SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ^
VIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - QUAN HỆ QUỐC TẾ
BARIA V U N G T A U
UNIVERSITY
C a p Sa in t Ja c q u e s
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN
’ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ Kh á c b iệ t
Trình độ đào tạo: Đại học Chính quy
Ngành: Đông Phương học
Chuyên Ngành: Ngôn ngữ Nhật Bản
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV: 13030563
TS Lương Minh Chung
Lê Ngọc Ánh
Lớp: DH13NB
Vũng Tàu, ngày 4 tháng 7 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản -
Sự tương đồng và khác biệt” là do chính tôi thực hiện. Các thông tin, dữ liệu thu
thập được và kết quả phân tích trong đề tài đều trung thực, không trùng với bất
kì đề tài nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Sinh viên
Lê Ngọc Ánh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường
Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhờ những kiến thức và sự động viên trong suốt
quá trình học tập trên giảng đường đại học, em đã sẵn sàng hành trang để
bước vào con đường riêng của mình.
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời tri ân sâu
sắc tới các thầy cô trong khoa Đông phương học, đặc biệt là thầy Lương
Minh Chung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết những
khó khăn trong quá trình làm khóa luận này.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do kiến thức còn nhiều hạn chế
và có nhiều điểm thiếu sót nên quý thầy cô có kiến đóng góp để em có thể
khắc phục.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Ngọc Ánh
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................4
3. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................6
7. Các kết quả đạt được............................................................................6
8. Cấu trúc của khóa luận.........................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN............................................. 8
1.2. Giá trị nội dung..............................................................................10
1.2.1. Tình yêu thiên nhiên..................................................................... 10
1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống..................................................14
1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước........................................................19
1.3. Giá trị nghệ thuật............................................................................25
1.3.1. Giai điệu....................................................................................... 25
1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn.....................................................................28
1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của người
Việt Nam - Nhật Bản.............................................................................30
1.4.1. Hướng về giá trị chân - thiện - m ỹ............................................... 30
1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng...........................................................35
CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN........................................... 39
2.1. Tính chất dân gian.......................................................................... 39
2.2. Tính chất cổ điển............................................................................ 44
2.2.1. Quá trình phát triển của Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế 45
2.2.2. Các thể loại nhạc trong Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế..... 50
2.3. Tính chất giao lưu và khu vực........................................................ 56
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Koto và đàn tranh...........56
2.3.2. Hình thức cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn....................................... 61
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN...............................................................67
3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống
Việt Nam - Nhật Bản............................................................................. 67
3.2. Những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc truyền thống
Việt Nam - Nhật Bản............................................................................. 70
KẾT LUẬN..........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 81
Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi.....................1
Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với múa..............1
Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật
Bản.................................................................................................................. 1
Hình 2.4. Ca trù Việt Nam.............................................................................. 1
Hình 2.5. Đội Nữ Nhạc cung đình đầu thế kỷ XIX........................................1
Hình 2.6. Dàn nhạc công biểu diễn Gagaku trên sân khấu cùng với khí nhạc
tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quận Meguro, Tokyo, 2017....................1
Hình 2.7. Bugaku - một trong các thể loại diễn xướng của Gagaku................1
Hình 2.8. Bản nhạc Saibara kết hợp với điệu múa Batto................................. 1
Hình 2.9. Dàn đại nhạc của Nhã nhạc cung đình vào những năm 60 ............. 1
Hình 2.10. Đội tiểu nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại cung
Diên Thọ của Hoàng Hậu Nam Phương năm 1937........................................1
Hình 2.11. Long vĩ và dây đàn Koto...............................................................1
Hình 2.12. Cấu tạo của đàn tranh Việt Nam.................................................. 1
Hình 2.13. Tay khảy đàn phái Ikuta (trái) và phái Yamada (phải)................ 1
Hình 3.1. Nhà sư Fuke và đàn Biwa................................................................1
Hình 3.2. Hò chèo ghe Bạc Liêu...................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài
A. Tầm quan trọng của đề tài
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 19731, Nhật
Bản luôn dành cho Việt Nam sự hỗ trợ ưu ái trong hợp tác kinh tế, chính trị,
đào tạo nguồn nhân lực. Quan hệ Việt - Nhật ngày càng được mở rộng, phát
triển trên mọi lĩnh vực. Vì thế, việc tìm hiểu về đất nước, con ngư
Bản giúp chúng ta có kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển. Đặc
biệt là ngôn ngữ và nghệ thuật. Việc giao thoa giữa hai nước về văn hóa -
nghệ thuật như chiếc cầu kết nối mối ngoại giao giữa hai nước. Sự hiểu biết
về âm nhạc truyền thống hai nước sẽ góp phần bồi dưỡng vốn văn hóa làm
thỏa mãn nhu cầu của con người trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa
toàn cầu.
Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi
con người. Âm nhạc gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người,
từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban
đầu, những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát giao duyên, tỏ tình khi
trưởng thành, những bài ca sinh hoạt, xuất trận, những bài hát trong lao động
học tập và khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi.
Âm nhạc luôn là nguồn sống hạnh phúc cho tất cả mọi người. Không có
âm nhạc, thế giới thực sự rất buồn tẻ. Âm nhạc luôn gắn với con người ở mọi
nơi. Cho dù học tập hay làm việc mệt mỏi chỉ cần nghe hay hát theo
đoạn nhạc vui tươi sẽ xua tan đi mọi mệt mỏi. Nó còn là phương tiện truyền
tải cảm xúc một cách trọn vẹn, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách
1 Ngày 21 tháng 9 năm 1973, ông Võ Văn Sung - Đại sứ Việt Nam tại Pháp, người đã thay mặt Chính phủ
Việt Nam cùng với Đại sứ Nhật Bản tại Pháp là ông Yoshihiro Nakayama ký và trao đổi thư chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản Sự kiện này đánh dấu
bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
sâu thẳm nhất của tâm hồn.
Nếu nói đến âm nhạc truyền thống, chắc hẳn giới trẻ hiện nay ít có hứng
thú với nó. Truyền thống âm nhạc cũng có nét đặc sắc riêng và không phải ai
cũng hiểu hết được mọi giá trị của nó. Đặc biệt là nền âm nhạc rất phong phú
của Việt Nam và Nhật Bản.
Khóa luận này giúp các bạn trẻ hiểu sâu hơn về âm nhạc truyền thống
của dân tộc Việt Nam cũng như học hỏi cái hay, cái hấp dẫn của nền âm nhạc
truyền thống của đất nước Nhật Bản. Từ đó chúng ta có thể tìm hiểu nền âm
nhạc giữa hai nước có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào,
nhằm góp phần bổ trợ cho khối lượng kiến thức về ngôn ngữ của
chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.
B. Ý nghĩa của khóa luận
Đối với mỗi quốc gia, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa
học kỹ thuật đang mang trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn
hóa chính là “tấm căn cước” khẳng định những nét đặc trưng riêng vốn có
của quốc gia đó và để giao lưu với các quốc gia khác. Là một thành tố quan
trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc dân tộc cổ truyền với những giá trị nhân
văn mang tính bản sắc của một dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Âm nhạc
dân tộc truyền thống ra đời và tồn tại như một yếu tố quan trọng và không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của thế giới nói chung và các
nước châu Á nói riêng. Âm nhạc dân tộc gắn bó với mỗi con người từ thuở
lọt lòng, trong những câu hát được truyền từ đời này sang đời khác. Âm nhạc
dân tộc cổ truyền là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của nền âm nhạc mới.
C. Lý do chọn khóa luận
Trên thực tế, ngôn từ của những ca khúc nhạc trẻ hiện nay khá dễ hiểu,
thị trường âm nhạchiện tại chỉ dựa vào các cung bậc cảm xúc của một bộ
phận giới trẻ nên được nhiều người đón nhận. Phần lớn sinh viên hiện nay
cũng không còn hứng thú với các loại hình âm nhạc truyền thống kể cả ở Việt
Nam và Nhật Bản.
Âm nhạc truyền thống là cái hồn của dân tộc, là món ăn tinh thần không
thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập
hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, những nét đặc trưng truyền
thống mang bản sắc dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Kể từ thời
kì Đổi mới2, nền âm nhạc đã bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường. Thói quen
nghe nhạc của giới trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo trào lưu, không
quan tâm nhiều đến giá trị bản sắc dân tộc. Việc “nhập cư” của các th
nhac hiện đại vào thị trường âm nhạc ngày càng mạnh, phát triển không
ngừng. Đó là nguyên nhân làm cho nền âm nhạc truyền thống ngày càng bị
rơi vào lãng quên. Âm nhạc dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển trong dân
gian bằng các phương pháp truyền miệng, truyền nghề bởi các nghệ nhân.
Âm nhạc dân tộc được bảo tồn bởi các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp ở
các đoàn ca múa nhạc dân tộc, các viện nghiên cứu, các khoa âm nhạc tại các
trường sư phạm... “Tuy nhiên, công việc gìn giữ, bảo tồn âm nhạc dân tộc
trong cơ chế thị trường hiện nay là cực kỳ khó khăn”[91]. Đặc biệt trên nhiều
phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc
truyền thống và cuối cùng là vấn đề kinh phí. Mặt khác, âm nhạc dân tộc
chúng ta luôn luôn có tính dị bản, do lưu truyền bằng phương thức truyền
miệng, làn điệu không có tác giả, tác phẩm cụ thể. Lối kí âm trong nhạc dân
2 Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khở
niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sảng Việt Nam lần VI năm
1986
tộc đến nay vẫn làm sản sinh ra các ca khúc, ca từ mới. Hơn nữa, chúng ta
chưa khai thác hết ý nghĩa của các bài nhạc dân tộc. Đây cũng chính là lý do
mà tôi muốn tìm hiểu để góp phần giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này giúp cho không chỉ riêng sinh viên mà còn toàn bộ thế
hệ trẻ nắm bắt được cái hay, cái đẹp của hai nền văn hóa âm nhạc truyền
thống Việt Nam và Nhật Bản, từ đó có ý thức gìn giữ, quảng bá nhằm thắt
chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Khóa luận giúp cho người đọc hiểu được khái niệm đơn giản về âm
nhạc truyền thống, những nét đặc trưng tiêu biểu của âm nhạc truyền thống,
hiểu được sự tác động của âm nhạc truyền thống vào đời sống con người từ
xưa đến nay.
Khóa luận này cũng giúp người đọc hiểu tầm quan trọng của những giá
trị nhân văn của âm nhạc cổ truyền, đồng thời góp phần bổ trợ thêm một vài
nội dung nghiên cứu học tập cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn
hóa Nhật Bản, cũng như sự cần thiết của âm nhạc truyền thống trong đời
sống hiện đại.
3. Lịch sử nghiên cứu
Trong thời đại hiện nay, rất dễ có thể tìm ra các bài nghiên cứu về âm
nhạc truyền thống không chỉ riêng về Việt Nam mà còn có cả Nhật Bản.
Nhưng vẫn chưa tìm được chủ đề so sánh về âm nhạc truyền thống của Việt
Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, Cố Giáo sư Trần Văn Khê - nhà nghiên
cứu âm nhạc truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Ông đã có công quảng bá
nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Ông đã đưa hình ảnh của chiếc đàn tranh Việt Nam và đàn Koto Nhật Bản tái
hiện lại nhiều làn điệu dân ca độc đáo. Để từ đó, người thưởng thức có thể
hiểu rõ nét riêng mà hai loại đàn này mang lại. Trần Văn Khê là người đã đưa
âm nhạc Việt Nam và Nhật Bản lại gần nhau.
Sau Duy tân Minh Trị (1866-1869), âm nhạc phương Tây đã du nhập
vào Nhật Bản và sớm trở nên nổi tiếng ở Nhật. Hai thể loại âm nhạc được
phát triển trong thời kỳ này là shoka được sáng tác để mang âm nhạc phương
Tây vào trường học,gunka là hành khúc kết hợp với vài yếu tố của nước
Nhật Bản.
Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như chưa có nghiên cứu nào nói về việc
so sánh nền âm nhạc truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản có điểm gì
giống và khác nhau. Do đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của nước ngoài lẫn
trong nước, chúng tôi mong rằng khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam
- Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt" sẽ góp một phần nhỏ cho nền âm
nhạc của nước nhà, cũng như tác dụng giáo dục đối với giới trẻ về những văn
hóa truyền thống của đất nước mình và các nước khác.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên đối tượng là âm nhạc truyền thống của Việt
Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích về nội dung và hình
thức nghệ thuật, chỉ ra những tương đồng và khác biệt, những giá trị đặc sắc
của âm nhạc truyền thống.
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi giới hạn vấn đề nghiêm cứu trong
phạm vi sau:
- Phạm vi thời gian: chúng tôi tìm hiểu khóa luận này trong 16 tuần.
- Phạm vi không gian: âm nhạc truyền thống Việt Nam, âm nhạc truyền
thống Nhật Bản, các nhạc cụ điển hình.
- Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung vào những điểm đặc sắc trong
âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, các bản nhạc hay hình ảnh có
trong khóa luận làm dẫn chứng để người đọc hiểu hơn về âm nhạc truyền
thống và các nhạc cụ đặc trưng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hai nền âm nhạc truyền
thống Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi chỉ ra những giá trị cơ bản về mặt nội
dung, cũng như những tương đồng và khác biệt về mặt nghệ thuật. Đề tài
không bao quát toàn bộ nền âm nhạc truyền thống, mà chỉ đi vào một số bài
dân ca tiêu biểu, các nhạc cụ tiêu biểu, cắt nghĩa những nét văn hóa nổi trội
kết tinh được nhân dân chọn lọc và gìn giữ qua thời gian. Điển hình lấy các
bài dân ca của hai dân tộc làm dẫn chứng nhằm phân tích, chứng minh và
khái quát những nét tương đồng và khác biệt.
6. Phương pháp nghiên cứu
> Thốngkê phân loại: lựa chọn những phạm trù thẩm mỹ lặp lại phổ biến
trong âm nhạc Việt Nam - Nhật Bản.
> Phân tích: chỉ ra tính hai mặt của các hình ảnh, biểu tượng, những nét
tương đồng, khác biệt dựa trên giá trị nghệ thuật.
> So sánh: các thể loại nhạc hay các nhạc cụ truyền thống
7. Các kết quả đạt được
Nghệ thuật âm nhạc mang tính trừu tượng cao khi phản ánh hình tượng
nghệ thuật. Ngôn ngữ âm nhạc hay cấu trúc các âm thanh trong âm nhạc có
sự hòa hợp với nhau biểu đạt thế giới cảm xúc của con người. Khóa luận này
nhằm giúp mọi người hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc
mà âm nhạc truyền thống mang lại cho đời sống tinh thần của con người. Nền
âm nhạc truyền thống mỗi đất nước mang một sắc thái riêng, một phong cách
riêng được phản ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó
là bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc đó.
Những kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin quan trọng góp phần
vào việc giáo dục, quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản.
Xác định nhóm đối tượng hướng tới không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà còn ở
tương lai để duy trì những nét đặc sắc của dân tộc.
Nghiên cứu không dựa vào khảo sát thị trường mà dựa vào lịch sử để
hiểu hơn về cái truyền thống đặc trưng của dân tộc đó, nêu lên được quan
điểm cá nhân, tuy không sắc sảo nhưng cũng góp phần hiểu thêm về nền âm
nhạc của nước Việt Nam cũng như đất nước Nhật Bản.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, thư mục hình ảnh, tài liệu tham khảo, khóa luận với
đề tài “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác
biệt” gồm có 3 chương:
Chương 1: Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Việt Nam -
Nhật Bản
Chương 2: Những nét tương đồng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam -
Nhật Bản
Chương 3: Những khác biệt trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật
Bản
CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN
1.1. Khái quát về âm nhạc truyền thống
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt có sứ mệnh duy trì văn hóa
truyền thống của dân tộc. Âm nhạc truyền thống là những tác phẩm âm nhạc,
phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực đời sống văn hóa của con người, của
mỗi dân tộc, mang đậm bản sắc của dân tộc. Âm nhạc truyềnthống
phương tiện trau dồi những tư tưởng, tình cảm, những ứng xử của con người
trước xã hội. Âm nhạc là tiếng nói của dân tộc, là cầu nối giữa các nền văn
minh nhân loại.
Âm nhạc truyền thống Việt Nam hay âm nhạc truyền thống Nhật Bản có
truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ xưa con người đã rất say mê âm
nhạc. Đối với họ, âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Riêng về âm nhạc Việt
Nam, trong quá trình phát triển, người dân đã sáng tạo ra rất nhiều loại nhạc
cụ và các thể loại nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, có thêm sự phấn chấn và
sức mạnh trong lao động và chiến đấu, cao hơn là giáo dục cho con cháu
truyền thống của ông cha về đạo lý làm người.
Trải qua bao thăng trầm của xã hội, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ
lại rất nhiều những nhạc cụ truyền thống từ những dạng đơn sơ nhất cho tới
những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế và
đặc sắc. Con người có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của
trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc kịch truyền thống... Âm nhạc cổ truyền Việt
Nam phong phú bởi những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cá
tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại dân ca nhưng ở mỗi vùng miền có một
phương thức biểu diễn, truyền đạt và âm điệu riêng biệt. Chẳng hạn điệu hát
ru của dân tộc Kinh khác với bản nhạc ru của dân tộc Mường, Tày hay ở Chơ
Ro... Ở Tây Nguyên có nơi dùng lời ca tiếng hát để ru trẻ nhỏ, có nơi dùng
tiếng đàn, tiếng sáo.
Ngày nay, âm nhạc truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng chỉ được quan
tâm ở một vài thể loại tiêu biểu. Năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất
chú trọng đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là
từ khi đất nước mở cửa với chính sách Đổi mới, các giá trị văn hoá dân tộc
đặc biệt được chú trọng dưới góc độ xã hội hoá trong đó có âm nhạc. Âm
nhạc truyền thống vẫn được lưu trữ và phát triển trong dân gian bằng các
phương thức truyền khẩu, truyền nghề của các nghệ nhân. Tuy nhiên, công
việc bảo tồn giá trị truyền thống của âm nhạc trong cơ chế trị trường hiện nay
là cực kì khó khăn, đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn,
sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống.
Không chỉ riêng về âm nhạc Việt Nam, âm nhạc Nhật Bản cũng
Những nét truyền thống trong âm nhạc Nhật Bản vẫn còn hiện diện cho đến
thời nay là một sự cố gắng bảo tồn, phát triển và duy trì mạnh mẽ. Những thể
loại nhạc kịch truyền thống như Nou, Kabuki hay Bunraku...kịch truyền
thống mà Nhật Bản tự hào với thế giới là hồn dân tộc của Nhật Bản, nét văn
hóa truyền thống lâu đời của đất nước mặt trời mọc.
Mọi sự tồn tại đều có quy luật vận động riêng và đặc thù của nó. Đối với
âm nhạc, một loại hình nghệ thuật luôn gợi mở trí tưởng tượng phong phú
của con người, vì bản chất âm nhạc là khi âm thanh vang lên đúng với cảm
xúc và tâm thức của dân tộc, phù hợp với nhận thức tình cảm của con người,
thì cái hay của âm nhạc đi thẳng vào trái tim của con người mà không cần
phải qua bất kì khâu trung gian xúc tác, đối tượng thưởng thức như đắm mình
trong không gian nghệ thuật của âm nhạc.
1.2. Giá trị nội dung
1.2.1. Tình yêu thiên nhiên
Âm nhạc vốn là sự hợp nhất giữa thiên nhiên hoà cùng những cảm
xúc tinh tế và trí tuệ của con người. Bằng những hình thức thể hiện khác
nhau, những ngôn ngữ âm nhạc khác nhau, thiên nhiên đã trở thành nhân
tố quan trọng trong những tác phẩm âm nhạc.
Hình tượng thiên nhiên được tái hiện trong các tác phẩm âm nhạc
của các nghệ sĩ thường mang tính khái quát. Vì vậy, khi nghe một tác
phẩm không ai có thể đưa ra một cách cụ thể là những câu nhạc nào đang
diễn tả một hình ảnh thiên nhiên cụ thể mà chỉ có thể bao quát chung toàn
tác phẩm để thấy tinh thần của thiên nhiên trong đó. Nhìn chung, chỉ nhạc
sĩ sáng tác mới có thể nói chính xác được những hình tượng thiên nhiên
trong các tác phẩm của mình. Đôi khi cũng có những tác phẩm của các
nhạc sĩ sau này được người khác đặt tên hoặc gắn nó với một vẻ đẹp nào
đó trong thiên nhiên.
Trong hầu hết những tác phẩm âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã đưa
những âm thanh trong thiên nhiên vào tác phẩm của mình thông qua việc
khai thác triệt để tính năng ưu việt của các nhạc cụ để mô phỏng và bắt
chước những âm thanh tự nhiên, hoặc tài năng hơn nữa là xây dựng hình
tượng thiên nhiên trong bút pháp sáng tác âm nhạc. Tuy nhiên, với sự vận
động, phát triển, biến đổi của vũ trụ và vạn vật, trong đó có con người thì
nhu cầu nghe nhạc cũng như quan điểm về thẩm mỹ nghệ thuật ngày càng
đa dạng. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân để các tác phẩm âm
nhạc ra đời đáp ứng thị hiếu âm nhạc khác nhau của công chúng yêu
nhạc.
Khi sống gần gũi với thiên nhiên, con người luôn có những cảm xúc
mạnh mẽ, tìm được sức mạnh của chính mình cùng những ý tưởng và sự
sáng tạo tinh tế trong nghệ thuật. Các tác phẩm âm nhạc gắn li
thiên nhiên luôn mang lại sự mới lạ và thư giãn tinh thần, hoặc có những
tác phẩm lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng để miêu tả nội tâm sâu
thẳm của con người.
Có thể nói, từ xa xưa con người đã sống gần gũi với thiên nhiên, vì
vậy những tác phẩm nghệ thuật mang bóng dáng của thiên nhiên là một
điều tất yếu. Bằng những góc nhìn khác nhau, các nhạc sĩ đã khai thác âm
thanh trong thiên nhiên và trong đời sống vào các tác phẩm âm nhạc của
mình với nhiều màu sắc phong phú. Và các nghệ sĩ biểu diễn đã truyền
đạt các tác phẩn âm nhạc đó qua giọng hát và các nhạc cụ tạo thêm nhịp
điệu cho bài hát. Thiên nhiên mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng
tạo nghệ thuật, do đó những tác phẩm âm nhạc xây dựng rõ nét hình
tượng thiên nhiên hoặc sử dụng tiếng động từ thiên nhiên một cách có ý
thức và hợp lý cũng là một hình thức tạo nên sự mới lạ trong thưởng thức
âm nhạc. Đây cũng là sự tương tác hai chiều giữa đời sống tinh thần của
con người với tự nhiên. Mặt khác, sự hiện diện của thiên nhiên trong các
tác phẩm nghệ thuật nói chung còn là bức thông điệp giúp mọi người
thêm yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.
Người Việt Nam từxưa đến nay luôn sống phụ thuộc vào thiên
nhiên, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên tai, vừa phải sống hoà thuận
với thiên nhiên. Tín ngưỡng người Việt phản ánh rất rõ những đặc trưng
của nền văn minh lúa nước. Bởi vậy, khi nói đến những tín ngưỡng dân
gian, tín ngưỡng về cây lúa, người ta không thể không nói đến những hiện
tượng thiên nhiên có liên quan tới đời sống cây lúa.
Nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống của dân
tộc Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt,
lao động. Trải qua bao thế hệ tổ tiên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió
rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ. Những kinh nghiệm
máu xương của bao đời được tích lũy trong những câu tục ngữ, ca dao,
những bài hát về nghề nông. Đây chính là bài học quý giá mà người nông
dân Việt Nam xưa kia truyền lại cho các thế hệ sau.
Theo tín ngưỡng thờ Thần đạo3 của người Nhật, thế giới trong Thần
đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn sống
trên thiên đàng đến những linh hồn trú ngụ trong cây, đá, bụi và tất cả
những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và có tiếng nói của
riêng mình. Con người là một phần trong dòng chảy đó. Những vật tự
nhiên như đá, cây cối, núi sông, thác nước, động vật, sấm chớp... tất cả
đều có thể là linh hồn, nhất là với nhữngvật hoặc hiện tượng có phần
lạ và nổi bật.
Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là thần, nhưng Thần đạo
khuyến khích việc tôn trọng những vật tự nhiên, vì ngay cả những vật
bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn trú ngụ bên trong. Con
người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật
Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, từ những ngọn
núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, nhữngrặng núi cao sừng sững cho đ
những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến
những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống
như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Những tập tục gắn
3 X
Thần đạo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa, xuât hiện từ thời công xã nguyên thủy dưới hình thức tín
ngưỡng vật linh
liền với Thần đạo bắt đầu từ những gia đình làm nông hoặc những làng
chài, nơi tín ngưỡng đã có từ lâu và thắt chặt với vùng đất đó. Thần đạo
đóng vai trò liên kết con người với thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên.
Theo truyền thuyết, những hòn đảo tươi đẹp của Nhật Bản, những ngọn
núi đỉnh phủ tuyết trắng xóa, những bãi cát dát vàng, những thác nước
hùng vĩ và thảm thực vật phong phú, đều được tạo ra bởi các vị thần và
rồi hóa thân vào các sự vật, hiện tượng và rồi sinh ra con người.
“Thần đạo nhấn mạnh và đề cao sự thuần khiết và ngay
thẳng. Trẻ con được dạy phải lắng nghe trái tim mình; kính
trọng tổ tiên, bậc trên dạy dỗ mình và quý trọng thế giới tự
nhiên; tôn kính các thần - những linh hồn đã nuôi nấng và
phù hộ cho ta. Đó là tinh thần của Thần đạo'" [78]
Nằm trong cái nôi văn hoá phương Đông, cả Nhật Bản và Việt Nam
đều mang trong mình những điều bí ẩn, đặc biệt là trong nền văn hoá cổ
truyền mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà tư duy người Nhật
Bản và người Việt Nam thời sơ khai cũng có những nét giống nhau. Điểm
xuất phát của sự giống nhau ấy chính là do nền kinh tế nông nghiệp. Thời
xa xưa, người nông dân thường phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên để
mong có một vụ mùa bội thu nên cả người nông dân Nhật Bản lẫn người
nông dân Việt Nam đều nhận thức rõ rằng, họ không những phải đấu
tranh với thiên nhiên, mà còn phải biết chung sống hài hoà, biết tôn trọng
thiên nhiên. Thêm vào đó, tư duy đa thần của người Nhật và người Việt
đã cho ra đời Thần đạo và những tín ngưỡng dân gian Việt cổ.
Từ đó có thể nói, để sáng tác ra một bài hát dù truyền thống hay
không, những nghệ sĩ luôn lấy cảm hứng từ những thứ gần gũi nhất như
thiên nhiên, đất trời để có thể cảm nhận tình yêu thiên nhiên, quý trọng tự
nhiên, sự gắn kết của thiên nhiên qua từng câu chữ, từng lời há
chìm trong giai điệu của một bài hát, tâm trí ta như quên hết mọi thứ xung
quanh, hòa mình vào làn điệu của bài hát để có thể cảm nhận được ý
nghĩa sâu sắc của bài hát đó.
1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của
mỗi con người. Mọi giai điệu đều là những cung bậc cảm xúc, những nỗi
niềm từ tận sâu đáy lòng và cũng là những nét khắc họa cuộc sống muôn
màu nên nó có thể chạm tới nơi sâu thẳm của tâm hồn, đánh thức lòng
trắc ẩn trong mỗi người. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh
làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh một cách
trừu tượng các khía cạnh của cuộc sống.
Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết
thống. Mỗi đứa trẻ đều đã từng được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ.
Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương tiện truyền dẫn mối giao
cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. Âm nhạc đã gắn liền mọi
khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ
cuộc sống. Đó là những khúc hát ru, những bài đồng dao những, bài hát
giao duyên, những bài ca sinh hoạt, những bài hát trong lao động học tập.
Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí
cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà âm nhạc
hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi quanh chúng ta.
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc
biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết
thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội
tâm, nâng cao ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống. Điều đáng
nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm
thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Tính giáo dục của
âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt
tâm tư tình cảm.
Nhắc tới những bài hát ru là nhắc tới lòng bao dung, nhân hậu, khát
vọng được sống hoà bình hạnh phúc, lòng mong mỏi cho trẻ thơ được yên
ấm trong sự chở che của cuộc đời. Những bài hát ru dân gian thể hiện tình
yêu giữa mẹ và con, tình yêu giữa người và người thời chiến. Mỗi dân tộc,
mỗi đất nước đều có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc
dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu dàng của mẹ
hiền. Các bài hát ru phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như: Con cò mà
đi ăn đêm, Công cha như núi Thái Sơn,
Trích lời bài hát “Con cò bay lả bay laa
Con cò bay lả lả lả bay la
Bay từ cửa phủ
bay ra cánh đồng
Tình tính tang là tang tính tình
Anh chàng rằng anh chàng ơi
Rằng có biết biết hay chăng,
rằng có nhớ là nhớ hay chăng?
Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ
Hàm răng cô mình cười,
Tình tính tang, tang tính tình,
Cô mình rằng, cô mình ơi,
’[31, tr. 93-95]:
Rằng có biết biết hay chăng,
rằng có nhớ là nhớ hay chăng?
Năm quan đổi lấy miệng cười
Mười quan anh chẳng tiếc,
Tiếc người có duyên,
Tình tính tang, tang tính tình,
Cô mình rằng, cô mình ơi,
Rằng có biết biết hay chăng,
rằng có nhớ là nhớ hay chăng?
Đâu vì gác tía lầu vàng,
Phải duyên phải kiếp,
Thì chàng em theo,
Tình tính tang, tang tính tình,
Anh chàng răng, anh chàng ơi,
Rằng có biết biết hay chăng,
răng có nhớ là nhớ hay chăng?
Phần lớn các câu trong bài hát ru được ấy từ ca dao, đồng dao, hay
trích từ các đoạn thơ, hò dân gian được truyền miệng từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Hay những bài hát ru truyền thống của đất nước Nhật Bản
như: Takeda no komoriuta4, Itsuki no komoriuta5, Komoriuta Edo6... Bản
chất của các làn điệu dân ca này đều xuất phát từ gốc nông nghiệp. Từ
thời xa xưa, con người ta không được học chữ nhiều như thời nay, chỉ gắn
bó với công việc làm nông vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì
là thời nông nghiệp hóa nên các làn điệu truyền thống gắn với thiên nhiên,
đất trời. Với quan hệ gần gũi, thân thuộc, họ nương tựa vào cộng đồng và
niềm tin để tự trấn an bản thân. Một đất nước mỗi năm phải hứng chịu sự
phá hủy khủng khiếp của động đất, núi lửa, sóng thần. Gần như bất cứ lúc
nào, con người của đất nước mặt trời mọc cũng phải đối mặt với nguy cơ
thiên tai xảy ra. Người Nhật với cái cách mà người dân được giáo dục,
được tuyên truyền, và cách mà họ đối xử với nhau trong những tình
huống đầy nguy hiểm đã giúp họ có thêm nghị lực vững vàng khi đứng
trước thiên tai. Từ xưa đến nay, thế giới biết đến Nhật Bản với nền tảng
đạo lí cao. Người dân Nhật luôn được rèn luyện tinh thần thép để ứng phó
trong mọi hoàn cảnh. Không có lòng yêu thương, tình đoàn kết thì con
người sẽ không thể chinh phục thiên nhiên để tồn tại. Vì khi đối mặt
trước những khó khăn, con người mới biết thế nào là lòng kiên định,
vững vàng, ý chí chiến đấu quyết tâm, đồng sức đồng lòng cùng nhau
4 Bài hát ru nổi tiếng ở vùng Kyoto và Osaka
5 Bài hát ru được người Nhật biết đến rộng rãi bắt nguồn từ làng Itsuki của tỉnh Kumamoto của Nhật Bản
6 Bài hát ru truyền thống của người Nhật, có nguồn gốc từ Edo, được truyền bá đến các khu vực khác và được cho là
gốc rễ của những bài hát ru của người Nhật
vượt qua mọi khó khăn. Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với
người Nhật. Trong mọi hoàn cảnh, người Nhật luôn gạt bỏ cái tôi để đề
cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh.
Thế nên tinh thần tập thể lúc nào cũng được đề cao trong đời sống của
người Nhật.
Nói về đất nước Việt Nam, một số tác giả cho rằng con người Việt
Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần
đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc
trưng của Việt Nam. Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam
và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và
cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Người Việt rất coi
trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau.
“Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không
phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới
mức coi thường hiến pháp và pháp luật như ”
phép vua thua lệ
làng”
, ”
một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”thì khó có thể
chấp nhận được. ”[79].
Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần
hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục
có truyền thống ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự
giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa. Thái độ coi trọng cộng
đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người
Việt Nam. Một đất nước cũng phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt thiên tai
hằng năm, con người Việt Nam hay gọi một cách trìu mến hơn là đồng
bào Việt Nam đã chung tay khắc phục những hậu quả sau thiên tai. Là
con Rồng cháu Tiên, “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng
tất cả người Việt Nam đều cùng chung một nguồn gốc. Và vì cùng chung
một giống nòi, chung một đất nước, con người Việt Nam luôn đùm bọc,
giúp đỡ lẫn nhau.
Từ rất lâu lắm, từ thời xa xưa ấy, khi mà loài người còn sống trong
thời kỳ đồ đá, loài người cổ đã biết kết hợp lại với nhau để họ mạnh hơn.
Họ đã nhận ra sự kết hợp là sức mạnh. Vậy là tinh thần đoàn kết đã có từ
rất xưa rồi và ngày nay nó vẫn được duy trì bởi sự cần thiết của nó trong
cộng đồng. Những bài hát về tình đoàn kết dân tộc có thể kể đến như:
Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Ta tự hào đi lên! Ôi Việt
Nam (Chu Minh & Hoàng Trung Thông), Tiến quân ca (Văn Cao)...
Đoàn kết là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp
những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất gắn kết
với nhau. Sự kết hợp ấy chắc chắn sẽ đạt được thắng lợi và cũng sẽ gặt
hái được nhiều thành công. Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn như
vậy? Nó kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà
người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng hỗ trợ lẫn nhau sẽ
tìm được điểm chung. Câu chuyện “bó đũa” đã nêu rõ sức mạnh của sự
đoàn kết. Ngoài ra, để đoàn kết được thì mỗi người phải biết cảm thông,
quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn đấu hết mình. “Một người vì
mọi người, mọi người vì một người” chứ không được ỷ lại cho người
khác.
Âm hưởng củacác bài hát cũng bắt nguồn từ sức mạnh của con
người, tình yêu con người và cuộc sống, biết thương yêu con người và
quý trọng bản thân. Sự thể hiện mãnh liệt từ các bản nhạc thờ
các bài hát dân gian làm cho con người thêm yêu đời, biết trân trọng cuộc
đời, đồng tâm hợp lực với các cá nhân để tạo thành một tập thể hùng
mạnh sẽ luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để có thêm nhiều sáng tác hay
in sâu vào lòng người.
1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước
Âm nhạc không chỉ là phương tiện giải trí đối với cuộc sống của con
người mà âm nhạc góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất
nước. Âm nhạc đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là tuyên truyền
những chính sách của giai cấp, tạo động lực sức mạnh cho nhân dân. Cụ
thể, khi Tổ quốc có chiến tranh các ca khúc: Em vẫn đợi anh về (Thái
Bảo), Tình em (Huy Du), Vòng tay cầu hôn (Trần Tiến) ...gợi lên những
tấm lòng thủy chung của người yêu ở quê nhà nhắn gửi làm ấm lò
người ở nơi tiền tuyến. Còn nhiều ca khúc như những bản tráng ca mang
tính kêu gọi, khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc như: Lá xanh (Hoàng Việt),
Hãy cho tôi lên đường (Hoàng Hiệp), Đường chúng ta đi (Huy Du), Bác
đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục) ... luôn là động lực to lớn,
là sức mạnh lay động đến muôn triệu trái tim, là những “Tiếng hát át
tiếng bom” và là sự tất yếucủa Cách mạng giải phóng dân tộc đi đến
thành công. Nội dung của các ca khúc cách mạng này luôn toát lên một ý
chí, một sức mạnh tạo động lực thêm cho ý chí của các chiến sĩ. Có thể
nói, âm nhạc như một lời thề chính trị tượng trưng cho chí khí, cho tinh
thần của một dân tộc.
Bác Hồ đã dạy: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận và anh, chị, em
nghệ sĩ chính là chiến sĩ trên mặt trận ấy”[26, tr.368]. Không chỉ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước mà văn hóa nghệ thuật còn có
trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, xã hội...
Giai đoạn từ 1954 đến 1975 là giai đoạn xây dựng và phát triển hết
sức phong phú của âm nhạc Việt Nam trong một điều kiện lịch sử đặc
biệt vừa chiến đấu vừa xây dựng đất nước, vừa có cuộc sống đời thường,
vừa có cuộc sống thời chiến. Công việc xây dựng một nền văn hóa mới
với nội dung Xã Hội Chủ Nghĩa và tính chất dân tộc đã trở thành nhiệm
vụ trung tâm trong các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, trong đó có âm
nhạc. Hoạt động âm nhạc trong sáng tác cũng như trong việc truyền bá
âm nhạc đã luôn bám sát định hướng: vì Tổ quốc, vì sự nghiệp thống nhất
đất nước, từng bước đưa ngành âm nhạc đi vào con đường chính quy hiện
đại trên một quy mô lớn và một chất lượng không ngừng được nâng cao
nhằm phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội t
Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các văn nghệ sĩ Việt Nam, trong
đó có các nhạc sĩ, cũng đã đi theo phương hướng sáng tác mà Đảng đề ra
như Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, dân tộc - hiện đại, nội dung Xã Hội
Chủ Nghĩa, tính chất dân tộc, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..., đã có
những tác phẩm xuất sắc phục vụ cho hai cuộc kháng chiến, cho sự
nghiệp xây dựng Tổ quốc. Quan điểm sáng tác của các nghệ sĩ Việt Nam
với mục tiêu cơ bản là ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước cũng như cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Phương pháp sáng tác hiện thực Xã Hội
Chủ Nghĩa chính là phương pháp sáng tác với những yêu cầu cơ bản về
tính Đảng, tính nhân dân, là những phương hướng đã bao hàm ngay trong
nội dung những phương hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu ra cho
sáng tác, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh như sau:
“...Đảng vẫn tôn trọng quyền lựa chọn phương pháp sáng
tác của các văn nghệ sĩ. Đảng chủ trương khuyến khích mọi cố
gắng sáng tạo, tìm tòi, phản đối những biện pháp hạn chế một
cách độc đoán những chủ đề, hình thức và phương pháp sáng tác
khác nhau, nhưng đòi hỏi mọi tác phẩm văn nghệ của ta phải có
tính đảng, phải phục vụ đường lối chính sách và không được đi
ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. ”[34, tr.138-139]
Ca khúc cách mạng thời kỳ này mang dấu ấn của nền âm nhạc cổ
truyền dân tộc, dòng ca khúc hướng về lịch sử. Ca khúc cách mạng đã thể
hiện đúng bản chất văn hóa hai chiều của con người Việt Nam: một chiều
tiếp nhận từ văn hóa truyền thống, một chiều tiếp nhận từ văn hóa âm
nhạc nước ngoài.
Trong giai đoạn lịch sử này, mọi hoạt động nền văn nghệ kháng
chiến đều hướng tới phương châm: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến
thắng. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, âm nhạc đã được
coi là mũi nhọn xung kích của Đảng trên mặt trận văn hóa. Trong kháng
chiến chống Pháp, chủ đề và đề tài của các ca khúc cách mạng Việt Nam
đã được mở rộng. Có rất nhiều ca khúc về Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh được tôn trọng nhất, nhưng rất đỗi gần
gũi, thân thương với nhân dân - đó là vị cha già dân tộc trong ca khúc “Ca
ngợi Hồ Chủ tịch” (Văn Cao). Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng - biểu tượng
của Tổ quốc, phấp phới tung bay trong ánh bình minh của ngày mới và
hình ảnh củaĐảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong nhiều ca khúc
mang ý nghĩa cách mạng.
Hình ảnh người phụ nữ ở nông thôn trong kháng chiến cũng hiện lên
đậm nét và mang tính điển hình. Người phụ nữ miền núi mặc dù lần đầu
tiên được khắc họa trong ca khúc, nhưng qua đó cũng thấy được tấm lòng
với Đảng, với cách mạng. “Pì noọng ơi” (Văn Chung) diễn tả một niềm
vui của chị em phụ nữ Tày trong những chuyến đi dân công phục vụ hỏa
tuyến.
Trích lời bài hát “Pì noọng ơi”[33, tr.171]:
Trùng trùng điệp điệp từng dòng người ra đi tiếp tế
Việt Bắc đang tưng bừng ca mừng chiến thắng
Nơi đây dân miền xuôi phai màu nâu đen sờn vai áo
Với Mán, Mường đỏ trắng bên Nùng, Thổ in nền chàm xanh
Ríu ra ríu rít, tíu ta tíu tít, kĩu ca kĩu kịt
Trèo qua đèo, lội theo suối
Băng rừng leo núi, đêm ngày cơm muối, chiếu cỏ màn sương
Thi đua đi dân công là đi giết giặc lập công.
Dù phải trải qua bao nhiêu gian khổ nhưng họ vẫn tin tưởng ở thắng
lợi ngày mai. Các bản nhạc đã làm người nghe rung động bởi tấm lòng
rộng mở và cái tính nhẫn nại, âm thầm hy sinh của họ.
Nhật Bản không chỉ đặc biệt bởi nét văn hóa truyền thống của dân
tộc mà còn đặc biệt bởi nét văn hóa âm nhạc. Âm nhạc chính là một trong
những yếu tố khiến cho nền văn hóa Nhật Bản đa dạng hơn. Đại diện cho
nền âm nhạc Nhật Bản thời chiến - Enka là cái tên quen thuộc đối với
nhiều người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thuật ngữ Enka
được dùng để tham khảo các văn bản chính trị để sắp đặt nhạc hát và
phân loại giữa hai phe đối lập nhau thuộc về tự do và hành động đúng đắn
của con người trong thời Meiji (từ năm 1868 đến năm 1912) với ý nghĩa
là phớt lờ sự hạn chế của chính trị trên tốc độ bất đồng quan điểm chính
trị. Enka một loại hình nghệ thuật có công không nhỏ trong việc bồi đắp
sự phát triển của nền âm nhạc Nhật Bản cho đến thời điểm bây giờ. Enka
là một trong nhiều thể loại âm nhạc nổi tiếng ở Nhật. Nhạc Enka hiện đại
có liên quan đến một loại nhạc mới, phát sinh từ khungcảnh của m
cuộc đàn áp ngay sau chiến tranh, là một loại nhạc không dùng nhạc cụ
để biểu diễn đầu tiên trong nền văn hóa âm nhạc Nhật Bản và đi theo
đường lối chủ nghĩa dân tộc. Điển hình là nhạc phẩm Jidai (B#í^) của nữ
ca sĩ Nakajima Miyuki rất được giới yêu nhạc hâm mộ với tài năng sáng
tác nổi bật và giọng ca cũng không kém phần thu hút đặc biệt. Vào những
năm đầu thập niên 60, người trình diễn nhạc Enka được yêu thích nhất và
được biết đến là “Nữ hoàng enka” là Hibari Misora (1937-1989). Từ năm
1955 đến năm 1959 là bước đệm cho nhạc Enka hiện đại. Bài hát ra đời
vào năm 1955 và được xem như một bài nhạc enka thực sự. Có điều, bài
hát bị ảnh hưởng bởi vần điệu của nhạc tango. Theo Toru Funamura7,
nhạc tango có xuất thân giống như nhạc Enka. Đến thập niên 90, nhạc
Enka bị mất định nghĩa trong việc buôn bán và các loại nhạc hiện đại dần
trở nên nổi tiếng hơn. Nhạc Enka truyền thống không còn được giới trẻ
Nhật đánh giá cao, nhưng vẫn còn được nhiều người yêu thích thể loại
nhạc này ủng hộ. Thể loại nhạc Enka vẫn còn được lưu giữ tới ngày hôm
nay nhờ có những người nghệ sĩ, trải qua bao năm tháng vẫn giữ được nét
cổ kính của nó.
7 Nhà soạn nhạc Enka nổi tiếng ở Nhật Bản
Trích lời bài hát Jidai [58, tr.361]:
Lời Nhật
^ n ^ x ừ x p ề x < x m h
Ẵ t t
h b x ^ t m M x n f ^ x x b h
ừ x x x
X X f X ^ W h b ^ X ^ - 1
h X ừ ^ í X h h ^ x u t
Ề o t ^ o t
t c f r b ^ B t e < x < x X ừ x x
x & ò x & ò x m x n ^ ò
^ n m x x < ^ M x
Tạm dịch
Dù cho thời đại hôm nay thương đau
Lệ héo, tủi cay, ngậm cười
Thế nào cũng có ngày vui
Chắc rằng sẽ có nụ cười cùng ta
Vì vậy đừng quá lo ra
Hôm nay hãy để phong ba thổi ầm
Thời đại con tạo xoay vần
Niềm vui nỗi khổ cũng tuần hoàn
theo
Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh tinh thần cho
đồng đội "tiếng hát át tiếng bom". Hay trong những hoàn cảnh khác, âm nhạc
như muốn nói lên nỗi thống khổ của những con người đã trải qua trong cuộc
chiến tranh tàn khốc. Như vậy có thể nói âm nhạc là đại diện cho tiếng nói
của con người, đại diện cho tiếng lòng yêu nước của người dân trong thời đại
hỗn loạn của những cuộc đàn áp đòi lại sự hòa bình cho đất nước.
1.3. Giá trị nghệ thuật
1.3.1. Giai điệu
Âm nhạc làmột loại hình đặc biệt gắn liền với đời sống của con
người. Âm nhạc truyềntảinhững tư tưởng thẩm mỹ của dân tộc. Các
nhạc khí hay nói cách khác là giai điệu âm nhạc chính là những thang âm
phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc. Âm nhạc gắn liền với đời sống
loài người, hiệndiện suốt cả một vòng xoay quanh cuộc sống của con
người và những bài hát đồng dao khắc vào tâm can bài học đầu đời về kĩ
năng sống, từ tiếng hát giao duyên tuổi yêu đương và những bài ca hòa
theo nhịp điệu lao động, cho đến những khúc hát bản đàn gắn với sinh
hoạt tập thể, tế lễ, thờ cúng, ma chay...
Âm nhạc làm giàu đời sống tinh thần, cân bằng trạng thái tâm sinh
lý, đưa con người ta lại gần với nhau hơn trong sự đồng cảm và hướng
thiện. Âm nhạc, nhất là tác phẩm không lời, là ngôn ngữ đối thoại toàn
cầu, không cần phiên dịch. Âm nhạc khiến con người thấy yêu đời, khích
lệ con người vượt lên những cản trở tưởng như không thể vượt qua, giúp
chế ngự nỗi sợ hãi, sự cô đơn để vươn tới điều kì diệu. Sức mạnh kì diệu
của âm nhạc được tôn vinh trong rất nhiều truyền thuyết.
Ở một đất nước chiến tranh liên miên như Việt Nam hay Nhật Bản
hay các nước khác, con người có sức mạnh tinh thần, sức mạnh đồng đội
để từ đó âm nhạc được vận dụng tối đa và viết lên những bản anh hùng ca.
Chiến binh cần tiếng trống, tiếng kèn xung trận. Người tù cách mạng cần
tiếng hát lạcquan. Trong chiến tranh vệ quốc, khi miền Bắc cất cao
“tiếng hát át tiếng bom”, thì miền Nam tha thiết “Tôi hát cho đồng bào tôi
nghe”. Biết bao kỉ niệm chiến trường khắc sâu trong đời những người làm
nhạc. Những tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật và nhân văn là yếu tố
quyết định làm nên môi trường âm nhạc tốt, và một môi trường âm nhạc
tốt chính là điều kiện tốt để nuôi dưỡng nhân cách. Âm nhạc khơi gợi và
phát triển trí tưởng tượng đầy sáng tạo vốn có ở trẻ thơ. Âm nhạc rèn dũa
tính kiên trì và tinh thần kỷ luật. Một nguyên tắc bắt buộc tuân thủ khi
hòa tấu là mọi thành viên đều phải biết nghe nhau, thấu hiểu và tôn trọng
nhau. Âm nhạc còn truyền tải những bài học lịch sử, nhất là những tác
phẩm mang tính sử thi. Tác phẩm âm nhạc là phương tiện hữu ích để giáo
dục những tâm hồn trẻ, giáo dục tinh thần công dân, tình yêu cộng đồng
và niềm tự hào dân tộc. Tác phẩm âm nhạc mang đậm tính dân tộc là cầu
nối giữa quá khứ với hiện tại, là lời khẳng định bản sắc của một quốc gia
trước thế giới. Bản sắc truyền thống của cộng đồng nhỏ làm nên sự sống
còn của nền văn hóa cộng đồng đó trước các cộng đồng lớn hơn. Mỗi dân
tộc thiểu số, mỗi địa phương góp thêm tính đặc thù riêng trong sự đa dạng
của văn hóa một quốc gia. Mỗi quốc gia nhỏ lại góp thêm nét độc đáo
trong sự đa sắc của văn hóa nhân loại.
Sự cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩ
nhạc, trước hết phải thông qua giá trị nghệ thuật. Nếu ở văn học, giá trị
nghệ thuật được xây dựng bởi trực quan sinh động và điển hình thì trong
âm nhạc, giá trị nghệ thuật được xây dựng bằng cảm quan sinh động và
trừu tượng. Với đặc điểm đó, người nhạc sĩ phải nắm bắt được đặc trưng
biểu hiện của âm nhạc. Trong đó, khả năng tưởng tượng của nhạc sĩ phải
thật sự phong phú, cùng với sự so sánh tương đối giữa hiện thực khách
quan với hình tượng mà nhạc sĩ muốn tạo dựng trong tác phẩm âm nhạc
của mình. Sử dụng đặc thù giai điệu cũng là một cơ sở đảm bảo để nhạc
sĩ xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc
của mình. Để giá trị nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc được nổi bật, có
sức truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, thì nghệ thuật phối khí cũng
đóng một vai trò đáng kể. Chúng ta từng biết, những tiếng vang và âm sắc
của các lọai nhạc cụ trong dàn nhạc, có khả năng tạo được những hiệu
quả đa dạng, phong phú như: một cuộc chiến dữ dội, một khung cảnh
thiên nhiên sinh động, hoặc một nội tâm day dứt, một niềm vui sướng hân
hoan... Và điều lớn lao hơn cả của nghệ thuật phối khí đối với việc xây
dựng hình tương nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, là cùng lúc nói lên
được những nội dung mang tính tổng hợp, tính quân chúng sâu sắc, vĩ đại.
Nếu đặc thù giai điệu vẽ nên một hình tượng nghệ thuật nhất định, thì
khối âm thanh khổng lồ của dàn nhạc thông qua nghệ thuật phối khí sẽ
diễn đạt được một nhóm hình tượng nghệ thuật hoặc nhiều hình tượng
nghệ thuật khác nhau. Bởi vậy, tác phẩm âm nhạc phối cho dàn nhạc có
khả năng tạo nên một bức tranh toàn cảnh của hiện thực sinh động, đồng
thời, làm nổi bật được những nội dung tư tưởng mang ý nghĩa thời đại.
Để hiểu được hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, trước hết
cần phải nhận thức rằng, bản thân nghệ thuật âm nhạc với tính trừu tượng
và tính khái quát của nó không phải bao giờ cũng có thể xây dựng được
một chân dung mang tính cụ thể, sống động. Đặc trưng cơ bản của nghệ
thụât âm nhạc là đưa đến cho người nghe một cảm xúc chung nhất về
không khí và bối cảnh của hiện thực.
Những bản nhạc có lời lại có điều kiện thuận lợi hơn để người nghe
cảm nhận được nội dung mà nhạc sĩ muốn phản ánh. Ở đây có sự kết hợp
tinh tế giữa nhạc và lời. Có thể nói, trong tất cả thể loại âm nhạc, ca khúc
tỏ ra có một lợi thế mà nhạc sĩ dùng để phản ánh trực tiếp và nhanh nhạy
hiện thực sinh động của cuộc sống. Nghệ thụât âm nhạc ngày một phát
triển và sẽ đạt tới đỉnh cao. Trong tác phẩm âm nhạc của mình, ngày nay
các nhạc sĩ đã sáng tạo thêm nhiều phương pháp biểu biện mới mẻ. Việc
xây dựng hình tượng nghệ thuật không chỉ dừng lại ở những cách thức
trên, nó rất phức tạp và đa dạng. Tuy nhiên, dù âm nhạc phát triển đến
mức độ nào đi nữa thì cái cốt lõi nhất của sự biểu hiện tác phẩm vẫn là
giá trị nghệ thuật. Không xây dựng được giá trị nghệ thuật, tác phẩm âm
nhạc rơi vào tính giải trí đơn thuần, nhiều khi không mang lại chức năng
giáo dục tình cảm và thẩm mỹ.
Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển và tiến bộ nhất của
thế giới ngày nay. Bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống của dân
tộc, âm nhạc đã luôn luôn là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến
nền văn hóa đa dạng của đất nước này. Âm nhạc của Nhật Bản có nhiều
đặc tính đa dạng của riêng đất nước đó. Âm nhạc Nhật Bản được làm
giàu với các thể loại thú vị khác nhau. Có hai loại âm nhạc truyền thống
Nhật Bản: âm nhạc dân gian và âm nhạc nghệ thuật. Các giai đoạn khác
nhau trong lịch sử Nhật Bản đã cho ra đời các phong cách âm nhạc cũng
như các giai điệu âm nhạc khác nhau.
1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn
Về nghệ thuật biểu diễn trong âm nhạc truyền thống, âm nhạc của
sân khấu truyền thống theo nguyên tắc co giãn, linh hoạt nhằm phục vụ
cho hát và diễn xuất của diễn viên để tạo ra sức hấp dẫn khán giả. Khi
diễn viên cần diễn tả tâm trạng đau khổ của nhân vật, cần hát dài ra hoặc
ngắn lại, âm nhạc cũng phải co giãn theo diễn viên trên sân khấu. Trong
sân khấu truyền thống, có hai loại ngôn ngữ: văn học và động tác múa,
ngôn ngữ văn học tức là nói và hát, còn động tác múa là ngôn ngữ diễn tả
tâm trạng, tính cách nhân vật. Do đó, âm nhạc cũng phải diễn tả thật khớp
với hai loại ngôn ngữ trên. Âm nhạc càng hay thì diễn xuất của diễn viên
càng gây xúc động cho khán giả. Muốn có sự tinh tế ấy, nhạc công ngoài
kĩ năng điêu luyện về kĩ thuật chơi nhạc cụ, còn phải thông thạo bài bản,
và còn phải thuộc cả từng vai diễn trên sân khấu. Chỉ khi tập trung vào
bản nhạc và đôi tay điều khiển của người chỉ huy thì nhạc công của sân
khấu truyền thống phải luôn luôn hướng về sàn diễn, luôn luôn giao lưu
với người diễn viên, đồng cảm với nhân vật để cùng tạo ra hiệu quả nghệ
thuật cao nhất. Điển hình như trong nghệ thuật nhạc kịch Nou nổi tiếng
của Nhật Bản, loại hình nhạc kịch nghệ thuật cổ xưa nhất của Nhật Bản
với lịch sử hàng trăm năm. Một yếu tố quan trọng trong kịch Nou là nhịp
điệu. Nhịp điệu trong âm nhạc kịch Nou giống như tiếng mưa rơi từ mái
hiên xuống. Trống lớn diễn tấu theo nhịp 7 âm tiết, 5 âm tiết là một phần
diễn tấu của trống nhỏ, nhưng nếu diễn tấu nối tiếp nhau, thì đôi khi có
thể đảo ngược vai trò. Các động tác trong kịch Nou mang tính cách điệu
hoá và tính gợi tả cao với mục đích và ý nghĩa nhất định. Động tác trong
Nou có khi mạnh mẽ, đầy sinh lực khi lại khoan thai, sự kìm nén. Người
diễn viên, ca sĩ hay nhạc công trong khi biểu diễn đều phải theo sát cảm
xúc của nhau để thể hoàn thành phần biểu diễn một cách hoàn hảo. Hay
thể loại Chèo của Việt Nam, một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền
sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu
tính tự sự, trữ tình.Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện
tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là Nou thì đại
diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là Chèo. Sân
khấu Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và
các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là
hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm
phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu
hứng.
Nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có
chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước công chúng, mang tính
tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giá trị văn học, diễn
xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Tất cả đều lấy hiện thực cuộc sống để phản
ánh, tạo nên một vở kịch đặc sắc thu hút hàng triệu người dân. Nếu sân
khấu là sự phản ánh đời sống bằng hành động sân khấu qua ngôn ngữ -
người diễn viên, thì nghệ thuật diễn xuất của diễn viên chính là sự khám
phá, nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nên những hình thức hành động,
những động tác cụ thể, tạo nên hệ thống ngôn ngữ biểu đạt, tạ
nghĩa cho một tác phẩm sân khấu. Hát trong kịch hát chủ yếu sử dụng bài
bản ông cha sáng tạo và phát triển từ vốn dân ca dân tộc. Tính đa dạng
trong sắc thái tình cảm và hành động đòi hỏi sự đa dạng hình thức ngôn
ngữ thể hiện. Vốn bài bản ca hát trong kịch hát khá phong phú, để đáp
ứng đòi hỏi đó của kịch hát, kết nối người hát với người nghe. Đây chính
là điểm mấu chốt trong giá trị nghệ thuật về đặc thù của âm nhạc truyền
thống.
1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của
người Việt Nam - Nhật Bản
1.4.1. Hướng về giá trị chân - thiện - mỹ
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội và khoa học kỹ thuật đang chứa đựng trong nó những giá trị mang
tính toàn cầu, thì văn hóa nói chung và âm nhạc cổ truyền dân tộc nói
riêng là khẳng định sự tồn tại một cách ý nghĩa nhất của quốc gia, dân tộc
đó. Chính vì thế, trong âm nhạc cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa thiết
thực đặc biệt là ở giá trị chân - thiện - mỹ. Đây là ba khía cạnh tạo nên sự
toàn diện của cuộc sống, ba khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau.
Khía cạnh thứ nhất, âm nhạc luôn có một dòng chảy văn hóa dân
gian của dân tộc trong các ca khúc. Từ khi âm nhạc mới ra đời đến nay, ở
bất cứ giai đoạn nào, các nhạc sĩ luôn có ý thức khai thác những yếu tố
dân gian để đưa vào ca khúc. Tuy nhiên trong các yếu tố đó cũng có sự
khác nhau đó là người thì tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ, âm hưởng, chất
liệu âm nhạc, nhưng có người lại ở góc độ cốt truyện. Mục đích cuối cùng
là đem cho người nghe một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh, mang tính
thẩm mỹ dân tộc. Âm nhạc cổ truyền dân tộc thời gian qua cũng đã chứng
minh được những giá trị mang tính bản sắc của mình. Những làn điệu dân
ca, dân vũ đã không chỉ vang lên nơi thôn quê, giữa các phòng hòa nhạc,
mà hơn thế, đã đến và làm say lòng bè bạn năm châu bốn bể. Là người
Việt Nam, dù ở nơi đâu người Việt cũng luôn nhớ và tự hào về di sản văn
hóa âm nhạc truyền thống dân tộc mà cha ông đã để lại.
Ngôn ngữ của âm nhạc có tính trừu tượng cao, vốn là một thế mạnh
trong việc gợi lên hình tượng nghệ thuật và làm cho hình tượng nghệ
thuật đi thẳng vào con tim, trước khi nó “chạy” lên trí óc của người
thưởng thức. Trước đây, người ta thường coi tính trừu tượng đó là hạn
chế của nghệ thuật âm nhạc khi phản ánh thế giới. Song, cho đến nay đã
có thể khẳng định: chính tính trừu tượng cao của nghệ thuật âm nhạc khi
biểu hiện hình tượng nghệ thuật lại là một trong những thế mạnh riêng.
Người sáng tác tổ chức các âm thanh nhạc một cách chặt chẽ theo một hệ
thống lô gíc để phản ánh sự đa dạng, phong phú của cuộc sống cũng như
đời sống nội tâm của con người: niềm vui sướng và nỗi đau thương, sự
say mê lao động và niềm hạnh phúc, cuộc đấu tranh sống còn và tâm tư
thầm kín, những bức xúc xã hội và những ước mơ, hoài bão cao đẹp...
Hệ thống ngôn ngữ ấy được sống dậy trong âm điệu và nhịp điệu thông
qua biểu diễn của người nghệ sĩ, phản ánh một cách lành mạnh hiện thực
cuộc sống và tâm tư tình cảm con người, đồng thời luôn tạo nên sự đồng
điệu với về văn hoá của người thưởng thức âm nhạc, hướng họ vào thế
giới nội tâm, vào lý tưởng, tình cảm trong sáng, vào tâm hồn cao thượng
để vươn tới tương lai tươi đẹp. Nói về “chân” thì có hai nghĩa, một là
chân thật, hai là chân lý. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với con
người thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, mất đi lẽ sống,
gặp nhiều chướng ngại rồi đưa đến thất bại. Ngược lại, nếu biết tế nhị
trong giao tiếp, chân thành trong hành động và thân thiện với mọi người
thì sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công. Đây cũng có thể được coi là
tính chân thật của âm nhạc thể hiện qua các chi tiết trên, phản ánh hiện
thực những vấn đề đang hiện hữu giữa mối liên hệ của âm nhạc trong đời
sống tinh thần của con người. Còn về chân lý, sự có mặt của chân lý trong
nghệ thuật được thể hiện rõ ở tính đa chức năng của nó, nghĩa là nghệ
thuật không chỉ mang bản chất và chức năng giá trị mà còn có cả bản chất
và chức năng nhận thức. Cho nên nghệ thuật không chỉ đánh giá mà còn
nhận thức hiện thực và như vậy có nghĩa trong nội dung nghệ thuật không
chỉ chứa đựng các giá trị được nó tạo dựng mà còn có những tri thức
đúng đắn về hiện thực. Trong đời sống của người Nhật, “người có khát
vọng vươn lên sẽ nghĩ về cách tạo ra cho mình một chiếc thang” - đây
chính là chân lý sống của con người Nhật Bản. Âm nhạc là minh chứng
thiết thực nhất để con người có thể cảm nhận được đời sống của mình
thông qua âm nhạc. Trong một nhạc phẩm chân chính, các yếu tố nội
dung cũng như các chức năng khác nhau (chẳng hạn chức năng giá trị và
chức năng nhận thức) không đơn giản tồn tại độc lập bên nhau, chúng tác
động lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau như một chỉnh thể thống nhất. Cho
nên ở đây không thể tách cái gọi là chân lý khoa học hay chân lý nghệ
thuật.
Khía cạnh thứ hai về tính “thiện” trong âm nhạc, từ xưa đến nay,
thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu truyền và bảo tồn nhiều
phong tục. Trong xã hội hiện nay tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật khác
nhau như: Sân khấu, Điện ảnh, Mỹ thuật, Múa, Điêu khắc...mỗi loại hình
nghệ thuật phản ánh hiện thực, đời sống con người theo phương thức
riêng và âm nhạc cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Âm nhạc là một
môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm của con người. Nó có
những đặc thù riêng mà nhiều môn khoa học khác không có như tính thời
gian, tính trực giác,. Tính thời gian ở đây thể hiện như sự nhắc lại nhiều
lần một nốt nhạc với mục đích diễn đạt tình cảm của tác giả hay thể hiện
tính chất của một tác phẩm âm nhạc. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ,
quân dân Việt Nam đã bị giặc liên tục uy hiếp bằng nhiều cách khác nhau
như dùng cả âm thanh của tiếng máy bay với mục đích làm những người
chiến sĩ nao núng tinh thần. Đó cũng chính là điều thể hiện tính trực giác
trong âm nhạc. Âm nhạc của mỗi thời kì một khác nhau, bởi âm nhạc có
thể phản ánh lịch sử của thời kì đó. Điều này thể hiện khá rõ khi nghe các
tác phẩm cổ điển, hay nghe các tác phẩm sáng tác trong thời kì kháng
chiến chống Pháp, thời kì chống Mỹ.
Âm nhạc cómặt trong mọi nền văn hóa trên thế giới. Âm nhạc trở
thành một phần không thể thiếu được của cuộc sống con người đến nỗi
nhiều cá nhân, tổ chức không ngừng nghiên cứu về tác động của âm nhạc
đến con người. Sự định hướng vào âm nhạc có nhiều tác động đối với đời
sống con người. Âm nhạc giúp người hiểu người, người hiểu vật, thấu
hiểu được nỗi lòng của con người, thấu hiểu nỗi lòng của thiên nhiên
xung quanh. Mỗi một con người là một thế giới bao la và phức tạp,
riêng. Ở người Nhật, họ sống bởi lòng kính trọng. Phật Giáo và Thần đạo
của người Nhật đã đem đến đời sống văn minh tiến bộ, trật tự ngăn nắp
đến mức hoàn hảo. Người Nhật luôn bày tỏ lòng kính trọng thiêng liêng
với Thần đạo và cả Phật giáo.
Khía cạnh thứ ba về tính “mỹ” trong âm nhạc, tính thẩm mỹ trong
nghệ thuật âm nhạc thể hiện trước hết trong giai điệu, ca từ. Nếu n
nhạc sĩ là người sáng tạo nên tác phẩm âm nhạc thì ca sĩ chính là người
mang đến sức sống cho tác phẩm âm nhạc ấy. Để thể hiện hết toàn bộ nội
dung mà bài hát muốn hướng tới, người trình diễn bài hát đó phải nhập
tâm vào bài hát, hiểu được bài hát đó muốn nói gì, ý nghĩa ra sao và
giọng hát phải phù hợp với giai điệu của bài hát thì mới có thể truyền cảm
hứng cho người nghe. Một sáng tác có được công chúng yêu mến hay
không phụ thuộc phần lớn vào tính thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn
của ca sĩ, từ giọng hát đến phong cách, sự biểu cảm.
Tính thẩm mỹ trong âm nhạc còn thể hiện trong những yếu tố khách
quan như việc âm nhạc vay mượn các yếu tố văn hóa khác mà không
hoàn toàn là của riêng đất nước đó và xu hướng đời thường hóa nội dung
truyền tải trong các tác phẩm âm nhạc. Đây là dấu hiệu tích cực để âm
nhạc gần hơn với cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, ở một phương diện
nào đó, sẽ là đi ngược lại quy chuẩn thẩm mỹ. Bởi sự vay mượn quá đà sẽ
dẫn đến hình thành những tác phẩm cóp nhặt theo kiểu giống nhau về mặt
nội dung, sự đời thường hóa quá đà cũng sẽ dẫn đến việc coi trọng những
yếu tố nhìn nhiều hơn nghe trong nghệ thuật biểu diễn. Cuộc sống liên tục
thay đổi theo một quỹ đạo không nhất định, nhữngquy chuẩn đạo đức
thẩm mỹ nói chung và quy chuẩn thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn nói
riêng vì thế cũng có nhiều thay đổi để phù hợp thời đại. Tuy nhiên, dù
thời thế có thay đổi đến đâu thì yếu tố sáng tạo cũng cần bảo đảm quy
chuẩn thẩm mỹ, mà quy chuẩn ấy nằm trong sự cho phép của những yếu
tố thuộc về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của dân
tộc. Tính thẩm mỹ đặc trưng mà âm nhạc thu hút tất cả mọi người khi
lắng nghe giai điệu đó là âm hưởng bản sắc dân tộc có trong bản nhạc đó.
Nó làm mọi người nhận ra rằng hình ảnh, văn hóa của một đất nước nằm
trong từng lời ca của bài hát, để người ta có thể biết rằng bản sắc văn hóa
dân tộc không chỉ thể hiện ở con người của đất nước đó mà nó còn thể
hiện ở các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa điển hình là âm nhạc.
1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng
Âm nhạc góp phần không nhỏ trong cuộc sống của con người vì âm
nhạc là phương tiện diễn tả cảm xúc của con người: vui vẻ, buồn bã, cô
đơn... Hay những bản nhạc mang âm hưởng cách mạng, dân gian, biểu lộ
lòng yêu nước, niềm đam mê thông qua những bài hát. Âm nhạc ca ngợi
đời sống hòa bình, ca ngợi đất nước, ca ngợi tình yêu trong sáng, quê
hương tươi đẹp. Mặt khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con
người, tình yêu đau khổ, than thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt
vọng. Âm nhạc gắn liền với con người trong mọi khoảnh khắc, là loại
hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng
nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới, các hiện tượng tự nhiên, trình độ phát
triển đời sống xã hội hay gần nhất là những nét riêng trong đời sống tinh
thần của người nghệ sĩ.
Đất nước nào ở thời “bom đạn rơi như mưa đá” đều muốn dân tộc
nhanh chóng được hòa bình, yên ổn. Nhưng để có thể đạt tới nguyện
vọng ấy, con người ai cũng đều phải trải qua những ác mộng khủng khiếp
nhất. Sự khát khao một dân tộc được hòa bình đang rạo rực trong lòng
mỗi con người. Con người ai cũng như ai, ai cũng mong đất nước được tự
do để có thể nhanh chóng trở về với mái nhà thân thuộc của mình. Nhưng
cuộc sống thời chiến tranh rất tàn khốc, sống hôm nay không biết được
ngày mai có thể bước chân đi hay là gục ngã tại mặt trận.
Chiến tranh đã để lại biết bao đau thương cho con người ngay từ
thuở khởi đầu của nhân loại cho đến hôm nay. Song, con người đã nhận
rõ được những tội ác khủng khiếp do chiến tranh gây ra. Và cũng từ đó,
đã có nhiều người, nhiều bộ lạc, nhiều quốc gia và nhân loại đã suy nghĩ,
bàn bạc trao đổi trong nhiều hội nghị, để cùng thống nhất đưa ra được
những Luật lệ, Hiến pháp,...giúp việc sống chung giữa các công dân
trong một nước, và các quốc gia với nhau bớt xung đột, ngăn chăn thảm
họa chiến tranh.
Từ ngàn xưa, và tận đến hôm nay, tự do bình đẳng là những khát
vọng chính đáng của con người.
“Đặc biệt hơn cả là trong 600 ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn, một nhạc sĩ đã làm rung động hàng triệu trái tim con
người không những ở Việt Nam, mà còn ở cả thế giới. Ông đã nói
nên sự khủng khiếp, dã man và tàn ác của chiến tranh: “
Đại bác
đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng
nghe... Hàng vạn chuyến xe claymore lựu đạn. Hàng vạn chuyến
xe mang vô thị thành, từng vùng thịt xương có mẹ có em... " Ông
cũng đã nói lên sự khao khát, mong ước sự tự do sớm trở lại trên
quê hương thân yêu: “
Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm,
tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn, đi xem mộ bia nhiều như nấm.
Khi đất nước tôi không còn chiến tranh. Mẹ già lên núi tìm xương
con mình...Khi đất nước tôi không còn giết nhau...Mọi người ra
phố mời rao nụ cười... ”[90]
Độc lập, tự do là khát vọng ngàn đời của dân tộc. Độc lập, tự do bắt
nguồn từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, lấy đại nghĩa thắng hung tàn,
lấy chí nhân thay cường bạo. Từ thuở vua Hùng dựng nước đến Bà Trưng,
Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... Khát vọng độc
lập, tự do đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh rút gọn trong câu nói nổi tiếng:
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó không chỉ là tư tưởng mà còn
là lẽ sống.
Trong âm nhạc không phải là kỹ thuật mà là cái tình khi thể hiện
tác phẩm mới là điều dễ chạm đến trái tim người nghe. Âm nhạc vẫn
chưa thể hiện được nhiều khía cạnh về quyền bình đẳng của con người.
Quyền bình đẳng là quyền mà con người trong một quốc gia không phân
biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu
da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện
phát triển. Quyền bình đẳng của các tầng lớp nông dân thời đô hộ phong
kiến, bị áp bức bóc lột bởi địa chủ. Quyền bình đẳng cho người phụ nữ bị
đối xử như nô lệ, phân biệt giới tính, sự bó buộc của xã hội phong kiến,
sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy
những chông gai, sóng gió. Số phận của những con người ấy lúc nào cũng
lận đận, đầy trắc trở. Chính vì thế trong thời kì đổi mới, những số phận ấy
cần phải được quan tâm nhiều hơn. Hình ảnh của họ là tấm gương cho
bao thế hệ theo sau, là điểm nhấn trong nội dung các bài hát mà những
người nghệ sĩ cần hướng tới.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu được khái quát về những giá trị đặc
trưng của âm nhạc.Giá trị nội dung của âm nhạc điển hình về tình yêu
thiên nhiên, tình yêu con người và cuộc sống, tình yêu đất nước. Cùng
với sự dung hòa của giá trị nghệ thuật về giai điệu và nghệ thuật biểu diễn,
tất cả đã tạo nên những giá trị đặc sắc cho nền âm nhạc Việt Nam - Nhật
Bản hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ và khát vọng tự do bình
đẳng cho nền văn hóa âm nhạc của hai nước.
CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.1. Tính chất dân gian
Âm nhạc truyền thống với nhữnggiá trị nhân văn mang tính bản
đóng vai trò như “tấm thẻ căn cước” của một dân tộc trong xu thế hội nhập
toàn cầu. Âm nhạc truyền thống là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa
ở mỗi quốc gia. Trong mỗi thời đại, các nghệ sĩ đềutìm đến giá trị truyề
thống và kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng cho mình một ngôn ngữ
âm nhạc, một phong cách âm nhạc mang hơi thở dân gian. Ngày nay, khi âm
nhạc giải trí tiếp thu mạnh mẽ những yếu tố như tiết tấu, hòa thanh, nguồn
âm của điện tử thì âm nhạc dân tộc cổ truyền đứng trước sức ép vô cùng lớn,
nên không có điều kiện thể hiện hết những giá trị dân tộc và hiện đại trong
thể loại của mình. Kéo theo đó, phần lớn các thế hệ trẻ sẽ chạy theo xu hướng
âm nhạc hiện đại thay vì đi theo truyền thống. Chính vì thế mà âm nhạc
truyền thống đang dần mai một và quên lãng.
Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản được sinh ra trong nền kinh
tế nông nghiệp và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền
âm nhạc chuyên nghiệp từ trước đến nay. Trong quá trình xây dựng nền âm
nhạc, các nghệ sĩ luôn luôn coi nền âm nhạc truyền thống là kho tàng quý giá
để xây dựng ngôn ngữ âm nhạc cho tác phẩm của mình. Họ thường sử dụng
những nhân tố hoặc hình tượng mang bản sắc dân tộc bằng cách chắt lọc chất
liệu từ âm nhạc dân gian như: giai điệu, thang âm, điệu thức, tiết tấu... để tạo
nên đường nét độc đáo, điển hình mang tính dân tộc trong các tác phẩm của
mình.
Ở Nhật, những bài hát dân ca luôn luôn là một phần trong phong đời
sống của người dân. Có rất nhiều các bài hát dân gian được sáng tác bởi
những người nghệ sĩ tài năng làm giàu thêm cho kho tàng âm nhạc Nhật. Ở
các tỉnh và các vùng ở Nhật có các bài hát dân gian khác nhau dựa trên các
sự kiện như: đi câu cá, làm nông, lao động hay bất kỳ sự kiện tôn giáo nào.
Hình thức nhạc này được phân ra thành nhiều loại:
- Bài hát tôn giáo
- Bài hát lao động
- Bài hát sự kiện
- Bài hát của trẻ em
Mỗi hoạt động hay lễ hội truyền thống của Nhật Bản thì không thể thiếu
sự góp mặt của các bài hát dân gian trong đó. Ví dụ như trong các lễ hội
truyền thống, các bài hát dân gian có giai điệu rất dễ nghe và mang đậm nét
đặc trưng của vùng miền sản sinh ra nó. Dưới đây là một số bài dân ca nổi
tiếng ở Nhật Bản được lưu truyền rộng rãi.
Ecchu Owara Bushi (M 'i^fc^Ä p ): Đây là bài hát mà người bản xứ
sẽ biểu diễn trong lễ hội Bon. Từ thế kỉ XVIII, bài hát Ecchu Owara Bushi đã
được hát bởi những người phụ nữ khi họ hái lá dâu tằm, kéo sợi
Sau đó thì nó được biến đổi dần, có thêm những điệu múa để vui tươi hơn.
Đàn ông thì mặc áo khoác ngắn Happi và phụ nữ thì mặc áo Kimono. Họ sẽ
đội mũ rơm rồi nhảy múa qua các đường phố.
Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc
Ecchu Owara Bushi [66]
Yasugi Bushi (S ^ tp ): Yasugi Bushi là một bài dân ca từ thị trấn
Yasugi thuộc địa phận quận Shimane, đây là bài hát về những người ngư dân
khi đánh bắt cá. Khi xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, nó đã trở
rộng rãi trên khắp đất nước Nhật Bản. Và kèm theo bài hát là một điệu nhảy
rất hài hước của những vũ công nam được gọi là “vũ điệu cá trích”.
Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi
Bushi kết hợp với múa [67]
Koinobori ): Bài hát được biểu diễn nhân dịp ngày lễ trẻ em
tại đất nước Nhật Bản ngày 5/5 hàng năm. Những chú cá chép tượng trưng
cho sự cầu chúc cho trẻ em. Theo như lời bài hát, chiếc cờ cá chép lớn nhất
màu đen tượng trưng cho người cha, mang đến cảm giác an toàn, còn chiếc
cờ lớn thứ hai màu đỏ là biểu tượng của sự ấm áp, bao bọc của người mẹ. Từ
đó, những chiếc cờ sẽ nhỏ dần, đến chiếc nhỏ nhất là đứa con trai út trong
nhà. Nếu bạn đã tận mắt trông thấy Koinobori ở Nhật Bản, phía trên đỉnh có
dải cờ màu sắc tượng trưng cho hình dấu riêng của gia đình. Koinobori mang
ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm áp gia đình.
Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho
ngày Tết trẻ em ở Nhật Bản [68]
Và còn nhiều lễ hội tiêu biểu khác đại diện cho tính dân gian trong văn
hóa âm nhạc cổ truyền Nhật Bản. Những nét văn hóa trải dài theo dòng lịch
sử và đến nay vẫn còn tồn tại thì có thể nói Nhật Bản giữ gìn và tôn trọng nền
văn hóa của đất nước họ.
Ở Việt Nam cũng vậy, dân tộc Việt Nam hình thành trong lịch sử dựng
nước và giữ nước, bao gồm nhiều thành phần, ít nhiều khác nhau về phong
Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
tục tập quán, nhưng họ đều là con một gốc, đều thuộc vào chủng tộc Nam Á
như đất nước Nhật Bản. Trong đời sống của nhân dân lao động tồn
hình nghệ thuật dân gian đó là sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động
trong suốt chiều dài lịch sử. Cuộc sống của nhân dân lao động là đề tài chính
trong cái “dân gian” của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ chính hình ảnh
đó đã xây dựng nên nền tảng âm nhạc Việt Nam - Âm nhạc mang bản chất xã
hội. Nó là sản phẩm của số đông trong xã hội. Nó phản ánh tư tưởng, tình
cảm, nguyện vọng của người lao động, nảy sinh ra ngay trong các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt xã hội của họ. Ta có thể thấy rõ tính dân tộc và tính
nhân dân trong âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian bày tỏ những quan điểm
lành mạnh, trong sáng, song nó cũng phản ánh cả những định kiến lịch sử của
người lao động.
Hình 2.4. Ca trù Việt Nam [69]
Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Nhưng dù cho âm nhạc có gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt xã
hội chặt chẽ đến đâu đi nữa, nó vẫn không phải là chính những hoạt động đó.
Âm nhạc không sao chép cuộc sống, mà phản ánh, miêu tả cuộc sống bằng
hình tượng nghệ thuật âm nhạc thông qua phương tiện diễn tả của mình là âm
điệu và nhịp điệu. Do đó âm nhạc truyền thống là một loại hình nghệ thuật
đặc biệt. Sở dĩ gọi như vậy vì nó là loại nghệ thuật có mang tính thực tiễn xã
hội như đã nói ở trên. Nó còn là nghệ thuật đặc biệt ở chỗ nó không xuất hiện
với tư cách một nghệ thuật đơn lập, mà nó thường được sáng tác và trình diễn
trong mối quan hệ với các nghệ thuật dân gian khác, trước hết là với các nghệ
thuật có đặc trưng nhịp điệu như thơ ca và múa dân gian.
Một bài dân ca có phần lời là thơ ca dân gian và phần giai điệu, mang
đậm nét dân gian truyền thống. Với Việt Nam, chúng ta sử dụng chất liệu
nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm khí nhạc. Đất nước Việt Nam có
kho tàng âm nhạc dân gian phong phú nên khai thác chất liệu âm nhạc dân
gian luôn là những sáng tạo mới cho tác phẩm. Có thể kể đến như Ca trù, Cải
lương, Chèo hay các lễ hội âm nhạc ở các dân tộc vùng đồng bào miền núi...
Mỗi người sáng tác vận dụng và xử lý chất liệu âm nhạc dân gian một khác.
Âm nhạc dân gian Việt Nam trong tác phẩm khí nhạc mới vừa thể hiện sự kết
hợp ngôn ngữ âm nhạc phương Đông với phương Tây, vừa thể hiện bản sắc
văn hoá riêng, sự sáng tạo nghệ thuật riêng của các nhạc sĩ Việt Nam.
2.2. Tính chất cổ điển
Nhã nhạc cung đình Nhật Bản đã có sự giao lưu với Nhã nhạc cung đình
Huế Việt Nam từ thế kỷ thứ VIII, khi nhà sư Phật Triết của nước Lâm Âp
(Miền Trung Việt Nam hiện nay) sang kinh đô Nara Nhật Bản giao lưu Phật
Giáo, tu tập tại chùa Đại An. Các điệu nhạc, điệu múa và nhạc cụ do nhà sư
8898374

More Related Content

What's hot

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệpnguyeminh thai
 
Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpointMolija Ji
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioTrần Tuấn
 
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào Thủy Nguyễn
 

What's hot (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
 
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXILuận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
 
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpoint
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt Nam
Luận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt NamLuận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt Nam
Luận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt Nam
 
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAYLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vayLuận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng và khác biệt 8898374

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng và khác biệt 8898374 (20)

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạmĐề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
1 the loai_ppthe_hien_bai_hat_3288
1 the loai_ppthe_hien_bai_hat_32881 the loai_ppthe_hien_bai_hat_3288
1 the loai_ppthe_hien_bai_hat_3288
 
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu ThỉnhHình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
 
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAYLuận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Đề tài: Nhạc Jazz trong dạy học Guitar điện tử tại DH Quân đội, 9đ
Đề tài: Nhạc Jazz trong dạy học Guitar điện tử tại DH Quân đội, 9đĐề tài: Nhạc Jazz trong dạy học Guitar điện tử tại DH Quân đội, 9đ
Đề tài: Nhạc Jazz trong dạy học Guitar điện tử tại DH Quân đội, 9đ
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
 
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đĐề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóaĐề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng và khác biệt 8898374

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ^ VIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - QUAN HỆ QUỐC TẾ BARIA V U N G T A U UNIVERSITY C a p Sa in t Ja c q u e s KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN ’ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ Kh á c b iệ t Trình độ đào tạo: Đại học Chính quy Ngành: Đông Phương học Chuyên Ngành: Ngôn ngữ Nhật Bản Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: MSSV: 13030563 TS Lương Minh Chung Lê Ngọc Ánh Lớp: DH13NB Vũng Tàu, ngày 4 tháng 7 năm 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt” là do chính tôi thực hiện. Các thông tin, dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài đều trung thực, không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên. Sinh viên Lê Ngọc Ánh
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhờ những kiến thức và sự động viên trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học, em đã sẵn sàng hành trang để bước vào con đường riêng của mình. Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Đông phương học, đặc biệt là thầy Lương Minh Chung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết những khó khăn trong quá trình làm khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do kiến thức còn nhiều hạn chế và có nhiều điểm thiếu sót nên quý thầy cô có kiến đóng góp để em có thể khắc phục. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Ngọc Ánh
  • 4. DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................4 3. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................6 7. Các kết quả đạt được............................................................................6 8. Cấu trúc của khóa luận.........................................................................7 CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN............................................. 8 1.2. Giá trị nội dung..............................................................................10 1.2.1. Tình yêu thiên nhiên..................................................................... 10 1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống..................................................14 1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước........................................................19 1.3. Giá trị nghệ thuật............................................................................25 1.3.1. Giai điệu....................................................................................... 25 1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn.....................................................................28 1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt Nam - Nhật Bản.............................................................................30 1.4.1. Hướng về giá trị chân - thiện - m ỹ............................................... 30 1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng...........................................................35 CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN........................................... 39
  • 5. 2.1. Tính chất dân gian.......................................................................... 39 2.2. Tính chất cổ điển............................................................................ 44 2.2.1. Quá trình phát triển của Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế 45 2.2.2. Các thể loại nhạc trong Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế..... 50 2.3. Tính chất giao lưu và khu vực........................................................ 56 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Koto và đàn tranh...........56 2.3.2. Hình thức cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn....................................... 61 CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN...............................................................67 3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản............................................................................. 67 3.2. Những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản............................................................................. 70 KẾT LUẬN..........................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 81
  • 6. Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi.....................1 Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với múa..............1 Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật Bản.................................................................................................................. 1 Hình 2.4. Ca trù Việt Nam.............................................................................. 1 Hình 2.5. Đội Nữ Nhạc cung đình đầu thế kỷ XIX........................................1 Hình 2.6. Dàn nhạc công biểu diễn Gagaku trên sân khấu cùng với khí nhạc tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quận Meguro, Tokyo, 2017....................1 Hình 2.7. Bugaku - một trong các thể loại diễn xướng của Gagaku................1 Hình 2.8. Bản nhạc Saibara kết hợp với điệu múa Batto................................. 1 Hình 2.9. Dàn đại nhạc của Nhã nhạc cung đình vào những năm 60 ............. 1 Hình 2.10. Đội tiểu nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại cung Diên Thọ của Hoàng Hậu Nam Phương năm 1937........................................1 Hình 2.11. Long vĩ và dây đàn Koto...............................................................1 Hình 2.12. Cấu tạo của đàn tranh Việt Nam.................................................. 1 Hình 2.13. Tay khảy đàn phái Ikuta (trái) và phái Yamada (phải)................ 1 Hình 3.1. Nhà sư Fuke và đàn Biwa................................................................1 Hình 3.2. Hò chèo ghe Bạc Liêu...................................................................... 1
  • 7. 1. Lý do chọn đề tài A. Tầm quan trọng của đề tài Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 19731, Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam sự hỗ trợ ưu ái trong hợp tác kinh tế, chính trị, đào tạo nguồn nhân lực. Quan hệ Việt - Nhật ngày càng được mở rộng, phát triển trên mọi lĩnh vực. Vì thế, việc tìm hiểu về đất nước, con ngư Bản giúp chúng ta có kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển. Đặc biệt là ngôn ngữ và nghệ thuật. Việc giao thoa giữa hai nước về văn hóa - nghệ thuật như chiếc cầu kết nối mối ngoại giao giữa hai nước. Sự hiểu biết về âm nhạc truyền thống hai nước sẽ góp phần bồi dưỡng vốn văn hóa làm thỏa mãn nhu cầu của con người trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa toàn cầu. Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Âm nhạc gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu, những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành, những bài ca sinh hoạt, xuất trận, những bài hát trong lao động học tập và khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi. Âm nhạc luôn là nguồn sống hạnh phúc cho tất cả mọi người. Không có âm nhạc, thế giới thực sự rất buồn tẻ. Âm nhạc luôn gắn với con người ở mọi nơi. Cho dù học tập hay làm việc mệt mỏi chỉ cần nghe hay hát theo đoạn nhạc vui tươi sẽ xua tan đi mọi mệt mỏi. Nó còn là phương tiện truyền tải cảm xúc một cách trọn vẹn, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách 1 Ngày 21 tháng 9 năm 1973, ông Võ Văn Sung - Đại sứ Việt Nam tại Pháp, người đã thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với Đại sứ Nhật Bản tại Pháp là ông Yoshihiro Nakayama ký và trao đổi thư chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
  • 8. sâu thẳm nhất của tâm hồn. Nếu nói đến âm nhạc truyền thống, chắc hẳn giới trẻ hiện nay ít có hứng thú với nó. Truyền thống âm nhạc cũng có nét đặc sắc riêng và không phải ai cũng hiểu hết được mọi giá trị của nó. Đặc biệt là nền âm nhạc rất phong phú của Việt Nam và Nhật Bản. Khóa luận này giúp các bạn trẻ hiểu sâu hơn về âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như học hỏi cái hay, cái hấp dẫn của nền âm nhạc truyền thống của đất nước Nhật Bản. Từ đó chúng ta có thể tìm hiểu nền âm nhạc giữa hai nước có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào, nhằm góp phần bổ trợ cho khối lượng kiến thức về ngôn ngữ của chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. B. Ý nghĩa của khóa luận Đối với mỗi quốc gia, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học kỹ thuật đang mang trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóa chính là “tấm căn cước” khẳng định những nét đặc trưng riêng vốn có của quốc gia đó và để giao lưu với các quốc gia khác. Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc dân tộc cổ truyền với những giá trị nhân văn mang tính bản sắc của một dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Âm nhạc dân tộc truyền thống ra đời và tồn tại như một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của thế giới nói chung và các nước châu Á nói riêng. Âm nhạc dân tộc gắn bó với mỗi con người từ thuở lọt lòng, trong những câu hát được truyền từ đời này sang đời khác. Âm nhạc dân tộc cổ truyền là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của nền âm nhạc mới.
  • 9. C. Lý do chọn khóa luận Trên thực tế, ngôn từ của những ca khúc nhạc trẻ hiện nay khá dễ hiểu, thị trường âm nhạchiện tại chỉ dựa vào các cung bậc cảm xúc của một bộ phận giới trẻ nên được nhiều người đón nhận. Phần lớn sinh viên hiện nay cũng không còn hứng thú với các loại hình âm nhạc truyền thống kể cả ở Việt Nam và Nhật Bản. Âm nhạc truyền thống là cái hồn của dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, những nét đặc trưng truyền thống mang bản sắc dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Kể từ thời kì Đổi mới2, nền âm nhạc đã bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường. Thói quen nghe nhạc của giới trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo trào lưu, không quan tâm nhiều đến giá trị bản sắc dân tộc. Việc “nhập cư” của các th nhac hiện đại vào thị trường âm nhạc ngày càng mạnh, phát triển không ngừng. Đó là nguyên nhân làm cho nền âm nhạc truyền thống ngày càng bị rơi vào lãng quên. Âm nhạc dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển trong dân gian bằng các phương pháp truyền miệng, truyền nghề bởi các nghệ nhân. Âm nhạc dân tộc được bảo tồn bởi các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp ở các đoàn ca múa nhạc dân tộc, các viện nghiên cứu, các khoa âm nhạc tại các trường sư phạm... “Tuy nhiên, công việc gìn giữ, bảo tồn âm nhạc dân tộc trong cơ chế thị trường hiện nay là cực kỳ khó khăn”[91]. Đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống và cuối cùng là vấn đề kinh phí. Mặt khác, âm nhạc dân tộc chúng ta luôn luôn có tính dị bản, do lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, làn điệu không có tác giả, tác phẩm cụ thể. Lối kí âm trong nhạc dân 2 Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khở niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sảng Việt Nam lần VI năm 1986
  • 10. tộc đến nay vẫn làm sản sinh ra các ca khúc, ca từ mới. Hơn nữa, chúng ta chưa khai thác hết ý nghĩa của các bài nhạc dân tộc. Đây cũng chính là lý do mà tôi muốn tìm hiểu để góp phần giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận này giúp cho không chỉ riêng sinh viên mà còn toàn bộ thế hệ trẻ nắm bắt được cái hay, cái đẹp của hai nền văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, từ đó có ý thức gìn giữ, quảng bá nhằm thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Khóa luận giúp cho người đọc hiểu được khái niệm đơn giản về âm nhạc truyền thống, những nét đặc trưng tiêu biểu của âm nhạc truyền thống, hiểu được sự tác động của âm nhạc truyền thống vào đời sống con người từ xưa đến nay. Khóa luận này cũng giúp người đọc hiểu tầm quan trọng của những giá trị nhân văn của âm nhạc cổ truyền, đồng thời góp phần bổ trợ thêm một vài nội dung nghiên cứu học tập cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, cũng như sự cần thiết của âm nhạc truyền thống trong đời sống hiện đại. 3. Lịch sử nghiên cứu Trong thời đại hiện nay, rất dễ có thể tìm ra các bài nghiên cứu về âm nhạc truyền thống không chỉ riêng về Việt Nam mà còn có cả Nhật Bản. Nhưng vẫn chưa tìm được chủ đề so sánh về âm nhạc truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, Cố Giáo sư Trần Văn Khê - nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Ông đã có công quảng bá nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới. Ông đã đưa hình ảnh của chiếc đàn tranh Việt Nam và đàn Koto Nhật Bản tái
  • 11. hiện lại nhiều làn điệu dân ca độc đáo. Để từ đó, người thưởng thức có thể hiểu rõ nét riêng mà hai loại đàn này mang lại. Trần Văn Khê là người đã đưa âm nhạc Việt Nam và Nhật Bản lại gần nhau. Sau Duy tân Minh Trị (1866-1869), âm nhạc phương Tây đã du nhập vào Nhật Bản và sớm trở nên nổi tiếng ở Nhật. Hai thể loại âm nhạc được phát triển trong thời kỳ này là shoka được sáng tác để mang âm nhạc phương Tây vào trường học,gunka là hành khúc kết hợp với vài yếu tố của nước Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như chưa có nghiên cứu nào nói về việc so sánh nền âm nhạc truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau. Do đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của nước ngoài lẫn trong nước, chúng tôi mong rằng khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt" sẽ góp một phần nhỏ cho nền âm nhạc của nước nhà, cũng như tác dụng giáo dục đối với giới trẻ về những văn hóa truyền thống của đất nước mình và các nước khác. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên đối tượng là âm nhạc truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích về nội dung và hình thức nghệ thuật, chỉ ra những tương đồng và khác biệt, những giá trị đặc sắc của âm nhạc truyền thống. Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi giới hạn vấn đề nghiêm cứu trong phạm vi sau: - Phạm vi thời gian: chúng tôi tìm hiểu khóa luận này trong 16 tuần. - Phạm vi không gian: âm nhạc truyền thống Việt Nam, âm nhạc truyền thống Nhật Bản, các nhạc cụ điển hình.
  • 12. - Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung vào những điểm đặc sắc trong âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, các bản nhạc hay hình ảnh có trong khóa luận làm dẫn chứng để người đọc hiểu hơn về âm nhạc truyền thống và các nhạc cụ đặc trưng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hai nền âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi chỉ ra những giá trị cơ bản về mặt nội dung, cũng như những tương đồng và khác biệt về mặt nghệ thuật. Đề tài không bao quát toàn bộ nền âm nhạc truyền thống, mà chỉ đi vào một số bài dân ca tiêu biểu, các nhạc cụ tiêu biểu, cắt nghĩa những nét văn hóa nổi trội kết tinh được nhân dân chọn lọc và gìn giữ qua thời gian. Điển hình lấy các bài dân ca của hai dân tộc làm dẫn chứng nhằm phân tích, chứng minh và khái quát những nét tương đồng và khác biệt. 6. Phương pháp nghiên cứu > Thốngkê phân loại: lựa chọn những phạm trù thẩm mỹ lặp lại phổ biến trong âm nhạc Việt Nam - Nhật Bản. > Phân tích: chỉ ra tính hai mặt của các hình ảnh, biểu tượng, những nét tương đồng, khác biệt dựa trên giá trị nghệ thuật. > So sánh: các thể loại nhạc hay các nhạc cụ truyền thống 7. Các kết quả đạt được Nghệ thuật âm nhạc mang tính trừu tượng cao khi phản ánh hình tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ âm nhạc hay cấu trúc các âm thanh trong âm nhạc có sự hòa hợp với nhau biểu đạt thế giới cảm xúc của con người. Khóa luận này nhằm giúp mọi người hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà âm nhạc truyền thống mang lại cho đời sống tinh thần của con người. Nền
  • 13. âm nhạc truyền thống mỗi đất nước mang một sắc thái riêng, một phong cách riêng được phản ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó là bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc đó. Những kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin quan trọng góp phần vào việc giáo dục, quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Xác định nhóm đối tượng hướng tới không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà còn ở tương lai để duy trì những nét đặc sắc của dân tộc. Nghiên cứu không dựa vào khảo sát thị trường mà dựa vào lịch sử để hiểu hơn về cái truyền thống đặc trưng của dân tộc đó, nêu lên được quan điểm cá nhân, tuy không sắc sảo nhưng cũng góp phần hiểu thêm về nền âm nhạc của nước Việt Nam cũng như đất nước Nhật Bản. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, thư mục hình ảnh, tài liệu tham khảo, khóa luận với đề tài “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt” gồm có 3 chương: Chương 1: Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản Chương 2: Những nét tương đồng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản Chương 3: Những khác biệt trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản
  • 14. CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN 1.1. Khái quát về âm nhạc truyền thống Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt có sứ mệnh duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. Âm nhạc truyền thống là những tác phẩm âm nhạc, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực đời sống văn hóa của con người, của mỗi dân tộc, mang đậm bản sắc của dân tộc. Âm nhạc truyềnthống phương tiện trau dồi những tư tưởng, tình cảm, những ứng xử của con người trước xã hội. Âm nhạc là tiếng nói của dân tộc, là cầu nối giữa các nền văn minh nhân loại. Âm nhạc truyền thống Việt Nam hay âm nhạc truyền thống Nhật Bản có truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ xưa con người đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ, âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Riêng về âm nhạc Việt Nam, trong quá trình phát triển, người dân đã sáng tạo ra rất nhiều loại nhạc cụ và các thể loại nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động và chiến đấu, cao hơn là giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha về đạo lý làm người. Trải qua bao thăng trầm của xã hội, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ lại rất nhiều những nhạc cụ truyền thống từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế và đặc sắc. Con người có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc kịch truyền thống... Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cá tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại dân ca nhưng ở mỗi vùng miền có một phương thức biểu diễn, truyền đạt và âm điệu riêng biệt. Chẳng hạn điệu hát ru của dân tộc Kinh khác với bản nhạc ru của dân tộc Mường, Tày hay ở Chơ
  • 15. Ro... Ở Tây Nguyên có nơi dùng lời ca tiếng hát để ru trẻ nhỏ, có nơi dùng tiếng đàn, tiếng sáo. Ngày nay, âm nhạc truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng chỉ được quan tâm ở một vài thể loại tiêu biểu. Năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là từ khi đất nước mở cửa với chính sách Đổi mới, các giá trị văn hoá dân tộc đặc biệt được chú trọng dưới góc độ xã hội hoá trong đó có âm nhạc. Âm nhạc truyền thống vẫn được lưu trữ và phát triển trong dân gian bằng các phương thức truyền khẩu, truyền nghề của các nghệ nhân. Tuy nhiên, công việc bảo tồn giá trị truyền thống của âm nhạc trong cơ chế trị trường hiện nay là cực kì khó khăn, đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống. Không chỉ riêng về âm nhạc Việt Nam, âm nhạc Nhật Bản cũng Những nét truyền thống trong âm nhạc Nhật Bản vẫn còn hiện diện cho đến thời nay là một sự cố gắng bảo tồn, phát triển và duy trì mạnh mẽ. Những thể loại nhạc kịch truyền thống như Nou, Kabuki hay Bunraku...kịch truyền thống mà Nhật Bản tự hào với thế giới là hồn dân tộc của Nhật Bản, nét văn hóa truyền thống lâu đời của đất nước mặt trời mọc. Mọi sự tồn tại đều có quy luật vận động riêng và đặc thù của nó. Đối với âm nhạc, một loại hình nghệ thuật luôn gợi mở trí tưởng tượng phong phú của con người, vì bản chất âm nhạc là khi âm thanh vang lên đúng với cảm xúc và tâm thức của dân tộc, phù hợp với nhận thức tình cảm của con người, thì cái hay của âm nhạc đi thẳng vào trái tim của con người mà không cần phải qua bất kì khâu trung gian xúc tác, đối tượng thưởng thức như đắm mình trong không gian nghệ thuật của âm nhạc.
  • 16. 1.2. Giá trị nội dung 1.2.1. Tình yêu thiên nhiên Âm nhạc vốn là sự hợp nhất giữa thiên nhiên hoà cùng những cảm xúc tinh tế và trí tuệ của con người. Bằng những hình thức thể hiện khác nhau, những ngôn ngữ âm nhạc khác nhau, thiên nhiên đã trở thành nhân tố quan trọng trong những tác phẩm âm nhạc. Hình tượng thiên nhiên được tái hiện trong các tác phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ thường mang tính khái quát. Vì vậy, khi nghe một tác phẩm không ai có thể đưa ra một cách cụ thể là những câu nhạc nào đang diễn tả một hình ảnh thiên nhiên cụ thể mà chỉ có thể bao quát chung toàn tác phẩm để thấy tinh thần của thiên nhiên trong đó. Nhìn chung, chỉ nhạc sĩ sáng tác mới có thể nói chính xác được những hình tượng thiên nhiên trong các tác phẩm của mình. Đôi khi cũng có những tác phẩm của các nhạc sĩ sau này được người khác đặt tên hoặc gắn nó với một vẻ đẹp nào đó trong thiên nhiên. Trong hầu hết những tác phẩm âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã đưa những âm thanh trong thiên nhiên vào tác phẩm của mình thông qua việc khai thác triệt để tính năng ưu việt của các nhạc cụ để mô phỏng và bắt chước những âm thanh tự nhiên, hoặc tài năng hơn nữa là xây dựng hình tượng thiên nhiên trong bút pháp sáng tác âm nhạc. Tuy nhiên, với sự vận động, phát triển, biến đổi của vũ trụ và vạn vật, trong đó có con người thì nhu cầu nghe nhạc cũng như quan điểm về thẩm mỹ nghệ thuật ngày càng đa dạng. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân để các tác phẩm âm nhạc ra đời đáp ứng thị hiếu âm nhạc khác nhau của công chúng yêu nhạc.
  • 17. Khi sống gần gũi với thiên nhiên, con người luôn có những cảm xúc mạnh mẽ, tìm được sức mạnh của chính mình cùng những ý tưởng và sự sáng tạo tinh tế trong nghệ thuật. Các tác phẩm âm nhạc gắn li thiên nhiên luôn mang lại sự mới lạ và thư giãn tinh thần, hoặc có những tác phẩm lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng để miêu tả nội tâm sâu thẳm của con người. Có thể nói, từ xa xưa con người đã sống gần gũi với thiên nhiên, vì vậy những tác phẩm nghệ thuật mang bóng dáng của thiên nhiên là một điều tất yếu. Bằng những góc nhìn khác nhau, các nhạc sĩ đã khai thác âm thanh trong thiên nhiên và trong đời sống vào các tác phẩm âm nhạc của mình với nhiều màu sắc phong phú. Và các nghệ sĩ biểu diễn đã truyền đạt các tác phẩn âm nhạc đó qua giọng hát và các nhạc cụ tạo thêm nhịp điệu cho bài hát. Thiên nhiên mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật, do đó những tác phẩm âm nhạc xây dựng rõ nét hình tượng thiên nhiên hoặc sử dụng tiếng động từ thiên nhiên một cách có ý thức và hợp lý cũng là một hình thức tạo nên sự mới lạ trong thưởng thức âm nhạc. Đây cũng là sự tương tác hai chiều giữa đời sống tinh thần của con người với tự nhiên. Mặt khác, sự hiện diện của thiên nhiên trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung còn là bức thông điệp giúp mọi người thêm yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Người Việt Nam từxưa đến nay luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên tai, vừa phải sống hoà thuận với thiên nhiên. Tín ngưỡng người Việt phản ánh rất rõ những đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Bởi vậy, khi nói đến những tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng về cây lúa, người ta không thể không nói đến những hiện tượng thiên nhiên có liên quan tới đời sống cây lúa.
  • 18. Nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống của dân tộc Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động. Trải qua bao thế hệ tổ tiên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ. Những kinh nghiệm máu xương của bao đời được tích lũy trong những câu tục ngữ, ca dao, những bài hát về nghề nông. Đây chính là bài học quý giá mà người nông dân Việt Nam xưa kia truyền lại cho các thế hệ sau. Theo tín ngưỡng thờ Thần đạo3 của người Nhật, thế giới trong Thần đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn sống trên thiên đàng đến những linh hồn trú ngụ trong cây, đá, bụi và tất cả những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và có tiếng nói của riêng mình. Con người là một phần trong dòng chảy đó. Những vật tự nhiên như đá, cây cối, núi sông, thác nước, động vật, sấm chớp... tất cả đều có thể là linh hồn, nhất là với nhữngvật hoặc hiện tượng có phần lạ và nổi bật. Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là thần, nhưng Thần đạo khuyến khích việc tôn trọng những vật tự nhiên, vì ngay cả những vật bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn trú ngụ bên trong. Con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, nhữngrặng núi cao sừng sững cho đ những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Những tập tục gắn 3 X Thần đạo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa, xuât hiện từ thời công xã nguyên thủy dưới hình thức tín ngưỡng vật linh
  • 19. liền với Thần đạo bắt đầu từ những gia đình làm nông hoặc những làng chài, nơi tín ngưỡng đã có từ lâu và thắt chặt với vùng đất đó. Thần đạo đóng vai trò liên kết con người với thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên. Theo truyền thuyết, những hòn đảo tươi đẹp của Nhật Bản, những ngọn núi đỉnh phủ tuyết trắng xóa, những bãi cát dát vàng, những thác nước hùng vĩ và thảm thực vật phong phú, đều được tạo ra bởi các vị thần và rồi hóa thân vào các sự vật, hiện tượng và rồi sinh ra con người. “Thần đạo nhấn mạnh và đề cao sự thuần khiết và ngay thẳng. Trẻ con được dạy phải lắng nghe trái tim mình; kính trọng tổ tiên, bậc trên dạy dỗ mình và quý trọng thế giới tự nhiên; tôn kính các thần - những linh hồn đã nuôi nấng và phù hộ cho ta. Đó là tinh thần của Thần đạo'" [78] Nằm trong cái nôi văn hoá phương Đông, cả Nhật Bản và Việt Nam đều mang trong mình những điều bí ẩn, đặc biệt là trong nền văn hoá cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà tư duy người Nhật Bản và người Việt Nam thời sơ khai cũng có những nét giống nhau. Điểm xuất phát của sự giống nhau ấy chính là do nền kinh tế nông nghiệp. Thời xa xưa, người nông dân thường phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên để mong có một vụ mùa bội thu nên cả người nông dân Nhật Bản lẫn người nông dân Việt Nam đều nhận thức rõ rằng, họ không những phải đấu tranh với thiên nhiên, mà còn phải biết chung sống hài hoà, biết tôn trọng thiên nhiên. Thêm vào đó, tư duy đa thần của người Nhật và người Việt đã cho ra đời Thần đạo và những tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Từ đó có thể nói, để sáng tác ra một bài hát dù truyền thống hay không, những nghệ sĩ luôn lấy cảm hứng từ những thứ gần gũi nhất như thiên nhiên, đất trời để có thể cảm nhận tình yêu thiên nhiên, quý trọng tự
  • 20. nhiên, sự gắn kết của thiên nhiên qua từng câu chữ, từng lời há chìm trong giai điệu của một bài hát, tâm trí ta như quên hết mọi thứ xung quanh, hòa mình vào làn điệu của bài hát để có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của bài hát đó. 1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Mọi giai điệu đều là những cung bậc cảm xúc, những nỗi niềm từ tận sâu đáy lòng và cũng là những nét khắc họa cuộc sống muôn màu nên nó có thể chạm tới nơi sâu thẳm của tâm hồn, đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi người. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh một cách trừu tượng các khía cạnh của cuộc sống. Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống. Mỗi đứa trẻ đều đã từng được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương tiện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru, những bài đồng dao những, bài hát giao duyên, những bài ca sinh hoạt, những bài hát trong lao động học tập. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà âm nhạc hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi quanh chúng ta. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, nâng cao ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống. Điều đáng
  • 21. nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Tính giáo dục của âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt tâm tư tình cảm. Nhắc tới những bài hát ru là nhắc tới lòng bao dung, nhân hậu, khát vọng được sống hoà bình hạnh phúc, lòng mong mỏi cho trẻ thơ được yên ấm trong sự chở che của cuộc đời. Những bài hát ru dân gian thể hiện tình yêu giữa mẹ và con, tình yêu giữa người và người thời chiến. Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu dàng của mẹ hiền. Các bài hát ru phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như: Con cò mà đi ăn đêm, Công cha như núi Thái Sơn, Trích lời bài hát “Con cò bay lả bay laa Con cò bay lả lả lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng Tình tính tang là tang tính tình Anh chàng rằng anh chàng ơi Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ là nhớ hay chăng? Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ Hàm răng cô mình cười, Tình tính tang, tang tính tình, Cô mình rằng, cô mình ơi, ’[31, tr. 93-95]: Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ là nhớ hay chăng? Năm quan đổi lấy miệng cười Mười quan anh chẳng tiếc, Tiếc người có duyên, Tình tính tang, tang tính tình, Cô mình rằng, cô mình ơi, Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ là nhớ hay chăng? Đâu vì gác tía lầu vàng, Phải duyên phải kiếp, Thì chàng em theo, Tình tính tang, tang tính tình,
  • 22. Anh chàng răng, anh chàng ơi, Rằng có biết biết hay chăng, răng có nhớ là nhớ hay chăng? Phần lớn các câu trong bài hát ru được ấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các đoạn thơ, hò dân gian được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hay những bài hát ru truyền thống của đất nước Nhật Bản như: Takeda no komoriuta4, Itsuki no komoriuta5, Komoriuta Edo6... Bản chất của các làn điệu dân ca này đều xuất phát từ gốc nông nghiệp. Từ thời xa xưa, con người ta không được học chữ nhiều như thời nay, chỉ gắn bó với công việc làm nông vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì là thời nông nghiệp hóa nên các làn điệu truyền thống gắn với thiên nhiên, đất trời. Với quan hệ gần gũi, thân thuộc, họ nương tựa vào cộng đồng và niềm tin để tự trấn an bản thân. Một đất nước mỗi năm phải hứng chịu sự phá hủy khủng khiếp của động đất, núi lửa, sóng thần. Gần như bất cứ lúc nào, con người của đất nước mặt trời mọc cũng phải đối mặt với nguy cơ thiên tai xảy ra. Người Nhật với cái cách mà người dân được giáo dục, được tuyên truyền, và cách mà họ đối xử với nhau trong những tình huống đầy nguy hiểm đã giúp họ có thêm nghị lực vững vàng khi đứng trước thiên tai. Từ xưa đến nay, thế giới biết đến Nhật Bản với nền tảng đạo lí cao. Người dân Nhật luôn được rèn luyện tinh thần thép để ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Không có lòng yêu thương, tình đoàn kết thì con người sẽ không thể chinh phục thiên nhiên để tồn tại. Vì khi đối mặt trước những khó khăn, con người mới biết thế nào là lòng kiên định, vững vàng, ý chí chiến đấu quyết tâm, đồng sức đồng lòng cùng nhau 4 Bài hát ru nổi tiếng ở vùng Kyoto và Osaka 5 Bài hát ru được người Nhật biết đến rộng rãi bắt nguồn từ làng Itsuki của tỉnh Kumamoto của Nhật Bản 6 Bài hát ru truyền thống của người Nhật, có nguồn gốc từ Edo, được truyền bá đến các khu vực khác và được cho là gốc rễ của những bài hát ru của người Nhật
  • 23. vượt qua mọi khó khăn. Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Trong mọi hoàn cảnh, người Nhật luôn gạt bỏ cái tôi để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Thế nên tinh thần tập thể lúc nào cũng được đề cao trong đời sống của người Nhật. Nói về đất nước Việt Nam, một số tác giả cho rằng con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam. Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau. “Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như ” phép vua thua lệ làng” , ” một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”thì khó có thể chấp nhận được. ”[79]. Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa. Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Một đất nước cũng phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt thiên tai hằng năm, con người Việt Nam hay gọi một cách trìu mến hơn là đồng bào Việt Nam đã chung tay khắc phục những hậu quả sau thiên tai. Là
  • 24. con Rồng cháu Tiên, “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng chung một nguồn gốc. Và vì cùng chung một giống nòi, chung một đất nước, con người Việt Nam luôn đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Từ rất lâu lắm, từ thời xa xưa ấy, khi mà loài người còn sống trong thời kỳ đồ đá, loài người cổ đã biết kết hợp lại với nhau để họ mạnh hơn. Họ đã nhận ra sự kết hợp là sức mạnh. Vậy là tinh thần đoàn kết đã có từ rất xưa rồi và ngày nay nó vẫn được duy trì bởi sự cần thiết của nó trong cộng đồng. Những bài hát về tình đoàn kết dân tộc có thể kể đến như: Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Ta tự hào đi lên! Ôi Việt Nam (Chu Minh & Hoàng Trung Thông), Tiến quân ca (Văn Cao)... Đoàn kết là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất gắn kết với nhau. Sự kết hợp ấy chắc chắn sẽ đạt được thắng lợi và cũng sẽ gặt hái được nhiều thành công. Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn như vậy? Nó kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng hỗ trợ lẫn nhau sẽ tìm được điểm chung. Câu chuyện “bó đũa” đã nêu rõ sức mạnh của sự đoàn kết. Ngoài ra, để đoàn kết được thì mỗi người phải biết cảm thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn đấu hết mình. “Một người vì mọi người, mọi người vì một người” chứ không được ỷ lại cho người khác. Âm hưởng củacác bài hát cũng bắt nguồn từ sức mạnh của con người, tình yêu con người và cuộc sống, biết thương yêu con người và quý trọng bản thân. Sự thể hiện mãnh liệt từ các bản nhạc thờ các bài hát dân gian làm cho con người thêm yêu đời, biết trân trọng cuộc đời, đồng tâm hợp lực với các cá nhân để tạo thành một tập thể hùng
  • 25. mạnh sẽ luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để có thêm nhiều sáng tác hay in sâu vào lòng người. 1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước Âm nhạc không chỉ là phương tiện giải trí đối với cuộc sống của con người mà âm nhạc góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Âm nhạc đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là tuyên truyền những chính sách của giai cấp, tạo động lực sức mạnh cho nhân dân. Cụ thể, khi Tổ quốc có chiến tranh các ca khúc: Em vẫn đợi anh về (Thái Bảo), Tình em (Huy Du), Vòng tay cầu hôn (Trần Tiến) ...gợi lên những tấm lòng thủy chung của người yêu ở quê nhà nhắn gửi làm ấm lò người ở nơi tiền tuyến. Còn nhiều ca khúc như những bản tráng ca mang tính kêu gọi, khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc như: Lá xanh (Hoàng Việt), Hãy cho tôi lên đường (Hoàng Hiệp), Đường chúng ta đi (Huy Du), Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục) ... luôn là động lực to lớn, là sức mạnh lay động đến muôn triệu trái tim, là những “Tiếng hát át tiếng bom” và là sự tất yếucủa Cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công. Nội dung của các ca khúc cách mạng này luôn toát lên một ý chí, một sức mạnh tạo động lực thêm cho ý chí của các chiến sĩ. Có thể nói, âm nhạc như một lời thề chính trị tượng trưng cho chí khí, cho tinh thần của một dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận và anh, chị, em nghệ sĩ chính là chiến sĩ trên mặt trận ấy”[26, tr.368]. Không chỉ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước mà văn hóa nghệ thuật còn có trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, xã hội... Giai đoạn từ 1954 đến 1975 là giai đoạn xây dựng và phát triển hết sức phong phú của âm nhạc Việt Nam trong một điều kiện lịch sử đặc
  • 26. biệt vừa chiến đấu vừa xây dựng đất nước, vừa có cuộc sống đời thường, vừa có cuộc sống thời chiến. Công việc xây dựng một nền văn hóa mới với nội dung Xã Hội Chủ Nghĩa và tính chất dân tộc đã trở thành nhiệm vụ trung tâm trong các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, trong đó có âm nhạc. Hoạt động âm nhạc trong sáng tác cũng như trong việc truyền bá âm nhạc đã luôn bám sát định hướng: vì Tổ quốc, vì sự nghiệp thống nhất đất nước, từng bước đưa ngành âm nhạc đi vào con đường chính quy hiện đại trên một quy mô lớn và một chất lượng không ngừng được nâng cao nhằm phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội t Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các văn nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có các nhạc sĩ, cũng đã đi theo phương hướng sáng tác mà Đảng đề ra như Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, dân tộc - hiện đại, nội dung Xã Hội Chủ Nghĩa, tính chất dân tộc, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..., đã có những tác phẩm xuất sắc phục vụ cho hai cuộc kháng chiến, cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Quan điểm sáng tác của các nghệ sĩ Việt Nam với mục tiêu cơ bản là ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phương pháp sáng tác hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa chính là phương pháp sáng tác với những yêu cầu cơ bản về tính Đảng, tính nhân dân, là những phương hướng đã bao hàm ngay trong nội dung những phương hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu ra cho sáng tác, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh như sau: “...Đảng vẫn tôn trọng quyền lựa chọn phương pháp sáng tác của các văn nghệ sĩ. Đảng chủ trương khuyến khích mọi cố gắng sáng tạo, tìm tòi, phản đối những biện pháp hạn chế một cách độc đoán những chủ đề, hình thức và phương pháp sáng tác khác nhau, nhưng đòi hỏi mọi tác phẩm văn nghệ của ta phải có
  • 27. tính đảng, phải phục vụ đường lối chính sách và không được đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. ”[34, tr.138-139] Ca khúc cách mạng thời kỳ này mang dấu ấn của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc, dòng ca khúc hướng về lịch sử. Ca khúc cách mạng đã thể hiện đúng bản chất văn hóa hai chiều của con người Việt Nam: một chiều tiếp nhận từ văn hóa truyền thống, một chiều tiếp nhận từ văn hóa âm nhạc nước ngoài. Trong giai đoạn lịch sử này, mọi hoạt động nền văn nghệ kháng chiến đều hướng tới phương châm: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, âm nhạc đã được coi là mũi nhọn xung kích của Đảng trên mặt trận văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, chủ đề và đề tài của các ca khúc cách mạng Việt Nam đã được mở rộng. Có rất nhiều ca khúc về Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh được tôn trọng nhất, nhưng rất đỗi gần gũi, thân thương với nhân dân - đó là vị cha già dân tộc trong ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (Văn Cao). Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng - biểu tượng của Tổ quốc, phấp phới tung bay trong ánh bình minh của ngày mới và hình ảnh củaĐảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong nhiều ca khúc mang ý nghĩa cách mạng. Hình ảnh người phụ nữ ở nông thôn trong kháng chiến cũng hiện lên đậm nét và mang tính điển hình. Người phụ nữ miền núi mặc dù lần đầu tiên được khắc họa trong ca khúc, nhưng qua đó cũng thấy được tấm lòng với Đảng, với cách mạng. “Pì noọng ơi” (Văn Chung) diễn tả một niềm vui của chị em phụ nữ Tày trong những chuyến đi dân công phục vụ hỏa tuyến.
  • 28. Trích lời bài hát “Pì noọng ơi”[33, tr.171]: Trùng trùng điệp điệp từng dòng người ra đi tiếp tế Việt Bắc đang tưng bừng ca mừng chiến thắng Nơi đây dân miền xuôi phai màu nâu đen sờn vai áo Với Mán, Mường đỏ trắng bên Nùng, Thổ in nền chàm xanh Ríu ra ríu rít, tíu ta tíu tít, kĩu ca kĩu kịt Trèo qua đèo, lội theo suối Băng rừng leo núi, đêm ngày cơm muối, chiếu cỏ màn sương Thi đua đi dân công là đi giết giặc lập công. Dù phải trải qua bao nhiêu gian khổ nhưng họ vẫn tin tưởng ở thắng lợi ngày mai. Các bản nhạc đã làm người nghe rung động bởi tấm lòng rộng mở và cái tính nhẫn nại, âm thầm hy sinh của họ. Nhật Bản không chỉ đặc biệt bởi nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn đặc biệt bởi nét văn hóa âm nhạc. Âm nhạc chính là một trong những yếu tố khiến cho nền văn hóa Nhật Bản đa dạng hơn. Đại diện cho nền âm nhạc Nhật Bản thời chiến - Enka là cái tên quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thuật ngữ Enka được dùng để tham khảo các văn bản chính trị để sắp đặt nhạc hát và phân loại giữa hai phe đối lập nhau thuộc về tự do và hành động đúng đắn của con người trong thời Meiji (từ năm 1868 đến năm 1912) với ý nghĩa là phớt lờ sự hạn chế của chính trị trên tốc độ bất đồng quan điểm chính trị. Enka một loại hình nghệ thuật có công không nhỏ trong việc bồi đắp sự phát triển của nền âm nhạc Nhật Bản cho đến thời điểm bây giờ. Enka là một trong nhiều thể loại âm nhạc nổi tiếng ở Nhật. Nhạc Enka hiện đại có liên quan đến một loại nhạc mới, phát sinh từ khungcảnh của m cuộc đàn áp ngay sau chiến tranh, là một loại nhạc không dùng nhạc cụ
  • 29. để biểu diễn đầu tiên trong nền văn hóa âm nhạc Nhật Bản và đi theo đường lối chủ nghĩa dân tộc. Điển hình là nhạc phẩm Jidai (B#í^) của nữ ca sĩ Nakajima Miyuki rất được giới yêu nhạc hâm mộ với tài năng sáng tác nổi bật và giọng ca cũng không kém phần thu hút đặc biệt. Vào những năm đầu thập niên 60, người trình diễn nhạc Enka được yêu thích nhất và được biết đến là “Nữ hoàng enka” là Hibari Misora (1937-1989). Từ năm 1955 đến năm 1959 là bước đệm cho nhạc Enka hiện đại. Bài hát ra đời vào năm 1955 và được xem như một bài nhạc enka thực sự. Có điều, bài hát bị ảnh hưởng bởi vần điệu của nhạc tango. Theo Toru Funamura7, nhạc tango có xuất thân giống như nhạc Enka. Đến thập niên 90, nhạc Enka bị mất định nghĩa trong việc buôn bán và các loại nhạc hiện đại dần trở nên nổi tiếng hơn. Nhạc Enka truyền thống không còn được giới trẻ Nhật đánh giá cao, nhưng vẫn còn được nhiều người yêu thích thể loại nhạc này ủng hộ. Thể loại nhạc Enka vẫn còn được lưu giữ tới ngày hôm nay nhờ có những người nghệ sĩ, trải qua bao năm tháng vẫn giữ được nét cổ kính của nó. 7 Nhà soạn nhạc Enka nổi tiếng ở Nhật Bản
  • 30. Trích lời bài hát Jidai [58, tr.361]: Lời Nhật ^ n ^ x ừ x p ề x < x m h Ẵ t t h b x ^ t m M x n f ^ x x b h ừ x x x X X f X ^ W h b ^ X ^ - 1 h X ừ ^ í X h h ^ x u t Ề o t ^ o t t c f r b ^ B t e < x < x X ừ x x x & ò x & ò x m x n ^ ò ^ n m x x < ^ M x Tạm dịch Dù cho thời đại hôm nay thương đau Lệ héo, tủi cay, ngậm cười Thế nào cũng có ngày vui Chắc rằng sẽ có nụ cười cùng ta Vì vậy đừng quá lo ra Hôm nay hãy để phong ba thổi ầm Thời đại con tạo xoay vần Niềm vui nỗi khổ cũng tuần hoàn theo
  • 31. Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh tinh thần cho đồng đội "tiếng hát át tiếng bom". Hay trong những hoàn cảnh khác, âm nhạc như muốn nói lên nỗi thống khổ của những con người đã trải qua trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Như vậy có thể nói âm nhạc là đại diện cho tiếng nói của con người, đại diện cho tiếng lòng yêu nước của người dân trong thời đại hỗn loạn của những cuộc đàn áp đòi lại sự hòa bình cho đất nước. 1.3. Giá trị nghệ thuật 1.3.1. Giai điệu Âm nhạc làmột loại hình đặc biệt gắn liền với đời sống của con người. Âm nhạc truyềntảinhững tư tưởng thẩm mỹ của dân tộc. Các nhạc khí hay nói cách khác là giai điệu âm nhạc chính là những thang âm phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc. Âm nhạc gắn liền với đời sống loài người, hiệndiện suốt cả một vòng xoay quanh cuộc sống của con người và những bài hát đồng dao khắc vào tâm can bài học đầu đời về kĩ năng sống, từ tiếng hát giao duyên tuổi yêu đương và những bài ca hòa theo nhịp điệu lao động, cho đến những khúc hát bản đàn gắn với sinh hoạt tập thể, tế lễ, thờ cúng, ma chay... Âm nhạc làm giàu đời sống tinh thần, cân bằng trạng thái tâm sinh lý, đưa con người ta lại gần với nhau hơn trong sự đồng cảm và hướng thiện. Âm nhạc, nhất là tác phẩm không lời, là ngôn ngữ đối thoại toàn cầu, không cần phiên dịch. Âm nhạc khiến con người thấy yêu đời, khích lệ con người vượt lên những cản trở tưởng như không thể vượt qua, giúp chế ngự nỗi sợ hãi, sự cô đơn để vươn tới điều kì diệu. Sức mạnh kì diệu của âm nhạc được tôn vinh trong rất nhiều truyền thuyết.
  • 32. Ở một đất nước chiến tranh liên miên như Việt Nam hay Nhật Bản hay các nước khác, con người có sức mạnh tinh thần, sức mạnh đồng đội để từ đó âm nhạc được vận dụng tối đa và viết lên những bản anh hùng ca. Chiến binh cần tiếng trống, tiếng kèn xung trận. Người tù cách mạng cần tiếng hát lạcquan. Trong chiến tranh vệ quốc, khi miền Bắc cất cao “tiếng hát át tiếng bom”, thì miền Nam tha thiết “Tôi hát cho đồng bào tôi nghe”. Biết bao kỉ niệm chiến trường khắc sâu trong đời những người làm nhạc. Những tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật và nhân văn là yếu tố quyết định làm nên môi trường âm nhạc tốt, và một môi trường âm nhạc tốt chính là điều kiện tốt để nuôi dưỡng nhân cách. Âm nhạc khơi gợi và phát triển trí tưởng tượng đầy sáng tạo vốn có ở trẻ thơ. Âm nhạc rèn dũa tính kiên trì và tinh thần kỷ luật. Một nguyên tắc bắt buộc tuân thủ khi hòa tấu là mọi thành viên đều phải biết nghe nhau, thấu hiểu và tôn trọng nhau. Âm nhạc còn truyền tải những bài học lịch sử, nhất là những tác phẩm mang tính sử thi. Tác phẩm âm nhạc là phương tiện hữu ích để giáo dục những tâm hồn trẻ, giáo dục tinh thần công dân, tình yêu cộng đồng và niềm tự hào dân tộc. Tác phẩm âm nhạc mang đậm tính dân tộc là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là lời khẳng định bản sắc của một quốc gia trước thế giới. Bản sắc truyền thống của cộng đồng nhỏ làm nên sự sống còn của nền văn hóa cộng đồng đó trước các cộng đồng lớn hơn. Mỗi dân tộc thiểu số, mỗi địa phương góp thêm tính đặc thù riêng trong sự đa dạng của văn hóa một quốc gia. Mỗi quốc gia nhỏ lại góp thêm nét độc đáo trong sự đa sắc của văn hóa nhân loại. Sự cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩ nhạc, trước hết phải thông qua giá trị nghệ thuật. Nếu ở văn học, giá trị nghệ thuật được xây dựng bởi trực quan sinh động và điển hình thì trong âm nhạc, giá trị nghệ thuật được xây dựng bằng cảm quan sinh động và
  • 33. trừu tượng. Với đặc điểm đó, người nhạc sĩ phải nắm bắt được đặc trưng biểu hiện của âm nhạc. Trong đó, khả năng tưởng tượng của nhạc sĩ phải thật sự phong phú, cùng với sự so sánh tương đối giữa hiện thực khách quan với hình tượng mà nhạc sĩ muốn tạo dựng trong tác phẩm âm nhạc của mình. Sử dụng đặc thù giai điệu cũng là một cơ sở đảm bảo để nhạc sĩ xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc của mình. Để giá trị nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc được nổi bật, có sức truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, thì nghệ thuật phối khí cũng đóng một vai trò đáng kể. Chúng ta từng biết, những tiếng vang và âm sắc của các lọai nhạc cụ trong dàn nhạc, có khả năng tạo được những hiệu quả đa dạng, phong phú như: một cuộc chiến dữ dội, một khung cảnh thiên nhiên sinh động, hoặc một nội tâm day dứt, một niềm vui sướng hân hoan... Và điều lớn lao hơn cả của nghệ thuật phối khí đối với việc xây dựng hình tương nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, là cùng lúc nói lên được những nội dung mang tính tổng hợp, tính quân chúng sâu sắc, vĩ đại. Nếu đặc thù giai điệu vẽ nên một hình tượng nghệ thuật nhất định, thì khối âm thanh khổng lồ của dàn nhạc thông qua nghệ thuật phối khí sẽ diễn đạt được một nhóm hình tượng nghệ thuật hoặc nhiều hình tượng nghệ thuật khác nhau. Bởi vậy, tác phẩm âm nhạc phối cho dàn nhạc có khả năng tạo nên một bức tranh toàn cảnh của hiện thực sinh động, đồng thời, làm nổi bật được những nội dung tư tưởng mang ý nghĩa thời đại. Để hiểu được hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, trước hết cần phải nhận thức rằng, bản thân nghệ thuật âm nhạc với tính trừu tượng và tính khái quát của nó không phải bao giờ cũng có thể xây dựng được một chân dung mang tính cụ thể, sống động. Đặc trưng cơ bản của nghệ thụât âm nhạc là đưa đến cho người nghe một cảm xúc chung nhất về không khí và bối cảnh của hiện thực.
  • 34. Những bản nhạc có lời lại có điều kiện thuận lợi hơn để người nghe cảm nhận được nội dung mà nhạc sĩ muốn phản ánh. Ở đây có sự kết hợp tinh tế giữa nhạc và lời. Có thể nói, trong tất cả thể loại âm nhạc, ca khúc tỏ ra có một lợi thế mà nhạc sĩ dùng để phản ánh trực tiếp và nhanh nhạy hiện thực sinh động của cuộc sống. Nghệ thụât âm nhạc ngày một phát triển và sẽ đạt tới đỉnh cao. Trong tác phẩm âm nhạc của mình, ngày nay các nhạc sĩ đã sáng tạo thêm nhiều phương pháp biểu biện mới mẻ. Việc xây dựng hình tượng nghệ thuật không chỉ dừng lại ở những cách thức trên, nó rất phức tạp và đa dạng. Tuy nhiên, dù âm nhạc phát triển đến mức độ nào đi nữa thì cái cốt lõi nhất của sự biểu hiện tác phẩm vẫn là giá trị nghệ thuật. Không xây dựng được giá trị nghệ thuật, tác phẩm âm nhạc rơi vào tính giải trí đơn thuần, nhiều khi không mang lại chức năng giáo dục tình cảm và thẩm mỹ. Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển và tiến bộ nhất của thế giới ngày nay. Bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc, âm nhạc đã luôn luôn là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nền văn hóa đa dạng của đất nước này. Âm nhạc của Nhật Bản có nhiều đặc tính đa dạng của riêng đất nước đó. Âm nhạc Nhật Bản được làm giàu với các thể loại thú vị khác nhau. Có hai loại âm nhạc truyền thống Nhật Bản: âm nhạc dân gian và âm nhạc nghệ thuật. Các giai đoạn khác nhau trong lịch sử Nhật Bản đã cho ra đời các phong cách âm nhạc cũng như các giai điệu âm nhạc khác nhau. 1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn Về nghệ thuật biểu diễn trong âm nhạc truyền thống, âm nhạc của sân khấu truyền thống theo nguyên tắc co giãn, linh hoạt nhằm phục vụ cho hát và diễn xuất của diễn viên để tạo ra sức hấp dẫn khán giả. Khi
  • 35. diễn viên cần diễn tả tâm trạng đau khổ của nhân vật, cần hát dài ra hoặc ngắn lại, âm nhạc cũng phải co giãn theo diễn viên trên sân khấu. Trong sân khấu truyền thống, có hai loại ngôn ngữ: văn học và động tác múa, ngôn ngữ văn học tức là nói và hát, còn động tác múa là ngôn ngữ diễn tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Do đó, âm nhạc cũng phải diễn tả thật khớp với hai loại ngôn ngữ trên. Âm nhạc càng hay thì diễn xuất của diễn viên càng gây xúc động cho khán giả. Muốn có sự tinh tế ấy, nhạc công ngoài kĩ năng điêu luyện về kĩ thuật chơi nhạc cụ, còn phải thông thạo bài bản, và còn phải thuộc cả từng vai diễn trên sân khấu. Chỉ khi tập trung vào bản nhạc và đôi tay điều khiển của người chỉ huy thì nhạc công của sân khấu truyền thống phải luôn luôn hướng về sàn diễn, luôn luôn giao lưu với người diễn viên, đồng cảm với nhân vật để cùng tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Điển hình như trong nghệ thuật nhạc kịch Nou nổi tiếng của Nhật Bản, loại hình nhạc kịch nghệ thuật cổ xưa nhất của Nhật Bản với lịch sử hàng trăm năm. Một yếu tố quan trọng trong kịch Nou là nhịp điệu. Nhịp điệu trong âm nhạc kịch Nou giống như tiếng mưa rơi từ mái hiên xuống. Trống lớn diễn tấu theo nhịp 7 âm tiết, 5 âm tiết là một phần diễn tấu của trống nhỏ, nhưng nếu diễn tấu nối tiếp nhau, thì đôi khi có thể đảo ngược vai trò. Các động tác trong kịch Nou mang tính cách điệu hoá và tính gợi tả cao với mục đích và ý nghĩa nhất định. Động tác trong Nou có khi mạnh mẽ, đầy sinh lực khi lại khoan thai, sự kìm nén. Người diễn viên, ca sĩ hay nhạc công trong khi biểu diễn đều phải theo sát cảm xúc của nhau để thể hoàn thành phần biểu diễn một cách hoàn hảo. Hay thể loại Chèo của Việt Nam, một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là Nou thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là Chèo. Sân
  • 36. khấu Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước công chúng, mang tính tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Tất cả đều lấy hiện thực cuộc sống để phản ánh, tạo nên một vở kịch đặc sắc thu hút hàng triệu người dân. Nếu sân khấu là sự phản ánh đời sống bằng hành động sân khấu qua ngôn ngữ - người diễn viên, thì nghệ thuật diễn xuất của diễn viên chính là sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nên những hình thức hành động, những động tác cụ thể, tạo nên hệ thống ngôn ngữ biểu đạt, tạ nghĩa cho một tác phẩm sân khấu. Hát trong kịch hát chủ yếu sử dụng bài bản ông cha sáng tạo và phát triển từ vốn dân ca dân tộc. Tính đa dạng trong sắc thái tình cảm và hành động đòi hỏi sự đa dạng hình thức ngôn ngữ thể hiện. Vốn bài bản ca hát trong kịch hát khá phong phú, để đáp ứng đòi hỏi đó của kịch hát, kết nối người hát với người nghe. Đây chính là điểm mấu chốt trong giá trị nghệ thuật về đặc thù của âm nhạc truyền thống. 1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt Nam - Nhật Bản 1.4.1. Hướng về giá trị chân - thiện - mỹ Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật đang chứa đựng trong nó những giá trị mang
  • 37. tính toàn cầu, thì văn hóa nói chung và âm nhạc cổ truyền dân tộc nói riêng là khẳng định sự tồn tại một cách ý nghĩa nhất của quốc gia, dân tộc đó. Chính vì thế, trong âm nhạc cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa thiết thực đặc biệt là ở giá trị chân - thiện - mỹ. Đây là ba khía cạnh tạo nên sự toàn diện của cuộc sống, ba khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau. Khía cạnh thứ nhất, âm nhạc luôn có một dòng chảy văn hóa dân gian của dân tộc trong các ca khúc. Từ khi âm nhạc mới ra đời đến nay, ở bất cứ giai đoạn nào, các nhạc sĩ luôn có ý thức khai thác những yếu tố dân gian để đưa vào ca khúc. Tuy nhiên trong các yếu tố đó cũng có sự khác nhau đó là người thì tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ, âm hưởng, chất liệu âm nhạc, nhưng có người lại ở góc độ cốt truyện. Mục đích cuối cùng là đem cho người nghe một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh, mang tính thẩm mỹ dân tộc. Âm nhạc cổ truyền dân tộc thời gian qua cũng đã chứng minh được những giá trị mang tính bản sắc của mình. Những làn điệu dân ca, dân vũ đã không chỉ vang lên nơi thôn quê, giữa các phòng hòa nhạc, mà hơn thế, đã đến và làm say lòng bè bạn năm châu bốn bể. Là người Việt Nam, dù ở nơi đâu người Việt cũng luôn nhớ và tự hào về di sản văn hóa âm nhạc truyền thống dân tộc mà cha ông đã để lại. Ngôn ngữ của âm nhạc có tính trừu tượng cao, vốn là một thế mạnh trong việc gợi lên hình tượng nghệ thuật và làm cho hình tượng nghệ thuật đi thẳng vào con tim, trước khi nó “chạy” lên trí óc của người thưởng thức. Trước đây, người ta thường coi tính trừu tượng đó là hạn chế của nghệ thuật âm nhạc khi phản ánh thế giới. Song, cho đến nay đã có thể khẳng định: chính tính trừu tượng cao của nghệ thuật âm nhạc khi biểu hiện hình tượng nghệ thuật lại là một trong những thế mạnh riêng. Người sáng tác tổ chức các âm thanh nhạc một cách chặt chẽ theo một hệ thống lô gíc để phản ánh sự đa dạng, phong phú của cuộc sống cũng như
  • 38. đời sống nội tâm của con người: niềm vui sướng và nỗi đau thương, sự say mê lao động và niềm hạnh phúc, cuộc đấu tranh sống còn và tâm tư thầm kín, những bức xúc xã hội và những ước mơ, hoài bão cao đẹp... Hệ thống ngôn ngữ ấy được sống dậy trong âm điệu và nhịp điệu thông qua biểu diễn của người nghệ sĩ, phản ánh một cách lành mạnh hiện thực cuộc sống và tâm tư tình cảm con người, đồng thời luôn tạo nên sự đồng điệu với về văn hoá của người thưởng thức âm nhạc, hướng họ vào thế giới nội tâm, vào lý tưởng, tình cảm trong sáng, vào tâm hồn cao thượng để vươn tới tương lai tươi đẹp. Nói về “chân” thì có hai nghĩa, một là chân thật, hai là chân lý. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với con người thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, mất đi lẽ sống, gặp nhiều chướng ngại rồi đưa đến thất bại. Ngược lại, nếu biết tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động và thân thiện với mọi người thì sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công. Đây cũng có thể được coi là tính chân thật của âm nhạc thể hiện qua các chi tiết trên, phản ánh hiện thực những vấn đề đang hiện hữu giữa mối liên hệ của âm nhạc trong đời sống tinh thần của con người. Còn về chân lý, sự có mặt của chân lý trong nghệ thuật được thể hiện rõ ở tính đa chức năng của nó, nghĩa là nghệ thuật không chỉ mang bản chất và chức năng giá trị mà còn có cả bản chất và chức năng nhận thức. Cho nên nghệ thuật không chỉ đánh giá mà còn nhận thức hiện thực và như vậy có nghĩa trong nội dung nghệ thuật không chỉ chứa đựng các giá trị được nó tạo dựng mà còn có những tri thức đúng đắn về hiện thực. Trong đời sống của người Nhật, “người có khát vọng vươn lên sẽ nghĩ về cách tạo ra cho mình một chiếc thang” - đây chính là chân lý sống của con người Nhật Bản. Âm nhạc là minh chứng thiết thực nhất để con người có thể cảm nhận được đời sống của mình thông qua âm nhạc. Trong một nhạc phẩm chân chính, các yếu tố nội dung cũng như các chức năng khác nhau (chẳng hạn chức năng giá trị và
  • 39. chức năng nhận thức) không đơn giản tồn tại độc lập bên nhau, chúng tác động lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau như một chỉnh thể thống nhất. Cho nên ở đây không thể tách cái gọi là chân lý khoa học hay chân lý nghệ thuật. Khía cạnh thứ hai về tính “thiện” trong âm nhạc, từ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu truyền và bảo tồn nhiều phong tục. Trong xã hội hiện nay tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: Sân khấu, Điện ảnh, Mỹ thuật, Múa, Điêu khắc...mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực, đời sống con người theo phương thức riêng và âm nhạc cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm của con người. Nó có những đặc thù riêng mà nhiều môn khoa học khác không có như tính thời gian, tính trực giác,. Tính thời gian ở đây thể hiện như sự nhắc lại nhiều lần một nốt nhạc với mục đích diễn đạt tình cảm của tác giả hay thể hiện tính chất của một tác phẩm âm nhạc. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, quân dân Việt Nam đã bị giặc liên tục uy hiếp bằng nhiều cách khác nhau như dùng cả âm thanh của tiếng máy bay với mục đích làm những người chiến sĩ nao núng tinh thần. Đó cũng chính là điều thể hiện tính trực giác trong âm nhạc. Âm nhạc của mỗi thời kì một khác nhau, bởi âm nhạc có thể phản ánh lịch sử của thời kì đó. Điều này thể hiện khá rõ khi nghe các tác phẩm cổ điển, hay nghe các tác phẩm sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, thời kì chống Mỹ. Âm nhạc cómặt trong mọi nền văn hóa trên thế giới. Âm nhạc trở thành một phần không thể thiếu được của cuộc sống con người đến nỗi nhiều cá nhân, tổ chức không ngừng nghiên cứu về tác động của âm nhạc đến con người. Sự định hướng vào âm nhạc có nhiều tác động đối với đời sống con người. Âm nhạc giúp người hiểu người, người hiểu vật, thấu
  • 40. hiểu được nỗi lòng của con người, thấu hiểu nỗi lòng của thiên nhiên xung quanh. Mỗi một con người là một thế giới bao la và phức tạp, riêng. Ở người Nhật, họ sống bởi lòng kính trọng. Phật Giáo và Thần đạo của người Nhật đã đem đến đời sống văn minh tiến bộ, trật tự ngăn nắp đến mức hoàn hảo. Người Nhật luôn bày tỏ lòng kính trọng thiêng liêng với Thần đạo và cả Phật giáo. Khía cạnh thứ ba về tính “mỹ” trong âm nhạc, tính thẩm mỹ trong nghệ thuật âm nhạc thể hiện trước hết trong giai điệu, ca từ. Nếu n nhạc sĩ là người sáng tạo nên tác phẩm âm nhạc thì ca sĩ chính là người mang đến sức sống cho tác phẩm âm nhạc ấy. Để thể hiện hết toàn bộ nội dung mà bài hát muốn hướng tới, người trình diễn bài hát đó phải nhập tâm vào bài hát, hiểu được bài hát đó muốn nói gì, ý nghĩa ra sao và giọng hát phải phù hợp với giai điệu của bài hát thì mới có thể truyền cảm hứng cho người nghe. Một sáng tác có được công chúng yêu mến hay không phụ thuộc phần lớn vào tính thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn của ca sĩ, từ giọng hát đến phong cách, sự biểu cảm. Tính thẩm mỹ trong âm nhạc còn thể hiện trong những yếu tố khách quan như việc âm nhạc vay mượn các yếu tố văn hóa khác mà không hoàn toàn là của riêng đất nước đó và xu hướng đời thường hóa nội dung truyền tải trong các tác phẩm âm nhạc. Đây là dấu hiệu tích cực để âm nhạc gần hơn với cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, sẽ là đi ngược lại quy chuẩn thẩm mỹ. Bởi sự vay mượn quá đà sẽ dẫn đến hình thành những tác phẩm cóp nhặt theo kiểu giống nhau về mặt nội dung, sự đời thường hóa quá đà cũng sẽ dẫn đến việc coi trọng những yếu tố nhìn nhiều hơn nghe trong nghệ thuật biểu diễn. Cuộc sống liên tục thay đổi theo một quỹ đạo không nhất định, nhữngquy chuẩn đạo đức thẩm mỹ nói chung và quy chuẩn thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn nói
  • 41. riêng vì thế cũng có nhiều thay đổi để phù hợp thời đại. Tuy nhiên, dù thời thế có thay đổi đến đâu thì yếu tố sáng tạo cũng cần bảo đảm quy chuẩn thẩm mỹ, mà quy chuẩn ấy nằm trong sự cho phép của những yếu tố thuộc về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của dân tộc. Tính thẩm mỹ đặc trưng mà âm nhạc thu hút tất cả mọi người khi lắng nghe giai điệu đó là âm hưởng bản sắc dân tộc có trong bản nhạc đó. Nó làm mọi người nhận ra rằng hình ảnh, văn hóa của một đất nước nằm trong từng lời ca của bài hát, để người ta có thể biết rằng bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ thể hiện ở con người của đất nước đó mà nó còn thể hiện ở các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa điển hình là âm nhạc. 1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng Âm nhạc góp phần không nhỏ trong cuộc sống của con người vì âm nhạc là phương tiện diễn tả cảm xúc của con người: vui vẻ, buồn bã, cô đơn... Hay những bản nhạc mang âm hưởng cách mạng, dân gian, biểu lộ lòng yêu nước, niềm đam mê thông qua những bài hát. Âm nhạc ca ngợi đời sống hòa bình, ca ngợi đất nước, ca ngợi tình yêu trong sáng, quê hương tươi đẹp. Mặt khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con người, tình yêu đau khổ, than thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng. Âm nhạc gắn liền với con người trong mọi khoảnh khắc, là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới, các hiện tượng tự nhiên, trình độ phát triển đời sống xã hội hay gần nhất là những nét riêng trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ. Đất nước nào ở thời “bom đạn rơi như mưa đá” đều muốn dân tộc nhanh chóng được hòa bình, yên ổn. Nhưng để có thể đạt tới nguyện vọng ấy, con người ai cũng đều phải trải qua những ác mộng khủng khiếp
  • 42. nhất. Sự khát khao một dân tộc được hòa bình đang rạo rực trong lòng mỗi con người. Con người ai cũng như ai, ai cũng mong đất nước được tự do để có thể nhanh chóng trở về với mái nhà thân thuộc của mình. Nhưng cuộc sống thời chiến tranh rất tàn khốc, sống hôm nay không biết được ngày mai có thể bước chân đi hay là gục ngã tại mặt trận. Chiến tranh đã để lại biết bao đau thương cho con người ngay từ thuở khởi đầu của nhân loại cho đến hôm nay. Song, con người đã nhận rõ được những tội ác khủng khiếp do chiến tranh gây ra. Và cũng từ đó, đã có nhiều người, nhiều bộ lạc, nhiều quốc gia và nhân loại đã suy nghĩ, bàn bạc trao đổi trong nhiều hội nghị, để cùng thống nhất đưa ra được những Luật lệ, Hiến pháp,...giúp việc sống chung giữa các công dân trong một nước, và các quốc gia với nhau bớt xung đột, ngăn chăn thảm họa chiến tranh. Từ ngàn xưa, và tận đến hôm nay, tự do bình đẳng là những khát vọng chính đáng của con người. “Đặc biệt hơn cả là trong 600 ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ đã làm rung động hàng triệu trái tim con người không những ở Việt Nam, mà còn ở cả thế giới. Ông đã nói nên sự khủng khiếp, dã man và tàn ác của chiến tranh: “ Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe... Hàng vạn chuyến xe claymore lựu đạn. Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành, từng vùng thịt xương có mẹ có em... " Ông cũng đã nói lên sự khao khát, mong ước sự tự do sớm trở lại trên quê hương thân yêu: “ Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn, đi xem mộ bia nhiều như nấm. Khi đất nước tôi không còn chiến tranh. Mẹ già lên núi tìm xương
  • 43. con mình...Khi đất nước tôi không còn giết nhau...Mọi người ra phố mời rao nụ cười... ”[90] Độc lập, tự do là khát vọng ngàn đời của dân tộc. Độc lập, tự do bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Từ thuở vua Hùng dựng nước đến Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... Khát vọng độc lập, tự do đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh rút gọn trong câu nói nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống. Trong âm nhạc không phải là kỹ thuật mà là cái tình khi thể hiện tác phẩm mới là điều dễ chạm đến trái tim người nghe. Âm nhạc vẫn chưa thể hiện được nhiều khía cạnh về quyền bình đẳng của con người. Quyền bình đẳng là quyền mà con người trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Quyền bình đẳng của các tầng lớp nông dân thời đô hộ phong kiến, bị áp bức bóc lột bởi địa chủ. Quyền bình đẳng cho người phụ nữ bị đối xử như nô lệ, phân biệt giới tính, sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Số phận của những con người ấy lúc nào cũng lận đận, đầy trắc trở. Chính vì thế trong thời kì đổi mới, những số phận ấy cần phải được quan tâm nhiều hơn. Hình ảnh của họ là tấm gương cho bao thế hệ theo sau, là điểm nhấn trong nội dung các bài hát mà những người nghệ sĩ cần hướng tới.
  • 44. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu được khái quát về những giá trị đặc trưng của âm nhạc.Giá trị nội dung của âm nhạc điển hình về tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người và cuộc sống, tình yêu đất nước. Cùng với sự dung hòa của giá trị nghệ thuật về giai điệu và nghệ thuật biểu diễn, tất cả đã tạo nên những giá trị đặc sắc cho nền âm nhạc Việt Nam - Nhật Bản hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ và khát vọng tự do bình đẳng cho nền văn hóa âm nhạc của hai nước.
  • 45. CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN 2.1. Tính chất dân gian Âm nhạc truyền thống với nhữnggiá trị nhân văn mang tính bản đóng vai trò như “tấm thẻ căn cước” của một dân tộc trong xu thế hội nhập toàn cầu. Âm nhạc truyền thống là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa ở mỗi quốc gia. Trong mỗi thời đại, các nghệ sĩ đềutìm đến giá trị truyề thống và kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng cho mình một ngôn ngữ âm nhạc, một phong cách âm nhạc mang hơi thở dân gian. Ngày nay, khi âm nhạc giải trí tiếp thu mạnh mẽ những yếu tố như tiết tấu, hòa thanh, nguồn âm của điện tử thì âm nhạc dân tộc cổ truyền đứng trước sức ép vô cùng lớn, nên không có điều kiện thể hiện hết những giá trị dân tộc và hiện đại trong thể loại của mình. Kéo theo đó, phần lớn các thế hệ trẻ sẽ chạy theo xu hướng âm nhạc hiện đại thay vì đi theo truyền thống. Chính vì thế mà âm nhạc truyền thống đang dần mai một và quên lãng. Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản được sinh ra trong nền kinh tế nông nghiệp và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp từ trước đến nay. Trong quá trình xây dựng nền âm nhạc, các nghệ sĩ luôn luôn coi nền âm nhạc truyền thống là kho tàng quý giá để xây dựng ngôn ngữ âm nhạc cho tác phẩm của mình. Họ thường sử dụng những nhân tố hoặc hình tượng mang bản sắc dân tộc bằng cách chắt lọc chất liệu từ âm nhạc dân gian như: giai điệu, thang âm, điệu thức, tiết tấu... để tạo nên đường nét độc đáo, điển hình mang tính dân tộc trong các tác phẩm của mình. Ở Nhật, những bài hát dân ca luôn luôn là một phần trong phong đời sống của người dân. Có rất nhiều các bài hát dân gian được sáng tác bởi
  • 46. những người nghệ sĩ tài năng làm giàu thêm cho kho tàng âm nhạc Nhật. Ở các tỉnh và các vùng ở Nhật có các bài hát dân gian khác nhau dựa trên các sự kiện như: đi câu cá, làm nông, lao động hay bất kỳ sự kiện tôn giáo nào. Hình thức nhạc này được phân ra thành nhiều loại: - Bài hát tôn giáo - Bài hát lao động - Bài hát sự kiện - Bài hát của trẻ em Mỗi hoạt động hay lễ hội truyền thống của Nhật Bản thì không thể thiếu sự góp mặt của các bài hát dân gian trong đó. Ví dụ như trong các lễ hội truyền thống, các bài hát dân gian có giai điệu rất dễ nghe và mang đậm nét đặc trưng của vùng miền sản sinh ra nó. Dưới đây là một số bài dân ca nổi tiếng ở Nhật Bản được lưu truyền rộng rãi. Ecchu Owara Bushi (M 'i^fc^Ä p ): Đây là bài hát mà người bản xứ sẽ biểu diễn trong lễ hội Bon. Từ thế kỉ XVIII, bài hát Ecchu Owara Bushi đã được hát bởi những người phụ nữ khi họ hái lá dâu tằm, kéo sợi Sau đó thì nó được biến đổi dần, có thêm những điệu múa để vui tươi hơn. Đàn ông thì mặc áo khoác ngắn Happi và phụ nữ thì mặc áo Kimono. Họ sẽ đội mũ rơm rồi nhảy múa qua các đường phố.
  • 47. Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi [66] Yasugi Bushi (S ^ tp ): Yasugi Bushi là một bài dân ca từ thị trấn Yasugi thuộc địa phận quận Shimane, đây là bài hát về những người ngư dân khi đánh bắt cá. Khi xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, nó đã trở rộng rãi trên khắp đất nước Nhật Bản. Và kèm theo bài hát là một điệu nhảy rất hài hước của những vũ công nam được gọi là “vũ điệu cá trích”. Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với múa [67]
  • 48. Koinobori ): Bài hát được biểu diễn nhân dịp ngày lễ trẻ em tại đất nước Nhật Bản ngày 5/5 hàng năm. Những chú cá chép tượng trưng cho sự cầu chúc cho trẻ em. Theo như lời bài hát, chiếc cờ cá chép lớn nhất màu đen tượng trưng cho người cha, mang đến cảm giác an toàn, còn chiếc cờ lớn thứ hai màu đỏ là biểu tượng của sự ấm áp, bao bọc của người mẹ. Từ đó, những chiếc cờ sẽ nhỏ dần, đến chiếc nhỏ nhất là đứa con trai út trong nhà. Nếu bạn đã tận mắt trông thấy Koinobori ở Nhật Bản, phía trên đỉnh có dải cờ màu sắc tượng trưng cho hình dấu riêng của gia đình. Koinobori mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm áp gia đình. Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật Bản [68] Và còn nhiều lễ hội tiêu biểu khác đại diện cho tính dân gian trong văn hóa âm nhạc cổ truyền Nhật Bản. Những nét văn hóa trải dài theo dòng lịch sử và đến nay vẫn còn tồn tại thì có thể nói Nhật Bản giữ gìn và tôn trọng nền văn hóa của đất nước họ. Ở Việt Nam cũng vậy, dân tộc Việt Nam hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước, bao gồm nhiều thành phần, ít nhiều khác nhau về phong Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 49. tục tập quán, nhưng họ đều là con một gốc, đều thuộc vào chủng tộc Nam Á như đất nước Nhật Bản. Trong đời sống của nhân dân lao động tồn hình nghệ thuật dân gian đó là sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động trong suốt chiều dài lịch sử. Cuộc sống của nhân dân lao động là đề tài chính trong cái “dân gian” của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ chính hình ảnh đó đã xây dựng nên nền tảng âm nhạc Việt Nam - Âm nhạc mang bản chất xã hội. Nó là sản phẩm của số đông trong xã hội. Nó phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của người lao động, nảy sinh ra ngay trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội của họ. Ta có thể thấy rõ tính dân tộc và tính nhân dân trong âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian bày tỏ những quan điểm lành mạnh, trong sáng, song nó cũng phản ánh cả những định kiến lịch sử của người lao động. Hình 2.4. Ca trù Việt Nam [69] Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 50. Nhưng dù cho âm nhạc có gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội chặt chẽ đến đâu đi nữa, nó vẫn không phải là chính những hoạt động đó. Âm nhạc không sao chép cuộc sống, mà phản ánh, miêu tả cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật âm nhạc thông qua phương tiện diễn tả của mình là âm điệu và nhịp điệu. Do đó âm nhạc truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Sở dĩ gọi như vậy vì nó là loại nghệ thuật có mang tính thực tiễn xã hội như đã nói ở trên. Nó còn là nghệ thuật đặc biệt ở chỗ nó không xuất hiện với tư cách một nghệ thuật đơn lập, mà nó thường được sáng tác và trình diễn trong mối quan hệ với các nghệ thuật dân gian khác, trước hết là với các nghệ thuật có đặc trưng nhịp điệu như thơ ca và múa dân gian. Một bài dân ca có phần lời là thơ ca dân gian và phần giai điệu, mang đậm nét dân gian truyền thống. Với Việt Nam, chúng ta sử dụng chất liệu nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm khí nhạc. Đất nước Việt Nam có kho tàng âm nhạc dân gian phong phú nên khai thác chất liệu âm nhạc dân gian luôn là những sáng tạo mới cho tác phẩm. Có thể kể đến như Ca trù, Cải lương, Chèo hay các lễ hội âm nhạc ở các dân tộc vùng đồng bào miền núi... Mỗi người sáng tác vận dụng và xử lý chất liệu âm nhạc dân gian một khác. Âm nhạc dân gian Việt Nam trong tác phẩm khí nhạc mới vừa thể hiện sự kết hợp ngôn ngữ âm nhạc phương Đông với phương Tây, vừa thể hiện bản sắc văn hoá riêng, sự sáng tạo nghệ thuật riêng của các nhạc sĩ Việt Nam. 2.2. Tính chất cổ điển Nhã nhạc cung đình Nhật Bản đã có sự giao lưu với Nhã nhạc cung đình Huế Việt Nam từ thế kỷ thứ VIII, khi nhà sư Phật Triết của nước Lâm Âp (Miền Trung Việt Nam hiện nay) sang kinh đô Nara Nhật Bản giao lưu Phật Giáo, tu tập tại chùa Đại An. Các điệu nhạc, điệu múa và nhạc cụ do nhà sư 8898374