SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT
GVHD: ThS. ĐINH THỊ BÍCH CHÂU
SVTH: THANG TRÚC NHÂN
MSSV: 1311042014
NGÀNH: QTDV DU LỊCH & LỮ HÀNH - K13
NIÊN KHÓA: 2012 - 2016
Vĩnh Long, tháng 6 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, bằng tất cả tấm lòng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến tất cả các Thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại
học Cửu Long, đã đem hết lòng nhiệt tình và kiến thức của mình để truyền đạt
cho chúng em trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt em xin cảm ơn cô TS. Đinh Thị
Bích Châu là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em tận tình trong thời gian làm luận
văn tốt nghiệp.
Nhờ sự hƣớng dẫn của quý Thầy cô, em đã tích lũy đƣợc những kiến thức
quý báu cho bản thân làm hành trang cho tƣơng lai sau này, đồng thời đã giúp em
có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Qua đây, em xin cảm ơn
Ban Giám đốc công nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt cùng đoàn thể các anh chị
nhân viên trong nhà hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực
tập, đồng thời cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để em có thể hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập tƣơng đối ngắn, cộng với kiến thức bản thân còn hạn
chế nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu xót, không tránh đƣợc những
chủ quan khi phân tích, đánh giá và kiến nghị hƣớng giải quyết. Vì vậy, em rất
mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn của các Thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh và sự
góp ý chân thành của Ban giám đóc nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt để bài viết
của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến các Thầy
cô trong khoa và các quý vị trong Ban giám đốc nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt.
Vĩnh Long, ngày....tháng.....năm 2016
Sinh viên thực hiện
Thang Trúc Nhân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu. .........................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH SẠN..........................................................................4
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN.....................4
1.2.1. Kinh doanh khách sạn....................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn. ............................................................5
1.2.3. Đặc điểm sản phẩm của khách sạn. ...............................................................6
1.2.3.1. Dịch vụ là những sản phẩm mang tính vô hình.......................................6
1.2.3.2. Tính bất khả phân....................................................................................6
1.2.3.3. Tính khả biến. ..........................................................................................7
1.2.4. Vai trò của khách sạn.....................................................................................7
1.3. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH. ..................................................9
1.4. CÁC CHỈ SỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH
SẠN. .....................................................................................................................10
1.5. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC BẢNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.............................................................................................11
1.5.1. Khái niệm về doanh thu...............................................................................11
1.5.2. Khái niệm về chi phí....................................................................................12
1.5.3. Khái niệm về lợi nhuận................................................................................13
1.5.4. Các bảng báo cáo tài chính. .........................................................................14
1.6. MA TRẬN SWOT. ............................................................................................16
1.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
KHÁCH SẠN............................................................................................................17
1.7.1. Môi trƣờng chính trị, pháp luật....................................................................17
1.7.2. Môi trƣờng văn hóa, xã hội. ........................................................................17
1.7.3. Môi trƣờng kinh tế.......................................................................................18
1.7.4. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái và cơ sở hạ tầng..........................18
1.7.5. Môi trƣờng khoa học kỹ thuật công nghệ....................................................19
1.7.6. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong nghành. ......................19
1.7.7. Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp. ...........................................19
1.7.8. Bộ máy quản trị doanh nghiệp.....................................................................19
1.7.9. Lao động tiền lƣơng.....................................................................................20
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT...............................................................................22
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT.............................................22
2.1.1. Vị trí.............................................................................................................22
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Ánh Nguyệt......................23
2.1.3. Các dịch vụ có trong khách sạn - nhà hàng Ánh Nguyệt ............................23
2.1.3.1. Dịch vụ kinh doanh lưu trú....................................................................23
2.1.3.2. Dịch vụ kinh doanh ăn uống và giải trí.................................................25
2.1.3.3. Các dịch vụ khác....................................................................................26
2.1.4. Chúc năng, nhiệm vụ của khách sạn Ánh Nguyệt.......................................27
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt...........................................27
2.1.4.2.Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong khách sạn.....................29
2.1.5. Tình hình hoạt động của các bộ phận trong khách sạn Ánh Nguyệt. ...................33
2.1.6. Tổng quan về nguồn lực của khách sạn.......................................................36
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
ÁNH NGUYỆT GIAI ĐOẠN 2012 – 2015..............................................................39
2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian 2012 – 2015. .....39
2.2.1.1. Tình hình lượt khách..............................................................................39
2.2.1.2. Cơ cấu doanh thu. .................................................................................40
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt qua 4
năm 2012 – 2015....................................................................................................43
2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt giai đoạn 2012 –
2015. ......................................................................................................................48
2.3. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT.......................................................................53
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT. ........................................57
3.1.MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN ÁNH
NGUYỆT. .................................................................................................................57
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Khách sạn Ánh Nguyệt.....................................57
3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của Khách sạn Ánh Nguyệt.......................................58
3.2. CÁC CHỈ TIÊU DỰ BÁO.................................................................................59
3.2.1. Dự báo số lƣợng du khách của khách sạn Ánh Nguyệt giai đoạn 2015 –
2025 .......................................................................................................................59
3.2.2. Dự báo doanh thu của khách sạn Ánh Nguyệt ............................................59
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CHO KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT. ......................................................60
3.3.1. Tăng doanh thu. ...........................................................................................60
3.3.2. Một số giải pháp giảm thiểu chi phí. ...........................................................63
3.3.3. Một số giải pháp khác..................................................................................65
3.3.3.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................................65
3.3.3.2 . Đa dạng hóa sản phẩm.........................................................................66
3.3.3.3. Các chính sách giá. ...............................................................................67
3.3.3.4. Sử dụng hiệu quả kênh phân phối. .......................................................68
3.3.3.5. Liên kết với các công ty du lịch lữ hành...............................................69
3.3.3.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động................................................69
3.3.3.7. Hoàn thiện, nâng cấp chất lượng phục vụ: ..........................................70
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................................70
3.4.1. Đối với nhà nƣớc. ........................................................................................70
3.4.2. Kiến nghị đến cơ quan ban ngành của tỉnh Cà Mau....................................71
3.4.3. Đối với khách sạn. .......................................................................................71
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1:Bảng giá phòng..........................................................................................24
Bảng 2.2: Bảng giá minibar ......................................................................................25
Bảng 2.3. Số lƣợng lao động của khách sạn từ năm 2012 – 2015............................36
Bảng 2.4. Số lƣợng lao động của nhà hàng phân theo trình độ học vấn...................37
Bảng 2.5. Số lƣợt khách của khách sạn năm 2012 – 2015........................................39
Bảng 2.6. Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2012 – 2015..........................40
Bảng 2.7. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 2012 – 2015.
...................................................................................................................................43
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong 4 năm 2012 –
2015...........................................................................................................................49
Bảng 2.9. Ma trận SWOT .........................................................................................53
Bảng 2.10. Ma trận liên kết.......................................................................................55
Bảng 3.1: Dự báo số lƣợng du khách của khách sạn giai đoạn 2016 – 2026 ...........59
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu của khách sạn giai đoạn 2016 – 2026.........................59
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt...............................................28
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khách sạn Ánh Nguyệt. ............................................................................22
Hình 2.2: Cách trang trí bàn tiệc của nhà hàng.........................................................26
Hình 2.3: Phòng họp hội nghị của khách sạn............................................................27
Hình 2.4: Phòng massage của khách sạn ..................................................................27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
đƣợc trong đời sống văn hoá – xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh
mẽ, đƣợc xem nhƣ là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hệ thống kinh doanh du lịch càng phát triển
mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách và mang lại
doanh thu cho doanh nghiệp và đất nƣớc. Kinh doanh khách sạn có một vị trí đặc
biệt quan trọng trong hệ thống này đảm bảo việc ăn ở, nghỉ ngơi tạm thời cho khách
du lịch. Với hoạt động kinh doanh của khách sạn, việc tính toán hiệu quả kinh
doanh đƣợc đặt lên hàng đầu, nó quyết định sự sống còn cũng nhƣ sự tăng trƣởng
của khách sạn.
Trong xu thế toàn cầu hoá nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững
trên thị trƣờng cần phải nhanh chóng đổi mới. Để hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đạt đƣợc hiệu quả cao, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải thƣờng xuyên
cập nhật thông tin, tìm hiểu những biến động về tình hình kinh tế - chính trị của thế
giới, biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn mà doanh
nghiệp hiện đang phải đối mặt để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho doanh nghiệp, kịp thời điều chỉnh hƣớng đi cho phù hợp.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp nói chung và khách sạn Ánh Nguyệt nói riêng. Hiệu quả kinh doanh
cũng là chỉ tiêu dùng để đánh giá sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của
một doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, cùng với những kiến thức tiếp
thu đƣợc qua bốn năm ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học cộng với cơ hội đƣợc tiếp
cận và làm việc trong môi trƣờng thực tế tại khách sạn Ánh Nguyệt. Đó chính là lý
do mà tôi chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT – TỈNH CÀ MAU ” để làm khóa luận tốt
nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 2
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt.
- Đánh giá nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong
thời gian vừa qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh của khách sạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian.
Đề tài đƣợc thực hiện tại khách sạn Ánh Nguyệt.
- Phạm vi thời gian.
Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc lấy từ năm 2012 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa:
+ Quan sát các bộ phận trong khách sạn.
+ Thu thập trực tiếp thông tin tại địa bàn nơi nghiên cứu đề tài. Lƣợng thông
tin thu thập đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở đề xuất những định
hƣớng phát triển và giải pháp thực hiện.
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu:
+ Thu thập dữ liệu có sẵn đƣợc tổng hợp và xử lý, các dữ liệu ở đây bao gồm
kết quả kinh doanh của khách sạn qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015.
+ Tiến hành phân tích, đánh giá và nhận xét dựa trên số liệu khách sạn
cung cấp.
+ Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn để đảm bảo khối lƣợng
thông tin đầy đủ và chính xác đáp ứng cho đề tài nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích số liệu:
+Sử dụng phƣơng pháp so sánh giữa số liệu tuyệt đối và tƣơng đối để phân
tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách sạn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 3
+ Phân tích ma trận SWOT, phân tích những điểm manh, điểm yếu, nguy cơ
và thách thức. Nhằm tìm ra cơ hội, thách thức để đề ra giải pháp cho khách sạn và
những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong thời gian tới.
- Phƣơng pháp so sánh:
Phân tích, so sánh số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua
các năm để đề xuất các chiến lƣợc và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
5. Kết cấu đề tài.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của khách sạn Ánh Nguyệt.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách
sạn Ánh Nguyệt.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH SẠN.
Theo khoa du lịch trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: “Khách sạn là cơ sở
cung cấp dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần
thiết khác cho khách lƣu lại qua đêm và thƣờng đƣợc xây dựng tại các điểm du lịch”.
Kh ộ ục vụ nhu cầu chỗ ở của du khách. Tùy theo nội
dung và đối tƣợng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, nghĩ dƣỡng, hội nghị…
Theo mức độ tiện nghi phục vụ khách sạn đƣợc phân loại theo số lƣợng sao (từ 1
đến 5 sao).
Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to
Hospatality” xuất bả ất kì ai cũng có thể trả
tiền để thuê phòng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít
nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách phải có giƣờng,
điệ thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể thêm các dịch vụ nhƣ quầy
barvaf một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể xây dựng ở gần hoặc bên trong các
khu thƣơng mại, khu du lịch nghĩ dƣỡng hoặc các sân bay.
1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN
1.2.1. Kinh doanh khách sạn.
Hoạt động kinh doanh của khách sạn có hai nội dug chủ yếu:
- Thứ nhất, khách sạn cung cấp cho du khách các dịch vụ về lƣu trú và dịch vụ
bổ sung kèm theo.
Các dịch vụ đƣợc cung cấp trực tiếp cho du khách.
Trong quy trình “sản xuất” và “cung ứng” các dịch vụ khách sạn không tạo ra
sản phẩm mới và giá trị mới.
- Thứ hai, khách sạn kinh doanh dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung cho du
khách. Bản chất của mặt kinh doanh này là đƣợc thể hiện qua ba chức năng cơ bản:
+ Chức năng sản xuất vật chất “sản xuất ra các món ăn phục vụ du khách”.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 5
+ Chức năng lƣu thông “bán các sản phẩm do khách sạn sản xuất và các sản
phẩm do ngành khác sản xuất”.
+ Chức năng tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm “tạo điều kiện cần thiết để du
khách tiêu thụ tại chỗ với tiện nghi phục vụ và khung cảnh thuận tiện”.
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn.
 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch.
Kinh doanh khách sạn chỉ có thể tiến hành thành công ở những nơi có tài
nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con ngƣời đi
du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch, nới đó không thể có khách du lịch tới.
Đối tƣợng khách hàng quan trọng nhất của một khách sạn chính là khách du lịch.
Vậy rõ ràng tài nguyên du lịch có ảnh hƣởng rất mạnh đến kinh doanh của khách
sạn. Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ
quyết định đến quy mô của khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài
nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn. Chính vì vậy, khi
đầu tƣ vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài
nguyên du lịch cũng nhƣ những nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm
năng bị hấp dẫn tới điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình
khách sạn khi đầu tƣ xây dựng và thiết kế. Khi các điều kiện khách quan tác động
tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về
cở sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến
trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn tại các
điểm du lịch cũng ảnh hƣởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du
lịch tại các trung tâm du lịch.
 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ lớn.
Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lƣợng cao
của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành phần của cở sở vật chất kỹ thuật của
khách sạn cũng phải có chất lƣợng cao. Tức là chất lƣợng của cơ sở vật chất kỹ
thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang
trọng của các thiết bị đƣợc lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 6
đẩy chi phí đầu tƣ ban đầu của công trình khách sạn lên cao. Ngoài ra, đặc điểm này
còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhƣ: chi phí ban đầu cho cở sở hạ tầng
của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn.
 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lƣợng lao động trực tiếp tƣơng đối lớn.
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này
không thể cơ giới hóa đƣợc mà chỉ đƣợc thực hiện bởi những nhân viên phục vụ
trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chất chuyên môn khá
cao. Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thƣờng kéo
dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy, cần phải sử dụng một số lƣợng lớn lao động phục
vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm quá trình sản xuất và tiêu dùng các dịch
vụ khách sạn là gần nhƣ trùng nhau về không gian và thời gian. Sản phẩm khách
sạn có tính tƣơi sống cao. Mỗi đêm nếu khách sạn có những buồng không có khách
thuê có nghĩa là khách sạn đã bị “ế” số lƣợng buồng trống đó. Ngƣời ta không thể
bán bù trong đêm khác đƣợc, do đó mỗi khách sạn luôn tìm mọi biện pháp để làm
tăng tối đa số lƣợng buồng bán ra mỗi ngày.
1.2.3. Đặc điểm sản phẩm của khách sạn.
1.2.3.1. Dịch vụ là những sản phẩm mang tính vô hình.
Khác với sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, cảm
thấy đƣợc trƣớc khi mua.
Chẳng hạn nhƣ trƣớc khi lên máy bay hay xe hơi, khách hàng không có gì cả,
ngoại trừ một vé máy bay và lời hứa hẹn đảm bảo về chất lƣợng sản phẩm ở nơi đến
du lịch. Những nhân viên của lực lƣợng bán sản phẩm ở khách sạn không thể mang
một phòng ngủ để bán cho khách qua những cuộc gọi bán phòng.
Thực tế họ không thể bán phòng mà chỉ bán quyền sử dụng phòng trong khoảng
một thời gian nhất định. Vì vậy chất lƣợng của sản phẩm khách sạn rất khó đo
lƣờng một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng.
1.2.3.2. Tính bất khả phân.
Hầu hết các dịch vụ về khách sạn, nhà hàng cả ngƣời cung cấp dịch vụ và khách
hàng không thể tách rời. Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là một phần quan trọng
của sản phẩm. Thực phẩm trong nhà hàng có thể không hoàn hảo, cơ sở vật chất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 7
trong phòng có thể không hiện đại, nhƣng nếu ngƣời phục vụ thiếu sự ân cần, hời
hợt hay cung cấp dịch vụ thiếu chu đáo, khách hàng sẽ đánh giá thấp về nhà hàng,
khách sạn.
Với tính chất bất khả phân cho thấy sự tác động qua lại giữa ngƣời cung cấp và
khách hàng tạo nên sự tiêu thụ dịch vụ
1.2.3.3. Tính khả biến.
Dịch vụ dễ thay đổi, chất lƣợng của sản phẩm tùy thuộc phần lớn vào ngƣời
cung cấp và khi nào, ở đâu chúng đƣợc cung cấp.
1.2.4. Vai trò của khách sạn.
 Về kinh tế.
Đóng góp cho thu nhập quốc dân rất lớn:
Thông qua lƣu trú và ăn uống của các khách sạn, một phần trong quỹ tiêu
dùng của ngƣời dân đƣợc sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa của
các doanh nghiệp khách sạn tại điểm du lịch. Kết quả dẫn đến sự phân phối lại quỹ
tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nƣớc. Một phần trong quỹ tiêu dùng trong
thu nhập của ngƣời dân từ khắp các nơi (trong và ngoài nƣớc) đƣợc đem đến tiêu
dùng tại các điểm du lịch.
Như vậy có sự phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng này sang vùng khác, từ
đất nước này sang đất nước khác. Theo cách này, kinh doanh khách sạn làm tăng
GDP cho các vùng và các quốc gia. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc, thu hút đƣợc vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Do đầu tƣ vào kinh
doanh khách sạn đem lại hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ cao, nên từ khi có chính
sách cảu Đảng và Nhà nƣớc đến nay đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ cảu
nƣớc ngoài vào nghành này.
Sử dụng khối lượng lớn sản phẩm của nhiều nghành.
Hàng ngày khách sạn tiêu thụ một khối lƣợng lớn các sản phẩm của nhiều
ngành nhƣ: nghành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghệ thực phẩm,
ngành thủ công mỹ nghệ, ngành ngân hàng, bƣu chính viễn thông… Vì vậy, phát
triển ngành kinh doanh khách sạn cũng đồng thời khuyến khích các ngành khác phát
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 8
triển theo. Trong đó bao gồm cả việc khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng cho các
điểm du lịch.
Là hình thức xuất khẩu tại chỗ.
Khi khách hàng đến nghĩ tại khách sạn, họ phải thanh toán dịch vụ hàng hóa
họ tiêu dùng bằng ngoại tệ (hoặc ngoại tệ thu đổi). Những dịch vụ hàng hóa do
khách sạn bán cho khách chủ yếu là hàng nội địa. Nếu muốn thu đổi ngoại tệ phải
thông qua xuất khẩu. Để xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế, hàng hóa và dịch vụ phải
tuân theo nền giá chung quốc tế phải có những khoản chi phí cần thiết cho một sản
phẩm xuất khẩu nhƣ: lựa chọn, kiểm nghiệm, bao bì đóng gói bảo quản, vận
chuyển. Vì vậy, khi đƣợc thanh tóan tại khách sạn sẽ giảm đƣợc chi phí tốn kém.
 Về xã hội.
Góp phần tái sản xuất lao động.
Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghĩ ngơi tích cực trong thời gian đi du lịch
của con ngƣời nơi lƣu trú thƣờng xuyên, kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và
phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của ngƣời lao động.
Tạo việc làm cho cư dân địa phương.
Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi dung lƣợng lao động trực tiếp tƣơng đối
cao, cho nên phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết một khối lƣợng
công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Mặt khác, do phản ứng dây truyền về sự phát
triển về kinh doanh khách sạn và các nghành khác, khách sạn còn tạo ra sự phát
triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp cho các ngành có liên quan.
Khách sạn là nơi tạo điều kiện khai thác các tiềm năng du lịch.
Khách sạn là nơi lƣu trú của khách trong thời gian đi tham quan, hành
hƣơng, công vụ. Trong thời gian lƣu trú của mình họ có nhu cầu tham quan, tìm
hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của địa phƣơng. Đây chính là yếu
tố khai thác tiềm năng du lịch của địa phƣơng không chỉ về mặt tự nhiên mà còn cả
về nhân văn. Tiềm năng du lịch ngày càng hấp dẫn và có sức hút thì số lƣợng khách
sạn sẽ đông, khách sẽ ở lại lâu hơn. Ngƣợc lại tiềm năng du lịch không có hoặc
không hấp dẫn khách đến tham quan là rất ít, việc kinh doanh khách sạn không hiệu
quả, mặt khác nếu có tiềm năng du lịch nhƣng thiếu cơ sở vật chất (cơ sở lƣu trú)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 9
thì không thể khai thác một cách triệt để tiềm năng du lịch và tổ chức kinh doanh
ngành khách sạn.
1.3.KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH.
Có nhiều khái niệm về hiệu quả kinh doanh:
Có tác giả cho rằng: hiệu quả kinh doanh là kết quả thu đƣợc trong hoạt động
kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay không còn phù
hợp nữa. Trƣớc hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với kết quả
kinh doanh. Theo quan điểm này, chi phí kinh doanh không đƣợc đề cập đến do vậy
nếu kết quả thu đƣợc trong hai kỳ kinh doanh nhƣ nhau thì hoạt động kinh doanh ở
hai kỳ kinh doanh ấy cùng đạt đƣợc một mức hiệu quả. Mặt khác, thực tế cho thấy,
doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí cho đầu tƣ các nguồn lực
đƣa vào kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ
tăng của chi phí thì trong một số trƣờng hợp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm,
doanh nghiệp bị thua lỗ.
Có tác giả lại cho rằng: hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh lệch tuyệt
đối giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Quan điểm này đã
gắn kết đƣợc kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, kết quả và chi phí là
những đại lƣợng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế do
chƣa biểu hiện đƣợc mối tƣơng quan về lƣợng và chất giữa kết quả và chi phí.
Có tác giả lại định nghĩa: hiệu quả kinh doanh là đại lƣợng đƣợc đo bằng
thƣơng số giữa phần tăng thêm của kết quả thu đƣợc với phần tăng thêm của chi
phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đƣợc xem xét thông qua các chi tiêu
tƣơng đối. Khắc phục đƣợc hạn chế của các quan điểm trƣớc đó, quan điểm này đã
phán ánh mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, phản ánh sự vận
động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh đƣợc sự tiến
bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trƣớc đó. Tuy vậy,
nhƣợc điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp không đánh giá đƣợc hiệu
quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả
kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó, phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 10
rất nhiều so với phần tăng của chi phí nhƣng chƣa thể kết luận rằng doanh nghiệp
thu đƣợc lợi nhuận.
Có tác giả lại khẳng định: hiệu quả kinh doanh phải phản ánh đƣợc trình độ
sử dụng các nguồn lực đƣợc sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Quan điểm này đã
chú ý đến sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, mối quan hệ
giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả đó. Mặc dù vậy, tác giả
đƣa ra quan điểm này chƣa chỉ ra hiệu quả kinh doanh đƣợc đánh giá thông qua chỉ
tiêu tuyệt đối hay tƣơng đối.
Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ƣu nhƣợc điểm
và chƣa hoàn chỉnh. Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đƣa ra định nghĩa đầy
đủ về hiệu quả kinh doanh nhƣ sau: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh
doanh; trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất
các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức chi phí thấp nhất.
1.4. CÁC CHỈ SỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
KHÁCH SẠN.
Hiệu quả kinh doanh không những là thƣớc đo chất lƣợng, phản ánh thực
trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề
sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng Để đánh giá một doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không ngƣời ta dựa vào lợi nhuận mà doanh
nghiệp đạt đƣợc vào cuối kỳ kinh doanh
Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí.
Và ngƣời ta dùng phƣơng pháp so sách để so sách lợi nhuận thực hiện năm
nay so với năm trƣớc nhằm biết đƣợc tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận của công ty hay
nói cánh khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không?
Mục tiêu so sách phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và
mức biến động tƣơng đối.
Mức biến động tuyệt đối: đƣợc xác định trên cơ sở so sách trị số của chi tiêu giữa
2 thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay đúng hơn so sách số phân tích và số gốc.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 11
Mức biến động tƣơng đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã
đƣợc chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mô
của chỉ tiêu phân tích.
Mặt khác nhà phân tích cũng sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn nhằm
tìm ra nhân tố ảnh hƣởng tiêu cực, nhân tố nào ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời để đánh giá tình hình tài chính, ngƣời ta còn xem xét một số chỉ tiêu
về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi
đƣợc các nhà quản trị các nhà đầu tƣ, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng
cũng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm
chỉ tiêu về khả năng sinh lợi bao gồm:
ROS = Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi
nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sách với các tỷ số của các năm trƣớc hay so
sách với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
ROE = Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đo lƣờng mức lợi nhuận trên vốn đầu tƣ của các chủ sở hữu. Công
thức tính đƣợc thiết lập nhƣ sau:
Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tƣ thì mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROA = Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản suất thì mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận thuần.
Ngoài ra, ngƣời ta còn dùng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh
giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC
BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.5.1. Khái niệm về doanh thu.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 12
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, sản phẩm, dịch vụ đƣợc
khách hàng chấp nhận thanh toán.
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh số tiền đã nhận đƣợc và số tiền đã
đƣợc ngƣời mua, ngƣời đặt hàng chấp nhận cam kết thanh toán về khối lƣợng dịch
vụ đã cung cấp hoặc đã thực hiện.
+Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền thực tế
doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kinh doanh.
+Doanh thu thuần = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các
khoản giảm trừ.
+Các khoản giảm trừ: chiết khấu thƣơng mại, giảm hàng bán, hàng bán bị trả
lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thu xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng theo phƣơng
pháp trực tiếp.
- Doanh thu hoạt động tài chính.
Bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động liên doanh, liên kiết, góp vốn cổ
phần, cho thuê tài sản, hợp đồng mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn, thu lãi tiền
gửi, thu lãi tiền bán ngoại tệ, các hoạt động đầu tƣ khác.
- Thu nhập khác.
Là khoản thu từ hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên nhƣ: thu về nhƣợng
bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó
đòi đã xử lý xóa sổ, thu tiền bảo hiểm bồi thƣờng….
1.5.2. Khái niệm về chi phí.
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng rất liền với sản xuất và lƣu thông
hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội đƣợc biểu hiện bằng tiền trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát
sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ
khâu mua vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ.
Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại, mỗi
loại có đặc điểm vận động, yêu cầu quản lý khác nhau. Chi phí sản xuất kinh doanh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 13
theo công dụng đƣợc chia thành các khoản mục chi phí trong khâu sản xuất và
ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính và
vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh chi phí lao động trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm tiền lƣơng, các khoản phụ cấp theo lƣơng phải trả
cho công nhân sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân
xƣởng của doanh nghiệp.
- Chi phí khâu ngoài sản xuất gồm:
+ Chi phí bán hàng: phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
bao gồm: chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành
chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
+ Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tƣ tài chính ra ngoài
doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thu nhập và nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: chi phí liên doanh, liên kết, chi phí cho
thuê tài sản, chi phí mua bán chứng khoán, chi phí nghiệp vụ tài chính khác.
+ Chi phí khác: là chi phí thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định và giá trị còn
lại của tài sản cố định thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định (nếu có), tiền phạt phạt
do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhằm hoặc bỏ
sót khi ghi sổ kế toán, các khoản chi phí khác còn lại.
1.5.3. Khái niệm về lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệnh của các khoản doanh thu bán
hàng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng hóa, chi
phí hoạt động của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định
của pháp luật.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 14
Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó cũng là mục
tiêu hƣớng đến của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nòa khi tham gia hoạt động kinh tế
điều hƣớng mục đích vào lợi nhuận, có đƣợc lợi nhuận mới chứng tỏ đƣợc sự tồn tại
của mình, ngoài ra lợi nhuận còn tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp tái sản xuất mở
rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Hơn nữa, lợi nhuận giúp
nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, đó là động lực to lớn nâng cao ý thức trách
nhiệm cũng nhƣ tinh thần làm việc của ngƣời lao động vốn đƣợc xem là trong
những bí quyết tạo nên thành công của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó cũng là mục
tiêu hƣớng đến của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nòa khi tham gia hoạt động kinh tế
điều hƣớng mục đích vào lợi nhuận, có đƣợc lợi nhuận mới chứng tỏ đƣợc sự tồn tại
của mình, ngoài ra lợi nhuận còn tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp tái sản xuất mở
rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Hơn nữa, lợi nhuận giúp
nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, đó là động lực to lớn nâng cao ý thức trách
nhiệm cũng nhƣ tinh thần làm việc của ngƣời lao động vốn đƣợc xem là trong
những bí quyết tạo nên thành công của doanh nghiệp.
Các bộ phận cấu thành lợi nhuận:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ: là lợi nhuận thu
đƣợc do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệnh giữa thu và chi về hoạt
động tài chính của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận khác: là khoản chênh lệnh giữa thu và chi từ các hoạt động khác
ngoài hoạt động sản xuất kih doanh của doanh nghiệp.
1.5.4. Các bảng báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một
doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng trong
việc đƣa ra quyết định kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 15
- Các bảng báo cáo tài chính gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào
bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp,
chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nƣớc về thuế và các khoản phải nộp khác.
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình
lƣu chuyển tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo nay cho biết
tình hình dòng tiền tăng lên (đi vào) và giảm xuống (đi ra) liên quan đến hoạt động
khác nhau cũng nhƣ nhân tố tác động đến sự tăng giảm của dòng lƣu chuyển.
Dựa vào báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, ngƣời sử dụng có thể đánh giá đƣợc khả
năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán,
khả năng đầu tƣ, khả năng tạo ra tiền cũng nhƣ việc giải quyết các mối quan hệ tài
chính trong doanh nghiệp và dự đoán đƣợc luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, đƣợc lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 16
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết đƣợc.
1.6.MA TRẬN SWOT.
O: Những cơ hội
1.
2.
3.Liệt kê những cơ hội
T: Những nguy cơ
1.
2.
3. Liệt kê những nguy cơ.
S: Những điểm mạnh
1.
2.
3. Liệt kê những điểm
mạnh
Các chiến lƣợc SO
1.
2.
3. Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Các chiến lƣợc ST
1.
2.
3. Vƣợt qua bắt trắc bằng
cánh tận dụng điểm mạnh.
W: Những điểm yếu
1.
2.
3.Liệt kê những điểm yếu
Các chiến lƣợc WO
1.
2.
3. Hạn chế mặt yếu tận
dụng các cơ hội.
Các chiến lƣợc WT
1.
2.
3. Tối thiểu hóa điểm yếu
để tận dụng cơ hội.
 Sự kết hợp trong ma trận SWOT.
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến
lƣợc (SO). Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên
ngoài. Khi công ty có những điểm yếu lớn nó sẽ cố gắng vƣợt qua, làm cho chúng
trở thành điểm mạnh. Khi tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì
nó có thể tránh để tập trung cho những cơ hội.
- Kết hợp các điểm mạnh bên trong với mối nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lƣợc (ST). Sử dụng điểm mạnh của công ty để tránh đi hay giảm ảnh
hƣởng của mối đe dọa bên ngoài. Điều này có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn
luôn phải gặp mối đe doa từ tổ chức bên ngoài.
- Kết hợp các điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lƣợc (WO). Nhằm cải thiện bẳng cánh tận dụng cơ hội bên ngoài. Đôi khi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 17
là những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, những công ty có những điểm yếu bên
trong ngăn cản khai khác cơ hội này.
- Kết hợp các điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lƣợc (WT). Là những chiến lƣợc phòng thủ giảm đi những yếu điểm bên
trong và những mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài một doanh nghiệp. Tổ chức mà
phải đối đầu với vô số đe dọa bên ngoài và các yếu điểm bên trong có thề lâm vào
tình trạng không an toàn.
1.7.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
KHÁCH SẠN.
1.7.1. Môi trƣờng chính trị, pháp luật.
- Môi trƣờng chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở
rộng các hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nƣớc. Các hoạt động đầu tƣ nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Môi trƣờng pháp lý bao gồm luật, các văn bản dƣới luật, các quy trình quy
phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các
hoạt động của doanh nghiệp nhƣ sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng cách
nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của
pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực
hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nƣớc, với xã hội và với ngƣời lao động nhƣ thế
nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi
trƣờng, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp... ). Có thể
nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới các kết quả cũng nhƣ hiệu quả của các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.7.2. Môi trƣờng văn hóa, xã hội.
- Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục,
tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hƣớng tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, ngƣời lao động có nhiều cơ hội
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 18
lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao
do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngƣợc lại nếu
tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm
làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhƣng tình trạng thất
nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh
chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hƣởng tới khả năng đào tạo cũng nhƣ chất lƣợng
chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động,
phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hƣởng tới cầu về
sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.7.3. Môi trƣờng kinh tế.
- Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc, tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế quốc
dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu ngƣời... là các yếu tố tác động
trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế
quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ
mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát đƣợc giữ mức
hợp lý, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngƣợc lại.
1.7.4. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái và cơ sở hạ tầng.
- Các điều kiện tự nhiên nhƣ: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi
tiết khí hậu, ảnh hƣởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng,
ảnh hƣởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lƣợng sản phẩm, ảnh hƣởng tới
cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng.
- Tình trạng môi trƣờng, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc
xã hội về môi trƣờng, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất
và chất lƣợng sản phẩm. Một môi trƣờng trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm
giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm tạo điều kiện
cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 19
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế
cũng nhƣ sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đƣờng xá, giao thông, hệ
thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lƣới điện quốc gia...
ảnh hƣởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động
và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh
hƣởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.7.5. Môi trƣờng khoa học kỹ thuật công nghệ.
- Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của
khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững nhƣ trong nƣớc ảnh
hƣởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của
doanh nghiệp do đó ảnh hƣởng tới năng suất chất lƣợng sản phẩm tức là ảnh hƣởng
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.7.6. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong nghành.
- Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau
ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hƣởng
tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả của mỗi
doanh nghiệp.
1.7.7. Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp.
- Trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các
ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các
doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tƣ vào lĩnh vực đó nếu nhƣ không có
sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức
doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai
thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp
(mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng
cƣờng mở rộng chiếm lĩnh thị trƣờng. Do vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.7.8. Bộ máy quản trị doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng, bộ máy quản trị doanh
nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp,
bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 20
- Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh
nghiệp một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng cho
doanh nghiệp một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng
đƣợc một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi
trƣờng kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định
hƣớng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phƣơng án kinh doanh và kế hoạch
hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lƣợc kinh doanh và phát triển
doanh nghiệp đã xây dựng.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phƣơng án và các hoạt động sản xuất
kinh doanh đã đề ra.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
- Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh
nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lƣợng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị đƣợc tổ
chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn
nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành
động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao
sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao. Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp đƣợc tổ chức hoạt động không hợp lý (quá
cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng
hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ,
các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao.
1.7.9. Lao động tiền lƣơng.
- Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi
hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động tác động trực tiếp
đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực
tiếp đến năng suất, chất lƣợng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do
đó nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 21
Ngoài ra công tác tổ chức phải hiệp lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa
các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng ngƣời đúng việc sao chi phát huy tốt nhất
năng lực sở trƣờng của ngƣời lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công
tác tổ chức lao động của doanh nghiệp nhằm đƣa các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả cao. Nhƣ vậy nếu ta coi chất lƣợng lao động (con ngƣời
phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh thì
công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc
vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lƣợc kinh
doanh, kế hoạch kinh doanh, phƣơng án kinh doanh…đã đề ra. Tuy nhiên công tác
tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc
chung và sử dụng đúng ngƣời đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho
có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời phải phát
huy đƣợc tính độc lập, sáng tạo của ngƣời lao động có nhƣ vậy sẽ góp phần vào
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên cạnh lao động thì tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động cũng ảnh
hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lƣơng là
một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời
nó còn tác động tói tâm lý ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Nếu tiền lƣơng cao
thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh
doanh, nhƣng lại tác động tới tính thần và trách nhiệm ngƣời lao động cao hơn do
đó làm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mà mức lƣơng thấp thì ngƣợc lại. Cho nên doanh
nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lƣơng, chính sách phân phối thu nhập, các
biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của ngƣời lao động và
lợi ích của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 22
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT.
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT.
2.1.1. Vị trí.
Khách sạn – nhà hàng Ánh Nguyệt trực thuộc Công ty trách nhiệm Hữu Hạn
Thƣơng Mại Du Lịch Ánh Nguyệt.
- –
-
- Fax: 07803.567.547
- Email: anhnguyethotel@yahoo.com
- Website: www.anhnguyethotel.com
-
-
Hình 2.1: Khách sạn Ánh Nguyệt.
Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2015
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 23
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Ánh Nguyệt.
Tiền thân của nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt là: Cửa hàng vật liệu xây
dựng Ánh Nguyệt (Đƣờng Lý Văn Lâm - phƣờng 1- TP. Cà Mau). Nhƣng với khả
năng kinh doanh khéo léo và nhạy bén đã đƣa cửa hàng vật liệu xây dựng Ánh
Nguyệt phát triển không ngừng với những cơ hội kinh doanh hiếm có và ngày càng
lớn mạnh.
Bắt đƣợc nhu cầu cấp thiết trong thị trƣờng du lịch của tỉnh. Cửa hàng vật liệu
xây dựng Ánh Nguyệt đã chuyển sang kinh doanh lĩnh vực nhà hàng - khách sạn đề
phục vụ cho nhu cầu lƣu trú và ăn uống của khách du lịch đến mũi Cà Mau cũng
nhƣ các dịch vụ cho tiệc cƣới, hội nghị, hội thảo,..
Công ty TNHH TM - DL Ánh Nguyệt đƣợc thành lập và xây dựng vào cuối
năm 2003 trên khuôn viên 4000m2
nằm trên đại lộ Phan Ngọc Hiển, Phƣờng 6
Thành Phố Cà Mau.Tháng 2/2005 Công ty bắt đầu họat động trong lĩnh vực Nhà
hàng - khách sạn và các dịch vụ du lịch.Với khách sạn có 83 phòng và 3 nhà hàng
có sức chứa 1.700 thực khách. Nhà hàng khách sạn Ánh Nguyệt đã đƣợc Tổng Cục
Du lịch công nhận đạt chuẩn 3 sao vào tháng 8/2005.
Các bƣớc phát triển quan trọng của doanh nghiệp: Công ty bắt đầu họat động
từ tháng 3/2005 với khách sạn 83 phòng và 2 nhà hàng với doanh thu năm 2005 là
4,452 tỷ đồng , đến năm 2006 là 5,650 tỷ đồng.Năm 2007 Công ty đầu tƣ thêm 10
tỷ đồng nâng số vốn lên 42 tỷ, công ty bắt đầu mở rộng mặt bằng, xây dựng thêm 1
nhà hàng, nâng số nhà hàng của Công ty lên 3 nhà hàng có sức chứa 1.700 khách và
nâng doanh số nhà hàng tăng lên 5,856 tỷ đồng trong năm 2007, nộp cho nhân sách
nhà nƣớc trong năm 2007 là 350 triệu đồng. Năm 2008 Cty đầu tƣ thêm 8 tỷ đồng
nâng số vốn cố định Công ty lên 50 tỷ đồng, công ty bắt đầu xây dựng mở rộng nhà
hàng - khách sạngiai đoạn 2 để phát triển kinh doanh.
2.1.3. . Các dịch vụ có trong khách sạn - nhà hàng Ánh Nguyệt
2.1.3.1. Dịch vụ kinh doanh lưu trú
Khách sạn Ánh Nguyệt có 83 phòng với tiêu chuẩn 3 sao nằm ở 3 tầng: Tầng
2, tầng 3, tầng 4. Tầng 2 có 26 phòng và 1 phòng Vip, tầng 3 có 30 phòng và 2
phòng Vip, tầng 4 có 24 phòng. Bên cạnh đó, khách sạn còn có 3 phòng nội bộ dành
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 24
cho hƣớng dẫn viên, tài xế, phụ lái nằm ở tầng 3của khách sạn. Các phòng đều có
có nội thất cao cấp, trang nhã, lịch sự thoáng mát, có đầy đủ tiện nghi hiện đại,
truyền hình kỹ thuật số, điện thọai, Internet và Công ty có lắp đặt hệ thống camera
toàn Công ty chống trộm cắp và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Tất cả các lối đi trong khách sạn đều đƣợc trải thảm dọc hành lang, cầu thang,
các lối đi tại đại sảnh, khu tiếp tân,…
Bảng 2.1:Bảng giá phòng
Loại phòng
Số
lƣợng
phòng
Khách Quốc tế
(USD/ đêm)
Khách Việt
Nam
(VNĐ/ đêm)
Twin bed room (TWN): 2 giƣờng đơn 24 29 490.000
Double bed room (DBL): 1 giƣờng đôi 32 39 590.000
TripleP bed room (TRPL): 1 giƣờng
đơn và 1 giƣờng đôi hoặc 3 giƣờng nhỏ
24 49 690.000
VIP (phòng thƣợng hạng 1 giƣờng đôi) 3 59 990.000
Giá trên đã bao gồm thuế và các chi phí khác, bao gồm phần buffet sáng miễn
phí cho khách
Nguồn: Tổ phòng khách sạn Ánh Nguyệt, 2015
Phòng sẽ đƣợc giữ đến 18:00h, nếu quý khách đã đặt chỗ nhƣng không đến
khách sạn sẽ chủ động nhận khách mới, trừ khi có thỏa thuận từ trƣớc.
Giá phòng có thể thay đổi tùy theo mùa du lịch và tình hình kinh doanh của khách sạn.
 Tiện nghi trong phòng:
- Truy cập Internet băng thông rộng
- Cà phê/ trà
- Máy sấy tóc
- Bình siêu tốc
- Điện thoại quốc tế với các hộp thông điệp
- Máy lạnh
- Hệ thống báo khói và đèn pin khẩn cấp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 25
- TV thu sóng vệ tinh
- Buffer sáng hàng ngày
- Báo hàng ngày
- Nƣớc suối miễn phí
- Dép mang trong phòng
Bảng 2.2: Bảng giá minibar
STT Tên hàng Giá tiền (VNĐ)
1 Bia Heneiken 25.000
2 Bia 333 20.000
3 Seven up 15.000
4 Coca cola 15.000
5 Lavie 10.000
6 Mì gói 15.000
Nguồn: Tổ phòng khách sạn Ánh Nguyệt,2015
2.1.3.2. Dịch vụ kinh doanh ăn uống và giải trí
Là một nhu cầu không thể thiếu của những du khách khi đi du lịch, rời khỏi
nơi lƣu trú của mình đến nới khác, ăn uống và giải trí là hai nhu cầu cần thiết nhƣ
ngủ nghỉ vậy. Nắm bắt đƣợc nhu cầu cần thiết đó, khách sạn Ánh Nguyệt đã xây
dựng ba nhà hàng để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng và yêu cầu cần thiết của
khách sạn đạt chuẩn.
Nhà hàng Ánh Nguyệt với hệ thống 3 nhà hàng với nội thất tao nhã, lịch thiệp,
không gian thóang mát, rộng rãi có sức chứa 1.700 khách cùng đội ngũ nhân viên
đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ các món ăn Á, Âu, Hoa, Việt đặc sản vùng đất Mũi
Cà Mau và các loại tiệc Buffet, liên hoan, sinh nhật, chiêu đãi,… và nhất là tiệc
cƣới hỏi.
Nhà hàng - Khách sạn Ánh Nguyệt là một trong những địa điểm tốt nhất tại
thành phố Cà Mau cho đám cƣới, tiệc và tổ chức sự kiện lớn. Với việc cung cấp
thực phẩm chất lƣợng tuyệt vời cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh ngiệm khách
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 26
sạn có thể cung cấp nhiều gói linh hoạt và thực hiện để đảm bảo rằng sự kiện của
bạn là một thành công đến từng chi tiết.
Bên cạnh đó còn có quần bar để phục vụ các loại rƣợu, cocktail và các loại
thức uống khác cho khách hàng.
Hình 2.2: Cách trang trí bàn tiệc của nhà hàng
Nguồn: Sinh viên thực hiện,2015
2.1.3.3. Các dịch vụ khác
Là một khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao đầy đủ tiện nghi, Ánh Nguyệt có hệ
thống phòng họp, phòng hội nghị đƣợc trang bị máy móc hiện đại, sân khấu hoành
tráng và âm thanh sống động, tổ chức đƣợc nhiều quy mô khác nhau: phòng họp lớn
có sức chứa 1000 khách, phòng họp nhỏ có sức chứa 250 khách.
Ngoài ra còn có các dịch vụ thƣ giãn tại khách sạn Ánh nguyệt: Massage,
sauna, karaoke,…nhằm giúp quý khách thƣ giãn xua tan căng thẳng mệt mỏi trong
cuộc sống. Bên cạnh đó còn có một số dịch vụ khác nhƣ: cho thuê ca nô, thuê xe ô
tô, dịch vụ giặt ủi, có xe đƣa đón ra sân bay,…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 27
Hình 2.3: Phòng họp hội nghị của khách sạn
Nguồn: Sinh viên thực hiện,2015
Hình 2.4: Phòng massage của khách sạn
Nguồn: Sinh viên thực hiện,2015
2.1.4. Chúc năng, nhiệm vụ của khách sạn Ánh Nguyệt.
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt
Trong mỗi thời kỳ kinh doanh, khách sạn đều có một mô hình quản lý phù
hợp với điều kiện, nhu cầu công việc cụ thể. Trong giai đoạn kinh doanh hiện nay,
do số lƣợng khách thay đổi nên khách sạn đó có mô hình tổ chức quản lý mới phù
hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 28
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính khách sạn Ánh Nguyệt, 2015
Nhận xét: Xây dựng cơ cấu tổ chức khách sạn tối ƣu là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng góp phần quản lý khách sạn có hiệu quả hơn. Do đặc điểm kinh doanh
của khách sạn Ánh Nguyệt là loại hình công ty nhỏ nên đơn vị áp dụng cơ cấu tổ
chức trực tuyến. Đây là cơ cấu quản lý lâu đời nhất trong lịch sử vận dụng vào các
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
KHÁCH SẠN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHÁCH SẠN
GIÁM ĐỐC KINH
DOANH DOANH
KẾ TOÁN TRƢỞNG
BỘ PHẬN LỄ TÂN
BỘ PHẬN PHÒNG
BỘ PHẬN NHÀ HÀNG
BỘ PHẬN BẾP
BỘ PHẬN NHÂN SỰ
BỘ PHẬN BẢO VỆ
BỘ PHẬN BẢO TRÌ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 29
đơn vị kinh doanh khách sạn với đặc điểm là mỗi bộ phận có một ngƣời lãnh đạo
trực tiếp và mỗi một ngƣời lãnh đạo có một số ngƣời dƣới quyền nhất định.
Ƣu điểm:
- Mỗi ngƣời thực hiện hiểu đƣợc ngƣời lãnh đạo trực tiếp và duy nhất của mình.
- Đảm bảo việc truyền đạt các mệnh lệnh mốt cánh nhanh chống từ trên xuống
dƣới và thu thập nhanh thông tin phản hồi.
- Có khả năng xác định rõ ràng và đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi
thành viên.
Nhƣợc điểm:
- Mỗi ngƣời lãnh đạo phải hiểu rất rõ và cụ thể bộ phận mà mình phụ trách
nhƣng đối với các thao tác qui trình kỹ thuật và kinh doanh phức tạp thì điều này rất
khó thực hiện.
2.1.4.2. . Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong khách sạn.
Để đạt đƣợc hiệu quả trong việc quản lý hoạt động kinh doanh thì mỗi bộ phận
trong khách sạn đều phải hoạt động tốt, hoàn thành những mục tiêu đề ra đồng thời
phải phối hợp tốt với những bộ phận, phòng ban khác để tạo thành một tập thể vững
mạnh. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác tổ chức
hành chánh nhƣng nhìn chung các bộ phận của khách sạn đã hoàn thành tốt vai trò
và chức năng của mình.
 Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của khách sạn có quyền nhân danh công ty quyết
định mọi việc liên quan đến quyền lợi của công ty.
 Tổng giám đốc.
Chức Năng:
- Là ngƣời đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
- Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trách Nhiệm Quyền Hạn:
- Thực thi các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quyết định về hợp tác đầu tƣ, liên doanh liên kết.
- Ký kết các hợp động kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 30
- Tiến hành các cuộc hợp nội bộ để kiểm tra xử lý vi phạm trọng nội bộ công ty.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ
công ty.
 Phó tổng giám đốc
 Chức năng.
- Hổ trợ cho Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Trách nhiệm quyền hạn.
- Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Thay mặt giám đốc giải quyết công việc tại công ty khi giám đốc vắng mặt
hoặc đi công tác.
 Kế toán trƣởng
 Chức năng:
- Tổ chức vận dụng thực hiện chế độ kế toán – tài chính tại công ty.
- Kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Cung cấp thông tin cho các cấp có thẩm quyền (bên trong và bên ngoài công
ty) thông qua hệ thống báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
 Trách nhiệm và quyền hạn.
- Tổ chức toàn bộ công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán và
luật kế toán hiện hành.
- Kiểm tra tính hợp lệ và ký diệt các chứng từ thanh toán trƣớc khi chứng từ
đƣợc luân chuyển đến Giám đốc.
- Thực thi kế hoạch vay vốn và trả nợ vay theo chủ trƣơng của Giám đốc công ty.
- Tập hợp kiểm tra chứng từ kế toán và hạch toán vào hệ thống máy tính.
- Lập các báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán.
 Giám đốc kinh doanh.
 Chức năng:
- Đảm bảo các nguồn hàng sản xuất tại công ty mang tính lâu dài và ổn định.
 Trách nhiệm và quyền hạn:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 31
- Lên các phƣơng án kế hoạch quản lý khách hàng, tiếp xúc khách hàng, gửi
các thông tin giới thiệu công ty.
- Thực hiện mở rộng thị trƣờng, khách hàng thông qua các hình thức: tiếp xúc,
điện thoại…
- Phối hợp các phòng ban khác để đảm bảo kế hoạch hoạt động kinh doanh.
 Trƣởng phòng hành chính – nhân sự.
 Chức năng:
- Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hành chính và điều phối một cách có hệ
thống vời nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
 Trách nhiệm và quyền hạn.
- Tổ chức toàn bộ cơ cấu quản lý hành chính và thực hiện các vấn đề về hành
chính – Nhân sự toàn công ty.
- Thiết lập kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo.
- Lƣu trữ và quản lý hồ sơ nhân viên.
- Theo dõi ngày giờ công làm việc của nhân viên.
- Thực hiện các chế độ và quyền lợi của cán bộ công nhân viên. Đề xuất cách
bố trí nhân sự cho Ban Giám đốc công ty. Đối ngoại các vấn đề liên quan đến các
cấp chính quyền, lao động, môi trƣờng.
 Bảo vệ.
 Chức năng:
- Đảm bảo trật tự cũng nhƣ an toàn cho cán bộ công nhân viên, tài sản và hoạt
động sản xuất kinh doanh tại công ty.
- Tuần tra kiểm sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại công ty khi có
sự cố xảy ra.
 Trách nhiệm và quyền hạn:
- Lên ca trực đúng giờ, trong ca trực phải tuần tra kiểm tra, theo dõi quá trình
sản xuất trong công ty nhằm đảm bảo an toàn con ngƣời và tài sản tại công ty.
- Có tác phong làm việc lịch sự, ân cần, kiên quyết, tế nhị.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 32
 Bảo Trì.
 Chức năng:
- Thực hiện việc duy trì, bảo trì sửa chữa các trang thiết bị, máy móc tại phục
vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
 Trách nhiệm và quyền hạng:
- Thực hiện các công đoạn bảo trì – sửa chữa theo quy trình nghiệp vụ của bộ phận.
- Không cho những ngƣời không có phận sự/ngƣời lạ đến bộ phận do mình
phụ trách nếu thấy không đảm bảo an toàn.
 Bộ phận ẩm thực.
- Thành lập và duy trì chính sách và quy tắc trong ẩm thực của nhà hàng bằng
việc đƣa ra sự hƣớng dẫn và điều hành hợp lý trong sự vận hành ăn uống trong
khách sạn.
- Có bất cứ nhiệm vụ nào khác ngoài việc cung cấp thức ăn nƣớc uống đƣợc
sắp xếp bởi khách sạn.
- Nhìn chung phải có trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự và sự vận hành
suôn sẻ của phòng.
- Có trách nhiệm trong việc quản lý chất lƣợng, vệ sinh và cách bày trí bữa ăn.
 Bếp trƣởng.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc trong bếp, trƣớc Ban Giám Đốc công ty.
- Tính giá hàng hóa nhập về để làm thực đơn, thƣờng xuyên làm ra các món ăn
mới phong phú đa dạng từ trung cấp đến cao cấp tất cả món ăn Châu Âu và Châu Á nhƣ:
+ Các món ăn tự chọn
+ Thực đơn chọn sẵn
- Thực đơn theo yêu cầu phải đặt trƣớc
- Xem ý kiến khách hàng bằng nhiều cách:
+ Lấy ý kiến trực tiếp với khách hàng tại nhà hàng.
+ Lấy thông tin từ quản lý nhà hàng, nhân viên phục vụ hoặc từ các bộ
phận khác….
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 33
- Thƣờng xuyên huấn luyện tay nghề bếp cho tất cả nhạn viên hàng tháng để
đội ngũ nhân viên bếp đủ khả năng cạnh tranh đƣợc với các nhà hàng lân cận.
2.1.5. Tình hình hoạt động của các bộ phận trong khách sạn Ánh Nguyệt.
Bộ phận lễ tân:
* Chức năng:
- Là nơi mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức giữa khách du lịch và khách sạn.
- Thực hiện các quy trình công nghệ gắn liền giữa khách và khách sạn
- Là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác trong khách sạn và ngoài khách sạn.
* Nhiệm vụ:
- Làm thủ tục giấy tờ cho khách đến và đi, điều phối phòng cho khách nghỉ
trong thời gian dài hay ngắn.
- Tính toán, thu chi phí khách phải trả cho các dịch vụ mà khách sạn cung ứng
trong suốt thời gian khách lƣu trú.
- Chuyển giao các yêu cầu dịch vụ của khách với các dịch vụ tƣơng ứng.
- Nhận hợp đồ ặc biệt, tổ chức hội nghị nếu đƣợc giám đốc uỷ
quyền đại diện…
ại, lễ tân là một bộ phận quan trọng của khách sạn, nó là nơi tạo ấn
tƣợng ban đầu của khách.
* Phân công lao động:
Tổ trƣởng tổ lễ tân quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và điều hành lao động trong
tổ. Tổ đƣợc chia làm 3 ca: sáng, chiều, đêm. Phân công công việc cho từng ca.
Ca sáng từ 6h đến 14h.
Ca chiều từ 14 h đến 22 h
Ca đêm từ 22 h đến 6h.
Bộ phậ
* Chức năng: Là dây nối liền giữa khách với khách sạn và thực hiện thao tác phục
vụ, tiêu thụ sản phẩm cho khách sạn.
* Nhiệm vụ: Phục vụ khách ăn uống đúng giờ, kịp thời, hàng ngày phải phối hợp
với bếp, bar, lễ tân để cung ứng kịp thời nhu cầu của khách.
- Thực hiện tốt các quy định vệ sinh phòng ăn, phòng tiệc, dịch vụ ăn uống…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 34
- Có biện pháp chống độc và bảo vệ an toàn cho khách khi ăn uống.
- Thƣờng xuyên trau dồi nghiệp vụ văn hoá, ngoại ngữ và có ý thức giúp đồng
nghiệp để phục vụ khách có chất lƣợng hơn.
- Chấp nhận làm ca đêm khi khách sạn có tiệc tối.
Bộ phận bếp.
* Chức năng:
Là bộ phận sản xuất trực tiếp, chế biến những món ăn đáp ứng nhu cầu của
khách, phù hợp khẩu vị và phong tục tập quán của khách. Giới thiệu tuyên truyền
nghệ thuật ẩm thực đa dạng phong phú của vùng biển Cà Mau.
* Nhiệm vụ:
- Chế biến sản phẩm ăn uống hàng ngày cho khách.
- Hiểu biết nghệ thuật ẩm thực của các nƣớc để chế biến thức ăn làm hài lòng khách.
- Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh, dinh dƣỡng, thực phẩm…
- Thƣờng xuyên trau dồi nghiệp vụ, tạo những món ăn hấp dẫn phục vụ
khách…
Bộ phận phục vụ
* Chức năng: Là tổ phục vụ trực tiếp nơi khách nghỉ ngơi và làm việc,
* Nhiệm vụ:
- Thông qua việc phục vụ phản ánh đƣợc trình độ văn minh, lịch sự của ngành
du lịch, từ đó khách hiểu đƣợc phong tục, tập quán luôn hiếu khách của Cà Mau.
- Kiểm tra các trang thiết bị, thay thế nếu hỏng húc.
- Làm vệ sinh hàng ngày phòng khách nghỉ.
- Chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc về toàn bộ tài sản trong phòng nghỉ.
- Phản ánh ý kiến của khách tới bộ phận có liên quan để nâng cao chất lƣợng
phục vụ khách.
Bộ phận kế toán:
- Phòng kế toán chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính của khách sạn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 35
- Hoạt động của bộ phận này gồm: Thanh toán các hóa đơn nợ của khách,
phân tích các báo cóa nợ và thu tiền, xử lý thông tin về lƣơng, thƣởng, phụ cấp cho
cán bộ công nhân viên.
- Lập báo cáo phân phối vốn kinh doanh cho các bộ phận, kết hợp chặt chẻ
với các bộ phận khác.
* Tính toán và trích nộp đầy đủ các khoảng nộp cấp trên và nộp ngân sách,
thanh toán và thu hồi đúng lúc.
* Tổ chức bảo quản và lƣu trử các loại chứng từ, thực hiện công tác đào tạo
đội ngủ cán bộ nhân viên kế toán.
Bộ phận bảo vệ.
- Vai trò của bộ phận này là theo dõi kiểm tra hằng ngày công việc bảo đảm an
ninh, trật tự trong khách sạn, cả về tính mạng và tài sản của khách trong quá trình
lƣu trú tại khách sạn. đây là vấn đề mà cả khách sạn và khách đến lƣu trú cũng quan
tâm đến.
- Kiểm tra chế độ nội quy, giờ giấc làm việc của cán bộ công nhân viên trong
thời gian trực.
- Đề cao cảnh giác mọi hành vi bất hợp pháp, ngăn chặn tệ nạn xã hội.
- Hƣớng dẫn khách đổ xe vào bãi an toàn và giử xe cho khách.
Bộ phận kỹ thuật.
- Có nhiệm vụ bảo trì sửa chửa đổi mới các trang thiết bị hƣ hỏng trong khách sạn
(điện, nƣớc, máy móc…) đảm bảo việc sửa chửa theo định kỳ, kết hợp với bộ phận kế
toán cũng nhƣ các bộ phận khác để đảm bảo việc sửa chửa nhanh chóng kịp thời.
- Trực tiếp tham gia giám sát các hoạt động có liên quan đến kỷ thuật.
- Theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc trong khách sạn để kịp thời sửa
chửa tránh gây thiệt hại cho khách sạn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 36
2.1.6. Tổng quan về nguồn lực của khách sạn.
Về mặt số lƣợng.
Bảng 2.3. Số lƣợng lao động của khách sạn từ năm 2012 – 2015.
Năm
Số lƣợng
ngƣời
Tốc độ tăng
trƣởng năm
2013/2012
Tốc độ tăng
trƣởng năm
2014/2013
Tốc độ
tăng
trƣởng
năm
2015/2014
2012 54
1,1% 1,2% 1,14%
2013 60
2014 72
2015 82
Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Ánh Nguyệt
Qua bảng 2.3về số lƣợng lao động của khách sạn ta thấy đƣợc số lao động của
khách sạn tăng nhẹ từ 54 ngƣời năm 2012, 60 ngƣời năm 2013, 72 ngƣời năm 2014
và tăng lên 82 ngƣời năm 2015. Nghĩa là số lao động năm 2013 tăng lên 6 ngƣời
tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng là 1,1% so với năm 2012. Số lao động năm
2014 tăng lên 12 ngƣời tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng là 1,2% so với năm
2013 và số lao động năm 2015 tăng lên 10 ngƣời so vói năm 2014 tƣơng đƣơng với
tố độ tăng trƣởng là 1,14%. Số lƣợng lao động trong khách sạn tăng là do khách
sạn đã đi vào dòng quay hoạt động ổn định, lƣợng khách đã dần tăng lên nên số
lƣợng nhân viên cũng tăng theo.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 37
Về mặt chất lƣợng.
Bảng 2.4. Số lƣợng lao động của nhà hàng phân theo trình độ học vấn.
Trình độ
học vấn
2012 2013 2014 2015
Số
lƣợng
lao
động
(ngƣời)
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
lao
động
(ngƣời)
Tỷ
lệ %
Số
lƣợng
lao
động
(ngƣời)
Tỷ
lệ %
Số
lƣợng
lao
động
(ngƣời)
Tỷ lệ
%
Đại học 4 7,4 5 6,7 6 9,7 17 20.73
Cao đẳng 12 22,2 16 26,7 6 18,1 19 23,17
Trung cấp 10 18,5 17 30 8 26,4 18 21,95
Lao động
phổ thông
28 51,9 22 36,6 52 45,8 28 34,15
Tổng 54 100 60 100 72 100 82 100
Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Ánh Nguyệt
Qua bảng 2.4 về số lƣợng lao động của khách sạn phân theo trình độ học vấn,
nhìn chung đội ngũ lao động của khách sạn có trình độ học vấn chƣa cao, tỷ lệ của
lao động có trình độ đại học, cao đẳng vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động có trình độ trung
cấp và THPT chiếm tỉ lệ cao.
- Năm 2012 số lƣợng nhân viên tốt nghiệp đại học là 4 ngƣời chiếm 7,4%, nhân
viên tốt nghiệp cao đẳng là 12 ngƣời chiếm 22,2%, tốt nghiệp trung cấp là 10 ngƣời
chiếm 18,5%. Còn lại là nhân viên tốt nghiệp THPT là 28 ngƣời chiếm 51,9%.
- Năm 2013 tổng số nhân viên khách sạn tăng từ 54 ngƣời (2012) lên 60 ngƣời
(2013). Trong đó số lƣợng nhân viên tốt nghiệp đại học là 5 ngƣời chiếm 6,7% tức
giảm 0,7%. Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng là 16 ngƣời tăng 4 ngƣời so với năm 2012,
chiếm 26,7% tức là tăng 4,5% so với năm 2012. Nhân viên tốt nghiệp trung cấp là 17
ngƣời chiếm 30% tăng 11,5% so với năm 2012. Còn lại là nhân viên tốt nghiệp trung
hoc phổ thông là 22 ngƣời chiếm 36,6% tức giảm 15,3% so với năm 2012.
- Năm 2014 tổng số lƣợng nhân viên khách sạn tăng từ 60 ngƣời (2013) lên 72
ngƣời (2014). Trong đó số nhân viên tốt nghiệp đại học là 6 ngƣời chiếm 6,7% tăng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu
SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 38
3% so với năm 2013. Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng là 6 ngƣời giảm 10 ngƣời so với
năm 2013, chiếm 18,1% tức là giảm 8,6%so với năm 2013. Nhân viên tốt nghiệp
trung cấp là 8 ngƣời chiếm 26,4% giảm 3,6% so với năm 2013. Còn lại là nhân viên
tốt nghiệp trung học phổ thông là 52 ngƣời chiếm 45,8% tăng 9,2% so với năm 2013.
Nguyên nhân dẫn đến số lƣợng lao động của khách sạn tăng lên liên tục nhƣ vậy là do
khách sạn mở rông quy mô kinh doanh mở rộng diện tích kinh doanh.
- Năm 2015, số lƣợng nhân viên phân theo trình độ học vấn có sự chuyển biến
rỏ rệt. Cụ thể là số lƣợng nhân viên tăng từ 72 ngƣời (2014) lên 82 ngƣời (2015).
Trong đó nhân viên tốt nghiệp đại học là 17 ngƣời chiếm 20,73%, tăng 11 ngƣời so
với năm 2014 tức tăng 11,03%. Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng là 19 ngƣời tăng 13
ngƣời so vơi năm 2014, chiếm 23,17% tốc độ tăng trƣởng tăng 5,07% so với 2014.
Nhân viên tốt nghiệp trung cấp là 18 ngƣời tăng 10 ngƣời so với năm 2014, chiếm
21,95% giảm 4,45%. Còn lại nhân viên tốt nghiệp trung học phổ thông là 28 ngƣời
giãm 24 ngƣời so với 2014 chiếm 34,15%, giảm 11,65% so với năm 2014. Nguyên
nhân để tăng lƣợng nhân viên liên tục là do khách sạn đang mở thêm một chi nhánh
ở khu vực Mũi Cà Mau nên cần tuyển thêm lƣợng nhân viên lớn vào để đào tạo
nghiệp vụ để nhân viên có cách làm việc chuyên nghiệp hơn để điều nhân viên
xuống chi nhánh mới.
Nhìn chung, cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn của khách sạn
đang có sự thay đổi theo hƣớng tích cực, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp đang dần dần tăng lên và tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp THPT đang
giảm xuống.
 Nhận xét về cơ cấu lao động trong khách sạn.
- Số lao động trong khách sạn cũng khá hợp lý, cơ cấu lao động trẻ, nhiệt tình
và cần cù trong công việc. Nhìn chung theo tiêu chuẩn của một khách sạn 3 sao mà
nói thì trình độ của nhân viên nhƣ thế là chƣa tƣơng xứng, thế nên cần có một số
giải pháp nhằm nâng cao trình độ của nhân viên. Nhƣng so với các doanh nghiệp
kinh doanh khách sạn trong Thành Phố Cà Mau thì Khách sạn Ánh Nguyệt có đội
ngũ lao động với trình độ cao hơn và đây là một lợi thế của khách sạn trong cuộc
chiến trên thƣơng trƣờng về chất lƣợng phục vụ.
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
Hoàng Mai
 

What's hot (20)

Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng – k...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng – k...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng – k...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng – k...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao Biển
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao BiểnĐề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao Biển
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao Biển
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docxBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docx
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!
ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!
ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!
 
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
 
Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
 
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Monaco Hải Phòng
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Monaco Hải PhòngĐề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Monaco Hải Phòng
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Monaco Hải Phòng
 
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn PalaceĐề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAY
 
Báo cáo thực tập TỐT NGHIỆP Ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn!
Báo cáo thực tập TỐT NGHIỆP Ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn!Báo cáo thực tập TỐT NGHIỆP Ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn!
Báo cáo thực tập TỐT NGHIỆP Ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix tại khách sạn sheraton ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing   mix tại khách sạn sheraton ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing   mix tại khách sạn sheraton ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix tại khách sạn sheraton ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạn
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạnĐề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạn
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạn
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam Cường
Đề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam CườngĐề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam Cường
Đề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam Cường
 
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đôBáo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
 
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
 
Phân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách Sạn
Phân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách SạnPhân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách Sạn
Phân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách Sạn
 

Similar to Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY

Similar to Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY (20)

Đề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue Diamond
Đề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue DiamondĐề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue Diamond
Đề tài: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Blue Diamond
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN - FREE T...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN - FREE T...BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN - FREE T...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN - FREE T...
 
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An NinhGiải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...
Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...
Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI KHÁCH SẠN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI  KHÁCH SẠN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI  KHÁCH SẠN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI KHÁCH SẠN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...
Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...
Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...
 
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm caoĐề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAYĐề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
 
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn Việt
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn ViệtHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn Việt
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn Việt
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc tại kh...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc tại kh...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc tại kh...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc tại kh...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng bộ phận lễ tân khách sạn palace sai gon - sdt/ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng bộ phận lễ tân khách sạn palace sai gon - sdt/ ...Giải pháp nâng cao chất lượng bộ phận lễ tân khách sạn palace sai gon - sdt/ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng bộ phận lễ tân khách sạn palace sai gon - sdt/ ...
 
chất lượng dịch vụ phòng ở khách sạn Liberty Central Saigon City Point
chất lượng dịch vụ phòng ở khách sạn Liberty Central Saigon City Pointchất lượng dịch vụ phòng ở khách sạn Liberty Central Saigon City Point
chất lượng dịch vụ phòng ở khách sạn Liberty Central Saigon City Point
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT GVHD: ThS. ĐINH THỊ BÍCH CHÂU SVTH: THANG TRÚC NHÂN MSSV: 1311042014 NGÀNH: QTDV DU LỊCH & LỮ HÀNH - K13 NIÊN KHÓA: 2012 - 2016 Vĩnh Long, tháng 6 năm 2016
  • 2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, bằng tất cả tấm lòng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả các Thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học Cửu Long, đã đem hết lòng nhiệt tình và kiến thức của mình để truyền đạt cho chúng em trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt em xin cảm ơn cô TS. Đinh Thị Bích Châu là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em tận tình trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Nhờ sự hƣớng dẫn của quý Thầy cô, em đã tích lũy đƣợc những kiến thức quý báu cho bản thân làm hành trang cho tƣơng lai sau này, đồng thời đã giúp em có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Qua đây, em xin cảm ơn Ban Giám đốc công nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt cùng đoàn thể các anh chị nhân viên trong nhà hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, đồng thời cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập tƣơng đối ngắn, cộng với kiến thức bản thân còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu xót, không tránh đƣợc những chủ quan khi phân tích, đánh giá và kiến nghị hƣớng giải quyết. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn của các Thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh và sự góp ý chân thành của Ban giám đóc nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt để bài viết của em đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến các Thầy cô trong khoa và các quý vị trong Ban giám đốc nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt. Vĩnh Long, ngày....tháng.....năm 2016 Sinh viên thực hiện Thang Trúc Nhân
  • 3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu. .........................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................4 1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH SẠN..........................................................................4 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN.....................4 1.2.1. Kinh doanh khách sạn....................................................................................4 1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn. ............................................................5 1.2.3. Đặc điểm sản phẩm của khách sạn. ...............................................................6 1.2.3.1. Dịch vụ là những sản phẩm mang tính vô hình.......................................6 1.2.3.2. Tính bất khả phân....................................................................................6 1.2.3.3. Tính khả biến. ..........................................................................................7 1.2.4. Vai trò của khách sạn.....................................................................................7 1.3. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH. ..................................................9 1.4. CÁC CHỈ SỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN. .....................................................................................................................10 1.5. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH.............................................................................................11 1.5.1. Khái niệm về doanh thu...............................................................................11 1.5.2. Khái niệm về chi phí....................................................................................12 1.5.3. Khái niệm về lợi nhuận................................................................................13 1.5.4. Các bảng báo cáo tài chính. .........................................................................14
  • 4. 1.6. MA TRẬN SWOT. ............................................................................................16 1.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN............................................................................................................17 1.7.1. Môi trƣờng chính trị, pháp luật....................................................................17 1.7.2. Môi trƣờng văn hóa, xã hội. ........................................................................17 1.7.3. Môi trƣờng kinh tế.......................................................................................18 1.7.4. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái và cơ sở hạ tầng..........................18 1.7.5. Môi trƣờng khoa học kỹ thuật công nghệ....................................................19 1.7.6. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong nghành. ......................19 1.7.7. Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp. ...........................................19 1.7.8. Bộ máy quản trị doanh nghiệp.....................................................................19 1.7.9. Lao động tiền lƣơng.....................................................................................20 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT...............................................................................22 2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT.............................................22 2.1.1. Vị trí.............................................................................................................22 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Ánh Nguyệt......................23 2.1.3. Các dịch vụ có trong khách sạn - nhà hàng Ánh Nguyệt ............................23 2.1.3.1. Dịch vụ kinh doanh lưu trú....................................................................23 2.1.3.2. Dịch vụ kinh doanh ăn uống và giải trí.................................................25 2.1.3.3. Các dịch vụ khác....................................................................................26 2.1.4. Chúc năng, nhiệm vụ của khách sạn Ánh Nguyệt.......................................27 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt...........................................27 2.1.4.2.Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong khách sạn.....................29 2.1.5. Tình hình hoạt động của các bộ phận trong khách sạn Ánh Nguyệt. ...................33 2.1.6. Tổng quan về nguồn lực của khách sạn.......................................................36 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT GIAI ĐOẠN 2012 – 2015..............................................................39 2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian 2012 – 2015. .....39 2.2.1.1. Tình hình lượt khách..............................................................................39
  • 5. 2.2.1.2. Cơ cấu doanh thu. .................................................................................40 2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt qua 4 năm 2012 – 2015....................................................................................................43 2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt giai đoạn 2012 – 2015. ......................................................................................................................48 2.3. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT.......................................................................53 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT. ........................................57 3.1.MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT. .................................................................................................................57 3.1.1. Định hƣớng phát triển của Khách sạn Ánh Nguyệt.....................................57 3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của Khách sạn Ánh Nguyệt.......................................58 3.2. CÁC CHỈ TIÊU DỰ BÁO.................................................................................59 3.2.1. Dự báo số lƣợng du khách của khách sạn Ánh Nguyệt giai đoạn 2015 – 2025 .......................................................................................................................59 3.2.2. Dự báo doanh thu của khách sạn Ánh Nguyệt ............................................59 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT. ......................................................60 3.3.1. Tăng doanh thu. ...........................................................................................60 3.3.2. Một số giải pháp giảm thiểu chi phí. ...........................................................63 3.3.3. Một số giải pháp khác..................................................................................65 3.3.3.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................................65 3.3.3.2 . Đa dạng hóa sản phẩm.........................................................................66 3.3.3.3. Các chính sách giá. ...............................................................................67 3.3.3.4. Sử dụng hiệu quả kênh phân phối. .......................................................68 3.3.3.5. Liên kết với các công ty du lịch lữ hành...............................................69 3.3.3.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động................................................69 3.3.3.7. Hoàn thiện, nâng cấp chất lượng phục vụ: ..........................................70 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................................70 3.4.1. Đối với nhà nƣớc. ........................................................................................70
  • 6. 3.4.2. Kiến nghị đến cơ quan ban ngành của tỉnh Cà Mau....................................71 3.4.3. Đối với khách sạn. .......................................................................................71 KẾT LUẬN..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1:Bảng giá phòng..........................................................................................24 Bảng 2.2: Bảng giá minibar ......................................................................................25 Bảng 2.3. Số lƣợng lao động của khách sạn từ năm 2012 – 2015............................36 Bảng 2.4. Số lƣợng lao động của nhà hàng phân theo trình độ học vấn...................37 Bảng 2.5. Số lƣợt khách của khách sạn năm 2012 – 2015........................................39 Bảng 2.6. Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2012 – 2015..........................40 Bảng 2.7. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 2012 – 2015. ...................................................................................................................................43 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong 4 năm 2012 – 2015...........................................................................................................................49 Bảng 2.9. Ma trận SWOT .........................................................................................53 Bảng 2.10. Ma trận liên kết.......................................................................................55 Bảng 3.1: Dự báo số lƣợng du khách của khách sạn giai đoạn 2016 – 2026 ...........59 Bảng 3.2: Dự báo doanh thu của khách sạn giai đoạn 2016 – 2026.........................59 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt...............................................28
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khách sạn Ánh Nguyệt. ............................................................................22 Hình 2.2: Cách trang trí bàn tiệc của nhà hàng.........................................................26 Hình 2.3: Phòng họp hội nghị của khách sạn............................................................27 Hình 2.4: Phòng massage của khách sạn ..................................................................27
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hoá – xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, đƣợc xem nhƣ là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hệ thống kinh doanh du lịch càng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và đất nƣớc. Kinh doanh khách sạn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống này đảm bảo việc ăn ở, nghỉ ngơi tạm thời cho khách du lịch. Với hoạt động kinh doanh của khách sạn, việc tính toán hiệu quả kinh doanh đƣợc đặt lên hàng đầu, nó quyết định sự sống còn cũng nhƣ sự tăng trƣởng của khách sạn. Trong xu thế toàn cầu hoá nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trƣờng cần phải nhanh chóng đổi mới. Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả cao, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin, tìm hiểu những biến động về tình hình kinh tế - chính trị của thế giới, biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn mà doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, kịp thời điều chỉnh hƣớng đi cho phù hợp. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và khách sạn Ánh Nguyệt nói riêng. Hiệu quả kinh doanh cũng là chỉ tiêu dùng để đánh giá sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, cùng với những kiến thức tiếp thu đƣợc qua bốn năm ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học cộng với cơ hội đƣợc tiếp cận và làm việc trong môi trƣờng thực tế tại khách sạn Ánh Nguyệt. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT – TỈNH CÀ MAU ” để làm khóa luận tốt nghiệp.
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 2 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt. - Đánh giá nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong thời gian vừa qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh của khách sạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian. Đề tài đƣợc thực hiện tại khách sạn Ánh Nguyệt. - Phạm vi thời gian. Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc lấy từ năm 2012 đến năm 2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phƣơng pháp khảo sát thực địa: + Quan sát các bộ phận trong khách sạn. + Thu thập trực tiếp thông tin tại địa bàn nơi nghiên cứu đề tài. Lƣợng thông tin thu thập đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở đề xuất những định hƣớng phát triển và giải pháp thực hiện. - Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: + Thu thập dữ liệu có sẵn đƣợc tổng hợp và xử lý, các dữ liệu ở đây bao gồm kết quả kinh doanh của khách sạn qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015. + Tiến hành phân tích, đánh giá và nhận xét dựa trên số liệu khách sạn cung cấp. + Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn để đảm bảo khối lƣợng thông tin đầy đủ và chính xác đáp ứng cho đề tài nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích số liệu: +Sử dụng phƣơng pháp so sánh giữa số liệu tuyệt đối và tƣơng đối để phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách sạn.
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 3 + Phân tích ma trận SWOT, phân tích những điểm manh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức. Nhằm tìm ra cơ hội, thách thức để đề ra giải pháp cho khách sạn và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong thời gian tới. - Phƣơng pháp so sánh: Phân tích, so sánh số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm để đề xuất các chiến lƣợc và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Kết cấu đề tài. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận. Chƣơng 2: Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 4 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH SẠN. Theo khoa du lịch trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: “Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lƣu lại qua đêm và thƣờng đƣợc xây dựng tại các điểm du lịch”. Kh ộ ục vụ nhu cầu chỗ ở của du khách. Tùy theo nội dung và đối tƣợng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, nghĩ dƣỡng, hội nghị… Theo mức độ tiện nghi phục vụ khách sạn đƣợc phân loại theo số lƣợng sao (từ 1 đến 5 sao). Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to Hospatality” xuất bả ất kì ai cũng có thể trả tiền để thuê phòng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách phải có giƣờng, điệ thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể thêm các dịch vụ nhƣ quầy barvaf một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thƣơng mại, khu du lịch nghĩ dƣỡng hoặc các sân bay. 1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.2.1. Kinh doanh khách sạn. Hoạt động kinh doanh của khách sạn có hai nội dug chủ yếu: - Thứ nhất, khách sạn cung cấp cho du khách các dịch vụ về lƣu trú và dịch vụ bổ sung kèm theo. Các dịch vụ đƣợc cung cấp trực tiếp cho du khách. Trong quy trình “sản xuất” và “cung ứng” các dịch vụ khách sạn không tạo ra sản phẩm mới và giá trị mới. - Thứ hai, khách sạn kinh doanh dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung cho du khách. Bản chất của mặt kinh doanh này là đƣợc thể hiện qua ba chức năng cơ bản: + Chức năng sản xuất vật chất “sản xuất ra các món ăn phục vụ du khách”.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 5 + Chức năng lƣu thông “bán các sản phẩm do khách sạn sản xuất và các sản phẩm do ngành khác sản xuất”. + Chức năng tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm “tạo điều kiện cần thiết để du khách tiêu thụ tại chỗ với tiện nghi phục vụ và khung cảnh thuận tiện”. 1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn.  Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch. Kinh doanh khách sạn chỉ có thể tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con ngƣời đi du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch, nới đó không thể có khách du lịch tới. Đối tƣợng khách hàng quan trọng nhất của một khách sạn chính là khách du lịch. Vậy rõ ràng tài nguyên du lịch có ảnh hƣởng rất mạnh đến kinh doanh của khách sạn. Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn. Chính vì vậy, khi đầu tƣ vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng nhƣ những nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn tới điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tƣ xây dựng và thiết kế. Khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về cở sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn tại các điểm du lịch cũng ảnh hƣởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ lớn. Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lƣợng cao của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành phần của cở sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có chất lƣợng cao. Tức là chất lƣợng của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các thiết bị đƣợc lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 6 đẩy chi phí đầu tƣ ban đầu của công trình khách sạn lên cao. Ngoài ra, đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhƣ: chi phí ban đầu cho cở sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn.  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lƣợng lao động trực tiếp tƣơng đối lớn. Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa đƣợc mà chỉ đƣợc thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chất chuyên môn khá cao. Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thƣờng kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy, cần phải sử dụng một số lƣợng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm quá trình sản xuất và tiêu dùng các dịch vụ khách sạn là gần nhƣ trùng nhau về không gian và thời gian. Sản phẩm khách sạn có tính tƣơi sống cao. Mỗi đêm nếu khách sạn có những buồng không có khách thuê có nghĩa là khách sạn đã bị “ế” số lƣợng buồng trống đó. Ngƣời ta không thể bán bù trong đêm khác đƣợc, do đó mỗi khách sạn luôn tìm mọi biện pháp để làm tăng tối đa số lƣợng buồng bán ra mỗi ngày. 1.2.3. Đặc điểm sản phẩm của khách sạn. 1.2.3.1. Dịch vụ là những sản phẩm mang tính vô hình. Khác với sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, cảm thấy đƣợc trƣớc khi mua. Chẳng hạn nhƣ trƣớc khi lên máy bay hay xe hơi, khách hàng không có gì cả, ngoại trừ một vé máy bay và lời hứa hẹn đảm bảo về chất lƣợng sản phẩm ở nơi đến du lịch. Những nhân viên của lực lƣợng bán sản phẩm ở khách sạn không thể mang một phòng ngủ để bán cho khách qua những cuộc gọi bán phòng. Thực tế họ không thể bán phòng mà chỉ bán quyền sử dụng phòng trong khoảng một thời gian nhất định. Vì vậy chất lƣợng của sản phẩm khách sạn rất khó đo lƣờng một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng. 1.2.3.2. Tính bất khả phân. Hầu hết các dịch vụ về khách sạn, nhà hàng cả ngƣời cung cấp dịch vụ và khách hàng không thể tách rời. Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là một phần quan trọng của sản phẩm. Thực phẩm trong nhà hàng có thể không hoàn hảo, cơ sở vật chất
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 7 trong phòng có thể không hiện đại, nhƣng nếu ngƣời phục vụ thiếu sự ân cần, hời hợt hay cung cấp dịch vụ thiếu chu đáo, khách hàng sẽ đánh giá thấp về nhà hàng, khách sạn. Với tính chất bất khả phân cho thấy sự tác động qua lại giữa ngƣời cung cấp và khách hàng tạo nên sự tiêu thụ dịch vụ 1.2.3.3. Tính khả biến. Dịch vụ dễ thay đổi, chất lƣợng của sản phẩm tùy thuộc phần lớn vào ngƣời cung cấp và khi nào, ở đâu chúng đƣợc cung cấp. 1.2.4. Vai trò của khách sạn.  Về kinh tế. Đóng góp cho thu nhập quốc dân rất lớn: Thông qua lƣu trú và ăn uống của các khách sạn, một phần trong quỹ tiêu dùng của ngƣời dân đƣợc sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa của các doanh nghiệp khách sạn tại điểm du lịch. Kết quả dẫn đến sự phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nƣớc. Một phần trong quỹ tiêu dùng trong thu nhập của ngƣời dân từ khắp các nơi (trong và ngoài nƣớc) đƣợc đem đến tiêu dùng tại các điểm du lịch. Như vậy có sự phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng này sang vùng khác, từ đất nước này sang đất nước khác. Theo cách này, kinh doanh khách sạn làm tăng GDP cho các vùng và các quốc gia. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thu hút đƣợc vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Do đầu tƣ vào kinh doanh khách sạn đem lại hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ cao, nên từ khi có chính sách cảu Đảng và Nhà nƣớc đến nay đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ cảu nƣớc ngoài vào nghành này. Sử dụng khối lượng lớn sản phẩm của nhiều nghành. Hàng ngày khách sạn tiêu thụ một khối lƣợng lớn các sản phẩm của nhiều ngành nhƣ: nghành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghệ thực phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ, ngành ngân hàng, bƣu chính viễn thông… Vì vậy, phát triển ngành kinh doanh khách sạn cũng đồng thời khuyến khích các ngành khác phát
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 8 triển theo. Trong đó bao gồm cả việc khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch. Là hình thức xuất khẩu tại chỗ. Khi khách hàng đến nghĩ tại khách sạn, họ phải thanh toán dịch vụ hàng hóa họ tiêu dùng bằng ngoại tệ (hoặc ngoại tệ thu đổi). Những dịch vụ hàng hóa do khách sạn bán cho khách chủ yếu là hàng nội địa. Nếu muốn thu đổi ngoại tệ phải thông qua xuất khẩu. Để xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế, hàng hóa và dịch vụ phải tuân theo nền giá chung quốc tế phải có những khoản chi phí cần thiết cho một sản phẩm xuất khẩu nhƣ: lựa chọn, kiểm nghiệm, bao bì đóng gói bảo quản, vận chuyển. Vì vậy, khi đƣợc thanh tóan tại khách sạn sẽ giảm đƣợc chi phí tốn kém.  Về xã hội. Góp phần tái sản xuất lao động. Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghĩ ngơi tích cực trong thời gian đi du lịch của con ngƣời nơi lƣu trú thƣờng xuyên, kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của ngƣời lao động. Tạo việc làm cho cư dân địa phương. Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi dung lƣợng lao động trực tiếp tƣơng đối cao, cho nên phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết một khối lƣợng công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Mặt khác, do phản ứng dây truyền về sự phát triển về kinh doanh khách sạn và các nghành khác, khách sạn còn tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp cho các ngành có liên quan. Khách sạn là nơi tạo điều kiện khai thác các tiềm năng du lịch. Khách sạn là nơi lƣu trú của khách trong thời gian đi tham quan, hành hƣơng, công vụ. Trong thời gian lƣu trú của mình họ có nhu cầu tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của địa phƣơng. Đây chính là yếu tố khai thác tiềm năng du lịch của địa phƣơng không chỉ về mặt tự nhiên mà còn cả về nhân văn. Tiềm năng du lịch ngày càng hấp dẫn và có sức hút thì số lƣợng khách sạn sẽ đông, khách sẽ ở lại lâu hơn. Ngƣợc lại tiềm năng du lịch không có hoặc không hấp dẫn khách đến tham quan là rất ít, việc kinh doanh khách sạn không hiệu quả, mặt khác nếu có tiềm năng du lịch nhƣng thiếu cơ sở vật chất (cơ sở lƣu trú)
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 9 thì không thể khai thác một cách triệt để tiềm năng du lịch và tổ chức kinh doanh ngành khách sạn. 1.3.KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH. Có nhiều khái niệm về hiệu quả kinh doanh: Có tác giả cho rằng: hiệu quả kinh doanh là kết quả thu đƣợc trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay không còn phù hợp nữa. Trƣớc hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh. Theo quan điểm này, chi phí kinh doanh không đƣợc đề cập đến do vậy nếu kết quả thu đƣợc trong hai kỳ kinh doanh nhƣ nhau thì hoạt động kinh doanh ở hai kỳ kinh doanh ấy cùng đạt đƣợc một mức hiệu quả. Mặt khác, thực tế cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí cho đầu tƣ các nguồn lực đƣa vào kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì trong một số trƣờng hợp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh nghiệp bị thua lỗ. Có tác giả lại cho rằng: hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Quan điểm này đã gắn kết đƣợc kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, kết quả và chi phí là những đại lƣợng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế do chƣa biểu hiện đƣợc mối tƣơng quan về lƣợng và chất giữa kết quả và chi phí. Có tác giả lại định nghĩa: hiệu quả kinh doanh là đại lƣợng đƣợc đo bằng thƣơng số giữa phần tăng thêm của kết quả thu đƣợc với phần tăng thêm của chi phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đƣợc xem xét thông qua các chi tiêu tƣơng đối. Khắc phục đƣợc hạn chế của các quan điểm trƣớc đó, quan điểm này đã phán ánh mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, phản ánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh đƣợc sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trƣớc đó. Tuy vậy, nhƣợc điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp không đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó, phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 10 rất nhiều so với phần tăng của chi phí nhƣng chƣa thể kết luận rằng doanh nghiệp thu đƣợc lợi nhuận. Có tác giả lại khẳng định: hiệu quả kinh doanh phải phản ánh đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực đƣợc sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Quan điểm này đã chú ý đến sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, mối quan hệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả đó. Mặc dù vậy, tác giả đƣa ra quan điểm này chƣa chỉ ra hiệu quả kinh doanh đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu tuyệt đối hay tƣơng đối. Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ƣu nhƣợc điểm và chƣa hoàn chỉnh. Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đƣa ra định nghĩa đầy đủ về hiệu quả kinh doanh nhƣ sau: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức chi phí thấp nhất. 1.4. CÁC CHỈ SỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN. Hiệu quả kinh doanh không những là thƣớc đo chất lƣợng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không ngƣời ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc vào cuối kỳ kinh doanh Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí. Và ngƣời ta dùng phƣơng pháp so sách để so sách lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trƣớc nhằm biết đƣợc tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận của công ty hay nói cánh khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không? Mục tiêu so sách phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tƣơng đối. Mức biến động tuyệt đối: đƣợc xác định trên cơ sở so sách trị số của chi tiêu giữa 2 thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay đúng hơn so sách số phân tích và số gốc.
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 11 Mức biến động tƣơng đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã đƣợc chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Mặt khác nhà phân tích cũng sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn nhằm tìm ra nhân tố ảnh hƣởng tiêu cực, nhân tố nào ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời để đánh giá tình hình tài chính, ngƣời ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi đƣợc các nhà quản trị các nhà đầu tƣ, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng cũng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi bao gồm: ROS = Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu. Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sách với các tỷ số của các năm trƣớc hay so sách với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. ROE = Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu Tỷ số này đo lƣờng mức lợi nhuận trên vốn đầu tƣ của các chủ sở hữu. Công thức tính đƣợc thiết lập nhƣ sau: Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tƣ thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA = Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản suất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Ngoài ra, ngƣời ta còn dùng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 1.5.1. Khái niệm về doanh thu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 12 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, sản phẩm, dịch vụ đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán. + Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh số tiền đã nhận đƣợc và số tiền đã đƣợc ngƣời mua, ngƣời đặt hàng chấp nhận cam kết thanh toán về khối lƣợng dịch vụ đã cung cấp hoặc đã thực hiện. +Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kinh doanh. +Doanh thu thuần = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ. +Các khoản giảm trừ: chiết khấu thƣơng mại, giảm hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thu xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực tiếp. - Doanh thu hoạt động tài chính. Bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động liên doanh, liên kiết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, hợp đồng mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn, thu lãi tiền gửi, thu lãi tiền bán ngoại tệ, các hoạt động đầu tƣ khác. - Thu nhập khác. Là khoản thu từ hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên nhƣ: thu về nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, thu tiền bảo hiểm bồi thƣờng…. 1.5.2. Khái niệm về chi phí. Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng rất liền với sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội đƣợc biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ. Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm vận động, yêu cầu quản lý khác nhau. Chi phí sản xuất kinh doanh
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 13 theo công dụng đƣợc chia thành các khoản mục chi phí trong khâu sản xuất và ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm tiền lƣơng, các khoản phụ cấp theo lƣơng phải trả cho công nhân sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xƣởng của doanh nghiệp. - Chi phí khâu ngoài sản xuất gồm: + Chi phí bán hàng: phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm: chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm… + Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. + Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tƣ tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: chi phí liên doanh, liên kết, chi phí cho thuê tài sản, chi phí mua bán chứng khoán, chi phí nghiệp vụ tài chính khác. + Chi phí khác: là chi phí thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định (nếu có), tiền phạt phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhằm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán, các khoản chi phí khác còn lại. 1.5.3. Khái niệm về lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệnh của các khoản doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng hóa, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 14 Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó cũng là mục tiêu hƣớng đến của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nòa khi tham gia hoạt động kinh tế điều hƣớng mục đích vào lợi nhuận, có đƣợc lợi nhuận mới chứng tỏ đƣợc sự tồn tại của mình, ngoài ra lợi nhuận còn tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Hơn nữa, lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, đó là động lực to lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng nhƣ tinh thần làm việc của ngƣời lao động vốn đƣợc xem là trong những bí quyết tạo nên thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó cũng là mục tiêu hƣớng đến của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nòa khi tham gia hoạt động kinh tế điều hƣớng mục đích vào lợi nhuận, có đƣợc lợi nhuận mới chứng tỏ đƣợc sự tồn tại của mình, ngoài ra lợi nhuận còn tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Hơn nữa, lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, đó là động lực to lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng nhƣ tinh thần làm việc của ngƣời lao động vốn đƣợc xem là trong những bí quyết tạo nên thành công của doanh nghiệp. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận: - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ: là lợi nhuận thu đƣợc do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệnh giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Lợi nhuận khác: là khoản chênh lệnh giữa thu và chi từ các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kih doanh của doanh nghiệp. 1.5.4. Các bảng báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra quyết định kinh tế.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 15 - Các bảng báo cáo tài chính gồm: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. + Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc về thuế và các khoản phải nộp khác. - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình lƣu chuyển tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo nay cho biết tình hình dòng tiền tăng lên (đi vào) và giảm xuống (đi ra) liên quan đến hoạt động khác nhau cũng nhƣ nhân tố tác động đến sự tăng giảm của dòng lƣu chuyển. Dựa vào báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, ngƣời sử dụng có thể đánh giá đƣợc khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, khả năng đầu tƣ, khả năng tạo ra tiền cũng nhƣ việc giải quyết các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp và dự đoán đƣợc luồng tiền trong kỳ tiếp theo. - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đƣợc lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 16 hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết đƣợc. 1.6.MA TRẬN SWOT. O: Những cơ hội 1. 2. 3.Liệt kê những cơ hội T: Những nguy cơ 1. 2. 3. Liệt kê những nguy cơ. S: Những điểm mạnh 1. 2. 3. Liệt kê những điểm mạnh Các chiến lƣợc SO 1. 2. 3. Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lƣợc ST 1. 2. 3. Vƣợt qua bắt trắc bằng cánh tận dụng điểm mạnh. W: Những điểm yếu 1. 2. 3.Liệt kê những điểm yếu Các chiến lƣợc WO 1. 2. 3. Hạn chế mặt yếu tận dụng các cơ hội. Các chiến lƣợc WT 1. 2. 3. Tối thiểu hóa điểm yếu để tận dụng cơ hội.  Sự kết hợp trong ma trận SWOT. - Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc (SO). Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Khi công ty có những điểm yếu lớn nó sẽ cố gắng vƣợt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh. Khi tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó có thể tránh để tập trung cho những cơ hội. - Kết hợp các điểm mạnh bên trong với mối nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc (ST). Sử dụng điểm mạnh của công ty để tránh đi hay giảm ảnh hƣởng của mối đe dọa bên ngoài. Điều này có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn phải gặp mối đe doa từ tổ chức bên ngoài. - Kết hợp các điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc (WO). Nhằm cải thiện bẳng cánh tận dụng cơ hội bên ngoài. Đôi khi
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 17 là những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, những công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản khai khác cơ hội này. - Kết hợp các điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc (WT). Là những chiến lƣợc phòng thủ giảm đi những yếu điểm bên trong và những mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài một doanh nghiệp. Tổ chức mà phải đối đầu với vô số đe dọa bên ngoài và các yếu điểm bên trong có thề lâm vào tình trạng không an toàn. 1.7.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN. 1.7.1. Môi trƣờng chính trị, pháp luật. - Môi trƣờng chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc. Các hoạt động đầu tƣ nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Môi trƣờng pháp lý bao gồm luật, các văn bản dƣới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp nhƣ sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nƣớc, với xã hội và với ngƣời lao động nhƣ thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp... ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới các kết quả cũng nhƣ hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.7.2. Môi trƣờng văn hóa, xã hội. - Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, ngƣời lao động có nhiều cơ hội
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 18 lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngƣợc lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhƣng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hƣởng tới khả năng đào tạo cũng nhƣ chất lƣợng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hƣởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.7.3. Môi trƣờng kinh tế. - Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc, tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu ngƣời... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát đƣợc giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngƣợc lại. 1.7.4. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái và cơ sở hạ tầng. - Các điều kiện tự nhiên nhƣ: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết khí hậu, ảnh hƣởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng, ảnh hƣởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lƣợng sản phẩm, ảnh hƣởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. - Tình trạng môi trƣờng, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trƣờng, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Một môi trƣờng trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 19 - Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đƣờng xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lƣới điện quốc gia... ảnh hƣởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.7.5. Môi trƣờng khoa học kỹ thuật công nghệ. - Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững nhƣ trong nƣớc ảnh hƣởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hƣởng tới năng suất chất lƣợng sản phẩm tức là ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.7.6. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong nghành. - Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp. 1.7.7. Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp. - Trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tƣ vào lĩnh vực đó nếu nhƣ không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cƣờng mở rộng chiếm lĩnh thị trƣờng. Do vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.7.8. Bộ máy quản trị doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 20 - Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng đƣợc một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trƣờng kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hƣớng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phƣơng án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng. - Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phƣơng án và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên. - Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lƣợng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị đƣợc tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp đƣợc tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao. 1.7.9. Lao động tiền lƣơng. - Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 21 Ngoài ra công tác tổ chức phải hiệp lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng ngƣời đúng việc sao chi phát huy tốt nhất năng lực sở trƣờng của ngƣời lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp nhằm đƣa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao. Nhƣ vậy nếu ta coi chất lƣợng lao động (con ngƣời phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh thì công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phƣơng án kinh doanh…đã đề ra. Tuy nhiên công tác tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng ngƣời đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời phải phát huy đƣợc tính độc lập, sáng tạo của ngƣời lao động có nhƣ vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Bên cạnh lao động thì tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động cũng ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lƣơng là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tói tâm lý ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Nếu tiền lƣơng cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhƣng lại tác động tới tính thần và trách nhiệm ngƣời lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mà mức lƣơng thấp thì ngƣợc lại. Cho nên doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lƣơng, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của ngƣời lao động và lợi ích của doanh nghiệp.
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 22 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT. 2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN ÁNH NGUYỆT. 2.1.1. Vị trí. Khách sạn – nhà hàng Ánh Nguyệt trực thuộc Công ty trách nhiệm Hữu Hạn Thƣơng Mại Du Lịch Ánh Nguyệt. - – - - Fax: 07803.567.547 - Email: anhnguyethotel@yahoo.com - Website: www.anhnguyethotel.com - - Hình 2.1: Khách sạn Ánh Nguyệt. Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2015
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 23 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Ánh Nguyệt. Tiền thân của nhà hàng – khách sạn Ánh Nguyệt là: Cửa hàng vật liệu xây dựng Ánh Nguyệt (Đƣờng Lý Văn Lâm - phƣờng 1- TP. Cà Mau). Nhƣng với khả năng kinh doanh khéo léo và nhạy bén đã đƣa cửa hàng vật liệu xây dựng Ánh Nguyệt phát triển không ngừng với những cơ hội kinh doanh hiếm có và ngày càng lớn mạnh. Bắt đƣợc nhu cầu cấp thiết trong thị trƣờng du lịch của tỉnh. Cửa hàng vật liệu xây dựng Ánh Nguyệt đã chuyển sang kinh doanh lĩnh vực nhà hàng - khách sạn đề phục vụ cho nhu cầu lƣu trú và ăn uống của khách du lịch đến mũi Cà Mau cũng nhƣ các dịch vụ cho tiệc cƣới, hội nghị, hội thảo,.. Công ty TNHH TM - DL Ánh Nguyệt đƣợc thành lập và xây dựng vào cuối năm 2003 trên khuôn viên 4000m2 nằm trên đại lộ Phan Ngọc Hiển, Phƣờng 6 Thành Phố Cà Mau.Tháng 2/2005 Công ty bắt đầu họat động trong lĩnh vực Nhà hàng - khách sạn và các dịch vụ du lịch.Với khách sạn có 83 phòng và 3 nhà hàng có sức chứa 1.700 thực khách. Nhà hàng khách sạn Ánh Nguyệt đã đƣợc Tổng Cục Du lịch công nhận đạt chuẩn 3 sao vào tháng 8/2005. Các bƣớc phát triển quan trọng của doanh nghiệp: Công ty bắt đầu họat động từ tháng 3/2005 với khách sạn 83 phòng và 2 nhà hàng với doanh thu năm 2005 là 4,452 tỷ đồng , đến năm 2006 là 5,650 tỷ đồng.Năm 2007 Công ty đầu tƣ thêm 10 tỷ đồng nâng số vốn lên 42 tỷ, công ty bắt đầu mở rộng mặt bằng, xây dựng thêm 1 nhà hàng, nâng số nhà hàng của Công ty lên 3 nhà hàng có sức chứa 1.700 khách và nâng doanh số nhà hàng tăng lên 5,856 tỷ đồng trong năm 2007, nộp cho nhân sách nhà nƣớc trong năm 2007 là 350 triệu đồng. Năm 2008 Cty đầu tƣ thêm 8 tỷ đồng nâng số vốn cố định Công ty lên 50 tỷ đồng, công ty bắt đầu xây dựng mở rộng nhà hàng - khách sạngiai đoạn 2 để phát triển kinh doanh. 2.1.3. . Các dịch vụ có trong khách sạn - nhà hàng Ánh Nguyệt 2.1.3.1. Dịch vụ kinh doanh lưu trú Khách sạn Ánh Nguyệt có 83 phòng với tiêu chuẩn 3 sao nằm ở 3 tầng: Tầng 2, tầng 3, tầng 4. Tầng 2 có 26 phòng và 1 phòng Vip, tầng 3 có 30 phòng và 2 phòng Vip, tầng 4 có 24 phòng. Bên cạnh đó, khách sạn còn có 3 phòng nội bộ dành
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 24 cho hƣớng dẫn viên, tài xế, phụ lái nằm ở tầng 3của khách sạn. Các phòng đều có có nội thất cao cấp, trang nhã, lịch sự thoáng mát, có đầy đủ tiện nghi hiện đại, truyền hình kỹ thuật số, điện thọai, Internet và Công ty có lắp đặt hệ thống camera toàn Công ty chống trộm cắp và bảo vệ tài sản của khách hàng. Tất cả các lối đi trong khách sạn đều đƣợc trải thảm dọc hành lang, cầu thang, các lối đi tại đại sảnh, khu tiếp tân,… Bảng 2.1:Bảng giá phòng Loại phòng Số lƣợng phòng Khách Quốc tế (USD/ đêm) Khách Việt Nam (VNĐ/ đêm) Twin bed room (TWN): 2 giƣờng đơn 24 29 490.000 Double bed room (DBL): 1 giƣờng đôi 32 39 590.000 TripleP bed room (TRPL): 1 giƣờng đơn và 1 giƣờng đôi hoặc 3 giƣờng nhỏ 24 49 690.000 VIP (phòng thƣợng hạng 1 giƣờng đôi) 3 59 990.000 Giá trên đã bao gồm thuế và các chi phí khác, bao gồm phần buffet sáng miễn phí cho khách Nguồn: Tổ phòng khách sạn Ánh Nguyệt, 2015 Phòng sẽ đƣợc giữ đến 18:00h, nếu quý khách đã đặt chỗ nhƣng không đến khách sạn sẽ chủ động nhận khách mới, trừ khi có thỏa thuận từ trƣớc. Giá phòng có thể thay đổi tùy theo mùa du lịch và tình hình kinh doanh của khách sạn.  Tiện nghi trong phòng: - Truy cập Internet băng thông rộng - Cà phê/ trà - Máy sấy tóc - Bình siêu tốc - Điện thoại quốc tế với các hộp thông điệp - Máy lạnh - Hệ thống báo khói và đèn pin khẩn cấp
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 25 - TV thu sóng vệ tinh - Buffer sáng hàng ngày - Báo hàng ngày - Nƣớc suối miễn phí - Dép mang trong phòng Bảng 2.2: Bảng giá minibar STT Tên hàng Giá tiền (VNĐ) 1 Bia Heneiken 25.000 2 Bia 333 20.000 3 Seven up 15.000 4 Coca cola 15.000 5 Lavie 10.000 6 Mì gói 15.000 Nguồn: Tổ phòng khách sạn Ánh Nguyệt,2015 2.1.3.2. Dịch vụ kinh doanh ăn uống và giải trí Là một nhu cầu không thể thiếu của những du khách khi đi du lịch, rời khỏi nơi lƣu trú của mình đến nới khác, ăn uống và giải trí là hai nhu cầu cần thiết nhƣ ngủ nghỉ vậy. Nắm bắt đƣợc nhu cầu cần thiết đó, khách sạn Ánh Nguyệt đã xây dựng ba nhà hàng để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng và yêu cầu cần thiết của khách sạn đạt chuẩn. Nhà hàng Ánh Nguyệt với hệ thống 3 nhà hàng với nội thất tao nhã, lịch thiệp, không gian thóang mát, rộng rãi có sức chứa 1.700 khách cùng đội ngũ nhân viên đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ các món ăn Á, Âu, Hoa, Việt đặc sản vùng đất Mũi Cà Mau và các loại tiệc Buffet, liên hoan, sinh nhật, chiêu đãi,… và nhất là tiệc cƣới hỏi. Nhà hàng - Khách sạn Ánh Nguyệt là một trong những địa điểm tốt nhất tại thành phố Cà Mau cho đám cƣới, tiệc và tổ chức sự kiện lớn. Với việc cung cấp thực phẩm chất lƣợng tuyệt vời cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh ngiệm khách
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 26 sạn có thể cung cấp nhiều gói linh hoạt và thực hiện để đảm bảo rằng sự kiện của bạn là một thành công đến từng chi tiết. Bên cạnh đó còn có quần bar để phục vụ các loại rƣợu, cocktail và các loại thức uống khác cho khách hàng. Hình 2.2: Cách trang trí bàn tiệc của nhà hàng Nguồn: Sinh viên thực hiện,2015 2.1.3.3. Các dịch vụ khác Là một khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao đầy đủ tiện nghi, Ánh Nguyệt có hệ thống phòng họp, phòng hội nghị đƣợc trang bị máy móc hiện đại, sân khấu hoành tráng và âm thanh sống động, tổ chức đƣợc nhiều quy mô khác nhau: phòng họp lớn có sức chứa 1000 khách, phòng họp nhỏ có sức chứa 250 khách. Ngoài ra còn có các dịch vụ thƣ giãn tại khách sạn Ánh nguyệt: Massage, sauna, karaoke,…nhằm giúp quý khách thƣ giãn xua tan căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Bên cạnh đó còn có một số dịch vụ khác nhƣ: cho thuê ca nô, thuê xe ô tô, dịch vụ giặt ủi, có xe đƣa đón ra sân bay,…
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 27 Hình 2.3: Phòng họp hội nghị của khách sạn Nguồn: Sinh viên thực hiện,2015 Hình 2.4: Phòng massage của khách sạn Nguồn: Sinh viên thực hiện,2015 2.1.4. Chúc năng, nhiệm vụ của khách sạn Ánh Nguyệt. 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt Trong mỗi thời kỳ kinh doanh, khách sạn đều có một mô hình quản lý phù hợp với điều kiện, nhu cầu công việc cụ thể. Trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, do số lƣợng khách thay đổi nên khách sạn đó có mô hình tổ chức quản lý mới phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 28 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của khách sạn Ánh Nguyệt. Nguồn: Phòng tổ chức hành chính khách sạn Ánh Nguyệt, 2015 Nhận xét: Xây dựng cơ cấu tổ chức khách sạn tối ƣu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phần quản lý khách sạn có hiệu quả hơn. Do đặc điểm kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt là loại hình công ty nhỏ nên đơn vị áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến. Đây là cơ cấu quản lý lâu đời nhất trong lịch sử vận dụng vào các HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC KHÁCH SẠN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KHÁCH SẠN GIÁM ĐỐC KINH DOANH DOANH KẾ TOÁN TRƢỞNG BỘ PHẬN LỄ TÂN BỘ PHẬN PHÒNG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG BỘ PHẬN BẾP BỘ PHẬN NHÂN SỰ BỘ PHẬN BẢO VỆ BỘ PHẬN BẢO TRÌ
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 29 đơn vị kinh doanh khách sạn với đặc điểm là mỗi bộ phận có một ngƣời lãnh đạo trực tiếp và mỗi một ngƣời lãnh đạo có một số ngƣời dƣới quyền nhất định. Ƣu điểm: - Mỗi ngƣời thực hiện hiểu đƣợc ngƣời lãnh đạo trực tiếp và duy nhất của mình. - Đảm bảo việc truyền đạt các mệnh lệnh mốt cánh nhanh chống từ trên xuống dƣới và thu thập nhanh thông tin phản hồi. - Có khả năng xác định rõ ràng và đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên. Nhƣợc điểm: - Mỗi ngƣời lãnh đạo phải hiểu rất rõ và cụ thể bộ phận mà mình phụ trách nhƣng đối với các thao tác qui trình kỹ thuật và kinh doanh phức tạp thì điều này rất khó thực hiện. 2.1.4.2. . Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong khách sạn. Để đạt đƣợc hiệu quả trong việc quản lý hoạt động kinh doanh thì mỗi bộ phận trong khách sạn đều phải hoạt động tốt, hoàn thành những mục tiêu đề ra đồng thời phải phối hợp tốt với những bộ phận, phòng ban khác để tạo thành một tập thể vững mạnh. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác tổ chức hành chánh nhƣng nhìn chung các bộ phận của khách sạn đã hoàn thành tốt vai trò và chức năng của mình.  Chủ tịch Hội đồng quản trị. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của khách sạn có quyền nhân danh công ty quyết định mọi việc liên quan đến quyền lợi của công ty.  Tổng giám đốc. Chức Năng: - Là ngƣời đại diện pháp luật của doanh nghiệp. - Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trách Nhiệm Quyền Hạn: - Thực thi các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Quyết định về hợp tác đầu tƣ, liên doanh liên kết. - Ký kết các hợp động kinh tế.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 30 - Tiến hành các cuộc hợp nội bộ để kiểm tra xử lý vi phạm trọng nội bộ công ty. - Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.  Phó tổng giám đốc  Chức năng. - Hổ trợ cho Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Trách nhiệm quyền hạn. - Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thay mặt giám đốc giải quyết công việc tại công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác.  Kế toán trƣởng  Chức năng: - Tổ chức vận dụng thực hiện chế độ kế toán – tài chính tại công ty. - Kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. - Cung cấp thông tin cho các cấp có thẩm quyền (bên trong và bên ngoài công ty) thông qua hệ thống báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị.  Trách nhiệm và quyền hạn. - Tổ chức toàn bộ công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán và luật kế toán hiện hành. - Kiểm tra tính hợp lệ và ký diệt các chứng từ thanh toán trƣớc khi chứng từ đƣợc luân chuyển đến Giám đốc. - Thực thi kế hoạch vay vốn và trả nợ vay theo chủ trƣơng của Giám đốc công ty. - Tập hợp kiểm tra chứng từ kế toán và hạch toán vào hệ thống máy tính. - Lập các báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán.  Giám đốc kinh doanh.  Chức năng: - Đảm bảo các nguồn hàng sản xuất tại công ty mang tính lâu dài và ổn định.  Trách nhiệm và quyền hạn:
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 31 - Lên các phƣơng án kế hoạch quản lý khách hàng, tiếp xúc khách hàng, gửi các thông tin giới thiệu công ty. - Thực hiện mở rộng thị trƣờng, khách hàng thông qua các hình thức: tiếp xúc, điện thoại… - Phối hợp các phòng ban khác để đảm bảo kế hoạch hoạt động kinh doanh.  Trƣởng phòng hành chính – nhân sự.  Chức năng: - Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hành chính và điều phối một cách có hệ thống vời nguồn nhân lực của doanh nghiệp. - Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự.  Trách nhiệm và quyền hạn. - Tổ chức toàn bộ cơ cấu quản lý hành chính và thực hiện các vấn đề về hành chính – Nhân sự toàn công ty. - Thiết lập kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo. - Lƣu trữ và quản lý hồ sơ nhân viên. - Theo dõi ngày giờ công làm việc của nhân viên. - Thực hiện các chế độ và quyền lợi của cán bộ công nhân viên. Đề xuất cách bố trí nhân sự cho Ban Giám đốc công ty. Đối ngoại các vấn đề liên quan đến các cấp chính quyền, lao động, môi trƣờng.  Bảo vệ.  Chức năng: - Đảm bảo trật tự cũng nhƣ an toàn cho cán bộ công nhân viên, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. - Tuần tra kiểm sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại công ty khi có sự cố xảy ra.  Trách nhiệm và quyền hạn: - Lên ca trực đúng giờ, trong ca trực phải tuần tra kiểm tra, theo dõi quá trình sản xuất trong công ty nhằm đảm bảo an toàn con ngƣời và tài sản tại công ty. - Có tác phong làm việc lịch sự, ân cần, kiên quyết, tế nhị.
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 32  Bảo Trì.  Chức năng: - Thực hiện việc duy trì, bảo trì sửa chữa các trang thiết bị, máy móc tại phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.  Trách nhiệm và quyền hạng: - Thực hiện các công đoạn bảo trì – sửa chữa theo quy trình nghiệp vụ của bộ phận. - Không cho những ngƣời không có phận sự/ngƣời lạ đến bộ phận do mình phụ trách nếu thấy không đảm bảo an toàn.  Bộ phận ẩm thực. - Thành lập và duy trì chính sách và quy tắc trong ẩm thực của nhà hàng bằng việc đƣa ra sự hƣớng dẫn và điều hành hợp lý trong sự vận hành ăn uống trong khách sạn. - Có bất cứ nhiệm vụ nào khác ngoài việc cung cấp thức ăn nƣớc uống đƣợc sắp xếp bởi khách sạn. - Nhìn chung phải có trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự và sự vận hành suôn sẻ của phòng. - Có trách nhiệm trong việc quản lý chất lƣợng, vệ sinh và cách bày trí bữa ăn.  Bếp trƣởng. - Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc trong bếp, trƣớc Ban Giám Đốc công ty. - Tính giá hàng hóa nhập về để làm thực đơn, thƣờng xuyên làm ra các món ăn mới phong phú đa dạng từ trung cấp đến cao cấp tất cả món ăn Châu Âu và Châu Á nhƣ: + Các món ăn tự chọn + Thực đơn chọn sẵn - Thực đơn theo yêu cầu phải đặt trƣớc - Xem ý kiến khách hàng bằng nhiều cách: + Lấy ý kiến trực tiếp với khách hàng tại nhà hàng. + Lấy thông tin từ quản lý nhà hàng, nhân viên phục vụ hoặc từ các bộ phận khác….
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 33 - Thƣờng xuyên huấn luyện tay nghề bếp cho tất cả nhạn viên hàng tháng để đội ngũ nhân viên bếp đủ khả năng cạnh tranh đƣợc với các nhà hàng lân cận. 2.1.5. Tình hình hoạt động của các bộ phận trong khách sạn Ánh Nguyệt. Bộ phận lễ tân: * Chức năng: - Là nơi mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức giữa khách du lịch và khách sạn. - Thực hiện các quy trình công nghệ gắn liền giữa khách và khách sạn - Là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác trong khách sạn và ngoài khách sạn. * Nhiệm vụ: - Làm thủ tục giấy tờ cho khách đến và đi, điều phối phòng cho khách nghỉ trong thời gian dài hay ngắn. - Tính toán, thu chi phí khách phải trả cho các dịch vụ mà khách sạn cung ứng trong suốt thời gian khách lƣu trú. - Chuyển giao các yêu cầu dịch vụ của khách với các dịch vụ tƣơng ứng. - Nhận hợp đồ ặc biệt, tổ chức hội nghị nếu đƣợc giám đốc uỷ quyền đại diện… ại, lễ tân là một bộ phận quan trọng của khách sạn, nó là nơi tạo ấn tƣợng ban đầu của khách. * Phân công lao động: Tổ trƣởng tổ lễ tân quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và điều hành lao động trong tổ. Tổ đƣợc chia làm 3 ca: sáng, chiều, đêm. Phân công công việc cho từng ca. Ca sáng từ 6h đến 14h. Ca chiều từ 14 h đến 22 h Ca đêm từ 22 h đến 6h. Bộ phậ * Chức năng: Là dây nối liền giữa khách với khách sạn và thực hiện thao tác phục vụ, tiêu thụ sản phẩm cho khách sạn. * Nhiệm vụ: Phục vụ khách ăn uống đúng giờ, kịp thời, hàng ngày phải phối hợp với bếp, bar, lễ tân để cung ứng kịp thời nhu cầu của khách. - Thực hiện tốt các quy định vệ sinh phòng ăn, phòng tiệc, dịch vụ ăn uống…
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 34 - Có biện pháp chống độc và bảo vệ an toàn cho khách khi ăn uống. - Thƣờng xuyên trau dồi nghiệp vụ văn hoá, ngoại ngữ và có ý thức giúp đồng nghiệp để phục vụ khách có chất lƣợng hơn. - Chấp nhận làm ca đêm khi khách sạn có tiệc tối. Bộ phận bếp. * Chức năng: Là bộ phận sản xuất trực tiếp, chế biến những món ăn đáp ứng nhu cầu của khách, phù hợp khẩu vị và phong tục tập quán của khách. Giới thiệu tuyên truyền nghệ thuật ẩm thực đa dạng phong phú của vùng biển Cà Mau. * Nhiệm vụ: - Chế biến sản phẩm ăn uống hàng ngày cho khách. - Hiểu biết nghệ thuật ẩm thực của các nƣớc để chế biến thức ăn làm hài lòng khách. - Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh, dinh dƣỡng, thực phẩm… - Thƣờng xuyên trau dồi nghiệp vụ, tạo những món ăn hấp dẫn phục vụ khách… Bộ phận phục vụ * Chức năng: Là tổ phục vụ trực tiếp nơi khách nghỉ ngơi và làm việc, * Nhiệm vụ: - Thông qua việc phục vụ phản ánh đƣợc trình độ văn minh, lịch sự của ngành du lịch, từ đó khách hiểu đƣợc phong tục, tập quán luôn hiếu khách của Cà Mau. - Kiểm tra các trang thiết bị, thay thế nếu hỏng húc. - Làm vệ sinh hàng ngày phòng khách nghỉ. - Chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc về toàn bộ tài sản trong phòng nghỉ. - Phản ánh ý kiến của khách tới bộ phận có liên quan để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách. Bộ phận kế toán: - Phòng kế toán chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính của khách sạn.
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 35 - Hoạt động của bộ phận này gồm: Thanh toán các hóa đơn nợ của khách, phân tích các báo cóa nợ và thu tiền, xử lý thông tin về lƣơng, thƣởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên. - Lập báo cáo phân phối vốn kinh doanh cho các bộ phận, kết hợp chặt chẻ với các bộ phận khác. * Tính toán và trích nộp đầy đủ các khoảng nộp cấp trên và nộp ngân sách, thanh toán và thu hồi đúng lúc. * Tổ chức bảo quản và lƣu trử các loại chứng từ, thực hiện công tác đào tạo đội ngủ cán bộ nhân viên kế toán. Bộ phận bảo vệ. - Vai trò của bộ phận này là theo dõi kiểm tra hằng ngày công việc bảo đảm an ninh, trật tự trong khách sạn, cả về tính mạng và tài sản của khách trong quá trình lƣu trú tại khách sạn. đây là vấn đề mà cả khách sạn và khách đến lƣu trú cũng quan tâm đến. - Kiểm tra chế độ nội quy, giờ giấc làm việc của cán bộ công nhân viên trong thời gian trực. - Đề cao cảnh giác mọi hành vi bất hợp pháp, ngăn chặn tệ nạn xã hội. - Hƣớng dẫn khách đổ xe vào bãi an toàn và giử xe cho khách. Bộ phận kỹ thuật. - Có nhiệm vụ bảo trì sửa chửa đổi mới các trang thiết bị hƣ hỏng trong khách sạn (điện, nƣớc, máy móc…) đảm bảo việc sửa chửa theo định kỳ, kết hợp với bộ phận kế toán cũng nhƣ các bộ phận khác để đảm bảo việc sửa chửa nhanh chóng kịp thời. - Trực tiếp tham gia giám sát các hoạt động có liên quan đến kỷ thuật. - Theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc trong khách sạn để kịp thời sửa chửa tránh gây thiệt hại cho khách sạn.
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 36 2.1.6. Tổng quan về nguồn lực của khách sạn. Về mặt số lƣợng. Bảng 2.3. Số lƣợng lao động của khách sạn từ năm 2012 – 2015. Năm Số lƣợng ngƣời Tốc độ tăng trƣởng năm 2013/2012 Tốc độ tăng trƣởng năm 2014/2013 Tốc độ tăng trƣởng năm 2015/2014 2012 54 1,1% 1,2% 1,14% 2013 60 2014 72 2015 82 Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Ánh Nguyệt Qua bảng 2.3về số lƣợng lao động của khách sạn ta thấy đƣợc số lao động của khách sạn tăng nhẹ từ 54 ngƣời năm 2012, 60 ngƣời năm 2013, 72 ngƣời năm 2014 và tăng lên 82 ngƣời năm 2015. Nghĩa là số lao động năm 2013 tăng lên 6 ngƣời tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng là 1,1% so với năm 2012. Số lao động năm 2014 tăng lên 12 ngƣời tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng là 1,2% so với năm 2013 và số lao động năm 2015 tăng lên 10 ngƣời so vói năm 2014 tƣơng đƣơng với tố độ tăng trƣởng là 1,14%. Số lƣợng lao động trong khách sạn tăng là do khách sạn đã đi vào dòng quay hoạt động ổn định, lƣợng khách đã dần tăng lên nên số lƣợng nhân viên cũng tăng theo.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 37 Về mặt chất lƣợng. Bảng 2.4. Số lƣợng lao động của nhà hàng phân theo trình độ học vấn. Trình độ học vấn 2012 2013 2014 2015 Số lƣợng lao động (ngƣời) Tỷ lệ % Số lƣợng lao động (ngƣời) Tỷ lệ % Số lƣợng lao động (ngƣời) Tỷ lệ % Số lƣợng lao động (ngƣời) Tỷ lệ % Đại học 4 7,4 5 6,7 6 9,7 17 20.73 Cao đẳng 12 22,2 16 26,7 6 18,1 19 23,17 Trung cấp 10 18,5 17 30 8 26,4 18 21,95 Lao động phổ thông 28 51,9 22 36,6 52 45,8 28 34,15 Tổng 54 100 60 100 72 100 82 100 Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Ánh Nguyệt Qua bảng 2.4 về số lƣợng lao động của khách sạn phân theo trình độ học vấn, nhìn chung đội ngũ lao động của khách sạn có trình độ học vấn chƣa cao, tỷ lệ của lao động có trình độ đại học, cao đẳng vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp và THPT chiếm tỉ lệ cao. - Năm 2012 số lƣợng nhân viên tốt nghiệp đại học là 4 ngƣời chiếm 7,4%, nhân viên tốt nghiệp cao đẳng là 12 ngƣời chiếm 22,2%, tốt nghiệp trung cấp là 10 ngƣời chiếm 18,5%. Còn lại là nhân viên tốt nghiệp THPT là 28 ngƣời chiếm 51,9%. - Năm 2013 tổng số nhân viên khách sạn tăng từ 54 ngƣời (2012) lên 60 ngƣời (2013). Trong đó số lƣợng nhân viên tốt nghiệp đại học là 5 ngƣời chiếm 6,7% tức giảm 0,7%. Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng là 16 ngƣời tăng 4 ngƣời so với năm 2012, chiếm 26,7% tức là tăng 4,5% so với năm 2012. Nhân viên tốt nghiệp trung cấp là 17 ngƣời chiếm 30% tăng 11,5% so với năm 2012. Còn lại là nhân viên tốt nghiệp trung hoc phổ thông là 22 ngƣời chiếm 36,6% tức giảm 15,3% so với năm 2012. - Năm 2014 tổng số lƣợng nhân viên khách sạn tăng từ 60 ngƣời (2013) lên 72 ngƣời (2014). Trong đó số nhân viên tốt nghiệp đại học là 6 ngƣời chiếm 6,7% tăng
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Bích Châu SVTH: Thang Trúc Nhân Trang 38 3% so với năm 2013. Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng là 6 ngƣời giảm 10 ngƣời so với năm 2013, chiếm 18,1% tức là giảm 8,6%so với năm 2013. Nhân viên tốt nghiệp trung cấp là 8 ngƣời chiếm 26,4% giảm 3,6% so với năm 2013. Còn lại là nhân viên tốt nghiệp trung học phổ thông là 52 ngƣời chiếm 45,8% tăng 9,2% so với năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến số lƣợng lao động của khách sạn tăng lên liên tục nhƣ vậy là do khách sạn mở rông quy mô kinh doanh mở rộng diện tích kinh doanh. - Năm 2015, số lƣợng nhân viên phân theo trình độ học vấn có sự chuyển biến rỏ rệt. Cụ thể là số lƣợng nhân viên tăng từ 72 ngƣời (2014) lên 82 ngƣời (2015). Trong đó nhân viên tốt nghiệp đại học là 17 ngƣời chiếm 20,73%, tăng 11 ngƣời so với năm 2014 tức tăng 11,03%. Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng là 19 ngƣời tăng 13 ngƣời so vơi năm 2014, chiếm 23,17% tốc độ tăng trƣởng tăng 5,07% so với 2014. Nhân viên tốt nghiệp trung cấp là 18 ngƣời tăng 10 ngƣời so với năm 2014, chiếm 21,95% giảm 4,45%. Còn lại nhân viên tốt nghiệp trung học phổ thông là 28 ngƣời giãm 24 ngƣời so với 2014 chiếm 34,15%, giảm 11,65% so với năm 2014. Nguyên nhân để tăng lƣợng nhân viên liên tục là do khách sạn đang mở thêm một chi nhánh ở khu vực Mũi Cà Mau nên cần tuyển thêm lƣợng nhân viên lớn vào để đào tạo nghiệp vụ để nhân viên có cách làm việc chuyên nghiệp hơn để điều nhân viên xuống chi nhánh mới. Nhìn chung, cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn của khách sạn đang có sự thay đổi theo hƣớng tích cực, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đang dần dần tăng lên và tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp THPT đang giảm xuống.  Nhận xét về cơ cấu lao động trong khách sạn. - Số lao động trong khách sạn cũng khá hợp lý, cơ cấu lao động trẻ, nhiệt tình và cần cù trong công việc. Nhìn chung theo tiêu chuẩn của một khách sạn 3 sao mà nói thì trình độ của nhân viên nhƣ thế là chƣa tƣơng xứng, thế nên cần có một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ của nhân viên. Nhƣng so với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trong Thành Phố Cà Mau thì Khách sạn Ánh Nguyệt có đội ngũ lao động với trình độ cao hơn và đây là một lợi thế của khách sạn trong cuộc chiến trên thƣơng trƣờng về chất lƣợng phục vụ.