SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
….o0o….
HOÀNG THẢO MỸ PHƯƠNG
NGHỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK TỪ
ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
….o0o….
HOÀNG THẢO MỸ PHƯƠNG
NGHỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK TỪ
ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Huỳnh Hoa
Thành phố Hồ Chí Minh 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn là do cá
nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.
Tác giả luận văn
Hoàng Thảo Mỹ Phương
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu, phòng
Sau Đại học cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Huỳnh Hoa, đã dành
nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Lịch sử đảng – Tỉnh ủy Đắk Lắk, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Viện Nông
Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Công ty cà phê Phước An, Công ty cổ phần cà phê Trung
Nguyên, Nông trường cà phê Phước An, Nông trường cà phê Thắng Lợi, các hộ gia
đình trồng cà phê trên địa bàn huyện Krông Păk,… đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thảo Mỹ Phương
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục hình ảnh, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................7
7. Bố cục luận văn...................................................................................................7
CHƯƠNG I - NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ SỰ
DU NHẬP CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẮK LẮK ...........................................................9
1.1.Những điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê ...........................................9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................9
1.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................9
1.1.1.2. Địa hình................................................................................................10
1.1.1.3. Đất đai và sự phân bố...........................................................................11
1.1.1.4. Khí hậu.................................................................................................13
1.1.1.5. Thuỷ văn...............................................................................................15
1.1.2. Dân cư và nguồn lao động ..........................................................................17
1.1.2.1. Dân cư ..................................................................................................17
1.1.2.2. Nguồn lao động....................................................................................20
1.1.3. Điều kiện kinh tế .........................................................................................24
1.1.3.1. Hoạt động kinh tế của đồng bào Đăklak từcổ truyềnđến hiện đại ......24
1.1.3.2. Cà phê Đắk Lắk biến thành hàng hóa ..................................................29
1.2.Quá trình du nhập cây cà phê và phát triển cây cà phê ở Đắk Lắk............34
Tiểu kết chương 1....................................................................................................43
CHƯƠNG II - HOẠT ĐỘNG TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY ..........................................................................44
2.1. Hoạt động trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỷ XX đến nay ...................44
2.1.1. Chọn đất trồng và các điều kiện khác ......................................................44
2.1.2. Khâu chọn giống ......................................................................................47
2.1.3. Kỹ thuật trồng cà phê ...............................................................................54
2.1.4. Quy trình chăm sóc ..................................................................................56
2.1.5. Quy trình thu hoạch..................................................................................63
2.2.Quy trình chế biến cà phê................................................................................65
2.2.1. Quy trình và các phương pháp chế biến cà phê nhân...............................66
2.2.2. Các phương pháp chế biến cà phê rang xay.............................................71
2.3.Khâu bảo quản và thị trường tiêu thụ cà phê Đắk Lắk................................79
2.3.1. Bảo quản cà phê .......................................................................................79
2.3.2. Thị trường tiêu thụ ......................................................................................81
2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ trong nước.............................................................81
2.3.2.2. Thị trường tiêu thụ ngoài nước ............................................................83
Tiểu kết chương 2....................................................................................................85
CHƯƠNG III - TÁC ĐỘNG CỦA CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI
ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY .....................................................86
3.1. Tác động về kinh tế ..........................................................................................86
3.1.1. Tác động đến hoạt động kinh tế cổ truyền của đồng bào dân tộc tỉnh Đắk
Lắk(1904 - 1945)...................................................................................................86
3.1.2. Gia tăng diện tích và quy hoạch lại vùng trồng cà phê (giai đoạn 1946 –
1986)......................................................................................................................88
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk (từ năm 1986 đến nay) .............90
3.2. Tác động về xã hội..........................................................................................104
3.2.1. Phân hóa xã hội (thời Pháp thuộc) ............................................................104
3.2.2. Chuyển biến dân cư (sau cách mạng tháng Tám đến năm 1986) .............105
3.2.3. Thay đổi đời sống dân cư (từ năm 1986 đến nay) ....................................107
3.3. Tác động về văn hóa.......................................................................................111
3.4. Tác động về môi trường.................................................................................116
3.5. Thuận lợi và thách thức của nghề trồng và chế biến cà phê trong bối cảnh
hiện nay ..................................................................................................................118
3.5.1. Những thuận lợi ........................................................................................118
3.5.2. Những thách thức......................................................................................120
Tiểu kết chương 3..................................................................................................121
KẾT LUẬN............................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................128
PHỤ LỤC...............................................................................................................134
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao
đẳng trở lên phân theo giới tính và trình độ đào tạo
22
Bảng 2.1. Thời vụ thu hoạch cà phê ở Việt Nam 61
Bảng 2.2.
Lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam giai đoạn 2005 –
2010
80
Bảng 2.3. Mười nước nhập khẩu lớn nhất cà phê Đắk Lắk 81
Bảng 3.1.
Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk 1900 –
2010
88
Bảng 3.2.
Diện tích, năng suất, sản lượng cây cà phê năm 2010
phân theo huyện
92
Bảng 3.3.
Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ
2011 – 2012
93
Bảng 3.4.
Sản lượng cà phê xuấtk hẩu của Đắk Lắk thời kì 1991–
2010
98
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
STT Tên hình ảnh, sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các đồn điền thời Pháp ở Đắk Lắk 36
Sơ đồ 2.1. Quy trình chế biến cà phê nhân 64
Sơ đồ 2.2. Quy trình chế biến cà phê hòa tan 75
Hình 3.1. Diện tích cà phê chia theo độ tuổi 94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của miền nam Đông Dương, trong đó Đắk
Lắk là cao nguyên rộng lớn nằm ở trung tâm của Tây Nguyên có vị trí chiến lược
quan trọng. Bên cạnh đó Đắk Lắk còn có nhiều thế mạnh về kinh tế với tài nguyên
thiên nhiên giàu có, diện tích đất đỏ bazan lớn, chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên.
Sau khi đặt ách thống trị, thực dân Pháp đã tiến hành bóc lột và khai thác tài
nguyên thiên nhiên nước ta để phục vụ cho chính quốc. Địa bàn Tây Nguyên là một
trong những nơi được chú trọng. Năm 1904, tỉnh Đắk Lắk được thành lập đánh dấu
quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Đắk Lắk trong những năm đầu thế kỉ XX.
Với mục đích khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã từng bước đầu tư vào
khai thác thế mạnh của Đắk Lắk là vùng đất bazan rất thuận lợi để trồng một số cây
kỹ nghệ; trong số đó là cây cà phê. Sau khi trồng thí điểm thành công, thực dân
Pháp đã tiến hành phát triển các đồn điền lớn để trồng cà phê. Từ khi xuất hiện trên
vùng đất này, cây cà phê nhanh chóng trở thành cây trồng chủ đạo trong ngành
trồng trọt, đồng thời hình thành nên nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cây cà phê.
Đầu thế kỉ XX từ khi trồng thử nghiệm cho đến nay. Trải qua nhiều biến
động của lịch sử, cây cà phê vẫn ngày càng gắn bó mật thiết với đời sống, kinh tế,
xã hội, văn hóa của con người trên vùng đất này. Đặc biệt từ năm 1986, khi cả nước
thực hiện công cuộc đổi mới, cây cà phê càng được quan tâm và chú trọng trong sản
xuất nông nghiệp và ngày càng cho hiệu quả kinh tế cao.
Là một người sinh trưởng nơi vùng đất đầy nắng và gió được mệnh danh là “
thủ phủ cà phê” tác giả luận văn nhận thức được giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng
của cây cà phê đối với cư dân và kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên. Vì vậy để tìm
hiểu vị trí, vai trò và những tác động của nghề trồng và chế biến cà phê đến kinh tế,
xã hội và văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Lắk rõ hơn nữa, chúng tôi
chọn đề tài “Nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay”
để làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ của mình.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây, đã có nhiều công trình đề cập ít nhiều đến nội dung nghiên cứu
đề tài. Các công trình bao gồm:
- Những nghiên cứu của người Pháp về vùng đất Tây Nguyên trong đó có
Đắk Lắk. Các công trình này nghiên cứu chủ yếu về trồng trọt, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội Đắk Lắk. Tiêu biểu là cuốn Địa chí tỉnh Đắk Lắk của Monfleur, nhà
xuất bản Viễn Đông Bác cổ, Hà Nội năm 1931 và cuốn Paladre du serment au
Darlar (tập 2) của Sabarier, nhà xuất bản BSEI năm 1927.
- Tác giả Re’Ne coste với quyển Cây cà phê, nhà xuất bản Pari năm 1989.
Nhà nông học người Pháp này cung cấp cho người đọc một cách khái quát về cây cà
phê, với những đặc tính sinh trưởng, phát triển, những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình canh tác, thu hoạch cây cà phê.
- Tác giả Jean – Pierre, Aumiphin trong công trình Sự hiện diện tài chính và
kinh tế Pháp ở Đông Dương, nhà xuất bản Hà Nội năm 1994, đã đề cập đến hoạt
động của các đồn điền và công ty cà phê.
- Đặc biệt là tác phẩm Rừng người Thượng của Henry Maitre do nhà xuất
bản Tri Thức xuất bản năm 2008. Cho đến nay đây vẫn là công trình khảo sát toàn
diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên. Qua tài liệu du kí này, tác giả Maitre đã sử
dụng tư liệu khoa học từ tài liệu của các nhà truyền giáo và những nhà nghiên cứu
đi trước để tìm hiểu và nghiên cứu vùng đất Tây Nguyên.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là sau năm 1954, có nhiều
công trình đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của vùng đất Tây Nguyên và Đắk
Lắk như:
- Đắk Lắk trước thời kì cách mạng tháng 8 năm 1945 của Tiến sĩ Đinh
Quang Hải do Viện sử học xuất bản năm 1945.
- Về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam của Paul Nưr do Phủ Đặc
ủy Thượng vụ Sài Gòn xuất bản. Tác phẩm này cung cấp những chính sách thượng
vụ trong lịch sử Việt Nam, trong đó có chính sách nông nghiệp đối với các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
3
- Đại Cương về các Dân tộc Ê đê – M’nông ở Đắk Lắk của các tác giả Bế
Văn Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thi Hồng, Vũ Đình Lợi do Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội xuất bản năm 1982. Công trình này có thể giúp người đọc có những cơ sở
ban đầu để tìm hiểu về hai tộc người trong số những tộc người quan trọng nhất ở
Tây Nguyên là Ê đê và M’nông. Tác giả cũng dành một chương viết về các hoạt
động sản xuất, kinh tế của đồng bào dân tộc nơi đây.
- Tây Nguyên các điều kiện Tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên của Nguyễn
Văn Chiến do nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội xuất bản năm 1985. Công
trình khái quát đặc điểm tự nhiên của vùng đất Tây Nguyên và những thế mạnh của
vùng đất được tự nhiên ưu đãi, trong đó có đất đỏ bazan rất thuận lợi để trồng cây
cà phê.
- Tây Nguyên thiên nhiên và con người của Nguyễn Trọng Lân, Huỳnh Thị
Cả do Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội xuất bản năm 1987.
- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk của Ban
Khoa học Xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk do Nhà xuất bản khoa học xã
hội Hà Nội xuất bản năm 1990. Công trình cung cấp sơ lược về quyền sử dụng đất
đai của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chính sách dinh điền, sự xuất
hiện của điền chủ, cùng với đó là các giải pháp thực hiện phát triển kinh tế xã hội
của Đắk Lắk, trong đó có việc định hướng phát triển cà phê.
- Tây Nguyên Sử Lược của Phan Văn Bé do Hội sử học Việt Nam xuất bản
năm 1993. Công trình giới thiệu tổng quan về địa lý, thiên nhiên và dân cư vùng đất
Tây Nguyên.
- Lịch sử đồn điền CADA của Ban quản lý di tích Đắk Lắk viết năm 1996.
Đây là một tập hợp tư liệu về đồn điền CADA, một trong những đồn điền cà phê
đầu tiên được hình thành trên địa bàn Đắk Lắk. Nội dung công trình đã tái hiện sinh
động hoạt động của đồn điền khi cây cà phê được chính thức đưa vào trồng với diện
tích lớn.
- Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới của Bùi Huy Đáp,
Nguyễn Điền do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1996
4
- Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Đắk Lắk của Liên đoàn
lao động Đắk Lắk được nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1997.
Tài liệu cung cấp về hoạt động của công nhân trong các đồn điền tại Đắk Lắk như
CADA, CHPI, ROSSI.
- Cây cà phê Việt Nam của Nguyễn Sĩ Nghị, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất
bản năm 1988. Sách cung cấp khá cụ thể về cây cà phê Việt Nam.
- Cây cà phê ở Việt Nam của các tác giả TS. Đoàn Triệu Nhạn (chủ biên),
TS. Hoàng Thanh Tiệm, TS. Phan Quốc Sủng của Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà
Nội ấn hành năm 1999. Đây là tài liệu tham khảo được viết bởi nhiều nhà nghiên
cứu có kinh nghiệm trong thực tế, các tác giả đã khái quát về lịch sử phát triển cà
phê trên thế giới và Việt Nam, quá trình phát tán cà phê, cung cấp số liệu về diện
tích cà phê từ 1975 đến 1998. Ngoài ra, công trình còn giúp người đọc tham khảo
quy trình chế biến, kỹ thuật canh tác, phương pháp thu hoạch và quản lý chất lượng
cà phê trong giai đoạn hiện nay.
- Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Tây Nguyên từ cuối thế kỷ
XIX đến 1945 của Nguyễn Văn Chiến do Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà
Nội xuất bản năm 2001. Công trình đề cập đến những chính sách cai trị của
thực dân Pháp đối với vùng đất Tây Nguyên và tác động của những chính
sách đó đến vùng đất này, tác giả cũng đề cập đến việc thực dân Pháp đưa
cây trồng mới vào Tây Nguyên là cây cà phê và cao su.
- Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên của Vũ Đình Lợi, Bùi
Minh Đạo, Vũ Thị Hồng do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội xuất bản năm
2002
- Buôn Ma Thuột – Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đắk Lắk do Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Đắk Lắk xuất bản năm 2004. Đây là tài
liệu tập hợp các bài viết về lịch sử hình thành Buôn Ma Thuột, địa danh Buôn Ma
Thuột, quá trình phát triển của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kì lịch sử.
- Khảo cổ học tiền sử Đắk Lắk của PGS. TS Nguyễn Khắc Sử (chủ biên) do
Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004. Tư liệu khảo cổ học này cung
5
cấp nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu quá khứ của Đắk Lắk, mối quan hệ của
cư dân trên vùng đất này góp phần phục dựng bức tranh của tỉnh Đắk Lắk
- Nghề trồng cà phê (chương trình 100 nghề cho nông dân) của TS. Đoàn
Triệu Nhạn do Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội xuất bản năm 2004. Giới thiệu
về lịch sử cà phê, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê.
- Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX của Tổng cục thống kê do Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội năm 2004. Đây là tư liệu quý vì các số liệu được thu thập
trong thời gian dài và có những số liệu lần đầu tiên được công bố. Các chuyên gia
thống kê đã có những phân tích về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam thế kỉ XX.
Bộ sách gồm 3 quyển với gần 5.000 trang. Trong đó có thống kê diện tích, sản
lượng, năng suất cà phê của tỉnh Đắk Lắk.
- Tây Nguyên những chặng đường lịch sử - văn hóa của Nguyễn Tuấn Triết
do nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007. Dưới góc độ lịch sử - văn
hóa, tác giả đã đánh giá những chuyển biến kinh tế Tây Nguyên qua các thời kì lịch
sử, trong đó có chuyển biến về nông nghiệp. Tác giả nói đến sự xuất hiện của một
số loại cây trồng mới trong đó có cây cà phê.
- Chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Đắk Lắk (1957 –
1963) luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hà, Đại học sư phạm Huế năm 2010. Luận văn
đã dựng lại cuộc di dân lên Đắk Lắk khi Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách dinh
điền, góp thêm tư liệu giúp người đọc nắm rõ sự biến đổi dân cư và kinh tế của Đắk
Lắk qua các thời kì.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930 – 1945) của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Đắk Lắk do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản 2010. Công trình đề cập
đến kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk trước cách mạng tháng Tám năm
1945. Trong đó có giới thiệu sơ lược các đồn điền cà phê ở Đắk Lắk, lực lượng lao
động trong các đồn điền và hoạt động kinh tế nông nghiệp của Đắk Lắk giai đoạn
1930 – 1945 ở mức độ khái quát chung.
- Những nội dung khoa học kỹ thuật có quan hệ đến sản xuất cà phê đạt hiệu
quả cao và bền vững của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Đắk Lắk do Nhà
6
xuất bản Nông nghiệp, Hà nội xuất bản năm 2011. Các bài viết cung cấp cho người
đọc về lịch sử của cây cà phê ở Đắk Lắk, đồng thời còn đề xuất các biện pháp liên
quan đến quá trình sản xuất cà phê, tạo cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp bền
vững tại Đắk Lắk.
Nhìn chung các công trình trên đã nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau về
cây cà phê, hoạt động sản xuất, chế biến cà phê tại Đắk Lắk. Có tài liệu mang tính
khái quát chung, có tài liệu đặt vấn đề này bên cạnh vấn đề khác, sự kiện này bên
cạnh sự kiện khác. Song tất cả đều có tác dụng kế thừa những khía cạnh có liên
quan đến đề tài. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung và cụ thể về
nghề trồng và chế biến cà phê, vì vậy nghiên cứu “Nghề trồng và chế biến cà phê ở
Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay” sẽ là đóng góp thiết thực để hiểu rõ hơn về
hoạt động kinh tế mang tính đặc trưng đã và đang là thế mạnh, là tiềm năng của Đắk
Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Bước đầu phác họa bức tranh sinh động về hoạt động trồng cà phê tại Đắk
Lắk. Qua đó xem xét, đánh giá những ảnh hưởng của cây cà phê cũng như nghề
trồng và chế biến cà phê đối với kinh tế xã hội của Đắk Lắk từ những năm đầu của
thế kỉ XX đến nay.
- Xác định ý nghĩa, giá trị của cây cà phê trong đời sống kinh tế của cộng
đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Đánh giá sự khác biệt của Đắk Lắk hiện nay so với trước đây và một số vùng trồng
cây cà phê.
- Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế Đắk Lắk
trong hiện tại và tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tìm hiểu về nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ
XX đến nay do đó quá trình du nhập và phát triển cây cà phê, nghề trồng và chế
biến cà phê là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài.
7
- Không gian nghiên cứu của đề tài là: Tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu đề tài được giới hạn bởi hai mốc:
+ Mốc mở đầu là những năm đầu thế kỉ XX, đây là năm bắt đầu trồng và
thành lập các đồn điền cà phê đầu tiên ở Đắk Lắk.
+ Mốc kết thúc là năm 2011, đây là năm đánh dấu 25 năm nước ta tiến hành
công cuộc đổi mới đất nước, mốc thời gian nay đánh dấu bước phát triển vượt bật
của ngành cà phê Việt Nam với những thành tựu to lớn, bên cạnh đó cũng tồn tại
những thách thức không nhỏ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác định
là những phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.
Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp phân
tích, tổng hợp để đưa ra nhận xét; Phương pháp so sánh để thấy sự thay đổi ở từng
giai đoạn ở Đắk Lắk trong ngành trồng trọt cây cà phê.
Ngoài ra luận văn còn vận dụng các phương pháp liên ngành như dân tộc
học, văn hóa học, kinh tế học … để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó tiến hành thực địa một số nông trường cà phê, trao đổi với
người dân trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk để có cái nhìn khách quan và sâu sắc hơn
trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ vị trí và vai trò của cây cà phê, nghề trồng và chế
biến cà phê đối với kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk.
- Nhận thức thế mạnh của vùng kinh tế Đắk Lắk tạo cơ sởgóp phần để các
nhà quy hoạch đề ra phương hướng và biện pháp trong việc hoạch định và phát triển
kinh tế, xã hộitỉnh Đắk Lắk.
- Làm phong phú thêm những hiểu biết về cây cà phê và vùng đất này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
8
Chương 1: Những điều kiện để phát triển cây cà phê và sự du nhập cây cà
phê vào Đắk Lắk
Chương 2: Hoạt động trồng và chế biến cà phê ở tỉnh Đắk Lắk từ đầu thế kỉ
XX đến nay
Chương 3: Tác động của cây cà phê đối với kinh tế - xã hội Đắk Lắk từ đầu
thế kỉ XX đến nay.
9
CHƯƠNG I
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ
VÀ SỰ DU NHẬP CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẮK LẮK
1.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới, lâu năm lại không phải là cây trồng bản
địa nên khi du nhập vào Việt Nam đòi hỏi cần có những điều kiện để cây cà phê
sinh trưởng và phát triển tốt, không phải nơi nào cũng có các điều kiện lý tưởng
thích hợp cho việc trồng cà phê. Đắk Lắk là địa phương có diện tích và sản lượng cà
phê lớn nhất nước được gọi là “ thủ phủ cà phê” vì nơi đây đáp ứng được các yêu
cầu phát triển của cây cà phê.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ
107o
28’57” - 108o
59’37” độ kinh Đông và từ 12o
9’45”
- 13o
25’06” độ vĩ Bắc. Về vị
trí:
− Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
− Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
− Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà
− Phía Tây giáp Vương quốc Cambodia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cambodia, trên đó có
quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của
tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14
(chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27
nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng)
và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai, khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng hoàn
thành cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao
lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành
10
phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn
vùng Tây Nguyên phát triển [2, tr. 9]. Với vị trí địa lý. hệ thống giao thông phát
triển và không ngừng được nâng cấp, mở rộng. Là điều kiện thuận lợi để trồng và
tiêu thụ cà phê.
1.1.1.2. Địa hình
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp
dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Tính chất đa dạng của địa hình gồm đồi núi xen kẻ
bình nguyên và thung lũng là điều kiện hết sức thuận lợi để trồng trọt. Khái quát có
thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
- Địa hình vùng núi
Vùng núi cao Chư Yang Sin, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp
xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột
và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng). Vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500 mét,
cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin cao 2.445 mét, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình
hiểm trở. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như
Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm.
Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn
cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung
bình 600-700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103 m [2, tr. 10]
- Địa hình cao nguyên
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc
lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp
dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, toàn tỉnh có 3 cao nguyên lớn:
Cao nguyên Buôn Ma Thuột: là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống
Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam cao
400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng,
độ dốc trung bình từ 3 đến 80
. Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan
màu mở và hầu hết đã được khai thác sử dụng [43. tr.106].
11
Cao nguyên M’Drăk (cao nguyên Khánh Dương): Nằm ở phía Đông tỉnh tiếp
giáp với tỉnh Khánh Hoà, độ cao trung bình cao 400- 500 m, địa hình cao nguyên
này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực trung tâm có địa hình
như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm
phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở
vùng núi thấp và đồi thoải.
Cao nguyên Đăk Nông: Phía bắc cao nguyên này giáp với bình nguyên Ea
Súp, phía đông và phía Đông Nam giáp vùng núi tây Chư Yang Sin. Đây là một
khối dạng vòm có đất bazan che phủ, thuộc vùng đất feralit nâu đỏ trên bazan. Độ
dốc sườn đồi trung bình từ 10 đến 18o
, có nơi lên đến 200
. Cao nguyên Đăk Nông
thích hợp với trồng cà phê nhất là cà phê Arabica [42, tr. 108].
- Địa hình bán bình nguyên Ea Súp
Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề
mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung
bình 180 m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh... Phần lớn đất
đai của bán bình nguyên Ea Sup là đất xám, tầng mỏng và đặc trung thực vật là
rừng khộp rụng lá vào mùa khô [55, tr. 9]
− Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk
Nằm ở phía Đông-Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi
cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình từ 400-500 m. Đây là thung lũng của lưu vực
sông Sêrêpôk hình thành các vùng đồng bằng trũng chạy theo các con sông Krông
Pắc, Krông Ana với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha [55, tr. 9]
Như vậy, xét về vị trí địa lý và địa hình, Đắk Lắk là nơi có điều kiện thuận
lợi để trồng và phát triển cây cà phê Robusta hơn so với những tỉnh khác vùng Tây
Nguyên vì Cà phê Robusta thích hợp với địa hình ở những sườn đồi, triền núi, độ
dốc trung bình.
1.1.1.3. Đất đai và sự phân bố
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là
tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2
, trong đó chủ yếu là
12
nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất
đen.
Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến
chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ
phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn
Ma Thuột trải dài khoảng 90 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và rộng khoảng
70 km. Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800 m, phía nam cao 400 m,
càng về phía tây chỉ còn 300 m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm
một vài đồi núi [48, tr.6]
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các
sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá
của mẫu chất.
- Nhóm đất Gley (Gleysols): Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng
thuộc các huyện Lăk, Krông Ana và Krông Bông.
- Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt
tại Đắk Lắk, phân bố ở hầu hết các huyện.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan): Là nhóm đất
chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan
toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp
bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp
với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và
nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan
trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk [31, tr. 11
Cà phê thích hợp trồng trên các loại đất như: đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá
bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất xám trên đá granít, trong đó đất đỏ
bazan, có độ xốp cao là đặc tính rất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất cao. Vì cây cà phê cần có tiêu chuẩn độ xốp, tầng đất sâu,
dễ thoát nước phù hợp với nhu cầu cần oxy cao của bộ rễ và giữ ẩm tốt. Nhóm đất
13
đỏ bazan ở Đăk Lắk chiếm diện tích khá lớn (xếp thứ hai toàn tỉnh), là một lợi thế
cho nghề trồng và chế biến cà phê.
1.1.1.4. Khí hậu
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình quy định khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự
chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên
mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn
có đặc điểm nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu
ảnh hưởng của gió mùa Tây nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc
thuộc các huyện M’Drăk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh
hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn.
Nhìn chung thời tiết ở Đắk Lắk chia làm 2 mùa khá rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các
tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9; lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa
năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa
mưa kéo dài hơn tới tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió
Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng [2, tr. 12]
Khí hậu ở đây có đặc trưng như sau:
Về nhiệt độ: Đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên là hạ thấp theo
độ cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình ở độ cao từ 500 đến 800 m giao động từ 22 -
230
C, những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,70
C,
M’ Drăk nhiệt độ 240
C. Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao, ở độ cao <
800 m tổng nhiệt độ năm đạt 8000-95000
C, độ cao > 800m có tổng nhiệt độ giảm
xuống chỉ còn 7500-80000
C. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt
200
C, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn, tháng giêng có nhiệt độ
trung bình thấp nhất ở Buôn Ma Thuột 18,40
C, ở M’Drăk 200
C, tháng có nhiệt độ
cao nhất là tháng 4 ở Buôn Ma Thuột 26,20
C, ở Buôn Hồ 27,20
C.
Về chế độ mưa: Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600-
1800mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía nam (1950-2000mm);
14
vùng có lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1500-1550mm). Lượng mưa
trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa chiếm
16%, vùng Ea Sup lượng mưa mùa khô chiếm 10% có năm không có mưa. Các
tháng có lượng mưa lớn là tháng 8, 9. Mùa mưa Tây Nguyên còn chịu ảnh hưởng
bởi số lượng cơn bảo ở duyên hải Trung bộ. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng
mưa năm lớn nhất gấp 2,5 -3 lần lượng mưa năm nhỏ nhất).
Bên cạnh nhiệt độ và chế độ mưa các yếu tố khí hậu khác như sau:
- Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là
tháng 9 (trung bình 90%), tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 2, 3, 4 đạt từ 150 -200 mm. Tổng
lượng bốc hơi trung bình năm 1300-1500mm bằng 70% lượng mưa năm chủ yếu
vào mùa khô.
- Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2139
giờ, năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ. Trongmùa khô, số giờ
nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).
- Chế độ gió: có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh
hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành
thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô gió tốc độ
lớn thường gây khô hạn [42, tr.107]
Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây
trồng. Cà phê thích hợp vùng khí hậu á nhiệt đới và vùng cao nguyên ở những nước
nhiệt đới. Khí hậu ở Đắk Lắk không có giá rét và sương muối nên rất thuận lợi cho
việc ra hoa đồng loạt của cây cà phê. Nhiệt độ thích hợp từ 200
C đến 250
C. Lượng
mưa thích hợp từ 1.750 đến 2.000 mm, cà phê chịu được biên độ nhiệt độ lớn. Với
nhiệt độ trung bình 250
C và lượng mưa 1.800 mm Đăk Lắk là tỉnh có điều kiện khí
hậu thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, trong đó quan trong nhất là cây cà phê.
15
1.1.1.5. Thuỷ văn
Nước là nhân tố sinh thái quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống trên trái
đất. Cây trồng không thể sống thiếu nước. Chỉ cần giảm chút ít hàm lượng nước
cũng đã ảnh hưởng đến những chức năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô
hấp... Do đó, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nước được xem như là một
thành phần xây dựng nên cơ thể cây trồng, chiếm 90% trong cơ thể. Nước trong cây
là môi trường hòa tan tất cả các chất khoáng lấy từ đất lên và tất cả các chất hữu cơ
trong cây, từ đó vận chuyển lưu thông đến tất cả các tế bào, các mô và các cơ quan
trong cơ thể. Nước trong cây còn là chất điều chỉnh nhiệt độ, nhất là khi gặp nhiệt
độ không khí cao, nhờ quá trình thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ ở bề mặt lá. Nói
chung, nước có vai trò rất lớn đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây
cà phê.
Đối với cây cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, tưới nước trở thành biện
pháp kĩ thuật có tính quyết định đến năng suất. Nếu không tưới được nước trong
mùa khô, năng suất cây cà phê sẽ giảm mạnh, thậm chí thất thu.
Đắk Lắk có hệ thống sông suối phong phú, phân bố tương đối đồng đều. Trên
địa bàn có hai hệ thông sông chính chảy qua là hệ thống sông Srêpôk (Sêrêpôk) và
sông Ba. Hệ thống sông Srêpôk có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3 diện tích lãnh
thổ, bao gồm lưu vực dòng chính Srêpôk và tiểu lưu vực Ea H’Leo; hệ thống sông
Ba không chảy qua Đắk Lắk nhưng ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh, có 2 nhánh
thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và sông Hinh.
- Sông Srêpôk, là chi lưu cấp I của sông Mê Kông do 2 nhánh Krông Ana và
Krông Knô hợp thành, dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m hợp lưu
xuống còn 150 m ở biên giới Cambodia. Diện tích lưu vực của dòng chính là 4.200
km2
với chiều dài sông trên 125km. Đây là con sông có tiềm năng thuỷ điện khá lớn
ở Tây Nguyên.
- Sông Krông Knô, bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (> 2000m) chạy
dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và
nhập với sông Krông Ana ở thác buôn Dray. Tổng diện tích lưu vực sông là 3.920
16
km2
và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%. Dòng
chảy bình quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2
. Mùa mưa lượng nước khá lớn gây
lũ lụt và bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông.
- Sông Krông Ana, là hợp lưu của các suối lớn như Krông Buk, Krông Pắc,
Krông Bông, Krông K’Mar, diện tích lưu vực 3.960 km2
, chiều dài dòng chính
215km. Dòng chảy bình quân 21 lít/s/km2
. Độ dốc lòng sông không đồng đều,
những nhánh lớn ở thượng nguồn 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk –Buôn Trăp có độ
dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng
thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông. Đây là con
sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước.
- SôngEa H’Leo, bắt nguồn từ độ cao 800 m trên địa phận xã Dliê Ya huyện
Krông Năng, có chiều dài 143 km chạy qua 2 huyện Ea H’leo và Ea Sup trước khi
hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam – Cambodia khoảng 1 km rồi đổ
vào sông Srêpok trên đất Cambodia. Diện tích lưu vực của sông Ea H’leo là 3.080
km2
nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Sông Ea H’Leo có
nhánh chính là suối Ea Súp có diện tích lưu vực 994 km2
chiều dài 104 km. Trên
dòng suối này đã xây dựng 2 công trình thuỷ lợi lớn Ea Sup hạ và Ea Sup thượng để
tưới cho vùng Ea Sup với diện tích trên 10.000 ha. Đây là 2 công trình quan trọng
có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân huyện Ea Sup.
- Sông Krông H’Năng và sông Hinh
+ Sông Krông H’Năng, bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1200m,
sông chảy theo hướng Bắc Nam đến huyện Ea Kar chuyển hướng Tây – Đông sau
đó chuyển hướng Nam- Bắc rồi nhập với sông Ba ở vùng giáp giới giữa Gia Lai và
Phú Yên. Sông có chiều dài 130 km với diện tích lưu vực 1.840 km2
.
+ Sông Hinh, bắt nguồn từ dãy núi cao Cư Mu với đỉnh cao 2.051 m, chiều
dài dòng sông chính 88 km, lưu vực 1.040 km2.
[2, tr. 10]
Ngoài các sông lớn nêu trên, hệ thống sông suối vừa và nhỏ ở Đắk Lắk cũng
khá phong phú. Là một tỉnh Tây Nguyên nhưng ở đây có đến 500 hồ tự nhiên và
nhân tạo như hồ Buôn Triết, Buôn Tría, Ea Kao, Ea Sup thượng….Hệ thống sông
17
ngòi, suối, hồ, chằng chịt không chỉ là nơi tham quan du lịch mà quan trọng là đã
cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng, nhất là cây cà phê.
1.1.2. Dân cư và nguồn lao động
1.1.2.1. Dân cư
Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh
đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến
Việt Nam. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước
xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang
rồi định cư ở nước ta. Theo nhiều kết quả nghiên cứu về nhân chủng học vào thời
đại đồ đá giữa người Indonesien từ bán đảo Đông Dương đã mở rộng địa bàn cư trú,
di cư đến khắp các vùng Đông Nam Á. Những phát hiện khảo cổ học chứng minh
rằng cư dân cư trú ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng gồm những nhóm
người thuộc ngữ hệ Nam Á ( Bana, Xơ Đăng, M’nông, Mạ), và nhóm người thuộc
ngữ hệ Nam Đảo ( Gia–rai, Ê Đê, Chu–ru) [70, tr. 171].
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc không đồng đều
nhau, có dân tộc trên một triệu người nhưng cũng có những dân tộc chỉ có vài trăm
người. Dù ít hay nhiều, nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có
lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Các dân tộc thiểu số có sự tập
trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành một khu vực riêng biệt mà xen kẻ
với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường, buôn,
làng.
Trước đây, ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng hầu hết cư dân
vẫn là người tại chỗ, mỗi dân tộc đều có khu vực cư trú riêng, ranh giới giữa các
bản làng còn rõ ràng. Cư dân chủ yếu của Đắk Lắk trước đây là người Ê đê, địa bàn
cư trú của họ chủ yếu tập trung theo tổ chức buôn làng. Thường là một địa bàn phải
đảm bảo những yếu tố mà họ cho là “ môi trường sống”; “ không gian sinh tồn của
buôn làng” đó không chỉ là phần thổ cư mà còn cả bộ phận rừng và đất rừng để làm
nương rẫy, nơi chăn thả súc vật, săn bắn, hái lượm, khai thác tre, gỗ để làm nhà, chế
tạo vật dụng. Chỗ cư trú phải là nơi có bến nước để tắm giặt, có nơi để giao tiếp
18
cộng đồng …; tùy theo từng vùng, từng tộc người mà địa bàn cư trú của làng, buôn
cũng mang dáng vẻ khác nhau. Ngoài cư trú theo địa bàn nói trên, người Ê Đê còn
cư trú dọc theo trục đường giao thông.
Người Ê Đê hay còn có các tên gọi khác là Rhađê. Ước tính hiện nay có
khoảng 270.348 người cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai
và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam [9, tr. 117].
Người Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây,
Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la
công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số hơn 174.450 người (đến
năm 2003). Phân bố tại các tỉnh Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông với nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay phong tục tập quán mỗi
vùng.
Người Gia Rai hay Djarai là một dân tộc nói tiếng Gia Rai thuộc hệ ngôn
ngữ Nam Đảo. Dân số của dân tộc này tại Việt Nam khoảng 317.557 người. Người
Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau,
Hdrung, Chor hay Gia Lai. Họ sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai
(90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đắk Lắk (4%).
Dân tộc Mnông có 92.000 người, gồm nhiều nhóm địa phương: Preh, Gar,
Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil. Đồng bào cư trú tập trung ở phía nam tỉnh Đắk
Lắk, một phần tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước. Tiếng nói người Mnông thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn-Khmer. [16, tr.26]
Thành phần các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk chủ yếu là người Ê Đê, M’nông
và một số dân tộc ít người khác như Bana, Gia rai, Sê đăng... nhưng số lượng không
lớn. Tổng số dân các dân tộc tại chỗ hiện nay là 253.154 người; trong đó dân tộc Ê
Đê chiếm đến 70,1%, dân tộc M’nông chiếm 17%, các dân tộc khác như Ba na, Gia
rai, Sê đăng... chiếm 18,5%.
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là từ sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng (1975) đến nay, một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ
miền Trung và Bắc di cư đến đây sinh cơ lập nghiệp, làm cho cơ cấu thành phần
19
dân tộc trong tỉnh thay đổi nhanh chóng. Trong số 44 dân tộc anh em có mặt trên
địa bàn Đắk Lắk, một số dân tộc có số dân lớn là:
Dân tộc Kinh chiếm 70,65% dân số,
Dân tộc Ê Đê chiếm 13,69 %,
Dân tộc Nùng 3,9%,
Dân tộc Mnông 3,51%,
Dân tộc Tày 3,03%
Dân tộc Thái 1,04%...
Dân tộc Dao 0,86%
Từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở Đắk Lắk tuy có truyền thống và
bản sắc riêng độc đáo, nhưng đã cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương và hình
thành nên một nền văn hoá phong phú và giàu bản sắc. Đặc biệt từ khi cây cà phê
du nhập vào địa bàn Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đồng bào dân tộc
nơi đây đã từng bước học tập cách trồng và chăm sóc cây cà phê, họ trở thành một
nguồn lực lượng lao động tại chổ, sẵn có của địa phương.
Nếu như trước kia, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây chỉ biết canh tác
theo lối cổ xưa thì ngày nay đồng bào các dân tộc, đặc biệt là người Ê Đê đã gắn
cuộc sống của mình với hoạt động sản xuất các loại cây công nghiệp dài ngày mang
lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây cà phê. Người Ê Đê học cách trồng cà phê từ
rất sớm, ngay từ khi thực dân Pháp thành lập những đồn điền cà phê đầu tiên ở đây.
Qua thời gian, người Ê Đê tiếp tục học hỏi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới trong việc trồng và chế biến. Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu
số nơi đây đã thực sự đổi khác, không chỉ dừng lại ở nguồn lao động tham gia vào
sản xuất, họ còn là chủ của những vườn cà phê lớn, năng suất cao và phẩm chất tốt.
Dân cư ở Đắk Lắk cũng chính là bộ phận quan trọng ngoài lao động hoạt
động trong lĩnh vực trồng cà phê, họ cũng chính là lực lượng tham gia vào sản xuất
cà phê.
20
1.1.2.2. Nguồn lao động
Từ năm 1920 trở đi cà phê được trồng thành các đồn điền lớn của người Pháp
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nguồn lao động trong thời kì này chủ yếu là lực lượng
lao động tại chỗ, chính là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở địa phương chiếm 70%
(cư dân Ê Đê và M’nông), 30% là của tỉnh khác. Các đồn điền lấy công nhân ở các
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định. Đi cùng với sự ra đời của các đồn điền là
tư bản Pháp chiếm đoạt hàng ngàn ha đất canh tác với mục đích “ nhổ bật ra khỏi
nương rẫy”. Nhiều người không có ruộng đất để làm phải làm trong các đồn điền cà
phê với chế độ làm việc khắc nghiệt. Do chính sách khai thác ồ ạt của thực dân
Pháp số lượng công nhân trong các đồn điền tăng nhanh, năm 1926 công nhân ở
Đắk Lắk là 1.000 người; đến năm1932 riêng đồn điền Ca Da đã có hơn 1.000 công
nhân. Những năm 1941, 1942 có khoảng 7.000 công nhân thường trực làm trong
các đồn điền lớn, hàng ngàn công nhân là nông dân trong các buôn làng đi làm theo
chế độ công nhật [2, tr.31]. Như vậy từ thời Pháp thuộc, cùng với sự du nhập của
cây cà phê vào Đắk Lắk, có thể nói đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk chính là lực lượng
lao động chính và là người đầu tiên tiếp xúc, làm việc với cây trồng mới.
Đến năm 1954 Đắk Lắk có 111.800 dân trong đó có 76.000 người là người
dân tộc tập trung ở các huyện và 35.000 người kinh từ các nơi đến sinh sống làm ăn
[3, tr.12]. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ cuối năm 1954, Mỹ đã đưa vào Đắk Lắk trên 1
vạn người lập ra các khu di cư ở Hà Lan (Buôn Hồ),Trung Hòa, Kim Châu Phát
(Krông Păk); Đức Minh, Đức Mạnh (Đăk Mil), Châu Sơn, Chi Lăng, Thọ Thành,
Duy Hòa, Đoàn Kết (Buôn Ma Thuột). Chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho phép
nhiều gia đình tướng tá lên Đắk Lắk chiếm các vùng đất tốt lập đồn điền cà phê. Từ
tháng 7 năm 1957 chính quyền Ngô Đình Diệm đã cùng với Mỹ thực hiện kế hoạch
di dân lên vùng Đắk Lắk lập các dinh điền ở Buôn Hồ, Phước An, Gia Nghĩa. Theo
tài liệu thống kê của Liên khu ủy V, cuối năm 1958 ở Đắk Lắk có 43 dinh điền, với
57.000 dân. Và đến năm 1973 với những biến động cơ học Đắk Lắk đã có 397.000
dân trong đó khoảng 170.000 người kinh. [3, tr. 17]
21
Sau năm 1975, với chủ trương đẩy mạnh xây dựng vùng kinh tế mới và thực
hiện cuộc vận động định canh định cư trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của
Đảng, đã tiếp nhận 34.000 dân từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Ngãi và Bình Định. Năm 1977 tỉnh Đắk Lắk có thêm 10.000 đồng bào từ
tỉnh Thái Bình đến xây dựng kinh tế mới [4, tr. 35].
Trong giai đoạn từ 1986 – 2000, di dân tự do đến Đắk Lắk có 76.546 hộ với
369.618 khẩu. Đặc biệt là số lượng dân di cư đến Đắk Lắk không ngừng tăng nhanh
qua các năm: Giai đoạn 1995 – 2000, mỗi năm bình quân Đắk Lắk nhận 2.400-
2.500 hộ di cư có kế hoạch đến xây dựng vùng kinh tế mới. Đắk Lắk đã tiếp nhận
dân của hàng chục tỉnh, trong đó chủ yếu là từ đồng bằng Sông Hồng, duyên hải
miền Trung và miền núi phía Bắc đến xây dựng kinh tế mới theo kế hoạch của
chính phủ [4, tr. 202].
Từ năm 2000 đến nay Đắk Lắk đã có thêm đồng bào các tỉnh miền Tây di cư
vào những huyện như Ea Sup, Cư M’gar. Quá trình di dân tự do và theo kế hoạch ở
Đắk Lắk đã làm cho nguồn lao động của tỉnh ngày càng dồi dào và phong phú.
Theo số liệu thống kê vào 01/7/2003, số lao động trong độ tuổi đang làm việc trong
các ngành kinh tế tại thời điểm năm 2003 là 712.545 người, chiếm 42,73% tổng dân
số; số người trong độ tuổi lao động là 872.833 người; số người ngoài độ tuổi thực tế
có tham gia lao động là 38.281 người.
Phân theo lĩnh vực thì khu vực nông – lâm nghiệp chiếm 82,24%,công
nghiệp – xây dựng chiếm 4,01%, hoạt động khoa học công nghệ chiếm 0,06% và
các ngành kinh tế - xã hội khác chiếm 13,69%. Trong đó tỷ lệ lao động được đào
tạo chiếm 27,2%.
Về trình độ nguồn nhân lực, theo số liệu thống kê năm 1999, Đắk Lắk có
17.361 cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, với 164
trên đại học, 39 tiến sỹ, 03 phó giáo sư – tiến sĩ. Đến 01/8/2004 (sau khi chia tách
tỉnh) con số này là: 14.834 cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên,
với 6.042 người có trình độ cao đẳng, 8.521 người có trình độ đại học, 219 thạc sĩ
22
và 52 tiến sĩ. Dưới đây là bảng thống kê trình độ nguồn nhân lực của tỉnh tính đến
2004.
23
Bảng 1.1. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo
giới tính và trình độ đào tạo
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2466/2004/QĐ-UB ngày 23/12/2004 của UBND tỉnh
Đắk Lắk)
STT
HUYỆN-
TP
TỔNG
SỐ
GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
GHI
CHÚNAM NỮ
CAO
ĐẲNG
ĐẠI
HỌC
THẠC
SỸ
TIẾN
SỸ
01
Buôn Ma
Thuột
5.947 3,392 2,555 1327 4355 214 51
02 Buôn Đôn 437 219 218 227 210 0 0
03 Cư M'Gar 1.035 529 506 608 423 3 1
04 Ea H'Leo 661 373 288 333 328 0 0
05 Ea Kar 891 502 389 415 476 0 0
06 Ea Súp 354 237 117 175 179 0 0
07 Krông Ana 1.137 543 594 694 443 0 0
08 Krông Bông 473 266 207 243 228 2 0
09 Krông Búk 1.014 514 500 587 427 0 0
10 Krông Năng 705 389 316 374 331 0 0
11 Krông Pắk 1.456 710 746 701 754 1 0
12 Lắk 333 209 124 172 161 0 0
13 Ma Drắk 391 223 168 185 206 0 0
TỔNG CỘNG 14.834 8.106 6.728 6.041 8.521 220 52
Tỷ lệ % 100,00 54,64 45,36 40,72 57,44 1,48% 0,35
Theo số liệu thống kê ở trên, có thể nhận thấy, nguồn lao động hiện có của
tỉnh tập trung trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp trong đó có cây cà phê, cây trồng
chủ lực của tỉnh. Nguồn lao động trong ngành cà phê chủ yếu là lao động phổ thông
24
không qua đào tạo chính quy nhưng được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, bên
cạnh đó là lao động có kỹ thuật tập trung tại các công ty cà phê, các trung tâm
nghiên cứu và các viện nghiên cứu.
ĐắkLắk là tỉnh có các cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành về cây cà
phêvà các vấn đề liên quan của Trung ươngnhư: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trạm Nghiên cứu đất Tây Nguyên, Trường Đại học Tây
Nguyên. Đây là các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu chuyển giao
công nghệ, đào tạo tập huấn cho lao động, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực kỹ
thuật cho canh tác giúp cây cà phê phát triển bền vững.
Qua các số liệu cho thấy cùng với lao động tại chỗ, dân số ở hầu hết các tỉnh
thành trong cả nước có mặt ở tỉnh Đắk Lắk đã tạo nên nguồn nhân lực dồi dào,
nhất là lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động trồng và chế biến cà
phê với sự cần cù, sáng tạo, năng động là một trong những điều kiện quan trọng
cho nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk ngày càng phát triển mạnh.
1.1.3. Điều kiện kinh tế
1.1.3.1. Hoạt động kinh tế của đồng bào Đăklak từcổ truyềnđến hiện đại
Hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của các dân tộc ở Tây Nguyên
thường gắn với rừng. Toàn bộ những vật dụng xây cất nhà cửa hay lúa, ngô, rau quả
để ăn hằng ngày…cũng đều do rừng cung cấp. Từ xưa, con người với cái rìu, cây
chà gạt (một loại dao rừng của các dân tộc Tây Nguyên) đã chặt từng vạt rừng, phơi
dưới nắng, chờ tới lúc đốt thành than để đổi lấy những gùi lúa, ngô. Bên cạnh đó
các dân tộc Tây Nguyên cũng làm nương rẫy tuy nhiên với phương thức hết sức thô
sơ như chọc lỗ tra hạt, ít cải tiến công cụ sản xuất, chủ yếu là chiếc rìu, cái gậy chọc
lỗ, chiếc cuốc vạt cỏ…từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, các dân tộc Tây Nguyên cũng biết áp dụng “ kỹ thuật” từ những
kinh nghiệm dân gian để giữ độ màu, độ ấm cho đất, hạn chế rửa trôi, tái sinh rừng.
Đây là kinh nghiệm rất quý đối với việc sản xuất cà phê bền vững. Chế độ làm rẫy
luân khoảnh của người Ê Đê tương tự với việc giữ diện tích đất rừng bên cạnh diện
tích trồng cà phê của người Pháp khi những đồn điền cà phê đâu tiên ra đời.
25
Tư duy kinh tế còn mang tính thần bí khá cao, việc phong đăng hay thất bát
trong canh tác tùy thuộc vào các thần linh, vào hồn lúa, hồn cỏ cây…Vì thế, cùng
với quá trình sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên tiến hành những nghi lễ nông
nghiệp phức tạp, tìm sự trợ giúp thường xuyên từ những đấng vô hình cho quá trình
lao động, sản xuất.
Trồng trọt lúa ngô, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công, tạo ra các vật dụng
cần thiết cho tiêu dùng của cộng đồng, con người vẫn phải khai thác các nguồn thức
ăn từ “ bầu sữa tự nhiên” là rừng núi. Các dân tộc Tây Nguyên sống nhờ vào rừng
từ tất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả,
các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm…Hơn thế nữa, việc hái lượm và săn bắn
từ nhu cầu mưu sinh đã trở thành một thú vui hữu ích, một cách để hòa mình với
môi trường vốn quen thuộc từ ngàn năm đối với cả cộng đồng [67, tr. 91].
Chính hoạt động kinh tế du canh, du cư đã hình thành ở họ nếp sống tạm bợ,
đơn sơ, nhưng lại nhanh chóng thích nghi với cái mới và sự thay đổi. Khi cây cà
phê được du nhập vào Đắk Lắk, đồng bào dân tộc ở đây đã nhanh chóng tiếp thu,
học hỏi các kinh nghiệm trồng trọt và chăm sóc cây cà phê, từng bước chuyển từ
hoạt động kinh tế nương rẫy sang trồng cây công nghiệp dài ngày. Từ đầu thế kỷ
XX đến nay, với kinh nghiệm canh tác cây công nghiệp dài ngày, đồng bào các dân
tộc thiểu số đã tích lũy được kinh nghiệm quí báu trong trồng trọt, kết hợp với
những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật trong canh tác cà phê. Cùng với người
Việt, đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp phần đưa hoạt động trồng cà phê đến nay
đã trở thành một nghề, đó là nghề trồng và chế biến cà phê.
Sinh sống trong môi trường cao nguyên, nền kinh tế nương rẫy, chịu những
tác động khách quan của các điều kiện địa lí hoàn cảnh lịch sử, xã hội Tây Nguyên
biến đổi chậm. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân
thủ những luật lệ chung do một “ bộ máy” tổ chức mang tính tự quản điều hành,
đứng đầu là Pô Pin Ea, người chủ bến nước, cũng là chủ buôn. Nhưng Pô Pin Ea có
thế lực trong phạm vi một buôn hay một số buôn là những tù trưởng - Mtao. Những
26
thập kỉ cuối thế kỉ XIX trở đi, quyền hành của các Pô Pin Ea ngày càng bị thu hẹp,
chỉ còn trông coi việc cúng bến nước và các nghi lễ chung khác.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên được quy định bởi nếp sống nương rẫy, đây là nếp sống chủ đạo và
bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng. Nếp sống nương rẫy đó thể hiện trên
nhiều phương diện.
Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn
nguyên, đây còn là phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn phụ thuộc vào
hoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện tự nhiên và
khí hậu. Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp, đời sống con người thiếu
thốn và bấp bênh. Nếp sống nương rẫy tạo cho con người gắn bó với môi trường
rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, nó tác
động tới đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người. Nếp sống
nương rẫy là nếp sống không ổn định, tạm bợ, nay đây mai đó. Toàn bộ đời sống
vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục,
nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy cho nên
một số nhà nghiên cứu còn gọi văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là “
văn hóa rừng”. Tuy nhiên“ văn hóa rừng” lại giúp cho việc tiếp nhận sự có mặt của
cây cà phê được dễ dàng hơn [67, tr. 18].
Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ cộng đồng,
mô hình xã hội cơ bản là làng buôn. Mỗi làng buôn như vậy gồm nhiều gia đình lớn
hay nhỏ, cư trú trong một số nóc nhà, thậm chí cả làng có một nóc nhà dài của đại
gia đình. Hoạt động xã hội của đồng bào dân tộc nơi đây cũng là yếu tố quan trọng
trong hoạt động sản xuất cà phê, một hoạt động sản xuất có nhiều khâu, nhiều quy
trình từ khi trồng cho đến khi ra thành phẩm có mặt trên thị trường, do đó cần có
lực lượng lao động lớn tham gia sản xuất.
Về hình thức gia đình, bao gồm gia đình mẫu hệ, phụ hệ và song hệ, trong đó
gia đình mẫu hệ là tiêu biểu và đặc trưng cho các tộc người ở khu vực này.
27
Trong làng, buôn nổi bật nhất là quan hệ cộng đồng, thể hiện trên bốn mối
liên kết: liên kết trên cơ sở cư trú (cộng cư), cộng đồng sở hữu đất đai và lợi ích của
các nguồn tài nguyên thiên nhiên (cộng lợi), cộng đồng về đời sống tâm linh (cộng
mệnh) và cộng đồng về văn hóa (cộng cảm). Chính trong môi trường xã hội như
vậy, tồn tại các quan hệ bình đẳng và dân chủ.
Do kinh tế nương rẫy và trình độ phát triển xã hội tương ứng mà nền văn hóa
các dân tộc ở đây vẫn cơ bản là văn hóa dân gian, một nền văn hóa do mọi người
sáng tạo ra và phục vụ mọi người trong cộng đồng, chưa có văn hóa bác học, quý
tộc, chưa có những người chiếm đoạt các giá trị văn hóa dân tộc cho cá nhân và giai
cấp, tầng lớp mình.
Với trình độ phát triển kinh tế - xã hội như vậy, nên trình độ tư duy và thế
giới tâm linh ở đây cũng mang sắc thái riêng, tư duy các dân tộc Tây Nguyên nói
chung và Đắk Lắk nói riêng còn ở trình độ tư duy thần bí.
Con người Đắk Lắk với quá trình lâu dài thích ứng và đấu tranh sinh tồn với
hoàn cảnh tự nhiên, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, như kinh nghiệm
bảo vệ rừng, chống xói mòn đất, kinh nghiệm xen canh, luân canh. Tất cả những
kinh nghiệm đó đều có ích cho hoạt động trồng trọt trong đó có cây cà phê.
Về cơ bản các cư dân Tây Nguyên là cư dân nương rẫy, song họ cũng đã biết
canh tác ruộng nước, ruộng nước dùng cày và cuốc học từ người Chăm, người Lào,
người Việt. Nếu như trước đây, nguồn thức ăn chính của các dân tộc nơi đây chủ
yếu từ thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp, thì trong những năm qua, hoạt động
kinh tế sản xuất nơi đây có những chuyển biến mạnh mẽ. Cư dân nơi đây đã sống
định canh, định cư “ an cư lạc nghiệp”, ngoài nguồn lương thực chủ yếu từ ruộng
lúa nước thì các loại rau màu – nguồn thực phẩm không thể thiếu cũng được trồng
trên nương rẫy chủ yếu là các loại bầu, bí, ngô và các loại rau đậu, gia vị. Trong các
loại cây lương thực trồng trên nương, bí, ngô có vị trí rất quan trọng vì cho năng
suất cao và có thể dùng tích trữ lâu dài. Lối sống định canh định cư trong những
năm gần đây là điều kiện rất căn bản cho việc phát triển cây cà phê, một loại cây
trồng đòi hỏi việc chăm sóc lâu dài, ổn định.
28
Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng được đồng bào các dân tộc nơi đây rất chú
trọng chủ yếu la trâu, bò, gà, vịt, lơn…những gia súc, gia cầm này ngoài việc sử
dụng để phục vụ cho các nghi lễ như đám cưới, đám ma, lễ bỏ mả, dịp tết, làm nhà
mới… hoạt động chăn nuôi còn mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho đồng bào nơi
đây góp phần cải thiện đời sống kinh tế buôn, làng, bản và cả vùng Tây Nguyên nói
chung.
Đặc biệt từ khi được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và nhà nước ta về vốn và
kỹ thuật, đặc biệt là cây cà phê, kinh tế nơi đây có những thay đổi sâu sắc, đời sống
người dân được cải thiện đáng kể, người dân không những có cái ăn, cái mặc mà
còn dư thừa để tích lũy.
Ngày nay kinh tế Đắk Lắk chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp,
dịch vụ, du lịch, phát triển nông – lâm nghiệp hàng hóa. Nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa thay dần nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Đồng bào các
dân tộc nơi đây đã biết thâm canh tăng vụ, kết hợp nông – lâm nghiệp và công
nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu sản xuất dân sinh và xuất khẩu. Họ đã mở rộng
diện tích cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày
theo quy hoạch. Mở rộng diện tích, thâm canh, hạn chế tiến tới xóa bỏ việc phá
rừng làm nương, rẫy. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm tạo ra nguyên liệu
thịt, sữa…phục vụ công nghiệp chế biến, đảm bảo đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Mặt khác, nhờ chú trọng trồng một số cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và
mở rộng diện tích trồng lúa nước, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh, nên sản lượng lương thực toàn vùng đạt trên 1,5 triệu tấn. Toàn vùng có tổng
đàn gia súc 2,3 triệu con, gia cầm đạt khoảng 8 triệu con. Bên cạnh hàng trăm dự án
công nghiệp đã đi vào hoạt động, các tỉnh trong vùng đang tích cực xúc tiến việc
hình thành, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư
vào Đắk Lắk với nhiều chính sách ưu đãi. Tất cả đều tạo ra một nền kinh tế trong
tỉnh ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trồng và sản xuất cà phê thêm an
toàn và bền vững.
29
1.1.3.2. Cà phê Đắk Lắk biến thành hàng hóa
a. Trong thời kỳ Pháp thuộc
Ngay từ lúc thăm dò để chuẩn bị xâm chiếm Tây Nguyên, các nhà thám hiểm
và truyền giáo Pháp đã sớm nhận ra vùng đất này không chỉ có vị trí địa lý chiến
lược ở miền nam Đông Dương, mà còn có những tài nguyên hết sức quý giá có thể
khai thác phục vụ chính quốc, trước hết là đất và rừng. Đặc biệt nơi đây có loại thổ
nhưỡng mà các nhà thám hiểm như Yersin, Giám mục Cassaigne, Linh mục Pierre
dourisboure... đều nhận định là loại đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc mở
các đồn điền trồng cây công nghiệp.
Vì vậy, để độc chiếm Tây Nguyên về chính trị và kinh tế, năm 1893 Khâm
sứ Trung kỳ Bulôsơ (Boulloche) đã ra lệnh đặt vùng đất này “dưới sự bảo hộ đặc
biệt” của Pháp, nhằm mục tiêu nắm toàn bộ vấn đề an ninh, tiến tới khai thác tài
nguyên đất đai phục vụ chính quốc. Ngày 02/11/1901, Toàn quyền Đông Dương ra
Nghị định về “quyền bảo hộ và khai thác Tây Nguyên”, mở đường cho tư bản pháp
vào lập đồn điền ở đây.
Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể (thiếu phương tiện và nhân công) nên ở
Buôn Ma Thuột lúc bấy giờ chưa hình thành những đồn điền lớn, chủ yếu là lập một
số nông trại quy mô vài chục mẫu để trồng thử nghiệm cây công nghiệp; trong đó cà
phê (coffee) là những loại cây được đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại Buôn Ma
Thuột [6, tr. 1]
Đến những năm 1912-1914, cây cà phê mới thực sự ghi dấu ấn tại Buôn Ma
Thuột. Trong khoảng thời gian này hai công ty nông nghiệp lớn nhất Đắk Lắk đã
được chính quyền Pháp cho phép thành lập, đó là công ty cao nguyên Đông Dương
(Compagnie Des Hauts Plateaux Indochinois - CHPI) và công ty nông nghiệp An
Nam (Compagnie Agricole D'asie - CADA). Hai công ty này bao chiếm tới 30.000
ha đất, trải dài trên một vùng đất bazan rộng lớn dọc hai bên quốc lộ 21 từ Buôn Ma
Thuột đến km 34 đường đi Nha Trang, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là
66.000.000 phơ răng; trong đó diện tích cà phê trồng tập trung là 260 ha (CHPI là
135ha, CADA là 125ha) [2, tr. 30]
30
Ngày 12/2/1925, để tiếp tục hợp thức hoá việc khai thác đất đai ở Tây
Nguyên, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về chế độ khai thác kinh tế ở Tây
Nguyên, trọng tâm của nghị định này là định ra các nhượng địa (thực chất cướp
không đất của người bản xứ) để cho tư bản Pháp vào đầu tư.
Tại các đồn điền này, cây cà phê đã được giới chủ Pháp đầu tư trồng ngày
càng nhiều; quy mô lớn hơn cả chè, cao su, cây ăn trái và nhiều loại cây trồng khác.
Ngoài ra, có một người dân tộc Ê Đê (là thành viên của hội đồng kinh tế An Nam)
tự mình khai phá 625 ha đất bazan và trồng thành công 125 ha cà phê [6, tr. 1]
Đến năm 1931, tổng diện tích cà phê ở Đắk Lắk (tập trung chủ yếu ở khu
vực Buôn Ma Thuột) đã lên đến 2.130 ha (riêng đồn điền CADA là 1.000 ha) đứng
thứ tư trong cả nước; trong đó 51% diện tích là cà phê chè, 33% cà phê vối, còn lại
là cà phê mít. Việc trồng, chăm sóc cà phê trong các đồn điền ngay từ những năm
này đã mang dấu ấn của lối canh tác công nghiệp và đạt trình độ tổ chức quản lý
cũng như đầu tư thâm canh khá cao. Trong tài liệu “Địa chí tỉnh Đắk Lắk” viết năm
1930, ấn hành năm 1931, tác giả người Pháp Monfleur đã mô tả hoạt động của một
số đồn điền như sau:
“Công ty nông nghiệp An Nam có một nhượng địa rộng 8.000 mẫu tây, khai
thác được 1.800 mẫu, trồng cà phê 1.000 mẫu, chè xanh 800 mẫu, nằm ở cây số 24
đến cây số 34 đường an nam... có những cơ xưởng lớn sửa chữa máy móc, nhà để
xe, kho tàng, nhà ở của giám đốc, chủ đồn điền, trưởng phòng nhân sự, tất cả đều
rộng rãi, an toàn và có điện thắp sáng. Nơi ăn ở của công nhân bản xứ cũng được
chăm sóc tốt, tập trung trong hai ngôi làng lớn là ea knuêk và ea yông; mỗi làng có
chợ, trạm xá, nơi cung cấp nước đảm bảo sức khỏe cho công nhân.... Các đồn điền
đều có triển vọng tốt đẹp, cây cà phê trồng và chăm sóc tốt, cao đều 1,4 mét, các
đồi chè xanh gốc nam dương trồng vào tháng giêng năm 1921 vượt quá 2 mét”.
Lượng cà phê thu được lúc này tuy còn rất ít nhưng được đưa về chính quốc
chế biến, tiêu thụ và đem lại hiệu quả cao, ngoài sự mong đợi của các công ty Pháp.
Các nhà rang xay tại Pháp lúc bấy giờ đã đánh giá chất lượng và hương vị tự nhiên
của cà phê Buôn Ma Thuột thơm đặc trưng và đậm đà hơn hẳn cà phê Bờ biển ngà
31
vốn đã nổi tiếng khắp châu Âu. Vì thế, nhiều nhà tư bản và chủ ngân hàng của Pháp
quyết định đầu tư mở đồn điền ở Buôn Ma Thuột.
b. Trong thời kỳ Mỹ - Diệm
Từ sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ - Diệm đã có âm mưu khai thác tiềm năng
kinh tế ở Tây Nguyên; Diệm muốn xây dựng Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói
chung là trung tâm căn cứ quân sự quan trọng và ra sức khai phá tài nguyên, tiềm
năng kinh tế, để phục vụ âm mưu xâm chiếm miền Nam.
Sau khi lập ra các địa điểm dinh điền, việc trồng cây cà phê đặc biệt được
chú trọng. Ngày 22/2/1957, Ngô Đình Diệm đã tổ chức hội chợ kinh tế Buôn Ma
Thuột, mục đích là để biến nơi đây thành một vùng kinh tế riêng biệt với đặc điểm
nông nghiệp chủ yếu là trồng cà phê [13, tr. 12]. Nếu như vùng đất cao nguyên
trung phần được chú trọng phát triển nông nghiệp và xếp theo thứ tự thì cà phê là
sản phẩm đứng thứ hai sau chè, được đánh giá là sản phẩm then chốt của vùng đất
này. Nếu năm 1958 chỉ có 3.000 ha cà phê thì đến năm 1959 đã có 49 đồn điền
trồng cà phê ở khu vực Buôn Ma Thuột với tổng diện tích trên 5.200 ha [3, tr. 30].
Đến năm 1960 có nhiều tiểu điền được hình thành, trong khoảng thời gian
này, cà phê chủ yếu được thu hái và xuất khẩu thô qua chính quốc. Kể từ thời Pháp
thuộc cho đến trước năm 1975, cà phê là hàng hóa xuất khẩu của thuộc địa mà Đắk
Lắk là một trong những vùng cung cấp nguồn hàng hóa này.
c. Sau 1975 đến nay
Sau ngày miền Nam giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm phát triển
ngành sản xuất cà phê. Ngày 12/11/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Đắk Lắk
ra quyết định trưng thu tài sản, đất đai của các đồn điền; đồng thời vận động 75 hộ
cá thể hiến lại 1.196 ha cà phê; trên cơ sở đó thành lập các nông trường cà phê như:
Thắng Lợi, Ea Hồ, 10-3, Đức Lập do công ty quốc doanh nông nghiệp tỉnh trực tiếp
quản lý. Đồng thời, một loạt các nông trường cà phê quốc doanh thuộc trung ương
quản lý cũng ra đời trên địa bàn cùng với sự hợp tác của một số quốc gia trong khối
Đông Âu (cũ) như Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô (cũ) đã đến hợp tác để khai thác vùng
cà phê với lợi thế đặc trưng về tự nhiên và danh tiếng vốn có của nó [4, tr. 28]
32
Năm 1986 ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (từ ngày 15 đến
ngày 18/12/1986), Đảng đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở
Việt Nam, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm
ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những chủ trương,
chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, giải
phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất
Ngày 28/01/1986 Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã tiến hành Hội nghị thảo
luận và quyết định phương hướng nhiệm vụ năm 1986 là ưu tiên đẩy mạnh sản xuất
nông – công nghiệp toàn diện, cũng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và các
nông trường quốc doanh. Đại hội lần X của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, tháng 10 năm
1986, đã tiến hành mục tiêu đẩy mạnh phát triển các loại nông sản hàng hóa, thực
hiện trồng mới 21.000 ha cà phê. Để đến năm 1990 đạt 50.000 ha, trong đó các đơn
vị trung ương là 17.000 ha, địa phương là 33.000 ha [4, tr. 162]
Nhờ chính sách đổi mới kinh tế, tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương đầu tư trồng
mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân, hình thành các vùng chuyên canh cây cà
phê lớn như ở huyện Krông Păk, Cư M’gar, Đăk Mil, Krông Năng … Các vùng
chuyên canh này chiếm đến 86% diện tích và 89% sản lượng. Với phương châm ưu
tiên vốn ngân sách nhà nước và địa phương cho phát triển cây công nghiệp xuất
khẩu. Tỉnh Đắk Lắk tăng cường đầu tư cho hoạt động mở rộng diện tích, nâng cao
sản lượng theo từng năm. Năm 1986 tỉ lệ vốn đầu tư chiếm 40,3%, đến 1987 là
46,9%, 1988 là 48,2% tổng số vốn ngân sách. Như vậy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Tỉnh ủy Đắk Lắk, phong trào trồng cây công nghiệp dài ngày, phục vụ cho xuất
khẩu hàng hóa của Tỉnh ngày càng phát triển và đạt được những thành công bước
đầu.
Tỉnh đã hình thành liên hiệp xí nghiệp đầu tư xuất nhập khẩu, liên hiệp đã
trực tiếp kí đầu tư với các nông trường và các hộ gia đình, sản lượng cà phê tăng lên
rõ rệt năm 1985 là 4.000 tấn; năm 1986: 5.000 tấn; năm 1988: 7.200 tấn.
33
Sản lượng cà phê tăng lên rõ rệt. Năm 1984 cà phê nhân đạt hơn 50%. Từ
năm 1987 – 1989 toàn tỉnh trồng mới 22.000 ha cà phê, bước đầu tăng thu nhập cho
người dân, một số huyện có diện tích cà phê tăng cao như:
- Huyện Krông Năng năm 1985 có 194 ha đến năm 1989 tăng lên 2.250 ha
đạt sản lượng lên đến 600 tấn.
- Huyện Ea H’Leo năm 1985 có 85 ha, năm 1989 tăng lên 1.700 ha, sản
lượng trên 300 tấn, huyện Lăk trước đây chưa có cà phê thì năm 1989 đã có 400 ha
và đặc biệt là diện tích này là của chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số.
- Huyện M’Đrăk năm 1985 có 60 ha đến năm 1989 tăng lên 470 ha.
- Huyện Krông Nô trước đây chưa có cà phê năm 1989 trồng 320 ha. Cuối
năm 1998, toàn tỉnh đạt diện tích trên 50.000 ha cà phê. Diện tích cà phê năm 1990
là 54.600 ha, đạt sản lượng 28.600 tấn gấp 5 lần so với năm 1985.
Cùng với số lượng, năng suất cây cà phê cũng tăng lên đáng kể những năm
trước 1990 năng suất một ha cà phê bình quân chỉ đạt 8 tạ/ha thì đến năm 1994 năng
suất bình quân là 18,5 tạ/ha, năm 2008 là 25 tạ/ha.
Ngoài ra tỉnh còn thực hiện hợp tác với nước ngoài trong đầu tư phát triển
cho cà phê, công tác thâm canh và trồng mới từ năm 1986 đến năm 1990, phát triển
phong trào kinh tế vườn trong đồng bào các dân tộc, khoảng 13.000 hộ có vườn cà
phê thu hoạch lên đến hàng ngàn tấn.
Bên cạnh đó còn tiến hành xây dựng các cụm kinh tế, khai thác thế mạnh tại
các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhờ vậy diện tích cà phê năm 1995 là
130.000ha, đưa vào kinh doanh hơn 65.000ha, sản lượng 133.000 tấn, tăng gấp 5
lần so với 1990.
Nhìn chung sau năm 1986, thì cây cà phê ngày một phát triển mạnh, nhất là
cà phê vối, cùng với việc tăng nhanh về diện tích, sản lượng cà phê đã đem lại lợi
ích to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đạt được của
những năm đầu đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đã đánh dấu sự tiến bộ rõ rệt trong
thực hiện ba chương trình kinh tế lớn của Đảng, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện phát
triển nông lâm nghiệp toàn diện, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lấy lương
34
thực là bàn đạp, nông – lâm xuất khẩu là mũi nhọn dựa trên thế mạnh cây công
nghiệp”[4.tr.173]
1.2. Quá trình du nhập cây cà phê và phát triển cây cà phê ở Đắk Lắk
Cây cà phê đã ngày càng phát triển và gắn liền với cuộc sống của cư dân Tây
Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Lịch sử cây cà phê ở Việt Nam đã có hơn
150 năm, từ năm 1857, trước khi người Pháp chính thức đặt chân lên Việt Nam –
1858, cây cà phê đã được các cha cố người Pháp đưa vào để trồng trong các khuôn
viên nhà thờ của đạo Thiên Chúa tại Quảng Bình và Quảng Trị, sau đó được trồng ở
tu viện Châu Sơn (Nho Quan), tu viện Phan Chu Trinh (Buôn Ma Thuột). Tuy chưa
có thời gian thật chính xác nhưng cây cà phê chè được đưa vào trồng ở Đắk Lắk ít
nhất là trước năm 1888. Bởi vì sau 30 năm trồng cà phê ở Việt Nam để thăm dò,
đến năm 1888 cây cà phê được trồng đại trà trên quy mô sản xuất, chỉ sau 5 năm
thực dân Pháp đặt xong bộ máy cai trị tại Việt Nam [43, tr. 3]
Sau khi thiết lập bộ máy cai trị, Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa
lần thứ nhất (1897 – 1914). Một trong các chính sách khai thác thuộc địa là phát
triển các đồn điền cây công nghiệp trên quy mô lớn nhằm khai thác tối đa sức lao
động và tài nguyên thuộc địa, trong đó có việc phát triển các đồn điền cà phê. Các
đồn điền trồng cà phê ở Việt Nam đầu tiên có mặt ở tỉnh Bắc bộ như: Hà Nam, Sơn
Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An. [31, tr.9]. Năm 1920 trở đi cây
cà phê mới có mặt ở Buôn Ma Thuột. Đến năm 1930 diện tích cà phê ở Việt Nam là
5.900 ha trong đó có 4.700 ha cà phê chè, 900 ha cà phê mít và 300 ha cà phê vối.
Diện tích cà phê ở miền Bắc cao nhất vào giai đoạn năm 1964-1966 khoảng 13.000
ha. Tuy nhiên các năm sau đó do khí hậu miền Bắc trời lạnh, sương nhiều nên đã
làm cho năng suất và sản lượng cây cà phê bị giảm sút. Sau năm 1975 cà phê ở
nước ta phát triển mạnh trong các nông trường quốc doanh, sau năm 1991 cà phê vả
nước phát triển mạnh với diện tích hơn 300.000 ha. Từ năm 2000 trở đi diện tích và
sản lượng cà phê trong cả nước tăng nhanh, đến năm 2010 diện tích cà phê cả nước
là hơn 520.000 ha, sản lượng trên 800.000 tấn, giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ đô la. Việt
35
nam đã xuất khẩu cà phê cho hơn 60 quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng
cà phê sau Brazin [31, tr.20]
Đối với Tây Nguyên, ngay từ lúc thăm dò để chuẩn bị xâm chiếm, các nhà
thám hiểm và truyền giáo người Pháp đã sớm nhận ra những tiềm năng của vùng
đất có thể khai thác để phục vụ chính quốc, đặc biệt là tài nguyên đất và rừng. Nơi
đây có loại đất rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công nghiệp.
Để thực hiện mưu đồ độc chiếm Tây Nguyên về chính trị và kinh tế, năm
1893 Khâm sứ Trung kỳ Bu-lô-sơ (Boulloche) ra lệnh đặt vùng đất này "dưới sự
bảo hộ đặc biệt" của Pháp. Ngày 02/11/1901, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định
về "quyền bảo hộ và khai thác Tây Nguyên", mở đường cho tư bản Pháp vào lập
đồn điền. Ngay sau đó đã có 8 trong số 12 đơn xin phép đã được công sứ Đắk
Lắk chuẩn y trình lên Khâm sứ Trung kỳ duyệt đợt đầu, chủ yếu là xin khai thác
khu vực lân cận phía đông Buôn Ma Thuột. Những đồn điền được lập nên ở Buôn
Ma Thuột lúc bấy giờ chỉ là những đồn điền nhỏ, quy mô vài chục mẫu, mục đích
để trồng thử nghiệm cây công nghiệp, và cà phê chè (Coffee arabica) được đưa vào
trồng thử nghiệm đầu tiên tại Buôn Ma Thuột
Ngày 22/11/1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đơn vị
hành chính tỉnh Đắk Lắk. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển khi Thực dân Pháp đã
chính thức cai trị vùng đất này bằng chính trị và bắt đầu xúc tiến khai thác về kinh
tế mạnh mẽ hơn. [2, tr. 24]
Cụ thể là, đến những năm 1912 - 1914, cây cà phê chè đã ghi dấu ấn tại Buôn
Ma Thuột khi mà hai công ty nông nghiệp lớn nhất Đắk Lắk, đó là Công ty Cao
nguyên Đông Dương và Công ty Nông nghiệp An Nam được thành lập. Hai công ty
này bao chiếm tới 30.000 ha đất, trải dài trên một vùng đất bazan rộng lớn dọc hai
bên quốc lộ 21 [3, tr. 5].
Kết thúc cuộc khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp cũng là thời điểm
đánh dấu sự du nhập thành công của cây cà phê vào Đắk Lắk, khi mà cây cà phê đã
được trồng với quy mô lớn trên các đồn điền và đã hình thành nên các công ty
36
chuyên khai thác loại cây trồng này bên cạnh các loại cây công nghiệp khác cũng là
thế mạnh của vùng đất này như cao su, hồ tiêu…
Sau khi trồng thí điểm thành công, thực dân Pháp tiến hành xây dựng các
đồn điền lớn để trồng cà phê. Mục đích ban đầu khi lên Tây Nguyên chỉ là để khai
phá nhưng càng về sau thực dân Pháp càng nhận ra tiềm năng của vùng đất đỏ nên
các chủ đồn điền bắt đầu khai phá trồng cà phê để bán cho chính quốc. Dần dần cây
cà phê chiếm diện tích trồng rộng rãi, tính đến năm 1925 đã có 26 đơn xin lập đồn
điền ở Đắk Lắk, với diện tích lên đến 200.000 ha trong đó có các đồn điền:
- Đồn điền CADA, CADA có trụ sở chính tại Pháp ở số 46 đường De
LaBorde, Paris, với số vốn đầu tư lên đến 50.000.000 phơrăng, tổng diện tích khai
phá là 4.000 ha kinh doanh cà phê và chè.
- Trên quốc lộ 21 Đồn điền Ô-giê (Auger) ở km 47 trên quốc lộ 21 có diện
tích 136 ha.
- Đồn điền Mec-cu-ry (Mercurio) ở km 21 có diện tích 222 ha.
- Đồn điền Vơ-rec-ken (Vererkene) ở km 42 có diện tích 82 ha.
- Đồn điền Pa-đô-va-ni (Padovani) ở km 15 có diện tích 160 ha.
- Đồn điền Hê-ri-ông (Herion) ở km 35 có diện tích 35 ha.
- Đồn điền Ai-ten (Aitain) ở km 18 có diện tích 22 ha
- Đồn điền Ha-ghen (Hagen) ở km 16 có diện tích 89 ha
- Đồn điền Săng-tê (Santé) ở km 23 có diện tích 39 ha.
- Phía Nam Buôn Ma Thuột, đồn điền Mô-rít (Morit) có diện tích10 ha và
đồn điền Mai-giô (Maillo) với diện tích 20 ha.
- Đồn điền Ac-pê-ra (Acpera) theo hướng MeeWan có diện tích 20 ha.
- Đồn điền Société civile de banmethuot km 7 códiện tích 278 ha.
- Đồn điền Société agricole d' eatul ở km 16 có diện tích 240 ha.
- Đồn điền Cô-rô-nen (Coronen) trênhướng đi Lạc Thiện có diện tích 73 ha.
- Đồn điền Bơ-rô-giơ (Broger) có diện tích 28 ha và đồn điền Giô-đôn
(Godon) có diện tích 36 ha.
- Đồn điền rơ Nê rô-si (Rene rossi) ở Buôn Hồ có diện tích 612 ha
37
(Nguồn: Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đắk Lắk)
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
Cerberus Kero
 

What's hot (20)

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOTĐề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon TumLuận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
 
Nguồn lực Tài nguyên Thiên nhiên với phát triển kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Nguồn lực Tài nguyên Thiên nhiên với phát triển kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Nguồn lực Tài nguyên Thiên nhiên với phát triển kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Nguồn lực Tài nguyên Thiên nhiên với phát triển kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đKiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdfCác nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 

Similar to Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay

Similar to Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay (20)

Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đLuận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đLuận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
 
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng NinhĐề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOTĐề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
 
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAYLuận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
Khoá Luận Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Du Lịch Tại Khu Di Tích Lịch Sử
Khoá Luận Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Du Lịch Tại Khu Di Tích Lịch SửKhoá Luận Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Du Lịch Tại Khu Di Tích Lịch Sử
Khoá Luận Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Du Lịch Tại Khu Di Tích Lịch Sử
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ….o0o…. HOÀNG THẢO MỸ PHƯƠNG NGHỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ….o0o…. HOÀNG THẢO MỸ PHƯƠNG NGHỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Hoa Thành phố Hồ Chí Minh 2013
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn là do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định. Tác giả luận văn Hoàng Thảo Mỹ Phương
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Huỳnh Hoa, đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Lịch sử đảng – Tỉnh ủy Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Viện Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Công ty cà phê Phước An, Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Nông trường cà phê Phước An, Nông trường cà phê Thắng Lợi, các hộ gia đình trồng cà phê trên địa bàn huyện Krông Păk,… đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Hoàng Thảo Mỹ Phương
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục hình ảnh, sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................7 7. Bố cục luận văn...................................................................................................7 CHƯƠNG I - NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ SỰ DU NHẬP CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẮK LẮK ...........................................................9 1.1.Những điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê ...........................................9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................9 1.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................9 1.1.1.2. Địa hình................................................................................................10 1.1.1.3. Đất đai và sự phân bố...........................................................................11 1.1.1.4. Khí hậu.................................................................................................13 1.1.1.5. Thuỷ văn...............................................................................................15 1.1.2. Dân cư và nguồn lao động ..........................................................................17 1.1.2.1. Dân cư ..................................................................................................17 1.1.2.2. Nguồn lao động....................................................................................20 1.1.3. Điều kiện kinh tế .........................................................................................24 1.1.3.1. Hoạt động kinh tế của đồng bào Đăklak từcổ truyềnđến hiện đại ......24 1.1.3.2. Cà phê Đắk Lắk biến thành hàng hóa ..................................................29 1.2.Quá trình du nhập cây cà phê và phát triển cây cà phê ở Đắk Lắk............34 Tiểu kết chương 1....................................................................................................43
  • 6. CHƯƠNG II - HOẠT ĐỘNG TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY ..........................................................................44 2.1. Hoạt động trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỷ XX đến nay ...................44 2.1.1. Chọn đất trồng và các điều kiện khác ......................................................44 2.1.2. Khâu chọn giống ......................................................................................47 2.1.3. Kỹ thuật trồng cà phê ...............................................................................54 2.1.4. Quy trình chăm sóc ..................................................................................56 2.1.5. Quy trình thu hoạch..................................................................................63 2.2.Quy trình chế biến cà phê................................................................................65 2.2.1. Quy trình và các phương pháp chế biến cà phê nhân...............................66 2.2.2. Các phương pháp chế biến cà phê rang xay.............................................71 2.3.Khâu bảo quản và thị trường tiêu thụ cà phê Đắk Lắk................................79 2.3.1. Bảo quản cà phê .......................................................................................79 2.3.2. Thị trường tiêu thụ ......................................................................................81 2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ trong nước.............................................................81 2.3.2.2. Thị trường tiêu thụ ngoài nước ............................................................83 Tiểu kết chương 2....................................................................................................85 CHƯƠNG III - TÁC ĐỘNG CỦA CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY .....................................................86 3.1. Tác động về kinh tế ..........................................................................................86 3.1.1. Tác động đến hoạt động kinh tế cổ truyền của đồng bào dân tộc tỉnh Đắk Lắk(1904 - 1945)...................................................................................................86 3.1.2. Gia tăng diện tích và quy hoạch lại vùng trồng cà phê (giai đoạn 1946 – 1986)......................................................................................................................88 3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk (từ năm 1986 đến nay) .............90 3.2. Tác động về xã hội..........................................................................................104 3.2.1. Phân hóa xã hội (thời Pháp thuộc) ............................................................104 3.2.2. Chuyển biến dân cư (sau cách mạng tháng Tám đến năm 1986) .............105 3.2.3. Thay đổi đời sống dân cư (từ năm 1986 đến nay) ....................................107 3.3. Tác động về văn hóa.......................................................................................111 3.4. Tác động về môi trường.................................................................................116 3.5. Thuận lợi và thách thức của nghề trồng và chế biến cà phê trong bối cảnh hiện nay ..................................................................................................................118 3.5.1. Những thuận lợi ........................................................................................118
  • 7. 3.5.2. Những thách thức......................................................................................120 Tiểu kết chương 3..................................................................................................121 KẾT LUẬN............................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................128 PHỤ LỤC...............................................................................................................134
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo giới tính và trình độ đào tạo 22 Bảng 2.1. Thời vụ thu hoạch cà phê ở Việt Nam 61 Bảng 2.2. Lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 80 Bảng 2.3. Mười nước nhập khẩu lớn nhất cà phê Đắk Lắk 81 Bảng 3.1. Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk 1900 – 2010 88 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây cà phê năm 2010 phân theo huyện 92 Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012 93 Bảng 3.4. Sản lượng cà phê xuấtk hẩu của Đắk Lắk thời kì 1991– 2010 98
  • 9. DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ STT Tên hình ảnh, sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các đồn điền thời Pháp ở Đắk Lắk 36 Sơ đồ 2.1. Quy trình chế biến cà phê nhân 64 Sơ đồ 2.2. Quy trình chế biến cà phê hòa tan 75 Hình 3.1. Diện tích cà phê chia theo độ tuổi 94
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của miền nam Đông Dương, trong đó Đắk Lắk là cao nguyên rộng lớn nằm ở trung tâm của Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng. Bên cạnh đó Đắk Lắk còn có nhiều thế mạnh về kinh tế với tài nguyên thiên nhiên giàu có, diện tích đất đỏ bazan lớn, chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên. Sau khi đặt ách thống trị, thực dân Pháp đã tiến hành bóc lột và khai thác tài nguyên thiên nhiên nước ta để phục vụ cho chính quốc. Địa bàn Tây Nguyên là một trong những nơi được chú trọng. Năm 1904, tỉnh Đắk Lắk được thành lập đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Đắk Lắk trong những năm đầu thế kỉ XX. Với mục đích khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã từng bước đầu tư vào khai thác thế mạnh của Đắk Lắk là vùng đất bazan rất thuận lợi để trồng một số cây kỹ nghệ; trong số đó là cây cà phê. Sau khi trồng thí điểm thành công, thực dân Pháp đã tiến hành phát triển các đồn điền lớn để trồng cà phê. Từ khi xuất hiện trên vùng đất này, cây cà phê nhanh chóng trở thành cây trồng chủ đạo trong ngành trồng trọt, đồng thời hình thành nên nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cây cà phê. Đầu thế kỉ XX từ khi trồng thử nghiệm cho đến nay. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, cây cà phê vẫn ngày càng gắn bó mật thiết với đời sống, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người trên vùng đất này. Đặc biệt từ năm 1986, khi cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, cây cà phê càng được quan tâm và chú trọng trong sản xuất nông nghiệp và ngày càng cho hiệu quả kinh tế cao. Là một người sinh trưởng nơi vùng đất đầy nắng và gió được mệnh danh là “ thủ phủ cà phê” tác giả luận văn nhận thức được giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của cây cà phê đối với cư dân và kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên. Vì vậy để tìm hiểu vị trí, vai trò và những tác động của nghề trồng và chế biến cà phê đến kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Lắk rõ hơn nữa, chúng tôi chọn đề tài “Nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay” để làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ của mình.
  • 11. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước đây, đã có nhiều công trình đề cập ít nhiều đến nội dung nghiên cứu đề tài. Các công trình bao gồm: - Những nghiên cứu của người Pháp về vùng đất Tây Nguyên trong đó có Đắk Lắk. Các công trình này nghiên cứu chủ yếu về trồng trọt, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Đắk Lắk. Tiêu biểu là cuốn Địa chí tỉnh Đắk Lắk của Monfleur, nhà xuất bản Viễn Đông Bác cổ, Hà Nội năm 1931 và cuốn Paladre du serment au Darlar (tập 2) của Sabarier, nhà xuất bản BSEI năm 1927. - Tác giả Re’Ne coste với quyển Cây cà phê, nhà xuất bản Pari năm 1989. Nhà nông học người Pháp này cung cấp cho người đọc một cách khái quát về cây cà phê, với những đặc tính sinh trưởng, phát triển, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình canh tác, thu hoạch cây cà phê. - Tác giả Jean – Pierre, Aumiphin trong công trình Sự hiện diện tài chính và kinh tế Pháp ở Đông Dương, nhà xuất bản Hà Nội năm 1994, đã đề cập đến hoạt động của các đồn điền và công ty cà phê. - Đặc biệt là tác phẩm Rừng người Thượng của Henry Maitre do nhà xuất bản Tri Thức xuất bản năm 2008. Cho đến nay đây vẫn là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên. Qua tài liệu du kí này, tác giả Maitre đã sử dụng tư liệu khoa học từ tài liệu của các nhà truyền giáo và những nhà nghiên cứu đi trước để tìm hiểu và nghiên cứu vùng đất Tây Nguyên. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là sau năm 1954, có nhiều công trình đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của vùng đất Tây Nguyên và Đắk Lắk như: - Đắk Lắk trước thời kì cách mạng tháng 8 năm 1945 của Tiến sĩ Đinh Quang Hải do Viện sử học xuất bản năm 1945. - Về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam của Paul Nưr do Phủ Đặc ủy Thượng vụ Sài Gòn xuất bản. Tác phẩm này cung cấp những chính sách thượng vụ trong lịch sử Việt Nam, trong đó có chính sách nông nghiệp đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
  • 12. 3 - Đại Cương về các Dân tộc Ê đê – M’nông ở Đắk Lắk của các tác giả Bế Văn Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thi Hồng, Vũ Đình Lợi do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1982. Công trình này có thể giúp người đọc có những cơ sở ban đầu để tìm hiểu về hai tộc người trong số những tộc người quan trọng nhất ở Tây Nguyên là Ê đê và M’nông. Tác giả cũng dành một chương viết về các hoạt động sản xuất, kinh tế của đồng bào dân tộc nơi đây. - Tây Nguyên các điều kiện Tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên của Nguyễn Văn Chiến do nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội xuất bản năm 1985. Công trình khái quát đặc điểm tự nhiên của vùng đất Tây Nguyên và những thế mạnh của vùng đất được tự nhiên ưu đãi, trong đó có đất đỏ bazan rất thuận lợi để trồng cây cà phê. - Tây Nguyên thiên nhiên và con người của Nguyễn Trọng Lân, Huỳnh Thị Cả do Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội xuất bản năm 1987. - Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk của Ban Khoa học Xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk do Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1990. Công trình cung cấp sơ lược về quyền sử dụng đất đai của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chính sách dinh điền, sự xuất hiện của điền chủ, cùng với đó là các giải pháp thực hiện phát triển kinh tế xã hội của Đắk Lắk, trong đó có việc định hướng phát triển cà phê. - Tây Nguyên Sử Lược của Phan Văn Bé do Hội sử học Việt Nam xuất bản năm 1993. Công trình giới thiệu tổng quan về địa lý, thiên nhiên và dân cư vùng đất Tây Nguyên. - Lịch sử đồn điền CADA của Ban quản lý di tích Đắk Lắk viết năm 1996. Đây là một tập hợp tư liệu về đồn điền CADA, một trong những đồn điền cà phê đầu tiên được hình thành trên địa bàn Đắk Lắk. Nội dung công trình đã tái hiện sinh động hoạt động của đồn điền khi cây cà phê được chính thức đưa vào trồng với diện tích lớn. - Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới của Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1996
  • 13. 4 - Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Đắk Lắk của Liên đoàn lao động Đắk Lắk được nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1997. Tài liệu cung cấp về hoạt động của công nhân trong các đồn điền tại Đắk Lắk như CADA, CHPI, ROSSI. - Cây cà phê Việt Nam của Nguyễn Sĩ Nghị, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản năm 1988. Sách cung cấp khá cụ thể về cây cà phê Việt Nam. - Cây cà phê ở Việt Nam của các tác giả TS. Đoàn Triệu Nhạn (chủ biên), TS. Hoàng Thanh Tiệm, TS. Phan Quốc Sủng của Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội ấn hành năm 1999. Đây là tài liệu tham khảo được viết bởi nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong thực tế, các tác giả đã khái quát về lịch sử phát triển cà phê trên thế giới và Việt Nam, quá trình phát tán cà phê, cung cấp số liệu về diện tích cà phê từ 1975 đến 1998. Ngoài ra, công trình còn giúp người đọc tham khảo quy trình chế biến, kỹ thuật canh tác, phương pháp thu hoạch và quản lý chất lượng cà phê trong giai đoạn hiện nay. - Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Tây Nguyên từ cuối thế kỷ XIX đến 1945 của Nguyễn Văn Chiến do Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2001. Công trình đề cập đến những chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với vùng đất Tây Nguyên và tác động của những chính sách đó đến vùng đất này, tác giả cũng đề cập đến việc thực dân Pháp đưa cây trồng mới vào Tây Nguyên là cây cà phê và cao su. - Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên của Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội xuất bản năm 2002 - Buôn Ma Thuột – Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk do Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Đắk Lắk xuất bản năm 2004. Đây là tài liệu tập hợp các bài viết về lịch sử hình thành Buôn Ma Thuột, địa danh Buôn Ma Thuột, quá trình phát triển của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kì lịch sử. - Khảo cổ học tiền sử Đắk Lắk của PGS. TS Nguyễn Khắc Sử (chủ biên) do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004. Tư liệu khảo cổ học này cung
  • 14. 5 cấp nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu quá khứ của Đắk Lắk, mối quan hệ của cư dân trên vùng đất này góp phần phục dựng bức tranh của tỉnh Đắk Lắk - Nghề trồng cà phê (chương trình 100 nghề cho nông dân) của TS. Đoàn Triệu Nhạn do Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội xuất bản năm 2004. Giới thiệu về lịch sử cà phê, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê. - Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX của Tổng cục thống kê do Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2004. Đây là tư liệu quý vì các số liệu được thu thập trong thời gian dài và có những số liệu lần đầu tiên được công bố. Các chuyên gia thống kê đã có những phân tích về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam thế kỉ XX. Bộ sách gồm 3 quyển với gần 5.000 trang. Trong đó có thống kê diện tích, sản lượng, năng suất cà phê của tỉnh Đắk Lắk. - Tây Nguyên những chặng đường lịch sử - văn hóa của Nguyễn Tuấn Triết do nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007. Dưới góc độ lịch sử - văn hóa, tác giả đã đánh giá những chuyển biến kinh tế Tây Nguyên qua các thời kì lịch sử, trong đó có chuyển biến về nông nghiệp. Tác giả nói đến sự xuất hiện của một số loại cây trồng mới trong đó có cây cà phê. - Chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Đắk Lắk (1957 – 1963) luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hà, Đại học sư phạm Huế năm 2010. Luận văn đã dựng lại cuộc di dân lên Đắk Lắk khi Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách dinh điền, góp thêm tư liệu giúp người đọc nắm rõ sự biến đổi dân cư và kinh tế của Đắk Lắk qua các thời kì. - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930 – 1945) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản 2010. Công trình đề cập đến kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong đó có giới thiệu sơ lược các đồn điền cà phê ở Đắk Lắk, lực lượng lao động trong các đồn điền và hoạt động kinh tế nông nghiệp của Đắk Lắk giai đoạn 1930 – 1945 ở mức độ khái quát chung. - Những nội dung khoa học kỹ thuật có quan hệ đến sản xuất cà phê đạt hiệu quả cao và bền vững của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Đắk Lắk do Nhà
  • 15. 6 xuất bản Nông nghiệp, Hà nội xuất bản năm 2011. Các bài viết cung cấp cho người đọc về lịch sử của cây cà phê ở Đắk Lắk, đồng thời còn đề xuất các biện pháp liên quan đến quá trình sản xuất cà phê, tạo cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp bền vững tại Đắk Lắk. Nhìn chung các công trình trên đã nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau về cây cà phê, hoạt động sản xuất, chế biến cà phê tại Đắk Lắk. Có tài liệu mang tính khái quát chung, có tài liệu đặt vấn đề này bên cạnh vấn đề khác, sự kiện này bên cạnh sự kiện khác. Song tất cả đều có tác dụng kế thừa những khía cạnh có liên quan đến đề tài. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung và cụ thể về nghề trồng và chế biến cà phê, vì vậy nghiên cứu “Nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay” sẽ là đóng góp thiết thực để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh tế mang tính đặc trưng đã và đang là thế mạnh, là tiềm năng của Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: - Bước đầu phác họa bức tranh sinh động về hoạt động trồng cà phê tại Đắk Lắk. Qua đó xem xét, đánh giá những ảnh hưởng của cây cà phê cũng như nghề trồng và chế biến cà phê đối với kinh tế xã hội của Đắk Lắk từ những năm đầu của thế kỉ XX đến nay. - Xác định ý nghĩa, giá trị của cây cà phê trong đời sống kinh tế của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Đánh giá sự khác biệt của Đắk Lắk hiện nay so với trước đây và một số vùng trồng cây cà phê. - Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế Đắk Lắk trong hiện tại và tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tìm hiểu về nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay do đó quá trình du nhập và phát triển cây cà phê, nghề trồng và chế biến cà phê là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài.
  • 16. 7 - Không gian nghiên cứu của đề tài là: Tỉnh Đắk Lắk hiện nay. - Thời gian nghiên cứu đề tài được giới hạn bởi hai mốc: + Mốc mở đầu là những năm đầu thế kỉ XX, đây là năm bắt đầu trồng và thành lập các đồn điền cà phê đầu tiên ở Đắk Lắk. + Mốc kết thúc là năm 2011, đây là năm đánh dấu 25 năm nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, mốc thời gian nay đánh dấu bước phát triển vượt bật của ngành cà phê Việt Nam với những thành tựu to lớn, bên cạnh đó cũng tồn tại những thách thức không nhỏ. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác định là những phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu. Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra nhận xét; Phương pháp so sánh để thấy sự thay đổi ở từng giai đoạn ở Đắk Lắk trong ngành trồng trọt cây cà phê. Ngoài ra luận văn còn vận dụng các phương pháp liên ngành như dân tộc học, văn hóa học, kinh tế học … để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó tiến hành thực địa một số nông trường cà phê, trao đổi với người dân trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk để có cái nhìn khách quan và sâu sắc hơn trong quá trình thực hiện đề tài. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần làm rõ vị trí và vai trò của cây cà phê, nghề trồng và chế biến cà phê đối với kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk. - Nhận thức thế mạnh của vùng kinh tế Đắk Lắk tạo cơ sởgóp phần để các nhà quy hoạch đề ra phương hướng và biện pháp trong việc hoạch định và phát triển kinh tế, xã hộitỉnh Đắk Lắk. - Làm phong phú thêm những hiểu biết về cây cà phê và vùng đất này. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
  • 17. 8 Chương 1: Những điều kiện để phát triển cây cà phê và sự du nhập cây cà phê vào Đắk Lắk Chương 2: Hoạt động trồng và chế biến cà phê ở tỉnh Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay Chương 3: Tác động của cây cà phê đối với kinh tế - xã hội Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay.
  • 18. 9 CHƯƠNG I NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ SỰ DU NHẬP CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẮK LẮK 1.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới, lâu năm lại không phải là cây trồng bản địa nên khi du nhập vào Việt Nam đòi hỏi cần có những điều kiện để cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, không phải nơi nào cũng có các điều kiện lý tưởng thích hợp cho việc trồng cà phê. Đắk Lắk là địa phương có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước được gọi là “ thủ phủ cà phê” vì nơi đây đáp ứng được các yêu cầu phát triển của cây cà phê. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o 28’57” - 108o 59’37” độ kinh Đông và từ 12o 9’45” - 13o 25’06” độ vĩ Bắc. Về vị trí: − Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai − Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng − Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà − Phía Tây giáp Vương quốc Cambodia và tỉnh Đăk Nông. Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cambodia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai, khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng hoàn thành cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành
  • 19. 10 phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển [2, tr. 9]. Với vị trí địa lý. hệ thống giao thông phát triển và không ngừng được nâng cấp, mở rộng. Là điều kiện thuận lợi để trồng và tiêu thụ cà phê. 1.1.1.2. Địa hình Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Tính chất đa dạng của địa hình gồm đồi núi xen kẻ bình nguyên và thung lũng là điều kiện hết sức thuận lợi để trồng trọt. Khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: - Địa hình vùng núi Vùng núi cao Chư Yang Sin, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng). Vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500 mét, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin cao 2.445 mét, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình hiểm trở. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm. Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600-700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103 m [2, tr. 10] - Địa hình cao nguyên Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, toàn tỉnh có 3 cao nguyên lớn: Cao nguyên Buôn Ma Thuột: là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam cao 400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 3 đến 80 . Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan màu mở và hầu hết đã được khai thác sử dụng [43. tr.106].
  • 20. 11 Cao nguyên M’Drăk (cao nguyên Khánh Dương): Nằm ở phía Đông tỉnh tiếp giáp với tỉnh Khánh Hoà, độ cao trung bình cao 400- 500 m, địa hình cao nguyên này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực trung tâm có địa hình như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở vùng núi thấp và đồi thoải. Cao nguyên Đăk Nông: Phía bắc cao nguyên này giáp với bình nguyên Ea Súp, phía đông và phía Đông Nam giáp vùng núi tây Chư Yang Sin. Đây là một khối dạng vòm có đất bazan che phủ, thuộc vùng đất feralit nâu đỏ trên bazan. Độ dốc sườn đồi trung bình từ 10 đến 18o , có nơi lên đến 200 . Cao nguyên Đăk Nông thích hợp với trồng cà phê nhất là cà phê Arabica [42, tr. 108]. - Địa hình bán bình nguyên Ea Súp Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180 m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh... Phần lớn đất đai của bán bình nguyên Ea Sup là đất xám, tầng mỏng và đặc trung thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khô [55, tr. 9] − Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk Nằm ở phía Đông-Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình từ 400-500 m. Đây là thung lũng của lưu vực sông Sêrêpôk hình thành các vùng đồng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc, Krông Ana với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha [55, tr. 9] Như vậy, xét về vị trí địa lý và địa hình, Đắk Lắk là nơi có điều kiện thuận lợi để trồng và phát triển cây cà phê Robusta hơn so với những tỉnh khác vùng Tây Nguyên vì Cà phê Robusta thích hợp với địa hình ở những sườn đồi, triền núi, độ dốc trung bình. 1.1.1.3. Đất đai và sự phân bố Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2 , trong đó chủ yếu là
  • 21. 12 nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen. Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 90 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và rộng khoảng 70 km. Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, càng về phía tây chỉ còn 300 m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi [48, tr.6] - Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất. - Nhóm đất Gley (Gleysols): Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lăk, Krông Ana và Krông Bông. - Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đắk Lắk, phân bố ở hầu hết các huyện. - Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan): Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk [31, tr. 11 Cà phê thích hợp trồng trên các loại đất như: đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất xám trên đá granít, trong đó đất đỏ bazan, có độ xốp cao là đặc tính rất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Vì cây cà phê cần có tiêu chuẩn độ xốp, tầng đất sâu, dễ thoát nước phù hợp với nhu cầu cần oxy cao của bộ rễ và giữ ẩm tốt. Nhóm đất
  • 22. 13 đỏ bazan ở Đăk Lắk chiếm diện tích khá lớn (xếp thứ hai toàn tỉnh), là một lợi thế cho nghề trồng và chế biến cà phê. 1.1.1.4. Khí hậu Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình quy định khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn có đặc điểm nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện M’Drăk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn. Nhìn chung thời tiết ở Đắk Lắk chia làm 2 mùa khá rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9; lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng [2, tr. 12] Khí hậu ở đây có đặc trưng như sau: Về nhiệt độ: Đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên là hạ thấp theo độ cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình ở độ cao từ 500 đến 800 m giao động từ 22 - 230 C, những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,70 C, M’ Drăk nhiệt độ 240 C. Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao, ở độ cao < 800 m tổng nhiệt độ năm đạt 8000-95000 C, độ cao > 800m có tổng nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 7500-80000 C. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt 200 C, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn, tháng giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất ở Buôn Ma Thuột 18,40 C, ở M’Drăk 200 C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 ở Buôn Ma Thuột 26,20 C, ở Buôn Hồ 27,20 C. Về chế độ mưa: Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600- 1800mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía nam (1950-2000mm);
  • 23. 14 vùng có lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1500-1550mm). Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%, vùng Ea Sup lượng mưa mùa khô chiếm 10% có năm không có mưa. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 8, 9. Mùa mưa Tây Nguyên còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng cơn bảo ở duyên hải Trung bộ. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng mưa năm lớn nhất gấp 2,5 -3 lần lượng mưa năm nhỏ nhất). Bên cạnh nhiệt độ và chế độ mưa các yếu tố khí hậu khác như sau: - Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 (trung bình 90%), tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%. - Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 2, 3, 4 đạt từ 150 -200 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm 1300-1500mm bằng 70% lượng mưa năm chủ yếu vào mùa khô. - Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2139 giờ, năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ. Trongmùa khô, số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ). - Chế độ gió: có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô gió tốc độ lớn thường gây khô hạn [42, tr.107] Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây trồng. Cà phê thích hợp vùng khí hậu á nhiệt đới và vùng cao nguyên ở những nước nhiệt đới. Khí hậu ở Đắk Lắk không có giá rét và sương muối nên rất thuận lợi cho việc ra hoa đồng loạt của cây cà phê. Nhiệt độ thích hợp từ 200 C đến 250 C. Lượng mưa thích hợp từ 1.750 đến 2.000 mm, cà phê chịu được biên độ nhiệt độ lớn. Với nhiệt độ trung bình 250 C và lượng mưa 1.800 mm Đăk Lắk là tỉnh có điều kiện khí hậu thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, trong đó quan trong nhất là cây cà phê.
  • 24. 15 1.1.1.5. Thuỷ văn Nước là nhân tố sinh thái quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống trên trái đất. Cây trồng không thể sống thiếu nước. Chỉ cần giảm chút ít hàm lượng nước cũng đã ảnh hưởng đến những chức năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp... Do đó, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nước được xem như là một thành phần xây dựng nên cơ thể cây trồng, chiếm 90% trong cơ thể. Nước trong cây là môi trường hòa tan tất cả các chất khoáng lấy từ đất lên và tất cả các chất hữu cơ trong cây, từ đó vận chuyển lưu thông đến tất cả các tế bào, các mô và các cơ quan trong cơ thể. Nước trong cây còn là chất điều chỉnh nhiệt độ, nhất là khi gặp nhiệt độ không khí cao, nhờ quá trình thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ ở bề mặt lá. Nói chung, nước có vai trò rất lớn đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê. Đối với cây cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, tưới nước trở thành biện pháp kĩ thuật có tính quyết định đến năng suất. Nếu không tưới được nước trong mùa khô, năng suất cây cà phê sẽ giảm mạnh, thậm chí thất thu. Đắk Lắk có hệ thống sông suối phong phú, phân bố tương đối đồng đều. Trên địa bàn có hai hệ thông sông chính chảy qua là hệ thống sông Srêpôk (Sêrêpôk) và sông Ba. Hệ thống sông Srêpôk có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ, bao gồm lưu vực dòng chính Srêpôk và tiểu lưu vực Ea H’Leo; hệ thống sông Ba không chảy qua Đắk Lắk nhưng ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh, có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và sông Hinh. - Sông Srêpôk, là chi lưu cấp I của sông Mê Kông do 2 nhánh Krông Ana và Krông Knô hợp thành, dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m hợp lưu xuống còn 150 m ở biên giới Cambodia. Diện tích lưu vực của dòng chính là 4.200 km2 với chiều dài sông trên 125km. Đây là con sông có tiềm năng thuỷ điện khá lớn ở Tây Nguyên. - Sông Krông Knô, bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (> 2000m) chạy dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và nhập với sông Krông Ana ở thác buôn Dray. Tổng diện tích lưu vực sông là 3.920
  • 25. 16 km2 và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%. Dòng chảy bình quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2 . Mùa mưa lượng nước khá lớn gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông. - Sông Krông Ana, là hợp lưu của các suối lớn như Krông Buk, Krông Pắc, Krông Bông, Krông K’Mar, diện tích lưu vực 3.960 km2 , chiều dài dòng chính 215km. Dòng chảy bình quân 21 lít/s/km2 . Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh lớn ở thượng nguồn 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk –Buôn Trăp có độ dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông. Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước. - SôngEa H’Leo, bắt nguồn từ độ cao 800 m trên địa phận xã Dliê Ya huyện Krông Năng, có chiều dài 143 km chạy qua 2 huyện Ea H’leo và Ea Sup trước khi hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam – Cambodia khoảng 1 km rồi đổ vào sông Srêpok trên đất Cambodia. Diện tích lưu vực của sông Ea H’leo là 3.080 km2 nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Sông Ea H’Leo có nhánh chính là suối Ea Súp có diện tích lưu vực 994 km2 chiều dài 104 km. Trên dòng suối này đã xây dựng 2 công trình thuỷ lợi lớn Ea Sup hạ và Ea Sup thượng để tưới cho vùng Ea Sup với diện tích trên 10.000 ha. Đây là 2 công trình quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân huyện Ea Sup. - Sông Krông H’Năng và sông Hinh + Sông Krông H’Năng, bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1200m, sông chảy theo hướng Bắc Nam đến huyện Ea Kar chuyển hướng Tây – Đông sau đó chuyển hướng Nam- Bắc rồi nhập với sông Ba ở vùng giáp giới giữa Gia Lai và Phú Yên. Sông có chiều dài 130 km với diện tích lưu vực 1.840 km2 . + Sông Hinh, bắt nguồn từ dãy núi cao Cư Mu với đỉnh cao 2.051 m, chiều dài dòng sông chính 88 km, lưu vực 1.040 km2. [2, tr. 10] Ngoài các sông lớn nêu trên, hệ thống sông suối vừa và nhỏ ở Đắk Lắk cũng khá phong phú. Là một tỉnh Tây Nguyên nhưng ở đây có đến 500 hồ tự nhiên và nhân tạo như hồ Buôn Triết, Buôn Tría, Ea Kao, Ea Sup thượng….Hệ thống sông
  • 26. 17 ngòi, suối, hồ, chằng chịt không chỉ là nơi tham quan du lịch mà quan trọng là đã cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng, nhất là cây cà phê. 1.1.2. Dân cư và nguồn lao động 1.1.2.1. Dân cư Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến Việt Nam. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang rồi định cư ở nước ta. Theo nhiều kết quả nghiên cứu về nhân chủng học vào thời đại đồ đá giữa người Indonesien từ bán đảo Đông Dương đã mở rộng địa bàn cư trú, di cư đến khắp các vùng Đông Nam Á. Những phát hiện khảo cổ học chứng minh rằng cư dân cư trú ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng gồm những nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á ( Bana, Xơ Đăng, M’nông, Mạ), và nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ( Gia–rai, Ê Đê, Chu–ru) [70, tr. 171]. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc không đồng đều nhau, có dân tộc trên một triệu người nhưng cũng có những dân tộc chỉ có vài trăm người. Dù ít hay nhiều, nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành một khu vực riêng biệt mà xen kẻ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường, buôn, làng. Trước đây, ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng hầu hết cư dân vẫn là người tại chỗ, mỗi dân tộc đều có khu vực cư trú riêng, ranh giới giữa các bản làng còn rõ ràng. Cư dân chủ yếu của Đắk Lắk trước đây là người Ê đê, địa bàn cư trú của họ chủ yếu tập trung theo tổ chức buôn làng. Thường là một địa bàn phải đảm bảo những yếu tố mà họ cho là “ môi trường sống”; “ không gian sinh tồn của buôn làng” đó không chỉ là phần thổ cư mà còn cả bộ phận rừng và đất rừng để làm nương rẫy, nơi chăn thả súc vật, săn bắn, hái lượm, khai thác tre, gỗ để làm nhà, chế tạo vật dụng. Chỗ cư trú phải là nơi có bến nước để tắm giặt, có nơi để giao tiếp
  • 27. 18 cộng đồng …; tùy theo từng vùng, từng tộc người mà địa bàn cư trú của làng, buôn cũng mang dáng vẻ khác nhau. Ngoài cư trú theo địa bàn nói trên, người Ê Đê còn cư trú dọc theo trục đường giao thông. Người Ê Đê hay còn có các tên gọi khác là Rhađê. Ước tính hiện nay có khoảng 270.348 người cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam [9, tr. 117]. Người Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số hơn 174.450 người (đến năm 2003). Phân bố tại các tỉnh Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông với nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay phong tục tập quán mỗi vùng. Người Gia Rai hay Djarai là một dân tộc nói tiếng Gia Rai thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Dân số của dân tộc này tại Việt Nam khoảng 317.557 người. Người Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai. Họ sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đắk Lắk (4%). Dân tộc Mnông có 92.000 người, gồm nhiều nhóm địa phương: Preh, Gar, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil. Đồng bào cư trú tập trung ở phía nam tỉnh Đắk Lắk, một phần tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước. Tiếng nói người Mnông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. [16, tr.26] Thành phần các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk chủ yếu là người Ê Đê, M’nông và một số dân tộc ít người khác như Bana, Gia rai, Sê đăng... nhưng số lượng không lớn. Tổng số dân các dân tộc tại chỗ hiện nay là 253.154 người; trong đó dân tộc Ê Đê chiếm đến 70,1%, dân tộc M’nông chiếm 17%, các dân tộc khác như Ba na, Gia rai, Sê đăng... chiếm 18,5%. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) đến nay, một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ miền Trung và Bắc di cư đến đây sinh cơ lập nghiệp, làm cho cơ cấu thành phần
  • 28. 19 dân tộc trong tỉnh thay đổi nhanh chóng. Trong số 44 dân tộc anh em có mặt trên địa bàn Đắk Lắk, một số dân tộc có số dân lớn là: Dân tộc Kinh chiếm 70,65% dân số, Dân tộc Ê Đê chiếm 13,69 %, Dân tộc Nùng 3,9%, Dân tộc Mnông 3,51%, Dân tộc Tày 3,03% Dân tộc Thái 1,04%... Dân tộc Dao 0,86% Từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở Đắk Lắk tuy có truyền thống và bản sắc riêng độc đáo, nhưng đã cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương và hình thành nên một nền văn hoá phong phú và giàu bản sắc. Đặc biệt từ khi cây cà phê du nhập vào địa bàn Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đồng bào dân tộc nơi đây đã từng bước học tập cách trồng và chăm sóc cây cà phê, họ trở thành một nguồn lực lượng lao động tại chổ, sẵn có của địa phương. Nếu như trước kia, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây chỉ biết canh tác theo lối cổ xưa thì ngày nay đồng bào các dân tộc, đặc biệt là người Ê Đê đã gắn cuộc sống của mình với hoạt động sản xuất các loại cây công nghiệp dài ngày mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây cà phê. Người Ê Đê học cách trồng cà phê từ rất sớm, ngay từ khi thực dân Pháp thành lập những đồn điền cà phê đầu tiên ở đây. Qua thời gian, người Ê Đê tiếp tục học hỏi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong việc trồng và chế biến. Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã thực sự đổi khác, không chỉ dừng lại ở nguồn lao động tham gia vào sản xuất, họ còn là chủ của những vườn cà phê lớn, năng suất cao và phẩm chất tốt. Dân cư ở Đắk Lắk cũng chính là bộ phận quan trọng ngoài lao động hoạt động trong lĩnh vực trồng cà phê, họ cũng chính là lực lượng tham gia vào sản xuất cà phê.
  • 29. 20 1.1.2.2. Nguồn lao động Từ năm 1920 trở đi cà phê được trồng thành các đồn điền lớn của người Pháp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nguồn lao động trong thời kì này chủ yếu là lực lượng lao động tại chỗ, chính là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở địa phương chiếm 70% (cư dân Ê Đê và M’nông), 30% là của tỉnh khác. Các đồn điền lấy công nhân ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định. Đi cùng với sự ra đời của các đồn điền là tư bản Pháp chiếm đoạt hàng ngàn ha đất canh tác với mục đích “ nhổ bật ra khỏi nương rẫy”. Nhiều người không có ruộng đất để làm phải làm trong các đồn điền cà phê với chế độ làm việc khắc nghiệt. Do chính sách khai thác ồ ạt của thực dân Pháp số lượng công nhân trong các đồn điền tăng nhanh, năm 1926 công nhân ở Đắk Lắk là 1.000 người; đến năm1932 riêng đồn điền Ca Da đã có hơn 1.000 công nhân. Những năm 1941, 1942 có khoảng 7.000 công nhân thường trực làm trong các đồn điền lớn, hàng ngàn công nhân là nông dân trong các buôn làng đi làm theo chế độ công nhật [2, tr.31]. Như vậy từ thời Pháp thuộc, cùng với sự du nhập của cây cà phê vào Đắk Lắk, có thể nói đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk chính là lực lượng lao động chính và là người đầu tiên tiếp xúc, làm việc với cây trồng mới. Đến năm 1954 Đắk Lắk có 111.800 dân trong đó có 76.000 người là người dân tộc tập trung ở các huyện và 35.000 người kinh từ các nơi đến sinh sống làm ăn [3, tr.12]. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ cuối năm 1954, Mỹ đã đưa vào Đắk Lắk trên 1 vạn người lập ra các khu di cư ở Hà Lan (Buôn Hồ),Trung Hòa, Kim Châu Phát (Krông Păk); Đức Minh, Đức Mạnh (Đăk Mil), Châu Sơn, Chi Lăng, Thọ Thành, Duy Hòa, Đoàn Kết (Buôn Ma Thuột). Chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho phép nhiều gia đình tướng tá lên Đắk Lắk chiếm các vùng đất tốt lập đồn điền cà phê. Từ tháng 7 năm 1957 chính quyền Ngô Đình Diệm đã cùng với Mỹ thực hiện kế hoạch di dân lên vùng Đắk Lắk lập các dinh điền ở Buôn Hồ, Phước An, Gia Nghĩa. Theo tài liệu thống kê của Liên khu ủy V, cuối năm 1958 ở Đắk Lắk có 43 dinh điền, với 57.000 dân. Và đến năm 1973 với những biến động cơ học Đắk Lắk đã có 397.000 dân trong đó khoảng 170.000 người kinh. [3, tr. 17]
  • 30. 21 Sau năm 1975, với chủ trương đẩy mạnh xây dựng vùng kinh tế mới và thực hiện cuộc vận động định canh định cư trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của Đảng, đã tiếp nhận 34.000 dân từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định. Năm 1977 tỉnh Đắk Lắk có thêm 10.000 đồng bào từ tỉnh Thái Bình đến xây dựng kinh tế mới [4, tr. 35]. Trong giai đoạn từ 1986 – 2000, di dân tự do đến Đắk Lắk có 76.546 hộ với 369.618 khẩu. Đặc biệt là số lượng dân di cư đến Đắk Lắk không ngừng tăng nhanh qua các năm: Giai đoạn 1995 – 2000, mỗi năm bình quân Đắk Lắk nhận 2.400- 2.500 hộ di cư có kế hoạch đến xây dựng vùng kinh tế mới. Đắk Lắk đã tiếp nhận dân của hàng chục tỉnh, trong đó chủ yếu là từ đồng bằng Sông Hồng, duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc đến xây dựng kinh tế mới theo kế hoạch của chính phủ [4, tr. 202]. Từ năm 2000 đến nay Đắk Lắk đã có thêm đồng bào các tỉnh miền Tây di cư vào những huyện như Ea Sup, Cư M’gar. Quá trình di dân tự do và theo kế hoạch ở Đắk Lắk đã làm cho nguồn lao động của tỉnh ngày càng dồi dào và phong phú. Theo số liệu thống kê vào 01/7/2003, số lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm năm 2003 là 712.545 người, chiếm 42,73% tổng dân số; số người trong độ tuổi lao động là 872.833 người; số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 38.281 người. Phân theo lĩnh vực thì khu vực nông – lâm nghiệp chiếm 82,24%,công nghiệp – xây dựng chiếm 4,01%, hoạt động khoa học công nghệ chiếm 0,06% và các ngành kinh tế - xã hội khác chiếm 13,69%. Trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 27,2%. Về trình độ nguồn nhân lực, theo số liệu thống kê năm 1999, Đắk Lắk có 17.361 cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, với 164 trên đại học, 39 tiến sỹ, 03 phó giáo sư – tiến sĩ. Đến 01/8/2004 (sau khi chia tách tỉnh) con số này là: 14.834 cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, với 6.042 người có trình độ cao đẳng, 8.521 người có trình độ đại học, 219 thạc sĩ
  • 31. 22 và 52 tiến sĩ. Dưới đây là bảng thống kê trình độ nguồn nhân lực của tỉnh tính đến 2004.
  • 32. 23 Bảng 1.1. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo giới tính và trình độ đào tạo (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2466/2004/QĐ-UB ngày 23/12/2004 của UBND tỉnh Đắk Lắk) STT HUYỆN- TP TỔNG SỐ GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO GHI CHÚNAM NỮ CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SỸ TIẾN SỸ 01 Buôn Ma Thuột 5.947 3,392 2,555 1327 4355 214 51 02 Buôn Đôn 437 219 218 227 210 0 0 03 Cư M'Gar 1.035 529 506 608 423 3 1 04 Ea H'Leo 661 373 288 333 328 0 0 05 Ea Kar 891 502 389 415 476 0 0 06 Ea Súp 354 237 117 175 179 0 0 07 Krông Ana 1.137 543 594 694 443 0 0 08 Krông Bông 473 266 207 243 228 2 0 09 Krông Búk 1.014 514 500 587 427 0 0 10 Krông Năng 705 389 316 374 331 0 0 11 Krông Pắk 1.456 710 746 701 754 1 0 12 Lắk 333 209 124 172 161 0 0 13 Ma Drắk 391 223 168 185 206 0 0 TỔNG CỘNG 14.834 8.106 6.728 6.041 8.521 220 52 Tỷ lệ % 100,00 54,64 45,36 40,72 57,44 1,48% 0,35 Theo số liệu thống kê ở trên, có thể nhận thấy, nguồn lao động hiện có của tỉnh tập trung trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp trong đó có cây cà phê, cây trồng chủ lực của tỉnh. Nguồn lao động trong ngành cà phê chủ yếu là lao động phổ thông
  • 33. 24 không qua đào tạo chính quy nhưng được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, bên cạnh đó là lao động có kỹ thuật tập trung tại các công ty cà phê, các trung tâm nghiên cứu và các viện nghiên cứu. ĐắkLắk là tỉnh có các cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành về cây cà phêvà các vấn đề liên quan của Trung ươngnhư: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trạm Nghiên cứu đất Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên. Đây là các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đào tạo tập huấn cho lao động, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cho canh tác giúp cây cà phê phát triển bền vững. Qua các số liệu cho thấy cùng với lao động tại chỗ, dân số ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước có mặt ở tỉnh Đắk Lắk đã tạo nên nguồn nhân lực dồi dào, nhất là lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động trồng và chế biến cà phê với sự cần cù, sáng tạo, năng động là một trong những điều kiện quan trọng cho nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk ngày càng phát triển mạnh. 1.1.3. Điều kiện kinh tế 1.1.3.1. Hoạt động kinh tế của đồng bào Đăklak từcổ truyềnđến hiện đại Hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của các dân tộc ở Tây Nguyên thường gắn với rừng. Toàn bộ những vật dụng xây cất nhà cửa hay lúa, ngô, rau quả để ăn hằng ngày…cũng đều do rừng cung cấp. Từ xưa, con người với cái rìu, cây chà gạt (một loại dao rừng của các dân tộc Tây Nguyên) đã chặt từng vạt rừng, phơi dưới nắng, chờ tới lúc đốt thành than để đổi lấy những gùi lúa, ngô. Bên cạnh đó các dân tộc Tây Nguyên cũng làm nương rẫy tuy nhiên với phương thức hết sức thô sơ như chọc lỗ tra hạt, ít cải tiến công cụ sản xuất, chủ yếu là chiếc rìu, cái gậy chọc lỗ, chiếc cuốc vạt cỏ…từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, các dân tộc Tây Nguyên cũng biết áp dụng “ kỹ thuật” từ những kinh nghiệm dân gian để giữ độ màu, độ ấm cho đất, hạn chế rửa trôi, tái sinh rừng. Đây là kinh nghiệm rất quý đối với việc sản xuất cà phê bền vững. Chế độ làm rẫy luân khoảnh của người Ê Đê tương tự với việc giữ diện tích đất rừng bên cạnh diện tích trồng cà phê của người Pháp khi những đồn điền cà phê đâu tiên ra đời.
  • 34. 25 Tư duy kinh tế còn mang tính thần bí khá cao, việc phong đăng hay thất bát trong canh tác tùy thuộc vào các thần linh, vào hồn lúa, hồn cỏ cây…Vì thế, cùng với quá trình sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên tiến hành những nghi lễ nông nghiệp phức tạp, tìm sự trợ giúp thường xuyên từ những đấng vô hình cho quá trình lao động, sản xuất. Trồng trọt lúa ngô, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công, tạo ra các vật dụng cần thiết cho tiêu dùng của cộng đồng, con người vẫn phải khai thác các nguồn thức ăn từ “ bầu sữa tự nhiên” là rừng núi. Các dân tộc Tây Nguyên sống nhờ vào rừng từ tất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả, các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm…Hơn thế nữa, việc hái lượm và săn bắn từ nhu cầu mưu sinh đã trở thành một thú vui hữu ích, một cách để hòa mình với môi trường vốn quen thuộc từ ngàn năm đối với cả cộng đồng [67, tr. 91]. Chính hoạt động kinh tế du canh, du cư đã hình thành ở họ nếp sống tạm bợ, đơn sơ, nhưng lại nhanh chóng thích nghi với cái mới và sự thay đổi. Khi cây cà phê được du nhập vào Đắk Lắk, đồng bào dân tộc ở đây đã nhanh chóng tiếp thu, học hỏi các kinh nghiệm trồng trọt và chăm sóc cây cà phê, từng bước chuyển từ hoạt động kinh tế nương rẫy sang trồng cây công nghiệp dài ngày. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, với kinh nghiệm canh tác cây công nghiệp dài ngày, đồng bào các dân tộc thiểu số đã tích lũy được kinh nghiệm quí báu trong trồng trọt, kết hợp với những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật trong canh tác cà phê. Cùng với người Việt, đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp phần đưa hoạt động trồng cà phê đến nay đã trở thành một nghề, đó là nghề trồng và chế biến cà phê. Sinh sống trong môi trường cao nguyên, nền kinh tế nương rẫy, chịu những tác động khách quan của các điều kiện địa lí hoàn cảnh lịch sử, xã hội Tây Nguyên biến đổi chậm. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ những luật lệ chung do một “ bộ máy” tổ chức mang tính tự quản điều hành, đứng đầu là Pô Pin Ea, người chủ bến nước, cũng là chủ buôn. Nhưng Pô Pin Ea có thế lực trong phạm vi một buôn hay một số buôn là những tù trưởng - Mtao. Những
  • 35. 26 thập kỉ cuối thế kỉ XIX trở đi, quyền hành của các Pô Pin Ea ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn trông coi việc cúng bến nước và các nghi lễ chung khác. Nhìn chung, hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được quy định bởi nếp sống nương rẫy, đây là nếp sống chủ đạo và bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng. Nếp sống nương rẫy đó thể hiện trên nhiều phương diện. Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn nguyên, đây còn là phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện tự nhiên và khí hậu. Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp, đời sống con người thiếu thốn và bấp bênh. Nếp sống nương rẫy tạo cho con người gắn bó với môi trường rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, nó tác động tới đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người. Nếp sống nương rẫy là nếp sống không ổn định, tạm bợ, nay đây mai đó. Toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy cho nên một số nhà nghiên cứu còn gọi văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là “ văn hóa rừng”. Tuy nhiên“ văn hóa rừng” lại giúp cho việc tiếp nhận sự có mặt của cây cà phê được dễ dàng hơn [67, tr. 18]. Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ cộng đồng, mô hình xã hội cơ bản là làng buôn. Mỗi làng buôn như vậy gồm nhiều gia đình lớn hay nhỏ, cư trú trong một số nóc nhà, thậm chí cả làng có một nóc nhà dài của đại gia đình. Hoạt động xã hội của đồng bào dân tộc nơi đây cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất cà phê, một hoạt động sản xuất có nhiều khâu, nhiều quy trình từ khi trồng cho đến khi ra thành phẩm có mặt trên thị trường, do đó cần có lực lượng lao động lớn tham gia sản xuất. Về hình thức gia đình, bao gồm gia đình mẫu hệ, phụ hệ và song hệ, trong đó gia đình mẫu hệ là tiêu biểu và đặc trưng cho các tộc người ở khu vực này.
  • 36. 27 Trong làng, buôn nổi bật nhất là quan hệ cộng đồng, thể hiện trên bốn mối liên kết: liên kết trên cơ sở cư trú (cộng cư), cộng đồng sở hữu đất đai và lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên (cộng lợi), cộng đồng về đời sống tâm linh (cộng mệnh) và cộng đồng về văn hóa (cộng cảm). Chính trong môi trường xã hội như vậy, tồn tại các quan hệ bình đẳng và dân chủ. Do kinh tế nương rẫy và trình độ phát triển xã hội tương ứng mà nền văn hóa các dân tộc ở đây vẫn cơ bản là văn hóa dân gian, một nền văn hóa do mọi người sáng tạo ra và phục vụ mọi người trong cộng đồng, chưa có văn hóa bác học, quý tộc, chưa có những người chiếm đoạt các giá trị văn hóa dân tộc cho cá nhân và giai cấp, tầng lớp mình. Với trình độ phát triển kinh tế - xã hội như vậy, nên trình độ tư duy và thế giới tâm linh ở đây cũng mang sắc thái riêng, tư duy các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng còn ở trình độ tư duy thần bí. Con người Đắk Lắk với quá trình lâu dài thích ứng và đấu tranh sinh tồn với hoàn cảnh tự nhiên, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, như kinh nghiệm bảo vệ rừng, chống xói mòn đất, kinh nghiệm xen canh, luân canh. Tất cả những kinh nghiệm đó đều có ích cho hoạt động trồng trọt trong đó có cây cà phê. Về cơ bản các cư dân Tây Nguyên là cư dân nương rẫy, song họ cũng đã biết canh tác ruộng nước, ruộng nước dùng cày và cuốc học từ người Chăm, người Lào, người Việt. Nếu như trước đây, nguồn thức ăn chính của các dân tộc nơi đây chủ yếu từ thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp, thì trong những năm qua, hoạt động kinh tế sản xuất nơi đây có những chuyển biến mạnh mẽ. Cư dân nơi đây đã sống định canh, định cư “ an cư lạc nghiệp”, ngoài nguồn lương thực chủ yếu từ ruộng lúa nước thì các loại rau màu – nguồn thực phẩm không thể thiếu cũng được trồng trên nương rẫy chủ yếu là các loại bầu, bí, ngô và các loại rau đậu, gia vị. Trong các loại cây lương thực trồng trên nương, bí, ngô có vị trí rất quan trọng vì cho năng suất cao và có thể dùng tích trữ lâu dài. Lối sống định canh định cư trong những năm gần đây là điều kiện rất căn bản cho việc phát triển cây cà phê, một loại cây trồng đòi hỏi việc chăm sóc lâu dài, ổn định.
  • 37. 28 Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng được đồng bào các dân tộc nơi đây rất chú trọng chủ yếu la trâu, bò, gà, vịt, lơn…những gia súc, gia cầm này ngoài việc sử dụng để phục vụ cho các nghi lễ như đám cưới, đám ma, lễ bỏ mả, dịp tết, làm nhà mới… hoạt động chăn nuôi còn mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho đồng bào nơi đây góp phần cải thiện đời sống kinh tế buôn, làng, bản và cả vùng Tây Nguyên nói chung. Đặc biệt từ khi được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và nhà nước ta về vốn và kỹ thuật, đặc biệt là cây cà phê, kinh tế nơi đây có những thay đổi sâu sắc, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, người dân không những có cái ăn, cái mặc mà còn dư thừa để tích lũy. Ngày nay kinh tế Đắk Lắk chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển nông – lâm nghiệp hàng hóa. Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thay dần nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết thâm canh tăng vụ, kết hợp nông – lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu sản xuất dân sinh và xuất khẩu. Họ đã mở rộng diện tích cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày theo quy hoạch. Mở rộng diện tích, thâm canh, hạn chế tiến tới xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, sữa…phục vụ công nghiệp chế biến, đảm bảo đời sống của nhân dân trong tỉnh. Mặt khác, nhờ chú trọng trồng một số cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và mở rộng diện tích trồng lúa nước, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nên sản lượng lương thực toàn vùng đạt trên 1,5 triệu tấn. Toàn vùng có tổng đàn gia súc 2,3 triệu con, gia cầm đạt khoảng 8 triệu con. Bên cạnh hàng trăm dự án công nghiệp đã đi vào hoạt động, các tỉnh trong vùng đang tích cực xúc tiến việc hình thành, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư vào Đắk Lắk với nhiều chính sách ưu đãi. Tất cả đều tạo ra một nền kinh tế trong tỉnh ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trồng và sản xuất cà phê thêm an toàn và bền vững.
  • 38. 29 1.1.3.2. Cà phê Đắk Lắk biến thành hàng hóa a. Trong thời kỳ Pháp thuộc Ngay từ lúc thăm dò để chuẩn bị xâm chiếm Tây Nguyên, các nhà thám hiểm và truyền giáo Pháp đã sớm nhận ra vùng đất này không chỉ có vị trí địa lý chiến lược ở miền nam Đông Dương, mà còn có những tài nguyên hết sức quý giá có thể khai thác phục vụ chính quốc, trước hết là đất và rừng. Đặc biệt nơi đây có loại thổ nhưỡng mà các nhà thám hiểm như Yersin, Giám mục Cassaigne, Linh mục Pierre dourisboure... đều nhận định là loại đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công nghiệp. Vì vậy, để độc chiếm Tây Nguyên về chính trị và kinh tế, năm 1893 Khâm sứ Trung kỳ Bulôsơ (Boulloche) đã ra lệnh đặt vùng đất này “dưới sự bảo hộ đặc biệt” của Pháp, nhằm mục tiêu nắm toàn bộ vấn đề an ninh, tiến tới khai thác tài nguyên đất đai phục vụ chính quốc. Ngày 02/11/1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về “quyền bảo hộ và khai thác Tây Nguyên”, mở đường cho tư bản pháp vào lập đồn điền ở đây. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể (thiếu phương tiện và nhân công) nên ở Buôn Ma Thuột lúc bấy giờ chưa hình thành những đồn điền lớn, chủ yếu là lập một số nông trại quy mô vài chục mẫu để trồng thử nghiệm cây công nghiệp; trong đó cà phê (coffee) là những loại cây được đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại Buôn Ma Thuột [6, tr. 1] Đến những năm 1912-1914, cây cà phê mới thực sự ghi dấu ấn tại Buôn Ma Thuột. Trong khoảng thời gian này hai công ty nông nghiệp lớn nhất Đắk Lắk đã được chính quyền Pháp cho phép thành lập, đó là công ty cao nguyên Đông Dương (Compagnie Des Hauts Plateaux Indochinois - CHPI) và công ty nông nghiệp An Nam (Compagnie Agricole D'asie - CADA). Hai công ty này bao chiếm tới 30.000 ha đất, trải dài trên một vùng đất bazan rộng lớn dọc hai bên quốc lộ 21 từ Buôn Ma Thuột đến km 34 đường đi Nha Trang, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 66.000.000 phơ răng; trong đó diện tích cà phê trồng tập trung là 260 ha (CHPI là 135ha, CADA là 125ha) [2, tr. 30]
  • 39. 30 Ngày 12/2/1925, để tiếp tục hợp thức hoá việc khai thác đất đai ở Tây Nguyên, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về chế độ khai thác kinh tế ở Tây Nguyên, trọng tâm của nghị định này là định ra các nhượng địa (thực chất cướp không đất của người bản xứ) để cho tư bản Pháp vào đầu tư. Tại các đồn điền này, cây cà phê đã được giới chủ Pháp đầu tư trồng ngày càng nhiều; quy mô lớn hơn cả chè, cao su, cây ăn trái và nhiều loại cây trồng khác. Ngoài ra, có một người dân tộc Ê Đê (là thành viên của hội đồng kinh tế An Nam) tự mình khai phá 625 ha đất bazan và trồng thành công 125 ha cà phê [6, tr. 1] Đến năm 1931, tổng diện tích cà phê ở Đắk Lắk (tập trung chủ yếu ở khu vực Buôn Ma Thuột) đã lên đến 2.130 ha (riêng đồn điền CADA là 1.000 ha) đứng thứ tư trong cả nước; trong đó 51% diện tích là cà phê chè, 33% cà phê vối, còn lại là cà phê mít. Việc trồng, chăm sóc cà phê trong các đồn điền ngay từ những năm này đã mang dấu ấn của lối canh tác công nghiệp và đạt trình độ tổ chức quản lý cũng như đầu tư thâm canh khá cao. Trong tài liệu “Địa chí tỉnh Đắk Lắk” viết năm 1930, ấn hành năm 1931, tác giả người Pháp Monfleur đã mô tả hoạt động của một số đồn điền như sau: “Công ty nông nghiệp An Nam có một nhượng địa rộng 8.000 mẫu tây, khai thác được 1.800 mẫu, trồng cà phê 1.000 mẫu, chè xanh 800 mẫu, nằm ở cây số 24 đến cây số 34 đường an nam... có những cơ xưởng lớn sửa chữa máy móc, nhà để xe, kho tàng, nhà ở của giám đốc, chủ đồn điền, trưởng phòng nhân sự, tất cả đều rộng rãi, an toàn và có điện thắp sáng. Nơi ăn ở của công nhân bản xứ cũng được chăm sóc tốt, tập trung trong hai ngôi làng lớn là ea knuêk và ea yông; mỗi làng có chợ, trạm xá, nơi cung cấp nước đảm bảo sức khỏe cho công nhân.... Các đồn điền đều có triển vọng tốt đẹp, cây cà phê trồng và chăm sóc tốt, cao đều 1,4 mét, các đồi chè xanh gốc nam dương trồng vào tháng giêng năm 1921 vượt quá 2 mét”. Lượng cà phê thu được lúc này tuy còn rất ít nhưng được đưa về chính quốc chế biến, tiêu thụ và đem lại hiệu quả cao, ngoài sự mong đợi của các công ty Pháp. Các nhà rang xay tại Pháp lúc bấy giờ đã đánh giá chất lượng và hương vị tự nhiên của cà phê Buôn Ma Thuột thơm đặc trưng và đậm đà hơn hẳn cà phê Bờ biển ngà
  • 40. 31 vốn đã nổi tiếng khắp châu Âu. Vì thế, nhiều nhà tư bản và chủ ngân hàng của Pháp quyết định đầu tư mở đồn điền ở Buôn Ma Thuột. b. Trong thời kỳ Mỹ - Diệm Từ sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ - Diệm đã có âm mưu khai thác tiềm năng kinh tế ở Tây Nguyên; Diệm muốn xây dựng Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là trung tâm căn cứ quân sự quan trọng và ra sức khai phá tài nguyên, tiềm năng kinh tế, để phục vụ âm mưu xâm chiếm miền Nam. Sau khi lập ra các địa điểm dinh điền, việc trồng cây cà phê đặc biệt được chú trọng. Ngày 22/2/1957, Ngô Đình Diệm đã tổ chức hội chợ kinh tế Buôn Ma Thuột, mục đích là để biến nơi đây thành một vùng kinh tế riêng biệt với đặc điểm nông nghiệp chủ yếu là trồng cà phê [13, tr. 12]. Nếu như vùng đất cao nguyên trung phần được chú trọng phát triển nông nghiệp và xếp theo thứ tự thì cà phê là sản phẩm đứng thứ hai sau chè, được đánh giá là sản phẩm then chốt của vùng đất này. Nếu năm 1958 chỉ có 3.000 ha cà phê thì đến năm 1959 đã có 49 đồn điền trồng cà phê ở khu vực Buôn Ma Thuột với tổng diện tích trên 5.200 ha [3, tr. 30]. Đến năm 1960 có nhiều tiểu điền được hình thành, trong khoảng thời gian này, cà phê chủ yếu được thu hái và xuất khẩu thô qua chính quốc. Kể từ thời Pháp thuộc cho đến trước năm 1975, cà phê là hàng hóa xuất khẩu của thuộc địa mà Đắk Lắk là một trong những vùng cung cấp nguồn hàng hóa này. c. Sau 1975 đến nay Sau ngày miền Nam giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm phát triển ngành sản xuất cà phê. Ngày 12/11/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Đắk Lắk ra quyết định trưng thu tài sản, đất đai của các đồn điền; đồng thời vận động 75 hộ cá thể hiến lại 1.196 ha cà phê; trên cơ sở đó thành lập các nông trường cà phê như: Thắng Lợi, Ea Hồ, 10-3, Đức Lập do công ty quốc doanh nông nghiệp tỉnh trực tiếp quản lý. Đồng thời, một loạt các nông trường cà phê quốc doanh thuộc trung ương quản lý cũng ra đời trên địa bàn cùng với sự hợp tác của một số quốc gia trong khối Đông Âu (cũ) như Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô (cũ) đã đến hợp tác để khai thác vùng cà phê với lợi thế đặc trưng về tự nhiên và danh tiếng vốn có của nó [4, tr. 28]
  • 41. 32 Năm 1986 ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986), Đảng đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở Việt Nam, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những chủ trương, chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất Ngày 28/01/1986 Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã tiến hành Hội nghị thảo luận và quyết định phương hướng nhiệm vụ năm 1986 là ưu tiên đẩy mạnh sản xuất nông – công nghiệp toàn diện, cũng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và các nông trường quốc doanh. Đại hội lần X của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, tháng 10 năm 1986, đã tiến hành mục tiêu đẩy mạnh phát triển các loại nông sản hàng hóa, thực hiện trồng mới 21.000 ha cà phê. Để đến năm 1990 đạt 50.000 ha, trong đó các đơn vị trung ương là 17.000 ha, địa phương là 33.000 ha [4, tr. 162] Nhờ chính sách đổi mới kinh tế, tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương đầu tư trồng mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân, hình thành các vùng chuyên canh cây cà phê lớn như ở huyện Krông Păk, Cư M’gar, Đăk Mil, Krông Năng … Các vùng chuyên canh này chiếm đến 86% diện tích và 89% sản lượng. Với phương châm ưu tiên vốn ngân sách nhà nước và địa phương cho phát triển cây công nghiệp xuất khẩu. Tỉnh Đắk Lắk tăng cường đầu tư cho hoạt động mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng theo từng năm. Năm 1986 tỉ lệ vốn đầu tư chiếm 40,3%, đến 1987 là 46,9%, 1988 là 48,2% tổng số vốn ngân sách. Như vậy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Đắk Lắk, phong trào trồng cây công nghiệp dài ngày, phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh ngày càng phát triển và đạt được những thành công bước đầu. Tỉnh đã hình thành liên hiệp xí nghiệp đầu tư xuất nhập khẩu, liên hiệp đã trực tiếp kí đầu tư với các nông trường và các hộ gia đình, sản lượng cà phê tăng lên rõ rệt năm 1985 là 4.000 tấn; năm 1986: 5.000 tấn; năm 1988: 7.200 tấn.
  • 42. 33 Sản lượng cà phê tăng lên rõ rệt. Năm 1984 cà phê nhân đạt hơn 50%. Từ năm 1987 – 1989 toàn tỉnh trồng mới 22.000 ha cà phê, bước đầu tăng thu nhập cho người dân, một số huyện có diện tích cà phê tăng cao như: - Huyện Krông Năng năm 1985 có 194 ha đến năm 1989 tăng lên 2.250 ha đạt sản lượng lên đến 600 tấn. - Huyện Ea H’Leo năm 1985 có 85 ha, năm 1989 tăng lên 1.700 ha, sản lượng trên 300 tấn, huyện Lăk trước đây chưa có cà phê thì năm 1989 đã có 400 ha và đặc biệt là diện tích này là của chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số. - Huyện M’Đrăk năm 1985 có 60 ha đến năm 1989 tăng lên 470 ha. - Huyện Krông Nô trước đây chưa có cà phê năm 1989 trồng 320 ha. Cuối năm 1998, toàn tỉnh đạt diện tích trên 50.000 ha cà phê. Diện tích cà phê năm 1990 là 54.600 ha, đạt sản lượng 28.600 tấn gấp 5 lần so với năm 1985. Cùng với số lượng, năng suất cây cà phê cũng tăng lên đáng kể những năm trước 1990 năng suất một ha cà phê bình quân chỉ đạt 8 tạ/ha thì đến năm 1994 năng suất bình quân là 18,5 tạ/ha, năm 2008 là 25 tạ/ha. Ngoài ra tỉnh còn thực hiện hợp tác với nước ngoài trong đầu tư phát triển cho cà phê, công tác thâm canh và trồng mới từ năm 1986 đến năm 1990, phát triển phong trào kinh tế vườn trong đồng bào các dân tộc, khoảng 13.000 hộ có vườn cà phê thu hoạch lên đến hàng ngàn tấn. Bên cạnh đó còn tiến hành xây dựng các cụm kinh tế, khai thác thế mạnh tại các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhờ vậy diện tích cà phê năm 1995 là 130.000ha, đưa vào kinh doanh hơn 65.000ha, sản lượng 133.000 tấn, tăng gấp 5 lần so với 1990. Nhìn chung sau năm 1986, thì cây cà phê ngày một phát triển mạnh, nhất là cà phê vối, cùng với việc tăng nhanh về diện tích, sản lượng cà phê đã đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đạt được của những năm đầu đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đã đánh dấu sự tiến bộ rõ rệt trong thực hiện ba chương trình kinh tế lớn của Đảng, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện phát triển nông lâm nghiệp toàn diện, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lấy lương
  • 43. 34 thực là bàn đạp, nông – lâm xuất khẩu là mũi nhọn dựa trên thế mạnh cây công nghiệp”[4.tr.173] 1.2. Quá trình du nhập cây cà phê và phát triển cây cà phê ở Đắk Lắk Cây cà phê đã ngày càng phát triển và gắn liền với cuộc sống của cư dân Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Lịch sử cây cà phê ở Việt Nam đã có hơn 150 năm, từ năm 1857, trước khi người Pháp chính thức đặt chân lên Việt Nam – 1858, cây cà phê đã được các cha cố người Pháp đưa vào để trồng trong các khuôn viên nhà thờ của đạo Thiên Chúa tại Quảng Bình và Quảng Trị, sau đó được trồng ở tu viện Châu Sơn (Nho Quan), tu viện Phan Chu Trinh (Buôn Ma Thuột). Tuy chưa có thời gian thật chính xác nhưng cây cà phê chè được đưa vào trồng ở Đắk Lắk ít nhất là trước năm 1888. Bởi vì sau 30 năm trồng cà phê ở Việt Nam để thăm dò, đến năm 1888 cây cà phê được trồng đại trà trên quy mô sản xuất, chỉ sau 5 năm thực dân Pháp đặt xong bộ máy cai trị tại Việt Nam [43, tr. 3] Sau khi thiết lập bộ máy cai trị, Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Một trong các chính sách khai thác thuộc địa là phát triển các đồn điền cây công nghiệp trên quy mô lớn nhằm khai thác tối đa sức lao động và tài nguyên thuộc địa, trong đó có việc phát triển các đồn điền cà phê. Các đồn điền trồng cà phê ở Việt Nam đầu tiên có mặt ở tỉnh Bắc bộ như: Hà Nam, Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An. [31, tr.9]. Năm 1920 trở đi cây cà phê mới có mặt ở Buôn Ma Thuột. Đến năm 1930 diện tích cà phê ở Việt Nam là 5.900 ha trong đó có 4.700 ha cà phê chè, 900 ha cà phê mít và 300 ha cà phê vối. Diện tích cà phê ở miền Bắc cao nhất vào giai đoạn năm 1964-1966 khoảng 13.000 ha. Tuy nhiên các năm sau đó do khí hậu miền Bắc trời lạnh, sương nhiều nên đã làm cho năng suất và sản lượng cây cà phê bị giảm sút. Sau năm 1975 cà phê ở nước ta phát triển mạnh trong các nông trường quốc doanh, sau năm 1991 cà phê vả nước phát triển mạnh với diện tích hơn 300.000 ha. Từ năm 2000 trở đi diện tích và sản lượng cà phê trong cả nước tăng nhanh, đến năm 2010 diện tích cà phê cả nước là hơn 520.000 ha, sản lượng trên 800.000 tấn, giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ đô la. Việt
  • 44. 35 nam đã xuất khẩu cà phê cho hơn 60 quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng cà phê sau Brazin [31, tr.20] Đối với Tây Nguyên, ngay từ lúc thăm dò để chuẩn bị xâm chiếm, các nhà thám hiểm và truyền giáo người Pháp đã sớm nhận ra những tiềm năng của vùng đất có thể khai thác để phục vụ chính quốc, đặc biệt là tài nguyên đất và rừng. Nơi đây có loại đất rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công nghiệp. Để thực hiện mưu đồ độc chiếm Tây Nguyên về chính trị và kinh tế, năm 1893 Khâm sứ Trung kỳ Bu-lô-sơ (Boulloche) ra lệnh đặt vùng đất này "dưới sự bảo hộ đặc biệt" của Pháp. Ngày 02/11/1901, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định về "quyền bảo hộ và khai thác Tây Nguyên", mở đường cho tư bản Pháp vào lập đồn điền. Ngay sau đó đã có 8 trong số 12 đơn xin phép đã được công sứ Đắk Lắk chuẩn y trình lên Khâm sứ Trung kỳ duyệt đợt đầu, chủ yếu là xin khai thác khu vực lân cận phía đông Buôn Ma Thuột. Những đồn điền được lập nên ở Buôn Ma Thuột lúc bấy giờ chỉ là những đồn điền nhỏ, quy mô vài chục mẫu, mục đích để trồng thử nghiệm cây công nghiệp, và cà phê chè (Coffee arabica) được đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại Buôn Ma Thuột Ngày 22/11/1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển khi Thực dân Pháp đã chính thức cai trị vùng đất này bằng chính trị và bắt đầu xúc tiến khai thác về kinh tế mạnh mẽ hơn. [2, tr. 24] Cụ thể là, đến những năm 1912 - 1914, cây cà phê chè đã ghi dấu ấn tại Buôn Ma Thuột khi mà hai công ty nông nghiệp lớn nhất Đắk Lắk, đó là Công ty Cao nguyên Đông Dương và Công ty Nông nghiệp An Nam được thành lập. Hai công ty này bao chiếm tới 30.000 ha đất, trải dài trên một vùng đất bazan rộng lớn dọc hai bên quốc lộ 21 [3, tr. 5]. Kết thúc cuộc khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp cũng là thời điểm đánh dấu sự du nhập thành công của cây cà phê vào Đắk Lắk, khi mà cây cà phê đã được trồng với quy mô lớn trên các đồn điền và đã hình thành nên các công ty
  • 45. 36 chuyên khai thác loại cây trồng này bên cạnh các loại cây công nghiệp khác cũng là thế mạnh của vùng đất này như cao su, hồ tiêu… Sau khi trồng thí điểm thành công, thực dân Pháp tiến hành xây dựng các đồn điền lớn để trồng cà phê. Mục đích ban đầu khi lên Tây Nguyên chỉ là để khai phá nhưng càng về sau thực dân Pháp càng nhận ra tiềm năng của vùng đất đỏ nên các chủ đồn điền bắt đầu khai phá trồng cà phê để bán cho chính quốc. Dần dần cây cà phê chiếm diện tích trồng rộng rãi, tính đến năm 1925 đã có 26 đơn xin lập đồn điền ở Đắk Lắk, với diện tích lên đến 200.000 ha trong đó có các đồn điền: - Đồn điền CADA, CADA có trụ sở chính tại Pháp ở số 46 đường De LaBorde, Paris, với số vốn đầu tư lên đến 50.000.000 phơrăng, tổng diện tích khai phá là 4.000 ha kinh doanh cà phê và chè. - Trên quốc lộ 21 Đồn điền Ô-giê (Auger) ở km 47 trên quốc lộ 21 có diện tích 136 ha. - Đồn điền Mec-cu-ry (Mercurio) ở km 21 có diện tích 222 ha. - Đồn điền Vơ-rec-ken (Vererkene) ở km 42 có diện tích 82 ha. - Đồn điền Pa-đô-va-ni (Padovani) ở km 15 có diện tích 160 ha. - Đồn điền Hê-ri-ông (Herion) ở km 35 có diện tích 35 ha. - Đồn điền Ai-ten (Aitain) ở km 18 có diện tích 22 ha - Đồn điền Ha-ghen (Hagen) ở km 16 có diện tích 89 ha - Đồn điền Săng-tê (Santé) ở km 23 có diện tích 39 ha. - Phía Nam Buôn Ma Thuột, đồn điền Mô-rít (Morit) có diện tích10 ha và đồn điền Mai-giô (Maillo) với diện tích 20 ha. - Đồn điền Ac-pê-ra (Acpera) theo hướng MeeWan có diện tích 20 ha. - Đồn điền Société civile de banmethuot km 7 códiện tích 278 ha. - Đồn điền Société agricole d' eatul ở km 16 có diện tích 240 ha. - Đồn điền Cô-rô-nen (Coronen) trênhướng đi Lạc Thiện có diện tích 73 ha. - Đồn điền Bơ-rô-giơ (Broger) có diện tích 28 ha và đồn điền Giô-đôn (Godon) có diện tích 36 ha. - Đồn điền rơ Nê rô-si (Rene rossi) ở Buôn Hồ có diện tích 612 ha
  • 46. 37 (Nguồn: Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đắk Lắk)