SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------***-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
(AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ngành: Tài chính ngân hàng
VŨ HƯƠNG TRÀ
Hà Nội - 2021
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
(AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tên học viên: VŨ HƯƠNG TRÀ
Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Quy
Hà Nội - 2021
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank) - Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi
trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên
cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Hương Trà
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của Khoa Sau đại
học, trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Thị Quy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp làm việc tại Trung
tâm Vốn - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu thực tiễn, khai thác số liệu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các anh/chị cùng lớp cao học
TCNH K26A vì đã luôn động viên, quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Hương Trà
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................x
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại......................7
1.1.1. Khái niệm về ngoại hối.............................................................................. 7
1.1.2. Khái niệm về kinh doanh ngoại hối........................................................... 8
1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại ................ 9
1.1.4. Vai trò của kinh doanh ngoại hối trong hoạt động ngân hàng................17
1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại 18
1.2.1. Khái niệm rủi ro .......................................................................................18
1.2.2. Khái niệm rủi ro kinh doanh ngoại hối ....................................................19
1.2.3. Cái loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM ...........19
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro.....................................................................26
1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM ..........27
1.3.1. Khái niệm..................................................................................................27
1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM.............28
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân
hàng thương mại ..................................................................................................34
1.4.1. Nhân tố khách quan..................................................................................34
1.4.2. Nhân tố chủ quan......................................................................................38
1.5. Kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại một số
ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài............................................41
1.5.1. Kinh nghiệm tại ngân hàng nước ngoài ................................................. 41
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
iv
1.5.2. Kinh nghiệm tại ngân hàng trong nước ...................................................46
1.5.3. Bài học rút ra cho Agribank.....................................................................50
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) .............................................53
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (Agribank)...........................................................................................53
2.1.1. Quá trình phát triển..................................................................................53
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ...........................................................54
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.......................55
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank và các rủi ro
thường gặp............................................................................................................59
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank ..............................59
2.2.2.Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank.............65
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại
Agribank...............................................................................................................67
2.3.1.Tổ chức thực hiện ......................................................................................67
2.3.2. Nhận diện rủi ro .......................................................................................70
2.3.3. Đo lường và đánh giá rủi ro.....................................................................71
2.3.4.Kiểm soát rủi ro.........................................................................................72
2.3.5. Xử lý và phòng ngừa rủi ro ......................................................................76
2.4.Đánh giá thực trạng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank) ............................................................................................................78
2.4.1.Những kết quả đạt được ............................................................................78
2.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân....................................................................80
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)84
3.1.Định hướng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank.....84
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
v
3.1.1.Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Agribank......84
3.1.2. Định hướng và mục tiêu của Agribank về quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối..........................................................................................85
3.2. Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.....................................86
3.2.1. Nhóm giải pháp tổng thể ..........................................................................86
3.2.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ........................................................................99
3.3. Một số kiến nghị..........................................................................................103
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ........................................................................ 103
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước...................................................... 105
KẾT LUẬN ............................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................113
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
vi
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 KDNT Kinh doanh ngoại tệ
4 USD Đồng đô la Mỹ
5 VND Đồng Việt Nam
6 KDNH Kinh doanh ngoại hối
7 TTV Trung tâm Vốn
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
9 TMCP Thương mại cổ phần
10 WTO Tổ chức Thương mại thế giới
11 EUR Đồng tiền chung Châu Âu
12 GBP Đồng bảng Anh
13 JPY Đồng yên Nhật
14 AUD Đồng đô la Australia
15 Trung tâm PN&XLRR Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro
16
Hội đồng ALCO (ALCO:
Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có
Asset Liability Committee)
17
Ủy ban ALCO (ALCO:
Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có
Asset Liability Committee)
18 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
19 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
20 MB Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam
21 Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn Việt Nam
22 TCTD Tổ chức tín dụng
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
vii
23 ĐVKD Đơn vị kinh doanh
24 UBQLRR Ủy Ban Quản lý rủi ro
25 QLRR Quản lý rủi ro
26 HĐTV Hội đồng thành viên
27 TGĐ Tổng giám đốc
28 Phó TGĐ Phó Tổng giám đốc
29 TTQT Thanh toán quốc tế
Bộ phận ALM/QLRRTT
Bộ phận Quản lý Tài sản Nợ - Có và Quản lý
30 (ALM: Asset Liability
rủi ro thị trường
Management)
31 VaR (Value at Risk) Giá trị chịu rủi ro
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng Tên Bảng Trang
Bảng 2.1 Doanh số mua, bán ngoại tệ của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 60
Bảng 2.2
Doanh số mua bán ngoại tệ USD giữa chi nhánh và Trung tâm
61
Vốn Agribank giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 2.3
Doanh số mua bán các ngoại tệ khác USD (quy đổi USD) giữa
61
chi nhánh và Trung tâm Vốn Agribank giai đoạn 2016 -2020
Bảng 2.4
Doanh số mua bán ngoại tệ USD trên thị trường liên ngân
62
hànggiai đoạn 2016 - 2020
Bảng 2.5 Doanh số giao dịch hoán đổi của Agribankgiai đoạn 2016 - 2020 63
Bảng 2.6
Chỉ tiêu lợi nhuận của một số ngân hàng thương mại
64
từ 2016 -2020
Bảng 2.7
Hạn mức giao dịch của Agribank với các đối tác theo từng
74
sản phẩm
Biểu Tên Biểu Trang
Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 56
Biểu đồ 2.2 Tổng tài sản của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 57
Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuếgiai đoạn 2016 - 2020 58
Biểu đồ 2.4 Cho vay khách hàng giai đoạn 2016 - 2020 59
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên Hình Trang
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank 54
Hình 2.2 Mô hình ba tuyến bảo vệ tại Agribank 68
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank 87
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Để thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng
và giải pháp”, trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại nói chung, tác giả đã
phân tích, đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro.
Thứ nhất, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại hối, quản trị
rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM, làm rõ nội dung của quản trị
rủi ro gồm: (i) Nhận diện rủi ro, (ii) Đo lường và đánh giá rủi ro, (iii) Kiểm soát rủi
ro, (iv) Xử lý và phòng ngừa rủi ro.
Thứ hai, trên cơ sở giới thiệu khái quát về Agribank và tình hình kinh doanh
ngoại hối tại Agribank, tác giả đã phân tích thực trạng mô hình tổ chức, quy trình
quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank, bao gồm cả những đánh giá
về kết quả đạt được những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, trên cở sở định hướng và mục tiêu quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngoại hối tại Agribank, tác giả đã đưa ra các giải pháp về xây dựng mô hình đo
lường rủi ro, quy trình quản trị rủi ro và mội số giải pháp về nghiệp vụ trong kinh
doanh ngoại hối tại Agribank cũng như các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước và với Agribank nhằm hoàn thiện QTRR trong kinh doanh ngoại hối tại
Agribank.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại
không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà đã được mở rộng
đến tất cả các nước trên toàn thế giới. Chính toàn cầu hóa đã thúc đẩy kim ngạch
xuất nhập khẩu, làm tăng khối lượng giao dịch trong hoạt động thương mại cũng
như tài chính giữa các nước trên thế giới. Giờ đây, không chỉ một đồng tiền mà còn
có rất nhiều đồng tiền khác nhau tham gia trong quá trình thanh toán và không chỉ
dưới hình thức tiền mặt mà còn là các giấy tờ có giá, các phương tiện thanh toán
bằng ngoại tệ…Chính vì thế, thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối
Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển mạnh.
Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, áp dụng các
luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hóa, các luồng vốn di chuyển ngày
càng tăng về quy mô và tần suất. Chính vì thế việc đảm bảo an toàn hoạt động, nâng
cao năng lực cạnh tranh và xây dựng uy tín trên một thị trường “không nghỉ” và
biến động liên tục như thị trường ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam
ngày càng trở nên quan trọng. Để làm được điều đó, bên cạnh việc nâng cao chất
lượng dịch vụ, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết.
Hiện nay, bên cạnh các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) như hoạt động huy động vốn, cho vay,
bảo lãnh, trung gian thanh toán, thì hoạt động kinh doanh ngoại hối có vai trò ngày
càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu hoạt động cũng như
trong lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, do đang trong quá trình hoàn thiện và
phát triển, mô hình quản lý về hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như chính sách
quản trị rủi ro chưa thực sự hoàn chỉnh nên hoạt động kinh doanh ngoại hối của
Agribank vẫn gặp một số rủi ro và hiệu quả hoạt động chưa cao và chưa ổn định. Vì
vậy, đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là
yêu cầu cần thiết đối với Agribank.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
2
Từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank, nhằm mục tiêu
nghiên cứu, đánh giá các loại rủi ro kinh doanh ngoại hối mà Agribank có khả năng
phải đối diện, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro KDNH của các NHTM khác
trên thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế, phòng ngừa, kiểm soát các rủi ro
thường gặp hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại Agribank. Xuất
phát từ quan điểm đó, tôi lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank) - Thực trạng và giải pháp” đề tìm hiểu và giải quyết vấn đề trên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, kinh doanh ngoại hối luôn được đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi
ro và được nhiều chủ thể liên quan quan tâm nghiên cứu. Do đó, đã có nhiều sách,
đề tài, tác phẩm nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung chú trọng đến vấn
đề quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối như:
* Các nghiên cứu nước ngoài
- “Hướng dẫn tài trợ thương mại” của Phòng Thương mại quốc tế - Bộ
Thương mại Hoa Kỳ dành hẳn một chương 12 viết về quản lý rủi ro kinh doanh
ngoại hối, trong đó nhấn mạnh rủi ro kinh doanh ngoại hối là vấn đề cần quan tâm
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp này có thể sử
dụng các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro kinh
doanh ngoại hối.
- Đề tài “Bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp Ấn Độ” của
Tiến sỹ Hiren Maniar tại Hội nghị Tài chính lần thứ 6 tổ chức tại Bồ Đào Nha từ 1-
3/7/2010. Nội dung đề tài nói về sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ trong quá trình
hội nhập kinh tế thế giới, thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn, doanh
nghiệp Ấn Độ đối mặt với rủi ro kinh doanh ngoại hối gồm rủi ro tỷ giá và rủi ro kỳ
hạn. Do đó, sự phát triển từng bước của thị trường phái sinh ngoại tệ góp phần phát
triển dần thị trường tài chính Ấn Độ, có thêm phương án lựa chọn nhằm hạn chế rủi
ro kinh doanh ngoại hối cho doanh nghiệp Ấn Độ. Đồng thời Tiến si Hiren Maniar
cũng đưa ra một số cách để doanh nghiệp Ấn Độ có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá
như dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá, ước tính tổn thất lớn nhất doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
3
có thể gánh chịu, thiết lập hạn mức trạng thái mở, tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá,
dừng lỗ khi cần thiết, thường xuyên thực hiện báo cáo và đánh giá lại rủi ro kinh
doanh ngoại hối.
- Chuyên đề “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối” của Ian H. Giddy - Trường
Đại học New York và Gunter Dufey - Trường Đại học Michigan - Hoa Kỳ định
nghĩa rủi ro kinh doanh ngoại hối là gì, nêu ra các yếu tố gây ra rủi ro kinh doanh
ngoại hối, các bước quản lý các yếu tố gây ra rủi ro kinh doanh ngoại hối, đề xuất
một số công cụ và kỹ thuật quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối kèm theo ví dụ dẫn
chứng cụ thể.
- Nghiên cứu “Thực tiễn kinh doanh - Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối”
của Ngân hàng Jamaica (Bank of Jamaica) tháng 3/1996 định nghĩa về rủi ro kinh
doanh ngoại hối và hai yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh ngoại hối là sự mất
cân đối giữa tài sản nợ - có (trên bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế
toán) và sự mất cân đối giữa dòng tiền. Hai yếu tố này khác với các yếu tố trong các
tài liệu đã đề cập ở trên. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu một số phương pháp quản
trị rủi ro như sử dụng các hợp đồng phái sinh hay hợp đồng vay mượn tiền tệ để cân
đối dòng tiền.
* Các nghiên cứu trong nước
- Đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân
hàng TMCP Hàng hải Việt Nam” của tác giả Tạ Hoàng Yến - Đại học Ngoại
Thương năm 2017 nghiên cứu về thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, từ đó đề xuất biện
pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại Maritime Bank.
- Đề tài “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của nhóm tác giả Trần Hải Hà, Nguyễn Vân
Hà ở trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2010 nghiên cứu về tình hình quản
trị rủi ro kinh doanh ngoại hối thực tế chung tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tốt hơn, hạn chế tổn thất có
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
4
thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt
Nam.
- Đề tài “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Hải - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 2012 nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa,
kiểm soát rủi ro thiết thực và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp quản
trị rủi ro áp dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- Đề tài “Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa” của tác giả Bùi Thu Hiền
- Đại học Ngoại Thương năm 2010 nghiên cứu về những rủi ro hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra các biện
pháp phòng ngừa hiệu quả, phù hợp.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng về rủi ro kinh doanh
ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, quản trị rủi ro phù hợp với tình hình kinh
doanh thực tế tại Agribank và đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng quản trị
rủi ro kinh doanh ngoại hối có thể áp dụng tại Agribank. Các kết quả nghiên cứu
của luận văn hy vọng sẽ giải quyết được những khoảng trống trong các nghiên cứu
được nêu ở trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro và
đánh giá thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối, trong đó nội dung trọng
tâm là kinh doanh ngoại tệ, đồng thời đưa ra những giải pháp tăng cường hiệu quả
nhằm quản trị cũng như phòng ngừa rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh
ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khái niệm ngoại hối và kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực rộng, do vậy đề
tài chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ - thành phần quan trọng và chủ yếu nhất trong ngoại hối.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cụ thể các rủi ro kinh doanh
ngoại hối thường gặp trong kinh doanh ngân hàng và thực trạng quản trị rủi ro kinh
doanh ngoại tệ tại Agribank trong thời gian từ 2016 đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp phân tích, tổng hợp lý
thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để đưa ra những lý luận chung về quản
trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo
cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh... qua các năm của
Agribank. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp thống kê, xử lý số liệu để phân
tích, đánh giá những thành tựu và kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và
tìm hiểu các nguyên nhân của những tồn tại trên, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm
tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của
Agribank.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, danh
mục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục (nếu có), kết cấu của luận văn gồm có 3
chương với nội dung chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại các Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
6
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank).
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
7
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về ngoại hối
Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối
để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, tiền tệ, điều hòa cán
cân thanh toán quốc tế…Do ảnh hưởng lớn của ngoại hối đối với đời sống kinh tế -
xã hội nên chính phủ ở mỗi quốc gia đều tìm cách chọn lựa cho mình những chính
sách thích hợp trong việc quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối.
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để
thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của
mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể không giống nhau. Cho đến nay, các công
trình nghiên cứu chưa đưa ra định nghĩa chính thức về ngoại hối. Tuy nhiên, hầu hết
các nghiên cứu về ngoại hối đều thống nhất quan điểm cho rằng ngoại hối là danh từ
dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu
chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.
Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh số: 28/2015/PL-UBTVQH11 của Ủy ban
Thường vụ Quốc Hội ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005, Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền
chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (phạm vi nghiên cứu
của luận văn);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu
đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của
người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và
mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
8
e) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường
hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong
thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này, đối tượng của hoạt động kinh
doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm
các đồng tiền khác nhau, hay các ngoại tệ, mà không tính đến vàng hay các loại giấy
tờ có giá khác.
1.1.2. Khái niệm về kinh doanh ngoại hối
Theo Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
ban hành ngày 18/3/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối,
“Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép
nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn, thanh khoản cho
hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó”.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM được hiểu là hoạt động ngoại hối
của NHTM nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn, thanh
khoản cho hoạt động chính của NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại hối chính tại
các NHTM là: mua, bán các loại ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Thị trường ngoại
tệ Việt Nam bao gồm: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa
ngân hàng và khách hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi
ro. Các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng nói chung đều chứa đựng nhiều rủi
ro, tuy nhiên đối với hoạt động KDNH, do liên quan đến nhiều đồng tiền của nhiều
quốc gia và có tính nhạy cảm cao đối với những biến động về kinh tế, chính trị, xã
hội… của các quốc gia trên thế giới do đó hoạt động này ẩn chứa nhiều rủi ro hơn.
Các rủi ro có thể gặp phải như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường,
rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động…
Thứ hai, KDNH là một hoạt động đặc trưng cho nền kinh tế thị trường hiện
đại, và là hoạt động khá phức tạp. Hoạt động kinh doanh này diễn ra trên một thị
trường có tính toàn cầu hóa cao, lại không giới hạn về thời gian và không gian nên
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
9
nó đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, các
phương tiện liên lạc tiên tiến mới có thể đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, KDNH là hoạt động đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ trình độ
chuyên môn và hiểu biết nhiều lĩnh vực, phải có kỹ năng nhất định, có trình độ quản
lý và khả năng nắm bắt thị trường. Đội ngũ cán bộ phải có chuyên môn nghiệp vụ
cùng với việc cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt, xác định những gì xảy ra
trên thị trường, từ đó đưa ra dự báo và những quyết định kịp thời, đúng đắn trong
kinh doanh.
Thứ tư, KDNH có liên hệ mật thiết với tình hình tỷ giá, đặc biệt là hoạt động
kinh doanh ngoại hối tại các NHTM thì còn quan tâm đến chênh lệch tỷ giá giữa thị
trường liên ngân hàng với thị trường ngoại tệ tự do.
Các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng xuất phát từ: mua và bán
ngoại tệ với khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của khách hàng;
mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của ngân hàng
đó để giảm thiểu rủi ro.
1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Giao dịch giao ngay (Spot transaction)
Giao dịch giao ngay là giao dịch trong đó hai bên thực hiện mua, bán một
lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán
trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.
Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ
chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với
các tổ chức khác và cá nhân. Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung
tâm trong việc tạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ cho
khách hàng.
Ví dụ: NHTM X mua 100.000 USD vào ngày thứ 2 (1/3/2021) thì sau đó 2
ngày, tức thứ tư (3/3/2021), NHTM X sẽ nhận được giấy báo Có trên tài khoản
USD. Đối với những giao dịch vào ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ, tết thì ngày giá trị
của giao dịch sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
10
Trong giao dịch giao ngay, tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi
tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch được thực hiện theo
tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận. Ở
Việt Nam, tỷ giá giao ngay trên thị trường ngoại hối chính thức được xác định theo
quan hệ cung cầu về ngoại tệ nhưng nằm trong giới hạn quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình cụ thể
trong từng thời kỳ để quy định giới hạn này cho phù hợp.
Thị trường giao ngay được biết đến như là một thị trường rất lớn và sôi động
với khối lượng tiền khổng lồ luân chuyển qua thị trường. Thị trường giao ngay bao
gồm 2 thị trường là thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Thị trường bán luôn
được gọi là thị trường liên ngân hàng với doanh số lớn hơn rất nhiều so với thị
trường bán lẻ. Sự ra đời của thị trường ngoại hối liên ngân hàng Việt Nam làm hình
thành một thị trường mua bán ngoại hối phi tập trung giữa các tổ chức tín dụng
được phép kinh doanh ngoại hối, qua đó điều hòa ngoại tệ giữa nơi thừa và nơi
thiếu. Thị trường bán lẻ được biết đến với những giao dịch thực hiện giữa ngân
hàng với các khách hàng như doanh nghiệp hay cá nhân. Dựa trên cơ sở tỷ giá thị
trường liên ngân hàng thì các ngân hàng thương mại sẽ quy định tỷ giá bán lẻ áp
dụng cho khách hàng.
Ở các nước phát triển, thị trường ngoại hối giao ngay có hai cấp: cấp thứ
nhất đó là thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa các ngân hàng, đây là thị trường
tập trung, liên tục, đấu giá mở và giao dịch hai chiều. Cấp thứ hai là thị trường liên
ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới, đây là thị trường bán tập trung, liên tục đặt
lệnh có giới hạn thông qua phương thức đấu giá một chiều.
Các điều kiện của giao dịch: Trong giao dịch giao ngay, thỏa thuận giao dịch
giữa hai bên thường bao gồm một số điều kiện mua bán như: tỷ giá mua bán, số
lượng giao dịch, địa điểm chuyển tiền đến và chuyển tiền đi trong ngày thanh
toán…Sau khi cam kết giao dịch, các bên có thể xác nhận lại bằng văn bản hoặc ký
kết hợp đồng chi tiết. Thông thường việc giao dịch được hoàn tất bằng thỏa thuận
qua điện thoại là có đủ tính pháp lý.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
11
- Ngày giá trị là khoảng thời gian thực hiện việc chuyển tiền đến các tài
khoản có liên quan. Đó là ngày mà các khoản ngoại hối phải được trả cho các bên
tham gia giao dịch. Ngày giá trị còn được gọi là ngày thanh toán. Có các loại ngày
giá trị sau: T, T+1, T+2.
- Phương tiện giao dịch: giao dịch giao ngay được thực hiện qua các
phương tiện giao dịch như telex, điện thoại, hệ thống mạng vi tính hoặc có thể tiếp
nhận trên thị trường tập trung. Hai bên thỏa thuận với nhau các điều kiện mua bán
và sau đó xác nhận lại bằng văn bản.
- Tỷ giá giao ngay: trong giao dịch giao ngay tỷ giá giao dịch ngân hàng
đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch
được thực hiện theo tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do
hai bên thỏa thuận.
- Chi phí giao dịch: các ngân hàng thương mại không thu phí mà thu lời từ
sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
1.1.3.2. Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction)
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch giữa hai bên là bên mua và bên bán, để mua
hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận
ngày hôm nay. (Don M.Chance - Robert Brooks, An Introduction to Derivatives and
Risk Management 8th
Edition, 2010, trang 3).Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện
mua bán được ký kết vào ngày giao dịch, việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào
ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bán.
Ở Việt Nam, chỉ có các ngân hàng thương mại đủ điều kiện mới được phép
giao dịch có kỳ hạn với một số khách hàng và các tổ chức tín dụng, có tổ chức kinh
tế là pháp nhân Việt Nam.
Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa
rủi ro tỷ giá, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra.
Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa
quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập
khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một
cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro,
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
12
hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ
giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường. Điều này có
nghĩa là khi nhà nhập khẩu có nhu cầu chi trả một khoản tiền trong tương lai mà họ
dự đoán được tương lai tỷ giá sẽ tăng thì họ sẽ mua ngoại tệ kỳ hạn. Ngược lại, khi
bán kỳ hạn sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu bán trước một khoản ngoại tệ mà họ sẽ
nhận được trong tương lai, nhằm loại trừ rủi ro xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ tăng lên
hoặc giảm xuống tại thời điểm đến hạn giao dịch.
Ví dụ, một nhà nhập khẩu Úc phải thanh toán 1 tỷ JPY cho nhà xuất khẩu
Nhật Bản sau 3 tháng. Tỷ giá giao ngay hiện tại AUD/JPY là 100,00 - 100,20. Lo
ngại đồng JPY sẽ tăng giá sau 3 tháng, như vậy số AUD phải trả để có 1 tỷ JPY sẽ
tăng lên. Để phòng ngừa rủi ro, ở thời điểm hiện tại nhà nhập khẩu có thể ký 1 hợp
đồng kỳ hạn để mua 1 tỷ JPY sau 3 tháng.
Ngoài việc phòng chống rủi ro về tỷ giá, việc thực hiện giao dịch kỳ hạn còn
nhằm mục đích sinh lời dựa vào sự biến động của tỷ giá. Người mua và người bán
cùng sẵn sàng chấp nhận rủi ro: người mua ngoại tệ kỳ hạn có kỳ vọng họ có thể
bán lại bằng giao dịch giao ngay để kiếm lời tại thời điểm họ nhận được ngoại tệ
người bán cũng hy vọng có thể mua lại số ngoại tệ đó bằng giao dịch giao ngay tại
thời điểm giao dịch kỳ hạn kết thúc.
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và được gọi
là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn được
xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ở Việt
Nam, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngày giá trị đối với giao dịch kỳ hạn
đối với đồng Việt Nam là từ 3 đến 365 ngày kể từ ngày giao dịch. Công thức xác
định tỷ giá kỳ hạn được tính như sau:
(Rt – Rc) . t
F = S + S x
(1 + Rc x t)
Trong đó S: tỷ giá giao ngay
F: tỷ giá kỳ hạn
Rt: mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá
Rc: mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
13
Thời hạn hợp đồng, tính theo năm
Thông thường, thời hạn của các hợp đồng ngoại hối là tương đối ngắn so với
365 ngày và các mức lãi suất %/năm của các đồng tiền là các số nhỏ, nên tích số Rc
x t là một số rất nhỏ so với 1 đơn vị. Do đó, mẫu số của công thức trên là một số sấp
xỉ bằng 1 đơn vị. Vì vậy, ta có công thức tính tỷ giá kỳ hạn gần đúng như sau:
F = S + S (Rt – Rc).t
Các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá kỳ hạn bao gồm chênh lệch lãi suất
giữa hai đồng tiền, lạm phát, sự kỳ vọng với biến chuyển tương lai của một đồng
tiền.
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch có tính chất bắt buộc do đó đến ngày đáo hạn
hợp đồng cho dù tỷ giá có bất lợi cho một trong hai bên thì vẫn phải thực hiện hợp
đồng. Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu thực khi nào khách hàng mua
hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán
ngoại tệ, trên thị trường thực tế đối với các quỹ đầu tư, giới đầu cơ, thì nhu cầu đều
có ở hiện tại và tương lai.
1.1.3.3. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là việc mua vào và bán ra cùng một số lượng
đồng tiền nhất định nhưng kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá
của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Nói cách khác, giao
dịch hoán đổi ngoại tệ là sự kết hợp của một giao dịch giao ngay và một giao dịch
kỳ hạn với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo hai chiều ngược nhau: một giao
dịch mua và một giao dịch bán.
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ có hai loại SWAP: Giao ngay - kỳ hạn (hình
thức này thông dụng phổ biến, là hợp đồng kết hợp giữa một hợp đồng giao ngay ở
hiện tại và một hợp đồng kỳ hạn tương lai; Kỳ hạn - kỳ hạn (hình thức này ít phổ
biến trên thị trường, là hợp đồng kết hợp giữa hai hợp đồng kỳ hạn được thực hiện
cùng một lúc tuy nhiên thời gian đáo hạn của hai hợp đồng này khác nhau)
Các giao dịch hoán đổi cũng được các ngân hàng sử dụng tích cực trong việc
phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Bởi vì, với vai trò là nhà tạo lập thị trường, ngân hàng
thường sở hữu rất nhiều hợp đồng có các ngày giá trị khác nhau với các đồng tiền
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
14
khác nhau. Tại một số ngày giá trị và với một số đồng tiền nhất định, ngân hàng có
thể ở trạng thái trường, tức là ngân hàng đã cam kết mua vào nhiều hơn bán ra. Tại
những ngày giá trị khác và với các đồng tiền khác, ngân hàng lại ở trạng thái đoản,
tức là ngân hàng đã cam kết bán ra nhiều hơn mua vào. Các giao dịch hoán đổi
giúp ngân hàng giảm được rủi ro tỷ giá.
Ví dụ, theo kế hoạch công ty X nhập khẩu thanh long cần 1 triệu USD để
thanh toán tiền hàng nhập khẩu trong ngày hôm nay, đồng thời sẽ nhận được 1
triệu USD tiền hàng xuất khẩu sau 3 tháng. Công ty thực hiện giao dịch hoán đổi
như sau: mua giao ngay 1 triệu USD/VND, ký hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng 1 triệu
USD/VND.
Giao dịch hoán đổi cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các
đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.
So với giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi có một số ưu điểm khác như:
- Giao dịch hoán đổi đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh nghiệp này vừa nhận một khoản thu ngoại tệ
từ xuất khẩu và muốn đổi ra nội tệ để chi trả trong nước. Tuy nhiên, họ là có nhu
cầu ngoại tệ để chi trả trong tháng tới cho lô hàng nhập khẩu, do đó thay vì ký hợp
đồng bán ngoại tệ giao ngay và hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nghiệp sẽ sử
dụng giao dịch hoán đổi. Như vậy, sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro tỷ
giá và cũng giảm được chi phí giao dịch tại ngân hàng. Giao dịch hoán đổi giúp
khách hàng vừa thỏa mãn được nhu cầu bán ngoại tệ ở hiện tại, cũng đồng thời
thỏa mãn nhu cầu mua ngoại tệ ở tương lai của khách hàng.
- Đối với các NHTM, giao dịch hoán đổi là công cụ tạo ra trạng thái
vốn của hai đồng tiền mà không ảnh hưởng tới trạng thái ngoại hối. Vì vậy, đa
phần các ngân hàng sử dụng giao dịch này để giao dịch với nhau nhằm thỏa mãn
nhu cầu sử dụng một đồng tiền nhất định mà không phải đi vay trên thị trường liên
ngân hàng.
Bên cạnh một số ưu điểm vợt trội, giao dịch hoán đổi vẫn còn một số hạn chế
như giao dịch hoán đổi chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm là thời điểm hiệu
lực và thời điểm đáo hạn mà không quan tâm đến biến động tỷ giá trong suốt thời
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
15
gian giữa hai thời điểm đó; các bên bắt buộc phải thực hiện giao dịch khi hợp đồng
đáo hạn bất chấp tỷ giá có lợi hay không.
1.1.3.4. Giao dịch hợp đồng tương lại (Future transaction)
Hợp đồng tương lai ngoại tệ cũng là một hợp đồng giữa hai bên: bên mua và
bên bán để mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai với giá thỏa thuận
ngày hôm nay.(Don M.Chance - Robert Brooks, An Introduction to Derivatives
and Risk Management 8th
Edition, 2010, trang 3). Giao dịch tương lai, về thực
chất, chính là giao dịch kỳ hạn nhưng được thực hiện trên thị trường tập trung, các
hợp đồng đều được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ, số lượng và ngày giao dịch.
Trên Sở Giao dịch có các nhà thanh toán bù trừ, họ hạch toán các khoản lỗ lãi của
các bên mua, bán vào số tiền ký quỹ của mỗi bên. Để tránh rủi ro cho nhà thanh
toán bù trừ khi tỷ giá tăng hoặc giảm quá mức, nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu
nhà kinh doanh ký quỹ bổ sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm
xuống dưới mức ký quỹ duy trì.
Các hợp đồng tương lai thường được dùng vào mục đích phòng ngừa rủi ro.
Với hợp đồng tương lai tỷ giá được thỏa thuận giữa các bên mua, bán vào thời điểm
hợp đồng đến hạn là cố định do đó các bên có thể tránh được những ảnh hưởng do
sự lên xuống của tỷ giá trong tương lai. Điều này rất có ý nghĩa với nhà kinh doanh
trong bối cảnh tỷ giá biến động liên tục thay đổi, khó dự báo.
Ví dụ, một nhà xuất khẩu Mỹ biết rằng mình sẽ thu được tiền hàng bằng
đồng EUR sau ba tháng nữa, và có thể bảo hiểm cho mình khỏi sự biến động bất lợi
của tỷ giá bằng cách bán hợp đồng tương lai đối với đồng EUR. Nghiệp vụ mua hợp
đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro lại thường được thực hiện khi người ta phải mua
một lượng ngoại tệ nhất định ở một thời điểm trong tương lai và muốn ấn định giá
mua ngay từ ngày hôm nay.
Ngoài ra, hợp đồng tương lai cũng được sử dụng vào mục đích đầu cơ kiếm
lợi nhuận thông qua sự dự đoán về tỷ giá trong tương lai. Hợp đồng tương lai, so
với hợp đồng kỳ hạn, có tính thanh khoản cao hơn bởi vì một trong hai bên có thể
đóng hợp đồng vào bất cứ lúc nào và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch
giá trị tại thời điểm đáo hạn hợp đồng. Điều này khiến cho chỉ có một số rất ít hợp
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
16
đồng tương lai được thực hiện tại ngày đáo hạn và có sự chuyển giao ngoại tệ thực
sự. Chính vì vậy, hợp đồng tương lai là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ hơn
so với hợp đồng kỳ hạn. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá trong
tương lai sẽ mua hợp đồng tương lai ngoại tệ đó. Ngược lại, nhà đầu cơ khác lại báo
ngoại tệ đó xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng tương lai.
1.1.3.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option)
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên: bên mua và bên bán
quyền chọn, cho phép bên mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua
hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ngày hôm
nay. (Don M.Chance - Robert Brooks, An Introduction to Derivatives and Risk
Management 8th
Edition, 2010, trang 2). Quyền chọn trên thị trường ngoại hối với
hai hình thức khác nhau: quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có
quyền, nhưng không có nghĩa vụ, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá
và trong thời hạn được xác định trước.
Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có
quyền, nhưng không có nghĩa vụ, được bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và
trong thời hạn được xác định trước.
Như vậy, trong một hợp đồng quyền chọn thì người mua hợp đồng có quyền
thực hiện hợp đồng mua hay bán một loại tiền tệ khi đến hạn nếu tỷ giá lúc đó là có
lợi cho họ còn nếu tỷ giá bất lợi thì người mua có thể sẽ không thực hiện hợp đồng,
nhưng người mua sẽ mất chi phí để mua quyền. Ngược lại, đối với người bán hợp
đồng quyền chọn không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sàng giao
dịch khi người mua muốn, họ phải chịu rủi ro không hạn mức khi tỷ giá biến đổi
không thuận lợi.
Các hợp đồng quyền chọn cũng thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ
giá, vì cũng giống như các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay tương lai, hợp đồng
quyền chọn cho phép thực hiện việc mua bán tại mức giá đã thỏa thuận trước nên
các bên tham gia có thể tránh được tổn thất do sự biến động của tỷ giá. Ngoài ra,
giao dịch quyền chọn cũng được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ. Trong trường hợp
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
17
này thì hợp đồng quyền chọn có ưu thế hơn so với các hợp đồng khác. Vì người
mua có quyền tiến hành giao dịch nếu thấy có lợi cho mình và không tiến hành nếu
thấy tỷ giá biến động bất lợi nếu thực hiện giao dịch.
Những rủi ro đối với giao dịch quyền chọn:
- Những rủi ro đối với người mua quyền chọn: người mua quyền chọn sẽ
phải đối mặt với rủi ro bị mất toàn bộ hay một phần khoản tiền phí đã chi để mua
quyền chọn. Nếu người nắm giữ hợp đồng quyền chọn không bán lại quyền của
mình trên thị trường thứ cấp và cũng không thực hiện nó trước khi đến hạn, anh ta
sẽ mất toàn bộ số tiền phí mua quyền chọn.
- Những rủi ro đối với người bán quyền chọn: người bán bắt buộc phải
thực hiện hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hợp đồng mà người
mua yêu cầu. Đồng thời họ luôn chịu rủi ro mất đi cơ hội kiếm lời khi tỷ giá giao
ngay vào thời điểm hợp đồng đáo hạn tăng cao hơn tỷ giá thực hiện đối với bán
quyền chọn.
Hình thức của hợp đồng quyền chọn:
- Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ cho phép người mua hợp đồng quyền
chọn quyết định thực hiện hợp đồng hay không thực hiện hợp đồng ở thời điểm đáo
hạn.
- Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua hợp đồng quyền chọn có
quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng ở mọi thời điểm trước
khi hợp đồng đến hạn.
1.1.4. Vai trò của kinh doanh ngoại hối trong hoạt động ngân hàng
Kinh doanh ngoại hối hay cụ thể hơn là mua bán ngoại tệ ra đời và phát triển
theo sát sự đòi hỏi của hoạt động thương mại quốc tế. Trong tất cả các giao dịch
ngoại tệ, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà đầu cơ và
nhà bảo hiểm rủi ro kinh doanh ngoại hối.
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối giúp tập trung và chu chuyển
nguồn vốn ở thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế nhằm bảo đảm thanh toán
hàng hóa và dịch vụ ngoại thương, góp phần quan trọng vào việc mở rộng và phát
triển nền kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho bản thân ngân hàng
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
18
thương mại. Kinh doanh ngoại hối thông qua việc mua bán để hưởng chênh lệch tỷ
giá hay thông qua việc đầu cơ dựa trên những dự báo về biến động lãi suất có thể
đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Các ngân hàng cũng có thể
tận dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau, giữa các thị trường
khác nhau để kiếm lời. Từ đó góp phần điều hòa thị trường ngoại hối hoạt động hiệu
quả hơn.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc
phòng chống rủi ro, mở rộng hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Hoạt động
kinh doanh ngoại hối giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng như mua
bán ngoại tệ, cung cấp tín dụng bằng ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…qua đó giảm
thiểu rủi ro khi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các hoạt động kinh doanh truyền
thống khác. Đồng thời, ngân hàng có thể đáp ứng các nhu cầu của nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trường.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần làm tăng nguồn dự trữ
ngoại hối quốc gia, góp phần hoàn thiện các chính sách vĩ mô của Chính phủ về
quản lý ngoại hối, về chính sách tỷ giá và lãi suất, điều tiết quan hệ cung cầu ngoại
hối trên thị trường nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và góp phần sử dụng có hiệu
quả nguồn ngoại hối của các tổ chức kinh tế và của quốc gia.
1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự không chắc chắn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc
chắn nào cũng là rủi ro. Sự không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra
mới được gọi là rủi ro còn sự không chắc chắn không thể ước đoán được xác suất
xảy ra gọi là sự bất trắc. Theo quan điểm hiện đại thì rủi ro có thể là những khó
khăn, bất lợi, cũng có thể là những điều kiện thuận lợi, cơ hội.
Theo Frank H. Knight: “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường
được”1
. Allan Willet lại cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”2
.
1
“Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”:,Frank H.Knight, Risk, Uncertaity and profit,
Boston and New York, trang 233
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
19
Theo Peter Rose (2001) rủi ro đối với một ngân hàng có nghĩa là “Mức độ không
chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện”. Nhìn chung, các quan điểm đều cho rằng
rủi ro là những bất trắc, diễn ra bất ngờ, ngoài ý muốn của chủ thể.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Thân trong cuốn “Phương pháp mạo hiểm và
phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh” cũng quan niệm “ Rủi ro là sự bất trắc gây ra
mất mát, thiệt hại”. Từ những quan điểm và phân tích ở trên, có thể đưa ra một định
nghĩa về rủi ro như sau: “Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó
tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay mong
chờ”.
1.2.2. Khái niệm rủi ro kinh doanh ngoại hối
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối là một hoạt động chứa đựng rủi ro cao.
Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác trong kinh doanh ngân hàng
phải đối mặt như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt
động… thì KDNH còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt nữa đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ
giá ngoại tệ biến động thường xuyên và bất thường nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi
ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động KDNH của các
ngân hàng.
Rủi ro ngoại hối là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa
tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN. Cụ thể như sau: Rủi ro
ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ.
Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá: (1) các ngân hàng giao dịch
các đồng ngoại tệ nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính ngân hàng mình, (2)
các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ. Cả hai
nguyên ngân này tạo ra xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hoặc đoản) trong
mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá ngoại tệ biến
động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn.
1.2.3. Cái loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM
1.2.3.1. Rủi ro tỷ giá
2
Willett, Alan H., The Economic Theory of Risk an Insurance (Philadelphia: University of
Pennsylvania Press, 1951).
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
20
Rủi ro tỷ giá là rủi ro cơ bản nhất trong các rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối, phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ
vọng trong tương lai. Đây là rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi có những biến
động bất lợi về tỷ giá trong suốt thời gian trạng thái ngoại tệ được duy trì ở trạng
thái mở. Trạng thái mở được hiểu là khi giá trị của tài sản có của một loại tiền tệ
không cân bằng với giá trị tài sản nợ của chính loại tiền tệ đó. Trạng thái ngoại tệ
mở có thể là đoản (tài sản nợ nhiều hơn tài sản có) hoặc trường (tài sản có nhiều
hơn tài sản nợ). Ngân hàng với trạng thái ngoại tệ mở thì đối mặt với rủi ro ngoại tệ
tăng giá, còn ngân hàng với trạng thái ngoại tệ trường thì đối mặt với rủi ro ngoại tệ
xuống giá.
Đối với các NHTM, nghiệp vụ KDNH là một trong những hoạt động chính
của mỗi ngân hàng thương mại. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH của NHTM
xuất phát từ hai yếu tố và đây cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá. Một là,
NHTM có trạng thái ngoại tệ; hai là sự biến động tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.
Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN, trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ là
chênh lệch giữa tổng Tài sản Có và tổng Tài sản Nợ bằng ngoại tệ này, bao gồm cả
các cam kết ngoại bảng tương ứng. Trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi
sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái. Trong đó tỷ giá quy đổi trạng
thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la
Mỹ là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố vào ngày báo cáo, tỷ giá
giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.
Nhìn chung, rủi ro tỷ giá ảnh hưởng tới ngân hàng ở các khía cạnh sau:
- Tổn thất giao dịch (Transaction exposure): tổn thất giao dịch bao gồm
tổn thất các khoản phải thu bằng ngoại tệ phát sinh khi ngoại tệ xuống giá so với nội
tệ làm giảm giá trị quy ra nội tệ thu về từ những hoạt động như thu lãi và vốn vay
tín dụng, phí bảo lãnh, phí dịch vụ khác sụt giảm; và tổn thất các khoản phải trả
bằng ngoại tệ phát sinh khi ngoại tệ lên giá so với nội tệ làm giá trị quy ra nội tệ chi
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
21
trả cho các hoạt động như trả nợ vay và lãi vay ngoại tệ, buôn bán ngoại tệ và các
hợp đồng phái sinh tăng lên.
- Tổn thất chuyển đổi (Translation exposure): phát sinh khi hạch toán sổ
sách, chuyển đổi danh mục tài sản, nợ, lợi nhuận… bằng ngoại tệ sang nội tệ hay
chênh lệch khi định giá lại khoản vay và cho vay.
Nếu rủi ro tỷ giá gia tăng, tức là trạng thái của một số ngoại tệ ở trạng thái
đoản nhiều có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng và làm giảm giá trị kê
khai tài chính của ngân hàng.
1.2.3.2. Rủi ro lãi suất
Theo điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN, rủi ro lãi suất
được định nghĩa như sau: là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường
đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh
lãi suất trên sổ kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngoại hối phát sinh trong quan hệ tín dụng của
NHTM khi Ngân hàng có những khoản đi vay hoặc cho vay bằng ngoại tệ theo lãi
suất thả nổi, đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành
trái phiếu, đầu tư tài chính lớn theo lãi suất thị trường. Rủi ro trong kinh doanh
ngoại hối của Ngân hàng lại càng gia tăng khi số lượng đồng tiền trao đổi ngày càng
lớn, quy trình trao đổi càng phức tạp.
Ví dụ, một NHTM A mua USD của NHTM B bằng đồng EUR, kỳ hạn 6
tháng. Trước ngày đáo hạn hợp đồng, lãi suất cho vay của đồng USD tăng lên còn
lãi suất đồng EUR và tỷ giá hối đoái EUR/USD không đổi. Khi đó, giao dịch vẫn
diễn ra nhưng NHTM B đã bị lỗ một khoản do quyết định bán USD - đồng tiền sẽ
có lợi thế hơn nếu giữ lại để cho vay.
Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất
là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro
xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Rủi ro lãi suất là
những tác động do biến động lãi suất đối với hoạt động ngân hàng. Rủi ro lãi suất
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
22
bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại
bảng.
Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của một
ngân hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có
và tài sản Nợ mà điển hình là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi
suất thay đổi để đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất cố định. Ngân hàng sẽ
gặp rủi ro khi lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập
ở tài sản Có dài hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có
không bù đắp chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mòn vào vốn.
Ngược lại, khi nhận lại vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngân
hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị trường bị giảm xuống.
Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây:
- Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên,
chi phí cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân
hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người
cho vay.
- Rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt
trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác
động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố khác của thị trường… Khi ngân hàng có
quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn
chưa đến hạn trả, tức là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng, nên
cũng dẫn đến rủi ro lãi suất.
Các nguồn rủi ro lãi suất bảo gồm: rủi ro tái định giá là loại rủi ro lãi suất cơ
bản và phổ biến nhất phát sinh khi có chênh lệch thời gian đáo hạn (đối với khoản
mục lãi suất cố định) và kỳ tái định giá (đối với khoản mục lãi suất thả nội) của
các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Rủi ro cơ sở là rủi ro phát sinh từ mối
tương quan bất thường khi điều chỉnh lãi suất đầu tư và huy động của các công cụ
có cùng kỳ tái định giá. Rủi ro đường cong lãi suất là loại rủi ro phát sinh khi có
sự thay đổi bất ngờ về đường cong lãi suất dẫn tới ảnh hưởng bất lợi tới doanh thu
hoặc giá trị kinh tế của ngân hàng.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
23
1.2.3.3. Rủi ro thanh khoản
Theo điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Rủi ro thanh
khoản là rủi ro do: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có
khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc Tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn
nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.
Mọi ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh
toán. Khả năng chi trả là khả năng đáp ứng được nhu cầu chi trả hiện tại, đột xuất,
và trong tương lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, nếu không giải quyết kịp
thời có thể dẫn đến mất khả năng chi trả. Khi ngân hàng thừa khả năng chi trả sẽ
dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.
Các nhà chuyên môn khẳng định rằng đây là loại rủi ro riêng của ngân hàng
và liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả của một
hay nhiều loại rủi ro mà ngân hàng không lường trước được. Trong trường hợp này,
vốn tự có của ngân hàng không có khả năng bù đắp hết tất cả các khoản mất mát,
thiệt hại, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản.
1.2.3.4. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động luôn hiện hữu hầu như trong tất cả các giao dịch và hoạt
động của NHTM.Theo điểm d Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Rủi
ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai
sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên
ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt
động không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược.
Rủi ro hoạt động trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM có thể được
hiểu như sau:
- Những yếu tố thuộc về con người bao gồm: kiến thức tổng quát, kiến thức
chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý, ngôn ngữ,
phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và môi trường làm việc. Ví dụ, nếu nhân viên kinh
doanh ngoại hối của NHTM thiếu kiến thức về kinh doanh, luật pháp cũng như kinh
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
24
nghiệm thị trường thì rất dễ đưa ra quyết định cảm tính, thiếu cân nhắc hay áp dụng
sai văn bản pháp luật đã được sửa đổi, thay thế, nhất là khi thị trường ngoại hối là
thực hiện nhiều các giao dịch quốc tế, biến động nhanh. Hơn nữa, đạo đức nghề
nghiệp cũng là vấn đề rất đáng quan tâm đề phòng tránh nhân viên lợi dụng kẽ hở
thời gian quyết toán ghi sổ trạng thái ngoại tệ để thực hiện hành vi sai trái.
- Những yếu tố thuộc về máy móc, công nghệ: thiếu hoặc hỏng hóc trang
thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thông tin và cơ cấu tổ chức chưa phù hợp,
mất mạng, hệ thống quản lý chưa tốt…Cơ cấu quản lý tổ chức nếu không có sự tách
bạch, chồng chéo nhất là không có phòng quản lý rủi ro riêng sẽ dẫn đến sự không
minh bạch của hệ thống hay nếu hệ thống mạng không tốt, các lệnh giao dịch sẽ
chậm, có thể dẫn đến chậm với sự thay đổi của thị trường hay tắc nghẽn hệ thống.
Hiện nay, các ngân hàng tiên tiến đang áp dụng 3 công cụ để hỗ trợ cho công
tác quản trị rủi ro hoạt động. Các công cụ này có thể được tích hợp vào hệ thống
công nghệ để tăng hiệu quả quản lý rủi ro.
- RCSA: công cụ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát được sử dụng nhằm xác
định các rủi ro hoạt động mà doanh nghiệp thường đối mặt và mức độ nghiêm trọng
của các rủi ro này. Công cụ này có khả năng nắm bắt và đánh giá được các chốt
kiểm soát chính có liên quan với các rủi ro đã được xác định. Một số các mục tiêu
chính của RCSA là: (i) Xác định các rủi ro hoạt động trọng yếu mà có thể tác động
tiêu cực đến ngân hàng và đánh giá được tần suất và ảnh hưởng tiềm tàng của
chúng; (ii) Xây dựng một hồ sơ rủi ro hoạt động cho ngân hàng; (iii) Xác định và
đánh giá các chốt kiểm soát được áp dụng cho rủi ro hoạt động; (iv) Xây dựng các
biện pháp khắc phục hậu quả cho các rủi ro trọng yếu và chốt kiểm soát; (v) Đảm
bảo các hành vi và xu hướng của các rủi ro trọng yếu được nhận thức và giám sát
đầy đủ.
- KRIs là các chỉ số kinh doanh được sử dụng để giám sát các thay đổi về
mức độ phơi nhiễm rủi ro hoặc sự hiệu quả của công tác kiểm soát. Mục tiêu của
KRIs là (i) Hỗ trợ doanh nghiệp giám sát các thay đổi về rủi ro và hiệu quả công tác
kiểm soát theo thời gian thực tế; (ii) Giúp các nhà quản trị có thể chủ động theo dõi
các thông tin rủi ro và chốt kiểm soát; (iii) Các chỉ số cảnh báo sớm về các vấn đề
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
25
rủi ro và chốt kiểm soát nhằm cảnh báo các nhà quản lý để có thể tiến hành các biện
pháp cần thiết trước khi xảy ra tổn thất.
- ILM là một quy trình thu thập, phân tích và quản lý các tổn thất rủi ro hoạt
động và các sự kiện suýt gây tổn thất. Mục tiêu của ILM là để (i) Cảnh báo và đề
đạt các sự kiện tổn thất lên đúng các cấp quản lý có thẩm quyền một cách kịp thời;
(ii) Thu thập và phân tích thông tin để hiểu rõ về hồ sơ rủi ro của toàn ngân hàng và
hỗ trợ việc triển khai khung quản trị rủi ro hoạt động; (iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu
về các thông tin tổn thất nhằm hỗ trợ quy trình tính vốn dự phòng trong tương lai.
1.2.3.5. Rủi ro khác
Ngoài những rủi ro cơ bản trên hoạt động ngân hàng còn chịu nhiều rủi ro
khác như:
Rủi ro chiến lược: là rủi ro do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi
môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục
tiêu lợi nhuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Theo điểm e
Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN). Rủi ro chiến lược cũng có thể phát
sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Chẳng hạn, chiến lược mở rộng thị
trường, thâm nhập vào một thị trường mới mà ngân hàng chưa có nghiên cứu đầy đủ
thông tin và thiếu nguồn lực đủ trình độ cần thiết để khai thác, nắm bắt thị trường
mới này thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng thua lỗ.
Rủi ro đạo đức: Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, rủi ro đạo đức có thể
xuất phát từ phía đối tác của NHTM nhưng cũng có thể xuất phát từ chính các
NHTM. Về mặt chủ quan, rủi ro đạo đức có thể xuất phát từ phía ngân hàng ở hai bộ
phận: bộ phận quản lý và bộ phận nhân viên. Đối với cả hai bộ phận này, rủi ro xuất
hiện khi có sự hám lợi cá nhân, hay lợi dụng quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm
trong công việc nên đã không tuân thủ chặt chẽ các quy định, gây ra tổn thất về tài
sản cho ngân hàng. Về mặt khách quan, rủi ro đạo đức xuất phát từ phía khách hàng
khi họ sử dụng ngoại tệ không đúng mục đích đã cam kết với ngân hàng khi mua
ngoại tệ hay cố tình tạo lập những bộ hồ sơ để ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ
với ngân hàng.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
26
Các rủi ro khác như: rủi ro về công nghệ, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại
các Ngân hàng thương mại. Theo nguồn gốc phát sinh thì một số nguyên nhân dẫn
đến tới rủi ro bao gồm:
Thứ nhất, sự mất cân đối trong trạng thái ngoại hối: Khi có sự mất cân đối
trong trạng thái ngoại hối thực của một đồng tiền nhất định, NHTM sẽ chịu rủi ro tỷ
giá. Vì vậy, lúc này rủi ro tỷ giá còn được gọi là rủi ro trong trạng thái ngoại hối
thực. Nếu trạng thái ngoại hối thực của NHTM là dư thừa ngoại tệ (tổng tài sản có
lớn hơn tổng tài sản nợ có ngoại tệ đó) thì chắc chắn NHTM sẽ gặp rủi ro khi ngoại
tệ đó giảm giá vì phải chịu một khoản lỗ khi đánh giá lại tài sản. Tương tư, nếu
trạng thái ngoại hối thực là thiếu hụt ngoại tệ (tổng tài sản có nhỏ hơn tổng tài sản
nợ của ngoại tệ) thì NHTM cũng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận khi giá của ngoại tệ
đó tăng lên.
Thứ hai, do sự biến đổi của môi trường kinh doanh: Theo một số chuyên gia
kinh tế, thời kỳ phát triển và tăng trưởng cao của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã
thực sự kết thúc. Từ đây hệ thống này phải đương đầu với vô số những khó khăn
như hậu quả tất yếu của chu kỳ kinh tế, hoạt động thoái hóa lạm dụng thị trường.
Vào thời điểm hiện nay, thị trường tài chính đang có nhiều thay đổi bất lợi do đó
các ngân hàng phải lựa chọn cho mình những chiến lược kinh doanh cho phù hợp
với từng thời kỳ. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, khi mà phạm vi
kinh doanh đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, các ngân hàng cần hết sức thận trọng
khi lựa chọn đối tác, khách hàng cho mình để tránh những rủi ro đối tác, khách hàng
không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ do chiến
tranh, bạo động, hay hệ thống thanh toán của quốc gia bên đối tác ngừng hoạt động
thanh toán ra nước ngoài.
Thứ ba, về vấn đề đạo đức: Xuất phát từ phía ngân hàng làm đúng chức năng,
nhiệm vụ, tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng thì sẽ hạn chế được những rủi
ro xảy ra, đặc biệt là loại rủi ro đạo đức. Tuy nhiên trên thực tế, vì lợi ích của cá
nhân hay một nhóm người mà có những cán bộ ngân hàng đã cố ý tạo điều kiện, kẽ
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
27
hở cho loại rủi ro này phát triển. Chẳng hạn như khi cán bộ ngân hàng có quan hệ
lợi ích với khách hàng, mặc dù mục đích mua bán ngoại tệ của khách hàng không rõ
ràng nhưng vẫn tiến hành giao dịch hoặc phê duyệt về hạn mức, tỷ giá không đúng
quy định gây ra tổn thất cho ngân hàng. Về mặt khách quan, việc lựa chọn, bố trí sử
dụng cán bộ, không đánh giá đúng năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức nghề
nghiệp dẫn đến những cán bộ thiếu trung thực cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
Thứ tư, do trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng: Kinh doanh ngoại hối là
một lĩnh vực kinh doanh tương đối khó và đòi hỏi nhà kinh doanh phải nhạy bén và
tinh thông nghiệp vụ. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong quyết định kinh doanh hay
những sai sót nhỏ trong công tác dự báo, đo lường đều có thể dẫn tới những tốn thất
nghiêm trọng cho ngân hàng. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối là
hoạt động dựa nhiều vào kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá và phán đoán
diễn biến thị trường tài chính quốc tế của người kinh doanh ngoại hối, do vậy trình
độ chuyên môn của cán bộ nhân viên càng trở nên đặc biệt quan trọng trong kinh
doanh.
1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM
1.3.1. Khái niệm
Thuật ngữ “quản trị rủi ro” bắt đầu xuất hiện phổ biến từ những năm 50 của
thế kỷ trước, tuy nhiên khái niệm về nó đã từng được đề cập trước đó khá lâu, vào
năm 1916 trong tác phẩm của Henri Fayol, một nhà quản trị học nổi tiếng người
Pháp3
. Tuy xuất hiện sớm như vậy, nhưng cho đến nay, quan điểm về quản trị rủi ro
vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Bởi vì bản thân quản trị rủi ro là một khái niệm rộng
và có những chức năng gần như quản trị nói chung. Trong kinh doanh, mọi quyết
định quản trị đều được đặt trong điều kiện tồn tại rủi ro và do vậy mỗi quyết định
quản trị nói chung cũng phải tính đến việc quản trị các rủi ro liên quan đến quyết
định đó. Ranh giới giữa quản trị rủi ro và quản trị nói chung chính vì vậy không rõ
ràng, gây khó khăn cho việc phân biệt chức năng quản trị rủi ro và quản trị nói
chung trong ngân hàng.
3
Henri Fayol, General and Industrial Management (New York: Pitman Publishing Corp.,1949),p.4 (Đây là
bản dịch tiếng Anh của cuốn sách gốc xuất bản tại Pháp năm 1916).
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
28
Hoạt động quản trị rủi ro không chỉ giới hạn công cụ, kỹ thuật ở các hoạt
động mua bảo hiểm mà còn bao gồm cả các biện pháp, kỹ thuật nhằm ngăn chặn,
giảm thiểu và trong nhiều tình huống phải chuẩn bị cho ngân hàng gánh chịu những
tổn thất của những rủi ro không thể tránh khỏi. Tán đồng quan điểm về quản trị rủi
ro nêu trên, PGS.TS. Nguyễn Thị Quy đã đưa ra định nghĩa về quản trị rủi ro như
sau: Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống,
khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây
dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc
kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho ngân hàng một khi xảy ra rủi ro
cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó.(Quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp, 2008, tr.54)
Quản trị rủi ro là một quá trình, yêu cầu sự chủ động tham gia của Hội đồng
Quản trị, Ban Điều hành và các nhân viên khác của một ngân hàng, được ứng dụng
trong hoạch định chiến lược và trên phạm vi toàn ngân hàng. Quá trình này được
thiết kế nhằm xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến ngân hàng, và
quản lý rủi ro trong ngưỡng chấp nhận cho phép, để bảo đảm an toàn hợp lý cho
việc đạt được mục tiêu đề ra.
Rủi ro KDNH là một yếu tố khách quan, ngân hàng không thể lại trừ được tất
cả mọi rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao dịch KDNH, mà ngân hàng chỉ có thể
đưa ra các biện pháp và công cụ nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro. Do vậy, quản
trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NHTM là một nhiệm vụ quan trọng trong
việc duy trì trạng thái hoạt động an toàn của bất kỳ ngân hàng nào có hoạt động liên
quan đến ngoại hối. Mật độ và xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái, khả năng thực
hiện hợp đồng giao dịch của đối tác là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản
trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.
1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM
Quản trị rủi ro KDNH tại ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách
khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm
thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra. Khung quản trị rủi ro trọng yếu được xây dựng
dựa trên các yêu cầu của Ủy ban Basel đối với từng loại hình rủi ro chính tồn
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
29
tại trong ngân hàng. Về cơ bản, Quy trình quản trị rủi ro thông thường gồm 4 nội
dung chính sau: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đo lường rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro; và
(iv) Phòng ngừa rủi ro.
Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan
đến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của TCTD, phải có các chốt kiểm tra nằm
trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm soát nội bộ) để kiềm chế rủi ro trong
hạn mức đã được đề ra cũng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ
vượt hạn mức rủi ro.
Quản trị rủi ro cần phải được thực hiện tại tất cả các cấp trong hệ thống dù
ngân hàng có thiết kế cơ cấu tổ chức hay áp dụng phương pháp quản lý rủi ro nào.
Việc sử dụng một cách hiệu quả các ủy ban/hội đồng là một công cụ quan trọng
đóng vai trò là cầu nối giữa các cấp khác nhau trong ngân hàng.
1.3.2.1. Nhận diện - phân tích rủi ro
Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận diện (hay phát hiện) được rủi ro. Nhận
diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động nhận diện rủi ro nhằm thu thập các
thông tin về đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của
ngân hàng), các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, các loại tổn
thất mà rủi ro có thể gây ra.
Hoạt động nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc theo dõi, nghiên
cứu, xem xét môi trường xung quanh (vi mô hay vĩ mô), toàn bộ hoạt động kinh
doanh ngoại hối của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả những rủi ro, không chỉ
những rủi ro đã và đang xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với ngân
hàng. Trên cơ sở những thống kê đó sẽ tiến hành phân tích rủi ro nhằm xác định
nguyên nhân gây ra các rủi ro cũng như các nhân tố làm ảnh hưởng đến quản trị rủi
ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để phát hiện rủi ro: phương pháp
dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và phương pháp hệ thống an toàn.
Phương pháp dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ dựa trên những rủi ro
ngân hàng đã gặp phải trong quá khứ để xác định những rủi ro mà ngân hàng có thể
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân ViênKhóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuấ...
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuấ...Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuấ...
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuấ...
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại bưu điện tr...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại bưu điện tr...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại bưu điện tr...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại bưu điện tr...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Đề tài phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng, 2018
Đề tài  phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng, 2018Đề tài  phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng, 2018
Đề tài phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng, 2018
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcDự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Của Các Doanh Nghiệp Ch...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Của Các Doanh Nghiệp Ch...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Của Các Doanh Nghiệp Ch...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Của Các Doanh Nghiệp Ch...
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thời trang mẹ và bé sơ sinh shop tại côn...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thời trang mẹ và bé sơ sinh shop tại côn...xây dựng kế hoạch kinh doanh thời trang mẹ và bé sơ sinh shop tại côn...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thời trang mẹ và bé sơ sinh shop tại côn...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
 
61241992 chiến-lược-kinh-doanh-của-ngan-hang-eximbank
61241992 chiến-lược-kinh-doanh-của-ngan-hang-eximbank61241992 chiến-lược-kinh-doanh-của-ngan-hang-eximbank
61241992 chiến-lược-kinh-doanh-của-ngan-hang-eximbank
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
 

Similar to QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Similar to QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (20)

Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...
Đề tài khóa luận năm 2024  Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...Đề tài khóa luận năm 2024  Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marke...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ  HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP  CÔNG THƯƠNG...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ  HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP  CÔNG THƯƠNG...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG...
 
QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH  TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAMQUẢN LÝ VỐN KINH DOANH  TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
 
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
 
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KH...
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KH...ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KH...
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KH...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Công n...
Đề tài luận văn 2024  Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Công n...Đề tài luận văn 2024  Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Công n...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Công n...
 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH  TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH  TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
 
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG  THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINHQUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG  THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH
 
Đề tài luận văn 2024 Đào tạo nhân lực tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bioseed...
Đề tài luận văn 2024 Đào tạo nhân lực tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bioseed...Đề tài luận văn 2024 Đào tạo nhân lực tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bioseed...
Đề tài luận văn 2024 Đào tạo nhân lực tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bioseed...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGÂN QUỸ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGÂN QUỸ  TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆTỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGÂN QUỸ  TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGÂN QUỸ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN  PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM  NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN  PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI ...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VI...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ  TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VI...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ  TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VI...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VI...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty ...
 
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PH...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PH...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
 
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổiĐồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
 
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điệnĐồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
 
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thôngĐồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
 
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
 
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
 
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNETĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
 
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi đượcĐồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựaĐồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
 
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở ZabbixĐồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
 
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
 
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
 
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
 
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
 
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV ToyodaBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...
 
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
 
Statistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docxStatistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docx
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ P...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ P...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ P...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ P...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
 
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
 
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
 
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
 
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast ImpesBài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
 
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tưBài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
 

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

  • 1. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Tài chính ngân hàng VŨ HƯƠNG TRÀ Hà Nội - 2021
  • 2. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: VŨ HƯƠNG TRÀ Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Quy Hà Nội - 2021
  • 3. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Hương Trà
  • 4. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của Khoa Sau đại học, trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Quy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp làm việc tại Trung tâm Vốn - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu thực tiễn, khai thác số liệu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các anh/chị cùng lớp cao học TCNH K26A vì đã luôn động viên, quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Hương Trà
  • 5. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................x PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại......................7 1.1.1. Khái niệm về ngoại hối.............................................................................. 7 1.1.2. Khái niệm về kinh doanh ngoại hối........................................................... 8 1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại ................ 9 1.1.4. Vai trò của kinh doanh ngoại hối trong hoạt động ngân hàng................17 1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại 18 1.2.1. Khái niệm rủi ro .......................................................................................18 1.2.2. Khái niệm rủi ro kinh doanh ngoại hối ....................................................19 1.2.3. Cái loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM ...........19 1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro.....................................................................26 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM ..........27 1.3.1. Khái niệm..................................................................................................27 1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM.............28 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại ..................................................................................................34 1.4.1. Nhân tố khách quan..................................................................................34 1.4.2. Nhân tố chủ quan......................................................................................38 1.5. Kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại một số ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài............................................41 1.5.1. Kinh nghiệm tại ngân hàng nước ngoài ................................................. 41
  • 6. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ iv 1.5.2. Kinh nghiệm tại ngân hàng trong nước ...................................................46 1.5.3. Bài học rút ra cho Agribank.....................................................................50 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) .............................................53 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)...........................................................................................53 2.1.1. Quá trình phát triển..................................................................................53 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ...........................................................54 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.......................55 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank và các rủi ro thường gặp............................................................................................................59 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank ..............................59 2.2.2.Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank.............65 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Agribank...............................................................................................................67 2.3.1.Tổ chức thực hiện ......................................................................................67 2.3.2. Nhận diện rủi ro .......................................................................................70 2.3.3. Đo lường và đánh giá rủi ro.....................................................................71 2.3.4.Kiểm soát rủi ro.........................................................................................72 2.3.5. Xử lý và phòng ngừa rủi ro ......................................................................76 2.4.Đánh giá thực trạng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ............................................................................................................78 2.4.1.Những kết quả đạt được ............................................................................78 2.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân....................................................................80 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)84 3.1.Định hướng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank.....84
  • 7. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ v 3.1.1.Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Agribank......84 3.1.2. Định hướng và mục tiêu của Agribank về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối..........................................................................................85 3.2. Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.....................................86 3.2.1. Nhóm giải pháp tổng thể ..........................................................................86 3.2.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ........................................................................99 3.3. Một số kiến nghị..........................................................................................103 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ........................................................................ 103 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước...................................................... 105 KẾT LUẬN ............................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................113
  • 8. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ vi DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 1 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 KDNT Kinh doanh ngoại tệ 4 USD Đồng đô la Mỹ 5 VND Đồng Việt Nam 6 KDNH Kinh doanh ngoại hối 7 TTV Trung tâm Vốn 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 TMCP Thương mại cổ phần 10 WTO Tổ chức Thương mại thế giới 11 EUR Đồng tiền chung Châu Âu 12 GBP Đồng bảng Anh 13 JPY Đồng yên Nhật 14 AUD Đồng đô la Australia 15 Trung tâm PN&XLRR Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro 16 Hội đồng ALCO (ALCO: Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có Asset Liability Committee) 17 Ủy ban ALCO (ALCO: Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có Asset Liability Committee) 18 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 19 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 20 MB Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam 21 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 22 TCTD Tổ chức tín dụng
  • 9. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ vii 23 ĐVKD Đơn vị kinh doanh 24 UBQLRR Ủy Ban Quản lý rủi ro 25 QLRR Quản lý rủi ro 26 HĐTV Hội đồng thành viên 27 TGĐ Tổng giám đốc 28 Phó TGĐ Phó Tổng giám đốc 29 TTQT Thanh toán quốc tế Bộ phận ALM/QLRRTT Bộ phận Quản lý Tài sản Nợ - Có và Quản lý 30 (ALM: Asset Liability rủi ro thị trường Management) 31 VaR (Value at Risk) Giá trị chịu rủi ro
  • 10. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Tên Bảng Trang Bảng 2.1 Doanh số mua, bán ngoại tệ của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 60 Bảng 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ USD giữa chi nhánh và Trung tâm 61 Vốn Agribank giai đoạn 2016 - 2020 Bảng 2.3 Doanh số mua bán các ngoại tệ khác USD (quy đổi USD) giữa 61 chi nhánh và Trung tâm Vốn Agribank giai đoạn 2016 -2020 Bảng 2.4 Doanh số mua bán ngoại tệ USD trên thị trường liên ngân 62 hànggiai đoạn 2016 - 2020 Bảng 2.5 Doanh số giao dịch hoán đổi của Agribankgiai đoạn 2016 - 2020 63 Bảng 2.6 Chỉ tiêu lợi nhuận của một số ngân hàng thương mại 64 từ 2016 -2020 Bảng 2.7 Hạn mức giao dịch của Agribank với các đối tác theo từng 74 sản phẩm Biểu Tên Biểu Trang Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 56 Biểu đồ 2.2 Tổng tài sản của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 57 Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuếgiai đoạn 2016 - 2020 58 Biểu đồ 2.4 Cho vay khách hàng giai đoạn 2016 - 2020 59
  • 11. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ ix DANH MỤC HÌNH Hình Tên Hình Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank 54 Hình 2.2 Mô hình ba tuyến bảo vệ tại Agribank 68 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank 87
  • 12. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Để thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp”, trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại nói chung, tác giả đã phân tích, đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro. Thứ nhất, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại hối, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM, làm rõ nội dung của quản trị rủi ro gồm: (i) Nhận diện rủi ro, (ii) Đo lường và đánh giá rủi ro, (iii) Kiểm soát rủi ro, (iv) Xử lý và phòng ngừa rủi ro. Thứ hai, trên cơ sở giới thiệu khái quát về Agribank và tình hình kinh doanh ngoại hối tại Agribank, tác giả đã phân tích thực trạng mô hình tổ chức, quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank, bao gồm cả những đánh giá về kết quả đạt được những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba, trên cở sở định hướng và mục tiêu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank, tác giả đã đưa ra các giải pháp về xây dựng mô hình đo lường rủi ro, quy trình quản trị rủi ro và mội số giải pháp về nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank cũng như các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và với Agribank nhằm hoàn thiện QTRR trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank.
  • 13. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà đã được mở rộng đến tất cả các nước trên toàn thế giới. Chính toàn cầu hóa đã thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu, làm tăng khối lượng giao dịch trong hoạt động thương mại cũng như tài chính giữa các nước trên thế giới. Giờ đây, không chỉ một đồng tiền mà còn có rất nhiều đồng tiền khác nhau tham gia trong quá trình thanh toán và không chỉ dưới hình thức tiền mặt mà còn là các giấy tờ có giá, các phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ…Chính vì thế, thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển mạnh. Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hóa, các luồng vốn di chuyển ngày càng tăng về quy mô và tần suất. Chính vì thế việc đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng uy tín trên một thị trường “không nghỉ” và biến động liên tục như thị trường ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. Để làm được điều đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết. Hiện nay, bên cạnh các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) như hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, trung gian thanh toán, thì hoạt động kinh doanh ngoại hối có vai trò ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu hoạt động cũng như trong lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, do đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, mô hình quản lý về hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như chính sách quản trị rủi ro chưa thực sự hoàn chỉnh nên hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank vẫn gặp một số rủi ro và hiệu quả hoạt động chưa cao và chưa ổn định. Vì vậy, đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là yêu cầu cần thiết đối với Agribank.
  • 14. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 2 Từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank, nhằm mục tiêu nghiên cứu, đánh giá các loại rủi ro kinh doanh ngoại hối mà Agribank có khả năng phải đối diện, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro KDNH của các NHTM khác trên thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế, phòng ngừa, kiểm soát các rủi ro thường gặp hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại Agribank. Xuất phát từ quan điểm đó, tôi lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp” đề tìm hiểu và giải quyết vấn đề trên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, kinh doanh ngoại hối luôn được đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro và được nhiều chủ thể liên quan quan tâm nghiên cứu. Do đó, đã có nhiều sách, đề tài, tác phẩm nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung chú trọng đến vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối như: * Các nghiên cứu nước ngoài - “Hướng dẫn tài trợ thương mại” của Phòng Thương mại quốc tế - Bộ Thương mại Hoa Kỳ dành hẳn một chương 12 viết về quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối, trong đó nhấn mạnh rủi ro kinh doanh ngoại hối là vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp này có thể sử dụng các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hối. - Đề tài “Bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp Ấn Độ” của Tiến sỹ Hiren Maniar tại Hội nghị Tài chính lần thứ 6 tổ chức tại Bồ Đào Nha từ 1- 3/7/2010. Nội dung đề tài nói về sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn, doanh nghiệp Ấn Độ đối mặt với rủi ro kinh doanh ngoại hối gồm rủi ro tỷ giá và rủi ro kỳ hạn. Do đó, sự phát triển từng bước của thị trường phái sinh ngoại tệ góp phần phát triển dần thị trường tài chính Ấn Độ, có thêm phương án lựa chọn nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại hối cho doanh nghiệp Ấn Độ. Đồng thời Tiến si Hiren Maniar cũng đưa ra một số cách để doanh nghiệp Ấn Độ có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá như dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá, ước tính tổn thất lớn nhất doanh nghiệp
  • 15. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 3 có thể gánh chịu, thiết lập hạn mức trạng thái mở, tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá, dừng lỗ khi cần thiết, thường xuyên thực hiện báo cáo và đánh giá lại rủi ro kinh doanh ngoại hối. - Chuyên đề “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối” của Ian H. Giddy - Trường Đại học New York và Gunter Dufey - Trường Đại học Michigan - Hoa Kỳ định nghĩa rủi ro kinh doanh ngoại hối là gì, nêu ra các yếu tố gây ra rủi ro kinh doanh ngoại hối, các bước quản lý các yếu tố gây ra rủi ro kinh doanh ngoại hối, đề xuất một số công cụ và kỹ thuật quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối kèm theo ví dụ dẫn chứng cụ thể. - Nghiên cứu “Thực tiễn kinh doanh - Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối” của Ngân hàng Jamaica (Bank of Jamaica) tháng 3/1996 định nghĩa về rủi ro kinh doanh ngoại hối và hai yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh ngoại hối là sự mất cân đối giữa tài sản nợ - có (trên bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế toán) và sự mất cân đối giữa dòng tiền. Hai yếu tố này khác với các yếu tố trong các tài liệu đã đề cập ở trên. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu một số phương pháp quản trị rủi ro như sử dụng các hợp đồng phái sinh hay hợp đồng vay mượn tiền tệ để cân đối dòng tiền. * Các nghiên cứu trong nước - Đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam” của tác giả Tạ Hoàng Yến - Đại học Ngoại Thương năm 2017 nghiên cứu về thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, từ đó đề xuất biện pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank. - Đề tài “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của nhóm tác giả Trần Hải Hà, Nguyễn Vân Hà ở trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2010 nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối thực tế chung tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tốt hơn, hạn chế tổn thất có
  • 16. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 4 thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đề tài “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Hải - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012 nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiết thực và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp quản trị rủi ro áp dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. - Đề tài “Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa” của tác giả Bùi Thu Hiền - Đại học Ngoại Thương năm 2010 nghiên cứu về những rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, phù hợp. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng về rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, quản trị rủi ro phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế tại Agribank và đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối có thể áp dụng tại Agribank. Các kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ giải quyết được những khoảng trống trong các nghiên cứu được nêu ở trên. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối, trong đó nội dung trọng tâm là kinh doanh ngoại tệ, đồng thời đưa ra những giải pháp tăng cường hiệu quả nhằm quản trị cũng như phòng ngừa rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • 17. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khái niệm ngoại hối và kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực rộng, do vậy đề tài chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ - thành phần quan trọng và chủ yếu nhất trong ngoại hối. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cụ thể các rủi ro kinh doanh ngoại hối thường gặp trong kinh doanh ngân hàng và thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại Agribank trong thời gian từ 2016 đến 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để đưa ra những lý luận chung về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh... qua các năm của Agribank. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp thống kê, xử lý số liệu để phân tích, đánh giá những thành tựu và kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và tìm hiểu các nguyên nhân của những tồn tại trên, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục (nếu có), kết cấu của luận văn gồm có 3 chương với nội dung chính sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
  • 18. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 6 Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
  • 19. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 7 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngoại hối Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế…Do ảnh hưởng lớn của ngoại hối đối với đời sống kinh tế - xã hội nên chính phủ ở mỗi quốc gia đều tìm cách chọn lựa cho mình những chính sách thích hợp trong việc quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối. Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể không giống nhau. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra định nghĩa chính thức về ngoại hối. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ngoại hối đều thống nhất quan điểm cho rằng ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ. Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh số: 28/2015/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005, Ngoại hối bao gồm: a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (phạm vi nghiên cứu của luận văn); b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
  • 20. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 8 e) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này, đối tượng của hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau, hay các ngoại tệ, mà không tính đến vàng hay các loại giấy tờ có giá khác. 1.1.2. Khái niệm về kinh doanh ngoại hối Theo Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18/3/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối, “Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó”. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM được hiểu là hoạt động ngoại hối của NHTM nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn, thanh khoản cho hoạt động chính của NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại hối chính tại các NHTM là: mua, bán các loại ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ Việt Nam bao gồm: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng nói chung đều chứa đựng nhiều rủi ro, tuy nhiên đối với hoạt động KDNH, do liên quan đến nhiều đồng tiền của nhiều quốc gia và có tính nhạy cảm cao đối với những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia trên thế giới do đó hoạt động này ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Các rủi ro có thể gặp phải như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động… Thứ hai, KDNH là một hoạt động đặc trưng cho nền kinh tế thị trường hiện đại, và là hoạt động khá phức tạp. Hoạt động kinh doanh này diễn ra trên một thị trường có tính toàn cầu hóa cao, lại không giới hạn về thời gian và không gian nên
  • 21. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 9 nó đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, các phương tiện liên lạc tiên tiến mới có thể đạt hiệu quả cao. Thứ ba, KDNH là hoạt động đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ trình độ chuyên môn và hiểu biết nhiều lĩnh vực, phải có kỹ năng nhất định, có trình độ quản lý và khả năng nắm bắt thị trường. Đội ngũ cán bộ phải có chuyên môn nghiệp vụ cùng với việc cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt, xác định những gì xảy ra trên thị trường, từ đó đưa ra dự báo và những quyết định kịp thời, đúng đắn trong kinh doanh. Thứ tư, KDNH có liên hệ mật thiết với tình hình tỷ giá, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM thì còn quan tâm đến chênh lệch tỷ giá giữa thị trường liên ngân hàng với thị trường ngoại tệ tự do. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng xuất phát từ: mua và bán ngoại tệ với khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của khách hàng; mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của ngân hàng đó để giảm thiểu rủi ro. 1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Giao dịch giao ngay (Spot transaction) Giao dịch giao ngay là giao dịch trong đó hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo. Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác và cá nhân. Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung tâm trong việc tạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ cho khách hàng. Ví dụ: NHTM X mua 100.000 USD vào ngày thứ 2 (1/3/2021) thì sau đó 2 ngày, tức thứ tư (3/3/2021), NHTM X sẽ nhận được giấy báo Có trên tài khoản USD. Đối với những giao dịch vào ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ, tết thì ngày giá trị của giao dịch sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
  • 22. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 10 Trong giao dịch giao ngay, tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch được thực hiện theo tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận. Ở Việt Nam, tỷ giá giao ngay trên thị trường ngoại hối chính thức được xác định theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ nhưng nằm trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng thời kỳ để quy định giới hạn này cho phù hợp. Thị trường giao ngay được biết đến như là một thị trường rất lớn và sôi động với khối lượng tiền khổng lồ luân chuyển qua thị trường. Thị trường giao ngay bao gồm 2 thị trường là thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Thị trường bán luôn được gọi là thị trường liên ngân hàng với doanh số lớn hơn rất nhiều so với thị trường bán lẻ. Sự ra đời của thị trường ngoại hối liên ngân hàng Việt Nam làm hình thành một thị trường mua bán ngoại hối phi tập trung giữa các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối, qua đó điều hòa ngoại tệ giữa nơi thừa và nơi thiếu. Thị trường bán lẻ được biết đến với những giao dịch thực hiện giữa ngân hàng với các khách hàng như doanh nghiệp hay cá nhân. Dựa trên cơ sở tỷ giá thị trường liên ngân hàng thì các ngân hàng thương mại sẽ quy định tỷ giá bán lẻ áp dụng cho khách hàng. Ở các nước phát triển, thị trường ngoại hối giao ngay có hai cấp: cấp thứ nhất đó là thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa các ngân hàng, đây là thị trường tập trung, liên tục, đấu giá mở và giao dịch hai chiều. Cấp thứ hai là thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới, đây là thị trường bán tập trung, liên tục đặt lệnh có giới hạn thông qua phương thức đấu giá một chiều. Các điều kiện của giao dịch: Trong giao dịch giao ngay, thỏa thuận giao dịch giữa hai bên thường bao gồm một số điều kiện mua bán như: tỷ giá mua bán, số lượng giao dịch, địa điểm chuyển tiền đến và chuyển tiền đi trong ngày thanh toán…Sau khi cam kết giao dịch, các bên có thể xác nhận lại bằng văn bản hoặc ký kết hợp đồng chi tiết. Thông thường việc giao dịch được hoàn tất bằng thỏa thuận qua điện thoại là có đủ tính pháp lý.
  • 23. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 11 - Ngày giá trị là khoảng thời gian thực hiện việc chuyển tiền đến các tài khoản có liên quan. Đó là ngày mà các khoản ngoại hối phải được trả cho các bên tham gia giao dịch. Ngày giá trị còn được gọi là ngày thanh toán. Có các loại ngày giá trị sau: T, T+1, T+2. - Phương tiện giao dịch: giao dịch giao ngay được thực hiện qua các phương tiện giao dịch như telex, điện thoại, hệ thống mạng vi tính hoặc có thể tiếp nhận trên thị trường tập trung. Hai bên thỏa thuận với nhau các điều kiện mua bán và sau đó xác nhận lại bằng văn bản. - Tỷ giá giao ngay: trong giao dịch giao ngay tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch được thực hiện theo tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận. - Chi phí giao dịch: các ngân hàng thương mại không thu phí mà thu lời từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua. 1.1.3.2. Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction) Giao dịch kỳ hạn là giao dịch giữa hai bên là bên mua và bên bán, để mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ngày hôm nay. (Don M.Chance - Robert Brooks, An Introduction to Derivatives and Risk Management 8th Edition, 2010, trang 3).Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán được ký kết vào ngày giao dịch, việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bán. Ở Việt Nam, chỉ có các ngân hàng thương mại đủ điều kiện mới được phép giao dịch có kỳ hạn với một số khách hàng và các tổ chức tín dụng, có tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam. Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra. Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro,
  • 24. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 12 hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường. Điều này có nghĩa là khi nhà nhập khẩu có nhu cầu chi trả một khoản tiền trong tương lai mà họ dự đoán được tương lai tỷ giá sẽ tăng thì họ sẽ mua ngoại tệ kỳ hạn. Ngược lại, khi bán kỳ hạn sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu bán trước một khoản ngoại tệ mà họ sẽ nhận được trong tương lai, nhằm loại trừ rủi ro xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ tăng lên hoặc giảm xuống tại thời điểm đến hạn giao dịch. Ví dụ, một nhà nhập khẩu Úc phải thanh toán 1 tỷ JPY cho nhà xuất khẩu Nhật Bản sau 3 tháng. Tỷ giá giao ngay hiện tại AUD/JPY là 100,00 - 100,20. Lo ngại đồng JPY sẽ tăng giá sau 3 tháng, như vậy số AUD phải trả để có 1 tỷ JPY sẽ tăng lên. Để phòng ngừa rủi ro, ở thời điểm hiện tại nhà nhập khẩu có thể ký 1 hợp đồng kỳ hạn để mua 1 tỷ JPY sau 3 tháng. Ngoài việc phòng chống rủi ro về tỷ giá, việc thực hiện giao dịch kỳ hạn còn nhằm mục đích sinh lời dựa vào sự biến động của tỷ giá. Người mua và người bán cùng sẵn sàng chấp nhận rủi ro: người mua ngoại tệ kỳ hạn có kỳ vọng họ có thể bán lại bằng giao dịch giao ngay để kiếm lời tại thời điểm họ nhận được ngoại tệ người bán cũng hy vọng có thể mua lại số ngoại tệ đó bằng giao dịch giao ngay tại thời điểm giao dịch kỳ hạn kết thúc. Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và được gọi là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ở Việt Nam, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngày giá trị đối với giao dịch kỳ hạn đối với đồng Việt Nam là từ 3 đến 365 ngày kể từ ngày giao dịch. Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn được tính như sau: (Rt – Rc) . t F = S + S x (1 + Rc x t) Trong đó S: tỷ giá giao ngay F: tỷ giá kỳ hạn Rt: mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá Rc: mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá
  • 25. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 13 Thời hạn hợp đồng, tính theo năm Thông thường, thời hạn của các hợp đồng ngoại hối là tương đối ngắn so với 365 ngày và các mức lãi suất %/năm của các đồng tiền là các số nhỏ, nên tích số Rc x t là một số rất nhỏ so với 1 đơn vị. Do đó, mẫu số của công thức trên là một số sấp xỉ bằng 1 đơn vị. Vì vậy, ta có công thức tính tỷ giá kỳ hạn gần đúng như sau: F = S + S (Rt – Rc).t Các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá kỳ hạn bao gồm chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền, lạm phát, sự kỳ vọng với biến chuyển tương lai của một đồng tiền. Giao dịch kỳ hạn là giao dịch có tính chất bắt buộc do đó đến ngày đáo hạn hợp đồng cho dù tỷ giá có bất lợi cho một trong hai bên thì vẫn phải thực hiện hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu thực khi nào khách hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ, trên thị trường thực tế đối với các quỹ đầu tư, giới đầu cơ, thì nhu cầu đều có ở hiện tại và tương lai. 1.1.3.3. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP) Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là việc mua vào và bán ra cùng một số lượng đồng tiền nhất định nhưng kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Nói cách khác, giao dịch hoán đổi ngoại tệ là sự kết hợp của một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo hai chiều ngược nhau: một giao dịch mua và một giao dịch bán. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ có hai loại SWAP: Giao ngay - kỳ hạn (hình thức này thông dụng phổ biến, là hợp đồng kết hợp giữa một hợp đồng giao ngay ở hiện tại và một hợp đồng kỳ hạn tương lai; Kỳ hạn - kỳ hạn (hình thức này ít phổ biến trên thị trường, là hợp đồng kết hợp giữa hai hợp đồng kỳ hạn được thực hiện cùng một lúc tuy nhiên thời gian đáo hạn của hai hợp đồng này khác nhau) Các giao dịch hoán đổi cũng được các ngân hàng sử dụng tích cực trong việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Bởi vì, với vai trò là nhà tạo lập thị trường, ngân hàng thường sở hữu rất nhiều hợp đồng có các ngày giá trị khác nhau với các đồng tiền
  • 26. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 14 khác nhau. Tại một số ngày giá trị và với một số đồng tiền nhất định, ngân hàng có thể ở trạng thái trường, tức là ngân hàng đã cam kết mua vào nhiều hơn bán ra. Tại những ngày giá trị khác và với các đồng tiền khác, ngân hàng lại ở trạng thái đoản, tức là ngân hàng đã cam kết bán ra nhiều hơn mua vào. Các giao dịch hoán đổi giúp ngân hàng giảm được rủi ro tỷ giá. Ví dụ, theo kế hoạch công ty X nhập khẩu thanh long cần 1 triệu USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu trong ngày hôm nay, đồng thời sẽ nhận được 1 triệu USD tiền hàng xuất khẩu sau 3 tháng. Công ty thực hiện giao dịch hoán đổi như sau: mua giao ngay 1 triệu USD/VND, ký hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng 1 triệu USD/VND. Giao dịch hoán đổi cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình. So với giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi có một số ưu điểm khác như: - Giao dịch hoán đổi đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh nghiệp này vừa nhận một khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu và muốn đổi ra nội tệ để chi trả trong nước. Tuy nhiên, họ là có nhu cầu ngoại tệ để chi trả trong tháng tới cho lô hàng nhập khẩu, do đó thay vì ký hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay và hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nghiệp sẽ sử dụng giao dịch hoán đổi. Như vậy, sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro tỷ giá và cũng giảm được chi phí giao dịch tại ngân hàng. Giao dịch hoán đổi giúp khách hàng vừa thỏa mãn được nhu cầu bán ngoại tệ ở hiện tại, cũng đồng thời thỏa mãn nhu cầu mua ngoại tệ ở tương lai của khách hàng. - Đối với các NHTM, giao dịch hoán đổi là công cụ tạo ra trạng thái vốn của hai đồng tiền mà không ảnh hưởng tới trạng thái ngoại hối. Vì vậy, đa phần các ngân hàng sử dụng giao dịch này để giao dịch với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng một đồng tiền nhất định mà không phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh một số ưu điểm vợt trội, giao dịch hoán đổi vẫn còn một số hạn chế như giao dịch hoán đổi chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm là thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn mà không quan tâm đến biến động tỷ giá trong suốt thời
  • 27. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 15 gian giữa hai thời điểm đó; các bên bắt buộc phải thực hiện giao dịch khi hợp đồng đáo hạn bất chấp tỷ giá có lợi hay không. 1.1.3.4. Giao dịch hợp đồng tương lại (Future transaction) Hợp đồng tương lai ngoại tệ cũng là một hợp đồng giữa hai bên: bên mua và bên bán để mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai với giá thỏa thuận ngày hôm nay.(Don M.Chance - Robert Brooks, An Introduction to Derivatives and Risk Management 8th Edition, 2010, trang 3). Giao dịch tương lai, về thực chất, chính là giao dịch kỳ hạn nhưng được thực hiện trên thị trường tập trung, các hợp đồng đều được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ, số lượng và ngày giao dịch. Trên Sở Giao dịch có các nhà thanh toán bù trừ, họ hạch toán các khoản lỗ lãi của các bên mua, bán vào số tiền ký quỹ của mỗi bên. Để tránh rủi ro cho nhà thanh toán bù trừ khi tỷ giá tăng hoặc giảm quá mức, nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ bổ sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì. Các hợp đồng tương lai thường được dùng vào mục đích phòng ngừa rủi ro. Với hợp đồng tương lai tỷ giá được thỏa thuận giữa các bên mua, bán vào thời điểm hợp đồng đến hạn là cố định do đó các bên có thể tránh được những ảnh hưởng do sự lên xuống của tỷ giá trong tương lai. Điều này rất có ý nghĩa với nhà kinh doanh trong bối cảnh tỷ giá biến động liên tục thay đổi, khó dự báo. Ví dụ, một nhà xuất khẩu Mỹ biết rằng mình sẽ thu được tiền hàng bằng đồng EUR sau ba tháng nữa, và có thể bảo hiểm cho mình khỏi sự biến động bất lợi của tỷ giá bằng cách bán hợp đồng tương lai đối với đồng EUR. Nghiệp vụ mua hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro lại thường được thực hiện khi người ta phải mua một lượng ngoại tệ nhất định ở một thời điểm trong tương lai và muốn ấn định giá mua ngay từ ngày hôm nay. Ngoài ra, hợp đồng tương lai cũng được sử dụng vào mục đích đầu cơ kiếm lợi nhuận thông qua sự dự đoán về tỷ giá trong tương lai. Hợp đồng tương lai, so với hợp đồng kỳ hạn, có tính thanh khoản cao hơn bởi vì một trong hai bên có thể đóng hợp đồng vào bất cứ lúc nào và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đáo hạn hợp đồng. Điều này khiến cho chỉ có một số rất ít hợp
  • 28. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 16 đồng tương lai được thực hiện tại ngày đáo hạn và có sự chuyển giao ngoại tệ thực sự. Chính vì vậy, hợp đồng tương lai là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá trong tương lai sẽ mua hợp đồng tương lai ngoại tệ đó. Ngược lại, nhà đầu cơ khác lại báo ngoại tệ đó xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng tương lai. 1.1.3.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option) Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên: bên mua và bên bán quyền chọn, cho phép bên mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. (Don M.Chance - Robert Brooks, An Introduction to Derivatives and Risk Management 8th Edition, 2010, trang 2). Quyền chọn trên thị trường ngoại hối với hai hình thức khác nhau: quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước. Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, được bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước. Như vậy, trong một hợp đồng quyền chọn thì người mua hợp đồng có quyền thực hiện hợp đồng mua hay bán một loại tiền tệ khi đến hạn nếu tỷ giá lúc đó là có lợi cho họ còn nếu tỷ giá bất lợi thì người mua có thể sẽ không thực hiện hợp đồng, nhưng người mua sẽ mất chi phí để mua quyền. Ngược lại, đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn, họ phải chịu rủi ro không hạn mức khi tỷ giá biến đổi không thuận lợi. Các hợp đồng quyền chọn cũng thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, vì cũng giống như các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay tương lai, hợp đồng quyền chọn cho phép thực hiện việc mua bán tại mức giá đã thỏa thuận trước nên các bên tham gia có thể tránh được tổn thất do sự biến động của tỷ giá. Ngoài ra, giao dịch quyền chọn cũng được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ. Trong trường hợp
  • 29. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 17 này thì hợp đồng quyền chọn có ưu thế hơn so với các hợp đồng khác. Vì người mua có quyền tiến hành giao dịch nếu thấy có lợi cho mình và không tiến hành nếu thấy tỷ giá biến động bất lợi nếu thực hiện giao dịch. Những rủi ro đối với giao dịch quyền chọn: - Những rủi ro đối với người mua quyền chọn: người mua quyền chọn sẽ phải đối mặt với rủi ro bị mất toàn bộ hay một phần khoản tiền phí đã chi để mua quyền chọn. Nếu người nắm giữ hợp đồng quyền chọn không bán lại quyền của mình trên thị trường thứ cấp và cũng không thực hiện nó trước khi đến hạn, anh ta sẽ mất toàn bộ số tiền phí mua quyền chọn. - Những rủi ro đối với người bán quyền chọn: người bán bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hợp đồng mà người mua yêu cầu. Đồng thời họ luôn chịu rủi ro mất đi cơ hội kiếm lời khi tỷ giá giao ngay vào thời điểm hợp đồng đáo hạn tăng cao hơn tỷ giá thực hiện đối với bán quyền chọn. Hình thức của hợp đồng quyền chọn: - Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ cho phép người mua hợp đồng quyền chọn quyết định thực hiện hợp đồng hay không thực hiện hợp đồng ở thời điểm đáo hạn. - Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng ở mọi thời điểm trước khi hợp đồng đến hạn. 1.1.4. Vai trò của kinh doanh ngoại hối trong hoạt động ngân hàng Kinh doanh ngoại hối hay cụ thể hơn là mua bán ngoại tệ ra đời và phát triển theo sát sự đòi hỏi của hoạt động thương mại quốc tế. Trong tất cả các giao dịch ngoại tệ, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro kinh doanh ngoại hối. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối giúp tập trung và chu chuyển nguồn vốn ở thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế nhằm bảo đảm thanh toán hàng hóa và dịch vụ ngoại thương, góp phần quan trọng vào việc mở rộng và phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho bản thân ngân hàng
  • 30. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 18 thương mại. Kinh doanh ngoại hối thông qua việc mua bán để hưởng chênh lệch tỷ giá hay thông qua việc đầu cơ dựa trên những dự báo về biến động lãi suất có thể đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Các ngân hàng cũng có thể tận dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau, giữa các thị trường khác nhau để kiếm lời. Từ đó góp phần điều hòa thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống rủi ro, mở rộng hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh ngoại hối giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng như mua bán ngoại tệ, cung cấp tín dụng bằng ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…qua đó giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các hoạt động kinh doanh truyền thống khác. Đồng thời, ngân hàng có thể đáp ứng các nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Thứ ba, hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia, góp phần hoàn thiện các chính sách vĩ mô của Chính phủ về quản lý ngoại hối, về chính sách tỷ giá và lãi suất, điều tiết quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại hối của các tổ chức kinh tế và của quốc gia. 1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là sự không chắc chắn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Sự không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được gọi là rủi ro còn sự không chắc chắn không thể ước đoán được xác suất xảy ra gọi là sự bất trắc. Theo quan điểm hiện đại thì rủi ro có thể là những khó khăn, bất lợi, cũng có thể là những điều kiện thuận lợi, cơ hội. Theo Frank H. Knight: “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”1 . Allan Willet lại cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”2 . 1 “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”:,Frank H.Knight, Risk, Uncertaity and profit, Boston and New York, trang 233
  • 31. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 19 Theo Peter Rose (2001) rủi ro đối với một ngân hàng có nghĩa là “Mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện”. Nhìn chung, các quan điểm đều cho rằng rủi ro là những bất trắc, diễn ra bất ngờ, ngoài ý muốn của chủ thể. Theo tác giả Nguyễn Hữu Thân trong cuốn “Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh” cũng quan niệm “ Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại”. Từ những quan điểm và phân tích ở trên, có thể đưa ra một định nghĩa về rủi ro như sau: “Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay mong chờ”. 1.2.2. Khái niệm rủi ro kinh doanh ngoại hối Về bản chất, kinh doanh ngoại hối là một hoạt động chứa đựng rủi ro cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác trong kinh doanh ngân hàng phải đối mặt như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động… thì KDNH còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt nữa đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá ngoại tệ biến động thường xuyên và bất thường nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động KDNH của các ngân hàng. Rủi ro ngoại hối là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN. Cụ thể như sau: Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ. Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá: (1) các ngân hàng giao dịch các đồng ngoại tệ nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính ngân hàng mình, (2) các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ. Cả hai nguyên ngân này tạo ra xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hoặc đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá ngoại tệ biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn. 1.2.3. Cái loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM 1.2.3.1. Rủi ro tỷ giá 2 Willett, Alan H., The Economic Theory of Risk an Insurance (Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1951).
  • 32. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 20 Rủi ro tỷ giá là rủi ro cơ bản nhất trong các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Đây là rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi có những biến động bất lợi về tỷ giá trong suốt thời gian trạng thái ngoại tệ được duy trì ở trạng thái mở. Trạng thái mở được hiểu là khi giá trị của tài sản có của một loại tiền tệ không cân bằng với giá trị tài sản nợ của chính loại tiền tệ đó. Trạng thái ngoại tệ mở có thể là đoản (tài sản nợ nhiều hơn tài sản có) hoặc trường (tài sản có nhiều hơn tài sản nợ). Ngân hàng với trạng thái ngoại tệ mở thì đối mặt với rủi ro ngoại tệ tăng giá, còn ngân hàng với trạng thái ngoại tệ trường thì đối mặt với rủi ro ngoại tệ xuống giá. Đối với các NHTM, nghiệp vụ KDNH là một trong những hoạt động chính của mỗi ngân hàng thương mại. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH của NHTM xuất phát từ hai yếu tố và đây cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá. Một là, NHTM có trạng thái ngoại tệ; hai là sự biến động tỷ giá ngoại tệ trên thị trường. Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN, trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng Tài sản Có và tổng Tài sản Nợ bằng ngoại tệ này, bao gồm cả các cam kết ngoại bảng tương ứng. Trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái. Trong đó tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố vào ngày báo cáo, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo. Nhìn chung, rủi ro tỷ giá ảnh hưởng tới ngân hàng ở các khía cạnh sau: - Tổn thất giao dịch (Transaction exposure): tổn thất giao dịch bao gồm tổn thất các khoản phải thu bằng ngoại tệ phát sinh khi ngoại tệ xuống giá so với nội tệ làm giảm giá trị quy ra nội tệ thu về từ những hoạt động như thu lãi và vốn vay tín dụng, phí bảo lãnh, phí dịch vụ khác sụt giảm; và tổn thất các khoản phải trả bằng ngoại tệ phát sinh khi ngoại tệ lên giá so với nội tệ làm giá trị quy ra nội tệ chi
  • 33. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 21 trả cho các hoạt động như trả nợ vay và lãi vay ngoại tệ, buôn bán ngoại tệ và các hợp đồng phái sinh tăng lên. - Tổn thất chuyển đổi (Translation exposure): phát sinh khi hạch toán sổ sách, chuyển đổi danh mục tài sản, nợ, lợi nhuận… bằng ngoại tệ sang nội tệ hay chênh lệch khi định giá lại khoản vay và cho vay. Nếu rủi ro tỷ giá gia tăng, tức là trạng thái của một số ngoại tệ ở trạng thái đoản nhiều có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng và làm giảm giá trị kê khai tài chính của ngân hàng. 1.2.3.2. Rủi ro lãi suất Theo điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN, rủi ro lãi suất được định nghĩa như sau: là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngoại hối phát sinh trong quan hệ tín dụng của NHTM khi Ngân hàng có những khoản đi vay hoặc cho vay bằng ngoại tệ theo lãi suất thả nổi, đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đầu tư tài chính lớn theo lãi suất thị trường. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng lại càng gia tăng khi số lượng đồng tiền trao đổi ngày càng lớn, quy trình trao đổi càng phức tạp. Ví dụ, một NHTM A mua USD của NHTM B bằng đồng EUR, kỳ hạn 6 tháng. Trước ngày đáo hạn hợp đồng, lãi suất cho vay của đồng USD tăng lên còn lãi suất đồng EUR và tỷ giá hối đoái EUR/USD không đổi. Khi đó, giao dịch vẫn diễn ra nhưng NHTM B đã bị lỗ một khoản do quyết định bán USD - đồng tiền sẽ có lợi thế hơn nếu giữ lại để cho vay. Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Rủi ro lãi suất là những tác động do biến động lãi suất đối với hoạt động ngân hàng. Rủi ro lãi suất
  • 34. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 22 bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại bảng. Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của một ngân hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ mà điển hình là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suất thay đổi để đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất cố định. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập ở tài sản Có dài hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có không bù đắp chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mòn vào vốn. Ngược lại, khi nhận lại vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị trường bị giảm xuống. Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây: - Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chi phí cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay. - Rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố khác của thị trường… Khi ngân hàng có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả, tức là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng, nên cũng dẫn đến rủi ro lãi suất. Các nguồn rủi ro lãi suất bảo gồm: rủi ro tái định giá là loại rủi ro lãi suất cơ bản và phổ biến nhất phát sinh khi có chênh lệch thời gian đáo hạn (đối với khoản mục lãi suất cố định) và kỳ tái định giá (đối với khoản mục lãi suất thả nội) của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Rủi ro cơ sở là rủi ro phát sinh từ mối tương quan bất thường khi điều chỉnh lãi suất đầu tư và huy động của các công cụ có cùng kỳ tái định giá. Rủi ro đường cong lãi suất là loại rủi ro phát sinh khi có sự thay đổi bất ngờ về đường cong lãi suất dẫn tới ảnh hưởng bất lợi tới doanh thu hoặc giá trị kinh tế của ngân hàng.
  • 35. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 23 1.2.3.3. Rủi ro thanh khoản Theo điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Rủi ro thanh khoản là rủi ro do: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó. Mọi ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán. Khả năng chi trả là khả năng đáp ứng được nhu cầu chi trả hiện tại, đột xuất, và trong tương lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng chi trả. Khi ngân hàng thừa khả năng chi trả sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm. Các nhà chuyên môn khẳng định rằng đây là loại rủi ro riêng của ngân hàng và liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả của một hay nhiều loại rủi ro mà ngân hàng không lường trước được. Trong trường hợp này, vốn tự có của ngân hàng không có khả năng bù đắp hết tất cả các khoản mất mát, thiệt hại, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản. 1.2.3.4. Rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động luôn hiện hữu hầu như trong tất cả các giao dịch và hoạt động của NHTM.Theo điểm d Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược. Rủi ro hoạt động trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM có thể được hiểu như sau: - Những yếu tố thuộc về con người bao gồm: kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý, ngôn ngữ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và môi trường làm việc. Ví dụ, nếu nhân viên kinh doanh ngoại hối của NHTM thiếu kiến thức về kinh doanh, luật pháp cũng như kinh
  • 36. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 24 nghiệm thị trường thì rất dễ đưa ra quyết định cảm tính, thiếu cân nhắc hay áp dụng sai văn bản pháp luật đã được sửa đổi, thay thế, nhất là khi thị trường ngoại hối là thực hiện nhiều các giao dịch quốc tế, biến động nhanh. Hơn nữa, đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề rất đáng quan tâm đề phòng tránh nhân viên lợi dụng kẽ hở thời gian quyết toán ghi sổ trạng thái ngoại tệ để thực hiện hành vi sai trái. - Những yếu tố thuộc về máy móc, công nghệ: thiếu hoặc hỏng hóc trang thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thông tin và cơ cấu tổ chức chưa phù hợp, mất mạng, hệ thống quản lý chưa tốt…Cơ cấu quản lý tổ chức nếu không có sự tách bạch, chồng chéo nhất là không có phòng quản lý rủi ro riêng sẽ dẫn đến sự không minh bạch của hệ thống hay nếu hệ thống mạng không tốt, các lệnh giao dịch sẽ chậm, có thể dẫn đến chậm với sự thay đổi của thị trường hay tắc nghẽn hệ thống. Hiện nay, các ngân hàng tiên tiến đang áp dụng 3 công cụ để hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro hoạt động. Các công cụ này có thể được tích hợp vào hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả quản lý rủi ro. - RCSA: công cụ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát được sử dụng nhằm xác định các rủi ro hoạt động mà doanh nghiệp thường đối mặt và mức độ nghiêm trọng của các rủi ro này. Công cụ này có khả năng nắm bắt và đánh giá được các chốt kiểm soát chính có liên quan với các rủi ro đã được xác định. Một số các mục tiêu chính của RCSA là: (i) Xác định các rủi ro hoạt động trọng yếu mà có thể tác động tiêu cực đến ngân hàng và đánh giá được tần suất và ảnh hưởng tiềm tàng của chúng; (ii) Xây dựng một hồ sơ rủi ro hoạt động cho ngân hàng; (iii) Xác định và đánh giá các chốt kiểm soát được áp dụng cho rủi ro hoạt động; (iv) Xây dựng các biện pháp khắc phục hậu quả cho các rủi ro trọng yếu và chốt kiểm soát; (v) Đảm bảo các hành vi và xu hướng của các rủi ro trọng yếu được nhận thức và giám sát đầy đủ. - KRIs là các chỉ số kinh doanh được sử dụng để giám sát các thay đổi về mức độ phơi nhiễm rủi ro hoặc sự hiệu quả của công tác kiểm soát. Mục tiêu của KRIs là (i) Hỗ trợ doanh nghiệp giám sát các thay đổi về rủi ro và hiệu quả công tác kiểm soát theo thời gian thực tế; (ii) Giúp các nhà quản trị có thể chủ động theo dõi các thông tin rủi ro và chốt kiểm soát; (iii) Các chỉ số cảnh báo sớm về các vấn đề
  • 37. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 25 rủi ro và chốt kiểm soát nhằm cảnh báo các nhà quản lý để có thể tiến hành các biện pháp cần thiết trước khi xảy ra tổn thất. - ILM là một quy trình thu thập, phân tích và quản lý các tổn thất rủi ro hoạt động và các sự kiện suýt gây tổn thất. Mục tiêu của ILM là để (i) Cảnh báo và đề đạt các sự kiện tổn thất lên đúng các cấp quản lý có thẩm quyền một cách kịp thời; (ii) Thu thập và phân tích thông tin để hiểu rõ về hồ sơ rủi ro của toàn ngân hàng và hỗ trợ việc triển khai khung quản trị rủi ro hoạt động; (iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu về các thông tin tổn thất nhằm hỗ trợ quy trình tính vốn dự phòng trong tương lai. 1.2.3.5. Rủi ro khác Ngoài những rủi ro cơ bản trên hoạt động ngân hàng còn chịu nhiều rủi ro khác như: Rủi ro chiến lược: là rủi ro do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Theo điểm e Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN). Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Chẳng hạn, chiến lược mở rộng thị trường, thâm nhập vào một thị trường mới mà ngân hàng chưa có nghiên cứu đầy đủ thông tin và thiếu nguồn lực đủ trình độ cần thiết để khai thác, nắm bắt thị trường mới này thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng thua lỗ. Rủi ro đạo đức: Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, rủi ro đạo đức có thể xuất phát từ phía đối tác của NHTM nhưng cũng có thể xuất phát từ chính các NHTM. Về mặt chủ quan, rủi ro đạo đức có thể xuất phát từ phía ngân hàng ở hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận nhân viên. Đối với cả hai bộ phận này, rủi ro xuất hiện khi có sự hám lợi cá nhân, hay lợi dụng quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc nên đã không tuân thủ chặt chẽ các quy định, gây ra tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Về mặt khách quan, rủi ro đạo đức xuất phát từ phía khách hàng khi họ sử dụng ngoại tệ không đúng mục đích đã cam kết với ngân hàng khi mua ngoại tệ hay cố tình tạo lập những bộ hồ sơ để ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng.
  • 38. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 26 Các rủi ro khác như: rủi ro về công nghệ, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia… 1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. Theo nguồn gốc phát sinh thì một số nguyên nhân dẫn đến tới rủi ro bao gồm: Thứ nhất, sự mất cân đối trong trạng thái ngoại hối: Khi có sự mất cân đối trong trạng thái ngoại hối thực của một đồng tiền nhất định, NHTM sẽ chịu rủi ro tỷ giá. Vì vậy, lúc này rủi ro tỷ giá còn được gọi là rủi ro trong trạng thái ngoại hối thực. Nếu trạng thái ngoại hối thực của NHTM là dư thừa ngoại tệ (tổng tài sản có lớn hơn tổng tài sản nợ có ngoại tệ đó) thì chắc chắn NHTM sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ đó giảm giá vì phải chịu một khoản lỗ khi đánh giá lại tài sản. Tương tư, nếu trạng thái ngoại hối thực là thiếu hụt ngoại tệ (tổng tài sản có nhỏ hơn tổng tài sản nợ của ngoại tệ) thì NHTM cũng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận khi giá của ngoại tệ đó tăng lên. Thứ hai, do sự biến đổi của môi trường kinh doanh: Theo một số chuyên gia kinh tế, thời kỳ phát triển và tăng trưởng cao của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã thực sự kết thúc. Từ đây hệ thống này phải đương đầu với vô số những khó khăn như hậu quả tất yếu của chu kỳ kinh tế, hoạt động thoái hóa lạm dụng thị trường. Vào thời điểm hiện nay, thị trường tài chính đang có nhiều thay đổi bất lợi do đó các ngân hàng phải lựa chọn cho mình những chiến lược kinh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, khi mà phạm vi kinh doanh đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, các ngân hàng cần hết sức thận trọng khi lựa chọn đối tác, khách hàng cho mình để tránh những rủi ro đối tác, khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ do chiến tranh, bạo động, hay hệ thống thanh toán của quốc gia bên đối tác ngừng hoạt động thanh toán ra nước ngoài. Thứ ba, về vấn đề đạo đức: Xuất phát từ phía ngân hàng làm đúng chức năng, nhiệm vụ, tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng thì sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra, đặc biệt là loại rủi ro đạo đức. Tuy nhiên trên thực tế, vì lợi ích của cá nhân hay một nhóm người mà có những cán bộ ngân hàng đã cố ý tạo điều kiện, kẽ
  • 39. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 27 hở cho loại rủi ro này phát triển. Chẳng hạn như khi cán bộ ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù mục đích mua bán ngoại tệ của khách hàng không rõ ràng nhưng vẫn tiến hành giao dịch hoặc phê duyệt về hạn mức, tỷ giá không đúng quy định gây ra tổn thất cho ngân hàng. Về mặt khách quan, việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ, không đánh giá đúng năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những cán bộ thiếu trung thực cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Thứ tư, do trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng: Kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực kinh doanh tương đối khó và đòi hỏi nhà kinh doanh phải nhạy bén và tinh thông nghiệp vụ. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong quyết định kinh doanh hay những sai sót nhỏ trong công tác dự báo, đo lường đều có thể dẫn tới những tốn thất nghiêm trọng cho ngân hàng. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động dựa nhiều vào kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá và phán đoán diễn biến thị trường tài chính quốc tế của người kinh doanh ngoại hối, do vậy trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên càng trở nên đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM 1.3.1. Khái niệm Thuật ngữ “quản trị rủi ro” bắt đầu xuất hiện phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ trước, tuy nhiên khái niệm về nó đã từng được đề cập trước đó khá lâu, vào năm 1916 trong tác phẩm của Henri Fayol, một nhà quản trị học nổi tiếng người Pháp3 . Tuy xuất hiện sớm như vậy, nhưng cho đến nay, quan điểm về quản trị rủi ro vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Bởi vì bản thân quản trị rủi ro là một khái niệm rộng và có những chức năng gần như quản trị nói chung. Trong kinh doanh, mọi quyết định quản trị đều được đặt trong điều kiện tồn tại rủi ro và do vậy mỗi quyết định quản trị nói chung cũng phải tính đến việc quản trị các rủi ro liên quan đến quyết định đó. Ranh giới giữa quản trị rủi ro và quản trị nói chung chính vì vậy không rõ ràng, gây khó khăn cho việc phân biệt chức năng quản trị rủi ro và quản trị nói chung trong ngân hàng. 3 Henri Fayol, General and Industrial Management (New York: Pitman Publishing Corp.,1949),p.4 (Đây là bản dịch tiếng Anh của cuốn sách gốc xuất bản tại Pháp năm 1916).
  • 40. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 28 Hoạt động quản trị rủi ro không chỉ giới hạn công cụ, kỹ thuật ở các hoạt động mua bảo hiểm mà còn bao gồm cả các biện pháp, kỹ thuật nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và trong nhiều tình huống phải chuẩn bị cho ngân hàng gánh chịu những tổn thất của những rủi ro không thể tránh khỏi. Tán đồng quan điểm về quản trị rủi ro nêu trên, PGS.TS. Nguyễn Thị Quy đã đưa ra định nghĩa về quản trị rủi ro như sau: Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho ngân hàng một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó.(Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, 2008, tr.54) Quản trị rủi ro là một quá trình, yêu cầu sự chủ động tham gia của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và các nhân viên khác của một ngân hàng, được ứng dụng trong hoạch định chiến lược và trên phạm vi toàn ngân hàng. Quá trình này được thiết kế nhằm xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến ngân hàng, và quản lý rủi ro trong ngưỡng chấp nhận cho phép, để bảo đảm an toàn hợp lý cho việc đạt được mục tiêu đề ra. Rủi ro KDNH là một yếu tố khách quan, ngân hàng không thể lại trừ được tất cả mọi rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao dịch KDNH, mà ngân hàng chỉ có thể đưa ra các biện pháp và công cụ nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro. Do vậy, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NHTM là một nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì trạng thái hoạt động an toàn của bất kỳ ngân hàng nào có hoạt động liên quan đến ngoại hối. Mật độ và xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái, khả năng thực hiện hợp đồng giao dịch của đối tác là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. 1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM Quản trị rủi ro KDNH tại ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra. Khung quản trị rủi ro trọng yếu được xây dựng dựa trên các yêu cầu của Ủy ban Basel đối với từng loại hình rủi ro chính tồn
  • 41. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 29 tại trong ngân hàng. Về cơ bản, Quy trình quản trị rủi ro thông thường gồm 4 nội dung chính sau: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đo lường rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro; và (iv) Phòng ngừa rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của TCTD, phải có các chốt kiểm tra nằm trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm soát nội bộ) để kiềm chế rủi ro trong hạn mức đã được đề ra cũng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro. Quản trị rủi ro cần phải được thực hiện tại tất cả các cấp trong hệ thống dù ngân hàng có thiết kế cơ cấu tổ chức hay áp dụng phương pháp quản lý rủi ro nào. Việc sử dụng một cách hiệu quả các ủy ban/hội đồng là một công cụ quan trọng đóng vai trò là cầu nối giữa các cấp khác nhau trong ngân hàng. 1.3.2.1. Nhận diện - phân tích rủi ro Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận diện (hay phát hiện) được rủi ro. Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động nhận diện rủi ro nhằm thu thập các thông tin về đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của ngân hàng), các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, các loại tổn thất mà rủi ro có thể gây ra. Hoạt động nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc theo dõi, nghiên cứu, xem xét môi trường xung quanh (vi mô hay vĩ mô), toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả những rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với ngân hàng. Trên cơ sở những thống kê đó sẽ tiến hành phân tích rủi ro nhằm xác định nguyên nhân gây ra các rủi ro cũng như các nhân tố làm ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để phát hiện rủi ro: phương pháp dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và phương pháp hệ thống an toàn. Phương pháp dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ dựa trên những rủi ro ngân hàng đã gặp phải trong quá khứ để xác định những rủi ro mà ngân hàng có thể