SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG
BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
NGUYỄN KIM PHƯỢNG
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG
BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên học viên:
NGUYỄN KIM PHƯỢNG
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN QUANG MINH
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội – 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Phượng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế với đề tài “Cơ hội và thách
thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực
thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu” là kết quả của
quá trình cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của
các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời
cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa
học vừa qua.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS
Nguyễn Quang Minh người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ tôi
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn cùng tập thể các thầy cô giáo
Khoa sau đại học Trường đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG.................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG
THỦY SẢN ................................................................................................................5
1.1. Giới thiệu về mặt hàng thủy sản....................................................................5
1.1.1. Khái niệm và phân loại mặt hàng thủy sản ................................................5
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản ......................6
1.2. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế
Á Âu. .......................................................................................................................8
1.2.1. Bối cảnh và diễn biến đàm phán ................................................................8
1.2.2. Mục tiêu của Hiệp định ............................................................................10
1.2.3. Nội dung chính của hiệp định ..................................................................11
1.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản trong FTA Việt Nam – EAEU......16
1.3.1. Các quy định về cắt giảm thuế quan với mặt hàng thủy sản được quy định
như sau: ..............................................................................................................16
1.3.2. Điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan.........................................19
1.4. Khái quát về thị trường thủy sản Liên bang Nga......................................20
1.4.1. Quy mô và đặc điểm thị trường................................................................20
1.4.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thủy sản của Nga.................................23
1.4.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản của Nga..........................................28
1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang Nga................................................................................................................29
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1.5.1. Thuận lợi...................................................................................................29
1.5.2. Khó khăn ..................................................................................................33
CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY
SẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU.....................................................36
2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga..........36
2.1.1. Khái quát chung tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam..................36
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga.........40
2.1.3. Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga.................43
2.1.4. Đánh giá chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Liên bang Nga...52
2.2. Cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga.......................55
2.2.1. Mở rộng thị trường...................................................................................55
2.2.2. Nâng cao chất lượng hàng thủy sản Việt Nam.........................................57
2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. ...........................58
2.3. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga ....................60
2.3.1. Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại của Nga.....................................61
2.3.2. Sự cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Nga ..............................................65
2.3.3. Những yếu kém của ngành thủy sản Việt Nam........................................67
2.3.4. Tính không ổn định của thị trường thủy sản Nga.....................................68
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT
QUA THÁCH THỨC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG
LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU. ............................70
3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga. .......70
3.1.1. Định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030............................................................................................................70
3.1.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga................................73
3.2. Các giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Liên bang Nga. .........................................74
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô nhằm tận dụng cơ hội..............................................74
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
3.2.2. Các giải pháp vĩ mô nhằm vượt qua thách thức.......................................77
3.2.3. Giải pháp vi mô nhằm tận dụng cơ hội ....................................................81
3.2.4. Giải pháp vi mô nhằm tận dụng cơ hội ....................................................84
KẾT LUẬN..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC.................................................................................................................98
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EAEU Liên minh kinh tế Á - Âu
EU Liên minh châu Âu
DN Doanh nghiệp
FTA Hiệp định thương mại tự do
NAFIQAVED Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh an thủy
sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NK Nhập khẩu
USDA Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
VPSS Cục kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG
Bảng:
Bảng 1.1: Các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Nga năm 2016...............................27
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn.................36
2001 - 2015 ...............................................................................................................36
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản của Việt Nam sang Nga 2007 -
2016...........................................................................................................................43
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang Nga của Việt Nam ......49
Bảng 2.4: Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nga 2007 - 2016
(USD) ........................................................................................................................52
Bảng 2.5: Top 20 thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam năm 2016. .............53
Bảng 2.6: Thuế suất một số mặt hàng XK vào Nga năm 2016.................................58
Bảng 2.7: Các doanh nghiệp chế biến, XK cá tra vào thị trường EAEU..................65
Bảng 3.1: Dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam đến năm 2020...........73
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Thị phần thị trường thực phẩm bán lẻ tại Nga (2016)..........................20
Biểu đồ 1.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga 2010 – 2016 ..........................24
Biểu đồ 1.3: Sản lượng khai thác thủy sản của Nga qua các năm ............................25
Biểu đồ 1.4: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 – 2016.........................26
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nga năm 2015............................28
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015............38
Biểu đồ 2.2: Top 10 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Nga trong năm 2016.........40
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch và tăng trưởng của thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga ......41
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch và cơ cấu tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nga ...................44
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ miền tỷ trọng cá tra trong kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang
Nga của Việt Nam.....................................................................................................45
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch và tăng trưởng của mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Nga của
Việt Nam ...................................................................................................................46
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mặt hàng cá tra XK sang Nga của Việt Nam...........................47
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng cá ngừ trong kim ngạch XK thủy sản sang Nga của Việt Nam......47
Biểu đồ 2.9 Kim ngạch và tăng trưởng của cá ngừ xuất khẩu sang Nga của Việt
Nam...........................................................................................................................48
Biểu đồ 2.10: Kim ngạch và tăng trưởng của thăn/phi lê cá ngừ đông lạnh XK sang
Nga của Việt Nam.....................................................................................................49
Biểu đồ 2.11: Kim ngạch xuất khẩu và giá trung bình của mực và bạch tuộc XK
sang Nga của Việt Nam.............................................................................................50
Biểu đồ 2.12: Thị phần các quốc gia tại thị trường thủy sản NK Nga năm 2016.....54
Biểu đồ 2.13: Kim ngạch nhập khẩu cá tra của Nga từ thế giới và Việt Nam 2012 -
2016...........................................................................................................................55
Biểu đồ 2.14 : Giá Nk trung bình cá thịt trắng của Nga năm 2014 - 2015...............60
Biểu đồ 2.15: Giá nhập khẩu trung bình của sản phẩm tôm vào Nga giai đoạn 2008 -
2016...........................................................................................................................66
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang
Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Liên minh kinh tế Á - Âu”
Tác giả: Nguyễn Kim Phượng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh
1. Lý do chọn đề tài: Thủy sản có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu
của Việt Nam sang Liên bang Nga. Trong bối cảnh hiện nay, khi FTA Việt Nam –
Liên minh kinh tế Á Âu được ký kết và có hiệu lực, Việt Nam cần nhận biết được
các cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại, để từ đó tận dụng được các cơ hội
và có phương án vượt qua các thách thức đó.
2. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên các cam kết của Hiệp định, đánh giá cơ
hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Liên bang
Nga, từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp.
3. Nội dung chính
Kết cấu luận văn gồm 3 chương.
Chương 1 là cơ sở lý luận cho chương 2 và 3 của bài. Thứ nhất, những nội
dung khái quát chung về mặt hàng thủy sản và cái nhìn tổng quan về FTA giữa Việt
Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu được đưa ra, về bối cảnh và diễn biến đàm phán,
mục tiêu và những nội dung chính của hiệp định. Thứ hai, các nội dung của Hiệp
định có liên quan hoặc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được
nêu lên để tạo tiền đề để phân tích trong chương 2. Thứ ba, tác giả nghiên cứu thị
trường Nga dựa trên các yếu tố như quy mô, đặc điểm thị trường, tình hình sản xuất
và nhập khẩu thủy sản của Nga cũng như chính sách, các quy định của nước này về
vấn đề nhập khẩu thủy sản. Thứ tư, tác giả cũng khái quát tiềm năng và tình hình
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Với cơ sở ở chương 1, tác giả tập trung đi sâu phân tích nội dung chính của luận
văn tại chương 2, bao gồm: Thứ nhất, nêu lên tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang Nga trong giai đoạn 10 năm 2007 – 2016, tập trung vào kim ngạch xuất
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ đó có những đánh giá chung về xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang Nga. Thứ hai, từ những phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản giai đoạn
vừa qua, cũng như cơ sở lý luận về ngành và các cam kết của Hiệp định, tác giả đã
chỉ rõ những cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là mở rộng thị trường,
nâng cao chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam.
Thứ ba, sau cơ hội là thách thức từ các quy định của Hiệp định, tác giả đã chỉ ra
những thách thức hiện hữu là thách thức từ rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại,
thách thức từ cạnh tranh mạnh mẽ. Các thách thức khác còn đến từ những yếu kém
của ngành thủy sản Việt Nam và sự bất ổn của thị trường thủy sản Nga.
Chương 3 là chương đưa ra các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt
Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định. Thứ nhất, tác giả đưa ra định hướng và mục
tiêu xuất khẩu toàn ngành thủy sản và của xuất khẩu thủy sản sang Nga được nêu ra,
cùng với dự báo tình hình thủy sản xuất khẩu sang Nga năm 2020. Thứ hai, những
thuận lợi và khó khăn góp phần ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản trong
bối cảnh thực thi Hiệp định được nêu ra. Cuối cùng, những giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu được đưa ra, bao gồm giải pháp vĩ mô của Nhà nước và các Bộ, ban ngành
cũng như các giải pháp vi mô ở tầm doanh nghiệp.
4. Kết quả đạt được
Thông qua thực hiện đề tài, luận văn đã có những đóng góp cụ thể như: Luận
vă đã phân tích các quy định của Hiệp định có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
thủy sản, từ đó mà chỉ ra được các cơ hội và thách thức đối với hàng thủy sản Việt
Nam xuất khẩu sang Nga. Đặc biệt với một số mặt hàng, tác giả đã phân tích chi tiết
cơ hội và thách thức cho từng mặt hàng với những dẫn chứng, trích nguồn và số liệu
cụ thể.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu luận văn ngắn và kiến thức còn nhiều hạn
chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
được nhận xét, góp ý từ Hội đồng Khoa học để luận văn có thể được hoàn thiện tốt
hơn nữa. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, hoạt động
xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng và lạm phát
trong nước cao, xuất khẩu được coi là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế.
Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay, thủy sản là mặt hàng rất quan
trọng trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với vị trí thứ 4 trong nhóm 10
mặt hàng xuất khẩu chính sau dầu thô, dệt may và giày dép. Với bờ biển dài từ
Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có
trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung
chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền
trong những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có nhiều vịnh, đầm phà, cửa sông. Đó
là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới, nguồn
nhân lực dồi dào, và trình độ dân trí khá, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế
để phát triển thủy sản một cách thuận lợi. Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và
đa dạng hóa sản phẩm, hàng thủy sản sản Việt Nam, hàng thủy sản Việt Nam đã có
mặt trên rất nhiều nước và vùng lãnh thổ. Trong các thị trường trọng điểm của thủy
sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản,… Nga là thị trường lớn,
có tiềm năng đối với nhóm hàng nông sản và thủy sản. Thời gian qua, xuất khẩu của
Việt Nam và thị trường Nga đã từng bước tăng trưởng nhưng kim ngạch xuất khẩu
vẫn còn thấp.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với liên minh Hải quan Nga,
Belarus và Kazakhstan đã được ký kết thời việc Nga đang có động thái hạn chế
thương mại đối với việc NK các mặt hàng nông sản, thủy sản từ một số nước khác
đã tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vào thị
trường Nga.
Thực tiễn xuất hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian
gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản của nước ta, đang
đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những chương trình, đề ra những
2
chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu sâu để
đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nga trong những năm tới. Đề tài “ nhằm góp
phần nghiên cứu và xác định những căn cứ quan trọng về xuất khẩu hàng thủy sản
Việt Nam sang thị trường này, trên cơ sở đó, đề tài góp phần đề xuất Cơ hội và thách
thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi
hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu”những giải pháp
chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên
bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu” được
chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nga đầy tiềm năng của Việt nam trong
thời gian tới, tìm hiểu thực trạng, cũng như những cơ hội và thách thức cho ngành
sản xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc
đẩy sản xuất xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nga.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn 2010 đến nay,
những cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại, từ đó đề xuất các chính sách và
giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đặt ra, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ, bao gồm:
- Đưa ra cơ sở lý luận bao gồm khái quát về thủy sản, Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu, các nội dung quy định về xuất khẩu thủy
sản trong Hiệp định. Ngoài ra, cần có cái nhìn tổng quan về thị trường thủy sản Nga
cũng như tiềm năng và tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản của nước ta.
- Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga.
Kết hợp với cơ sở lý luận để đưa ra nhận định về những cơ hội và thách thức mà
Hiệp định mang lại đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
3
- Từ những căn cứ trên, về các cơ hội và thách thức mà thủy sản Việt Nam gặp
phải khi gia nhập vào thị trường Nga, luận văn cần đưa ra các giải pháp nhằm thúc
đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nga.
5. Tình hình nghiên cứu
Một số một số công trình, đề tài có liên quan đã được nghiên cứu và công bố
có thể kể đến như sau:
“Báo cáo thị trường thủy sản Nga” của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy
sản VASEP phát hành vào tháng 4/2017. Báo cáo đã cung cấp rất nhiều thông tin về
tình hình thị trường thủy sản Nga cũng như số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu
thủy sản Việt Nam sang Nga nhưng mới chỉ đơn thuần đưa ra số liệu, chưa có
những phân tích, tổng hợp về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các cơ
hội và thách thức mà Hiệp định mang lại cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
“Giải pháp xúc tiến thương mại sản phẩm thủy sản Việt Nam vào thị trường
Nga” - công trình của Nguyễn Văn Ngọc và Phạm Hồng Mạnh, đăng trên tạp chí
Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Bài viết đã đưa ra thực trạng xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang Nga và nêu lên những giải pháp cần thiết, tuy nhiên lại chưa
phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Hiệp định đã có hiệu lực và
những tác động mà Hiệp định đem tới.
“Phát triển thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu trong bối cảnh
thực hiện các cam kết trong FTA Việt Nam – EAEU” – nghiên cứu của Phạm
Nguyên Minh đăng tải trên Tạp chí khoa học thương mại, năm 2015. Nghiên cứu đã
chỉ ra những cơ hội và thách thức, cũng như cách thức để phát triển hoạt động
thương mại giữa hai nước, nhưng lại quá rộng và chưa sát tới đối tượng xuất khẩu
thủy sản.
Luận văn “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang
Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu”
ngoài việc cung cấp thông tin tổng quan về Hiệp định và thị trường thủy sản Nga,
luận văn sẽ đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
Nga. Đặc biệt, điểm quan trọng của luận văn là phân tích các cơ hội và thách thức
mà Hiệp định mang lại, đây là điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trước. Từ
4
đó, luận văn có đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải quyết vấn
đề đặt ra.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục kèm theo, nôi dung nghiên cứu kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về mặt hàng thủy sản và Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu
Chương 2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh
thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu
Chương 3. Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ GIỚI THIỆU
VỀ MẶT HÀNG THỦY SẢN
1.1. Giới thiệu về mặt hàng thủy sản
1.1.1. Khái niệm và phân loại mặt hàng thủy sản
1.1.1.1. Định nghĩa:
Có nhiều định nghĩa được đưa ra về mặt hàng thủy sản, nhưng tổng quát, thủy
sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người
từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm
thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông
dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài là
cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có
năng suất khai thác cao.
1.1.1.2. Phân loại
– Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể
là cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình…
– Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân,
trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm
sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển.
– Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là
nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,….) và
một số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc).
– Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có
loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella,
Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria…
– Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát là các động vật
bốn chân có màng ối(ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn
lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn…) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm
hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da).
6
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản
1.1.2.1. Yếu tố chủ quan
 Nguồn lực thủy sản trong nước
Nguồn lực thủy sản trong nước là yếu tố quyết định chủ yếu, ảnh hưởng nhiều
nhất tới hoạt động XK của một quốc gia. Nguồn cung thủy sản dồi dào thì mới có
thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến hành XK. Nguồn lực thủy sản
trong nước bao gồm thủy sản khai thác, đánh bắt và thủy sản nuôi trồng.
Các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản phụ thuộc khá nhiều vào điều
kiện tự nhiên, khí hậu của một quốc gia. Do chịu ảnh hưởng điều kiện về khí hậu
như: gió, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn tác động đến
sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kéo theo sản lượng đánh bắt và nuôi trồng
sẽ bị thay đổi. Ngoài ra, các trận lũ lụt, bão cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ thống
nuôi trồng thủy sản tạo bất lợi cho việc nuôi trồng tôm cua cá nước lợ do bờ đê đập
bị phá vỡ, ảnh hưởng đến hoạt động XK.
 Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước
Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động XK thủy sản thông qua các quy định về nuôi trồng và đánh bắt và
chế biến thủy sản như các quy định về vệ sinh an toàn vệ sinh. Ngoài ra những ưu
đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệ; chính sách hỗ trợ, viện trợ từ
nước ngoài: các chương trình hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc
gia, tổ chức khác trên thế giới,… cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động XK
thủy sản của một quốc gia.
Ngoài ra hệ thống luật pháp minh bạch thông thoáng cũng như các chính sách
điều phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết
định tới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm XK.
 Hệ thống cơ sở, vật chất kỹ thuật
Khoa học công nghệ kỹ thuật được đưa vào hoạt động, ứng dụng đem lại hiệu
quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản từ đó giúp cho chất lượng và
số lượng thủy sản tăng, giúp cho XK hàng thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.
7
Việc hình thành và xây dựng cơ sở dịch vụ cho việc khai thác thủy sản diễn
biến trên 3 lĩnh vực đó gồm cơ khí đóng sửa thuyền, bến cảng và dịch vụ cung cấp
nguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần tăng khả năng
phát triển thủy sản, thúc đẩy XK thủy sản.
Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điều kiện hạ tầng giao thông vận tải cũng
có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản. Giao thông thuận tiện sẽ giúp cho
thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp
bảo quản thủy sản tốt hơn, nâng cao chất lượng và nắm bắt được nhiều thời cơ hơn.
1.1.2.2. Yếu tố khách quan
 Yếu tố kinh tế nước nhập khẩu
Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc XNK hàng hoá
của mỗi quốc gia, trong đó có thuỷ sản. Kinh tế của đất nước ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân, khi thu nhập người dân giảm xuống thì nhu cầu của người dân
về các sản phẩn thuỷ sản NK cũng sẽ giảm xuống, do đó việc XK sang các thị
trường đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có khi là không XK được. Vì khi đó người dân
sẽ không muốn tiêu thụ những hàng hoá có giá trị cao, thậm chí là trung bình, do đó
giá trị XK thu về sẽ không được cao, thậm chí có khi bị lỗ.
 Yếu tố địa lý, khí hậu nước nhập khẩu
Thị trường cũng chịu tác động của yếu tố địa lý và khí hậu tự nhiên. Chính yếu
tố này mà thị trường của một quốc gia, khu vực khác nhau có những yêu cầu khác
nhau, đòi hỏi sản phẩm đưa vào phải thích hợp. Chẳng hạn như sản phẩm nào đó sử
dụng tốt ở các nước có khí hậu ôn đới thì ở khí hậu nhiệt đới lại bị hỏng, hoặc đòi
hỏi phải để ở nhiệt độ lạnh hoặc bôi dầu mỡ bảo quản. Những sản phẩm dễ hỏng do
sự tác động của khí hậu nóng ẩm thì lại yêu cầu bảo quản cao hơn khi xâm nhập vào
thị trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
 Yếu tố chính trị – pháp luật nước nhập khẩu
Ngoài các yếu tố đã nêu trên, thị trường hàng hóa còn chịu sự tác động bởi
chính trị và pháp luật. Thể hiện ở những ưu đãi và cản trở của Chính phủ đối với các
nhà cung ứng khi xâm nhập vào thị trường quốc gia này. Điều này sẽ giúp cho các
8
doanh nghiệp có điều kiện dễ xâm nhập vào thị trường hơn, đồng thời có điều kiện
mở rộng thị trường của mình. Nhưng cũng có thể đó là những rào cản như quy chế
hàng rào thuế quan, về bảo hộ, hạn ngạch…. Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước
NK và XK là bất ổn thì sẽ rất khó khăn cho nhà NK khi muốn thâm nhập thị trường.
 Về thị hiếu tập quán của người tiêu dùng nước nhập khẩu
Nếu các sản phẩm XK sang thị trường phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị
trường đó thì việc tiêu thụ sản phẩm không gặp khó khăn tuy nhiên nếu các sản
phẩm XK không phù hợp với thị hiếu, tập quán của họ thì hàng không thể bán.
Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, bị thất thu, thua lỗ… Như với thị trường EU,
họ tẩy chay các loại thủy sản có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm
V.Cholarae nếu các doanh nghiệp cứ XK các loại thủy sản này thì sản phẩm không
thể tiêu thụ được. Bởi vậy, khi XK hàng sang thị trường nào cần nghiên cứu kỹ các
đặc điểm tập quán, thị hiếu, chính sách để từ đó có các đường lối chính xác.
1.2. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á
Âu.
1.2.1. Bối cảnh và diễn biến đàm phán
1.2.1.1. Bối cảnh đàm phán
Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) bao gồm 5 nước thành viên (Liên bang
Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan và Armenia) được xây dựng trên cơ sở hợp
tác của Liên minh Thuế quan giữa ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan. Việc thành
lập Liên minh kinh tế được ký kết vào tháng 5 năm 2014 và chính thức có hiệu lực
từ ngày 01/01/2015.
Đây là khu vực có quan hệ chính trị - kinh tế truyền thống đối với Việt Nam và là
một thị trường rộng lớn có diện tích tự nhiên 20 triệu km2, với dân số tính đến
1/1/2015 là khoảng 182 triệu người. Tổng GDP của khối hiện nay đạt trên 2.500 tỷ đô
la Mỹ. Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có mức tăng trưởng GDP khá và tương
đối ổn định, có cơ cấu danh mục hàng hóa XNK không mang tính cạnh tranh mà chủ
yếu mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam (Ban Quan hệ
quốc tế-VCCI, 2015).
9
Với kỳ vọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và EAEU,
từ tháng 3 năm 2013, các bên đã khởi động và tiến hành đàm phán FTA. Sau hơn
hai năm đàm phán, FTA Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu đã chính thức được
ký kết vào ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Đây là Hiệp định có ý
nghĩa chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EAEU
nói chung và với từng nước thành viên nói riêng, là khuôn khổ pháp lý để các doanh
nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc EAEU tăng cường hợp tác, thúc đẩy
tăng trưởng thương mại song phương, góp phần tạo thêm động lực để tăng kim
ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu.
Đây cũng là Hiệp định đầu tiên được kí kết giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và
một quốc gia nước ngoài, cam kết hợp tác trên phạm vi toàn diện, mức độ cam kết
cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.
1.2.1.2. Diễn biến đàm phán
- 28/3/2013: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh thuế
quan Nga – Belarus - Kazakhstan chính thức được khởi động đàm phán.
- Từ ngày 20 - 25/6/2013: Phiên đàm phán thứ hai Hiệp định Thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh Hải Quan Belarus, Kazakhstan và Nga đã được
diễn ra tại Matxcova, Liên bang Nga.
- Từ ngày 8 - 13/9/2014: Phiên đàm phán thứ ba Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam-Liên minh Hải quan đã được diễn ra tại thủ đô Minsk của Belarus.
- Từ ngày 9 - 14/2/2014: Phiên đàm phán thứ tư cấp Bộ trưởng Hiệp định
Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Belarus,
Kazakhstan và Nga đã được diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
- Từ ngày 31/3 - 4/4/2014: Phiên đàm phán thứ năm Hiệp định Thương mại tự
do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan đã diễn ra tại thành phố Almaty
của Kazakhstan.
- Từ ngày 16 - 20/06/2014: Phiên đàm phán thứ 6, Hiệp định thương mại tự do
(FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan đã diễn ra tại Sochi, Nga với 8 Nhóm
đàm phán.
10
- Từ ngày 15 - 19/9/2014: Phiên đàm phán thứ 7 được tổ chức tới tại Liên
Bang Nga.
- Từ ngày 8 - 14/12/2014: Phiên đàm phán thứ 8 được diễn ra tại Việt Nam.
- Ngày 15/12/2014: Hai Bên đã ký Tuyên bố chung cơ bản kết thúc đàm phán
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.
- Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.
1.2.2. Mục tiêu của Hiệp định
Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và đa dạng hóa
thương mại giữa hai bên, đồng thời thúc đẩy “ Sự hợp tác về kinh tế và thương mại
trong các lĩnh vực đem lại lợi ích chung trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, không
phân biệt đối xử và phù hợp với luật pháp quốc tế”, các bên đã đề ra các mục tiêu cụ
thể trong điều 1.3 chương 1 “Các điều khoản chung” của FTA Việt Nam và EAEU,
cụ thể là:
- Nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các
bên thông qua, nhưng không hạn chế ở việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi
thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan;
- Nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại dịch vụ giữa các bên;
- Tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các bên thông qua
việc phát triển hơn nữa môi trường đầu tư thuận lợi;
- Hỗ trợ hợp tác thương mại và kinh tế giữa các bên;
- Bảo hộ đầy đủ và hiệu quả sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này;
- Thiết lập một khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh
vực đã được thỏa thuận trong lĩnh vực này và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông
tin giữa các bên.
Dựa trên các mục tiêu chính của Hiệp định mà các bên đề ra, Việt Nam cũng
đặt ra những mục tiêu cụ thể khi tham gia vào Hiệp định này, bao gồm:
- Mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt Nam XK sang các nước thành viên
Liên minh, từ đó có thể thâm nhập sang các nước thuộc Liên Xô cũ.
11
- Thu hút đầu tư trong những lĩnh vực phía Liên minh có thế mạnh như khai
thác và chế biến khoáng sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất.... Đồng
thời, thông qua Hiệp định, Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng đầu tư
sang các nước Liên minh trong công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, khai thác
dầu khí.
- Mở rộng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Các nước thành viên Liên minh, nhất là Liên bang Nga, nhìn
chung là những nước đã có nền công nghiệp phát triển tương đối cao trong các lĩnh
vực khoa học - kỹ thuật và công nghiệp như năng lượng, dầu khí, công nghệ chế tạo
máy... Qua hợp tác, sẽ giúp cho doanh nghiệp trong nước phát triển, nâng cao khả
năng cạnh tranh, học hỏi và trao đổi kiến thức quản lý tiên tiến.
- Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư minh bạch, thông thoáng, thuận
lợi từ các cam kết về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong FTA.
- Tăng cường các quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước
thành viên Liên minh, đặc biệt là củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa
Việt Nam và Liên bang Nga.
1.2.3. Nội dung chính của hiệp định
1.2.3.1. Cấu trúc của Hiệp định
FTA Việt Nam-EAEU bao gồm 15 Chương
- Chương 1 - Các Điều khoản chung
- Chương 2 - Thương mại hàng hóa
- Chương 3 - Phòng vệ thương mại
- Chương 4 - Quy tắc xuất xứ
- Chương 5 - Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi thương mại
- Chương 6 - Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
- Chương 7 - Các biện pháp an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật
- Chương 8 - Thương mại dịch vụ, Đầu tư và Di chuyển thể nhân
- Chương 8 bis - Doanh nghiệp sở hữu nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước
nắm quyền chi phối và Doanh nghiệp có đặc quyền
- Chương 9 - Sở hữu trí tuệ
12
- Chương 10 - Mua sắm Chính phủ
- Chương 11 - Cạnh tranh
- Chương 12 - Phát triển bền vững
- Chương 13 - Công nghệ điện tử trong thương mại
- Chương 14 - Giải quyết tranh chấp
- Chương 15 - Các điều khoản cuối cùng
Hiệp định còn có 5 phụ lục về các biểu cam kết:
- Phụ lục 1a - Biểu cam kết thuế quan - Chú giải chung
- Phụ lục 1b - Biểu cam kết của Liên minh Kinh tế Á-Âu
- Phụ lục 1c - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo NK vào
EAEU.
- Phụ lục 1d - Biểu cam kết của Việt Nam
- Phụ lục 1e - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng trứng gia cầm
vào Việt Nam
- Phụ lục 1f - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lá thuốc lá
chưa chế biến và phế liệu thuốc lá vào Việt Nam
- Phụ lục 2a - Ngưỡng áp dụng của Biện pháp phòng vệ theo ngưỡng - Chú
giải chung
- Phụ lục 2b - Ngưỡng áp dụng của biện pháp phòng vệ theo ngưỡng - Cam
kết cụ thể
- Phụ lục 3a - Quy tắc cụ thể mặt hàng - Chú giải chung
- Phụ lục 3b - Quy tắc cụ thể mặt hàng - Cam kết cụ thể
- Phụ lục 4 - Danh sách các quốc đảo
- Phụ lục 5 - Mẫu C/O và Hướng dẫn
1.2.3.2. Nội dung chính về thương mại hàng hóa
 Các cam kết về thuế quan: Biểu thuế được đàm phán bao gồm 11.360
dòng thuế
13
 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EAEU cho Việt Nam
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của EAEU cho
Việt Nam có thể chia thành sáu nhóm sau:
 Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (EIF): gồm
6.718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế
 Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế
quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025): gồm 2.876 dòng thuế, chiếm
khoảng 25% biểu thuế
 Nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và
sau đó giữ nguyên: bao gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế
 Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu
thuế (nhóm này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế
quan, nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn)
 Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế,
chiếm khoảng 1,58% biểu thuế:
Đây là biện pháp nửa giống Hạn ngạch thuế quan (có ngưỡng giới hạn về số
lượng), nửa giống Phòng vệ (có thủ tục tham vấn đánh giá về khả năng gây thiệt
hại cho ngành sản xuất nội địa nơi NK) áp dụng với sản phẩm trong nhóm Dệt
may, Da giầy và Đồ gỗ được quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng Biện
pháp phòng vệ ngưỡng trong Hiệp định
 Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và lá thuốc lá
chưa chế biến
 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU chia làm 4 nhóm:
- Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): chiếm
khoảng 53% biểu thuế
- Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế
quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2026): chiếm khoảng 35% tổng số
dòng thuế, cụ thể:
14
o Nhóm đến năm 2018 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 1,5% tổng số dòng thuế
trong biểu thuế (chế phẩm từ thịt, cá, và rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp,
máy biến thế, ngọc trai, đá quý…)
o Nhóm đến năm 2020 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 22,1% tổng số dòng thuế
trong biểu thuế (giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả, sản
phẩm sắt thép,…)
o Nhóm đến năm 2022 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 1% tổng số dòng thuế trong
biểu thuế (bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô tô, xe máy, sắt thép,…)
o Nhóm đến năm 2026 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 10% tổng số dòng thuế
trong biểu thuế (rượu bia, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô nguyên chiếc
(xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10 chỗ…)
- Nhóm không cam kết (U): Chiếm khoảng 11% tổng số dòng thuế trong biểu thuế
- Nhóm cam kết khác (Q): các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan...
 Các cam kết về xuất xứ
 Quy tắc xuất xứ
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng
được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định.
Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc
EAEU) nếu:
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên, hoặc,
- Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất
xứ từ một hay hai Bên, hoặc
- Được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội
khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng
được quy định trong Hiệp định.
Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA Việt Nam – EAEU
khá đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng – VAC
15
≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ
2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.
 Vận chuyển trực tiếp
Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này nếu
được vận chuyển trực tiếp từ nước XK sang nước NK đều là thành viên của Hiệp
định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước
thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện:
• Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc
các yêu cầu về vận tải có liên quan.
• Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; và
• Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc
lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của
hàng hóa.
 Mua bán trực tiếp
Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một bên thứ 3 (pháp
nhân có đăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp định), nếu đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan,
trừ trường hợp nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong
Hiệp định.
 Chứng nhận xuất xứ
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ
mới như TPP, FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự
chứng nhận xuất xứ, thì FTA Việt Nam – EAEU vẫn áp dụng quy trình cấp chứng
nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định.
Theo Hiệp định này, Việt Nam và EAEU đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ
thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm
kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông
tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ
quan hải quan nước NK có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của
bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào.
16
 Tạm ngừng ưu đãi
Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống, hoặc Bên XK từ chối
không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế) của
Bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, thì Bên NK có thể tạm ngừng ưu đãi thuế
quan đối với hàng hóa và nhà XK có liên quan.
Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước NK có thể tạm
ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp
8-10 số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh tiếng)
Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi Bên XK cung cấp các chứng
từ thuyết phục, nhưng thời hạn không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn
tối đa 3 tháng.
1.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản trong FTA Việt Nam – EAEU
Theo FTA Việt Nam – EAEU, Nga cam kết mở cửa thị trường của mình đối
với hàng thủy sản của Việt Nam thông qua việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. Cụ
thể, Nga cam kết mở cửa hoàn toàn với hàng thủy sản của Việt Nam, 100% dòng
thuế được cắt giảm, trong đó có 95% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn về 0% theo
lộ trình 10 năm và 71% dòng thuế được xóa bỏ ngay sau khi FTA có hiệu lực. Quá
trình cắt giảm thuế quan đối với từng mặt hàng được quy định cụ thể trong phụ lục
3b “Quy tắc cụ thể mặt hàng – Cam kết cụ thể” của FTA Việt Nam – EAEU. Để
thực hiện việc cắt giảm và/hoặc xóa bỏ thuế quan, lần cắt giảm đầu tiên sẽ được
thực hiện vào ngày Hiệp định có hiệu lực, và các lần cắt giảm sau sẽ được thực hiện
vào ngày 01 tháng 01 của các năm sau đó.
1.3.1. Các quy định về cắt giảm thuế quan với mặt hàng thủy sản được quy định
như sau:
Nhóm hàng cá sống (mã HS 0301):
- Các mặt hàng thuộc cá sống (mã HS 0301) được giảm thuế ngay bao gồm
cá hồi vân, cá chình, cá chép, cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và cá ngừ vây xanh
phương Nam
17
- Các loại cá sống khác không được liệt kê cụ thể trong biểu cam kết thuế, sẽ
được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức
thuế sẽ là 0%.
Nhóm hàng cá tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (mã HS 0302):
- Các mặt hàng thuộc cá tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (mã HS 0302) được
giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm cá hồi vân, Cá hồi Thái
Bình Dương, Cá hồi Đại Tây Dương, Cá bơn lưỡi ngựa….
- Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 nhưng không được liệt kê cụ thể trong
biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%,
tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.
- Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 bao gồm Cá rô phi, Cá da trơn, Cá chép,
Cá nước ngọt được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi
tối huệ quốc
 Nhóm hàng cá đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt khác thuộc
nhóm 03.04 (mã HS 0303)
- Các mặt hàng thuộc Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt khác
thuộc nhóm 03.04 (mã HS 0303) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu
cam kết bao gồm Cá hồi đỏ, Cá hồi Thái Bình Dương, Cá rô phi…
- Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 bao gồm Cá chép, cá đông lạnh không có
mang và ruột… được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi
tối huệ quốc
- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0303 nhưng không được liệt kê cụ thể
trong biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm
cắt giảm 0,9%.
- Các mặt hàng thuộc mã HS 0303 bao gồm Cá bơn lưỡi ngựa, Cá ngừ vây
dài, Cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa …. sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi
năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.
 Nhóm hàng Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền,
băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0304)
- Các mặt hàng thuộc mã HS 0304 bao gồm phi lê cá rô phi, phi lê cá da trơn,
cá tầm … được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi tối
huệ quốc.
18
- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0304 được giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp
định có hiệu lực.
 Nhóm Cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa
làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên làm từ cá,
thích hợp dùng làm thức ăn cho người. (mã HS 0305)
- Các mặt hàng thuộc (mã HS 0305) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong
biểu cam kết bao gồm Cá hồi đỏ, Cá hồi Thái Bình Dương, cá trích, cá tuyết…
- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0305 như gan, sẹ và bọc trứng cá, làm khô,
hun khói, muối hoặc ngâm nước muối sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10
năm, mỗi năm cắt giảm 0,9%.
- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0305 như Cá bơn lưỡi ngựa Cá, tươi hoặc
ướp lạnh, trừ phi lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 0304 sẽ được
giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế
sẽ là 0%.
 Nhóm động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh,
đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác hun khói, đã
hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói;
động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc
chưa ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối, hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và
bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người (mã HS 0306)
- Tôm hùm và các loại tôm biển khác đông lạnh được được giảm thuế về 0%
theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.
- Các mặt hàng khác như cua ghẹ, tôm đỏ, và các tôm thuộc loài Penaeus,
Crangon.. được giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
- Sản phẩm từ các loại cá hun khói, kể cả phi lê cá, trừ phụ phẩm ăn được sau
giết mổ sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm cắt giảm 1,8%.
 Nhóm động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh,
đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã
hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói;
bột mịn, bột thô và bột viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn
cho người. (mã HS 0307)
19
- Các mặt hàng thuộc (mã HS 0307) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể
trong biểu cam kết bao gồm bạch tuộc, bào ngư, nghêu, sò, mực thuộc các họ Seрia
officinalis, Rossia…
- Các mặt hàng thuộc (mã HS 0307) khác như Mực nang sống, tươi hoặc ướp
lạnh, mực thuộc loài Illex được được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt
giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.
1.3.2. Điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan
Để được hưởng ưu đã về thuế quan, hàng thủy hải sản của Việt Nam phải
đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ: Các mặt hàng phải đáp ứng được tiêu chí xuất xứ
được quy định về cụ thể trong phụ lục 3b của FTA. Theo đó, mặt hàng cá sống ( mã
HS 0301 ) có tiêu chí xuất xứ từ WO ( nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại
một bên theo điều 4.4 của FTA ); Các mặt hàng khác như cá tươi hoặc ướp lạnh (
0304 ), Cá sấy khô, muối, hun khói…; các loại bột từ cá ( 0305 ), Động vật giáp xác
( 0306 ), Động vật thân mềm ( 0307 ) có tiêu chí xuất xứ là CC ( nghĩa là tất cả các
vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng
đã trải qua một sự thay đổi trong việc phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS 2 chữ số.
Các mặt hàng thủy sản chế biến như cá chế biến ( 1604 ) và Giáp xác và nhuyễn thể
chế biến ( 1605 ) cũng có tiêu chí xuất xứ là CC, trừ một số mã hàng đặc biệt có tiêu
chí xuất xứ là CC hoặc VAC 40% ( hàm lượng giá trị gia tăng được tính theo công
thức quy định tại điều 4.5, không ít hơn 40% và quá trình sản xuất hàng hóa cuối
cùng đã được thực hiện tại một bên ). Đó là các mặt hàng mã HS 1604149 ( từ cá
ngừ, cá ngừ vằn, cá ngừ sọc dưa ) và 160419 ( loại khác). 160521 ( không đóng hộp
kín khí ) 160529 ( loại khác ) và 160555 ( bạch tuộc ).
Đối với hàng thủy sản Việt Nam, rào cản lớn nhật đối với việc XK mặt hàng
này sang thị trường Nga là các vấn đề về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp an toàn
vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Sau quá trình đàm phán và thống
nhất, các bên quy định sử dụng các hiệp định TBT và SPS của WTO làm cơ sở thực
hiện. Theo đó, hiệp định TBT và SPS được các bên áp dụng với những sửa đổi phù
hợp. Tuy nhiên các bên vẫn có quyền soạn thảo các quy định phù hợp với tình hình
thực tiễn, với các quy trình, tiêu chuẩn của nước mình, không vi phạm nguyên tắc
của các hiệp định trên.
20
Thịt
21%
Sản phẩm từ sữa
14%
Đồ uống
13%
Rau quả
13%
Thực phẩm chế
biến sẵn
10%
kẹo & snack
9%
Thủy sản
7%
Bánh mì
4%
Thực phẩm đông
lạnh
3% thức ăn vật nuôi
2%
Trứng
2%
Thực phẩm trẻ em
1%
Dầu mỡ
1%
1.4. Khái quát về thị trường thủy sản Liên bang Nga
1.4.1. Quy mô và đặc điểm thị trường
1.4.1.1. Quy mô:
Liên bang Nga là một trong những thị trường tiêu thị sản phẩm thủy sản lớn, đầy
tiềm năng tại châu Âu với dân số 143 triệu người, Nga là một trong những thị trường
tiêu dùng lớn nhất ở khu vực này, tiêu thụ lương thực khoảng 140 tỷ đô la Mỹ (Norway
Innovation, 2016).
Tuy nhiên, tình hình không ổn định gần đây của nước Nga đã khiến thu nhập của
người dân giảm, hơn 80% dân số đã phải cắt giảm mức sống, dẫn đến giảm cắt giảm
chi tiêu. Người dân ở Nga đang trở nên thận trọng hơn về chi tiêu tiền mặt và tìm cách
để tiết kiệm tiền bởi ngoài tiêu dùng cho hàng hóa thiết yếu, người Nga phải thanh toán
hàng tháng để trang trải các khoản nợ, thế chấp và các cam kết tài chính khác. Tuy
nhiên, ngân sách gia đình cho thực phẩm và hàng hoá cơ bản luôn là ưu tiên, và chiếm
phần lớn nhất trong chi tiêu của hộ gia đình, lên tới 54% thu nhập (Norway Innovation,
2016).
Biểu đồ 1.1: Thị phần thị trường thực phẩm bán lẻ tại Nga (2016)
Nguồn: Norway Innovation, Food and Beverages, 2016.
21
Mặt hàng thủy sản chiếm 7% trong thị trường thực phẩm tại Nga trong năm 2016.
Đứng đầu về chiếm lĩnh thị phần là các mặt hàng thịt, sữa, đồ uống và rau củ. Tuy với
thị phần nhỏ nhưng thủy sản là thực phẩm phổ biến và được người tiêu dùng ưa thích
tại Liên bang Nga. Theo báo cáo của Honkanen (2010), có khoảng 20% người tiêu
dùng Nga (trong số những người được hỏi) yêu thích thực phẩm thủy sản.
Lượng thủy sản tiêu thụ trên cả nước tại Nga năm 2016 là 3,25 triệu tấn, được
dự báo sẽ tăng lên 3,52 triệu tấn trong năm 2017 (VASEP, 2017). Dựa theo kết quả
nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tiêu thụ thủy sản bình quân của người dân
Nga là khoảng 22kg/người/năm trước năm 2014, cao hơn mức tiêu thụ trung bình
trên thế giới ở mức 20,2kg. Mặc dù có sự sụt giảm vào giai đoạn 2015- 2016 do hạn
chế nguồn cung vì chính sách hạn chế NK, tuy nhiên, mức tiêu thụ này được dự báo
sẽ đạt 28kg/người/năm vào năm 2020, như là kết quả từ các sáng kiến của chính
phủ Nga trong các quy định về ngành thủy sản, cùng với những nỗ lực để tăng sản
lượng nuôi trồng thủy sản (USDA, 2014).
Một nguyên nhân khác của sự gia tăng trên là do người tiêu dùng ngày càng
chú ý hơn đến an toàn thực phẩm. Bởi vì, thủy sản luôn được coi là thực phẩm tốt
cho sức khỏe con người, hơn là những sản phẩm chăn nuôi khác. Bên cạnh việc
giàu giá trị dinh dưỡng thì sự đa dạng và phong phú của thủy sản đã đáp ứng và
thỏa mãn được khẩu vị của người tiêu dùng. Hơn nữa, sự gia tăng ngày càng nhiều
của các căn bệnh nguy hiểm ở gia cầm, gia súc cũng là nguyên nhân khiến người
dân tiêu dùng thủy sản nhiều hơn.
Mặc dù phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong nền kinh tế, cùng với lệnh
cấm NK thực phẩm vào năm 2014, tuy nhiên vẫn có lý do để lạc quan trong thị
trường thủy sản của Nga. Bởi đây luôn là một thị trường lớn và tiềm năng với các
nhà XK, hằng năm, Nga phải NK một lượng lớn thủy hải sản từ các nước trên thế
giới để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nga nằm trong top 20 nhà NK thủy sản lớn
nhất thế giới. Vào năm 2014, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo rằng Nga đã NK
885.000 tấn hải sản và các sản phẩm cá trị giá 2,9 tỷ đô la (USDA, 2014).
22
1.4.1.2. Đặc điểm:
 Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người
Trong những năm 1990 – 1995, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người
dân Nga rất cao, bình quân đạt gần 50kg/ người. Tuy nhiên, do tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, mực tiêu thụ bị sụt giảm, đến năm 2000 chỉ đạt 13,9kg/
người. Kể từ năm 2000, nhu cầu tiêu thụ lại dần tăng lên, đến năm 2010 đạt 21,2kg/
người. Trong những năm tiếp theo, từ 2010 – 2014, mức tiêu thụ thủy sản có dấu hiệu
chững lại. Mặc dù mức tiêu thụ thủy sản ở Nga vẫn ở mức cao so với thế giới. Mức
tiêu thụ thủy sản của Nga năm 2012 là 22,3kg/người, cao hơn so với mức tiêu thụ bình
quân trên thế giới là 18,5kg/ người và của châu Âu là 21,9kg/ người. Trong giai đoạn
này, mức độ tiêu thụ tuy ko sụt giảm qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân
lại thấp, chỉ đạt 1,27% thấp hơn nhiều so với giai đoạn từ 2000 – 2010 đạt 11,13%.
Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như chính
sách hạn chế thực phẩm từ Nga. Đến năm 2015, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu
người của Nga giảm xuống 19 kg và tiếp tục giảm xuống 15 kg vào năm 2016, chủ yếu
do tăng giá và thu nhập giảm, đồng rúp mất giá và do lệnh cấm NK thủy sản làm hạn
chế nguồn cung (USDA, 2014). Tuy nhiên mức tiêu thụ thủy sản tại Nga được kỳ
vọng sẽ tăng trở lại và đạt mức 28kg/người/năm vào năm 2020.
* Thị hiếu tiêu dùng thủy sản
Thị hiếu của người tiêu dùng Nga đối với thủy sản rất đa dạng và phong phú, từ
thủy sản tươi sống đến đông lạnh hay thủy sản khô; từ thủy sản được cắt khúc trong
sơ chế hay để nguyên con, từ các sản phẩm bình dân đến các sản phẩm đắt tiền…
Những loại thủy sản được ưa chuộng của người dân Nga gần như không thay
đổi trong các năm qua, bao gồm cá trích, cá minh thái, cá thu, cá hồi, cá hương và
cá tầm. Những loại thủy sản ở phân khúc giá thấp như cá trích, cá minh thái…
thường được tiêu thụ chủ yếu bởi những người có thu nhập trung bình và thấp ở khu
vực nông thôn. Trong khi đó, người tiêu dùng thành thị với mức thu nhập cao hơn,
ưa chuộng các sản phẩm cao cấp hơn như cá hồi, cá hương, cá tầm, tôm thương
phẩm….(USDA, 2014).
23
Cụ thể, loại sản phẩm được ưa chuộng nhất là cá đông lạnh. Tổng hợp các
nhóm sản phẩm, cá và hải sản NK cuả Nga cho thấy sự phân chia như sau:
• 50% cá đông lạnh
• 14,6% thức ăn sẵn / sản phẩm cá hộp
• 14,2% cá philê và thịt cá khác
• 10% giáp xác và nhuyễn thể
• 9,7% cá tươi và ướp lạnh
1.4.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thủy sản của Nga
1.4.2.1. Tình hình sản xuất
Ngành thủy sản ở Nga được chia thành 3 phân ngành nhỏ bao gồm: đánh bắt
hải sản, đánh bắt thuỷ sản nội địa và nuôi trồng thủy sản. Đánh bắt hải sản được tính
theo lượng đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của Nga, vùng biển chia sẻ quyền
khai thác với các nước khác và vùng biển thuộc hải phận quốc tế. Đánh bắt thủy sản
nội địa được tính theo lượng đánh bắt ở vùng nước ngọt và các vùng biển Caspi,
Azov và biển Đen. Còn nuôi trồng thủy sản được tính theo lượng thủy sản nuôi
trồng từ các sông, hồ, bể nuôi cá địa phương.
Nga sở hữu lợi thế lớn trong ngành thủy sản, đó là nguồn tài nguyên nước
phong phú, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản với hơn 20 triệu héc-ta ao hồ,
khoảng 5 triệu héc-ta hồ chứa nước, gần 0,5 triệu héc-ta vùng biển ngoài khơi, hơn 1
triệu héc-ta hồ nông nghiệp và gần 150 nghìn héc-ta ngư trường khai thác. Bên cạnh
đó, tổng diện tích vùng biển ngoài khơi ở Barents, biển Trắng, Avoz, biển Đen, biển
Caspi và vùng biển Viễn Đông ước tính lên đến 38 triệu héc-ta. Tuy nhiên, sản xuất
thủy sản ở Nga còn chưa phát triển và mới chỉ sử dụng được một phần rất nhỏ nguồn
tài nguyên lợi thế của mình. Hiện nay, tại Nga diện tích các trang trại nuôi cá mới chỉ
chiếm khoảng 110 nghìn ha ao hồ và 25 nghìn ha vùng biển ngoài khơi, chiếm chưa
đến 1% nguồn tài nguyên nước của Nga (VASEP, 2017).
Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Nga hiện chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng dồi dào về tài nguyên thiên nhiên của Nga và cũng không đáp
24
ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga hiện được
dự báo ở mức 160 nghìn tấn, chỉ chiếm 3 – 4 % tổng lượng thủy hải sản của nước
này, và sản lượng thủy hải sản của Nga chỉ chiếm 0,2% tổng sản lượng nuôi trồng
thủy sản trên thế giới, một con số nhỏ trái ngược với nguồn tài nguyên phong phú
của Nga (VASEP, 2017).
Biểu đồ 1.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga 2010 – 2016
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017.
Các loài khai thác chính của Nga bao gồm cá minh thái Alaska (35 - 40%), tiếp
đến là cá tuyết Đại Tây Dương và Thái Bình Dương (11%) và cá trích (8 - 10%). Trong
khi cá hồi chiếm 9%, các loài khác bao gồm cá thu, cá trứng, cá thu đao, cá bơn và cua
là những loài quan trọng để chế biến và tiêu thụ phổ biến ở Nga.
Sản lượng khai thác thủy sản của Nga có thời kỳ đỉnh cao là vào những năm
80, 90 của thế kỷ trước, sản lượng nhiều nhất là khoảng 8 triệu tấn. Tuy nhiên,
bước vào thế kỷ 20, sản lượng khai thác sụt giảm chỉ còn một nữa, và dao động từ 3
– 4 triệu tấn. Năm 2015 tổng sản lượng khai thác thủy sản của Nga tăng hơn 4% so
với năm 2014 đạt 4,41 triệu tấn (VASEP, 2017).
84.2 88.3
97.7 103.8
119.9
97.8
130.7
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Sản
lượng
(Nghìn
tấn)
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga
25
Biểu đồ 1.3: Sản lượng khai thác thủy sản của Nga qua các năm
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017
Từ sau lệnh cấm vận thực phẩm có hiệu lực vào tháng 8 năm 2014, một trong
những trọng tâm chính sách của Nga là phát triển ngành thủy sản với mục tiêu
không chỉ là lấp chỗ trống của thủy sản NK mà còn là gia tăng sản lượng thủy sản
XK lên đến 80% vào năm 2020. Chính phủ đã thông báo việc cải thiện ngành nuôi
trồng thủy sản như là một ưu tiên bậc nhất của ngành công nghiệp, đồng thời đưa ra
rất nhiều chính sách cũng như sáng kiến, biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Để
hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản. Cục thủy sản liên bang Nga đang xây dựng
chương trình nuôi trồng thủy sản thương mại giai đoạn 2015-2020, mục tiêu trọng
tâm của chương trình là tăng sản xuất nuôi trồng thủy sản và vật nuôi.
Năm 2016, Nga quyết định tiếp tục tổ chức lại toàn diện ngành thủy sản, từ
việc cải thiện quản lý nguồn lực để tăng chế biến và địa phương phân phối. Chính
phủ Nga đã nỗ lực thực hiện những cải cách này thông qua một số Nghị quyết của
chính phủ và các quy tắc để cải thiện quy định và tính minh bạch. Tuy nhiên, các
tàu khai thác, đánh bắt lạc hậu cùng với cơ sở hạ tầng cảng cá kém phát triển, các
rào cản hành chính, và thiếu đầu tư vẫn là trở ngại chính cho sự phát triển bền vững
của ngành thủy sản tại nước này. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy
sản ở Nga cũng đang bị cản trở, nguyên nhân từ các vấn đề tồn tại từ thời Liên Xô
cũ - như thiếu năng lực chế biến, khu vực khai thác cách xa các trung tâm tiêu thụ,
hạn chế cơ sở hạ tầng giao thông, thiếu quan tâm đến sự phát triển của nuôi trồng
thủy sản.
26
1.4.2.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nga
a. Kim ngạch nhập khẩu
Giá trị NK thủy sản của Nga tăng liên tục trong từ năm 2010 đến 2013, nhưng
sau đó giảm mạnh do lệnh cấm NK của chính phủ nước này từ tháng 8/2014. Trong
năm 2012, Nga đã NK 2,55 tỉ USD tổng giá trị thủy sản các loại, trở thành nước NK
thủy sản lớn thứ 16 trên toàn thế giới. Đến năm 2013, kim ngạch NK thủy sản của
Nga đạt 3 tỉ USD, tăng 450 triệu USD so với năm 2012 (Irish Food Board, 2014).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, NK thủy sản của thị trường Nga đang
giảm, nguyên ngân bắt nguồn từ suy giảm kinh tế cũng như do lệnh cấm NK của
chính phủ Nga. Trong các năm 2015, 2016, lượng NK thủy sản của Nga đã giảm
xuống mức thấp nhấp trong vòng 10 năm qua.
Biểu đồ 1.4: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 – 2016
Nguồn: ITC Trademap
Từ biểu đồ trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga đã có sự tăng
trưởng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, đạt mức cao nhất là 2,86 tỷ USD.
Hai năm tiếp chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của kim ngạch thủy sản NK, chạm mức
thấp nhất trong vòng 10 năm, chỉ còn 1,35 tỷ USD vào năm 2015. Năm 2016, lượng
NK thủy sản của Nga vẫn ở mức thấp, chỉ tăng so với năm 2015 là 40 triệu USD.
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nghìn đô la Mỹ
Nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 - 2016
Nhập khẩu thủy sản của Nga (Nghìn đô la Mỹ)
27
b. Thị trường nhập khẩu
Các thị trường truyền thống cung cấp thủy sản cho Nga là Na Uy, Trung
Quốc, Chile,.. Trước lệnh cấm vận năm 2014, Na Uy là nhà cung cấp hàng đầu với
thị phần 19%, tiếp theo là Trung Quốc với 14% cổ phần với Chilê là nhà cung cấp
lớn thứ 3 với 13,5% thị phần NK cá của Nga. Tuy nhiên trong năm 2016, top 10
nước XK lớn nhất vào Nga đã có sự thay đổi đáng kể với những nhà cung cấp mới.
(VASEP, 2017).
Bảng 1.1: Các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Nga năm 2016.
Nước XK
sang Nga
Giá trị XK
(nghìn USD)
Thị phần
(%)
Tăng trưởng giá trị
XK 2012 - 2016
(%)
Tăng trưởng giá trị
XK 2015 - 2016
(%)
Thế giới 1,392,037 100 -17 3
Chile 327,277 23.5 24 0
Quần đảo Faroe 280,054 20.1 42 1
Trung Quốc 215,837 15.5 -6 29
Belarus 103,074 7.4 47 10
Việt Nam 88,528 6.4 2 16
Greenland 75,118 5.4 358 27
Nguồn: ITC Trademap
Từ bảng trên có thể thấy, Chile đã vươn lên đứng đầu với giá trị XK sang Nga
đạt 327,3 triệu USD. Tiếp theo là quần đảo Faroe, một cái tên mới hoàn toàn trong
top 10, cung cấp 1/5 sản lượng thủy sản nhập khẩu của Nga. Trung Quốc vẫn duy
trì vị trí thứ ba, theo sau là các nhà cung cấp như Belarus, Việt Nam, Greenland…
c. Sản phẩm nhập khẩu
28
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nga năm 2015.
Nguồn: Norway Innovation, Báo cáo thị trường thực phẩm và đồ uống Nga, 2015.
Từ năm 2009 đến nay, các mặt hàng NK chủ yếu của Nga là các mặt hàng cá
(sống, tươi/ướp lạnh, đông lạnh, phi lê, muối/khô), tôm và nhuyễn thể. Trong đó, thị
trường Nga NK mặt hàng cá đông lạnh nhiều nhất, chiếm gần 80% tổng khối lượng
thủy sản NK. Tiếp theo là cá phi lê (8%), cá tươi/ướp lạnh (6%), tôm (3,4%) và
nhuyễn thể (2%). Các nhóm sản phẩm còn lại (cá sống và cá muối/khô) chiếm chưa
đến 1% (Norway Innovation, 2015).
1.4.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản của Nga
a. Cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm tại Nga:
- Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) thuộc Bộ Nông
nghiệp Liên bang Nga là đơn vị tổ chức thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm,
kiểm dịch động thực vật XNK và lưu thông trong nước.
- Các đơn vị thực hiện việc kiểm tra, kiểm dịch thủy sản XNK là các Trung
tâm kiểm dịch động thực vật tại các vùng trên cả nước.
b. Văn bản pháp lý
Một số văn bản chủ yếu quy định NK thủy sản vào thị trường Nga
- Quyết định số 317 của Ủy ban Liên minh hải quan ngày 18/6/2010: Quy định
các yêu cầu về vệ sinh và thú y.
80
8
6
3.4
2
0.6
Các mặt hàng nhập khẩu của Nga
Cá đông lạnh Cá phi lê Cá tươi/ướp lạnh Tôm Nhuyễn thể Sản phẩm còn lại
29
- Quyết định số 299 của Ủy ban Liên minh hải quan ngày 28/5/2010: Quy định
các yêu cầu vệ sinh.
- SanPiN 2.3.4.050-96: Quy định về việc sản xuất và bán sản phẩm thủy sản.
- Quyết định số 881 ngày 09/9/2011 của Ủy ban các nước thuộc Liên minh
Hải quan về ghi nhãn thực phẩm.
- SanPiN 2.3.2.1078-01: Quy định các yêu cầu vệ sinh đối với an toàn và giá
trị dinh dưỡng của thực phẩm; quy định và tiêu chuẩn vệ sinh - dịch tễ.
- Quyết định số 834 ngày 18/11/2011 của Hội đồng Liên minh hải quan: Quy
định về trình tự thống nhất tiến hành kiểm tra chung các đối tượng và lấy mẫu hàng
hóa (sản phẩm) thuộc diện kiểm tra (giám sát) thú y”.
- Nghị định số 1009 ngày 14/12/2009: Quy định về giám sát chất lượng và ATTP.
- Nghị định số 36 ngày 14/11/2001 về các quy định vệ sinh, mức giới hạn của
các vi sinh vật và các chất ô nhiễm.
Các sản phẩm thủy sản NK vào Nga phải được sản xuất tại các cơ sở chế biến
thủy sản đã đáp ứng đủ các điều kiện và được VPSS kiểm tra, công nhận và đưa vào
danh sách được phép XK thủy sản sang Nga. Và các doanh nghiệp này muốn XK thủy
sản sang Nga bắt buộc phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ
sinh thực phẩm do Ủy ban tiêu chuẩn quốc gia quy định.
1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang Nga
1.5.1. Thuận lợi
 Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào và
tđiều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Dọc bờ biển nước ta
có nhiều những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn rộng lớn. Đó là những
khu vực hết sức thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, trong đó có tôm sú, tôm
thẻ vốn được XK nhiều sang thị trường Nga thời gian vừa qua.
Mặt khác, những sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng vùng đồng bằng có
30
thể nuôi các loại cá, tôm nước ngọt. Trong đó, người tiêu dùng Nga rất ưa chuộng
các mặt hàng cá tra, cá ba sa Việt Nam - vốn được nuôi ở khu vực sông Cửu Long
bởi đặc tính tự nhiên, chỉ có sông Cửu Long mới có nguồn phù sa giàu dinh dưỡng
làm cho 2 loại cá nước ngọt này phát triển nhanh, thơm ngon và đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm (theo trang tin Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy, 2007). Đây có
thể coi là một lợi thế riêng có của Việt Nam
 Thị trường Nga là một thị trường khá dễ tính, không đòi hỏi hàng hoá phải
đảm bảo chất lượng cao như các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…Chính vì vậy,
hàng hoá của Việt Nam dễ xâm nhập thị trường này hơn. Tuy nhiên, hàng Việt
Nam cũng cần phải cải tiến chất lượng thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hoá
của các nước khác trên thị trường Nga.
 Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Nga đã tồn tại qua gần 1 thế kỷ, hiện
nay Nga là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Theo nhận định của Đại sứ
Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn tại hội nghị Ngoại giao 29 (22 – 26/8/2016),
quan hệ giữa Nga và Việt Nam trong suốt thời gian qua hầu như không có mâu
thuẫn, chỉ có lòng tin và lợi ích chung. Trong chính sách đối ngoại của Nga, hiện
nay đang hết sức chú trọng đến Việt Nam, đánh giá nước ta là một trong những
nước quan trọng nhất trong ở Châu Á, ngang với Trung Quốc và Ấn Độ. Sự ổn định
và bền chặt trong quan hệ ngoại giao hai nước là điều kiện thuận lợi, tạo môi trường
bền vững cho hoạt động thương mại giữa hai bên. Đây là điểm cộng sáng, góp phần
thúc đẩy XK hàng hóa sang Nga nói chung và thủy sản nói riêng
 Cộng đồng người Việt lâu đời tại Nga cũng đóng góp tích cực cho việc thúc
đẩy hoạt động XK thủy sản vào thị trường này. Theo Hồ sơ thị trường liên bang
Nga, VCCI, 3/2015, cộng đồng người Việt Nam tại Nga có khoảng 60 - 80 nghìn
người, đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ. Năm 2004, Hội
người Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết,
bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động làm ăn, sinh sống ở nước sở tại; đẩy
mạnh hoạt động nhằm góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị tốt đẹp giữa nhân
dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga; tích cực động viên cộng đồng hướng về
quê hương, đất nước.
31
Cộng đồng người Việt Nam tại Nga là một cộng đồng trẻ, trong đó có hơn
5.000 học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đang học tập và công tác tại các trường
đại học lớn và các viện nghiên cứu của Nga; có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất, tư vấn pháp luật. Cộng đồng Việt
Nam tại Nga là một cộng đồng đoàn kết, gắn bó, có đời sống văn hóa, tinh thần lành
mạnh. Cộng đồng tại Nga chính là “cầu nối” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
vào thị trường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những
người quảng bá tích cực nhất cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam.
Thông qua hệ thống cửa hàng của người Việt Nam, thủy sản của Việt Nam đã từng
bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga.
 Cơ hội từ lệnh cấm NK thực phẩm của Nga với phương Tây và Mỹ.
Từ tháng 8/2014, Nga đã áp đặt lệnh cấm NK hầu hết các loại lương thực-thực
phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) và các nước Mỹ, Na Uy, Canada và Australia
nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng
hoảng tại Ukraine. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 7/8/2014. Cá tươi, cá đông lạnh,
giáp xác và nhuyễn thể đều bị đưa vào danh sách các sản phẩm bị cấm. Sắc lệnh
trên được thông báo trên trang mạng chính thức của Chính phủ Nga cho biết lệnh
cấm NK lương thực - thực phẩm trên sẽ kéo dài tới ngày 31/12/2017.
Mặc dù Nga là nước có nguồn lợi thủy sản nuôi trồng và đánh bắt phong phú,
nhưng hạn chế về cơ sở chế biến khiến nước này phải NK một lượng lớn thủy sản,
lệ thuộc vào NK từ EU, Mỹ và các nước châu Á. Lệnh cấm NK thực phẩm đã làm
một số mặt hàng thực phẩm, thủy sản trên thị trường thiếu hụt nghiêm trọng và gia
tăng giá cả đột biến.
Mặc dù Na Uy không phải là một thành viên của EU, nhưng ngày 31/7/2014,
nước này đã khẳng định ý định thực hiện các biện pháp trừng phạt Nga theo EU và
Mỹ. Để đáp trả động thái này, Nga đã ban hành lệnh cấm NK với Na Uy - vốn là
đối tác NK lớn nhất của Nga về thuỷ sản và chắc chắc lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thủy sản XNK của cả hai nước. Hàng năm, Nga NK một lượng
rất lớn cá hồi, cá hương tươi, cá trích đông lạnh và cá thu đông lạnh từ nước này.
Nga là thị trường hàng đầu về cá trích, thị trường NK cá hồi lớn thứ ba, chỉ sau Ba
32
Lan và Pháp, và là thị trường cá thu đông lạnh lớn thứ 4 của Na Uy. Kim ngạch NK
thuỷ sản từ Na Uy của Nga năm 2013 là 1,1 tỉ USD trong tổng số 3 tỉ USD tổng giá
trị kim ngạch NK thuỷ sản của Nga, tương đương 36,7% (Agri-Food Canada,
2013).
Bên cạnh đó, Iceland là thành viên EU XK thuỷ sản nhiều nhất vào Nga với
các mặt hàng chính như cá thu đông lạnh, các trích đông lạnh, gan và trứng cá đông
lạnh. Nhập khẩu thuỷ sản từ Mỹ của Nga năm 2013 cũng tương đối lớn, chủ yếu là
trứng cá hồi. Canada là thị trường XK thuỷ sản nhiều thứ 5 vào Nga trong năm
2012, với các mặt hàng chủ yếu là tôm nước lạnh đông lạnh, cá hồi đông lạnh, cá
meluc (họ cá tuyết) đông lạnh, tôm hùm các loại và cá bơn.
Như vậy, trước lệnh cấm, hàng năm Nga phải NK hơn 40% lượng thủy sản
tiêu dùng trong nước. Sau khi lệnh cấm được ban hành với các đối tác cung cấp
chính, việc các nhà bán lẻ Nga có thể chuyển sang các nguồn cung trong nước là
điều không dễ dàng. Để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung thực phẩm và thủy
sản, Nga đã chuyển sang tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác, trước hết
là ở các thị trường lớn còn lại như Việt Nam, Trung Quốc; bên cạnh sự gia tăng
trong sản xuất thuỷ sản nội địa để bù đắp cho số thuỷ sản thiếu hụt trên. Ngoài ra, vì
hầu hết các nước bị cấm vận nói trên đều cung cấp chủ yếu các sản phẩm thuỷ sản
đặc thù với số lượng rất lớn nên sẽ khó có thể tìm được các loại thuỷ sản đó ở thị
trường khác với lượng lớn tương đương để thay thế, do đó, chắc chắn sẽ có sự thay
đổi cơ cấu sản phẩm thuỷ sản NK tại Nga.
Đối với Việt Nam, minh chứng rõ nét nhất cho nhận định trên là việc ngay sau
khi ban hành lệnh cấm vận nói trên, đầu tháng 8, Nga đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập
khảu thủy sản từ Việt Nam vào thị trường Nga đối với bảy doanh nghiệp, trong đó
có năm doanh nghiệp chế biến và XK cá tra và hai doanh nghiệp chế biến và XK
tôm đông lạnh. Tại hội chợ thủy sản Nga diễn ra từ ngày 15-17/9/2014 tại Mát-xcơ-
va đã thu hút sự quan tâm của các quốc gia đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì
lệnh cấm NK thực phẩm nên hầu hết các gian hàng từ các nước EU, Mỹ … không
có mặt. Tận dụng triệt để cơ hội này, các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam đã đẩy
mạnh quảng bá và phát triển các mặt hàng thủy, hải sản có lợi thế của mình. Tại hội
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU  MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

More Related Content

Similar to CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

Similar to CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU (20)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIQUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
 
NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...
NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...
NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...
 
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh HóaGiải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
 
PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU TẠI  TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU TẠI  TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
 
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẤP KHẨU TỔNG HỢP ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG  CÔNG TY XUẤT NHẤP KHẨU TỔNG HỢP ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG  CÔNG TY XUẤT NHẤP KHẨU TỔNG HỢP ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẤP KHẨU TỔNG HỢP ...
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG CÁ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA  CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG  CÁ...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA  CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG  CÁ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG CÁ...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 
PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM Y...
PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM Y...PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM Y...
PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM Y...
 
Luận Văn Mô Hình Ngân Hàng Thực Phẩm (Food Bank).doc
Luận Văn Mô Hình Ngân Hàng Thực Phẩm (Food Bank).docLuận Văn Mô Hình Ngân Hàng Thực Phẩm (Food Bank).doc
Luận Văn Mô Hình Ngân Hàng Thực Phẩm (Food Bank).doc
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ  HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP  CÔNG THƯƠNG...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ  HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP  CÔNG THƯƠNG...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG...
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...
Đề tài khóa luận năm 2024  Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...Đề tài khóa luận năm 2024  Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...
 
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DKSH VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DKSH VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPQUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DKSH VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DKSH VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
 
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
Đề tài luận văn 2024  Phân tích tài chính công ty cổ phần Viglacera Hạ LongĐề tài luận văn 2024  Phân tích tài chính công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...
Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...
Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Xét ảnh hưởng của sai số lắp dựng đến nội lực và chuyển vị của kết cấu thép n...
Xét ảnh hưởng của sai số lắp dựng đến nội lực và chuyển vị của kết cấu thép n...Xét ảnh hưởng của sai số lắp dựng đến nội lực và chuyển vị của kết cấu thép n...
Xét ảnh hưởng của sai số lắp dựng đến nội lực và chuyển vị của kết cấu thép n...
 
Hợp lý hóa khối lượng kết cấu cột thép dạng thanh dàn, có tính đến yếu tố gia...
Hợp lý hóa khối lượng kết cấu cột thép dạng thanh dàn, có tính đến yếu tố gia...Hợp lý hóa khối lượng kết cấu cột thép dạng thanh dàn, có tính đến yếu tố gia...
Hợp lý hóa khối lượng kết cấu cột thép dạng thanh dàn, có tính đến yếu tố gia...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Kiểm định điều kiện Marshall-Lerner ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014
Kiểm định điều kiện Marshall-Lerner ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014Kiểm định điều kiện Marshall-Lerner ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014
Kiểm định điều kiện Marshall-Lerner ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014
 
Improving the social housing project performance in HCMC
Improving the social housing project performance in HCMCImproving the social housing project performance in HCMC
Improving the social housing project performance in HCMC
 
Hướng dẫn sử dụng eview để phân tích mô hình kinh tế
Hướng dẫn sử dụng eview để phân tích mô hình kinh tếHướng dẫn sử dụng eview để phân tích mô hình kinh tế
Hướng dẫn sử dụng eview để phân tích mô hình kinh tế
 
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận ánHow To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
 
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà NộiHợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD – BSC) TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD – BSC) TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD – BSC) TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD – BSC) TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
 
Thesis GUIDE for candidates of the Executive Doctor In Business Administration
Thesis GUIDE for candidates of the Executive Doctor  In  Business AdministrationThesis GUIDE for candidates of the Executive Doctor  In  Business Administration
Thesis GUIDE for candidates of the Executive Doctor In Business Administration
 
Xây dựng chính sách quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân...
Xây dựng chính sách quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân...Xây dựng chính sách quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân...
Xây dựng chính sách quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân...
 

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN KIM PHƯỢNG
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên học viên: NGUYỄN KIM PHƯỢNG Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN QUANG MINH
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội – 2017
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Kim Phượng
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế với đề tài “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu” là kết quả của quá trình cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Quang Minh người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn cùng tập thể các thầy cô giáo Khoa sau đại học Trường đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG.................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG THỦY SẢN ................................................................................................................5 1.1. Giới thiệu về mặt hàng thủy sản....................................................................5 1.1.1. Khái niệm và phân loại mặt hàng thủy sản ................................................5 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản ......................6 1.2. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. .......................................................................................................................8 1.2.1. Bối cảnh và diễn biến đàm phán ................................................................8 1.2.2. Mục tiêu của Hiệp định ............................................................................10 1.2.3. Nội dung chính của hiệp định ..................................................................11 1.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản trong FTA Việt Nam – EAEU......16 1.3.1. Các quy định về cắt giảm thuế quan với mặt hàng thủy sản được quy định như sau: ..............................................................................................................16 1.3.2. Điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan.........................................19 1.4. Khái quát về thị trường thủy sản Liên bang Nga......................................20 1.4.1. Quy mô và đặc điểm thị trường................................................................20 1.4.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thủy sản của Nga.................................23 1.4.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản của Nga..........................................28 1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga................................................................................................................29
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1.5.1. Thuận lợi...................................................................................................29 1.5.2. Khó khăn ..................................................................................................33 CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU.....................................................36 2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga..........36 2.1.1. Khái quát chung tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam..................36 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga.........40 2.1.3. Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga.................43 2.1.4. Đánh giá chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Liên bang Nga...52 2.2. Cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga.......................55 2.2.1. Mở rộng thị trường...................................................................................55 2.2.2. Nâng cao chất lượng hàng thủy sản Việt Nam.........................................57 2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. ...........................58 2.3. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga ....................60 2.3.1. Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại của Nga.....................................61 2.3.2. Sự cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Nga ..............................................65 2.3.3. Những yếu kém của ngành thủy sản Việt Nam........................................67 2.3.4. Tính không ổn định của thị trường thủy sản Nga.....................................68 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU. ............................70 3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga. .......70 3.1.1. Định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030............................................................................................................70 3.1.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga................................73 3.2. Các giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Liên bang Nga. .........................................74 3.2.1. Các giải pháp vĩ mô nhằm tận dụng cơ hội..............................................74
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 3.2.2. Các giải pháp vĩ mô nhằm vượt qua thách thức.......................................77 3.2.3. Giải pháp vi mô nhằm tận dụng cơ hội ....................................................81 3.2.4. Giải pháp vi mô nhằm tận dụng cơ hội ....................................................84 KẾT LUẬN..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 PHỤ LỤC.................................................................................................................98
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EAEU Liên minh kinh tế Á - Âu EU Liên minh châu Âu DN Doanh nghiệp FTA Hiệp định thương mại tự do NAFIQAVED Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh an thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NK Nhập khẩu USDA Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VPSS Cục kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG Bảng: Bảng 1.1: Các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Nga năm 2016...............................27 Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn.................36 2001 - 2015 ...............................................................................................................36 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản của Việt Nam sang Nga 2007 - 2016...........................................................................................................................43 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang Nga của Việt Nam ......49 Bảng 2.4: Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nga 2007 - 2016 (USD) ........................................................................................................................52 Bảng 2.5: Top 20 thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam năm 2016. .............53 Bảng 2.6: Thuế suất một số mặt hàng XK vào Nga năm 2016.................................58 Bảng 2.7: Các doanh nghiệp chế biến, XK cá tra vào thị trường EAEU..................65 Bảng 3.1: Dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam đến năm 2020...........73 Biểu đồ: Biểu đồ 1.1: Thị phần thị trường thực phẩm bán lẻ tại Nga (2016)..........................20 Biểu đồ 1.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga 2010 – 2016 ..........................24 Biểu đồ 1.3: Sản lượng khai thác thủy sản của Nga qua các năm ............................25 Biểu đồ 1.4: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 – 2016.........................26 Biểu đồ 1.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nga năm 2015............................28 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015............38 Biểu đồ 2.2: Top 10 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Nga trong năm 2016.........40 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch và tăng trưởng của thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga ......41 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch và cơ cấu tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nga ...................44 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ miền tỷ trọng cá tra trong kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Nga của Việt Nam.....................................................................................................45 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch và tăng trưởng của mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Nga của Việt Nam ...................................................................................................................46 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mặt hàng cá tra XK sang Nga của Việt Nam...........................47
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng cá ngừ trong kim ngạch XK thủy sản sang Nga của Việt Nam......47 Biểu đồ 2.9 Kim ngạch và tăng trưởng của cá ngừ xuất khẩu sang Nga của Việt Nam...........................................................................................................................48 Biểu đồ 2.10: Kim ngạch và tăng trưởng của thăn/phi lê cá ngừ đông lạnh XK sang Nga của Việt Nam.....................................................................................................49 Biểu đồ 2.11: Kim ngạch xuất khẩu và giá trung bình của mực và bạch tuộc XK sang Nga của Việt Nam.............................................................................................50 Biểu đồ 2.12: Thị phần các quốc gia tại thị trường thủy sản NK Nga năm 2016.....54 Biểu đồ 2.13: Kim ngạch nhập khẩu cá tra của Nga từ thế giới và Việt Nam 2012 - 2016...........................................................................................................................55 Biểu đồ 2.14 : Giá Nk trung bình cá thịt trắng của Nga năm 2014 - 2015...............60 Biểu đồ 2.15: Giá nhập khẩu trung bình của sản phẩm tôm vào Nga giai đoạn 2008 - 2016...........................................................................................................................66
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu” Tác giả: Nguyễn Kim Phượng Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh 1. Lý do chọn đề tài: Thủy sản có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga. Trong bối cảnh hiện nay, khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu được ký kết và có hiệu lực, Việt Nam cần nhận biết được các cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại, để từ đó tận dụng được các cơ hội và có phương án vượt qua các thách thức đó. 2. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên các cam kết của Hiệp định, đánh giá cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Liên bang Nga, từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp. 3. Nội dung chính Kết cấu luận văn gồm 3 chương. Chương 1 là cơ sở lý luận cho chương 2 và 3 của bài. Thứ nhất, những nội dung khái quát chung về mặt hàng thủy sản và cái nhìn tổng quan về FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu được đưa ra, về bối cảnh và diễn biến đàm phán, mục tiêu và những nội dung chính của hiệp định. Thứ hai, các nội dung của Hiệp định có liên quan hoặc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được nêu lên để tạo tiền đề để phân tích trong chương 2. Thứ ba, tác giả nghiên cứu thị trường Nga dựa trên các yếu tố như quy mô, đặc điểm thị trường, tình hình sản xuất và nhập khẩu thủy sản của Nga cũng như chính sách, các quy định của nước này về vấn đề nhập khẩu thủy sản. Thứ tư, tác giả cũng khái quát tiềm năng và tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây. Với cơ sở ở chương 1, tác giả tập trung đi sâu phân tích nội dung chính của luận văn tại chương 2, bao gồm: Thứ nhất, nêu lên tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga trong giai đoạn 10 năm 2007 – 2016, tập trung vào kim ngạch xuất
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ đó có những đánh giá chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga. Thứ hai, từ những phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản giai đoạn vừa qua, cũng như cơ sở lý luận về ngành và các cam kết của Hiệp định, tác giả đã chỉ rõ những cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam. Thứ ba, sau cơ hội là thách thức từ các quy định của Hiệp định, tác giả đã chỉ ra những thách thức hiện hữu là thách thức từ rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại, thách thức từ cạnh tranh mạnh mẽ. Các thách thức khác còn đến từ những yếu kém của ngành thủy sản Việt Nam và sự bất ổn của thị trường thủy sản Nga. Chương 3 là chương đưa ra các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định. Thứ nhất, tác giả đưa ra định hướng và mục tiêu xuất khẩu toàn ngành thủy sản và của xuất khẩu thủy sản sang Nga được nêu ra, cùng với dự báo tình hình thủy sản xuất khẩu sang Nga năm 2020. Thứ hai, những thuận lợi và khó khăn góp phần ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh thực thi Hiệp định được nêu ra. Cuối cùng, những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu được đưa ra, bao gồm giải pháp vĩ mô của Nhà nước và các Bộ, ban ngành cũng như các giải pháp vi mô ở tầm doanh nghiệp. 4. Kết quả đạt được Thông qua thực hiện đề tài, luận văn đã có những đóng góp cụ thể như: Luận vă đã phân tích các quy định của Hiệp định có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản, từ đó mà chỉ ra được các cơ hội và thách thức đối với hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga. Đặc biệt với một số mặt hàng, tác giả đã phân tích chi tiết cơ hội và thách thức cho từng mặt hàng với những dẫn chứng, trích nguồn và số liệu cụ thể. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu luận văn ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được nhận xét, góp ý từ Hội đồng Khoa học để luận văn có thể được hoàn thiện tốt hơn nữa. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng và lạm phát trong nước cao, xuất khẩu được coi là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế. Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay, thủy sản là mặt hàng rất quan trọng trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với vị trí thứ 4 trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chính sau dầu thô, dệt may và giày dép. Với bờ biển dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có nhiều vịnh, đầm phà, cửa sông. Đó là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới, nguồn nhân lực dồi dào, và trình độ dân trí khá, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản một cách thuận lợi. Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàng thủy sản sản Việt Nam, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều nước và vùng lãnh thổ. Trong các thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản,… Nga là thị trường lớn, có tiềm năng đối với nhóm hàng nông sản và thủy sản. Thời gian qua, xuất khẩu của Việt Nam và thị trường Nga đã từng bước tăng trưởng nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan đã được ký kết thời việc Nga đang có động thái hạn chế thương mại đối với việc NK các mặt hàng nông sản, thủy sản từ một số nước khác đã tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vào thị trường Nga. Thực tiễn xuất hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản của nước ta, đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những chương trình, đề ra những
  • 15. 2 chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu sâu để đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nga trong những năm tới. Đề tài “ nhằm góp phần nghiên cứu và xác định những căn cứ quan trọng về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này, trên cơ sở đó, đề tài góp phần đề xuất Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu”những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu” được chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nga đầy tiềm năng của Việt nam trong thời gian tới, tìm hiểu thực trạng, cũng như những cơ hội và thách thức cho ngành sản xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nga. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn 2010 đến nay, những cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã đặt ra, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ, bao gồm: - Đưa ra cơ sở lý luận bao gồm khái quát về thủy sản, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu, các nội dung quy định về xuất khẩu thủy sản trong Hiệp định. Ngoài ra, cần có cái nhìn tổng quan về thị trường thủy sản Nga cũng như tiềm năng và tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản của nước ta. - Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga. Kết hợp với cơ sở lý luận để đưa ra nhận định về những cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
  • 16. 3 - Từ những căn cứ trên, về các cơ hội và thách thức mà thủy sản Việt Nam gặp phải khi gia nhập vào thị trường Nga, luận văn cần đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nga. 5. Tình hình nghiên cứu Một số một số công trình, đề tài có liên quan đã được nghiên cứu và công bố có thể kể đến như sau: “Báo cáo thị trường thủy sản Nga” của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP phát hành vào tháng 4/2017. Báo cáo đã cung cấp rất nhiều thông tin về tình hình thị trường thủy sản Nga cũng như số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga nhưng mới chỉ đơn thuần đưa ra số liệu, chưa có những phân tích, tổng hợp về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. “Giải pháp xúc tiến thương mại sản phẩm thủy sản Việt Nam vào thị trường Nga” - công trình của Nguyễn Văn Ngọc và Phạm Hồng Mạnh, đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Bài viết đã đưa ra thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga và nêu lên những giải pháp cần thiết, tuy nhiên lại chưa phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Hiệp định đã có hiệu lực và những tác động mà Hiệp định đem tới. “Phát triển thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu trong bối cảnh thực hiện các cam kết trong FTA Việt Nam – EAEU” – nghiên cứu của Phạm Nguyên Minh đăng tải trên Tạp chí khoa học thương mại, năm 2015. Nghiên cứu đã chỉ ra những cơ hội và thách thức, cũng như cách thức để phát triển hoạt động thương mại giữa hai nước, nhưng lại quá rộng và chưa sát tới đối tượng xuất khẩu thủy sản. Luận văn “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu” ngoài việc cung cấp thông tin tổng quan về Hiệp định và thị trường thủy sản Nga, luận văn sẽ đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga. Đặc biệt, điểm quan trọng của luận văn là phân tích các cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại, đây là điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trước. Từ
  • 17. 4 đó, luận văn có đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải quyết vấn đề đặt ra. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục kèm theo, nôi dung nghiên cứu kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về mặt hàng thủy sản và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu Chương 2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu Chương 3. Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu.
  • 18. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG THỦY SẢN 1.1. Giới thiệu về mặt hàng thủy sản 1.1.1. Khái niệm và phân loại mặt hàng thủy sản 1.1.1.1. Định nghĩa: Có nhiều định nghĩa được đưa ra về mặt hàng thủy sản, nhưng tổng quát, thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao. 1.1.1.2. Phân loại – Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình… – Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển. – Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,….) và một số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc). – Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria… – Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối(ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn…) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da).
  • 19. 6 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản 1.1.2.1. Yếu tố chủ quan  Nguồn lực thủy sản trong nước Nguồn lực thủy sản trong nước là yếu tố quyết định chủ yếu, ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động XK của một quốc gia. Nguồn cung thủy sản dồi dào thì mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến hành XK. Nguồn lực thủy sản trong nước bao gồm thủy sản khai thác, đánh bắt và thủy sản nuôi trồng. Các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu của một quốc gia. Do chịu ảnh hưởng điều kiện về khí hậu như: gió, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kéo theo sản lượng đánh bắt và nuôi trồng sẽ bị thay đổi. Ngoài ra, các trận lũ lụt, bão cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản tạo bất lợi cho việc nuôi trồng tôm cua cá nước lợ do bờ đê đập bị phá vỡ, ảnh hưởng đến hoạt động XK.  Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XK thủy sản thông qua các quy định về nuôi trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như các quy định về vệ sinh an toàn vệ sinh. Ngoài ra những ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệ; chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài: các chương trình hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới,… cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động XK thủy sản của một quốc gia. Ngoài ra hệ thống luật pháp minh bạch thông thoáng cũng như các chính sách điều phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết định tới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm XK.  Hệ thống cơ sở, vật chất kỹ thuật Khoa học công nghệ kỹ thuật được đưa vào hoạt động, ứng dụng đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản từ đó giúp cho chất lượng và số lượng thủy sản tăng, giúp cho XK hàng thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.
  • 20. 7 Việc hình thành và xây dựng cơ sở dịch vụ cho việc khai thác thủy sản diễn biến trên 3 lĩnh vực đó gồm cơ khí đóng sửa thuyền, bến cảng và dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần tăng khả năng phát triển thủy sản, thúc đẩy XK thủy sản. Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điều kiện hạ tầng giao thông vận tải cũng có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản. Giao thông thuận tiện sẽ giúp cho thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp bảo quản thủy sản tốt hơn, nâng cao chất lượng và nắm bắt được nhiều thời cơ hơn. 1.1.2.2. Yếu tố khách quan  Yếu tố kinh tế nước nhập khẩu Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc XNK hàng hoá của mỗi quốc gia, trong đó có thuỷ sản. Kinh tế của đất nước ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khi thu nhập người dân giảm xuống thì nhu cầu của người dân về các sản phẩn thuỷ sản NK cũng sẽ giảm xuống, do đó việc XK sang các thị trường đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có khi là không XK được. Vì khi đó người dân sẽ không muốn tiêu thụ những hàng hoá có giá trị cao, thậm chí là trung bình, do đó giá trị XK thu về sẽ không được cao, thậm chí có khi bị lỗ.  Yếu tố địa lý, khí hậu nước nhập khẩu Thị trường cũng chịu tác động của yếu tố địa lý và khí hậu tự nhiên. Chính yếu tố này mà thị trường của một quốc gia, khu vực khác nhau có những yêu cầu khác nhau, đòi hỏi sản phẩm đưa vào phải thích hợp. Chẳng hạn như sản phẩm nào đó sử dụng tốt ở các nước có khí hậu ôn đới thì ở khí hậu nhiệt đới lại bị hỏng, hoặc đòi hỏi phải để ở nhiệt độ lạnh hoặc bôi dầu mỡ bảo quản. Những sản phẩm dễ hỏng do sự tác động của khí hậu nóng ẩm thì lại yêu cầu bảo quản cao hơn khi xâm nhập vào thị trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.  Yếu tố chính trị – pháp luật nước nhập khẩu Ngoài các yếu tố đã nêu trên, thị trường hàng hóa còn chịu sự tác động bởi chính trị và pháp luật. Thể hiện ở những ưu đãi và cản trở của Chính phủ đối với các nhà cung ứng khi xâm nhập vào thị trường quốc gia này. Điều này sẽ giúp cho các
  • 21. 8 doanh nghiệp có điều kiện dễ xâm nhập vào thị trường hơn, đồng thời có điều kiện mở rộng thị trường của mình. Nhưng cũng có thể đó là những rào cản như quy chế hàng rào thuế quan, về bảo hộ, hạn ngạch…. Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước NK và XK là bất ổn thì sẽ rất khó khăn cho nhà NK khi muốn thâm nhập thị trường.  Về thị hiếu tập quán của người tiêu dùng nước nhập khẩu Nếu các sản phẩm XK sang thị trường phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường đó thì việc tiêu thụ sản phẩm không gặp khó khăn tuy nhiên nếu các sản phẩm XK không phù hợp với thị hiếu, tập quán của họ thì hàng không thể bán. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, bị thất thu, thua lỗ… Như với thị trường EU, họ tẩy chay các loại thủy sản có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Cholarae nếu các doanh nghiệp cứ XK các loại thủy sản này thì sản phẩm không thể tiêu thụ được. Bởi vậy, khi XK hàng sang thị trường nào cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm tập quán, thị hiếu, chính sách để từ đó có các đường lối chính xác. 1.2. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. 1.2.1. Bối cảnh và diễn biến đàm phán 1.2.1.1. Bối cảnh đàm phán Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) bao gồm 5 nước thành viên (Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan và Armenia) được xây dựng trên cơ sở hợp tác của Liên minh Thuế quan giữa ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan. Việc thành lập Liên minh kinh tế được ký kết vào tháng 5 năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Đây là khu vực có quan hệ chính trị - kinh tế truyền thống đối với Việt Nam và là một thị trường rộng lớn có diện tích tự nhiên 20 triệu km2, với dân số tính đến 1/1/2015 là khoảng 182 triệu người. Tổng GDP của khối hiện nay đạt trên 2.500 tỷ đô la Mỹ. Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có mức tăng trưởng GDP khá và tương đối ổn định, có cơ cấu danh mục hàng hóa XNK không mang tính cạnh tranh mà chủ yếu mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam (Ban Quan hệ quốc tế-VCCI, 2015).
  • 22. 9 Với kỳ vọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và EAEU, từ tháng 3 năm 2013, các bên đã khởi động và tiến hành đàm phán FTA. Sau hơn hai năm đàm phán, FTA Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu đã chính thức được ký kết vào ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Đây là Hiệp định có ý nghĩa chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EAEU nói chung và với từng nước thành viên nói riêng, là khuôn khổ pháp lý để các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc EAEU tăng cường hợp tác, thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương, góp phần tạo thêm động lực để tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu. Đây cũng là Hiệp định đầu tiên được kí kết giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và một quốc gia nước ngoài, cam kết hợp tác trên phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của từng bên. 1.2.1.2. Diễn biến đàm phán - 28/3/2013: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh thuế quan Nga – Belarus - Kazakhstan chính thức được khởi động đàm phán. - Từ ngày 20 - 25/6/2013: Phiên đàm phán thứ hai Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải Quan Belarus, Kazakhstan và Nga đã được diễn ra tại Matxcova, Liên bang Nga. - Từ ngày 8 - 13/9/2014: Phiên đàm phán thứ ba Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Hải quan đã được diễn ra tại thủ đô Minsk của Belarus. - Từ ngày 9 - 14/2/2014: Phiên đàm phán thứ tư cấp Bộ trưởng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga đã được diễn ra tại thành phố Đà Nẵng. - Từ ngày 31/3 - 4/4/2014: Phiên đàm phán thứ năm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan đã diễn ra tại thành phố Almaty của Kazakhstan. - Từ ngày 16 - 20/06/2014: Phiên đàm phán thứ 6, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan đã diễn ra tại Sochi, Nga với 8 Nhóm đàm phán.
  • 23. 10 - Từ ngày 15 - 19/9/2014: Phiên đàm phán thứ 7 được tổ chức tới tại Liên Bang Nga. - Từ ngày 8 - 14/12/2014: Phiên đàm phán thứ 8 được diễn ra tại Việt Nam. - Ngày 15/12/2014: Hai Bên đã ký Tuyên bố chung cơ bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu. - Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu. 1.2.2. Mục tiêu của Hiệp định Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và đa dạng hóa thương mại giữa hai bên, đồng thời thúc đẩy “ Sự hợp tác về kinh tế và thương mại trong các lĩnh vực đem lại lợi ích chung trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, không phân biệt đối xử và phù hợp với luật pháp quốc tế”, các bên đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong điều 1.3 chương 1 “Các điều khoản chung” của FTA Việt Nam và EAEU, cụ thể là: - Nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các bên thông qua, nhưng không hạn chế ở việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan; - Nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại dịch vụ giữa các bên; - Tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các bên thông qua việc phát triển hơn nữa môi trường đầu tư thuận lợi; - Hỗ trợ hợp tác thương mại và kinh tế giữa các bên; - Bảo hộ đầy đủ và hiệu quả sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này; - Thiết lập một khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực đã được thỏa thuận trong lĩnh vực này và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các bên. Dựa trên các mục tiêu chính của Hiệp định mà các bên đề ra, Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể khi tham gia vào Hiệp định này, bao gồm: - Mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt Nam XK sang các nước thành viên Liên minh, từ đó có thể thâm nhập sang các nước thuộc Liên Xô cũ.
  • 24. 11 - Thu hút đầu tư trong những lĩnh vực phía Liên minh có thế mạnh như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất.... Đồng thời, thông qua Hiệp định, Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng đầu tư sang các nước Liên minh trong công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, khai thác dầu khí. - Mở rộng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nước thành viên Liên minh, nhất là Liên bang Nga, nhìn chung là những nước đã có nền công nghiệp phát triển tương đối cao trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và công nghiệp như năng lượng, dầu khí, công nghệ chế tạo máy... Qua hợp tác, sẽ giúp cho doanh nghiệp trong nước phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh, học hỏi và trao đổi kiến thức quản lý tiên tiến. - Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư minh bạch, thông thoáng, thuận lợi từ các cam kết về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong FTA. - Tăng cường các quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh, đặc biệt là củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga. 1.2.3. Nội dung chính của hiệp định 1.2.3.1. Cấu trúc của Hiệp định FTA Việt Nam-EAEU bao gồm 15 Chương - Chương 1 - Các Điều khoản chung - Chương 2 - Thương mại hàng hóa - Chương 3 - Phòng vệ thương mại - Chương 4 - Quy tắc xuất xứ - Chương 5 - Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi thương mại - Chương 6 - Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại - Chương 7 - Các biện pháp an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật - Chương 8 - Thương mại dịch vụ, Đầu tư và Di chuyển thể nhân - Chương 8 bis - Doanh nghiệp sở hữu nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chi phối và Doanh nghiệp có đặc quyền - Chương 9 - Sở hữu trí tuệ
  • 25. 12 - Chương 10 - Mua sắm Chính phủ - Chương 11 - Cạnh tranh - Chương 12 - Phát triển bền vững - Chương 13 - Công nghệ điện tử trong thương mại - Chương 14 - Giải quyết tranh chấp - Chương 15 - Các điều khoản cuối cùng Hiệp định còn có 5 phụ lục về các biểu cam kết: - Phụ lục 1a - Biểu cam kết thuế quan - Chú giải chung - Phụ lục 1b - Biểu cam kết của Liên minh Kinh tế Á-Âu - Phụ lục 1c - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo NK vào EAEU. - Phụ lục 1d - Biểu cam kết của Việt Nam - Phụ lục 1e - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng trứng gia cầm vào Việt Nam - Phụ lục 1f - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến và phế liệu thuốc lá vào Việt Nam - Phụ lục 2a - Ngưỡng áp dụng của Biện pháp phòng vệ theo ngưỡng - Chú giải chung - Phụ lục 2b - Ngưỡng áp dụng của biện pháp phòng vệ theo ngưỡng - Cam kết cụ thể - Phụ lục 3a - Quy tắc cụ thể mặt hàng - Chú giải chung - Phụ lục 3b - Quy tắc cụ thể mặt hàng - Cam kết cụ thể - Phụ lục 4 - Danh sách các quốc đảo - Phụ lục 5 - Mẫu C/O và Hướng dẫn 1.2.3.2. Nội dung chính về thương mại hàng hóa  Các cam kết về thuế quan: Biểu thuế được đàm phán bao gồm 11.360 dòng thuế
  • 26. 13  Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EAEU cho Việt Nam Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của EAEU cho Việt Nam có thể chia thành sáu nhóm sau:  Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (EIF): gồm 6.718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế  Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025): gồm 2.876 dòng thuế, chiếm khoảng 25% biểu thuế  Nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên: bao gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế  Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế (nhóm này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan, nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn)  Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1,58% biểu thuế: Đây là biện pháp nửa giống Hạn ngạch thuế quan (có ngưỡng giới hạn về số lượng), nửa giống Phòng vệ (có thủ tục tham vấn đánh giá về khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nơi NK) áp dụng với sản phẩm trong nhóm Dệt may, Da giầy và Đồ gỗ được quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng Biện pháp phòng vệ ngưỡng trong Hiệp định  Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và lá thuốc lá chưa chế biến  Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU chia làm 4 nhóm: - Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): chiếm khoảng 53% biểu thuế - Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2026): chiếm khoảng 35% tổng số dòng thuế, cụ thể:
  • 27. 14 o Nhóm đến năm 2018 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 1,5% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (chế phẩm từ thịt, cá, và rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý…) o Nhóm đến năm 2020 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 22,1% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả, sản phẩm sắt thép,…) o Nhóm đến năm 2022 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 1% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô tô, xe máy, sắt thép,…) o Nhóm đến năm 2026 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 10% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (rượu bia, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô nguyên chiếc (xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10 chỗ…) - Nhóm không cam kết (U): Chiếm khoảng 11% tổng số dòng thuế trong biểu thuế - Nhóm cam kết khác (Q): các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan...  Các cam kết về xuất xứ  Quy tắc xuất xứ Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc EAEU) nếu: - Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên, hoặc, - Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ một hay hai Bên, hoặc - Được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng được quy định trong Hiệp định. Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA Việt Nam – EAEU khá đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng – VAC
  • 28. 15 ≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.  Vận chuyển trực tiếp Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này nếu được vận chuyển trực tiếp từ nước XK sang nước NK đều là thành viên của Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện: • Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan. • Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; và • Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.  Mua bán trực tiếp Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một bên thứ 3 (pháp nhân có đăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp định), nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp định.  Chứng nhận xuất xứ Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ mới như TPP, FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, thì FTA Việt Nam – EAEU vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định. Theo Hiệp định này, Việt Nam và EAEU đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ quan hải quan nước NK có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào.
  • 29. 16  Tạm ngừng ưu đãi Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống, hoặc Bên XK từ chối không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế) của Bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, thì Bên NK có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa và nhà XK có liên quan. Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước NK có thể tạm ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp 8-10 số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh tiếng) Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi Bên XK cung cấp các chứng từ thuyết phục, nhưng thời hạn không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn tối đa 3 tháng. 1.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản trong FTA Việt Nam – EAEU Theo FTA Việt Nam – EAEU, Nga cam kết mở cửa thị trường của mình đối với hàng thủy sản của Việt Nam thông qua việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. Cụ thể, Nga cam kết mở cửa hoàn toàn với hàng thủy sản của Việt Nam, 100% dòng thuế được cắt giảm, trong đó có 95% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn về 0% theo lộ trình 10 năm và 71% dòng thuế được xóa bỏ ngay sau khi FTA có hiệu lực. Quá trình cắt giảm thuế quan đối với từng mặt hàng được quy định cụ thể trong phụ lục 3b “Quy tắc cụ thể mặt hàng – Cam kết cụ thể” của FTA Việt Nam – EAEU. Để thực hiện việc cắt giảm và/hoặc xóa bỏ thuế quan, lần cắt giảm đầu tiên sẽ được thực hiện vào ngày Hiệp định có hiệu lực, và các lần cắt giảm sau sẽ được thực hiện vào ngày 01 tháng 01 của các năm sau đó. 1.3.1. Các quy định về cắt giảm thuế quan với mặt hàng thủy sản được quy định như sau: Nhóm hàng cá sống (mã HS 0301): - Các mặt hàng thuộc cá sống (mã HS 0301) được giảm thuế ngay bao gồm cá hồi vân, cá chình, cá chép, cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và cá ngừ vây xanh phương Nam
  • 30. 17 - Các loại cá sống khác không được liệt kê cụ thể trong biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%. Nhóm hàng cá tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (mã HS 0302): - Các mặt hàng thuộc cá tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (mã HS 0302) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm cá hồi vân, Cá hồi Thái Bình Dương, Cá hồi Đại Tây Dương, Cá bơn lưỡi ngựa…. - Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 nhưng không được liệt kê cụ thể trong biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%. - Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 bao gồm Cá rô phi, Cá da trơn, Cá chép, Cá nước ngọt được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi tối huệ quốc  Nhóm hàng cá đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt khác thuộc nhóm 03.04 (mã HS 0303) - Các mặt hàng thuộc Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt khác thuộc nhóm 03.04 (mã HS 0303) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm Cá hồi đỏ, Cá hồi Thái Bình Dương, Cá rô phi… - Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 bao gồm Cá chép, cá đông lạnh không có mang và ruột… được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi tối huệ quốc - Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0303 nhưng không được liệt kê cụ thể trong biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm cắt giảm 0,9%. - Các mặt hàng thuộc mã HS 0303 bao gồm Cá bơn lưỡi ngựa, Cá ngừ vây dài, Cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa …. sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.  Nhóm hàng Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0304) - Các mặt hàng thuộc mã HS 0304 bao gồm phi lê cá rô phi, phi lê cá da trơn, cá tầm … được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi tối huệ quốc.
  • 31. 18 - Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0304 được giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.  Nhóm Cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. (mã HS 0305) - Các mặt hàng thuộc (mã HS 0305) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm Cá hồi đỏ, Cá hồi Thái Bình Dương, cá trích, cá tuyết… - Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0305 như gan, sẹ và bọc trứng cá, làm khô, hun khói, muối hoặc ngâm nước muối sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm cắt giảm 0,9%. - Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0305 như Cá bơn lưỡi ngựa Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 0304 sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.  Nhóm động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối, hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người (mã HS 0306) - Tôm hùm và các loại tôm biển khác đông lạnh được được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%. - Các mặt hàng khác như cua ghẹ, tôm đỏ, và các tôm thuộc loài Penaeus, Crangon.. được giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. - Sản phẩm từ các loại cá hun khói, kể cả phi lê cá, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm cắt giảm 1,8%.  Nhóm động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. (mã HS 0307)
  • 32. 19 - Các mặt hàng thuộc (mã HS 0307) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm bạch tuộc, bào ngư, nghêu, sò, mực thuộc các họ Seрia officinalis, Rossia… - Các mặt hàng thuộc (mã HS 0307) khác như Mực nang sống, tươi hoặc ướp lạnh, mực thuộc loài Illex được được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%. 1.3.2. Điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan Để được hưởng ưu đã về thuế quan, hàng thủy hải sản của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ: Các mặt hàng phải đáp ứng được tiêu chí xuất xứ được quy định về cụ thể trong phụ lục 3b của FTA. Theo đó, mặt hàng cá sống ( mã HS 0301 ) có tiêu chí xuất xứ từ WO ( nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một bên theo điều 4.4 của FTA ); Các mặt hàng khác như cá tươi hoặc ướp lạnh ( 0304 ), Cá sấy khô, muối, hun khói…; các loại bột từ cá ( 0305 ), Động vật giáp xác ( 0306 ), Động vật thân mềm ( 0307 ) có tiêu chí xuất xứ là CC ( nghĩa là tất cả các vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng đã trải qua một sự thay đổi trong việc phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS 2 chữ số. Các mặt hàng thủy sản chế biến như cá chế biến ( 1604 ) và Giáp xác và nhuyễn thể chế biến ( 1605 ) cũng có tiêu chí xuất xứ là CC, trừ một số mã hàng đặc biệt có tiêu chí xuất xứ là CC hoặc VAC 40% ( hàm lượng giá trị gia tăng được tính theo công thức quy định tại điều 4.5, không ít hơn 40% và quá trình sản xuất hàng hóa cuối cùng đã được thực hiện tại một bên ). Đó là các mặt hàng mã HS 1604149 ( từ cá ngừ, cá ngừ vằn, cá ngừ sọc dưa ) và 160419 ( loại khác). 160521 ( không đóng hộp kín khí ) 160529 ( loại khác ) và 160555 ( bạch tuộc ). Đối với hàng thủy sản Việt Nam, rào cản lớn nhật đối với việc XK mặt hàng này sang thị trường Nga là các vấn đề về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Sau quá trình đàm phán và thống nhất, các bên quy định sử dụng các hiệp định TBT và SPS của WTO làm cơ sở thực hiện. Theo đó, hiệp định TBT và SPS được các bên áp dụng với những sửa đổi phù hợp. Tuy nhiên các bên vẫn có quyền soạn thảo các quy định phù hợp với tình hình thực tiễn, với các quy trình, tiêu chuẩn của nước mình, không vi phạm nguyên tắc của các hiệp định trên.
  • 33. 20 Thịt 21% Sản phẩm từ sữa 14% Đồ uống 13% Rau quả 13% Thực phẩm chế biến sẵn 10% kẹo & snack 9% Thủy sản 7% Bánh mì 4% Thực phẩm đông lạnh 3% thức ăn vật nuôi 2% Trứng 2% Thực phẩm trẻ em 1% Dầu mỡ 1% 1.4. Khái quát về thị trường thủy sản Liên bang Nga 1.4.1. Quy mô và đặc điểm thị trường 1.4.1.1. Quy mô: Liên bang Nga là một trong những thị trường tiêu thị sản phẩm thủy sản lớn, đầy tiềm năng tại châu Âu với dân số 143 triệu người, Nga là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất ở khu vực này, tiêu thụ lương thực khoảng 140 tỷ đô la Mỹ (Norway Innovation, 2016). Tuy nhiên, tình hình không ổn định gần đây của nước Nga đã khiến thu nhập của người dân giảm, hơn 80% dân số đã phải cắt giảm mức sống, dẫn đến giảm cắt giảm chi tiêu. Người dân ở Nga đang trở nên thận trọng hơn về chi tiêu tiền mặt và tìm cách để tiết kiệm tiền bởi ngoài tiêu dùng cho hàng hóa thiết yếu, người Nga phải thanh toán hàng tháng để trang trải các khoản nợ, thế chấp và các cam kết tài chính khác. Tuy nhiên, ngân sách gia đình cho thực phẩm và hàng hoá cơ bản luôn là ưu tiên, và chiếm phần lớn nhất trong chi tiêu của hộ gia đình, lên tới 54% thu nhập (Norway Innovation, 2016). Biểu đồ 1.1: Thị phần thị trường thực phẩm bán lẻ tại Nga (2016) Nguồn: Norway Innovation, Food and Beverages, 2016.
  • 34. 21 Mặt hàng thủy sản chiếm 7% trong thị trường thực phẩm tại Nga trong năm 2016. Đứng đầu về chiếm lĩnh thị phần là các mặt hàng thịt, sữa, đồ uống và rau củ. Tuy với thị phần nhỏ nhưng thủy sản là thực phẩm phổ biến và được người tiêu dùng ưa thích tại Liên bang Nga. Theo báo cáo của Honkanen (2010), có khoảng 20% người tiêu dùng Nga (trong số những người được hỏi) yêu thích thực phẩm thủy sản. Lượng thủy sản tiêu thụ trên cả nước tại Nga năm 2016 là 3,25 triệu tấn, được dự báo sẽ tăng lên 3,52 triệu tấn trong năm 2017 (VASEP, 2017). Dựa theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tiêu thụ thủy sản bình quân của người dân Nga là khoảng 22kg/người/năm trước năm 2014, cao hơn mức tiêu thụ trung bình trên thế giới ở mức 20,2kg. Mặc dù có sự sụt giảm vào giai đoạn 2015- 2016 do hạn chế nguồn cung vì chính sách hạn chế NK, tuy nhiên, mức tiêu thụ này được dự báo sẽ đạt 28kg/người/năm vào năm 2020, như là kết quả từ các sáng kiến của chính phủ Nga trong các quy định về ngành thủy sản, cùng với những nỗ lực để tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản (USDA, 2014). Một nguyên nhân khác của sự gia tăng trên là do người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến an toàn thực phẩm. Bởi vì, thủy sản luôn được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, hơn là những sản phẩm chăn nuôi khác. Bên cạnh việc giàu giá trị dinh dưỡng thì sự đa dạng và phong phú của thủy sản đã đáp ứng và thỏa mãn được khẩu vị của người tiêu dùng. Hơn nữa, sự gia tăng ngày càng nhiều của các căn bệnh nguy hiểm ở gia cầm, gia súc cũng là nguyên nhân khiến người dân tiêu dùng thủy sản nhiều hơn. Mặc dù phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong nền kinh tế, cùng với lệnh cấm NK thực phẩm vào năm 2014, tuy nhiên vẫn có lý do để lạc quan trong thị trường thủy sản của Nga. Bởi đây luôn là một thị trường lớn và tiềm năng với các nhà XK, hằng năm, Nga phải NK một lượng lớn thủy hải sản từ các nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nga nằm trong top 20 nhà NK thủy sản lớn nhất thế giới. Vào năm 2014, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo rằng Nga đã NK 885.000 tấn hải sản và các sản phẩm cá trị giá 2,9 tỷ đô la (USDA, 2014).
  • 35. 22 1.4.1.2. Đặc điểm:  Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người Trong những năm 1990 – 1995, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người dân Nga rất cao, bình quân đạt gần 50kg/ người. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mực tiêu thụ bị sụt giảm, đến năm 2000 chỉ đạt 13,9kg/ người. Kể từ năm 2000, nhu cầu tiêu thụ lại dần tăng lên, đến năm 2010 đạt 21,2kg/ người. Trong những năm tiếp theo, từ 2010 – 2014, mức tiêu thụ thủy sản có dấu hiệu chững lại. Mặc dù mức tiêu thụ thủy sản ở Nga vẫn ở mức cao so với thế giới. Mức tiêu thụ thủy sản của Nga năm 2012 là 22,3kg/người, cao hơn so với mức tiêu thụ bình quân trên thế giới là 18,5kg/ người và của châu Âu là 21,9kg/ người. Trong giai đoạn này, mức độ tiêu thụ tuy ko sụt giảm qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân lại thấp, chỉ đạt 1,27% thấp hơn nhiều so với giai đoạn từ 2000 – 2010 đạt 11,13%. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như chính sách hạn chế thực phẩm từ Nga. Đến năm 2015, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Nga giảm xuống 19 kg và tiếp tục giảm xuống 15 kg vào năm 2016, chủ yếu do tăng giá và thu nhập giảm, đồng rúp mất giá và do lệnh cấm NK thủy sản làm hạn chế nguồn cung (USDA, 2014). Tuy nhiên mức tiêu thụ thủy sản tại Nga được kỳ vọng sẽ tăng trở lại và đạt mức 28kg/người/năm vào năm 2020. * Thị hiếu tiêu dùng thủy sản Thị hiếu của người tiêu dùng Nga đối với thủy sản rất đa dạng và phong phú, từ thủy sản tươi sống đến đông lạnh hay thủy sản khô; từ thủy sản được cắt khúc trong sơ chế hay để nguyên con, từ các sản phẩm bình dân đến các sản phẩm đắt tiền… Những loại thủy sản được ưa chuộng của người dân Nga gần như không thay đổi trong các năm qua, bao gồm cá trích, cá minh thái, cá thu, cá hồi, cá hương và cá tầm. Những loại thủy sản ở phân khúc giá thấp như cá trích, cá minh thái… thường được tiêu thụ chủ yếu bởi những người có thu nhập trung bình và thấp ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, người tiêu dùng thành thị với mức thu nhập cao hơn, ưa chuộng các sản phẩm cao cấp hơn như cá hồi, cá hương, cá tầm, tôm thương phẩm….(USDA, 2014).
  • 36. 23 Cụ thể, loại sản phẩm được ưa chuộng nhất là cá đông lạnh. Tổng hợp các nhóm sản phẩm, cá và hải sản NK cuả Nga cho thấy sự phân chia như sau: • 50% cá đông lạnh • 14,6% thức ăn sẵn / sản phẩm cá hộp • 14,2% cá philê và thịt cá khác • 10% giáp xác và nhuyễn thể • 9,7% cá tươi và ướp lạnh 1.4.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thủy sản của Nga 1.4.2.1. Tình hình sản xuất Ngành thủy sản ở Nga được chia thành 3 phân ngành nhỏ bao gồm: đánh bắt hải sản, đánh bắt thuỷ sản nội địa và nuôi trồng thủy sản. Đánh bắt hải sản được tính theo lượng đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của Nga, vùng biển chia sẻ quyền khai thác với các nước khác và vùng biển thuộc hải phận quốc tế. Đánh bắt thủy sản nội địa được tính theo lượng đánh bắt ở vùng nước ngọt và các vùng biển Caspi, Azov và biển Đen. Còn nuôi trồng thủy sản được tính theo lượng thủy sản nuôi trồng từ các sông, hồ, bể nuôi cá địa phương. Nga sở hữu lợi thế lớn trong ngành thủy sản, đó là nguồn tài nguyên nước phong phú, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản với hơn 20 triệu héc-ta ao hồ, khoảng 5 triệu héc-ta hồ chứa nước, gần 0,5 triệu héc-ta vùng biển ngoài khơi, hơn 1 triệu héc-ta hồ nông nghiệp và gần 150 nghìn héc-ta ngư trường khai thác. Bên cạnh đó, tổng diện tích vùng biển ngoài khơi ở Barents, biển Trắng, Avoz, biển Đen, biển Caspi và vùng biển Viễn Đông ước tính lên đến 38 triệu héc-ta. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản ở Nga còn chưa phát triển và mới chỉ sử dụng được một phần rất nhỏ nguồn tài nguyên lợi thế của mình. Hiện nay, tại Nga diện tích các trang trại nuôi cá mới chỉ chiếm khoảng 110 nghìn ha ao hồ và 25 nghìn ha vùng biển ngoài khơi, chiếm chưa đến 1% nguồn tài nguyên nước của Nga (VASEP, 2017). Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Nga hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng dồi dào về tài nguyên thiên nhiên của Nga và cũng không đáp
  • 37. 24 ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga hiện được dự báo ở mức 160 nghìn tấn, chỉ chiếm 3 – 4 % tổng lượng thủy hải sản của nước này, và sản lượng thủy hải sản của Nga chỉ chiếm 0,2% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới, một con số nhỏ trái ngược với nguồn tài nguyên phong phú của Nga (VASEP, 2017). Biểu đồ 1.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga 2010 – 2016 Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017. Các loài khai thác chính của Nga bao gồm cá minh thái Alaska (35 - 40%), tiếp đến là cá tuyết Đại Tây Dương và Thái Bình Dương (11%) và cá trích (8 - 10%). Trong khi cá hồi chiếm 9%, các loài khác bao gồm cá thu, cá trứng, cá thu đao, cá bơn và cua là những loài quan trọng để chế biến và tiêu thụ phổ biến ở Nga. Sản lượng khai thác thủy sản của Nga có thời kỳ đỉnh cao là vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, sản lượng nhiều nhất là khoảng 8 triệu tấn. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ 20, sản lượng khai thác sụt giảm chỉ còn một nữa, và dao động từ 3 – 4 triệu tấn. Năm 2015 tổng sản lượng khai thác thủy sản của Nga tăng hơn 4% so với năm 2014 đạt 4,41 triệu tấn (VASEP, 2017). 84.2 88.3 97.7 103.8 119.9 97.8 130.7 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Sản lượng (Nghìn tấn) Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga
  • 38. 25 Biểu đồ 1.3: Sản lượng khai thác thủy sản của Nga qua các năm Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017 Từ sau lệnh cấm vận thực phẩm có hiệu lực vào tháng 8 năm 2014, một trong những trọng tâm chính sách của Nga là phát triển ngành thủy sản với mục tiêu không chỉ là lấp chỗ trống của thủy sản NK mà còn là gia tăng sản lượng thủy sản XK lên đến 80% vào năm 2020. Chính phủ đã thông báo việc cải thiện ngành nuôi trồng thủy sản như là một ưu tiên bậc nhất của ngành công nghiệp, đồng thời đưa ra rất nhiều chính sách cũng như sáng kiến, biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Để hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản. Cục thủy sản liên bang Nga đang xây dựng chương trình nuôi trồng thủy sản thương mại giai đoạn 2015-2020, mục tiêu trọng tâm của chương trình là tăng sản xuất nuôi trồng thủy sản và vật nuôi. Năm 2016, Nga quyết định tiếp tục tổ chức lại toàn diện ngành thủy sản, từ việc cải thiện quản lý nguồn lực để tăng chế biến và địa phương phân phối. Chính phủ Nga đã nỗ lực thực hiện những cải cách này thông qua một số Nghị quyết của chính phủ và các quy tắc để cải thiện quy định và tính minh bạch. Tuy nhiên, các tàu khai thác, đánh bắt lạc hậu cùng với cơ sở hạ tầng cảng cá kém phát triển, các rào cản hành chính, và thiếu đầu tư vẫn là trở ngại chính cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại nước này. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Nga cũng đang bị cản trở, nguyên nhân từ các vấn đề tồn tại từ thời Liên Xô cũ - như thiếu năng lực chế biến, khu vực khai thác cách xa các trung tâm tiêu thụ, hạn chế cơ sở hạ tầng giao thông, thiếu quan tâm đến sự phát triển của nuôi trồng thủy sản.
  • 39. 26 1.4.2.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nga a. Kim ngạch nhập khẩu Giá trị NK thủy sản của Nga tăng liên tục trong từ năm 2010 đến 2013, nhưng sau đó giảm mạnh do lệnh cấm NK của chính phủ nước này từ tháng 8/2014. Trong năm 2012, Nga đã NK 2,55 tỉ USD tổng giá trị thủy sản các loại, trở thành nước NK thủy sản lớn thứ 16 trên toàn thế giới. Đến năm 2013, kim ngạch NK thủy sản của Nga đạt 3 tỉ USD, tăng 450 triệu USD so với năm 2012 (Irish Food Board, 2014). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, NK thủy sản của thị trường Nga đang giảm, nguyên ngân bắt nguồn từ suy giảm kinh tế cũng như do lệnh cấm NK của chính phủ Nga. Trong các năm 2015, 2016, lượng NK thủy sản của Nga đã giảm xuống mức thấp nhấp trong vòng 10 năm qua. Biểu đồ 1.4: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 – 2016 Nguồn: ITC Trademap Từ biểu đồ trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga đã có sự tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, đạt mức cao nhất là 2,86 tỷ USD. Hai năm tiếp chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của kim ngạch thủy sản NK, chạm mức thấp nhất trong vòng 10 năm, chỉ còn 1,35 tỷ USD vào năm 2015. Năm 2016, lượng NK thủy sản của Nga vẫn ở mức thấp, chỉ tăng so với năm 2015 là 40 triệu USD. 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nghìn đô la Mỹ Nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 - 2016 Nhập khẩu thủy sản của Nga (Nghìn đô la Mỹ)
  • 40. 27 b. Thị trường nhập khẩu Các thị trường truyền thống cung cấp thủy sản cho Nga là Na Uy, Trung Quốc, Chile,.. Trước lệnh cấm vận năm 2014, Na Uy là nhà cung cấp hàng đầu với thị phần 19%, tiếp theo là Trung Quốc với 14% cổ phần với Chilê là nhà cung cấp lớn thứ 3 với 13,5% thị phần NK cá của Nga. Tuy nhiên trong năm 2016, top 10 nước XK lớn nhất vào Nga đã có sự thay đổi đáng kể với những nhà cung cấp mới. (VASEP, 2017). Bảng 1.1: Các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Nga năm 2016. Nước XK sang Nga Giá trị XK (nghìn USD) Thị phần (%) Tăng trưởng giá trị XK 2012 - 2016 (%) Tăng trưởng giá trị XK 2015 - 2016 (%) Thế giới 1,392,037 100 -17 3 Chile 327,277 23.5 24 0 Quần đảo Faroe 280,054 20.1 42 1 Trung Quốc 215,837 15.5 -6 29 Belarus 103,074 7.4 47 10 Việt Nam 88,528 6.4 2 16 Greenland 75,118 5.4 358 27 Nguồn: ITC Trademap Từ bảng trên có thể thấy, Chile đã vươn lên đứng đầu với giá trị XK sang Nga đạt 327,3 triệu USD. Tiếp theo là quần đảo Faroe, một cái tên mới hoàn toàn trong top 10, cung cấp 1/5 sản lượng thủy sản nhập khẩu của Nga. Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ ba, theo sau là các nhà cung cấp như Belarus, Việt Nam, Greenland… c. Sản phẩm nhập khẩu
  • 41. 28 Biểu đồ 1.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nga năm 2015. Nguồn: Norway Innovation, Báo cáo thị trường thực phẩm và đồ uống Nga, 2015. Từ năm 2009 đến nay, các mặt hàng NK chủ yếu của Nga là các mặt hàng cá (sống, tươi/ướp lạnh, đông lạnh, phi lê, muối/khô), tôm và nhuyễn thể. Trong đó, thị trường Nga NK mặt hàng cá đông lạnh nhiều nhất, chiếm gần 80% tổng khối lượng thủy sản NK. Tiếp theo là cá phi lê (8%), cá tươi/ướp lạnh (6%), tôm (3,4%) và nhuyễn thể (2%). Các nhóm sản phẩm còn lại (cá sống và cá muối/khô) chiếm chưa đến 1% (Norway Innovation, 2015). 1.4.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản của Nga a. Cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm tại Nga: - Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) thuộc Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga là đơn vị tổ chức thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật XNK và lưu thông trong nước. - Các đơn vị thực hiện việc kiểm tra, kiểm dịch thủy sản XNK là các Trung tâm kiểm dịch động thực vật tại các vùng trên cả nước. b. Văn bản pháp lý Một số văn bản chủ yếu quy định NK thủy sản vào thị trường Nga - Quyết định số 317 của Ủy ban Liên minh hải quan ngày 18/6/2010: Quy định các yêu cầu về vệ sinh và thú y. 80 8 6 3.4 2 0.6 Các mặt hàng nhập khẩu của Nga Cá đông lạnh Cá phi lê Cá tươi/ướp lạnh Tôm Nhuyễn thể Sản phẩm còn lại
  • 42. 29 - Quyết định số 299 của Ủy ban Liên minh hải quan ngày 28/5/2010: Quy định các yêu cầu vệ sinh. - SanPiN 2.3.4.050-96: Quy định về việc sản xuất và bán sản phẩm thủy sản. - Quyết định số 881 ngày 09/9/2011 của Ủy ban các nước thuộc Liên minh Hải quan về ghi nhãn thực phẩm. - SanPiN 2.3.2.1078-01: Quy định các yêu cầu vệ sinh đối với an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm; quy định và tiêu chuẩn vệ sinh - dịch tễ. - Quyết định số 834 ngày 18/11/2011 của Hội đồng Liên minh hải quan: Quy định về trình tự thống nhất tiến hành kiểm tra chung các đối tượng và lấy mẫu hàng hóa (sản phẩm) thuộc diện kiểm tra (giám sát) thú y”. - Nghị định số 1009 ngày 14/12/2009: Quy định về giám sát chất lượng và ATTP. - Nghị định số 36 ngày 14/11/2001 về các quy định vệ sinh, mức giới hạn của các vi sinh vật và các chất ô nhiễm. Các sản phẩm thủy sản NK vào Nga phải được sản xuất tại các cơ sở chế biến thủy sản đã đáp ứng đủ các điều kiện và được VPSS kiểm tra, công nhận và đưa vào danh sách được phép XK thủy sản sang Nga. Và các doanh nghiệp này muốn XK thủy sản sang Nga bắt buộc phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm do Ủy ban tiêu chuẩn quốc gia quy định. 1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga 1.5.1. Thuận lợi  Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào và tđiều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Dọc bờ biển nước ta có nhiều những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn rộng lớn. Đó là những khu vực hết sức thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, trong đó có tôm sú, tôm thẻ vốn được XK nhiều sang thị trường Nga thời gian vừa qua. Mặt khác, những sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng vùng đồng bằng có
  • 43. 30 thể nuôi các loại cá, tôm nước ngọt. Trong đó, người tiêu dùng Nga rất ưa chuộng các mặt hàng cá tra, cá ba sa Việt Nam - vốn được nuôi ở khu vực sông Cửu Long bởi đặc tính tự nhiên, chỉ có sông Cửu Long mới có nguồn phù sa giàu dinh dưỡng làm cho 2 loại cá nước ngọt này phát triển nhanh, thơm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (theo trang tin Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy, 2007). Đây có thể coi là một lợi thế riêng có của Việt Nam  Thị trường Nga là một thị trường khá dễ tính, không đòi hỏi hàng hoá phải đảm bảo chất lượng cao như các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…Chính vì vậy, hàng hoá của Việt Nam dễ xâm nhập thị trường này hơn. Tuy nhiên, hàng Việt Nam cũng cần phải cải tiến chất lượng thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước khác trên thị trường Nga.  Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Nga đã tồn tại qua gần 1 thế kỷ, hiện nay Nga là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Theo nhận định của Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn tại hội nghị Ngoại giao 29 (22 – 26/8/2016), quan hệ giữa Nga và Việt Nam trong suốt thời gian qua hầu như không có mâu thuẫn, chỉ có lòng tin và lợi ích chung. Trong chính sách đối ngoại của Nga, hiện nay đang hết sức chú trọng đến Việt Nam, đánh giá nước ta là một trong những nước quan trọng nhất trong ở Châu Á, ngang với Trung Quốc và Ấn Độ. Sự ổn định và bền chặt trong quan hệ ngoại giao hai nước là điều kiện thuận lợi, tạo môi trường bền vững cho hoạt động thương mại giữa hai bên. Đây là điểm cộng sáng, góp phần thúc đẩy XK hàng hóa sang Nga nói chung và thủy sản nói riêng  Cộng đồng người Việt lâu đời tại Nga cũng đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy hoạt động XK thủy sản vào thị trường này. Theo Hồ sơ thị trường liên bang Nga, VCCI, 3/2015, cộng đồng người Việt Nam tại Nga có khoảng 60 - 80 nghìn người, đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ. Năm 2004, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động làm ăn, sinh sống ở nước sở tại; đẩy mạnh hoạt động nhằm góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga; tích cực động viên cộng đồng hướng về quê hương, đất nước.
  • 44. 31 Cộng đồng người Việt Nam tại Nga là một cộng đồng trẻ, trong đó có hơn 5.000 học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đang học tập và công tác tại các trường đại học lớn và các viện nghiên cứu của Nga; có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất, tư vấn pháp luật. Cộng đồng Việt Nam tại Nga là một cộng đồng đoàn kết, gắn bó, có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Cộng đồng tại Nga chính là “cầu nối” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những người quảng bá tích cực nhất cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam. Thông qua hệ thống cửa hàng của người Việt Nam, thủy sản của Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga.  Cơ hội từ lệnh cấm NK thực phẩm của Nga với phương Tây và Mỹ. Từ tháng 8/2014, Nga đã áp đặt lệnh cấm NK hầu hết các loại lương thực-thực phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) và các nước Mỹ, Na Uy, Canada và Australia nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 7/8/2014. Cá tươi, cá đông lạnh, giáp xác và nhuyễn thể đều bị đưa vào danh sách các sản phẩm bị cấm. Sắc lệnh trên được thông báo trên trang mạng chính thức của Chính phủ Nga cho biết lệnh cấm NK lương thực - thực phẩm trên sẽ kéo dài tới ngày 31/12/2017. Mặc dù Nga là nước có nguồn lợi thủy sản nuôi trồng và đánh bắt phong phú, nhưng hạn chế về cơ sở chế biến khiến nước này phải NK một lượng lớn thủy sản, lệ thuộc vào NK từ EU, Mỹ và các nước châu Á. Lệnh cấm NK thực phẩm đã làm một số mặt hàng thực phẩm, thủy sản trên thị trường thiếu hụt nghiêm trọng và gia tăng giá cả đột biến. Mặc dù Na Uy không phải là một thành viên của EU, nhưng ngày 31/7/2014, nước này đã khẳng định ý định thực hiện các biện pháp trừng phạt Nga theo EU và Mỹ. Để đáp trả động thái này, Nga đã ban hành lệnh cấm NK với Na Uy - vốn là đối tác NK lớn nhất của Nga về thuỷ sản và chắc chắc lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thủy sản XNK của cả hai nước. Hàng năm, Nga NK một lượng rất lớn cá hồi, cá hương tươi, cá trích đông lạnh và cá thu đông lạnh từ nước này. Nga là thị trường hàng đầu về cá trích, thị trường NK cá hồi lớn thứ ba, chỉ sau Ba
  • 45. 32 Lan và Pháp, và là thị trường cá thu đông lạnh lớn thứ 4 của Na Uy. Kim ngạch NK thuỷ sản từ Na Uy của Nga năm 2013 là 1,1 tỉ USD trong tổng số 3 tỉ USD tổng giá trị kim ngạch NK thuỷ sản của Nga, tương đương 36,7% (Agri-Food Canada, 2013). Bên cạnh đó, Iceland là thành viên EU XK thuỷ sản nhiều nhất vào Nga với các mặt hàng chính như cá thu đông lạnh, các trích đông lạnh, gan và trứng cá đông lạnh. Nhập khẩu thuỷ sản từ Mỹ của Nga năm 2013 cũng tương đối lớn, chủ yếu là trứng cá hồi. Canada là thị trường XK thuỷ sản nhiều thứ 5 vào Nga trong năm 2012, với các mặt hàng chủ yếu là tôm nước lạnh đông lạnh, cá hồi đông lạnh, cá meluc (họ cá tuyết) đông lạnh, tôm hùm các loại và cá bơn. Như vậy, trước lệnh cấm, hàng năm Nga phải NK hơn 40% lượng thủy sản tiêu dùng trong nước. Sau khi lệnh cấm được ban hành với các đối tác cung cấp chính, việc các nhà bán lẻ Nga có thể chuyển sang các nguồn cung trong nước là điều không dễ dàng. Để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung thực phẩm và thủy sản, Nga đã chuyển sang tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác, trước hết là ở các thị trường lớn còn lại như Việt Nam, Trung Quốc; bên cạnh sự gia tăng trong sản xuất thuỷ sản nội địa để bù đắp cho số thuỷ sản thiếu hụt trên. Ngoài ra, vì hầu hết các nước bị cấm vận nói trên đều cung cấp chủ yếu các sản phẩm thuỷ sản đặc thù với số lượng rất lớn nên sẽ khó có thể tìm được các loại thuỷ sản đó ở thị trường khác với lượng lớn tương đương để thay thế, do đó, chắc chắn sẽ có sự thay đổi cơ cấu sản phẩm thuỷ sản NK tại Nga. Đối với Việt Nam, minh chứng rõ nét nhất cho nhận định trên là việc ngay sau khi ban hành lệnh cấm vận nói trên, đầu tháng 8, Nga đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khảu thủy sản từ Việt Nam vào thị trường Nga đối với bảy doanh nghiệp, trong đó có năm doanh nghiệp chế biến và XK cá tra và hai doanh nghiệp chế biến và XK tôm đông lạnh. Tại hội chợ thủy sản Nga diễn ra từ ngày 15-17/9/2014 tại Mát-xcơ- va đã thu hút sự quan tâm của các quốc gia đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì lệnh cấm NK thực phẩm nên hầu hết các gian hàng từ các nước EU, Mỹ … không có mặt. Tận dụng triệt để cơ hội này, các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá và phát triển các mặt hàng thủy, hải sản có lợi thế của mình. Tại hội