SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ NGỌC HIỀN
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ NGỌC HIỀN
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơngtrình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRÙNG KHÁNH
HÀ NỘI – 2015
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................12
6. Nội dung của luận văn...........................................................................................13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ KINH
DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU
LỊCH.........................................................................................................................14
1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành ......................................................................14
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nói chung ..................................................14
1.1.2. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nội địa .......................................................14
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp kinh doanh lữ hành..................................................15
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành ...................17
1.2.1. Nguồn gốc của kinh doanh lữ hành ................................................................17
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành ..................................................................17
1.2.3. Bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành...................................................18
1.3. Kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch.......................20
1.3.1. Khái niệm công ty cổ phần du lịch và các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa......20
1.3.2. Quy trình kinh doanh lữ hành nội địa.............................................................23
Tiểu kết chương 1......................................................................................................29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI
ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3,
TP. HỒ CHÍ MINH.................................................................................................30
2.1. Khái quát về các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa
trên địa bàn Quận 3, TP. HCM .................................................................................30
Trang 1
2.1.1. Điều kiện để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP.
HCM......................................................................................................................... .30
2.1.2. Lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3 TP.
HCM......................................................................................................................... .36
2.2. Khái quát các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn
Quận 3, TP. HCM .....................................................................................................38
2.2.1. Số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn
Quận 3, TP. HCM .....................................................................................................38
2.2.2. Phân loại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa
bàn Quận 3 TP. HCM ...............................................................................................39
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du
lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM ..........................................................................40
2.3.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên
địa bàn Quận 3, TP. HCM ........................................................................................40
2.3.2. Thực trạng quy trình kinh doanh chương trình du lịch nội địa của các công ty
cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM được khảo sát ...............................53
2.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du
lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM ..........................................................................59
2.4.1. Đánh giá chung...............................................................................................59
2.4.2. Đánh giá cụ thể ...............................................................................................62
Tiểu kết chương 2......................................................................................................64
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3,
TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 ...................................................................66
3.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 và định
hướng phát triển Ngành du lịch Việt Nam................................................................66
3.1.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21...............66
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 .................72
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch của TP. Hồ Chí Minh.....................................75
Trang 2
3.1.4. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch trên
địa bàn quận 3, TP. HCM .........................................................................................80
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ
phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM đến năm 2020.....................................82
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp, tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt
động của công ty .......................................................................................................82
3.2.2. Điều chỉnh chiến lược kinh doanh lữ hành nội địa phù hợp với chiến lược
phát triển du lịch quốc gia và định hướng phát triển du lịch của TP. HCM............85
3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường khách du lịch nội địa
và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xác định khách hàng mục tiêu và phát
triển thị trường mới...................................................................................................85
3.2.4. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các chương trình du lịch nội địa và hoàn thiện
chiến lược Marketing hỗn hợp, xúc tiến bán các chương trình du lịch nội địa.................87
3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
nhân lực làm việc tại các công ty..............................................................................89
3.2.6. Tái tạo nguồn đầu tư tài chính đủ mạnh phục vụ cho kinh doanh lữ hành nội
địa, tiết kiệm chi phí kinh doanh...............................................................................90
3.3. Kiến nghị............................................................................................................90
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch......90
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân Thành phố và Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch TP. HCM ............................................................................................................92
3.3.3. Kiến nghị với Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân Quận 3, TP. HCM .......................93
3.3.4. Kiến nghị với các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa
bàn Quận 3, TP. HCM ..............................................................................................94
Tiểu kết chương 3......................................................................................................95
KẾT LUẬN..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC.................................................................................................................63
Trang 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV:
CP:
CSVCKT:
DT/V:
DT/LĐ:
FIT:
GIT:
HDV – CTV:
HĐQT:
KD LHNĐ:
Quận 3,TP. HCM:
T.O:
Tour:
R&D:
SXKD:
UNWTO:
∑:
Cán bộ công nhân viên
Cổ phần
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Doanh thu/ Vốn
Doanh thu/ Lao động
Foreign Independent Tour
Phân khúc khách lẻ
Group Independent Tour
Phân khúc khách đoàn
Hướng dẫn viên – Cộng tác viên
Hội đồng quản trị
Kinh doanh lữ hành nội địa
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Tour Operator
Đại lý lữ hành
Chương trình du lịch
Research and Develop
Nghiên cứu và Phát triển
Sản xuất kinh doanh
United Nation World Tourist Organization
Tổ chức du lịch thế giới
Tổng
Trang 4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành .................................................21
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối sản phẩm du lịch .....................................................28
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP.
HCM..........................................................................................................................41
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam ..........42
Sơ đồ 3.1: Phân khúc FIT tại Việt Nam....................................................................71
Trang 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê lượt khách nội địa của TP. HCM giai đoạn 2005 - 2011 .........30
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch TP. HCM so với cả nước giai đoạn 2006- 2013.........31
Bảng 2.3: Số liệu doanh nghiệp lữ hành tại TP. HCM giai đoạn 2006 -2013 ..........31
Bảng 2.4: Quy mô nguồn vốn của các công ty cổ phần du lịch năm 2013...............46
Bảng 2.5: Số lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du
lịch giai đoạn 2010 - 2013.........................................................................................46
Bảng 2.6: Tổng lượt khách nội địa của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 -
2013...........................................................................................................................48
Bảng 2.7: Doanh thu kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch
giai đoạn 2010 - 2013................................................................................................49
Bảng 2.8: Tỷ lệ DT/ V và DT/ LĐ của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 -
2013...........................................................................................................................51
Bảng 2.9: Doanh thu bình quân/lượt khách của các công ty cổ phần du lịch giai
đoạn 2010 - 2013.......................................................................................................53
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã
xác định một trong những quan điểm chiến lược của Du lịch Việt Nam là phát
triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Thực tế cho thấy du lịch
nội địa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch nhất là trong
bối cảnh suy giảm nguồn khách du lịch quốc tế trước khó khăn kinh tế toàn
cầu. Kích cầu du lịch nội địa là một trong những giải pháp cấp bách nhằm
thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, chủ động đối phó với tình hình mới. Năm
2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình kích cầu du
lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam – mỗi chuyến đi
thêm yêu tổ quốc”.
Trong những năm gần đây ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh có những
bước phát triển đáng ghi nhận, thành phố Hồ Chí Minh được coi là thị trường
nguồn quan trọng trong thị trường du lịch nội địa và đây cũng là địa bàn có
nhiều doanh nghiệp lữ hành nhất của cả nước. Đến tháng 06 năm 2013, Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh thống kê thành phố đã có tới
356 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nội địa, hoạt động cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, các công ty cổ phần
kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố nói chung, địa bàn Quận 3
TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc
cạnh tranh giành thị phần khách, chất lượng dịch vụ kém, vốn kinh doanh vừa
hạn chế vừa chưa được sử dụng hiệu quả, nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu
và chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, công tác xúc tiến
quảng bá hình ảnh và các sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm
Trang 7
đúng mức… dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh
doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP.
Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, với mục đích tiến
hành đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa để xác định ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh,
từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường hiệu
quả kinh doanh lữ hành nội địa cho các cho các doanh nghiệp tương xứng với
Chiến lược phát triển du lịch của thành phố, cũng như phù hợp với Chiến lược
phát triển du lịch của quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Cáccông trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về kinh doanh lữ hành đã có rất nhiều công trình chuyên
sâu và được xem là cơ sở lý luận cho những nghiên cứu sau này. Những công
trình nghiên cứu phải kể đến là Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành do TS.
Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương đồng chủ biên (2012), Giáo trình
kinh tế du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa
(2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh lữ hành của tác giả Nguyễn Thùy
Linh (2006). Những công trình này đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển
kinh doanh lữ hành và các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành. Tuy
nhiên, các giáo trình chỉ giới thiệu những kiến thức đại cương để từ đó các
nhà nghiên cứu và độc giả có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu theo những
hướng chuyên ngành cụ thể.
Về địa bàn nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể kể đến các công
trình: luận án Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các
Trang 8
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của TS. Trần Thị
Kim Dung (2006), luận án Pháttriển du lịch ThànhphốHồ Chí Minh với việc
khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận của TS. Đỗ Quốc Thông (2004),
luận án Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí
Minh của TS. Hồ Tiến Dũng (1995).
Về nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài có các công trình khoa
học nghiên cứu chuyên sâu như: luận án Sử dụng các công cụ phân tích hoạt
động kinh tế vào việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam của
TS. Nguyễn Văn Hóa (1996), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; luận
án Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ
hành trên địa bàn Hà Nội của TS. Phạm Hồng Chương (2002), Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân; luận án Nghiên cứu cạnh tranh trong hoạt động kinh
doanh du lịch ở Thành phố Hải Phòng của TS. Phạm Nam (2005), Trường
Đại học Thương Mại.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về du lịch và kinh doanh lữ hành còn
được các học viên ngành Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn Hà Nội nghiên cứu trong các luận văn tốt nghiệp như: luận văn Mở rộng
thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành QuảngNinh của học
viên Đặng Việt Hà (2011), luận văn Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành
quốc tế nhận khách tại Công ty CP Du lịch Tân Định Fiditourist của học viên
Trương Quốc Dũng (2011), luận văn Văn hóa doanh nghiệp trong các công ty
du lịch lữ hành ở Hạ Long của học viên Trần Thị Phương Thảo (2010), luận
văn Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du
lịch của học viên Phạm Cao Thái (2007)…
Nghiên cứu về công ty cổ phần và hoạt động kinh doanh của công ty
cổ phần có thể kể đến cuốn sách Thành lập, Tổ chức và điều hành hoạt động
công ty cổ phần của tác giả Đoàn Văn Trường (1996), cuốn sách Phân tích
Trang 9
hoạt động kinh doanh của các tác giả Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê
Thị Minh Tuyết đồng chủ biên (2013). Những cuốn sách này cung cấp khái
niệm về công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, hệ thống chỉ
tiêu phân tíchhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyển sách này có
ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đỡ các giảng viên trong các trường Cao đẳng,
Đại học biên soạn bài giảng, là tài liệu cho sinh viên nghiên cứu học tập, và
đóng vai trò kim chỉ nam cho cá nhân và đoàn thể trực tiếp làm kinh doanh.
2.2. Cáccông trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới có những công trình nghiên cứu khoa học về du lịch và kinh
doanh lữ hành. Những nghiên cứu được biết đến nhiều nhất là Kinh doanh lữ
hành của Liên minh Châu Âu và các hãng lữ hành Vương quốc Anh, cuốn
Cẩm nang nghiệp vụ quản trị lữ hành của Robert T. Reilly tái bản lần hai,
cuốn Tư vấn nghề nghiệp lữ hành của David Wright, cuốn Tự điển khách sạn,
lữ hành và du lịch của Charles J. Wetelka, cuốn Phát triển nghề lữ hành của
Ganon và Ociepka tái bản lần sáu, cuốn Tourism and sustainability của Mike
Stable…cung cấp khái quát về ngành du lịch, kinh doanh lữ hành và thị
trường khách giúp độc giả và nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông qua
những kiến thức căn bản và dễ hiểu.
2.3. Nhận xét
Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước về du lịch,
kinh doanh lữ hành, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần được rất nhiều
tác giả vận dụng vào nghiên cứu các chuyên đề ở một số đơn vị doanh nghiệp
cụ thể và có những đóng góp có giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp đó.
Nghiên cứu du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và lữ hành của các doanh
nghiệp lữ hành không phải là một đề tài mới nhưng các công trình nghiên cứu
trước đây vẫn chưa giải quyết triệt để những yêu cầu của vấn đề nghiên cứu
cho phù hợp với xu hướng phát triển mới hiện nay.
Trang 10
Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu hoạt động
kinh doanh lữ hành nội địa của loại hình doanh nghiệp cổ phần trên một đơn
vị địa bàn tại TP. Hồ Chí Minh. Sự khác biệt và mới mẻ của luận văn là trên
cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận để tiến hành phân tích thực trạng, từ đó đề
xuất một số giải pháp có giá trị thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ
hành nội địa đối với công ty cổ phần, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động
kinh doanh lữ hành nội địa của các doanh nghiệp lữ hành để xác định ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đề xuất các giải pháp phù hợp
nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần
kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ đặt ra cho đề tài bao gồm
các nội dung sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ
hành nội địa đốivới các công ty cổ phần.
- Phân tích thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá hiệu quả đạt được, những thành công, những hạn
chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu
quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành
nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Trang 11
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh lữ hành nội
địa của các công ty cổ phần.
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, đề tài có tham khảo hoạt động kinh doanh của một số doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để bổ trợ
cho việc so sánh năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh đạt được nhằm đưa
ra các giải pháp thiết thực, hữu hiệu và phù hợp nhất đối với việc tăng cường
hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần trên địa bàn
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh chương trình
du lịch nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ
Chí Minh.
- Về thời gian: các số liệu liên quan đến đề tài được thu thập trong giai
đoạn 2010 – 2013, các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
5. Phƣơngpháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu trên, các
phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp thu thập xử lý tài liệu: Tiến hành thu thập thông tin thứ
cấp từ sách, báo, tạp chí, báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ
Chí Minh và của các ngành có liên quan, tài liệu từ hội thảo - semina về du
lịch và kinh doanh lữ hành, từ các website của các công ty cổ phần du lịch
trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: phân tích đánh giá hiệu
quả kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh.
Trang 12
- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: tiến hành phát 25 phiếu
điều tra dành cho Giám đốc/ Phó Giám đốc các công ty cổ phần du lịch về kết
quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa từ năm 2010 đến 2013, tình hình
nguồn nhân lực và thị trường khách. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phát
650 phiếu khảo sát dành cho khách du lịch nội địa về chương trình du lịch và
dịch vụ lữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh. Thời gian điều tra và khảo sát từ tháng 11 năm 2013 đến
tháng 06 năm 2014. Kết quả thu về được 17 phiếu điều tra và 605 phiếu khảo
sát hợp lệ.
- Phương pháp chuyên gia: luận văn có tham khảo ý kiến Giám đốc/
Phó giám đốc các công ty cổ phần du lịch và ý kiến của các cơ quan quản lý
lãnh đạo nhà nước về du lịch.
6. Nội dung của luận văn
Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được bố cục như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ hành
nội địa đốivới các công ty cổ phần.
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các
công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các
công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Trang 13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH
VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành
1.1.1. Khái niệm vềkinhdoanhlữ hành nói chung
Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012), Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, kinh doanh lữ hành tiếp cận theo nghĩa rộng được hiểu là
doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong
quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực
tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh
lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ
và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và nhu cầu
khác của khách du lịch.
Tiếp cận lữ hành ở phạm vi hẹp, kinh doanh lữ hành được phân biệt với
hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí.
Trên cơ sở đó, kinh doanh lữ hành được định nghĩa là kinh doanh chương
trình du lịch trọn gói.
Khoản 14, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005), giải thích từ ngữ: “Lữ
hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch”. Theo khái niệm này thì kinh doanh lữ hành
là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục
đích sinh lợi; sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch.
Như vậy, kinh doanh lữ hành ở đây thực hiện các chức năng: chức năng
sản xuất ra sản phẩm, chức năng thông tin, chức năng thực hiện.
1.1.2. Khái niệm vềkinhdoanhlữ hành nội địa
Theo Điều 43, Mục 2 Luật Du Lịch Việt Nam (2005), kinh doanh lữ
hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.
Trang 14
Cách thức chia này dựa trên lãnh thổ thường trú của khách du lịch. Khách du
lịch của một quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó được gọi là khách
nội địa và lĩnh vực kinh doanh lữ hành phục vụ đối tượng khách này gọi là
kinh doanh lữ hành nội địa. Khách đi du lịch ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc
gia mình gọi là khách du lịch quốc tế và lĩnh vực kinh doanh phục vụ đối
tượng khách này gọi là kinh doanh lữ hành quốc tế.
Điều 45, Mục 2 Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa như sau:
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
cho khách du lịch nội địa;
Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện
chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;
Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các
quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,
giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến
du lịch;
Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có
yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên
trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại doanhnghiệp kinhdoanhlữhành
a/ Phân loại theo hình thức sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh lữ hành do một cá
nhân làm chủ, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô thời hạn về các
khoản nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Nhà nước, về địa vịvà pháp lí thì doanh nghiệp nhà nước
trong kinh doanh lữ hành cũng giống như doanh nghiệp nhà nước nói chung.
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhà nước đóng vai trò định hướng
Trang 15
phát triển, điều tiết trong quan hệ cung cầu và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước và cộngđồng dân cư.
Doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp
do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng
liên doanh theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi bên liên doanh
chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn pháp định của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khác có: Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty cổ phần
có 100% vốn nước ngoài…
b/ Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh lữ hành
Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại:
Kinh doanh đại lý lữ hành (đại lý lữ hành bán lẻ)
Kinh doanh chương trình du lịch (công ty du lịch lữ hành)
Kinh doanh tổng hợp (công ty du lịch)
Căn cứ vào phương thức và chức năng hoạt động có các loại:
Kinh doanh lữ hành gửi khách (công ty gửi khách)
Kinh doanh lữ hành nhận khách (công ty nhận khách)
Kinh doanh lữ hành kết hợp (công ty du lịch tổng hợp)
Căn cứ vào quy định của Luật Du lịch Việt Nam (2005) có các loại:
Kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh lữ hành quốc tế
c/ Phân loạitheo quy mô
Thông thường tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô sẽ dựa vào
nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu. Với cách phân loại này, nhà đầu tư
sẽ lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, về phía Nhà nước sẽ dễ
dàng hơn trong công tác phân loại quản lý doanh nghiệp. Phân chia theo quy
mô được chia thành 2 loại doanh nghiệp:
Trang 16
Doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay thì doanh
nghiệp lữ hành lớn có lợi thế cạnh tranh và dần tăng về số lượng doanh
nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết và hợp tác chia sẻ quyền lợi và
kinh nghiệm trong kinh doanh.
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành
1.2.1. Nguồn gốc của kinhdoanhlữ hành
Đầu thế kỷ 17, Renotdo Teofract (1576 - ) người Pháp đã “xây nền, đổ
móng, dựng khung” cho hoạt động kinh doanh lữ hành ngày nay và được xem
là ông tổ của quảng cáo sản phẩm du lịch bằng in ấn. Ông thành lập hãng kinh
doanh tổng hợp mang tên “Gà trống vàng” gồm ngân hàng, vận chuyển khách
và hành lý, cho thuê đồ, tổ chức cung ứng các dịch vụ cho quá trình thực hiện
các cuộc di chuyển của con người nhằm mục đích lợi nhuận.
Năm 1841, Thomas Cook người Anh (1808 – 1892) tổ chức một chuyến
tham quan đặc biệt trên tàu hỏa Leicester đến Lafburrory dài 12 dặm cho 570
khách đi dự hội nghị. Giá dịch vụ vận chuyển là 1 shilling một hành khách.
Năm 1842 Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên
nghiệp ở Anh và là văn phòng du lịch có tính chuyên nghiệp đầu tiên trên thế
giới.Từ đó ngành công nghiệp lữ hành bắt đầu hình thành. Năm 1892 Thomas
Cook mất, con trai John Masson Cook kế tục sự nghiệp từ sau 1893.
1.2.2. Đặcđiểm của kinhdoanhlữ hành
Cuối thế kỷ 20, thế giới có sự thay đổi đáng kể về gia tăng dân số, mức
sống được cải thiện và nâng cao, khoa học công nghệ phát triển, giao thông
vận tải thuận tiện và giá rẻ,…làm tiền đề cho du lịch phát triển mạnh mẽ.
Theo đó kinh doanh lữ hành cũng có sự tăng trưởng và mang hai đặc điểm:
Trang 17
mở rộng nội dung của kinh doanh lữ hành, tập trung tư bản cao và tăng cường
liên kết ngang và liên kết dọc.
Mở rộng nội dung, phạm vi, đa dạng hóa thể loại kinh doanh lữ hành.
Biểu hiện thứ nhất của xu hướng này là tăng nhanh về số lượng các doanh
nghiệp, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, có sự phân chia
chức năng chính, phạm vi hoạt động trên thị trường du lịch một cách rõ ràng.
Biểu hiện thứ hai của xu hướng này là sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
lữ hành, nhằm khai thác hết khả năng và nguồn lực sẵn có của mỗi doanh
nghiệp với mục đích đạt lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh.
Xu hướng tập trung tư bản cao, tăng cường liên kết ngang, dọc tạo ra tính
độc quyền cao của các hãng trong kinh doanh lữ hành. Biểu hiện của xu
hướng này là sự độc quyền và chiếm lĩnh phần lớn thị trường của các hãng lữ
hành và hình thành các tổ hợp, đại lý đặc quyền toàn quốc với sự nổi tiếng
của hãng “Hỏi ngài Foster”. Đó là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến
sự liên kết hoặc tự nguyện hoặc bắt buộc liên hiệp để đủ sức cạnh tranh.
Sự tăng trưởng nhanh và vững chắc lượng khách du lịch cùng sự thay đổi
tập quán tiêu dùng du lịch. Biểu hiện của sự tăng trưởng là lượng khách tăng
mạnh vào cuối thế kỷ 20, việc lựa chọn điểm đến du lịch của khách cũng thay
đổi, các chuyến du lịch không còn tập trung theo mùa mà nó còn được thực
hiện quanh năm với nhiều mục đích khác nhau, độ dài chuyến đi ngắn hơn và
sử dụng dịch vụ lưu trú đa dạng hơn, có sự thay đổi điểm xuất phát nguồn
khách, dịch vụ lữ hành ngày càng đa dạng và phức tạp.
1.2.3. Bản chất và vai trò của kinhdoanh lữ hành
1.2.3.1. Bản chấtcủa kinh doanh lữ hành
Xuất phát từ mâu thuẫn trong mối quan hệ cung cầu du lịch và đặc điểm
tiêu dùng du lịch, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một yếu tố khách
quan đối với sự phát triển của ngành du lịch giữ vị trí trung gian, thực hiện vai
trò phân phốisảnphẩm dulịch và sảnphẩm của các ngành kinh tế khác.
Trang 18
1.2.3.2. Vaitrò của kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành với vị trí là trung gian nên đóng vai trò phân phối
sản phẩm trong du lịch, mang lại lợi ích đồng thời cho các nhà sản xuất,
người tiêu dùng du lịch, điểm đến du lịch và cho chính mình.
a/ Lợi ích cho nhà sản xuất
Thông qua các nhà kinh doanh lữ hành, các nhà sản xuất tiêu thụ được số
lượng lớn sản phẩm, bảo đảm việc cung cấp sản phẩm một cách có kế hoạch,
thường xuyên và ổn định. Nhờ có thị trường khách thường xuyên ổn định mà
các nhà sản xuất chủ động được trong hoạt động kinh doanh, tập trung được
nguồn lực, tránh được lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ.
Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa hai bên nhà sản xuất đã chuyển bớt
rủi ro trong kinh doanh tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành đồng
thời giảm bớt được chi phí trong xúc tiến, khuếch trương sản phẩm.
b/ Lợi ích cho khách du lịch
Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức. Khách có cơ hội tốt trong
việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội, chủ động trong chi, thừa
hưởng tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức thực hiện chương trình
du lịch, tạo sự an tâmvà bảo đảm an toàn, sử dụng quỹ thời gian hợp lý.
c/ Lợi ích cho điểm đến du lịch
Bản chất của kinh doanh lữ hành là thu hút khách. Các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành tạo ra mạng lưới Marketing tại chỗ thu hút khách du lịch
đến với các điểm du lịch. Khi có khách du lịch đến một điểm du lịch sẽ mang
lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tại điểm đó, đặc biệt là lợi íchvề kinh tế.
d/ Lợi ích cho nhà kinh doanh lữ hành
Nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường lữ hành nhờ vào lượng khách
lớn và sự ưu đãi của các nhà cung cấp và điểm đến du lịch.
Trang 19
1.3. Kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch
1.3.1. Khái niệm công ty cổ phần du lịch và các mô hình kinh doanh lữ
hành nội địa
1.3.1.1. Kháiniệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
a/ Kháiniệm công ty cổ phần
Theo Điều 77, Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, công ty cổ phần
được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,
- Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03
và không hạn chế số lượng tối đa,
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp,
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của
Luật này,
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày có giấychứng nhận
đăng ký kinh doanh,
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn.
b/ Kháiniệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
Thực tế, chưa có khái niệm rõ ràng về công ty cổ phần kinh doanh lữ
hành nội địa. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm về công ty cổ phần (Điều 77,
Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005) và khái niệm về kinh doanh lữ hành
nội địa (Điều 4, Luật Du lịch năm 2005) có thể đưa ra khái niệm như sau:
Công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau, có ít nhất là 03 cổ đông và có quyền phát hành chứng khoán để huy
Trang 20
i
t
i
nhánh
i
i
i
i t ị
i
t i lị t
t t i
i
í
t
ị Khách i
t ạn
í ti
động vốn trong việc xây dựng, quảng cáo, tổ chức, bán và thực hiện các
chương trình du lịch trong nước dànhcho khách nội địa.
1.3.1.2. Cơ cấu tổchứccủa công tycổphần du lịch kinh doanh lữhành nội địa
Cơ cấu tổ chức của các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa phụ
thuộc vào các yếu tố: phạm vi địa lý, nội dung hoạt động, môi trường kinh
doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, yếu tố cơ bản mang tính chất
quyết định khả năng tài chính và nhân lực của côngty là phạm vi địa lý và nội
dung hoạt động của công ty. Về cơ bản, sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ
phần gần giống với sơ đồ cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành nói chung.
Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành, trang 72 (Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Tái bản lần 3, 2012), sơ đồ được thể hiện như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành
Nguồn: Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành (2012)
Hội đồng quản trị: quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty
như chiến lược, chính sách.
Giám đốc:là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của côngty.
Trang 21
Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của côngty lữ hành gồm:
- Khối các bộ phận du lịch, gồm ba phòng: thị trường, điều hành, hướng
dẫn,nhận phần lớn các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
lữ hành. Quy mô của phòng ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung tính chất
hoạt động của công ty.
- Khối các bộ phận tổng hợp: thực hiện các chức năng tài chính, kế toán
và tổ chức hành chính. Bộ phận này giữ vai trò là người giữ tài sản của công
ty, thu tiền hợp đồng kinh doanh, chi trả cho đối tác, trả lương nhân viên, báo
cáo tài chính công ty, khai thuế và nộp thuế cho nhà nước.
- Khối các bộ phận hỗ trợ và phát triển: là phương tiện phát triển của
doanh nghiệp lữ hành, các bộ phận này thỏa thuận nhu cầu của công ty về lưu
trú, vận chuyển và mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh.
- Các chi nhánh đại diện: được thành lập tại các điểm du lịch hoặc tại các
nguồn khách du lịch chủ yếu thực hiện vai trò là đầu mối tổ chức thu hút
khách hoặc đầu mối triển khai các hoạt động theo yêu cầu chương trình du
lịch của công ty tại các điểm du lịch, khuếch trương cho công ty và thu thập
thông tin để báo cáo kịp thời mọi thay đổi cho lãnh đạo. Trong điều kiện nhất
định, chi nhánh có thể phát triển thành công ty con trực thuộc công ty mẹ.
1.3.1.3. Các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ
phần du lịch
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng du lịch, đặc điểm của sản
phẩm và điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều mô hình tổ chức kinh
doanh khác nhau.
Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa có các mô hình: tổ chức kinh doanh
lữ hành nội địa độc lập phát triển chuyên sâu, tổ chức kinh doanh lữ hành nội
địa nằm trong công ty du lịch, tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa trong tập
đoàn kinh doanh đa ngành – đa lĩnh vực.
Trang 22
Căn cứ vào hình thức liên doanh có các mô hình: liên doanh các doanh
nghiệp có kinh doanh lữ hành nội địa, liên doanh giữa doanh nghiệp có kinh
doanh lữ hành nội địa với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, kinh doanh
tại điểm du lịch.
1.3.2. Quytrình kinhdoanhlữ hành nội địa
Kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm đáp
ứng một cách tốt nhất nhiều nhu cầu khác nhau khi đi du lịch của khách. Hoạt
động tạo ra dịch vụ và hàng hóa của các nhà kinh doanh lữ hành nội địa bao
gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác. Trong
đó,sảnphẩm chính yếu là chương trình du lịch nội địa.
1.3.2.1. Chươngtrình du lịch nội địa
Trong các nghiên cứu khoa học về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất
định nghĩa về chương trình du lịch. Một số định nghĩa tiêu biểu như sau:
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 13 Điều 4 giải thích từ
ngữ: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình
được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm
kết thúc chuyến đi”.
Trong giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012) của Đại học Kinh tế
Quốc dân, định nghĩa: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng
hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu
khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác
định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách [25, tr.161].
Trong luận án Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ
hành trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh đưa ra định nghĩa về
chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch là sự liên kết, sắp đặt dịch
vụ thăm quan, giải trí với ít nhất một dịch vụ khác của nhà cung cấp với thời
gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã xác định trước. Nó được bán khi
thực hiện chuyến đi [21, tr.24].
Trang 23
Như vậy, căn cứ vào thị trường khách du lịch và trên cơ sở những khái
niệm chương trình du lịch, có thể đưa ra định nghĩa chương trình du lịch nội
địa là chương trình du lịch trong nước trọn gói dành cho khách nội địa.
1.3.2.2. Đặctính của các chương trình du lịch nội địa
Chương trình du lịch nội địa cũng mang các đặc tính của chương trình du
lịch trọn gói gồm: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính phụ thuộc vào uy
tín nhà cung cấp, tính dễ bị sao chép, tính thời vụ cao và khó bán.
Tính vô hình của chương trình du lịch nội địa biểu hiện ở chỗ nó không
phải là thứ có thể cân đo, đong đếm, sờ nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước
khi mua mà phải tiêu dùng để trải nghiệm chứ không phải là sở hữu nó.
Tính không đồng nhất của chương trình du lịch nội địa biểu hiện ở chỗ
nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện
khác nhau vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành không kiểm soát được.
Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp, các dịch vụ có trong
chương trình du lịch nội địa gắn liền với các nhà cung cấp, cũng dịch vụ đó
nếu không phải đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức
hấp dẫn đối với khách.
Tính dễ sao chép và bắt chước là do kinh doanh chương trình du lịch nội
địa không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiến tiến hiện đại, dung lượng vốn
ban đầu thấp.
Tính thời vụ cao và luôn bị biến động bởi vì tiêu dùng và sản xuất du
lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong
môi trường vĩ mô. Chương trình du lịch nội địa là sản phẩm dịch vụ có thời
gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau. Chất lượng của chuyến du
lịch nội địa chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm
lý xã hội của cả người sản xuất và cả người tiêu dùng.
Trang 24
Tính khó bán của chương trình du lịch nội địa là kết quả của các đặc tính
nói trên. Tính khó bán còn do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương
trình du lịch nội địa.
1.3.2.3. Quy trình xây dựng và tổ chức xúc tiến bán các chương trình du lịch
nội địa
Chương trình du lịch nội địa khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu
cầu chủ yếu gồm: tính khả thi, tính phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp
ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy hành vi
mua và quyết định mua của khách du lịch. Để đạt được những yêu cầu đó
chương trình du lịch nội địa phải được xây dựng theo quy trình sau:
- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường nội địa, nghĩa là nghiên cứu nhu cầu
mong muốn của khách hàng mục tiêu và đặc điểm tiêu dùng của họ để thiết
lập được mối quan hệ giữa nội dung cơ bản của chương trình du lịch với đặc
điểm thị trường khách cụ thể (động cơ và mục đích chuyến đi, quỹ thời gian
rỗi, khả năng chi trả, thói quen tiêu dùng,…).
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng, thể hiện ở các yếu tố tài nguyên du lịch
và khả năng sẵn sàng tiếp đón phục vụ khách du lịch. Nghiên cứu các nhà
cung ứng dịch vụ thông qua việc đánh giá uy tín, số lượng, chất lượng, giá cả
từng loại dịch vụ và mối quan hệ với côngty lữ hành.
- Khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành nội địa. Căn cứ vào khả
năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, uy tín, thương hiệu… các
công ty lữ hành nội địa có thể lựa chọn chương trình du lịch nội địa và thị
trường mục tiêu phù hợp.
Trên cơ sở nghiên cứu ba nội dung trên, các công ty cổ phần du lịch kinh
doanh lữ hành nội địa có thể xây dựng chương trình du lịch nội địa cho công
ty mình tuân thủ các nội dung sau:
- Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch nội địa,
Trang 25
- Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa của chương trình,
- Xây dựng tuyến hành trình cơ bản,
- Xây dựng phương án vận chuyển,phương án lưu trú, ăn uống,
- Xác định giá thành của chương trình,
- Xây dựng những quy định của chương trình du lịch nội địa, những điều
chỉnh nhỏ hoặc bổ sung tuyến hành trình…
a/ Xác định giá thành (Z) và giá bán(G)
Giá thành của chương trình du lịch nội địa bao gồm toàn bộ những chi
phí trực tiếp mà công ty phải chi trả để thực hiện một chuyến thực hiện
chương trình du lịch nội địa. Chi phí tính cho một khách được gọi là giá thành
cho một lần thực hiện, chi phí tính cho cả đoàn khách được gọi là tổng chi phí
cho một lần thực hiện.Giá thành phụ thuộc vào chi phí cố định ( phí phương
tiện vận chuyển, phí hướng dẫn, chi phí khác) và chi phí biến đổi ( lưu trú, ăn
uống, vé tham quan, chi phí khác).Công thức tính giá thành như sau:
Giá thành cho một khách: z = VC +
Tổng chi phí cho cả đoànkhách: = z.Q
Trong đó:
z: Giá thành cho một khách
Z: Tổng chi phí cho cả đoàn khách
Q: Số thành viên trong đoàn
FC: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách
VC: Tổng chi phí biến đổitính cho một khách
Phương pháp tính giá thành: có 2 phương pháp
Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí bao gồm
phí biến đổi và phí cố định.
Trang 26
Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình gồm tổng phí biến
đổi và phí cố định của tổng thời gian (ngày) thực hiện chương trình du lịch.
Xác địnhgiá bán của mộtchương trình du lịch(G)
Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi được cấu thành bởi các yếu
tố như: giá thành, chi phí khác, lợi nhuận, thuế giá trị gia tăng,…
Công thức tính: G= Z + Ck + Cb + P + T , Trong đó:
G: Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi tính cho một khách
Z: Giá thành chương trình du lịch của chuyến đi tính cho một khách
Ck: Chi phí khác (khấu hao tài sản, quản lý, xây dựng chương trình,..)
Cb: Chi phí bán P: Lợi nhuận T: Thuế
b/ Tổ chức xúc tiến
Xúc tiến là quá trình kết hợp truyền thông trong kinh doanh chương trình
du lịch nội địa nhằm mục đích truyền tin về các chương trình du lịch nội địa
đến khách du lịch trên thị trường mục tiêu giúp khách nhận thức được sản
phẩm kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch, dẫn dụ
họmua và trung thành với sản phẩm của công ty.
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp gồm: quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ
công chúng thúc đẩy tiêu thụ, chào hàng trực tiếp. Việc lựa chọn các hoạt
động xúc tiến phải dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng gồm: bản chất,
đặc điểm của từng loại chương trình du lịch nội địa mà công ty đưa ra thị
trường, mục tiêu mà tham vọng truyền thông hướng tới, các giai đoạn trong
chu kỳ sống của chương trình du lịch nội địa, tình huống mà công ty phải đối
mặt, vị trí của công ty trên thị trường mục tiêu, ngân quỹ dành cho xúc tiến.
c/ Tổ chức các kênh tiêu thụ chương trình du lịch nội địa
Kênh tiêu thụ chương trình du lịch nội địa là một hệ thống tổ chức dịch
vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho
khách du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng sản
Trang 27
phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm nguồn khách chính mà các công ty cổ phần
kinh doanh lữ hành nội địa có thể lựa chọn kênh tiêu thụ thích hợp. Kênh
phân phối sản phẩm chương trình du lịch nội địa về cơ bản gần giống với
kênh phân phối sản phẩm du lịch. Trong Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ
hành, trang 217 (Đại học Kinh tế Quốc dân, Tái bản lần 3, 2012), sơ đồ Hệ
thống kênh phân phối sản phẩm du lịch được thể hiện như sau.
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối sản phẩm du lịch
SẢN
PHẨM
DU
LỊCH
Chi nhánh văn
phòng đại diện
Đại lý
du Đại lý
lịch du lịch
bán bán lẻ
buôn
KHÁCH
DU
LỊCH
Nguồn: Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành (2012)
d/ Tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa
Tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa gồm 2 phần. Phần 1 là
toàn bộ những công việc từ chuẩn bị, bố trí, điều phối, theo dõi, kiểm tra,
giám sát do bộ phận điều hành chủ đạo thực hiện. Phần 2 gồm các công việc
của hướng dẫn viên từ khi đón khách đến tiễn khách và kết thúc chương trình
du lịch nội địa. Quy trình thực hiện chương trình du lịch nội địa gồm:
- Thỏa thuận với khách du lịch nội địa, công ty phải đạt được sự thống
nhất về nội dung chương trình của chuyến đi và giá cả với khách.
- Chuẩn bị thực hiện do điều hành nội địa sắp xếp (đặt dịch vụ, phương
án giải quyết các vấn đề phát sinh, điều động giao nhiệm vụ cho hướng dẫn).
- Thực hiện chương trình du lịch nội địa (đón khách, hướng dẫn tham
quan, tiễn khách).
Trang 28
- Hoạt động kết thúc chương trình du lịch nội địa (hướng dẫn viên làm
báo cáo tổng hợp và thanh toán, giải quyết phàn nàn và kiến nghị của khách,
thanh toán với đối tác, hạch toán chuyến đi).
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 của luận văn tác giả đã hệ thống những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, khái niệm kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và
tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trong nước cho khách du lịch nội
địa. Tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tư cách pháp nhân mà doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau.
Thứ hai, Thomas Cook được xem là cha đẻ của kinh doanh lữ hành.
Cuối thế kỷ 20, kinh doanh lữ hành phát triển mang đặc điểm mở rộng nội
dung kinh doanh, tập trung tư bản cao và tăng cường liên kết ngang và liên
kết dọc. Vai trò của kinh doanh lữ hành là mang lại lợi ích cho nhà sản xuất,
người tiêu dùng du lịch, điểm đến và cho chính nhà kinh doanh lữ hành. Ở
Việt Nam, hoạt động kinh doanh lữ hành thực sự phát triển vào thời đổi mới.
Thứ ba, khái niệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau, có ít nhất là 03 cổ đông và có quyền phát hành
chứng khoán để huy động vốn trong việc xây dựng tổ chức, bán và thực hiện
các chương trình du lịch trong nước cho khách nội địa. Sản phẩm chính là
chương trình du lịch trọn gói. Đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
dựa trên hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả kinh doanh và chỉ tiêu
tương đối để xác định thị phần, mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh.
Trang 29
Năm Khách Nộiđịa (lƣợt)
2005 3.000.000
2006 3.800.000
2007 4.550.000
2008 5.400.000
2009 5.670.000
2010 6.000.000
2011 6.900.000
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ
hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM
2.1.1. Điều kiện để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn
Quận 3, TP. HCM
2.1.1.1. Cầu thịtrường khách du lịch nội địa lớn
Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, dân số khoảng 8 triệu người
(2013), có nền kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu hưởng thụ dịch vụ của
người dân tăng theo đặc biệt là nhu cầu du lịch trong nước nhờ vào giá dịch
vụ rẻ, phương tiện vận chuyển đa dạng, dịch vụ ăn uống và lưu trú phong phú.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM thì khách du
lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm với tỷ lệ từ 20 đến 30%/ năm, doanh thu
du lịch tăng bình quân 27 %/ năm (năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, năm 2013
đã là 83.191 tỷ đồng) chiếm 44,5% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng
góp 11 % GDP của thành phố.
Bảng 2.1:Thống kê lượt khách nội địa của TP. HCM giai đoạn 2005- 2011
Nguồn:Viện Nghiên cứu Pháttriển Du lịch (2012)
Trang 30
Năm
TP. HCM(I) (đvt: tỷ đồng) Tỷ trọng Việt Nam (II) (đvt: tỷ đồng)
Thực hiện % cùng kỳ (I) / (II) Thực hiện % cùng kỳ
2006 16.200 +21.35% 45% 36.000 +20%
2007 24.000 +48.15% 42.85% 56.000 +55%
2008 31.000 +29.17% 51.67% 60.000 +7%
2009 38.334 +23.65% 56.37% 68.000 +9%
2010 44.918 +17.17% 47.28% 95.000 +40%
2011 56.842 +26.55% 43.72% 130.000 +30%
2012 71.279 +25.30% 44.50% 160.000 +23%
2013 83.191 +17.00% 42.00% 200.000 +25%
Loại hình / Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lữ hành quốc tế 215 275 281 291 337 400 458 502
Lữ hành nội địa 237 266 289 293 318 314 351 356
Văn phòng đại diện 0 0 0 24 11 7 8 8
Tổng số 452 541 570 608 666 721 817 866
Bảng 2.2:Doanh thu du lịch TP. HCM so với cả nước giai đoạn 2006-2013
Nguồn:Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch TP. HCM (2013)
2.1.1.2. Cungdịch vụ, hàng hóa đa dạng và phong phú
Về Dịch vụ lữ hành: Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.
HCM số doanh nghiệp lữ hành tăng mạnh từ 452 doanh nghiệp (năm 2006)
tăng lên 818 doanh nghiệp (06/2013), trong đó có 356 doanh nghiệp lữ hành
nội địa và 502 doanh nghiệp lữ hành quốc tế - nội địa. Các doanh nghiệp lữ
hành này luôn nằm trong danh sách các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của
cả nước về quy mô kinh doanh, doanh thu nộp ngân sách, cung cấp sản phẩm
là các chương trình du lịch đa dạng, phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.
Bảng 2.3:Số liệu doanhnghiệp lữ hành tại TP. HCM giai đoạn 2006-2013
Nguồn:Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch TP. HCM (2013)
Trang 31
Về cơ sở lưu trú: Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch thành phố phát triển
nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, số khách sạn được xếp hạng sao
tăng. Năm 2006 có 801 cơ sở lưu trú du lịch với 20.982 phòng được xếp
hạng, phân loại. Đến 2013 đã có 1.957 cơ sở lưu trú du lịch với 49.787 phòng
đã được phân loại, xếp hạng theo Nghị định 92 gồm: 1.402 khách sạn với
37.273 phòng từ 1 đến 5 sao, trong đó có 100 khách sạn từ 3-5 sao với 12.221
phòng, 553 cơ sở lưu trú du lịch với 7.299 phòng đạt tiêu chuẩn kinh doanh
lưu trú du lịch, 01 khu căn hộ du lịch cao cấp với 240 căn hộ cho thuê, 01
bệnh viên khách sạn 5 sao với 150 phòng bệnh.
Hiện nay, TP. HCM có 14 khách sạn 5 sao Caravelle, Sheraton Saigon,
Movenpick, New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor
Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyat, Majestic, Nikko Sai Gon, Rex,
InterContinential Asian Saigon với tổng cộng 4.587 phòng. Các khách sạn
này đều do các tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton
quản lý và tập trung tại Quận 1 được tạp chí “Leisure and Traveller” bầu chọn
tốt nhất thế giới. Theo kế hoạch phát triển du lịch của thành phố, dự kiến
2020 thành phố sẽ có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao.
Về nhà hàng, khu giải trí, mua sắm và điểm tham quan: TP. HCM tập
trung nhiều nhà hàng danh tiếng phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân
thành phố và khách du lịch tại các khu trung tâm Quận 1, Quận 3, Quận 7 như
khu ẩm thực chợ Bến Thành, hệ thống nhà hàng sang trọng Âu – Á (nhà hàng
Stik, Nam Kha, Au Manoiir De Khai, Ming Dynasty, Zen Việt, D’house,…).
Bên cạnh đó, TP. HCM có nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm như trung
tâm thương mại Aeon Mall, Vincom, Bitexco, Parkson, và nhiều điểm tham
quan nổi tiếng như Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Thảo cầm viên Sài Gòn,..
Trang 32
2.1.1.3. Nănglực cạnh tranh và năng lực kinh doanh của các công ty cổ phần
Điều kiện về nhân tố con người
Các trường đào tạo về du lịch chuyên nghiệp ở TP. HCM như Trường
Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, Cao đẳng nghề Du lịch Sài
Gòn, Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo các
ngành nghề quản trị kinh doanh lữ hành, khách sạn cung ứng nguồn nhân lực
cho các doanh nghiệp du lịch và lữ hành tại TP. HCM.
Môi trường sống ở TP. HCM làm cho con người năng động, sáng tạo, có
điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, trao dồi ngoại ngữ. Khi vào làm việc
tại các doanh nghiệp, họ phát huy tối đa nội lực.
Điều kiện về trình độ quản lý kinh doanh lữ hành
Đặc điểm của công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là trình
độ quản lý chuyên nghiệp của Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Hội đồng cổ
đông bởi phần lớn họ được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn quản lý tại các
trường danh tiếng ở Việt Nam và nước ngoài, có kinh nghiệm làm việc và có
khả năng quản lý điều hành công ty để đưa ra các chiến lược, tầm nhìn chuẩn
xác mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa các công ty
Các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn
Quận 3, TP. HCM tọa lạc trên vị trí đắc địa bậc nhất của thành phố, bán kính
cách Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng như Ủy ban nhân dân TP. HCM
trong vòng 2km đến 10km. Vì vậy, những chiến lược và chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp được các công ty tiếp nhận nhanh chóng, vị trí cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiếp đón tham vấn dịch vụ và đón – tiễn khách du lịch.
Quy mô kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch được mở rộng, chú
trọng về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật với trang thiết bị hiện đại như hệ thống
máy vi tính phục vụ kinh doanh tour trực tuyến, phần mềm đặt giữ vé máy
bay, đầu tư phương tiện vận chuyển mới, văn phòng có điều hòa, wifi…
Trang 33
2.1.1.4. Kếtcấu hạ tầng phụcvụ khách du lịch nội địa
Các điều kiện quan trọng để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa là cơ
sở vật chất và hạ tầng phục vụ khách du lịch như hệ thống đường xá, các
phương tiện giao thông, các côngtrình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc.
Hệ thống nguồn điện
Hệ thống điện của thành phố do Tổng công ty điện lực TP. HCM cung
ứng dịch vụ, lưới truyền tải do Tổng công ty quản lý gồm 6,33 km đường dây
220kV; 0,59 km cáp ngầm 220kV; 600,92 km đường dây 110kV và 32,71 km
cáp ngầm 110kV cung cấp cho 46 trạm trung gian 110kV với tổng dung
lượng máy biến thế lắp đặt là 4.871 MVA. Tổng sản lượng điện thương phẩm
năm 2013 là 17,651 tỷ kWh cung cấp cho nông lâm, thủy, hải sản chiếm tỷ
trọng 0,27%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40,71%; thương nghiệp, khách
sạn chiếm 12,77%; tiêu dùng dân cư chiếm 40,07% và thành phần khác chiếm
6,17%. Tổng công ty hiện đang đầu tư các thiết bị tiết kiệm năng lượng và có
hiệu suất cao đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt cho doanh nghiệp và người dân của thành phố.
Hệ thống nguồn nước sinh hoạt
TP. HCM khai thác lấy nước trực tiếp trên sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn, Hồ Trị An và Hồ Dầu Tiếng đảm bảo 100% yêu cầu cấp nước sinh hoạt
người dân toàn thành phố, doanh nghiệp kinh doanh và các khu công nghiệp
tập trung.
Đường sá
TP. HCM là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Vận tải thủy
có đường biển chiếm 29%, đường sông chiếm 20% tổng khối lượng thông qua
đầu mối thành phố, đường bộ chiếm 44% vận tải hàng hóa và chiếm 85,6%
vận tải khách.
Trang 34
TP. HCM có bốn cảng chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng
cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất thuyết, Bình Lợi, Bình
Phước và khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách.
Giao thông hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất, là phi trường lớn nhất
Việt Nam về quy mô, diện tích và công suất nhà ga phục vụ nhu cầu đi lại và
du lịch với các hãng hàng không như Vietnamairline, Jetstar, Vietjetair phục
vụ hàng trăm chuyến bay mỗi ngày trên phạm vi cả nước và quốc tế.
Giao thông đường sắt của thành phố có nhà ga Sài Gòn, là nhà ga lớn
nhất khu vực phía Nam phục vụ vận chuyển khách du lịch và nhu cầu đi lại
trong phạm vi cả nước với giá ưu đãi. Từ ga Sài Gòn có thể đi đến các nhà ga
có trạm dừng là điểm đến du lịch hấp dẫn như Sài Gòn – Phan Thiết, Sài Gòn
– Nha Trang, Sài Gòn – Huế, Sài Gòn – Hà Nội…
Giao thông đường bộ có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa
ngõ Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình, Ký Thủ Ôn, Văn Thánh và
các tuyến đường mới như đại lộ Đông – Tây, tuyến cao tốc Sài Gòn Trung
Lương, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng
cách từ Đông sang Tây và ngược. Bên cạnh đó, thành phố có hơn 3.250 xe
buýt và 8.000 taxi đáp ứng nhu của người dân và khách di chuyển trong nội
thành và các hướng.
Thông tin liên lạc
TP. HCM có 23/24 quận, huyện đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
theo mô hình chung của thành phố. Đã có 17 phần mềm được triển khai phục
vụ gồm: 4 phần mềm xây dựng môi trường làm việc điện tử (G2E), 5 phần
mềm dịch vụ công (G2C và G2B), 3 phần mềm về quản lý xây dựng, 5 phần
mềm quản lý đất đai (ứng dụng GIS). TP. HCM là đơn vị đi đầu cấp phép trực
tuyến qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng
nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Trang 35
Hệ thống bưu điện phân bố đồng đều tại các quận, huyện của thành
phố. Trong đó, Bưu điện trung tâm phục vụ ký gửi vận chuyển hàng hóa trong
và ngoài nước, tham quan du lịch, thoại quốc nội và quốc tế. Các dịch vụ thuê
bao Mobiphone, Vinaphone, Viettel hoạt động mạnh cung cấp dịch vụ gọi
thoại và nhắn tin. Hệ thống cáp quang, cáp bán dẫn đồng dịch vụ truyền tải
Internet có FPT, Saigontourist, Viettel với các gói cước phù hợp.
2.1.1.5. Cơ chế chính sách tạo điều kiện cho kinh doanh lữ hành nội địa
phát triển
TP. HCM có sự ổn định về chính trị, bảo đảm an ninh cho sản xuất và
tiêu dùng du lịch. Đường lối chiến lược phát triển du lịch của Tổng cục du
lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. HCM đã định hướng và tạo điều
kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn
Quận 3, TP. HCM hoạt động hiệu quả.
Sựđầy đủ, toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật cùng công tác
kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật của các cơ quan công quyền
tại TP. HCM bảo đảm quyền lợi tối đa hoạt động kinh doanh các doanh
nghiệp lữ hành nội địa và bảo đảm tính an toàn cho khách du lịch.
2.1.2. Lợi thế để phát triển kinhdoanhlữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3
TP. HCM
2.1.2.1. Lợi thế về tài nguyên du lịch
TP. HCM là thành phố trẻ với hơn 300 năm lịch sử nhưng có những
công trình kiến trúc và văn hóa đa dạng phong phú, có lợi thế để phát triển
kinh doanh lữ hành nội địa. Các điểm tham quan đa dạng với hệ thống 11 bảo
tàng lịch sử, một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời
kỳ cùng nhiều nhà thờ theo phong cách Gothic, Roman xây dựng vào thế kỷ
19 và các công trình kiến trúc của thành phố thu hút khách tham quan như Trụ
sở Ủy ban, Nhà hát lớn, Dinh Độc Lập, Chùa Vĩnh Nghiêm, đài quan sát
Trang 36
Saigon SkyDeck. Các điểm đến bán kính 100 km như: địa đạo Củ Chi, khu dự
trữ sinh quyển Cần Giờ, Vũng Tàu, vườn quốc gia Nam Cát Tiên. TP. HCM
còn là nơi tập trung nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại với quy mô lớn được
đầu tư dịch vụ phong phú như công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Đại Nam, khu
du lịch Bình Quới, Văn Thánh,…
2.1.2.2. Lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội
TP. HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ gồm 19 quận và 5 huyện, diện tích 2.095 km2
, dân số 8 triệu người (2013),
khí hậu ôn hòa cả năm. Kinh tế thành phố chiếm 21,3% tổng sản phẩm GDP
của cả nước, đóng góp 29,38% tổng thu ngân sách. Nhờ vào điều kiện kinh tế
- xã hội đã tạo lợi thế cho hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công
ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM, cụ thể như sau:
- Nhờ vào dân số tập trung đông nên có nguồn khách du lịch tiềm năng
lớn để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa, tùy vào mục đích và động cơ
chuyến đi của người dân TP. HCM.
- Quá trình hội nhập phát triển của thành phố giúp các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nội địa thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp dễ dàng và
thuận tiện, giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong kinh doanh lữ hành nội địa.
- Tính tất yếu của thành phố hiện đại là sự ra đời và phát triển các
chương trình du lịch hội nghị, hội thảo, công vụ tạo điều kiện cho việc đa
dạng hóa sản phẩm kinh doanh lữ hành nội địa.
- Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh chóng ở TP. HCM tác
động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch trên
địa bàn Quận 3, TP. HCM, giúp các công ty chủ động điều chỉnh kế hoạch và
chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Thời gian nhàn rỗi 2 ngày nghỉ cuối tuần của người dân TP. HCM là
điều kiện thuận lợi để kinh doanh lữ hành nội địa cho chuyến đi cuốituần.
Trang 37
2.1.2.3. Lợi thế về đường lối chính sách của Đảng bộ và chính quyền
TP. HCM
Nước ta xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước bằng
pháp luật tạo môi trường pháp lý cho quá trình kinh doanh du lịch của doanh
nghiệpcũng như tạo lợi thế tác động tích cực tới cung - cầu trong kinh doanh
lữ hành nội địa.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng bộ và Chính quyền TP. HCM quán
triệt giúp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa yên tâm, tin tưởng, mở
rộng nội dung và phạm vi kinh doanh. Năm 2013, Ủy ban nhân dân TP. HCM
đã trình Hội đồng nhân dân 29 chỉ tiêu kinh tế xã hội, đặt mục tiêu GDP trung
bình đầu người đạt 4000 USD, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 248.500 – 255.000
tỷ đồng chủ yếu tập trung khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và du lịch.
2.2. Khái quát các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
trên địa bàn Quận 3, TP. HCM
2.2.1. Số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
trên địa bàn Quận 3, TP. HCM
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP. HCM (2013),
trên địa bàn Quận 3, có 70 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 32
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, trong đó có 27 công ty cổ phần.
Tuy nhiên, hầu hết các công ty cổ phần du lịch đều không lựa chọn thị trường
mục tiêu mà cạnh tranh chủ yếu bằng giá tour để tăng lợi nhuận. Các yếu tố
gây ra tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh doanh lữ hành nội địa
đối với các công ty cổ phần như sau:
- Một số công ty cùng thị trường khách nội địa truyền thống, cùng sản
phẩm lữ hành nội địa và chất lượng dịch vụ là công ty CP Du lịch Việt Nam
tại TP. HCM và công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam. Các công ty trẻ cùng
Trang 38
lịch sử hình thành và thị trường khách: công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt
Nam, công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt.
- Tốc độ tăng trưởng của du lịch nội địa ở mức độ thấp vào những năm
gần đây do khủng hoảng kinh tế kéo dài.
- Khả năng phân biệt hóa sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm chương
trình du lịch nội địa mới rất khó khăn, phức tạp.
- Kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM đang phải
đối mặt với sự phát triển của công nghệ thông tin khi mà khách nội địa có thể
tự đi du lịch trong nước bằng cách tìm kiếm thông tin điểm đến, giữ chỗ và
đăng ký dịch vụ phục vụ chuyến đi của họ. Ngoài ra, các chương trình du lịch
nước ngoài như Thái Lan, Cambodia, Malaysia, Trung Quốc được chào bán
với giá rẻ hơn nhiều so với đi du lịch trong nước.
2.2.2. Phân loại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
trên địa bàn Quận 3 TP. HCM
Căn cứ vào hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động kinh doanh, theo
quy chế quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quận 3, TP.
HCM có: 62,97% công ty cổ phần du lịch kinh doanh cả lữ hành quốc tế và
nội địa, 22,23% công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa, 7,4%
công ty cổ phần du lịch vận chuyển khách, 7,4% chi nhánh, văn phòng đại
diện của các công ty du lịch địa phương.
Căn cứ vào quy mô nguồn vốn và nhân lực, có 11% công ty thuộc
doanh nghiệp lớn, 89% công ty thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, trên địa bàn Quận 3 TP. HCM kinh doanh lữ hành nội địa đối
với các công ty cổ phần diễn ra phong phú, đa dạng với hai mô hình chủ thể
kinh doanh được chia theo quy mô là các công ty cổ phần du lịch có quy mô
lớn và các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ.
Trang 39
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty
cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM
2.3.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du
lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM
2.3.1.1. Cáccông ty cổ phần du lịch được khảo sát
Vì số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên
địa bàn Quận 3, TP. HCM khá nhiều, hoạt động kinh doanh đa dạng phức tạp
nên giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sáu
công ty cổ phần du lịch đại diện cho hai mô hình, gồm: hai công ty cổ phần
du lịch có quy mô lớn và bốncông ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ.
Hai công ty cổ phần có quy mô lớn
1. Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam TP. Hồ ChíMinh
Công ty CP Du lịch Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thành lập ngày
09/07/1960 trực thuộc Bộ Ngoại Thương. Năm 1990 chuyển thành Chi nhánh
Tổng Công ty du lịch Việt Nam tại TP. HCM trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể
thao - Du lịch. Ngày 1/6/2007 đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
sang Công ty cổ phần.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam TP. Hồ Chí Minh
Tên giao dịch quốc tế: Vietnamtourism Hochiminh City Joint Stock
Tên viết tắt: VIETNAMTOURISM HCMC JSC
Trụ sở: 234 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: (84-8) 3932 6776 Fax: (84-8) 3932 6775
Email: headoffice@vietnamtourism-hcmc.com.vn
Website: www.vietnamtourism-hcmc.com.vn
Trang 40
Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Du lịch Việt Nam
tại TP. HCM
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám
Giám đốc
CN Hà Nội
Giám đốc Tài Giám đốc Xí nghiệp Giám đốc
chính xe/ Chủ tịch công đoàn K.sạn Asia
Trưởng P
H.chính –
Nhân sự
Trưởng P Trưởng P. Trưởng Kế Phó G.Đ
Dự án- DL nước ĐL vé toán K.sạn Asia
đầu tư ngoài m. bay trưởng
Phó P.DL nước ngoài Trưởng kế toán K.sạn Asian
Trưởng P thị trường Nhật Trưởng P thị trường Đông Âu-Châu Á
Phó P thị trường Nhật Phó P thị trường Đông Âu-Châu Á
Nguồn:Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM (2013)
2. Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam
Công ty Du lịch Hòa Bình được TW hội LHPN Việt Nam ký quyết định
thành lập ngày 25/10/1989 theo quyết định 92/CT ngày 22/04/1989 của Hội
đồng Bộ trưởng cho phép các cơ quan hành chính và đoàn thể làm kinh tế.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa theo thông báo số 175-TB/TW ngày
07/08/2008 của Ban bí thư về chuyển đổi sắp xếp các doanh nghiệp thuộc Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội do Trung ương quản
lý, Công ty hoàn tất thủ tục chuyển đổi sang Công ty Cổ phần được Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp giấy phép ngày 13/12/2011.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam
Trang 41
Công ty liên doanh–
liên kết
Lĩnh vực kinh
doanh, sản xuất
Vốn điều lệ
thực góp VND
Tỷ lệ
Cty CP Địa ôc Sài Gòn Địa ốc 160.000.000.000 50%
Cty CP Du lịch Thương
mại Hòa Giang
Du lịch, Vận
chuyển, Khách sạn,
Nhà hàng
60.000.000.000 40%
Cty TNHH LD LH Quốc
tế Hòa Bình
Du lịch, Vận chuyển 16.506.662.910 52%
Cty CP Hòa Bình Phú
Quốc
Du lịch, Khách sạn,
Nhà hàng
58.128.125.000 40%
Cty CP XNX Việt Ta Vật liệu, Xây dựng 1.600.000.000 20%
Phòng
dự án
và xây
dựng
hòng
Tài
chính và
kế toán
hòng
tổ chức
hành
chính
hòng
Vận
chuyển
hòng
thị
trường
hòng
du lịch
trong
ước
hòng
du lịch
nước
ngoài
hòng
du lịch
quốc
tế
Các chi
nhánh
và văn
phòng
i
i i
t ị
tị i
i
i t
Tên giao dịch: PEACE TOUR COMPANY
Trụ sở chính: 60 Võ Văn Tần, P6, Q3, TP. HCM
Điện thoại: 08.39303909 Fax: 08.39304416
Email:peacetour@hcm.vnn.vn Web: www.peacetour.com.vn
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam
Nguồn:Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam (2013)
Các công ty liên doanh liên kết:
Nguồn:Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam (2013)
Trang 42
Bốn công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ
1. Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mạiTST
TST thành lập năm 1995 và chính thức trở thành công ty Cổ phần Dịch
vụ Du lịch và Thương mại TST vào ngày 31/01/2002. Trụ sở đầu tiên tại
382B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tháng 03/2008 công ty dời về 389A Điện Biên
Phủ, P.4, Q.3, TP.HCM. Tháng 6/2008 TST ra mắt trang web dịch vụ đặt tour
và thanh toán trực tuyến.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST.
Số giấy phép Lữ hành kinh doanh quốc tế: 0805/2008/TCDL-GP LHQT
do Tổng Cục Du Lịch cấp thay đổi ngày 02/05/2008.
Tên tiếng Anh: TST Tourist Service & Trading Corporation
Tên viết tắt: TST TOURIST
Trụ sở chính: 10 Tú Xương, P7, Q3, TP. HCM
Điện thoại: 39 328 328 - Fax: 39 321 321
Email: info@tsttourist.com - Website: http://tsttourist.com
2. Công ty Cổ phần du lịch Diểm Đến Việt Nam
Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Điểm Đến Việt Nam
Tên Tiếng Anh: Vietnam Destination Travel Services JSC
Giấy phép lữ hành quốc tế: GP79 – 284/2011/TCDL – GPLHQT
GPĐKKD: 0310306333 được Sở KHĐT cấp 13/09/2010
Địa chỉ:384/18 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: 08.35268890 Fax: 08.35268892
Email:sales@vietnamdestination.com
Web:www.diemdenvietnam.com.vn
3. Công ty Cổ phần ThươngmạiDịch vụ và Du lịch Liên Hoa
Tập đoàn Liên Hoa thành lập năm 1985 hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con. Công ty mẹ - Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ và
Trang 43
Du Lịch Liên Hoa kinh doanh du lịch, dịch vụ lữ hành giữ quyền chi phối các
Công ty con thông qua vốn, tài sản được chủ doanh nghiệp và các thành viên
góp vốn giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường, có trách nhiệm
kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của Pháp luật.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ và Du Lịch
Liên Hoa. Tên giao dịch quốc tế: LIEN HOA GROUP
Địa chỉ:199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3 - Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3932 1558 Fax: (84-8) 3932 6628
Email:travel@lienhoagroup.comWebsite : http://www.lienhoagroup.com
Đại diện: Mrs Trương Thị Nhi - Chủ tịch tập đoàn
Cơ cấu tổ chức: Chủ tịch HĐQT:Bà Trương Thị Nhi
Phó Chủ tịch HĐQT: Bà Văn Trương Ngọc Quỳnh
Cố vấn Luật: Bà Đồng Thị Ánh
Cố vấn đối ngoại: Prapee
4. Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt
Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt được thành lập
ngày 05/10/2011 kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Giấy phép kinh
doanh LHQT số 031121633 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM cấp).
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt
Tên giao dịch: Viet Viet Tourism JSC
Trụ sở chính: 259 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3, TP. HCM.
Điện thoại: 08.35267788 Fax: 08.38481560
Email: info@vietvietgroup.com Web: www.vietvietgroup.com
Qua phương phápphỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý và quan sát thực
tế hoạt động kinh doanh tại các công ty thì việc nghiên cứu đánh giá thực
trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực kinh
doanh lữ hành nội địa nhận khách và gửi khách. Tuy nhiên, việc thống kê
Trang 44
chính xác số lượng thị phần nhận và gửi khách nội địa là rất khó khăn nên đề
tài sẽ nghiên cứu tổng số lượt khách nội địa mua trực tiếp chương trình du
lịch nội địa tại các công ty.
Vì tên các công ty cổ phần du lịch khá dài nên tác giả sử dụng tên gọi
vắn tắt trong các bảng biểu, quy định như sau:
Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM: CP 1
Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam: CP 2
Công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST:CP 3
Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam: CP4
Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Liên Hoa: CP 5
Công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt: CP 6
2.3.1.2. Vốn và nguồn nhânlực để kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty
được khảosát
Năng lực kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch
được phản ánh thông qua tổng số vốn đầu tư và nguồn nhân lực hàng năm mà
công ty tập trung cho kinh doanh lữ hành nội địa. Thông qua các chỉ tiêu này
để xem xét năng lực của các côngty được nghiên cứu.
Quy mô nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh lữ hành của các công ty cổ phần du
lịch gồm vốn cố định và vốn lưu động. Qua số liệu khảo sát sáu công ty cho
thấy hai công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn có nguồn vốn lớn, các công ty
cổ phần du lịch quy mô vừa và nhỏ có quy mô nguồn vốn nhỏ; tỷ lệ vốn lưu
động/Tổng vốn của các công ty có sự khác biệt và chưa chiếm tỷ lệ cao.
Nguyên nhân là do các công ty cổ phần quy mô vừa và nhỏ chỉ đơn giản bán
sản phẩm cho nhà cung cấp dịch vụ để hưởng hoa hồng hoặc tổ chức bán các
chương trình du lịch trọn gói nên không cần vốn lưu động lớn, các công ty cổ
Trang 45
Stt Tên công ty Vốn
cố định
Vốn
lƣu động
Tổng
vốn
Vốn lƣu
động/Tổng vốn
1 CP 1 95.400 84.600 180.000 47%
2 CP 2 76.500 73.500 150.000 49%
3 CP 3 10.000 8.000 18.000 44%
4 CP 4 3.000 2.000 5.000 40%
5 CP 5 8.750 3.750 12.500 30%
6 CP 6 1.000 4.000 5.000 80%
Stt Tên công ty 2010 2011 2012 2013
1 CP 1 27 30 32 35
2 CP 2 34 38 44 45
3 CP 3 15 22 18 20
4 CP 4 15 11 13 10
5 CP 5 12 14 15 15
6 CP 6 - 11 14 16
phần du lịch quy mô lớncó uy tín và thương hiệu mạnh duy trì mối quan hệ
giữa tỷ lệ Vốn lưu động/ Vốn cố định là 5:5 hoặc 4:6.
Bảng 2.4:Quymô nguồn vốn của các công ty cổ phần du lịchnăm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn:Phiếu điều tra và tính toán
Nguồn nhân lực của sáucông ty
Bảng 2.5:Số laođộng trong kinhdoanhlữ hành nội địa tại các công ty cổ
phần du lịchgiai đoạn 2010- 2013
Đơn vị tính: người
Nguồn:Phiếu điều tra
Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Các công ty duy trì ổn định số lượng
lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa, từ 2010 đến 2013 mỗi công ty có
Trang 46
tăng/ giảm lao động nhưng không nhiều. Trong đó, các công ty cổ phần du
lịch quy mô lớn có số lượng lao động đông hơn các công ty cổ phần du lịch
quy mô vừa và nhỏ: công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có số lượng lao
động trong kinh doanh lữ hành nội địa là 45 người tương ứng chiếm 34,6%
tổng lao động của cả công ty, công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM có
số lao động là 35 người tương ứng chiếm 31% tổng lao động cả công ty, các
công ty có quy mô vừa và nhỏ có số lao động trong lữ hành nội địa từ 10 đến
20 người (chiếm khoảng 50% tổng lao động của công ty).
Khảosát các công ty cổ phần du lịch quy mô lớn
Về trình độ đào tạo lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa: Công ty
CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có 82,22% cán bộ nhân viên có trình độ Đại
học, 17,78% trình độ Cao đẳng; Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM
có 85,7% nhân viên trình độ Đại học, 14,3% trình độ Cao đẳng.
Về số cán bộ nhân viên lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa được
đào tạo chuyên ngành du lịch: Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có
86,67% cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên ngành du lịch, 13,33% đào tạo
ngành khác; Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM có 82,85% được đào
tạo chuyên ngành du lịch, 17,15% được đào tạo từ ngành khác.
Về tỷ lệ hướng dẫn viên nội địa theo hợp đồng và cộng tác viên theo
thời vụ: Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có 53,2% HDV theo hợp
đồng và 46,8% thuê theo thời vụ, Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM
có 48,65% HDV theo hợp đồng và 51,35% thuê theo thời vụ.
Khảosát các công ty cổ phần du lịch có quymô vừa và nhỏ:
Về trình độ đào tạo của cán bộ, nhân viên lữ hành nội địa: Công ty CP
Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt có tỷ lệ 80% trình độ Đại học và 20%
trình độ Cao Đẳng, Công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương Mại TST và Công
ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam có tỷ lệ 70% trình độ Đại học,10% trình
Trang 47
Công ty 2010 2011 2012 2013
CP 1 6.800 7.500 8.000 7.000
CP 2 8.500 9.800 13.680 12.600
CP 3 2.500 2.700 3.200 3.000
CP 4 2.000 2.500 2.800 3.000
CP 5 3.500 3.800 4.300 4.100
CP 6 - - 3.200 3.450
độ Cao đẳng, 10% đào tạo ngắn hạn và 10% đào tạo khác, Công ty CP
Thương Mại Dịch Vụ và Du lịch Liên Hoa có tỷ lệ 35% trình độ Đại học,
50% trình độ Cao đẳng và 15% trình độ trung cấp nghề.
Về tỷ lệ nhân viên lữ hành nội địa của các công ty đã được đào tạo
chuyên ngành du lịch: Công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt và
Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam có 100% , Công ty CP Thương Mại
Dịch vụ và Lịch Liên Hoa có 70%, Công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương
mại TST có 60%.
Về tỷ lệ Hướng dẫn viên – Cộng tác viên: Điểm chung là các công ty đều
duy trì tỷ lệ HDV - CTV theo hợp đồng thấp, phần lớn đều thuê theo thời vụ.
Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam có 0% HDV - CTV theo hợp đồng
và 100% theo thời vụ, công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt có
20% HDV - CTV theo hợp đồng và 80% theo thời vụ, công ty CP Dịch vụ Du
lịch và Thương mại TST có 15% HDV - CTV theo hợp đồng và 85% theo
thời vụ, công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Liên Hoa có 15% HDV -
CTV theo hợp đồng và 85% theo thời vụ.
2.3.1.3. Quymô của các công ty cổ phần du lịch được khảosát
Bảng 2.6:Tổng lượt khách nội địa của các công ty cổ phần du lịch giai
đoạn 2010 - 2013
Đơn vị tính: lượt khách
Nguồn:Phiếu điều tra
Trang 48
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địaKhóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...nataliej4
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của ViettravelHoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravelluanvantrust
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịchThực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịchVương Hùng Vũ
 
Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ
Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần ThơLập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ
Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơluanvantrust
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...NOT
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt anh hieu
 
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfbao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địaKhóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Marketing Du Lịch Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Du ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
 
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của ViettravelHoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịchThực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịchĐề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
 
Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ
Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần ThơLập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ
Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ
 
Báo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đ
Báo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đBáo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đ
Báo cáo Thực Tập Công tác Marketing công ty du lịch, 9đ
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!
Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!
Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến việ...
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfbao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM

Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...hieu anh
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018Đề tài  thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh B...
 
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAYLuận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
 
BÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
 
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015
Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015
Luận văn: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỒ THỊ NGỌC HIỀN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỒ THỊ NGỌC HIỀN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Du lịch (Chƣơngtrình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRÙNG KHÁNH HÀ NỘI – 2015
  • 3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................7 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................12 6. Nội dung của luận văn...........................................................................................13 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH.........................................................................................................................14 1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành ......................................................................14 1.1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nói chung ..................................................14 1.1.2. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nội địa .......................................................14 1.1.3. Phân loại doanh nghiệp kinh doanh lữ hành..................................................15 1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành ...................17 1.2.1. Nguồn gốc của kinh doanh lữ hành ................................................................17 1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành ..................................................................17 1.2.3. Bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành...................................................18 1.3. Kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch.......................20 1.3.1. Khái niệm công ty cổ phần du lịch và các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa......20 1.3.2. Quy trình kinh doanh lữ hành nội địa.............................................................23 Tiểu kết chương 1......................................................................................................29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH.................................................................................................30 2.1. Khái quát về các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM .................................................................................30 Trang 1
  • 4. 2.1.1. Điều kiện để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM......................................................................................................................... .30 2.1.2. Lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3 TP. HCM......................................................................................................................... .36 2.2. Khái quát các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM .....................................................................................................38 2.2.1. Số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM .....................................................................................................38 2.2.2. Phân loại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3 TP. HCM ...............................................................................................39 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM ..........................................................................40 2.3.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM ........................................................................................40 2.3.2. Thực trạng quy trình kinh doanh chương trình du lịch nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM được khảo sát ...............................53 2.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM ..........................................................................59 2.4.1. Đánh giá chung...............................................................................................59 2.4.2. Đánh giá cụ thể ...............................................................................................62 Tiểu kết chương 2......................................................................................................64 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 ...................................................................66 3.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 và định hướng phát triển Ngành du lịch Việt Nam................................................................66 3.1.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21...............66 3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 .................72 3.1.3. Định hướng phát triển du lịch của TP. Hồ Chí Minh.....................................75 Trang 2
  • 5. 3.1.4. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn quận 3, TP. HCM .........................................................................................80 3.2. Một số giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM đến năm 2020.....................................82 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp, tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty .......................................................................................................82 3.2.2. Điều chỉnh chiến lược kinh doanh lữ hành nội địa phù hợp với chiến lược phát triển du lịch quốc gia và định hướng phát triển du lịch của TP. HCM............85 3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường khách du lịch nội địa và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xác định khách hàng mục tiêu và phát triển thị trường mới...................................................................................................85 3.2.4. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các chương trình du lịch nội địa và hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn hợp, xúc tiến bán các chương trình du lịch nội địa.................87 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực làm việc tại các công ty..............................................................................89 3.2.6. Tái tạo nguồn đầu tư tài chính đủ mạnh phục vụ cho kinh doanh lữ hành nội địa, tiết kiệm chi phí kinh doanh...............................................................................90 3.3. Kiến nghị............................................................................................................90 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch......90 3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân Thành phố và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP. HCM ............................................................................................................92 3.3.3. Kiến nghị với Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân Quận 3, TP. HCM .......................93 3.3.4. Kiến nghị với các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM ..............................................................................................94 Tiểu kết chương 3......................................................................................................95 KẾT LUẬN..............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99 PHỤ LỤC.................................................................................................................63 Trang 3
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CBCNV: CP: CSVCKT: DT/V: DT/LĐ: FIT: GIT: HDV – CTV: HĐQT: KD LHNĐ: Quận 3,TP. HCM: T.O: Tour: R&D: SXKD: UNWTO: ∑: Cán bộ công nhân viên Cổ phần Cơ sở vật chất kỹ thuật Doanh thu/ Vốn Doanh thu/ Lao động Foreign Independent Tour Phân khúc khách lẻ Group Independent Tour Phân khúc khách đoàn Hướng dẫn viên – Cộng tác viên Hội đồng quản trị Kinh doanh lữ hành nội địa Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Tour Operator Đại lý lữ hành Chương trình du lịch Research and Develop Nghiên cứu và Phát triển Sản xuất kinh doanh United Nation World Tourist Organization Tổ chức du lịch thế giới Tổng Trang 4
  • 7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành .................................................21 Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối sản phẩm du lịch .....................................................28 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM..........................................................................................................................41 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam ..........42 Sơ đồ 3.1: Phân khúc FIT tại Việt Nam....................................................................71 Trang 5
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê lượt khách nội địa của TP. HCM giai đoạn 2005 - 2011 .........30 Bảng 2.2: Doanh thu du lịch TP. HCM so với cả nước giai đoạn 2006- 2013.........31 Bảng 2.3: Số liệu doanh nghiệp lữ hành tại TP. HCM giai đoạn 2006 -2013 ..........31 Bảng 2.4: Quy mô nguồn vốn của các công ty cổ phần du lịch năm 2013...............46 Bảng 2.5: Số lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 - 2013.........................................................................................46 Bảng 2.6: Tổng lượt khách nội địa của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 - 2013...........................................................................................................................48 Bảng 2.7: Doanh thu kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 - 2013................................................................................................49 Bảng 2.8: Tỷ lệ DT/ V và DT/ LĐ của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 - 2013...........................................................................................................................51 Bảng 2.9: Doanh thu bình quân/lượt khách của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 - 2013.......................................................................................................53 Trang 6
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định một trong những quan điểm chiến lược của Du lịch Việt Nam là phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Thực tế cho thấy du lịch nội địa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch nhất là trong bối cảnh suy giảm nguồn khách du lịch quốc tế trước khó khăn kinh tế toàn cầu. Kích cầu du lịch nội địa là một trong những giải pháp cấp bách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, chủ động đối phó với tình hình mới. Năm 2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam – mỗi chuyến đi thêm yêu tổ quốc”. Trong những năm gần đây ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh có những bước phát triển đáng ghi nhận, thành phố Hồ Chí Minh được coi là thị trường nguồn quan trọng trong thị trường du lịch nội địa và đây cũng là địa bàn có nhiều doanh nghiệp lữ hành nhất của cả nước. Đến tháng 06 năm 2013, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh thống kê thành phố đã có tới 356 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nội địa, hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố nói chung, địa bàn Quận 3 TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giành thị phần khách, chất lượng dịch vụ kém, vốn kinh doanh vừa hạn chế vừa chưa được sử dụng hiệu quả, nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu và chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh và các sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm Trang 7
  • 10. đúng mức… dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, với mục đích tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa để xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa cho các cho các doanh nghiệp tương xứng với Chiến lược phát triển du lịch của thành phố, cũng như phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch của quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Cáccông trình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về kinh doanh lữ hành đã có rất nhiều công trình chuyên sâu và được xem là cơ sở lý luận cho những nghiên cứu sau này. Những công trình nghiên cứu phải kể đến là Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành do TS. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương đồng chủ biên (2012), Giáo trình kinh tế du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh lữ hành của tác giả Nguyễn Thùy Linh (2006). Những công trình này đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển kinh doanh lữ hành và các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, các giáo trình chỉ giới thiệu những kiến thức đại cương để từ đó các nhà nghiên cứu và độc giả có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu theo những hướng chuyên ngành cụ thể. Về địa bàn nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể kể đến các công trình: luận án Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các Trang 8
  • 11. doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của TS. Trần Thị Kim Dung (2006), luận án Pháttriển du lịch ThànhphốHồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận của TS. Đỗ Quốc Thông (2004), luận án Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh của TS. Hồ Tiến Dũng (1995). Về nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài có các công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu như: luận án Sử dụng các công cụ phân tích hoạt động kinh tế vào việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam của TS. Nguyễn Văn Hóa (1996), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; luận án Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội của TS. Phạm Hồng Chương (2002), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; luận án Nghiên cứu cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Thành phố Hải Phòng của TS. Phạm Nam (2005), Trường Đại học Thương Mại. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về du lịch và kinh doanh lữ hành còn được các học viên ngành Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội nghiên cứu trong các luận văn tốt nghiệp như: luận văn Mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành QuảngNinh của học viên Đặng Việt Hà (2011), luận văn Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty CP Du lịch Tân Định Fiditourist của học viên Trương Quốc Dũng (2011), luận văn Văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở Hạ Long của học viên Trần Thị Phương Thảo (2010), luận văn Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch của học viên Phạm Cao Thái (2007)… Nghiên cứu về công ty cổ phần và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần có thể kể đến cuốn sách Thành lập, Tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần của tác giả Đoàn Văn Trường (1996), cuốn sách Phân tích Trang 9
  • 12. hoạt động kinh doanh của các tác giả Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết đồng chủ biên (2013). Những cuốn sách này cung cấp khái niệm về công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, hệ thống chỉ tiêu phân tíchhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyển sách này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đỡ các giảng viên trong các trường Cao đẳng, Đại học biên soạn bài giảng, là tài liệu cho sinh viên nghiên cứu học tập, và đóng vai trò kim chỉ nam cho cá nhân và đoàn thể trực tiếp làm kinh doanh. 2.2. Cáccông trình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới có những công trình nghiên cứu khoa học về du lịch và kinh doanh lữ hành. Những nghiên cứu được biết đến nhiều nhất là Kinh doanh lữ hành của Liên minh Châu Âu và các hãng lữ hành Vương quốc Anh, cuốn Cẩm nang nghiệp vụ quản trị lữ hành của Robert T. Reilly tái bản lần hai, cuốn Tư vấn nghề nghiệp lữ hành của David Wright, cuốn Tự điển khách sạn, lữ hành và du lịch của Charles J. Wetelka, cuốn Phát triển nghề lữ hành của Ganon và Ociepka tái bản lần sáu, cuốn Tourism and sustainability của Mike Stable…cung cấp khái quát về ngành du lịch, kinh doanh lữ hành và thị trường khách giúp độc giả và nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông qua những kiến thức căn bản và dễ hiểu. 2.3. Nhận xét Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước về du lịch, kinh doanh lữ hành, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần được rất nhiều tác giả vận dụng vào nghiên cứu các chuyên đề ở một số đơn vị doanh nghiệp cụ thể và có những đóng góp có giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp đó. Nghiên cứu du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành không phải là một đề tài mới nhưng các công trình nghiên cứu trước đây vẫn chưa giải quyết triệt để những yêu cầu của vấn đề nghiên cứu cho phù hợp với xu hướng phát triển mới hiện nay. Trang 10
  • 13. Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của loại hình doanh nghiệp cổ phần trên một đơn vị địa bàn tại TP. Hồ Chí Minh. Sự khác biệt và mới mẻ của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận để tiến hành phân tích thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp có giá trị thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ hành nội địa đối với công ty cổ phần, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các doanh nghiệp lữ hành để xác định ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ đặt ra cho đề tài bao gồm các nội dung sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ hành nội địa đốivới các công ty cổ phần. - Phân tích thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá hiệu quả đạt được, những thành công, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Trang 11
  • 14. 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần. Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài có tham khảo hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để bổ trợ cho việc so sánh năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh đạt được nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực, hữu hiệu và phù hợp nhất đối với việc tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh chương trình du lịch nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. - Về thời gian: các số liệu liên quan đến đề tài được thu thập trong giai đoạn 2010 – 2013, các giải pháp đề xuất đến năm 2020. 5. Phƣơngpháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu trên, các phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài bao gồm: - Phương pháp thu thập xử lý tài liệu: Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, tạp chí, báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh và của các ngành có liên quan, tài liệu từ hội thảo - semina về du lịch và kinh doanh lữ hành, từ các website của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Trang 12
  • 15. - Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: tiến hành phát 25 phiếu điều tra dành cho Giám đốc/ Phó Giám đốc các công ty cổ phần du lịch về kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa từ năm 2010 đến 2013, tình hình nguồn nhân lực và thị trường khách. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phát 650 phiếu khảo sát dành cho khách du lịch nội địa về chương trình du lịch và dịch vụ lữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Thời gian điều tra và khảo sát từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 06 năm 2014. Kết quả thu về được 17 phiếu điều tra và 605 phiếu khảo sát hợp lệ. - Phương pháp chuyên gia: luận văn có tham khảo ý kiến Giám đốc/ Phó giám đốc các công ty cổ phần du lịch và ý kiến của các cơ quan quản lý lãnh đạo nhà nước về du lịch. 6. Nội dung của luận văn Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được bố cục như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ hành nội địa đốivới các công ty cổ phần. Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chương 3. Giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020. Trang 13
  • 16. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH 1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành 1.1.1. Khái niệm vềkinhdoanhlữ hành nói chung Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, kinh doanh lữ hành tiếp cận theo nghĩa rộng được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và nhu cầu khác của khách du lịch. Tiếp cận lữ hành ở phạm vi hẹp, kinh doanh lữ hành được phân biệt với hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí. Trên cơ sở đó, kinh doanh lữ hành được định nghĩa là kinh doanh chương trình du lịch trọn gói. Khoản 14, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005), giải thích từ ngữ: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Theo khái niệm này thì kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi; sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch. Như vậy, kinh doanh lữ hành ở đây thực hiện các chức năng: chức năng sản xuất ra sản phẩm, chức năng thông tin, chức năng thực hiện. 1.1.2. Khái niệm vềkinhdoanhlữ hành nội địa Theo Điều 43, Mục 2 Luật Du Lịch Việt Nam (2005), kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Trang 14
  • 17. Cách thức chia này dựa trên lãnh thổ thường trú của khách du lịch. Khách du lịch của một quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó được gọi là khách nội địa và lĩnh vực kinh doanh lữ hành phục vụ đối tượng khách này gọi là kinh doanh lữ hành nội địa. Khách đi du lịch ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia mình gọi là khách du lịch quốc tế và lĩnh vực kinh doanh phục vụ đối tượng khách này gọi là kinh doanh lữ hành quốc tế. Điều 45, Mục 2 Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa như sau: Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa; Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu; Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch; Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại doanhnghiệp kinhdoanhlữhành a/ Phân loại theo hình thức sở hữu Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh lữ hành do một cá nhân làm chủ, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô thời hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước, về địa vịvà pháp lí thì doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh lữ hành cũng giống như doanh nghiệp nhà nước nói chung. Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhà nước đóng vai trò định hướng Trang 15
  • 18. phát triển, điều tiết trong quan hệ cung cầu và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và cộngđồng dân cư. Doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khác có: Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty cổ phần có 100% vốn nước ngoài… b/ Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh lữ hành Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại: Kinh doanh đại lý lữ hành (đại lý lữ hành bán lẻ) Kinh doanh chương trình du lịch (công ty du lịch lữ hành) Kinh doanh tổng hợp (công ty du lịch) Căn cứ vào phương thức và chức năng hoạt động có các loại: Kinh doanh lữ hành gửi khách (công ty gửi khách) Kinh doanh lữ hành nhận khách (công ty nhận khách) Kinh doanh lữ hành kết hợp (công ty du lịch tổng hợp) Căn cứ vào quy định của Luật Du lịch Việt Nam (2005) có các loại: Kinh doanh lữ hành nội địa Kinh doanh lữ hành quốc tế c/ Phân loạitheo quy mô Thông thường tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô sẽ dựa vào nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu. Với cách phân loại này, nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, về phía Nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong công tác phân loại quản lý doanh nghiệp. Phân chia theo quy mô được chia thành 2 loại doanh nghiệp: Trang 16
  • 19. Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay thì doanh nghiệp lữ hành lớn có lợi thế cạnh tranh và dần tăng về số lượng doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết và hợp tác chia sẻ quyền lợi và kinh nghiệm trong kinh doanh. 1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành 1.2.1. Nguồn gốc của kinhdoanhlữ hành Đầu thế kỷ 17, Renotdo Teofract (1576 - ) người Pháp đã “xây nền, đổ móng, dựng khung” cho hoạt động kinh doanh lữ hành ngày nay và được xem là ông tổ của quảng cáo sản phẩm du lịch bằng in ấn. Ông thành lập hãng kinh doanh tổng hợp mang tên “Gà trống vàng” gồm ngân hàng, vận chuyển khách và hành lý, cho thuê đồ, tổ chức cung ứng các dịch vụ cho quá trình thực hiện các cuộc di chuyển của con người nhằm mục đích lợi nhuận. Năm 1841, Thomas Cook người Anh (1808 – 1892) tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hỏa Leicester đến Lafburrory dài 12 dặm cho 570 khách đi dự hội nghị. Giá dịch vụ vận chuyển là 1 shilling một hành khách. Năm 1842 Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh và là văn phòng du lịch có tính chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.Từ đó ngành công nghiệp lữ hành bắt đầu hình thành. Năm 1892 Thomas Cook mất, con trai John Masson Cook kế tục sự nghiệp từ sau 1893. 1.2.2. Đặcđiểm của kinhdoanhlữ hành Cuối thế kỷ 20, thế giới có sự thay đổi đáng kể về gia tăng dân số, mức sống được cải thiện và nâng cao, khoa học công nghệ phát triển, giao thông vận tải thuận tiện và giá rẻ,…làm tiền đề cho du lịch phát triển mạnh mẽ. Theo đó kinh doanh lữ hành cũng có sự tăng trưởng và mang hai đặc điểm: Trang 17
  • 20. mở rộng nội dung của kinh doanh lữ hành, tập trung tư bản cao và tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc. Mở rộng nội dung, phạm vi, đa dạng hóa thể loại kinh doanh lữ hành. Biểu hiện thứ nhất của xu hướng này là tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, có sự phân chia chức năng chính, phạm vi hoạt động trên thị trường du lịch một cách rõ ràng. Biểu hiện thứ hai của xu hướng này là sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh lữ hành, nhằm khai thác hết khả năng và nguồn lực sẵn có của mỗi doanh nghiệp với mục đích đạt lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh. Xu hướng tập trung tư bản cao, tăng cường liên kết ngang, dọc tạo ra tính độc quyền cao của các hãng trong kinh doanh lữ hành. Biểu hiện của xu hướng này là sự độc quyền và chiếm lĩnh phần lớn thị trường của các hãng lữ hành và hình thành các tổ hợp, đại lý đặc quyền toàn quốc với sự nổi tiếng của hãng “Hỏi ngài Foster”. Đó là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến sự liên kết hoặc tự nguyện hoặc bắt buộc liên hiệp để đủ sức cạnh tranh. Sự tăng trưởng nhanh và vững chắc lượng khách du lịch cùng sự thay đổi tập quán tiêu dùng du lịch. Biểu hiện của sự tăng trưởng là lượng khách tăng mạnh vào cuối thế kỷ 20, việc lựa chọn điểm đến du lịch của khách cũng thay đổi, các chuyến du lịch không còn tập trung theo mùa mà nó còn được thực hiện quanh năm với nhiều mục đích khác nhau, độ dài chuyến đi ngắn hơn và sử dụng dịch vụ lưu trú đa dạng hơn, có sự thay đổi điểm xuất phát nguồn khách, dịch vụ lữ hành ngày càng đa dạng và phức tạp. 1.2.3. Bản chất và vai trò của kinhdoanh lữ hành 1.2.3.1. Bản chấtcủa kinh doanh lữ hành Xuất phát từ mâu thuẫn trong mối quan hệ cung cầu du lịch và đặc điểm tiêu dùng du lịch, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một yếu tố khách quan đối với sự phát triển của ngành du lịch giữ vị trí trung gian, thực hiện vai trò phân phốisảnphẩm dulịch và sảnphẩm của các ngành kinh tế khác. Trang 18
  • 21. 1.2.3.2. Vaitrò của kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành với vị trí là trung gian nên đóng vai trò phân phối sản phẩm trong du lịch, mang lại lợi ích đồng thời cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng du lịch, điểm đến du lịch và cho chính mình. a/ Lợi ích cho nhà sản xuất Thông qua các nhà kinh doanh lữ hành, các nhà sản xuất tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm, bảo đảm việc cung cấp sản phẩm một cách có kế hoạch, thường xuyên và ổn định. Nhờ có thị trường khách thường xuyên ổn định mà các nhà sản xuất chủ động được trong hoạt động kinh doanh, tập trung được nguồn lực, tránh được lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ. Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa hai bên nhà sản xuất đã chuyển bớt rủi ro trong kinh doanh tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành đồng thời giảm bớt được chi phí trong xúc tiến, khuếch trương sản phẩm. b/ Lợi ích cho khách du lịch Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức. Khách có cơ hội tốt trong việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội, chủ động trong chi, thừa hưởng tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức thực hiện chương trình du lịch, tạo sự an tâmvà bảo đảm an toàn, sử dụng quỹ thời gian hợp lý. c/ Lợi ích cho điểm đến du lịch Bản chất của kinh doanh lữ hành là thu hút khách. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạo ra mạng lưới Marketing tại chỗ thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch. Khi có khách du lịch đến một điểm du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tại điểm đó, đặc biệt là lợi íchvề kinh tế. d/ Lợi ích cho nhà kinh doanh lữ hành Nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường lữ hành nhờ vào lượng khách lớn và sự ưu đãi của các nhà cung cấp và điểm đến du lịch. Trang 19
  • 22. 1.3. Kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch 1.3.1. Khái niệm công ty cổ phần du lịch và các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa 1.3.1.1. Kháiniệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa a/ Kháiniệm công ty cổ phần Theo Điều 77, Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, công ty cổ phần được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, - Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này, - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày có giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. b/ Kháiniệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa Thực tế, chưa có khái niệm rõ ràng về công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm về công ty cổ phần (Điều 77, Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005) và khái niệm về kinh doanh lữ hành nội địa (Điều 4, Luật Du lịch năm 2005) có thể đưa ra khái niệm như sau: Công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, có ít nhất là 03 cổ đông và có quyền phát hành chứng khoán để huy Trang 20
  • 23. i t i nhánh i i i i t ị i t i lị t t t i i í t ị Khách i t ạn í ti động vốn trong việc xây dựng, quảng cáo, tổ chức, bán và thực hiện các chương trình du lịch trong nước dànhcho khách nội địa. 1.3.1.2. Cơ cấu tổchứccủa công tycổphần du lịch kinh doanh lữhành nội địa Cơ cấu tổ chức của các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa phụ thuộc vào các yếu tố: phạm vi địa lý, nội dung hoạt động, môi trường kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, yếu tố cơ bản mang tính chất quyết định khả năng tài chính và nhân lực của côngty là phạm vi địa lý và nội dung hoạt động của công ty. Về cơ bản, sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gần giống với sơ đồ cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành nói chung. Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành, trang 72 (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Tái bản lần 3, 2012), sơ đồ được thể hiện như sau: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành Nguồn: Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành (2012) Hội đồng quản trị: quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như chiến lược, chính sách. Giám đốc:là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của côngty. Trang 21
  • 24. Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của côngty lữ hành gồm: - Khối các bộ phận du lịch, gồm ba phòng: thị trường, điều hành, hướng dẫn,nhận phần lớn các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành. Quy mô của phòng ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung tính chất hoạt động của công ty. - Khối các bộ phận tổng hợp: thực hiện các chức năng tài chính, kế toán và tổ chức hành chính. Bộ phận này giữ vai trò là người giữ tài sản của công ty, thu tiền hợp đồng kinh doanh, chi trả cho đối tác, trả lương nhân viên, báo cáo tài chính công ty, khai thuế và nộp thuế cho nhà nước. - Khối các bộ phận hỗ trợ và phát triển: là phương tiện phát triển của doanh nghiệp lữ hành, các bộ phận này thỏa thuận nhu cầu của công ty về lưu trú, vận chuyển và mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh. - Các chi nhánh đại diện: được thành lập tại các điểm du lịch hoặc tại các nguồn khách du lịch chủ yếu thực hiện vai trò là đầu mối tổ chức thu hút khách hoặc đầu mối triển khai các hoạt động theo yêu cầu chương trình du lịch của công ty tại các điểm du lịch, khuếch trương cho công ty và thu thập thông tin để báo cáo kịp thời mọi thay đổi cho lãnh đạo. Trong điều kiện nhất định, chi nhánh có thể phát triển thành công ty con trực thuộc công ty mẹ. 1.3.1.3. Các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng du lịch, đặc điểm của sản phẩm và điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều mô hình tổ chức kinh doanh khác nhau. Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa có các mô hình: tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa độc lập phát triển chuyên sâu, tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa nằm trong công ty du lịch, tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa trong tập đoàn kinh doanh đa ngành – đa lĩnh vực. Trang 22
  • 25. Căn cứ vào hình thức liên doanh có các mô hình: liên doanh các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành nội địa, liên doanh giữa doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành nội địa với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, kinh doanh tại điểm du lịch. 1.3.2. Quytrình kinhdoanhlữ hành nội địa Kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhiều nhu cầu khác nhau khi đi du lịch của khách. Hoạt động tạo ra dịch vụ và hàng hóa của các nhà kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác. Trong đó,sảnphẩm chính yếu là chương trình du lịch nội địa. 1.3.2.1. Chươngtrình du lịch nội địa Trong các nghiên cứu khoa học về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất định nghĩa về chương trình du lịch. Một số định nghĩa tiêu biểu như sau: Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 13 Điều 4 giải thích từ ngữ: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”. Trong giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012) của Đại học Kinh tế Quốc dân, định nghĩa: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách [25, tr.161]. Trong luận án Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh đưa ra định nghĩa về chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch là sự liên kết, sắp đặt dịch vụ thăm quan, giải trí với ít nhất một dịch vụ khác của nhà cung cấp với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã xác định trước. Nó được bán khi thực hiện chuyến đi [21, tr.24]. Trang 23
  • 26. Như vậy, căn cứ vào thị trường khách du lịch và trên cơ sở những khái niệm chương trình du lịch, có thể đưa ra định nghĩa chương trình du lịch nội địa là chương trình du lịch trong nước trọn gói dành cho khách nội địa. 1.3.2.2. Đặctính của các chương trình du lịch nội địa Chương trình du lịch nội địa cũng mang các đặc tính của chương trình du lịch trọn gói gồm: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính phụ thuộc vào uy tín nhà cung cấp, tính dễ bị sao chép, tính thời vụ cao và khó bán. Tính vô hình của chương trình du lịch nội địa biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ có thể cân đo, đong đếm, sờ nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua mà phải tiêu dùng để trải nghiệm chứ không phải là sở hữu nó. Tính không đồng nhất của chương trình du lịch nội địa biểu hiện ở chỗ nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không kiểm soát được. Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp, các dịch vụ có trong chương trình du lịch nội địa gắn liền với các nhà cung cấp, cũng dịch vụ đó nếu không phải đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn đối với khách. Tính dễ sao chép và bắt chước là do kinh doanh chương trình du lịch nội địa không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiến tiến hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp. Tính thời vụ cao và luôn bị biến động bởi vì tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Chương trình du lịch nội địa là sản phẩm dịch vụ có thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau. Chất lượng của chuyến du lịch nội địa chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và cả người tiêu dùng. Trang 24
  • 27. Tính khó bán của chương trình du lịch nội địa là kết quả của các đặc tính nói trên. Tính khó bán còn do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình du lịch nội địa. 1.3.2.3. Quy trình xây dựng và tổ chức xúc tiến bán các chương trình du lịch nội địa Chương trình du lịch nội địa khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu gồm: tính khả thi, tính phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy hành vi mua và quyết định mua của khách du lịch. Để đạt được những yêu cầu đó chương trình du lịch nội địa phải được xây dựng theo quy trình sau: - Nghiên cứu nhu cầu của thị trường nội địa, nghĩa là nghiên cứu nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu và đặc điểm tiêu dùng của họ để thiết lập được mối quan hệ giữa nội dung cơ bản của chương trình du lịch với đặc điểm thị trường khách cụ thể (động cơ và mục đích chuyến đi, quỹ thời gian rỗi, khả năng chi trả, thói quen tiêu dùng,…). - Nghiên cứu khả năng đáp ứng, thể hiện ở các yếu tố tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng tiếp đón phục vụ khách du lịch. Nghiên cứu các nhà cung ứng dịch vụ thông qua việc đánh giá uy tín, số lượng, chất lượng, giá cả từng loại dịch vụ và mối quan hệ với côngty lữ hành. - Khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành nội địa. Căn cứ vào khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, uy tín, thương hiệu… các công ty lữ hành nội địa có thể lựa chọn chương trình du lịch nội địa và thị trường mục tiêu phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu ba nội dung trên, các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa có thể xây dựng chương trình du lịch nội địa cho công ty mình tuân thủ các nội dung sau: - Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch nội địa, Trang 25
  • 28. - Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa của chương trình, - Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, - Xây dựng phương án vận chuyển,phương án lưu trú, ăn uống, - Xác định giá thành của chương trình, - Xây dựng những quy định của chương trình du lịch nội địa, những điều chỉnh nhỏ hoặc bổ sung tuyến hành trình… a/ Xác định giá thành (Z) và giá bán(G) Giá thành của chương trình du lịch nội địa bao gồm toàn bộ những chi phí trực tiếp mà công ty phải chi trả để thực hiện một chuyến thực hiện chương trình du lịch nội địa. Chi phí tính cho một khách được gọi là giá thành cho một lần thực hiện, chi phí tính cho cả đoàn khách được gọi là tổng chi phí cho một lần thực hiện.Giá thành phụ thuộc vào chi phí cố định ( phí phương tiện vận chuyển, phí hướng dẫn, chi phí khác) và chi phí biến đổi ( lưu trú, ăn uống, vé tham quan, chi phí khác).Công thức tính giá thành như sau: Giá thành cho một khách: z = VC + Tổng chi phí cho cả đoànkhách: = z.Q Trong đó: z: Giá thành cho một khách Z: Tổng chi phí cho cả đoàn khách Q: Số thành viên trong đoàn FC: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách VC: Tổng chi phí biến đổitính cho một khách Phương pháp tính giá thành: có 2 phương pháp Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí bao gồm phí biến đổi và phí cố định. Trang 26
  • 29. Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình gồm tổng phí biến đổi và phí cố định của tổng thời gian (ngày) thực hiện chương trình du lịch. Xác địnhgiá bán của mộtchương trình du lịch(G) Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi được cấu thành bởi các yếu tố như: giá thành, chi phí khác, lợi nhuận, thuế giá trị gia tăng,… Công thức tính: G= Z + Ck + Cb + P + T , Trong đó: G: Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi tính cho một khách Z: Giá thành chương trình du lịch của chuyến đi tính cho một khách Ck: Chi phí khác (khấu hao tài sản, quản lý, xây dựng chương trình,..) Cb: Chi phí bán P: Lợi nhuận T: Thuế b/ Tổ chức xúc tiến Xúc tiến là quá trình kết hợp truyền thông trong kinh doanh chương trình du lịch nội địa nhằm mục đích truyền tin về các chương trình du lịch nội địa đến khách du lịch trên thị trường mục tiêu giúp khách nhận thức được sản phẩm kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch, dẫn dụ họmua và trung thành với sản phẩm của công ty. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp gồm: quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ công chúng thúc đẩy tiêu thụ, chào hàng trực tiếp. Việc lựa chọn các hoạt động xúc tiến phải dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng gồm: bản chất, đặc điểm của từng loại chương trình du lịch nội địa mà công ty đưa ra thị trường, mục tiêu mà tham vọng truyền thông hướng tới, các giai đoạn trong chu kỳ sống của chương trình du lịch nội địa, tình huống mà công ty phải đối mặt, vị trí của công ty trên thị trường mục tiêu, ngân quỹ dành cho xúc tiến. c/ Tổ chức các kênh tiêu thụ chương trình du lịch nội địa Kênh tiêu thụ chương trình du lịch nội địa là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng sản Trang 27
  • 30. phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm nguồn khách chính mà các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa có thể lựa chọn kênh tiêu thụ thích hợp. Kênh phân phối sản phẩm chương trình du lịch nội địa về cơ bản gần giống với kênh phân phối sản phẩm du lịch. Trong Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, trang 217 (Đại học Kinh tế Quốc dân, Tái bản lần 3, 2012), sơ đồ Hệ thống kênh phân phối sản phẩm du lịch được thể hiện như sau. Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối sản phẩm du lịch SẢN PHẨM DU LỊCH Chi nhánh văn phòng đại diện Đại lý du Đại lý lịch du lịch bán bán lẻ buôn KHÁCH DU LỊCH Nguồn: Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành (2012) d/ Tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa Tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa gồm 2 phần. Phần 1 là toàn bộ những công việc từ chuẩn bị, bố trí, điều phối, theo dõi, kiểm tra, giám sát do bộ phận điều hành chủ đạo thực hiện. Phần 2 gồm các công việc của hướng dẫn viên từ khi đón khách đến tiễn khách và kết thúc chương trình du lịch nội địa. Quy trình thực hiện chương trình du lịch nội địa gồm: - Thỏa thuận với khách du lịch nội địa, công ty phải đạt được sự thống nhất về nội dung chương trình của chuyến đi và giá cả với khách. - Chuẩn bị thực hiện do điều hành nội địa sắp xếp (đặt dịch vụ, phương án giải quyết các vấn đề phát sinh, điều động giao nhiệm vụ cho hướng dẫn). - Thực hiện chương trình du lịch nội địa (đón khách, hướng dẫn tham quan, tiễn khách). Trang 28
  • 31. - Hoạt động kết thúc chương trình du lịch nội địa (hướng dẫn viên làm báo cáo tổng hợp và thanh toán, giải quyết phàn nàn và kiến nghị của khách, thanh toán với đối tác, hạch toán chuyến đi). Tiểu kết chƣơng 1 Chương 1 của luận văn tác giả đã hệ thống những nội dung cụ thể sau: Thứ nhất, khái niệm kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trong nước cho khách du lịch nội địa. Tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau. Thứ hai, Thomas Cook được xem là cha đẻ của kinh doanh lữ hành. Cuối thế kỷ 20, kinh doanh lữ hành phát triển mang đặc điểm mở rộng nội dung kinh doanh, tập trung tư bản cao và tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc. Vai trò của kinh doanh lữ hành là mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, người tiêu dùng du lịch, điểm đến và cho chính nhà kinh doanh lữ hành. Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh lữ hành thực sự phát triển vào thời đổi mới. Thứ ba, khái niệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, có ít nhất là 03 cổ đông và có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn trong việc xây dựng tổ chức, bán và thực hiện các chương trình du lịch trong nước cho khách nội địa. Sản phẩm chính là chương trình du lịch trọn gói. Đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa dựa trên hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tương đối để xác định thị phần, mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh. Trang 29
  • 32. Năm Khách Nộiđịa (lƣợt) 2005 3.000.000 2006 3.800.000 2007 4.550.000 2008 5.400.000 2009 5.670.000 2010 6.000.000 2011 6.900.000 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 2.1.1. Điều kiện để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 2.1.1.1. Cầu thịtrường khách du lịch nội địa lớn Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, dân số khoảng 8 triệu người (2013), có nền kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu hưởng thụ dịch vụ của người dân tăng theo đặc biệt là nhu cầu du lịch trong nước nhờ vào giá dịch vụ rẻ, phương tiện vận chuyển đa dạng, dịch vụ ăn uống và lưu trú phong phú. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM thì khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm với tỷ lệ từ 20 đến 30%/ năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 27 %/ năm (năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, năm 2013 đã là 83.191 tỷ đồng) chiếm 44,5% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 11 % GDP của thành phố. Bảng 2.1:Thống kê lượt khách nội địa của TP. HCM giai đoạn 2005- 2011 Nguồn:Viện Nghiên cứu Pháttriển Du lịch (2012) Trang 30
  • 33. Năm TP. HCM(I) (đvt: tỷ đồng) Tỷ trọng Việt Nam (II) (đvt: tỷ đồng) Thực hiện % cùng kỳ (I) / (II) Thực hiện % cùng kỳ 2006 16.200 +21.35% 45% 36.000 +20% 2007 24.000 +48.15% 42.85% 56.000 +55% 2008 31.000 +29.17% 51.67% 60.000 +7% 2009 38.334 +23.65% 56.37% 68.000 +9% 2010 44.918 +17.17% 47.28% 95.000 +40% 2011 56.842 +26.55% 43.72% 130.000 +30% 2012 71.279 +25.30% 44.50% 160.000 +23% 2013 83.191 +17.00% 42.00% 200.000 +25% Loại hình / Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Lữ hành quốc tế 215 275 281 291 337 400 458 502 Lữ hành nội địa 237 266 289 293 318 314 351 356 Văn phòng đại diện 0 0 0 24 11 7 8 8 Tổng số 452 541 570 608 666 721 817 866 Bảng 2.2:Doanh thu du lịch TP. HCM so với cả nước giai đoạn 2006-2013 Nguồn:Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch TP. HCM (2013) 2.1.1.2. Cungdịch vụ, hàng hóa đa dạng và phong phú Về Dịch vụ lữ hành: Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM số doanh nghiệp lữ hành tăng mạnh từ 452 doanh nghiệp (năm 2006) tăng lên 818 doanh nghiệp (06/2013), trong đó có 356 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 502 doanh nghiệp lữ hành quốc tế - nội địa. Các doanh nghiệp lữ hành này luôn nằm trong danh sách các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của cả nước về quy mô kinh doanh, doanh thu nộp ngân sách, cung cấp sản phẩm là các chương trình du lịch đa dạng, phục vụ tối đa nhu cầu của du khách. Bảng 2.3:Số liệu doanhnghiệp lữ hành tại TP. HCM giai đoạn 2006-2013 Nguồn:Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch TP. HCM (2013) Trang 31
  • 34. Về cơ sở lưu trú: Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch thành phố phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, số khách sạn được xếp hạng sao tăng. Năm 2006 có 801 cơ sở lưu trú du lịch với 20.982 phòng được xếp hạng, phân loại. Đến 2013 đã có 1.957 cơ sở lưu trú du lịch với 49.787 phòng đã được phân loại, xếp hạng theo Nghị định 92 gồm: 1.402 khách sạn với 37.273 phòng từ 1 đến 5 sao, trong đó có 100 khách sạn từ 3-5 sao với 12.221 phòng, 553 cơ sở lưu trú du lịch với 7.299 phòng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch, 01 khu căn hộ du lịch cao cấp với 240 căn hộ cho thuê, 01 bệnh viên khách sạn 5 sao với 150 phòng bệnh. Hiện nay, TP. HCM có 14 khách sạn 5 sao Caravelle, Sheraton Saigon, Movenpick, New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyat, Majestic, Nikko Sai Gon, Rex, InterContinential Asian Saigon với tổng cộng 4.587 phòng. Các khách sạn này đều do các tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung tại Quận 1 được tạp chí “Leisure and Traveller” bầu chọn tốt nhất thế giới. Theo kế hoạch phát triển du lịch của thành phố, dự kiến 2020 thành phố sẽ có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao. Về nhà hàng, khu giải trí, mua sắm và điểm tham quan: TP. HCM tập trung nhiều nhà hàng danh tiếng phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân thành phố và khách du lịch tại các khu trung tâm Quận 1, Quận 3, Quận 7 như khu ẩm thực chợ Bến Thành, hệ thống nhà hàng sang trọng Âu – Á (nhà hàng Stik, Nam Kha, Au Manoiir De Khai, Ming Dynasty, Zen Việt, D’house,…). Bên cạnh đó, TP. HCM có nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm như trung tâm thương mại Aeon Mall, Vincom, Bitexco, Parkson, và nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Thảo cầm viên Sài Gòn,.. Trang 32
  • 35. 2.1.1.3. Nănglực cạnh tranh và năng lực kinh doanh của các công ty cổ phần Điều kiện về nhân tố con người Các trường đào tạo về du lịch chuyên nghiệp ở TP. HCM như Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo các ngành nghề quản trị kinh doanh lữ hành, khách sạn cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch và lữ hành tại TP. HCM. Môi trường sống ở TP. HCM làm cho con người năng động, sáng tạo, có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, trao dồi ngoại ngữ. Khi vào làm việc tại các doanh nghiệp, họ phát huy tối đa nội lực. Điều kiện về trình độ quản lý kinh doanh lữ hành Đặc điểm của công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là trình độ quản lý chuyên nghiệp của Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Hội đồng cổ đông bởi phần lớn họ được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn quản lý tại các trường danh tiếng ở Việt Nam và nước ngoài, có kinh nghiệm làm việc và có khả năng quản lý điều hành công ty để đưa ra các chiến lược, tầm nhìn chuẩn xác mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa các công ty Các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM tọa lạc trên vị trí đắc địa bậc nhất của thành phố, bán kính cách Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng như Ủy ban nhân dân TP. HCM trong vòng 2km đến 10km. Vì vậy, những chiến lược và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được các công ty tiếp nhận nhanh chóng, vị trí cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp đón tham vấn dịch vụ và đón – tiễn khách du lịch. Quy mô kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch được mở rộng, chú trọng về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật với trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy vi tính phục vụ kinh doanh tour trực tuyến, phần mềm đặt giữ vé máy bay, đầu tư phương tiện vận chuyển mới, văn phòng có điều hòa, wifi… Trang 33
  • 36. 2.1.1.4. Kếtcấu hạ tầng phụcvụ khách du lịch nội địa Các điều kiện quan trọng để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa là cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ khách du lịch như hệ thống đường xá, các phương tiện giao thông, các côngtrình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc. Hệ thống nguồn điện Hệ thống điện của thành phố do Tổng công ty điện lực TP. HCM cung ứng dịch vụ, lưới truyền tải do Tổng công ty quản lý gồm 6,33 km đường dây 220kV; 0,59 km cáp ngầm 220kV; 600,92 km đường dây 110kV và 32,71 km cáp ngầm 110kV cung cấp cho 46 trạm trung gian 110kV với tổng dung lượng máy biến thế lắp đặt là 4.871 MVA. Tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2013 là 17,651 tỷ kWh cung cấp cho nông lâm, thủy, hải sản chiếm tỷ trọng 0,27%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40,71%; thương nghiệp, khách sạn chiếm 12,77%; tiêu dùng dân cư chiếm 40,07% và thành phần khác chiếm 6,17%. Tổng công ty hiện đang đầu tư các thiết bị tiết kiệm năng lượng và có hiệu suất cao đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho doanh nghiệp và người dân của thành phố. Hệ thống nguồn nước sinh hoạt TP. HCM khai thác lấy nước trực tiếp trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Hồ Trị An và Hồ Dầu Tiếng đảm bảo 100% yêu cầu cấp nước sinh hoạt người dân toàn thành phố, doanh nghiệp kinh doanh và các khu công nghiệp tập trung. Đường sá TP. HCM là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Vận tải thủy có đường biển chiếm 29%, đường sông chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố, đường bộ chiếm 44% vận tải hàng hóa và chiếm 85,6% vận tải khách. Trang 34
  • 37. TP. HCM có bốn cảng chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất thuyết, Bình Lợi, Bình Phước và khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách. Giao thông hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất, là phi trường lớn nhất Việt Nam về quy mô, diện tích và công suất nhà ga phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch với các hãng hàng không như Vietnamairline, Jetstar, Vietjetair phục vụ hàng trăm chuyến bay mỗi ngày trên phạm vi cả nước và quốc tế. Giao thông đường sắt của thành phố có nhà ga Sài Gòn, là nhà ga lớn nhất khu vực phía Nam phục vụ vận chuyển khách du lịch và nhu cầu đi lại trong phạm vi cả nước với giá ưu đãi. Từ ga Sài Gòn có thể đi đến các nhà ga có trạm dừng là điểm đến du lịch hấp dẫn như Sài Gòn – Phan Thiết, Sài Gòn – Nha Trang, Sài Gòn – Huế, Sài Gòn – Hà Nội… Giao thông đường bộ có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình, Ký Thủ Ôn, Văn Thánh và các tuyến đường mới như đại lộ Đông – Tây, tuyến cao tốc Sài Gòn Trung Lương, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách từ Đông sang Tây và ngược. Bên cạnh đó, thành phố có hơn 3.250 xe buýt và 8.000 taxi đáp ứng nhu của người dân và khách di chuyển trong nội thành và các hướng. Thông tin liên lạc TP. HCM có 23/24 quận, huyện đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo mô hình chung của thành phố. Đã có 17 phần mềm được triển khai phục vụ gồm: 4 phần mềm xây dựng môi trường làm việc điện tử (G2E), 5 phần mềm dịch vụ công (G2C và G2B), 3 phần mềm về quản lý xây dựng, 5 phần mềm quản lý đất đai (ứng dụng GIS). TP. HCM là đơn vị đi đầu cấp phép trực tuyến qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Trang 35
  • 38. Hệ thống bưu điện phân bố đồng đều tại các quận, huyện của thành phố. Trong đó, Bưu điện trung tâm phục vụ ký gửi vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước, tham quan du lịch, thoại quốc nội và quốc tế. Các dịch vụ thuê bao Mobiphone, Vinaphone, Viettel hoạt động mạnh cung cấp dịch vụ gọi thoại và nhắn tin. Hệ thống cáp quang, cáp bán dẫn đồng dịch vụ truyền tải Internet có FPT, Saigontourist, Viettel với các gói cước phù hợp. 2.1.1.5. Cơ chế chính sách tạo điều kiện cho kinh doanh lữ hành nội địa phát triển TP. HCM có sự ổn định về chính trị, bảo đảm an ninh cho sản xuất và tiêu dùng du lịch. Đường lối chiến lược phát triển du lịch của Tổng cục du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. HCM đã định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM hoạt động hiệu quả. Sựđầy đủ, toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật cùng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật của các cơ quan công quyền tại TP. HCM bảo đảm quyền lợi tối đa hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp lữ hành nội địa và bảo đảm tính an toàn cho khách du lịch. 2.1.2. Lợi thế để phát triển kinhdoanhlữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3 TP. HCM 2.1.2.1. Lợi thế về tài nguyên du lịch TP. HCM là thành phố trẻ với hơn 300 năm lịch sử nhưng có những công trình kiến trúc và văn hóa đa dạng phong phú, có lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa. Các điểm tham quan đa dạng với hệ thống 11 bảo tàng lịch sử, một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cùng nhiều nhà thờ theo phong cách Gothic, Roman xây dựng vào thế kỷ 19 và các công trình kiến trúc của thành phố thu hút khách tham quan như Trụ sở Ủy ban, Nhà hát lớn, Dinh Độc Lập, Chùa Vĩnh Nghiêm, đài quan sát Trang 36
  • 39. Saigon SkyDeck. Các điểm đến bán kính 100 km như: địa đạo Củ Chi, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Vũng Tàu, vườn quốc gia Nam Cát Tiên. TP. HCM còn là nơi tập trung nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại với quy mô lớn được đầu tư dịch vụ phong phú như công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Đại Nam, khu du lịch Bình Quới, Văn Thánh,… 2.1.2.2. Lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội TP. HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ gồm 19 quận và 5 huyện, diện tích 2.095 km2 , dân số 8 triệu người (2013), khí hậu ôn hòa cả năm. Kinh tế thành phố chiếm 21,3% tổng sản phẩm GDP của cả nước, đóng góp 29,38% tổng thu ngân sách. Nhờ vào điều kiện kinh tế - xã hội đã tạo lợi thế cho hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM, cụ thể như sau: - Nhờ vào dân số tập trung đông nên có nguồn khách du lịch tiềm năng lớn để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa, tùy vào mục đích và động cơ chuyến đi của người dân TP. HCM. - Quá trình hội nhập phát triển của thành phố giúp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp dễ dàng và thuận tiện, giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong kinh doanh lữ hành nội địa. - Tính tất yếu của thành phố hiện đại là sự ra đời và phát triển các chương trình du lịch hội nghị, hội thảo, công vụ tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh lữ hành nội địa. - Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh chóng ở TP. HCM tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM, giúp các công ty chủ động điều chỉnh kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. - Thời gian nhàn rỗi 2 ngày nghỉ cuối tuần của người dân TP. HCM là điều kiện thuận lợi để kinh doanh lữ hành nội địa cho chuyến đi cuốituần. Trang 37
  • 40. 2.1.2.3. Lợi thế về đường lối chính sách của Đảng bộ và chính quyền TP. HCM Nước ta xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước bằng pháp luật tạo môi trường pháp lý cho quá trình kinh doanh du lịch của doanh nghiệpcũng như tạo lợi thế tác động tích cực tới cung - cầu trong kinh doanh lữ hành nội địa. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng bộ và Chính quyền TP. HCM quán triệt giúp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa yên tâm, tin tưởng, mở rộng nội dung và phạm vi kinh doanh. Năm 2013, Ủy ban nhân dân TP. HCM đã trình Hội đồng nhân dân 29 chỉ tiêu kinh tế xã hội, đặt mục tiêu GDP trung bình đầu người đạt 4000 USD, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 248.500 – 255.000 tỷ đồng chủ yếu tập trung khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và du lịch. 2.2. Khái quát các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 2.2.1. Số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP. HCM (2013), trên địa bàn Quận 3, có 70 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 32 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, trong đó có 27 công ty cổ phần. Tuy nhiên, hầu hết các công ty cổ phần du lịch đều không lựa chọn thị trường mục tiêu mà cạnh tranh chủ yếu bằng giá tour để tăng lợi nhuận. Các yếu tố gây ra tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần như sau: - Một số công ty cùng thị trường khách nội địa truyền thống, cùng sản phẩm lữ hành nội địa và chất lượng dịch vụ là công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM và công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam. Các công ty trẻ cùng Trang 38
  • 41. lịch sử hình thành và thị trường khách: công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam, công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt. - Tốc độ tăng trưởng của du lịch nội địa ở mức độ thấp vào những năm gần đây do khủng hoảng kinh tế kéo dài. - Khả năng phân biệt hóa sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm chương trình du lịch nội địa mới rất khó khăn, phức tạp. - Kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM đang phải đối mặt với sự phát triển của công nghệ thông tin khi mà khách nội địa có thể tự đi du lịch trong nước bằng cách tìm kiếm thông tin điểm đến, giữ chỗ và đăng ký dịch vụ phục vụ chuyến đi của họ. Ngoài ra, các chương trình du lịch nước ngoài như Thái Lan, Cambodia, Malaysia, Trung Quốc được chào bán với giá rẻ hơn nhiều so với đi du lịch trong nước. 2.2.2. Phân loại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3 TP. HCM Căn cứ vào hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động kinh doanh, theo quy chế quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quận 3, TP. HCM có: 62,97% công ty cổ phần du lịch kinh doanh cả lữ hành quốc tế và nội địa, 22,23% công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa, 7,4% công ty cổ phần du lịch vận chuyển khách, 7,4% chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty du lịch địa phương. Căn cứ vào quy mô nguồn vốn và nhân lực, có 11% công ty thuộc doanh nghiệp lớn, 89% công ty thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, trên địa bàn Quận 3 TP. HCM kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần diễn ra phong phú, đa dạng với hai mô hình chủ thể kinh doanh được chia theo quy mô là các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn và các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ. Trang 39
  • 42. 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 2.3.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 2.3.1.1. Cáccông ty cổ phần du lịch được khảo sát Vì số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM khá nhiều, hoạt động kinh doanh đa dạng phức tạp nên giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sáu công ty cổ phần du lịch đại diện cho hai mô hình, gồm: hai công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn và bốncông ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ. Hai công ty cổ phần có quy mô lớn 1. Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam TP. Hồ ChíMinh Công ty CP Du lịch Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thành lập ngày 09/07/1960 trực thuộc Bộ Ngoại Thương. Năm 1990 chuyển thành Chi nhánh Tổng Công ty du lịch Việt Nam tại TP. HCM trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao - Du lịch. Ngày 1/6/2007 đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần. Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam TP. Hồ Chí Minh Tên giao dịch quốc tế: Vietnamtourism Hochiminh City Joint Stock Tên viết tắt: VIETNAMTOURISM HCMC JSC Trụ sở: 234 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM Điện thoại: (84-8) 3932 6776 Fax: (84-8) 3932 6775 Email: headoffice@vietnamtourism-hcmc.com.vn Website: www.vietnamtourism-hcmc.com.vn Trang 40
  • 43. Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng giám Giám đốc CN Hà Nội Giám đốc Tài Giám đốc Xí nghiệp Giám đốc chính xe/ Chủ tịch công đoàn K.sạn Asia Trưởng P H.chính – Nhân sự Trưởng P Trưởng P. Trưởng Kế Phó G.Đ Dự án- DL nước ĐL vé toán K.sạn Asia đầu tư ngoài m. bay trưởng Phó P.DL nước ngoài Trưởng kế toán K.sạn Asian Trưởng P thị trường Nhật Trưởng P thị trường Đông Âu-Châu Á Phó P thị trường Nhật Phó P thị trường Đông Âu-Châu Á Nguồn:Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM (2013) 2. Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam Công ty Du lịch Hòa Bình được TW hội LHPN Việt Nam ký quyết định thành lập ngày 25/10/1989 theo quyết định 92/CT ngày 22/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng cho phép các cơ quan hành chính và đoàn thể làm kinh tế. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa theo thông báo số 175-TB/TW ngày 07/08/2008 của Ban bí thư về chuyển đổi sắp xếp các doanh nghiệp thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội do Trung ương quản lý, Công ty hoàn tất thủ tục chuyển đổi sang Công ty Cổ phần được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp giấy phép ngày 13/12/2011. Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam Trang 41
  • 44. Công ty liên doanh– liên kết Lĩnh vực kinh doanh, sản xuất Vốn điều lệ thực góp VND Tỷ lệ Cty CP Địa ôc Sài Gòn Địa ốc 160.000.000.000 50% Cty CP Du lịch Thương mại Hòa Giang Du lịch, Vận chuyển, Khách sạn, Nhà hàng 60.000.000.000 40% Cty TNHH LD LH Quốc tế Hòa Bình Du lịch, Vận chuyển 16.506.662.910 52% Cty CP Hòa Bình Phú Quốc Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng 58.128.125.000 40% Cty CP XNX Việt Ta Vật liệu, Xây dựng 1.600.000.000 20% Phòng dự án và xây dựng hòng Tài chính và kế toán hòng tổ chức hành chính hòng Vận chuyển hòng thị trường hòng du lịch trong ước hòng du lịch nước ngoài hòng du lịch quốc tế Các chi nhánh và văn phòng i i i t ị tị i i i t Tên giao dịch: PEACE TOUR COMPANY Trụ sở chính: 60 Võ Văn Tần, P6, Q3, TP. HCM Điện thoại: 08.39303909 Fax: 08.39304416 Email:peacetour@hcm.vnn.vn Web: www.peacetour.com.vn Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam Nguồn:Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam (2013) Các công ty liên doanh liên kết: Nguồn:Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam (2013) Trang 42
  • 45. Bốn công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ 1. Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mạiTST TST thành lập năm 1995 và chính thức trở thành công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST vào ngày 31/01/2002. Trụ sở đầu tiên tại 382B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tháng 03/2008 công ty dời về 389A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, TP.HCM. Tháng 6/2008 TST ra mắt trang web dịch vụ đặt tour và thanh toán trực tuyến. Tên công ty: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST. Số giấy phép Lữ hành kinh doanh quốc tế: 0805/2008/TCDL-GP LHQT do Tổng Cục Du Lịch cấp thay đổi ngày 02/05/2008. Tên tiếng Anh: TST Tourist Service & Trading Corporation Tên viết tắt: TST TOURIST Trụ sở chính: 10 Tú Xương, P7, Q3, TP. HCM Điện thoại: 39 328 328 - Fax: 39 321 321 Email: info@tsttourist.com - Website: http://tsttourist.com 2. Công ty Cổ phần du lịch Diểm Đến Việt Nam Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Điểm Đến Việt Nam Tên Tiếng Anh: Vietnam Destination Travel Services JSC Giấy phép lữ hành quốc tế: GP79 – 284/2011/TCDL – GPLHQT GPĐKKD: 0310306333 được Sở KHĐT cấp 13/09/2010 Địa chỉ:384/18 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. HCM Điện thoại: 08.35268890 Fax: 08.35268892 Email:sales@vietnamdestination.com Web:www.diemdenvietnam.com.vn 3. Công ty Cổ phần ThươngmạiDịch vụ và Du lịch Liên Hoa Tập đoàn Liên Hoa thành lập năm 1985 hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ - Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ và Trang 43
  • 46. Du Lịch Liên Hoa kinh doanh du lịch, dịch vụ lữ hành giữ quyền chi phối các Công ty con thông qua vốn, tài sản được chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường, có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của Pháp luật. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ và Du Lịch Liên Hoa. Tên giao dịch quốc tế: LIEN HOA GROUP Địa chỉ:199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3 - Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 3932 1558 Fax: (84-8) 3932 6628 Email:travel@lienhoagroup.comWebsite : http://www.lienhoagroup.com Đại diện: Mrs Trương Thị Nhi - Chủ tịch tập đoàn Cơ cấu tổ chức: Chủ tịch HĐQT:Bà Trương Thị Nhi Phó Chủ tịch HĐQT: Bà Văn Trương Ngọc Quỳnh Cố vấn Luật: Bà Đồng Thị Ánh Cố vấn đối ngoại: Prapee 4. Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt được thành lập ngày 05/10/2011 kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Giấy phép kinh doanh LHQT số 031121633 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM cấp). Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt Tên giao dịch: Viet Viet Tourism JSC Trụ sở chính: 259 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3, TP. HCM. Điện thoại: 08.35267788 Fax: 08.38481560 Email: info@vietvietgroup.com Web: www.vietvietgroup.com Qua phương phápphỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý và quan sát thực tế hoạt động kinh doanh tại các công ty thì việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách và gửi khách. Tuy nhiên, việc thống kê Trang 44
  • 47. chính xác số lượng thị phần nhận và gửi khách nội địa là rất khó khăn nên đề tài sẽ nghiên cứu tổng số lượt khách nội địa mua trực tiếp chương trình du lịch nội địa tại các công ty. Vì tên các công ty cổ phần du lịch khá dài nên tác giả sử dụng tên gọi vắn tắt trong các bảng biểu, quy định như sau: Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM: CP 1 Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam: CP 2 Công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST:CP 3 Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam: CP4 Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Liên Hoa: CP 5 Công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt: CP 6 2.3.1.2. Vốn và nguồn nhânlực để kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty được khảosát Năng lực kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch được phản ánh thông qua tổng số vốn đầu tư và nguồn nhân lực hàng năm mà công ty tập trung cho kinh doanh lữ hành nội địa. Thông qua các chỉ tiêu này để xem xét năng lực của các côngty được nghiên cứu. Quy mô nguồn vốn Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh lữ hành của các công ty cổ phần du lịch gồm vốn cố định và vốn lưu động. Qua số liệu khảo sát sáu công ty cho thấy hai công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn có nguồn vốn lớn, các công ty cổ phần du lịch quy mô vừa và nhỏ có quy mô nguồn vốn nhỏ; tỷ lệ vốn lưu động/Tổng vốn của các công ty có sự khác biệt và chưa chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân là do các công ty cổ phần quy mô vừa và nhỏ chỉ đơn giản bán sản phẩm cho nhà cung cấp dịch vụ để hưởng hoa hồng hoặc tổ chức bán các chương trình du lịch trọn gói nên không cần vốn lưu động lớn, các công ty cổ Trang 45
  • 48. Stt Tên công ty Vốn cố định Vốn lƣu động Tổng vốn Vốn lƣu động/Tổng vốn 1 CP 1 95.400 84.600 180.000 47% 2 CP 2 76.500 73.500 150.000 49% 3 CP 3 10.000 8.000 18.000 44% 4 CP 4 3.000 2.000 5.000 40% 5 CP 5 8.750 3.750 12.500 30% 6 CP 6 1.000 4.000 5.000 80% Stt Tên công ty 2010 2011 2012 2013 1 CP 1 27 30 32 35 2 CP 2 34 38 44 45 3 CP 3 15 22 18 20 4 CP 4 15 11 13 10 5 CP 5 12 14 15 15 6 CP 6 - 11 14 16 phần du lịch quy mô lớncó uy tín và thương hiệu mạnh duy trì mối quan hệ giữa tỷ lệ Vốn lưu động/ Vốn cố định là 5:5 hoặc 4:6. Bảng 2.4:Quymô nguồn vốn của các công ty cổ phần du lịchnăm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn:Phiếu điều tra và tính toán Nguồn nhân lực của sáucông ty Bảng 2.5:Số laođộng trong kinhdoanhlữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du lịchgiai đoạn 2010- 2013 Đơn vị tính: người Nguồn:Phiếu điều tra Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Các công ty duy trì ổn định số lượng lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa, từ 2010 đến 2013 mỗi công ty có Trang 46
  • 49. tăng/ giảm lao động nhưng không nhiều. Trong đó, các công ty cổ phần du lịch quy mô lớn có số lượng lao động đông hơn các công ty cổ phần du lịch quy mô vừa và nhỏ: công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có số lượng lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa là 45 người tương ứng chiếm 34,6% tổng lao động của cả công ty, công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM có số lao động là 35 người tương ứng chiếm 31% tổng lao động cả công ty, các công ty có quy mô vừa và nhỏ có số lao động trong lữ hành nội địa từ 10 đến 20 người (chiếm khoảng 50% tổng lao động của công ty). Khảosát các công ty cổ phần du lịch quy mô lớn Về trình độ đào tạo lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa: Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có 82,22% cán bộ nhân viên có trình độ Đại học, 17,78% trình độ Cao đẳng; Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM có 85,7% nhân viên trình độ Đại học, 14,3% trình độ Cao đẳng. Về số cán bộ nhân viên lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa được đào tạo chuyên ngành du lịch: Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có 86,67% cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên ngành du lịch, 13,33% đào tạo ngành khác; Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM có 82,85% được đào tạo chuyên ngành du lịch, 17,15% được đào tạo từ ngành khác. Về tỷ lệ hướng dẫn viên nội địa theo hợp đồng và cộng tác viên theo thời vụ: Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam có 53,2% HDV theo hợp đồng và 46,8% thuê theo thời vụ, Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM có 48,65% HDV theo hợp đồng và 51,35% thuê theo thời vụ. Khảosát các công ty cổ phần du lịch có quymô vừa và nhỏ: Về trình độ đào tạo của cán bộ, nhân viên lữ hành nội địa: Công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt có tỷ lệ 80% trình độ Đại học và 20% trình độ Cao Đẳng, Công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương Mại TST và Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam có tỷ lệ 70% trình độ Đại học,10% trình Trang 47
  • 50. Công ty 2010 2011 2012 2013 CP 1 6.800 7.500 8.000 7.000 CP 2 8.500 9.800 13.680 12.600 CP 3 2.500 2.700 3.200 3.000 CP 4 2.000 2.500 2.800 3.000 CP 5 3.500 3.800 4.300 4.100 CP 6 - - 3.200 3.450 độ Cao đẳng, 10% đào tạo ngắn hạn và 10% đào tạo khác, Công ty CP Thương Mại Dịch Vụ và Du lịch Liên Hoa có tỷ lệ 35% trình độ Đại học, 50% trình độ Cao đẳng và 15% trình độ trung cấp nghề. Về tỷ lệ nhân viên lữ hành nội địa của các công ty đã được đào tạo chuyên ngành du lịch: Công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt và Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam có 100% , Công ty CP Thương Mại Dịch vụ và Lịch Liên Hoa có 70%, Công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST có 60%. Về tỷ lệ Hướng dẫn viên – Cộng tác viên: Điểm chung là các công ty đều duy trì tỷ lệ HDV - CTV theo hợp đồng thấp, phần lớn đều thuê theo thời vụ. Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam có 0% HDV - CTV theo hợp đồng và 100% theo thời vụ, công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt có 20% HDV - CTV theo hợp đồng và 80% theo thời vụ, công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST có 15% HDV - CTV theo hợp đồng và 85% theo thời vụ, công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Liên Hoa có 15% HDV - CTV theo hợp đồng và 85% theo thời vụ. 2.3.1.3. Quymô của các công ty cổ phần du lịch được khảosát Bảng 2.6:Tổng lượt khách nội địa của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị tính: lượt khách Nguồn:Phiếu điều tra Trang 48