SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––
NGÔ THỊ NGA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
TẢI TÀI LIỆU LIÊN HỆ QUA ZALO 0936 885 877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẤT LƯỢNG CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––
NGÔ THỊ NGA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS NguyễnThị Tâm
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Người nghiên cứu
Ngô Thị Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng lỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ của Ban giám
hiệu nhà trường; Các thầy, cô giáo trong Khoa Sau Đại Học - Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên; UBND thành phố Hạ Long;
Lãnh đạo Ban quản lý Vịnh Hạ Long; Cục Thống kê và các doanh nghiệp
hoạt động du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình, đầy trách nhiệm của PGS, TS Nguyễn Thị Tâm, Giảng viên khoa
Kế toán, Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội trong suốt quá trình hoàn thành
Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí chuyên gia, cùng toàn thể
những người đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình điều tra, phòng vấn và thu
thập số liệu. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân cùng bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành nghiên cứu này cũng
như sự ủng hộ, tạo điều kiện của cơ quan trong thời gian vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế
và thiếu xót nhất định khi thực hiện luận văn. Kính mong các thầy giáo, Cô
giáo và bạn bè đồng nghiệp tiếp tục chỉ bảo và đóng góp ý kiến để đề tài ngày
càng được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Ngô Thị Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................2
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................3
5. Kết cấu của đề tài....................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG....................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững ..........................................4
1.1.1. Các khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững ......................4
1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững............................................6
1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch bền vững.......................7
1.1.4. Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững........8
1.1.5. Những tiêu chí thể hiện tính bền vững của ngành du lịch...................12
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.....................14
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền vững..........................................15
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới .......................15
1.2.2. Một số bài học phát triển du lịch kém bền vững ................................17
1.2.3. Du lịch bền vững ở Việt Nam...........................................................18
1.2.4. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững trên vịnh
Hạ Long - Quảng Ninh..............................................................................21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................22
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cần giải quyết...............................22
2.2. Các phương pháp nghiên cứu..............................................................23
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...............................................23
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................23
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.......................................................24
2.2.4. Phương pháp phân tíchthông tin......................................................24
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................27
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH...................28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................28
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên......................................................28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................31
3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Hạ Long trên quan
điểm bền vững..........................................................................................39
3.2.1. Nhân tố vĩ mô .................................................................................39
3.2.2. Nhân tố vi mô .................................................................................40
3.3. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Hạ Long ...........42
3.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ............................................................42
3.3.2. Đánh giá du lịch Hạ Long trên quan điểm phát triển bền vững...........57
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG – TỈNH QUẢNG NINH.....81
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn
vịnh Hạ Long............................................................................................81
4.1.1. Quan điểm.......................................................................................81
4.1.2. Phương hướng và mục tiêu...............................................................84
4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long theo
hướng bền vững........................................................................................86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về mặt kinh tế...........................86
4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường...........................93
4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển bền vững về xã hội..............................95
4.2.4. Nhóm giải pháp khác.......................................................................97
KẾT LUẬN........................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 108
PHỤ LỤC.............................................................................................. 112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DL
DN
DT
ĐVT
GDP
TNHH
Tr.đ
Tỷ.đ
UBND
: Du lịch
: Doanh nghiệp
: Doanh thu
: Đơn vị tính
: Tổng thu nhập bình quân
: Trách nhiệm hữu hạn
: Triệu đồng
: Tỷ đồng
: Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách chọn mẫu điều tra khách du lịch đến Hạ Long............24
Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP của thành phố Hạ Long..................................32
Bảng 3.2. Phát triển các loại hình Doanh nghiệp (DN) lữ hành du lịch.........43
Bảng 3.3. Tăng trưởng doanh thu du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long...........45
Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long ..................46
Bảng 3.5. Tốc độ phát triển các loại hình sản phẩm du lịch .........................47
Bảng 3.6. Tình hình phát triển khách du lịch đến Hạ Long..........................50
Bảng 3.7. Lượng khách quốc tế lưu trú tại Hạ Long....................................51
Bảng 3.8. Chất lượng lao động trong ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long
................................................................................................................52
Bảng 3.9. Xếp hạng chất lượng khách sạn trên địa bàn vịnh Hạ Long..........53
Bảng 3.10. Tình hình phát triển tầu du lịch nghỉ đêm qua các năm ..............54
Bảng 3.11. Tốc độ phát triển số lượng và công suất phòng nghỉ ..................58
Bảng 3.12. Các điểm du lịch được bảo tồn, tôn tạo và xếp hạng trong
ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long 61
Bảng 3.13. Đóng góp của ngành du lịch trong GDP của thành phố Hạ Long66
Bảng 3.14. Đánh giá của khách hàng về các loại dịch vụ du lịch Hạ Long...80
Bảng 4.1. Chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020.....................................85
Bảng 4.2. Dự kiến đóng góp GDP của ngành du lịch cho thành phố Hạ Long
................................................................................................................87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vịnh Hạ Long là một tài nguyên thiên nhiên vô giá mà tạo hóa đã ban
tặng cho chúng ta. Do đó việc tìm hiểu và khai thác những giá trị tài nguyên
thiên nhiên và văn hóa của vịnh Hạ Long phục vụ du lịch là một trong những
điều rất cần thiết. Du khách sẽ được cảm nhận, hòa mình vào trong những
cảnh sắc của tài nguyên thiên nhiên vô cùng hùng vĩ với những đảo đá tuyệt
đẹp, hang động lộng lẫy nhiều nhũ đá, măng đá, với những bãi tắm trong
xanh,… và những tài nguyên văn hóa phong phú như những kho tàng cổ vật
của con người, những kiến tạo kỳ vĩ và rất đặc biệt của hệ thống đảo đá,…
Trên dải đất Việt Nam tươi đẹp, Vịnh Hạ Long luôn nổi bật lên như
một hình ảnh độc đáo và hấp dẫn vào bậc nhất. Vịnh Hạ Long là một thắng
cảnh tự nhiên nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả trên thế giới. Nơi
đây đã được UNESCO hai lần công nhận là một trong bảy Di sản thiên nhiên
của thế giới. Đây là một vinh dự và tự hào lớn của Việt Nam cũng như Quảng
Ninh. Mặt khác nó cũng đem lại cho chúng ta những lợi thế đáng kể về kinh
tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc
khai thác, bảo tồn phát huy những giá trị của Di sản nhất là việc khai thác một
cách bền vũng, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này phục vụ cho
việc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
Tuy nhiên trên thực tế trong những năm khai thác vừa qua vịnh Hạ
Long dường như đang bỏ lỡ những cơ hội hiếm có này, thực tế cho thấy sự
phát triển du lịch và nguồn thu từ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh vốn có của vịnh Hạ Long.
Hầu hết khách du lịch đến thăm quan vịnh Hạ Long chỉ biết đến một số
hang động, bãi tắm gần đất liền mà không biết rằng vịnh Hạ Long còn đang
mang trong mình nhiều giá trị độc đáo, đặc sắc khác, đặc biệt là giá trị về địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
chất – diện mạo, đa dạng sinh học và giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của
các thế hệ ngư dân thủy cư trên vịnh Hạ Long từ ngàn đời nay.
Những tour du lịch tại Hạ Long thường diễn ra trong thời gian ngắn,
thông thường là 02 ngày 01 đêm, điều này cũng do việc khai thác các dịch vụ
du lịch trên vịnh Hạ Long còn hạn chế, đơn điệu, phong cách phục vụ còn
nhiều bất cập, môi trường sinh thái cũng chưa tạo được những ấn tượng tốt
cho du khách.
Đề tài: “Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh” mong muốn sẽ làm cơ sở đầu tư và quản lý phát triển du lịch một
cách hiệu quả, bền vững, xứng đáng với vị thế của Di sản thiên nhiên thế giới.
Nhận thức tầm quan trọng trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnhHạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm
Luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, từ
đó đưa ra các giải pháp phát triển du lịch Hạ Long một cách bền vững, ngày
càng đẹp hơn, xứng đáng là kỳ quan thiên nhiên thế giới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Hệ thống hóa cơ sở lý tuận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững.
(2). Đánh giá thực trạng phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.
(3). Đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long một
cách bền vững, ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là kỳ quan thiên nhiên thế giới.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
vịnh Hạ Long
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn vịnh Hạ Long
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đóng góp được cho các cấp lãnh đạo Ngành những đánh giá thực
trạng, tiềm năng mới về du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch một cách hiệu quả sẽ
giúp du lịch Hạ Long nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung có thể phát
triển tốt hơn, đóng góp vào ngân sách Nhà nước tốt hơn.
5. Kết cấucủa đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ
Long – Quảng Ninh.
Chương 4: Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa
bàn vịnh Hạ Long - Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Các khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững
1.1.1.1. Kháiniệm về du lịch
Kể từ khi thành lập hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (Inter-
national of Union Officical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái
niệm du lịch luôn được bàn luận với những quan điểm khác nhau. Đầu tiên du
lịch được hiểu là việc đi lại của một cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi
chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ
ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay người ta cho rằng về cơ bản tất cả các
hoạt động di chuyển của con người trong hay ngoài nước từ việc đi cư trú
chính trị, tìm việc làm hoặc xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.
Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 khảng định, Du lịch là hoạt động
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu
cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.
Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng
dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của những doanh nghiệp
nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm
hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích
kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân
doanh nghiệp (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát
triển trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh đến 2010).
Du lịch liên quan đến nhiều thành phần như khách du lịch, phương tiện
giao thông vận tải, địa bàn đón khách, hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
Tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ là khá rộng rãi ở mọi khía cạnh
và tùy thuộc vào loại hình du lịch.
1.1.1.2. Kháiniệm về pháttriển
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật văn hóa,… Phát
triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội
loài người nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần của con người, bằng phát triển lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng. Sự chuyển đổi
của các hình thái xã hội, từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ,
lên phong kiến rồi đến xã hội tư bản,… được coi là một quá trình phát triển.
1.1.1.3. Kháiniệm về bền vững
Bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt
quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một
tài nguyên thấp hơn, cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài
nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
1.1.1.4. Kháiniệm pháttriển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài, phù hợp với thế hệ hôm nay
mà không ảnh hưởng nguy hại đến thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn những
nhu cầu riêng và trong ngưỡng sống của họ.
Phát triển bền vững được miêu tả như một sự biến đổi sâu sắc, trong đó
việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, việc lựa chọn cơ cấu đầu tư, chọn các
loại hình tiến bộ kỹ thuật để áp dụng và lựa chọn cơ cấu hành chính phù hợp
các nhu cầu hiện tại và tương lai.
1.1.1.5. Khái niệm pháttriển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy bản thân sự phát triển của
du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
Khái niệm du lịch bền vững mới xuất hiện gần đây. Theo định nghĩa của tổ
chức du lịch thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển
của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: “Du lịch bền vững là việc
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa
trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho
việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững có kế
hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã
hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn
hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ
cho cuộc sống của con người”.
Theo hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế WTTC, 1996 thì “Du lịch
bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và vùng du
lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
tương lai”.
Theo Tiến sỹ Trần Văn Thông trong cuốn Tổng quan du lịch (trang
231) thì “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý với mục đích xác
định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia
du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt
để hướng tới lợi ích lâu dài cho các hoạt động du lịch trong tương lai”.
Tóm lại, du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu tối đa các chi phí và
nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng
địa phương.
1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững
1.1.2.1. Pháttriển bền vững về môi trường
Nhận định đúng được tầm quan trọng về môi trường đốivới cuộc sống
của nhân loại (Đất, nước, không khí và cây xanh).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
7
Việc nghiên cứu, khai thác, bảo vệ và cải thiện các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, khoáng sản về đất, nước và tài nguyên rừng cần phải phù hợp với các điều
kiện hiện tại và không ảnh hưởng đến tự nhiên, hạn chế tối đa những tác hại
ngược lại của môi trường về thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng sau này. Vì
điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch
phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau.
1.1.2.2. Pháttriển bền vững về xã hội
Là sự công bằng xã hội, và phát triển con người, chỉ số phát triển con
người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội bao gồm: Thu nhập bình
quân đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ
về văn hóa, văn minh.
Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc
sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải bảo vệ văn hóa thông
qua các chính sách văn hóa du lịch.
1.1.2.3. Pháttriển bền vững về kinh tế
Là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.
Bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển
nhanh và an toàn, chất lượng (tăng trưởng GDP và GDP đầu người ở mức cao).
1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch bền vững
Nhìn từ phương diện phát triển kinh tế đơn thuần thì du lịch có thể
được điều khiển một cách hiệu quả bởi khu vực tư nhân, Tuy nhiên đối với sự
phát triển của du lịch bền vững đòi hỏi nhất thiết phải có vai trò của Nhà
nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện một cách cơ bản nhất là tổ chức và giám
sát hoạt động du lịch có phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Nhà
nước có thể tác động đến phát triển du lịch bền vững bằng cách thông qua các
công cụ quyền lực và hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Đưa chính sách phát triển du lịch bền vững vào tất cả các thỏa thuận về phát
triển du lịch địa phương cũng như quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
1.1.4. Những điều kiện cơ bản đảm bảocho phát triển du lịch bền vững
1.1.4.1. Khaithácsử dụng cácnguồn tài nguyên một cách bền vững
Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo lưu lại cho thế hệ mai sau nguồn
tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng.
Vì vậy trong quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến các
giải pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các loại sinh vật, sự suy giảm chức
năng của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như các rừng nguyên sinh, các rạn
san hô,… ngăn chặn sự phá hoại các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống dân
tộc,…Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong du lịch;
bảo vệ việc thừa hưởng các di sản văn hóa và lịch sử của dân tộc; tôn trọng
các quyền lợi của người dân địa phương trong việc khai thác các tài nguyên
du lịch.
Hoạt động du lịch cần được duy trì trong giới hạn “sức chứa” được xác
định. Sức chứa của một điểm du lịch có thể hiểu là mức độ sử dụng của khách
tham quan mà một điểm du lịch có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho
du khách mà để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên. Hay nói một cách
khác việc sử dụng lãnh thổ du lịch chỉ có giới hạn, nếu vượt quá sẽ làm giảm
sự hài lòng của khách hoặc mang lại những tác động ngược lại không mong
muốn về mặt xã hội, kinh tế, văn hóa, môi trường của khu vực đó.
1.1.4.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên dẫn đến sự hủy hoại môi trường
địa phương đi ngược lại mục đích phát triển lâu dài của ngành công nghiệp du
lịch. Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ chánh được những chi phí
tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại của môi trường và đóng góp cho
chất lượng của du lịch.
Việc khai thác và sử dụng mức tài nguyên và không kiểm soát được
lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái về môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói
riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
1.1.4.3. Pháttriển du lịch gắn với việc bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên và văn hóa xã hội là nhân tố đặc biệt quan
trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du
khách, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Sự đa dạng của môi
trường tự nhiên, văn hóa xã hội là một thế mạnh tránh việc quá phụ thuộc vào
một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn. Đa dạng là trụ cột chính của ngành
công nghiệp du lịch. Đa dạng là một nhân tố quan trọng quyết định sự lựa
chọn nơi tham quan của du khách, là mối quan tâm, là nguồn lợi của các nhà
quản lý du lịch. Nơi nào có tính đa dạng cao về nguồn lợi thiên nhiên, văn
hóa, xã hội, nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao về du lịch và có sức hấp dẫn
lớn, đảm bảo cho sự phát triển. Việc duy trì tính đa dạng của thiên nhiên, văn
hóa và xã hội rất quan trọng đối với du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của
ngành công nghiệp du lịch.
1.1.4.4. Pháttriển du lịch phù hợp với quyhoạch tổng thể kinh tế xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì
vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các
quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói
chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Ngoài ra đối với mỗi phương
án phát triển, cần đánh giá tác động của môi trường nhằm hạn chế tác động
tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác
cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đảm bảo môi trường.
1.1.4.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương.
Để phát triển kinh tế xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng,
việc khai thác các tiềm năng tài nguyên là tất yếu. Tuy nhiên thực tế cho thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
trên mỗi địa bàn lãnh thổ, nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà
không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi đối với
cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống người dân gặp
nhiều khó khăn. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa
các tiềm năng và tài nguyên của mình, làm đẩy nhanh quá trình làm cạn kiệt
tài nguyên, và tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả những quá trình đó sẽ
gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch
nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Ngành du lịch hỗ trợ tích
cực đến các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí
về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các ngành kinh tế địa phương. Chia sẻ
lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng dẫn đến sự
bền vững.
1.1.4.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Cư dân địa phương, nền văn hóa, lối sống và truyền thống của địa
phương là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với điểm du
lịch. Khi cộng đồng được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo được
những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch, bởi cộng đồng là chủ nhân và
là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực. Điều
này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch.
1.1.4.7. Thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các
ngành có liên quan
Trao đổi ý kiến với quần chúng nhằm dung hòa sự phát triển kinh tế với
những mối quan tâm lớn hơn từ cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm
ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội. Quá trình tham
khảo ý kiến trong trường hợp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó bao hàm
việc trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức
và các nguồn lực địa phương. Việc tham khảo ý kiến trên diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
rộng vì lợi ích của cả cộng đồng địa phương, khách du lịch và cả các ngành
công nghiệp là việc làm hết sức cần thiết đối với mục tiêu phát triển du lịch
bền vững.
1.1.4.8. Trú trọng việc đào tạo và nâng caonhận thức về môi trường
Đối với bất kỳ sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định.
Một lực lượng lao động được đào tạo trình độ nghiệp vụ không những đem lại
lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết cao về văn hóa, môi
trường là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch, là
một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển du lịch bền vững.
1.1.4.9. Tăngcường quảngbá tiếp thị một cách có trách nhiệm
Quảng bá tiếp thị luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển
du lịch, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm du lịch. Chiến lược tiếp thị du lịch bền vững bao gồm việc xác định
đánh giá và luôn rà soát lại mặt cung của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn.
Việc quảng cáo tiếp thị và cung cấp cho khách những thông tin đầy đủ và có
trách nhiệm có thể nâng cao nhận thức hiểu biết, sự cảm kích, lòng tôn trọng
của du khách đối với môi trường, tự nhiên, xã hội và các giá trị nhân văn nơi
thăm quan. Đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa mãn của khách đối với các
sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ
hoạt động thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch.
1.1.4.10.Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học
vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Trong quá trình
phát triển, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác
động cần phải nghiên cứu, để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát
triển. Như vậy việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
tích chúng là cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh
doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối liên hệ với cơ
chế, chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường,… công tác nghiên
cứu là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào,
đặc biệt là những ngành có mối liên hệ trong sự phát triển và phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên, môi trường và văn hóa – xã hội như ngành du lịch.
Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ đảm
bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững, là chìa khóa cho sự thành công lâu
dài của ngành du lịch.
1.1.5. Những tiêu chí thể hiện tính bền vững của ngànhdu lịch
1.1.5.1. Sốlượng các khu, điểm du lịch được bảo tồn
Số lượng các khu, điểm du lịch được đưa vào danh sách bảo vệ được coi
là tiêu trí đánh giá sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Khu vực nào,
quốc gia nào càng có nhiều khu, điểm du lịch được bảo tồn tôn tạo chứng tỏ
rằng chiến lượng phát triển của quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển
bền vững. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chính sách phát triển bền vững ở
Việt Nam; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21
Quốc gia của Việt Nam”, VIE/01/21)
1.1.5.2. Áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch
Việc quản lý áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch là việc giới hạn
những biến đổi có thể chấp nhận được về môi trường. Việc thực hiện các thủ
tục đánh giá tác động môi trường càng nghiêm túc thì việc thực thi nội dung
của phát triển bền vững càng có hiệu quả.
1.1.5.3. Cường độhoạt động của các điểm du lịch
Phát triển du lịch phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của
các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường,
tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Việc giới hạn lượng khách đến trong một
chu kỳ phát triển là một vấn đề quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13
việc duy trì và bảo vệ sự đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn
năng lượng, vừa phục vụ sinh hoạt của cộng đồng vừa đảm bảo phục vụ nhu
cầu du khách.
1.1.5.4. Tácđộng xã hội từ hoạt động du lịch
Các tác động xã hội từ hoạt động du lịch thể hiện trên hai khía cạnh đó là
tác động đến đời sống xã hội và tác động đến môi trường văn hóa. Thước đo
các ảnh hưởng này dựa trên sự nghiên cứu tốc độ tăng trưởng dòng khách du
lịch, yếu tố mùa vụ du lịch, tỷ lệ du khách trên số lượng cư dân địa phương,
khả năng tự phục hồi về văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương. Một trong
những tác động từ hoạt động du lịch đến đời sống xã hội đó là tỷ lệ tội phạm
trên số lượng khách du lịch. Số lượng du khách gia tăng là một trong những
nguyên nhân nảy sinh ra các tội phạm xã hội. (Bộ Tài nguyên – Môi trường
(2006), Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam).
1.1.5.5. Quá trình thực hiện quy hoạch
Việc xây dựng kế hoạch và thực thi các dự án quy hoạch du lịch đóng
một vai trò quan trọng. Tại một khu du lịch việc tồn tại một dự án quy hoạch
được tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ là nền tảng quan trọng cho việc duy trì
sự bền vững về mặt kiến trúc của một điểm du lịch.
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ về quan điểm và các hỗ trợ kỹ
thuật tương ứng giữa Chính phủ và các ban ngành của địa phương trong việc
tổ chức và giám sát thực hiện các dự án quy hoạch du lịch nhằm hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.5.6. Sựhàilòng của du khách và cộng đồng địa phương
Việc đánh giá mức độ thỏa mãn của người dân địa phương và của du
khách là cơ sở đánh giá việc thực thi nội dung của phát triển bền vững. Để
đảm bảo cho việc thực thi nội dung này, ngành du lịch rất cần thiết phải tiến
hành các hoạt động điều tra, phỏng vấn các đối tượng du khách và cộng đồng
địa phương. Kết quả điều tra nghiên cứu sẽ cho ta những cơ sở, căn cứ chính
xác trong việc đánh giá khả năng phát triển bền vững của hoạt động du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
1.1.5.7. Mức độ đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế địa phương
Một dự án phát triển du lịch được hình thành sẽ là tiền đề cho việc thu
hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế thông qua các dự án phát
triển cơ sở hạ tầng, các dự án bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên, các dự án
đầu tư cho giáo dục,… việc phát triển du lịch phải đảm bảo thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của các địa phương có diễn ra hoạt động du lịch.
1.1.5.8. Công tácđào tạo nguồn nhânlực du lịch theo hướng bền vững
Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch theo hướng bền vững
về mặt chuyên môn bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao
tiếp tốt, ngoại ngữ thông thạo, cần trang bị những kiến thức về sinh thái học,
quản lý môi trường, kinh tế xã hội.
1.1.5.9. Nâng cao tính trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
Đối với phát triển du lịch bền vững, hoạt động tuyên tuyền quảng bá có
trách nhiệm là hết sức quan trọng. Tăng cường tính trách nhiệm trong công
tác tuyên truyền quảng bá đối với cả các tổ chức du lịch và cộng đồng địa
phương sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của du
khách khi tham gia vào các hành trình du lịch cũng như việc tạo tâm lý thoải
mái hơn cho cộng đồng địa phương mạnh dạn tham gia kinh doanh du lịch.
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chínhsách phát triển bền vững ở Việt Nam;
Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của
Việt Nam”, VIE/01/21).
1.1.6. Cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịchbền vững
1.1.6.1. Cácnhân tố vĩ mô
a) Môi trường du lịch, công tác quản lýdu lịch
Môi trường du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân
văn, trong đó hoạt động du lịch được tồn tại và phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
Công tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc hoạch
định chiến lược kinh doanh, phát triển du lịch. Giám sát việc thực hiện các
quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Tác động tiêu cực của xã hội đem lại
Phát triển du lịch có bền vững hay không còn phụ thuộc vào môi trường
xã hội. Môi trường xã hội tác động trực tiếp đến việc kinh doanh, phát triển
của ngành du lịch và ngành khác trên toàn thế giới.
1.1.6.2. Cácnhân tố vi mô
a) Hoạt động du lịchphụ thuộc vào mùa vụ
Vịnh Hạ Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hoạt động
du lịch ở đây cũng phụ thuộc vào những biến đổi khí hậu, đặc biệt là những
dịch vụ du lịch biển đảo.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống,
khu vực dịch vụ giải trí, cơ sở văn hóa, thể thao, thông tin văn hóa,….
c) Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng
Công nghệ lựa chọn trong ứng dụng du lịch có đảm bảo hài hòa, thân
thiện và gắn với môi trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Kinhnghiệm pháttriển du lịch bền vững trên thế giới
Triển khai “Chương trình Nghị sự 21 về du lịch”: Hướng tới phát triển
bền vững về mọi mặt đặc biệt là môi trường. Nhiều nước trên thế giới và
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã xây dựng và ban hành chính
sách, chiến lược về phát triển du lịch bền vững để đảm bảo cho sự phát triển
trong tương lai lâu dài của ngành du lịch. Những cam kết của Chính phủ các
nước về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững đã khảng định mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
quan tâm cao của các nước đến vấn đề môi trường, tài nguyên và sự sống còn
của ngành du lịch.
Tại Equador, dự án du lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco đã có biện
pháp để giảm mật độ xây dựng nhà trọ tại khu vực trung tâm nhằm hạn chế
tác động tiêu cực xảy ra giữa người du lịch và khách địa phương. Các điểm
đón khách tại đây cách trung tâm một km.
Chính phủ Thái Lan và các cơ quan hữu quan Thái Lan phát động
phong trào phát triển sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan
và các giá trị truyền thống của đất nước. Chính phủ Thái Lan đã kêu gọi các
khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình,
bảo vệ cây cối, giảm thiểu tiếng ồn. Các ngôi nhà cổ cùng lối kiến trúc truyền
thống được yêu cầu bảo vệ, ở các khu nghỉ mát và địa điểm du lịch ngày càng
nhiều các khu nhà tranh, nhà gỗ được dựng lên thay vì các tòa nhà cao tầng,
khách sạn kiểu Tây Âu đắt tiền. Các bãi biển được vệ sinh sạch sẽ, khu nghỉ
có thiết kế xây dựng đảm bảo trung thực nhất với truyền thống văn hóa Thái
Lan. Phong trào gìn giữ bản sắc văn hóa Thái Lan được thực hiện từ cấp vĩ
mô tới vi mô, từ cấp ngành du lịch cho đến từng khu du lịch, từng cá nhân
tham gia trong hoạt động du lịch.
Tại Malaysia chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân được tiến hành ở 5
làng Desa Murni Sangang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa
Murni Ketam, Desa Murni Perangap. Chỉ có 90 phút đi ô tô từ trung tâm Kua-
la Lampur là du khách có thể tiếp cận với khu làng này. Mục đích chính của
chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân giúp cho du khách được tiếp xúc, trao
đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Malay-
sia bản địa, nhằm tạo điều kiện và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của
người Malaysia, cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa
phương. Tại đây du khách có thể tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
người bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào
các chương trình giã ngoại ngoài trời như câu cá cắm trại,… của học sinh phổ
thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham gia
vào chế biến các món ăn cho gia đình.
Nhìn chung tại các nước trên thế giới và các nước trong khu vực Châu
Á – Thái Bình dương ít nhiều đều đã có một vài kinh nghiệm phát triển du
lịch bền vững dựa trên ba mục tiêu cơ bản là: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa. Thỏa
mãn các nhu cầu của số lượng khách du lịch đang ngày càng tăng lên và tiếp
tục hấp dẫn họ đạt được sự thỏa mãn đó. Bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên
nhiên, văn hóa, xã hội để đạt được hai mục tiêu trên.
1.2.2. Mộtsố bài học phát triển du lịch kém bền vững
Sự phát triển kém bền vững ở Philippine: Mặc dù Philippine có sự hấp
dẫn du khách, có thể cạnh tranh được với các nước khác, nhưng hàng năm
Philippine chỉ đón được hơn hai triệu lượt khách quốc tế, với tốc độ tăng
trưởng du lịch là 9,5%/năm, thấp hơn các nước trong khu vực như Thailand,
Malaysia, Singapore,… do nhiều nguyên nhân như: Cảm giác về an toàn, an
ninh của khách du lịch thấp, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiệu ứng
mất khách; Cơ sở hạ tầng kém chất lượng; Hình ảnh đất nước không mấy đặc
thù, kém hấp dẫn; Ban lãnh đạo ngành ít chú ý đến tiếp thị du lịch, giá vé máy
bay và giá phòng khách sạn cao. Nhóm các nguyên nhân này có thể coi là
nhóm nguyên nhân mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch bền vững,
nó làm giảm lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, khiến cho du lịch ở đây phát
triển kém bền vững.
Sự phát triển kém bền vững ở Thailand – du lịch sextour. Thailand là
nước trong vùng đã từ lâu được gắn với mác Du lịch sextour. Trong xã hội
Thailand đã từ lâu chấp nhận chế độ mại dâm và hiện tượng thê thiếp. Mặc du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18
năm 1960, đạo luật mại dâm đã cho rằng các hoạt động mại dâm là bất hợp
pháp, nhưng sự đăng ký của các nhà thổ, các dịch vụ mát xa, và các hiện
tượng trả tiền cho viên chức Chính phủ, cảnh sát có trách nhiệm chống hiện
tượng này đã chứng tỏ đạo luật này kém hiệu quả. Những năm cuối thập kỷ
80 của thế kỷ 20, dịch AIDS đã lan tràn đến đất Thailand và thường xuyên
liên quan đến các hoạt động kinh doanh mại dâm, ma túy. Kinh doanh sextour
đã gây khó xử cho chính quyền Thailand. Nguyên nhân ở đây là tính pháp chế
kém hiệu lực, thực hiện không nghiêm và đây là lý do khởi nguồn cho sự phát
triển kém bền vững. Ngày nay tuy rằng dịch vụ sextour vẫn phát triển hấp
dẫn, là nguồn thu ngoại tệ nước ngoài cao nhưng đã tăng mối lo ngại cho
Thailand và đem lại cho Thailand một hình ảnh tai tiếng là Thủ đo sex của
Châu Á, tai tiếng sẽ khó mà ngăn nổi sự suy giảm hình ảnh du lịch lành mạnh,
và cần thời gian dài mới khôi phục được.
1.2.3. Du lịch bền vững ở Việt Nam
1.2.3.1. Sơlược tình hình pháttriển du lịch Việt Nam
Việt Nam là đất nước nằm ở khu vực Đông Á có lãnh thổ rộng 329.560
km2
, dân số đông tới hơn 90 triệu người và có một tiềm năng to lớn để phát
triển du lịch. Vẻ đẹp độc đáo và sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên, giá trị độc
đáo về đa dạng sinh học của một số khu rừng nguyên thủy nhiệt đới còn tồn
tại ở một số vùng; Truyền thống lịch sử chống giặc ngoại sâm hào hùng; Nền
văn hóa phong phú và đặc sắc; Sự cởi mở và lòng hiếu khách của người dân
Việt Nam đã tạo nên những hấp dẫn đối với các du khách nước ngoài nhất là
những du khách phương Tây muốn đi du ngoạn những miền đất xa xôi
ở các nước đang phát triển để được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tự nhiên
nguyên sơ còn xót lại và tìm hiểu những nét độc đáo của người dân bản địa.
Mặc dù có những tiềm năng như vậy nhưng trong một thời gian dài trước
khi cải cách kinh tế (trước năm 1986) có rất ít khách du lịch quốc tế đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19
Việt Nam. Năm 1981 chỉ có 4.134 du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam.
Tình hình này đã thay đổi rõ rệt kể từ năm 1993, Chính phủ Mỹ mở cấm vận
Việt Nam, nền kinh tế được mở cửa, Việt Nam được ký hiệp định ngoại giao
với rất nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế được cải cách sâu rộng theo
hướng thị trường. Những cải cách du lịch đã tạo cho du lịch cơ hội mới để
phát triển. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng nhanh: Khách du lịch
quốc tế từ 2,9 triệu năm 1994 đến 7,5 triệu lượt năm 2013; Khách nội địa từ
14 triệu lên đến 35 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch 26.000 tỷ đồng năm 2004
đến năm 2013 đã tăng lên 200.000 tỷ đồng tương đương 9,5 tỷ USD. (Tổng
cục du lịch). Đây cũng là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Du lịch phát triển tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã hội, góp phần tăng thu nhập dân
cư, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nhiều địa phương trong cả nước.
Hoạt động du lịch đã thu hút được nhiều tổ chức doanh nghiệp, cá nhân thuộc
các ngành kinh tế tham gia. Du lịch phát triển góp phần quảng bá về đất nước
con người, sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ đồng
tình của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
1.2.3.2. Nhữngdấu hiệu pháttriển không bền vững
Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 nhờ có cải cách kinh tế, du
lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên từ sau năm 1996 đã xuất
hiện một số những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. So với năm
1996, số khách du lịch đến Việt Nam trong năm 1997 đã giảm sút, Do tác
động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á, sự tăng trưởng của Du lịch
Việt Nam trong năm 1998 đã giảm đi từ 8% đến 10% so với năm trước. Điều
đáng chú ý là 63% du khách quốc tế đã rời Việt Nam sớm hơn so với kế
hoạch. Và hơn 80% trong số họ đã nói rằng sẽ không quay trở lại Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20
Nhiều khách sạn và các du khách ở các trung tâm du lịch lớn đã lâm vào cảnh
khó khăn do thiếu vắng khách du lịch quốc tế. Tại các thành phố lớn như Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập hiện tượng “Thừa phòng, thiếu
khách”. (Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và
đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - môi trường và phát triển
bền vững ở Việt Nam).
Các dòng du lịch tập trung quá mức vào các trung tâm lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt. Trong
khi đó, du lịch ở nhiều vùng sâu, nơi có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt
du lịch sinh thái thì chưa được quan tâm đúng mức. Chênh lệch giữa các vùng
và các khu vực trong việc phát triển du lịch ngày càng trở lên sâu sắc.
Việc xây dựng một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch, sự gia tăng của các phế
thải xây dựng đã làm giảm sút chất lượng du lịch. Nhiều chuyên gia nghiên cứu
về môi trường đã cho rằng các trung tâm du lịch biển của Việt Nam nơi tập trung
80% các hoạt động du lịch và nghỉ ngơi của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ
ô nhiễm, dầu, kim loại nặng cũng như chất thải hữu cơ chủ yếu do các hoạt động
công nghiệp, vận tải biển và khai thác dầu gây ra.
Nhiều cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vì quá tập trung vào lợi
ích kinh tế trước mắt đã khai thác không hợp lý các nguồn du lịch từ địa
phương. Tại một số khu du lịch, văn hóa độc đáo của người dân địa phương ít
nhiều bị tổn hại khi vùng xa xôi này đột ngột mở cửa cho khách du lịch nước
ngoài tới thăm mà không có sự chuẩn bị đầy đủ đến mức cần thiết. Có thể
xem việc suy giảm tính thuần chất của Chợ tình SaPa do phải phục vụ nhu cầu
cho khách nước ngoài là một bằng chứng rõ rệt nhất.
1.2.3.3. Nguyên nhân căn bản của sự pháttriển không bền vững
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và các năm
sau đó góp phần không nhỏ làm giảm số lượng khách đến Việt Nam với mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
21
đích chủ yếu là làm ăn buôn bán. Ngoài ra tình trạng lạc hậu của hệ thống
giao thông vận tải cũng được coi là một cản trở đáng kể đối với sự phát triển
mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mở cửa.
Nhiều khách du lịch quốc tế phàn làn rằng họ bị phân biệt đối xử so với
các khách du lịch trong nước. Bằng chứng là nhiều trường hợp họ phải trả
tiền cao hơn gấp nhiều lần so với khách du lịch trong nước mặc dù sản phẩm
du lịch hoặc dịch vụ là như nhau. Dẫn đến sự không hài lòng, thậm chí là tức
giận về sự phân biệt đối xử trong trường hợp này.
Những thiếu xót trong quy hoạch, tiếp cận thị trường, quảng cáo và chất
lượng chưa cao của sản phẩm, và dịch vụ du lịch là những trở ngại lớn của du
lịch Việt Nam trên con đường phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn
của ASEAN cũng như khu vực.
Thông tin quảng bá chưa được rộng rãi và thực sự hiệu quả, Rất nhiều
du khách quốc tế chưa biết rằng Việt Nam có rất nhiều di sản thiên nhiên thế
giới cũng như những di sản văn hóa nổi tiếng, phần lớn những du khách này
chưa coi Việt Nam là một điểm đến du lịch hấp dẫn mặc du Việt Nam được
bầu trọn là một trong 20 quốc gia đáng sống nhất trên thế giới,
Thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch khi đến thăm Việt Nam cũng còn
nhiều rườm rà, gây sự ái ngại cho du khách, nhất là những du khách có những
tour du lịch tự do không qua các tổ chức du lịch.
Đây là những nguyên nhân hạn chế sự phát triển bền vững của ngành
du lịch Việt Nam.
1.2.4. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững trên vịnh
Hạ Long - QuảngNinh
Một là Cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển
du lịch bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22
Hai là Công tác quy hoạch các vùng như Bãi tắm Bãi Cháy; Khu cảng
tàu khách Tuần Châu – Bãi Cháy – Hòn Gai; Hệ thống cáp treo Hạ Long –
Vân Đồn; Điểm thăm quan các hang động;…phải đồng bộ, hiện đại, quản lý
chặt chẽ công tác xây dựng, đảm bảo sự hài hòa cảnh quan thiên nhiên với đặc
thù của địa bàn vịnh Hạ Long.
Ba là Đẩy mạnh du lịch cộng đồng như du lịch sinh thái khu vực Quảng
Yên, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và tính
đặc thù khu vực làng chài Cửa Vạn – Ba Hang; du lịch tâm linh: Đền Trần
Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên.
Bốn là Xác định vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du
lịch đặc biệt là những vùng nhạy cảm với môi trường như khu bãi tắm Bãi
Cháy – Nơi tập trung dân cư và hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câuhỏi nghiên cứu được đặt ra cầngiải quyết
(1) Thực trạng du lịch ở Vịnh Hạ Long phát triển như thế nào? Sự phát
triển đó đã đảm bảo tính bền vững chưa?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
23
(2) Nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Vịnh
Hạ Long?
(3) Giải pháp nào cho phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo sơ kết, tổng kết
hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Quảng Ninh, tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở
văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.
Số liệu thứ cấp có ưu điểm là có thể chia sẻ chi phí, do đó nó có tính
kinh tế hơn, số liệu được cung cấp kịp thời hơn. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp
thường là các thông tin cơ bản, số liệu đã được tổng hợp, đã qua xử lý, ít được
sử dụng để dự báo trong thống kê. Số liệu này thường được sử dụng trong
trình bày tổng quan nội dung nghiên cứu, là cơ sở để phát hiện ra vấn đề
nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, bảng hỏi là một công cụ để thu thập số liệu sơ cấp. Bảng hỏi
bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic
nhất định. Bảng hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu
và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8
bước cơ bản sau để thiết kế một bảng hỏi.
Có 2 dạng câu hỏi: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có cấu trúc sẵn câu trả lời, do đó
người trả lời không thể trả lời hoàn toàn theo ý họ, và nhân viên điều tra có
nhiệm vụ phải ghỉ chép lại đầy đủ các câu trả lời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi mà người ta đã cấu trúc sẵn phương án
trả lời. Bao gồm 4 dạng câu hỏi: Câu hỏi phản đối, câu hỏi dạng bậc thang,
câu hỏi xếp hạng thứ tự và câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách.
Bảng 2.1. Danh sáchchọn mẫu điều tra kháchdu lịch đến Hạ Long
Số lượng kháchđiều tra
Cơ cấu
STT Địa điểm điều tra Khách Khách Tổng
(%)
nội địa quốc tế số
1 Khối khách sạn 20 40 60 35,3
2 Cảng tầu DL Bãi Cháy 25 35 60 35,3
3 Chợ đêm HL 30 20 50 29,4
Tổng số 75 95 170 100
Nguồn:Tácgiả điều tra
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng
của nó đối với phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp
theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng này.
Bảng thống kê là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ
thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện
tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng
có những con số của từng bộ phận và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phươngphápso sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu
chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh đã qua, chỉ
tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
25
chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung
kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
* Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh
tương đối.
- So sánh tuyệt đối:
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa
mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (Yi-1). Chỉ tiêu
này phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền kề.
Công thức: ði = Yi – Yi-1
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Là hiệu số giữa
mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ nào đó được chọn làm gốc (thường
là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y1)). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm
tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.
Công thức: ∆i = Yi – Y1
- So sánh tương đối:
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tương đối liên hoàn: Là thương số
giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi-1). Chỉ
tiêu này phản ánh mức tăng giảm tương đối giữa hai thời gian liền kề.
Công thức: ti = yi
y
i1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
26
Trong đó ti: Là lượng tăng giảm tương đối liên hoàn
yi-1: Là mức độ của hiện tượng thời gian i-1
yi: Là mức độ của hiện tượng thời gian i
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tương đối định gốc: Là thương số
giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc
(thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1))
Công thức: Ti =
yi
y1
Trong đó: Ti: Lượng tăng giảm tương đối định gốc
yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
y1: Mức độ đầu tiên của dãy số
Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh
* Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản dễ thực hiện, đặc biệt thuận lợi đốivới những
người có kinh nghiệm.
- Hầu như người thực hiện không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì nó
không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình tính toán, mà dựa
vào sự hiện diện của số liệu thống kê.
- Kết quả của phương pháp phản ánh thực tế, phản ánh và đánh giá
khách quan, dễ được mọi người chấp nhận, ngay cả các cơ quan pháp luật.
* Nhược điểm:
-Cần thiết phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác. Nếu các thông tin
giao dịch không chính xác, thì không sử dụng được phương pháp này.
-Các thông tin cần sử lý thường khó đồng nhất đặc biệt là tính thời
điểm, do đó trong điều kiện thị trường biến động, các thông tin nhanh chóng
trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn.
-Đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình
xác định và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của tài liệu đã thu thập và
sử dụng trong phân tích so sánh.
2.2.4.2. Phươngphápchuyên gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
27
Là việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên
cứu với phương pháp phát triển du lịch Hạ Long theo hướng bền vững nhằm
thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó tác giả có thể đưa ra được các gải
pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai
theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia,
đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu đồ câu hỏi và xử lý toán học kết quả
thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển
chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phương pháp này
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các
phương pháp định lượng khác.
2.2.4.3. Phươngphápdựbáo
Dùng phương pháp dự báo để dự báo sự biến động lượng khách du lịch
đến Hạ Long và doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long.
Phương pháp này dựa vào lượng tăng, hoặc giảm tuyệt đối bình quân, hoặc
dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Cácchỉ tiêu về kinh tế
Tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong nền kinh tế M= Tp/Np (Tp: GDP
du lịch; Np: Tổng GDP của cả vùng) (UBND tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh).
2.3.2. Cácchỉ tiêu về tài nguyên môi trường
Mức độ ô nhiễm môi trường địa phương do hoạt động du lịch, số lượng
các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ, mức độ thân thiện với môi trường
của các sản phẩm du lịch, các công nghệ ứng dụng trong hoạt động du lịch.
2.3.3. Cácchỉ tiêu về xã hội
Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, văn hóa, phong tục,
tập quán của địa phương có bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch, mức độ đóng
góp của hoạt động du lịch cho nền kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
28
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vịtrí địa lý
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc bộ, tại khu
biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long
của tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương
đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa với vịnh Bái Tử
Long và Vịnh Cát Bà. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.533
km2
bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng
lõi của Vịnh có diện tích khoảng 335 km2
quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch
sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với
những hoàn cảnh cổ địa lý rất khách nhau, và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ
trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí
hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của
môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần
tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều hệ sinh thái. (Cục Thống kê
tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kế thành phố Hạ Long từ năm 2010 đến
năm 2013).
Vịnh Hạ Long là tâm điểm của thành phố Hạ Long nằm trong tam giác
phát triển kinh tế Bắc bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có quan hệ mật
thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội,
thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển; có mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
29
quan hệ kinh tế với thị trường quốc tế và khu vực, thông qua khu kinh tế cửa
khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lưu, gần gũi giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Với chiều dài 50km, trên có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn
đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là Cảng nước sâu Cái Lân giữ vai
trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước và phía bắc, để chuyển tải hàng hóa xuất
nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và với nước
ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng
không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới. Đây là
một ưu thế đặc biệt đối với thành phố Hạ Long.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của vịnh Hạ Long được phân làm ba vùng rõ rệt: vùng đồi núi,
vùng ven biển và vùng hải đảo.
Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan phong
phú, đặc biệt cảnh quan vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là
Di sản thiên nhiên thế giới và được tôn vinh là 1 trong 7 kỷ quan thiên nhiên
mới của thế giới thông qua cuộc bầu chọn trên Internet do tổ chức New Open
World phát động. Tuy nhiên, quỹ đất bằng rất hạn chế làm ảnh hưởng nhiều
đến việc xây dựng các công trình dịch vụ, du lịch có quy mô lớn.
3.1.1.3. Khíhậu
Khí hậu Hạ Long tương đối thích hợp cho các hoạt động du lịch, nhất là
du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái,.. Mùa
đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động của du
lịch, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Mùa hè thường có dông bão
và những đợt mưa lớn gây biển động, lũ lụt, sạt lở đường giao thông, xói lở
bờ sông, bờ biển. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình vùng vịnh, có núi trùng
điệp bao quanh, chạy dài theo bờ biển, phía bờ biển có nhiều đảo lớn án ngữ
nên sức bão bị suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác động của bão đến các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
30
hoạt động du lịch. Đây là yếu tố thuận lợi của du lịch Hạ Long so với các
vùng ven biển khác ở khu vực miền Trung.
3.1.1.4. Nướcngọt
Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất rất hạn chế và đặc biệt
khó khăn về mùa khô. Nguồn nước ngầm đang có xu hướng giảm dần và bị ô
nhiễm nặng do tác động của các hoạt động kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng cần
phải tính đến nhằm đảm bảo đời sống dân cư và nhu cầu phát triển du lịch.
3.1.1.5. Vềđất đaivà rừng
Đất chủ yếu là đồi núi xen kẽ các vùng thung lũng. Quỹ đất cho dân cư
đô thị và xây dựng các công trình du lich rất hạn hẹp. Đã có rất nhiều dự án
lấn biển và san đồi để mở rộng quỹ đất xây dựng. Tuy nhiên tác động của môi
trường đến các dự án này sẽ trở thành một gánh nặng đối với việc phát triển
du lịch bền vững trong tương lai. Trên địa bàn Vịnh có ba loại rừng đó là:
rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng trồng.
Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và quanh hồ Yên Lập.
Rừng ở đây thuộc loại rừng nghèo, trữ lượng thấp. Riêng khu vực núi đá vịnh
Hạ Long hệ thực vật phát triển phong phú, nhiều loại quý hiếm, tạo hệ sinh
thái đa dạng và có giá trị nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên tài nguyên rừng đặc
biệt là rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần. Vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ rừng
hiện có và trồng mới là việc làm cấp thiết trong việc đảm bảo hệ sinh thái và
phát triển du lịch bền vững.
3.1.1.6. Vềbiển
Là vùng biển kín, có nhiều cồn cạn nên vùng biển Hạ Long có nhiều
hải sản cư trú và sinh sống. Đây là một trong 4 ngư trường lớn nhất của cả
nước ta với trữ lượng hải sản là 110.000 tấn/năm. Các giải đá ngầm, san hô
trong vùng vịnh cũng khá phong phú. Có diện tích nước mặt lớn, dải ven biển
dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm,
ngọc trai, sò huyết,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
31
3.1.1.7. Vềkhoáng sản
Vịnh Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lượng
tương đối lớn và chất lượng tốt, điều kiện khai thác thuận lợi. Khoáng sản chủ
yếu là than đá và một số loại vật liệu xây dựng khác như: Đá vôi, đất sét và
cao lanh.
3.1.1.8. Vềthủy văn
Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật – triều vịnh
Bắc Bộ, nước biển trong, độ mặn không cao, sóng không lớn, đây là những
điều kiện thuận lợi cho tắm biển, du lịch ngầm và thăm quan biển.
Chế độ nhật – triều với biên độ lớn (trên 4m) là hiện tượng hiếm thấy trên
thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và cảnh quan bờ.
3.1.2. Điều kiện kinhtế - xã hội
3.1.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số sinh sống trên địa bàn vịnh Hạ
Long là 267.756 người, chiếm 20% dân số tỉnh Quảng Ninh, mật độ dân số
của thành phố là 931 người/km2
, đông gấp 5 lần mật độ dân số tỉnh.
Thành phố Hạ Long có tỷ lệ đô thị hóa cao, dân số thành thị tăng tự
nhiên, cơ học và việc mở rộng ranh giới địa chính thành phố, vì vậy dân số
nội thị tăng nhanh từ 193.300 người (năm 1993) đến năm 2014 là 267.756
người, chiếm 92% dân số toàn thành phố.
Vịnh Hạ Long có số người trong độ tuổi lao động là 114.384 người,
chiếm 55% dân số;khoảng trên 50% dân số tốt nghiệp trung học trở lên, lao
động kỹ thuật chiếm 31%. Đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ phát triển
kinh tế của thành phố nói chung và của ngành du lịch nói riêng. (Cục Thống
kê tỉnh Quảng Ninh,Niên giám thống kế thành phốHạ Long từ năm 2010 đến
năm 2013).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
32
3.1.2.2. Vềkinh tế
Vịnh Hạ Long là trung tâm của thành phố Hạ Long và là trọng tâm trong
không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có diện tích đất tự nhiên chiếm
4,5% diện tích đất toàn tỉnh, dân số chiếm 19,23% toàn tỉnh; đóng góp vào
GDP toàn tỉnh năm 2013 là 31%; tỷ trọng dịch vụ chiếm 53,6%. Thành phố
đang thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế từ nâu sang xanh,
lấy phát triển công nghiệp, văn hóa, giải trí là trọng tâm để xây dựng Hạ Long
trở thành trung tâm phát triển của vùng; là thành phố du lịch, cảng biển Quốc
tế văn minh hiện đại.
Trong những năm vừa qua, kinh tế trên địa bàn vịnh Hạ Long phát triển
tương đối mạnh, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Vịnh là công nghiệp – dịch vụ,
thương mại – nông lâm nghiệp thủy sản. Với sự phát triển đúng hướng, Vịnh
Hạ Long hiện là đầu tầu kinh tế của cả tỉnh về tăng trưởng, có ảnh hưởng lớn
đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố và tỉnh.
Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP của thành phố Hạ Long
Diễn giải
2012 2013 2014 So sánh (%)
SL (tr đ) (%) SL (tr đ) (%) SL (tr đ) (%) 13/12 14/13
Tổng GDP toàn TP 1.530.000 100,00 1.662.000 100,00 1.760.000 100,00 108,62 105,89
1.Thương mại-
510.000 33,34 570.000 43,29 610.000 34,65 111,76 107,01
dịch vụ
2.Công nghiệp -
670.000 43,79 695.000 41,82 725.000 41,20 103,73 104,31
xây dựng
3.Nông nghiệp 350.000 22,87 397.000 23,88 425.000 24,15 113,42 107,05
Nguồn:Chicục Thống kê thành phốHạ Long
Bảng 3.1 cho thấy cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực:
tỷ trọng công nghiệp, thương mại – dịch vụ tăng dần và chiếm tỷ trọng không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
33
nhỏ trong GDP của thành phố. Cụ thể năm 2014 khu vực du lịch đóng góp tới
34,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 41,20%; khu vực nông
nghiệp chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong GDP (chiếm 24,15%). Đến nay, các
lĩnh vực kinh tế có thế mạnh của thành phố như: công nghiệp, du lịch, cảng
biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển phát triển mạnh. Thành phố đã
trú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, ngành kinh tế của vùng
và thành phần kinh tế. Kết quả này đã tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho việc
phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh của thành
phố. Trong đó ưu tiên phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo cho thành phố Hạ
Long thương hiệu Thành phố du lịch, thành phố xanh.
3.1.2.3. Kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Về giaothông:
Vịnh Hạ Long là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và
của vùng Đông Bắc, đặc biệt với hệ thống đường thủy có tầm quan trọng giao
thương quốc tế.
Vịnh Hạ Long có hệ thống giao thông đường bộ với chất lượng hạ tầng
kỹ thuật tương đối đồng bộ, gắn liền với hệ thống giao thông trong Vùng và
quốc gia. Các tuyến giao thông đường bộ đến Hạ Long đã tạo thành một
mạng lưới khá hoàn chỉnh và đang được nâng cấp, một số dự án xây mới, cải
tạo và nâng cấp đã hoàn thành. Hệ thống giao thông nội thị và các nút giao
thông trong thành phố đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu
giao thông khu vực nội thị.
Về giao thông đường sắt, vịnh Hạ Long có tuyến giao thông đường sắt
nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long trên tuyến đường sắt quốc gia Kép – Bãi
Cháy. Hiện nay tuyến đường sắt đang được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu
cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và các tỉnh thành lân cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
34
Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh sẵn sàng đón nhận các
loại tầu nội địa và tầu viễn dương có trọng tải lớn. Trong những năm qua
thành phố đã đầu tư nâng cấp các hệ thống cảng để phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội, có khả năng phục vụ các tầu du lịch loại lớn của quốc tế. Nơi
đây cũng đang được quy hoạch trở thành cảng khách quốc tế trong khu vực;
Cảng tầu du lịch Bãi Cháy đã được mở rộng, quy hoạch được các bến đỗ tầu
du lịch, tầu cao tốc tại khu vự Bãi cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu.
Cảng tầu khách quốc tế Tuần Châu được đưa vào hoạt động từ tháng 10
năm 2009, đây là một cảng tầu khách chất lượng cao, hội tụ rất nhiều những
tầu hạng sang, với quy mô 150.000m2
, với những hạng mục chính như: nhà
ga, nhà hàng, quán Bar, vũ trường, trung tâm siêu thị, khu biệt thự cao cấp hai
bên bờ cảng,… Tại đây có tuyến du lịch Hạ Long được kết nối tổng thể các
tiện ích dịch vụ chất lượng cao của khu du lịch giải trí quốc tế Tuần Châu và
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cát Bà. Trong tương lai Cảng tầu du lịch
Tuần Châu sẽ được kết nối với hệ thống bến du thuyền trong khu vực, tạo sự
thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa bằng đường biển giữa các quốc gia:
Hồng Kông, Singapore, Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản,...
Về thương mại:
Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ được đầu tư xây
dựng và hoạt động có hiệu quả, không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của
nhân dân mà còn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến với Hạ
Long. Với các chợ trung tâm thương mại lớn như: Hạ Long I, An Hưng Plaza,
Hồng Hà; Trung tâm thương mại Quảng Ninh, siêu thị Metro, Big C,
Vincom,...tiếp tục phát huy hiệu quả đã đưa thành phố trở thành trung tâm
thương mại lớn nhất trong tỉnh.
Thông tin, bưu chính viễn thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
35
Mạng lưới thông tin liên lạc đã được nâng cấp và trải rộng trên toàn địa
bàn. Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin
liên lạc không dây của Vinaphone, Moniphone, Viettel, FPT phủ sóng khắp
thành phố và khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục
vụ khách du lịch cũng như nhân dân vùng Vịnh.
Trong năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh và tập đoàn Bưu chính viễn
thông đã lắp đặt 44 trạm phát sóng Wifi trên địa bàn Hạ Long. Với mục tiêu:
phục vụ nhu cầu truy cập thông tin qua Internet thuận lợi cho cả nhà đầu tư,
khách du lịch và nhân dân trong tỉnh tại các vùng trung tâm.
Nhìn chung kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vịnh Hạ Long trong
những năm qua gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, so
với yêu cầu phát triển mới, nhất là yêu cầu về phát triển du lịch của Vịnh theo
hướng bền vững thì vẫn chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đặt ra.
3.1.2.4. Tàinguyên du lịch
Tài nguyên du lịchtự nhiên
Cảnh quan biển đảo Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sức
cạnh tranh nhất. Hình thái và bố cục kỳ lạ của các hòn đảo gắn liền với truyền
thuyết “Rồng hạ” là hình ảnh vô cùng độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phương.
Cảnh quan vịnh Hạ Long còn những giá trị điển hình sau:
 Giá trị thẩm mỹ: Thể hiện qua bố cục tổng thể của quần đảo và vẻ
đẹp hình thái độc đáo, đa dạng mang tính liên tưởng cao của nhiều hòn đảo.

 Giá trị văn hóa: thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Giá trị tâm linh, huyền thoại: Thể hiện qua hình thái bố cục đảo, kết
hợp với các di chỉ khảo cổ và truyền thuyết về con rồng.
+ Giá trị về lịch sử: Thể hiện qua lịch sử hình thành hệ thống đảo và sự
tồn tại của các di tích, di chỉ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
36
+ Giá trị về triết lý: Thể hiện qua sự cấu kết của hai yếu tố, cảnh quan cơ
bản là: đá, nước vừa đa dạng, phong phú vừa thống nhất vừa hài hòa như sự
tồn tại và luân chuyển của hai thái cực âm – dương và sự vận động ngũ hành.
 Giá trị đa dạng sinh học: Thể hiện qua sự phong phú, đa dạng của hệ
sinh thái trong khu vực.

 Giá trị địa chất: thể hiện qua quá trình vận động địa chất của hệ thống đảo.

 Giá trị cảm xúc tinh thần: là những cảm xúc, ấn tượn sâu sắc của du
khách đối với vịnh Hạ Long như: vẻ đẹp hoang sơ; yên tĩnh, thơ mộng, sự
huyền bí siêu nhiên; sự hung vỹ; sự đa dạng, phong phú; sự gần gũi, thân mật.

Những giá trị trên là những giá trị tinh thần đặc biệt của vịnh Hạ Long
mà không nơi nào có được. Quá trình khai thác cảnh quan khu vực du lịch cần
lưu ý đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị đặc thù.
(http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong)
Các bãi tắm
So với những điểm lân cận như Bái Tử Long hay Trà Cổ - Vĩnh Thực thì
các bãi tắm của vịnh Hạ Long có số lượng, quy mô và chất lượng rất hạn chế.
Tuy nhiên với thế mạnh về vị trí là nằm trong khu vực di sản Hạ Long nên việc
thu hút lượng khách trên các tuyến tham quan vịnh vào hoạt động tắm biển trên
đảo là rất thuận lợi. Hiện tại đã có 8 bãi tắm ở Hạ Long được chính thức đưa vào
hoạt động, điển hình là: Bãi tắm Thanh Niên, bãi tắm Hoàng Gia, bãi tắm Ti
Tốp, bãi tắm Tuần Châu,… (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong).
Các hệ sinh thái:
Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như:
hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng mưa
nhiệt đới,… (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
37
Các hệ sinh thái không chỉ là những tài nguyên du lịch hấp dẫn mà còn
đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ môi trường.
3.1.2.5. Tàinguyên du lịch nhân văn
Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau với nhiều biến cố trên mảnh
đất Hạ Long hàng trăm di tích với đủ các loại hình như khảo cổ học, di tích
lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh thuộc nhiều niên đại khác
nhau đã để lại cho Vịnh Hạ Long một tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng
và phong phú cụ thể là:
- Các di chỉ khảo cổ.
Lịch sử phát triển 250 triệu năm của Hạ Long – Cát Bà và vịnh Bái Tử
Long không chỉ là minh chứng hùng hồn cho quá trình biến động của vỏ trái
đất, bằng chứng về sự xâm thực của nước biển ở các thời kỳ khác nhau mà
còn là dấu ấn thăng trầm của người Việt cổ trước nhiều thách thức như thiên
tai, giặc dã.
Những di chỉ khảo cổ như: di chỉ Soi Nhụ, di chỉ Cái Bèo, di chỉ thương
cảng cổ Vân Đồn đã thể hiện sự tồn tại của nhiều tầng lớp văn hóa tại khu vực
này, điển hình là nền văn hóa Hạ Long.
- Các truyền thuyết lịchsử.
Hạ Long là vùng đất thiêng của dân tộc, nơi phát tích các truyền thuyết
hào hùng nhất của dân tộc. Điển hình là truyền thuyết “Rồng hạ” nói về sự
tích ra đời vịnh Hạ Long. (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong).
Ngoài truyền thuyết nổi bật trên, vùng ven biển Đông Bắc còn chứa đựng
vô số các truyền thuyết hay khác gắn liền với các hòn đảo và hang động như:
Đảo Dấu Gỗ, hang Tam Cung, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Trống,…
thể hiện rất rõ nhân sinh quan, thế giới quan của con người Việt Nam.
Những truyền thuyết đặc sắc trên, nếu biết tận dụng và khai thác triệt
để trong quá trình phát triển du lịch sẽ tạo ra thương hiệu lớn không chỉ cho
du lịch Hạ Long, du lịch Quảng Ninh mà cho cả ngành du lịch Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
38
- Các di tích lịchsử, văn hóa.
Số lượng di tích lịch sử của Vịnh Hạ Long không nhiều, mật độ phân
bổ không tập trung và rõ nét đặc trưng điển hình. Tuy nhiên, nếu khéo léo vận
dụng và phát huy thì cũng là những sản phẩm du lịch bổ trợ, hấp dẫn cho
chuyến thăm quan trên bờ.
Các cụm di tích điển hình là:
+ Cụm di tích lịch sử văn hóa danh thắng núi Bài Thơ nằm ở trung tâm
thành phố Hạ Long, bao gồm các điểm di tích: Bài Thơ cổ của Lê Thánh
Tông, đền thờ Trần Quốc Nghiễn, chùa Long Tiên, trạm Viba, còi báo động,
hang thị đội, hang số 6, cột cờ trên đỉnh núi Bài Thơ.
Tất cả các hiện vật và địa điểm nói trên đều góp phần làm tôn vinh giá
trị nhiều mặt của cụm di tích lịch sử - văn hóa – danh thắng núi Bài Thơ. Nơi
đây rất hấp dẫn đối với khách thập phương đến du lịch tín ngưỡng lễ hội,
thăm quan.
+ Cụm di tích lịch sử danh thắng chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập: Chùa
Lôi Âm là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ XV (Tức thời Lê
Thánh Tông), chùa Lôi Âm thuộc khu Yên Cư, phường Đại Yên. Cụm di tích
lịch sử danh thắng Chùa Lôi Âm – Hồ Yên Lập đã tạo cảnh quan thơ mộng,
vốn đã nổi tiếng từ xưa, đến nay lại càng nổi tiếng để thu hút khách đến du
lịch văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, cảnh quan sinh thái.
+ Cụm di tích lịch sử của xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai – đơn vị anh hùng.
+ Di tích lưu niệm Bác Hồ tại đảo Tuần Châu và đảo Hòn Rồng (vịnh
Hạ Long).
+ Các di tích văn hóa khác như: Nhà thờ Hòn Gai, và hàng chục các
đền chùa, miếu, tượng đài, di tíchkhảo cổ phân bố trên khắp thành phố.
- Sức hút của đô thị Hạ Long.
Vịnh Hạ Long đang đứng trước nhiều vận hội lớn của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã được đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòngluanvantrust
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...luanvantrust
 
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát BàĐề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát Bà
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
 
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
 
Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!
Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!
Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAYĐề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựngLuận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
 

Similar to Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long

Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiPhụng Văn
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long (20)

Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
 
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaNâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú ThọNâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
 
Luận Văn Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Nông Thôn
Luận Văn Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Nông ThônLuận Văn Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Nông Thôn
Luận Văn Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Nông Thôn
 
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh YênLuận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––– NGÔ THỊ NGA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH TẢI TÀI LIỆU LIÊN HỆ QUA ZALO 0936 885 877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẤT LƯỢNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––– NGÔ THỊ NGA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS NguyễnThị Tâm THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người nghiên cứu Ngô Thị Nga Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng lỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường; Các thầy, cô giáo trong Khoa Sau Đại Học - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên; UBND thành phố Hạ Long; Lãnh đạo Ban quản lý Vịnh Hạ Long; Cục Thống kê và các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm của PGS, TS Nguyễn Thị Tâm, Giảng viên khoa Kế toán, Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí chuyên gia, cùng toàn thể những người đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình điều tra, phòng vấn và thu thập số liệu. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành nghiên cứu này cũng như sự ủng hộ, tạo điều kiện của cơ quan trong thời gian vừa qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót nhất định khi thực hiện luận văn. Kính mong các thầy giáo, Cô giáo và bạn bè đồng nghiệp tiếp tục chỉ bảo và đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn. Tác giả Ngô Thị Nga Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vii MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................2 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................3 5. Kết cấu của đề tài....................................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG....................................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững ..........................................4 1.1.1. Các khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững ......................4 1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững............................................6 1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch bền vững.......................7 1.1.4. Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững........8 1.1.5. Những tiêu chí thể hiện tính bền vững của ngành du lịch...................12 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.....................14 1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền vững..........................................15 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới .......................15 1.2.2. Một số bài học phát triển du lịch kém bền vững ................................17 1.2.3. Du lịch bền vững ở Việt Nam...........................................................18 1.2.4. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững trên vịnh Hạ Long - Quảng Ninh..............................................................................21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 6. iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................22 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cần giải quyết...............................22 2.2. Các phương pháp nghiên cứu..............................................................23 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...............................................23 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................23 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.......................................................24 2.2.4. Phương pháp phân tíchthông tin......................................................24 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................27 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH...................28 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................28 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên......................................................28 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................31 3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Hạ Long trên quan điểm bền vững..........................................................................................39 3.2.1. Nhân tố vĩ mô .................................................................................39 3.2.2. Nhân tố vi mô .................................................................................40 3.3. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Hạ Long ...........42 3.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ............................................................42 3.3.2. Đánh giá du lịch Hạ Long trên quan điểm phát triển bền vững...........57 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG – TỈNH QUẢNG NINH.....81 4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long............................................................................................81 4.1.1. Quan điểm.......................................................................................81 4.1.2. Phương hướng và mục tiêu...............................................................84 4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững........................................................................................86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 7. v 4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về mặt kinh tế...........................86 4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường...........................93 4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển bền vững về xã hội..............................95 4.2.4. Nhóm giải pháp khác.......................................................................97 KẾT LUẬN........................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 108 PHỤ LỤC.............................................................................................. 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DL DN DT ĐVT GDP TNHH Tr.đ Tỷ.đ UBND : Du lịch : Doanh nghiệp : Doanh thu : Đơn vị tính : Tổng thu nhập bình quân : Trách nhiệm hữu hạn : Triệu đồng : Tỷ đồng : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách chọn mẫu điều tra khách du lịch đến Hạ Long............24 Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP của thành phố Hạ Long..................................32 Bảng 3.2. Phát triển các loại hình Doanh nghiệp (DN) lữ hành du lịch.........43 Bảng 3.3. Tăng trưởng doanh thu du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long...........45 Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long ..................46 Bảng 3.5. Tốc độ phát triển các loại hình sản phẩm du lịch .........................47 Bảng 3.6. Tình hình phát triển khách du lịch đến Hạ Long..........................50 Bảng 3.7. Lượng khách quốc tế lưu trú tại Hạ Long....................................51 Bảng 3.8. Chất lượng lao động trong ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long ................................................................................................................52 Bảng 3.9. Xếp hạng chất lượng khách sạn trên địa bàn vịnh Hạ Long..........53 Bảng 3.10. Tình hình phát triển tầu du lịch nghỉ đêm qua các năm ..............54 Bảng 3.11. Tốc độ phát triển số lượng và công suất phòng nghỉ ..................58 Bảng 3.12. Các điểm du lịch được bảo tồn, tôn tạo và xếp hạng trong ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long 61 Bảng 3.13. Đóng góp của ngành du lịch trong GDP của thành phố Hạ Long66 Bảng 3.14. Đánh giá của khách hàng về các loại dịch vụ du lịch Hạ Long...80 Bảng 4.1. Chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020.....................................85 Bảng 4.2. Dự kiến đóng góp GDP của ngành du lịch cho thành phố Hạ Long ................................................................................................................87
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vịnh Hạ Long là một tài nguyên thiên nhiên vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Do đó việc tìm hiểu và khai thác những giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của vịnh Hạ Long phục vụ du lịch là một trong những điều rất cần thiết. Du khách sẽ được cảm nhận, hòa mình vào trong những cảnh sắc của tài nguyên thiên nhiên vô cùng hùng vĩ với những đảo đá tuyệt đẹp, hang động lộng lẫy nhiều nhũ đá, măng đá, với những bãi tắm trong xanh,… và những tài nguyên văn hóa phong phú như những kho tàng cổ vật của con người, những kiến tạo kỳ vĩ và rất đặc biệt của hệ thống đảo đá,… Trên dải đất Việt Nam tươi đẹp, Vịnh Hạ Long luôn nổi bật lên như một hình ảnh độc đáo và hấp dẫn vào bậc nhất. Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả trên thế giới. Nơi đây đã được UNESCO hai lần công nhận là một trong bảy Di sản thiên nhiên của thế giới. Đây là một vinh dự và tự hào lớn của Việt Nam cũng như Quảng Ninh. Mặt khác nó cũng đem lại cho chúng ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc khai thác, bảo tồn phát huy những giá trị của Di sản nhất là việc khai thác một cách bền vũng, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này phục vụ cho việc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế trong những năm khai thác vừa qua vịnh Hạ Long dường như đang bỏ lỡ những cơ hội hiếm có này, thực tế cho thấy sự phát triển du lịch và nguồn thu từ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của vịnh Hạ Long. Hầu hết khách du lịch đến thăm quan vịnh Hạ Long chỉ biết đến một số hang động, bãi tắm gần đất liền mà không biết rằng vịnh Hạ Long còn đang mang trong mình nhiều giá trị độc đáo, đặc sắc khác, đặc biệt là giá trị về địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 12. 2 chất – diện mạo, đa dạng sinh học và giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của các thế hệ ngư dân thủy cư trên vịnh Hạ Long từ ngàn đời nay. Những tour du lịch tại Hạ Long thường diễn ra trong thời gian ngắn, thông thường là 02 ngày 01 đêm, điều này cũng do việc khai thác các dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long còn hạn chế, đơn điệu, phong cách phục vụ còn nhiều bất cập, môi trường sinh thái cũng chưa tạo được những ấn tượng tốt cho du khách. Đề tài: “Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” mong muốn sẽ làm cơ sở đầu tư và quản lý phát triển du lịch một cách hiệu quả, bền vững, xứng đáng với vị thế của Di sản thiên nhiên thế giới. Nhận thức tầm quan trọng trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnhHạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm Luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển du lịch Hạ Long một cách bền vững, ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là kỳ quan thiên nhiên thế giới. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1). Hệ thống hóa cơ sở lý tuận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững. (2). Đánh giá thực trạng phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh. (3). Đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long một cách bền vững, ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là kỳ quan thiên nhiên thế giới. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 13. 3 Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn vịnh Hạ Long Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2020. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đóng góp được cho các cấp lãnh đạo Ngành những đánh giá thực trạng, tiềm năng mới về du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long hiện nay. - Đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch một cách hiệu quả sẽ giúp du lịch Hạ Long nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung có thể phát triển tốt hơn, đóng góp vào ngân sách Nhà nước tốt hơn. 5. Kết cấucủa đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu làm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh. Chương 4: Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long - Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 14. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Các khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững 1.1.1.1. Kháiniệm về du lịch Kể từ khi thành lập hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (Inter- national of Union Officical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được bàn luận với những quan điểm khác nhau. Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của một cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay người ta cho rằng về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của con người trong hay ngoài nước từ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm hoặc xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch. Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 khảng định, Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh đến 2010). Du lịch liên quan đến nhiều thành phần như khách du lịch, phương tiện giao thông vận tải, địa bàn đón khách, hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 15. 5 Tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ là khá rộng rãi ở mọi khía cạnh và tùy thuộc vào loại hình du lịch. 1.1.1.2. Kháiniệm về pháttriển Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật văn hóa,… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người, bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng. Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội, từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ, lên phong kiến rồi đến xã hội tư bản,… được coi là một quá trình phát triển. 1.1.1.3. Kháiniệm về bền vững Bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn, cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa. 1.1.1.4. Kháiniệm pháttriển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài, phù hợp với thế hệ hôm nay mà không ảnh hưởng nguy hại đến thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn những nhu cầu riêng và trong ngưỡng sống của họ. Phát triển bền vững được miêu tả như một sự biến đổi sâu sắc, trong đó việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, việc lựa chọn cơ cấu đầu tư, chọn các loại hình tiến bộ kỹ thuật để áp dụng và lựa chọn cơ cấu hành chính phù hợp các nhu cầu hiện tại và tương lai. 1.1.1.5. Khái niệm pháttriển du lịch bền vững Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 16. 6 Khái niệm du lịch bền vững mới xuất hiện gần đây. Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: “Du lịch bền vững là việc nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Theo hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế WTTC, 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Theo Tiến sỹ Trần Văn Thông trong cuốn Tổng quan du lịch (trang 231) thì “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để hướng tới lợi ích lâu dài cho các hoạt động du lịch trong tương lai”. Tóm lại, du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu tối đa các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương. 1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững 1.1.2.1. Pháttriển bền vững về môi trường Nhận định đúng được tầm quan trọng về môi trường đốivới cuộc sống của nhân loại (Đất, nước, không khí và cây xanh). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 17. 7 Việc nghiên cứu, khai thác, bảo vệ và cải thiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản về đất, nước và tài nguyên rừng cần phải phù hợp với các điều kiện hiện tại và không ảnh hưởng đến tự nhiên, hạn chế tối đa những tác hại ngược lại của môi trường về thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng sau này. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau. 1.1.2.2. Pháttriển bền vững về xã hội Là sự công bằng xã hội, và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội bao gồm: Thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh. Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải bảo vệ văn hóa thông qua các chính sách văn hóa du lịch. 1.1.2.3. Pháttriển bền vững về kinh tế Là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. Bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng (tăng trưởng GDP và GDP đầu người ở mức cao). 1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch bền vững Nhìn từ phương diện phát triển kinh tế đơn thuần thì du lịch có thể được điều khiển một cách hiệu quả bởi khu vực tư nhân, Tuy nhiên đối với sự phát triển của du lịch bền vững đòi hỏi nhất thiết phải có vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện một cách cơ bản nhất là tổ chức và giám sát hoạt động du lịch có phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Nhà nước có thể tác động đến phát triển du lịch bền vững bằng cách thông qua các công cụ quyền lực và hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đưa chính sách phát triển du lịch bền vững vào tất cả các thỏa thuận về phát triển du lịch địa phương cũng như quốc gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 18. 8 1.1.4. Những điều kiện cơ bản đảm bảocho phát triển du lịch bền vững 1.1.4.1. Khaithácsử dụng cácnguồn tài nguyên một cách bền vững Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo lưu lại cho thế hệ mai sau nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng. Vì vậy trong quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến các giải pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các loại sinh vật, sự suy giảm chức năng của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như các rừng nguyên sinh, các rạn san hô,… ngăn chặn sự phá hoại các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống dân tộc,…Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong du lịch; bảo vệ việc thừa hưởng các di sản văn hóa và lịch sử của dân tộc; tôn trọng các quyền lợi của người dân địa phương trong việc khai thác các tài nguyên du lịch. Hoạt động du lịch cần được duy trì trong giới hạn “sức chứa” được xác định. Sức chứa của một điểm du lịch có thể hiểu là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một điểm du lịch có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách mà để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên. Hay nói một cách khác việc sử dụng lãnh thổ du lịch chỉ có giới hạn, nếu vượt quá sẽ làm giảm sự hài lòng của khách hoặc mang lại những tác động ngược lại không mong muốn về mặt xã hội, kinh tế, văn hóa, môi trường của khu vực đó. 1.1.4.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải Tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên dẫn đến sự hủy hoại môi trường địa phương đi ngược lại mục đích phát triển lâu dài của ngành công nghiệp du lịch. Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ chánh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại của môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch. Việc khai thác và sử dụng mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái về môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 19. 9 trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. 1.1.4.3. Pháttriển du lịch gắn với việc bảo tồn tính đa dạng Tính đa dạng về thiên nhiên và văn hóa xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội là một thế mạnh tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn. Đa dạng là trụ cột chính của ngành công nghiệp du lịch. Đa dạng là một nhân tố quan trọng quyết định sự lựa chọn nơi tham quan của du khách, là mối quan tâm, là nguồn lợi của các nhà quản lý du lịch. Nơi nào có tính đa dạng cao về nguồn lợi thiên nhiên, văn hóa, xã hội, nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao về du lịch và có sức hấp dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển. Việc duy trì tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội rất quan trọng đối với du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch. 1.1.4.4. Pháttriển du lịch phù hợp với quyhoạch tổng thể kinh tế xã hội Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Ngoài ra đối với mỗi phương án phát triển, cần đánh giá tác động của môi trường nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đảm bảo môi trường. 1.1.4.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Để phát triển kinh tế xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, việc khai thác các tiềm năng tài nguyên là tất yếu. Tuy nhiên thực tế cho thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 20. 10 trên mỗi địa bàn lãnh thổ, nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi đối với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng và tài nguyên của mình, làm đẩy nhanh quá trình làm cạn kiệt tài nguyên, và tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả những quá trình đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Ngành du lịch hỗ trợ tích cực đến các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các ngành kinh tế địa phương. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng dẫn đến sự bền vững. 1.1.4.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương Cư dân địa phương, nền văn hóa, lối sống và truyền thống của địa phương là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch. Khi cộng đồng được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch, bởi cộng đồng là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch. 1.1.4.7. Thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các ngành có liên quan Trao đổi ý kiến với quần chúng nhằm dung hòa sự phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn từ cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội. Quá trình tham khảo ý kiến trong trường hợp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó bao hàm việc trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức và các nguồn lực địa phương. Việc tham khảo ý kiến trên diện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 21. 11 rộng vì lợi ích của cả cộng đồng địa phương, khách du lịch và cả các ngành công nghiệp là việc làm hết sức cần thiết đối với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 1.1.4.8. Trú trọng việc đào tạo và nâng caonhận thức về môi trường Đối với bất kỳ sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định. Một lực lượng lao động được đào tạo trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết cao về văn hóa, môi trường là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch, là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển du lịch bền vững. 1.1.4.9. Tăngcường quảngbá tiếp thị một cách có trách nhiệm Quảng bá tiếp thị luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Chiến lược tiếp thị du lịch bền vững bao gồm việc xác định đánh giá và luôn rà soát lại mặt cung của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Việc quảng cáo tiếp thị và cung cấp cho khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm có thể nâng cao nhận thức hiểu biết, sự cảm kích, lòng tôn trọng của du khách đối với môi trường, tự nhiên, xã hội và các giá trị nhân văn nơi thăm quan. Đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa mãn của khách đối với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch. 1.1.4.10.Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Trong quá trình phát triển, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải nghiên cứu, để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển. Như vậy việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 22. 12 tích chúng là cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối liên hệ với cơ chế, chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường,… công tác nghiên cứu là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành có mối liên hệ trong sự phát triển và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường và văn hóa – xã hội như ngành du lịch. Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững, là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch. 1.1.5. Những tiêu chí thể hiện tính bền vững của ngànhdu lịch 1.1.5.1. Sốlượng các khu, điểm du lịch được bảo tồn Số lượng các khu, điểm du lịch được đưa vào danh sách bảo vệ được coi là tiêu trí đánh giá sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Khu vực nào, quốc gia nào càng có nhiều khu, điểm du lịch được bảo tồn tôn tạo chứng tỏ rằng chiến lượng phát triển của quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển bền vững. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam”, VIE/01/21) 1.1.5.2. Áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch Việc quản lý áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch là việc giới hạn những biến đổi có thể chấp nhận được về môi trường. Việc thực hiện các thủ tục đánh giá tác động môi trường càng nghiêm túc thì việc thực thi nội dung của phát triển bền vững càng có hiệu quả. 1.1.5.3. Cường độhoạt động của các điểm du lịch Phát triển du lịch phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường, tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Việc giới hạn lượng khách đến trong một chu kỳ phát triển là một vấn đề quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 23. 13 việc duy trì và bảo vệ sự đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng, vừa phục vụ sinh hoạt của cộng đồng vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu du khách. 1.1.5.4. Tácđộng xã hội từ hoạt động du lịch Các tác động xã hội từ hoạt động du lịch thể hiện trên hai khía cạnh đó là tác động đến đời sống xã hội và tác động đến môi trường văn hóa. Thước đo các ảnh hưởng này dựa trên sự nghiên cứu tốc độ tăng trưởng dòng khách du lịch, yếu tố mùa vụ du lịch, tỷ lệ du khách trên số lượng cư dân địa phương, khả năng tự phục hồi về văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương. Một trong những tác động từ hoạt động du lịch đến đời sống xã hội đó là tỷ lệ tội phạm trên số lượng khách du lịch. Số lượng du khách gia tăng là một trong những nguyên nhân nảy sinh ra các tội phạm xã hội. (Bộ Tài nguyên – Môi trường (2006), Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam). 1.1.5.5. Quá trình thực hiện quy hoạch Việc xây dựng kế hoạch và thực thi các dự án quy hoạch du lịch đóng một vai trò quan trọng. Tại một khu du lịch việc tồn tại một dự án quy hoạch được tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ là nền tảng quan trọng cho việc duy trì sự bền vững về mặt kiến trúc của một điểm du lịch. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ về quan điểm và các hỗ trợ kỹ thuật tương ứng giữa Chính phủ và các ban ngành của địa phương trong việc tổ chức và giám sát thực hiện các dự án quy hoạch du lịch nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 1.1.5.6. Sựhàilòng của du khách và cộng đồng địa phương Việc đánh giá mức độ thỏa mãn của người dân địa phương và của du khách là cơ sở đánh giá việc thực thi nội dung của phát triển bền vững. Để đảm bảo cho việc thực thi nội dung này, ngành du lịch rất cần thiết phải tiến hành các hoạt động điều tra, phỏng vấn các đối tượng du khách và cộng đồng địa phương. Kết quả điều tra nghiên cứu sẽ cho ta những cơ sở, căn cứ chính xác trong việc đánh giá khả năng phát triển bền vững của hoạt động du lịch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 24. 14 1.1.5.7. Mức độ đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế địa phương Một dự án phát triển du lịch được hình thành sẽ là tiền đề cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên, các dự án đầu tư cho giáo dục,… việc phát triển du lịch phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương có diễn ra hoạt động du lịch. 1.1.5.8. Công tácđào tạo nguồn nhânlực du lịch theo hướng bền vững Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch theo hướng bền vững về mặt chuyên môn bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt, ngoại ngữ thông thạo, cần trang bị những kiến thức về sinh thái học, quản lý môi trường, kinh tế xã hội. 1.1.5.9. Nâng cao tính trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Đối với phát triển du lịch bền vững, hoạt động tuyên tuyền quảng bá có trách nhiệm là hết sức quan trọng. Tăng cường tính trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá đối với cả các tổ chức du lịch và cộng đồng địa phương sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của du khách khi tham gia vào các hành trình du lịch cũng như việc tạo tâm lý thoải mái hơn cho cộng đồng địa phương mạnh dạn tham gia kinh doanh du lịch. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chínhsách phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam”, VIE/01/21). 1.1.6. Cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịchbền vững 1.1.6.1. Cácnhân tố vĩ mô a) Môi trường du lịch, công tác quản lýdu lịch Môi trường du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn, trong đó hoạt động du lịch được tồn tại và phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 25. 15 Công tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, phát triển du lịch. Giám sát việc thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt. b) Tác động tiêu cực của xã hội đem lại Phát triển du lịch có bền vững hay không còn phụ thuộc vào môi trường xã hội. Môi trường xã hội tác động trực tiếp đến việc kinh doanh, phát triển của ngành du lịch và ngành khác trên toàn thế giới. 1.1.6.2. Cácnhân tố vi mô a) Hoạt động du lịchphụ thuộc vào mùa vụ Vịnh Hạ Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hoạt động du lịch ở đây cũng phụ thuộc vào những biến đổi khí hậu, đặc biệt là những dịch vụ du lịch biển đảo. b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, khu vực dịch vụ giải trí, cơ sở văn hóa, thể thao, thông tin văn hóa,…. c) Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng Công nghệ lựa chọn trong ứng dụng du lịch có đảm bảo hài hòa, thân thiện và gắn với môi trường. 1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Kinhnghiệm pháttriển du lịch bền vững trên thế giới Triển khai “Chương trình Nghị sự 21 về du lịch”: Hướng tới phát triển bền vững về mọi mặt đặc biệt là môi trường. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã xây dựng và ban hành chính sách, chiến lược về phát triển du lịch bền vững để đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai lâu dài của ngành du lịch. Những cam kết của Chính phủ các nước về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững đã khảng định mối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 26. 16 quan tâm cao của các nước đến vấn đề môi trường, tài nguyên và sự sống còn của ngành du lịch. Tại Equador, dự án du lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco đã có biện pháp để giảm mật độ xây dựng nhà trọ tại khu vực trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa người du lịch và khách địa phương. Các điểm đón khách tại đây cách trung tâm một km. Chính phủ Thái Lan và các cơ quan hữu quan Thái Lan phát động phong trào phát triển sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước. Chính phủ Thái Lan đã kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối, giảm thiểu tiếng ồn. Các ngôi nhà cổ cùng lối kiến trúc truyền thống được yêu cầu bảo vệ, ở các khu nghỉ mát và địa điểm du lịch ngày càng nhiều các khu nhà tranh, nhà gỗ được dựng lên thay vì các tòa nhà cao tầng, khách sạn kiểu Tây Âu đắt tiền. Các bãi biển được vệ sinh sạch sẽ, khu nghỉ có thiết kế xây dựng đảm bảo trung thực nhất với truyền thống văn hóa Thái Lan. Phong trào gìn giữ bản sắc văn hóa Thái Lan được thực hiện từ cấp vĩ mô tới vi mô, từ cấp ngành du lịch cho đến từng khu du lịch, từng cá nhân tham gia trong hoạt động du lịch. Tại Malaysia chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân được tiến hành ở 5 làng Desa Murni Sangang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa Murni Ketam, Desa Murni Perangap. Chỉ có 90 phút đi ô tô từ trung tâm Kua- la Lampur là du khách có thể tiếp cận với khu làng này. Mục đích chính của chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân giúp cho du khách được tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Malay- sia bản địa, nhằm tạo điều kiện và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Malaysia, cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Tại đây du khách có thể tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 27. 17 người bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình giã ngoại ngoài trời như câu cá cắm trại,… của học sinh phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham gia vào chế biến các món ăn cho gia đình. Nhìn chung tại các nước trên thế giới và các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình dương ít nhiều đều đã có một vài kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững dựa trên ba mục tiêu cơ bản là: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa. Thỏa mãn các nhu cầu của số lượng khách du lịch đang ngày càng tăng lên và tiếp tục hấp dẫn họ đạt được sự thỏa mãn đó. Bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội để đạt được hai mục tiêu trên. 1.2.2. Mộtsố bài học phát triển du lịch kém bền vững Sự phát triển kém bền vững ở Philippine: Mặc dù Philippine có sự hấp dẫn du khách, có thể cạnh tranh được với các nước khác, nhưng hàng năm Philippine chỉ đón được hơn hai triệu lượt khách quốc tế, với tốc độ tăng trưởng du lịch là 9,5%/năm, thấp hơn các nước trong khu vực như Thailand, Malaysia, Singapore,… do nhiều nguyên nhân như: Cảm giác về an toàn, an ninh của khách du lịch thấp, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiệu ứng mất khách; Cơ sở hạ tầng kém chất lượng; Hình ảnh đất nước không mấy đặc thù, kém hấp dẫn; Ban lãnh đạo ngành ít chú ý đến tiếp thị du lịch, giá vé máy bay và giá phòng khách sạn cao. Nhóm các nguyên nhân này có thể coi là nhóm nguyên nhân mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch bền vững, nó làm giảm lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, khiến cho du lịch ở đây phát triển kém bền vững. Sự phát triển kém bền vững ở Thailand – du lịch sextour. Thailand là nước trong vùng đã từ lâu được gắn với mác Du lịch sextour. Trong xã hội Thailand đã từ lâu chấp nhận chế độ mại dâm và hiện tượng thê thiếp. Mặc du Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 28. 18 năm 1960, đạo luật mại dâm đã cho rằng các hoạt động mại dâm là bất hợp pháp, nhưng sự đăng ký của các nhà thổ, các dịch vụ mát xa, và các hiện tượng trả tiền cho viên chức Chính phủ, cảnh sát có trách nhiệm chống hiện tượng này đã chứng tỏ đạo luật này kém hiệu quả. Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, dịch AIDS đã lan tràn đến đất Thailand và thường xuyên liên quan đến các hoạt động kinh doanh mại dâm, ma túy. Kinh doanh sextour đã gây khó xử cho chính quyền Thailand. Nguyên nhân ở đây là tính pháp chế kém hiệu lực, thực hiện không nghiêm và đây là lý do khởi nguồn cho sự phát triển kém bền vững. Ngày nay tuy rằng dịch vụ sextour vẫn phát triển hấp dẫn, là nguồn thu ngoại tệ nước ngoài cao nhưng đã tăng mối lo ngại cho Thailand và đem lại cho Thailand một hình ảnh tai tiếng là Thủ đo sex của Châu Á, tai tiếng sẽ khó mà ngăn nổi sự suy giảm hình ảnh du lịch lành mạnh, và cần thời gian dài mới khôi phục được. 1.2.3. Du lịch bền vững ở Việt Nam 1.2.3.1. Sơlược tình hình pháttriển du lịch Việt Nam Việt Nam là đất nước nằm ở khu vực Đông Á có lãnh thổ rộng 329.560 km2 , dân số đông tới hơn 90 triệu người và có một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Vẻ đẹp độc đáo và sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên, giá trị độc đáo về đa dạng sinh học của một số khu rừng nguyên thủy nhiệt đới còn tồn tại ở một số vùng; Truyền thống lịch sử chống giặc ngoại sâm hào hùng; Nền văn hóa phong phú và đặc sắc; Sự cởi mở và lòng hiếu khách của người dân Việt Nam đã tạo nên những hấp dẫn đối với các du khách nước ngoài nhất là những du khách phương Tây muốn đi du ngoạn những miền đất xa xôi ở các nước đang phát triển để được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ còn xót lại và tìm hiểu những nét độc đáo của người dân bản địa. Mặc dù có những tiềm năng như vậy nhưng trong một thời gian dài trước khi cải cách kinh tế (trước năm 1986) có rất ít khách du lịch quốc tế đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 29. 19 Việt Nam. Năm 1981 chỉ có 4.134 du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Tình hình này đã thay đổi rõ rệt kể từ năm 1993, Chính phủ Mỹ mở cấm vận Việt Nam, nền kinh tế được mở cửa, Việt Nam được ký hiệp định ngoại giao với rất nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế được cải cách sâu rộng theo hướng thị trường. Những cải cách du lịch đã tạo cho du lịch cơ hội mới để phát triển. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng nhanh: Khách du lịch quốc tế từ 2,9 triệu năm 1994 đến 7,5 triệu lượt năm 2013; Khách nội địa từ 14 triệu lên đến 35 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch 26.000 tỷ đồng năm 2004 đến năm 2013 đã tăng lên 200.000 tỷ đồng tương đương 9,5 tỷ USD. (Tổng cục du lịch). Đây cũng là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Du lịch phát triển tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã hội, góp phần tăng thu nhập dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nhiều địa phương trong cả nước. Hoạt động du lịch đã thu hút được nhiều tổ chức doanh nghiệp, cá nhân thuộc các ngành kinh tế tham gia. Du lịch phát triển góp phần quảng bá về đất nước con người, sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. 1.2.3.2. Nhữngdấu hiệu pháttriển không bền vững Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 nhờ có cải cách kinh tế, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên từ sau năm 1996 đã xuất hiện một số những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. So với năm 1996, số khách du lịch đến Việt Nam trong năm 1997 đã giảm sút, Do tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á, sự tăng trưởng của Du lịch Việt Nam trong năm 1998 đã giảm đi từ 8% đến 10% so với năm trước. Điều đáng chú ý là 63% du khách quốc tế đã rời Việt Nam sớm hơn so với kế hoạch. Và hơn 80% trong số họ đã nói rằng sẽ không quay trở lại Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 30. 20 Nhiều khách sạn và các du khách ở các trung tâm du lịch lớn đã lâm vào cảnh khó khăn do thiếu vắng khách du lịch quốc tế. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập hiện tượng “Thừa phòng, thiếu khách”. (Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam). Các dòng du lịch tập trung quá mức vào các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt. Trong khi đó, du lịch ở nhiều vùng sâu, nơi có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái thì chưa được quan tâm đúng mức. Chênh lệch giữa các vùng và các khu vực trong việc phát triển du lịch ngày càng trở lên sâu sắc. Việc xây dựng một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch, sự gia tăng của các phế thải xây dựng đã làm giảm sút chất lượng du lịch. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về môi trường đã cho rằng các trung tâm du lịch biển của Việt Nam nơi tập trung 80% các hoạt động du lịch và nghỉ ngơi của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm, dầu, kim loại nặng cũng như chất thải hữu cơ chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, vận tải biển và khai thác dầu gây ra. Nhiều cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vì quá tập trung vào lợi ích kinh tế trước mắt đã khai thác không hợp lý các nguồn du lịch từ địa phương. Tại một số khu du lịch, văn hóa độc đáo của người dân địa phương ít nhiều bị tổn hại khi vùng xa xôi này đột ngột mở cửa cho khách du lịch nước ngoài tới thăm mà không có sự chuẩn bị đầy đủ đến mức cần thiết. Có thể xem việc suy giảm tính thuần chất của Chợ tình SaPa do phải phục vụ nhu cầu cho khách nước ngoài là một bằng chứng rõ rệt nhất. 1.2.3.3. Nguyên nhân căn bản của sự pháttriển không bền vững Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và các năm sau đó góp phần không nhỏ làm giảm số lượng khách đến Việt Nam với mục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 31. 21 đích chủ yếu là làm ăn buôn bán. Ngoài ra tình trạng lạc hậu của hệ thống giao thông vận tải cũng được coi là một cản trở đáng kể đối với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mở cửa. Nhiều khách du lịch quốc tế phàn làn rằng họ bị phân biệt đối xử so với các khách du lịch trong nước. Bằng chứng là nhiều trường hợp họ phải trả tiền cao hơn gấp nhiều lần so với khách du lịch trong nước mặc dù sản phẩm du lịch hoặc dịch vụ là như nhau. Dẫn đến sự không hài lòng, thậm chí là tức giận về sự phân biệt đối xử trong trường hợp này. Những thiếu xót trong quy hoạch, tiếp cận thị trường, quảng cáo và chất lượng chưa cao của sản phẩm, và dịch vụ du lịch là những trở ngại lớn của du lịch Việt Nam trên con đường phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn của ASEAN cũng như khu vực. Thông tin quảng bá chưa được rộng rãi và thực sự hiệu quả, Rất nhiều du khách quốc tế chưa biết rằng Việt Nam có rất nhiều di sản thiên nhiên thế giới cũng như những di sản văn hóa nổi tiếng, phần lớn những du khách này chưa coi Việt Nam là một điểm đến du lịch hấp dẫn mặc du Việt Nam được bầu trọn là một trong 20 quốc gia đáng sống nhất trên thế giới, Thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch khi đến thăm Việt Nam cũng còn nhiều rườm rà, gây sự ái ngại cho du khách, nhất là những du khách có những tour du lịch tự do không qua các tổ chức du lịch. Đây là những nguyên nhân hạn chế sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam. 1.2.4. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững trên vịnh Hạ Long - QuảngNinh Một là Cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 32. 22 Hai là Công tác quy hoạch các vùng như Bãi tắm Bãi Cháy; Khu cảng tàu khách Tuần Châu – Bãi Cháy – Hòn Gai; Hệ thống cáp treo Hạ Long – Vân Đồn; Điểm thăm quan các hang động;…phải đồng bộ, hiện đại, quản lý chặt chẽ công tác xây dựng, đảm bảo sự hài hòa cảnh quan thiên nhiên với đặc thù của địa bàn vịnh Hạ Long. Ba là Đẩy mạnh du lịch cộng đồng như du lịch sinh thái khu vực Quảng Yên, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và tính đặc thù khu vực làng chài Cửa Vạn – Ba Hang; du lịch tâm linh: Đền Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên. Bốn là Xác định vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch đặc biệt là những vùng nhạy cảm với môi trường như khu bãi tắm Bãi Cháy – Nơi tập trung dân cư và hệ thống nhà hàng, khách sạn. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câuhỏi nghiên cứu được đặt ra cầngiải quyết (1) Thực trạng du lịch ở Vịnh Hạ Long phát triển như thế nào? Sự phát triển đó đã đảm bảo tính bền vững chưa? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 33. 23 (2) Nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long? (3) Giải pháp nào cho phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long? 2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh. Số liệu thứ cấp có ưu điểm là có thể chia sẻ chi phí, do đó nó có tính kinh tế hơn, số liệu được cung cấp kịp thời hơn. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp thường là các thông tin cơ bản, số liệu đã được tổng hợp, đã qua xử lý, ít được sử dụng để dự báo trong thống kê. Số liệu này thường được sử dụng trong trình bày tổng quan nội dung nghiên cứu, là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Điều tra, bảng hỏi là một công cụ để thu thập số liệu sơ cấp. Bảng hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8 bước cơ bản sau để thiết kế một bảng hỏi. Có 2 dạng câu hỏi: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có cấu trúc sẵn câu trả lời, do đó người trả lời không thể trả lời hoàn toàn theo ý họ, và nhân viên điều tra có nhiệm vụ phải ghỉ chép lại đầy đủ các câu trả lời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 34. 24 Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi mà người ta đã cấu trúc sẵn phương án trả lời. Bao gồm 4 dạng câu hỏi: Câu hỏi phản đối, câu hỏi dạng bậc thang, câu hỏi xếp hạng thứ tự và câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách. Bảng 2.1. Danh sáchchọn mẫu điều tra kháchdu lịch đến Hạ Long Số lượng kháchđiều tra Cơ cấu STT Địa điểm điều tra Khách Khách Tổng (%) nội địa quốc tế số 1 Khối khách sạn 20 40 60 35,3 2 Cảng tầu DL Bãi Cháy 25 35 60 35,3 3 Chợ đêm HL 30 20 50 29,4 Tổng số 75 95 170 100 Nguồn:Tácgiả điều tra 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối với phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng này. Bảng thống kê là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và có mối liên hệ mật thiết với nhau. 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.4.1. Phươngphápso sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 35. 25 chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. * Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. - So sánh tuyệt đối: + Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (Yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền kề. Công thức: ði = Yi – Yi-1 + Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ nào đó được chọn làm gốc (thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y1)). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Công thức: ∆i = Yi – Y1 - So sánh tương đối: + Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tương đối liên hoàn: Là thương số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tương đối giữa hai thời gian liền kề. Công thức: ti = yi y i1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 36. 26 Trong đó ti: Là lượng tăng giảm tương đối liên hoàn yi-1: Là mức độ của hiện tượng thời gian i-1 yi: Là mức độ của hiện tượng thời gian i + Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tương đối định gốc: Là thương số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc (thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)) Công thức: Ti = yi y1 Trong đó: Ti: Lượng tăng giảm tương đối định gốc yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1: Mức độ đầu tiên của dãy số Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh * Ưu điểm: - Phương pháp đơn giản dễ thực hiện, đặc biệt thuận lợi đốivới những người có kinh nghiệm. - Hầu như người thực hiện không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình tính toán, mà dựa vào sự hiện diện của số liệu thống kê. - Kết quả của phương pháp phản ánh thực tế, phản ánh và đánh giá khách quan, dễ được mọi người chấp nhận, ngay cả các cơ quan pháp luật. * Nhược điểm: -Cần thiết phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác. Nếu các thông tin giao dịch không chính xác, thì không sử dụng được phương pháp này. -Các thông tin cần sử lý thường khó đồng nhất đặc biệt là tính thời điểm, do đó trong điều kiện thị trường biến động, các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn. -Đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xác định và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của tài liệu đã thu thập và sử dụng trong phân tích so sánh. 2.2.4.2. Phươngphápchuyên gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 37. 27 Là việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu với phương pháp phát triển du lịch Hạ Long theo hướng bền vững nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó tác giả có thể đưa ra được các gải pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu đồ câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phương pháp này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các phương pháp định lượng khác. 2.2.4.3. Phươngphápdựbáo Dùng phương pháp dự báo để dự báo sự biến động lượng khách du lịch đến Hạ Long và doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long. Phương pháp này dựa vào lượng tăng, hoặc giảm tuyệt đối bình quân, hoặc dựa vào tốc độ phát triển trung bình. 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Cácchỉ tiêu về kinh tế Tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong nền kinh tế M= Tp/Np (Tp: GDP du lịch; Np: Tổng GDP của cả vùng) (UBND tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh). 2.3.2. Cácchỉ tiêu về tài nguyên môi trường Mức độ ô nhiễm môi trường địa phương do hoạt động du lịch, số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ, mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm du lịch, các công nghệ ứng dụng trong hoạt động du lịch. 2.3.3. Cácchỉ tiêu về xã hội Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương có bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch, mức độ đóng góp của hoạt động du lịch cho nền kinh tế - xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 38. 28 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vịtrí địa lý Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc bộ, tại khu biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa với vịnh Bái Tử Long và Vịnh Cát Bà. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.533 km2 bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích khoảng 335 km2 quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khách nhau, và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều hệ sinh thái. (Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kế thành phố Hạ Long từ năm 2010 đến năm 2013). Vịnh Hạ Long là tâm điểm của thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển; có mối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 39. 29 quan hệ kinh tế với thị trường quốc tế và khu vực, thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lưu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với chiều dài 50km, trên có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là Cảng nước sâu Cái Lân giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước và phía bắc, để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và với nước ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới. Đây là một ưu thế đặc biệt đối với thành phố Hạ Long. 3.1.1.2. Địa hình Địa hình của vịnh Hạ Long được phân làm ba vùng rõ rệt: vùng đồi núi, vùng ven biển và vùng hải đảo. Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan phong phú, đặc biệt cảnh quan vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và được tôn vinh là 1 trong 7 kỷ quan thiên nhiên mới của thế giới thông qua cuộc bầu chọn trên Internet do tổ chức New Open World phát động. Tuy nhiên, quỹ đất bằng rất hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng các công trình dịch vụ, du lịch có quy mô lớn. 3.1.1.3. Khíhậu Khí hậu Hạ Long tương đối thích hợp cho các hoạt động du lịch, nhất là du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái,.. Mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động của du lịch, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Mùa hè thường có dông bão và những đợt mưa lớn gây biển động, lũ lụt, sạt lở đường giao thông, xói lở bờ sông, bờ biển. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình vùng vịnh, có núi trùng điệp bao quanh, chạy dài theo bờ biển, phía bờ biển có nhiều đảo lớn án ngữ nên sức bão bị suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác động của bão đến các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 40. 30 hoạt động du lịch. Đây là yếu tố thuận lợi của du lịch Hạ Long so với các vùng ven biển khác ở khu vực miền Trung. 3.1.1.4. Nướcngọt Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất rất hạn chế và đặc biệt khó khăn về mùa khô. Nguồn nước ngầm đang có xu hướng giảm dần và bị ô nhiễm nặng do tác động của các hoạt động kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng cần phải tính đến nhằm đảm bảo đời sống dân cư và nhu cầu phát triển du lịch. 3.1.1.5. Vềđất đaivà rừng Đất chủ yếu là đồi núi xen kẽ các vùng thung lũng. Quỹ đất cho dân cư đô thị và xây dựng các công trình du lich rất hạn hẹp. Đã có rất nhiều dự án lấn biển và san đồi để mở rộng quỹ đất xây dựng. Tuy nhiên tác động của môi trường đến các dự án này sẽ trở thành một gánh nặng đối với việc phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Trên địa bàn Vịnh có ba loại rừng đó là: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng trồng. Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và quanh hồ Yên Lập. Rừng ở đây thuộc loại rừng nghèo, trữ lượng thấp. Riêng khu vực núi đá vịnh Hạ Long hệ thực vật phát triển phong phú, nhiều loại quý hiếm, tạo hệ sinh thái đa dạng và có giá trị nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên tài nguyên rừng đặc biệt là rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần. Vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ rừng hiện có và trồng mới là việc làm cấp thiết trong việc đảm bảo hệ sinh thái và phát triển du lịch bền vững. 3.1.1.6. Vềbiển Là vùng biển kín, có nhiều cồn cạn nên vùng biển Hạ Long có nhiều hải sản cư trú và sinh sống. Đây là một trong 4 ngư trường lớn nhất của cả nước ta với trữ lượng hải sản là 110.000 tấn/năm. Các giải đá ngầm, san hô trong vùng vịnh cũng khá phong phú. Có diện tích nước mặt lớn, dải ven biển dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm, ngọc trai, sò huyết,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 41. 31 3.1.1.7. Vềkhoáng sản Vịnh Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt, điều kiện khai thác thuận lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá và một số loại vật liệu xây dựng khác như: Đá vôi, đất sét và cao lanh. 3.1.1.8. Vềthủy văn Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật – triều vịnh Bắc Bộ, nước biển trong, độ mặn không cao, sóng không lớn, đây là những điều kiện thuận lợi cho tắm biển, du lịch ngầm và thăm quan biển. Chế độ nhật – triều với biên độ lớn (trên 4m) là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và cảnh quan bờ. 3.1.2. Điều kiện kinhtế - xã hội 3.1.2.1. Dân số Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số sinh sống trên địa bàn vịnh Hạ Long là 267.756 người, chiếm 20% dân số tỉnh Quảng Ninh, mật độ dân số của thành phố là 931 người/km2 , đông gấp 5 lần mật độ dân số tỉnh. Thành phố Hạ Long có tỷ lệ đô thị hóa cao, dân số thành thị tăng tự nhiên, cơ học và việc mở rộng ranh giới địa chính thành phố, vì vậy dân số nội thị tăng nhanh từ 193.300 người (năm 1993) đến năm 2014 là 267.756 người, chiếm 92% dân số toàn thành phố. Vịnh Hạ Long có số người trong độ tuổi lao động là 114.384 người, chiếm 55% dân số;khoảng trên 50% dân số tốt nghiệp trung học trở lên, lao động kỹ thuật chiếm 31%. Đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ phát triển kinh tế của thành phố nói chung và của ngành du lịch nói riêng. (Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh,Niên giám thống kế thành phốHạ Long từ năm 2010 đến năm 2013). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 42. 32 3.1.2.2. Vềkinh tế Vịnh Hạ Long là trung tâm của thành phố Hạ Long và là trọng tâm trong không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có diện tích đất tự nhiên chiếm 4,5% diện tích đất toàn tỉnh, dân số chiếm 19,23% toàn tỉnh; đóng góp vào GDP toàn tỉnh năm 2013 là 31%; tỷ trọng dịch vụ chiếm 53,6%. Thành phố đang thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế từ nâu sang xanh, lấy phát triển công nghiệp, văn hóa, giải trí là trọng tâm để xây dựng Hạ Long trở thành trung tâm phát triển của vùng; là thành phố du lịch, cảng biển Quốc tế văn minh hiện đại. Trong những năm vừa qua, kinh tế trên địa bàn vịnh Hạ Long phát triển tương đối mạnh, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Vịnh là công nghiệp – dịch vụ, thương mại – nông lâm nghiệp thủy sản. Với sự phát triển đúng hướng, Vịnh Hạ Long hiện là đầu tầu kinh tế của cả tỉnh về tăng trưởng, có ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố và tỉnh. Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP của thành phố Hạ Long Diễn giải 2012 2013 2014 So sánh (%) SL (tr đ) (%) SL (tr đ) (%) SL (tr đ) (%) 13/12 14/13 Tổng GDP toàn TP 1.530.000 100,00 1.662.000 100,00 1.760.000 100,00 108,62 105,89 1.Thương mại- 510.000 33,34 570.000 43,29 610.000 34,65 111,76 107,01 dịch vụ 2.Công nghiệp - 670.000 43,79 695.000 41,82 725.000 41,20 103,73 104,31 xây dựng 3.Nông nghiệp 350.000 22,87 397.000 23,88 425.000 24,15 113,42 107,05 Nguồn:Chicục Thống kê thành phốHạ Long Bảng 3.1 cho thấy cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp, thương mại – dịch vụ tăng dần và chiếm tỷ trọng không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 43. 33 nhỏ trong GDP của thành phố. Cụ thể năm 2014 khu vực du lịch đóng góp tới 34,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 41,20%; khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong GDP (chiếm 24,15%). Đến nay, các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh của thành phố như: công nghiệp, du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển phát triển mạnh. Thành phố đã trú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, ngành kinh tế của vùng và thành phần kinh tế. Kết quả này đã tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh của thành phố. Trong đó ưu tiên phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo cho thành phố Hạ Long thương hiệu Thành phố du lịch, thành phố xanh. 3.1.2.3. Kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội Về giaothông: Vịnh Hạ Long là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và của vùng Đông Bắc, đặc biệt với hệ thống đường thủy có tầm quan trọng giao thương quốc tế. Vịnh Hạ Long có hệ thống giao thông đường bộ với chất lượng hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, gắn liền với hệ thống giao thông trong Vùng và quốc gia. Các tuyến giao thông đường bộ đến Hạ Long đã tạo thành một mạng lưới khá hoàn chỉnh và đang được nâng cấp, một số dự án xây mới, cải tạo và nâng cấp đã hoàn thành. Hệ thống giao thông nội thị và các nút giao thông trong thành phố đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu giao thông khu vực nội thị. Về giao thông đường sắt, vịnh Hạ Long có tuyến giao thông đường sắt nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long trên tuyến đường sắt quốc gia Kép – Bãi Cháy. Hiện nay tuyến đường sắt đang được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và các tỉnh thành lân cận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 44. 34 Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh sẵn sàng đón nhận các loại tầu nội địa và tầu viễn dương có trọng tải lớn. Trong những năm qua thành phố đã đầu tư nâng cấp các hệ thống cảng để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng phục vụ các tầu du lịch loại lớn của quốc tế. Nơi đây cũng đang được quy hoạch trở thành cảng khách quốc tế trong khu vực; Cảng tầu du lịch Bãi Cháy đã được mở rộng, quy hoạch được các bến đỗ tầu du lịch, tầu cao tốc tại khu vự Bãi cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. Cảng tầu khách quốc tế Tuần Châu được đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm 2009, đây là một cảng tầu khách chất lượng cao, hội tụ rất nhiều những tầu hạng sang, với quy mô 150.000m2 , với những hạng mục chính như: nhà ga, nhà hàng, quán Bar, vũ trường, trung tâm siêu thị, khu biệt thự cao cấp hai bên bờ cảng,… Tại đây có tuyến du lịch Hạ Long được kết nối tổng thể các tiện ích dịch vụ chất lượng cao của khu du lịch giải trí quốc tế Tuần Châu và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cát Bà. Trong tương lai Cảng tầu du lịch Tuần Châu sẽ được kết nối với hệ thống bến du thuyền trong khu vực, tạo sự thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa bằng đường biển giữa các quốc gia: Hồng Kông, Singapore, Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản,... Về thương mại: Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả, không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến với Hạ Long. Với các chợ trung tâm thương mại lớn như: Hạ Long I, An Hưng Plaza, Hồng Hà; Trung tâm thương mại Quảng Ninh, siêu thị Metro, Big C, Vincom,...tiếp tục phát huy hiệu quả đã đưa thành phố trở thành trung tâm thương mại lớn nhất trong tỉnh. Thông tin, bưu chính viễn thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 45. 35 Mạng lưới thông tin liên lạc đã được nâng cấp và trải rộng trên toàn địa bàn. Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên lạc không dây của Vinaphone, Moniphone, Viettel, FPT phủ sóng khắp thành phố và khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân vùng Vịnh. Trong năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh và tập đoàn Bưu chính viễn thông đã lắp đặt 44 trạm phát sóng Wifi trên địa bàn Hạ Long. Với mục tiêu: phục vụ nhu cầu truy cập thông tin qua Internet thuận lợi cho cả nhà đầu tư, khách du lịch và nhân dân trong tỉnh tại các vùng trung tâm. Nhìn chung kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vịnh Hạ Long trong những năm qua gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển mới, nhất là yêu cầu về phát triển du lịch của Vịnh theo hướng bền vững thì vẫn chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đặt ra. 3.1.2.4. Tàinguyên du lịch Tài nguyên du lịchtự nhiên Cảnh quan biển đảo Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sức cạnh tranh nhất. Hình thái và bố cục kỳ lạ của các hòn đảo gắn liền với truyền thuyết “Rồng hạ” là hình ảnh vô cùng độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phương. Cảnh quan vịnh Hạ Long còn những giá trị điển hình sau:  Giá trị thẩm mỹ: Thể hiện qua bố cục tổng thể của quần đảo và vẻ đẹp hình thái độc đáo, đa dạng mang tính liên tưởng cao của nhiều hòn đảo.   Giá trị văn hóa: thể hiện ở các khía cạnh sau: + Giá trị tâm linh, huyền thoại: Thể hiện qua hình thái bố cục đảo, kết hợp với các di chỉ khảo cổ và truyền thuyết về con rồng. + Giá trị về lịch sử: Thể hiện qua lịch sử hình thành hệ thống đảo và sự tồn tại của các di tích, di chỉ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 46. 36 + Giá trị về triết lý: Thể hiện qua sự cấu kết của hai yếu tố, cảnh quan cơ bản là: đá, nước vừa đa dạng, phong phú vừa thống nhất vừa hài hòa như sự tồn tại và luân chuyển của hai thái cực âm – dương và sự vận động ngũ hành.  Giá trị đa dạng sinh học: Thể hiện qua sự phong phú, đa dạng của hệ sinh thái trong khu vực.   Giá trị địa chất: thể hiện qua quá trình vận động địa chất của hệ thống đảo.   Giá trị cảm xúc tinh thần: là những cảm xúc, ấn tượn sâu sắc của du khách đối với vịnh Hạ Long như: vẻ đẹp hoang sơ; yên tĩnh, thơ mộng, sự huyền bí siêu nhiên; sự hung vỹ; sự đa dạng, phong phú; sự gần gũi, thân mật.  Những giá trị trên là những giá trị tinh thần đặc biệt của vịnh Hạ Long mà không nơi nào có được. Quá trình khai thác cảnh quan khu vực du lịch cần lưu ý đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị đặc thù. (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong) Các bãi tắm So với những điểm lân cận như Bái Tử Long hay Trà Cổ - Vĩnh Thực thì các bãi tắm của vịnh Hạ Long có số lượng, quy mô và chất lượng rất hạn chế. Tuy nhiên với thế mạnh về vị trí là nằm trong khu vực di sản Hạ Long nên việc thu hút lượng khách trên các tuyến tham quan vịnh vào hoạt động tắm biển trên đảo là rất thuận lợi. Hiện tại đã có 8 bãi tắm ở Hạ Long được chính thức đưa vào hoạt động, điển hình là: Bãi tắm Thanh Niên, bãi tắm Hoàng Gia, bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Tuần Châu,… (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong). Các hệ sinh thái: Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,… (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 47. 37 Các hệ sinh thái không chỉ là những tài nguyên du lịch hấp dẫn mà còn đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ môi trường. 3.1.2.5. Tàinguyên du lịch nhân văn Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau với nhiều biến cố trên mảnh đất Hạ Long hàng trăm di tích với đủ các loại hình như khảo cổ học, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh thuộc nhiều niên đại khác nhau đã để lại cho Vịnh Hạ Long một tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú cụ thể là: - Các di chỉ khảo cổ. Lịch sử phát triển 250 triệu năm của Hạ Long – Cát Bà và vịnh Bái Tử Long không chỉ là minh chứng hùng hồn cho quá trình biến động của vỏ trái đất, bằng chứng về sự xâm thực của nước biển ở các thời kỳ khác nhau mà còn là dấu ấn thăng trầm của người Việt cổ trước nhiều thách thức như thiên tai, giặc dã. Những di chỉ khảo cổ như: di chỉ Soi Nhụ, di chỉ Cái Bèo, di chỉ thương cảng cổ Vân Đồn đã thể hiện sự tồn tại của nhiều tầng lớp văn hóa tại khu vực này, điển hình là nền văn hóa Hạ Long. - Các truyền thuyết lịchsử. Hạ Long là vùng đất thiêng của dân tộc, nơi phát tích các truyền thuyết hào hùng nhất của dân tộc. Điển hình là truyền thuyết “Rồng hạ” nói về sự tích ra đời vịnh Hạ Long. (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong). Ngoài truyền thuyết nổi bật trên, vùng ven biển Đông Bắc còn chứa đựng vô số các truyền thuyết hay khác gắn liền với các hòn đảo và hang động như: Đảo Dấu Gỗ, hang Tam Cung, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Trống,… thể hiện rất rõ nhân sinh quan, thế giới quan của con người Việt Nam. Những truyền thuyết đặc sắc trên, nếu biết tận dụng và khai thác triệt để trong quá trình phát triển du lịch sẽ tạo ra thương hiệu lớn không chỉ cho du lịch Hạ Long, du lịch Quảng Ninh mà cho cả ngành du lịch Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 48. 38 - Các di tích lịchsử, văn hóa. Số lượng di tích lịch sử của Vịnh Hạ Long không nhiều, mật độ phân bổ không tập trung và rõ nét đặc trưng điển hình. Tuy nhiên, nếu khéo léo vận dụng và phát huy thì cũng là những sản phẩm du lịch bổ trợ, hấp dẫn cho chuyến thăm quan trên bờ. Các cụm di tích điển hình là: + Cụm di tích lịch sử văn hóa danh thắng núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, bao gồm các điểm di tích: Bài Thơ cổ của Lê Thánh Tông, đền thờ Trần Quốc Nghiễn, chùa Long Tiên, trạm Viba, còi báo động, hang thị đội, hang số 6, cột cờ trên đỉnh núi Bài Thơ. Tất cả các hiện vật và địa điểm nói trên đều góp phần làm tôn vinh giá trị nhiều mặt của cụm di tích lịch sử - văn hóa – danh thắng núi Bài Thơ. Nơi đây rất hấp dẫn đối với khách thập phương đến du lịch tín ngưỡng lễ hội, thăm quan. + Cụm di tích lịch sử danh thắng chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập: Chùa Lôi Âm là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ XV (Tức thời Lê Thánh Tông), chùa Lôi Âm thuộc khu Yên Cư, phường Đại Yên. Cụm di tích lịch sử danh thắng Chùa Lôi Âm – Hồ Yên Lập đã tạo cảnh quan thơ mộng, vốn đã nổi tiếng từ xưa, đến nay lại càng nổi tiếng để thu hút khách đến du lịch văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, cảnh quan sinh thái. + Cụm di tích lịch sử của xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai – đơn vị anh hùng. + Di tích lưu niệm Bác Hồ tại đảo Tuần Châu và đảo Hòn Rồng (vịnh Hạ Long). + Các di tích văn hóa khác như: Nhà thờ Hòn Gai, và hàng chục các đền chùa, miếu, tượng đài, di tíchkhảo cổ phân bố trên khắp thành phố. - Sức hút của đô thị Hạ Long. Vịnh Hạ Long đang đứng trước nhiều vận hội lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã được đầu tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn