SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN LY
THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN LY
THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI HÀ
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của
Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân, luận văn thạc sĩ chính sách
công với đề tài “Thực thi chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam” đã hoàn thành.
Bản thân xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến PGS.TS. Mai
Hà đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm. Sự giúp đỡ của Thầy đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo ở Học viện Khoa học xã hội
đã tận tình truyền đạt các kiến thức bổ ích trong suốt khóa học.
Biết ơn UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng tỉnh Quảng Nam đã cho phép và tạo điều kiện trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu; sự giúp đỡ, cung cấp dữ liệu của các tổ
chức, cá nhân cho bản thân trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, bản
thân rất mong nhận được sự góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Văn Ly
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH
VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG...................................................8
1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến thực thi Chính sách về TCĐLCL ............................8
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về TCĐLCL...........................19
1.3. Cơ sở thực tiễn liên quan đến thực thi chính sách về TCĐLCL........................19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIÊU CHUẨN ĐO
LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM....................30
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về TCĐLCL và Chi cục
TCĐLCL tỉnh Quảng Nam........................................................................................30
2.2. Tình hình thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn Quảng Nam...............45
2.3. Đánh giá chung về kết quả thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam ...............................................................................................................73
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ................................................................70
3.1. Định hướng và mục tiêu.....................................................................................70
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam ...............................................................................................................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CS Chính sách
CSC Chính sách công
HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng
HĐGS Hàng đóng gói sẵn
KH&CN Khoa học và công nghê
QCKT Quy chuẩn kỹ thuật
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở
TCĐLCL Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
TCNN Tiêu chuẩn nước ngoài
TCVN Tiêu chuẩn Quốc gia
TTHC Thủ tục hành chính
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vai trò của công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các đơn vị,
tổ chức.............................................................................................................. 38
Bảng 2.2: Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng tại các đơn vị, tổ
chức ................................................................................................................. 39
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn, quy chuẩn đang áp dụng tại các đơn vị, tổ chức
......................................................................................................................... 41
Bảng 2.4: Sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp quy chuẩn,
tiêu chuẩn tại các đơn vị, tổ chức.................................................................... 41
Bảng 2.5: Công tác quản lý chất lượng tại các đơn vị, tổ chức............ 42
Bảng 2.6: Công tác quản lý phương tiện đo tại các đơn vị, tổ chức..... 43
Bảng 2.7: Mục đích sử dụng phương tiện đo của các đơn vị, tổ chức . 44
Bảng 2.8: Thực trạng kiểm định phương tiện đo tại các đơn vị, tổ chức
......................................................................................................................... 44
Bảng 2.9: Việc cập nhật các văn bản pháp luật tại các đơn vị, tổ chức45
Bảng 2.10: Phương pháp cập nhật các văn bản pháp luật tại các đơn vị,
tổ chức............................................................................................................. 46
Bảng 2.11: Kết quả hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn giai đoạn 2015-2018
......................................................................................................................... 51
Bảng 2.12: Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, hồ sơ công bố hợp quy
giai đoạn 2015-2018........................................................................................ 51
Bảng 2.13: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập
khẩu giai đoạn 2015-2018............................................................................... 52
Bảng 2.14: Kiểm định phương tiện đo giai đoạn 2015-2018 ............... 55
Bảng 2.15: Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2018............... 58
Bảng 2.16: Kết quả đào tạo Năng suất chất lượng giai đoạn 2014-2018
......................................................................................................................... 60
Bảng 2.17: Kết quả hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp tham gia Đề án
Năng suất chất lượng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2018 ...................... 61
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng chính thức được triển khai hơn 50
năm ở nước ta, ngày càng hoàn thiện để phù hợp với cơ chế quản lý từng thời kỳ
của đất nước, nay đã đi vào nền nếp và hoạt động ngày càng hiệu quả, có những
đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, những
năm gần đây hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có đổi mới cơ bản để
nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ luật
đến các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành được ban hành thay thế cho các quy
định trước đây không còn phù hợp; hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện, bao gồm
các cơ quan từ Trung ương tới địa phương; nhiều nhiệm vụ được triển khai đồng bộ,
đạt được kết quả to lớn; vai trò của TCĐLCL hết sức quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cho sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh
doanh trong việc cạnh tranh thị trường trong nước, khu vực và quốc tế trong điều
kiện hội nhập kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Hệ thống pháp luật về TCĐLCL cơ bản đã được xây dựng và đang được tiếp
tục hoàn thiện phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập
kinh tế thế giới của nước ta hiện nay. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường và các Nghị định, Thông tư
hướng dẫn là cơ sở pháp luật quan trọng cho hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng.
Hệ thống tổ chức TCĐLCL từ Trung ương đến địa phương được thiết lập:
+ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ, cơ quan đầu mối quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thống nhất
trong cả nước, có một hệ thống tổ chức đồng bộ, với đội ngũ công chức, viên chức,
người lao động có kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối mạnh.
+ Mạng lưới các cơ quan quản lý và các đơn vị kỹ thuật hoạt động trong lĩnh
vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phục vụ cho các đối tượng chuyên ngành tại
các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
2
thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền
thông và một số bộ ngành khác.
+ Các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại 63 tỉnh, thành phố trên cả
nước, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
+ Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Sở chuyên ngành tại 63 tỉnh,
thành phố trên cả nước.
Ngoài ra còn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng tham gia hoạt động
TCĐLCL, thực thi các hoạt động tư vấn, dịch vụ về TCĐLCL. Đội ngũ những
người tham gia làm công tác TCĐLCL bao gồm hàng vạn người chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm đã đóng góp đáng kể vào thành tích trong lĩnh vực TCĐLCL ở nước ta
thời gian qua.
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, có
tổng diện tích tự nhiên là 1.057.474 ha, dân số gần 1,5 triệu người. Phía bắc của
Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp tỉnh
Quảng Ngãi và Kom Tum, phía tây giáp Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum,
phía đông giáp Biển Đông. Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền
Trung, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng. Quảng
Nam có nhiều tiềm năng lợi thế cho phát triển KT-XH nói chung và TCĐLCL nói
riêng.
Trong những năm qua, thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều mặt thể hiện: công tác tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TCĐLCL cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng được thường xuyên, ý thức chấp
hành pháp luật của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh được nâng cao; phổ biến
cung cấp, hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu, chuẩn mực
chất lượng của thị trường trong nước và quốc tế thông qua áp dụng các hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, xây dựng và
áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy để nâng cao năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa tại doanh nghiệp. Vai trò
3
đầu mối quản lý đo lường chất lượng đang từng bước được phát huy mạnh mẽ hơn,
hoạt động kiểm tra và phối hợp thanh tra đã có nhiều chuyển biến và đạt được
những kết quả tốt làm giảm tình trang vi phạm pháp luật về đo lường chất lượng.
Bên cạnh đó, hoạt động sự nghiệp kỹ thuật cũng đã hỗ trợ tích cực cho các tổ chức,
cá nhân trong sản xuất kinh doanh kiểm soát về chất lượng, đo lường, an toàn lao
động, tao ra sự đảm bảo công bằng trong các giao dịch thương mại trong xã hội, góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và góp phần vào sự tăng
trưởng bền vững của nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên, việc thực thi chính sách TCĐLCL của tỉnh vẫn còn hạn chế là: ý
thức chấp hành pháp luật về TCĐLCL của một bộ phận sản xuất kinh doanh chưa
cao; hệ thống trang thiết bị đo lường, thử nghiệm còn nghèo nàn; lực lượng cán bộ
làm công tác thực thi chính sách TCĐLCL còn thiếu so với địa bàn hoạt động rộng
lớn trong khi đó sản phẩm, hàng hóa lại nhiều chủng loại; gian lận về đo lường chất
lượng sản phẩm, hàng hóa vẫn xuất hiện; phong trào xây dựng, áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng, các công cụ năng suất chất lượng chưa đi vào chiều sâu,..
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nêu trên là do: hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật chưa được hoàn thiện, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam,
Quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết, chưa đồng bộ,
chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Do địa bàn rộng, chủng loại sản phẩm, hàng hóa
nhiều nên công tác tuyên truyên không thể đến hết các tổ chức doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh. Kinh phí để đầu tư cơ sở vật chấtkỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như phục vụ
sản xuất, kinh doanh; biên chế được giao và năng lực cán bộ thực thi chính sách về
TCĐLCL còn hạn chế về số lượng và chất lượng dẫn đến thực thi các nhiệm vụ
TCĐLCL chỉ đạt mức độ nhất định. Nhận thức về áp dụng các hệ thống quản lý,
công cụ nâng cao năng suất, chất lượng tiên tiến chưa được nhiều doanh nghiệp, tổ
chức quan tâm do đó phong trào năng suất, chất lượng chưa thực sự trở thành phong
trào rộng khắp trong toàn tỉnh, chưa thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần
trong xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan nêu trên, cùng với quá trình công
4
tác hơn 12 năm trong lĩnh vực quản lý TCĐLCL và mong muốn được đóng góp cho
sự phát triển của tỉnh Quảng Nam, tôi chọn đề tài: “Thực thi chính sách về Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm đối tượng
nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực
trong việc thực thi các chính sách TCĐLCL, góp một phần công sức của mình vào
việc khắc phục sự bất cập giữa phát triển KT-XH với các chính sách, phát triển kinh
tế-xã hội tỉnh Quảng Nam theo hướng bền vững.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu chính sách TCĐLCL
+ Trần Thị Khánh Minh (2014) “Tăng cường Quản lý nhà nước về Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đề tài đưa ra bức tranh chung về
công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề
xuất giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Nguyễn Văn Dũng (2008) Đề tài khoa học cấp tỉnh“Điều tra thực trạng về
tình hình sử dụng các loại phương tiện đo lường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đề
xuất hướng quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và phục vụ hội nhập
WTO”. Đề tài đánh giá tình hình sử dụng các loại phương tiện đo lường, đánh giá
thực trạng các hành vi gian lận trong đo lường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đưa ra
các giải pháp phòng, chống và hạn chế gian lận trong đo lường nhằm bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng và phục vụ hội nhập WTO.
+ Hà Thủy (2016) “Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng - tạo thế phát
triển vững chắc cho nền kinh tế”<http://nistpass.gov.vn/tin-chien-luoc-chinh-sach>,
(19/03/16). Tác giả nêu những đóng góp của hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất
lượng trong năm qua góp phần vào thành công chung của ngành Khoa học và Công
nghệ, tạo thế phát triển vững chắc cho nền kinh tế của Việt Nam.
+ Anh Ka (2018) “Khẳng định vị thế hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất
lượng trong phát triển kinh tế địa phương” <https://tcvn.gov.vn/2018/08/khang-
dinh-vi-the-hoat-dong-tieu-chuan-do-luong-chat-luong-trong-phat-trien-kinh-te-dia-
phuong>, (10/8/2018). Tác giả xác định vai trò của khoa học công nghệ, vai trò của
5
tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phát triển kinh tế xã hội, các địa phương nói
chung.
+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2017) “tổng
kết 55 năm thành lập ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng-Nòng cốt tạo động
lực phát triển kinh tế-xã hội” <https://www.most.gov.vn/>, (09/7/2017). Tác giả
khẳng định Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với hệ thống Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng cả nước đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng; là
công cụ đắc lực giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội như: đảm bảo sự
công bằng trong các giao dịch thương mại trong xã hội; cung cấp, hỗ trợ các tổ chức
doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu, chuẩn mực chất lượng của thị trường
trong nước và quốc tế; áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; vượt qua các rào cản kỹ
thuật trong thương mại...
+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2019) “Công
tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng năm 2019 –Bứt phá, sáng tạo và hiệu
quả” <https://www.most.gov.vn/>, (12/01/2019). Tác giả khẳng định những đóng
góp của ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong năm 2018, đưa ra định
hướng trong năm 2019
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 . Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thực thi chính sách TCĐLCL và
phân tích, đánh giá thực trạng việc thực thi chính sách TCĐLCL tại tỉnh Quảng
Nam đề xuất các giải pháp tổ chức thực thi hiệu quả chính sách TCĐLCL tỉnh
Quảng Nam trong thời gian tới.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách TCĐLCL.
- Khảo sát và phân tích thực trạng việc thực thi chính sách TCĐLCL tại tỉnh
Quảng Nam; đánh giá thành công và hạn chế của việc thực thi các chính sách đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
TCĐLCL phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Hiệu quả thực thi Chính sách TCĐLCL của tỉnh Quảng Nam;
+ Đối tượng khảo sát: tại 100 tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, tập trung vào các nhóm hàng hóa như: xăng dầu, sắt thép, nước sinh
hoạt, dệt may-da giày, thủy hải sản và ô tô; các cơ sở sử dụng phương tiện đo thuộc
danh mục phương tiện đo bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư số
23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng đóng
gói sẵn được quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian, luận văn nghiên cứu về thực thi chính sách TCĐLCL trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến nay.
+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu và khảo sát thực tế việc thực thi chính
sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để từ đó rút ra các nhận định, đánh giá,
giải pháp phù hợp giúp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
Đề tài phân tích các thuật ngữ, khái niệm, nội dung có liên quan đến chính
sách Tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo phương pháp phân tích chính sách công
trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: phân tích và tổng hợp, được sử dụng
để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có liên quan đến đề tài
nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, luật, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng,
Nhà nước, Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tham khảo một số báo viết, tạp chí qua
internet và một số tài liệu tham khảo khác nhằm đi sâu xem xét, đánh giá các vấn đề
tạo cơ sở cho các nhận định khoa học, rút ra những kết luận tổng quan, những quan
điểm, đề xuất và kiến nghị.
5.2.2. Phương pháp phân tích: Trên cơ sở những thông tin thu thập được,
7
bằng phương pháp phân tích tổng hợp, suy luận và lôgic, luận văn sẽ đi đến các nhận
định và kết luận về thực tiễn thi hành Chính sách TCĐLCL của tỉnh Quảng Nam.
5.2.3. Phương pháp thống kê: là phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu
điều tra, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá
trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp, các quyết định. Phương pháp này
được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về đánh giá thực trạng thực thi chính
sách TCĐLCL ở tỉnh Quảng Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Các kết luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung hoàn thiện
cho lý luận chính sách công nói chung, chính sách TCĐLCL nói riêng, từ đó đề
xuất các giải pháp thực thi chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả
chính sách được ban hành.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Đồng thời qua khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi chính sách
TCĐLCL của tỉnh Quảng Nam, luận văn chỉ ra những bất cập, hạn chế những việc
thực thi chưa tốt trong thực thi chính sách TCĐLCL ở địa phương. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đề xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm
tiếp theo.
Luận văn giúp cho các cơ quan thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam đánh giá chính xác, khách quan thực trạng thi hành Chính sách
TCĐLCL để từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thi hành
chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách TCĐLCL
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi
chính sách TCĐLCL tỉnh Quảng Nam
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH
VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến thực thi Chính sách về TCĐLCL
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
* Khái niệm tiêu chuẩn
Điều 3, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29
tháng 6 năm 2006 [31]:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức
khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh
quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản để bắt buộc áp dụng.
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng
tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.
Từ khái niệm trên có thể hiểu rằng mỗi một tổ chức, đơn vị đều có thể đưa ra
tiêu chuẩn dưới dạng văn bản. Người quản lý tại mỗi đơn vị, tổ chức căn cứ vào tiêu
chuẩn đã đưa ra để đánh giá, phân loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…..với mục
đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa, dịchvụ….đó.
*Khái niệm đo lường
Điều 3, Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 [30]:
Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
9
Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản
xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực thi phép đo; định lượng đối với hàng
đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học,
ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường”
Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực thi phép đo.
Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.
Hàng đóng gói sẵn theo định lượng (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn) là hàng
hóa được định lượng, đóng gói và ghi định lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự
chứng kiến của bên mua.
Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của
phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
*Khái niệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Về bản chất, khái niệm chất lượng là một khái niệm mang tính chất tương đối
có nhiều quan điểm khác nhau. Chất lượng là khái niệm“đa chiều” và bao hàm nhiều
yếu tố. Nó được định nghĩa không những là sự phù hợp với mục tiêu mà còn chứa
đựng trong đó tính tin cậy, tính bền vững, tính thẩm mỹ… Chất lượng còn được định
nghĩa khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Đối với nhà sản xuất, chất lượng là
năng suất và chi phí. Đối với khách hàng, chất lượng là giá cả và đặc tính sản phẩm.
Chất lượng cũng khác nhau theo từng cấp độ: quốc gia, khu vực, quốc tế….
Trước tiên để đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chúng ta
tiếp cận một số khái niệm.
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05 /2007/QH12 ngày 21 tháng 11
năm 2007 [32]:
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục
đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi,
mua bán, tiếp thị.
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm,
hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng
10
1.1.1.2. Khái niệm chính sách, chính sách công và chính sách TCĐLCL
- Chính sách
Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội.
Mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội, công chúng trông chờ vào những phản ứng
của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức
được gọi dưới cái tên “chính sách”.
Mặc dù chính sách của nhà nước là vấn đề nghiên cứu từ rất lâu, nhưng chỉ trở
thành vấn đề được xem xét có tính hệ thống từ vài thập kỷ gần đây. Sự phát triển của
nó gắn với một số (không nhiều) sự kiện lớn trên thế giới, đánh dấu sự thay đổi từ khi
kết thúc thế chiến thứ hai. Khái niệm khoa học chính sách được Lasswell đề cập lần
đầu tiên từ năm 1951. Đến nay, khoa học chính sách đã có những phát triển mạnh mẽ,
trở thành một trong những nội dung trọng tâm của khoa học xã hội.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chính sách, mỗi cách tiếp cận liên
quan trực tiếp tới tính đặc thù của từng lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, xã hội,.… Mỗi
cách tiếp cận giúp người chuẩn bị quyết định chính sách một hướng tư duy. Từ thực tế
chính sách của các ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua những cuộc
thảo luận trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, dưới đây là một số định nghĩa khác
nhau về chính sách:
-“Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc
một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề”(James Anderson
2003).
Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra chính sách…”[29, tr.157].
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật, tác giả
Đinh Dũng Sỹ cho rằng: “Chính sách được hiểu là những tư tưởng, những định hướng,
những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm
chí pháp luật chẳng qua chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện
chính sách” [35].
Tóm lại, chính sách được hiểu là tập hợp các biện pháp do các nhà lãnh
đạo/nhà quản lý đề ra để giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, là khung thể chế
11
cho cáchoạt động trong thực tiễn.
-Chính sách công
Cụm từ “chính sách” khi gắn với vai trò, chức năng của “khu vực công” được
gọi là CSC. Đây không chỉ đơn giản là sự ghép từ thuần túy, mà đã có sự thay đổi cơ
bản về nghĩa, bởi nó có sự khác biệt về chủ thể ban hành chính sách, về mục đích tác
động của chính sách và vấn đề mà chính sách hướng tới giải quyết.
CSC theo Nguyễn Duy Gia “là một tập hợp các quyết định hành động của Nhà
nước nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục
tiêu xác định. CSC do Nhà nước đề ra và tổ chức thực thi nên CSC phản ánh bản chất
của Nhà nước đó” [27].
Theo tác giả Lê Chi Mai: “CSC là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết
định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời
sống KTXH theo mục tiêu xác định” [28, tr.38]. Đồng thời tác giả cũng nhấn những
đặc trưng cơ bản của CSC như sau: Thứ nhất, chủ thể ban hành CSC là Nhà nước; Thứ
hai, các quyết định trong CSC này là những quyết định hành động, có nghĩa là
chúngbao gồm cả những hành vi thực tiễn; Thứ ba, CSC được ban hành nhằm giải
quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống KTXH theo những mục tiêu xác định; Thứ
tư, CSC gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau.
Như vậy có rất nhiều định nghĩa về “CSC” tùy theo những góc độ tiếp cận
khác nhau. Tựu chung lại, có thể hiểu “CSC là tập hợp các quyết định của Nhà nước
để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống của cộng đồng, người dân nhằm hướng
tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội”.
CSC thường có thể được phân biệt dựa theo các tiêu chí khác nhau. Theo chủ
thể ban hành, CSC có chính sách do Trung ương ban hành và chính sách do địa
phương ban hành. Theo lĩnh vực, có chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách
đối nội, chính sách đối ngoại,... Theo thời gian tồn tại của chính sách gồm có chính
sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
-Thực thi Chính sách công
Thực thi đơn giản có nghĩa là thực thi hay thực hiện hoặc tiến hành. Theo
Mazmanian và Sabatier: ‘Thực thi là thực thi một quyết định chính sách cơ sở,
thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể dưới hình thức các
12
quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc các quyết định của tòa án. Theo
lý tưởng, quyết định đó xác định vấn đề cần được giải quyết, quy định các các mục
tiêu cần theo đuổi và rất nhiều cách thức, định hình quá trình thực thi. Thông
thường, quá trình này trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu với việc thông qua đạo luật
cơ bản, tiếp theo là các quyết định của các cơ quan thực thi chính sách, sự tuân thủ
của nhóm lợi ích với các quyết định đó, các tác động thực tế-cả chủ định và không
chủ định-của các đầu ra đó, những tác động nhận thức được của các quyết định, và
cuối cùng là những sửa đổi quan trọng trong đạo luật cơ bản”
Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong
chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định
hướng của nhà nước. Đây là giai đoạn thực thi các mục tiêu CSC trên thực tế. Nói
cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được các mục
tiêu chính sách. Trong giai đoạn này, chính sách được biến thành kết quả thực tế. Giai
đoạn này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và
hiệu chỉnh CS cùng các biện pháp tổ chức thực thi để CS phát huy tác dụng trong
CS. Tuy nhiên, giai đoạn này thường chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn
chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả thực thi, trong đó việc tổ chức thực thi và duy
trì CS là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm sự thành công của CS.
- Chính sách Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Là chính sách công trong lĩnh vực TCĐLCL, đó là các chủ trương, biện pháp
của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển TCĐLCL phục vụ cho sự nghiệp phát triển
KT-XH của đất nước.
1.1.2. Nội dung thực thi chính sách tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ Khoa học và
Công nghệ và Bộ Nội vụ, ngày 15 tháng 10 năm 2014 quy định nội dung thực thi về
TCĐLCL [2]:
a) Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương;
b) Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn
nước ngoài, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
13
thuật; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn;
c) Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
d) Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động
sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực
được phân công;
đ) Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn;
e) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
g) Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đáp
ứng yêu cầu của địa phương; tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận hoặc được chỉ
định;
h) Tiếp nhận bản công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp
luật;
i) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường đối với chuẩn đo lường,
phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm về đo lường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để
người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo,
phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa;
k) Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và
nhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn;
l) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá lưu
thông trên địa bàn và nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo phân công, phân cấp
hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
14
m) Tổ chức thực hiện việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN
ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà
nước theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực thi chính sách
TCĐLCL
Các quy định, nghị định ghi rất rõ trách nhiệm phối hợp của các cơ quan thực
thi trong 3 công tác, công tác tiêu chuẩn, công tác đo lường và công tác chất lượng:
* Công tác tiêu chuẩn:
Trách nhiệm của sở khoa học và công nghệ: Tại Khoản 3, Điều 22, Nghị
định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ ghi rõ:
- Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh
thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và
lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược về hoạt động trong lĩnh vực
tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật;
+ Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và tổ
chức thực hiện văn bản đó;
+ Thẩm định và hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; hướng
dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
+ Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn
kỹ thuật địa phương; tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc lĩnh
vực được phân công quản lý trình UBND tỉnh phê duyệt;
+ Quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp Tiêu chuẩn; Quản lý
hoạt động công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vực được phân công;
+ Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu
chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
+ Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiêu
15
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện thống kê về lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực
quy chuẩn kỹ thuật;
+ Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Đề xuất kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức lập và
thực hiện kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
+ Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn
kỹ thuật địa phương.
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học
và Công nghệ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về lĩnh vực Tiêu chuẩn; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý
các dịch vụ công về lĩnh vực Tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật
[20].
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: Tại Điều 62, Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 11 năm 2007 ghi
rõ:
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có tránh nhiệm công bố tiêu chuẩn áp
dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường; Công bố sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng; Bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố.[31]
Trách nhiệm của hội, hiệp hội: Tại Điều 63, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 11 năm 2007 [31]:
Hội, hiệp hội có trách nhiệm tham gia ý kiến xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan; Phổ biến, tuyên
truyền, tập huấn kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật cho hội viên và cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
16
Hội, hiệp hội có trách nhiệm thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ
thuật.
Việc Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện
theo quy định tại chương VI, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số
68/2006/QH11 ngày 21/11/2007.
*Công tác quản lý đo lường
Tại Điều 56 Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm
2011quy định:
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về đo lường trong
phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau đây:
+ Đề xuất, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật về đo lường; xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường;
+ Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về đo
lường;
+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị cho công tác quản
lý đo lường;
+ Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về đo lường;
+Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường;
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu
nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm sau đây:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;
+ Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo,
lượng của hàng đóng gói sẵn theo phân cấp;
+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm
tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
17
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy
định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau đây:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;
+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm
tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy
định của pháp luật.[30]
* Công tác chất lượng
Tại Điều 33 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính Phủ quy định:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
+Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng
hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương
trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng
hóa của địa phương;
+ Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quảnlý;
+ Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hoá của địa phương;
+ Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên
địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi
Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
+ Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và
người tiêu dùng;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải
18
quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phương theo quy định của
pháp luật.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; làm đầu
mối tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng tại địa phương cho Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hoá tại địaphương.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm sau:
+ Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất
lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật;
+ Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền;
+ Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa lưu thông trên
thị trường tại địa phương;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị
trường theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau:
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
+ Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh
tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.[19]
19
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về tiêu chuẩn đo
lường chất lượng
- Thể chế, chính sách về TCĐLCL
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, mọi hoạt động đều chịu sự chi phối bởi thể chế, chính sách, hệ
thống pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chính sách TCĐLCL cũng không ngoại lệ,
hoạt động về TCĐLCL phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Mặt khác văn bản
pháp luật đầy đủ, rõ ràng, gọn nhẹ, không chồng chéo thì việc thực thi tại cấp địa
phương sẽ dễ dàng, thuận lợi. Hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương tới các địa
phương thống nhất thì sẽ thuận lợi cho việc chỉ đạo điều hành, thuận lợi triển khai
các văn bản quy quy phạm pháp luật.
- Nguồn nhân lực
Con người vận hành và tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ TCĐLCL,
con người đề ra các chính sách, sử dụng nguồn lực để phát triển TCĐLCL. Do đó,
chính sách về TCĐLCL chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực
được đào tào chuyên môn sâu, có tầm nhìn tốt, có nghiệp vụ cao, năng lực tốt… thì
hoạt động TCĐLCL sẽ hiệu quả, không ngừng phát triển.
- Kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đo lường - thử nghiệm
+ Để triển khai hoạt động phải có kinh phí. Nếu kinh không đủ thì khó triển
khai hoặc triển khai chính sách đến các đối tượng không đạt mục đích đề ra, tức
không có hiệu quả.
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị đo lường - thử nghiệm có vai trò rất quan
trọng trong việc phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm hành hóa, đánh giá xem
chất lượng sản phẩm, hàng hóa đó có đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đã công bố
áp dụng không; từ đó mấy có thể đánh giá được chất lượng hàng hóa trên toàn tỉnh.
1.3. Cơ sở thực tiễn liên quan đến thực thi chính sách về TCĐLCL
1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới
Việc điều tra, thu thập số liệu để đánh giá thực trạng hoạt động TCĐLCL từ
đó đề xuất giải pháp quản lý nhà nước cho phù hợp với thời kỳ hội nhập nền kinh tế
thế giới là việc làm thường xuyên của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển. Bởi vì lĩnh vực TCĐLCL luôn gắn chặt chẽ với hoạt động
20
thương mại hoá toàn cầu và đóng vai trò là công cụ thúc đẩy hoạt động thương mại,
tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp.
Hiện nay, theo nhiều chuyên gia trên thế giới về lĩnh vực TCĐLCL đã đánh
giá thách thức cơ bản đối với hệ thống thương mại quốc tế chính là ở yếu tố đa dạng
của tiêu chuẩn, chứng nhận, thử nghiệm, đo lường khác nhau đang được sử dụng tại
các quốc gia khác nhau và đều hướng tới tất yếu để mở rộng được thương mại quốc
tế, không thể không đánh giá cao tầm quan trọng của việc áp dụng và thực thi các
thông lệ tiêu chuẩn hoá, đo lường, chứng nhận, thử nghiệm quốc tế được chấp thuận
và công nhận sao cho “sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được đo lường, chứng nhận tại
một quốc gia được chấp nhận và thừa nhận ở nhiều quốc gia khác”. Việc loại bỏ các
rào cản phi thuế quan trong thương mại và thực thi một hệ thống công cụ để thúc
đẩy hoạt động thương mại mà bản chất chính là vai trò quan trọng của TCĐLCL
(Hệ thống MAS-Q) tuân thủ với các yêu cầu của Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO) và được quốc tế công nhận đã trở thành một nhiệm vụ chính trị trọng tâm
của nhiều quốc gia trên thế giới có nền kinh tế đang phát triển và hội nhập với kinh
tế quốc tế.
Hiện nay, đại đa phần các nước trên thế giới thì các Bộ chuyên ngành chỉ
quản lý các các sản phẩm trong sản xuất. Còn trong lưu thông tại địa phương thì do
một cơ quan quản lý, ví dụ như Cục quản lý thị trường chẳng hạn. Việc quản lý như
thế này vừa thống nhất, một đầu mối, biên chế tinh gon, hiệu quả. Bên cạnh đó,
pháp luật của họ rất nghiệm ngặt, nếu doanh nghiệp vi phạm thì lập tức bị xử phạt
rất nặng, có thể bị đóng cửa ngay hay không cho hoạt động. Do vậy, mà các doanh
nghiệp không dám vi phạm.
Tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Singapo, Malayxia… trong
những năm gần đây việc nghiên cứu về lĩnh vực TCĐLCL được đặc biệt chú trọng.
Với quan điểm hoạt động này đóng vai trò tạo nên mối liên kết sống còn của quốc
gia đối với thương mại toàn cầu, tiếp cận thị trường và cạnh tranh xuất khẩu xây,
dựng niềm tin cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng ra thị trường luôn gắn với
sự an toàn, thân thiện, chất lượng, sức khoẻ và môi trường.
1.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác điều tra đánh giá thực trạng hoạt động TCĐLCL đã
21
được quan tâm ngay từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Năm 1991, Uỷ ban
khoa học và kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ khoa học và công nghệ) đã giao cho Tổng
cục TCĐLCL thực thi chương trình điều tra thực trạng đo lường trên toàn quốc. Kể
từ đó đến nay việc điều tra nghiên cứu thực trạng đo lường, công tác tiêu chuẩn hoá,
quản lý chất lượng luôn được quan tâm đầu tư nghiên cứu ở nhiều quy mô khác
nhau. Nhờ đó, chúng ta đã đổi mới xây dựng và từng bước kiện toàn được một hệ
thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực TCĐLCL đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ
hội nhập kinh tế thế giới, góp phần quan trọng để Việt Nam được chấp thuận gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đây cũng là niềm tự hào lớn của ngành
khoa học công nghệ nói chung, lĩnh vực TCĐLCL nói riêng góp phần tích cực vào
việc đưa Việt Nam trở thành thành viên của WTO và nâng cao uy tín của Việt Nam
trên thế giới.
Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam được phân tại
nhiều Bộ, ngành khác nhau. Tại cấp tỉnh thì tương ứng cũng nhiều cơ quan cùng
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc phân cấp, phân quyền
trong quản lý còn nhiều bất cập, do vậy, mà một sản phẩm hàng hóa có thể chịu rất
nhiều cơ quan cùng quản lý, kiểm tra dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý. Bên
cạnh đó, Pháp luật của Việt Nam chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt rất
nhiều lần nhưng vẫn hoạt động bình thường, thậm chí chấp nhận chịu phạt để thu
lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với tiền phạt.
Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu cấp quốc gia mới đây về
lĩnh vực TCĐLCL trong nước đã được triển khai thực thi sẽ đóng góp tích cực đến
nội dung nghiên cứu của Đề tài chúng tôi đề cập ở các mặt như: Phương pháp điều
tra đánh giá, phương pháp luận tổng quan cho việc đánh giá; hệ thống thông tin về
kinh nghiệm và xu hướng phát triển hoạt động TCĐLCL ở trong nước, khu vực và
thế giới; kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và thương mại...
Về các công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ýõng liên quan ðến TCÐLCL ðã được triển khai thực thi ở các tỉnh: Hà Nam, Phú
Yên, Vĩnh Long… Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài ở các tỉnh
nêu trên mới chỉ dừng lại ở việc: Điều tra thống kê tình hình sử dụng các
phươngtiện đo; đánh giá tình hình sản xuất hàng hoá đóng gói sẵn, đánh giá năng
22
lực kiểm định phương tiện đo; đề xuất kiến nghị các giải pháp. Một số đề tài, dự án:
+ Dự án: “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống TCĐLCL Việt Nam đến
2010”do Tổng cục TCĐLCL thực thi trong 5 năm từ năm 1995-2000.
+ Đề tài:“Tầm nhìn đến 2020 và chiến lược phát triển TCĐLCL đến 2010”
là đề tài cấp quốc gia do Tổng cục TCĐLCL thực thi năm 2000.
+ Dự án: “ STAR-VN” (Ngôi sao VN) của các tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc
tế đang hỗ trợ Tổng cục TCĐLCL nghiên cứu hệ thống về TCĐLCL kiện toàn hàng
rào kỹ thuật thương mại (TBT-VN) của Việt Nam.
+ Đề tài: “Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng phương tiện đo lường,
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương”là đề tài khoa học
cấp tỉnh do Chi cục TCĐLCL tỉnh Vĩnh Long thực hiên năm 1998.
+ Đề tài: “Điều tra thực trạng các thiết bị thử nghiệm, phương tiện đo lường
và đề xuất hướng đầu tư, giải pháp quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên” do
Chi cục TCĐLCL Phú Yên thực thi năm 2004.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam trong thực thi
Chính sách TCĐLCL
Từ những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý về TCĐLCL nêu trên, có thể
rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam như sau:
Một là, Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cần nhận thức sâu sắc hơn về
vai trò, vị trí của TCĐLCL trong công cuộc đổi mới của tỉnh. Hoạt động TCĐLCL
gắn chặt với thương mại, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay.
Hai là, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh
doanh cần nhận thức rõ tầm quan trọng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng,
công cụ năng suất chất lượng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn là yếu tố quyết định nâng
cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; do đó
các tổ chức, doanh nghiệp phải phân công, bố trí cán bộ phụ trách lĩnh vực
TCĐLCL một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình.
Ba là, Tăng cường đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý hoạt động
TCĐLCL. Xây dựng các đề tài, dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
23
các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Quảng Nam trong việc đổi mới công nghệ,
áp dụng hệ thống quả lý chất lượng tiên tiến, công cụ năng suất chất lượng, tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Bốn là, Nhà nước chuyển từ vai trò người chỉ huy, chỉ đạo sang vai trò người
tạo môi trường thuận lợi, phục vụ và khuyến khích doanh nghiệp. Phải tạo cho
doanh nghiệp sân chơi chung, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Tiểu kết luận Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã tổng hợp các khái niệm liên quan đến chính
sách, CSC, chính sách TCĐLCL; phân tích những nội dung về sự cần thiết và nhân
tố ảnh hưởng chính sách TCĐLCL.
Quan điểm về thực thi chính sách TCĐLCL phải được thực thi dựa trên cơ
sở những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát
triển TCĐLCL. Nhà nước chuyển từ vai trò người chỉ huy và tham gia trực tiếp sang
vai trò người tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động TCĐLCL.
Đây là một thay đổi có tính đột phá trong tư duy quản lý Nhà nước đối với các hoạt
động TCĐLCL.
Chương 1 cũng đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách
TCĐLCL; đồng thời tổng hợp, phân tích, liên hệ những kinh nghiệm của quốc tế và
thực tiến trong nước về chính sách TCĐLCL.
Những nội dung phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề cho
việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh
trong Chương 2.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách về TCĐLCL và
Chi cục TCĐLCL tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Khái quát về thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
*Vị trí, chức năng của Chi cục TCĐLCL tỉnh Quảng Nam
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học
và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà
nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà
nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu
và có tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế
và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất
lượng sản phẩm, hàng hoá của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. [41]
*Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục TCĐLCL tỉnh Quảng Nam
- Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ để trình
cấp có thẩm quyền dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai thực
hiện cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.
- Trình Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc để Giám đốc Sở Khoa
học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch và kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển hoạt động tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật, đo lường, thử nghiệm, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá
tại địa phương.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương
trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
31
thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau khi được cấp có
thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và
pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại
địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
+ Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương;
+ Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn
nước ngoài, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa
bàn;
+ Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
+ Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động
sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực
được phân công;
+ Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn;
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
+ Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đáp
ứng yêu cầu của địa phương; tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận hoặc được chỉ
định;
+ Tiếp nhận bản công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp
luật;
32
+ Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường đối với chuẩn đo lường,
phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm về đo lường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để
người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo,
phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa;
+ Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và
nhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá lưu
thông trên địa bàn và nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo phân công, phân cấp
hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tổ chức thực hiện việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN
ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà
nước theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra chuyên ngành về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn theo phân công,
phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO
9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước
tại địa phương theo phân cấp hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở:
+ Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành
chính nhà nước tại địa phương;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo về việc xây dựng, áp dụng,
duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng và nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị.
- Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu
chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho các tổ chức, cá
nhân có liên quan; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm,
hàng hóa tại địa phương.
33
- Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn, bản công bố hợp quy, bản công bố sử
dụng dấu định lượng và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên
nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động hợp
đồng và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở giao.[41]
*Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục TCĐLCL
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014
của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban
hành Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 06/10/2011, Quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh
Quảng Nam. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục TCĐLCL Quảng Nam đã
được sắp xếp lại một cách hợp lý, khoa học, gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo đủ đầu
mối các tổ chức giúp việc Chi cục trưởng và đủ số lượng biên chế, hợp đồng tối
thiểu để hoàn hành tốt nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể gồm:
Lãnh đạo: Có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
Các bộ phận giúp việc Chi cục trưởng, gồm:
+ Phòng Hành chính Tổng hợp;
+ Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượngvà rào cản kỹ thuật trong thương
mại;
+ Phòng Quản lý Đo lường;
+ Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (đơn vị sự nghiệp
công lập). [41]
34
2.1.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về
TCĐLCL trên địa bàn Quảng Nam
*Về thể chế, bộ máy
Chính sách công phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà
nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước. Nếu chính sách mang tính
chủ quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã
hội. Điều này cũng có nghĩa là việc ban hành CSC của nhà nước bất thành, sẽ ảnh
hưởng đến uy tín và vai trò của nhà nước. Nếu CSC nhà nước ban hành đảm bảo
các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội, phù
hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ được
người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực thi trong cuộc sống một
cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao tính khoa
học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính
sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước. Chính sách TCĐLCL là chính sách công, cụ thể hóa trong lĩnh vực
TCĐLCL; cótác động đến nhiều tổ chức cá nhân, đặc biệt là các tổ chức cá nhân sản
xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; tổ chức cá nhân kinh doanh, sử dụng phương
tiện đo, kinh doanh hàng đóng gõi sắn trong thương mại. Nếu chính sách tốt sẽ
chống gian lận trong hoạt động sản xuất kinh doanh về đo lường, chất lượng, hàng
giả, hàng nhái; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng; bảo vệ doanh
nghiệp làm ăn chân chính. Ngược lại sẽ kìm hãm sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, hệ thống pháp luật về TCĐLCL chưa được hoàn thiện, rất nhiều
sản phẩm, hàng hóa chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng do vậy gây ra khó
khăn trong việc thực thi công bố tiêu chuẩn áp dụng. Mặt khác, chức năng nhiệm vụ
cơ quan nhà nước về TCĐLCL còn chưa được thống nhất, ví dụ: cùng mặt hàng xúc
xích do:
+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý chất lượng các nguyên
liệu đầu vào để sản xuất.
+ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế quản lý chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm.
35
+ Cục Quản lý thị trường quản lý hàng giả, hàng nhãi, nguồn gốc, xuất xứ;
phân phối sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.
+ Chi cục TCĐLCL thuộc Sở Khoa học và Công nghệ quản lý đo lường,
khối lượng của hàng hóa có đúng so với ghi trên nhãn hàng hóa không?
+ Phòng quản lý chuyên nghành thuộc Sở Khoa học và Công nghệ quản lý
Sở Tài chính quản lý về giá cả hàng hóa;
+ Cục thuế tỉnh quản lý về thuế;
Bên cạnh đó còn cơ quan, đơn vị như: Công an cũng quản lý hàng hóa khi có
dấu hiệu tội phạm.
Qua đó có thể thấy, một cơ sở sản xuất kinh doanh trong một năm có thể bị rất
nhiều cơ quan đến kiểm tra, thanh tra. Như vây, gây ra sự chồng chéo trong quản lý.
*Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đo lường, thử nghiệm tỉnh Quảng Nam
Đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 16 phòng thí nghiệm vật liệu xây
dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng được Bộ Xây dựng công nhận,
có 03 tổ chức kiểm định được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận trên các lĩnh
vực như: khối lượng, dung tích, độ dài, áp suất...và một số phòng thí nghiệm của
một vài doanh nghiệp để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Chưa có phòng thử
nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực
TCĐLCL. Thông thường hàng năm, các cơ quan quản lý chất lượng lấy mẫu thử
nghiệm phải gửi ra Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL 2 (Quatest 2) hoặc gửi ra Hà Nội
hay thành phố Hồ Chi Minh để thử nghiệm, kiểm tra chất lượng xem có đảm bảo so
vơi Quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn tương ứng. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu
tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đo lường, thử nghiệm ở tỉnh Quảng Nam còn
chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và còn kém so với các
tỉnh khác, do đó việc đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa là rất khó khăn. Mặt
khác, các tổ chức kiểm định phương tiện đo trên địa bàn tỉnh cũng chỉ kiểm định
được 21/60 loại phương tiện đo bắt buộc. Do vây, ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình thực thi chính sách về TCĐLCL.
Hệ thống các cơ quan TCĐLCL địa phương trong toàn quốc chưa có chương
trình đầu tư nào cho tương xứng với chức năng, nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội, phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trong sự nghiệp
36
gọi là công nghiệp hóa - hiện đại hóa và trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là hội nhập
kinh tế thế giới.
Thực trạng hiện nay, Chi cục TCĐLCL Quảng Nam cũng như một số Chi
cục TCĐLCL thuộc các tỉnh, thành phố khác đang hoạt động trong điều kiện thiếu
thốn về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác, đặc biệt là hệ thống các thiết bị
phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị
trường.
* Nguồn nhân lực thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là gốc của mọi công việc, do vậy chất
lượng công việc phụ thuộc vào trình độ của cán bộ côngchức. Nếu cán bộ có sức
khỏe, có chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm cao, tận tâm tận lực với công việc
thì chắc chắn sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao cho dù bên cạnh đó điều
kiện làm việc chưa đảm bảo hay hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.
Thực trạng nguồn nhân lực để thực thi chính sách về TCĐLCL của tỉnh
Quảng Nam:
Bộ phận Số người Trình độ
Lãnh đạo Chi cục (Chi cục trưởng và 01 phó Chi cục
trưởng
02 Đại học
Phòng hành chính-Tổng hợp (01 kế toán, 01 Văn
thư, 01 bảo vệ, 01 tạp vụ)
04 Đại học 02, phổ
thông 02
Phòng Quản lý Đo lường 01 Đại học
Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng và Rào cản
kỹ thuật trong thương mại
02 Đại học
Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL: Đơn vị sự nghiệp
công lập
16
Trong các năm qua, Chi cục TCĐLCL Quảng Nam quan tâm đến công tác đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, năm 2015 -2018, Chi cục cử trên
24 lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo của
ngành…..Ngoài ra, còn tổ chức cho cán bộ tham gia học tập kinh nghiệm tại các đơn
vị bạn, nên trình độ chuyên môn nên ngày càng đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị được
37
giao. Song do số lượng cán bộ tham mưu, thực thi còn hạn chế, bên cạnh đó là kinh
phí để triển khai nhiệm vụ còn hạn hẹp, do đó việc thực thi chính sách TCĐLCL cũng
chỉ đáp ứng được một phần nào đó so với nhu cầu thực tế đặt ra.
2.2. Tình hình thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn Quảng Nam
2.2.1. Phân tích, đánh giá kết quả điều tra
* Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam; phân tích, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cơ
bản của các ưu điểm, hạn chế đó.
* Nội dung khảo sát
Khảo sát nhận thức vị trí, sự cần thiết của việc thực thi chính sách TCĐLCL
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Khảo sát việc thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
hiện nay trên những nội dung cơ bản như: nhận thức về TCĐLCL, xây dựng và áp
dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến
và các công cụ năng suất chất lượng; tình hình sử dụng phương tiện đo nhóm 2,
kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo.
*Đối tượng, thời gian khảo sát
Đối tượng khảo sát tại 100 tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, tập trung vào các nhóm hàng hóa như: xăng dầu, sắt thép, nước sinh
hoạt, dệt may-da giày, thủy hải sản và ô tô; các cơ sở sử dụng phương tiện đo thuộc
danh mục phương tiện đo bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư số
23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng đóng
gói sẵn được quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
Thời gian khảo sát: Tiến hành khảo sát trong tháng 11-12/2018.
*Phương pháp khảo sát thực trạng
Để nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam tại các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn
tỉnh, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với số lượng, đối tượng theo
bảng biểu. Kết quả:
38
- Sự cần thiết thực hiện điều tra, khảo sát về TCĐLCL
Với kết quả 95% số người trả lời cần thiết phải thực hiện điều tra đã cho thấy
người dân đã ý thức được sự cần thiết phải tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp,
đánh giá về công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm đề ra giải pháp giúp
Cơ quan thực thi nâng cao hiệu quả thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
Vai trò của công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong đơnvị.
Bảng 2.1: Vai trò của công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các đơn vị, tổ chức
Vai trò TCĐLCL
Rất quan trọng
Số ý kiến 680
% 68
Bình thường
Số ý kiến 200
% 20
Không quan trọng
Số ý kiến 120
% 12
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua điều tra tại 100 tổ chức, có 68% người trả lời đánh giá vai trò của công
tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng rất quan trọng, 20% người trả lời đánh giá vai
trò của công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bình thường và 12% người trả lời
đánh giá vai trò của công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là không quan trọng.
Điều đó cho thấy vẫn còn một số (12% người trả lời) tổ chức được hỏi chưa hiểu
hết vai trò của công tác TCĐLCL tại doanh nghiệp. Do đó cần phải có những giải
pháp phù hợp để nâng cao hiệu lực thực thi chính sách về Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cung cấp cho các tổ chức, cá nhân những
thông tin cần thiết, những biện pháp, hỗ trợ những công cụ cải tiến năng suất để
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh tại đơn vị;
tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng, nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
-Kinh phí để phục vụ công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Qua điều tra tại 100 tổ chức, có tới 95% người trả lời xác nhận tại các tổ
chức được hỏi chưa dành kinh phí phù hợp cho công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất
39
lượng tại đơn vị. Điều đó cho thấy việc kiểm soát Tiêu chuẩn Đo lường, kiểm soát
chất lượng sản phẩm hàng hoá chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó có tới
68% phiếu điều tra xác nhận vai trò của TCĐLCL tại đơn vị, điều đó cho thấy việc
cung cấp thông tin cho phiếu điều tra còn mang tính chất cảm tính hoặc do điều kiện
khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh tại đơn vị mà chưa có nguồn kinh phí phù
hợp cho công tác TCĐLCL. Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm sản xuất, kinh
doanh tại các đơn vị được điều tra, khảo sát chưa được kiểm soát chất lượng chặt
chẽ. Để giải quyết vấn đề này Chi cục TCĐLCL cần tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đề xuất với các cơ quan chức
năng có giải pháp hợp lý nhằm quản lý chặt chẽ các sản phẩm, hàng hoá kém chất
lượng lưu thông trên thị trường. Đề xuất với Sở KH&CN, UBND tỉnh Quảng Nam
có các các biện pháp hỗ trợ cho các hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(VD: hỗ trợ kinh phí áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO
9001:2015; kinh phí tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, kinh phí áp dụng các
công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng: như Kaizen- 5S, lean six sigma,…),
nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp quan tâm đến Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Công tác lý tiêu chuẩn chất lượng
+ Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng tại các đơn vị, tổ chức
Bảng 2.2: Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng tại các đơn vị, tổ chức
TT Hệ thống quản lý chất lượng
1 ISO 9001
Số ý kiến 190
% 19
2 ISO 14001
Số ý kiến 0
% 0
3 SA 8000
Số ý kiến 0
% 0
4 OSHAS 18000
Số ý kiến 0
% 0
5 GMP
Số ý kiến 0
% 0
6 HACCP
Số ý kiến 0
% 0
40
7 SQF 2000
Số ý kiến 0
% 0
8 ISO 22000
Số ý kiến 0
% 0
9 TQM
Số ý kiến 20
% 2
10 Lean Sigma
Số ý kiến 0
% 0
11 Chưa áp dụng
Số ý kiến 790
% 79
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua điều tra tại 100 tổ chức, có 19% người tra lời đã xác nhận đã áp dụng Hệ
thống quản lý chất lượng, chủ yếu theo TCVN ISO 9001 tại đơn vị. Qua kết quả
điều tra, khảo sát cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có rất ít các tổ chức, cá
nhân xây dựng và áp dụng các hệ thống như: hệ thống Quản lý môi trường (ISO
14001), Hệ thống trách nhiệm xã hội (theo SA 8000), tiêu chuẩn quốc tế về an toàn
sức khỏe nghề nghiệp (OSHAS 18000), tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm
đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất (GMP), tiêu chuẩn quốc tế phân tích
mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống nhận dạng đánh giá và
kiểm sóat các mối nguy cơ có ý nghĩa cho an tòan thực phẩm (SQF 2000), Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000)… Để có biện pháp quản lý phù hợp, đảm
bảo các sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
được đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, các cơ quan thực thi chính sách có liên quan cần có biện pháp phù
hợp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng và áp dụng các hệ
thống kiểm soát chất lượng đảm bảo rằng mỗi sản phẩm sản xuất ra và lưu thông
trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng được các yêu cầu chất lượng theo quy định. Chi cục
TCĐLCL - cơ quan chuyên môn thực thi chính sách về Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng trên địa bàn tỉnh cần có biện pháp cụ thể để hướng dẫn và giúp đỡ các tổ chức
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng cho phù hợp.
+ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện đang áp dụng và việc công bố phù hợp
Tiêu chuẩn, Quy chuẩn tương ứng.
41
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn, quy chuẩn đang áp dụng tại các đơn vị, tổ chức
TT Loại Tiêu chuẩn, quy chuẩn
1 QCKT Số ý kiến 80
% 8
2 TCVN Số ý kiến 200
% 20
3 TCNN Số ý kiến 40
% 4
4 TCCS Số ý kiến 50
% 5
5 Chưa áp dụng Số ý kiến 630
% 63
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xây dựng và công bố Tiêu chuẩn áp dụng chưa
cao, số lượng các tổ chức, cá nhân sản xuất chưa công bố Tiêu chuẩn áp dụng còn
nhiều. Đối với QCKT có 8% doanh nghiệp áp dụng, TCVN có 20% doanh nghiệp
áp dụng là nhiều nhất, TCNN hiện có 4% doanh nghiệp áp dung và TCCS có 5%
doanh nghiệp áp dung, còn lại 63% số các doanh nghiệp chưa áp dụng loại tiêu
chuẩn, quy chuẩn nào do đó trong thời gian tới Chi cục TCĐLCL cần tăng cường
công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra nhằm nhắc nhở và xử lý nghiêm những trường
hợp chưa tiến hành công bố Tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật.
Bảng 2.4: Sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp quy chuẩn,
tiêu chuẩn tại các đơn vị, tổ chức
TT Loại tiêu chuẩn, quy chuẩn
1 QCKT Số ý kiến 60
% 6
2 TCVN Số ý kiến 230
% 23
42
3 TCNN Số ý kiến 20
% 2
4 TCCS Số ý kiến 20
% 2
5 Chưa áp dụng Số ý kiến 670
% 67
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Việc công bố phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn tương ứng cũng chưa
được các tổ chức chú trọng. Theo số liệu điều tra, trong số các đơn vị đã công bố
Tiêu chuẩn áp dụng thì đa số chưa tiến hành công bố phù hợp. Chỉ có 23% doanh
nghiệp công bố sản phẩm hàng hóa phù hợp TCVN, 6% doanh nghiệp công bố sản
phẩm, hàng hóa của mình phù hợp QCKT, 2% doanh nghiệp công bố sản phẩm,
hàng hóa của mình phù hợp TCNN, 2% doanh nghiệp công bố sản phẩm, hàng hóa
của mình phù hợp TCCS còn lại là 67% số các doanh nghiệp chưa công bố sản
phẩm hàng hóa của mình phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn hay chưa. Do đo, trong
thời gian tới Chi cục TCĐLCL cần tăng cường kiểm tra, phối hợp thanh tra nhằm
nhắc nhở và xử lý nghiêm những trường hợp chưa tiến hành công bố sản phẩm,
hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật.
+ Công tác quản lý chất lượng tại các tổ chức, cá nhân.
Bảng 2.5: Công tác quản lý chất lượng tại các đơn vị, tổ chức
Công tác quản lý chất lượng Số ý kiến Tỷ lệ(%)
Có Không Có Không
Bộ phận quản lý giám sát chất lượng 440 560 44 56
Lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100 900 10 90
Phương pháp kiểm tra
+ Phòng thử nghiệm chất lượng 30 970 3 97
+ Phòng thử nghiệm đáp ứng được 20 980 2 98
thử nghiệm một số sản phẩm
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
44% tổ chức được khảo sát có bộ phận Quản lý, giám sát chất lượng.
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Cung cấp dịch vụ công của Sở Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công của Sở Tài nguyên và Môi trườngLuận văn: Cung cấp dịch vụ công của Sở Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công của Sở Tài nguyên và Môi trường
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chứcLuận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
 
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAYCông tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
 
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chínhĐề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư phápLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 

Similar to Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ

Similar to Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ (20)

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
 
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hotLuan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
 
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAYBÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
 
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAMLuận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
Luận Văn PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh LinhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN LY THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN LY THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI HÀ HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân, luận văn thạc sĩ chính sách công với đề tài “Thực thi chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” đã hoàn thành. Bản thân xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến PGS.TS. Mai Hà đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm. Sự giúp đỡ của Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo ở Học viện Khoa học xã hội đã tận tình truyền đạt các kiến thức bổ ích trong suốt khóa học. Biết ơn UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Quảng Nam đã cho phép và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; sự giúp đỡ, cung cấp dữ liệu của các tổ chức, cá nhân cho bản thân trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, bản thân rất mong nhận được sự góp ý. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Văn Ly
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG...................................................8 1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến thực thi Chính sách về TCĐLCL ............................8 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về TCĐLCL...........................19 1.3. Cơ sở thực tiễn liên quan đến thực thi chính sách về TCĐLCL........................19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM....................30 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về TCĐLCL và Chi cục TCĐLCL tỉnh Quảng Nam........................................................................................30 2.2. Tình hình thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn Quảng Nam...............45 2.3. Đánh giá chung về kết quả thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................73 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ................................................................70 3.1. Định hướng và mục tiêu.....................................................................................70 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................72 KẾT LUẬN..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CS Chính sách CSC Chính sách công HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng HĐGS Hàng đóng gói sẵn KH&CN Khoa học và công nghê QCKT Quy chuẩn kỹ thuật TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TCĐLCL Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TCNN Tiêu chuẩn nước ngoài TCVN Tiêu chuẩn Quốc gia TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Vai trò của công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các đơn vị, tổ chức.............................................................................................................. 38 Bảng 2.2: Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng tại các đơn vị, tổ chức ................................................................................................................. 39 Bảng 2.3: Tiêu chuẩn, quy chuẩn đang áp dụng tại các đơn vị, tổ chức ......................................................................................................................... 41 Bảng 2.4: Sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn tại các đơn vị, tổ chức.................................................................... 41 Bảng 2.5: Công tác quản lý chất lượng tại các đơn vị, tổ chức............ 42 Bảng 2.6: Công tác quản lý phương tiện đo tại các đơn vị, tổ chức..... 43 Bảng 2.7: Mục đích sử dụng phương tiện đo của các đơn vị, tổ chức . 44 Bảng 2.8: Thực trạng kiểm định phương tiện đo tại các đơn vị, tổ chức ......................................................................................................................... 44 Bảng 2.9: Việc cập nhật các văn bản pháp luật tại các đơn vị, tổ chức45 Bảng 2.10: Phương pháp cập nhật các văn bản pháp luật tại các đơn vị, tổ chức............................................................................................................. 46 Bảng 2.11: Kết quả hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn giai đoạn 2015-2018 ......................................................................................................................... 51 Bảng 2.12: Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, hồ sơ công bố hợp quy giai đoạn 2015-2018........................................................................................ 51 Bảng 2.13: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2015-2018............................................................................... 52 Bảng 2.14: Kiểm định phương tiện đo giai đoạn 2015-2018 ............... 55
  • 7. Bảng 2.15: Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2018............... 58 Bảng 2.16: Kết quả đào tạo Năng suất chất lượng giai đoạn 2014-2018 ......................................................................................................................... 60 Bảng 2.17: Kết quả hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp tham gia Đề án Năng suất chất lượng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2018 ...................... 61
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng chính thức được triển khai hơn 50 năm ở nước ta, ngày càng hoàn thiện để phù hợp với cơ chế quản lý từng thời kỳ của đất nước, nay đã đi vào nền nếp và hoạt động ngày càng hiệu quả, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, những năm gần đây hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có đổi mới cơ bản để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ luật đến các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành được ban hành thay thế cho các quy định trước đây không còn phù hợp; hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện, bao gồm các cơ quan từ Trung ương tới địa phương; nhiều nhiệm vụ được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả to lớn; vai trò của TCĐLCL hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cho sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong việc cạnh tranh thị trường trong nước, khu vực và quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Hệ thống pháp luật về TCĐLCL cơ bản đã được xây dựng và đang được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới của nước ta hiện nay. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn là cơ sở pháp luật quan trọng cho hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Hệ thống tổ chức TCĐLCL từ Trung ương đến địa phương được thiết lập: + Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan đầu mối quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thống nhất trong cả nước, có một hệ thống tổ chức đồng bộ, với đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối mạnh. + Mạng lưới các cơ quan quản lý và các đơn vị kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phục vụ cho các đối tượng chuyên ngành tại các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
  • 9. 2 thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và một số bộ ngành khác. + Các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. + Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Sở chuyên ngành tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra còn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng tham gia hoạt động TCĐLCL, thực thi các hoạt động tư vấn, dịch vụ về TCĐLCL. Đội ngũ những người tham gia làm công tác TCĐLCL bao gồm hàng vạn người chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đã đóng góp đáng kể vào thành tích trong lĩnh vực TCĐLCL ở nước ta thời gian qua. Tỉnh Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, có tổng diện tích tự nhiên là 1.057.474 ha, dân số gần 1,5 triệu người. Phía bắc của Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum, phía tây giáp Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp Biển Đông. Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng. Quảng Nam có nhiều tiềm năng lợi thế cho phát triển KT-XH nói chung và TCĐLCL nói riêng. Trong những năm qua, thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều mặt thể hiện: công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TCĐLCL cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng được thường xuyên, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh được nâng cao; phổ biến cung cấp, hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu, chuẩn mực chất lượng của thị trường trong nước và quốc tế thông qua áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa tại doanh nghiệp. Vai trò
  • 10. 3 đầu mối quản lý đo lường chất lượng đang từng bước được phát huy mạnh mẽ hơn, hoạt động kiểm tra và phối hợp thanh tra đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tốt làm giảm tình trang vi phạm pháp luật về đo lường chất lượng. Bên cạnh đó, hoạt động sự nghiệp kỹ thuật cũng đã hỗ trợ tích cực cho các tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh kiểm soát về chất lượng, đo lường, an toàn lao động, tao ra sự đảm bảo công bằng trong các giao dịch thương mại trong xã hội, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách TCĐLCL của tỉnh vẫn còn hạn chế là: ý thức chấp hành pháp luật về TCĐLCL của một bộ phận sản xuất kinh doanh chưa cao; hệ thống trang thiết bị đo lường, thử nghiệm còn nghèo nàn; lực lượng cán bộ làm công tác thực thi chính sách TCĐLCL còn thiếu so với địa bàn hoạt động rộng lớn trong khi đó sản phẩm, hàng hóa lại nhiều chủng loại; gian lận về đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa vẫn xuất hiện; phong trào xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ năng suất chất lượng chưa đi vào chiều sâu,.. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nêu trên là do: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa được hoàn thiện, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Do địa bàn rộng, chủng loại sản phẩm, hàng hóa nhiều nên công tác tuyên truyên không thể đến hết các tổ chức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Kinh phí để đầu tư cơ sở vật chấtkỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như phục vụ sản xuất, kinh doanh; biên chế được giao và năng lực cán bộ thực thi chính sách về TCĐLCL còn hạn chế về số lượng và chất lượng dẫn đến thực thi các nhiệm vụ TCĐLCL chỉ đạt mức độ nhất định. Nhận thức về áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ nâng cao năng suất, chất lượng tiên tiến chưa được nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm do đó phong trào năng suất, chất lượng chưa thực sự trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh, chưa thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan nêu trên, cùng với quá trình công
  • 11. 4 tác hơn 12 năm trong lĩnh vực quản lý TCĐLCL và mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Quảng Nam, tôi chọn đề tài: “Thực thi chính sách về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm đối tượng nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi các chính sách TCĐLCL, góp một phần công sức của mình vào việc khắc phục sự bất cập giữa phát triển KT-XH với các chính sách, phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam theo hướng bền vững. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu chính sách TCĐLCL + Trần Thị Khánh Minh (2014) “Tăng cường Quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đề tài đưa ra bức tranh chung về công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Nguyễn Văn Dũng (2008) Đề tài khoa học cấp tỉnh“Điều tra thực trạng về tình hình sử dụng các loại phương tiện đo lường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đề xuất hướng quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và phục vụ hội nhập WTO”. Đề tài đánh giá tình hình sử dụng các loại phương tiện đo lường, đánh giá thực trạng các hành vi gian lận trong đo lường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đưa ra các giải pháp phòng, chống và hạn chế gian lận trong đo lường nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phục vụ hội nhập WTO. + Hà Thủy (2016) “Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng - tạo thế phát triển vững chắc cho nền kinh tế”<http://nistpass.gov.vn/tin-chien-luoc-chinh-sach>, (19/03/16). Tác giả nêu những đóng góp của hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong năm qua góp phần vào thành công chung của ngành Khoa học và Công nghệ, tạo thế phát triển vững chắc cho nền kinh tế của Việt Nam. + Anh Ka (2018) “Khẳng định vị thế hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phát triển kinh tế địa phương” <https://tcvn.gov.vn/2018/08/khang- dinh-vi-the-hoat-dong-tieu-chuan-do-luong-chat-luong-trong-phat-trien-kinh-te-dia- phuong>, (10/8/2018). Tác giả xác định vai trò của khoa học công nghệ, vai trò của
  • 12. 5 tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phát triển kinh tế xã hội, các địa phương nói chung. + Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2017) “tổng kết 55 năm thành lập ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng-Nòng cốt tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội” <https://www.most.gov.vn/>, (09/7/2017). Tác giả khẳng định Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với hệ thống Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cả nước đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng; là công cụ đắc lực giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội như: đảm bảo sự công bằng trong các giao dịch thương mại trong xã hội; cung cấp, hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu, chuẩn mực chất lượng của thị trường trong nước và quốc tế; áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại... + Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2019) “Công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng năm 2019 –Bứt phá, sáng tạo và hiệu quả” <https://www.most.gov.vn/>, (12/01/2019). Tác giả khẳng định những đóng góp của ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong năm 2018, đưa ra định hướng trong năm 2019 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 . Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thực thi chính sách TCĐLCL và phân tích, đánh giá thực trạng việc thực thi chính sách TCĐLCL tại tỉnh Quảng Nam đề xuất các giải pháp tổ chức thực thi hiệu quả chính sách TCĐLCL tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách TCĐLCL. - Khảo sát và phân tích thực trạng việc thực thi chính sách TCĐLCL tại tỉnh Quảng Nam; đánh giá thành công và hạn chế của việc thực thi các chính sách đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách TCĐLCL phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
  • 13. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu + Hiệu quả thực thi Chính sách TCĐLCL của tỉnh Quảng Nam; + Đối tượng khảo sát: tại 100 tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tập trung vào các nhóm hàng hóa như: xăng dầu, sắt thép, nước sinh hoạt, dệt may-da giày, thủy hải sản và ô tô; các cơ sở sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng đóng gói sẵn được quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian, luận văn nghiên cứu về thực thi chính sách TCĐLCL trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến nay. + Về nội dung, luận văn nghiên cứu và khảo sát thực tế việc thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để từ đó rút ra các nhận định, đánh giá, giải pháp phù hợp giúp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Cơ sở lý luận Đề tài phân tích các thuật ngữ, khái niệm, nội dung có liên quan đến chính sách Tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo phương pháp phân tích chính sách công trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, luật, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tham khảo một số báo viết, tạp chí qua internet và một số tài liệu tham khảo khác nhằm đi sâu xem xét, đánh giá các vấn đề tạo cơ sở cho các nhận định khoa học, rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, đề xuất và kiến nghị. 5.2.2. Phương pháp phân tích: Trên cơ sở những thông tin thu thập được,
  • 14. 7 bằng phương pháp phân tích tổng hợp, suy luận và lôgic, luận văn sẽ đi đến các nhận định và kết luận về thực tiễn thi hành Chính sách TCĐLCL của tỉnh Quảng Nam. 5.2.3. Phương pháp thống kê: là phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu điều tra, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp, các quyết định. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về đánh giá thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL ở tỉnh Quảng Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1.Ý nghĩa lý luận Các kết luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung hoàn thiện cho lý luận chính sách công nói chung, chính sách TCĐLCL nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp thực thi chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả chính sách được ban hành. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Đồng thời qua khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL của tỉnh Quảng Nam, luận văn chỉ ra những bất cập, hạn chế những việc thực thi chưa tốt trong thực thi chính sách TCĐLCL ở địa phương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm tiếp theo. Luận văn giúp cho các cơ quan thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đánh giá chính xác, khách quan thực trạng thi hành Chính sách TCĐLCL để từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thi hành chính sách. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách TCĐLCL Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL tỉnh Quảng Nam Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách TCĐLCL tỉnh Quảng Nam
  • 15. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến thực thi Chính sách về TCĐLCL 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về tiêu chuẩn đo lường chất lượng * Khái niệm tiêu chuẩn Điều 3, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 [31]: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn. Từ khái niệm trên có thể hiểu rằng mỗi một tổ chức, đơn vị đều có thể đưa ra tiêu chuẩn dưới dạng văn bản. Người quản lý tại mỗi đơn vị, tổ chức căn cứ vào tiêu chuẩn đã đưa ra để đánh giá, phân loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…..với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa, dịchvụ….đó. *Khái niệm đo lường Điều 3, Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 [30]: Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
  • 16. 9 Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực thi phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường” Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực thi phép đo. Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn) là hàng hóa được định lượng, đóng gói và ghi định lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự chứng kiến của bên mua. Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. *Khái niệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa Về bản chất, khái niệm chất lượng là một khái niệm mang tính chất tương đối có nhiều quan điểm khác nhau. Chất lượng là khái niệm“đa chiều” và bao hàm nhiều yếu tố. Nó được định nghĩa không những là sự phù hợp với mục tiêu mà còn chứa đựng trong đó tính tin cậy, tính bền vững, tính thẩm mỹ… Chất lượng còn được định nghĩa khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Đối với nhà sản xuất, chất lượng là năng suất và chi phí. Đối với khách hàng, chất lượng là giá cả và đặc tính sản phẩm. Chất lượng cũng khác nhau theo từng cấp độ: quốc gia, khu vực, quốc tế…. Trước tiên để đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chúng ta tiếp cận một số khái niệm. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05 /2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 [32]: Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
  • 17. 10 1.1.1.2. Khái niệm chính sách, chính sách công và chính sách TCĐLCL - Chính sách Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội. Mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội, công chúng trông chờ vào những phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới cái tên “chính sách”. Mặc dù chính sách của nhà nước là vấn đề nghiên cứu từ rất lâu, nhưng chỉ trở thành vấn đề được xem xét có tính hệ thống từ vài thập kỷ gần đây. Sự phát triển của nó gắn với một số (không nhiều) sự kiện lớn trên thế giới, đánh dấu sự thay đổi từ khi kết thúc thế chiến thứ hai. Khái niệm khoa học chính sách được Lasswell đề cập lần đầu tiên từ năm 1951. Đến nay, khoa học chính sách đã có những phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những nội dung trọng tâm của khoa học xã hội. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chính sách, mỗi cách tiếp cận liên quan trực tiếp tới tính đặc thù của từng lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, xã hội,.… Mỗi cách tiếp cận giúp người chuẩn bị quyết định chính sách một hướng tư duy. Từ thực tế chính sách của các ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua những cuộc thảo luận trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, dưới đây là một số định nghĩa khác nhau về chính sách: -“Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề”(James Anderson 2003). Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…”[29, tr.157]. Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật, tác giả Đinh Dũng Sỹ cho rằng: “Chính sách được hiểu là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chẳng qua chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách” [35]. Tóm lại, chính sách được hiểu là tập hợp các biện pháp do các nhà lãnh đạo/nhà quản lý đề ra để giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, là khung thể chế
  • 18. 11 cho cáchoạt động trong thực tiễn. -Chính sách công Cụm từ “chính sách” khi gắn với vai trò, chức năng của “khu vực công” được gọi là CSC. Đây không chỉ đơn giản là sự ghép từ thuần túy, mà đã có sự thay đổi cơ bản về nghĩa, bởi nó có sự khác biệt về chủ thể ban hành chính sách, về mục đích tác động của chính sách và vấn đề mà chính sách hướng tới giải quyết. CSC theo Nguyễn Duy Gia “là một tập hợp các quyết định hành động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định. CSC do Nhà nước đề ra và tổ chức thực thi nên CSC phản ánh bản chất của Nhà nước đó” [27]. Theo tác giả Lê Chi Mai: “CSC là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống KTXH theo mục tiêu xác định” [28, tr.38]. Đồng thời tác giả cũng nhấn những đặc trưng cơ bản của CSC như sau: Thứ nhất, chủ thể ban hành CSC là Nhà nước; Thứ hai, các quyết định trong CSC này là những quyết định hành động, có nghĩa là chúngbao gồm cả những hành vi thực tiễn; Thứ ba, CSC được ban hành nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống KTXH theo những mục tiêu xác định; Thứ tư, CSC gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau. Như vậy có rất nhiều định nghĩa về “CSC” tùy theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Tựu chung lại, có thể hiểu “CSC là tập hợp các quyết định của Nhà nước để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống của cộng đồng, người dân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội”. CSC thường có thể được phân biệt dựa theo các tiêu chí khác nhau. Theo chủ thể ban hành, CSC có chính sách do Trung ương ban hành và chính sách do địa phương ban hành. Theo lĩnh vực, có chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách đối nội, chính sách đối ngoại,... Theo thời gian tồn tại của chính sách gồm có chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. -Thực thi Chính sách công Thực thi đơn giản có nghĩa là thực thi hay thực hiện hoặc tiến hành. Theo Mazmanian và Sabatier: ‘Thực thi là thực thi một quyết định chính sách cơ sở, thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể dưới hình thức các
  • 19. 12 quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc các quyết định của tòa án. Theo lý tưởng, quyết định đó xác định vấn đề cần được giải quyết, quy định các các mục tiêu cần theo đuổi và rất nhiều cách thức, định hình quá trình thực thi. Thông thường, quá trình này trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu với việc thông qua đạo luật cơ bản, tiếp theo là các quyết định của các cơ quan thực thi chính sách, sự tuân thủ của nhóm lợi ích với các quyết định đó, các tác động thực tế-cả chủ định và không chủ định-của các đầu ra đó, những tác động nhận thức được của các quyết định, và cuối cùng là những sửa đổi quan trọng trong đạo luật cơ bản” Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Đây là giai đoạn thực thi các mục tiêu CSC trên thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được các mục tiêu chính sách. Trong giai đoạn này, chính sách được biến thành kết quả thực tế. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu chỉnh CS cùng các biện pháp tổ chức thực thi để CS phát huy tác dụng trong CS. Tuy nhiên, giai đoạn này thường chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả thực thi, trong đó việc tổ chức thực thi và duy trì CS là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm sự thành công của CS. - Chính sách Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Là chính sách công trong lĩnh vực TCĐLCL, đó là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển TCĐLCL phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. 1.1.2. Nội dung thực thi chính sách tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ, ngày 15 tháng 10 năm 2014 quy định nội dung thực thi về TCĐLCL [2]: a) Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; b) Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
  • 20. 13 thuật; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn; c) Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; đ) Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn; e) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; g) Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đáp ứng yêu cầu của địa phương; tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận hoặc được chỉ định; h) Tiếp nhận bản công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật; i) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa; k) Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn; l) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá lưu thông trên địa bàn và nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • 21. 14 m) Tổ chức thực hiện việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực thi chính sách TCĐLCL Các quy định, nghị định ghi rất rõ trách nhiệm phối hợp của các cơ quan thực thi trong 3 công tác, công tác tiêu chuẩn, công tác đo lường và công tác chất lượng: * Công tác tiêu chuẩn: Trách nhiệm của sở khoa học và công nghệ: Tại Khoản 3, Điều 22, Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ ghi rõ: - Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây: + Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; + Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức thực hiện văn bản đó; + Thẩm định và hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; + Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc lĩnh vực được phân công quản lý trình UBND tỉnh phê duyệt; + Quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp Tiêu chuẩn; Quản lý hoạt động công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vực được phân công; + Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; + Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiêu
  • 22. 15 chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện thống kê về lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; + Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. + Đề xuất kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức lập và thực hiện kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; + Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; + Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực Tiêu chuẩn; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực Tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật [20]. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: Tại Điều 62, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 11 năm 2007 ghi rõ: Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có tránh nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường; Công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố.[31] Trách nhiệm của hội, hiệp hội: Tại Điều 63, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 11 năm 2007 [31]: Hội, hiệp hội có trách nhiệm tham gia ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan; Phổ biến, tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật cho hội viên và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • 23. 16 Hội, hiệp hội có trách nhiệm thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật. Việc Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại chương VI, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21/11/2007. *Công tác quản lý đo lường Tại Điều 56 Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011quy định: Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. -Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây: + Đề xuất, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đo lường; xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường; + Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về đo lường; + Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đo lường; + Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về đo lường; +Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường; + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật. - Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây: + Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường; + Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn theo phân cấp; + Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
  • 24. 17 + Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật. - Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây: + Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường; + Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; + Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.[30] * Công tác chất lượng Tại Điều 33 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ quy định: - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau: +Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của địa phương; + Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quảnlý; + Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá của địa phương; + Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. + Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; + Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải
  • 25. 18 quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật; + Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phương theo quy định của pháp luật. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng tại địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địaphương. - Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau: + Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật; + Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền; + Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương; + Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật. - Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau: + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; + Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý; + Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.[19]
  • 26. 19 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Thể chế, chính sách về TCĐLCL Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mọi hoạt động đều chịu sự chi phối bởi thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chính sách TCĐLCL cũng không ngoại lệ, hoạt động về TCĐLCL phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Mặt khác văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng, gọn nhẹ, không chồng chéo thì việc thực thi tại cấp địa phương sẽ dễ dàng, thuận lợi. Hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương tới các địa phương thống nhất thì sẽ thuận lợi cho việc chỉ đạo điều hành, thuận lợi triển khai các văn bản quy quy phạm pháp luật. - Nguồn nhân lực Con người vận hành và tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ TCĐLCL, con người đề ra các chính sách, sử dụng nguồn lực để phát triển TCĐLCL. Do đó, chính sách về TCĐLCL chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được đào tào chuyên môn sâu, có tầm nhìn tốt, có nghiệp vụ cao, năng lực tốt… thì hoạt động TCĐLCL sẽ hiệu quả, không ngừng phát triển. - Kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đo lường - thử nghiệm + Để triển khai hoạt động phải có kinh phí. Nếu kinh không đủ thì khó triển khai hoặc triển khai chính sách đến các đối tượng không đạt mục đích đề ra, tức không có hiệu quả. + Cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị đo lường - thử nghiệm có vai trò rất quan trọng trong việc phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm hành hóa, đánh giá xem chất lượng sản phẩm, hàng hóa đó có đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đã công bố áp dụng không; từ đó mấy có thể đánh giá được chất lượng hàng hóa trên toàn tỉnh. 1.3. Cơ sở thực tiễn liên quan đến thực thi chính sách về TCĐLCL 1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới Việc điều tra, thu thập số liệu để đánh giá thực trạng hoạt động TCĐLCL từ đó đề xuất giải pháp quản lý nhà nước cho phù hợp với thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới là việc làm thường xuyên của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Bởi vì lĩnh vực TCĐLCL luôn gắn chặt chẽ với hoạt động
  • 27. 20 thương mại hoá toàn cầu và đóng vai trò là công cụ thúc đẩy hoạt động thương mại, tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp. Hiện nay, theo nhiều chuyên gia trên thế giới về lĩnh vực TCĐLCL đã đánh giá thách thức cơ bản đối với hệ thống thương mại quốc tế chính là ở yếu tố đa dạng của tiêu chuẩn, chứng nhận, thử nghiệm, đo lường khác nhau đang được sử dụng tại các quốc gia khác nhau và đều hướng tới tất yếu để mở rộng được thương mại quốc tế, không thể không đánh giá cao tầm quan trọng của việc áp dụng và thực thi các thông lệ tiêu chuẩn hoá, đo lường, chứng nhận, thử nghiệm quốc tế được chấp thuận và công nhận sao cho “sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được đo lường, chứng nhận tại một quốc gia được chấp nhận và thừa nhận ở nhiều quốc gia khác”. Việc loại bỏ các rào cản phi thuế quan trong thương mại và thực thi một hệ thống công cụ để thúc đẩy hoạt động thương mại mà bản chất chính là vai trò quan trọng của TCĐLCL (Hệ thống MAS-Q) tuân thủ với các yêu cầu của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và được quốc tế công nhận đã trở thành một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới có nền kinh tế đang phát triển và hội nhập với kinh tế quốc tế. Hiện nay, đại đa phần các nước trên thế giới thì các Bộ chuyên ngành chỉ quản lý các các sản phẩm trong sản xuất. Còn trong lưu thông tại địa phương thì do một cơ quan quản lý, ví dụ như Cục quản lý thị trường chẳng hạn. Việc quản lý như thế này vừa thống nhất, một đầu mối, biên chế tinh gon, hiệu quả. Bên cạnh đó, pháp luật của họ rất nghiệm ngặt, nếu doanh nghiệp vi phạm thì lập tức bị xử phạt rất nặng, có thể bị đóng cửa ngay hay không cho hoạt động. Do vậy, mà các doanh nghiệp không dám vi phạm. Tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Singapo, Malayxia… trong những năm gần đây việc nghiên cứu về lĩnh vực TCĐLCL được đặc biệt chú trọng. Với quan điểm hoạt động này đóng vai trò tạo nên mối liên kết sống còn của quốc gia đối với thương mại toàn cầu, tiếp cận thị trường và cạnh tranh xuất khẩu xây, dựng niềm tin cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng ra thị trường luôn gắn với sự an toàn, thân thiện, chất lượng, sức khoẻ và môi trường. 1.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam Ở Việt Nam, công tác điều tra đánh giá thực trạng hoạt động TCĐLCL đã
  • 28. 21 được quan tâm ngay từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Năm 1991, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ khoa học và công nghệ) đã giao cho Tổng cục TCĐLCL thực thi chương trình điều tra thực trạng đo lường trên toàn quốc. Kể từ đó đến nay việc điều tra nghiên cứu thực trạng đo lường, công tác tiêu chuẩn hoá, quản lý chất lượng luôn được quan tâm đầu tư nghiên cứu ở nhiều quy mô khác nhau. Nhờ đó, chúng ta đã đổi mới xây dựng và từng bước kiện toàn được một hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực TCĐLCL đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, góp phần quan trọng để Việt Nam được chấp thuận gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đây cũng là niềm tự hào lớn của ngành khoa học công nghệ nói chung, lĩnh vực TCĐLCL nói riêng góp phần tích cực vào việc đưa Việt Nam trở thành thành viên của WTO và nâng cao uy tín của Việt Nam trên thế giới. Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam được phân tại nhiều Bộ, ngành khác nhau. Tại cấp tỉnh thì tương ứng cũng nhiều cơ quan cùng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc phân cấp, phân quyền trong quản lý còn nhiều bất cập, do vậy, mà một sản phẩm hàng hóa có thể chịu rất nhiều cơ quan cùng quản lý, kiểm tra dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý. Bên cạnh đó, Pháp luật của Việt Nam chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt rất nhiều lần nhưng vẫn hoạt động bình thường, thậm chí chấp nhận chịu phạt để thu lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với tiền phạt. Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu cấp quốc gia mới đây về lĩnh vực TCĐLCL trong nước đã được triển khai thực thi sẽ đóng góp tích cực đến nội dung nghiên cứu của Đề tài chúng tôi đề cập ở các mặt như: Phương pháp điều tra đánh giá, phương pháp luận tổng quan cho việc đánh giá; hệ thống thông tin về kinh nghiệm và xu hướng phát triển hoạt động TCĐLCL ở trong nước, khu vực và thế giới; kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và thương mại... Về các công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ýõng liên quan ðến TCÐLCL ðã được triển khai thực thi ở các tỉnh: Hà Nam, Phú Yên, Vĩnh Long… Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài ở các tỉnh nêu trên mới chỉ dừng lại ở việc: Điều tra thống kê tình hình sử dụng các phươngtiện đo; đánh giá tình hình sản xuất hàng hoá đóng gói sẵn, đánh giá năng
  • 29. 22 lực kiểm định phương tiện đo; đề xuất kiến nghị các giải pháp. Một số đề tài, dự án: + Dự án: “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống TCĐLCL Việt Nam đến 2010”do Tổng cục TCĐLCL thực thi trong 5 năm từ năm 1995-2000. + Đề tài:“Tầm nhìn đến 2020 và chiến lược phát triển TCĐLCL đến 2010” là đề tài cấp quốc gia do Tổng cục TCĐLCL thực thi năm 2000. + Dự án: “ STAR-VN” (Ngôi sao VN) của các tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế đang hỗ trợ Tổng cục TCĐLCL nghiên cứu hệ thống về TCĐLCL kiện toàn hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT-VN) của Việt Nam. + Đề tài: “Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng phương tiện đo lường, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương”là đề tài khoa học cấp tỉnh do Chi cục TCĐLCL tỉnh Vĩnh Long thực hiên năm 1998. + Đề tài: “Điều tra thực trạng các thiết bị thử nghiệm, phương tiện đo lường và đề xuất hướng đầu tư, giải pháp quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên” do Chi cục TCĐLCL Phú Yên thực thi năm 2004. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam trong thực thi Chính sách TCĐLCL Từ những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý về TCĐLCL nêu trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau: Một là, Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của TCĐLCL trong công cuộc đổi mới của tỉnh. Hoạt động TCĐLCL gắn chặt với thương mại, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Hai là, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh cần nhận thức rõ tầm quan trọng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ năng suất chất lượng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn là yếu tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; do đó các tổ chức, doanh nghiệp phải phân công, bố trí cán bộ phụ trách lĩnh vực TCĐLCL một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình. Ba là, Tăng cường đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý hoạt động TCĐLCL. Xây dựng các đề tài, dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
  • 30. 23 các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Quảng Nam trong việc đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quả lý chất lượng tiên tiến, công cụ năng suất chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Bốn là, Nhà nước chuyển từ vai trò người chỉ huy, chỉ đạo sang vai trò người tạo môi trường thuận lợi, phục vụ và khuyến khích doanh nghiệp. Phải tạo cho doanh nghiệp sân chơi chung, bình đẳng, công khai và minh bạch. Tiểu kết luận Chương 1 Trong Chương 1, luận văn đã tổng hợp các khái niệm liên quan đến chính sách, CSC, chính sách TCĐLCL; phân tích những nội dung về sự cần thiết và nhân tố ảnh hưởng chính sách TCĐLCL. Quan điểm về thực thi chính sách TCĐLCL phải được thực thi dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển TCĐLCL. Nhà nước chuyển từ vai trò người chỉ huy và tham gia trực tiếp sang vai trò người tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động TCĐLCL. Đây là một thay đổi có tính đột phá trong tư duy quản lý Nhà nước đối với các hoạt động TCĐLCL. Chương 1 cũng đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách TCĐLCL; đồng thời tổng hợp, phân tích, liên hệ những kinh nghiệm của quốc tế và thực tiến trong nước về chính sách TCĐLCL. Những nội dung phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh trong Chương 2.
  • 31. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách về TCĐLCL và Chi cục TCĐLCL tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Khái quát về thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam *Vị trí, chức năng của Chi cục TCĐLCL tỉnh Quảng Nam Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. [41] *Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục TCĐLCL tỉnh Quảng Nam - Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ để trình cấp có thẩm quyền dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương. - Trình Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc để Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch và kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, thử nghiệm, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương. - Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
  • 32. 31 thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương. - Thực hiện các nhiệm vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: + Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; + Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn; + Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; + Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn; + Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; + Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đáp ứng yêu cầu của địa phương; tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận hoặc được chỉ định; + Tiếp nhận bản công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật;
  • 33. 32 + Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa; + Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn; + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá lưu thông trên địa bàn và nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Tổ chức thực hiện việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương theo phân cấp hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở: + Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương; + Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo về việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng và nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị. - Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
  • 34. 33 - Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật. - Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn, bản công bố hợp quy, bản công bố sử dụng dấu định lượng và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật. - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động hợp đồng và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở giao.[41] *Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục TCĐLCL Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 06/10/2011, Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Quảng Nam. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục TCĐLCL Quảng Nam đã được sắp xếp lại một cách hợp lý, khoa học, gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo đủ đầu mối các tổ chức giúp việc Chi cục trưởng và đủ số lượng biên chế, hợp đồng tối thiểu để hoàn hành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể gồm: Lãnh đạo: Có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng. Các bộ phận giúp việc Chi cục trưởng, gồm: + Phòng Hành chính Tổng hợp; + Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượngvà rào cản kỹ thuật trong thương mại; + Phòng Quản lý Đo lường; + Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (đơn vị sự nghiệp công lập). [41]
  • 35. 34 2.1.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn Quảng Nam *Về thể chế, bộ máy Chính sách công phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước. Nếu chính sách mang tính chủ quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã hội. Điều này cũng có nghĩa là việc ban hành CSC của nhà nước bất thành, sẽ ảnh hưởng đến uy tín và vai trò của nhà nước. Nếu CSC nhà nước ban hành đảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực thi trong cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao tính khoa học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Chính sách TCĐLCL là chính sách công, cụ thể hóa trong lĩnh vực TCĐLCL; cótác động đến nhiều tổ chức cá nhân, đặc biệt là các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; tổ chức cá nhân kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, kinh doanh hàng đóng gõi sắn trong thương mại. Nếu chính sách tốt sẽ chống gian lận trong hoạt động sản xuất kinh doanh về đo lường, chất lượng, hàng giả, hàng nhái; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng; bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính. Ngược lại sẽ kìm hãm sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, hệ thống pháp luật về TCĐLCL chưa được hoàn thiện, rất nhiều sản phẩm, hàng hóa chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng do vậy gây ra khó khăn trong việc thực thi công bố tiêu chuẩn áp dụng. Mặt khác, chức năng nhiệm vụ cơ quan nhà nước về TCĐLCL còn chưa được thống nhất, ví dụ: cùng mặt hàng xúc xích do: + Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý chất lượng các nguyên liệu đầu vào để sản xuất. + Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • 36. 35 + Cục Quản lý thị trường quản lý hàng giả, hàng nhãi, nguồn gốc, xuất xứ; phân phối sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. + Chi cục TCĐLCL thuộc Sở Khoa học và Công nghệ quản lý đo lường, khối lượng của hàng hóa có đúng so với ghi trên nhãn hàng hóa không? + Phòng quản lý chuyên nghành thuộc Sở Khoa học và Công nghệ quản lý Sở Tài chính quản lý về giá cả hàng hóa; + Cục thuế tỉnh quản lý về thuế; Bên cạnh đó còn cơ quan, đơn vị như: Công an cũng quản lý hàng hóa khi có dấu hiệu tội phạm. Qua đó có thể thấy, một cơ sở sản xuất kinh doanh trong một năm có thể bị rất nhiều cơ quan đến kiểm tra, thanh tra. Như vây, gây ra sự chồng chéo trong quản lý. *Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đo lường, thử nghiệm tỉnh Quảng Nam Đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 16 phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng được Bộ Xây dựng công nhận, có 03 tổ chức kiểm định được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận trên các lĩnh vực như: khối lượng, dung tích, độ dài, áp suất...và một số phòng thí nghiệm của một vài doanh nghiệp để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Chưa có phòng thử nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực TCĐLCL. Thông thường hàng năm, các cơ quan quản lý chất lượng lấy mẫu thử nghiệm phải gửi ra Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL 2 (Quatest 2) hoặc gửi ra Hà Nội hay thành phố Hồ Chi Minh để thử nghiệm, kiểm tra chất lượng xem có đảm bảo so vơi Quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn tương ứng. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đo lường, thử nghiệm ở tỉnh Quảng Nam còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và còn kém so với các tỉnh khác, do đó việc đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa là rất khó khăn. Mặt khác, các tổ chức kiểm định phương tiện đo trên địa bàn tỉnh cũng chỉ kiểm định được 21/60 loại phương tiện đo bắt buộc. Do vây, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi chính sách về TCĐLCL. Hệ thống các cơ quan TCĐLCL địa phương trong toàn quốc chưa có chương trình đầu tư nào cho tương xứng với chức năng, nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trong sự nghiệp
  • 37. 36 gọi là công nghiệp hóa - hiện đại hóa và trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là hội nhập kinh tế thế giới. Thực trạng hiện nay, Chi cục TCĐLCL Quảng Nam cũng như một số Chi cục TCĐLCL thuộc các tỉnh, thành phố khác đang hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác, đặc biệt là hệ thống các thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường. * Nguồn nhân lực thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là gốc của mọi công việc, do vậy chất lượng công việc phụ thuộc vào trình độ của cán bộ côngchức. Nếu cán bộ có sức khỏe, có chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm cao, tận tâm tận lực với công việc thì chắc chắn sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao cho dù bên cạnh đó điều kiện làm việc chưa đảm bảo hay hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện. Thực trạng nguồn nhân lực để thực thi chính sách về TCĐLCL của tỉnh Quảng Nam: Bộ phận Số người Trình độ Lãnh đạo Chi cục (Chi cục trưởng và 01 phó Chi cục trưởng 02 Đại học Phòng hành chính-Tổng hợp (01 kế toán, 01 Văn thư, 01 bảo vệ, 01 tạp vụ) 04 Đại học 02, phổ thông 02 Phòng Quản lý Đo lường 01 Đại học Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng và Rào cản kỹ thuật trong thương mại 02 Đại học Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL: Đơn vị sự nghiệp công lập 16 Trong các năm qua, Chi cục TCĐLCL Quảng Nam quan tâm đến công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, năm 2015 -2018, Chi cục cử trên 24 lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo của ngành…..Ngoài ra, còn tổ chức cho cán bộ tham gia học tập kinh nghiệm tại các đơn vị bạn, nên trình độ chuyên môn nên ngày càng đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị được
  • 38. 37 giao. Song do số lượng cán bộ tham mưu, thực thi còn hạn chế, bên cạnh đó là kinh phí để triển khai nhiệm vụ còn hạn hẹp, do đó việc thực thi chính sách TCĐLCL cũng chỉ đáp ứng được một phần nào đó so với nhu cầu thực tế đặt ra. 2.2. Tình hình thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn Quảng Nam 2.2.1. Phân tích, đánh giá kết quả điều tra * Mục đích khảo sát Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; phân tích, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của các ưu điểm, hạn chế đó. * Nội dung khảo sát Khảo sát nhận thức vị trí, sự cần thiết của việc thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Khảo sát việc thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay trên những nội dung cơ bản như: nhận thức về TCĐLCL, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và các công cụ năng suất chất lượng; tình hình sử dụng phương tiện đo nhóm 2, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo. *Đối tượng, thời gian khảo sát Đối tượng khảo sát tại 100 tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tập trung vào các nhóm hàng hóa như: xăng dầu, sắt thép, nước sinh hoạt, dệt may-da giày, thủy hải sản và ô tô; các cơ sở sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng đóng gói sẵn được quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thời gian khảo sát: Tiến hành khảo sát trong tháng 11-12/2018. *Phương pháp khảo sát thực trạng Để nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với số lượng, đối tượng theo bảng biểu. Kết quả:
  • 39. 38 - Sự cần thiết thực hiện điều tra, khảo sát về TCĐLCL Với kết quả 95% số người trả lời cần thiết phải thực hiện điều tra đã cho thấy người dân đã ý thức được sự cần thiết phải tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp, đánh giá về công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm đề ra giải pháp giúp Cơ quan thực thi nâng cao hiệu quả thực thi chính sách về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Vai trò của công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong đơnvị. Bảng 2.1: Vai trò của công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các đơn vị, tổ chức Vai trò TCĐLCL Rất quan trọng Số ý kiến 680 % 68 Bình thường Số ý kiến 200 % 20 Không quan trọng Số ý kiến 120 % 12 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Qua điều tra tại 100 tổ chức, có 68% người trả lời đánh giá vai trò của công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng rất quan trọng, 20% người trả lời đánh giá vai trò của công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bình thường và 12% người trả lời đánh giá vai trò của công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là không quan trọng. Điều đó cho thấy vẫn còn một số (12% người trả lời) tổ chức được hỏi chưa hiểu hết vai trò của công tác TCĐLCL tại doanh nghiệp. Do đó cần phải có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu lực thực thi chính sách về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cung cấp cho các tổ chức, cá nhân những thông tin cần thiết, những biện pháp, hỗ trợ những công cụ cải tiến năng suất để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh tại đơn vị; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. -Kinh phí để phục vụ công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Qua điều tra tại 100 tổ chức, có tới 95% người trả lời xác nhận tại các tổ chức được hỏi chưa dành kinh phí phù hợp cho công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất
  • 40. 39 lượng tại đơn vị. Điều đó cho thấy việc kiểm soát Tiêu chuẩn Đo lường, kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hoá chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó có tới 68% phiếu điều tra xác nhận vai trò của TCĐLCL tại đơn vị, điều đó cho thấy việc cung cấp thông tin cho phiếu điều tra còn mang tính chất cảm tính hoặc do điều kiện khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh tại đơn vị mà chưa có nguồn kinh phí phù hợp cho công tác TCĐLCL. Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị được điều tra, khảo sát chưa được kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Để giải quyết vấn đề này Chi cục TCĐLCL cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đề xuất với các cơ quan chức năng có giải pháp hợp lý nhằm quản lý chặt chẽ các sản phẩm, hàng hoá kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Đề xuất với Sở KH&CN, UBND tỉnh Quảng Nam có các các biện pháp hỗ trợ cho các hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (VD: hỗ trợ kinh phí áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015; kinh phí tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, kinh phí áp dụng các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng: như Kaizen- 5S, lean six sigma,…), nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp quan tâm đến Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Công tác lý tiêu chuẩn chất lượng + Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng tại các đơn vị, tổ chức Bảng 2.2: Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng tại các đơn vị, tổ chức TT Hệ thống quản lý chất lượng 1 ISO 9001 Số ý kiến 190 % 19 2 ISO 14001 Số ý kiến 0 % 0 3 SA 8000 Số ý kiến 0 % 0 4 OSHAS 18000 Số ý kiến 0 % 0 5 GMP Số ý kiến 0 % 0 6 HACCP Số ý kiến 0 % 0
  • 41. 40 7 SQF 2000 Số ý kiến 0 % 0 8 ISO 22000 Số ý kiến 0 % 0 9 TQM Số ý kiến 20 % 2 10 Lean Sigma Số ý kiến 0 % 0 11 Chưa áp dụng Số ý kiến 790 % 79 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Qua điều tra tại 100 tổ chức, có 19% người tra lời đã xác nhận đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng, chủ yếu theo TCVN ISO 9001 tại đơn vị. Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có rất ít các tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng các hệ thống như: hệ thống Quản lý môi trường (ISO 14001), Hệ thống trách nhiệm xã hội (theo SA 8000), tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHAS 18000), tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất (GMP), tiêu chuẩn quốc tế phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống nhận dạng đánh giá và kiểm sóat các mối nguy cơ có ý nghĩa cho an tòan thực phẩm (SQF 2000), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000)… Để có biện pháp quản lý phù hợp, đảm bảo các sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan thực thi chính sách có liên quan cần có biện pháp phù hợp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng và áp dụng các hệ thống kiểm soát chất lượng đảm bảo rằng mỗi sản phẩm sản xuất ra và lưu thông trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng được các yêu cầu chất lượng theo quy định. Chi cục TCĐLCL - cơ quan chuyên môn thực thi chính sách về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh cần có biện pháp cụ thể để hướng dẫn và giúp đỡ các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho phù hợp. + Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện đang áp dụng và việc công bố phù hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn tương ứng.
  • 42. 41 Bảng 2.3: Tiêu chuẩn, quy chuẩn đang áp dụng tại các đơn vị, tổ chức TT Loại Tiêu chuẩn, quy chuẩn 1 QCKT Số ý kiến 80 % 8 2 TCVN Số ý kiến 200 % 20 3 TCNN Số ý kiến 40 % 4 4 TCCS Số ý kiến 50 % 5 5 Chưa áp dụng Số ý kiến 630 % 63 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xây dựng và công bố Tiêu chuẩn áp dụng chưa cao, số lượng các tổ chức, cá nhân sản xuất chưa công bố Tiêu chuẩn áp dụng còn nhiều. Đối với QCKT có 8% doanh nghiệp áp dụng, TCVN có 20% doanh nghiệp áp dụng là nhiều nhất, TCNN hiện có 4% doanh nghiệp áp dung và TCCS có 5% doanh nghiệp áp dung, còn lại 63% số các doanh nghiệp chưa áp dụng loại tiêu chuẩn, quy chuẩn nào do đó trong thời gian tới Chi cục TCĐLCL cần tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra nhằm nhắc nhở và xử lý nghiêm những trường hợp chưa tiến hành công bố Tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Bảng 2.4: Sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn tại các đơn vị, tổ chức TT Loại tiêu chuẩn, quy chuẩn 1 QCKT Số ý kiến 60 % 6 2 TCVN Số ý kiến 230 % 23
  • 43. 42 3 TCNN Số ý kiến 20 % 2 4 TCCS Số ý kiến 20 % 2 5 Chưa áp dụng Số ý kiến 670 % 67 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Việc công bố phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn tương ứng cũng chưa được các tổ chức chú trọng. Theo số liệu điều tra, trong số các đơn vị đã công bố Tiêu chuẩn áp dụng thì đa số chưa tiến hành công bố phù hợp. Chỉ có 23% doanh nghiệp công bố sản phẩm hàng hóa phù hợp TCVN, 6% doanh nghiệp công bố sản phẩm, hàng hóa của mình phù hợp QCKT, 2% doanh nghiệp công bố sản phẩm, hàng hóa của mình phù hợp TCNN, 2% doanh nghiệp công bố sản phẩm, hàng hóa của mình phù hợp TCCS còn lại là 67% số các doanh nghiệp chưa công bố sản phẩm hàng hóa của mình phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn hay chưa. Do đo, trong thời gian tới Chi cục TCĐLCL cần tăng cường kiểm tra, phối hợp thanh tra nhằm nhắc nhở và xử lý nghiêm những trường hợp chưa tiến hành công bố sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. + Công tác quản lý chất lượng tại các tổ chức, cá nhân. Bảng 2.5: Công tác quản lý chất lượng tại các đơn vị, tổ chức Công tác quản lý chất lượng Số ý kiến Tỷ lệ(%) Có Không Có Không Bộ phận quản lý giám sát chất lượng 440 560 44 56 Lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100 900 10 90 Phương pháp kiểm tra + Phòng thử nghiệm chất lượng 30 970 3 97 + Phòng thử nghiệm đáp ứng được 20 980 2 98 thử nghiệm một số sản phẩm (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) 44% tổ chức được khảo sát có bộ phận Quản lý, giám sát chất lượng.