SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CÙ THỊ BA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ
PHÁT TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CÙ THỊ BA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ
PHÁT TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LƯƠNG THỊ THU HẰNG
HÀ NỘI - năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban giám đốc, các Khoa,
Phòng và Quý Thầy, Quý Cô trong Học Viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn thạc sĩ Chính sách công. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến TS Lương Thị Thu Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng
chuyên môn và dành thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn
này.
Bên cạnh đó tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ
thị xã Điện Bàn, cùng các đồng nghiệp công tác tại Trung tâm DS-KHHGĐ
thị xã Điện Bàn và các Lãnh đạo Học Viện Khoa học xã hội… đã luôn quan
tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của
quý Thầy, Quý Cô và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Thực hiện chính sách
dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Ký tên
Cù Thị Ba
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ
PHÁT TRIỂN.................................................................................................. 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 7
1.2. Đặc điểm của chính sách dân số và phát triển ......................................... 10
1.3. Vai trò của chính sách dân số và phát triển ............................................. 10
1.4. Chính sách dân số Việt Nam qua các giai đoạn....................................... 11
1.5. Các bước tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển................... 16
1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách dân số và phát triển.................. 19
1.7. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và phát triển ….22
CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT
TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. 255
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam ............................................................................................................... 255
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Chính sách Dân số và phát triển từ thực
tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.......................................................... 267
2.3. Đánh giá thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam ............................................................................................ 312
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT
TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
NHỮNG NĂM ĐẾN.................................................................................... 556
3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng chính sách dân số và phát triển tại
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam................................................................... 55
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân số và phát
triển tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ..................................................... 58
3.3. Kiến nghị................................................................................................ 645
KẾT LUẬN.................................................................................................. 689
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Chữ viết tắt Nội dung
1 BMTE Bà mẹ trẻ em
2 BPTT Biện pháp tránh thai
3 CLB Câu lạc bộ
4 CTV Cộng tác viên
5 CP Chính phủ
6 DS,GĐ&TE Dân số, gia đình và trẻ em
7 DCTC Dụng cụ tử cung
8 GTKS Giới tính khi sinh
9 HĐND Hội đồng nhân dân
10 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
11 PN Phụ nữ
12 PTTT Phương tiện tránh thai
13 TVCĐ Tư vấn cộng đồng
14 SKSS Sức khỏe sinh sản
15 UBND Ủy ban nhân dân
16 VTN Vị thành niên
17 VNĐSS Viêm nhiễm đường sinh sản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô dân số thị xã Điện Bàn dự báo đến năm 2030..................31
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi và giới tính năm 2018 ............32
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018................34
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ..............36
Bảng 2.5. Tỷ trọng sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ .............................................................................................................38
Bảng 2.6. Thống kê kết quả chất lượng dân số...............................................39
Bảng 2.7. Tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2018.................................41
Bảng 2.8. Kết quả tư vấn chăm sóc SKSS cho vị thành niên .........................42
Bảng 2.9. VTN sinh con chia theo nhóm tuổi và khu vực xã, phường...........43
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện các hoạt động truyền thông.............................44
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. VTN mang thai và đã sinh con ở các năm 2014 đến 2017 .............42
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân số là một yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc của một quốc gia.
Dân số và các vấn đề đi liền với nó có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
của đất nước. Một chính sách dân số phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế - xã hội của đất nước, và ngược lại, chính sách dân số thiếu hợp lý sẽ
kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước
sử dụng để điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là khâu quan
trọng trong hoạt động chính trị của Nhà nước, là yếu tố quyết định tính chính
đáng của quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước.
Chính sách dân số là công cụ để điều chỉnh gốc rễ câu chuyện phát triển
của quốc gia, tùy thuộc vào tính lịch sử - cụ thể của mỗi thời kỳ mà nhà nước
đã và đang đưa ra những chính sách phù hợp.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách, pháp luật, chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến vấn đề
dân số. Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình và các Bộ, ngành liên quan
đã ban hành nhiều thông tư liên tịch, văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu
quả các chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của nhà nước về chính
sách này. Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư
cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi
trường.
Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế
2
thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị
quyết đã đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích
cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước
vào thời kỳ dân số vàng.
Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; Tuổi thọ trung bình tăng
nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập
bình quân đầu người; tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm
mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự
phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh [25, tr.1].
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa
gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân có bước đột phá. Mỗi cặp vợ
chồng có hai con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội.
Tuy nhiên, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế.
Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới khi sinh
tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và đang báo động. Chưa có giải pháp
đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân
số. Phân bố dân cư, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập ở một số nơi.
Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi
mới. Tổ chức bộ máy luôn biến động, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công
tác dân số ở cấp cơ sở còn thấp. Các nội dung về dân số trong phát triển kinh
tế - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn lực đầu tư cho dân số,
kế hoạch hóa gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu.
Chính vì vậy, công tác Dân số lại trở thành một nội dung quan trọng của
Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Trong bài
phát biểu bế mạc tại Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:
3
“Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và
phát triển; Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu,
phân bố, đặt biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ
với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển
nhanh, bền vững”.
Thị xã Điện Bàn là một trong những đơn vị hành chính của tỉnh Quảng
Nam, có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số về nhiều phương diện tương đối
đồng đều so với những đại phương khác của tỉnh. Tuy nhiên, bên trong vấn đề
dân số, chính sách dân số của địa phương cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần
làm rõ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: "Thực
hiện chính sách Dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam" làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công với mong
muốn thông qua việc đánh giá, phân tích những kết quả đạt được, cũng như
những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân số tại thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã
Điện Bàn trong những năm đến.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận một số
công trình nghiên cứu và bài viết như sau:
Công trình nghiên cứu của Thạc sỹ - BS.CKII Nguyễn Thị Hoa về Tình
hình thực hiện và quản lý kế hoạch hóa gia đình tại huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng, đã đề ra một số giải pháp về đẩy mạnh công tác truyền thông và
tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại
thành phố Đà Nẵng năm 2010; “Thực trạng công tác Truyền thông - Giáo
dục về Dân số- Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình các phường ven
biển, đảo thành phố Đà Nẵng; Cộng tác viên Dân số-Kế hoạch hóa gia đình,
4
thực trạng và giải pháp” năm 2011.
Viện Dân số và các vấn đề xã hội thực hiện đề tài: “Đánh giá 10 năm thi
hành Pháp lệnh dân số tại thành phố Hà Nội, năm 2013”. Thực hiện tuyên
truyền giáo dục nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại
Hà Nội được triển khai mạnh mẽ hơn so với mức chung của cả nước với tỷ lệ
đánh giá tích cực trở lên chiếm tới 91,6%, trong khi của cả nước chỉ đạt 88%.
Đề tài thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách dân số - kế hoạch
hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Võ
Thị Anh Thoa, đi sâu vào nghiên cứu các chủ thể, thể chế của chính sách DS-
KHHGĐ và việc tổ chức thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 .
Đề tài thạc sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về chính sách dân số - kế
hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phùng Thị
Hương Hạnh, đi vào nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về dân số - kế
hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quan điểm và những giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách DS-KHHGĐ,
chiến lược DS-KHHGĐ. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực
hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vì
vậy, đề tài “Thực hiện chính sách Dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam" là đúng mục đích và không trùng lặp với bất kỳ đề tài
nào đã nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thực hiện chính sách công và tìm hiểu
quá trình triển khai thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện
Bàn, để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp trong việc tổ chức thực hiện
5
chính sách dân số trên địa bàn thị xã, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân
số, mang lại hiệu quả trực tiếp cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thị
xã.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận như các khái niệm, chính sách
dân số Việt Nam qua các thời kỳ.
Đánh giá, phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân số và phát
triển, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân tại thị xã Điện Bàn. Đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân số và phát triển
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn thực hiện
Chính sách dân số và phát triển dưới góc độ khoa học chính sách công.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách dân số và
phát triển, phân tích những ưu điểm, những bất cập trong việc thực hiện chính
sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn.
Về thời gian: Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách dân số và
phát triển từ năm 2011 đến năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu này vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- LêNin và các quan điểm
của Đảng, Nhà nước về Chính sách Dân số và phát triển.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích các tài liệu đã về chính sách dân số và thực trạng
6
chính sách dân số tại thị xã Điện Bàn.
Khảo sát thực địa, thu thập số liệu định tính và định lượng, so sánh, đối chiếu
số liệu dựa trên các kết quả nghiên cứu có sẵn, từ đó phân tích, đánh giá chính sách
dân số và phát triển thông qua bằng chứng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chính sách dân số trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và học tập của cán bộ
làm công tác dân số và sinh viên trong lĩnh vực chính sách công và chính sách xã
hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần cung cấp các luận chứng khoa học nhằm đưa ra các giải
pháp để thực hiện chính sách dân số trên địa bàn cụ thể. Căn cứ kết quả đạt được,
luận văn đưa ra được những vấn đề sau:
Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong quá trình
thực hiện chính sách.
Nêu ra những quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt hơn trong
những năm đến.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được cơ cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách dân số và phát triển
Chương 2: Thực trạng chính sách dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn trong những năm đến
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về chính sách công
Có rất nhiều quan niệm về khái niệm chính sách công.
Thomas Dye đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công là: bất
kỳ những gì mà nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm.
Khái niệm về chính sách công của William Jenkins cụ thể hơn so với
định nghĩa trên: Theo ông, chính sách công là “một tập hợp các quyết định có
liên quan với nhau được ban hành bởi một nhà hoạt động chính trị hoặc một
nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các
phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống cụ thể thuộc phạm vi thẩm
quyền của họ”.
Còn James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn, mô tả chính sách
như là “một đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một nhà
hoạt động hoặc một nhóm các nhà hoạt động để giải quyết một vấn đề phát
sinh hoặc vấn đề quan tâm”
Trên cơ sở tham khảo các cách tiếp cận khác nhau về chính sách công, có
thể đi đến một định nghĩa: Chính sách công là định hướng hành động do nhà
nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng
phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển
theo định hướng.
1.1.2. Khái niệm về chính sách dân số
Dân số hay dân cư là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu
vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính [1, tr.1].
Dân số vừa là lực lượng lao động vừa là người tiêu dùng trong xã hội,
8
vấn đề dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một
quốc gia.
Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa
lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. Quy mô dân số
thường xuyên biến động qua thời gian và không gian lãnh thổ. Quy mô dân số
có thể tăng hoặc giảm tùy theo các biến số cơ bản nhất bao gồm: Sinh, chết và
di dân.[1, tr.1]
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân
tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
Trong các loại cơ cấu dân số thì cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính là cơ cấu quan
trọng nhất. [1, tr.1]
Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao.
Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý
kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh
thần của toàn bộ dân số.
Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác,
từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.[1, tr.1]
Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và
xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.
Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và
khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách
nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.[1, tr.1]
Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác
động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất
lượng dân số.
9
Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗi
cặp vợ chồng có hai con.
Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung
cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số
(sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt
động khác theo quy định của pháp luật.[1, tr.1]
Đăng ký dân số là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản về
dân số của mỗi người dân theo từng thời gian.
Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống thông tin được thu thập
qua đăng ký dân số của toàn bộ dân cư và được thiết lập trên mạng điện tử.
Già hóa dân số là quá trình tăng dần tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở
lên theo quy định của Pháp lệnh người cao tuổi của Việt Nam) và giảm dần tỷ
lệ trẻ em trong tổng số dân của một địa phương hoặc một quốc gia. Nguyên
nhân của già hóa dân số là mức sinh giảm, mức chết giảm và tăng tuổi thọ của
người dân.
Dân số - KHHGĐ là sự nỗ lực mang tính quyết sách của Nhà nước trong
chủ trương khống chế một cách khoa học số dân, sao cho sự phát triển dân số
là phù hợp và không gây cản trở tới việc phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số hợp lý [17, tr.6].
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản
lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình
[17, tr.6].
Chính sách dân số có thể được định nghĩa như là những quy định về mặt
pháp lý, những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động khác của
Chính phủ nhằm vào việc thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số
trong thời điểm hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của một quốc
10
gia [17, tr.10].
Chính sách dân số bao gồm các biện pháp nhằm xoá đi khoảng cách
giữa tổng số những đứa trẻ thực sự sinh ra trong xã hội và số trẻ mà xã hội có
thể chấp nhận (thông qua một số biện pháp đặc biệt trong việc quyết định để
đạt được những mục tiêu xã hội quan trọng).
Chính sách dân số chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số
phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao chất lượng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình; giải quyết tốt
mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển
nguồn nhân lực [56, tr.107].
1.2. Đặc điểm của chính sách dân số và phát triển
Phân tích các khái niệm về chính sách dân số nêu trên cho thấy những
điểm đồng nhất về bản chất của các khái niệm chính sách dân số thông qua
các đặc điểm cơ bản như sau:
Có nhiều hình thức thể hiện một chính sách dân số, nó có thể bằng một
văn bản, bằng một thông báo chính thức, bằng một tuyên bố của Chính phủ,
của cơ quan được ủy quyền hoặc nó có thể được phỏng đoán từ một loạt các
hoạt động được công khai của Chính phủ, của cơ quan được ủy quyền.
Có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực thi chính sách dân số
tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi quốc gia. Có thể là Chính phủ,
cơ quan, tổ chức được Chính phủ ủy quyền hoặc cũng có thể là cơ quan, tổ
chức của Chính phủ, phi Chính phủ tổ chức thực hiện các biện pháp công khai
nhằm tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình dân số hoặc có thể là tác
động, các hương ước, quy ước của cộng đồng hướng vào những khía cạnh xã
hội, nhưng lại có tác động đến xu hướng dân số.
1.3. Vai trò của chính sách dân số và phát triển
Chính sách dân số có vai trò quan trọng được thực hiện thông qua hệ
11
thống các giải pháp tác động tới quá trình dân số như: Điều chỉnh quy mô dân
số, tác động tới cơ cấu dân số, tác động đến phân bố dân cư nhằm:
Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động theo những cơ cấu
ưu tiên, khuyến khích nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố bất lợi trong việc thực
hiện mục tiêu dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số.
Việc giải quyết mục tiêu dân số có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm công bằng và sự phát triển bền vững của xã hội.
Định hướng, hướng dẫn khung pháp lý để bảo đảm hoạt động của các
chủ thể trong xã hội và bảo đảm hành vi của công dân cùng hướng, góp phần
ổn định trật tự xã hội và phù hợp với bản chất, nội dung của chính sách dân
số.
Đề ra tiêu chuẩn, định mức, chế độ, cơ chế và phương thức thực hiện để
điều tiết cụ thể đối với các đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng phù
hợp với yêu cầu và thực tế khách quan trong từng giai đoạn.
Vai trò của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách dân số là bảo đảm hình
thức của chính sách dân số phù hợp với mục đích, mục tiêu điều chỉnh.
Vai trò của đối tượng tiếp nhận và đối tượng tham gia tác động để thực
hiện chính sách là phải chủ động thực hiện các hành vi, các mối quan hệ phù
hợp với mục đích, mục tiêu và các hoạt động của chính sách dân số.
1.4. Chính sách dân số Việt Nam qua các giai đoạn
Chính sách dân số là hệ thống các giải pháp và mục tiêu do Nhà nước
ban hành, nhằm tác động vào các quá trình dân số như quy mô dân số, cơ cấu
dân số, phân bố dân cư và chất lượng dân số để đạt được các mục tiêu dân số
mong muốn.
Giai đoạn (1961-1975) để tăng bù dân số sau chiến tranh, chính sách dân
số trong giai đoạn này được thông qua cuộc vận động “hướng dẫn sinh đẻ” và
sau đó là “sinh đẻ có kế hoạch” được Chính phủ ban hành trong 3 văn bản
12
quan trọng: Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ
về sinh đẻ có hướng dẫn; Chỉ thị số 99/TTg ngày 16/10/1963 của Hội đồng
Chính phủ về công tác hướng dẫn sinh đẻ; Quyết định số 94/CP ngày
13/5/1970 của Hội đồng Chính phủ về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.
Mục tiêu là hướng tới quy mô gia đình 3 con, đẻ thưa, đẻ muộn nhằm bảo vệ
sức khỏe bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo, bảo đảm hạnh phúc và sự hòa
thuận của gia đình.
Giai đoạn (1975-1991) dân số cả nước xấp xỉ 48 triệu người, tăng gần
gấp đôi dân số năm 1955. Chính sách dân số trong giai đoạn này được triển
khai trong phạm vi cả nước với 5 văn bản sau: Chỉ thị số 265/CP ngày
19/10/1978 của Hội đồng Chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có
kế hoạch trong phạm vi cả nước; Chỉ thị số 29/HĐBT ngày 12/8/1981 của
Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong 5
năm (1981-1985); Quyết định số 58-HĐBT ngày 11/4/1984 của Hội đồng Bộ
trưởng về việc thành lập Ủy ban quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch;
Quyết đinh số 162-HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một
số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Quyết định số 51-CT ngày
6/3/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.
Giai đoạn (1991-2000), tốc độ gia tăng dân số nhanh. Đại hội Đảng lần
thứ VII xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với công tác dân số - KHHGĐ
là “giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành một cuộc vận
động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân”, với cuộc vận động
“Dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt”. Ngày 14/1/1993, tại Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VII Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, đây là văn bản có tính chất quan
trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về công tác DS-KHHGĐ sau này của
13
Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn này, chính sách DS-KHHGĐ được thể
hiện trong 7 văn bản quan trọng: Nghị quyết số 193-HĐBT, ngày 19/6/1991
của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy
và chế độ làm việc của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ; Quyết định số 315-CT
ngày 24/8/1992 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược truyền thông DS-
KHHGĐ; Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, ngày 14/1/1993 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII về chính sách DS-KHHGĐ; Quyết định số
270/TTg ngày 3/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lược DS-KHHGĐ đến năm 2000; Nghị định số 42/CP ngày 21/6/1993 của
Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm
việc của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ; Chỉ thị số 50-CT-TW ngày 6/3/1995
của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW; Chỉ thị số 37/TTg ngày 17/1/1997 của
Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh thực hiện Chiến lược DS-KHHGĐ đến
năm 2000.
Giai đoạn (2001-2010), Bước vào thế kỷ thứ 21, khi mức sinh đã tiến
gần mức sinh thay thế, muốn duy trì vững chắc kết quả này thì không thể tập
trung giải quyết vấn đề quy mô dân số mà phải giải quyết toàn diện vấn đề
dân số. Mục tiêu của chính sách dân số giai đoạn này là thực hiện gia đình ít
con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc; nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Chính sách DS-KHHGĐ trong
giai đoạn này thể hiện trong 18 văn bản quan trọng: Quyết định số
147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Chỉ thị số
10/2001/CT-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai
14
thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Nghị định số
94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban DS,GĐ&TE; Pháp lệnh Dân số
số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 9/1/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 của Chính phủ về sinh con theo
phương pháp khoa học; Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của
Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
Dân số; Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách di dân, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn
2003-2010; Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Quyết định số
09/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW; Nghị
định số 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về dân số và trẻ em; Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày
25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ bảo hiềm y tế
tự nguyện đối với cán bộ DS,GĐ&TE ở xã, phường và thị trấn; Chỉ thị số
13/2007/CT-TTg ngày 6/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-
NQ/TW; Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Ban chấp hành Trung
ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg
ngày 29/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS-KHHGĐ; Thông báo kết luận
của Ban bí thư số 160-TB/TW ngày 04/6/2008 về tình hình thực hiện chính
sách DS-KHHGĐ và một số giải pháp cấp bách; Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg
ngày 4/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác
DS-KHHGĐ; Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ
15
Quốc hội về sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số; Kết luận số 44-KL/TW
ngày 01/4/2009 của Bộ chính trị về kết quả 3 năm thực hiện nghị quyết số 47-
NQ/TW; Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh dân số.
Giai đoạn (2011-2020), thực hiện chiến lược DS&SKSS Việt Nam giai
đoạn 2011-2020; giai đoạn đầu (2011-2015) dân số nước ta là 91,70 triệu
người đã đạt mục tiêu, chỉ tiêu được giao về quy mô dân số. Mức sinh thay
thế (số con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) được duy trì 2,1 con từ năm
2006 đến nay. Tỷ lệ sử dụng các BPTT luôn ở mức cao, cơ cấu sử dụng các
BPTT thay đổi theo xu hướng tích cực. Những khó khăn, thách thức của công
tác DS-KHHGĐ đã từng bước được tháo gỡ. Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính
khi sinh bước đầu được khống chế: Tỷ số GTKS năm 2015 là 112,8 bé
trai/100 bé gái. Như vậy, qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012 - 2015, tốc độ gia tăng tỷ số GTKS bước đầu
được khống chế và năm 2015, tỷ số này ở mức dưới 113 bé trai/100 bé gái,
đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh được sàng lọc ngày càng
cao, tăng từ 1,5% (năm 2010) lên 15% (năm 2015); tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng
lọc sơ sinh tăng từ 6% (năm 2010) lên 30% (năm 2015), đạt chỉ tiêu Chiến
lược và Chương trình đặt ra. Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh ngày
càng giảm: Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh đã giảm xuống còn
1,57%, vượt chỉ tiêu mà Chương trình đặt ra (mục tiêu của Chương trình là
giảm xuống còn 2,5%). Tuy nhiên, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
vẫn còn nhiều hạn chế; mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất
cân bằng giới khi sinh tăng nhanh và đang ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải
pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già
hóa dân số. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số cơ chế, chính sách
16
về dân số chậm đổi mới. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp còn
thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số còn thấp.
Các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được chú
trọng đúng mức. Nguồn lực đầu tư cho dân số, kế hoạch hóa gia đình còn
thấp, chưa tương xứng với yêu cầu. Giai đoạn (2016 đến nay), Nghị quyết Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác Dân số
trong tình hình mới xác định “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược,
vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chuyển trọng
tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố,
đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố
kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền
vững”[25, tr.2].
Chính sách Dân số trong giai đoạn này thể hiện trong sáu văn bản quan
trọng sau: Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về Quyết định phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, ngày
14/11/2013 Nghị định quy định sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế của Chính phủ; Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 Quy định xử lý
kỷ luật Đảng viên vi phạm của Ban Chấp hành Trung ương; Quyết định số
102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban chấp hành Trung ương về quy định xử
lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017
của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu y tế
- dân số giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của
Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới.
1.5. Các bước tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển
17
Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân số và
phát triển
Khi xây dựng kế hoạch chính sách phải cụ thể, rõ ràng và phải đảm bảo
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời phải tuân thủ theo
quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành chính sách.
Để việc triển khai thực hiện thuận lợi, mang lại hiệu quả cao cần phải
đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất, các công
cụ, phương tiện thực hiện chính sách theo kế hoạch đã xây dựng.
Bước 2. Phổ biển, tuyên truyền chính sách dân số và phát triển
Phổ biến, tuyên truyền chính sách dân số và phát triển được thực hiện
bằng nhiều hình thức như thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, tổ
chức hội nghị, hình thức lan truyền cộng đồng (thông tin từ người này sang
người khác) thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, hoặc lồng ghép các hình
thức tuyên truyền khác như tuyên truyền lưu động, Pano áp phích, tờ rơi.
Công tác phổ biến, tuyên truyền hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực
hiện chính sách. Nếu việc phổ biến, tuyên truyền chính sách tiến hành một
cách kịp thời và hiệu quả, thì góp phần ổn định dân số, xã hội phồn vinh, gia
đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách dân số và phát triển
Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách cần xem xét chức năng, nhiệm vụ
của từng tổ chức, cá nhân có liên quan để phân công, phân nhiệm một cách cụ
thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan chủ trì, cơ quan
phối hợp, tránh chồng chéo khi phân công nhiệm vụ.
Tổ chức bộ máy Nhà nước chưa ổn định nên việc phân công phối hợp
thực hiện chính sách dân số và phát triển còn nhiều vướng mắc và chưa kịp
thời. Vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển thực sự
có hiệu quả, trước tiên phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu,
18
chương trình, kế hoạch thực hiện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuy
nhiên, chịu trách nhiệm chính và chủ công trong việc triển khai thực hiện là
ngành Dân số các cấp.
Bước 4. Duy trì chính sách dân số và phát triển
Duy trì chính sách dân số và phát triển là hoạt động nhằm bảo đảm cho
chính sách tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động và thay đổi, tác động rất lớn đến
việc duy trì thực hiện chính sách. Việc duy trì thực hiện chính sách dân số và
phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là các yếu tố khách
quan cơ bản như yếu tố về sự ổn định chính trị, yếu tố về kinh tế, yếu tố văn
hóa, xã hội, đã ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến việc duy trì chính sách. Nếu
những yếu tố cơ bản này biến động theo chiều hướng tích cực, thì sẽ rất thuận
lợi trong việc duy trì thực hiện chính sách; tuy nhiên, nếu những yếu tố cơ bản
này biến động theo hướng tiêu cực, không thuận lợi, thì việc duy trì thực hiện
chính sách sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải tham mưu, đề xuất với
Nhà nước những giải pháp phù hợp, sử dụng những công cụ quản lý Nhà
nước cần thiết tác động kịp thời giúp cho chính sách được duy trì ổn định, lâu
dài tiến tới: “Dân số ổn định, đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Bước 5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách dân số và phát triển
Điều chính, bổ sung chính sách dân số và phát triển là hoạt động được
thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng điều chỉnh chính
sách dân số ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn phát
triển của xã hội.
Khi triển khai thực hiện một chính sách áp dụng vào trong thực tiễn sẽ
có những vấn đề bất cập, chưa phù hợp, thiếu sót hoặc phát sinh mới, mà chủ
thể trong quá trình xây dựng chính sách chưa lường trước được. Quá trình
điều chỉnh, bổ sung chính sách phải phù hợp với thực tiễn và không được làm
19
thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu chính sách, coi như chính
sách thất bại.
Bước 6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân số và
phát triển
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách dân số và phát
triển là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục của hệ thống các cơ quan
Nhà nước từ cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan và
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phân công thực hiện chính
sách nhằm xem xét chính sách đã được triển khai tổ chức thực hiện chưa, tiến
độ thực hiện đến đâu, việc tổ chức thực hiện có đảm bảo đúng nguyên tắc,
đúng theo quy trình, kế hoạch đã ban hành hay không.
Bước 7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính
sách dân số và phát triển
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách dân số
và phát triển là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành
chính sách của các cơ quan và cá nhân liên quan được phân công thực hiện
chính sách, cũng như hiệu quả, lợi ích mang lại cho xã hội.
Tùy theo tính chất, mức độ, quy mô và chu kỳ, niên hạn của chính sách
có thể tiến hành đánh giá, tổng kết. Đối với việc thực hiện chính sách dân số
và phát tiển được xác định là chính sách thường xuyên và lâu dài, thông
thường thì định kỳ 1 năm tiến hành đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm một
lần. Việc đánh giá, tổng kết được thực hiện theo trình tự từ cơ sở đến Trung
ương. Trong đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách dân số và phát triển phải
đánh giá một cách toàn diện mọi mặt, các bước từ việc xây dựng kế hoạch
đến tổ chức thực hiện.
1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách dân số và phát triển
1.6.1. Hệ thống chính trị
20
Hệ thống chính trị là yếu tố chi phối cả nội dung, hình thức, quy trình
xây dựng và triển khai chính sách công (bao gồm: văn hóa chính trị, Hiến
pháp, hệ thống pháp luật, thể chế chính trị và các bộ phận cấu thành hệ thống
chính trị cùng cơ chế hoạt động). Trong đó, yếu tố quan trọng trong việc
hoạch định chính sách dân số và phát triển là các chủ trương, đường lối của
Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng và sự đổi mới về phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, thể
chế Nhà nước cùng với hệ thống luật pháp, Hiến pháp là nền tảng pháp luật,
chính sách với mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh, “Dân số ổn định, đất nước phồn vinh, gia đình
hạnh phúc”.
1.6.2. Truyền thông
Công tác truyền thông là các kênh thông tin phản ánh những ý kiến của
công chúng đối với quá trình chính sách công. Thông qua truyền thông truyền
tải được chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dân số đến mọi đối
tượng, tầng lớp, tổ chức trong xã hội để người dân có nhận thức đúng, tự giác
thực hiện các mục tiêu, chính sách về dân số và phát triển nhằm ổn định quy
mô dân số, cơ cấu và phân bố dân cư hợp lý. Cũng thông qua công tác truyền
thông để biết được chính sách khi ban hành có phù hợp với thực tiễn hay
không?
Mục đích cuối cùng của công tác truyền thông thông qua sự phản hồi
của người dân (những đối tượng thụ hưởng/ chịu tác động trực tiếp) để nhà
hoạch định chính sách điều chỉnh những hạn chế, bất cập của chính sách cho
phù hợp với thực tiễn.
1.6.3. Các yếu tố bên ngoài
Trong quá trình thực hiện chính sách dân số tại Việt Nam chịu ảnh
hưởng không nhỏ về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế
21
- xã hội.
Vị trí địa lý nước ta phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng, miền
khác nhau về địa hình giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng
bằng, ven biển, hải đảo. Từ đó, người dân di cư đến sinh sống ở các vùng
cũng khác nhau đã tạo nên nền kinh tế vùng miền phát triển khác nhau, vùng
có kinh tế phát triển cao hơn thì ngời dân di cư đến đông hơn là điều không
thể tránh khỏi đã tạo nên sự gia tăng cơ học. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ
phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến
nơi cư trú mới). Gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với
từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nó lại có ý nghĩa quan
trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, mật độ dân số, cơ cấu tuổi, giới và các
hiện tượng kinh tế - xã hội.
1.7. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và phát triển
Chính sách dân số và phát triển được ban hành và triển khai thực hiện
sau một thời gian thì Nhà nước sẽ tiến hành đánh giá xem chúng được duy trì
như thế nào, tác động đến các đối tượng của chính sách ra sao. Đánh giá chính
sách công có liên quan đến các bước trong quá trình vận hành một chính sách,
những biện pháp tác động đang được duy trì, những mục tiêu đang từng bước
được hiện thực hóa, kết quả và những ảnh hưởng của chính sách đến các lĩnh
vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội [18, tr.30].
1.7.1. Đánh giá đầu vào
Đánh giá đầu vào nhằm đo lường số lượng của đầu vào các chương
trình thực thi chính sách công bao gồm số lượng các yếu tố được huy động sử
dụng và sự nỗ lực của các công chức trong bộ máy nhà nước để hoàn thành
các mục tiêu chính sách. Các yếu tố đầu vào có thể là nhân sự, công sở, trang
thiết bị kỹ thuật, văn phòng phẩm, công cụ lao động nhỏ, thông tin, chi phí tài
chính cho sự vận hành, v.v được tính toán bằng thước đo giá trị. Mục đích của
22
đánh giá đầu vào là thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho đánh giá tính hiệu quả
quản lý của chính quyền hoặc chất lượng cung cấp dịch vụ công. Khi tiến
hành phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào của quá trình thực thi một chính
sách công, nhà phân tích cần phải áp dụng các phương pháp tính toán mọi chi
phí đầu vào trên cơ sở định mức tài chính hiện hành của Nhà nước hoặc theo
giá thị trường của các yếu tố đó [18, tr.31].
1.7.2. Đánh giá đầu ra
Đánh giá đầu ra của một chương trình hay dự án thực thi chính sách
công là xem xét kết quả đầu ra của các chương trình, dự án trong mối tương
quan với việc sử dụng các nguồn lực đầu và thực hiện mục tiêu chính sách
một cách cụ thể. Việc xác định đầu ra cũng tùy thuộc vào từng chương trình
hoặc dự án được kế hoạch hoá. Mục đích chính của đánh giá thực thi là để xác
định xem chính sách đang tạo ra giá trị gì cho xã hội, có thể không liên quan
trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách đã tuyên bố. Loại đánh giá này cung
cấp các dữ liệu cho đánh giá hiệu lực và hiệu quả chính sách công [18, tr.31].
1.7.3. Đánh giá hiệu lực
Đánh giá hiệu lực không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào hoặc đầu
ra chương trình, dự án thực thi chính sách, mà còn để xác định xem các
chương trình, dự án đang thực hiện có tạo ra những kết quả phù hợp với mục
tiêu của chính sách hay không. Đây là loại đánh giá rất có ích cho các nhà
hoạch định chính sách, nhưng nó cũng là loại đánh giá khó thực hiện nhất.
Thông tin cần thiết cho loại đánh giá này là rất lớn và mức độ phức tạp của
quá trình thực hiện cũng rất cao.
1.7.4. Đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu quả nhằm xem xét các chi phí của một chương trình, dự
án cụ thể để đạt những mục tiêu mong muốn. Khi thực hiện loại phân tích
đánh giá này, nhà phân tích cần thực hiện tốt các phân tích đánh giá đầu vào
23
và phân tích đánh giá đầu ra dưới hình thức giá trị, sau đó tiến hành so sánh
kết quả giữa chúng.
1.7.5. Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là việc xem xét các phương pháp tổ chức, bao gồm
các quy trình và thủ tục hoạt động được sử dụng để thực hiện các chương
trình, dự án thuộc chính sách công. Mục tiêu của đánh giá này nhằm xác định
xem liệu quá trình duy trì chính sách có thể được tổ chức hợp lý và được thực
hiện hiệu quả hơn không. Hướng tới mục tiêu này, sự thực thi một chính sách
luôn được chia thành các nhiệm vụ cụ thể như hoạch định chiến lược, quản lý
tài chính, đánh giá về những phàn nàn của người dân, và đánh giá việc thực
hiện các nhiệm vụ theo tiêu chí hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm giải trình
của cơ quan nhà nước [18, tr.33].
Tiểu kết Chương 1
Dân số luôn là vấn đề được quan tâm mọi lúc, mọi nơi. Muốn quản lý
được xã hội, trước hết phải quản lý được quá trình biến động dân số. Các nhà
chức trách, các nhà quản lý xã hội cần có những biện pháp điều tiết quy mô,
cơ cấu và chất lượng dân số cho phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển
của xã hội. Mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội thì cần có một chính sách
dân số phù hợp để đem lại sự ổn định về quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất
lượng dân số.
Các chính sách về dân số từ chính sách dân số - KHHGĐ sang chính
sách dân số và phát triển đã được ban hành khá đầy đủ từ Trung ương đến địa
phương đã tạo môi trường và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng
ứng của toàn xã hội nhằm thực hiện tốt chiến lược dân số và SKSS giai đoạn
2011-2020, tạo được sự toàn diện về các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố và đặc
biệt là chất lượng dân số. Sự thành công trong việc ban hành và thực hiện
24
chính sách dân số trong những năm qua đó là nhờ sự vào cuộc của các tổ chức
Đảng, chính quyền đã coi trọng công tác dân số là bộ phận quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
25
CHƯƠNG 2
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỪ
THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Điện Bàn là thị xã đồng bằng nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng
Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên,
phía Đông giáp biển Đông, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An và phía
Tây giáp huyện Đại Lộc. Dân cư rãi đều trên 20 đơn vị hành chính, trong đó
có 07 phường nội thị (gồm phường Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam Bắc,
Điện Nam Đông, Vĩnh Điện, Điện Nam Trung, Điện An) và có 13 xã ( gồm
xã: Điện Hòa, xã Điện Tiến, xã Điện Minh, xã Điện Thắng Bắc, xã Điện
Phong, xã Điện Hồng, xã Điện Quang, xã Điện Phước, xã Điện Thắng Trung,
xã Điện Thắng Nam, xã Điện Trung, xã Điện Quang và xã Điện Phương).
2.1.2. Kinh tế - xã hội
Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, các ngành kinh tế đều có bước phát triển.
Tình hình sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, hoạt động thương mại,
dịch vụ trên địa bàn ổn định, hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng,
đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Tình hình sản xuất nông
nghiệp tuy gặp khó khăn do thời tiết nhưng tổng sản lượng lương thực cây có
hạt đạt kế hoạch hằng năm đề ra.
Công tác giữ chuẩn và phổ cập giáo dục các cấp học được duy trì, trường
lớp được mở rộng. Phong trào xây dựng nông thôn – đô thị văn minh trên thị
xã tiếp tục được duy trì và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Quốc
26
phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông xảy ra
trên địa bàn giảm. Bộ máy chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn.
Diện tích tự nhiên 216,32 km2
. Dân số: 224.953 người được trải đều ở 20
xã, phường, với mật độ dân số: 1019 người/km2
. Điện Bàn có khu công
nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, cụm công nghiệp Trảng Nhật - Điện Hòa, cụm
công nghiệp An Lưu - Điện Nam Đông. Vì vậy, tỷ lệ tăng dân số cơ học hằng
năm trên thị xã Điện Bàn ngày càng tăng, năm 2016 là 9,23%o, đến năm 2018
là 9,63%o.
Với 27 cán bộ, công chức, viên chức, lao động làm công tác dân số trên
toàn thị xã. Trong đó, có 7 cán bộ làm việc tại Trung tâm Dân số - kế hoạch
hóa gia đình và 20 cán bộ làm việc tại 20 xã, phường với 384 cộng tác viên
dân số làm việc tại 182 thôn, khối phố, mỗi cộng tác viên quản lý từ 100 đến
200 hộ gia đình.
Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được
nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế ngày càng phát
triển; đến nay, 20/20 trạm y tế các xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Chính sách Dân số và phát triển
từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân số và
phát triển
Hằng năm, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình tham mưu với Thị
ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn ban hành các Nghị quyết, chỉ thị, quyết
định, kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân số trên địa bàn thị xã.
Trong giai đoạn 2011-2018, Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn đã ban
hành các văn bản sau:
Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 27/12/2012, Nghị quyết về chương
trình hành động của Hội đồng nhân dân huyện Điện Bàn; Quyết định số
27
2851/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 về việc Ban hành Kế hoạch hành động về
Dân số - Sức khỏe sinh sản huyện Điện Bàn giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn
đến năm 2020; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 25/12/2013, nghị quyết về
chương trình hành động của UBND huyện Điện Bàn; Chỉ thị số 10/CT-
UBND ngày 05/5/2014 chỉ thị về việc tiếp tục triển khai thực hiện chính sách
Dân số - kế hoạch hóa gia đình; Quyết định số 1015/QĐ-UBND ngày
23/3/2014 Quyết định ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo công tác
Dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Điện Bàn; Nghị quyết số 10/NQ-HU
ngày 22/11/2014, Nghị quyết của Huyện ủy về phương hướng, nhiệm vụ năm
2015; Quyết định số 39/QĐ-UBND, ngày 07/01/2014 về việc Quyết định ban
hành công tác DS-KHHGĐ năm 2014; Công văn số 215/UBND, ngày
12/3/2015 của UBND huyện Điện Bàn về việc xây dựng triển khai thực hiện
công tác DS-KHHGĐ năm 2015; Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 02/02/2017 của
Thị ủy Điện Bàn Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo công tác DS-KHHGĐ;
Chương trình số 18-CT/TU của Thị ủy Điện Bàn về Chương trình thực hiện
Kế hoạch số 138-KH/TU ngày 27/02/2018 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực
hiện các Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ Sau BCH Trung Ương khóa XII về
tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; về
công tác dân số trong tình hình mới; Báo cáo số 07/BC- BCĐ, ngày
25/3/2018 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn về việc báo
cáo Tổng kết chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020.
Ngoài ra, hằng năm Thị xã Điện Bàn đã ban hành Nghị quyết của Thị ủy,
Nghị quyết Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân chỉ đạo thực
hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thị xã và các quyết
định củng cố Ban chỉ đạo công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình, các báo
cáo sơ kết, tổng kết công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình hằng quý, năm,…
2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách dân số và phát triển
28
Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã Điện Bàn phối hợp với
đài phát thanh truyền hình thị xã tuyên truyền chuyên mục dân số trên đài vào
thứ 5 hằng tuần và tăng cường phát thanh liên tục trong các đợt chiến dịch
truyền thông và tháng hành động quốc gia về dân số. Bên cạnh đó, Ban dân số
ở 20 xã, phường phối hợp với đài truyền thanh xã, phường tuyên truyền định
kỳ mỗi tháng 1 lần về chương trình dân số. Ngoài ra, tuyên truyền trực quan
bằng 6 pano trên các trục đường chính như đường 610B, đường DT 609,
đường 607, đường 605, đường DH1, đường DH3. Hằng năm, Trung tâm dân
số kế hoạch hóa gia đình tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân
bằng các đợt tư vấn cộng đồng, mỗi năm bình quân 100 điểm tư vấn và hai
đợt tuyên truyền lưu động vào ngày dân số thế giới 11/7, ngày Dân số Việt
Nam 26/12 và trong tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12). Công tác
tuyên truyền hiệu quả nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số gồm 384 người, là
những người rất tâm huyết, nhiệt tình với công tác dân số đã đi đến từng nhà
và quản lý đối tượng chặt chẽ để tư vấn, vận động đối tượng thực hiện chính
sách dân số, chăm sóc SKSS và thực hiện KHHGĐ.
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách dân số và phát triển
Ban chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã Điện Bàn gồm
19 thành viên. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã là trưởng ban, giám đốc
trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình là phó ban trực, và 17 thành viên là
cấp phó đại diện các ban, ngành, đoàn thể gồm: Đài truyền thanh, Hội nông
dân, Ủy ban mặt trận, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội người cao
tuổi, Phòng tư pháp, Liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh, Ban tuyên giáo,
Trung tâm y tế, Phòng y tế, Chi cục thống kê, Phòng văn hóa thông tin, Phòng
giáo dục, Phòng tài chính kế hoạch, Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam.
Hằng năm Ban chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được củng
cố và mỗi quý họp một lần để phân công nhiệm vụ từng thành viên và đánh
29
giá, đôn đốc nhiệm vụ từng ngành trong công tác phối hợp tuyên truyền, đưa
chính sách dân số lồng ghép tuyên truyền của mỗi ngành và giao chỉ tiêu dân
số cho từng ngành chấm điểm thi đua cuối năm.
2.2.4. Duy trì chính sách dân số và phát triển
Để đảm bảo chính sách dân số và phát triển được thực hiện thường
xuyên, liên tục, cần phải đảm bảo được ba yếu tố sau:
Thứ nhất, là duy trì được các nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật
chất, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách.
Thứ hai, là duy trì các hoạt động phối hợp thường xuyên, tham gia của
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể.
Thứ ba, là phải ứng phó kịp thời với các biến động xã hội, biến động do
thiên tai, di dân và các biến động về dân số.
Trong những năm qua, mặt dù gặp nhiều khó khăn về tổ chức bộ máy
cũng như sự biến đổi trong chương trình dân số, giai đoạn 2016-2020 chương
trình dân số kế hoạch hóa gia đình không còn là chương trình mục tiêu quốc
gia, nhưng Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn, 20 xã, phường duy trì hỗ trợ về
tài chính để triển khai thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên
địa bàn thị xã và hỗ trợ máy vi tính cho cán bộ dân số làm việc đạt 100%.
Bên cạnh đó, Sở y tế tỉnh Quảng Nam thường xuyên củng cố tổ chức bộ
máy, xét tuyển viên chức dân số, đến nay đã xét tuyển được 21 viên chức dân
số tại thị xã Điện Bàn, mặc dù còn 6 cán bộ hợp đồng chưa được xét tuyển.
2.2.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách dân số và phát triển
Qua thực tế triển khai thực hiện chính sách dân số và phát triển trên địa bàn
thị xã đã phát hiện vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh và phải điều chỉnh phù hợp
với tình hình thực tế tại địa phương như chính sách giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở
lên ở Điện Bàn cần tập trung tăng cường hằng năm giảm từ 1 đến 1,5% bình
quân chung trên toàn thị xã. Mặt khác, thị xã Điện Bàn có mức sinh bình quân
30
trên một phụ nữ ở mức thấp 1,43 con vì vậy cần tuyên truyền mỗi cặp vợ chồng
sinh đủ hai con và có chính sách vận động khuyến khích sinh ở những cặp vợ
chồng có một con.
2.2.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách Dân số và
phát triển
Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân số, sau
khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hằng năm, lãnh đạo Trung tâm
dân số kế hoach hóa gia đình phân công cán bộ đứng điểm, dự họp giao ban
CTV dân số mỗi tháng một lần để chỉ đạo và giúp đỡ viên chức dân số, CTV dân
số về việc thu thập, cập nhật thông tin dân số và nắm bắt các vấn đề khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết kịp thời; đồng thời, giám sát
hỗ trợ xã, phường trong các đợt triển khai chiến dịch truyền thông dân số.
Thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính
sách dân số trên địa bàn thị xã đã được tiến hành đảm bảo đúng nguyên tắc,
kịp tiến độ theo yêu cầu của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh đề ra
ngay từ đầu năm.
2.2.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính
sách và phát triển
Hằng năm, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình tham mưu với Ban
chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã tổ chức sơ kết 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng, tổng kết năm về tình hình thực hiện công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình trên địa bàn thị xã. Đánh giá những mặt làm được, những tồn tại
hạn chế, để từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế và rút kinh nghiệm cho những
năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã đã
chấm điểm thi đua cuối năm và khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể
đã có những thành tích xuất sắc trong công tác dân số nhằm động viên những
người làm công tác dân số trên địa bàn thị xã.
31
2.3. Đánh giá thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Về quy mô dân số
Thực hiện mục tiêu ổn định về quy mô dân số, tốc độ tăng dân số tự
nhiên trên địa bàn thị xã đã được ổn định trong cả giai đoạn 2011-2018, dân
số trung bình hằng năm tăng bình quân trên 1.700 người. Kết thúc năm 2018
quy mô dân số toàn thị xã là 224.953 người. Trong đó, dân số nam của thị xã
là 108.662 người, đạt 48,3%, dân số nữ là 116.291 người, đạt 51,7%. Toàn thị
xã tiếp tục duy trì mức sinh thay thế (số con bình quân của một phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ). Mức sinh có xu hướng giảm, tổng tỷ suất sinh hằng năm
giảm và ở mức thấp nhất bình quân toàn tỉnh. Năm 2011 là 1,53 con, năm
2015: 1,45 con, đến năm 2018 là 1,43 con.
Bảng 2.1. Quy mô dân số thị xã Điện Bàn dự báo đến năm 2030
Năm
Dân số trung
bình
Số trẻ em sinh
trong năm
Số người chết
trong năm
2011 209500 2454 856
2015 218265 2716 875
2016 220099 2649 881
2017 221708 2612 896
2018 223408 2592 903
2020 226853 2563 907
2025 235886 2533 944
2030 244919 2533 980
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Công tác quản lý thông tin báo cáo thống kê chuyên ngành dân số được
quan tâm và báo cáo kịp thời các số liệu thống kê hàng tháng, hàng quý cho
Thị uỷ, UBND thị xã, các ban, ngành, đoàn thể thị xã và Chi cục DS-KHHGĐ
tỉnh để hoạch định chính sách và dự báo các chỉ số phát triển kinh tế xã hội.
32
Hằng tháng, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đôn đốc cán bộ, viên chức dân số
cấp xã, phường rà soát, cập nhật kịp thời các biến động dân số trên địa bàn thị
xã vì vậy đã quản lý đầy đủ dân số toàn thị xã Điện Bàn. Đến nay, phần mềm
tại Trung tâm DS đã quản lý 53.459 hộ và 224.953 người. (nhân khẩu). Mặt
dù năm 2015, Điện Bàn từ huyện chuyển lên thị xã, nhưng tốc độ gia tăng dân
số ở Điện Bàn vẫn ổn định. Năm 2011, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn thị xã
đạt mức ổn định là 8,43%o, đến năm 2016 đạt tỷ lệ 9,23%o và năm 2018 là
9,63%o.
2.3.1.2. Về cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo tuổi được thể hiện thông qua sự phân chia dân số
theo từng độ tuổi hoặc các nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi trẻ em, nhóm tuổi
già. Giai đoạn 2011-2015 thị xã Điện Bàn cùng với cả nước bước vào thời kỳ
cơ cấu “dân số vàng” (Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động > 60%), và
đang đi vào giai đoạn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực để
phát triển kinh tế-xã hội của thị xã. Dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn
thị xã là 139.831 người, chiếm 62,16% dân số, trong đó lao động nam là
72.593 người, chiếm 51,9%; lao động nữ là 67.248 người, chiếm 48,1% tổng
số lao động.
Công tác tuyên truyền về hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh được
các đoàn thể Phụ nữ, Nông dân phối hợp tuyên truyền rộng khắp trên các địa
bàn dân cư ở xã, phường tạo được nhận thức trong toàn dân. Tỷ số giới tính
khi sinh (số trẻ trai/gái) giai đoạn 2011-2014 có xu hướng giảm nhẹ. Giai
đoạn 2015-2018 tỷ số này được khống chế nhưng đang ở mức cao là 110 trẻ
trai/100 trẻ gái. Điều này cho thấy việc thực hiện Pháp lệnh Dân số “Nghiêm
cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức” tại Điện Bàn
được thực hiện chưa tốt.
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi và giới tính năm 2018
33
Tuổi Tổng số
Nữ Nam
Số người % Số người %
Tổng số 224953 116291 51,70 108662 48,30
0-4 10510 4997 47,55 5513 52,45
5-9 16386 7772 47,43 8614 52,57
10-14 15876 7595 47,84 8281 52,16
15-19 14997 7163 47,76 7834 52,24
20-24 16689 8272 49,57 8417 50,43
25-29 23116 12125 52,45 10991 47,55
30-34 18606 9419 50,62 9187 49,38
35-39 15934 7600 47,70 8334 52,30
40-44 14222 6692 47,05 7530 52,95
45-49 14717 7358 50,00 7359 50,00
50-54 16408 8619 52,53 7789 47,47
55-59 11351 6209 54,70 5142 45,30
60-64 10580 6227 58,86 4353 41,14
65-69 7755 4371 56,36 3384 43,64
70-74 3735 2315 61,98 1420 38,02
75-79 3732 2516 67,42 1216 32,58
80+ 10339 7041 68,10 3298 31,90
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị xã Điện Bàn đang ở mức báo động về
tỷ số giới tính, tỷ số giới nam cao hơn nữ ở nhóm tuổi từ 0 tuổi cho đến 19
tuổi. Mặc dù thị xã Điện Bàn đã và đang duy trì mức sinh thay thế trong nhiều
năm qua. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giới tính khi sinh và tỷ lệ phụ nữ sinh
con thứ ba trở lên vẫn là một thách thức lớn đối với địa phương. Nhưng ở
nhóm tuổi người già thì phụ nữ thọ hơn nam giới chính vì vậy xét về mặt quy
mô vùng thì tỷ số này nữ cao hơn nam, tổng số phụ nữ chiếm tỷ lệ 51,7%
tổng số dân, còn nam giới chiếm tỷ lệ 48,3% tổng dân số. Tại bảng 2.9 về cơ
cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018 để thấy rõ hơn về tỷ số
giới tính chia theo khu vực xã, phường.
34
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018
Đơn vị xã,
phường
Tổng số người
Nữ Nam
Số người % Số người %
Tổng cộng 224953 116291 51,70 108662 48,30
Điện An 16209 8389 51,76 7820 48,24
Điện Dương 15578 8036 51,59 7542 48,41
Điện Nam Bắc 6537 3467 53,04 3070 46,96
Điện Nam Trung 8691 4547 52,32 4144 47,68
Điện Ngọc 19564 10260 52,44 9304 47,56
Vĩnh Điện 9311 4733 50,83 4578 49,17
Điện Nam Đông 7757 3983 51,35 3774 48,65
Điện Hòa 12838 6571 51,18 6267 48,82
Điện Hồng 14901 7663 51,43 7238 48,57
Điện Minh 12807 6632 51,78 6175 48,22
Điện Phong 10785 5435 50,39 5350 49,61
Điện Phước 13309 6842 51,41 6467 48,59
Điện Phương 15218 7955 52,27 7263 47,73
Điện Quang 9981 5133 51,43 4848 48,57
Điện Tiến 7861 4071 51,79 3790 48,21
Điện Thắng Bắc 7560 3976 52,59 3584 47,41
Điện Thắng Nam 7016 3628 51,71 3388 48,29
Điện Thắng Trung 8373 4278 51,09 4095 48,91
Điện Thọ 14003 7246 51,75 6757 48,25
Điện Trung 6654 3446 51,79 3208 48,21
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu từ phần mềm quản lý tại Điện Bàn
Qua bảng ở trên cho ta thấy về cơ cấu dân số theo giới tính thì thị xã
Điện Bàn phân bố đều khắp ở 20 xã, phường. Nhưng dân số phân bố không
đều, tập trung nhiều nhất ở phường Điện Ngọc vì nơi đây có khu công nghiệp
Điện Nam – Điện Ngọc, cơ sở hạ tầng thuận lợi nên đã thu hút phần đông số
dân đến định cư tại đây.
2.3.1.3. Về chất lượng dân số
Chương trình nâng cao chất lượng dân số được đầu tư mạnh về nhân
lực và vật lực trong giai đoạn 2011-2018. Cụ thể như chương trình sàng lọc
35
trước sinh, sơ sinh; mô hình vận động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
đã được triển khai mạnh mẽ, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tư
vấn, vận động đối tượng, thực hiện quy trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại
20 xã, phường.
* Kết quả thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã đã chỉ đạo
Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã phân bổ kịp thời PTTT miễn phí đến các địa
phương, đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng; Đồng thời, tăng cường tiếp
thị xã hội các PTTT bao cao su, thuốc uống tránh thai theo nhu cầu của đối
tượng, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến đối tượng thực hiện,
nhằm đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa DS-KHHGĐ.
Tham mưu UBND Thị xã ban hành công văn số 903/UBND, ngày
05/8/2014, về việc hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chỉ
đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức,
Trung tâm y tế thị xã và 20 xã, phường triển khai thực hiện; đồng thời chỉ đạo
Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn thực hiện dịch
vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các dịch
vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và hoàn thành các chỉ tiêu ngành cấp trên giao.
Hằng năm 20/20 xã, phường tổ chức ít nhất 2 đợt chiến dịch truyền
thông lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ
SKSS/KHHGĐ cho các xã, phường, nhằm:
Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động chiến dịch tại
các địa bàn triển khai chiến dịch. Tổ chức sơ kết chiến dịch đợt 1 để rút kinh
nghiệm cho các đợt chiến dịch truyền thông tiếp theo và tổng kết chiến dịch
truyền thông năm.
Thành lập đội lưu động, gồm Trưởng khoa chăm sóc SKSS là đội
trưởng, một kỹ thuật viên xét nghiệm, một bác sỹ siêu âm và các nữ hộ sinh
36
được đào tạo thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Đội lưu động mỗi năm 2 đợt đi
xuống trạm y tế xã, phường để triển khai thực hiện chăm sóc SKSS, cung cấp
dịch vụ KHHGĐ. Khám và điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho những
phụ nữ mới đi khám lần đầu hoặc đã điều trị nhưng chưa khỏi trong những
ngày tổ chức tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc
SKSS/KHHGĐ tại các xã, phường; hỗ trợ chuyển tuyến trên đối với các đối
tượng mắc bệnh nặng. Thông qua chiến dịch lồng ghép dịch vụ, tổ chức
khám, tư vấn và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; triển khai xét
nghiệm soi tươi, siêu âm, tầm soát ung thư cổ tử cung cho các đối tượng có
nhu cầu, ...
Đa số các trạm y tế xã, phường đều có nữ hộ sinh đảm nhận kỹ thuật
dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Do vậy hàng năm phụ nữ ra khám phụ
khoa trên toàn thị xã tăng dần, phụ nữ mắc bệnh VNĐSS được hướng dẫn
điều trị và cấp thuốc miễn phí, các trường hợp bệnh nặng được tư vấn chuyển
lên tuyến trên điều trị.
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
TT Chỉ tiêu ĐVT
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2012 2013 2014 2015 2016 2017
1
Đội lưu động đang hoạt
động
Đội 1 1 1 1 1 1
2
Tổng số người được
giao nhiệm vụ thực
hiện lưu động tại các xã
Người 66 88 57 76 66 65
3
Số người được tư vấn
về chăm sóc SKSS/
KHHGĐ
Người 13682 10535 14431 15205
13200
1246
5
4
Số người khám phụ
khoa
Người 7212 7305 7373 7529 5391 4906
5 Số người mắc bệnh phụ Người 2291 2115 1961 1898 1781 1548
37
TT Chỉ tiêu ĐVT
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2012 2013 2014 2015 2016 2017
khoa
6
Số người được điều trị
bệnh phụ khoa tại xã
Người 2088 2204 1855 2090 1812 1543
7
Số người mắc bệnh
được chuyển tuyến trên
Người 3 11 6 8 7 5
8
Số buổi sinh hoạt
nhóm, CLB cho nhóm
PN 15-49 tuổi
buổi 77 128 64 70 55 58
9
Số cas xét nghiệm soi
tươi
Người 509 1533 1317 1055
10
Số cas XN tế bào âm
đạo
Người 224 427
12
Tầm soát ung thư cổ tử
cung,..
Người 224 227
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Từ kết quả trên cho thấy tổng số phụ nữ ra khám phụ khoa có chiều
hướng tăng dần hằng năm ở giai đoạn 2011-2015. Năm 2011 có 6441 chị em
phụ nữ ra khám phụ khoa, đến năm 2015 có 7529 chị, nhưng các năm 2016,
2017, 2018 tổng số chị em phụ nữ ra khám phụ khoa và chăm sóc SKSS giảm
dần, số phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh sản có giảm nhưng vẫn còn
cao. Tổng số chị em phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình hằng năm đạt
100% kế hoạch cấp trên giao; tỷ lệ phụ nữ có chồng chấp nhận các biện pháp
tránh thai hiện đại đạt trên 67%. Chưa thống kê được số phụ nữ trầm soát ung
thư cổ tử cung hằng năm.
Hiện nay, tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15-49 tuổi) của
thị xã Điện Bàn là 58624 người, trong đó phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là
32793 người, cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp tránh thai là 21971 cặp,
chiếm tỷ lệ 67%.
38
Bảng 2.5. Tỷ trọng sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ
Đơn vị tính: người
Năm
Dụng
Cụ
Tử
cung
Triệt
Sản
nam
Triệt
Sản
Nữ
Thuốc
Cấy
Thuốc
tiêm
Viên
uống
Bao
Cao
su
BPTT
khác
Tổng
BPTT
chung
2015 8289 14 486 110 719 2532 5107 49 17306
2016 8567 13 450 140 796 3027 6785 47 19825
2017 9102 10 410 179 929 3311 7284 37 21262
2018 9349 6 362 180 924 3569 7581 32 21971
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Qua bảng tỷ trọng sử dụng các biện pháp tránh thai qua các năm, ta thấy
hầu hết các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều chọn những biện pháp
tránh thai hiện đại để tránh thai hiệu quả, mặc dù chương trình tiếp thị xã hội
về các biện pháp tránh thai bắt đầu triển khai từ năm 2012, nhưng tỷ lệ này
vẫn duy trì và tăng hằng năm, rất ít các cặp vợ chồng chọn biện pháp tránh
thai tự nhiên. Điều này thể hiện người dân thị xã Điện Bàn nhận thức rất rõ về
lợi ích của các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai như triệt
sản nam, triệt sản nữ giảm dần hằng năm. Việc giảm dần là do số người loại
dần qua nhóm tuổi, số người mới thực hiện rất ít, mỗi năm Điện Bàn có trên
20 người triệt sản nữ, không có đối tượng triệt sản nam từ 2011 đến nay.
* Kết quả tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân
bằng giới tính khi sinh, mô hình tiền hôn nhân
20 xã, phường đã lồng ghép đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn
cộng đồng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chương trình sàng lọc
trước sinh và sơ sinh, hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm
39
sóc SKSS của vị thành niên, thanh niên.
Hầu hết các bà mẹ mang thai đều đi khám khai và tham gia sàng lọc
trước sinh và sơ sinh. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc tật bệnh thai nhi tăng
dần hằng năm, năm 2013 có 70 ca, năm 2015 có 215 ca, năm 2017 có 34. Số
trẻ em sơ sinh được sàng lọc năm 2012 có 44 ca, năm 2015 có 300 ca, 2017
có 432 ca. Năm 2018, có 1248 ca sàng lọc sơ sinh và 153 ca sàng lọc trước
sinh tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng
Nam với kết quả có 9 ca có nguy cơ thiếu men được tư vấn lên tuyến trên xét
nghiệm lại, tăng 816 ca so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ trẻ có nguy cơ thiếu
men chiếm 7%o so với tổng số trẻ sơ sinh tham gia sàng lọc.
Tình trạng tật bệnh của trẻ em có chiều hướng giảm, giai đoạn 2011-
2015 là 68 trẻ khuyết tật; nhận thức của chị em phụ nữ mang thai tham gia
sàng lọc thai nhi tiếp tục được nâng lên. Không còn tình trạng chết mẹ do thai
sản, giai đoạn 2011-2015 có 1 trường hợp; tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi giảm
nhanh, năm 2011: 22 trường hợp, năm 2014: 8 trường hợp, năm 2017: 1
trường hợp, năm 2018: 1 trường hợp.
Bảng 2.6. Thống kê kết quả chất lượng dân số
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
1 Số BMMT có nguy
cơ cao được tư vấn
Người 4 1 8 2 2 2 2
2 Khám thai Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
3 PN có thai được
khám thai 3 lần
Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
4 Cấp viên sắt Người 2312 2266 2490 1509 2628
5 Tiêm phòng uốn ván Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
6 Lấy máu gót chân Trẻ 44 239 350 300 315 432
7 Số trẻ sinh ra được Trẻ 44 239 350 300 315 432
40
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
sàng lọc sơ sinh
8 Siêu âm PN mang thai Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
9 Tổng số ca nạo, phá
thai
Người 387 223 356 412 400 351 225
10 Bà mẹ sinh đẻ được
CB y tế chăm sóc
Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612
11 Tổng số tai biến sản
khoa
Người 1
Trong đó tử vong Người 1
12 Số BMMT được sàng
lọc lần 1
Người 70 259 600 850 1200
13 Số BMMT được sàng
lọc lần 2
Người 2 2 1 1
14 Số người được tư vấn
tiền hôn nhân
Người 150 150 215 250
15 Số người được khám
sức khoẻ tiền hôn nhân
Người 180 180 80
16 TS TE (<16t) bị dị
dạng, tật và thiểu năng
trí tuệ do rối loạn
chuyển hóa và do di
truyền.
Trẻ 24 21 13 10 6 4 4
17 Trẻ em chết dưới 1 tuổi Trẻ 22 8 1
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Từ số liệu trên ta thấy số bà mẹ mang thai có nguy cơ cao vẫn còn nhưng
được tư vấn nên đã khắc phục được tình hình chết mẹ do thai sản, giai đoạn
2011-2015 có 1 trường hợp; tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi giảm nhanh, năm
2011: 22 trường hợp, năm 2014: 8 trường hợp, năm 2017: 1 trường hợp. Hầu
hết các bà mẹ mang thai đều đi khám thai ít nhất 3 lần, uống viên sắt và tiêm
41
phòng uốn ván đạt 100%. Tuổi thọ bình quân chung hiện nay có nâng lên trên
74 tuổi vào năm 2018. Chỉ mới thống kê được số trẻ em bị dị dạng, tật và
thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền sinh ra sống đã quản
lý, còn những trẻ em sinh ra đã chết thì chưa quản lý được.
Bảng 2.7. Tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2018
Năm
Tổng số trẻ
em sinh ra
Tổng số nam Tổng số nữ
Tỷ số giới tính
(bé trai/100 bé gái)
2011 2454 1329 1125 118
2012 2614 1370 1220 115
2013 2649 1406 1243 113
2014 2620 1379 1241 111
2015 2590 1359 1233 110
2016 2649 1388 1261 110
2017 2612 1368 1244 110
2018 2592 1358 1234 110
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng được tập trung chú
trọng. Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đã tăng cường công tác tuyên truyền về
hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh ở 20 xã, phường. Đã khống
chế thành công tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh từ năm 2015 đến nay.
Tỷ số giới tính khi sinh hằng năm có giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao.
Năm 2011 là 118 bé trai/100 bé gái, từ năm 2015 đến năm 2018 tỷ số này là
110 bé trai/100 bé gái.
42
Bảng 2.8. Kết quả tư vấn chăm sóc SKSS cho vị thành niên
Điểm tư vấn cộng đồng về chăm
sóc SKSS cho VTN
Số lượt em
tham gia
Năm 2014 5 1500
Năm 2015 7 2500
Năm 2016 8 3400
Năm 2017 12 4700
Năm 2018 17 5200
TỔNG CỘNG 32 17300
Nguồn: Tổng hợp từ các đợt đi tuyên truyền VTN
Công tác tuyên truyền, giáo dục giới tính và SKSS đến VTN được Trung
tâm DS-KHHGĐ thị xã tập trung tuyên truyền bằng nhiều kênh khác nhau,
trong đó chú trọng trong việc phối hợp với các đơn vị trường học, tổ chức các
buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh toàn trường, với báo cáo viên là giáo
viên của trường hoặc cán bộ, lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện
Bàn. Từ năm 2014 đến 2018, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn đã tổ
chức tuyên truyền tư vấn cho 17.300 lượt em vị thành niên, thanh niên.
Hình 2.1. VTN mang thai và đã sinh con ở các năm 2014 đến 2017
Vị thành niên mang thai
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2014 2015 2016 2017
Vị thành niên mang thai
Nguồn: Tự tổng hợp từ phần mềm quản lý dân số ở Điện Bàn
Công tác tuyên truyền, tư vấn cho vị thành niên, thanh niên tuy đã truyên
43
truyền đông, số lượng vị thành niên mang thai và sinh con có giảm dần hằng
năm nhưng vẫn còn nhiều, năm 2014 có 85 trường hợp sinh con ở tuổi vị
thành niên, năm 2015 là 67, năm 2016 là 54, đến năm 2017 còn 41 trường
hợp. Điều này khẳng định rằng công tác tuyên truyền, tư vấn đạt được những
kết quả nhất định, các em vị thành niên đã hiểu đúng về giới tính và SKSS,
phòng tránh thai ở lứa tuổi học đường và tình dục an toàn, không để xảy ra
tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Bảng 2.9. VTN sinh con chia theo nhóm tuổi và khu vực xã, phường
Stt Đơn vị
Năm 2014 đến
Năm 2017
TỔNG
CỘNG
TỔNG SỐ VTN
16
tuổi
17
tuổi
18
tuổi
19
tuổi
Nam Nữ
Tổng
Cộng
1 P. Vĩnh Điện 0 0 1 6 7 599 574 1173
2 Xã Điện Minh 0 1 8 6 15 928 852 1780
3 Phường Điện An 0 1 7 18 26 1083 979 2062
4 Xã Điện Phước 1 2 4 10 17 840 746 1586
5 Xã Điện Thọ 1 2 3 9 15 876 797 1673
6 Xã Điện Hồng 0 1 3 9 13 869 736 1605
7 Xã Điện Tiến 0 6 1 3 10 572 441 1013
8 Xã Điện Hòa 1 3 6 7 17 945 800 1745
9 Xã Điện Thắng Bắc 2 1 2 2 7 512 497 1009
10 Điện Thắng Trung 0 0 1 8 9 571 541 1112
11 ĐiệnThắng Nam 3 1 3 5 12 463 467 930
12 P. Điện Ngọc 0 0 4 13 17 1584 1392 2976
13 P. Điện Nam Bắc 0 0 2 3 5 470 399 869
14 P. Điện Nam Trung 1 0 0 2 3 442 394 836
15 P. Điện Nam Đông 0 4 0 2 6 629 488 1117
16 P. Điện Dương 0 3 4 12 19 1167 1094 2261
17 Xã Điện Phương 0 0 1 8 9 974 986 1960
18 Xã Điện Phong 0 2 7 8 17 738 678 1416
19 Xã Điện Trung 0 2 2 5 9 432 400 832
20 Xã Điện Quang 0 2 4 8 14 610 636 1246
TỔNG CỘNG 9 31 63 144 247 15304 13897 29201
Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn
* Kết quả nâng cao năng lực, truyền thông
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY

More Related Content

What's hot

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...nataliej4
 
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...nataliej4
 

What's hot (19)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
 
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng NinhQuản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiVai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hộiLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình ĐịnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
 
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAYĐào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 

Similar to Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY

Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...nataliej4
 

Similar to Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOTLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp ĐứcLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Quế Sơn, 9đ
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Quế Sơn, 9đLuận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Quế Sơn, 9đ
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Quế Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAYChính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
 
Luận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAY
Luận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAYLuận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAY
Luận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đChính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 

Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CÙ THỊ BA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CÙ THỊ BA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LƯƠNG THỊ THU HẰNG HÀ NỘI - năm 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban giám đốc, các Khoa, Phòng và Quý Thầy, Quý Cô trong Học Viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ Chính sách công. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lương Thị Thu Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn và dành thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này. Bên cạnh đó tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn, cùng các đồng nghiệp công tác tại Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn và các Lãnh đạo Học Viện Khoa học xã hội… đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Quý Cô và bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Thực hiện chính sách dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Ký tên Cù Thị Ba
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN.................................................................................................. 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 7 1.2. Đặc điểm của chính sách dân số và phát triển ......................................... 10 1.3. Vai trò của chính sách dân số và phát triển ............................................. 10 1.4. Chính sách dân số Việt Nam qua các giai đoạn....................................... 11 1.5. Các bước tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển................... 16 1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách dân số và phát triển.................. 19 1.7. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và phát triển ….22 CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. 255 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................... 255 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Chính sách Dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.......................................................... 267 2.3. Đánh giá thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................ 312 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM NHỮNG NĂM ĐẾN.................................................................................... 556 3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam................................................................... 55
  • 6. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ..................................................... 58 3.3. Kiến nghị................................................................................................ 645 KẾT LUẬN.................................................................................................. 689 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Nội dung 1 BMTE Bà mẹ trẻ em 2 BPTT Biện pháp tránh thai 3 CLB Câu lạc bộ 4 CTV Cộng tác viên 5 CP Chính phủ 6 DS,GĐ&TE Dân số, gia đình và trẻ em 7 DCTC Dụng cụ tử cung 8 GTKS Giới tính khi sinh 9 HĐND Hội đồng nhân dân 10 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 11 PN Phụ nữ 12 PTTT Phương tiện tránh thai 13 TVCĐ Tư vấn cộng đồng 14 SKSS Sức khỏe sinh sản 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 VTN Vị thành niên 17 VNĐSS Viêm nhiễm đường sinh sản
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô dân số thị xã Điện Bàn dự báo đến năm 2030..................31 Bảng 2.2. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi và giới tính năm 2018 ............32 Bảng 2.3. Cơ cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018................34 Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ..............36 Bảng 2.5. Tỷ trọng sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ .............................................................................................................38 Bảng 2.6. Thống kê kết quả chất lượng dân số...............................................39 Bảng 2.7. Tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2018.................................41 Bảng 2.8. Kết quả tư vấn chăm sóc SKSS cho vị thành niên .........................42 Bảng 2.9. VTN sinh con chia theo nhóm tuổi và khu vực xã, phường...........43 Bảng 2.10. Kết quả thực hiện các hoạt động truyền thông.............................44
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. VTN mang thai và đã sinh con ở các năm 2014 đến 2017 .............42
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân số là một yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc của một quốc gia. Dân số và các vấn đề đi liền với nó có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước. Một chính sách dân số phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, và ngược lại, chính sách dân số thiếu hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là khâu quan trọng trong hoạt động chính trị của Nhà nước, là yếu tố quyết định tính chính đáng của quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước. Chính sách dân số là công cụ để điều chỉnh gốc rễ câu chuyện phát triển của quốc gia, tùy thuộc vào tính lịch sử - cụ thể của mỗi thời kỳ mà nhà nước đã và đang đưa ra những chính sách phù hợp. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến vấn đề dân số. Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều thông tư liên tịch, văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của nhà nước về chính sách này. Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế
  • 11. 2 thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết đã đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người; tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh [25, tr.1]. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có hai con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Tuy nhiên, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và đang báo động. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Phân bố dân cư, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập ở một số nơi. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu công nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Tổ chức bộ máy luôn biến động, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số ở cấp cơ sở còn thấp. Các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn lực đầu tư cho dân số, kế hoạch hóa gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu. Chính vì vậy, công tác Dân số lại trở thành một nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Trong bài phát biểu bế mạc tại Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:
  • 12. 3 “Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển; Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặt biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”. Thị xã Điện Bàn là một trong những đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam, có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số về nhiều phương diện tương đối đồng đều so với những đại phương khác của tỉnh. Tuy nhiên, bên trong vấn đề dân số, chính sách dân số của địa phương cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần làm rõ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: "Thực hiện chính sách Dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công với mong muốn thông qua việc đánh giá, phân tích những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân số tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn trong những năm đến. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận một số công trình nghiên cứu và bài viết như sau: Công trình nghiên cứu của Thạc sỹ - BS.CKII Nguyễn Thị Hoa về Tình hình thực hiện và quản lý kế hoạch hóa gia đình tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, đã đề ra một số giải pháp về đẩy mạnh công tác truyền thông và tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Đà Nẵng năm 2010; “Thực trạng công tác Truyền thông - Giáo dục về Dân số- Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình các phường ven biển, đảo thành phố Đà Nẵng; Cộng tác viên Dân số-Kế hoạch hóa gia đình,
  • 13. 4 thực trạng và giải pháp” năm 2011. Viện Dân số và các vấn đề xã hội thực hiện đề tài: “Đánh giá 10 năm thi hành Pháp lệnh dân số tại thành phố Hà Nội, năm 2013”. Thực hiện tuyên truyền giáo dục nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hà Nội được triển khai mạnh mẽ hơn so với mức chung của cả nước với tỷ lệ đánh giá tích cực trở lên chiếm tới 91,6%, trong khi của cả nước chỉ đạt 88%. Đề tài thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Võ Thị Anh Thoa, đi sâu vào nghiên cứu các chủ thể, thể chế của chính sách DS- KHHGĐ và việc tổ chức thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 . Đề tài thạc sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phùng Thị Hương Hạnh, đi vào nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quan điểm và những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách DS-KHHGĐ, chiến lược DS-KHHGĐ. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, đề tài “Thực hiện chính sách Dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" là đúng mục đích và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thực hiện chính sách công và tìm hiểu quá trình triển khai thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp trong việc tổ chức thực hiện
  • 14. 5 chính sách dân số trên địa bàn thị xã, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số, mang lại hiệu quả trực tiếp cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thị xã. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận như các khái niệm, chính sách dân số Việt Nam qua các thời kỳ. Đánh giá, phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân số và phát triển, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân tại thị xã Điện Bàn. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân số và phát triển trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn thực hiện Chính sách dân số và phát triển dưới góc độ khoa học chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách dân số và phát triển, phân tích những ưu điểm, những bất cập trong việc thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn. Về thời gian: Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách dân số và phát triển từ năm 2011 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu này vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- LêNin và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về Chính sách Dân số và phát triển. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp và phân tích các tài liệu đã về chính sách dân số và thực trạng
  • 15. 6 chính sách dân số tại thị xã Điện Bàn. Khảo sát thực địa, thu thập số liệu định tính và định lượng, so sánh, đối chiếu số liệu dựa trên các kết quả nghiên cứu có sẵn, từ đó phân tích, đánh giá chính sách dân số và phát triển thông qua bằng chứng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chính sách dân số trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và học tập của cán bộ làm công tác dân số và sinh viên trong lĩnh vực chính sách công và chính sách xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần cung cấp các luận chứng khoa học nhằm đưa ra các giải pháp để thực hiện chính sách dân số trên địa bàn cụ thể. Căn cứ kết quả đạt được, luận văn đưa ra được những vấn đề sau: Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách. Nêu ra những quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt hơn trong những năm đến. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cơ cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách dân số và phát triển Chương 2: Thực trạng chính sách dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn trong những năm đến
  • 16. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về chính sách công Có rất nhiều quan niệm về khái niệm chính sách công. Thomas Dye đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công là: bất kỳ những gì mà nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm. Khái niệm về chính sách công của William Jenkins cụ thể hơn so với định nghĩa trên: Theo ông, chính sách công là “một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau được ban hành bởi một nhà hoạt động chính trị hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống cụ thể thuộc phạm vi thẩm quyền của họ”. Còn James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn, mô tả chính sách như là “một đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một nhà hoạt động hoặc một nhóm các nhà hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề quan tâm” Trên cơ sở tham khảo các cách tiếp cận khác nhau về chính sách công, có thể đi đến một định nghĩa: Chính sách công là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng. 1.1.2. Khái niệm về chính sách dân số Dân số hay dân cư là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính [1, tr.1]. Dân số vừa là lực lượng lao động vừa là người tiêu dùng trong xã hội,
  • 17. 8 vấn đề dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. Quy mô dân số thường xuyên biến động qua thời gian và không gian lãnh thổ. Quy mô dân số có thể tăng hoặc giảm tùy theo các biến số cơ bản nhất bao gồm: Sinh, chết và di dân.[1, tr.1] Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. Trong các loại cơ cấu dân số thì cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính là cơ cấu quan trọng nhất. [1, tr.1] Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao. Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.[1, tr.1] Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.[1, tr.1] Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số.
  • 18. 9 Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗi cặp vợ chồng có hai con. Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.[1, tr.1] Đăng ký dân số là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản về dân số của mỗi người dân theo từng thời gian. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống thông tin được thu thập qua đăng ký dân số của toàn bộ dân cư và được thiết lập trên mạng điện tử. Già hóa dân số là quá trình tăng dần tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên theo quy định của Pháp lệnh người cao tuổi của Việt Nam) và giảm dần tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân của một địa phương hoặc một quốc gia. Nguyên nhân của già hóa dân số là mức sinh giảm, mức chết giảm và tăng tuổi thọ của người dân. Dân số - KHHGĐ là sự nỗ lực mang tính quyết sách của Nhà nước trong chủ trương khống chế một cách khoa học số dân, sao cho sự phát triển dân số là phù hợp và không gây cản trở tới việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số hợp lý [17, tr.6]. Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình [17, tr.6]. Chính sách dân số có thể được định nghĩa như là những quy định về mặt pháp lý, những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động khác của Chính phủ nhằm vào việc thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số trong thời điểm hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của một quốc
  • 19. 10 gia [17, tr.10]. Chính sách dân số bao gồm các biện pháp nhằm xoá đi khoảng cách giữa tổng số những đứa trẻ thực sự sinh ra trong xã hội và số trẻ mà xã hội có thể chấp nhận (thông qua một số biện pháp đặc biệt trong việc quyết định để đạt được những mục tiêu xã hội quan trọng). Chính sách dân số chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực [56, tr.107]. 1.2. Đặc điểm của chính sách dân số và phát triển Phân tích các khái niệm về chính sách dân số nêu trên cho thấy những điểm đồng nhất về bản chất của các khái niệm chính sách dân số thông qua các đặc điểm cơ bản như sau: Có nhiều hình thức thể hiện một chính sách dân số, nó có thể bằng một văn bản, bằng một thông báo chính thức, bằng một tuyên bố của Chính phủ, của cơ quan được ủy quyền hoặc nó có thể được phỏng đoán từ một loạt các hoạt động được công khai của Chính phủ, của cơ quan được ủy quyền. Có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực thi chính sách dân số tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi quốc gia. Có thể là Chính phủ, cơ quan, tổ chức được Chính phủ ủy quyền hoặc cũng có thể là cơ quan, tổ chức của Chính phủ, phi Chính phủ tổ chức thực hiện các biện pháp công khai nhằm tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình dân số hoặc có thể là tác động, các hương ước, quy ước của cộng đồng hướng vào những khía cạnh xã hội, nhưng lại có tác động đến xu hướng dân số. 1.3. Vai trò của chính sách dân số và phát triển Chính sách dân số có vai trò quan trọng được thực hiện thông qua hệ
  • 20. 11 thống các giải pháp tác động tới quá trình dân số như: Điều chỉnh quy mô dân số, tác động tới cơ cấu dân số, tác động đến phân bố dân cư nhằm: Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động theo những cơ cấu ưu tiên, khuyến khích nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố bất lợi trong việc thực hiện mục tiêu dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Việc giải quyết mục tiêu dân số có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng và sự phát triển bền vững của xã hội. Định hướng, hướng dẫn khung pháp lý để bảo đảm hoạt động của các chủ thể trong xã hội và bảo đảm hành vi của công dân cùng hướng, góp phần ổn định trật tự xã hội và phù hợp với bản chất, nội dung của chính sách dân số. Đề ra tiêu chuẩn, định mức, chế độ, cơ chế và phương thức thực hiện để điều tiết cụ thể đối với các đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng phù hợp với yêu cầu và thực tế khách quan trong từng giai đoạn. Vai trò của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách dân số là bảo đảm hình thức của chính sách dân số phù hợp với mục đích, mục tiêu điều chỉnh. Vai trò của đối tượng tiếp nhận và đối tượng tham gia tác động để thực hiện chính sách là phải chủ động thực hiện các hành vi, các mối quan hệ phù hợp với mục đích, mục tiêu và các hoạt động của chính sách dân số. 1.4. Chính sách dân số Việt Nam qua các giai đoạn Chính sách dân số là hệ thống các giải pháp và mục tiêu do Nhà nước ban hành, nhằm tác động vào các quá trình dân số như quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và chất lượng dân số để đạt được các mục tiêu dân số mong muốn. Giai đoạn (1961-1975) để tăng bù dân số sau chiến tranh, chính sách dân số trong giai đoạn này được thông qua cuộc vận động “hướng dẫn sinh đẻ” và sau đó là “sinh đẻ có kế hoạch” được Chính phủ ban hành trong 3 văn bản
  • 21. 12 quan trọng: Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về sinh đẻ có hướng dẫn; Chỉ thị số 99/TTg ngày 16/10/1963 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng dẫn sinh đẻ; Quyết định số 94/CP ngày 13/5/1970 của Hội đồng Chính phủ về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Mục tiêu là hướng tới quy mô gia đình 3 con, đẻ thưa, đẻ muộn nhằm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo, bảo đảm hạnh phúc và sự hòa thuận của gia đình. Giai đoạn (1975-1991) dân số cả nước xấp xỉ 48 triệu người, tăng gần gấp đôi dân số năm 1955. Chính sách dân số trong giai đoạn này được triển khai trong phạm vi cả nước với 5 văn bản sau: Chỉ thị số 265/CP ngày 19/10/1978 của Hội đồng Chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong phạm vi cả nước; Chỉ thị số 29/HĐBT ngày 12/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong 5 năm (1981-1985); Quyết định số 58-HĐBT ngày 11/4/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Ủy ban quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch; Quyết đinh số 162-HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Quyết định số 51-CT ngày 6/3/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Giai đoạn (1991-2000), tốc độ gia tăng dân số nhanh. Đại hội Đảng lần thứ VII xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với công tác dân số - KHHGĐ là “giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành một cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân”, với cuộc vận động “Dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt”. Ngày 14/1/1993, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, đây là văn bản có tính chất quan trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về công tác DS-KHHGĐ sau này của
  • 22. 13 Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn này, chính sách DS-KHHGĐ được thể hiện trong 7 văn bản quan trọng: Nghị quyết số 193-HĐBT, ngày 19/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ; Quyết định số 315-CT ngày 24/8/1992 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược truyền thông DS- KHHGĐ; Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, ngày 14/1/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách DS-KHHGĐ; Quyết định số 270/TTg ngày 3/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000; Nghị định số 42/CP ngày 21/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ; Chỉ thị số 50-CT-TW ngày 6/3/1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW; Chỉ thị số 37/TTg ngày 17/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh thực hiện Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. Giai đoạn (2001-2010), Bước vào thế kỷ thứ 21, khi mức sinh đã tiến gần mức sinh thay thế, muốn duy trì vững chắc kết quả này thì không thể tập trung giải quyết vấn đề quy mô dân số mà phải giải quyết toàn diện vấn đề dân số. Mục tiêu của chính sách dân số giai đoạn này là thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Chính sách DS-KHHGĐ trong giai đoạn này thể hiện trong 18 văn bản quan trọng: Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Chỉ thị số 10/2001/CT-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai
  • 23. 14 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban DS,GĐ&TE; Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 9/1/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học; Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số; Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010; Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW; Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ bảo hiềm y tế tự nguyện đối với cán bộ DS,GĐ&TE ở xã, phường và thị trấn; Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 6/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47- NQ/TW; Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Ban chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg ngày 29/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS-KHHGĐ; Thông báo kết luận của Ban bí thư số 160-TB/TW ngày 04/6/2008 về tình hình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ và một số giải pháp cấp bách; Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 4/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ; Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ
  • 24. 15 Quốc hội về sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số; Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ chính trị về kết quả 3 năm thực hiện nghị quyết số 47- NQ/TW; Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh dân số. Giai đoạn (2011-2020), thực hiện chiến lược DS&SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020; giai đoạn đầu (2011-2015) dân số nước ta là 91,70 triệu người đã đạt mục tiêu, chỉ tiêu được giao về quy mô dân số. Mức sinh thay thế (số con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) được duy trì 2,1 con từ năm 2006 đến nay. Tỷ lệ sử dụng các BPTT luôn ở mức cao, cơ cấu sử dụng các BPTT thay đổi theo xu hướng tích cực. Những khó khăn, thách thức của công tác DS-KHHGĐ đã từng bước được tháo gỡ. Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh bước đầu được khống chế: Tỷ số GTKS năm 2015 là 112,8 bé trai/100 bé gái. Như vậy, qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012 - 2015, tốc độ gia tăng tỷ số GTKS bước đầu được khống chế và năm 2015, tỷ số này ở mức dưới 113 bé trai/100 bé gái, đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh được sàng lọc ngày càng cao, tăng từ 1,5% (năm 2010) lên 15% (năm 2015); tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh tăng từ 6% (năm 2010) lên 30% (năm 2015), đạt chỉ tiêu Chiến lược và Chương trình đặt ra. Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh ngày càng giảm: Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh đã giảm xuống còn 1,57%, vượt chỉ tiêu mà Chương trình đặt ra (mục tiêu của Chương trình là giảm xuống còn 2,5%). Tuy nhiên, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế; mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới khi sinh tăng nhanh và đang ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu công nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số cơ chế, chính sách
  • 25. 16 về dân số chậm đổi mới. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp còn thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số còn thấp. Các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn lực đầu tư cho dân số, kế hoạch hóa gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu. Giai đoạn (2016 đến nay), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác Dân số trong tình hình mới xác định “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”[25, tr.2]. Chính sách Dân số trong giai đoạn này thể hiện trong sáu văn bản quan trọng sau: Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 Nghị định quy định sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế của Chính phủ; Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm của Ban Chấp hành Trung ương; Quyết định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban chấp hành Trung ương về quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới. 1.5. Các bước tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển
  • 26. 17 Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân số và phát triển Khi xây dựng kế hoạch chính sách phải cụ thể, rõ ràng và phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời phải tuân thủ theo quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành chính sách. Để việc triển khai thực hiện thuận lợi, mang lại hiệu quả cao cần phải đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất, các công cụ, phương tiện thực hiện chính sách theo kế hoạch đã xây dựng. Bước 2. Phổ biển, tuyên truyền chính sách dân số và phát triển Phổ biến, tuyên truyền chính sách dân số và phát triển được thực hiện bằng nhiều hình thức như thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, hình thức lan truyền cộng đồng (thông tin từ người này sang người khác) thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, hoặc lồng ghép các hình thức tuyên truyền khác như tuyên truyền lưu động, Pano áp phích, tờ rơi. Công tác phổ biến, tuyên truyền hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách. Nếu việc phổ biến, tuyên truyền chính sách tiến hành một cách kịp thời và hiệu quả, thì góp phần ổn định dân số, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách dân số và phát triển Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách cần xem xét chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân có liên quan để phân công, phân nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, tránh chồng chéo khi phân công nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy Nhà nước chưa ổn định nên việc phân công phối hợp thực hiện chính sách dân số và phát triển còn nhiều vướng mắc và chưa kịp thời. Vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển thực sự có hiệu quả, trước tiên phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu,
  • 27. 18 chương trình, kế hoạch thực hiện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuy nhiên, chịu trách nhiệm chính và chủ công trong việc triển khai thực hiện là ngành Dân số các cấp. Bước 4. Duy trì chính sách dân số và phát triển Duy trì chính sách dân số và phát triển là hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động và thay đổi, tác động rất lớn đến việc duy trì thực hiện chính sách. Việc duy trì thực hiện chính sách dân số và phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là các yếu tố khách quan cơ bản như yếu tố về sự ổn định chính trị, yếu tố về kinh tế, yếu tố văn hóa, xã hội, đã ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến việc duy trì chính sách. Nếu những yếu tố cơ bản này biến động theo chiều hướng tích cực, thì sẽ rất thuận lợi trong việc duy trì thực hiện chính sách; tuy nhiên, nếu những yếu tố cơ bản này biến động theo hướng tiêu cực, không thuận lợi, thì việc duy trì thực hiện chính sách sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải tham mưu, đề xuất với Nhà nước những giải pháp phù hợp, sử dụng những công cụ quản lý Nhà nước cần thiết tác động kịp thời giúp cho chính sách được duy trì ổn định, lâu dài tiến tới: “Dân số ổn định, đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”. Bước 5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách dân số và phát triển Điều chính, bổ sung chính sách dân số và phát triển là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng điều chỉnh chính sách dân số ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn phát triển của xã hội. Khi triển khai thực hiện một chính sách áp dụng vào trong thực tiễn sẽ có những vấn đề bất cập, chưa phù hợp, thiếu sót hoặc phát sinh mới, mà chủ thể trong quá trình xây dựng chính sách chưa lường trước được. Quá trình điều chỉnh, bổ sung chính sách phải phù hợp với thực tiễn và không được làm
  • 28. 19 thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu chính sách, coi như chính sách thất bại. Bước 6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân số và phát triển Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách dân số và phát triển là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục của hệ thống các cơ quan Nhà nước từ cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phân công thực hiện chính sách nhằm xem xét chính sách đã được triển khai tổ chức thực hiện chưa, tiến độ thực hiện đến đâu, việc tổ chức thực hiện có đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng theo quy trình, kế hoạch đã ban hành hay không. Bước 7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách dân số và phát triển là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các cơ quan và cá nhân liên quan được phân công thực hiện chính sách, cũng như hiệu quả, lợi ích mang lại cho xã hội. Tùy theo tính chất, mức độ, quy mô và chu kỳ, niên hạn của chính sách có thể tiến hành đánh giá, tổng kết. Đối với việc thực hiện chính sách dân số và phát tiển được xác định là chính sách thường xuyên và lâu dài, thông thường thì định kỳ 1 năm tiến hành đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm một lần. Việc đánh giá, tổng kết được thực hiện theo trình tự từ cơ sở đến Trung ương. Trong đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách dân số và phát triển phải đánh giá một cách toàn diện mọi mặt, các bước từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện. 1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách dân số và phát triển 1.6.1. Hệ thống chính trị
  • 29. 20 Hệ thống chính trị là yếu tố chi phối cả nội dung, hình thức, quy trình xây dựng và triển khai chính sách công (bao gồm: văn hóa chính trị, Hiến pháp, hệ thống pháp luật, thể chế chính trị và các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị cùng cơ chế hoạt động). Trong đó, yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chính sách dân số và phát triển là các chủ trương, đường lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và sự đổi mới về phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, thể chế Nhà nước cùng với hệ thống luật pháp, Hiến pháp là nền tảng pháp luật, chính sách với mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, “Dân số ổn định, đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”. 1.6.2. Truyền thông Công tác truyền thông là các kênh thông tin phản ánh những ý kiến của công chúng đối với quá trình chính sách công. Thông qua truyền thông truyền tải được chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dân số đến mọi đối tượng, tầng lớp, tổ chức trong xã hội để người dân có nhận thức đúng, tự giác thực hiện các mục tiêu, chính sách về dân số và phát triển nhằm ổn định quy mô dân số, cơ cấu và phân bố dân cư hợp lý. Cũng thông qua công tác truyền thông để biết được chính sách khi ban hành có phù hợp với thực tiễn hay không? Mục đích cuối cùng của công tác truyền thông thông qua sự phản hồi của người dân (những đối tượng thụ hưởng/ chịu tác động trực tiếp) để nhà hoạch định chính sách điều chỉnh những hạn chế, bất cập của chính sách cho phù hợp với thực tiễn. 1.6.3. Các yếu tố bên ngoài Trong quá trình thực hiện chính sách dân số tại Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế
  • 30. 21 - xã hội. Vị trí địa lý nước ta phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng, miền khác nhau về địa hình giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo. Từ đó, người dân di cư đến sinh sống ở các vùng cũng khác nhau đã tạo nên nền kinh tế vùng miền phát triển khác nhau, vùng có kinh tế phát triển cao hơn thì ngời dân di cư đến đông hơn là điều không thể tránh khỏi đã tạo nên sự gia tăng cơ học. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nó lại có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, mật độ dân số, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội. 1.7. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và phát triển Chính sách dân số và phát triển được ban hành và triển khai thực hiện sau một thời gian thì Nhà nước sẽ tiến hành đánh giá xem chúng được duy trì như thế nào, tác động đến các đối tượng của chính sách ra sao. Đánh giá chính sách công có liên quan đến các bước trong quá trình vận hành một chính sách, những biện pháp tác động đang được duy trì, những mục tiêu đang từng bước được hiện thực hóa, kết quả và những ảnh hưởng của chính sách đến các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội [18, tr.30]. 1.7.1. Đánh giá đầu vào Đánh giá đầu vào nhằm đo lường số lượng của đầu vào các chương trình thực thi chính sách công bao gồm số lượng các yếu tố được huy động sử dụng và sự nỗ lực của các công chức trong bộ máy nhà nước để hoàn thành các mục tiêu chính sách. Các yếu tố đầu vào có thể là nhân sự, công sở, trang thiết bị kỹ thuật, văn phòng phẩm, công cụ lao động nhỏ, thông tin, chi phí tài chính cho sự vận hành, v.v được tính toán bằng thước đo giá trị. Mục đích của
  • 31. 22 đánh giá đầu vào là thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho đánh giá tính hiệu quả quản lý của chính quyền hoặc chất lượng cung cấp dịch vụ công. Khi tiến hành phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào của quá trình thực thi một chính sách công, nhà phân tích cần phải áp dụng các phương pháp tính toán mọi chi phí đầu vào trên cơ sở định mức tài chính hiện hành của Nhà nước hoặc theo giá thị trường của các yếu tố đó [18, tr.31]. 1.7.2. Đánh giá đầu ra Đánh giá đầu ra của một chương trình hay dự án thực thi chính sách công là xem xét kết quả đầu ra của các chương trình, dự án trong mối tương quan với việc sử dụng các nguồn lực đầu và thực hiện mục tiêu chính sách một cách cụ thể. Việc xác định đầu ra cũng tùy thuộc vào từng chương trình hoặc dự án được kế hoạch hoá. Mục đích chính của đánh giá thực thi là để xác định xem chính sách đang tạo ra giá trị gì cho xã hội, có thể không liên quan trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách đã tuyên bố. Loại đánh giá này cung cấp các dữ liệu cho đánh giá hiệu lực và hiệu quả chính sách công [18, tr.31]. 1.7.3. Đánh giá hiệu lực Đánh giá hiệu lực không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào hoặc đầu ra chương trình, dự án thực thi chính sách, mà còn để xác định xem các chương trình, dự án đang thực hiện có tạo ra những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách hay không. Đây là loại đánh giá rất có ích cho các nhà hoạch định chính sách, nhưng nó cũng là loại đánh giá khó thực hiện nhất. Thông tin cần thiết cho loại đánh giá này là rất lớn và mức độ phức tạp của quá trình thực hiện cũng rất cao. 1.7.4. Đánh giá hiệu quả Đánh giá hiệu quả nhằm xem xét các chi phí của một chương trình, dự án cụ thể để đạt những mục tiêu mong muốn. Khi thực hiện loại phân tích đánh giá này, nhà phân tích cần thực hiện tốt các phân tích đánh giá đầu vào
  • 32. 23 và phân tích đánh giá đầu ra dưới hình thức giá trị, sau đó tiến hành so sánh kết quả giữa chúng. 1.7.5. Đánh giá quá trình Đánh giá quá trình là việc xem xét các phương pháp tổ chức, bao gồm các quy trình và thủ tục hoạt động được sử dụng để thực hiện các chương trình, dự án thuộc chính sách công. Mục tiêu của đánh giá này nhằm xác định xem liệu quá trình duy trì chính sách có thể được tổ chức hợp lý và được thực hiện hiệu quả hơn không. Hướng tới mục tiêu này, sự thực thi một chính sách luôn được chia thành các nhiệm vụ cụ thể như hoạch định chiến lược, quản lý tài chính, đánh giá về những phàn nàn của người dân, và đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ theo tiêu chí hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước [18, tr.33]. Tiểu kết Chương 1 Dân số luôn là vấn đề được quan tâm mọi lúc, mọi nơi. Muốn quản lý được xã hội, trước hết phải quản lý được quá trình biến động dân số. Các nhà chức trách, các nhà quản lý xã hội cần có những biện pháp điều tiết quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số cho phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của xã hội. Mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội thì cần có một chính sách dân số phù hợp để đem lại sự ổn định về quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số. Các chính sách về dân số từ chính sách dân số - KHHGĐ sang chính sách dân số và phát triển đã được ban hành khá đầy đủ từ Trung ương đến địa phương đã tạo môi trường và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội nhằm thực hiện tốt chiến lược dân số và SKSS giai đoạn 2011-2020, tạo được sự toàn diện về các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố và đặc biệt là chất lượng dân số. Sự thành công trong việc ban hành và thực hiện
  • 33. 24 chính sách dân số trong những năm qua đó là nhờ sự vào cuộc của các tổ chức Đảng, chính quyền đã coi trọng công tác dân số là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • 34. 25 CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Điện Bàn là thị xã đồng bằng nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông giáp biển Đông, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An và phía Tây giáp huyện Đại Lộc. Dân cư rãi đều trên 20 đơn vị hành chính, trong đó có 07 phường nội thị (gồm phường Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Vĩnh Điện, Điện Nam Trung, Điện An) và có 13 xã ( gồm xã: Điện Hòa, xã Điện Tiến, xã Điện Minh, xã Điện Thắng Bắc, xã Điện Phong, xã Điện Hồng, xã Điện Quang, xã Điện Phước, xã Điện Thắng Trung, xã Điện Thắng Nam, xã Điện Trung, xã Điện Quang và xã Điện Phương). 2.1.2. Kinh tế - xã hội Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành kinh tế đều có bước phát triển. Tình hình sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn ổn định, hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Tình hình sản xuất nông nghiệp tuy gặp khó khăn do thời tiết nhưng tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt kế hoạch hằng năm đề ra. Công tác giữ chuẩn và phổ cập giáo dục các cấp học được duy trì, trường lớp được mở rộng. Phong trào xây dựng nông thôn – đô thị văn minh trên thị xã tiếp tục được duy trì và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Quốc
  • 35. 26 phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn giảm. Bộ máy chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn. Diện tích tự nhiên 216,32 km2 . Dân số: 224.953 người được trải đều ở 20 xã, phường, với mật độ dân số: 1019 người/km2 . Điện Bàn có khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, cụm công nghiệp Trảng Nhật - Điện Hòa, cụm công nghiệp An Lưu - Điện Nam Đông. Vì vậy, tỷ lệ tăng dân số cơ học hằng năm trên thị xã Điện Bàn ngày càng tăng, năm 2016 là 9,23%o, đến năm 2018 là 9,63%o. Với 27 cán bộ, công chức, viên chức, lao động làm công tác dân số trên toàn thị xã. Trong đó, có 7 cán bộ làm việc tại Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình và 20 cán bộ làm việc tại 20 xã, phường với 384 cộng tác viên dân số làm việc tại 182 thôn, khối phố, mỗi cộng tác viên quản lý từ 100 đến 200 hộ gia đình. Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế ngày càng phát triển; đến nay, 20/20 trạm y tế các xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Chính sách Dân số và phát triển từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân số và phát triển Hằng năm, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình tham mưu với Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn ban hành các Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân số trên địa bàn thị xã. Trong giai đoạn 2011-2018, Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn đã ban hành các văn bản sau: Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 27/12/2012, Nghị quyết về chương trình hành động của Hội đồng nhân dân huyện Điện Bàn; Quyết định số
  • 36. 27 2851/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 về việc Ban hành Kế hoạch hành động về Dân số - Sức khỏe sinh sản huyện Điện Bàn giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 25/12/2013, nghị quyết về chương trình hành động của UBND huyện Điện Bàn; Chỉ thị số 10/CT- UBND ngày 05/5/2014 chỉ thị về việc tiếp tục triển khai thực hiện chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình; Quyết định số 1015/QĐ-UBND ngày 23/3/2014 Quyết định ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Điện Bàn; Nghị quyết số 10/NQ-HU ngày 22/11/2014, Nghị quyết của Huyện ủy về phương hướng, nhiệm vụ năm 2015; Quyết định số 39/QĐ-UBND, ngày 07/01/2014 về việc Quyết định ban hành công tác DS-KHHGĐ năm 2014; Công văn số 215/UBND, ngày 12/3/2015 của UBND huyện Điện Bàn về việc xây dựng triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ năm 2015; Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 02/02/2017 của Thị ủy Điện Bàn Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo công tác DS-KHHGĐ; Chương trình số 18-CT/TU của Thị ủy Điện Bàn về Chương trình thực hiện Kế hoạch số 138-KH/TU ngày 27/02/2018 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện các Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ Sau BCH Trung Ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; về công tác dân số trong tình hình mới; Báo cáo số 07/BC- BCĐ, ngày 25/3/2018 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn về việc báo cáo Tổng kết chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020. Ngoài ra, hằng năm Thị xã Điện Bàn đã ban hành Nghị quyết của Thị ủy, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân chỉ đạo thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thị xã và các quyết định củng cố Ban chỉ đạo công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình, các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình hằng quý, năm,… 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách dân số và phát triển
  • 37. 28 Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã Điện Bàn phối hợp với đài phát thanh truyền hình thị xã tuyên truyền chuyên mục dân số trên đài vào thứ 5 hằng tuần và tăng cường phát thanh liên tục trong các đợt chiến dịch truyền thông và tháng hành động quốc gia về dân số. Bên cạnh đó, Ban dân số ở 20 xã, phường phối hợp với đài truyền thanh xã, phường tuyên truyền định kỳ mỗi tháng 1 lần về chương trình dân số. Ngoài ra, tuyên truyền trực quan bằng 6 pano trên các trục đường chính như đường 610B, đường DT 609, đường 607, đường 605, đường DH1, đường DH3. Hằng năm, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân bằng các đợt tư vấn cộng đồng, mỗi năm bình quân 100 điểm tư vấn và hai đợt tuyên truyền lưu động vào ngày dân số thế giới 11/7, ngày Dân số Việt Nam 26/12 và trong tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12). Công tác tuyên truyền hiệu quả nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số gồm 384 người, là những người rất tâm huyết, nhiệt tình với công tác dân số đã đi đến từng nhà và quản lý đối tượng chặt chẽ để tư vấn, vận động đối tượng thực hiện chính sách dân số, chăm sóc SKSS và thực hiện KHHGĐ. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách dân số và phát triển Ban chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã Điện Bàn gồm 19 thành viên. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã là trưởng ban, giám đốc trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình là phó ban trực, và 17 thành viên là cấp phó đại diện các ban, ngành, đoàn thể gồm: Đài truyền thanh, Hội nông dân, Ủy ban mặt trận, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Phòng tư pháp, Liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh, Ban tuyên giáo, Trung tâm y tế, Phòng y tế, Chi cục thống kê, Phòng văn hóa thông tin, Phòng giáo dục, Phòng tài chính kế hoạch, Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam. Hằng năm Ban chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được củng cố và mỗi quý họp một lần để phân công nhiệm vụ từng thành viên và đánh
  • 38. 29 giá, đôn đốc nhiệm vụ từng ngành trong công tác phối hợp tuyên truyền, đưa chính sách dân số lồng ghép tuyên truyền của mỗi ngành và giao chỉ tiêu dân số cho từng ngành chấm điểm thi đua cuối năm. 2.2.4. Duy trì chính sách dân số và phát triển Để đảm bảo chính sách dân số và phát triển được thực hiện thường xuyên, liên tục, cần phải đảm bảo được ba yếu tố sau: Thứ nhất, là duy trì được các nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách. Thứ hai, là duy trì các hoạt động phối hợp thường xuyên, tham gia của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Thứ ba, là phải ứng phó kịp thời với các biến động xã hội, biến động do thiên tai, di dân và các biến động về dân số. Trong những năm qua, mặt dù gặp nhiều khó khăn về tổ chức bộ máy cũng như sự biến đổi trong chương trình dân số, giai đoạn 2016-2020 chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình không còn là chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn, 20 xã, phường duy trì hỗ trợ về tài chính để triển khai thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thị xã và hỗ trợ máy vi tính cho cán bộ dân số làm việc đạt 100%. Bên cạnh đó, Sở y tế tỉnh Quảng Nam thường xuyên củng cố tổ chức bộ máy, xét tuyển viên chức dân số, đến nay đã xét tuyển được 21 viên chức dân số tại thị xã Điện Bàn, mặc dù còn 6 cán bộ hợp đồng chưa được xét tuyển. 2.2.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách dân số và phát triển Qua thực tế triển khai thực hiện chính sách dân số và phát triển trên địa bàn thị xã đã phát hiện vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh và phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như chính sách giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên ở Điện Bàn cần tập trung tăng cường hằng năm giảm từ 1 đến 1,5% bình quân chung trên toàn thị xã. Mặt khác, thị xã Điện Bàn có mức sinh bình quân
  • 39. 30 trên một phụ nữ ở mức thấp 1,43 con vì vậy cần tuyên truyền mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và có chính sách vận động khuyến khích sinh ở những cặp vợ chồng có một con. 2.2.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách Dân số và phát triển Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân số, sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hằng năm, lãnh đạo Trung tâm dân số kế hoach hóa gia đình phân công cán bộ đứng điểm, dự họp giao ban CTV dân số mỗi tháng một lần để chỉ đạo và giúp đỡ viên chức dân số, CTV dân số về việc thu thập, cập nhật thông tin dân số và nắm bắt các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết kịp thời; đồng thời, giám sát hỗ trợ xã, phường trong các đợt triển khai chiến dịch truyền thông dân số. Thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách dân số trên địa bàn thị xã đã được tiến hành đảm bảo đúng nguyên tắc, kịp tiến độ theo yêu cầu của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh đề ra ngay từ đầu năm. 2.2.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách và phát triển Hằng năm, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình tham mưu với Ban chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã tổ chức sơ kết 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, tổng kết năm về tình hình thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thị xã. Đánh giá những mặt làm được, những tồn tại hạn chế, để từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế và rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã đã chấm điểm thi đua cuối năm và khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể đã có những thành tích xuất sắc trong công tác dân số nhằm động viên những người làm công tác dân số trên địa bàn thị xã.
  • 40. 31 2.3. Đánh giá thực hiện chính sách dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Về quy mô dân số Thực hiện mục tiêu ổn định về quy mô dân số, tốc độ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn thị xã đã được ổn định trong cả giai đoạn 2011-2018, dân số trung bình hằng năm tăng bình quân trên 1.700 người. Kết thúc năm 2018 quy mô dân số toàn thị xã là 224.953 người. Trong đó, dân số nam của thị xã là 108.662 người, đạt 48,3%, dân số nữ là 116.291 người, đạt 51,7%. Toàn thị xã tiếp tục duy trì mức sinh thay thế (số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ). Mức sinh có xu hướng giảm, tổng tỷ suất sinh hằng năm giảm và ở mức thấp nhất bình quân toàn tỉnh. Năm 2011 là 1,53 con, năm 2015: 1,45 con, đến năm 2018 là 1,43 con. Bảng 2.1. Quy mô dân số thị xã Điện Bàn dự báo đến năm 2030 Năm Dân số trung bình Số trẻ em sinh trong năm Số người chết trong năm 2011 209500 2454 856 2015 218265 2716 875 2016 220099 2649 881 2017 221708 2612 896 2018 223408 2592 903 2020 226853 2563 907 2025 235886 2533 944 2030 244919 2533 980 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn Công tác quản lý thông tin báo cáo thống kê chuyên ngành dân số được quan tâm và báo cáo kịp thời các số liệu thống kê hàng tháng, hàng quý cho Thị uỷ, UBND thị xã, các ban, ngành, đoàn thể thị xã và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh để hoạch định chính sách và dự báo các chỉ số phát triển kinh tế xã hội.
  • 41. 32 Hằng tháng, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đôn đốc cán bộ, viên chức dân số cấp xã, phường rà soát, cập nhật kịp thời các biến động dân số trên địa bàn thị xã vì vậy đã quản lý đầy đủ dân số toàn thị xã Điện Bàn. Đến nay, phần mềm tại Trung tâm DS đã quản lý 53.459 hộ và 224.953 người. (nhân khẩu). Mặt dù năm 2015, Điện Bàn từ huyện chuyển lên thị xã, nhưng tốc độ gia tăng dân số ở Điện Bàn vẫn ổn định. Năm 2011, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn thị xã đạt mức ổn định là 8,43%o, đến năm 2016 đạt tỷ lệ 9,23%o và năm 2018 là 9,63%o. 2.3.1.2. Về cơ cấu dân số Cơ cấu dân số theo tuổi được thể hiện thông qua sự phân chia dân số theo từng độ tuổi hoặc các nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi trẻ em, nhóm tuổi già. Giai đoạn 2011-2015 thị xã Điện Bàn cùng với cả nước bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” (Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động > 60%), và đang đi vào giai đoạn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế-xã hội của thị xã. Dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn thị xã là 139.831 người, chiếm 62,16% dân số, trong đó lao động nam là 72.593 người, chiếm 51,9%; lao động nữ là 67.248 người, chiếm 48,1% tổng số lao động. Công tác tuyên truyền về hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh được các đoàn thể Phụ nữ, Nông dân phối hợp tuyên truyền rộng khắp trên các địa bàn dân cư ở xã, phường tạo được nhận thức trong toàn dân. Tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/gái) giai đoạn 2011-2014 có xu hướng giảm nhẹ. Giai đoạn 2015-2018 tỷ số này được khống chế nhưng đang ở mức cao là 110 trẻ trai/100 trẻ gái. Điều này cho thấy việc thực hiện Pháp lệnh Dân số “Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức” tại Điện Bàn được thực hiện chưa tốt. Bảng 2.2. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi và giới tính năm 2018
  • 42. 33 Tuổi Tổng số Nữ Nam Số người % Số người % Tổng số 224953 116291 51,70 108662 48,30 0-4 10510 4997 47,55 5513 52,45 5-9 16386 7772 47,43 8614 52,57 10-14 15876 7595 47,84 8281 52,16 15-19 14997 7163 47,76 7834 52,24 20-24 16689 8272 49,57 8417 50,43 25-29 23116 12125 52,45 10991 47,55 30-34 18606 9419 50,62 9187 49,38 35-39 15934 7600 47,70 8334 52,30 40-44 14222 6692 47,05 7530 52,95 45-49 14717 7358 50,00 7359 50,00 50-54 16408 8619 52,53 7789 47,47 55-59 11351 6209 54,70 5142 45,30 60-64 10580 6227 58,86 4353 41,14 65-69 7755 4371 56,36 3384 43,64 70-74 3735 2315 61,98 1420 38,02 75-79 3732 2516 67,42 1216 32,58 80+ 10339 7041 68,10 3298 31,90 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn Qua bảng số liệu trên ta thấy thị xã Điện Bàn đang ở mức báo động về tỷ số giới tính, tỷ số giới nam cao hơn nữ ở nhóm tuổi từ 0 tuổi cho đến 19 tuổi. Mặc dù thị xã Điện Bàn đã và đang duy trì mức sinh thay thế trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giới tính khi sinh và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên vẫn là một thách thức lớn đối với địa phương. Nhưng ở nhóm tuổi người già thì phụ nữ thọ hơn nam giới chính vì vậy xét về mặt quy mô vùng thì tỷ số này nữ cao hơn nam, tổng số phụ nữ chiếm tỷ lệ 51,7% tổng số dân, còn nam giới chiếm tỷ lệ 48,3% tổng dân số. Tại bảng 2.9 về cơ cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018 để thấy rõ hơn về tỷ số giới tính chia theo khu vực xã, phường.
  • 43. 34 Bảng 2.3. Cơ cấu dân số chia theo khu vực và giới tính năm 2018 Đơn vị xã, phường Tổng số người Nữ Nam Số người % Số người % Tổng cộng 224953 116291 51,70 108662 48,30 Điện An 16209 8389 51,76 7820 48,24 Điện Dương 15578 8036 51,59 7542 48,41 Điện Nam Bắc 6537 3467 53,04 3070 46,96 Điện Nam Trung 8691 4547 52,32 4144 47,68 Điện Ngọc 19564 10260 52,44 9304 47,56 Vĩnh Điện 9311 4733 50,83 4578 49,17 Điện Nam Đông 7757 3983 51,35 3774 48,65 Điện Hòa 12838 6571 51,18 6267 48,82 Điện Hồng 14901 7663 51,43 7238 48,57 Điện Minh 12807 6632 51,78 6175 48,22 Điện Phong 10785 5435 50,39 5350 49,61 Điện Phước 13309 6842 51,41 6467 48,59 Điện Phương 15218 7955 52,27 7263 47,73 Điện Quang 9981 5133 51,43 4848 48,57 Điện Tiến 7861 4071 51,79 3790 48,21 Điện Thắng Bắc 7560 3976 52,59 3584 47,41 Điện Thắng Nam 7016 3628 51,71 3388 48,29 Điện Thắng Trung 8373 4278 51,09 4095 48,91 Điện Thọ 14003 7246 51,75 6757 48,25 Điện Trung 6654 3446 51,79 3208 48,21 Nguồn: Tổng hợp theo số liệu từ phần mềm quản lý tại Điện Bàn Qua bảng ở trên cho ta thấy về cơ cấu dân số theo giới tính thì thị xã Điện Bàn phân bố đều khắp ở 20 xã, phường. Nhưng dân số phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở phường Điện Ngọc vì nơi đây có khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, cơ sở hạ tầng thuận lợi nên đã thu hút phần đông số dân đến định cư tại đây. 2.3.1.3. Về chất lượng dân số Chương trình nâng cao chất lượng dân số được đầu tư mạnh về nhân lực và vật lực trong giai đoạn 2011-2018. Cụ thể như chương trình sàng lọc
  • 44. 35 trước sinh, sơ sinh; mô hình vận động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân đã được triển khai mạnh mẽ, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tư vấn, vận động đối tượng, thực hiện quy trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 20 xã, phường. * Kết quả thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã đã chỉ đạo Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã phân bổ kịp thời PTTT miễn phí đến các địa phương, đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng; Đồng thời, tăng cường tiếp thị xã hội các PTTT bao cao su, thuốc uống tránh thai theo nhu cầu của đối tượng, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến đối tượng thực hiện, nhằm đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa DS-KHHGĐ. Tham mưu UBND Thị xã ban hành công văn số 903/UBND, ngày 05/8/2014, về việc hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức, Trung tâm y tế thị xã và 20 xã, phường triển khai thực hiện; đồng thời chỉ đạo Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đôn đốc, theo dõi và hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và hoàn thành các chỉ tiêu ngành cấp trên giao. Hằng năm 20/20 xã, phường tổ chức ít nhất 2 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho các xã, phường, nhằm: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động chiến dịch tại các địa bàn triển khai chiến dịch. Tổ chức sơ kết chiến dịch đợt 1 để rút kinh nghiệm cho các đợt chiến dịch truyền thông tiếp theo và tổng kết chiến dịch truyền thông năm. Thành lập đội lưu động, gồm Trưởng khoa chăm sóc SKSS là đội trưởng, một kỹ thuật viên xét nghiệm, một bác sỹ siêu âm và các nữ hộ sinh
  • 45. 36 được đào tạo thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Đội lưu động mỗi năm 2 đợt đi xuống trạm y tế xã, phường để triển khai thực hiện chăm sóc SKSS, cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Khám và điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho những phụ nữ mới đi khám lần đầu hoặc đã điều trị nhưng chưa khỏi trong những ngày tổ chức tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã, phường; hỗ trợ chuyển tuyến trên đối với các đối tượng mắc bệnh nặng. Thông qua chiến dịch lồng ghép dịch vụ, tổ chức khám, tư vấn và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; triển khai xét nghiệm soi tươi, siêu âm, tầm soát ung thư cổ tử cung cho các đối tượng có nhu cầu, ... Đa số các trạm y tế xã, phường đều có nữ hộ sinh đảm nhận kỹ thuật dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Do vậy hàng năm phụ nữ ra khám phụ khoa trên toàn thị xã tăng dần, phụ nữ mắc bệnh VNĐSS được hướng dẫn điều trị và cấp thuốc miễn phí, các trường hợp bệnh nặng được tư vấn chuyển lên tuyến trên điều trị. Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ TT Chỉ tiêu ĐVT THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Đội lưu động đang hoạt động Đội 1 1 1 1 1 1 2 Tổng số người được giao nhiệm vụ thực hiện lưu động tại các xã Người 66 88 57 76 66 65 3 Số người được tư vấn về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ Người 13682 10535 14431 15205 13200 1246 5 4 Số người khám phụ khoa Người 7212 7305 7373 7529 5391 4906 5 Số người mắc bệnh phụ Người 2291 2115 1961 1898 1781 1548
  • 46. 37 TT Chỉ tiêu ĐVT THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM 2012 2013 2014 2015 2016 2017 khoa 6 Số người được điều trị bệnh phụ khoa tại xã Người 2088 2204 1855 2090 1812 1543 7 Số người mắc bệnh được chuyển tuyến trên Người 3 11 6 8 7 5 8 Số buổi sinh hoạt nhóm, CLB cho nhóm PN 15-49 tuổi buổi 77 128 64 70 55 58 9 Số cas xét nghiệm soi tươi Người 509 1533 1317 1055 10 Số cas XN tế bào âm đạo Người 224 427 12 Tầm soát ung thư cổ tử cung,.. Người 224 227 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn Từ kết quả trên cho thấy tổng số phụ nữ ra khám phụ khoa có chiều hướng tăng dần hằng năm ở giai đoạn 2011-2015. Năm 2011 có 6441 chị em phụ nữ ra khám phụ khoa, đến năm 2015 có 7529 chị, nhưng các năm 2016, 2017, 2018 tổng số chị em phụ nữ ra khám phụ khoa và chăm sóc SKSS giảm dần, số phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh sản có giảm nhưng vẫn còn cao. Tổng số chị em phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình hằng năm đạt 100% kế hoạch cấp trên giao; tỷ lệ phụ nữ có chồng chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 67%. Chưa thống kê được số phụ nữ trầm soát ung thư cổ tử cung hằng năm. Hiện nay, tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15-49 tuổi) của thị xã Điện Bàn là 58624 người, trong đó phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 32793 người, cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp tránh thai là 21971 cặp, chiếm tỷ lệ 67%.
  • 47. 38 Bảng 2.5. Tỷ trọng sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ Đơn vị tính: người Năm Dụng Cụ Tử cung Triệt Sản nam Triệt Sản Nữ Thuốc Cấy Thuốc tiêm Viên uống Bao Cao su BPTT khác Tổng BPTT chung 2015 8289 14 486 110 719 2532 5107 49 17306 2016 8567 13 450 140 796 3027 6785 47 19825 2017 9102 10 410 179 929 3311 7284 37 21262 2018 9349 6 362 180 924 3569 7581 32 21971 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn Qua bảng tỷ trọng sử dụng các biện pháp tránh thai qua các năm, ta thấy hầu hết các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều chọn những biện pháp tránh thai hiện đại để tránh thai hiệu quả, mặc dù chương trình tiếp thị xã hội về các biện pháp tránh thai bắt đầu triển khai từ năm 2012, nhưng tỷ lệ này vẫn duy trì và tăng hằng năm, rất ít các cặp vợ chồng chọn biện pháp tránh thai tự nhiên. Điều này thể hiện người dân thị xã Điện Bàn nhận thức rất rõ về lợi ích của các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai như triệt sản nam, triệt sản nữ giảm dần hằng năm. Việc giảm dần là do số người loại dần qua nhóm tuổi, số người mới thực hiện rất ít, mỗi năm Điện Bàn có trên 20 người triệt sản nữ, không có đối tượng triệt sản nam từ 2011 đến nay. * Kết quả tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, mô hình tiền hôn nhân 20 xã, phường đã lồng ghép đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn cộng đồng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm
  • 48. 39 sóc SKSS của vị thành niên, thanh niên. Hầu hết các bà mẹ mang thai đều đi khám khai và tham gia sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc tật bệnh thai nhi tăng dần hằng năm, năm 2013 có 70 ca, năm 2015 có 215 ca, năm 2017 có 34. Số trẻ em sơ sinh được sàng lọc năm 2012 có 44 ca, năm 2015 có 300 ca, 2017 có 432 ca. Năm 2018, có 1248 ca sàng lọc sơ sinh và 153 ca sàng lọc trước sinh tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam với kết quả có 9 ca có nguy cơ thiếu men được tư vấn lên tuyến trên xét nghiệm lại, tăng 816 ca so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ trẻ có nguy cơ thiếu men chiếm 7%o so với tổng số trẻ sơ sinh tham gia sàng lọc. Tình trạng tật bệnh của trẻ em có chiều hướng giảm, giai đoạn 2011- 2015 là 68 trẻ khuyết tật; nhận thức của chị em phụ nữ mang thai tham gia sàng lọc thai nhi tiếp tục được nâng lên. Không còn tình trạng chết mẹ do thai sản, giai đoạn 2011-2015 có 1 trường hợp; tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi giảm nhanh, năm 2011: 22 trường hợp, năm 2014: 8 trường hợp, năm 2017: 1 trường hợp, năm 2018: 1 trường hợp. Bảng 2.6. Thống kê kết quả chất lượng dân số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Số BMMT có nguy cơ cao được tư vấn Người 4 1 8 2 2 2 2 2 Khám thai Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612 3 PN có thai được khám thai 3 lần Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612 4 Cấp viên sắt Người 2312 2266 2490 1509 2628 5 Tiêm phòng uốn ván Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612 6 Lấy máu gót chân Trẻ 44 239 350 300 315 432 7 Số trẻ sinh ra được Trẻ 44 239 350 300 315 432
  • 49. 40 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 sàng lọc sơ sinh 8 Siêu âm PN mang thai Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612 9 Tổng số ca nạo, phá thai Người 387 223 356 412 400 351 225 10 Bà mẹ sinh đẻ được CB y tế chăm sóc Người 2312 2266 2490 1509 2628 2649 2612 11 Tổng số tai biến sản khoa Người 1 Trong đó tử vong Người 1 12 Số BMMT được sàng lọc lần 1 Người 70 259 600 850 1200 13 Số BMMT được sàng lọc lần 2 Người 2 2 1 1 14 Số người được tư vấn tiền hôn nhân Người 150 150 215 250 15 Số người được khám sức khoẻ tiền hôn nhân Người 180 180 80 16 TS TE (<16t) bị dị dạng, tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền. Trẻ 24 21 13 10 6 4 4 17 Trẻ em chết dưới 1 tuổi Trẻ 22 8 1 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn Từ số liệu trên ta thấy số bà mẹ mang thai có nguy cơ cao vẫn còn nhưng được tư vấn nên đã khắc phục được tình hình chết mẹ do thai sản, giai đoạn 2011-2015 có 1 trường hợp; tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi giảm nhanh, năm 2011: 22 trường hợp, năm 2014: 8 trường hợp, năm 2017: 1 trường hợp. Hầu hết các bà mẹ mang thai đều đi khám thai ít nhất 3 lần, uống viên sắt và tiêm
  • 50. 41 phòng uốn ván đạt 100%. Tuổi thọ bình quân chung hiện nay có nâng lên trên 74 tuổi vào năm 2018. Chỉ mới thống kê được số trẻ em bị dị dạng, tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền sinh ra sống đã quản lý, còn những trẻ em sinh ra đã chết thì chưa quản lý được. Bảng 2.7. Tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2018 Năm Tổng số trẻ em sinh ra Tổng số nam Tổng số nữ Tỷ số giới tính (bé trai/100 bé gái) 2011 2454 1329 1125 118 2012 2614 1370 1220 115 2013 2649 1406 1243 113 2014 2620 1379 1241 111 2015 2590 1359 1233 110 2016 2649 1388 1261 110 2017 2612 1368 1244 110 2018 2592 1358 1234 110 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng được tập trung chú trọng. Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã đã tăng cường công tác tuyên truyền về hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh ở 20 xã, phường. Đã khống chế thành công tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh từ năm 2015 đến nay. Tỷ số giới tính khi sinh hằng năm có giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2011 là 118 bé trai/100 bé gái, từ năm 2015 đến năm 2018 tỷ số này là 110 bé trai/100 bé gái.
  • 51. 42 Bảng 2.8. Kết quả tư vấn chăm sóc SKSS cho vị thành niên Điểm tư vấn cộng đồng về chăm sóc SKSS cho VTN Số lượt em tham gia Năm 2014 5 1500 Năm 2015 7 2500 Năm 2016 8 3400 Năm 2017 12 4700 Năm 2018 17 5200 TỔNG CỘNG 32 17300 Nguồn: Tổng hợp từ các đợt đi tuyên truyền VTN Công tác tuyên truyền, giáo dục giới tính và SKSS đến VTN được Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã tập trung tuyên truyền bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó chú trọng trong việc phối hợp với các đơn vị trường học, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh toàn trường, với báo cáo viên là giáo viên của trường hoặc cán bộ, lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn. Từ năm 2014 đến 2018, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn đã tổ chức tuyên truyền tư vấn cho 17.300 lượt em vị thành niên, thanh niên. Hình 2.1. VTN mang thai và đã sinh con ở các năm 2014 đến 2017 Vị thành niên mang thai 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2014 2015 2016 2017 Vị thành niên mang thai Nguồn: Tự tổng hợp từ phần mềm quản lý dân số ở Điện Bàn Công tác tuyên truyền, tư vấn cho vị thành niên, thanh niên tuy đã truyên
  • 52. 43 truyền đông, số lượng vị thành niên mang thai và sinh con có giảm dần hằng năm nhưng vẫn còn nhiều, năm 2014 có 85 trường hợp sinh con ở tuổi vị thành niên, năm 2015 là 67, năm 2016 là 54, đến năm 2017 còn 41 trường hợp. Điều này khẳng định rằng công tác tuyên truyền, tư vấn đạt được những kết quả nhất định, các em vị thành niên đã hiểu đúng về giới tính và SKSS, phòng tránh thai ở lứa tuổi học đường và tình dục an toàn, không để xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Bảng 2.9. VTN sinh con chia theo nhóm tuổi và khu vực xã, phường Stt Đơn vị Năm 2014 đến Năm 2017 TỔNG CỘNG TỔNG SỐ VTN 16 tuổi 17 tuổi 18 tuổi 19 tuổi Nam Nữ Tổng Cộng 1 P. Vĩnh Điện 0 0 1 6 7 599 574 1173 2 Xã Điện Minh 0 1 8 6 15 928 852 1780 3 Phường Điện An 0 1 7 18 26 1083 979 2062 4 Xã Điện Phước 1 2 4 10 17 840 746 1586 5 Xã Điện Thọ 1 2 3 9 15 876 797 1673 6 Xã Điện Hồng 0 1 3 9 13 869 736 1605 7 Xã Điện Tiến 0 6 1 3 10 572 441 1013 8 Xã Điện Hòa 1 3 6 7 17 945 800 1745 9 Xã Điện Thắng Bắc 2 1 2 2 7 512 497 1009 10 Điện Thắng Trung 0 0 1 8 9 571 541 1112 11 ĐiệnThắng Nam 3 1 3 5 12 463 467 930 12 P. Điện Ngọc 0 0 4 13 17 1584 1392 2976 13 P. Điện Nam Bắc 0 0 2 3 5 470 399 869 14 P. Điện Nam Trung 1 0 0 2 3 442 394 836 15 P. Điện Nam Đông 0 4 0 2 6 629 488 1117 16 P. Điện Dương 0 3 4 12 19 1167 1094 2261 17 Xã Điện Phương 0 0 1 8 9 974 986 1960 18 Xã Điện Phong 0 2 7 8 17 738 678 1416 19 Xã Điện Trung 0 2 2 5 9 432 400 832 20 Xã Điện Quang 0 2 4 8 14 610 636 1246 TỔNG CỘNG 9 31 63 144 247 15304 13897 29201 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Điện Bàn * Kết quả nâng cao năng lực, truyền thông