SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----

----
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
VÕ THỊ XUYẾN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ĐỂ PHỤC VỤ
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – TRƯỜNG
HỢP PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----

----
VÕ THỊ XUYẾN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ĐỂ PHỤC VỤ
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – TRƯỜNG
HỢP PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HÓA
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ : 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THẢO
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán để phục vụ cho công tác
kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính – Trường hợp phòng
giáo dục huyện Mộc Hóa” là do tôi thực hiện. Các thông tin trình bày trong luận văn
được thu thập thực tế từ phía Phòng giáo dục. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam
đoan của mình.
TP.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng……năm 2014
Tác giả
Võ Thị Xuyến
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt, ký hiệu
Danh mục các bảng biểu
Danh mục phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ........................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
6. Đóng góp thực tiễn của đề tài .................................................................. 4
7. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI
HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH ................................... 5
1.1 Tổng quan về kế toán ................................................................................
1.1.1 Kế toán và hệ thống kế toán.................................................... 5
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán và yêu cầu kế toán trong đơn vị hành chính
............................................................................................... 12
1.2 Tổng quan về đơn vị hành chính trong ngành giáo dục ...................... 13
1.2.1 Khái niệm về đơn vị hành chính ........................................... 13
1.2.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính trong ngành giáo
dục ......................................................................................... 14
1.3 Chi hoạt động trong ngàng giáo dục và nguyên tắc kế toán ................. 20
1.3.1 Khái niệm chi hoạt động ....................................................... 20
1.3.2 Nội dung và phân loại các khoản chi hoạt động trong ngành
giáo dục theo mục lục ngân sách nhà nước .......................... 21
1.3.3 Nguyên tắc kế toán các khoản chi hoạt động ...................... 24
1.4 Kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính ngành giáo
dục ............................................................................................................... 25
1.4.1 Tổng quan quy trình lập kế hoạch và kiểm soát ................... 25
1.4.2 Lập dự toán chi hoạt động .................................................... 26
1.4.3 Kiểm soát chi hoạt động trong đơn vị hành chính ................ 27
1.4.4 Đáng giá thành quả kiểm soát chi hoạt động ........................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TẠI PHÓNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HOÁ ....................... 33
2.1 Tổng quan về Phòng giáo dục huyện Mộc Hoá ................................... 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng giáo dục huyện
Mộc Hoá ................................................................................ 33
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của phòng giáo dục huyện Mộc Hoá ... 34
2.1.3 Chế độ quản lý tài chính ....................................................... 39
2.1.4 Công tác tổ chức kế toán ....................................................... 39
2.2 Thực trạng công tác kế toán để phục vụ cho công tác kiểm soát các
khoản chi hoạt động tại phòng Giáo dục huyện Mộc Hoá .................. 42
2.2.1 Công tác xây dựng dự toán chi hoạt động ............................ 42
2.2.2 Đo lường thành quả thực hiện kiểm soát các khoản chi hoạt
động....................................................................................... 44
2.2.3 Kiểm soát tình hình thực hiện,dự toán chi hoạt động ........... 47
2.3 Những tồn tại trong việc lập dự toán, kiểm soát và đo lường thành quả .
kiểm soát chi hoạt động ....................................................................... 49
2.3.1 Tồn tại trong việc lập dự toán ............................................... 49
2.3.2 Tồn tại trong đo lường thành quả ......................................... 50
2.3.3 Tồn tại trong việc kiểm soát chi hoạt động .......................... 52
2.3.4 Nguyên nhân của những tồn tại ............................................ 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 55
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ĐỂ PHỤC VỤ
CÔNG TÁC KIẾM SOÁT CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG
KHU VỰC HÀNH CHÍNH - TRƯỜNG HỢP PHÒNG GIÁO DỤC
HUYỆN MỘC HOÁ ................................................................................. 56
3.1 Quan điểm khi hoàn thiện hệ thống kế toán tại phòng Giáo dục huyện
Mộc Hoá ............................................................................................... 56
3.2 Định hướng nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán tại Phòng Giáo dục
huyện Mộc Hoá .................................................................................... 57
3.2.1 Vấn đề lập dự toán chi hoạt động ......................................... 57
3.2.2 Vấn đề đo lường thành quả ................................................... 61
3.2.3 Vấn đề kiểm soát chi hoạt động ........................................... 63
3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán tại
Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa ......................................................... 65
3.3.1 Xây dựng mô hình bộ máy kế toán kết hợp giữa kế toán tài
chính và kế toán quản trị ....................................................... 65
3.3.2 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán ...................................... 67
3.3.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán, sổ kế toán .................. 67
3.3.4 Đối với Bộ tài chính ............................................................. 69
3.3.5 Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Mộc Hóa ........... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................ .. 71
KẾT LUẬN ................................................................................................ 72
Tài liệutham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTQT:
TT:
BTC:
UBND:
BGDDT:
BNV:
BHXH:
BHYT:
KPCĐ:
BHTN:
TSCĐ:
KT-XH:
TNCS:
CCB:
LHPN:
TK:
QHNS:
NĐ:
CP:
HS:
QĐ:
KBNN:
HCSN:
NSNN:
THCS:
THPT:
GDTX:
GV:
Kế toán quản trị
Thông tư
Bộ tài chính
Ủy ban nhân dân
Bộ Giáo Dục và đào tạo
Bộ nội vụ
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm thất nghiệp
Tài sản cố định
Kinh tế -xã hội
Thanh niên cộng sản
Cựu chiến binh
Liên hiệp phụ nữ
Tài khoản
Quy hoạch ngân sách
Nghị định
Chính phủ
Học sinh
Quyết định
Kho bạc nhà nước
Hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Giáo dục thường xuyên
Giáo viên
CVP: Chi phí –sảnlượng – lợi nhuận
MC: Chi phí biên
MR: Doanh thu biên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân tích biến động chi phí của đơn vị..............................................................47
Bảng 2.2 Tổng kết công tác giáo dục tại huyện Mộc Hóa.......................................51
Bảng 3.1 Dự toán chi năm học 2012 – 2013....................................................................58
Bảng 3.2 Bảng đo lường chỉ tiêu hiệu...................................................................................62
Bảng 3.3 quả Định mức chi phí được xây dựng tại Phòng giáo dục huyện Mộc
Hóa...................................................................................................................................................................65
Bảng 3.4 Bảng chi tiết chi hoạt động đề nghị của từng bộ phậncho Phòng Giáo
dục huyện Mộc Hoá..............................................................................................................................68
Bảng 3.5 Bảng chi tiết các khoản chi hoạt động phát sinh giữa thực tế so với kế
hoạch và định mức đề nghị cho Phòng Giáo dục huyện Mộc Hoá.......................68
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ1.1 Quy trình lập kế hoạch và kiểm soát chi hoạt động.....................................27
Sơ đồ 1.2 Quá trình kiểm soát chi phí ..........................................................................................31
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục huyện MộcHoá................................36
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phòng kế toán........................................................................................................42
Sơ đồ 3.1 Trình tự lập dự toán ngân sách...................................................................................60
Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa.............66
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày
19/10/2011
Phụ lục 02: Danh sách trường học thuộc quản lý của Phòng Giáo Dục huyện
Mộc Hoá
Phụ lục 03: Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử
dụng tài sản công 2013-Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
Phụ lục 04: Dự toán kinh phí năm 2013
Phụ lục 05: Dự toán kinh phí quý II/2013
Phụ lục 06: Phỏng vấn đánh giá bộ phận
Phụ lục 07: Bảng câu hỏi phỏng vấn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kế toán là công cụ phục vụ cho công tác quản lý điều hành và kiểm soát hoạt
động kinh tế tài chính. Hệ thống kế toán cần phải được tổ chức chặt chẽ, phù hợp
và phải bao gồm những bộ phận cấu thành cần thiết cho mối quan hệ tương quan
lẫn nhau để hệ thống kế toán vận hành một cách trôi chảy và hợp lý. Những bộ
phận này hình thành và hoạt động theo những quy định chung của nhà nước vừa
theo quy định cụ thể của đơn vị kế toán để phù hợp với các đặc điểm hoạt động
và yêu cầu quản lý.
Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam thực sự hội nhập vào thị
trường quốc tế. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang chuyển mình vươn lên phát
triển trong tầm cao mới. Hệ thống giáo dục tác động trực tiếp tới đời sống, ý thức
của mỗi người dân, giúp cho nhận thức ngày càng tiến bộ, được đổi mới hơn.
Chính vì vậy Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa cũng góp một phần không nhỏ
vào quá trình phát triển giáo dục chung của tỉnh nhà. Để thích nghi với yêu cầu
trong thời kỳ đổi mới, Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa đã không ngừng đổi mới
công tác quản lý, trong đó có công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên, để chủ động
chi tiêu trong nguồn tài chính hiện có, đơn vị cần triệt để kiểm soát các khoản chi
chưa thực sự cần thiết đưa ra những thông tin quan trọng cho các nhà quản lý
trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.
Đặc biệt, sau khi nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và nghị định
117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị hành
chính ra đời, đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán để phục vụ cho công tác kiểm
soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính – Trường hợp phòng
giáo dục huyện Mộc Hóa” là một vấn đề mang tính cần thiết cả về lý luận lẫn
thực tiễn giai đoạn hiện nay.
2
2. Tổng hợp các nghiên cứu liênquan
- Đề tài: “Định hướng cho việc hợp nhất chế độ kế toán doanh nghiệp và
hành chính sự nghiệp”, Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả PGS.TS Võ Văn
Nhị, 2009.Tác giả đã có một định hướng trong việc hợp nhất giữa hai chế độ kế
toán doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp.Những kết quả nghiên cứu của đề tài
đã xác lập những cơ sở hữu ích trong việc sửa đổi hệ thống kế toán hành chính
sự nghiệp hiện hành.
- Đề tài: “Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học quốc gia TP.HCM”, luận văn thạc sĩ kinh
tế của tác giả Lâm Thị Thảo Trang, 2013. Đề tài đã đánh giá được tình hình tổ
chức công tác kế toán, đưa ra được các ưu nhược điểm của hệ thống kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc đại học quốc gia TP.HCM. Từ đó tác giả đã
đưa ra các kiến nghị , giải pháp để hoàn thiện nội dung công tác kế toán tại các
đơn vị này.
- Đề tài:”Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có
thu ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Hoàng Tâm, 2013. Đề
tài đã đánh giá được thực trạng áp dụng kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu ,
đưa ra các nhận định nhược điểm, hạn chế mà chế độ kế toán áp dụng cho các
đơn vị sự nghiệp có thu còn tồn tại. Từ đó đề tài đã xây dựng những giải pháp
hữu ích trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp
có thu ở Việt Nam hiện nay.
Từ những nghiên cứu trên, tác giả đã có thêm nền tảng lý thuyết và thực tế
của hệ thống kế toán tại đơn vị hành chính từ đó tác giả nghiên cứu thêm để hoàn
thiện nội dung kế toán tại đơn vị hành chính để phục vụ công tác kiểm soát các
khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính-trường hợp phòng giáo dục huyện
Mộc Hoá.
3
3. Mục tiêunghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán trong kiểm soát các khoản chi
hoạt động tại đơn vị.
- Đề xuất những nội dung để hoàn thiện hệ thống kế toán trong lập dự toán
kiểm soát và đánh giá thành quả từ các khoản chi hoạt động tài Phòng Giáo dục
huyện Mộc Hóa, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Phòng
Giáo dục.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lập dự toán,kiểm soát và đánh giá thành quả các
khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính.
- Phạm vi nghiên cứu: Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa.
- Thời gian nghiên cứu: các báo cáo kế toán trong năm 2011,2012 và 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vì là đề tài thuộc dạng ứng dụng nên đề tài được thực hiện bằng phương pháp
định tính kết hợp với định lượng , trong đó là định tính là chủ yếu, thông qua các
công cụ: Quan sát, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp:
- Thông qua phỏng vấn để xác định vấn đề nghiên cứu.
- Tác giả sử dụng giáo trình kế toán công, kế toán tài chính, kế toán quản
trị, các quy định của nhà nước về ngân sách chi hoạt động trong đơn vị hành
chính để xây dựng cơ sở lý luận.
- Thông qua khảo sát thực tế để thu thập dữ liệu định tính , định lượng (dữ
liệu thứ cấp) phục vụ cho việc phân tích tổng hợp thực trạng từ đó đề ra các giải
pháp.
4
6. Đóng góp mới của đề tài
Đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán để có thể kiểm soát
được các khoản chi hoạt động tài Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát các khoản chi hoạt động tại Phòng
Giáo dục.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận
Kết cấu chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết kế toán các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành
chính
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán các khoản chi hoạt động tại Phòng
Giáo dục huyện Mộc Hóa.
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kế toán để kiểm soát các khoản chi hoạt động
trong khu vực hành chính -trường hợp Phòng giáo dục huyện Mộc Hoá.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
1.1 Tổng quan về kế toán
1.1.1 Kế toán và hệ thống kế toán
1.1.1.1 Bản chất của kế toán
Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của kế toán và điều này ảnh
hưởng đến việc phát triển các lý thuyết về kế toán.(Trần Hoàng Tâm,2013)
Tuy nhiên ở mọi cách tiếp cận thì kế toán luôn luôn được xác định để phục
vụ cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau. Qua đó, có thể thấy bản
chất của kế toán được mô tả như sau:
- Kế toán là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận được gắn kết mật thiết
với nhau trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, cùng vận hành trong một hệ
thống.
- Kế toán là một hệ thống đặc trưng riêng của từng tổ chức cụ thể, nhất định
với cơ cấu tổ chức và vận hành hệ thống phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt
động và yêu cầu quản lý của tổ chức đó.
- Kế toán là một hệ thống thông tin cung cấp những thông tin có tính hệ
thống và tổng hợp về các hoạt động kinh tế - tài chính, một trong những nội dung
hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức.
Hơn nữa những thông tin mà kế toán cung cấp phải có tính hữu dụng cho các đối
tượng sử dụng ở bên trong đơn vị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và cho
các đối tượng bên ngoài có thể hiểu và đánh giá đúng tình hình tài chính và tình
hình kinh doanh của đơn vị nhằm thực hiện các quyết định kinh doanh.
Các đặc điểm trên cho thấy kế toán luôn luôn có sự vận động, phát triển
không ngừng để tự hoàn thiện nhằm đảm bào phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế- xã hội, của cơ cấu tổ chức doanh nhiệp cũng như tính đa dạng của các
6
đối tượng sử dụng . Hơn thế nữa, kế toán là một quá trình tiếp nhận, phân phối và
sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm đảm bào cho các hoạt động của
đơn vị hoạt động một cách ổn định. Vì vậy, cũng có thể thấy rằng kế toán vừa có
chức năng thông tin vừa có chức năng kiểm tra, giám sát. Với 2 chức năng này
kế toán không chỉ phản ánh được tình hình tài sản, sự vận động tài sản cũng như
tình hình tài chính của đơn vị mà còn kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế, tài
chính của đơn vị.
Chức năng thông tin thực hiện thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin về tài sản
và sự vận động của nó cũng như cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức một
cách thường xuyên, liên tục, toàn diện để phục vụ nhu cầu sử dụng của các đối
tượng khác nhau. Thông tin của kế toán được tổng hợp, phân loại và xử lý theo
một nguyên tắc thống nhất được pháp luật công nhận và do vậy nó có tính pháp
lý và trung thực.
Chức năng kiểm tra thực hiện xem xét, đối chiếu và kiểm soát các hoạt động
kinh tế, tài chính của đơn vị theo yêu cầu quản lý và việc chấp hành luật pháp,
chấp hành nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị. Những quy định, nguyên tắc
kế toán và yêu cầu của kế toán chức năng kiểm tra phải được thực hiện đồng thời
với quá trình phản ánh các nghiệp vụ phát sinh nhằm mục đích đảm bảo các hoạt
động kinh tế tài chính của đơn vị đi đúng hướng và mục đích.
Và căn cứ vào tính chất của thông tin và đối tượng nhận thông tin thì kế toán
được phân biệt thành kế toán tài chính và kề toán quản trị.
Kế toán tài chính thực hiện vệic cung cấp thông tin về tình hình tài sản,
nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của một tổ chức để phục vụ
cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị.
Kế toán quản trị thực hiện công việc cung cấp thông tin về quá trình hình
thành, phát sinh doanh thu và chi phí thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
để phục vụ cho yêu cầu quản lý trong nội bộ đơn vị.
7
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình
tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo thông tin cung cấp phản ánh được các sự kiện
đạ, đang và sắp xảy ra trong hoạt động của đơn vị.
Từ một số vấn đề lý luận trên, có thể nói rằng kế toán là khoa học và nghệ
thuật trong việc ghi nhận, thu thập, đánh giá giá trị tài sản của một tổ chức và
qua đó cung cấp những thông tin về nguồn hình thành và sự vận động của tài
sản trong các tổ chức (bao gồm cả các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và các tổ
chức phi lợi nhuận)…. Khi nghiên cứu kế toán dưới góc độ là một hệ thống
thông tin trong hệ thống quản lý thì đó là một khoa học vế quá trình thu thấp
thông tin ,xử lý, tổng hợp và chuyển tải thông tin thông qua một hệ thốgn các
phương pháp mang tính đặc thù. Còn khi nghiên cứu kế toán dưới góc độ là một
công cụ quản lý thì đó là một nghệ thuật vận dụng công cụ này vào điều kiện cụ
thể vế môi trường pháp lý và kinh doanh trong hoạt động của một tổ chức để tạo
ra những thông tin có tình hữu ích cao cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên cần
khẳng định rằng dù nghiên cứu kế toán dưới khía cạnh khoa học hay nghệ thuật
thì khi bàn đến bản chất của kế toán đều phải xác định rằng kế toán có hai chức
năng là chức năng thông tin vá chức năng kiểm tra. Hai chức năng này gắn kết
với nhau trong quá trình thực hiện công tác kế toán và tạo cho kế toán có vai trò
đặc biệt quan trong đối với quản lý hoạt động kinh tế nói chung và quản lý hoạt
động kinh tế nói chung và quản lý hoạt động của từng đơn vị kế toán nói riêng.
1.1.1.2 Vai trò của kế toán
Kế toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với đơn vị kế
toán và các đối tượng khác có liên quan có nhu cầu sử dụng thông tin. Đó là các
nhà quản trị của bẩn tâan doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài như cổ đông,
nhà đầu tư , người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (các cơ quan
thuế, cơ quan quản lý tài chính). Đối với mỗi đối tượng khác nhau vai trò của
thông tin được cung cấp cũng khác nhau và có thể chia làm 2 nhóm đối tượng sử
8
dụng là các nhóm đối tượng bên trong (đơn vị kế toán) và nhóm các đối tượng
bên ngoài.
- Đối với các đối tượng bên trong đơn vị kế toán:
Kế toán là công cụ quản lý giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; là công cụ quản lý quan trọng
đối với nhà quản trị ở các cấp độ khác nhau trong bản thân doanh nghiệp để thực
hiện quá trình quản lý và điều hành đơn vị theo mục tiêu chung. Kế toán cung
cấp thông tin giúp doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động
cho từng giai đoạn, từng thời kỳ và là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định
phù hợp. Kê toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc liên kết các
quá trình quản lý với nhau và liên kết đơn vị với môi trường bên ngoài. Chất
lượng các thông tin kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý và điều
hành đơn vị.
- Đối với các đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán:
Kế toán là một công cụ cung cấp thông tin quan trọng cho các đối tượng bên
ngoài trong việc thực hiện tổng hợp thông tin, đánh giá và ra quyết định.
Đối với đơn vị kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước: thông tin kế toán là
cơ sở để đơn vị kiểm toán đánh giá việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài
chính do Nhà nước quy định của đơn vị.
Đối với các đối tượng khác (cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp…) : kế toán
là công cụ cung cấp thông tin để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, tổng hợp và ra
các quyết định phù hợp và thông tin kế toán là cơ sở để các đối tượng trên có
những quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình hay phát triển các giao
dịch kinh tế trong tương lai.
Nói cách khác với vai trò tạo ra thông tin, kế toán đã biến những thông tin
rời rạc gắn liền với các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị thành những thông tin tổng
hợp có tính hệ thống về tình hình hoạt động của đơn vị. Và kế toán không những
cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong mà còn cả các đối tượng bên
9
ngoài đơn vị kế toán. Qua đó kế toán tạo ra một ngôn ngữ chung làm cầu nối nơi
phát sinh và nơi cần thông tin. Và cầu nối này chính là cơ sở để các đối tượng
hiểu biết về đơn vị kế toán từ đó đánh giá, tổng hợp thông tin và ra các quyết
định cần thiết.
1.1.1.3 Hệ thống kế toán- các bộ phận cấu thành hệ thống kế toán
Với vai trò cực kỳ quan trọng là cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng
các nguồn lực được giao tại đơn vị. Hệ thống kế toán cần phải được tổ chức chặt
chẽ, phù hợp và phải bao gồm những bộ phận cấu thành cần thiết tổng mối quan
hệ tương quan lẫn nhau để hệ thống kế toán vận hành một cách trôi chảy và hợp
lý. Những bộ phận này hình thành và hoạt động vừa theo những quy định chung
của nhà nước vừa theo những quy định cụ thể của đơn vị kế toán để phù hợp với
các đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý. Các bộ phận cấu thành của hệ thống
kế toán tuy có khác nhau ở mỗi đơn vị tuỳ thuộc cách thức tổ chức và vận hành
bộ máy kế toán tại đơn vị đó nhưng chung quy tất cả các hệ thống kế toán ở các
đơn vị hành chính đều được cấu thành từ những bộ phận cơ bản nhất chi phối
đến toàn bộ công tác kế toán tại đơn vị. Với tính cách là một hệ thống thông tin
nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thì hệ thống kế toán bao
gồm các phân hệ có mối quan hệ qua lại với nhau, từ quá trình thu thập thông tin
ban đầu đến quá trình tạo ra thông tin đầu ra:
- Hệ thống các văn bản pháp lý: Hệ thống này bao gồm hện thống các văn
bản pháp ý theo quy định của nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm soát và điều
chỉnh các nội dung trong hoạt động kế toán. Đó là các văn bản luật về kế toán,
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư hưỡng dẫn thực hiện hoặc bổ
sung….. Hệ thống các văn bản pháp lý giúp các đơn vị định hướng cho công tác
kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, xác định những thông tin cần thu thập cho công
tác kế toán,cách thức xử lý và tổng hợp thành các báo cáo kế toán cung cấp cho
các đối tượng sử dụng có liên quan.
10
- Hệ thống thông tin đầu vào: thực hiện công việc ghi nhận và thu thập
nguồn dữ liệu đầu vào liên quan tất cả các hoạt động khác nhau trong đơn vị kê
toán.
Hệ thống thông tin đầu vào liên quan đến chế độ chứng từ kế toán, quy định
loại chứng từ , biểu mẫu chứng từ,các yếu tố phải có của chứng từ, phương pháp
lập chứng từ để căn cứ pháp lý cho việc ghi sổ vừ kiểm tra, trình tự luân chuyển
chứng từ và nội dung việc kiểm tra chứng từ. Ngoài ra, chế độ chứng từ cũng quy
định việc lưu trữ chứng từ, sử dụng, quản lý,in và phát hành biểu mẫu chứng từ
kê toán. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tính phản ánh nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ
kế toán tạo nên hệ thống thông tin đầu vào, là nguồn cung cấp dữ liệu cho hệ
thống xử lý thông tin.
Đặc điểm của phân hệ này là thông tin có tính chất rời rạc gắn liền với từng
nghiệp vụ kinh tế thuộc từng hoạt động khác nhau. Hệ thống này hình thành
nguyên liệu đầu vào cho hệ thống xử lý thông tin (hệ thống cơ sở dữ liệu).
- Hệ thống xử lý thông tin: bao gồm hệ thống tài khoản và hệ thống sổ kế
toán
Hệ thống xử lý thông tin thực hiện việc phân loại và xử lý thông tiin đầu vào
có tính rời rạc thành thông tin có tính hệ thống theo thời gian,theo đối tượng kế
toán và theo từng loại hoạt động của đơn vị kế toán thông qua hệ thống tài khoản
kế toán để phản ánh các đối tượng đó.
Hệ thống tài khoản kế toán là mô hình xử lý thông tin gắn liền với từng đối
tượng kế toán để cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình vận động các đối
tượng kế toán trong quá trịnh hoạt động của đơn vị, qua đó phục vụ cho việc lập
các báo cáo kế toán có liên quan. Hệ thống tài khoản là bộ phận trọng yếu nhưng
rất linh hoạt để luôn thích ứng với sự thay đổi đối tượng kế toán trong sự phát
triển, thay đổi của đơn vị kế toán và của nền kinh tế quốc gia. Hệ thống tài khoản
11
quy định số lượng , tên gọi, số hiệu, công dụng, nội dung và kết cấu ghi chép tài
khoản, một số quan hệ đối ứng chủ yếu giữa các tài khoản có liên quan.
Hệ thống sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống, lưu trữ toàn bộ các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong đơn vị. Hệ thống sổ kế toán quy định hình
thức biểu mẫu của sổ kế toán trong đơn vị,quy định phương pháp ghi chép, tính
toán để phản ánh các đối tượng kế toán trong đơn vị.
Ngoài ra , tuỳ theo mục tiêu của thông tin được cung cấp mà hệ thống xử lý
thông tin còn chọn lọc, sắp xếp và xử lý để tạo ra cơ sở dữ liệu cần thiết cho hện
thống thông tin đầu ra.
- Hệ thống thông tin đầu ra: được thể hiện thông qua hệ thống báo cáo tài
chính.
Hệ thống thông tin đầu ra được quy định bởi các nguyên tắc lập và trình bày
thông tin trên hện thống báo cáo tài chính. Hệ thống thông tin đầu ra thực hiện
tổng hợp thông tin tù cơ sở dữ liệu đã được ghi chép để hình thành nên hệ thống
báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị cung cấp cho các đối tượng sử dụng
thông tin làm cơ sở ra quyết định. Ngoài ra còn cung cấp thông tin tổng hợp về
tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động
cũng như một số thông tin khác liên quan đến hoạt động của đơn vị để phục vụ
cho nhu cầu sử dụng, kế toán nhà nước thì còn được dùng làm căn cứ quyết toán
nguồn kinh phí được cung cấp nên còn được gọi là báo cáo quyết toán ngân sách.
Hệ thống này được quản lý và kiểm soát chặt chẽ để thông tin được chuyển
tải đến đúng đối tượng trong thời gian quy định.
Bên cạnh đó để hệ thống thông tin kế toán đảm bảo tính trung thực và thực
hiện một cách hữu hiệu, hiệu quả thì việc sử dụng xây dựng hệ thống kiểm soát
nội bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một bộ phận
trong hệ thống quản lý của đơn vị kế toán nhưng có quan hệ mật thiết với các
phân hệ thuộc hệ thống kế toán nói trên. Thông qua hệ thống này, nhà quản lý sẽ
thực hiện tốt việc kiểm soát tình hình chấp hành luật pháp, chấp hành nội quy,
12
quy chế hoạt động và tình hình thực hiện chế độ kế toán. Việc kiểm soát thủ
công và quy trình ghi nhận, xử lý thông tin sẽ đảm bảo tính xác thực cho thông
tin được cung cấp cho các đối tượng sử dụng.
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán và yêu cầu kế toán trong đơn vị hành chính:
1.1.2.1 Nhiệm vụ kế toán:
- Thu thập, xủ lý và tổng hợp thông tin kế toán phù hợp với quy định của
chuẩn mực kế toán công và chế độ kế toán hành chính.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thu,chi ngân sách, thanh toán nợ, quản lý và sử
dụng tài sản, nguồn kinh phí.
- Phân tích tài chính và tình hình hoạt động để tham mưu cho các quyết định
kinh tế, tài chính ở đơn vị kế toán.
- Thực hiện việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng theo quy
định của pháp luật.
1.1.2.2 Yêu cầu của kế toán:
Kế toán ở đơn vị hành chính cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đầy đủ, rõ
ràng và dễ hiểu; chính xác và trung thực, kịp thời ,phản ánh liên tục từ khi phát
sinh đến khi kêt thúc hoạt động ; từ khi thành lập đến khi châm dứt hoạt động
của đơn vị kế toán.
a.Nguyên tắc kế toán:
Nguyên tắc kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính về cơ bản cũng tương tự
như áp dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên có 1 số đặc thù cần được lưu ý:
- Có sự kết hợp giữa nguyên tắc cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích trong đó
cơ sở tiền mặt được sử dụng rất phổ biến.
- Thực tế kế toán phải phù hợp với mục lục ngân sách nhà
nước. b.Tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị hành chính:
Bộ máy kế toán ở đơn vị hành chính được tổ chức theo ngành dọc phù
hợp vơi các cấp dự toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước.
13
Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự thực hiện việc thu thập, xử
lý và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Nội dung tổ chức
bộ máy kế toán bao gồm:xác định số lượng nhân viên cần phải có; yêu cầu về
trình độ nghe nghiệp ; bố trí và phân công nhân viên thực hiện các công việc cụ
thể; xác lập mối quan hệ giứa các bộ phận quản lý khác có liên quan, kế hoạch
công tác và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch…. Nói chung , để tổ chức
bộ máy kế toán cần căn cứ vào quy mô của đơn vị hành chính, trình độ nghề
nghiệp và yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động và điều kiện về cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị hành chính được định hướng
theo 2 dạng: tổ chức kế toán tập trung và tổ chức kế toán phân tán.
- Tổ chức kế toán tập trung: là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ công
việc xử lý thông tin tron toàn đơn vị kế toán được thực hiện tập trung ở phóng kế
toán , còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân
loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và
tổng hợp thông tin (gọi chung là đơn vị báo sổ)
- Tổ chức kế toán phân tán: là mô hình tổ chức có đặc điểm: công việc kế
toán được phân công cho các bộ phận và đơn vị trực thuộc thực hiện một phần
hoặc toàn bộ những nội dung phát sinh tại bộ phận và đơn vị mình (cũng có thể
có những bộ phận chỉ thực hiện thu thập chứng cứ ban đầu). Phòng kế toán của
đơn vị kế toán chỉ thực hiện những công việc kê toán đối vỡi những nội dung
phát sinh liên quan đến toàn đơn vị (và cho những bộ phận chưa có điều kiện
thực hiện công việc kế toán), kết hợp với báo cáo kế toán do các đơn vị trực
thuộc gởi lên để tổng hợp và lập ra các báo cáo chung cho toàn đơn vị theo quy
định.
1.2 Tổng quan về đơn vị hành chính trong ngành giáo dục
1.2.1 Khái niệm về đơn vị hành chính:
14
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước
được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có
chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Phân loại đơn vị hành chính
* Căn cứ vào chức năng hoạt động: bao gồm các đơn vị như sau:
- Cơ quan hành chính thuần tuý: như các các cơ quan công quyền, cơ quan
quản lý kinh tế, xã hội … (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp, sở, phòng,
ban…)
* Căn cứ vào việc phân cấp tài chính: Các đơn vị dự toán được chia làm 3
cấp:
- Đơn vị dự toán cấp I: Là các cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự
nghiệp thuộc Trưng ương và địa phương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cục, Tổng cục,
Uỷ ban nhân dân, Sở, Ban Ngành…). Đơn vị dự toán cấp 1 quan hệ trực tiếp với
cơ quan tài chính về tình hình cấp phát kinh phí.
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự lãnh
đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp I
(Kế toán cấp II).
- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnh
đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp II.
Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán (Kế toán cấp II).
1.2.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính trong ngành giáo dục
1.2.2.1 Mục tiêu hoạt động:
a. Mục tiêu hoạt động chung của ngành giáo dục:
Một, phải chăm lo nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học (bao gồm cả đức,
trí, thể, mỹ), làm tốt cả việc dạy chữ, dạy nghề, dạy người, đặc biệt là dạy người.
15
Trong đó, không ngừng cải tiến cách dạy, cách học theo hướng khơi dậy tư
duy sáng tạo của học sinh, năng lực tự học, tự tu dưỡng rèn luyện. Học phải gắn
với hành, gắn học kiến thức với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trao dồi đạo
đức, lối sống, nhằm tạo ra những con người thật sự có đức, có tài, phục vụ nhân
dân, phụng sự Tổ quốc;
Hai, phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào giữ gìn nếp sống văn
hóa, văn minh, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo sự chuyển biến rõ
nét và sâu sắc trong công tác giáo dục tri thức và truyền thống
Ba, tiếp tục hiểu đúng và thực hiện tốt hơn nữa chủ trương xã hội hóa giáo
dục.
Từ đó, khai thác mọi nguồn lực, tạo ra sức mạnh tổng hợp để tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng công tác giáo dục, giảng dạy chất
lượng cao. Đồng thời, gắn các hoạt động của nhà trường với hoạt động xã hội,
kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục.
Bốn, thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn và
thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong nhà trường; thực hiện tốt phương
châm "Xây dựng nhà trường văn hóa; nhà giáo mẫu mực; học sinh thanh lịch".
b. Mục tiêu hoạt động của đơn vị hành chính trong ngành giáo dục:
Để thực hiện được bốn mục tiêu chung của ngành giáo dục đào tạo, thì các
cơ quan hành chính trong ngành giáo dục đào tạo cần phải thực hiện mục tiêu
sau:
Một, xây dựng hệ thống hành chính thống nhất, làm cơ sở pháp lý cho mọi
hoạt động của ngành; sắp xếp lại bộ máy, kiện toàn công tác tổ chức, củng cố đội
ngũ cán bộ, công chức của cơ quan để chỉ đạo tốt về chuyên môn, quản lý tốt về
tổ chức, nhân sự và tài chính theo phân cấp của UBND tỉnh.
Hai, từng bước cải tiến công tác quản lý, công tác tổ chức cán bộ nhằm đáp
ứng yêu cầu của chuyên môn theo dịnh hướng chuyên môn phải chủ động trong
công tác điều hành nhân lực.
16
Ba, tập trung rà soát lại các văn bản đã ban hành để vừa bãi bỏ những văn
bản cũ lạc hậu, những nội dung quy định không phủ hợp, vừa điểu chỉnh và ban
hành những văn bản mới để hoàn thiện hệ thống văn bản, nhằm tạo hành lang
pháp lý cho việc điều hành, quản lý tập trung, thống nhất trong mọi hoạt động
của ngành. Đồng thời quy định những thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức
bộ máy, đến dân theo hướng tinh gọn, rõ ràng, giảm những thủ tục không cần
thiết, giải quyết công việc của dân nhanh gọn, không gây trở ngại, phiền hà trên
cơ sở quy định của Pháp luật.
1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hành chính trong ngành giáo dục –
Phòng Giáo dục và đào tạo
Được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGD ĐT-BNV
ngày 19/10/2011(Phụ lục 01)
a. Chức năng của Phòng Giáo dục và đào tạo
- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
huyện
- Chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban
nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con
dấu.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể; đồng thời đề cao trách nhiệm cá
nhân của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các thành viên trong cơ quan.
b. Nhiệm vụ của Phòng giáo dục và đào tạo:
+ Trình Uỷ ban nhân dân huyện các dự thảo , văn bản
+ Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương
17
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi
quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở
giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền
quyết định.
+ Về công tác tổ chức, cán bộ. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng
nội dung, kế hoạch về công tác tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Phòng
theo quy định của pháp luật, thống nhất với Trưởng phòng Nội vụ trình UBND
huyện các nội dung cụ thể sau:
- Trình Uỷ ban nhân dân huyện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu
hợp đồng làm việc cho các cơ sở trường học trực thuộc; Hướng dẫn các cơ sở
trường học trực thuộc sử dụng quỹ biên chế và hợp đồng làm việc.
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc thuộc sự
nghiệp giáo dục hàng năm gồm: giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân
viên thư viện theo giới thiệu của Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh. Trình
UBND huyện quyết định tuyển dụng viên chức, tuyển dụng hợp đồng làm việc
thuộc sự nghiệp giáo dục huyện.
+ Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đối với các đơn vị trực thuộc khi
chưa phân cấp cho đơn vị tự quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc
đã phân cấp tự quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đơn vị theo quy định của
pháp luật.
……….
1.2.2.3 Đặc điểm hoạt động của Phòng Giáo dục và đào tạo
* Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp huyện:
- Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các
quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn;
18
- Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và
chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên
địa bàn;
- Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ
thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường
phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ,
trường, lớp mẫu giáo, không bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
(gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) và trung tâm học tập cộng đồng trên địa
bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện.
* Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND cấp
huyện: Dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập),
cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập), sáp nhập, chia,
tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu tư của
các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung học cơ sở; trường phổ thông có
nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông
dân tộc bán trú; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; trung tâm học tập
cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản
lý của UBND cấp huyện.
* Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương
trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã
hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản
lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục.
* Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các
cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch,
chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác
19
tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục
thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
* Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp
huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên
tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục.
* Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác
thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện.
* Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí
việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các
cơ sở giáo dục; quyết định vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở giáo
dục sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và
kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái
và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục
thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và công chức của Phòng Giáo
dục và Đào tạo.
* Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức,
giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công
lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị,
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm
quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền
của UBND cấp huyện.
* Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục
hàng năm; tổng hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách
giáo dục cho các cơ sở giáo dục khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối
hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi
20
cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp
pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND cấp huyện.
* Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND cấp
huyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở
giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
* Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống
tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật.
* Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo
cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Sở Giáo dục
và Đào tạo và UBND cấp huyện.
* Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp
luật và của UBND cấp huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND
cấp huyện giao
1.3 Chi hoạt động trong đơn vị hành chính thuộc ngành giáo dục và
nguyên tắc kế toán
1.3.1 Khái niệm chi hoạt động
Chi hoạt động là các khoản chi mang tính chất thường xuyên theo dự toán
chi ngân sách đã được duyệt như: chi dùng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn
và chi quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, tổng
hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, thu
hội phí và các nguồn khác đảm bảo, nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
đơn vị bằng nguồn kinh phí hoạt động.
21
1.3.2 Nội dung và phân loại các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành
chính thuộc ngành giáo dục theo mục lục ngân sách nhà nước
Ý nghĩa của việc phân loại chi phí theo Mục lục Ngân sách Nhà nước
- Việc phân loại chi phí theo Mục lục Ngân sách Nhà nước nhằm mục đích
giúp cho việc quản lý và hạch toán các khoản chi hoạt động được chính xác, đầy
đủ, chặt chẽ và có hệ thống theo hướng dẫn của các nguyên tắc kế toán các khoản
chi hoạt động.
- Ngoài ra, việc phân loại chi phí theo Mục lục Ngân sách Nhà nước còn có
ý nghĩa trong việc xây dựng kế hoạch lập dự toán các khoản chi hoạt động, đảm
bảo kinh phí hoạt động cho đơn vị đáp ứng kế hoạch đặt ra.
1.3.2.1 Nội dung cáckhoản chi hoạt động trong ngành giáo dục
Chi hoạt động trong ngành giáo dục bao gồm các khoản chi sau:
- Chi cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng như chi tiền lương,
tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản trích nộp
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN,trợ cấp, phụ cấp theo chế độ hiện hành.
- Chi quản lý hành chính: Chi điện nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua
vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên
lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax…Phục vụ cho các nhu cầu làm việc tại
đơn vị.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức
năng nhiệm vụ.
- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cơ sở.
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tư,
bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên.
- Chi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động tại đơn vị.
- Chi khác: chi các khoản phí và lệ phí của các ,chi tiếp khách,chi trật tự an
ninh, chi trợ cấp học sinh nghèo học giỏi…
- Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
22
- Chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa
chữa lớn tài sản cố định…
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao cho…
1.3.2.2 Phân loại các khoản chi hoạt động
Phân loại chi hoạt động theo Mục lục ngân sách
Cụ thể, theo Mục lục Ngân sách thì chi hoạt động gồm các khoản sau:
- Chi cho bộ máy (Chi thanh toán cho cá nhân) bao gồm chi tiền lương, các
khoản phụ cấp lương, chi khen thưởng, phúc lợi cho tập thể…
- Chi cho công tác quản lý hành chính như thanh toán dịch vụ công cộng,
thiết bị văn phòng, công tác phí, thông tin liên lạc…
- Chi cho công tác mua sắm, sửa chữa tài sản cố định……
Phân loại theo tính chất
Theo phân tích ở phần trên các khoản chi hoạt động bao gồm chi thường
xuyên và không thường xuyên, cụ thể như sau:
a. Chi thường xuyên:
* Khái niệm:
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của
nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn húa
thông tin thể dục thể thao khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự
nghiệp khác. Nói tóm lại, thì chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng
quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các
nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
* Phân loại chi thường xuyên:
(1) Căn cứ vào tính chất kinh tế:
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm cụ thể như
sau:
23
- Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp
lương; học bổng học sinh, sinh viên; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có
công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các
khoản thanh toán khác cho cá nhân.
- Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công
cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí;
chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chuyên môn
của từng ngành.
- Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng
nhỏ gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ
sở hạ tầng; chi mua tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên
môn.
- Nhóm các khoản chi thường xuyên khác gồm: các mục của mục lục ngân
sách nhà nước không nằm trong 3 nhóm mục trên và các mục từ 147 đến mục
150 thuộc khoản chi thường xuyên trong mục lục ngân sách nhà nước
(2) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, chi thường xuyên bao gồm các khoản chi
cụ thể sau:
+ Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế
nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý KT - XH và
tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi.
Mục đích hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy
lãi, do vậy ngân sách nhà nước cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của
các đơn vị này.
+ Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo; chi sự
nghiệp y tế, sự nghiệp văn húa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp phát thanh,
truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; sự nghiệp xã hội, sự
nghiệp văn xã khác.
24
+ Chi quản lý hành chính: là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan
HCNN thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Chi về
hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chi về hoạt động của các tổ chức chính
trị - xã hội: Bao gồm: mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CCB Việt Nam, Hội LHPN, Hội nông dân Việt
+ Chi trợ giá theo chính sách của nhà nước
+ Chi các chương trình quốc gia.
+ Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội
+ Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật.
+ Chi trả lãi tiền cho nhà nước vay.
+ Chi viện trợ cho các chính phủ và các tổ chức nước ngoài.
+ Các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật.
b. Chi không thường xuyên:
* Khái niệm: Chi không thường xuyên là các khoản chi mang tính chất đột
xuất, bất thường diễn ra tại đơn vị.
* Phân loại: chi không thường xuyên bao gồm các khoản chi đã nêu chi tiết
trong phần nội dung các khoản chi không thường xuyên.
1.3.3 Nguyên tắc kế toán các khoản chi hoạt động
- Phải mở sổ kế toán chi tiết chi hoạt động theo từng nguồn kinh phí, theo
niên độ kế toán và theo mục lục ngân sách Nhà nước.
- Hạch toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán
và đảm bảo khớp đúng, thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi
tiết, giữa sổ sách kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính. Các khoản chi hoạt
động phải thực hiện đúng các quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ do
đơn vị xây đựng theo quy định của chế độ tài chính. Trong kỳ, các đơn vị hành
chính sự nghiệp được tạm chia thu nhập tăng thêm cho công chức viên chức và
25
tạm trích các quỹ để sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên theo quy
định của chế độ tài chính.
- Hạch toán những khoản chi thuộc nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị,
bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và không thường xuyên như chi tinh
giảm biên chế, chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, chi mua sắm, sửa chữa lớn tài
sản cố định…
- Đơn vị phải hạch toán theo mục lục ngân sách Nhà nước các khoản chi
hoạt động phát sinh từ các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ
phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi
thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính.
- Đơn vị không được xét duyệt kế toán ngân sách các năm các khoản chi
hoạt động từ các khoản tiền, hàng viện trợ và từ số phí, lệ phí đã thu phải nộp
ngân sách được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách
theo quy định. Các khoản chi hoạt động như trên chưa được xét duyệt quyết toán
được phản ánh vào tài khoản riêng. Đơn vị được xét duyệt quyết toán các khoản
chi này khi có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản tiền hàng viện
trợ phi dự án và số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách để lại chi theo quy định.
- Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi hoạt
động trong năm trước được chuyển từ tài khoản “Năm nay” sang “Năm trước”
để theo dõi đến khi báo cáo quyết toán được duyệt. Riêng đối với số chi trước
cho đến năm sau theo dõi ở tài khoản “Năm sau” sang đầu năm được kết chuyển
sang tài khoản “Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động năm nay.
1.4 Kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính ngành
giáo dục
1.4.1 Tổng quan quy trình lập kế hoạch và kiểm soát
Quy trình lập kế hoạch và kiểm soát để đưa ra các thông tin hữu ích cho nhà
quản trị bao gồm 5 giai đoạn: (1) Thiết lập mục tiêu của tổ chức; (2) Thiết lập kế
26
hoạch hoạt động; (3) Lập dự toán; (4) Kiểm soát và đo lường; (5) Báo cáo và
phân tích.
(1) Mục tiêu
(2) Kế hoạch hoạt động
Duyệt lại kế hoạch hoạt động
(5) Báo cáo phân tích
Soát xét lại dự toán
(3) Lập dự toán ngân sách
(4) Kiểm soát và đo lường
Sơ đồ1.1 Quy trình lập kế hoạch và kiểm soát chi hoạt động
1.4.2 Lập dự toán chi hoạt động
Dự toán giữ một vai trò quan trọng trong công tác kế toán quản trị tại các
đơn vị hành chính, nhằm đảm bảo sự giám sát của cơ quan cấp trên về lĩnh vực
tài chính của đơn vị, đồng thời giúp cho đơn vị bảo đảm cân đối thu chi.
Yêu cầu của việc lập dự toán
Khi lập dự toán chi cho năm kế hoạch, các đơn vị hành chính phải đảm bảo
các yêu cầu:
- Dự toán phải được lập đúng mẫu biểu và mục lục ngân sách quy định hiện
hành;
- Dự toán phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi của đơn vị, số liệu tính
toán phải có cơ sở khoa học, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị hoàn thành
nhiệm vụ chính trị với chất lượng cao.
27
Căn cứ lập dự toán
Khi lập dự toán chi năm kế hoạch tại các đơn vị hành chính phải dựa vào
những căn cứ:
- Phương hướng và nhiệm vụ của đơn vị trong năm học;
- Các chính sách chế độ thu, chi của Nhà nước theo quy định hiện hành, cụ
thể:
+ Chi con người: tính theo biên chế có mặt tại thời điểm lập dự toán và quỹ
tiền lương được nâng lương thường xuyên trong năm tiếp theo;
+ Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị: được phân bổ theo định mức học
sinh của từng phân cấp sau khi đã đối chiếu số liệu thu, chi năm trước và nguồn
thu hành chính của đơn vị.
- Tình hình thu, chi năm báo cáo và các yếu tố khách quan tác động.
1.4.3 Kiểm soát chi hoạt động trong đơn vị hành chính
1.4.3.1 Nguyên tắc kiểm soát
- Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước để thực hiện thu, chi qua Kho bạc Nhà nước đối với các khoản kinh phí
thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (bao gồm
kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các khoản thu, chi theo quy định đối với nguồn
thu từ phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các khoản khác của ngân sách
nhà nước nếu có); chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc Nhà nước trong quá
trình tập trung và sử dụng các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước.
Đối với các khoản thu, chi dịch vụ, liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp
thực hiện chế độ tự chủ có thể mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân
hàng để giao dịch, thanh toán. Kho bạc Nhà nước không kiểm soát các khoản
thu, chi này của đơn vị (kể cả trường hợp đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước).
- Tất cả các khoản chi hoạt động tại đơn vị phải được kiểm tra, kiểm soát
trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân
28
sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức
chi theo quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp thực hiện chế độ tự chủ hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam,
theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động
được quy đổi và hạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại
tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định.
- Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước,
các khoản chi sai phải thu hồi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện
việc thu hồi cho ngân sách nhà nước.
1.4.3.2 Các trọng tâm kiểm soát chi phí chi hoạt
động a. Giảm chi phí thường xuyên
b. Kiểm soát chi phí không thường xuyên
c. Tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn.
d. Giảm các chi phí dịch vụ mua ngoài
Thực hiện tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại trong làm việc, đặc biệt là
thực hiện tiết kiệm điện trong cơ quan. Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ
trọng khá lớn trong chi phí mua ngoài và những khoản mục chi phí này hoàn toàn
có thể giảm được. Hạn chế tổ chức các hội nghị, hội họp tập trung để giảm chi
phí.
e. Bóc tách chi phí quản lý như: văn phòng phẩm, sửa chữa máy in, máy
tính, xăng dầu... phục vụ nhận thầu thi công, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản...
hạch toán đúng và đầy đủ. Các khoản mục chi phí như xăng dầu đi lại để vận
29
chuyển vật tư, chi phí lưu kho bãi, nhân công bảo quản…, cho công tác này cũng
phải tách bạch.
Để tiến hành kiểm soát chi phí hoạt động, cần phải đưa ra các tiêu chuẩn, nội
dung va mục tiêu kiểm soát chi phí dựa trên các nguyên tắc thống nhất. Từ đó
xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong đơn vị với những hình thức kiểm soát
thích hợp, phương tiện công cụ sử dụng cho hoạt động kiểm soát và cuối cùng là
đi đến các giải pháp điều chỉnh.
Các tiêu chuẩn
định mức
Quá trình kiểm
soát chi phí
(1)
Nguyên tắc kiểm
soát chi phí
(2)
Nội dung kiểm
soát chi phí
(3)
Hình thức kiểm
soát chi phí
(4)
Mục tiêu kiểm
soát chi phí
Phương tiện,
công cụ
Hệ thống kiểm
soát chi phí
Điều chỉnh
cụ thể
Chi phí cho hoạt
động kiểm soát
Sơ đồ1.2 Quá trình kiểm soát chi phí
c. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí trong đơn vị
Kiểm soát chi phí hoạt động bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm nhân
tố chủ quan và nhân tố khách quan. Tập trung lại bao gồm những nhân tố sau:
30
Thông tin thực tế các khoản chi phí hoạt động trong đơn vị. Đây là điều kiện
tiên quyết để thực hiện chức năng kiểm soát chi phí. Chỉ khi nhận biết và hiểu chi
phí thực tế trong đơn vị thì mới có thể xác định những khoản chi cần điều chỉnh
cũng như những kinh nghiệm tốt từ những khoản chi hiệu quả.
Những mục tiêu đã được số hóa trên kế hoạch, chương trình hoạt động của
đơn vị.
Cuối cùng kiểm soát chi phí chịu tác động từ chính những hệ thống giải
pháp, công cụ mà đơn vị áp dụng để sử dụng chi phí một cách có hiệu quả.
1.4.4 Đánh giá thành quả kiểm soát chi hoạt động
1.4.4.1 Sự cần thiết phải đánh giá thành quả kiểm soát chi hoạt động
Có nhiều nguyên nhân làm cho kiếm soát chi phí hoạt động trở thành chức
năng tất yếu của quản lý chi phí. Trong các đơn vị hành chính trong ngành giáo
dục, kiểm soát chi phí hoạt động là kiểm chứng xem các khoản chi có được thực
hiện theo đúng kế hoạch hay không, và phải tìm ra những nguyên nhân sai sót để
điều chỉnh lại.
Kiểm soát chi phi hoạt động là yêu cầu cơ bản nhằm thực hiện các quy định
về việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và đạt được tính hữu hiệu từ nguồn kinh
phí của Nhà nước.
1.4.4.2 Nội dung của đánh giá thành quả kiểm soát chi hoạt động
Theo Rowan Jones et al.,2010 đánh giá thành quả trong khu vực công theo
3 tiêu chí:
1.4.4.2.1 Tiết kiệm
Tiết kiệm là tiêu chí đánh giá thành quả trong khu vực công. Tiêu chí này
đặt ra câu hỏi : Đơn vị có sử dụng tiết kiệm các khoản chi hoạt động so với dự
toán chi hay không? ; Đơn vị có sử dụng tiết kiệm các khoản chi so với các đơn
vị khác trong ngành hay không?
1.4.4.2.2 Hữu hiệu
31
Tiêu chí này đề cập đến sự thành công hay không trong việc đạt được mục
tiêu đã đề ra. Các thông tin chi tiết về kinh tế kỹ thuật càng được cung cấp đầy đủ
thì càng giải thích rõ tình hữu hiệu. Tiêu chí này chỉ liên quan đến kết quả đầu ra.
1.4.4.2.3 Hiệu quả
Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì bao trùm cả hai tiêu chí tiết kiệm và hữu
hiệu. Nó được đo bằng tỷ lệ đầu ra so với đầu vào, tỷ lệ này không nên sử dụng
theo ý nghĩa tuyệt đối mà theo ý nghĩa tương đối. Do hiệu quả được đo lường tỷ
lệ nên nó có thể được cải thiện theo 4 cách:
- Tăng đầu ra so với cùng 1 đầu vào
- Tăng đầu ra theo một tỷ lệ lớn hơn so với nếu tăng tỷ lệ tương ứng đầu vào
- Giảm đầu vào so với đầu ra tương tự
- Giảm đầu vào theo tỷ lệ lơn hơn so với giảm đầu ra.
Thước đo sử dụng trong tiêu chí này có thể là thước đo tiền hay thước đo
hiện vật.
32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông tin do kế toán cung cấp đóng một vai trò rất lớn trong việc ra quyết
định của các nhà quản lý. Nó giúp cho nhà quản lý có cái nhìn xuyên suốt từ
khâu lập dự toán, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra đánh giá và cuối cùng là ra
quyết định. Trong các đơn vị hành chính, kế toán các khoản chi hoạt động đóng
vai trò quan trong. Vì vậy, trong chương 1 này, tác giả đã nghiên cứu lý luận kế
toán nói chung và các khoản chi hoạt động tại các đơn vị hành chính với ý nghĩa
quan trọng là vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn về kế toán
các khoản chi hoạt động tại các đơn vị hành chính.
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG
TẠI PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HÓA
2.1 Tổng quan về Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: mục
tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu
chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và
đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng
giáo dục và đào tạo.
Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thông tin chung về Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa:
- Ngày thành lập: 28/11/2003
- Địa chỉ: 116 Quốc lộ 62, thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
- Trưởng phòng: Nguyễn Văn Thương
- Số lượng giáo viên biên chế của huyện năm 2013: 980 giáo viên
- Mã chương: 622
- Mã QHNS: 1013024
- Thông tin về trường học mà Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý: (Phụ lục
02)
+ Ngành học mầm non: 11 trường
+ Ngành học tiểu học: 15 trường
+ Ngành học trung học cơ sở: 09 trường
- Số lượng học sinh trong huyện năm 2013: 15.399 học sinh
34
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa gồm những bộ phận
sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu
chung của Phòng Giáo dục , trong đó:
Trưởng phòng: là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Phòng, chịu
trách nhiệm ra quyết định, phụ trách chung quản lý điều hành các hoạt động tại
Phòng.
35
Phó trưởng phòng: hỗ trợ cho Trưởng phòng trong việc quản lý Phòng và
trực tiếp quản lý tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn: trực tiếp quản lý các trừơng mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở trong huyện về số lượng giáo viên, học sinh, các giáo trình , quy chế của
bộ giáo dục cho các khối….
Các tổ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, phòng theo tuần, tháng,
năm học nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch của Phòng Giáo dục và các
trường học trong địa bàn huyện. Đồng thời các tổ này cũng thực hiện bồ dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt
động, quản lý sử dụng ngân sách, thiết bị của các thành viên trong Phòng Giáo
dục và Đào tạo theo kế hoạch của Phòng.
Phòng thi đua, khen thưởng: Đánh giá chất lượng của các thành viên trong
Phòng Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch của nhà trường. Đồng thời phòng thi
đua, khen thưởng còn có chức năng đánh giá, xếp loại viên chức, giới thiệu tổ
trưởng, tổ phó.
2.1.2.2 Chức năng - nhiệm vụ của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
(1) Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy
định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn:
a, Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm và chương trình,
nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa
bàn.
b, Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường Trung học cơ sở, trường Phổ
thông có nhiều cấp học (trừ cấp Trung học phổ thông), trường Tiểu học, cơ sở
giáo dục mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn
của Sở Giáo dục và Đào tạo.
c, Dự thảo các quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động,
giải thể các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường Trung học cơ sở, trường Phổ
36
thông có nhiều cấp học (trừ cấp Trung học phổ thông), trường Tiểu học, cơ sở
giáo dục mầm non; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường,
các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện theo quy định của pháp luật.
(2) Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được
câp có thẩm quyền phe duyệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính
sách xã hội hoá giáo dục, huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực để phát triển
sửu nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và
thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước
thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung,
kế hoạch chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục;
công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các
cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
(3) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, các thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sánh kiến của địa phương.
(5) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua,
khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và
nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện.
(6) Hướng dẫn kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm
vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ
sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền
quyết định.
(7) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài
37
chính các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cập của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
(8) Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch lập dự toán và phân bổ ngân
sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo
dục của huyện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính.
(9) Kiểm tra, thanh tra và sử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện
chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có
thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền, thực hành tiết
kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.
(10) Quản lý biên chế, thực hiện tuyển dụng, hợp đồng làm việc, điều động,
luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ,
chính sách, khen thưởng, ký luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và uỷ
quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
(11) Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của
pháp luật và uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
(12) Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.
(13) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện giao và theo quy định của pháp luật.
2.1.2.3 Phân cấp quản lý tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
Phân cấp quản lý là hình thức cơ cấu tổ chức trong đó các cá nhân và đơn vị
dưới quyền được tự quyết định. Ở cấp độ tổ chức, đó là việc cấp trên ủy quyền
cho cấp dưới để hạn chế các thủ tục hành chính phức tạp, quan liêu không cần
thiết. Trong giáo dục, phân cấp quản lý giúp các đơn vị giáo dục ra quyết định
phù hợp với nhu cầu của từng địa phương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học sinh
và nhu cầu của từng vùng.
38
Tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa, sự phân cấp quản lý được thể hiện ở
quyền tự chủ trong các nội dung sau:
Tự chủ trong Tổ chức và Nhân sự
Bao gồm:
- Tuyển dụng nhân viên thông qua hình thức thi tuyển hay xét tuyển;
- Kí hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên đã được tuyển dụng;
- Quyết định việc điều động, biệt phái giáo viên, cán bộ đến làm việc tại một
cơ sở khác của huyện;
- Quyết định việc nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc với giáo
viên, nhân viên đã được tuyển dụng;
- Xác định lương khởi điểm của giáo viên, nhân viên.
- Quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn
- Tinh giản biên chế để tiết kiệm kinh phí.
Tự chủ trong lĩnh vực Tài chính
Bao gồm:
- Được cấp một khoản kinh phí;
- Phân bổ kinh phí dựa vào các nhu cầu của Phòng Giáo dục ;
- Kế hoạch kinh phí do phòng kế toán lập được cả phòng thông qua và giám
sát;
- Kế hoạch kinh phí do Phòng Giáo dục lập và cấp quản lí trực tiếp (Ủy ban
nhân dân cấp huyện) phê duyệt theo các quy định về tự chủ tài chính;
- Chuyển khoản tiền tiết kiệm năm này qua năm khác;
- Quyết định các khoản thu, mức thu đối với những hoạt động dịch vụ theo
hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên
doanh, liên kết;
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập;
- Lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
39
- Quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã
thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo
nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng
thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn;
- Chi khen thưởng cho cá nhân có thành tích lao động tốt;
- Có chính sách hỗ trợ tài chính cho HS nghèo;
- Có chính sách khuyến khích tài chính cho HS tài năng;
- Chi trợ cấp khó khăn cho nhân viên của Phòng Giáo dục ;
- Được quyền lựa chọn người cung cấp các trang thiết bị cho Phòng Giáo
dục và Đào tạo (có đấu thầu và không cần đấu thầu);
- Có chính sách và báo cáo minh bạch tài chính;
- Xây dựng và chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ (Phụ lục 03).
2.1.3 Chế độ quản lý tài chính
Phòng giáo dục thực hiện chế độ quản lý tài chính theo các văn bản sau:
- Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ kiểm soát chi với cơ quan Nhà nước.
- Thông tư 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thu chi tiền mặt qua hệ thống kho bạc Nhà nước.
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Luật Ngân sách nhà nước.
- Một số văn bản khác.
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
Văn thư
40
Tổ kế toán
Kế toán Thủ quỹ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phòng kế toán
- Kế toán có nhiệm vụ: Thu nhận, xử lý thông tin và cung cấp đầy đủ kịp
thời chính xác các tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều
hành và quản lý các hoạt động kinh tế - tài chính tại đơn vị mình.
- Thủ quỹ có nhiệm vụ: Thu nhận, xử lý thông tin và cung cấp đầy đủ kịp
thời chính xác các tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều
hành và quản lý các hoạt động kinh tế - tài chính tại đơn vị mình.
- Văn thư có nhiệm vụ: Cung cấp mọi sổ sách, tài liệu kế toán để phục vụ
cho công tác kế toán tại đơn vị.
2.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
Niên độ kế toán của đơn vị bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng
năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng
Chế độ kế toán: Hệ thống kế toán trong Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Mộc Hóa hiện nay được thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban
hành theo quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/6/2006 và thông tư
TT185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
Tài khoản:
- Tài khoản 111: Tiền mặt
41
- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
- Tài khoản153 : Công cụ, dụng cụ
- Tài khoản 211: TSCĐ hữu hình
- Tài khoản 213:TSCĐ vô hình
- Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ
- Tài khoản 312: Tạm ứng
- Tài khoản 331 Các khỏan phải trả
- Tài khoản 332: Các khỏan phải nộp theo lưong
- Tài khoản 336: Tạm ứng kinh phí
- Tài khoản 334: Phải trả công chức, viên chức
- Tài khoản 342: Thanh toán nội bộ
- Tài khoản 461:Nguồn kinh phí hoạt động
- Tài khoản 466: Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
- Tài khoản 661: Chi hoat động
- Tài khoản ngoài bảng 008: Dự toán chi hoạt động
- Sổ cái
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gởi ngân hàng nhà nước
- Sổ tài sản cố định
- Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí
- Sổ chi tiết chi hoạt động
- Sổ quyết tóan ngân sách và nguồn khác của đơn vị
Các báo cáo:
- Bảng cân đối tài khoản
42
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tóan kinh phí đã sử dụng
- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động
- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN
- Bảng đối chiều tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân
sách tại kho bạc Nhà nước
- Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển
sang
- Thuyết minh báo cáo tài chính
2.2 Thực trạng công tác kế toán để phục vụ cho công tác kiềm soát các
khoản chi hoạt động tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa
Thực tế, cho đến nay ở nước ta việc vận dụng về kế toán quản trị vẫn còn
đang hạn chế. Cho đến năm 2006 thì Bộ Tài chính ban hành thông tư số
53/2006/TT-BTC về hướng dẫn kế toán quản trị nhưng chỉ áp dụng cho doanh
nghiệp còn đơn vị hành chính sự nghiệp thì bỏ ngỏ. Để thích nghi với yêu cầu
trong thời kỳ mới, Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa đã không ngừng đổi mới
công tác . Những biểu hiện của công tác quản trị:
2.2.1 Công tác xây dựng dự toán chi hoạt động
2.2.1.1 Các cơ sở để xây dựng dự toán
Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị, cũng như để
chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập
dự toán cho từng khoản chi của đơn vị mình và dựa vào dự toán này ngân sách
nhà nước cấp phát cho đơn vị.
Hàng năm vào cuối quý III (tháng 9), kế toán tiến hành công tác lập dự toán
căn cứ vào các nội dung sau:
- Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong năm kế
hoạch;
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành và của đơn vị trong năm kế hoạch;
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctclovesick0908
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.docKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.docKulHuyn
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnhuynhducnhut
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTKetoantaichinh.net
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 

What's hot (20)

Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
 
Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành
 
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tảiKế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAYĐề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.docKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.doc
 
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán thu chi ngân sách, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
 
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng AnhKế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiền
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 

Similar to Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh PhúcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...luanvantrust
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM (20)

Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh Tế
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh TếLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh Tế
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh Tế
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Năng lực công chức Văn phòng xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Năng lực công chức Văn phòng xã miền núi tỉnh Vĩnh PhúcĐề tài: Năng lực công chức Văn phòng xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Năng lực công chức Văn phòng xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Giáo Viên.
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
 
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAYĐề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
 
Đề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOT
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ƯơngLuận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đ
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----  ---- Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com VÕ THỊ XUYẾN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – TRƯỜNG HỢP PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----  ---- VÕ THỊ XUYẾN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – TRƯỜNG HỢP PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HÓA CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán để phục vụ cho công tác kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính – Trường hợp phòng giáo dục huyện Mộc Hóa” là do tôi thực hiện. Các thông tin trình bày trong luận văn được thu thập thực tế từ phía Phòng giáo dục. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng……năm 2014 Tác giả Võ Thị Xuyến
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh sách các chữ viết tắt, ký hiệu Danh mục các bảng biểu Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 2. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ........................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 6. Đóng góp thực tiễn của đề tài .................................................................. 4 7. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH ................................... 5 1.1 Tổng quan về kế toán ................................................................................ 1.1.1 Kế toán và hệ thống kế toán.................................................... 5 1.1.2 Nhiệm vụ kế toán và yêu cầu kế toán trong đơn vị hành chính ............................................................................................... 12 1.2 Tổng quan về đơn vị hành chính trong ngành giáo dục ...................... 13 1.2.1 Khái niệm về đơn vị hành chính ........................................... 13 1.2.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính trong ngành giáo dục ......................................................................................... 14 1.3 Chi hoạt động trong ngàng giáo dục và nguyên tắc kế toán ................. 20 1.3.1 Khái niệm chi hoạt động ....................................................... 20 1.3.2 Nội dung và phân loại các khoản chi hoạt động trong ngành giáo dục theo mục lục ngân sách nhà nước .......................... 21
  • 5. 1.3.3 Nguyên tắc kế toán các khoản chi hoạt động ...................... 24 1.4 Kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính ngành giáo dục ............................................................................................................... 25 1.4.1 Tổng quan quy trình lập kế hoạch và kiểm soát ................... 25 1.4.2 Lập dự toán chi hoạt động .................................................... 26 1.4.3 Kiểm soát chi hoạt động trong đơn vị hành chính ................ 27 1.4.4 Đáng giá thành quả kiểm soát chi hoạt động ........................ 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................... 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÓNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HOÁ ....................... 33 2.1 Tổng quan về Phòng giáo dục huyện Mộc Hoá ................................... 33 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng giáo dục huyện Mộc Hoá ................................................................................ 33 2.1.2 Đặc điểm hoạt động của phòng giáo dục huyện Mộc Hoá ... 34 2.1.3 Chế độ quản lý tài chính ....................................................... 39 2.1.4 Công tác tổ chức kế toán ....................................................... 39 2.2 Thực trạng công tác kế toán để phục vụ cho công tác kiểm soát các khoản chi hoạt động tại phòng Giáo dục huyện Mộc Hoá .................. 42 2.2.1 Công tác xây dựng dự toán chi hoạt động ............................ 42 2.2.2 Đo lường thành quả thực hiện kiểm soát các khoản chi hoạt động....................................................................................... 44 2.2.3 Kiểm soát tình hình thực hiện,dự toán chi hoạt động ........... 47 2.3 Những tồn tại trong việc lập dự toán, kiểm soát và đo lường thành quả . kiểm soát chi hoạt động ....................................................................... 49 2.3.1 Tồn tại trong việc lập dự toán ............................................... 49 2.3.2 Tồn tại trong đo lường thành quả ......................................... 50 2.3.3 Tồn tại trong việc kiểm soát chi hoạt động .......................... 52 2.3.4 Nguyên nhân của những tồn tại ............................................ 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 55
  • 6. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIẾM SOÁT CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH - TRƯỜNG HỢP PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HOÁ ................................................................................. 56 3.1 Quan điểm khi hoàn thiện hệ thống kế toán tại phòng Giáo dục huyện Mộc Hoá ............................................................................................... 56 3.2 Định hướng nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hoá .................................................................................... 57 3.2.1 Vấn đề lập dự toán chi hoạt động ......................................... 57 3.2.2 Vấn đề đo lường thành quả ................................................... 61 3.2.3 Vấn đề kiểm soát chi hoạt động ........................................... 63 3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa ......................................................... 65 3.3.1 Xây dựng mô hình bộ máy kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ....................................................... 65 3.3.2 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán ...................................... 67 3.3.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán, sổ kế toán .................. 67 3.3.4 Đối với Bộ tài chính ............................................................. 69 3.3.5 Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Mộc Hóa ........... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................ .. 71 KẾT LUẬN ................................................................................................ 72 Tài liệutham khảo Phụ lục
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KTQT: TT: BTC: UBND: BGDDT: BNV: BHXH: BHYT: KPCĐ: BHTN: TSCĐ: KT-XH: TNCS: CCB: LHPN: TK: QHNS: NĐ: CP: HS: QĐ: KBNN: HCSN: NSNN: THCS: THPT: GDTX: GV: Kế toán quản trị Thông tư Bộ tài chính Ủy ban nhân dân Bộ Giáo Dục và đào tạo Bộ nội vụ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Bảo hiểm thất nghiệp Tài sản cố định Kinh tế -xã hội Thanh niên cộng sản Cựu chiến binh Liên hiệp phụ nữ Tài khoản Quy hoạch ngân sách Nghị định Chính phủ Học sinh Quyết định Kho bạc nhà nước Hành chính sự nghiệp Ngân sách nhà nước Trung học cơ sở Trung học phổ thông Giáo dục thường xuyên Giáo viên
  • 8. CVP: Chi phí –sảnlượng – lợi nhuận MC: Chi phí biên MR: Doanh thu biên
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Phân tích biến động chi phí của đơn vị..............................................................47 Bảng 2.2 Tổng kết công tác giáo dục tại huyện Mộc Hóa.......................................51 Bảng 3.1 Dự toán chi năm học 2012 – 2013....................................................................58 Bảng 3.2 Bảng đo lường chỉ tiêu hiệu...................................................................................62 Bảng 3.3 quả Định mức chi phí được xây dựng tại Phòng giáo dục huyện Mộc Hóa...................................................................................................................................................................65 Bảng 3.4 Bảng chi tiết chi hoạt động đề nghị của từng bộ phậncho Phòng Giáo dục huyện Mộc Hoá..............................................................................................................................68 Bảng 3.5 Bảng chi tiết các khoản chi hoạt động phát sinh giữa thực tế so với kế hoạch và định mức đề nghị cho Phòng Giáo dục huyện Mộc Hoá.......................68 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ1.1 Quy trình lập kế hoạch và kiểm soát chi hoạt động.....................................27 Sơ đồ 1.2 Quá trình kiểm soát chi phí ..........................................................................................31 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục huyện MộcHoá................................36 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phòng kế toán........................................................................................................42 Sơ đồ 3.1 Trình tự lập dự toán ngân sách...................................................................................60 Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa.............66
  • 10. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 19/10/2011 Phụ lục 02: Danh sách trường học thuộc quản lý của Phòng Giáo Dục huyện Mộc Hoá Phụ lục 03: Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công 2013-Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa Phụ lục 04: Dự toán kinh phí năm 2013 Phụ lục 05: Dự toán kinh phí quý II/2013 Phụ lục 06: Phỏng vấn đánh giá bộ phận Phụ lục 07: Bảng câu hỏi phỏng vấn
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kế toán là công cụ phục vụ cho công tác quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính. Hệ thống kế toán cần phải được tổ chức chặt chẽ, phù hợp và phải bao gồm những bộ phận cấu thành cần thiết cho mối quan hệ tương quan lẫn nhau để hệ thống kế toán vận hành một cách trôi chảy và hợp lý. Những bộ phận này hình thành và hoạt động theo những quy định chung của nhà nước vừa theo quy định cụ thể của đơn vị kế toán để phù hợp với các đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý. Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam thực sự hội nhập vào thị trường quốc tế. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang chuyển mình vươn lên phát triển trong tầm cao mới. Hệ thống giáo dục tác động trực tiếp tới đời sống, ý thức của mỗi người dân, giúp cho nhận thức ngày càng tiến bộ, được đổi mới hơn. Chính vì vậy Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển giáo dục chung của tỉnh nhà. Để thích nghi với yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa đã không ngừng đổi mới công tác quản lý, trong đó có công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên, để chủ động chi tiêu trong nguồn tài chính hiện có, đơn vị cần triệt để kiểm soát các khoản chi chưa thực sự cần thiết đưa ra những thông tin quan trọng cho các nhà quản lý trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Đặc biệt, sau khi nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị hành chính ra đời, đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán để phục vụ cho công tác kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính – Trường hợp phòng giáo dục huyện Mộc Hóa” là một vấn đề mang tính cần thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn giai đoạn hiện nay.
  • 12. 2 2. Tổng hợp các nghiên cứu liênquan - Đề tài: “Định hướng cho việc hợp nhất chế độ kế toán doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp”, Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả PGS.TS Võ Văn Nhị, 2009.Tác giả đã có một định hướng trong việc hợp nhất giữa hai chế độ kế toán doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp.Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác lập những cơ sở hữu ích trong việc sửa đổi hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. - Đề tài: “Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học quốc gia TP.HCM”, luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lâm Thị Thảo Trang, 2013. Đề tài đã đánh giá được tình hình tổ chức công tác kế toán, đưa ra được các ưu nhược điểm của hệ thống kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc đại học quốc gia TP.HCM. Từ đó tác giả đã đưa ra các kiến nghị , giải pháp để hoàn thiện nội dung công tác kế toán tại các đơn vị này. - Đề tài:”Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Hoàng Tâm, 2013. Đề tài đã đánh giá được thực trạng áp dụng kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu , đưa ra các nhận định nhược điểm, hạn chế mà chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu còn tồn tại. Từ đó đề tài đã xây dựng những giải pháp hữu ích trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam hiện nay. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đã có thêm nền tảng lý thuyết và thực tế của hệ thống kế toán tại đơn vị hành chính từ đó tác giả nghiên cứu thêm để hoàn thiện nội dung kế toán tại đơn vị hành chính để phục vụ công tác kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính-trường hợp phòng giáo dục huyện Mộc Hoá.
  • 13. 3 3. Mục tiêunghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán trong kiểm soát các khoản chi hoạt động tại đơn vị. - Đề xuất những nội dung để hoàn thiện hệ thống kế toán trong lập dự toán kiểm soát và đánh giá thành quả từ các khoản chi hoạt động tài Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Phòng Giáo dục. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lập dự toán,kiểm soát và đánh giá thành quả các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính. - Phạm vi nghiên cứu: Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa. - Thời gian nghiên cứu: các báo cáo kế toán trong năm 2011,2012 và 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Vì là đề tài thuộc dạng ứng dụng nên đề tài được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng , trong đó là định tính là chủ yếu, thông qua các công cụ: Quan sát, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp: - Thông qua phỏng vấn để xác định vấn đề nghiên cứu. - Tác giả sử dụng giáo trình kế toán công, kế toán tài chính, kế toán quản trị, các quy định của nhà nước về ngân sách chi hoạt động trong đơn vị hành chính để xây dựng cơ sở lý luận. - Thông qua khảo sát thực tế để thu thập dữ liệu định tính , định lượng (dữ liệu thứ cấp) phục vụ cho việc phân tích tổng hợp thực trạng từ đó đề ra các giải pháp.
  • 14. 4 6. Đóng góp mới của đề tài Đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán để có thể kiểm soát được các khoản chi hoạt động tài Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát các khoản chi hoạt động tại Phòng Giáo dục. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận Kết cấu chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết kế toán các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính Chương 2: Thực trạng công tác kế toán các khoản chi hoạt động tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa. Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kế toán để kiểm soát các khoản chi hoạt động trong khu vực hành chính -trường hợp Phòng giáo dục huyện Mộc Hoá.
  • 15. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 1.1 Tổng quan về kế toán 1.1.1 Kế toán và hệ thống kế toán 1.1.1.1 Bản chất của kế toán Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của kế toán và điều này ảnh hưởng đến việc phát triển các lý thuyết về kế toán.(Trần Hoàng Tâm,2013) Tuy nhiên ở mọi cách tiếp cận thì kế toán luôn luôn được xác định để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau. Qua đó, có thể thấy bản chất của kế toán được mô tả như sau: - Kế toán là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận được gắn kết mật thiết với nhau trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, cùng vận hành trong một hệ thống. - Kế toán là một hệ thống đặc trưng riêng của từng tổ chức cụ thể, nhất định với cơ cấu tổ chức và vận hành hệ thống phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của tổ chức đó. - Kế toán là một hệ thống thông tin cung cấp những thông tin có tính hệ thống và tổng hợp về các hoạt động kinh tế - tài chính, một trong những nội dung hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Hơn nữa những thông tin mà kế toán cung cấp phải có tính hữu dụng cho các đối tượng sử dụng ở bên trong đơn vị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và cho các đối tượng bên ngoài có thể hiểu và đánh giá đúng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vị nhằm thực hiện các quyết định kinh doanh. Các đặc điểm trên cho thấy kế toán luôn luôn có sự vận động, phát triển không ngừng để tự hoàn thiện nhằm đảm bào phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, của cơ cấu tổ chức doanh nhiệp cũng như tính đa dạng của các
  • 16. 6 đối tượng sử dụng . Hơn thế nữa, kế toán là một quá trình tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm đảm bào cho các hoạt động của đơn vị hoạt động một cách ổn định. Vì vậy, cũng có thể thấy rằng kế toán vừa có chức năng thông tin vừa có chức năng kiểm tra, giám sát. Với 2 chức năng này kế toán không chỉ phản ánh được tình hình tài sản, sự vận động tài sản cũng như tình hình tài chính của đơn vị mà còn kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Chức năng thông tin thực hiện thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin về tài sản và sự vận động của nó cũng như cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện để phục vụ nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau. Thông tin của kế toán được tổng hợp, phân loại và xử lý theo một nguyên tắc thống nhất được pháp luật công nhận và do vậy nó có tính pháp lý và trung thực. Chức năng kiểm tra thực hiện xem xét, đối chiếu và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị theo yêu cầu quản lý và việc chấp hành luật pháp, chấp hành nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị. Những quy định, nguyên tắc kế toán và yêu cầu của kế toán chức năng kiểm tra phải được thực hiện đồng thời với quá trình phản ánh các nghiệp vụ phát sinh nhằm mục đích đảm bảo các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đi đúng hướng và mục đích. Và căn cứ vào tính chất của thông tin và đối tượng nhận thông tin thì kế toán được phân biệt thành kế toán tài chính và kề toán quản trị. Kế toán tài chính thực hiện vệic cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị. Kế toán quản trị thực hiện công việc cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh doanh thu và chi phí thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phục vụ cho yêu cầu quản lý trong nội bộ đơn vị.
  • 17. 7 Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo thông tin cung cấp phản ánh được các sự kiện đạ, đang và sắp xảy ra trong hoạt động của đơn vị. Từ một số vấn đề lý luận trên, có thể nói rằng kế toán là khoa học và nghệ thuật trong việc ghi nhận, thu thập, đánh giá giá trị tài sản của một tổ chức và qua đó cung cấp những thông tin về nguồn hình thành và sự vận động của tài sản trong các tổ chức (bao gồm cả các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và các tổ chức phi lợi nhuận)…. Khi nghiên cứu kế toán dưới góc độ là một hệ thống thông tin trong hệ thống quản lý thì đó là một khoa học vế quá trình thu thấp thông tin ,xử lý, tổng hợp và chuyển tải thông tin thông qua một hệ thốgn các phương pháp mang tính đặc thù. Còn khi nghiên cứu kế toán dưới góc độ là một công cụ quản lý thì đó là một nghệ thuật vận dụng công cụ này vào điều kiện cụ thể vế môi trường pháp lý và kinh doanh trong hoạt động của một tổ chức để tạo ra những thông tin có tình hữu ích cao cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên cần khẳng định rằng dù nghiên cứu kế toán dưới khía cạnh khoa học hay nghệ thuật thì khi bàn đến bản chất của kế toán đều phải xác định rằng kế toán có hai chức năng là chức năng thông tin vá chức năng kiểm tra. Hai chức năng này gắn kết với nhau trong quá trình thực hiện công tác kế toán và tạo cho kế toán có vai trò đặc biệt quan trong đối với quản lý hoạt động kinh tế nói chung và quản lý hoạt động kinh tế nói chung và quản lý hoạt động của từng đơn vị kế toán nói riêng. 1.1.1.2 Vai trò của kế toán Kế toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với đơn vị kế toán và các đối tượng khác có liên quan có nhu cầu sử dụng thông tin. Đó là các nhà quản trị của bẩn tâan doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài như cổ đông, nhà đầu tư , người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (các cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính). Đối với mỗi đối tượng khác nhau vai trò của thông tin được cung cấp cũng khác nhau và có thể chia làm 2 nhóm đối tượng sử
  • 18. 8 dụng là các nhóm đối tượng bên trong (đơn vị kế toán) và nhóm các đối tượng bên ngoài. - Đối với các đối tượng bên trong đơn vị kế toán: Kế toán là công cụ quản lý giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; là công cụ quản lý quan trọng đối với nhà quản trị ở các cấp độ khác nhau trong bản thân doanh nghiệp để thực hiện quá trình quản lý và điều hành đơn vị theo mục tiêu chung. Kế toán cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ và là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp. Kê toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc liên kết các quá trình quản lý với nhau và liên kết đơn vị với môi trường bên ngoài. Chất lượng các thông tin kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý và điều hành đơn vị. - Đối với các đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán: Kế toán là một công cụ cung cấp thông tin quan trọng cho các đối tượng bên ngoài trong việc thực hiện tổng hợp thông tin, đánh giá và ra quyết định. Đối với đơn vị kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước: thông tin kế toán là cơ sở để đơn vị kiểm toán đánh giá việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính do Nhà nước quy định của đơn vị. Đối với các đối tượng khác (cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp…) : kế toán là công cụ cung cấp thông tin để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, tổng hợp và ra các quyết định phù hợp và thông tin kế toán là cơ sở để các đối tượng trên có những quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình hay phát triển các giao dịch kinh tế trong tương lai. Nói cách khác với vai trò tạo ra thông tin, kế toán đã biến những thông tin rời rạc gắn liền với các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị thành những thông tin tổng hợp có tính hệ thống về tình hình hoạt động của đơn vị. Và kế toán không những cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong mà còn cả các đối tượng bên
  • 19. 9 ngoài đơn vị kế toán. Qua đó kế toán tạo ra một ngôn ngữ chung làm cầu nối nơi phát sinh và nơi cần thông tin. Và cầu nối này chính là cơ sở để các đối tượng hiểu biết về đơn vị kế toán từ đó đánh giá, tổng hợp thông tin và ra các quyết định cần thiết. 1.1.1.3 Hệ thống kế toán- các bộ phận cấu thành hệ thống kế toán Với vai trò cực kỳ quan trọng là cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng các nguồn lực được giao tại đơn vị. Hệ thống kế toán cần phải được tổ chức chặt chẽ, phù hợp và phải bao gồm những bộ phận cấu thành cần thiết tổng mối quan hệ tương quan lẫn nhau để hệ thống kế toán vận hành một cách trôi chảy và hợp lý. Những bộ phận này hình thành và hoạt động vừa theo những quy định chung của nhà nước vừa theo những quy định cụ thể của đơn vị kế toán để phù hợp với các đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý. Các bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán tuy có khác nhau ở mỗi đơn vị tuỳ thuộc cách thức tổ chức và vận hành bộ máy kế toán tại đơn vị đó nhưng chung quy tất cả các hệ thống kế toán ở các đơn vị hành chính đều được cấu thành từ những bộ phận cơ bản nhất chi phối đến toàn bộ công tác kế toán tại đơn vị. Với tính cách là một hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thì hệ thống kế toán bao gồm các phân hệ có mối quan hệ qua lại với nhau, từ quá trình thu thập thông tin ban đầu đến quá trình tạo ra thông tin đầu ra: - Hệ thống các văn bản pháp lý: Hệ thống này bao gồm hện thống các văn bản pháp ý theo quy định của nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm soát và điều chỉnh các nội dung trong hoạt động kế toán. Đó là các văn bản luật về kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư hưỡng dẫn thực hiện hoặc bổ sung….. Hệ thống các văn bản pháp lý giúp các đơn vị định hướng cho công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, xác định những thông tin cần thu thập cho công tác kế toán,cách thức xử lý và tổng hợp thành các báo cáo kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
  • 20. 10 - Hệ thống thông tin đầu vào: thực hiện công việc ghi nhận và thu thập nguồn dữ liệu đầu vào liên quan tất cả các hoạt động khác nhau trong đơn vị kê toán. Hệ thống thông tin đầu vào liên quan đến chế độ chứng từ kế toán, quy định loại chứng từ , biểu mẫu chứng từ,các yếu tố phải có của chứng từ, phương pháp lập chứng từ để căn cứ pháp lý cho việc ghi sổ vừ kiểm tra, trình tự luân chuyển chứng từ và nội dung việc kiểm tra chứng từ. Ngoài ra, chế độ chứng từ cũng quy định việc lưu trữ chứng từ, sử dụng, quản lý,in và phát hành biểu mẫu chứng từ kê toán. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tính phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán tạo nên hệ thống thông tin đầu vào, là nguồn cung cấp dữ liệu cho hệ thống xử lý thông tin. Đặc điểm của phân hệ này là thông tin có tính chất rời rạc gắn liền với từng nghiệp vụ kinh tế thuộc từng hoạt động khác nhau. Hệ thống này hình thành nguyên liệu đầu vào cho hệ thống xử lý thông tin (hệ thống cơ sở dữ liệu). - Hệ thống xử lý thông tin: bao gồm hệ thống tài khoản và hệ thống sổ kế toán Hệ thống xử lý thông tin thực hiện việc phân loại và xử lý thông tiin đầu vào có tính rời rạc thành thông tin có tính hệ thống theo thời gian,theo đối tượng kế toán và theo từng loại hoạt động của đơn vị kế toán thông qua hệ thống tài khoản kế toán để phản ánh các đối tượng đó. Hệ thống tài khoản kế toán là mô hình xử lý thông tin gắn liền với từng đối tượng kế toán để cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình vận động các đối tượng kế toán trong quá trịnh hoạt động của đơn vị, qua đó phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán có liên quan. Hệ thống tài khoản là bộ phận trọng yếu nhưng rất linh hoạt để luôn thích ứng với sự thay đổi đối tượng kế toán trong sự phát triển, thay đổi của đơn vị kế toán và của nền kinh tế quốc gia. Hệ thống tài khoản
  • 21. 11 quy định số lượng , tên gọi, số hiệu, công dụng, nội dung và kết cấu ghi chép tài khoản, một số quan hệ đối ứng chủ yếu giữa các tài khoản có liên quan. Hệ thống sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống, lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong đơn vị. Hệ thống sổ kế toán quy định hình thức biểu mẫu của sổ kế toán trong đơn vị,quy định phương pháp ghi chép, tính toán để phản ánh các đối tượng kế toán trong đơn vị. Ngoài ra , tuỳ theo mục tiêu của thông tin được cung cấp mà hệ thống xử lý thông tin còn chọn lọc, sắp xếp và xử lý để tạo ra cơ sở dữ liệu cần thiết cho hện thống thông tin đầu ra. - Hệ thống thông tin đầu ra: được thể hiện thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống thông tin đầu ra được quy định bởi các nguyên tắc lập và trình bày thông tin trên hện thống báo cáo tài chính. Hệ thống thông tin đầu ra thực hiện tổng hợp thông tin tù cơ sở dữ liệu đã được ghi chép để hình thành nên hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin làm cơ sở ra quyết định. Ngoài ra còn cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động cũng như một số thông tin khác liên quan đến hoạt động của đơn vị để phục vụ cho nhu cầu sử dụng, kế toán nhà nước thì còn được dùng làm căn cứ quyết toán nguồn kinh phí được cung cấp nên còn được gọi là báo cáo quyết toán ngân sách. Hệ thống này được quản lý và kiểm soát chặt chẽ để thông tin được chuyển tải đến đúng đối tượng trong thời gian quy định. Bên cạnh đó để hệ thống thông tin kế toán đảm bảo tính trung thực và thực hiện một cách hữu hiệu, hiệu quả thì việc sử dụng xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một bộ phận trong hệ thống quản lý của đơn vị kế toán nhưng có quan hệ mật thiết với các phân hệ thuộc hệ thống kế toán nói trên. Thông qua hệ thống này, nhà quản lý sẽ thực hiện tốt việc kiểm soát tình hình chấp hành luật pháp, chấp hành nội quy,
  • 22. 12 quy chế hoạt động và tình hình thực hiện chế độ kế toán. Việc kiểm soát thủ công và quy trình ghi nhận, xử lý thông tin sẽ đảm bảo tính xác thực cho thông tin được cung cấp cho các đối tượng sử dụng. 1.1.2 Nhiệm vụ kế toán và yêu cầu kế toán trong đơn vị hành chính: 1.1.2.1 Nhiệm vụ kế toán: - Thu thập, xủ lý và tổng hợp thông tin kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán công và chế độ kế toán hành chính. - Kiểm tra, giám sát tình hình thu,chi ngân sách, thanh toán nợ, quản lý và sử dụng tài sản, nguồn kinh phí. - Phân tích tài chính và tình hình hoạt động để tham mưu cho các quyết định kinh tế, tài chính ở đơn vị kế toán. - Thực hiện việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật. 1.1.2.2 Yêu cầu của kế toán: Kế toán ở đơn vị hành chính cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu; chính xác và trung thực, kịp thời ,phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kêt thúc hoạt động ; từ khi thành lập đến khi châm dứt hoạt động của đơn vị kế toán. a.Nguyên tắc kế toán: Nguyên tắc kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính về cơ bản cũng tương tự như áp dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên có 1 số đặc thù cần được lưu ý: - Có sự kết hợp giữa nguyên tắc cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích trong đó cơ sở tiền mặt được sử dụng rất phổ biến. - Thực tế kế toán phải phù hợp với mục lục ngân sách nhà nước. b.Tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị hành chính: Bộ máy kế toán ở đơn vị hành chính được tổ chức theo ngành dọc phù hợp vơi các cấp dự toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước.
  • 23. 13 Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự thực hiện việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Nội dung tổ chức bộ máy kế toán bao gồm:xác định số lượng nhân viên cần phải có; yêu cầu về trình độ nghe nghiệp ; bố trí và phân công nhân viên thực hiện các công việc cụ thể; xác lập mối quan hệ giứa các bộ phận quản lý khác có liên quan, kế hoạch công tác và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch…. Nói chung , để tổ chức bộ máy kế toán cần căn cứ vào quy mô của đơn vị hành chính, trình độ nghề nghiệp và yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động và điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị hành chính được định hướng theo 2 dạng: tổ chức kế toán tập trung và tổ chức kế toán phân tán. - Tổ chức kế toán tập trung: là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin tron toàn đơn vị kế toán được thực hiện tập trung ở phóng kế toán , còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin (gọi chung là đơn vị báo sổ) - Tổ chức kế toán phân tán: là mô hình tổ chức có đặc điểm: công việc kế toán được phân công cho các bộ phận và đơn vị trực thuộc thực hiện một phần hoặc toàn bộ những nội dung phát sinh tại bộ phận và đơn vị mình (cũng có thể có những bộ phận chỉ thực hiện thu thập chứng cứ ban đầu). Phòng kế toán của đơn vị kế toán chỉ thực hiện những công việc kê toán đối vỡi những nội dung phát sinh liên quan đến toàn đơn vị (và cho những bộ phận chưa có điều kiện thực hiện công việc kế toán), kết hợp với báo cáo kế toán do các đơn vị trực thuộc gởi lên để tổng hợp và lập ra các báo cáo chung cho toàn đơn vị theo quy định. 1.2 Tổng quan về đơn vị hành chính trong ngành giáo dục 1.2.1 Khái niệm về đơn vị hành chính:
  • 24. 14 Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phân loại đơn vị hành chính * Căn cứ vào chức năng hoạt động: bao gồm các đơn vị như sau: - Cơ quan hành chính thuần tuý: như các các cơ quan công quyền, cơ quan quản lý kinh tế, xã hội … (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp, sở, phòng, ban…) * Căn cứ vào việc phân cấp tài chính: Các đơn vị dự toán được chia làm 3 cấp: - Đơn vị dự toán cấp I: Là các cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp thuộc Trưng ương và địa phương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cục, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân, Sở, Ban Ngành…). Đơn vị dự toán cấp 1 quan hệ trực tiếp với cơ quan tài chính về tình hình cấp phát kinh phí. - Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp I (Kế toán cấp II). - Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp II. Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán (Kế toán cấp II). 1.2.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính trong ngành giáo dục 1.2.2.1 Mục tiêu hoạt động: a. Mục tiêu hoạt động chung của ngành giáo dục: Một, phải chăm lo nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học (bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ), làm tốt cả việc dạy chữ, dạy nghề, dạy người, đặc biệt là dạy người.
  • 25. 15 Trong đó, không ngừng cải tiến cách dạy, cách học theo hướng khơi dậy tư duy sáng tạo của học sinh, năng lực tự học, tự tu dưỡng rèn luyện. Học phải gắn với hành, gắn học kiến thức với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trao dồi đạo đức, lối sống, nhằm tạo ra những con người thật sự có đức, có tài, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; Hai, phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào giữ gìn nếp sống văn hóa, văn minh, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo sự chuyển biến rõ nét và sâu sắc trong công tác giáo dục tri thức và truyền thống Ba, tiếp tục hiểu đúng và thực hiện tốt hơn nữa chủ trương xã hội hóa giáo dục. Từ đó, khai thác mọi nguồn lực, tạo ra sức mạnh tổng hợp để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng công tác giáo dục, giảng dạy chất lượng cao. Đồng thời, gắn các hoạt động của nhà trường với hoạt động xã hội, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục. Bốn, thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn và thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong nhà trường; thực hiện tốt phương châm "Xây dựng nhà trường văn hóa; nhà giáo mẫu mực; học sinh thanh lịch". b. Mục tiêu hoạt động của đơn vị hành chính trong ngành giáo dục: Để thực hiện được bốn mục tiêu chung của ngành giáo dục đào tạo, thì các cơ quan hành chính trong ngành giáo dục đào tạo cần phải thực hiện mục tiêu sau: Một, xây dựng hệ thống hành chính thống nhất, làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của ngành; sắp xếp lại bộ máy, kiện toàn công tác tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan để chỉ đạo tốt về chuyên môn, quản lý tốt về tổ chức, nhân sự và tài chính theo phân cấp của UBND tỉnh. Hai, từng bước cải tiến công tác quản lý, công tác tổ chức cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của chuyên môn theo dịnh hướng chuyên môn phải chủ động trong công tác điều hành nhân lực.
  • 26. 16 Ba, tập trung rà soát lại các văn bản đã ban hành để vừa bãi bỏ những văn bản cũ lạc hậu, những nội dung quy định không phủ hợp, vừa điểu chỉnh và ban hành những văn bản mới để hoàn thiện hệ thống văn bản, nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc điều hành, quản lý tập trung, thống nhất trong mọi hoạt động của ngành. Đồng thời quy định những thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức bộ máy, đến dân theo hướng tinh gọn, rõ ràng, giảm những thủ tục không cần thiết, giải quyết công việc của dân nhanh gọn, không gây trở ngại, phiền hà trên cơ sở quy định của Pháp luật. 1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hành chính trong ngành giáo dục – Phòng Giáo dục và đào tạo Được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 19/10/2011(Phụ lục 01) a. Chức năng của Phòng Giáo dục và đào tạo - Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện - Chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu. - Phòng Giáo dục và Đào tạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các thành viên trong cơ quan. b. Nhiệm vụ của Phòng giáo dục và đào tạo: + Trình Uỷ ban nhân dân huyện các dự thảo , văn bản + Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương
  • 27. 17 + Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền quyết định. + Về công tác tổ chức, cán bộ. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung, kế hoạch về công tác tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, thống nhất với Trưởng phòng Nội vụ trình UBND huyện các nội dung cụ thể sau: - Trình Uỷ ban nhân dân huyện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu hợp đồng làm việc cho các cơ sở trường học trực thuộc; Hướng dẫn các cơ sở trường học trực thuộc sử dụng quỹ biên chế và hợp đồng làm việc. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục hàng năm gồm: giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân viên thư viện theo giới thiệu của Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh. Trình UBND huyện quyết định tuyển dụng viên chức, tuyển dụng hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục huyện. + Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đối với các đơn vị trực thuộc khi chưa phân cấp cho đơn vị tự quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đã phân cấp tự quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đơn vị theo quy định của pháp luật. ………. 1.2.2.3 Đặc điểm hoạt động của Phòng Giáo dục và đào tạo * Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp huyện: - Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn;
  • 28. 18 - Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; - Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo, không bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) và trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện. * Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND cấp huyện: Dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện. * Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục. * Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác
  • 29. 19 tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện. * Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. * Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục. * Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện. * Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục; quyết định vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở giáo dục sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và công chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo. * Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp huyện. * Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; tổng hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi
  • 30. 20 cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện. * Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện. * Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. * Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện. * Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của UBND cấp huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp huyện giao 1.3 Chi hoạt động trong đơn vị hành chính thuộc ngành giáo dục và nguyên tắc kế toán 1.3.1 Khái niệm chi hoạt động Chi hoạt động là các khoản chi mang tính chất thường xuyên theo dự toán chi ngân sách đã được duyệt như: chi dùng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và chi quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, tổng hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, thu hội phí và các nguồn khác đảm bảo, nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị bằng nguồn kinh phí hoạt động.
  • 31. 21 1.3.2 Nội dung và phân loại các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính thuộc ngành giáo dục theo mục lục ngân sách nhà nước Ý nghĩa của việc phân loại chi phí theo Mục lục Ngân sách Nhà nước - Việc phân loại chi phí theo Mục lục Ngân sách Nhà nước nhằm mục đích giúp cho việc quản lý và hạch toán các khoản chi hoạt động được chính xác, đầy đủ, chặt chẽ và có hệ thống theo hướng dẫn của các nguyên tắc kế toán các khoản chi hoạt động. - Ngoài ra, việc phân loại chi phí theo Mục lục Ngân sách Nhà nước còn có ý nghĩa trong việc xây dựng kế hoạch lập dự toán các khoản chi hoạt động, đảm bảo kinh phí hoạt động cho đơn vị đáp ứng kế hoạch đặt ra. 1.3.2.1 Nội dung cáckhoản chi hoạt động trong ngành giáo dục Chi hoạt động trong ngành giáo dục bao gồm các khoản chi sau: - Chi cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng như chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN,trợ cấp, phụ cấp theo chế độ hiện hành. - Chi quản lý hành chính: Chi điện nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax…Phục vụ cho các nhu cầu làm việc tại đơn vị. - Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ. - Chi nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cơ sở. - Chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tư, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên. - Chi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động tại đơn vị. - Chi khác: chi các khoản phí và lệ phí của các ,chi tiếp khách,chi trật tự an ninh, chi trợ cấp học sinh nghèo học giỏi… - Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
  • 32. 22 - Chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định… - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao cho… 1.3.2.2 Phân loại các khoản chi hoạt động Phân loại chi hoạt động theo Mục lục ngân sách Cụ thể, theo Mục lục Ngân sách thì chi hoạt động gồm các khoản sau: - Chi cho bộ máy (Chi thanh toán cho cá nhân) bao gồm chi tiền lương, các khoản phụ cấp lương, chi khen thưởng, phúc lợi cho tập thể… - Chi cho công tác quản lý hành chính như thanh toán dịch vụ công cộng, thiết bị văn phòng, công tác phí, thông tin liên lạc… - Chi cho công tác mua sắm, sửa chữa tài sản cố định…… Phân loại theo tính chất Theo phân tích ở phần trên các khoản chi hoạt động bao gồm chi thường xuyên và không thường xuyên, cụ thể như sau: a. Chi thường xuyên: * Khái niệm: Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn húa thông tin thể dục thể thao khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác. Nói tóm lại, thì chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. * Phân loại chi thường xuyên: (1) Căn cứ vào tính chất kinh tế: Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm cụ thể như sau:
  • 33. 23 - Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân. - Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. - Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn. - Nhóm các khoản chi thường xuyên khác gồm: các mục của mục lục ngân sách nhà nước không nằm trong 3 nhóm mục trên và các mục từ 147 đến mục 150 thuộc khoản chi thường xuyên trong mục lục ngân sách nhà nước (2) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau: + Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý KT - XH và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi. Mục đích hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy ngân sách nhà nước cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này. + Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo; chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn húa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp phát thanh, truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; sự nghiệp xã hội, sự nghiệp văn xã khác.
  • 34. 24 + Chi quản lý hành chính: là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan HCNN thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Chi về hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội: Bao gồm: mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CCB Việt Nam, Hội LHPN, Hội nông dân Việt + Chi trợ giá theo chính sách của nhà nước + Chi các chương trình quốc gia. + Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội + Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. + Chi trả lãi tiền cho nhà nước vay. + Chi viện trợ cho các chính phủ và các tổ chức nước ngoài. + Các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật. b. Chi không thường xuyên: * Khái niệm: Chi không thường xuyên là các khoản chi mang tính chất đột xuất, bất thường diễn ra tại đơn vị. * Phân loại: chi không thường xuyên bao gồm các khoản chi đã nêu chi tiết trong phần nội dung các khoản chi không thường xuyên. 1.3.3 Nguyên tắc kế toán các khoản chi hoạt động - Phải mở sổ kế toán chi tiết chi hoạt động theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán và theo mục lục ngân sách Nhà nước. - Hạch toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và đảm bảo khớp đúng, thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữa sổ sách kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính. Các khoản chi hoạt động phải thực hiện đúng các quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây đựng theo quy định của chế độ tài chính. Trong kỳ, các đơn vị hành chính sự nghiệp được tạm chia thu nhập tăng thêm cho công chức viên chức và
  • 35. 25 tạm trích các quỹ để sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định của chế độ tài chính. - Hạch toán những khoản chi thuộc nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và không thường xuyên như chi tinh giảm biên chế, chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định… - Đơn vị phải hạch toán theo mục lục ngân sách Nhà nước các khoản chi hoạt động phát sinh từ các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính. - Đơn vị không được xét duyệt kế toán ngân sách các năm các khoản chi hoạt động từ các khoản tiền, hàng viện trợ và từ số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định. Các khoản chi hoạt động như trên chưa được xét duyệt quyết toán được phản ánh vào tài khoản riêng. Đơn vị được xét duyệt quyết toán các khoản chi này khi có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản tiền hàng viện trợ phi dự án và số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách để lại chi theo quy định. - Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi hoạt động trong năm trước được chuyển từ tài khoản “Năm nay” sang “Năm trước” để theo dõi đến khi báo cáo quyết toán được duyệt. Riêng đối với số chi trước cho đến năm sau theo dõi ở tài khoản “Năm sau” sang đầu năm được kết chuyển sang tài khoản “Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động năm nay. 1.4 Kiểm soát các khoản chi hoạt động trong đơn vị hành chính ngành giáo dục 1.4.1 Tổng quan quy trình lập kế hoạch và kiểm soát Quy trình lập kế hoạch và kiểm soát để đưa ra các thông tin hữu ích cho nhà quản trị bao gồm 5 giai đoạn: (1) Thiết lập mục tiêu của tổ chức; (2) Thiết lập kế
  • 36. 26 hoạch hoạt động; (3) Lập dự toán; (4) Kiểm soát và đo lường; (5) Báo cáo và phân tích. (1) Mục tiêu (2) Kế hoạch hoạt động Duyệt lại kế hoạch hoạt động (5) Báo cáo phân tích Soát xét lại dự toán (3) Lập dự toán ngân sách (4) Kiểm soát và đo lường Sơ đồ1.1 Quy trình lập kế hoạch và kiểm soát chi hoạt động 1.4.2 Lập dự toán chi hoạt động Dự toán giữ một vai trò quan trọng trong công tác kế toán quản trị tại các đơn vị hành chính, nhằm đảm bảo sự giám sát của cơ quan cấp trên về lĩnh vực tài chính của đơn vị, đồng thời giúp cho đơn vị bảo đảm cân đối thu chi. Yêu cầu của việc lập dự toán Khi lập dự toán chi cho năm kế hoạch, các đơn vị hành chính phải đảm bảo các yêu cầu: - Dự toán phải được lập đúng mẫu biểu và mục lục ngân sách quy định hiện hành; - Dự toán phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi của đơn vị, số liệu tính toán phải có cơ sở khoa học, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị với chất lượng cao.
  • 37. 27 Căn cứ lập dự toán Khi lập dự toán chi năm kế hoạch tại các đơn vị hành chính phải dựa vào những căn cứ: - Phương hướng và nhiệm vụ của đơn vị trong năm học; - Các chính sách chế độ thu, chi của Nhà nước theo quy định hiện hành, cụ thể: + Chi con người: tính theo biên chế có mặt tại thời điểm lập dự toán và quỹ tiền lương được nâng lương thường xuyên trong năm tiếp theo; + Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị: được phân bổ theo định mức học sinh của từng phân cấp sau khi đã đối chiếu số liệu thu, chi năm trước và nguồn thu hành chính của đơn vị. - Tình hình thu, chi năm báo cáo và các yếu tố khách quan tác động. 1.4.3 Kiểm soát chi hoạt động trong đơn vị hành chính 1.4.3.1 Nguyên tắc kiểm soát - Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện thu, chi qua Kho bạc Nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các khoản thu, chi theo quy định đối với nguồn thu từ phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các khoản khác của ngân sách nhà nước nếu có); chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc Nhà nước trong quá trình tập trung và sử dụng các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước. Đối với các khoản thu, chi dịch vụ, liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ có thể mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng để giao dịch, thanh toán. Kho bạc Nhà nước không kiểm soát các khoản thu, chi này của đơn vị (kể cả trường hợp đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước). - Tất cả các khoản chi hoạt động tại đơn vị phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân
  • 38. 28 sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. - Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam, theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước, các khoản chi sai phải thu hồi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước. 1.4.3.2 Các trọng tâm kiểm soát chi phí chi hoạt động a. Giảm chi phí thường xuyên b. Kiểm soát chi phí không thường xuyên c. Tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn. d. Giảm các chi phí dịch vụ mua ngoài Thực hiện tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại trong làm việc, đặc biệt là thực hiện tiết kiệm điện trong cơ quan. Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí mua ngoài và những khoản mục chi phí này hoàn toàn có thể giảm được. Hạn chế tổ chức các hội nghị, hội họp tập trung để giảm chi phí. e. Bóc tách chi phí quản lý như: văn phòng phẩm, sửa chữa máy in, máy tính, xăng dầu... phục vụ nhận thầu thi công, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản... hạch toán đúng và đầy đủ. Các khoản mục chi phí như xăng dầu đi lại để vận
  • 39. 29 chuyển vật tư, chi phí lưu kho bãi, nhân công bảo quản…, cho công tác này cũng phải tách bạch. Để tiến hành kiểm soát chi phí hoạt động, cần phải đưa ra các tiêu chuẩn, nội dung va mục tiêu kiểm soát chi phí dựa trên các nguyên tắc thống nhất. Từ đó xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong đơn vị với những hình thức kiểm soát thích hợp, phương tiện công cụ sử dụng cho hoạt động kiểm soát và cuối cùng là đi đến các giải pháp điều chỉnh. Các tiêu chuẩn định mức Quá trình kiểm soát chi phí (1) Nguyên tắc kiểm soát chi phí (2) Nội dung kiểm soát chi phí (3) Hình thức kiểm soát chi phí (4) Mục tiêu kiểm soát chi phí Phương tiện, công cụ Hệ thống kiểm soát chi phí Điều chỉnh cụ thể Chi phí cho hoạt động kiểm soát Sơ đồ1.2 Quá trình kiểm soát chi phí c. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí trong đơn vị Kiểm soát chi phí hoạt động bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Tập trung lại bao gồm những nhân tố sau:
  • 40. 30 Thông tin thực tế các khoản chi phí hoạt động trong đơn vị. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện chức năng kiểm soát chi phí. Chỉ khi nhận biết và hiểu chi phí thực tế trong đơn vị thì mới có thể xác định những khoản chi cần điều chỉnh cũng như những kinh nghiệm tốt từ những khoản chi hiệu quả. Những mục tiêu đã được số hóa trên kế hoạch, chương trình hoạt động của đơn vị. Cuối cùng kiểm soát chi phí chịu tác động từ chính những hệ thống giải pháp, công cụ mà đơn vị áp dụng để sử dụng chi phí một cách có hiệu quả. 1.4.4 Đánh giá thành quả kiểm soát chi hoạt động 1.4.4.1 Sự cần thiết phải đánh giá thành quả kiểm soát chi hoạt động Có nhiều nguyên nhân làm cho kiếm soát chi phí hoạt động trở thành chức năng tất yếu của quản lý chi phí. Trong các đơn vị hành chính trong ngành giáo dục, kiểm soát chi phí hoạt động là kiểm chứng xem các khoản chi có được thực hiện theo đúng kế hoạch hay không, và phải tìm ra những nguyên nhân sai sót để điều chỉnh lại. Kiểm soát chi phi hoạt động là yêu cầu cơ bản nhằm thực hiện các quy định về việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và đạt được tính hữu hiệu từ nguồn kinh phí của Nhà nước. 1.4.4.2 Nội dung của đánh giá thành quả kiểm soát chi hoạt động Theo Rowan Jones et al.,2010 đánh giá thành quả trong khu vực công theo 3 tiêu chí: 1.4.4.2.1 Tiết kiệm Tiết kiệm là tiêu chí đánh giá thành quả trong khu vực công. Tiêu chí này đặt ra câu hỏi : Đơn vị có sử dụng tiết kiệm các khoản chi hoạt động so với dự toán chi hay không? ; Đơn vị có sử dụng tiết kiệm các khoản chi so với các đơn vị khác trong ngành hay không? 1.4.4.2.2 Hữu hiệu
  • 41. 31 Tiêu chí này đề cập đến sự thành công hay không trong việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Các thông tin chi tiết về kinh tế kỹ thuật càng được cung cấp đầy đủ thì càng giải thích rõ tình hữu hiệu. Tiêu chí này chỉ liên quan đến kết quả đầu ra. 1.4.4.2.3 Hiệu quả Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì bao trùm cả hai tiêu chí tiết kiệm và hữu hiệu. Nó được đo bằng tỷ lệ đầu ra so với đầu vào, tỷ lệ này không nên sử dụng theo ý nghĩa tuyệt đối mà theo ý nghĩa tương đối. Do hiệu quả được đo lường tỷ lệ nên nó có thể được cải thiện theo 4 cách: - Tăng đầu ra so với cùng 1 đầu vào - Tăng đầu ra theo một tỷ lệ lớn hơn so với nếu tăng tỷ lệ tương ứng đầu vào - Giảm đầu vào so với đầu ra tương tự - Giảm đầu vào theo tỷ lệ lơn hơn so với giảm đầu ra. Thước đo sử dụng trong tiêu chí này có thể là thước đo tiền hay thước đo hiện vật.
  • 42. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thông tin do kế toán cung cấp đóng một vai trò rất lớn trong việc ra quyết định của các nhà quản lý. Nó giúp cho nhà quản lý có cái nhìn xuyên suốt từ khâu lập dự toán, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra đánh giá và cuối cùng là ra quyết định. Trong các đơn vị hành chính, kế toán các khoản chi hoạt động đóng vai trò quan trong. Vì vậy, trong chương 1 này, tác giả đã nghiên cứu lý luận kế toán nói chung và các khoản chi hoạt động tại các đơn vị hành chính với ý nghĩa quan trọng là vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn về kế toán các khoản chi hoạt động tại các đơn vị hành chính.
  • 43. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘC HÓA 2.1 Tổng quan về Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thông tin chung về Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa: - Ngày thành lập: 28/11/2003 - Địa chỉ: 116 Quốc lộ 62, thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An - Trưởng phòng: Nguyễn Văn Thương - Số lượng giáo viên biên chế của huyện năm 2013: 980 giáo viên - Mã chương: 622 - Mã QHNS: 1013024 - Thông tin về trường học mà Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý: (Phụ lục 02) + Ngành học mầm non: 11 trường + Ngành học tiểu học: 15 trường + Ngành học trung học cơ sở: 09 trường - Số lượng học sinh trong huyện năm 2013: 15.399 học sinh
  • 44. 34 2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa gồm những bộ phận sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chung của Phòng Giáo dục , trong đó: Trưởng phòng: là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Phòng, chịu trách nhiệm ra quyết định, phụ trách chung quản lý điều hành các hoạt động tại Phòng.
  • 45. 35 Phó trưởng phòng: hỗ trợ cho Trưởng phòng trong việc quản lý Phòng và trực tiếp quản lý tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn: trực tiếp quản lý các trừơng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong huyện về số lượng giáo viên, học sinh, các giáo trình , quy chế của bộ giáo dục cho các khối…. Các tổ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, phòng theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch của Phòng Giáo dục và các trường học trong địa bàn huyện. Đồng thời các tổ này cũng thực hiện bồ dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động, quản lý sử dụng ngân sách, thiết bị của các thành viên trong Phòng Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch của Phòng. Phòng thi đua, khen thưởng: Đánh giá chất lượng của các thành viên trong Phòng Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch của nhà trường. Đồng thời phòng thi đua, khen thưởng còn có chức năng đánh giá, xếp loại viên chức, giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 2.1.2.2 Chức năng - nhiệm vụ của Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa (1) Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện: Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn: a, Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn. b, Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường Trung học cơ sở, trường Phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp Trung học phổ thông), trường Tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. c, Dự thảo các quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường Trung học cơ sở, trường Phổ
  • 46. 36 thông có nhiều cấp học (trừ cấp Trung học phổ thông), trường Tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. (2) Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được câp có thẩm quyền phe duyệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực để phát triển sửu nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn. (3) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (4) Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sánh kiến của địa phương. (5) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện. (6) Hướng dẫn kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền quyết định. (7) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài
  • 47. 37 chính các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cập của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật. (8) Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch lập dự toán và phân bổ ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của huyện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính. (9) Kiểm tra, thanh tra và sử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật. (10) Quản lý biên chế, thực hiện tuyển dụng, hợp đồng làm việc, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, ký luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. (11) Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. (12) Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo. (13) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao và theo quy định của pháp luật. 2.1.2.3 Phân cấp quản lý tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa Phân cấp quản lý là hình thức cơ cấu tổ chức trong đó các cá nhân và đơn vị dưới quyền được tự quyết định. Ở cấp độ tổ chức, đó là việc cấp trên ủy quyền cho cấp dưới để hạn chế các thủ tục hành chính phức tạp, quan liêu không cần thiết. Trong giáo dục, phân cấp quản lý giúp các đơn vị giáo dục ra quyết định phù hợp với nhu cầu của từng địa phương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học sinh và nhu cầu của từng vùng.
  • 48. 38 Tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa, sự phân cấp quản lý được thể hiện ở quyền tự chủ trong các nội dung sau: Tự chủ trong Tổ chức và Nhân sự Bao gồm: - Tuyển dụng nhân viên thông qua hình thức thi tuyển hay xét tuyển; - Kí hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên đã được tuyển dụng; - Quyết định việc điều động, biệt phái giáo viên, cán bộ đến làm việc tại một cơ sở khác của huyện; - Quyết định việc nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc với giáo viên, nhân viên đã được tuyển dụng; - Xác định lương khởi điểm của giáo viên, nhân viên. - Quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn - Tinh giản biên chế để tiết kiệm kinh phí. Tự chủ trong lĩnh vực Tài chính Bao gồm: - Được cấp một khoản kinh phí; - Phân bổ kinh phí dựa vào các nhu cầu của Phòng Giáo dục ; - Kế hoạch kinh phí do phòng kế toán lập được cả phòng thông qua và giám sát; - Kế hoạch kinh phí do Phòng Giáo dục lập và cấp quản lí trực tiếp (Ủy ban nhân dân cấp huyện) phê duyệt theo các quy định về tự chủ tài chính; - Chuyển khoản tiền tiết kiệm năm này qua năm khác; - Quyết định các khoản thu, mức thu đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết; - Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập; - Lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
  • 49. 39 - Quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; - Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; - Chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn; - Chi khen thưởng cho cá nhân có thành tích lao động tốt; - Có chính sách hỗ trợ tài chính cho HS nghèo; - Có chính sách khuyến khích tài chính cho HS tài năng; - Chi trợ cấp khó khăn cho nhân viên của Phòng Giáo dục ; - Được quyền lựa chọn người cung cấp các trang thiết bị cho Phòng Giáo dục và Đào tạo (có đấu thầu và không cần đấu thầu); - Có chính sách và báo cáo minh bạch tài chính; - Xây dựng và chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ (Phụ lục 03). 2.1.3 Chế độ quản lý tài chính Phòng giáo dục thực hiện chế độ quản lý tài chính theo các văn bản sau: - Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi với cơ quan Nhà nước. - Thông tư 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu chi tiền mặt qua hệ thống kho bạc Nhà nước. - Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. - Luật Ngân sách nhà nước. - Một số văn bản khác. 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
  • 50. Văn thư 40 Tổ kế toán Kế toán Thủ quỹ Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phòng kế toán - Kế toán có nhiệm vụ: Thu nhận, xử lý thông tin và cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế - tài chính tại đơn vị mình. - Thủ quỹ có nhiệm vụ: Thu nhận, xử lý thông tin và cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế - tài chính tại đơn vị mình. - Văn thư có nhiệm vụ: Cung cấp mọi sổ sách, tài liệu kế toán để phục vụ cho công tác kế toán tại đơn vị. 2.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị Niên độ kế toán của đơn vị bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng Chế độ kế toán: Hệ thống kế toán trong Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mộc Hóa hiện nay được thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/6/2006 và thông tư TT185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ Tài khoản: - Tài khoản 111: Tiền mặt
  • 51. 41 - Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc - Tài khoản153 : Công cụ, dụng cụ - Tài khoản 211: TSCĐ hữu hình - Tài khoản 213:TSCĐ vô hình - Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ - Tài khoản 312: Tạm ứng - Tài khoản 331 Các khỏan phải trả - Tài khoản 332: Các khỏan phải nộp theo lưong - Tài khoản 336: Tạm ứng kinh phí - Tài khoản 334: Phải trả công chức, viên chức - Tài khoản 342: Thanh toán nội bộ - Tài khoản 461:Nguồn kinh phí hoạt động - Tài khoản 466: Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định - Tài khoản 661: Chi hoat động - Tài khoản ngoài bảng 008: Dự toán chi hoạt động - Sổ cái - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ tiền gởi ngân hàng nhà nước - Sổ tài sản cố định - Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí - Sổ chi tiết chi hoạt động - Sổ quyết tóan ngân sách và nguồn khác của đơn vị Các báo cáo: - Bảng cân đối tài khoản
  • 52. 42 - Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tóan kinh phí đã sử dụng - Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động - Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN - Bảng đối chiều tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước - Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang - Thuyết minh báo cáo tài chính 2.2 Thực trạng công tác kế toán để phục vụ cho công tác kiềm soát các khoản chi hoạt động tại Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa Thực tế, cho đến nay ở nước ta việc vận dụng về kế toán quản trị vẫn còn đang hạn chế. Cho đến năm 2006 thì Bộ Tài chính ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn kế toán quản trị nhưng chỉ áp dụng cho doanh nghiệp còn đơn vị hành chính sự nghiệp thì bỏ ngỏ. Để thích nghi với yêu cầu trong thời kỳ mới, Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa đã không ngừng đổi mới công tác . Những biểu hiện của công tác quản trị: 2.2.1 Công tác xây dựng dự toán chi hoạt động 2.2.1.1 Các cơ sở để xây dựng dự toán Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị, cũng như để chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự toán cho từng khoản chi của đơn vị mình và dựa vào dự toán này ngân sách nhà nước cấp phát cho đơn vị. Hàng năm vào cuối quý III (tháng 9), kế toán tiến hành công tác lập dự toán căn cứ vào các nội dung sau: - Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong năm kế hoạch; - Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành và của đơn vị trong năm kế hoạch;