SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------
HOÀNG THỊ THU
TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
QUA CÁI NHÌN SO SÁNH
GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
HÀ NỘI - 2012
®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------
HOÀNG THỊ THU
TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
QUA CÁI NHÌN SO SÁNH
GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số : 60.22.01.25
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÔNG
HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua
cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ và toàn bộ nội dung
luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận
văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo
đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác.
Hà Nội, tháng 4/ 2012
Người viết luận văn
Hoàng Thị Thu
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thông, các thầy cô trong Hội
đồng bảo vệ đề cương tháng 4/2011, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn
so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Xin chân thành cám ơn sự hỗ
trợ quý báu đó.
Hà Nội, tháng 4/ 2012
Người viết luận văn
Hoàng Thị Thu
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................................... 7
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................ 10
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
5. Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 13
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 13
1.1. Giới thuyết các khái niệm ........................................................................... 13
1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại..................... 13
1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình........................................... 15
1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”................................... 16
1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình”................................................................ 16
1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”........................................................ 17
1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ”............................................. 17
1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính...........................................17
1.2.2. Theo phân vùng văn hóa.............................................................................................20
1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian..................................................... 22
1.2.4. Theo phân vùng ca dao ....................................................................... 24
1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc
Bộ và Nam Bộ...................................................................................................... 26
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử.................................................................. 26
1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ..................................................................... 27
1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội............................................ 29
1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật ........................................................... 31
1
Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ
NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ ..................................... 34
2.1. Trình bày sự giống và khác nhau................................................................ 34
2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ..................................... 36
2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động
và khung cảnh ca hát của người bình dân .............................................. 37
2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của
người bình dân............................................................................................ 49
2.1.1.3. Lời tỏ tình thể hiện quanniệm tìnhyêucủa người bình dân .. 55
2.1.1.4. Cách thức tỏ tình .......................................................................... 58
2.1.2. Lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ............................. 66
2.1.2.1. Lời thề nguyền thể hiện truyền thống chung thủy của
người Việt .................................................................................................... 66
2.1.2.2. Cách thức thề nguyền .................................................................. 69
2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau............................... 75
2.2.1. Do đặc trưng thể loại .......................................................................... 75
2.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ................................................................75
2.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa.....................................................................77
Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ
NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ ..................................... 79
3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau...................................................... 79
3.1.1. Về thể thơ.............................................................................................. 79
3.1.2. Về ngữ nghĩa (văn bản tạo hình và biểu hiện)................................. 85
3.1.3. Nghệ thuật ngôn từ............................................................................... 86
3.1.3.1. Cách dùng phương ngữ ............................................................... 86
3.1.3.2. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán .................... 90
3.1.4. Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh.................................................... 97
2
3.1.5. Việc dùng từ xưng gọi................................................................................................101
3.1.6. Về thời gian và không gian nghệ thuật ...........................................104
3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau....................................................110
3.2.1. Do đặc trưng thể loại ........................................................................110
3.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội..............................................110
3.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa.................................................111
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................117
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDNB
KTCD
H
LBBT
Nxb
TS.
tr.
VHDG
: Ca dao dân ca Nam Bộ
: Kho tàng ca dao người Việt
: Hà nội
: Lục bát biến thể
: Nhà xuất bản
: Tiến sĩ
: Trang
: Văn học dân gian
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26]..........................................................25
2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr. 48].34
2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt
và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao) ........................................ 35
2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao
dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình) .................................................................. 36
2.4: Bảng phân loại lời thề nguyền trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca
dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình)........................................................... 67
3.1: Bảng phân loại thể thơ trong Hát ví đồng bằng Hà Bắc và Ca dao dân ca
Nam Bộ...................................................................................................................... 80
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là phương tiện
chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong các mối quan hệ. Mảng
ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong kho tàng ca dao cổ
truyền của người Việt. Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng có hàng
triệu đôi trai gái yêu nhau trước khi thành vợ nên chồng, lời tỏ tình và lời thề
nguyền không những biểu hiện mức độ của tình yêu mà còn mang sắc thái
vùng miền rõ nét.
Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng đất rộng lớn và quan trọng ở hai đầu đất
nước, “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” (lời Hồ Chủ tịch).
Do vậy, giữa hai miền đất này, lời tỏ tình và lời thề nguyền bên cạnh nhiều
điểm tương đồng còn có những nét khác biệt. So sánh nội dung và nghệ thuật
bộ phận ca dao về lời tỏ tình và lời thề nguyền trong mảng ca dao tình yêu đôi
lứa giữa hai miền là để tìm những điểm khác nhau trong mối quan hệ ứng xử
giữa con người với con người, như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc văn hóa
của từng miền; còn sự tương đồng vừa là bản chất chung trong quá trình sáng
tạo folklore của nhân dân mỗi miền, vừa do điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và
quan hệ giao lưu văn hóa mang lại.
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết
giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết
quả đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có tác giả, công trình nghiên cứu
nào chuyên sâu tìm hiểu, so sánh ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi
giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.
Trong khuôn khổ của luận văn, do thời gian có hạn, để tìm hiểu quan hệ nam
nữ và tình yêu lứa đôi trong ca dao, chúng tôi xin được quan tâm tới phạm vi nhỏ
hơn. Khi giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung đã được Hội đồng bảo vệ đề cương
6
luận văn tháng 4/2011 thông qua, tái khẳng định điều đó là cần thiết và quan
trọng. Những lời tỏ tình và lời thề nguyền chiếm số lượng lớn, nội dung phong
phú, tiêu biểu cho mảng ca dao tình yêu lứa đôi, “qua điểm để thấy diện”.. Vì
vậy, đề tài Tìm hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu
lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ được coi
là đề tài mới, là đóng góp của tác giả luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sưu tầm, nghiên cứu về mảng ca dao cổ truyền người Việt về tình yêu
lứa đôi vốn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng
Nhật đồng chủ biên (tái bản năm 2001) [34] là công trình dày dặn và chuyên
sâu (đã tổng hợp những lời ca dao của người Việt trên cả ba miền). Trong sách
này, khối lượng tư liệu tương đương với số liệu về dân ca, ca dao của 40 cuốn
sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975. Tất
cả có 12.487 đơn vị. Những lời ca dao thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi còn được
tập hợp riêng trong cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (2 quyển) trong Tổng tập văn
học dân gian người Việt, tập 16 [58]. Số lời ca dao trong cuốn này được sưu
tầm, biên soạn từ ca dao tình yêu lứa đôi của 43 cuốn sách (gồm 53 tập).
Mảng ca dao Bắc Bộ chủ yếu được tập hợp thành những tập ca dao riêng
tẻ, quen thuộc của các địa phương miền Bắc như Ca dao tục ngữ Nam Hà [13],
Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [17], Văn học dân gian Thái Bình [16]… Chưa thực
sự có công trình nào sưu tầm, biên soạn ca dao Bắc Bộ một cách có hệ thống,
đầy đủ và đồ sộ như hai cuốn trên. Các soạn giả đều sắp xếp, phân loại ca dao
của địa phương theo chủ đề, trong đó bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi chiếm số
lượng lớn. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về ca dao Bắc Bộ, có sử
dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Thế ứng xử xã hội cổ truyền
của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ
7
của Trần Thúy Anh [2]; Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca dao, dân ca
Bắc Bộ [75], Thiên nhiên sông nước trong ca dao dân ca Bắc Bộ [76], Thế giới
biểu đạt của hiện tượng tự nhiên, thời tiết trong ca dao dân ca đồng bằng Bắc
Bộ [77], Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ [79] của Đặng
Thị Diệu Trang…
Riêng mảng ca dao Nam Bộ, có thể coi cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ của
các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị
[22] là công trình đầy đủ và hệ thống về ca dao, dân ca Nam Bộ. Ngoài phần
sưu tầm, biên soạn sắp xếp theo chủ đề, các tác giả nói trên còn có những nhận
định sắc sảo về nội dung và nghệ thuật; những đánh giá chính xác về vùng đất
Nam Bộ cũng như tính vùng miền của ca dao, dân ca nơi đây. Theo Nguyễn
Tấn Phát, mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ và ca dao cả nước là mối quan hệ
giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền), là mối quan hệ
biện chứng tác động không ngừng và bồi bổ cho nhau. Với mối quan hệ đó,
việc tìm ra nét chung và nét riêng của ca dao Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng,
tích cực, làm giàu thêm nhận thức về ca dao, dân ca, khẳng định tính thống
nhất bao trùm của nền văn hóa chung của dân tộc, đồng thời chỉ ra sự đóng góp
riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy. Về mặt thể loại, chúng ta có
thể phác thảo sự vận động của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, quy
luật nảy sinh và phát triển của chúng. Cả Nguyễn Tấn Phát và Bảo Định Giang,
trong quá trình đi tìm những sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ, đều sử dụng
phương pháp so sánh giữa ca dao ba miền trên một số phương diện. Ở chủ đề
tình yêu nam nữ, sắc thái địa phương của ca dao, dân ca Nam Bộ được đặt
trong cái nhìn so sánh với ca dao tình yêu lứa đôi vùng miền khác: “Cũng là
tình yêu, cũng là quan hệ luyến ái, nhưng cái yêu, cái thương của các chàng
trai, cô gái đồng bằng Bắc Bộ như có sự can thiệp sâu hơn của lý trí, của những
chuẩn mực đạo đức có tính chất quy phạm
8
chung”; “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể
hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn.
Phải chăng đã có một phần kỷ cương phong kiến bị phá bỏ”; “Cách biểu hiện
tình cảm của miền Nam không bóng bẩy tế nhị như trong miền Bắc” [22, tr.
44-47]. Mặc dù mới chỉ là khơi gợi bước đầu nhưng vấn đề sắc thái địa phương
trong ca dao tình yêu lứa đôi đã được bàn luận tới.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết, công trình về các phương
diện nội dung, nghệ thuật của ca dao Nam Bộ như Từ gốc Hán, điển tích Hán
trong ca dao người Việt ở Nam Bộ [8], Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của ca dao
sưu tầm ở Nam Bộ [9] của Nguyễn Phương Châm, Phương ngữ Nam Bộ trong ca
dao tình yêu [15] của Trần Phỏng Diều, Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thiên
nhiên trong ca dao Nam Bộ [49], Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ địa danh trong ca
dao Nam Bộ [50], Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong sự hình thành các biểu
trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ [52], Điển tích trong ca dao Nam Bộ: tiếp
nhận và cách tân [53]của Trần Văn Nam, Một số đặcđiểm ngôn ngữ của ca dao,
dân ca Nam Bộ [56] của Bùi Mạnh Nhị v.v…
So sánh và tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng, miền không phải
là vấn đề mới. Nguyễn Phương Châm đã có bài nghiên cứu Sự khác nhau giữa
ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trên tạp chí Văn hóa dân gian năm
1997 [7]. Theo ông, chủ đề tình yêu nam nữ là chủ đề quán xuyến hầu như toàn
bộ ca dao xứ Bắc và xứ Nghệ. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu trong lời ca
dao hai vùng này rất khác nhau: trong khi ca dao tình yêu xứ Bắc mượt mà, êm
dịu, giãi bày qua hình ảnh xa xôi thì ca dao tình yêu xứ Nghệ bộc trực, thẳng
thắn và quyết liệt hơn.
Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba
miền Bắc, Trung, Nam [43] của Trần Thị Kim Liên là công trình đầy đủ so
sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ thuật; biểu hiện rõ
9
nhất qua các chủ đề: chủ đề yêu nước, chủ đề quan hệ tình cảm gia đình, dòng
họ, chủ đề tình yêu lứa đôi. Ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm tỉ lệ nhiều nhất
trong Kho tàng ca dao người Việt (chiếm 53%). Cách thể hiện tình yêu trong
ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang sắc thái riêng: “Ca dao tình yêu Bắc Bộ
thường mượt mà êm dịu, cách tỏ tình bóng gió, xa xôi, tế nhị… Ca dao Nam
Bộ biểu hiện hai trạng thái hoặc nhỏ nhẹ, dịu dàng dễ thương hoặc là quyết liệt
mạnh mẽ, tếu táo vui nhộn” [43, tr. 120].
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu -
Mục đích
Theo tương đối luận, giữa các nền văn hóa không có sự hơn, kém mà chỉ
có sự giống nhau và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ thống kê, phân tích, so
sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống
nhau và khác nhau trong lời tỏ tình và lời thề nguyền nói riêng, tình yêu lứa đôi
nói chung được thể hiện trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Qua đó, làm rõ hơn
những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của nhân dân Bắc Bộ
và Nam Bộ, nhất là của nam nữ thanh niên trong tình yêu đôi lứa, khẳng định
nét thống nhất và sắc thái riêng của từng miền. - Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao
tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. - Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so
sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng
tương ứng với đối tượng là những lời ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa
đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn thạc
sĩ, chúng tôi xin quan tâm tới phạm vi hẹp hơn nhưng mang đặc điểm
10
tiêu biểu trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi để so sánh giữa ca dao Bắc Bộ
và ca dao Nam Bộ, đó là những lời tỏ tình và lời thề nguyền.
Như chúng ta đã biết, nội dung và hình thức lời tỏ tình và lời thề nguyền
trong ca dao về tình yêu lứa đôi ở Bắc Bộ và Nam Bộ đa dạng sắc thái và cũng
rất rộng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo
“điểm ” ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu.
Thuật ngữ “Ca dao Bắc Bộ” và “Ca dao Nam Bộ” mà chúng tôi đề cập
đến trong luận văn đồng nghĩa với ca dao cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ
và Nam Bộ.
Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:
Cuốn Kho tàng ca dao người Việt, (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính và
Phan Đăng Nhật đồng chủ biên [34].
Cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (Tập 16, Quyển thượng, Quyển hạ)
trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, chủ tịch Hội đồng biên
tập Nguyễn Xuân Kính [58].
Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát,
Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [22].
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu Việt Nam đi trước,
chúng tôi không chỉ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả và thống
kê mà còn tiếp cận những tri thức đa ngành, liên ngành từ văn học dân gian đến
kiến thức về địa lý, lịch sử và văn hóa.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận
văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.
11
Chương 2: So sánh nội dung lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ
và Nam Bộ.
Chương 3: So sánh nghệ thuật lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc
Bộ và Nam Bộ.
12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại
Thuật ngữ “ca dao” không còn xa lạ đối với giới nghiên cứu văn học
dân gian Việt Nam. Từ trước đến nay, có không ít quan niệm khác nhau của
các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn của mỗi tác giả.
Thực tế, người bình dân không sử dụng những tên gọi mang tính khái
quát cao để chỉ các hiện tượng và hoạt động ca hát. Chỉ đến khi các nhà nho
sưu tầm, biên soạn những câu hát dân gian thành những sách Hán Nôm vào
cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, thì tên gọi “phong dao”, “ca dao” mới
chính thức ra đời.
Đến đầu thế kỉ XX, các từ “phong dao”, “ca dao” tiếp tục xuất hiện
trong các sách, báo chữ quốc ngữ. Tên gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu
bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn
Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng
chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167, dẫn
theo [37, tr. 76]. So với thuật ngữ “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện
muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới chính
thức được sử dụng trong cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do Vũ
Ngọc Phan biên soạn (in lần đầu năm 1956) [60].
So với “ca dao”, phạm vi phản ánh của “phong dao” nhỏ hẹp hơn, nó
phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Dần dần tên gọi “ca
dao” được sử dụng thay thế cho “phong dao”.
“Ca dao” và “dân ca” có mối quan hệ đặc biệt. Nhìn chung, trong
nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” và “dân ca” được hiểu theo
các nghĩa sau đây:
13
1) Ca dao đồng nghĩa với dân ca (về nghĩa rộng), ca dao được dùng để
chỉ chung toàn bộ những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian có
hoặc không có khúc điệu.
2) Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Dân ca bao gồm phần lời
(câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng
và khung cảnh ca hát.
3) Ca dao là thuật ngữ để chỉ thể thơ dân gian được phổ biến rộng rãi,
lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về
phong cách. Như vậy, không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca
nào đó được tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì đều là ca dao.
14
Thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai theo
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ
biên, tr. 22-23, dẫn theo [34, tr. 11].
Cách hiểu thứ ba theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao. Theo
nhà nghiên cứu này, khi trở thành một thể thơ dân gian, người ta có thể thưởng
thức ca dao cổ truyền như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nhà nho [37, tr. 79].
Vũ Ngọc Phan đồng tình với cách hiểu thứ ba khi cho rằng “ca dao” là
một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây
dựng thành các điệu “dân ca”. “Dân ca” là những bài hát có nhạc điệu nhất
định, nó ngả về nhạc nhiều hơn về mặt hình thức. Cũng theo ông, hầu hết các
loại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ sẵn có, tùy
theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tình bằng,
tang tình, ấy mấy, v.v… tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng
đưa hơi như ì, ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của những tiếng đệm ấy cấu
tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca [60, tr. 30-31].
Việc nghiên cứu riêng về ca dao như một loại thơ dân gian với tính độc
lập tương đối của nó là hợp lí và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu
ca dao theo nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba.
1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình
Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Dân ca, ca dao là sản phẩm văn hóa tinh
thần của người lao động xưa. Và như vậy, dân ca, ca dao sẽ phản ánh toàn bộ
đời sống tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động trước đây với cả
hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tích cực là chủ yếu” [34, tr. 13].
15
Theo Vũ Ngọc Phan, nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Trong ca
dao Việt Nam, những lời về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả. Có thể nói, ca
dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu,
các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên [60, tr. 39-41].
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cũng nhấn mạnh nội dung chính của
ca dao là tiếng hát trữ tình của con người, chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của
tâm hồn và tính cách dân tộc. Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú
nhất. Tính chất phong phú của ca dao về tình yêu nam nữ trước hết thể hiện ở
số lượng lời ca. Nó còn thể hiện ở nội dung phản ánh phong phú mọi biểu hiện
của tình yêu trong tất cả những chặng đường: giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi nhau,
giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền tặng vật cho nhau, giai đoạn
hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung, hoặc sự thất bại đau
khổ với những lời than thở, oán trách… [31].
Để thể hiện được nội dung trữ tình đó, ca dao trước hết “phản ánh lịch
sử – xã hội” của người lao động, về mặt này, có thể coi ca dao dân ca Việt
Nam là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán ở nông thôn ngày
xưa [31, tr. 314].
Như vậy, bên cạnh việc phản ánh nội dung hiện thực xã hội thì chủ yếu
ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong xã hội cổ truyền,
qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và quan niệm sống của họ.
1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”
1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình”
Theo Nguyễn Xuân Kính, mỗi lời ca dao là một cơ cấu tương đối trọn
vẹn về nội dung, về hình thức nghệ thuật. Nội dung của lời diễn đạt một tình
cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời chính là từ ngữ,
nhịp điệu, vần thơ… [37, tr. 82].
16
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “tỏ tình” là “bộc
lộ, giãi bày cho người khác biết rõ” (về tình yêu của mình) [61, tr. 1001]. Ca
dao tỏ tình (lời tỏ tình trong ca dao) là những lời ca dao có nội dung nhằm bày
tỏ, bộc lộ tình yêu của chủ thể trữ tình đến đối tượng.
1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “thề nguyền” là
“Thề để nói lên lời nguyện với nhau (nói khái quát)” [61, tr. 932]. Ca dao thề
nguyền (lời thề nguyền trong ca dao) là những lời ca dao có nội dung phản ánh
lời thề (thủy chung, gắn bó) của những người đang yêu và nguyện (tự nhủ, tự
cam kết) sẽ thực hiện đúng như lời thề đó.
Như đã trình bày ở trên, ca dao phản ánh những biểu hiện phong phú
trong các chặng đường tình yêu của nam nữ thanh niên với cả hai mặt tích cực
và tiêu cực, mặt tích cực là chủ yếu. Mảng ca dao tình yêu đau khổ tuy chiếm
số lượng không nhỏ, nhưng tính cách con người Việt Nam luôn hướng đến sự
lạc quan, sự chung thủy, niềm tin tưởng, tinh thần vượt lên hoàn cảnh. Yêu
thương, chung thủy vốn là truyền thống của người Việt. Tỏ tình và thề nguyền
chính là sự thăng hoa cảm xúc trong tình yêu, nó thể hiện sự rung động, đồng
điệu tâm hồn, mong ước gắn bó trọn đời, thủy chung như nhất. Luận văn nhấn
mạnh đến tính tích cực trong nội dung ca dao tỏ tình và thề nguyền mà không
nghiên cứu những lời bội tín, vong thề (khi kiểm chứng, thực hiện lời thề đó).
1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ”
1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính
Cách gọi Bắc Kỳ và Nam Kỳ theo khu vực địa lý – hành chính đã có từ
thời Nguyễn; cách gọi đầy đủ cả ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ có từ
thời thuộc Pháp, ranh giới Bắc Kỳ của hai thời kỳ khá tương đồng; ranh giới
Nam Kỳ thuộc Pháp rất khác so với thời Minh Mệnh, số tỉnh thời thuộc Pháp
nhiều hơn.
17
Dưới triều Nguyễn, về mặt tổ chức, các cấp hành chính có sự khác nhau
giữa 2 thời kỳ trước và sau cải cách hành chính năm 1831-1832. Trước năm
1831, có các cấp hành chính như sau:
1. Triều đình trung ương đặt ở Huế
2. Dưới triều đình, ở phía Bắc có Bắc Thành, ở phía Nam có Gia Định Thành
3. Dưới nữa là trấn hoặc dinh.
Cuộc cải cách hành chính 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏ
Bắc Thành và Gia Định Thành, đối trấn làm tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn vị
hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Lấy kinh đô làm trung tâm; năm
Minh Mệnh thứ 16 (1835) chia đặt như sau: Quảng Nam, Quảng Ngãi thuộc
Nam Trực; Quảng Trị, Quảng Bình thuộc Bắc Trực; Bình Định, Bình Thuận
thuộc Tả Kỳ; Nghệ An, Thanh Hóa thuộc Hữu Kỳ; Gia Định, Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên thuộc Nam Kỳ; Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải
Dương thuộc Bắc Kỳ.
Đến thời kỳ thuộc Pháp, lãnh thổ Việt Nam được chia làm 3 khu vực
riêng biệt, từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào gọi là Nam Kỳ, từ địa
giới phía nam Bình Thuận trở ra tới địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình gọi là
Trung Kỳ, từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra tới biên giới Việt Trung
gọi là Tankin (tức Bắc Kỳ). Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung
Kỳ hợp lại gọi là Vương quốc An Nam đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp.
Cách gọi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ xuất hiện đầu tiên vào năm 1946
trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tồn tại đến năm 1959.
Cụ thể, về phương diện hành chính, nước Việt Nam gồm có 3 bộ: Bắc, Trung,
Nam. Mỗi bộ chia thành nhiều tỉnh, mỗi tỉnh chia thành nhiều huyện, mỗi
huyện chia thành nhiều xã. Chính quyền địa phương gồm 4 cấp: xã, huyện,
tỉnh, bộ (trước gọi là kỳ).
18
Ở Bắc Bộ, ngoài Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng còn có 27
tỉnh, đó là các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà
Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai
Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phúc Yên, Quảng
Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên,
Yên Bái.
Khu vực Trung Bộ gồm có các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Thành phố
Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai Thượng, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa, Kon Tum,
Lâm Viên, Nghệ An, Phan Rang (Ninh Thuận), Phú Yên, Pleiku, Quảng Bình,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên, Vinh – Bến
Thủy.
Ngoài Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, Nam Bộ còn bao gồm 20 tỉnh. Đó
là các tỉnh Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ
Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc,
Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Theo Hiến pháp năm 1959, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa phân cấp khu vực hành chính: Nước được chia thành các tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc Trung ương. Thời kỳ này, cấp bộ không còn nhưng xuất
hiện các khu tự trị.
Sau khi thống nhất cả nước, tháng 12 năm 1975, Quốc hội Nước Việt
Nam khóa V ra nghị quyết bãi bỏ cấp Khu, nhiều tỉnh nhỏ được sáp nhập lại
thành tỉnh rộng lớn hơn.
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực
thuộc Trung ương. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành
chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, trong đó hợp nhất toàn bộ
19
tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc
huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội.
Các đơn vị hành chính (tỉnh) được sắp xếp theo vùng lãnh thổ gần với
ranh giới Bắc Bộ và Nam Bộ như sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm
Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Miền
Đông Nam Bộ, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, còn có các tỉnh Ninh Thuận,
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng
Tàu. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có các tỉnh Long An, Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau [4].
Như vậy, về mặt địa giới hành chính, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ là
những tên gọi ra đời sau, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, ranh giới tương đồng
với các tên gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ hoặc các từ “miền Bắc”, “miền
Trung”, “miền Nam”.
1.2.2. Theo phân vùng văn hóa
Với quan niệm văn – sử – triết bất phân, các nhà văn, nhà sử học, nhà
văn hóa thời phong kiến đã có những ghi chép về các vùng đất, tính cách con
người và thổ sản từng vùng như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Ô châu cận lục
của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Phan Huy Chú, Gia Định thành
thông chí của Trịnh Hoài Đức... Tuy nhiên, việc phân vùng văn hóa vẫn là khái
niệm mới mẻ. Các nhà văn hóa hiện đại đều xác định hệ thống tiêu chí phân
vùng như Hoàng Vinh trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam, Ngô Đức Thịnh
trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Bản sắc văn hóa vùng ở
Việt Nam, Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận trong Các vùng văn hóa Việt Nam...
Trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam [84], khi phân vùng văn hóa,
Hoàng Vinh dựa vào các tiêu chí: về nguồn gốc lịch sử giữa các cư dân sinh
20
sống trong vùng, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội và quan hệ giao lưu,
ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người, các bộ phận dân cư trong và ngoài vùng
văn hóa. Ông đồng tình với ý kiến “làng” là đơn vị trung tâm, làng là cộng
đồng văn hóa tương đối độc lập và ổn định.
Ngô Đức Thịnh lại phân vùng văn hóa Việt Nam với 2 cấp độ: vùng và
tiểu vùng. Tác giả cũng dựa trên các tiêu chí và đưa ra khái niệm vùng văn
hóa: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh
tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và
lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giữa họ đã
diễn ra những nơi giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình
thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác” [73, tr.
99]. Tuy nhiên, ông cho rằng “dân tộc” và “làng” không thể được coi là đơn vị
phân vùng văn hóa hay thể loại văn hóa. “Làng trước hết là điểm dân cư, là cơ
cấu xã hội, là tế bào văn hóa bền vững của tộc người nên về bản chất và quy
luật hình thành của nó khác với vùng văn hóa” [73, tr. 26].
Về cơ bản, các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia nước ta thành 7 vùng
văn hóa:
1) Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Vĩnh Phúc đến Ninh Bình)
2) Vùng văn hóa Việt Bắc (các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc tả ngạn
sông Hồng)
3) Vùng văn hóa Tây Bắc và miền Bắc Trung Bộ (các tỉnh miền núi hữu
ngạn sông Hồng và các huyện miền núi Thanh, Nghệ, Tĩnh)
4) Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến
Thừa Thiên)
5) Vùng văn hóa duyên hải miền Trung (từ Quảng Nam đếnBình Thuận)
6) Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên
21
7) Vùng văn hóa Nam Bộ, bao gồm 2 vùng văn hóa: Đồng Nai – Gia Định
(Đông Nam Bộ) và vùng văn hóa đồng bằng sôngCửu Long (Tây Nam Bộ)
1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian
Theo Ngô Đức Thịnh, “làng” không phải là đơn vị phân vùng văn hóa
nên ông căn cứ vào các thể loại văn hóa để phân vùng. Các vùng thể loại văn
hóa gồm vùng truyền thuyết – nghi lễ, vùng dân ca, âm nhạc, vùng tín ngưỡng,
nghi lễ và lễ hội. Các thể loại văn hóa này rất gần với các thể loại văn học dân
gian [73].
Trong bài viết Vấn đề phân vùng văn học dân gian và ý nghĩa phương
pháp luận của nó trên tạp chí Dân tộc học số 2 năm 1978 [82], Hoàng Tiến
Tựu nhấn mạnh đến tính cấp thiết cần phân vùng văn học dân gian, bởi theo
ông, “đơn vị hành chính (huyện, tỉnh…) không phải khi nào cũng trùng khớp
với đơn vị vùng văn học dân gian” [82, tr. 3]. Bên cạnh phương pháp phân kỳ
nghiên cứu sự vận động thời gian, để nghiên cứu sự vận động không gian của
văn học dân gian, nhà nghiên cứu cần sử dụng phương pháp phân vùng. Theo
ông, các tiêu chí phân vùng văn học dân gian phải là một hệ thống các tiêu chí
có quan hệ hữu cơ với nhau:
Một là: Dựa vào bản thân văn học dân gian nghĩa là sự giống nhau hoặc
gần nhau giữa các tác phẩm văn học dân gian về các phương diện: chủ đề, đề
tài, thể loại, cách lưu truyền, biểu diễn…
Hai là: Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ của nhân dân (ngôn ngữ văn
học và ngôn ngữ giao tế)
Ba là: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, địa lý, phong tục, tín ngưỡng và mọi
mặt đời sống của nhân dân.
Hoàng Tiến Tựu chia vùng văn học dân gian (VHDG) của người Kinh
các thứ bậc từ nhỏ đến lớn:
Làng Vùng VHDG Khu vực VHDG Miền VHDG
22
“Trong đó, làng là đơn vị cơ sở, đơn vị tương đối hoàn chỉnh và vững
chắc, có tính chất “tế bào” của vùng văn học dân gian truyền thống Việt Nam”
[82, tr. 6]. Dựa theo hệ thống tiêu chí trên, Hoàng Tiến Tựu đề xuất phân chia
khu vực văn học dân gian truyền thống của người Việt thành 3 miền:
Miền Bắc: Miền văn học dân gian phía Bắc của người Kinh từ huyện
Tĩnh Gia, Thanh Hóa trở ra. Toàn miền Bắc chia làm 3 khu vực chính: 1) Khu
vực I: Khu vực trung du Bắc Bộ, bao gồm các làng của người Kinh ở trung du
Bắc Bộ (Vĩnh Phú, một phần Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Hà Bắc…); 2) Khu vực
II: Khu vực đồng bằng sông Hồng (hay đồng bằng Bắc Bộ) bao gồm các làng
người Kinh làm ruộng ở đồng bằng sông Hồng, thuộc các tỉnh và ngoại vi các
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam Ninh, một phần
các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Bắc; 3) Khu vực III: Là khu vực sông Mã bao gồm
các làng người Kinh thuộc tỉnh Thanh Hóa, và một phần phía nam Ninh Bình.
Miền Trung: 1) Khu vực I: Khu vực sông Lam hay khu vực Nghệ Tĩnh
kéo dài từ Khe Nước Lạnh đến bờ bắc sông Gianh, bao gồm các làng người
Kinh thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh và huyện Quảng Trạch (Bình Trị Thiên); 2) Khu
vực II: Khu vực sông Gianh – sông Hương hay khu vực Bình Trị Thiên bao
gồm các làng người Kinh từ sông Gianh kéo dài đến đèo Hải Vân (về địa giới
nó gần với tỉnh Bình Trị Thiên).
Miền Nam: Miền văn học dân gian phía Nam (cũng được gọi tắt là miền
Nam) của người Kinh bao gồm các làng xã người Kinh từ phía Nam đèo Hải
Vân (huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào; 1) Khu vực I: Khu
vực Thu Bồn – Trà Khúc gồm các làng xã người Kinh tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng với một số huyện tỉnh Nghĩa Bình (thuộc Quảng Ngãi); 2) Khu vực
II: khu vực Nam Trung Bộ gồm các làng người Kinh từ Nghĩa Bình đến phía
Đông Nam Bộ; 3) Khu vực III: khu vực đồng bằng sông Cửu Long (khu vực
đồng bằng Nam Bộ).
23
1.2.4. Theo phân vùng ca dao
Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian. Việc phân vùng
ca dao phải xuất phát từ chính đặc điểm nội tại của nó, các phương diện nội
dung (đề tài, chủ đề…), nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, biểu
tượng…), phương thức biểu diễn, sự chi phối bởi điều kiện địa lý, lịch sử,
phong tục, tập quán. Theo chúng tôi, cách phân vùng ca dao trong luận án tiến
sĩ của Trần Thị Kim Liên là hợp lý (bản đồ). Tác giả luận án Tính thống nhất
và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam thể hiện
sự tán thành với cách phân chia của Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận... về ranh
giới miền Bắc, tức là Bắc Bộ từ Thanh Hóa trở ra. Quan niệm này khác với
Nguyễn Chí Bền, Chu Xuân Diên khi xác định Bắc Bộ kéo dài đến Nghệ Tĩnh,
khác với Hoàng Vinh cho rằng Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, khác
với Hoàng Tiến Tựu khi ông cho rằng, miền Trung từ Nghệ Tĩnh trở vào đến
Thừa Thiên – Huế.
Cụ thể, cách phân vùng ca dao Việt Nam của Trần Thị Kim Liên như
sau: Ca dao Bắc Bộ (miền Bắc): ca dao người Việt thuộc các tỉnh châu thổ
sông Hồng, sông Mã, sông Thái Bình (bao gồm các làng người Việt từ huyện
Tĩnh Gia – Thanh Hóa trở ra). Ca dao Trung Bộ (miền Trung): từ Khe Nước
Lạnh (Nghệ Tĩnh) đến Bình Thuận. Ca dao Nam Bộ (miền Nam): ca dao người
Việt thuộc các tỉnh châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long. Trong mỗi miền ca
dao lại có tiểu vùng ca dao, như ca dao miền Trung có các tiểu vùng ca dao
Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, ranh giới giữa các
vùng miền nhiều khi chỉ có ý nghĩa tương đối.
24
1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26]
Việc khác biệt khi xác định ranh giới Bắc Bộ giữa các nhà nghiên cứu,
bao gồm hay không gồm Thanh Hóa – vùng đồng bằng sông Mã, bởi tính chất
trung gian và nội tại của Thanh Hóa “Khu Bốn đẩy ra, khu Ba đẩy vào”. Về
25
mặt địa lý – tự nhiên, theo Lê Bá Thảo, tác giả cuốn Việt Nam lãnh thổ và các
vùng địa lí [69] khẳng định, đồng bằng châu thổ của 2 hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình có đỉnh nằm ở Việt Trì và kéo dài đến Ninh Bình. Trên thực tế,
phù sa sông Hồng còn bồi đắp kéo dài xuống tận vùng Nga Sơn thuộc Thanh
Hóa… Thanh Hóa về mặt địa lý tự nhiên có ranh giới tiếp giáp với vùng Trung
Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, không kể rằng phía Tây Bắc giáp tỉnh Sầm
Nưa thuộc Lào… Đồng bằng Thanh Hóa ở phía Nga Sơn, thực tế là một thành
tạo được phù sa sông Hồng bồi đắp, là sự lặp lại một phần đồng bằng châu thổ
sông Hồng. Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng “lưu vực sông Mã đóng vai trò như
là vùng trung gian chuyển tiếp, trong đó xét về các yếu tố văn hóa đặc trưng nó
gần đồng bằng Bắc Bộ hơn là với miền Trung. Bởi vậy, đây là tiểu vùng văn
hóa mang tính chất chuyển tiếp” [73, tr. 116].
1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc Bộ và
Nam Bộ
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử
Châu thổ sông Hồng bao gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Mã. Đây là vùng văn hóa – lịch sử cổ, cái nôi hình thành dân tộc Việt, quê hương
của các nền văn hóa Đông Sơn thời vua Hùng, Thăng Long thời Đại Việt và Hà
Nội thời hiện đại. Vào cuối thời đá mới, đầu thời kim khí, những lớp cư dân nói
ngôn ngữ Môn – Khơ-me cổ đã giao tiếp về nhân chủng và văn hóa với lớp cư dân
nói ngôn ngữ Tày – Thái cổ, Nam Đảo cổ… để hình thành nên những người Việt
cổ (Lạc Việt). Suốt thời kỳ Bắc thuộc đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa giữa
văn minh Đông Sơn và văn minh Trung Hoa cổ đại, vừa đồng hóa vừa chống
đồng hóa giữa những kẻ đi đô hộ và người bản địa.
Nếu Bắc Bộ là vùng đất cổ thì Nam Bộ là vùng đất mới, nó vừa lạ lẫm,
xa vời lại vừa thu hút, vẫy gọi con người. Những người Khơ-me đến đồng
bằng sông Cửu Long sớm nhất đã chọn những rẻo đất cao dọc triền sông Tiền,
26
sông Hậu, nương nhờ vào thiên nhiên, trồng tỉa lúa và hoa màu để sinh sống.
Miền đất hoang hóa trở thành miền đất trù phú chỉ từ khi người Kinh đặt chân
đến, sống xen cài với người Khơ-me và sau đó là người Hoa, người Chăm để
khai khẩn đất đai. Người Nam Bộ là dân tứ xứ, họ hoặc là những tội đồ bị nhà
nước phát vãng vào đây hoặc là dân lưu tán, vì đói nghèo phải rời bỏ quê
hương xứ sở để đi tìm đất nương thân. Số ít trong họ là các lưu quan, những kẻ
giàu có nuôi hoài bão làm giàu, chiêu mộ người nghèo đi tìm đất khai phá, làm
ăn. Những người Kinh tới đất Nam Bộ ra đi là dứt bỏ những lề tục xưa cũ, nhất
là đối với những tội đồ hoặc những người vì nghèo đói mà lưu lạc [73].
1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ lớn ở nước ta, tuy được bao
bọc bởi rừng và biển vịnh Bắc Bộ nhưng nó vẫn xa rừng, nhạt biển. Vì vậy,
những phương thức sống, những thói quen sinh hoạt gắn với rừng và biển của
cư dân đồng bằng Bắc Bộ thể hiện nhạt nhòa. Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ chủ
yếu làm nông nghiệp một cách thuần túy, phần lớn là nông dân và nền văn hóa
nông nghiệp trồng lúa. Là đồng bằng châu thổ phì nhiêu nhưng chịu mật độ
dân số cao hơn các vùng khác nên đồng bằng Bắc Bộ từ lâu đã đi vào hướng
thâm canh cây lúa. Ngoài sông ngòi thì cái ao, mặt đầm hồ là hình ảnh quen
thuộc với người nông dân. Người nông dân có nhiều thời gian nhàn rỗi do nhịp
điệu quy định của thời vụ canh tác nên ai cũng biết thêm nghề phụ là làm nghề
thủ công: nghề gốm sứ, nghề dệt vải, dệt lụa, nghề sơn, nghề nhuộm, nghề làm
giấy, nghề mộc, nghề khảm trai... Ở Bắc Bộ, chợ làng đóng vai trò trao đổi
kinh tế và về phương diện nào đó, nó còn là nơi trao đổi văn hóa làng xã cổ
truyền. Thường thường mỗi huyện có khoảng 14 đến 20 chợ, tính ra cứ 4 đến 7
làng có một chợ chung. Chợ thường lập ở nơi trung tâm, ở cạnh đình, chùa
làng nên hay mang tên là chợ Chùa, chợ Đình.
27
Đến Nam Bộ, cái dễ gây ấn tượng không chỉ ở khung cảnh thiên nhiên
mà còn ở nếp sống của con người qua cách thức sinh sống, làm ăn. Ở Nam Bộ,
làm ruộng vẫn là nghề gốc, dân Nam Bộ là dân ruộng. Đất rộng, người thưa,
thiên nhiên trù phú, lắm cá tôm, nhiều muông thú nên con người không đi theo
hướng thâm canh, mà là khai hoang, quảng canh. Người ta vẫn mệnh danh
Nam Bộ là xứ sở của văn minh kênh rạch. Kênh rạch tạo thành hệ thống chằng
chịt, nó quy định nhịp điệu làm ăn, làm gì, đi đâu, thậm chí thờ cúng, vui chơi,
người ta cũng tùy thuộc vào con nước lên hay ròng. Ở xứ sở kênh rạch này,
phương tiện đi lại, chuyên chở chính yếu là con thuyền; xuồng ba lá là kiểu đặc
trưng của miền kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long. Về trang phục, người
nông dân Nam Bộ rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Cũng do khí hậu
nóng nực, sông nước nhiều cá tôm nên các món canh chua, các loại mắm ở
Nam Bộ phong phú hơn hẳn các vùng miền khác.
Xét về tổ chức xã hội, làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ là làng
xã cổ truyền, tiêu biểu nhất cho thiết chế làng xã ở nước ta. Về cội nguồn, làng
của thời kỳ phong kiến và làng của thời hiện đại là sự phát triển mở rộng của
một gia đình lớn, một gia tộc từ thưở khởi đầu. Làng xã cổ truyền của người
Kinh đồng bằng Bắc Bộ còn là một môi trường văn hóa, phản chiếu nền văn
hóa cổ truyền của dân tộc. Các hương ước, khoán ước của làng xã quy định
khá chặt chẽ các mặt đời sống sản xuất, tổ chức và quan hệ xã hội, sinh hoạt
tinh thần và văn hóa của những người nông dân. Một trong những truyền thống
đặc trưng của xã hội Việt Nam cổ truyền chính là tính cộng đồng được sản sinh
và lưu giữ bền vững trong môi trường làng xã.
Cư dân Nam Bộ tuy cũng sống thành làng, thành ấp nhưng nhà cửa tản
mát theo bờ kênh, ruộng lúa. Nhà cửa của người nông dân ở đây đơn sơ, nhà ba
gian hai chái, làm bằng tre, nứa, lợp lá dừa, phên vách. Làng xóm Nam Bộ
cũng như cơ cấu xã hội nông thôn không lấy gì làm bền chắc như miền Bắc.
28
Làng xã không có đất công để ban cấp, ai có sức khai phá thì biến thành của
riêng, mua đi bán lại, người không có đất thì làm thuê, nay đây mai đó. Khác
với vùng đồng bằng Bắc Bộ, ở Nam Bộ, quan hệ cá nhân là chủ yếu, không có
kiểu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Nhiều người không còn nhớ gốc tích,
họ hàng, quê hương nên gia phả, lý lịch xuất thân của mỗi người cũng không
được coi là quan trọng [73].
1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
Người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ chịu ảnh hưởng lớn của Tam
giáo. Phật giáo đại thừa đã du nhập vào Bắc Bộ ngay từ những thế kỷ đầu
Công nguyên. Khoảng thế kỷ thứ VI, Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã trở
thành trung tâm đạo Phật lớn nhất nước ta lúc đó. Đến thời Lý – Trần, Phật
giáo phát triển rộng khắp, trở thành chỗ dựa tinh thần của các triều đại phong
kiến. Từ thời Lê trở đi, Phật giáo mất vai trò chủ đạo, hòa quyện với các tín
ngưỡng dân gian tạo nên một thứ tôn giáo – tín ngưỡng độc đáo, đó là Phật
giáo dân gian. Đạo giáo nảy sinh vào cuối thế kỷ II ở Trung Quốc, du nhập vào
nước ta khoảng đầu thời Bắc thuộc. Khi vào nước ta, Đạo giáo hòa quyện với
các tín ngưỡng dân gian, như các loại tín ngưỡng thờ Mẫu, mà biểu hiện độc
đáo của nó là nghi lễ đồng bóng, các hình thức thờ cúng thần tiên (đạo Tiên),
tín ngưỡng Tứ bất tử, các phương thuật kiểu Nội đạo tràng… Nho giáo du nhập
mạnh mẽ vào nước ta mà trước hết là đồng bằng Bắc Bộ từ thời nhà Hán,
thông qua hệ thống giáo dục thi cử. Đến thời nhà Lê, Nho giáo giành được địa
vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến. Người
ta đã thống kê trong số 56 Trạng nguyên thời phong kiến thì đã có 52 người
thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trong nhân dân, Nho giáo ảnh hưởng lớn tới
hệ thống giáo dục ở các làng xã, trong việc thờ cúng thành hoàng, các mối
quan hệ nơi đình làng, các sinh hoạt cộng đồng, hội hè, phong tục, cúng lễ, các
ứng xử gia đình và xã hội…
29
Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở Nam Bộ hết sức đa dạng, phức tạp. Đất
Nam Bộ ít chịu sự ràng buộc của những tư tưởng Nho giáo, những lề thói,
khuôn phép phong kiến lỗi thời, vì đây là vùng đất mới, cư dân từ “tứ xứ” đổ
về nên nó còn là cái nôi nảy sinh những tôn giáo, tín ngưỡng mới. Phong tục
của người Việt ở Nam Bộ cũng có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc, Trung Bộ
nhưng tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục người Khơ-me, người Hoa.
Tính cách của người Việt ở Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt: cởi mở,
không ưa sự ràng buộc, chuộng sự bình đẳng, trong mưu sinh thì có tinh thần
mạo hiểm, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới, trong ứng xử thì bộc trực,
hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng… Người Nam Bộ xưa ít
người có học, không coi việc học hành là con đường tiến thân, đổi đời như
người nông dân miền Bắc. Bởi vậy, họ không phải là những người ưa sống nội
tâm, chuộng suy tư, mà là những người ưa hành động. Người Nam Bộ thích ăn
chơi xả láng ồn ào nhưng trong họ có sẵn một tâm trạng mang nặng âm điệu
sầu tư. Đó là hai mặt tâm lý của người Nam Bộ.
Làm nên sắc thái văn hóa độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ phải nói tới
các lễ hội phong phú, đa dạng. Người ta có thể căn cứ vào nội dung phản ánh
của lễ hội để phân biệt lễ hội nông nghiệp, lễ hội tưởng niệm các anh hùng lịch
sử, lễ hội gần với tôn giáo, tín ngưỡng… Có thể căn cứ vào phạm vi, quy mô
lớn nhỏ để phân thành hội làng, hội của một vùng, hội của cả nước; rồi lại căn
cứ vào địa điểm mở hội để gọi đó là hội đình, hội chùa, hội đền… Hàng trăm,
hàng ngàn lễ hội của đồng bằng Bắc Bộ đều có gốc tích ban đầu là hội làng,
mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp. Hội làng gần như là những dịp duy
nhất tập trung phô diễn những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từ múa, hát giao
duyên, hát cửa đình, sân khấu chèo, tuồng, các loại thi tài đến các trò đấu võ,
bơi thuyền, kéo co, chọi trâu, chọi gà, đấu cờ, ném còn, thổi cơm thi… Từ
30
đó, nó đã hun đúc tài năng, trí thông mình, tài khéo léo, sức khỏe của các thành
viên trong làng xã.
Nam Bộ không thiếu những sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng,
những sinh hoạt này là môi trường sản sinh và nuôi dưỡng văn hóa dân gian.
Lễ hội của người Việt ở Nam Bộ cũng rất đa dạng, phong phú, bao gồm bốn
loại hình lễ hội chủ yếu ở Việt Nam: lễ hội nông – ngư nghiệp, lễ hội tưởng
niệm danh nhân – anh hùng dân tộc, lễ hội tín ngưỡng – tôn giáo và hỗn hợp,
tất cả đều mang màu sắc riêng của Nam Bộ. Trong khung cảnh xóm ấp, ngôi
đình ở đây không mang dáng vẻ thật tiêu biểu. Thành hoàng phần nhiều là các
vị thần vô danh được triều đình sau này phong tặng, hay bản thân các vị công
thần nhà Nguyễn như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Lê Văn Duyệt…
sau khi mất được thờ cúng trong đình [73].
1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật
Về nghệ thuật, đồng bằng Bắc Bộ là quê hương của các loại hình dân ca,
các hình thức sân khấu có truyền thống lâu đời, đó là các hình thức từ hát dân
ca Quan họ, hát đúm, hát xoan, hát văn, hát ghẹo đến các hình thức sân khấu
như chèo, tuồng, rối nước...
Người Nam Bộ, dù Kinh hay Khơ-me, Chăm đều ưa thích âm nhạc và ca
hát. Âm nhạc ở đây đa dạng và phức tạp. Đa dạng bởi nó chứa đựng nhiều hình
thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của các bộ phận dân cư
nông thôn, đô thị, các tầng lớp xã hội khác nhau. Phức tạp bởi sự giao thoa,
đan cài, hội tụ giữa nhiều tầng văn hóa, âm nhạc (Kinh – Khơ-me – Chăm –
Tây Nguyên – Hoa). Âm nhạc Nam Bộ thể hiện rõ nét trong dân ca Nam Bộ,
qua các điệu lý, điệu hò, điệu ru hát… và cũng mang sắc thái riêng. Trong các
điệu hò, ngoài các bài hò quen thuộc thì người Nam Bộ đã sáng tạo các điệu hò
mới. Nói tới nghệ thuật dân gian Nam Bộ không thể không nói tới sân khấu cải
lương, hát bội, ca hát tài tử của người Kinh.
31
Về ngôn ngữ, sự hiện diện của chế độ giáo dục lâu đời và đội ngũ trí
thức đông đảo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã làm giàu vốn từ, nâng dần ngôn
ngữ thường ngày thành ngôn ngữ văn học, thúc đẩy sự ra đời chữ viết, lúc đầu
là chữ Nôm, sau là chữ quốc ngữ.
Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Nam Bộ là một phương ngữ của tiếng
Việt phổ thông, hình thành cùng với quá trình người Kinh tới đây khai thác
vùng đất mới. Tiếng Nam Bộ mang trong mình cội nguồn khác nhau của
những người tứ xứ, nhưng đồng thời, nó cũng sản sinh thêm những từ ngữ
phản ánh thế giới tự nhiên và con người nơi đất mới này. Điều đáng nhấn mạnh
là, phương ngữ Nam Bộ hình thành cùng với quá trình sáng tạo chữ quốc ngữ,
vùng đất Nam Bộ là nơi đầu tiên gieo mầm, phát triển chữ quốc ngữ. Chính
môi trường ấy làm cho phương ngữ Nam Bộ sớm có được sự thống nhất về
không gian, khắc phục các khác biệt địa phương, vừa phát triển nhanh từ khẩu
ngữ thành ngôn ngữ văn học [73].
Tiểu kết:
Ca dao thuộc thể loại trữ tình dân gian, phản ánh đời sống tâm tư, tình
cảm, sinh hoạt của nhân dân lao động ngày trước. Trong đó, lời tỏ tình và lời
thề nguyền chính là những bài ca tiêu biểu nhất trong kho tàng ca dao tình yêu
lứa đôi của người Việt. Việc phân vùng ca dao có ý nghĩa quan trọng để nghiên
cứu sự chuyển động về mặt không gian và sự phát triển thể loại theo thời gian.
Ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ là sản phẩm tinh thần của người lao động
Việt Nam trên hai miền rộng lớn của đất nước. So sánh lời tỏ tình và lời thề
nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi giữa các vùng, miền khác nhau
để thấy được không chỉ những nét giống nhau mà còn tìm hiểu những điểm
khác nhau.
Như vậy, hai vấn đề luận văn cần làm rõ: thứ nhất, đó là so sánh ca dao
Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phân tích những điểm giống và khác nhau, lí giải
32
nguyên nhân. Trước đó, người viết đã giải quyết vấn đề khái niệm ca dao, xác
định ranh giới “Bắc Bộ”, “Nam Bộ”. Thứ hai, so sánh vấn đề gì, người viết tập
trung tìm hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa
đôi, tiêu biểu cho đặc trưng trữ tình của ca dao. Khi so sánh lời tỏ tình và lời
thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao
Nam Bộ, chúng tôi lưu ý một số điểm:
Trước hết, khi so sánh tình yêu lứa đôi trong ca dao mỗi vùng, miền
cần tránh quan điểm cực đoan, nhấn mạnh vào đặc trưng riêng biệt, cái độc đáo
đến mức độc nhất vô nhị, coi trọng hoặc kì thị một bên, tránh coi ca dao Bắc
Bộ – vùng đất cổ là vùng ca dao lớn, Nam Bộ là vùng ca dao nhỏ, phát sinh.
Các đối tượng được đem ra so sánh đều ngang bằng và có những sắc thái riêng.
Sự giống nhau vừa do quy luật sáng tạo folklore, đặc trưng thi pháp ca dao,
cũng như điều kiện lịch sử – xã hội chung của người Việt còn sự khác nhau là
tất yếu do môi trường tự nhiên, xã hội và giao lưu văn hóa vùng miền quy định.
Về phương pháp, cần sử dụng cao phương pháp thống kê phân tích và
phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đặc biệt, khi so sánh không thể tách rời
đối tượng khỏi môi trường sản sinh ra nó, điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội,
tâm lý, tính cách, xu hướng thẩm mĩ vùng miền, lề lối diễn xướng, khung cảnh
ca hát (làn điệu, động tác múa...) và sự phát triển của thể loại.
33
Chương 2
SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN
TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ
2.1. Trình bày sự giống và khác nhau
Trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [34], ngoài việc tra cứu ca dao
theo chữ cái, nhóm soạn giả còn chia nội dung ca dao thành chín chủ đề lớn.
Trong chủ đề tình yêu lứa đôi, các tác giả chia thành lời của nam, lời của nữ,
cả nam và nữ hát một mình, nam nữ đối đáp. Phần ca dao tình yêu lứa đôi sắp
xếp theo hoàn cảnh thuận lợi và không thuận lợi.
Theo Trần Thị Kim Liên, số lời ca dao thuộc 9 chủ đề lớn trong Kho
tàng ca dao người Việt có thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp như sau:
STT Nội dung chủ đề Số bài Tỉ lệ %
1 Tình yêu 6445 51,6%
2 Quan hệ gia đình và xã hội 1334 10, 6%
3 Những lời bông đùa khôi hài giải trí 1240 9,9%
4 Lao động và nghề nghiệp 1201 9,6%
5 Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 655 5,2%
6 Kinh nghiệm sống và hành động 489 3,9%
7 Đất nước và lịch sử 459 3,7%
8 Những thói hư tật xấu và những tệ nạn xã hội 351 2,8%
9 Những nỗi khổ những cảnh sống lầm than 313 2,7%
Kho tàng ca dao người Việt 12.487 100%
2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr.
48]. Kết quả thống kê mà chúng tôi thu được cũng tương tự. Số lời ca dao
ba miền về tình yêu trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt gồm 6230 (chiếm
49,9%) trong tổng số 12.487 lời, số lượng hơn hẳn so với các chủ đề khác.
34
Chủ đề tình yêu lứa đôi trong Ca dao dân ca Nam Bộ được tập hợp, phân loại
trong Ca dao tình yêu lứa đôi chiếm đa số: 1472 lời/ 2263 lời (chiếm 65%).
Phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao
dân ca Nam Bộ theo nội dung, chúng tôi có được kết quả như sau:
STT Nội dung Số bài Tỷ lệ
KTCD CDNB KTCD CDNB
1 Lời tỏ tình 2543 631 40,8% 43%
2 Lời thề nguyền 539 117 8,7% 7,9%
3 Nội dung khác 3148 724 50,5% 49,1%
4 Tổng 6230 1472 100% 100%
2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt
và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao)
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy, số lời ca dao tỏ tình và thề nguyền ở Bắc
Bộ và Nam Bộ đều chiếm số lượng lớn trong ca dao tình yêu lứa đôi. Trong
Kho tàng ca dao người Việt, lời tỏ tình và thề nguyền là 3082 lời/ 6230 lời
(chiếm 49,5%), trong Ca dao dân ca Nam Bộ, lời tỏ tình và thề nguyền có 748
lời/ 1472 lời (chiếm 50,9 %). Đặc biệt, riêng lời tỏ tình trong ca dao hai miền
đều có số lượng vượt trội (chiếm 40,8% và 43%). Điều đó thể hiện tâm hồn
phong phú, giàu cảm xúc, mãnh liệt và tích cực của người bình dân. Trong sự
giống nhau đó, lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao hai miền có sự khác
nhau về mức độ, trai gái Nam Bộ có nhu cầu bày tỏ tình yêu nhiều hơn Bắc Bộ
(43% - 40,8%), ngược lại, trai gái Bắc Bộ nói đến thề nguyền nhiều hơn (8,7%
- 7,9%).
Những lời tỏ tình và lời thề nguyền không chỉ phong phú về số lượng mà
còn đa dạng về mức độ. Cách thể hiện tình cảm của trai gái lao động trên hai miền
lúc nồng nàn, mãnh liệt, lúc nhẹ nhàng, tình tứ, khi tếu táo, hóm hỉnh…
35
2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ
Tình yêu là một thế giới muôn màu sắc, đa dạng và cũng phức tạp.
Trong ca dao tỏ tình có muôn vàn cách nói để chạm tới trái tim của người cần
bày tỏ. Nếu tình yêu là một quá trình thì tỏ tình chính là giai đoạn đầu tiên, là
nơi khởi đầu kết nối hai tâm hồn đồng điệu. Cái đích của tỏ tình chính là để đối
phương biết được tình ý của mình. Trong hoàn cảnh khác nhau, người nói cần
lựa chọn cách bày tỏ với sắc thái khác nhau, có lúc gặp nhau trên đường cất lên
câu hát trêu nhau, cũng có thể là gặp nhau lần đầu muốn ướm hỏi, thăm dò ý
tứ, cũng có thể cảm mến, quen biết nhau từ lâu…
Dựa theo chủ thể trữ tình, chúng tôi sắp xếp, phân loại những lời tỏ tình
trong ca dao tình yêu lứa đôi.
STT Nội dung Số bài Tỷ lệ
KTCD CDNB KTCD CDNB
1 Lời của nam và nữ 757 137 29,8% 21,7%
2 Lời của nữ 563 141 22,1% 22,3%
3 Lời của nam 938 317 36,9% 50,3%
4 Nam nữ đối đáp 285 36 11,2% 5,7%
5 Tổng 2543 631 100% 100%
2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao
dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình)
Nhận xét: Thống kê cho thấy lời tỏ tình của nam giới trong ca dao Bắc
Bộ và ca dao Nam Bộ cùng có số lượng nhiều nhất, trong khi lời tỏ tình của
nam nữ đối đáp chiếm số lượng ít nhất. Trong Kho tàng ca dao người Việt, lời
tỏ tình của nam là 938 lời/ 2543 lời (chiếm 36,9%), trong Ca dao dân ca Nam
Bộ, lời tỏ tình của nam là 317 lời/ 631 lời (chiếm 50,3%), gấp đôi số lời tỏ tình
của nữ (317 lời/ 141 lời). Lời tỏ tình là lời nam nữ đối đáp chỉ chiếm 11,2%
(Kho tàng ca dao người Việt) và 5,7% (Ca dao dân ca Nam Bộ).
36
Số lời ca dao Nam Bộ là lời tỏ tình của nam, lời tỏ tình của nữ đều cao
hơn so với số lời tỏ tình trong ca dao các vùng miền khác (22,3% so với 22,1%
đối với lời của nữ và 50,3% so với 36,9% đối với lời của nam). Trong khi đó,
lời ca dao là lời tỏ tình của cả nam và nữ (phiếm chỉ, không xác định rõ chủ thể
trữ tình) và lời tỏ tình nam nữ đối đáp trong ca dao ba miền lại có số lượng
nhiều hơn ca dao Nam Bộ (29,8% so với 21,7% đối với lời của nam và nữ;
11,2% so với 5,7% đối với lời nam nữ đối đáp).
Điều đó thể hiện rằng trong xã hội cổ truyền thì nam giới vẫn là người đi
chinh phục, là người chủ động nói lời yêu, dù ở vùng đất cổ hay ở miền đất
mới. Nam giới còn được gọi là “phái mạnh”, vì vậy, lời tỏ tình của nam giới
thường thẳng thắn và quyết liệt hơn so với nữ; cách tỏ tình của nữ giới thâm
trầm, kín đáo hơn. Trong xã hội miền Bắc, mảnh đất chịu ảnh hưởng của lễ
giáo phong kiến và khuôn phép làng xã thì quan niệm “trâu tìm cọc” chứ “cọc
không tìm trâu” thể hiện rất rõ. Ngược lại, ở miền đất mới Nam Bộ, trai gái có
thể thoải mái thể hiện tình cảm của mình, không chịu chi phối bởi “lệ làng”
hay Nho giáo. Do đó, lời tỏ tình là lời của nam và lời của nữ trong ca dao tình
yêu Nam Bộ đều chiếm số lượng hơn hẳn. Cái khác nhau giữa lời tỏ tình trong
ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ không phải ở độ đậm nhạt của tình cảm, mà là ở
cách nói, cách thể hiện rất riêng, giữa những người khác giới, trong những
hoàn cảnh khác nhau…
2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động và
khung cảnh ca hát của người bình dân
Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ giống nhau cùng phản ánh
thiên nhiên tươi đẹp, môi trường lao động cũng là môi trường nảy sinh, nuôi
dưỡng tình yêu của các chàng trai, cô gái mang sắc thái địa phương riêng.
Chính thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ với đặc trưng vùng miền là cầu nối tình
37
yêu của chàng trai, cô gái. Mượn hình ảnh cây đa rụng lá ngoài đình mà chàng
trai, cô gái Bắc Bộ nói ra lời thương yêu:
Cây đa rụng lá đầy đình
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.
Chàng trai Nam Bộ hỏi chuyện cây trái mà thực ra là ướm
hỏi chuyện tình yêu: Chiều chiều đi dạo vườn trầu
Hỏi thăm đu đủ, mãng cầu chín chưa?
Cùng phản ánh thiên nhiên tiêu biểu của vùng miền nhưng những hình
ảnh thiên nhiên và mức độ xuất hiện của chúng trong lời tỏ tình giữa ca dao
Bắc Bộ và Nam Bộ lại không giống nhau. Đồng bằng Bắc Bộ xuất hiện nhiều
hình ảnh nằm trong tổng thể hình ảnh làng xã như giếng nước, cây đa, lũy tre,
sân đình…, thiên nhiên Nam Bộ hiện lên đậm đặc hình ảnh của miệt vườn,
sông nước, tôm cá…
Thiên nhiên trong lời tỏ tình của trai gái Bắc Bộ không tách rời khỏi
không gian làng quê tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ:
Đầu làng có cái giếng thơi
Người ngoan rửa mặt, người hiền soi gương
Trèo lên trái núi Tam Sơn
Thấy đôi con chim loan phượng tựa nương một mình…
… Hỡi người đã có ai chưa?
Để cho người ngoan ngồi đấy, tôi liền ngồi đây
Ước gì đôi người ấy lấy đôi tôi này.
Ba bối cảnh tiêu biểu nhất cho thiên nhiên cuộc sống ở Nam Bộ – miệt
vườn, ruộng đồng, sông nước chính là ba môi trường làm nảy sinh nhiều nhất
các hình ảnh riêng biệt của địa phương:
Đường mương nước chảy, con cá nhảy, con tôm nhào Hai
đứa mình hiệp ý, ba má nào không thương?
38
Chiều chiều vịt lội bờ bàng
Thương người áo trắng vá quàng nửa vai.
Cũng là thiên nhiên thực vật, nếu trong ca dao Bắc Bộ xuất hiện nhiều
hình ảnh vườn rau, hoa lá thì ca dao Nam Bộ lại đậm đặc hình ảnh của miệt
vườn cây trái sum sê. Chính đặc điểm khác biệt về khí hậu dẫn tới sự phản ánh
nghiêng về hoa lá hay cây trái trong ca dao tình yêu Bắc Bộ và Nam Bộ. Miền
Bắc có khí hậu gió mùa với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, mùa xuân lại là
dịp trăm hoa đua nở, trong khi khí hậu Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa điển hình
với hai mùa: mùa mưa và mùa khô phù hợp cho việc cây kết trái.
Trong một lời ca dao tỏ tình Bắc Bộ mà rất nhiều loài cây, loại rau hiện
lên tươi tắn, xanh mát qua cái nhìn đầy sức sống của cô gái:
Trên vườn rau cải, dưới lại rau cần
Cây mơ, cây mận ở gần bờ ao
Đầu làng có cây đa cao
Trăng thanh gió mát lọt vào tận nơi
Nhà anh có cái giếng khơi
Nhác trông xuống giếng có đôi cành hồng
Em nay là gái chưa chồng
Anh không có vợ, dốc lòng chờ nhau.
Khảo sát 3506 lời ca dao, Lưu Thị Nụ nhận thấy trong số hình ảnh thiên
nhiên được so sánh với người phụ nữ, “hoa”, “chim”, “cây”, “quả” là bốn loại
sử dụng nhiều nhất, trong đó tần số xuất hiện của “hoa” nhiều gấp đôi so với
“cây” [37, tr. 322]. Sự xuất hiện của “hoa” nhiều hơn hẳn so với “cây” và
“quả” phản ánh vẻ nên thơ, thanh lịch trong tâm hồn con người Bắc Bộ. Những
loài hoa bình dị, tiêu biểu cho vùng quê miền Bắc như hoa bưởi, hoa ngâu, hoa
sen, hoa lí, hoa nhài… đã đi vào ca dao tình yêu lứa đôi.
39
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
…Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen…
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời.
Mỗi loài hoa trong ca dao tình yêu Bắc Bộ mang một vẻ đẹp, ý nghĩa
riêng. Tác giả dân gian sắp xếp thứ tự các loài hoa như sau:
Chơi hoa cho biết mùi hoa
Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa lài…
Hoa lí là chị hoa lài
Hoa lí có tài, hoa nhài có duyên.
Hình ảnh hoa lí được nhắc đến trong 34 lời/ 6230 lời ca dao tình yêu lứa
đôi. Là loài hoa số một, vượt trội trong vườn hoa, hoa lí thể hiện vẻ đẹp kiêu
sa, cao quý của người phụ nữ:
Hoa lí lịch là hoa lí tình
Con gái Đình Bảng vừa xinh vừa giòn.
Đi qua trước cửa vườn đào
Thấy hoa thiên lí muốn vào hái chơi.
40
Riêng về hình ảnh hoa nhài, theo Nguyễn Xuân Kính, trong 12.487 lời
ca dao được tập hợp trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt, có 41 lời nhắc
đến hoa nhài. “Qua các ý nghĩa của hoa nhài, chúng ta thấy rõ được quan niệm
thẩm mĩ, đồng thời cũng là quan niệm đạo đức của quần chúng cần lao. Họ ca
ngợi những gì là thủy chung, tình nghĩa, thích cái đẹp, cái duyên bên trong hơn
là những gì ồn ào chốc lát, phô trương bên ngoài” [37, tr. 326].
Khảo sát 6230 lời ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người
Việt, hình ảnh “hoa sen” xuất hiện 24 lời/39 lời liên quan đến “sen” (“hồ sen”,
“lá sen”, “đài sen”, “ngó sen”...). Hoa sen sống ở đầm, “gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn” nên trong ca dao tình yêu, “hoa sen” thể hiện vẻ đẹp thuần khiết,
mãnh liệt:
Miệng tiếng anh cười nở cánh hoa sen
Tôi xin kết ngãi làm quen
Ngãi đà nên ngãi, sự bởi nhân duyên trăng già…
Cùng phản ánh thiên nhiên thực vật nhưng trong lời ca dao tỏ tình Nam
Bộ, hệ thống cây trái xuất hiện nhiều hơn so với các loại hoa. Theo Nguyễn
Chí Bền, Nguyễn Phương Thảo [5], trong 1339 lời có hình ảnh thiên nhiên của
tình yêu lứa đôi thì có tới 413 các loài cây/ 644 lần xuất hiện các hình ảnh thực
vật (chiếm 64%). Thiên nhiên Nam Bộ mang nét đặc sắc riêng với những loài
cây mới lạ như cây bần, cây mù u, cây vông…
Bướm đeo dưới dạ cây bần
Muốn nhân muốn ngãi lại gần sẽ nhân.
Mù u nhỏ rễ ăn bàng
Sợ mình nói gạt qua đàng bỏ tôi…
…Phụng hoàng đậu nhánh vông nem
Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi…
41
Trong ca dao Nam Bộ ít thấy hình ảnh cây đa, thay vào đó là hình ảnh
nhiều loài cây vùng sông nước như cây bần, mù u.... Nếu cây đa là nơi trai gái
ở đồng bằng Bắc Bộ thường chọn làm chỗ hẹn hò thì trong ca dao Nam Bộ lại
vắng bóng. Cây bần là loài cây quen thuộc bởi nó gắn với sông nước Nam Bộ.
Cây bần nơi bến sông trở thành hình ảnh mới mẻ cho ca dao trữ tình của người
Việt.
Riêng về các loại quả, hệ thống các loại trái xuất hiện ở ca dao Nam Bộ
phong phú mà ít thấy ở ca dao Bắc Bộ. Khảo sát 631 lời tỏ tình của ca dao
Nam Bộ xuất hiện 11 lần “trái lựu”, 6 lần trái “lê”, 5 lần “trái dưa”, 5 lần “khổ
qua”, 4 lần “mãng cầu”, 4 lần trái “mù u”, ngoài ra còn có “đu đủ”, “dừa”,
“chuối”, “thơm” (dứa), “mít”, “bo bo”, “bình bát”…
Xăm xăm bước tới vườn đào
Hỏi thăm lê, lựu, mãng cầu chín chưa?
Khổ qua xanh, khổ qua đắng
Khổ qua mắc nắng, khổ qua đèo
Anh có thương em thì mần giấy giao kèo
Ngày sau anh mới kể chắc em là mèo của anh.
Chàng trai Nam Bộ không coi bốn loại cây “đào – trúc – cúc – tùng”,
“mai – trúc – cúc – sen” hay “mai – trúc – cúc – lan” là tứ quý như người Bắc
Bộ mà sáng tạo bốn loại quả tứ quý “lựu – lê – bình bát – mãng cầu”:
Lựu, lê, bình bát, mãng cầu
Bốn cây tứ quý anh sầu một cây.
Tuy không xuất hiện nhiều bằng các loại cây trái, không phong phú như
trong ca dao Bắc Bộ nhưng trong ca dao tỏ tình Nam Bộ, hình ảnh “hoa”
(bông) khá đặc biệt. Ngoài những loài hoa đã từng xuất hiện trong ca dao Bắc
Bộ nhưng được người Nam Bộ gọi bằng tên khác như bông trang (mẫu đơn),
42
bông quỳ (hoa sen)… thì ca dao Nam Bộ còn có các loại hoa của vùng đất mới
như bông vông, bông hường, bông súng. Có những loài hoa chỉ xuất hiện trong
ca dao Nam Bộ mà chưa từng nhắc đến trong ca dao các miền khác như hoa
mù u. Hình ảnh hoa mù u xuất hiện 4 lần trong 631 lời tỏ tình của ca dao Nam
Bộ, chỉ riêng loài hoa này được đặc tả chi tiết “mù u bông trắng lá quấn nhụy
huỳnh” làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh hoa sen “nhị vàng bông trắng lá
xanh” đã từng xuất hiện trong ca dao trữ tình người Việt. Hoa mù u ấn tượng
bởi vẻ đẹp bình dị, trong sáng, gần gũi với người dân lao động.
Mù u bông trắng lá quấn nhụy huỳnh
Thấy em bổ củi một mình anh thương.
Mù u bông trắng lá quấn nhụy huỳnh
Anh thương em vì bởi tấm hình dễ thương.
Trong lời ca dao tỏ tình Bắc Bộ, hình ảnh “vườn” khá quen thuộc trong
khung cảnh làng quê nơi đây, thường có phạm vi nhỏ bé, xinh xắn như vườn
rau, vườn chanh, vườn đào (làm vườn không phải với mục đích làm kinh tế).
Nhưng với người Nam Bộ, làm vườn trở thành một nghề và miệt vườn được họ
coi như là vùng chuyên canh cây trái:
Ghe anh nhỏ mũi trảng lườn
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.
Chuồn chuồn bay thấp
Nước ngập ruộng vườn
Nghe lời nói lại càng thương
Thương em anh muốn lập vườn cưới em.
Do tính sông nước là một trong những đặc trưng của văn hóa Việt Nam
nên lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ cùng phản ánh thiên
43
nhiên sông nước. Hình ảnh sông nước trong ca dao Bắc Bộ thường nhỏ bé, yên
bình gắn với làng quê cụ thể như bến nước, ao làng, giếng khơi.
Anh đi qua bờ giếng
Mà mắt anh lúng liếng bờ ao
Nước thời không khát chỉ khát khao duyên nàng.
Giếng làng có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt có từ xa xưa của cộng
đồng người Việt. Nó thường ở trung tâm của làng, giống như “trái tim của
làng”, nằm trong quần thể hình ảnh “cây đa – giếng nước – mái đình”. Khảo
sát 6230 lời ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt có 51 lời
có hình ảnh chiếc giếng, 6 lần chiếc giếng khơi xuất hiện với tên làng cụ thể:
giếng Ngọc Hà, giếng Yên Thái, giếng Kinh Kệ… Chiếc giếng làng vừa gần
gũi, thân thiết vừa thiêng liêng. Đối với trai gái Bắc Bộ, nước giếng làng vừa
trong vừa mát là dấu hiệu hạnh phúc của tình yêu, nước giếng đục thì tình yêu
sẽ gặp nhiều khó khăn:
Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm mát gần xa
Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này?
Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát
Đường Yên Thái gạch lát dễ đi
Em về bên ấy làm chi
Nước giếng thì đục đường đi thì lầy.
Khác với ca dao Bắc Bộ, hình ảnh sông nước trong ca dao Nam Bộ
không chỉ là bến nước, con đò mà còn mênh mông, chằng chịt kênh rạch, với
sự trù phú của các sản vật sông nước, nó biểu hiện ở mọi chủ đề, trong đó có
chủ đề tình yêu lứa đôi. Con nước trở thành nỗi ám ảnh của người dân Nam
44
Bộ. Theo thống kê của Bùi Mạnh Nhị thì trong cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ có
18 từ chỉ các loại ghe, 22 từ chỉ các loại nước. Các loại nước và trạng thái của
sông nước đều được cảm nhận và đặt tên chính xác: nước lớn, nước rong, nước
ròng, nước rặc, nước kém, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước đổ,
nước dềnh, nước trồi, nước quay, nước nhứng… [56]. Hình ảnh con nước được
khai thác rất sinh động, có thể nhìn được, nghe được bằng tâm trạng con người:
Nước chảy re re con cá he nó xòe đuôi phụng
Cả tỉnh Mỹ này anh đành bụng có một mình em.
Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.
Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Phương Thảo khảo sát 548 lời ca dao thuộc
chủ đề tình yêu đôi lứa trong Ca dao dân ca Nam Bộ từ vần A tới vần E xuất
hiện 75 lần hình ảnh sông, 50 lần hình ảnh biển, 9 lần hình ảnh cù lao, 10 lần
hình ảnh kênh rạch [5]. Nét đáng chú ý trong ca dao tình yêu lứa đôi Nam Bộ
là những sản vật mang đậm tính địa phương, tính sông nước. Khảo sát 2051 lời
ca dao tình yêu đôi lứa trong cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ có 181 lần các loài
tôm cá xuất hiện. Qua ca dao tình yêu Nam Bộ, hệ thống các loài cá phong
phú, đa dạng: cá buôi, cá thia lia, cá bống, cá đao, cá bã trầu, cá thờn bơn, cá
hẹ, cá kình, cá sặc... Tình yêu đôi lứa biểu hiện những tình cảm riêng tư, thầm
kín của con người, nhưng trong lời ca dao tỏ tình Nam Bộ, hình ảnh thiên
nhiên với các sản vật địa phương xuất hiệm đậm đặc. Điều này phản ánh sự
gắn bó sâu sắc giữa tự nhiên và con người phương Nam.
Một điểm giống nhau nữa giữa lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và ca dao
Nam Bộ là cùng phản ánh đời sống lao động, không khí làm việc của người
bình dân một cách chân thực, sinh động. Cư dân vùng đồng bằng và
45
phụ lưu bao gồm cả đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long chủ yếu sống bằng
nghề nông, dựa vào điều kiện tự nhiên và khai thác tự nhiên. Ca dao tỏ tình
Bắc Bộ phản ánh các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp truyền
thống như đi cấy, tát nước, làm cỏ, be bờ, đi gặt… Trong khi đó, ca dao tỏ tình
Nam Bộ phản ánh phương thức sản xuất ở vùng đất mới: làm ruộng, làm vườn,
đánh bắt thủy hải sản.
Không khí trai gái lao động, làm mùa ở miền Bắc thật rộn ràng, cũng là
môi trường nảy sinh tình cảm:
Bao giờ lúa trổ vàng vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng quảy cơm?
Trời mưa cho ướt lá cau
Đôi ta be bé rủ nhau đi bừa
Trời mưa cho ướt lá dừa
Đôi ta be bé đi bừa đồng trong.
Ca dao tỏ tình, một phạm trù rất riêng tư, vẫn mang hơi thở của đời sống
lao động, với những công việc đồng áng:
Em thì vác cuốc thăm đồng
Anh thì giả cách mang lồng chọi chim
Vì em anh phải đi tìm
Xưa nay anh biết chọi chim là gì.
Cùng phản ánh không khí lao động nhưng trong ca dao tỏ tình Nam Bộ,
các chàng trai vẫn giữ nguyên bùn sình để đưa vào ca dao bằng chất giọng
chân chất, đáng yêu:
Mù u bông trắng lá quấn nhụy huỳnh
Thấy chân em trắng đi cấy lội sình anh thương.
46
Trong những lời ca dao tỏ tình Nam Bộ, những công việc liên quan đến
khai thác thủy hải sản của vùng sông nước chiếm số lượng lớn mà ít thấy ở ca
dao Bắc Bộ.
Chèo ghe mái nổi mái chìm
Lòng thương em bậu anh tìm tới đây
Tới đây lạ xứ lạ làng
Ai ai cũng lạ, chỉ mình nàng anh quen.
Chài phơi lưới rách cũng phơi
Em là con cá liệt ở khơi
Anh là lưới bén bủa nơi dọc gành.
Lời tỏ tình trong ca dao hai miền cùng phản ánh môi trường đối đáp giao
duyên, vì vậy, trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ đều có một bộ phận lời ca dao
nam nữ đối đáp. Khác nhau ở chỗ ca dao miền Bắc phản ánh môi trường lễ hội
nhiều hơn, trong khi ở miền Nam, nam nữ đối đáp trong môi trường sông
nước, môi trường lao động là chủ yếu. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam
Bộ cùng dùng các loại hình dân ca để tỏ tình. Nếu như ở miền Bắc, các tác giả
dân gian thường sử dụng các loại hình dân ca truyền thống như hát dân ca
Quan họ, hát đúm, hát xoan, hát ghẹo… thì ở miền Nam, người bình dân sáng
tạo ra các câu hò lao động và hò sông nước.
Miền Bắc là nơi có nhiều đình chùa, lễ hội, mỗi lễ hội mang đặc sắc
riêng như hội chùa Hương, hội chùa Thầy, chùa Dâu… Một trong những lễ hội
đầu năm là hội chùa Hương với đặc sản rau sắng, mơ chua:
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng quả mơ non
Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?
47
Môi trường lễ hội, tên của loại hình dân ca có thể xuất hiện trực tiếp
trong lời nam nữ đối đáp như:
Hoa cầu gặp hội hát xoang
Em ở một làng, anh ở một nơi
Bây giờ mới gặp nhau đây
Ước làm phu phụ muôn đời nên chăng?
Hoặc nó xuất hiện gián tiếp qua không khí của lời ca dao, chỉ có lời của
hai nhân vật trữ tình như lời tỏ tình dưới đây:
Bây giờ em mới hỏi anh
Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào?
-Cau xanh nhá với trầu vàng
Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.
Nam Bộ tuy không nhiều lễ hội bằng Bắc Bộ, nhưng chính môi trường
lao động, môi trường sông nước đã nảy sinh nhiều loại hò như hò chèo ghe, hò
cấy, các điệu lý, các điệu hát huê tình, làm nên “duyên nợ”, “kết nghĩa” lứa
đôi:
Hò ít câu có chi đâu mà sợ
Chiều lên bờ trả duyên nợ cho em.
Gió thổi lao xao hàng rào nghe răng rắc
Nghe giọng em hò nam bắc anh ưng.
Khúc sông quanh xuồng qua Vàm Tháp
Bơi mải mê miệng ngáp biếng hò
Thấy cô cấy rẫy buồn xo
Cùng anh kết nghĩa chuyện trò được không?
48
Đối đáp giao duyên trở thành một phần văn hóa của người Việt nói
chung, xuất phát từ nhu cầu giao lưu, tìm hiểu của con người. Nó vừa là hoàn
cảnh gặp gỡ của nam nữ thanh niên, vừa là môi trường nảy sinh các loại dân
ca, những lời ca dao trong đó có những lời ca dao tỏ tình.
2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của người
bình dân
Điểm giống nhau giữa lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ
là cùng phản ánh xã hội, lối sống và văn hóa của người dân lao động nhưng độ
đậm nhạt và màu sắc địa phương khác nhau.
Cùng phản ánh đời sống vật chất của cư dân vùng miền nhưng ca dao lại
phản ánh quan niệm của người bình dân về cách ăn, cách mặc vùng miền
không giống nhau. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ phản ánh cách ăn mặc của
người Bắc:
Áo đen đơm bộ khuy đen
Mặc ai xa lạ cứ làm quen ở làng.
Tương tự, trong lời ca dao Nam Bộ cũng có lời:
Áo đơm năm nút viền tà
Ai đơm cho bậu hay là bậu đơm?
Sự khác nhau về cách ăn uống giữa Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang nét
đặc thù. Ca dao Nam Bộ đậm đặc hình ảnh các loại mắm, một đặc sản văn hóa
ẩm thực nơi đây. Nhiều lời ca dao bắt đầu bằng cụm từ “nước mắm ngon…”:
Nước mắm ngon dành ăn bánh hỏi
Qua thương nàng mòn mỏi mấy năm.
Nước mắm ngon dầm con cá bẹ
Anh biểu em thầm lén mẹ qua đây.
49
Người Việt Nam dù ở Bắc Bộ hay Nam Bộ đều có tục ăn trầu. Nét văn
hóa này đã đi vào ca dao tình yêu của cả hai miền. Khác nhau ở chỗ, đối với
miếng ăn nói chung, người miền Bắc coi trọng giá trị tinh thần, nặng về hình
thức, trong khi người miền Nam lại thiên về số lượng. “Miếng trầu là đầu câu
chuyện” nên trai gái Bắc Bộ gặp nhau, mời nhau ăn một miếng trầu có ý nghĩa
to lớn:
…Gặp nhau ăn một miếng trầu
Còn hơn đám cỗ mổ trâu ăn mừng.
Đối với người Bắc Bộ, miếng trầu cầu kỳ, đẹp, sang trọng thể hiện sự
khéo léo và tình ý của người phụ nữ:
Miếng trầu em đệm hoa nhài
Miếng cau em bổ mười hai đạo bùa.
… Trầu têm cánh phượng rọc dao liên cầu
Bấy lâu nay cau phải lòng trầu
Bỏ buôn bỏ bán, bỏ rầu chợ phiên.
Trầu này trầu tính trầu tình
Trầu têm cánh phượng, trầu mình trầu ta.
… Miếng trầu có bốn chữ tòng
Xin chàng cầm lấy, vào trong thăm nhà.
Khi vào đến miền Nam, miếng trầu thiên về số lượng, ít chú trọng hình thức:
Trầu ăn nhả bã, thuốc hút phì phà
Xay rồi cối lúa hai đứa dắt về nhà mới vui.
Hình ảnh xã hội, đời sống con người được phản ánh qua lời tỏ tình trong
ca dao Nam Bộ rất hiện đại, mới mẻ, trái với hình ảnh xã hội truyền thống
trong ca dao Bắc Bộ. Đọc những lời ca dao Bắc Bộ, chúng ta như nhận
50
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ

More Related Content

What's hot

Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Man_Ebook
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 nataliej4
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...NOT
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Jackson Linh
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đLuận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
 

Similar to Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ

So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdfSo sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdfTieuNgocLy
 
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...jackjohn45
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945anh hieu
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ (20)

So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdfSo sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
 
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đĐề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Bắc Bộ Và Ca Dao Nam Bộ

  • 1. ®¹i häc quèc gia hµ néi Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n ---------- HOÀNG THỊ THU TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI QUA CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI - 2012 ®¹i häc quèc gia hµ néi
  • 2. Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n ---------- HOÀNG THỊ THU TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI QUA CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số : 60.22.01.25 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÔNG HÀ NỘI - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác. Hà Nội, tháng 4/ 2012 Người viết luận văn Hoàng Thị Thu
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thông, các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương tháng 4/2011, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Hà Nội, tháng 4/ 2012 Người viết luận văn Hoàng Thị Thu
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................................... 7 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................ 10 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11 5. Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 11 PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 13 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 13 1.1. Giới thuyết các khái niệm ........................................................................... 13 1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại..................... 13 1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình........................................... 15 1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”................................... 16 1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình”................................................................ 16 1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”........................................................ 17 1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ”............................................. 17 1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính...........................................17 1.2.2. Theo phân vùng văn hóa.............................................................................................20 1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian..................................................... 22 1.2.4. Theo phân vùng ca dao ....................................................................... 24 1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc Bộ và Nam Bộ...................................................................................................... 26 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử.................................................................. 26 1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ..................................................................... 27 1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội............................................ 29 1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật ........................................................... 31 1
  • 6. Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ ..................................... 34 2.1. Trình bày sự giống và khác nhau................................................................ 34 2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ..................................... 36 2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động và khung cảnh ca hát của người bình dân .............................................. 37 2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của người bình dân............................................................................................ 49 2.1.1.3. Lời tỏ tình thể hiện quanniệm tìnhyêucủa người bình dân .. 55 2.1.1.4. Cách thức tỏ tình .......................................................................... 58 2.1.2. Lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ............................. 66 2.1.2.1. Lời thề nguyền thể hiện truyền thống chung thủy của người Việt .................................................................................................... 66 2.1.2.2. Cách thức thề nguyền .................................................................. 69 2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau............................... 75 2.2.1. Do đặc trưng thể loại .......................................................................... 75 2.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ................................................................75 2.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa.....................................................................77 Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ ..................................... 79 3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau...................................................... 79 3.1.1. Về thể thơ.............................................................................................. 79 3.1.2. Về ngữ nghĩa (văn bản tạo hình và biểu hiện)................................. 85 3.1.3. Nghệ thuật ngôn từ............................................................................... 86 3.1.3.1. Cách dùng phương ngữ ............................................................... 86 3.1.3.2. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán .................... 90 3.1.4. Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh.................................................... 97 2
  • 7. 3.1.5. Việc dùng từ xưng gọi................................................................................................101 3.1.6. Về thời gian và không gian nghệ thuật ...........................................104 3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau....................................................110 3.2.1. Do đặc trưng thể loại ........................................................................110 3.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội..............................................110 3.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa.................................................111 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................117 3
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDNB KTCD H LBBT Nxb TS. tr. VHDG : Ca dao dân ca Nam Bộ : Kho tàng ca dao người Việt : Hà nội : Lục bát biến thể : Nhà xuất bản : Tiến sĩ : Trang : Văn học dân gian 4
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26]..........................................................25 2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr. 48].34 2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao) ........................................ 35 2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình) .................................................................. 36 2.4: Bảng phân loại lời thề nguyền trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình)........................................................... 67 3.1: Bảng phân loại thể thơ trong Hát ví đồng bằng Hà Bắc và Ca dao dân ca Nam Bộ...................................................................................................................... 80 5
  • 10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là phương tiện chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong các mối quan hệ. Mảng ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong kho tàng ca dao cổ truyền của người Việt. Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng có hàng triệu đôi trai gái yêu nhau trước khi thành vợ nên chồng, lời tỏ tình và lời thề nguyền không những biểu hiện mức độ của tình yêu mà còn mang sắc thái vùng miền rõ nét. Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng đất rộng lớn và quan trọng ở hai đầu đất nước, “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” (lời Hồ Chủ tịch). Do vậy, giữa hai miền đất này, lời tỏ tình và lời thề nguyền bên cạnh nhiều điểm tương đồng còn có những nét khác biệt. So sánh nội dung và nghệ thuật bộ phận ca dao về lời tỏ tình và lời thề nguyền trong mảng ca dao tình yêu đôi lứa giữa hai miền là để tìm những điểm khác nhau trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người, như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc văn hóa của từng miền; còn sự tương đồng vừa là bản chất chung trong quá trình sáng tạo folklore của nhân dân mỗi miền, vừa do điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và quan hệ giao lưu văn hóa mang lại. Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có tác giả, công trình nghiên cứu nào chuyên sâu tìm hiểu, so sánh ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn, do thời gian có hạn, để tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi trong ca dao, chúng tôi xin được quan tâm tới phạm vi nhỏ hơn. Khi giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung đã được Hội đồng bảo vệ đề cương 6
  • 11. luận văn tháng 4/2011 thông qua, tái khẳng định điều đó là cần thiết và quan trọng. Những lời tỏ tình và lời thề nguyền chiếm số lượng lớn, nội dung phong phú, tiêu biểu cho mảng ca dao tình yêu lứa đôi, “qua điểm để thấy diện”.. Vì vậy, đề tài Tìm hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ được coi là đề tài mới, là đóng góp của tác giả luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Sưu tầm, nghiên cứu về mảng ca dao cổ truyền người Việt về tình yêu lứa đôi vốn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên (tái bản năm 2001) [34] là công trình dày dặn và chuyên sâu (đã tổng hợp những lời ca dao của người Việt trên cả ba miền). Trong sách này, khối lượng tư liệu tương đương với số liệu về dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975. Tất cả có 12.487 đơn vị. Những lời ca dao thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi còn được tập hợp riêng trong cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (2 quyển) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 16 [58]. Số lời ca dao trong cuốn này được sưu tầm, biên soạn từ ca dao tình yêu lứa đôi của 43 cuốn sách (gồm 53 tập). Mảng ca dao Bắc Bộ chủ yếu được tập hợp thành những tập ca dao riêng tẻ, quen thuộc của các địa phương miền Bắc như Ca dao tục ngữ Nam Hà [13], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [17], Văn học dân gian Thái Bình [16]… Chưa thực sự có công trình nào sưu tầm, biên soạn ca dao Bắc Bộ một cách có hệ thống, đầy đủ và đồ sộ như hai cuốn trên. Các soạn giả đều sắp xếp, phân loại ca dao của địa phương theo chủ đề, trong đó bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về ca dao Bắc Bộ, có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ 7
  • 12. của Trần Thúy Anh [2]; Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca dao, dân ca Bắc Bộ [75], Thiên nhiên sông nước trong ca dao dân ca Bắc Bộ [76], Thế giới biểu đạt của hiện tượng tự nhiên, thời tiết trong ca dao dân ca đồng bằng Bắc Bộ [77], Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ [79] của Đặng Thị Diệu Trang… Riêng mảng ca dao Nam Bộ, có thể coi cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị [22] là công trình đầy đủ và hệ thống về ca dao, dân ca Nam Bộ. Ngoài phần sưu tầm, biên soạn sắp xếp theo chủ đề, các tác giả nói trên còn có những nhận định sắc sảo về nội dung và nghệ thuật; những đánh giá chính xác về vùng đất Nam Bộ cũng như tính vùng miền của ca dao, dân ca nơi đây. Theo Nguyễn Tấn Phát, mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ và ca dao cả nước là mối quan hệ giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền), là mối quan hệ biện chứng tác động không ngừng và bồi bổ cho nhau. Với mối quan hệ đó, việc tìm ra nét chung và nét riêng của ca dao Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng, tích cực, làm giàu thêm nhận thức về ca dao, dân ca, khẳng định tính thống nhất bao trùm của nền văn hóa chung của dân tộc, đồng thời chỉ ra sự đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy. Về mặt thể loại, chúng ta có thể phác thảo sự vận động của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, quy luật nảy sinh và phát triển của chúng. Cả Nguyễn Tấn Phát và Bảo Định Giang, trong quá trình đi tìm những sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ, đều sử dụng phương pháp so sánh giữa ca dao ba miền trên một số phương diện. Ở chủ đề tình yêu nam nữ, sắc thái địa phương của ca dao, dân ca Nam Bộ được đặt trong cái nhìn so sánh với ca dao tình yêu lứa đôi vùng miền khác: “Cũng là tình yêu, cũng là quan hệ luyến ái, nhưng cái yêu, cái thương của các chàng trai, cô gái đồng bằng Bắc Bộ như có sự can thiệp sâu hơn của lý trí, của những chuẩn mực đạo đức có tính chất quy phạm 8
  • 13. chung”; “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn. Phải chăng đã có một phần kỷ cương phong kiến bị phá bỏ”; “Cách biểu hiện tình cảm của miền Nam không bóng bẩy tế nhị như trong miền Bắc” [22, tr. 44-47]. Mặc dù mới chỉ là khơi gợi bước đầu nhưng vấn đề sắc thái địa phương trong ca dao tình yêu lứa đôi đã được bàn luận tới. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết, công trình về các phương diện nội dung, nghệ thuật của ca dao Nam Bộ như Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ [8], Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của ca dao sưu tầm ở Nam Bộ [9] của Nguyễn Phương Châm, Phương ngữ Nam Bộ trong ca dao tình yêu [15] của Trần Phỏng Diều, Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thiên nhiên trong ca dao Nam Bộ [49], Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ [50], Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong sự hình thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ [52], Điển tích trong ca dao Nam Bộ: tiếp nhận và cách tân [53]của Trần Văn Nam, Một số đặcđiểm ngôn ngữ của ca dao, dân ca Nam Bộ [56] của Bùi Mạnh Nhị v.v… So sánh và tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng, miền không phải là vấn đề mới. Nguyễn Phương Châm đã có bài nghiên cứu Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trên tạp chí Văn hóa dân gian năm 1997 [7]. Theo ông, chủ đề tình yêu nam nữ là chủ đề quán xuyến hầu như toàn bộ ca dao xứ Bắc và xứ Nghệ. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu trong lời ca dao hai vùng này rất khác nhau: trong khi ca dao tình yêu xứ Bắc mượt mà, êm dịu, giãi bày qua hình ảnh xa xôi thì ca dao tình yêu xứ Nghệ bộc trực, thẳng thắn và quyết liệt hơn. Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam [43] của Trần Thị Kim Liên là công trình đầy đủ so sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ thuật; biểu hiện rõ 9
  • 14. nhất qua các chủ đề: chủ đề yêu nước, chủ đề quan hệ tình cảm gia đình, dòng họ, chủ đề tình yêu lứa đôi. Ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong Kho tàng ca dao người Việt (chiếm 53%). Cách thể hiện tình yêu trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang sắc thái riêng: “Ca dao tình yêu Bắc Bộ thường mượt mà êm dịu, cách tỏ tình bóng gió, xa xôi, tế nhị… Ca dao Nam Bộ biểu hiện hai trạng thái hoặc nhỏ nhẹ, dịu dàng dễ thương hoặc là quyết liệt mạnh mẽ, tếu táo vui nhộn” [43, tr. 120]. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích Theo tương đối luận, giữa các nền văn hóa không có sự hơn, kém mà chỉ có sự giống nhau và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ thống kê, phân tích, so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau trong lời tỏ tình và lời thề nguyền nói riêng, tình yêu lứa đôi nói chung được thể hiện trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Qua đó, làm rõ hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của nhân dân Bắc Bộ và Nam Bộ, nhất là của nam nữ thanh niên trong tình yêu đôi lứa, khẳng định nét thống nhất và sắc thái riêng của từng miền. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. - Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng tương ứng với đối tượng là những lời ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi xin quan tâm tới phạm vi hẹp hơn nhưng mang đặc điểm 10
  • 15. tiêu biểu trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi để so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, đó là những lời tỏ tình và lời thề nguyền. Như chúng ta đã biết, nội dung và hình thức lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao về tình yêu lứa đôi ở Bắc Bộ và Nam Bộ đa dạng sắc thái và cũng rất rộng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo “điểm ” ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu. Thuật ngữ “Ca dao Bắc Bộ” và “Ca dao Nam Bộ” mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn đồng nghĩa với ca dao cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu: Cuốn Kho tàng ca dao người Việt, (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên [34]. Cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (Tập 16, Quyển thượng, Quyển hạ) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, chủ tịch Hội đồng biên tập Nguyễn Xuân Kính [58]. Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [22]. 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu Việt Nam đi trước, chúng tôi không chỉ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả và thống kê mà còn tiếp cận những tri thức đa ngành, liên ngành từ văn học dân gian đến kiến thức về địa lý, lịch sử và văn hóa. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. 11
  • 16. Chương 2: So sánh nội dung lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Chương 3: So sánh nghệ thuật lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. 12
  • 17. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 1.1. Giới thuyết các khái niệm 1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại Thuật ngữ “ca dao” không còn xa lạ đối với giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam. Từ trước đến nay, có không ít quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn của mỗi tác giả. Thực tế, người bình dân không sử dụng những tên gọi mang tính khái quát cao để chỉ các hiện tượng và hoạt động ca hát. Chỉ đến khi các nhà nho sưu tầm, biên soạn những câu hát dân gian thành những sách Hán Nôm vào cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, thì tên gọi “phong dao”, “ca dao” mới chính thức ra đời. Đến đầu thế kỉ XX, các từ “phong dao”, “ca dao” tiếp tục xuất hiện trong các sách, báo chữ quốc ngữ. Tên gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167, dẫn theo [37, tr. 76]. So với thuật ngữ “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng trong cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do Vũ Ngọc Phan biên soạn (in lần đầu năm 1956) [60]. So với “ca dao”, phạm vi phản ánh của “phong dao” nhỏ hẹp hơn, nó phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Dần dần tên gọi “ca dao” được sử dụng thay thế cho “phong dao”. “Ca dao” và “dân ca” có mối quan hệ đặc biệt. Nhìn chung, trong nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” và “dân ca” được hiểu theo các nghĩa sau đây: 13
  • 18. 1) Ca dao đồng nghĩa với dân ca (về nghĩa rộng), ca dao được dùng để chỉ chung toàn bộ những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. 2) Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và khung cảnh ca hát. 3) Ca dao là thuật ngữ để chỉ thể thơ dân gian được phổ biến rộng rãi, lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Như vậy, không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó được tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì đều là ca dao. 14
  • 19. Thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, tr. 22-23, dẫn theo [34, tr. 11]. Cách hiểu thứ ba theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao. Theo nhà nghiên cứu này, khi trở thành một thể thơ dân gian, người ta có thể thưởng thức ca dao cổ truyền như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nhà nho [37, tr. 79]. Vũ Ngọc Phan đồng tình với cách hiểu thứ ba khi cho rằng “ca dao” là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu “dân ca”. “Dân ca” là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều hơn về mặt hình thức. Cũng theo ông, hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ sẵn có, tùy theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tình bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng đưa hơi như ì, ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của những tiếng đệm ấy cấu tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca [60, tr. 30-31]. Việc nghiên cứu riêng về ca dao như một loại thơ dân gian với tính độc lập tương đối của nó là hợp lí và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ca dao theo nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba. 1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Dân ca, ca dao là sản phẩm văn hóa tinh thần của người lao động xưa. Và như vậy, dân ca, ca dao sẽ phản ánh toàn bộ đời sống tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động trước đây với cả hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tích cực là chủ yếu” [34, tr. 13]. 15
  • 20. Theo Vũ Ngọc Phan, nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Trong ca dao Việt Nam, những lời về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả. Có thể nói, ca dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên [60, tr. 39-41]. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cũng nhấn mạnh nội dung chính của ca dao là tiếng hát trữ tình của con người, chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của tâm hồn và tính cách dân tộc. Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất. Tính chất phong phú của ca dao về tình yêu nam nữ trước hết thể hiện ở số lượng lời ca. Nó còn thể hiện ở nội dung phản ánh phong phú mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường: giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung, hoặc sự thất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách… [31]. Để thể hiện được nội dung trữ tình đó, ca dao trước hết “phản ánh lịch sử – xã hội” của người lao động, về mặt này, có thể coi ca dao dân ca Việt Nam là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán ở nông thôn ngày xưa [31, tr. 314]. Như vậy, bên cạnh việc phản ánh nội dung hiện thực xã hội thì chủ yếu ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong xã hội cổ truyền, qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và quan niệm sống của họ. 1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền” 1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình” Theo Nguyễn Xuân Kính, mỗi lời ca dao là một cơ cấu tương đối trọn vẹn về nội dung, về hình thức nghệ thuật. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời chính là từ ngữ, nhịp điệu, vần thơ… [37, tr. 82]. 16
  • 21. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “tỏ tình” là “bộc lộ, giãi bày cho người khác biết rõ” (về tình yêu của mình) [61, tr. 1001]. Ca dao tỏ tình (lời tỏ tình trong ca dao) là những lời ca dao có nội dung nhằm bày tỏ, bộc lộ tình yêu của chủ thể trữ tình đến đối tượng. 1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền” Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “thề nguyền” là “Thề để nói lên lời nguyện với nhau (nói khái quát)” [61, tr. 932]. Ca dao thề nguyền (lời thề nguyền trong ca dao) là những lời ca dao có nội dung phản ánh lời thề (thủy chung, gắn bó) của những người đang yêu và nguyện (tự nhủ, tự cam kết) sẽ thực hiện đúng như lời thề đó. Như đã trình bày ở trên, ca dao phản ánh những biểu hiện phong phú trong các chặng đường tình yêu của nam nữ thanh niên với cả hai mặt tích cực và tiêu cực, mặt tích cực là chủ yếu. Mảng ca dao tình yêu đau khổ tuy chiếm số lượng không nhỏ, nhưng tính cách con người Việt Nam luôn hướng đến sự lạc quan, sự chung thủy, niềm tin tưởng, tinh thần vượt lên hoàn cảnh. Yêu thương, chung thủy vốn là truyền thống của người Việt. Tỏ tình và thề nguyền chính là sự thăng hoa cảm xúc trong tình yêu, nó thể hiện sự rung động, đồng điệu tâm hồn, mong ước gắn bó trọn đời, thủy chung như nhất. Luận văn nhấn mạnh đến tính tích cực trong nội dung ca dao tỏ tình và thề nguyền mà không nghiên cứu những lời bội tín, vong thề (khi kiểm chứng, thực hiện lời thề đó). 1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ” 1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính Cách gọi Bắc Kỳ và Nam Kỳ theo khu vực địa lý – hành chính đã có từ thời Nguyễn; cách gọi đầy đủ cả ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ có từ thời thuộc Pháp, ranh giới Bắc Kỳ của hai thời kỳ khá tương đồng; ranh giới Nam Kỳ thuộc Pháp rất khác so với thời Minh Mệnh, số tỉnh thời thuộc Pháp nhiều hơn. 17
  • 22. Dưới triều Nguyễn, về mặt tổ chức, các cấp hành chính có sự khác nhau giữa 2 thời kỳ trước và sau cải cách hành chính năm 1831-1832. Trước năm 1831, có các cấp hành chính như sau: 1. Triều đình trung ương đặt ở Huế 2. Dưới triều đình, ở phía Bắc có Bắc Thành, ở phía Nam có Gia Định Thành 3. Dưới nữa là trấn hoặc dinh. Cuộc cải cách hành chính 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, đối trấn làm tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Lấy kinh đô làm trung tâm; năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) chia đặt như sau: Quảng Nam, Quảng Ngãi thuộc Nam Trực; Quảng Trị, Quảng Bình thuộc Bắc Trực; Bình Định, Bình Thuận thuộc Tả Kỳ; Nghệ An, Thanh Hóa thuộc Hữu Kỳ; Gia Định, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thuộc Nam Kỳ; Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương thuộc Bắc Kỳ. Đến thời kỳ thuộc Pháp, lãnh thổ Việt Nam được chia làm 3 khu vực riêng biệt, từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào gọi là Nam Kỳ, từ địa giới phía nam Bình Thuận trở ra tới địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình gọi là Trung Kỳ, từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra tới biên giới Việt Trung gọi là Tankin (tức Bắc Kỳ). Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ hợp lại gọi là Vương quốc An Nam đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Cách gọi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ xuất hiện đầu tiên vào năm 1946 trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tồn tại đến năm 1959. Cụ thể, về phương diện hành chính, nước Việt Nam gồm có 3 bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành nhiều tỉnh, mỗi tỉnh chia thành nhiều huyện, mỗi huyện chia thành nhiều xã. Chính quyền địa phương gồm 4 cấp: xã, huyện, tỉnh, bộ (trước gọi là kỳ). 18
  • 23. Ở Bắc Bộ, ngoài Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng còn có 27 tỉnh, đó là các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phúc Yên, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái. Khu vực Trung Bộ gồm có các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Thành phố Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai Thượng, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Viên, Nghệ An, Phan Rang (Ninh Thuận), Phú Yên, Pleiku, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên, Vinh – Bến Thủy. Ngoài Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, Nam Bộ còn bao gồm 20 tỉnh. Đó là các tỉnh Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long. Theo Hiến pháp năm 1959, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp khu vực hành chính: Nước được chia thành các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời kỳ này, cấp bộ không còn nhưng xuất hiện các khu tự trị. Sau khi thống nhất cả nước, tháng 12 năm 1975, Quốc hội Nước Việt Nam khóa V ra nghị quyết bãi bỏ cấp Khu, nhiều tỉnh nhỏ được sáp nhập lại thành tỉnh rộng lớn hơn. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, trong đó hợp nhất toàn bộ 19
  • 24. tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội. Các đơn vị hành chính (tỉnh) được sắp xếp theo vùng lãnh thổ gần với ranh giới Bắc Bộ và Nam Bộ như sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Miền Đông Nam Bộ, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, còn có các tỉnh Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau [4]. Như vậy, về mặt địa giới hành chính, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ là những tên gọi ra đời sau, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, ranh giới tương đồng với các tên gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ hoặc các từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam”. 1.2.2. Theo phân vùng văn hóa Với quan niệm văn – sử – triết bất phân, các nhà văn, nhà sử học, nhà văn hóa thời phong kiến đã có những ghi chép về các vùng đất, tính cách con người và thổ sản từng vùng như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Ô châu cận lục của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Phan Huy Chú, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức... Tuy nhiên, việc phân vùng văn hóa vẫn là khái niệm mới mẻ. Các nhà văn hóa hiện đại đều xác định hệ thống tiêu chí phân vùng như Hoàng Vinh trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam, Ngô Đức Thịnh trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận trong Các vùng văn hóa Việt Nam... Trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam [84], khi phân vùng văn hóa, Hoàng Vinh dựa vào các tiêu chí: về nguồn gốc lịch sử giữa các cư dân sinh 20
  • 25. sống trong vùng, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội và quan hệ giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người, các bộ phận dân cư trong và ngoài vùng văn hóa. Ông đồng tình với ý kiến “làng” là đơn vị trung tâm, làng là cộng đồng văn hóa tương đối độc lập và ổn định. Ngô Đức Thịnh lại phân vùng văn hóa Việt Nam với 2 cấp độ: vùng và tiểu vùng. Tác giả cũng dựa trên các tiêu chí và đưa ra khái niệm vùng văn hóa: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giữa họ đã diễn ra những nơi giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác” [73, tr. 99]. Tuy nhiên, ông cho rằng “dân tộc” và “làng” không thể được coi là đơn vị phân vùng văn hóa hay thể loại văn hóa. “Làng trước hết là điểm dân cư, là cơ cấu xã hội, là tế bào văn hóa bền vững của tộc người nên về bản chất và quy luật hình thành của nó khác với vùng văn hóa” [73, tr. 26]. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia nước ta thành 7 vùng văn hóa: 1) Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Vĩnh Phúc đến Ninh Bình) 2) Vùng văn hóa Việt Bắc (các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc tả ngạn sông Hồng) 3) Vùng văn hóa Tây Bắc và miền Bắc Trung Bộ (các tỉnh miền núi hữu ngạn sông Hồng và các huyện miền núi Thanh, Nghệ, Tĩnh) 4) Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên) 5) Vùng văn hóa duyên hải miền Trung (từ Quảng Nam đếnBình Thuận) 6) Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên 21
  • 26. 7) Vùng văn hóa Nam Bộ, bao gồm 2 vùng văn hóa: Đồng Nai – Gia Định (Đông Nam Bộ) và vùng văn hóa đồng bằng sôngCửu Long (Tây Nam Bộ) 1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian Theo Ngô Đức Thịnh, “làng” không phải là đơn vị phân vùng văn hóa nên ông căn cứ vào các thể loại văn hóa để phân vùng. Các vùng thể loại văn hóa gồm vùng truyền thuyết – nghi lễ, vùng dân ca, âm nhạc, vùng tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội. Các thể loại văn hóa này rất gần với các thể loại văn học dân gian [73]. Trong bài viết Vấn đề phân vùng văn học dân gian và ý nghĩa phương pháp luận của nó trên tạp chí Dân tộc học số 2 năm 1978 [82], Hoàng Tiến Tựu nhấn mạnh đến tính cấp thiết cần phân vùng văn học dân gian, bởi theo ông, “đơn vị hành chính (huyện, tỉnh…) không phải khi nào cũng trùng khớp với đơn vị vùng văn học dân gian” [82, tr. 3]. Bên cạnh phương pháp phân kỳ nghiên cứu sự vận động thời gian, để nghiên cứu sự vận động không gian của văn học dân gian, nhà nghiên cứu cần sử dụng phương pháp phân vùng. Theo ông, các tiêu chí phân vùng văn học dân gian phải là một hệ thống các tiêu chí có quan hệ hữu cơ với nhau: Một là: Dựa vào bản thân văn học dân gian nghĩa là sự giống nhau hoặc gần nhau giữa các tác phẩm văn học dân gian về các phương diện: chủ đề, đề tài, thể loại, cách lưu truyền, biểu diễn… Hai là: Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ của nhân dân (ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ giao tế) Ba là: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, địa lý, phong tục, tín ngưỡng và mọi mặt đời sống của nhân dân. Hoàng Tiến Tựu chia vùng văn học dân gian (VHDG) của người Kinh các thứ bậc từ nhỏ đến lớn: Làng Vùng VHDG Khu vực VHDG Miền VHDG 22
  • 27. “Trong đó, làng là đơn vị cơ sở, đơn vị tương đối hoàn chỉnh và vững chắc, có tính chất “tế bào” của vùng văn học dân gian truyền thống Việt Nam” [82, tr. 6]. Dựa theo hệ thống tiêu chí trên, Hoàng Tiến Tựu đề xuất phân chia khu vực văn học dân gian truyền thống của người Việt thành 3 miền: Miền Bắc: Miền văn học dân gian phía Bắc của người Kinh từ huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa trở ra. Toàn miền Bắc chia làm 3 khu vực chính: 1) Khu vực I: Khu vực trung du Bắc Bộ, bao gồm các làng của người Kinh ở trung du Bắc Bộ (Vĩnh Phú, một phần Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Hà Bắc…); 2) Khu vực II: Khu vực đồng bằng sông Hồng (hay đồng bằng Bắc Bộ) bao gồm các làng người Kinh làm ruộng ở đồng bằng sông Hồng, thuộc các tỉnh và ngoại vi các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam Ninh, một phần các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Bắc; 3) Khu vực III: Là khu vực sông Mã bao gồm các làng người Kinh thuộc tỉnh Thanh Hóa, và một phần phía nam Ninh Bình. Miền Trung: 1) Khu vực I: Khu vực sông Lam hay khu vực Nghệ Tĩnh kéo dài từ Khe Nước Lạnh đến bờ bắc sông Gianh, bao gồm các làng người Kinh thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh và huyện Quảng Trạch (Bình Trị Thiên); 2) Khu vực II: Khu vực sông Gianh – sông Hương hay khu vực Bình Trị Thiên bao gồm các làng người Kinh từ sông Gianh kéo dài đến đèo Hải Vân (về địa giới nó gần với tỉnh Bình Trị Thiên). Miền Nam: Miền văn học dân gian phía Nam (cũng được gọi tắt là miền Nam) của người Kinh bao gồm các làng xã người Kinh từ phía Nam đèo Hải Vân (huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào; 1) Khu vực I: Khu vực Thu Bồn – Trà Khúc gồm các làng xã người Kinh tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với một số huyện tỉnh Nghĩa Bình (thuộc Quảng Ngãi); 2) Khu vực II: khu vực Nam Trung Bộ gồm các làng người Kinh từ Nghĩa Bình đến phía Đông Nam Bộ; 3) Khu vực III: khu vực đồng bằng sông Cửu Long (khu vực đồng bằng Nam Bộ). 23
  • 28. 1.2.4. Theo phân vùng ca dao Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian. Việc phân vùng ca dao phải xuất phát từ chính đặc điểm nội tại của nó, các phương diện nội dung (đề tài, chủ đề…), nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng…), phương thức biểu diễn, sự chi phối bởi điều kiện địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán. Theo chúng tôi, cách phân vùng ca dao trong luận án tiến sĩ của Trần Thị Kim Liên là hợp lý (bản đồ). Tác giả luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam thể hiện sự tán thành với cách phân chia của Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận... về ranh giới miền Bắc, tức là Bắc Bộ từ Thanh Hóa trở ra. Quan niệm này khác với Nguyễn Chí Bền, Chu Xuân Diên khi xác định Bắc Bộ kéo dài đến Nghệ Tĩnh, khác với Hoàng Vinh cho rằng Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, khác với Hoàng Tiến Tựu khi ông cho rằng, miền Trung từ Nghệ Tĩnh trở vào đến Thừa Thiên – Huế. Cụ thể, cách phân vùng ca dao Việt Nam của Trần Thị Kim Liên như sau: Ca dao Bắc Bộ (miền Bắc): ca dao người Việt thuộc các tỉnh châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Thái Bình (bao gồm các làng người Việt từ huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa trở ra). Ca dao Trung Bộ (miền Trung): từ Khe Nước Lạnh (Nghệ Tĩnh) đến Bình Thuận. Ca dao Nam Bộ (miền Nam): ca dao người Việt thuộc các tỉnh châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long. Trong mỗi miền ca dao lại có tiểu vùng ca dao, như ca dao miền Trung có các tiểu vùng ca dao Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, ranh giới giữa các vùng miền nhiều khi chỉ có ý nghĩa tương đối. 24
  • 29. 1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26] Việc khác biệt khi xác định ranh giới Bắc Bộ giữa các nhà nghiên cứu, bao gồm hay không gồm Thanh Hóa – vùng đồng bằng sông Mã, bởi tính chất trung gian và nội tại của Thanh Hóa “Khu Bốn đẩy ra, khu Ba đẩy vào”. Về 25
  • 30. mặt địa lý – tự nhiên, theo Lê Bá Thảo, tác giả cuốn Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí [69] khẳng định, đồng bằng châu thổ của 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có đỉnh nằm ở Việt Trì và kéo dài đến Ninh Bình. Trên thực tế, phù sa sông Hồng còn bồi đắp kéo dài xuống tận vùng Nga Sơn thuộc Thanh Hóa… Thanh Hóa về mặt địa lý tự nhiên có ranh giới tiếp giáp với vùng Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, không kể rằng phía Tây Bắc giáp tỉnh Sầm Nưa thuộc Lào… Đồng bằng Thanh Hóa ở phía Nga Sơn, thực tế là một thành tạo được phù sa sông Hồng bồi đắp, là sự lặp lại một phần đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng “lưu vực sông Mã đóng vai trò như là vùng trung gian chuyển tiếp, trong đó xét về các yếu tố văn hóa đặc trưng nó gần đồng bằng Bắc Bộ hơn là với miền Trung. Bởi vậy, đây là tiểu vùng văn hóa mang tính chất chuyển tiếp” [73, tr. 116]. 1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc Bộ và Nam Bộ 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử Châu thổ sông Hồng bao gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mã. Đây là vùng văn hóa – lịch sử cổ, cái nôi hình thành dân tộc Việt, quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn thời vua Hùng, Thăng Long thời Đại Việt và Hà Nội thời hiện đại. Vào cuối thời đá mới, đầu thời kim khí, những lớp cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơ-me cổ đã giao tiếp về nhân chủng và văn hóa với lớp cư dân nói ngôn ngữ Tày – Thái cổ, Nam Đảo cổ… để hình thành nên những người Việt cổ (Lạc Việt). Suốt thời kỳ Bắc thuộc đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa giữa văn minh Đông Sơn và văn minh Trung Hoa cổ đại, vừa đồng hóa vừa chống đồng hóa giữa những kẻ đi đô hộ và người bản địa. Nếu Bắc Bộ là vùng đất cổ thì Nam Bộ là vùng đất mới, nó vừa lạ lẫm, xa vời lại vừa thu hút, vẫy gọi con người. Những người Khơ-me đến đồng bằng sông Cửu Long sớm nhất đã chọn những rẻo đất cao dọc triền sông Tiền, 26
  • 31. sông Hậu, nương nhờ vào thiên nhiên, trồng tỉa lúa và hoa màu để sinh sống. Miền đất hoang hóa trở thành miền đất trù phú chỉ từ khi người Kinh đặt chân đến, sống xen cài với người Khơ-me và sau đó là người Hoa, người Chăm để khai khẩn đất đai. Người Nam Bộ là dân tứ xứ, họ hoặc là những tội đồ bị nhà nước phát vãng vào đây hoặc là dân lưu tán, vì đói nghèo phải rời bỏ quê hương xứ sở để đi tìm đất nương thân. Số ít trong họ là các lưu quan, những kẻ giàu có nuôi hoài bão làm giàu, chiêu mộ người nghèo đi tìm đất khai phá, làm ăn. Những người Kinh tới đất Nam Bộ ra đi là dứt bỏ những lề tục xưa cũ, nhất là đối với những tội đồ hoặc những người vì nghèo đói mà lưu lạc [73]. 1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ lớn ở nước ta, tuy được bao bọc bởi rừng và biển vịnh Bắc Bộ nhưng nó vẫn xa rừng, nhạt biển. Vì vậy, những phương thức sống, những thói quen sinh hoạt gắn với rừng và biển của cư dân đồng bằng Bắc Bộ thể hiện nhạt nhòa. Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ chủ yếu làm nông nghiệp một cách thuần túy, phần lớn là nông dân và nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa. Là đồng bằng châu thổ phì nhiêu nhưng chịu mật độ dân số cao hơn các vùng khác nên đồng bằng Bắc Bộ từ lâu đã đi vào hướng thâm canh cây lúa. Ngoài sông ngòi thì cái ao, mặt đầm hồ là hình ảnh quen thuộc với người nông dân. Người nông dân có nhiều thời gian nhàn rỗi do nhịp điệu quy định của thời vụ canh tác nên ai cũng biết thêm nghề phụ là làm nghề thủ công: nghề gốm sứ, nghề dệt vải, dệt lụa, nghề sơn, nghề nhuộm, nghề làm giấy, nghề mộc, nghề khảm trai... Ở Bắc Bộ, chợ làng đóng vai trò trao đổi kinh tế và về phương diện nào đó, nó còn là nơi trao đổi văn hóa làng xã cổ truyền. Thường thường mỗi huyện có khoảng 14 đến 20 chợ, tính ra cứ 4 đến 7 làng có một chợ chung. Chợ thường lập ở nơi trung tâm, ở cạnh đình, chùa làng nên hay mang tên là chợ Chùa, chợ Đình. 27
  • 32. Đến Nam Bộ, cái dễ gây ấn tượng không chỉ ở khung cảnh thiên nhiên mà còn ở nếp sống của con người qua cách thức sinh sống, làm ăn. Ở Nam Bộ, làm ruộng vẫn là nghề gốc, dân Nam Bộ là dân ruộng. Đất rộng, người thưa, thiên nhiên trù phú, lắm cá tôm, nhiều muông thú nên con người không đi theo hướng thâm canh, mà là khai hoang, quảng canh. Người ta vẫn mệnh danh Nam Bộ là xứ sở của văn minh kênh rạch. Kênh rạch tạo thành hệ thống chằng chịt, nó quy định nhịp điệu làm ăn, làm gì, đi đâu, thậm chí thờ cúng, vui chơi, người ta cũng tùy thuộc vào con nước lên hay ròng. Ở xứ sở kênh rạch này, phương tiện đi lại, chuyên chở chính yếu là con thuyền; xuồng ba lá là kiểu đặc trưng của miền kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long. Về trang phục, người nông dân Nam Bộ rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Cũng do khí hậu nóng nực, sông nước nhiều cá tôm nên các món canh chua, các loại mắm ở Nam Bộ phong phú hơn hẳn các vùng miền khác. Xét về tổ chức xã hội, làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ là làng xã cổ truyền, tiêu biểu nhất cho thiết chế làng xã ở nước ta. Về cội nguồn, làng của thời kỳ phong kiến và làng của thời hiện đại là sự phát triển mở rộng của một gia đình lớn, một gia tộc từ thưở khởi đầu. Làng xã cổ truyền của người Kinh đồng bằng Bắc Bộ còn là một môi trường văn hóa, phản chiếu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Các hương ước, khoán ước của làng xã quy định khá chặt chẽ các mặt đời sống sản xuất, tổ chức và quan hệ xã hội, sinh hoạt tinh thần và văn hóa của những người nông dân. Một trong những truyền thống đặc trưng của xã hội Việt Nam cổ truyền chính là tính cộng đồng được sản sinh và lưu giữ bền vững trong môi trường làng xã. Cư dân Nam Bộ tuy cũng sống thành làng, thành ấp nhưng nhà cửa tản mát theo bờ kênh, ruộng lúa. Nhà cửa của người nông dân ở đây đơn sơ, nhà ba gian hai chái, làm bằng tre, nứa, lợp lá dừa, phên vách. Làng xóm Nam Bộ cũng như cơ cấu xã hội nông thôn không lấy gì làm bền chắc như miền Bắc. 28
  • 33. Làng xã không có đất công để ban cấp, ai có sức khai phá thì biến thành của riêng, mua đi bán lại, người không có đất thì làm thuê, nay đây mai đó. Khác với vùng đồng bằng Bắc Bộ, ở Nam Bộ, quan hệ cá nhân là chủ yếu, không có kiểu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Nhiều người không còn nhớ gốc tích, họ hàng, quê hương nên gia phả, lý lịch xuất thân của mỗi người cũng không được coi là quan trọng [73]. 1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội Người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ chịu ảnh hưởng lớn của Tam giáo. Phật giáo đại thừa đã du nhập vào Bắc Bộ ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Khoảng thế kỷ thứ VI, Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã trở thành trung tâm đạo Phật lớn nhất nước ta lúc đó. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo phát triển rộng khắp, trở thành chỗ dựa tinh thần của các triều đại phong kiến. Từ thời Lê trở đi, Phật giáo mất vai trò chủ đạo, hòa quyện với các tín ngưỡng dân gian tạo nên một thứ tôn giáo – tín ngưỡng độc đáo, đó là Phật giáo dân gian. Đạo giáo nảy sinh vào cuối thế kỷ II ở Trung Quốc, du nhập vào nước ta khoảng đầu thời Bắc thuộc. Khi vào nước ta, Đạo giáo hòa quyện với các tín ngưỡng dân gian, như các loại tín ngưỡng thờ Mẫu, mà biểu hiện độc đáo của nó là nghi lễ đồng bóng, các hình thức thờ cúng thần tiên (đạo Tiên), tín ngưỡng Tứ bất tử, các phương thuật kiểu Nội đạo tràng… Nho giáo du nhập mạnh mẽ vào nước ta mà trước hết là đồng bằng Bắc Bộ từ thời nhà Hán, thông qua hệ thống giáo dục thi cử. Đến thời nhà Lê, Nho giáo giành được địa vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến. Người ta đã thống kê trong số 56 Trạng nguyên thời phong kiến thì đã có 52 người thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trong nhân dân, Nho giáo ảnh hưởng lớn tới hệ thống giáo dục ở các làng xã, trong việc thờ cúng thành hoàng, các mối quan hệ nơi đình làng, các sinh hoạt cộng đồng, hội hè, phong tục, cúng lễ, các ứng xử gia đình và xã hội… 29
  • 34. Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở Nam Bộ hết sức đa dạng, phức tạp. Đất Nam Bộ ít chịu sự ràng buộc của những tư tưởng Nho giáo, những lề thói, khuôn phép phong kiến lỗi thời, vì đây là vùng đất mới, cư dân từ “tứ xứ” đổ về nên nó còn là cái nôi nảy sinh những tôn giáo, tín ngưỡng mới. Phong tục của người Việt ở Nam Bộ cũng có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc, Trung Bộ nhưng tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục người Khơ-me, người Hoa. Tính cách của người Việt ở Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt: cởi mở, không ưa sự ràng buộc, chuộng sự bình đẳng, trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới, trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng… Người Nam Bộ xưa ít người có học, không coi việc học hành là con đường tiến thân, đổi đời như người nông dân miền Bắc. Bởi vậy, họ không phải là những người ưa sống nội tâm, chuộng suy tư, mà là những người ưa hành động. Người Nam Bộ thích ăn chơi xả láng ồn ào nhưng trong họ có sẵn một tâm trạng mang nặng âm điệu sầu tư. Đó là hai mặt tâm lý của người Nam Bộ. Làm nên sắc thái văn hóa độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ phải nói tới các lễ hội phong phú, đa dạng. Người ta có thể căn cứ vào nội dung phản ánh của lễ hội để phân biệt lễ hội nông nghiệp, lễ hội tưởng niệm các anh hùng lịch sử, lễ hội gần với tôn giáo, tín ngưỡng… Có thể căn cứ vào phạm vi, quy mô lớn nhỏ để phân thành hội làng, hội của một vùng, hội của cả nước; rồi lại căn cứ vào địa điểm mở hội để gọi đó là hội đình, hội chùa, hội đền… Hàng trăm, hàng ngàn lễ hội của đồng bằng Bắc Bộ đều có gốc tích ban đầu là hội làng, mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp. Hội làng gần như là những dịp duy nhất tập trung phô diễn những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từ múa, hát giao duyên, hát cửa đình, sân khấu chèo, tuồng, các loại thi tài đến các trò đấu võ, bơi thuyền, kéo co, chọi trâu, chọi gà, đấu cờ, ném còn, thổi cơm thi… Từ 30
  • 35. đó, nó đã hun đúc tài năng, trí thông mình, tài khéo léo, sức khỏe của các thành viên trong làng xã. Nam Bộ không thiếu những sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng, những sinh hoạt này là môi trường sản sinh và nuôi dưỡng văn hóa dân gian. Lễ hội của người Việt ở Nam Bộ cũng rất đa dạng, phong phú, bao gồm bốn loại hình lễ hội chủ yếu ở Việt Nam: lễ hội nông – ngư nghiệp, lễ hội tưởng niệm danh nhân – anh hùng dân tộc, lễ hội tín ngưỡng – tôn giáo và hỗn hợp, tất cả đều mang màu sắc riêng của Nam Bộ. Trong khung cảnh xóm ấp, ngôi đình ở đây không mang dáng vẻ thật tiêu biểu. Thành hoàng phần nhiều là các vị thần vô danh được triều đình sau này phong tặng, hay bản thân các vị công thần nhà Nguyễn như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Lê Văn Duyệt… sau khi mất được thờ cúng trong đình [73]. 1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật Về nghệ thuật, đồng bằng Bắc Bộ là quê hương của các loại hình dân ca, các hình thức sân khấu có truyền thống lâu đời, đó là các hình thức từ hát dân ca Quan họ, hát đúm, hát xoan, hát văn, hát ghẹo đến các hình thức sân khấu như chèo, tuồng, rối nước... Người Nam Bộ, dù Kinh hay Khơ-me, Chăm đều ưa thích âm nhạc và ca hát. Âm nhạc ở đây đa dạng và phức tạp. Đa dạng bởi nó chứa đựng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của các bộ phận dân cư nông thôn, đô thị, các tầng lớp xã hội khác nhau. Phức tạp bởi sự giao thoa, đan cài, hội tụ giữa nhiều tầng văn hóa, âm nhạc (Kinh – Khơ-me – Chăm – Tây Nguyên – Hoa). Âm nhạc Nam Bộ thể hiện rõ nét trong dân ca Nam Bộ, qua các điệu lý, điệu hò, điệu ru hát… và cũng mang sắc thái riêng. Trong các điệu hò, ngoài các bài hò quen thuộc thì người Nam Bộ đã sáng tạo các điệu hò mới. Nói tới nghệ thuật dân gian Nam Bộ không thể không nói tới sân khấu cải lương, hát bội, ca hát tài tử của người Kinh. 31
  • 36. Về ngôn ngữ, sự hiện diện của chế độ giáo dục lâu đời và đội ngũ trí thức đông đảo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã làm giàu vốn từ, nâng dần ngôn ngữ thường ngày thành ngôn ngữ văn học, thúc đẩy sự ra đời chữ viết, lúc đầu là chữ Nôm, sau là chữ quốc ngữ. Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Nam Bộ là một phương ngữ của tiếng Việt phổ thông, hình thành cùng với quá trình người Kinh tới đây khai thác vùng đất mới. Tiếng Nam Bộ mang trong mình cội nguồn khác nhau của những người tứ xứ, nhưng đồng thời, nó cũng sản sinh thêm những từ ngữ phản ánh thế giới tự nhiên và con người nơi đất mới này. Điều đáng nhấn mạnh là, phương ngữ Nam Bộ hình thành cùng với quá trình sáng tạo chữ quốc ngữ, vùng đất Nam Bộ là nơi đầu tiên gieo mầm, phát triển chữ quốc ngữ. Chính môi trường ấy làm cho phương ngữ Nam Bộ sớm có được sự thống nhất về không gian, khắc phục các khác biệt địa phương, vừa phát triển nhanh từ khẩu ngữ thành ngôn ngữ văn học [73]. Tiểu kết: Ca dao thuộc thể loại trữ tình dân gian, phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm, sinh hoạt của nhân dân lao động ngày trước. Trong đó, lời tỏ tình và lời thề nguyền chính là những bài ca tiêu biểu nhất trong kho tàng ca dao tình yêu lứa đôi của người Việt. Việc phân vùng ca dao có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu sự chuyển động về mặt không gian và sự phát triển thể loại theo thời gian. Ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ là sản phẩm tinh thần của người lao động Việt Nam trên hai miền rộng lớn của đất nước. So sánh lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi giữa các vùng, miền khác nhau để thấy được không chỉ những nét giống nhau mà còn tìm hiểu những điểm khác nhau. Như vậy, hai vấn đề luận văn cần làm rõ: thứ nhất, đó là so sánh ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phân tích những điểm giống và khác nhau, lí giải 32
  • 37. nguyên nhân. Trước đó, người viết đã giải quyết vấn đề khái niệm ca dao, xác định ranh giới “Bắc Bộ”, “Nam Bộ”. Thứ hai, so sánh vấn đề gì, người viết tập trung tìm hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi, tiêu biểu cho đặc trưng trữ tình của ca dao. Khi so sánh lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, chúng tôi lưu ý một số điểm: Trước hết, khi so sánh tình yêu lứa đôi trong ca dao mỗi vùng, miền cần tránh quan điểm cực đoan, nhấn mạnh vào đặc trưng riêng biệt, cái độc đáo đến mức độc nhất vô nhị, coi trọng hoặc kì thị một bên, tránh coi ca dao Bắc Bộ – vùng đất cổ là vùng ca dao lớn, Nam Bộ là vùng ca dao nhỏ, phát sinh. Các đối tượng được đem ra so sánh đều ngang bằng và có những sắc thái riêng. Sự giống nhau vừa do quy luật sáng tạo folklore, đặc trưng thi pháp ca dao, cũng như điều kiện lịch sử – xã hội chung của người Việt còn sự khác nhau là tất yếu do môi trường tự nhiên, xã hội và giao lưu văn hóa vùng miền quy định. Về phương pháp, cần sử dụng cao phương pháp thống kê phân tích và phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đặc biệt, khi so sánh không thể tách rời đối tượng khỏi môi trường sản sinh ra nó, điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, tâm lý, tính cách, xu hướng thẩm mĩ vùng miền, lề lối diễn xướng, khung cảnh ca hát (làn điệu, động tác múa...) và sự phát triển của thể loại. 33
  • 38. Chương 2 SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ 2.1. Trình bày sự giống và khác nhau Trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [34], ngoài việc tra cứu ca dao theo chữ cái, nhóm soạn giả còn chia nội dung ca dao thành chín chủ đề lớn. Trong chủ đề tình yêu lứa đôi, các tác giả chia thành lời của nam, lời của nữ, cả nam và nữ hát một mình, nam nữ đối đáp. Phần ca dao tình yêu lứa đôi sắp xếp theo hoàn cảnh thuận lợi và không thuận lợi. Theo Trần Thị Kim Liên, số lời ca dao thuộc 9 chủ đề lớn trong Kho tàng ca dao người Việt có thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp như sau: STT Nội dung chủ đề Số bài Tỉ lệ % 1 Tình yêu 6445 51,6% 2 Quan hệ gia đình và xã hội 1334 10, 6% 3 Những lời bông đùa khôi hài giải trí 1240 9,9% 4 Lao động và nghề nghiệp 1201 9,6% 5 Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 655 5,2% 6 Kinh nghiệm sống và hành động 489 3,9% 7 Đất nước và lịch sử 459 3,7% 8 Những thói hư tật xấu và những tệ nạn xã hội 351 2,8% 9 Những nỗi khổ những cảnh sống lầm than 313 2,7% Kho tàng ca dao người Việt 12.487 100% 2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr. 48]. Kết quả thống kê mà chúng tôi thu được cũng tương tự. Số lời ca dao ba miền về tình yêu trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt gồm 6230 (chiếm 49,9%) trong tổng số 12.487 lời, số lượng hơn hẳn so với các chủ đề khác. 34
  • 39. Chủ đề tình yêu lứa đôi trong Ca dao dân ca Nam Bộ được tập hợp, phân loại trong Ca dao tình yêu lứa đôi chiếm đa số: 1472 lời/ 2263 lời (chiếm 65%). Phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ theo nội dung, chúng tôi có được kết quả như sau: STT Nội dung Số bài Tỷ lệ KTCD CDNB KTCD CDNB 1 Lời tỏ tình 2543 631 40,8% 43% 2 Lời thề nguyền 539 117 8,7% 7,9% 3 Nội dung khác 3148 724 50,5% 49,1% 4 Tổng 6230 1472 100% 100% 2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao) Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy, số lời ca dao tỏ tình và thề nguyền ở Bắc Bộ và Nam Bộ đều chiếm số lượng lớn trong ca dao tình yêu lứa đôi. Trong Kho tàng ca dao người Việt, lời tỏ tình và thề nguyền là 3082 lời/ 6230 lời (chiếm 49,5%), trong Ca dao dân ca Nam Bộ, lời tỏ tình và thề nguyền có 748 lời/ 1472 lời (chiếm 50,9 %). Đặc biệt, riêng lời tỏ tình trong ca dao hai miền đều có số lượng vượt trội (chiếm 40,8% và 43%). Điều đó thể hiện tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, mãnh liệt và tích cực của người bình dân. Trong sự giống nhau đó, lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao hai miền có sự khác nhau về mức độ, trai gái Nam Bộ có nhu cầu bày tỏ tình yêu nhiều hơn Bắc Bộ (43% - 40,8%), ngược lại, trai gái Bắc Bộ nói đến thề nguyền nhiều hơn (8,7% - 7,9%). Những lời tỏ tình và lời thề nguyền không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về mức độ. Cách thể hiện tình cảm của trai gái lao động trên hai miền lúc nồng nàn, mãnh liệt, lúc nhẹ nhàng, tình tứ, khi tếu táo, hóm hỉnh… 35
  • 40. 2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ Tình yêu là một thế giới muôn màu sắc, đa dạng và cũng phức tạp. Trong ca dao tỏ tình có muôn vàn cách nói để chạm tới trái tim của người cần bày tỏ. Nếu tình yêu là một quá trình thì tỏ tình chính là giai đoạn đầu tiên, là nơi khởi đầu kết nối hai tâm hồn đồng điệu. Cái đích của tỏ tình chính là để đối phương biết được tình ý của mình. Trong hoàn cảnh khác nhau, người nói cần lựa chọn cách bày tỏ với sắc thái khác nhau, có lúc gặp nhau trên đường cất lên câu hát trêu nhau, cũng có thể là gặp nhau lần đầu muốn ướm hỏi, thăm dò ý tứ, cũng có thể cảm mến, quen biết nhau từ lâu… Dựa theo chủ thể trữ tình, chúng tôi sắp xếp, phân loại những lời tỏ tình trong ca dao tình yêu lứa đôi. STT Nội dung Số bài Tỷ lệ KTCD CDNB KTCD CDNB 1 Lời của nam và nữ 757 137 29,8% 21,7% 2 Lời của nữ 563 141 22,1% 22,3% 3 Lời của nam 938 317 36,9% 50,3% 4 Nam nữ đối đáp 285 36 11,2% 5,7% 5 Tổng 2543 631 100% 100% 2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình) Nhận xét: Thống kê cho thấy lời tỏ tình của nam giới trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ cùng có số lượng nhiều nhất, trong khi lời tỏ tình của nam nữ đối đáp chiếm số lượng ít nhất. Trong Kho tàng ca dao người Việt, lời tỏ tình của nam là 938 lời/ 2543 lời (chiếm 36,9%), trong Ca dao dân ca Nam Bộ, lời tỏ tình của nam là 317 lời/ 631 lời (chiếm 50,3%), gấp đôi số lời tỏ tình của nữ (317 lời/ 141 lời). Lời tỏ tình là lời nam nữ đối đáp chỉ chiếm 11,2% (Kho tàng ca dao người Việt) và 5,7% (Ca dao dân ca Nam Bộ). 36
  • 41. Số lời ca dao Nam Bộ là lời tỏ tình của nam, lời tỏ tình của nữ đều cao hơn so với số lời tỏ tình trong ca dao các vùng miền khác (22,3% so với 22,1% đối với lời của nữ và 50,3% so với 36,9% đối với lời của nam). Trong khi đó, lời ca dao là lời tỏ tình của cả nam và nữ (phiếm chỉ, không xác định rõ chủ thể trữ tình) và lời tỏ tình nam nữ đối đáp trong ca dao ba miền lại có số lượng nhiều hơn ca dao Nam Bộ (29,8% so với 21,7% đối với lời của nam và nữ; 11,2% so với 5,7% đối với lời nam nữ đối đáp). Điều đó thể hiện rằng trong xã hội cổ truyền thì nam giới vẫn là người đi chinh phục, là người chủ động nói lời yêu, dù ở vùng đất cổ hay ở miền đất mới. Nam giới còn được gọi là “phái mạnh”, vì vậy, lời tỏ tình của nam giới thường thẳng thắn và quyết liệt hơn so với nữ; cách tỏ tình của nữ giới thâm trầm, kín đáo hơn. Trong xã hội miền Bắc, mảnh đất chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến và khuôn phép làng xã thì quan niệm “trâu tìm cọc” chứ “cọc không tìm trâu” thể hiện rất rõ. Ngược lại, ở miền đất mới Nam Bộ, trai gái có thể thoải mái thể hiện tình cảm của mình, không chịu chi phối bởi “lệ làng” hay Nho giáo. Do đó, lời tỏ tình là lời của nam và lời của nữ trong ca dao tình yêu Nam Bộ đều chiếm số lượng hơn hẳn. Cái khác nhau giữa lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ không phải ở độ đậm nhạt của tình cảm, mà là ở cách nói, cách thể hiện rất riêng, giữa những người khác giới, trong những hoàn cảnh khác nhau… 2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động và khung cảnh ca hát của người bình dân Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ giống nhau cùng phản ánh thiên nhiên tươi đẹp, môi trường lao động cũng là môi trường nảy sinh, nuôi dưỡng tình yêu của các chàng trai, cô gái mang sắc thái địa phương riêng. Chính thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ với đặc trưng vùng miền là cầu nối tình 37
  • 42. yêu của chàng trai, cô gái. Mượn hình ảnh cây đa rụng lá ngoài đình mà chàng trai, cô gái Bắc Bộ nói ra lời thương yêu: Cây đa rụng lá đầy đình Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu. Chàng trai Nam Bộ hỏi chuyện cây trái mà thực ra là ướm hỏi chuyện tình yêu: Chiều chiều đi dạo vườn trầu Hỏi thăm đu đủ, mãng cầu chín chưa? Cùng phản ánh thiên nhiên tiêu biểu của vùng miền nhưng những hình ảnh thiên nhiên và mức độ xuất hiện của chúng trong lời tỏ tình giữa ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ lại không giống nhau. Đồng bằng Bắc Bộ xuất hiện nhiều hình ảnh nằm trong tổng thể hình ảnh làng xã như giếng nước, cây đa, lũy tre, sân đình…, thiên nhiên Nam Bộ hiện lên đậm đặc hình ảnh của miệt vườn, sông nước, tôm cá… Thiên nhiên trong lời tỏ tình của trai gái Bắc Bộ không tách rời khỏi không gian làng quê tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ: Đầu làng có cái giếng thơi Người ngoan rửa mặt, người hiền soi gương Trèo lên trái núi Tam Sơn Thấy đôi con chim loan phượng tựa nương một mình… … Hỡi người đã có ai chưa? Để cho người ngoan ngồi đấy, tôi liền ngồi đây Ước gì đôi người ấy lấy đôi tôi này. Ba bối cảnh tiêu biểu nhất cho thiên nhiên cuộc sống ở Nam Bộ – miệt vườn, ruộng đồng, sông nước chính là ba môi trường làm nảy sinh nhiều nhất các hình ảnh riêng biệt của địa phương: Đường mương nước chảy, con cá nhảy, con tôm nhào Hai đứa mình hiệp ý, ba má nào không thương? 38
  • 43. Chiều chiều vịt lội bờ bàng Thương người áo trắng vá quàng nửa vai. Cũng là thiên nhiên thực vật, nếu trong ca dao Bắc Bộ xuất hiện nhiều hình ảnh vườn rau, hoa lá thì ca dao Nam Bộ lại đậm đặc hình ảnh của miệt vườn cây trái sum sê. Chính đặc điểm khác biệt về khí hậu dẫn tới sự phản ánh nghiêng về hoa lá hay cây trái trong ca dao tình yêu Bắc Bộ và Nam Bộ. Miền Bắc có khí hậu gió mùa với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, mùa xuân lại là dịp trăm hoa đua nở, trong khi khí hậu Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa mưa và mùa khô phù hợp cho việc cây kết trái. Trong một lời ca dao tỏ tình Bắc Bộ mà rất nhiều loài cây, loại rau hiện lên tươi tắn, xanh mát qua cái nhìn đầy sức sống của cô gái: Trên vườn rau cải, dưới lại rau cần Cây mơ, cây mận ở gần bờ ao Đầu làng có cây đa cao Trăng thanh gió mát lọt vào tận nơi Nhà anh có cái giếng khơi Nhác trông xuống giếng có đôi cành hồng Em nay là gái chưa chồng Anh không có vợ, dốc lòng chờ nhau. Khảo sát 3506 lời ca dao, Lưu Thị Nụ nhận thấy trong số hình ảnh thiên nhiên được so sánh với người phụ nữ, “hoa”, “chim”, “cây”, “quả” là bốn loại sử dụng nhiều nhất, trong đó tần số xuất hiện của “hoa” nhiều gấp đôi so với “cây” [37, tr. 322]. Sự xuất hiện của “hoa” nhiều hơn hẳn so với “cây” và “quả” phản ánh vẻ nên thơ, thanh lịch trong tâm hồn con người Bắc Bộ. Những loài hoa bình dị, tiêu biểu cho vùng quê miền Bắc như hoa bưởi, hoa ngâu, hoa sen, hoa lí, hoa nhài… đã đi vào ca dao tình yêu lứa đôi. 39
  • 44. Trèo lên cây bưởi hái hoa Người ta hái hết đôi ta bẻ cành. …Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen… Đôi ta lấm tấm hoa nhài Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời. Mỗi loài hoa trong ca dao tình yêu Bắc Bộ mang một vẻ đẹp, ý nghĩa riêng. Tác giả dân gian sắp xếp thứ tự các loài hoa như sau: Chơi hoa cho biết mùi hoa Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa lài… Hoa lí là chị hoa lài Hoa lí có tài, hoa nhài có duyên. Hình ảnh hoa lí được nhắc đến trong 34 lời/ 6230 lời ca dao tình yêu lứa đôi. Là loài hoa số một, vượt trội trong vườn hoa, hoa lí thể hiện vẻ đẹp kiêu sa, cao quý của người phụ nữ: Hoa lí lịch là hoa lí tình Con gái Đình Bảng vừa xinh vừa giòn. Đi qua trước cửa vườn đào Thấy hoa thiên lí muốn vào hái chơi. 40
  • 45. Riêng về hình ảnh hoa nhài, theo Nguyễn Xuân Kính, trong 12.487 lời ca dao được tập hợp trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt, có 41 lời nhắc đến hoa nhài. “Qua các ý nghĩa của hoa nhài, chúng ta thấy rõ được quan niệm thẩm mĩ, đồng thời cũng là quan niệm đạo đức của quần chúng cần lao. Họ ca ngợi những gì là thủy chung, tình nghĩa, thích cái đẹp, cái duyên bên trong hơn là những gì ồn ào chốc lát, phô trương bên ngoài” [37, tr. 326]. Khảo sát 6230 lời ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt, hình ảnh “hoa sen” xuất hiện 24 lời/39 lời liên quan đến “sen” (“hồ sen”, “lá sen”, “đài sen”, “ngó sen”...). Hoa sen sống ở đầm, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nên trong ca dao tình yêu, “hoa sen” thể hiện vẻ đẹp thuần khiết, mãnh liệt: Miệng tiếng anh cười nở cánh hoa sen Tôi xin kết ngãi làm quen Ngãi đà nên ngãi, sự bởi nhân duyên trăng già… Cùng phản ánh thiên nhiên thực vật nhưng trong lời ca dao tỏ tình Nam Bộ, hệ thống cây trái xuất hiện nhiều hơn so với các loại hoa. Theo Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Phương Thảo [5], trong 1339 lời có hình ảnh thiên nhiên của tình yêu lứa đôi thì có tới 413 các loài cây/ 644 lần xuất hiện các hình ảnh thực vật (chiếm 64%). Thiên nhiên Nam Bộ mang nét đặc sắc riêng với những loài cây mới lạ như cây bần, cây mù u, cây vông… Bướm đeo dưới dạ cây bần Muốn nhân muốn ngãi lại gần sẽ nhân. Mù u nhỏ rễ ăn bàng Sợ mình nói gạt qua đàng bỏ tôi… …Phụng hoàng đậu nhánh vông nem Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi… 41
  • 46. Trong ca dao Nam Bộ ít thấy hình ảnh cây đa, thay vào đó là hình ảnh nhiều loài cây vùng sông nước như cây bần, mù u.... Nếu cây đa là nơi trai gái ở đồng bằng Bắc Bộ thường chọn làm chỗ hẹn hò thì trong ca dao Nam Bộ lại vắng bóng. Cây bần là loài cây quen thuộc bởi nó gắn với sông nước Nam Bộ. Cây bần nơi bến sông trở thành hình ảnh mới mẻ cho ca dao trữ tình của người Việt. Riêng về các loại quả, hệ thống các loại trái xuất hiện ở ca dao Nam Bộ phong phú mà ít thấy ở ca dao Bắc Bộ. Khảo sát 631 lời tỏ tình của ca dao Nam Bộ xuất hiện 11 lần “trái lựu”, 6 lần trái “lê”, 5 lần “trái dưa”, 5 lần “khổ qua”, 4 lần “mãng cầu”, 4 lần trái “mù u”, ngoài ra còn có “đu đủ”, “dừa”, “chuối”, “thơm” (dứa), “mít”, “bo bo”, “bình bát”… Xăm xăm bước tới vườn đào Hỏi thăm lê, lựu, mãng cầu chín chưa? Khổ qua xanh, khổ qua đắng Khổ qua mắc nắng, khổ qua đèo Anh có thương em thì mần giấy giao kèo Ngày sau anh mới kể chắc em là mèo của anh. Chàng trai Nam Bộ không coi bốn loại cây “đào – trúc – cúc – tùng”, “mai – trúc – cúc – sen” hay “mai – trúc – cúc – lan” là tứ quý như người Bắc Bộ mà sáng tạo bốn loại quả tứ quý “lựu – lê – bình bát – mãng cầu”: Lựu, lê, bình bát, mãng cầu Bốn cây tứ quý anh sầu một cây. Tuy không xuất hiện nhiều bằng các loại cây trái, không phong phú như trong ca dao Bắc Bộ nhưng trong ca dao tỏ tình Nam Bộ, hình ảnh “hoa” (bông) khá đặc biệt. Ngoài những loài hoa đã từng xuất hiện trong ca dao Bắc Bộ nhưng được người Nam Bộ gọi bằng tên khác như bông trang (mẫu đơn), 42
  • 47. bông quỳ (hoa sen)… thì ca dao Nam Bộ còn có các loại hoa của vùng đất mới như bông vông, bông hường, bông súng. Có những loài hoa chỉ xuất hiện trong ca dao Nam Bộ mà chưa từng nhắc đến trong ca dao các miền khác như hoa mù u. Hình ảnh hoa mù u xuất hiện 4 lần trong 631 lời tỏ tình của ca dao Nam Bộ, chỉ riêng loài hoa này được đặc tả chi tiết “mù u bông trắng lá quấn nhụy huỳnh” làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh hoa sen “nhị vàng bông trắng lá xanh” đã từng xuất hiện trong ca dao trữ tình người Việt. Hoa mù u ấn tượng bởi vẻ đẹp bình dị, trong sáng, gần gũi với người dân lao động. Mù u bông trắng lá quấn nhụy huỳnh Thấy em bổ củi một mình anh thương. Mù u bông trắng lá quấn nhụy huỳnh Anh thương em vì bởi tấm hình dễ thương. Trong lời ca dao tỏ tình Bắc Bộ, hình ảnh “vườn” khá quen thuộc trong khung cảnh làng quê nơi đây, thường có phạm vi nhỏ bé, xinh xắn như vườn rau, vườn chanh, vườn đào (làm vườn không phải với mục đích làm kinh tế). Nhưng với người Nam Bộ, làm vườn trở thành một nghề và miệt vườn được họ coi như là vùng chuyên canh cây trái: Ghe anh nhỏ mũi trảng lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em. Chuồn chuồn bay thấp Nước ngập ruộng vườn Nghe lời nói lại càng thương Thương em anh muốn lập vườn cưới em. Do tính sông nước là một trong những đặc trưng của văn hóa Việt Nam nên lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ cùng phản ánh thiên 43
  • 48. nhiên sông nước. Hình ảnh sông nước trong ca dao Bắc Bộ thường nhỏ bé, yên bình gắn với làng quê cụ thể như bến nước, ao làng, giếng khơi. Anh đi qua bờ giếng Mà mắt anh lúng liếng bờ ao Nước thời không khát chỉ khát khao duyên nàng. Giếng làng có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt có từ xa xưa của cộng đồng người Việt. Nó thường ở trung tâm của làng, giống như “trái tim của làng”, nằm trong quần thể hình ảnh “cây đa – giếng nước – mái đình”. Khảo sát 6230 lời ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt có 51 lời có hình ảnh chiếc giếng, 6 lần chiếc giếng khơi xuất hiện với tên làng cụ thể: giếng Ngọc Hà, giếng Yên Thái, giếng Kinh Kệ… Chiếc giếng làng vừa gần gũi, thân thiết vừa thiêng liêng. Đối với trai gái Bắc Bộ, nước giếng làng vừa trong vừa mát là dấu hiệu hạnh phúc của tình yêu, nước giếng đục thì tình yêu sẽ gặp nhiều khó khăn: Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát Vườn Ngọc Hà thơm mát gần xa Hỏi người xách nước tưới hoa Có cho ai được vào ra chốn này? Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát Đường Yên Thái gạch lát dễ đi Em về bên ấy làm chi Nước giếng thì đục đường đi thì lầy. Khác với ca dao Bắc Bộ, hình ảnh sông nước trong ca dao Nam Bộ không chỉ là bến nước, con đò mà còn mênh mông, chằng chịt kênh rạch, với sự trù phú của các sản vật sông nước, nó biểu hiện ở mọi chủ đề, trong đó có chủ đề tình yêu lứa đôi. Con nước trở thành nỗi ám ảnh của người dân Nam 44
  • 49. Bộ. Theo thống kê của Bùi Mạnh Nhị thì trong cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ có 18 từ chỉ các loại ghe, 22 từ chỉ các loại nước. Các loại nước và trạng thái của sông nước đều được cảm nhận và đặt tên chính xác: nước lớn, nước rong, nước ròng, nước rặc, nước kém, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước đổ, nước dềnh, nước trồi, nước quay, nước nhứng… [56]. Hình ảnh con nước được khai thác rất sinh động, có thể nhìn được, nghe được bằng tâm trạng con người: Nước chảy re re con cá he nó xòe đuôi phụng Cả tỉnh Mỹ này anh đành bụng có một mình em. Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu Anh thấy em nhỏ xíu anh thương. Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Phương Thảo khảo sát 548 lời ca dao thuộc chủ đề tình yêu đôi lứa trong Ca dao dân ca Nam Bộ từ vần A tới vần E xuất hiện 75 lần hình ảnh sông, 50 lần hình ảnh biển, 9 lần hình ảnh cù lao, 10 lần hình ảnh kênh rạch [5]. Nét đáng chú ý trong ca dao tình yêu lứa đôi Nam Bộ là những sản vật mang đậm tính địa phương, tính sông nước. Khảo sát 2051 lời ca dao tình yêu đôi lứa trong cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ có 181 lần các loài tôm cá xuất hiện. Qua ca dao tình yêu Nam Bộ, hệ thống các loài cá phong phú, đa dạng: cá buôi, cá thia lia, cá bống, cá đao, cá bã trầu, cá thờn bơn, cá hẹ, cá kình, cá sặc... Tình yêu đôi lứa biểu hiện những tình cảm riêng tư, thầm kín của con người, nhưng trong lời ca dao tỏ tình Nam Bộ, hình ảnh thiên nhiên với các sản vật địa phương xuất hiệm đậm đặc. Điều này phản ánh sự gắn bó sâu sắc giữa tự nhiên và con người phương Nam. Một điểm giống nhau nữa giữa lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ là cùng phản ánh đời sống lao động, không khí làm việc của người bình dân một cách chân thực, sinh động. Cư dân vùng đồng bằng và 45
  • 50. phụ lưu bao gồm cả đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long chủ yếu sống bằng nghề nông, dựa vào điều kiện tự nhiên và khai thác tự nhiên. Ca dao tỏ tình Bắc Bộ phản ánh các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp truyền thống như đi cấy, tát nước, làm cỏ, be bờ, đi gặt… Trong khi đó, ca dao tỏ tình Nam Bộ phản ánh phương thức sản xuất ở vùng đất mới: làm ruộng, làm vườn, đánh bắt thủy hải sản. Không khí trai gái lao động, làm mùa ở miền Bắc thật rộn ràng, cũng là môi trường nảy sinh tình cảm: Bao giờ lúa trổ vàng vàng Cho anh đi gặt, cho nàng quảy cơm? Trời mưa cho ướt lá cau Đôi ta be bé rủ nhau đi bừa Trời mưa cho ướt lá dừa Đôi ta be bé đi bừa đồng trong. Ca dao tỏ tình, một phạm trù rất riêng tư, vẫn mang hơi thở của đời sống lao động, với những công việc đồng áng: Em thì vác cuốc thăm đồng Anh thì giả cách mang lồng chọi chim Vì em anh phải đi tìm Xưa nay anh biết chọi chim là gì. Cùng phản ánh không khí lao động nhưng trong ca dao tỏ tình Nam Bộ, các chàng trai vẫn giữ nguyên bùn sình để đưa vào ca dao bằng chất giọng chân chất, đáng yêu: Mù u bông trắng lá quấn nhụy huỳnh Thấy chân em trắng đi cấy lội sình anh thương. 46
  • 51. Trong những lời ca dao tỏ tình Nam Bộ, những công việc liên quan đến khai thác thủy hải sản của vùng sông nước chiếm số lượng lớn mà ít thấy ở ca dao Bắc Bộ. Chèo ghe mái nổi mái chìm Lòng thương em bậu anh tìm tới đây Tới đây lạ xứ lạ làng Ai ai cũng lạ, chỉ mình nàng anh quen. Chài phơi lưới rách cũng phơi Em là con cá liệt ở khơi Anh là lưới bén bủa nơi dọc gành. Lời tỏ tình trong ca dao hai miền cùng phản ánh môi trường đối đáp giao duyên, vì vậy, trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ đều có một bộ phận lời ca dao nam nữ đối đáp. Khác nhau ở chỗ ca dao miền Bắc phản ánh môi trường lễ hội nhiều hơn, trong khi ở miền Nam, nam nữ đối đáp trong môi trường sông nước, môi trường lao động là chủ yếu. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cùng dùng các loại hình dân ca để tỏ tình. Nếu như ở miền Bắc, các tác giả dân gian thường sử dụng các loại hình dân ca truyền thống như hát dân ca Quan họ, hát đúm, hát xoan, hát ghẹo… thì ở miền Nam, người bình dân sáng tạo ra các câu hò lao động và hò sông nước. Miền Bắc là nơi có nhiều đình chùa, lễ hội, mỗi lễ hội mang đặc sắc riêng như hội chùa Hương, hội chùa Thầy, chùa Dâu… Một trong những lễ hội đầu năm là hội chùa Hương với đặc sản rau sắng, mơ chua: Ai đi trẩy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm Mớ rau sắng quả mơ non Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng? 47
  • 52. Môi trường lễ hội, tên của loại hình dân ca có thể xuất hiện trực tiếp trong lời nam nữ đối đáp như: Hoa cầu gặp hội hát xoang Em ở một làng, anh ở một nơi Bây giờ mới gặp nhau đây Ước làm phu phụ muôn đời nên chăng? Hoặc nó xuất hiện gián tiếp qua không khí của lời ca dao, chỉ có lời của hai nhân vật trữ tình như lời tỏ tình dưới đây: Bây giờ em mới hỏi anh Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào? -Cau xanh nhá với trầu vàng Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi. Nam Bộ tuy không nhiều lễ hội bằng Bắc Bộ, nhưng chính môi trường lao động, môi trường sông nước đã nảy sinh nhiều loại hò như hò chèo ghe, hò cấy, các điệu lý, các điệu hát huê tình, làm nên “duyên nợ”, “kết nghĩa” lứa đôi: Hò ít câu có chi đâu mà sợ Chiều lên bờ trả duyên nợ cho em. Gió thổi lao xao hàng rào nghe răng rắc Nghe giọng em hò nam bắc anh ưng. Khúc sông quanh xuồng qua Vàm Tháp Bơi mải mê miệng ngáp biếng hò Thấy cô cấy rẫy buồn xo Cùng anh kết nghĩa chuyện trò được không? 48
  • 53. Đối đáp giao duyên trở thành một phần văn hóa của người Việt nói chung, xuất phát từ nhu cầu giao lưu, tìm hiểu của con người. Nó vừa là hoàn cảnh gặp gỡ của nam nữ thanh niên, vừa là môi trường nảy sinh các loại dân ca, những lời ca dao trong đó có những lời ca dao tỏ tình. 2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của người bình dân Điểm giống nhau giữa lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ là cùng phản ánh xã hội, lối sống và văn hóa của người dân lao động nhưng độ đậm nhạt và màu sắc địa phương khác nhau. Cùng phản ánh đời sống vật chất của cư dân vùng miền nhưng ca dao lại phản ánh quan niệm của người bình dân về cách ăn, cách mặc vùng miền không giống nhau. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ phản ánh cách ăn mặc của người Bắc: Áo đen đơm bộ khuy đen Mặc ai xa lạ cứ làm quen ở làng. Tương tự, trong lời ca dao Nam Bộ cũng có lời: Áo đơm năm nút viền tà Ai đơm cho bậu hay là bậu đơm? Sự khác nhau về cách ăn uống giữa Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang nét đặc thù. Ca dao Nam Bộ đậm đặc hình ảnh các loại mắm, một đặc sản văn hóa ẩm thực nơi đây. Nhiều lời ca dao bắt đầu bằng cụm từ “nước mắm ngon…”: Nước mắm ngon dành ăn bánh hỏi Qua thương nàng mòn mỏi mấy năm. Nước mắm ngon dầm con cá bẹ Anh biểu em thầm lén mẹ qua đây. 49
  • 54. Người Việt Nam dù ở Bắc Bộ hay Nam Bộ đều có tục ăn trầu. Nét văn hóa này đã đi vào ca dao tình yêu của cả hai miền. Khác nhau ở chỗ, đối với miếng ăn nói chung, người miền Bắc coi trọng giá trị tinh thần, nặng về hình thức, trong khi người miền Nam lại thiên về số lượng. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” nên trai gái Bắc Bộ gặp nhau, mời nhau ăn một miếng trầu có ý nghĩa to lớn: …Gặp nhau ăn một miếng trầu Còn hơn đám cỗ mổ trâu ăn mừng. Đối với người Bắc Bộ, miếng trầu cầu kỳ, đẹp, sang trọng thể hiện sự khéo léo và tình ý của người phụ nữ: Miếng trầu em đệm hoa nhài Miếng cau em bổ mười hai đạo bùa. … Trầu têm cánh phượng rọc dao liên cầu Bấy lâu nay cau phải lòng trầu Bỏ buôn bỏ bán, bỏ rầu chợ phiên. Trầu này trầu tính trầu tình Trầu têm cánh phượng, trầu mình trầu ta. … Miếng trầu có bốn chữ tòng Xin chàng cầm lấy, vào trong thăm nhà. Khi vào đến miền Nam, miếng trầu thiên về số lượng, ít chú trọng hình thức: Trầu ăn nhả bã, thuốc hút phì phà Xay rồi cối lúa hai đứa dắt về nhà mới vui. Hình ảnh xã hội, đời sống con người được phản ánh qua lời tỏ tình trong ca dao Nam Bộ rất hiện đại, mới mẻ, trái với hình ảnh xã hội truyền thống trong ca dao Bắc Bộ. Đọc những lời ca dao Bắc Bộ, chúng ta như nhận 50