết bị.
+ Tổ mầm non Thành phố thường xuyên tổ chức sinh hoạt mạng lưới
chuyên môn, sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên đề nhằm thống nhất một số
chuyên môn.
+ Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể
và sự tích cực tham gia các hoat động của học sinh.
+ Giáo viên có tinh thần ham học hỏi, tự học cao, các cô đều sử dụng
được máy vi tính trong công tác soạn giảng. Mỗi cô tự mua cho mình một máy
laptop, đạt trình độ trên chuẩn 100%.
+ Trường có thư viện tư liệu, có các bài giảng điện tử, các hoạt động
chăm sóc giáo dục được tải về từ trên mạng.
+ Trẻ chăm ngoan và tham gia tích cực các hoạt động, lễ phép, biết cùng
nhau tham gia các hoạt động trên lớp.
Khó khăn:
+ Một số giáo viên chưa nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non mới,
ứng dụng cộng nghệ còn lúng túng.
+ Đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ
chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi theo Bộ
GD&ĐT qui định.
+ Cách bố trí tạo môi trường chưa theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
+ Tính sáng tạo trong khâu thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm chưa cao( chưa có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế bài dạy) dẫn đến
việc thực hiện đổi mới còn nhiều khó khăn.
Từ những hạn chế trên đã làm cho giáo viên cảm thấy thiếu tự tin khi phải
tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Vì cô chỉ mong
sao truyền đạt hết yêu cầu của nội dung bài, sợ phải chờ đợi trẻ. Giờ học của trẻ
trở nên nhàm chán, trẻ ít tập trung vì cứ nhìn cô hướng dẫn sử dụng, cô nói
nhiều, cô làm còn mình rất thụ động, dẫn đến tình trạng trẻ không thực hiện
được đầy đủ nội dung bài giáo viên muốn dạy cho trẻ. Vì vậy cần có sự thay đổi
ngay trong công tác soạn giảng, trong giờ tổ chức các hoạt động của trẻ. Muốn
soạn giảng tốt thì cần có tư liệu tốt. Việc bố trí môi trường hoạt động, chuẩn bị
đồ dùng đồ chơi, hiểu rõ cách tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm là việc cần thiết để giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi tổ chức
các hoạt động cho trẻ.
Có nhiều đề tài viết về cách tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ
làm trung tâm, nhưng chưa có đề tài nào viết cho thật rõ ràng cụ thể hướng dẫn
cho giáo viên cách xây dựng, lập kế hoạch hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ
làm trung tâm.
5
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn giáo viên
cách bố trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm
non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp
với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên
đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà
trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non
theo yêu cầu phát triển của ngành học mầm non thành phố Nha Trang, của Bộ
Giáo và Đào tạo qui định và cũng theo xu hướng phát triển chung của trẻ mầm
non trên toàn thế giới.
A. Biện pháp tiến hành:
1. Hướng dẫn thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2. Hướng dẫn giáo viên Lý thuyết về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm
3. Thực hành thiết kế tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm qua các lĩnh vực.
Phần 1. Hướng dẫn thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên, bổ
sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc chơi. Phong phú các góc
hoạt động trong lớp và ngoài trời. Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ
có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Tận dụng nguyên vật liệu
sẵn có của địa phương. Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động.
Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy. Trẻ có thể chủ động,
tích cực: vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác,
trò chuyện và chia sẻ ý tưởng.
Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là hoàn cảnh sinh hoạt của trẻ, toàn
bộ điều kiện tự nhiên và xã hội nằm trong khuôn viên của trường mầm non, gồm
2 bộ phận không thể tách rời, liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau, đó là:
1. Môi trường xã hội
Chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ
với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa
mang tính chất gia đình.
Những điều giáo viên nên làm để tạo bầu không khí, mối quan hệ tình
cảm thân thiết, môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở với trẻ:
+ Nói năng nhẹ nhàng
+ Tạo sự tin cậy, mong muốn chia sẻ: lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ, khi nói chuyện
thì ngồi ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ
+ Đáp ứng những nhu cầu và câu hỏi của trẻ, biết an ủi trẻ và giúp trẻ giải quyết
vấn đề 1 cách xây dựng. Tôn trọng tình cảm và ý kiến của trẻ: Không gò bó, áp
đặt, định kiến với trẻ
+ Chấp nhận sự khác biệt của trẻ. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân
6
+ Kiên nhẫn với trẻ. Chờ đợi trẻ. Tránh thúc ép trẻ. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm
xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói.
+ Tìm hiểu những gì xảy ra chứ không chỉ ngăn cấm. Chỉ cấm đoán những việc
có thể gây nguy hại đến trẻ.
+ Đưa ra những lời khuyến khích, những gợi ý để giúp trẻ có thể tự tìm ra cách
giải quyết được vấn đề của bản thân
+ Tổ chức các hoạt động tập thể. Khuyến khích tinh thần cộng tác, trẻ cùng nhau
hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau. Cho trẻ cơ hội tự phục vụ và giúp đỡ người khác
tùy theo khả năng. Gợi ý để trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại
+ Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân ” Chẳng có gì khó”, ” nhất định
làm được”, ” Lần sau sẽ tốt hơn”...
+ Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để
trẻ noi theo
+ Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết,
hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận
dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ
+ Gọi trẻ bằng con. Chỉ có cấp học mầm non mới có tiếng gọi thân thiết như mẹ
con trong gia đình. Dù giáo viên có “già” hay “trẻ” cũng đều gọi các cháu bằng
con ( Từ cấp 1 trở lên, giáo viên gọi học trò bằng các em học sinh)
+ Có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong
việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Môi trường vật chất: gồm phòng nhóm, lớp học, hành lang, sân vườn
và trang thiết bị đồ dùng dạy học. ( môi trường trong và ngoài lớp học)
Môi trường được xây dựng bởi: Toàn bộ đội ngũ giáo dục trong nhà trường, gia
đình của trẻ, cộng đồng tại địa phương, sự tham gia của chính trẻ.
2.1 Môi trường trong lớp: Ở trong lớp, thường tạo các khu vực, các góc
hoạt động như góc xây dựng, góc phân vai, tạo hình, sách, khám phá, âm nhạc
và vận động, Bé tập làm nội trợ, máy vi tính... Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự
chơi theo ý thích cá nhân, phù hợp chủ đề, theo từng đôi hoặc nhóm nhỏ, nhóm
lớn cùng sở thích. Ở đó, trẻ học cách tự quyết định, chia sẻ và cộng tác với nhau.
Trẻ được thực hành, tích lũy kinh nghiệm phong phú, mở rộng trí tưởng tượng
và có cơ hội để bộc lộ khả năng. Vị trí và đồ dùng cần trang bị cho các góc chơi
được gợi ý như sau:
a) Khu vực đóng vai
* Vị trí: Ở 1 góc phòng, không gian đủ để có thể chia thành 1 số khoảng nhỏ
* Trang bị đồ dùng đồ chơi: Tùy theo chủ đề cho trẻ sử dụng để tái hiện đặc
trưng, thuộc tính của một đối tượng nào đó trong cuộc sống.
+ Gia đình: đồ dùng ăn uống ( chén, đũa, muỗng, ly...), bộ đồ trang điểm
( gương, lược, dây cột tóc...), bếp và đồ làm bếp ( nồi niêu xoong, chảo..)
giường, gối, búp bê, thú nhồi bông, điện thoại kiềm, búa, quần áo, giày dép, mũ,
nón, thau, khăn, chai, lọ, hộp...
+ Bệnh viện: Quần áo bác sĩ, ống nghe, dụng cụ y tế, tủ thuốc, giấy bút, bàn ghế,
giường bệnh nhân
7
+ Cửa hàng bách hóa: Bàn bán hàng, giá trưng bày, đồ để đựng, đóng gói hàng
hóa, các loại thực phẩm và đồ chơi bằng nhựa, sách báo tạp chí, mũ bảo hiểm,
giỏ, cân, thước đo, bảng giá, tiền giấy...
b) Khu vực góc xây dựng, lắp ghép
* Vị trí: Ở nơi không cản trở lối đi lại, không gian đủ rộng cho trẻ xếp các hình
khối
* Trang bị đồ dùng, đồ chơi:
Giá, kệ mở, nhiều khối kích thước, hình, chất liệu khác nhau, các đồ chơi hình
người, con vật, thảm có, cây hoa, xe có bánh để đẩy, toa xe chở hàng, xe cút kít,
ô tô, xe đạp, bộ đồ chơi giao thông, tranh xây dựng, bìa cát tông kích cỡ khác
nhau, dải băng các loại, các bộ xếp hình, lắp ghép đa dạng về hình dáng, kích
thước và hướng dẫn lắp ráp, vật liệu để xâu xỏ ( khuy áo, hột hạt, ống chỉ, lõi
cuộn giấy, cành que), gắn nối, cột dây, đan, bện, thắt, xếp lồng vào nhau, xếp
chồng lên nhau sỏi, đá cuội, hộp đựng, hồ dán, bút màu.....
c) Khu vực góc tạo hình
* Vị trí: Ở vị trí cố định trong phòng, nơi có đủ ánh sáng chiếu vào
* Trang bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu:
Bàn ghế, giá đựng, giá treo, giá vẽ, rổ, khay, bảng, tranh ảnh nghệ thuật, họa
báo, lịch, áp phích, quảng cáo, đồ mỹ nghệ, dân gian, mẫu mô hình, giấy các
loại, bìa, hộp cát tông, bút vẽ, sáp màu, đất nặn, kéo, vải vụn, hộp đựng,
phấn, thước, màu vẽ, hồ, đất nặn, áo choàng, nguyên vật liệu thiên
nhiên( que, hột hạt, sỏi đá, lá khô, rơm rạ, vỏ sò, ốc, nắp chai...), phế liệu
( miếng xốp, giấy gói hàng, giấy báo, giấy bìa, chai, lọ, hộp nhựa, hộp bánh,
lon coca...), đồ khâu vá, kẹp dây, máy đục lỗ, ghim và dập ghim, đồ dùng để
in (các con dấu, khuôn in bằng cao su, nhựa hay củ quả..)
d) Khu vực góc sách truyện, thư viện
* Vị trí: Nơi yên tĩnh, tránh lối đi lại, có ánh sáng tốt
* Trang bị đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu:
Bàn, ghế, giá sách, gối, nệm, chiếu, các loại tranh ảnh sách, truyện, họa báo,
tạp chí, album, keo dán, tẩy, bút, kéo, hồ, các con rối, các thẻ tên
e) Khu vực góc âm nhạc và vận động
* Vị trí: xa góc yên tĩnh, đủ rộng để trẻ vận động
* Trang bị:
Các dụng cụ âm nhạc, đầu video, đầu điã, máy cassette, đĩa CD, VCD, DVD,
đàn organ, tập bài hát, các trò chơi, điệu múa, trang phục biểu diễn ( quần áo,
khăn, mũ, nón, vòng, quạt hoa...), những con rối
g) Khu vực góc nội trợ
* Vị trí: Có thể trong phạm vi khu vực góc đóng vai
* Trang bị: Bộ đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động : “Bé tập làm nội trợ”, đồ dùng
pha nước uống, thau, hộp, ly, chậu,rổ rá...
h) Khu vực góc máy vi tính
* Vị trí: Có thể trong phạm vi khu vực góc sách, truyện, thư viện
* Trang bị:
Bộ máy vi tính, bàn ghế, Đĩa CD, DVD, VCD, các phần mềm giáo dục mầm
non
8
i) Góc khám phá thiên nhiên, khoa học
* Vị trí: Hành lang hoặc ngoài sân
* Trang bị: Giá, kệ, khay, lọ đựng có nắp, các loại hoa, cây cảnh không độc hại,
cây trồng ngắn ngày, hộp đựng cát và bộ đồ chơi với cát, hột hạt, thau chứa
nước và các đồ chơi để thả vào nước, áo choàng, khăn lau, chổi xẻng, khuôn,
kính lúp, tranh ảnh, que, sỏi đá, gỗ, hộp, lưới, hồ cá, dụng cụ cân đo, bàn tính,
các hình hình học, chữ cái, chữ số, phẩm màu
Học liệu và các phương tiện trong góc hoạt động hợp lý:
+ Sắp đặt thuận tiện cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất
+ Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng
+ Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu
+ Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương)
+ Đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó.
+ Mỗi góc chơi đều được xác định rõ ràng với giới hạn bởi lối đi giữa các góc.
2.2 Môi trường ngoài lớp
* Bố trí khuôn viên ngoài trời cần có:
- Hàng rào bao quanh bảo vệ
- Khu vực bóng mát che nắng hay mưa
- Khu vực sân cứng ( láng xi măng, lát gạch) để tập thể dục, chơi đồ chơi có
bánh xe, bóng, xây dựng với các khối lớn
- Thảm cỏ, vườn
- Nơi chơi cát nước có gờ chắn để cát không vung vãi ra ngoài, trẻ sẽ chơi đắp
núi, đóng bánh, nếu rộng có thể chơi xây công trình thủy lợi, in dấu bàn chân,
bàn tay...
- Chỗ nuôi gia súc, gia cầm
- Chỗ ngồi đa dạng: ghế đá, ghế tre, hàng gạch, khúc gỗ, khúc cây, gờ tường, lốp
xe...
- Nơi rửa tay chân
* Trang bị:
- Thùng, thau, lưới, đất cát nước, cây cối
- Bóng, vòng, dây nhảy, đồ chơi có bánh xe, đồ chơi cát nước, đồ mộc, đồ chơi
giao thông, đĩa bay, dù, diều, dụng cụ vẽ, thùng cát tông lớn
- Nhà chòi, lều quán, ghế ngồi
- Cầu trượt, cầu thăng bằng, xích đu, bập bênh, thang leo, ống chui....
Sử dụng môi trường giáo dục hợp lý là:
- Nếu phòng học quá nhỏ có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời thậm chí là
cả trò chơi đóng vai với trẻ cùng khối, cùng trường.
- Chia trẻ thành các nhóm và quan sát theo dõi chúng
- Phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp.
- Sắp xếp gọn lại trong lớp để có khoảng không gian rộng cho trẻ chơi.
- Cũng không cần phải tiêu quá nhiều tiền vào các nguyên vật liệu để tạo ra môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. (Xem một số hình ảnh bố trí tạo môi
trường cho trẻ hoạt động ở phần phụ lục)
Ví dụ với những cái nắp chai nước cho chúng ta một số ý tưởng và có thể thực
hiện được:
9
10
11
12
Bố trí tạo môi trường để cho trẻ hoạt động học tập, vui chơi. Sự khác
biệt giữa tổ chức hoạt động vui chơi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và
lấy giáo viên làm trung tâm
Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Giáo viên làm trung tâm
Tập trung vào các hoạt động của trẻ Tập trung vào các hoạt động của giáo
viên
Giáo viên chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và
gợi mở để trẻ tự chọn đồ chơi, nhóm
chơi theo ý thích
Giáo viên chuẩn bị, đưa ra các trò
chơi, đồ chơi, chia trẻ vào các nhóm
chơi
Trẻ khởi xướng trò chơi, chọn khu vực
chơi, thảo luận với bạn về trò chơi.
Giáo viên nói nhiều và làm thay cho
trẻ
Trẻ được khuyến khích tích cực tham
gia vào trò chơi, tìm tòi, khám phá,
trải nghiệm bằng các giác quan
Trẻ lắng nghe và làm theo hướng dẫn
của giáo viên
Phối hợp và sử dụng hợp lý các
phương pháp
Sử dụng phương pháp làm mẫu/ chơi
mẫu
Giao tiếp giữa cô với trẻ và giữa trẻ
với nhau
Giao tiếp chủ yếu từ cô đến trẻ
Đánh giá của giáo viên kết hợp với tự
nhận xét, đánh giá của trẻ và nhóm trẻ
Giáo viên nhận xét, đánh giá trẻ là
chính
13
Ví dụ: Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời phần trò chơi “thí nghiệm
vật chìm vật nổi”
Cách tổ chức hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm: Cô nói: Cô có 1 hòn đá
và 1 miếng xốp. Hòn đá sẽ chìm và miếng xốp sẽ nổi khi thả vào chậu nước.
Các con sẽ làm thí nghiệm thử xem lời cô nói có đúng không nhé. ( trẻ có
nhiệm vụ lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên)
Cách tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: Các con hãy đến
góc chơi với nước. Ở đó có rất nhiều nguyên vật liệu mở như đá, sỏi, lá cây,
xốp, giấy, hộp nhựa, khối gỗ…
Tự làm thí nghiệm xem vật nào chìm, vật nào nổi và tại sao lại như vậy rồi cho
cô biết kết quả nhé. (Trẻ được khuyến khích tích cực tham gia vào trò chơi,
tìm tòi, khám phá, trải nghiệm bằng các giác quan)
Phần 2. Hướng dẫn giáo viên lý thuyết về cách tổ chức các hoạt động cho
trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Tháng 10/2013
1. Vì sao phải tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm
Trong quá trình giáo dục, trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động, vừa là
chủ thể của hoạt động. Khi trẻ được trực tiếp tham gia trải nghiệm, giao tiếp,
chia sẻ là hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất. Nếu trẻ chỉ nghe nhìn, thì thông
tin kiến thức thu nhận được 20%, nếu trẻ được trao đổi, chia sẻ ý kiến với nhau
trong nhóm bạn thì khả năng tiếp thu là 55%, khả năng thu nhận kiến thức sẽ
tăng lên 90% khi trẻ sử dụng các kiến thức đã học truyền lại cho các bạn học của
mình. Đồng thời, con người thường thích khám phá những điều mới lạ, trẻ em
cũng vậy, muốn trẻ học tập tích cực, giáo viên không dạy trẻ cái mà trẻ đã biết,
nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích. Nói một cách khác, xây dựng kế hoạch, tổ
chức các hoạt động phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo
dục.
1.1 Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:
- Kế hoạch giáo dục là bản dự kiến các hoạt dộng giáo dục được sắp xếp theo
trình tự thời gian để đạt được mục tiêu
- Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là căn cứ vào trẻ, vào khả năng, nhu
cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung. Tạo mọi
cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động: Trải nghiệm, giao tiếp, suy
ngẫm, trao đổi. Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở, giúp trẻ
chiếm lĩnh kiến thức.
1.2 Việc xây dựng kế hoạch rất cần thiết vì
Giúp giáo viên dự kiến kế hoạch, chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục một
cách hiệu quả. Có nhiều kế hoạch nhưng kế hoạch tuần và kế hoạch ngày là
quan trọng hơn cả, bởi vì:
+ Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp
+ Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có
hiệu quả
+ Giáo viên tập trung hơn vào đứa trẻ
+ Kế hoạch càng ngắn hạn càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến đứa trẻ
14
+ Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ
+ Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu
đề ra.
1.3 Đặc điểm chính của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
+ Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia
+ Trẻ được khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn
+ Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề
+ Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau
+ Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ
năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ, sử dụng các câu hỏi để giúp trẻ diễn
đạt và bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu
+ Sự tương tác tích cực giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
+ Giáo viên có tri thức, kinh nghiệm, luôn tư duy linh hoạt và học tập không
ngừng.
1.4 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo:
+ Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánh
giá đúng và được tôn trọng.
+ Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công
+ Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua
vui chơi.
2. Tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
Để trẻ thực sự trở thành trung tâm của việc xây dựng kế hoạch giáo dục thì
giáo viên cần có một quan điểm luôn hướng vào trẻ, căn cứ vào nhu cầu, khả
năng của trẻ để xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục. Quá trình giáo dục
được thực hiện qua các hoạt động sau:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục
- Tổ chức thực hiện
- Đánh giá kết quả để điều chỉnh kế hoạch cho thời gian tiếp theo.
2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục
a) Xác định mục tiêu:
Xác định theo các lĩnh vực
Mục tiêu có thể phân ra thành 3 phần chính và những từ nên dùng để viết mục
tiêu như:
+ Kiến thức: Nhận ra, liệt kê, đếm, xây dựng, lựa chọn..
+ Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, kể, nói được …
+ Thái độ: có ý thức, tự giác, bảo vệ…
Mục tiêu của bài học: trẻ sẽ đạt được gì? Làm được gì/hoặc sẽ trở nên như thế
nào. Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được.
VD cụ thể khi viết mục tiêu (theo tài liệu BDTX năm học 2013-2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo):
Mục tiêu GD
năm
Mục tiêu tháng/chủ đề Mục tiêu giáo dục ngày
15
Phát triển nhận
thức
chủ đề Nước và một số
hiện tượng tự nhiên
Hoạt động ngoài trời: Quan sát hiện
tượng thiên nhiên
Trẻ có khả năng
quan sát, so sánh,
phân loại, phán
đoán, chú ý, ghi
nhớ có chủ định
Quan sát, phán đoán
một số hiện tượng tự
nhiên đơn giản (trời sắp
mưa, trời nắng to..)
- Kiến thức: Nhận ra biểu hiện trời sắp
mưa, trời nắng to, trời mát
- Kỹ năng: quan sát, phán đoán hiện tượng
tự nhiên: Trời sắp mưa, nắng to, trời mát
- Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ thể: Nếu
biết trời sắp mưa, nắng to thì không nên đi
ra ngoài nếu đi thì phải mang áo mưa, đội
mũ
b) Lựa chọn nội dung:
Từ mục tiêu cụ thể hóa nội dung
Nội dung: trả lời các câu hỏi Dạy trẻ hiểu gì? Biết gì? Dạy trẻ những kỹ năng
nào? Cần dạy trẻ những điều cụ thể, gần gũi, những điều trẻ muốn biết, phù
hợp với vùng, miền.
Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung.
Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung
c) Lựa chọn hoạt động giáo dục
Theo chương trình Giáo dục mầm non, các hoạt động giáo dục gồm:
Hoạt động vui chơi ( trong góc chơi và hoạt động ngoài trời), hoạt động học,
hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, hoạt động lao động. tham quan, lễ hội.
2.2 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục
Khi lập kế hoạch một hoạt động học: Có 6 câu hỏi được đặt ra:
1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ.
2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu.
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công việc /
hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra.
4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu,
chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.
5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù hợp
không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động đã được lập đối với trẻ.
6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt động đã tổ chức
không? Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã đạt ra không ? Đánh giá trẻ.
Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm thì người giáo viên:
- Hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội
- Quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu
hỏi thắc mắc của trẻ.
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, làm việc theo cặp, theo nhóm trải
nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến.
- Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ
để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ.
16
- Quan tâm đến hệ thống câu hỏi và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để học. Ví dụ:
+ Muốn biết được câu chuyện tên gì thì các con nên đặt câu hỏi nào? (khuyến
khích trẻ đặt câu hỏi).
+ Để hỏi nhân vật trong truyện thì theo con nên đặt câu hỏi nào? (trẻ tự đặt câu
hỏi và gọi bạn trả lời).
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, bởi vì:
+ Có những nội dung không đưa vào kế hoạch mà giáo viên cần giải quyết
trong hoàn cảnh thực tế xảy ra
+ Có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi,
nên không thực hiện được phải thay bằng một nội dung khác
+ Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để
phát triển
+ Việc lập kế hoạch cần chú trọng các hoạt động sao cho trẻ được “học
bằng chơi, chơi mà học”
Các phần cụ thể của một kế hoạch:
Các phần Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
Giới thiệu bài
- Kích thích tư duy của trẻ bằng cách
đưa ra tranh, ảnh, tình huống, câu
chuyện
- Đặt câu hỏi (câu hỏi mở), nêu vấn
đề....
- Đưa ra mục đích học
- Giải thích ND chính để trẻ tự khám
phá, tìm tòi
- Tổ chức HĐ học theo nhóm, cá nhân
- Quan sát, lắng nghe , tham
gia các hoạt động giáo viên tổ
chức
- Tìm tòi khám phá theo hình
thức cá nhân, nhóm
Phát
Triển
bài
- Trẻ thực hiện các HĐ nhằm đạt mục
tiêu bài học
- Hỗ trợ trẻ bằng cách hướng dẫn, đặt
câu hỏi gợi ý, giải đáp thắc mắc, sử
dụng đồ dùng dạy học
- Làm việc cụ thể với 1 nhóm hoặc đối
tượng cần được quan tâm hơn
- Khuyến kích trẻ tìm cách làm tốt
hơn
- Quan sát động viên, giúp đỡ trẻ kịp
thời
- Xác định được nhiệm vụ cần
làm
- Tích cực tham gia các HĐ,
sử dụng ĐD , tranh ảnh…
- Tự hoặc làm việc theo nhóm,
lắng nghe ý kiến của bạn, chia
sẻ, trao đổi với bạn
- Kiểm tra công việc sửa sai
(nếu có), tìm cách làm tốt hơn
Kết luận
- Khuyến kích trẻ trình bày kết quả
- Bổ sung nhấn mạnh những vấn đề
chính
- Khen ngợi động viên những trẻ,
nhóm tích cực
- Trình bày kết quả công việc
17
Hiệu trưởng chỉ đạo cho toàn thể đội ngũ giáo viên nắm vững lý thuyết về tổ
chức hoạt động và bố trí môi trường cho trẻ hoạt động theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm. Sau đó, giáo viên sẽ lập kế hoạch soạn giảng phù hợp chủ điểm lớp
mình gửi cho BGH duyệt. Giáo viên luyện tập xây dựng các kế hoạch tổ chức
hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm như các gợi ý tại phần 3
Phần 3. Thực hành thiết kế tổ chức một số hoạt động cho trẻ theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm ( soạn giáo án)
Sự khác biệt của tổ chức hoạt động theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm
và lấy trẻ làm trung tâm
Tổ chức hoạt động lấy giáo viên làm
trung tâm
Tổ chức hoạt động láy trẻ làm trung
tâm
- Tập trung vào hoạt động của giáo
viên
- Tập trung vào tổ chức các hoạt động
của trẻ
- Giáo viên truyền đạt những kiến thức
đã xác định sẵn
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt
động
- Trẻ lắng nghe cô giảng giải - Trẻ chủ động thực hiện các hoạt
động tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến
thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo
viên
- Giáo viên truyền đạt những hiểu biết
của mình cho trẻ
- Giáo viên dựa vào vốn kiến thức kỹ
năng của trẻ để xây dựng nội dung
giáo dục phù hợp
- Giáo viên đưa ra những kết luận cần
thiết ( như dự định)
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhận
xét, đưa ra câu hỏi, tìm hiểu vấn đề, bổ
sung các câu trả lời của các bạn.
3.1 Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: Bài tập tổng hợp: Bé chơi với bóng
Lớp mẫu giáo nhỡ
Cách soạn trước: Cô hướng dẫn thật rõ kỹ thuật nhảy đánh bóng và bật xa. Trẻ
chú ý lắng nghe và làm theo cô.
Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện vận động thô và vận động
tinh thể hiện qua các trò chơi, cùng với những suy nghĩ, phán đoán trẻ tham gia
vào vai chơi rất nhiệt tình với hình thức “ học mà chơi, chơi mà học”. Cách soạn
như sau:
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện đúng kỹ thuật nhảy đánh bóng và bật xa.
18
- Trẻ khéo léo phối hợp cùng bạn chơi chuyền bóng bằng bụng. Phát triển vận
động tinh qua kỹ năng cột bóng
- Thể hiện hành vi, cử chỉ đẹp ( biết nhường bạn, chờ thứ tự và tuân theo luật
chơi)
II. Chuẩn bị:
- Bong bóng, thun cột, gạch, rổ đựng bóng, máy cát-sét.
- Phòng học rộng rãi thoáng, sạch
- Trang phục, đầu tóc của cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
III. Tiến hành:
Chơi Bóng ai to:
Cô đưa 1 túi vải cho trẻ đoán xem trong túi vải có gì? ( trẻ sờ vào túi)
Với những bong bóng này, chúng ta sẽ làm gì?
Trẻ thổi cho bóng to lên
Cô yêu cầu trẻ cầm bóng tung lên ( Bóng của cô có cột miệng lại, bóng của trẻ
chưa cột miệng). Cho trẻ quan sát và nhận xét cách rơi của bóng cô và bóng trẻ.
Cô hỏi tại sao ( trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ). Làm thế nào để bóng không bị
xẹp. Trẻ suy nghĩ và tìm thun cột lại miệng bóng. Cô quan sát và giúp đỡ, hướng
dẫn cho những trẻ chưa biết cách cột miệng bóng.
Khởi động:
Cho mỗi trẻ cầm một bong bóng. Cô mở nhạc cho trẻ đi các kiểu chân.
Trọng động:
*Bài tập phát triển chung:
Tập theo nhạc bài hát “Chú ếch con”
+ Hô hấp: Thổi bóng
+ ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao
+ ĐT Bụng: Cúi gập người về phía trước hai tay chạm mũi bàn chân
+ ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối
+ ĐT Bật: Bật tại chỗ.
Với quả bóng này chúng ta còn chơi được những trò chơi gì nữa?
Tung bóng, chuyền bóng, ném bóng….
* Vận động cơ bản: Các trò chơi với bóng
+ Cô đánh bóng lên cao liên tục không cho bóng rơi để trẻ xem. Cho trẻ đứng
rộng thành vòng tròn và làm giống cô
Chia trẻ làm 4 nhóm , mỗi nhóm chỉ lấy 1 bóng, bóng còn lại bỏ vào rổ. Đánh
bóng lên cao xem nhóm nào giữ bóng không rơi lâu nhất.
+ Lấy bóng cột vào gạch và cho trẻ xếp theo màu của bóng.
Cho trẻ nghĩ ra cách chơi với mẫu vừa xếp. Cho trẻ làm ếch ộp nhảy bật qua
bóng
+ Chơi chuyền bóng: Chia làm 4 đội, mỗi đội 1 rổ bóng. 2 bạn sẽ để bóng kẹp
vào giữa bụng, không được đụng tay vào bóng, di chuyển bóng đến bỏ vào rổ rồi
chạy về và cứ thế tiếp tục cho đến hết hàng. Đội nào chuyền bóng không bị rơi,
không bị bể và hết trước thì đội đó thắng.
Hồi tĩnh: Cho trẻ xâu những quả bóng lại thành dãy dài để trang trí lớp, vừa đi
vừa hít thở nhẹ nhàng.
3.2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
19
Đề tài: Sự lớn lên của con gà.
Lớp mẫu giáo lớn
Nếu soạn theo kiểu giáo viên làm trung tâm như trước kia: Cô tập trung trẻ,
hướng dẫn cho trẻ xem quá trình phát triển của con gà, sau đó trẻ nhớ lại và tập
xếp theo sự hướng dẫn của cô. Kể về các bức tranh mình đã xếp.
Soạn theo kiểu lấy trẻ làm trung tâm: Cho trẻ suy nghĩ xem với những hình
ảnh đã có, trẻ tự sắp xếp quá trình phát triển con gà theo ý của mình và nêu lý do
cho cô và các bạn biết là tại sao mình xếp như vậy. Cô gợi ý, hướng dẫn. Trẻ sẽ
sắp xếp lại cho đúng qui trình. Lồng tích hợp dạy tạo nhóm theo 6 giai đoạn phát
triển của con gà. Cách sọan cụ thể như sau:
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết được 6 giai đoạn lớn lên của con gà: gà mẹ đẻ trứng  quả trứng gà
mẹ ấp trứng  trứng nở thành gà con  gà con đi theo mẹ tìm mồi  gà
trưởng thành (chỉ số 114)
- Trẻ biết sắp xếp số thứ tự từ 1 đến 6 và tạo nhóm (Chỉ số 104)
- Trẻ biết yêu quý và chăm sóc con gà .
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Bài soạn đầy đủ, máy tính, ti vi màn hình rộng
- Video về sự lớn lên của gà
- Bảng đa năng, que chỉ
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh lô tô các giai đoạn lớn lên của gà
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Dự đoán quá trình lớn lên của con gà.
- Cho trẻ hát bài “ đàn gà trong sân”
- Trò chuyện:
+ Bài hát nói về con gì?
+ Con gà lớn lên như thế nào?
- Cô giới thiệu bộ tranh gồm các hình ảnh: gà mẹ đẻ trứng, quả trứng, gà mẹ ấp
trứng, trứng nở thành gà con, gà con đi theo mẹ tìm mồi, gà trưởng thành
- Mời trẻ về 3 nhóm suy nghĩ và sắp xếp các giai đoạn lớn lên của con gà qua
các bức tranh.
- Sau khi trẻ xếp xong, cô cho trẻ giữ nguyên kết quả
Hoạt động 2: Khám phá về sự lớn lên của con gà
- “Để biết xem các nhóm đã xếp đúng chưa thì cô cho cả lớp xem một đoạn
video clip về sự lớn lên của con gà.” Các con chú ý sau khi xem xong các con
suy nghĩ xem con gà lớn lên qua bao nhiêu giai đoạn nhé.
- Cho trẻ xem phim về sự lớn lên của con gà
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa được xem những hình ảnh gì?
+ Để trứng nở thành con thì phải cần có điều kiện gì?
+ Sự lớn lên của gà có mấy giai đoạn?
+ Đó là những giai đoạn nào?
20
- Cho trẻ so sánh kết quả ban đầu với đoạn video clip vừa xem, và cho trẻ xếp
lại.
- Mời đại diện của từng nhóm nói lên kết quả của nhóm vừa xếp. Các bạn khác
bổ sung.
- Cô chính xác lại các giai đoạn lớn lên của con gà và kết hợp giáo dục trẻ yêu
quý, chăm sóc gà, cho gà ăn, cho gà uống nước…
* Chơi trò chơi : Tạo nhóm:
- Cô nói cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi : Mỗi trẻ 1 tranh lô tô về 1 giai đoạn lớn lên của gà.
Lần 1: Trẻ có cùng tranh sẽ về cùng 1 nhóm hoặc có cùng 1 giai đoạn sẽ về
cùng 1 nhóm
Lần 2: Trẻ tạo nhóm theo 6 giai đoạn lớn lên của con gà và đứng theo thứ tự từ
giai đoạn 1 đến giai đoạn 6
+ Luật chơi: Bạn nào không vào được nhóm thì bị nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét chung.
- Kết thúc cho trẻ “tạo dáng gà” rồi đi ra ngoài
Đề tài: Bé chơi với dây.
Lớp mẫu giáo lớn
Cách soạn trước: Cô sẽ hướng dẫn thật rõ cách đo chiều dài của những sợi dây
bằng 1 đơn vị đo hoặc bằng các đơn vị đo khác nhau. Cô nói nhiều, làm nhiều.
Trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của cô.
Cách soạn tập trung vào trẻ: Lồng tích hợp vào trò chơi để trẻ sẽ không biết
rằng mình đang chơi nhưng thực ra là học. Cho trẻ chơi tìm con đường nào về
đích ngắn nhất. Lý giải vì sao nó ngắn nhất? Sau đó sẽ cho trẻ tập đo. Cách
soạn cụ thể như sau:
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết đo chiều dài của vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Biết so sánh sự khác biệt về chiều dài của 3 đối tượng.
- Trẻ hiểu nếu các vật có cùng chiều dài với nhau nhưg được đo bằng những đơn
vị đo khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.
- Trẻ biết phối hợp và thảo luận với các bạn trong nhóm để thực hiện các hoạt
động.
II. Chuẩn bị:
- Các thùng giấy, hộp, ống chỉ...
- Các sợi dây với nhiều màu và nhiều kích cỡ khác nhau.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Tìm đường về đích
- Cô cho trẻ đặt những chướng ngại vật xung quanh lớp đồng thời làm vạch xuất
phát và đích đến. Sau đó cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm cô phát 1 sợi dây
với 3 màu khác nhau.
- Cô yêu cầu trẻ cùng quan sát và tìm ra con đường đến đích gần nhất. Khi đã
chọn con đường cả nhóm sẽ cùng dùng dây làm dấu con đường nhóm mình đã
chọn.
21
- Cô yêu cầu trẻ quan sát và so sánh bằng mắt đoán xem trong 3 con đường mà 3
nhóm đã chọn thì con đường nào sẽ ngắn nhất, con đường nào dài nhất.
- Cô hỏi trẻ “Có cách nào để kiểm tra những phán đoán của các con không? ”
- “Thế các con sẽ đo như thế nào?”
- Cô thống nhất sẽ so sánh chiều dài 3 sợi dây.
=> Cô hướng trẻ xếp 3 sợi dây để thẳng xuống sàn và so cho 1 đầu bằng nhau để
xem sợi nào ngắn nhất, dài hơn, dài nhất.
- Trẻ mô tả lại đường đi ngắn nhất và thực hiện lại đường đi đó cho cả lớp xem.
* Hoạt động 2: Đo dây bằng các đơn vị đo khác nhau:
- Hỏi trẻ: “Có cách nào làm cho 3 sợi dây bằng nhau không?”
- Cho trẻ thực hiện cách để làm 3 sợi dây bằng nhau mà cô thấy sẽ nhanh nhất.
- “Với nhiều cách đo khác nhau. Ngày hôm nay cô sẽ cho các con đo sợi dây
bằng đơn vị đo là cạnh của 1 ô gạch. Mình sẽ đo xem sợi dây này dài bằng mấy
ô gạch?”
- “Các con sẽ đo như thế nào?” – Cho trẻ mô tả cách đo và thực hiện thử.”
- Nếu trẻ không thực hiện được cô làm mẫu cách đo trên ô gạch cho trẻ xem.
- Trẻ thực hiện, cô ghi lại kết quả đo của từng nhóm trẻ.
- Hỏi trẻ: “Các con có biết tại sao kết quả đo lại bằng nhau không?” Cho trẻ suy
đoán.
=> Cô và trẻ cùng chốt lại: Vì các sợi dây có chiều dài bằng nhau và được đo
bằng cùng 1 đơn vị đo đó là ô gạch nên kết quả sẽ giống nhau.
- Cô đặt vấn đề: “ Nếu cũng là những sợi dây có chiều dài bằng nhau này mà cô
sẽ dùng các đơn vị đo khác nhau như là thước, que, gậy( cô giơ lên các loại dùng
cho trẻ đo và nhấn mạnh chiều dài của các đơn vị đo không giống nhau) thì kết
quả đo sẽ như thế nào?”
- Cho trẻ mỗi nhóm chọn đơn vị đo và thực hiện kỹ năng đo.
- Cô ghi lại kết quả để trẻ so sánh.
=> Sau đó cô và trẻ cùng chốt lại: Các sợi dây này có chiều dài bằng nhau
nhưng được đo bằng các đơn vị đo khác nhau nên kết quả đo sẽ khác nhau.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Qua cầu dây”
- Cho trẻ đặt dây thẳng ra và cùng chơi trò chơi “Cùng đi qua cầu dây”. Trẻ đi tự
do trên nền nhạc.
3.3 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
Đề tài: Tạo hình con bướm
Lớp mẫu giáo lớn
Cách soạn trước: Cô hướng dẫn thật rõ kỹ năng Tạo hình con bướm. Trẻ chú ý
lắng nghe và làm theo cô.
Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện kỹ năng tạo hình con bướm
với các trò chơi phù hợp khả năng và độ tuổi của trẻ. Trẻ tham gia vào vai chơi
rất nhiệt tình với hình thức “ chơi mà học”. Cách soạn như sau:
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng dán, gấp, kết, biết phối hợp màu sắc trang trí
cánh bướm theo nguyên tắc đồi xứng để tạo hình con bướm từ bao ni lon, giấy
22
Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3xpSYdJ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Trẻ biết tính chất của bao ni-lon: mềm, mỏng, trong, có thể thổi phồng, đựng
đồ.
- Trẻ thể hiện cảm xúc khi hát, múa, trang trí bướm.
II. Chuẩn bị:
-Bao ni-lon, giấy các loại, hạt kim tuyến, hạt dưa, hạt dẻ…
-Kéo, hồ
-Dây kết
III. Tiến hành:
Hoạt động1: Những cái bao diệu kỳ.
Cho trẻ chơi với bao ni-lon
Thi đua thổi bao ni-lon xem ai có bao to, căng nhất
Tạo những tiếng kêu bằng cách đập các bao đã thổi, chà vào nhau tạo âm thanh
“sột soạt”
Căng bao để nhìn mọi vật xung quanh ( vì nó trong suốt)
Giơ lên cao và thả xuống xem như thế nào ( bay được). Tại sao? ( vì nó nhẹ)
 Kết luận: bao ny lon mỏng, nhẹ, trong suốt.
Bao ny-lon còn làm được gì nữa ( đựng đồ để xách đi nơi khác hoặc làm đồ
chơi…)
Hoạt động 2: Tạo hình chú bướm
Cô giới thiệu những chú bướm cô đã làm từ bao ny-lon, từ giấy.
Trẻ thảo luận, trao đổi về cách làm, cách trang trí
Cô nhắc lại cách trang trí, kỹ năng buộc dây, tạo đối xứng
Trẻ thực hành tạo ra các chú bướm đẹp xinh từ nguyên vật liệu bao ny-lon và
giấy, dán trang trí bằng những hạt kim tuyến, giấy thủ công màu, hạt dẻ…
Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm
Hoạt động 3: Chơi đóng vai “ Con sâu bướm”
Kể cho trẻ nghe các giai đoạn phát triển của con sâu bướm. Sau đó cho trẻ chơi
giả vờ làm con sâu bướm và các giai đoạn phát triển
Sâu bướm: Trẻ bò trườn trên nền nhà giả vờ ăn mọi thứ, kẹp bướm vào giữa 2
ngón tay.
Tổ kén: Trẻ ngồi hoặc nằm cuộn tròn, giữ chặt bướm ở giữa bụng, sau đó từ từ
xòe tay ra, (tháo cuộn)
Con bướm: Vẫy vẫy tay và chạy xung quanh phòng, vừa đi vừa hát bài “ Kìa
con bướm vàng”
3.4 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
Đề tài: Thơ Gấu qua cầu
Lớp Mẫu giáo bé
Cách soạn trước: Cô đọc mẫu bài thơ. Trẻ chú ý lắng nghe và đọc theo cô cho
đến khi thuộc dưới hình thức đọc thơ theo tổ, nhóm cá nhân.
Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện kỹ năng đọc thơ với các trò
chơi phù hợp độ tuổi của trẻ. Trẻ tham gia vào vai chơi rất nhiệt tình với hình
thức “ chơi mà học”. Trẻ sẽ dễ nhớ, lời thơ sẽ khắc sâu vào trí nhớ trẻ nhiều hơn
nhờ các trò chơi thể hiện rõ nội dung lời thơ. Ví dụ chơi trò chơi “ Gấu qua cầu”
23
Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3xpSYdJ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Trẻ suy nghĩ thử xem làm cách nào qua được cầu. Khi được thực hành, trẻ dễ
thuộc thơ hơn là cứ cho trẻ đọc. Cách soạn như sau:
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thực hiện được các cử điệu của gấu trong bài thơ,
thuộc tên bài thơ, tên tác giả và có thể đọc được bài thơ theo cô.
- Biết vâng lời cô và chơi cùng bạn. Biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn.
II. chuẩn bị:
Tranh bài thơ (khổ lớn để cô dạy), tranh nhỏ 4 bộ dành cho 4 nhóm để xếp thứ
tự.
Băng ghế thể dục, thẻ hình hũ mật, thẻ hình gấu (2 gấu gắn trên 2 bảng )
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Đọc thơ: Gấu qua cầu.
Cô cho trẻ xem tranh 1: tranh hai chú gấu đang đi trên cầu theo 2 hướng
ngược nhau.
Cho trẻ quan sát và mời một số bạn kể về bức tranh cho các bạn trong lớp
cùng nghe.
Cô giới thiệu về bài thơ: Gấu qua cầu.
Đọc thơ lần 1: đọc chậm, vừa động vừa kết hợp điệu bộ miêu tả.
Trò chuyện về nội dung của bài thơ.
Cô và trẻ cùng đọc thơ:
Cô đọc từng khổ 4 câu và cho trẻ đọc theo. Mỗi một khổ thơ tương ứng với
một bức tranh.
Cho trẻ đọc lại từng khổ thơ không tranh.
Lần 2: Cô đọc thơ cho trẻ đọc theo cô. vừa đọc vừa làm điệu bộ theo nội
dung của bài thơ.
Chia tổ thi xem tổ nào đọc và biểu diễn điệu bộ của bài thơ hay nhất.
Hoạt động 2: Ghép tranh theo nội dung bài thơ.
Chia trẻ thành 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm có một tấm bảng và các bức tranh
rời. Sau khi nghe hiệu lệnh hoặc bắt đầu một bài hát, các nhóm chọn các bức
tranh phù hợp với thứ tự nội dung bài thơ và ghép chúng theo thứ tự. Kết
thức đoạn nhạc, cô và trẻ kiểm tra kết quả của các nhóm.
Hoạt động 3: trò chơi: gấu qua cầu.
Chia trẻ thành 2 nhóm, chuẩn bị 2 chiếc ghế băng thể dục.
Một trẻ đầu tiên chạy lên rổ, lấy một thẻ hình hũ mật, chạy qua cầu đến bảng
có dán gấu của đội mình dán lên bảng rồi trở lại băng ghế chạy ngược về,
trong khi đó bạn tiếp theo sẽ lấy hũ mật và chạy lên băng ghế thể dục, 2 bạn
phải làm thế nào để đổi chỗ cho nhau và qua được cầu.
Hết thời gian, đội nào lấy được nhiều hũ mật là thắng
Kết thúc.
Đề tài: Kể chuyện “Quả bầu tiên”
Lớp lớn
Cách soạn trước: Cô kể mẫu câu chuyện . Trẻ chú ý lắng nghe và Trả lời
được các câu hỏi của cô, kể lại được chuyện theo cô.
Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện kỹ năng kể chuyện với các
trò chơi phù hợp độ tuổi của trẻ. Trẻ tập đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời với
24
4150544

More Related Content

Similar to Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượng dạy học qua việc tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.pdf

Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learningKinny_Nguyen
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfHanaTiti
 
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)Thảo Uyên Trần
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...nataliej4
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcVõ Tâm Long
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhnguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhnguyenduy4121
 
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2Kinny_Nguyen
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc noptranthikimngan
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen nataliej4
 

Similar to Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượng dạy học qua việc tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.pdf (20)

Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượng dạy học qua việc tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.pdf

  • 1. 1 Đặt vấn đề Trang 2 Giải quyết vấn đề 3 Cơ sở lý luận 3 Thực trạng 4 Biện pháp tiến hành 6 Hiệu quả 28 Kết luận 29 Kiến nghị 31 Tài liệu tham khảo 32 Phụ lục 33 MỤC LỤC
  • 2. I. Đặt vấn đề Lý do chọn đề tài Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Giáo dục Mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2013– 2014 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện ngày càng có chất lượng chương trình giáo dục mầm non, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết: Chúng ta phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách tự tin gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng để áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tại trường Mầm non Phước Hải, mới được chuyển đổi từ Mầm non dân lập sang quốc lập từ tháng 7/ 2011. Đội ngũ giáo viên nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non mới về lý thuyết nhưng việc soạn giảng còn lúng túng, trong cách lựa chọn các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động. Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã bồi dưỡng lại cho các giáo viên trong trường về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vì theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.” Đây là bài học kinh nghiệm đối với giáo viên Trường mầm non Phước Hải khi tổ chức cho các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ đối với đội ngũ giáo viên của trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượng dạy học qua việc tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm” Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra những biện pháp để giúp giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 2
  • 3. - Rút ra bài học kinh nghiệm về cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các giáo viên Trường mầm non Phước Hải Nha Trang ( 11/11) - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Kế hoạch nghiên cứu: + Từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2013: Khảo sát trình độ, khả năng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng lý thuyết về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. + Từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2014: Hướng dẫn giáo viên tự xây dựng các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. II. Giải quyết vấn đề: A. Cơ sở lý luận: Trong lí luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh, nhưng chung lại có hai hướng: hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đây là một xu hướng tất yếu có lí do lịch sử. Trong lịch sử giáo dục, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường, một giáo viên thường dạy cho một nhóm nhỏ học sinh, có thể chênh lệch nhau khá nhiều về lứa tuổi và trình độ. Chẳng hạn thầy đồ Nho ở nước ta thời kì phong kiến dạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ mới bắt đầu học Tam tự kinh đến môn sinh đi thi tú tài cử nhân, trong kiểu dạy học này, người thầy bắt buộc phải coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũng có điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi học sinh, vai trò chủ động tích cực của người học được đề cao, tuy nhiên năng suất dạy học quá thấp. Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều học sinh cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh, giảng dạy cặn kẽ cho từng em. Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô giảng. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó. Nhìn theo quan điểm lịch sử, thì đây là sự trả lại vị trí vốn có từ thủa ban đầu cho người học. Trong quá trình giáo dục - dạy học, người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Thông qua quá 3
  • 4. trình dạy học dưới sự chỉ đạo của Giáo viên, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình, không ai làm thay cho mình được. Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho biết: Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0- 6 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)… Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm khác nhau (cũng như một số hạn chế) nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu thế giới đều thừa nhận những mô hình trên là tốt. Đơn cử chương trình High Scope, 70% trẻ học chương trình đến năm 5 tuổi đạt được 90+ IQ trong khi chỉ có 30% trẻ không đi học mầm non đạt được mức độ trên. Tại trường mầm non Phước Hải, căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học: 2013-2014 của trường; Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, kinh nghiệm sống của từng đứa trẻ và điều kiện thực tế ở lớp mà giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài cho phù hợp, phát huy tính tích cực ở từng đứa trẻ qua các hoạt động nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Thực trạng: Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang, Trường Mầm non Phước Hải tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là phải luôn tìm 4
  • 5. tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng bản thân để luôn có những đổi mới, những sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ. Song trên thực tế, Trường Mầm non Phước Hải có những khó khăn thuận lợi sau: Thuận lợi: + Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang về chuyên môn cũng như về đồ dùng trang thiết bị. + Tổ mầm non Thành phố thường xuyên tổ chức sinh hoạt mạng lưới chuyên môn, sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên đề nhằm thống nhất một số chuyên môn. + Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự tích cực tham gia các hoat động của học sinh. + Giáo viên có tinh thần ham học hỏi, tự học cao, các cô đều sử dụng được máy vi tính trong công tác soạn giảng. Mỗi cô tự mua cho mình một máy laptop, đạt trình độ trên chuẩn 100%. + Trường có thư viện tư liệu, có các bài giảng điện tử, các hoạt động chăm sóc giáo dục được tải về từ trên mạng. + Trẻ chăm ngoan và tham gia tích cực các hoạt động, lễ phép, biết cùng nhau tham gia các hoạt động trên lớp. Khó khăn: + Một số giáo viên chưa nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non mới, ứng dụng cộng nghệ còn lúng túng. + Đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi theo Bộ GD&ĐT qui định. + Cách bố trí tạo môi trường chưa theo hướng lấy trẻ làm trung tâm + Tính sáng tạo trong khâu thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa cao( chưa có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế bài dạy) dẫn đến việc thực hiện đổi mới còn nhiều khó khăn. Từ những hạn chế trên đã làm cho giáo viên cảm thấy thiếu tự tin khi phải tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Vì cô chỉ mong sao truyền đạt hết yêu cầu của nội dung bài, sợ phải chờ đợi trẻ. Giờ học của trẻ trở nên nhàm chán, trẻ ít tập trung vì cứ nhìn cô hướng dẫn sử dụng, cô nói nhiều, cô làm còn mình rất thụ động, dẫn đến tình trạng trẻ không thực hiện được đầy đủ nội dung bài giáo viên muốn dạy cho trẻ. Vì vậy cần có sự thay đổi ngay trong công tác soạn giảng, trong giờ tổ chức các hoạt động của trẻ. Muốn soạn giảng tốt thì cần có tư liệu tốt. Việc bố trí môi trường hoạt động, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, hiểu rõ cách tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là việc cần thiết để giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Có nhiều đề tài viết về cách tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, nhưng chưa có đề tài nào viết cho thật rõ ràng cụ thể hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng, lập kế hoạch hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 5
  • 6. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn giáo viên cách bố trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học mầm non thành phố Nha Trang, của Bộ Giáo và Đào tạo qui định và cũng theo xu hướng phát triển chung của trẻ mầm non trên toàn thế giới. A. Biện pháp tiến hành: 1. Hướng dẫn thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 2. Hướng dẫn giáo viên Lý thuyết về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 3. Thực hành thiết kế tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm qua các lĩnh vực. Phần 1. Hướng dẫn thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên, bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc chơi. Phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời. Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động. Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy. Trẻ có thể chủ động, tích cực: vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng. Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là hoàn cảnh sinh hoạt của trẻ, toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội nằm trong khuôn viên của trường mầm non, gồm 2 bộ phận không thể tách rời, liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau, đó là: 1. Môi trường xã hội Chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình. Những điều giáo viên nên làm để tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiết, môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở với trẻ: + Nói năng nhẹ nhàng + Tạo sự tin cậy, mong muốn chia sẻ: lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ, khi nói chuyện thì ngồi ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ + Đáp ứng những nhu cầu và câu hỏi của trẻ, biết an ủi trẻ và giúp trẻ giải quyết vấn đề 1 cách xây dựng. Tôn trọng tình cảm và ý kiến của trẻ: Không gò bó, áp đặt, định kiến với trẻ + Chấp nhận sự khác biệt của trẻ. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân 6
  • 7. + Kiên nhẫn với trẻ. Chờ đợi trẻ. Tránh thúc ép trẻ. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói. + Tìm hiểu những gì xảy ra chứ không chỉ ngăn cấm. Chỉ cấm đoán những việc có thể gây nguy hại đến trẻ. + Đưa ra những lời khuyến khích, những gợi ý để giúp trẻ có thể tự tìm ra cách giải quyết được vấn đề của bản thân + Tổ chức các hoạt động tập thể. Khuyến khích tinh thần cộng tác, trẻ cùng nhau hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau. Cho trẻ cơ hội tự phục vụ và giúp đỡ người khác tùy theo khả năng. Gợi ý để trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại + Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân ” Chẳng có gì khó”, ” nhất định làm được”, ” Lần sau sẽ tốt hơn”... + Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo + Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ + Gọi trẻ bằng con. Chỉ có cấp học mầm non mới có tiếng gọi thân thiết như mẹ con trong gia đình. Dù giáo viên có “già” hay “trẻ” cũng đều gọi các cháu bằng con ( Từ cấp 1 trở lên, giáo viên gọi học trò bằng các em học sinh) + Có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Môi trường vật chất: gồm phòng nhóm, lớp học, hành lang, sân vườn và trang thiết bị đồ dùng dạy học. ( môi trường trong và ngoài lớp học) Môi trường được xây dựng bởi: Toàn bộ đội ngũ giáo dục trong nhà trường, gia đình của trẻ, cộng đồng tại địa phương, sự tham gia của chính trẻ. 2.1 Môi trường trong lớp: Ở trong lớp, thường tạo các khu vực, các góc hoạt động như góc xây dựng, góc phân vai, tạo hình, sách, khám phá, âm nhạc và vận động, Bé tập làm nội trợ, máy vi tính... Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự chơi theo ý thích cá nhân, phù hợp chủ đề, theo từng đôi hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn cùng sở thích. Ở đó, trẻ học cách tự quyết định, chia sẻ và cộng tác với nhau. Trẻ được thực hành, tích lũy kinh nghiệm phong phú, mở rộng trí tưởng tượng và có cơ hội để bộc lộ khả năng. Vị trí và đồ dùng cần trang bị cho các góc chơi được gợi ý như sau: a) Khu vực đóng vai * Vị trí: Ở 1 góc phòng, không gian đủ để có thể chia thành 1 số khoảng nhỏ * Trang bị đồ dùng đồ chơi: Tùy theo chủ đề cho trẻ sử dụng để tái hiện đặc trưng, thuộc tính của một đối tượng nào đó trong cuộc sống. + Gia đình: đồ dùng ăn uống ( chén, đũa, muỗng, ly...), bộ đồ trang điểm ( gương, lược, dây cột tóc...), bếp và đồ làm bếp ( nồi niêu xoong, chảo..) giường, gối, búp bê, thú nhồi bông, điện thoại kiềm, búa, quần áo, giày dép, mũ, nón, thau, khăn, chai, lọ, hộp... + Bệnh viện: Quần áo bác sĩ, ống nghe, dụng cụ y tế, tủ thuốc, giấy bút, bàn ghế, giường bệnh nhân 7
  • 8. + Cửa hàng bách hóa: Bàn bán hàng, giá trưng bày, đồ để đựng, đóng gói hàng hóa, các loại thực phẩm và đồ chơi bằng nhựa, sách báo tạp chí, mũ bảo hiểm, giỏ, cân, thước đo, bảng giá, tiền giấy... b) Khu vực góc xây dựng, lắp ghép * Vị trí: Ở nơi không cản trở lối đi lại, không gian đủ rộng cho trẻ xếp các hình khối * Trang bị đồ dùng, đồ chơi: Giá, kệ mở, nhiều khối kích thước, hình, chất liệu khác nhau, các đồ chơi hình người, con vật, thảm có, cây hoa, xe có bánh để đẩy, toa xe chở hàng, xe cút kít, ô tô, xe đạp, bộ đồ chơi giao thông, tranh xây dựng, bìa cát tông kích cỡ khác nhau, dải băng các loại, các bộ xếp hình, lắp ghép đa dạng về hình dáng, kích thước và hướng dẫn lắp ráp, vật liệu để xâu xỏ ( khuy áo, hột hạt, ống chỉ, lõi cuộn giấy, cành que), gắn nối, cột dây, đan, bện, thắt, xếp lồng vào nhau, xếp chồng lên nhau sỏi, đá cuội, hộp đựng, hồ dán, bút màu..... c) Khu vực góc tạo hình * Vị trí: Ở vị trí cố định trong phòng, nơi có đủ ánh sáng chiếu vào * Trang bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu: Bàn ghế, giá đựng, giá treo, giá vẽ, rổ, khay, bảng, tranh ảnh nghệ thuật, họa báo, lịch, áp phích, quảng cáo, đồ mỹ nghệ, dân gian, mẫu mô hình, giấy các loại, bìa, hộp cát tông, bút vẽ, sáp màu, đất nặn, kéo, vải vụn, hộp đựng, phấn, thước, màu vẽ, hồ, đất nặn, áo choàng, nguyên vật liệu thiên nhiên( que, hột hạt, sỏi đá, lá khô, rơm rạ, vỏ sò, ốc, nắp chai...), phế liệu ( miếng xốp, giấy gói hàng, giấy báo, giấy bìa, chai, lọ, hộp nhựa, hộp bánh, lon coca...), đồ khâu vá, kẹp dây, máy đục lỗ, ghim và dập ghim, đồ dùng để in (các con dấu, khuôn in bằng cao su, nhựa hay củ quả..) d) Khu vực góc sách truyện, thư viện * Vị trí: Nơi yên tĩnh, tránh lối đi lại, có ánh sáng tốt * Trang bị đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu: Bàn, ghế, giá sách, gối, nệm, chiếu, các loại tranh ảnh sách, truyện, họa báo, tạp chí, album, keo dán, tẩy, bút, kéo, hồ, các con rối, các thẻ tên e) Khu vực góc âm nhạc và vận động * Vị trí: xa góc yên tĩnh, đủ rộng để trẻ vận động * Trang bị: Các dụng cụ âm nhạc, đầu video, đầu điã, máy cassette, đĩa CD, VCD, DVD, đàn organ, tập bài hát, các trò chơi, điệu múa, trang phục biểu diễn ( quần áo, khăn, mũ, nón, vòng, quạt hoa...), những con rối g) Khu vực góc nội trợ * Vị trí: Có thể trong phạm vi khu vực góc đóng vai * Trang bị: Bộ đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động : “Bé tập làm nội trợ”, đồ dùng pha nước uống, thau, hộp, ly, chậu,rổ rá... h) Khu vực góc máy vi tính * Vị trí: Có thể trong phạm vi khu vực góc sách, truyện, thư viện * Trang bị: Bộ máy vi tính, bàn ghế, Đĩa CD, DVD, VCD, các phần mềm giáo dục mầm non 8
  • 9. i) Góc khám phá thiên nhiên, khoa học * Vị trí: Hành lang hoặc ngoài sân * Trang bị: Giá, kệ, khay, lọ đựng có nắp, các loại hoa, cây cảnh không độc hại, cây trồng ngắn ngày, hộp đựng cát và bộ đồ chơi với cát, hột hạt, thau chứa nước và các đồ chơi để thả vào nước, áo choàng, khăn lau, chổi xẻng, khuôn, kính lúp, tranh ảnh, que, sỏi đá, gỗ, hộp, lưới, hồ cá, dụng cụ cân đo, bàn tính, các hình hình học, chữ cái, chữ số, phẩm màu Học liệu và các phương tiện trong góc hoạt động hợp lý: + Sắp đặt thuận tiện cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất + Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng + Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu + Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương) + Đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó. + Mỗi góc chơi đều được xác định rõ ràng với giới hạn bởi lối đi giữa các góc. 2.2 Môi trường ngoài lớp * Bố trí khuôn viên ngoài trời cần có: - Hàng rào bao quanh bảo vệ - Khu vực bóng mát che nắng hay mưa - Khu vực sân cứng ( láng xi măng, lát gạch) để tập thể dục, chơi đồ chơi có bánh xe, bóng, xây dựng với các khối lớn - Thảm cỏ, vườn - Nơi chơi cát nước có gờ chắn để cát không vung vãi ra ngoài, trẻ sẽ chơi đắp núi, đóng bánh, nếu rộng có thể chơi xây công trình thủy lợi, in dấu bàn chân, bàn tay... - Chỗ nuôi gia súc, gia cầm - Chỗ ngồi đa dạng: ghế đá, ghế tre, hàng gạch, khúc gỗ, khúc cây, gờ tường, lốp xe... - Nơi rửa tay chân * Trang bị: - Thùng, thau, lưới, đất cát nước, cây cối - Bóng, vòng, dây nhảy, đồ chơi có bánh xe, đồ chơi cát nước, đồ mộc, đồ chơi giao thông, đĩa bay, dù, diều, dụng cụ vẽ, thùng cát tông lớn - Nhà chòi, lều quán, ghế ngồi - Cầu trượt, cầu thăng bằng, xích đu, bập bênh, thang leo, ống chui.... Sử dụng môi trường giáo dục hợp lý là: - Nếu phòng học quá nhỏ có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời thậm chí là cả trò chơi đóng vai với trẻ cùng khối, cùng trường. - Chia trẻ thành các nhóm và quan sát theo dõi chúng - Phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp. - Sắp xếp gọn lại trong lớp để có khoảng không gian rộng cho trẻ chơi. - Cũng không cần phải tiêu quá nhiều tiền vào các nguyên vật liệu để tạo ra môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. (Xem một số hình ảnh bố trí tạo môi trường cho trẻ hoạt động ở phần phụ lục) Ví dụ với những cái nắp chai nước cho chúng ta một số ý tưởng và có thể thực hiện được: 9
  • 10. 10
  • 11. 11
  • 12. 12
  • 13. Bố trí tạo môi trường để cho trẻ hoạt động học tập, vui chơi. Sự khác biệt giữa tổ chức hoạt động vui chơi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và lấy giáo viên làm trung tâm Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Giáo viên làm trung tâm Tập trung vào các hoạt động của trẻ Tập trung vào các hoạt động của giáo viên Giáo viên chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và gợi mở để trẻ tự chọn đồ chơi, nhóm chơi theo ý thích Giáo viên chuẩn bị, đưa ra các trò chơi, đồ chơi, chia trẻ vào các nhóm chơi Trẻ khởi xướng trò chơi, chọn khu vực chơi, thảo luận với bạn về trò chơi. Giáo viên nói nhiều và làm thay cho trẻ Trẻ được khuyến khích tích cực tham gia vào trò chơi, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm bằng các giác quan Trẻ lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên Phối hợp và sử dụng hợp lý các phương pháp Sử dụng phương pháp làm mẫu/ chơi mẫu Giao tiếp giữa cô với trẻ và giữa trẻ với nhau Giao tiếp chủ yếu từ cô đến trẻ Đánh giá của giáo viên kết hợp với tự nhận xét, đánh giá của trẻ và nhóm trẻ Giáo viên nhận xét, đánh giá trẻ là chính 13
  • 14. Ví dụ: Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời phần trò chơi “thí nghiệm vật chìm vật nổi” Cách tổ chức hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm: Cô nói: Cô có 1 hòn đá và 1 miếng xốp. Hòn đá sẽ chìm và miếng xốp sẽ nổi khi thả vào chậu nước. Các con sẽ làm thí nghiệm thử xem lời cô nói có đúng không nhé. ( trẻ có nhiệm vụ lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên) Cách tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: Các con hãy đến góc chơi với nước. Ở đó có rất nhiều nguyên vật liệu mở như đá, sỏi, lá cây, xốp, giấy, hộp nhựa, khối gỗ… Tự làm thí nghiệm xem vật nào chìm, vật nào nổi và tại sao lại như vậy rồi cho cô biết kết quả nhé. (Trẻ được khuyến khích tích cực tham gia vào trò chơi, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm bằng các giác quan) Phần 2. Hướng dẫn giáo viên lý thuyết về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Tháng 10/2013 1. Vì sao phải tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Trong quá trình giáo dục, trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động, vừa là chủ thể của hoạt động. Khi trẻ được trực tiếp tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ là hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất. Nếu trẻ chỉ nghe nhìn, thì thông tin kiến thức thu nhận được 20%, nếu trẻ được trao đổi, chia sẻ ý kiến với nhau trong nhóm bạn thì khả năng tiếp thu là 55%, khả năng thu nhận kiến thức sẽ tăng lên 90% khi trẻ sử dụng các kiến thức đã học truyền lại cho các bạn học của mình. Đồng thời, con người thường thích khám phá những điều mới lạ, trẻ em cũng vậy, muốn trẻ học tập tích cực, giáo viên không dạy trẻ cái mà trẻ đã biết, nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích. Nói một cách khác, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục. 1.1 Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: - Kế hoạch giáo dục là bản dự kiến các hoạt dộng giáo dục được sắp xếp theo trình tự thời gian để đạt được mục tiêu - Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là căn cứ vào trẻ, vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung. Tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động: Trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi. Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở, giúp trẻ chiếm lĩnh kiến thức. 1.2 Việc xây dựng kế hoạch rất cần thiết vì Giúp giáo viên dự kiến kế hoạch, chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả. Có nhiều kế hoạch nhưng kế hoạch tuần và kế hoạch ngày là quan trọng hơn cả, bởi vì: + Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp + Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả + Giáo viên tập trung hơn vào đứa trẻ + Kế hoạch càng ngắn hạn càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến đứa trẻ 14
  • 15. + Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ + Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu đề ra. 1.3 Đặc điểm chính của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm + Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia + Trẻ được khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn + Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề + Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau + Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ, sử dụng các câu hỏi để giúp trẻ diễn đạt và bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu + Sự tương tác tích cực giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. + Giáo viên có tri thức, kinh nghiệm, luôn tư duy linh hoạt và học tập không ngừng. 1.4 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: + Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. + Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công + Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua vui chơi. 2. Tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Để trẻ thực sự trở thành trung tâm của việc xây dựng kế hoạch giáo dục thì giáo viên cần có một quan điểm luôn hướng vào trẻ, căn cứ vào nhu cầu, khả năng của trẻ để xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục. Quá trình giáo dục được thực hiện qua các hoạt động sau: - Xây dựng kế hoạch giáo dục - Tổ chức thực hiện - Đánh giá kết quả để điều chỉnh kế hoạch cho thời gian tiếp theo. 2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục a) Xác định mục tiêu: Xác định theo các lĩnh vực Mục tiêu có thể phân ra thành 3 phần chính và những từ nên dùng để viết mục tiêu như: + Kiến thức: Nhận ra, liệt kê, đếm, xây dựng, lựa chọn.. + Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, kể, nói được … + Thái độ: có ý thức, tự giác, bảo vệ… Mục tiêu của bài học: trẻ sẽ đạt được gì? Làm được gì/hoặc sẽ trở nên như thế nào. Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được. VD cụ thể khi viết mục tiêu (theo tài liệu BDTX năm học 2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo): Mục tiêu GD năm Mục tiêu tháng/chủ đề Mục tiêu giáo dục ngày 15
  • 16. Phát triển nhận thức chủ đề Nước và một số hiện tượng tự nhiên Hoạt động ngoài trời: Quan sát hiện tượng thiên nhiên Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định Quan sát, phán đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (trời sắp mưa, trời nắng to..) - Kiến thức: Nhận ra biểu hiện trời sắp mưa, trời nắng to, trời mát - Kỹ năng: quan sát, phán đoán hiện tượng tự nhiên: Trời sắp mưa, nắng to, trời mát - Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ thể: Nếu biết trời sắp mưa, nắng to thì không nên đi ra ngoài nếu đi thì phải mang áo mưa, đội mũ b) Lựa chọn nội dung: Từ mục tiêu cụ thể hóa nội dung Nội dung: trả lời các câu hỏi Dạy trẻ hiểu gì? Biết gì? Dạy trẻ những kỹ năng nào? Cần dạy trẻ những điều cụ thể, gần gũi, những điều trẻ muốn biết, phù hợp với vùng, miền. Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung c) Lựa chọn hoạt động giáo dục Theo chương trình Giáo dục mầm non, các hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động vui chơi ( trong góc chơi và hoạt động ngoài trời), hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, hoạt động lao động. tham quan, lễ hội. 2.2 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục Khi lập kế hoạch một hoạt động học: Có 6 câu hỏi được đặt ra: 1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ. 2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu. 3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra. 4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô. 5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù hợp không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động đã được lập đối với trẻ. 6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt động đã tổ chức không? Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã đạt ra không ? Đánh giá trẻ. Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm thì người giáo viên: - Hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội - Quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ. - Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, làm việc theo cặp, theo nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến. - Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. 16
  • 17. - Quan tâm đến hệ thống câu hỏi và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để học. Ví dụ: + Muốn biết được câu chuyện tên gì thì các con nên đặt câu hỏi nào? (khuyến khích trẻ đặt câu hỏi). + Để hỏi nhân vật trong truyện thì theo con nên đặt câu hỏi nào? (trẻ tự đặt câu hỏi và gọi bạn trả lời). Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, bởi vì: + Có những nội dung không đưa vào kế hoạch mà giáo viên cần giải quyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra + Có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi, nên không thực hiện được phải thay bằng một nội dung khác + Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển + Việc lập kế hoạch cần chú trọng các hoạt động sao cho trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học” Các phần cụ thể của một kế hoạch: Các phần Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ Giới thiệu bài - Kích thích tư duy của trẻ bằng cách đưa ra tranh, ảnh, tình huống, câu chuyện - Đặt câu hỏi (câu hỏi mở), nêu vấn đề.... - Đưa ra mục đích học - Giải thích ND chính để trẻ tự khám phá, tìm tòi - Tổ chức HĐ học theo nhóm, cá nhân - Quan sát, lắng nghe , tham gia các hoạt động giáo viên tổ chức - Tìm tòi khám phá theo hình thức cá nhân, nhóm Phát Triển bài - Trẻ thực hiện các HĐ nhằm đạt mục tiêu bài học - Hỗ trợ trẻ bằng cách hướng dẫn, đặt câu hỏi gợi ý, giải đáp thắc mắc, sử dụng đồ dùng dạy học - Làm việc cụ thể với 1 nhóm hoặc đối tượng cần được quan tâm hơn - Khuyến kích trẻ tìm cách làm tốt hơn - Quan sát động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời - Xác định được nhiệm vụ cần làm - Tích cực tham gia các HĐ, sử dụng ĐD , tranh ảnh… - Tự hoặc làm việc theo nhóm, lắng nghe ý kiến của bạn, chia sẻ, trao đổi với bạn - Kiểm tra công việc sửa sai (nếu có), tìm cách làm tốt hơn Kết luận - Khuyến kích trẻ trình bày kết quả - Bổ sung nhấn mạnh những vấn đề chính - Khen ngợi động viên những trẻ, nhóm tích cực - Trình bày kết quả công việc 17
  • 18. Hiệu trưởng chỉ đạo cho toàn thể đội ngũ giáo viên nắm vững lý thuyết về tổ chức hoạt động và bố trí môi trường cho trẻ hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Sau đó, giáo viên sẽ lập kế hoạch soạn giảng phù hợp chủ điểm lớp mình gửi cho BGH duyệt. Giáo viên luyện tập xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm như các gợi ý tại phần 3 Phần 3. Thực hành thiết kế tổ chức một số hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ( soạn giáo án) Sự khác biệt của tổ chức hoạt động theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm và lấy trẻ làm trung tâm Tổ chức hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm Tổ chức hoạt động láy trẻ làm trung tâm - Tập trung vào hoạt động của giáo viên - Tập trung vào tổ chức các hoạt động của trẻ - Giáo viên truyền đạt những kiến thức đã xác định sẵn - Giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động - Trẻ lắng nghe cô giảng giải - Trẻ chủ động thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Giáo viên truyền đạt những hiểu biết của mình cho trẻ - Giáo viên dựa vào vốn kiến thức kỹ năng của trẻ để xây dựng nội dung giáo dục phù hợp - Giáo viên đưa ra những kết luận cần thiết ( như dự định) - Tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhận xét, đưa ra câu hỏi, tìm hiểu vấn đề, bổ sung các câu trả lời của các bạn. 3.1 Lĩnh vực phát triển thể chất Đề tài: Bài tập tổng hợp: Bé chơi với bóng Lớp mẫu giáo nhỡ Cách soạn trước: Cô hướng dẫn thật rõ kỹ thuật nhảy đánh bóng và bật xa. Trẻ chú ý lắng nghe và làm theo cô. Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện vận động thô và vận động tinh thể hiện qua các trò chơi, cùng với những suy nghĩ, phán đoán trẻ tham gia vào vai chơi rất nhiệt tình với hình thức “ học mà chơi, chơi mà học”. Cách soạn như sau: I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết thực hiện đúng kỹ thuật nhảy đánh bóng và bật xa. 18
  • 19. - Trẻ khéo léo phối hợp cùng bạn chơi chuyền bóng bằng bụng. Phát triển vận động tinh qua kỹ năng cột bóng - Thể hiện hành vi, cử chỉ đẹp ( biết nhường bạn, chờ thứ tự và tuân theo luật chơi) II. Chuẩn bị: - Bong bóng, thun cột, gạch, rổ đựng bóng, máy cát-sét. - Phòng học rộng rãi thoáng, sạch - Trang phục, đầu tóc của cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ. III. Tiến hành: Chơi Bóng ai to: Cô đưa 1 túi vải cho trẻ đoán xem trong túi vải có gì? ( trẻ sờ vào túi) Với những bong bóng này, chúng ta sẽ làm gì? Trẻ thổi cho bóng to lên Cô yêu cầu trẻ cầm bóng tung lên ( Bóng của cô có cột miệng lại, bóng của trẻ chưa cột miệng). Cho trẻ quan sát và nhận xét cách rơi của bóng cô và bóng trẻ. Cô hỏi tại sao ( trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ). Làm thế nào để bóng không bị xẹp. Trẻ suy nghĩ và tìm thun cột lại miệng bóng. Cô quan sát và giúp đỡ, hướng dẫn cho những trẻ chưa biết cách cột miệng bóng. Khởi động: Cho mỗi trẻ cầm một bong bóng. Cô mở nhạc cho trẻ đi các kiểu chân. Trọng động: *Bài tập phát triển chung: Tập theo nhạc bài hát “Chú ếch con” + Hô hấp: Thổi bóng + ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao + ĐT Bụng: Cúi gập người về phía trước hai tay chạm mũi bàn chân + ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối + ĐT Bật: Bật tại chỗ. Với quả bóng này chúng ta còn chơi được những trò chơi gì nữa? Tung bóng, chuyền bóng, ném bóng…. * Vận động cơ bản: Các trò chơi với bóng + Cô đánh bóng lên cao liên tục không cho bóng rơi để trẻ xem. Cho trẻ đứng rộng thành vòng tròn và làm giống cô Chia trẻ làm 4 nhóm , mỗi nhóm chỉ lấy 1 bóng, bóng còn lại bỏ vào rổ. Đánh bóng lên cao xem nhóm nào giữ bóng không rơi lâu nhất. + Lấy bóng cột vào gạch và cho trẻ xếp theo màu của bóng. Cho trẻ nghĩ ra cách chơi với mẫu vừa xếp. Cho trẻ làm ếch ộp nhảy bật qua bóng + Chơi chuyền bóng: Chia làm 4 đội, mỗi đội 1 rổ bóng. 2 bạn sẽ để bóng kẹp vào giữa bụng, không được đụng tay vào bóng, di chuyển bóng đến bỏ vào rổ rồi chạy về và cứ thế tiếp tục cho đến hết hàng. Đội nào chuyền bóng không bị rơi, không bị bể và hết trước thì đội đó thắng. Hồi tĩnh: Cho trẻ xâu những quả bóng lại thành dãy dài để trang trí lớp, vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng. 3.2. Lĩnh vực phát triển nhận thức: 19
  • 20. Đề tài: Sự lớn lên của con gà. Lớp mẫu giáo lớn Nếu soạn theo kiểu giáo viên làm trung tâm như trước kia: Cô tập trung trẻ, hướng dẫn cho trẻ xem quá trình phát triển của con gà, sau đó trẻ nhớ lại và tập xếp theo sự hướng dẫn của cô. Kể về các bức tranh mình đã xếp. Soạn theo kiểu lấy trẻ làm trung tâm: Cho trẻ suy nghĩ xem với những hình ảnh đã có, trẻ tự sắp xếp quá trình phát triển con gà theo ý của mình và nêu lý do cho cô và các bạn biết là tại sao mình xếp như vậy. Cô gợi ý, hướng dẫn. Trẻ sẽ sắp xếp lại cho đúng qui trình. Lồng tích hợp dạy tạo nhóm theo 6 giai đoạn phát triển của con gà. Cách sọan cụ thể như sau: I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết được 6 giai đoạn lớn lên của con gà: gà mẹ đẻ trứng  quả trứng gà mẹ ấp trứng  trứng nở thành gà con  gà con đi theo mẹ tìm mồi  gà trưởng thành (chỉ số 114) - Trẻ biết sắp xếp số thứ tự từ 1 đến 6 và tạo nhóm (Chỉ số 104) - Trẻ biết yêu quý và chăm sóc con gà . II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Bài soạn đầy đủ, máy tính, ti vi màn hình rộng - Video về sự lớn lên của gà - Bảng đa năng, que chỉ * Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô các giai đoạn lớn lên của gà III. Tiến hành: * Hoạt động 1: Dự đoán quá trình lớn lên của con gà. - Cho trẻ hát bài “ đàn gà trong sân” - Trò chuyện: + Bài hát nói về con gì? + Con gà lớn lên như thế nào? - Cô giới thiệu bộ tranh gồm các hình ảnh: gà mẹ đẻ trứng, quả trứng, gà mẹ ấp trứng, trứng nở thành gà con, gà con đi theo mẹ tìm mồi, gà trưởng thành - Mời trẻ về 3 nhóm suy nghĩ và sắp xếp các giai đoạn lớn lên của con gà qua các bức tranh. - Sau khi trẻ xếp xong, cô cho trẻ giữ nguyên kết quả Hoạt động 2: Khám phá về sự lớn lên của con gà - “Để biết xem các nhóm đã xếp đúng chưa thì cô cho cả lớp xem một đoạn video clip về sự lớn lên của con gà.” Các con chú ý sau khi xem xong các con suy nghĩ xem con gà lớn lên qua bao nhiêu giai đoạn nhé. - Cho trẻ xem phim về sự lớn lên của con gà - Hỏi trẻ: + Các con vừa được xem những hình ảnh gì? + Để trứng nở thành con thì phải cần có điều kiện gì? + Sự lớn lên của gà có mấy giai đoạn? + Đó là những giai đoạn nào? 20
  • 21. - Cho trẻ so sánh kết quả ban đầu với đoạn video clip vừa xem, và cho trẻ xếp lại. - Mời đại diện của từng nhóm nói lên kết quả của nhóm vừa xếp. Các bạn khác bổ sung. - Cô chính xác lại các giai đoạn lớn lên của con gà và kết hợp giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc gà, cho gà ăn, cho gà uống nước… * Chơi trò chơi : Tạo nhóm: - Cô nói cách chơi, luật chơi: + Cách chơi : Mỗi trẻ 1 tranh lô tô về 1 giai đoạn lớn lên của gà. Lần 1: Trẻ có cùng tranh sẽ về cùng 1 nhóm hoặc có cùng 1 giai đoạn sẽ về cùng 1 nhóm Lần 2: Trẻ tạo nhóm theo 6 giai đoạn lớn lên của con gà và đứng theo thứ tự từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 6 + Luật chơi: Bạn nào không vào được nhóm thì bị nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét chung. - Kết thúc cho trẻ “tạo dáng gà” rồi đi ra ngoài Đề tài: Bé chơi với dây. Lớp mẫu giáo lớn Cách soạn trước: Cô sẽ hướng dẫn thật rõ cách đo chiều dài của những sợi dây bằng 1 đơn vị đo hoặc bằng các đơn vị đo khác nhau. Cô nói nhiều, làm nhiều. Trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của cô. Cách soạn tập trung vào trẻ: Lồng tích hợp vào trò chơi để trẻ sẽ không biết rằng mình đang chơi nhưng thực ra là học. Cho trẻ chơi tìm con đường nào về đích ngắn nhất. Lý giải vì sao nó ngắn nhất? Sau đó sẽ cho trẻ tập đo. Cách soạn cụ thể như sau: I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết đo chiều dài của vật bằng các đơn vị đo khác nhau. - Biết so sánh sự khác biệt về chiều dài của 3 đối tượng. - Trẻ hiểu nếu các vật có cùng chiều dài với nhau nhưg được đo bằng những đơn vị đo khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. - Trẻ biết phối hợp và thảo luận với các bạn trong nhóm để thực hiện các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Các thùng giấy, hộp, ống chỉ... - Các sợi dây với nhiều màu và nhiều kích cỡ khác nhau. III. Tiến hành: * Hoạt động 1: Tìm đường về đích - Cô cho trẻ đặt những chướng ngại vật xung quanh lớp đồng thời làm vạch xuất phát và đích đến. Sau đó cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm cô phát 1 sợi dây với 3 màu khác nhau. - Cô yêu cầu trẻ cùng quan sát và tìm ra con đường đến đích gần nhất. Khi đã chọn con đường cả nhóm sẽ cùng dùng dây làm dấu con đường nhóm mình đã chọn. 21
  • 22. - Cô yêu cầu trẻ quan sát và so sánh bằng mắt đoán xem trong 3 con đường mà 3 nhóm đã chọn thì con đường nào sẽ ngắn nhất, con đường nào dài nhất. - Cô hỏi trẻ “Có cách nào để kiểm tra những phán đoán của các con không? ” - “Thế các con sẽ đo như thế nào?” - Cô thống nhất sẽ so sánh chiều dài 3 sợi dây. => Cô hướng trẻ xếp 3 sợi dây để thẳng xuống sàn và so cho 1 đầu bằng nhau để xem sợi nào ngắn nhất, dài hơn, dài nhất. - Trẻ mô tả lại đường đi ngắn nhất và thực hiện lại đường đi đó cho cả lớp xem. * Hoạt động 2: Đo dây bằng các đơn vị đo khác nhau: - Hỏi trẻ: “Có cách nào làm cho 3 sợi dây bằng nhau không?” - Cho trẻ thực hiện cách để làm 3 sợi dây bằng nhau mà cô thấy sẽ nhanh nhất. - “Với nhiều cách đo khác nhau. Ngày hôm nay cô sẽ cho các con đo sợi dây bằng đơn vị đo là cạnh của 1 ô gạch. Mình sẽ đo xem sợi dây này dài bằng mấy ô gạch?” - “Các con sẽ đo như thế nào?” – Cho trẻ mô tả cách đo và thực hiện thử.” - Nếu trẻ không thực hiện được cô làm mẫu cách đo trên ô gạch cho trẻ xem. - Trẻ thực hiện, cô ghi lại kết quả đo của từng nhóm trẻ. - Hỏi trẻ: “Các con có biết tại sao kết quả đo lại bằng nhau không?” Cho trẻ suy đoán. => Cô và trẻ cùng chốt lại: Vì các sợi dây có chiều dài bằng nhau và được đo bằng cùng 1 đơn vị đo đó là ô gạch nên kết quả sẽ giống nhau. - Cô đặt vấn đề: “ Nếu cũng là những sợi dây có chiều dài bằng nhau này mà cô sẽ dùng các đơn vị đo khác nhau như là thước, que, gậy( cô giơ lên các loại dùng cho trẻ đo và nhấn mạnh chiều dài của các đơn vị đo không giống nhau) thì kết quả đo sẽ như thế nào?” - Cho trẻ mỗi nhóm chọn đơn vị đo và thực hiện kỹ năng đo. - Cô ghi lại kết quả để trẻ so sánh. => Sau đó cô và trẻ cùng chốt lại: Các sợi dây này có chiều dài bằng nhau nhưng được đo bằng các đơn vị đo khác nhau nên kết quả đo sẽ khác nhau. * Hoạt động 3: Trò chơi “Qua cầu dây” - Cho trẻ đặt dây thẳng ra và cùng chơi trò chơi “Cùng đi qua cầu dây”. Trẻ đi tự do trên nền nhạc. 3.3 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Đề tài: Tạo hình con bướm Lớp mẫu giáo lớn Cách soạn trước: Cô hướng dẫn thật rõ kỹ năng Tạo hình con bướm. Trẻ chú ý lắng nghe và làm theo cô. Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện kỹ năng tạo hình con bướm với các trò chơi phù hợp khả năng và độ tuổi của trẻ. Trẻ tham gia vào vai chơi rất nhiệt tình với hình thức “ chơi mà học”. Cách soạn như sau: I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng dán, gấp, kết, biết phối hợp màu sắc trang trí cánh bướm theo nguyên tắc đồi xứng để tạo hình con bướm từ bao ni lon, giấy 22 Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3xpSYdJ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 23. - Trẻ biết tính chất của bao ni-lon: mềm, mỏng, trong, có thể thổi phồng, đựng đồ. - Trẻ thể hiện cảm xúc khi hát, múa, trang trí bướm. II. Chuẩn bị: -Bao ni-lon, giấy các loại, hạt kim tuyến, hạt dưa, hạt dẻ… -Kéo, hồ -Dây kết III. Tiến hành: Hoạt động1: Những cái bao diệu kỳ. Cho trẻ chơi với bao ni-lon Thi đua thổi bao ni-lon xem ai có bao to, căng nhất Tạo những tiếng kêu bằng cách đập các bao đã thổi, chà vào nhau tạo âm thanh “sột soạt” Căng bao để nhìn mọi vật xung quanh ( vì nó trong suốt) Giơ lên cao và thả xuống xem như thế nào ( bay được). Tại sao? ( vì nó nhẹ)  Kết luận: bao ny lon mỏng, nhẹ, trong suốt. Bao ny-lon còn làm được gì nữa ( đựng đồ để xách đi nơi khác hoặc làm đồ chơi…) Hoạt động 2: Tạo hình chú bướm Cô giới thiệu những chú bướm cô đã làm từ bao ny-lon, từ giấy. Trẻ thảo luận, trao đổi về cách làm, cách trang trí Cô nhắc lại cách trang trí, kỹ năng buộc dây, tạo đối xứng Trẻ thực hành tạo ra các chú bướm đẹp xinh từ nguyên vật liệu bao ny-lon và giấy, dán trang trí bằng những hạt kim tuyến, giấy thủ công màu, hạt dẻ… Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm Hoạt động 3: Chơi đóng vai “ Con sâu bướm” Kể cho trẻ nghe các giai đoạn phát triển của con sâu bướm. Sau đó cho trẻ chơi giả vờ làm con sâu bướm và các giai đoạn phát triển Sâu bướm: Trẻ bò trườn trên nền nhà giả vờ ăn mọi thứ, kẹp bướm vào giữa 2 ngón tay. Tổ kén: Trẻ ngồi hoặc nằm cuộn tròn, giữ chặt bướm ở giữa bụng, sau đó từ từ xòe tay ra, (tháo cuộn) Con bướm: Vẫy vẫy tay và chạy xung quanh phòng, vừa đi vừa hát bài “ Kìa con bướm vàng” 3.4 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Đề tài: Thơ Gấu qua cầu Lớp Mẫu giáo bé Cách soạn trước: Cô đọc mẫu bài thơ. Trẻ chú ý lắng nghe và đọc theo cô cho đến khi thuộc dưới hình thức đọc thơ theo tổ, nhóm cá nhân. Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện kỹ năng đọc thơ với các trò chơi phù hợp độ tuổi của trẻ. Trẻ tham gia vào vai chơi rất nhiệt tình với hình thức “ chơi mà học”. Trẻ sẽ dễ nhớ, lời thơ sẽ khắc sâu vào trí nhớ trẻ nhiều hơn nhờ các trò chơi thể hiện rõ nội dung lời thơ. Ví dụ chơi trò chơi “ Gấu qua cầu” 23 Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3xpSYdJ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. Trẻ suy nghĩ thử xem làm cách nào qua được cầu. Khi được thực hành, trẻ dễ thuộc thơ hơn là cứ cho trẻ đọc. Cách soạn như sau: I. Mục đích yêu cầu: -Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thực hiện được các cử điệu của gấu trong bài thơ, thuộc tên bài thơ, tên tác giả và có thể đọc được bài thơ theo cô. - Biết vâng lời cô và chơi cùng bạn. Biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn. II. chuẩn bị: Tranh bài thơ (khổ lớn để cô dạy), tranh nhỏ 4 bộ dành cho 4 nhóm để xếp thứ tự. Băng ghế thể dục, thẻ hình hũ mật, thẻ hình gấu (2 gấu gắn trên 2 bảng ) III. Tiến hành: Hoạt động 1: Đọc thơ: Gấu qua cầu. Cô cho trẻ xem tranh 1: tranh hai chú gấu đang đi trên cầu theo 2 hướng ngược nhau. Cho trẻ quan sát và mời một số bạn kể về bức tranh cho các bạn trong lớp cùng nghe. Cô giới thiệu về bài thơ: Gấu qua cầu. Đọc thơ lần 1: đọc chậm, vừa động vừa kết hợp điệu bộ miêu tả. Trò chuyện về nội dung của bài thơ. Cô và trẻ cùng đọc thơ: Cô đọc từng khổ 4 câu và cho trẻ đọc theo. Mỗi một khổ thơ tương ứng với một bức tranh. Cho trẻ đọc lại từng khổ thơ không tranh. Lần 2: Cô đọc thơ cho trẻ đọc theo cô. vừa đọc vừa làm điệu bộ theo nội dung của bài thơ. Chia tổ thi xem tổ nào đọc và biểu diễn điệu bộ của bài thơ hay nhất. Hoạt động 2: Ghép tranh theo nội dung bài thơ. Chia trẻ thành 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm có một tấm bảng và các bức tranh rời. Sau khi nghe hiệu lệnh hoặc bắt đầu một bài hát, các nhóm chọn các bức tranh phù hợp với thứ tự nội dung bài thơ và ghép chúng theo thứ tự. Kết thức đoạn nhạc, cô và trẻ kiểm tra kết quả của các nhóm. Hoạt động 3: trò chơi: gấu qua cầu. Chia trẻ thành 2 nhóm, chuẩn bị 2 chiếc ghế băng thể dục. Một trẻ đầu tiên chạy lên rổ, lấy một thẻ hình hũ mật, chạy qua cầu đến bảng có dán gấu của đội mình dán lên bảng rồi trở lại băng ghế chạy ngược về, trong khi đó bạn tiếp theo sẽ lấy hũ mật và chạy lên băng ghế thể dục, 2 bạn phải làm thế nào để đổi chỗ cho nhau và qua được cầu. Hết thời gian, đội nào lấy được nhiều hũ mật là thắng Kết thúc. Đề tài: Kể chuyện “Quả bầu tiên” Lớp lớn Cách soạn trước: Cô kể mẫu câu chuyện . Trẻ chú ý lắng nghe và Trả lời được các câu hỏi của cô, kể lại được chuyện theo cô. Cách soạn hướng vào trẻ: Soạn tích hợp rèn luyện kỹ năng kể chuyện với các trò chơi phù hợp độ tuổi của trẻ. Trẻ tập đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời với 24 4150544