SlideShare a Scribd company logo
®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------
HOÀNG THỊ THU
TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
QUA CÁI NHÌN SO SÁNH
GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
HÀ NỘI - 2012
®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------
HOÀNG THỊ THU
TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
QUA CÁI NHÌN SO SÁNH
GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số : 60.22.01.25
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÔNG
HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi
qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ và toàn bộ nội
dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay
luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham
khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác.
Hà Nội, tháng 4/ 2012
Người viết luận văn
Hoàng Thị Thu
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thông, các thầy cô trong Hội
đồng bảo vệ đề cương tháng 4/2011, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái
nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Xin chân thành cám ơn
sự hỗ trợ quý báu đó.
Hà Nội, tháng 4/ 2012
Người viết luận văn
Hoàng Thị Thu
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................7
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................10
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................11
5. Cấu trúc luận văn...................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................13
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 13
1.1. Giới thuyết các khái niệm ...............................................................13
1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại...............13
1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình ...................................15
1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”..............................16
1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình” ................................................................ 16
1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”......................................................... 17
1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ” ...................................17
1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính.........................17
1.2.2. Theo phân vùng văn hóa ...........................................................20
1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian ............................................22
1.2.4. Theo phân vùng ca dao..............................................................24
1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc
Bộ và Nam Bộ .........................................................................................26
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử.........................................................26
1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................27
1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội ....................................29
1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật...................................................31
2
Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ
NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ..............................34
2.1. Trình bày sự giống và khác nhau ...................................................34
2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ..............................36
2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động
và khung cảnh ca hát của người bình dân.............................................. 37
2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của
người bình dân .......................................................................................... 49
2.1.1.3. Lời tỏ tình thể hiện quan niệm tình yêu của người bình dân .. 55
2.1.1.4. Cách thức tỏ tình.......................................................................... 58
2.1.2. Lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ ......................66
2.1.2.1. Lời thề nguyền thể hiện truyền thống chung thủy của
người Việt................................................................................................... 66
2.1.2.2. Cách thức thề nguyền.................................................................. 69
2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau....................75
2.2.1. Do đặc trưng thể loại ................................................................. 75
2.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội .......................................75
2.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa................................................... 77
Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ
NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ .............................79
3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau..........................................79
3.1.1. Về thể thơ...................................................................................79
3.1.2. Về ngữ nghĩa (văn bản tạo hình và biểu hiện)..........................85
3.1.3. Nghệ thuật ngôn từ....................................................................86
3.1.3.1. Cách dùng phương ngữ............................................................... 86
3.1.3.2. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán ..................... 90
3.1.4. Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh...........................................97
3
3.1.5. Việc dùng từ xưng gọi ............................................................. 101
3.1.6. Về thời gian và không gian nghệ thuật ................................... 104
3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau ........................................ 110
3.2.1. Do đặc trưng thể loại ............................................................... 110
3.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ..................................... 110
3.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa......................................... 111
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 117
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDNB : Ca dao dân ca Nam Bộ
KTCD : Kho tàng ca dao người Việt
H : Hà nội
LBBT : Lục bát biến thể
Nxb : Nhà xuất bản
TS. : Tiến sĩ
tr. : Trang
VHDG : Văn học dân gian
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26].....................................25
2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr. 48].34
2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt
và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao)...................................35
2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao
dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình)..........................................................36
2.4: Bảng phân loại lời thề nguyền trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca
dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình)...................................................67
3.1: Bảng phân loại thể thơ trong Hát ví đồng bằng Hà Bắc và Ca dao dân ca
Nam Bộ ........................................................................................................80
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là phương tiện
chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong các mối quan hệ.
Mảng ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong kho tàng ca
dao cổ truyền của người Việt. Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng
có hàng triệu đôi trai gái yêu nhau trước khi thành vợ nên chồng, lời tỏ tình và
lời thề nguyền không những biểu hiện mức độ của tình yêu mà còn mang sắc
thái vùng miền rõ nét.
Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng đất rộng lớn và quan trọng ở hai đầu đất
nước, “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” (lời Hồ Chủ
tịch). Do vậy, giữa hai miền đất này, lời tỏ tình và lời thề nguyền bên cạnh
nhiều điểm tương đồng còn có những nét khác biệt. So sánh nội dung và nghệ
thuật bộ phận ca dao về lời tỏ tình và lời thề nguyền trong mảng ca dao tình
yêu đôi lứa giữa hai miền là để tìm những điểm khác nhau trong mối quan hệ
ứng xử giữa con người với con người, như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc
văn hóa của từng miền; còn sự tương đồng vừa là bản chất chung trong quá
trình sáng tạo folklore của nhân dân mỗi miền, vừa do điều kiện lịch sử, địa lý
tự nhiên và quan hệ giao lưu văn hóa mang lại.
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết
giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết
quả đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có tác giả, công trình nghiên
cứu nào chuyên sâu tìm hiểu, so sánh ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu
lứa đôi giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.
Trong khuôn khổ của luận văn, do thời gian có hạn, để tìm hiểu quan hệ nam
nữ và tình yêu lứa đôi trong ca dao, chúng tôi xin được quan tâm tới phạm vi nhỏ
hơn. Khi giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung đã được Hội đồng bảo vệ đề cương
7
luận văn tháng 4/2011 thông qua, tái khẳng định điều đó là cần thiết và quan trọng.
Những lời tỏ tình và lời thề nguyền chiếm số lượng lớn, nội dung phong phú, tiêu
biểu cho mảng ca dao tình yêu lứa đôi, “qua điểm để thấy diện”.. Vì vậy, đề tài Tìm
hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi qua cái
nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ được coi là đề tài mới, là
đóng góp của tác giả luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sưu tầm, nghiên cứu về mảng ca dao cổ truyền người Việt về tình yêu
lứa đôi vốn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng
Nhật đồng chủ biên (tái bản năm 2001) [34] là công trình dày dặn và chuyên sâu
(đã tổng hợp những lời ca dao của người Việt trên cả ba miền). Trong sách này,
khối lượng tư liệu tương đương với số liệu về dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm
49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975. Tất cả có 12.487 đơn
vị. Những lời ca dao thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi còn được tập hợp riêng trong
cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (2 quyển) trong Tổng tập văn học dân gian người
Việt, tập 16 [58]. Số lời ca dao trong cuốn này được sưu tầm, biên soạn từ ca dao
tình yêu lứa đôi của 43 cuốn sách (gồm 53 tập).
Mảng ca dao Bắc Bộ chủ yếu được tập hợp thành những tập ca dao
riêng tẻ, quen thuộc của các địa phương miền Bắc như Ca dao tục ngữ Nam
Hà [13], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [17], Văn học dân gian Thái Bình [16]…
Chưa thực sự có công trình nào sưu tầm, biên soạn ca dao Bắc Bộ một cách
có hệ thống, đầy đủ và đồ sộ như hai cuốn trên. Các soạn giả đều sắp xếp,
phân loại ca dao của địa phương theo chủ đề, trong đó bộ phận ca dao tình
yêu lứa đôi chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về ca
dao Bắc Bộ, có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Thế ứng xử
xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ
8
của Trần Thúy Anh [2]; Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca dao, dân
ca Bắc Bộ [75], Thiên nhiên sông nước trong ca dao dân ca Bắc Bộ [76], Thế
giới biểu đạt của hiện tượng tự nhiên, thời tiết trong ca dao dân ca đồng bằng
Bắc Bộ [77], Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ [79] của
Đặng Thị Diệu Trang…
Riêng mảng ca dao Nam Bộ, có thể coi cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ
của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh
Nhị [22] là công trình đầy đủ và hệ thống về ca dao, dân ca Nam Bộ. Ngoài
phần sưu tầm, biên soạn sắp xếp theo chủ đề, các tác giả nói trên còn có
những nhận định sắc sảo về nội dung và nghệ thuật; những đánh giá chính xác
về vùng đất Nam Bộ cũng như tính vùng miền của ca dao, dân ca nơi đây.
Theo Nguyễn Tấn Phát, mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ và ca dao cả nước
là mối quan hệ giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền),
là mối quan hệ biện chứng tác động không ngừng và bồi bổ cho nhau. Với
mối quan hệ đó, việc tìm ra nét chung và nét riêng của ca dao Nam Bộ có ý
nghĩa quan trọng, tích cực, làm giàu thêm nhận thức về ca dao, dân ca, khẳng
định tính thống nhất bao trùm của nền văn hóa chung của dân tộc, đồng thời
chỉ ra sự đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy. Về mặt
thể loại, chúng ta có thể phác thảo sự vận động của các thể loại văn học dân
gian Việt Nam, quy luật nảy sinh và phát triển của chúng. Cả Nguyễn Tấn
Phát và Bảo Định Giang, trong quá trình đi tìm những sắc thái riêng của ca
dao Nam Bộ, đều sử dụng phương pháp so sánh giữa ca dao ba miền trên một
số phương diện. Ở chủ đề tình yêu nam nữ, sắc thái địa phương của ca dao,
dân ca Nam Bộ được đặt trong cái nhìn so sánh với ca dao tình yêu lứa đôi
vùng miền khác: “Cũng là tình yêu, cũng là quan hệ luyến ái, nhưng cái yêu,
cái thương của các chàng trai, cô gái đồng bằng Bắc Bộ như có sự can thiệp
sâu hơn của lý trí, của những chuẩn mực đạo đức có tính chất quy phạm
9
chung”; “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể
hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn.
Phải chăng đã có một phần kỷ cương phong kiến bị phá bỏ”; “Cách biểu hiện
tình cảm của miền Nam không bóng bẩy tế nhị như trong miền Bắc” [22, tr.
44-47]. Mặc dù mới chỉ là khơi gợi bước đầu nhưng vấn đề sắc thái địa
phương trong ca dao tình yêu lứa đôi đã được bàn luận tới.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết, công trình về các
phương diện nội dung, nghệ thuật của ca dao Nam Bộ như Từ gốc Hán, điển
tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ [8], Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ
của ca dao sưu tầm ở Nam Bộ [9] của Nguyễn Phương Châm, Phương ngữ
Nam Bộ trong ca dao tình yêu [15] của Trần Phỏng Diều, Ý nghĩa biểu trưng
của hình tượng thiên nhiên trong ca dao Nam Bộ [49], Ý nghĩa biểu trưng của
từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ [50], Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong
sự hình thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ [52], Điển tích
trong ca dao Nam Bộ: tiếp nhận và cách tân [53] của Trần Văn Nam, Một số
đặc điểm ngôn ngữ của ca dao, dân ca Nam Bộ [56] của Bùi Mạnh Nhị v.v…
So sánh và tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng, miền không
phải là vấn đề mới. Nguyễn Phương Châm đã có bài nghiên cứu Sự khác nhau
giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trên tạp chí Văn hóa dân gian
năm 1997 [7]. Theo ông, chủ đề tình yêu nam nữ là chủ đề quán xuyến hầu
như toàn bộ ca dao xứ Bắc và xứ Nghệ. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu
trong lời ca dao hai vùng này rất khác nhau: trong khi ca dao tình yêu xứ Bắc
mượt mà, êm dịu, giãi bày qua hình ảnh xa xôi thì ca dao tình yêu xứ Nghệ
bộc trực, thẳng thắn và quyết liệt hơn.
Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba
miền Bắc, Trung, Nam [43] của Trần Thị Kim Liên là công trình đầy đủ so
sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ thuật; biểu hiện rõ
10
nhất qua các chủ đề: chủ đề yêu nước, chủ đề quan hệ tình cảm gia đình, dòng
họ, chủ đề tình yêu lứa đôi. Ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm tỉ lệ nhiều nhất
trong Kho tàng ca dao người Việt (chiếm 53%). Cách thể hiện tình yêu trong
ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang sắc thái riêng: “Ca dao tình yêu Bắc Bộ
thường mượt mà êm dịu, cách tỏ tình bóng gió, xa xôi, tế nhị… Ca dao Nam
Bộ biểu hiện hai trạng thái hoặc nhỏ nhẹ, dịu dàng dễ thương hoặc là quyết
liệt mạnh mẽ, tếu táo vui nhộn” [43, tr. 120].
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Theo tương đối luận, giữa các nền văn hóa không có sự hơn, kém mà
chỉ có sự giống nhau và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ thống kê, phân tích,
so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống
nhau và khác nhau trong lời tỏ tình và lời thề nguyền nói riêng, tình yêu lứa
đôi nói chung được thể hiện trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Qua đó, làm rõ
hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của nhân dân Bắc
Bộ và Nam Bộ, nhất là của nam nữ thanh niên trong tình yêu đôi lứa, khẳng
định nét thống nhất và sắc thái riêng của từng miền.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca
dao tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn
so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng
tương ứng với đối tượng là những lời ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu
lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn
thạc sĩ, chúng tôi xin quan tâm tới phạm vi hẹp hơn nhưng mang đặc điểm
11
tiêu biểu trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi để so sánh giữa ca dao Bắc
Bộ và ca dao Nam Bộ, đó là những lời tỏ tình và lời thề nguyền.
Như chúng ta đã biết, nội dung và hình thức lời tỏ tình và lời thề
nguyền trong ca dao về tình yêu lứa đôi ở Bắc Bộ và Nam Bộ đa dạng sắc thái
và cũng rất rộng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo
“diện” mà theo “điểm ” ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu.
Thuật ngữ “Ca dao Bắc Bộ” và “Ca dao Nam Bộ” mà chúng tôi đề cập
đến trong luận văn đồng nghĩa với ca dao cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ
và Nam Bộ.
Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:
 Cuốn Kho tàng ca dao người Việt, (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính và
Phan Đăng Nhật đồng chủ biên [34].
 Cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (Tập 16, Quyển thượng, Quyển hạ)
trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, chủ tịch Hội đồng
biên tập Nguyễn Xuân Kính [58].
 Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát,
Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [22].
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu Việt Nam đi
trước, chúng tôi không chỉ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả
và thống kê mà còn tiếp cận những tri thức đa ngành, liên ngành từ văn học
dân gian đến kiến thức về địa lý, lịch sử và văn hóa.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.
12
Chương 2: So sánh nội dung lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ
và Nam Bộ.
Chương 3: So sánh nghệ thuật lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc
Bộ và Nam Bộ.
13
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại
Thuật ngữ “ca dao” không còn xa lạ đối với giới nghiên cứu văn học
dân gian Việt Nam. Từ trước đến nay, có không ít quan niệm khác nhau của
các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn của mỗi tác giả.
Thực tế, người bình dân không sử dụng những tên gọi mang tính khái
quát cao để chỉ các hiện tượng và hoạt động ca hát. Chỉ đến khi các nhà nho
sưu tầm, biên soạn những câu hát dân gian thành những sách Hán Nôm vào
cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, thì tên gọi “phong dao”, “ca dao” mới
chính thức ra đời.
Đến đầu thế kỉ XX, các từ “phong dao”, “ca dao” tiếp tục xuất hiện
trong các sách, báo chữ quốc ngữ. Tên gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu
bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn
Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng
chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167,
dẫn theo [37, tr. 76]. So với thuật ngữ “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất
hiện muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới
chính thức được sử dụng trong cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do
Vũ Ngọc Phan biên soạn (in lần đầu năm 1956) [60].
So với “ca dao”, phạm vi phản ánh của “phong dao” nhỏ hẹp hơn,
nó phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Dần dần tên gọi
“ca dao” được sử dụng thay thế cho “phong dao”.
“Ca dao” và “dân ca” có mối quan hệ đặc biệt. Nhìn chung, trong
nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” và “dân ca” được hiểu
theo các nghĩa sau đây:
14
1) Ca dao đồng nghĩa với dân ca (về nghĩa rộng), ca dao được dùng để
chỉ chung toàn bộ những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian có
hoặc không có khúc điệu.
2) Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Dân ca bao gồm phần
lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn
xướng và khung cảnh ca hát.
3) Ca dao là thuật ngữ để chỉ thể thơ dân gian được phổ biến rộng rãi,
lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về
phong cách. Như vậy, không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca
nào đó được tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì đều là ca dao.
15
Thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai
theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên, tr. 22-23, dẫn theo [34, tr. 11].
Cách hiểu thứ ba theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao. Theo
nhà nghiên cứu này, khi trở thành một thể thơ dân gian, người ta có thể
thưởng thức ca dao cổ truyền như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nhà nho
[37, tr. 79].
Vũ Ngọc Phan đồng tình với cách hiểu thứ ba khi cho rằng “ca dao” là
một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây
dựng thành các điệu “dân ca”. “Dân ca” là những bài hát có nhạc điệu nhất
định, nó ngả về nhạc nhiều hơn về mặt hình thức. Cũng theo ông, hầu hết các
loại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ sẵn có,
tùy theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tình
bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v…
những tiếng đưa hơi như ì, ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của những
tiếng đệm ấy cấu tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca [60,
tr. 30-31].
Việc nghiên cứu riêng về ca dao như một loại thơ dân gian với tính độc
lập tương đối của nó là hợp lí và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu
ca dao theo nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba.
1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình
Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Dân ca, ca dao là sản phẩm văn hóa tinh
thần của người lao động xưa. Và như vậy, dân ca, ca dao sẽ phản ánh toàn bộ
đời sống tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động trước đây với cả
hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tích cực là chủ yếu” [34, tr. 13].
16
Theo Vũ Ngọc Phan, nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Trong ca
dao Việt Nam, những lời về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả. Có thể nói, ca
dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu,
các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên [60, tr. 39-41].
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cũng nhấn mạnh nội dung chính của
ca dao là tiếng hát trữ tình của con người, chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của
tâm hồn và tính cách dân tộc. Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong
phú nhất. Tính chất phong phú của ca dao về tình yêu nam nữ trước hết thể
hiện ở số lượng lời ca. Nó còn thể hiện ở nội dung phản ánh phong phú mọi
biểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường: giai đoạn gặp gỡ ướm
hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền tặng vật cho nhau,
giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung, hoặc sự
thất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách… [31].
Để thể hiện được nội dung trữ tình đó, ca dao trước hết “phản ánh lịch
sử – xã hội” của người lao động, về mặt này, có thể coi ca dao dân ca Việt
Nam là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán ở nông thôn ngày
xưa [31, tr. 314].
Như vậy, bên cạnh việc phản ánh nội dung hiện thực xã hội thì chủ yếu
ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong xã hội cổ truyền,
qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và quan niệm sống của họ.
1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”
1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình”
Theo Nguyễn Xuân Kính, mỗi lời ca dao là một cơ cấu tương đối trọn
vẹn về nội dung, về hình thức nghệ thuật. Nội dung của lời diễn đạt một tình
cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời chính là từ
ngữ, nhịp điệu, vần thơ… [37, tr. 82].
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50875
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
NOT
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAYLuận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đLuận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAYLuận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đLuận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 

Similar to Luận văn: Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ

Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc BộQuan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdfSo sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
TieuNgocLy
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm DuyLuận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm DuyLuận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ (20)

Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
Tìm Hiểu Quan Hệ Nam Nữ Và Tình Yêu Lứa Đôi Qua Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao ...
 
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
 
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc BộQuan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdfSo sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm DuyLuận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
 
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm DuyLuận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 

Recently uploaded (12)

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 

Luận văn: Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ

  • 1. ®¹i häc quèc gia hµ néi Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n ---------- HOÀNG THỊ THU TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI QUA CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI - 2012 ®¹i häc quèc gia hµ néi
  • 2. Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n ---------- HOÀNG THỊ THU TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI QUA CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số : 60.22.01.25 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÔNG HÀ NỘI - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác. Hà Nội, tháng 4/ 2012 Người viết luận văn Hoàng Thị Thu
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thông, các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương tháng 4/2011, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Hà Nội, tháng 4/ 2012 Người viết luận văn Hoàng Thị Thu
  • 5. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................7 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................10 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................11 5. Cấu trúc luận văn...................................................................................11 PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................13 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 13 1.1. Giới thuyết các khái niệm ...............................................................13 1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại...............13 1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình ...................................15 1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”..............................16 1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình” ................................................................ 16 1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”......................................................... 17 1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ” ...................................17 1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính.........................17 1.2.2. Theo phân vùng văn hóa ...........................................................20 1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian ............................................22 1.2.4. Theo phân vùng ca dao..............................................................24 1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc Bộ và Nam Bộ .........................................................................................26 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử.........................................................26 1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................27 1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội ....................................29 1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật...................................................31
  • 6. 2 Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ..............................34 2.1. Trình bày sự giống và khác nhau ...................................................34 2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ..............................36 2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động và khung cảnh ca hát của người bình dân.............................................. 37 2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của người bình dân .......................................................................................... 49 2.1.1.3. Lời tỏ tình thể hiện quan niệm tình yêu của người bình dân .. 55 2.1.1.4. Cách thức tỏ tình.......................................................................... 58 2.1.2. Lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ ......................66 2.1.2.1. Lời thề nguyền thể hiện truyền thống chung thủy của người Việt................................................................................................... 66 2.1.2.2. Cách thức thề nguyền.................................................................. 69 2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau....................75 2.2.1. Do đặc trưng thể loại ................................................................. 75 2.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội .......................................75 2.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa................................................... 77 Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ .............................79 3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau..........................................79 3.1.1. Về thể thơ...................................................................................79 3.1.2. Về ngữ nghĩa (văn bản tạo hình và biểu hiện)..........................85 3.1.3. Nghệ thuật ngôn từ....................................................................86 3.1.3.1. Cách dùng phương ngữ............................................................... 86 3.1.3.2. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán ..................... 90 3.1.4. Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh...........................................97
  • 7. 3 3.1.5. Việc dùng từ xưng gọi ............................................................. 101 3.1.6. Về thời gian và không gian nghệ thuật ................................... 104 3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau ........................................ 110 3.2.1. Do đặc trưng thể loại ............................................................... 110 3.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ..................................... 110 3.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa......................................... 111 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 117
  • 8. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDNB : Ca dao dân ca Nam Bộ KTCD : Kho tàng ca dao người Việt H : Hà nội LBBT : Lục bát biến thể Nxb : Nhà xuất bản TS. : Tiến sĩ tr. : Trang VHDG : Văn học dân gian
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26].....................................25 2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr. 48].34 2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao)...................................35 2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình)..........................................................36 2.4: Bảng phân loại lời thề nguyền trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình)...................................................67 3.1: Bảng phân loại thể thơ trong Hát ví đồng bằng Hà Bắc và Ca dao dân ca Nam Bộ ........................................................................................................80
  • 10. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là phương tiện chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong các mối quan hệ. Mảng ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong kho tàng ca dao cổ truyền của người Việt. Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng có hàng triệu đôi trai gái yêu nhau trước khi thành vợ nên chồng, lời tỏ tình và lời thề nguyền không những biểu hiện mức độ của tình yêu mà còn mang sắc thái vùng miền rõ nét. Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng đất rộng lớn và quan trọng ở hai đầu đất nước, “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” (lời Hồ Chủ tịch). Do vậy, giữa hai miền đất này, lời tỏ tình và lời thề nguyền bên cạnh nhiều điểm tương đồng còn có những nét khác biệt. So sánh nội dung và nghệ thuật bộ phận ca dao về lời tỏ tình và lời thề nguyền trong mảng ca dao tình yêu đôi lứa giữa hai miền là để tìm những điểm khác nhau trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người, như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc văn hóa của từng miền; còn sự tương đồng vừa là bản chất chung trong quá trình sáng tạo folklore của nhân dân mỗi miền, vừa do điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và quan hệ giao lưu văn hóa mang lại. Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có tác giả, công trình nghiên cứu nào chuyên sâu tìm hiểu, so sánh ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn, do thời gian có hạn, để tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi trong ca dao, chúng tôi xin được quan tâm tới phạm vi nhỏ hơn. Khi giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung đã được Hội đồng bảo vệ đề cương
  • 11. 7 luận văn tháng 4/2011 thông qua, tái khẳng định điều đó là cần thiết và quan trọng. Những lời tỏ tình và lời thề nguyền chiếm số lượng lớn, nội dung phong phú, tiêu biểu cho mảng ca dao tình yêu lứa đôi, “qua điểm để thấy diện”.. Vì vậy, đề tài Tìm hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ được coi là đề tài mới, là đóng góp của tác giả luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Sưu tầm, nghiên cứu về mảng ca dao cổ truyền người Việt về tình yêu lứa đôi vốn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên (tái bản năm 2001) [34] là công trình dày dặn và chuyên sâu (đã tổng hợp những lời ca dao của người Việt trên cả ba miền). Trong sách này, khối lượng tư liệu tương đương với số liệu về dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975. Tất cả có 12.487 đơn vị. Những lời ca dao thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi còn được tập hợp riêng trong cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (2 quyển) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 16 [58]. Số lời ca dao trong cuốn này được sưu tầm, biên soạn từ ca dao tình yêu lứa đôi của 43 cuốn sách (gồm 53 tập). Mảng ca dao Bắc Bộ chủ yếu được tập hợp thành những tập ca dao riêng tẻ, quen thuộc của các địa phương miền Bắc như Ca dao tục ngữ Nam Hà [13], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [17], Văn học dân gian Thái Bình [16]… Chưa thực sự có công trình nào sưu tầm, biên soạn ca dao Bắc Bộ một cách có hệ thống, đầy đủ và đồ sộ như hai cuốn trên. Các soạn giả đều sắp xếp, phân loại ca dao của địa phương theo chủ đề, trong đó bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về ca dao Bắc Bộ, có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ
  • 12. 8 của Trần Thúy Anh [2]; Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca dao, dân ca Bắc Bộ [75], Thiên nhiên sông nước trong ca dao dân ca Bắc Bộ [76], Thế giới biểu đạt của hiện tượng tự nhiên, thời tiết trong ca dao dân ca đồng bằng Bắc Bộ [77], Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ [79] của Đặng Thị Diệu Trang… Riêng mảng ca dao Nam Bộ, có thể coi cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị [22] là công trình đầy đủ và hệ thống về ca dao, dân ca Nam Bộ. Ngoài phần sưu tầm, biên soạn sắp xếp theo chủ đề, các tác giả nói trên còn có những nhận định sắc sảo về nội dung và nghệ thuật; những đánh giá chính xác về vùng đất Nam Bộ cũng như tính vùng miền của ca dao, dân ca nơi đây. Theo Nguyễn Tấn Phát, mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ và ca dao cả nước là mối quan hệ giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền), là mối quan hệ biện chứng tác động không ngừng và bồi bổ cho nhau. Với mối quan hệ đó, việc tìm ra nét chung và nét riêng của ca dao Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng, tích cực, làm giàu thêm nhận thức về ca dao, dân ca, khẳng định tính thống nhất bao trùm của nền văn hóa chung của dân tộc, đồng thời chỉ ra sự đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy. Về mặt thể loại, chúng ta có thể phác thảo sự vận động của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, quy luật nảy sinh và phát triển của chúng. Cả Nguyễn Tấn Phát và Bảo Định Giang, trong quá trình đi tìm những sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ, đều sử dụng phương pháp so sánh giữa ca dao ba miền trên một số phương diện. Ở chủ đề tình yêu nam nữ, sắc thái địa phương của ca dao, dân ca Nam Bộ được đặt trong cái nhìn so sánh với ca dao tình yêu lứa đôi vùng miền khác: “Cũng là tình yêu, cũng là quan hệ luyến ái, nhưng cái yêu, cái thương của các chàng trai, cô gái đồng bằng Bắc Bộ như có sự can thiệp sâu hơn của lý trí, của những chuẩn mực đạo đức có tính chất quy phạm
  • 13. 9 chung”; “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn. Phải chăng đã có một phần kỷ cương phong kiến bị phá bỏ”; “Cách biểu hiện tình cảm của miền Nam không bóng bẩy tế nhị như trong miền Bắc” [22, tr. 44-47]. Mặc dù mới chỉ là khơi gợi bước đầu nhưng vấn đề sắc thái địa phương trong ca dao tình yêu lứa đôi đã được bàn luận tới. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết, công trình về các phương diện nội dung, nghệ thuật của ca dao Nam Bộ như Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ [8], Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của ca dao sưu tầm ở Nam Bộ [9] của Nguyễn Phương Châm, Phương ngữ Nam Bộ trong ca dao tình yêu [15] của Trần Phỏng Diều, Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thiên nhiên trong ca dao Nam Bộ [49], Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ [50], Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong sự hình thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ [52], Điển tích trong ca dao Nam Bộ: tiếp nhận và cách tân [53] của Trần Văn Nam, Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao, dân ca Nam Bộ [56] của Bùi Mạnh Nhị v.v… So sánh và tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng, miền không phải là vấn đề mới. Nguyễn Phương Châm đã có bài nghiên cứu Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trên tạp chí Văn hóa dân gian năm 1997 [7]. Theo ông, chủ đề tình yêu nam nữ là chủ đề quán xuyến hầu như toàn bộ ca dao xứ Bắc và xứ Nghệ. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu trong lời ca dao hai vùng này rất khác nhau: trong khi ca dao tình yêu xứ Bắc mượt mà, êm dịu, giãi bày qua hình ảnh xa xôi thì ca dao tình yêu xứ Nghệ bộc trực, thẳng thắn và quyết liệt hơn. Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam [43] của Trần Thị Kim Liên là công trình đầy đủ so sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ thuật; biểu hiện rõ
  • 14. 10 nhất qua các chủ đề: chủ đề yêu nước, chủ đề quan hệ tình cảm gia đình, dòng họ, chủ đề tình yêu lứa đôi. Ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong Kho tàng ca dao người Việt (chiếm 53%). Cách thể hiện tình yêu trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang sắc thái riêng: “Ca dao tình yêu Bắc Bộ thường mượt mà êm dịu, cách tỏ tình bóng gió, xa xôi, tế nhị… Ca dao Nam Bộ biểu hiện hai trạng thái hoặc nhỏ nhẹ, dịu dàng dễ thương hoặc là quyết liệt mạnh mẽ, tếu táo vui nhộn” [43, tr. 120]. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích Theo tương đối luận, giữa các nền văn hóa không có sự hơn, kém mà chỉ có sự giống nhau và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ thống kê, phân tích, so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau trong lời tỏ tình và lời thề nguyền nói riêng, tình yêu lứa đôi nói chung được thể hiện trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Qua đó, làm rõ hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của nhân dân Bắc Bộ và Nam Bộ, nhất là của nam nữ thanh niên trong tình yêu đôi lứa, khẳng định nét thống nhất và sắc thái riêng của từng miền. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. - Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng tương ứng với đối tượng là những lời ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi xin quan tâm tới phạm vi hẹp hơn nhưng mang đặc điểm
  • 15. 11 tiêu biểu trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi để so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, đó là những lời tỏ tình và lời thề nguyền. Như chúng ta đã biết, nội dung và hình thức lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao về tình yêu lứa đôi ở Bắc Bộ và Nam Bộ đa dạng sắc thái và cũng rất rộng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo “điểm ” ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu. Thuật ngữ “Ca dao Bắc Bộ” và “Ca dao Nam Bộ” mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn đồng nghĩa với ca dao cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:  Cuốn Kho tàng ca dao người Việt, (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên [34].  Cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (Tập 16, Quyển thượng, Quyển hạ) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, chủ tịch Hội đồng biên tập Nguyễn Xuân Kính [58].  Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [22]. 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu Việt Nam đi trước, chúng tôi không chỉ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả và thống kê mà còn tiếp cận những tri thức đa ngành, liên ngành từ văn học dân gian đến kiến thức về địa lý, lịch sử và văn hóa. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.
  • 16. 12 Chương 2: So sánh nội dung lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Chương 3: So sánh nghệ thuật lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ.
  • 17. 13 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 1.1. Giới thuyết các khái niệm 1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại Thuật ngữ “ca dao” không còn xa lạ đối với giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam. Từ trước đến nay, có không ít quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn của mỗi tác giả. Thực tế, người bình dân không sử dụng những tên gọi mang tính khái quát cao để chỉ các hiện tượng và hoạt động ca hát. Chỉ đến khi các nhà nho sưu tầm, biên soạn những câu hát dân gian thành những sách Hán Nôm vào cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, thì tên gọi “phong dao”, “ca dao” mới chính thức ra đời. Đến đầu thế kỉ XX, các từ “phong dao”, “ca dao” tiếp tục xuất hiện trong các sách, báo chữ quốc ngữ. Tên gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167, dẫn theo [37, tr. 76]. So với thuật ngữ “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng trong cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do Vũ Ngọc Phan biên soạn (in lần đầu năm 1956) [60]. So với “ca dao”, phạm vi phản ánh của “phong dao” nhỏ hẹp hơn, nó phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Dần dần tên gọi “ca dao” được sử dụng thay thế cho “phong dao”. “Ca dao” và “dân ca” có mối quan hệ đặc biệt. Nhìn chung, trong nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” và “dân ca” được hiểu theo các nghĩa sau đây:
  • 18. 14 1) Ca dao đồng nghĩa với dân ca (về nghĩa rộng), ca dao được dùng để chỉ chung toàn bộ những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. 2) Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và khung cảnh ca hát. 3) Ca dao là thuật ngữ để chỉ thể thơ dân gian được phổ biến rộng rãi, lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Như vậy, không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó được tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì đều là ca dao.
  • 19. 15 Thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, tr. 22-23, dẫn theo [34, tr. 11]. Cách hiểu thứ ba theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao. Theo nhà nghiên cứu này, khi trở thành một thể thơ dân gian, người ta có thể thưởng thức ca dao cổ truyền như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nhà nho [37, tr. 79]. Vũ Ngọc Phan đồng tình với cách hiểu thứ ba khi cho rằng “ca dao” là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu “dân ca”. “Dân ca” là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều hơn về mặt hình thức. Cũng theo ông, hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ sẵn có, tùy theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tình bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng đưa hơi như ì, ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của những tiếng đệm ấy cấu tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca [60, tr. 30-31]. Việc nghiên cứu riêng về ca dao như một loại thơ dân gian với tính độc lập tương đối của nó là hợp lí và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ca dao theo nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba. 1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Dân ca, ca dao là sản phẩm văn hóa tinh thần của người lao động xưa. Và như vậy, dân ca, ca dao sẽ phản ánh toàn bộ đời sống tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động trước đây với cả hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tích cực là chủ yếu” [34, tr. 13].
  • 20. 16 Theo Vũ Ngọc Phan, nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Trong ca dao Việt Nam, những lời về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả. Có thể nói, ca dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên [60, tr. 39-41]. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cũng nhấn mạnh nội dung chính của ca dao là tiếng hát trữ tình của con người, chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của tâm hồn và tính cách dân tộc. Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất. Tính chất phong phú của ca dao về tình yêu nam nữ trước hết thể hiện ở số lượng lời ca. Nó còn thể hiện ở nội dung phản ánh phong phú mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường: giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung, hoặc sự thất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách… [31]. Để thể hiện được nội dung trữ tình đó, ca dao trước hết “phản ánh lịch sử – xã hội” của người lao động, về mặt này, có thể coi ca dao dân ca Việt Nam là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán ở nông thôn ngày xưa [31, tr. 314]. Như vậy, bên cạnh việc phản ánh nội dung hiện thực xã hội thì chủ yếu ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong xã hội cổ truyền, qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và quan niệm sống của họ. 1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền” 1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình” Theo Nguyễn Xuân Kính, mỗi lời ca dao là một cơ cấu tương đối trọn vẹn về nội dung, về hình thức nghệ thuật. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời chính là từ ngữ, nhịp điệu, vần thơ… [37, tr. 82].
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50875 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562