SlideShare a Scribd company logo
1 of 142
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
1
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI
TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
Bởi
Tên học viên
Luận án đã nộp để đáp ứng các yêu cầu đối với Bằng cấp của…
Tháng… năm…
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2
TÓM TẮT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
3
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (GIỚI THIỆU)
1.1. Dẫn nhập
Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế chất lượng
cao”, cơ bản xây dựng đại học tốt là điều kiện “cần có”, nhưng điều kiện “đủ” là
chúng ta phải có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt. Rõ ràng lâu
nay giáo dục Việt Nam cũng chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra mà quên đi vấn
đề quan trọng là thế hệ thanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự nghiệp phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Hàng loạt kỹ sư, cử nhân Việt Nam
ra trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt được trình độ kỹ thuật của kỹ sư?
Bao nhiêu người dùng được? Bao nhiêu người làm việc theo đúng ngành nghề mình
đã học, đó là một sự lãng phí lớn. Thậm chí ngày nay học sinh, sinh viên chỉ lo đạt
bằng TOEFL này, TOEIC kia nhưng chính tiếng Việt lại sử dụng không chuẩn.
Trong khi trong lịch sử, số lượng cử nhân đếm trên đầu ngón tay nhưng đào tạo thực
sự bài bản, xuất sắc. Họ không chỉ thông thạo ngoại ngữ mà còn giỏi thơ văn, rành
văn hóa nước nhà. Vì sao lại có nghịch lý như thế? Hiện nay chúng ta cũng không
có một ngành thống kê thực tế phục vụ nghiên cứu chính sách. Xây dựng trường đại
học mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện “cần” nhưng chưa “đủ”. Trên thế giới người
ta rất quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Đất nước đang trong
giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa mà sinh viên không chịu học kỹ thuật, chỉ
tập trung không cân bằng vào các ngành dễ được xã hội “chấp nhận” thì làm sao
phát triển công nghiệp, làm sao hiện đại hoá đất nước? Việt Nam muốn phát triển
nền khoa học kỹ thuật thì phải đào tạo khoa học kỹ thuật trên bình diện rộng.
Mặt khác, với sự phát triển kinh tế, công nghiệp với tốc độ “vũ bão” kết hợp
nhiều nhánh đầu tư từ các công việc lao động của nước ngoài, học sinh coi nhẹ việc
học cao lên sau phổ thông, ở những tỉnh công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Phòng,
Hưng Yên,…học sinh sau tốt nghiệp thường đi làm công nhân ngay với suy nghĩ
học xong không có việc làm đúng nghề, mất 4 năm học đại học do cha mẹ lo, chi
phí cao trong khi đi làm công nghiệp có thể có thu nhập 5-7 triệu/ tháng. Đề tài này
được khảo sát, nghiên cứu nhằm thể hiện được tính quan trọng và thiết thực, cần
thiết của giáo dục đại học đối với giới trẻ hiện nay (cụ thể thí điểm ở tỉnh Bắc Ninh).
1.2. Thực trạng vấn đề
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
4
Xét trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, mặc dù tỷ lệ biết đọc- viết, tốt
nghiệp đại học của người trẻ rất cao, song tình trạng thiếu hụt nhân lực lành nghề
(theo cả đúng định hướng ngành được sinh viên theo học trong trường đại học) là
một vấn đề vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Giáo dục nói chung trong đó có giáo
dục đại học vẫn thể hiện những hạn chế, điểm không phù hợp trong vai trò hướng
nghiệp cho sinh viên trước, trong và sau khi ra trường. Nói về tình trạng thừa- thiếu
nhân lực và giáo dục đại học Việt Nam, nước ta không phải là ngoại lệ trong bức
tranh chung của mối quan hệ giáo dục đại học- việc làm trong khu vực và quốc tế.
Đến quý 4 năm 2017, cả nước có gần 54,1 triệu lao động có việc làm và khoảng
1,11 triệu lao động thất nghiệp. Số lao động thất nghiệp thanh niên hiện đã chiếm tới
49,1% tổng số lao động thất nghiệp cả nước. Lao động thanh niên thiếu việc làm
chiếm gần 20,0% tổng số lao động thiếu việc làm cả nước- 159,9 nghìn người (Tổng
cục thống kê, 2017). Và với hơn 200 ngàn người có trình độ đại học trở lên thất
nghiệp, chiếm tối đa 4.4%. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế,
ngưỡng cần quan tâm là 5%. Tổ chức này cũng cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức
thấp sẽ thúc đẩy quá trình cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Bức tranh nhân lực dồi dào số lượng và đảm bảo chất lượng để phát
triển mọi lĩnh vực nghề nghiệp của Việt Nam sẽ rất không đầy đủ và khó có định
hướng tương lai nếu không đề cập tới vấn đề thiếu hụt nhân lực. Không có thống kê
cấp hệ thống về vấn đề này ở Việt Nam, tuy nhiên có một số dữ liệu từ một số khảo
sát doanh nghiệp xuyên quốc gia. Các nghiên cứu dấu vết sinh viên tốt nghiệp
(Graduate Tracer Study-GTS) 2011 cho thấy rằng một phần ba doanh nghiệp báo
cáo là không thể tìm ra những nhân lực họ cần. Một khảo sát dành riêng cho các
giám đốc điều hành tại Việt Nam cho thấy 40% trong số họ gặp khó khăn trong việc
tuyển nhân sự trên các cấp độ, các ngành và nghề nghiệp khác nhau. Các Khảo sát
nhân lực GTS cũng tiết lộ tình trạng thiếu hụt cấp cao về chuyên môn kỹ thuật và
ngành trong một số ngành công nghiệp: ví dụ, trong chế biến thực phẩm; chăm sóc
sức khỏe; xây dựng; giao thông vận tải và hậu cần: hóa chất và ngành công nghiệp
phân bón, và ngành dệt may. Khoảng cách kỹ năng cũng rất phổ biến ở cấp quản lý.
Việt Nam đang thiếu nhân lực trong bốn cấp độ sau - lao động, quản lý, kỹ sư và
công nhân có tay nghề cao. Khảo sát Tổ chức Thương mại Bên ngoài của Nhật Bản
(Japan External Trade Organisation - JETRO) phát hiện ra rằng sự thiếu hụt các kỹ
sư, kỹ thuật viên và người quản lý trung bình ở Việt Nam tương đối cao hơn ở
Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Phát triển kỹ năng không theo kịp với
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
5
tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về lao động lành nghề. Cải thiện hệ thống giáo dục
để phát triển các kỹ năng thích hợp sẽ là giải pháp bắt buộc để giải quyết tình trạng
thiếu hụt hiện tại và tương lai. Việt Nam đã và đang buộc mở cửa để lấp đầy nhiều
thiếu hụt lao động từ các nền kinh tế khác.
Xét trong bối cảnh cùng nhiều quốc gia khác, nguồn lực tài chính của nhà
nước ta dành cho giáo dục đại học luôn khan hiếm. Việt Nam dành cho giáo dục
một tỷ trọng cao (kể cả so với GDP hoặc ngân sách), song xét dưới góc độ chi tiêu
thực tế trên đầu người học nói chung và sinh viên đại học nói riêng, nước ta ở mức
độ rất thấp. Do vậy, vấn đề hiệu quả chi tiêu và tài chính cho giáo dục đại học đóng
vai trò tối quan trọng, đặc biệt đối với việc tăng cường đáo ứng của nó đối với thế
giới việc làm. Cụ thể, giải pháp này sẽ giúp giảm thiểu nhiều phân cách trong mối
quan hệ giáo dục- việc làm như thiếu ngân sách cho nghiên cứu, thiếu học bổng và
các biện pháp đảm bảo công bằng giáo dục, giúp giải quyết việc kết nối giữa giáo
dục đại học với giáo dục phổ thông thông qua học bổng và các khoản vay. So với
các nước như Trung Quốc và Thái Lan, mức độ tiếp cận giáo dục đại học của Việt
Nam thấp hơn nhiều. Điều này dẫn tới việc đánh giá chung là số lượng nhân lực của
trình độ đại học của Việt Nam không đủ đáp ứng sự phát triển kinh tế của đất nước.
Các nhà sử dụng nhân lực ở Việt Nam đều cho rằng, chính sự không đủ về số lượng
này dẫn tới việc thiếu hụt về nhân lực trình độ cao. Về chất lượng dưới góc độ tài
chính, các nghiên cứu cho rằng Việt Nam cũng sẽ phải huy động đáng kể nguồn lực
bổ sung, chủ yếu là tăng chi thường xuyên (khoảng bốn đến năm lần đối với tiền
lương, tiếp theo là đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giảng viên và cán bộ
quản lý. Chi phí cho đầu một sinh viên khoảng 1.500 đô la Mỹ. Học phí này, cùng
với các chi phí khác như phụ phí, sinh hoạt và chi phí chỗ ở được tính toán dựa trên
ước tính khoảng 70% thu nhập hộ gia đình cho nhóm nghèo nhất và 30% cho nhóm
giàu nhất. Mức học phí này cần được tính lại và tăng đến khoảng 4.000 đô la Mỹ
thập kỉ tiếp theo. Đối với Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học công lập đóng vai
trò rất quan trọng, bởi vì, các trường này có tới hơn 80 phần trăm sinh viên theo học.
Toàn bộ các khó khăn, những phân cách đều liên quan đến quản lý. Ví dụ, ngay cả
khi các trường nhận được các khoản kinh phí đầy đủ để mời được đội ngũ giảng
viên trình độ cao, song nếu mức tự chủ không đủ để chọn nhân viên và quyết định
về chương trình đào tạo thì các trường sẽ khó cung cấp những gì mà các doanh
nghiệp cần. Sự cần thiết của tính chịu trách nhiệm cũng tương tự. Các nghiên cứu
cho rằng xu thế chung trong quản lý trường đại học hiện nay là tập trung vào hoàn
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
6
thiện cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm, nhưng rõ ràng cơ chế này chưa thể hiện
được sư hiệu quả vì sản phẩm đầu ra như đề cập ở trên- là chưa đáp ứng được nhu
cầu nghề nghiệp của đất nước. Tự chủ cùng với giải trình trách nhiệm của trường
đại học có thể mang lại những lợi ích to lớn cho phát triển nguồn nhân lực và đổi
mới ở các nước thu nhập thấp như Việt Nam. Ta cần xem xét để nghiên cứu sâu,
hoạch định hướng triển khai rõ nét, xác đáng hơn cho vấn đề thiết lập mối quan hệ
mạnh mẽ, hiệu quả giữa nguồn lực tài chính với phát triển nghề nghiệp tương lai
cho sinh viên ngay từ khi còn học tập, hoạt động tại trường đại học. Bằng cách duy
trì nguồn động lực được tạo ra mạnh hơn nhờ có cấu trúc quản trị rõ ràng và sử dụng
nhiều hơn thông tin địa phương, kết hợp tốt hơn đào tạo và nghiên cứu giữa các
trường đại học và thị trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của địa
phương và lựa chọn chất lượng. Do vậy, tăng cường quyền tự chủ được coi là có thể
hỗ trợ kết hợp tốt hơn giữa đầu ra từ các trường đại học và nhu cầu thị trường lao
động. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm của các trường đại học của Việt Nam chưa
cao.
Xét các tác nhân có ảnh hưởng mạnh tới việc nâng cao sự đáp ứng của giáo
dục đại học đối với thế giới việc làm, đó là các bộ ngành có liên quan như Bộ lao
động, Bộ tài chính và Bộ khoa học và công nghệ. Thứ hai đó là các trường đại học
tư thục. Tiếp theo ta có các tổ chức đào tạo quốc tế. Và cuối cùng là mối quan hệ
trường-doanh nghiệp. Việc phối hợp các tác nhân đối với giáo dục đại học được coi
là một cách tiếp cận quan trọng trong việc giảm thiểu các rào cản giữa giáo dục đại
học với việc làm, nhưng hiện nay chưa thực tỏ ra hiệu quả, rõ ràng, công bằng.
Ở Việt Nam những thành tựu ở lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giáo dục,
đặc biệt là giáo dục đại học đối với phát triển nghề nghiệp chưa thực sự đột phá,
mang tính thực tiễn cao. Việc tìm giải pháp phát triển nghề nghiệp thông qua giáo
dục đại học ở các tiêu chí: Tính phù hợp của giáo dục đại học, vai trò quan trọng
của tài chính với phát triển nghề nghiệp của sinh viên giai đoạn học đại học, cũng
như sự thúc đẩy sinh viên mang tính tự chủ, trách nhiệm cao, chưa được chú ý
nhiều và đạt kết quả nghiên cứu nổi bật, đột phá. Và đó cũng chính là lí do thúc đẩy
ta chọn “Giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp” làm đề tài nghiên cứu trong
luận án của mình. Chuyên luận này phát triển từ cơ sở là các thành tựu nghiên cứu
mối quan hệ giáo dục trong đại học và phát triển nghề nghiệp, mạnh dạn đề xuất
một hướng nghiên cứu có tính chất liên ngành giữa Giáo dục học và Kinh tế học
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
7
ứng dụng. Nếu đề tài này được nghiên cứu, triển khai thuận lợi, hiệu quả, trước là
giúp cho các nhà giáo dục có đồng nhất cơ sở, cách thức về lập luận, nhận thức,
những hiểu biết tiền đề, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hình thành, học hỏi để
phát triển mảng thể tài giáo dục ở đại học để phát triển nghề nghiệp cho nước nhà
nhanh hơn; sau là, góp phần phát triển, mở rộng việc giáo dục, đào tạo liên quan
đến kinh tế ứng dụng, như: kinh tế học quốc tế, kinh tế học phát triển, kinh tế học
công cộng, kinh tế học tiền tệ, tài chính- ngân hàng, kinh tế công nghiệp, kinh tế
nông nghiệp, kinh tế học y tế, địa lý kinh tế, kinh tế thế giới, đào tạo cán bộ hành
chính, cán bộ quản lí giáo dục,..sớm đạt chất lượng như mong muốn. Trong phạm vi
của chuyên đề này, ta hướng tới việc tìm hiểu những nét tổng quan về tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài như những nghiên cứu về chương trình giáo dục đại
học, về vấn đề việc làm cho sinh viên, về các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho giáo dục
đại học để phát triển nghề nghiệp. Đồng thời đặt ra hướng nghiên cứu chính của đề
tài trên cơ sở điểm luận những thành tựu nghiên cứu liên quan đến đề tài giáo dục
đại học và phát triển nghề nghiệp cũng như trên thế giới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu làm thế nào giáo dục đại học
có thể đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp của người trẻ Việt Nam, cụ thể là ở
tỉnh thành Bắc Ninh. Do đó, luận án mong tầm nghiên cứu đạt được các mục tiêu
sau:
1. Tìm hiểu mối quan hệ của giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp ở
Việt Nam.
2. Xác định được các yếu tố cản trở học sinh trung học đạt được giáo dục
đại học ưu việt sau khi tốt nghiệp trung học.
3. Xác định được sự khác biệt trong việc phát triển nghề nghiệp của học
sinh có bằng trung học phổ thông và bằng đại học.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trong mục 1.3, các câu hỏi nghiên cứu sau đây đã
được đặt ra cho nghiên cứu này:
1. Mối quan hệ giữa giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp là gì?
2. Các yếu tố nội lực và ngoại lai (như động lực bản thân, sự ảnh hưởng từ
gia đình, khả năng chi trả,..) tác động như thế nào đến quyết định của học sinh trong
việc có được giáo dục đại học?
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
8
3. Sự khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của học sinh có bằng tốt nghiệp
trung học và bằng đại học là gì?
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đặt cho luận văn những nhiệm vụ
sau đây:
- Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của
người trẻ Việt Nam và đi sâu vào đặc điểm liên quan của người trẻ tại tỉnh Bắc
Ninh.
- Phân tích các yếu tố nội lực, ngoại cảnh tác động đến quyết định của học
sinh trong việc quyết định tiếp nhận được giáo dục đại học.
- So sánh, đối chiếu đặc điểm khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của học
sinh có bằng tốt nghiệp trung học và có bằng đại học.
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6.1. Đối tượng
Luận văn hướng vào việc khảo sát đặc trưng của giáo dục đại học và phát
triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh thành Bắc Ninh.
1.6.2. Phạm vi
Phạm vi mà luận án này hướng tới chỉ tập trung ở hai phạm trù cụ thể là
giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp và cũng chỉ tập trung ở hai phương diện
là giáo dục học và kinh tế học ứng dụng. Trên cơ sở này, luận án sẽ tiến hành so
sánh và đối chiếu để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, sau cùng là giải pháp khắc
phục những tồn tại. Công việc cụ thể như sau:
- Về đặc điểm giáo dục của trường đại học: cơ chế tạo dựng cơ hội và sự ưu
tú cho sinh viên, địa điểm nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực đời sống, vai trò phê
bình và là một trong các yếu tố cốt lõi để phát triển của một quốc gia thịnh vượng,
hòa bình, trường tồn.
- Về đặc điểm phát triển nghề nghiệp : yếu tố nội lực (sở thích, tâm thần,
sức khỏe, khả năng, ngoại hình,..) yếu tố ngoại lai tác động (nhu cầu xã hội, điều
kiện chi trả, hoàn cảnh gia đình,..).
- Từ kết quả này luận án sẽ tiến hành tìm mối liên hệ, đặt giáo dục đại học
và phát triển nghề nghiệp trong một vòng tương quan nhân- quả hoặc bao chứa, từ
đó xác định giải pháp khắc phục vấn đề người trẻ (cụ thể ở tỉnh Bắc Ninh) hiện nay
thiếu coi trọng vấn đề học đại học mà tự định hướng nghề nghiệp tương lai bằng
những công việc lao động ở khu công nghiệp,..
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
9
1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái
quát hóa các tài liệu khoa học, văn bản chỉ đạo có tính pháp lý của Nhà nước, Bộ
giáo dục & đào tạo, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công thương và các văn kiện của
Đảng về quản lý dạy học đại học và quản lý hướng nghiệp đại học nhằm tổng quan
nghiên cứu vấn đề giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp và xây dựng cơ sở lí
luận để đề ra giả thuyết khoa học; xây dựng khung lý thuyết và công cụ cho nghiên
cứu thực tiễn.
1.7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, chuyên gia (xin
ý kiến cuyên gia qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phiếu điều tra), tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp thực nghiệm để đánh giá thực trạng giáo dục đại học và phát triển
nghề nghiệp, thực trạng quản lý giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của
người trẻ ở tỉnh Bắc Ninh, và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý giáo dục
đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ ở tỉnh Bắc Ninh, ở các trường Đại
học tại địa phương này, đồng thời xem xét mức độ cấp thiết, tính khả thi của các
biện pháp quản lý giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ ở tỉnh
Bắc Ninh, ở các trường trong địa bàn và kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
biện pháp quản lý giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ ở tỉnh
Bắc Ninh, nhằm minh chứng cho giải thuyết nghiên cứu.
1.7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu xử lí thông tin
Xử lí thông tin, định lượng kết quả nghiên cứu lập nên các bảng số, biểu đồ,
sơ đồ... của luận án, kiểm định độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu, của kết quả
thu thập về định lượng của luận án.
Công cụ xử lí thông tin: Sử dụng thống kê toán để xử lý số liệu điều tra về
định lượng và định tính.
Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng gắn liền với các giai
đoạn nghiên cứu cụ thể của luận án: giai đoạn nghiên cứu lí luận, giai đoạn nghiên
cứu thực tiễn và giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm.
1.8. Đóng góp của đề tài
1.8.1. Lí thuyết
Giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp cho người trẻ là một mối quan
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
10
hệ nên thể hiện xứng tầm quan trọng trong một quốc gia muốn phát triển thịnh
vượng, hòa bình, trường tồn. Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ vô cùng dồi dào, năng
động. Trên cùng một chặng đường phát triển mạnh mẽ của giáo dục, kinh tế nước
nhà, thể Giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp cho người trẻ đã và đang dần
được nhà làm giáo dục, nhà kinh tế, chính phủ và rất nhiều đoàn thể xã hội chú
trọng xây dựng, phát triển, hoàn thiện sách lược trong lĩnh vực của mình. Do có lịch
sử hình thành, khảo cứu và học hỏi mạnh mẽ từ mô hình giáo dục đại học và cơ chế
phân chia nguồn lao động hiệu quả từ tây phương và một số nước đông phương
phát triển cao, cũng như các quốc gia khác, tư duy lí thuyết về thể tài này ngày càng
khẳng định nội dung, chức năng sâu rộng, tư duy ấy cũng dần được chắt lọc, gọt
giũa, trau chuốt rất tỉ mỉ, rồi dần cố định hóa mà thành. Bởi tầm quan trọng trong bộ
phận lí thuyết giáo dục đại học để phát triển nghề nghiệp, với văn hóa- chính trị- xã
hội và đả động tới nhiều vấn đề của nước nhà mà mối quan hệ giáo dục đại học-
phát triển nghề nghiệp này đang dần trở thành đối tượng lớn của nhiều khía cạnh
nghiên cứu trong ngành giáo dục học, xã hôi học, kinh tế ứng dụng học, cũng như
với nhiều nhà nghiên cứu đầu tư, phát triển, văn hóa khác. Tất nhiên sức sống của
giáo dục đại học chất lượng cao sẽ không chỉ nằm ở chỗ đây là đối tượng để nghiên
cứu mà còn ở khả năng được vận dụng vào xét là một trong những động lực phát
triển, hoàn thiện xã hội của nhà nước, của nhân dân, đề đạt tư tưởng, kêu gọi, tuyên
truyền trong các bài viết có tính chính luận trên đài phát thanh, truyền hình, sân
khấu, báo chí, kêu gọi mọi người quan tâm, chú trọng, yêu thích việc học tập nâng
cao trình độ, cấp học. Nhờ khả năng hoạt động đa dạng, mạnh mẽ này, mối quan hệ
giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp đã ngày càng khẳng định vai trò tối quan
trọng, vững chắc của mình.
Như vậy việc nghiên cứu về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của giáo
dục đại học- đặt trong sự bao chứa hoặc là chủ thể của vòng nhân- quả, với vấn đề
phát triển nghề nghiệp, về mặt nguyên tắc có thể khảo sát ở mọi cấp độ, từ cá nhân,
gia đình, đoàn thể, ban ngành, địa phương, trường trạm, xã hội,... Đó là chưa kể đến
những phương tiện có tính chất phụ trợ như rót vốn tài chính, kêu gọi đầu tư, tuyên
truyền, cổ động, sát hạch, đào thải để tạo dựng đội ngũ quản lí- giảng dạy bậc đại
học ưu việt. Nói chung, cách tiếp cận này mở ra một triển vọng đầy hứa hẹn không
chỉ bó hẹp trong giáo dục học mà cả trong kinh tế, chính trị, không chỉ bó hẹp trong
một địa bàn cụ thể, mà còn gắn với sự tương tác của một nền văn hóa và giữa các
vùng miền, tỉnh thành với nhau.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
11
Việc khảo sát tốt vấn đề Giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp cho
người trẻ sẽ giúp chúng ta tiếp cận rõ nét, toàn diện hơn, về: Các đặc điểm, công
dụng, mối quan hệ,...của đối tượng này. Từ đó, ta có thể áp dụng hiệu quả, linh
hoạt; thậm chí đến tài tình, uyên bác đa khía cạnh khi sử dụng thể tài này: Dù là
trong giao tiếp, phát biểu thuần tuý, hay cao hơn nữa là sáng tạo ra những công trình
chất lượng, giàu giá trị trong các lĩnh vực: Nghiên cứu, soạn thảo, sáng tác,… Đây
cũng là cơ hội tốt để những nhà học thuật, sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành
Giáo dục học, Quản lí nhân lực, Kinh tế học ứng dụng,...hoặc những cá nhân quan
tâm (như: cộng đồng quốc tế, người giảng dạy,..) nhưng chưa có cơ hội tiếp xúc sâu
sát, bền vững, được đào tạo, nghiên cứu chính thống, bài bản,…nay có thể tiếp cận,
thông hiểu một cách có hệ thống hơn về đối tượng Giáo dục đại học với phát triển
nghề nghiệp cho người trẻ hiện đại (cụ thể ở tỉnh thành Bắc Ninh).
1.8.2. Thực tiễn
Tình hình thông hiểu, nắm vững những lý thuyết trọng yếu về mặt hình
thức, nội dung hay sử dụng trong thực tiễn học hỏi, truyền bá xoay quanh vấn đề:
giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại
tỉnh thành Bắc Ninh nhìn chung vẫn còn khá nhiều bất cập.Ví dụ: Trường hợp bộ
phận sinh viên chuyên ngành chưa thấu hiểu được hết cách thức vận dụng thể tài
này vào chuyên môn; người biên soạn, giảng dạy phổ thông phân tích, đánh giá,
định hướng giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình nghiên cứu,
biên soạn, học tập về nội dung trên chưa thực sự hiệu quả; công chúng chưa hiểu
đúng đắn hoàn toàn những ngữ nghĩa của thể loại này do hạn chế chuyên môn về
mặt giáo dục, xã hội học hoặc do người truyền đạt chưa giải quyết ổn thỏa được mối
quan hệ giữa “giáo dục học” và “kinh tế học ứng dụng” (nảy sinh từ nguyên nhân
văn hóa, đạo đức, năng lực cảm nhận,...).
Những trường hợp đã nghe nhiều nhưng hiểu mơ hồ, hiểu nông, ít coi trọng,
phân tích chưa chuẩn, phân tích chưa tiệm cận khi “mổ xẻ” các phương thức, kĩ
năng áp dụng, phối hợp linh hoạt hệ quả giáo dục đại học với phát triển nghề
nghiệp khi quảng bá, truyền thông trong công chúng ở mặt giao tiếp, phát biểu,
hùng biện, soạn thảo, thi cử,…là việc không hiếm gặp. Như đã trình bày từ đầu
chuyên luận về tầm quan trọng của tìm ra mối quan hệ giáo dục đại học và phát
triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh thành Bắc Ninh, cũng
như gợi mở sơ quát về tầm quan trọng của việc so sánh, phân tích, đánh giá việc sử
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
12
dụng mối quan hệ này trong các chính sách giáo dục- kinh tế, tuy nhiên đến ngay
thời điểm hiện tại, với các tài liệu soạn thảo đại cương nhằm mục đích làm rõ vấn
đề này của phần đông học viên chuyên ngành ở Việt Nam thì vẫn chưa phải ai cũng
chú trọng, miêu tả kĩ lưỡng; công trình có tính chất chuyên luận chưa hoàn toàn
thành công rực rỡ; các hội thảo hay công trình chia sẻ chung về toàn bộ phương
pháp, kinh nghiệm phân tích, áp dụng “các thuật ngữ cố định”, dành cho vấn đề trên
một dung lượng phân tích còn ngắn gọn, sơ sài và yếu về tính hệ thống hoặc chưa
thật sự hiệu quả. Do đó, ít có nhận định sắc sảo và ít tính áp dụng, hiệu quả cao về
“giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại
tỉnh thành Bắc Ninh » ở những chuyên luận đó, mà đã trở thành bão hòa.
Cuối cùng, ta phải nhận thức được: Luôn là không đủ để tìm hiểu, làm giàu
vốn kiến thức về các vấn đề tồn tại xoay quanh ngôn ngữ, chính trgiáo dục, kinh tế,
xã hội- những vấn đề quan trọng hàng đầu hàng đầu, duy trì sự sống, sự tiến bộ của
loài người. Đặc biệt là trong bảo tồn, phát huy những giá trị, tinh hoa nhân lực dân
tộc và biến giáo dục đại học trở thành những “vũ khí sắc bén” của xã hội học, chính
trị học, kinh tế học, văn hóa…ngày càng được nước nhà chú trọng, quan tâm như
ngày nay.
1.9. Các định nghĩa chi tiết
• Giáo dục đại học: là giai đoạn giáo dục bậc cao ngoài trung học, thường
diễn ra ở các trường đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ, bao gồm
các bậc sau trung học phổ thông như cao đẳng, đại học, và sau đại học (Wikipedia,
2019)
• Phát triển nghề nghiệp: Phát triển nghề nghiệp là một thuật ngữ mô tả
nhiều kinh nghiệm đào tạo, thực hành công việc, các mối quan hệ cố vấn giúp nhân
viên tiến bộ trong nghề nghiệp của bản thân (Tư vấn nghề nghiệp, 2019).
• Động lực: là yếu tố giúp bạn đi đến hành động hay lựa chọn. Đó là yếu tố
tạo ra động cơ. Động cơ (motive) được hiểu là “sự thôi thúc từ bên trong” mỗi cá
nhân, khiến anh ta phải hành động, chẳng hạn như bản năng, đam mê, cảm xúc, thói
quen, tâm trạng, khát vọng hay ý tưởng. Động lực được xem như niềm hy vọng hay
một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ
thể nào đó (Google, 2019).
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
13
• Cơ hội: hoàn cảnh thuận lợi gặp được để thực hiện điều mong muốn, dự
định (từ điển tiếng Việt, 2019).
• Ảnh hưởng: khả năng có tác động, thay đổi đến tính cách, sự phát triển
hoặc hành vi của chủ thể này đến chủ thể khác, hoặc tự chủ thể tạo hiệu ứng nên
chính nó (Google, 2019).
• Khả năng chi trả: Mức độ mà một vật có giá cả phải chăng, được đo bằng
chi phí của nó so với số tiền mà người mua có thể trả (Wiktionary, 2019)
1.10. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận án gồm 4 chương. Dự kiến
đề cương chi tiết luận án như sau:
Sự đóng góp...........................................................................Error! Bookmark not defined.
Tuyên bố của học viên ....................................... Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt................................................................ Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn.......................................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng biểu.......................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục hình vẽ .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 1: Lời nói đầu......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Dẫn nhập .........................................................................Error! Bookmark not defined.
1.2 Thực trạng giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp giói trẻError! Bookmark not defined.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................Error! Bookmark not defined.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................Error! Bookmark not defined.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6.1. Đối tượng
1.6.2. Phạm vi
1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
1.7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
14
1.7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu xử lí thông tin
1.8 Đóng góp của nghiên cứu...............................................Error! Bookmark not defined.
1.8.1. Lí thuyết................................................. Error! Bookmark not defined.
1.8.2. Thực tiễn................................................ Error! Bookmark not defined.
1.9. Các định nghĩa chi tiết ..................................................Error! Bookmark not defined.
1.10. Bố cục các chương.......................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 2: Cơ sở và lịch sử nghiên cứu vấn đềError! Bookmark not defined.
2.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đại học và phát triển nghề
nghiệp trên thế giới
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đại học và phát triển nghề
nghiệp tại Việt Nam
2.2 Các định nghĩa................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Các định nghĩa giáo dục học về phạm trù "giáo dục đại học"
2.2.2. Các định nghĩa kinh tế ứng dụng về phạm trù "phát triển nghề
nghiệp"
2.3 Các định nghĩa cụ thể ....................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù "giáo dục học đại học"
2.3.2. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù "phát triển nghề nghiệp"
2.4 Cơ sở lí thuyết.................................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Động lực để người trẻ tiếp cận giáo dục đại học và phát triển nghề
nghiệp
2.4.2. Các cơ hội để người trẻ tiếp cận giáo dục đại học và phát triển
nghề nghiệp
2.4.3. Các tác nhân người gây ảnh hưởng việc người trẻ tiếp cận giáo dục
đại học và phát triển nghề nghiệp
2.4.4. Tác động của khả năng chi trả đến việc người trẻ tiếp cận giáo dục
đại học và phát triển nghề nghiệp
2.4.5. Sự tác động của trình độ chuyên môn ở giáo dục đại học đến phát
triển nghề nghiệp
2.4.6. Mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới
trẻ
2.5 Khoảng trống trong nghiên cứu....................................Error! Bookmark not defined.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
15
2.5.1. Khoảng trống nghiên cứu về giáo dục đại học
2.5.2. Khoảng trống nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ
2.5.3. Khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giáo dục đại học và phát
triển nghề nghiệp cho giới trẻ
2.6 Khung lí thuyết..............................................................Error! Bookmark not defined.
2.6.1. Khung lí thuyết về giáo dục đại học
2.6.2. Khung lí thuyết về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ
2.6.3. Khung lí thuyết về mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển
nghề nghiệp cho giới trẻ
2.7. Giả thuyết nghiên cứu...................................................Error! Bookmark not defined.
2.8 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3: Phương pháp luận nghiên cứu ...... Error! Bookmark not defined.
3.1 Tổng quan .......................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2 Thiết kế nghiên cứu........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu về giáo dục đại học tại Bắc Ninh
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc
Ninh
3.2.3. Thiết kế nghiên cứu về mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển
nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh
3.3 Đơn vị phân tích .............................................................Error! Bookmark not defined.
3.4 Thiết kế mẫu ...................................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Thiết kế mẫu về giáo dục đại học
3.4.2. Thiết kế mẫu về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ
3.4.3. Thiết kế mẫu về mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề
nghiệp cho giới trẻ
3.5 Thu thập dữ liệu .............................................................Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Dữ liệu thứ cấp
3.5.2. Dữ liệu khảo sát
3.6 Phương pháp phân tích..................................................Error! Bookmark not defined.
3.6.1. Mô tả thống kê về mẫu
3.6.2. Phân tích các kiểm định, giả thuyết
3.7 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 4: Thành tựu nghiên cứu..........................Error! Bookmark not defined.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
16
4.1. Tổng quan ......................................................................Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Khái quát chung về giáo dục đại học tại Bắc Ninh
4.1.2. Khái quát chung về phát triển nghề nghiệp sau bậc phổ thông tại
Bắc Ninh
4.1.3. Mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ
Bắc Ninh
4.2 Thống kê mô tả/ Thống kê số lượng trả lời..................Error! Bookmark not defined.
4.3 Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ ....................................Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ về giáo dục đại học tại Bắc Ninh
4.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ về phát triển nghề nghiệp sau bậc
phổ thông tại Bắc Ninh
4.3.3. Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ về quan hệ giáo dục đại học và
phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh
4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết........................................Error! Bookmark not defined.
4.4.1. Kết quả kiểm định giả thuyết về giáo dục đại học tại Bắc Ninh
4.4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết về phát triển nghề nghiệp sau bậc
phổ thông tại Bắc Ninh
4.4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết về quan hệ giáo dục đại học và phát
triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh
4.5 Tóm tắt kết quả ..............................................................Error! Bookmark not defined.
4.5.1. Tóm tắt dữ liệu
4.5.2. Nhận xét, đánh giá kết quả
4.6 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị ..................... Error! Bookmark not defined.
5.1 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined.
5.2 Kiến nghị .........................................................................Error! Bookmark not defined.
5.2.1 Với lãnh đạo cơ sở giáo dục ................... Error! Bookmark not defined.
5.2.2. Với lãnh đạo cơ sở quản lí nhân lực, đầu tư phát triển kinh tế
5.2.3. Với các trường đại học
5.2.3. Với giảng viên hướng nghiệp
5.2.4. Với sinh viên và học sinh sau bậc phổ thông
5.3 Hạn chế của nghiên cứu.................................................Error! Bookmark not defined.
5.4 Định hướng nghiên cứu trong tương lai/ Trọng tâm nghiên cứuError! Bookmark not defined.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
17
Tài liệu tham khảo............................................. Error! Bookmark not defined.
Phụ lục A. Bảng câu hỏi .................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục B. XXXX ............................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục C. XXXX............................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục D. XXXX............................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục E. XXXX .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
2.1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đại học và phát triển nghề
nghiệp trên thế giới
Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ của
các quốc gia mà khởi điểm là điều hòa được nguồn nhân lực nghề nghiệp trong xã
hội, vai trò và vị trí của giáo dục đại học nói chung và các trường đại học nói riêng
ngày càng trở nên quan trọng. Các trường đại học không chỉ có vai trò chủ chốt
trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao mà thực sự đã
và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát
triển, chuyển giao công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ hiện đại, góp phần phát triển
bền vững. Ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản... hệ thống
giáo dục đại học trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao cấp góp phần đáng kể vào
thu nhập quốc dân GDP của quốc gia thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và
khoa học và công nghệ. Nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái lan, Malaysia,
Philipin... đã và đang thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục đại học theo hướng phát
triển đa dạng hoá, chuẩn hoá, hình thành hệ thống bảo đảm chất lượng đại học với
nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, dịch vụ phát triển cộng đồng. Tuyên bố của Hội nghị quốc
tế về giáo dục đại hoc năm 1998 do UNESCO tổ chức đã chỉ rõ: “Sứ mệnh của giáo
dục đại học là góp phần vào yêu cầu phát triẻn bền vững và phát triển xã hội nói
chung”. Nghị Quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ Việt Nam về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
18
đã đặt ra yêu cầu: “Hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa những
thành quả giáo dục và đào tạo của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh
hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên
thế giới, phát triển nhân lực toàn diện trong mọi lĩnh vực”.
2.1.1.1 Giáo dục đại học phương Đông
Nền giáo dục đại học Phương Đông gắn liền với quá trình phát triển
của các nền văn minh Phương Đông ở Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Việt
nam... và các nước ở khu vực Đông-Nam Á. Trong điều kiện còn sơ khai và thấp
kém của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp) và trong khuôn khổ các thể chế chính trị-xã hội phong kiến, nền giáo dục
đại học Phương Đông chủ yếu phản ánh và truyền bá các hệ tư tưởng Nho giáo,
Phật giáo, Ấn độ giáo và các giá trị văn hoá-xã hội trong đó chủ yếu là dạy hệ
thống các triết lý, quan niệm, tín điều, văn chương, một số kỹ năng tính toán và rất ít
tính duy lý, phân tích..
Thời kỳ hiện đại (thế kỷ 19 cho đến nay) hệ thống giáo dục đại học
của các nước Phương Đông phát triển theo mô hình châu Âu (Anh, Pháp, Đức) và
mô hình Mỹ. Chẳng hạn như Nhật Bản thời kỳ đầu (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20)
phát triển các trường đại học theo mô hình đại học Đức và sau chiến tranh thế giới
thứ 2 (1947) phát triển theo mô hình đại học Mỹ.
2.1.1.2. Giáo dục đại học phương Tây
Giáo dục đại học phương Tây hình thành và phát triển gắn liền với quá
trình phát triển của nền văn minh phương Tây với nhiều bước thăng trầm của lịch sử
từ thời văn minh Hy-La và trải qua đêm dài Trung cổ từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 14-
15. Từ thế kỷ 15, nền văn minh Phương Tây đã trải qua các cuộc cải cách Tôn giáo,
cách mạng xã hội, cách mạng khoa học với sự phát triển mạnh mẽ của các tư tưởng
tiến bộ-nhân văn, tư duy khoa học... đã bước thời kỳ phục hưng (thế kỷ 16-17) với
nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt của đời sống xã hội (các trường phái nghệ thuật-
kiến trúc, triết học, xã hội học; khoa học đặc biệt là các khoa học thực nghiệm...).
Tuy có những bước thăng trần song nền văn minh Phương Tây tiếp tục phát triển
mạnh trong các giai đoạn của cách mạng kỹ thuật và công nghiệp (thế kỷ 18- 19) và
hiện nay là thời đại hậu công nghiệp, kinh tế tri thức trong thế kỷ 21... Giáo dục đại
học phương Tây thời kỳ đầu gắn liền đào tạo tinh hoa với các nội dung thần học,
văn chương, luật, khoa học và nghệ thuật và sau nay là khoa học-công nghệ hiện đại
cùng nhiều lĩnh vực văn hoá- nghệ thuậtl khoa học xã hội-nhân văn ...
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
19
Hệ thống giáo dục đại học phương Tây đã phát triển qua gần 10 thế kỷ
với nhiều bước thăng trầm gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học- công nghệ,
cách mạng xã hội, phát triển văn hoá và văn minh nhân loại
Từ thế kỷ 12-15 (cuối thời trung cổ ở Châu âu) với các Truờng Đại học
đầu tiên tại Salerno (NamÝ), Bologna (1088-BắcÝ); Paris (1215), Oxford (Anh-
1167); Viện đại học Cambridge (Anh-1209)
- Giáo dục đại học Phương Tây thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng, sự chi
phối của các giáo lý, hệ tư tưởng của Nhà thờ (Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Đạo
Tin Lành...).
- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường đại học là đào tạo giới tinh hoa ở
các lĩnh vực hành chính, luật, y... phục vụ nhu cầu cho Nhà nước và nhà thờ
- Nội dung giảng dạy chủ yếu các kỹ năng cơ bản cho các nghề văn
chương (ngữ pháp, tu từ, biện chứng). Sau này bổ sung thêm các lĩnh vực âm nhạc,
số học, hình học, thiên văn..) hình thành hệ thống 7 môn nền tảng (liberal art) của
học vấn đại học (General Education)
Thời kỳ Khai sáng và Phục hưng (TK 16-17) với sự phát triển mạnh mẽ
của các tư tưởng tự do, nghệ thuật và các cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa
học.
- Các trường đại học dần dần thoát khỏi sự chi phối của Nhà thờ và
Giáo hội.
- Hình thành các trường phái nghệ thuật-kiến trúc nổi tiếng; các trường
nghệ thuật-kiến trúc; các Đại học tổng hợp về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn.
- Các trường Đại học dần dần trở thành là các trung tâm khoa học, văn
hóa- tri thức của xã hội.
- Giáo dục đại học thời kỳ này do hạn chế về đối tượng và quy mô nên
chủ yếu vẫn là nền giáo dục tinh hoa. Đào tạo chuyên gia, tầng lớp tri thức của xã
hội
- Các trường Đại học phương Tây trở thành các trung tâm phát triển các
tư tưởng tự do- nhân văn, tinh thần duy lý; tự do học thuật, phương pháp khoa học,
biện chứng...
Hệ thống giáo dục đại học phương Tây phát triển mạnh trong giai đoạn thế
kỷ 18-19 với các cuộc cách mạng kỹ thuật, công nghiệp.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
20
- Xuất hiện các loại hình đại học/cao đẳng kỹ thuật và công nghệ. Các
trường cơ khí ở Anh; các trường kỹ thuật-công nghệ ở Đức và Pháp…).
- Các trường đại học kiểu mới đã trở thành trung tâm đào tạo đội ngũ
nhân lực trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ… cho
các ngành sản xuất-dịch vụ, góp phần phát triển nhân lực kỹ thuật có trình độ cao
cho các ngành kinh tế- xã hội đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp.
- Thời kỳ này đã xuất hiện mô hình đại học nghiên cứu ở Đức, Scotland
và Anh với vệc kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu; lý thuyết với ứng dụng,
phát triển các khoa học ứng dụng và thực nghiệm. Với sự ra đời của trường đại học
Beclin (1810) đã đánh dấu bước chuyển căn bản của mô hình giáo dục đại học
Phương Tây từ khoa học thuần túy, tháp ngà khoa học .. sang khoa học ứng dụng
cao cấp; phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến với nhiều ứng dụng rộng rãi
trong sản xuất và dịch vụ.
- Mô hình trường Grande Ecole của Pháp với tính chuyên sâu cao, tuyển
sinh chọn lọc chặt chẽ đã tạo ra những bước tiến lớn về chất lượng và trình độ đào
tạo cao của mô hình đại học Châu âu thời hiện đại và có ảnh hưởng đến nhiều nước
trên thế giới.
Thời kỳ hậu công nghiệp và kinh tế trí thức (giữa thế kỷ 20 đến nay)
Cùng với quá trình phát triển của khoa học-công nghệ và nền sản xuất
hiện đại, những tiến bộ trong trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, nền giáo
dục đại học phương Tây tiết tục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng,
hiệu quả đào tạo. Mô hình đại học Mỹ ra đời và phát triển trên cơ sở kế thừa các mô
hình đại học Anh, đại học Châu Âu (Pháp- Đức) với các cơ sở nổi tiếng như đại học
Harvard (1636); đại học Chicago; MIT... là những đại học hàng đầu trong top 20
trường đại học đẳng cấp quốc tế.
- Đa dạng hóa và phát triển mạnh các đại học nghiên cứu (Reseach
Universities) và phát triển mạng lưới cao đẳng cộng đồng (Communỉty College) ở
các địa phương để đáp ứng nhu cầu phổ cập giáo dục đại học.
- Phân tầng mạnh mẽ chất lượng đào tạo đại học ở các loại hình trường
Đại học, hình thành một phổ chất lượng đào tạo đại học theo sứ mạng và mục tiêu
của các loại hình trường đại học.
- Đại chúng hóa giáo dục đại học. Gắn bó chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa
học với đào tạo đại học. Giáo dục đại học trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao
cấp với một thị trường lớn nhiều tỷ USD/năm.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
21
- Trường Đại học trở thành trung tâm sản xuất, phát triển, truyền bá và
ứng dụng và dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển các giá trị văn hóa-xã hội và
công đồng.
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp
tại Việt Nam
Giáo dục là một phần quan trọng của xã hội Việt Nam. Sự nghiệp đào tạo
luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và mỗi gia đình. Trong một thời gian
dài nhà nước coi giáo dục là phương tiện góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển
kinh tế đất nước. Nhận thức được thực tế là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ
thuộc vào kiến thức và công nghệ khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới nên một
nguồn lực đáng kể đã và đang được đầu tư vào giáo dục. Trong giai đoạn 1993-
2000, chi phí của nhà nước vào lĩnh vực này tăng 13,4%/năm. Trong những năm
gần đây đầu tư cho giáo dục chiếm 15% ngân sách nhà nước.
Các trường đại học, cao đẳng ở nước ta được thành lập từ rất sớm, vào những
năm 1950 khi nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam non trẻ ra đời ở miền Bắc.
Trong lịch sử 50 phát triển nền giáo dục trải qua nhiều đổi thay to lớn cùng với
những sự đổi thay và phát triển kinh tế nước nhà.
Giống như các nước khác trên thế giới sứ mạng chính yếu của giáo dục đại
học – cao đẳng Việt Nam ở tất cả các giai đoạn phát triển là đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Mục tiêu của
giáo dục thay đổi dựa vào chính sách phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ đặt ra
cho từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Thời kỳ 1960-1980 nước ta theo đuổi nền kinh tế tập trung, bao cấp. Trong
thời kỳ đó hệ thống giáo dục được quản lý, điều hành theo cơ chế bao cấp, mệnh
lệnh từ trên xuống với hệ thống các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành và sự
liên kết lỏng lẻo giữa đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học được thành lập ở
nhiều lĩnh vực chuyên ngành ở từng lĩnh vực của nền kinh tế với sứ mạng cung cấp
đủ nguồn lao động có kỹ năng cho từng lĩnh vực kinh tế. Sau khi tốt nghiệp sinh
viên được phân công công tác ở các tổ chức và cơ quan do nhà nước quản lý. Về
mặt lý thuyết, giáo dục đại học thời kỳ này được tổ chức theo nhu cầu phát triển
kinh tế của đất nước và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục đại học của Liên
Xô cũ. Trên thực tế, do thiếu nguồn lực cho đào tạo và do hoàn cảnh của thời kỳ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
22
chiến tranh chống Mỹ nền giáo dục đã không được đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu về
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt là thời kỳ hậu chiến tranh. Mặt khác,
cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đã không tạo ra động lực đủ để khuyến
khích sự năng động, sáng tạo của đội ngũ thầy, trò và quản lý giáo dục ở các cơ sở
đào tạo. Kết quả là giáo dục đại học chưa phát triển tương ứng với những đòi hỏi
của nền kinh tế.
Thời kỳ 1980 – 1990 thực hiện chính sách “đổi mới” giáo dục của Chính phủ
đã mang lại hơi thở mới cho phát triển kinh tế. Theo đuổi một nền kinh tế thị trường
có định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách tư nhân
hóa trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó có giáo dục. Chính sách này đã mang
lại những thành tựu phát triển kinh tế đáng kể cho đất nước thông qua chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế bền vững trong nhiều năm liên tục. Nền kinh tế dựa vào sở hữu nhà
nước được thay thế dần bằng một nền kinh tế nhiều thành phần. Trong quá trình
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho thị trường lao động trở nên đa
dạng với sự gia tăng nhu cầu đối với lao động có kỹ năng. Chính phủ đặt mục tiêu
cho giáo dục đại học trong thời kỳ này là tăng quy mô và thay đổi nội dung đào tạo
để nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của thị trường
lao động. Thay đổi cốt yếu trong chính sách giáo dục để đạt được mục tiêu nói trên
là phát triển hệ thống các trường ngoài công lập tồn tại song song với các trường
công lập. Các trường đại học ngoài công lập bao gồm các trường bán công, dân lập,
tư lập, các trường liên kết với nước ngoài và các trường sở hữu hoàn toàn của nước
ngoài. Hệ thống các trường đại học công lập bao gồm các trường do trung ương
quản lý, các trường đại học do chính quyền địa phương quản lý, và các trường do
các tổ chức xã hội quản lý. Xã hội hóa giáo dục làm gia tăng nhanh số lượng các
trường đại học, cao đẳng: từ 120 trường vào năm 1990 lên 157 trường vào năm
1998. Các nghị định và nghị quyết mới được ban hành thúc đẩy mở rộng khu vực tư
nhân. Các trường đại học công lập được phép thu thêm học phí, trong khi đó các
trường thuộc khối ngoài công lập trang trải mọi chi phí từ học phí của sinh viên và
được quyền tự chủ nhiều hơn các trường công lập. Điều này tạo nên văn hóa chia
sẻ/chi trả chi phí đào tạo sau một thời gian dài giáo dục được nhà nước bao cấp hoàn
toàn. Có sự thay đổi về chất trong hệ thống giáo dục đại học khi đại học công lập
không còn là phương tiện duy nhất để sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm ở
khu vực công lập, mà còn cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho khu vực tư
nhân.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
23
Giai đoạn 2000-2019 nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định và trở thành thành viên
của WTO nền kinh tế Việt Nam thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài
và hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Thị trường lao động
được mở rộng và đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực được đào tạo. Điều đó làm gia
tăng sức ép lên giáo dục đại học và dạy nghề trong việc cung ứng đủ nguồn lực có
kỹ năng cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Giáo dục đại học nhờ đó tiếp
tục tăng trưởng về quy mô đào tạo ở cả hai khu vực: công lập và ngoài công lập.
Đầu tư vào giáo dục đại học từ ngân sách nhà nước và từ khu vực ngoài công lập
ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bộ GD&ĐT)
năm học 2001-2002 (Bành Tiến Long, 2007) cả nước có 77 trường đại học và 114
trường cao đẳng, nhưng đến năm học 2005-2006 số trường đại học tăng lên 148 và
cao đẳng là 163. Số lượng sinh viên vào trường tăng đáng kể, từ 0,62 triệu sinh viên
ở năm học 1992-1993 lên tới 1 triệu sinh viên năm học 2001-2002 và 1,38 triệu vào
năm học 2005-2006. Báo cáo mới nhất của Bộ GD&ĐT về “Sự phát triển của hệ
thống giáo dục đại học …” cho thấy năm 1997 cả nước mới chỉ có 15 trường đại
học ngoài công lập, nhưng đến năm 2019 số trường đại học và cao đẳng ngoài công
lập lên tới 81 trường. Mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng phần nào nhu cầu học tập
của xã hội và nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nước, nhưng hạn chế chính là ở
khâu quản lý yếu kém, vì thế chất lượng đào tạo thấp như được Bộ GD&ĐT đề cập
trong báo cáo mới nhất vào tháng 10/2018. Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học
cũng được tiến hành. Có 3 loại trường đại học, đó là đại học chuyên ngành, đại học
đa ngành và đại học mở. Đại học chuyên ngành chú trọng vào một lĩnh vực chuyên
ngành, trong khi đó đại học đa ngành được thành lập do các trường đại học đơn
ngành nhập lại. Các trường đại học mở được phép mở ra nhiều chuyên ngành để làm
phong phú thêm tri thức hơn là phát triển chuyên môn. Chất lượng thấp của đại học
mở luôn là vấn để tranh cãi trong xã hội. Trên thực tế, đổi mới giáo dục đại học
không xảy ra ở tất cả các khía cạnh của hệ thống, đặc biệt là về nội dung và phương
pháp đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng không đề cập đến thông tin từ thị
trường lao động và trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt và chủ yếu cung cấp kiến thức
cho người học. Bộ GD&ĐT quản lý hệ thống chương trình khung. Hệ thống chương
trình khung trong một thời gian dài thay đổi rất ít bất kể những đổi thay to lớn xảy
ra đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các cơ sở đào tạo đại học được phép xây
dựng chương trình đào tạo bằng cách bổ sung một phần nhỏ các kiến thức chuyên
ngành vào chương trình khung do bộ GD&ĐT quản lý cho phù hợp với ngành đào
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
24
tạo mà cơ sở đào tạo cung cấp. Thị trường lao động không có tiếng nói nào trong
quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo.
2.2. Các định nghĩa
2.2.1. Các định nghĩa giáo dục học về phạm trù “giáo dục đại học”
Theo Luật giáo dục đại học (2012): Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao
gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành
viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các
trình độ của giáo dục đại học (GDĐH), gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học,
trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Theo điều 7 Luật giáo dục đại học (2012), cơ sở giáo dục đại học trong hệ
thống giáo dục quốc dân gồm: a) Trường cao đẳng; b) Trường đại học, học viện; c)
Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); d) Viện nghiên cứu
khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu
tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở
vật chất;
c) Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
d) Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu
tư trong nước.
Ta cần hiểu, giáo dục đại học theo nghĩa rộng là đào tạo sau phổ thông, bao
gồm nhiều lộ trình dài, ngắn, với mục tiêu, phương thức đào tạo khác nhau. Hiểu
theo nghĩa hẹp, với truyền thống hàn lâm thì đại học là những trường đại học nghiên
cứu với bậc học chủ yếu là cao học và tiến sĩ hay ít nhất, bắt buộc bao gồm đào tạo
sau đại học. Đặc tính chung nhất của giáo dục đại học là nơi những người trí thức
góp phần phát triển những thế hệ trí thức mới.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
25
Người học trong tương lai quyết định lựa chọn việc nghiên cứu chuyên sâu
hay phục vụ các ngành nghề trong xã hội, dù trong lĩnh vực học thuật hay ngành
nghề đào tạo nào, giáo dục đại học chịu trách nhiệm quan trọng trong việc tạo
những điều kiện tốt nhất có thể, những phương thức sáng tạo và hiệu quả nhất có thể
để phát huy năng lực tư duy và ý thức trách nhiệm của người dạy, người học và cả
những người đang quản lý đại học hay đang xa gần có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan. Đại học cũng không thể tách rời bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nơi
mình hoạt động. Do đó, đại học thuộc đầu tư bản địa hay vốn nước ngoài đều cần
xét đến bối cảnh ở địa phương, quốc gia của mình để có phần thích ứng và có phần
tác động ngược lại, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
2.2.2. Các định nghĩa kinh tế ứng dụng về phạm trù “phát triển nghề nghiệp”
Có khá nhiều diễn đạt về khái niệm “Phát triển nghề nghiệp”. Theo Đạo luật
TESDA 1994 của Phippines: “Phát triển nghề nghiệp là một thuật ngữ mô tả nhiều
kinh nghiệm đào tạo, thực hành công việc, các mối quan hệ cố vấn giúp nhân viên
tiến bộ trong nghề nghiệp của mình”.
Theo Luật Khuyến khích phát triển kỹ năng nghề nghiệp Thái Lan: “Phát
triển nghề nghiệp là một hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng
những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những
công việc nhất định. Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công
việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc,
thiết bị, dụng cụ tương ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng”.
Xét trong khía cạnh khác, Theo Luật Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho
người lao động Hàn Quốc: “Phát triển nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao
động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ
năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được
những nhu cầu của xã hội”.
Bên cạnh đó Theo Từ điển Giáo dục học, “Phát triển nghề nghiệp là một
dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn
bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các
hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định”.
Diễn giải khái niệm nghề có thể phát sinh danh mục rất dài, nhưng nhìn
chung, phát triển nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng
nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
26
hủy bỏ. Ví dụ, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện
tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công
nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các
thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa
dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời… Bên cạnh đó,
rất nhiều nghề đã có thời kỳ gần như không thể thiếu trong đời sống xã hội trước đây
nay đã mất đi, từ những nghề hoàn toàn thủ công, lao động chân tay (như nghề đóng
cối xay lúa tồn tại hàng vài thế kỷ, nhưng khi máy xay sát được đưa vào hoạt động
thì nghề này không còn nữa) hoặc sử dụng công nghệ ở trình độ thấp (như nghề trực
tổng đài điện thoại tại các cơ quan để nối đến các máy lẻ đã mất đi nhiều năm nay
khi công nghệ viễn thông phát triển)
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản
xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra
những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh
thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện
sinh tồn và phát triển của xã hội.
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều
như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới phát triển nghề nghiệp”. Nhiều
nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề
trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công
nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản
xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê
gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới
xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên nghiệp
và cao đẳng- đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn
khác nhau.
Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân công lao động xã
hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũng thay đổi theo. Và dưới góc độ đào tạo,
phát triển nghề nghiệp là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm nghề
nghiệp và các phẩm chất khác
Muốn phát triển nghề nghiệp thì ít nhất cũng phải trải qua đào tạo, cho dù là
đào tạo dài hạn, bài bản; hoặc hướng dẫn kèm cặp. Xuất phát từ quan niệm như vậy,
có tác giả phân loại nghề thành hai nhóm là nghề qua đào tạo và nghề xã hội. Phát
triển nghề nghiệp là nghề mà muốn nắm vững nó, con người phải có trình độ văn hóa
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
27
nhất định, được đào tạo hệ thống, bằng nhiều hình thức và được nhận bằng hoặc
chứng chỉ. Các nghề được đào tạo được phân biệt với nhau qua các yêu cầu về nội
dung chương trình, mức độ chuyên môn và thời gian cần thiết để đào tạo. Phát triển
nghề xã hội là làm lớn mạnh nghề được hình thành một cách tự phát theo nhu cầu
của đời sống xã hội, thường được đào tạo với các chương trình đào tạo ngắn hạn,
cũng có thể thực hiện thông qua hướng dẫn, kèm cặp hoặc truyền nghề.
Trong hệ thống nghề đào tạo có hai dạng: đào tạo lao động kỹ thuật hệ thực
hành và đào tạo lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm.
Lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm bao gồm chủ yếu là lao động
qua đào tạo ở cấp trình độ đại học, sau đại học, đào tạo thuộc hệ đào tạo nặng hơn về
kiến thức hàn lâm, kiến thức lý thuyết và làm các công việc như: nghiên cứu khoa
học, phân tích – thống kê kinh tế, giảng viên các trường đại học (không bao gồm các
giảng viên kỹ thuật hệ thực hành), nhà quản lý, chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế
- xã hội khác nhau…
Lao động kỹ thuật hệ thực hành là lao động đã được đào tạo qua các cấp
trình độ nghề kỹ thuật (dạy nghề), trung cấp kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật thực hành,
đại học kỹ thuật thực hành, sau đại học kỹ thuật thực hành. Hệ thống đào tạo này
thực hiện việc đào tạo các chuyên ngành về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ nhưng
đào tạo nặng hơn về thực hành. Lao động này làm các công việc như: kỹ sư công
nghệ, kỹ sư kinh tế, kỹ thuật viên, kỹ sư chỉ đạo sản xuất, công nhân kỹ thuật,…
Như vậy có rất nhiều nghề cần phát triển trong xã hội, trong khuôn khổ luận
văn chỉ nghiên cứu phát triển nghề nghiệp trong hệ thống nghề được đào tạo tại các
cơ sở dạy nghề của địa phương bao gồm công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy
tại các trường, lớp dạy nghề; nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề cho người lao
động.
28
2.3. Các định nghĩa cụ thể
2.3.1. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù “giáo dục học đại học”
Theo Luật Giáo Dục Đại học Việt Nam do Quốc Hội ban Hành (2001)
1. Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn
bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ
của giáo dục đại học.
2. Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình
thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết
đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình
độ cao đẳng, đại học.
3. Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn
của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao
gồm nhiều chuyên ngành đào tạo.
4. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên
môn chuyên sâu của một ngành đào tạo.
5. Liên thông trong giáo dục đại học là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó
người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng
ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác.
6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về
kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình
đào tạo.
7. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư
nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi
nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở
giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc
hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.
8. Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng,
trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn
khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
29
2.3.2. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù “phát triển nghề nghiệp”
2.3.2.1 Đào tạo nghề nghiệp
Khái niệm đào tạo thường gắn với giáo dục, nhưng hai phạm trù vẫn có
một số sự khác nhau tương đối.
Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát triển
và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng và kỹ sảo…) và phẩm chất (niềm
tin, tư cách, đạo đức…) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ nhất và
trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Hay nói cách khác, giáo dục còn là quá
trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng cao các
năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện hơn, đáp
ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người đương đại.
Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo được hiểu là việc: làm cho trở
thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”.
Thứ hai, “Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên
môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc
nhất định”8
.
Thứ ba, từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái niệm
tương đối đầy đủ là: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng
lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”.
Hay nói cách khác, đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành,
nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh
hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để
chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một
công việc nhất định.
Giáo dục và đào tạo đều có điểm chung là đều hướng vào việc trang bị kiến
thức kỹ năng để phát triển năng lực của người lao động. Tuy nhiên, trong giáo dục
nhằm vào những năng lực rộng lớn còn đào tạo lại nhằm vào những năng lực cụ
thể để người lao động đảm nhận công việc xác định, thường đào tạo đề cập đến
giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ
nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
Luật dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 đưa ra khái niệm như
sau: “Dạy (đào tạo) nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Luật cũng quy định có ba cấp
30
trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và về hình thức
dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm
tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH -
HĐH đất nước.
2.3.2.2. Chất lượng đào tạo nghề nghiệp
Chất lượng đào tạo nghề được sự quan tâm của chính cơ sở đào tạo, người
sử dụng lao động, của người học và gia đình người học, của cả xã hội. Có một loạt
lý do đứng đằng sau sự quan tâm này, đó là tất cả các cơ sở đào tạo có trách
nhiệm muốn đào tạo sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu về chất lượng của
xã hội và doanh nghiệp; Các cơ sở đào tạo đều mong muốn cung cấp sản phẩm đào
tạo mà xã hội cần và tự hào về các sinh viên tốt nghiệp; Thị trường lao động kỳ
vọng nhà trường cung cấp cho họ những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái
độ thích hợp với công việc; Việc quốc tế hóa nghề nghiệp và thế giới ngày càng
xích lại gần nhau sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn trước đó. Một cơ sở đào tạo
trong nước không chỉ cạnh tranh với các cơ sở trong nước mà còn cạnh tranh với
các nước khác, với khu vực khác; mà cạnh tranh trước hết là chất lượng. Không có
chất lượng, cơ sở sẽ không thu hút được người học, sớm muộn cũng sẽ phải đóng
cửa; Có một nhu cầu tự nhiên là “bảo vệ người tiêu dùng”. Các sinh viên và phụ
huynh đã tốn kém rất nhiều chi phí cho việc học của họ và con cái họ, vì vậy họ
phải có quyền nhận được một chương trình đào tạo có chất lượng.
Định nghĩa khái niệm “chất lượng đào tạo” là việc làm thiết thực nhằm
giúp các cơ sở đào tạo thiết lập các chuẩn mực chất lượng và đề xuất các giải pháp
đảm bảo và nâng cao chất lượng của nhà trường. Trong xu thế hội nhập và phát
triển hiện nay, khái niệm chất lượng đào tạo cần phải được xác định một cách toàn
diện với cách tiếp cận mới, đó là tiếp cận thông qua khách hàng.
Trước hết, có thể thấy chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật
để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật,
biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự
vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và
không tách khỏi sự vật.
31
Tiêu chuẩn ISO 9000 (năm 2000) định nghĩa: “Chất lượng là mức độ mà
một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và
những người khác có quan tâm”.
Các cách hiểu này cho thấy, chất lượng là một phạm trù khá trừu tượng,
khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác
so với người kia. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, người ta vẫn cần đi đến
một số khía cạnh có thể đo lường được, biểu hiện được chất lượng.
Chất lượng là một khái niệm quá quen, tuy nhiên khái niệm chất lượng nói
chung, chất lượng đào tạo nghề nói riêng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
Nguyên nhân bắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với sự
trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Ví dụ, đối với cán bộ
giảng dạy và sinh viên thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình đào
tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Còn
đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra,
tức là ở trình độ, năng lực và kiến thức của sinh viên khi ra trường...
Do vậy không thể nói đến chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất
lượng cần được xác định kèm theo mục tiêu hay ý nghĩa của nó. Chất lượng đào
tạo nghề được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những
người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ
và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng
phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước. Harvey L. và Knight PT đề cập đến năm
khía cạnh chất lượng đào tạo và đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công nhận
và phát triển:
- Chất lượng là được hiểu ngầm là chuẩn mực cao, sự vượt trội (hay
sự xuất sắc);
- Chất lượng là sự hoàn hảo trong quá trình thực hiện (kết quả hoàn
thiện, không có sai sót);
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch của trường
- Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để
đầu tư);
- Chất lượng là một quy trình liên tục cho phép “khách hàng” (tức sinh
viên) đánh giá sự hài lòng của họ.
- Như vậy, chất lượng đào tạo nghề được xem như chất lượng của
quá trình đào tạo, nó được thể hiện ở kết quả đem lại “giá trị gia tăng” (sự vượt
trội sau quá trình đào tạo) của học sinh, sinh viên như khối lượng, nội dung, trình
độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư
32
duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo; thể hiện ở sự hoàn hảo trong
thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở; thể hiện mức độ xứng đáng với sự đầu tư
của học sinh, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội; và thể hiện ở sự hài lòng của sinh
viên khi theo học chương trình.
2.3.2.3. Tiêu chí đo chất lượng đào tạo
Chất lượng không thể tự nhiên có mà là kết quả tác động của nhiều yếu tố.
Luận văn này quan niệm “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của
tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành
trong môi trường nhất định”
Vậy những yếu tố nào có thể đo được chất lượng của quá trình đào tạo? Khó
có thể đo lường trực tiếp chất lượng đào tạo và thường người ta đo bằng các tiêu chí
gián tiếp. Với quan niệm về chất lượng đào tạo nghề như trên, có thể đo chất lượng
thông qua các tiêu chí sau đây
Tiêu chí 1: Sự vượt trội về kiến thức, kỹ nằng hay “giá trị gia tăng” mà sinh
viên nhận được sau quá trình trình đào tạo
Khi đề cập đến “sự vượt trội”, “giá trị gia tăng” của sinh viên học nghề cần
có những kiểm chứng kết quả học tập và so sánh với người chưa học nghề.
Trong quá trình học nghề, người học được đánh giá kết quả thông qua điểm
của bài kiểm tra, bao gồm kiểm tra lý thuyết và thực hành. Kết thúc khóa đào tạo,
người học trải qua kỳ thi tốt nghiệp. Tùy ngành học, nghề học, bài kiểm tra có thể có
hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm hoặc thực hành nghề. Tùy thuộc vào giá trị
tích lũy về kiến thức và kỹ năng đạt được và biểu hiện qua kết quả kiểm tra và thi,
người tốt nghiệp được xếp loại giỏi, khá, trung bình.
Kết quả đánh giá này mới chỉ một phía của cơ sở đào tạo. Chất lượng này
được kiểm chứng thông qua quá trình sử dụng. Chính người sử dụng lao động sẽ bổ
sung và có tiếng nói cuối cùng về chất lượng sinh viên được đào tạo, xác nhận “giá
trị gia tăng” nhận được của người học, đánh giá “sự vượt trội” của sinh viên sau học
nghề với lao động phổ thông.
Để đo “sự vượt trội”, có thể thực hiện bằng cách so sánh kiến thức, kỹ năng
trước khi học nghề với kiến thức kỹ năng mà một người học nghề đã tốt nghiệp. Cần
nhắc lại một lần nữa, kết quả của phép đo này có thể do cơ sở đào tạo tự đo thông qua
kiểm tra, đánh giá, hoặc do người sử dụng lao động đo thông qua so sánh phẩm chất,
kỹ năng của một người lao động qua đào tạo với một lao động phổ thông mà họ sử
dụng.
Vậy những nhân tố nào sẽ đóng góp vào “sự vượt trội”, “giá trị gia tăng” của
sinh viên học nghề? Có thể thấy đó chính là:
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)

More Related Content

Similar to GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)

Báo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minh
Báo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minhBáo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minh
Báo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minhnataliej4
 
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdfYêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdfHongYn694844
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học LE The Vinh
 
[123doc] su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...
[123doc]   su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...[123doc]   su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...
[123doc] su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...jackjohn45
 
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcTiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...
Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...
Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàngđề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hànghieu anh
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your fileThanh Thanh
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Thanh Thanh
 
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Xuân Lan Nguyễn
 

Similar to GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH) (20)

Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại h...
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại h...Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại h...
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại h...
 
Báo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minh
Báo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minhBáo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minh
Báo cáo kết quả thị trường trung tâm anh ngữ tại thành phố hồ chí minh
 
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdfYêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
 
Khóa Luận Đơn Yêu Cầu Công Nhận Sáng Kiến Và Hiệu Quả Áp Dụng.docx
Khóa Luận Đơn Yêu Cầu Công Nhận Sáng Kiến Và Hiệu Quả Áp Dụng.docxKhóa Luận Đơn Yêu Cầu Công Nhận Sáng Kiến Và Hiệu Quả Áp Dụng.docx
Khóa Luận Đơn Yêu Cầu Công Nhận Sáng Kiến Và Hiệu Quả Áp Dụng.docx
 
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụDự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
 
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc LiêuQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học
 
[123doc] su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...
[123doc]   su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...[123doc]   su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...
[123doc] su-menh-cua-dai-hoc-va-vai-tro-cua-giang-vien-trong-mo-hinh-quan-t...
 
Lecture03
Lecture03Lecture03
Lecture03
 
Lecture03
Lecture03Lecture03
Lecture03
 
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcTiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
 
Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...
Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...
Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ ...
 
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàngđề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your file
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
 
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
 
Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.doc
Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.docGiải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.doc
Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.docQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đứclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 

Recently uploaded

Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minhĐồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An TháiHoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Tháilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti'sĐề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti'slamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3DĐồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho va...
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
 
Đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTE
Đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTEĐồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTE
Đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTE
 
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng c...
 
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minhĐồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
 
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An TháiHoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
 
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp trong quy trình tuyển dụng của Côn...
 
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti'sĐề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
 

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH)

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 1 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VỚI GIỚI TRẺ (TỈNH BẮC NINH) Bởi Tên học viên Luận án đã nộp để đáp ứng các yêu cầu đối với Bằng cấp của… Tháng… năm…
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2 TÓM TẮT LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 3 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (GIỚI THIỆU) 1.1. Dẫn nhập Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế chất lượng cao”, cơ bản xây dựng đại học tốt là điều kiện “cần có”, nhưng điều kiện “đủ” là chúng ta phải có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt. Rõ ràng lâu nay giáo dục Việt Nam cũng chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra mà quên đi vấn đề quan trọng là thế hệ thanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Hàng loạt kỹ sư, cử nhân Việt Nam ra trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt được trình độ kỹ thuật của kỹ sư? Bao nhiêu người dùng được? Bao nhiêu người làm việc theo đúng ngành nghề mình đã học, đó là một sự lãng phí lớn. Thậm chí ngày nay học sinh, sinh viên chỉ lo đạt bằng TOEFL này, TOEIC kia nhưng chính tiếng Việt lại sử dụng không chuẩn. Trong khi trong lịch sử, số lượng cử nhân đếm trên đầu ngón tay nhưng đào tạo thực sự bài bản, xuất sắc. Họ không chỉ thông thạo ngoại ngữ mà còn giỏi thơ văn, rành văn hóa nước nhà. Vì sao lại có nghịch lý như thế? Hiện nay chúng ta cũng không có một ngành thống kê thực tế phục vụ nghiên cứu chính sách. Xây dựng trường đại học mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện “cần” nhưng chưa “đủ”. Trên thế giới người ta rất quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa mà sinh viên không chịu học kỹ thuật, chỉ tập trung không cân bằng vào các ngành dễ được xã hội “chấp nhận” thì làm sao phát triển công nghiệp, làm sao hiện đại hoá đất nước? Việt Nam muốn phát triển nền khoa học kỹ thuật thì phải đào tạo khoa học kỹ thuật trên bình diện rộng. Mặt khác, với sự phát triển kinh tế, công nghiệp với tốc độ “vũ bão” kết hợp nhiều nhánh đầu tư từ các công việc lao động của nước ngoài, học sinh coi nhẹ việc học cao lên sau phổ thông, ở những tỉnh công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên,…học sinh sau tốt nghiệp thường đi làm công nhân ngay với suy nghĩ học xong không có việc làm đúng nghề, mất 4 năm học đại học do cha mẹ lo, chi phí cao trong khi đi làm công nghiệp có thể có thu nhập 5-7 triệu/ tháng. Đề tài này được khảo sát, nghiên cứu nhằm thể hiện được tính quan trọng và thiết thực, cần thiết của giáo dục đại học đối với giới trẻ hiện nay (cụ thể thí điểm ở tỉnh Bắc Ninh). 1.2. Thực trạng vấn đề
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 4 Xét trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, mặc dù tỷ lệ biết đọc- viết, tốt nghiệp đại học của người trẻ rất cao, song tình trạng thiếu hụt nhân lực lành nghề (theo cả đúng định hướng ngành được sinh viên theo học trong trường đại học) là một vấn đề vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Giáo dục nói chung trong đó có giáo dục đại học vẫn thể hiện những hạn chế, điểm không phù hợp trong vai trò hướng nghiệp cho sinh viên trước, trong và sau khi ra trường. Nói về tình trạng thừa- thiếu nhân lực và giáo dục đại học Việt Nam, nước ta không phải là ngoại lệ trong bức tranh chung của mối quan hệ giáo dục đại học- việc làm trong khu vực và quốc tế. Đến quý 4 năm 2017, cả nước có gần 54,1 triệu lao động có việc làm và khoảng 1,11 triệu lao động thất nghiệp. Số lao động thất nghiệp thanh niên hiện đã chiếm tới 49,1% tổng số lao động thất nghiệp cả nước. Lao động thanh niên thiếu việc làm chiếm gần 20,0% tổng số lao động thiếu việc làm cả nước- 159,9 nghìn người (Tổng cục thống kê, 2017). Và với hơn 200 ngàn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm tối đa 4.4%. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế, ngưỡng cần quan tâm là 5%. Tổ chức này cũng cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp sẽ thúc đẩy quá trình cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bức tranh nhân lực dồi dào số lượng và đảm bảo chất lượng để phát triển mọi lĩnh vực nghề nghiệp của Việt Nam sẽ rất không đầy đủ và khó có định hướng tương lai nếu không đề cập tới vấn đề thiếu hụt nhân lực. Không có thống kê cấp hệ thống về vấn đề này ở Việt Nam, tuy nhiên có một số dữ liệu từ một số khảo sát doanh nghiệp xuyên quốc gia. Các nghiên cứu dấu vết sinh viên tốt nghiệp (Graduate Tracer Study-GTS) 2011 cho thấy rằng một phần ba doanh nghiệp báo cáo là không thể tìm ra những nhân lực họ cần. Một khảo sát dành riêng cho các giám đốc điều hành tại Việt Nam cho thấy 40% trong số họ gặp khó khăn trong việc tuyển nhân sự trên các cấp độ, các ngành và nghề nghiệp khác nhau. Các Khảo sát nhân lực GTS cũng tiết lộ tình trạng thiếu hụt cấp cao về chuyên môn kỹ thuật và ngành trong một số ngành công nghiệp: ví dụ, trong chế biến thực phẩm; chăm sóc sức khỏe; xây dựng; giao thông vận tải và hậu cần: hóa chất và ngành công nghiệp phân bón, và ngành dệt may. Khoảng cách kỹ năng cũng rất phổ biến ở cấp quản lý. Việt Nam đang thiếu nhân lực trong bốn cấp độ sau - lao động, quản lý, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao. Khảo sát Tổ chức Thương mại Bên ngoài của Nhật Bản (Japan External Trade Organisation - JETRO) phát hiện ra rằng sự thiếu hụt các kỹ sư, kỹ thuật viên và người quản lý trung bình ở Việt Nam tương đối cao hơn ở Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Phát triển kỹ năng không theo kịp với
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 5 tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về lao động lành nghề. Cải thiện hệ thống giáo dục để phát triển các kỹ năng thích hợp sẽ là giải pháp bắt buộc để giải quyết tình trạng thiếu hụt hiện tại và tương lai. Việt Nam đã và đang buộc mở cửa để lấp đầy nhiều thiếu hụt lao động từ các nền kinh tế khác. Xét trong bối cảnh cùng nhiều quốc gia khác, nguồn lực tài chính của nhà nước ta dành cho giáo dục đại học luôn khan hiếm. Việt Nam dành cho giáo dục một tỷ trọng cao (kể cả so với GDP hoặc ngân sách), song xét dưới góc độ chi tiêu thực tế trên đầu người học nói chung và sinh viên đại học nói riêng, nước ta ở mức độ rất thấp. Do vậy, vấn đề hiệu quả chi tiêu và tài chính cho giáo dục đại học đóng vai trò tối quan trọng, đặc biệt đối với việc tăng cường đáo ứng của nó đối với thế giới việc làm. Cụ thể, giải pháp này sẽ giúp giảm thiểu nhiều phân cách trong mối quan hệ giáo dục- việc làm như thiếu ngân sách cho nghiên cứu, thiếu học bổng và các biện pháp đảm bảo công bằng giáo dục, giúp giải quyết việc kết nối giữa giáo dục đại học với giáo dục phổ thông thông qua học bổng và các khoản vay. So với các nước như Trung Quốc và Thái Lan, mức độ tiếp cận giáo dục đại học của Việt Nam thấp hơn nhiều. Điều này dẫn tới việc đánh giá chung là số lượng nhân lực của trình độ đại học của Việt Nam không đủ đáp ứng sự phát triển kinh tế của đất nước. Các nhà sử dụng nhân lực ở Việt Nam đều cho rằng, chính sự không đủ về số lượng này dẫn tới việc thiếu hụt về nhân lực trình độ cao. Về chất lượng dưới góc độ tài chính, các nghiên cứu cho rằng Việt Nam cũng sẽ phải huy động đáng kể nguồn lực bổ sung, chủ yếu là tăng chi thường xuyên (khoảng bốn đến năm lần đối với tiền lương, tiếp theo là đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Chi phí cho đầu một sinh viên khoảng 1.500 đô la Mỹ. Học phí này, cùng với các chi phí khác như phụ phí, sinh hoạt và chi phí chỗ ở được tính toán dựa trên ước tính khoảng 70% thu nhập hộ gia đình cho nhóm nghèo nhất và 30% cho nhóm giàu nhất. Mức học phí này cần được tính lại và tăng đến khoảng 4.000 đô la Mỹ thập kỉ tiếp theo. Đối với Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học công lập đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì, các trường này có tới hơn 80 phần trăm sinh viên theo học. Toàn bộ các khó khăn, những phân cách đều liên quan đến quản lý. Ví dụ, ngay cả khi các trường nhận được các khoản kinh phí đầy đủ để mời được đội ngũ giảng viên trình độ cao, song nếu mức tự chủ không đủ để chọn nhân viên và quyết định về chương trình đào tạo thì các trường sẽ khó cung cấp những gì mà các doanh nghiệp cần. Sự cần thiết của tính chịu trách nhiệm cũng tương tự. Các nghiên cứu cho rằng xu thế chung trong quản lý trường đại học hiện nay là tập trung vào hoàn
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 6 thiện cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm, nhưng rõ ràng cơ chế này chưa thể hiện được sư hiệu quả vì sản phẩm đầu ra như đề cập ở trên- là chưa đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp của đất nước. Tự chủ cùng với giải trình trách nhiệm của trường đại học có thể mang lại những lợi ích to lớn cho phát triển nguồn nhân lực và đổi mới ở các nước thu nhập thấp như Việt Nam. Ta cần xem xét để nghiên cứu sâu, hoạch định hướng triển khai rõ nét, xác đáng hơn cho vấn đề thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ, hiệu quả giữa nguồn lực tài chính với phát triển nghề nghiệp tương lai cho sinh viên ngay từ khi còn học tập, hoạt động tại trường đại học. Bằng cách duy trì nguồn động lực được tạo ra mạnh hơn nhờ có cấu trúc quản trị rõ ràng và sử dụng nhiều hơn thông tin địa phương, kết hợp tốt hơn đào tạo và nghiên cứu giữa các trường đại học và thị trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của địa phương và lựa chọn chất lượng. Do vậy, tăng cường quyền tự chủ được coi là có thể hỗ trợ kết hợp tốt hơn giữa đầu ra từ các trường đại học và nhu cầu thị trường lao động. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm của các trường đại học của Việt Nam chưa cao. Xét các tác nhân có ảnh hưởng mạnh tới việc nâng cao sự đáp ứng của giáo dục đại học đối với thế giới việc làm, đó là các bộ ngành có liên quan như Bộ lao động, Bộ tài chính và Bộ khoa học và công nghệ. Thứ hai đó là các trường đại học tư thục. Tiếp theo ta có các tổ chức đào tạo quốc tế. Và cuối cùng là mối quan hệ trường-doanh nghiệp. Việc phối hợp các tác nhân đối với giáo dục đại học được coi là một cách tiếp cận quan trọng trong việc giảm thiểu các rào cản giữa giáo dục đại học với việc làm, nhưng hiện nay chưa thực tỏ ra hiệu quả, rõ ràng, công bằng. Ở Việt Nam những thành tựu ở lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đối với phát triển nghề nghiệp chưa thực sự đột phá, mang tính thực tiễn cao. Việc tìm giải pháp phát triển nghề nghiệp thông qua giáo dục đại học ở các tiêu chí: Tính phù hợp của giáo dục đại học, vai trò quan trọng của tài chính với phát triển nghề nghiệp của sinh viên giai đoạn học đại học, cũng như sự thúc đẩy sinh viên mang tính tự chủ, trách nhiệm cao, chưa được chú ý nhiều và đạt kết quả nghiên cứu nổi bật, đột phá. Và đó cũng chính là lí do thúc đẩy ta chọn “Giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp” làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình. Chuyên luận này phát triển từ cơ sở là các thành tựu nghiên cứu mối quan hệ giáo dục trong đại học và phát triển nghề nghiệp, mạnh dạn đề xuất một hướng nghiên cứu có tính chất liên ngành giữa Giáo dục học và Kinh tế học
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 7 ứng dụng. Nếu đề tài này được nghiên cứu, triển khai thuận lợi, hiệu quả, trước là giúp cho các nhà giáo dục có đồng nhất cơ sở, cách thức về lập luận, nhận thức, những hiểu biết tiền đề, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hình thành, học hỏi để phát triển mảng thể tài giáo dục ở đại học để phát triển nghề nghiệp cho nước nhà nhanh hơn; sau là, góp phần phát triển, mở rộng việc giáo dục, đào tạo liên quan đến kinh tế ứng dụng, như: kinh tế học quốc tế, kinh tế học phát triển, kinh tế học công cộng, kinh tế học tiền tệ, tài chính- ngân hàng, kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế học y tế, địa lý kinh tế, kinh tế thế giới, đào tạo cán bộ hành chính, cán bộ quản lí giáo dục,..sớm đạt chất lượng như mong muốn. Trong phạm vi của chuyên đề này, ta hướng tới việc tìm hiểu những nét tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như những nghiên cứu về chương trình giáo dục đại học, về vấn đề việc làm cho sinh viên, về các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho giáo dục đại học để phát triển nghề nghiệp. Đồng thời đặt ra hướng nghiên cứu chính của đề tài trên cơ sở điểm luận những thành tựu nghiên cứu liên quan đến đề tài giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cũng như trên thế giới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu làm thế nào giáo dục đại học có thể đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp của người trẻ Việt Nam, cụ thể là ở tỉnh thành Bắc Ninh. Do đó, luận án mong tầm nghiên cứu đạt được các mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu mối quan hệ của giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp ở Việt Nam. 2. Xác định được các yếu tố cản trở học sinh trung học đạt được giáo dục đại học ưu việt sau khi tốt nghiệp trung học. 3. Xác định được sự khác biệt trong việc phát triển nghề nghiệp của học sinh có bằng trung học phổ thông và bằng đại học. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trong mục 1.3, các câu hỏi nghiên cứu sau đây đã được đặt ra cho nghiên cứu này: 1. Mối quan hệ giữa giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp là gì? 2. Các yếu tố nội lực và ngoại lai (như động lực bản thân, sự ảnh hưởng từ gia đình, khả năng chi trả,..) tác động như thế nào đến quyết định của học sinh trong việc có được giáo dục đại học?
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 8 3. Sự khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của học sinh có bằng tốt nghiệp trung học và bằng đại học là gì? 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đặt cho luận văn những nhiệm vụ sau đây: - Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ Việt Nam và đi sâu vào đặc điểm liên quan của người trẻ tại tỉnh Bắc Ninh. - Phân tích các yếu tố nội lực, ngoại cảnh tác động đến quyết định của học sinh trong việc quyết định tiếp nhận được giáo dục đại học. - So sánh, đối chiếu đặc điểm khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của học sinh có bằng tốt nghiệp trung học và có bằng đại học. 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.6.1. Đối tượng Luận văn hướng vào việc khảo sát đặc trưng của giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh thành Bắc Ninh. 1.6.2. Phạm vi Phạm vi mà luận án này hướng tới chỉ tập trung ở hai phạm trù cụ thể là giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp và cũng chỉ tập trung ở hai phương diện là giáo dục học và kinh tế học ứng dụng. Trên cơ sở này, luận án sẽ tiến hành so sánh và đối chiếu để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, sau cùng là giải pháp khắc phục những tồn tại. Công việc cụ thể như sau: - Về đặc điểm giáo dục của trường đại học: cơ chế tạo dựng cơ hội và sự ưu tú cho sinh viên, địa điểm nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực đời sống, vai trò phê bình và là một trong các yếu tố cốt lõi để phát triển của một quốc gia thịnh vượng, hòa bình, trường tồn. - Về đặc điểm phát triển nghề nghiệp : yếu tố nội lực (sở thích, tâm thần, sức khỏe, khả năng, ngoại hình,..) yếu tố ngoại lai tác động (nhu cầu xã hội, điều kiện chi trả, hoàn cảnh gia đình,..). - Từ kết quả này luận án sẽ tiến hành tìm mối liên hệ, đặt giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp trong một vòng tương quan nhân- quả hoặc bao chứa, từ đó xác định giải pháp khắc phục vấn đề người trẻ (cụ thể ở tỉnh Bắc Ninh) hiện nay thiếu coi trọng vấn đề học đại học mà tự định hướng nghề nghiệp tương lai bằng những công việc lao động ở khu công nghiệp,..
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 9 1.7. Phương pháp nghiên cứu 1.7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu khoa học, văn bản chỉ đạo có tính pháp lý của Nhà nước, Bộ giáo dục & đào tạo, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công thương và các văn kiện của Đảng về quản lý dạy học đại học và quản lý hướng nghiệp đại học nhằm tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp và xây dựng cơ sở lí luận để đề ra giả thuyết khoa học; xây dựng khung lý thuyết và công cụ cho nghiên cứu thực tiễn. 1.7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, chuyên gia (xin ý kiến cuyên gia qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phiếu điều tra), tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm để đánh giá thực trạng giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp, thực trạng quản lý giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ ở tỉnh Bắc Ninh, và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ ở tỉnh Bắc Ninh, ở các trường Đại học tại địa phương này, đồng thời xem xét mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ ở tỉnh Bắc Ninh, ở các trường trong địa bàn và kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của biện pháp quản lý giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp của người trẻ ở tỉnh Bắc Ninh, nhằm minh chứng cho giải thuyết nghiên cứu. 1.7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu xử lí thông tin Xử lí thông tin, định lượng kết quả nghiên cứu lập nên các bảng số, biểu đồ, sơ đồ... của luận án, kiểm định độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu, của kết quả thu thập về định lượng của luận án. Công cụ xử lí thông tin: Sử dụng thống kê toán để xử lý số liệu điều tra về định lượng và định tính. Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng gắn liền với các giai đoạn nghiên cứu cụ thể của luận án: giai đoạn nghiên cứu lí luận, giai đoạn nghiên cứu thực tiễn và giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm. 1.8. Đóng góp của đề tài 1.8.1. Lí thuyết Giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp cho người trẻ là một mối quan
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 10 hệ nên thể hiện xứng tầm quan trọng trong một quốc gia muốn phát triển thịnh vượng, hòa bình, trường tồn. Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ vô cùng dồi dào, năng động. Trên cùng một chặng đường phát triển mạnh mẽ của giáo dục, kinh tế nước nhà, thể Giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp cho người trẻ đã và đang dần được nhà làm giáo dục, nhà kinh tế, chính phủ và rất nhiều đoàn thể xã hội chú trọng xây dựng, phát triển, hoàn thiện sách lược trong lĩnh vực của mình. Do có lịch sử hình thành, khảo cứu và học hỏi mạnh mẽ từ mô hình giáo dục đại học và cơ chế phân chia nguồn lao động hiệu quả từ tây phương và một số nước đông phương phát triển cao, cũng như các quốc gia khác, tư duy lí thuyết về thể tài này ngày càng khẳng định nội dung, chức năng sâu rộng, tư duy ấy cũng dần được chắt lọc, gọt giũa, trau chuốt rất tỉ mỉ, rồi dần cố định hóa mà thành. Bởi tầm quan trọng trong bộ phận lí thuyết giáo dục đại học để phát triển nghề nghiệp, với văn hóa- chính trị- xã hội và đả động tới nhiều vấn đề của nước nhà mà mối quan hệ giáo dục đại học- phát triển nghề nghiệp này đang dần trở thành đối tượng lớn của nhiều khía cạnh nghiên cứu trong ngành giáo dục học, xã hôi học, kinh tế ứng dụng học, cũng như với nhiều nhà nghiên cứu đầu tư, phát triển, văn hóa khác. Tất nhiên sức sống của giáo dục đại học chất lượng cao sẽ không chỉ nằm ở chỗ đây là đối tượng để nghiên cứu mà còn ở khả năng được vận dụng vào xét là một trong những động lực phát triển, hoàn thiện xã hội của nhà nước, của nhân dân, đề đạt tư tưởng, kêu gọi, tuyên truyền trong các bài viết có tính chính luận trên đài phát thanh, truyền hình, sân khấu, báo chí, kêu gọi mọi người quan tâm, chú trọng, yêu thích việc học tập nâng cao trình độ, cấp học. Nhờ khả năng hoạt động đa dạng, mạnh mẽ này, mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp đã ngày càng khẳng định vai trò tối quan trọng, vững chắc của mình. Như vậy việc nghiên cứu về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của giáo dục đại học- đặt trong sự bao chứa hoặc là chủ thể của vòng nhân- quả, với vấn đề phát triển nghề nghiệp, về mặt nguyên tắc có thể khảo sát ở mọi cấp độ, từ cá nhân, gia đình, đoàn thể, ban ngành, địa phương, trường trạm, xã hội,... Đó là chưa kể đến những phương tiện có tính chất phụ trợ như rót vốn tài chính, kêu gọi đầu tư, tuyên truyền, cổ động, sát hạch, đào thải để tạo dựng đội ngũ quản lí- giảng dạy bậc đại học ưu việt. Nói chung, cách tiếp cận này mở ra một triển vọng đầy hứa hẹn không chỉ bó hẹp trong giáo dục học mà cả trong kinh tế, chính trị, không chỉ bó hẹp trong một địa bàn cụ thể, mà còn gắn với sự tương tác của một nền văn hóa và giữa các vùng miền, tỉnh thành với nhau.
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 11 Việc khảo sát tốt vấn đề Giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp cho người trẻ sẽ giúp chúng ta tiếp cận rõ nét, toàn diện hơn, về: Các đặc điểm, công dụng, mối quan hệ,...của đối tượng này. Từ đó, ta có thể áp dụng hiệu quả, linh hoạt; thậm chí đến tài tình, uyên bác đa khía cạnh khi sử dụng thể tài này: Dù là trong giao tiếp, phát biểu thuần tuý, hay cao hơn nữa là sáng tạo ra những công trình chất lượng, giàu giá trị trong các lĩnh vực: Nghiên cứu, soạn thảo, sáng tác,… Đây cũng là cơ hội tốt để những nhà học thuật, sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học, Quản lí nhân lực, Kinh tế học ứng dụng,...hoặc những cá nhân quan tâm (như: cộng đồng quốc tế, người giảng dạy,..) nhưng chưa có cơ hội tiếp xúc sâu sát, bền vững, được đào tạo, nghiên cứu chính thống, bài bản,…nay có thể tiếp cận, thông hiểu một cách có hệ thống hơn về đối tượng Giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp cho người trẻ hiện đại (cụ thể ở tỉnh thành Bắc Ninh). 1.8.2. Thực tiễn Tình hình thông hiểu, nắm vững những lý thuyết trọng yếu về mặt hình thức, nội dung hay sử dụng trong thực tiễn học hỏi, truyền bá xoay quanh vấn đề: giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh thành Bắc Ninh nhìn chung vẫn còn khá nhiều bất cập.Ví dụ: Trường hợp bộ phận sinh viên chuyên ngành chưa thấu hiểu được hết cách thức vận dụng thể tài này vào chuyên môn; người biên soạn, giảng dạy phổ thông phân tích, đánh giá, định hướng giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, học tập về nội dung trên chưa thực sự hiệu quả; công chúng chưa hiểu đúng đắn hoàn toàn những ngữ nghĩa của thể loại này do hạn chế chuyên môn về mặt giáo dục, xã hội học hoặc do người truyền đạt chưa giải quyết ổn thỏa được mối quan hệ giữa “giáo dục học” và “kinh tế học ứng dụng” (nảy sinh từ nguyên nhân văn hóa, đạo đức, năng lực cảm nhận,...). Những trường hợp đã nghe nhiều nhưng hiểu mơ hồ, hiểu nông, ít coi trọng, phân tích chưa chuẩn, phân tích chưa tiệm cận khi “mổ xẻ” các phương thức, kĩ năng áp dụng, phối hợp linh hoạt hệ quả giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp khi quảng bá, truyền thông trong công chúng ở mặt giao tiếp, phát biểu, hùng biện, soạn thảo, thi cử,…là việc không hiếm gặp. Như đã trình bày từ đầu chuyên luận về tầm quan trọng của tìm ra mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh thành Bắc Ninh, cũng như gợi mở sơ quát về tầm quan trọng của việc so sánh, phân tích, đánh giá việc sử
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 12 dụng mối quan hệ này trong các chính sách giáo dục- kinh tế, tuy nhiên đến ngay thời điểm hiện tại, với các tài liệu soạn thảo đại cương nhằm mục đích làm rõ vấn đề này của phần đông học viên chuyên ngành ở Việt Nam thì vẫn chưa phải ai cũng chú trọng, miêu tả kĩ lưỡng; công trình có tính chất chuyên luận chưa hoàn toàn thành công rực rỡ; các hội thảo hay công trình chia sẻ chung về toàn bộ phương pháp, kinh nghiệm phân tích, áp dụng “các thuật ngữ cố định”, dành cho vấn đề trên một dung lượng phân tích còn ngắn gọn, sơ sài và yếu về tính hệ thống hoặc chưa thật sự hiệu quả. Do đó, ít có nhận định sắc sảo và ít tính áp dụng, hiệu quả cao về “giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho người trẻ ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh thành Bắc Ninh » ở những chuyên luận đó, mà đã trở thành bão hòa. Cuối cùng, ta phải nhận thức được: Luôn là không đủ để tìm hiểu, làm giàu vốn kiến thức về các vấn đề tồn tại xoay quanh ngôn ngữ, chính trgiáo dục, kinh tế, xã hội- những vấn đề quan trọng hàng đầu hàng đầu, duy trì sự sống, sự tiến bộ của loài người. Đặc biệt là trong bảo tồn, phát huy những giá trị, tinh hoa nhân lực dân tộc và biến giáo dục đại học trở thành những “vũ khí sắc bén” của xã hội học, chính trị học, kinh tế học, văn hóa…ngày càng được nước nhà chú trọng, quan tâm như ngày nay. 1.9. Các định nghĩa chi tiết • Giáo dục đại học: là giai đoạn giáo dục bậc cao ngoài trung học, thường diễn ra ở các trường đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ, bao gồm các bậc sau trung học phổ thông như cao đẳng, đại học, và sau đại học (Wikipedia, 2019) • Phát triển nghề nghiệp: Phát triển nghề nghiệp là một thuật ngữ mô tả nhiều kinh nghiệm đào tạo, thực hành công việc, các mối quan hệ cố vấn giúp nhân viên tiến bộ trong nghề nghiệp của bản thân (Tư vấn nghề nghiệp, 2019). • Động lực: là yếu tố giúp bạn đi đến hành động hay lựa chọn. Đó là yếu tố tạo ra động cơ. Động cơ (motive) được hiểu là “sự thôi thúc từ bên trong” mỗi cá nhân, khiến anh ta phải hành động, chẳng hạn như bản năng, đam mê, cảm xúc, thói quen, tâm trạng, khát vọng hay ý tưởng. Động lực được xem như niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó (Google, 2019).
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 13 • Cơ hội: hoàn cảnh thuận lợi gặp được để thực hiện điều mong muốn, dự định (từ điển tiếng Việt, 2019). • Ảnh hưởng: khả năng có tác động, thay đổi đến tính cách, sự phát triển hoặc hành vi của chủ thể này đến chủ thể khác, hoặc tự chủ thể tạo hiệu ứng nên chính nó (Google, 2019). • Khả năng chi trả: Mức độ mà một vật có giá cả phải chăng, được đo bằng chi phí của nó so với số tiền mà người mua có thể trả (Wiktionary, 2019) 1.10. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận án gồm 4 chương. Dự kiến đề cương chi tiết luận án như sau: Sự đóng góp...........................................................................Error! Bookmark not defined. Tuyên bố của học viên ....................................... Error! Bookmark not defined. Tóm tắt................................................................ Error! Bookmark not defined. Lời cảm ơn.......................................................... Error! Bookmark not defined. Danh mục bảng biểu.......................................... Error! Bookmark not defined. Danh mục hình vẽ .............................................. Error! Bookmark not defined. Chương 1: Lời nói đầu......................................... Error! Bookmark not defined. 1.1 Dẫn nhập .........................................................................Error! Bookmark not defined. 1.2 Thực trạng giáo dục đại học với phát triển nghề nghiệp giói trẻError! Bookmark not defined. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................Error! Bookmark not defined. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................Error! Bookmark not defined. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.6.1. Đối tượng 1.6.2. Phạm vi 1.7. Phương pháp nghiên cứu 1.7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 1.7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 14 1.7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu xử lí thông tin 1.8 Đóng góp của nghiên cứu...............................................Error! Bookmark not defined. 1.8.1. Lí thuyết................................................. Error! Bookmark not defined. 1.8.2. Thực tiễn................................................ Error! Bookmark not defined. 1.9. Các định nghĩa chi tiết ..................................................Error! Bookmark not defined. 1.10. Bố cục các chương.......................................................Error! Bookmark not defined. Chương 2: Cơ sở và lịch sử nghiên cứu vấn đềError! Bookmark not defined. 2.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp trên thế giới 2.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam 2.2 Các định nghĩa................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Các định nghĩa giáo dục học về phạm trù "giáo dục đại học" 2.2.2. Các định nghĩa kinh tế ứng dụng về phạm trù "phát triển nghề nghiệp" 2.3 Các định nghĩa cụ thể ....................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù "giáo dục học đại học" 2.3.2. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù "phát triển nghề nghiệp" 2.4 Cơ sở lí thuyết.................................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Động lực để người trẻ tiếp cận giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp 2.4.2. Các cơ hội để người trẻ tiếp cận giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp 2.4.3. Các tác nhân người gây ảnh hưởng việc người trẻ tiếp cận giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp 2.4.4. Tác động của khả năng chi trả đến việc người trẻ tiếp cận giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp 2.4.5. Sự tác động của trình độ chuyên môn ở giáo dục đại học đến phát triển nghề nghiệp 2.4.6. Mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ 2.5 Khoảng trống trong nghiên cứu....................................Error! Bookmark not defined.
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 15 2.5.1. Khoảng trống nghiên cứu về giáo dục đại học 2.5.2. Khoảng trống nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ 2.5.3. Khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ 2.6 Khung lí thuyết..............................................................Error! Bookmark not defined. 2.6.1. Khung lí thuyết về giáo dục đại học 2.6.2. Khung lí thuyết về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ 2.6.3. Khung lí thuyết về mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ 2.7. Giả thuyết nghiên cứu...................................................Error! Bookmark not defined. 2.8 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined. Chương 3: Phương pháp luận nghiên cứu ...... Error! Bookmark not defined. 3.1 Tổng quan .......................................................................Error! Bookmark not defined. 3.2 Thiết kế nghiên cứu........................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu về giáo dục đại học tại Bắc Ninh 3.2.2. Thiết kế nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh 3.2.3. Thiết kế nghiên cứu về mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh 3.3 Đơn vị phân tích .............................................................Error! Bookmark not defined. 3.4 Thiết kế mẫu ...................................................................Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Thiết kế mẫu về giáo dục đại học 3.4.2. Thiết kế mẫu về phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ 3.4.3. Thiết kế mẫu về mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ 3.5 Thu thập dữ liệu .............................................................Error! Bookmark not defined. 3.5.1. Dữ liệu thứ cấp 3.5.2. Dữ liệu khảo sát 3.6 Phương pháp phân tích..................................................Error! Bookmark not defined. 3.6.1. Mô tả thống kê về mẫu 3.6.2. Phân tích các kiểm định, giả thuyết 3.7 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined. Chương 4: Thành tựu nghiên cứu..........................Error! Bookmark not defined.
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 16 4.1. Tổng quan ......................................................................Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Khái quát chung về giáo dục đại học tại Bắc Ninh 4.1.2. Khái quát chung về phát triển nghề nghiệp sau bậc phổ thông tại Bắc Ninh 4.1.3. Mối quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh 4.2 Thống kê mô tả/ Thống kê số lượng trả lời..................Error! Bookmark not defined. 4.3 Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ ....................................Error! Bookmark not defined. 4.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ về giáo dục đại học tại Bắc Ninh 4.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ về phát triển nghề nghiệp sau bậc phổ thông tại Bắc Ninh 4.3.3. Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ về quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh 4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết........................................Error! Bookmark not defined. 4.4.1. Kết quả kiểm định giả thuyết về giáo dục đại học tại Bắc Ninh 4.4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết về phát triển nghề nghiệp sau bậc phổ thông tại Bắc Ninh 4.4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết về quan hệ giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ Bắc Ninh 4.5 Tóm tắt kết quả ..............................................................Error! Bookmark not defined. 4.5.1. Tóm tắt dữ liệu 4.5.2. Nhận xét, đánh giá kết quả 4.6 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined. Chương 5: Kết luận và kiến nghị ..................... Error! Bookmark not defined. 5.1 Kết luận ...........................................................................Error! Bookmark not defined. 5.2 Kiến nghị .........................................................................Error! Bookmark not defined. 5.2.1 Với lãnh đạo cơ sở giáo dục ................... Error! Bookmark not defined. 5.2.2. Với lãnh đạo cơ sở quản lí nhân lực, đầu tư phát triển kinh tế 5.2.3. Với các trường đại học 5.2.3. Với giảng viên hướng nghiệp 5.2.4. Với sinh viên và học sinh sau bậc phổ thông 5.3 Hạn chế của nghiên cứu.................................................Error! Bookmark not defined. 5.4 Định hướng nghiên cứu trong tương lai/ Trọng tâm nghiên cứuError! Bookmark not defined.
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 17 Tài liệu tham khảo............................................. Error! Bookmark not defined. Phụ lục A. Bảng câu hỏi .................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục B. XXXX ............................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục C. XXXX............................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục D. XXXX............................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục E. XXXX .............................................. Error! Bookmark not defined. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 2.1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp trên thế giới Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ của các quốc gia mà khởi điểm là điều hòa được nguồn nhân lực nghề nghiệp trong xã hội, vai trò và vị trí của giáo dục đại học nói chung và các trường đại học nói riêng ngày càng trở nên quan trọng. Các trường đại học không chỉ có vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao mà thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển, chuyển giao công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ hiện đại, góp phần phát triển bền vững. Ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản... hệ thống giáo dục đại học trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao cấp góp phần đáng kể vào thu nhập quốc dân GDP của quốc gia thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học và công nghệ. Nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái lan, Malaysia, Philipin... đã và đang thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục đại học theo hướng phát triển đa dạng hoá, chuẩn hoá, hình thành hệ thống bảo đảm chất lượng đại học với nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch vụ phát triển cộng đồng. Tuyên bố của Hội nghị quốc tế về giáo dục đại hoc năm 1998 do UNESCO tổ chức đã chỉ rõ: “Sứ mệnh của giáo dục đại học là góp phần vào yêu cầu phát triẻn bền vững và phát triển xã hội nói chung”. Nghị Quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ Việt Nam về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 18 đã đặt ra yêu cầu: “Hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục và đào tạo của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới, phát triển nhân lực toàn diện trong mọi lĩnh vực”. 2.1.1.1 Giáo dục đại học phương Đông Nền giáo dục đại học Phương Đông gắn liền với quá trình phát triển của các nền văn minh Phương Đông ở Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Việt nam... và các nước ở khu vực Đông-Nam Á. Trong điều kiện còn sơ khai và thấp kém của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) và trong khuôn khổ các thể chế chính trị-xã hội phong kiến, nền giáo dục đại học Phương Đông chủ yếu phản ánh và truyền bá các hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Ấn độ giáo và các giá trị văn hoá-xã hội trong đó chủ yếu là dạy hệ thống các triết lý, quan niệm, tín điều, văn chương, một số kỹ năng tính toán và rất ít tính duy lý, phân tích.. Thời kỳ hiện đại (thế kỷ 19 cho đến nay) hệ thống giáo dục đại học của các nước Phương Đông phát triển theo mô hình châu Âu (Anh, Pháp, Đức) và mô hình Mỹ. Chẳng hạn như Nhật Bản thời kỳ đầu (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) phát triển các trường đại học theo mô hình đại học Đức và sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1947) phát triển theo mô hình đại học Mỹ. 2.1.1.2. Giáo dục đại học phương Tây Giáo dục đại học phương Tây hình thành và phát triển gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh phương Tây với nhiều bước thăng trầm của lịch sử từ thời văn minh Hy-La và trải qua đêm dài Trung cổ từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 14- 15. Từ thế kỷ 15, nền văn minh Phương Tây đã trải qua các cuộc cải cách Tôn giáo, cách mạng xã hội, cách mạng khoa học với sự phát triển mạnh mẽ của các tư tưởng tiến bộ-nhân văn, tư duy khoa học... đã bước thời kỳ phục hưng (thế kỷ 16-17) với nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt của đời sống xã hội (các trường phái nghệ thuật- kiến trúc, triết học, xã hội học; khoa học đặc biệt là các khoa học thực nghiệm...). Tuy có những bước thăng trần song nền văn minh Phương Tây tiếp tục phát triển mạnh trong các giai đoạn của cách mạng kỹ thuật và công nghiệp (thế kỷ 18- 19) và hiện nay là thời đại hậu công nghiệp, kinh tế tri thức trong thế kỷ 21... Giáo dục đại học phương Tây thời kỳ đầu gắn liền đào tạo tinh hoa với các nội dung thần học, văn chương, luật, khoa học và nghệ thuật và sau nay là khoa học-công nghệ hiện đại cùng nhiều lĩnh vực văn hoá- nghệ thuậtl khoa học xã hội-nhân văn ...
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 19 Hệ thống giáo dục đại học phương Tây đã phát triển qua gần 10 thế kỷ với nhiều bước thăng trầm gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, cách mạng xã hội, phát triển văn hoá và văn minh nhân loại Từ thế kỷ 12-15 (cuối thời trung cổ ở Châu âu) với các Truờng Đại học đầu tiên tại Salerno (NamÝ), Bologna (1088-BắcÝ); Paris (1215), Oxford (Anh- 1167); Viện đại học Cambridge (Anh-1209) - Giáo dục đại học Phương Tây thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng, sự chi phối của các giáo lý, hệ tư tưởng của Nhà thờ (Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Đạo Tin Lành...). - Nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường đại học là đào tạo giới tinh hoa ở các lĩnh vực hành chính, luật, y... phục vụ nhu cầu cho Nhà nước và nhà thờ - Nội dung giảng dạy chủ yếu các kỹ năng cơ bản cho các nghề văn chương (ngữ pháp, tu từ, biện chứng). Sau này bổ sung thêm các lĩnh vực âm nhạc, số học, hình học, thiên văn..) hình thành hệ thống 7 môn nền tảng (liberal art) của học vấn đại học (General Education) Thời kỳ Khai sáng và Phục hưng (TK 16-17) với sự phát triển mạnh mẽ của các tư tưởng tự do, nghệ thuật và các cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học. - Các trường đại học dần dần thoát khỏi sự chi phối của Nhà thờ và Giáo hội. - Hình thành các trường phái nghệ thuật-kiến trúc nổi tiếng; các trường nghệ thuật-kiến trúc; các Đại học tổng hợp về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. - Các trường Đại học dần dần trở thành là các trung tâm khoa học, văn hóa- tri thức của xã hội. - Giáo dục đại học thời kỳ này do hạn chế về đối tượng và quy mô nên chủ yếu vẫn là nền giáo dục tinh hoa. Đào tạo chuyên gia, tầng lớp tri thức của xã hội - Các trường Đại học phương Tây trở thành các trung tâm phát triển các tư tưởng tự do- nhân văn, tinh thần duy lý; tự do học thuật, phương pháp khoa học, biện chứng... Hệ thống giáo dục đại học phương Tây phát triển mạnh trong giai đoạn thế kỷ 18-19 với các cuộc cách mạng kỹ thuật, công nghiệp.
  • 20. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 20 - Xuất hiện các loại hình đại học/cao đẳng kỹ thuật và công nghệ. Các trường cơ khí ở Anh; các trường kỹ thuật-công nghệ ở Đức và Pháp…). - Các trường đại học kiểu mới đã trở thành trung tâm đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ… cho các ngành sản xuất-dịch vụ, góp phần phát triển nhân lực kỹ thuật có trình độ cao cho các ngành kinh tế- xã hội đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp. - Thời kỳ này đã xuất hiện mô hình đại học nghiên cứu ở Đức, Scotland và Anh với vệc kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu; lý thuyết với ứng dụng, phát triển các khoa học ứng dụng và thực nghiệm. Với sự ra đời của trường đại học Beclin (1810) đã đánh dấu bước chuyển căn bản của mô hình giáo dục đại học Phương Tây từ khoa học thuần túy, tháp ngà khoa học .. sang khoa học ứng dụng cao cấp; phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến với nhiều ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và dịch vụ. - Mô hình trường Grande Ecole của Pháp với tính chuyên sâu cao, tuyển sinh chọn lọc chặt chẽ đã tạo ra những bước tiến lớn về chất lượng và trình độ đào tạo cao của mô hình đại học Châu âu thời hiện đại và có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Thời kỳ hậu công nghiệp và kinh tế trí thức (giữa thế kỷ 20 đến nay) Cùng với quá trình phát triển của khoa học-công nghệ và nền sản xuất hiện đại, những tiến bộ trong trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, nền giáo dục đại học phương Tây tiết tục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả đào tạo. Mô hình đại học Mỹ ra đời và phát triển trên cơ sở kế thừa các mô hình đại học Anh, đại học Châu Âu (Pháp- Đức) với các cơ sở nổi tiếng như đại học Harvard (1636); đại học Chicago; MIT... là những đại học hàng đầu trong top 20 trường đại học đẳng cấp quốc tế. - Đa dạng hóa và phát triển mạnh các đại học nghiên cứu (Reseach Universities) và phát triển mạng lưới cao đẳng cộng đồng (Communỉty College) ở các địa phương để đáp ứng nhu cầu phổ cập giáo dục đại học. - Phân tầng mạnh mẽ chất lượng đào tạo đại học ở các loại hình trường Đại học, hình thành một phổ chất lượng đào tạo đại học theo sứ mạng và mục tiêu của các loại hình trường đại học. - Đại chúng hóa giáo dục đại học. Gắn bó chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo đại học. Giáo dục đại học trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao cấp với một thị trường lớn nhiều tỷ USD/năm.
  • 21. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 21 - Trường Đại học trở thành trung tâm sản xuất, phát triển, truyền bá và ứng dụng và dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển các giá trị văn hóa-xã hội và công đồng. 2.1.2. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam Giáo dục là một phần quan trọng của xã hội Việt Nam. Sự nghiệp đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và mỗi gia đình. Trong một thời gian dài nhà nước coi giáo dục là phương tiện góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức được thực tế là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào kiến thức và công nghệ khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới nên một nguồn lực đáng kể đã và đang được đầu tư vào giáo dục. Trong giai đoạn 1993- 2000, chi phí của nhà nước vào lĩnh vực này tăng 13,4%/năm. Trong những năm gần đây đầu tư cho giáo dục chiếm 15% ngân sách nhà nước. Các trường đại học, cao đẳng ở nước ta được thành lập từ rất sớm, vào những năm 1950 khi nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam non trẻ ra đời ở miền Bắc. Trong lịch sử 50 phát triển nền giáo dục trải qua nhiều đổi thay to lớn cùng với những sự đổi thay và phát triển kinh tế nước nhà. Giống như các nước khác trên thế giới sứ mạng chính yếu của giáo dục đại học – cao đẳng Việt Nam ở tất cả các giai đoạn phát triển là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Mục tiêu của giáo dục thay đổi dựa vào chính sách phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ đặt ra cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thời kỳ 1960-1980 nước ta theo đuổi nền kinh tế tập trung, bao cấp. Trong thời kỳ đó hệ thống giáo dục được quản lý, điều hành theo cơ chế bao cấp, mệnh lệnh từ trên xuống với hệ thống các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành và sự liên kết lỏng lẻo giữa đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học được thành lập ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành ở từng lĩnh vực của nền kinh tế với sứ mạng cung cấp đủ nguồn lao động có kỹ năng cho từng lĩnh vực kinh tế. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được phân công công tác ở các tổ chức và cơ quan do nhà nước quản lý. Về mặt lý thuyết, giáo dục đại học thời kỳ này được tổ chức theo nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục đại học của Liên Xô cũ. Trên thực tế, do thiếu nguồn lực cho đào tạo và do hoàn cảnh của thời kỳ
  • 22. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 22 chiến tranh chống Mỹ nền giáo dục đã không được đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt là thời kỳ hậu chiến tranh. Mặt khác, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đã không tạo ra động lực đủ để khuyến khích sự năng động, sáng tạo của đội ngũ thầy, trò và quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo. Kết quả là giáo dục đại học chưa phát triển tương ứng với những đòi hỏi của nền kinh tế. Thời kỳ 1980 – 1990 thực hiện chính sách “đổi mới” giáo dục của Chính phủ đã mang lại hơi thở mới cho phát triển kinh tế. Theo đuổi một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách tư nhân hóa trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó có giáo dục. Chính sách này đã mang lại những thành tựu phát triển kinh tế đáng kể cho đất nước thông qua chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong nhiều năm liên tục. Nền kinh tế dựa vào sở hữu nhà nước được thay thế dần bằng một nền kinh tế nhiều thành phần. Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho thị trường lao động trở nên đa dạng với sự gia tăng nhu cầu đối với lao động có kỹ năng. Chính phủ đặt mục tiêu cho giáo dục đại học trong thời kỳ này là tăng quy mô và thay đổi nội dung đào tạo để nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của thị trường lao động. Thay đổi cốt yếu trong chính sách giáo dục để đạt được mục tiêu nói trên là phát triển hệ thống các trường ngoài công lập tồn tại song song với các trường công lập. Các trường đại học ngoài công lập bao gồm các trường bán công, dân lập, tư lập, các trường liên kết với nước ngoài và các trường sở hữu hoàn toàn của nước ngoài. Hệ thống các trường đại học công lập bao gồm các trường do trung ương quản lý, các trường đại học do chính quyền địa phương quản lý, và các trường do các tổ chức xã hội quản lý. Xã hội hóa giáo dục làm gia tăng nhanh số lượng các trường đại học, cao đẳng: từ 120 trường vào năm 1990 lên 157 trường vào năm 1998. Các nghị định và nghị quyết mới được ban hành thúc đẩy mở rộng khu vực tư nhân. Các trường đại học công lập được phép thu thêm học phí, trong khi đó các trường thuộc khối ngoài công lập trang trải mọi chi phí từ học phí của sinh viên và được quyền tự chủ nhiều hơn các trường công lập. Điều này tạo nên văn hóa chia sẻ/chi trả chi phí đào tạo sau một thời gian dài giáo dục được nhà nước bao cấp hoàn toàn. Có sự thay đổi về chất trong hệ thống giáo dục đại học khi đại học công lập không còn là phương tiện duy nhất để sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm ở khu vực công lập, mà còn cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho khu vực tư nhân.
  • 23. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 23 Giai đoạn 2000-2019 nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định và trở thành thành viên của WTO nền kinh tế Việt Nam thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài và hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Thị trường lao động được mở rộng và đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực được đào tạo. Điều đó làm gia tăng sức ép lên giáo dục đại học và dạy nghề trong việc cung ứng đủ nguồn lực có kỹ năng cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Giáo dục đại học nhờ đó tiếp tục tăng trưởng về quy mô đào tạo ở cả hai khu vực: công lập và ngoài công lập. Đầu tư vào giáo dục đại học từ ngân sách nhà nước và từ khu vực ngoài công lập ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bộ GD&ĐT) năm học 2001-2002 (Bành Tiến Long, 2007) cả nước có 77 trường đại học và 114 trường cao đẳng, nhưng đến năm học 2005-2006 số trường đại học tăng lên 148 và cao đẳng là 163. Số lượng sinh viên vào trường tăng đáng kể, từ 0,62 triệu sinh viên ở năm học 1992-1993 lên tới 1 triệu sinh viên năm học 2001-2002 và 1,38 triệu vào năm học 2005-2006. Báo cáo mới nhất của Bộ GD&ĐT về “Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học …” cho thấy năm 1997 cả nước mới chỉ có 15 trường đại học ngoài công lập, nhưng đến năm 2019 số trường đại học và cao đẳng ngoài công lập lên tới 81 trường. Mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng phần nào nhu cầu học tập của xã hội và nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nước, nhưng hạn chế chính là ở khâu quản lý yếu kém, vì thế chất lượng đào tạo thấp như được Bộ GD&ĐT đề cập trong báo cáo mới nhất vào tháng 10/2018. Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học cũng được tiến hành. Có 3 loại trường đại học, đó là đại học chuyên ngành, đại học đa ngành và đại học mở. Đại học chuyên ngành chú trọng vào một lĩnh vực chuyên ngành, trong khi đó đại học đa ngành được thành lập do các trường đại học đơn ngành nhập lại. Các trường đại học mở được phép mở ra nhiều chuyên ngành để làm phong phú thêm tri thức hơn là phát triển chuyên môn. Chất lượng thấp của đại học mở luôn là vấn để tranh cãi trong xã hội. Trên thực tế, đổi mới giáo dục đại học không xảy ra ở tất cả các khía cạnh của hệ thống, đặc biệt là về nội dung và phương pháp đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng không đề cập đến thông tin từ thị trường lao động và trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt và chủ yếu cung cấp kiến thức cho người học. Bộ GD&ĐT quản lý hệ thống chương trình khung. Hệ thống chương trình khung trong một thời gian dài thay đổi rất ít bất kể những đổi thay to lớn xảy ra đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các cơ sở đào tạo đại học được phép xây dựng chương trình đào tạo bằng cách bổ sung một phần nhỏ các kiến thức chuyên ngành vào chương trình khung do bộ GD&ĐT quản lý cho phù hợp với ngành đào
  • 24. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 24 tạo mà cơ sở đào tạo cung cấp. Thị trường lao động không có tiếng nói nào trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo. 2.2. Các định nghĩa 2.2.1. Các định nghĩa giáo dục học về phạm trù “giáo dục đại học” Theo Luật giáo dục đại học (2012): Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (GDĐH), gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Theo điều 7 Luật giáo dục đại học (2012), cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: a) Trường cao đẳng; b) Trường đại học, học viện; c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình: a) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; c) Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; d) Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Ta cần hiểu, giáo dục đại học theo nghĩa rộng là đào tạo sau phổ thông, bao gồm nhiều lộ trình dài, ngắn, với mục tiêu, phương thức đào tạo khác nhau. Hiểu theo nghĩa hẹp, với truyền thống hàn lâm thì đại học là những trường đại học nghiên cứu với bậc học chủ yếu là cao học và tiến sĩ hay ít nhất, bắt buộc bao gồm đào tạo sau đại học. Đặc tính chung nhất của giáo dục đại học là nơi những người trí thức góp phần phát triển những thế hệ trí thức mới.
  • 25. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 25 Người học trong tương lai quyết định lựa chọn việc nghiên cứu chuyên sâu hay phục vụ các ngành nghề trong xã hội, dù trong lĩnh vực học thuật hay ngành nghề đào tạo nào, giáo dục đại học chịu trách nhiệm quan trọng trong việc tạo những điều kiện tốt nhất có thể, những phương thức sáng tạo và hiệu quả nhất có thể để phát huy năng lực tư duy và ý thức trách nhiệm của người dạy, người học và cả những người đang quản lý đại học hay đang xa gần có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đại học cũng không thể tách rời bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nơi mình hoạt động. Do đó, đại học thuộc đầu tư bản địa hay vốn nước ngoài đều cần xét đến bối cảnh ở địa phương, quốc gia của mình để có phần thích ứng và có phần tác động ngược lại, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. 2.2.2. Các định nghĩa kinh tế ứng dụng về phạm trù “phát triển nghề nghiệp” Có khá nhiều diễn đạt về khái niệm “Phát triển nghề nghiệp”. Theo Đạo luật TESDA 1994 của Phippines: “Phát triển nghề nghiệp là một thuật ngữ mô tả nhiều kinh nghiệm đào tạo, thực hành công việc, các mối quan hệ cố vấn giúp nhân viên tiến bộ trong nghề nghiệp của mình”. Theo Luật Khuyến khích phát triển kỹ năng nghề nghiệp Thái Lan: “Phát triển nghề nghiệp là một hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng”. Xét trong khía cạnh khác, Theo Luật Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động Hàn Quốc: “Phát triển nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội”. Bên cạnh đó Theo Từ điển Giáo dục học, “Phát triển nghề nghiệp là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định”. Diễn giải khái niệm nghề có thể phát sinh danh mục rất dài, nhưng nhìn chung, phát triển nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và
  • 26. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 26 hủy bỏ. Ví dụ, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời… Bên cạnh đó, rất nhiều nghề đã có thời kỳ gần như không thể thiếu trong đời sống xã hội trước đây nay đã mất đi, từ những nghề hoàn toàn thủ công, lao động chân tay (như nghề đóng cối xay lúa tồn tại hàng vài thế kỷ, nhưng khi máy xay sát được đưa vào hoạt động thì nghề này không còn nữa) hoặc sử dụng công nghệ ở trình độ thấp (như nghề trực tổng đài điện thoại tại các cơ quan để nối đến các máy lẻ đã mất đi nhiều năm nay khi công nghệ viễn thông phát triển) Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới phát triển nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng- đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân công lao động xã hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũng thay đổi theo. Và dưới góc độ đào tạo, phát triển nghề nghiệp là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm nghề nghiệp và các phẩm chất khác Muốn phát triển nghề nghiệp thì ít nhất cũng phải trải qua đào tạo, cho dù là đào tạo dài hạn, bài bản; hoặc hướng dẫn kèm cặp. Xuất phát từ quan niệm như vậy, có tác giả phân loại nghề thành hai nhóm là nghề qua đào tạo và nghề xã hội. Phát triển nghề nghiệp là nghề mà muốn nắm vững nó, con người phải có trình độ văn hóa
  • 27. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 27 nhất định, được đào tạo hệ thống, bằng nhiều hình thức và được nhận bằng hoặc chứng chỉ. Các nghề được đào tạo được phân biệt với nhau qua các yêu cầu về nội dung chương trình, mức độ chuyên môn và thời gian cần thiết để đào tạo. Phát triển nghề xã hội là làm lớn mạnh nghề được hình thành một cách tự phát theo nhu cầu của đời sống xã hội, thường được đào tạo với các chương trình đào tạo ngắn hạn, cũng có thể thực hiện thông qua hướng dẫn, kèm cặp hoặc truyền nghề. Trong hệ thống nghề đào tạo có hai dạng: đào tạo lao động kỹ thuật hệ thực hành và đào tạo lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm. Lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm bao gồm chủ yếu là lao động qua đào tạo ở cấp trình độ đại học, sau đại học, đào tạo thuộc hệ đào tạo nặng hơn về kiến thức hàn lâm, kiến thức lý thuyết và làm các công việc như: nghiên cứu khoa học, phân tích – thống kê kinh tế, giảng viên các trường đại học (không bao gồm các giảng viên kỹ thuật hệ thực hành), nhà quản lý, chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau… Lao động kỹ thuật hệ thực hành là lao động đã được đào tạo qua các cấp trình độ nghề kỹ thuật (dạy nghề), trung cấp kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật thực hành, đại học kỹ thuật thực hành, sau đại học kỹ thuật thực hành. Hệ thống đào tạo này thực hiện việc đào tạo các chuyên ngành về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ nhưng đào tạo nặng hơn về thực hành. Lao động này làm các công việc như: kỹ sư công nghệ, kỹ sư kinh tế, kỹ thuật viên, kỹ sư chỉ đạo sản xuất, công nhân kỹ thuật,… Như vậy có rất nhiều nghề cần phát triển trong xã hội, trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu phát triển nghề nghiệp trong hệ thống nghề được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của địa phương bao gồm công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy tại các trường, lớp dạy nghề; nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề cho người lao động.
  • 28. 28 2.3. Các định nghĩa cụ thể 2.3.1. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù “giáo dục học đại học” Theo Luật Giáo Dục Đại học Việt Nam do Quốc Hội ban Hành (2001) 1. Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học. 2. Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học. 3. Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo. 4. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo. 5. Liên thông trong giáo dục đại học là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác. 6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo. 7. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ. 8. Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
  • 29. 29 2.3.2. Các định nghĩa chi tiết liên quan phạm trù “phát triển nghề nghiệp” 2.3.2.1 Đào tạo nghề nghiệp Khái niệm đào tạo thường gắn với giáo dục, nhưng hai phạm trù vẫn có một số sự khác nhau tương đối. Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng và kỹ sảo…) và phẩm chất (niềm tin, tư cách, đạo đức…) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ nhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Hay nói cách khác, giáo dục còn là quá trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng cao các năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện hơn, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người đương đại. Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo được hiểu là việc: làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”. Thứ hai, “Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định”8 . Thứ ba, từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái niệm tương đối đầy đủ là: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”. Hay nói cách khác, đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Giáo dục và đào tạo đều có điểm chung là đều hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng để phát triển năng lực của người lao động. Tuy nhiên, trong giáo dục nhằm vào những năng lực rộng lớn còn đào tạo lại nhằm vào những năng lực cụ thể để người lao động đảm nhận công việc xác định, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... Luật dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 đưa ra khái niệm như sau: “Dạy (đào tạo) nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Luật cũng quy định có ba cấp
  • 30. 30 trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và về hình thức dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. 2.3.2.2. Chất lượng đào tạo nghề nghiệp Chất lượng đào tạo nghề được sự quan tâm của chính cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động, của người học và gia đình người học, của cả xã hội. Có một loạt lý do đứng đằng sau sự quan tâm này, đó là tất cả các cơ sở đào tạo có trách nhiệm muốn đào tạo sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu về chất lượng của xã hội và doanh nghiệp; Các cơ sở đào tạo đều mong muốn cung cấp sản phẩm đào tạo mà xã hội cần và tự hào về các sinh viên tốt nghiệp; Thị trường lao động kỳ vọng nhà trường cung cấp cho họ những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ thích hợp với công việc; Việc quốc tế hóa nghề nghiệp và thế giới ngày càng xích lại gần nhau sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn trước đó. Một cơ sở đào tạo trong nước không chỉ cạnh tranh với các cơ sở trong nước mà còn cạnh tranh với các nước khác, với khu vực khác; mà cạnh tranh trước hết là chất lượng. Không có chất lượng, cơ sở sẽ không thu hút được người học, sớm muộn cũng sẽ phải đóng cửa; Có một nhu cầu tự nhiên là “bảo vệ người tiêu dùng”. Các sinh viên và phụ huynh đã tốn kém rất nhiều chi phí cho việc học của họ và con cái họ, vì vậy họ phải có quyền nhận được một chương trình đào tạo có chất lượng. Định nghĩa khái niệm “chất lượng đào tạo” là việc làm thiết thực nhằm giúp các cơ sở đào tạo thiết lập các chuẩn mực chất lượng và đề xuất các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng của nhà trường. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, khái niệm chất lượng đào tạo cần phải được xác định một cách toàn diện với cách tiếp cận mới, đó là tiếp cận thông qua khách hàng. Trước hết, có thể thấy chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật.
  • 31. 31 Tiêu chuẩn ISO 9000 (năm 2000) định nghĩa: “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm”. Các cách hiểu này cho thấy, chất lượng là một phạm trù khá trừu tượng, khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác so với người kia. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, người ta vẫn cần đi đến một số khía cạnh có thể đo lường được, biểu hiện được chất lượng. Chất lượng là một khái niệm quá quen, tuy nhiên khái niệm chất lượng nói chung, chất lượng đào tạo nghề nói riêng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Nguyên nhân bắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với sự trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Ví dụ, đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Còn đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, năng lực và kiến thức của sinh viên khi ra trường... Do vậy không thể nói đến chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất lượng cần được xác định kèm theo mục tiêu hay ý nghĩa của nó. Chất lượng đào tạo nghề được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước. Harvey L. và Knight PT đề cập đến năm khía cạnh chất lượng đào tạo và đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công nhận và phát triển: - Chất lượng là được hiểu ngầm là chuẩn mực cao, sự vượt trội (hay sự xuất sắc); - Chất lượng là sự hoàn hảo trong quá trình thực hiện (kết quả hoàn thiện, không có sai sót); - Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch của trường - Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư); - Chất lượng là một quy trình liên tục cho phép “khách hàng” (tức sinh viên) đánh giá sự hài lòng của họ. - Như vậy, chất lượng đào tạo nghề được xem như chất lượng của quá trình đào tạo, nó được thể hiện ở kết quả đem lại “giá trị gia tăng” (sự vượt trội sau quá trình đào tạo) của học sinh, sinh viên như khối lượng, nội dung, trình độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư
  • 32. 32 duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo; thể hiện ở sự hoàn hảo trong thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở; thể hiện mức độ xứng đáng với sự đầu tư của học sinh, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội; và thể hiện ở sự hài lòng của sinh viên khi theo học chương trình. 2.3.2.3. Tiêu chí đo chất lượng đào tạo Chất lượng không thể tự nhiên có mà là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Luận văn này quan niệm “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định” Vậy những yếu tố nào có thể đo được chất lượng của quá trình đào tạo? Khó có thể đo lường trực tiếp chất lượng đào tạo và thường người ta đo bằng các tiêu chí gián tiếp. Với quan niệm về chất lượng đào tạo nghề như trên, có thể đo chất lượng thông qua các tiêu chí sau đây Tiêu chí 1: Sự vượt trội về kiến thức, kỹ nằng hay “giá trị gia tăng” mà sinh viên nhận được sau quá trình trình đào tạo Khi đề cập đến “sự vượt trội”, “giá trị gia tăng” của sinh viên học nghề cần có những kiểm chứng kết quả học tập và so sánh với người chưa học nghề. Trong quá trình học nghề, người học được đánh giá kết quả thông qua điểm của bài kiểm tra, bao gồm kiểm tra lý thuyết và thực hành. Kết thúc khóa đào tạo, người học trải qua kỳ thi tốt nghiệp. Tùy ngành học, nghề học, bài kiểm tra có thể có hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm hoặc thực hành nghề. Tùy thuộc vào giá trị tích lũy về kiến thức và kỹ năng đạt được và biểu hiện qua kết quả kiểm tra và thi, người tốt nghiệp được xếp loại giỏi, khá, trung bình. Kết quả đánh giá này mới chỉ một phía của cơ sở đào tạo. Chất lượng này được kiểm chứng thông qua quá trình sử dụng. Chính người sử dụng lao động sẽ bổ sung và có tiếng nói cuối cùng về chất lượng sinh viên được đào tạo, xác nhận “giá trị gia tăng” nhận được của người học, đánh giá “sự vượt trội” của sinh viên sau học nghề với lao động phổ thông. Để đo “sự vượt trội”, có thể thực hiện bằng cách so sánh kiến thức, kỹ năng trước khi học nghề với kiến thức kỹ năng mà một người học nghề đã tốt nghiệp. Cần nhắc lại một lần nữa, kết quả của phép đo này có thể do cơ sở đào tạo tự đo thông qua kiểm tra, đánh giá, hoặc do người sử dụng lao động đo thông qua so sánh phẩm chất, kỹ năng của một người lao động qua đào tạo với một lao động phổ thông mà họ sử dụng. Vậy những nhân tố nào sẽ đóng góp vào “sự vượt trội”, “giá trị gia tăng” của sinh viên học nghề? Có thể thấy đó chính là: