SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
i
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TPHCM - 2023
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả nội
dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể. Các kết quả
trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, tháng 01 năm 2016
Người cam đoan
Chu Thị Thu Hường
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CBTD Cán bộ tín dụng
KH Khách hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn
TMCP Thương mại cổ phần
TDCN Tín dụng cá nhân
PGD Phòng giao dịch
TCTD Tổ chức tín dụng
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014…........30
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay theo thời gian…………………………………………...32
Bảng 2.3 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế…………………………………..40
Bảng 2.4 Dư nợ phân theo ngành nghề……………………………………………41
Bảng 2.5 Diễn biến nợ quá hạn……………………………………………………42
Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu………………………………………………………..44
Bảng 2.7 Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh………………………………….45
Bảng 2.8 Vòng quay vốn tín dụng………………………………………………..46
Bảng 2.9 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng……………………………………….47
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài
Đức………………………………………………………………………………27
Biểu đồ 2.1 So sánh nợ quá hạn và tổng dư nợ………………………………….43
Biểu đồ 2.2 So sánh nợ xấu và tổng dư nợ………………………………………44
vi
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân
Quan hệ tín dụng được hình thành từ rất lâu. Ban đầu, khái niệm tín dụng đơn
giản là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức để thỏa
mãn nhu cầu hai bên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng
thời kỳ, từng giai đoạn, quan hệ tín dụng trải qua nhiều hình thức khác nhau từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Một trong những hình thức tín dụng quan trọng,
chủ yếu cung cấp phần lớn nhu cầu vốn cho các cá nhân trong nền kinh tế đó là tín
dụng ngân hàng.
Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua năm 2010 quy định “Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam
kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
Như vậy, tín dụng ngân hàng không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp
từ nơi thừa sang nơi thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua tổ
chức trung gian là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng bao gồm 3 nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn nhất định. Có thể ngắn hạn, trung dài hạn
tùy thuộc vào nhu cầu của người cần và khả năng đáp ứng của trung gian tài chính.
Sự chuyển nhượng kèm theo chi phí và rủi ro. Sau thời gian thỏa thuận, người
được chuyển nhượng sẽ phải hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi. Phần lãi chính là
phần lợi tức tăng thêm nhằm bù đắp lại phần rủi ro mà ngân hàng phải chịu.
vii
 Tín dụng đối với cá nhân:
Hoạt động tín dụng đối với cá nhân là một mảng hoạt động tín dụng của ngân
hàng phân chia theo đối tượng cấp khoản tín dụng. Đối tượng của nó là khách hàng
cá nhân với mục đích phục vụ tiêu dùng trong đời sống, là hộ gia đình với mục đích
sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, sau đây gọi chung là cá
nhân.
Như vậy, dựa trên khái niệm tín dụng ngân hàng được nêu trên, hoạt động tín
dụng đối với cá nhân được hiểu là hoạt động mà trong đó ngân hàng đóng vai trò là
người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho các cá nhân trong một thời
hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Hoạt động tín dụng đối với cá nhân được các ngân hàng thực sự chú trọng
trong những năm gần đây sau khi xác định được vị thế của phân khúc thị trường
này. Với quy mô lớn, nhu cầu ngày càng tăng nhanh, các sản phẩm tín dụng đưa ra
ngày càng đa dạng.
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân
Tín dụng đối với cá nhân mang đầy đủ đặc điểm của tín dụng ngân hàng như
yếu tố lòng tin, tính thời hạn và hoàn trả. Tuy nhiên, để tách biệt mảng hoạt động tín
dụng đối với doanh nghiệp, tín dụng cá nhân mang những đặc điểm riêng khác biệt:
Số lượng món vay nhiều, nhưng quy mô món vay nhỏ
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một tăng
lên, đặc biệt là thế hệ trẻ. Với xu hướng cập nhật tri thức mới, họ luôn lập kế hoạch
sống rõ ràng, tìm ra phương án tài chính chi tiêu tối ưu cho mình. Đi kèm đó là nhu
cầu tín dụng phục vụ nhiều mục đích đa dạng như mua nhà, mua ô tô, vay đầu tư
chứng khoán, chứng minh tài chính, du học, hay thậm chí là đáp ứng chi tiêu hàng
viii
ngày với tính năng tiêu trước trả sau. Như vậy, đối tượng của hoạt động tín dụng cá
nhân ngày càng được mở rộng, số lượng các món vay dần tăng lên.
Tuy nhiên, các món tín dụng này chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu,
được hình thành trên cơ sở số tiền chi tiêu thiếu phát sinh. Hơn thế nữa, khoản tín
dụng luôn đi kèm với các khoản chi phí để bù đắp rủi ro cho ngân hàng. Chính vì
thế, mức vay bao nhiêu sao cho mức chi phí có thể chấp nhận so với thu nhập được
là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến
quy mô món vay cá nhân thường nhỏ.
Với các khách hàng là hộ kinh doanh cá thể thì nhu cầu vốn xuất phát từ mục
đích bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, quy mô cấp tín dụng vẫn nhỏ.
Tín dụng đối với cá nhân thường đi kèm với các rủi ro có tính đặc thù
Theo nhà kinh tế học Fredic S.Miskin thì“ thông tin không cân xứng là sự
không ngang bằng về thông tin mà mỗi bên tham gia vào giao dịch biết được”. Việc
thiếu thông tin tạo ra những vấn đề ở hai mặt, trước và sau khi hoạt động cấp tín
dụng xảy ra.
Thông tin không cân xứng và sự lựa chọn đối nghịch
Trước khi cấp tín dụng, thông tin không cân xứng hình thành sự lựa chọn đối
nghịch. Sự lựa chọn đối nghịch bao gồm hai trường hợp: Một là các món cho vay
có thể được thực hiện cho những trường hợp cá nhân không trả được nợ, hai là
người vay có thể quyết định không cho vay đối với những trường hợp cá nhân có
thể trả được nợ. Với đối tượng cá nhân, hiện tượng thông tin không cân xứng nhiều
hơn làm tăng rủi ro tín dụng.
Trong quy trình cấp tín dụng, bước đầu tiên là tìm kiếm thu thập thông tin
khách hàng từ đó xác định được nhu cầu cuối cùng của khách hàng về món vay. Đối
với khách hàng doanh nghiệp thì việc này tương đối dễ dàng và chính xác do nguồn
thông tin thu thập công khai chủ yếu từ các báo cáo đã được cơ quan có thẩm quyền
kiểm duyệt: báo cáo tài chính, báo cáo thuế, thông tin xếp hạng tín dụng… Trong
khi đó, việc thu thập thông tin tư cách người vay, tư cách thân nhân, nguồn trả nợ ,
ix
mục đích sử dụng vốn đối với khách hàng cá nhân lại chưa có một nguồn thông tin
nào đáng tin cậy, dựa nhiều vào kinh nghiệm. Nguồn trả nợ được xem là một trong
những yếu tố quan trọng thì với khách hàng cá nhân đó là mức thu nhập tại thời
điểm hiện tại. Mức thu nhập này không cố định trong suốt thời gian vay do những
thay đổi về tình hình kinh tế, sức khỏe hoặc các biến cố bất thường. Chính vì thế,
việc thẩm định khách hàng không chính xác sẽ hình thành các quyết định sai lầm.
Thông tin không cân xứng dẫn đến rủi ro đạo đức
Đây là vấn đề xuất hiện sau khi cấp tín dụng, cụ thể là người cho vay cập nhật
thông tin từ khách hàng chậm dẫn đến người đi vay có khả năng thực hiện những
hành động không đúng trên quan điểm của người cho vay như sử dụng vốn sai mục
đích, cố tình tạo thông tin sai lệch…làm giảm khả năng khả nợ.
Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp xuất phát do yếu tố con người cán bộ tín dụng. Với khối
lượng công việc nhiều do đặc điểm của tín dụng cá nhân là quy mô món vay nhỏ
nhưng số lượng món lớn và với áp lực phục vụ khách hàng nhanh chóng, điều này
dẫn đến thái độ chủ quan trong khâu thẩm định, tạo hồ sơ sai lệch giữa hồ sơ máy
và hồ sơ giấy dẫn đến những thiệt hại không đáng có.
Trường hợp khác, cán bộ tín dụng có thể lợi dụng khe hở của quy trình, sự
quản lý lỏng lẻo của các cấp kiểm soát để lừa đảo hoặc thông đồng với khách hàng
gây tổn thất cho ngân hàng.
Tín dụng cá nhân gây ra chi phí lớn
Do những đặc điểm riêng trên của hoạt động tín dụng đối với cá nhân nên để
phát triển hoạt động này đòi hỏi tốn kém khá nhiều chi phí cho công tác quản trị, điều
hành:
- Chi phí nhằm mở rộng hệ thống kênh phân phối, quảng cáo tiếp thị đến từng
nhóm đối tượng khách hàng cá nhân khác nhau tại từng địa bàn, khu vực.
x
- Chi phí đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đòi hỏi phát triển ngày càng cao
của các sản phẩm tín dụng cung cấp cho cá nhân
- Chi phí quản lý, văn phòng phẩm, hỗ trợ tín dụng
1.1.3 Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế
Các chủ thể trong nền kinh tế khi đã tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng
thì trực tiếp hay gián tiếp đều được hưởng lợi từ chính hoạt động này
Đối với khách hàng cá nhân
Mang lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân, là một giải pháp tài chính hiệu quả đáp
ứng linh hoạt nhu cầu vốn phát sinh của cá nhân trong đời sống hàng ngày. Mọi cá
nhân trong xã hội khi xuất hiện nhu cầu vốn đều có thể được đáp ứng thông qua
hoạt động tín dụng cá nhân. Nhu cầu này có thể là nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho
cuộc sống (mua đất ở, sửa chữa nhà ở, trang trải chi phí du học,…) đến những nhu
cầu xa xỉ hơn như mua ô tô, đầu tư kinh doanh…
Trước đây, khi hoạt động tín dụng cá nhân chưa phát triển mạnh, để mua sắm
hay trang trải cho một dự định, một cá nhân thường phải lập kế hoạch tích lũy tài
chính. Kế hoạch này có thể kéo dài nên không thể phục vụ được những nhu cầu cấp
thiết và đến khi tích lũy được đủ số vốn thì đôi khi những nhu cầu này lại không cần
thiết nữa. Tuy nhiên, tín dụng cá nhân là một giải pháp linh hoạt và khá hiệu quả để
giải quyết vấn đề này. Các cá nhân không cần chờ có đủ tiền vốn nữa, thay vào đó
họ vay chi tiêu trước và hoàn trả cho ngân hàng gốc sau căn cứ vào dự tính luồng
thu nhập trong tương lai. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nhu cầu bất
ngờ, chi tiêu cấp bách. Ngoài ra, mức chi phí cho phương án là có thể chấp nhận
được so với các giải pháp khác.
Hoạt động tín dụng cá nhân còn giúp cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ
kinh doanh cá thể nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình, mở rộng quy mô
hoạt động thông qua việc được tài trợ vốn.Việc cấp tín dụng đối với hộ cá thể được
thực hiện đơn giản hơn so với doanh nghiệp, nên nó khá phù hợp với hình thức kinh
doanh nhỏ lẻ, linh hoạt, nhanh gọn phù hợp đặc tính kinh doanh của đối tượng này.
xi
Đối với ngân hàng
Góp phần nâng cao thương hiệu của ngân hàng, tăng cường công tác bán
chéo các sản phẩm ngân hàng. Số lượng khách hàng cá nhân là tương đối lớn tại
nhiều địa bàn khác nhau. Chính vì thế, việc cung cấp tín dụng cá nhân đã tạo ra việc
tiếp cận sát hơn với đối tượng khách hàng này, từ đó tìm kiếm phát hiện những nhu
cầu khác, tiến đến triển khai gói sản phẩm tài chính cá nhân toàn diện cho khách
hàng. Thay vì tiếp thị riêng rẽ từng sản phẩm, ngân hàng kết hợp chúng trong một
gói bao gồm tín dụng cá nhân, huy động tiền gửi, dịch vụ thanh toán. Đây trở thành
một kênh marketing hiệu quả, tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho
ngân hàng.
Hoạt động tín dụng cá nhân tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh,
nâng cao lợi nhuận. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc phân
nhóm đối tượng khách hàng là vô cùng quan trọng. Điều này khiến cho hoạt động
ngân hàng chuyên nghiệp hơn vì mỗi sản phẩm của ngân hàng hướng đến cung cấp
cho từng đối tượng, từng mục đích khác nhau. Từ đây, danh mục sản phẩm ngân
hàng đa dạng hơn. Việc này sẽ làm tăng thị phần của ngân hàng trong từng phân
khúc khách hàng. Mặt khác, xuất phát từ những rủi ro của hoạt động tín dụng cá
nhân, lãi suất (phần lợi tức ngân hàng nhận được để bù đắp rủi ro) thường cao hơn
so với hoạt động tín dụng cấp cho doanh nghiệp. Hai yếu tố này làm cho lợi nhuận
thu được của ngân hàng tăng lên đáng kể.
Hoạt động tín dụng cá nhân giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Triển khai hoạt
động tín dụng đối với cá nhân là ngân hàng đang thực hiện nguyên tắc “ không để
tất cả trứng vào trong một rổ”- một trong các biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả.
Nếu ngân hàng tập trung cho vay khối khách hàng doanh nghiệp với số món vay ít
nhưng dư nợ tín dụng lớn thì khi gặp biến cố khó khăn trong sản xuất kinh doanh,
khả năng mất số vốn lớn là nhiều hơn. Trong khi đó, tín dụng cá nhân với đặc điểm
quy mô món vay nhỏ, số lượng nhiều thì khi một hay một nhóm cá nhân gặp rủi ro,
xii
tổng dư nợ tín dụng thuộc nhóm mất vốn là không đáng kể so với tín dụng doanh
nghiệp hay dự án.
Đối với nền kinh tế xã hội
Là một mảng hoạt động của tín dụng ngân hàng, tín dụng cá nhân mang đầy
đủ vai trò đối với nền kinh tế xã hội: góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Tín dụng cá nhân gắn liền với sự vận động của quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa trong đó cá nhân, hộ gia đình là người tiêu dùng cuối cùng các sản phẩm
do xã hội tạo ra. Nhu cầu càng phát triển đòi hỏi cung thị trường về hàng hóa tăng
lên kéo theo mở rộng quy mô sản xuất. Như vậy, việc ngân hàng tài trợ vốn cho cá
nhân thông qua tín dụng đã làm tăng số lượng nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh
toán. Đây là đòn bẩy tích cực để kích cầu nền kinh tế. Sự phát triển của tín dụng cá
nhân đồng nghĩa việc tăng sức mua của người dân, từ đó làm cung trên thị trường
hàng hóa tiêu dùng tăng lên, xuất hiện nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Như
vậy, tín dụng cá nhân đã tác động lên cả cung và cầu của nền kinh tế, tạo động lực
phát triển khu vực kinh tế tư nhân và kinh doanh cá thể. Tăng tín dụng cá nhân góp
phần tăng năng lực sản xuất của quốc gia, tăng trưởng kinh tế.
Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân góp phần đáng kể trong chính sách kích
cầu của Chính phủ. Tác động đầu tiên là khơi thông dòng vốn khu vực tư nhân của
nền kinh tế, tiếp đó là tăng mức sống cho người dân, tăng thu nhập bình quân đầu
người, giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội….
1.1.4 Các sản phẩm tín dụng cá nhân
Cùng với sự phát triển của thị trường bán lẻ, các ngân hàng đã xác định được
tầm quan trọng của phân khúc khách hàng cá nhân. Để có thể định vị vị thế thương
hiệu ngân hàng đến từng khách hàng, ngân hàng buộc phải tìm ra sản phẩm đặc
trưng khác biệt. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của một loạt các sản phẩm tài chính
khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm có tính truyền thống, các sản phẩm mới được
đưa ra theo hướng chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, đặc trưng theo từng
xiii
vùng miền triển khai… đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong điều kiện hoàn
cảnh cụ thể. Hiện nay, có thể phân loại sản phẩm tín dụng cá nhân như sau:
1.1.4.1 Theo thời hạn sử dụng tiền vay
Theo cách này tín dụng ngân hàng được phân làm ba loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ
sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của hộ kinh doanh. Nó có thể được vay
cho những sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1 - 5 năm. Loại
tín dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ
thuật công nghệ, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn
nhanh cho hộ kinh doanh hoặc xây dựng nhà ở cho gia đình.
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên, loại
tín dụng này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng
các công trình mới cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn cho hộ kinh doanh.
1.1.4.2 Theo hình thức đảm bảo tiền vay
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành hai loại:
- Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả
nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình
thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.
- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng không có tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh; mà việc cho vay này do chính các tổ chức tín
dụng lựa chọn dựa trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả thi và dựa vào độ
tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng
1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng cá nhân
Chất lượng của hàng hóa là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công hay
thất bại của các nhà sản xuất. Do vậy, để một sản phẩm hàng hóa được thị trường
xiv
chấp nhận thì sự hấp dẫn về hình thức của sản phẩm như tên gọi, bao bì, nhãn
mác… là điều luôn được người tiêu dùng quan tâm, song điều quan trọng hơn cả
đó là chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm mới thực sự là cái đích của
nhà sản xuất vươn tới để đạt mục tiêu của hoạt động. Như vậy, có thể quan niệm
rằng chất lượng của sản phẩm hàng hóa là khả năng thỏa mãn nhu cầu của
người sử dụng đối với sản phẩm mà nhà sản xuất cung ứng theo mục tiêu định sẵn
và đáp ứng được yêu cầu chung của thị trường.
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên tất yếu cũng phải quan tâm
đến chất lượng sản phẩm của mình, đặc biệt là chất lượng tín dụng. Bởi vì, tín
dụng là một trong các hoạt động chính của ngân hàng, đem lại phần lợi nhuận chủ
yếu cho ngân hàng. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ là vấn đề có tính quyết
định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Vậy, chất lượng tín dụng là sự thỏa mãn các nhu cầu của các bên
liên quan (khách hàng, bản thân ngân hàng và nền kinh tế nói chung) đến hoạt
động tín dụng của NHTM.
Chất lượng tín dụng cá nhân là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cá
nhân, bản thân ngân hàng và nền kinh tế nói chung đối với hoạt động tín dụng
của NHTM.
Chất lượng tín dụng cá nhân là một khái niệm vừa cụ thể (có thể đo lường qua các
chỉ tiêu định lượng như vòng quay vòng vốn tín dụng, nợ quá hạn…), vừa trừu
tượng (có thể được xem xét thông qua những chỉ tiêu định tính như khả năng
thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…).
Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình phối kết hợp hoạt động của
ngân hàng và các khách hàng. Để đạt được chất lượng, ngân hàng cần có sự quản
lý khoa học và chặt chẽ, đặc biệt là phải có chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp
với điều kiện của thị trường trong từng thời kỳ nhất định.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân
xv
Là bộ phận của tín dụng ngân hàng thương mại nên tín dụng đối với khách hàng cá
nhân cũng áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân
hàng thương mại nói chung.
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Là chỉ tiêu khó xác định hơn nhóm chỉ tiêu định lượng, nhóm chỉ tiêu định
tính vẫn là những nguyên tắc tiên quyết để thực hiện tốt chất lượng tín dụng.
- Tuân thủ quy định pháp lý
Hoạt động tín dụng của NHTM chịu sự tác động của các nguồn luật điều
chỉnh và hướng dẫn hoạt động tín dụng do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền ban hành trong hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Việc thực thi luật,
các quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ tín dụng và các văn bản chỉ đạo của
ngân hàng cũng như chính phủ trong quá trình thực hiện quy trình cho vay phụ
thuộc vào trình độ năng lực chuyên môn của CBTD, năng lực quản trị của ngân
hàng, góp phần đánh giá chất lượng tín dụng.
Khi cho vay, Ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc tín dụng:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
+ Phải hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi như đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng
+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ và
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước
tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó
xvi
bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong
quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.
Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách
hàng nhập hồ sơ vay vốn) bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách
hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân
tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Chất lượng tín dụng
tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện,
thủ tục cho vay của từng NHTM.
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến
của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh
can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp
dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa
hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng.
Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy
bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối
với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ
giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với
hoạt động tín dụng.
Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông
tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng
chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều
nguồn: từ Trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước; từ Phòng thông tin tín
dụng của các NHTM; qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp; qua việc CBTD trực
tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Tóm lại, một quy trình cho vay chuẩn, đảm bảo đúng nguyên tắc và thực hiện
một cách nhanh chóng là thước đo đánh giá chất lượng cho vay của NHTM.
xvii
- Uy tín, hình ảnh của NHTM
Uy tín của ngân hàng được đặt lên hàng đầu khi khách hàng lựa chọn nơi gửi
gắm tài sản, nơi cung cấp nguồn vốn… Về tâm lý, những người đi vay lựa chọn bên
cho vay uy tín để giảm nỗi lo phải làm việc với những CBTD tha hóa hoặc lo sợ tài
sản thế chấp của họ sẽ bị ảnh hưởng khi vay ở những ngân hàng thường xảy ra các
vụ bắt giữ khởi tố do chiếm đoạt tài sản. Do đó, sự tín nhiệm của khách hàng là một
căn cứ để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng.
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, thái độ cởi mở, nhiệt tình, tạo cảm
giác thoải mái cho khách hàng sẽ góp phần nâng cao hình ảnh và tạo ấn tượng tốt về
ngân hàng. Bên cạnh đó, sự tiếp đón ban đầu như bãi gửi xe rộng rãi, miễn phí, trụ
sở khang trang, không gian giao dịch rộng rãi, cách bố trí sắp xếp trong phòng làm
việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên… sẽ tạo nên thiện cảm và cảm giác
an tâm khi đến giao dịch.
- Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và ngân hàng
- Tính đa dạng của hình thức cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
- Dư nợ tín dụng cá nhân: Là một trong những chỉ tiêu về lượng, phản ánh quy
mô của hoạt động tín dụng đối với cá nhân. Chỉ tiêu này được đo lường qua tỷ lệ
tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân năm nay so với năm trước. Tỷ lệ này càng cao
chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được mở rộng.
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN = x 100%
- Tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng: Phản ánh
trong năm tín dụng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu tín dụng ngân
hàng theo nhóm khách hàng. Tốc độ tăng lên của chỉ tiêu này phản ánh mức tăng
trưởng của dư nợ tín dụng cá nhân xét theo mức tăng trưởng của tổng dư nợ.
xviii
Tỷ trọng dư nợ TDCN =
- Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu
phần trăm là nợ quá hạn tín dụng cá nhân. Tỷ lệ càng cao thì khả năng ngân hàng
gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm. Nợ quá hạn cao, khả năng
mất vốn ngân hàng gặp phải là rất lớn. Theo quy định của NHNN Việt Nam,
ngân hàng có Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ > 7% được xem là ngân hàng yếu
kém, nhỏ hơn 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có hoạt động tín
dụng tốt, chất lượng tín dụng cao. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng
đó có chất lượng tín dụng tương đối cao
- Để xem xét chi tiết hơn khả năng không thu hồi được nợ quá hạn, ta sử dụng
chỉ tiêu tỷ nợ xấu tín dụng cá nhân
Tỷ lệ nợ xấu TDCN = X 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu
phần trăm là nợ xấu (hay trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là bị rủi ro).
Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của
ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân
hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động yếu
kém. Ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình nếu không
muốn rơi vào tình trạng khó khăn.
- Vòng quay vốn tín dụng:
Doanh số thu nợ =
xix
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng, cứ một đồng
vốn đầu tư tín dụng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sự phát triển và tồn tại
của NHTM được quyết định phần lớn bởi lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động
kinh doanh của mình, trong đó hoạt động tín dụng giữ vai trò then chốt
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân. Dựa
vào các chỉ tiêu đó có thể nhận định được chất lượng tín dụng cá nhân ngân hàng
cao hay thấp. Trên giác độ của các NHTM, đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân
chủ yếu nhằm vào việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, khả năng
sinh lời cao cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng. Do vậy,
khi đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân không chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu đơn
lẻ, cụ thể nào mà phải đánh giá mọi phương diện để đưa ra kết luận một cách
khách quan, trung thực và chính xác nhất.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cá nhân
1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn, mở rộng hoạt động cho vay
phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì phải có một nền kinh tế phát triển ổn định
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về phương
diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng tín
dụng.
Nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vừa phải, không có khủng hoảng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của cá nhân. Do đó, khả năng vay
mượn và trả nợ vay không bị biến động lớn. Ngân hàng không phải chịu những thiệt
hại do mất giá của đồng tiền, tránh được giảm chất lượng tín dụng
Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Nếu thời kỳ
kinh tế hưng thịnh, sản xuất kinh doanh được mở rộng thì nhu cầu vốn tăng, hiệu
quả tín dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên, những khoản này cũng có thể khó được
xx
hoàn trả nếu không có kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh hoặc phát triển sản
xuất kinh doanh vượt quá quy mô cả về vốn cũng như khả năng quản lý của
khách hàng cá nhân. Mặt khác, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, sản phẩm sản
xuất ra vượt quá nhu cầu của nền kinh tế dẫn đến hàng tồn kho tăng lên. Các hộ
kinh doanh sẽ giảm nhu cầu sử dụng vốn. Trong điều kiện nay, các ngân hàng sẽ
nới lỏng các điều kiện cho vay cá nhân để thu hút khách hàng. Đây cũng là nguyên
nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cá nhân
- Môi trường xã hội
Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm
giữa hai bên. Vì vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào ba nhân tố: khách hàng,
khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau. Tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ
giữa ngân hàng và khách hàng, là tiền đề để tạo điều kiện không ngừng cải tiến chất
lượng tín dụng.
Khách hàng với tư cách vừa là người cung vốn, vừa là người cầu về vốn.
Khách hàng mong muốn ở ngân hàng một mức lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản,
nhanh chóng. Ngân hàng vừa là người đại diện cho bên huy động vốn, vừa là người
đại diện cho bên cung cấp tín dụng. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa
ngân hàng và khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định đến quy mô và hoạt
động của ngân hàng.
Sự thành công hay thất bại của một ngân hàng phụ thuộc vào việc xây dựng
chính sách tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều
khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán
rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công
bằng xã hội và ngược lại.
Ngoài những nhân tố trên, còn có những nhân tố như đạo đức xã hội, trình độ
dân trí có liên quan tới rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, sự biến động của tình hình
kinh tế, chính trị xã hội cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
- Môi trường pháp lý
xxi
Pháp luật là bộ phận không thể thiếu của kinh tế thị trường. Hành lang pháp lý
không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền
kinh tế đó không thể tiến hành trôi chảy được. Một môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ
tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận tiện, hiệu quả và tạo ra cơ
sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp.
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp đầy đủ trong đó có các văn
bản của Nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nền
kinh tế càng phát triển thì hệ thống các văn bản này càng phải hoàn chỉnh để bắt
kịp sự phát triển đó. Hệ thống các văn bản pháp luật của hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động tín dụng nói riêng có tác động hết sức mạnh mẽ tới việc bảo
toàn vốn mà ngân hàng bỏ ra. Trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín
dụng tuân thủ đúng các văn bản pháp luật thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích
cho các bên thamgia.
- Môi trường chính trị
Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng được diễn ra an toàn và đảm bảo. Môi trường chính trị
lành mạnh và ổn định tạo niềm tin cho các khách hàng cá nhân yên tâm mở rộng
đầu tư sản xuất, từ đó nguồn tín dụng ngân hàng mới là nguồn tài trợ có hiệu quả.
Các ngân hàng cũng yên tâm giải vốn cho nền kinh tế, hạn chế các rủi ro đạo đức
có thể xảy ra. Nếu chính trị bất ổn, các chính sách của Nhà nước thiếu sự nhất
quán và nhiều xung đột, hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ gặp bất lợi
- Môi trường tự nhiên
Đây là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cá nhân của
ngân hàng cũng như chất lượng của nền kinh tế. Việt Nam là đất nước có khí hậu
nhiệt đới gió mùa với nhiều thiên tai hỏa hoạn, bệnh dịch…. Điều kiện khí hậu
cũng có ảnh hưởng lớn đến một số ngành, đặc biệt là những ngành có liên quan đến
nông nghiệp, thủy sản, hàng hải… Vì thế, việc đầu tư vào những ngành tiềm ẩn
xxii
những rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất
lượng tín dụng ngân hàng.
- Môi trường quốc tế
So với các NHTM Việt Nam thì các Ngân hàng nước ngoài thể hiện sự hơn
hẳn về tiềm lực tài chính, trình độ quản lý và trình độ công nghệ. Muốn đứng
vững trong môi trường cạnh tranh đầy gay gắt thì các NHTM Việt Nam phải
khẳng định vị thế của mình trên "sân nhà", trong đó việc nâng cao chất lượng tín
dụng nhằm tạo ra đội ngũ khách hàng đông đảo và trung thành chính là cách nhanh
nhất
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
- Từ phía ngân hàng
+ Định hướng phát triển của ngân hàng
Khi lập một kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là kế hoạch phát triển một hoạt
động cụ thể thì việc xác định định hướng chiến lược là khâu vô cùng quan trọng.
Xây dựng chiến lược phát triển cho chất lượng tín dụng cá nhân trong ngân hàng
cho phép ngân hàng phát triển hoạt động một cách bài bản, có trình tự và bền vững.
Điều này đòi hỏi ngân hàng phải xác định được lợi thế và tiềm lực của mình. Từ đó,
ngân hàng sẽ lựa chọn chiến lược phù hợp như chiến lược thâm nhập thị trường,
chiến lược phát triển sản phẩm. Với chiến lược thâm nhập, ngân hàng tiếp tục tăng
trưởng bằng cách tung ra các sản phẩm truyền thống đang có thế mạnh về lãi suất,
thủ tục đơn giản... để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, duy trì và thu hút
thêm khách hàng mới. Với chiến lược phát triển sản phẩm, ngân hàng phải đi trước
đón đầu các xu hướng của khách hang bằng cách xác định ngay nhóm khách hàng
mục tiêu mà ngân hàng hướng đến.
+ Năng lực tài chính và quản trị ngân hàng
Năng lực tài chính của ngân hàng xác định qua một số chỉ số tài chính như
quy mô vốn chủ sở hữu, ROA, ROE…Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có
xxiii
khả năng đầu tư phát triển vào danh mục sinh lời của mình nhiều hơn, đây chính là
cơ hội cho hoạt động tín dụng cá nhân. Không có nguy cơ thiếu vốn, ngân hàng có
thể phân tán rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng.
Năng lực quản trị ngân hàng bao gồm quản trị rủi ro, quản trị hoạt động. Quản
trị rủi ro thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Quản trị hoạt động thể hiện ở sự
trôi chảy của bộ máy. Khi khả năng quản trị tốt, độ an toàn vốn cao, các bộ phận
làm việc chặt chẽ, thống nhất, quy chuẩn sẽ tạo ra một hệ thống vận hành tốt, tác
động tích cực đến hiệu quả hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng cá nhân nói
riêng.
+ Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng thể hiện cương lĩnh tài trợ của ngân hàng
đó. Các vấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng đều được đưa ra trong chính sách tín
dụng bao gồm quy mô giới hạn tín dụng, lãi suất, thời hạn tín dụng, các khoản bảo
đảm...
Chính sách tín dụng đối với cá nhân trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ sẽ
tạo sự thống nhất, chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng.
Có thể nói hoạt động tín dụng cá nhân chịu sự chi phối của chính sách tín dụng cá
nhân mà ngân hàng đưa ra ngay từ ban đầu. Ví dụ như một khách hàng có đủ tư
cách, tài chính tốt có khả năng trả nợ, tuy nhiên khi tham chiếu đến chính sách tín
dụng của ngân hàng, ngân hàng không triển khai hay phục vụ đối tượng đó... thì
cũng không được cấp tín dụng. Chính vì thế, hoạt động tín dụng cá nhân chỉ có hiệu
quả khi ngân hàng xây dựng được một chính sách tín dụng cá nhân phù hợp, đặc
trưng cho mô hình của mình. Lúc đó, chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân sẽ phụ
thuộc vào tính tuân thủ chính sách của cán bộ ngân hàng.
+ Quy trình tín dụng
Đây là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ
nhằm mục đích bảo toàn vốn.
xxiv
Quy trình tín dụng cho vay cá nhân được bắt đầu từ khi ngân hàng thẩm
định cho vay đến khi giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi
nợ. Trong đó, thẩm định cho vay là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng tín
dụng. Việc thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ lưỡng và phải tuân thủ
chặt chẽ những quy định và đưa ra quyết định đúng đắn trong cho vay nhằm hạn
chế thấp nhất những rủi ro, đảm bảo tính ổn định của khoản vay.
Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay thì ngân hàng phải thường
xuyên kiểm tra xem nguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích không,
rà soát và kịp thời phát hiện những sai phạm, có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế
rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Thu nợ và khâu thanh lý nợ là kết quả cuối cùng của công tác cho vay, do đó
cán bộ tín dụng phải tích cực trong công tác thu hồi vốn và lãi tiền vay, hạn chế nợ
quá hạn.
Việc ngân hàng làm tốt các bước của quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho
ngân hàng bảo toàn vốn, nâng cao được chất lượng tín dụng.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp triển khai hoạt động tín dụng cá nhân trong
ngân hàng từ khâu giới thiệu tư vấn đến khâu cung ứng sản phẩm tín dụng. Cán bộ
tín dụng phải là nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, nhân viên thẩm định nhạy bén,
nhân viêc tác nghiệp nhanh chóng, chính xác. Với đội ngũ nhân viên tín dụng có
trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với công việc thì hoạt động tín dụng cá nhân sẽ
được nâng lên một cách rõ rệt. Nếu nhân viên tín dụng không có trình độ sẽ không
phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn để thẩm định tốt khoản tín dụng, thậm chí bỏ
qua những khách hàng có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà ít rủi ro. Ngoài
ra, cán bộ tín dụng cần có đạo đức nghề nghiệp, không được cấu kết với khách hàng
nhằm chiếm dụng vốn ngân hàng. Mạng lưới và cách tổ chức, phân công công việc
cho từng cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng: đánh giá cán bộ thông qua việc xem
xét mức độ hoàn hành chỉ tiêu kế hoạch, mức độ hoàn thành định mức khách hàng
xxv
và công việc, không nên tạo ra quá nhiều áp lực về dư nợ và số lượng khách hàng
khiến cán bộ chủ quan chạy theo thành tích, dễ mắc sai lầm, thiếu thận trọng trong
thẩm định, quyết định tín dụng.
+ Kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ giúp cho các lãnh đạo có được các thông tin về tình hình cho
vay có phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách mà ngân hàng đưa ra hay
không. Hoạt động này gồm những việc như: kiểm tra các thủ tục về thẩm quyền
điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền vay, thủ tục, hồ sơ xin vay vốn...
nhằm mục đích phát hiện ra các sai phạm trong quá trình cho vay, từ đó giúp ban
lãnh đạo đưa ra các quyết định để hạn chế rủi ro tín dụng. Hệ thống kiểm soát nội
bộ hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của
mình.
+ Trình độ khoa học công nghệ
Việc nâng cấp hệ thống, trình độ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho các
sản phẩm tín dụng được triển khai sâu rộng hơn, được khách hàng yêu thích hơn.
Các sản phẩm tín dụng hiện đại và các gói sản phẩm tích hợp nhiều chức năng sẽ
được xây dựng trên nền tảng khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Với công
nghệ hiện đại, ngân hàng tăng khả năng bán chéo sản phẩm, ví dụ như khách hàng
cá nhân sử dụng thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử... có thể giới thiệu thêm
sản phẩm thấu chi, thẻ tín dụng…
Mặt khác, việc áp dụng công nghê tiên tiến giúp ngân hàng quản lý và phân
loại khách hàng dễ dàng hơn, tạo điều kiện kiểm tra chất lượng tín dụng cá nhân
- Từ phía khách hàng
Bất kỳ một cá nhân nào muốn vay được vốn ngân hàng thì đều phải đáp ứng
được các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng mà ngân hàng cho vay đưa ra. Như vậy,
khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín
dụng.
xxvi
Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra cho khách
hàng gồm:
+ Tư cách của người đi vay như đạo đức, trình độ văn hóa, hiểu biết, nghề
nghiệp, quan hệ xã hội, các cá nhân liên quan, uy tín của khách hàng... Nếu khách
hàng có tư cách tốt thì họ có khả năng ý thức được trách nhiệm hoàn trả nợ của
mình, tạo niềm tin với ngân hàng và hạn chế rủi ro
+ Tình hình tài chính của khách hàng như thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ cho
thuê bất động sản…. Số tiền còn lại sau khi trừ đi số chi tiêu cho tiêu dùng thiết yếu
và dự phòng chính là nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân. Khi số tiền nêu trên đủ
để trả nợ một phần gốc và lãi thường được trả theo tháng hoặc quý thì đây chính là
một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hoàn trả để ngân hàng quyết định cấp tín dụng
+ Tài sản bảo đảm như bất động sản, động sản. Tài sản bảo đảm phải đủ lớn để
ngân hàng làm căn cứ đảm bảo cho khoản tín dụng. Tùy theo sản phẩm tín dụng,
tùy theo quy định của mỗi ngân hàng mà tỷ lệ này có thể lên đến 90%
Như vậy, từ góc độ lý luận những nội dung đã trình bày nêu trên, một số vấn
đề về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân đã được nêu ra và
phân tích. Đây là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng cho việc đánh giá chất
lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức.
xxvii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam -
chi nhánh huyện Hoài Đức
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức
NHNo&PTNT Việt Nam là một trong các ngân hàng thương mại có mạng lưới
chi nhánh lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng với khoảng 2200 chi nhánh và trên
41000 cán bộ nhân viên.
Ngày 30/01/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có Quyết
định số 214/QĐ-NHNN chuyển đổi NHNo&PTNT Việt Nam thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Về hình thức pháp lý, NHNo&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp. Cơ cấu
tổ chức quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam bao gồm Tổng Giám đốc, Hội đồng
thành viên, Ban kiểm soát. NHNo&PTNT Việt Nam có tư cách pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam; có con dấu và tài khoản riêng; tổ chức và hoạt động theo
quy định của Luật Các TCTD, các quy định của pháp luật có liên quan, điều lệ tổ
chức và hoạt động của NHNN Việt Nam.
Hoài Đức là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội có
giao thông và thị trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Hoài Đức có nhiều
làng nghề truyền thống về chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ và dệt may ( đã
được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũ công nhận 12 làng nghề ). Trong những năm
qua, các cấp, các ngành cùng cộng đồng dân cư tại địa phương đã và đang thực hiện
xxviii
chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Nhiều cụm công nghiệp
được triển khai đi vào hoạt động theo đúng quy hoạch, các làng nghề truyền thống
được củng cố và phát triển, nhiều ngành nghề mới được hình thành đang hoạt động
hiệu quả như cơ khí, luyện thép, chế biến gỗ…
Từ những đặc điểm và lợi thế như trên, có thể thấy Hoài Đức là địa phương có
nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và là thị trường đầy tiềm năng trong
việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức được thành lập theo nghị định số
53 của Chính phủ năm 1988. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức là đơn vị
trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây cũ, có nhiệm vụ chính là tổ chức
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách
hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các
tổ chức kinh tế và dân cư.
Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại thị trấn Trạm Trôi Huyện Hoài Đức Thành
phố Hà Nội. Với mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động gồm chi nhánh chính đặt
tại trung tâm huyện, ba phòng giao dịch đặt tại ba địa điểm cách trung tâm từ 10-
15km là phòng giao dịch Ngãi Cầu, phòng giao dịch Cát Quế, phòng giao dịch Sơn
Đồng.
Với phương châm hoạt động là “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, chi
nhánh NHNo&PTNT Huyện Hoài Đức không ngừng mở rộng mạng lưới đổi mới
trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai các chương trình tín dụng
trọng điểm như cho vay phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, cho vay
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cho vay đối với người đi lao động có
thời hạn ở nước ngoài…
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức.
NHNo& PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức có cơ cấu tổ chức được
thể hiện qua sơ đồ sau:
xxix
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện
Hoài Đức
- Ban giám đốc
+ Giám đốc là người điều hành chung và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kinh doanh của toàn Chi nhánh
+ Phó giám đốc: điều hành, tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
chi nhánh toàn bộ hoạt động bao gồm triển khai sản phẩm dịch vụ, chương trình
khuyến mãi, thực hiện và báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cho Giám đốc
- Phòng Tín dụng
Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc để xây dựng chiến lược kinh
doanh, xây dựng các kế hoạch vốn, tín dụng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, thực
hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất. Phối hợp với các phòng ban liên quan lập và
theo dõi, đánh giá kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
Là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng
mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm
ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu
quả và mở rộng thị phần của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Hoài
Đức.
Giám Đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Tín Dụng Phòng hành chính Phòng kế toán
Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch
xxx
Trực tiếp thẩm định đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: chấm điểm
tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá các loại rủi ro trong giao dịch tín dụng, hồ sơ tín
dụng, hiệu quả từng khoản cấp tín dụng, thẩm định dự án đánh giá TSBĐ, thẩm định khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng, đề xuất tín dụng cho từng nhóm khách hàng.
- Phòng kế toán – Ngân quỹ
Quản lý và giám sát toàn bộ tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng, tài
khoản nội bộ chi nhánh.
Thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng quy định, theo dõi việc sử
dụng vốn của chi nhánh.
Mở tài khoản, thu chi tiền mặt, phát hành kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ, đổi tiền.
Chi trả kiều hối, trả lãi tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chuyển tiền trong
nước, thanh toán thẻ cho khách vãng lai và cơ sở chấp nhận thẻ.
Hạch toán các khoản chuyển tiền đến từ nước ngoài, nội bộ trong hệ thống,
liên hàng thanh toán bù trừ.
Kiểm soát tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay theo đúng quy trình.
Tham gia vào quá trình hạch toán thu nợ, thu lãi.
Bộ phận Hậu kiểm (Thuộc Phòng Kế toán Ngân quỹ):
Kiểm tra, đối chiếu lại tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán,
tính chính xác của các bút toán hạch toán đã hoàn thành tại các phân hệ nghiệp vụ
trên hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng nhằm kịp thời phát hiện các
sai sót phát sinh, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng và NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Phòng tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc trong
xxxi
công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ, bố trí công
việc từng cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ.
Phòng tổ chức hành chính thực hiện các công tác hành chính phục vụ cho quá trình
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng giao dịch
Phòng giao dịch là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản
lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan
đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
Phòng giao dịch quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên
máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà
nước và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thực hiện
nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức trong giai đoạn 2012-2014
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là vốn huy động tại chỗ. Bên cạnh
đó, chi nhánh còn nhận vốn ủy thác của các tổ chức tài chính và vốn điều chuyển từ
chi nhánh ngân hàng cấp trên.
Vốn huy động bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ với các hình thức chủ yếu như
nhận tiền gửi tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ của các tầng lớp dân cư, nhận tiền gửi
thanh toán nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân…. Trong những năm gần
đây, cạnh tranh trong công tác huy động vốn diễn ra quyết liệt hơn do sự xuất hiện
của ngày càng nhiều các TCTD. Tuy nhiên, nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn
tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn
định. Nguồn vốn huy động được thể hiện qua bảng số liệu sau:
xxxii
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng nguồn vốn 932,5 1245,246 1479,667
Tốc độ tăng trưởng -7,1% 33,5% 18,8%
Theo loại tiền 932,5 1245,246 1479,667
Nội tệ 888,12 1209,034 1439,267
Ngoại tệ 44,38 36,212 40,4
Theo thành phần kinh tế 932,5 1245,246 1479,667
Tiền gửi dân cư 788,203 1046,152 1253,348
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 144,297 199,094 226,319
% đạt kế hoạch 93,6% 100,8% 103%
Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết cuối năm của
NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức từ năm 2012-2014.
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy:
Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động trung bình qua các năm không
có sự biến động quá lớn. Năm 2012, do giá cả thị trường trong nước và thế giới có
nhiều biến động đặc biệt là giá vàng và ngoại tệ nên tổng nguồn vốn giảm 7,1%.
Đến năm 2013 và 2014, tổng nguồn vốn tăng lên, nền kinh tế ổn định hơn
Về tổng nguồn vốn huy động phân theo loại tiền: Do chính sách chống đô la
hóa của NHNN, tốc độ tăng trưởng đồng nội tệ lớn hơn rất nhiều so với đồng ngoại
tệ. Có thể thấy nguồn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn
huy động. Qua 3 năm từ 2012 đến 2014, trung bình nguồn huy động bằng đồng nội
tệ chiếm 96,53% tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng này lần lượt qua các năm là
xxxiii
95,2% ; 97,1%; 97,3%. Tỷ trọng này qua các năm khá ổn định và có chiều hướng
tăng nhẹ không đáng kể.
Về tổng nguồn vốn huy động phân theo theo thành phần kinh tế: nguồn huy động
từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong tổng
nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình huy động được từ dân
cư và từ các tổ chức kinh tế tương ứng là 21,9% và 16,1% tỷ lệ này tương đối xấp xỉ
nhau.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro như có thể thu hồi trễ hạn
hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy, việc thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và
lãi được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Bởi vì, một ngân hàng muốn hoạt động tốt
không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến công tác thu nợ để
đồng vốn bỏ ra được quay vòng nhanh chóng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các cam kết trong hợp đồng tín dụng là
một thành công của ngân hang. Nó cũng là một trong những yếu tố để kiểm tra,
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.
Từ việc nâng cao doanh số cho vay, tích cực thu nợ theo đúng kế hoạch nên dư
nợ cho vay các thành phần kinh tế qua các năm liên tục tăng trưởng, phù hợp với nhu
cầu phát triển của nền kinh tế địa phương và định hướng chung của ngành.
Cơ cấu dư nợ:
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, NHNo&PTNT Việt Nam – chi
nhánh huyện Hoài Đức luôn chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho phù
hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản và sự
phát triển của nền kinh tế địa phương
xxxiv
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo thời gian.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dư nợ 981,21 1090,96 1207,23
1.Dư nợ ngắn hạn 837,66 943,57 1053,06
Tỷ trọng ( % ) 85,37% 86,49% 87,23%
2.Dư nợ trung-dài hạn 143,55 147,39 153,97
Tỷ trọng ( % ) 14,63% 13,51% 12,77%
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay thường niên NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh
huyện Hoài Đức
Qua số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ
trung -dài hạn. Điều đáng chú ý trong năm 2013 và năm 2014, tốc độ tăng trưởng
dư nợ trung-dài hạn đều giảm so với năm 2012, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu
hướng tăng và tỷ trọng cho vay trung-dài hạn giảm. Nguyên nhân là do sự cạnh
tranh giữa các tổ chức tín dụng tại địa bàn diễn ra quyết liệt về lãi suất. Điều này
làm thay đổi đến kết quả kinh doanh của ngân hàng
2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng:
Nghiệp vụ thẻ ATM:
Nắm bắt được xu thế chung của xã hội là dần chuyển thanh toán tiền mặt sang
thanh toán không dùng tiền mặt nên ngân hàng đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát hành
thẻ ATM, tiến hành làm thẻ liên kết cho các trường đại học, phát triển các dịch vụ đi
kèm như SMS banking, mobilebanking, Vntopup, nạp tiền cho ví điện tử… Kết quả
thu được là số thẻ ATM ngày càng tăng lên qua các năm. Công tác quản lý các máy
ATM tương đối tốt và an toàn, điều này đã nâng cao được uy tín của ngân hàng đối
với khách hàng. Năm 2012, tổng số thẻ phát hành ra là 6.076 thẻ, trong đó có 5.930
thẻ ATM, 136 thẻ Visa và 10 thẻ tín dụng quốc tế. Năm 2013, số thẻ ATM phát
xxxv
hành ra là 8.000 thẻ. Đến năm 2014, số lượng thẻ tăng lên đến 12.000 thẻ, tăng
4.000 thẻ so với năm 2013, đạt 135% kế hoạch; số dư tiền gửi không kỳ hạn trên tài
khoản thẻ đạt 32,2 tỷ đồng, tăng 4 tỷ so với năm 2013, đạt 93,7% kế hoạch đề ra;
thu phí dịch thẻ ATM đạt 289 triệu đồng (chưa bao gồm phí giao dịch qua
Banknet chưa phân bổ); khách hàng sử dụng mobile banking đạt 35%/tổng số
khách hàng, tăng 10% so với năm 2013; cung cấp dịch vụ internet banking cho 58
khách hàng là tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn
còn một số tồn tại như chưa triển khai lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ,…
Nghiệp vụ kế toán thanh toán:
Áp dụng công nghệ hiện đại khiến chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện,
mạng lưới liên kết rộng khắp. Lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng
ngày càng đông đã góp phần tăng nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và tăng phí
dịch vụ.
Tính đến 31/12/2014, nghiệp vụ kế toán thanh toán đã đạt được một số kết
quả sau:
- Doanh số chuyển tiền đi đạt 21,622 tỷ đồng
- Doanh số chuyển tiền đến đạt 12,659 tỷ đồng
- Doanh số thu, chi nội ngoại tệ đạt 16,6 tỷ đồng
- Thu phí dịch vụ đạt 2,458 tỷ đồng
Có thể thấy, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT
Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít
khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế sau suy thoái. Nhà nước dùng nhiều chính
sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, giảm đầu tư công, sự biến đổi khắc nghiệt của thời
tiết, khí hậu, dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng quay trở lại và
gia tăng, làm thiệt hại đối với những hộ kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, giá cả
nông sản, thực phẩm giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân nói chung
và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh
xxxvi
huyện Hoài Đức nói riêng. Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo điều hành của ban
giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền từ huyện đến xã, cùng với sự đồng thuận của tập thể lãnh đạo, cán bộ
nhân viên NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức luôn bám sát mục
tiêu, định hưởng của Ngân hàng cấp trên và của địa phương, linh hoạt trong việc áp
dụng cơ chế chính sách nhằm khắc phục khó khăn, tranh thủ các điều kiện thuận lợi
để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị trong sự nghiệp phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn. Vì thế kết quả là các mặt
hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức
vẫn duy trì ổn định và phát triển bền vững.
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
2.2.1 Thực trạng cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Hoài Đức
2.2.1.1 Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân
Về cơ sở lý luận, quy trình cấp tín dụng đối với KHCN tại NHNo&PTNT
Việt Nam – chi nhánh huyện Hoài Đức vẫn được xây dựng các bước cơ bản theo
chuẩn mực của một quy trình tín dụng như phần lớn các NHTM khác hiện nay. Về
mặt thực tiễn, quy trình cho vay KHCN được thể hiện như sau:
- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng:
Nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn để tìm hiểu
các thông tin cơ bản về khách hàng như: thân nhân khách hàng, mục đích vay vốn,
nhu cầu cần tài trợ, tài sản bảo đảm tiền vay… và hướng dẫn khách hàng về điều
kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn:
+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách
hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc
thiết lập hồ sơ vay.
xxxvii
+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều
kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo
cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay). CBTD
làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý.
- Thẩm định
+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp
pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc các kênh
thông tin khác cũng như mục đích vay vốn.
+ Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay
vốn: CBTD phải đi thực tế tại gia đình hay nơi sản xuất kinh doanh của khách
hàng để tìm hiểu thông tin về gia đình, mục đích vay vốn của khách hàng,
những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng hoặc của những thành
viên trong gia đình, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng,
đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay…
+ Kiểm tra, xác minh thông tin thực hiện qua các nguồn sau: hồ sơ vay vốn
trước đây của khách hàng, thông qua Trung tâm thông tin tín dụng, các bạn hàng/
đối tác làm ăn (nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ sản phẩm), các cơ quan quản lý
trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hàng làm việc…)
+ Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: Bao gồm việc tìm hiểu và phân
tích về tư cách khách hàng (năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực
điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao
động); phân tích đánh giá khả năng tài chính và tình hình quan hệ với ngân hàng
bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi.
+ Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt: Cơ sở tính
toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự
tính). Cũng cần lưu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ
tín dụng với khách hàng (chẳng hạn lợi nhuận khoản vay có thể không cao như
mong muốn nhưng bù lại khách hàng duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao…)
xxxviii
+ Các biện pháp bảo đảm tiền vay: kiểm tra tình trạng thực tế và phân tích,
thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.
+ Lập báo cáo thẩm định cho vay: chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng, tổng hợp nội dung của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin
vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất với khách hàng.
+ Tái thẩm định khoản vay: Cán bộ tái thẩm định tiến hành kiểm tra thực tế
tại hộ sản xuất, đối chiếu với thông tin trong hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định của
cán bộ kinh doanh.
- Phê duyệt
CBTD ghi ý kiến vào tờ trình cho vay kèm theo hồ sơ cho vay vốn mà CBTD
lập và trình lên ban lãnh đạo chi nhánh phê duyệt. Nếu khoản vay vượt quyền phán
quyết, trình ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt.
- Thủ tục hồ sơ
+ CBTD soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng/số vay vốn và hợp đồng bảo
đảm tiền vay để trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát.
+ Lãnh đạo ký duyệt
+ Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay
+ Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm
tiền vay.
+ Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
+ Lưu giữ hồ sơ tín dụng bao gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh thư/hộ chiếu; xác
nhận của chính quyền địa phương về chữ ký và thường trú/tạm trú của khách hàng;
giấy đề nghị vay vốn; tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay; hợp đồng
tín dụng và các giấy tờ liên quan, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Giải ngân
CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng
tiền vay để giải ngân và hoàn chỉnh nội dung chứng từ: hợp đồng bảo đảm tiền vay
(nếu KH chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay), bảng kí rút vốn vay, ủy nhiệm
chi. Khi chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CBTD trình trưởng phòng tín dụng để ký
xxxix
trình lãnh đạo rồi nhận lại chứng từ đó đã được duyệt cho vay, nạp dữ liệu vào hệ
thống máy tính của ngân hàng. Chứng từ gốc chuyển đến phòng kế toán để làm căn
cứ hạch toán và theo dõi nợ vay.
- Quản lý tín dụng
Kiểm tra, giám sát khoản vay: CBTD theo dõi khoản vay qua sổ sách và phần
mềm điện toán, thường xuyên kiểm tra tài sản đảm bảo trên hồ sơ bảo đảm tiền vay
và kiểm tra tài sản tại hiện trường hoặc kiểm tra, theo dõi năng lực tài chính của
người bảo lãnh thứ ba nếu đảm bảo là bảo lãnh.
- Thanh toán
+ Thu nợ lãi và gốc và xử lý phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo
tiền vay
+ Thanh lý hợp đồng tín dụng
+ Giải tỏa tài sản bảo đảm: kiểm tra tình trạng, giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm
cố; thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.
2.2.1.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN tại NHNo&PTNT Việt Nam- chi
nhánh huyện Hoài Đức hiện nay gồm có:
- Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình: Là sản phẩm dành cho
các khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có
nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như mua sắm hàng hóa tiêu dùng,
vật dụng gia đình với mức cho vay tối đa 80% chi phí trong tối đa 60 tháng.
- Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân
cư: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà
không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy
phép xây dựng với mức cho vay tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc
tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà trong thời hạn cho vay không quá 15 năm.
- Cho vay mua phương tiện đi lại: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có
nhu cầu vay vốn để mua ô tô, xe máy hay các loại phương tiện đi lại khác với mức
cho vay không quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
xl
- Cho vay hỗ trợ du học: Là sản phẩm dành cho thân nhân du học sinh để
trang trải chi phí cho sinh hoạt và học phí tại nước ngoài với mức cho vay không
quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Là sản phẩm dành cho công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều
kiện đi lao động ở nước ngoài theo quy định, áp dụng cho loại tiền vay VND, USD,
EUR với mức cho vay tối đa 80% tổng chi phí hợp pháp trong hợp đồng trong thời
gian cho vay tối đa không vượt thời hạn của hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài.
- Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Là sản phẩm
dành cho các khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính) trong ngắn hạn
với mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng
nhu cầu vốn.
- Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Là sản phẩm dành
cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như
máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự
án áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ. Mức cho vay thỏa thuận, khách hàng
có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng nhu cầu vốn dưới hình thức cho vay trung
và dài hạn.
- Cho vay trả góp: Là sản phẩm dành cho tất cả các khách hàng có nhu cầu
và có điều kiện trả nợ dần trong thời hạn vay. Điều kiện đối với khách hàng là có
thu nhập thường xuyên và có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Thời hạn vay phù
hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ theo phân kỳ trả nợ trong
thời hạn vay.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Là sản phẩm dành cho các khách hàng là
người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố bao gồm sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do
NHNo&PTNT Việt Nam phát hành, trái phiếu kho bạc Nhà nước… Mức vay được
xác định dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế của tài sản cầm cố.
xli
- Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản: Là sản phẩm dành cho các khách
hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn với hạn mức khách hàng được
sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Loại hình
này áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ trong thời gian cho vay tối đa 12
tháng, nợ gốc và lãi vốn vay thu tự động trên tài khoản tiền gửi.
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của
các cá nhân, hộ kinh doanh ngày càng tăng. Ngay từ năm 2008, thực hiện chương trình
hành động của chính phủ, của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X
và nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về chính sách kích cầu chống suy giảm kinh tế, duy
trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, NHNo&PTNT Việt Nam và từng Chi nhánh
phải đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp nông thôn. Nằm trên địa bàn huyện nên việc
cho vay của Chi nhánh chủ yếu ở một số thành phần kinh tế như cá nhân, hộ kinh
doanh. Những thành phần khác chiếm tỷ trọng nhỏ như doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2.2.1 Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân xét theo các chỉ tiêu định
tính
…………
2.2.2.2 Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân xét theo các chỉ tiêu định
lượng
a. Tăng trưởng cho vay và cơ cấu dư nợ
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng trong một
khoảng thời gian nhất định và đây là cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về
- Về dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.3 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng.
xlii
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dư nợ 981,21 1090,96 1207,23
1.Dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73
Tỷ trọng (%) 78,69% 77,38% 79,83%
2.Dư nợ KHDN 209,06 246,78 243,5
Tỷ trọng (%) 21,31% 22,62% 20,17%
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay phân theo khách hàng hàng năm của chi nhánh
NHNo&PTNT Huyện Hoài Đức.
Bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm chủ yếu
cho vay các hộ sản xuất và cá nhân, chiếm tỷ trọng trung bình năm là 78,63% tổng
dư nợ. Đặc điểm nổi bật của các đối tượng đi vay loại hình khách hàng cá nhân ở
huyện Hoài Đức là quy mô sản xuất cũng như chi tiêu sinh hoạt không lớn, trong đó
các khách hàng cá nhân với hình thức đi vay tín chấp hoặc thế chấp với mục đích
chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp một số ngành nghề thủ
công truyền thống như mây tre đan, dệt len, nuôi thủy sản .. cùng một số nhu cầu
vay vốn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, vay mua hay sữa chữa nhà,
mua xe hay vay với hình thức thế chấp nhu cầu cần vốn lưu động trong kinh doanh
hay trang trải các khoản chi phí trước mắt... và các khoản vay này được trả dần đều
hàng tháng và bằng thu nhập hàng tháng của đối tượng đi vay. Giai đoạn 2012-
2013, do ảnh hưởng khủng hoảng và suy thoái dẫn đến nền kinh tế phát triển chậm,
sức mua suy giảm, hàng tồn kho lớn, nhiều cá nhân phải thu hẹp quy mô đầu tư sản
xuất kinh doanh. Chính vì vậy, dư nợ cho vay cá nhân giảm rõ rệt. Bước sang năm
2014, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, các khách hàng cá nhân có nhu cầu đầu
tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh…. Điều này đã góp phần làm tăng dư nợ đối
với KHCN
- Về dư nợ phân theo ngành nghề
Bảng 2.4: Dư nợ phân theo ngành nghề.
xliii
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dư nợ 981,21 1090,96 1207,23
1.Nông nghiệp 296,03 319,87 340,19
Tỷ trọng ( % ) 30,17% 29,32% 28,18%
2.Tiểu thủ công nghiệp 338,71 391,76 440,52
Tỷ trọng ( % ) 34,52% 35,91% 36,49%
3.Thương mại và dịch vụ. 323,5 366,01 411,9
Tỷ trọng ( % ) 32,97% 33,55% 34,12%
4.Ngành khác 22,97 13,32 14,62
Tỷ trọng ( % ) 2,34% 1,22% 1,21%
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay theo ngành kinh tế hàng năm của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Hoài Đức.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong những năm qua, dư nợ cho vay của chi nhánh
bao gồmcả cho vay nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, chi
nhánh còn cho vay các đối tượng khác như vay tín chấp với mục đích tiêu dùng. Tỷ
trọng cho vay nông nghiệp giảm xuống trong khi tỷ trọng cho vay tiểu thủ công nghiệp,
thương mại và dịch vụ tăng lên. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề như trên là phù hợp với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, cụ thể là theo hướng giảm dần
doanh thu ngành nông nghiệp, tăng dần doanh thu ngành công nghiệp, dịch vụ và
thương mại.
b. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
- Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền
tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất vì nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ
trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng.
xliv
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã
quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài
nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng như việc xác định không phù hợp thời hạn
trả nợ, phương thức trả nợ.... Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong
đánh giá chất lượng tín dụng là Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ.
Bảng 2.5: Diễn biến nợ quá hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ quá KHCN 114,58 101,72 92,04
Tổng dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 14,84 12,05 9,55
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 - 2014)
Biểu đồ 2.1: So sánh nợ quá hạn và tổng dư nợ
0
200
400
600
800
1000
2012 2013 2014
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014
Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.2, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân
các năm 2012 đến 2014 ngày càng giảm cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh
được nâng cao. Năm 2012, tỷ lệ này ở mức 14,84%, sang năm 2013 giảm xuống
còn 12,05% và năm 2014 là 9,55%. Lý giải cho sự thay đổi trên là do tình hình
xlv
nền kinh tế qua các năm. Năm 2012, lạm phát kinh tế tăng cao cùng với sự ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã làm cho hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn gặp không ít khó khăn. Việc trả nợ của khách hàng cá nhân
bị ảnh hưởng. Đến năm 2013, tỷ lệ này giảm đi do chi nhánh đã có những biện pháp
kịp thời trong vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Đến năm 2014, nền kinh tế có
dấu hiệu phục hồi, người vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì thế, tỷ lệ
nợ quá hạn giảm xuống. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi
nhánh huyện Hoài Đức đang chứa đựng những rủi ro từ hoạt động cho vay và đòi
hỏi phải tính toán, định lượng trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của
mình.
- Tỷ lệ nợ xấu
Theo quyết định số 493/QĐ-NHNN thì nợ của ngân hàng được phân thành 5
nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu nợ xấu phản
ánh chính xác hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng vì nợ quá hạn chỉ phản
ánh số tiền cho vay của ngân hàng không thu hồi được nợ đúng hạn.
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ xấu KHCN 24,7 24,48 24,09
Tổng dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73
Nợ xấu / tổng dư nợ
(%)
3,2 2,9 2,5
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014
xlvi
Biểu đồ 2.2: So sánh nợ xấu và tổng dư nợ
0
200
400
600
800
1000
2012 2013 2014
Nợ xấu KHCN
Tổng dư nợ KHCN
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014
Từ năm 2012, tình hình nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo theo những
khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cả trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam, ảnh hưởng này là rất lớn. NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã tác động đến khả năng thanh khoản của các
NHTM, dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động vốn, giành giật vốn giữa các
NHTM và nâng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế đã khiến cho việc trả nợ của
khách hàng giảm sút. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức cũng không nằm
ngoài tình trạng đó. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã làm cho các khoản vay
của khách hàng cá nhân trở thành nợ xấu. Tuy nhiên, nhờ có hướng đi hợp lý, tỷ
lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở trong tầm kiểm soát. Cụ thể là: năm 2012, tỷ lệ nợ
xấu chiếm 3,2%/tổng dư nợ và giảm đi còn 2,9% vào năm 2013 và 2,5% năm 2014.
Đây là một biểu hiện tốt mà ngân hàng cần phát huy và phát huy tốt hơn nữa.
c. Hiệu suất sử dụng vốn
Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy
nhiên, lợi nhuận luôn gắn với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của
khách hàng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Với
nguồn vốn huy động đã có, việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả cao nhất là công việc
hết sức khó khăn..
xlvii
Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn, ta có thể biết được tình hình sử dụng vốn của
ngân hàng vào hoạt động tín dụng. Chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng
đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dư nợ TDCN 772,15 844,18 963,73
Tổng nguồn vốn huy động 1308,28 1398,66 1509,03
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 59 60 64
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012 - 2014
Qua bảng trên, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn tại Chi nhánh liên tục tăng
qua các năm từ 2012 đến 2014. Năm 2012 là 59%, năm 2013 tăng lên 60% và
đến năm 2014 lên đến 64%. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn của NHNo&PTNT -
chi nhánh huyện Hoài Đức ngày càng cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân
hàng ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng nguồn vốn huy động tuy
tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu chi nhánh đặt ra hàng năm. Vì vậy,
chi nhánh cần tích cực hơn trong việc sử dụng các biện pháp để tăng dư nợ như
công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá, đa dạng hoá các sản phẩm dư nợ nhằm
đáp ứng nhu cầu tín dụng và chủ động trong kinh doanh.
d. Vòng quay vốn tín dụng
Về phía ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng thể hiện khả năng tổ chức quản lý
vốn tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa ba
lợi ích: nhà nước, khách hàng và ngân hàng.
Kỳ luân chuyển vốn tín dụng nhanh thể hiện chất lượng tín dụng tốt, tổng số
dư nợ trong thời kỳ lớn. Ngược lại, kỳ luân chuyển vốn tín dụng chậm thể hiện
chất lượng tín dụng không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng. Kỳ
xlviii
luân chuyển vốn tín dụng phụ thuộc vào hai chỉ tiêu: doanh số thu nợ trong kỳ và
dư nợ cho vay bình quân. Doanh số thu nợ trong kỳ càng cao thì kỳ luân chuyển
càng nhanh và ngược lại; dư nợ cho vay bình quân càng nhỏ thì kỳ luân chuyển
vốn càng nhanh. Tình hình vòng quay vốn tín dụng của NHNo&PTNT - chi nhánh
huyện Hoài Đức được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số thu nợ KHCN 2.719,24 3.305,41 2.824,69
Dư nợ bình quân KHCN 1.749 2.673 3.784
Vòng quay vốn tín dụng
(vòng)
1,55 1,32 0,74
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012- 2014
Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 1,55 vòng/năm, năm 2009 giảm 1,23
vòng/năm và đến 2014 chỉ còn 0,74 vòng/năm. Như vậy, vòng luân chuyển vốn
tín dụng giảm dần là do Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác quản lý và thu nợ
của những khoản vay trong năm
e. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cho vay, một khoản cho vay
ngắn hạn hay dài hạn sẽ không thể coi là có chất lượng cao nếu nó không mang lai
lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản cho vay của
ngân hàng sinh lời, chất lượng cho vay tốt, ngược lại chỉ tiêu này thấp thì có nghĩa
là hoạt động cho vay có hiệu quả không cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ có tính
tương đối trong đánh giá chất lượng cho vay vì nó còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu
tố như lãi suất, chính sách khách hàng, …
Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
xlix
Chỉ tiêu  năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng thu nhập 592 529 517
Thu từ hoạt động tín dụng 541 475 425
Thu từ hoạt động tín dụng/tổng thu nhập 91.4% 89.8% 82.2%
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014
Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động
cho vay. Hoạt động đầu tư, kinh doanh khác chiếm phần rất nhỏ. Trong năm 2012,
thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến hơn 90% tổng thu nhập. Điều này
chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh rất tốt. Tuy nhiên sang đến năm
2010, việc nới lỏng trong cho vay đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng
cao. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi mở
rộng quy mô tín dụng để có tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý mà vẫn đảm bảo khả năng sinh
lời cho ngân hàng.
f. Tài sản đảm bảo nợ
g. Tốc độ thu hồi nợ xấu
2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HUYỆN HOÀI ĐỨC
Đánh giá chất lượng tín dụng có vai trò quan trọng giúp ngân hàng nhận
thức rõ những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, thấy được nguyên nhân của
những hạn chế. Từ đó, chi nhánh đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng và đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động trong những năm
tiếp theo
2.3.1 Kết quả đạt được
Nhìn chung, trong ba năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện
Hoài Đức đã thực hiện theo định hướng chỉ đạo của cấp trên về mục tiêu tăng
trưởng tín dụng phù hợp với khả năng tăng trưởng nguồn vốn. Hoạt động tín dụng
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.

More Related Content

Similar to LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.

BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxnataliej4
 
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngCơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCNguyễn Công Huy
 
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngCơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...luanvantrust
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...luanvantrust
 
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 

Similar to LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank. (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
 
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại KienLong Bank
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại KienLong BankGiải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại KienLong Bank
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại KienLong Bank
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngCơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
 
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIBHoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
 
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tếChính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
 
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngCơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
 
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
 
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
 
Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...
Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...
Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
 
Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Phương Đông, 10 điểm.docx
Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Phương Đông, 10 điểm.docxPhân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Phương Đông, 10 điểm.docx
Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Phương Đông, 10 điểm.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và NhỏCơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
 
Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net / 0909.232.620

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net / 0909.232.620 (20)

Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
 
Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...
Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...
Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...
 
Quản Trị Cung Ứng Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 2-9
Quản Trị Cung Ứng Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 2-9Quản Trị Cung Ứng Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 2-9
Quản Trị Cung Ứng Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 2-9
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
 
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Thủ Dầu Một.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Thủ Dầu Một.Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Thủ Dầu Một.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Thủ Dầu Một.
 
Báo Cáo Thực Tập Nghiên Cứu Trường Hợp Thủ Tục Xin Visa Đi Pháp Tại Công...
Báo Cáo Thực Tập Nghiên Cứu Trường Hợp Thủ Tục Xin Visa  Đi Pháp Tại Công...Báo Cáo Thực Tập Nghiên Cứu Trường Hợp Thủ Tục Xin Visa  Đi Pháp Tại Công...
Báo Cáo Thực Tập Nghiên Cứu Trường Hợp Thủ Tục Xin Visa Đi Pháp Tại Công...
 
Báo Cáo Thực Tập Khoa Quản Trị Đông Á.
Báo Cáo Thực Tập Khoa Quản Trị Đông Á.Báo Cáo Thực Tập Khoa Quản Trị Đông Á.
Báo Cáo Thực Tập Khoa Quản Trị Đông Á.
 
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...
 
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.
 
Báo Cáo Thực Tập Vai Trò Của Quản Trị Kinh Doanh Trong Nền Kinh Tế Hiện Nay.
Báo Cáo Thực Tập Vai Trò Của Quản Trị Kinh Doanh Trong Nền Kinh Tế Hiện Nay.Báo Cáo Thực Tập Vai Trò Của Quản Trị Kinh Doanh Trong Nền Kinh Tế Hiện Nay.
Báo Cáo Thực Tập Vai Trò Của Quản Trị Kinh Doanh Trong Nền Kinh Tế Hiện Nay.
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Chất Lượng Công Trình Tại C...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Chất Lượng Công Trình Tại C...Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Chất Lượng Công Trình Tại C...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Chất Lượng Công Trình Tại C...
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thỏa Thuận Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Tr...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thỏa Thuận Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Tr...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thỏa Thuận Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Tr...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thỏa Thuận Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Tr...
 
Báo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Bếp Tại Côn...
Báo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Bếp Tại Côn...Báo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Bếp Tại Côn...
Báo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Bếp Tại Côn...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh.Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh.
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thủ Tục Hành Chính Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thủ Tục Hành Chính Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thủ Tục Hành Chính Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Thủ Tục Hành Chính Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo...
 
Báo Cáo Thực Tập Khoa Lý Luận Chính Trị - Luật Và Quản Lý Nhà Nước.
Báo Cáo Thực Tập Khoa Lý Luận Chính Trị - Luật Và Quản Lý Nhà Nước.Báo Cáo Thực Tập Khoa Lý Luận Chính Trị - Luật Và Quản Lý Nhà Nước.
Báo Cáo Thực Tập Khoa Lý Luận Chính Trị - Luật Và Quản Lý Nhà Nước.
 
Báo Cáo Thực Tập Cuối Khoá Khoa Kinh Tế.
Báo Cáo Thực Tập Cuối Khoá Khoa Kinh Tế.Báo Cáo Thực Tập Cuối Khoá Khoa Kinh Tế.
Báo Cáo Thực Tập Cuối Khoá Khoa Kinh Tế.
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa Vận Tải Hàng Không
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa Vận Tải Hàng KhôngBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa Vận Tải Hàng Không
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa Vận Tải Hàng Không
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Và Phân Phối Lợi N...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Và Phân Phối Lợi N...Báo Cáo Tốt Nghiệp Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Và Phân Phối Lợi N...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Và Phân Phối Lợi N...
 
Báo Cáo Thực Tập Tình Hình Hoạt Động Của Công Ty Cổ Phần Thẩm Định Giá Th...
Báo Cáo Thực Tập Tình Hình Hoạt Động Của Công Ty Cổ Phần Thẩm Định Giá Th...Báo Cáo Thực Tập Tình Hình Hoạt Động Của Công Ty Cổ Phần Thẩm Định Giá Th...
Báo Cáo Thực Tập Tình Hình Hoạt Động Của Công Ty Cổ Phần Thẩm Định Giá Th...
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.

  • 1. i LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TPHCM - 2023
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả nội dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể. Các kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 01 năm 2016 Người cam đoan Chu Thị Thu Hường
  • 3. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBTD Cán bộ tín dụng KH Khách hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TMCP Thương mại cổ phần TDCN Tín dụng cá nhân PGD Phòng giao dịch TCTD Tổ chức tín dụng
  • 4. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014…........30 Bảng 2.2 Dư nợ cho vay theo thời gian…………………………………………...32 Bảng 2.3 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế…………………………………..40 Bảng 2.4 Dư nợ phân theo ngành nghề……………………………………………41 Bảng 2.5 Diễn biến nợ quá hạn……………………………………………………42 Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu………………………………………………………..44 Bảng 2.7 Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh………………………………….45 Bảng 2.8 Vòng quay vốn tín dụng………………………………………………..46 Bảng 2.9 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng……………………………………….47 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức………………………………………………………………………………27 Biểu đồ 2.1 So sánh nợ quá hạn và tổng dư nợ………………………………….43 Biểu đồ 2.2 So sánh nợ xấu và tổng dư nợ………………………………………44
  • 5. vi CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân Quan hệ tín dụng được hình thành từ rất lâu. Ban đầu, khái niệm tín dụng đơn giản là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức để thỏa mãn nhu cầu hai bên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, quan hệ tín dụng trải qua nhiều hình thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Một trong những hình thức tín dụng quan trọng, chủ yếu cung cấp phần lớn nhu cầu vốn cho các cá nhân trong nền kinh tế đó là tín dụng ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua năm 2010 quy định “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” Như vậy, tín dụng ngân hàng không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi thừa sang nơi thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua tổ chức trung gian là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng bao gồm 3 nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng - Sự chuyển nhượng này có thời hạn nhất định. Có thể ngắn hạn, trung dài hạn tùy thuộc vào nhu cầu của người cần và khả năng đáp ứng của trung gian tài chính. Sự chuyển nhượng kèm theo chi phí và rủi ro. Sau thời gian thỏa thuận, người được chuyển nhượng sẽ phải hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi. Phần lãi chính là phần lợi tức tăng thêm nhằm bù đắp lại phần rủi ro mà ngân hàng phải chịu.
  • 6. vii  Tín dụng đối với cá nhân: Hoạt động tín dụng đối với cá nhân là một mảng hoạt động tín dụng của ngân hàng phân chia theo đối tượng cấp khoản tín dụng. Đối tượng của nó là khách hàng cá nhân với mục đích phục vụ tiêu dùng trong đời sống, là hộ gia đình với mục đích sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, sau đây gọi chung là cá nhân. Như vậy, dựa trên khái niệm tín dụng ngân hàng được nêu trên, hoạt động tín dụng đối với cá nhân được hiểu là hoạt động mà trong đó ngân hàng đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho các cá nhân trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Hoạt động tín dụng đối với cá nhân được các ngân hàng thực sự chú trọng trong những năm gần đây sau khi xác định được vị thế của phân khúc thị trường này. Với quy mô lớn, nhu cầu ngày càng tăng nhanh, các sản phẩm tín dụng đưa ra ngày càng đa dạng. 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân Tín dụng đối với cá nhân mang đầy đủ đặc điểm của tín dụng ngân hàng như yếu tố lòng tin, tính thời hạn và hoàn trả. Tuy nhiên, để tách biệt mảng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, tín dụng cá nhân mang những đặc điểm riêng khác biệt: Số lượng món vay nhiều, nhưng quy mô món vay nhỏ Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một tăng lên, đặc biệt là thế hệ trẻ. Với xu hướng cập nhật tri thức mới, họ luôn lập kế hoạch sống rõ ràng, tìm ra phương án tài chính chi tiêu tối ưu cho mình. Đi kèm đó là nhu cầu tín dụng phục vụ nhiều mục đích đa dạng như mua nhà, mua ô tô, vay đầu tư chứng khoán, chứng minh tài chính, du học, hay thậm chí là đáp ứng chi tiêu hàng
  • 7. viii ngày với tính năng tiêu trước trả sau. Như vậy, đối tượng của hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được mở rộng, số lượng các món vay dần tăng lên. Tuy nhiên, các món tín dụng này chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu, được hình thành trên cơ sở số tiền chi tiêu thiếu phát sinh. Hơn thế nữa, khoản tín dụng luôn đi kèm với các khoản chi phí để bù đắp rủi ro cho ngân hàng. Chính vì thế, mức vay bao nhiêu sao cho mức chi phí có thể chấp nhận so với thu nhập được là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến quy mô món vay cá nhân thường nhỏ. Với các khách hàng là hộ kinh doanh cá thể thì nhu cầu vốn xuất phát từ mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, quy mô cấp tín dụng vẫn nhỏ. Tín dụng đối với cá nhân thường đi kèm với các rủi ro có tính đặc thù Theo nhà kinh tế học Fredic S.Miskin thì“ thông tin không cân xứng là sự không ngang bằng về thông tin mà mỗi bên tham gia vào giao dịch biết được”. Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề ở hai mặt, trước và sau khi hoạt động cấp tín dụng xảy ra. Thông tin không cân xứng và sự lựa chọn đối nghịch Trước khi cấp tín dụng, thông tin không cân xứng hình thành sự lựa chọn đối nghịch. Sự lựa chọn đối nghịch bao gồm hai trường hợp: Một là các món cho vay có thể được thực hiện cho những trường hợp cá nhân không trả được nợ, hai là người vay có thể quyết định không cho vay đối với những trường hợp cá nhân có thể trả được nợ. Với đối tượng cá nhân, hiện tượng thông tin không cân xứng nhiều hơn làm tăng rủi ro tín dụng. Trong quy trình cấp tín dụng, bước đầu tiên là tìm kiếm thu thập thông tin khách hàng từ đó xác định được nhu cầu cuối cùng của khách hàng về món vay. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì việc này tương đối dễ dàng và chính xác do nguồn thông tin thu thập công khai chủ yếu từ các báo cáo đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt: báo cáo tài chính, báo cáo thuế, thông tin xếp hạng tín dụng… Trong khi đó, việc thu thập thông tin tư cách người vay, tư cách thân nhân, nguồn trả nợ ,
  • 8. ix mục đích sử dụng vốn đối với khách hàng cá nhân lại chưa có một nguồn thông tin nào đáng tin cậy, dựa nhiều vào kinh nghiệm. Nguồn trả nợ được xem là một trong những yếu tố quan trọng thì với khách hàng cá nhân đó là mức thu nhập tại thời điểm hiện tại. Mức thu nhập này không cố định trong suốt thời gian vay do những thay đổi về tình hình kinh tế, sức khỏe hoặc các biến cố bất thường. Chính vì thế, việc thẩm định khách hàng không chính xác sẽ hình thành các quyết định sai lầm. Thông tin không cân xứng dẫn đến rủi ro đạo đức Đây là vấn đề xuất hiện sau khi cấp tín dụng, cụ thể là người cho vay cập nhật thông tin từ khách hàng chậm dẫn đến người đi vay có khả năng thực hiện những hành động không đúng trên quan điểm của người cho vay như sử dụng vốn sai mục đích, cố tình tạo thông tin sai lệch…làm giảm khả năng khả nợ. Rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp xuất phát do yếu tố con người cán bộ tín dụng. Với khối lượng công việc nhiều do đặc điểm của tín dụng cá nhân là quy mô món vay nhỏ nhưng số lượng món lớn và với áp lực phục vụ khách hàng nhanh chóng, điều này dẫn đến thái độ chủ quan trong khâu thẩm định, tạo hồ sơ sai lệch giữa hồ sơ máy và hồ sơ giấy dẫn đến những thiệt hại không đáng có. Trường hợp khác, cán bộ tín dụng có thể lợi dụng khe hở của quy trình, sự quản lý lỏng lẻo của các cấp kiểm soát để lừa đảo hoặc thông đồng với khách hàng gây tổn thất cho ngân hàng. Tín dụng cá nhân gây ra chi phí lớn Do những đặc điểm riêng trên của hoạt động tín dụng đối với cá nhân nên để phát triển hoạt động này đòi hỏi tốn kém khá nhiều chi phí cho công tác quản trị, điều hành: - Chi phí nhằm mở rộng hệ thống kênh phân phối, quảng cáo tiếp thị đến từng nhóm đối tượng khách hàng cá nhân khác nhau tại từng địa bàn, khu vực.
  • 9. x - Chi phí đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đòi hỏi phát triển ngày càng cao của các sản phẩm tín dụng cung cấp cho cá nhân - Chi phí quản lý, văn phòng phẩm, hỗ trợ tín dụng 1.1.3 Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế Các chủ thể trong nền kinh tế khi đã tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng thì trực tiếp hay gián tiếp đều được hưởng lợi từ chính hoạt động này Đối với khách hàng cá nhân Mang lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân, là một giải pháp tài chính hiệu quả đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn phát sinh của cá nhân trong đời sống hàng ngày. Mọi cá nhân trong xã hội khi xuất hiện nhu cầu vốn đều có thể được đáp ứng thông qua hoạt động tín dụng cá nhân. Nhu cầu này có thể là nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho cuộc sống (mua đất ở, sửa chữa nhà ở, trang trải chi phí du học,…) đến những nhu cầu xa xỉ hơn như mua ô tô, đầu tư kinh doanh… Trước đây, khi hoạt động tín dụng cá nhân chưa phát triển mạnh, để mua sắm hay trang trải cho một dự định, một cá nhân thường phải lập kế hoạch tích lũy tài chính. Kế hoạch này có thể kéo dài nên không thể phục vụ được những nhu cầu cấp thiết và đến khi tích lũy được đủ số vốn thì đôi khi những nhu cầu này lại không cần thiết nữa. Tuy nhiên, tín dụng cá nhân là một giải pháp linh hoạt và khá hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Các cá nhân không cần chờ có đủ tiền vốn nữa, thay vào đó họ vay chi tiêu trước và hoàn trả cho ngân hàng gốc sau căn cứ vào dự tính luồng thu nhập trong tương lai. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nhu cầu bất ngờ, chi tiêu cấp bách. Ngoài ra, mức chi phí cho phương án là có thể chấp nhận được so với các giải pháp khác. Hoạt động tín dụng cá nhân còn giúp cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình, mở rộng quy mô hoạt động thông qua việc được tài trợ vốn.Việc cấp tín dụng đối với hộ cá thể được thực hiện đơn giản hơn so với doanh nghiệp, nên nó khá phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, linh hoạt, nhanh gọn phù hợp đặc tính kinh doanh của đối tượng này.
  • 10. xi Đối với ngân hàng Góp phần nâng cao thương hiệu của ngân hàng, tăng cường công tác bán chéo các sản phẩm ngân hàng. Số lượng khách hàng cá nhân là tương đối lớn tại nhiều địa bàn khác nhau. Chính vì thế, việc cung cấp tín dụng cá nhân đã tạo ra việc tiếp cận sát hơn với đối tượng khách hàng này, từ đó tìm kiếm phát hiện những nhu cầu khác, tiến đến triển khai gói sản phẩm tài chính cá nhân toàn diện cho khách hàng. Thay vì tiếp thị riêng rẽ từng sản phẩm, ngân hàng kết hợp chúng trong một gói bao gồm tín dụng cá nhân, huy động tiền gửi, dịch vụ thanh toán. Đây trở thành một kênh marketing hiệu quả, tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng cá nhân tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc phân nhóm đối tượng khách hàng là vô cùng quan trọng. Điều này khiến cho hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp hơn vì mỗi sản phẩm của ngân hàng hướng đến cung cấp cho từng đối tượng, từng mục đích khác nhau. Từ đây, danh mục sản phẩm ngân hàng đa dạng hơn. Việc này sẽ làm tăng thị phần của ngân hàng trong từng phân khúc khách hàng. Mặt khác, xuất phát từ những rủi ro của hoạt động tín dụng cá nhân, lãi suất (phần lợi tức ngân hàng nhận được để bù đắp rủi ro) thường cao hơn so với hoạt động tín dụng cấp cho doanh nghiệp. Hai yếu tố này làm cho lợi nhuận thu được của ngân hàng tăng lên đáng kể. Hoạt động tín dụng cá nhân giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Triển khai hoạt động tín dụng đối với cá nhân là ngân hàng đang thực hiện nguyên tắc “ không để tất cả trứng vào trong một rổ”- một trong các biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả. Nếu ngân hàng tập trung cho vay khối khách hàng doanh nghiệp với số món vay ít nhưng dư nợ tín dụng lớn thì khi gặp biến cố khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khả năng mất số vốn lớn là nhiều hơn. Trong khi đó, tín dụng cá nhân với đặc điểm quy mô món vay nhỏ, số lượng nhiều thì khi một hay một nhóm cá nhân gặp rủi ro,
  • 11. xii tổng dư nợ tín dụng thuộc nhóm mất vốn là không đáng kể so với tín dụng doanh nghiệp hay dự án. Đối với nền kinh tế xã hội Là một mảng hoạt động của tín dụng ngân hàng, tín dụng cá nhân mang đầy đủ vai trò đối với nền kinh tế xã hội: góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tín dụng cá nhân gắn liền với sự vận động của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong đó cá nhân, hộ gia đình là người tiêu dùng cuối cùng các sản phẩm do xã hội tạo ra. Nhu cầu càng phát triển đòi hỏi cung thị trường về hàng hóa tăng lên kéo theo mở rộng quy mô sản xuất. Như vậy, việc ngân hàng tài trợ vốn cho cá nhân thông qua tín dụng đã làm tăng số lượng nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán. Đây là đòn bẩy tích cực để kích cầu nền kinh tế. Sự phát triển của tín dụng cá nhân đồng nghĩa việc tăng sức mua của người dân, từ đó làm cung trên thị trường hàng hóa tiêu dùng tăng lên, xuất hiện nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, tín dụng cá nhân đã tác động lên cả cung và cầu của nền kinh tế, tạo động lực phát triển khu vực kinh tế tư nhân và kinh doanh cá thể. Tăng tín dụng cá nhân góp phần tăng năng lực sản xuất của quốc gia, tăng trưởng kinh tế. Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân góp phần đáng kể trong chính sách kích cầu của Chính phủ. Tác động đầu tiên là khơi thông dòng vốn khu vực tư nhân của nền kinh tế, tiếp đó là tăng mức sống cho người dân, tăng thu nhập bình quân đầu người, giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội…. 1.1.4 Các sản phẩm tín dụng cá nhân Cùng với sự phát triển của thị trường bán lẻ, các ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng của phân khúc khách hàng cá nhân. Để có thể định vị vị thế thương hiệu ngân hàng đến từng khách hàng, ngân hàng buộc phải tìm ra sản phẩm đặc trưng khác biệt. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của một loạt các sản phẩm tài chính khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm có tính truyền thống, các sản phẩm mới được đưa ra theo hướng chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, đặc trưng theo từng
  • 12. xiii vùng miền triển khai… đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay, có thể phân loại sản phẩm tín dụng cá nhân như sau: 1.1.4.1 Theo thời hạn sử dụng tiền vay Theo cách này tín dụng ngân hàng được phân làm ba loại: - Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của hộ kinh doanh. Nó có thể được vay cho những sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1 - 5 năm. Loại tín dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật công nghệ, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh cho hộ kinh doanh hoặc xây dựng nhà ở cho gia đình. - Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên, loại tín dụng này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các công trình mới cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn cho hộ kinh doanh. 1.1.4.2 Theo hình thức đảm bảo tiền vay Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành hai loại: - Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. - Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh; mà việc cho vay này do chính các tổ chức tín dụng lựa chọn dựa trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả thi và dựa vào độ tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng cá nhân Chất lượng của hàng hóa là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công hay thất bại của các nhà sản xuất. Do vậy, để một sản phẩm hàng hóa được thị trường
  • 13. xiv chấp nhận thì sự hấp dẫn về hình thức của sản phẩm như tên gọi, bao bì, nhãn mác… là điều luôn được người tiêu dùng quan tâm, song điều quan trọng hơn cả đó là chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm mới thực sự là cái đích của nhà sản xuất vươn tới để đạt mục tiêu của hoạt động. Như vậy, có thể quan niệm rằng chất lượng của sản phẩm hàng hóa là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng đối với sản phẩm mà nhà sản xuất cung ứng theo mục tiêu định sẵn và đáp ứng được yêu cầu chung của thị trường. Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên tất yếu cũng phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm của mình, đặc biệt là chất lượng tín dụng. Bởi vì, tín dụng là một trong các hoạt động chính của ngân hàng, đem lại phần lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vậy, chất lượng tín dụng là sự thỏa mãn các nhu cầu của các bên liên quan (khách hàng, bản thân ngân hàng và nền kinh tế nói chung) đến hoạt động tín dụng của NHTM. Chất lượng tín dụng cá nhân là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cá nhân, bản thân ngân hàng và nền kinh tế nói chung đối với hoạt động tín dụng của NHTM. Chất lượng tín dụng cá nhân là một khái niệm vừa cụ thể (có thể đo lường qua các chỉ tiêu định lượng như vòng quay vòng vốn tín dụng, nợ quá hạn…), vừa trừu tượng (có thể được xem xét thông qua những chỉ tiêu định tính như khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…). Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình phối kết hợp hoạt động của ngân hàng và các khách hàng. Để đạt được chất lượng, ngân hàng cần có sự quản lý khoa học và chặt chẽ, đặc biệt là phải có chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với điều kiện của thị trường trong từng thời kỳ nhất định. 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân
  • 14. xv Là bộ phận của tín dụng ngân hàng thương mại nên tín dụng đối với khách hàng cá nhân cũng áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung. 1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính Là chỉ tiêu khó xác định hơn nhóm chỉ tiêu định lượng, nhóm chỉ tiêu định tính vẫn là những nguyên tắc tiên quyết để thực hiện tốt chất lượng tín dụng. - Tuân thủ quy định pháp lý Hoạt động tín dụng của NHTM chịu sự tác động của các nguồn luật điều chỉnh và hướng dẫn hoạt động tín dụng do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Việc thực thi luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ tín dụng và các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cũng như chính phủ trong quá trình thực hiện quy trình cho vay phụ thuộc vào trình độ năng lực chuyên môn của CBTD, năng lực quản trị của ngân hàng, góp phần đánh giá chất lượng tín dụng. Khi cho vay, Ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc tín dụng: + Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng + Phải hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng + Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó
  • 15. xvi bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàng nhập hồ sơ vay vốn) bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng NHTM. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng. Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng. Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ Trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước; từ Phòng thông tin tín dụng của các NHTM; qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp; qua việc CBTD trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tóm lại, một quy trình cho vay chuẩn, đảm bảo đúng nguyên tắc và thực hiện một cách nhanh chóng là thước đo đánh giá chất lượng cho vay của NHTM.
  • 16. xvii - Uy tín, hình ảnh của NHTM Uy tín của ngân hàng được đặt lên hàng đầu khi khách hàng lựa chọn nơi gửi gắm tài sản, nơi cung cấp nguồn vốn… Về tâm lý, những người đi vay lựa chọn bên cho vay uy tín để giảm nỗi lo phải làm việc với những CBTD tha hóa hoặc lo sợ tài sản thế chấp của họ sẽ bị ảnh hưởng khi vay ở những ngân hàng thường xảy ra các vụ bắt giữ khởi tố do chiếm đoạt tài sản. Do đó, sự tín nhiệm của khách hàng là một căn cứ để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, thái độ cởi mở, nhiệt tình, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng sẽ góp phần nâng cao hình ảnh và tạo ấn tượng tốt về ngân hàng. Bên cạnh đó, sự tiếp đón ban đầu như bãi gửi xe rộng rãi, miễn phí, trụ sở khang trang, không gian giao dịch rộng rãi, cách bố trí sắp xếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên… sẽ tạo nên thiện cảm và cảm giác an tâm khi đến giao dịch. - Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và ngân hàng - Tính đa dạng của hình thức cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân 1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng - Dư nợ tín dụng cá nhân: Là một trong những chỉ tiêu về lượng, phản ánh quy mô của hoạt động tín dụng đối với cá nhân. Chỉ tiêu này được đo lường qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân năm nay so với năm trước. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được mở rộng. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDCN = x 100% - Tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng: Phản ánh trong năm tín dụng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu tín dụng ngân hàng theo nhóm khách hàng. Tốc độ tăng lên của chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng của dư nợ tín dụng cá nhân xét theo mức tăng trưởng của tổng dư nợ.
  • 17. xviii Tỷ trọng dư nợ TDCN = - Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn tín dụng cá nhân. Tỷ lệ càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm. Nợ quá hạn cao, khả năng mất vốn ngân hàng gặp phải là rất lớn. Theo quy định của NHNN Việt Nam, ngân hàng có Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ > 7% được xem là ngân hàng yếu kém, nhỏ hơn 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt, chất lượng tín dụng cao. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối cao - Để xem xét chi tiết hơn khả năng không thu hồi được nợ quá hạn, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ nợ xấu tín dụng cá nhân Tỷ lệ nợ xấu TDCN = X 100% Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu (hay trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là bị rủi ro). Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động yếu kém. Ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình nếu không muốn rơi vào tình trạng khó khăn. - Vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ =
  • 18. xix Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng, cứ một đồng vốn đầu tư tín dụng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sự phát triển và tồn tại của NHTM được quyết định phần lớn bởi lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh của mình, trong đó hoạt động tín dụng giữ vai trò then chốt Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân. Dựa vào các chỉ tiêu đó có thể nhận định được chất lượng tín dụng cá nhân ngân hàng cao hay thấp. Trên giác độ của các NHTM, đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân chủ yếu nhằm vào việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời cao cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng. Do vậy, khi đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân không chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu đơn lẻ, cụ thể nào mà phải đánh giá mọi phương diện để đưa ra kết luận một cách khách quan, trung thực và chính xác nhất. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cá nhân 1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn, mở rộng hoạt động cho vay phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì phải có một nền kinh tế phát triển ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vừa phải, không có khủng hoảng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của cá nhân. Do đó, khả năng vay mượn và trả nợ vay không bị biến động lớn. Ngân hàng không phải chịu những thiệt hại do mất giá của đồng tiền, tránh được giảm chất lượng tín dụng Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Nếu thời kỳ kinh tế hưng thịnh, sản xuất kinh doanh được mở rộng thì nhu cầu vốn tăng, hiệu quả tín dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên, những khoản này cũng có thể khó được
  • 19. xx hoàn trả nếu không có kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh hoặc phát triển sản xuất kinh doanh vượt quá quy mô cả về vốn cũng như khả năng quản lý của khách hàng cá nhân. Mặt khác, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, sản phẩm sản xuất ra vượt quá nhu cầu của nền kinh tế dẫn đến hàng tồn kho tăng lên. Các hộ kinh doanh sẽ giảm nhu cầu sử dụng vốn. Trong điều kiện nay, các ngân hàng sẽ nới lỏng các điều kiện cho vay cá nhân để thu hút khách hàng. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cá nhân - Môi trường xã hội Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữa hai bên. Vì vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào ba nhân tố: khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau. Tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, là tiền đề để tạo điều kiện không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng. Khách hàng với tư cách vừa là người cung vốn, vừa là người cầu về vốn. Khách hàng mong muốn ở ngân hàng một mức lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Ngân hàng vừa là người đại diện cho bên huy động vốn, vừa là người đại diện cho bên cung cấp tín dụng. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định đến quy mô và hoạt động của ngân hàng. Sự thành công hay thất bại của một ngân hàng phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội và ngược lại. Ngoài những nhân tố trên, còn có những nhân tố như đạo đức xã hội, trình độ dân trí có liên quan tới rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. - Môi trường pháp lý
  • 20. xxi Pháp luật là bộ phận không thể thiếu của kinh tế thị trường. Hành lang pháp lý không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó không thể tiến hành trôi chảy được. Một môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận tiện, hiệu quả và tạo ra cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp. Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp đầy đủ trong đó có các văn bản của Nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển thì hệ thống các văn bản này càng phải hoàn chỉnh để bắt kịp sự phát triển đó. Hệ thống các văn bản pháp luật của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có tác động hết sức mạnh mẽ tới việc bảo toàn vốn mà ngân hàng bỏ ra. Trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ đúng các văn bản pháp luật thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho các bên thamgia. - Môi trường chính trị Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra an toàn và đảm bảo. Môi trường chính trị lành mạnh và ổn định tạo niềm tin cho các khách hàng cá nhân yên tâm mở rộng đầu tư sản xuất, từ đó nguồn tín dụng ngân hàng mới là nguồn tài trợ có hiệu quả. Các ngân hàng cũng yên tâm giải vốn cho nền kinh tế, hạn chế các rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Nếu chính trị bất ổn, các chính sách của Nhà nước thiếu sự nhất quán và nhiều xung đột, hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ gặp bất lợi - Môi trường tự nhiên Đây là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng cũng như chất lượng của nền kinh tế. Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiều thiên tai hỏa hoạn, bệnh dịch…. Điều kiện khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến một số ngành, đặc biệt là những ngành có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, hàng hải… Vì thế, việc đầu tư vào những ngành tiềm ẩn
  • 21. xxii những rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngân hàng. - Môi trường quốc tế So với các NHTM Việt Nam thì các Ngân hàng nước ngoài thể hiện sự hơn hẳn về tiềm lực tài chính, trình độ quản lý và trình độ công nghệ. Muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy gay gắt thì các NHTM Việt Nam phải khẳng định vị thế của mình trên "sân nhà", trong đó việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tạo ra đội ngũ khách hàng đông đảo và trung thành chính là cách nhanh nhất 1.2.3.2 Nhân tố chủ quan - Từ phía ngân hàng + Định hướng phát triển của ngân hàng Khi lập một kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là kế hoạch phát triển một hoạt động cụ thể thì việc xác định định hướng chiến lược là khâu vô cùng quan trọng. Xây dựng chiến lược phát triển cho chất lượng tín dụng cá nhân trong ngân hàng cho phép ngân hàng phát triển hoạt động một cách bài bản, có trình tự và bền vững. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải xác định được lợi thế và tiềm lực của mình. Từ đó, ngân hàng sẽ lựa chọn chiến lược phù hợp như chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm. Với chiến lược thâm nhập, ngân hàng tiếp tục tăng trưởng bằng cách tung ra các sản phẩm truyền thống đang có thế mạnh về lãi suất, thủ tục đơn giản... để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, duy trì và thu hút thêm khách hàng mới. Với chiến lược phát triển sản phẩm, ngân hàng phải đi trước đón đầu các xu hướng của khách hang bằng cách xác định ngay nhóm khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng đến. + Năng lực tài chính và quản trị ngân hàng Năng lực tài chính của ngân hàng xác định qua một số chỉ số tài chính như quy mô vốn chủ sở hữu, ROA, ROE…Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có
  • 22. xxiii khả năng đầu tư phát triển vào danh mục sinh lời của mình nhiều hơn, đây chính là cơ hội cho hoạt động tín dụng cá nhân. Không có nguy cơ thiếu vốn, ngân hàng có thể phân tán rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng. Năng lực quản trị ngân hàng bao gồm quản trị rủi ro, quản trị hoạt động. Quản trị rủi ro thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Quản trị hoạt động thể hiện ở sự trôi chảy của bộ máy. Khi khả năng quản trị tốt, độ an toàn vốn cao, các bộ phận làm việc chặt chẽ, thống nhất, quy chuẩn sẽ tạo ra một hệ thống vận hành tốt, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng cá nhân nói riêng. + Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng thể hiện cương lĩnh tài trợ của ngân hàng đó. Các vấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng đều được đưa ra trong chính sách tín dụng bao gồm quy mô giới hạn tín dụng, lãi suất, thời hạn tín dụng, các khoản bảo đảm... Chính sách tín dụng đối với cá nhân trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ sẽ tạo sự thống nhất, chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Có thể nói hoạt động tín dụng cá nhân chịu sự chi phối của chính sách tín dụng cá nhân mà ngân hàng đưa ra ngay từ ban đầu. Ví dụ như một khách hàng có đủ tư cách, tài chính tốt có khả năng trả nợ, tuy nhiên khi tham chiếu đến chính sách tín dụng của ngân hàng, ngân hàng không triển khai hay phục vụ đối tượng đó... thì cũng không được cấp tín dụng. Chính vì thế, hoạt động tín dụng cá nhân chỉ có hiệu quả khi ngân hàng xây dựng được một chính sách tín dụng cá nhân phù hợp, đặc trưng cho mô hình của mình. Lúc đó, chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân sẽ phụ thuộc vào tính tuân thủ chính sách của cán bộ ngân hàng. + Quy trình tín dụng Đây là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm mục đích bảo toàn vốn.
  • 23. xxiv Quy trình tín dụng cho vay cá nhân được bắt đầu từ khi ngân hàng thẩm định cho vay đến khi giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ. Trong đó, thẩm định cho vay là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ lưỡng và phải tuân thủ chặt chẽ những quy định và đưa ra quyết định đúng đắn trong cho vay nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro, đảm bảo tính ổn định của khoản vay. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay thì ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra xem nguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích không, rà soát và kịp thời phát hiện những sai phạm, có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Thu nợ và khâu thanh lý nợ là kết quả cuối cùng của công tác cho vay, do đó cán bộ tín dụng phải tích cực trong công tác thu hồi vốn và lãi tiền vay, hạn chế nợ quá hạn. Việc ngân hàng làm tốt các bước của quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng bảo toàn vốn, nâng cao được chất lượng tín dụng. + Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là người trực tiếp triển khai hoạt động tín dụng cá nhân trong ngân hàng từ khâu giới thiệu tư vấn đến khâu cung ứng sản phẩm tín dụng. Cán bộ tín dụng phải là nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, nhân viên thẩm định nhạy bén, nhân viêc tác nghiệp nhanh chóng, chính xác. Với đội ngũ nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với công việc thì hoạt động tín dụng cá nhân sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Nếu nhân viên tín dụng không có trình độ sẽ không phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn để thẩm định tốt khoản tín dụng, thậm chí bỏ qua những khách hàng có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà ít rủi ro. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần có đạo đức nghề nghiệp, không được cấu kết với khách hàng nhằm chiếm dụng vốn ngân hàng. Mạng lưới và cách tổ chức, phân công công việc cho từng cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng: đánh giá cán bộ thông qua việc xem xét mức độ hoàn hành chỉ tiêu kế hoạch, mức độ hoàn thành định mức khách hàng
  • 24. xxv và công việc, không nên tạo ra quá nhiều áp lực về dư nợ và số lượng khách hàng khiến cán bộ chủ quan chạy theo thành tích, dễ mắc sai lầm, thiếu thận trọng trong thẩm định, quyết định tín dụng. + Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ giúp cho các lãnh đạo có được các thông tin về tình hình cho vay có phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách mà ngân hàng đưa ra hay không. Hoạt động này gồm những việc như: kiểm tra các thủ tục về thẩm quyền điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền vay, thủ tục, hồ sơ xin vay vốn... nhằm mục đích phát hiện ra các sai phạm trong quá trình cho vay, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định để hạn chế rủi ro tín dụng. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của mình. + Trình độ khoa học công nghệ Việc nâng cấp hệ thống, trình độ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho các sản phẩm tín dụng được triển khai sâu rộng hơn, được khách hàng yêu thích hơn. Các sản phẩm tín dụng hiện đại và các gói sản phẩm tích hợp nhiều chức năng sẽ được xây dựng trên nền tảng khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Với công nghệ hiện đại, ngân hàng tăng khả năng bán chéo sản phẩm, ví dụ như khách hàng cá nhân sử dụng thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử... có thể giới thiệu thêm sản phẩm thấu chi, thẻ tín dụng… Mặt khác, việc áp dụng công nghê tiên tiến giúp ngân hàng quản lý và phân loại khách hàng dễ dàng hơn, tạo điều kiện kiểm tra chất lượng tín dụng cá nhân - Từ phía khách hàng Bất kỳ một cá nhân nào muốn vay được vốn ngân hàng thì đều phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng mà ngân hàng cho vay đưa ra. Như vậy, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.
  • 25. xxvi Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra cho khách hàng gồm: + Tư cách của người đi vay như đạo đức, trình độ văn hóa, hiểu biết, nghề nghiệp, quan hệ xã hội, các cá nhân liên quan, uy tín của khách hàng... Nếu khách hàng có tư cách tốt thì họ có khả năng ý thức được trách nhiệm hoàn trả nợ của mình, tạo niềm tin với ngân hàng và hạn chế rủi ro + Tình hình tài chính của khách hàng như thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ cho thuê bất động sản…. Số tiền còn lại sau khi trừ đi số chi tiêu cho tiêu dùng thiết yếu và dự phòng chính là nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân. Khi số tiền nêu trên đủ để trả nợ một phần gốc và lãi thường được trả theo tháng hoặc quý thì đây chính là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hoàn trả để ngân hàng quyết định cấp tín dụng + Tài sản bảo đảm như bất động sản, động sản. Tài sản bảo đảm phải đủ lớn để ngân hàng làm căn cứ đảm bảo cho khoản tín dụng. Tùy theo sản phẩm tín dụng, tùy theo quy định của mỗi ngân hàng mà tỷ lệ này có thể lên đến 90% Như vậy, từ góc độ lý luận những nội dung đã trình bày nêu trên, một số vấn đề về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân đã được nêu ra và phân tích. Đây là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng cho việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức.
  • 26. xxvii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức NHNo&PTNT Việt Nam là một trong các ngân hàng thương mại có mạng lưới chi nhánh lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng với khoảng 2200 chi nhánh và trên 41000 cán bộ nhân viên. Ngày 30/01/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có Quyết định số 214/QĐ-NHNN chuyển đổi NHNo&PTNT Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Về hình thức pháp lý, NHNo&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam bao gồm Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát. NHNo&PTNT Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu và tài khoản riêng; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các TCTD, các quy định của pháp luật có liên quan, điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNN Việt Nam. Hoài Đức là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội có giao thông và thị trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Hoài Đức có nhiều làng nghề truyền thống về chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ và dệt may ( đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũ công nhận 12 làng nghề ). Trong những năm qua, các cấp, các ngành cùng cộng đồng dân cư tại địa phương đã và đang thực hiện
  • 27. xxviii chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Nhiều cụm công nghiệp được triển khai đi vào hoạt động theo đúng quy hoạch, các làng nghề truyền thống được củng cố và phát triển, nhiều ngành nghề mới được hình thành đang hoạt động hiệu quả như cơ khí, luyện thép, chế biến gỗ… Từ những đặc điểm và lợi thế như trên, có thể thấy Hoài Đức là địa phương có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và là thị trường đầy tiềm năng trong việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức được thành lập theo nghị định số 53 của Chính phủ năm 1988. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây cũ, có nhiệm vụ chính là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và dân cư. Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại thị trấn Trạm Trôi Huyện Hoài Đức Thành phố Hà Nội. Với mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động gồm chi nhánh chính đặt tại trung tâm huyện, ba phòng giao dịch đặt tại ba địa điểm cách trung tâm từ 10- 15km là phòng giao dịch Ngãi Cầu, phòng giao dịch Cát Quế, phòng giao dịch Sơn Đồng. Với phương châm hoạt động là “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hoài Đức không ngừng mở rộng mạng lưới đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm như cho vay phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cho vay đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài… 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức. NHNo& PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức có cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:
  • 28. xxix Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức - Ban giám đốc + Giám đốc là người điều hành chung và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh + Phó giám đốc: điều hành, tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh toàn bộ hoạt động bao gồm triển khai sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi, thực hiện và báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cho Giám đốc - Phòng Tín dụng Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc để xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng các kế hoạch vốn, tín dụng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất. Phối hợp với các phòng ban liên quan lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và mở rộng thị phần của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Hoài Đức. Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Tín Dụng Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch
  • 29. xxx Trực tiếp thẩm định đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: chấm điểm tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá các loại rủi ro trong giao dịch tín dụng, hồ sơ tín dụng, hiệu quả từng khoản cấp tín dụng, thẩm định dự án đánh giá TSBĐ, thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, đề xuất tín dụng cho từng nhóm khách hàng. - Phòng kế toán – Ngân quỹ Quản lý và giám sát toàn bộ tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng, tài khoản nội bộ chi nhánh. Thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng quy định, theo dõi việc sử dụng vốn của chi nhánh. Mở tài khoản, thu chi tiền mặt, phát hành kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ, đổi tiền. Chi trả kiều hối, trả lãi tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chuyển tiền trong nước, thanh toán thẻ cho khách vãng lai và cơ sở chấp nhận thẻ. Hạch toán các khoản chuyển tiền đến từ nước ngoài, nội bộ trong hệ thống, liên hàng thanh toán bù trừ. Kiểm soát tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay theo đúng quy trình. Tham gia vào quá trình hạch toán thu nợ, thu lãi. Bộ phận Hậu kiểm (Thuộc Phòng Kế toán Ngân quỹ): Kiểm tra, đối chiếu lại tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, tính chính xác của các bút toán hạch toán đã hoàn thành tại các phân hệ nghiệp vụ trên hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng nhằm kịp thời phát hiện các sai sót phát sinh, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng và NHNo&PTNT Việt Nam. - Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc trong
  • 30. xxxi công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ, bố trí công việc từng cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ. Phòng tổ chức hành chính thực hiện các công tác hành chính phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Phòng giao dịch Phòng giao dịch là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Phòng giao dịch quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức trong giai đoạn 2012-2014 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là vốn huy động tại chỗ. Bên cạnh đó, chi nhánh còn nhận vốn ủy thác của các tổ chức tài chính và vốn điều chuyển từ chi nhánh ngân hàng cấp trên. Vốn huy động bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ với các hình thức chủ yếu như nhận tiền gửi tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ của các tầng lớp dân cư, nhận tiền gửi thanh toán nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân…. Trong những năm gần đây, cạnh tranh trong công tác huy động vốn diễn ra quyết liệt hơn do sự xuất hiện của ngày càng nhiều các TCTD. Tuy nhiên, nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn định. Nguồn vốn huy động được thể hiện qua bảng số liệu sau:
  • 31. xxxii Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn 932,5 1245,246 1479,667 Tốc độ tăng trưởng -7,1% 33,5% 18,8% Theo loại tiền 932,5 1245,246 1479,667 Nội tệ 888,12 1209,034 1439,267 Ngoại tệ 44,38 36,212 40,4 Theo thành phần kinh tế 932,5 1245,246 1479,667 Tiền gửi dân cư 788,203 1046,152 1253,348 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 144,297 199,094 226,319 % đạt kế hoạch 93,6% 100,8% 103% Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết cuối năm của NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức từ năm 2012-2014. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động trung bình qua các năm không có sự biến động quá lớn. Năm 2012, do giá cả thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến động đặc biệt là giá vàng và ngoại tệ nên tổng nguồn vốn giảm 7,1%. Đến năm 2013 và 2014, tổng nguồn vốn tăng lên, nền kinh tế ổn định hơn Về tổng nguồn vốn huy động phân theo loại tiền: Do chính sách chống đô la hóa của NHNN, tốc độ tăng trưởng đồng nội tệ lớn hơn rất nhiều so với đồng ngoại tệ. Có thể thấy nguồn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động. Qua 3 năm từ 2012 đến 2014, trung bình nguồn huy động bằng đồng nội tệ chiếm 96,53% tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng này lần lượt qua các năm là
  • 32. xxxiii 95,2% ; 97,1%; 97,3%. Tỷ trọng này qua các năm khá ổn định và có chiều hướng tăng nhẹ không đáng kể. Về tổng nguồn vốn huy động phân theo theo thành phần kinh tế: nguồn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình huy động được từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế tương ứng là 21,9% và 16,1% tỷ lệ này tương đối xấp xỉ nhau. 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng Hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro như có thể thu hồi trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy, việc thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Bởi vì, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến công tác thu nợ để đồng vốn bỏ ra được quay vòng nhanh chóng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công của ngân hang. Nó cũng là một trong những yếu tố để kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Từ việc nâng cao doanh số cho vay, tích cực thu nợ theo đúng kế hoạch nên dư nợ cho vay các thành phần kinh tế qua các năm liên tục tăng trưởng, phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế địa phương và định hướng chung của ngành. Cơ cấu dư nợ: Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Hoài Đức luôn chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản và sự phát triển của nền kinh tế địa phương
  • 33. xxxiv Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo thời gian. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 981,21 1090,96 1207,23 1.Dư nợ ngắn hạn 837,66 943,57 1053,06 Tỷ trọng ( % ) 85,37% 86,49% 87,23% 2.Dư nợ trung-dài hạn 143,55 147,39 153,97 Tỷ trọng ( % ) 14,63% 13,51% 12,77% Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay thường niên NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức Qua số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ trung -dài hạn. Điều đáng chú ý trong năm 2013 và năm 2014, tốc độ tăng trưởng dư nợ trung-dài hạn đều giảm so với năm 2012, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng và tỷ trọng cho vay trung-dài hạn giảm. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng tại địa bàn diễn ra quyết liệt về lãi suất. Điều này làm thay đổi đến kết quả kinh doanh của ngân hàng 2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng: Nghiệp vụ thẻ ATM: Nắm bắt được xu thế chung của xã hội là dần chuyển thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt nên ngân hàng đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát hành thẻ ATM, tiến hành làm thẻ liên kết cho các trường đại học, phát triển các dịch vụ đi kèm như SMS banking, mobilebanking, Vntopup, nạp tiền cho ví điện tử… Kết quả thu được là số thẻ ATM ngày càng tăng lên qua các năm. Công tác quản lý các máy ATM tương đối tốt và an toàn, điều này đã nâng cao được uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Năm 2012, tổng số thẻ phát hành ra là 6.076 thẻ, trong đó có 5.930 thẻ ATM, 136 thẻ Visa và 10 thẻ tín dụng quốc tế. Năm 2013, số thẻ ATM phát
  • 34. xxxv hành ra là 8.000 thẻ. Đến năm 2014, số lượng thẻ tăng lên đến 12.000 thẻ, tăng 4.000 thẻ so với năm 2013, đạt 135% kế hoạch; số dư tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản thẻ đạt 32,2 tỷ đồng, tăng 4 tỷ so với năm 2013, đạt 93,7% kế hoạch đề ra; thu phí dịch thẻ ATM đạt 289 triệu đồng (chưa bao gồm phí giao dịch qua Banknet chưa phân bổ); khách hàng sử dụng mobile banking đạt 35%/tổng số khách hàng, tăng 10% so với năm 2013; cung cấp dịch vụ internet banking cho 58 khách hàng là tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại như chưa triển khai lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ,… Nghiệp vụ kế toán thanh toán: Áp dụng công nghệ hiện đại khiến chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, mạng lưới liên kết rộng khắp. Lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng đông đã góp phần tăng nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và tăng phí dịch vụ. Tính đến 31/12/2014, nghiệp vụ kế toán thanh toán đã đạt được một số kết quả sau: - Doanh số chuyển tiền đi đạt 21,622 tỷ đồng - Doanh số chuyển tiền đến đạt 12,659 tỷ đồng - Doanh số thu, chi nội ngoại tệ đạt 16,6 tỷ đồng - Thu phí dịch vụ đạt 2,458 tỷ đồng Có thể thấy, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế sau suy thoái. Nhà nước dùng nhiều chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, giảm đầu tư công, sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng quay trở lại và gia tăng, làm thiệt hại đối với những hộ kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, giá cả nông sản, thực phẩm giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh
  • 35. xxxvi huyện Hoài Đức nói riêng. Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo điều hành của ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến xã, cùng với sự đồng thuận của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức luôn bám sát mục tiêu, định hưởng của Ngân hàng cấp trên và của địa phương, linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế chính sách nhằm khắc phục khó khăn, tranh thủ các điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn. Vì thế kết quả là các mặt hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức vẫn duy trì ổn định và phát triển bền vững. 2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 2.2.1 Thực trạng cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Hoài Đức 2.2.1.1 Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân Về cơ sở lý luận, quy trình cấp tín dụng đối với KHCN tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Hoài Đức vẫn được xây dựng các bước cơ bản theo chuẩn mực của một quy trình tín dụng như phần lớn các NHTM khác hiện nay. Về mặt thực tiễn, quy trình cho vay KHCN được thể hiện như sau: - Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng: Nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn để tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng như: thân nhân khách hàng, mục đích vay vốn, nhu cầu cần tài trợ, tài sản bảo đảm tiền vay… và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn: + Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
  • 36. xxxvii + Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay). CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý. - Thẩm định + Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc các kênh thông tin khác cũng như mục đích vay vốn. + Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại gia đình hay nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về gia đình, mục đích vay vốn của khách hàng, những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng hoặc của những thành viên trong gia đình, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay… + Kiểm tra, xác minh thông tin thực hiện qua các nguồn sau: hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng, thông qua Trung tâm thông tin tín dụng, các bạn hàng/ đối tác làm ăn (nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ sản phẩm), các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hàng làm việc…) + Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: Bao gồm việc tìm hiểu và phân tích về tư cách khách hàng (năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động); phân tích đánh giá khả năng tài chính và tình hình quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi. + Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt: Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính). Cũng cần lưu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (chẳng hạn lợi nhuận khoản vay có thể không cao như mong muốn nhưng bù lại khách hàng duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao…)
  • 37. xxxviii + Các biện pháp bảo đảm tiền vay: kiểm tra tình trạng thực tế và phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay. + Lập báo cáo thẩm định cho vay: chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, tổng hợp nội dung của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất với khách hàng. + Tái thẩm định khoản vay: Cán bộ tái thẩm định tiến hành kiểm tra thực tế tại hộ sản xuất, đối chiếu với thông tin trong hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định của cán bộ kinh doanh. - Phê duyệt CBTD ghi ý kiến vào tờ trình cho vay kèm theo hồ sơ cho vay vốn mà CBTD lập và trình lên ban lãnh đạo chi nhánh phê duyệt. Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết, trình ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. - Thủ tục hồ sơ + CBTD soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng/số vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay để trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát. + Lãnh đạo ký duyệt + Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay + Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. + Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm + Lưu giữ hồ sơ tín dụng bao gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh thư/hộ chiếu; xác nhận của chính quyền địa phương về chữ ký và thường trú/tạm trú của khách hàng; giấy đề nghị vay vốn; tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay; hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Giải ngân CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân và hoàn chỉnh nội dung chứng từ: hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu KH chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay), bảng kí rút vốn vay, ủy nhiệm chi. Khi chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CBTD trình trưởng phòng tín dụng để ký
  • 38. xxxix trình lãnh đạo rồi nhận lại chứng từ đó đã được duyệt cho vay, nạp dữ liệu vào hệ thống máy tính của ngân hàng. Chứng từ gốc chuyển đến phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán và theo dõi nợ vay. - Quản lý tín dụng Kiểm tra, giám sát khoản vay: CBTD theo dõi khoản vay qua sổ sách và phần mềm điện toán, thường xuyên kiểm tra tài sản đảm bảo trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường hoặc kiểm tra, theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba nếu đảm bảo là bảo lãnh. - Thanh toán + Thu nợ lãi và gốc và xử lý phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo tiền vay + Thanh lý hợp đồng tín dụng + Giải tỏa tài sản bảo đảm: kiểm tra tình trạng, giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố; thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. 2.2.1.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN tại NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức hiện nay gồm có: - Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình với mức cho vay tối đa 80% chi phí trong tối đa 60 tháng. - Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng với mức cho vay tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà trong thời hạn cho vay không quá 15 năm. - Cho vay mua phương tiện đi lại: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua ô tô, xe máy hay các loại phương tiện đi lại khác với mức cho vay không quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
  • 39. xl - Cho vay hỗ trợ du học: Là sản phẩm dành cho thân nhân du học sinh để trang trải chi phí cho sinh hoạt và học phí tại nước ngoài với mức cho vay không quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài Là sản phẩm dành cho công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài theo quy định, áp dụng cho loại tiền vay VND, USD, EUR với mức cho vay tối đa 80% tổng chi phí hợp pháp trong hợp đồng trong thời gian cho vay tối đa không vượt thời hạn của hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài. - Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính) trong ngắn hạn với mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. - Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ. Mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng nhu cầu vốn dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. - Cho vay trả góp: Là sản phẩm dành cho tất cả các khách hàng có nhu cầu và có điều kiện trả nợ dần trong thời hạn vay. Điều kiện đối với khách hàng là có thu nhập thường xuyên và có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ theo phân kỳ trả nợ trong thời hạn vay. - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Là sản phẩm dành cho các khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố bao gồm sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do NHNo&PTNT Việt Nam phát hành, trái phiếu kho bạc Nhà nước… Mức vay được xác định dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế của tài sản cầm cố.
  • 40. xli - Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn với hạn mức khách hàng được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Loại hình này áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ trong thời gian cho vay tối đa 12 tháng, nợ gốc và lãi vốn vay thu tự động trên tài khoản tiền gửi. 2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ kinh doanh ngày càng tăng. Ngay từ năm 2008, thực hiện chương trình hành động của chính phủ, của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X và nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về chính sách kích cầu chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, NHNo&PTNT Việt Nam và từng Chi nhánh phải đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp nông thôn. Nằm trên địa bàn huyện nên việc cho vay của Chi nhánh chủ yếu ở một số thành phần kinh tế như cá nhân, hộ kinh doanh. Những thành phần khác chiếm tỷ trọng nhỏ như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2.2.2.1 Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân xét theo các chỉ tiêu định tính ………… 2.2.2.2 Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân xét theo các chỉ tiêu định lượng a. Tăng trưởng cho vay và cơ cấu dư nợ Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định và đây là cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về - Về dư nợ phân theo thành phần kinh tế Bảng 2.3 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng.
  • 41. xlii Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 981,21 1090,96 1207,23 1.Dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73 Tỷ trọng (%) 78,69% 77,38% 79,83% 2.Dư nợ KHDN 209,06 246,78 243,5 Tỷ trọng (%) 21,31% 22,62% 20,17% Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay phân theo khách hàng hàng năm của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hoài Đức. Bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm chủ yếu cho vay các hộ sản xuất và cá nhân, chiếm tỷ trọng trung bình năm là 78,63% tổng dư nợ. Đặc điểm nổi bật của các đối tượng đi vay loại hình khách hàng cá nhân ở huyện Hoài Đức là quy mô sản xuất cũng như chi tiêu sinh hoạt không lớn, trong đó các khách hàng cá nhân với hình thức đi vay tín chấp hoặc thế chấp với mục đích chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp một số ngành nghề thủ công truyền thống như mây tre đan, dệt len, nuôi thủy sản .. cùng một số nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, vay mua hay sữa chữa nhà, mua xe hay vay với hình thức thế chấp nhu cầu cần vốn lưu động trong kinh doanh hay trang trải các khoản chi phí trước mắt... và các khoản vay này được trả dần đều hàng tháng và bằng thu nhập hàng tháng của đối tượng đi vay. Giai đoạn 2012- 2013, do ảnh hưởng khủng hoảng và suy thoái dẫn đến nền kinh tế phát triển chậm, sức mua suy giảm, hàng tồn kho lớn, nhiều cá nhân phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, dư nợ cho vay cá nhân giảm rõ rệt. Bước sang năm 2014, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, các khách hàng cá nhân có nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh…. Điều này đã góp phần làm tăng dư nợ đối với KHCN - Về dư nợ phân theo ngành nghề Bảng 2.4: Dư nợ phân theo ngành nghề.
  • 42. xliii Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 981,21 1090,96 1207,23 1.Nông nghiệp 296,03 319,87 340,19 Tỷ trọng ( % ) 30,17% 29,32% 28,18% 2.Tiểu thủ công nghiệp 338,71 391,76 440,52 Tỷ trọng ( % ) 34,52% 35,91% 36,49% 3.Thương mại và dịch vụ. 323,5 366,01 411,9 Tỷ trọng ( % ) 32,97% 33,55% 34,12% 4.Ngành khác 22,97 13,32 14,62 Tỷ trọng ( % ) 2,34% 1,22% 1,21% Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay theo ngành kinh tế hàng năm của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức. Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong những năm qua, dư nợ cho vay của chi nhánh bao gồmcả cho vay nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, chi nhánh còn cho vay các đối tượng khác như vay tín chấp với mục đích tiêu dùng. Tỷ trọng cho vay nông nghiệp giảm xuống trong khi tỷ trọng cho vay tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng lên. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề như trên là phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, cụ thể là theo hướng giảm dần doanh thu ngành nông nghiệp, tăng dần doanh thu ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại. b. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu - Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất vì nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng.
  • 43. xliv Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng như việc xác định không phù hợp thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ.... Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng là Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ. Bảng 2.5: Diễn biến nợ quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ quá KHCN 114,58 101,72 92,04 Tổng dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 14,84 12,05 9,55 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 - 2014) Biểu đồ 2.1: So sánh nợ quá hạn và tổng dư nợ 0 200 400 600 800 1000 2012 2013 2014 Nợ quá hạn Tổng dư nợ Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014 Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.2, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân các năm 2012 đến 2014 ngày càng giảm cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh được nâng cao. Năm 2012, tỷ lệ này ở mức 14,84%, sang năm 2013 giảm xuống còn 12,05% và năm 2014 là 9,55%. Lý giải cho sự thay đổi trên là do tình hình
  • 44. xlv nền kinh tế qua các năm. Năm 2012, lạm phát kinh tế tăng cao cùng với sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp không ít khó khăn. Việc trả nợ của khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng. Đến năm 2013, tỷ lệ này giảm đi do chi nhánh đã có những biện pháp kịp thời trong vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Đến năm 2014, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, người vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì thế, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức đang chứa đựng những rủi ro từ hoạt động cho vay và đòi hỏi phải tính toán, định lượng trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. - Tỷ lệ nợ xấu Theo quyết định số 493/QĐ-NHNN thì nợ của ngân hàng được phân thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng vì nợ quá hạn chỉ phản ánh số tiền cho vay của ngân hàng không thu hồi được nợ đúng hạn. Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu KHCN 24,7 24,48 24,09 Tổng dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73 Nợ xấu / tổng dư nợ (%) 3,2 2,9 2,5 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014
  • 45. xlvi Biểu đồ 2.2: So sánh nợ xấu và tổng dư nợ 0 200 400 600 800 1000 2012 2013 2014 Nợ xấu KHCN Tổng dư nợ KHCN Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014 Từ năm 2012, tình hình nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo theo những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, ảnh hưởng này là rất lớn. NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM, dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động vốn, giành giật vốn giữa các NHTM và nâng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế đã khiến cho việc trả nợ của khách hàng giảm sút. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã làm cho các khoản vay của khách hàng cá nhân trở thành nợ xấu. Tuy nhiên, nhờ có hướng đi hợp lý, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở trong tầm kiểm soát. Cụ thể là: năm 2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,2%/tổng dư nợ và giảm đi còn 2,9% vào năm 2013 và 2,5% năm 2014. Đây là một biểu hiện tốt mà ngân hàng cần phát huy và phát huy tốt hơn nữa. c. Hiệu suất sử dụng vốn Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động đã có, việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn..
  • 46. xlvii Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn, ta có thể biết được tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng. Chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dư nợ TDCN 772,15 844,18 963,73 Tổng nguồn vốn huy động 1308,28 1398,66 1509,03 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 59 60 64 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012 - 2014 Qua bảng trên, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm từ 2012 đến 2014. Năm 2012 là 59%, năm 2013 tăng lên 60% và đến năm 2014 lên đến 64%. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn của NHNo&PTNT - chi nhánh huyện Hoài Đức ngày càng cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng nguồn vốn huy động tuy tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu chi nhánh đặt ra hàng năm. Vì vậy, chi nhánh cần tích cực hơn trong việc sử dụng các biện pháp để tăng dư nợ như công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá, đa dạng hoá các sản phẩm dư nợ nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng và chủ động trong kinh doanh. d. Vòng quay vốn tín dụng Về phía ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng thể hiện khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa ba lợi ích: nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Kỳ luân chuyển vốn tín dụng nhanh thể hiện chất lượng tín dụng tốt, tổng số dư nợ trong thời kỳ lớn. Ngược lại, kỳ luân chuyển vốn tín dụng chậm thể hiện chất lượng tín dụng không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng. Kỳ
  • 47. xlviii luân chuyển vốn tín dụng phụ thuộc vào hai chỉ tiêu: doanh số thu nợ trong kỳ và dư nợ cho vay bình quân. Doanh số thu nợ trong kỳ càng cao thì kỳ luân chuyển càng nhanh và ngược lại; dư nợ cho vay bình quân càng nhỏ thì kỳ luân chuyển vốn càng nhanh. Tình hình vòng quay vốn tín dụng của NHNo&PTNT - chi nhánh huyện Hoài Đức được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số thu nợ KHCN 2.719,24 3.305,41 2.824,69 Dư nợ bình quân KHCN 1.749 2.673 3.784 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,55 1,32 0,74 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012- 2014 Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 1,55 vòng/năm, năm 2009 giảm 1,23 vòng/năm và đến 2014 chỉ còn 0,74 vòng/năm. Như vậy, vòng luân chuyển vốn tín dụng giảm dần là do Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác quản lý và thu nợ của những khoản vay trong năm e. Thu nhập từ hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cho vay, một khoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn sẽ không thể coi là có chất lượng cao nếu nó không mang lai lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời, chất lượng cho vay tốt, ngược lại chỉ tiêu này thấp thì có nghĩa là hoạt động cho vay có hiệu quả không cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ có tính tương đối trong đánh giá chất lượng cho vay vì nó còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như lãi suất, chính sách khách hàng, … Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Đơn vị: tỷ đồng
  • 48. xlix Chỉ tiêu năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu nhập 592 529 517 Thu từ hoạt động tín dụng 541 475 425 Thu từ hoạt động tín dụng/tổng thu nhập 91.4% 89.8% 82.2% Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012 - 2014 Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Hoạt động đầu tư, kinh doanh khác chiếm phần rất nhỏ. Trong năm 2012, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến hơn 90% tổng thu nhập. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh rất tốt. Tuy nhiên sang đến năm 2010, việc nới lỏng trong cho vay đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi mở rộng quy mô tín dụng để có tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. f. Tài sản đảm bảo nợ g. Tốc độ thu hồi nợ xấu 2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC Đánh giá chất lượng tín dụng có vai trò quan trọng giúp ngân hàng nhận thức rõ những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, thấy được nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, chi nhánh đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo 2.3.1 Kết quả đạt được Nhìn chung, trong ba năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức đã thực hiện theo định hướng chỉ đạo của cấp trên về mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng tăng trưởng nguồn vốn. Hoạt động tín dụng