SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BHIRYU LONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BHIRYU LONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN MINH
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Chính sách công “Thực hiện chính
sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu cá nhân với sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Minh.
Nội dung phản ánh trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình khác.
Học viên
Bhiryu Long
LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn “Thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân
tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” được hoàn
thành là nhờ quá trình nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân trong suốt 3
năm qua với sự giúp đỡ của các quý thầy cô, cơ quan, đơn vị, địa phương và
bạn học.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, là người trực tiếp
hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức đôn đốc, hướng dẫn
trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy, cô giáo Học viện Khoa học
xã hội và quý thầy cô công tác tại cơ sở thành phố Đà Nẵng đã nhiệt tình, tận
tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Chân thành cảm ơn đến tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND
huyện, các Phòng: NN&PTNT, Dân tộc, Nội vụ; Văn phòng HĐND&UBND
huyện, Chi cục thống kê, UBND các xã, thị trấn; các đồng chí, đồng nghiệp
đã giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu điều tra,
minh chứng, tổng hợp, phân tích, đánh giá về các nội dung nghiên cứu có
liên quan trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện cũng như hoàn thành luận văn, tuy đã có
nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, đặc biệt xác
định nguyên nhân và đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề trong thời gian đến.
Kính mong quý thầy, cô giáo tiếp tục chia sẻ, góp ý thêm để đề tài được
hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN
CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ..........................................................................9
1.1. Một số khái niệm..................................................................................................9
1.2. Những vấn đề chung về dân cư vùng dân tộc thiểu số.......................................10
1.3. Quy trình chính sách sắp xếp, bố trí dân cư.......................................................15
1.4. Yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư
vùng dân tộc thiểu số.................................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ
DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH
QUẢNG NAM .........................................................................................................25
2.1. Khái quát chung về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ................................25
2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu
số giai đoạn 2013-2018 huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.................................36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ
CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, PHÂN BỐ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG THỜI GIAN ĐẾN TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG
NAM .........................................................................................................................48
3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân vùng dân tộc
thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.....................................................48
3.2. Một số giải pháp trọng tâm ................................................................................49
3.3. Những kiến nghị, đề xuất...................................................................................60
KẾT LUẬN..............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2 UBND Ủy ban nhân dân
3 HĐND Hội đồng nhân dân
4 UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
5 KT-XH Kinh tế - Xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc với ngôn ngữ, lối sống
và văn hoá đặc trưng của từng dân tộc, từng vùng miền. Người Kinh chiếm
hơn 86% tổng dân số, và 53 dân tộc còn lại có số dân lớn nhất tiếp theo là
Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, Mông và Dao chiếm khoảng 10% tổng dân
số. Các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt các nhóm có dân số ít, tập trung chủ
yếu ở vùng cao và miền núi, hạn chế trong tiếp cận với cơ sở hạ tầng, chăm
sóc sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ công. Mặc dù tăng trưởng kinh tế khá
cao trong hai thập kỷ qua, nhưng tỷ lệ đói nghèo hiện vẫn còn rất cao ở vùng
núi và vùng cao, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Các dân tộc thiểu số
chiếm khoảng gần 14% dân số Việt Nam nhưng có tới trên 50% dân số thuộc
diện nghèo. Đồng bào các dân tộc anh em Việt nam đã cùng sinh sống hàng
ngàn năm và trải qua bao thăng trầm với lịch sử dân tộc, bao biến cố vẫn son
sắt bên nhau một lòng, dù văn hóa, địa lý có cách trở nhưng chân lý cộng
đồng dân tộc Việt Nam luôn không đổi. Sự thủy chung đó đã giúp các dân tộc
tin tưởng, tôn trọng, giúp nhau ngày càng gắn bó cùng phát triển đi lên. Vùng
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có vị trí, vai trò hết sức quan trọng về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của quốc gia cũng
như một địa phương cụ thể nào đó. Việc thực hiện đúng các chính sách đối
với vùng này tác động trực tiếp có ý nghĩa quyết định đến chiến lược phát
triển trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách
đúng đắn đối với vùng dân tộc tạo nên diện mạo mới về định hướng phát triển
chung ở các vùng thành thị, trung du, miền núi. Trong những chính sách đó,
chính sách về sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số là thực tiễn sinh
2
động nhất đáp ứng nhu cầu thiết thực về chiến lược phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ổn định chính trị vùng dân tộc thiểu số ở
hầu hết các địa phương.
Trong những năm qua, cũng như nhiều địa phương khác, ở huyện Đông
Giang cũng diễn ra quá trình sắp xếp, bố trị lại dân cư phục vụ quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước, như xây dựng các công
trình thủy điện, đường giao thông và nhiều loại hình công trình phúc lợi xã
hội khác. Do vậy, nghiên cứu chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc
thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm khẳng định
thêm tính đúng đắn chiến lược phát triển của quốc gia cũng như giúp huyện
Đông Giang có thực tiễn cần thiết trong quá trình xây dựng và phát phát của
mình trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân
tộc thiểu số dựa trên số liệu điều tra về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân
tộc thiểu số nhằm xây dựng một bức tranh tổng thể về các dân tộc thiểu số
Việt Nam với đầy đủ các đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo
dục,…Dựa trên các phân tích này, đưa ra một số khuyến nghị chính sách để
giải quyết các vấn đề mà người dân tộc thiểu số đang gặp phải. Dân tộc thiểu
số của Việt Nam có dân số khoảng 13,4 triệu người, phân bố rải rác ở tất cả
các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những dân tộc có dân số đông, trên
một triệu người và cả những dân tộc có vài trăm người. Các dân tộc có sự
cách biệt khá lớn về tuổi thọ và tỷ suất tử vong ở trẻ em. Kết hôn sớm và hôn
nhân cận huyết thống là hai vấn đề nổi cộm đối với dân tộc thiểu số. Vấn đề
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trình độ phát triển thấp, địa bàn sinh
sống biệt lập, ít cơ hội giao lưu, trao đổi, hội nhập với xã hội bên ngoài, tập
quán kết hôn, định kiến giữa các tộc người; hiểu biết chưa đầy đủ về hậu quả
3
của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
phụ nữ dân tộc thiểu số chưa thực sự được lưu tâm. Tỷ lệ phụ nữ đến các cơ
sở y tế để khám thai chưa cao và chưa phổ biến ở một số dân tộc, trung bình
chỉ đạt 70,9% phụ nữ khám thai ít nhất một lần tại các cơ sở y tế. Tập quán
sinh con tại nhà rất phổ biến ở các dâm tộc thiểu số, mới có khoảng 64% các
ca sinh được thực hiện ở cơ sở y tế trong khi có đến một nửa lựa chọn phương
pháp sinh con tại nhà là chủ yếu. Sử dụng các biện pháp tránh thai chưa phổ
biến, có đến 23% phụ nữ có gia đình không sử dụng một biện pháp tránh thai
nào. Cá biệt, hơn một nửa phụ nữ dân tộc Mảng không áp dụng biện pháp
tránh thai. Nữ giới nhìn chung thiệt thòi hơn nam giới về nhiều mặt, bao gồm
cả tiếp cận giáo dục, lao động, việc làm. Tỷ lệ nữ giới mù chữ cao hơn nam
giới, nữ giới có việc làm qua đào tạo cũng thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt này
không giống nhau giữa các dân tộc. Có 73,3% các hộ dân tộc thiểu số đã được
tiếp cận đến nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tỷ
lệ hộ có nhà xí hợp vệ sinh rất thấp, trung bình chỉ có 27,9%. Mặc dù tỷ lệ sử
dụng nước hợp vệ sinh khá cao, nhưng có nhiều dân tộc đại đa số các hộ
không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, như Khơ Mú, Chứt, La Ha, La
Chí, Lào, Pu Péo.
Việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc còn khá hạn chế với các
dân tộc thiểu số. Khoảng cách từ nhà đến chợ, trường học tương đối xa. Tình
trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của người dân tộc thiểu số sinh sống tại hầu hết
các địa phương trong cả nước là khá phổ biến. Về mặt tiếp cận thông tin, đa
số các hộ tiếp cận thông tin qua kênh tivi, tỷ lệ các hộ có máy tính, Internet,
điện thoại chưa nhiều.
Thu nhập bình quân đầu người trong nhóm dân tộc thiểu số chỉ bằng
khoảng một nửa so với thu nhập bình quân đầu người trên cả nước. Tỷ lệ hộ
nghèo có sự phân hóa sâu sắc giữa các dân tộc, có dân tộc tỷ lệ hộ nghèo rất
4
thấp như Ngái, Hoa, Chu Ru trong khi có nhóm tỷ lệ nghèo rất cao như Ơ Đu,
Co, Khơ Mú và Xinh Mun.
Về mặt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mặc dù tỷ lệ người dân tộc
thiểu số biết tiếng mẹ đẻ khá cao (96%) nhưng số người biết đến bài hát
truyền thống, điệu múa và sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình lại
rất hạn chế. Mai một và mất dần bản sắc văn hóa (pha tạp, biến đổi, biến thái
văn hóa, mất dần ngôn ngữ mẹ đẻ…) truyền thống các dân tộc thiểu số đang
ngày càng diễn ra ở nhiều chiều cạnh khác nhau, nhất là đối với 16 tộc người
thiểu số rất ít người gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng,
Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái.
Việc phân tích đặc điểm của các dân tộc thiểu số theo từng khía cạnh
nhân khẩu học, điều kiện sống, sinh kế, bình đẳng giới, tiếp cận y tế, giáo dục
đào tạo, cơ sở hạ tầng,… cho thấy các khía cạnh này có liên quan chặt chẽ
đến nhau, các dân tộc làm tốt một số khía cạnh thường sẽ làm tốt ở các khía
cạnh khác. Ngược lại, các dân tộc gặp khó khăn ở một số vấn đề cũng thường
gặp hạn chế ở các vấn đề còn lại.
Chính sách về đất ở, nhà ở được Đảng, nhà nước sớm quan tâm nhằm
hạn chế tối đa tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy một thời gian ngắn
sau đó chuyển đến nơi mới để sinh sống hoặc khi dịch bệnh xảy ra gán cho
ma quỷ xua đuổi làm bất ổn định đời sống các vùng dân tộc thiểu số. Mặt
khác, nhằm ổn định đời sống, tập trung cho phát triển kinh tế, xã hội giữa các
vùng miền, bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh và thực hiện thắng lợi khu
vực phòng thủ ở mỗi cấp. Vì vậy, việc triển khai thực hiện sắp xếp, ổn định
dân cư đã được thực hiện quyết liệt thông qua chương trình 327/CP, 167/CP,
661/CP, Quyết định 135/CP, nhà ở 22/CP cho người có công với cách mạng
và nhiều chính sách của địa phương, chương trình nhà ở tình nghĩa,…đã từng
bước cải thiện đáng kể nhà ở cho vùng dân tộc thiểu số, từng khu dân cư hình
5
thành và phát triển ổn định phù hợp với phong tục, văn hóa sinh sống của mỗi
vùng miền. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, nhiều nơi
hạ tầng giao thông yếu kém, rừng và chủ trương cấm rừng trực tiếp ảnh
hưởng đến xây dựng nhà ở cộng với chính sách chỉ mang tính hỗ trợ nên số
khu dân cư hình thành chưa nhiều, nhà ở thực hiện mang tính tạm bợ, không ở
được lâu, khu dân cư không gắn với sản xuất…Trong thời gian qua, công tác
sắp xếp, bố trí nhằm ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số trên phạm vi cả
nước được triển khai quyết liệt; nổi bật như vùng Tây Bắc do lũ lụt xẩy ra
thường xuyên nên chính sách này cũng được quan tâm nhiều hơn nhằm ổn
định đời sống nhân dân, kinh tế mới vùng Tây nguyên phát triển nhanh
chóng… Với tỉnh Quảng Nam, tại các huyện Nam Trà My, Tây Giang, Đông
Giang công tác này được chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm, nhờ
có chính sách đúng đắn của tỉnh cũng như nhu cầu lớn trong nhân dân. Qua
đánh giá cho thấy việc sắp xếp, bố trí dân cư tại tỉnh đầu tư rất lớn trong thời
gian gần đây và cũng là lĩnh vực thành công trong quá trình thực hiện chính
sách an sinh xã hội.
Như vậy, qua tham khảo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế, văn hóa, xã
hội của các dân tộc năm 2015 cho thấy hầu hết trên nhiều lĩnh vực được điều
tra làm rõ để có cơ sở đề xuất chính sách thực hiện đối với từng vùng miền
hay nhóm dân tộc. Tuy nhiên, chưa có đánh giá nào dành riêng cho phát triển
dân cư, mô hình phát triển dân cư của từng vùng dân tộc thiểu số để từ đó đúc
kết kinh nghiệm phát triển và thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư phù
hợp, có tính thống nhất khi triển khai thực hiện. Nguyên nhân của vấn đề này
là việc sắp xếp dân cư còn phụ thuộc vào địa lý, yếu tố văn hóa…có những
nơi chú trọng “An cư lạc nghiệp”, có nơi lại xem trọng vấn đề khác của đời
sống xã hội. Vì vây, để có thể đánh giá chính xác với con số đầy đủ việc thực
hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc
6
làm khó.
Trong các nhóm chính sách về miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đối
với huyện Đông Giang địa bàn có trên 73% tộc người Cơtu sinh sống; chính
sách nhà ở, đất ở, đất sản xuất, quản lý bảo vệ rừng... đã tác động tích cực một
cách đồng bộ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Và tính hợp lý đã
phản ánh khá đầy đủ qua kết quả xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, bảo
tồn văn hóa. Sự tác động qua lại giữa các chính sách làm rõ nét hơn khi đánh
giá về mức độ phát triển cũng như tính đúng đắn đối với từng chính sách cụ
thể. Trong những năm qua chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào
dân tộc thiểu số được các cấp chính quyền triển khai thực hiện thường xuyên
với quy mô và hình thức khác nhau nên kết quả đem lại rất tốt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc triển khai chính
sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở
đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách bố
trí, sắp xếp dân cư tại huyện cũng như các địa phương còn lại vùng dân tộc
thiểu số trong tỉnh có tương đồng các điều kiện trong thời gian đến.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích, luận văn đi sâu nghiên cứu và thực hiện một số
nhiệm vụ trọng tâm như sau:
+ Hệ thống hoá lý luận về một số nội dung liên quan đến chính sách
công và cơ sở pháp lý về chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi; chính
sách cụ thể về bố trí, sắp xếp dân cư vùng dân tộc thiểu số.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách bố
trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
+ Đánh giá thực trạng triển khai thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp
7
dân cư tại huyện những năm qua, trọng tâm là giai đoạn 2013-2018.
+ Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị đối với cấp ủy, chính
quyền các cấp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bố
trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư
vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu nội dung thực hiện chính sách về bố trí, sắp xếp dân cư
vùng dân tộc thiểu số hiện hành của Chính phủ, địa phương trên cơ sở tổng
hợp, đánh giá, đến so sánh, phân tích hiệu quả và kiến nghị, đề xuất vấn đề
cần quan tâm.
+ Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2018.
+ Không gian: Nghiên cứu thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư
tại 11 xã, thị trấn của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết của Đảng Cộng sản
Việt Nam, cấp ủy các cấp; nghị định, quyết định của Chính phủ; nghị quyết
HĐND tỉnh và các văn bản quản lý nhà nước đối với chính sách bố trí, sắp
xếp dân cư và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo cứu tài liệu, thống kê, so sánh, phân tích, tổng kết,
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bố trí, sắp
xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số chính sách phát triển
kinh tế, xã hội miền núi có liên quan.
- Ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ kết quả tổng kết, đánh giá thực tiễn quá trình thực hiện
chính sách từ cơ sở, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp có nhận định chính xác
để hoạch định, định hướng chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số; việc
triển khai thực hiện công tác bố trí, sắp xếp dân cư và các chính sách khác đối
với miền núi, đặc biệt đối với huyện Đông Giang trong tương lai; tiết tiệm,
vận dụng đúng chính sách và nguồn lực vì mục tiêu phát triển.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đấu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân
tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng
dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách sắp xếp, bố
trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ
DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Chính sách
Có nhiều khái niệm khác nhau và có cách tiếp cận khác nhau về chính
sách. Nhưng phổ biến và có cách hiểu tương đối đầy đủ và chính xác về chính
sách như sau: Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các
hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất
định.
1.1.2. Chính sách công
Cho đến nay,cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một
chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi trên thế giới. Từ thực tế
chính sách của các ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua
những cuộc thảo luận trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, chúng ta có
thể chọn ra một số cách tiếp cận quan trọng nhất để phân tích trước khi đi đến
một khái niệm chung nhất về chính sách công.
Có thể đi đến khái niệm tổng quát về chính sách như sau: Chính sách là
những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá
trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về
chính sách công như sau: “Chính sách công là những hành động ứng xử của
Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định
hướng”.
10
1.1.3. Công tác dân tộc
Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân
tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát
triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.1.4. Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.5. Vùng dân tộc thiểu số
Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh
sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
1.1.6. Dân tộc đa số
Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả
nước, theo điều tra dân số quốc gia.
1.1.7. Chính sách bố trí, ổn định dân cư
Theo Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT, ngày 27/4/2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Quy trình bố trí, ổn định dân
cư Thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg,
ngày 21/4/2012 của Thủ tướng, khái niệm: Bố trí, ổn định dân cư trong huyện
là hình thức bố trí, ổn định dân cư trong phạm vi một hoặc nhiều xã trên địa
bàn của một huyện. Từ khái niệm trên có thể hiểu Chính sách bố trí, ổn định
dân cư là hình thức tác động của nhà nước về bố trí, ổn định dân cư trong
phạm vi một hoặc nhiều địa bàn nhất định.
1.2. Những vấn đề chung về dân cư vùng dân tộc thiểu số
1.2.1. Đặc điểm của dân cư vùng dân tộc thiểu số
Tuy chưa có đánh giá chính xác và cụ thể về dân cư vùng dân tộc thiểu
số phục vụ cho đề tài luận văn này, nhưng quá trình tham khảo và nghiên cứu
11
sơ bộ có thể thấy dân cư vùng dân tộc thiểu số có những đặc điểm sau:
- Một là, thường hình thành ở những địa bàn có vị trí, địa lý phức tạp
gắn liền biên giới đất liền của quốc gia. Các dân tộc thiểu số đều có quá trình
hình thành và cư trú mỗi vùng khác nhau trong quá trình phát triển. Trong quá
trình nghiên cứu cho thấy họ được di cư từ các nơi khác nhau và trải qua sinh
sống nhiều nơi với thời gian khác nhau nhưng hàng trăm năm nay từ khi các
dân tộc sinh sống ổn định phần đông đều sống ở địa bàn có vị trí, địa lý phức
tạp, ít có đồng bằng, xa biển khơi như Tây bắc, Tây Trung bộ, Tây nguyên và
chỉ có các dân tộc có chủ quyền riêng trước đây của Nam bộ sinh sống địa
bàn thuận lợi.
- Hai là, sống theo cộng đồng có cùng ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập
quán. Cộng đồng 53 dân tộc thiểu số đều có sự phản ánh khác nhau về cội
nguồn, văn hóa, địa bàn cư trú của cùng tộc người được phát triển gần giống
nhau về mọi mặt. Trong quá trình phát triển mỗi tộc người đều có nét riêng và
được gìn giữ như tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ... cái riêng có đó tạo nên
những đặc điểm về sự đa dạng, phong phú của dân tộc Việt Nam.
- Ba là, có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển. Xuất phát từ vị trí,
địa lý khác nhau cũng như quá trình hình thành nên điều kiện kinh tế - xã hội
mỗi vùng có sự phát triển chênh lệch nhau rất lớn về mọi mặt. Đặc biệt
khoảng cách phát triển với dân tộc đa số, vùng đồng bằng. Hạ tầng kinh tế -
xã hội lạc hậu, yếu kém, khoa học kỹ thuật chậm ứng dụng, trình độ giáo dục
hạn chế, năng lực hợp tác, kết nối kinh tế yếu.
- Bốn là, có tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng.
Do chưa phát triển cũng như ảnh hưởng văn hóa cộng đồng sâu sắc nên tinh
thần gắn bó cộng đồng rất cao, điển hình là mô hình dân cư, nhà nhiều thế
hệ... Mặt khác, kinh tế thị trường chi phối chưa lớn nên tinh thần cộng đồng
vẫn được giữ gìn trọn vẹn.
12
1.2.2. Vị trí, vai trò của dân cư vùng dân tộc thiểu số
Xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số là
khâu chuẩn bị trước mọi mặt về vật chất và tinh thần, nhằm mục tiêu giữ
vững hòa bình, ổn định, ngăn ngừa mọi âm mưu, hành động bạo loạn, gây
chiến của các thế lực thù địch; sẵn sàng đập tan và đánh thắng trong mọi tình
huống, bảo vệ địa bàn chiến lược, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vì
thế, cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó có
đồng bào dân tộc thiểu số.
Địa bàn các vùng Tây nguyên, Tây bắc, Tây Nam bộ và cả phía Tây các
tỉnh Trung bộ giáp với các nước Trung quốc, Campuchia, Lào là địa bàn
chiến lược có vị trí, vai trò quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh và đối ngoại không chỉ trong chiến tranh giải phóng dân tộc
trước đây, mà còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Chính vì thế, vùng dân tộc thiểu số là một trong những trọng điểm chống phá
trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai của các thế lực
thù địch. Điều đáng chú ý là, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn có ý
thức đoàn kết dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đã có những đóng góp quan
trọng vào sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít đồng bào bị
nhiễm tư tưởng dân tộc tự trị, ly khai, chia rẽ với người Kinh. Đó là hậu quả
của chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp và các thủ đoạn phá hoại đoàn
kết dân tộc của đế quốc Mỹ trong thời kỳ xâm lược nước ta cũng như hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch hiện nay; trong đó nổi bật là một bộ
phận người dân của một số dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, người
Hmông ở Tây Bắc có tư tưởng ly khai, đòi thành lập nhà nước độc lập trong
thời gian trước đây.
Từ khi đất nước hòa bình đến nay, nhất là những năm thực hiện công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc
13
thiểu số đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, kinh
tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo
cao so với bình quân chung của cả nước. Kèm theo đó là trình độ dân trí chưa
đồng đều, các tập tục lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ, trở thành nếp sống trong sinh
hoạt hằng ngày của đồng bào. Lợi dụng điều đó, cùng những yếu kém, sai sót
của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc, các thế lực thù
địch ra sức xuyên tạc, kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn. Nguy hiểm hơn, chúng lợi
dụng một số vấn đề nhạy cảm, như: biên giới, dân tộc và tôn giáo, gây xung
đột sắc tộc, tôn giáo, làm mất ổn định an ninh, chính trị ở nhiều khu vực, điển
hình là các vụ biểu tình, bạo loạn vào năm 2001, 2004 và 2008. Hiện nay, vấn
đề dân tộc, tôn giáo đang hết sức nhạy cảm, tiếp tục được các thế lực thù địch
lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta, hòng làm suy yếu và cô lập Việt
Nam trong quan hệ quốc tế, kích động chống đối ở trong nước và tạo cớ can
thiệp từ bên ngoài.
Từ thực tế cho thấy, vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây
dựng tiềm lực quốc phòng, phát triển kinh tế, ổn định xã hội có ý nghĩa hết
sức quan trọng, một trong những vấn đề mang tính quy luật, không chỉ có ý
nghĩa về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mà quan trọng hơn là bảo
đảm đời sống người dân, trực tiếp thực hiện tốt các chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, xây dựng quốc gia cường thịnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đây là
vấn đề chiến lược, vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, việc phát huy vai trò của đồng bào, dân cư các
vùng dân tộc thiểu số, tạo mọi điều kiện để địa bàn này phát triển kinh tế, xã
hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng vững chắc là hết sức quan trọng và cần
14
được tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
1.2.3. Mục tiêu của việc thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân
tộc thiểu số
Thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số nhằm cụ thể hóa
chiến lược phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an
ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong công cuộc đổi mới. Tạo điều kiện để
giữa các vùng có điều kiện phát triển như nhau về mọi mặt, giảm dần khoảng
cách giàu, nghèo giữa các vùng miền hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Hỗ trợ sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nhằm tránh vùng thiên tai,
sống phân tán gặp khó khăn về giao thông, đất ở, đất sản xuất. Sắp xếp lại các
hộ dân tại các khu dân cư để đảm bảo sử dụng đất hợp lý, mở rộng các khu
dân cư hiện hữu để bố trí ổn định dân cư đảm bảo được cuộc sống nơi ở mới
an toàn, bền vững, có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ, gắn với đất sản xuất và phù
hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất, đời sống và vật chất tinh thần được nâng cao.
1.2.4. Nguyên tắc sắp xếp, bố trí dân cư
- Đối tượng áp dụng
Hộ gia đình có nhu cầu bức xúc về chỗ ở, gồm: Các hộ dân vùng thiên
tai cần di dời khẩn cấp, hộ dân sống trong các khu vực bảo vệ của rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở xã khu vực III, vùng đặc
biệt khó khăn và các hộ dân khác cần thiết phải sắp xếp, bố trí lại dân cư theo
quy hoạch nông thôn mới.
- Nguyên tắc thực hiện
+ Sắp xếp dân cư phải gắn với đất sản xuất và phù hợp quy hoạch xây
dựng nông thôn mới theo hình thức xen ghép là chủ yếu. Đối với những khu
vực không thể bố trí xen ghép thì mới xem xét xây dựng điểm sắp xếp dân cư
tập trung nhưng hạn chế thấp nhất việc san ủi gây sạt lở.
15
+ Người dân là chủ thể thực hiện các dự án hạ tầng thiết yếu tại cộng
đồng, nhà nước hỗ trợ theo định mức.
+ Đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất; trên cơ
sở nguyện vọng và sự đồng thuận của người dân, cộng đồng dân cư.
+ Đảm bảo quỹ đất dự phòng đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số.
+ Mỗi hộ dân chỉ được hỗ trợ 01 lần.
1.3. Quy trình chính sách sắp xếp, bố trí dân cư
- Quy trình chính sách công
+ Khái niệm: Quy trình chính sách được hiểu là quá trình luân chuyển
các giai đoạn từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính
sách trong đời sống xã hội. Các giai đoạn của quy trình chính sách có liên hệ
chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc: giai đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn
tiếp theo và kết quả của giai đoạn trước là thông tin cần và đủ cho giai đoạn
tiếp theo.
Các học giả trên thế giới đã đưa ra nhiều mô hình về quy trình chính
sách công (Public Policy Process). Về thực chất, khó có thể mô tả quy trình
chính sách một cách đơn giản và rõ ràng, nó vừa có tính liên tục, vừa có tính
biến động. Quá trình đó là liên tục bởi vì các chính sách của Nhà nước thường
bắt nguồn từ những ý đồ hay quyết định đã tồn tại trong quá khứ, chứ không
phải từ chỗ không có gì. Chính sách không chấm dứt đột ngột, nó luôn là tiền
đề cho những ý tưởng mới hoặc chính sách mới trong tương lai. Điều đó có
nghĩa là, khó có thể tìm được sự khởi đầu cũng như sự kết thúc của hầu hết
chính sách. Quy trình chính sách đồng thời cũng là biến động do tác động của
nhiều yếu tố tham gia vào việc tạo ra chính sách. Đương nhiên, một số chính
sách hay thay đổi thường xuyên hơn và nhiều hơn một số chính sách khác,
nhưng rất khó xác định một chính sách nào đó hoàn toàn ổn định trong một
thời gian dài. Các chính sách cần được xem xét như là nó ở trong một trạng
16
thái tương đối ổn định, chứ không phải là nó xác định một cách vững chắc.
Nghiên cứu chính sách theo quan điểm quy trình cũng có nghĩa là hoạt
động quản lý Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách công xảy ra
mang tính thường xuyên, các chính sách này ra đời tiếp theo các chính sách
khác và trong quá trình đó chính sách công luôn được hoàn thiện, bổ sung.
Mặt khác, cách tiếp cận chính sách theo quy trình (chu trình/quá trình) có thể
giúp cho những ai quan tâm đến chính sách có thể tiếp cận ở các góc độ khác
nhau của chính sách và do đó dễ dàng tham gia vào quy trình này. Đồng thời
các nhà quản lý cũng tự xác định vai trò, vị trí, năng lực và những hoạt động
cần thiết khi tham gia vào từng giai đoạn của quy trình chính sách. Họ tự biết
họ phải làm gì, làm như thế nào khi nắm vững bản chất của từng giai đoạn.
+ Các giai đoạn trong quy trình chính sách công:
Trên thực tế, tuy các mô hình quy trình chính sách công có khác nhau
về chi tiết, song nhìn chung có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản của quy trình
này là:
Hoạch định chính sách: Trong giai đoạn này, các chính sách được
nghiên cứu đề xuất để Nhà nước phê chuẩn và ban hành công khai. Quá trình
đề xuất chính sách bao gồm việc xác định vấn đề cần ra chính sách, xác định
các mục tiêu mà chính sách cần đạt được và xác định các giải pháp cần thiết
để đạt tới các mục tiêu đó. Muốn xác định được vấn đề chính sách, cần phải
thường xuyên quan sát và phân tích tình hình thực tế để dự báo được những
mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã
hội.
Thực thi chính sách: Đây là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chính
sách công trên thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải
pháp định trước để đạt được các mục tiêu chính sách. Chính trong giai đoạn
này, chính sách được biến thành kết quả thực tế. Giai đoạn này bao gồm các
17
hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu quả chính
sách cùng các biện pháp tổ chức thực thi để chính sách phát huy tác dụng
trong cuộc sống.
Đánh giá chính sách: Đây là một giai đoạn quan trọng trong quy trình
chính sách. Trong giai đoạn này, người ta tiến hành so sánh các kết quả của
chính sách công với các mục tiêu đề ra, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt
được thông qua việc thực thi chính sách trên thực tế.
- Thực thi chính sách công
+ Khái niệm: Chính sách được hoạch định ra xuất phát từ yêu cầu khách
quan của thực tế, từ những nhu cầu của xã hội. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ
năm 1930 đến 1960, các nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập
trung tìm tòi về việc hoạch định chính sách công. Song cho đến tận ngày nay,
người ta vẫn khó có thể khẳng định rằng, một chính sách đề ra là tốt hay xấu.
Điều đó chỉ có thể được đánh giá bằng thực tế là chính sách đó được xã hội
chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn là phán xét chính xác nhất chính sách
nào là tích cực và chính sách nào là tiêu cực. Trong thập kỷ 70, các nhà
nghiên cứu đã chuyển trọng tâm sang giai đoạn thực thi chính sách.
Theo nguyên lý triết học, chính sách là một dạng thức vật chất đặc biệt
nên nó cũng cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Song muốn thực hiện
được chức năng, chính sách phải tham gia vào quá trình vận động như các vật
chất khác. Nghĩa là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai trong
đời sống xã hội. Do vậy, tổ chức thực thi chính sách là tất yếu khách quan để
duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và
cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Với cách tư duy này có thể đi
đến khái niệm về tổ chức thực thi chính sách như sau:
Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của
chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt
18
được mục tiêu định hướng của Nhà nước.
1.3.1. Xác định nhu cầu
Nhu cầu là vấn đề cơ bản và quyết định đến kết quả thực hiện chính
sách. Khi nhu cầu phát sinh sẽ xuất hiện những đòi hỏi cá nhân từ đối tượng
hưởng lợi. Vì vậy, nhu cầu được phát hiện thông qua hoạt động tổng kết, đánh
giá, xem xét, kiến nghị từ chính đối tượng hưởng lợi của chính quyền và cơ
quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động của mình. Quá trình lãnh
đạo kinh tế, xã hội chính quyền cơ sở nhận biết nhu cầu tại địa bàn mình để
đề xuất chính quyền cấp trên nhu cầu mình cần để thực hiện chính sách.
1.3.2. Lập kế hoạch
Sau khi phát hiện nhu cầu, chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước có
trách nhiệm xem xét, xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả những
đòi hỏi từ đối tượng hưởng lợi. Tổ chức triển khai họp dân để xác định chính
xác nhu cầu cụ thể cho từng khu dân cư và đối tượng thụ hưởng cụ thể.
1.3.3. Thực hiện kế hoạch
Khi kế hoạch được ban hành, chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước
có trách nhiệm chuẩn bị nguồn lực về kinh tế, con người và các điều kiện cần
thiết khác để tiến hành thực hiện kế hoạch. Tổ chức kiểm tra, rà soát đối
tượng và sau cùng tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc để kế hoạch thực hiện
đạt như mục đích đề ra. Thường xuyên đến gặp gỡ, tạo điều kiện để người
thục hiện chính sách thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
1.3.4. Đánh giá, tổng kết
Đây là khâu quan trọng, chu đáo và thực hiện một cách khách quan. Là
việc chính quyền, các cơ quan chức năng tiến hành tổng hợp, phân tích, thống
kê kết quả triển khai thực hiện kế hoạch đề ra ban đầu. Việc đánh giá chính
xác giúp cho công tác lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm trong hoạt động thực
tiễn, kiến nghị cũng như đề xuất chính sách thực hiện đúng đắn hơn. Tổ chức
19
họp đúng thành phần, đối tượng để đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương
khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt để nhân rộng điển hình.
1.4. Yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp
xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số
1.4.1. Yêu cầu của quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng
dân tộc thiểu số
Sắp xếp, bố trí dân cư là quá trình phức tạp, đòi hỏi có sự đánh giá,
nhận định và quyết định tổ chức thực hiện đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng
liên quan đến quá trình vận dụng các chính sách, phát huy nội lực, tiềm năng
lợi thế đáp ứng các yêu cầu về tính ổn định lâu dài, bảo đảm cho phát triển
KT-XH, Quốc phòng-An ninh, đặc biệt sự phù hợp giữa quy hoạch và văn
hóa vùng miền. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản trên thì chính sách mới thực sự
đi vào cuộc sống, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giảm dần khoảng
cách giữa các vùng miền.
1.4.1.1. Tính ổn định
Vùng dân tộc thiểu số gắn liền giữa tự nhiên với con người, quá trình
tồn tại và phát triển lâu đời hình thành nên văn hóa đặc trưng ở mỗi vùng,
miền. Chính vì vậy, xác định tính ổn định một cách bền vững là vấn đề phức
tạp, cho nên về cơ bản tính ổn định chỉ xác định các tiêu chí về văn hóa ổn
định không xáo trộn, bảo đảm quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, môi
trường phát triển bền vững đồng thời phải gắn liền với sản xuất ổn định.
1.4.1.2. Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội
Bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội là đòi hỏi quyết định trong chiến lược
phát triển đất nước hay một địa phương cụ thể nào đó. Có thể trước khi chúng
ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nói cách khác
là từ khi mở cửa năm 1986 về trước nhu cầu về phát triển chưa phải tiêu chí
quan trọng nhưng đến nay vấn đề phát triển và ý thức đổi mới, phát triển
20
không chỉ trong lý luận của đảng phái, nhà nước, của tổ chức, tập thể, cá nhân
trong cộng đồng mà là vấn đề có tính quy luật của xã hội loài người. Bảo đảm
phát triển kinh tế - xã hội là việc thể hiện cơ bản của sự phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong giai đoạn hiện nay đối với các vùng dân
cư thiểu số ít nhất đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà biểu hiện
cơ bản về hạ tầng, dân cư, vùng sản xuất. Các thành tố trên phải đáp ứng ở
mức cơ bản nhất thì có thể được xem là ổn định và trong quá trình vận động
dần dần phát triển thêm về việc làm, thu nhập và nhu cầu tự nhiên khác.
1.4.1.3. Bảo đảm Quốc phòng - An ninh
Dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích trải dài hầu hết ở
các vùng biên giới đất liền của Tổ quốc. Sự trải dài như thế tạo thành tường
rào quốc phòng che chắn các vùng trung du, đồng bằng cả nước. Chính vị trí
địa lý, tự nhiên như vậy tạo nên cho vùng này quan trọng trong thế trận quốc
phòng, an ninh. Lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc
mỹ đã chứng minh vị trí quan trọng của nó, như các hoạt động cách mạng
luôn lấy địa bàn miền núi làm khu căn cứ cách mạng, là thành lũy hoạt động
vững chắc của hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Thực dân pháp chọn Mường
Thanh, đế quốc mỹ chọn Tây nguyên hay nhiều vùng miền khác của cả nước.
Tuy nhiện, cũng xuất phát từ vị trí địa lý cách trở, chia cắt cục bộ nên kinh tế,
văn hóa, xã hội chậm phát triển, hạ tầng lạc hậu nhất là hạ tầng kinh tế, kỹ
thuật, giao thông, giáo dục…Khó khăn, chậm phát triển trở nên yếu tố nhạy
cảm về chính trị, quốc phòng, an ninh khi nhu cầu đời sống cao, giáo dục yếu
kém không đáp ứng được dẫn đến dễ bị xúi dục, lôi kéo bằng nhiều hình thức
nhất là vùng khó khăn, có đạo, công tác lãnh đạo, quản lý không tốt. Vì vậy,
đối với vùng này phải quan tâm chính sách phát triển ổn định, chăm lo đời
sống nhân dân về mọi mặt, đẩy mạnh dân trí, bảo về văn hóa, xây dựng tiềm
lực quốc phòng, an ninh gắn với nền kinh tế ổn định, phát huy thế trận lòng dân.
21
1.4.1.4. Sự phù hợp giữa quy hoạch và văn hóa vùng miền
Tuy luật quy hoạch chưa ra đời nhưng trong lãnh đạo, quản lý của
Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp đã chú trọng hình thành nên
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành cho từng vùng miền của
cả nước sao cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên, văn hóa của từng vùng.
Trong công tác quản lý nhà nước hiện nay, từ khi có luật quy hoạch ra đời thì
việc thực hiện quy hoạch trở nên bắt buộc, là nguyên tắc và thậm chí được
xem như quy luật trong khoa học quản lý. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
có mối quan hệ ràng buộc bởi nhiều thành phần như quy hoạch vùng với hạ
tầng, hạ tầng với dân cư, vùng sản xuất, thành phần kinh tế ngành,…Vì vậy,
sự phù hợp giữa quy hoạch với văn hóa hay các yếu tố khác luôn phải đồng
bộ, thống nhất của nhau.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí
dân cư vùng dân tộc thiểu số
1.4.2.1. Yếu tố tự nhiên
Địa bàn sinh sống của đa số tộc người thiểu số có địa hình địa lý phức
tạp, chia cắt mạnh bởi sông, núi nhất là vùng Tây Bắc và phía Tây Trung bộ,
thời tiết vùng này cũng rất cực đoan, lũ quét, mưa đột xuất thường xuyên xuất
hiện. Hạ tầng kinh tế, giao thông phát triển kém. Khảo sát cho thấy địa bàn
dân cư có độ dốc trung bình trên 15% ở phía Tây Trung bộ, trên 21% vùng
Tây Bắc, khoảng 5% vùng Tây nguyên và Nam bộ thì thấp hơn nhưng ngược
lại sông ngòi nhiều, thời tiết oi bức. Tất cả các yếu tố trên tác động rất lớn đến
quá trình cơ cấu, tái cơ cấu dân cư bởi khó khăn về vị trí thích hợp, đủ lớn cho
một cộng đồng dân cư thường là thôn, nhóm hộ, tộc họ, chi phí lớn cho san
lấp mặt bằng, vận chuyển vật liệu xây dựng cũng như chi phí hình thành các
hạ tầng phục vụ dân sinh mà nhà nước phải thực hiện nhân dân tham gia đối ứng.
1.4.2.2. Yếu tố xã hội
22
Thực tế cho thấy cộng đồng các dân tộc thiểu số gắn kết theo dòng tộc,
huyết thống là chính, gắn kết theo cộng đồng làng xã có nhưng rất hạn chế ở
đa số các dân tộc. Có những tộc người thích nghi với kiểu sinh sống, bố trí
dân cư phải gắn liền với nương rẫy, địa bàn sản xuất, có tộc người không
muốn giao lưu bên ngoài, sự kết hợp dân cư mở rộng đa đân tộc, đa địa
phương. Vì vậy, để kết hợp cộng đồng lại rất khó khăn, dễ mâu thuẫn nhất là
trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, kết quả thực hiện nghĩa vụ.
1.4.2.3. Yếu tố văn hóa
Sự đa dạng, phong phú về văn hóa các dân tộc thiểu số thể hiện một mặt
tính thống nhất của nó về ý chí vươn cao, sẵn sàng giao thoa để đón nhận tinh
hoa của văn hóa khác đan xen trong cái riêng của mình. Mặt khác, chính cái
riêng có của mỗi tộc người làm cho họ bảo thủ, đề cao cái riêng mà không
chịu hòa nhập. Khi thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc
thiểu số yếu tố văn hóa sẽ là vấn đề chính quyền cần quan tâm, khi: có sự giao
thoa, cởi mở thị việc thực hiện chính sách dễ dàng, thuận lợi. Và, ngược lại,
khi cơ cấu dân cư cho một cộng đồng có đan xen các tộc người sẽ nảy sinh
việc xác định mô hình, địa lý lập làng cũng như tránh né ngay từ đầu phải
chung sống với dân tộc khác trái ngược văn hóa, tập tục với mình.
1.4.2.4. Yếu tố con người
Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Từ khái niệm trên
cho thấy con người vốn phức tạp trong mối quan hệ giữa người với người,
người với quan hệ xã hội khác; các quan hệ này xuất phát từ văn hóa, ứng xử,
quan hệ huyết thống, tổ chức sản xuất và quá trình nhận thức. Thông thường,
những người có cùng huyết thống bao giờ cũng dễ cảm nhận, chia sẻ; cùng
cộng đồng dân tộc, nhóm dân cư luôn có sự đoàn kết, tương trợ nên làm việc
gì cũng giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, bảo thủ, đố kỵ việc gì cũng không hưởng
ứng…
23
Như vậy, vấn đề con người là yếu tố quyết định trong nhiều yếu tố còn
lại; nhận thức của chúng ta luôn đi qua mọi rào cản, dù vấn đề khó khăn cùng
chung tay làm có khó đến mấy cũng sẽ thành công.
1.4.2.5. Yếu tố cơ chế, chính sách, pháp luật
Khi đề cập đến kiến trúc thượng tầng là đang đề cập đến một hình thái
xã hội phát triển, cơ chế chính sách công khai, rõ ràng, minh bạch, xã hội
thượng tôn pháp luật. Đất nước ta từ khi thành lập năm 1945 đến nay đã trải
qua 5 lần sửa đổi hiến pháp; để phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển
đã hình thành nhiều bộ luật, luật, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều
chỉnh mối quan hệ xã hội; cùng với năng lực phát triển chính sách trên các
lĩnh vực cũng được ban hành qua đó giải quyết đáng kể nhu cầu của đời sống
nhân dân trên phạm vi cả nước, ở hầu hết vùng miền. Đặc biệt, từ khi luật Tổ
chức Chính phủ, luật Tổ chức chính quyền địa phương và luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật ra đời đã phân cấp, phân quyền một cách tương đối
cơ bản, cởi trói năng lực xã hội để có thể nhiếu chính sách không chỉ cấp
Trung ương mà địa phương cũng có thể ban hành để tự gải quyết nhu cầu nội
tại mà quốc gia không thể giải quyết đến mức cụ thể được. Chứng minh điều
đó, ngoài chính sách chung từ trước đến nay Trung ương và địa phương cũng
chủ động ban hành nhiều chủ trương, chính sách dành riêng cho miền núi,
vùng đồng bào thiểu số như chương trình 327/CP, 661/CP, chương trình
135/CP, 134/CP, nghị định 01/CP về công tác dân tộc…Tại địa phương cũng
đã ban hành nhiều chính sách cụ thể hóa mục tiêu phát triển vùng miền, như
tỉnh Quảng Nam có nghị quyết 05-NQ/TU, nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND
của HĐND tỉnh và nhiều nghị quyết, quyết định lãnh đạo, quản lý khác.
Trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên đã tác động
tích cực lên đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân nhất là vùng miền núi, dân
tộc thiểu số trên lĩnh vực kinh tế, giáo dục, ổn định dân cư. Tuy nhiên, do
24
nguồn lực hoặc do đánh giá không thấu đáo tình hình nên còn có chính sách
thực sự khó triển khai, không hiệu quả, nhân dân không hưởng ứng cao;
chẳng hạn như nhà nước thu hồi đất đã giao cho nhân dân trồng rừng do dự án
không hiệu quả ở một số địa phương, việc hổ trợ làm nhà ở có mức quá thấp
nên người dân cứ luân quẩn trong vòng xóa nhà tạm mãi không thoát ly được.
Từ thực tế trên cho thấy cơ chế chính sách, pháp luật có nhiều ưu việt nhưng
cũng có mặt hạn chế chi phối lên quá trình hình thành, phát triển dân cư.
Tiểu kết chương 1
Thực hiện việc ổn định dân cư có vai trò, vị trí quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và vấn đề an sinh khác
của bất kỳ quốc gia, dân tộc hay một địa phương nào. Trong những năm qua
với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chính sách sắp xếp, bố
trí dân cư vùng dân tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện đồng bộ và quyết
liệt. Các quan điểm về dân tộc, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số đã
được đánh giá, đổi mới đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới; các cơ
quan bộ ngành từ Trung ương đến địa phương đã vận dụng, thực hiện đúng
chủ trương, chính sách về phát triển dân cư góp phần thực hiện tốt công cuộc
xóa đói, giảm nghèo từng bước cải thiện đời sống nhân dân vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Để thực hiện thành công chính sách này có nhiều vấn đề liên quan cần
hiểu thấu đáo, nhất là đánh giá những kết quả nghiên cứu đã có, các vấn đề về
khái niệm và lý luận, tình hình thực tiễn của các dân tộc thiểu số tác động đến
quá trình thực hiện chính sách công nói chung và chính sách sắp xếp, bố trị
dân cư nói riêng. Đây là những nội dung chính được đề cập trong nội dung
chương 1 của luận văn.
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ
DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐÔNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát chung về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đông Giang cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, cách thành
phố Tam Kỳ 145km về phía Tây Bắc. Huyện có đường Hồ Chí Minh nối từ
huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế đi qua về huyện Nam Giang.
Vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp: huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng
+ Phía Tây giáp: huyện Tây Giang – Tỉnh Quảng Nam
+ Phía Nam giáp: huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam
+ Phía Bắc giáp: huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Địa hình
Địa hình huyện Đông Giang khá phức tạp, phần lớn là núi cao xen kẽ
với những thung lũng nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối. Độ chênh
cao khá lớn, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao. Cao độ bình quân trên
700m, Đông Giang là một trong những huyện có địa hình khá phức tạp.
Địa hình huyện miền núi được chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng núi cao: Có độ cao trung bình > 1000m phân bố tập trung tại
các xã A Ting, Tà Lu, Kà Dăng, Zơ Ngây tổng diện tích khoảng 22.597,91 ha
chiếm 27,81% tổng diện tích tự nhiên.
+ Vùng núi có độ cao từ 500 đến 1000m phân bố tại các xã Kà Dăng,
Zơ Ngây, Mà Cooi, Tà Lu, Sông Kôn, Arooi và thị trấn P’rao với tổng diện
tích khoảng 38.400,61ha chiếm 47,25% tổng diện tích tự nhiên.
26
+ Vùng núi thấp có độ cao < 500m. Phân bố tại các xã: Ba, Tư, thị trấn
Prao với diện tích chiếm khoảng 24,94% tổng diện tích tự nhiên.
Nhìn chung, với địa hình nói trên việc đầu tư hạ tầng, bố trí sản xuất
nông nghiệp, đất đai, công trình thủy lợi, khu dân cư nông thôn tập trung, giao
thông…sẽ rất khó khăn và tốn kém.
- Khí hậu
Đông Giang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực
Đông Trường Sơn, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2
dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch.
- Lượng mưa:
Huyện Đông Giang mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 02
dương lịch, lượng mưa lớn thường tập trung vào tháng 10, tháng 11, tháng 12
dương lịch chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm và mùa mưa lũ.
- Gió:
Trong mùa mưa xuất hiện gió mùa Đông Bắc tạo ra những tiểu vùng
khí hậu khác nhau. Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ vùng núi Bạch Mã và
vùng Bà Nà nên thời tiết huyện Đông Giang thường rét lạnh kéo dài, ảnh
hưởng đến thời vụ sản xuất và điều kiện sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Trong mùa khô xuất hiện gió mùa Tây Nam vào giữa tháng 6 đến tháng 7
dương lịch (từ giai đoạn tiết Hạ chí đến Đại thử) thường hay có những đợt gió
khô nóng từ Lào thổi qua Mức độ tác động của gió Lào ảnh hưởng đến các xã
khác nhau.
Khí hậu huyện Đông Giang là vùng khí hậu nhiệt đới có độ ẩm lớn, tạo
điều kiện đa dạng với các loại cây trồng, thuận lợi cho việc sinh trưởng và
phát triển cây trồng cũng như con vật nuôi. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với
huyện là lượng mưa lớn tập trung theo mùa, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt nhân dân. Đặc biệt có các tiểu vùng khí hậu khác nhau
27
nên khó bố trí cây trồng, vật nuôi như những vùng khác. Mưa lũ gây sạt lỡ,
gây xói mòn đất, hư hỏng các công trình thủy lợi, giao thông…xảy ra thường
xuyên.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Căn cứ bản đồ thổ nhưỡng huyện Hiên (trước đây) tỷ lệ: 1/25.000 năm
1978, trên địa bàn huyện Đông Giang có 09 nhóm đất chính, Tài nguyên đất
khá phong phú với 09 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ chiếm trên 69%
tổng diện tích đất tự nhiên. Các nhóm đất khác như đất nâu tím trên đá sét
(chiếm 15,21% diện tích tự nhiên), đất phù sa sông suối (1,97%), đất vàng
nhạt (4,80%)... có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, độ
dốc lớn > 25% chiếm đa số, do vậy nó phù hợp với nhiều loại cây như: ăn
quả, lúa, chuối, ngô, rau, đậu…
* Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp: 4.225,58 ha, chiếm 6,04% tổng diện tích đất
nông nghiệp của huyện. Trong đó: đất trồng cây hằng năm là 3.081,08 ha,
chiếm 4,37% đất trồng cây lâu năm là 1.174,50 ha, chiếm 1,67%.
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm: 2.352,75 ha, các loại cây trồng
đều không chủ động nguồn nước và thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác
còn hạn chế nên năng suất và sản lượng không cao.
- Đất lâm nghiệp có rừng: 66.175ha, chiếm 81,43% tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất rừng sản xuất:
Diện tích 19.132,80 ha, phân bố ở hầu hết các xã, trong đó tập trung
nhiều nhất ở xã Ba, Tư, Jơ Ngây...Chia ra thành: đất có rừng tự nhiên sản xuất
9.180,94 ha, đất có rừng trồng sản xuất 3.960,71 ha, đất khoanh nuôi phục hồi
rừng sản xuất: 5.220,55 ha và đất trồng rừng sản xuất 770,60 ha.
28
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 9.180,94 ha, chiếm 13,87% diện tích
đất nông nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở xã: Ba, A Ting, Mà Cooih, Prao,
Za Hung, rừng ở đây có nhiều chủng loại động thực vật khá phong phú, hiện
có nhiều loại cây gỗ quý như Kiền kiền, gõ, lim...với trữ lượng gỗ lớn.
+ Đất có rừng trồng sản xuất: 3.960,71 ha, chiếm 5,98% diện tích đất
lâm nghiệp. Phân bố hầu hết ở các xã, tập trung nhiều ở xã Ba, Jơ Ngây, Tư,
A Ting, cây trồng chủ yếu là keo lá tràm, một số nơi trồng quế.
+ Đất khoanh nuôi phục hồi sản xuất: 5.220,55 ha, chiếm 7,88% diện
tích đất lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở xã Jơ Ngây, Tư, Sông Kôn.
+ Đất trồng rừng sản xuất: 770,60 ha, diện tích phân bố ở thị trấn Prao,
xã Jơ Ngây và Sông Kôn, cây trồng chủ yếu là keo lá tràm.
+ Đất rừng phòng hộ:
Diện tích 36.820,70 ha, phân bố tập trung ở xã Mà Cooih, Kà Dăng, Tư
và rải rác ở các xã còn lại. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên phòng hộ
26.036,62 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 10.784,08 ha.
+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: chiếm 39,33% diện tích đất lâm
nghiệp tập trung nhiều nhất ở xã Mà Cooih, Kà Dăng,Tư, thị trấn Prao: 123
ha. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: chiếm 16,29% diện tích đất lâm
nghiệp.
+ Đất rừng đặc dụng:
Diện tích 10.247,00 ha, chiếm 15,48% diện tích đất lâm nghiệp. Đây là
diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, vườn Quốc gia Bạch Mã và
khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, phân bố ở các xã Tà Lu, Sông Kôn, A Ting,
Ba, Tư. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 90.775,10 ha, đất có rừng
trồng đặc dụng 147,20 ha, Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng 324,70 ha.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trên địa bàn từ các sông, suối. Nước mặt thay đổi theo
29
mùa. Mùa mưa nguồn nước dồi dào, mùa khô nguồn nước thấp nên nước
không ổn định. Địa bàn Huyện có các con sông như: sông Vàng, sông Kôn,
sông A Vương…
Nguồn nước ngầm thay đổi theo cấp độ địa hình. Nguồn nước này chưa
được khai thác nhiều. Người dân đa số sử dụng nước sinh hoạt từ nước tự
chảy qua hệ thống bể lọc. Trong tương lai khi nguồn nước ngầm được khai
thác, địa phương sẽ có nguồn nước dồi dào, đáp ứng cho sinh hoạt và tưới tiêu
cho cây trồng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Tài nguyên rừng
- Huyện nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió ẩm gió mùa, lượng mưa
lớn nên rừng phát triển mạnh, thường xanh quanh năm có nhiều loại gỗ có giá
trị kinh tế cao như: Chò, Giỗi, Lim, Sơn Đào, Kiền Kiền và các cây dược liệu
quý như Ba Kích và các lâm sản phụ như song, mây...các loại động vật như:
Nai, Mang, Heo rừng, Sơn Dương, Nhím...Tỷ lệ che phủ rừng được giữ vững
và có xu hướng tăng lên. Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng về số lượng
chủng loài, là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm mang tính đa
dạng sinh vật học có giá trị và ý nghĩa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa
học.
Nhìn chung, công tác quản lý được thực hiện, tình trạng khai thác rừng
diễn ra ít. Các loại cây gỗ quý trữ lượng gỗ khá lớn, rừng nguyên sinh và phát
triển tốt. Việc xây dựng một số nhà máy thuỷ điện, đường dây điện, giao
thông...đã sử dụng một số diện tích đất rừng phòng hộ.
* Tài nguyên khoáng sản
Huyện Đông Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa
dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiều loại khoáng sản có tính năng, công dụng
và giá trị rất cao, phân bổ ở hầu hết các xã trong huyện. Các loại khoáng sản
quý hiếm như: Vàng, vàng sa khoáng, than đá, đá xây dựng, thiếc, kaolin, sắt
30
tập trung tại các xã: Ba, Tư, Sông Kôn, A Ting, Kà Dăng, Mà Cooih; nước
khoáng ở Sông Kôn; nguyên liệu chịu lửa, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây
dựng ở thị trấn Prao…
Hiện nay một số điểm khoáng sản đã và đang khai thác như vàng Phu
Nếp, một số điểm khai thác đang lập hồ sơ trình UBND tỉnh cấp phép hoạt động.
2.1.3. Dân số và lao động ngành nông nghiệp
2.1.2.1. Dân số
- Dân số 26.635 khẩu, 6.372 hộ (năm 2017), mật độ dân số 30
người/km2. Tốc độ tăng dân số là 1,63% giai đoạn 2010-2015. Mật độ dân số
cư trú cao hơn so với huyện Nam Giang, Tây Giang…
- Dân cư phân bố thưa, không đồng đều, tập trung đông ở thị trấn và xã
Ba do ở đây là hai khu vực buôn bán và trao đổi hàng hóa lớn của huyện.
- Nhà ở dân cư xây dựng dọc hai bên tuyến Quốc lộ 14G và 1 đoạn
đường Hồ Chí Minh qua thị trấn, còn lại là các điểm dân cư có quy mô nhỏ
phân bố rãi rác thành các cụm dân cư (thôn) trong các xã.
- Tỷ lệ dân số phân bố ở khu vực nông thôn chiếm: 81,42%, dân số ở
đô thị chiếm: 18,58%. Như vậy, người dân chủ yếu sống ở nông thôn và gắn
bó với ngành nông lâm nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ đô thị hóa theo thống kê chỉ ở
mức 18,58%.
- Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc: có 06 dân tộc sinh sống, trong
đó: dân tộc Cơ tu chiếm 73,21%, dân tộc Kinh chiếm 26,39%, còn lại là dân
tộc Mường, Thái, Tày, Mnông, Hre, Cadong.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: từ 15 - 49 tuổi: 12.446 người, đây là
nguồn nhân lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
hiện tại và trong những năm đến. Độ tuổi trẻ em từ 0 - 14 tuổi chiếm tỷ trọng
lớn: 9.295 độ tuổi > 60 tuổi: 1.803 người.
2.1.2.2. Lao động nông nghiệp
Tải bản FULL (73 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
31
- Số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2017 là 16.774
người chiếm 63% dân số.
- Số lao động nông, lâm nghiệp thủy sản: 14.512 người chiếm 86,51%
so với tổng lao động. Theo kết quả điều tra lao động nông nghiệp chủ yếu
chưa qua đào tạo và có trình độ tay nghề thấp.
2.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
+ Là huyện có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, giá trị sản xuất gần
777,5 tỷ. Từ khi tách huyện vào năm 2003, giá trị sản xuất của huyện liên tục
tăng với tốc độ khá (chủ yếu công nghiệp điện).
+ Năm 2017 tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn bộ nền kinh tế thời kỳ đạt
ở mức cao 12,64%/năm. Trong đó: ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng trên
61% trong cơ cấu kinh tế, là ngành chủ lực. Ngành nông nghiệp tăng trưởng ở
mức cao nhất 28,55% và chiếm tỷ lệ giảm dần trong cơ cấu lao động lĩnh vực
kinh tế qua các năm. Tổng mức bán lẽ hàng hóa dịch vụ tăng khá, chiếm trên
10,55% giá trị.
+ Tăng trưởng kinh tế đã góp phần thúc đầy huyện góp phần thực hiện
mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hoàn thành tốt các kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn 2010 -2015 và tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho giai đoạn
2015-2020 và xa hơn.
+ Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2018 đạt trên 635 tỷ/năm.
+ Mặc dù tỷ trọng công nghiệp cao nhưng ngành nông lâm nghiệp hiện
tại vẫn là ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của huyện góp phần giải quyết
việc làm và thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Cơ cấu kinh tế hiện nay: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong
Tải bản FULL (73 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ
HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
GIAI ĐOẠN 2013-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Số
TT
Xã/ thị
trấn
Nội dung hỗ trợ Nguồn vốn thực hiện
Kinh
phí
Khu
dân
cư
Nhà
ở
Khu
tái
định
cư
NQ
12/2017/
của HĐND
tỉnh
QĐ
22/CP
Vốn
khác
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Xã Ba 5 72 1 49 19 4 3.961,1
2 Xã Tư 3 43 28 9 6 2.197,2
3 Ating 4 118 70 26 22 5.690,4
4 Jơ Ngây 3 82 1 44 30 8 5.785,2
5 Sông Kôn 5 72 46 15 11 3.631,2
6 Tà Lu 2 47 29 15 3 2.404
7 T.trấn Prao 5 69 1 51 16 2 3.977,4
8
Xã
ZaHung
3 107 2 78 21 8 18.883
9 Xã ARooi 4 54 30 18 6 2.599,2
10
Xã Mà
Cooih
3 66 36 19 11 3.091,2
11
Xã Kà
Dăng
3 62 1 25 23 14 13.524
TC 11 40 792 6 486 211 95 67.000
Nguồn: B/c KT-XH nữa nhiệm kỳ Đ
6559290

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...
Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...
Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comNghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comThùy Linh
 

What's hot (16)

Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...
Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...
Đề tài: An sinh xã hội Chính sách đối với người có công - Thực trạng và giải ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy XuyênLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comNghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
 
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng NinhQuản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
 

Similar to THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-ViệtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 

Similar to THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG (20)

Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm ĐồngĐề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
 
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu sốQuản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOTĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đChính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BHIRYU LONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BHIRYU LONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MINH HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Chính sách công “Thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu cá nhân với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Minh. Nội dung phản ánh trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khác. Học viên Bhiryu Long
  • 4. LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn “Thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” được hoàn thành là nhờ quá trình nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân trong suốt 3 năm qua với sự giúp đỡ của các quý thầy cô, cơ quan, đơn vị, địa phương và bạn học. Để có được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức đôn đốc, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy, cô giáo Học viện Khoa học xã hội và quý thầy cô công tác tại cơ sở thành phố Đà Nẵng đã nhiệt tình, tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Chân thành cảm ơn đến tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, các Phòng: NN&PTNT, Dân tộc, Nội vụ; Văn phòng HĐND&UBND huyện, Chi cục thống kê, UBND các xã, thị trấn; các đồng chí, đồng nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu điều tra, minh chứng, tổng hợp, phân tích, đánh giá về các nội dung nghiên cứu có liên quan trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong thời gian thực hiện cũng như hoàn thành luận văn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, đặc biệt xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề trong thời gian đến. Kính mong quý thầy, cô giáo tiếp tục chia sẻ, góp ý thêm để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ..........................................................................9 1.1. Một số khái niệm..................................................................................................9 1.2. Những vấn đề chung về dân cư vùng dân tộc thiểu số.......................................10 1.3. Quy trình chính sách sắp xếp, bố trí dân cư.......................................................15 1.4. Yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số.................................................................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................................................25 2.1. Khái quát chung về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ................................25 2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2018 huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.................................36 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, PHÂN BỐ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI GIAN ĐẾN TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................................................................48 3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.....................................................48 3.2. Một số giải pháp trọng tâm ................................................................................49 3.3. Những kiến nghị, đề xuất...................................................................................60 KẾT LUẬN..............................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam 5 KT-XH Kinh tế - Xã hội
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc với ngôn ngữ, lối sống và văn hoá đặc trưng của từng dân tộc, từng vùng miền. Người Kinh chiếm hơn 86% tổng dân số, và 53 dân tộc còn lại có số dân lớn nhất tiếp theo là Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, Mông và Dao chiếm khoảng 10% tổng dân số. Các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt các nhóm có dân số ít, tập trung chủ yếu ở vùng cao và miền núi, hạn chế trong tiếp cận với cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ công. Mặc dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hai thập kỷ qua, nhưng tỷ lệ đói nghèo hiện vẫn còn rất cao ở vùng núi và vùng cao, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng gần 14% dân số Việt Nam nhưng có tới trên 50% dân số thuộc diện nghèo. Đồng bào các dân tộc anh em Việt nam đã cùng sinh sống hàng ngàn năm và trải qua bao thăng trầm với lịch sử dân tộc, bao biến cố vẫn son sắt bên nhau một lòng, dù văn hóa, địa lý có cách trở nhưng chân lý cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn không đổi. Sự thủy chung đó đã giúp các dân tộc tin tưởng, tôn trọng, giúp nhau ngày càng gắn bó cùng phát triển đi lên. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có vị trí, vai trò hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của quốc gia cũng như một địa phương cụ thể nào đó. Việc thực hiện đúng các chính sách đối với vùng này tác động trực tiếp có ý nghĩa quyết định đến chiến lược phát triển trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách đúng đắn đối với vùng dân tộc tạo nên diện mạo mới về định hướng phát triển chung ở các vùng thành thị, trung du, miền núi. Trong những chính sách đó, chính sách về sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số là thực tiễn sinh
  • 8. 2 động nhất đáp ứng nhu cầu thiết thực về chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ổn định chính trị vùng dân tộc thiểu số ở hầu hết các địa phương. Trong những năm qua, cũng như nhiều địa phương khác, ở huyện Đông Giang cũng diễn ra quá trình sắp xếp, bố trị lại dân cư phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước, như xây dựng các công trình thủy điện, đường giao thông và nhiều loại hình công trình phúc lợi xã hội khác. Do vậy, nghiên cứu chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm khẳng định thêm tính đúng đắn chiến lược phát triển của quốc gia cũng như giúp huyện Đông Giang có thực tiễn cần thiết trong quá trình xây dựng và phát phát của mình trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số dựa trên số liệu điều tra về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số nhằm xây dựng một bức tranh tổng thể về các dân tộc thiểu số Việt Nam với đầy đủ các đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục,…Dựa trên các phân tích này, đưa ra một số khuyến nghị chính sách để giải quyết các vấn đề mà người dân tộc thiểu số đang gặp phải. Dân tộc thiểu số của Việt Nam có dân số khoảng 13,4 triệu người, phân bố rải rác ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những dân tộc có dân số đông, trên một triệu người và cả những dân tộc có vài trăm người. Các dân tộc có sự cách biệt khá lớn về tuổi thọ và tỷ suất tử vong ở trẻ em. Kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống là hai vấn đề nổi cộm đối với dân tộc thiểu số. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trình độ phát triển thấp, địa bàn sinh sống biệt lập, ít cơ hội giao lưu, trao đổi, hội nhập với xã hội bên ngoài, tập quán kết hôn, định kiến giữa các tộc người; hiểu biết chưa đầy đủ về hậu quả
  • 9. 3 của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số chưa thực sự được lưu tâm. Tỷ lệ phụ nữ đến các cơ sở y tế để khám thai chưa cao và chưa phổ biến ở một số dân tộc, trung bình chỉ đạt 70,9% phụ nữ khám thai ít nhất một lần tại các cơ sở y tế. Tập quán sinh con tại nhà rất phổ biến ở các dâm tộc thiểu số, mới có khoảng 64% các ca sinh được thực hiện ở cơ sở y tế trong khi có đến một nửa lựa chọn phương pháp sinh con tại nhà là chủ yếu. Sử dụng các biện pháp tránh thai chưa phổ biến, có đến 23% phụ nữ có gia đình không sử dụng một biện pháp tránh thai nào. Cá biệt, hơn một nửa phụ nữ dân tộc Mảng không áp dụng biện pháp tránh thai. Nữ giới nhìn chung thiệt thòi hơn nam giới về nhiều mặt, bao gồm cả tiếp cận giáo dục, lao động, việc làm. Tỷ lệ nữ giới mù chữ cao hơn nam giới, nữ giới có việc làm qua đào tạo cũng thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt này không giống nhau giữa các dân tộc. Có 73,3% các hộ dân tộc thiểu số đã được tiếp cận đến nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có nhà xí hợp vệ sinh rất thấp, trung bình chỉ có 27,9%. Mặc dù tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh khá cao, nhưng có nhiều dân tộc đại đa số các hộ không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, như Khơ Mú, Chứt, La Ha, La Chí, Lào, Pu Péo. Việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc còn khá hạn chế với các dân tộc thiểu số. Khoảng cách từ nhà đến chợ, trường học tương đối xa. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của người dân tộc thiểu số sinh sống tại hầu hết các địa phương trong cả nước là khá phổ biến. Về mặt tiếp cận thông tin, đa số các hộ tiếp cận thông tin qua kênh tivi, tỷ lệ các hộ có máy tính, Internet, điện thoại chưa nhiều. Thu nhập bình quân đầu người trong nhóm dân tộc thiểu số chỉ bằng khoảng một nửa so với thu nhập bình quân đầu người trên cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo có sự phân hóa sâu sắc giữa các dân tộc, có dân tộc tỷ lệ hộ nghèo rất
  • 10. 4 thấp như Ngái, Hoa, Chu Ru trong khi có nhóm tỷ lệ nghèo rất cao như Ơ Đu, Co, Khơ Mú và Xinh Mun. Về mặt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mặc dù tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ khá cao (96%) nhưng số người biết đến bài hát truyền thống, điệu múa và sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình lại rất hạn chế. Mai một và mất dần bản sắc văn hóa (pha tạp, biến đổi, biến thái văn hóa, mất dần ngôn ngữ mẹ đẻ…) truyền thống các dân tộc thiểu số đang ngày càng diễn ra ở nhiều chiều cạnh khác nhau, nhất là đối với 16 tộc người thiểu số rất ít người gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái. Việc phân tích đặc điểm của các dân tộc thiểu số theo từng khía cạnh nhân khẩu học, điều kiện sống, sinh kế, bình đẳng giới, tiếp cận y tế, giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng,… cho thấy các khía cạnh này có liên quan chặt chẽ đến nhau, các dân tộc làm tốt một số khía cạnh thường sẽ làm tốt ở các khía cạnh khác. Ngược lại, các dân tộc gặp khó khăn ở một số vấn đề cũng thường gặp hạn chế ở các vấn đề còn lại. Chính sách về đất ở, nhà ở được Đảng, nhà nước sớm quan tâm nhằm hạn chế tối đa tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy một thời gian ngắn sau đó chuyển đến nơi mới để sinh sống hoặc khi dịch bệnh xảy ra gán cho ma quỷ xua đuổi làm bất ổn định đời sống các vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác, nhằm ổn định đời sống, tập trung cho phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng miền, bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh và thực hiện thắng lợi khu vực phòng thủ ở mỗi cấp. Vì vậy, việc triển khai thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư đã được thực hiện quyết liệt thông qua chương trình 327/CP, 167/CP, 661/CP, Quyết định 135/CP, nhà ở 22/CP cho người có công với cách mạng và nhiều chính sách của địa phương, chương trình nhà ở tình nghĩa,…đã từng bước cải thiện đáng kể nhà ở cho vùng dân tộc thiểu số, từng khu dân cư hình
  • 11. 5 thành và phát triển ổn định phù hợp với phong tục, văn hóa sinh sống của mỗi vùng miền. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, nhiều nơi hạ tầng giao thông yếu kém, rừng và chủ trương cấm rừng trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng nhà ở cộng với chính sách chỉ mang tính hỗ trợ nên số khu dân cư hình thành chưa nhiều, nhà ở thực hiện mang tính tạm bợ, không ở được lâu, khu dân cư không gắn với sản xuất…Trong thời gian qua, công tác sắp xếp, bố trí nhằm ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước được triển khai quyết liệt; nổi bật như vùng Tây Bắc do lũ lụt xẩy ra thường xuyên nên chính sách này cũng được quan tâm nhiều hơn nhằm ổn định đời sống nhân dân, kinh tế mới vùng Tây nguyên phát triển nhanh chóng… Với tỉnh Quảng Nam, tại các huyện Nam Trà My, Tây Giang, Đông Giang công tác này được chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm, nhờ có chính sách đúng đắn của tỉnh cũng như nhu cầu lớn trong nhân dân. Qua đánh giá cho thấy việc sắp xếp, bố trí dân cư tại tỉnh đầu tư rất lớn trong thời gian gần đây và cũng là lĩnh vực thành công trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội. Như vậy, qua tham khảo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc năm 2015 cho thấy hầu hết trên nhiều lĩnh vực được điều tra làm rõ để có cơ sở đề xuất chính sách thực hiện đối với từng vùng miền hay nhóm dân tộc. Tuy nhiên, chưa có đánh giá nào dành riêng cho phát triển dân cư, mô hình phát triển dân cư của từng vùng dân tộc thiểu số để từ đó đúc kết kinh nghiệm phát triển và thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư phù hợp, có tính thống nhất khi triển khai thực hiện. Nguyên nhân của vấn đề này là việc sắp xếp dân cư còn phụ thuộc vào địa lý, yếu tố văn hóa…có những nơi chú trọng “An cư lạc nghiệp”, có nơi lại xem trọng vấn đề khác của đời sống xã hội. Vì vây, để có thể đánh giá chính xác với con số đầy đủ việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc
  • 12. 6 làm khó. Trong các nhóm chính sách về miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đối với huyện Đông Giang địa bàn có trên 73% tộc người Cơtu sinh sống; chính sách nhà ở, đất ở, đất sản xuất, quản lý bảo vệ rừng... đã tác động tích cực một cách đồng bộ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Và tính hợp lý đã phản ánh khá đầy đủ qua kết quả xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, bảo tồn văn hóa. Sự tác động qua lại giữa các chính sách làm rõ nét hơn khi đánh giá về mức độ phát triển cũng như tính đúng đắn đối với từng chính sách cụ thể. Trong những năm qua chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp chính quyền triển khai thực hiện thường xuyên với quy mô và hình thức khác nhau nên kết quả đem lại rất tốt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc triển khai chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện cũng như các địa phương còn lại vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh có tương đồng các điều kiện trong thời gian đến. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích, luận văn đi sâu nghiên cứu và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: + Hệ thống hoá lý luận về một số nội dung liên quan đến chính sách công và cơ sở pháp lý về chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi; chính sách cụ thể về bố trí, sắp xếp dân cư vùng dân tộc thiểu số. + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. + Đánh giá thực trạng triển khai thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp
  • 13. 7 dân cư tại huyện những năm qua, trọng tâm là giai đoạn 2013-2018. + Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu nội dung thực hiện chính sách về bố trí, sắp xếp dân cư vùng dân tộc thiểu số hiện hành của Chính phủ, địa phương trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, đến so sánh, phân tích hiệu quả và kiến nghị, đề xuất vấn đề cần quan tâm. + Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2018. + Không gian: Nghiên cứu thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại 11 xã, thị trấn của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, cấp ủy các cấp; nghị định, quyết định của Chính phủ; nghị quyết HĐND tỉnh và các văn bản quản lý nhà nước đối với chính sách bố trí, sắp xếp dân cư và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi. - Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu, thống kê, so sánh, phân tích, tổng kết, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
  • 14. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi có liên quan. - Ý nghĩa thực tiễn Xuất phát từ kết quả tổng kết, đánh giá thực tiễn quá trình thực hiện chính sách từ cơ sở, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp có nhận định chính xác để hoạch định, định hướng chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số; việc triển khai thực hiện công tác bố trí, sắp xếp dân cư và các chính sách khác đối với miền núi, đặc biệt đối với huyện Đông Giang trong tương lai; tiết tiệm, vận dụng đúng chính sách và nguồn lực vì mục tiêu phát triển. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đấu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
  • 15. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Chính sách Có nhiều khái niệm khác nhau và có cách tiếp cận khác nhau về chính sách. Nhưng phổ biến và có cách hiểu tương đối đầy đủ và chính xác về chính sách như sau: Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. 1.1.2. Chính sách công Cho đến nay,cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi trên thế giới. Từ thực tế chính sách của các ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua những cuộc thảo luận trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, chúng ta có thể chọn ra một số cách tiếp cận quan trọng nhất để phân tích trước khi đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công. Có thể đi đến khái niệm tổng quát về chính sách như sau: Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công như sau: “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng”.
  • 16. 10 1.1.3. Công tác dân tộc Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.1.4. Dân tộc thiểu số Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.5. Vùng dân tộc thiểu số Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.6. Dân tộc đa số Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. 1.1.7. Chính sách bố trí, ổn định dân cư Theo Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT, ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Quy trình bố trí, ổn định dân cư Thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/4/2012 của Thủ tướng, khái niệm: Bố trí, ổn định dân cư trong huyện là hình thức bố trí, ổn định dân cư trong phạm vi một hoặc nhiều xã trên địa bàn của một huyện. Từ khái niệm trên có thể hiểu Chính sách bố trí, ổn định dân cư là hình thức tác động của nhà nước về bố trí, ổn định dân cư trong phạm vi một hoặc nhiều địa bàn nhất định. 1.2. Những vấn đề chung về dân cư vùng dân tộc thiểu số 1.2.1. Đặc điểm của dân cư vùng dân tộc thiểu số Tuy chưa có đánh giá chính xác và cụ thể về dân cư vùng dân tộc thiểu số phục vụ cho đề tài luận văn này, nhưng quá trình tham khảo và nghiên cứu
  • 17. 11 sơ bộ có thể thấy dân cư vùng dân tộc thiểu số có những đặc điểm sau: - Một là, thường hình thành ở những địa bàn có vị trí, địa lý phức tạp gắn liền biên giới đất liền của quốc gia. Các dân tộc thiểu số đều có quá trình hình thành và cư trú mỗi vùng khác nhau trong quá trình phát triển. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy họ được di cư từ các nơi khác nhau và trải qua sinh sống nhiều nơi với thời gian khác nhau nhưng hàng trăm năm nay từ khi các dân tộc sinh sống ổn định phần đông đều sống ở địa bàn có vị trí, địa lý phức tạp, ít có đồng bằng, xa biển khơi như Tây bắc, Tây Trung bộ, Tây nguyên và chỉ có các dân tộc có chủ quyền riêng trước đây của Nam bộ sinh sống địa bàn thuận lợi. - Hai là, sống theo cộng đồng có cùng ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán. Cộng đồng 53 dân tộc thiểu số đều có sự phản ánh khác nhau về cội nguồn, văn hóa, địa bàn cư trú của cùng tộc người được phát triển gần giống nhau về mọi mặt. Trong quá trình phát triển mỗi tộc người đều có nét riêng và được gìn giữ như tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ... cái riêng có đó tạo nên những đặc điểm về sự đa dạng, phong phú của dân tộc Việt Nam. - Ba là, có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển. Xuất phát từ vị trí, địa lý khác nhau cũng như quá trình hình thành nên điều kiện kinh tế - xã hội mỗi vùng có sự phát triển chênh lệch nhau rất lớn về mọi mặt. Đặc biệt khoảng cách phát triển với dân tộc đa số, vùng đồng bằng. Hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, yếu kém, khoa học kỹ thuật chậm ứng dụng, trình độ giáo dục hạn chế, năng lực hợp tác, kết nối kinh tế yếu. - Bốn là, có tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng. Do chưa phát triển cũng như ảnh hưởng văn hóa cộng đồng sâu sắc nên tinh thần gắn bó cộng đồng rất cao, điển hình là mô hình dân cư, nhà nhiều thế hệ... Mặt khác, kinh tế thị trường chi phối chưa lớn nên tinh thần cộng đồng vẫn được giữ gìn trọn vẹn.
  • 18. 12 1.2.2. Vị trí, vai trò của dân cư vùng dân tộc thiểu số Xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số là khâu chuẩn bị trước mọi mặt về vật chất và tinh thần, nhằm mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, ngăn ngừa mọi âm mưu, hành động bạo loạn, gây chiến của các thế lực thù địch; sẵn sàng đập tan và đánh thắng trong mọi tình huống, bảo vệ địa bàn chiến lược, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vì thế, cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Địa bàn các vùng Tây nguyên, Tây bắc, Tây Nam bộ và cả phía Tây các tỉnh Trung bộ giáp với các nước Trung quốc, Campuchia, Lào là địa bàn chiến lược có vị trí, vai trò quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại không chỉ trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, mà còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Chính vì thế, vùng dân tộc thiểu số là một trong những trọng điểm chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai của các thế lực thù địch. Điều đáng chú ý là, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn có ý thức đoàn kết dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít đồng bào bị nhiễm tư tưởng dân tộc tự trị, ly khai, chia rẽ với người Kinh. Đó là hậu quả của chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp và các thủ đoạn phá hoại đoàn kết dân tộc của đế quốc Mỹ trong thời kỳ xâm lược nước ta cũng như hoạt động chống phá của các thế lực thù địch hiện nay; trong đó nổi bật là một bộ phận người dân của một số dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, người Hmông ở Tây Bắc có tư tưởng ly khai, đòi thành lập nhà nước độc lập trong thời gian trước đây. Từ khi đất nước hòa bình đến nay, nhất là những năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc
  • 19. 13 thiểu số đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao so với bình quân chung của cả nước. Kèm theo đó là trình độ dân trí chưa đồng đều, các tập tục lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ, trở thành nếp sống trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào. Lợi dụng điều đó, cùng những yếu kém, sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn. Nguy hiểm hơn, chúng lợi dụng một số vấn đề nhạy cảm, như: biên giới, dân tộc và tôn giáo, gây xung đột sắc tộc, tôn giáo, làm mất ổn định an ninh, chính trị ở nhiều khu vực, điển hình là các vụ biểu tình, bạo loạn vào năm 2001, 2004 và 2008. Hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang hết sức nhạy cảm, tiếp tục được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta, hòng làm suy yếu và cô lập Việt Nam trong quan hệ quốc tế, kích động chống đối ở trong nước và tạo cớ can thiệp từ bên ngoài. Từ thực tế cho thấy, vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, phát triển kinh tế, ổn định xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, một trong những vấn đề mang tính quy luật, không chỉ có ý nghĩa về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mà quan trọng hơn là bảo đảm đời sống người dân, trực tiếp thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng quốc gia cường thịnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đây là vấn đề chiến lược, vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, việc phát huy vai trò của đồng bào, dân cư các vùng dân tộc thiểu số, tạo mọi điều kiện để địa bàn này phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng vững chắc là hết sức quan trọng và cần
  • 20. 14 được tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. 1.2.3. Mục tiêu của việc thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số Thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong công cuộc đổi mới. Tạo điều kiện để giữa các vùng có điều kiện phát triển như nhau về mọi mặt, giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng miền hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hỗ trợ sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nhằm tránh vùng thiên tai, sống phân tán gặp khó khăn về giao thông, đất ở, đất sản xuất. Sắp xếp lại các hộ dân tại các khu dân cư để đảm bảo sử dụng đất hợp lý, mở rộng các khu dân cư hiện hữu để bố trí ổn định dân cư đảm bảo được cuộc sống nơi ở mới an toàn, bền vững, có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ, gắn với đất sản xuất và phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống và vật chất tinh thần được nâng cao. 1.2.4. Nguyên tắc sắp xếp, bố trí dân cư - Đối tượng áp dụng Hộ gia đình có nhu cầu bức xúc về chỗ ở, gồm: Các hộ dân vùng thiên tai cần di dời khẩn cấp, hộ dân sống trong các khu vực bảo vệ của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở xã khu vực III, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ dân khác cần thiết phải sắp xếp, bố trí lại dân cư theo quy hoạch nông thôn mới. - Nguyên tắc thực hiện + Sắp xếp dân cư phải gắn với đất sản xuất và phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo hình thức xen ghép là chủ yếu. Đối với những khu vực không thể bố trí xen ghép thì mới xem xét xây dựng điểm sắp xếp dân cư tập trung nhưng hạn chế thấp nhất việc san ủi gây sạt lở.
  • 21. 15 + Người dân là chủ thể thực hiện các dự án hạ tầng thiết yếu tại cộng đồng, nhà nước hỗ trợ theo định mức. + Đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất; trên cơ sở nguyện vọng và sự đồng thuận của người dân, cộng đồng dân cư. + Đảm bảo quỹ đất dự phòng đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số. + Mỗi hộ dân chỉ được hỗ trợ 01 lần. 1.3. Quy trình chính sách sắp xếp, bố trí dân cư - Quy trình chính sách công + Khái niệm: Quy trình chính sách được hiểu là quá trình luân chuyển các giai đoạn từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội. Các giai đoạn của quy trình chính sách có liên hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc: giai đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn tiếp theo và kết quả của giai đoạn trước là thông tin cần và đủ cho giai đoạn tiếp theo. Các học giả trên thế giới đã đưa ra nhiều mô hình về quy trình chính sách công (Public Policy Process). Về thực chất, khó có thể mô tả quy trình chính sách một cách đơn giản và rõ ràng, nó vừa có tính liên tục, vừa có tính biến động. Quá trình đó là liên tục bởi vì các chính sách của Nhà nước thường bắt nguồn từ những ý đồ hay quyết định đã tồn tại trong quá khứ, chứ không phải từ chỗ không có gì. Chính sách không chấm dứt đột ngột, nó luôn là tiền đề cho những ý tưởng mới hoặc chính sách mới trong tương lai. Điều đó có nghĩa là, khó có thể tìm được sự khởi đầu cũng như sự kết thúc của hầu hết chính sách. Quy trình chính sách đồng thời cũng là biến động do tác động của nhiều yếu tố tham gia vào việc tạo ra chính sách. Đương nhiên, một số chính sách hay thay đổi thường xuyên hơn và nhiều hơn một số chính sách khác, nhưng rất khó xác định một chính sách nào đó hoàn toàn ổn định trong một thời gian dài. Các chính sách cần được xem xét như là nó ở trong một trạng
  • 22. 16 thái tương đối ổn định, chứ không phải là nó xác định một cách vững chắc. Nghiên cứu chính sách theo quan điểm quy trình cũng có nghĩa là hoạt động quản lý Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách công xảy ra mang tính thường xuyên, các chính sách này ra đời tiếp theo các chính sách khác và trong quá trình đó chính sách công luôn được hoàn thiện, bổ sung. Mặt khác, cách tiếp cận chính sách theo quy trình (chu trình/quá trình) có thể giúp cho những ai quan tâm đến chính sách có thể tiếp cận ở các góc độ khác nhau của chính sách và do đó dễ dàng tham gia vào quy trình này. Đồng thời các nhà quản lý cũng tự xác định vai trò, vị trí, năng lực và những hoạt động cần thiết khi tham gia vào từng giai đoạn của quy trình chính sách. Họ tự biết họ phải làm gì, làm như thế nào khi nắm vững bản chất của từng giai đoạn. + Các giai đoạn trong quy trình chính sách công: Trên thực tế, tuy các mô hình quy trình chính sách công có khác nhau về chi tiết, song nhìn chung có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản của quy trình này là: Hoạch định chính sách: Trong giai đoạn này, các chính sách được nghiên cứu đề xuất để Nhà nước phê chuẩn và ban hành công khai. Quá trình đề xuất chính sách bao gồm việc xác định vấn đề cần ra chính sách, xác định các mục tiêu mà chính sách cần đạt được và xác định các giải pháp cần thiết để đạt tới các mục tiêu đó. Muốn xác định được vấn đề chính sách, cần phải thường xuyên quan sát và phân tích tình hình thực tế để dự báo được những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Thực thi chính sách: Đây là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chính sách công trên thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được các mục tiêu chính sách. Chính trong giai đoạn này, chính sách được biến thành kết quả thực tế. Giai đoạn này bao gồm các
  • 23. 17 hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu quả chính sách cùng các biện pháp tổ chức thực thi để chính sách phát huy tác dụng trong cuộc sống. Đánh giá chính sách: Đây là một giai đoạn quan trọng trong quy trình chính sách. Trong giai đoạn này, người ta tiến hành so sánh các kết quả của chính sách công với các mục tiêu đề ra, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được thông qua việc thực thi chính sách trên thực tế. - Thực thi chính sách công + Khái niệm: Chính sách được hoạch định ra xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế, từ những nhu cầu của xã hội. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ năm 1930 đến 1960, các nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập trung tìm tòi về việc hoạch định chính sách công. Song cho đến tận ngày nay, người ta vẫn khó có thể khẳng định rằng, một chính sách đề ra là tốt hay xấu. Điều đó chỉ có thể được đánh giá bằng thực tế là chính sách đó được xã hội chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn là phán xét chính xác nhất chính sách nào là tích cực và chính sách nào là tiêu cực. Trong thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu đã chuyển trọng tâm sang giai đoạn thực thi chính sách. Theo nguyên lý triết học, chính sách là một dạng thức vật chất đặc biệt nên nó cũng cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Song muốn thực hiện được chức năng, chính sách phải tham gia vào quá trình vận động như các vật chất khác. Nghĩa là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai trong đời sống xã hội. Do vậy, tổ chức thực thi chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Với cách tư duy này có thể đi đến khái niệm về tổ chức thực thi chính sách như sau: Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt
  • 24. 18 được mục tiêu định hướng của Nhà nước. 1.3.1. Xác định nhu cầu Nhu cầu là vấn đề cơ bản và quyết định đến kết quả thực hiện chính sách. Khi nhu cầu phát sinh sẽ xuất hiện những đòi hỏi cá nhân từ đối tượng hưởng lợi. Vì vậy, nhu cầu được phát hiện thông qua hoạt động tổng kết, đánh giá, xem xét, kiến nghị từ chính đối tượng hưởng lợi của chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động của mình. Quá trình lãnh đạo kinh tế, xã hội chính quyền cơ sở nhận biết nhu cầu tại địa bàn mình để đề xuất chính quyền cấp trên nhu cầu mình cần để thực hiện chính sách. 1.3.2. Lập kế hoạch Sau khi phát hiện nhu cầu, chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả những đòi hỏi từ đối tượng hưởng lợi. Tổ chức triển khai họp dân để xác định chính xác nhu cầu cụ thể cho từng khu dân cư và đối tượng thụ hưởng cụ thể. 1.3.3. Thực hiện kế hoạch Khi kế hoạch được ban hành, chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm chuẩn bị nguồn lực về kinh tế, con người và các điều kiện cần thiết khác để tiến hành thực hiện kế hoạch. Tổ chức kiểm tra, rà soát đối tượng và sau cùng tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc để kế hoạch thực hiện đạt như mục đích đề ra. Thường xuyên đến gặp gỡ, tạo điều kiện để người thục hiện chính sách thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 1.3.4. Đánh giá, tổng kết Đây là khâu quan trọng, chu đáo và thực hiện một cách khách quan. Là việc chính quyền, các cơ quan chức năng tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê kết quả triển khai thực hiện kế hoạch đề ra ban đầu. Việc đánh giá chính xác giúp cho công tác lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, kiến nghị cũng như đề xuất chính sách thực hiện đúng đắn hơn. Tổ chức
  • 25. 19 họp đúng thành phần, đối tượng để đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt để nhân rộng điển hình. 1.4. Yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số 1.4.1. Yêu cầu của quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số Sắp xếp, bố trí dân cư là quá trình phức tạp, đòi hỏi có sự đánh giá, nhận định và quyết định tổ chức thực hiện đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến quá trình vận dụng các chính sách, phát huy nội lực, tiềm năng lợi thế đáp ứng các yêu cầu về tính ổn định lâu dài, bảo đảm cho phát triển KT-XH, Quốc phòng-An ninh, đặc biệt sự phù hợp giữa quy hoạch và văn hóa vùng miền. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản trên thì chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giảm dần khoảng cách giữa các vùng miền. 1.4.1.1. Tính ổn định Vùng dân tộc thiểu số gắn liền giữa tự nhiên với con người, quá trình tồn tại và phát triển lâu đời hình thành nên văn hóa đặc trưng ở mỗi vùng, miền. Chính vì vậy, xác định tính ổn định một cách bền vững là vấn đề phức tạp, cho nên về cơ bản tính ổn định chỉ xác định các tiêu chí về văn hóa ổn định không xáo trộn, bảo đảm quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, môi trường phát triển bền vững đồng thời phải gắn liền với sản xuất ổn định. 1.4.1.2. Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội Bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội là đòi hỏi quyết định trong chiến lược phát triển đất nước hay một địa phương cụ thể nào đó. Có thể trước khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nói cách khác là từ khi mở cửa năm 1986 về trước nhu cầu về phát triển chưa phải tiêu chí quan trọng nhưng đến nay vấn đề phát triển và ý thức đổi mới, phát triển
  • 26. 20 không chỉ trong lý luận của đảng phái, nhà nước, của tổ chức, tập thể, cá nhân trong cộng đồng mà là vấn đề có tính quy luật của xã hội loài người. Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội là việc thể hiện cơ bản của sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong giai đoạn hiện nay đối với các vùng dân cư thiểu số ít nhất đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà biểu hiện cơ bản về hạ tầng, dân cư, vùng sản xuất. Các thành tố trên phải đáp ứng ở mức cơ bản nhất thì có thể được xem là ổn định và trong quá trình vận động dần dần phát triển thêm về việc làm, thu nhập và nhu cầu tự nhiên khác. 1.4.1.3. Bảo đảm Quốc phòng - An ninh Dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích trải dài hầu hết ở các vùng biên giới đất liền của Tổ quốc. Sự trải dài như thế tạo thành tường rào quốc phòng che chắn các vùng trung du, đồng bằng cả nước. Chính vị trí địa lý, tự nhiên như vậy tạo nên cho vùng này quan trọng trong thế trận quốc phòng, an ninh. Lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ đã chứng minh vị trí quan trọng của nó, như các hoạt động cách mạng luôn lấy địa bàn miền núi làm khu căn cứ cách mạng, là thành lũy hoạt động vững chắc của hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Thực dân pháp chọn Mường Thanh, đế quốc mỹ chọn Tây nguyên hay nhiều vùng miền khác của cả nước. Tuy nhiện, cũng xuất phát từ vị trí địa lý cách trở, chia cắt cục bộ nên kinh tế, văn hóa, xã hội chậm phát triển, hạ tầng lạc hậu nhất là hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, giao thông, giáo dục…Khó khăn, chậm phát triển trở nên yếu tố nhạy cảm về chính trị, quốc phòng, an ninh khi nhu cầu đời sống cao, giáo dục yếu kém không đáp ứng được dẫn đến dễ bị xúi dục, lôi kéo bằng nhiều hình thức nhất là vùng khó khăn, có đạo, công tác lãnh đạo, quản lý không tốt. Vì vậy, đối với vùng này phải quan tâm chính sách phát triển ổn định, chăm lo đời sống nhân dân về mọi mặt, đẩy mạnh dân trí, bảo về văn hóa, xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh gắn với nền kinh tế ổn định, phát huy thế trận lòng dân.
  • 27. 21 1.4.1.4. Sự phù hợp giữa quy hoạch và văn hóa vùng miền Tuy luật quy hoạch chưa ra đời nhưng trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp đã chú trọng hình thành nên chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành cho từng vùng miền của cả nước sao cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên, văn hóa của từng vùng. Trong công tác quản lý nhà nước hiện nay, từ khi có luật quy hoạch ra đời thì việc thực hiện quy hoạch trở nên bắt buộc, là nguyên tắc và thậm chí được xem như quy luật trong khoa học quản lý. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch có mối quan hệ ràng buộc bởi nhiều thành phần như quy hoạch vùng với hạ tầng, hạ tầng với dân cư, vùng sản xuất, thành phần kinh tế ngành,…Vì vậy, sự phù hợp giữa quy hoạch với văn hóa hay các yếu tố khác luôn phải đồng bộ, thống nhất của nhau. 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số 1.4.2.1. Yếu tố tự nhiên Địa bàn sinh sống của đa số tộc người thiểu số có địa hình địa lý phức tạp, chia cắt mạnh bởi sông, núi nhất là vùng Tây Bắc và phía Tây Trung bộ, thời tiết vùng này cũng rất cực đoan, lũ quét, mưa đột xuất thường xuyên xuất hiện. Hạ tầng kinh tế, giao thông phát triển kém. Khảo sát cho thấy địa bàn dân cư có độ dốc trung bình trên 15% ở phía Tây Trung bộ, trên 21% vùng Tây Bắc, khoảng 5% vùng Tây nguyên và Nam bộ thì thấp hơn nhưng ngược lại sông ngòi nhiều, thời tiết oi bức. Tất cả các yếu tố trên tác động rất lớn đến quá trình cơ cấu, tái cơ cấu dân cư bởi khó khăn về vị trí thích hợp, đủ lớn cho một cộng đồng dân cư thường là thôn, nhóm hộ, tộc họ, chi phí lớn cho san lấp mặt bằng, vận chuyển vật liệu xây dựng cũng như chi phí hình thành các hạ tầng phục vụ dân sinh mà nhà nước phải thực hiện nhân dân tham gia đối ứng. 1.4.2.2. Yếu tố xã hội
  • 28. 22 Thực tế cho thấy cộng đồng các dân tộc thiểu số gắn kết theo dòng tộc, huyết thống là chính, gắn kết theo cộng đồng làng xã có nhưng rất hạn chế ở đa số các dân tộc. Có những tộc người thích nghi với kiểu sinh sống, bố trí dân cư phải gắn liền với nương rẫy, địa bàn sản xuất, có tộc người không muốn giao lưu bên ngoài, sự kết hợp dân cư mở rộng đa đân tộc, đa địa phương. Vì vậy, để kết hợp cộng đồng lại rất khó khăn, dễ mâu thuẫn nhất là trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, kết quả thực hiện nghĩa vụ. 1.4.2.3. Yếu tố văn hóa Sự đa dạng, phong phú về văn hóa các dân tộc thiểu số thể hiện một mặt tính thống nhất của nó về ý chí vươn cao, sẵn sàng giao thoa để đón nhận tinh hoa của văn hóa khác đan xen trong cái riêng của mình. Mặt khác, chính cái riêng có của mỗi tộc người làm cho họ bảo thủ, đề cao cái riêng mà không chịu hòa nhập. Khi thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số yếu tố văn hóa sẽ là vấn đề chính quyền cần quan tâm, khi: có sự giao thoa, cởi mở thị việc thực hiện chính sách dễ dàng, thuận lợi. Và, ngược lại, khi cơ cấu dân cư cho một cộng đồng có đan xen các tộc người sẽ nảy sinh việc xác định mô hình, địa lý lập làng cũng như tránh né ngay từ đầu phải chung sống với dân tộc khác trái ngược văn hóa, tập tục với mình. 1.4.2.4. Yếu tố con người Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Từ khái niệm trên cho thấy con người vốn phức tạp trong mối quan hệ giữa người với người, người với quan hệ xã hội khác; các quan hệ này xuất phát từ văn hóa, ứng xử, quan hệ huyết thống, tổ chức sản xuất và quá trình nhận thức. Thông thường, những người có cùng huyết thống bao giờ cũng dễ cảm nhận, chia sẻ; cùng cộng đồng dân tộc, nhóm dân cư luôn có sự đoàn kết, tương trợ nên làm việc gì cũng giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, bảo thủ, đố kỵ việc gì cũng không hưởng ứng…
  • 29. 23 Như vậy, vấn đề con người là yếu tố quyết định trong nhiều yếu tố còn lại; nhận thức của chúng ta luôn đi qua mọi rào cản, dù vấn đề khó khăn cùng chung tay làm có khó đến mấy cũng sẽ thành công. 1.4.2.5. Yếu tố cơ chế, chính sách, pháp luật Khi đề cập đến kiến trúc thượng tầng là đang đề cập đến một hình thái xã hội phát triển, cơ chế chính sách công khai, rõ ràng, minh bạch, xã hội thượng tôn pháp luật. Đất nước ta từ khi thành lập năm 1945 đến nay đã trải qua 5 lần sửa đổi hiến pháp; để phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển đã hình thành nhiều bộ luật, luật, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội; cùng với năng lực phát triển chính sách trên các lĩnh vực cũng được ban hành qua đó giải quyết đáng kể nhu cầu của đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước, ở hầu hết vùng miền. Đặc biệt, từ khi luật Tổ chức Chính phủ, luật Tổ chức chính quyền địa phương và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra đời đã phân cấp, phân quyền một cách tương đối cơ bản, cởi trói năng lực xã hội để có thể nhiếu chính sách không chỉ cấp Trung ương mà địa phương cũng có thể ban hành để tự gải quyết nhu cầu nội tại mà quốc gia không thể giải quyết đến mức cụ thể được. Chứng minh điều đó, ngoài chính sách chung từ trước đến nay Trung ương và địa phương cũng chủ động ban hành nhiều chủ trương, chính sách dành riêng cho miền núi, vùng đồng bào thiểu số như chương trình 327/CP, 661/CP, chương trình 135/CP, 134/CP, nghị định 01/CP về công tác dân tộc…Tại địa phương cũng đã ban hành nhiều chính sách cụ thể hóa mục tiêu phát triển vùng miền, như tỉnh Quảng Nam có nghị quyết 05-NQ/TU, nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và nhiều nghị quyết, quyết định lãnh đạo, quản lý khác. Trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên đã tác động tích cực lên đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân nhất là vùng miền núi, dân tộc thiểu số trên lĩnh vực kinh tế, giáo dục, ổn định dân cư. Tuy nhiên, do
  • 30. 24 nguồn lực hoặc do đánh giá không thấu đáo tình hình nên còn có chính sách thực sự khó triển khai, không hiệu quả, nhân dân không hưởng ứng cao; chẳng hạn như nhà nước thu hồi đất đã giao cho nhân dân trồng rừng do dự án không hiệu quả ở một số địa phương, việc hổ trợ làm nhà ở có mức quá thấp nên người dân cứ luân quẩn trong vòng xóa nhà tạm mãi không thoát ly được. Từ thực tế trên cho thấy cơ chế chính sách, pháp luật có nhiều ưu việt nhưng cũng có mặt hạn chế chi phối lên quá trình hình thành, phát triển dân cư. Tiểu kết chương 1 Thực hiện việc ổn định dân cư có vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và vấn đề an sinh khác của bất kỳ quốc gia, dân tộc hay một địa phương nào. Trong những năm qua với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt. Các quan điểm về dân tộc, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số đã được đánh giá, đổi mới đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới; các cơ quan bộ ngành từ Trung ương đến địa phương đã vận dụng, thực hiện đúng chủ trương, chính sách về phát triển dân cư góp phần thực hiện tốt công cuộc xóa đói, giảm nghèo từng bước cải thiện đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện thành công chính sách này có nhiều vấn đề liên quan cần hiểu thấu đáo, nhất là đánh giá những kết quả nghiên cứu đã có, các vấn đề về khái niệm và lý luận, tình hình thực tiễn của các dân tộc thiểu số tác động đến quá trình thực hiện chính sách công nói chung và chính sách sắp xếp, bố trị dân cư nói riêng. Đây là những nội dung chính được đề cập trong nội dung chương 1 của luận văn.
  • 31. 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát chung về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Đông Giang cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, cách thành phố Tam Kỳ 145km về phía Tây Bắc. Huyện có đường Hồ Chí Minh nối từ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế đi qua về huyện Nam Giang. Vị trí địa lý: + Phía Đông giáp: huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng + Phía Tây giáp: huyện Tây Giang – Tỉnh Quảng Nam + Phía Nam giáp: huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam + Phía Bắc giáp: huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Địa hình Địa hình huyện Đông Giang khá phức tạp, phần lớn là núi cao xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối. Độ chênh cao khá lớn, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao. Cao độ bình quân trên 700m, Đông Giang là một trong những huyện có địa hình khá phức tạp. Địa hình huyện miền núi được chia thành 3 vùng rõ rệt: + Vùng núi cao: Có độ cao trung bình > 1000m phân bố tập trung tại các xã A Ting, Tà Lu, Kà Dăng, Zơ Ngây tổng diện tích khoảng 22.597,91 ha chiếm 27,81% tổng diện tích tự nhiên. + Vùng núi có độ cao từ 500 đến 1000m phân bố tại các xã Kà Dăng, Zơ Ngây, Mà Cooi, Tà Lu, Sông Kôn, Arooi và thị trấn P’rao với tổng diện tích khoảng 38.400,61ha chiếm 47,25% tổng diện tích tự nhiên.
  • 32. 26 + Vùng núi thấp có độ cao < 500m. Phân bố tại các xã: Ba, Tư, thị trấn Prao với diện tích chiếm khoảng 24,94% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung, với địa hình nói trên việc đầu tư hạ tầng, bố trí sản xuất nông nghiệp, đất đai, công trình thủy lợi, khu dân cư nông thôn tập trung, giao thông…sẽ rất khó khăn và tốn kém. - Khí hậu Đông Giang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. - Lượng mưa: Huyện Đông Giang mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch, lượng mưa lớn thường tập trung vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 dương lịch chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm và mùa mưa lũ. - Gió: Trong mùa mưa xuất hiện gió mùa Đông Bắc tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ vùng núi Bạch Mã và vùng Bà Nà nên thời tiết huyện Đông Giang thường rét lạnh kéo dài, ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất và điều kiện sinh trưởng phát triển của cây trồng. Trong mùa khô xuất hiện gió mùa Tây Nam vào giữa tháng 6 đến tháng 7 dương lịch (từ giai đoạn tiết Hạ chí đến Đại thử) thường hay có những đợt gió khô nóng từ Lào thổi qua Mức độ tác động của gió Lào ảnh hưởng đến các xã khác nhau. Khí hậu huyện Đông Giang là vùng khí hậu nhiệt đới có độ ẩm lớn, tạo điều kiện đa dạng với các loại cây trồng, thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển cây trồng cũng như con vật nuôi. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với huyện là lượng mưa lớn tập trung theo mùa, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhân dân. Đặc biệt có các tiểu vùng khí hậu khác nhau
  • 33. 27 nên khó bố trí cây trồng, vật nuôi như những vùng khác. Mưa lũ gây sạt lỡ, gây xói mòn đất, hư hỏng các công trình thủy lợi, giao thông…xảy ra thường xuyên. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất Căn cứ bản đồ thổ nhưỡng huyện Hiên (trước đây) tỷ lệ: 1/25.000 năm 1978, trên địa bàn huyện Đông Giang có 09 nhóm đất chính, Tài nguyên đất khá phong phú với 09 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ chiếm trên 69% tổng diện tích đất tự nhiên. Các nhóm đất khác như đất nâu tím trên đá sét (chiếm 15,21% diện tích tự nhiên), đất phù sa sông suối (1,97%), đất vàng nhạt (4,80%)... có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, độ dốc lớn > 25% chiếm đa số, do vậy nó phù hợp với nhiều loại cây như: ăn quả, lúa, chuối, ngô, rau, đậu… * Đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp: 4.225,58 ha, chiếm 6,04% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trong đó: đất trồng cây hằng năm là 3.081,08 ha, chiếm 4,37% đất trồng cây lâu năm là 1.174,50 ha, chiếm 1,67%. Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm: 2.352,75 ha, các loại cây trồng đều không chủ động nguồn nước và thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên năng suất và sản lượng không cao. - Đất lâm nghiệp có rừng: 66.175ha, chiếm 81,43% tổng diện tích tự nhiên. + Đất rừng sản xuất: Diện tích 19.132,80 ha, phân bố ở hầu hết các xã, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Ba, Tư, Jơ Ngây...Chia ra thành: đất có rừng tự nhiên sản xuất 9.180,94 ha, đất có rừng trồng sản xuất 3.960,71 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 5.220,55 ha và đất trồng rừng sản xuất 770,60 ha.
  • 34. 28 + Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 9.180,94 ha, chiếm 13,87% diện tích đất nông nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở xã: Ba, A Ting, Mà Cooih, Prao, Za Hung, rừng ở đây có nhiều chủng loại động thực vật khá phong phú, hiện có nhiều loại cây gỗ quý như Kiền kiền, gõ, lim...với trữ lượng gỗ lớn. + Đất có rừng trồng sản xuất: 3.960,71 ha, chiếm 5,98% diện tích đất lâm nghiệp. Phân bố hầu hết ở các xã, tập trung nhiều ở xã Ba, Jơ Ngây, Tư, A Ting, cây trồng chủ yếu là keo lá tràm, một số nơi trồng quế. + Đất khoanh nuôi phục hồi sản xuất: 5.220,55 ha, chiếm 7,88% diện tích đất lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở xã Jơ Ngây, Tư, Sông Kôn. + Đất trồng rừng sản xuất: 770,60 ha, diện tích phân bố ở thị trấn Prao, xã Jơ Ngây và Sông Kôn, cây trồng chủ yếu là keo lá tràm. + Đất rừng phòng hộ: Diện tích 36.820,70 ha, phân bố tập trung ở xã Mà Cooih, Kà Dăng, Tư và rải rác ở các xã còn lại. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 26.036,62 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 10.784,08 ha. + Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: chiếm 39,33% diện tích đất lâm nghiệp tập trung nhiều nhất ở xã Mà Cooih, Kà Dăng,Tư, thị trấn Prao: 123 ha. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: chiếm 16,29% diện tích đất lâm nghiệp. + Đất rừng đặc dụng: Diện tích 10.247,00 ha, chiếm 15,48% diện tích đất lâm nghiệp. Đây là diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, vườn Quốc gia Bạch Mã và khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, phân bố ở các xã Tà Lu, Sông Kôn, A Ting, Ba, Tư. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 90.775,10 ha, đất có rừng trồng đặc dụng 147,20 ha, Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng 324,70 ha. * Tài nguyên nước Nguồn nước mặt trên địa bàn từ các sông, suối. Nước mặt thay đổi theo
  • 35. 29 mùa. Mùa mưa nguồn nước dồi dào, mùa khô nguồn nước thấp nên nước không ổn định. Địa bàn Huyện có các con sông như: sông Vàng, sông Kôn, sông A Vương… Nguồn nước ngầm thay đổi theo cấp độ địa hình. Nguồn nước này chưa được khai thác nhiều. Người dân đa số sử dụng nước sinh hoạt từ nước tự chảy qua hệ thống bể lọc. Trong tương lai khi nguồn nước ngầm được khai thác, địa phương sẽ có nguồn nước dồi dào, đáp ứng cho sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. * Tài nguyên rừng - Huyện nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió ẩm gió mùa, lượng mưa lớn nên rừng phát triển mạnh, thường xanh quanh năm có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như: Chò, Giỗi, Lim, Sơn Đào, Kiền Kiền và các cây dược liệu quý như Ba Kích và các lâm sản phụ như song, mây...các loại động vật như: Nai, Mang, Heo rừng, Sơn Dương, Nhím...Tỷ lệ che phủ rừng được giữ vững và có xu hướng tăng lên. Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng về số lượng chủng loài, là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm mang tính đa dạng sinh vật học có giá trị và ý nghĩa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, công tác quản lý được thực hiện, tình trạng khai thác rừng diễn ra ít. Các loại cây gỗ quý trữ lượng gỗ khá lớn, rừng nguyên sinh và phát triển tốt. Việc xây dựng một số nhà máy thuỷ điện, đường dây điện, giao thông...đã sử dụng một số diện tích đất rừng phòng hộ. * Tài nguyên khoáng sản Huyện Đông Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiều loại khoáng sản có tính năng, công dụng và giá trị rất cao, phân bổ ở hầu hết các xã trong huyện. Các loại khoáng sản quý hiếm như: Vàng, vàng sa khoáng, than đá, đá xây dựng, thiếc, kaolin, sắt
  • 36. 30 tập trung tại các xã: Ba, Tư, Sông Kôn, A Ting, Kà Dăng, Mà Cooih; nước khoáng ở Sông Kôn; nguyên liệu chịu lửa, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng ở thị trấn Prao… Hiện nay một số điểm khoáng sản đã và đang khai thác như vàng Phu Nếp, một số điểm khai thác đang lập hồ sơ trình UBND tỉnh cấp phép hoạt động. 2.1.3. Dân số và lao động ngành nông nghiệp 2.1.2.1. Dân số - Dân số 26.635 khẩu, 6.372 hộ (năm 2017), mật độ dân số 30 người/km2. Tốc độ tăng dân số là 1,63% giai đoạn 2010-2015. Mật độ dân số cư trú cao hơn so với huyện Nam Giang, Tây Giang… - Dân cư phân bố thưa, không đồng đều, tập trung đông ở thị trấn và xã Ba do ở đây là hai khu vực buôn bán và trao đổi hàng hóa lớn của huyện. - Nhà ở dân cư xây dựng dọc hai bên tuyến Quốc lộ 14G và 1 đoạn đường Hồ Chí Minh qua thị trấn, còn lại là các điểm dân cư có quy mô nhỏ phân bố rãi rác thành các cụm dân cư (thôn) trong các xã. - Tỷ lệ dân số phân bố ở khu vực nông thôn chiếm: 81,42%, dân số ở đô thị chiếm: 18,58%. Như vậy, người dân chủ yếu sống ở nông thôn và gắn bó với ngành nông lâm nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ đô thị hóa theo thống kê chỉ ở mức 18,58%. - Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc: có 06 dân tộc sinh sống, trong đó: dân tộc Cơ tu chiếm 73,21%, dân tộc Kinh chiếm 26,39%, còn lại là dân tộc Mường, Thái, Tày, Mnông, Hre, Cadong. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi: từ 15 - 49 tuổi: 12.446 người, đây là nguồn nhân lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm đến. Độ tuổi trẻ em từ 0 - 14 tuổi chiếm tỷ trọng lớn: 9.295 độ tuổi > 60 tuổi: 1.803 người. 2.1.2.2. Lao động nông nghiệp Tải bản FULL (73 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 37. 31 - Số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2017 là 16.774 người chiếm 63% dân số. - Số lao động nông, lâm nghiệp thủy sản: 14.512 người chiếm 86,51% so với tổng lao động. Theo kết quả điều tra lao động nông nghiệp chủ yếu chưa qua đào tạo và có trình độ tay nghề thấp. 2.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Kinh tế - Tăng trưởng kinh tế + Là huyện có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, giá trị sản xuất gần 777,5 tỷ. Từ khi tách huyện vào năm 2003, giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng với tốc độ khá (chủ yếu công nghiệp điện). + Năm 2017 tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn bộ nền kinh tế thời kỳ đạt ở mức cao 12,64%/năm. Trong đó: ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 61% trong cơ cấu kinh tế, là ngành chủ lực. Ngành nông nghiệp tăng trưởng ở mức cao nhất 28,55% và chiếm tỷ lệ giảm dần trong cơ cấu lao động lĩnh vực kinh tế qua các năm. Tổng mức bán lẽ hàng hóa dịch vụ tăng khá, chiếm trên 10,55% giá trị. + Tăng trưởng kinh tế đã góp phần thúc đầy huyện góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hoàn thành tốt các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 -2015 và tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015-2020 và xa hơn. + Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2018 đạt trên 635 tỷ/năm. + Mặc dù tỷ trọng công nghiệp cao nhưng ngành nông lâm nghiệp hiện tại vẫn là ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của huyện góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Cơ cấu kinh tế hiện nay: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong Tải bản FULL (73 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 38. PHỤ LỤC TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 Đơn vị: Triệu đồng Số TT Xã/ thị trấn Nội dung hỗ trợ Nguồn vốn thực hiện Kinh phí Khu dân cư Nhà ở Khu tái định cư NQ 12/2017/ của HĐND tỉnh QĐ 22/CP Vốn khác 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Xã Ba 5 72 1 49 19 4 3.961,1 2 Xã Tư 3 43 28 9 6 2.197,2 3 Ating 4 118 70 26 22 5.690,4 4 Jơ Ngây 3 82 1 44 30 8 5.785,2 5 Sông Kôn 5 72 46 15 11 3.631,2 6 Tà Lu 2 47 29 15 3 2.404 7 T.trấn Prao 5 69 1 51 16 2 3.977,4 8 Xã ZaHung 3 107 2 78 21 8 18.883 9 Xã ARooi 4 54 30 18 6 2.599,2 10 Xã Mà Cooih 3 66 36 19 11 3.091,2 11 Xã Kà Dăng 3 62 1 25 23 14 13.524 TC 11 40 792 6 486 211 95 67.000 Nguồn: B/c KT-XH nữa nhiệm kỳ Đ 6559290