SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
VÕ THỊ THU TRANG
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
VÕ THỊ THU TRANG
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
*****
Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu do
chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng
Các số liệu trong luận văn này được thu thập và sử dụng hoàn toàn trung thực.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ
luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác trước đây.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học của luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Người cam đoan
Võ Thị Thu Trang
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu...............................................................................................3
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu................................................................................4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4
3.2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5
6. Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu...............................................................................5
6.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................5
6.2. Ý nghĩa nghiên cứu .........................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài......................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...7
1.1. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước............................................................ 7
1.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước ....................9
1.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tại các Kho bạc Nhà nước ...........................................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN
2016 - 2018 ……………………………………………………………...……......21
2.1. Sơ lược về Đồng Tháp Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp................................21
iv
2.2. Tổ chức hoạt động hổ trợ kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
Đồng Tháp...................................................................................................................23
2.3. Các hình thức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực hiện tại
Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp...................................................................................24
2.4. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 .............................................................27
2.5. Đánh giá chung kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp............................................................................49
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP..........58
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.................................................................................58
3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp...................................................................................61
KẾT LUẬN................................................................................................................ 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa Tiếng Việt Ý nghĩa Tiếng Anh
ATM Hệ thống máy giao dịch tự
động
Asynchronous Transfer Mode
ĐVSDNS Đơn vị sử dụng ngân sách
ISO Hệ thống quản lý chất lượng International Organization for
Standardization
KBNN Kho bạc Nhà nước
KSC Kiểm soát chi
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách nhà nước
TABMIS Hệ thống thông tin quản lý
ngân sách và Kho bạc.
Treasury And Budget
Management Information System
UBND Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Tên Nội dung Trang
Bảng 2.1
Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 -
2018 (Theo lĩnh vực chi)
34
Bảng 2.2
Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 -
2018 (Theo cấp ngân sách)
36
Bảng 2.3
Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN địa phương giai
đoạn 2016 - 2018
37
Bảng 2.4
Tỷ trọng trợ cấp cân đối NSNN địa phương giai đoạn
2016 - 2018
38
Bảng 2.5
Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 -
2018 (Theo hình thức cấp phát ngân sách)
40
Bảng 2.6
Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 -
2018 (Theo nhóm mục chi)
41
Bảng 2.7
Kết quả từ chối thanh toán trong kiểm soát chi NSNN tại
KBNN Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
45
Bảng 2.8
Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
46
Bảng 2.9
Tỷ lệ tạm ứng chi NSNN thường xuyên giai đoạn 2016 -
2018
48
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên Nội dung Trang
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Đồng Tháp 21
Hình 2.2 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN 29
viii
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi ngân sách Nhà nước (NSNN) được Đảng và Nhà nước ta coi là một công
cụ chủ yếu điều tiết nền kinh tế, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là chi thường xuyên và
nó có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
toàn an ninh - quốc phòng, góp phần thiết thực trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển của đất nước.
Nền kinh tế nước ta hiện nay nguồn thu NSNN ngày càng hạn hẹp dần, tình
hình bội chi NSNN còn diễn ra vì thế công tác kiểm soát các khoản chi NSNN chặt
chẽ nhằm đảm bảo các khoản chi này sử dụng được đúng mục đích, đảm bảo hiệu
quả và tiết kiệm cho NSNN sẽ mang lại ý nghĩa thật sự quan trọng. Để nâng cao
hiệu quả trong quản lý chi ngân sách, đảm bảo chi một cách tiết kiệm không lãng
phí cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, một trong những biện pháp quan trọng là
tăng cường kiểm soát chi (KSC) NSNN qua Kho bạc Nhà nước (KBNN).
Với vai trò quản lý quỹ NSNN, thực hiện công tác KSC ngân sách ngành
KBNN đã khẳng định vị trí và chức năng của mình có nhiều đóng góp quan trọng
và ngày càng quản lý chặt chẽ quỹ NSNN, trong KSC ngân sách phát hiện, ngăn
chặn và từ chối nhiều khoản chi chưa đúng chế độ, chưa đúng tiêu chuẩn, chưa
đúng định mức,….Trong những năm gần đây công tác quản lý quỹ NSNN đã xuất
hiện nhiều vấn đề làm thất thoát nguồn NSNN đòi hỏi ngành KBNN phải quan tâm
và có giải pháp thực hiện ngay và để ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong KSC ngân
sách, cụ thể là đã có các vụ việc xảy ra do đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS)
chủ yếu là cá nhân Kế toán đơn vị hoặc Chủ tài khoản ĐVSDNS đã cố tình làm giả
hồ sơ chứng từ, nâng khống số liệu trong thanh toán chi trả lương, cố tình ký giả
chữ ký của Chủ tài khoản đơn vị rồi mang chứng từ cho KBNN thanh toán, chi trả
các khoản chi phí với mục đích chiếm đoạt tiền NSNN.
Một số các vụ việc do cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan kiểm tra, thanh tra có
thẩm quyền điều tra, thanh tra phát hiện, một số vụ việc được phát hiện thông qua
công tác kiểm tra nội bộ của KBNN. Nhiều vụ việc được đăng tải công khai trên các
2
phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến uy tín của ngành KBNN.
Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Quy trình KSC ngân sách tại KBNN còn có
khâu lõng lẽo chưa phân định rõ trách nhiệm KBNN và ĐVSDNS tới đâu trong
từng khâu kiểm soát chứng từ, mẫu biểu nên còn kẻ hở dễ tạo điều kiện cho các
ĐVSDNS chiếm dụng NSNN, ví dụ như: Chi lương khi có phát sinh tăng giảm đơn
vị sẽ gửi lại Danh sách cho KBNN nhưng vì cố tình đơn vị không gửi KBNN mà
hàng tháng tự động kê khống hệ số lương hoặc cán bộ thụ hưởng thì KBNN KSC
không thể phát hiện được, Mẫu danh sách chi cho cá nhân do ĐVSDNS tự lập và ký
tên không có ký xác nhận sau KSC của KBNN và mẫu biểu do mỗi ĐVSDNS tự tạo
không có mẫu thống nhất; (2) Nguồn nhân lực KSC của KBNN chưa đạt về số
lượng, năng lực và tư duy chưa nhạy bén trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện quy
trình KSC chưa nghiêm; (3) Các ĐVSDNS chưa nghiêm túc tuân thủ quy trình và
thường cố tình lách luật, ví dụ như trong quy định mua sắm phải có đấu thầu thì
ĐVSDNS cố tình xé nhỏ giá trị khi thanh toán và đơn vị tự chỉ định thầu; (4) Chủ
tài khoản ĐVSDNS chưa nắm quy định quản lý về NSNN nên còn tạm ứng kinh phí
nhiều dẫn đến việc vi phạm chế độ chi tiêu NSNN không dùng tiền mặt từ đó dễ có
điều kiện cho kế toán đơn vị lợi dung bảng kê trong thanh toán để kê khống thanh
toán nhiều lần cho một khoản chi NSNN; (5) Công nghệ thông tin áp dụng trong
kiểm tra tác nghiệp còn chưa đáp ứng kịp thời công nghệ hiện đại; (6) Các cơ quan
thẩm quyền trong khâu giao dự toán chưa chấp hành nghiêm quy định trong phân
khai dự toán công tác kiểm tra duyệt quyết toán chưa chặt chẽ; …các lý do trên đã
diễn ra tại một số đơn vị KBNN nên công tác KSC thường xuyên tại KBNN hiện
nay còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả đã dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát
NSNN và chưa thể đáp ứng yêu cầu tiết kiệm trong quản lý chi tiêu NSNN.
Để đề phòng và hạn chế sai sót, thất thoát nguồn NSNN tại địa phương và từ
những nhận định thực tế trong công tác, tôi chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát
chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” làm
luận văn nghiên cứu Thạc sĩ.
3
2. Tổng quan nghiên cứu
Các đề tài, các nghiên cứu đã thực hiện về kiểm soát chi NSNN trong nước
(1) Đỗ Thị Thu Trang (2012), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa, luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Đà
Nẵng”.
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác KSC thường xuyên ngân sách qua
KBNN Khánh Hòa và yêu cầu đổi mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian
tới nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên ngân sách qua
KBNN Khánh Hòa, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành
NSNN, phù hợp với quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và
thông lệ quốc tế.
Các giải pháp mà tác giả đã kiến nghị đề xuất: hoàn thiện chỉnh sửa quy trình
KSC “một cửa” qua KBNN Khánh Hòa theo hướng KSC thường xuyên theo mức
độ rủi ro; Vận hành cơ chế KSC trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý
ngân sách và Kho bạc Nhà nước (TABMIS); KSC thường xuyên tài khoản tiền gửi
của các đơn vị dự toán; Hoàn thiện các hình thức cấp phát NSNN qua KBNN.
(2) Nguyễn Thị Hồng (2015), “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên ngân
sách qua KBNN nước huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội”. Đề tài nêu tổng
quan về chi thường xuyên ngân sách qua KBNN, từ những lý luận đó tác giả đã
đánh giá được thực trạng KSC thường xuyên tại KBNN huyện Thạch Thất - Thành
phố Hà Nội.
Một số giải pháp đề ra bao gồm: nâng cao về chất lượng của đội ngũ cán bộ tại
KBNN huyện; Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của KBNN; Hoàn thiện
quy trình KSC thường xuyên một cửa; Tăng cường KSC NSNN theo dự toán; Đồng
bộ, thanh toán chuyển khoản triệt để; Tăng cường phối hợp trong quản lý NSNN
giữa các cơ quan, đơn vị.
(3) Nguyễn Quang Hưng, (2015). “Đổi mới KSC ngân sách thường xuyên của
chính quyền địa phương các cấp qua KBNN, Luận án Tiến sỹ kinh tế, thuộc Học
viện Hành chính”. NCS Nguyễn Quang Hưng đã phân tích làm rõ thêm những vấn
4
đề lý luận về: Chi thường xuyên ngân sách của các cấp chính quyền địa phương qua
KBNN; Luận án đã đi sâu phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến công tác KSC
thường xuyên của chính quyền địa phương từ đó đưa ra được một số giải pháp và
kiến nghị về quy trình, về chế độ chi tiêu NSNN và ý thức của ĐVSDNS trong chấp
hành về quản lý tài chính.
Các giải pháp đề xuất: đổi mới tổ chức KSC ngân sách thường xuyên; Đổi mới
quy trình thực hiện KSC ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các
cấp qua KBNN; Hoàn thiện bộ công cụ sử dụng trong KSC thường xuyên ngân sách
của chính quyền địa phương các cấp; Đổi mới cơ chế KSC thường xuyên ngân sách;
Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức KSC thường xuyên ngân sách;
KSC thường xuyên ngân sách theo phương thức quản lý NSNN chương trình,
NSNN dự án, trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
(4) Nguyễn Phương Anh, (2016). “Nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên
ngân sách tại KBNN Long An, luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An”, tác giả đã định hướng KSC hiện đại, hiệu quả, an toàn, thuận tiện
theo mô hình điện tử hướng tới phục vụ khách hàng và đáp ứng cao nhất sự hài lòng
của khách hàng.
Các giải pháp đề xuất: đổi mới và hoàn thiện lại quy trình lập và phân bổ dự
toán chi NSNN; Hoàn thiện thể chế liên quan đến KSC; Thay đổi hình thức cấp
phát NSNN; Nâng cao hơn nữa ý thức của ĐVSDNS trong chấp hành quy định và
trong chi NSNN.
Các đề tài trên đã nghiên cứu đến hoạt động KSC thường xuyên ngân sách tập
trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến KSC thường xuyên và những giải pháp nhưng
chưa phù hợp với điều kiện KSC thực tế và tình hình KSC tại KBNN Đồng Tháp.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng
Tháp giai đoạn từ năm 2016 – 2018 nhằm đánh giá kết quả tìm ra các hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó.
5
- Từ thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách trên tác giả kiến nghị
các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Đồng Tháp.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng
Tháp trong thời gian qua diễn biến ra sao? Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế?
- Các giải pháp chủ yếu tiến hành để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN Đồng Tháp?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác giả thu thập số liệu thực tế và phân tích quy trình
kiểm soát chi thường xuyên và các tiêu chí đánh giá kiểm soát chi thường xuyên
nhằm mục đích tăng cường hiệu quả tiết kiệm NSNN cải cách nền tài chính công.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực tế tình hình chi thường xuyên ngân sách
tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2016 đến 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Từ số liệu và tình hình thực tế chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng
Tháp tác giả dùng phương pháp định tính để nghiên cứu: thống kê mô tả, tổng hợp
phân tích, so sánh tỷ lệ, số liệu minh họa và đưa ra căn cứ nhận xét, đánh giá đề
xuất các giải pháp hoàn thiện hơn.
6. Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách, ý nghĩa, vai
trò, quy trình,... kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua KBNN, đưa ra thực
trạng còn vướng trong kiểm soát chi tại một số KBNN tỉnh trong hệ thống KBNN
từ đó làm cơ sở để nghiên cứu đánh giá về hiện thực kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách tại KBNN Đồng Tháp.
6.2. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài phân tích và đánh giá khách quan về thực trạng kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2016 - 2018 làm căn cứ
6
cho việc khắc phục ngay các tồn tại và đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường
kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp.
7. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng
Tháp giai đoạn từ năm 2016 - 2018.
Chương 3: Giải pháp đề xuất để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Đồng Tháp.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN QUA KBNN
1.1. Chi thường xuyên NSNN
* Khái niệm:
“Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi NSNN của Nhà nước nhằm để bảo
đảm hoạt động bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã
hội, để bảo đảm quốc phòng - an ninh và hổ trợ hoạt động của các tổ chức khác và
thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội” -
(nguồn: Luật NSNN năm 2015).
* Vai trò và đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách
Chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi
thường xuyên sẽ giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường và thực
hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên sẽ rất quan trọng trong việc phân
phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải
quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu
quả sẽ làm tăng tích lũy vốn NSNN dùng cho chi cho đầu tư phát triển nhằm thúc
đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành
của nhà nước.
Nguồn lực tài chính dùng để trang trải cho các khoản chi thường xuyên được
phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các
năm trong kỳ kế hoạch.
Việc Nhà nước sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu để chi cho con người,
sự việc vì thế nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của một quốc gia.
Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi
cho đầu tư phát triển, hiệu quả đó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể
8
hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất
nước.
* Phân loại chi thường xuyên ngân sách
Thứ nhất, “Chi thường xuyên ngân sách theo lĩnh vực gồm:
- Quốc phòng;
- An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hoá thông tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hỉnh, thông tấn;
- Sự nghiệp thể dục thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động kinh té;
- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính tri và các tổ
chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tồ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội
theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” - (nguồn: Luật NSNN năm
2015).
Thứ hai, Chi thường xuyên ngân sách theo tính chất có 4 nhóm:
- Nhóm chi thanh toán cá nhân gồm: chi tiền lương; phụ cấp lương; tiền
thưởng; phúc lợi tập thể; học bổng học sinh, sinh viên; chi lương hưu và trợ cấp bảo
hiểm xã hội; chi về công tác người có công với cách mạng; chi lương hưu và trợ cấp
bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
- Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng; thông tin
liên lạc; chi cho nghiệp vụ chuyên môn từng ngành; chi mua vật tư văn phòng; chi
cho hội nghị; chi tiền công tác phí; chi phí thuê mướn; sửa chữa thường xuyên.
9
- Nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ: chi sửa chữa lớn tài sản
cố định phục vụ cho công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua
sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn; chi mua tài sản vô hình.
- Nhóm chi thường xuyên khác: nhóm chi khác của mục lục NSNN và các
mục không thuộc 3 nhóm mục trên theo mục lục NSNN.
* Chu trình quản lý chi NSNN
Hoạt động NSNN có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại hình thành chu trình ngân sách.
Chu trình ngân sách bao gồm: lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN,
quyết toán chi NSNN.
Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ
hoạt động của 01 năm ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc
chuyển sang năm ngân sách mới.
1.2. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
1.2.1. Các khái niệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN
“Kiểm soát chi NSNN: là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định,
kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi NSNN
do các chủ thể thực hiện, dựa trên việc đối chiếu với các chính sách, chế độ định mức
chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức
phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn”-(nguồn: Luật NSNN năm 2015).
“Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN: là việc KBNN sử dụng các
công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi
thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó thực hiện đúng
đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theo những
nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước” - (nguồn: Luật
NSNN năm 2015).
“Cam kết chi thường xuyên: là việc các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, ban quản
lý dự án (gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách) cam kết sử dụng dự toán chi ngân
sách được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong
năm) để thanh toán cho hợp đồng có hiệu lực đã được ký giữa đơn vị với nhà cung
10
cấp. Giá trị của khoản cam kết chi, về nguyên tắc, bằng số kinh phí cần thiết để
thanh toán cho cấu phần hợp đồng thực hiện trong năm, nhưng không vượt quá dự
toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn phải thanh toán” - (nguồn: Thông tư
số 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính).
1.2.2. Vai trò của kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Thứ nhất, KSC thường xuyên NSNN là công cụ để thực hiện tiết kiệm, chống
lãng phí tập trung các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, chống các
biểu hiện chi tiêu lãng phí, nhằm góp phần kiềm chế lạm phát để ổn định tiền tệ và
lành mạnh hoá nền tài chính của quốc gia.
Thứ hai, hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN để phát hiện kịp thời
và ngăn ngừa đúng lúc những tiêu cực của các ĐVSDNS, đồng thời tìm ra những kẻ
hở trong quản lý NSNN để kiến nghị bổ sung, sửa đổi kịp thời làm cho cơ chế quản
lý NSNN, KSC ngân sách càng hoàn thiện và đảm bảo chặt hơn.
Thứ ba, KSC thường xuyên NSNN sẽ ngăn ngừa phát hiện kịp lúc các khoản
chi không đúng chế độ, còn lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu, nâng cao ý thức
chấp hành ngân sách của các cấp các ngành và các ĐVSDNS.
1.2.3. Ý nghĩa tầm quan trọng của kiểm soát chi NSNN
Giúp Nhà nước ngăn ngừa và loại bỏ các khoản NSNN chi tiêu sai chế độ quy
định, không đúng định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, bảo đảm nguồn vốn được sử dụng
của NSNN có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát.
KSC ngân sách đảm bảo việc xuất quỹ NSNN trong thanh toán chi NSNN cho
đối tượng đúng là chủ nợ của quốc gia và đúng là người cung cấp dịch vụ hàng hoá.
Nhằm chấn chỉnh việc sử dụng kinh phí ở các ĐVSDNS thực hiện theo đúng
quy định quản lý tài chính của Nhà nước đồng thời ngăn chặn hiện tượng tham ô,
lãng phí làm thất thoát nguồn tài sản của Nhà nước.
Tóm lại: thực hiện tốt công tác KSC ngân sách có ý nghĩa rất quan trọng trong
thực hành tiết kiệm để tập trung nguồn tài chính phát triển kinh tế - xã hội, chống
các biểu hiện tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu góp phần kiềm hãm lạm phát, ổn định
lại tiền tệ và làm lành mạnh hoá nền tài chính của quốc gia.
11
1.2.4. Sự cần thiết phải thực hiên kiểm soát chi NSNN
Do yêu cầu trong công cuộc đổi mới: về cơ chế quản lý NSNN đòi hỏi các khoản
chi của NSNN phải chi đúng mục đích, có tiết kiệm, có hiệu quả. Hiện nay trong điều
kiện khả năng nguồn thu NSNN còn hạn hẹp nhưng nhu cầu chi NSNN cho phát triển
kinh tế - xã hội càng tăng theo từng năm thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi
NSNN là mối quan tâm lớn của Nhà nước, các ngành và các cấp nhằm góp phần thực
hiện tốt công tác tiết kiệm chống lãng phí, kiềm chế giúp giảm lạm phát để ổn định tiền
tệ, làm lành mạnh hóa nền tài chính của quốc gia nhằm lập lại kỷ luật tài chính.
Song song với sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội thì các nghiệp vụ
chi NSNN cũng đa dạng và phức tạp hơn, trong khi đó cơ chế quản lý chi NSNN chưa
theo kịp biến động của hoạt động chi NSNN nên đã có một số cá nhân tìm cách lợi
dụng khai thác các kẻ hở của cơ chế nhằm trục lợi, tư túi, tham ô gây lãng phí tài sản
và công quỹ Nhà nước. Từ thực tế đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải kiểm tra, giám
sát quá trình sử dụng NSNN ngăn chặn tiêu cực.
Ý thức của các ĐVSDNS thì bao giờ cũng nghĩ phải sử dụng hết nguồn kinh phí
được giao mà không hề tìm hiểu chính xác việc chấp hành đúng đối tượng, mục đích
và nguồn dự toán được phân bổ, họ thường lập hồ sơ thanh toán các khoản không giao
trong dự toán, sai chế độ, định mức,...
Do tính chất đặc thù là các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực
tiếp cái mà họ phải hoàn trả lại cho Nhà nước là kết quả được giao, việc sử dụng các
chỉ tiêu định lượng để đo lường kết quả công việc gặp khó khăn, không toàn diện nên
cần thiết phải có một cơ quan chức năng thay mặt Nhà nước thực hiện kiểm soát các
khoản chi này nhằm đảm bảo việc chi trả NSNN là phù hợp với các nhiệm vụ đã giao.
Tóm lại, việc kiểm tra, kiểm soát và chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN (gọi
chung là KSC ngân sách) từ KBNN đến các đối tượng sử dụng NSNN là hết sức cần
thiết để đảm bảo yêu cầu kỷ luật, kỷ cương trong quản lý NSNN và sử dụng kinh phí
NSNN đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả thật sự.
1.2.5. Hiệu quả của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN:
Công cụ thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN được quy định gồm:
12
- Mục lục NSNN: nhận thức đúng tầm quan trọng của công cụ mục lục NSNN
trong công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và tổng hợp báo cáo quyết toán thu,
chi NSNN nói chung và KSC NSNN thường xuyên qua KBNN nói riêng, chính vì
vậy, yêu cầu hạch toán thu, chi NSNN theo đúng mục lục NSNN tại Việt Nam đã
được quy định luật hóa trong Luật NSNN.
- Dự toán được giao trong chi thường xuyên NSNN: làm cơ sở cho KBNN
căn cứ để kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành dự toán ngân sách thường xuyên
theo đúng quy định của pháp luật.
- Định mức, tiêu chuẩn sử dụng thường xuyên NSNN: KBNN căn cứ để kiểm
tra, giám sát quá trình chấp hành dự toán ngân sách của các ĐVSDNS thường
xuyên theo đúng quy định của pháp luật
- Hóa đơn, chứng từ của từng khoản chi tiêu NSNN: để quản lý NSNN, nhà
nước đã ban hành hệ thống các mẫu biểu hóa đơn, chứng từ, sử dụng thống nhất
trên toàn quốc. Mỗi loại hóa đơn, chứng từ đều được quy định cụ thể, được thiết kế
theo những tiêu thức riêng phục vụ công tác quản lý
- Hồ sơ thanh toán chi ngân sách thường xuyên: hợp đồng kinh tế mua sắm tài
sản công là một thủ tục cần thiết được KBNN sử dụng để KSC NSNN thường
xuyên theo thông lệ quốc tế
- Chứng từ giao dịch chi ngân sách thường xuyên với KBNN: được KBNN sử
dụng trong KSC NSNN qua KBNN. Các loại chứng từ này được Bộ Tài chính quy
định cụ thể về mẫu biểu, được thiết kế theo những tiêu thức riêng phục vụ công tác
quản lý NSNN, hình thức mẫu biểu phù hợp với tính chất của từng giao dịch và yêu
cầu kiểm soát của KBNN, nội dung chứng từ đáp ứng yêu cầu KSC NSNN.
- Phương tiện thanh toán là phương thức cấp phát chi ngân sách và hình thức
thanh toán.
Thông qua công cụ kiểm soát chi NSNN hiệu quả đạt được là:
- Đảm bảo kỷ luật tài chính - ngân sách của Nhà nước; Kiểm soát chặt chẽ hơn
bội chi NSNN và nợ công của Chính phủ; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội
theo hướng phát triển và kềm chế lạm phát cho NSNN; Đảm bảo về nhu cầu chi tiêu
13
công của Chính phủ; Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên NSNN chưa
đúng và chưa cần thiết; Đồng thời hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong quá
trình quản lý NSNN.
1.2.6. Những tiêu chí đánh giá kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Công tác KSC thường xuyên NSNN là hoạt động quản lý của nhà nước và kết
quả đầu ra của KSC là giải ngân được một khoản chi NSNN, những tiêu chí được
sử dụng để làm thước đo đánh giá cụ thể:
1.2.6.1. Số chi thường xuyên NSNN qua KBNN: số chi thường xuyên NSNN
qua KBNN cho ta thấy được quy mô của công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN đó. Tại đia phương cơ cấu trong chi thường xuyên NSNN được chia theo
nhiều loại: theo cấp NSNN, theo nội lĩnh vực chi NSNN và theo nhóm mục chi để
đánh giá được mức độ bố trí các nguồn lực sao cho phù hợp.
1.2.6.2. Số lượng hồ sơ đã được KBNN xử lý giải quyết trước thời hạn, đúng
thời hạn, quá thời hạn: công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN cần đảm
bảo tuyệt đối chính xác an toàn về số liệu trong chi trả, thanh toán, hạn chế tối đa
sai sót xảy ra và tránh phát sinh tình trạng ĐVSDNS lợi dụng chiếm đoạt tài sản của
nhà nước. Một điều quan trọng trong KSC ngân sách là KBNN cần sắp xếp giải
quyết thanh toán kịp thời cho ĐVSDNS theo đúng thời gian đã định. Khi tồn tại tỷ
lệ hồ sơ giải quyết quá hạn cao thì KBNN phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để đề ra
cách khắc phục.
1.2.6.3. Kết quả KBNN thực hiện từ chối trong KSC ngân sách: được thể hiện
ở mức độ đóng góp của KBNN trong việc tìm ra và phát hiện để ngăn chặn kịp lúc
các trường hợp vi phạm chế độ quản lý tài chính NSNN trước khi thanh toán xuất
quỹ NSNN. Thông qua kết quả này sẽ thấy được ý thức chấp hành luật của
ĐVSDNS trong chi tiêu NSNN. Kết quả đánh giá tiêu chí này ta phải xem xét một
cách toàn diện các nhân tố, không dựa vào kết quả từ chối trong công tác thanh toán
mà đánh giá chất lượng hoạt động KSC của KBNN.
1.2.6.4. Số tồn nợ tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên
NSNN: tiêu chí này có ý nghĩa đánh giá đầy đủ hơn chất lượng công tác KSC
14
thường xuyên NSNN. Theo quy định thì chi thường xuyên NSNN được KBNN giải
ngân trong đó sẽ có các khoản chi chưa có đủ hồ sơ, KBNN sẽ được phép chi tạm
ứng cho ĐVSDNS và được phép tạm ứng bằng tiền mặt để thanh toán cho các
khoản chi nhỏ, lẻ tại đơn vị nhưng phải tất toán số dư theo quy định nhưng
ĐVSDNS chưa quan tâm đến công tác thanh toán tạm ứng với KBNN hằng tháng
theo quy định mà thường thì họ để tồn đọng nợ số dư đến cuối năm mới thực hiện
thanh toán. Phía KBNN trong khi thực hiện KSC cũng chưa kiểm tra số dư tạm ứng
để đôn đốc tất toán dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn NSNN.
1.3. Bài học kinh trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các KBNN
Hệ thống KBNN thực hiện KSC thường xuyên NSNN theo Quy trình giao
dịch “một cửa” được ban hành tại Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009
của KBNN.
Theo báo cáo tổng kết ngành KBNN thì thời gian qua đã xảy ra việc giao
nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ KSC chưa tuyệt đối thực hiện nghiêm quy định
như: không lập sổ theo dõi hồ sơ, không lập phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ
sơ,…dẫn đến không minh bạch về quy trình, thời gian xử lý hồ sơ gây hiểu lầm và
phiền hà cho ĐVSDNS (phải đi lại nhiều lần để bổ sung chỉnh sửa hồ sơ) xảy ra
việc khiếu kiện do chậm xử lý thanh toán mà KBNN không có cơ sở, không có đủ
bằng chứng chứng minh được thời gian xử lý hồ sơ để quy trách nhiệm của KBNN
hay của ĐVSDNS. Không thực hiện kiểm soát mẫu đăng ký dấu và mẫu đăng ký
chữ ký, thanh toán khi dấu của đơn vị không còn hiệu lực khi đó ĐVSDNS đã nảy
sinh và lợi dụng sơ hở của KBNN nên ký giả mạo chữ ký mà KBNN không hề hay
biết để từ chối trong thanh toán.
Không kiểm soát dự toán chi tiết các khoản chi mua sắm sửa chữa, dự toán
giao từ nguồn sự nghiệp (có giao dự toán chi tiết). Chi sai dự toán cấp có thẩm
quyền giao như chi sai nguồn, chi không đúng nội dung dự toán giao, chi không
đúng mục đích, đối tượng dự toán giao. Khoản chi không có trong dự toán NSNN
được cấp trên phê duyệt như sử dụng nguồn kinh phí này để chi cho các nhiệm vụ
khác mà những nhiệm vụ này chưa được cấp có thẩm quyền giao dự toán. Chi sai
15
chế độ, tiêu chuẩn không có trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Chi vượt định mức (vượt
về số lượng, vượt về giá trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định). Chi vượt
dự toán nên có đơn vị tháng cuối năm không còn dự toán đủ đảm bảo để chi lương.
Các khoản mua sắm không thực hiện theo đúng tinh thần đã nêu trong Nghị
quyết hay Chỉ thị, các văn bản của cấp trên về điều hành NSNN hàng năm và các cơ
chế tài chính liên quan đến việc mua sắm theo quy định của pháp luật. Chi mua sắm
tài sản chuyên dùng khi cấp có thẩm quyền chưa ban hành danh mục, định mức tài
sản chuyên dùng hoặc chi sai định mức tài sản chuyên dùng.
- Không kiểm soát định mức được phép tạm ứng như đã quy định về hợp đồng
và vượt 50% giá trị so với tổng giá trị hợp đồng và vượt cả dự toán năm được giao
cho các món có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên trừ một số trường hợp đặc
thù đồng thời không thực hiện thanh toán tạm ứng theo quy định.
- Về chấp hành hồ sơ KSC: không kiểm soát thời hạn của Quyết định giao
quyền và hình thức tự chủ nên khi hết hiệu lực không phát hiện và không đảm bảo
tính pháp lý trong KSC ảnh hưởng kết quả KSC ngân sách và không phù hợp với
mỗi loại hình tự chủ.
Kiểm soát chi lương: không kiểm soát danh sách chi lương của ĐVSDNS so
với số lượng biên chế do cấp trên giao nên thanh toán vượt, nhiều đơn vị KBNN
thực hiện thanh toán theo đề nghị của đơn vị không kiểm soát tính logic của danh
sách hưởng lương của đơn vị khi đó đơn vị nhân sai số học, số liệu không khớp (số
tiền dòng tổng cộng không khớp với số tiền dòng chi tiết), kê trùng nhiều lần một
tên hoặc trùng nhiều lần số thứ tự….Do đó tạo sơ hở để ĐVSDNS cố tình nâng
khống hệ số lương của cán bộ và hệ số phụ cấp, nâng khống số tiền ở cột tổng cộng,
kê khống tên,…trong danh sách lương.
- Trong kiểm soát hợp đồng việc đối chiếu hợp đồng với quyết định phê duyệt
kết quả lựa chọn nhà thầu, tên đơn vị nhận thầu không đúng, nội dung cung cấp
hàng hóa, dịch vụ không khớp với Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
Vượt định mức mua sắm đối với chi thường xuyên NSNN (như ô tô, trang bị
phương tiện làm việc, đơn giá) không đúng với quy chế chi tiêu nội bộ. Kiểm soát
16
điều khoản thanh toán trong hợp đồng không đối chiếu để đảm bảo logic về mặt
thời gian, không có tài khoản bên mua, bên bán hoặc tài khoản bị tẩy xóa; số tiền
bằng số bằng chữ không khớp, chữ ký, mẫu dấu của bên mua, bên bán không đúng
luật; các trang của hợp đồng không cùng font chữ, giữa các trang không có sự phù
hợp với nhau, được lắp ghép giáp lai.
- Khâu đối chiếu số liệu với các ĐVSDNS còn sơ sài đối phó, hình thức: thời
gian đối chiếu chậm, số liệu chi tiết không khớp nhau trong bảng đối chiếu nhưng
không thực hiện chấm lại các giao dịch để tìm sai lệch dẫn đến tình trạng chuyển
tiền thanh toán một khoản chi 02 lần nhưng không phát hiện.
* Từ việc KSC không chặt chẽ không đúng quy trình qua những yếu tố đã nêu
ở trên qua tổng kết của KBNN dẫn đến các ĐVSDNS lợi dụng kẻ hở để chiếm dụng
NSNN, cụ thể là đã có một số vụ việc như: cá nhân kế toán ĐVSDNS, Chủ tài
khoản cố tình làm sai để chiếm dụng NSNN mà cá nhân cán bộ KSC không hề phát
hiện (theo thống kê của KBNN) như sau:
- Kế toán trưởng ĐVSDNS cố tình kê hệ số lương khống, phụ cấp, nâng số
tiền ở cột tổng số thành số khống, kê khống tên, kê trùng số thứ tự ở danh sách chi
tiền lương, phụ cấp,…; cố tình gửi danh sách chi trả cá nhân sang ngân hàng khác
với thông tin, số liệu danh sách chi trả lương đã gửi KBNN kiểm soát chi.
- Thông qua Bảng kê chứng từ thanh toán (áp dụng đối với các khoản chi
không có hợp đồng kinh tế và đối với các khoản chi có hợp đồng giá trị dưới 20
triệu đồng) như: cố tình kê các hóa đơn và hợp đồng đã được KBNN kiểm soát chi
và chuyển đến nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa (tiền điện ánh sáng, tiền nước sạch,
tiền mua văn phòng phẩm, tiền tàu xe,…) tiếp tục kê lại trên bảng kê thanh toán tạm
ứng tiền mặt để thanh toán cho những lần tiếp theo; kê nhiều lần cùng một hóa đơn
chứng từ trên các bảng kê chứng từ, thanh toán trùng nội dung chi, số tiền theo hợp
đồng, hóa đơn gửi yêu cầu KBNN thanh toán tại các thời điểm khác nhau hoặc các
nguồn khác nhau (nguồn kinh phí chi NSNN thường xuyên, nguồn chương trình
mục tiêu quốc gia,…). Cố tình tách số tiền dưới 20 triệu đồng để tránh khỏi phải gửi
hồ sơ hợp đồng đến KBNN kiểm soát chi.
17
- Kế toán trưởng ĐVSDNS ký giả chữ ký của chủ tài khoản trên các chứng từ,
hồ sơ; thông đồng với thủ trưởng ĐVSDNS lập hồ sơ chứng từ giả (gồm bộ hồ sơ
hợp đồng có biên bản nghiệm thu,…); Cố tình lập giấy rút tiền mặt (cả tạm ứng và
thực chi) nhiều lần không đúng đối tượng được phép chi tiền mặt nhưng ghi trên nội
dung chứng từ là “Mật” hoặc cố tình ghi nội dung chung chung để tránh KSC của
KBNN, rút tiền mặt với số lượng lớn về nhưng không nhập quỹ thông đồng với thủ
quỹ chiếm dụng NSNN.
- Kế toán trưởng ĐVSDNS thông đồng với Chủ tài khoản đơn vị cấu kết với
các người cung cấp dịch vụ, hàng hóa lập hồ sơ chứng từ giả như bộ hợp đồng và
biên bản nghiệm thu,…giả gửi KBNN yêu cầu thanh toán cho người cung cấp dịch
vụ, hàng hóa.
Cụ thể thời gian qua một số vụ việc do cơ quan cảnh sát điều tra, các cơ quan
kiểm tra thanh tra phát hiện và được đăng tải công khai trên các truyền thông thông
tin đại chúng như:
- Tại Tỉnh Quảng Bình: Hiệu trưởng và kế toán Trường mần non Ngân Thủy
thuộc xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập khống
chứng từ thanh toán làm thêm giờ, lập khống danh sách chi lương, phụ cấp giáo
viên có nâng số tiền cao hệ số lương cao hơn thực tế rồi gửi hồ sơ đến KBNN Lệ
Thủy thanh toán chi NSNN từ năm 2013 đến quý II/2014 ăn chặn chế độ của đồng
nghiệp và chiếm đoạt NSNN hơn 300 triệu đồng (Tin trên Báo Dân trí ngày
17/3/2017).
- Tại Tỉnh Gia Lai: Kế toán Trường tiểu học Lê Văn Tám ở xã Bờ Ngoong,
huyện Chư Sê đã lợi dụng nhiệm vụ được giao lập hồ sơ chứng từ thanh toán rồi giả
mạo chữ ky Hiệu trưởng và tự ý vào phòng Hiệu trưởng lấy con dấu để đóng lên
chữ ký giả mạo gửi đến KBNN Chư Sê thanh toán tiền lương, phụ cấp (kê khống và
chuyển đến giáo viên thấp hơn, số chênh lệch đưa vào tài khoản cá nhân), chuyển
các khoản tiền gốc lãi vay của giáo viên trả ngân hàng, các khoản tiền đóng góp của
giáo viên cho các quỹ vào tài khoản cá nhân mình, từ năm 2014 đến năm 2016 bà
chiếm dụng hơn 250 triệu đồng của giáo viên cán bộ trong trường (tin đăng trên
18
Báo Dân trí ngày 23/5/2017).
- Tại Tỉnh Bắc Giang: Chủ tịch và Kế toán xã Hộ Đáp, huyện Lục Ngạn đã lợi
dụng chức vụ quyền hạn được giao thông đồng lập 5 bộ hồ sơ khống gửi đến
KBNN Lục Ngạn thanh toán tiền cải tạo sửa chữa công trình đường giao thông
nông thôn chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của NSNN. Ngày 10/9/2018 Cơ quan
Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn đã khởi tố vụ án về vi phạm hình sự
(Tin đăng trên Báo Công luận ngày 29/10/2018).
- Tại Hải Phòng: Kế toán Trường tiểu học An Lão thuộc huyên An Lão, trong
4 năm 2012 - 2016 đã lập hồ sơ chứng từ chi tiền lương và phụ cấp (kê khống thêm
một số tên giáo viên), tiền thai sản, tiền hợp đồng lao động, tiền bảo hiểm của giáo
viên,…gửi đến KBNN An Lão KSC và chuyển vào tài khoản riêng của mình để
chiếm đoạt hơn 650 triệu đồng (Tin đăng trên Báo Vnexpress ngày 03/11/2015).
- Tại Tỉnh Quảng Ngãi: Kế toán trường Trung học cơ sở Châu Ô huyện Bình
Sơn, lợi dụng quyền hạn được giao bà này móc nối với nhiều cửa hàng buôn bán
hàng hóa, lập chứng từ khống 17 bộ hồ sơ gửi KBNN Bình Sơn thanh toán chuyển
tiền vào tài khoản các cửa hàng rồi nhận lại tiền mặt và trích phần trăm hóa đơn cho
cửa hàng chiếm đoạt hơn 37 triệu đồng của NSNN (Tin đăng trên Báo Dân trí)
- Tại Tỉnh Quảng Nam: Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam lãnh
đạo trường đã kê khống số lượng học sinh, sinh viên để lập hồ sơ giả thanh toán tại
KBNN nước Quảng Nam rút tiền NSNN chênh lệch gần 4 tỷ đồng trong năm học
2015-2016, và dùng tiền NSNN để vinh danh cá nhân khi được thăng chức (Tin
đăng trên Báo Tài Chính ngày 21/11/2017)
- Tại Tỉnh Kiên Giang: Kế toán trưởng Sở Nội vụ Kiên Giang lập danh chứng
từ chi lương kê khống hệ số lương công chức và kê khống cột số tiền tổng thanh
toán tại KBNN Kiên Giang và chuyển vào tài khoản các nhân số tiền chênh lệch từ
năm 2010 đến năm 2016 hơn 400 triệu đồng của NSNN (Tin đăng trên Báo Xây
dựng)
- Tại Tỉnh Đồng Nai: Hiệu trưởng Trường tiểu học Nhân Nghĩa lập chứng từ,
hồ sơ khống gửi KBNN Nhân Nghĩa thanh toán tiền vật tư văn phòng khác (các
19
khoản chi nhỏ) và chiếm dụng 31 triệu đồng (Tin đăng trên Báo Đồng nai ngày
10/4/2018). Tại Phòng Nội vụ Biên Hòa Chủ tài khoản và Kế toán trưởng cấu kết kê
khống hồ sơ khen thưởng lập chứng từ gửi KBNN Biên Hoà thanh toán tiền khen
thưởng từ năm 2010 đến 2014 hơn 720 triệu đồng và lập quỹ sai quy định tại đơn vị
20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã nêu tổng quan về chi thường xuyên NSNN, kiểm
soát chi thường xuyên NSNN, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của công tác kiểm soát
chi thường xuyên NSNN; Bài học kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua các KBNN.
Trong những năm qua, việc quản lý, điều hành theo các quy định của Luật
NSNN và các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy
nhiên, trong quản lý, điều hành NSNN và chấp hành NSNN theo Luật NSNN cũng
đã bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Do vậy, để khắc phục những tồn tại đã diễn ra và đáp ứng các yêu cầu mới đặt
ra trong quá trình tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tiếp tục củng cố và nâng cao vị trí, vai
trò của công tác tài chính - ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Đồng Tháp thì các vấn đề tổng quan đã nêu cũng như các hạn chế thực tế
được trình bày trên là căn cứ nền tảng cho việc nghiên cứu và đánh giá kiểm soát
chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp ở Chương 2.
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 - 2018
2.1. Sơ lược về Đồng Tháp và KBNN Đồng Tháp
KBNN Đồng Tháp gồm: Ban Giám đốc dưới đó là và 8 phòng nghiệp vụ:
Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ, Phòng Tin học, Văn phòng, Phòng Kiểm soát
chi, Phòng Thanh tra - Kiểm tra, Phòng Kế toán Nhà nước, Phòng Giao dịch và 11
KBNN trực thuộc gồm: KBNN Sa Đéc, Tân Hồng, Hồng Ngự, Thị xã Hồng Ngự,
Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Đồng Tháp
22
KBNN Đồng Tháp được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/4/1990.
Nhiệm vụ KSC ngân sách từ năm 2010 KBNN toàn tỉnh thực hiện dự án TABMIS,
từ giữa năm 2013 triển khai thực hiện kiểm soát cam kết chi qua KBNN, đây là
điểm tiến mới trong quản lý NSNN từ đây nâng cao trọng trách của KBNN, cơ quan
Tài chính và ĐVSDNS.
KBNN Đồng Tháp luôn quan tâm chất lượng KSC ngân sách để đảm bảo các
khoản chi NSNN đúng theo quy định. Trong thực hiện KSC ngân sách KBNN Đồng
Tháp đã từ chối trong KSC nhiều khoản chi không đúng chế độ, góp phần thực hiện
nghiêm Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Bên cạnh công tác quản lý, điều hành thu chi NSNN, KBNN Đồng Tháp cũng quan
tâm sâu sát công tác cải cách thủ tục nền hành chính, quán triệt thực hiện quản lý
chất lượng mô hình khung theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, tại khu vực giao dịch
niêm yết công khai đầy đủ các thủ tục hành chính cho từng loại công việc giao dịch;
áp dụng các ứng công nghệ vào trong công việc mang lại hiệu quả.
Nhưng tỉnh Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp, lợi thế của tỉnh là nuôi và xuất
khẩu cá tra, một số loại cây ăn trái, nguồn thu NSNN chủ yếu thu từ lĩnh vực nông
nghiệp nên nguồn thu NSNN thấp hàng năm Tỉnh không tự cân đối nguồn ngân
sách để chi NSNN địa phương được mà phải lệ thuộc vào NSNN Trung ương bổ
sung kinh phí cân đối. Thực tế năm 2016 nguồn thu NSNN địa phương 6.311 tỷ
đồng và phải nhận bổ sung kinh phí cân đối từ ngân sách cấp trên 3.072 tỷ đồng
trong khi tổng chi NSNN địa phương là 9.415 tỷ đồng trong đó chi NSNN thường
xuyên của địa phương năm 2016 là 6.535 tỷ đồng. Năm 2017 nguồn thu NSNN địa
phương 5.366 tỷ đồng giảm 15% so với số thu năm 2016 và phải nhận bổ sung kinh
phí cân đối từ ngân sách cấp trên là 8.735 tỷ đồng tăng hơn 184% so năm 2016,
trong khi tổng chi NSNN địa phương là 10.498 tỷ đồng trong đó chi thường xuyên
NSNN địa phương là 7.037 tỷ đồng tăng tăng 7,7% so với số chi thường xuyên năm
2016. Năm 2018 tổng thu NSNN 5.235 tỷ đồng giảm 9,8% so năm 2017 và giảm
17% so năm 2016 và phải nhận bổ sung kinh phí cân đối từ ngân sách cấp trên là
8.824 tỷ đồng tăng 2,2% so năm 2017 và tăng 190% so năm 2016 trong khi tổng chi
23
NSNN địa phương là 12.742 tỷ đồng trong đó chi thường xuyên NSNN địa phương
là 7.605 tỷ đồng tăng 8,1% so với chi NSNN năm 2017 và tăng 16,4% so năm 2016.
Từ thực tế trên tại Đồng Tháp số thu NSNN hạn hẹp năm sau thu NSNN thấp
hơn năm trước nhưng nhu cầu chi NSNN lại tăng dần hàng năm đòi hỏi công tác
KSC ngân sách phải thật nghiêm túc, tiết kiệm, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí
NSNN để đảm bảo công tác quản lý quỹ NSNN tại KBNN Đồng Tháp hiệu quả và
an toàn.
2.2. Tổ chức hoạt động hổ trợ kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp
- Những năm qua, KBNN Đồng Tháp đã cùng hệ thống Thuế - Hải quan - Tài
chính triển khai nhiều dự án hiện đại hóa thu NSNN, quản lý chi NSNN các cấp
bằng cách áp dụng công nghệ thông tin vào việc trao đổi công việc, triển khai cài
đặt, nâng cấp chương trình khai thác các loại báo cáo, thanh toán điện tử, nâng cấp
đường truyền thông từ cáp đồng sang cáp quang, triển khai các chương trình bảo
mật, tường lửa, các chương trình diệt vi rút, duy trì hệ thống máy tính, hệ thống
mạng phục vụ cho việc quản lý NSNN, KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng
Tháp nhanh chóng, an toàn.
- Các ĐVSDNS và các cơ quan quản lý NSNN phối hợp tốt trong việc KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp trên địa bàn tỉnh là hết sức quan trọng
và cần thiết. Nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan quản lý, ĐVSDNS trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp cụ thể:
Các ĐVSDNS: tất cả các ĐVSDNS trên địa bàn và các đơn vị tổ chức khác nhận
kinh phí từ NSNN cấp tỉnh hổ trợ đã đăng ký tài khoản giao dịch với KBNN, chịu sự
kiểm tra, giám sát của Sở Tài chính Đồng Tháp, KBNN Đồng Tháp trong thực hiện dự
toán chi NSNN cấp tỉnh được giao và quyết toán chi NSNN cấp tỉnh theo đúng chế
độ đã quy định.
Sở Tài chính: có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn các ĐVSDNS
cấp tỉnh lập dự toán; phối hợp, thảo luận với các ĐVSDNS cấp tỉnh thống nhất số
liệu dự toán; phân bổ dự toán chi cho các ĐVSDNS cấp tỉnh. Trường hợp phân bổ
chưa phù hợp với nội dung trong dự toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao,
24
không đúng chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn thì yêu cầu cơ quan phân bổ
NSNN điều chỉnh.
Trách nhiệm của KBNN Đồng Tháp: kiểm tra, kiểm soát các chứng từ, hồ sơ
chi và thực hiện chi trả, thanh toán theo quy định và kịp thời các khoản chi NSNN
cấp tỉnh đã đủ điều kiện thanh toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN.
2.3. Các hình thức kiểm soát chi thường xuyên NSNN thực hiện tại KBNN
Đồng Tháp
Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ NSNN: có hai hình thức chi trả các
khoản chi thường xuyên từ NSNN hình thức chi dự toán và hình thức chi bằng Lệnh
chi tiền:
Thứ nhất, chi bằng hình thức rút dự toán, gồm những đối tượng sau:
+ Cơ quan hành chính nhà nước.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Nhà nước hổ trợ kinh phí NSNN thường
xuyên.
+ Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan Nhà nước thẩm quyền.
Quy trình chi trả theo hình thức dự toán:
Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng ĐVSDNS
lập và gửi hồ sơ theo quy định gửi KBNN nơi mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ
kiểm tra, kiểm soát và thanh toán. KBNN kiểm soát các hồ sơ của ĐVSDNS theo
quy định, nếu đầy đủ điều kiện đã quy định, thì KBNN thực hiện chi trả trực tiếp
cho người hưởng lương và người cung cấp dịch vụ, hàng hóa hoặc chi trả qua
ĐVSDNS.
Nhận xét: hình thức này KSC chi tiết được các định mức, tiêu chuẩn theo quy
định và tương đối sát dự toán của ĐVSDNS được cấp trên giao, tuy nhiên có hạn
chế là chi theo Bảng kê (các khoản chi tiêu NSNN dưới 20 triệu đồng) do ĐVSDNS
kê khai và tự họ chịu trách nhiệm thì tính KSC của KBNN mất đi phần giám sát, dự
25
toán giao cho ĐVSDNS được cơ quan Tài chính hạch toán trên hệ thống TABMIS
theo khối nên không KSC chi tiết được khoản dự toán giao chi tiết cho từng nhiệm
vụ chi trong năm và không nắm số dư dự toán chi tiết từng nội dung.
Thứ hai, chi theo hình thức chi Lệnh chi tiền, bao gồm các đối tượng sau:
+ Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường
xuyên với NSNN; Chi kinh phí ủy quyền (đối với khoản ủy quyền có lượng vốn
nhỏ, nội dung chi chưa rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan Tài chính; Một
số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan Tài chính.
Quy trình chi trả theo hình thức Lệnh chi tiền:
Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát về nội dung, về tính
chất và kiểm soát tất cả hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện
thanh toán chi trả NSNN theo quy định; sau đó phát hành Lệnh chi tiền gởi KBNN
chi trả cho ĐVSDNS.
KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN và chi trả cho ĐVSDNS theo nội dung ghi
trong Lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ
về các nội dung chỉ tiêu ghi trên chứng từ.
Nhận xét: hình thức này kiểm soát nhanh do khi được cơ quan Tài chính
chuyển chứng từ đến KBNN và được KBNN ký duyệt thì tài khoản của ĐVSDNS
sẽ có số dư và thực hiện rút được kinh phí mà không qua KSC ngân sách nhưng
KBNN không KSC được vì chi bằng Lệnh chi tiền do cơ quan Tài chính thực hiện
kiểm tra và phát hành Lệnh chi, KBNN chỉ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và thực
chi cho ĐVSDNS làm mất đi trách nhiệm KSC ngân sách của KBNN.
Kiểm soát theo phương thức chi trả các khoản chi NSNN có 4 loại:
Thứ nhất, tạm ứng: tạm ứng là việc chi trả các khoản chi NSNN cho
ĐVSDNS trong trường hợp khỏan chi NSNN của ĐVSDNS chưa có đầy đủ các hóa
đơn, chứng từ mà Nhà nước quy định do công việc tại ĐVSDNS chưa hoàn thành.
Nhận xét: KSC theo phương thức này ĐVSDNS chủ động được nguồn tiền
mặt trong việc xử lý chi NSNN trong mọi thời điểm nhưng phương thức chi này dễ
bị ĐVSDNS lợi dung chiếm dụng NSNN do có nhiều khoản tạm ứng treo số tiền
26
dồn tích cao và ĐVSDNS không chủ động lập chứng từ kết chuyển sang thanh toán
từ đó dẫn đến vị phạm quy định về quản lý thu, chi tiền mặt, vi phạm khung thời
hạn thanh toán tạm ứng dẫn đến bị xử phạt hành chính.
Theo quy định số tiền còn nợ tạm ứng thì ĐVSDNS phải lập thủ tục chứng từ
thanh toán với KBNN khi có đủ chứng từ nhưng thủ tục lại đơn giản nếu khoản chi
mà giá trị dưới 20 triệu đồng thì ĐVSDNS chỉ kê số hóa đơn, chứng từ vào bảng kê
và tự họ chịu trách nhiệm KBNN không KSC khoản này, nên sẽ có tình trạng một
khoản chi được kê thanh toán trong nhiều đợt thanh toán mà KBNN không thể theo
dõi kiểm tra được, đây là sơ hở để ĐVSDNS lợi dụng chiếm dụng NSNN.
Thứ hai, thanh toán trực tiếp: đây là phương thức chi trả NSNN trực tiếp cho
ĐVSDNS hay cho người cung cấp dịch vụ, hàng hóa khi công việc đã hoàn thành,
đã có đầy đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp theo như quy định.
Nhận xét: kiểm soát chi theo phương thức này thì trách nhiệm KSC của
KBNN được thể hiện cao và rõ ràng tuy nhiên chi theo Bảng kê do ĐVSDNS tự kê
trong Bảng chi chi NSNN và tự họ chịu trách nhiệm thì tính KSC mất đi phần giám
sát (cũng tương tự như nhược điểm đã phân tích trên các món chi dưới có giá trị 20
triệu đồng), dự toán giao cho ĐVSDNS được cơ quan Tài chính hạch toán trên hệ
thống TABMIS theo khối nên không KSC tiết được khoản dự toán giao chi tiết cho
từng nhiệm vụ chi.
Thứ ba, tạm cấp kinh phí: phương thức tạm cấp kinh phí được thực hiện đối
với trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán NSNN chưa được cơ quan cấp trên
có thẩm quyền giao.
Nhận xét: phương thức này KSC giống như hình thức thanh toán trực tiếp, tạo
điều kiện xử lý tình huống đầu năm các cơ quan Tài chính không nhập kịp thời dự
toán NSNN cho ĐVSDNS trên TABMIS hoặc do cơ quan cấp trên chưa phân bổ dự
toán nhưng ĐVSDNS chỉ được ứng NSNN để chi các khoản chi cho con người nên
còn thụ động kinh phí trong chi hoạt động thường xuyên của đơn vị, hình thức này
chi ra chỉ được chi tạm ứng mặc dù hồ sơ chứng từ hiện tại đã có đầy đủ nên tăng số
dư tạm ứng.
27
Thứ tư, chi ứng trước dự toán NSNN cho năm sau: chi ứng trước dự toán cho
năm sau trong các trường hợp:
+ Các dự án, công trình quốc gia và công trình xây dựng cơ bản đủ điều kiện
thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện và cần đẩy
nhanh tiến độ. Các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm
sau nhưng phải thực hiện ngay trong năm chưa được bố trí trong dự toán và nguồn
dự phòng không đáp ứng được.
Nhận xét: phương thức này tạo điều kiện xử lý tình huống nguồn NSNN cạn
kiệt, loại KSC này rất cần thiết đối với các đơn vị tỉnh có nguồn thu NSNN hạn hẹp
nhưng sẽ ảnh hưởng đến số tổng dự toán giữa các năm sẽ không cân đối, mặt khác
khi giao dự toán đôi khi không khớp mã nhiệm vụ chi và mã nguồn kinh phí. Tại
KBNN còn ghi ứng nợ chi NSNN do chờ cơ quan cấp trên phân bổ dự toán hình
thức này rất lệ thuộc vào các đơn vị phân bổ dự toán
Tóm lại: có nhiều hình thức, phương thức cấp phát kinh phí thường xuyên
NSNN thực hiện qua KBNN Đồng Tháp trong chi NSNN thường xuyên nhưng tập
trung chủ yếu và thực hiện nhiều nhất chiếm tỷ trọng trên 80% là theo hình thức cấp
phát dự toán (Theo số liệu Bảng 2.5), số chi được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
Đồng Tháp cùng Sở Tài chính Đồng Tháp giao kinh phí cho các ĐVSDNS bằng dự
toán chi thường xuyên và trong phạm vi nghiên cứu này tôi phân tích đánh giá hình
thức KSC thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Đồng Tháp.
2.4. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp
Về cơ chế thực hiện KSC qua KBNN như: Luật NSNN, các Thông tư của Bộ
Tài chính như: Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 01/10/2012 Quy định chế độ
quản lý, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư số 39/2016/TT-
BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-
BTC; Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định về quản lý thu, chi
tiền mặt qua KBNN;…các Thông tư theo từng lĩnh vực, ngành,….và nhiều văn bản
nghiệp vụ được hướng dẫn khác.
28
Tuy nhiên, các cơ sở pháp lý trong KSC thường xuyên NSNN giai đoạn 2016
- 2018 vẫn bộc lộ một số những hạn chế, bất cập, cụ thể:
Quy định về KSC thường xuyên NSNN thuộc nhiều Thông tư, văn bản hướng
dẫn,…nên rất khó khăn trong công tác tra cứu đối chiếu trong KSC ngân sách. Có
nhiều Thông tư hướng dẫn cách nay hơn 10 năm và sau đó có nhiều Thông tư chỉnh
sửa bổ sung thời gian về sau, mất rất nhiều thời gian để tra cứu ngược lại cho một
vấn đề.
Các hoạt động chỉ đạo phối hợp thực hiện; triển khai tổ chức thực hiện; kiểm
tra giám sát việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách Nhà nước mới ban hành liên
quan đến KSC thường xuyên NSNN có nhiều nhược điểm, do chưa có căn cứ pháp
lý về tổ chức thực hiện. Chính vì vậy nhiều quy định, chính sách quan trọng của
Nhà nước chậm đi vào cuộc sống hoặc phát huy hiệu quả chưa cao.
2.4.1. Đối tượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí NSNN; Kho bạc Nhà
nước, cơ quan Tài chính.
2.4.2. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp:
KBNN Đồng Tháp thực hiện KSC thường xuyên NSNN theo Quy trình giao
dịch “một cửa” được ban hành ở Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009
của KBNN.
Theo Quy trình này việc giải quyết các bước từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ
sơ chứng từ thanh toán và trả kết quả cho khách hàng giao dịch với KBNN được
thực hiện tại một đầu mối.
Bước 1: ĐVSDNS gửi hồ sơ, chứng từ thanh toán cho cán bộ KSC KBNN,
cán bộ KSC kiểm tra hồ sơ chứng từ, nhận hồ sơ chứng từ, viết phiếu giao nhận hồ
sơ chứng từ, hẹn ngày trả hồ sơ chứng từ; Sau đó toàn bộ quá trình luân chuyển
chứng từ nội bộ trong hệ thống KBNN sẽ do cán bộ KSC đảm nhiệm, đến ngày hẹn
trả hồ sơ, chứng từ đơn vị nhận hồ sơ chứng từ thanh toán tại cán bộ KSC;
Khái quát quy trình này như sau:
29
Hình 2.2. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN
Chú thích sơ đồ:
► Hướng đi của chứng từ KSC
...... ► Hướng đi của chứng từ thanh toán
Bước 2: Cán bộ KSC kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và sự chính xác của
chứng từ, hồ sơ kèm theo, kiểm tra số dư dự toán hiện có, kiểm tra mẫu đăng ký
dấu, mẫu đăng ký chữ ký của ĐVSDNS và các điều kiện đã quy định trong thanh
toán chi trả đối với từng nội dung chi, kế toán viên trình lên Kế toán trưởng (hoặc
người đã được ủy quyền) ký duyệt;
Bước 3: Kế toán trưởng (hoặc người đã được ủy quyền) kiểm tra sơ bộ nếu đủ
điều kiện sẽ ký duyệt và chuyển toàn bộ hồ sơ chứng từ cho cán bộ KSC đệ trình
Giám đốc (hoặc người đã được ủy quyền) ký duyệt;
Bước 4: Giám đốc (người được ủy quyền) xem xét đủ điều kiện thì ký duyệt;
Bước 5: Thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ;
Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho ĐVSDNS;
Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ.
* Nhận xét chung về quy trình đang thực hiện tại KBNN Đồng Tháp:
- Ở bước 1: công việc tiếp nhận đến khâu trả kết quả do cán bộ chuyên quản
ĐVSDNS thực hiện theo tác giả thì chưa đúng nghĩa “một cửa” vì trong KBNN nếu
có 15 cán bộ KSC chuyên quản các ĐVSDNS thì lại là “15 cửa” và giao toàn bộ từ
30
khâu tiếp nhận xử lý hồ sơ đến trả kết quả cho một cá nhân dễ dẫn đến sai sót, tiêu
cực như: khâu kiểm soát ban đầu không phát hiện sai sẽ kéo theo xử lý các khâu
tiếp theo sai, sẽ dẫn đến công chức nhũng nhiễu làm khó khách hàng.
Hạn chế: việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả hồ sơ KSC chưa được
thực hiện đúng theo quy định như: không mở sổ kịp thời theo dõi hồ sơ, không lập
phiếu hướng dẫn hoàn thiện chứng từ còn sai sót,…thời gian xử lý hồ sơ chưa kịp
thời gây hiểu lầm và phiền hà cho ĐVSDNS (phải đi lại nhiều lần để chỉnh sửa, bổ
sung hồ sơ)
- Ở bước 2: ở khâu này thường xuyên dễ xảy ra sai sót nhất.
Hạn chế: cán bộ KSC chưa thường xuyên thực hiện nghiêm trong kiểm tra
kiểm soát mẫu đăng ký dấu và mẫu đăng ký chữ ký, đã thực hiện thanh toán khi
mẫu đăng ký dấu của ĐVSDNS không còn hiệu lực đây là rủi ro rất cao.
- KSC lương: đôi khi không kiểm soát danh sách chi lương của ĐVSDNS so
với chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền giao do chủ quan tin tưởng vào
ĐVSDNS dẫn đến thanh toán vượt, thực hiện thanh toán theo đề nghị của đơn vị
không kiểm soát tính logic của danh sách chi lương từ đó trong danh sách có nhân
sai số học, số liệu không khớp (số tiền dòng tổng cộng không khớp với số tiền dòng
chi tiết).
- Trong kiểm soát hợp đồng thì việc đối chiếu giữa các hồ sơ liên quan không
khớp và thống nhất nhau như: tên đơn vị nhận thầu không đúng, nội dung cung cấp
dịch vụ không đúng với Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đã ký;
Kiểm soát điều khoản thanh toán trong hợp đồng không logic về mặt thời gian,
không có tài khoản bên mua, bên bán hoặc tài khoản bị tẩy xóa; số tiền bằng số
bằng chữ không khớp, chữ ký, mẫu dấu của bên mua, bên bán không đúng; các
trang của hợp đồng không cùng font chữ, giữa các trang không có sự phù hợp với
nhau, được lắp ghép giáp lai.
Bước 3: Kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt
Bước 4: Giám đốc kiểm tra ký duyệt
Bước 5: Thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ
31
Bước 6: Trả hồ sơ chứng từ cho ĐVSDNS
Hạn chế: trong thời gian qua đã xảy ra việc trả kết quả hồ sơ KSC chưa thực
hiện nghiêm quy trình như: không mở sổ kịp thời để theo dõi hồ sơ, không lập phiếu
hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ,…dẫn đến không minh bạch về quy trình, thời gian xử
lý hồ sơ gây hiểu lầm khó chịu cho ĐVSDNS đã xảy ra việc khách hàng không hài
lòng do chậm xử lý thanh toán mà KBNN không có cơ sở, không đủ bằng chứng
chứng minh thời gian đã xử lý hồ sơ để xác định trách nhiệm của KBNN hay của
ĐVSDNS.
Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ theo quy định
* Kể từ ngày 02/10/2017 KBNN Đồng Tháp cùng hệ thống KBNN áp dụng
KSC ngân sách thực hiện Quy trình thống nhất đầu mối KSC ngân sách qua KBNN
theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017.
Đối với công tác KSC thường xuyên NSNN theo Quy trình mới thì từ bước 1
đến bước 4 không thay đổi nhưng bước 5 quy trình mới là do cán bộ KSC bàn giao
chứng từ đã KSC cho kế toán viên thực hiện, bước 6: Thanh toán cho người cung
cấp, ở bước 7 (tức bước 5 quy trình cũ) và bước 8 kế toán viên sau khi đã chuyển và
hoàn chỉnh hồ sơ chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp thì thực hiện bước bàn giao
hồ sơ trở lại cho cán bộ KSC để giao trả lại cho khách hàng giao dịch.
Xét về tính khả thi thì đối với KSC thường xuyên NSNN khi áp dụng Quy
trình mới không hiệu quả so với quy trình cũ mà kéo dài thêm các bước công việc
không cần thiết và thời gian xử lý cho chứng từ KSC cũng sẽ kéo dài thêm và rất
gây áp lực cho kế toán khâu Thanh toán cho ngân hàng thương mại (NHTM) vì
NHTM đã quy định thời gian thanh toán liên ngân hàng với các đơn vị tham gia bù
trừ, do kế toán viên không chủ động trong xử lý chứng từ mà lệ thuộc vào thời gian
giao chứng từ của cán bộ KSC, từ áp lực này cũng sẽ dễ dẫn đến rủi ro trong thanh
toán như các trường hợp cán bộ KSC nhập sai tên đơn vị cung cấp hưởng, sai tài
khoản hưởng, sai ngân hàng hưởng giữa chứng từ lập thủ công và chứng từ điện tử
mà nếu kế toán viên không phát hiện sẽ thất thoát tài sản của Nhà nước.
* Đánh giá thực hiện quy trình KSC ngân sách tại KBNN Đồng Tháp:
32
Thời gian qua thực hiện KSC theo quy định còn hạn chế ở nhiều khâu trong
quy trình như: Khâu kiểm soát Danh sách (Bảng lương, Danh sách chi trả các khoản
thanh toán cá nhân) chi cho từng cá nhân hưởng do ĐVSDNS gửi đến KBNN 01
bảng và NHTM 01 bảng, chưa được khớp đúng do chưa có quy định nào ràng buộc
dấu hiệu thể hiện trên Danh sách là KBNN đã KSC, Danh sách này (ví dụ khi KSC
phải ký xác nhận trên Danh sách đó và chuyển cho NHTM), từ sơ hở này ĐVSDNS
sẽ lợi dụng trong việc cố tình lập 02 Danh sách chi không khớp nhau để gửi 02 nơi
giao dịch khi thanh toán để chiếm dụng NSNN mà KBNN là cơ quan KSC nhưng
không hề hay biết.
Mẫu đăng ký dấu, đăng ký chữ ký của ĐVSDNS, KBNN Đồng Tháp chủ yếu
kiểm tra chữ ký bằng phương pháp thủ công bằng mắt thường vì thế tính chính xác
sẽ không cao, nếu vào khoảng thời gian cao điểm như đầu tháng các ĐVSDNS
thanh toán tiền lương nhiều hay cuối quý và cuối năm ngân sách các ĐVSDNS sẽ
lập chứng từ nhiều để thanh toán các khoản nợ đọng hoặc tranh thủ xử lý số dư dự
toán thì áp lực từ cán bộ KSC tăng cao sẽ dễ tạo ảo giác và kiểm tra đối chiếu chữ
ký dễ sai lệch, các cá nhân ĐVSDNS sẽ lợi dụng sơ hở này giả mạo chữ ký để thanh
toán chi NSNN và chiếm dụng NSNN.
Cam kết chi được thực hiện sau khi đơn vị ký hợp đồng mua bán với người
cung cấp hàng hoá, dịch vụ 10 ngày nhưng đa phần thì ĐVSDNS chưa thực hiện
đúng và KBNN vẫn chưa có biện pháp kiên quyết xử lý mà chỉ trả lại hồ sơ chứng
từ cho đơn vị lập lại.
Ở khâu: thanh toán cho người cung cấp dịch vụ hàng hóa này rất bị áp lực do
thanh toán viên thực hiện, đây là khâu sau cùng và rất lệ thuộc vào cán bộ KSC,
chứng từ sẽ tập trung nhiều vào cận kề giờ kết thúc giao dịch mà giờ thanh toán
điện tử với hệ thống NHTM rất gắt nên thanh toán viên phải tập trung cao độ, đảm
bảo tính chính xác thông tin chuyển đi nguy cơ rủi ro ở khâu này rất cao. Đã có tình
trạng chuyển sai tên đơn vị hưởng do gõ nhầm chữ cái, sai tài khoản do thiếu hoặc
thừa ký tự chữ số, sai ngân hàng hưởng nhưng chưa được phát hiện kịp thời tại
KBNN, chỉ phát hiện khi chứng từ đã đến ngân hàng nhận và được ngân hàng trả lại
33
2.4.3 Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp giai
đoạn 2016 - 2018
Trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN với nhiệm vụ quản lý quỹ
NSNN và kiểm soát việc chấp hành chế độ, chính sách trong chi tiêu NSNN, KBNN
đã thực hiện công khai các quy trình kiểm soát, các thủ tục đến các ĐVSDNS
thường xuyên. Thời gian qua KBNN Đồng Tháp luôn chủ động trong phối hợp
công tác, trong tham mưu với UBND các cấp về chỉ đạo, điều hành ngân sách,
thường xuyên nghiêm túc thực hiện các quy định KSC ngân sách qua KBNN.
Số liệu chi thực tế thể hiện qua các Báo cáo nghiệp vụ chi NSNN, các Báo cáo
tổng kết ngành qua các năm tại KBNN Đồng Tháp, Báo cáo kiểm tra thanh tra của
KBNN, của KBNN Đồng Tháp,... sẽ đánh giá được kết quả công tác KSC thường
xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp có đảm bảo được siết chặt kỷ luật NSNN,
thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có loại bỏ được tiêu
cực, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, sử dụng NSNN, đáp ứng được chủ trương
của Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm để ổn định nền kinh tế, cải cách nền tài chính
công hay không sẽ thể hiện cụ thể qua bốn tiêu chí sau:
2.4.3.1 Số chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp
Cơ cấu của chi thường xuyên NSNN được chia ra: chi theo lĩnh vực chi
NSNN, chi theo cấp NSNN, chi theo nhóm mục chi NSNN và chi theo hình thức
cấp phát NSNN từ đó sẽ đánh giá được mức độ bố trí phù hợp các nguồn lực để
nâng cao chất lượng KSC ngân sách.
Chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp được thực hiện theo dự toán
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chính sách, đúng chế độ, định mức đáp
ứng nhu cầu chi tiêu NSNN của ĐVSDNS trên địa bàn tỉnh.
Năm 2016 tổng chi NSNN 11.625.800 triệu đồng trong đó chi thường xuyên
NSNN 8.185.324 triệu đồng chiếm 70,4% số tổng chi NSNN, năm 2017 chi NSNN
14.572.689 triệu đồng trong đó chi thường xuyên NSNN 8.405.144 triệu đồng
chiếm 57,7% tổng chi NSNN, năm 2018 tổng chi NSNN 14.787.268 triệu đồng
trong đó chi thường xuyên NSNN 9.034.626 triệu đồng chiếm 61,1% tổng chi
34
NSNN, cụ thể qua các Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm trên địa bàn.
Theo Bảng 2.1 thì chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tăng dần theo từng
năm ngân sách, năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 là 2,7% và năm 2018 chi
thường xuyên NSNN tăng 7,5% so với chi năm 2017 và tăng 10,4 so với năm 2016,
số liệu chi cụ thể:
Bảng 2.1. Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo
lĩnh vực chi)
Đơn vị tính: triệu đồng
S
ố
T
T
Năm
Chỉ tiêu
2016
Tỷ
trọng
%
2017
Tỷ
trọng
%
2018
Tỷ
trọng
%
Chi NSNN 11.625.801 14.572.689 14.787.268
Chi thường
xuyên NSNN
8.185.324 100 8.405.144 100 9.034.626 100
1
Chi an ninh
quốc phòng
861.068 10,52 905.713 10,78 982.676 10,88
2
Chi sự nghiệp
giáo dục- đào
tạo
2.740.001 33,48 2.921.161 34,75 3.129.997 34,64
3
Chi sự nghiệp
y tế, dân số
và gia đình
698.209 8,52 712.910 8,48 755.912 8,37
5
Chi sự nghiệp
khoa học,
công nghệ
18.707 0,23 22.206 0,26 19.460 0,22
6
Chi sự nghiệp
văn hóa thông
tin
73.995 0,90 82.277 0,98 83.164 0,92
7
Chi sự nghiệp
phát thanh
truyền hình
23.486 0,29 22.930 0,27 21.716 0,24
8 Chi sự nghiệp
thể dục thể
25.569 0,31 32.245 0,38 33.691 0,37
35
thao
9
Chi đảm bảo
xã hội
721.363 8,81 716.615 8,53 741.295 8,21
1
0
Chi sự nghiệp
kinh tế
819.826 10,02 1.033.477 12,30 1.150.044 12,73
1
1
Chi sự nghiệp
bảo vệ môi
trường
96.138 1,18 125.944 1,50 182.349 2,02
1
2
Chi quản lý
hành chính,
Đảng, đoàn
thể
1.659.512 20,28 1.715.582 20,41 1.841.650 20,38
1
3
Chi ngân sách
khác
447.450 5,47 114.084 1,36 92.672 1,02
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018)
Trong tình hình nguồn thu NSNN khó khăn và ngày càng giảm sâu thì Tỉnh
Đồng Tháp cần phải có hướng cơ cấu lại chi NSNN cho hợp lý vì giai đoạn 2016 -
2018 nằm trong kế hoạch ổn định tài chính 5 năm 2016 - 2020.
Bên cạnh đó Việt Nam đang thực hiện mạnh mục tiêu cải cách nền tài chính
công trong đó từng địa phương phải chủ động tăng nguồn thu NSNN và giảm chi
NSNN thường xuyên theo hướng bền vững.
Nhận xét: theo Bảng 2.1 cơ cấu chi thường xuyên NSNN giai đoạn đầu của kế
hoạch tài chính 5 năm thì tỉnh đã không đáp ứng được mục tiêu, đang có xu hướng
đi ngược, vì thế trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện mục tiêu cải cách tài chính
công tỉnh Đồng Tháp nên xây dựng định hướng thu NSNN đảm bảo duy trì được
nguồn thu NSNN lâu dài phòng tránh nguồn thu bị tận diệt, cơ cấu lại chi thường
xuyên NSNN theo hướng giảm chi xuống dưới 60% so tổng chi của ngân sách địa
phương vì hiện nay số chi thường xuyên NSNN so với tổng chi NSNN chiếm trên
82% theo Bảng 2.2, chi tiết:
36
Bảng 2.2. Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo
cấp ngân sách)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chi NSNN
các cấp
Tổng số
Trong đó
2016 2017 2018
Chi NSNN 40.985.758 11.625.801 14.572.689 14.787.268
Chi đầu tư 15.360.664 3.440.477 6.167.545 5.752.642
Chi thường xuyên
NSNN
25.625.094 8.185.324 8.405.144 9.034.626
- NS Trung ương 4.448.039 1.650.395 1.368.079 1.429.565
- NS địa phương 21.177.055 6.534.929 7.037.065 7.605.061
Tỷ trọng so chi TX 82,6% 79,8% 83,7% 84,2%
+ NS cấp tỉnh 7.142.574 2.325.857 2.365.010 2.451.707
+ NS cấp huyện 11.279.231 3.440.681 3.824.331 4.014.219
+ NS cấp xã 2.755.250 768.391 847.724 1.139.135
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018)
Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp, nguồn thu chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông
nghiệp mặt khác Tỉnh đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp của
tỉnh vì thế theo cơ cấu chi ở Bảng 2.1 tác giả nhận thấy cần giảm khoản chi sự
nghiệp giáo dục - đào tạo và giảm chi quản lý nhà nước và tăng chi dự nghiệp kinh
tế, sự nghiệp khoa học công nghệ và sự nghiệp môi trường để tăng trưởng kinh tế
theo hướng chủ đạo của tỉnh.
Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo có thể huy động xã hội hóa, xây dựng trường
tư hiện nay đã có được vài trường Tiểu học đến Trung học Phổ thông cần mạnh dạn
khuyến khích có nhiều cơ sở được đầu tư hơn nữa để giảm nguồn chi từ NSNN,
giảm chi quản lý hành chính chủ yếu giảm số lượng cán bộ công chức hưởng lương
từ NSNN từ việc cơ cấu lại bộ máy gọn hơn và tập trung các nguồn này vào đề án
phát triển nông nghiệp, giao thông, thủy lợi,…và sự nghiệp môi trường, nhằm nâng
cấp chỉnh trang lại các công trình giao thông công cộng cho phù hợp tình hình kinh
37
tế phát triển, phù hợp với hệ thống giao thông các tỉnh lân cận tạo điều kiện thông
thương trong lưu thông hàng hóa và môi trường phải đảm bảo mới phát triển được
nông nghiệp và đáp ứng được các chỉ tiêu hàng hóa xuất khẩu ra thế giới.
Mục tiêu, định hướng kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020 Chính phủ đã
điều chỉnh về cơ cấu thu NSNN tăng gấp 1,65 lần so với giai đoạn trước, về cơ cấu
chi ngân sách theo hướng: tăng dần tỷ trọng chi Đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi
thường xuyên ở mức 60 - 62% tổng chi NSNN. Thực hiện theo mục tiêu của Chính
phủ tỉnh Đồng Tháp cơ cấu số chi thường xuyên NSNN địa phương chưa đúng theo
mục tiêu (còn đạt 65%). Tỷ trọng chi thường xuyên tại địa phương còn quá cao đây
là hạn chế mà tỉnh Đồng Tháp phải khắc phục ở thời gian tới.
Ngoài ra theo kết quả chi NSNN thực tế giai đoạn 2016 - 2018 theo phân cấp
ngân sách thì cấp xã là cấp cơ sở cuối cùng chiếm 13% số chi thường xuyên NSNN
trên tổng chi, cụ thể:
Bảng 2.3. Tổng hợp chi thường xuyên NSNN địa phương giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chi
thường
xuyên
NSNN địa
phương
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Tổng số
Tỷ
trọng
so với
NSĐP
Ngân sach
cấp tỉnh
Ngân sách cấp
huyện
Ngân sách cấp
xã
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
2016 9.414.768 6.534.929 69,4 2.325.857 35,6 3.440.681 52,7 768.391 11,2
2017 10.497.824 7.037.065 67 2.365.010 33,6 3.824.331 54,3 847.724 12
2018 12.741.771 7.605.061 59,7 2.451.707 32,2 4.014.219 52,8 1.139.135 15
Cộng 32.654.363 21.177.055 64,9 7.142.574 33,7 11.279.231 53,3 2.755.250 13
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018)
Trong khi đó tổng số xã phường, thị trấn là 144 đơn vị hành chính, theo tác giả
thì hiện nay chi NSNN xã phường rất hạn hẹp tỷ lệ phân cấp quá thấp cả về chi
NSNN và nguồn thu NSNN (các khoản thu NSNN bao gồm thu thuế môn bài, thuế
sử dụng đất và các khoản phí nguồn thu không nhiều), vì thế chưa phát huy được
38
tính chủ động cho cơ sở.
Qua kết quả chi ở Bảng 2.3 ta thấy rõ chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh và cấp
huyện chiếm tỷ trọng 87% mà ở 2 cấp NSNN này đa phần là các đơn vị sự nghiệp
công lập nhưng hiện nay ở Đồng Tháp chưa có đơn vị sự nghiệp công lập nào tự
đảm bảo 100% kinh phí chi tiêu tại đơn vị.
Về nguồn thu nội địa NSNN tỷ trọng thu năm sau luôn giảm hơn so với năm
trước, cụ thể thu năm 2017 ngân sách địa phương giảm 15% so số thu năm 2016,
trong khi chi ngân sách địa phương năm 2016 chiếm 69,4% tổng chi thường xuyên
NSNN địa phương và chiếm hơn 56% tổng chi NSNN, năm 2017 chiếm 67% tổng
chi NSNN địa phương (tăng 7,6% so năm trước) và chiếm hơn 48% tổng chi
NSNN, năm 2018 thu ngân sách địa phương tăng 6,9% so với năm 2017 nhưng
giảm 9% so với năm 2016, trong khi chi thường xuyên ngân sách địa phương chiếm
59,7% tổng chi thường xuyên NSNN địa phương và chiếm 51,4% tổng chi NSNN.
Cả giai đoạn 2016 - 2018 thu NSNN tại địa phương chỉ đảm bảo được 37%
chi NSNN địa bàn tỉnh, hàng năm chủ yếu lệ thuộc vào trợ cấp cân đối NSNN từ
Trung Ương. Số chi được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.4:
Bảng 2.4. Tỷ trọng trợ cấp cân đối NSNN địa phương giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chi thường
xuyên
NSNN địa
phương
TRỢ CẤP CÂN ĐỐI NGÂN NGÂN SÁCH
Tổng số
Tỷ
trọng
so chi
NSNN
NS cấp tỉnh NS cấp huyện NS cấp xã
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
2016 9.414.768 3.071.862 32,6 1.635.154 53,2 1.153.620 37,6 283.088 9,2
2017 10.497.824 8.734.848 83,2 4.693.126 53,7 3.464.851 39,7 576.871 6,6
2018 12.741.771 8.823.570 69,2 4.787.581 54,3 3.464.851 39,3 571.138 6,4
Cộng 32.654.363 20.630.280 63,2 11.115.861 53,9 8.083.322 39,2 1.431.097 6,9
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018)
Nhận xét: trong thời gian tới địa phương cần đẩy mạnh và mạnh dạn phân cấp
39
nguồn cho ngân sách cấp cơ sở như là ngân sách cấp xã, chi NSNN tăng thêm số chi
hiện tại vì theo thực tế số chi này chỉ đảm bảo lương theo hệ số cho cán bộ công
chức và các khoản chi hoạt động tối thiểu, tăng tỷ trọng chi để đảm bảo chi lương
và thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức xã tương đồng với cán bộ công chức
cấp huyện và cấp tỉnh và để xã chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ chi
chính trị tại địa phương vì hiện tại đa phần phát sinh các nhiệm vụ đột xuất cấp
ngân sách xã phải xin kinh phí bổ sung mục tiêu từ NSNN cấp trên.
UBND Tỉnh nên giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các đơn vị sự nghiệp công
lập như thí điểm giao tự chủ một phần đối với đơn vị chưa giao tự chủ và giao tự
chủ toàn phần đối với các đơn vị đã giao một phần tự chủ nhằm giúp địa phương
giảm tỷ trọng chi thường xuyên NSNN tạo thế chủ động cho cơ sở trong quản lý
NSNN để tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm được mức trợ cấp cân đối từ
NSNN cấp trên.
- Hình thức cấp phát NSNN cũng rất quan trọng vì có hình thức cũng tiềm ẩn
tính rủi ro cụ thể như chi Lệnh chi tiền, hiện nay chi thường xuyên NSNN ở địa
phương, cơ quan Tài chính tỉnh còn sử dụng cấp phát NSNN theo hình thức cấp
Lệnh chi tiền rất nhiều, thực tế tuy có giảm theo từng năm nhưng theo tác giả thì
vẫn còn ở mức cao, nhất là đối với ngân sách cấp tỉnh chiếm 17,28% tổng số chi
thường xuyên NSNN.
Hình thức chi này mang tính rủi ro rất cao vì KBNN không KSC được hồ sơ
chứng từ khi chi NSNN ra mà chỉ kiểm sơ bộ, chủ yếu là kiểm nội dung chi, tài
khoản đơn vị nhận có đúng tính chất không, mục lục NSNN có đúng theo quy định
và nội dung chi không, đến khi ĐVSDNS nhận được báo có từ KBNN, đã có số dư
trên tài khoản và lập thủ tục rút kinh phí về chi tiêu từ tài khoản tiền gửi dự toán
vừa được cơ quan Tài chính cấp KBNN vẫn không KSC chứng từ hay bảng kê chi
tiết do chưa có chế độ nào quy định phải kiểm soát chi trên tài khoản tiền gửi này.
Kết quả chi cụ thể:
40
Bảng 2.5. Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo
hình thức cấp phát ngân sách)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng chi
Trong đó
Ngân sách
Trung
ương
Ngân sách địa phương
Ngân sách
địa phương
Chi bằng
Lệnh chi
tiền
Tỷ lệ
2016 8.185.324 1.350.395 6.834.929 559.097 8,18%
NS cấp tỉnh 2.425.857 414.582 17,09%
NS cấp huyện 3.640.681 144.515 3,97%
2017 8.546.552 1.398.079 7.148.473 569.018 7,96%
NS cấp tỉnh 2.476.417 420.954 16,99%
NS cấp huyện 3.824.331 148.064 3,87%
2018 9.179.203 1.429.565 7.749.638 551.775 7,12%
NS cấp tỉnh 2.685.967 407.911 15,19%
NS cấp huyện 4.094.219 143.864 3,51%
Tổng cộng 25.911.079 4.178.039 21.733.040 1.679.890 7,72%
NS cấp tỉnh 7.588.241 1.311.374 17,28%
NS cấp huyện 11.559.231 436.446 3,78%
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018)
Nhận xét: tại địa phương chưa quan tâm sâu sắc đến mức độ rủi ro của hình
thức cấp NSNN nên còn thực hiện chi NSNN theo hình thức Lệnh chi tiền với nội
dung chi hoạt động và trợ cấp lương hàng tháng cho các Hiệp, Hội khoảng 40 hội,
trong đó có nhiều Hiệp, hội có thể cấp phát bằng hình thức dự toán được như: Hội
Luật gia, Hội kiến trúc sư,...tác giả đề xuất cần thay đổi hình thức cấp NSNN theo
hướng giảm dần và giảm tối đa cấp NSNN bằng Lệnh chi tiền.
- Chi ngân sách theo nhóm mục: có 4 nhóm chủ yếu là chi thanh toán cá
nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và nhóm chi khác. Chiếm
tỷ trọng lớn nhất là chi thanh toán cho cá nhân và chi cho nghiệp vụ chuyên môn
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc

More Related Content

What's hot

Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAYĐề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
 
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAYĐề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAYLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
 

Similar to Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
quoctrungtrans
 

Similar to Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hà...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hà...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hà...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hà...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiBáo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
 
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long AnĐề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê DuẩnLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...
 
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ THỊ THU TRANG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ THỊ THU TRANG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN ***** Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng Các số liệu trong luận văn này được thu thập và sử dụng hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 4 năm 2019 Người cam đoan Võ Thị Thu Trang iii
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu...............................................................................................3 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu................................................................................4 3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4 3.2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5 6. Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu...............................................................................5 6.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................5 6.2. Ý nghĩa nghiên cứu .........................................................................................5 7. Kết cấu của đề tài......................................................................................................6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...7 1.1. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước............................................................ 7 1.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước ....................9 1.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các Kho bạc Nhà nước ...........................................................................14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 ……………………………………………………………...……......21 2.1. Sơ lược về Đồng Tháp Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp................................21 iv
  • 5. 2.2. Tổ chức hoạt động hổ trợ kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp...................................................................................................................23 2.3. Các hình thức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực hiện tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp...................................................................................24 2.4. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 .............................................................27 2.5. Đánh giá chung kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp............................................................................49 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP..........58 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.................................................................................58 3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp...................................................................................61 KẾT LUẬN................................................................................................................ 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa Tiếng Việt Ý nghĩa Tiếng Anh ATM Hệ thống máy giao dịch tự động Asynchronous Transfer Mode ĐVSDNS Đơn vị sử dụng ngân sách ISO Hệ thống quản lý chất lượng International Organization for Standardization KBNN Kho bạc Nhà nước KSC Kiểm soát chi NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc. Treasury And Budget Management Information System UBND Ủy ban nhân dân vi
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo lĩnh vực chi) 34 Bảng 2.2 Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo cấp ngân sách) 36 Bảng 2.3 Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN địa phương giai đoạn 2016 - 2018 37 Bảng 2.4 Tỷ trọng trợ cấp cân đối NSNN địa phương giai đoạn 2016 - 2018 38 Bảng 2.5 Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo hình thức cấp phát ngân sách) 40 Bảng 2.6 Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo nhóm mục chi) 41 Bảng 2.7 Kết quả từ chối thanh toán trong kiểm soát chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 45 Bảng 2.8 Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 46 Bảng 2.9 Tỷ lệ tạm ứng chi NSNN thường xuyên giai đoạn 2016 - 2018 48 vii
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên Nội dung Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Đồng Tháp 21 Hình 2.2 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN 29 viii
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chi ngân sách Nhà nước (NSNN) được Đảng và Nhà nước ta coi là một công cụ chủ yếu điều tiết nền kinh tế, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là chi thường xuyên và nó có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn an ninh - quốc phòng, góp phần thiết thực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Nền kinh tế nước ta hiện nay nguồn thu NSNN ngày càng hạn hẹp dần, tình hình bội chi NSNN còn diễn ra vì thế công tác kiểm soát các khoản chi NSNN chặt chẽ nhằm đảm bảo các khoản chi này sử dụng được đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm cho NSNN sẽ mang lại ý nghĩa thật sự quan trọng. Để nâng cao hiệu quả trong quản lý chi ngân sách, đảm bảo chi một cách tiết kiệm không lãng phí cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường kiểm soát chi (KSC) NSNN qua Kho bạc Nhà nước (KBNN). Với vai trò quản lý quỹ NSNN, thực hiện công tác KSC ngân sách ngành KBNN đã khẳng định vị trí và chức năng của mình có nhiều đóng góp quan trọng và ngày càng quản lý chặt chẽ quỹ NSNN, trong KSC ngân sách phát hiện, ngăn chặn và từ chối nhiều khoản chi chưa đúng chế độ, chưa đúng tiêu chuẩn, chưa đúng định mức,….Trong những năm gần đây công tác quản lý quỹ NSNN đã xuất hiện nhiều vấn đề làm thất thoát nguồn NSNN đòi hỏi ngành KBNN phải quan tâm và có giải pháp thực hiện ngay và để ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong KSC ngân sách, cụ thể là đã có các vụ việc xảy ra do đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) chủ yếu là cá nhân Kế toán đơn vị hoặc Chủ tài khoản ĐVSDNS đã cố tình làm giả hồ sơ chứng từ, nâng khống số liệu trong thanh toán chi trả lương, cố tình ký giả chữ ký của Chủ tài khoản đơn vị rồi mang chứng từ cho KBNN thanh toán, chi trả các khoản chi phí với mục đích chiếm đoạt tiền NSNN. Một số các vụ việc do cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền điều tra, thanh tra phát hiện, một số vụ việc được phát hiện thông qua công tác kiểm tra nội bộ của KBNN. Nhiều vụ việc được đăng tải công khai trên các
  • 10. 2 phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành KBNN. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Quy trình KSC ngân sách tại KBNN còn có khâu lõng lẽo chưa phân định rõ trách nhiệm KBNN và ĐVSDNS tới đâu trong từng khâu kiểm soát chứng từ, mẫu biểu nên còn kẻ hở dễ tạo điều kiện cho các ĐVSDNS chiếm dụng NSNN, ví dụ như: Chi lương khi có phát sinh tăng giảm đơn vị sẽ gửi lại Danh sách cho KBNN nhưng vì cố tình đơn vị không gửi KBNN mà hàng tháng tự động kê khống hệ số lương hoặc cán bộ thụ hưởng thì KBNN KSC không thể phát hiện được, Mẫu danh sách chi cho cá nhân do ĐVSDNS tự lập và ký tên không có ký xác nhận sau KSC của KBNN và mẫu biểu do mỗi ĐVSDNS tự tạo không có mẫu thống nhất; (2) Nguồn nhân lực KSC của KBNN chưa đạt về số lượng, năng lực và tư duy chưa nhạy bén trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện quy trình KSC chưa nghiêm; (3) Các ĐVSDNS chưa nghiêm túc tuân thủ quy trình và thường cố tình lách luật, ví dụ như trong quy định mua sắm phải có đấu thầu thì ĐVSDNS cố tình xé nhỏ giá trị khi thanh toán và đơn vị tự chỉ định thầu; (4) Chủ tài khoản ĐVSDNS chưa nắm quy định quản lý về NSNN nên còn tạm ứng kinh phí nhiều dẫn đến việc vi phạm chế độ chi tiêu NSNN không dùng tiền mặt từ đó dễ có điều kiện cho kế toán đơn vị lợi dung bảng kê trong thanh toán để kê khống thanh toán nhiều lần cho một khoản chi NSNN; (5) Công nghệ thông tin áp dụng trong kiểm tra tác nghiệp còn chưa đáp ứng kịp thời công nghệ hiện đại; (6) Các cơ quan thẩm quyền trong khâu giao dự toán chưa chấp hành nghiêm quy định trong phân khai dự toán công tác kiểm tra duyệt quyết toán chưa chặt chẽ; …các lý do trên đã diễn ra tại một số đơn vị KBNN nên công tác KSC thường xuyên tại KBNN hiện nay còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả đã dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát NSNN và chưa thể đáp ứng yêu cầu tiết kiệm trong quản lý chi tiêu NSNN. Để đề phòng và hạn chế sai sót, thất thoát nguồn NSNN tại địa phương và từ những nhận định thực tế trong công tác, tôi chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” làm luận văn nghiên cứu Thạc sĩ.
  • 11. 3 2. Tổng quan nghiên cứu Các đề tài, các nghiên cứu đã thực hiện về kiểm soát chi NSNN trong nước (1) Đỗ Thị Thu Trang (2012), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa, luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng”. Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác KSC thường xuyên ngân sách qua KBNN Khánh Hòa và yêu cầu đổi mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tới nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên ngân sách qua KBNN Khánh Hòa, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, phù hợp với quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các giải pháp mà tác giả đã kiến nghị đề xuất: hoàn thiện chỉnh sửa quy trình KSC “một cửa” qua KBNN Khánh Hòa theo hướng KSC thường xuyên theo mức độ rủi ro; Vận hành cơ chế KSC trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nước (TABMIS); KSC thường xuyên tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán; Hoàn thiện các hình thức cấp phát NSNN qua KBNN. (2) Nguyễn Thị Hồng (2015), “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên ngân sách qua KBNN nước huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội”. Đề tài nêu tổng quan về chi thường xuyên ngân sách qua KBNN, từ những lý luận đó tác giả đã đánh giá được thực trạng KSC thường xuyên tại KBNN huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội. Một số giải pháp đề ra bao gồm: nâng cao về chất lượng của đội ngũ cán bộ tại KBNN huyện; Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của KBNN; Hoàn thiện quy trình KSC thường xuyên một cửa; Tăng cường KSC NSNN theo dự toán; Đồng bộ, thanh toán chuyển khoản triệt để; Tăng cường phối hợp trong quản lý NSNN giữa các cơ quan, đơn vị. (3) Nguyễn Quang Hưng, (2015). “Đổi mới KSC ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN, Luận án Tiến sỹ kinh tế, thuộc Học viện Hành chính”. NCS Nguyễn Quang Hưng đã phân tích làm rõ thêm những vấn
  • 12. 4 đề lý luận về: Chi thường xuyên ngân sách của các cấp chính quyền địa phương qua KBNN; Luận án đã đi sâu phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên của chính quyền địa phương từ đó đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị về quy trình, về chế độ chi tiêu NSNN và ý thức của ĐVSDNS trong chấp hành về quản lý tài chính. Các giải pháp đề xuất: đổi mới tổ chức KSC ngân sách thường xuyên; Đổi mới quy trình thực hiện KSC ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN; Hoàn thiện bộ công cụ sử dụng trong KSC thường xuyên ngân sách của chính quyền địa phương các cấp; Đổi mới cơ chế KSC thường xuyên ngân sách; Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức KSC thường xuyên ngân sách; KSC thường xuyên ngân sách theo phương thức quản lý NSNN chương trình, NSNN dự án, trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. (4) Nguyễn Phương Anh, (2016). “Nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên ngân sách tại KBNN Long An, luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An”, tác giả đã định hướng KSC hiện đại, hiệu quả, an toàn, thuận tiện theo mô hình điện tử hướng tới phục vụ khách hàng và đáp ứng cao nhất sự hài lòng của khách hàng. Các giải pháp đề xuất: đổi mới và hoàn thiện lại quy trình lập và phân bổ dự toán chi NSNN; Hoàn thiện thể chế liên quan đến KSC; Thay đổi hình thức cấp phát NSNN; Nâng cao hơn nữa ý thức của ĐVSDNS trong chấp hành quy định và trong chi NSNN. Các đề tài trên đã nghiên cứu đến hoạt động KSC thường xuyên ngân sách tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến KSC thường xuyên và những giải pháp nhưng chưa phù hợp với điều kiện KSC thực tế và tình hình KSC tại KBNN Đồng Tháp. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2016 – 2018 nhằm đánh giá kết quả tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
  • 13. 5 - Từ thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách trên tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Đồng Tháp. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng Tháp trong thời gian qua diễn biến ra sao? Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế? - Các giải pháp chủ yếu tiến hành để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác giả thu thập số liệu thực tế và phân tích quy trình kiểm soát chi thường xuyên và các tiêu chí đánh giá kiểm soát chi thường xuyên nhằm mục đích tăng cường hiệu quả tiết kiệm NSNN cải cách nền tài chính công. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực tế tình hình chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Từ số liệu và tình hình thực tế chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng Tháp tác giả dùng phương pháp định tính để nghiên cứu: thống kê mô tả, tổng hợp phân tích, so sánh tỷ lệ, số liệu minh họa và đưa ra căn cứ nhận xét, đánh giá đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn. 6. Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách, ý nghĩa, vai trò, quy trình,... kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua KBNN, đưa ra thực trạng còn vướng trong kiểm soát chi tại một số KBNN tỉnh trong hệ thống KBNN từ đó làm cơ sở để nghiên cứu đánh giá về hiện thực kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng Tháp. 6.2. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài phân tích và đánh giá khách quan về thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2016 - 2018 làm căn cứ
  • 14. 6 cho việc khắc phục ngay các tồn tại và đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp. 7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2016 - 2018. Chương 3: Giải pháp đề xuất để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp.
  • 15. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN 1.1. Chi thường xuyên NSNN * Khái niệm: “Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi NSNN của Nhà nước nhằm để bảo đảm hoạt động bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, để bảo đảm quốc phòng - an ninh và hổ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội” - (nguồn: Luật NSNN năm 2015). * Vai trò và đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách Chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thường xuyên sẽ giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên sẽ rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả sẽ làm tăng tích lũy vốn NSNN dùng cho chi cho đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước. Nguồn lực tài chính dùng để trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch. Việc Nhà nước sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu để chi cho con người, sự việc vì thế nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của một quốc gia. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển, hiệu quả đó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể
  • 16. 8 hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất nước. * Phân loại chi thường xuyên ngân sách Thứ nhất, “Chi thường xuyên ngân sách theo lĩnh vực gồm: - Quốc phòng; - An ninh và trật tự, an toàn xã hội; - Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; - Sự nghiệp khoa học và công nghệ; - Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; - Sự nghiệp văn hoá thông tin; - Sự nghiệp phát thanh, truyền hỉnh, thông tấn; - Sự nghiệp thể dục thể thao; - Sự nghiệp bảo vệ môi trường; - Các hoạt động kinh té; - Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính tri và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tồ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; - Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” - (nguồn: Luật NSNN năm 2015). Thứ hai, Chi thường xuyên ngân sách theo tính chất có 4 nhóm: - Nhóm chi thanh toán cá nhân gồm: chi tiền lương; phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; học bổng học sinh, sinh viên; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; chi về công tác người có công với cách mạng; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân. - Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng; thông tin liên lạc; chi cho nghiệp vụ chuyên môn từng ngành; chi mua vật tư văn phòng; chi cho hội nghị; chi tiền công tác phí; chi phí thuê mướn; sửa chữa thường xuyên.
  • 17. 9 - Nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ: chi sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ cho công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn; chi mua tài sản vô hình. - Nhóm chi thường xuyên khác: nhóm chi khác của mục lục NSNN và các mục không thuộc 3 nhóm mục trên theo mục lục NSNN. * Chu trình quản lý chi NSNN Hoạt động NSNN có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại hình thành chu trình ngân sách. Chu trình ngân sách bao gồm: lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN, quyết toán chi NSNN. Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của 01 năm ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang năm ngân sách mới. 1.2. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 1.2.1. Các khái niệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN “Kiểm soát chi NSNN: là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi NSNN do các chủ thể thực hiện, dựa trên việc đối chiếu với các chính sách, chế độ định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn”-(nguồn: Luật NSNN năm 2015). “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN: là việc KBNN sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theo những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước” - (nguồn: Luật NSNN năm 2015). “Cam kết chi thường xuyên: là việc các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, ban quản lý dự án (gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách) cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng có hiệu lực đã được ký giữa đơn vị với nhà cung
  • 18. 10 cấp. Giá trị của khoản cam kết chi, về nguyên tắc, bằng số kinh phí cần thiết để thanh toán cho cấu phần hợp đồng thực hiện trong năm, nhưng không vượt quá dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn phải thanh toán” - (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính). 1.2.2. Vai trò của kiểm soát chi thường xuyên NSNN Thứ nhất, KSC thường xuyên NSNN là công cụ để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí tập trung các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, chống các biểu hiện chi tiêu lãng phí, nhằm góp phần kiềm chế lạm phát để ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính của quốc gia. Thứ hai, hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN để phát hiện kịp thời và ngăn ngừa đúng lúc những tiêu cực của các ĐVSDNS, đồng thời tìm ra những kẻ hở trong quản lý NSNN để kiến nghị bổ sung, sửa đổi kịp thời làm cho cơ chế quản lý NSNN, KSC ngân sách càng hoàn thiện và đảm bảo chặt hơn. Thứ ba, KSC thường xuyên NSNN sẽ ngăn ngừa phát hiện kịp lúc các khoản chi không đúng chế độ, còn lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu, nâng cao ý thức chấp hành ngân sách của các cấp các ngành và các ĐVSDNS. 1.2.3. Ý nghĩa tầm quan trọng của kiểm soát chi NSNN Giúp Nhà nước ngăn ngừa và loại bỏ các khoản NSNN chi tiêu sai chế độ quy định, không đúng định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, bảo đảm nguồn vốn được sử dụng của NSNN có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát. KSC ngân sách đảm bảo việc xuất quỹ NSNN trong thanh toán chi NSNN cho đối tượng đúng là chủ nợ của quốc gia và đúng là người cung cấp dịch vụ hàng hoá. Nhằm chấn chỉnh việc sử dụng kinh phí ở các ĐVSDNS thực hiện theo đúng quy định quản lý tài chính của Nhà nước đồng thời ngăn chặn hiện tượng tham ô, lãng phí làm thất thoát nguồn tài sản của Nhà nước. Tóm lại: thực hiện tốt công tác KSC ngân sách có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hành tiết kiệm để tập trung nguồn tài chính phát triển kinh tế - xã hội, chống các biểu hiện tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu góp phần kiềm hãm lạm phát, ổn định lại tiền tệ và làm lành mạnh hoá nền tài chính của quốc gia.
  • 19. 11 1.2.4. Sự cần thiết phải thực hiên kiểm soát chi NSNN Do yêu cầu trong công cuộc đổi mới: về cơ chế quản lý NSNN đòi hỏi các khoản chi của NSNN phải chi đúng mục đích, có tiết kiệm, có hiệu quả. Hiện nay trong điều kiện khả năng nguồn thu NSNN còn hạn hẹp nhưng nhu cầu chi NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội càng tăng theo từng năm thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là mối quan tâm lớn của Nhà nước, các ngành và các cấp nhằm góp phần thực hiện tốt công tác tiết kiệm chống lãng phí, kiềm chế giúp giảm lạm phát để ổn định tiền tệ, làm lành mạnh hóa nền tài chính của quốc gia nhằm lập lại kỷ luật tài chính. Song song với sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội thì các nghiệp vụ chi NSNN cũng đa dạng và phức tạp hơn, trong khi đó cơ chế quản lý chi NSNN chưa theo kịp biến động của hoạt động chi NSNN nên đã có một số cá nhân tìm cách lợi dụng khai thác các kẻ hở của cơ chế nhằm trục lợi, tư túi, tham ô gây lãng phí tài sản và công quỹ Nhà nước. Từ thực tế đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng NSNN ngăn chặn tiêu cực. Ý thức của các ĐVSDNS thì bao giờ cũng nghĩ phải sử dụng hết nguồn kinh phí được giao mà không hề tìm hiểu chính xác việc chấp hành đúng đối tượng, mục đích và nguồn dự toán được phân bổ, họ thường lập hồ sơ thanh toán các khoản không giao trong dự toán, sai chế độ, định mức,... Do tính chất đặc thù là các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp cái mà họ phải hoàn trả lại cho Nhà nước là kết quả được giao, việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng để đo lường kết quả công việc gặp khó khăn, không toàn diện nên cần thiết phải có một cơ quan chức năng thay mặt Nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi này nhằm đảm bảo việc chi trả NSNN là phù hợp với các nhiệm vụ đã giao. Tóm lại, việc kiểm tra, kiểm soát và chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN (gọi chung là KSC ngân sách) từ KBNN đến các đối tượng sử dụng NSNN là hết sức cần thiết để đảm bảo yêu cầu kỷ luật, kỷ cương trong quản lý NSNN và sử dụng kinh phí NSNN đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả thật sự. 1.2.5. Hiệu quả của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN: Công cụ thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN được quy định gồm:
  • 20. 12 - Mục lục NSNN: nhận thức đúng tầm quan trọng của công cụ mục lục NSNN trong công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi NSNN nói chung và KSC NSNN thường xuyên qua KBNN nói riêng, chính vì vậy, yêu cầu hạch toán thu, chi NSNN theo đúng mục lục NSNN tại Việt Nam đã được quy định luật hóa trong Luật NSNN. - Dự toán được giao trong chi thường xuyên NSNN: làm cơ sở cho KBNN căn cứ để kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành dự toán ngân sách thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật. - Định mức, tiêu chuẩn sử dụng thường xuyên NSNN: KBNN căn cứ để kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành dự toán ngân sách của các ĐVSDNS thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật - Hóa đơn, chứng từ của từng khoản chi tiêu NSNN: để quản lý NSNN, nhà nước đã ban hành hệ thống các mẫu biểu hóa đơn, chứng từ, sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Mỗi loại hóa đơn, chứng từ đều được quy định cụ thể, được thiết kế theo những tiêu thức riêng phục vụ công tác quản lý - Hồ sơ thanh toán chi ngân sách thường xuyên: hợp đồng kinh tế mua sắm tài sản công là một thủ tục cần thiết được KBNN sử dụng để KSC NSNN thường xuyên theo thông lệ quốc tế - Chứng từ giao dịch chi ngân sách thường xuyên với KBNN: được KBNN sử dụng trong KSC NSNN qua KBNN. Các loại chứng từ này được Bộ Tài chính quy định cụ thể về mẫu biểu, được thiết kế theo những tiêu thức riêng phục vụ công tác quản lý NSNN, hình thức mẫu biểu phù hợp với tính chất của từng giao dịch và yêu cầu kiểm soát của KBNN, nội dung chứng từ đáp ứng yêu cầu KSC NSNN. - Phương tiện thanh toán là phương thức cấp phát chi ngân sách và hình thức thanh toán. Thông qua công cụ kiểm soát chi NSNN hiệu quả đạt được là: - Đảm bảo kỷ luật tài chính - ngân sách của Nhà nước; Kiểm soát chặt chẽ hơn bội chi NSNN và nợ công của Chính phủ; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội theo hướng phát triển và kềm chế lạm phát cho NSNN; Đảm bảo về nhu cầu chi tiêu
  • 21. 13 công của Chính phủ; Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên NSNN chưa đúng và chưa cần thiết; Đồng thời hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý NSNN. 1.2.6. Những tiêu chí đánh giá kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Công tác KSC thường xuyên NSNN là hoạt động quản lý của nhà nước và kết quả đầu ra của KSC là giải ngân được một khoản chi NSNN, những tiêu chí được sử dụng để làm thước đo đánh giá cụ thể: 1.2.6.1. Số chi thường xuyên NSNN qua KBNN: số chi thường xuyên NSNN qua KBNN cho ta thấy được quy mô của công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đó. Tại đia phương cơ cấu trong chi thường xuyên NSNN được chia theo nhiều loại: theo cấp NSNN, theo nội lĩnh vực chi NSNN và theo nhóm mục chi để đánh giá được mức độ bố trí các nguồn lực sao cho phù hợp. 1.2.6.2. Số lượng hồ sơ đã được KBNN xử lý giải quyết trước thời hạn, đúng thời hạn, quá thời hạn: công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN cần đảm bảo tuyệt đối chính xác an toàn về số liệu trong chi trả, thanh toán, hạn chế tối đa sai sót xảy ra và tránh phát sinh tình trạng ĐVSDNS lợi dụng chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Một điều quan trọng trong KSC ngân sách là KBNN cần sắp xếp giải quyết thanh toán kịp thời cho ĐVSDNS theo đúng thời gian đã định. Khi tồn tại tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn cao thì KBNN phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để đề ra cách khắc phục. 1.2.6.3. Kết quả KBNN thực hiện từ chối trong KSC ngân sách: được thể hiện ở mức độ đóng góp của KBNN trong việc tìm ra và phát hiện để ngăn chặn kịp lúc các trường hợp vi phạm chế độ quản lý tài chính NSNN trước khi thanh toán xuất quỹ NSNN. Thông qua kết quả này sẽ thấy được ý thức chấp hành luật của ĐVSDNS trong chi tiêu NSNN. Kết quả đánh giá tiêu chí này ta phải xem xét một cách toàn diện các nhân tố, không dựa vào kết quả từ chối trong công tác thanh toán mà đánh giá chất lượng hoạt động KSC của KBNN. 1.2.6.4. Số tồn nợ tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên NSNN: tiêu chí này có ý nghĩa đánh giá đầy đủ hơn chất lượng công tác KSC
  • 22. 14 thường xuyên NSNN. Theo quy định thì chi thường xuyên NSNN được KBNN giải ngân trong đó sẽ có các khoản chi chưa có đủ hồ sơ, KBNN sẽ được phép chi tạm ứng cho ĐVSDNS và được phép tạm ứng bằng tiền mặt để thanh toán cho các khoản chi nhỏ, lẻ tại đơn vị nhưng phải tất toán số dư theo quy định nhưng ĐVSDNS chưa quan tâm đến công tác thanh toán tạm ứng với KBNN hằng tháng theo quy định mà thường thì họ để tồn đọng nợ số dư đến cuối năm mới thực hiện thanh toán. Phía KBNN trong khi thực hiện KSC cũng chưa kiểm tra số dư tạm ứng để đôn đốc tất toán dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn NSNN. 1.3. Bài học kinh trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các KBNN Hệ thống KBNN thực hiện KSC thường xuyên NSNN theo Quy trình giao dịch “một cửa” được ban hành tại Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN. Theo báo cáo tổng kết ngành KBNN thì thời gian qua đã xảy ra việc giao nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ KSC chưa tuyệt đối thực hiện nghiêm quy định như: không lập sổ theo dõi hồ sơ, không lập phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ,…dẫn đến không minh bạch về quy trình, thời gian xử lý hồ sơ gây hiểu lầm và phiền hà cho ĐVSDNS (phải đi lại nhiều lần để bổ sung chỉnh sửa hồ sơ) xảy ra việc khiếu kiện do chậm xử lý thanh toán mà KBNN không có cơ sở, không có đủ bằng chứng chứng minh được thời gian xử lý hồ sơ để quy trách nhiệm của KBNN hay của ĐVSDNS. Không thực hiện kiểm soát mẫu đăng ký dấu và mẫu đăng ký chữ ký, thanh toán khi dấu của đơn vị không còn hiệu lực khi đó ĐVSDNS đã nảy sinh và lợi dụng sơ hở của KBNN nên ký giả mạo chữ ký mà KBNN không hề hay biết để từ chối trong thanh toán. Không kiểm soát dự toán chi tiết các khoản chi mua sắm sửa chữa, dự toán giao từ nguồn sự nghiệp (có giao dự toán chi tiết). Chi sai dự toán cấp có thẩm quyền giao như chi sai nguồn, chi không đúng nội dung dự toán giao, chi không đúng mục đích, đối tượng dự toán giao. Khoản chi không có trong dự toán NSNN được cấp trên phê duyệt như sử dụng nguồn kinh phí này để chi cho các nhiệm vụ khác mà những nhiệm vụ này chưa được cấp có thẩm quyền giao dự toán. Chi sai
  • 23. 15 chế độ, tiêu chuẩn không có trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Chi vượt định mức (vượt về số lượng, vượt về giá trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định). Chi vượt dự toán nên có đơn vị tháng cuối năm không còn dự toán đủ đảm bảo để chi lương. Các khoản mua sắm không thực hiện theo đúng tinh thần đã nêu trong Nghị quyết hay Chỉ thị, các văn bản của cấp trên về điều hành NSNN hàng năm và các cơ chế tài chính liên quan đến việc mua sắm theo quy định của pháp luật. Chi mua sắm tài sản chuyên dùng khi cấp có thẩm quyền chưa ban hành danh mục, định mức tài sản chuyên dùng hoặc chi sai định mức tài sản chuyên dùng. - Không kiểm soát định mức được phép tạm ứng như đã quy định về hợp đồng và vượt 50% giá trị so với tổng giá trị hợp đồng và vượt cả dự toán năm được giao cho các món có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên trừ một số trường hợp đặc thù đồng thời không thực hiện thanh toán tạm ứng theo quy định. - Về chấp hành hồ sơ KSC: không kiểm soát thời hạn của Quyết định giao quyền và hình thức tự chủ nên khi hết hiệu lực không phát hiện và không đảm bảo tính pháp lý trong KSC ảnh hưởng kết quả KSC ngân sách và không phù hợp với mỗi loại hình tự chủ. Kiểm soát chi lương: không kiểm soát danh sách chi lương của ĐVSDNS so với số lượng biên chế do cấp trên giao nên thanh toán vượt, nhiều đơn vị KBNN thực hiện thanh toán theo đề nghị của đơn vị không kiểm soát tính logic của danh sách hưởng lương của đơn vị khi đó đơn vị nhân sai số học, số liệu không khớp (số tiền dòng tổng cộng không khớp với số tiền dòng chi tiết), kê trùng nhiều lần một tên hoặc trùng nhiều lần số thứ tự….Do đó tạo sơ hở để ĐVSDNS cố tình nâng khống hệ số lương của cán bộ và hệ số phụ cấp, nâng khống số tiền ở cột tổng cộng, kê khống tên,…trong danh sách lương. - Trong kiểm soát hợp đồng việc đối chiếu hợp đồng với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, tên đơn vị nhận thầu không đúng, nội dung cung cấp hàng hóa, dịch vụ không khớp với Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Vượt định mức mua sắm đối với chi thường xuyên NSNN (như ô tô, trang bị phương tiện làm việc, đơn giá) không đúng với quy chế chi tiêu nội bộ. Kiểm soát
  • 24. 16 điều khoản thanh toán trong hợp đồng không đối chiếu để đảm bảo logic về mặt thời gian, không có tài khoản bên mua, bên bán hoặc tài khoản bị tẩy xóa; số tiền bằng số bằng chữ không khớp, chữ ký, mẫu dấu của bên mua, bên bán không đúng luật; các trang của hợp đồng không cùng font chữ, giữa các trang không có sự phù hợp với nhau, được lắp ghép giáp lai. - Khâu đối chiếu số liệu với các ĐVSDNS còn sơ sài đối phó, hình thức: thời gian đối chiếu chậm, số liệu chi tiết không khớp nhau trong bảng đối chiếu nhưng không thực hiện chấm lại các giao dịch để tìm sai lệch dẫn đến tình trạng chuyển tiền thanh toán một khoản chi 02 lần nhưng không phát hiện. * Từ việc KSC không chặt chẽ không đúng quy trình qua những yếu tố đã nêu ở trên qua tổng kết của KBNN dẫn đến các ĐVSDNS lợi dụng kẻ hở để chiếm dụng NSNN, cụ thể là đã có một số vụ việc như: cá nhân kế toán ĐVSDNS, Chủ tài khoản cố tình làm sai để chiếm dụng NSNN mà cá nhân cán bộ KSC không hề phát hiện (theo thống kê của KBNN) như sau: - Kế toán trưởng ĐVSDNS cố tình kê hệ số lương khống, phụ cấp, nâng số tiền ở cột tổng số thành số khống, kê khống tên, kê trùng số thứ tự ở danh sách chi tiền lương, phụ cấp,…; cố tình gửi danh sách chi trả cá nhân sang ngân hàng khác với thông tin, số liệu danh sách chi trả lương đã gửi KBNN kiểm soát chi. - Thông qua Bảng kê chứng từ thanh toán (áp dụng đối với các khoản chi không có hợp đồng kinh tế và đối với các khoản chi có hợp đồng giá trị dưới 20 triệu đồng) như: cố tình kê các hóa đơn và hợp đồng đã được KBNN kiểm soát chi và chuyển đến nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa (tiền điện ánh sáng, tiền nước sạch, tiền mua văn phòng phẩm, tiền tàu xe,…) tiếp tục kê lại trên bảng kê thanh toán tạm ứng tiền mặt để thanh toán cho những lần tiếp theo; kê nhiều lần cùng một hóa đơn chứng từ trên các bảng kê chứng từ, thanh toán trùng nội dung chi, số tiền theo hợp đồng, hóa đơn gửi yêu cầu KBNN thanh toán tại các thời điểm khác nhau hoặc các nguồn khác nhau (nguồn kinh phí chi NSNN thường xuyên, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia,…). Cố tình tách số tiền dưới 20 triệu đồng để tránh khỏi phải gửi hồ sơ hợp đồng đến KBNN kiểm soát chi.
  • 25. 17 - Kế toán trưởng ĐVSDNS ký giả chữ ký của chủ tài khoản trên các chứng từ, hồ sơ; thông đồng với thủ trưởng ĐVSDNS lập hồ sơ chứng từ giả (gồm bộ hồ sơ hợp đồng có biên bản nghiệm thu,…); Cố tình lập giấy rút tiền mặt (cả tạm ứng và thực chi) nhiều lần không đúng đối tượng được phép chi tiền mặt nhưng ghi trên nội dung chứng từ là “Mật” hoặc cố tình ghi nội dung chung chung để tránh KSC của KBNN, rút tiền mặt với số lượng lớn về nhưng không nhập quỹ thông đồng với thủ quỹ chiếm dụng NSNN. - Kế toán trưởng ĐVSDNS thông đồng với Chủ tài khoản đơn vị cấu kết với các người cung cấp dịch vụ, hàng hóa lập hồ sơ chứng từ giả như bộ hợp đồng và biên bản nghiệm thu,…giả gửi KBNN yêu cầu thanh toán cho người cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Cụ thể thời gian qua một số vụ việc do cơ quan cảnh sát điều tra, các cơ quan kiểm tra thanh tra phát hiện và được đăng tải công khai trên các truyền thông thông tin đại chúng như: - Tại Tỉnh Quảng Bình: Hiệu trưởng và kế toán Trường mần non Ngân Thủy thuộc xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập khống chứng từ thanh toán làm thêm giờ, lập khống danh sách chi lương, phụ cấp giáo viên có nâng số tiền cao hệ số lương cao hơn thực tế rồi gửi hồ sơ đến KBNN Lệ Thủy thanh toán chi NSNN từ năm 2013 đến quý II/2014 ăn chặn chế độ của đồng nghiệp và chiếm đoạt NSNN hơn 300 triệu đồng (Tin trên Báo Dân trí ngày 17/3/2017). - Tại Tỉnh Gia Lai: Kế toán Trường tiểu học Lê Văn Tám ở xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê đã lợi dụng nhiệm vụ được giao lập hồ sơ chứng từ thanh toán rồi giả mạo chữ ky Hiệu trưởng và tự ý vào phòng Hiệu trưởng lấy con dấu để đóng lên chữ ký giả mạo gửi đến KBNN Chư Sê thanh toán tiền lương, phụ cấp (kê khống và chuyển đến giáo viên thấp hơn, số chênh lệch đưa vào tài khoản cá nhân), chuyển các khoản tiền gốc lãi vay của giáo viên trả ngân hàng, các khoản tiền đóng góp của giáo viên cho các quỹ vào tài khoản cá nhân mình, từ năm 2014 đến năm 2016 bà chiếm dụng hơn 250 triệu đồng của giáo viên cán bộ trong trường (tin đăng trên
  • 26. 18 Báo Dân trí ngày 23/5/2017). - Tại Tỉnh Bắc Giang: Chủ tịch và Kế toán xã Hộ Đáp, huyện Lục Ngạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao thông đồng lập 5 bộ hồ sơ khống gửi đến KBNN Lục Ngạn thanh toán tiền cải tạo sửa chữa công trình đường giao thông nông thôn chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của NSNN. Ngày 10/9/2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn đã khởi tố vụ án về vi phạm hình sự (Tin đăng trên Báo Công luận ngày 29/10/2018). - Tại Hải Phòng: Kế toán Trường tiểu học An Lão thuộc huyên An Lão, trong 4 năm 2012 - 2016 đã lập hồ sơ chứng từ chi tiền lương và phụ cấp (kê khống thêm một số tên giáo viên), tiền thai sản, tiền hợp đồng lao động, tiền bảo hiểm của giáo viên,…gửi đến KBNN An Lão KSC và chuyển vào tài khoản riêng của mình để chiếm đoạt hơn 650 triệu đồng (Tin đăng trên Báo Vnexpress ngày 03/11/2015). - Tại Tỉnh Quảng Ngãi: Kế toán trường Trung học cơ sở Châu Ô huyện Bình Sơn, lợi dụng quyền hạn được giao bà này móc nối với nhiều cửa hàng buôn bán hàng hóa, lập chứng từ khống 17 bộ hồ sơ gửi KBNN Bình Sơn thanh toán chuyển tiền vào tài khoản các cửa hàng rồi nhận lại tiền mặt và trích phần trăm hóa đơn cho cửa hàng chiếm đoạt hơn 37 triệu đồng của NSNN (Tin đăng trên Báo Dân trí) - Tại Tỉnh Quảng Nam: Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam lãnh đạo trường đã kê khống số lượng học sinh, sinh viên để lập hồ sơ giả thanh toán tại KBNN nước Quảng Nam rút tiền NSNN chênh lệch gần 4 tỷ đồng trong năm học 2015-2016, và dùng tiền NSNN để vinh danh cá nhân khi được thăng chức (Tin đăng trên Báo Tài Chính ngày 21/11/2017) - Tại Tỉnh Kiên Giang: Kế toán trưởng Sở Nội vụ Kiên Giang lập danh chứng từ chi lương kê khống hệ số lương công chức và kê khống cột số tiền tổng thanh toán tại KBNN Kiên Giang và chuyển vào tài khoản các nhân số tiền chênh lệch từ năm 2010 đến năm 2016 hơn 400 triệu đồng của NSNN (Tin đăng trên Báo Xây dựng) - Tại Tỉnh Đồng Nai: Hiệu trưởng Trường tiểu học Nhân Nghĩa lập chứng từ, hồ sơ khống gửi KBNN Nhân Nghĩa thanh toán tiền vật tư văn phòng khác (các
  • 27. 19 khoản chi nhỏ) và chiếm dụng 31 triệu đồng (Tin đăng trên Báo Đồng nai ngày 10/4/2018). Tại Phòng Nội vụ Biên Hòa Chủ tài khoản và Kế toán trưởng cấu kết kê khống hồ sơ khen thưởng lập chứng từ gửi KBNN Biên Hoà thanh toán tiền khen thưởng từ năm 2010 đến 2014 hơn 720 triệu đồng và lập quỹ sai quy định tại đơn vị
  • 28. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã nêu tổng quan về chi thường xuyên NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSNN, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN; Bài học kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua các KBNN. Trong những năm qua, việc quản lý, điều hành theo các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong quản lý, điều hành NSNN và chấp hành NSNN theo Luật NSNN cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do vậy, để khắc phục những tồn tại đã diễn ra và đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong quá trình tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tiếp tục củng cố và nâng cao vị trí, vai trò của công tác tài chính - ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp thì các vấn đề tổng quan đã nêu cũng như các hạn chế thực tế được trình bày trên là căn cứ nền tảng cho việc nghiên cứu và đánh giá kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp ở Chương 2.
  • 29. 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 - 2018 2.1. Sơ lược về Đồng Tháp và KBNN Đồng Tháp KBNN Đồng Tháp gồm: Ban Giám đốc dưới đó là và 8 phòng nghiệp vụ: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ, Phòng Tin học, Văn phòng, Phòng Kiểm soát chi, Phòng Thanh tra - Kiểm tra, Phòng Kế toán Nhà nước, Phòng Giao dịch và 11 KBNN trực thuộc gồm: KBNN Sa Đéc, Tân Hồng, Hồng Ngự, Thị xã Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Đồng Tháp
  • 30. 22 KBNN Đồng Tháp được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/4/1990. Nhiệm vụ KSC ngân sách từ năm 2010 KBNN toàn tỉnh thực hiện dự án TABMIS, từ giữa năm 2013 triển khai thực hiện kiểm soát cam kết chi qua KBNN, đây là điểm tiến mới trong quản lý NSNN từ đây nâng cao trọng trách của KBNN, cơ quan Tài chính và ĐVSDNS. KBNN Đồng Tháp luôn quan tâm chất lượng KSC ngân sách để đảm bảo các khoản chi NSNN đúng theo quy định. Trong thực hiện KSC ngân sách KBNN Đồng Tháp đã từ chối trong KSC nhiều khoản chi không đúng chế độ, góp phần thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Bên cạnh công tác quản lý, điều hành thu chi NSNN, KBNN Đồng Tháp cũng quan tâm sâu sát công tác cải cách thủ tục nền hành chính, quán triệt thực hiện quản lý chất lượng mô hình khung theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, tại khu vực giao dịch niêm yết công khai đầy đủ các thủ tục hành chính cho từng loại công việc giao dịch; áp dụng các ứng công nghệ vào trong công việc mang lại hiệu quả. Nhưng tỉnh Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp, lợi thế của tỉnh là nuôi và xuất khẩu cá tra, một số loại cây ăn trái, nguồn thu NSNN chủ yếu thu từ lĩnh vực nông nghiệp nên nguồn thu NSNN thấp hàng năm Tỉnh không tự cân đối nguồn ngân sách để chi NSNN địa phương được mà phải lệ thuộc vào NSNN Trung ương bổ sung kinh phí cân đối. Thực tế năm 2016 nguồn thu NSNN địa phương 6.311 tỷ đồng và phải nhận bổ sung kinh phí cân đối từ ngân sách cấp trên 3.072 tỷ đồng trong khi tổng chi NSNN địa phương là 9.415 tỷ đồng trong đó chi NSNN thường xuyên của địa phương năm 2016 là 6.535 tỷ đồng. Năm 2017 nguồn thu NSNN địa phương 5.366 tỷ đồng giảm 15% so với số thu năm 2016 và phải nhận bổ sung kinh phí cân đối từ ngân sách cấp trên là 8.735 tỷ đồng tăng hơn 184% so năm 2016, trong khi tổng chi NSNN địa phương là 10.498 tỷ đồng trong đó chi thường xuyên NSNN địa phương là 7.037 tỷ đồng tăng tăng 7,7% so với số chi thường xuyên năm 2016. Năm 2018 tổng thu NSNN 5.235 tỷ đồng giảm 9,8% so năm 2017 và giảm 17% so năm 2016 và phải nhận bổ sung kinh phí cân đối từ ngân sách cấp trên là 8.824 tỷ đồng tăng 2,2% so năm 2017 và tăng 190% so năm 2016 trong khi tổng chi
  • 31. 23 NSNN địa phương là 12.742 tỷ đồng trong đó chi thường xuyên NSNN địa phương là 7.605 tỷ đồng tăng 8,1% so với chi NSNN năm 2017 và tăng 16,4% so năm 2016. Từ thực tế trên tại Đồng Tháp số thu NSNN hạn hẹp năm sau thu NSNN thấp hơn năm trước nhưng nhu cầu chi NSNN lại tăng dần hàng năm đòi hỏi công tác KSC ngân sách phải thật nghiêm túc, tiết kiệm, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí NSNN để đảm bảo công tác quản lý quỹ NSNN tại KBNN Đồng Tháp hiệu quả và an toàn. 2.2. Tổ chức hoạt động hổ trợ kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp - Những năm qua, KBNN Đồng Tháp đã cùng hệ thống Thuế - Hải quan - Tài chính triển khai nhiều dự án hiện đại hóa thu NSNN, quản lý chi NSNN các cấp bằng cách áp dụng công nghệ thông tin vào việc trao đổi công việc, triển khai cài đặt, nâng cấp chương trình khai thác các loại báo cáo, thanh toán điện tử, nâng cấp đường truyền thông từ cáp đồng sang cáp quang, triển khai các chương trình bảo mật, tường lửa, các chương trình diệt vi rút, duy trì hệ thống máy tính, hệ thống mạng phục vụ cho việc quản lý NSNN, KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp nhanh chóng, an toàn. - Các ĐVSDNS và các cơ quan quản lý NSNN phối hợp tốt trong việc KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp trên địa bàn tỉnh là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan quản lý, ĐVSDNS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cụ thể: Các ĐVSDNS: tất cả các ĐVSDNS trên địa bàn và các đơn vị tổ chức khác nhận kinh phí từ NSNN cấp tỉnh hổ trợ đã đăng ký tài khoản giao dịch với KBNN, chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Tài chính Đồng Tháp, KBNN Đồng Tháp trong thực hiện dự toán chi NSNN cấp tỉnh được giao và quyết toán chi NSNN cấp tỉnh theo đúng chế độ đã quy định. Sở Tài chính: có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn các ĐVSDNS cấp tỉnh lập dự toán; phối hợp, thảo luận với các ĐVSDNS cấp tỉnh thống nhất số liệu dự toán; phân bổ dự toán chi cho các ĐVSDNS cấp tỉnh. Trường hợp phân bổ chưa phù hợp với nội dung trong dự toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao,
  • 32. 24 không đúng chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn thì yêu cầu cơ quan phân bổ NSNN điều chỉnh. Trách nhiệm của KBNN Đồng Tháp: kiểm tra, kiểm soát các chứng từ, hồ sơ chi và thực hiện chi trả, thanh toán theo quy định và kịp thời các khoản chi NSNN cấp tỉnh đã đủ điều kiện thanh toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN. 2.3. Các hình thức kiểm soát chi thường xuyên NSNN thực hiện tại KBNN Đồng Tháp Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ NSNN: có hai hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên từ NSNN hình thức chi dự toán và hình thức chi bằng Lệnh chi tiền: Thứ nhất, chi bằng hình thức rút dự toán, gồm những đối tượng sau: + Cơ quan hành chính nhà nước. + Đơn vị sự nghiệp công lập. + Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Nhà nước hổ trợ kinh phí NSNN thường xuyên. + Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan Nhà nước thẩm quyền. Quy trình chi trả theo hình thức dự toán: Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng ĐVSDNS lập và gửi hồ sơ theo quy định gửi KBNN nơi mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát và thanh toán. KBNN kiểm soát các hồ sơ của ĐVSDNS theo quy định, nếu đầy đủ điều kiện đã quy định, thì KBNN thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởng lương và người cung cấp dịch vụ, hàng hóa hoặc chi trả qua ĐVSDNS. Nhận xét: hình thức này KSC chi tiết được các định mức, tiêu chuẩn theo quy định và tương đối sát dự toán của ĐVSDNS được cấp trên giao, tuy nhiên có hạn chế là chi theo Bảng kê (các khoản chi tiêu NSNN dưới 20 triệu đồng) do ĐVSDNS kê khai và tự họ chịu trách nhiệm thì tính KSC của KBNN mất đi phần giám sát, dự
  • 33. 25 toán giao cho ĐVSDNS được cơ quan Tài chính hạch toán trên hệ thống TABMIS theo khối nên không KSC chi tiết được khoản dự toán giao chi tiết cho từng nhiệm vụ chi trong năm và không nắm số dư dự toán chi tiết từng nội dung. Thứ hai, chi theo hình thức chi Lệnh chi tiền, bao gồm các đối tượng sau: + Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN; Chi kinh phí ủy quyền (đối với khoản ủy quyền có lượng vốn nhỏ, nội dung chi chưa rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan Tài chính; Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan Tài chính. Quy trình chi trả theo hình thức Lệnh chi tiền: Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát về nội dung, về tính chất và kiểm soát tất cả hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện thanh toán chi trả NSNN theo quy định; sau đó phát hành Lệnh chi tiền gởi KBNN chi trả cho ĐVSDNS. KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN và chi trả cho ĐVSDNS theo nội dung ghi trong Lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ về các nội dung chỉ tiêu ghi trên chứng từ. Nhận xét: hình thức này kiểm soát nhanh do khi được cơ quan Tài chính chuyển chứng từ đến KBNN và được KBNN ký duyệt thì tài khoản của ĐVSDNS sẽ có số dư và thực hiện rút được kinh phí mà không qua KSC ngân sách nhưng KBNN không KSC được vì chi bằng Lệnh chi tiền do cơ quan Tài chính thực hiện kiểm tra và phát hành Lệnh chi, KBNN chỉ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và thực chi cho ĐVSDNS làm mất đi trách nhiệm KSC ngân sách của KBNN. Kiểm soát theo phương thức chi trả các khoản chi NSNN có 4 loại: Thứ nhất, tạm ứng: tạm ứng là việc chi trả các khoản chi NSNN cho ĐVSDNS trong trường hợp khỏan chi NSNN của ĐVSDNS chưa có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ mà Nhà nước quy định do công việc tại ĐVSDNS chưa hoàn thành. Nhận xét: KSC theo phương thức này ĐVSDNS chủ động được nguồn tiền mặt trong việc xử lý chi NSNN trong mọi thời điểm nhưng phương thức chi này dễ bị ĐVSDNS lợi dung chiếm dụng NSNN do có nhiều khoản tạm ứng treo số tiền
  • 34. 26 dồn tích cao và ĐVSDNS không chủ động lập chứng từ kết chuyển sang thanh toán từ đó dẫn đến vị phạm quy định về quản lý thu, chi tiền mặt, vi phạm khung thời hạn thanh toán tạm ứng dẫn đến bị xử phạt hành chính. Theo quy định số tiền còn nợ tạm ứng thì ĐVSDNS phải lập thủ tục chứng từ thanh toán với KBNN khi có đủ chứng từ nhưng thủ tục lại đơn giản nếu khoản chi mà giá trị dưới 20 triệu đồng thì ĐVSDNS chỉ kê số hóa đơn, chứng từ vào bảng kê và tự họ chịu trách nhiệm KBNN không KSC khoản này, nên sẽ có tình trạng một khoản chi được kê thanh toán trong nhiều đợt thanh toán mà KBNN không thể theo dõi kiểm tra được, đây là sơ hở để ĐVSDNS lợi dụng chiếm dụng NSNN. Thứ hai, thanh toán trực tiếp: đây là phương thức chi trả NSNN trực tiếp cho ĐVSDNS hay cho người cung cấp dịch vụ, hàng hóa khi công việc đã hoàn thành, đã có đầy đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp theo như quy định. Nhận xét: kiểm soát chi theo phương thức này thì trách nhiệm KSC của KBNN được thể hiện cao và rõ ràng tuy nhiên chi theo Bảng kê do ĐVSDNS tự kê trong Bảng chi chi NSNN và tự họ chịu trách nhiệm thì tính KSC mất đi phần giám sát (cũng tương tự như nhược điểm đã phân tích trên các món chi dưới có giá trị 20 triệu đồng), dự toán giao cho ĐVSDNS được cơ quan Tài chính hạch toán trên hệ thống TABMIS theo khối nên không KSC tiết được khoản dự toán giao chi tiết cho từng nhiệm vụ chi. Thứ ba, tạm cấp kinh phí: phương thức tạm cấp kinh phí được thực hiện đối với trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán NSNN chưa được cơ quan cấp trên có thẩm quyền giao. Nhận xét: phương thức này KSC giống như hình thức thanh toán trực tiếp, tạo điều kiện xử lý tình huống đầu năm các cơ quan Tài chính không nhập kịp thời dự toán NSNN cho ĐVSDNS trên TABMIS hoặc do cơ quan cấp trên chưa phân bổ dự toán nhưng ĐVSDNS chỉ được ứng NSNN để chi các khoản chi cho con người nên còn thụ động kinh phí trong chi hoạt động thường xuyên của đơn vị, hình thức này chi ra chỉ được chi tạm ứng mặc dù hồ sơ chứng từ hiện tại đã có đầy đủ nên tăng số dư tạm ứng.
  • 35. 27 Thứ tư, chi ứng trước dự toán NSNN cho năm sau: chi ứng trước dự toán cho năm sau trong các trường hợp: + Các dự án, công trình quốc gia và công trình xây dựng cơ bản đủ điều kiện thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện và cần đẩy nhanh tiến độ. Các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau nhưng phải thực hiện ngay trong năm chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được. Nhận xét: phương thức này tạo điều kiện xử lý tình huống nguồn NSNN cạn kiệt, loại KSC này rất cần thiết đối với các đơn vị tỉnh có nguồn thu NSNN hạn hẹp nhưng sẽ ảnh hưởng đến số tổng dự toán giữa các năm sẽ không cân đối, mặt khác khi giao dự toán đôi khi không khớp mã nhiệm vụ chi và mã nguồn kinh phí. Tại KBNN còn ghi ứng nợ chi NSNN do chờ cơ quan cấp trên phân bổ dự toán hình thức này rất lệ thuộc vào các đơn vị phân bổ dự toán Tóm lại: có nhiều hình thức, phương thức cấp phát kinh phí thường xuyên NSNN thực hiện qua KBNN Đồng Tháp trong chi NSNN thường xuyên nhưng tập trung chủ yếu và thực hiện nhiều nhất chiếm tỷ trọng trên 80% là theo hình thức cấp phát dự toán (Theo số liệu Bảng 2.5), số chi được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp cùng Sở Tài chính Đồng Tháp giao kinh phí cho các ĐVSDNS bằng dự toán chi thường xuyên và trong phạm vi nghiên cứu này tôi phân tích đánh giá hình thức KSC thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Đồng Tháp. 2.4. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp Về cơ chế thực hiện KSC qua KBNN như: Luật NSNN, các Thông tư của Bộ Tài chính như: Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 01/10/2012 Quy định chế độ quản lý, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư số 39/2016/TT- BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT- BTC; Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định về quản lý thu, chi tiền mặt qua KBNN;…các Thông tư theo từng lĩnh vực, ngành,….và nhiều văn bản nghiệp vụ được hướng dẫn khác.
  • 36. 28 Tuy nhiên, các cơ sở pháp lý trong KSC thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 vẫn bộc lộ một số những hạn chế, bất cập, cụ thể: Quy định về KSC thường xuyên NSNN thuộc nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn,…nên rất khó khăn trong công tác tra cứu đối chiếu trong KSC ngân sách. Có nhiều Thông tư hướng dẫn cách nay hơn 10 năm và sau đó có nhiều Thông tư chỉnh sửa bổ sung thời gian về sau, mất rất nhiều thời gian để tra cứu ngược lại cho một vấn đề. Các hoạt động chỉ đạo phối hợp thực hiện; triển khai tổ chức thực hiện; kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách Nhà nước mới ban hành liên quan đến KSC thường xuyên NSNN có nhiều nhược điểm, do chưa có căn cứ pháp lý về tổ chức thực hiện. Chính vì vậy nhiều quy định, chính sách quan trọng của Nhà nước chậm đi vào cuộc sống hoặc phát huy hiệu quả chưa cao. 2.4.1. Đối tượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí NSNN; Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính. 2.4.2. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp: KBNN Đồng Tháp thực hiện KSC thường xuyên NSNN theo Quy trình giao dịch “một cửa” được ban hành ở Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN. Theo Quy trình này việc giải quyết các bước từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ chứng từ thanh toán và trả kết quả cho khách hàng giao dịch với KBNN được thực hiện tại một đầu mối. Bước 1: ĐVSDNS gửi hồ sơ, chứng từ thanh toán cho cán bộ KSC KBNN, cán bộ KSC kiểm tra hồ sơ chứng từ, nhận hồ sơ chứng từ, viết phiếu giao nhận hồ sơ chứng từ, hẹn ngày trả hồ sơ chứng từ; Sau đó toàn bộ quá trình luân chuyển chứng từ nội bộ trong hệ thống KBNN sẽ do cán bộ KSC đảm nhiệm, đến ngày hẹn trả hồ sơ, chứng từ đơn vị nhận hồ sơ chứng từ thanh toán tại cán bộ KSC; Khái quát quy trình này như sau:
  • 37. 29 Hình 2.2. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Chú thích sơ đồ: ► Hướng đi của chứng từ KSC ...... ► Hướng đi của chứng từ thanh toán Bước 2: Cán bộ KSC kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và sự chính xác của chứng từ, hồ sơ kèm theo, kiểm tra số dư dự toán hiện có, kiểm tra mẫu đăng ký dấu, mẫu đăng ký chữ ký của ĐVSDNS và các điều kiện đã quy định trong thanh toán chi trả đối với từng nội dung chi, kế toán viên trình lên Kế toán trưởng (hoặc người đã được ủy quyền) ký duyệt; Bước 3: Kế toán trưởng (hoặc người đã được ủy quyền) kiểm tra sơ bộ nếu đủ điều kiện sẽ ký duyệt và chuyển toàn bộ hồ sơ chứng từ cho cán bộ KSC đệ trình Giám đốc (hoặc người đã được ủy quyền) ký duyệt; Bước 4: Giám đốc (người được ủy quyền) xem xét đủ điều kiện thì ký duyệt; Bước 5: Thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ; Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho ĐVSDNS; Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ. * Nhận xét chung về quy trình đang thực hiện tại KBNN Đồng Tháp: - Ở bước 1: công việc tiếp nhận đến khâu trả kết quả do cán bộ chuyên quản ĐVSDNS thực hiện theo tác giả thì chưa đúng nghĩa “một cửa” vì trong KBNN nếu có 15 cán bộ KSC chuyên quản các ĐVSDNS thì lại là “15 cửa” và giao toàn bộ từ
  • 38. 30 khâu tiếp nhận xử lý hồ sơ đến trả kết quả cho một cá nhân dễ dẫn đến sai sót, tiêu cực như: khâu kiểm soát ban đầu không phát hiện sai sẽ kéo theo xử lý các khâu tiếp theo sai, sẽ dẫn đến công chức nhũng nhiễu làm khó khách hàng. Hạn chế: việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả hồ sơ KSC chưa được thực hiện đúng theo quy định như: không mở sổ kịp thời theo dõi hồ sơ, không lập phiếu hướng dẫn hoàn thiện chứng từ còn sai sót,…thời gian xử lý hồ sơ chưa kịp thời gây hiểu lầm và phiền hà cho ĐVSDNS (phải đi lại nhiều lần để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ) - Ở bước 2: ở khâu này thường xuyên dễ xảy ra sai sót nhất. Hạn chế: cán bộ KSC chưa thường xuyên thực hiện nghiêm trong kiểm tra kiểm soát mẫu đăng ký dấu và mẫu đăng ký chữ ký, đã thực hiện thanh toán khi mẫu đăng ký dấu của ĐVSDNS không còn hiệu lực đây là rủi ro rất cao. - KSC lương: đôi khi không kiểm soát danh sách chi lương của ĐVSDNS so với chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền giao do chủ quan tin tưởng vào ĐVSDNS dẫn đến thanh toán vượt, thực hiện thanh toán theo đề nghị của đơn vị không kiểm soát tính logic của danh sách chi lương từ đó trong danh sách có nhân sai số học, số liệu không khớp (số tiền dòng tổng cộng không khớp với số tiền dòng chi tiết). - Trong kiểm soát hợp đồng thì việc đối chiếu giữa các hồ sơ liên quan không khớp và thống nhất nhau như: tên đơn vị nhận thầu không đúng, nội dung cung cấp dịch vụ không đúng với Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đã ký; Kiểm soát điều khoản thanh toán trong hợp đồng không logic về mặt thời gian, không có tài khoản bên mua, bên bán hoặc tài khoản bị tẩy xóa; số tiền bằng số bằng chữ không khớp, chữ ký, mẫu dấu của bên mua, bên bán không đúng; các trang của hợp đồng không cùng font chữ, giữa các trang không có sự phù hợp với nhau, được lắp ghép giáp lai. Bước 3: Kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt Bước 4: Giám đốc kiểm tra ký duyệt Bước 5: Thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ
  • 39. 31 Bước 6: Trả hồ sơ chứng từ cho ĐVSDNS Hạn chế: trong thời gian qua đã xảy ra việc trả kết quả hồ sơ KSC chưa thực hiện nghiêm quy trình như: không mở sổ kịp thời để theo dõi hồ sơ, không lập phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ,…dẫn đến không minh bạch về quy trình, thời gian xử lý hồ sơ gây hiểu lầm khó chịu cho ĐVSDNS đã xảy ra việc khách hàng không hài lòng do chậm xử lý thanh toán mà KBNN không có cơ sở, không đủ bằng chứng chứng minh thời gian đã xử lý hồ sơ để xác định trách nhiệm của KBNN hay của ĐVSDNS. Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ theo quy định * Kể từ ngày 02/10/2017 KBNN Đồng Tháp cùng hệ thống KBNN áp dụng KSC ngân sách thực hiện Quy trình thống nhất đầu mối KSC ngân sách qua KBNN theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017. Đối với công tác KSC thường xuyên NSNN theo Quy trình mới thì từ bước 1 đến bước 4 không thay đổi nhưng bước 5 quy trình mới là do cán bộ KSC bàn giao chứng từ đã KSC cho kế toán viên thực hiện, bước 6: Thanh toán cho người cung cấp, ở bước 7 (tức bước 5 quy trình cũ) và bước 8 kế toán viên sau khi đã chuyển và hoàn chỉnh hồ sơ chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp thì thực hiện bước bàn giao hồ sơ trở lại cho cán bộ KSC để giao trả lại cho khách hàng giao dịch. Xét về tính khả thi thì đối với KSC thường xuyên NSNN khi áp dụng Quy trình mới không hiệu quả so với quy trình cũ mà kéo dài thêm các bước công việc không cần thiết và thời gian xử lý cho chứng từ KSC cũng sẽ kéo dài thêm và rất gây áp lực cho kế toán khâu Thanh toán cho ngân hàng thương mại (NHTM) vì NHTM đã quy định thời gian thanh toán liên ngân hàng với các đơn vị tham gia bù trừ, do kế toán viên không chủ động trong xử lý chứng từ mà lệ thuộc vào thời gian giao chứng từ của cán bộ KSC, từ áp lực này cũng sẽ dễ dẫn đến rủi ro trong thanh toán như các trường hợp cán bộ KSC nhập sai tên đơn vị cung cấp hưởng, sai tài khoản hưởng, sai ngân hàng hưởng giữa chứng từ lập thủ công và chứng từ điện tử mà nếu kế toán viên không phát hiện sẽ thất thoát tài sản của Nhà nước. * Đánh giá thực hiện quy trình KSC ngân sách tại KBNN Đồng Tháp:
  • 40. 32 Thời gian qua thực hiện KSC theo quy định còn hạn chế ở nhiều khâu trong quy trình như: Khâu kiểm soát Danh sách (Bảng lương, Danh sách chi trả các khoản thanh toán cá nhân) chi cho từng cá nhân hưởng do ĐVSDNS gửi đến KBNN 01 bảng và NHTM 01 bảng, chưa được khớp đúng do chưa có quy định nào ràng buộc dấu hiệu thể hiện trên Danh sách là KBNN đã KSC, Danh sách này (ví dụ khi KSC phải ký xác nhận trên Danh sách đó và chuyển cho NHTM), từ sơ hở này ĐVSDNS sẽ lợi dụng trong việc cố tình lập 02 Danh sách chi không khớp nhau để gửi 02 nơi giao dịch khi thanh toán để chiếm dụng NSNN mà KBNN là cơ quan KSC nhưng không hề hay biết. Mẫu đăng ký dấu, đăng ký chữ ký của ĐVSDNS, KBNN Đồng Tháp chủ yếu kiểm tra chữ ký bằng phương pháp thủ công bằng mắt thường vì thế tính chính xác sẽ không cao, nếu vào khoảng thời gian cao điểm như đầu tháng các ĐVSDNS thanh toán tiền lương nhiều hay cuối quý và cuối năm ngân sách các ĐVSDNS sẽ lập chứng từ nhiều để thanh toán các khoản nợ đọng hoặc tranh thủ xử lý số dư dự toán thì áp lực từ cán bộ KSC tăng cao sẽ dễ tạo ảo giác và kiểm tra đối chiếu chữ ký dễ sai lệch, các cá nhân ĐVSDNS sẽ lợi dụng sơ hở này giả mạo chữ ký để thanh toán chi NSNN và chiếm dụng NSNN. Cam kết chi được thực hiện sau khi đơn vị ký hợp đồng mua bán với người cung cấp hàng hoá, dịch vụ 10 ngày nhưng đa phần thì ĐVSDNS chưa thực hiện đúng và KBNN vẫn chưa có biện pháp kiên quyết xử lý mà chỉ trả lại hồ sơ chứng từ cho đơn vị lập lại. Ở khâu: thanh toán cho người cung cấp dịch vụ hàng hóa này rất bị áp lực do thanh toán viên thực hiện, đây là khâu sau cùng và rất lệ thuộc vào cán bộ KSC, chứng từ sẽ tập trung nhiều vào cận kề giờ kết thúc giao dịch mà giờ thanh toán điện tử với hệ thống NHTM rất gắt nên thanh toán viên phải tập trung cao độ, đảm bảo tính chính xác thông tin chuyển đi nguy cơ rủi ro ở khâu này rất cao. Đã có tình trạng chuyển sai tên đơn vị hưởng do gõ nhầm chữ cái, sai tài khoản do thiếu hoặc thừa ký tự chữ số, sai ngân hàng hưởng nhưng chưa được phát hiện kịp thời tại KBNN, chỉ phát hiện khi chứng từ đã đến ngân hàng nhận và được ngân hàng trả lại
  • 41. 33 2.4.3 Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 Trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN với nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và kiểm soát việc chấp hành chế độ, chính sách trong chi tiêu NSNN, KBNN đã thực hiện công khai các quy trình kiểm soát, các thủ tục đến các ĐVSDNS thường xuyên. Thời gian qua KBNN Đồng Tháp luôn chủ động trong phối hợp công tác, trong tham mưu với UBND các cấp về chỉ đạo, điều hành ngân sách, thường xuyên nghiêm túc thực hiện các quy định KSC ngân sách qua KBNN. Số liệu chi thực tế thể hiện qua các Báo cáo nghiệp vụ chi NSNN, các Báo cáo tổng kết ngành qua các năm tại KBNN Đồng Tháp, Báo cáo kiểm tra thanh tra của KBNN, của KBNN Đồng Tháp,... sẽ đánh giá được kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp có đảm bảo được siết chặt kỷ luật NSNN, thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có loại bỏ được tiêu cực, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, sử dụng NSNN, đáp ứng được chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm để ổn định nền kinh tế, cải cách nền tài chính công hay không sẽ thể hiện cụ thể qua bốn tiêu chí sau: 2.4.3.1 Số chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đồng Tháp Cơ cấu của chi thường xuyên NSNN được chia ra: chi theo lĩnh vực chi NSNN, chi theo cấp NSNN, chi theo nhóm mục chi NSNN và chi theo hình thức cấp phát NSNN từ đó sẽ đánh giá được mức độ bố trí phù hợp các nguồn lực để nâng cao chất lượng KSC ngân sách. Chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp được thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chính sách, đúng chế độ, định mức đáp ứng nhu cầu chi tiêu NSNN của ĐVSDNS trên địa bàn tỉnh. Năm 2016 tổng chi NSNN 11.625.800 triệu đồng trong đó chi thường xuyên NSNN 8.185.324 triệu đồng chiếm 70,4% số tổng chi NSNN, năm 2017 chi NSNN 14.572.689 triệu đồng trong đó chi thường xuyên NSNN 8.405.144 triệu đồng chiếm 57,7% tổng chi NSNN, năm 2018 tổng chi NSNN 14.787.268 triệu đồng trong đó chi thường xuyên NSNN 9.034.626 triệu đồng chiếm 61,1% tổng chi
  • 42. 34 NSNN, cụ thể qua các Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm trên địa bàn. Theo Bảng 2.1 thì chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tăng dần theo từng năm ngân sách, năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 là 2,7% và năm 2018 chi thường xuyên NSNN tăng 7,5% so với chi năm 2017 và tăng 10,4 so với năm 2016, số liệu chi cụ thể: Bảng 2.1. Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo lĩnh vực chi) Đơn vị tính: triệu đồng S ố T T Năm Chỉ tiêu 2016 Tỷ trọng % 2017 Tỷ trọng % 2018 Tỷ trọng % Chi NSNN 11.625.801 14.572.689 14.787.268 Chi thường xuyên NSNN 8.185.324 100 8.405.144 100 9.034.626 100 1 Chi an ninh quốc phòng 861.068 10,52 905.713 10,78 982.676 10,88 2 Chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo 2.740.001 33,48 2.921.161 34,75 3.129.997 34,64 3 Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình 698.209 8,52 712.910 8,48 755.912 8,37 5 Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 18.707 0,23 22.206 0,26 19.460 0,22 6 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 73.995 0,90 82.277 0,98 83.164 0,92 7 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 23.486 0,29 22.930 0,27 21.716 0,24 8 Chi sự nghiệp thể dục thể 25.569 0,31 32.245 0,38 33.691 0,37
  • 43. 35 thao 9 Chi đảm bảo xã hội 721.363 8,81 716.615 8,53 741.295 8,21 1 0 Chi sự nghiệp kinh tế 819.826 10,02 1.033.477 12,30 1.150.044 12,73 1 1 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 96.138 1,18 125.944 1,50 182.349 2,02 1 2 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 1.659.512 20,28 1.715.582 20,41 1.841.650 20,38 1 3 Chi ngân sách khác 447.450 5,47 114.084 1,36 92.672 1,02 (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018) Trong tình hình nguồn thu NSNN khó khăn và ngày càng giảm sâu thì Tỉnh Đồng Tháp cần phải có hướng cơ cấu lại chi NSNN cho hợp lý vì giai đoạn 2016 - 2018 nằm trong kế hoạch ổn định tài chính 5 năm 2016 - 2020. Bên cạnh đó Việt Nam đang thực hiện mạnh mục tiêu cải cách nền tài chính công trong đó từng địa phương phải chủ động tăng nguồn thu NSNN và giảm chi NSNN thường xuyên theo hướng bền vững. Nhận xét: theo Bảng 2.1 cơ cấu chi thường xuyên NSNN giai đoạn đầu của kế hoạch tài chính 5 năm thì tỉnh đã không đáp ứng được mục tiêu, đang có xu hướng đi ngược, vì thế trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công tỉnh Đồng Tháp nên xây dựng định hướng thu NSNN đảm bảo duy trì được nguồn thu NSNN lâu dài phòng tránh nguồn thu bị tận diệt, cơ cấu lại chi thường xuyên NSNN theo hướng giảm chi xuống dưới 60% so tổng chi của ngân sách địa phương vì hiện nay số chi thường xuyên NSNN so với tổng chi NSNN chiếm trên 82% theo Bảng 2.2, chi tiết:
  • 44. 36 Bảng 2.2. Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo cấp ngân sách) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chi NSNN các cấp Tổng số Trong đó 2016 2017 2018 Chi NSNN 40.985.758 11.625.801 14.572.689 14.787.268 Chi đầu tư 15.360.664 3.440.477 6.167.545 5.752.642 Chi thường xuyên NSNN 25.625.094 8.185.324 8.405.144 9.034.626 - NS Trung ương 4.448.039 1.650.395 1.368.079 1.429.565 - NS địa phương 21.177.055 6.534.929 7.037.065 7.605.061 Tỷ trọng so chi TX 82,6% 79,8% 83,7% 84,2% + NS cấp tỉnh 7.142.574 2.325.857 2.365.010 2.451.707 + NS cấp huyện 11.279.231 3.440.681 3.824.331 4.014.219 + NS cấp xã 2.755.250 768.391 847.724 1.139.135 (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018) Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp, nguồn thu chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông nghiệp mặt khác Tỉnh đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh vì thế theo cơ cấu chi ở Bảng 2.1 tác giả nhận thấy cần giảm khoản chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và giảm chi quản lý nhà nước và tăng chi dự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ và sự nghiệp môi trường để tăng trưởng kinh tế theo hướng chủ đạo của tỉnh. Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo có thể huy động xã hội hóa, xây dựng trường tư hiện nay đã có được vài trường Tiểu học đến Trung học Phổ thông cần mạnh dạn khuyến khích có nhiều cơ sở được đầu tư hơn nữa để giảm nguồn chi từ NSNN, giảm chi quản lý hành chính chủ yếu giảm số lượng cán bộ công chức hưởng lương từ NSNN từ việc cơ cấu lại bộ máy gọn hơn và tập trung các nguồn này vào đề án phát triển nông nghiệp, giao thông, thủy lợi,…và sự nghiệp môi trường, nhằm nâng cấp chỉnh trang lại các công trình giao thông công cộng cho phù hợp tình hình kinh
  • 45. 37 tế phát triển, phù hợp với hệ thống giao thông các tỉnh lân cận tạo điều kiện thông thương trong lưu thông hàng hóa và môi trường phải đảm bảo mới phát triển được nông nghiệp và đáp ứng được các chỉ tiêu hàng hóa xuất khẩu ra thế giới. Mục tiêu, định hướng kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020 Chính phủ đã điều chỉnh về cơ cấu thu NSNN tăng gấp 1,65 lần so với giai đoạn trước, về cơ cấu chi ngân sách theo hướng: tăng dần tỷ trọng chi Đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên ở mức 60 - 62% tổng chi NSNN. Thực hiện theo mục tiêu của Chính phủ tỉnh Đồng Tháp cơ cấu số chi thường xuyên NSNN địa phương chưa đúng theo mục tiêu (còn đạt 65%). Tỷ trọng chi thường xuyên tại địa phương còn quá cao đây là hạn chế mà tỉnh Đồng Tháp phải khắc phục ở thời gian tới. Ngoài ra theo kết quả chi NSNN thực tế giai đoạn 2016 - 2018 theo phân cấp ngân sách thì cấp xã là cấp cơ sở cuối cùng chiếm 13% số chi thường xuyên NSNN trên tổng chi, cụ thể: Bảng 2.3. Tổng hợp chi thường xuyên NSNN địa phương giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chi thường xuyên NSNN địa phương CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Tổng số Tỷ trọng so với NSĐP Ngân sach cấp tỉnh Ngân sách cấp huyện Ngân sách cấp xã Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2016 9.414.768 6.534.929 69,4 2.325.857 35,6 3.440.681 52,7 768.391 11,2 2017 10.497.824 7.037.065 67 2.365.010 33,6 3.824.331 54,3 847.724 12 2018 12.741.771 7.605.061 59,7 2.451.707 32,2 4.014.219 52,8 1.139.135 15 Cộng 32.654.363 21.177.055 64,9 7.142.574 33,7 11.279.231 53,3 2.755.250 13 (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018) Trong khi đó tổng số xã phường, thị trấn là 144 đơn vị hành chính, theo tác giả thì hiện nay chi NSNN xã phường rất hạn hẹp tỷ lệ phân cấp quá thấp cả về chi NSNN và nguồn thu NSNN (các khoản thu NSNN bao gồm thu thuế môn bài, thuế sử dụng đất và các khoản phí nguồn thu không nhiều), vì thế chưa phát huy được
  • 46. 38 tính chủ động cho cơ sở. Qua kết quả chi ở Bảng 2.3 ta thấy rõ chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh và cấp huyện chiếm tỷ trọng 87% mà ở 2 cấp NSNN này đa phần là các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng hiện nay ở Đồng Tháp chưa có đơn vị sự nghiệp công lập nào tự đảm bảo 100% kinh phí chi tiêu tại đơn vị. Về nguồn thu nội địa NSNN tỷ trọng thu năm sau luôn giảm hơn so với năm trước, cụ thể thu năm 2017 ngân sách địa phương giảm 15% so số thu năm 2016, trong khi chi ngân sách địa phương năm 2016 chiếm 69,4% tổng chi thường xuyên NSNN địa phương và chiếm hơn 56% tổng chi NSNN, năm 2017 chiếm 67% tổng chi NSNN địa phương (tăng 7,6% so năm trước) và chiếm hơn 48% tổng chi NSNN, năm 2018 thu ngân sách địa phương tăng 6,9% so với năm 2017 nhưng giảm 9% so với năm 2016, trong khi chi thường xuyên ngân sách địa phương chiếm 59,7% tổng chi thường xuyên NSNN địa phương và chiếm 51,4% tổng chi NSNN. Cả giai đoạn 2016 - 2018 thu NSNN tại địa phương chỉ đảm bảo được 37% chi NSNN địa bàn tỉnh, hàng năm chủ yếu lệ thuộc vào trợ cấp cân đối NSNN từ Trung Ương. Số chi được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.4: Bảng 2.4. Tỷ trọng trợ cấp cân đối NSNN địa phương giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chi thường xuyên NSNN địa phương TRỢ CẤP CÂN ĐỐI NGÂN NGÂN SÁCH Tổng số Tỷ trọng so chi NSNN NS cấp tỉnh NS cấp huyện NS cấp xã Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2016 9.414.768 3.071.862 32,6 1.635.154 53,2 1.153.620 37,6 283.088 9,2 2017 10.497.824 8.734.848 83,2 4.693.126 53,7 3.464.851 39,7 576.871 6,6 2018 12.741.771 8.823.570 69,2 4.787.581 54,3 3.464.851 39,3 571.138 6,4 Cộng 32.654.363 20.630.280 63,2 11.115.861 53,9 8.083.322 39,2 1.431.097 6,9 (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018) Nhận xét: trong thời gian tới địa phương cần đẩy mạnh và mạnh dạn phân cấp
  • 47. 39 nguồn cho ngân sách cấp cơ sở như là ngân sách cấp xã, chi NSNN tăng thêm số chi hiện tại vì theo thực tế số chi này chỉ đảm bảo lương theo hệ số cho cán bộ công chức và các khoản chi hoạt động tối thiểu, tăng tỷ trọng chi để đảm bảo chi lương và thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức xã tương đồng với cán bộ công chức cấp huyện và cấp tỉnh và để xã chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ chi chính trị tại địa phương vì hiện tại đa phần phát sinh các nhiệm vụ đột xuất cấp ngân sách xã phải xin kinh phí bổ sung mục tiêu từ NSNN cấp trên. UBND Tỉnh nên giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập như thí điểm giao tự chủ một phần đối với đơn vị chưa giao tự chủ và giao tự chủ toàn phần đối với các đơn vị đã giao một phần tự chủ nhằm giúp địa phương giảm tỷ trọng chi thường xuyên NSNN tạo thế chủ động cho cơ sở trong quản lý NSNN để tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm được mức trợ cấp cân đối từ NSNN cấp trên. - Hình thức cấp phát NSNN cũng rất quan trọng vì có hình thức cũng tiềm ẩn tính rủi ro cụ thể như chi Lệnh chi tiền, hiện nay chi thường xuyên NSNN ở địa phương, cơ quan Tài chính tỉnh còn sử dụng cấp phát NSNN theo hình thức cấp Lệnh chi tiền rất nhiều, thực tế tuy có giảm theo từng năm nhưng theo tác giả thì vẫn còn ở mức cao, nhất là đối với ngân sách cấp tỉnh chiếm 17,28% tổng số chi thường xuyên NSNN. Hình thức chi này mang tính rủi ro rất cao vì KBNN không KSC được hồ sơ chứng từ khi chi NSNN ra mà chỉ kiểm sơ bộ, chủ yếu là kiểm nội dung chi, tài khoản đơn vị nhận có đúng tính chất không, mục lục NSNN có đúng theo quy định và nội dung chi không, đến khi ĐVSDNS nhận được báo có từ KBNN, đã có số dư trên tài khoản và lập thủ tục rút kinh phí về chi tiêu từ tài khoản tiền gửi dự toán vừa được cơ quan Tài chính cấp KBNN vẫn không KSC chứng từ hay bảng kê chi tiết do chưa có chế độ nào quy định phải kiểm soát chi trên tài khoản tiền gửi này. Kết quả chi cụ thể:
  • 48. 40 Bảng 2.5. Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2016 - 2018 (Theo hình thức cấp phát ngân sách) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng chi Trong đó Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách địa phương Chi bằng Lệnh chi tiền Tỷ lệ 2016 8.185.324 1.350.395 6.834.929 559.097 8,18% NS cấp tỉnh 2.425.857 414.582 17,09% NS cấp huyện 3.640.681 144.515 3,97% 2017 8.546.552 1.398.079 7.148.473 569.018 7,96% NS cấp tỉnh 2.476.417 420.954 16,99% NS cấp huyện 3.824.331 148.064 3,87% 2018 9.179.203 1.429.565 7.749.638 551.775 7,12% NS cấp tỉnh 2.685.967 407.911 15,19% NS cấp huyện 4.094.219 143.864 3,51% Tổng cộng 25.911.079 4.178.039 21.733.040 1.679.890 7,72% NS cấp tỉnh 7.588.241 1.311.374 17,28% NS cấp huyện 11.559.231 436.446 3,78% (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018) Nhận xét: tại địa phương chưa quan tâm sâu sắc đến mức độ rủi ro của hình thức cấp NSNN nên còn thực hiện chi NSNN theo hình thức Lệnh chi tiền với nội dung chi hoạt động và trợ cấp lương hàng tháng cho các Hiệp, Hội khoảng 40 hội, trong đó có nhiều Hiệp, hội có thể cấp phát bằng hình thức dự toán được như: Hội Luật gia, Hội kiến trúc sư,...tác giả đề xuất cần thay đổi hình thức cấp NSNN theo hướng giảm dần và giảm tối đa cấp NSNN bằng Lệnh chi tiền. - Chi ngân sách theo nhóm mục: có 4 nhóm chủ yếu là chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và nhóm chi khác. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi thanh toán cho cá nhân và chi cho nghiệp vụ chuyên môn